Phụng Vụ - Mục Vụ
Lịch phụng vụ tháng 7 năm 2013
LM. Anphong Trần Đức Phương
08:01 16/06/2013
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 7/2013
Trong Tháng Bẩy này, chúng ta sẽ mừng Lễ Chúa Nhật 14,15,16,17 Thường Niên (Năm C), và Lễ Thánh Gicôbê Tông Đồ, Lễ kính Thánh GioanKim và Thánh Anna, là cha mẹ của Đức Maria.
Chúa Nhật 14 THƯỜNG NIÊN (Ngày 7/7): Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Luca 10:1-12,17-20), ghi lại việc Chúa Giêsu chọn thêm 72 người (sau khi đã chọn 12 người mà sau này sẽ là Tông Đồ nòng cốt của Giáo Hội lúc ban đầu, trừ Giuđa Iscariốt), và sai các ông đi từng 2 người đến các thành mà Chúa Giêsu sẽ đến sau; đồng thời Chúa Giêsu cũng bảo các ông "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít" và Chúa Giêsu bảo các ông hãy cầu nguyện xin "Chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người." Rồi Chúa Giêsu căn dặn các ông hãy ý tứ trong khi đi rao giảng để dọn đường cho Chúa. Chúa Giêsu nói: "Thầy sai các con đi như chiên giữa sói rừng!" và Chúa Giêsu ra chỉ thị cho các ông những điều phải giữ và những điều phải làm trên đường truyền giáo." Bài Đọc 1 (Isaia 66: 10-14) nói lên niềm vui của Dân Chúa được sống trong thành Giêsusalem, thành đô của Dân Chúa, và Chúa chúc lành và ban bình an cho họ và bảo họ hãy vui mừng lên trong Thiên Chúa. Trong Bài Đọc 2 (Galata 6:14-18), Thánh Phaolô tâm tình với chúng ta về đời sống thiêng liêng của Ngài: "Ngài hoàn toàn sống theo con đường Thánh Giá của Chúa Giêsu Kitô.... Ngài luôn mang trong mình Thánh Giá của Chúa Giêsu!" Rồi Ngài Chúc lành cho tất cả các tín hữu : "Nguyện xin ân sủng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ở cùng anh chị em, Amen!"
Chúa Nhật 15 THƯỜNG NIÊN (Ngày 14/7): Trong Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Luca 10: 25-37), Chúa Giêsu kể Dụ Ngôn rất hay, thường được gọi là Dụ Ngôn "Người Samaritanô Tốt Lành."
Chúa Giêsu kể Dụ Ngôn này để cho chúng ta hiểu được thực tế "ai là người anh em thật sự của chúng ta." Câu chuyện như sau: Khi một thầy Thông Luật hỏi Chúa Giêsu "Tôi phải làm gì để được sống đời đời?" Chúa Giêsu bảo ông hãy sống theo lề luật dạy là " yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương yêu anh em như chính mình." Rồi để trả lời câu ông hỏi "Ai là anh em của tôi?" Chúa Giêsu đã kể Dụ ngôn "Người Samaritanô Tốt Lành," như sau: " Một người đi từ Gierusalem xuống Giêricô và bị bọn cướp bóc lột hết của cải, lại còn đánh cho gần chết. Một thầy Tư Tế và rồi một thầy Trợ Tế đi qua trông thấy nhưng bỏ đi ngay. Trái lại người Samaritanô, dù chỉ là một người dân bình thường và là người ngoại bang (không phải là người Do Thái), khi thấy cảnh tượng đáng thương đó, đã dừng lại băng bó vết thương cho nạn nhân, đưa vào quán trọ, lại còn đưa tiền cho chủ quán để tiếp tục săn sóc cho nạn nhân cho đến khi ông trở lại.
Sau khi kể dụ ngôn xong, Chúa Giêsu hỏi thầy Thông Luật "Trong ba người đó, ai là người anh em của nạn nhân?" Thầy Thông luật trả lời "Kẻ đã có lòng xót thương nạn nhân," và Chúa Giêsu nói với thầy Thông Luật (cũng như mọi người chúng ta) : "Ông hãy đi và làm như vậy!"
Danh từ "Người Samaritanô Tốt Lành" đã đi vào văn chương nhân loại, để chỉ những ai biết thương yêu săn sóc những người đau khổ, những nạn nhân trên thế giới, không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo...
Bài đọc 1 (Đệ Nhị Luật 30:10-14) ghi lại những lời được ghi trong Sách Luật là "hãy vâng giữ các lề luật của Chúa và yêu mến Chúa là Thiên Chúa các ngươi hết lòng, hết linh hồn ngươi."
Trong Bài Đọc 2 (Thơ Côlôssê 1:15-20), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy tin tưởng vững chắc "Chính Chúa Giêsu là người thật nhưng cũng là Thiên Chúa thật, đã có từ trước muôn đời, đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta, và đã sống lại và lên trời vinh hiển, và là đầu thân thể mầu nhiệm là Hội Thánh."
Chúa Nhật 16 THƯỜNG NIÊN (Ngày 21/7): Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Luca 10: 38-42) nói về việc Chúa Giêsu và các Tông Đồ đến thăm gia đình bà Martha và bà Maria. Bà Martha đã bận rộn làm đồ ăn để thiết đãi khách, còn "bà Maria thì cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người." Vì thế bà Martha đã phàn nàn với Chúa " Sao Thày không bảo em con giúp con với!" Chúa Giêsu đã nói với bà Martha "Con lo lắng về nhiều chuyện quá, chỉ cần một chuyện mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và không bị ai lấy mất!"
Có nhiều nhà chú giải đã hiểu là Chúa Giêsu có ý muốn nhấn mạnh rằng việc lắng nghe lời Chúa và đem ra thực hành là rất quan trọng trong đời sống thiêng liêng. Cũng có những nhà chú giải hiểu là Chúa Giêsu có ý muốn nhấn mạnh về đời sống hoạt động tông đồ là quan trọng; nhưng đời sống âm thầm cầu nguyện là quan trọng hơn.
Vậy chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta biết hăng say làm việc tông đồ cho Chúa; nhưng những việc tông đồ cần có sự cầu nguyện đi kèm theo mới thành công; vì mọi công việc tông đồ của chúng ta phải có ơn Chúa giúp mới đạt được kết quả .
Trong Bài Đọc 2 (Côlôssê 1:24-28), Thánh Phaolô nói cho chúng ta về biết về đời sống tông đồ của Ngài (để rao giảng lời Chúa và thánh hóa chúng ta và làm vinh danh Hội Thánh là thân thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu), luôn đi kèm với những đau khổ mà Ngài "vui sướng phải chịu vì chúng ta."
Bài Đọc 1 (Sách Sáng Thế 18:1-15) nói về việc Thiên Chúa báo tin cho ông Abraham và bà Sara biết là " Bà Sara, vợ ông, sẽ thụ thai và sinh một người con trai, dù hai ông bà đã đến tuổi già và Sara đã hết thời kỳ sinh đẻ ; vì đối với Thiên Chúa không có gì là Thiên Chúa không làm được!"
LỄ THÁNH GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ (Ngày 25/7): Hôm nay chúng ta mừng lễ kính Thánh Giacôbê Tông Đồ. Thánh Gicôbê là anh em với Thánh Gioan Tông Đồ, và cả hai là con của ông Giêbêđê và bà Salômê (Matcô 15:40; Matthêu 27:59). Thánh Giacôbê mà chúng ta mừng lễ hôm nay là vị Tông Đồ chịu tử đạo đầu tiên tại Giêrusalem dưới thời Herôđê Agrippa Đệ Nhất, vào khoảng năm 42 hoặc 44 (Theo sách Công Vụ Tông Đồ 12:2-3).
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (2Côrinthô 4:7-15); Bài Phúc Âm (Matthêu 20:20-28).
LỄ THÁNH GIOANKIM VÀ ANNA (Ngày 26/7) là cha mẹ của Đức Maria. Bài Đọc 1 (Sách Huấn Ca 44:1,10-15) Bài Phúc Âm (Matthêu 13: 16-17).
Chúa Nhật 17 THƯỜNG NIÊN (Ngày 28/7): Trong Bài Phúc Âm Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay (Luca 11:1-13), Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha và nhấn mạnh Thiên Chúa là Cha chúng ta, Ngài sẵn sàng nghe chúng ta cầu nguyện với Ngài như người cha nhân từ của chúng ta và Ngài ban cho chúng ta mọi ơn cần thiết phần hồn phần xác. Chúa Giêsu nói " Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho."
Theo kinh Lạy Cha thì "cầu nguyện không phải chỉ để xin ơn, nhưng trước hết cầu nguyện là để thờ lạy Chúa là cha chúng ta, cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho chúng ta phần hồn phần xác, nhất đã cho chúng ta "sinh ra làm người, cho chúng ta vào Hội Thánh Chúa qua Bí Tích Rửa Tội." (Chúng ta nhớ lại kinh Cám Ơn mà chúng ta thường đọc vào giờ cầu nguyện ban sáng và ban tối.) Rồi ăn năn xin Chúa tha thứ những tội lỗi cho chúng ta ; sau đó xin Chúa ban cho chúng ta những điều cần thiết để sinh ơn ích cho phần hồn, phần xác chúng ta.
Có một điều quan trọng đó là cầu nguyện không phải là để " xin Chúa theo ý chúng ta; nhưng để chúng ta biết nhận ra thánh ý Chúa và thực thi thánh ý Chúa."
Trong Bài Đọc 2 (Côlôssê 2:12-14), Thánh Phaolô dạy chúng ta là: "Chúng ta đã chịu phép Rửa Tội tức là "đã được mai táng làm một với Đức Kitô, chúng ta cũng được sống lại với Người, bởi đã tin vào quyền năng Thiên Chúa, Đấng đã cho Đức Kitô từ cõi chết sống lại..." Bài đọc 1 (Sáng Thế 18: 20-32) ghi lại việc Thiên Chúa định thiêu hủy hai thành Sôđôma và Gômôra vì tội lỗi khủng khiếp của họ và Tổ Phụ Abraham đã xin Chúa tha thứ cho họ.
Tóm lại, các Bài đọc trong Chúa Nhật hôm nay dạy chúng ta biết về việc cầu nguyện, về sự quan trọng và sức mạnh của sự cầu nguyện để thánh hóa bản thân và làm việc Tông Đồ.
Xin Chúa là Cha nhân từ, nhờ lời Đức Mẹ , Thánh Giuse, các Thánh Tử Đạo Việt Nam và các Thánh chuyển cầu, ban hòa bình cho thế giới, cho tòan thể Giáo Hội, cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, cho gia đình chúng ta, cộng đoàn chúng ta, cho mỗi ngừơi chúng ta, Amen. Alleluia!
Trong Tháng Bẩy này, chúng ta sẽ mừng Lễ Chúa Nhật 14,15,16,17 Thường Niên (Năm C), và Lễ Thánh Gicôbê Tông Đồ, Lễ kính Thánh GioanKim và Thánh Anna, là cha mẹ của Đức Maria.
Chúa Nhật 14 THƯỜNG NIÊN (Ngày 7/7): Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Luca 10:1-12,17-20), ghi lại việc Chúa Giêsu chọn thêm 72 người (sau khi đã chọn 12 người mà sau này sẽ là Tông Đồ nòng cốt của Giáo Hội lúc ban đầu, trừ Giuđa Iscariốt), và sai các ông đi từng 2 người đến các thành mà Chúa Giêsu sẽ đến sau; đồng thời Chúa Giêsu cũng bảo các ông "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít" và Chúa Giêsu bảo các ông hãy cầu nguyện xin "Chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người." Rồi Chúa Giêsu căn dặn các ông hãy ý tứ trong khi đi rao giảng để dọn đường cho Chúa. Chúa Giêsu nói: "Thầy sai các con đi như chiên giữa sói rừng!" và Chúa Giêsu ra chỉ thị cho các ông những điều phải giữ và những điều phải làm trên đường truyền giáo." Bài Đọc 1 (Isaia 66: 10-14) nói lên niềm vui của Dân Chúa được sống trong thành Giêsusalem, thành đô của Dân Chúa, và Chúa chúc lành và ban bình an cho họ và bảo họ hãy vui mừng lên trong Thiên Chúa. Trong Bài Đọc 2 (Galata 6:14-18), Thánh Phaolô tâm tình với chúng ta về đời sống thiêng liêng của Ngài: "Ngài hoàn toàn sống theo con đường Thánh Giá của Chúa Giêsu Kitô.... Ngài luôn mang trong mình Thánh Giá của Chúa Giêsu!" Rồi Ngài Chúc lành cho tất cả các tín hữu : "Nguyện xin ân sủng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ở cùng anh chị em, Amen!"
Chúa Nhật 15 THƯỜNG NIÊN (Ngày 14/7): Trong Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Luca 10: 25-37), Chúa Giêsu kể Dụ Ngôn rất hay, thường được gọi là Dụ Ngôn "Người Samaritanô Tốt Lành."
Chúa Giêsu kể Dụ Ngôn này để cho chúng ta hiểu được thực tế "ai là người anh em thật sự của chúng ta." Câu chuyện như sau: Khi một thầy Thông Luật hỏi Chúa Giêsu "Tôi phải làm gì để được sống đời đời?" Chúa Giêsu bảo ông hãy sống theo lề luật dạy là " yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương yêu anh em như chính mình." Rồi để trả lời câu ông hỏi "Ai là anh em của tôi?" Chúa Giêsu đã kể Dụ ngôn "Người Samaritanô Tốt Lành," như sau: " Một người đi từ Gierusalem xuống Giêricô và bị bọn cướp bóc lột hết của cải, lại còn đánh cho gần chết. Một thầy Tư Tế và rồi một thầy Trợ Tế đi qua trông thấy nhưng bỏ đi ngay. Trái lại người Samaritanô, dù chỉ là một người dân bình thường và là người ngoại bang (không phải là người Do Thái), khi thấy cảnh tượng đáng thương đó, đã dừng lại băng bó vết thương cho nạn nhân, đưa vào quán trọ, lại còn đưa tiền cho chủ quán để tiếp tục săn sóc cho nạn nhân cho đến khi ông trở lại.
Sau khi kể dụ ngôn xong, Chúa Giêsu hỏi thầy Thông Luật "Trong ba người đó, ai là người anh em của nạn nhân?" Thầy Thông luật trả lời "Kẻ đã có lòng xót thương nạn nhân," và Chúa Giêsu nói với thầy Thông Luật (cũng như mọi người chúng ta) : "Ông hãy đi và làm như vậy!"
Danh từ "Người Samaritanô Tốt Lành" đã đi vào văn chương nhân loại, để chỉ những ai biết thương yêu săn sóc những người đau khổ, những nạn nhân trên thế giới, không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo...
Bài đọc 1 (Đệ Nhị Luật 30:10-14) ghi lại những lời được ghi trong Sách Luật là "hãy vâng giữ các lề luật của Chúa và yêu mến Chúa là Thiên Chúa các ngươi hết lòng, hết linh hồn ngươi."
Trong Bài Đọc 2 (Thơ Côlôssê 1:15-20), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy tin tưởng vững chắc "Chính Chúa Giêsu là người thật nhưng cũng là Thiên Chúa thật, đã có từ trước muôn đời, đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta, và đã sống lại và lên trời vinh hiển, và là đầu thân thể mầu nhiệm là Hội Thánh."
Chúa Nhật 16 THƯỜNG NIÊN (Ngày 21/7): Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Luca 10: 38-42) nói về việc Chúa Giêsu và các Tông Đồ đến thăm gia đình bà Martha và bà Maria. Bà Martha đã bận rộn làm đồ ăn để thiết đãi khách, còn "bà Maria thì cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người." Vì thế bà Martha đã phàn nàn với Chúa " Sao Thày không bảo em con giúp con với!" Chúa Giêsu đã nói với bà Martha "Con lo lắng về nhiều chuyện quá, chỉ cần một chuyện mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và không bị ai lấy mất!"
Có nhiều nhà chú giải đã hiểu là Chúa Giêsu có ý muốn nhấn mạnh rằng việc lắng nghe lời Chúa và đem ra thực hành là rất quan trọng trong đời sống thiêng liêng. Cũng có những nhà chú giải hiểu là Chúa Giêsu có ý muốn nhấn mạnh về đời sống hoạt động tông đồ là quan trọng; nhưng đời sống âm thầm cầu nguyện là quan trọng hơn.
Vậy chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta biết hăng say làm việc tông đồ cho Chúa; nhưng những việc tông đồ cần có sự cầu nguyện đi kèm theo mới thành công; vì mọi công việc tông đồ của chúng ta phải có ơn Chúa giúp mới đạt được kết quả .
Trong Bài Đọc 2 (Côlôssê 1:24-28), Thánh Phaolô nói cho chúng ta về biết về đời sống tông đồ của Ngài (để rao giảng lời Chúa và thánh hóa chúng ta và làm vinh danh Hội Thánh là thân thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu), luôn đi kèm với những đau khổ mà Ngài "vui sướng phải chịu vì chúng ta."
Bài Đọc 1 (Sách Sáng Thế 18:1-15) nói về việc Thiên Chúa báo tin cho ông Abraham và bà Sara biết là " Bà Sara, vợ ông, sẽ thụ thai và sinh một người con trai, dù hai ông bà đã đến tuổi già và Sara đã hết thời kỳ sinh đẻ ; vì đối với Thiên Chúa không có gì là Thiên Chúa không làm được!"
LỄ THÁNH GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ (Ngày 25/7): Hôm nay chúng ta mừng lễ kính Thánh Giacôbê Tông Đồ. Thánh Gicôbê là anh em với Thánh Gioan Tông Đồ, và cả hai là con của ông Giêbêđê và bà Salômê (Matcô 15:40; Matthêu 27:59). Thánh Giacôbê mà chúng ta mừng lễ hôm nay là vị Tông Đồ chịu tử đạo đầu tiên tại Giêrusalem dưới thời Herôđê Agrippa Đệ Nhất, vào khoảng năm 42 hoặc 44 (Theo sách Công Vụ Tông Đồ 12:2-3).
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (2Côrinthô 4:7-15); Bài Phúc Âm (Matthêu 20:20-28).
LỄ THÁNH GIOANKIM VÀ ANNA (Ngày 26/7) là cha mẹ của Đức Maria. Bài Đọc 1 (Sách Huấn Ca 44:1,10-15) Bài Phúc Âm (Matthêu 13: 16-17).
Chúa Nhật 17 THƯỜNG NIÊN (Ngày 28/7): Trong Bài Phúc Âm Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay (Luca 11:1-13), Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha và nhấn mạnh Thiên Chúa là Cha chúng ta, Ngài sẵn sàng nghe chúng ta cầu nguyện với Ngài như người cha nhân từ của chúng ta và Ngài ban cho chúng ta mọi ơn cần thiết phần hồn phần xác. Chúa Giêsu nói " Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho."
Theo kinh Lạy Cha thì "cầu nguyện không phải chỉ để xin ơn, nhưng trước hết cầu nguyện là để thờ lạy Chúa là cha chúng ta, cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho chúng ta phần hồn phần xác, nhất đã cho chúng ta "sinh ra làm người, cho chúng ta vào Hội Thánh Chúa qua Bí Tích Rửa Tội." (Chúng ta nhớ lại kinh Cám Ơn mà chúng ta thường đọc vào giờ cầu nguyện ban sáng và ban tối.) Rồi ăn năn xin Chúa tha thứ những tội lỗi cho chúng ta ; sau đó xin Chúa ban cho chúng ta những điều cần thiết để sinh ơn ích cho phần hồn, phần xác chúng ta.
Có một điều quan trọng đó là cầu nguyện không phải là để " xin Chúa theo ý chúng ta; nhưng để chúng ta biết nhận ra thánh ý Chúa và thực thi thánh ý Chúa."
Trong Bài Đọc 2 (Côlôssê 2:12-14), Thánh Phaolô dạy chúng ta là: "Chúng ta đã chịu phép Rửa Tội tức là "đã được mai táng làm một với Đức Kitô, chúng ta cũng được sống lại với Người, bởi đã tin vào quyền năng Thiên Chúa, Đấng đã cho Đức Kitô từ cõi chết sống lại..." Bài đọc 1 (Sáng Thế 18: 20-32) ghi lại việc Thiên Chúa định thiêu hủy hai thành Sôđôma và Gômôra vì tội lỗi khủng khiếp của họ và Tổ Phụ Abraham đã xin Chúa tha thứ cho họ.
Tóm lại, các Bài đọc trong Chúa Nhật hôm nay dạy chúng ta biết về việc cầu nguyện, về sự quan trọng và sức mạnh của sự cầu nguyện để thánh hóa bản thân và làm việc Tông Đồ.
Xin Chúa là Cha nhân từ, nhờ lời Đức Mẹ , Thánh Giuse, các Thánh Tử Đạo Việt Nam và các Thánh chuyển cầu, ban hòa bình cho thế giới, cho tòan thể Giáo Hội, cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, cho gia đình chúng ta, cộng đoàn chúng ta, cho mỗi ngừơi chúng ta, Amen. Alleluia!
Chess Corner: At the Resurrection
Nguyễn Trung Tây, SVD
00:50 16/06/2013
Chess Corner: At the Resurrection (Mark 12:18-27)
Nguyễn Trung Tây, SVD
□ Players: Jesus and the Authorities in Palestine
□ Jesus: Queen’s side
□ The Authorities: King’s side
□ The Authorities: The Sadducees! These people do not believe in the afterlife.
□ Jesus: A Jew, born in Bethlehem, raised up in Nazareth, Palestine
□ Location (Where the chess takes place): Jerusalem (perhaps, somewhere in the courtyard of the Temple)
□ Time: Around 30 AD
The Sadducees move a pawn first by stating a proposition,
— Moses commanded that if a man dies, leaving his wife with no child, for the benefit of his own brother’s family lineage and property, his brother must marry his deceased brother’s wife.
Perhaps, Jesus responds by saying,
— Yes, I can see your interpretation from Deuteronomy 25:5-10.
The Sadducees then move the second pawn,
— There is a family with seven brothers. The first (eldest?) brother married a wife and died without leaving her any child. The second brother married this wife and also died, unfortunately leaving this wife no child. The similar unfortunate phenomenon also happened to the third, the fourth, the fifth, the sixth and the seventh brother.
Jesus quietly moves his pawn on the chess board, responding to the Sadducees’ strategically second move of their own pawn.
The Sadducees make another move on the chess board,
— The woman eventually died.
Again, Jesus quietly moves his pawn, calmly waiting for the last move from his chess opponents.
The Sadducees no longer hold their breath. They checkmate Jesus,
— Master, at the resurrection, “whose wife will this lady be, for she married all seven brothers?” (Mark 12:18-27).
(The Sadducees must feel delighted in their heart, Oh! Happy day! Perhaps, they are singing aloud this song while waiting for the moment Jesus surrenders, gives up or declares, “All right! You win,” or something similar).
Jesus’ face, nevertheless, appears calm, very calm. He smiles while looking directly at the faces of his chess partners, one by one, while strategically observing all the items on the chess board. Then he gently moves another pawn from his chess board side by saying,
— When the human beings rise up from the dead (at their own resurrection), men and women of this world do not marry, for they are like the angels in heaven…(v.25). What are you talking about?
The bystanders at the chess game burst into laughter when Jesus ends the chess game by stating hisvown conclusion about the resurrection, “[Too bad!] You (the Sadducees) are quite wrong (not to believe in the afterlife) (v.27)”, while the loser Sadducees surrender the chess game by quietly disappearing into the crowd.
Food for the day: Have I ever wondered if I will rise up on the last day? If I have, will I become like an angel?
Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Nguyễn Trung Tây, SVD
□ Players: Jesus and the Authorities in Palestine
□ Jesus: Queen’s side
□ The Authorities: King’s side
□ The Authorities: The Sadducees! These people do not believe in the afterlife.
□ Jesus: A Jew, born in Bethlehem, raised up in Nazareth, Palestine
□ Location (Where the chess takes place): Jerusalem (perhaps, somewhere in the courtyard of the Temple)
□ Time: Around 30 AD
The Sadducees move a pawn first by stating a proposition,
— Moses commanded that if a man dies, leaving his wife with no child, for the benefit of his own brother’s family lineage and property, his brother must marry his deceased brother’s wife.
Perhaps, Jesus responds by saying,
— Yes, I can see your interpretation from Deuteronomy 25:5-10.
The Sadducees then move the second pawn,
— There is a family with seven brothers. The first (eldest?) brother married a wife and died without leaving her any child. The second brother married this wife and also died, unfortunately leaving this wife no child. The similar unfortunate phenomenon also happened to the third, the fourth, the fifth, the sixth and the seventh brother.
Jesus quietly moves his pawn on the chess board, responding to the Sadducees’ strategically second move of their own pawn.
The Sadducees make another move on the chess board,
— The woman eventually died.
Again, Jesus quietly moves his pawn, calmly waiting for the last move from his chess opponents.
The Sadducees no longer hold their breath. They checkmate Jesus,
— Master, at the resurrection, “whose wife will this lady be, for she married all seven brothers?” (Mark 12:18-27).
(The Sadducees must feel delighted in their heart, Oh! Happy day! Perhaps, they are singing aloud this song while waiting for the moment Jesus surrenders, gives up or declares, “All right! You win,” or something similar).
Jesus’ face, nevertheless, appears calm, very calm. He smiles while looking directly at the faces of his chess partners, one by one, while strategically observing all the items on the chess board. Then he gently moves another pawn from his chess board side by saying,
— When the human beings rise up from the dead (at their own resurrection), men and women of this world do not marry, for they are like the angels in heaven…(v.25). What are you talking about?
The bystanders at the chess game burst into laughter when Jesus ends the chess game by stating hisvown conclusion about the resurrection, “[Too bad!] You (the Sadducees) are quite wrong (not to believe in the afterlife) (v.27)”, while the loser Sadducees surrender the chess game by quietly disappearing into the crowd.
Food for the day: Have I ever wondered if I will rise up on the last day? If I have, will I become like an angel?
Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha: Học hỏi nơi Đức Maria cách giữ Lời Thiên Chúa
Lâm Phương
09:27 16/06/2013
(Đài Vatican) Giống như Đức Maria, chúng ta phải học cách đón nhận và giữ lấy Lời Thiên Chúa trong tâm hồn.
Để đánh dấu ngày lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Trinh Nữ Maria trong Thánh lễ sáng Thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng Đức Maria thấm nhuần Lời Thiên Chúa trong cuộc sống của Mẹ, bằng cách suy niệm và tự hỏi đâu là sứ điệp mà Chúa gởi đến cho Mẹ qua Lời Người. Đức Thánh Cha nói, đây là ý nghĩa của việc "gìn giữ".
Đức Thánh Cha Phanxicô triển khai bài giảng xung quanh 2 chủ đề là ngạc nhiên và gìn giữ, khởi đi từ đoạn Tin Mừng trong ngày theo thánh Luca chương II. Đoạn tin mừng kể lại thái độ ngạc nhiên của các kinh sư khi nghe Đức Giêsu giảng dạy trong đền thờ và việc Đức Maria gìn giữ Lời Thiên Chúa trong lòng. Sự ngạc nhiên - Đức Thánh Cha nhận xét- "còn hơn cả niềm vui: nó là khoảnh khắc mà Lời Thiên Chúa đến, gieo vào trong lòng chúng ta." Tuy nhiên - Đức Thánh Cha căn dặn- "chúng ta không thể cứ mãi sống trong sự kinh ngạc", điều đó phải được "gìn giữ trong lòng" suốt cả cuộc đời. Và đây chính xác là điều mà Đức Maria đã làm, khi Mẹ "ngạc nhiên" và giữ lấy “Lời Thiên Chúa” trong lòng:
"Giữ lấy Lời Thiên Chúa trong lòng: điều này có nghĩa là gì? Tôi có đón nhận Lời, rồi sau đó lấy một cái bình, đặt Lời vào trong bình và giữ nó ở đó không? Không. Giữ Lời Thiên Chúa có nghĩa là lòng chúng ta mở ra, mở ra cho Lời tựa như đất mở ra để đón lấy hạt giống. Lời Thiên Chúa là hạt giống và được gieo trồng. Và Đức Giêsu nói cho chúng ta biết điều gì xảy ra đối với các hạt giống: một số hạt rơi xuống vệ đường, và chim bay đến ăn mất; Lời này không được giữ gìn, những tâm hồn này không biết cách đón nhận nó".
Những hạt khác, ngài nói, rơi vào đất sỏi đá và chết đi. Đức Giêsu nói rằng ''họ không biết cách giữ gìn Lời Thiên Chúa bởi vì họ không kiên định. Khi đau khổ đến, họ quên mất." Đức Thánh Cha nói rằng Lời Thiên Chúa có thể thường rơi vào mảnh đất chưa được chuẩn bị, bị bỏ hoang, đầy những gai góc. Và Đức Thánh Cha hỏi: gai góc đây có ý nghĩa gì? Đức Giêsu giải thích khi Ngài nói đến "sự bám víu vào của cải vật chất, các thói hư tật xấu". Đức Thánh Cha Phanxicô nói "giữ lấy Lời Thiên Chúa nghĩa là thường xuyên suy niệm về những điều mà Lời này nói với chúng ta và những gì xảy ra trong cuộc sống của chúng ta". Và "đây là điều Đức Maria đã làm", mẹ đã “tự hỏi và thấm nhuần lời". Đức Thánh Cha nói: "Đây là một công trình tâm linh thực sự vĩ đại ".
“Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói rằng: vì công việc này mà Đức Maria đã có một nỗi nặng lòng đặc biệt, Mẹ đã có một tâm hồn lao nhọc. Nhưng đây không phải là sự mệt mỏi, đây là lao nhọc, đến từ nỗ lực. Đây là nỗ lực gìn giữ Lời Thiên Chúa: gắng sức tìm ra lời này có ý nghĩa gì trong giây phút hiện tại, Chúa muốn nói gì với tôi ngay lúc này, việc chất vấn ý nghĩa của Lời Chúa là cách chúng ta hiểu ý nghĩa của nó. Đây là đọc lại cuộc sống của chúng ta bằng Lời của Thiên Chúa và đây là ý nghĩa của việc giữ gìn lời trong lòng chúng ta.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng trí nhớ cũng bảo vệ Lời Chúa. Nó giúp chúng ta bảo vệ lời, giúp ta nhớ mọi sự Chúa thực hiện trong cuộc đời chúng ta". Ngài nói tiếp: "nó nhắc nhở chúng ta về mọi kỳ công cứu độ trong dân Người và trong tâm hồn tôi. Trí nhớ bảo vệ Lời Chúa."
Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha thúc giục mọi người nghĩ về "cách gìn giữ Lời Thiên Chúa trong tâm hồn chúng ta, cách bảo toàn thái độ ngạc nhiên này, nhờ vậy mà nó không bị chim trời ăn mất, bị những thói hư tật xấu bóp nghẹt".
“Quả là tốt khi chúng ta tự hỏi: Với những gì xảy ra trong cuộc sống, tôi tự hỏi mình câu hỏi này: Chúa đang nói gì với tôi qua Lời Ngài, ngay lúc này đây? Đó chính là giữ gìn Lời ThiênChúa, bởi chưng Lời Thiên Chúa chính là sứ điệp mà Chúa ban cho chúng ta trong từng giây phút. Chúng ta hãy bảo vệ nó bằng điều này: Bảo vệ nó bằng trí nhớ. Và bảo vệ nó bằng lòng trông cậy của chúng ta. Chúng ta xin Chúa ơn biết đón nhận Lời của Thiên Chúa và giữ lấy lời ấy, và cả ơn có một tâm hồn lao nhọc trong nỗ lực này. Amen."
Để đánh dấu ngày lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Trinh Nữ Maria trong Thánh lễ sáng Thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng Đức Maria thấm nhuần Lời Thiên Chúa trong cuộc sống của Mẹ, bằng cách suy niệm và tự hỏi đâu là sứ điệp mà Chúa gởi đến cho Mẹ qua Lời Người. Đức Thánh Cha nói, đây là ý nghĩa của việc "gìn giữ".
Đức Thánh Cha Phanxicô triển khai bài giảng xung quanh 2 chủ đề là ngạc nhiên và gìn giữ, khởi đi từ đoạn Tin Mừng trong ngày theo thánh Luca chương II. Đoạn tin mừng kể lại thái độ ngạc nhiên của các kinh sư khi nghe Đức Giêsu giảng dạy trong đền thờ và việc Đức Maria gìn giữ Lời Thiên Chúa trong lòng. Sự ngạc nhiên - Đức Thánh Cha nhận xét- "còn hơn cả niềm vui: nó là khoảnh khắc mà Lời Thiên Chúa đến, gieo vào trong lòng chúng ta." Tuy nhiên - Đức Thánh Cha căn dặn- "chúng ta không thể cứ mãi sống trong sự kinh ngạc", điều đó phải được "gìn giữ trong lòng" suốt cả cuộc đời. Và đây chính xác là điều mà Đức Maria đã làm, khi Mẹ "ngạc nhiên" và giữ lấy “Lời Thiên Chúa” trong lòng:
"Giữ lấy Lời Thiên Chúa trong lòng: điều này có nghĩa là gì? Tôi có đón nhận Lời, rồi sau đó lấy một cái bình, đặt Lời vào trong bình và giữ nó ở đó không? Không. Giữ Lời Thiên Chúa có nghĩa là lòng chúng ta mở ra, mở ra cho Lời tựa như đất mở ra để đón lấy hạt giống. Lời Thiên Chúa là hạt giống và được gieo trồng. Và Đức Giêsu nói cho chúng ta biết điều gì xảy ra đối với các hạt giống: một số hạt rơi xuống vệ đường, và chim bay đến ăn mất; Lời này không được giữ gìn, những tâm hồn này không biết cách đón nhận nó".
Những hạt khác, ngài nói, rơi vào đất sỏi đá và chết đi. Đức Giêsu nói rằng ''họ không biết cách giữ gìn Lời Thiên Chúa bởi vì họ không kiên định. Khi đau khổ đến, họ quên mất." Đức Thánh Cha nói rằng Lời Thiên Chúa có thể thường rơi vào mảnh đất chưa được chuẩn bị, bị bỏ hoang, đầy những gai góc. Và Đức Thánh Cha hỏi: gai góc đây có ý nghĩa gì? Đức Giêsu giải thích khi Ngài nói đến "sự bám víu vào của cải vật chất, các thói hư tật xấu". Đức Thánh Cha Phanxicô nói "giữ lấy Lời Thiên Chúa nghĩa là thường xuyên suy niệm về những điều mà Lời này nói với chúng ta và những gì xảy ra trong cuộc sống của chúng ta". Và "đây là điều Đức Maria đã làm", mẹ đã “tự hỏi và thấm nhuần lời". Đức Thánh Cha nói: "Đây là một công trình tâm linh thực sự vĩ đại ".
“Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói rằng: vì công việc này mà Đức Maria đã có một nỗi nặng lòng đặc biệt, Mẹ đã có một tâm hồn lao nhọc. Nhưng đây không phải là sự mệt mỏi, đây là lao nhọc, đến từ nỗ lực. Đây là nỗ lực gìn giữ Lời Thiên Chúa: gắng sức tìm ra lời này có ý nghĩa gì trong giây phút hiện tại, Chúa muốn nói gì với tôi ngay lúc này, việc chất vấn ý nghĩa của Lời Chúa là cách chúng ta hiểu ý nghĩa của nó. Đây là đọc lại cuộc sống của chúng ta bằng Lời của Thiên Chúa và đây là ý nghĩa của việc giữ gìn lời trong lòng chúng ta.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng trí nhớ cũng bảo vệ Lời Chúa. Nó giúp chúng ta bảo vệ lời, giúp ta nhớ mọi sự Chúa thực hiện trong cuộc đời chúng ta". Ngài nói tiếp: "nó nhắc nhở chúng ta về mọi kỳ công cứu độ trong dân Người và trong tâm hồn tôi. Trí nhớ bảo vệ Lời Chúa."
Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha thúc giục mọi người nghĩ về "cách gìn giữ Lời Thiên Chúa trong tâm hồn chúng ta, cách bảo toàn thái độ ngạc nhiên này, nhờ vậy mà nó không bị chim trời ăn mất, bị những thói hư tật xấu bóp nghẹt".
“Quả là tốt khi chúng ta tự hỏi: Với những gì xảy ra trong cuộc sống, tôi tự hỏi mình câu hỏi này: Chúa đang nói gì với tôi qua Lời Ngài, ngay lúc này đây? Đó chính là giữ gìn Lời ThiênChúa, bởi chưng Lời Thiên Chúa chính là sứ điệp mà Chúa ban cho chúng ta trong từng giây phút. Chúng ta hãy bảo vệ nó bằng điều này: Bảo vệ nó bằng trí nhớ. Và bảo vệ nó bằng lòng trông cậy của chúng ta. Chúng ta xin Chúa ơn biết đón nhận Lời của Thiên Chúa và giữ lấy lời ấy, và cả ơn có một tâm hồn lao nhọc trong nỗ lực này. Amen."
Cuộc nổi loạn của giới trẻ thất nghiệp tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển
Linh Tiến Khải
09:38 16/06/2013
Phỏng vấn ông Azous Begag, nhà văn chuyên nghiên cứu các vấn đề kinh tế và xã hội
Từ trung tuần tháng 5 năm 2013 tại thủ đô Stcokholm và trong vài thành phố tại Thụy Điển hàng trăm người trẻ di cư thất nghiệp đã xuống đường biểu tình, nổi loạn phản đối chính quyền và đốt phá xe cộ, các trung tâm xã hội, trường học và trạm cảnh sát.
Ngọn lửa khiến cho bạo lực bùng nổ là sự kiện ngày 13-5-2013 cảnh sát đã bằn chết một người di cư 69 tuổi, tâm trí bất bình thường trong khu phố Husby của thủ đô Stockholm, lấy cớ là ông đã đe dọa họ với một con dao to. Nhưng nhiều người dân thuộc khu phố có tới 12.000 dân cư này xác tín rằng nếu ông đã là người Thụy Điển, thì cảnh sát đã chỉ tước khí giới thôi chứ không bắn chết ông. Sau khi sự kiện xảy ra hàng trăm người dân của khu phố này đã biểu tình ôn hòa yêu cầu cảnh sát điều tra vụ sát hại, nhưng đã không có gì được làm. Từ đó các vụ biểu tình lan sang các khu phố ghetto khác nơi có đa số dân di cư sinh sống ở mạn nam và mạn tây như: Jakobsberg, Hagsatra, Skarsholmenset, Skogas. Các vụ biểu tình nhỏ cũng xảy ra trong tỉnh Malmoe miền nam Thụy Điển, là nơi đã xảy ra các vụ bạo động hồi năm 2010. Các người biểu tình đã ném gạch đá vào cảnh sát, đốt 30 chiếc xe hơi và khiến cho một cảnh sát viên bị thương. Đã có 10 người biểu tỉnh bị bắt, một quán ăn, nhiều trung tâm xã hội, trường học và sở cảnh sát bị đốt cháy.
Ông Lindgren cũng cho biết các vụ biểu tình bạo động đã được huy động trên Internet, Twuitter và Facebook, y như các cuộc biểu tình của giới trẻ ”mùa xuân A rập”. Nhưng người dân khu phố Megafonen cho biết đây chỉ là sự phẫn nộ của người trẻ trước thái độ thờ ơ của cảnh sát đối với yêu cầu của dân chúng khu phố Husby. Họ kể trên các phương tiện truyền thông này những kỳ thị và sách nhiễu họ phải chịu trong xã hội Thụy Điển. Các người biểu tình đều là người trẻ vị thành niên. Thanh niên bị bắt giữ lớn nhất mới chỉ 18 tuổi.
Giới trẻ biểu tình thì tố cáo chính quyền đã dùng lực lượng cảnh sát vũ trang chống bạo động để dẹp người biểu tình. Và khi tấn công người biểu tình cảnh sát gọi họ là lũ ”khỉ” và đồ ”da đen”. Trước tình trạng căng thẳng gia tăng thủ tướng Fredrik Reinfeld đã kêu gọi mọi người phải dấn thân tái tạo an bình trật tự xã hội.
Nhật báo thiên tả ”Aftonbladet” nhận xét rằng đây là ”một thất bại thiêu đốt” trong chính sách nhận người di cư của chính quyền Thụy Điển. Thật thế, chỉ nội trong năm 2012 chính quyền đã tiếp nhận 44.000 người xin tị nạn đến từ vùng Trung Đông và vùng sừng Phi châu. 15% trên tổng số 9,5 triệu dân Thụy Điển là người di cư, tức đứng hàng đầu trong số các nước Bắc Âu. Trong khi đảng dân chủ Thủy Điển vẫn chủ trương bài người nước ngoài năm 2010 đã lọt vào Quốc hội và là đảng đứng hàng thứ ba. Vấn đề đó là chính quyền có đường lối kỳ thị chủng tộc, tách rời người di cư khỏi người Thụy Điển. Việc kỳ thị này hiện hữu cả trên bình diện kinh tế: trong khi số người gốc Thụy điển thất nghiệp chỉ có 5% thì số người di cư thất nghiệp lên tới 16%. Trong khu phố Husby nơi xảy ra vụ biểu tình đầu tiên có tới 20% người trẻ từ 16-19 tuổi không đi học và không có công việc làm.
Trong 7 năm qua chính quyền trung hữu đã tái lượng định chiều kích xã hội, tự do hóa hệ thống học đường, và bỏ rơi các vùng nghèo nhất với rất ít cơ cấu hạ tầng xã hội. Trong khi các trung tâm sinh hoạt cho giới trẻ bị đóng cửa và các trường học không còn ngân qũy nữa. Theo tổ chức Cộng tác phát triển kinh tế, trong các năm 1995-2010 Thụy Điển là quốc gia có khoảng cách giữa người giầu và người nghèo lớn nhất.
Bình luận về các vụ biểu tình bạo loạn của người trẻ ông Jerzy Sarnecky, chuyên viên nghiên cứu về tội phạm nói: ”Đây là một cuộc phản đối chống lại nạn thất nghiệp của người trẻ, chống lại các kết qủa thiếu sót ở học đường và sự thiếu các niềm hy vọng cho tương lai. Tuy nhiên xã hội Thụy Điển không đầu hàng bạo lực. Các giới chức chính quyền và các tổ chức xã hội kêu gọi dân chúng trở lại cuộc sống bình thường và yêu cầu giới lãnh đạo các cộng đoàn di cư làm trung gian đối thoại với người trẻ và chấm dứt bạo lực, không đem lại giải pháp nào cho các vấn đề xã hội hiện nay.
Nhóm các văn sĩ thuộc tổ chức ”Con báo” chuyên hoạt động xã hội trong các khu phố nóng bỏng nhất Thụỵ Điển trong đó cũng có các văn sĩ nổi tiếng như Homa Radpa, Murat Solmaz, và thi sĩ Johannes Anyuru. Họ ra thông cáo khích lệ người trẻ đừng sử dụng bạo lực, vì nó chỉ đem lại các vụ trả thù và hiểu lầm mà thôi. Họ cũng mời gọi người dân Thụy Điển suy tư về thực tại kỳ thị chủng tộc hiện có tại Thụy Điển. Nó tạo ra các khó khăn và tủi nhục cho giới trẻ di cư mỗi ngày trong các trường học, ngoài đường phố, nơi công cộng, chỉ vì mầu da, giọng nói và quần áo không hợp thời của họ. Ngoài ra họ cũng phải chịu các ám chỉ liên quan tới các ”lạ lùng” tôn giáo. Trong các chương trình trung học đôi khi họ bị điểm thấp vì không rành tiếng Thụy Điển, nhưng thực ra vì họ bị các thầy cô kỳ thị. Và sự kỳ thị này cũng ảnh hương trên nỗ lực kiếm công việc làm của họ.
Hội các văn sĩ và thi sĩ cũng yêu cầu giới truyền thông trung thực và khách quan trong việc đưa tin tức liên quan tới các sự kiện xảy ra, và hãy biết khích lệ người trẻ đừng để mình bị các thành phần bất hảo lôi cuốn và đánh mất đi tương lai, khi chủ trương bạo động.
Thật ra những gì đã xảy ra tại Stockholm đã chỉ là một kiểu diễn tả tâm tình bị tước đoạt của giới trẻ sống trong các khu phố ngoại ô, bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh kéo dài từ năm 2008 đến nay, và của tâm thức kỳ thị chủng tộc ngày càng gia tăng trong các nước Âu châu.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Azouz Begag, giáo sư, nhà văn chuyên nghiên cứu về các vấn đề kinh tế và xã hội học. Giáo sư Begag cũng đã từng là Bộ trưởng phân bộ ”Cơ may đồng đều cho mọi người” trong chính quyền của Thủ tướng Pháp Dominique Villepin. Giáo sư dậy môn xã hội học tại Lyon và có thời là giáo sư thỉnh giảng tại đại học quốc gia Florida, và đại học Cornell New York.
Ông Begag sinh năm 1957 tại Lyon, miền nam nước Pháp, nhưng là người gốc Algeri. Ông là tác giả của 20 cuốn sách cho người lớn và trẻ em và cũng là người sáng tác các bài hát.
Hỏi: Thưa giáo sư, tình hình giới trẻ thất nghiệp nổi loạn hiện nay ra sao?
Đáp: Thật khó mà lạc quan đối với người trẻ ngày nay vì tình trạng khủng hoảng kinh tế khủng khiếp lan tràn trong toàn Âu châu, khiến cho những người vốn đã giòn mỏng lại càng giòn mỏng hơn. Nhưng các chính quyền Âu châu không thể bất động được.
Hỏi: Giáo sư thấy cuộc khủng hoảng tại những vùng ngoại ô các nước Bắc Âu ra sao?
Đáp: Tôi đã thường viếng thăm nước Thụy Điển, và phải nói rằng đây không phải là một điều mới mẻ gì. Từ một thập niên nay Thụy Điển đã biết tới hiện tượng người trẻ bạo lực, và có vấn đề gắn liền với sự hội nhập của con cái những người di cư, cách riêng là các thiếu nữ. Nhưng nói cho cùng đó là một vấn đề giống như vần đề của các nước âu châu khác như Pháp, Đức, Áo, Bỉ và Hòa Lan.
Hỏi: Như vậy theo giáo sư, nút thắt chính của hiện tượng này nằm ở đâu?
Đáp: Trước hết, trên bình diện lịch sử, sự phân biệt chủng tộc trong thành phố đã có các hậu qủa xấu của nó, và trong các năm qua đã bị gia tăng đặc biệt bởi sự kiện giới trẻ thất nghiệp. Các người trẻ này tại Stockholm cũng như tại Paris đã sinh trưởng trong các khu phố ngoại ô tách biệt, thường là rất xa trung tâm thành phố và không có các phương tiện giao thông thuận tiện nối liền với trung tâm. Đã có sự mất quân bình địa lý, nhưng người ta đã không muốn nhìn ra. Bên Pháp ngay từ các năm 1950 các khu nhà bình dân đã được xây lên cho người di cư trong các khu ngoại ô xa xôi nhất, tạo ra các cơ thể xa lạ với cuộc sống thành thị.
Hỏi: Sự gẫy đổ địa lý này có thể thực sự giải thích cho nạn bạo lực của người trẻ hay sao thưa giáo sư?
Đáp: Nó đã là nguồn gốc lịch sử của vấn đề, nhưng mà người ta đã tháp vào nó một hiện tượng ngày càng gia tăng: đó là sự sợ hãi Hồi giáo. Hiện tượng này ít nhiều đều có tại khắp mọi nơi trong đại lục Âu châu. Tại Pháp có từ 10 tới 15 triệu người có gốc gia đình di cư, dĩ nhiên là trên bình diện lịch sử có cả các làn sóng đến từ Âu châu nữa. Thế mà khi nhìn vào Quốc Hội người ta chỉ thấy có 2 trên 577 dân biểu là người gốc vùng Magreb tức miền bắc Phi châu. Thế rồi trong số 36.000 tỉnh trưởng và thị trưởng tại Pháp chỉ có 5 người gốc Magreb. Trách nhiệm của chính trị không thể được giảm nhẹ, khi người ta thấy các đảng phái chính trị công khai bênh vực các lập trường bài người nước ngoài. Sự kỳ thị chủng tộc trong thành phố đã tạo ra các điều kiện khởi đầu cho nỗi sợ hãi người khác, nhưng các giới chức chính trị chỉ thỉnh thoảng mới cho thấy rằng một xã hội đa nguyên là một sự phong phú.
Hỏi: Cả giáo sư nữa, giáo sư cũng đã lớn lên trong một vùng ngoại ô khó khăn của thành phố Lyon. Giáo sư cảm thấy phải nói gì trong chiều hướng xây dựng, với những người trẻ di cư không tìm ra công ăn việc làm?
Đáp: Tôi muốn nói với giới trẻ rằng phương thế duy nhất để thoát khỏi ngõ cụt là cố gắng học hành, gia tăng hiểu biết, đọc sách và chăm chỉ tới trường. Đó là điều tôi đã làm. Nền tảng của toàn cuộc sống là kiên trì và cương quyết học tiếng nói của quốc gia trong đó mình đang sống. Trái lại trên bình diện chính trị cũng cần phải khởi hành trở lại từ các biện pháp đơn sơ có lương tri như hội nhập người trẻ di cư và thu nhận họ vào cả trong các lực lượng cảnh sát an ninh, nghĩa là tạo công ăn việc làm và cơ may cho họ hội nhập. (Avvenire 24.25-5-2013)
Từ trung tuần tháng 5 năm 2013 tại thủ đô Stcokholm và trong vài thành phố tại Thụy Điển hàng trăm người trẻ di cư thất nghiệp đã xuống đường biểu tình, nổi loạn phản đối chính quyền và đốt phá xe cộ, các trung tâm xã hội, trường học và trạm cảnh sát.
Ngọn lửa khiến cho bạo lực bùng nổ là sự kiện ngày 13-5-2013 cảnh sát đã bằn chết một người di cư 69 tuổi, tâm trí bất bình thường trong khu phố Husby của thủ đô Stockholm, lấy cớ là ông đã đe dọa họ với một con dao to. Nhưng nhiều người dân thuộc khu phố có tới 12.000 dân cư này xác tín rằng nếu ông đã là người Thụy Điển, thì cảnh sát đã chỉ tước khí giới thôi chứ không bắn chết ông. Sau khi sự kiện xảy ra hàng trăm người dân của khu phố này đã biểu tình ôn hòa yêu cầu cảnh sát điều tra vụ sát hại, nhưng đã không có gì được làm. Từ đó các vụ biểu tình lan sang các khu phố ghetto khác nơi có đa số dân di cư sinh sống ở mạn nam và mạn tây như: Jakobsberg, Hagsatra, Skarsholmenset, Skogas. Các vụ biểu tình nhỏ cũng xảy ra trong tỉnh Malmoe miền nam Thụy Điển, là nơi đã xảy ra các vụ bạo động hồi năm 2010. Các người biểu tình đã ném gạch đá vào cảnh sát, đốt 30 chiếc xe hơi và khiến cho một cảnh sát viên bị thương. Đã có 10 người biểu tỉnh bị bắt, một quán ăn, nhiều trung tâm xã hội, trường học và sở cảnh sát bị đốt cháy.
Ông Lindgren cũng cho biết các vụ biểu tình bạo động đã được huy động trên Internet, Twuitter và Facebook, y như các cuộc biểu tình của giới trẻ ”mùa xuân A rập”. Nhưng người dân khu phố Megafonen cho biết đây chỉ là sự phẫn nộ của người trẻ trước thái độ thờ ơ của cảnh sát đối với yêu cầu của dân chúng khu phố Husby. Họ kể trên các phương tiện truyền thông này những kỳ thị và sách nhiễu họ phải chịu trong xã hội Thụy Điển. Các người biểu tình đều là người trẻ vị thành niên. Thanh niên bị bắt giữ lớn nhất mới chỉ 18 tuổi.
Giới trẻ biểu tình thì tố cáo chính quyền đã dùng lực lượng cảnh sát vũ trang chống bạo động để dẹp người biểu tình. Và khi tấn công người biểu tình cảnh sát gọi họ là lũ ”khỉ” và đồ ”da đen”. Trước tình trạng căng thẳng gia tăng thủ tướng Fredrik Reinfeld đã kêu gọi mọi người phải dấn thân tái tạo an bình trật tự xã hội.
Nhật báo thiên tả ”Aftonbladet” nhận xét rằng đây là ”một thất bại thiêu đốt” trong chính sách nhận người di cư của chính quyền Thụy Điển. Thật thế, chỉ nội trong năm 2012 chính quyền đã tiếp nhận 44.000 người xin tị nạn đến từ vùng Trung Đông và vùng sừng Phi châu. 15% trên tổng số 9,5 triệu dân Thụy Điển là người di cư, tức đứng hàng đầu trong số các nước Bắc Âu. Trong khi đảng dân chủ Thủy Điển vẫn chủ trương bài người nước ngoài năm 2010 đã lọt vào Quốc hội và là đảng đứng hàng thứ ba. Vấn đề đó là chính quyền có đường lối kỳ thị chủng tộc, tách rời người di cư khỏi người Thụy Điển. Việc kỳ thị này hiện hữu cả trên bình diện kinh tế: trong khi số người gốc Thụy điển thất nghiệp chỉ có 5% thì số người di cư thất nghiệp lên tới 16%. Trong khu phố Husby nơi xảy ra vụ biểu tình đầu tiên có tới 20% người trẻ từ 16-19 tuổi không đi học và không có công việc làm.
Trong 7 năm qua chính quyền trung hữu đã tái lượng định chiều kích xã hội, tự do hóa hệ thống học đường, và bỏ rơi các vùng nghèo nhất với rất ít cơ cấu hạ tầng xã hội. Trong khi các trung tâm sinh hoạt cho giới trẻ bị đóng cửa và các trường học không còn ngân qũy nữa. Theo tổ chức Cộng tác phát triển kinh tế, trong các năm 1995-2010 Thụy Điển là quốc gia có khoảng cách giữa người giầu và người nghèo lớn nhất.
Bình luận về các vụ biểu tình bạo loạn của người trẻ ông Jerzy Sarnecky, chuyên viên nghiên cứu về tội phạm nói: ”Đây là một cuộc phản đối chống lại nạn thất nghiệp của người trẻ, chống lại các kết qủa thiếu sót ở học đường và sự thiếu các niềm hy vọng cho tương lai. Tuy nhiên xã hội Thụy Điển không đầu hàng bạo lực. Các giới chức chính quyền và các tổ chức xã hội kêu gọi dân chúng trở lại cuộc sống bình thường và yêu cầu giới lãnh đạo các cộng đoàn di cư làm trung gian đối thoại với người trẻ và chấm dứt bạo lực, không đem lại giải pháp nào cho các vấn đề xã hội hiện nay.
Nhóm các văn sĩ thuộc tổ chức ”Con báo” chuyên hoạt động xã hội trong các khu phố nóng bỏng nhất Thụỵ Điển trong đó cũng có các văn sĩ nổi tiếng như Homa Radpa, Murat Solmaz, và thi sĩ Johannes Anyuru. Họ ra thông cáo khích lệ người trẻ đừng sử dụng bạo lực, vì nó chỉ đem lại các vụ trả thù và hiểu lầm mà thôi. Họ cũng mời gọi người dân Thụy Điển suy tư về thực tại kỳ thị chủng tộc hiện có tại Thụy Điển. Nó tạo ra các khó khăn và tủi nhục cho giới trẻ di cư mỗi ngày trong các trường học, ngoài đường phố, nơi công cộng, chỉ vì mầu da, giọng nói và quần áo không hợp thời của họ. Ngoài ra họ cũng phải chịu các ám chỉ liên quan tới các ”lạ lùng” tôn giáo. Trong các chương trình trung học đôi khi họ bị điểm thấp vì không rành tiếng Thụy Điển, nhưng thực ra vì họ bị các thầy cô kỳ thị. Và sự kỳ thị này cũng ảnh hương trên nỗ lực kiếm công việc làm của họ.
Hội các văn sĩ và thi sĩ cũng yêu cầu giới truyền thông trung thực và khách quan trong việc đưa tin tức liên quan tới các sự kiện xảy ra, và hãy biết khích lệ người trẻ đừng để mình bị các thành phần bất hảo lôi cuốn và đánh mất đi tương lai, khi chủ trương bạo động.
Thật ra những gì đã xảy ra tại Stockholm đã chỉ là một kiểu diễn tả tâm tình bị tước đoạt của giới trẻ sống trong các khu phố ngoại ô, bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh kéo dài từ năm 2008 đến nay, và của tâm thức kỳ thị chủng tộc ngày càng gia tăng trong các nước Âu châu.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Azouz Begag, giáo sư, nhà văn chuyên nghiên cứu về các vấn đề kinh tế và xã hội học. Giáo sư Begag cũng đã từng là Bộ trưởng phân bộ ”Cơ may đồng đều cho mọi người” trong chính quyền của Thủ tướng Pháp Dominique Villepin. Giáo sư dậy môn xã hội học tại Lyon và có thời là giáo sư thỉnh giảng tại đại học quốc gia Florida, và đại học Cornell New York.
Ông Begag sinh năm 1957 tại Lyon, miền nam nước Pháp, nhưng là người gốc Algeri. Ông là tác giả của 20 cuốn sách cho người lớn và trẻ em và cũng là người sáng tác các bài hát.
Hỏi: Thưa giáo sư, tình hình giới trẻ thất nghiệp nổi loạn hiện nay ra sao?
Đáp: Thật khó mà lạc quan đối với người trẻ ngày nay vì tình trạng khủng hoảng kinh tế khủng khiếp lan tràn trong toàn Âu châu, khiến cho những người vốn đã giòn mỏng lại càng giòn mỏng hơn. Nhưng các chính quyền Âu châu không thể bất động được.
Hỏi: Giáo sư thấy cuộc khủng hoảng tại những vùng ngoại ô các nước Bắc Âu ra sao?
Đáp: Tôi đã thường viếng thăm nước Thụy Điển, và phải nói rằng đây không phải là một điều mới mẻ gì. Từ một thập niên nay Thụy Điển đã biết tới hiện tượng người trẻ bạo lực, và có vấn đề gắn liền với sự hội nhập của con cái những người di cư, cách riêng là các thiếu nữ. Nhưng nói cho cùng đó là một vấn đề giống như vần đề của các nước âu châu khác như Pháp, Đức, Áo, Bỉ và Hòa Lan.
Hỏi: Như vậy theo giáo sư, nút thắt chính của hiện tượng này nằm ở đâu?
Đáp: Trước hết, trên bình diện lịch sử, sự phân biệt chủng tộc trong thành phố đã có các hậu qủa xấu của nó, và trong các năm qua đã bị gia tăng đặc biệt bởi sự kiện giới trẻ thất nghiệp. Các người trẻ này tại Stockholm cũng như tại Paris đã sinh trưởng trong các khu phố ngoại ô tách biệt, thường là rất xa trung tâm thành phố và không có các phương tiện giao thông thuận tiện nối liền với trung tâm. Đã có sự mất quân bình địa lý, nhưng người ta đã không muốn nhìn ra. Bên Pháp ngay từ các năm 1950 các khu nhà bình dân đã được xây lên cho người di cư trong các khu ngoại ô xa xôi nhất, tạo ra các cơ thể xa lạ với cuộc sống thành thị.
Hỏi: Sự gẫy đổ địa lý này có thể thực sự giải thích cho nạn bạo lực của người trẻ hay sao thưa giáo sư?
Đáp: Nó đã là nguồn gốc lịch sử của vấn đề, nhưng mà người ta đã tháp vào nó một hiện tượng ngày càng gia tăng: đó là sự sợ hãi Hồi giáo. Hiện tượng này ít nhiều đều có tại khắp mọi nơi trong đại lục Âu châu. Tại Pháp có từ 10 tới 15 triệu người có gốc gia đình di cư, dĩ nhiên là trên bình diện lịch sử có cả các làn sóng đến từ Âu châu nữa. Thế mà khi nhìn vào Quốc Hội người ta chỉ thấy có 2 trên 577 dân biểu là người gốc vùng Magreb tức miền bắc Phi châu. Thế rồi trong số 36.000 tỉnh trưởng và thị trưởng tại Pháp chỉ có 5 người gốc Magreb. Trách nhiệm của chính trị không thể được giảm nhẹ, khi người ta thấy các đảng phái chính trị công khai bênh vực các lập trường bài người nước ngoài. Sự kỳ thị chủng tộc trong thành phố đã tạo ra các điều kiện khởi đầu cho nỗi sợ hãi người khác, nhưng các giới chức chính trị chỉ thỉnh thoảng mới cho thấy rằng một xã hội đa nguyên là một sự phong phú.
Hỏi: Cả giáo sư nữa, giáo sư cũng đã lớn lên trong một vùng ngoại ô khó khăn của thành phố Lyon. Giáo sư cảm thấy phải nói gì trong chiều hướng xây dựng, với những người trẻ di cư không tìm ra công ăn việc làm?
Đáp: Tôi muốn nói với giới trẻ rằng phương thế duy nhất để thoát khỏi ngõ cụt là cố gắng học hành, gia tăng hiểu biết, đọc sách và chăm chỉ tới trường. Đó là điều tôi đã làm. Nền tảng của toàn cuộc sống là kiên trì và cương quyết học tiếng nói của quốc gia trong đó mình đang sống. Trái lại trên bình diện chính trị cũng cần phải khởi hành trở lại từ các biện pháp đơn sơ có lương tri như hội nhập người trẻ di cư và thu nhận họ vào cả trong các lực lượng cảnh sát an ninh, nghĩa là tạo công ăn việc làm và cơ may cho họ hội nhập. (Avvenire 24.25-5-2013)
Không có tình yêu nào là không có luật lệ
Linh Tiến Khải
09:40 16/06/2013
Phỏng vấn bà Eva Illouz, giáo sư xã hội học người Do thái
Từ nhiều năm qua thế giới đang chứng kiến cảnh nhiều chính quyền Tây âu theo nhau hợp thức hóa hôn nhân đồng phái và chấp nhận cho các cặp này có quyền nhân con nuôi. Song song với luật hôn nhân đồng phái là mưu toan loại bỏ các từ truyền thống ”cha”, ”mẹ”, và thay thế chúng bằng từ ”người phối ngẫu”. Thế giới xem ra ngày càng bước sâu vào cảnh hỗn loạn tâm lý và lạc lõng tinh thần, đến không còn biết phân biệt, phải trái, tốt xấu, lành dữ nữa. Những tấn kích chống lại gia đình tự nhiên, tế bào nòng cốt của xã hội, và chống lại hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là bằng chứng cụ thể chứng mình cho tình trạng hỗn loạn và lầm lạc này.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn bà Eva Illouz, giáo sư xã hội học tại đại học Giêrusalem về quan niệm lệch lạc về tình yêu trong thế giới ngày nay.
Giáo sư Illouz sinh năm 1961 tại Fes bên Marốc, nhưng di cư sang Phàp năm lên 10 tuổi. Bà đã theo học các môn xã hội, truyền thông và văn chương tại Paris và lấy luận án tiến sĩ về truyền thông và nghiên cứu văn hóa tại đại học Pensuylvania Hoa Kỳ năm 1991. Sau đó bà Illouz trở thành giáo sư thỉnh giảng tại đại học Princeton và trường Cao đẳng khoa xã hội tại Paris và Học viện cao đẳng Berlin. Hiện này bà là giáo sư môn xã hội học tại đại học Giêrusalem. Bà đã viết nhiều sách. Cuốn ”Thiêu đốt ảo tưởng thơ mộng: Tình yêu và các mẫu thuẫn văn hóa của chủ thuyết tư bản” (1997) đã được giải thưởng của Hiệp hội xã hội học Hoa Kỳ năm 2000. Các cuốn khác như: ”Nền văn hóa của chủ thuyết tư bản” (2002); ”Các thân tình lạnh lẽo: Kiểu làm của chủ thuyết tư bản cảm động” (2007); ”Cứu rỗi linh hồn tân tiến: Liệu pháp, các cảm xúc và nền văn hóa tự giúp mình” (2008). Năm 2012 giáo sư Illouz mới cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Tại sao tình yêu gây đau khổ: Một giải thích xã hội học” trình bầy về tình yêu, hôn nhân, và các liên hệ giữa nam nữ trong môi trường tư bản và tân tiến hiện đại.
Hỏi: Thưa bà Illouz, cuốn sách mới xuất bản của bà cho thấy rằng khổ đau vì yêu có các gốc rễ xã hội, chứ không phải chỉ có gốc rễ tâm lý mà thôi. Tại sao nó lại không hiển nhiên đối với chúng ta như vậy?
Đáp: Ngày nay người ta tin rằng các tai nạn tình yêu là hậu qủa trực tiếp lịch sử tâm thần của chúng ta. Lý thuyết của ông Freud, mà chúng ta chìm ngập trong đó từ Đệ Nhị Thế Chiến tới nay, khiến cho chúng ta quen với ý tưởng lý do các thất bại tình yêu của chúng ta là nơi chính chúng ta, trong lịch sử cá nhân của chúng ta, trong tiềm thức của chúng ta... Tôi đã muốn phản đối quan niệm này. Đối với tôi xem là điều cấp thiết phải khẳng định rằng các thất bại tình yêu trong cuộc sống riêng tư của chúng ta không phải hay không chỉ là hậu qủa của các bản vị tâm thần giòn mỏng, mà cũng là sản phẩm của các cơ cấu, các căng thẳng văn hóa và xã hội của thời đại tân tiến, của các tiến triển trong các tương quan xã hội giữa người nam và người nữ, của một thị trường tình yêu mới nổi lên, và các thất bại tình yêu của chúng ta cũng là hậu qủa của các giá trị thân thiết với chúng ta nhất như là sự tự do.
Hỏi: Chủ nghĩa cá nhân khiến cho các cá nhân dễ bị thương tích một cách qúa sức. Tại sao vậy thưa giáo sư?
Đáp: Trong Âu châu thời tiền tư bản, các người nam và người nữ đã gặp gỡ nhau trong một vũ trụ, trong đó họ được che chở trên bình diện cảm xúc và trên bình diện luân lý bởi sự hiện diện của nhóm. Đã có các luật lệ được chia sẻ của cuộc gặp gỡ và dấn thân yêu thương. Theo đuổi tán tỉnh một phụ nữ nào đó có các nghi thức rõ ràng của nó. Nghi thức đó đã có hiệu qủa trong việc xây dựng cuộc sống cảm xúc, điều hành các rung cảm và giảm thiểu sự không chắc chắn. Trong mô thức truyền thống nếu một người nam theo đuổi tán tỉnh một người nữ mà không dấn thấn và bỏ đi, thì bị mọi người kết án: từ phía người nữ, từ phía những ai sống chung quanh người nữ đó, và từ chính đương sự biết mình đã phạm một sai lầm. Sự minh bạch luân lý đó đã biến mất khỏi các tương quan tình yêu, và điều này khiến cho chúng ta trở nên dễ bị thương tích hơn.
Hỏi: Như thế thì ngày nay, sự nguy hiểm và không chắc chắn đang thắng thế hay sao thưa giáo sư?
Đáp: Vâng. Ngày nay tương quan tình yêu đã bị xác định, nếu tôi có thể nói như vậy, bởi sự không chắc chắn và bởi ý thức về sự liều lĩnh. Người ta không biết người ta cảm thấy gì, người ta không biết người khác cảm thấy gì, và còn hơn thế nữa người ta không biết đâu sẽ là các dấu chỉ của tình yêu và của sự dấn thân, đối với mình và đối với người khác. Dĩ nhiên, luôn luôn có những trường hợp, trong đó người ta biết một cách rất rõ ràng mình yêu hay không yêu. Nhưng nếu chúng ta loại trừ hai thái cực này đi, thì các tương quan được sống một cách hoàn toàn dưới dấu chỉ của sự không chắc chắn. Nhà xã hội học Ulrich Beck đã nói tới ”sự hỗn loạn của các tương quan yêu thương”. Đó là một kiểu nói rất đúng, bởi vì tình yêu đã trở thành một môi trường, trong đó không còn có luật lệ nào cả. Chắc chắn là người ta có thể đòi hỏi các luật lệ, nhưng một cách đương nhiên là người ta mau chóng tìm thấy rằng mình đòi hỏi một mình...
Hỏi: Thưa giáo sư, có người nói rằng sự đau khổ trong tình yêu đã luôn luôn hiện hữu. Thế thì cái gì phân biệt sự đau khổ trong tình yêu trong xã hội tân tiến ngày nay?
Đáp: Tôi không cho rằng sự đau khổ yêu thương là một hiện tượng chưa từng có, nhưng nó có một cái gì đó chưa từng có, trên bình diện phẩm chất, trong kinh nghiệm tân tiến của sự khổ đau. Thí dụ ngày nay sự khổ đau yêu thương được nhận thức như là một kinh nghiệm đe dọa sự toàn vẹn của cái tôi của các cá nhân, bởi vì tình yêu đã có một vai trò đè bẹp trong việc xây dựng sự tự đánh giá mình trong các xã hội của chúng ta. Tình yêu trao ban cho chúng ta ý thức giá trị của chúng ta.
Hỏi: Như thế nói cho cùng, đó là điều mà giáo sư miêu tả là sự trồi lên của ”thị trường tình yêu” có phải thế không?
Đáp: Vâng. Sự thay đổi lớn của các cuộc gặp gỡ yêu thương là kết qủa sự không có luật lệ của chúng, của một tiến trình ”tách rời” cuộc gặp gỡ yêu đương khỏi các khung cảnh luân lý truyền thống điều hành nó. Người ta đã bắt đầu đưa ra môt sự cạnh tranh mạnh mẽ liên quan tới cuộc gặp gỡ yêu đương. Không phải tất cả mọi cá nhân đều có cùng các khả năng để đương đầu với sự cạnh tranh này. Sự tự do tính dục giống như sự tự do kinh tế: nó tổ chức, đóng khung và hợp thức hóa các bất đồng đều.
Hỏi: Không thảo luận nó trở lại giáo sư cho thấy rằng cuộc cách mạng tính dục đã không duy trì các lời hứa của nó. Tại sao vây?
Đáp: Chủ thuyết nữ quyền đã vứt bỏ các cấu trúc quyền bính mà không đụng tới các hạ tầng cơ sở. Trong xã hội phụ hệ trước hết đã có sự cân đối giữa đàn ông và đàn bà, bởi vì cả hai phía đều tìm lấy nhau. Trong chế độ truyền thống ấy người nam tự định nghĩa qua việc kiểm soát được việc thực thi trên một người nữ và trên con cái và muốn truyền bá tên tuổi của mình. Đối với các người nam hôn nhân rất thường khi cũng đã là hoạt động tài chánh quan trọng nhất cuộc sống của họ. Như thế ngày xưa người nam muốn một hôn nhân và một gia đình cũng như người nữ. Tình trạng này đã triệt để thay đổi vào hậu bán thế kỷ XX. Chủ thuyết tư bản đã khiến cho nam giới ra khỏi gia đình và đã cho phép họ kiếm sống ở bên ngoài. Nó đã khiến cho họ ít lệ thuộc hơn vào lãnh vực riêng tư. Thêm vào đó là các hiệu quả của cuộc cách mạng tính dục trong các thập niên 1970. Nam giới tự do tiếp xúc với tính dục mà không qua hôn nhân nữa. Các thay đổi đó là lý do sự bất bình đẳng, bởi vì phụ nữ tiếp tục ước mong có con cái và một gia đình ổn định. Thế rồi còn có các yếu tố khác khiến cho sự bất bình đẳng ấy gia tăng như: sự kiện nam giới không phải tuân hành đồng hồ sinh học như nữ giới, họ đã theo một tính dục hàng loạt ít dấn thân hơn trên bình diện cảm xúc, họ có khả thể lớn hơn trong việc lựa chọn các phụ nữ trẻ hơn hay già hơn. Họ có quyền bính, bởi vì quyền bính gắn liền với một khả thể lựa chọn lớn hơn.
Hỏi: Trong mức độ nào giáo sư tin rằng có thể nối liền luân lý đạo đức với sự sự tự do yêu đương và tự do tính dục?
Đáp: Tôi không biết, và không phải bởi vì tôi đã không suy tư điều đó. Tôi gặp khó khăn tin rằng có thể đi tới một thuyết nhân bản thứ hai của tình yêu, như triết gia Luc Ferry đề nghị. Điều này bao hàm khả thể thánh thiêng hóa tha nhân, nhưng chúng ta lại thiếu chính khả thể này. Sự tự lập, sự tự do, việc lựa chọn tạo ra một cái gì giống như chủ thuyết tương đối của cảm xúc. Làm sao có thể hạn chế tiến trình này, có thể hạn chế nó không? Tôi không biết, bởi vì không thể vẽ chân dung của sự tự do. Sự tự do tính dục có một khía cạnh mà người ta thường không muốn thấy: đó là người ta vật dụng hóa tha nhân. Tha nhân trở thành một dụng cụ, một phương tiên cho khoái cảm của tôi. Đó là điều mà triết gia Kant cấm chúng ta làm: đối xử với người khác như là một phương tiện. Ngoài ra nó khiến cho các nhân đức truyền thống như sự kiên trì, sự liêm chính, khả năng hy sinh chính mình ... trở thành khó hơn. Weber là nhà xã hội học đầu tiên đã khiến cho chúng ta nghi ngờ sự tự do tân tiến, bằng cách nói rằng nó cũng là một cái ”cũi sắt”. Quan niệm của ông về sự tân tiến có một cấu trúc thê thảm. Weber có cảm tưởng rằng mình đang mất đi những điều sẽ không thể nào thu hồi được nữa và phải chịu vậy thôi.
Hỏi: Thưa giáo sư Illouz, đâu là vai trò của các nền luân lý, có tính cách tôn giáo hay ít có tính cách tôn giáo, trong việc tiếp tục hiệp nhất luân lý đạo đức và cuộc sống yêu thương?
Đáp: Tôi tin rằng một cuộc đối thoại giữa tất cả các thành phần xã hội là điều nòng cốt. Các thành phần xã hội: các người ủng hộ nữ quyền, các giới chức tôn giáo, các người đời cần phải nói với hhau, đối thoại, trao đổi với nhau. Như là nhà xã hội học, vai trò của tôi là minh giải các từ của cuộc thảo luận, mà chúng ta phải chú ý trong xã hội dân sự. Tôi sẽ không bao giờ nói rằng các nền luân lý truyền thống không có gì để đem đến cho chúng ta. Trái lại là đàng khác. (Avvenire 23-5-2013)
Từ nhiều năm qua thế giới đang chứng kiến cảnh nhiều chính quyền Tây âu theo nhau hợp thức hóa hôn nhân đồng phái và chấp nhận cho các cặp này có quyền nhân con nuôi. Song song với luật hôn nhân đồng phái là mưu toan loại bỏ các từ truyền thống ”cha”, ”mẹ”, và thay thế chúng bằng từ ”người phối ngẫu”. Thế giới xem ra ngày càng bước sâu vào cảnh hỗn loạn tâm lý và lạc lõng tinh thần, đến không còn biết phân biệt, phải trái, tốt xấu, lành dữ nữa. Những tấn kích chống lại gia đình tự nhiên, tế bào nòng cốt của xã hội, và chống lại hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là bằng chứng cụ thể chứng mình cho tình trạng hỗn loạn và lầm lạc này.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn bà Eva Illouz, giáo sư xã hội học tại đại học Giêrusalem về quan niệm lệch lạc về tình yêu trong thế giới ngày nay.
Giáo sư Illouz sinh năm 1961 tại Fes bên Marốc, nhưng di cư sang Phàp năm lên 10 tuổi. Bà đã theo học các môn xã hội, truyền thông và văn chương tại Paris và lấy luận án tiến sĩ về truyền thông và nghiên cứu văn hóa tại đại học Pensuylvania Hoa Kỳ năm 1991. Sau đó bà Illouz trở thành giáo sư thỉnh giảng tại đại học Princeton và trường Cao đẳng khoa xã hội tại Paris và Học viện cao đẳng Berlin. Hiện này bà là giáo sư môn xã hội học tại đại học Giêrusalem. Bà đã viết nhiều sách. Cuốn ”Thiêu đốt ảo tưởng thơ mộng: Tình yêu và các mẫu thuẫn văn hóa của chủ thuyết tư bản” (1997) đã được giải thưởng của Hiệp hội xã hội học Hoa Kỳ năm 2000. Các cuốn khác như: ”Nền văn hóa của chủ thuyết tư bản” (2002); ”Các thân tình lạnh lẽo: Kiểu làm của chủ thuyết tư bản cảm động” (2007); ”Cứu rỗi linh hồn tân tiến: Liệu pháp, các cảm xúc và nền văn hóa tự giúp mình” (2008). Năm 2012 giáo sư Illouz mới cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Tại sao tình yêu gây đau khổ: Một giải thích xã hội học” trình bầy về tình yêu, hôn nhân, và các liên hệ giữa nam nữ trong môi trường tư bản và tân tiến hiện đại.
Hỏi: Thưa bà Illouz, cuốn sách mới xuất bản của bà cho thấy rằng khổ đau vì yêu có các gốc rễ xã hội, chứ không phải chỉ có gốc rễ tâm lý mà thôi. Tại sao nó lại không hiển nhiên đối với chúng ta như vậy?
Đáp: Ngày nay người ta tin rằng các tai nạn tình yêu là hậu qủa trực tiếp lịch sử tâm thần của chúng ta. Lý thuyết của ông Freud, mà chúng ta chìm ngập trong đó từ Đệ Nhị Thế Chiến tới nay, khiến cho chúng ta quen với ý tưởng lý do các thất bại tình yêu của chúng ta là nơi chính chúng ta, trong lịch sử cá nhân của chúng ta, trong tiềm thức của chúng ta... Tôi đã muốn phản đối quan niệm này. Đối với tôi xem là điều cấp thiết phải khẳng định rằng các thất bại tình yêu trong cuộc sống riêng tư của chúng ta không phải hay không chỉ là hậu qủa của các bản vị tâm thần giòn mỏng, mà cũng là sản phẩm của các cơ cấu, các căng thẳng văn hóa và xã hội của thời đại tân tiến, của các tiến triển trong các tương quan xã hội giữa người nam và người nữ, của một thị trường tình yêu mới nổi lên, và các thất bại tình yêu của chúng ta cũng là hậu qủa của các giá trị thân thiết với chúng ta nhất như là sự tự do.
Hỏi: Chủ nghĩa cá nhân khiến cho các cá nhân dễ bị thương tích một cách qúa sức. Tại sao vậy thưa giáo sư?
Đáp: Trong Âu châu thời tiền tư bản, các người nam và người nữ đã gặp gỡ nhau trong một vũ trụ, trong đó họ được che chở trên bình diện cảm xúc và trên bình diện luân lý bởi sự hiện diện của nhóm. Đã có các luật lệ được chia sẻ của cuộc gặp gỡ và dấn thân yêu thương. Theo đuổi tán tỉnh một phụ nữ nào đó có các nghi thức rõ ràng của nó. Nghi thức đó đã có hiệu qủa trong việc xây dựng cuộc sống cảm xúc, điều hành các rung cảm và giảm thiểu sự không chắc chắn. Trong mô thức truyền thống nếu một người nam theo đuổi tán tỉnh một người nữ mà không dấn thấn và bỏ đi, thì bị mọi người kết án: từ phía người nữ, từ phía những ai sống chung quanh người nữ đó, và từ chính đương sự biết mình đã phạm một sai lầm. Sự minh bạch luân lý đó đã biến mất khỏi các tương quan tình yêu, và điều này khiến cho chúng ta trở nên dễ bị thương tích hơn.
Hỏi: Như thế thì ngày nay, sự nguy hiểm và không chắc chắn đang thắng thế hay sao thưa giáo sư?
Đáp: Vâng. Ngày nay tương quan tình yêu đã bị xác định, nếu tôi có thể nói như vậy, bởi sự không chắc chắn và bởi ý thức về sự liều lĩnh. Người ta không biết người ta cảm thấy gì, người ta không biết người khác cảm thấy gì, và còn hơn thế nữa người ta không biết đâu sẽ là các dấu chỉ của tình yêu và của sự dấn thân, đối với mình và đối với người khác. Dĩ nhiên, luôn luôn có những trường hợp, trong đó người ta biết một cách rất rõ ràng mình yêu hay không yêu. Nhưng nếu chúng ta loại trừ hai thái cực này đi, thì các tương quan được sống một cách hoàn toàn dưới dấu chỉ của sự không chắc chắn. Nhà xã hội học Ulrich Beck đã nói tới ”sự hỗn loạn của các tương quan yêu thương”. Đó là một kiểu nói rất đúng, bởi vì tình yêu đã trở thành một môi trường, trong đó không còn có luật lệ nào cả. Chắc chắn là người ta có thể đòi hỏi các luật lệ, nhưng một cách đương nhiên là người ta mau chóng tìm thấy rằng mình đòi hỏi một mình...
Hỏi: Thưa giáo sư, có người nói rằng sự đau khổ trong tình yêu đã luôn luôn hiện hữu. Thế thì cái gì phân biệt sự đau khổ trong tình yêu trong xã hội tân tiến ngày nay?
Đáp: Tôi không cho rằng sự đau khổ yêu thương là một hiện tượng chưa từng có, nhưng nó có một cái gì đó chưa từng có, trên bình diện phẩm chất, trong kinh nghiệm tân tiến của sự khổ đau. Thí dụ ngày nay sự khổ đau yêu thương được nhận thức như là một kinh nghiệm đe dọa sự toàn vẹn của cái tôi của các cá nhân, bởi vì tình yêu đã có một vai trò đè bẹp trong việc xây dựng sự tự đánh giá mình trong các xã hội của chúng ta. Tình yêu trao ban cho chúng ta ý thức giá trị của chúng ta.
Hỏi: Như thế nói cho cùng, đó là điều mà giáo sư miêu tả là sự trồi lên của ”thị trường tình yêu” có phải thế không?
Đáp: Vâng. Sự thay đổi lớn của các cuộc gặp gỡ yêu thương là kết qủa sự không có luật lệ của chúng, của một tiến trình ”tách rời” cuộc gặp gỡ yêu đương khỏi các khung cảnh luân lý truyền thống điều hành nó. Người ta đã bắt đầu đưa ra môt sự cạnh tranh mạnh mẽ liên quan tới cuộc gặp gỡ yêu đương. Không phải tất cả mọi cá nhân đều có cùng các khả năng để đương đầu với sự cạnh tranh này. Sự tự do tính dục giống như sự tự do kinh tế: nó tổ chức, đóng khung và hợp thức hóa các bất đồng đều.
Hỏi: Không thảo luận nó trở lại giáo sư cho thấy rằng cuộc cách mạng tính dục đã không duy trì các lời hứa của nó. Tại sao vây?
Đáp: Chủ thuyết nữ quyền đã vứt bỏ các cấu trúc quyền bính mà không đụng tới các hạ tầng cơ sở. Trong xã hội phụ hệ trước hết đã có sự cân đối giữa đàn ông và đàn bà, bởi vì cả hai phía đều tìm lấy nhau. Trong chế độ truyền thống ấy người nam tự định nghĩa qua việc kiểm soát được việc thực thi trên một người nữ và trên con cái và muốn truyền bá tên tuổi của mình. Đối với các người nam hôn nhân rất thường khi cũng đã là hoạt động tài chánh quan trọng nhất cuộc sống của họ. Như thế ngày xưa người nam muốn một hôn nhân và một gia đình cũng như người nữ. Tình trạng này đã triệt để thay đổi vào hậu bán thế kỷ XX. Chủ thuyết tư bản đã khiến cho nam giới ra khỏi gia đình và đã cho phép họ kiếm sống ở bên ngoài. Nó đã khiến cho họ ít lệ thuộc hơn vào lãnh vực riêng tư. Thêm vào đó là các hiệu quả của cuộc cách mạng tính dục trong các thập niên 1970. Nam giới tự do tiếp xúc với tính dục mà không qua hôn nhân nữa. Các thay đổi đó là lý do sự bất bình đẳng, bởi vì phụ nữ tiếp tục ước mong có con cái và một gia đình ổn định. Thế rồi còn có các yếu tố khác khiến cho sự bất bình đẳng ấy gia tăng như: sự kiện nam giới không phải tuân hành đồng hồ sinh học như nữ giới, họ đã theo một tính dục hàng loạt ít dấn thân hơn trên bình diện cảm xúc, họ có khả thể lớn hơn trong việc lựa chọn các phụ nữ trẻ hơn hay già hơn. Họ có quyền bính, bởi vì quyền bính gắn liền với một khả thể lựa chọn lớn hơn.
Hỏi: Trong mức độ nào giáo sư tin rằng có thể nối liền luân lý đạo đức với sự sự tự do yêu đương và tự do tính dục?
Đáp: Tôi không biết, và không phải bởi vì tôi đã không suy tư điều đó. Tôi gặp khó khăn tin rằng có thể đi tới một thuyết nhân bản thứ hai của tình yêu, như triết gia Luc Ferry đề nghị. Điều này bao hàm khả thể thánh thiêng hóa tha nhân, nhưng chúng ta lại thiếu chính khả thể này. Sự tự lập, sự tự do, việc lựa chọn tạo ra một cái gì giống như chủ thuyết tương đối của cảm xúc. Làm sao có thể hạn chế tiến trình này, có thể hạn chế nó không? Tôi không biết, bởi vì không thể vẽ chân dung của sự tự do. Sự tự do tính dục có một khía cạnh mà người ta thường không muốn thấy: đó là người ta vật dụng hóa tha nhân. Tha nhân trở thành một dụng cụ, một phương tiên cho khoái cảm của tôi. Đó là điều mà triết gia Kant cấm chúng ta làm: đối xử với người khác như là một phương tiện. Ngoài ra nó khiến cho các nhân đức truyền thống như sự kiên trì, sự liêm chính, khả năng hy sinh chính mình ... trở thành khó hơn. Weber là nhà xã hội học đầu tiên đã khiến cho chúng ta nghi ngờ sự tự do tân tiến, bằng cách nói rằng nó cũng là một cái ”cũi sắt”. Quan niệm của ông về sự tân tiến có một cấu trúc thê thảm. Weber có cảm tưởng rằng mình đang mất đi những điều sẽ không thể nào thu hồi được nữa và phải chịu vậy thôi.
Hỏi: Thưa giáo sư Illouz, đâu là vai trò của các nền luân lý, có tính cách tôn giáo hay ít có tính cách tôn giáo, trong việc tiếp tục hiệp nhất luân lý đạo đức và cuộc sống yêu thương?
Đáp: Tôi tin rằng một cuộc đối thoại giữa tất cả các thành phần xã hội là điều nòng cốt. Các thành phần xã hội: các người ủng hộ nữ quyền, các giới chức tôn giáo, các người đời cần phải nói với hhau, đối thoại, trao đổi với nhau. Như là nhà xã hội học, vai trò của tôi là minh giải các từ của cuộc thảo luận, mà chúng ta phải chú ý trong xã hội dân sự. Tôi sẽ không bao giờ nói rằng các nền luân lý truyền thống không có gì để đem đến cho chúng ta. Trái lại là đàng khác. (Avvenire 23-5-2013)
Tại cửa thành Zion- Thả lưới
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
09:55 16/06/2013
Môt loạt Video tu tập những chứng từ kêu gọi cho việc “Tân Phúc Âm Hoá”
VATICAN: (Zenit. Org)- Trong tháng 10/ 2012 tại Roma, toàn thể Giáo Hội hướng cái nhìn của mình tới sự “Tân Phuc Âm Hóa” trong Đại Hội Khoáng đại Thường Niên XIII của Hội Đồng Giám Mục.
Từ ngữ “Tân Phúc Âm Hoá” không phải là sự gì mới mẻ trong ngôn ngữ của Giáo Hội. Chân Phước John Paul II đã sử dụng nó khi ngài nói về sự dấn thân của các gám mục, các linh mục và mọi người Kitô hữu , “Không phải nói về sự tái rao giảng Tin Mừng, nhưng đúng hơn về một sự rao giảng tin mừng mới : mới trong sự nhiệt tình, trong những cách thức và sự diễn tả. “ Như sự hội thảo của Đại Hội Thượng Hội Đồng chỉ rõ, đối tượng của việc tân Phúc âm hoá là sự truyền thông Đức Tin. Trong những thời gian này trong đó chúng ta sống, có nhiều người đáp ứng với mệnh lệnh Chúa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thàn, minh chứng cho Đúc Tin. Mọi người Kitô hữu sẽ muốn làm như vậy.
Một người Kitô hữu rao giảng tin mừng công nhận rằng chính Chúa Kitô làm phép lạ cho cuộc trở lại trong những tâm hồn của những kẻ mình gặp. Sự tường thuật về sự đánh bắt lạ lùng này chỉ cho chúng ta cách thức, với tiếng nói và lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Hãy quăng lưới bên phải “( Jn. 21:16), các tông đồ, sau khi qua một đêm hoàn toàn không bắt được gì, bắt được mợt số cá to lớn.
H.M. Television và EUX Mamie Foundation đã phát hành loạt mới vdeo có tên “Hãy thả lưới” thâu được những chứng từ của nhiều người đáp ứng với tiếng gọi tân Phúc Âm Hoá. Loạt chi tiết thuật lại những trải nghiệm của những kẻ cảm thấy kêu gọi nói về Chúa Kitô.
“Trong những chứng từ của họ, họ nói với chúng tôi họ không quan tâm về sự họ có được nghe hay không, nhưng đúng hơn, như một người gặp một nguồn nước trong sa mạc, họ đi nói tin mừng cho mọi người, “ một tuần báo phát hành từ EUK Mamie Foudation nói. Họ nói những trải nghiệm cá nhân của họ về cách họ đi rao giảng tin mừng và nói về Chúa. Họ chia sẻ sự hăng say của họ và niềm vui rao giảng Tin Mừng, không giấu những đau khổ họ có thể đi ngang qua để loan báo Chúa Kitô. Chúng tôi hy vọng rằng với chương trình này nhiều người Kitô hữu có thể bị xúc động bởi thấy những hậu quả và cũng trở nên những cộng tác viên trong việc Tân Phúc Âm Hoá.”
VATICAN: (Zenit. Org)- Trong tháng 10/ 2012 tại Roma, toàn thể Giáo Hội hướng cái nhìn của mình tới sự “Tân Phuc Âm Hóa” trong Đại Hội Khoáng đại Thường Niên XIII của Hội Đồng Giám Mục.
Từ ngữ “Tân Phúc Âm Hoá” không phải là sự gì mới mẻ trong ngôn ngữ của Giáo Hội. Chân Phước John Paul II đã sử dụng nó khi ngài nói về sự dấn thân của các gám mục, các linh mục và mọi người Kitô hữu , “Không phải nói về sự tái rao giảng Tin Mừng, nhưng đúng hơn về một sự rao giảng tin mừng mới : mới trong sự nhiệt tình, trong những cách thức và sự diễn tả. “ Như sự hội thảo của Đại Hội Thượng Hội Đồng chỉ rõ, đối tượng của việc tân Phúc âm hoá là sự truyền thông Đức Tin. Trong những thời gian này trong đó chúng ta sống, có nhiều người đáp ứng với mệnh lệnh Chúa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thàn, minh chứng cho Đúc Tin. Mọi người Kitô hữu sẽ muốn làm như vậy.
Một người Kitô hữu rao giảng tin mừng công nhận rằng chính Chúa Kitô làm phép lạ cho cuộc trở lại trong những tâm hồn của những kẻ mình gặp. Sự tường thuật về sự đánh bắt lạ lùng này chỉ cho chúng ta cách thức, với tiếng nói và lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Hãy quăng lưới bên phải “( Jn. 21:16), các tông đồ, sau khi qua một đêm hoàn toàn không bắt được gì, bắt được mợt số cá to lớn.
H.M. Television và EUX Mamie Foundation đã phát hành loạt mới vdeo có tên “Hãy thả lưới” thâu được những chứng từ của nhiều người đáp ứng với tiếng gọi tân Phúc Âm Hoá. Loạt chi tiết thuật lại những trải nghiệm của những kẻ cảm thấy kêu gọi nói về Chúa Kitô.
“Trong những chứng từ của họ, họ nói với chúng tôi họ không quan tâm về sự họ có được nghe hay không, nhưng đúng hơn, như một người gặp một nguồn nước trong sa mạc, họ đi nói tin mừng cho mọi người, “ một tuần báo phát hành từ EUK Mamie Foudation nói. Họ nói những trải nghiệm cá nhân của họ về cách họ đi rao giảng tin mừng và nói về Chúa. Họ chia sẻ sự hăng say của họ và niềm vui rao giảng Tin Mừng, không giấu những đau khổ họ có thể đi ngang qua để loan báo Chúa Kitô. Chúng tôi hy vọng rằng với chương trình này nhiều người Kitô hữu có thể bị xúc động bởi thấy những hậu quả và cũng trở nên những cộng tác viên trong việc Tân Phúc Âm Hoá.”
Về Dân Chúa
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
11:38 16/06/2013
VATICAN (Zenit.org)- Bài huấn đức của Đức Phanxicô phát hành trong buổi Tiếp Kiến Chung hằng tuần tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô hôm thứ Tư 12/6/.
Hôm nay tôi muốn vắn tắt đề cao môt từ ngữ khác mà Công Đồng Vaticanô 2 đã dùng nó để định nghĩa Giáo Hội, như là Dân Chúa “(x. Hiến Chế Lumen Gentium, 9; Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, 782). Và tôi đưa ra một số câu hỏi, mà mọi người có thể suy tư.
1.”Làm Dân Chúa” có nghĩa là gì”? Trước hết điều đó có nghĩa là Thiên Chúa không thuộc cách riêng dân tộc nào; bởi vì chính Chúa là Đấng kêu gọi chúng ta, triệu tập chúng ta, mời gọi chúng ta làm thành phần của dân Người, và sự kêu gọi này ngõ với tất cả chúng ta, không phân biệt, bởi vì sự thương xót của Chúa muốn sự cứu độ cho mọi người (1 Tm 2,4). Chúa Giêsu không nói với các Tông Đồ và với chúng ta làm thành một nhóm đặc biệt, môt nhóm tuyển. Chúa Giêsu nói: Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ (x. Mt 28, 19). Thánh Phaolô nói trong dân Chúa, trong Giáo Hội không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp…vì tất cả anh chị em chỉ là một trong Đức Kitô Giêsu “(Gal 3, 28). Tôi cũng muốn nói cho những kẻ cảm thấy ở xa Chúa và Giáo Hội, kẻ lo sợ hay là dửng dưng, kẻ tưởng mình có thể không còn thay đổi: Chúa kêu anh chị em kết hợp với dân Chúa và làm như vậy với sự cung kính và tình yêu lớn!
2. Làm cách nào ta trở thành một thành phần của dân này ? Điều đó không qua sự sinh thể lý, nhưng qua môt sự sinh mới. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói với Nicôdemô ta phải được sinh ra từ trên cao, bởi nước và thần khí để vào trong nước Chúa (x. Jn 3: 3-5) Đó là qua Bí Tích Rửa Tội mà chúng ta được nhập vào dân này, nhờ đức tin trong Chúa Kitô, một ân ban từ Chúa phải được nuôi dưỡng và phát triển suốt cuộc đời chúng ta. Chúng ta hãy hỏi chúng ta: Làm sao tôi có thể phát triển đức tin tôi dã lãnh nhận trong Bí Tích Rửa Tội của tôi. ?
3. Luật của Dân Chúa là gì? Đó là luật tình yêu, tình yêu Chúa và tình yêu người anh em theo điều răn mới Chúa đã để lại cho chúng ta (x. Jn 13: 34). Một tình yêu, tuy nhiên, không phải là một tình cảm vô sinh hay là một điều gì mơ hồ, nhưng một tình yêu công nhận Chúa như là Chúa duy nhất của sự sống và, đồng thời, tiếp đón người anh em của ta như là một người anh em thật, bằng cách vượt thắng những sự chia rẽ, những sự cạnh tranh, những sự hiểu lầm; sự ích kỷ; cả hai sự đi chung. Chúng ta còn phải làm nhiều dường nào ngõ hầu sống luật mới này cách cụ thể, luật của Chúa Thánh Thần Đấng làm việc trong chúng ta, luật của đức ái, của tình yêu ! Khi chúng ta nhìn trong báo chí hay là trong ti vi, có rất nhiều xung đột giữa những người Kitô hữu: nhưng làm sao sự này có thể xảy ra? Trong dân của Chúa xung đột nhiều là dường nào! Trong những hàng xóm, trong nơi làm việc, biết bao nhiêu vụ xung đột do sự ganh tị, sự ghen tương !
Dầu trong chính gia đình, xảy nhiều xung đột nội tại Chúng ta phải xin Chúa cho chúng ta hiểu luật yêu thương này. Đẹp dường nào sự yêu thương như những anh em thật. Đẹp dường nào! Chúng ta hãy làm môt việc hôm nay. Có thể chúng ta có những kẻ chung ta yêu thương và những kẻ khác chúng ta ghét; có thể nhiều người trong chúng ta có chuyện buồn chút ít với ai đó; bấy giờ, hãy thưa với Chúa: Lạy Chúa, con cảm thấy khó chịu với người này hay là người kia, Con sẻ cầu nguyện cho anh hay chị ấy. Câu nguyện cho những kẻ mà chúng ta có chuyện buồn với là một bướt tốt trong luật yêu thương. Chúng ta có làm sự đó không ? Chúng ta hãy làm hôm nay!
4. Sứ vụ của dân Chúa là gì? Là đem vào thế giới niềm hy vọng và sự cứu rỗi của Chúa: là nên một dấu tình yêu của Chúa, là điều kêu gọi mọi người có một tình bạn với họ; là nên chất men để lên men thúng bột, là làm muối thêm mùi vị bảo vệ khỏi thúi, làm ánh sáng soi sáng.-như tôi nói- chúng ta có thể thấy sự hiện diện sự dữ có tại đó, Kẻ Đử hành động. Nhưng tôi muốn nói to lên: Chúa mạnh hơn! Và tôi muốn nói thêm rằng sự thật thỉnh thoảng trong tối tăm, bị đánh dấu bởi sự dữ, có thể thay đổi, nếu chúng ta trước hết đem tới ánh sáng tin mừng, hơn hết với những sự sống chúng ta, Nếu trong một hí viện, anh chị em hãy nghĩ tới tại Rome có một Hí trường Võ Sĩ, trong một đêm tối, một người đốt lên một ngọn đèn, anh chị em có thễ thấy nó mờ mờ, nhưng nếu hơn 70.000 khán giả mỗi người quay ngọn đèn của mình lại, hí trường sẽ sáng lên, Chúng ta hãy biến ngọn đèn chúng ta nên ánh sáng của Chúa Kitô: cùng chung chúng ta sẽ đem ánh sáng Tin Mừng vào trong thực tại hoàn toàn.
5. Mục đích của dân này là gì? Mục đích của họ là Nước Chúa, được bắt đầu tại đấy trên mặt Đất bởi chính Chúa, và nó phải trãi rộng cho tới sự đầy tràn, khí Chúa Kitô sẽ xuất hiện (x. Lumen Gentium, 9). Mục đích lúc đó là sự hiệp thông đầy đủ với Chúa, đi vào trong chính sự sông thần linh, nơi chúng ta sẽ sống niềm vui tình yêu cũa Người không có sự đo lường được.
Các anh chị thân yêu, nên Giáo Hội, nên Dân Chúa, theo sự sắp đặt cao cả tình yêu của Cha, điều đó giống như chất men của Chúa cho Nhân Loại, điều ấy có nghìa là loan báo và đem sự cứu độ của Chúa vào trong thế giới chúng ta, thường bị mất, cần những sự trả lời khích lệ, ban hy vọng, ban sức mạnh mới trong cuộc hành trình. Mong sao Giáo Hội nên một chỗ của sự thương xót và sự hy vọng nơi moi người có thể cảm thấy sự đón tiếp, được yêu, đựợc yêu, được tha thứ và được nâng đỡ và sống theo sự sống tốt của Tin Mừng. và làm cho những kẻ khác cảm thấy sự đón tiếp, được yêu, được tha thứ, đước khích lệ- Giáo Hội phải để những cửa nhà mình mở ra ngõ hầu mọi người có thể đi vào. Và chúng ta phải đi ra qua những cửa này để rao giảng Tin Mừng.
Hôm nay tôi muốn vắn tắt đề cao môt từ ngữ khác mà Công Đồng Vaticanô 2 đã dùng nó để định nghĩa Giáo Hội, như là Dân Chúa “(x. Hiến Chế Lumen Gentium, 9; Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, 782). Và tôi đưa ra một số câu hỏi, mà mọi người có thể suy tư.
2. Làm cách nào ta trở thành một thành phần của dân này ? Điều đó không qua sự sinh thể lý, nhưng qua môt sự sinh mới. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói với Nicôdemô ta phải được sinh ra từ trên cao, bởi nước và thần khí để vào trong nước Chúa (x. Jn 3: 3-5) Đó là qua Bí Tích Rửa Tội mà chúng ta được nhập vào dân này, nhờ đức tin trong Chúa Kitô, một ân ban từ Chúa phải được nuôi dưỡng và phát triển suốt cuộc đời chúng ta. Chúng ta hãy hỏi chúng ta: Làm sao tôi có thể phát triển đức tin tôi dã lãnh nhận trong Bí Tích Rửa Tội của tôi. ?
3. Luật của Dân Chúa là gì? Đó là luật tình yêu, tình yêu Chúa và tình yêu người anh em theo điều răn mới Chúa đã để lại cho chúng ta (x. Jn 13: 34). Một tình yêu, tuy nhiên, không phải là một tình cảm vô sinh hay là một điều gì mơ hồ, nhưng một tình yêu công nhận Chúa như là Chúa duy nhất của sự sống và, đồng thời, tiếp đón người anh em của ta như là một người anh em thật, bằng cách vượt thắng những sự chia rẽ, những sự cạnh tranh, những sự hiểu lầm; sự ích kỷ; cả hai sự đi chung. Chúng ta còn phải làm nhiều dường nào ngõ hầu sống luật mới này cách cụ thể, luật của Chúa Thánh Thần Đấng làm việc trong chúng ta, luật của đức ái, của tình yêu ! Khi chúng ta nhìn trong báo chí hay là trong ti vi, có rất nhiều xung đột giữa những người Kitô hữu: nhưng làm sao sự này có thể xảy ra? Trong dân của Chúa xung đột nhiều là dường nào! Trong những hàng xóm, trong nơi làm việc, biết bao nhiêu vụ xung đột do sự ganh tị, sự ghen tương !
Dầu trong chính gia đình, xảy nhiều xung đột nội tại Chúng ta phải xin Chúa cho chúng ta hiểu luật yêu thương này. Đẹp dường nào sự yêu thương như những anh em thật. Đẹp dường nào! Chúng ta hãy làm môt việc hôm nay. Có thể chúng ta có những kẻ chung ta yêu thương và những kẻ khác chúng ta ghét; có thể nhiều người trong chúng ta có chuyện buồn chút ít với ai đó; bấy giờ, hãy thưa với Chúa: Lạy Chúa, con cảm thấy khó chịu với người này hay là người kia, Con sẻ cầu nguyện cho anh hay chị ấy. Câu nguyện cho những kẻ mà chúng ta có chuyện buồn với là một bướt tốt trong luật yêu thương. Chúng ta có làm sự đó không ? Chúng ta hãy làm hôm nay!
4. Sứ vụ của dân Chúa là gì? Là đem vào thế giới niềm hy vọng và sự cứu rỗi của Chúa: là nên một dấu tình yêu của Chúa, là điều kêu gọi mọi người có một tình bạn với họ; là nên chất men để lên men thúng bột, là làm muối thêm mùi vị bảo vệ khỏi thúi, làm ánh sáng soi sáng.-như tôi nói- chúng ta có thể thấy sự hiện diện sự dữ có tại đó, Kẻ Đử hành động. Nhưng tôi muốn nói to lên: Chúa mạnh hơn! Và tôi muốn nói thêm rằng sự thật thỉnh thoảng trong tối tăm, bị đánh dấu bởi sự dữ, có thể thay đổi, nếu chúng ta trước hết đem tới ánh sáng tin mừng, hơn hết với những sự sống chúng ta, Nếu trong một hí viện, anh chị em hãy nghĩ tới tại Rome có một Hí trường Võ Sĩ, trong một đêm tối, một người đốt lên một ngọn đèn, anh chị em có thễ thấy nó mờ mờ, nhưng nếu hơn 70.000 khán giả mỗi người quay ngọn đèn của mình lại, hí trường sẽ sáng lên, Chúng ta hãy biến ngọn đèn chúng ta nên ánh sáng của Chúa Kitô: cùng chung chúng ta sẽ đem ánh sáng Tin Mừng vào trong thực tại hoàn toàn.
5. Mục đích của dân này là gì? Mục đích của họ là Nước Chúa, được bắt đầu tại đấy trên mặt Đất bởi chính Chúa, và nó phải trãi rộng cho tới sự đầy tràn, khí Chúa Kitô sẽ xuất hiện (x. Lumen Gentium, 9). Mục đích lúc đó là sự hiệp thông đầy đủ với Chúa, đi vào trong chính sự sông thần linh, nơi chúng ta sẽ sống niềm vui tình yêu cũa Người không có sự đo lường được.
Các anh chị thân yêu, nên Giáo Hội, nên Dân Chúa, theo sự sắp đặt cao cả tình yêu của Cha, điều đó giống như chất men của Chúa cho Nhân Loại, điều ấy có nghìa là loan báo và đem sự cứu độ của Chúa vào trong thế giới chúng ta, thường bị mất, cần những sự trả lời khích lệ, ban hy vọng, ban sức mạnh mới trong cuộc hành trình. Mong sao Giáo Hội nên một chỗ của sự thương xót và sự hy vọng nơi moi người có thể cảm thấy sự đón tiếp, được yêu, đựợc yêu, được tha thứ và được nâng đỡ và sống theo sự sống tốt của Tin Mừng. và làm cho những kẻ khác cảm thấy sự đón tiếp, được yêu, được tha thứ, đước khích lệ- Giáo Hội phải để những cửa nhà mình mở ra ngõ hầu mọi người có thể đi vào. Và chúng ta phải đi ra qua những cửa này để rao giảng Tin Mừng.
ĐTC: Thiên Chúa Hằng Sống là Đấng thương xót, luôn luôn tha thứ và tái ban sự sống cho con người
Linh Tiến Khải
11:30 16/06/2013
Thiên Chúa Hằng Sống là Đấng thương xót, luôn luôn tha thứ và tái ban sự sống cho con người Nhưng rất thường khi con người không chọn sự sống, không chọn Tin Mừng sự sống, mà để cho mình bị hướng dẫn bới các ý thức hệ và luân lý ngăn cản sự sống, không dung tha sự sống, bởi vì chúng bị chỉ huy bởi sự ích kỷ, lợi nhuận, bổng lộc, quyền bính, thú vui, chứ không phải bởi tình yêu thương, việc kiếm tìm thiện ích của người khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với gần 100.000 tín hữu tham dự thánh lễ Ngày Sự Sồng, đo ngài cử hành sáng Chúa Nhật 16-6-2013, nhân Ngày Tin Mừng Sự Sống trong Năm Đức Tin, tại quảng trường thánh Phêrô.
Tham dự thánh lễ có phái đoàn của Phong trào thăng tiến sự sống đền từ nhiều nước trên thế giới, cũng như hàng ngàn thành viên Hiệp hội Môtô đến từ khắp nơi trên thế giới, nhân đại hội kỷ niệm 110 năm hiên diện của loại môtô Harley-Davidson, diễn ra tại Roma trong các ngày 13-16-6. Hiệp hội đã tặng Đức Thánh Cha hai chiếc mô tô kiểu rất đẹp. Vào dịp cuối tuần 30.000 thành viên Hiệp hội cũng đã diễn hành qua các đại lộ chính của Roma. Từ lúc lúc 6 giờ sáng Chúa Nhật các thành viên đã tụ tập về quảng trường và để xe dọc đại lộ Hòa Giải trước quảng trường thánh Phêrô và trên tất cả mọi đường phố chung quanh quảng trường. Hiếm có dịp thấy hàng ngàn chiếc môtô cũ mới đủ loại như vây.
Lúc trước 10 giờ xe díp đã chở Đức Thánh Cha đi qua các lối giữa quảng trường để ngài chào tín hữu.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Zygmunt Zimowski, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Y tế, vài Giám Mục và 200 Linh Mục. Đoàn giúp lễ gồm 15 thầy thuộc Đại chủng viện truyền giáo dòng Máu Cực Thánh Chúa. Các bài sách Thánh đã được đọc bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Phúc Âm đã được công bố bằng tiếng Ý. Đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ là Ca đoàn Sistina và ca đoàn Mater Ecclesiae.
Giảng trong thánh lễ cử hành ngày Tin Mừng Sự sống Đức Thánh Cha giải thích mục đích như sau:
Với việc cử hành này, trong Năm Đức Tin, chúng ta muốn cám ơn Chúa về ơn sự sống, trong tất cả mọi biểu lộ của nó, đồng thời chúng ta muốn loan báo Tin Mừng Sự Sống. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc Chúa Nhật thường niên thứ XI năm C trong ba điểm suy tư: Thứ nhất Thánh Kinh mặc khải cho biết Thiên Chúa Hằng Sống, Thiên Chúa là Sự Sống và suối nguồn sự sống; thứ hai Chúa Giêsu Kitô trao ban sự sống và Chúa Thánh Thần duy trì chúng ta trong sự sống. Và thứ ba đi theo con đường của Thiên Chúa dẫn đưa tới sự sống, trong khi đi theo các thần tượng dẫn đưa tới cái chết.
Bài đọc thứ nhất trích tư sách Samuel II kể lại chuyện vua Đavít phạm tội ngoại tình với vợ của Uria người Híttít, một binh sĩ trong quân đội của hoàng gia. Để lấp liếm tội lỗi vua ra lênh đặt Uria ở hàng tiền tuyến cho ông bị giết chết. Thánh Kinh cho chúng ta thấy thảm cảnh nhân loại trong tất cả cái thực tế của nó: sự lành sự dữ, các đam mê, tội lỗi và các hậu qủa của nó. Khi con người muốn tự khẳng định chính mình, khép kín trong sự ích kỷ và tự đặt mình vào chỗ của Thiên Chúa, thì kết cục là nó gieo rắc cái chết. Tội ngoại tình của vua Đavít là một thí dụ. Ích kỷ dẫn đưa tới dối trá, qua đó người ta tự lừa dối chính mình và lừa dối tha nhân. Nhưng không thể lừa được Thiên Chúa, và chúng ta đã nghe lời ngôn sứ Nathan nói với nhà vua: ”Hoàng thượng đã làm điều ác trước mặt Thiên Chúa (2 Sm 12,9). Nhà vua bị đặt trước các việc làm gây chết chóc của mình; thật thế điều vua đã làm là công việc của chết chóc chứ không phải của sự sống. Vua hiểu ra và xin lỗi: ”Tôi đã phạm tội chống lại Chúa”; và Thiên Chúa nhân từ muốn sự sống và luôn tha thứ cho chúng ta, Người tha thứ và tái ban sự sống cho vua. Ngôn sứ nói: Chúa đã cất tội của hoàng thượng: hoàng thượng sẽ không chết”.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói chúng ta thường coi Thiên Chúa như là một vị thẩm phán nghiêm khắc, như là một người hạn chế sự tự do sống của chúng ta. Nhưng toàn Thánh Kinh nhắc nhở cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, là Đấng trao ban sự sống và chỉ cho chúng ta con đường sự sống toàn vẹn. Sách Sáng Thế nói rằng Thiên Chúa nhào nặn nên con người với bụi đất, rồi thổi một hơi thở sự sống vào mũi nó và con người trở thành một sinh linh (St 2,7). Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống; nhờ hơi thở của Người mà con người có sự sống, và hơi thở của Thiên Chúa đỡ nâng con đường cuộc sống trần gian của nó. Khi kệu gọi ông Môshê Thiên Chúa tự giới thiếu với ông như là Thiên Chúa của Abraham, Igiaác và Giacóp, như là Thiên Chúa của kẻ sống. Và khi gửi Moshê tới với Pharaô để giải phóng dân Người, Thiên Chúa vén mở cho ông tện gọi của Người: ”Ta là Đấng tự hữu”, Thiên Chúa Đấng làm cho mình hiện diện trong lịch sử, Người giải thoát khỏi cảnh nộ lệ, khỏi cái chết và đem sự sống đến cho dân, bởi vì Người là Đấng Hằng Sống. Mười Điều Răn là một con đường mà Thiên Chúa chỉ cho chúng ta để có một cuộc sống thật sự tự do, một sự sống tràn đầy. Chúng không phải là một bài ca nói ”không”: ngươi không được làm cai này, không được làm cái nọ..., mà là bài ca nói ”có” với Thiên Chúa, với Tình Yêu, với sự sống. Các bạn thân mến, cuộc sống của chúng ta chỉ tràn đầy trong Thiên Chúa. Chỉ có Người là Đấng Hằng Sống!
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha giải thích thái độ của Chúa Giêsu đến đùng bữa tại nhà một người Pharisêu, và để cho một phu nữ tội lỗi đến gần gậy vấp phạm cho mọi người hiện diện. Người lại còn tha tội cho bà và nói: ”Các tội của chị đã được tha vì chị đã yêu nhiều. Trái lại, ai yêu ít thì được tha ít” (Lc 7,47). Đức Thánh Cha quảng diễn điểm này như sau:
Chúa Giêsu là sự nhập thể của Thiên Chúa Hằng Sống, Đấng đem sự sống đến, trước biết bao nhiêu công việc của sự chết, tội lỗi, ích kỷ, sự khép kín trong chính mình. Chúa Giêsu tiếp đón, yêu thương, nâng dậy, khích lệ, tha thứ và trao ban trở lại sức mạnh để bước đi, Người tái trao ban sự sống. Trong toàn Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu, với các cử chỉ và lời nói của Người, Người đem sự sống của Thiên Chúa đến và biến đổi con người. Đó là kinh nghiệm của người đàn bà đã xức dầu thơm nơi chân Chúa. Chị cảm thấy được hiểu, được yêu mến và đáp trả với một cử chỉ yêu thương, để cho lòng xót thương của Thiên Chúa đụng chạm tới mình và được ơn tha thứ để bắt đầu một cuộc sống mới. Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống thương xót. Anh chi em có đồng ý vậy không? Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống là Đấng thương xót! Nào tất cả hãy cùng nói: ” Thiên Chơúa Đấng Hằng Sống thương xót. Xin lặp lại một lần nữa: Thiên Chúa Đấng Hằng Sống thương xót!.
Đó cũng đã là kinh nghiệm của thánh Phaolô như kể trong bài đọc thứ hai. Thánh nhân nói: ” Cuộc sống này mà tôi sống trong thân xác, tôi sống trong niềm tin nơi Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2,20). Cuộc sống đó chính là cuộc sống của Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần, ơn của Chúa Kitô phục sinh, dẫn đưa chúng ta vào cuộc sống như là con cái của Thiên Chúa, như là con cái trong Người Con. Nhưng chúng ta có để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn không?
Kitô hữu là một người tinh thần, điều này không có nghĩa là họ sống ”trên mây trên gió”, sống ngoài thực tại như thể là một bóng ma, không! Kitô hữu là một người suy tư và hành xử trong cuộc sống thường ngày theo Thiên Chúa, là một người để cho cuộc đời mình được linh hoạt và dưỡng nuôi bởi Chúa Thánh Thần để nó đầy tràn, như là con cái thật. Ai để cho Chúa Thánh Thần hướng đẫn là người thực tế, biết đo lường và lượng định gía trị thực tại, và cũng là người phong phú: cuộc sống của họ sinh ra sự sống chung quanh họ.
Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, là Đấng Thương Xót. Chúa Giêsu đem sự sống của Thiên Chúa đến cho chúng ta, Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào sự sống đó và duy trì chúng ta trong tương quan sinh động là con cái Thiên Chúa. Nhưng con người không muốn thế. Đức Thánh Cha nhận xét như sau:
Nhưng rất thường khi, chúng ta biết điều này do kinh nhghiệm, con người không chọn lựa sự sống, không chọn lựa Tin Mừng sự sống, mà để cho mình bị hướng dẫn bởi các ý thức hệ và luận lý ngăn cản sự sống, không dung tha sự sống, bởi vì chúng bị chỉ huy bởi sự ích kỷ, lợi nhuận, bổng lộc, quyền bính, thú vui, chứ không phải bởi tình yêu thương và việc kiếm tìm thiện ích của người khác. Đó là ảo tưởng thường xuyên muốn xây dựng kinh thành của con người mà không có Thiên Chúa, không có sự sống và tình yêu của Thiên Chúa, một tháp Babel mới; đó là nghĩ rằng việc khước từ Thiên Chúa, Sứ Điệp của Chúa Kitô và Tin Nừng sự sống, đem đến sự tự do và việc hiện thực tràn đầy con người. Hậu qủa là các thần tượng mau qua của con người thay thế Thiên Chúa, chúng cống hiến sự say choáng của một lúc tự do, nhưng sau cùng chúng đem tới các nô lệ mới và cái chết. Sự khôn ngoan của tác giả thánh vịnh nói: ”Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng. Mệnh lệnh Chúa xiết bao minh bạch, cho đôi mắt rạng ngời” (Tv 19,9). Chúng ta hãy luôn nhớ điều đó: Chúa là Đấng Hằng Sống, Người thương xót. Chúa là Đấng Hằng Sống, Người thương xót.
Anh chị em thân mến chúng ta hãy nhìn lên Thiên Chúa như Thiên Chúa của sự sống, chúng ta hãy nhìn vào lề luật của Người, vào sứ điệp Tin Mừng như con đường của sư tự do và sự sống. Thiên Chúa Hằng Sống giải phóng chúng ta! Chúng ta hãy nói có với tình yêu chứ không với với ích kỷ, chúng ta hãy nói có với sự sống chứ không với cái chết, chúng ta hãy nói có với sự tự do chứ không với nô lệ của biết bao nhiêu thần tượng thời đại. Tắt một lời, chúng ta hãy nói vâng với Thiên Chúa là tình yêu, sự sống và tự do, và không bao giờ gây thất vọng (x. 1 Ga 4,8). Chỉ có niềm tin nơi Thiên Chúa Hằng Sống cứu rỗi chúng ta.
Lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng: Hoa, Tây Ban Nha, Nga, Đức và Đại Hàn. Trong phần hiệp lễ 150 Linh Muc đã giúp Đức Thánh Cha phân phát Mình Thánh Chúa cho tín hữu.
Vào cuối thánh lễ Đức Hồng Y Zimowski đã thay mặt mọi người đặc biệt là các thánh viên Phong trao Bảo vệ sự sống cám ơn Đức Thánh Cha.
Trước khi đọc kinh truyền tin và ban phép lành cuối lễ Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người hướng về Đức Mẹ và phó thác cho sự chở che hiền mầu của Mẹ mọi sự sống, cách riêng sự sống yếu duối, vô phương tự vệ và bị đe dọa nhất.
Ngài cũng nhắc rằng thứ bẩy vừa qua Giáo Hội tại Carpi Italia đã có một tân chân phước: đó là Odoardo Focherini, nhà báo cha của 7 người con, và là người đã cứu nhiều người Do thái, nhưng bị bắt và chết trong trại tập trung Đức quốc xã tại Hersbruck năm 1944 lúc với 37 tuổi, bị thù ghét vì đức tin. Đức Thánh Cha cảm tạ Chúa vì chứng nhân Tin Mừng Sự Sống này.
Ngài cũng cám ơn tất cả mọi tín hữu, đặc biệt các gia đình đã trực tiếp hoạt động bảo vệ sự sống con người, cũng như các thành viên liên hiệp mô tô Harley Davidson và Hội Môtô của cảnh sát Italia.
Rồi ngài đọc Kinh Truyền Tin và ban phèp lành tào thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với gần 100.000 tín hữu tham dự thánh lễ Ngày Sự Sồng, đo ngài cử hành sáng Chúa Nhật 16-6-2013, nhân Ngày Tin Mừng Sự Sống trong Năm Đức Tin, tại quảng trường thánh Phêrô.
Tham dự thánh lễ có phái đoàn của Phong trào thăng tiến sự sống đền từ nhiều nước trên thế giới, cũng như hàng ngàn thành viên Hiệp hội Môtô đến từ khắp nơi trên thế giới, nhân đại hội kỷ niệm 110 năm hiên diện của loại môtô Harley-Davidson, diễn ra tại Roma trong các ngày 13-16-6. Hiệp hội đã tặng Đức Thánh Cha hai chiếc mô tô kiểu rất đẹp. Vào dịp cuối tuần 30.000 thành viên Hiệp hội cũng đã diễn hành qua các đại lộ chính của Roma. Từ lúc lúc 6 giờ sáng Chúa Nhật các thành viên đã tụ tập về quảng trường và để xe dọc đại lộ Hòa Giải trước quảng trường thánh Phêrô và trên tất cả mọi đường phố chung quanh quảng trường. Hiếm có dịp thấy hàng ngàn chiếc môtô cũ mới đủ loại như vây.
Lúc trước 10 giờ xe díp đã chở Đức Thánh Cha đi qua các lối giữa quảng trường để ngài chào tín hữu.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Zygmunt Zimowski, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Y tế, vài Giám Mục và 200 Linh Mục. Đoàn giúp lễ gồm 15 thầy thuộc Đại chủng viện truyền giáo dòng Máu Cực Thánh Chúa. Các bài sách Thánh đã được đọc bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Phúc Âm đã được công bố bằng tiếng Ý. Đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ là Ca đoàn Sistina và ca đoàn Mater Ecclesiae.
Giảng trong thánh lễ cử hành ngày Tin Mừng Sự sống Đức Thánh Cha giải thích mục đích như sau:
Với việc cử hành này, trong Năm Đức Tin, chúng ta muốn cám ơn Chúa về ơn sự sống, trong tất cả mọi biểu lộ của nó, đồng thời chúng ta muốn loan báo Tin Mừng Sự Sống. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc Chúa Nhật thường niên thứ XI năm C trong ba điểm suy tư: Thứ nhất Thánh Kinh mặc khải cho biết Thiên Chúa Hằng Sống, Thiên Chúa là Sự Sống và suối nguồn sự sống; thứ hai Chúa Giêsu Kitô trao ban sự sống và Chúa Thánh Thần duy trì chúng ta trong sự sống. Và thứ ba đi theo con đường của Thiên Chúa dẫn đưa tới sự sống, trong khi đi theo các thần tượng dẫn đưa tới cái chết.
Bài đọc thứ nhất trích tư sách Samuel II kể lại chuyện vua Đavít phạm tội ngoại tình với vợ của Uria người Híttít, một binh sĩ trong quân đội của hoàng gia. Để lấp liếm tội lỗi vua ra lênh đặt Uria ở hàng tiền tuyến cho ông bị giết chết. Thánh Kinh cho chúng ta thấy thảm cảnh nhân loại trong tất cả cái thực tế của nó: sự lành sự dữ, các đam mê, tội lỗi và các hậu qủa của nó. Khi con người muốn tự khẳng định chính mình, khép kín trong sự ích kỷ và tự đặt mình vào chỗ của Thiên Chúa, thì kết cục là nó gieo rắc cái chết. Tội ngoại tình của vua Đavít là một thí dụ. Ích kỷ dẫn đưa tới dối trá, qua đó người ta tự lừa dối chính mình và lừa dối tha nhân. Nhưng không thể lừa được Thiên Chúa, và chúng ta đã nghe lời ngôn sứ Nathan nói với nhà vua: ”Hoàng thượng đã làm điều ác trước mặt Thiên Chúa (2 Sm 12,9). Nhà vua bị đặt trước các việc làm gây chết chóc của mình; thật thế điều vua đã làm là công việc của chết chóc chứ không phải của sự sống. Vua hiểu ra và xin lỗi: ”Tôi đã phạm tội chống lại Chúa”; và Thiên Chúa nhân từ muốn sự sống và luôn tha thứ cho chúng ta, Người tha thứ và tái ban sự sống cho vua. Ngôn sứ nói: Chúa đã cất tội của hoàng thượng: hoàng thượng sẽ không chết”.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói chúng ta thường coi Thiên Chúa như là một vị thẩm phán nghiêm khắc, như là một người hạn chế sự tự do sống của chúng ta. Nhưng toàn Thánh Kinh nhắc nhở cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, là Đấng trao ban sự sống và chỉ cho chúng ta con đường sự sống toàn vẹn. Sách Sáng Thế nói rằng Thiên Chúa nhào nặn nên con người với bụi đất, rồi thổi một hơi thở sự sống vào mũi nó và con người trở thành một sinh linh (St 2,7). Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống; nhờ hơi thở của Người mà con người có sự sống, và hơi thở của Thiên Chúa đỡ nâng con đường cuộc sống trần gian của nó. Khi kệu gọi ông Môshê Thiên Chúa tự giới thiếu với ông như là Thiên Chúa của Abraham, Igiaác và Giacóp, như là Thiên Chúa của kẻ sống. Và khi gửi Moshê tới với Pharaô để giải phóng dân Người, Thiên Chúa vén mở cho ông tện gọi của Người: ”Ta là Đấng tự hữu”, Thiên Chúa Đấng làm cho mình hiện diện trong lịch sử, Người giải thoát khỏi cảnh nộ lệ, khỏi cái chết và đem sự sống đến cho dân, bởi vì Người là Đấng Hằng Sống. Mười Điều Răn là một con đường mà Thiên Chúa chỉ cho chúng ta để có một cuộc sống thật sự tự do, một sự sống tràn đầy. Chúng không phải là một bài ca nói ”không”: ngươi không được làm cai này, không được làm cái nọ..., mà là bài ca nói ”có” với Thiên Chúa, với Tình Yêu, với sự sống. Các bạn thân mến, cuộc sống của chúng ta chỉ tràn đầy trong Thiên Chúa. Chỉ có Người là Đấng Hằng Sống!
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha giải thích thái độ của Chúa Giêsu đến đùng bữa tại nhà một người Pharisêu, và để cho một phu nữ tội lỗi đến gần gậy vấp phạm cho mọi người hiện diện. Người lại còn tha tội cho bà và nói: ”Các tội của chị đã được tha vì chị đã yêu nhiều. Trái lại, ai yêu ít thì được tha ít” (Lc 7,47). Đức Thánh Cha quảng diễn điểm này như sau:
Chúa Giêsu là sự nhập thể của Thiên Chúa Hằng Sống, Đấng đem sự sống đến, trước biết bao nhiêu công việc của sự chết, tội lỗi, ích kỷ, sự khép kín trong chính mình. Chúa Giêsu tiếp đón, yêu thương, nâng dậy, khích lệ, tha thứ và trao ban trở lại sức mạnh để bước đi, Người tái trao ban sự sống. Trong toàn Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu, với các cử chỉ và lời nói của Người, Người đem sự sống của Thiên Chúa đến và biến đổi con người. Đó là kinh nghiệm của người đàn bà đã xức dầu thơm nơi chân Chúa. Chị cảm thấy được hiểu, được yêu mến và đáp trả với một cử chỉ yêu thương, để cho lòng xót thương của Thiên Chúa đụng chạm tới mình và được ơn tha thứ để bắt đầu một cuộc sống mới. Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống thương xót. Anh chi em có đồng ý vậy không? Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống là Đấng thương xót! Nào tất cả hãy cùng nói: ” Thiên Chơúa Đấng Hằng Sống thương xót. Xin lặp lại một lần nữa: Thiên Chúa Đấng Hằng Sống thương xót!.
Đó cũng đã là kinh nghiệm của thánh Phaolô như kể trong bài đọc thứ hai. Thánh nhân nói: ” Cuộc sống này mà tôi sống trong thân xác, tôi sống trong niềm tin nơi Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2,20). Cuộc sống đó chính là cuộc sống của Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần, ơn của Chúa Kitô phục sinh, dẫn đưa chúng ta vào cuộc sống như là con cái của Thiên Chúa, như là con cái trong Người Con. Nhưng chúng ta có để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn không?
Kitô hữu là một người tinh thần, điều này không có nghĩa là họ sống ”trên mây trên gió”, sống ngoài thực tại như thể là một bóng ma, không! Kitô hữu là một người suy tư và hành xử trong cuộc sống thường ngày theo Thiên Chúa, là một người để cho cuộc đời mình được linh hoạt và dưỡng nuôi bởi Chúa Thánh Thần để nó đầy tràn, như là con cái thật. Ai để cho Chúa Thánh Thần hướng đẫn là người thực tế, biết đo lường và lượng định gía trị thực tại, và cũng là người phong phú: cuộc sống của họ sinh ra sự sống chung quanh họ.
Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, là Đấng Thương Xót. Chúa Giêsu đem sự sống của Thiên Chúa đến cho chúng ta, Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào sự sống đó và duy trì chúng ta trong tương quan sinh động là con cái Thiên Chúa. Nhưng con người không muốn thế. Đức Thánh Cha nhận xét như sau:
Nhưng rất thường khi, chúng ta biết điều này do kinh nhghiệm, con người không chọn lựa sự sống, không chọn lựa Tin Mừng sự sống, mà để cho mình bị hướng dẫn bởi các ý thức hệ và luận lý ngăn cản sự sống, không dung tha sự sống, bởi vì chúng bị chỉ huy bởi sự ích kỷ, lợi nhuận, bổng lộc, quyền bính, thú vui, chứ không phải bởi tình yêu thương và việc kiếm tìm thiện ích của người khác. Đó là ảo tưởng thường xuyên muốn xây dựng kinh thành của con người mà không có Thiên Chúa, không có sự sống và tình yêu của Thiên Chúa, một tháp Babel mới; đó là nghĩ rằng việc khước từ Thiên Chúa, Sứ Điệp của Chúa Kitô và Tin Nừng sự sống, đem đến sự tự do và việc hiện thực tràn đầy con người. Hậu qủa là các thần tượng mau qua của con người thay thế Thiên Chúa, chúng cống hiến sự say choáng của một lúc tự do, nhưng sau cùng chúng đem tới các nô lệ mới và cái chết. Sự khôn ngoan của tác giả thánh vịnh nói: ”Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng. Mệnh lệnh Chúa xiết bao minh bạch, cho đôi mắt rạng ngời” (Tv 19,9). Chúng ta hãy luôn nhớ điều đó: Chúa là Đấng Hằng Sống, Người thương xót. Chúa là Đấng Hằng Sống, Người thương xót.
Anh chị em thân mến chúng ta hãy nhìn lên Thiên Chúa như Thiên Chúa của sự sống, chúng ta hãy nhìn vào lề luật của Người, vào sứ điệp Tin Mừng như con đường của sư tự do và sự sống. Thiên Chúa Hằng Sống giải phóng chúng ta! Chúng ta hãy nói có với tình yêu chứ không với với ích kỷ, chúng ta hãy nói có với sự sống chứ không với cái chết, chúng ta hãy nói có với sự tự do chứ không với nô lệ của biết bao nhiêu thần tượng thời đại. Tắt một lời, chúng ta hãy nói vâng với Thiên Chúa là tình yêu, sự sống và tự do, và không bao giờ gây thất vọng (x. 1 Ga 4,8). Chỉ có niềm tin nơi Thiên Chúa Hằng Sống cứu rỗi chúng ta.
Lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng: Hoa, Tây Ban Nha, Nga, Đức và Đại Hàn. Trong phần hiệp lễ 150 Linh Muc đã giúp Đức Thánh Cha phân phát Mình Thánh Chúa cho tín hữu.
Vào cuối thánh lễ Đức Hồng Y Zimowski đã thay mặt mọi người đặc biệt là các thánh viên Phong trao Bảo vệ sự sống cám ơn Đức Thánh Cha.
Trước khi đọc kinh truyền tin và ban phép lành cuối lễ Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người hướng về Đức Mẹ và phó thác cho sự chở che hiền mầu của Mẹ mọi sự sống, cách riêng sự sống yếu duối, vô phương tự vệ và bị đe dọa nhất.
Ngài cũng nhắc rằng thứ bẩy vừa qua Giáo Hội tại Carpi Italia đã có một tân chân phước: đó là Odoardo Focherini, nhà báo cha của 7 người con, và là người đã cứu nhiều người Do thái, nhưng bị bắt và chết trong trại tập trung Đức quốc xã tại Hersbruck năm 1944 lúc với 37 tuổi, bị thù ghét vì đức tin. Đức Thánh Cha cảm tạ Chúa vì chứng nhân Tin Mừng Sự Sống này.
Ngài cũng cám ơn tất cả mọi tín hữu, đặc biệt các gia đình đã trực tiếp hoạt động bảo vệ sự sống con người, cũng như các thành viên liên hiệp mô tô Harley Davidson và Hội Môtô của cảnh sát Italia.
Rồi ngài đọc Kinh Truyền Tin và ban phèp lành tào thánh cho mọi người.
Sinh ra để lừa dối?
Vũ Văn An
23:01 16/06/2013
Câu truyện bắt đầu với ý kiến của Pat Robertson, một thế lực truyền thông, một chủ tịch điều hành, một cựu mục sư của Giáo Hội Southern Baptist, hiện là viện trưởng Đại Học Regent và Chủ tịch Hệ Thống Truyền Hình Kitô Giáo (CBN), và từng vận động làm ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa tranh chức tổng thống Mỹ vào năm 1988 nhưng không thành công. Pat Robertson theo khuynh hướng cực hữu, đôi khi có những tuyên bố gây tranh cãi như khi ông bảo trận bão Katrina là hành động Thiên Chúa trừng phạt chính sách phá thai của Mỹ. Ông cũng là người tiên báo tận thế vào tháng 10 hay tháng 11 năm 1982!
Không lạ gì khi một thính giả tâm sự với ông rằng bà đang rất khổ tâm trong cố gắng tha thứ cho ông chồng lừa dối, Pat Robertson đã đưa ra nhiều nhận định kỳ lạ, nhất là đã đồng hóa việc lừa dối với thân phận đàn ông: “muốn hay không, đàn ông có khuynh hướng lang bang”.
Đã đành về mặt tâm sinh lý, đàn ông thường bị kích thích bởi hình ảnh khiêu dâm hơn đàn bà, và do đó, dễ bị thương tổn hơn, nhưng lời lẽ của mục sư Robertson cho thấy một thế giới quan trong đó, đàn ông nguyên tuyền chỉ là nạn nhân vô vọng và đáng thương không hơn không kém, trong khi đàn bà phải đóng vai trò hỗ trợ và nửa thụ động nửa năng nổ biến gia đình thành nơi đàn ông không muốn bỏ để đi lang bang.
Điều đáng buồn là cách tiếp cận đàn ông và tội bất trung đầy lạc hậu và lỏng lẻo trên không phải chỉ Robertson mới có, mà là một quan điểm khá chung chung của nhiều Kitô hữu. Dĩ nhiên, giống phần đông Kitô hữu, mục sư Robertson mong cho cuộc hôn nhân của thính giả ông được phục hồi và phương cách phục hồi nó là nhớ lại điều từng khiến bà thương yêu chồng lúc ban đầu. Đây là lời khuyên chính xác và đúng đắn. Nhưng mục sư sai ở chỗ coi tội nặng về tính dục là điều không thể nào tránh được và ta nên sẵn sàng đón nhận nó chỉ nguyên vì phái tính. Ông cũng sai khi coi thường người vợ bị thương tổn qua việc vô tình làm ngơ cơn đau của bà vì cho rằng đó chỉ là con đường phải xẩy ra khi bà cưới một người đàn ông. Ông cũng bác bỏ cả vấn đề gốc rễ của tội ngoại tình và mọi tội xã hội khác: tức tội lỗi con người. Ông vô tình coi thường cả lời mời gọi nên thánh của Thiên Chúa, nên thánh như Người là Đấng Thánh.
Không thừa nhận các điều ấy, việc cho ý kiến chính xác khó mà có được.
Tính dục con người là điều quan yếu để họ hiện sinh. Nói theo ngôn từ ngày nay, nó là chuyện lớn (big deal). Trong một buổi yết kiến chung, Chân Phúc Gioan Phaolô II đã dạy rằng trong mỗi cuộc phối hợp vợ chồng, “đều có sự canh tân nào đó đối với mầu nhiệm sáng tạo trong toàn bộ cái sâu sắc và sức mạnh sinh động lúc ban đầu của nó”. Nói cách khác, hành động làm tình với một ai đó nói lên một điều gì. Một điều gì rất cao cả. Nó phản ảnh các thực tại sâu xa hơn điều “vì cảm thấy nó tốt nên nó hẳn phải là điều tốt để làm”, hay như phần đông Kitô hữu vẫn nghĩ “vì nó cho ta cảm giác tốt và vì chúng ta đã lấy nhau, nên đây hẳn là phương tiện thoả đáng để thỏa mãn tính dục”. Như thể việc cảm thấy được thỏa mãn tự nó đã là một cùng đích đầy đủ rồi.
Không, tính dục cao đẹp, lớn lao và đẹp đẽ hơn thế. Thực tế, nó là một điều hết sức mạnh mẽ, vì nó là khả năng kết hợp trọn vẹn với một ai đó và phát sinh ra sự sống mới. Thiên Chúa chắc chắn có thể vẫn tiếp tục tạo dựng con người như cách Người đã tạo dựng Ađam và Evà. Nhưng không, thay vào đó, Người đã chia sẻ năng lực tạo dựng với chúng ta. Và điều này phải khiến ta coi rất trọng việc phát biểu tính dục, coi nó như một điều ta phải tiếp cận một cách kính trọng, tôn kính. Nó cũng khiến ta phải tìm cách bảo vệ tính tháng thiêng của nó bằng bất cứ khả năng nào có trong ta và nếu vấp ngã, ta phải chỗi dậy và tiếp tục chiến đấu.
Thêm vào đó, con người nhân bản, vì vinh dự được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, nên thẩy đều được tự do từ lúc được tạo dựng. Ta được tự do chọn lựa, tự do làm điều đúng và cả điều sai nữa. Hẳn ta nhớ Bà Evà trong Địa Đàng? Hay tiếng Xin Vâng của Đức Mẹ? Điển hình đầu là điển hình lạm dụng tự do của mình; điển hình thứ hai là điển hình phó thác, vâng theo Thánh Ý Chúa. Điều này không có nghĩa: đứng trước cám dỗ, ta luôn cảm thấy việc chọn lựa là chuyện hết sức rõ ràng (đôi khi rất ngược lại) hay ta luôn ở trong trạng huống tốt cả về trí lẫn tâm để biện phân được chiều hướng hành động đúng ngay trong thử thách nóng bỏng nhất. Đôi khi ta phải tranh đấu cam go mới làm được việc đúng, và bước theo Chúa trong những điều nhỏ mọn là cách tốt nhất để chắc chắn có thể bước chân theo Người trong những điều lớn lao. Quan điểm cho rằng sự bất trung vợ chồng là điều có thể tha thứ được vì đàn ông sinh ra vốn bất trung là một chủ trương có vấn đề vì nó bác bỏ phẩm giá con người và do đó, bác bỏ khả năng con người có thể chọn lựa đúng.
Như thế, điều bất hạnh cho người đàn bà vấn kế là mục sư Robertson gần như không có một chút cảm thương nào đối với bà. Nhưng cả người chồng của bà cũng không được vị mục sư này tôn trọng bao nhiêu khi coi ông ta hoàn toàn ở dưới mức con người (subhuman) vì đã không cho thấy một chút khả năng tự kiểm soát nào, tự làm chủ các đam mê nào. Người đàn ông được miễn chấp trách nhiệm, nhưng đồng thời cũng được “miễn” điều khiến ta ra khác với súc vật, tức khả năng lý luận và chọn lựa. Tất cả những điều này chắc chắn chỉ làm thương tổn người đàn bà và chính cuộc hôn nhân, nhưng xét cho cùng chúng gây hại nhiều nhất cho linh hồn người đàn ông vì nó giả thiết ông ta mãi mãi chìm đắm trong tội trọng về tính dục. Điều này khiến ông ta xa cách Thiên Chúa song song với việc bẻ gẫy mối liên hệ với vợ. Điển hình này coi thường lễ hy sinh của Chúa Giêsu trên thập giá, vẻ đẹp và sức mạnh của ơn cứu chuộc. Nó coi nhẹ Bí Tích Hòa Giải, bí tích mà Mục Sư Robertson vốn không tin. Nó tước mất khỏi người đàn ông một người bạn đời lành mạnh và toàn vẹn khi nó thu gọn vai trò người vợ trong hôn nhân chỉ còn là đảm bảo sao mọi sự phải êm ấm vì sợ rằng không làm thế chồng bà sẽ đi hoang. Như thể phải đi giầy cao gót mà bước trên vỏ trứng hòng làm dịu cái thói thiếu tự chủ của chồng hay cái thói ưa trăng hoa của chàng.
Thực ra, không phải thế, đàn ông không sinh ra để lừa dối. Họ sinh ra với cùng một phẩm giá như người đàn bà, tức để sống trong tình bạn với Thiên Chúa và được ở với Người mãi mãi trên thiên đàng. Đáng buồn thay, làm ngơ tác phong xấu và nhắm mắt đối với tội lỗi chỉ đi ngược lại mục tiêu này. Ta phải khuyến khích mọi người đàn ông và mọi người đàn bà, có gia đình hay không, biết tìm lại cái hiểu chân thực và toàn bộ về tính dục, về đức trong sạch, về bản tính con người, và về tội lỗi. Vì người ta rất sợ rằng không thế, đến cố gắng chống trả cơn cám dỗ trong phạm vi này, ta cũng sẽ làm không được.
Có lẽ điều hay nhất có thể làm cho người đàn bà vấn kế này là lời xin lỗi. Là khích lệ bà cầu nguyện, tiếp tục mưu tìm sự tha thứ, vì lợi ích của riêng bà và lợi ích của người chồng, và trông lên Chúa Giêsu, xin Người ban cho sức mạnh và ơn thánh để yêu thương chồng. Là khẳng định rằng hôn nhân lúc nào cũng đòi dũng cảm để có cái nhìn lâu dài; nó cũng là chất súc tác để ta lớn lên trong nhân đức, điều không dễ dàng chút nào. Là góp tiếng cổ vũ ý niệm đúng đắn này: yêu thương ai không có nghĩa tự biến mình thành chiếc thảm chùi chân ở ngoài cửa, mặc tình cho họ lạm dụng về xúc cảm hay thể lý. Yêu thương họ đôi khi buộc ta phải nói “vì tôi yêu anh nên tôi không thể để anh đối xử với tôi như vậy”. Tốt nhất nên cương quyết và rõ ràng cho người đàn bà vấn kế hay việc chồng bà bất trung không hề là lỗi của bà, vì một lẽ đơn giản là ai trong chúng ta cuối cùng đều chịu trách nhiệm đối với tội lỗi của riêng mình.
Và trên hết, là nhắc bà nhớ rằng bà được Thiên Chúa yêu thương và biết rõ, Đấng sẽ không bao giờ rời bỏ bà hay bỏ rơi bà. Người là Đấng trước nhất biết rõ phản bội và cô đơn có nghĩa gì.
Không lạ gì khi một thính giả tâm sự với ông rằng bà đang rất khổ tâm trong cố gắng tha thứ cho ông chồng lừa dối, Pat Robertson đã đưa ra nhiều nhận định kỳ lạ, nhất là đã đồng hóa việc lừa dối với thân phận đàn ông: “muốn hay không, đàn ông có khuynh hướng lang bang”.
Đã đành về mặt tâm sinh lý, đàn ông thường bị kích thích bởi hình ảnh khiêu dâm hơn đàn bà, và do đó, dễ bị thương tổn hơn, nhưng lời lẽ của mục sư Robertson cho thấy một thế giới quan trong đó, đàn ông nguyên tuyền chỉ là nạn nhân vô vọng và đáng thương không hơn không kém, trong khi đàn bà phải đóng vai trò hỗ trợ và nửa thụ động nửa năng nổ biến gia đình thành nơi đàn ông không muốn bỏ để đi lang bang.
Điều đáng buồn là cách tiếp cận đàn ông và tội bất trung đầy lạc hậu và lỏng lẻo trên không phải chỉ Robertson mới có, mà là một quan điểm khá chung chung của nhiều Kitô hữu. Dĩ nhiên, giống phần đông Kitô hữu, mục sư Robertson mong cho cuộc hôn nhân của thính giả ông được phục hồi và phương cách phục hồi nó là nhớ lại điều từng khiến bà thương yêu chồng lúc ban đầu. Đây là lời khuyên chính xác và đúng đắn. Nhưng mục sư sai ở chỗ coi tội nặng về tính dục là điều không thể nào tránh được và ta nên sẵn sàng đón nhận nó chỉ nguyên vì phái tính. Ông cũng sai khi coi thường người vợ bị thương tổn qua việc vô tình làm ngơ cơn đau của bà vì cho rằng đó chỉ là con đường phải xẩy ra khi bà cưới một người đàn ông. Ông cũng bác bỏ cả vấn đề gốc rễ của tội ngoại tình và mọi tội xã hội khác: tức tội lỗi con người. Ông vô tình coi thường cả lời mời gọi nên thánh của Thiên Chúa, nên thánh như Người là Đấng Thánh.
Không thừa nhận các điều ấy, việc cho ý kiến chính xác khó mà có được.
Tính dục con người là điều quan yếu để họ hiện sinh. Nói theo ngôn từ ngày nay, nó là chuyện lớn (big deal). Trong một buổi yết kiến chung, Chân Phúc Gioan Phaolô II đã dạy rằng trong mỗi cuộc phối hợp vợ chồng, “đều có sự canh tân nào đó đối với mầu nhiệm sáng tạo trong toàn bộ cái sâu sắc và sức mạnh sinh động lúc ban đầu của nó”. Nói cách khác, hành động làm tình với một ai đó nói lên một điều gì. Một điều gì rất cao cả. Nó phản ảnh các thực tại sâu xa hơn điều “vì cảm thấy nó tốt nên nó hẳn phải là điều tốt để làm”, hay như phần đông Kitô hữu vẫn nghĩ “vì nó cho ta cảm giác tốt và vì chúng ta đã lấy nhau, nên đây hẳn là phương tiện thoả đáng để thỏa mãn tính dục”. Như thể việc cảm thấy được thỏa mãn tự nó đã là một cùng đích đầy đủ rồi.
Không, tính dục cao đẹp, lớn lao và đẹp đẽ hơn thế. Thực tế, nó là một điều hết sức mạnh mẽ, vì nó là khả năng kết hợp trọn vẹn với một ai đó và phát sinh ra sự sống mới. Thiên Chúa chắc chắn có thể vẫn tiếp tục tạo dựng con người như cách Người đã tạo dựng Ađam và Evà. Nhưng không, thay vào đó, Người đã chia sẻ năng lực tạo dựng với chúng ta. Và điều này phải khiến ta coi rất trọng việc phát biểu tính dục, coi nó như một điều ta phải tiếp cận một cách kính trọng, tôn kính. Nó cũng khiến ta phải tìm cách bảo vệ tính tháng thiêng của nó bằng bất cứ khả năng nào có trong ta và nếu vấp ngã, ta phải chỗi dậy và tiếp tục chiến đấu.
Thêm vào đó, con người nhân bản, vì vinh dự được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, nên thẩy đều được tự do từ lúc được tạo dựng. Ta được tự do chọn lựa, tự do làm điều đúng và cả điều sai nữa. Hẳn ta nhớ Bà Evà trong Địa Đàng? Hay tiếng Xin Vâng của Đức Mẹ? Điển hình đầu là điển hình lạm dụng tự do của mình; điển hình thứ hai là điển hình phó thác, vâng theo Thánh Ý Chúa. Điều này không có nghĩa: đứng trước cám dỗ, ta luôn cảm thấy việc chọn lựa là chuyện hết sức rõ ràng (đôi khi rất ngược lại) hay ta luôn ở trong trạng huống tốt cả về trí lẫn tâm để biện phân được chiều hướng hành động đúng ngay trong thử thách nóng bỏng nhất. Đôi khi ta phải tranh đấu cam go mới làm được việc đúng, và bước theo Chúa trong những điều nhỏ mọn là cách tốt nhất để chắc chắn có thể bước chân theo Người trong những điều lớn lao. Quan điểm cho rằng sự bất trung vợ chồng là điều có thể tha thứ được vì đàn ông sinh ra vốn bất trung là một chủ trương có vấn đề vì nó bác bỏ phẩm giá con người và do đó, bác bỏ khả năng con người có thể chọn lựa đúng.
Như thế, điều bất hạnh cho người đàn bà vấn kế là mục sư Robertson gần như không có một chút cảm thương nào đối với bà. Nhưng cả người chồng của bà cũng không được vị mục sư này tôn trọng bao nhiêu khi coi ông ta hoàn toàn ở dưới mức con người (subhuman) vì đã không cho thấy một chút khả năng tự kiểm soát nào, tự làm chủ các đam mê nào. Người đàn ông được miễn chấp trách nhiệm, nhưng đồng thời cũng được “miễn” điều khiến ta ra khác với súc vật, tức khả năng lý luận và chọn lựa. Tất cả những điều này chắc chắn chỉ làm thương tổn người đàn bà và chính cuộc hôn nhân, nhưng xét cho cùng chúng gây hại nhiều nhất cho linh hồn người đàn ông vì nó giả thiết ông ta mãi mãi chìm đắm trong tội trọng về tính dục. Điều này khiến ông ta xa cách Thiên Chúa song song với việc bẻ gẫy mối liên hệ với vợ. Điển hình này coi thường lễ hy sinh của Chúa Giêsu trên thập giá, vẻ đẹp và sức mạnh của ơn cứu chuộc. Nó coi nhẹ Bí Tích Hòa Giải, bí tích mà Mục Sư Robertson vốn không tin. Nó tước mất khỏi người đàn ông một người bạn đời lành mạnh và toàn vẹn khi nó thu gọn vai trò người vợ trong hôn nhân chỉ còn là đảm bảo sao mọi sự phải êm ấm vì sợ rằng không làm thế chồng bà sẽ đi hoang. Như thể phải đi giầy cao gót mà bước trên vỏ trứng hòng làm dịu cái thói thiếu tự chủ của chồng hay cái thói ưa trăng hoa của chàng.
Thực ra, không phải thế, đàn ông không sinh ra để lừa dối. Họ sinh ra với cùng một phẩm giá như người đàn bà, tức để sống trong tình bạn với Thiên Chúa và được ở với Người mãi mãi trên thiên đàng. Đáng buồn thay, làm ngơ tác phong xấu và nhắm mắt đối với tội lỗi chỉ đi ngược lại mục tiêu này. Ta phải khuyến khích mọi người đàn ông và mọi người đàn bà, có gia đình hay không, biết tìm lại cái hiểu chân thực và toàn bộ về tính dục, về đức trong sạch, về bản tính con người, và về tội lỗi. Vì người ta rất sợ rằng không thế, đến cố gắng chống trả cơn cám dỗ trong phạm vi này, ta cũng sẽ làm không được.
Có lẽ điều hay nhất có thể làm cho người đàn bà vấn kế này là lời xin lỗi. Là khích lệ bà cầu nguyện, tiếp tục mưu tìm sự tha thứ, vì lợi ích của riêng bà và lợi ích của người chồng, và trông lên Chúa Giêsu, xin Người ban cho sức mạnh và ơn thánh để yêu thương chồng. Là khẳng định rằng hôn nhân lúc nào cũng đòi dũng cảm để có cái nhìn lâu dài; nó cũng là chất súc tác để ta lớn lên trong nhân đức, điều không dễ dàng chút nào. Là góp tiếng cổ vũ ý niệm đúng đắn này: yêu thương ai không có nghĩa tự biến mình thành chiếc thảm chùi chân ở ngoài cửa, mặc tình cho họ lạm dụng về xúc cảm hay thể lý. Yêu thương họ đôi khi buộc ta phải nói “vì tôi yêu anh nên tôi không thể để anh đối xử với tôi như vậy”. Tốt nhất nên cương quyết và rõ ràng cho người đàn bà vấn kế hay việc chồng bà bất trung không hề là lỗi của bà, vì một lẽ đơn giản là ai trong chúng ta cuối cùng đều chịu trách nhiệm đối với tội lỗi của riêng mình.
Và trên hết, là nhắc bà nhớ rằng bà được Thiên Chúa yêu thương và biết rõ, Đấng sẽ không bao giờ rời bỏ bà hay bỏ rơi bà. Người là Đấng trước nhất biết rõ phản bội và cô đơn có nghĩa gì.
Top Stories
A soul for the laws - The principle of secularism must not mean hostility to the reality of religion
L’Osservatore Romano
09:31 16/06/2013
2013-06-16 L’Osservatore Romano - The propose, amend or even repeal laws in order to instil in them that spiritual element necessary to ensure that they don't just reflect ideas of the moment. These were the thoughts expressed by Pope Francis as he addressed a delegation from the French parliament of the group of Amicizia Francia Santa Sede, whom he received in audience Saturday morning, 15 June, in the Clementine Hall. After acknowledging relations of trust that generally exist in France between those responsible in public life and those in the Catholic Church, whether at the national level or at the regional and local level, Pope Francis wanted to reiterate that “the principle of secularism that governs relations between the French State and different religious confessions must not signify in itself hostility to the reality of religion, or exclusion of religions from the social field or the debates that animate them”.
For her own part, “the Church,” assured the Pontiff, “desires in this way to offer her own specific contribution to the deeper questions that engage in a more complete picture of the person and his or her destiny, of society and its destiny. This contribution does not solely lie in the anthropological or social sphere, but also in the political, economic and cultural spheres”.
For her own part, “the Church,” assured the Pontiff, “desires in this way to offer her own specific contribution to the deeper questions that engage in a more complete picture of the person and his or her destiny, of society and its destiny. This contribution does not solely lie in the anthropological or social sphere, but also in the political, economic and cultural spheres”.
Pope: Homily at Mass for Evangelium Vitae Day [full text]
Vatican Radio
09:32 16/06/2013
2013-06-16 - Below please find the Homily of the Holy Father XI Sunday of Ordinary Time“Evangelium Vitae” (Sunday, 16 June 2013)
Dear Brothers and Sisters,
This celebration has a very beautiful name: “Evangelium Vitae”, the Gospel of Life. In this Eucharist, in the Year of Faith, let us thank the Lord for the gift of life in all its forms, and at the same time let us proclaim the Gospel of Life.
On the basis of the word of God which we have heard, I would like to offer you three simple points of meditation for our faith: first, the Bible reveals to us the Living God, the God who is life and the source of life; second, Jesus Christ bestows life and the Holy Spirit maintains us in life; and third, following God’s way leads to life, whereas following idols leads to death.
1. The first reading, taken from the Second Book of Samuel, speaks to us of life and death. King David wants to hide the act of adultery which he committed with the wife of Uriah the Hittite, a soldier in his army. To do so, he gives the order that Uriah be placed on the front lines and so be killed in battle. The Bible shows us the human drama in all its reality: good and evil, passion, sin and its consequences. Whenever we want to assert ourselves, when we become wrapped up in our own selfishness and put ourselves in the place of God, we end up spawning death. King David’s adultery is one example of this. Selfishness leads to lies, as we attempt to deceive ourselves and those around us. But God cannot be deceived. We heard how the prophet says to David: “Why have you done evil in the Lord’s sight? (cf. 2 Sam 12:9). The King is forced to face his deadly deeds; he recognizes them and he begs forgiveness: “I have sinned against the Lord!” (v. 13). The God of mercy, who desires life, then forgives David, restores him to life. The prophet tells him: “The Lord has put away your sin; you shall not die”.
What is the image we have of God? Perhaps he appears to us as a severe judge, as someone who curtails our freedom and the way we live our lives. But the Scriptures everywhere tell us that God is the Living One, the one who bestows life and points the way to fullness of life. I think of the beginning of the Book of Genesis: God fashions man out of the dust of the earth; he breathes in his nostrils the breath of life, and man becomes a living being (cf. 2:7). God is the source of life; thanks to his breath, man has life. God’s breath sustains the entire journey of our life on earth. I also think of the calling of Moses, where the Lord says that he is the God of Abraham, the God of Isaac and the God of Jacob, the God of the living. When he sends Moses to Pharaoh to set his people free, he reveals his name: “I am who I am”, the God who enters into our history, sets us free from slavery and death, and brings life to his people because he is the Living One. I also think of the gift of the Ten Commandments: a path God points out to us towards a life which is truly free and fulfilling. The commandments are not a litany of prohibitions, but a great “Yes!”: a yes to God, to Love, to life. Dear friends, our lives are fulfilled in God alone. He is the Living One!
2. Today’s Gospel brings us another step forward. Jesus allows a woman who was a sinner to approach him during a meal in the house of a Pharisee, scandalizing those present. Not only does he let the woman approach but he even forgives her sins, saying: “Her sins, which are many, are forgiven, for she loved much; but he who is forgiven little, loves little” (Lk 7:47). Jesus is the incarnation of the Living God, the one who brings life amid deeds of death, sin, selfishness and self-absorption. Jesus accepts, loves, uplifts, encourages, forgives, restores the ability to walk, gives back life. Throughout the Gospels we see how Jesus by his words and actions brings the transforming life of God. This was the experience of the woman who anointed the feet of the Lord with ointment: she felt understood, loved, and she responded by a gesture of love: she let herself be touched by God’s mercy, she obtained forgiveness and she started a new life.
This was also the experience of the Apostle Paul, as we heard in the second reading: “The life I now live in the flesh I live by faith in the Son of God who loved me and gave himself for me” (Gal 2:20). What is this life? It is God’s own life. And who brings us this life? It is the Holy Spirit, the gift of the risen Christ. The Spirit leads us into the divine life as true children of God, as sons and daughters in the only-begotten Son, Jesus Christ. Are we open to the Holy Spirit? Do we let ourselves be guided by him? Christians are “spiritual”. This does not mean that we are people who live “in the clouds”, far removed from real life, as if it were some kind of mirage. No! The Christian is someone who thinks and acts in everyday life according to God’s will, someone who allows his or her life to be guided and nourished by the Holy Spirit, to be a full life, a life worthy of true sons and daughters. And this entails realism and fruitfulness. Those who let themselves be led by the Holy Spirit are realists, they know how to survey and assess reality. They are also fruitful; their lives bring new life to birth all around them.
3. God is the Living One; Jesus brings us the life of God; the Holy Spirit gives and keeps us in our new life as true sons and daughters of God. But all too often, people do not choose life, they do not accept the “Gospel of Life” but let themselves be led by ideologies and ways of thinking that block life, that do not respect life, because they are dictated by selfishness, self-interest, profit, power and pleasure, and not by love, by concern for the good of others. It is the eternal dream of wanting to build the city of man without God, without God’s life and love – a new Tower of Babel. It is the idea that rejecting God, the message of Christ, the Gospel of Life, will somehow lead to freedom, to complete human fulfilment. As a result, the Living God is replaced by fleeting human idols which offer the intoxication of a flash of freedom, but in the end bring new forms of slavery and death. The wisdom of the Psalmist says: “The precepts of the Lord are right, rejoicing the heart; the commandment of the Lord is pure, enlightening the eyes” (Ps 19:8).
Dear brothers and sisters, let us look to God as the God of Life, let us look to his law, to the Gospel message, as the way to freedom and life. The Living God sets us free! Let us say “Yes” to love and not selfishness. Let us say “Yes” to life and not death. Let us say “Yes” to freedom and not enslavement to the many idols of our time. In a word, let us say “Yes” to the God who is love, life and freedom, and who never disappoints (cf. 1 Jn 4:8; Jn 11:2; Jn 8:32). Only faith in the Living God saves us: in the God who in Jesus Christ has given us his own life, and by the gift of the Holy Spirit has enabled us to live as true sons and daughters of God. This faith brings us freedom and happiness. Let us ask Mary, Mother of Life, to help us receive and bear constant witness to the “Gospel of Life”.
Dear Brothers and Sisters,
This celebration has a very beautiful name: “Evangelium Vitae”, the Gospel of Life. In this Eucharist, in the Year of Faith, let us thank the Lord for the gift of life in all its forms, and at the same time let us proclaim the Gospel of Life.
On the basis of the word of God which we have heard, I would like to offer you three simple points of meditation for our faith: first, the Bible reveals to us the Living God, the God who is life and the source of life; second, Jesus Christ bestows life and the Holy Spirit maintains us in life; and third, following God’s way leads to life, whereas following idols leads to death.
1. The first reading, taken from the Second Book of Samuel, speaks to us of life and death. King David wants to hide the act of adultery which he committed with the wife of Uriah the Hittite, a soldier in his army. To do so, he gives the order that Uriah be placed on the front lines and so be killed in battle. The Bible shows us the human drama in all its reality: good and evil, passion, sin and its consequences. Whenever we want to assert ourselves, when we become wrapped up in our own selfishness and put ourselves in the place of God, we end up spawning death. King David’s adultery is one example of this. Selfishness leads to lies, as we attempt to deceive ourselves and those around us. But God cannot be deceived. We heard how the prophet says to David: “Why have you done evil in the Lord’s sight? (cf. 2 Sam 12:9). The King is forced to face his deadly deeds; he recognizes them and he begs forgiveness: “I have sinned against the Lord!” (v. 13). The God of mercy, who desires life, then forgives David, restores him to life. The prophet tells him: “The Lord has put away your sin; you shall not die”.
What is the image we have of God? Perhaps he appears to us as a severe judge, as someone who curtails our freedom and the way we live our lives. But the Scriptures everywhere tell us that God is the Living One, the one who bestows life and points the way to fullness of life. I think of the beginning of the Book of Genesis: God fashions man out of the dust of the earth; he breathes in his nostrils the breath of life, and man becomes a living being (cf. 2:7). God is the source of life; thanks to his breath, man has life. God’s breath sustains the entire journey of our life on earth. I also think of the calling of Moses, where the Lord says that he is the God of Abraham, the God of Isaac and the God of Jacob, the God of the living. When he sends Moses to Pharaoh to set his people free, he reveals his name: “I am who I am”, the God who enters into our history, sets us free from slavery and death, and brings life to his people because he is the Living One. I also think of the gift of the Ten Commandments: a path God points out to us towards a life which is truly free and fulfilling. The commandments are not a litany of prohibitions, but a great “Yes!”: a yes to God, to Love, to life. Dear friends, our lives are fulfilled in God alone. He is the Living One!
2. Today’s Gospel brings us another step forward. Jesus allows a woman who was a sinner to approach him during a meal in the house of a Pharisee, scandalizing those present. Not only does he let the woman approach but he even forgives her sins, saying: “Her sins, which are many, are forgiven, for she loved much; but he who is forgiven little, loves little” (Lk 7:47). Jesus is the incarnation of the Living God, the one who brings life amid deeds of death, sin, selfishness and self-absorption. Jesus accepts, loves, uplifts, encourages, forgives, restores the ability to walk, gives back life. Throughout the Gospels we see how Jesus by his words and actions brings the transforming life of God. This was the experience of the woman who anointed the feet of the Lord with ointment: she felt understood, loved, and she responded by a gesture of love: she let herself be touched by God’s mercy, she obtained forgiveness and she started a new life.
This was also the experience of the Apostle Paul, as we heard in the second reading: “The life I now live in the flesh I live by faith in the Son of God who loved me and gave himself for me” (Gal 2:20). What is this life? It is God’s own life. And who brings us this life? It is the Holy Spirit, the gift of the risen Christ. The Spirit leads us into the divine life as true children of God, as sons and daughters in the only-begotten Son, Jesus Christ. Are we open to the Holy Spirit? Do we let ourselves be guided by him? Christians are “spiritual”. This does not mean that we are people who live “in the clouds”, far removed from real life, as if it were some kind of mirage. No! The Christian is someone who thinks and acts in everyday life according to God’s will, someone who allows his or her life to be guided and nourished by the Holy Spirit, to be a full life, a life worthy of true sons and daughters. And this entails realism and fruitfulness. Those who let themselves be led by the Holy Spirit are realists, they know how to survey and assess reality. They are also fruitful; their lives bring new life to birth all around them.
3. God is the Living One; Jesus brings us the life of God; the Holy Spirit gives and keeps us in our new life as true sons and daughters of God. But all too often, people do not choose life, they do not accept the “Gospel of Life” but let themselves be led by ideologies and ways of thinking that block life, that do not respect life, because they are dictated by selfishness, self-interest, profit, power and pleasure, and not by love, by concern for the good of others. It is the eternal dream of wanting to build the city of man without God, without God’s life and love – a new Tower of Babel. It is the idea that rejecting God, the message of Christ, the Gospel of Life, will somehow lead to freedom, to complete human fulfilment. As a result, the Living God is replaced by fleeting human idols which offer the intoxication of a flash of freedom, but in the end bring new forms of slavery and death. The wisdom of the Psalmist says: “The precepts of the Lord are right, rejoicing the heart; the commandment of the Lord is pure, enlightening the eyes” (Ps 19:8).
Dear brothers and sisters, let us look to God as the God of Life, let us look to his law, to the Gospel message, as the way to freedom and life. The Living God sets us free! Let us say “Yes” to love and not selfishness. Let us say “Yes” to life and not death. Let us say “Yes” to freedom and not enslavement to the many idols of our time. In a word, let us say “Yes” to the God who is love, life and freedom, and who never disappoints (cf. 1 Jn 4:8; Jn 11:2; Jn 8:32). Only faith in the Living God saves us: in the God who in Jesus Christ has given us his own life, and by the gift of the Holy Spirit has enabled us to live as true sons and daughters of God. This faith brings us freedom and happiness. Let us ask Mary, Mother of Life, to help us receive and bear constant witness to the “Gospel of Life”.
Pope to G8: Money, politics and economics must serve, not rule
Vatican Radio
09:35 16/06/2013
2013-06-16 - Money, politics and economics must serve, not rule. They must serve people and promote an ethics of truth. This was the thread running through Pope Francis Letter to the British Prime Minister on the eve of the G8 Summit.The Holy Father's Letter was in response to one sent by David Cameron ahead of the Northern Ireland summit which gathers togther the leaders of the 8 most powerful nations in the world to the banks of Lough Erne.
In his letter, Pope Francis praises the priorities on the agenda of the British G8 Presidency: the free international market, taxation, and transparency on the part of governments and economic actors; concerted action to eliminate hunger and ensure food security and the protection of women and children from sexual violence in conflict situations.
In this regards Pope Francis writes that the G8 "cannot fail to address the situation in the Middle East, especially in Syria".He expresses the hope that the Summit will help to obtain "an immediate and lasting cease-fire and to bring all parties in the conflict to the negotiating table". "Peace is an essential pre-requisite for the protection of women, children and other innocent victims", and "conquering hunger".
Pope Francis writes that, "in a seemingly paradoxical way, free and disinterested solidarity is the key to the smooth functioning of the global economy". As such he concludes his letter "every economic and political theory or action must set about providing each inhabitant of the planet with the minimum wherewithal to live in dignity and freedom, with the possibility of supporting a family, educating children, praising God and developing one's own human potential. This is the main thing; in the absence of such a vision, all economic activity is meaningless".
Below please find the text of Pope Francis’ letter to the British Prime Minister:
To The Right Honourable David Cameron, MP Prime Minister
I am pleased to reply to your kind letter of 5 June 2013, with which you were good enough to inform me of your Government's agenda for the British G8 Presidency during the year 2013 and of the forthcoming Summit, due to take place at Lough Erne on 17 and 18 June 2013, entitled A G8 meeting that goes back to first principles.
If this topic is to attain its broadest and deepest resonance, it is necessary to ensure that all political and economic activity, whether national or international, makes reference to man. Indeed, such activity must, on the one hand, enable the maximum expression of freedom and creativity, both individual and collective, while on the other hand it must promote and guarantee their responsible exercise in solidarity, with particular attention to the poorest.
The priorities that the British Presidency has set out for the Lough Erne Summit are concerned above all with the free international market, taxation, and transparency on the part of governments and economic actors. Yet the fundamental reference to man is by no means lacking, specifically in the proposal for concerted action by the Group to eliminate definitively the scourge of hunger and to ensure food security. Similarly, a further sign of attention to the human person is the inclusion as one of the central themes on the agenda of the protection of women and children from sexual violence in conflict situations, even though it must be remembered that the indispensable context for the development of all the afore-mentioned political actions is that of international peace. Sadly, concern over serious international crises is a recurring theme in the deliberations of the G8, and this year it cannot fail to address the situation in the Middle East, especially in Syria.. In this regard, I earnestly hope that the Summit will help to obtain an immediate and lasting cease-fire and to bring all parties in the conflict to the negotiating table. Peace demands a far-sighted renunciation of certain claims, in order to build together a more equitable and just peace. Moreover, peace is an essential pre-requisite for the protection of women, children and other innocent victims, and for making a start towards conquering hunger, especially among the victims of war.
The actions included on the agenda of the British G8 Presidency, which point towards law as the golden thread of development – as well as the consequent commitments to deal with tax avoidance and to ensure transparency and responsibility on the part of governments – are measures that indicate the deep ethical roots of these problems, since, as my predecessor Benedict XVI made clear, the present global crisis shows that ethics is not something external to the economy, but is an integral and unavoidable element of economic thought and action.The long-term measures that are designed to ensure an adequate legal framework for all economic actions, as well as the associated urgent measures to resolve the global economic crisis, must be guided by the ethics of truth. This includes, first and foremost, respect for the truth of man, who is not simply an additional economic factor, or a disposable good, but is equipped with a nature and a dignity that cannot be reduced to simple economic calculus. Therefore concern for the fundamental material and spiritual welfare of every human person is the starting-point for every political and economic solution and the ultimate measure of its effectiveness and its ethical validity.
Moreover, the goal of economics and politics is to serve humanity, beginning with the poorest and most vulnerable wherever they may be, even in their mothers' wombs. Every economic and political theory or action must set about providing each inhabitant of the planet with the minimum wherewithal to live in dignity and freedom, with the possibility of supporting a family, educating children, praising God and developing one's own human potential. This is the main thing; in the absence of such a vision, all economic activity is meaningless.In this sense, the various grave economic and political challenges facing today's world require a courageous change of attitude that will restore to the end (the human person) and to the means (economics and politics) their proper place. Money and other political and economic means must serve, not rule, bearing in mind that, in a seemingly paradoxical way, free and disinterested solidarity is the key to the smooth functioning of the global economy.
I wished to share these thoughts with you, Prime Minister,, with a view to highlighting what is implicit in all political choices, but can sometimes be forgotten: the primary importance of putting humanity, every single man and woman, at the centre of all political and economic activity, both nationally and internationally, because man is the truest and deepest resource for politics and economics, as well as their ultimate end.Dear Prime Minister, trusting that these thoughts have made a helpful spiritual contribution to your deliberations, I express my sincere hope for a fruitful outcome to your work and I invoke abundant blessings upon the Lough Erne Summit and upon all the participants, as well as upon the activities of the British G8 Presidency during the year 2013, and I take this opportunity to reiterate my good wishes and to express my sentiments of esteem.
Below please find the letter written to Pope Francis by Prime Minister Cameron
5 June 2013Your Holiness,
When I said farewell to Pope Benedict at the end of his historic State Visit to Britain in September 2010, .I made a number of promises. I said that the United Kingdom would keep its promises on aid, in particular in dedicating 0.7% of GNI to international development aid, despite the tough economic times. I said that we would continue to help the poorest and ensure the money we spend on aid goes to those who need it most. I also promised that we would redouble our resolve to work for the common good, working closely with the Holy See.In 2013, the United Kingdom holds the Presidency of the G8 group of nations. I am determined to ensure that our G8 agenda will lead to real benefits for the global economy and will help people in developed and developing countries alike. Your Holiness has spoken eloquently about the need to rebalance the global economy, to help the poor and disadvantaged, and to find people work. My aim for our G8 Presidency, especially at the G8 Summit at Lough Erne on 17 and 18 June, is to do this by restoring strong and sustainable growth to the world economy by practical action on fairer taxes, freer trade, and greater transparency.
I will use the G8 to galvanise collective international action to effectively tackle tax evasion and aggressive tax avoidance - problems shared by developed and developing countries alike. We shall promote a new global standard for automatic information exchange between tax authorities to shrink the space for tax evasion. We shall provide political support for the ongoing OECD and G20 work to prevent some individuals and corporates artificially shifting their profits to ultra-low tax jurisdictions, distorting competition and seek to enhance the flow of information to tax authorities. We shall seek to set out concrete steps we will take to let law enforcement and tax collectors find out who really owns and controls every company. We shall also explore what more can be done by the G8 to support lower-income developing countries to collect the tax revenues owed to them, thereby strengthening their public services in areas like health and education on which people's well-being depends.On trade, I know the Vatican has taken a keen interest in trade liberalisation, particularly the potential that it offers to alleviate poverty, and the need to ensure the poorest countries are integrated into the global economy. This is very much in line with the trade agenda for Lough Eme. We shall ensure that the G8 shows leadership on free trade by opening our markets, resisting protectionism and supporting an open, global rule-based trading system to ensure that all countries can benefit from increased trade. Protectionism and trade bureaucracy are amongst the most significant brakes on the global economy, affecting developing and developed economies alike and creating a barrier to economic and social progress. This is why I will put political impetus on progressing bilateral and plurilateral deals as well as supporting the multilateral trading system.
We will support efforts to conclude a multilateral deal on Trade Facilitation at the WTO Ministerial Conference in December, which could add $70 billion to the global economy and would help boost trade in Africa in particular. We will also work with African countries to help them realise their goal of a Continental Free Trade Area, including through our support for regional integration. This could see intra-African trade double by 2022. If G8 countries complete all of their current trade deals and those in the pipeline, it could boost the income of the whole world by more than $1 trillion. Under our G8 Presidency, I also want to see real progress on tackling food and nutrition insecurity through practical action and greater political commitment to fighting global malnutrition.Many of the world's poorest countries are shackled by a lack of transparency, poor mles, corrupt practices and weak capacity. Too often, a veil of secrecy allows corrupt corporations and officials in countries to flout the law and prevent development. Too often, mineral wealth in developing countries becomes a curse rather than a blessing, as a lack of transparency fosters crime and corruption. Too often, instead of a shared hope for the next generation, such wealth brings conflict, greed, and environmental damage. Through the G8, I plan to push for mandatory higher global standards for the extractives sector, to encourage responsible and sustainable investment in land, and setting the standards for ensuring that government data are released in an open and useable format.
Finally, the High Level Panel Report on the post-2015 development agenda, which we transferred to the UN Secretary General last week, highlighted the importance of trade, tax and transparency to better the lives of the world's poorest. The Report presents an ambitious roadmap to eradicate extreme poverty from the face of the earth by 2030. It says that everyone - regardless of gender, ethnicity, income, disability, age - must have their basic needs met, and their economic and human rights respected. It too makes a strong call for economic growth that promotes social inclusion and preserves the planet's natural resources for future generations. It says that freedom from violence, good governance and justice are not only fundamental to achieving poverty eradication, but goods in themselves that all citizens of the world have equal right to enjoy. I hope that you will be able to read the Report and offer support for its core messages.You have called for disinterested solidarity and for a return to person-centred ethics in the world of finance and economics. As President of the G8, I aim to help secure the growth and stability on which the prosperity and welfare of the whole world depends. To do this, we must tackle the conditions that cause poverty, stiffen the sinews of responsible capitalism, and strengthen governance and transparency.
I believe that this path is one which requires more than the G8 to find success, that responsible governments, business and faiths can and should travel together, doing what we can to turn these values into practical action for the benefit of all.
In his letter, Pope Francis praises the priorities on the agenda of the British G8 Presidency: the free international market, taxation, and transparency on the part of governments and economic actors; concerted action to eliminate hunger and ensure food security and the protection of women and children from sexual violence in conflict situations.
In this regards Pope Francis writes that the G8 "cannot fail to address the situation in the Middle East, especially in Syria".He expresses the hope that the Summit will help to obtain "an immediate and lasting cease-fire and to bring all parties in the conflict to the negotiating table". "Peace is an essential pre-requisite for the protection of women, children and other innocent victims", and "conquering hunger".
Pope Francis writes that, "in a seemingly paradoxical way, free and disinterested solidarity is the key to the smooth functioning of the global economy". As such he concludes his letter "every economic and political theory or action must set about providing each inhabitant of the planet with the minimum wherewithal to live in dignity and freedom, with the possibility of supporting a family, educating children, praising God and developing one's own human potential. This is the main thing; in the absence of such a vision, all economic activity is meaningless".
Below please find the text of Pope Francis’ letter to the British Prime Minister:
To The Right Honourable David Cameron, MP Prime Minister
I am pleased to reply to your kind letter of 5 June 2013, with which you were good enough to inform me of your Government's agenda for the British G8 Presidency during the year 2013 and of the forthcoming Summit, due to take place at Lough Erne on 17 and 18 June 2013, entitled A G8 meeting that goes back to first principles.
If this topic is to attain its broadest and deepest resonance, it is necessary to ensure that all political and economic activity, whether national or international, makes reference to man. Indeed, such activity must, on the one hand, enable the maximum expression of freedom and creativity, both individual and collective, while on the other hand it must promote and guarantee their responsible exercise in solidarity, with particular attention to the poorest.
The priorities that the British Presidency has set out for the Lough Erne Summit are concerned above all with the free international market, taxation, and transparency on the part of governments and economic actors. Yet the fundamental reference to man is by no means lacking, specifically in the proposal for concerted action by the Group to eliminate definitively the scourge of hunger and to ensure food security. Similarly, a further sign of attention to the human person is the inclusion as one of the central themes on the agenda of the protection of women and children from sexual violence in conflict situations, even though it must be remembered that the indispensable context for the development of all the afore-mentioned political actions is that of international peace. Sadly, concern over serious international crises is a recurring theme in the deliberations of the G8, and this year it cannot fail to address the situation in the Middle East, especially in Syria.. In this regard, I earnestly hope that the Summit will help to obtain an immediate and lasting cease-fire and to bring all parties in the conflict to the negotiating table. Peace demands a far-sighted renunciation of certain claims, in order to build together a more equitable and just peace. Moreover, peace is an essential pre-requisite for the protection of women, children and other innocent victims, and for making a start towards conquering hunger, especially among the victims of war.
The actions included on the agenda of the British G8 Presidency, which point towards law as the golden thread of development – as well as the consequent commitments to deal with tax avoidance and to ensure transparency and responsibility on the part of governments – are measures that indicate the deep ethical roots of these problems, since, as my predecessor Benedict XVI made clear, the present global crisis shows that ethics is not something external to the economy, but is an integral and unavoidable element of economic thought and action.The long-term measures that are designed to ensure an adequate legal framework for all economic actions, as well as the associated urgent measures to resolve the global economic crisis, must be guided by the ethics of truth. This includes, first and foremost, respect for the truth of man, who is not simply an additional economic factor, or a disposable good, but is equipped with a nature and a dignity that cannot be reduced to simple economic calculus. Therefore concern for the fundamental material and spiritual welfare of every human person is the starting-point for every political and economic solution and the ultimate measure of its effectiveness and its ethical validity.
Moreover, the goal of economics and politics is to serve humanity, beginning with the poorest and most vulnerable wherever they may be, even in their mothers' wombs. Every economic and political theory or action must set about providing each inhabitant of the planet with the minimum wherewithal to live in dignity and freedom, with the possibility of supporting a family, educating children, praising God and developing one's own human potential. This is the main thing; in the absence of such a vision, all economic activity is meaningless.In this sense, the various grave economic and political challenges facing today's world require a courageous change of attitude that will restore to the end (the human person) and to the means (economics and politics) their proper place. Money and other political and economic means must serve, not rule, bearing in mind that, in a seemingly paradoxical way, free and disinterested solidarity is the key to the smooth functioning of the global economy.
I wished to share these thoughts with you, Prime Minister,, with a view to highlighting what is implicit in all political choices, but can sometimes be forgotten: the primary importance of putting humanity, every single man and woman, at the centre of all political and economic activity, both nationally and internationally, because man is the truest and deepest resource for politics and economics, as well as their ultimate end.Dear Prime Minister, trusting that these thoughts have made a helpful spiritual contribution to your deliberations, I express my sincere hope for a fruitful outcome to your work and I invoke abundant blessings upon the Lough Erne Summit and upon all the participants, as well as upon the activities of the British G8 Presidency during the year 2013, and I take this opportunity to reiterate my good wishes and to express my sentiments of esteem.
Below please find the letter written to Pope Francis by Prime Minister Cameron
5 June 2013Your Holiness,
When I said farewell to Pope Benedict at the end of his historic State Visit to Britain in September 2010, .I made a number of promises. I said that the United Kingdom would keep its promises on aid, in particular in dedicating 0.7% of GNI to international development aid, despite the tough economic times. I said that we would continue to help the poorest and ensure the money we spend on aid goes to those who need it most. I also promised that we would redouble our resolve to work for the common good, working closely with the Holy See.In 2013, the United Kingdom holds the Presidency of the G8 group of nations. I am determined to ensure that our G8 agenda will lead to real benefits for the global economy and will help people in developed and developing countries alike. Your Holiness has spoken eloquently about the need to rebalance the global economy, to help the poor and disadvantaged, and to find people work. My aim for our G8 Presidency, especially at the G8 Summit at Lough Erne on 17 and 18 June, is to do this by restoring strong and sustainable growth to the world economy by practical action on fairer taxes, freer trade, and greater transparency.
I will use the G8 to galvanise collective international action to effectively tackle tax evasion and aggressive tax avoidance - problems shared by developed and developing countries alike. We shall promote a new global standard for automatic information exchange between tax authorities to shrink the space for tax evasion. We shall provide political support for the ongoing OECD and G20 work to prevent some individuals and corporates artificially shifting their profits to ultra-low tax jurisdictions, distorting competition and seek to enhance the flow of information to tax authorities. We shall seek to set out concrete steps we will take to let law enforcement and tax collectors find out who really owns and controls every company. We shall also explore what more can be done by the G8 to support lower-income developing countries to collect the tax revenues owed to them, thereby strengthening their public services in areas like health and education on which people's well-being depends.On trade, I know the Vatican has taken a keen interest in trade liberalisation, particularly the potential that it offers to alleviate poverty, and the need to ensure the poorest countries are integrated into the global economy. This is very much in line with the trade agenda for Lough Eme. We shall ensure that the G8 shows leadership on free trade by opening our markets, resisting protectionism and supporting an open, global rule-based trading system to ensure that all countries can benefit from increased trade. Protectionism and trade bureaucracy are amongst the most significant brakes on the global economy, affecting developing and developed economies alike and creating a barrier to economic and social progress. This is why I will put political impetus on progressing bilateral and plurilateral deals as well as supporting the multilateral trading system.
We will support efforts to conclude a multilateral deal on Trade Facilitation at the WTO Ministerial Conference in December, which could add $70 billion to the global economy and would help boost trade in Africa in particular. We will also work with African countries to help them realise their goal of a Continental Free Trade Area, including through our support for regional integration. This could see intra-African trade double by 2022. If G8 countries complete all of their current trade deals and those in the pipeline, it could boost the income of the whole world by more than $1 trillion. Under our G8 Presidency, I also want to see real progress on tackling food and nutrition insecurity through practical action and greater political commitment to fighting global malnutrition.Many of the world's poorest countries are shackled by a lack of transparency, poor mles, corrupt practices and weak capacity. Too often, a veil of secrecy allows corrupt corporations and officials in countries to flout the law and prevent development. Too often, mineral wealth in developing countries becomes a curse rather than a blessing, as a lack of transparency fosters crime and corruption. Too often, instead of a shared hope for the next generation, such wealth brings conflict, greed, and environmental damage. Through the G8, I plan to push for mandatory higher global standards for the extractives sector, to encourage responsible and sustainable investment in land, and setting the standards for ensuring that government data are released in an open and useable format.
Finally, the High Level Panel Report on the post-2015 development agenda, which we transferred to the UN Secretary General last week, highlighted the importance of trade, tax and transparency to better the lives of the world's poorest. The Report presents an ambitious roadmap to eradicate extreme poverty from the face of the earth by 2030. It says that everyone - regardless of gender, ethnicity, income, disability, age - must have their basic needs met, and their economic and human rights respected. It too makes a strong call for economic growth that promotes social inclusion and preserves the planet's natural resources for future generations. It says that freedom from violence, good governance and justice are not only fundamental to achieving poverty eradication, but goods in themselves that all citizens of the world have equal right to enjoy. I hope that you will be able to read the Report and offer support for its core messages.You have called for disinterested solidarity and for a return to person-centred ethics in the world of finance and economics. As President of the G8, I aim to help secure the growth and stability on which the prosperity and welfare of the whole world depends. To do this, we must tackle the conditions that cause poverty, stiffen the sinews of responsible capitalism, and strengthen governance and transparency.
I believe that this path is one which requires more than the G8 to find success, that responsible governments, business and faiths can and should travel together, doing what we can to turn these values into practical action for the benefit of all.
The generation of WYDs - Youngest Vietnamse parish priest in Western Australia
VietCatholic Network
16:01 16/06/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Fr. Joseph is the youngest Vietnamese priest in Western Australia. Young, yet he currently is the parish priest of St. Peter The Apostle Church in Bedford.
1. Lan Vy: Good evening Father. As the road to Rio is fast approaching, it would be great if you could share some of your thoughts on the event?
Fr. Joseph Vuong: They say that Life's a journey not a destination. The road to Rio will be a journey of self discovery for the pilgrims. The destination at Rio will be a celebration of what we have discovered about our relationship with Christ through our companions on the journey. The event at Rio will broaden a person's faith to witness how large and wonderful faith really is. Once this awareness is embraced then the pilgrims will understand how to respond to their personal call to become a disciple of Christ.
2. Lan Vy: Many young viewers would be really happy to know when you first realized you had a vocation and how you could be certain about it.
Fr. Joseph Vuong: My first calling to the priesthood started during primary school. All students were asked to write an assignment on what they would like to become when they graduate from school. I was seeking a career that would give me the opportunity to offer others meaning in life. I could not find such career so I wrote my assignment on the life of a taxi driver. After graduating from high school I realised that what I was truly seeking for was not a career but a way of life, a vocation. At this stage I felt that there is no choice but to choose a career, earn money, have a family and live life like most people do. My mother realised that I wanted something more in life so she asked me if priesthood was something that may interest me. The moment she gave me this option, my mind was flooded with the idea of priesthood to the point that I needed to speak to a priest about it. After seeking advice from a few priests, the rector of St Charles' seminary encouraged me to join the seminary and see how I would go. Seven years of seminary formation went very quick and I was ordained on 13th December 2002 when I was 26. Certainty is a slow process and only when I put myself out for God to lead me is when I am certain that wherever God leads me, it can only be good.
3. Lan Vy: Just a question out of my curiosity, what did your family and friends think of your vocation?
Fr. Joseph Vuong:My parents were and are still very supportive of my vocation to the priesthood because they believe that it is God's will that I can be a priest. I just needed to respond to God's calling. My friends at first were in shock and it took them some time to adjust to the idea of me as a priest. Time changes people as it did with my friends and now it is better than before.
4. Lan Vy: What would your advice be for those who might be discerning a vocation?
Fr. Joseph Vuong: Vocation to the priesthood is for those who are called to live a dedicated life with Christ for others. This calling will never be made known if the person does not first discern about it or are being told about it. Discerning to be a priest is subtle and challenging because the calling asks the person the ultimate question, "Will you give up everything and follow Christ?"
5. Lan Vy: Where were you ordained? What was the day like?
Fr. Joseph Vuong: I was ordained at St Mary's Cathedral in Perth, Western Australia. It was an overwhelming day with lots of preparations, people and priests. The most striking moment was when all the priests from different parishes and places all came together to bless and welcome me as a new member of their family. I felt I have become part of a larger family who all share the same vocation as me.
6. Lan Vy: What were your first parish experiences?
Fr. Joseph Vuong: At St Thomas More in Bateman parish, my experience was of a community spirit. It is a faith-filled experience to see so many people volunteering and reaching out to one another. The strong faith of the young people gives me so much hope for the future of the church and the world. The beautiful liturgies and celebrations were very powerful and the generosity and support of the parishioners were life changing for me as a priest, they gave me energy to be a better priest.
7. Lan Vy: Father, how does a typical day of an Australian parish priest look like?
Fr. Joseph Vuong: My day begins with an early cup of espresso while reflecting on the day's scriptural readings for a message that I can carry with me throughout the day. The morning Mass is where I pray with the parish community and share my reflections on the scriptures and to see that it means something special to them. After Mass I spend time in the office, making sure everything is up to date. I usually attend many appointments with people, I try to help them feel more part of the parish community by listening to their stories and family life, whether it be a baby's baptism preparation, a couple getting married, a sick person seeking anointing and prayer, or a family experiencing loss of a family member. I find that everyone yearns for clarity in their faith and it enlightens me when I am able to help them.
Lan Vy: Thanks Father for sharing with us exciting experiences of your vocation and your priestly ministry.
Fr. Joseph Vuong: Thank you for allowing me to share my priesthood journey. We all have a spiritual journey, and it is our faith in the Risen Christ that we can rise above our limitations to go and make disciples of all the nations.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vài hàng về Vị Cáo thỉnh viên Vụ Án Phong Thánh các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam: Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ
Lm Gioan Trần Công Nghị
07:27 16/06/2013
Vài hàng về Vị Cáo thỉnh viên Vụ Án Phong Thánh các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam: Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ
Tiểu sử:
- Ngày 12.5.1918: Chào đời tại họ Đông Hải, xứ Văn Hải, Giáo phận Phát Diệm
- 1928: Vào Tiểu Chủng viện Ba Làng, rồi Phúc Nhạc
- 1937: Đức Cha Nguyễn Bá Tòng gửi đi du học tại Roma
- Ngày 20.12.1942: Thụ phong linh mục tại Roma, năm 24 tuổi
- 1945-46: Tiến sĩ Triết học và Tiến sĩ Thần học tại Roma
- 1946-49: Tốt nghiệp Luật khoa tại Đại học Louvain, Bỉ
- 1951-54: Thư kí Đức Cha Lê Hữu Từ, Giám mục Phát Diệm
- 1954: Di cư vào Sài Gòn
- 1956: Thư kí Văn phòng Viện trợ Công Giáo Hoa Kì (11 tháng)
- 1957: Phụ trách 10 giáo phận di cư tại Sài Gòn (9 tháng)
- 1957 tới 1976: Thư kí Tòa Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài Gòn (19 năm)
- Ngày 26.7.1976: Được “mời” ra khỏi Việt Nam, sang Roma
- Ngày 18.9.1976: Nhân viên Bộ Ngoại giao Tòa Thánh Vatican
- Ngày 29.6.1978: Lãnh tước Đức Ông (Monsignor Capellano di Sua Santità)
- Ngày 25.11.1985: Được ĐHY Trịnh Văn Căn giao cho làm Cáo thỉnh viên Vụ Án Phong Thánh 117 Vị Tử Đạo tại Việt Nam
- Ngày 18.12.1985: Giám chức danh dự (Prelato d’Onore di Sua Santità)
- Ngày 07.01.1988: Là người Việt Nam đầu tiên được cử làm Đệ nhị Bí thư của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I I
- 1996: Được đặc ân hưu trí ở ngay trong thành Vatican
- Ngày 04.02.1996: Kinh sĩ viên (Chanoine) Đền thờ Thánh Phêrô
Và Chưởng ấn Tòa Thánh (Protonotaire Apostolique)
Ngày 15.7.2002: Qua đời, thọ 84 tuổi. Lễ an táng cử hành tại Vatican ngày 20.7.2002.
Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ:
Một người vóc dáng nhỏ bé, trán cao rộng, gương mặt rạng rỡ, nụ cười tươi tắn,
Một người có sức khoẻ thật tốt, trí minh mẫn, nhớ dai, nhớ rõ,
Một người có giọng nói rõ ràng, âm hưởng dõng dạc, trình bày khúc chiết,
Một người nhanh nhẹn, nhạy bén, sắc sảo, tinh khôn, bặt thiệp,
Một nhà học thức, đạo đức, uyên thâm,
Một nhà chuyên ngành ngoại giao, thận trọng, cẩn mật,
Một nhân vật lâu năm kinh nghiệm lịch sử Giáo Hội.
Như một loài chim hiếm qúy,
Như một cánh hoa rực rỡ trong Giáo Hội Việt Nam.
Các tác phẩm đã xuất bản:
Phiên dịch:
- Thông điệp “Mẹ và Thầy” của ĐGH Gioan XXI I I
- Các tài liệu Công Đồng Chung Vatican I I
- Thông điệp “Giáo Hội của Ngài” của ĐGH Phaolô VI
- Thông điệp “Về Nữ Giới” của ĐGH Gioan Phaolô I I
Khảo cứu:
1. La Participation chez M. Louis Lavelle, Luận án Triết học, Pháp ngữ, Roma, 1945
2. De inhabitatione Spiritus Sancti in anima justi, Luận án Thần học, La ngữ, Roma, 1946
3. Thánh Gioan Vianney và Giáo Hội ngày nay, Roma, 1986
4. Giáo Hội Việt Nam: Vụ Án Phong Thánh, Roma, 1987
5. Giáo Hội Việt Nam: 21 Thánh Tử Đạo Thừa Sai, Roma, 1991
6. Giáo Hội Việt Nam: 97 Thánh Tử Đạo Việt Nam, Roma, 2003
7. Đời sống Tu sĩ và Công đồng Vatican I I, Roma, 1988
8. Chân dung Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi, Roma, 1989
9. Đức Chúa Thánh Thần và bảy hồng ân của Ngài, Roma, 1989
10. Comendium Vitae et Martyrii 117 Beatorum Martyrum Việt Nam, La ngữ và Ý ngữ, Roma, 1989
11. Kỷ Yếu Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam, cộng tác với Ban biên tập Báo chí Công Giáo Việt Nam Hải ngoại, Roma, 1989
12. Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm (1901 – 2001), Roma - Paris – USA., 2001
13. Les 21 Saints Martyrs Missionaires au Vietnam, Pháp ngữ, Roma – Paris, 2001
14. Bên cạnh Đức Gioan Phaolô I I, Roma - Paris – USA., 2002.
Tiểu sử:
- Ngày 12.5.1918: Chào đời tại họ Đông Hải, xứ Văn Hải, Giáo phận Phát Diệm
- 1937: Đức Cha Nguyễn Bá Tòng gửi đi du học tại Roma
- Ngày 20.12.1942: Thụ phong linh mục tại Roma, năm 24 tuổi
- 1945-46: Tiến sĩ Triết học và Tiến sĩ Thần học tại Roma
- 1946-49: Tốt nghiệp Luật khoa tại Đại học Louvain, Bỉ
- 1951-54: Thư kí Đức Cha Lê Hữu Từ, Giám mục Phát Diệm
- 1954: Di cư vào Sài Gòn
- 1956: Thư kí Văn phòng Viện trợ Công Giáo Hoa Kì (11 tháng)
- 1957: Phụ trách 10 giáo phận di cư tại Sài Gòn (9 tháng)
- 1957 tới 1976: Thư kí Tòa Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài Gòn (19 năm)
- Ngày 26.7.1976: Được “mời” ra khỏi Việt Nam, sang Roma
- Ngày 18.9.1976: Nhân viên Bộ Ngoại giao Tòa Thánh Vatican
- Ngày 29.6.1978: Lãnh tước Đức Ông (Monsignor Capellano di Sua Santità)
- Ngày 25.11.1985: Được ĐHY Trịnh Văn Căn giao cho làm Cáo thỉnh viên Vụ Án Phong Thánh 117 Vị Tử Đạo tại Việt Nam
- Ngày 18.12.1985: Giám chức danh dự (Prelato d’Onore di Sua Santità)
- Ngày 07.01.1988: Là người Việt Nam đầu tiên được cử làm Đệ nhị Bí thư của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I I
- 1996: Được đặc ân hưu trí ở ngay trong thành Vatican
- Ngày 04.02.1996: Kinh sĩ viên (Chanoine) Đền thờ Thánh Phêrô
Và Chưởng ấn Tòa Thánh (Protonotaire Apostolique)
Ngày 15.7.2002: Qua đời, thọ 84 tuổi. Lễ an táng cử hành tại Vatican ngày 20.7.2002.
Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ:
Một người vóc dáng nhỏ bé, trán cao rộng, gương mặt rạng rỡ, nụ cười tươi tắn,
Một người có sức khoẻ thật tốt, trí minh mẫn, nhớ dai, nhớ rõ,
Một người có giọng nói rõ ràng, âm hưởng dõng dạc, trình bày khúc chiết,
Một người nhanh nhẹn, nhạy bén, sắc sảo, tinh khôn, bặt thiệp,
Một nhà học thức, đạo đức, uyên thâm,
Một nhà chuyên ngành ngoại giao, thận trọng, cẩn mật,
Một nhân vật lâu năm kinh nghiệm lịch sử Giáo Hội.
Như một loài chim hiếm qúy,
Như một cánh hoa rực rỡ trong Giáo Hội Việt Nam.
Các tác phẩm đã xuất bản:
Phiên dịch:
- Các tài liệu Công Đồng Chung Vatican I I
- Thông điệp “Giáo Hội của Ngài” của ĐGH Phaolô VI
- Thông điệp “Về Nữ Giới” của ĐGH Gioan Phaolô I I
Khảo cứu:
1. La Participation chez M. Louis Lavelle, Luận án Triết học, Pháp ngữ, Roma, 1945
2. De inhabitatione Spiritus Sancti in anima justi, Luận án Thần học, La ngữ, Roma, 1946
3. Thánh Gioan Vianney và Giáo Hội ngày nay, Roma, 1986
4. Giáo Hội Việt Nam: Vụ Án Phong Thánh, Roma, 1987
5. Giáo Hội Việt Nam: 21 Thánh Tử Đạo Thừa Sai, Roma, 1991
6. Giáo Hội Việt Nam: 97 Thánh Tử Đạo Việt Nam, Roma, 2003
7. Đời sống Tu sĩ và Công đồng Vatican I I, Roma, 1988
8. Chân dung Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi, Roma, 1989
9. Đức Chúa Thánh Thần và bảy hồng ân của Ngài, Roma, 1989
10. Comendium Vitae et Martyrii 117 Beatorum Martyrum Việt Nam, La ngữ và Ý ngữ, Roma, 1989
11. Kỷ Yếu Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam, cộng tác với Ban biên tập Báo chí Công Giáo Việt Nam Hải ngoại, Roma, 1989
12. Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm (1901 – 2001), Roma - Paris – USA., 2001
13. Les 21 Saints Martyrs Missionaires au Vietnam, Pháp ngữ, Roma – Paris, 2001
14. Bên cạnh Đức Gioan Phaolô I I, Roma - Paris – USA., 2002.
ĐHY André Vingt-Trois Chủ Lễ Trao Thánh Giá Giáo Sĩ Cho Một Huynh Trưởng Giáo Xứ Việt Nam
Lê Đình Thông
18:17 16/06/2013
ĐHY André Vingt-Trois Chủ Lễ Trao Thánh Giá Giáo Sĩ Cho Một Huynh Trưởng Giáo Xứ Việt Nam
Vào Chúa Nhật giữa Năm Đức Tin (16/06/2013), huynh trưởng Lê Đình Thiên Ân của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Xứ Việt Nam cùng với ba giáo sĩ trẻ khác đã được trao thánh giá giáo sĩ Vương cung Thánh đường Notre-Dame de Paris (la Croix de clerc à Notre-Dame), trong thánh lễ cung hiến thánh đường Đức Bà do ĐHY André Vingt-Trois chủ lễ, với sự đồng tế của Đức Cha Renauld de Dinechin, giám mục phụ tá, toàn thể các vị kinh sĩ. Đây là lần đầu tiên một huynh trưởng Việt Nam được trao thánh giá giáo sĩ tại ngôi thánh đường cổ kính này.
Theo điều 207 khoản 1 bộ giáo luật năm 1983, căn cứ vào cơ chế thiêng liêng trong Giáo Hội, các tín hữu là thừa tác viên chức thánh theo luật định được gọi là các giáo sĩ (clercs), những người khác được gọi là giáo dân (laïcs). Cơ chế này được áp dụng tại Vương cung Thánh đường Notre-Dame de Paris.
Trong bài giảng, ĐHY André Vingt-Trois đã nhắc lại ý nghĩa cung hiến thánh đường trở thành Nhà Chúa (Maison de Dieu) là nơi thờ phượng và cầu nguyện. Ngài nhắc lại lịch sử 850 năm của ngôi thánh đường này, người Celtes coi đây là miền đất thiêng liêng. Sau đó người Roma đã xây một đền thờ dâng hiến thần Jupiter. Ngôi thánh đường Công Giáo được khởi công từ thế kỷ thứ VI.
Hàng năm có 13 triệu khách thập phương đến thăm viếng ngôi thánh đường cạnh sông Seine, ngay trung tâm thành phố Paris. Đây là ngôi thánh đường gothique nồi tiềng nhất châu Âu.
ĐHY André Vingt-Trois nhắc lại trong Năm Đức Tin kỷ niệm 50 Công đồng Vaticanô II, các giáo xứ thuộc tổng giáo phận Paris đã và sẽ lần lượt đến hành hương tại Notre-Dame de Paris. Chúa Nhật 30/06 sắp tới, Đức Ông Mai Đức Vinh sẽ hướng dẫn đoàn hành hương Giáo xứ Việt Nam. Trong suốt hai tiếng đồng hồ, đoàn hành hương sẽ tham dự các nghi thức phụng vụ để được hưởng ơn toàn xá.
Paris, ngày 16 tháng 6 năm 2013
Theo điều 207 khoản 1 bộ giáo luật năm 1983, căn cứ vào cơ chế thiêng liêng trong Giáo Hội, các tín hữu là thừa tác viên chức thánh theo luật định được gọi là các giáo sĩ (clercs), những người khác được gọi là giáo dân (laïcs). Cơ chế này được áp dụng tại Vương cung Thánh đường Notre-Dame de Paris.
Trong bài giảng, ĐHY André Vingt-Trois đã nhắc lại ý nghĩa cung hiến thánh đường trở thành Nhà Chúa (Maison de Dieu) là nơi thờ phượng và cầu nguyện. Ngài nhắc lại lịch sử 850 năm của ngôi thánh đường này, người Celtes coi đây là miền đất thiêng liêng. Sau đó người Roma đã xây một đền thờ dâng hiến thần Jupiter. Ngôi thánh đường Công Giáo được khởi công từ thế kỷ thứ VI.
ĐHY André Vingt-Trois nhắc lại trong Năm Đức Tin kỷ niệm 50 Công đồng Vaticanô II, các giáo xứ thuộc tổng giáo phận Paris đã và sẽ lần lượt đến hành hương tại Notre-Dame de Paris. Chúa Nhật 30/06 sắp tới, Đức Ông Mai Đức Vinh sẽ hướng dẫn đoàn hành hương Giáo xứ Việt Nam. Trong suốt hai tiếng đồng hồ, đoàn hành hương sẽ tham dự các nghi thức phụng vụ để được hưởng ơn toàn xá.
Paris, ngày 16 tháng 6 năm 2013
Lễ Hiền Phụ tại Giáo Xứ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Denver-Colorado
Nguyễn Thái Ninh
21:18 16/06/2013
Lễ Hiền Phụ tại Giáo Xứ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Denver-Colorado
Năm nay giáo xứ mừng Lễ Ngày Các Người Cha trang trọng hơn các năm trước. Để vinh danh các người cha, thánh tượng Thánh Cả Giuse, là Cha nuôi Chúa Cứu Thế và cũng là tiêu biểu cho các người cha trần thế, đã được đoàn Liên Minh Thánh Tâm cung nghinh chung quanh khuôn viên giáo xứ.
Xem Hình
Trong thánh lễ sau phần nhấn mạnh đến Tình Thương Thiên Chúa qua hình ảnh người phụ nữ phạm tội bị bắt quả tang mà chính Chúa cũng không kết tội mà chỉ khuyên chị đừng tái phạm nữa. Cha phó xứ đã xin các bà đối xử đẹp và thương các ông đặc biệt trong ngày hôm nay.
Cuối lễ ông Trưởng Hội Đồng Mục Vụ đại diện cộng đoàn chúc mừng hai cha Lễ Hiền Phụ mạnh khỏe vui vẻ và sau đó hai huynh trưởng kính tặng quà mừng hai cha. Để đáp lễ, cha chánh xứ Louis Maria Phạm Hữu Độ đã trao quà cho các ông có sinh nhật trong Tháng Sáu và một số quà tượng trưng cho các ông nào trả lời được một số câu hỏi khiến bầu khí trong thánh đường trở nên sống động trước khi lãnh nhận phép lành kết lễ.
Năm nay giáo xứ mừng Lễ Ngày Các Người Cha trang trọng hơn các năm trước. Để vinh danh các người cha, thánh tượng Thánh Cả Giuse, là Cha nuôi Chúa Cứu Thế và cũng là tiêu biểu cho các người cha trần thế, đã được đoàn Liên Minh Thánh Tâm cung nghinh chung quanh khuôn viên giáo xứ.
Xem Hình
Trong thánh lễ sau phần nhấn mạnh đến Tình Thương Thiên Chúa qua hình ảnh người phụ nữ phạm tội bị bắt quả tang mà chính Chúa cũng không kết tội mà chỉ khuyên chị đừng tái phạm nữa. Cha phó xứ đã xin các bà đối xử đẹp và thương các ông đặc biệt trong ngày hôm nay.
Cuối lễ ông Trưởng Hội Đồng Mục Vụ đại diện cộng đoàn chúc mừng hai cha Lễ Hiền Phụ mạnh khỏe vui vẻ và sau đó hai huynh trưởng kính tặng quà mừng hai cha. Để đáp lễ, cha chánh xứ Louis Maria Phạm Hữu Độ đã trao quà cho các ông có sinh nhật trong Tháng Sáu và một số quà tượng trưng cho các ông nào trả lời được một số câu hỏi khiến bầu khí trong thánh đường trở nên sống động trước khi lãnh nhận phép lành kết lễ.
Các Thánh Tử đạo Việt Nam là những người sống “Đạo Yêu Nhau”
Jos.Vinc. Ngọc Biển
11:25 16/06/2013
là những người sống “Đạo Yêu Nhau”
(Kỷ niệm 25 năm ngày phong thánh cho các thánh Tử Đạo Việt Nam)
Cách đây ít lâu, có một bạn trẻ ngoài Công Giáo hỏi tôi: “Này anh, anh cho em hỏi bên đạo Công Giáo các anh tôn thờ những người mà gọi là thánh tử đạo, vậy họ là ai mà phải thờ?”1. Lúc đó, tôi đã trả lời cho bạn trẻ đó: “Các Thánh Tử đạo chính là những con người như chúng ta, nhưng các ngài đã theo, sống và làm chứng cho đạo của mình theo là đạo thật, trong khi đó vua quan thời đó lại cho là tà đạo nên cấm và bắt bớ. Ai không chịu bỏ Đạo Giatô thì giết, và các ngài đã bị giết vì không chịu bỏ đạo”. Sau đó bạn trẻ đó lại hỏi tiếp: “Khi bị bắt và giết như thế thì các vị tử đạo và người Công Giáo hiện nay có căm thù những người đã làm hại mình không?”. Tôi trả lời: “Không những không căm thù, mà các Thánh Tử đạo và ngay cả chúng tôi đã yêu và sẽ yêu họ nhiều hơn. Bởi vì cha ông chúng tôi và cả chúng tôi đã, đang đi theo “Đạo Yêu Nhau”2;3. Bạn trẻ nghe đến đây thì tỏ vẻ ngỡ ngàng.
Đúng vậy, ngỡ ngàng là phải. Đạo gì mà lại là “Đạo Yêu Nhau”. Tại sao các ngài lại được gọi như vậy? Thưa bởi vì các ngài đã noi theo gương Đức Giêsu, Đấng là Chúa và là Thầy của mình, đã sống và chết vì yêu. Tình yêu đó được khởi đi từ Thiên Chúa Cha: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Đức Giêsu xuống trần gian chính là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa, cả cuộc đời và sứ mạng của Ngài đều quy về tình yêu và dạy cho các môn đệ và mọi người bài học về tình yêu: “Đây là Điều Răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12); Ngài còn nói: “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ” (Mc 12,33), bởi vì “không có tình yêu nào quý hơn tình yêu của người hiến mạng vì người mình yêu” (Ga 15,13).
Khi soi chiếu cuộc đời của mình vào trong Mầu nhiệm Tình yêu của Đức Giêsu, các ngài đã rút ra được một định nghĩa về Đấng mà các ngài yêu mến và tin theo, định nghĩa đó là: “Thiên Chúa là Tình Yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16). Chính vì thế, các Thánh Tử đạo của chúng ta đã đã sống và minh chứng cho mọi người biết về Thiên Chúa là Tình Yêu qua chính cuộc sống của mình: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Trải qua suốt thời kỳ bách hại đạo, các Thánh Tử đạo là những người đã dám chấp nhận cái chết vì tình yêu và niềm tin để minh chứng Đạo mà các ngài theo là Đạo thật, là Đạo Yêu Thương. Quả thật, cây đức tin đã được các ngài vun xới và làm cho phát triển. Tuy nhiên, cây đức tin đó được lớn lên ngay trong thử thách và đau thương: hơn 300 năm Hội Thánh Chúa tại Việt Nam đã chia sẻ nỗi thăng trầm của quê hương, thì cũng là hơn 300 năm Hội Thánh được lớn lên trong hồng ân của Thiên Chúa4.
Ngoài việc làm chứng bằng cả mạng sống, các ngài còn nhân chứng về chính nội dung Tin Mừng và tìm mọi cách để loan báo Tin Mừng ấy với vua quan thời bấy giờ. Vậy nội dung Tin Mừng mà các ngài làm chứng là gì?
Các ngài là những người luôn trung thành với Chúa, sẵn sàng đón nhận cái chết để minh chứng niềm tin của mình vào đạo thật: “Tôi biết tôi đã tin vào ai” (2 Tm 1,12). Vì thế, các ngài luôn tin tưởng, phó thác trong tay Chúa: “Mọi âu lo hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em” (1 Pr 5,7). "Người ban cho mọi loài sự sống, hơi thở và mọi sự" (Cv 17,25). “Chính nơi Người mà chúng ta sống, cử động và hiện hữu” (Cv 17,28); “vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người” (Rm 11,36) và các ngài xác tín thật mạnh mẽ: “Chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” (Rm 8,37). Hay: “Cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta”(Rm 8,39). Chính vì vậy mà càng bị đòn vọt nhiều bao nhiêu thì các ngài lại vui mừng bấy nhiêu. Những trận đòn chí tử không làm các ngài nản chí, sờn lòng, mà trái lại các chứng nhân của chúng ta còn lấy thế làm hạnh phúc, vì được hiệp thông với Đức Kitô chịu đóng đinh5. Các ngài luôn nhớ Lời Chúa phán: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5,10-12). Và đây là thước đo sự trung thành của người môn đệ: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23); và như trở thành quy luật: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Lc 9,24); cuối cùng, “ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần” (Lc 9,26). Như vậy, các ngài đã chấp nhận tinh luyện cuộc đời của mình như thử vàng trong lò lửa, khi chấp nhận tinh luyện như thế, các ngài được đón nhận như của lễ toàn thiêu. Quả thật, khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, các ngài đã rực sáng như những vì sao trên vòm trời và như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy (x. Kn 3,6-7). Và các ngài thật xứng đáng lãnh nhận phần thưởng Nước Trời, vì đã sống trung thành với Chúa đến cùng. Cái chết của các ngài đã không đi vào quên lãng, bởi vì: Linh hồn các ngài ở trong tay Chúa, đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Trước mặt người đời và những người không hiểu biết thì hình như các ngài đã chết và đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng không phải vậy, các ngài đang sống trong bình an. Vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu (x. Kn 3,1-9).
Các ngài là những người yêu nước và xác định lập trường giữa niềm tin với vua quan: Có thể nói, các Thánh Tử đạo là những người rất mực yêu nước như bao người yêu nước khác và kính trọng vua quan hết lòng. Là thần dân trong nước, các tín hữu sẵn sàng thi hành nghĩa vụ công dân, từ thuế khoá cho đến gia nhập quân ngũ, điều này đã được chứng minh qua cuộc sát hạch thân thế và tôn giáo của các binh lính tại tỉnh Nam Định, năm 1838, nguyên tại tỉnh Nam Định, quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh đã tụ tập được 500 binh sĩ Công Giáo, để rồi bắt đạp lên Thánh Giá6. Cũng vậy, chốn quan trường, theo chiếu chỉ tháng 9-1855 ra lệnh sàng lọc các quan Công Giáo, cấm đạo đồ đi thi hay nhận chức vụ trong làng trong tổng7, thế mà 6 năm sau (1861), trong một đợt thanh trừng, triều đình còn bắt được 32 viên quan8 và đã cấm bỏ đạo, nhưng phần đông các ngài đã khước từ. Khi khước từ bỏ đạo như vậy, các ngài đã bị tra hỏi, bị đòn vọt đau đớn, nhưng các ngài vẫn rất ôn tồn nhã nhặn, và tỏ ra không sợ hãi, ngược lại, các ngài lại thấy bình an hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, các ngài được Thánh Thần Thiên Chúa dạy cho biết phải nói thế nào. Thái độ ôn tồn và kiên trì là đặc trưng chung của các Thánh Tử đạo Việt Nam. Điển hình như Linh mục Nguyễn Văn Tự đối đáp với quan toà: "Tôi kính Thiên Chúa như Thượng Phụ, kính vua như trung phụ, và kính song thân như hạ phụ. Không thể nghe cha ruột để hại vua, tôi cũng không thể vì vua mà phạm đến Thượng Phụ là Thiên Chúa được"9. Giám mục Alonso Phê trong Thư Chung năm 1798 xác định khí giới đánh giặc bách hại "chẳng phải là súng ống gươm giáo đâu, mà là đức tin, lời cầu nguyện và đức bác ái"10. Giám mục Hemosilla Liêm nhắc nhở các tín hữu phải tuân giữ luật nhà phép nước, còn nếu bị vu cáo tội chính trị thì cứ an tâm, vì Đức Giêsu xưa từng bị dân Do Thái lấy cớ chính trị để giết (x. Ga 19,12). Ngài nói tiếp: "... Phô con đừng hoà tập vuối giặc, đừng nghe chúng nói dối dá đấng ấy đấng khác sai chúng nó, vì cái ấy là không hẳn"11. Làm được điều đó là vì các ngài luôn xác tín rằng mọi sự đều không nằm ngoài thánh ý Chúa. Vì thế, những người làm khổ mình là những tác nhân trong chương trình quan phòng của Chúa. Nên thái độ của các ngài là: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Tuy nhiên, lòng kính trọng phải được xây dựng trên nền tảng sự thật, tức là nếu sự kính trọng mà trái với lương tâm, đức tin và chân lý của mình thì các ngài cũng khẳng khái khước từ cách dứt khoát: khi vua Minh Mạng có ý định ban đặc ân làm quan cho các vị thừa sai, Linh mục Gagelin Kính đại diện anh em từ chối đặc ân đó, ngài nói: "Tuy nhiên, những việc đó nào có thể dung hoà với nhiệm vụ linh mục của tôi"12. Hay như binh sĩ Trần Văn Trung, sẵn sàng đi lính để đáp lại lệnh truyền của vua, nhưng phải bỏ đạo trước khi đi lính thì đã không chấp nhận, ngài nói: "Tôi là Kitô hữu tôi sẵn sàng đi đánh kẻ thù của đất nước, nhưng bỏ đạo thì không bao giờ"13.
Các ngài là những người luôn sống nhân ái, yêu thương hết mọi người: có lẽ điều nổi bật nhất nơi các vị tử đạo của chúng ta là tình bác ái, các ngài luôn yêu thương hết thảy mọi người, bất luận họ là ai, làm gì. Điều này đã được các vị tử đạo của chúng ta thể hiện rất xuất sắc. Điển hình như Y sĩ Phan Đắc Hoà, ông luôn giúp đỡ người khác qua việc bốc thuốc cứu người, đồng thời ông luôn khuyên họ trung thành mà giữ đạo để được sống đời đời. Còn ông Trùm Đích thì khi có điều kiện là ông tới thăm trại cùi và sẵn sàng nuôi người mắc bệnh dịch tại nhà mình. Linh mục Emmanuel Triệu sẵn sàng nhường tiền bữa ăn ân huệ trước giờ xử tử để đổi lấy tiền mà cho người nghèo. Biết giáo dân sẽ tổ chức an táng cho mình linh đình thì Linh mục Phan Văn Minh đã kịp can ngăn và gợi ý lấy tiền đó giúp cho người nghèo. Với ông Cai Tả, thì yêu thương để xin ơn tha tội, nên ông sẵn sàng cho vay mà không cần trả lại. Ông Năm Thuông thì quả quyết:"Tôi chưa thấy ai hay giúp người nghèo khó lại túng bấn bao giờ. Kinh Thánh chẳng dạy chúng ta phải coi họ như chi thể của Chúa đó sao? Chúa đã cho chúng ta sống, tất sẽ quan phòng cho ta đủ dùng". Với quan Hồ Đình Hy thì: "Đừng làm việc thiện cách máy móc qua lần chiếu lệ, mà phải làm với thiện ý14.
Còn về lòng bao dung, các ngài sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù của mình. Điều này đã được chứng tỏ qua thái độ của các thừa sai. Thừa sai Gagelin Kính gửi thư cho bạn bè: "Tôi sẵn lòng tha thứ cho những kẻ áp bức tôi". Chuyện Linh mục Théophane Vénard Ven, khi viên quan nói: "Tôi phải theo lệnh vua, đừng giận tôi nhé!", ngài đáp: "Tôi chẳng ghét gì ai cả, tôi sẽ cầu nguyện nhiều cho quan". Cụ Hoàng Lương Cảnh làm cho quan quân phá lên cười, vì khi cụ cầu nguyện: "Cầu Chúa Giêsu, xin cho các quan trị nước cho yên càng ngày càng thịnh". Ông Lê Văn Phụng tại pháp trường nhắn nhủ con trai mình: "Con ơi, hãy tha thứ, đừng tìm báo thù kẻ tố giác ba nhé". Và dặn dò thân hữu: "Hãy tha thứ các bạn ơi. Hãy tha thứ, vì chính tôi đã thứ tha"15.
Thật vậy, các ngài luôn yêu thương, tha thứ cho hết mọi người. Luôn coi sự sống của người khác như là của mình, và hạnh phúc của con người là vinh quang của Thiên Chúa.
Khi lược lại một số hành vi mà các thánh tử đạo của chúng ta đã thể hiện trong việc tuyên xưng đức tin vào Chúa; xác định ranh giới giữa đạo và đời, và luôn tỏ ra yêu thương, bao dung với hết mọi người. Ai trong chúng ta cũng hết lòng cảm phục trước thái độ bao dung và kiên cường của các ngài. Tuy nhiên, điều làm cho chúng ta đáng lưu tâm hơn cả, đó là học được bài học gì qua những gương sáng của các ngài.
Trước tiên, các ngài luôn biết chọn Chúa làm điểm tựa của cuộc đời, là niềm hy vọng và ơn cứu độ, là gia nghiệp của ta. Luôn biết đón nhận đau khổ như là ân huệ Chúa ban. Đồng thời phải can đảm làm chứng cho sự thật, cho tình yêu trong khi thi hành bác ái. Sẵn sàng chấp nhận thân phận của hạt lúa gieo vào lòng đất, thối đi để trổ sinh hoa trái dồi dào.
Thứ đến, luôn yêu thương hết mọi người, vợ chồng chung thuỷ với nhau, con cái biết nghe lời cha mẹ trong những điều ngay lẽ phải. Luôn sống chan hòa yêu thương với dân làng, giáo xứ, công sở, trường học... Như thế là chúng ta đã trở thành muối, thành men và ánh sáng cho đời. Trung thành với những điều đó phải chăng cũng là cuộc tử đạo liên lỉ thời nay.
Tắt một lời, các Thánh Tử đạo là những người luôn trung thành với Chúa, sẵn sàng chết để bảo vệ đức tin. Các ngài cũng là những người có tấm lòng bao dung với hết mọi người, nhất là với những người nghèo khổ, yếu đau và cả với những người bách hại mình nữa. Như thế, các ngài đã sống đúng như lời Chúa dạy về giới luật yêu thương. Thế nên, người ta gọi các ngài là những người sống “Đạo Yêu Nhau” thì quả là đúng không sai.
Mong thay khi mừng kỷ niệm 25 năm ngày phong thánh cho các ngài, chúng ta làm mới lại tinh thần của các ngài trong cuộc sống thường ngày nơi các mối tương quan của chúng ta. Bởi vì: “từ dòng máu Tử Đạo, Giáo Hội Việt Nam được sinh ra”.
Như vậy, khi mừng lễ Kim Khánh dịp phong thánh cho các ngài, chúng ta hãy có tâm tình tạ ơn Chúa, tri ân các bậc Tổ Tiên đã để lại cho chúng ta một gia tài quý giá, đó là gương anh dũng, lòng trung thành và niềm tin mạnh mẽ. Ước gì tinh thần đó được nuôi dưỡng bởi tình yêu Chúa và đồng loại. Tinh thần đó chính Chân phước Anrê Phú Yên đã khẳng định: “Tình yêu không thể chết”.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn trung thành với Chúa, biết sẵn sàng làm chứng cho Chúa trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Xin cho chúng con một tấm lòng quảng đại và bao dung, để yêu thương và sẵn lòng tha thứ cho hết mọi người, kể cả những người bách hại chúng con. Amen.
-------------------
1 Vì là người ngoài Công Giáo, nên bạn trẻ đó dùng chữ “thờ” để nói về hành vi tôn kính của người Công Giáo đối với các Thánh Tử đạo Việt Nam. Người Công Giáo “thờ” là thờ Chúa, còn tất cả các thánh là tôn kính.
2 Lm. Đỗ Quang Chính, Tản mạn Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, NXB Tôn Giáo, 2008, tr. 61.
3 Bức thư của linh mục thừa sai Gaspar d’Amaral viết ngày 31-12-1632, trong đó cho biết “lương dân gọi bổn đạo là những người theo đạo yêu nhau”.
2 x. Giáo lý Hội thánh Công Giáo (biên soạn cho giáo dân Việt Nam), không rõ tác giả, 1997, tr. 153.
5 x. Mai Tuyến, OP, Tử đạo hôm nay, truy cập ngày 12-11-2012; http://tinmung.net/TimHieu/Tu-dao-hom-nay.htm
6 Gispert, Historia de las Misiones Dominicas en Tunkin, Avila 1928, tr. 428.
7 Louvet, La Cochinchine Religieuse, II, tr. 204-207.
8 Ibid. 267.
9 x. Đào Trung Hiệu, OP, Cuộc lữ hành đức tin, quyển II, tr. 207.
10 Thư chung các đấng Vicario, Kẻ Sặt 1903, tr. 63-68.
11 Thư chung các đấng Vicario II, tr. 53-54.
12 x. Đào Trung Hiệu, OP, Cuộc lữ hành đức tin, quyển II, tr. 208.
13 Thư chung các đấng Vicario II, tr. 53-54.
14 x. Đào Trung Hiệu, OP, Cuộc lữ hành đức tin, quyển II, tr. 211.
15 Ibid. tr. 231.
Thông Báo
Đại hội Phó Tế Việt Nam tại Hoa Kỳ
Pt. Phaolô Hoàng Ngọc Quý
07:16 16/06/2013
Đại Hội Phó Tế Việt Nam Hoa Kỳ V sẽ được tổ chức tại Dallas, Texas vào ngày giờ và địa điểm sau:
Montserrat Jesuit Retreat House
600 North Shady Shores Drive
Lake Dallas, Texas 75065
http://www.montserratretreat.org
Thời gian: 05/07/2013 - 07/07/2013
Mọi chi tiết hoặc ghi danh, xin liên lạc
Pt. Huỳnh Huy, huykhuynh@gmail.com, 972-841-8027 hoặc
Pt. Uông Hùng, hung_uong555@yahoo.com, 214-450-2979.
Đại hội năm nay sẽ có sự hiện diện của hai Linh Mục LĐCGVNHK, Chủ Tịch (Đức Ông Joseph Trịnh Minh Trí) và Phó C.T. (Anthony Ngô Đình Chính) tham dự và phụ trách phần giảng thuyết cho Đại Hội. Mong quí PT và Phu nhân ghi danh sớm; ngày cuối nhận đơn 28 tháng 6.
Pt. Phaolô Hoàng Ngọc Quý
Montserrat Jesuit Retreat House
600 North Shady Shores Drive
Lake Dallas, Texas 75065
http://www.montserratretreat.org
Thời gian: 05/07/2013 - 07/07/2013
Mọi chi tiết hoặc ghi danh, xin liên lạc
Pt. Huỳnh Huy, huykhuynh@gmail.com, 972-841-8027 hoặc
Pt. Uông Hùng, hung_uong555@yahoo.com, 214-450-2979.
Đại hội năm nay sẽ có sự hiện diện của hai Linh Mục LĐCGVNHK, Chủ Tịch (Đức Ông Joseph Trịnh Minh Trí) và Phó C.T. (Anthony Ngô Đình Chính) tham dự và phụ trách phần giảng thuyết cho Đại Hội. Mong quí PT và Phu nhân ghi danh sớm; ngày cuối nhận đơn 28 tháng 6.
Pt. Phaolô Hoàng Ngọc Quý
Văn Hóa
Chuyện Bố Chuyện Con
Hà Hùng Vương
00:47 16/06/2013
Chuyện Bố Chuyện Con
□ "Chuyện Bố Chuyện Con", truyện ngắn viết xong, tác giả ký, tặng ông con trai, tên Phạm Quang Tuyến, hút thuốc lá như ống khói, thục bida có hạng, (nếu vắng mặt bố) chửi tục ròn tan, tứ đổ tường, nhưng lại rất có lòng, phải nói là dư thừa. Giờ, mất liên lạc với ông con trai... Giờ, đọc lại truyện ngắn, vẫn không biết ông con đang ở đâu...
Đến là khổ! Thằng bố gãi đầu như ghẻ ngứa kinh niên… Hồi xưa tại mình, bây giờ thằng con, cứ thế, mẹ chồng nàng dâu đụng nhau xẹt lửa, cháy đỏ một góc trời!
Hồi đó vợ sinh đầu lòng con trai đặt tên Đức (đực mắm tôm!). Mẹ ghé vào thăm. Nhìn thằng Ðức nhỏ tí ti, đỏ hỏn, mắt nhắm chặt, ngủ như chuột con trong lồng kiếng, mẹ phán ngay,
— Ơ! Cái thằng! Sao lại giống bố như lột.
Thằng bố nghĩ mẹ chủ quan, nhưng nể, hai tay bịt miệng, không dám nói chi! Mãi sau này khi thằng Ðức lên một, lên năm, lên mười, và sau cùng mười chín, thằng bố mới dần dần thấm nguội lời mẹ.
Con lên Một. Nhìn hình thằng Ðức chụp sinh nhật một tuổi, thằng bố ngơ ngác như người mất của, ngỡ ngàng như gái ngồi phải cọc. Ơ! Hay nhỉ! Thằng bố gãi gãi như bị nguyên quân đoàn chí rận đóng lô cốt trên đầu. Khuôn mặt này thấy ở đâu rồi? Nhìn quen, quen lắm. Vô phòng lục lại xấp hình đen trắng cũ. Lật tứ tung! Lôi ra được tấm hình cũ mèn vàng ố! Nhìn hình thằng bố hồi đó một tuổi với hình thằng con lên một, Hùng hốt hoảng nhận ra thằng bố và thằng con, giời ạ, y hệt như nhau. Mặt tròn xoe bánh đúc, tóc lưa thưa vài sợi, họ nhà hói. Mắt so le, bên phải hai mí, to; bên trái một mí, híp. Đưa vợ xem. Nhìn nhìn, vợ cũng giật mình, nhưng làm mặt nghiêm, nửa đùa nửa thật,
— Ðúng rồi, nó giống bố, giống bà, đâu có giống mẹ!
Vợ bỏ đi thẳng một nước, không quên buông nhẹ một câu mặn nhạt, nghe đau cả ruột,
— Hên… Chưa giống ông hàng xóm…
Con lên Ba, vợ đau bụng! Quặn thắt tưởng như đứt ruột. Nửa đêm về sáng, xe cứu thương hú còi ồn ào chở vô cấp cứu. Thử nghiệm, làm lab đã đời, bác sỹ bước vô phòng thông báo. Nhìn mặt bác sĩ đặt tên con bệnh… Nhận tin, cả hai buồn bún thiu! Thế là cắt! Tuyệt giống! Hết nòi! Nhưng thôi, cũng hên, còn mạng bước ra bệnh viện. Vậy là mừng seeing momma! (Seeing: thấy, momma: mẹ).
Con lên Năm, lớp Mẫu Giáo, nhìn mặt hiền lành, con nhà tử tế, thế mà hóa ra chuyên viên đánh lộn trong lớp. Chiều ghé trường đón con, thằng bố nhận ra vết bầm tím xây sát khuôn mặt thằng con. Ơ hay! Thằng bố xót ruột, gặp cô giáo, gãi đầu phàn nàn! Sao vậy? Cô giáo nhanh miệng phát ngay bản tin chiến trường lửa đỏ xé rách đêm đen,
— Thì cũng tại nó! Nó xô thằng bạn té sấp ngửa mặt mày, chảy máu mũi!
Nhìn mặt thằng con te tua mền rách, thằng bố xót xa muối mặn trong lòng. Trên đường về, thằng con im re, mặt chảy dài, dài như mặt...ngựa. Thằng bố gợi chuyện,
— Sao mền rách vậy hả con?
Thằng bố hỏi, thằng con mắt nhìn xa vắng, như điếc như câm. Bố phải đổ đường mật ong,
— Nói cho bố nghe đi, please…
Thằng con ngập ngừng,
— Tại nó nói, nói...
— Nói gì?
— Nó nói con...sissy!
Giời ạ! Trợn tròn đôi mắt lé! Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào!
Hồi nhỏ thằng bố trắng như bông bưởi, giọng nói nhỏ nhẹ y như con gái. Trong lớp hay bị bạn bè chọc, “Ê, cái thằng con gái”. Quê! Thằng bố nổi cục. Tức! Thằng bố đánh lộn. Ngày nào thằng bố cũng bị phạt. Có bữa còn bị quỳ vỏ mít. Ơi cực! Sao khổ! Thà là đừng sinh ra đời! Lận đận lao đao! Đoạn trường ai có qua cầu mới hay! Thời thơ ấu, thằng bố te tua mền rách!
Hùng kể mẹ nghe chuyện thằng Đức bị chọc con gái. Mẹ chép miệng,
— Ơ hay! Thì mẹ đã bảo rồi, nó giống mày như đúc…
Thằng con lên Năm, lớp Mẫu Giáo, thỉnh thoảng bĩnh... ra trong quần một phát. Cô giáo thắc mắc,
— Đức! Nó ăn gì không hiểu mà đang ngồi trong lớp, tự nhiên…tuốt tuột ra trong quần!
Thôi chết rồi! Thiếu điều văng tục! Thằng bố ú ớ nhớ lại tối Chúa Nhật hôm qua, vợ làm gỏi cuốn chấm mắm sống, cả nhà rủ nhau ra ngoài sân vườn, ngồi ăn tì tì. Gỏi cuốn chấm mắm sống, bá cháy! Hàng xóm có người đi ra đi vào thắc mắc không hiểu chuột cống chết ở đâu! Thằng con chịu đèn gỏi cuốn, chiều qua húp tô mắm sống sùm sụp. Đến là vãi tội! Vãi…
Thằng bố lại kể cho bà nội nghe trường thiên tiểu thuyết hồi hai của thằng cháu. Mẹ nóng nẩy kể lại chuyện xưa tích cũ, khi thằng bố còn nhỏ, sau giờ tan học, trước cửa nhà tự nhiên ồn ào tiếng hò tiếng hét, “Thằng Hùng ỉa đùn! Thằng Hùng ỉa đùn”! Mẹ chạy ra vừa kịp nhìn thấy thằng con mãnh hổ nan địch quần hồ, một tay lúng túng che quần, tay kia cố gắng xô đẩy những thằng bạn học quỷ sứ ra khỏi sân nhà. Lôi thằng con ỉa đùn vào nhà, mẹ vất vả tắm rửa xà bông thơm... Nhưng chứng nào tật ấy, mèo mun lại hoàn mèo mun, chó đen muôn kiếp vẫn hoàn chó đen. Thằng bố ngoài mặt hung hăng, nhưng trong bụng chết nhát. Trong lớp nhột bụng, sợ, sợ thầy sợ cô, thằng bố không dám giơ tay xin phép. Cố gắng nhịn, nhịn nhé, nhịn tối đa, nhịn hết cỡ. Có những lúc được, có những lúc không. Lúc nhịn được, đời trôi qua thanh bình. Có những lúc không, thế là xong, tàn đời, mền rách, te tua! Vãi…
Bây giờ thằng con học đòi tính nết bố. Thằng bố bắt chước mười bẩy đời vua Hùng Vương hồi xưa, đưa tay lên miệng làm loa, mặt hướng về phương Bắc, gọi Bố Lạc Long Quân, “Huh! Huh! Bố ơi! Về cứu”.
Cũng bởi chương thứ hai trong tập truyện dài của thằng Đức, mẹ tiếp tục phát thanh,
— Hay nhỉ! Thằng! Càng lớn càng giống bố!
Thằng bố nghĩ thầm trong bụng, “Ơ! Mẹ nói chuyện đến là hay! Chẳng lẽ nó lại giống ông hàng xóm!”. Vừa nghĩ vừa liếc nhìn vợ, khi đó mặt đang phấn hồng tự nhiên tối om. Khổ!
Thằng con lên Mười, lớp Năm, Toán thường thường ăn điểm F. Vợ lo lắng,
— Thằng Ðức học Toán, dốt quá!
Thằng bố chép miệng, so sánh,
— Chắc tại nó giống…
Rồi ngừng ngay. Vợ cộ mắt,
— Nó giống... Giống ai?
Thằng bố muốn nói còn ai trồng khoai đất này, nhưng kịp thời hai tay bịt chặt miệng mồm.
Một đời vợ chồng, chưa bao giờ thằng bố dám hé miệng nói cho vợ biết hồi còn nhỏ sợ toán hơn sợ ma. Nhiều lần thằng bố đã muốn bỏ học đi chăn vịt phương Nam (như nhà thơ Mường Mán?) bởi những bài toán đố lớp Ba, lớp Bốn,
Một ngày có 24 tiếng đồng hồ. Một năm có 365 ngày. Một năm có bao nhiêu tiếng?
Cà chua trứng thối! Một năm có bao nhiêu tiếng, ai mà biết! Mà biết để làm gì? Thằng bố gãi gãi đầu (giờ thành tật) thở than nhìn quanh quẩn. Ơi khổ! Đụng phải tia nhìn nghiêm khắc thầy lớp Ba, thằng bố cúi xuống cắn đầu viết chì. Bây giờ làm toán chi? Cộng? Trừ? Nhân? Chia? Thây kệ! Thằng bố lấy 365 chia đại cho 24. Nộp cuốn tập Toán đố lên. Thằng bố nhận về cặp trứng vịt tròn o. Lớp Sáu, thằng bố hoàn toàn mất căn bản về toán. Con gái trong lớp không thích thằng bố, đương nhiên, bởi thằng bố dốt toán, dốt ma chê thầy chạy! Lớp Mười, lớp Mười Một, lớp Mười Hai, thằng bố không có bồ, bởi nữ sinh áo trắng không thích cặp kè với thằng con trai dốt đặc cán mai, thường xuyên cọp-dê toán. Chuyện động trời như thế… Come on! What do you expect? Làm sao dám kể cho ai nghe, nói chi…vợ.
Thằng con lên Mười, lớp Năm, viết luận văn giỏi. Những bài luận tiếng Anh điểm cao ngất trời. Tiếng Việt thằng con ngạc nhiên nhiều người.
Từ khi thằng con học Mẫu Giáo, thằng bố ngứa nghề dạy con tiếng Việt. Đờ, ư, đư, sê, đức, sắc... Đức! Bà nội và cháu ở nhà rộn ràng tiếng Việt mọi ngày. Bà yêu cháu, cháu yêu bà. Bố mẹ đi làm chưa về, thằng cháu quấn lấy bà nội, hỏi hết chuyện này sang chuyện khác. Thu về, thấy lá vàng rơi, thằng cháu nói,
— Bà ơi, cái lá đang bị té!
Bà dậy cháu,
— Cái thằng! Lá không có té. Cháu mới té! Cháu phải nói cái lá đang rơi.
— Bà ơi, sao Ðức té mà cái lá không té?
Thằng con đi học về, chuyện vui kể bà nghe. “Grandmom, today in my class…” Bà không hiểu tiếng Anh, dỗ cháu nói tiếng Việt. “Bà ơi, hôm nay ở trong lớp…” Tuần ba lần bố dạy con tiếng Việt. Cuối tuần bố lái xe ô tô bình bịch đưa con tới trường Việt Ngữ. Tiếng Việt thằng con trai mới lớn nói giọng Bắc khiến người ngạc nhiên. Ai dám tin thằng Đức chôn nhau cắt rốn tiểu bang California.
Thằng con Trung Học từ tâm. Gặp người nghèo đứng xin tiền tại ngã tư đèn vừa bật xanh, nó dừng xe, mặc cho hàng xe dài thoòng phiá sau bóp còi chửi tục inh ỏi. Thằng Đức móc tiền trong túi quần ra, cho hết, cho nhẵn cả ruột! Thằng bố ngồi bên cạnh, nhấm nhẳng chó cắn ma,
— You know very well... Người ta đâu có dùng tiền con cho mua hot dog, nhưng Budweiser uống cho xỉn, thuốc lá Marlboro đốt nát hai buồng phổi! Tàn đời…
Thằng con chống chế,
— Con biết chứ...
Thằng bố nực gà, mở miệng mắng thằng con mấy mắng,
— Vậy sao còn cho?
Bà Emily nhà bên cạnh, ở một mình. Trời tuyết ngập đường ngập xá. Thằng con vác xẻng sang xúc tuyết cho bà. Bà cụ trả tiền công, nó không lấy. Giáng Sinh bà hàng xóm mua quà, khi áo len hiệu CK, lúc đôi giầy hàng hiệu Nike thứ dữ, thằng Ðức hết đường chối. Khi có dịp, nó gửi tặng bà cụ chả giò.
Thằng bố gãi gãi đầu, hỏi,
— Sao say mê chuyện chùa vậy?
Thằng con từ tâm, cự nự thằng bố,
— Bố! Bà ấy già rồi! Tuyết trơn, té cái bịch. Tàn đời!
Bà nội ngồi ngoài, nghe cháu nói té, vui miệng chen vào,
— Phải nói… rơi cái bịch!
Vợ lườm thằng con,
— Chỉ được cái tài lanh. Ði học về, có bao giờ chạy vào bếp phụ mẹ một tay nấu cơm hay không?
Thằng bố vội vàng giơ tay làm hiệu, “Yên lặng là vàng”.
Bởi thằng cháu từ tâm, bà nội lại kể chuyện xửa chuyện xưa có con mẹ bán dưa... Mẹ nói hồi còn nhỏ thằng bố gan to hơn Ông Trời, dám xúc gạo cho người ăn xin đến nhà gõ cửa, mặc dù biết gạo nhà đụng đáy lu. Có một thời mẹ nghĩ lớn lên thằng bố đi tu. Ði tu? Ơ hay, mẹ cứ ưa nói chuyện Tề… Đi tu! Khó lắm!
Thằng Ðức càng lớn, tâm càng dạt dào. Bắt chước mẹ, thằng bố dại miệng buông lời,
— Hay con đi tu...
Thằng con bĩu môi, nói năng đụng chạm lung tung,
— Đi tu? Con đâu có khờ...
Mẹ ngồi ngoài, phán một câu,
— Thấy chưa, tao đã bảo bao nhiêu lần rồi, thằng này giống bố.
Vợ đứng dậy, buông đũa xuống mâm cơm, bỏ đi thẳng,
— Mẹ nói đúng lắm, nó đâu có giống con.
Thằng bố liếc nhìn mẹ, mẹ chàng sa sầm khuôn mặt!…
...Ơi khổ! Máu huyết cả hai cộng lại, mỗi bên một nửa, thằng Ðức xuất hiện trong đời. Càng lớn, nó càng giống bố. Thằng Ðức không thân với mẹ, nhưng lại thân với bố, hay kể chuyện cho bố nghe. Thằng bố đoán có lẽ vợ, làm kỹ sư, nóng tính, hay la con sảng, cho nên thằng con gặp mẹ, né. Nhiều lần vợ cự nự, “Anh! Chiều con quá đáng!”. Chiều con? Thằng bố lắc đầu quầy quậy. Bố không chiều con. Bố yêu. Bố yêu mẹ, yêu vợ, và yêu con.
Yêu mẹ, bố muốn mẹ già sống hạnh phúc. Bố Hùng hồi đó bệnh hoạn triền miên. Mẹ một mình thân cò lặn lội bờ ao, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. Sáng, mẹ dậy sớm, xông pha chốn sa trường, mang gạo về nuôi bầy con bụng ỏng “đít” teo! Tối khuya mẹ về tới nhà, ngủ say, chuẩn bị một ngày mới. Đầu tháng mẹ xanh mặt bạc tóc đóng tiền học cho bẩy đứa con. Tiền sách, tiền vở, tiền ăn sáng, một mình mẹ lo hết. Đến bây giờ vẫn không ai hiểu sức mạnh nào có thể tiềm tàng nổi trong cái cơ thể không bao giờ nặng hơn năm mươi ký lô đó, cơ thể mỏng manh tờ giấy qua cầu gió bay. Chính khối sức mạnh nhỏ nhoi đó đã đẩy tới, đóng vàng cho mấy đứa con vượt biên.
Yêu vợ, bố ra ngẩn vào ngơ khi vợ vắng mặt cuối tuần bởi công chuyện của hãng. Tối ngủ một mình, nhớ vợ, bố trằn trọc! Mình ơi! Mình đi đâu, mãi sao chưa về! Bố nằm trên giường héo hon mỏi mòn nhớ gái một con trông mòn con mắt.
Yêu vợ, vợ cự nự, bố yên lặng.
— Hôm qua thằng Đức nó xin tiền mua quần jean. Em cự nó, “Còn cả đống quần jean trong tủ, mặc đã hết đâu! Mua thêm làm gì?”. Hôm nay đã thấy nó mặc cái quần CK mới tinh. Anh mua cho nó phải không? Anh cưng nó quá, nó hư, cho anh dậy nó một mình đó nghen.
Yêu vợ, bố không tranh cãi với vợ để được chiêm ngắm nụ cười của vợ, nụ cười lung linh tia nắng bình minh chiếu rọi tâm hồn phiền muộn đêm đen của bố. Anh sợ, anh sợ vào một ngày nào đó, em bỏ anh em đi luôn như tối đó, em bụng đau quặn thắt, anh đã tưởng số anh mồ côi vợ. Em bỏ đi, bình minh không tới, đời anh tối đen. Nếu vậy, anh uống thuốc độc, chôn chung một mộ! Cả hai dọn nhà sang âm phủ sống với nhau, đủ mặt vợ chồng!
Yêu con, bố muốn thằng Đức hạnh phúc tràn đầy. Thứ Bẩy, hai bố con mình ra phố, vào thẳng khu thương xá có tiệm Gap bán quần jean hiệu chiến giá cắt cổ.
— Quần jean này, nhìn được không bố?
Bố muốn lắc đầu lắm, nhưng ruột mềm nhũn bún riêu,
— Ờ! Thì lấy đi…
Vợ nóng, hay la thằng con sảng! Bởi vậy có lần bố thấy thằng Ðức ngồi trong phòng, mắt đỏ hoe hoe. Thấy bố, nó cúi đầu, không nói chi. Ngồi xuống bên con, thằng bố ngân nga,
— Lan huệ sầu ai, lan huệ héo? Lan huệ sầu đời, trong héo ngoài...
Thằng con chớp chớp mắt... Bố tiếp tục,
— …Ngoài, ngoài... mặc quần jean CK.
Thằng con bật cười, nụ cười trong trẻo ngập tràn nắng ban mai của mẹ nó. Thế là băng tuyết tan biến, hoa nở ngập tràn; thiên đàng mở rộng, hỏa ngục đóng lại…
Bỏ lại mâm cơm, bố đứng dậy bước tới, đi theo vợ. Vợ ơi! Sao nằm trên giường, mặt quay ra ngoài cửa sổ. Bố leo lên nằm cạnh. Yên lặng gặp gỡ yên lặng; dài hơn một thế kỷ. Yên lặng đưa tay sang ôm chặt vợ; vẫn yên lặng. Yên lặng cất giọng thì thào,
— Hay là anh liên lạc Sở Xã Hội, kiếm thêm một đứa con…một đứa con gái…
Người yên lặng mềm ra, mềm nhũn bún riêu,
— Một cô con gái đẹp như vợ anh.
Yên lặng chờ đợi yên lặng. Cuối cùng yên lặng chầm chậm quay mặt lại, đầu dựa ngực chồng,
— Mình ơi! Em buồn!
— Bố biết. Bố cũng buồn thiu!
— Em muốn có thêm một đứa con nữa.
— Bố biết…
Bố xoa lưng vợ nhè nhè, ru vợ chìm sâu giấc mộng lành. Anh ước chi thằng Ðức là con gái. Con gái mình cười tươi như em. Con gái mình làm khổ nhiều thằng con trai như em đã một thời quặn thắt ruột gan đời anh!
Thằng Ðức Mười Chín tuổi, năm thứ nhất đại học, râu mọc xanh xanh, hồn xác ngớ ngẩn, người gầy xác ve. Vợ hốt hoảng thông báo bản tin,
— Chết rồi! Thằng Ðức, nó sao đó! Mấy lần nó về khuya, em ngửi thấy miệng sặc mùi rượu. Hôm qua nhờ nó ra chợ Safeway. Nó đi một hồi, về tay không. Em hỏi, “Ủa, cà chua đâu?”. Nó nhìn em, mặt ngơ ngác, “Mẹ! Mẹ nói cái gì”.
Thôi rồi! Chính hiệu con nai vàng! Trước sau vẫn thế, tình yêu thuốc phiện, thiên hạ dở hơi bất ngờ.
Chiều thứ Bẩy bố dẫn thằng Đức đi mua quần jean. Nhưng thằng Đức hôm nay biếng nói biếng cười. Trong tiệm Gap, nó lựa quần jean CK hững hờ. Bố phải gợi chuyện,
— Lại có đứa trong lớp gọi con...sissy phải không?
Thằng Đức nhếch mép, khuôn mặt hằn sâu nét cao bồi viễn tây,
— Thằng nào gọi con sissy, con đục nó phù mỏ…
Bố kể chuyện,
— Hồi còn nhỏ bố cũng hay bị chọc con gái. Lớn lên một chút, chữ “con” biến mất nhường chỗ cho chữ “dại”. Bà hay chửi bố, “Mày! Thì cũng chỉ là cái đồ dại gái!”. Hồi chưa lấy bố, mẹ con tới nhà chơi. Bà tỉnh bơ nói, “Thằng Hùng nó đi tu rồi!”.
Mắt thằng Đức trợn tròn,
— You… You’re not serious?
— I am!
— Mẹ giận không bố?
— Bố tái mặt, nhưng mẹ con tỉnh bơ tiếp tục cười nói liến thoắng. Lúc đưa mẹ con ra xe, bố xin lỗi mẹ. Mẹ con nói ngon lành, “Yêu anh, em chẳng ngán ai hết!”.
— Mẹ lỳ thật.
Bố kể chuyện tình cho con trai nghe,
— Hồi đó bố gặp mẹ con trong quán cà-phê. Mẹ hai mươi tuổi, buộc tóc đuôi gà, lái xe số tay, nụ cười dòn tan. Mẹ con qua đây một mình từ hồi còn nhỏ xíu với bà cô. Sau nhiều lần bị bà cô cự nự, con gái hai mươi tuổi dọn ra ở riêng, vừa đi học vừa đi làm.
Thằng Đức thắc mắc,
— Sao hồi đó bố gặp mẹ?
— Bố ra quán với mấy người bạn. Thấy mẹ con, bạn bố tán sàn sạt. Biết cô hàng cà-phê thích thơ, có thằng còn mang chuyện thơ văn ra tán tỉnh. Bố dở òm, chẳng biết nói chi. Có hai ba lần, bố ra quán cà-phê một mình. Mẹ con mang cà-phê tới…
Thằng Ðức liếc nhìn, chờ đợi. Thằng bố kết luận,
— Nhưng bố vẫn không nói chi.
Thằng Ðức trợn mắt. Thằng bố nói nho nhỏ,
— Bố thấy mẹ xa vời quá. Lúc nào cũng có người vây quanh. Bố nghĩ chắc với không tới. Nhưng biết mẹ, hồn bố dập dạp te tua...
Thằng Ðức nhìn bố, bàn tay con bóp chặt bàn tay bố.
— Có lần bố gặp mẹ ở trường Việt Ngữ. Bố mẹ dạy chung lớp Mười Hai…
— Mẹ có nhận ra bố hay không?
Bố cười,
— Biết khỉ gì! Mẹ biết bố là ai. Đứng chung lớp cả tháng, mẹ cười với bố. Người tình cũ nổi giận, sách súng tìm bố! Bà nội khóc đỏ con mắt! Bà mắng bố…dại gái!
Bố dừng lại bởi thấy thằng Ðức long lanh. Nước mắt tích tụ nhanh, đầy, rơi xuống sàn tiệm Gap, vỡ tung tóe,
— Bố ơi! He threatened to shoot me!
Hùng hỏi mẹ,
— Mẹ ơi, tại sao mẹ cứ hay nói, “Thằng này giống bố?”.
Mẹ đăm chiêu,
— Thì hồi đó, sau khi sinh con, mẹ băng huyết! Tỉnh dậy, mẹ thấy con nằm ngủ bên cạnh, nhỏ tí ti. Cái bữa mẹ nhìn thấy thằng Ðức trong lồng kiếng, mẹ giật mình, cũng khuôn mặt đó, con mắt đó, hình dạng đó. Thiệt tình! Cái thằng, càng lớn, nó càng giống mày như lột.
Giống thằng bố như lột, thằng Đức sẽ còn mền rách te tua dài dài, nhất là đường tình ái! Ai biểu giống bố!
Bố hy vọng con chàng chỉ khổ trong một khoảng thời gian ngắn thôi. Cuối cùng giống như thằng bố, mùa xuân sẽ gõ cửa tâm hồn thằng con. Mẹ nó một thời làm khổ bố. Nhưng cũng chính người đó mang lại cho chàng mùa xuân mới; mùa xuân có mẹ ngọt ngào chuối ba hương, có vợ một con trông mòn con mắt, và có thằng con, giời ạ, giống bố như lột!
Hà Hùng Vương
□ "Chuyện Bố Chuyện Con", truyện ngắn viết xong, tác giả ký, tặng ông con trai, tên Phạm Quang Tuyến, hút thuốc lá như ống khói, thục bida có hạng, (nếu vắng mặt bố) chửi tục ròn tan, tứ đổ tường, nhưng lại rất có lòng, phải nói là dư thừa. Giờ, mất liên lạc với ông con trai... Giờ, đọc lại truyện ngắn, vẫn không biết ông con đang ở đâu...
Đến là khổ! Thằng bố gãi đầu như ghẻ ngứa kinh niên… Hồi xưa tại mình, bây giờ thằng con, cứ thế, mẹ chồng nàng dâu đụng nhau xẹt lửa, cháy đỏ một góc trời!
Hồi đó vợ sinh đầu lòng con trai đặt tên Đức (đực mắm tôm!). Mẹ ghé vào thăm. Nhìn thằng Ðức nhỏ tí ti, đỏ hỏn, mắt nhắm chặt, ngủ như chuột con trong lồng kiếng, mẹ phán ngay,
— Ơ! Cái thằng! Sao lại giống bố như lột.
Thằng bố nghĩ mẹ chủ quan, nhưng nể, hai tay bịt miệng, không dám nói chi! Mãi sau này khi thằng Ðức lên một, lên năm, lên mười, và sau cùng mười chín, thằng bố mới dần dần thấm nguội lời mẹ.
Con lên Một. Nhìn hình thằng Ðức chụp sinh nhật một tuổi, thằng bố ngơ ngác như người mất của, ngỡ ngàng như gái ngồi phải cọc. Ơ! Hay nhỉ! Thằng bố gãi gãi như bị nguyên quân đoàn chí rận đóng lô cốt trên đầu. Khuôn mặt này thấy ở đâu rồi? Nhìn quen, quen lắm. Vô phòng lục lại xấp hình đen trắng cũ. Lật tứ tung! Lôi ra được tấm hình cũ mèn vàng ố! Nhìn hình thằng bố hồi đó một tuổi với hình thằng con lên một, Hùng hốt hoảng nhận ra thằng bố và thằng con, giời ạ, y hệt như nhau. Mặt tròn xoe bánh đúc, tóc lưa thưa vài sợi, họ nhà hói. Mắt so le, bên phải hai mí, to; bên trái một mí, híp. Đưa vợ xem. Nhìn nhìn, vợ cũng giật mình, nhưng làm mặt nghiêm, nửa đùa nửa thật,
— Ðúng rồi, nó giống bố, giống bà, đâu có giống mẹ!
Vợ bỏ đi thẳng một nước, không quên buông nhẹ một câu mặn nhạt, nghe đau cả ruột,
— Hên… Chưa giống ông hàng xóm…
Con lên Ba, vợ đau bụng! Quặn thắt tưởng như đứt ruột. Nửa đêm về sáng, xe cứu thương hú còi ồn ào chở vô cấp cứu. Thử nghiệm, làm lab đã đời, bác sỹ bước vô phòng thông báo. Nhìn mặt bác sĩ đặt tên con bệnh… Nhận tin, cả hai buồn bún thiu! Thế là cắt! Tuyệt giống! Hết nòi! Nhưng thôi, cũng hên, còn mạng bước ra bệnh viện. Vậy là mừng seeing momma! (Seeing: thấy, momma: mẹ).
Con lên Năm, lớp Mẫu Giáo, nhìn mặt hiền lành, con nhà tử tế, thế mà hóa ra chuyên viên đánh lộn trong lớp. Chiều ghé trường đón con, thằng bố nhận ra vết bầm tím xây sát khuôn mặt thằng con. Ơ hay! Thằng bố xót ruột, gặp cô giáo, gãi đầu phàn nàn! Sao vậy? Cô giáo nhanh miệng phát ngay bản tin chiến trường lửa đỏ xé rách đêm đen,
— Thì cũng tại nó! Nó xô thằng bạn té sấp ngửa mặt mày, chảy máu mũi!
Nhìn mặt thằng con te tua mền rách, thằng bố xót xa muối mặn trong lòng. Trên đường về, thằng con im re, mặt chảy dài, dài như mặt...ngựa. Thằng bố gợi chuyện,
— Sao mền rách vậy hả con?
Thằng bố hỏi, thằng con mắt nhìn xa vắng, như điếc như câm. Bố phải đổ đường mật ong,
— Nói cho bố nghe đi, please…
Thằng con ngập ngừng,
— Tại nó nói, nói...
— Nói gì?
— Nó nói con...sissy!
Giời ạ! Trợn tròn đôi mắt lé! Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào!
Hồi nhỏ thằng bố trắng như bông bưởi, giọng nói nhỏ nhẹ y như con gái. Trong lớp hay bị bạn bè chọc, “Ê, cái thằng con gái”. Quê! Thằng bố nổi cục. Tức! Thằng bố đánh lộn. Ngày nào thằng bố cũng bị phạt. Có bữa còn bị quỳ vỏ mít. Ơi cực! Sao khổ! Thà là đừng sinh ra đời! Lận đận lao đao! Đoạn trường ai có qua cầu mới hay! Thời thơ ấu, thằng bố te tua mền rách!
Hùng kể mẹ nghe chuyện thằng Đức bị chọc con gái. Mẹ chép miệng,
— Ơ hay! Thì mẹ đã bảo rồi, nó giống mày như đúc…
Thằng con lên Năm, lớp Mẫu Giáo, thỉnh thoảng bĩnh... ra trong quần một phát. Cô giáo thắc mắc,
— Đức! Nó ăn gì không hiểu mà đang ngồi trong lớp, tự nhiên…tuốt tuột ra trong quần!
Thôi chết rồi! Thiếu điều văng tục! Thằng bố ú ớ nhớ lại tối Chúa Nhật hôm qua, vợ làm gỏi cuốn chấm mắm sống, cả nhà rủ nhau ra ngoài sân vườn, ngồi ăn tì tì. Gỏi cuốn chấm mắm sống, bá cháy! Hàng xóm có người đi ra đi vào thắc mắc không hiểu chuột cống chết ở đâu! Thằng con chịu đèn gỏi cuốn, chiều qua húp tô mắm sống sùm sụp. Đến là vãi tội! Vãi…
Thằng bố lại kể cho bà nội nghe trường thiên tiểu thuyết hồi hai của thằng cháu. Mẹ nóng nẩy kể lại chuyện xưa tích cũ, khi thằng bố còn nhỏ, sau giờ tan học, trước cửa nhà tự nhiên ồn ào tiếng hò tiếng hét, “Thằng Hùng ỉa đùn! Thằng Hùng ỉa đùn”! Mẹ chạy ra vừa kịp nhìn thấy thằng con mãnh hổ nan địch quần hồ, một tay lúng túng che quần, tay kia cố gắng xô đẩy những thằng bạn học quỷ sứ ra khỏi sân nhà. Lôi thằng con ỉa đùn vào nhà, mẹ vất vả tắm rửa xà bông thơm... Nhưng chứng nào tật ấy, mèo mun lại hoàn mèo mun, chó đen muôn kiếp vẫn hoàn chó đen. Thằng bố ngoài mặt hung hăng, nhưng trong bụng chết nhát. Trong lớp nhột bụng, sợ, sợ thầy sợ cô, thằng bố không dám giơ tay xin phép. Cố gắng nhịn, nhịn nhé, nhịn tối đa, nhịn hết cỡ. Có những lúc được, có những lúc không. Lúc nhịn được, đời trôi qua thanh bình. Có những lúc không, thế là xong, tàn đời, mền rách, te tua! Vãi…
Bây giờ thằng con học đòi tính nết bố. Thằng bố bắt chước mười bẩy đời vua Hùng Vương hồi xưa, đưa tay lên miệng làm loa, mặt hướng về phương Bắc, gọi Bố Lạc Long Quân, “Huh! Huh! Bố ơi! Về cứu”.
Cũng bởi chương thứ hai trong tập truyện dài của thằng Đức, mẹ tiếp tục phát thanh,
— Hay nhỉ! Thằng! Càng lớn càng giống bố!
Thằng bố nghĩ thầm trong bụng, “Ơ! Mẹ nói chuyện đến là hay! Chẳng lẽ nó lại giống ông hàng xóm!”. Vừa nghĩ vừa liếc nhìn vợ, khi đó mặt đang phấn hồng tự nhiên tối om. Khổ!
Thằng con lên Mười, lớp Năm, Toán thường thường ăn điểm F. Vợ lo lắng,
— Thằng Ðức học Toán, dốt quá!
Thằng bố chép miệng, so sánh,
— Chắc tại nó giống…
Rồi ngừng ngay. Vợ cộ mắt,
— Nó giống... Giống ai?
Thằng bố muốn nói còn ai trồng khoai đất này, nhưng kịp thời hai tay bịt chặt miệng mồm.
Một đời vợ chồng, chưa bao giờ thằng bố dám hé miệng nói cho vợ biết hồi còn nhỏ sợ toán hơn sợ ma. Nhiều lần thằng bố đã muốn bỏ học đi chăn vịt phương Nam (như nhà thơ Mường Mán?) bởi những bài toán đố lớp Ba, lớp Bốn,
Một ngày có 24 tiếng đồng hồ. Một năm có 365 ngày. Một năm có bao nhiêu tiếng?
Cà chua trứng thối! Một năm có bao nhiêu tiếng, ai mà biết! Mà biết để làm gì? Thằng bố gãi gãi đầu (giờ thành tật) thở than nhìn quanh quẩn. Ơi khổ! Đụng phải tia nhìn nghiêm khắc thầy lớp Ba, thằng bố cúi xuống cắn đầu viết chì. Bây giờ làm toán chi? Cộng? Trừ? Nhân? Chia? Thây kệ! Thằng bố lấy 365 chia đại cho 24. Nộp cuốn tập Toán đố lên. Thằng bố nhận về cặp trứng vịt tròn o. Lớp Sáu, thằng bố hoàn toàn mất căn bản về toán. Con gái trong lớp không thích thằng bố, đương nhiên, bởi thằng bố dốt toán, dốt ma chê thầy chạy! Lớp Mười, lớp Mười Một, lớp Mười Hai, thằng bố không có bồ, bởi nữ sinh áo trắng không thích cặp kè với thằng con trai dốt đặc cán mai, thường xuyên cọp-dê toán. Chuyện động trời như thế… Come on! What do you expect? Làm sao dám kể cho ai nghe, nói chi…vợ.
Thằng con lên Mười, lớp Năm, viết luận văn giỏi. Những bài luận tiếng Anh điểm cao ngất trời. Tiếng Việt thằng con ngạc nhiên nhiều người.
Từ khi thằng con học Mẫu Giáo, thằng bố ngứa nghề dạy con tiếng Việt. Đờ, ư, đư, sê, đức, sắc... Đức! Bà nội và cháu ở nhà rộn ràng tiếng Việt mọi ngày. Bà yêu cháu, cháu yêu bà. Bố mẹ đi làm chưa về, thằng cháu quấn lấy bà nội, hỏi hết chuyện này sang chuyện khác. Thu về, thấy lá vàng rơi, thằng cháu nói,
— Bà ơi, cái lá đang bị té!
Bà dậy cháu,
— Cái thằng! Lá không có té. Cháu mới té! Cháu phải nói cái lá đang rơi.
— Bà ơi, sao Ðức té mà cái lá không té?
Thằng con đi học về, chuyện vui kể bà nghe. “Grandmom, today in my class…” Bà không hiểu tiếng Anh, dỗ cháu nói tiếng Việt. “Bà ơi, hôm nay ở trong lớp…” Tuần ba lần bố dạy con tiếng Việt. Cuối tuần bố lái xe ô tô bình bịch đưa con tới trường Việt Ngữ. Tiếng Việt thằng con trai mới lớn nói giọng Bắc khiến người ngạc nhiên. Ai dám tin thằng Đức chôn nhau cắt rốn tiểu bang California.
Thằng con Trung Học từ tâm. Gặp người nghèo đứng xin tiền tại ngã tư đèn vừa bật xanh, nó dừng xe, mặc cho hàng xe dài thoòng phiá sau bóp còi chửi tục inh ỏi. Thằng Đức móc tiền trong túi quần ra, cho hết, cho nhẵn cả ruột! Thằng bố ngồi bên cạnh, nhấm nhẳng chó cắn ma,
— You know very well... Người ta đâu có dùng tiền con cho mua hot dog, nhưng Budweiser uống cho xỉn, thuốc lá Marlboro đốt nát hai buồng phổi! Tàn đời…
Thằng con chống chế,
— Con biết chứ...
Thằng bố nực gà, mở miệng mắng thằng con mấy mắng,
— Vậy sao còn cho?
Bà Emily nhà bên cạnh, ở một mình. Trời tuyết ngập đường ngập xá. Thằng con vác xẻng sang xúc tuyết cho bà. Bà cụ trả tiền công, nó không lấy. Giáng Sinh bà hàng xóm mua quà, khi áo len hiệu CK, lúc đôi giầy hàng hiệu Nike thứ dữ, thằng Ðức hết đường chối. Khi có dịp, nó gửi tặng bà cụ chả giò.
Thằng bố gãi gãi đầu, hỏi,
— Sao say mê chuyện chùa vậy?
Thằng con từ tâm, cự nự thằng bố,
— Bố! Bà ấy già rồi! Tuyết trơn, té cái bịch. Tàn đời!
Bà nội ngồi ngoài, nghe cháu nói té, vui miệng chen vào,
— Phải nói… rơi cái bịch!
Vợ lườm thằng con,
— Chỉ được cái tài lanh. Ði học về, có bao giờ chạy vào bếp phụ mẹ một tay nấu cơm hay không?
Thằng bố vội vàng giơ tay làm hiệu, “Yên lặng là vàng”.
Bởi thằng cháu từ tâm, bà nội lại kể chuyện xửa chuyện xưa có con mẹ bán dưa... Mẹ nói hồi còn nhỏ thằng bố gan to hơn Ông Trời, dám xúc gạo cho người ăn xin đến nhà gõ cửa, mặc dù biết gạo nhà đụng đáy lu. Có một thời mẹ nghĩ lớn lên thằng bố đi tu. Ði tu? Ơ hay, mẹ cứ ưa nói chuyện Tề… Đi tu! Khó lắm!
Thằng Ðức càng lớn, tâm càng dạt dào. Bắt chước mẹ, thằng bố dại miệng buông lời,
— Hay con đi tu...
Thằng con bĩu môi, nói năng đụng chạm lung tung,
— Đi tu? Con đâu có khờ...
Mẹ ngồi ngoài, phán một câu,
— Thấy chưa, tao đã bảo bao nhiêu lần rồi, thằng này giống bố.
Vợ đứng dậy, buông đũa xuống mâm cơm, bỏ đi thẳng,
— Mẹ nói đúng lắm, nó đâu có giống con.
Thằng bố liếc nhìn mẹ, mẹ chàng sa sầm khuôn mặt!…
...Ơi khổ! Máu huyết cả hai cộng lại, mỗi bên một nửa, thằng Ðức xuất hiện trong đời. Càng lớn, nó càng giống bố. Thằng Ðức không thân với mẹ, nhưng lại thân với bố, hay kể chuyện cho bố nghe. Thằng bố đoán có lẽ vợ, làm kỹ sư, nóng tính, hay la con sảng, cho nên thằng con gặp mẹ, né. Nhiều lần vợ cự nự, “Anh! Chiều con quá đáng!”. Chiều con? Thằng bố lắc đầu quầy quậy. Bố không chiều con. Bố yêu. Bố yêu mẹ, yêu vợ, và yêu con.
Yêu mẹ, bố muốn mẹ già sống hạnh phúc. Bố Hùng hồi đó bệnh hoạn triền miên. Mẹ một mình thân cò lặn lội bờ ao, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. Sáng, mẹ dậy sớm, xông pha chốn sa trường, mang gạo về nuôi bầy con bụng ỏng “đít” teo! Tối khuya mẹ về tới nhà, ngủ say, chuẩn bị một ngày mới. Đầu tháng mẹ xanh mặt bạc tóc đóng tiền học cho bẩy đứa con. Tiền sách, tiền vở, tiền ăn sáng, một mình mẹ lo hết. Đến bây giờ vẫn không ai hiểu sức mạnh nào có thể tiềm tàng nổi trong cái cơ thể không bao giờ nặng hơn năm mươi ký lô đó, cơ thể mỏng manh tờ giấy qua cầu gió bay. Chính khối sức mạnh nhỏ nhoi đó đã đẩy tới, đóng vàng cho mấy đứa con vượt biên.
Yêu vợ, bố ra ngẩn vào ngơ khi vợ vắng mặt cuối tuần bởi công chuyện của hãng. Tối ngủ một mình, nhớ vợ, bố trằn trọc! Mình ơi! Mình đi đâu, mãi sao chưa về! Bố nằm trên giường héo hon mỏi mòn nhớ gái một con trông mòn con mắt.
Yêu vợ, vợ cự nự, bố yên lặng.
— Hôm qua thằng Đức nó xin tiền mua quần jean. Em cự nó, “Còn cả đống quần jean trong tủ, mặc đã hết đâu! Mua thêm làm gì?”. Hôm nay đã thấy nó mặc cái quần CK mới tinh. Anh mua cho nó phải không? Anh cưng nó quá, nó hư, cho anh dậy nó một mình đó nghen.
Yêu vợ, bố không tranh cãi với vợ để được chiêm ngắm nụ cười của vợ, nụ cười lung linh tia nắng bình minh chiếu rọi tâm hồn phiền muộn đêm đen của bố. Anh sợ, anh sợ vào một ngày nào đó, em bỏ anh em đi luôn như tối đó, em bụng đau quặn thắt, anh đã tưởng số anh mồ côi vợ. Em bỏ đi, bình minh không tới, đời anh tối đen. Nếu vậy, anh uống thuốc độc, chôn chung một mộ! Cả hai dọn nhà sang âm phủ sống với nhau, đủ mặt vợ chồng!
Yêu con, bố muốn thằng Đức hạnh phúc tràn đầy. Thứ Bẩy, hai bố con mình ra phố, vào thẳng khu thương xá có tiệm Gap bán quần jean hiệu chiến giá cắt cổ.
— Quần jean này, nhìn được không bố?
Bố muốn lắc đầu lắm, nhưng ruột mềm nhũn bún riêu,
— Ờ! Thì lấy đi…
Vợ nóng, hay la thằng con sảng! Bởi vậy có lần bố thấy thằng Ðức ngồi trong phòng, mắt đỏ hoe hoe. Thấy bố, nó cúi đầu, không nói chi. Ngồi xuống bên con, thằng bố ngân nga,
— Lan huệ sầu ai, lan huệ héo? Lan huệ sầu đời, trong héo ngoài...
Thằng con chớp chớp mắt... Bố tiếp tục,
— …Ngoài, ngoài... mặc quần jean CK.
Thằng con bật cười, nụ cười trong trẻo ngập tràn nắng ban mai của mẹ nó. Thế là băng tuyết tan biến, hoa nở ngập tràn; thiên đàng mở rộng, hỏa ngục đóng lại…
Bỏ lại mâm cơm, bố đứng dậy bước tới, đi theo vợ. Vợ ơi! Sao nằm trên giường, mặt quay ra ngoài cửa sổ. Bố leo lên nằm cạnh. Yên lặng gặp gỡ yên lặng; dài hơn một thế kỷ. Yên lặng đưa tay sang ôm chặt vợ; vẫn yên lặng. Yên lặng cất giọng thì thào,
— Hay là anh liên lạc Sở Xã Hội, kiếm thêm một đứa con…một đứa con gái…
Người yên lặng mềm ra, mềm nhũn bún riêu,
— Một cô con gái đẹp như vợ anh.
Yên lặng chờ đợi yên lặng. Cuối cùng yên lặng chầm chậm quay mặt lại, đầu dựa ngực chồng,
— Mình ơi! Em buồn!
— Bố biết. Bố cũng buồn thiu!
— Em muốn có thêm một đứa con nữa.
— Bố biết…
Bố xoa lưng vợ nhè nhè, ru vợ chìm sâu giấc mộng lành. Anh ước chi thằng Ðức là con gái. Con gái mình cười tươi như em. Con gái mình làm khổ nhiều thằng con trai như em đã một thời quặn thắt ruột gan đời anh!
Thằng Ðức Mười Chín tuổi, năm thứ nhất đại học, râu mọc xanh xanh, hồn xác ngớ ngẩn, người gầy xác ve. Vợ hốt hoảng thông báo bản tin,
— Chết rồi! Thằng Ðức, nó sao đó! Mấy lần nó về khuya, em ngửi thấy miệng sặc mùi rượu. Hôm qua nhờ nó ra chợ Safeway. Nó đi một hồi, về tay không. Em hỏi, “Ủa, cà chua đâu?”. Nó nhìn em, mặt ngơ ngác, “Mẹ! Mẹ nói cái gì”.
Thôi rồi! Chính hiệu con nai vàng! Trước sau vẫn thế, tình yêu thuốc phiện, thiên hạ dở hơi bất ngờ.
Chiều thứ Bẩy bố dẫn thằng Đức đi mua quần jean. Nhưng thằng Đức hôm nay biếng nói biếng cười. Trong tiệm Gap, nó lựa quần jean CK hững hờ. Bố phải gợi chuyện,
— Lại có đứa trong lớp gọi con...sissy phải không?
Thằng Đức nhếch mép, khuôn mặt hằn sâu nét cao bồi viễn tây,
— Thằng nào gọi con sissy, con đục nó phù mỏ…
Bố kể chuyện,
— Hồi còn nhỏ bố cũng hay bị chọc con gái. Lớn lên một chút, chữ “con” biến mất nhường chỗ cho chữ “dại”. Bà hay chửi bố, “Mày! Thì cũng chỉ là cái đồ dại gái!”. Hồi chưa lấy bố, mẹ con tới nhà chơi. Bà tỉnh bơ nói, “Thằng Hùng nó đi tu rồi!”.
Mắt thằng Đức trợn tròn,
— You… You’re not serious?
— I am!
— Mẹ giận không bố?
— Bố tái mặt, nhưng mẹ con tỉnh bơ tiếp tục cười nói liến thoắng. Lúc đưa mẹ con ra xe, bố xin lỗi mẹ. Mẹ con nói ngon lành, “Yêu anh, em chẳng ngán ai hết!”.
— Mẹ lỳ thật.
Bố kể chuyện tình cho con trai nghe,
— Hồi đó bố gặp mẹ con trong quán cà-phê. Mẹ hai mươi tuổi, buộc tóc đuôi gà, lái xe số tay, nụ cười dòn tan. Mẹ con qua đây một mình từ hồi còn nhỏ xíu với bà cô. Sau nhiều lần bị bà cô cự nự, con gái hai mươi tuổi dọn ra ở riêng, vừa đi học vừa đi làm.
Thằng Đức thắc mắc,
— Sao hồi đó bố gặp mẹ?
— Bố ra quán với mấy người bạn. Thấy mẹ con, bạn bố tán sàn sạt. Biết cô hàng cà-phê thích thơ, có thằng còn mang chuyện thơ văn ra tán tỉnh. Bố dở òm, chẳng biết nói chi. Có hai ba lần, bố ra quán cà-phê một mình. Mẹ con mang cà-phê tới…
Thằng Ðức liếc nhìn, chờ đợi. Thằng bố kết luận,
— Nhưng bố vẫn không nói chi.
Thằng Ðức trợn mắt. Thằng bố nói nho nhỏ,
— Bố thấy mẹ xa vời quá. Lúc nào cũng có người vây quanh. Bố nghĩ chắc với không tới. Nhưng biết mẹ, hồn bố dập dạp te tua...
Thằng Ðức nhìn bố, bàn tay con bóp chặt bàn tay bố.
— Có lần bố gặp mẹ ở trường Việt Ngữ. Bố mẹ dạy chung lớp Mười Hai…
— Mẹ có nhận ra bố hay không?
Bố cười,
— Biết khỉ gì! Mẹ biết bố là ai. Đứng chung lớp cả tháng, mẹ cười với bố. Người tình cũ nổi giận, sách súng tìm bố! Bà nội khóc đỏ con mắt! Bà mắng bố…dại gái!
Bố dừng lại bởi thấy thằng Ðức long lanh. Nước mắt tích tụ nhanh, đầy, rơi xuống sàn tiệm Gap, vỡ tung tóe,
— Bố ơi! He threatened to shoot me!
Hùng hỏi mẹ,
— Mẹ ơi, tại sao mẹ cứ hay nói, “Thằng này giống bố?”.
Mẹ đăm chiêu,
— Thì hồi đó, sau khi sinh con, mẹ băng huyết! Tỉnh dậy, mẹ thấy con nằm ngủ bên cạnh, nhỏ tí ti. Cái bữa mẹ nhìn thấy thằng Ðức trong lồng kiếng, mẹ giật mình, cũng khuôn mặt đó, con mắt đó, hình dạng đó. Thiệt tình! Cái thằng, càng lớn, nó càng giống mày như lột.
Giống thằng bố như lột, thằng Đức sẽ còn mền rách te tua dài dài, nhất là đường tình ái! Ai biểu giống bố!
Bố hy vọng con chàng chỉ khổ trong một khoảng thời gian ngắn thôi. Cuối cùng giống như thằng bố, mùa xuân sẽ gõ cửa tâm hồn thằng con. Mẹ nó một thời làm khổ bố. Nhưng cũng chính người đó mang lại cho chàng mùa xuân mới; mùa xuân có mẹ ngọt ngào chuối ba hương, có vợ một con trông mòn con mắt, và có thằng con, giời ạ, giống bố như lột!
Hà Hùng Vương
Tình yêu và sự tha thứ
P. Trần Đình Phan Tiến
09:22 16/06/2013
Muốn mời Chúa đến dùng cơm tại nhà
Nhận lời Người đến tư gia
Rồi Người dùng bữa tại nhà Simon
Khi vừa ngồi tại bàn ăn
Có người phụ nữ hãy còn trẻ trung
Nhưng chị mang tiếng tội từng
Người người khinh miệt coi thường rẻ khinh !
Bỗng nhiên chị đến thình lình
Mang theo chiếc bình bạch ngọc thật thơm
Sấp mình quỳ xuống rửa chơn
Nước mắt tuổi hờn trút xuống như mưa
Lấy tóc lau sạch như thưa :
“ Xin Người tha thứ tội chừa Chúa ơi!”
Dầu thơm đổ hết bình thôi
Dấu hiệu táng xác Chúa thời chẳng sai
Người người chứng kiến tiếc hoài!
Sao mà phí của chẳng cho kẻ nghèo
Cử chỉ sám hối chẳng thừa
Mọi người chứng kiến chẳng ưa chút nào
Lòng tin thật đẹp làm sao !
Tội nhiều , sám hối thật cao tỏ tường
Nhận ra Cứu Chúa phi thường
Ăn năn sám hối mặc phường dễ khinh
Cử chỉ chị thật ngay tình
Sợ chi bàn tán tội mình đã mang
Nhưng ý nghĩa thật rõ ràng
Cử chỉ chị làm là dấu tiên trưng
Hình ảnh cứu chuộc vui mừng
Là ơn tha thứ tội nhân của Trời
Ý nghĩa táng xác Chúa thôi !
Người sẽ tử nạn để rồi phục sinh
Lòng tin mặc khải chân tình
Kèm ơn tha thứ quang minh bởi Người
Lòng tin cứu chị, chị ơi !
Thật là hạnh phúc tội thời được tha
Chính Lời bởi Chúa phán ra:
“ Yêu nhiều thì được thứ tha cũng nhiều”
Cho nhiều sẽ được nhận nhiều
Muôn đời ân sũng tình yêu Nước Trời
Cảm nghiệm tình Chúa cao vời
Nước mắt thống hối đồng thời hân hoan
Tâm tình cảm tạ tri ân
Dù muôn tội lỗi đượm phần thứ tha
Tâm tình nơi Chúa là Cha
Muôn đời không đổi bởi Cha nhân từ. Amen
Suy niệm Ti8n Mừng ngày Chúa Nhất 16/06/2013
Thánh Phêrô Đa 1802-1862
Trầm Hương Thơ
18:09 16/06/2013
Phêrô Đa sinh tại Ngọc Cục
Phủ Xuân Trường, gặp lúc nhiễu nhương
Cha người Công Giáo, mẹ lương
Lớn lên trong khối tình thương xóm làng
Được rửa tội đoàng hoàng tể tế
Và niềm tin nhờ thế lớn dần
Lời kinh giáo lý chuyên cần
Thấm vào nếp sống tinh thần thẳm sâu
Nghề thợ mộc học đâu giỏi đấy
Khéo tay nghề ai nấy đều khen
Cần lao đâu phải thấp hèn
Hiền từ nên chẳng bon chen với đời
Nhưng đức tin tuyệt vời tín thác
Không bao giờ biếng nhác việc chung
Hăng say có tiếng trong vùng
Lập gia đình với người cùng xóm thôn
Sống hạnh phúc phần hồn là chính
Luôn dạy con đức tính thật thà
Công bằng luật của Chúa ta
Mười điều răn Chúa ban ra rõ ràng
Kitô hữu sẵn sàng giúp đỡ
Người thế cô gặp gỡ trên đời
Việc nhà chăm chỉ chẳng ngơi
Việc bên nhà xứ cũng thời kiêm luôn
Làm ông từ kéo chuông dọn lễ
Luôn đúng giờ bất kể sớm đêm
Gia đình hòa thuận ấm êm
Do lòng đạo hạnh tăng thêm nghĩa tình
Bỗng một hôm thình lình lính tới
Vây thánh đường đào bới khắp nơi
Bắt ông chúng đánh tả tơi
Qúa Linh giải đến, rã rời xác thân
Bao nhục hình rất bần kinh hãi
Phêrô Đa phải bỏ đạo ngay
Nếu không sẽ chết đọa đày
Lãnh thêm hình phạt thẳng tay lệnh truyền
Phêrô Đa một niềm cương quyết
Thờ Chúa Trời muốn giết mặc quan
Bước qua Thánh Giá không làm
Tôi thà chịu chết không ham sống đời
Mấy tháng trời tả tơi tra tấn
Nát thân đòn như bận áo hoa
Mười bảy tháng sáu lệnh ra (17.06.1862)
"Thiêu sinh" là án tử ra cho người
Phêrô Đa vui cười đón nhận
Lễ toàn thiêu cầu khẩn vững bền
Tâm hồn thể xác dâng lên
Bước theo chân Chúa cho nên nghĩa tình
Ngọn lửa nào khiết tinh hơn nữa
Xác thân này sẽ rữa tan đi
Mục ra như hạt lúa mì
Chết cho đồng lúa xanh rì vươn lên
Nhát gươm thừa tặng thêm ngang cổ
Máu anh hùng vương đổ dọc ngang
Để cho mùa gặt rộn ràng
Máu hồng ươm xuống lúa vàng vươn lên
Khải hoàn ca vang rền lấp lánh
Phêrô Đa hiển thánh quang vinh
Giáo dân mừng kính ân tình
Ngôi sao lấp lánh thiên đình hoan ca.
Trầm Hương Thơ 17.06.2013
Phêrô Ða sinh tại Ngọc Cục, Xuân Trường, Nam Định. Giáo dân làm nghề thợ mộc kiêm ông từ nhà thờ. Bị xử "thiêu sinh" (thiêu sống) ngày 17 tháng 6 năm 1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức. Khi lửa cháy đã gần tàn nhưng ngài vẫn chưa chết nên tên lý hình chém thêm một nhát gươm vào cổ và đầu ngài rơi xuống tử vì đạo.
Ngày 29.04.1951 ĐGH. Piô XII suy tôn lên bậc Chân Phước.Ngày 19-06-1988, ĐGH. Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Góc Riêng
Vũ Đình Huyến, Lm (CMC)
21:26 16/06/2013
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Trong vườn một khắc mong manh
Giữ hoài năm tháng bức tranh tâm hồn…
(Trích thơ của Khả Nhi)