Ngày 22-06-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bỏ mọi sự
LM Giuse Hoàng Kim Toan
06:55 22/06/2010
Bất cứ con đường nào muốn đi lên đều đòi hỏi sự dứt bỏ. Con đường càng lên cao, càng cần dứt bỏ những gì không cần thiết và làm cản trở. Con đường thiêng liêng cũng một đòi hỏi dứt bỏ để tiến đức.

Bỏ của cải, vật chất. Đó là một đòi hỏi những phần níu kéo bên ngoài con người. Thế nhưng, ngay cả khi bỏ nhà cửa, của cải theo Chúa, vẫn có thể phân vân như Phêrô: "Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì? "(Mt 19, 27). Bỏ mọi sự mà lòng tham vẫn còn thì có bỏ gì đâu? Chẳng qua muốn “thả con tép bắt con tôm”. Đã biết bao lần, con người đã thực hiện như thế trong cuộc đời; thế nên, Chúa Giêsu bào trước với Phêrô: “được lại gấp trăm kể cả sự bách hại” (Mc 10, 29). Tham sống, là một lòng tham sâu thẳm ở trong con người. Người ta chịu bỏ hết tiền của để cứu lấy mạng sống mình, bỏ rượu chè, hút sách để cứu lấy sức khỏe, kiêng khem để bảo tồn sự sống. Chịu bách hại vì Nước Trời và vì Tin Mừng, đó là chấp nhận tước đoạt cuối cùng của của mọi thứ tham. Dám chết, liều mình chết chẳng tiếc gì sự sống, đó mới là con đường từ bỏ của Tin Mừng.

Bỏ giận hờn, oán ghét. Là một đòi hỏi từ bỏ những độc dược trong tấm lòng người. Giận hờn, oán ghét, điêu ngoa…Những cái xấu, biết là xấu nhưng vẫn cố giữ ở trong con người vì quá kiêu căng, tự phụ, xem mình là mẫu mực. “Cái xấu từ trong con người mà ra” (Mc 7, 20), những lời điêu ngoa, hai ý, thêu dệt, vu oan, báo họa…có thể núp dưới cánh đạo đức để che đậy mình và lên án người khác. Chúa Giêsu cảnh báo nhóm biệt phái, kinh sư: “Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác!” (Mt 23, 28). Khiêm nhường trước Thiên Chúa để thấy mình cũng cần đến lòng thương xót Chúa và cũng cần đến lòng tha thứ của anh chị em mình. Rửa sạch tâm hồn là một cách sống với người khác và mang bình an của Chúa đến cho người gặp gỡ.

Bỏ u mê, lầm lạc, thành kiến, cố chấp… Con đường từ bỏ u mê thuộc lãnh vực lý trí. U mê là một trạng thái vẩn đục, sống bên bờ ảo vọng, chẳng nhìn rõ sự vật và cũng chẳng hiểu rõ mình. Lao vào đi tìm những gì dễ dãi, bỏ qua những đòi hỏi khắt khe tu luyện. Sống không biết mình và đánh mất chính mình. Cái u mê dại khờ của người đang nắm giữ viên ngọc quý mà sống như người hành khất. U mê, dại khờ, cố chấp, sinh ra ghen tuông, giận hờn, lên án. Không biết mình đang là một phẩm giá cao đẹp khi làm người, có một khả năng làm đẹp cho cuộc đời như bao người khác, có một giá trị xứng đáng trước nhan Thánh Thiên Chúa và vị trí đặc biệt trong nhân loại. Cái u mê làm hỏng mất cả chương trình cứu độ của Thiên Chúa thực hiện cho mình. Cần đi tìm Chúa “để “biết Chúa và để biết con”, đó là một hành trình không ngừng được thực hiện bằng đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện để biết ý muốn của Thiên Chúa trong cuộc đời người. Con đường nhận biết là con đường từ bỏ u mê.

Chúa mời gọi từ bỏ để theo Chúa. Xin cho con được biết những gì con cần từ bỏ để sống cho Chúa và cho anh chị em mình.
 
Thánh Gioan Baotixita: Mẫu mực về lòng Dũng cảm và tính Khiêm nhường
Gioan Baotixita Lại Thế Lãng
23:05 22/06/2010
Thánh Gioan Baotixita còn được gọi là Gioan tiền hô (người đi trước dọn đường cho Chúa đến), Gioan tẩy gỉa (người làm phép rửa) hay cũng còn được mệnh danh là “Tiếng kêu trong hoang địa” (thánh nhân sống khổ hạnh và cầu nguyện trong rừng sâu). Trong lịch Phụng vụ của Giáo hội, Gioan Baotixita là vị thánh duy nhất có hai lễ kỷ niệm: ngày sinh và ngày tử. Ngày 24/6 là lễ Sinh nhật thánh Gioan Baotixita được mừng trọng thể và ngày 29/8 là lễ nhớ ngày thánh nhân bị trảm quyết.

Tôi nhớ hồi tôi còn nhỏ tối nào gia đình tôi cũng đọc kinh chung và buổi đọc kinh tối nào cũng đều có đọc kinh thánh Gioan Baotixita. Có khi vì những lý do đặc biệt như đau ốm tôi có thể được miễn đọc kinh chung với gia đình nhưng mẹ tôi cũng nhất định bắt tôi phải đọc ba kinh Kính mừng và kinh thánh Gioan Baotixita rồi mới được đi ngủ.

Đoạn mở đầu trong kinh thánh Gioan Baotixita “Kính lạy ông thánh Gioan Baotixita là đấng trọng hơn các đấng tiên tri, cùng là người Đức Chúc Giêsu đã khen rằng trong các người nam bởi người nữ mà sinh ra, thì chẳng có ai trọng hơn Gioan Baotixita”. Đọc đoạn kinh này tôi cảm thấy vô cùng hãnh diện về sự cao trọng của vị thánh quan thầy. Tôi cũng cảm thấy mình thật may mắn đã được rửa tội với tên thánh Gioan Baotixita.

Về sau tôi hiểu việc tôi mang tên thánh Gioan Baotixita chẳng phải đã có sự lựa chọn nào mà chỉ làm theo như phần đông những người trong giáo xứ đã làm. Tôi được biết hầu hết nam giới trong giáo xứ của tôi đều nhận quan thầy là Gioan Baotixita. Tôi không biết có phải vì vậy mà quan thầy của giáo xứ cũng là Gioan Baotixita hay là vì quan thầy của giáo xứ là Gioan Baotixita cho nên hầu hết nam giới trong giáo xứ đã nhận vị thánh này làm quan thầy. Chỉ biết rằng vào mỗi dịp lễ thánh Gioan Baotixita thì trong giáo xứ ăn mừng lớn lắm. Lý do là vì hầu như gia đình nào cũng có người nhận Gioan Baotixita làm thánh quan thầy.

Sau này khi không còn sống trong giáo xứ nữa thì những tiệc tùng mừng lễ thánh Gioan Baotixita cũng xa dần đối với tôi. Trong những năm gần đây gia đình một người bạn của chúng tôi có thói quen tốt lành thường gọi điện thoại cho chúng tôi trước ngày lễ thánh Gioan Baotixita để chia vui với chúng tôi trong dịp lễ đón mừng lễ thánh quan thầy. Có lẽ đây cũng là ý tốt muốn nhắc nhở để những người trong gia đình chúng tôi không vì cuộc sống qúa bận rộn mà xao nhãng ngày lễ quan trọng này. Mỗi lần mừng lễ thánh Gioan Baotixita, được nghe những bài giảng về thánh nhân tôi càng có dịp học hỏi để hiểu biết nhiều hơn về cuộc đời của thánh nhân và thêm lòng yêu mến thánh quan thầy của mình.

Theo Thánh kinh thì Gioan Baotixita qủa là một nhân vật đặc biệt. Ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, Gioan Baotixita đã nhảy mừng trong lúc bà Êlisabét đang mang thai thánh nhân được Đức Maria đến thăm. Rồi khi sinh ra đời, Gioan Baotixita cũng đã đem đến cho gia đình niềm vui lớn. Cha của thánh nhân, ông Dacaria bị câm lâu ngày đã nói được vừa khi ông quyết định đặt tên Gioan cho con mình. Không chỉ đặc biệt khi còn ở trong bào thai hay khi sinh ra đời, Gioan Baotixita còn đặc biệt trong cách sống khắc khổ trong hoang địa, chỉ mặc áo lông thú, ăn châu chấu và uống mật ong để sống. Ngay cả đến cái chết của thánh nhân cũng là điều đáng nói.

Là người ngay thẳng chính trực, Gioan Baotixita đã bị vua Hêrôđê bỏ tù rồi bị chém đầu bởi vì thánh nhân đã dám lên tiếng can gián nhà vua không nên làm điều trái đạo. Chắc chắn Gioan Baotixita biết rõ khi đụng chạm đến những hôn quân, bạo chúa thì chỉ chuốc lấy họa vào thân nhưng vì lương tâm ngay chính, thánh nhân đã khẳng khái nói lên những lời cần phải nói cho dù phải trả gía bằng chính mạng sống mình. Cái chết của thánh nhân là một minh chứng hùng hồn thánh nhân đích thật là chứng nhân của Chúa Kitô.

Gioan Baotixita cũng là người sống khiêm nhường. Khi thánh nhân đứng ra làm phép rửa cho dân chúng và được đám đông dân chúng tung hô, Gioan Baotixita đã khiêm nhường nói với họ rằng “Tôi không phải là đấng mà anh em tưởng đâu…”. Rõ ràng Gioan Baotixita có cách suy nghĩ và hành động trái ngược với thói đời. Thông thường người ta luôn tìm cách dèm pha người khác để mình được nổi bật, sẵn sàng đè bẹp người khác để được trỗi vượt lên trên, tìm cách hạ bệ người khác để đạt vinh quang cho bản thân mình. Gioan Baotixita mang sứ mạng làm chứng cho Chúa nên thánh nhân sẵn sàng quên mình, chấp nhận sự hèn kém của mình để Thiên Chúa được tôn vinh. “Người cần được nâng lên còn tôi thì cần phải hạ xuống”.

Ở thánh Gioan Baotixita chúng ta học được bài học tuyệt vời về lòng dũng cảm và thái độ sống rất mục khiêm nhường.

Xã hội Việt Nam ngày nay một xã hội đầy bất công, bạo lực, gian tham, bất chính, lộng hành… cần rất nhiều những tiếng nói can trường của Gioan Baotixita. Nhưng thật là bất hạnh cho quê hương Việt Nam khi những tiếng nói trung thực vừa được cất lên đã bị đè bẹp một cách tàn nhẫn. Khi mà những tia hy vọng về công cuộc dấn thân cho Sự thật và Công lý vừa lóe lên đã bị dập tắt cách thảm thương. Bởi đâu? Phải chăng chỉ vì những toan tính vị kỷ, vì sự lãnh đạm thiếu hợp tác chân thành và nhất là thiếu sự đùm bọc trong tình huynh đệ giữa những người anh em sống chung trong một gia đình. Thật đáng tiếc!

Mừng lễ Sinh nhật thánh Gioan Baotixita cầu xin cho mọi thành phần dân Chúa trong Giáo hội, giáo dân cũng như chủ chăn, nhất là những ai đã nhận thánh Gioan Baotixita làm quan thầy hay đã chọn đường lối của thánh nhân làm hướng đi của đời mình, biết noi gương bắt chước thánh nhân. Dũng cảm nói lên điều cần phải nói cho dù có phải đối diện với bạo quyền. Nhưng khiêm nhường và bác ái đối với anh em, không nên nói ra những gì có thể làm sứt mẻ tình đoàn kết hay làm thương tổn đến tình huynh đệ. Xin thánh Gioan Baotixita phù hộ để mỗi người biết sống quên mình vì lợi ích của Giáo hội cũng như vì lợi ích của đất nước và dân tộc.

Vermont 22/6/2010
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những suy niệm trước đây viết về 'Cúp Vô Địch Bóng Đá Thế Giới' của Đức Thánh Cha
Dominic David Trần
06:22 22/06/2010
VATICAN (CNA/EWTN News). Nhật Báo Quan Sát Viên Roma - L’Osservatore Romano- trong tuần rồi đã cho ấn hành một bài viết mang tựa đề: "Khi Đức Hồng Y Ratzinger đã viết về bóng đá" là một bài viết mà Đức Hồng Y thuở trước và là Đức Giáo Hoàng đương nhiệm đã suy niệm và suy tư về bóng đá trong một quyển sách của ngài được in ra với đề tựa bằng tiếng Đức “Suchen was droben ist” có nghĩa dịch thoát là "Hãy tìm kiếm những điều cao xa hơn" (Seek That Which Is Above).

Trong phản ảnh của ngài lúc ấy về bóng đá, Đức Hồng Y Ratzinger thời ấy đã viết rằng; " Cúp Vô Địch Bóng Đá Thế Giới, được tổ chức bốn năm một lần, thực là một sự kiện thu hút hàng mấy trăm triệu người trên toàn thế giới."

Đức Ratzinger viết tiếp; "Sự hâm mộ và say mê bóng đá cơ bản nằm ở điểm là nó cưỡng ép cầu thủ phải tự ràng buộc trong kỷ luật với chính cá nhân mình, cũng bởi vậy mà thông qua huấn luyện và tự rèn luyện, cầu thủ đạt đưọc sự tự chế ngự được bản thân, tự làm chủ cá nhân. Thông qua việc làm chủ bản thân thì cầu thủ mới đạt đến mức độ xuất sắc và ưu việt. Và sau khi đạt đưọc trình độ ưu việt, xuất sắc thì cầu thủ đó mới đạt đến trình độ tự do chơi bóng và điều khiển bóng đá và năng lực cá nhân thi đấu theo ý muốn." Ngài tiếp tục suy niệm;

Bóng Đá (Túc Cầu) dạy cho cá nhân con người giá trị của sự hợp tác có kỷ luật, sự phối hợp có định hướng hẳn hòi." và đòi buộc một trật tự của cá nhân trong một tập thể. "Trật tự này thống nhất và đoàn kết các cá nhân lại vì một mục đích chung; sự thành công hay thất bại của mỗi cá nhân được gắn liền với sự chiến thắng hay thất bại của cả tập thể. "

Đức Hồng Y Ratzinger thuở ấy đã giải thích; "Bóng Đá cũng dạy cho chúng ta biết phải chơi đẹp, tinh thần thể thao cao thượng trong một cuộc đấu, với những điều luật thi đấu chung là nguồn của những điều ràng buộc và hiệp nhất tất cả các cầu thủ lại, ngay cả trong những trận đấu mà họ phải coi nhau như thù địch- một thắng một thua."

Để kết luận suy niệm về Cúp Vô Địch Bóng Đá Thế Giới - Đức Hồng Y Ratzinger ngày ấy đã viết; "Nếu chúng ta nhìn sâu hơn vào sự kiện này - hiện tượng của cả một thế giới thích thú say mê vì bóng đá- chúng ta sẽ biết được nhiều điều khác về Bóng Đá chớ nó không chỉ thuần túy là chuyện giải trí mà thôi."
 
Giám mục phụ tá GP Philadelphia được bổ nhiệm làm Giám mục của GP Harrisburg
Paul Minh Nhật chuyẻn ngữ
15:34 22/06/2010
Philadelphia, Pa. 22/06/2010. (EWTN News/CNA)

Vào sáng thứ ba(22/06.2010), ĐGH Benedict XVI đã bổ nhiệm giám mục phụ tá giáo phận Philadelphia trở thành giám mục thứ 10 của giáo phận Harrisburg, Pennsylvania.

Đức giám mục Joseph Patrick McFadden, 63 tuổi, sẽ đảm nhiệm sứ vụ mới vào ngày 18 tháng Tám tại Thánh Đường thánh Patrick. Sự bổ nhiệm ngài sẽ thay thế vị trí mà đã trở nên trống tòa từ tháng Một năm 2010 khi mà Giám mục Kevin C. Rhoades được chỉ định làm Giám mục giáo phận Fort Wayne-South Bend, Ind.

Theo thông tin từ tổng giáo phận Philadelphia, Giám mục McFadden sinh năm 1947.Là một người gốc Philadelphia, ngài đã từng chơi bóng rổ và đã là người đại diện các học sinh đọc diễn văn từ biệt trong ngày lễ tốt nghiệp phổ thông của ngài.

Sau đó ngài theo học tại trường Đại học thánh Giuse nơi ngài đã lấy bằng cử nhân Khoa Học Chính Trị. Sau vài năm giảng dạy, ngài đã gia nhập chủng viện thánh Charles Borromeo.

Năm 1981, ngài được thụ phong linh mục cho tổng giáo phận và đã phục vụ dưới tư cách là linh mục phó xứ trước khi được bổ nhiệm làm thư ký hành chính cho Hồng y John Krol, người đã là Tổng Giám mục Philadelphia tại thời điểm đó.

Năm 1993, ĐGM McFadden được chọn làm hiệu trưởng trường trung học phổ thông Hồng y O'hara ở Springfield, Pa. Sau khi phục vụ ba năm dưới tư cách là linh mục quản xứ, ngài đã trở thành giám mục phụ tá cho Tổng giáo phận Philadelphia năm 2004.

Giáo phận mới của ĐGM McFadden có 248,000 giáo dân, 179 linh mục và 394 tu sĩ.
 
Roma: Thánh lễ cầu cho hai nhà ngoại giao thời Đức Quốc Xã
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:45 22/06/2010
ROMA (Zenit.org) - Nhiều Đức Hồng Y của Giáo Triều Roma đã đồng tế hôm thứ Năm ngày 17 tháng Sáu 2010 thánh lễ cầu cho hai nhà ngoại giao đấu tranh dưới thời Đức Quốc Xã: Luis Martins de Sousa Dantas và Aristide de Sousa Mendes.

Thánh lễ do Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về thăng tiến hiệp nhất giữa các Kitô hữu, chủ sự tại nhà nguyện Santa Maria in Traspontina, tờ báo Osservatore Romano bằng Tiếng Ý nhấn mạnh.

Trong số các vị đồng tế còn có Đức Hồng Y Cláudio Hummes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ; Đức Hồng Y William Joseph Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Vị giảng thuyết là Đức Hồng Y Renato Raffaele Martino, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình và Hội Đồng Tòa Thánh về mục vụ di dân.

Luis Martins de Sousa Dantas, người Brasil và Aristide de Sousa Mendes, người Bồ Đào Nha đã cứu sống hàng ngàn người Do Thái trong những năm khó khăn của Đệ Nhị Thế Chiến.

«Dantas cũng như Mendes thuộc vào hàng vô số người có lương tâm ngay thẳng- là nhà ngoại giao hay không ngoại giao- trải khắp Châu Âu, chẳng nề nguy hiểm tính mạng để cứu sống nhiều người bị đe dọa bởi nạn kỳ thị ghê sợ của Đức Quốc Xã và Phát xít », tờ Osservatore Romano nhấn mạnh.

Ngoài ra, tờ báo này còn nhắc đến Wallenberg, người Thủy Điển; Lutz, người Thụy Sĩ; Perlasca, người Ý và Schindler, người Đức.

Một đức tin Kitô giáo sâu sắc

Đức Hồng Y Martino đã nhắc lại rằng hành động của Dantas và Mendes đã xuất phát từ một đức tin Kitô giáo sâu sắc. Hành động ấy lại càng mang tính quan trọng hết sức lớn lao hơn vì nó liên quan đến sự bất tuân vì lương tâm đối với các chính phủ của riêng mỗi nước, vốn sẵn sàng tham gia chống lại người Do Thái, như phần lớn chính phủ các nước khác trên thế giới.

Mendes, làm việc tại Lãnh Sự Quán Bồ Đào Nha tại Bordeaux, Pháp quốc, thời Pétain, dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã, đã bất chấp mệnh lệnh minh nhiên của chính phủ Bồ Đào Nha của Salazar là phải tránh « trong mọi hoàn cảnh cấp thị thực cho người Do Thái và những kẻ không ai ưa ».

Ông đã tổ chức một hệ thống thị thực bằng cách giấu bặt tung tích Do Thái, cũng như cứu sống hơn 30.000 người hầu như dở sống dở chết trong các trại tập trung.

14 con của Mendes sau đó buộc phải di cư và tản mát khắp thế giới. Riêng ông thì chết hoàn toàn trong cùng cực, tại một nhà tế bần của dòng Phanxicô ở Lisbonne, ngày 3 tháng Tư năm 1954. Theo như ước nguyện, khi mai táng thân thể ông được phủ y phục dòng Phanxicô.

Phần mình, ngài Đại Sứ Dantas cũng đã nghe tiếng lương tâm và không thi hành những giải pháp của chính phủ của mình nhằm tạo điều kiện cho hàng ngàn những người bị đe dọa mạng sống có thể lẩn trốn.

Sự không chịu phục tùng này làm ông phải trả giá đối với con đường công danh. Để bênh vực cho mình, ông khiêm tốn khẳng định rằng mình hành động « do sự thúc đẩy bởi tình thương Kitô giáo sơ đẳng nhất ».

Nhân danh Mendes và Dantas, một ủy ban được thành lập để cổ súy Ngày Lương Tâm nhằm nhắc nhở và cám ơn Thiên Chúa đối với tất cả những ai đã dũng cảm lắng nghe tiếng lương tâm, trong suốt những năm khủng khiếp ấy.
 
Hình ảnh của các Tông Đồ được tìm thấy trong hang toại đạo
Bùi Hữu Thư
19:06 22/06/2010
Hình ảnh xưa cổ nhất của thánh Anrê và Gioan

Rôma, ngày 22, tháng 6, 2010 (Zenit.org).- Những hình ảnh xưa cổ nhất của hai Thánh Tông Đồ Anrê và Gioan đã được khám phá trong ngôi mộ của một người được cho là một phụ nữ La Mã quý phái trong hang toại đạo thánh Tecla,

Cuộc khám phá này đã được thông báo hôm nay trong một buổi họp báo của Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa.

Những hình ảnh này thuộc về nhóm bốn vị Tông Đồ -- Phêrô, Phaolô, Anrê và Gioan – đứng quanh Chúa Kitô vị mục tử nhân hiền. Việc khám phá ra hình Thánh Phaolô cũng được cho là tấm hình xưa cổ nhất của ngài, đã được thông báo năm ngoái. Còn Thánh Phêrô thì đã có những hình ảnh được cho là còn xưa cổ hơn nữa.

Việc phục hồi các hình ảnh này đã có thể thực hiện nhờ kỹ thuật laser, giúp cho việc loại bỏ các lớp than đóng trên hình ảnh qua nhiều thế kỷ. Dự án này rất khó khăn vì độ ẩm, và sự tối tăm trong môi trường hang toại đạo.

Bà Barbara Mizzei, giám đốc dự án giải thích tại sao việc trùng tu phải làm rất chậm chạp và làm cách nào để tia laser có thể làm cho các lớp dầu mỡ đóng trên tấm hình bốc hơi và tan biến.

Người đàn bà quý phái được cho là thuộc dòng dõi quý tộc La Mã vào cuối thế kỷ thứ Tư. Các phụ nữ sùng đạo và trinh nữ thuộc phái quý tộc La Mã tuyên hứa tôn kính các vị tử đạo và các tông đồ, vào thời Đức Giáo Hoàng Damas I (366-384).

Theo Đức Tổng Giám Mục Ravasi, sự hiện diện của các thánh tông đồ trong hang toại đạo “gợi lên một sự sùng kính và bảo vệ thay thế cho các vị tử đạo La Mã.”

Đức Ông Giovanni Carru, thư ký Uỷ Ban Giáo Hoàng về Khảo Cổ Thánh, cho hay các công trình này đã “mang lại cho cả các chuyên gia lẫn khách thăm viếng, một tiền đồ quan trọng về ảnh tượng giúp cho có thể tái tạo lịch sử về cộng đồng Kitô giáo La Mã, và các bức ảnh trang hoàng nghĩa trang này đã biểu lộ nền văn minh và đức tin của cộng đồng này."
 
Top Stories
Japon: L’archevêque de Tokyo recommande aux prêtres de se ménager davantage
Eglises d'Asie
06:18 22/06/2010
Mgr Peter Okada Takeo, archevêque de Tokyo, a fait publiquement le constat que les prêtres de son archidiocèse avaient de nombreux problèmes de santé et qu’il était urgent pour eux de trouver le temps de « détendre l’esprit et le corps, pour le plus grand bien de l’âme ». Dans un message daté du 14 juin intitulé: « Du temps pour les prêtres: revigorer sa vie spirituelle », l’archevêque a réitéré des propos déjà tenus le 11 juin dernier, à l’occasion d’une homélie prononcée lors de la messe de clôture de l’Année sacerdotale.

« Pour tous les prêtres qui travaillent dans l’agitation, les tentations et le stress des grandes villes, le repos est de première importance pour le maintien de la santé mentale et physique, comme pour gérer sa vie spirituelle », écrit-il dans son communiqué. De plus, souligne le prélat, alors qu’aujourd’hui « l’Eglise est dans une situation particulièrement difficile (...), il serait triste pour les prêtres de perdre [pour ces raisons] leur dynamisme et leur zèle apostolique» (1). Au Japon, le grand âge, la maladie, et l’épuisement des membres du clergé sont devenus « un problème majeur pour l’Eglise », constate Mgr Okada.

A la tête de l’archevêché de Tokyo depuis 2000, le prélat, qui est également président de la Conférence épiscopale du Japon, est particulièrement conscient du vieillissement de la population presbytérale. « Un tiers des prêtres sont âgés ou infirmes, un autre tiers ont des problèmes de santé mais continuent de travailler », poursuit l’archevêque de Tokyo, qui rappelle que les problèmes de santé du clergé sont parmi les sujets régulièrement évoqués lors des réunions du conseil presbytéral de l’archidiocèse. C’est d’ailleurs à la demande des prêtres du conseil, qui espèrent ainsi se faire mieux comprendre des laïcs, que le prélat a choisi de s’exprimer officiellement sur le sujet.

Le stress est considéré comme l’un des problèmes majeurs touchant les prêtres de l’archidiocèse de Tokyo. Un stress qui peut provenir de frictions avec les laïcs ou d’un « manque de coopération et de compréhension entre les prêtres et leurs évêques », analyse encore Mgr Okada.

En décembre 2009, l’archidiocèse de Tokyo comptait 88 prêtres diocésains (dont 3 évêques) et 281 prêtres appartenant à des ordres religieux ou des sociétés missionnaires (dont 130 étrangers) (2). Dans l’archidiocèse de Tokyo, les prêtres sont priés de prendre au minimum un jour de repos par semaine. Selon le droit canon, ils ont droit à un mois de congé par an, dont au moins quinze jours pris d’affilée.

(1) Ucanews, 18 juin 2010.

(2) Selon les sources officielles de l’Eglise catholique, le nombre de prêtres, s’il est en augmentation ces dernières années parmi les prêtres diocésains, est en revanche en net recul au sein des congrégations et sociétés de vie apostolique. En 2004, l’archidiocèse de Tokyo comptait 390 prêtres, il n’en totalisait plus que 366 en 2009.

(Source: Eglises d'Asie, 22 juin 2010)
 
Vietnam: Une délégation gouvernementale vietnamienne se rend à Rome pour participer à la deuxième session de travail du groupe mixte Vietnam-Vatican
Eglises d'Asie
06:19 22/06/2010
Dans une dépêche datée du 19 juin 2010, l’agence VietCatholic News annonce le départ d’une délégation gouvernementale vietnamienne pour Rome où elle doit prendre part à la deuxième session de travail du groupe mixte Vietnam-Vatican. Les membres de la délégation vietnamienne se sont embarqués le 20 juin 2010 et devaient entamer les négociations avec les responsables romains dans les jours suivants. Ces négociations devraient durer deux jours et s’achever le 25 juin 2010. Selon les médias officiels vietnamiens, le chef du groupe vietnamien est le vice-ministre des Affaires étrangères Nguyên Quôc Cuong. Selon l’agence VietCatholic News, font aussi partie de la délégation un représentant du ministère de la Sécurité publique et un membre du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses. La délégation serait reçue par Ettore Ballestrero, sous-secrétaire de la section pour les relations avec les Etats de la Secrétairerie d’Etat, ont précisé les médias vietnamiens.

La nouvelle était confirmée dans l’après-midi du 21 juin (18h00, heure locale) par la presse officielle vietnamienne qui écrit: « La deuxième session du groupe de travail mixte Vietnam-Vatican sera organisée le 23 et le 24 juin au Vatican. Elle a pour but de prolonger les discussions et de mettre en œuvre les idées émises lors de la première session » (1). Le même jour, la salle de presse du Saint-Siège informait, à son tour, de la réunion du groupe mixte « en vue d’approfondir le développement des relations bilatérales, en conformité à l’accord trouvé lors de la première réunion, tenue à Hanoi les 16 et 17 février 2009 ».

Selon l’agence VietCatholic News, cette réunion aurait dû avoir lieu plus tôt, au début de l’année 2010, mais la date en avait été reportée par les responsables vietnamiens, qui, selon leurs dires, se sont trouvés très occupés à cette époque. Certains observateurs attribuent ce report à d’autres raisons. Les propositions émises par le Vietnam lors de la première réunion du groupe mixte à Hanoi, en février 2009, n’auraient pas reçu de réponse de la part du Vatican. Par ailleurs, durant les premiers mois de l’année 2010, ont éclaté différentes affaires conflictuelles en rapport avec l’archevêché de Hanoi, de Vinh et de Da Nang.

La première session du groupe mixte Vietnam-Saint-Siège avait eu lieu les 16 et 17 février 2009 à Hanoi. Elle avait été co-présidée par le vice-ministre des Affaires étrangères Nguyên Quôc Cuong et par Mgr Pietro Parolin, à l’époque sous-secrétaire pour les relations avec les Etats au Saint-Siège. Un compte rendu commun avait été publié le 18 février à Hanoi et le 20 à Rome. Il fixait un nouveau rendez-vous pour une date ultérieure non précisée.

On sait depuis longtemps que l’établissement de relations diplomatiques avec le Vietnam est un des objectifs constants de la diplomatie du Saint-Siège, en particulier depuis l’avènement de Benoît XVI qui y a fait allusion dès le début de son pontificat (2). En revanche, cet objectif a été moins apparent dans la politique menée par l’Etat vietnamien vis-à-vis du Vatican. Une interview du directeur des Affaires religieuses parue le 18 février 2009 dans le Ha Nôi Moi, organe officiel de presse de la capitale, au lendemain de la réunion du groupe mixte, se gardait d’utiliser les termes « établissement de relations diplomatiques » mais parlait d’une « impulsion » à donner aux relations entre les deux Etats. Le communiqué officiel publié le 18 février à l’issue de la seconde réunion du groupe mixte soulignait avec prudence, que ces réunions étaient destinées à « échanger des points de vue sur l’établissement des relations diplomatiques ».

La nouvelle de la tenue de cette session de travail est accueillie avec une certaine inquiétude dans divers milieux catholiques, qui, bien que favorables au principe, sont troublés par les circonstances de cette rencontre. Elle a lieu peu de temps après l’acceptation de la démission de l’archevêque de Hanoi (13 mai 2010). Certains continuent de considérer que la démission de l’archevêque a été le prix à payer pour l’amélioration des relations entre le Saint-Siège et le Vietnam, même si de nombreux éclaircissements ont été apportés à cet égard par diverses sources, y compris par l’intéressé lui-même qui, à plusieurs reprises, a déclaré proposer sa démission pour raison de santé (3).

(1) Vietnam plus à l’adresse: http://www.vietnamplus.vn/Home/Sap-hop-vong-2-Nhom-cong-tac-Viet
(2) Voir EDA 419
(3) Voir EDA 531

(Source: Eglises d'Asie, 22 juin 2010)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin thêm về nhóm Công Tác Hỗn Hợp của Tòa Thánh và Việt Nam họp vòng hai tại Rôma
Dominic David Trần
09:00 22/06/2010
Nhóm Công Tác Hỗn hợp của Tòa Thánh và Việt Nam chính thức họp vòng hai tại Rôma

VATICAN CITY, ngày 21/06/2010 then tin Thông Tấn Xã Công giáo (Zenit.org).- đã hơn một năm trôi qua kể từ sau phiên họp vòng một diễn ra tại Hà-Nội; Nhóm Công tác Hỗn hợp của Tòa Thánh Vatican và đại diện Chính phủ Việt Nam sẽ họp phiên thứ hai tại Thành phố Vatican. Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi SJ, Giám Đốc Văn phòng Thông Tin Báo Chí của Tòa Thánh Vatican đã thông báo trong ngày hôm nay là Nhóm Công Tác Hỗn hợp này sẽ họp trong 2 ngày Thứ Ba và thứ Tư (22/06 và 23/06) tại Thành Phố Vatican. LM Lombardi nói; "Mục tiêu của cuộc họp làm việc này là để tăng cường và phát triển các mối quan hệ song phương, như đã được tuyên bố vào cuối vòng họp thứ nhất, đã được tiến hành tại thủ đô Hà-Nội của nước Việt Nam vào ngày 17/02/2010."

LM Giám Đốc Lombardi tuyên bố tiếp; "ào tháng Giêng năm 2007, Thủ Tướng Chính phủ Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện một chuyến viếng thăm lịch sử và đã đến triều yết Đức Thánh Cha Benedicto XVI. Văn phòng Thông Tin Báo Chí Tòa Thánh sau đó đã mô tả cuộc viếng thăm này như là việc đang " thực hiện một bước tiến mới và quan trọng hướng về việc bình thường hóa các quan hệ song phương."

" Và trong tháng 12 tiếp theo của cùng năm 2007; Đức Thánh Cha đã tiếp Chủ Tịch Nước Việt Nam là ông Nguyễn Minh Triết, với chuyến thăm viếng mà Tòa Thánh Vatican cho là ở thời gian trong " một giai đoạn có ý nghĩa trong tiến trình các quan hệ song phương với Việt Nam."

Hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang cử hành Năm Thánh trên khắp các giáo phận cho đến Đại Lễ kết thúc sẽ được tổ chức vào ngày 06/01/2011 năm tới để long trọng kỷ niệm 350 Năm ngày thiết lập Hai Đại Diện Tông Tòa tại Việt Nam (1659-2009) và 50 Năm thành lập Hàng giáo Phẩm Công giáo Việt Nam (1960-2010).

Đức Giáo Hoàng Alexander thứ VII đã ban sắc chỉ thiết lập 2 Đại Diện Tông Tòa tại Đàng Ngoài (từ thời Chúa Trịnh- từ Miền Bắc Sông Gianh trở ra- gọi là Tonkin) và ở Đàng Trong (thời Chúa Nguyễn-từ phía Nam Sông Gianh cho đến Hà Tiên-gọi là Cochinchine) vào ngày 06/09/1659. Hai vị Giám Mục là Francois Pallu và Lambert de la Motte, đều thuộc Hội Thừa Sai Ba Lê, quốc tịch Pháp, đã được cử làm Đại Diện Tông Tòa đầu tiên tại Việt Nam lúc đó.

Đức Chân Phước cố Giáo Hoàng Gioan 23 đã ban sắc chỉ thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam và nâng các giáo phận Hà Nội, Huế; và Sài Gòn (nay được mang tên là Thành Phố Hồ Chí Minh) lên hàng Tổng Giáo Phận Chính Tòa - Giáo Tỉnh.

Ước lượng có khoảng 6 triệu tín hữu Công Giáo tại Việt Nam -chiếm khoảng 8% tổng dân số Việt Nam và (cùng với Giáo hội Công Giáo Phi Luật Tân) trở thành Cộng Đồng Công Giáo lớn nhất tại Á Châu và Đông Nam Á.

Tòa Thánh Vatican hiện nay duy trì quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia, nhà nước trên khắp thế giới. Toà Thánh Vatican cũng hiện diện tại Liên Hiệp Quốc với quy chế Quan Sát Viên Thường Trực, và Tòa Thánh Vatican còn là Hội Viên Thường Trực của 7 Tổ Chức/Cơ Quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc, là Quan Sát Viên của 8 Tổ Chức khác của LHQ, và còn là Hội Viên Thường Trực cũng như Quan Sát Viên Thường Trực của 5 Tổ Chức cấp Khu Vực trên toàn thế giới.
 
Thánh Lễ cung hiến Nhà Thờ Tư Tề, giáo hạt Đức Tánh, giáo phận Phan Thiết
Nguyễn Quang Ngọc
18:19 22/06/2010
Đức Linh – Bình Thuận, trong niềm hân hoan cảm tạ Thiên Chúa và tình yêu của Mẹ Maria, sáng nay vào lúc 08h00 thứ ba ngày 22 tháng 06 năm 2010, các em Thiếu Nhi Thánh Thể, các Bà Mẹ Công Giáo, Quý chức Hội Đồng Mục Vụ, Ban Lễ Sinh, Hội Legio Mariae, Ban kèn đồng cùng Quý bà con Giáo dân tập trung trong sân Nhà Thờ đón tiếp Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống Giám Mục Phan Thiết, Đức Ông Gioan Baotixita, Quý Cha Hạt, Quý Cha, Quý Tu Sĩ nam nữ và Quý vị ân nhân, thân nhân và Quý khách trong và ngoài Giáo Phận tới tham dự Thánh Lễ Cung Hiến Nhà Thờ Tư Tề Giáo Hạt Đức Tánh, Giáo Phận Phan Thiết.

Hình ảnh cung hiến Nhà thờ

Đúng 09h00, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã đến với Giáo xứ dâng Thánh Lễ Tạ Ơn trong tiếng kèn vang và những tràng pháo tay thật giòn giã, lẫn vui sướng trong tiếng reo hò của Cha Chánh xứ Phaolô Hoàng Đức Dũng, các em Thiếu Nhi Thánh Thể và bà con Giáo dân trong xứ: “Chúng con hân hoan chào mừng Đức Cha”.

Thánh Lễ trọng thể do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế, cùng khoảng 40 Linh Mục đồng tế và đông đảo bà con Giáo dân trong và ngoài Giáo Phận tham dự Thánh Lễ ngồi chật kín Nhà Thờ.

Đoàn rước bắt đầu vào lúc 09h15, từ văn phòng Giáo xứ tiến về tiền sảnh Nhà Thờ trong tiếng nhạc hoàng tráng của ban kèn đồng thật trang nghiêm và sốt sắng. Đức Cha Giuse, Cha Hạt Trưởng Đức Tánh, Cha Quản xứ cùng cắt băng khánh thành Thánh Đường mới Giáo xứ Tư Tề trong không khí hân hoan với tiếng vỗ tay của Cộng đoàn, hòa với tiếng nhạc hoàng tráng của ban kèn đồng, tiếng pháo hoa và những chùm bong bóng đủ màu sắc bay lên trìu mến giữa bầu trời Tư Tề thân thương như dấu hiệu tinvui được loan báo khắp nơi.

Sau đó, vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ trao chìa khóa Nhà Thờ cho Đức Giám Mục, Đức Giám Mục trao chìa khóa cho Linh mục Chánh xứ mở cửa Nhà Thờ, nghi thức này nói lên việc quản trị Thánh Đường thuộc Đức Giám Mục Giáo Phận, còn Linh Mục quản xứ chỉ là người đón nhận quyền trông coi, cũng như cử hành và ban các bí tích cho dân Chúa.

Trước phần Phụng Vụ Lời Chúa, Đức Giám Mục đã long trọng cử hành nghi thức làm phép và rảy nước thánh trên mọi người tham dự để làm dấu chỉ thống hối và giúp chúng ta nhớ lại Bí Tích Thánh Tẩy, đồng thời cũng để thanh tẩy tường và bàn thờ mới.

Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã chia sẻ xin được cùng Quý Cha đồng tế, cùng với Quý khách thập phương đến đây trong cùng chung một niềm vui mừng, niềm vui ấy hôm nay thể hiện trong niềm quy tụ, mang tính phục vụ trọng đại này. Xin được cùng với Giáo xứ Tư Tề tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân Ngài đã ban xuống trên địa chị đây. Công trình cũng biết ơn tất cả Quý vị ân nhân đã góp công, góp sức làm cho địa chỉ này được trở thành một địa chỉ thánh thiêng. Và nhất là bất cứ một công trình nào, cũng bao giờ có hồng ân của Thiên Chúa, cũng có công sức của con người và cũng có sự công đức giúp đỡ nhiều chi thể. Có nhiều người tín hữu đến đây góp phần, có vị đến từ Bắc Ninh trong những thuở đầu năm 1960, và có một số quý vị đến sau này từ quê hương Long Khánh, Thủ Đức… tất cả đã nắm tay nhau làm thành bộ mặt đẹp của Giáo xứ Tư Tề này. Chính vì vậy, chúng ta hiểu rằng Tư Tề có nghĩa là bốn phương tề tựu lại, bốn phương anh em gặp lại nhau, quy tụ lại đây để làm nên nét đẹp của Giáo xứ, và hôm nay làm nên bộ mặt của Giáo đường rất hoàng tráng giữa vùng rừng núi này. Xin Chúa chúc lành cho ghi nhận này và chúc lành cho sức sống mà quý ông bà, anh chị em đã chung sức chung lòng làm nên.

Sau bài giảng, Đức Giám Mục cử hành nghi thức Cung Hiến và Xức Dầu Bàn Thờ và các tường Nhà Thờ để thánh hóa những vật chất này trở thành nơi thánh dùng vào việc dâng lễ tế lên Chúa. Xông Hương Bàn Thờ và Nhà Thờ, Thắp Sáng Bàn Thờ và Nhà Thờ như là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô là Ánh Sáng cho thế gian và dấu chỉ vui mừng tôn vinh Đức Kitô là ánh sáng trần gian.

Sau lời nguyện hiệp Lễ, vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ nam nữ và Quý khách, đồng thời kính mời Đức Cha, Cha sở, Cha Hạt Trưởng thương nhận lẵng hoa tươi thắm diễn tả lòng kính yêu của chúng con.

Kết thúc Thánh Lễ, Đức Cha, Quý Cha đã lên Cung Thánh chụp hình lưu niệm trong ngày vui mừng của Giáo xứ Tư Tề.

Nguyện xin Thiên Chúa, Đấng giàu lòng nhân ái, ban muôn ơn lành cho Đức Cha, Quý Cha, Quý khách và Cộng đoàn dân Chúa trong Giáo Phận Phan Thiết.

Sau Đây đôi nét lịch sử cũng như về công trình xây dựng ngôi Thánh Đường Giáo Xứ Tư Tề.

Giáo Xứ Tư Tề được hình thành vào khoảng năm 1960, đa số giáo dân lúc ban đầu là gốc Bắc Ninh di cư vào miền nam (khoảng 1.000 người).

Cha quản xứ đầu tiên là Cha Giuse Maria Trịnh Quang Cảnh. Hiện Ngài đang nghỉ hưu tại Giáo phận Bà Rịa. (và giờ đây ngài cũng hiện diện trong Thánh Lễ hôm nay).

Khi đặt chân tới Tư Tề, ở đây chỉ là vùng rừng núi, (vùng khỉ ho cò gáy) không có Nhà Thờ, chỉ dựng tạm một ngôi nhà lá. Với cương vị là Mục Tử, ngài cố gắng bắt tay xây dựng ngôi Thánh Đường từ năm 1961 – 1962 là tạm xong phần cơ bản. Từ năm 1965, vì hoàn cảnh chiến tranh, ngài rời bỏ Tư Tề.

Từ năm 1966 có Cha Lê Văn Sinh về nhận xứ.

Năm 1967 vì chiến tranh, Giáo xứ lại không có chủ chăn, mãi đến 1969 có Cha Giuse Nguyễn Thanh Vân về nhận xứ đến năm 1972.

Cuối năm 1972 lại có Cha Thái Quang Nhàn về coi sóc, đến năm 1975, vì biến cố năm 1975 Cha phải rời bỏ Tư Tề.

Sau ngày 30 – 4 – 1975 Giáo xứ lại có Cha Augustino Nguyễn Văn Lạc (hiện đang là Cha Hạt Trưởng Giáo Hạt Bắc Tuy).

Vì thời cuộc cấm cách, khó khăn về sinh hoạt tôn giáo, mọi sinh hoạt không được tự do. Ngài phải ra đi, để lại đoàn chiên bơ vơ không người chăn dắt.

Số phận Tư Tề chưa hết lận đận, từ năm 1978 – 1979 Nhà Thờ bị đóng cửa (hơn 10 năm bị đóng cửa).

Ngày 20 – 10 – 1989 đến năm 1992, Nhà Thờ được mở cửa, có Cha Clemente Trần Thế Minh làm quản xứ. Sau ba năm phục vụ, ngài phải khăn gói ra đi. Giáo xứ lại sống trong cảnh mồ côi.

Năm 1992 – 1994 lại không có Cha xứ, Tư Tề lại trực thuộc Cha xứ Võ Đất Cha xứ Minh Tâm.

Ngày 16 – 10 – 1994 Đức Cha Nicolas bổ nhiệm Cha Phaolô Lê Quang Lâm làm quản xứ. Trong thời gian này, Cha đã xin một cộng đoàn Nữ Tu thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết về phục vụ. Cha củng cố lại các đoàn thể, đào tạo các lớp giáo lý, xây dựng lại nhà xứ, nhà giáo lý.

Ngày 17 – 3 – 2003 Cha đến lãnh nhận nhiệm sở mới.

Ngày 18 – 3 – 2003 Cha Đaminh Nguyễn Văn Hoàng về làm quản xứ. Cha chỉnh trang lại khuôn viên giáo xứ, xây hội trường, phòng sinh hoạt.

Sau ba năm miệt mài xây dựng giáo xứ. Ngày 3 – 3 – 2006 Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan bổ nhiệm ngài lãnh nhận công việc mục vụ ở Trung Tâm Đức Mẹ Tàpao.

Ngày 5 – 3 – 2006 Cha Phaolô Hoàng Đức Dũng về làm quản xứ (nay đang là Cha xứ đương nhiệm). Với tuổi trẻ lại đầu đời làm Cha xứ, Cha đã hăng say trong công việc mục vụ.

Trước những công trình phụ của giáo xứ tạm có, riêng ngôi Thánh Đường xây dựng vào năm 1962. Sau năm 1975 được tu sửa nhiều lần và nay đã xuống cấp.

Khi thấy sự nguy hại của Nhà Thờ, Cha xứ đã trình bày với Đức Cha Phaolô, Đức Cha đã đến thăm và thúc Cha xứ cũng như Giáo xứ tiến hành mọi thủ tục để xây dựng lại ngôi Thánh Đường (cách đây đã gần 50 năm).

Thế là Giáo xứ đã để đơn lên chính quyền các cấp huyện Đức Linh – Tỉnh Bình Thuận. Chính quyền đã đến khảo sát và thấy được sự rạn nứt rất nguy hiểm của Nhà Thờ. Ngày 29 – 9 – 2008, Giáo xứ hoàn thành mọi thủ tục xây dựng lại ngôi Thánh Đường mới.

Trước hồng ân cao cả của Thiên Chúa, qua sự chuyển cầu của Đức Mẹ hồn xác lên Trời. Ngày 12 – 2 – 2009 Giáo xứ hân hoan vui mừng được Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan về dâng Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên.

Ngày 9 – 3 – 2009 ngày khai móng đầu tiên cho công trình xây dựng Nhà Thờ. Trong quá trình khai móng, có các chú trong tộc họ Hoàng của Cha quản xứ, thuộc bải xe cơ giới Hoàng Đức (ở Nhà Thờ xóm Chùa) đã hỗ trợ cho Giáo xứ san lấp mặt bằng cũng như đào móng.

Về bản vẽ cũng như trong quá trình thi công xây dựng. Có các kỹ sư Anton Lê Tấn Hòa – Simon Nguyễn Lực – Giuse Nguyễn Minh Nhật đã trực tiếp hay gián tiếp để điều hành công trình. Diện tích của Nhà Thờ mới là: 980 m2. Giáo dân hiện có là 2.400 chia thành 4 giáo họ.

Một công trình mà Giáo xứ chúng con cảm thấy rất hài lòng, hài lòng không phải về mặt kiến trúc mỹ thuật, nhưng hài lòng vì đó là sự nỗ lực từ một em thiếu nhi, đến các cụ ông cụ bà, đã hy sinh từng ngày cho việc xây dựng.

Từ đá chẻ, đá 1 – 2, đá 4 – 6, tự tay bà con Giáo xứ làm. Các công thợ: thợ xây, thợ hàn, thợ mộc… đều là cây nhà lá vườn. Riêng thợ sơn thì có sự hỗ trợ của anh Toàn cùng một số anh em ở Giáo xứ Võ Đất.

Về vật liệu xây dựng, Cha xứ Phaolô Hoàng Đức Dũng đã lăn xả liên hệ chỗ này đến chỗ khác, để cung cấp cho các anh em thợ có đủ vật tư trong quá trình thi công.

Một công trình mà ngoài sức tưởng tượng của chúng con. Vì kinh tế bà con trong Giáo xứ eo hẹp “cái khó bó cái khôn”, nên chúng con cùng bắt tay làm, chứ không hợp đồng với một nhà thầu nào.

Nhìn lại 15 tháng 10 ngày thi công, chúng con cảm thấy luôn có bàn tay Chúa đỡ nâng, qua quý Đức Cha, quý Cha Hạt Trưởng, quý Cha tiền nhiệm, quý Cha, quý tu sĩ, quý ân nhân trong các Giáo xứ, quý ân nhân trong và ngoài nước đã cầu nguyện, giúp đỡ cho Giáo xứ chúng con từ vật chất lẫn tinh thần, để ngôi Thánh Đường sớm được hoàn thành trong bình an của Chúa.

Riêng tháp chuông đang còn dở dang, nhưng chúng con vẫn luôn xác tín và luôn tin tưởng vào ơn Chúa qua sự trợ giúp của các ân nhân xa gần, hy vọng một ngày gần đây, Giáo xứ chúng con nghe được tiếng chuông từ tháp chuông Nhà Thờ.

Hôm nay, Giáo xứ chúng con hân hoan được Đức Cha giáo phận (Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống), về cắt băng khánh thành và làm phép Nhà Thờ mới cho chúng con.

Đây quả là ngày vui mừng cho chúng con và cho con cháu chúng con sau này.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tại Hà Nội, người ta có thể bị bỏ tù vì tín ngưỡng
La Croix & STBN
07:00 22/06/2010
PARIS - Nhật báo La Croix hôm qua 21.6.2010) đăng một bài báo với tựa đề Tại Hà Nội, người ta có thể bị bỏ tù vì đức tin tôn giáo, mô tả sức hút của Công giáo tại Hà Nội và những căng thẳng giữa Công giáo và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong thời gian hai năm gần đây. Theo bài báo này, kể từ năm 1986, nhà nước Cộng sản Việt Nam bắt đầu khẳng định tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên trên thực tế quyền tự do này không thực sự được thực thi. Chính vì vậy, nhiều người theo Thiên chúa giáo đã phản kháng lại. Từ hai năm nay các căng thẳng tiềm tàng có lúc dâng cao và bùng nổ thành xung đột, đặc biệt liên quan đến các tranh chấp đất đai nhất là ở Hà Nội. Theo số thống kê chính thức, Hà Nội chỉ có 30 ngàn tín đồ Công giáo trên tổng số 4 triệu dân cư, trong khi trên toàn quốc có khoảng 7 triệu người Công giáo, chiếm 8% dân số.

Với làn sóng di dân từ nông thôn và các luồng nhập cư từ các nơi, và việc hôn nhân với người ngoài đạo, số lượng tín đồ Công giáo tại Hà Nội trên thực tế cao hơn nhiều. Hiện tại các cơ sở sinh hoạt tôn giáo tại các xứ đạo đều quá đông. Thái Hà là xứ đạo lớn nhất, phải đón tiếp từ 12 đến 15,000 người trong các buổi thánh lễ.

La Croix đặt câu hỏi tại sao Công giáo lại có sức thu hút như vậy, và theo một linh mục xứ Thái Hà, chính đức tin sâu sắc vào Chúa của những người Công giáo mang lại sức hấp dẫn cho tôn giáo này, tại một đất nước đang trải qua cuộc khủng hoảng lý tưởng. Tuy nhiên cũng theo linh mục này, những căng thẳng trong quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội Công giáo khiến nhiều người, đặc biệt là sinh viên, xa lánh tôn giáo, vì sợ ảnh hưởng đến tương lai của mình.

Theo linh mục xứ Thái Hà, do các nguyên nhân lịch sử, nhà cầm quyền coi nhiều người Công giáo như kẻ thù. Những người truyền giáo trước kia đã tới Việt Nam cùng với thực dân. Quá khứ này đã để lại nhiều dấu ấn, bên cạnh các cuộc đàn áp tôn giáo. Ðàn áp tôn giáo tiếp tục khốc liệt sau khi những người cộng sản lên nắm quyền. Theo linh mục, cho đến giữa những năm 1980 các nhà thờ vẫn bị đóng cửa. Cho đến năm 1986, một giao ước khá mơ hồ đã được thiết lập, theo đó để đổi lại việc nhà nước cho phép hoạt động tín ngưỡng, Giáo hội Công giáo phải từ bỏ thái độ đối kháng chống lại chế độ. Tuy nhiên giao ước này không giải quyết dễ dàng mọi trở ngại trong quan hệ giữa hai phía. Vẫn tiếp tục có những tiếng nói từ phía các chức sắc Công giáo cho rằng Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn đang là một trong các giáo hội bị đàn áp nhiều nhất, như lời phát biểu của Giám mục Thanh Hóa trong một cuộc họp của Hội đồng giám mục.

Một tín đồ Công giáo cho biết các xung đột về đất đai chỉ là một cái cớ đế nhà cầm quyền đàn áp. Bởi họ nhìn thấy trong Giáo hội Công giáo một mảnh đất tự do, cái tự do mà mọi người Việt Nam đều mong muốn. Chính vì vậy, nhà cầm quyền đã đàn áp để không cho tinh thần đó lan tỏa. Việc Tổng giám mục Hà Nội bị thay đối bất ngờ mới đây càng làm tăng thêm nỗi ngờ vực đối với Hà Nội nơi những người Công giáo. Tuy nhiên lại cũng có những người Công giáo khác tránh xa các xung đột này.(SBTN)

(Nguồn: La Croix & STBN)
 
Thông Báo
Phân Ưu: Bà cụ Ana Nguyễn thị Viết (Bà ngoại của Kim Thúy -cộng tác viên VietCatholic) mới qua đời, thọ 111 tuổi
LM Trần Công Nghị & BBT
17:58 22/06/2010
 
Tin Đáng Chú Ý
Nhà khoa học Nhật bản giành giải thưởng Kyoto về nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành
Paul Minh Nhật
11:15 22/06/2010
Tokyo, Nhật Bản, 22/06/2010. (EWTN News) - Giải thưởng Kyoto cho Công Nghệ Tiên Tiến năm nay đã được trao cho Shinya Yamanaka, một nhà khoa học Nhật Bản người đã đi tiên phong trong một phương pháp biến tế bào da trưởng thành thành tế bào gốc người có hiệu nghiệm mà không phải sử dụng đến phôi người.

Giải thưởng Kyoto, đã được trao bởi tổ chức phi lợi nhuận Inamori, là giải thưởng cá nhân giá trị nhất của Nhật Bản trao tặng cho những ai có những thành quả đạt tầm cỡ toàn cầu trong những nỗ lực nhằm cải thiện đời sống xã hội tốt đẹp hơn. Nó là một giải thưởng hàng năm cho các lĩnh vực Khoa Học Cơ Bản, Nghệ Thuật, Triết Học, và Công Nghệ Tiên Tiến.

Giải thưởng Công Nghệ Tiên Tiến năm nay tập trung vào các lĩnh vực Công Nghệ Sinh Học và Công Nghệ Y Học.

Tiến sĩ Shinya Yamanaka, một điều tra viên hàng đầu tại viện Bệnh Tim Mạch Gladstone tại San Francisco, đồng thời cũng là giáo sư tại Đại Học Kyoto và là giám đốc trung tâm của đại học iPS(induced Pluripotent Stem - tế bào gốc đa năng cảm ứng) Nghiên Cứu Tế Bào và Ứng Dụng.

Tiến sĩ Yamanaka đã tìm ra một cách thức để biến đối một tế bào tách biệt một cách thành công, một tế bào đã sẵn sàng để trở thành một loại đặc biệt của mô chẳng hạn như là một tế bào da, thành một tế bào gốc. Bằng việc lấy một tế bào da trưởng thành và biến nó thành một tế bào gốc - cái mà sau đó có thể được chuyển hóa thành bất kì loại tế bào nào, - Tổ chức Inamori lưu ý rõ trong một thông cáo báo chí: trong số những người khác, Tiến sĩ Yamanaka đã tạo nên một công nghệ cái mà sẽ đóng góp một cách to lớn vào việc hiểu biết, chẩn đoán và chữa lành một số bệnh tật chẳng hạn như Tiểu Đường típ 1, bệnh Parkinson và chứng loãng xương.

Công nghệ này cũng sẽ giúp các nhà nghiên cứu phát triển các loại thuốc mới và xác định được những thứ có tiềm năng thành công lớn nhất mà tác dụng phụ ít nhất.

"Trong việc đánh giá phần lớn các tác động dài hạn, công việc của tiến sĩ Yamanaka có tiềm năng phát triển rộng ra các triển vọng tương lai của y học tái tạo, và bao gồm các ngành khoa học y học" quỹ tài trợ nói.

Giải thưởng Kyoto bao gồm một giải thưởng tiền mặt 50 triệu Yên (550,000 đô la), cũng như một tấm bằng chứng nhận và một huy chương Kyoto giá trị 20 karat vàng.

Các giải thưởng sẽ được trao vào ngày 9 tháng 11 tại Kyoto.

(Source: http://www.ewtnnews.com/new.php?id=986)
 
Văn Hóa
Đèn dầu thắp đợi,
lykhách
15:51 22/06/2010
Chị ơi đèn sắp hết dầu rồi

Sao ngồi mãi đấy mà ca vui

Nhỡ nửa đêm chợt Hoàng-Tử tới

Đèn đâu soi biết dung nhan Người?

Chị tưởng có tiền sẽ mua được?

Dầu tâm tư từ nguyện ước chờ mong

Dầu thế gian cháy em biết trước

Bạo phát - bạo tàn phút chốc xong!

Mà Hoàng-Tử thích dầu lòng chị ạ

Nó cháy thơm nhưng chẳng phải dầu thơm

Nó sáng thanh nhưng chẳng tàn hối hả

Giọt dầu tâm tư lắng đọng sớm hôm

Biết đèn em cũng sắp cạn dầu

Đốt dần mòn mỏi mấy canh thâu

Dầu thắp đèn trời, trời chẳng dấu

Em vẫn tìm đong, có lẽ biết ở đâu!

Địa chỉ nó là nơi ngõ hẹp

Đường trần ai dốc điệp cheo leo

Chị chẳng chờ Chàng cứ loay hoay làm đẹp

Bất ngờ Hoàng-Tử đến, đèn đâu theo?

Em biết chắc rồi Chàng sẽ đến

Chàng hơi trễ thôi chứ chẳng quên

Chàng hứa thế - con đường định mệnh

Về ngõ nghìn trước, lối rước nghìn sau

Mà Hoàng-Tử ơi sao chàng trễ thế?

Đêm đêm em ngóng mãi trăng sao

Nghìn tâm sự biết ai mà kể lể

Cõi nhân gian tăm tối đèn dầu hao!

Hay gởi chàng phụ rể Công-Bình trước

Mang an bình cho kẻ thiện tâm

Hoặc nụ Bác-Ái làm tin cũng được

Em trả lời…em, hoặc ai đấy hỏi thăm!

Em cũng sắp cạn dầu nữa đấy

Đốt mấy mươi năm chưa thấy chân sang

Định dăm lần rẽ lối sang ngang

Nhưng lại sợ hụt chân chàng khi đến

Ôi phận con gái tới mười hai bến!

Mười một chẳng trong, bến cuối chờ mong

Đèn năm canh thắp nhỏ hắt hiu lòng

Sợ cháy lớn chút dầu đong cạn mất!

Dù em biết chắc rằng chàng đến thật

Nhưng lâu chờ chắc chết mất Hoàng-Tử ơi!

Nhiều chị mòn trông đã dứt áo đi rồi

Son phấn thế gian dấu khóc cười bất chợt!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Miền Cao Nguyên
Nguyễn Đăng Khoa
22:21 22/06/2010

BÉ MIỀN CAO NGUYÊN



Ảnh của Nguyễn Đăng Khoa (Giáo phận Vinh, Việt Nam)

Tuổi ấu thơ, chẳng ưu phiền

Tìm đâu cái thuở sơ thiền trẻ con !

(Trích thơ của Lưu Văn Vịnh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền