Ngày 23-06-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Rước Mình Máu thánh Chúa: Nhận lương thực dưỡng nuôi sức sống thần linh
Lm Jude Siciliano, OP
05:14 23/06/2011
CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ (A)
Đệ nhị luật 8: 2-3, 14b-16a; 1 Côrintô 10: 16-17; Ga 6: 51-58

Quý vị có biết có một số người luyện trí nhớ của mình tốt đến nỗi có thể nhớ được một sấp bài đã bị xáo lên? Tôi đã từng chứng kiến các thành viên trong gia đình tôi chơi bài pinốc vào mỗi tối Chúa Nhật. Dù đó không phải là những người luyện khả năng trí nhớ một cách tài tình nhưng người giỏi nhất trong số đó vẫn nhớ được có bao nhiêu con bài đã đánh ra và thậm chí là những con nào! Nếu như nhớ sai, họ có thể thua ván bài đó và khiến ông cậu, một trong những người chơi cùng, phát cáu lên. Hầu hết chúng ta có trí nhớ bình thường và có thể sai lầm, tôi cho là vậy. Có ai chưa từng quên chìa khóa xe? Thế nhưng rốt cuộc thì ngày hôm sau chúng ta lại tìm thấy nó nằm ngay trong túi áo khoác mình mặc.
Trong bài đọc trích sách Đệ nhị luật hôm nay, Môisê nói với dân Israel khi họ tới gần Đất Hứa sau 40 năm dài lang thang vất vả. Ông gợi lại những ký ức của họ, nhắc lại cho họ nhớ Thiên Chúa đã quan tâm săn sóc họ như thế nào trong suốt hành trình của họ. “Hãy nhớ”, ông nhắc họ “hãy nhớ lại Thiên Chúa của anh em”. Ông không yêu cầu họ nhớ lại những niềm thương nhớ hay chung chung trừu tượng. Ông kêu gọi họ nhớ lại những hành động cụ thể Thiên Chúa đã vì họ mà thực hiện. Ông kể ra những việc cụ thể mà Thiên Chúa thực hiện cho họ và nhắc họ nhớ rằng Thiên Chúa nuôi sống họ trong hành trình sa mạc bằng cách ban cho họ manna.
Đâu là điều tốt đẹp mà dân nhớ? Môisê không kêu gọi họ vẽ các bức tranh hay xây dựng lại những thánh tích để mô tả lại bao năm lưu lạc của họ. Ông muốn họ nhớ lại lòng trung tín của Thiên Chúa trong quá khứ, để rồi họ có thể trung tín với Thiên Chúa sau khi họ bước vào trong Đất Hứa. Chẳng phải những khi gặp khó khăn là lúc chúng ta ý thức hơn về sự phó thác của chúng ta đối với Thiên Chúa đó sao? Chẳng phải chúng ta cầu nguyện nhiều hơn mỗi khi sự việc trở nên khó khăn? Một khi họ định cư trong Đất Hứa, Môisê khuyên dân hãy trung tín với Đức Chúa. Họ không được quên Đức Chúa đã chăm sóc họ ra sao và thiết lập giao ước với họ thế nào. Trong vùng đất mà họ sắp vào, họ phải nhớ rằng họ lệ thuộc vào Đức Chúa và sống theo luật Người. Thật đáng phải có một trí nhớ như thế, nhưng không phải chỉ để chơi đánh bài cho vui.
Việc liên hệ đến manna trong bài đọc một nối chúng ta với bài Tin mừng hôm nay. Những người nghe Đức Giêsu ngay từ đầu đã phản đối kiểu ám chỉ đến việc ăn thịt của Ngài – quý vị cũng chẳng như thế sao? (Thực ra, Ngài nói đến việc ăn thịt của Ngài đến 4 lần!) “Thịt và máu” đó là cách mà người mẹ ám chỉ đến những đứa con của mình. “Chúng là máu thịt của tôi”. Cũng thế, thời Đức Giêsu, đó là cách ám chỉ việc là một con người. Đức Giêsu là cửa ngõ Thiên Chúa bước vào cuộc đời chúng ta như một con người – bằng xương bằng thịt. Những người đang lắng nghe Đức Giêsu không chỉ khó chịu về việc ăn thịt và uống máu của Ngài nhưng họ còn khó khăn trong việc chấp nhận Đức Giêsu là Thiên Chúa làm người.
Thánh Phaolô thì nói với cộng đoàn đang đổ vỡ ở Côrintô. Họ có thể đang có những cử hành phụng đẹp, nhưng lại không sống như thân thể của Đức Kitô. Người giàu có không chia sẻ với người nghèo, và những người yếu đuối không được giúp đỡ. Thánh Phaolô đã thách thức họ trở thành thức ăn họ đang dùng – Thân Mình Đức Kitô. Đó là một thách thức liên lỉ mà chúng ta cần phải nghe: cộng đoàn tín hữu chúng ta đây có phải là dấu chỉ tỏ tường cho thấy chúng ta là Mình và Máu Đức Kitô hay không? Đâu là đấu hiệu chứng tỏ cho người khác thấy chúng ta như thế?
Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta không chỉ bản thân mình trở thánh Đức Kitô mà chúng ta ăn vào, nhưng cả cộng đoàn của chúng ta cũng phải trở nên Thân Mình Đức Kitô. “Tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể”. Bằng cách cùng chung chia của ăn và của uống này, chúng ta thông dự với người khác chặt chẽ hơn thành một Thân mình Đức Kitô.
Thời Trung Cổ, người ta đi từ nhà thờ này đến nhà thờ khác trong dịp lễ này để nhìn vào bánh thánh, hy vọng sẽ được nhận lời cầu. Đó là thời mà họ thường chiêm ngưỡng Thân Mình Đức Kitô hơn là rước lấy. Đại lễ này không phải là một dịp thụ động, một dịp để kính cẩn chiêm ngắm Thánh Thể mà tỏ lòng tôn kính của cá nhân hay cộng đoàn đối với Chúa. Đại lễ chúng ta mừng hôm nay không phải là một lời mời gọi để chỉ nhìn ngắm, nhưng là đón nhận Mình và Máu Đức Kitô để rồi được nuôi dưỡng bởi đời sống thần linh mà chúng ta nhận lãnh được, là Mình và Máu của Đức Kitô cho thế giới.
Nếu lãnh nhận Mình và Máu của Đức Kitô hôm nay, chúng ta có thể tự hỏi mình vài điều. Chẳng hạn như: chúng ta đã làm thế nào để phản chiếu cho thế giới này hình ảnh của Thái Tử Hòa Bình mà chúng ta đón nhận? Chúng ta trở nên giống Đức Kitô ra sao khi cho người đói ăn và chữa lành kẻ bệnh tật. Khi lãnh nhận Mình và Máu của Đức Kitô chúng ta trở nên những gì chúng ta ăn và phải hành động tương ứng như thế.
Hôm nay, khi chúng ta lên hiệp lễ, thừa tác viên Thánh Thể cầm Bánh Thánh, giơ lên trước mặt chúng ta và nói: “Mình Thánh Chúa Kitô; Máu Thánh Chúa Kitô”. Các vị không kêu tên những gì họ đang phân phát cho chúng ta ăn mà còn gọi tên mỗi người chúng ta nữa, vì chúng ta là “Mình Đức Kitô và Máu Đức Kitô”. Nói cách khác, sự hiện diện thực sự thì không chỉ tìm thấy trong Giáo hội nhưng nơi mỗi những Kitô hữu đã được Rửa tội, được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể và trở nên sự hiện hữu thực sự của Đức Kitô trong thế giới này.
Thế giới hiện đại đáng buồn làm cho người ta có quá ít thời gian để bạn bè hay gia đình có thể tụ tập quanh bàn để dùng bữa cùng nhau. Trừ khi chúng ta rất yếu, hay thương tật thì mới có cơ may ngồi ăn chung với nhau như một phương pháp chữa trị. Thường chúng ta bỏ qua một bên những khác biệt nhỏ nhặt với những người ngồi quanh bàn và có thể cảm nghiệm sự chữa lành và trưởng thành trong các mối tương quan. Nếu ở mức độ nhân loại mà còn thế, thì áp dụng vào cộng đoàn đức tin của chúng ta, cộng đoàn quy tụ quanh bàn tiệc Thánh Thể để lắng nghe Sách Thánh, nghe câu chuyện về gia đình chúng ta và cùng bẻ bánh, chia sẻ một chén, sẽ hữu hiệu hơn biết bao nhiêu?
Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp

BODY AND BLOOD OF CHRIST (A) -
Deuteronomy 8: 2-3, 14b-16a; 1 Corinthians 10: 16-17; John 6: 51-58

Do you know that there are some people who have trained their memories so well that they can memorize a deck of cards in the exact order each card is turned over? I used to watch my family members on Sunday nights when they played pinochle. While they didn’t have highly trained memories, still the best among them could remember how many trump cards have been played and even which ones! If their memory failed it could cost them the game and raise the ire of an uncle sitting across the table – their pinochle partner. Most of us have ordinary, fallible memories, I guess. Who hasn’t misplaced the car keys at one time or another? No big deal–eventually we find them tucked away in the coat we wore yesterday.
In today’s Deuteronomy reading Moses is speaking to the people of Israel as they neared the Promised Land after a long 40 years of hard wandering. He appeals to their memory, calling upon them to remember how God cared for them during their travels. "Remember," he instructs, "Remember your God." It’s not just a nostalgic or theoretical remembering he is asking of them. He calls them to remember God’s concrete actions on their behalf. He spells out the specifics of what God did for them and reminds them that God sustained them in their desert journey by giving them manna...
What good would remembering do the people? Moses is not calling them to paint paintings or build shrines depicting their traveling years. He wants them to remember God’s fidelity in their past, so that they would be faithful to God after they entered the Promise Land. Don’t hard times tend to make us more conscious of our dependence on God? Don’t we tend to pray more when the going is rough? Don’t we also tend to go into cruise control in less testing periods and feel we can make it on our own? Once they are settled in their homes in the Promise Land, Moses advises the people to be faithful to God. They mustn’t forget how God cared for them and established a covenant with them. In the land that they are entering they must remember their dependence on God and live according to God’s statutes. It pays to have a good memory–and not just for card games.
The reference to manna in the first reading connects us to today’s gospel. Jesus’ hearers are initially repulsed by his reference to eating his flesh–wouldn’t you be? (In fact, he mentions eating his flesh four times!) "Flesh and blood"–it’s a way mothers refer to their children. "They are my flesh and blood." So too, in Jesus’ time, it was a reference to being a human being. Jesus is God’s entrance into our lives as a human–flesh and blood. Jesus’ listeners are not only having a difficult time thinking about eating his flesh and drinking his blood–they are having trouble accepting that in Jesus, God has entered the world.
Paul is speaking to a fractured community in Corinth. They may have had beautiful liturgies, but they weren’t living as the body of Christ. The rich were not sharing with the poor, nor were the vulnerable being helped. Paul has to challenge them to become the food they eat–the body of Christ. That’s certainly a challenge we continually need to hear: is our faith community an obvious sign that we are the body and blood of Christ? What signs would convince other people that we are?
Paul reminds us that we not only personally to become the Christ we eat, but that our community is also formed into the body of Christ. "We though many are one body for we all partake of the one loaf." By our partaking of this food and drink, we are joined more closely to one another as the body of Christ.
In the Middle Ages people went from church to church on this feast to look at the consecrated host, hoping for answers to prayer. This was a time when they were more occupied in gazing at the body of Christ than receiving it. Today’s feast is not a static occasion, a time to gaze in wonder on the Eucharistic species for private devotion and communication with the Lord. The feast we celebrate together is not an invitation to just look, but to receive the body and blood of Christ and then, nourished by the divine life we receive, to be the body and blood of Christ to the world.
Having received the body and blood of Christ today we can ask ourselves some questions. For example: how are we to reflect the Prince of Peace we have received in our world? How are we to be like Christ and feed the hungry and heal the sick? Or, how are we to be like Christ and lay down our lives for others? In our reception of the Body and Blood of Christ we become what we eat and drink and must act accordingly.
When we come to receive Communion today and the Eucharistic ministers hold the sacred food and drink before us, they will say, "the Body of Christ; the Blood of Christ." They are not only naming what they are offering us to eat and drink, they are also naming each one of us, for we are, "the body of Christ and the blood of Christ. In other words, the real presence is not only to be found in church, but in each baptized Christian nourished by the Eucharist and becoming the real presence of Christ to the world.
What a shame modern life affords so little time for family and friends to gather around table and eat together. Unless we are in a very unhealthy, dysfunctional setting, there can be something healing about eating together. Often we put aside petty differences with those around the table and can experience healing and growth in our relationships. If that is so on a human level, how much more does it apply to our faith community that gathers around the Eucharistic table to hear the scriptures, our family story, break bread and share the cup?
 
Được nuôi dưỡng qua Đức Kitô
Jos. Tú Nạc, NMS
05:38 23/06/2011
Chúa Nhật Lễ Mình Máu Chúa Ki-tô – Năm A (Deuteronomy 6: 2-3, 14-16; Psalm 147; 1 Corinthians 10: 16-17; John 6: 51-59)

Đức tin và sự tin tưởng không phải tất cả đều khó khăn khi mọi sự đều tốt lành và mọi điều ở trong sự hài hòa với những khát vọng của chúng ta. Điều đó quả là dễ dàng khi mọi người ngợi khen Thiên Chúa và đoan kết phục vụ trung thành khi họ tiếp tục thực hiện những điều theo cách riêng của họ. Nhưng khi mọi thứ sụp đổ và trở nên khó khăn, nó lại là một câu chuyện khác. Đức tin – hoặc những gì tựa như nó – bốc hơi vì sợ hãi, hoài nghi và yếm thế nắm quyền chỉ huy.

Thiên Chúa muốn cứu vớt dân Israel bằng sự đùa vui trò chơi con người và đức tin có điều kiện. Nhưng dân chúng bị đưa vào môi trường vô cùng khắc nghiệt – không có thức ăn hoặc nước uống, và một loạt các mối nguy hiểm rình rập. Điều đó rất đơn giản: họ phải tin tưởng vào Thiên Chúa và nương tựa nơi Người hay phải chết. Họ không thể đòi hỏi thần thánh hoặc điều khiển Thiên Chúa, mặc dù một đôi lần những cơ hội thuận lợi họ đã cố gắng. Họ phải chờ đợi trung thành với manna duy trì sự sống sẽ được ban cho hằng ngày. Thậm chí tập trung nhiều người cung cấp trong một ngày cũng bị cấm – không có một chỗ nào tự cung tự cấp hoặc ngoan cố.

Cuộc sống tự nó và từng hơi thở là món quà từ Thiên Chúa. Chúng ta thực sự không có gì là của riêng và có rất ít quyền lực điều khiển. Những đòi hỏi cua chúng ta, tuy nhiên, vượt xa thực tế này.

Đó chỉ là khi mọi thứ bị tước bỏ hoặc khi chúng ta không có sự trợ giúp mà chúng ta biết những giới hạn của chính mình và bắt đầu cuộc hành trình hướng tới đức tin chân chính và cậy trông vào Thiên Chúa hơn là sự thông minh của chúng ta.

Những tổ chức và những cơ cấu xã hội – chính trị, kinh tế, và tôn giáo – đã suy sụp trong sự chi phối và khả năng tiếp thụ để phục vụ nhu cầu của người dân. Chúng ta sống trông một không khí của bất ổn và lo âu. Nhưng điều này cũng là cơ hội để biết sống một đời sống cậy trông và tín thác vào Thiên Chúa chứ không phải là quyền lực và xoay sở tình thế cho thuận lợi.

Điều đó có nghĩa là gì đối với mọi người để dự phần cùng một của ăn thức uống? Lời khuyên bảo của Thánh Phao-lô được viết trong một bối cảnh mất đoàn kết, ích kỷ và cạnh tranh. Ngài đã nhắc nhở người dân thành Corinth rằng khi họ cùng dự phần mình và máu Chúa Ki-tô, họ góp phần bằng những bản chất thực tế đó – họ trở nên chi thề của Đức Ki-tô.

Nhưng điều đó cũng thực sự theo sau rằng tất cả đều được nuôi dưỡng bởi mạch nguồn phổ biến này và họ trở nên thành phần của nhau.

Việc chăm sóc như nhau và sư tôn kính phải được thể hiện trước chi thể này như trước phép bí tích. Trải nghiệm của Phép Thánh Thể là cá nhân chứ không phải là tư nhân – nó biểu hiện một đời sống cộng đồng và công khai với các tín hữu và các môn đệ khác cùng một sự cam kết bước theo những dấu chân của Chúa Ki-tô.

Việc ăn thịt tươi và uống máu sống – không lấy gì làm ngạc nhiên, cử tọa của ông đã bị sốc. Điều đó sau này một số trong các môn đệ của ông bắt đầu giải tỏa. Đó là thứ ngôn ngữ kích động tương đồng được dùng trong suốt Tin Mừng của Thánh Gio-an.

Chúa Giê-su thường dùng những ngôn từ thông dụng trong những cách khiêu khích và rất khó hiểu. Chúng mang ý nghĩa tu từ ẩn dụ cho một thực tại tâm linh cao cả mà chúa Giê-su cả hai biểu lộ cũng như tạo ra cho con người có thể thấy được.

Trong sa mạc, những người Israel phại phụ thuộc vào món quà Manna để làm phương tiện sinh sống – món quà hàng ngày Thiên Chúa ban cho nhưng chỉ là nhật thời và giới hạn. Nhưng Chúa Giê-su của Thánh Gio-an là người cung cấp dinh dưỡng về mặt tinh thần khác và cao hơn, đó là đời đời và chẳng cùng.

Bản thân Người đã trở thành sự nuôi dưỡng và sự hiện diện trao ban sự sống của Thiên Chúa.

Sự thử thách này là để đồng hóa Chúa Giê-su trong cùng một phương thức mà con người sẽ đồng hóa đồ ăn và thức uống để Chúa Giê-su trở nên thành phần của sự đồng hóa tuyệt đối của chúng ta. Chúa Giê-su trở thành tư tưởng, ngôn từ và hành động của chúng ta, và thân xác của chúng ta trở thành đền thờ nơi Thiên Chúa ngự trị. Điều này có thể được thực hiện bằng những cách khác nhau ngoài Phép Thánh Thể - cầu nguyện, suy niệm, phục vụ và tự hiến, hành động từ bi, bác ái, và sự cống hiến cho công bình và chân lý.

Trong một ý nghĩa nào đó, được duy trì bởi mình và máu Chúa Ki-tô không phải là một tôn giáo mà là một đường lối của cuộc sống. Và, mặc dù mình và máu Chúa Ki-tô trong một ý nghĩa linh vật tôn giáo là dành cho những môn đệ của ông. Ông cũng khẳng định rằng thân xác ông cũng dành cho cuộc sống của thế gian và không nên hiểu duy nhất với một ý nghĩa thuộc giáo phái. Chúa Giê-su chính Người là một bí tích ban sự sống của tình yêu Thiên Chúa cho toàn thế giới.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Tặng phẩm thần linh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:39 23/06/2011
LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ

Phúc Âm kể lại: Đang khi ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra trao cho các môn đệ và nói: “Này là Mình Thầy, các con hãy cầm lấy mà ăn. Rồi Người cầm lấy chén rượu và nói: Này là Máu Thầy, các con hãy cầm lấy mà uống”. (Mt 26, 26-29; Lc, 22, 14-20). Chúa đã lập Bí Tích Thánh Thể và Chúa dặn dò các môn đệ: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”.

Tiệc Thánh Thể này được chính Chúa Giêsu tiên báo trong tiệc cưới Cana, được hứa ban cho dân ở Caphanaum, được thiết lập trong Tiệc Ly và đã được chính Chúa cử hành đầu tiên tại làng quê Emmau. Bốn khung cảnh này hòa quyện đan kết với nhau thật tuyệt đẹp trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô.

Thánh Thể là sự sống của Giáo Hội, là lương thực thiêng liêng cho đời sống và là bảo đảm cho hạnh phúc trường cửu của người tín hữu chúng ta. Thánh Thể là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau. Thánh Thể chính là Tặng Phẩm Thần Linh mà Thiên Chúa trao cho nhân loại.

Lịch sử cứu độ là lịch sử hồng ân và là lịch sử tình yêu tự hiến của Thiên Chúa. Cao điểm của lịch sử này là Thập Giá Đức Kitô. Thập Giá là tột đỉnh hy sinh của Thiên Chúa. Thập Giá biểu lộ tình yêu điên rồ của Thiên Chúa. Thập Giá cũng là tột đỉnh hy sinh của Đức Kitô, Đấng đã hạ mình vâng phục Chúa Cha cho đến chết và chết trên Thập Giá. Thập giá là cao điểm tình yêu tự hiến của Chúa Kitô.

Tình yêu sâu thẳm và khôn dò của Thiên Chúa biểu lộ nơi Thập Giá Đức Kitô là tình yêu vượt thời gian. Tình yêu tự hiến của Đức Kitô biểu lộ bằng cái chết cũng vượt thời gian. Chúa Kitô chỉ tự hiến một lần, tự hiến trọn vẹn thay cho mọi lần. Chúa đã biểu lộ điều này trong bữa Tiệc Ly. Từ đó, Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch của đời sống Giáo Hội, là trọng tâm và là tột đỉnh của sinh hoạt Giáo Hội. Thánh Thể làm nên Giáo Hội. Không có Thánh Thể thì không có Giáo Hội. Giáo hội là thân mình gồm nhiều người ăn cùng một bánh là thân mình Đức Kitô (1 Cor10,17).

Giáo hội luôn định tín rằng: dù chỉ một miếng bánh nhỏ, khi đã được Truyền Phép, vẫn chứa đựng cả thân xác, linh hồn và thần tính của Đức Kitô. Chúng ta có Đức Kitô nguyên vẹn và cụ thể. Chính Chúa Thánh Thần Kitô hóa bánh rượu, làm cho bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô, khi linh mục, thừa tác viên của Giáo hội, thay mặt Chúa Kitô đọc Lời Truyền Phép. Lời Truyền Phép mà linh mục đọc không phải là một câu thần chú có một ma lực biến bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, giống như linh mục có quyền trên Chúa Kitô, khiến Chúa đến thì Ngài phải đến. Lời Truyền Phép chính là Lời Chúa Kitô, Lời mà Chúa Kitô muốn nói qua môi miệng của linh mục. Chúa Kitô đã chọn một số người để họ lập lại y nguyên Lời Truyền Phép của Ngài. Chính Chúa Thánh Thần lấp đầy "khoảng cách" giữa linh mục và Đức Kitô, khiến Lời Truyền Phép trở nên "công hiệu", làm cho nội dung của Lời trở thành hiện thực. Sau Truyền Phép, bánh không còn là bánh mà là Mình Thánh Chúa, rượu không còn là rượu mà là Máu Thánh Chúa. Đã có một sự thay đổi, sự thay đổi ấy là thay đổi bản thể hay "biến thể". Đây là công việc của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là công việc của người phàm, dù người ấy là linh mục. Vì ý thức điều đó, Giáo hội thiết tha khẩn cầu trước lúc linh mục Truyền Phép: "Chúng con nài xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này, để biến thành Mình và Máu của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con" (Kinh Nguyện Thánh Thể II). "Lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha, cũng nhờ Chúa Thánh Thần, mà thánh hóa của lễ chúng con dâng hiến Cha đây, để trở nên Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, con Cha, Chúa chúng con" (Kinh Nguyện Thánh Thể III). "Lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần đoái thương thánh hóa những của lễ này, để biến thành Mình và Máu Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con" (Kinh Nguyện Thánh Thể IV).

Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Kitô hiện diện thực sự giữa chúng ta, trong hình bánh và rượu. Điều đó không có nghĩa là Đức Kitô không hiện diện thực sự bằng những cách khác, như hiện diện qua lời Kinh Thánh, hiện diện trong Giáo hội, hiện diện nơi những người nghèo khổ, hiện diện giữa hai hoặc ba người họp nhau cầu nguyện (Mt 18,20). Tất cả những cách hiện diện đó đều là hiện diện thực. Có điều khác là: Đức Kitô không đồng hóa với lời Kinh thánh, Lời Kinh thánh được đọc lên không là bản thân Đức Kitô; Đức Kitô cũng không đồng hóa với người nghèo, vì người nghèo không là bản thân Đức Kitô, dù Ngài đã nói: "Ta đói các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi cho uống..." (Mt 25,35-36). Trái lại, nơi Bí Tích Thánh Thể, sau Lời Truyền Phép, bánh và rượu là Đức Kitô, là bản thân Ngài, là bản thể Ngài, là Mình và Máu Ngài. Trong Bí Tích Thánh Thể, sự hiện diện của Đức Kitô có một chiều sâu hữu thể mà không nơi nào có. Sự hiện diện đích thực và đặc biệt này của Đức Kitô là kết quả của một sự thay đổi mà tác động thay đổi chính là công việc của Chúa Thánh Thần làm khi linh mục đọc Lời Truyền Phép. (x. simonhoadalat.com, Mục Thần học, ĐGM Bùi Văn Đọc).

Bí Tích Thánh Thể là sáng kiến của tình yêu. Tình yêu luôn có những sáng kiến bất ngờ và kỳ diệu. “Thiên Chúa đã yêu thế gian nỗi ban chính Con Một...” (Ga 3, 16) và Con Một là Đức Giêsu đã yêu cho đến cùng, đã lập Bí tích Thánh Thể để ở với con người luôn mãi.

Bông lúa và trái nho là những sản phẩm thông thường và cần thiết nhất mà ruộng đất cống hiến cho con người. Bánh và rượu có thể tầm thường, nhưng lại là những gì gần gũi và cần thiết nhất cho cuộc sống con người hàng ngày. Chúa Giêsu đã muốn trở nên những gì cần thiết và gần gũi đó. Người muốn bánh và rượu trở nên thịt máu của Người. Từ bông lúa bị nghiền nát, từ chùm nho bị ép, nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên Thập Giá, Đức Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại. Vật chất đã trở thành biểu tượng cho sự hiện diện thần linh.

Mình và Máu Chúa Kitô là hồng ân vô giá, chúng ta đón nhận để có sự sống thần linh của Chúa.

ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận viết: “Con muốn hỏi: ‘Cách gì đẹp lòng Chúa hơn cả?’. Hãy tham dự Thánh lễ, vì không kinh nào,không tổ chức,nghi thức nào sánh bằng lời nguyện và hy lễ Chúa Giêsu trên Thánh giá”. (Đường Hy Vọng #349).

Louis, vị hoàng đế nước Pháp, một vì hoàng đế tốt lành, một người rất siêng năng làm việc. Vua đam mê hoạt động. Vậy mà vua vẫn tìm thời giờ để dự hai ba thánh lễ mỗi ngày. Mấy người cận thần của vua nói: “Hoàng thượng đã đóng thuế quá nhiều cho những Thánh Lễ.”. Ngài trả lời: “Nếu ta dành thời giờ săn đuổi những thú vui, tham dự những bữa tiệc linh đình với bạn bè, coi hát mỗi ngày, có thể các người than phiền rằng ta đã dành thời giờ quá nhiều cho những thú vui đó. Nhưng các bạn tốt của ta ơi. Các ngươi quên rằng ta dự Thánh Lễ mỗi ngày không phải chỉ để cầu nguyện cho bản thân ta mà còn cầu cho cả đất nước của ta, vì ngoài những Thánh Lễ ra ta không còn cách nào khác tốt hơn là chuyện đó.”

Thánh Louis đã ám chỉ hàng ngàn người Công Giáo: “Họ có thể dự Thánh Lễ mỗi ngày nhưng họ không làm. Nếu họ hy sinh chút ít thời giờ đi lễ, họ có thể lãnh nhận được vô vàn ân sủng ngoài sự tưởng tuợng của họ. Thật không hiểu được, không thể giải thích tại sao bao người Công Giáo không chịu dự lễ mỗi ngày để lãnh nhận bao ân huệ từ trời cao, vì dự một Thánh Lễ giá trị cả ngàn ngày cho họ. Họ không hiểu được bao ơn huệ tuyệt vời và những ích lợi mà họ lãnh nhận được qua Thánh Lễ”.

Tham dự Thánh Lễ tích cực, trọn vẹn là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu mến Chúa. Thỉnh thoảng trong ngày, trong tuần, chúng ta nên quỳ gối trước Thánh Thể, chúng ta có thể học được nhiều điều từ Bí Tích Tình Yêu.
 
Bí tích Thánh Thể
Trầm Hương Thơ
05:41 23/06/2011
Lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa. (Ga.6,51-58)

CHÍNH Ngài là bánh trường sinh
NGÀI ban Thánh Thể huyền linh nuôi hồn
LÀ Thiên Tử Đấng chí tôn
BÁNH trường sinh dưỡng nuôi hồn chúng con
TRƯỜNG Giêsu dạy hồn non
SINH ra Ngài đã dẫn con vào đời

NUÔI bằng lương thực từ trời
HỒN con no thỏa suốt đời từ CHA
CON Đường NGÀI dẫn về nhà
SỐNG trong Ân Thánh mặn mà tình CHA
KHIẾT trinh huệ trắng nở hoa
TRINH trong thơm ngát tỏa ra giữa đời
SUỐT đời dâng hiến cho Người
ĐỜI hoa huệ trắng tuyệt vời dâng CHA

TỪNG giây con mãi ngợi ca
GIỌT Châu Máu Thánh nhỏ ra cứu đời
CHÂU sa nhân ái trùng khơi
MÁU NGÀI cứu chuộc tội đời nhân gian
TUYỆT thay! NGÀI đã trao ban
VỜI cao diệu vợi chứa chan ân tình

LÀ "MÌNH MÁU THÁNH" huyền linh
NGUỒN thần lương bánh trường sinh nuôi hồn
LINH hồn bổ dưỡng ơn khôn
THÁNH Thần ban xuống tâm hồn ngất ngây
TRÙNG khơi ơn Chúa đong đầy
KHƠI nguồn ân sủng dựng xây cho đời
CHO đi lòng sẽ thảnh thơi
ĐỜI con sẽ đẹp tuyệt vời trong CHA
 
Bài Giáo Lý Thứ Bảy về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
09:06 23/06/2011
Cầu Nguyện bằng Thánh Vịnh.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ bảy về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêdictô XVI ban hành trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày Thứ Tư 22 tháng 6, năm 2011. ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện. Lần này ngài suy niệm về cầu nguyện trong Thánh Kinh, đặc biệt là Thánh Vịnh.

* * *


Anh chị em thân mến,

Trong các bài giáo lý trước, chúng ta đã chú tâm đến một số nhân vật trong Cựu Ước, là những vị đặc biệt quan trọng đối với việc suy niệm của chúng ta về cầu nguyện. Tôi đã nói về việc ông Abraham cầu bầu cho hai thành phố xa lạ, ông Giacob nhận được phúc lành trong cuộc vật lộn ban đêm, ông Môsê xin Chúa tha thứ cho dân của ông, và ngôn sứ Êlia cầu nguyện cho dân Israel hoán cải. Với bài giáo lý hôm nay, tôi sẽ bắt đầu một đoạn mới của con đường này, thay vì chú giải về những câu truyện riêng biệt của các nhân vật trong cầu nguyện, chúng ta sẽ đi vào “sách cầu nguyện” tuyệt hảo, Sách Thánh Vịnh. Trong những bài giáo lý sắp đến chúng ta sẽ đọc và suy niệm về một số bài Thánh Vịnh đẹp nhất và thân yêu đối với truyền thống cầu nguyện của Hội Thánh. Hôm nay tôi xin giới thiệu các Thánh Vịnh này bằng cách nói chung về Sách Thánh Vịnh.

Sách Thánh Vịnh được trình bày như một "cách thức" cầu nguyện, một bộ sưu tập 150 Thánh Vịnh mà truyền thống Thánh Kinh cung cấp cho cộng đồng tín hữu để chúng trở thành kinh nguyện của họ, kinh nguyện của chúng ta, cách chúng ta thưa chuyện với Thiên Chúa và liên hệ với Ngài. Trong sách này, toàn thể kinh nghiệm của con người với nhiều khía cạnh của nó, cùng toàn bộ cảm tình đi kèm theo đời sống con người được diễn tả. Trong các Thánh Vịnh, những cảm tình ấy đan quyện với nhau và bày tỏ niềm vui cùng đau khổ, lòng khao khát Thiên Chúa cùng ý thức về tình trạng bất xứng của mình, hạnh phúc cùng cảm giác bị bỏ rơi, lòng tín thác vào Thiên Chúa cùng sự cô đơn tê tái, sự sung túc của cuộc sống cùng nỗi lo sợ trước cái chết. Tất cả thực tại được tuôn đổ vào lời cầu nguyện mà các tín hữu, trước hết là dân Israel và sau đó là Hội Thánh, đã dùng để suy niệm về mối liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa, và cách đáp trả thích hợp duy nhất với việc tỏ Mình ra của Ngài trong lịch sử.

Như những lời cầu nguyện, Thánh Vịnh là những một cách tỏ bày của linh hồn và của đức tin, trong đó mỗi người có thể nhận ra chính mình và truyền đạt cho người khác kinh nghiệm gần gũi đặc biệt với Thiên Chúa này là điều họ được mời gọi đến. Tất cả sự phức tạp của cuộc sống con người được tập trung vào sự phức tạp của những hình thức văn chương khác nhau của các Thánh Vịnh: như các bài thánh thi, các bài ai ca, các lời cầu xin của cá nhân và tập thể, các bài hát tạ ơn, các thánh vịnh ăn năn, các thánh vịnh khôn ngoan, và các thể văn khác nhau có thể tìm thấy được trong những bài thơ này.

Bất chấp cách diễn tả đa dạng này, chúng ta có thể xác định được hai lĩnh vực chính hợp thành kinh nguyện của Thánh Vịnh: lời cầu nguyện được nối kết với lời than thở và lời ngợi khen, là hai chiều kích liên quan với nhau và hầu như không thể tách rời nhau được. Bởi vì lời khẩn cầu được sinh động hóa bởi niềm tin chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ trả lời, và điều này đưa đến lời ngợi khen cùng cảm tạ. Lời ngợi khen cùng cảm tạ này lại phát sinh từ kinh nghiệm nhận được ơn cứu độ, là điều ám chỉ một nhu cầu cần được giúp đỡ mà lời cầu nguyện diễn tả.

Trong cầu nguyện, tác giả Thánh Vịnh than van và mô tả tình trạng khốn cùng, nguy hiểm và cô độc của mình, hoặc, như trong Thánh Vịnh Sám Hối, thú nhận tình trạng có tội, tội lỗi của mình và xin ơn tha thứ. Ông tỏ bày với Chúa lòng tín thác của mình trong tình trạng cần được lắng nghe, và điều này có ý công nhận Thiên Chúa là Đấng nhân lành, Đấng mong muốn những điều tốt lành và "yêu sự sống " (x. Kn 11:26), sẵn sàng giúp đỡ, cứu độ và tha thứ. Như vậy, như tác giả Thánh Vịnh cầu nguyện trong Thánh Vịnh 31: “Lạy Chúa, con ẩn náu trong Ngài, xin đừng bao giờ để con tủi nhục [...] Lưới kẻ thù giăng, xin gỡ con ra khỏi, vì nơi con trú ẩn, chính là Ngài” (c. 2,5). Cho nên, trong lời than thở có thể xuất hiện một lời ngợi khen nào đó, là điều đang hình thành trong niềm hy vọng vào sự can thiệp của Thiên Chúa, và sau đó được thấy rõ khi ơn cứu độ của Thiên Chúa trở thành sự thực.

Cũng tương tự, trong các Thánh Vịnh tạ ơn và ngợi khen, khi nhắc lại những hồng ân nhận được hoặc suy niệm về sự cao cả của lòng thương xót của Thiên Chúa, tác giả cũng nhìn nhận sự bé nhỏ của chính mình và nhu cầu cần được cứu độ, là nền tảng của lời khẩn cầu. Ông thú nhận với Thiên Chúa tình trạng của mình như tạo vật chắc chắn được đánh dấu bởi cái chết, nhưng mang trong mình một ước muốn cơ bản là được sống. Vì vậy, tác giả Thánh Vịnh nói trong Thánh Vịnh 86: “Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, con hết lòng cảm tạ, Thánh Danh Ngài, con mãi mãi tôn vinh, vì tình Chúa thương con như trời như biển, Ngài đã kéo con ra khỏi vực thẳm âm ty” (cc. 12,13). Bằng cách này, trong các lời cầu nguyện của Thánh Vịnh, lời khẩn cầu và ca ngợi pha trộn với nhau và hợp lại thành một bài thánh ca duy nhất mừng hồng ân vĩnh cửu của Chúa, là Đấng đoái thương nhìn đến thân phận mỏng manh của chúng ta.

Chính vì muốn cho cộng đồng tín hữu kết hợp với bài thánh ca này, mà Sách Thánh Vịnh đã được trao cho dân Israel và Hội Thánh. Thực ra, các Thánh Vịnh dạy chúng ta cầu nguyện. Trong đó, Lời Thiên Chúa trở thành lời cầu nguyện - là những lời của tác giả Thánh Vịnh được linh hứng - cũng trở thành lời của người cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Đây là vẻ đẹp và sự độc đáo của quyển sách Thánh này: những lời cầu nguyện chứa đựng trong đó, không giống như những lời cầu nguyện khác mà chúng ta thấy trong Thánh Kinh, chúng không bị lồng vào một tường thuật xác định ý nghĩa và chức năng của chúng. Các Thánh Vịnh được ban cho cộng đồng tín hữu như một sách kinh nguyện, mà mục đích duy nhất của nó là để trở nên lời cầu nguyện của người lãnh nhận, và với những lời này họ thưa với Thiên Chúa bằng Lời của Chúa. Những người cầu nguyện bằng Thánh Vịnh nói về Thiên Chúa bằng chính những lời mà Ngài đã ban cho chúng ta, thưa chuyện với Ngài cũng bằng những lời mà chính Ngài đã ban cho chúng ta. Vì thế, khi cầu nguyện bằng Thánh Vịnh chúng ta cũng học cầu nguyện. Các Thánh Vịnh là một trường cầu nguyện.

Có một điều tương tự xảy ra khi đứa trẻ bắt đầu nói chuyện, là nó học cách biểu lộ tình cảm, cảm xúc và nhu cầu của mình bằng những từ ngữ không do bẩm sinh, nhưng học được từ cha mẹ và những người sống chung quanh nó. Những gì đứa trẻ muốn diễn tả là kinh nghiệm riêng của nó, nhưng những phương cách để diễn tả là của người khác; và nó đã dần dần chiếm hữu được những từ ấy; những từ ngữ nhận được từ cha mẹ trở thành những từ ngữ của nó; và qua những từ ấy nó cũng học một cách suy nghĩ và cảm giác; nó đi vào một thế giới toàn bộ về các khái niệm, và trong đó nó phát triển, liên hệ với thực tại, với người ta và với Thiên Chúa. Cuối cùng, ngôn ngữ của cha mẹ nó đã trở thành ngôn ngữ của nó, nó nói bằng những từ ngữ nhận được từ những người khác mà từ nay trở thành những từ ngữ của nó.

Những lời cầu nguyện của Thánh Vịnh cũng thế. Thiên Chúa ban chúng cho chúng ta để chúng ta học cách thưa chuyện với Ngài, để giao tiếp với Ngài, để nói với Ngài về mình bằng những lời của Ngài, để tìm một ngôn ngữ cho cuộc gặp gỡ Thiên Chúa. Và nhờ những lời này, chúng ta cũng có thể biết và chấp nhận những tiêu chuẩn cho hành vi của mình, tiếp cận mầu nhiệm của tư tưởng và đường lối của Ngài (x. Is 55:8-9), cũng như để phát triển hơn trong đức tin và đức ái. Như những lời của chúng ta không chỉ là những từ ngữ, nhưng còn dạy cho chúng ta về một thế giới thực sự và thế giới khái niệm, thì những lời cầu nguyện dạy cho chúng ta về trái tim của Thiên Chúa, do đó, chúng ta không những chỉ có thể thưa chuyện với Ngài, nhưng còn có thể học được Thiên Chúa là ai, và học cách thưa chuyện với Ngài, chúng ta học làm người, làm chính mình, như thế nào.

Về điểm này, một nhan đề đầy ý nghĩa đã được truyền thống Do Thái gán cho Sách Thánh Vịnh là Tehillim, một từ Do Thái có nghĩa là "lời ca ngợi", từ chữ gốc này mà chúng ta có từ ngữ "Halleluyah", có nghĩa đen là, "ngợi khen Chúa." Như thế, dù sách cầu nguyện này cũng đa diện và phức tạp, với nhiều loại văn thể và sự liên hệ giữa lời ngợi khen và khẩn cầu, nhưng chung cuộc nó là một sách ca ngợi, trong đó dạy chúng ta tạ ơn, để mừng sự trọng đại của các hồng ân của Thiên Chúa, để nhận ra sự tuyệt mỹ của của các kỳ công của Ngài, và tôn vinh Thánh Danh Ngài.

Đây là một cách đáp trả thích hợp nhất trước sự tự tỏ bày của Chúa và cảm nghiệm lòng nhân lành của Ngài. Trong khi dạy chúng ta cầu nguyện Thánh Vịnh dạy chúng ta rằng, ngay cả trong lúc thất vọng, trong lúc đau khổ, sự hiện diện của Thiên Chúa là nguồn mạch của sự kỳ diệu và an ủi; chúng ta có thể khóc lóc, van xin, khẩn cầu, khiếu nại, nhưng trong ý thức rằng mình đang đi về phía ánh sáng, mà ở đó dứt khoát chỉ có ngợi khen. Như Thánh Vịnh 36 dạy chúng ta: “Ngài quả là nguồn sống, nhờ ánh sáng của Ngài, chúng con được nhìn thấy ánh sáng” (Tv 36:10).

Nhưng bên cạnh nhan đề chung này của sách, truyền thống Do Thái còn đặt những đầu đề riêng cho nhiều Thánh Vịnh, mà phần lớn được gán cho vua Đavid. Dung mạo của một con người nhạy cảm và có chiều sâu thần học, vua Đavid là một nhân vật phức tạp, đã trải qua nhiều kinh nghiệm cơ bản về cuộc đời. Một mục tử trẻ chăm sóc đàn chiên của cha mình, và sau nhiều biến cố thăng trầm bi thảm của cuộc đời, đã trở thành vua của dân Israel, mục tử của Dân Thiên Chúa. Là con người của hòa bình, ông đã chiến đấu trong nhiều cuộc chiến; là người tìm Thiên Chúa không biết mệt, nhưng đã phản bội tình yêu Ngài, và đây là đặc tính của ông: ông luôn luôn vẫn là một người tìm kiếm Thiên Chúa, mặc dù nhiều lần ông đã phạm trọng tội; một hối nhân khiêm tốn, ông đã đón nhận sự tha thứ của Thiên Chúa, kể cả hình phạt của Ngài, và đã chấp nhận một số phận được đánh dấu bằng đau khổ. Vì vậy, dù với tất cả sự yếu đuối của mình, vua Đavid đã là một vị vua “như lòng Thiên Chúa muốn” (x. 1 Sam 13:14), tức là, một người cầu nguyện thiết tha, một người biết thế nào là cầu xin và ngợi khen. Sự liên kết các Thánh Vịnh với vị vua thời danh của Israel là một điều rất quan trọng bởi vì ngài là một nhân vật thiên sai, Đấng Chịu Xức Xức Dầu của Chúa, trong ngài tiền trưng một cách nào đó mầu nhiệm của Đức Kitô.

Một điều quan trọng và có ý nghĩa không kém khác là cách thức và sự thường xuyên mà những lời của Thánh Vịnh được nhắc lại trong Tân Ước, bằng cách đề cập và nhấn mạnh đến giá trị tiên tri được đề ra qua sự liên kết của sách Thánh Vịnh với dung mạo thiên sai của vua Đavid. Nơi Chúa Giêsu, là Đấng trong cuộc đời dương thế của Người đã cầu nguyện bằng Thánh Vịnh, các Thánh Vịnh này đã được thể hiện cách dứt khoát và mặc khải ý nghĩa đầy đủ nhất và sâu sắc nhất của chúng. Những lời cầu nguyện của các Thánh Vịnh, mà nhờ đó chúng ta thưa chuyện với Thiên Chúa, nói với chúng ta về Ngài, về Con Ngài, hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (Col 1:15), Đấng tỏ cho chúng ta thấy dung nhan của Chúa Cha cách trọn vẹn nhất. Như thế, qua việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh, Kitô hữu cầu nguyện với Đức Chúa Cha trong Đức Kitô và cùng với Đức Kitô, bằng cách dùng những bài thánh ca này dưới một viễn cảnh mới, một viễn cảnh tìm thấy lời chú giải cuối cùng của nó trong Mầu Nhiệm Vượt Qua. Như thế, chân trời của người cầu nguyện cũng mở ra một thực tại quá bất ngờ, mỗi Thánh Vịnh tìm được một ánh sáng mới trong Đưc Kitô, và Sách Thánh Vịnh có thể chiếu sáng bằng tất cả sự phong phú khôn lường của nó.

Anh chị em rất thân mến, như vậy chúng ta hãy cầm quyển sách thánh này lên, hãy để cho Thiên Chúa để dạy chúng ta cách thưa chuyện với Ngài, hãy biến Sách Thánh Vịnh thành một hướng dẫn viên giúp chúng ta và đồng hành với chúng ta trong đời sống cầu nguyện hàng ngày. Và chúng ta cũng khẩn khoản như các môn đệ của Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11:1), bằng cách mở cửa tâm hồn mình ra để đón nhận lời cầu nguyện của Thầy, mà trong Người tất cả mọi lời cầu nguyện đều được thể hiện. Vì vậy, được làm con cái trong Chúa Con, chúng ta có thể thưa với Thiên Chúa khi gọi Ngài là “Cha chúng con". Xin cám ơn.

nguồn http://giaoly.org/vn
 
Lịch phụng vụ tháng 7 năm 2011
Lm. Anphong Trần Đức Phương
09:16 23/06/2011
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 7/2011

Trong tháng 7 này chúng ta sẽ mừng các Chúa Nhật thường niên (Năm A) 14, 15, 16, 17, 18; ngoài ra chúng ta cũng mừng đặc biệt Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu (Thứ Sáu ngày 01/7) và Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ (Thứ Bảy ngày 02/7).

LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU: Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu nói lên tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại. “Thiên Chúa là Tình Yêu!” “Trái tim là trụ sở của tình yêu!” Qua các Bài Đọc Sách Thánh, chúng ta có dịp suy niệm về Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với nhân loại chúng ta. Vì tình yêu nhân loại, Ngài đã xuống thế làm người, sống nghèo khó để chia sẻ thân phận con người chúng ta, ra đi rao giảng Phúc Âm tình thương, đến với những người đau khổ, nghèo khó, bịnh hoạn để giúp đỡ họ cách này hay cách khác; sau cùng đã chịu bao nhiêu khổ hình và chịu chết trên Thánh gía để đền vì tội lỗi chúng ta. Tình yêu Chúa cũng đặc biệt thể hiện qua Bí Tích Thánh Thể để hiện diện giữa chúng ta qua mọi thời đại và làm của tế lễ và của nuôi linh hồn chúng ta. Bài Đọc 1 (Đệ Nhị Luật 7:6-11): Thiên Chúa yêu mến Dân Chúa và thánh hiến chúng ta để nên một một dân tộc thánh thiện, luôn giữ lề luật Chúa. Bài Đọc 2 (1 Gioan 4:7-16): “Thiên Chúa là Tình yêu.” Ngài đã sai con Một của Ngài đến để “hy sinh đền vì tội lỗi chúng ta.” Vậy chúng ta hãy yêu mến và giữ lề luật Chúa và yêu thương nhau, vì “ai ở trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa.” Bài Phúc Âm (Matthêu 11:25-30): Thiên Chúa yêu thương và mời gọi chúng ta “hãy đến với Chúa…hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng.” Thiên Chúa sẽ nâng đỡ và giúp sức cho chúng ta và tâm hồn chúng ta sẽ được bằng an trong Chúa.

LỄ TRÁI TIM VẸN SẠCH ĐỨC MẸ: Lễ này được mừng vào Thứ Bảy, sau ngày Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Các Bài Đọc Sách Thánh nói lên tình yêu thương của Thiên Chúa đối với Mẹ Maria, đã gìn giữ Mẹ được hoàn toàn trinh trong khỏi mọi tội lỗi. Thánh Lễ hôm nay cũng nói lên trái tim Mẹ luôn yêu thương che chở và bầu cử cùng Chúa cho chúng ta là những người con yêu thương của Mẹ, mà đã được Chúa Giêsu cứu chuộc. Bài Đọc 1 (Isaia 61:9-11): Đây là những lời tiên tri của Isaia mà sau này Mẹ Maria đã nói lên qua lời Mẹ Chúc Tụng Chúa “Linh hồn tôi vui mừng trong Chúa, và lòng tôi hân hoan trong Chúa…” Bài Phúc Âm (Luca 2:41-51) ghi lại việc Chúa Giêsu lúc 12 tuổi đã cùng đi Giêrusalem dự lễ với Mẹ Maria và Thánh Giuse, rồi ở lại mà cha mẹ Ngài không biết; nên phải trở lại tìm Ngài sau 3 ngày; sau đó Chúa Con đã trở về lại Nagiarét và “đã vâng phục hai ông bà”, còn Mẹ Maria thì “ghi nhớ mọi sự việc đó trong lòng.”

Lòng sùng kính Trái Tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria đã được cổ động mạnh mẽ trong Giáo Hội nhờ Thánh Gioan Eudes (1601-1680), lễ kính ngày 19 tháng 8 hàng năm.

CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN: Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy sống khiêm nhường, luôn sống kết hiệp với Chúa là Cha yêu thương chúng ta, và “tâm hồn chúng ta sẽ được bình an trong Chúa” dù phải sống giữa bao gian nan, thử thách .

Bài Đọc 1 (Giacaria 9:9-10) mời gọi chúng ta hãy vui mừng trong Chúa là “Đấng công chính và cứu độ chúng ta…” Bài Đọc 2 ( Rôma 8:9,11-13): Thánh Phaolô kêu gọi chúng ta hãy sống liên kết với “Chúa Thánh Thần đang ngự trong chúng ta” để nhờ ơn Chúa Thánh Thần chúng ta thắng đoạt tội lỗi và không sống theo tính xác thịt, nhưng sống theo ơn Chúa Thánh Thần. Bài Phúc Âm (Matthêu 11:25-30): Chúa Giêsu cho chúng ta biết Thiên Chúa yêu mến những người có lòng khiêm nhường, và tỏ ra cho họ những điều cao siêu huyền nhiệm. Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta là những kẻ “khó nhọc và gánh nặng” hãy đến với Chúa để học nơi Chúa lòng khiêm nhường và chúng ta sẽ được bình an trong tâm hồn giữa bao khổ đau của cuộc sống.

CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN: Lời Chúa gieo vào lòng mọi người chúng ta bằng cách này hay cách khác; nhưng có đem lại hiệu quả tốt cho chúng ta hay không là tuỳ thuộc chúng ta có biết vâng theo và thực hành trong đời sống chúng ta hay không. Bài Đọc 1 (Isaia 55:10-11): Lời Chúa gieo vào “thửa đất phì nhiêu” sẽ sinh hoa kết quả. Thửa đất phì nhiêu là tâm hồn rộng mở đón nhận Lời Chúa và thực hành Lời Chúa. Bài Đọc 2 (Roma 8:18-23): Tất cả chúng ta đều phải trải qua bao gian nan thử thách; nhưng tất cả là để thanh tẩy chúng ta để xứng đáng vào hưởng Nước Chúa, sau cuộc đời này. Bài Phúc Âm (Mátthêu 13:1-23): Chúa Giêsu kể dụ ngôn “Người gieo giống” để dạy chúng ta hãy sửa soạn tâm hồn chúng ta để đón nhận Lời Chúa và đem ra thực hành, để đem lại hoa trái dồi dào trong đời sống thiêng liêng.

CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN: Trong cuộc sống, chúng ta phải sống giữa bao nhiêu người khác nhau, những người tốt lành, lương thiện, lại có những kẻ chuyên gây tội ác, “kẻ lành người dữ!” Lúc nào chúng ta cũng muốn những kẻ dữ bị tiêu hủy hết để cuộc sống chúng ta được thoải mái hơn. Nhưng chúng ta phải kiên nhẫn chấp nhận thực tại “cỏ lùng mọc lên trong ruộng lúa!” Đó cũng là những thử thách mà chúng ta phải chấp nhận trong cuộc đời. Cho đến ngày chung thẩm, lúa tốt được đưa vào kho và cỏ lùng bị đốt đi. Bài Đọc 1 (Sách Khôn Ngoan 12:13, 16-19): Thiên Chúa là Đấng công chính, Ngài luôn chúc lành cho những kẻ có lòng ngay, và luôn kêu gọi những kẻ tội lỗi ăn năn trở lại để được ơn tha thứ. Bài Đọc 2 (Thơ Rôma 8:26-27): Thánh Thần Chúa ở trong chúng ta, nâng đỡ thân xác yếu đuối của chúng ta và giúp chúng ta biết cầu nguyện thế nào cho xứng đáng. Bài Phúc Âm (Mátthêu: 13: 24-43): Chúa Giêsu kể dụ ngôn “cỏ lùng” để khuyên chúng ta hãy kiên nhẫn với mọi người mà chúng ta phải tiếp xúc hàng ngày, có “người lành kẻ dữ.” Thiên Chúa sẽ phán xét mọi người theo việc làm của họ, và thưởng phạt công minh.

CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN: Chúa dựng nên con người chúng ta và ban cho chúng ta có lý trí, có sự khôn ngoan, có tự do lựa chọn; vì thế chúng ta phải trách nhiệm cuộc đời của mình trước mặt Chúa, và sẽ được thưởng hay phải phạt về hành động tốt hay xấu của mình. Bài Đọc 1 (Sách Các Vua 3:5, 7-12): Vua Salômon đã không xin Chúa cho được sống lâu, giàu sang, nhưng xin sự khôn ngoan; nên Chúa đã ban sự khôn ngoan cho nhà Vua, để ông có thể “đoán xét và phân biệt điều lành điều dữ mà cai trị Dân Chúa. Bài Đọc 2 (Thơ Rôma 8: 28-30): Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy cố gắng làm lành, lánh dữ; hãy cố gắng sống thánh thiện để xứng đáng hưởng vinh quang Nước Chúa. Bài Phúc Âm (Mátthêu 13:44-52): Chúa Giêsu kể tiếp Dụ ngôn “kho tàng chôn dấu trong ruộng” và dụ ngôn “viên ngọc quý” để bảo chúng ta hãy khôn ngoan tìm kiếm Nước Trời, đó là kho tàng quý báu nhất mà chúng ta cần tìm kiếm. Chúa Giêsu cũng kể tiếp dụ ngôn “người đánh cá” để nói về ngày tận thế, Thiên Chúa sẽ phán xét “kẻ dữ, người lành” và thưởng phạt tùy theo cuộc sống của mỗi người.

CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN: Thiên Chúa là Cha rất nhân lành, người hằng săn sóc chúng ta và ban cho chúng ta của ăn phần hồn phần xác. Chúng ta hãy luôn biết lắng nghe và sống theo lời Chúa để được ơn cứu độ. Bài Đọc 1 (Isaia 55:1-3): Isaia mời gọi Dân Chúa hãy đi theo Chúa, và lắng nghe Lời Chúa là của ăn thiêng liêng ban ơn cứu độ. Bài Đọc 2 (Thơ Rôma 8: 35, 37-39): Thánh Phaolô nói đến sự cao qúy của tình yêu Chúa vượt trên mọi sự thế gian, và Ngài sẵn sàng hy sinh tất cả vì “tình yêu Chúa trong Đức Giêsu Kitô.” Bài Phúc Âm (Mátthêu 14:13-21) ghi lại việc Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi dân chúng đi theo để nghe lời Chúa giảng dạy.

Chúng ta hãy cùng hiệp ý cầu nguyện cho toàn thể Giáo Hội, đặc biệt cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam trong hoàn cảnh rất khó khăn hiện nay. Xin cho nhân quyền được tôn trọng, cho tự do, nhất là tư do Tôn Giáo được bảo đảm ở khắp nơi.

Xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các Thánh, chúc lành cho chúng ta, gia đình chúng ta và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn. Amen! Alleluia! Allleluia!
 
Khổ hạnh Kitô Giáo: Phá vỡ gọng kìm tai ác của chủ nghiã tiêu thụ (1)
Thiên Phong
19:07 23/06/2011
KHỔ HẠNH KITÔ GIÁO: PHÁ VỠ GỌNG KÌM TAI ÁC CỦA CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ (1)

Đôi lời giới thiệu: Trong những ngày này, các gia đình Công Giáo trên khắp thế giới đang học hỏi và chuẩn bị cho Đại Hội Thế Giới Các Gia Đình lần thứ 7 sẽ diễn ra tại Milanô vào đầu tháng 6-2012, với chủ đề “Gia đình: làm việc và mừng lễ”. Điểm nhắm là vãn hồi một sự cân bằng đúng đắn cho việc tổ chức đời sống gia đình, trong đó ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ không bị nuốt chửng bởi nhịp sống hối hả và nhiễm nặng tính thế tục của thời hiện đại.

Chúng tôi cũng vừa mới giới thiệu những suy tư của Cha John A. Hardon, S.J., Tôi Tớ Chúa, trong bài “Linh Đạo Thời Nay”. Trong tầm nhìn linh đạo của Cha Hardon, một nét đặc trưng của thế giới phương Tây hôm nay là sự sung túc. Và đứng trước sự sung túc này, ngài nói: “Nét nổi bật trước hết của linh đạo thời nay là - và phải là - tinh thần nghèo khó. Điều này có nghĩa rằng ta phải có một tinh thần siêu thoát thực sự đối với cơ man những thứ dễ chịu mà xã hội sung túc đang cung ứng cho ta.”

Trong cùng chiều hướng, chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu ở đây bài viết tâm huyết của Cha Timothy V. Vaverek. Ngài nhận diện tính hủy diệt (destructive) của chủ nghĩa tiêu thụ, và ngài diễn giải công hiệu chữa trị chủ nghĩa này nơi việc thực hành khổ hạnh Kitô giáo.


(Người dịch)

Trong kinh nghiệm 15 năm sứ vụ linh mục của mình, tôi thấy rằng các vấn đề của cá nhân và gia đình Kitô hữu liên quan rất nhiều tới chủ nghĩa tiêu thụ vốn là đặc trưng của lối sống Mỹ hôm nay. Tôi nghĩ nhiều đến các khía cạnh tâm lý và tôn giáo của chủ nghĩa tiêu thụ, song tôi cũng ngày càng quan tâm tới sự bất ổn về mặt kinh tế và xã hội mà chủ nghĩa này gây ra. Mặc dù không phải là một nhà thần học hay một chuyên gia phân tích xã hội, vốn liếng thần học và kinh nghiệm mục vụ của mình cũng cho tôi biết rằng đã tới lúc Giáo Hội phải có một câu trả lời cụ thể trước mối nguy đang ngày càng lan rộng trên cả mặt đạo lẫn mặt đời. Trong bài này tôi muốn khảo sát cấu trúc của gọng kìm tai ác do chủ nghĩa tiêu thụ - và nêu ra một số thực hành theo truyền thống khổ hạnh Kitô giáo có thể giúp phá vỡ gọng kìm ấy.

SỰ BẤT ỔN DO CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ:

MẤT THỜI GIAN, MẤT CẢM THỨC HÀI LÒNG, VÀ MẤT AN TOÀN


Do hạn chế về chuyên môn, tôi không thể cung ứng một phân tích kinh tế về chủ nghĩa tiêu thụ, nhưng dù sao cũng phải tiếp cận nó một cách hiện sinh, khảo sát các hệ quả của nó từ nhãn giới triết học và thần học. Nói “chủ nghĩa tiêu thụ”, tôi không có ý chỉ nền kinh tế “thị trường tự do” hay “tư bản chủ nghĩa” (mặc dù những thực tại này có thể mang một hình thái chủ nghĩa tiêu thụ). Đúng hơn tôi có ý nói về một trật tự kinh tế và xã hội đặt nền trên việc tạo ra và thúc đẩy một cách có hệ thống lòng khao khát chiếm hữu nhiều hơn và nhiều hơn mãi những của cải vật chất và sự thành công cá nhân. Chủ nghĩa tiêu thụ hứa hẹn “một cuộc sống tốt đẹp hơn” cho tất cả những ai làm việc cật lực, nhưng tôi tin rằng nó thực sự dẫn tới một sự bất ổn kinh tế và xã hội có chiều hướng hủy diệt hệ thống tiêu thụ và những ai bám chặt vào hệ thống này.

Một trong những lời phàn nàn phổ biến nhất nơi các giáo dân ở giáo xứ tôi – lời phàn nàn này, nói chung, trong tư vấn thiêng liêng người ta đã xác nhận là có thực – đó là tình trạng thiếu thời gian. Các đôi vợ chồng và các gia đình thấy rằng mình có quá ít thời gian dành cho nhau, bởi vì ai cũng quá bận rộn theo đuổi trăm công ngàn việc của mình. Họ hối hả từ buổi sáng thức dậy cho đến trưa, chiều, tối. Họ làm việc ngoài giờ, tham dự những sinh hoạt ngoại khóa ở trường, có mặt tại vô số sự kiện xã hội mà họ cố nhồi nhét vào trong lịch sinh hoạt của họ. Kết quả là họ thường phải xén bớt một hay hai tiếng trong giờ ngủ của mình mỗi tối. Họ thường xuyên mệt mỏi, và thỉnh thoảng nếu có được thời gian rảnh, thì họ sà tới trước màn hình TV, VCR hay computer.

Lối sống này trở thành phổ biến cho hầu như tất cả chúng ta. Đó là một lối sống không có chỗ cho thời gian nghỉ ngơi và cho những tương giao nhân vị có sức đem lại sự bồi bổ thực sự. Đó là một thế giới trong đó sự cầu nguyện, đời sống thiêng liêng, Hội Thánh, Thiên Chúa... thường được nhét vào mất hút giữa cơ man những sự kiện của ngày sống, thay vì được dành cho chỗ xứng hợp là trọng tâm mà toàn bộ ngày sống phải hướng về. Nhiều giáo dân của tôi cảm thấy có gì đó trục trặc trong đời sống của họ, nhưng xem chừng họ không thể chỉnh sửa cái trục trặc này. Tại sao?

Tôi tin rằng một phần của câu trả lời nằm ở cái cách mà xã hội tiêu thụ khai thác những điểm yếu cố hữu nơi con người vốn bản tính đã sa ngã. Chủ nghĩa tiêu thụ tạo ra và nuôi dưỡng lòng khao khát của con người đối với những của cải nay còn mai mất. Chúng tạo ra và nuôi dưỡng cái cảm thức rằng hạnh phúc hệ tại ở sự chiếm hữu được món này món nọ. Chúng ta bị điều kiện hóa để không bao giờ thỏa mãn với mức mình đạt được, trái lại ta luôn muốn có “nhiều hơn nhiều hơn mãi” qua việc không ngừng tăng cường hiệu suất làm việc của mình.

Khỏi phải nói, tình trạng điều kiện hóa này là mảnh đất tốt cho vô số khát vọng ích kỷ của con người. Chúng ta khoan khoái và tự hào thấy mình là trung tâm của cái thế giới mà mình đã tạo lập nên. Sự ích kỷ và xu hướng săn đuổi tiện nghi của chúng ta làm cho ta dễ dàng chấp nhận cái khẩu hiệu “càng nhiều càng tốt”. Ý chí đã bị xáo trộn của chúng ta được uốn ép để nội tâm hóa cái nguyên tắc “tính trước sự lỗi thời,” theo đó chúng ta được dạy cho biết không thỏa mãn với những gì mình đã có, để luôn muốn có nhiều hơn. Vì vậy chúng ta không thể hài lòng với bất cứ gì, và thấy mình luôn phải cố gắng tranh thủ thêm. Chúng ta cho rằng thái độ “tri túc tiện túc” hay “an phận” là lười biếng, là bất lực, là thiếu chí tiến thủ, và chúng ta xếp những người đó vào loại thất bại. Những người vợ, người chồng, hay các bậc cha mẹ an phận thủ thường sẽ bị coi là thiếu tấm lòng, vì họ không lo cho gia đình có được mọi thứ “tốt nhất có thể”. “Khá tốt” thì không bao giờ được coi là tốt!

Nỗi thèm khát về một “cuộc sống đầy đủ hơn” đang làm xáo trộn đời sống cá nhân và kinh tế của chúng ta. Vì không hài lòng với những gì mình có, và vì không bao giờ cho phép mình an phận, chúng ta phải luôn tìm kiếm và chiếm hữu nhiều hơn. Nghĩa là, chúng ta phải làm việc nhiều giờ hơn, phải lấp đầy ngày sống của mình với đủ thứ hoạt động để khẳng định chính mình hơn, và phải gia tăng chi tiêu để có được mức sống sung túc hơn nữa. Bằng cách này chúng ta trở thành nô lệ của tham vọng không cùng, nô lệ của thời gian, tiền bạc, nô lệ của những áp lực công việc vốn không bao giờ cho phép chúng ta được thở.

Tôi tin rằng chính áp lực chiếm hữu này của chủ nghĩa tiêu thụ giải thích một vấn đề nữa trong đời sống Mỹ hiện đại, đó là: tiết kiệm giảm xuống và nợ tăng lên! Trong một nền kinh tế tiêu thụ, số thu nhập thực tế được chi tiêu để thỏa mãn khát vọng và những tiêu chuẩn đời sống vốn được thổi phồng một cách nhân tạo, trong khi lẽ ra nó phải được dành để dự phòng cho các nhu cầu tương lai của gia đình cũng như để chia sẻ cho người nghèo. Đối với một gia đình theo chủ nghĩa tiêu thụ thì câu hỏi liên quan đến ngân sách không còn là mình có khả năng bao nhiêu để chi trả cho một chiếc ô tô, một căn nhà, một chuyến đi nghỉ, những món áo quần..., nhưng là mình có thể trả góp mỗi tháng bao nhiêu để sắm những thứ ấy. Trong tiến trình này tài sản riêng bị chuyển từ vai trò một sự tích lũy để dự phòng trở thành một món thế chấp vay nợ để theo đuổi một mức sống vượt quá khả năng đáp ứng thực tế của mình. Và như vậy, bên cạnh tình trạng nô lệ cho tham vọng, thời gian, tiền bạc, người ta còn trở thành nô lệ cho các con đẻ của chúng nữa, đó là: việc mua hàng trả góp và hệ thống tài chánh gắn liền với nó. Có cái nghịch lý đầy bi kịch là khi bạn càng lao theo chủ nghĩa tiêu thụ, thì bạn càng có nhiều thứ hơn, nhưng hóa ra bạn càng ít làm chủ hơn và ít cảm thấy thỏa mãn hơn. Hiện tượng này đang gây bất ổn tận gốc rễ đời sống cá nhân cũng như cộng đồng.

TÍNH PHI NHÂN CỦA CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ:

NỖI HỤT HẪNG VÀ LO SỢ


Chủ nghĩa tiêu thụ tạo ra một lối sống thật sự tệ hại. Đáng ra người ta làm việc và sử dụng thu nhập của mình để mang lại sự ổn định kinh tế bản thân và gia đình xuyên qua quyền sở hữu; nhưng hệ thống tiêu thụ lôi kéo người ta đầu cơ lao động và tiền bạc cho những phong cách sống giả tạo, trong đó họ “có” nhiều thứ nhưng họ không “làm chủ.” Và như vậy người ta không có được sự ổn định tối thiểu dựa trên tài sản riêng của mình. Họ không thể an tâm dựa vào thành quả lao động của mình, vì họ không làm chủ thành quả ấy. Con người tiêu thụ thời nay cũng giống như người phu mỏ than thời trước, họ thậm chí không được phép ‘chết,’ vì linh hồn họ đã được ‘cầm’ nơi công ty rồi. Nhiều người Mỹ hiện đại dường như ‘cầm’ toàn bộ cuộc sống mình nơi sở làm và nơi thị trường: lương bổng và chế độ săn sóc y tế của họ đến từ người chủ việc, tiền bạc và tài sản của họ bị cột chặt trong các món nợ, và hưu bổng của họ được đầu tư vào các quĩ tín dụng hay các cổ phần khác. Sự an toàn tài chánh hệ tại ở việc người ta có cái gì đó để dựa vào khi nền kinh tế hóa ra tồi tệ, thế nhưng phần lớn những gì mà họ hy vọng sở hữu lại phải giả thiết chí ít là một nền kinh tế vận hành tương đối tốt. Nếu nền kinh tế sụp đổ thì họ sẽ trắng tay, không còn gì ngoại trừ những món nợ mà họ không thể thanh toán. Làm sao những người như thế có thể hy vọng có được sự an toàn hay ổn định tài chánh? Thêm vào đó còn phải kể đến những loại hình kinh doanh và những công nhân luôn dịch chuyển địa điểm rày đây mai đó, đến độ chẳng bao giờ cư trú đủ lâu tại một nơi nào, và các thành viên gia đình thường phải sống xa cách nhau. Người ta dễ hiểu tại sao có một nỗi sợ ngày càng tăng về viễn ảnh của một tuổi già phải sống thui thủi một mình, hoặc trở thành gánh nặng cho gia đình và cho cộng đồng.

Những người chìm đắm trong lối sống tiêu thụ không thể dành sự quan tâm thích đáng cho việc nghỉ ngơi, giải trí, cho những niềm vui hay cho việc cầu nguyện. Đơn giản vì họ không có thời gian, sức lực hay sự an tâm để làm thế. Họ sống với một nỗi ám ảnh trong lòng thúc bách họ dấn tới trong những nỗ lực không cùng để cố nắm chắc cái mà họ không thể nắm chắc được: lối sống phi thực tiễn của họ! Cho dù họ có thể đặt Thiên Chúa vào một chỗ nào đó trong lịch của mình, thì đó vẫn là trục trặc, bởi vì Thiên Chúa không thể bị đối xử chỉ như một điều tốt giữa bao điều tốt khác: Ngài là Thiên Chúa độc nhất, là nguồn mạch siêu việt của mọi điều tốt. Chúng ta không thể nào phụng sự Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp nếu như chúng ta không yêu mến Ngài với trọn tâm hồn mình (yêu Ngài bằng trọn tâm hồn, chứ không duy chỉ là đặt Ngài ở vị trí thứ nhất trong bảng danh sách!)

Chúng ta cũng không thể nào yêu thương chính mình hay yêu thương anh chị em xung quanh cho xứng hợp nếu như chúng ta không yêu mến Thiên Chúa. Người theo chủ nghĩa tiêu thụ, vì thế, không có khả năng yêu mến và phụng sự Thiên Chúa cho thích đáng, cũng không có khả năng yêu thương chính mình, gia đình, Giáo Hội, cộng đồng... bởi vì họ bị cột trói trong nỗ lực tranh thủ một cuộc sống giàu có hơn. Nhiều khi, thật tội nghiệp, họ nghĩ rằng mình cứ dồn sức thêm cho công việc, rồi mình sẽ có thể xếp được thời giờ cho Thiên Chúa và cho tha nhân; nhưng họ lại sợ rằng bất cứ sự “buông lơi” nào trong công việc cũng là một vuột mất cơ hội Chúa ban để cung ứng cho gia đình được toàn mãn. Lộng giả thành chân, tình yêu đối với Thiên Chúa được họ chuyển thành lời cám ơn Ngài vì Ngài đã ban cho khả năng gia tăng tối đa mức sống, trong khi tình yêu đối với tha nhân thì họ đồng hóa với việc cung cấp cho tha nhân món này món nọ. Chúng ta chỉ cần khảo sát tình hình tài chánh của một gia đình Kitô hữu tiêu biểu ở Mỹ sau dịp lễ Giáng Sinh để thấy cái tâm thức nói trên đã phổ biến như thế nào.

Thay vì đạt được một cuộc sống tốt đẹp hơn, những người theo chủ nghĩa tiêu thụ kinh nghiệm nỗi hụt hẫng và lo sợ. Luôn luôn ham muốn có nhiều hơn, cảm thức toại nguyện của họ chỉ rất tạm bợ và họ khó hài lòng với chính mình. Luôn luôn ở trong nguy cơ đánh mất những gì mình có nhưng mình không làm chủ, một cảm thức về tính khẩn trương và tính vô thường luôn đè nặng họ. Trong tâm trí họ, sự bình an “chấp nhận số phận mình” chỉ xảy ra khi phải cam lòng chào thua trước những giới hạn và thất bại. Có lẽ chính xác hơn phải gọi đây là một “đầu hàng bất đắc dĩ,” một kinh nghiệm hụt hẫng sâu xa, chứ không phải là một hành động chấp nhận tích cực.

Bạn đọc cần lưu ý rằng khi đưa ra những nhận định này về chủ nghĩa tiêu thụ, tôi không hề có ý hoài vọng về một thời “hoàng kim” của xã hội công nghiệp hay nông nghiệp trong đó việc sở hữu đất đai hay sự chia sẻ các phương tiện sản xuất có thể là một dự phòng cho những thời khắc khó khăn. Tôi chỉ muốn nói rằng, trong thực tế, cái cơ cấu kỳ dị của khát vọng về một “cuộc sống tốt đẹp hơn” in đậm chủ nghĩa tiêu thụ đang tạo ra những loại hụt hẫng và bất ổn rất đặc hiệu. Những khát vọng và những nỗi lo sợ như thế cấu kết với nhau một cách rất hữu hiệu để biến nhiều người Mỹ ngày nay thành nô lệ của thời gian, tiền bạc, và nô lệ của hệ thống tiêu thụ. Hậu quả là người ta không còn biết hài lòng và không còn mấy cảm thức tôn giáo nữa. [còn tiếp phần 2]

dịch từ “Christian Asceticism: Breaking Consumerism’s Destructive Hold”

của Fr. Timothy V. Vaverek, trong Houston Catholic Worker, Vol. 21, No. 1, January 2001.


THIÊN PHONG
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tân Giám Mục Vinh Sơn cám ơn đất nước và Giáo Hội Australia đã mở rộng vòng tay đón người tỵ nạn Việt
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
09:39 23/06/2011
LỄ TRUYỀN CHỨC GIÁM MỤC – TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ VINCENT NGUYỄN VĂN LONG – CHO TỔNG GIÁO PHẬN MELBOURNE ÚC CHÂU

Trong bài đáp từ, Đức Tân Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long đã làm xúc động bao con tim người Úc khi nói lên lời cám ơn nghĩa cử hào hiệp và đầy yêu thương của đất nước và Giáo Hội Úc Đại Lợi nhân danh những người đi tìm tự do trong một cuộc “ra khơi” bi thảm, vĩ đại và vô tiền khoáng hậu. Ngài giải thích khẩu hiệu: “Duc in tatum” như muốn nói lên những hy sinh, đau khổ, nước mắt và cái chết của biết bao nhiêu nạn nhân, những người phải liều mình vượt biển tìm tự do.

Trời Melbourne đã vào đông gía lạnh, cái buốt lạnh đặc biệt năm nay về sớm với những cơn mưa nặng hạt và gió rít từng cơn... làm con người cóng lạnh co ro trong áo ấm và chỉ thích ở trong nhà, cực chẳng đã mới ra ngoài trời... Tất cả đã không ngăn nổi niềm vui, đặc biệt của những người Việt Công giáo tại Melbourne...

Vì sao thế?

Vì họ muốn chứng kiến một trang sử mới của Giáo Hội Úc trong lễ truyền chức Giám mục cho một Giám mục gốc Á Châu đầu tiên! Vị Giám mục ấy lại là một người tỵ nạn, một người đồng hương mang dòng máu Việt Nam. Giáo dân Việt nam đã lũ lượt tuôn về nhà thờ Chính tòa St Patrick Melbourne. Dù thánh lễ bắt đầu lúc 7.30 tối, ấy thế mà khoảng 5 giờ đã có nhiều người tới nhà thờ giữ chỗ trước và ban tổ chức ước lượng số người có thể lên tới mấy ngàn nên đã trang bị thêm nhiều màn hình tại nhiều nơi khác nhau cũng như trực tuyến trên trang mạng của giáo phận để ai muốn chứng kiến trang sử mới này cũng có thể tham dự được.

Đức Tổng Giám Mục Denis Hart là chủ phong và hai Giám Mục phụ phong là Đức Hồng Y George Pell và Đức Tổng Giám Mục Khâm sứ Tòa Thánh tại Úc Giuseppe Lazzarotto. Trong tổng số 29 Giám mục gồm các Tổng giám mục và giám mục Úc cũng như Đức cha Hoàng Văn Đạt, Đại diện HĐGM VN, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu Xuân Lộc và Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu từ Canada. Đông đảo các linh mục Úc Việt và giáo dân chật ních nhà thờ Chính tòa Melbourne.

Hai ca đoàn hát lễ là ca đoàn Nhà thờ chính tòa và ca đoàn tổng hợp Việt Nam từ các cộng đoàn Việt Nam ở Melbourne. Đức tân giám mục trong phẩm phục mũ gậy sau khi được tấn phong đã đi xuống chúc lành cho cộng đoàn Dân Chúa.

Trong bài cám ơn Đức Tân Giám Mục đã rất hào hùng nói lên tâm tình tạ ơn và nhìn nhận thân phận tỵ nạn để cám ơn Liên Hiệp Quốc cũng như đất nước Úc Đại Lợi đã cưu mang Ngài và trăm ngàn người Việt ra đi tìm tự do và ngày nay người Việt đang thay thế những người Ái Nhĩ Lan xưa để làm thăng tiến đức tin và xây dựng Giáo Hội tại địa phương. Ngài đã mạnh dạn nói lên vai trò ngôn sứ của Ngài là làm thăng tiến đời sống tâm linh, nhân phẩm và nhân quyền cho con người, cũng như ngài kêu gọi mọi người Việt trong và ngoài nước đồng tâm hiệp lực cùng nhau khai thông những tắc nghẽn để dòng sông lịch sử được chảy và làm tươi mát phì nhiêu đất Việt thân yêu như khẩu hiệu của Ngài “Hãy Ra Khơi”...

Trong bài phát biểu và cám ơn sau lễ của Ngài đã được cộng đoàn vỗ tay tán thưởng nhiều lần... Đức Tân Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long đã làm xúc động bao con tim người Úc khi nói lên lời cám ơn nghĩa cử hào hiệp và đầy yêu thương của đất nước và Giáo Hội Úc Đại Lợi nhân danh những người đi tìm tự do trong một cuộc “ra khơi” bi thảm, vĩ đại và vô tiền khoáng hậu. Ngài giải thích khẩu hiệu: “Duc in tatum” như muốn nói lên những hy sinh, đau khổ, nước mắt và cái chết của biết bao nhiêu nạn nhân, những người phải liều mình vượt biển tìm tự do.

Thánh lễ kết thúc thật trang trọng. Cầu mong Đức Tân Giám Mục sẽ hiện thực được nhiều ước mơ và thành đạt cho Giáo Hội và Quê hương Dân tộc.
 
Đức Thánh Cha ghi nhận các Thánh Vịnh là Lời Chúa
Bùi Hữu Thư
08:29 23/06/2011
Ngài nói các con trẻ có thể học biết cầu nguyện

VATICAN, ngày 22, tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói các Thánh Vịnh là trường dạy cầu nguyện, qua đó Thiên Chúa ban cho chúng ta những lời để nói với Người, cũng như khi con trẻ học tiếng của cha mẹ và những người chúng quanh.

Đức Thánh Cha so sánh như vậy hôm nay trong buổi triều kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô, khi ngài tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện.

Hôm nay ngài nói đến toàn bộ sách Thánh Vịnh. Ngài nói: "Thực sự, các Thánh Vịnh dậy chúng ta cách cầu nguyện."

Đức Thánh Cha ghi nhận trong các Thánh Vịnh: "Lời Chúa trở nên lời kinh cầu -- và đây là những lời được linh ứng cho các nhà viết Thánh Vịnh -- và cũng trở thành lời kinh của những ai đọc Thánh Vinh... Thánh Vịnh chính thật được ban cho các tín hữu như lời kinh, vì trở thành lời kinh của người đọc lên và dâng lên Thiên Chúa."

Vì các Thánh Vịnh là Lời Chúa trong Kinh Thánh, Đức Thánh Cha giải thích: "những ai cầu nguyện với Thánh Vịnh nói với Chúa bằng chính những lời do Chúa ban cho chúng ta; người này nói với Chúa bằng chính những lời do Chúa ban cho họ. Do đó, khi cầu nguyện với Thánh Vịnh, chúng ta học cách cầu nguyện. Thánh Vịnh là trường dậy cầu nguyện."

Như con trẻ

Đức Thánh Cha Benedict XVI nhận xét là có một thể thức tương tự khi một em bé học nói -- "khi nó học nói, nghĩa là bầy tỏ cảm nghĩ, cảm xúc, và nhu cầu bằng những lời không phải của nó, nhưng nó học được nơi cha mẹ và những người lân cận."

Đức Thánh Cha nói về cách thức một đứa trẻ muốn bầy tỏ kinh nghiệm cá nhân, nhưng dùng cách thức trình bầy của người khác.

Ngài nói: "Và dần dần nó hấp thụ các lời nói của cha mẹ thành lời của nó, và qua những lời này nó cũng học cách suy nghĩ và cảm xúc; nó bước vào tất cả một thế giới các quan niệm, và nó trưởng thành trong thế giới này, nó liên hệ được với thực tại, với mọi người và với Thiên Chúa. Cuối cùng, ngôn ngữ của cha mẹ nó trở nên ngôn ngữ của nó; nó nói bằng lời nó tiếp nhận của người khác."

Và cũng thế, ngài "tiếp tục với kinh nguyện của Thánh Vịnh."

Đức Thánh Cha nói: "Thánh Vịnh được ban cho chúng ta để chúng ta có thể học cách nói chuyện với Chúa, để đối thoại với Người, để nói với Người về chúng ta bằng lời của Người, để tìm được ngôn ngữ cho việc gặp gỡ Người..."

Những lời này giúp chúng ta cũng "học biết và tiếp nhận các cách thức tiêu chuẩn để hành động, để tiếp cận mầu nhiệm của những tư tưởng của Chúa và đường lối của Người (xem Isaiah 55:8-9), nhờ đó chúng ta mới có thể tăng trưởng nhiều hơn trong đức tin và đức ái."

Đức Thánh Cha nói: "Vì lời chúng ta không chỉ là lời mà thôi, mà còn dậy chúng ta về một thế giới thực tại và dự kiến. Các kinh nguyện này dậy chúng ta về trái tim Thiên Chúa, nhờ đó chúng ta không những có thể nói chuyện với Chúa, mà còn học biết Chúa là ai -- và trong khi học cách nói chuyện với Chúa -- chúng ta học biết cách làm người, và học biết chính con người của mình."
 
Đại Giáo sĩ Do Thái Schneier gặp lại ĐTC Biển Đức XVI
Phạm Kim An
09:07 23/06/2011
Đại Giáo sĩ Do Thái Schneier gặp lại ĐTC Biển Đức XVI

Nhắc lại chuyến thăm lịch sử đến hội đường ở New York

ROMA – Sáng 22-6, Rabbi Arthur Schneier ở New York (Mỹ) gặp lại ĐTC Biển Đức XVI tại Vatican, cuối cuộc tiếp kiến chung ở Quảng trường thánh Phêrô.

Trước đây, ngày 18-4-2008, Đại Giáo sĩ Do Thái này đã tiếp đón ĐTC Biển Đức XVI khi Ngài đến thăm Hội đường ở New York: Giáo sĩ đã chúc mừng sinh nhật cho ĐTC.

Rabbi Schneier sinh tại Vienna, và đào thoát năm 1938 để tránh cuộc tiêu diệt người Do Thái. Thời kỳ đầu ông đến Budapest, và sau đó vào năm 1947 đến Mỹ, nơi ông trở thành Giáo sĩ Do Thái. Từ 1962, Giáo sĩ cai quản Hội Đường Park East ở New York, nơi Giáo sĩ đã nhiệt liệt chào đón ĐTC.

ĐTC và Giáo sĩ Do Thái đã gặp một lần nữa tại Vatican ngày 12-2-2009. ĐTC đã tiếp một phái đoàn các tổ chức Do Thái ở Mỹ, và Ngài đã khẳng định rằng việc phủ nhận cuộc tiêu diệt người Do thái là “không thể dung thứ và chấp nhận được" (xem tin của Zenit ngày 12-2-2009).

ĐTC đã gợi lại chuyến thăm của Ngài đến trại tập trung Auschwitz-Birkenau ngày 26-5-2006 với các lời này: "Không có ngôn từ nào có thể diễn tả nổi kinh nghiệm về cảm xúc sâu xa này. Trong khi tôi đi qua cổng của nơi chốn kinh hoàng này, hình ảnh của những thảm cảnh hiện ra. Tôi suy niệm về muôn vàn tù nhân, biết bao người là Do Thái, đã phải qua đoạn đường này để bị giam cầm tại Auschwitz và tại tất cả các trại tù khác. Các con cháu của Ápraham, đau khổ và bị hạ phẩm giá, không có gì để an ủi họ ngoài đức tin nơi Thiên Chúa của tổ tiên của họ. Làm sao chúng ta có thể bắt đầu thấu hiểu thảm hoạ gớm ghê đã xẩy ra trong những nhà tù khổ nhục này? Tất cả nhân loại phải cảm thấy xấu hổ sâu đậm về sự bạo tàn dã man đối với người dân của chúng ta vào thời đó. Hãy cho phép tôi nhắc lại điều tôi đã nói trong dịp xấu tối đó: "Những kẻ thống trị của Đệ tam Quốc xã đã muốn tiêu diệt cả một dân tộc Do Thái, loại bỏ dân tộc này ra khỏi số những dân tộc trên địa cầu. Như thế, những lời trong Thánh vịnh: ‘Người ta tàn sát chúng con suốt cả ngày, người ta xem chúng con như những con cừu trong lò sát sinh’ lại được ứng nghiệm một cách kinh hoàng”.

Giáo sĩ Schneier là Chủ tịch và người sáng lập "Hội kêu gọi lương tâm” (Appeal of Conscience Foundation ).

Năm 2005, Giáo sĩ được Tổng thư ký LHQ Kofi Annan bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng cấp cao về “Liên minh các nền văn minh”.

Phát biểu tại hội đường Park East, ĐTC Biển Đức XVI nhắc lại rằng Chúa Giêsu đã cầu nguyện trong các hội đường: “Shalom! Tôi rất vui mừng đến đây, chỉ vài giờ trước lễ Pesah của các bạn, để thể hiện sự tôn trọng và lòng kính mến của tôi đối với cộng đồng Do Thái ở thành phố New York. Sự gần kề giữa nơi này và nơi tôi cư ngụ cho tôi có dịp chào mừng một số các bạn hôm nay. Tôi rất cảm động để nhắc lại rằng Chúa Giêsu, khi còn là thiếu niên, đã nghe lời của Kinh Thánh và cầu nguyện ở một nơi giống như thế này".

ĐTC cám ơn Giáo sĩ Do Thái về sự đón tiếp dành cho Ngài: "Tôi cảm ơn Rabbi Schneier về sự đón tiếp trọng thị đối với tôi, và tôi đánh giá cao món quà dễ thương của Ngài, bó hoa mùa xuân và bài hát rất đẹp mà các thiếu nhi đã hát cho tôi nghe".

ĐTC Biển Đức XVI cũng nói về sự liên đới của Ngài với toàn cộng đồng Do Thái: "Tôi biết rằng cộng đồng Do Thái đã có đóng góp giá trị cho cuộc sống của thành phố này, và tôi khuyến khích mỗi người các bạn hãy tiếp tục xây dựng cây cầu hữu nghị với mọi dân tộc khác nhau và các nhóm tôn giáo hiện diện gần bên mình. Tôi đảm bảo với các bạn về sự liên đới đặc biệt của tôi vào lúc này, trong khi các bạn chuẩn bị mừng các lễ lớn của Đấng Toàn Năng, và hát những lời cầu nguyện với Đấng đã ban bao nhiều điều tuyệt vời cho dân Ngài. Tôi xin tất cả các bạn có mặt nơi đây hãy chuyển lời chào và lời chúc tốt đẹp nhất của tôi, đến tất cả các thành viên của cộng đồng người Do Thái. Xin cho Danh Chúa cả sáng!”. (Zenit 22-6-2011)

Phạm Kim An
 
Roma: Giám đốc NASA tặng quà cho ĐTC Biển Đức XVI
Nguyễn Trọng Đa
09:08 23/06/2011
Roma: Giám đốc NASA tặng quà cho ĐTC Biển Đức XVI

Lưu niệm về cuộc nói chuyện với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ngày 21-5-2011

ROMA – Sáng 22-6, Tổng giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Charles Frank Bolden, đã tặng ĐTC Biển Đức XVI một tấm ảnh chụp lại cuộc nói chuyện của Ngài lúc 13g11’ ngày 22-5, từ Vatican, với các phi hành gia của tàu con thoi Endeavour và Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), trong đó có hai người Ý là Paolo Nespoli và Roberto Vittori.

Giám đốc phòng báo chí của Tòa Thánh, linh mục Federico Lombardi, đã nói với các phóng viên như thế, sau cuộc tiếp kiến chung của Tòa Thánh với các tín hữu.

Ông Charles Bolden và phu nhân đã đi cùng Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Ý (ISA), Enrico Saggese – người cổ vũ việc liên lạc trực tiếp ngày 21-5 - và phu nhân.

Cuộc nói chuyện có tính lịch sử này trong ngày 21-5 đã được thực hiện nhờ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) (xem tin của Zenit ngày 23-5).

Ông Charles Bolden từng là lính thủy quân lục chiến Mỹ. Ông là một phi hành gia trước khi trở thành giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Ông đã nói chuyện về sự nghiệp của mình chiều 22-6 với sinh viên Đại học La Sapienza Roma.

Tại Roma, ông cũng được Tổng thống Cộng hòa Ý, Giorgio Napolitano, tiếp. (Zenit 22-6-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Trẻ em chúc mừng Ngọc khánh Linh mục của ĐTC với 60 con cá vàng
Nguyễn Trọng Đa
09:09 23/06/2011
Trẻ em chúc mừng Ngọc khánh Linh mục của ĐTC với 60 con cá vàng

Một đoàn thiếu nhi được ĐTC ban phép lành

ROMA – Sáng 22-6, đoàn thiếu nhi của phong trào Don Orione đã kính chúc mừng Ngọc khánh (60 năm) Linh mục của ĐTC Biển Đức XVI, bằng việc dâng tặng Ngài 60 con cá vàng. Đàn cá này sẽ sống trong các hồ và đài phun nước của Vườn Vatican. Các em dâng tặng cá, bởi vì các em nhìn thấy nơi ĐTC, một người kế vị của thánh Phêrô, một linh mục và một vị đánh cá (hoặc thu phục) người.

Giám đốc phòng báo chí của Tòa Thánh, Linh mục Federico Lombardi, giải thích rằng cuối cuộc tiếp kiến chung ngày thứ Tư, các em đã chúc lễ mừng cho ĐTC, và dâng một hồ cá tạm thời đựng các ‘cư dân mới của Vatican’ lên ĐTC.

500 người thuộc gia đình thiêng liêng của Linh mục Don Luigi Orione, ở giáo xứ "Mater Dei" (Mẹ Thiên Chúa) ở Roma, mà còn ở Tortona, của Đại hội Phong trào giáo dân của cha Don Orione và các thiếu nhi "Orionini", đã có mặt.

ĐTC đã gặp các thiếu nhi của cha Don Orione ngày 24-6-2010, khi Ngài đến thăm ngọn đồi "Monte Mario" để làm phép tượng Đức Trinh Nữ Maria được phục chế.

Theo trang web của Don Orione, các thiếu nhi nam nữ muốn dâng tặng cho ĐTC đàn cá vàng nhỏ, bởi vì “thánh Phêrô, người bạn đầu tiên của Chúa Giêsu là một ngư dân, và đã lấy làm ngạc nhiên khi ngày Ngài thả lưới xuống hồ đánh cá, và chính Chúa Giêsu đã làm cho cá vào đầy lưới. Với ĐTC, người ngư phủ hôm nay, chúng con muốn dâng tặng 60 con cá nhỏ, tượng trưng cho 60 năm làm linh mục đánh cá người của Ngài. Chúng con nói chính chúng con là các con cá nhỏ cho Ngài đánh bắt, để trở thành quà tặng cho Chúa Giêsu".

Và chính Tin Mừng theo Thánh Luca ghi lại lời Chúa Giêsu nói với thánh Phêrô: "Thầy sẽ làm cho con thành kẻ đánh cá người”. (Zenit 22-6-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, vị Giáo Hoàng 'xanh'
Lã Thụ Nhân
09:11 23/06/2011
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, vị Giáo Hoàng 'xanh'

Vatican (Telegraph) - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã được phong là "Đức Giáo Hoàng Xanh" vì tiếng nói lo ngại ngày càng gia tăng của ngài về tác hại đối với môi trường và kế hoạch của ngài để biến Vatican thành một nhà nước carbon trung tính (carbon-neutral state).

Vị giáo hoàng sinh ra ở Đức đã lên án chủ nghĩa tiêu thụ không bị kiềm chế và than khóc nạn lạm dụng tài nguyên trên hành tinh trong các bài huấn từ, các thông điệp và các chuyến tông du nước ngoài.

Ngài đã cảnh báo rằng nhân loại có nguy cơ phá hủy các hệ sinh thái của hành tinh, trừ khi nghe "tiếng nói của trái đất".

Trong suốt triều giáo hoàng dài sáu năm của ngài, Tòa Thánh Vatican đã lắp đặt các tế bào quang điện trên thính đường chính để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng. Ngài đã chỉ trích "sự kháng cự về kinh tế và chính trị" nhằm chống suy thoái môi trường và lên án các vị lãnh đạo thế giới đã thất bại trong việc đưa ra một Hiệp ước mới về biến đổi khí hậu tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc ở Copenhagen vào tháng 12 năm 2009.

Ngài cho hay hành tinh đang bị đe dọa bởi cùng một cách thức "tự cho mình là trung tâm và quá thiên về vật chất" trong tư duy vốn gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nâng mức báo động đối với các nước Phi Châu, nơi mà cuộc tranh đua giành tài nguyên nước và khoáng sản đã dẫn đến các cuộc chiến tranh, và tranh giành các đảo sát mặt nước ở Thái Bình và Ấn Độ Dương.

Ngài đã so sánh suy thoái các nền kinh tế tư bản trên hành tinh hiện nay với những thiệt hại môi trường gây ra bởi các chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô cũ.

Đức Giáo Hoàng cảnh báo rằng nếu không tôn trọng "luật của Thiên Chúa về thiên nhiên", sẽ không có hòa bình trên trái đất.

Trong nội bộ, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã giám sát việc lắp đặt 2.400 tấm quang điện trên mái nhà rộng lớn của Thính Đường Nervi của Vatican, một địa điểm dành cho các cuộc triều yết giáo hoàng và các buổi hòa nhạc có thể chứa 10.000 người. Ý tưởng này nhằm tái tạo năng lượng để cung cấp 20 phần trăm nhu cầu điện năng vào năm 2020 cho thành phố rộng 180 mẫu Anh. Hy vọng rằng chúng sẽ sản xuất 300 MWh năng lượng sạch và tiết kiệm tương đương khoảng 80 tấn dầu mỗi năm.

Các tấm quang điện này du khách đến Vatican không thể thấy được và để cho đường chân trời lịch sử không thay đổi.

Tòa Thánh Vatican đã mua mọi nguồn năng lượng từ Ý cho đến khi dự án này được khởi xướng.
 
Thánh Vịnh: Quyển sách cầu nguyện tuyệt hảo
Lã Thụ Nhân
09:13 23/06/2011
Thánh Vịnh: Quyển sách cầu nguyện tuyệt hảo

Vatican City (AsiaNews) - Ngay cả trong cảnh hoang tàn, đau đớn, sự hiện diện của Thiên Chúa vẫn còn, đó là một nguồn an ủi, nguồn tin tưởng để biết rằng chúng ta đang đi về phía ánh sáng một cách dứt khoát. Đây là bài học rút ra từ các Thánh Vịnh, một "trường học" mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dành riêng cho buổi triều yết chung hôm thứ Tư 23/06.

Tiếp tục bài giáo lý thứ tư về cầu nguyện, Đức Thánh Cha đưa ra huấn từ với khoảng 20 ngàn người tại quảng trường Thánh Phêrô rằng sau khi lượt quan một số nhân vật rất quan trọng của Cựu Ước: Abraham, Giacóp, Môsê, Êlia, giờ ngài sẽ mở "một khóa học mới các bài học về cầu nguyện", thay vì bình luận về lời cầu nguyện của con người, "chúng ta sẽ bước vào quyển sách cầu nguyện tuyệt hảo, Sách Thánh Vịnh".

Thánh Vịnh 150 là một "hình thức phức tạp của việc cầu nguyện", trong đó có "cách thức chúng ta liên hệ với Thiên Chúa và quay về với Ngài". Trong các diễn tả về niềm vui và sự đau khổ của Thánh Vịnh, lòng khao khát Thiên Chúa và nhận thức về sự bất xứng của chúng ta, niềm hạnh phúc và cảm giác bị bỏ rơi, cô đơn, và tin tưởng trong đau đớn vào Thiên Chúa, sự viên mãn của sự sống và nỗi lo sợ sự chết, tất cả hòa quyện vào nhau. Tất cả dòng chảy thực tại vào những lời cầu nguyện của tín hữu mà trước tiên là dân Israel và sau đó là Giáo Hội dâng lên như là trung gian của mối tương quan đặc biệt với Thiên Chúa duy nhất và đáp trả thích hợp duy nhất cho mạc khải của Ngài trong lịch sử".

Ngài cho hay "Thánh Vịnh là sự biểu thị của tâm hồn và đức tin, trong đó tất cả mọi người có thể nhận ra và thông truyền kinh nghiệm về sự gần gũi đặc biệt với Thiên Chúa mà mỗi người được kêu gọi. Và đó là tất cả sự phức tạp của sự tồn tại nơi con người vốn tập trung ở sự phức tạp của các hình thức văn học khác nhau, các Thánh Vịnh khác nhau, các bài thánh ca, các lời than khóc, những thỉnh cầu cá nhân và tập thể, các bài hát tạ ơn, thánh thi đền tội, thánh thi khôn ngoan, và các thể loại khác có thể được tìm thấy trong những bài thơ này".

Thánh Vịnh có thể được chia thành "hai khu vực rộng lớn, thỉnh cầu, liên quan đến than khóc và ngợi khen". "Thỉnh cầu bày tỏ nỗi đau đớn hay lời thú nhận tội lỗi, xin được tha thứ, với sự tin cậy được lắng nghe", đó là "sự công nhận Thiên Chúa là tốt đẹp, hay giúp đỡ, sẵn sàng tha thứ và lắng nghe". Những lời cầu xin, trong ngắn hạn, "đầy sức sống bởi chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ đáp lời và điều này mở ra sự ngợi khen và tạ ơn". Tương tự như vậy, trong lời khen ngợi, nhắc lại món quà nhận được, chúng ta nhìn nhận sự nhỏ bé của mình, hoàn cảnh của mình như là những loài thụ tạo, chắc chắn được đánh dấu bằng cái chết". "Bằng cách này, cầu nguyện và ngợi khen quyện vào nhau và kết hợp thành một bài ca".

Thánh Vịnh dạy chúng ta cầu nguyện, trong đó "Lời Chúa trở thành lời cầu nguyện. Đó là vẻ đẹp và tính độc đáo của cuốn sách này". Thực sự, những lời cầu nguyện không chứa trong một câu chuyện vốn giải thích chức năng "và bởi vì chúng là lời của Thiên Chúa, chúng ta quay về với Thiên Chúa với lời chính Ngài đã dạy chúng ta". "Chúng là trường học của cầu nguyện".

Từ điều này, "cách thức và tần suất mà lời của Thánh Vịnh được đưa vào Tân Ước là quan trọng và đáng kể". "Trong Chúa Giêsu, người đã cầu nguyện bằng thánh vịnh trong đời sống trần thế của Ngài, chúng tìm thấy sự viên mãn và tỏ lộ ý thức sâu sắc nhất và đầy đủ nhất. Lời cầu nguyện của Thánh Vịnh, mà chúng ta nói với Thiên Chúa, nói về Ngài, nói với chúng ta về Người Con, là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, vốn bộc lộ đầy đủ khuôn mặt của Cha. Vì thế, các Kitô hữu, cầu nguyện với Thánh Vịnh, cầu nguyện lên Thiên Chúa Cha trong Chúa Kitô và với Chúa Kitô, làm cho những bài hát hát này có một viễn tượng mới, trong đó có vai trò tối hậu là diễn giải mầu nhiệm vượt qua. Như vậy chân trời của các nhà hùng biện mở ra cho những thực tại bất ngờ, mọi Thánh Vịnh đạt được một ánh sáng mới trong Chúa Kitô và sách Thánh Vịnh có thể tỏa sáng trong tất cả sự phong phú vô hạn của nó".

Đức Thánh Cha kết luận: "Vì thế chúng ta hãy nâng lên cuốn sách thánh thiện này. Hãy để chúng ta được giảng dạy bởi Thiên Chúa để trở về với Ngài, chúng ta hãy để cho Thánh Vịnh soi dẫn để giúp chúng ta và đồng hành với chúng ta trong đời sống cầu nguyện thường nhật của mình".

Lã Thụ Nhân
 
Giáo lý của Đức Biển Đức XVI về cầu nguyện dưới mắt một nhà chuyên môn
Vũ Văn An
16:58 23/06/2011
Theo tin Zenit ngày 22 tháng 6, Giáo sư Kevin M. Clarke, hiện giảng dạy tại Đại Học Gioan Phaolô Cả ở San Diego, California, tác giả một chương về Thánh Mẫu Học của Đức Biển Đức trong "De Maria Numquam Satis: The Significance of the Catholic Doctrines on the Blessed Virgin Mary for All People" (University Press of America, 2009), và mới đây từng là cộng tác viên của Bộ “New Catholic Encyclopedia”, cho rằng loạt bài mới đây của Đức Giáo Hoàng về các giáo phụ quả là một loạt bài về lịch sử Giáo Hội dưới ngòi bút của thần học gia Joseph Ratzinger, giáo sư tại Tubingen. Với loạt bài giáo lý mới, vị Giáo Hoàng người Đức này dẫn tín hữu vào một giảng khóa mới, giảng khóa cầu nguyện.

Trong loạt bài vừa nói, Đức Giáo Hoàng tiếp cận chủ đề của mình từ lịch sử cứu độ, bắt đầu từ Cựu Ước để hướng ta tới Tân Ước và từ đó dẫn ta vào lịch sử phong phú của nền huyền nhiệm Kitô Giáo. Cho đến này, ngài mới nói tới tiên tri Êlia. Giống loạt bài giáo lý về các giáo phụ, ở đây, Đức Giáo Hoàng cũng dùng lịch sử cứu độ làm kênh đào để khai triển nền thần học của ngài. Và dù mới chỉ tới thời tiên tri Êlia, ngài cũng đã cho ta nhiều điều rồi.

Người ngoại giáo cầu nguyện

Ngay ở bên ngoài Israel, tức Dân Riêng của Chúa, người ta cũng vẫn đã luôn luôn cầu nguyện. Bởi thế, Đức Giáo Hoàng khởi đầu loạt bài giáo lý mới bằng cách tìm hiểu lịch sử cầu nguyện trong các nền văn hóa ngoại giáo thời xưa. Theo ngài, ngay từ khởi nguyên văn minh, con người nhân bản đã nhận ra sự tùy thuộc của họ vào một Đấng Tối Cao và đã giơ tay lên khẩn cầu Người.

Ngài miêu tả các tôn giáo cổ xưa như “một lời kêu cầu từ đất vang lên chờ mong một lời nào đó từ Trời phán xuống”. Những lời kêu cầu Đấng họ không biết ấy đã nhận được câu trả lời bằng lời đàng hoàng. Họ được toại nguyện nhờ mạc khải thần linh, một mạc khải mang đến cho họ cơ may được liên hệ với Đấng Thiên Chúa duy nhất, đồng thời cũng là người Cha (Triều Yết Chung, 4 tháng 5, 2011).

Trong buổi Triều Yết Chung ngày 11 tháng 5, Đức Giáo Hoàng nói rằng: “Từ bản chất, con người vốn có tôn giáo” và họ vốn có tôn giáo suốt trong lịch sử văn minh. Cùng những câu hỏi căn bản về siêu hình đã được đặt ra cho con người mọi thời: tại sao tôi hiện diện ở đây? Tại sao có đau khổ và sự chết? Điều gì sẽ xẩy tới cho tôi sau khi tôi chết? (xem Công Đồng Vatican II, Nostra Aetate, no.1) nhưng vì khả năng hữu hạn, họ không thể đưa ra được câu trả lời.

Con người cầu nguyện qùy gối trước Đấng Tối Cao, không phải trong thân phận một nô lệ, nhưng trong một cử chỉ nhìn nhận sự yếu đuối và hữu hạn của mình. Theo Thánh Tôma Aquinô, họ cầu nguyện vì họ bị Thiên Chúa lôi cuốn. Sự lôi cuốn do Chúa ban này chính là “linh hồn của cầu nguyện, linh hồn này sau đó đã mặc lấy muôn vàn hình thức, tùy theo lịch sử, thời gian, khoảnh khắc, ơn phúc và cả tội lỗi của mỗi người cầu nguyện”.

Ý niệm mới của Ápraham về công lý

Đức Biển Đức XVI, sau đó, đã hướng các suy niệm của ngài về lịch sử cứu độ và dung mạo Ápraham, nhất là lời ông khẩn cầu cho hai thành Xôđôm và Gômôra. Trong câu truyện nổi tiếng này, Ápraham thương thảo với Chúa cho hai thành này, đến độ Chúa cho hay chỉ cần có 10 người công chính, Người sẽ tha cho cả thành.

Dĩ nhiên không có 10 người như thế. Nhưng Đức Giáo Hoàng nhấn mạnhkhía cạnh này: lời cầu nguyện của Ápraham là lời cầu nguyện cho “một ý niệm mới về công lý”, lời cầu nguyện cho một lòng xót thương dào dạt biết tha kẻ có tội nhờ người vô tội. Công lý trong hình thức “cao hơn” này đem lại xót thương và cứu rỗi, vì nếu kẻ tội lỗi ăn năn, họ cũng trở thành người công chính.

Chủ đề xót thương vì số nhỏ vô tội này một lần nữa sẽ xuất hiện vào thời tiên tri Giêrêmia, là vị tiên tri cũng lục lọi Giêrusalem mong tìm được một người công chính, chỉ cần một người thôi cũng đủ để cả thành được cứu thóat. Nhưng cũng như Xôđôm và Gômôra, Giêrusalem không có lấy một người công chính.

Và thế là Thiên Chúa phải gửi Con của Người xuống làm người công chính ấy cho chúng ta. Đức Giáo Hoàng nói: “Chính Thiên Chúa phải trở nên người công chính duy nhất ấy. Và đó là mầu nhiệm Nhập Thể: để bảo đảm có được một người công chính, chính Người đã trở thành người công chính ấy. Tình yêu thần thánh vô lượng và đầy ngạc nhiên sẽ được hoàn toàn tỏ hiện khi Con Thiên Chúa trở nên người phàm, Đấng dứt khoát công chính, Đấng vô tội hoàn toàn sẽ mang ơn cứu rỗi đến cho toàn thế giới bằng cái chết trên Thánh Giá, tha thứ và cầu bầu cho những ai ‘không biết điều họ làm’ (Lc 23:34). Nhờ thế, lời cầu nguyện của mỗi người sẽ được đáp ứng, nhờ thế, mọi lời cầu bầu của ta sẽ được hoàn toàn lắng nghe” (Triều Yết Chung, 18 tháng 5, 2011)

Môsê, người trung gian

Trong buổi triều yết chung ngày 1 thángg 6, Đức Giáo Hoàng trình bày một suy tư dài về giá trị việc ăn chay của Môsê, về vai trò của ông trong hoang địa làm người trung gian cho dân trước mặt Thiên Chúa, và về việc Môsê là hình ảnh báo trước Chúa Kitô và tỏ lộ lòng xót thương của Chúa ra sao qua lời chuyển cầu của ông trên núi cao.

Khi Môsê lên núi để tiếp nhận lề luật, ông ăn chay, để cho thấy lề luật của Thiên Chúa đem của nuôi dưỡng đến cho dân. Lề luật và việc bước vào giao ước sẽ là “nguồn sự sống” cho dân. Ấy thế nhưng họ lại tìm cách đúc tượng thần để tương hợp với các kế sách riêng của họ.

Dù Thiên Chúa yêu cầu Môsê để mặc cơn thịnh nộ của Người thiêu hủy Dân Do Thái, nhưng lời của Người thực sự là một lời mời Môsê đảm nhiệm vai trò trung gian giữa dân và Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng nói rằng: những lời ấy “được nói ra để Môsê can thiệp vào và xin Chúa đừng làm thế, qua đó muốn nói rằng điều Thiên Chúa luôn mong muốn chính là sự cứu rỗi”.

Môsê làm việc trên hai cách: Ông nhắc Thiên Chúa nhớ đến chính thánh danh của Người. Dù gì, thì dân Ai Cập sẽ nói sao đây về Chúa, Đấng đã dẫn dân ra khỏi đó để rồi hủy diệt họ trong hoang địa? Rồi phải nói gì về Ápraham, Ixaác, Giacóp và cả giao ước Chúa từng ký kết nữa? Nhờ lời chuyển cầu của Môsê, dân đã được tha.

Ấy thế nhưng, sau khi hủy con bò vàng, tội lỗi của họ vẫn còn đó; người “bằng hữu” của Thiên Chúa này lại phải lên núi để tìm sự tha thứ cho họ dù có vì thế mà bị loại khỏi sổ sự sống (xem Xh 32:32). Trong điểm này, theo Đức Giáo Hoàng, “Các giáo phụ nhìn ra hình ảnh báo trước về Đấng Kitô, Đấng từ trên Thánh Giá không những chỉ là một bằng hữu mà còn là người Con của Thiên Chúa”. Ở đấy, Chúa Kitô đã dâng mình chịu bị loại bỏ để tội lỗi con người được tha thứ.

“Tôi nghĩ ta nên suy niệm về thực tại này. Chúa Kitô đứng trước Thiên Chúa để cầu nguyện cho tôi. Lời cầu nguyện trên Thánh Giá của Người xẩy ra cùng một lúc với mọi con người nhân bản, xẩy ra cùng một lúc với tôi. Người cầu nguyện cho tôi, người đã và đang chịu thống khổ vì tôi, Người đồng nhất Người với tôi, nhận lấy xác thân và linh hồn nhân bản của ta. Và Người yêu cầu ta bước vào sự đồng nhất ấy với Người, làm ta trở nên một thân thể, một tinh thần với Người, vì từ đỉnh cây Thánh Giá, Người không đem tới những bảng lề luật mới, những phiến đá, mà là chính Người, chính Mình và Máu của Người, làm Giao Ước Mới. Như thế, Người mang tới cho ta tình họ hàng với Người, biến chúng ta thành một thân thể với Người, đồng nhất ta với Người. Người mời gọi ta bước vào sự đồng nhất ấy, kết hợp với Người trong hoài mong trở nên một thân thể, một tinh thần với Người. Ta hãy cầu xin Chúa để sự đồng nhất này biến cải và canh tân ta, vì tha thứ chính là canh tân và biến đổi” (Buổi Triều Yết Chung, ngày 1 tháng 6).

Êlia, người chuyển cầu

Ngày 15 tháng 6, Đức Giáo Hoàng cho ta một suy niệm ngắn nhưng nhiều ý nghĩa về tiên tri Êlia, “một mẫu mực của lời cầu nguyện chuyển cầu”. Trong một đoạn nổi tiếng của Sách Các Vua, cuốn 1, Êlia thách thức 450 tiên tri của Baan dám thử các vị thần của họ xem ai là người đáp ứng lời cầu nguyện bằng cách thiêu đốt hy lễ: Thần Baan hay Thiên Chúa? Dĩ nhiên, ngẫu thần Baan không đáp lại được lời cầu xin, dù bị Êlia khéo léo nói khích (xem 1V 18:27).

Phần Êlia, khi chuẩn bị dâng hy lễ, ông nói với dân: “Hãy đến gần tôi” (1V 18:30). Êlia nói thế là để mời dân cùng cầu nguyện với ông để xin cho dân từ bỏ ngẫu thần. Về điều này, Đức Biển Đức XVI bình luận như sau: “Đáp lại lời cầu nguyện của Êlia, Thiên Chúa đã biểu lộ lòng trung thành, đức xót thương và sức mạnh cứu rỗi của Người qua việc cho lửa từ trời xuống thiêu đốt hy lễ của ông. Người cũng giúp dân trở lại với Người và tiếp tục giữ lại Giao Ước Người từng ký với cha ông họ” (Triều Yết Chung, ngày 15 tháng 6, 2011).

“Xin cho con được thấy” vốn là yếu tính lời cầu nguyện của người mù tại Ai Cập xưa (Triều Yết Chung, ngày 4 tháng 5). Tuy nhiên, cả người tín hữu nữa cũng muốn được thấy Chúa qua lời cầu nguyện. Hình ảnh này chắc chắn sẽ được khai triển rõ hơn trong các bài giáo lý sắp tới về cầu nguyện. Clarke co rằng Chúa Thánh Thần có nhiều hướng để dẫn dắt Đức Giáo Hoàng trong các suy niệm của ngài, có thể là hướng Thánh Vịnh, có thể là hướng chuyển cầu của các tiên tri, hay hướng cầu nguyện của Lưu Đày, và chắc chắn là hướng cuộc đời và lời cầu của Chúa Kitô và của Đức Mẹ, cũng như hướng cầu nguyện của Giáo Hội. Bất kể là hướng nào, bản chất các suy niệm này đều mời gọi tín hữu cùng với ngài và toàn thể Giáo Hội hiệp thông trong lời cầu nguyện với Chúa Cha.
 
Từ Roma cho đến Nga, tin rước Kiệu Thánh Thể năm nay
Trần Mạnh Trác
18:09 23/06/2011
Truyền thống Công giáo ưa chuộng việc rước kiệu, chúng ta thường chứng kiến những cuộc rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ Thánh Du (Fatima) vẫn còn thông dụng, hoặc nghe đến những cuộc rước kiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã đem đến những phép lạ tức thời.

Có một thời ở ngòai Bắc (thời tiền chiến) người ta thường nghe kể nhiều về các giáo xứ đua nhau rước kiệu các vị thánh như 'thánh Antôn hay làm phép lạ', thánh 'Vinh Sơn hay làm phép lạ', 'thánh Cả Giuse hay làm phép lạ' v.v., chả thế mà nhiều bô lão ngày nay có tên thánh là Anton, Giuse, Vinh Sơn hay Martinô.

Nhưng duy chỉ có việc rước kiệu Thánh Thể là một sự cao trọng vào bậc nhất, cao trọng đến nỗi việc rước này duy nhất được đề cập tới trong bộ Luật Hội Thánh. Điều (Can. 944 §1,2) khuyến khích các đấng bản quyền tổ chức rước Thánh Thể một cách long trọng qua đường phố nhất là trong ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa.

Nhiều chi tiết Phụng Vụ đã được ấn định cách rõ ràng, chẳng hạn như chỉ được rước cờ hiệu Thánh Thể mà thôi chứ không được rước các cờ hiệu khác ngay cả cờ của Đức Mẹ, tấm màn chướng (phương du, canopy) thì phải có 4 hoặc 6 tay cầm, nếu vị giám mục hay vị chủ tế đi rước mà không cầm Mặt Nhật thì phải đi trước màn chướng, không đội mũ mang gậy vv.

Theo lịch sử còn ghi lại thì lễ Thánh Thể đầu tiên được tổ chức tại Liege (nước Bỉ) vào năm 1246, và mở rộng ra tòan Giáo Hội dưới triều Giáo hoàng Urban IV (năm 1264). Việc rước kiệu đã khởi nguồn từ nước Ý vào thế kỷ 16, nhưng đến năm 1870 thì việc rước tại Roma đã bị huỷ vì quân Ý xâm lăng và sát nhập đất của Tòa Thánh. Trong triều Giáo hoàng John Paul II, ngài đã phục hồi truyền thống rước kiệu vào năm 1979, lịch trình rước bây giờ là giữa đền thờ Đức Bà cả và vương cung thánh đường John Lateran.

Năm nay Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã cử hành Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Laterano, và dẫn đầu cuộc rước Thánh Thể qua các đường phố của Roma tới đền thờ Đức bà Cả vào chiều thứ Năm ngày 23 tháng 6.

Lễ Mình Máu Thánh Chúa là một ngày lễ lớn ở Roma, văn phòng Tòa thánh Vatican đóng cửa trọn ngày.

Tham gia nghi lễ có sự hiện diện của Đức Hồng Y Angelo Scola, hiện là Thượng Phụ của Venice, người sẽ trở thành Tổng giám mục của Milan theo tin đồn. Dự kiến Đức Giáo Hòang sẽ công bố quyết định tuyển chọn này vào bất cứ lúc nào.

Một tin vui bất ngờ đã được đài Vatican Radio loan tải, là sau 93 năm, việc rước kiệu Thánh Thể sẽ được tổ chức tại St Petersburg, Nga.

Ông thị trưởng thành phố St Petersburg sau cùng cũng đã cấp giấy phép cho cuộc rước Mình Máu Thánh Chúa đi qua các đường phố. Đây sẽ là cuộc rứơc đầu tiên kể từ năm 1918. Theo tin của Vatican Radio thì Tổng Giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Moscow đã loan tin thông báo này.

Cũng như các nuớc nằm ngòai khối Âu Châu, lễ Mình Máu Thánh Chúa và cuộc rước kiệu được cử hành vào ngày Chủ Nhật thay vì thứ Năm, cuộc rước ở St Petersburg bên Nga sẽ diễn ra ngày 26 tháng Sáu, và đi qua phố chính của thành phố là Đại lộ Nevsky Prospettiva.

Đây là con đường có truyền thống được gọi là "đại lộ khoan dung", vì có nhiều nhà thờ của các tôn giáo như Công Giáo, Chính Thống Giáo, Lutheran và Chính Thống Armenia.

Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi của Moscow sẽ cung nghinh Thánh Thể trong cuộc rứơc.
 
Một phái đoàn Chính Thống Giáo sẽ đến Vatican nhân dịp lễ Thánh Phêrô và Phaolô
Bùi Hữu Thư
18:50 23/06/2011
Ngày 29 tháng 6 sắp tới

ROME, ngày 23 tháng 6, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Đài phát thanh Vatican đã công bố: Theo thông lệ hàng năm, một phái đoàn chính thống giáo sẽ tham dự một Thánh Lễ do Đức Thánh Cha Benedict XVI cử hành tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, nhân dịp lễ Thánh Phêrô và Phaolô ngày 29 tháng 6.

Phái đoàn được Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomée I sẽ gồm có Hồng Y Emmanuel, giám đốc tông tòa Pháp và giám đốc văn phòng Giáo Hội Chính Thống Giáo bên cạnh Liên Hiệp Âu Châu; Giám Mục Athenagoras, từ Sinope, Giám Mục phụ tá của tông tòa Bỉ, và Đan Viện Trưởng Maximos Pothos, tổng dại diện tông tòa Thụy Sĩ.

Theo một văn thư chính thức, ngày 29 tháng 6, phái đoàn sẽ được Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến. Phái đoàn cũng sẽ tiếp xúc với các thành viên của Hội Đồng Giáo Hoàng về Hiệp Nhất các Kitô hữu.

Hàng năm, việc trao đổi các cuộc viếng thăm giữa Giáo Hội Rôma và lãnh phận đại kết Constantinople được tổ chức vào các dịp lễ bổn mạng của hai bên. Việc trao đổi giữa Rôma và Constantinople đã bắt đầu từ năm 1969 với cuộc viếng thăm Constantinople của Đức Hồng Y Johannes Willebrands, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về hiệp nhất các kitô hữu, nhân dịp lễ kính Thánh Anrê, thánh quan thầy bảo vệ lãnh phận đại kết.
 
Một giám mục Tây Ban Nha nói: Linh mục tham gia đảng phái chính trị là không phù hợp
Tiền Hô
19:22 23/06/2011
Một giám mục Tây Ban Nha nói: Linh mục tham gia đảng phái chính trị là không phù hợp

Tin Rôma (Ý), 22 Tháng Sáu 2011 (CNA / EWTN News) - Một vị giám mục Tây Ban Nha đã nhắc nhở giáo sĩ Công Giáo rằng việc tích cực tham gia vào chính trị là không phù hợp với đời sống linh mục.

Đây là ý kiến của Đức Giám Mục Ingacio Munilla của San Sebastian sau khi một linh mục được đắc cử vào hội đồng thành phố tại tỉnh Gudina, Tây Ban Nha. Trong một chuyến viếng thăm Rôma, Đức Giám Mục Munilla nói với CNA rằng: "Chức tư tế mang một khía cạnh làm cha làm mẹ, là cha chung của tất cả mọi người".

Linh mục Antonio Fernandez Blanco đã được bầu làm thành viên của Đảng Xã hội Tây Ban Nha tại thành phố Galicia ở tỉnh Gudina hồi tháng trước. Sau khi bị tạm đình chỉ sứ vụ linh mục và nhận một lời cảnh báo từ Đức Giám Mục sở tại, cha Blanco đã đệ đơn từ chức ủy viên trong hội đồng địa phương của ngài.

"Tất nhiên việc giáo dân mang Chúa Kitô vào đời sống dân sự - đời sống chính trị là điều tốt. Do đó, tham gia vào chính trị là lĩnh vực của giáo dân, chứ không phải dành cho một linh mục, bởi vì ngài đã làm một người cha của tất cả những ai có quan điểm chính trị rồi và [nếu tham gia chính trị] có thể làm giảm khả năng làm cha".

Bộ Giáo Luật của Giáo Hội Công Giáo rõ ràng cấm giáo sĩ tham dự vào các chức vụ chính trị. Giáo Luật nói rằng: "Các giáo sĩ không được tham gia tích cực vào các đảng phái chính trị, hoặc dự phần lãnh đạo trong các nghiệp đoàn, trừ khi nào, theo phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội, việc bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội và cổ võ công ích đòi hỏi như vậy". (Khoản 2, Điều 287, Bộ Giáo Luật)

Tuy nhiên, trong thời gian qua, đã có một số vài trường hợp vi phạm Giáo Luật này đáng chú ý. Ví dụ như từ năm 1979 đến năm 1987, Linh mục Ernesto Cardenal từng làm Bộ trưởng Văn hóa trong chính phủ cánh tả Nicaragua. Điều này dẫn đến việc linh mục này bị Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trách phạt công khai ngay tại những giây phút đầu tiên ngài viếng thăm quốc gia Mỹ Latinh này vào năm 1983. Khi ấy, cha Cardenal quỳ sụp xuống trước mặt Đức Giáo Hoàng trên phi đạo tại phi trường Managua, và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhiều lần khuyên nhủ cha những lời này rằng: "Con phải thực hiện các mối quan hệ với Giáo Hội cho thật tốt".

Cuối tuần qua, giáo dân của cha Blanco đã phản đối ngài. Thậm chí một số người còn tẩy chay tham dự thánh lễ và yêu cầu ngài trở về giáo xứ. Khi cha Blanco đã từ chức tại hội đồng thành phố thì họ mới lắng dịu.

Tiền Hô
 
WikiLeaks: các giám mục Venezuela từng bỏ qua khuyến cáo của ĐGH Gioan Phaolô II
Tiền Hô
19:25 23/06/2011
WikiLeaks: các giám mục Venezuela từng bỏ qua khuyến cáo của ĐGH Gioan Phaolô II

WASHINGTON, 23 Tháng Sáu 2011 (Sacramento Bee - sacbee.com) - Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vừa được phong chân phước hồi Tháng 5 năm nay. Một tài liệu mật cho biết: gần 10 năm trước, ngài đã ra lệnh hàng giáo phẩm Venezuela dừng lại mọi nỗ lực lật đổ Tổng thống Hugo Chávez, nhưng đáng tiếc là hàng giáo phẩm Venezuela đã không nghe ngài, với sự khuyến khích của chính quyền Tổng thống George W. Bush khi đó.

Một bức điện tín ngoại giao mà WikiLeaks thu thập được rồi chia sẻ với tờ báo McClatchy cùng các hãng không tấn khác cho thấy: giới chức Giáo Hội tại Vatican đã thông báo đến các nhà ngoại giao Hoa Kỳ về mối quan tâm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về tình hình Venezuela, nhưng cũng thừa nhận rằng các vị giám mục Công Giáo của quốc gia này có thể đã phớt lờ lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng.

Gần một thập kỷ sau, quan hệ giữa ông Chávez và Giáo Hội vẫn còn lạnh nhạt, bức điện tín này đã cho lời giải thích vì sao sự ác cảm trở nên sâu sắc: các giám mục Công Giáo Venezuela không chỉ đang cố gắng lật đổ Chávez, nhưng cũng sẵn sàng thách thức sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha.

Ông Jim Nicholson, khi đó làm đại sứ Hoa Kỳ tại Vatican đã gửi một bức điện tín mật vào ngày 19 Tháng Mười Một năm 2002 về Bộ Ngoại Giao: "Tòa Thánh quan ngại về khả năng bạo lực dân sự ở Venezuela trong những tháng tới, và đích thân Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu các vị giám mục Venezuela bình tĩnh trước các động thái chính trị, thay vào đó là khuyến khích sự đối thoại".

Bức điện tín được gửi đi một vài tháng sau cuộc đảo chính ngày 11 Tháng Tư. Khi ấy, các nhà lãnh đạo quân sự đã bắt ông Chávez và đưa ông ta ra khỏi Venezuela. Doanh nhân Pedro Carmona tuyên bố mình là tổng thống. Hoa Kỳ không lên tiếng về cuộc đảo chính này, mặc dù đúng là Chávez đã đắc cử vào chức tổng thống. Tây Ban Nha và Vatican cũng im lặng. Trong cùng ngày, Chávez đã được trả lại quyền lực.

Trong bức điện tín, ông Nicholson cũng thuật lại cuộc họp với Đức Tổng Giám Mục Giorgio Lingua - khi ấy là giám đốc các vấn đề về khu vực Caribbean của Tòa Thánh. Ngài bày tỏ những quan ngại rằng bạo lực sẽ sớm xảy ra đối với Venezuela và cho biết Đức Giáo Hoàng đã ra lệnh cho các vị giám mục tìm kiếm sự đối thoại với ông Chávez - ông này cũng làm cho căng thẳng leo thang khi nói rằng Giáo Hội Công Giáo là một "khối ung thư đối với xã hội Venezuela". Tuy nhiên, các thông điệp của Đức Giáo Hoàng phần lớn đã bị bỏ qua.

Tiền Hô
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giám Mục Việt đầu tiên trên đất Úc: VietCatholic phỏng vấn ĐTGM Chủ Tịch HĐGM Australia
Lm. Peter Trần Quang Tòng
05:48 23/06/2011
Sáng ngày 22/06/2011, Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson, Tổng Giám Mục Adelaide, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Đại Lợi đã dành cho VietCatholic buổi phỏng vấn trước khi ngài lên đường sang Melbourne dự lễ tấn phong Giám Mục cho cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long.

Cha Trần Quang Tòng đã phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Wilson.

Bên cạnh đó, cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng, anh Huy Hoàng và nhóm phóng viên VietCatholic tại Melbourne sẽ tường thuật từ Vương Cung Thánh Đường Melbourne nghi thức tấn phong Giám Mục Việt Nam đầu tiên tại Úc Đại Lợi. Buổi lễ sẽ diễn ra vào lúc 17h giờ Miền Đông Úc Châu ngày thứ Năm 23/06/2011.



Fr. Peter Tran Quang Tong: We are a Vietnamese media group from the VietCatholic net [. We interview you today] because all Vietnamese Catholics around the world especially in Australia are very happy with the appointment of the new you may say Auxiliary Bishop of Melbourne, Father Vincent Long. Do you know him personally?

Archbishop Philip Wilson: I met him several times but I haven’t met him since he has become bishop elect. I’m looking forward to being present tomorrow at his ordination as a bishop.

Fr. Peter Tran Quang Tong: He came to Australia as a refugee and joined the Franciscan order and later he did some very wonderful work in Rome. What do you think about the wonderful event of a Vietnamese refugee being appointed as a bishop?

Archbishop Philip Wilson: The ordination of Bishop Vincent Long is a really great moment for the Catholic Church in Australia and I think you can see God’s hand in this. He arrived here like so many Vietnamese people as a refugee, driven out of his home by communist oppression and looking to be able to live his life in freedom so he can live out his faith and then he joined the Franciscan order when he came here, and just some years after that he still a young man really is being appointed the Auxiliary Bishop in Melbourne. This is a great moment for the Church here in Australia. It’s been really tremendous that we’ve arrived at the point now where the presence of the Catholic Vietnamese community is so important, it's also being marked by the fact that and a Vietnamese is going to be a member of the Australian bishop conference. I know that all the Catholic Bishops in Australia welcome this appointment very much and we are very glad to welcome Bishop Vincent into our midst.

Fr. Peter Tran Quang Tong: Thank you very much, Your Grace. On behalf of the VietCatholic Net we thank you for your kindness to have an interview with us. Also all the best with success in your ministry, Archbishop of Adelaide the President of the Conference of Catholic Bishops

Archbishop Philip Wilson:Thank you. You know how much I hold the Vietnamese community in esteem and that I really love them and I’m really grateful to them for their presence in Australia. It’s been a great honour for me this year to have been at La Vang in Vietnam for the celebration of the faith in Vietnam and then the very same year where I’ve experienced the life of the Catholic Church in Vietnam, first hand, to be present tomorrow at the ordination of a Vietnamese bishop in Australia, He's a great man.

Fr. Peter Tran Quang Tong: Thank you very much, Bishop.

Archbishop Philip WilsonGood, thank you

Chúng con, một nhóm ký giả trên mạng VietCatholic. Mọi giáo dân người Công giáo Việt trên toàn thế giới đặc biệt là ở Úc hiện rất vui mừng trước việc bổ nhiệm vị tân Giám mục phụ tá Melbourne là cha Vincente Long. Thưa cá nhân đức cha có quen biết ngài không?



Tôi đã gặp đức cha vài lần nhưng từ khi ngài được tuyển chọn làm giám mục tôi không còn gặp ngài nữa. Tôi đang chờ để ngày mai sẽ có mặt tại lễ truyền chức giám mục của ngài.



Đức cha đã đến Úc với tư cách người tị nạn và gia nhập dòng Phanxicô rồi sau đó đã thực hiện một số công việc rất tuyệt vời ở Rome. Thưa đức cha ngài nghĩ gì về sự kiện tuyệt vời này khi một người Việt tị nạn được bổ nhiệm làm giám mục?



Việc bộ nhiệm giám mục Vincente Long là một giây phúc thực sự tuyệt vời cho giáo hội Công Giáo tại Úc và tôi nghĩ rằng cha đã có thể thấy có sự can thiệp bàn tay của Thiên Chúa trong vấn đề này. Đức cha đã đến đây như bao người Việt Nam tị nạn khác, đã phải rời bỏ quê nhà của mình vì sự đàn áp của người cộng sản hầu có thể kiếm tìm một cuộc sống trong tự do để có thể sống đức tin của mình. Sau đó ngài gia nhập dòng Phanxicô và chỉ cần một vài năm sau đó khi vẫn còn là một người trẻ tuổi ngài đã được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá tại (giáo phận) Melbourne. Đây quả là giây phút tuyệt vời cho Giáo Hội ở Úc. Thật là một việc cả thể khi chúng ta đã đạt đến thời điểm hiện nay khi sự hiện diện của cộng đồng người Việt Công giáo thật quan trọng, ngoài ra còn được đánh dấu bởi sự kiện người Việt Nam đã có được một thành viên trong hội đồng giám mục Úc. Tôi biết rằng tất cả các Giám mục Công giáo tại Úc đều rất hoan nghênh sự bổ nhiệm này và chúng tôi rất vui mừng được chào đón Đức Giám Mục Vincente vào trong hàng ngũ anh em chúng tôi.



Cảm ơn đức cha rất nhiều. Thay mặt cho mạng VietCatholic chúng con xin cảm ơn đức cha vì lòng tốt của ngài đã cho chún gcon buổi phỏng vấn này. Cũng xin gởi lời chúc thành công đến với ngài trong sứ vụ của mình là vị Tổng Giám Mục Adelaide, Chủ tịch của Hội Đồng Giám mục Công giáo Úc.

Cảm ơn cha. Cha cũng biết lòng quý trọng của tôi dành cho cộng đồng Việt Nam. Tôi thực sự yêu mến họ và tôi thực sự biết ơn sự hiện diện của họ tại Úc. Đó là một vinh dự lớn cho tôi trong năm nay để có mặt tại La Vang để cử hành thánh lễ tại Việt Nam và cùng năm đó, tôi đã học hỏi được kinh nghiệm đời sống thức tiễn về đức tin của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam để ngày mai có thể đến tham dự lễ truyền chức của một giám mục Việt tại Úc. Ngài quả là một người tuyệt vời.



Xin cảm ơn đức cha



Tốt lắm, cảm ơn cha.
 
Lễ truyền chức cho Đức cha Long sẽ được trực tiếp trình chiếu trên mạng.
Hoàng Nguyễn
04:16 23/06/2011
Lễ truyền chức cho Đức cha Long sẽ được trực tiếp trình chiếu trên mạng.

Dự trù sẽ có hàng ngàn người tham dự lễ truyền chức cho Đức cha tân cử Vinh-sơn Long.

Theo tin của TGP Melbourne (22-06-2011), buổi lễ truyền chức cho vị giám mục Úc đầu tiên có sinh quán tại Á châu, Đức cha Vinh-sơn Long OFM Conv (dòng Phanxicô Viện tu), sẽ diễn ra vào lúc 7 giờ 30 tối ngày thứ Năm 23 tháng Sáu tại nhà thờ chính tòa St Patrick East Melbourne. Buổi lễ có hàng ngàn người tham dự và sẽ được trực tiếp trình chiếu trên trang mạng www.cam.org.au/bishopsordination, đặc biệt cho cộng đồng Việt nam ở Úc và các nước khác.

(Xin embeded file "Bishop-Ordination-streaming-placeholder.jpg" với hyperlink to http://www.cam.org.au/bishopsordination)

Chuẩn bị cho việc chịu chức, Đức cha tân cử Vinh-sơn Long đã đến viếng mộ của một trong các vị đại thánh của Giáo hội, thánh Phanxicô Assisi, tại Ý, và có một tuần tĩnh tâm sau khi từ Rôma trở về Úc vào cuối tháng Năm vừa qua.

Đức cha Long sẽ được truyền chức giám mục với sự chủ phong của Đức Tổng Giám mục Dennis Hart và đồng chủ phong là Đức Hồng Y George Pell và Đức Tổng Giám mục Giuseppe Lazzarotto, Khâm sứ Tòa thánh tại Úc. Thánh lễ đồng tế sẽ có sự tham dự của 19 tổng giám mục và giám mục cùng với hàng trăm linh mục.

Bề trên Tổng quyền dòng Phanxicô Viện tu, cha Marco Tasca OFM Conv, sẽ đến từ Rôma để tham dự lễ truyền chức giám mục cho vị cựu phụ tá của ngài.

Các thành viên trong gia đình Đức cha Long tại Úc, Hòa lan và Việt nam sẽ có mặt trong lễ truyền chức và cũng sẽ có sự hiện diện của một số thành viên quốc hội Liên bang và Tiểu bang.

Trong các tuần qua, một ca đoàn hùng hậu với khoảng 100 ca viên đến từ các cộng đoàn Việt nam khắp Melbourne đã ráo riết tập dợt để hát trong thánh lễ truyền chức này.

Hoàng Nguyễn
 
GP. Hưng Hoá: Thánh lễ Thánh Hiến 13 nữ tu thuộc Tu Hội Đời Nữ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
05:53 23/06/2011
HƯNG HOÁ – Vào lúc 19g00 ngày 22-6-2011, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất đã chủ tế Thánh lễ Thánh Hiến trọn đời cho 13 chị Tu Hội Đời Nữ Thánh Tâm Chúa Giêsu, tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận (xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ). Cùng đồng tế với ngài có cha Phêrô Phùng Văn Tôn - Tổng đại diện, cha Giuse Nguyễn Thái Hà – nguyên giám quản, cha Antôn Cao Trung Trực – giám đốc Trung tâm mục vụ, quí cha xứ, ân nhân, thân nhân của khấn sinh.

Tham dự Thánh lễ còn có quý dì Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, quí Dì đang phục vụ tại Trung tâm Mục vụ, quí Thầy, quí Dì đang theo học lớp tiếng H’Mông, lớp học Đàn đến từ các giáo xứ trong Giáo phận và khá đông giáo dân Giáo xứ Hà Thạch.

Tu Hội Thánh Tâm Giáo phận Hưng Hóa thuộc Tu Hội miền Việt Nam, huynh đoàn Sơn Tây. Tu Hội Thánh Tâm Chúa Giêsu mang tính quốc tế có trụ sở tại Pháp. Hiện nay Tu Hội này có 4 ngành:

1. Ngành thứ nhất là dành cho các linh mục,
2. Ngành thứ 2 dành cho các nam giới độc thân,
3. Ngành thứ 3 dành cho nữ giới độc thân,
4. Ngành thứ 4 dành cho những người đang sống trong bậc gia đình.

Tại Giáo phận Hưng Hóa, chỉ có hai ngành đang hiện diện, đó là ngành thứ nhất dành cho linh mục: có một thành viên. Và ngành thứ 3 dành cho chị em tu tại gia. Ngành này có hơn 50 thành viên đang sống tại các gia đình. Họ đang tham gia âm thầm vào mọi công việc trong giáo xứ. Người thì làm giáo lý viên, người thì làm trưởng ca đoàn, người thì tham gia vào hội đồng mục vụ, người thì giúp phòng Thánh hay giúp bếp tại các giáo xứ.

Có thể nói trong những năm khó khăn nhất tại Giáo phận Hưng Hóa chị em Tu Hội đời này đã là đội ngũ cốt cán tại các giáo xứ trong vấn đề mục vụ, ngay cả về ơn gọi. Các chị đã động viên giới trẻ dấn thân và quảng đại theo Chúa Giêsu để làm linh mục và tu sĩ. Vì thế, hầu hết các linh mục và tu sĩ trẻ tại Giáo phận đều biết ơn các chị về sự động viên và khuyến khích theo đuổi ơn gọi từ các chị Tu Hội Đời này.

Bề ngoài, các chị em không có tu phục, không sống chung nhưng qua gương sống của các chị nhiều người đã trở lại cùng Chúa và nhận ra Chúa cách rõ ràng hơn.

Ý thức được thân phận mỏng giòn của mình, các chị em đã về Trung tâm Mục vụ từ những ngày trước để tĩnh tâm dọn mình đón nhận ơn Chúa cách tốt nhất. Phụ huynh và người thân cũng vui mừng đến từ rất sớm để dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa và chia sẻ niềm vui với con em mình.

Đầu Thánh lễ, Đức cha chủ tế giới thiệu ý nghĩa Thánh lễ và xin cộng đoàn cầu nguyện cho Tu hội Thánh Tâm nói chung, miền Việt Nam, huynh đoàn Sơn Tây nói riêng và các chị em khấn hứa trọn đời hôm nay cách đặc biệt. Thiên Chúa đã chủ động chọn các chị và chính các chị đã quảng đại đáp lại tiếng Chúa nên trong Thánh lễ này các chị công khai bày tỏ ý định của mình trước mặt Thiên Chúa và công đoàn, nhất là qua chị Tổng phụ trách Tu Hội Thánh Tâm miền Việt Nam.

Giảng trong Thánh lễ, Đức Cha chia sẻ về ơn gọi dựa trên nền tảng Thánh Kinh và những qui định của Giáo luật.

Thứ nhất là ơn gọi phát xuất từ Thiên Chúa: Qua dòng lịch sử Thánh Kinh, chúng ta đã khám phá ra một điều hết sức quan trọng, đó là ơn gọi phát xuất từ Thiên Chúa. Ngài chủ động gọi và chọn một ai đó. Cách này cách khác, Thiên Chúa hướng dẫn người đó nhưng sự thường là qua các đấng các bậc trong Giáo Hội. Cho dù, các vị đó vẫn còn yếu đuối nhưng vì Thiên Chúa muốn như vậy.

Ơn gọi của Samuel là một thí dụ điển hình. Samuel được gọi nhưng đâu có biết là Chú gọi mà phải chạy đến Thầy cả thượng tế Hêli để thưa rằng: “Dạ con đây vì Thầy gọi con” (1Sm3,8). Không phải chỉ một lần mà đến 3 lần. Cho dù, Thầy cả Hêli không phải là đã thánh thiện đủ nhưng vì ông đã được Chúa chọn làm Thượng tế. Và qua sự hướng dẫn của Thầy cả Hêli, Samuel đã nhận ra ơn gọi của mình.

Chị em cần phải khôn ngoan như các trinh nữ trong bài Tin Mừng (Mt 25,1-3) chúng ta vừa lắng nghe. Cùng là đi đón chàng rể nhưng các chị đã mang đèn và lại mang cả dầu nữa. Cho dù, trong lúc chờ đợi chàng rể, các cô cũng thiếp ngủ vì sự yếu hèn của thân xác nhưng các cô vẫn luôn luôn sẵn sàng đón rước chàng rể. Chị em cũng vậy sống ở đời và sống trong Tu Hội nhưng cũng có người được chọn và cũng có người bị loại. Chỉ vì người đó có sẵn sàng đón Chúa hay không? Nếu không sẵn sàng đón Chúa thì làm sao được Chúa chấp nhận khi Ngài đến Người tiếp nhận chúng ta đến?

Người Á Đông chúng ta thường nói thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ thứ ba tu chùa. Nếu tu ở Chùa, hay tu trong nhà dòng nào đó thì hàng rào, bề trên và cộng đoàn sẽ bảo vệ người đó nên phần nào đễ hơn. Nhưng ở đây, các chị đã tu chợ và tu tại gia. Quả thật là không dễ! Nên các chị cần cố gắng hơn nhiều để chu toàn bổn phận và giữ được ơn gọi của mình.

Đặc biệt, Đức cha đã chia sẻ với các bậc phụ huynh về ơn gọi của các chị. Ngài nói: “Các bậc phụ huynh cần phải có cái nhìn khác về ơn gọi của con em mình. Bởi vì từ xưa đến nay, một người con gái không xây dựng gia đình mà ở nhà là điều gì đó không bình thường. Người ta thường gọi là “gái to trong nhà”. Rất nguy hiểm!!!

Hôm nay, các bậc phụ huynh phải có cái nhìn khác về con em mình, cái nhìn đức tin. Con em mình đang sống cho Chúa và theo tiếng gọi của Chúa. Đây là một ơn gọi phát xuất từ Thiên Chúa, tức là do sáng kiến của Chúa chứ không phải của con người. Nếu có được cái nhìn đức tin như vậy, quí ông bà sẽ bảo vệ và nâng đỡ con em mình chu toàn bổn phận trong bậc thánh hiến này”.

Thứ hai là Giáo luật qui mấy hình thức về đời sống Thánh Hiến: Giáo luật năm 1983 chấp nhận 5 hình thức Thánh hiến:

- Hình thức thánh hiến các trinh nữ: có nguồn gốc từ thời các Tông đồ
- Hình thức ẩn tu: có nguồn gốc từ thế kỉ thứ 3 - 4
- Hình thức đan sĩ: có nguồn gốc từ thế kỉ thứ 8 - 9
- Hình thức dòng tu: có nguồn gốc từ thế kỉ 14 – 15
- Hình thức tu hội: được Đức Giáo Hoàng Piô XII chấp thuận năm 1947.

Một hình thức mới ra đời bên Âu Châu vào thế kỉ 20. Đó là các Phong Trào (Opus) lần lượt xuất hiện. Những phong trào này phần nào đáp được ứng nhu cầu cấp thiết của thời đại, nhất là phong trào Opus Dei. Các thành viên của Opus Dei rất đa dạng: Giáo hoàng, Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân. Vì thế, họ có thể tham gia vào nhiều lãnh vực khác nhau, ngay cả lãnh vực kinh tế hay chính trị.

Sau bài giảng của chủ tế là phần tuyên khấn, chị Tổng phụ trách miền Việt Nam thay mặt cho Tu Hội Thánh Tâm quốc tế nhận lời khấn của các chị em. Từng người một đã bày tỏ công khai ý định của mình qua ba lời khuyên Phúc Âm: Vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh.

Mỗi chị đều cầm trên tay bản cam kết và cây nến cháy sáng. Tuy có chị khá cao tuổi nhưng giọng đọc vẫn rất mạnh lạc và dứt khoát. Điều đó muốn nói rằng chị em đã chờ đợi ngày hồng phúc này quá lâu rồi. Xin cho cuộc đời chị em như cây nến cháy sáng trên tay và như men, như muối ướp cho mặn đời.

Cuối cùng, chị Tổng phụ trách thay mặt Tu Hội và các chị em khấn trọn cám ơn Đức cha, quí cha đồng tế, quí Thầy, quý Dì và cộng đoàn dân Chúa đã đến hiệp dâng Thánh lễ Thánh hiến các trinh nữ. Mọi người đã cầu nguyện cho Tu Hội Thánh Tâm Chúa Giêsu, cách riêng cho các chị em tuyên khấn trọn đời hôm nay.
 
Văn Hóa
Chuyện bụi tre
Lm Vũđình Tường
15:59 23/06/2011
Cả làng ai cũng biết là ông Ba thích bụi tre. Nơi nào đông người ông cũng kể chuyện về bụi tre, ông kể tỉ mỉ, cặn kẽ khiến người nghe phát chán. Nhất là lối kể chuyện của ông. Ông hay ngừng ở giữa câu văn như là để suy nghĩ nhớ lại chi tiết, hay tìm chữ thích hợp để diễn tả, hay có khi ngưng để người nghe thấm những chi tiết ông vừa kể.

Ông kể tỉ mỉ từ việc mỗi ngày ông chắm sóc bụi tre làm sao, tỉa cành vào lúc nào, nhổ cỏ ra sao, tưới nước như thế nào, giờ nào mới đúng cách và chi tiết hơn nữa ông còn kể cả việc ông nói chuyện với bụi tre trong lúc chăm sóc nó. Tất nhiên những điều ông kể trên chẳng theo sách vở nào, nó chỉ là kinh nghiệm làm vườn riêng của ông và ông tin chắc là cách đúng nhất. Tuy nhiên có một điều ông giữ bí mật mà không ai hỏi được đó là tại sao ông lại thích bụi tre đến thế.

Ông có một khu vườn khá rộng, trồng đủ thứ cây, từ cây ăn trái đến rau cỏ, và cả hoa nữa, nhưng bụi tre vẫn là câu chuyện đầu môi chóp lưỡi của ông. Ai hỏi đến lý do ông thích bụi tre, ông chỉ trả lời một cách bí mật “rồi sau này ông, bà sẽ hiểu. Thật ra bụi tre có một lịch sử khá kỳ quặc. Nó là một gốc tre già bị bỏ rơi, bị ai đó quăng ngoài bụi cỏ đầu làng. Ông nhặt nó và lẽo đẽo vác về chăm sóc. Ông định trồng ở góc vườn phía trái căn nhà, nhưng thấy bụi tre bị nắng thiêu gần chết nên ông mang đặt gần bờ ao chờ nó đâm rễ rồi mới mang dâm. Hơn hai tuần lễ chờ chực, gốc tre bắt đầu bén rễ và chẳng bao lâu sau măng mọc, ông gọi đó là cây măng tiên khởi. Cây măng gặp đất tốt, nước non đầy đủ, mọc nhanh thấy rõ. Hy vọng và tình yêu của ông Ba cũng mọc theo cây măng tiên khởi.

Cây măng lớn lên tươi xanh với những lá xanh óng ả và theo tự nhiên, những măng con bắt đầu nảy nở. Ý định trồng bụi tre ở góc trái vườn không còn nữa và ông Ba không muốn di chuyển nó. Hơn nữa ông nghĩ cạnh bờ ao là chỗ lý tưởng cho bụi tre. Từ một gốc tre già bị bỏ rơi, dưới bàn tay chăm sóc của ông Ba, gốc tre già trở thành bụi tre lớn nhất nhì trong làng. Quả vậy, từ ngày trồng bụi tre đến nay, ông chưa bao giờ cầm dao chặt lấy một cây, tỉa cành thì có, chứ chặt tre, chặt măng thì ông chưa bao giờ. Ông cũng rắc thuốc kiến xa xa quanh bụi tre để kiến khỏi làm tổ nơi thân tre. Ông biết rõ một khi bụi tre bị kiến làm tổ thì thịt tre sẽ dòn và trở nên vô dụng. Bụi tre cũng là nhà hội của lũ chim trời, từ sáng sớm cho đến chiều tối, lúc nào cũng có tiếng chim ríu rít ca vui từ bụi tre. Đây cũng là chỗ mà ông Ba nếu có giờ rảnh sẽ đến nghỉ nghơi. Ông mắc chiếc võng vào hai thân tre và ngự trên đó hàng giờ, nằm thưởng thức tiếng chim ca đồng thời nói chuyện với bụi tre. Dĩ nhiên ông biết rõ là bụi tre chẳng bao giờ nói lại, nhưng ông luôn tin tưởng là bụi tre hiểu được ông và biết là ông yêu nó dường bao. Nếu bụi tre mang lại cho ông Ba bao niềm vui thì bụi tre cũng là cớ cho thiên hạ làm phiền ông. Đó là mỗi khi có ai tới hỏi mua tre. Ai nhìn thấy bụi tre “xuân thì” cũng muốn mua mấy cây về dùng. Người ta hỏi mua mãi khiến ông phát cáu đề bảng “Tre không bán, đừng hỏi tốn công”. Dẫu làm thế, nhưng vẫn có người đến hỏi. Câu chuyện đề bảng không bán tre một dạo trở thành truyện trong làng. Trong đám tiệc tùng, người ta thách đố nhau nếu ai mua được một cây tre của ông Ba thì sẽ được thưởng nhất là mấy anh thanh niên trẻ, sau một vài ly rượu, anh nào cũng nghĩ là mình có đủ uy tín để ông Ba nể phải bán cho một cây tre khoe tài với anh em. Tất cả đều bị ông Ba nhã nhặn trả lời khôn khéo để những chàng kia lần lượt đi không rồi lại cũng về không. Đám thanh niên thất bại kéo nhau đến thách các cụ già. Mới đầu các cụ bỏ ngoài tai cho là chuyện trẻ con, hăng tiết vịt chứ được ích gì. Bị nói xiên, nói xỏ mãi các cụ cũng xiêu lòng nên cũng có mấy cụ tình nguyện đi làm công tác mua tre. Cái uy tín mỗi người tự gán cho mình đều trở thành uy tín hão. Bụi tre ông Ba vẫn còn nguyên vẹn chẳng mất mát một cây nào.

Gia đình ông Ba, nhất là các con chỉ cầu mong làm sao cho ông bán phức bụi tre đi cho xong chuyện. Để chẳng thấy sinh ích lợi bao nhiêu mà chỉ thấy phiền nhiễu, đúng là tổ tội ở bụi tre mà ra. Ở ngoài thì bà Ba và các con nghe chuyện bụi tre đến phát nhàm tai. Về nhà lại cũng chuyện bụi tre từ miệng ông Ba; đã xong đâu, lũ con cái ông Ba thì khổ sở về mỗi sáng dọn lá tre. Chuột hàng đêm lùa bắt chim trên bụi tre, sau đó còn cắn đọt tre nên sáng nào cũng phải thu dọn. Nghe tiếng chim hót thì thích tai, nhưng dọn cứt chim thì không sung sướng gì. Chính ông Ba cũng có cái kinh nghiệm đó. Bao lần đang thiu thiu giấc mộng bỗng giật nảy mình vì con chim trên cành chơi tồi, phang xuống một bãi, khi thì ngay mặt, lúc lại bả vai.Cứt chim ngày thì ướt, ngày lại dẻo, tuỳ thuộc vào thức ăn trong ngày.

Ông Ba biết bụi tre gây phiền toái cho gia đình vợ con thế nhưng ông vẫn thích bụi tre và vẫn yêu quý nó. Gia đình ông Ba không sao hiểu được tại sao ông quý bụi tre như vậy và cũng chẳng ai thèm hỏi ông. Có một điều mà cả nhà đặt niềm tin nơi ông là mọi việc ông làm đều có mục đích. Ông tính toán cẩn thận mọi điều rồi mới làm, ông kiên nhẫn chờ đợi kết quả của việc ông làm và nếu ông đã quyết định thì khó ai có thể lay chuyển được ý ông. Trong những việc ông làm, có việc thì cả nhà nhìn thấy ý ông, có việc thì phải chờ cho công việc chấm dứt mới nhìn thấy kết quả, có việc thì ông phải giải thích gia đình mới hiểu được ý ông. Chuyện bụi tre sớm muộn gì ông cũng giải thích cho nghe nhưng bây giờ chưa phải lúc để hỏi.

Một ngày kia ông Ba tuyên bố chặt bụi tre, đó là một ngày vào tháng hạ, tiết trời oi ả, bầu trời trong sáng không một vẩn mây, ông Ba sau những lần than vắn thở dài đã đi đến quyết định. Ông biết chặt tre vào tháng hè là không đúng vì nó có hại cho những măng tre non. Người ta theo thói quen chặt tre vào mùa đông để những măng gặp khí hậu mát mẻ sẽ mọc nhanh. Còn ông Ba thì nhất định chặt tre vào tháng hè. Ông tính toán đủ, do dự đủ và bây giờ là quyết định bắt tay vào việc. Gia đình thì không biết nên buồn hay nên vui. Chặt bụi tre thì con cái nhàn hạ đi nhưng chắc gì xóm ngõ đã để yên hay họ lại bàn ra tán vào nhiều hơn. Còn ông Ba nữa, bụi tre là niềm vui của ông, nếu chặt bụi tre thì sự việc sẽ ra sao?

Việc phải đến sẽ đến, cả làng ai cũng ngạc nhiên, không hiểu nguyên nhân tại sao. Đúng như lời bà Ba dự đoán. Người bàn ra tán vào về chuyện bụi tre. Người thì giải thích để thanh minh cho cái “nhục” mua tre hụt, kẻ khác thì đâm ra thương hại ông Ba, kẻ khác coi đó như chuyện tầm thường khi nghe tin ông Ba chặt bụi tre. Tất cả những lời giải thích trên đều sai, đều là những phỏng đoán mù mờ. Chỉ có lũ trẻ con trong xóm là hiểu rõ chuyện hơn cả.

Ông Ba chặt bụi tre không phải vì tức có nhiều người hỏi mua, không phải là đốn tre để tránh phiền muộn, cũng không phải cần tiền phải đốn bụi tre mua gạo. Ông Ba chặt bụi tre là vì tình thương, tình thương của ông đối với bụi tre trước sau như một, hay phỏng đoán một tí thì tình thương đó lớn theo chiều kích của bụi tre. Từ lúc nhặt gốc tre bỏ rơi ông Ba đã có một mục đích, cái mục đích đó đã được ông kiên trì chờ đợi cho đến ngày hôm nay.

Bụi tre được chặt, róc cành lá cẩn thận, xong đâu đó, ông bổ tre làm hai tạo thành những máng dẫn nước tưới nước cho cả khu vườn, nhờ những ống nước này mà khu vườn của ông Ba được chăm sóc chu đáo hơn. Lúc này dân làng mới vở lẽ tại sao ông Ba không bán tre và họ hiểu tại sao ông Ba chặt tre. Giả sử như cây tre hiểu được ý ông Ba thì chắc là cây tre cũng không buồn khi bị chặt vì nó không phải là vật hy sinh hão mà nó được dùng để mang nguồn sinh lực là lượng nước hàng ngày nó chuyên chở đến cho những bụi cây khác trong vườn. Lũ chim non cũng mất một chỗ để vui ca múa hát. Lũ chim non phải hy sinh chỗ tụ tập nhưng ngược lại sự hy sinh đó có ý nghĩa vì đời sống của những cây trong vườn quan trọng hơn nhiều lần chỗ lũ chim tụ tập. Ông Ba hẳn không vui gì khi phải đốn bụi tre, nhưng nhìn thấy khu vườn bị nắng cháy vì thiếu nước thì việc chặt bụi tre chính là ông chia sẻ tình thương của ông tới những cây khác trong vườn.

Ý định của ông Ba là trồng tre để sau này làm máng tưới nước cho cả vườn. Thiên Chúa tạo dựng tôi, chắc chắn Ngài cũng cho tôi một mục đích.

Lm Vũđình Tường (viết ngày 7/10/1988)

TiengChuong.org
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hậu Giang
Nguyễn Ngọc Liên
21:51 23/06/2011
HẬU GIANG
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Anh gọi Hậu Giang thương nhớ
Ngọt ngào ơi sông chở những nguồn thương
Có giòng sông tuổi thơ chảy ngọt
Có tình em tha thiết gởi về xa....
(Trích thơ của Lam Hồng Minh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền