Phụng Vụ - Mục Vụ
Tại sao Chúa chọn con
LM. Anphong Trần Đức Phương
02:29 24/06/2009
TẠI SAO CHÚA CHỌN CON
(MỪNG ‘NĂM LINH MỤC’)
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm Cha Thánh Gioan Baotixita Maria Vianney qua đời (1859-2009), vào ngày lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu (19/6/2009), Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI đã long trọng tuyên bố khai mạc NĂM LINH MỤC. Năm Linh Mục sẽ kéo dài từ ngày 19/6/2009 đến ngày 19/6/2010, để mỗi người chúng ta có thể dành nhiều thời giờ hơn suy gẫm về sự cao trọng của Bí Tích Truyền Chức Thánh và Chức Linh Mục. Cũng là năm đặc biệt để chúng ta dâng nhiều hãm mình, hy sinh cầu nguyện xin ơn thánh hóa cho bao nhiêu linh mục đang âm thầm phục vụ Chúa và Dân Chúa cũng như toàn thể nhân loại ở khắp nơi trên thế giới. Đồng thời cũng là năm để các Linh mục cầu nguyện, suy gẫm và sống chức Linh Mục của mình trong cuộc sống bận rộn hàng ngày, trong nhiều chức vụ khác nhau mà Chúa đã trao ban. Cũng còn là năm để cổ động ơn gọi Linh Mục nơi giới trẻ.
Dù đã sống khá lâu trong cuộc đời Linh Mục, nhưng tôi vẫn luôn đặt câu hỏi “Tại Sao Chúa Chọn Con… dù con chỉ là một con người tầm thường, hèn yếu và nhiều khuyết điểm!” Đó cũng là câu hỏi có thể đặt ra với mỗi linh mục của Chúa: Tại sao Chúa đã gọi và chọn con? Cũng như tại sao Chúa đã chọn Phêrô, và các Tông Đồ, dù các Ngài cũng chỉ là những con người yếu đuối; như Phêrô đã chối Thày tới ba lần. Trong số 12 ông, lại có Giuđa bán Chúa! Tại sao Chúa chọn Phaolô, một kẻ điên cuồng chống Chúa và Giáo Hội Chúa lúc ban đầu (Công Vụ 8: 3). Tại sao Chúa đã chọn Augustinô, dù rất thông thái, nhưng lúc ban đầu là một người vô thần? Tại sao Chúa chọn Charles de Foucauld, một sĩ quan đầy tương lai trong quân đội Pháp đã ‘bỏ đạo’ và đang sống cuộc đời thác loạn? Mới đây lại chọn một đảng viên cộng sản Trung Quốc để trở nên một ‘Linh Mục chui’ với cái tên “Cha Bao”. Tại sao Chúa gọi và chọn lên chức Linh mục những người thật thông thái: những nhà bác học, khoa học, triết gia nổi danh như Gregor Mendel (1822-1844), Pierre Teihard de Chardin (1881-1955), George Lemaitre (1894-1966), Stanley L. Jaki (1924-2009), Michal Heller (1936) v.v… Trong khi cũng gọi và chọn Gioan Vianney, trí khôn rất bình thường.
Trong ‘Năm Linh Mục’, Đức Gíao Hoàng muốn chúng ta đặc biệt suy gẫm cuộc đời của cha Gioan Baotixita Maria Vianney (1786-1859) thường được gọi là Cha Sở xứ Ars (Cure d’Ars), là một Linh Mục, một Cha Xứ gương mẫu và là Bổn Mạng các Linh Mục, đặc biệt các Cha Xứ.
Cha Vianney sinh ngày 8/5/1786, trong một gia đình đạo hạnh, tại Dardilly (gần Lyon, Pháp) và lớn lên đúng vào thời kỳ Giáo Hội tại Pháp gặp những bách hại khủng khiếp do cuộc Cách Mạng Pháp (1789-1799). Cuộc Cách Mạng này khởi đầu vào lúc Vianney mới được 5 tuổi. Trong thời kỳ này, nhiều giáo sĩ và tu sĩ bị bắt đi tù đày hoặc giết chết, nhiều dòng tu, xứ đạo bị đóng cửa. Nhà thờ xứ đạo quê hương của Vianney cũng bị đóng cửa; nhưng cả gia đình vẫn kiên tâm giữ vững Đức Tin và sống đời sống đạo đức, bác ái. Khi lớn lên, Vianney có dịp gặp gỡ nhiều linh mục còn sống sót sau cuộc bách hại, và sống Đức Tin thật mạnh mẽ. Các ngài cùng chung tay xây dựng lại Giáo Hội Pháp từ những đổ nát sau cuộc Cách Mạng. Noi gương sáng của các linh mục này, Vianney cảm thấy muốn đi tu làm Linh Mục, và xin vào Chủng viện. Vì tuổi đã hơi lớn, và không được học hành nhiều, trí khôn lại hơi kém, nên Vianney đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian tu học. Nhưng bù vào, Vianney có một Đức Tin mạnh mẽ và lòng đạo đức sâu xa. Cuối cùng nhờ ơn Chúa, Vianney cũng vượt qua được mọi trở ngại, khó khăn và chịu chức Linh Mục vào ngày 13/8/1815 tại Grenobe. Sau một thời gian lam phó xứ, Cha Vianney được bổ nhiệm về làm Cha sở xứ Ars (gần Lyon) từ năm 1918. Lúc đó, xứ Ars là một xứ đạo miền quê, nghèo nàn, và tinh thần đạo đức bị sút giảm vì những năm Cách Mạng Pháp. Lúc đầu, Cha Vianney cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc mục vụ cho giáo dân ở đây. Cha cố gắng dành nhiều thời giờ đi thăm viếng các gia đình, giúp đỡ các cô nhi, qủa phụ, các nguời nghèo khó trong xứ đạo. Cha cũng dành nhiều thời giờ dạy giáo lý cho trẻ em. Những thời giờ còn lại, Cha vào Nhà Thờ để cầu nguyện với Chúa Giêsu Thánh Thể. Cha cũng siêng năng cầu nguyện với Đức Mẹ Maria qua tràng Chuỗi Mân Côi mà Cha luôn mang theo trong người hoặc trên tay. Nhờ kiên trì hãm mình, cầu nguyện và sống khiêm nhường, Cha Vianney đã biến xứ đạo này trở nên một xứ đạo nhiệt thành, sốt sáng.
Cha Vianney đã sống gần suốt cuộc đời Linh Mục ở đây và lòng đạo đức, tinh thần hy sinh cũng như sự tận tụy phục vụ giáo dân, đã làm cho danh tiếng của Cha lan tràn đến các xứ đạo lân cận, rồi đến khắp nơi trên nước Pháp và các quốc gia khác. Nhiều người từ các nơi, kể cả nhiều vị giảng thuyết nổi tiếng tại Pháp lúc đó, như Cha Henry Lacordaire, cũng đến nghe Cha Vianney giảng. Những bài giảng của Cha tuy đơn sơ, dễ hiểu, nhưng rất đạo đức, phát xuất từ đời sống nội tâm sâu xa. Cha Vianney đã sống những lời Cha giảng cho dân chúng, nên đánh động rất nhiều tâm hồn. Nhiều người đã tìm lại được Đức Tin khi nghe Cha giảng, và đến bàn việc thiêng liêng cũng như xưng tội với Cha.
Vào khoảng 10 năm cuối đời của Cha Vianney, hàng năm có tới 20 ngàn người (trong đó có cả những Giám mục, Linh mục, Tu sĩ nam, nữ) đến nghe Cha giảng, xưng tội, bàn việc thiêng liêng. Mỗi ngày Cha phải ngồi Tòa Giải Tội ít nhất là 12 tiếng đồng hồ, có khi 16 tiếng. Chỉ vào đêm khuya, Cha mới trở vào nhà xứ và ăn mấy củ khoai luộc sẵn, sau đó nghỉ đêm ít giờ, để rồi lại thức dậy từ sáng sớm đọc sách nguyện, suy gẫm, dâng Thánh Lễ và bắt đầu một ngày mới đầy bận rộn. Có những lần Đức Giám Mục muốn thuyên chuyển Cha, nhưng giáo dân quyết tâm xin giữ Cha lại. Chính Cha Vianney cũng đã có nhiều lần muốn rời bỏ giáo xứ để sống đời chiêm niệm; nhưng theo ý Chúa, Cha đã tiếp tục phục vụ tại đây cho đến khi được Chúa gọi về để thưởng công trên Nước Chúa vào ngày 4/8/1859. Đức Giáo Hoàng Pio XI đã suy tôn Ngài lên bậc Hiển Thánh vào năm 1925. Ngài thật là một mẫu gương Linh mục tuyệt vời, đúng là Thánh Bổn Mạng của các Linh Mục, nhất là các Linh Mục phục vụ tại các giáo xứ.
Trong năm thánh hóa các Linh Mục này, chúng ta hãy dâng nhiều hy sinh, hãm mình cầu xin Chúa Giêsu Linh Mục Thượng Phẩm đời đời, ban ơn thánh hóa, gìn giữ và nâng đỡ các Linh Mục của Chúa đang hoạt động khắp nơi trên thế giới; đặc biệt các Linh Mục đang gặp nhiều khó khăn, thử thách, đang bị tù đày tại những nơi mà Giáo Hội đang bị bách hại cách này hay cách khác.
Có nhiều “Kinh Cầu cho các Linh Mục”, và nhiều nhà thờ thường đọc vào trước giờ Thánh Lễ để xin ơn thánh hóa cho các Linh Mục. Nhiều gia đình cũng đọc vào giờ Kinh Tối. Chúng tôi xin gửi đến qúy vị một kinh sau đây:
KINH CẦU CHO CÁC LINH MỤC
Lạy Chúa Giêsu, là LINH MỤC ĐỜI ĐỜI,
Chúa đã dùng tay các vị Giám mục mà thông ban bảy ơn Thánh Thần Chúa để thánh hóa các Linh mục.
Chúa là mẫu gương độc nhất và sáng tỏ cho hàng Linh mục noi theo.
Xin in sâu người mẫu vào tâm hồn các Linh mục
để các Linh mục được trở nên những vị Kitô-thứ-hai của Chúa.
Xin Chúa cho các Linh mục sống theo ánh sáng Đức Tin chỉ dẫn
và bất cứ trong cảnh ngộ nào hằng tin vào quyền năng vô cùng của Chúa,
biết sống nội tâm, siêng năng cầu nguyện,
lấy Mình Máu Thánh Chúa và Phúc Âm làm của ăn nuôi sống hằng ngày.
Xin cho các Linh mục thật lòng mến Chúa, và yêu thương mọi người,
hy sinh đời sống mình vì kẻ khác,
luôn luôn nêu gương mẫu khiêm nhường, khó nghèo, hiền hòa và trong sạch,
để mọi người nhìn thấy Chúa Giêsu trong các Linh mục.
Xin cho các Linh mục trìu mến và vâng phục Cha chung là Đức Giáo Hoàng,
thành tâm cộng tác với Đức Giám mục là đấng kế vị các Thánh Tông Đồ,
luôn luôn đoàn kết với các anh em Linh mục trong việc mở mang nước Chúa.
Xin cho các Linh mục là những chủ chăn nhiệt thành săn sóc đoàn chiên Chúa
tìm kiếm những chiên thất lạc chăm nom những chiên bệnh hoạn
chữa lành những chiên đau yếu nuôi dưỡng chiên trong đồng cỏ xanh tươi của Chúa.
Xin cho các Linh mục là cha chung đáng quý mến của mọi gia đình Cộng đoàn
hướng dẫn giáo dân trong tình phụ tử
lấy Phụng vụ và Lời Chúa làm của ăn nuôi dưỡng Cộng đoàn,
để mọi người trong Cộng đoàn hăng say cộng tác xây dựng nước Chúa.
Lạy MẸ MARIA,
là Mẹ hàng giáo sĩ xin cho hàng giáo sĩ hằng yêu mến Mẹ.
Xin Mẹ nâng đỡ Linh mục khi có ai yếu đuối ủi an khi sầu khổ khuyến khích khi thua buồn,
để các ngài luôn luôn phấn khởi làm tròn nghĩa vụ Linh mục.
Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:49 24/06/2009
MUA MỘT CON VOI
Na-lu-tin đi đến nhà phú ông cần chút tiền.
- “Ngài cần số tiền ấy để làm gì ?”
- “Mua một con voi.”
- “Ngài không có tiền, mua voi về thì lấy gì cho nó ăn ?”
Na-lu-tin nói:
- “Tôi chỉ mượn tiền của ông, chứ không cần cao kiến của ông.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Ở đời có những chủ nợ cho vay cắt cổ, vay một lời mười; có những chủ nợ cho vay bằng tiền nhưng phải trả bằng vật chất; lại có những chủ nợ cho vay bằng tiền nhưng bắt con nợ đem con gái đến trả nợ, và có những chủ nợ không lấy lời bằng tiền nhưng chỉ cần con nợ qua đêm với họ.v.v...tất cả những chủ nợ trên đều phải trả nợ này trước mặt Thiên Chúa, Ngài là Đấng lau sạch nước mắt của những người bị nhục nhả, và lấy sự công bằng lại cho những người nghèo bị áp bức...
Người Ki-tô hữu luôn ý thức mình là môn đệ của Chúa Giê-su, cho nên sẽ không chì chiết này nọ khi giúp đỡ người khác, bởi vì họ luôn xác tín là mình đang giúp đỡ Chúa Giê-su nơi những người bất hạnh.
Bởi vì có thể nói, khi người công chính giúp đỡ cho người bất hạnh nghèo khổ, thì Thiên Chúa đang mắc nợ họ, và sẽ trả lại cho họ trong ngày phán xét.
Hạnh phúc thật.
N2T |
Na-lu-tin đi đến nhà phú ông cần chút tiền.
- “Ngài cần số tiền ấy để làm gì ?”
- “Mua một con voi.”
- “Ngài không có tiền, mua voi về thì lấy gì cho nó ăn ?”
Na-lu-tin nói:
- “Tôi chỉ mượn tiền của ông, chứ không cần cao kiến của ông.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Ở đời có những chủ nợ cho vay cắt cổ, vay một lời mười; có những chủ nợ cho vay bằng tiền nhưng phải trả bằng vật chất; lại có những chủ nợ cho vay bằng tiền nhưng bắt con nợ đem con gái đến trả nợ, và có những chủ nợ không lấy lời bằng tiền nhưng chỉ cần con nợ qua đêm với họ.v.v...tất cả những chủ nợ trên đều phải trả nợ này trước mặt Thiên Chúa, Ngài là Đấng lau sạch nước mắt của những người bị nhục nhả, và lấy sự công bằng lại cho những người nghèo bị áp bức...
Người Ki-tô hữu luôn ý thức mình là môn đệ của Chúa Giê-su, cho nên sẽ không chì chiết này nọ khi giúp đỡ người khác, bởi vì họ luôn xác tín là mình đang giúp đỡ Chúa Giê-su nơi những người bất hạnh.
Bởi vì có thể nói, khi người công chính giúp đỡ cho người bất hạnh nghèo khổ, thì Thiên Chúa đang mắc nợ họ, và sẽ trả lại cho họ trong ngày phán xét.
Hạnh phúc thật.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:50 24/06/2009
N2T |
21. Ban đầu chỉ có một thiên thần kiêu ngạo mà dẫn đến rất nhiều thiên thần mất nước thiên đàng, thì Thiên Chúa làm sao lại cho phép người kiêu ngạo vào cửa thiên đàng chứ ?
(Thánh Bernard)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:54 24/06/2009
N2T |
154. Một căn nhà không có một quyển sách, thì giống như một căn phòng không có cửa sổ.
Đời Sống Tâm Linh #5: Càng Lớn Tuổi Càng Đổi Mới
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
14:37 24/06/2009
Đời Sống Tâm Linh # 5:
CÀNG LỚN TUỔI CÀNG ĐỔI MỚI
Một số Gia trưởng, quý vị bị ám ảnh bởi sức khoẻ thể xác, tập luyện hàng ngày, ăn sinh tố, thức ăn bổ dưỡng. Mặc dù thân thể ta đang thực sự là già nua đi không thể tránh được theo thời gian.
Ở lứa tuổi hai mươi và ba mươi quý vị nghĩ rằng mình vô địch; nhưng trong những thời gian kế tiếp thị giác bắt đầu suy yếu, rồi đầu gối lỏng kêu lắc cắc, lục cục., rồi tâm trí nghễnh ngãng hay quên. Chúng ta cố gắng đối diện với sự thật, cố gắng duy trì sức khỏe thể xác được lâu dài, để được sống lâu bên gia đình và hưởng những tiện nghi của văn minh xã hội trong thời đại mới chóng qua này.
Thế rồi càng ngày quý vị càng suy giảm về thể chất, nhưng về tâm linh thì không hẳn như vậy. Dù tin hay không tin, vẫn có thể đẹp thêm theo tuổi tác. Đó là điều thánh Phaolô ngụ ý khi ông nói: “Dù con người bề ngoài của chúng tôi có tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới”. (2Cor 4, 16)
Cảm nghĩ: Ở đây thánh Phaolô cho đối lập: một bên là tăng trưởng tâm linh, một bên là suy tàn thể xác. Con người bên ngoài thì tương tự con người cũ (x. Ep 4, 22 và Cl 3, 9). Ngài đối chiếu khi thì bên trong, khi thì bên ngoài, khi thì trong thân xác, khi thì ngoài thân xác, khi thì con người cũ, khi thì con người mới (Ep 4,22-24). Vì con người cũ là con người lệ thuộc tội lỗi và những đam mê xấu, con người mới là con người được biến đổi trong Chúa Thánh Thần. (x.Rom 7,7-25). Nhiều người trong chúng ta sợ già cùng với mọi rắc rối của nó; nhưng khi chúng ta dần dần bị tước đoạt mọi thứ vốn yểm trợ mình dù là của cải, sức khoẻ, phẩm giá, sắc đẹp…thì chúng ta còn có Thiên Chúa, Người đang hiện diện bên ta qua con người và vạn vật, vũ trụ chung quanh. Cho nên dù có già cỡ nào, cũng không là quá trễ để đào sâu Lời Thiên Chúa cho Thần Khí đổi mới tâm hồn, và đầu tư càng nhiều thời gian hơn cho đời sống tâm linh của mình.
Các Gia trưởng, quý vị sẽ thấy được phần thưởng ngay bây giờ và mai sau. Nhớ ! bạn càng lớn tuổi, bạn càng tươi trẻ và đẹp thêm.!
Hoa thơm cỏ lạ: Để đẹp thêm theo tuổi tác và thể xác, Bạn hãy luyện sức khoẻ cho Tâm Linh.
Phó tế: Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
CÀNG LỚN TUỔI CÀNG ĐỔI MỚI
Một số Gia trưởng, quý vị bị ám ảnh bởi sức khoẻ thể xác, tập luyện hàng ngày, ăn sinh tố, thức ăn bổ dưỡng. Mặc dù thân thể ta đang thực sự là già nua đi không thể tránh được theo thời gian.
Ở lứa tuổi hai mươi và ba mươi quý vị nghĩ rằng mình vô địch; nhưng trong những thời gian kế tiếp thị giác bắt đầu suy yếu, rồi đầu gối lỏng kêu lắc cắc, lục cục., rồi tâm trí nghễnh ngãng hay quên. Chúng ta cố gắng đối diện với sự thật, cố gắng duy trì sức khỏe thể xác được lâu dài, để được sống lâu bên gia đình và hưởng những tiện nghi của văn minh xã hội trong thời đại mới chóng qua này.
Thế rồi càng ngày quý vị càng suy giảm về thể chất, nhưng về tâm linh thì không hẳn như vậy. Dù tin hay không tin, vẫn có thể đẹp thêm theo tuổi tác. Đó là điều thánh Phaolô ngụ ý khi ông nói: “Dù con người bề ngoài của chúng tôi có tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới”. (2Cor 4, 16)
Cảm nghĩ: Ở đây thánh Phaolô cho đối lập: một bên là tăng trưởng tâm linh, một bên là suy tàn thể xác. Con người bên ngoài thì tương tự con người cũ (x. Ep 4, 22 và Cl 3, 9). Ngài đối chiếu khi thì bên trong, khi thì bên ngoài, khi thì trong thân xác, khi thì ngoài thân xác, khi thì con người cũ, khi thì con người mới (Ep 4,22-24). Vì con người cũ là con người lệ thuộc tội lỗi và những đam mê xấu, con người mới là con người được biến đổi trong Chúa Thánh Thần. (x.Rom 7,7-25). Nhiều người trong chúng ta sợ già cùng với mọi rắc rối của nó; nhưng khi chúng ta dần dần bị tước đoạt mọi thứ vốn yểm trợ mình dù là của cải, sức khoẻ, phẩm giá, sắc đẹp…thì chúng ta còn có Thiên Chúa, Người đang hiện diện bên ta qua con người và vạn vật, vũ trụ chung quanh. Cho nên dù có già cỡ nào, cũng không là quá trễ để đào sâu Lời Thiên Chúa cho Thần Khí đổi mới tâm hồn, và đầu tư càng nhiều thời gian hơn cho đời sống tâm linh của mình.
Các Gia trưởng, quý vị sẽ thấy được phần thưởng ngay bây giờ và mai sau. Nhớ ! bạn càng lớn tuổi, bạn càng tươi trẻ và đẹp thêm.!
Hoa thơm cỏ lạ: Để đẹp thêm theo tuổi tác và thể xác, Bạn hãy luyện sức khoẻ cho Tâm Linh.
Phó tế: Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Bí quyết thần diệu để đạt được điều mong ước
LM Inhaxiô Trần Ngà
19:06 24/06/2009
Chúa Nhật 13 (Mác-cô 5, 21-43)
Có một ông vua rất đỗi giàu sang và vô cùng quảng đại. Nhà vua có một kho tàng đầy ắp những báu vật mọi người hằng mơ ước. Nhà vua tuyên bố với thần dân rằng bất cứ ai muốn lấy bất cứ thứ gì trong kho tàng vô tận của vua thì cứ lấy, miễn là phải dùng một loại chìa khoá rất đặc biệt mới mở được kho tàng. Chìa khoá ấy, vua cũng chỉ cho biết là đang nằm trong tầm tay mọi người. Tiếc thay, người ta không biết đó là chìa khoá thần kỳ và chưa mấy ai đem ra sử dụng.
Khi nghe tin nầy, nhiều người nao nức hỏi: Vị vua đại lượng đó là ai? Kho tàng nằm ở đâu? Chìa khoá nào mở được kho tàng, xin mau mau cho biết.
Đức vua đó chính là Thiên Chúa quyền năng. Kho tàng của Người là vô vàn phúc lộc không bao giờ vơi cạn. Chìa khoá để mở kho tàng ấy là lòng tin. Ai có lòng tin mạnh mẽ, người đó có thể mở được cửa kho tàng và chiếm lấy những gì mình muốn. Ai không có lòng tin, thì đành bó tay và chẳng thu lượm được gì.
Hai sự kiện thánh sử Mác-cô thuật lại trong Tin Mừng hôm nay minh chứng cho chân lý nầy:
Trường hợp người phụ nữ bị bệnh băng huyết
Một người phụ nữ bị băng huyết đã mười hai năm, đã lắm phen tìm thầy chạy thuốc nhưng bệnh của bà vẫn vô phương cứu chữa. Nay gặp Chúa Giê-su, bà mừng như người sắp chết đuối vớ được tấm phao.
Vì luật cấm những người mang thứ bệnh nhơ uế như bà tiếp cận với người khác (Lv 15, 25) nên bà không dám công khai gặp Chúa Giê-su, chỉ len lén tiến lại phía sau lưng Người, tự nhủ lòng rằng: "mình chỉ cần sờ được vào áo Người thôi là sẽ được cứu". Và điều nhiệm mầu đã xảy ra: bà vừa đụng vào áo Chúa Giê-su thì tức khắc huyết cầm lại và bà được chữa lành.
Chúa Giê-su biết có một năng lượng từ mình xuất ra nên quay lại tìm hiểu và khi người phụ nữ thú nhận việc bà vừa làm, Chúa Giê-su bảo: "Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh."
Chính Chúa Giê-su xác nhận lòng tin là chìa khoá thần kỳ mở ra cho người đàn bà kho tàng chứa đựng điều mà bà khao khát: được chữa lành chứng bệnh nan y.
Trường hợp ông trưởng hội đường
Đang cùng Chúa Giê-su tiến vội về nhà để nhờ Chúa cứu chữa đứa con gái đang hấp hối, thì người nhà của ông trưởng hội đường chạy đến báo cho ông biết rằng con gái ông chết rồi, đừng phiền Chúa đến nhà làm gì mất công.
Nghe vậy, Chúa Giê-su động viên ông ta: "ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Tin là được. Thế rồi, nhờ lòng tin, con gái ông đã được cứu sống.
Một lần nữa, Tin Mừng chứng tỏ cho thấy lòng tin là chìa khoá đem lại ân sủng nhiệm mầu: đứa con gái thân yêu chết rồi nay được cứu sống!
Còn nhiều sự kiện khác được ghi lại trong Tin Mừng chứng tỏ cho thấy phải có lòng tin thì mới đạt được điều mong muốn và không có lòng tin thì chẳng được gì (Mt 13, 58). Lòng tin có thể chuyển núi dời non. Với lòng tin, người ta làm được tất cả như lời Chúa Giê-su dạy: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi nầy: “rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ chuyển qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được" (xem thêm: Mt 17, 19-20; Mt 15, 28; Mt 21, 21-22)
Quả vậy, điểm lại những khuôn mặt đạt được thành công lớn lao trên thế giới, ta thấy rằng nguyên nhân chính giúp họ thành đạt là nhờ mạnh tin. Vững tin rằng mình sẽ làm được thì sẽ được như ý.
Như thế, lòng tin là bí quyết để thành công trên đường đời, và cũng là chìa khoá mở vào kho tàng ân sủng của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, lòng tin của chúng con còn yếu kém nên chẳng thu hoạch được gì. Xin ban thêm lòng tin để chúng con có thể mở được kho tàng ân sủng của Chúa.
Có một ông vua rất đỗi giàu sang và vô cùng quảng đại. Nhà vua có một kho tàng đầy ắp những báu vật mọi người hằng mơ ước. Nhà vua tuyên bố với thần dân rằng bất cứ ai muốn lấy bất cứ thứ gì trong kho tàng vô tận của vua thì cứ lấy, miễn là phải dùng một loại chìa khoá rất đặc biệt mới mở được kho tàng. Chìa khoá ấy, vua cũng chỉ cho biết là đang nằm trong tầm tay mọi người. Tiếc thay, người ta không biết đó là chìa khoá thần kỳ và chưa mấy ai đem ra sử dụng.
Khi nghe tin nầy, nhiều người nao nức hỏi: Vị vua đại lượng đó là ai? Kho tàng nằm ở đâu? Chìa khoá nào mở được kho tàng, xin mau mau cho biết.
Đức vua đó chính là Thiên Chúa quyền năng. Kho tàng của Người là vô vàn phúc lộc không bao giờ vơi cạn. Chìa khoá để mở kho tàng ấy là lòng tin. Ai có lòng tin mạnh mẽ, người đó có thể mở được cửa kho tàng và chiếm lấy những gì mình muốn. Ai không có lòng tin, thì đành bó tay và chẳng thu lượm được gì.
Hai sự kiện thánh sử Mác-cô thuật lại trong Tin Mừng hôm nay minh chứng cho chân lý nầy:
Trường hợp người phụ nữ bị bệnh băng huyết
Một người phụ nữ bị băng huyết đã mười hai năm, đã lắm phen tìm thầy chạy thuốc nhưng bệnh của bà vẫn vô phương cứu chữa. Nay gặp Chúa Giê-su, bà mừng như người sắp chết đuối vớ được tấm phao.
Vì luật cấm những người mang thứ bệnh nhơ uế như bà tiếp cận với người khác (Lv 15, 25) nên bà không dám công khai gặp Chúa Giê-su, chỉ len lén tiến lại phía sau lưng Người, tự nhủ lòng rằng: "mình chỉ cần sờ được vào áo Người thôi là sẽ được cứu". Và điều nhiệm mầu đã xảy ra: bà vừa đụng vào áo Chúa Giê-su thì tức khắc huyết cầm lại và bà được chữa lành.
Chúa Giê-su biết có một năng lượng từ mình xuất ra nên quay lại tìm hiểu và khi người phụ nữ thú nhận việc bà vừa làm, Chúa Giê-su bảo: "Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh."
Chính Chúa Giê-su xác nhận lòng tin là chìa khoá thần kỳ mở ra cho người đàn bà kho tàng chứa đựng điều mà bà khao khát: được chữa lành chứng bệnh nan y.
Trường hợp ông trưởng hội đường
Đang cùng Chúa Giê-su tiến vội về nhà để nhờ Chúa cứu chữa đứa con gái đang hấp hối, thì người nhà của ông trưởng hội đường chạy đến báo cho ông biết rằng con gái ông chết rồi, đừng phiền Chúa đến nhà làm gì mất công.
Nghe vậy, Chúa Giê-su động viên ông ta: "ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Tin là được. Thế rồi, nhờ lòng tin, con gái ông đã được cứu sống.
Một lần nữa, Tin Mừng chứng tỏ cho thấy lòng tin là chìa khoá đem lại ân sủng nhiệm mầu: đứa con gái thân yêu chết rồi nay được cứu sống!
Còn nhiều sự kiện khác được ghi lại trong Tin Mừng chứng tỏ cho thấy phải có lòng tin thì mới đạt được điều mong muốn và không có lòng tin thì chẳng được gì (Mt 13, 58). Lòng tin có thể chuyển núi dời non. Với lòng tin, người ta làm được tất cả như lời Chúa Giê-su dạy: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi nầy: “rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ chuyển qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được" (xem thêm: Mt 17, 19-20; Mt 15, 28; Mt 21, 21-22)
Quả vậy, điểm lại những khuôn mặt đạt được thành công lớn lao trên thế giới, ta thấy rằng nguyên nhân chính giúp họ thành đạt là nhờ mạnh tin. Vững tin rằng mình sẽ làm được thì sẽ được như ý.
Như thế, lòng tin là bí quyết để thành công trên đường đời, và cũng là chìa khoá mở vào kho tàng ân sủng của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, lòng tin của chúng con còn yếu kém nên chẳng thu hoạch được gì. Xin ban thêm lòng tin để chúng con có thể mở được kho tàng ân sủng của Chúa.
Gặp gỡ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:18 24/06/2009
Chúa Nhật 13 thường niên (Kn 1,13-15;2,23-24; Mc 5,21-43 )
“Nếu tôi chạm vào gấu áo của Nguời thì tôi sẽ được khỏi bệnh” ( Mc 5, 28 ). Sự đụng chạm này đã linh nghiệm. Người phụ nữ được chữa lành khỏi bệnh băng huyết. Sức khoẻ của bà được phục hồi. “Người cầm lấy tay em bé và nói: Talithakum …lập tức em bé đứng dậy và đi lại được” ( Mc 5,41-42 ). Cái cầm tay này đã linh nghiệm. Em bé đã được hồi sinh. Ôi, có những cái đụng chạm tuyệt vời, những cái đụng chạm làm phát sinh điều tốt đẹp. “ Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: Ai đã chạm đến Ta ?” ( c. 31 ). Quả thật, trong một ngày, một tuần… không biết bao lần ta đụng chạm, tiếp xúc với tha nhân cách này hay cách khác. Có nhiều cái đụng chạm, tiếp xúc hoá thành sự gặp gỡ và phát sinh hiệu quả tốt đẹp nhưng cũng có nhiều cái đụng chạm, tiếp xúc trở nên sự đụng độ và gây ra hậu quả chẳng hay. Khi sinh thời, rất nhiều người đã tiếp xúc với Chúa Giêsu và họ đã hưởng nhận biết bao ơn lành. Tuy nhiên cũng không ít người tiếp xúc với Chúa mà kết quả xem ra xấu xa và tồi tệ hơn chẳng hạn như phần lớn các luật sĩ, biệt phái… Có thể khẳng định cái yếu tố khiến cho những sự tiếp xúc phát sinh những kết quả trái ngược như thế, đó là ý hướng, thái độ của người tiếp xúc: tin tưởng hay hoài nghi vì đố kỵ.
“Này bà, lòng tin bà đã cứu chữa bà. Bà hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh”. “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi” ( Mc 5,34.36 ). Những lời của Chúa Giêsu nói với người phụ nữ bị băng huyết và với ông trưởng hội đường qua bài Tin Mừng hôm nay khiến ta liên tưởng đến lòng tin. Thật vậy, đọc Tin Mừng ta phải chân nhận rằng chính do bởi lòng tin của người ta mà Chúa Giêsu đã làm phép lạ để chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ hay phục sinh kẻ chết... Hình như chỉ mỗi một lần Chúa biểu dương uy quyền để củng cố đức tin người ta như phép lạ hoá nước thành rượu tại Cana. Tuy nhiên xét cho cùng, phép lạ ấy cũng được xuất phát từ lòng tin của Mẹ Maria. Mẹ đã vững tin nên dù nghe câu trả lời như từ chối của Chúa Giêsu thì Mẹ vẫn biểu gia nhân: “ Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” ( Ga 2,5 ). Niềm tin làm phát sinh nhiều hiệu quả tốt đẹp lạ thường. Niềm tin giúp ta vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn. Niềm tin có sức chữa lành tật bệnh và khiến ta vui sống. Quả thật nếu không có lòng tin ở nhau thì ta thật khó mà tồn tại và phát triển. Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đồ: Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải thì các con có thể lấp biển, dời non. Điều kiện có vẻ như tiên quyết mà Chúa Giêsu đòi hỏi ở những ai muốn Người thi ân giáng phúc đó là tin vào Người.
Tin Mừng còn dẫn chứng cho ta hay rằng những người không tin vào Chúa Giêsu có thể nói là các Thượng tế, luật sĩ và biệt phái. Dĩ nhiên không phải là tất cả nhưng hầu như đại đa số trong họ. Một trong những nguyên cớ khiến họ không tin vào Chúa Giêsu đó là lòng ganh tương đố kỵ. Bài đọc thứ nhất, sách Khôn ngoan nói rõ: “Chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết” ( Kn 2,24 ). Vì lòng ganh tương đố kỵ mà nhiều người đang lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ dù có tiếp xúc với Chúa thì cả “những cái họ đang có cũng sẽ bị lấy mất”.
Ganh đua và ganh tị xem ra gần giống nhau ở đích nhắm. Cả hai đều không muốn kẻ khác hơn mình. Trong khi người ganh đua thì tìm cách học hỏi, nỗ lực rèn luyện…để vươn lên cho hơn người thì kẻ ganh tị chỉ loay hoay tìm cách hạn chế, hạ bệ kẻ khác để họ phải thua mình. Dĩ nhiên, kẻ ganh tị sẽ không trừ một thủ đoạn nào. Đặc biệt khi kẻ ganh tị lại lợi thế hơn nhờ chức quyền, địa vị thì thủ đoạn sẽ tinh vi và nhiều khi đi đến chỗ bất nhân cách trắng trợn nếu không muốn gọi là vô liêm sỉ. Như lời tác giả sách Khôn ngoan thì đằng sau kẻ ganh tị luôn có bóng dáng của Thần Dữ và hậu quả là “sự chết” cho cả người bị ganh tị lẫn kẻ ganh tương đố kỵ.
Mẹ Hội Thánh, đặc biệt từ sau Công Đồng Vaticanô II luôn cổ võ con cái mình tích cực gặp gỡ, đối thoại với thế giới, với anh em khác đạo và với cả anh em vô thần. (x.MV 92; TG 12 ). Ai cũng mong cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa ta và tha nhân mang lại kết quả. Thánh Công Đồng dạy ta cần phải khiêm tốn lắng nghe trong chân thành và sẵn sàng đón nhận những khác biệt chính đáng của tha nhân. Để có được thái độ này tiên vàn ta phải có lòng tin vào tha nhân. Tin vào thiện ý và thiện chí của nhau là tiên đề của mọi cuộc tiếp xúc hay đối thoại.
Chúa Giêsu đã làm guơng cho ta về thái độ này. Ngoại trừ một số người mà Chúa Giêsu đã biết rõ lòng dạ chai đá của họ, thì để khơi gợi lòng tin nơi những người mà Người gặp gỡ, Người thường đi bước trước bằng cách tin vào họ. Chính nhờ tin vào một chút thiện hảo nơi tấm lòng thiếu phụ Samaria bên bờ giếng Giacop, Chúa Giêsu đã đốt lên niềm tin của chị. Tin Mừng thứ tư đặc biệt nhấn mạnh đến chủ đề lòng tin. Những bài tường thuật về công việc của Chúa Giêsu cũng như những bài diễn từ khá dài của Người thường xoay quanh chủ đề lòng tin. Mặc dù thấy rõ sự cứng lòng tin của nhiều người Do Thái thế mà Chúa Giêsu vẫn không ngừng rao giảng và dùng việc làm để minh chứng cũng đủ cho ta thấy Chúa luôn hy vọng, tin tưởng. Chúa ban ơn tha thứ vì Người tin ở ta. Chúa không ngần ngại sửa dạy cả những người có chức có quyền thời bấy giờ vì Người tin tưởng sẽ có ngày họ đổi thay.
Giữa Hội Thánh và Chính Quyền các cấp, giữa ta và anh chị em lương dân hay khác đạo, giữa ta với ta, bậc bề trên và người bề dưới trong đạo, điều lý tưởng là có sự tiếp xúc chứ không phải đụng độ, có sự đối thoại chứ không phải đối đầu. Để lý tưởng này được hiện thực, thiết nghĩ cần phải có lòng tin vào nhau. Những người biệt phái, tư tế, luật sĩ thời Chúa Giêsu, họ thiếu lòng tin thường là do bởi lòng ganh tị. Họ ganh tị vì không muốn cái anh thợ mộc Giêsu này hơn mình hay qua mặt mình.
Lòng tin thường phát xuất từ tình yêu. Hiện thực cuộc sống cho ta thấy điều này: tình yêu đến trước rồi đôi nam nữ dần tin nhau chứ không phải vì họ tin nhau trước rồi họ mới yêu nhau. Để xây dựng lòng tin, trước hết ta hãy có một chút tình. Ta hãy đi bước trước trong việc yêu thương như Chúa Giêsu yêu thương. Nguời không chỉ chăm sóc các môn đệ mà còn tìm mọi cách để cho các ông sinh hoa kết trái và tạo điều kiện để các ông “làm được nhiều việc lớn lao hơn cả những việc Người làm” ( x.Ga 14,11-12 ).
Nếu như Chính Quyền không sợ Hội Thánh gây ảnh hưởng hay ngược lại, nếu như các tôn giáo không sợ nhau chiêu mộ tín đồ, nếu như bề trên không sợ bề dưới tài giỏi hơn mình và nếu… thì sự tiếp xúc, đối thoại chắc chắn sẽ hiện thực. Khi đã có lòng tin ở thiện ý và thiện chí của nhau thì sự gặp gỡ sẽ ở trong tầm tay chúng ta và kết quả là nhiều điều tốt đẹp sẽ diễn ra trước mắt chúng ta.
“Nếu tôi chạm vào gấu áo của Nguời thì tôi sẽ được khỏi bệnh” ( Mc 5, 28 ). Sự đụng chạm này đã linh nghiệm. Người phụ nữ được chữa lành khỏi bệnh băng huyết. Sức khoẻ của bà được phục hồi. “Người cầm lấy tay em bé và nói: Talithakum …lập tức em bé đứng dậy và đi lại được” ( Mc 5,41-42 ). Cái cầm tay này đã linh nghiệm. Em bé đã được hồi sinh. Ôi, có những cái đụng chạm tuyệt vời, những cái đụng chạm làm phát sinh điều tốt đẹp. “ Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: Ai đã chạm đến Ta ?” ( c. 31 ). Quả thật, trong một ngày, một tuần… không biết bao lần ta đụng chạm, tiếp xúc với tha nhân cách này hay cách khác. Có nhiều cái đụng chạm, tiếp xúc hoá thành sự gặp gỡ và phát sinh hiệu quả tốt đẹp nhưng cũng có nhiều cái đụng chạm, tiếp xúc trở nên sự đụng độ và gây ra hậu quả chẳng hay. Khi sinh thời, rất nhiều người đã tiếp xúc với Chúa Giêsu và họ đã hưởng nhận biết bao ơn lành. Tuy nhiên cũng không ít người tiếp xúc với Chúa mà kết quả xem ra xấu xa và tồi tệ hơn chẳng hạn như phần lớn các luật sĩ, biệt phái… Có thể khẳng định cái yếu tố khiến cho những sự tiếp xúc phát sinh những kết quả trái ngược như thế, đó là ý hướng, thái độ của người tiếp xúc: tin tưởng hay hoài nghi vì đố kỵ.
“Này bà, lòng tin bà đã cứu chữa bà. Bà hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh”. “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi” ( Mc 5,34.36 ). Những lời của Chúa Giêsu nói với người phụ nữ bị băng huyết và với ông trưởng hội đường qua bài Tin Mừng hôm nay khiến ta liên tưởng đến lòng tin. Thật vậy, đọc Tin Mừng ta phải chân nhận rằng chính do bởi lòng tin của người ta mà Chúa Giêsu đã làm phép lạ để chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ hay phục sinh kẻ chết... Hình như chỉ mỗi một lần Chúa biểu dương uy quyền để củng cố đức tin người ta như phép lạ hoá nước thành rượu tại Cana. Tuy nhiên xét cho cùng, phép lạ ấy cũng được xuất phát từ lòng tin của Mẹ Maria. Mẹ đã vững tin nên dù nghe câu trả lời như từ chối của Chúa Giêsu thì Mẹ vẫn biểu gia nhân: “ Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” ( Ga 2,5 ). Niềm tin làm phát sinh nhiều hiệu quả tốt đẹp lạ thường. Niềm tin giúp ta vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn. Niềm tin có sức chữa lành tật bệnh và khiến ta vui sống. Quả thật nếu không có lòng tin ở nhau thì ta thật khó mà tồn tại và phát triển. Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đồ: Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải thì các con có thể lấp biển, dời non. Điều kiện có vẻ như tiên quyết mà Chúa Giêsu đòi hỏi ở những ai muốn Người thi ân giáng phúc đó là tin vào Người.
Tin Mừng còn dẫn chứng cho ta hay rằng những người không tin vào Chúa Giêsu có thể nói là các Thượng tế, luật sĩ và biệt phái. Dĩ nhiên không phải là tất cả nhưng hầu như đại đa số trong họ. Một trong những nguyên cớ khiến họ không tin vào Chúa Giêsu đó là lòng ganh tương đố kỵ. Bài đọc thứ nhất, sách Khôn ngoan nói rõ: “Chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết” ( Kn 2,24 ). Vì lòng ganh tương đố kỵ mà nhiều người đang lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ dù có tiếp xúc với Chúa thì cả “những cái họ đang có cũng sẽ bị lấy mất”.
Ganh đua và ganh tị xem ra gần giống nhau ở đích nhắm. Cả hai đều không muốn kẻ khác hơn mình. Trong khi người ganh đua thì tìm cách học hỏi, nỗ lực rèn luyện…để vươn lên cho hơn người thì kẻ ganh tị chỉ loay hoay tìm cách hạn chế, hạ bệ kẻ khác để họ phải thua mình. Dĩ nhiên, kẻ ganh tị sẽ không trừ một thủ đoạn nào. Đặc biệt khi kẻ ganh tị lại lợi thế hơn nhờ chức quyền, địa vị thì thủ đoạn sẽ tinh vi và nhiều khi đi đến chỗ bất nhân cách trắng trợn nếu không muốn gọi là vô liêm sỉ. Như lời tác giả sách Khôn ngoan thì đằng sau kẻ ganh tị luôn có bóng dáng của Thần Dữ và hậu quả là “sự chết” cho cả người bị ganh tị lẫn kẻ ganh tương đố kỵ.
Mẹ Hội Thánh, đặc biệt từ sau Công Đồng Vaticanô II luôn cổ võ con cái mình tích cực gặp gỡ, đối thoại với thế giới, với anh em khác đạo và với cả anh em vô thần. (x.MV 92; TG 12 ). Ai cũng mong cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa ta và tha nhân mang lại kết quả. Thánh Công Đồng dạy ta cần phải khiêm tốn lắng nghe trong chân thành và sẵn sàng đón nhận những khác biệt chính đáng của tha nhân. Để có được thái độ này tiên vàn ta phải có lòng tin vào tha nhân. Tin vào thiện ý và thiện chí của nhau là tiên đề của mọi cuộc tiếp xúc hay đối thoại.
Chúa Giêsu đã làm guơng cho ta về thái độ này. Ngoại trừ một số người mà Chúa Giêsu đã biết rõ lòng dạ chai đá của họ, thì để khơi gợi lòng tin nơi những người mà Người gặp gỡ, Người thường đi bước trước bằng cách tin vào họ. Chính nhờ tin vào một chút thiện hảo nơi tấm lòng thiếu phụ Samaria bên bờ giếng Giacop, Chúa Giêsu đã đốt lên niềm tin của chị. Tin Mừng thứ tư đặc biệt nhấn mạnh đến chủ đề lòng tin. Những bài tường thuật về công việc của Chúa Giêsu cũng như những bài diễn từ khá dài của Người thường xoay quanh chủ đề lòng tin. Mặc dù thấy rõ sự cứng lòng tin của nhiều người Do Thái thế mà Chúa Giêsu vẫn không ngừng rao giảng và dùng việc làm để minh chứng cũng đủ cho ta thấy Chúa luôn hy vọng, tin tưởng. Chúa ban ơn tha thứ vì Người tin ở ta. Chúa không ngần ngại sửa dạy cả những người có chức có quyền thời bấy giờ vì Người tin tưởng sẽ có ngày họ đổi thay.
Giữa Hội Thánh và Chính Quyền các cấp, giữa ta và anh chị em lương dân hay khác đạo, giữa ta với ta, bậc bề trên và người bề dưới trong đạo, điều lý tưởng là có sự tiếp xúc chứ không phải đụng độ, có sự đối thoại chứ không phải đối đầu. Để lý tưởng này được hiện thực, thiết nghĩ cần phải có lòng tin vào nhau. Những người biệt phái, tư tế, luật sĩ thời Chúa Giêsu, họ thiếu lòng tin thường là do bởi lòng ganh tị. Họ ganh tị vì không muốn cái anh thợ mộc Giêsu này hơn mình hay qua mặt mình.
Lòng tin thường phát xuất từ tình yêu. Hiện thực cuộc sống cho ta thấy điều này: tình yêu đến trước rồi đôi nam nữ dần tin nhau chứ không phải vì họ tin nhau trước rồi họ mới yêu nhau. Để xây dựng lòng tin, trước hết ta hãy có một chút tình. Ta hãy đi bước trước trong việc yêu thương như Chúa Giêsu yêu thương. Nguời không chỉ chăm sóc các môn đệ mà còn tìm mọi cách để cho các ông sinh hoa kết trái và tạo điều kiện để các ông “làm được nhiều việc lớn lao hơn cả những việc Người làm” ( x.Ga 14,11-12 ).
Nếu như Chính Quyền không sợ Hội Thánh gây ảnh hưởng hay ngược lại, nếu như các tôn giáo không sợ nhau chiêu mộ tín đồ, nếu như bề trên không sợ bề dưới tài giỏi hơn mình và nếu… thì sự tiếp xúc, đối thoại chắc chắn sẽ hiện thực. Khi đã có lòng tin ở thiện ý và thiện chí của nhau thì sự gặp gỡ sẽ ở trong tầm tay chúng ta và kết quả là nhiều điều tốt đẹp sẽ diễn ra trước mắt chúng ta.
Thánh Phaolô, tông đồ dân ngoại mẫu gương của Giáo lý viên
Đ.Ô. Đinh Đức Đạo
23:15 24/06/2009
THÁNH PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ DÂN NGOẠI MẪU GƯƠNG CỦA GIÁO LÝ VIÊN
(Bài thuyết trình của Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo tại Đại hội Giáo lý X, ngày 12-14.06.2009, Baton Rouge, Louisiana)
I. Tinh thần truyền giáo của thánh Phaolô
1. Đôi nét chấm phá về công việc truyền giáo của thánh Phaolô
2. Áp dụng vào đời sống và công tác tông đồ của giáo lý viên
3. Nhu cầu ưu tiên của Giáo Hội: một thế hệ tông đồ quả cảm và nhiệt thành
II. Thương yêu tha nhân
1. Tình yêu tha nhân nơi thánh Phaolô
2. Giáo lý viên theo mẫu gương thánh Phaolô
III. Lòng say mến Chúa Giêsu
1. Bí quyết lòng hăng say dấn thân truyền giáo của thánh Phaolô: lòng say mến Chúa Giêsu
2. Hành trình thanh luyện nội tâm, dõi theo tinh thần truyền giáo của Thánh Phaolô
Nhập đề
Với lòng qúi mến rất chân thành, tôi xin chào qúi Sơ và quí Anh Chị Giáo Lý Viên cùng với quí Cha Tuyên Úy. Có nhiều Sơ và Anh Chị tham gia công việc trong vườn nho của Chúa vào giờ thứ 9, người khác vào giờ thứ 12 hay vào lúc 3 giờ chiều. Nhưng tất cả cùng chung niềm vui và hân hạnh được Chúa mời gọi cộng tác trong việc thông truyền sứ điệp Tình Yêu của Người. Chúng ta cần trân trọng công tác đã lãnh nhận và cùng nhau cảm tạ Chúa.
Chúng ta đã bắt đầu Đại Hội bằng Thánh Lễ, cử hành mầu nhiệm tình yêu tuyệt hảo của Chúa, suối nguồn của cuộc đời và công việc của mỗi giáo lý viên. Chúng ta cầu xin để những ngày này là những ngày của ân phước, chảy xuống đầy tràn như một dòng suối cứ chan hòa chảy tràn lan khắp nơi, vào tận thâm cung thầm kín trong lòng mỗi người để gột rửa, tưới mát và biến đổi tâm hồn thành những thửa vườn mầu mỡ, làm cho mọc lên cây cối tươi xanh và đâm hoa nở trái cho thiên hạ được chiêm ngắm vẻ đẹp và thưởng thức hương thơm ngọt ngào của sự thánh thiện.
Nói về thánh Phaolô, các nhà chuyên môn nói đêm, nói ngày cũng không hết. Ở đây, tôi chỉ xin được chia sẻ đôi tâm tình thiêng liêng rất đơn sơ rút tỉa từ đời sống của thánh Phaolô. Xin quí Sơ và quí Anh Chị đón nhận như món quà trong tình thân, chứ không như lời nói uyên bác của các nhà chuyên môn. Tôi xin mượn lời của thánh Phaolô khi ngài nói với giáo đoàn Corintô: “Thưa anh chị em, khi tôi đến với anh chị em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa… Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa. Có vậy, đức tin của anh chị em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa.” (1 Cor 2,1-5).
Cầu mong qua đôi lời chia sẻ của tôi, góp phần với những giờ học hỏi và chia sẻ do các chuyên viên hướng dẫn, được nâng đỡ bởi bầu khí linh thiêng của của các Thánh Lễ và những giờ cầu nguyện, mọi người sẽ hiểu sâu xa hơn các hoạt động truyền giáo của thánh Phaolô để chiếu soi cho công tác giảng dạy giáo lý của mình và nhất là được bổ dưỡng tâm hồn, khơi lên niềm vui mừng và lòng hăng say thông truyền sứ điệp của Chúa cho mọi người.
Và bây giờ chúng ta sẽ tìm kiếm đôi yếu tố trong cuộc đời truyền giáo của thánh Phaolô để từ đó tìm ra một vài ánh sáng chiếu soi cho cuộc sống và công việc tông đồ của các giáo lý viên.
I. Tinh thần truyền giáo của thánh Phaolô
1. Đôi nét chấm phá về công việc truyền giáo của thánh Phaolô
Khi nói đến công cuộc truyền giáo của thánh Phaolô, các nhà chuyên môn thường nói đến 3 hành trình truyền giáo. Hành trình I: năm 45 – 48; hành trình II: năm 49 – 51; hành trình III: năm 53 – 58. Thực ra, cả thời gian tù tội từ năm 58 và sau đó bị giải đến Roma và ở đó, chết tử đạo vào quãng năm 67/68, cũng phải coi là một hành trình dấn thân truyền giáo. Vì vậy, có thể nói là thánh Phaolô đã làm 4 hành trình truyền giáo. Ba hành trình đầu tiên, có thể tạm nói thánh Phaolô là người khởi xướng; hành hình truyền giáo thứ bốn là do chính Chúa Thánh Thần khởi xướng và chuẩn bị cho ngài để ngài dõi theo.
Lần theo vết chân truyền giáo của thánh Phaolô, chúng ta thấy có mấy điểm đặc trưng gợi chú ý. Thứ nhất là tâm hồn rộng mở, ôm ấp cả thế giới. Trên 20 năm truyền giáo, ngài bôn ba khắp vùng Địa Trung Hải, xuyên qua Á Châu, Trung Đông và Hy Lạp và sau cùng sang tận Roma, lúc đó là thủ đô Đế Quốc Roma và cũng là trung tâm thế giới. Đối với khả năng hiểu biết lúc đó, thánh Phaolô đúng là đã đi tới tận cùng trái đất để loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân, đáp lại lời ký thác của Chúa Giêsu cho các môn đệ của Người: “Các con sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđêa, Samaria và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1,8).
2. Áp dụng vào đời sống và công tác tông đồ của giáo lý viên
Dõi theo gương thánh Phaolô, Tông Đồ Dân Ngoại, các giáo lý viên là môn đệ và tông đồ của Chúa hôm nay cũng cần mở lòng ôm ấp tất cả thế giới với con tim của Chúa Giêsu để chia sẻ niềm vui Tin Mừng với mọi người, nhất là những anh chị em chưa biết Chúa Giêsu. Đây là một công tác mênh mông, trời bể, vì những người chưa nhận biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế còn là một đoàn lũ đông đảo, trên 4.500.000.000 người (xem biểu đồ). Anh chị em lương dân, thuộc nhiều thành phần khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, về chính kiến, về niềm tin, về tôn giáo, về học thức, về khả năng chuyên môn và kinh tế, và về thái độ đối với Chúa Giêsu và Giáo Hội. Tất cả những người này, môn đệ của Chúa đều có sứ mệnh phải loan báo và truyền đạt niềm vui ơn cứu độ đến cho họ.
Đối với các giáo lý viên trong trách nhiệm dạy giáo lý tại các giáo xứ, ngoài những khó khăn của chính công tác dạy giáo lý, còn có những bận tâm của công ăn việc làm và những nhu cầu của gia đình hay cộng đoàn, nếu là nữ tu. Có lẽ thách đố truyền giáo đầu tiên đối với giáo lý viên là phải biết chu toàn công tác dạy giáo lý và các trách nhiệm khác, mà không để chúng gò bó tâm hồn đến độ không còn khả năng vươn lòng trí ra cánh đồng truyền giáo mênh mông của Giáo Hội. Trái lại, chính trong khi lo lắng chu toàn những nhiệm vụ hằng ngày, vẫn còn biết ấp ủ tất cả thế giới trong lòng để thông truyền cho các em trong giờ dạy giáo lý hoặc cho những người thân yêu trong gia đình, giúp họ mở lòng vươn ra cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội để chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với anh chị em lương dân.
Trong những năm gần đây, Bản Tin các giáo phận bên Âu Mỹ liên tục đưa tin các giám mục quyết định đóng cửa nhà thờ. Sức sống của Giáo Hội mỗi ngày cứ co cụm lại và như đang dãy chết. Tình trạng này làm tôi nhớ lại cuốn sách “Love in action” đã đọc nhiều năm trước đây. Cuốn sách nói về Cộng đoàn Methodist tại Sydney bên Úc được thành lập năm 1812 và đã phát triển rất mạnh. Số giáo dân tăng thật nhanh. Cộng đoàn tổ chức nhiều sinh hoạt, nhiều công tác phục vụ và hai lần phải mua nhà thờ lớn hơn. Rồi xã hội thay đổi, giáo dân bỏ đi xa, di dân tới nên cộng đoàn rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Đến năm 1884, cộng đoàn chỉ còn 18 thành viên. Trong cuộc họp cuối năm, người ta tính bán nhà thờ và giải tán cộng đoàn. Nhưng trước khi bỏ phiếu quyết định, vị mục sư già có mặt lên tiếng đề nghị trước khi quyết định bán nhà thờ, xin tìm một mục sư trẻ có khả năng rao giảng Tin Mừng để làm sống lại cộng đoàn. Người ta đồng ý và mời mục sư W. G. Taylor. Mỗi Chúa nhật, thay vì ngồi trong nhà thờ chờ dân chúng và giam mình trong văn phòng làm việc bàn giấy, mục sư W. G. Taylor ra ngoài rao giảng Tin Mừng, tổ chức các buổi rước kiệu, tổ chức công tác phục vụ, mời gọi dân chúng nhập đạo… Một năm sau, thay vì nói đến việc bán nhà thờ vì không có giáo dân, người ta phải bàn tính mua một nhà thờ lớn hơn. Đến năm 1958, một lần nữa, hoàn cảnh kinh tế, xã hội thay đổi, cộng đoàn lại khủng hoảng lần nữa. Một mục sư khác, tên là Alan Walker, nhưng cũng với tinh thần truyền giáo, không những giữ vững cộng đoàn, mà còn làm cho phát triển thêm.
Nếu có được những giáo lý viên có tinh thần truyền giáo và hăm hở xông pha như hai mục sư W.G. Taylor và Alan Walker, chắc các giáo phận Âu Mỹ sẽ không phải tính truyện đóng cửa nhà thờ, mà phải mua nhà thờ lớn hơn, và còn có khả năng gửi người đi khắp năm châu, đem Tin Mừng của Chúa đến muôn dân.
a. Nhu cầu ưu tiên của Giáo Hội: một thế hệ tông đồ quả cảm và nhiệt thành
Trong hoàn cảnh hiện nay, nhiệm vụ làm chứng cho Chúa Giêsu và đem Tin Mừng của Người thấm nhuần vào mọi môi trường sống và làm việc, thực vô cùng khó khăn và phức tạp. Nhiệm vụ này đòi phải có những suy tư thần học mới, tìm những phương pháp mới và sử dụng những phương tiện tân tiến, thích hợp thời đại. Nhưng trước tiên, Giáo Hội cần có một thế hệ tông đồ, mới trong tinh thần và lòng nhiệt thành, dám dấn thân và sẵn sàng chịu đựng mọi thiệt thòi vì Chúa Giêsu và Tin Mừng để làm chứng cho Người và trình bày cho thế giới tiêu chuẩn và cách sống của Người. Giáo Hội không chỉ cần có nhiều giáo lý viên, nhưng cần những giáo lý viên hạnh phúc được là giáo lý viên và nhiệt thành, hăm hở đem niềm vui của Chúa đến cho mọi người.
Loại tông đồ truyền giáo này, trong thời đại chúng ta đang sống cũng không thiếu. Có một khuôn mặt được nói đến nhiều trong thời gian gần đây. Đó là cha Pio Ngô Phúc Hậu. Tôi muốn ghi lại một kinh nghiệm truyền giáo ngài viết trong cuốn “Nhật Ký Truyền Giáo”:
Cà Mâu, Chúa nhật 17.8.1988:
Hôm nay mình bước lên giảng đài một cách hiên ngang hơn bao giờ hết. Mình dõng dạc tuyên bố: Năm nay chúng ta sẽ mừng ngày truyền giáo một cách long trọng.
1. Mỗi người lớn bé già trẻ đều mời bạn lương dân của mình đế dự lễ. Người lương dân tới thì người đạo nhường ghế ngay. Đạo đời hiểu nhau sẽ dễ dàng gây tình đoàn kết dân tộc.
2. Mỗi người hãy hỏi bạn lương dân xem họ thắc mắc điều gì và gửi thắc mắc đó cho cha sở biết trước để giải đáp trong thánh lễ.
3. Sau thánh lễ mỗi người hãy mời bạn lương dân của mình ghé quán hoặc về nhà liên hoan mặn nhạt tùy nghi. Yêu thương nhau thì phải ăn uống với nhau. Trong bữa liên hoan hãy hỏi xem bạn lương dân có cám tưởng gì về thánh lễ.
4. Để bạn lương dân khỏi bỡ ngỡ, nên nhắc họ:
- Đứng và ngồi như người công giáo cho vui.
- Nhưng khi người công giáo qùi, thì bạn lương dân cứ ngồi, vì qùi là cử chỉ thuần túy tôn giáo và dành cho người có niềm tin.
5. Mỗi gia đình hãy nhắc nhau cầu nguyện cho anh em lương dân sẽ tham dự thánh lễ truyền giáo. Nên noi gương Đức Gioan 23, xin trẻ em, ông bà già và người bệnh tật cầu nguyện tiếp vì lời cầu nguyện của họ đáng được Chúa chấp nhận hơn hết.
6. Nhà thờ phải được trang trí đẹp tối đa. Ca đoàn phải tập dượt để hát thật hay. Phụng vụ Giáo hôi được tổ chức chu đáo sẽ là bối cảnh thuận lợi đưa tâm hồn lương dân vào khung cảnh thần linh. Người lương dân sẽ cảm thấy đứng tim khi mọi ngườ cùng hát và bất ngờ mọi ngườ im lặng như tờ.
7. Chính Chúa Giêsu hiện diện trong thánh 1ễ sẽ đưa các tâm hồn lên với Chúa Cha. Ngài sẽ chinh phục các tâm hồn cứng cỏi mà ta không đủ sức chinh phục. Đó là kinh nghiệm của Philip. Philip hí hửng khoe với Natanaen rằng: “Tôi đã gặp Đấng mà Môsê và các tiên tri loan báo, đó là Đức Giêsu con ông Giuse, người làng Nadarét”. Natanaen cả cười làm Philip cụt hứng: “Ở Nadarét! Nadarét thì có gì hay ho đâu”. Bí lối, Philip chỉ còn biết trả lời: "Thì anh đến mà xem". Quả thật khi Natanaen đến gặp Chúa thì ông bị chinh phục ngay tức khắc.
Cà Mau, Chúa nhât 24.8.1988
Hôm nay mình bước lên giảng đài ủ rũ như con gà trống bị dầm mưa. Hết một tuần rồi mà chưa nhận được một lời thắc mắc nào của lương dân gửi tới. Chưa thấy người giáo dân nào mời bạn lương dân đi dự lễ ngày truyền giáo. Mình không giấu diếm nỗi thất vọng ngay trên giảng đài này, nơi mà cách đây một tuần mình đã hí hửng như con nít xách đèn trung thu đi dạo phố.
Phải có một kế hoạch cụ thể hơn nữa.
1. Phải tiếp xúc với một số người nồng cốt như giáo viên, công nhân viên bệnh viện... trao đổi với họ về cách thức mời lương dân, cách thức xin những câu thắc mắc và cách thức trao đổi trong bữa liên hoan.
2. Phải tiếp xúc ngay với một số người lớn tuổi, năng nổ để đốc thúc họ và nhờ họ đôn đốc bạn bè.
3. Phải nhờ các khu trưởng đến thăm những người bệnh hoạn tật nguyền để xin họ mỗi ngày lần một chuỗi Môi Khôi cho lương dân.
4. Cứ mỗi ngày Chúa nhật phải nhắc lại chương trình tổ chức lễ truyền giáo như một điệp khúc.
Cà Mau, Khánh nhật truyền giáo 1998
Chiều nay sân nhà thờ tấp nập khác thường. Người công giáo và không công giáo tay trong tay đi dạo xung quanh nhà thờ. Các bà các cô khoe những chiếc áo dài mới may, may để đi dự lễ.
Hôm nay mình không ngồi tòa, nên đi lượn khắp khuôn viên nhà thờ. Thấy mình, người giáo dân cười toe toét giới thiệu lia chia:
- Cha, bạn lương dân của con nè!
- Cha, đây là chị Năm, vợ của ông trưởng khóm. Chị Năm mới may áo dài để đi dự 1ễ đó.
- Ông cố, thằng bạn của con nó muốn theo đạo.
- Con xin giới thiệu với cha ông Tù Giỏi. Ông ngoại nhưng mến đạo lắm.
- Lễ xong, mời cha đi liên hoan với tụi con nghen!
- …
Chuông nhà thờ đổ hồi. Dòng người tràn vào nhà thờ như thác lũ. Bạn đạo dành chỗ cho bạn lương. Các bà phước, các ông bà trưởng khu lăng xăng đi tìm chỗ cho người lương dân đến trễ. Lâu lâu 1ại có một người đứng dậy nhường chỗ cho một người mới tới... Hết chỗ! Có những bàn tay giơ lên, lắc lắc tỏ vẻ thất vọng. Một bà phước dẫn theo hai người lương đến chỗ có hai chú nhí.
- Tụi con đứng dậy nhường chỗ cho người lương đi!
Thằng cu tí nhỏng mỏ cự nự:
- Đây là khách lương dân của con mà.
Bà phước đáp 1ại bằng nụ cười đắc chí:
- Vậy thì con cứ ngồi đó đi…
Đọc kinh nghiệm truyền giáo của cha Hậu thấy hay quá. Đúng là đồ đệ của thánh Phaolô, đầy nhiệt huyết, đem lại nhiều hứng khởi, chảy tràn lan sang giáo dân của ngài, cả mấy chú nhí cũng vui và hãnh diện đi mời bạn lương dân của mình đến dự lễ.
Thực ra, tại nhiều nước có dịp viếng thăm, tôi đã được gặp nhiều người, rất nhiều người đầy nhiệt huyết, tinh thần truyền giáo hăng say và quả cảm, nhưng ít được ai biết đến. Có lẽ vì việc viết lách, văn tự không đến đâu; sống nhiều, làm nhiều, dấn thân nhiều, nhưng nói ít, viết lách thì coi như không có, nên ít người biết đến họ và hiểu được lòng của họ. Nhưng có lẽ đấy cũng là chương trình Chúa Quan Phòng. Để chiếu sáng khắp không gian, cần đặt một vài ngọn đèn pha trên mái nhà, nhưng cũng cần rất nhiều các ngọn đèn nho nhỏ, nhiều cỡ, nhiều loại trong các căn phòng, dưới hầm cầu thang, và ngay cả dưới tầng hầm, nơi để đồ đạc ngổn ngang, đầy bụi bặm… Cả những nơi đó cũng cần có những ngọn đèn chiếu sáng!
Trong những năm tôi có bổn phận thăm viếng các cộng đoàn, các dòng tu, các phong trào, hội đoàn của chúng ta tại hải ngoại, và đôi lần trở về Quê Hương, tôi cũng gặp rất nhiều linh mục, tu sĩ, giáo lý viên và nhiều giáo dân phục vụ ở nhiều lãnh vực khác nhau, có tâm hồn rất đáng cảm phục. Chúng ta cần khích lệ nhau sống kết hợp với Chúa, sống theo con đường của Chúa để loan báo và làm chứng cho Chúa.
Hai năm trước đây, tôi có dịp về thăm Quê Hương. Hôm đó đi với Đức Tổng Kiệt lên Lạng Sơn. Tôi đang đi dạo cuối nhà thờ, thấy có 2 ông và 1 bà đến. Đó là đôi vợ chồng và một người bạn của đôi vợ chồng. Tôi đang đứng nói truyện với họ thì ĐT Kiệt tới; ngài chỉ vào 3 người này và giới thiệu: “Ba ông bà này là cách mạng đấy. Bây giờ về hưu, trở lại, cả ngày chỉ đi truyền giáo thôi”. Tôi hỏi ba người: “Vậy bây giờ các ông bà thấy thế nào, có vui không?”. Người đàn bà nhanh miệng trả lời ngay: “Hạnh phúc nhất đời. Chúng con chẳng muốn gì hơn.” Trên mấy giáo phận miền Bắc, các bà, nhất là Dân Tộc, truyền giáo mạnh lắm. Các bà bảo: “Các ông ở nhà, để đàn bà chúng tôi đi truyền giáo cho. Các ông đi, thôi thì ăn, uống, lại còn hút nữa, mất giờ lắm. Đàn bà chúng tôi ăn ít, nói nhiều, chúng tôi truyền giáo cho”. Cứ cái gùi đeo trên lưng, các bà đi ngày đêm, đi khắp nơi. Đó là hình ảnh của thánh Phaolô. Đi và đi, không phải là đi chơi, nhưng là đi để gặp gỡ, để nối một nhịp cầu, để chia vui sẻ buồn với anh chị em, nhất là anh chị em lương dân và nói cho mọi người biết là có một niềm vui vượt trên mọi niềm vui. Đó là niềm vui gặp gỡ Chúa Giêsu, niềm vui của người đã tìm được viên bích ngọc, tìm được kho tàng quí báu chôn cất dưới đất (x. Mt 13:44-46).
Chúng ta cần học cách trân trọng, quí mến nhau để hun đúc cho nóng hơn, cho bừng sáng tinh thần truyền giáo. Lắm khi cũng không cần đi đâu xa cả. Có lẽ cũng vẫn đến những nơi thường đến, gặp những người vẫn thường gặp, nhưng bây giờ ra đi gặp gỡ mà mang trong lòng niềm vui gặp gỡ Chúa Giêsu đễ thông truyền niềm vui, niềm an bình dào dạt trong lòng. Như vậy, các giáo lý viên sẽ là hiện thân của thánh Phaolô, Tông Đồ Dân Ngoại. Dù ở vị thế và hoàn cảnh nào, chúng ta cũng có thể là những ngọn đèn chiếu sáng tâm hồn, đem an bình và niềm vui vào lòng người và vào môi trường sống, thứ an bình và niềm vui chỉ có Chúa mới ban cho được (x. Ga 14,27).
II. Thương yêu tha nhân
Trong hoạt động tông đồ truyền giáo, ba nguồn mạch có sức mạnh thúc đẩy và hướng dẫn thánh Phaolô là tình yêu say mến Chúa Giêsu, sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần và tình yêu sâu đậm đối với tha nhân. Bây giờ chúng ta nhìn qua sức mạnh thứ ba là tình yêu đối tha nhân.
1. Tình yêu tha nhân nơi thánh Phaolô
Đọc các thư của thánh Phaolô, ai cũng cảm thấy được đánh động bởi tâm tình của ngài đối với các cộng tác viên và ngay cả với những người mới quen biết. Chúng ta có thể đọc một vài đoạn trong các thư của ngài sau đây:
- “Tôi cảm tạ Thiên Chúa của tôi, mỗi lần nhớ đến anh em. Tôi luôn vui sướng mỗi khi cầu nguyện cho anh em hết thảy, vì từ buổi đầu cho đến nay, anh em đã góp phần vào việc rao giảng Tin Mừng. Tôi tin chắc rằng: Đấng đã bắt đầu thực hiện nơi anh em một công việc tốt lành như thế, cũng sẽ đưa công việc đó tới chỗ hoàn thành cho đến ngày Đức Ki-tô Giê-su quang lâm. Tôi có những tâm tình như thế đối với tất cả anh em, đó là điều hợp lý, bởi vì tôi mang anh em trong lòng tôi. Khi tôi bị xiềng xích, cũng như lúc tôi bênh vực và củng cố Tin Mừng, anh em đều thông phần vào ân sủng tôi đã nhận được. Có Thiên Chúa làm chứng cho tôi: tôi hết lòng yêu quý anh em tất cả, với tình thương của Đức Ki-tô Giê-su. Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái gì là tốt hơn. Tôi cũng xin cho anh em được nên tinh tuyền và không làm gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm.” (Fil 1,3-10).
- “Tôi luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa, khi nhớ đến anh trong lời cầu nguyện, bởi được nghe nói về lòng mến và lòng tin của anh đối với Chúa Giê-su: lòng mến và lòng tin ấy có ích cho mọi người trong dân thánh. Chớ gì lòng tin mà anh chia sẻ với chúng tôi trở nên hữu hiệu, giúp anh hiểu biết tất cả những gì tốt chúng ta có thể làm để phục vụ Đức Ki-tô. Thật thế, tôi rất vui mừng và lấy làm an ủi, khi thấy đức bác ái của anh, bởi vì, thưa anh, anh đã làm cho lòng trí các người trong dân thánh được phấn khởi. Vì thế, mặc dầu nhờ kết hợp với Đức Ki-tô, tôi có đủ mạnh dạn để truyền cho anh làm điều anh phải làm. Nhưng tôi thích kêu gọi lòng bác ái của anh hơn, để xin anh làm điều đó. Tôi, Phao-lô, một người đã già và hơn nữa, một người đang bị tù vì Đức Ki-tô Giê-su, tôi van xin anh cho đứa con của tôi, đứa con tôi đã sinh ra trong cảnh xiềng xích, đó là Ô-nê-xi-mô, kẻ xưa kia đối với anh là vô dụng, thì nay đã thành người hữu ích cho cả anh lẫn tôi, tôi xin gửi nó về cho anh; xin anh hãy đón nhận nó như người ruột thịt của tôi. Phần tôi, tôi cũng muốn giữ nó ở lại với tôi, để nó thay anh mà phục vụ tôi trong khi tôi bị xiềng xích vì Tin Mừng. Nhưng tôi chẳng muốn làm gì mà không có sự chấp thuận của anh, kẻo việc nghĩa anh làm có vẻ miễn cưỡng, chứ không phải tư nguyện. Nó đã xa anh một thời gian, có lẽ chính là để anh được lại nó vĩnh viễn, không phải được lại một người nô lệ, nhưng thay vì một người nô lệ, thì được một người anh em rất thân mến; đối với tôi đã vậy, phương chi đối với anh lại càng thân mến hơn biết mấy, cả về tình người cũng như về tình anh em trong Chúa. Vậy, nếu anh coi tôi là bạn đồng đạo, thì xin anh hãy đón nhận nó như đón nhận chính tôi. Nếu nó đã làm thiệt hại anh hoặc mắc nợ anh điều gì, thì xin để tôi nhận cả... Chính tôi, Phao-lô, tự tay viết điều này: tôi sẽ hoàn trả lại. Tôi khỏi cần nói với anh là anh còn mắc nợ tôi: món nợ đó là chính anh. Phải, thưa anh, xin anh cho tôi được hưởng niềm vui đó trong Chúa. Anh hãy làm cho lòng trí tôi được phấn khởi trong Đức Ki-tô. Tôi viết thư này cho anh với niềm tin tưởng là anh sẽ nghe theo. Tôi biết rằng anh sẽ còn làm hơn những gì tôi xin nữa. Đồng thời, xin anh dọn cho tôi một chỗ ở, bởi vì tôi hy vọng là nhờ lời anh em cầu nguyện, tôi sẽ được trở về với anh em. Anh Ê-pa-pha, người bạn tù với tôi trong Đức Ki-tô Giê-su, gửi lời chào anh, cùng với các cộng sự viên của tôi là Mác-cô, A-rít-ta-khô, Đê-ma và Lu-ca. Cầu chúc anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô. A-men.” (Fm 4-20).
- “Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng rúng động?” (2 Cor 11, 28-29).
- “Khi nào tôi sai anh A-tê-ma hay anh Ty-khi-cô đến với anh, thì hãy liệu mau đến với tôi ở Ni-cô-pô-li, vì tôi đã quyết định ở lại đó suốt mùa đông. Anh hãy lo tiễn đưa luật gia Dê-na và anh A-pô-lô cho chu đáo, đừng để họ phải thiếu thốn gì. Các anh em của chúng ta cũng phải học cho biết trổi vượt về những việc tốt đẹp, để đáp ứng những nhu cầu cấp bách; như vậy họ không phải là không sinh hoa kết quả.” (Tit 3,12-14).
- “Về việc quyên tiền giúp các thánh, tôi đã truyền dạy cho các Hội Thánh ở Ga-lát như thế nào, thì anh em cũng làm như vậy. Ngày thứ nhất trong tuần, mỗi người trong anh em hãy để riêng ra những gì đã may mắn thu góp được, chứ đừng đợi khi tôi đến rồi mới quyên. Khi tới, tôi sẽ cử những người được anh em chấp thuận đi Giê-ru-sa-lem, mang thư và quà anh em đã rộng rãi quyên tặng. Và nếu xét là tôi nên đi, thì họ sẽ cùng đi với tôi.” (1 Cor 16,1-4)
Qua mấy đoạn trích dẫn trên, chúng ta thấy một số đặc điểm trong tình yêu của thánh Phaolô như sau:
- Tâm tình thương yêu nơi thánh Phaolô rất người, nhưng đồng thời cũng rất thần thánh. Trong những liên hệ với tha nhân, thánh Phaolô có những câu nói, những diễn tả hết sức tình nghĩa, rất âu yếm, nhưng cũng hết sức siêu thoát. Hai yếu tố nhân loại và thần linh hòa lẫn vào nhau làm thành một thực tại và do đó, tình nghĩa không đọa ra tình cảm suông, cũng không chỉ là lịch sự và tình yêu thiêng liêng không biến ra trừu tượng, lơ lửng trên không.
- Tình yêu nơi thánh Phaolô vừa cụ thể, vừa phổ quát. Một đàng, ngài để ý đến nhu cầu của cộng đoàn và các cá nhân cụ thể, đàng khác ngài mở lòng ôm ấp tất cả mọi người, mọi cộng đoàn không phân biệt.
- Tình yêu không chỉ chú ý đáp ứng các nhu cầu, mà còn sẵn sàng chấp nhận đau khổ vì người mình thương yêu nữa.
“Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Col 1,24).
“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó. Vì cũng như chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Ki-tô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi. Chúng tôi có phải chịu gian nan, thì đó là để anh em được an ủi và được cứu độ. Chúng tôi có được an ủi, thì cũng là để anh em được an ủi, khiến anh em có sức kiên trì chịu đựng cùng những nỗi thống khổ mà chính chúng tôi phải chịu” (2 Cor 1,3-6).
2. Giáo lý viên theo mẫu gương thánh Phaolô
Nhìn vào mẫu gương thánh Phaolô, nhiệm vụ giảng dạy giáo lý không chỉ đòi giáo lý viên hiểu biết giáo lý phải giảng giải, cắt nghĩa, mà còn đòi phải có khả năng thương yêu: thương yêu chính những người mình có bổn phận dạy dỗ, thương yêu Giáo Hội, thương yêu anh chị em lương dân. Đây là khả năng tuyệt vời Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá đã phú bẩm vào lòng mỗi người. Do đó, con người ta, bất cứ thuộc chủng tộc, tôn giáo nào, khi sinh ra là khao khát thương yêu và được thương yêu. Tôi muốn đọc lại đây một kinh nghiệm yêu thương:
Đầu cá chốt, Cao Thị Ni - 16/01/2008:
Tôi nhớ rõ năm ấy ba tôi bị bệnh ho ra máu (còn bây giờ người ta gọi là lao phổi) tôi cũng chẳng biết bệnh đó có nguy hiểm không, có chết không, nhưng mỗi lần ba ho khạc ra máu là me lại khóc, thấy mẹ khóc rồi mấy chị em tôi cũng khóc theo. Ba bệnh lâu ngày không có tiền chạy thuốc, mẹ chỉ đâm lá thuốc nam cho ba uống nhưng không khỏi, ngày qua ngày ba càng ốm yếu xanh xao hơn, vì năm đó thuốc lao chưa xuống địa phương như bây giờ. Mẹ nghe hàng xóm bảo nếu muốn hết bệnh thì phải lo tiền đi bệnh viện Hồng Bàng ở Sài Gòn mới có thuốc trị. Mẹ nghe vậy quyết định bán hết mấy giạ lúa cuối cùng trong nhà cho ba làm lộ phí lên Sài Gòn trị bệnh, còn mẹ thì ở nhà lo ruộng rẫy và để chờ ngày ba tôi xuất viện trở về.
Tôi nhớ lúc ấy sáng ngày nào mẹ tôi cũng xách cái thau và cây cân ra chợ mua cá đi bán lại để kiếm tiền lời, và còn có cá cho các con ăn, đến trưa về nhà lúc nào mẹ cũng đem một mớ cá chốt, chớ chẳng có thứ cá nào ngon hơn. Mỗi lần mẹ làm cá tôi hay ngồi gần nhìn mẹ làm và hỏi: “Mẹ ơi sao làm cá chốt mẹ không chặt bỏ đầu, đầu xương không ăn sao được hả mẹ?” Mẹ tôi cười bảo: “Có ít cá mẹ hà tiện để đầu kho xong mình lấy đầu cho con chó con mèo ăn cũng đỡ con à”. Câu nói của mẹ, tôi cũng vô tình không để ý tới, mà thật sự ngày nào tôi đi học về, mẹ dọn cơm cho mấy chị em tôi ăn cũng cá chốt kho và dĩa rau luộc mẹ hái cạnh sau nhà, tôi chỉ biết ăn say sưa chớ chẳng để ý tới cá chốt kho như thế nào.
Vô tình một ngày nọ tôi được nghỉ hai tiết học cuối nên về nhà sớm hơn mọi ngay. Khi bước vào nhà, tôi tình cờ thấy mẹ tôi ngồi ăn cơm một mình với dĩa rau luộc và một chén cá kho toàn là đầu cá chốt. Thì ra bấy lâu nay mẹ ăn cơm trước, chỉ ăn đầu còn để dành khúc mình cho các con. Tôi đứng lặng trước mâm cơm của mẹ mà nghe nghèn nghẹn ở cổ, tôi chẳng nói được câu nào với mẹ chỉ sợ không cầm được giọt nước mắt. Như hiểu được ý tôi, mẹ bảo: “Ba con đang bị bệnh, mẹ con mình ở nhà phải ăn cần ở kiệm dành dụm tiền còn lo thuốc men cho ổng nữa con à, chừng nào ba con hết bệnh về làm có tiền thì nhà mình ăn sẽ ngon hơn”. Nghe mẹ nói tôi thấy mủi lòng rồi khóc như mưa.
Nhưng mẹ ơi những gịot nước mắt con rơi lúc ấy không phải buồn vì nhà mình nghèo, mình khổ mà vì con cảm thấy thương mẹ, thương nhất trên đời mẹ ơi, cả cuộc đời mẹ đã vì chồng vì con mà chẳng nghĩ đến bản thân mình, lúc ấy con chỉ biết thầm cầu trời khấn phật cho ba mau hết bệnh để về nhà cùng mẹ chung sức lo cho đàn con thơ dại.
Tôi xin viết những dòng chữ này gởi đến mẹ thân yêu như những lời cảm ơn mẹ đã vì chị em tôi mà cực khổ và chịu đựng hy sinh cả cuộc đời của mẹ, đến bây giờ tôi đã làm mẹ càng thấm thía hơn câu thơ của một nhà văn đã viết:
Biển cả mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
Đến bao giờ các giáo lý viên mới yêu được các em mình dạy dỗ như bà mẹ trong câu truyện trên? Dĩ nhiên câu truyện trên nói đến kinh nghiệm tình máu mủ, mẹ con. Nhưng, trong mầu nhiệm cứu chuộc, Chúa đã thanh luyện tình yêu tự nhiên cho thêm tinh tuyền và còn ban ơn cứu chuộc để thánh hóa, làm cho tình yêu tự nhiên vươn lên để biết yêu như chính Chúa (Ga 13,34-35). Thánh Phaolô đã thương yêu các cộng tác viên, thương yêu các giáo đoàn, cả Giáo Hội và mọi người. Đó là những người chẳng có liên hệ máu mủ với ngài. Vậy mà ngài đã sẵn sàng và còn vui mừng chịu khổ vì họ, để họ được bổ dưỡng, được xây đắp. Đó là tấm gương cho các giáo lý viên.
“Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Col 1,24). Tình yêu đối với Giáo Hội, với các phần tử của Giáo Hội là một thách đố rất lớn đối với mọi người, dĩ nhiên cũng đối với các giáo lý viên. Giáo Hội đang gặp khó khăn trăm phần. Nhiều khó khăn đến từ bên ngoài. Xem như các sức mạnh của thế gian đang hợp lực đánh phá Giáo Hội, trên mọi trận tuyến. Nhưng trầm trọng hơn, có lẽ là những khó khăn phát xuất từ chính trong lòng Giáo Hội. Các lỡ lầm, yếu đuối của con cái Giáo Hội cứ lồ lộ trước mắt, mà nhiều khi cả những con cái ưu tú, được tuyển chọn nữa. Rồi tệ nạn chia rẽ, gièm pha, gây hoang mang, ngờ vực, tạo ra trăm bè bảy mối. Cứ như thể làm như vậy là trưởng thành, là công bằng, là yêu mến Giáo Hội. Người ta không có khả năng phân biệt ranh giới giữa quyền tự do ngôn luận, cần phải có để thăng tiến và việc nói hành, nói xấu, và vu vạ cáo gian. Để phân biệt được sự khác biệt, cần phải có tinh thần khiêm nhượng và thành thực (honest) để nhận diện những tình cảm, những ý nghĩ thầm kín trong lòng mình và gọi chúng với chính tên của chúng. Nhiều lý do nói ra để biện minh thì hay lắm, nhưng lý do thực trong bụng thì có thể chỉ là ghen ghét hay tham vọng, lợi lộc.
Tình yêu đối với Giáo Hội đòi phải có tinh thần khách quan, tìm hiểu sự thật. Nếu thấy một phần tử của Giáo Hội bị oan, phải biết cảm thông nỗi đau khổ và bênh đỡ. Nếu thấy có tội, không đứng như kẻ ngoài cuộc mà tố khổ, nhưng phải biết lãnh trách nhiệm trong tình liên đới và nếu cần, cộng tác để đền trả các thiệt hại do sự yếu đuối của các phần tử của Giáo Hội gây ra, vì đây là Giáo Hội của tôi và đó là anh chị em của tôi. Tôi không phải là người ngoài cuộc, nhưng là anh em trong nhà. Đó là tâm tình của thánh Phaolô khi ngài viết cho giáo đoàn Colosê: “Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Col 1,24). Đó là mẫu sống của mỗi kitô hữu đích thực, nhất là kitô hữu đó lại là một giáo lý viên.
III. Lòng say mến Chúa Giêsu
1. Bí quyết lòng hăng say dấn thân truyền giáo của thánh Phaolô: lòng say mến Chúa Giêsu
Một điểm đặc biệt kéo sự chú ý của chúng ta là khi đã lãnh nhận sứ mệnh truyền giáo, thánh Phaolô lập tức lao mình đem Tin Mừng vào mọi môi trường. Chúng ta có thể nhận ra 4 môi trường khác nhau: môi trường đa chủng tộc và đa văn hóa (Tarso và Corintô); môi trường trí thức của văn hóa Hy Lạp (Athen); môi trường quyền lực (Roma); môi trường lao tù (Giêrusalem và Roma).
Ngoài ra, trên đường truyền giáo, thánh Phaolô đã gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Chúng ta có thể kể ra một số khó khăn chính sau đây:
- Những tranh luận, bàn cãi chung quanh việc cắt bì những người dân ngoại muốn tin theo Chúa Giêsu (Cv 15,1-12);
- Bất đồng ý kiến với tông đồ Barnaba liên quan đến việc cho môn đệ Marcô tham dự hành trình truyền giáo (Cv 15,36-40);
- Khó khăn, chông gai và nguy hiểm trên đường truyền giáo: “Vì có lắm kẻ tự hào theo tính xác thịt, thì tôi đây, tôi cũng tự hào… Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư? Tôi nói như người điên: tôi phục vụ Đức Kitô còn hơn họ nữa!
Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. Năm lần tôi bị người Do-thái đập ba mươi chín cú; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng.” (2 Cor 11,18-27).
- Hoàn cảnh cô đơn, trơ trọi một mình đứng trước khó khăn thử thách, như ngài đã viết cho người môn đệ yêu quí của ngài: “Lần thứ nhất khi cha phải ra biện hộ trước tòa án, chẳng có ai bênh vực cha. Tất cả đều đã bỏ rơi cha. Con đừng chấp nhất với họ. Nhưng có Chúa ở bên cạnh cha, Người đã ban sức mạnh cho cha, để nhờ cha mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng.” (2 Tm 4,16-17).
Cho dù gặp trăm ngàn khó khăn, nguy hiểm và chiến đấu với bao thử thách, thánh Phaolô không bao giờ nản chí, thay đổi mục đích hay than thân, trách phận; ngược lại, ngài luôn kiên trì dấn thân và còn biết biến khó khăn thành cơ hội mới để rao giảng Tin Mừng. Đâu là bí quyết của ngài?
Bí quyết của Thánh Phaolô là sức mạnh nội tâm, kín múc từ 4 nguồn mạch: lòng say mến Chúa Giêsu; sự nhậy cảm và vâng lời tuyệt đối các tác động của Chúa Thánh Thần; tâm tình yêu mến Giáo Hội và, sau cùng, tình yêu sâu đậm đối với anh chị em lương dân. Chúng ta đã suy gẫm về tình yêu mến Giáo Hội và anh chị em lương dân. Bây giờ chúng ta tìm hiểu lòng say mến Chúa Giêsu nơi thánh Phaolô. Đây cũng là nguồn mạch chính yếu, làm nền tảng cho các nguồn mạch khác.
Thánh Phaolô không chỉ yêu mà say mến Chúa Giêsu. Đối với ngài, Chúa Giêsu không phải là một lý thuyết để bàn cãi, hay chỉ là đối tượng để chiêm ngắm, nhưng là sự sống, là tiêu chuẩn hướng dẫn chọn lựa, là đối tượng phục vụ, là nguồn gợi hứng cho các hành động. Lòng say mến Chúa được diễn tả bằng nhiều cách.
a) Tâm tình của thánh Phaolô: để hiểu lòng say mến Chúa Giêsu, chúng ta chỉ cần nghe một vài tâm tư của ngài diễn tả trong các thư ngài gửi các giáo hữu của ngài:
- “Đối với tôi, sống chính là Chúa Kitô” (Pl 1,21)
- “Không còn phải là tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
- “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta” (2Cor 5,14).
- “Tôi biết Đấng tôi tin tưởng và phó thác hy vọng” (2 Tim 1,12).
- “Khi ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết điều gì khác, ngoài Chúa Giêsu Kitô, và là Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh” (1Cor 2,2).
- “Trong khi người Do-thái đòi xem những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa thì mạnh hơn cái mạnh mẽ của loài người.” (1Cor 1,22-25).
- “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian.” (Gl 6,14).
b) Cách thức giới thiệu chính mình
Nhìn qua cách thức thánh Phaolô tự giới thiệu mình, chúng ta cũng có thể hiểu thêm tâm tình say mến Chúa Giêsu của ngài. Ngài là người Do Thái, dòng dõi nhóm Pharisêu, có quốc tịch Roma, tiến sĩ luật thuộc trường nổi tiếng nhất lúc đó. Tất cả những danh hiệu đó là lý do để tự hào, nhưng từ khi gặp được Chúa Giêsu, thánh Phaolô chỉ xưng mình là: tông đồ của Chúa Giêsu Kitô, môn đệ của Chúa Kitô, đầy tớ của Chúa Kitô, đầy tớ của Thiên Chúa, tù nhân của Chúa Giêsu Kitô. Dù dưới danh hiệu nào, cũng vẫn là người thuộc về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là thẻ căn cước, là giấy thông hành định nghĩa căn tính của ngài. Trong lòng ngài, Chúa Giêsu sống động, là sức mạnh thúc đẩy, là lý do vì sao ngài chấp nhận hy sinh, chịu đựng hiểu lầm, khổ cực…
Đúng là một tâm hồn say mến Chúa Giêsu. Tôi muốn nói đến lòng say mến chứ không chỉ tình yêu, tình bạn. Một lúc người ta có thể yêu nhiều người, nhưng chỉ có thể say mê một người và những người mình yêu không ảnh hưởng hoàn toàn đến cuộc đời của mình, nhưng người mình say mê thì chi phối cuộc đời mình.
c) Sẵn sàng hy sinh vì Chúa Giêsu: “Tất cả vì Chúa và vì Tin Mừng của Ngài” (1Cor 9,23)
Lòng say mê Chúa Giêsu nơi thánh Phaolô không phải là thứ tình cảm suông hay những xúc động bồng bột trong đôi lúc nhất thời, nhưng là tình nghĩa thân thương, lòng cảm phục kính mến đến độ ngài đã sẵn sàng hy sinh tất cả vì Chúa, để bảo vệ tình nghĩa với Chúa. Để hiểu tâm tình của thánh Phaolô, chúng ta có thể đọc lại một vài lời của ngài:
- “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đã chấp nhận mất hết, và tôi coi tất cả như rác rưởi, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người. Được như vậy, không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Môsê đem lại, nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Kitô, tức là sự công chính do Thiên Chúa ban, dựa trên lòng tin. Vấn đề là được biết chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết.” (Pl 3,7-11).
- “Tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người. Với người Do-thái, tôi đã trở nên Do-thái, để chinh phục người Do-thái. Với những ai sống theo Lề Luật, tôi đã trở nên người sống theo Lề Luật, dù không còn phải sống theo Lề Luật nữa, để chinh phục những người sống theo Lề Luật. Đối với những kẻ sống ngoài Lề Luật (Môsê), tôi đã trở nên người sống ngoài Lề Luật (Môsê), dù tôi không sống ngoài luật Thiên Chúa, nhưng sống trong luật Đức Ki-tô, để chinh phục những người sống ngoài Lề Luật. Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng.” (1Cor 9,19-23).
Điều đáng được chú ý ở đây là thánh Phaolô không chỉ sẵn sàng hy sinh, mà hy sinh TẤT CẢ vì Chúa Giêsu. Dâng hiến tất cả, dâng hiến trọn vẹn cho Chúa, không giữ lại một chút nào cho mình. Đây chính là bí quyết của lòng hăng say, của những kết quả truyền giáo của thánh Phaolô và cũng là cái khó cho những ai muốn dõi theo tinh thần của ngài. Yêu Chúa không khó, phục vụ Chúa không khó, hy sinh vì Chúa cũng không khó. Cái khó nằm ở chỗ, “yêu Chúa với tất cả con tim, tất cả tâm hồn, tất cả sức lực và tất cả trí khôn” (Lc 10,27), phục vụ chỉ duy mình Chúa thôi và do đó, chấp nhận mất tất cả vì Chúa (Pl 3,7-11). Điều đó không có nghĩa là khinh chê tất cả, nhưng là nhìn và chọn lựa tất cả dưới ánh sáng và trong mối tương quan với Chúa Giêsu và do đó, trân trọng tất cả một cách chân thực.
Trong thực tế, ít khi có giáo lý viên nào chống đối hay hoàn toàn chối bỏ Chúa. Cái khác giữa các giáo lý viên ở chỗ một giáo lý viên coi Chúa là một giá trị như trăm ngàn giá trị khác, còn giáo lý viên khác thì đặt Chúa Giêsu làm ưu tiên và qua đó chấp nhận và soi sáng tất cả các giá trị khác. Đó là trường hợp Thầy Giảng Anrê Phú Yên. Ta có thể diễn tả sự khác biệt theo mô hình dưới đây.
Trong thời đại chúng ta, một khuôn mặt sáng ngời, lôi cuốn đông đảo dân chúng và cũng có thể nói là hình ảnh của thánh Phaolô, Tông Đồ Dân Ngoại, là ĐTC Gioan Phaolô II đáng kính. Suốt 26 năm trong sứ mệnh chủ chăn Giáo Hội Hoàn Vũ, ngài đã vượt trùng dương loan báo Tin Mừng cho mọi dân tộc, mọi tầng lớp. Chính cái chết của ngài cũng là một lời loan báo Chúa Giêsu một cách hùng hồn. Chắc chắn mọi người đã theo dõi đầy đủ các tin tức và hình ảnh chung quanh cái chết và Thánh Lễ an táng của ngài. Con xin được nhắc lại đây 4 sự kiện:
- Ngay sau khi ngài qua đời, không ai bảo ai, không ai tổ chức, tự nhiên dân chúng ùn ùn kéo về đền thờ Thánh Phêrô kính viếng thi hài của ngài. Người ta nói là có chừng 4 triệu người. Để có thể vào đền thờ, đi qua trước thi hài của ngài trong giây lát, người ta phải nối đuôi chờ đợi 12 giờ, hay có thể 14 giờ đồng hồ, chịu đựng ban ngày trời nóng, ban đêm khí hậu lạnh. Họ là mọi thứ bậc người: đàn ông, đàn bà, già, trẻ, lớn, bé; họ là các giáo hữu, con cái của Giáo Hội Công Giáo, nhưng cũng có nhiều người thuộc các giáo hội Chính Thống, Tin Lành và ngay cả các tín hữu của các tôn giáo khác như Hồi Giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo, và có thể cũng có những người vô thần hoặc thù địch với Tin Mừng của Chúa…
- Hiện diện trong Thánh Lễ an táng, có đầy đủ thủ lãnh các quốc gia và của các tôn giáo. Họ xin đến chứ không phải được mời và họ phải ngồi ở hàng ghế đã được Toà Thánh xếp theo vần thứ tự tên các nước theo tiếng Pháp. Cho nên có sự kiện thủ lãnh các quốc gia kình địch với nhau ngồi bên nhau và cũng bắt tay chào hỏi nhau!
- Các hãng truyền hình đã đồng loạt loan báo tin tức về cái chết và các sự kiện diễn tiến sau khi ngài qua đời. Có những đài truyền hình phát hình 24/24 giờ một ngày.
- Cỗ quan tài gỗ trơn đơn sơ được đặt nằm ngay trên nền của công trường đền thờ Thánh Phêrô.
- Trong Thánh Lễ, tự nhiên có một cơn gió mạnh nổi lên, tư từ lật mở từng trang, từ đầu đến cuối cuốn Thánh Kinh đặt trên quan tài của ngài.
Cái chết của ĐTC Gioan Phaolô II là một lời loan báo hùng hồn và vĩ đại về Chúa Giêsu. Ngài đã lôi kéo bao nhiêu người, không phải chỉ những người về Roma, mà còn bao nhiêu người theo dõi tin tức và các lễ nghi qua các phương tiện truyền thông. Sức mạnh nào đã lôi kéo người ta, đoàn lũ đông đảo như vậy? Sức mạnh nào đã qui tụ được các thủ lãnh các quốc gia và đại diện các tôn giáo và có sức hoà giải tất cả như vậy?
Đây không thể là kết quả của sức người phàm, nhưng phải là sức mạnh linh thiêng của Thiên Chúa, có sức thúc đẩy, hàn gắn và qui tụ lòng người. Về phía ĐTC Gioan Phaolô II, ngài đã là một dụng cụ ngoan ngoãn trong tay Thiên Chúa, diễn tả qua khẩu hiệu của ngài: “Totus Tuus”. “Tất cả con là của Mẹ” và phần thứ II hiểu ngậm: “để tất cả con thuộc về Chúa Giêsu”. Yếu tố quan trọng ở đây nằm ở chữ “Totus”, có nghĩa là “tất cả”, ‘trọn vẹn”.
Cỗ quan tài bằng gỗ đơn sơ đặt trên nền công trường đền thờ Thánh Phêrô cũng kéo sự chú ý của nhiều người. Lý do không phải vì nói lên sự nghèo khó. Nghèo khó thì có gì mà hấp dẫn? Sức hấp dẫn nằm ở sự lựa chọn của ngài, là lý do của sự nghèo hèn đơn sơ: Ngài đã chọn duy chỉ mình Chúa, đã sống hoàn toàn cho Chúa và vì Chúa. Đúng là “Totus Tuus”. Chính vì thế, qua sự nghèo hèn và đơn sơ của ngài, Chúa đã thể hiện được tất cả sức mạnh của ơn thánh và tình yêu của Người.
Sự kiện cơn gió nổi lên, như thể một ngón tay từ từ lật giở từng trang, từ đầu đến cuối của cuốn Thánh Kinh đặt trên cỗ quan tài: có người cho đó là tình cờ, người khác cho đó là sự can thiệp trực tiếp của Chúa. Ai muốn cắt nghĩa theo chiều hướng nào tùy ý. Nhưng sự kiện đó có nói lên một điều quan trọng của cuộc đời thiêng liêng của ĐTC Gioan Phaolô II. Đó là ngài đã sống theo Tin Mừng; cuộc đời của ngài đã được thấm nhuần bằng Lời Chúa; ngài đã sống theo tất cả sứ điệp Ơn Cứu Độ. Đúng là “Totus Tuus”.
Sự kiện này giúp chúng ta hiểu rõ hơn một khía cạnh tế vi của tinh thần truyền giáo của thánh Phaolô, Tông Đồ Dân Ngoại. Đó là sự dâng hiến tất cả cho Chúa không phải chỉ có nghĩa là sẵn sàng từ bỏ tất cả vì Chúa và chịu thiệt thòi vì Chúa, mà còn có nghĩa là để cho lòng mình được thay đổi theo tinh thần của Chúa và mọi khía cạnh của con người mình đều được thấm nhuần bằng tinh thần của Chúa Giêsu để trở thành hương thơm của Người như lời ngài viết trong thư gửi giáo đoàn Corintô: “Tạ ơn Thiên Chúa, Đấng cho chúng ta tham dự cuộc khải hoàn trong Chúa Kitô, và đã dùng chúng ta mà làm cho hương thơm của sự nhận biết Chúa Kitô lan toả khắp nơi trong thế giới. Thực vậy, chúng ta là hương thơm của Chúa Kitô dâng kính Thiên Chúa, toả ra giữa những người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất.” (2Cor 2,14-15).
Trong lịch sử Giáo HộiViệt Nam đã có một giáo lý viên làm sống động lại tinh thần say mến Chúa Giêsu của thánh Phaolô. Đó là Thầy Giảng Anrê. Trở lại đạo lúc 15-16 tuổi. Sau đó gia nhập nhóm thầy giảng đầu tiên của cha Đắc Lộ. Đến năm 19 tuổi, Thầy bị bắt và sau đó được phúc Tử Đạo. Khi quan nghè Bộ dụ dỗ, đe dọa bắt Thầy bỏ đạo, Thầy trả lời: “Chúa Giêsu đã thương yêu tôi, đã chết vì tôi, làm sao tôi có thể chối bỏ Người? Tình yêu đáp trả tình yêu, mạng sống đáp trả mạng sống”. Và theo chứng từ của Cha Đắc Lộ và nhiều người có mặt khi Thầy chịu tử đạo, lúc đầu Thầy bị chém và đã ngả ra, người ta vẫn còn thấy nơi cổ họng Thầy phát ra 3 lần tên cực trọng: “Giêsu, Giêsu, Giêsu”. Bức hình vẽ đầu tiên cuộc tử đạo của Thầy đã diễn tả sự kiện này.
Ước chi trong hàng các giáo lý viên hôm nay, có nhiều người là hiện thân của thánh Phaolô, như Thầy Giảng Anrê Phú Yên, yêu mến Chúa Giêsu hết lòng và thấm nhuần tinh thần của Người nên làm lan tỏa hương thơm của Người để ướp thế gian. Gặp được một giáo lý viên là người ta ngửi được một mùi thơm ngào ngạt: “mùi Giêsu”.
d) Trung kiên rao giảng Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh và sống lại
Trong hành trình rao giảng Tin Mừng cho các giáo hữu đã tin theo Chúa, cũng như cho anh chị lương dân, thánh Phaolô đã không ngần ngại loan báo sứ điệp Chúa Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh; cho dù biết là người ta không muốn nghe, nhưng ngài vẫn loan báo. Chỉ khi say mến Chúa Giêsu, cảm nghiệm và xác tín là Chúa Giêsu là kho tàng quí báu và là viên bích ngọc (x. Mt 13,44-46), là nguồn sống của nhân loại, mới dám chèo ngược dòng nước và kiên trì trong sứ mệnh như thánh Phaolô đã làm. Ta có thể nghe đời lời tâm sự của thánh Phaolô:
- “Khi ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết điều gì khác, ngoài Chúa Giêsu Kitô, và là Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh” (1Cor 2,2).
- “Trong khi người Do-thái đòi xem những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa thì mạnh hơn cái mạnh mẽ của loài người.” (1Cor 1,22-25).
Xem ra chúng ra đang sống trong môi trường văn hóa cũng tương tự như môi trường thánh Phaolô nói trong thư gửi giáo đoàn Corintô. Nhiều người cho sứ điệp Chúa Giêsu chịu đóng đinh nghe chói tai và có tính cách bi quan sầu thảm.
“Chói tai” thì có thể có, vì chúng ta đang sống trong một nền văn minh phản Thánh Giá. Có rất nhiều trào lưu tư tưởng và nếp sống đi ngược hoàn toàn với sứ điệp Thánh Giá, với lý tưởng trở thành Hy Lễ. Trào lưu tư tưởng và nếp sống đầu tiên là coi thành công, ích lợi, hiệu quả (tất cả phải đo lường được, phải nhìn thấy được) là tiêu chuẩn đánh giá các dự án, hoạt động và ngay cả giá trị con người.
Cách nghĩ và nếp sống thứ hai là tìm tiện nghi, thoải mái và đồng hóa thú vui với hạnh phúc. Về lý thuyết, người ta coi cuộc sống dễ dàng, thoải mái như lý tưởng và ngược lại, những khó khăn, hy sinh, đau khổ là bất nhân. Trong thực tế, cuộc sống dễ dãi không còn phải là giấc mơ mà là điều có thể thực hiện được nhờ phương tiện vật chất dồi dào, nhờ các phương pháp và dụng cụ do khoa học kỹ thuật cung cấp…
Trong bầu khí văn hóa và môi trường sống nói trên, không những người ta không chấp nhận những khó khăn, đau khổ khi xảy đến cho mình mà còn coi bất cứ đau khổ nào, ngay cả những đau khổ của Chúa Giêsu là vô ích, bất nhân. Cách suy nghĩ hôm nay đã thay đổi rất nhiều.
Nhưng nói sứ điệp Chúa Kitô chịu đóng đinh là bi quan, sầu thảm thì nhất định không phải, vì đây là diễn tả tình yêu tuyệt hảo hai chiều: đối với Chúa Cha và đối với nhân loại.
Đối với Chúa Cha: vâng lời tuyệt đối (tình yêu chung thủy), phó thác.
Đối với nhân loại: vẫn tiếp tục thương yêu, tha thứ cho dù không được thương yêu lại, hơn nữa, còn bị chà đạp bất công, bị xỉ nhục, bị tra tấn đau đớn vô ngàn; chấp nhận gánh chịu mọi hình phạt mà đáng lẽ loài người phải chịu để đền trả tội lỗi nhân loại.
Chúa Kitô chịu đóng đinh đúng là sức mạnh vô song của tình yêu thần linh và vì vậy Người đã biến Thánh Giá thành nguồn ơn cứu độ, đem lại sự an bình và niềm vui cho tâm hồn con người. Mỗi khi chúng ta cử hành Thánh Lễ là chúng ta nhắc lại cái chết bất công, nhục nhã của Chúa chúng ta, mà chúng ta không sầu thảm, không căm phẫn, thù hận những người đã chối bỏ Chúa, đã giết Chúa, mà ngược lại, trong lòng chúng ta cảm thấy phơi phới và cùng nhau hát “Vinh danh Thiên Chúa…”, “Alleluia”… Khi chúng ta cử hành lễ kính các thánh Tử Đạo, môn đệ của Chúa Kitô chịu đóng đinh, bầu khí cũng vui tươi như vậy. Như thế thì Chúa Kitô chịu đóng đinh đâu có gì là yếu đuối, là sầu thảm, bi quan, mà ngược lại, như thánh Phaolô nói, là “sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa”. Đó là lý do vì sao Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ cùng uống chén với Người:
Mc 10,38-40: “Các con không biết các con xin gì! Các con có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?” Các ông đáp: "Thưa được." Chúa Giêsu bảo: “Chén Thầy sắp uống, các con cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, các con cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa Cha đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được.”
Thánh Phaolô cũng đã chấp nhận lời mời gọi này: “Giờ đây, được Thánh Thần Chúa thuyết phục và thúc đẩy, tôi lên Giêrusalem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó, trừ ra điều này, là tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi. Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi đi hết hành trình của tôi, chu toàn sứ vụ Chúa Giêsu đã phó thác nơi tôi, là làm chứng cho sứ điệp ân sủng của Thiên Chúa.” (Cv 20,22-24).
e) Biến khó khăn thành cơ hội mới để rao giảng Tin Mừng
“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Trong Đức Ki-tô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần. Trong Đức Ki-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giê-su Ki-tô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu. Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người. Ân sủng này, Thiên Chúa đã rộng ban cho ta cùng với tất cả sự khôn ngoan thông hiểu. Người cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu: thiên ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô. Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô.” (Ep 1,3-10).
Lá thư gửi giáo đoàn Ephêsô là lá thư thánh Phaolô viết trong tù ngục. Tù đầy là thời gian đầy đau khổ, nhục nhã và có thể gây ra chán nản và thất vọng, nhưng ngài đã không sờn lòng nản chí, hoặc buồn sầu trách móc, chửi rủa; ngược lại, ngài đã lợi dụng thời giờ và hoàn cảnh để viết thư khích lệ và hướng dẫn các giáo hữu và ngài bắt đầu bức thư bằng những lời chúc tụng. Ngài đã biến đau khổ thành lời chúc tụng và biến khó khăn thành cơ hội mới để loan truyền Tin Mừng.
Không ai không gặp khó khăn trong cuộc sống và trong nhiệm vụ dạy giáo lý, cộng tác với nhiều người, cũng sẽ có những lúc xảy ra khó khăn, không thực hiện được chương trình như dự tính và do đó, đôi tâm tình chán nản, bất mãn cũng có thể xuất hiện trong đầu óc. Lúc đó, nếu giáo lý viên biết theo gương thánh Phaolô biến đau khổ thành lời chúc tụng và biến khó khăn thành cơ hội mới để loan truyền Tin Mừng thì tâm tình và thái độ sẽ loan báo mầu nhiệm cứu chuộc (mầu nhiệm tử nạn và sống lại) của Chúa một các mạnh mẽ và xây đắp tâm hồn và cộng đoàn gắp trăm lần các bài giảng dạy uyên bác.
3. Hành trình thanh luyện nội tâm, dõi theo tinh thần truyền giáo của Thánh Phaolô
a) Mâu thuẫn giữa ước vọng say mến, phục vụ Chúa và thực tại của cuộc sống
Trong lòng con người có một sự giằng co, mâu thuẫn rất sâu đậm. Chính trong lúc muốn tôn thờ yêu mến Chúa, lại thấy nổi lên trong lòng một sức mạnh chống đối, từ khước Chúa. Nhiều khi không dám nói rõ ràng từ khước Chúa, nhưng bịt tai, giả vờ như không biết gì; chính trong lúc ao ước say mến, phục vụ Chúa và tha nhân, lại thấy nổi lên ước vọng danh giá, lợi lộc; chính trong lúc muốn thương yêu mọi người vô vị lợi, lại thấy lòng mình bực bội, ghét bỏ người nọ người kia nên ganh tị, dèm pha, nói xấu…
Mỗi người cảm thấy trong lòng một sự giằng co giữa sự thiện và sự ác và rất nhiều khi sức mạnh của sự ác chiến thắng. Đó là kinh nghiệm sống thánh Phaolô nói trong thư gửi giáo đoàn Roma: “Điều tốt tôi muốn làm, tôi lại không làm, trong khi tôi đi làm điều xấu tôi không muốn làm” (Rom 7,15).
b) Lý do
* Tội nguyên tổ
Hành trình dõi theo thánh Phaolô trong lòng say mến Chúa Giêsu, chúng ta phải nhìn với con mắt thực tế. Đó là hoàn cảnh của những người thừa hưởng một bản tính nhân loại đã bị ô nhiễm bởi tội nguyên tổ và những hậu quả của nó, gây ra một sự rạn nứt rất sâu sa trong lòng mỗi người. Đoạn sách Sáng Thế diễn tả những sự rạn nứt đó như sau:
“Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đã làm ra. Nó nói với người đàn bà: “Có thật Thiên Chúa bảo: “Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không? Người đàn bà nói với con rắn: “Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn. Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: “Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết.” Rắn nói với người đàn bà: “Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.” Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân. Nghe thấy tiếng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày, con người và vợ mình trốn vào giữa cây cối trong vườn, để khỏi giáp mặt ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa. ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa gọi con người và hỏi: “Ngươi ở đâu? “ Con người thưa: “Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn.” ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi: “Ai đã cho ngươi biết là ngươi trần truồng? Có phải ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi ăn không? “ Con người thưa: “Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con ăn.” ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi người đàn bà: “Ngươi đã làm gì thế? “ Người đàn bà thưa: “Con rắn đã lừa dối con, nên con ăn.” (St 3,1-13).
Đoạn sách Sáng Thế cho thấy, trong lòng mỗi người đã có mầm mống rạn nứt trong 4 mối liên hệ thiết yếu: với Thiên Chúa, với tha nhân, với vũ trụ vạn vật và với chính mình. Do đó, để thực sự sống tình say mến Chúa Giêsu, cần phải dõi theo hành trình hòa giải 4 mối liên hệ để tìm lại sự an hòa nội tâm. Để nhìn và hiểu vấn đề cách rõ ràng hơn, chúng ta có thể cắt nghĩa sự rạn nứt sâu đậm trong nội tâm mỗi người theo hai mô hình dưới đây. Mô hình bên trái diễn tả tình trạng nội tâm an hòa trước tội nguyên tổ. Mô hình bên phải diễn tả tình trạng nội tâm rạn nứt sau tội nguyên tổ.
* Hoàn cảnh gia đình, học đường, môi trường sống trong thời thơ ấu và niên thiếu
- Vết thương lòng: sống với nhau là con người tội lỗi, ai cũng có những yếu đuối, thiếu sót và do đó, ghễ gây cho nhau những vết thương để lại tâm khảm và chi phối cuộc đời.
- Vai trò trong gia đình: tương quan cha mẹ - con cái; vợ - chồng; phái tính: con trai, con gái. Khi vì hoành cảnh, các vai trò bị lẫn lộn, người ta sẽ lẫn lộn hoặc mất căn tính và gây ra sự hỗn độn trong tâm lý.
- Hoàn cảnh, tình trạng đặc biệt của gia đình. Những hoàn cảnh hay tình trạng đặc biệt của gia đình để lại một dấu vết rất sâu đậm trong tâm khảm mỗi người. Cũng cần để ý là tuy hai gia đình cùng trải qua một hoàn cảnh tương tự, nhưng thái độ và phản ứng của các phần tử của hai gia đình có thể cũng rất khác nhau, tùy theo bầu khí sống và đường hướng giáo dục trong gia đình. Ví dụ hai gia đình cùng phải trải qua hoàn cảnh lầm than, nghèo đói, túng quẫn. Gia đình I luôn thủ thế, dè sẻn lo cho ngày mai; gia đình II, tìm cách hưởng thụ, vì “biết ngày mai thế nào?” Xuất thân từ gia đình I, người ta sẽ dễ hà tiện, dễ nhận mà khó cho; xuất thân từ gia đình II, người ta dễ phung phí, tiêu xài xả láng…
* Môi trường, xã hội, lịch sử tập thể
Anh hùng tạo thời thế nhưng thường thì thời thế tạo anh hùng. Mỗi người có thể ảnh hưởng đến xã hội, nhưng xã hội cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mỗi cá nhân. Ngoài ra, còn những sức mạnh, tuy vô hình nhưng có một ảnh hưởng rất lớn trên cách suy nghĩ, thái độ, hành động của mỗi cá nhân: lịch sử, văn hóa của tập thể. Dưới đây là một số tâm thức văn hóa và trào lưu xã hội tân tiến hiện nay có thể trở thành chướng ngại vật, ngăn cản cuộc sống kitô của giáo lý viên:
- Coi danh dự (thể diện) cá nhân hay tập thể như một giá trị tuyệt đối hay ít nữa, giá trị quan trọng nhất.
- Tâm thức làng xóm, gia đình tạo được tinh thần liên đới sâu đậm giữa các phần tử, nhưng có thể gây khó khăn cho tinh thần trách nhiệm trong cộng đoàn và tình yêu phổ quát của giáo lý viên, môn đệ Chúa.
- Đề cao lý trí và biến nó thành giá trị tuyệt đối. Do đó, đánh giá con người theo bằng cấp…
- Đề cao nhân phẩm của mỗi cá nhân như tuyệt đối.
- Đồng hóa hạnh phúc với thoả mãn, khoái cảm, thoải mái.
- Đề cao thẩm mỹ, nghệ thuật tách rời khỏi tôn giáo và luân lý: nghệ thuật trỏ thành “đẹp mắt”, khích thích giác quan…
- Văn hóa thực dụng, hiệu quả, đánh mất giá trị biểu tượng
- Văn hóa và nếp sống chuyên môn và thành công trong nghề nghiệp gây chia rẽ, cạnh tranh nhau.
- Văn hóa đổi mới liên tục: "dùng và vất"
c) Hành trình mở lòng thắng lướt chướng ngại vật để đón nhận ơn Chúa, thay đổi con người của mình và thấm nhuần tinh thần của Chúa
* Cơ cấu tâm linh sinh động của con người
* Công tác thiêng liêng
i. Biến đổi các ý tưởng: suy niệm
Suy niệm đòi áp dụng 3 khả năng để suy niệm mầu nhiệm:
Trí nhớ: gợi lại sự hiểu biết về mầu nhiệm.
Lý trí: có 2 khả năng: suy nghĩ, lý luận và tưởng tượng. Cần dùng cả hai khả năng để hiểu thêm về mầu nhiệm và áp dụng vào cuộc sống để chiếu soi, thay đổi ý tưởng, tình cảm và thái độ, hành động.
Ý chí: chấp nhận sống theo những gì lý trí đã soi sáng.
ii. Hòa giải nội tâm: chữa lành các vết thương và hóa giải tình cảm
Nguyên nhân chính yếu làm mất an bình nội tâm và cản trở sống hạnh phúc và hiệp thông thì nhiều, nhưng nguyên nhân chính yếu và trầm trọng nhất là tình cảm. Các tình cảm nếu không được hóa giải, chúng sẽ tụ tập lại dày xéo tâm can và làm mất an bình nội tâm.
Các loại tình cảm chính yếu
Các tình cảm gây khốn khổ cho cuộc sống, cho chính mình và cho tha nhân, nhất là những người gần gũi thì nhiều, nhưng tựu trung có thể gom lại thành 3 loại chính:
- Tức giận: thứ tình cảm này biểu lộ dưới nhiều hình thức, tỉ dụ như bực tức, tránh lé, bất hợp tác, khinh miệt, nghi kỵ, loại trừ, bạo động, thù hằn...
- Lo sợ: tình cảm này diễn tả qua sự mất bình tĩnh, run rẩy, ngập ngừng, thiếu ý chí, dễ chiều theo ý người khác dù phải làm ngược lại các giá trị, tiêu chuẩn sống.
- Buồn sầu: tình cảm này diễn tả dưới những hình thức như chán nản, ngao ngán, thụ động, lười biếng, khép kín...
Nguồn gốc của tình cảm
Vết thương lòng (đã cắt nghĩa trong phần “Cơ cấu tâm linh sinh động”
Ý tưởng
- Tình cảm tức giận nảy sinh khi mình nhìn sự vật hay người khác như một chướng ngại vật.
- Tình cảm lo sợ sinh ra khi mình nghĩ đó là một nguy hiểm: nguy hiểm tính mạng; nguy hiểm mất danh dự, mất đồ vật, mất bạn bè; nguy hiểm không được người khác qúy mến và chấp nhận.
- Tình cảm buồn sầu sinh ra khi mất một điều mình cho là quí giá: mất sự vật, mất người thân hay bạn bè; mất danh thơm tiếng tốt, chức vụ hay một dự tính. Sự vật càng qúy báu, nỗi buồn càng sâu đậm.
Hành trình hòa giải nội tâm
Chặng 1: Khiêm nhượng nhìn nhận là mình có vấn đề
Chặng 2: Chấp nhận đau đớn
Chặng 3: "Mở nắp vung" nếu cần: theo định luật tâm lý, tình cảm khi bị dồn ép trong tiềm thức thì phá phách làm mất an bình, nếu đưa lên miền ý thức, chúng sẽ mất sức và ít ảnh hưởng đến nội tâm. Để đưa một tình cảm lên miền ý thức, cần có ba động tác:
- Không chối bỏ, không chạy trốn, nhưng khiêm nhượng nhìn nhận sự hiện hiện cả tình cảm đó, cho dù nó có làm cho xấu hổ đến đâu.
- Diễn tả tình cảm đó qua những ý tưởng cụ thể để nhận diện rõ ràng và gọi nó với tên của nó; chẳng hạn tức giận, ghen ghét, thù hằn...
- Tìm hiểu nguyên nhân của tình cảm đó: một ý tưởng hay một vết thương lòng.
Chặng 4: Cách nhìn mới: Một trong hai nguồn gốc căn bản của tình cảm là ý tưởng. Muốn thay đổi tình cảm, phải thay đổi ý tưởng.
Chặng 5: Nhìn với con mắt của Chúa: Vẫn theo định luật tâm lý nói trên, nếu biết nhìn với con mắt của Chúa thì sẽ thay đổi hoàn toàn tình cảm của mình (Ga 10,10-27; Lc 15,4-7).
Chặng 6: Sống trong lòng xác tín đức tin là được Chúa thương yêu vô điều kiện: Tình yêu hàn gắn, chữa lành tất cả. Khi một người cảm nghiệm là được thương yêu vô điều kiện, được say yêu thì tâm hồn được an bình ( Is 43,1-5; Is 49,15).
iii. Huấn luyện lại ý chí: tập quyết định và thực hiện điều đã quyết định. Ba điều cần để ý:
Suy nghĩ, bàn hỏi, cân nhắc hơn thiệt trước khi quyết định.
Bắt đầu bằng những điều nhỏ và dễ để từ từ tiến đến những quyết định khó và phức tạp hơn.
Cần phải có một qui luật sống và cố gắng sống theo qui luật ấy.
(Bài thuyết trình của Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo tại Đại hội Giáo lý X, ngày 12-14.06.2009, Baton Rouge, Louisiana)
I. Tinh thần truyền giáo của thánh Phaolô
1. Đôi nét chấm phá về công việc truyền giáo của thánh Phaolô
2. Áp dụng vào đời sống và công tác tông đồ của giáo lý viên
3. Nhu cầu ưu tiên của Giáo Hội: một thế hệ tông đồ quả cảm và nhiệt thành
II. Thương yêu tha nhân
1. Tình yêu tha nhân nơi thánh Phaolô
2. Giáo lý viên theo mẫu gương thánh Phaolô
III. Lòng say mến Chúa Giêsu
1. Bí quyết lòng hăng say dấn thân truyền giáo của thánh Phaolô: lòng say mến Chúa Giêsu
2. Hành trình thanh luyện nội tâm, dõi theo tinh thần truyền giáo của Thánh Phaolô
Nhập đề
Với lòng qúi mến rất chân thành, tôi xin chào qúi Sơ và quí Anh Chị Giáo Lý Viên cùng với quí Cha Tuyên Úy. Có nhiều Sơ và Anh Chị tham gia công việc trong vườn nho của Chúa vào giờ thứ 9, người khác vào giờ thứ 12 hay vào lúc 3 giờ chiều. Nhưng tất cả cùng chung niềm vui và hân hạnh được Chúa mời gọi cộng tác trong việc thông truyền sứ điệp Tình Yêu của Người. Chúng ta cần trân trọng công tác đã lãnh nhận và cùng nhau cảm tạ Chúa.
Chúng ta đã bắt đầu Đại Hội bằng Thánh Lễ, cử hành mầu nhiệm tình yêu tuyệt hảo của Chúa, suối nguồn của cuộc đời và công việc của mỗi giáo lý viên. Chúng ta cầu xin để những ngày này là những ngày của ân phước, chảy xuống đầy tràn như một dòng suối cứ chan hòa chảy tràn lan khắp nơi, vào tận thâm cung thầm kín trong lòng mỗi người để gột rửa, tưới mát và biến đổi tâm hồn thành những thửa vườn mầu mỡ, làm cho mọc lên cây cối tươi xanh và đâm hoa nở trái cho thiên hạ được chiêm ngắm vẻ đẹp và thưởng thức hương thơm ngọt ngào của sự thánh thiện.
Nói về thánh Phaolô, các nhà chuyên môn nói đêm, nói ngày cũng không hết. Ở đây, tôi chỉ xin được chia sẻ đôi tâm tình thiêng liêng rất đơn sơ rút tỉa từ đời sống của thánh Phaolô. Xin quí Sơ và quí Anh Chị đón nhận như món quà trong tình thân, chứ không như lời nói uyên bác của các nhà chuyên môn. Tôi xin mượn lời của thánh Phaolô khi ngài nói với giáo đoàn Corintô: “Thưa anh chị em, khi tôi đến với anh chị em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa… Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa. Có vậy, đức tin của anh chị em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa.” (1 Cor 2,1-5).
Cầu mong qua đôi lời chia sẻ của tôi, góp phần với những giờ học hỏi và chia sẻ do các chuyên viên hướng dẫn, được nâng đỡ bởi bầu khí linh thiêng của của các Thánh Lễ và những giờ cầu nguyện, mọi người sẽ hiểu sâu xa hơn các hoạt động truyền giáo của thánh Phaolô để chiếu soi cho công tác giảng dạy giáo lý của mình và nhất là được bổ dưỡng tâm hồn, khơi lên niềm vui mừng và lòng hăng say thông truyền sứ điệp của Chúa cho mọi người.
Và bây giờ chúng ta sẽ tìm kiếm đôi yếu tố trong cuộc đời truyền giáo của thánh Phaolô để từ đó tìm ra một vài ánh sáng chiếu soi cho cuộc sống và công việc tông đồ của các giáo lý viên.
I. Tinh thần truyền giáo của thánh Phaolô
1. Đôi nét chấm phá về công việc truyền giáo của thánh Phaolô
Khi nói đến công cuộc truyền giáo của thánh Phaolô, các nhà chuyên môn thường nói đến 3 hành trình truyền giáo. Hành trình I: năm 45 – 48; hành trình II: năm 49 – 51; hành trình III: năm 53 – 58. Thực ra, cả thời gian tù tội từ năm 58 và sau đó bị giải đến Roma và ở đó, chết tử đạo vào quãng năm 67/68, cũng phải coi là một hành trình dấn thân truyền giáo. Vì vậy, có thể nói là thánh Phaolô đã làm 4 hành trình truyền giáo. Ba hành trình đầu tiên, có thể tạm nói thánh Phaolô là người khởi xướng; hành hình truyền giáo thứ bốn là do chính Chúa Thánh Thần khởi xướng và chuẩn bị cho ngài để ngài dõi theo.
Lần theo vết chân truyền giáo của thánh Phaolô, chúng ta thấy có mấy điểm đặc trưng gợi chú ý. Thứ nhất là tâm hồn rộng mở, ôm ấp cả thế giới. Trên 20 năm truyền giáo, ngài bôn ba khắp vùng Địa Trung Hải, xuyên qua Á Châu, Trung Đông và Hy Lạp và sau cùng sang tận Roma, lúc đó là thủ đô Đế Quốc Roma và cũng là trung tâm thế giới. Đối với khả năng hiểu biết lúc đó, thánh Phaolô đúng là đã đi tới tận cùng trái đất để loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân, đáp lại lời ký thác của Chúa Giêsu cho các môn đệ của Người: “Các con sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđêa, Samaria và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1,8).
2. Áp dụng vào đời sống và công tác tông đồ của giáo lý viên
Dõi theo gương thánh Phaolô, Tông Đồ Dân Ngoại, các giáo lý viên là môn đệ và tông đồ của Chúa hôm nay cũng cần mở lòng ôm ấp tất cả thế giới với con tim của Chúa Giêsu để chia sẻ niềm vui Tin Mừng với mọi người, nhất là những anh chị em chưa biết Chúa Giêsu. Đây là một công tác mênh mông, trời bể, vì những người chưa nhận biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế còn là một đoàn lũ đông đảo, trên 4.500.000.000 người (xem biểu đồ). Anh chị em lương dân, thuộc nhiều thành phần khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, về chính kiến, về niềm tin, về tôn giáo, về học thức, về khả năng chuyên môn và kinh tế, và về thái độ đối với Chúa Giêsu và Giáo Hội. Tất cả những người này, môn đệ của Chúa đều có sứ mệnh phải loan báo và truyền đạt niềm vui ơn cứu độ đến cho họ.
Đối với các giáo lý viên trong trách nhiệm dạy giáo lý tại các giáo xứ, ngoài những khó khăn của chính công tác dạy giáo lý, còn có những bận tâm của công ăn việc làm và những nhu cầu của gia đình hay cộng đoàn, nếu là nữ tu. Có lẽ thách đố truyền giáo đầu tiên đối với giáo lý viên là phải biết chu toàn công tác dạy giáo lý và các trách nhiệm khác, mà không để chúng gò bó tâm hồn đến độ không còn khả năng vươn lòng trí ra cánh đồng truyền giáo mênh mông của Giáo Hội. Trái lại, chính trong khi lo lắng chu toàn những nhiệm vụ hằng ngày, vẫn còn biết ấp ủ tất cả thế giới trong lòng để thông truyền cho các em trong giờ dạy giáo lý hoặc cho những người thân yêu trong gia đình, giúp họ mở lòng vươn ra cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội để chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với anh chị em lương dân.
Trong những năm gần đây, Bản Tin các giáo phận bên Âu Mỹ liên tục đưa tin các giám mục quyết định đóng cửa nhà thờ. Sức sống của Giáo Hội mỗi ngày cứ co cụm lại và như đang dãy chết. Tình trạng này làm tôi nhớ lại cuốn sách “Love in action” đã đọc nhiều năm trước đây. Cuốn sách nói về Cộng đoàn Methodist tại Sydney bên Úc được thành lập năm 1812 và đã phát triển rất mạnh. Số giáo dân tăng thật nhanh. Cộng đoàn tổ chức nhiều sinh hoạt, nhiều công tác phục vụ và hai lần phải mua nhà thờ lớn hơn. Rồi xã hội thay đổi, giáo dân bỏ đi xa, di dân tới nên cộng đoàn rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Đến năm 1884, cộng đoàn chỉ còn 18 thành viên. Trong cuộc họp cuối năm, người ta tính bán nhà thờ và giải tán cộng đoàn. Nhưng trước khi bỏ phiếu quyết định, vị mục sư già có mặt lên tiếng đề nghị trước khi quyết định bán nhà thờ, xin tìm một mục sư trẻ có khả năng rao giảng Tin Mừng để làm sống lại cộng đoàn. Người ta đồng ý và mời mục sư W. G. Taylor. Mỗi Chúa nhật, thay vì ngồi trong nhà thờ chờ dân chúng và giam mình trong văn phòng làm việc bàn giấy, mục sư W. G. Taylor ra ngoài rao giảng Tin Mừng, tổ chức các buổi rước kiệu, tổ chức công tác phục vụ, mời gọi dân chúng nhập đạo… Một năm sau, thay vì nói đến việc bán nhà thờ vì không có giáo dân, người ta phải bàn tính mua một nhà thờ lớn hơn. Đến năm 1958, một lần nữa, hoàn cảnh kinh tế, xã hội thay đổi, cộng đoàn lại khủng hoảng lần nữa. Một mục sư khác, tên là Alan Walker, nhưng cũng với tinh thần truyền giáo, không những giữ vững cộng đoàn, mà còn làm cho phát triển thêm.
Nếu có được những giáo lý viên có tinh thần truyền giáo và hăm hở xông pha như hai mục sư W.G. Taylor và Alan Walker, chắc các giáo phận Âu Mỹ sẽ không phải tính truyện đóng cửa nhà thờ, mà phải mua nhà thờ lớn hơn, và còn có khả năng gửi người đi khắp năm châu, đem Tin Mừng của Chúa đến muôn dân.
a. Nhu cầu ưu tiên của Giáo Hội: một thế hệ tông đồ quả cảm và nhiệt thành
Trong hoàn cảnh hiện nay, nhiệm vụ làm chứng cho Chúa Giêsu và đem Tin Mừng của Người thấm nhuần vào mọi môi trường sống và làm việc, thực vô cùng khó khăn và phức tạp. Nhiệm vụ này đòi phải có những suy tư thần học mới, tìm những phương pháp mới và sử dụng những phương tiện tân tiến, thích hợp thời đại. Nhưng trước tiên, Giáo Hội cần có một thế hệ tông đồ, mới trong tinh thần và lòng nhiệt thành, dám dấn thân và sẵn sàng chịu đựng mọi thiệt thòi vì Chúa Giêsu và Tin Mừng để làm chứng cho Người và trình bày cho thế giới tiêu chuẩn và cách sống của Người. Giáo Hội không chỉ cần có nhiều giáo lý viên, nhưng cần những giáo lý viên hạnh phúc được là giáo lý viên và nhiệt thành, hăm hở đem niềm vui của Chúa đến cho mọi người.
Loại tông đồ truyền giáo này, trong thời đại chúng ta đang sống cũng không thiếu. Có một khuôn mặt được nói đến nhiều trong thời gian gần đây. Đó là cha Pio Ngô Phúc Hậu. Tôi muốn ghi lại một kinh nghiệm truyền giáo ngài viết trong cuốn “Nhật Ký Truyền Giáo”:
Cà Mâu, Chúa nhật 17.8.1988:
Hôm nay mình bước lên giảng đài một cách hiên ngang hơn bao giờ hết. Mình dõng dạc tuyên bố: Năm nay chúng ta sẽ mừng ngày truyền giáo một cách long trọng.
1. Mỗi người lớn bé già trẻ đều mời bạn lương dân của mình đế dự lễ. Người lương dân tới thì người đạo nhường ghế ngay. Đạo đời hiểu nhau sẽ dễ dàng gây tình đoàn kết dân tộc.
2. Mỗi người hãy hỏi bạn lương dân xem họ thắc mắc điều gì và gửi thắc mắc đó cho cha sở biết trước để giải đáp trong thánh lễ.
3. Sau thánh lễ mỗi người hãy mời bạn lương dân của mình ghé quán hoặc về nhà liên hoan mặn nhạt tùy nghi. Yêu thương nhau thì phải ăn uống với nhau. Trong bữa liên hoan hãy hỏi xem bạn lương dân có cám tưởng gì về thánh lễ.
4. Để bạn lương dân khỏi bỡ ngỡ, nên nhắc họ:
- Đứng và ngồi như người công giáo cho vui.
- Nhưng khi người công giáo qùi, thì bạn lương dân cứ ngồi, vì qùi là cử chỉ thuần túy tôn giáo và dành cho người có niềm tin.
5. Mỗi gia đình hãy nhắc nhau cầu nguyện cho anh em lương dân sẽ tham dự thánh lễ truyền giáo. Nên noi gương Đức Gioan 23, xin trẻ em, ông bà già và người bệnh tật cầu nguyện tiếp vì lời cầu nguyện của họ đáng được Chúa chấp nhận hơn hết.
6. Nhà thờ phải được trang trí đẹp tối đa. Ca đoàn phải tập dượt để hát thật hay. Phụng vụ Giáo hôi được tổ chức chu đáo sẽ là bối cảnh thuận lợi đưa tâm hồn lương dân vào khung cảnh thần linh. Người lương dân sẽ cảm thấy đứng tim khi mọi ngườ cùng hát và bất ngờ mọi ngườ im lặng như tờ.
7. Chính Chúa Giêsu hiện diện trong thánh 1ễ sẽ đưa các tâm hồn lên với Chúa Cha. Ngài sẽ chinh phục các tâm hồn cứng cỏi mà ta không đủ sức chinh phục. Đó là kinh nghiệm của Philip. Philip hí hửng khoe với Natanaen rằng: “Tôi đã gặp Đấng mà Môsê và các tiên tri loan báo, đó là Đức Giêsu con ông Giuse, người làng Nadarét”. Natanaen cả cười làm Philip cụt hứng: “Ở Nadarét! Nadarét thì có gì hay ho đâu”. Bí lối, Philip chỉ còn biết trả lời: "Thì anh đến mà xem". Quả thật khi Natanaen đến gặp Chúa thì ông bị chinh phục ngay tức khắc.
Cà Mau, Chúa nhât 24.8.1988
Hôm nay mình bước lên giảng đài ủ rũ như con gà trống bị dầm mưa. Hết một tuần rồi mà chưa nhận được một lời thắc mắc nào của lương dân gửi tới. Chưa thấy người giáo dân nào mời bạn lương dân đi dự lễ ngày truyền giáo. Mình không giấu diếm nỗi thất vọng ngay trên giảng đài này, nơi mà cách đây một tuần mình đã hí hửng như con nít xách đèn trung thu đi dạo phố.
Phải có một kế hoạch cụ thể hơn nữa.
1. Phải tiếp xúc với một số người nồng cốt như giáo viên, công nhân viên bệnh viện... trao đổi với họ về cách thức mời lương dân, cách thức xin những câu thắc mắc và cách thức trao đổi trong bữa liên hoan.
2. Phải tiếp xúc ngay với một số người lớn tuổi, năng nổ để đốc thúc họ và nhờ họ đôn đốc bạn bè.
3. Phải nhờ các khu trưởng đến thăm những người bệnh hoạn tật nguyền để xin họ mỗi ngày lần một chuỗi Môi Khôi cho lương dân.
4. Cứ mỗi ngày Chúa nhật phải nhắc lại chương trình tổ chức lễ truyền giáo như một điệp khúc.
Cà Mau, Khánh nhật truyền giáo 1998
Chiều nay sân nhà thờ tấp nập khác thường. Người công giáo và không công giáo tay trong tay đi dạo xung quanh nhà thờ. Các bà các cô khoe những chiếc áo dài mới may, may để đi dự lễ.
Hôm nay mình không ngồi tòa, nên đi lượn khắp khuôn viên nhà thờ. Thấy mình, người giáo dân cười toe toét giới thiệu lia chia:
- Cha, bạn lương dân của con nè!
- Cha, đây là chị Năm, vợ của ông trưởng khóm. Chị Năm mới may áo dài để đi dự 1ễ đó.
- Ông cố, thằng bạn của con nó muốn theo đạo.
- Con xin giới thiệu với cha ông Tù Giỏi. Ông ngoại nhưng mến đạo lắm.
- Lễ xong, mời cha đi liên hoan với tụi con nghen!
- …
Chuông nhà thờ đổ hồi. Dòng người tràn vào nhà thờ như thác lũ. Bạn đạo dành chỗ cho bạn lương. Các bà phước, các ông bà trưởng khu lăng xăng đi tìm chỗ cho người lương dân đến trễ. Lâu lâu 1ại có một người đứng dậy nhường chỗ cho một người mới tới... Hết chỗ! Có những bàn tay giơ lên, lắc lắc tỏ vẻ thất vọng. Một bà phước dẫn theo hai người lương đến chỗ có hai chú nhí.
- Tụi con đứng dậy nhường chỗ cho người lương đi!
Thằng cu tí nhỏng mỏ cự nự:
- Đây là khách lương dân của con mà.
Bà phước đáp 1ại bằng nụ cười đắc chí:
- Vậy thì con cứ ngồi đó đi…
Đọc kinh nghiệm truyền giáo của cha Hậu thấy hay quá. Đúng là đồ đệ của thánh Phaolô, đầy nhiệt huyết, đem lại nhiều hứng khởi, chảy tràn lan sang giáo dân của ngài, cả mấy chú nhí cũng vui và hãnh diện đi mời bạn lương dân của mình đến dự lễ.
Thực ra, tại nhiều nước có dịp viếng thăm, tôi đã được gặp nhiều người, rất nhiều người đầy nhiệt huyết, tinh thần truyền giáo hăng say và quả cảm, nhưng ít được ai biết đến. Có lẽ vì việc viết lách, văn tự không đến đâu; sống nhiều, làm nhiều, dấn thân nhiều, nhưng nói ít, viết lách thì coi như không có, nên ít người biết đến họ và hiểu được lòng của họ. Nhưng có lẽ đấy cũng là chương trình Chúa Quan Phòng. Để chiếu sáng khắp không gian, cần đặt một vài ngọn đèn pha trên mái nhà, nhưng cũng cần rất nhiều các ngọn đèn nho nhỏ, nhiều cỡ, nhiều loại trong các căn phòng, dưới hầm cầu thang, và ngay cả dưới tầng hầm, nơi để đồ đạc ngổn ngang, đầy bụi bặm… Cả những nơi đó cũng cần có những ngọn đèn chiếu sáng!
Trong những năm tôi có bổn phận thăm viếng các cộng đoàn, các dòng tu, các phong trào, hội đoàn của chúng ta tại hải ngoại, và đôi lần trở về Quê Hương, tôi cũng gặp rất nhiều linh mục, tu sĩ, giáo lý viên và nhiều giáo dân phục vụ ở nhiều lãnh vực khác nhau, có tâm hồn rất đáng cảm phục. Chúng ta cần khích lệ nhau sống kết hợp với Chúa, sống theo con đường của Chúa để loan báo và làm chứng cho Chúa.
Hai năm trước đây, tôi có dịp về thăm Quê Hương. Hôm đó đi với Đức Tổng Kiệt lên Lạng Sơn. Tôi đang đi dạo cuối nhà thờ, thấy có 2 ông và 1 bà đến. Đó là đôi vợ chồng và một người bạn của đôi vợ chồng. Tôi đang đứng nói truyện với họ thì ĐT Kiệt tới; ngài chỉ vào 3 người này và giới thiệu: “Ba ông bà này là cách mạng đấy. Bây giờ về hưu, trở lại, cả ngày chỉ đi truyền giáo thôi”. Tôi hỏi ba người: “Vậy bây giờ các ông bà thấy thế nào, có vui không?”. Người đàn bà nhanh miệng trả lời ngay: “Hạnh phúc nhất đời. Chúng con chẳng muốn gì hơn.” Trên mấy giáo phận miền Bắc, các bà, nhất là Dân Tộc, truyền giáo mạnh lắm. Các bà bảo: “Các ông ở nhà, để đàn bà chúng tôi đi truyền giáo cho. Các ông đi, thôi thì ăn, uống, lại còn hút nữa, mất giờ lắm. Đàn bà chúng tôi ăn ít, nói nhiều, chúng tôi truyền giáo cho”. Cứ cái gùi đeo trên lưng, các bà đi ngày đêm, đi khắp nơi. Đó là hình ảnh của thánh Phaolô. Đi và đi, không phải là đi chơi, nhưng là đi để gặp gỡ, để nối một nhịp cầu, để chia vui sẻ buồn với anh chị em, nhất là anh chị em lương dân và nói cho mọi người biết là có một niềm vui vượt trên mọi niềm vui. Đó là niềm vui gặp gỡ Chúa Giêsu, niềm vui của người đã tìm được viên bích ngọc, tìm được kho tàng quí báu chôn cất dưới đất (x. Mt 13:44-46).
Chúng ta cần học cách trân trọng, quí mến nhau để hun đúc cho nóng hơn, cho bừng sáng tinh thần truyền giáo. Lắm khi cũng không cần đi đâu xa cả. Có lẽ cũng vẫn đến những nơi thường đến, gặp những người vẫn thường gặp, nhưng bây giờ ra đi gặp gỡ mà mang trong lòng niềm vui gặp gỡ Chúa Giêsu đễ thông truyền niềm vui, niềm an bình dào dạt trong lòng. Như vậy, các giáo lý viên sẽ là hiện thân của thánh Phaolô, Tông Đồ Dân Ngoại. Dù ở vị thế và hoàn cảnh nào, chúng ta cũng có thể là những ngọn đèn chiếu sáng tâm hồn, đem an bình và niềm vui vào lòng người và vào môi trường sống, thứ an bình và niềm vui chỉ có Chúa mới ban cho được (x. Ga 14,27).
II. Thương yêu tha nhân
Trong hoạt động tông đồ truyền giáo, ba nguồn mạch có sức mạnh thúc đẩy và hướng dẫn thánh Phaolô là tình yêu say mến Chúa Giêsu, sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần và tình yêu sâu đậm đối với tha nhân. Bây giờ chúng ta nhìn qua sức mạnh thứ ba là tình yêu đối tha nhân.
1. Tình yêu tha nhân nơi thánh Phaolô
Đọc các thư của thánh Phaolô, ai cũng cảm thấy được đánh động bởi tâm tình của ngài đối với các cộng tác viên và ngay cả với những người mới quen biết. Chúng ta có thể đọc một vài đoạn trong các thư của ngài sau đây:
- “Tôi cảm tạ Thiên Chúa của tôi, mỗi lần nhớ đến anh em. Tôi luôn vui sướng mỗi khi cầu nguyện cho anh em hết thảy, vì từ buổi đầu cho đến nay, anh em đã góp phần vào việc rao giảng Tin Mừng. Tôi tin chắc rằng: Đấng đã bắt đầu thực hiện nơi anh em một công việc tốt lành như thế, cũng sẽ đưa công việc đó tới chỗ hoàn thành cho đến ngày Đức Ki-tô Giê-su quang lâm. Tôi có những tâm tình như thế đối với tất cả anh em, đó là điều hợp lý, bởi vì tôi mang anh em trong lòng tôi. Khi tôi bị xiềng xích, cũng như lúc tôi bênh vực và củng cố Tin Mừng, anh em đều thông phần vào ân sủng tôi đã nhận được. Có Thiên Chúa làm chứng cho tôi: tôi hết lòng yêu quý anh em tất cả, với tình thương của Đức Ki-tô Giê-su. Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái gì là tốt hơn. Tôi cũng xin cho anh em được nên tinh tuyền và không làm gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm.” (Fil 1,3-10).
- “Tôi luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa, khi nhớ đến anh trong lời cầu nguyện, bởi được nghe nói về lòng mến và lòng tin của anh đối với Chúa Giê-su: lòng mến và lòng tin ấy có ích cho mọi người trong dân thánh. Chớ gì lòng tin mà anh chia sẻ với chúng tôi trở nên hữu hiệu, giúp anh hiểu biết tất cả những gì tốt chúng ta có thể làm để phục vụ Đức Ki-tô. Thật thế, tôi rất vui mừng và lấy làm an ủi, khi thấy đức bác ái của anh, bởi vì, thưa anh, anh đã làm cho lòng trí các người trong dân thánh được phấn khởi. Vì thế, mặc dầu nhờ kết hợp với Đức Ki-tô, tôi có đủ mạnh dạn để truyền cho anh làm điều anh phải làm. Nhưng tôi thích kêu gọi lòng bác ái của anh hơn, để xin anh làm điều đó. Tôi, Phao-lô, một người đã già và hơn nữa, một người đang bị tù vì Đức Ki-tô Giê-su, tôi van xin anh cho đứa con của tôi, đứa con tôi đã sinh ra trong cảnh xiềng xích, đó là Ô-nê-xi-mô, kẻ xưa kia đối với anh là vô dụng, thì nay đã thành người hữu ích cho cả anh lẫn tôi, tôi xin gửi nó về cho anh; xin anh hãy đón nhận nó như người ruột thịt của tôi. Phần tôi, tôi cũng muốn giữ nó ở lại với tôi, để nó thay anh mà phục vụ tôi trong khi tôi bị xiềng xích vì Tin Mừng. Nhưng tôi chẳng muốn làm gì mà không có sự chấp thuận của anh, kẻo việc nghĩa anh làm có vẻ miễn cưỡng, chứ không phải tư nguyện. Nó đã xa anh một thời gian, có lẽ chính là để anh được lại nó vĩnh viễn, không phải được lại một người nô lệ, nhưng thay vì một người nô lệ, thì được một người anh em rất thân mến; đối với tôi đã vậy, phương chi đối với anh lại càng thân mến hơn biết mấy, cả về tình người cũng như về tình anh em trong Chúa. Vậy, nếu anh coi tôi là bạn đồng đạo, thì xin anh hãy đón nhận nó như đón nhận chính tôi. Nếu nó đã làm thiệt hại anh hoặc mắc nợ anh điều gì, thì xin để tôi nhận cả... Chính tôi, Phao-lô, tự tay viết điều này: tôi sẽ hoàn trả lại. Tôi khỏi cần nói với anh là anh còn mắc nợ tôi: món nợ đó là chính anh. Phải, thưa anh, xin anh cho tôi được hưởng niềm vui đó trong Chúa. Anh hãy làm cho lòng trí tôi được phấn khởi trong Đức Ki-tô. Tôi viết thư này cho anh với niềm tin tưởng là anh sẽ nghe theo. Tôi biết rằng anh sẽ còn làm hơn những gì tôi xin nữa. Đồng thời, xin anh dọn cho tôi một chỗ ở, bởi vì tôi hy vọng là nhờ lời anh em cầu nguyện, tôi sẽ được trở về với anh em. Anh Ê-pa-pha, người bạn tù với tôi trong Đức Ki-tô Giê-su, gửi lời chào anh, cùng với các cộng sự viên của tôi là Mác-cô, A-rít-ta-khô, Đê-ma và Lu-ca. Cầu chúc anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô. A-men.” (Fm 4-20).
- “Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng rúng động?” (2 Cor 11, 28-29).
- “Khi nào tôi sai anh A-tê-ma hay anh Ty-khi-cô đến với anh, thì hãy liệu mau đến với tôi ở Ni-cô-pô-li, vì tôi đã quyết định ở lại đó suốt mùa đông. Anh hãy lo tiễn đưa luật gia Dê-na và anh A-pô-lô cho chu đáo, đừng để họ phải thiếu thốn gì. Các anh em của chúng ta cũng phải học cho biết trổi vượt về những việc tốt đẹp, để đáp ứng những nhu cầu cấp bách; như vậy họ không phải là không sinh hoa kết quả.” (Tit 3,12-14).
- “Về việc quyên tiền giúp các thánh, tôi đã truyền dạy cho các Hội Thánh ở Ga-lát như thế nào, thì anh em cũng làm như vậy. Ngày thứ nhất trong tuần, mỗi người trong anh em hãy để riêng ra những gì đã may mắn thu góp được, chứ đừng đợi khi tôi đến rồi mới quyên. Khi tới, tôi sẽ cử những người được anh em chấp thuận đi Giê-ru-sa-lem, mang thư và quà anh em đã rộng rãi quyên tặng. Và nếu xét là tôi nên đi, thì họ sẽ cùng đi với tôi.” (1 Cor 16,1-4)
Qua mấy đoạn trích dẫn trên, chúng ta thấy một số đặc điểm trong tình yêu của thánh Phaolô như sau:
- Tâm tình thương yêu nơi thánh Phaolô rất người, nhưng đồng thời cũng rất thần thánh. Trong những liên hệ với tha nhân, thánh Phaolô có những câu nói, những diễn tả hết sức tình nghĩa, rất âu yếm, nhưng cũng hết sức siêu thoát. Hai yếu tố nhân loại và thần linh hòa lẫn vào nhau làm thành một thực tại và do đó, tình nghĩa không đọa ra tình cảm suông, cũng không chỉ là lịch sự và tình yêu thiêng liêng không biến ra trừu tượng, lơ lửng trên không.
- Tình yêu nơi thánh Phaolô vừa cụ thể, vừa phổ quát. Một đàng, ngài để ý đến nhu cầu của cộng đoàn và các cá nhân cụ thể, đàng khác ngài mở lòng ôm ấp tất cả mọi người, mọi cộng đoàn không phân biệt.
- Tình yêu không chỉ chú ý đáp ứng các nhu cầu, mà còn sẵn sàng chấp nhận đau khổ vì người mình thương yêu nữa.
“Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Col 1,24).
“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó. Vì cũng như chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Ki-tô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi. Chúng tôi có phải chịu gian nan, thì đó là để anh em được an ủi và được cứu độ. Chúng tôi có được an ủi, thì cũng là để anh em được an ủi, khiến anh em có sức kiên trì chịu đựng cùng những nỗi thống khổ mà chính chúng tôi phải chịu” (2 Cor 1,3-6).
2. Giáo lý viên theo mẫu gương thánh Phaolô
Nhìn vào mẫu gương thánh Phaolô, nhiệm vụ giảng dạy giáo lý không chỉ đòi giáo lý viên hiểu biết giáo lý phải giảng giải, cắt nghĩa, mà còn đòi phải có khả năng thương yêu: thương yêu chính những người mình có bổn phận dạy dỗ, thương yêu Giáo Hội, thương yêu anh chị em lương dân. Đây là khả năng tuyệt vời Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá đã phú bẩm vào lòng mỗi người. Do đó, con người ta, bất cứ thuộc chủng tộc, tôn giáo nào, khi sinh ra là khao khát thương yêu và được thương yêu. Tôi muốn đọc lại đây một kinh nghiệm yêu thương:
Đầu cá chốt, Cao Thị Ni - 16/01/2008:
Tôi nhớ rõ năm ấy ba tôi bị bệnh ho ra máu (còn bây giờ người ta gọi là lao phổi) tôi cũng chẳng biết bệnh đó có nguy hiểm không, có chết không, nhưng mỗi lần ba ho khạc ra máu là me lại khóc, thấy mẹ khóc rồi mấy chị em tôi cũng khóc theo. Ba bệnh lâu ngày không có tiền chạy thuốc, mẹ chỉ đâm lá thuốc nam cho ba uống nhưng không khỏi, ngày qua ngày ba càng ốm yếu xanh xao hơn, vì năm đó thuốc lao chưa xuống địa phương như bây giờ. Mẹ nghe hàng xóm bảo nếu muốn hết bệnh thì phải lo tiền đi bệnh viện Hồng Bàng ở Sài Gòn mới có thuốc trị. Mẹ nghe vậy quyết định bán hết mấy giạ lúa cuối cùng trong nhà cho ba làm lộ phí lên Sài Gòn trị bệnh, còn mẹ thì ở nhà lo ruộng rẫy và để chờ ngày ba tôi xuất viện trở về.
Tôi nhớ lúc ấy sáng ngày nào mẹ tôi cũng xách cái thau và cây cân ra chợ mua cá đi bán lại để kiếm tiền lời, và còn có cá cho các con ăn, đến trưa về nhà lúc nào mẹ cũng đem một mớ cá chốt, chớ chẳng có thứ cá nào ngon hơn. Mỗi lần mẹ làm cá tôi hay ngồi gần nhìn mẹ làm và hỏi: “Mẹ ơi sao làm cá chốt mẹ không chặt bỏ đầu, đầu xương không ăn sao được hả mẹ?” Mẹ tôi cười bảo: “Có ít cá mẹ hà tiện để đầu kho xong mình lấy đầu cho con chó con mèo ăn cũng đỡ con à”. Câu nói của mẹ, tôi cũng vô tình không để ý tới, mà thật sự ngày nào tôi đi học về, mẹ dọn cơm cho mấy chị em tôi ăn cũng cá chốt kho và dĩa rau luộc mẹ hái cạnh sau nhà, tôi chỉ biết ăn say sưa chớ chẳng để ý tới cá chốt kho như thế nào.
Vô tình một ngày nọ tôi được nghỉ hai tiết học cuối nên về nhà sớm hơn mọi ngay. Khi bước vào nhà, tôi tình cờ thấy mẹ tôi ngồi ăn cơm một mình với dĩa rau luộc và một chén cá kho toàn là đầu cá chốt. Thì ra bấy lâu nay mẹ ăn cơm trước, chỉ ăn đầu còn để dành khúc mình cho các con. Tôi đứng lặng trước mâm cơm của mẹ mà nghe nghèn nghẹn ở cổ, tôi chẳng nói được câu nào với mẹ chỉ sợ không cầm được giọt nước mắt. Như hiểu được ý tôi, mẹ bảo: “Ba con đang bị bệnh, mẹ con mình ở nhà phải ăn cần ở kiệm dành dụm tiền còn lo thuốc men cho ổng nữa con à, chừng nào ba con hết bệnh về làm có tiền thì nhà mình ăn sẽ ngon hơn”. Nghe mẹ nói tôi thấy mủi lòng rồi khóc như mưa.
Nhưng mẹ ơi những gịot nước mắt con rơi lúc ấy không phải buồn vì nhà mình nghèo, mình khổ mà vì con cảm thấy thương mẹ, thương nhất trên đời mẹ ơi, cả cuộc đời mẹ đã vì chồng vì con mà chẳng nghĩ đến bản thân mình, lúc ấy con chỉ biết thầm cầu trời khấn phật cho ba mau hết bệnh để về nhà cùng mẹ chung sức lo cho đàn con thơ dại.
Tôi xin viết những dòng chữ này gởi đến mẹ thân yêu như những lời cảm ơn mẹ đã vì chị em tôi mà cực khổ và chịu đựng hy sinh cả cuộc đời của mẹ, đến bây giờ tôi đã làm mẹ càng thấm thía hơn câu thơ của một nhà văn đã viết:
Biển cả mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
Đến bao giờ các giáo lý viên mới yêu được các em mình dạy dỗ như bà mẹ trong câu truyện trên? Dĩ nhiên câu truyện trên nói đến kinh nghiệm tình máu mủ, mẹ con. Nhưng, trong mầu nhiệm cứu chuộc, Chúa đã thanh luyện tình yêu tự nhiên cho thêm tinh tuyền và còn ban ơn cứu chuộc để thánh hóa, làm cho tình yêu tự nhiên vươn lên để biết yêu như chính Chúa (Ga 13,34-35). Thánh Phaolô đã thương yêu các cộng tác viên, thương yêu các giáo đoàn, cả Giáo Hội và mọi người. Đó là những người chẳng có liên hệ máu mủ với ngài. Vậy mà ngài đã sẵn sàng và còn vui mừng chịu khổ vì họ, để họ được bổ dưỡng, được xây đắp. Đó là tấm gương cho các giáo lý viên.
“Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Col 1,24). Tình yêu đối với Giáo Hội, với các phần tử của Giáo Hội là một thách đố rất lớn đối với mọi người, dĩ nhiên cũng đối với các giáo lý viên. Giáo Hội đang gặp khó khăn trăm phần. Nhiều khó khăn đến từ bên ngoài. Xem như các sức mạnh của thế gian đang hợp lực đánh phá Giáo Hội, trên mọi trận tuyến. Nhưng trầm trọng hơn, có lẽ là những khó khăn phát xuất từ chính trong lòng Giáo Hội. Các lỡ lầm, yếu đuối của con cái Giáo Hội cứ lồ lộ trước mắt, mà nhiều khi cả những con cái ưu tú, được tuyển chọn nữa. Rồi tệ nạn chia rẽ, gièm pha, gây hoang mang, ngờ vực, tạo ra trăm bè bảy mối. Cứ như thể làm như vậy là trưởng thành, là công bằng, là yêu mến Giáo Hội. Người ta không có khả năng phân biệt ranh giới giữa quyền tự do ngôn luận, cần phải có để thăng tiến và việc nói hành, nói xấu, và vu vạ cáo gian. Để phân biệt được sự khác biệt, cần phải có tinh thần khiêm nhượng và thành thực (honest) để nhận diện những tình cảm, những ý nghĩ thầm kín trong lòng mình và gọi chúng với chính tên của chúng. Nhiều lý do nói ra để biện minh thì hay lắm, nhưng lý do thực trong bụng thì có thể chỉ là ghen ghét hay tham vọng, lợi lộc.
Tình yêu đối với Giáo Hội đòi phải có tinh thần khách quan, tìm hiểu sự thật. Nếu thấy một phần tử của Giáo Hội bị oan, phải biết cảm thông nỗi đau khổ và bênh đỡ. Nếu thấy có tội, không đứng như kẻ ngoài cuộc mà tố khổ, nhưng phải biết lãnh trách nhiệm trong tình liên đới và nếu cần, cộng tác để đền trả các thiệt hại do sự yếu đuối của các phần tử của Giáo Hội gây ra, vì đây là Giáo Hội của tôi và đó là anh chị em của tôi. Tôi không phải là người ngoài cuộc, nhưng là anh em trong nhà. Đó là tâm tình của thánh Phaolô khi ngài viết cho giáo đoàn Colosê: “Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Col 1,24). Đó là mẫu sống của mỗi kitô hữu đích thực, nhất là kitô hữu đó lại là một giáo lý viên.
III. Lòng say mến Chúa Giêsu
1. Bí quyết lòng hăng say dấn thân truyền giáo của thánh Phaolô: lòng say mến Chúa Giêsu
Một điểm đặc biệt kéo sự chú ý của chúng ta là khi đã lãnh nhận sứ mệnh truyền giáo, thánh Phaolô lập tức lao mình đem Tin Mừng vào mọi môi trường. Chúng ta có thể nhận ra 4 môi trường khác nhau: môi trường đa chủng tộc và đa văn hóa (Tarso và Corintô); môi trường trí thức của văn hóa Hy Lạp (Athen); môi trường quyền lực (Roma); môi trường lao tù (Giêrusalem và Roma).
Ngoài ra, trên đường truyền giáo, thánh Phaolô đã gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Chúng ta có thể kể ra một số khó khăn chính sau đây:
- Những tranh luận, bàn cãi chung quanh việc cắt bì những người dân ngoại muốn tin theo Chúa Giêsu (Cv 15,1-12);
- Bất đồng ý kiến với tông đồ Barnaba liên quan đến việc cho môn đệ Marcô tham dự hành trình truyền giáo (Cv 15,36-40);
- Khó khăn, chông gai và nguy hiểm trên đường truyền giáo: “Vì có lắm kẻ tự hào theo tính xác thịt, thì tôi đây, tôi cũng tự hào… Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư? Tôi nói như người điên: tôi phục vụ Đức Kitô còn hơn họ nữa!
Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. Năm lần tôi bị người Do-thái đập ba mươi chín cú; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng.” (2 Cor 11,18-27).
- Hoàn cảnh cô đơn, trơ trọi một mình đứng trước khó khăn thử thách, như ngài đã viết cho người môn đệ yêu quí của ngài: “Lần thứ nhất khi cha phải ra biện hộ trước tòa án, chẳng có ai bênh vực cha. Tất cả đều đã bỏ rơi cha. Con đừng chấp nhất với họ. Nhưng có Chúa ở bên cạnh cha, Người đã ban sức mạnh cho cha, để nhờ cha mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng.” (2 Tm 4,16-17).
Cho dù gặp trăm ngàn khó khăn, nguy hiểm và chiến đấu với bao thử thách, thánh Phaolô không bao giờ nản chí, thay đổi mục đích hay than thân, trách phận; ngược lại, ngài luôn kiên trì dấn thân và còn biết biến khó khăn thành cơ hội mới để rao giảng Tin Mừng. Đâu là bí quyết của ngài?
Bí quyết của Thánh Phaolô là sức mạnh nội tâm, kín múc từ 4 nguồn mạch: lòng say mến Chúa Giêsu; sự nhậy cảm và vâng lời tuyệt đối các tác động của Chúa Thánh Thần; tâm tình yêu mến Giáo Hội và, sau cùng, tình yêu sâu đậm đối với anh chị em lương dân. Chúng ta đã suy gẫm về tình yêu mến Giáo Hội và anh chị em lương dân. Bây giờ chúng ta tìm hiểu lòng say mến Chúa Giêsu nơi thánh Phaolô. Đây cũng là nguồn mạch chính yếu, làm nền tảng cho các nguồn mạch khác.
Thánh Phaolô không chỉ yêu mà say mến Chúa Giêsu. Đối với ngài, Chúa Giêsu không phải là một lý thuyết để bàn cãi, hay chỉ là đối tượng để chiêm ngắm, nhưng là sự sống, là tiêu chuẩn hướng dẫn chọn lựa, là đối tượng phục vụ, là nguồn gợi hứng cho các hành động. Lòng say mến Chúa được diễn tả bằng nhiều cách.
a) Tâm tình của thánh Phaolô: để hiểu lòng say mến Chúa Giêsu, chúng ta chỉ cần nghe một vài tâm tư của ngài diễn tả trong các thư ngài gửi các giáo hữu của ngài:
- “Đối với tôi, sống chính là Chúa Kitô” (Pl 1,21)
- “Không còn phải là tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
- “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta” (2Cor 5,14).
- “Tôi biết Đấng tôi tin tưởng và phó thác hy vọng” (2 Tim 1,12).
- “Khi ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết điều gì khác, ngoài Chúa Giêsu Kitô, và là Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh” (1Cor 2,2).
- “Trong khi người Do-thái đòi xem những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa thì mạnh hơn cái mạnh mẽ của loài người.” (1Cor 1,22-25).
- “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian.” (Gl 6,14).
b) Cách thức giới thiệu chính mình
Nhìn qua cách thức thánh Phaolô tự giới thiệu mình, chúng ta cũng có thể hiểu thêm tâm tình say mến Chúa Giêsu của ngài. Ngài là người Do Thái, dòng dõi nhóm Pharisêu, có quốc tịch Roma, tiến sĩ luật thuộc trường nổi tiếng nhất lúc đó. Tất cả những danh hiệu đó là lý do để tự hào, nhưng từ khi gặp được Chúa Giêsu, thánh Phaolô chỉ xưng mình là: tông đồ của Chúa Giêsu Kitô, môn đệ của Chúa Kitô, đầy tớ của Chúa Kitô, đầy tớ của Thiên Chúa, tù nhân của Chúa Giêsu Kitô. Dù dưới danh hiệu nào, cũng vẫn là người thuộc về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là thẻ căn cước, là giấy thông hành định nghĩa căn tính của ngài. Trong lòng ngài, Chúa Giêsu sống động, là sức mạnh thúc đẩy, là lý do vì sao ngài chấp nhận hy sinh, chịu đựng hiểu lầm, khổ cực…
Đúng là một tâm hồn say mến Chúa Giêsu. Tôi muốn nói đến lòng say mến chứ không chỉ tình yêu, tình bạn. Một lúc người ta có thể yêu nhiều người, nhưng chỉ có thể say mê một người và những người mình yêu không ảnh hưởng hoàn toàn đến cuộc đời của mình, nhưng người mình say mê thì chi phối cuộc đời mình.
c) Sẵn sàng hy sinh vì Chúa Giêsu: “Tất cả vì Chúa và vì Tin Mừng của Ngài” (1Cor 9,23)
Lòng say mê Chúa Giêsu nơi thánh Phaolô không phải là thứ tình cảm suông hay những xúc động bồng bột trong đôi lúc nhất thời, nhưng là tình nghĩa thân thương, lòng cảm phục kính mến đến độ ngài đã sẵn sàng hy sinh tất cả vì Chúa, để bảo vệ tình nghĩa với Chúa. Để hiểu tâm tình của thánh Phaolô, chúng ta có thể đọc lại một vài lời của ngài:
- “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đã chấp nhận mất hết, và tôi coi tất cả như rác rưởi, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người. Được như vậy, không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Môsê đem lại, nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Kitô, tức là sự công chính do Thiên Chúa ban, dựa trên lòng tin. Vấn đề là được biết chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết.” (Pl 3,7-11).
- “Tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người. Với người Do-thái, tôi đã trở nên Do-thái, để chinh phục người Do-thái. Với những ai sống theo Lề Luật, tôi đã trở nên người sống theo Lề Luật, dù không còn phải sống theo Lề Luật nữa, để chinh phục những người sống theo Lề Luật. Đối với những kẻ sống ngoài Lề Luật (Môsê), tôi đã trở nên người sống ngoài Lề Luật (Môsê), dù tôi không sống ngoài luật Thiên Chúa, nhưng sống trong luật Đức Ki-tô, để chinh phục những người sống ngoài Lề Luật. Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng.” (1Cor 9,19-23).
Điều đáng được chú ý ở đây là thánh Phaolô không chỉ sẵn sàng hy sinh, mà hy sinh TẤT CẢ vì Chúa Giêsu. Dâng hiến tất cả, dâng hiến trọn vẹn cho Chúa, không giữ lại một chút nào cho mình. Đây chính là bí quyết của lòng hăng say, của những kết quả truyền giáo của thánh Phaolô và cũng là cái khó cho những ai muốn dõi theo tinh thần của ngài. Yêu Chúa không khó, phục vụ Chúa không khó, hy sinh vì Chúa cũng không khó. Cái khó nằm ở chỗ, “yêu Chúa với tất cả con tim, tất cả tâm hồn, tất cả sức lực và tất cả trí khôn” (Lc 10,27), phục vụ chỉ duy mình Chúa thôi và do đó, chấp nhận mất tất cả vì Chúa (Pl 3,7-11). Điều đó không có nghĩa là khinh chê tất cả, nhưng là nhìn và chọn lựa tất cả dưới ánh sáng và trong mối tương quan với Chúa Giêsu và do đó, trân trọng tất cả một cách chân thực.
Trong thực tế, ít khi có giáo lý viên nào chống đối hay hoàn toàn chối bỏ Chúa. Cái khác giữa các giáo lý viên ở chỗ một giáo lý viên coi Chúa là một giá trị như trăm ngàn giá trị khác, còn giáo lý viên khác thì đặt Chúa Giêsu làm ưu tiên và qua đó chấp nhận và soi sáng tất cả các giá trị khác. Đó là trường hợp Thầy Giảng Anrê Phú Yên. Ta có thể diễn tả sự khác biệt theo mô hình dưới đây.
Trong thời đại chúng ta, một khuôn mặt sáng ngời, lôi cuốn đông đảo dân chúng và cũng có thể nói là hình ảnh của thánh Phaolô, Tông Đồ Dân Ngoại, là ĐTC Gioan Phaolô II đáng kính. Suốt 26 năm trong sứ mệnh chủ chăn Giáo Hội Hoàn Vũ, ngài đã vượt trùng dương loan báo Tin Mừng cho mọi dân tộc, mọi tầng lớp. Chính cái chết của ngài cũng là một lời loan báo Chúa Giêsu một cách hùng hồn. Chắc chắn mọi người đã theo dõi đầy đủ các tin tức và hình ảnh chung quanh cái chết và Thánh Lễ an táng của ngài. Con xin được nhắc lại đây 4 sự kiện:
- Ngay sau khi ngài qua đời, không ai bảo ai, không ai tổ chức, tự nhiên dân chúng ùn ùn kéo về đền thờ Thánh Phêrô kính viếng thi hài của ngài. Người ta nói là có chừng 4 triệu người. Để có thể vào đền thờ, đi qua trước thi hài của ngài trong giây lát, người ta phải nối đuôi chờ đợi 12 giờ, hay có thể 14 giờ đồng hồ, chịu đựng ban ngày trời nóng, ban đêm khí hậu lạnh. Họ là mọi thứ bậc người: đàn ông, đàn bà, già, trẻ, lớn, bé; họ là các giáo hữu, con cái của Giáo Hội Công Giáo, nhưng cũng có nhiều người thuộc các giáo hội Chính Thống, Tin Lành và ngay cả các tín hữu của các tôn giáo khác như Hồi Giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo, và có thể cũng có những người vô thần hoặc thù địch với Tin Mừng của Chúa…
- Hiện diện trong Thánh Lễ an táng, có đầy đủ thủ lãnh các quốc gia và của các tôn giáo. Họ xin đến chứ không phải được mời và họ phải ngồi ở hàng ghế đã được Toà Thánh xếp theo vần thứ tự tên các nước theo tiếng Pháp. Cho nên có sự kiện thủ lãnh các quốc gia kình địch với nhau ngồi bên nhau và cũng bắt tay chào hỏi nhau!
- Các hãng truyền hình đã đồng loạt loan báo tin tức về cái chết và các sự kiện diễn tiến sau khi ngài qua đời. Có những đài truyền hình phát hình 24/24 giờ một ngày.
- Cỗ quan tài gỗ trơn đơn sơ được đặt nằm ngay trên nền của công trường đền thờ Thánh Phêrô.
- Trong Thánh Lễ, tự nhiên có một cơn gió mạnh nổi lên, tư từ lật mở từng trang, từ đầu đến cuối cuốn Thánh Kinh đặt trên quan tài của ngài.
Cái chết của ĐTC Gioan Phaolô II là một lời loan báo hùng hồn và vĩ đại về Chúa Giêsu. Ngài đã lôi kéo bao nhiêu người, không phải chỉ những người về Roma, mà còn bao nhiêu người theo dõi tin tức và các lễ nghi qua các phương tiện truyền thông. Sức mạnh nào đã lôi kéo người ta, đoàn lũ đông đảo như vậy? Sức mạnh nào đã qui tụ được các thủ lãnh các quốc gia và đại diện các tôn giáo và có sức hoà giải tất cả như vậy?
Đây không thể là kết quả của sức người phàm, nhưng phải là sức mạnh linh thiêng của Thiên Chúa, có sức thúc đẩy, hàn gắn và qui tụ lòng người. Về phía ĐTC Gioan Phaolô II, ngài đã là một dụng cụ ngoan ngoãn trong tay Thiên Chúa, diễn tả qua khẩu hiệu của ngài: “Totus Tuus”. “Tất cả con là của Mẹ” và phần thứ II hiểu ngậm: “để tất cả con thuộc về Chúa Giêsu”. Yếu tố quan trọng ở đây nằm ở chữ “Totus”, có nghĩa là “tất cả”, ‘trọn vẹn”.
Cỗ quan tài bằng gỗ đơn sơ đặt trên nền công trường đền thờ Thánh Phêrô cũng kéo sự chú ý của nhiều người. Lý do không phải vì nói lên sự nghèo khó. Nghèo khó thì có gì mà hấp dẫn? Sức hấp dẫn nằm ở sự lựa chọn của ngài, là lý do của sự nghèo hèn đơn sơ: Ngài đã chọn duy chỉ mình Chúa, đã sống hoàn toàn cho Chúa và vì Chúa. Đúng là “Totus Tuus”. Chính vì thế, qua sự nghèo hèn và đơn sơ của ngài, Chúa đã thể hiện được tất cả sức mạnh của ơn thánh và tình yêu của Người.
Sự kiện cơn gió nổi lên, như thể một ngón tay từ từ lật giở từng trang, từ đầu đến cuối của cuốn Thánh Kinh đặt trên cỗ quan tài: có người cho đó là tình cờ, người khác cho đó là sự can thiệp trực tiếp của Chúa. Ai muốn cắt nghĩa theo chiều hướng nào tùy ý. Nhưng sự kiện đó có nói lên một điều quan trọng của cuộc đời thiêng liêng của ĐTC Gioan Phaolô II. Đó là ngài đã sống theo Tin Mừng; cuộc đời của ngài đã được thấm nhuần bằng Lời Chúa; ngài đã sống theo tất cả sứ điệp Ơn Cứu Độ. Đúng là “Totus Tuus”.
Sự kiện này giúp chúng ta hiểu rõ hơn một khía cạnh tế vi của tinh thần truyền giáo của thánh Phaolô, Tông Đồ Dân Ngoại. Đó là sự dâng hiến tất cả cho Chúa không phải chỉ có nghĩa là sẵn sàng từ bỏ tất cả vì Chúa và chịu thiệt thòi vì Chúa, mà còn có nghĩa là để cho lòng mình được thay đổi theo tinh thần của Chúa và mọi khía cạnh của con người mình đều được thấm nhuần bằng tinh thần của Chúa Giêsu để trở thành hương thơm của Người như lời ngài viết trong thư gửi giáo đoàn Corintô: “Tạ ơn Thiên Chúa, Đấng cho chúng ta tham dự cuộc khải hoàn trong Chúa Kitô, và đã dùng chúng ta mà làm cho hương thơm của sự nhận biết Chúa Kitô lan toả khắp nơi trong thế giới. Thực vậy, chúng ta là hương thơm của Chúa Kitô dâng kính Thiên Chúa, toả ra giữa những người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất.” (2Cor 2,14-15).
Trong lịch sử Giáo HộiViệt Nam đã có một giáo lý viên làm sống động lại tinh thần say mến Chúa Giêsu của thánh Phaolô. Đó là Thầy Giảng Anrê. Trở lại đạo lúc 15-16 tuổi. Sau đó gia nhập nhóm thầy giảng đầu tiên của cha Đắc Lộ. Đến năm 19 tuổi, Thầy bị bắt và sau đó được phúc Tử Đạo. Khi quan nghè Bộ dụ dỗ, đe dọa bắt Thầy bỏ đạo, Thầy trả lời: “Chúa Giêsu đã thương yêu tôi, đã chết vì tôi, làm sao tôi có thể chối bỏ Người? Tình yêu đáp trả tình yêu, mạng sống đáp trả mạng sống”. Và theo chứng từ của Cha Đắc Lộ và nhiều người có mặt khi Thầy chịu tử đạo, lúc đầu Thầy bị chém và đã ngả ra, người ta vẫn còn thấy nơi cổ họng Thầy phát ra 3 lần tên cực trọng: “Giêsu, Giêsu, Giêsu”. Bức hình vẽ đầu tiên cuộc tử đạo của Thầy đã diễn tả sự kiện này.
Ước chi trong hàng các giáo lý viên hôm nay, có nhiều người là hiện thân của thánh Phaolô, như Thầy Giảng Anrê Phú Yên, yêu mến Chúa Giêsu hết lòng và thấm nhuần tinh thần của Người nên làm lan tỏa hương thơm của Người để ướp thế gian. Gặp được một giáo lý viên là người ta ngửi được một mùi thơm ngào ngạt: “mùi Giêsu”.
d) Trung kiên rao giảng Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh và sống lại
Trong hành trình rao giảng Tin Mừng cho các giáo hữu đã tin theo Chúa, cũng như cho anh chị lương dân, thánh Phaolô đã không ngần ngại loan báo sứ điệp Chúa Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh; cho dù biết là người ta không muốn nghe, nhưng ngài vẫn loan báo. Chỉ khi say mến Chúa Giêsu, cảm nghiệm và xác tín là Chúa Giêsu là kho tàng quí báu và là viên bích ngọc (x. Mt 13,44-46), là nguồn sống của nhân loại, mới dám chèo ngược dòng nước và kiên trì trong sứ mệnh như thánh Phaolô đã làm. Ta có thể nghe đời lời tâm sự của thánh Phaolô:
- “Khi ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết điều gì khác, ngoài Chúa Giêsu Kitô, và là Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh” (1Cor 2,2).
- “Trong khi người Do-thái đòi xem những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa thì mạnh hơn cái mạnh mẽ của loài người.” (1Cor 1,22-25).
Xem ra chúng ra đang sống trong môi trường văn hóa cũng tương tự như môi trường thánh Phaolô nói trong thư gửi giáo đoàn Corintô. Nhiều người cho sứ điệp Chúa Giêsu chịu đóng đinh nghe chói tai và có tính cách bi quan sầu thảm.
“Chói tai” thì có thể có, vì chúng ta đang sống trong một nền văn minh phản Thánh Giá. Có rất nhiều trào lưu tư tưởng và nếp sống đi ngược hoàn toàn với sứ điệp Thánh Giá, với lý tưởng trở thành Hy Lễ. Trào lưu tư tưởng và nếp sống đầu tiên là coi thành công, ích lợi, hiệu quả (tất cả phải đo lường được, phải nhìn thấy được) là tiêu chuẩn đánh giá các dự án, hoạt động và ngay cả giá trị con người.
Cách nghĩ và nếp sống thứ hai là tìm tiện nghi, thoải mái và đồng hóa thú vui với hạnh phúc. Về lý thuyết, người ta coi cuộc sống dễ dàng, thoải mái như lý tưởng và ngược lại, những khó khăn, hy sinh, đau khổ là bất nhân. Trong thực tế, cuộc sống dễ dãi không còn phải là giấc mơ mà là điều có thể thực hiện được nhờ phương tiện vật chất dồi dào, nhờ các phương pháp và dụng cụ do khoa học kỹ thuật cung cấp…
Trong bầu khí văn hóa và môi trường sống nói trên, không những người ta không chấp nhận những khó khăn, đau khổ khi xảy đến cho mình mà còn coi bất cứ đau khổ nào, ngay cả những đau khổ của Chúa Giêsu là vô ích, bất nhân. Cách suy nghĩ hôm nay đã thay đổi rất nhiều.
Nhưng nói sứ điệp Chúa Kitô chịu đóng đinh là bi quan, sầu thảm thì nhất định không phải, vì đây là diễn tả tình yêu tuyệt hảo hai chiều: đối với Chúa Cha và đối với nhân loại.
Đối với Chúa Cha: vâng lời tuyệt đối (tình yêu chung thủy), phó thác.
Đối với nhân loại: vẫn tiếp tục thương yêu, tha thứ cho dù không được thương yêu lại, hơn nữa, còn bị chà đạp bất công, bị xỉ nhục, bị tra tấn đau đớn vô ngàn; chấp nhận gánh chịu mọi hình phạt mà đáng lẽ loài người phải chịu để đền trả tội lỗi nhân loại.
Chúa Kitô chịu đóng đinh đúng là sức mạnh vô song của tình yêu thần linh và vì vậy Người đã biến Thánh Giá thành nguồn ơn cứu độ, đem lại sự an bình và niềm vui cho tâm hồn con người. Mỗi khi chúng ta cử hành Thánh Lễ là chúng ta nhắc lại cái chết bất công, nhục nhã của Chúa chúng ta, mà chúng ta không sầu thảm, không căm phẫn, thù hận những người đã chối bỏ Chúa, đã giết Chúa, mà ngược lại, trong lòng chúng ta cảm thấy phơi phới và cùng nhau hát “Vinh danh Thiên Chúa…”, “Alleluia”… Khi chúng ta cử hành lễ kính các thánh Tử Đạo, môn đệ của Chúa Kitô chịu đóng đinh, bầu khí cũng vui tươi như vậy. Như thế thì Chúa Kitô chịu đóng đinh đâu có gì là yếu đuối, là sầu thảm, bi quan, mà ngược lại, như thánh Phaolô nói, là “sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa”. Đó là lý do vì sao Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ cùng uống chén với Người:
Mc 10,38-40: “Các con không biết các con xin gì! Các con có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?” Các ông đáp: "Thưa được." Chúa Giêsu bảo: “Chén Thầy sắp uống, các con cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, các con cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa Cha đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được.”
Thánh Phaolô cũng đã chấp nhận lời mời gọi này: “Giờ đây, được Thánh Thần Chúa thuyết phục và thúc đẩy, tôi lên Giêrusalem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó, trừ ra điều này, là tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi. Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi đi hết hành trình của tôi, chu toàn sứ vụ Chúa Giêsu đã phó thác nơi tôi, là làm chứng cho sứ điệp ân sủng của Thiên Chúa.” (Cv 20,22-24).
e) Biến khó khăn thành cơ hội mới để rao giảng Tin Mừng
“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Trong Đức Ki-tô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần. Trong Đức Ki-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giê-su Ki-tô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu. Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người. Ân sủng này, Thiên Chúa đã rộng ban cho ta cùng với tất cả sự khôn ngoan thông hiểu. Người cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu: thiên ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô. Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô.” (Ep 1,3-10).
Lá thư gửi giáo đoàn Ephêsô là lá thư thánh Phaolô viết trong tù ngục. Tù đầy là thời gian đầy đau khổ, nhục nhã và có thể gây ra chán nản và thất vọng, nhưng ngài đã không sờn lòng nản chí, hoặc buồn sầu trách móc, chửi rủa; ngược lại, ngài đã lợi dụng thời giờ và hoàn cảnh để viết thư khích lệ và hướng dẫn các giáo hữu và ngài bắt đầu bức thư bằng những lời chúc tụng. Ngài đã biến đau khổ thành lời chúc tụng và biến khó khăn thành cơ hội mới để loan truyền Tin Mừng.
Không ai không gặp khó khăn trong cuộc sống và trong nhiệm vụ dạy giáo lý, cộng tác với nhiều người, cũng sẽ có những lúc xảy ra khó khăn, không thực hiện được chương trình như dự tính và do đó, đôi tâm tình chán nản, bất mãn cũng có thể xuất hiện trong đầu óc. Lúc đó, nếu giáo lý viên biết theo gương thánh Phaolô biến đau khổ thành lời chúc tụng và biến khó khăn thành cơ hội mới để loan truyền Tin Mừng thì tâm tình và thái độ sẽ loan báo mầu nhiệm cứu chuộc (mầu nhiệm tử nạn và sống lại) của Chúa một các mạnh mẽ và xây đắp tâm hồn và cộng đoàn gắp trăm lần các bài giảng dạy uyên bác.
3. Hành trình thanh luyện nội tâm, dõi theo tinh thần truyền giáo của Thánh Phaolô
a) Mâu thuẫn giữa ước vọng say mến, phục vụ Chúa và thực tại của cuộc sống
Trong lòng con người có một sự giằng co, mâu thuẫn rất sâu đậm. Chính trong lúc muốn tôn thờ yêu mến Chúa, lại thấy nổi lên trong lòng một sức mạnh chống đối, từ khước Chúa. Nhiều khi không dám nói rõ ràng từ khước Chúa, nhưng bịt tai, giả vờ như không biết gì; chính trong lúc ao ước say mến, phục vụ Chúa và tha nhân, lại thấy nổi lên ước vọng danh giá, lợi lộc; chính trong lúc muốn thương yêu mọi người vô vị lợi, lại thấy lòng mình bực bội, ghét bỏ người nọ người kia nên ganh tị, dèm pha, nói xấu…
Mỗi người cảm thấy trong lòng một sự giằng co giữa sự thiện và sự ác và rất nhiều khi sức mạnh của sự ác chiến thắng. Đó là kinh nghiệm sống thánh Phaolô nói trong thư gửi giáo đoàn Roma: “Điều tốt tôi muốn làm, tôi lại không làm, trong khi tôi đi làm điều xấu tôi không muốn làm” (Rom 7,15).
b) Lý do
* Tội nguyên tổ
Hành trình dõi theo thánh Phaolô trong lòng say mến Chúa Giêsu, chúng ta phải nhìn với con mắt thực tế. Đó là hoàn cảnh của những người thừa hưởng một bản tính nhân loại đã bị ô nhiễm bởi tội nguyên tổ và những hậu quả của nó, gây ra một sự rạn nứt rất sâu sa trong lòng mỗi người. Đoạn sách Sáng Thế diễn tả những sự rạn nứt đó như sau:
“Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đã làm ra. Nó nói với người đàn bà: “Có thật Thiên Chúa bảo: “Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không? Người đàn bà nói với con rắn: “Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn. Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: “Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết.” Rắn nói với người đàn bà: “Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.” Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân. Nghe thấy tiếng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày, con người và vợ mình trốn vào giữa cây cối trong vườn, để khỏi giáp mặt ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa. ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa gọi con người và hỏi: “Ngươi ở đâu? “ Con người thưa: “Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn.” ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi: “Ai đã cho ngươi biết là ngươi trần truồng? Có phải ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi ăn không? “ Con người thưa: “Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con ăn.” ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi người đàn bà: “Ngươi đã làm gì thế? “ Người đàn bà thưa: “Con rắn đã lừa dối con, nên con ăn.” (St 3,1-13).
Đoạn sách Sáng Thế cho thấy, trong lòng mỗi người đã có mầm mống rạn nứt trong 4 mối liên hệ thiết yếu: với Thiên Chúa, với tha nhân, với vũ trụ vạn vật và với chính mình. Do đó, để thực sự sống tình say mến Chúa Giêsu, cần phải dõi theo hành trình hòa giải 4 mối liên hệ để tìm lại sự an hòa nội tâm. Để nhìn và hiểu vấn đề cách rõ ràng hơn, chúng ta có thể cắt nghĩa sự rạn nứt sâu đậm trong nội tâm mỗi người theo hai mô hình dưới đây. Mô hình bên trái diễn tả tình trạng nội tâm an hòa trước tội nguyên tổ. Mô hình bên phải diễn tả tình trạng nội tâm rạn nứt sau tội nguyên tổ.
* Hoàn cảnh gia đình, học đường, môi trường sống trong thời thơ ấu và niên thiếu
- Vết thương lòng: sống với nhau là con người tội lỗi, ai cũng có những yếu đuối, thiếu sót và do đó, ghễ gây cho nhau những vết thương để lại tâm khảm và chi phối cuộc đời.
- Vai trò trong gia đình: tương quan cha mẹ - con cái; vợ - chồng; phái tính: con trai, con gái. Khi vì hoành cảnh, các vai trò bị lẫn lộn, người ta sẽ lẫn lộn hoặc mất căn tính và gây ra sự hỗn độn trong tâm lý.
- Hoàn cảnh, tình trạng đặc biệt của gia đình. Những hoàn cảnh hay tình trạng đặc biệt của gia đình để lại một dấu vết rất sâu đậm trong tâm khảm mỗi người. Cũng cần để ý là tuy hai gia đình cùng trải qua một hoàn cảnh tương tự, nhưng thái độ và phản ứng của các phần tử của hai gia đình có thể cũng rất khác nhau, tùy theo bầu khí sống và đường hướng giáo dục trong gia đình. Ví dụ hai gia đình cùng phải trải qua hoàn cảnh lầm than, nghèo đói, túng quẫn. Gia đình I luôn thủ thế, dè sẻn lo cho ngày mai; gia đình II, tìm cách hưởng thụ, vì “biết ngày mai thế nào?” Xuất thân từ gia đình I, người ta sẽ dễ hà tiện, dễ nhận mà khó cho; xuất thân từ gia đình II, người ta dễ phung phí, tiêu xài xả láng…
* Môi trường, xã hội, lịch sử tập thể
Anh hùng tạo thời thế nhưng thường thì thời thế tạo anh hùng. Mỗi người có thể ảnh hưởng đến xã hội, nhưng xã hội cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mỗi cá nhân. Ngoài ra, còn những sức mạnh, tuy vô hình nhưng có một ảnh hưởng rất lớn trên cách suy nghĩ, thái độ, hành động của mỗi cá nhân: lịch sử, văn hóa của tập thể. Dưới đây là một số tâm thức văn hóa và trào lưu xã hội tân tiến hiện nay có thể trở thành chướng ngại vật, ngăn cản cuộc sống kitô của giáo lý viên:
- Coi danh dự (thể diện) cá nhân hay tập thể như một giá trị tuyệt đối hay ít nữa, giá trị quan trọng nhất.
- Tâm thức làng xóm, gia đình tạo được tinh thần liên đới sâu đậm giữa các phần tử, nhưng có thể gây khó khăn cho tinh thần trách nhiệm trong cộng đoàn và tình yêu phổ quát của giáo lý viên, môn đệ Chúa.
- Đề cao lý trí và biến nó thành giá trị tuyệt đối. Do đó, đánh giá con người theo bằng cấp…
- Đề cao nhân phẩm của mỗi cá nhân như tuyệt đối.
- Đồng hóa hạnh phúc với thoả mãn, khoái cảm, thoải mái.
- Đề cao thẩm mỹ, nghệ thuật tách rời khỏi tôn giáo và luân lý: nghệ thuật trỏ thành “đẹp mắt”, khích thích giác quan…
- Văn hóa thực dụng, hiệu quả, đánh mất giá trị biểu tượng
- Văn hóa và nếp sống chuyên môn và thành công trong nghề nghiệp gây chia rẽ, cạnh tranh nhau.
- Văn hóa đổi mới liên tục: "dùng và vất"
c) Hành trình mở lòng thắng lướt chướng ngại vật để đón nhận ơn Chúa, thay đổi con người của mình và thấm nhuần tinh thần của Chúa
* Cơ cấu tâm linh sinh động của con người
* Công tác thiêng liêng
i. Biến đổi các ý tưởng: suy niệm
Suy niệm đòi áp dụng 3 khả năng để suy niệm mầu nhiệm:
Trí nhớ: gợi lại sự hiểu biết về mầu nhiệm.
Lý trí: có 2 khả năng: suy nghĩ, lý luận và tưởng tượng. Cần dùng cả hai khả năng để hiểu thêm về mầu nhiệm và áp dụng vào cuộc sống để chiếu soi, thay đổi ý tưởng, tình cảm và thái độ, hành động.
Ý chí: chấp nhận sống theo những gì lý trí đã soi sáng.
ii. Hòa giải nội tâm: chữa lành các vết thương và hóa giải tình cảm
Nguyên nhân chính yếu làm mất an bình nội tâm và cản trở sống hạnh phúc và hiệp thông thì nhiều, nhưng nguyên nhân chính yếu và trầm trọng nhất là tình cảm. Các tình cảm nếu không được hóa giải, chúng sẽ tụ tập lại dày xéo tâm can và làm mất an bình nội tâm.
Các loại tình cảm chính yếu
Các tình cảm gây khốn khổ cho cuộc sống, cho chính mình và cho tha nhân, nhất là những người gần gũi thì nhiều, nhưng tựu trung có thể gom lại thành 3 loại chính:
- Tức giận: thứ tình cảm này biểu lộ dưới nhiều hình thức, tỉ dụ như bực tức, tránh lé, bất hợp tác, khinh miệt, nghi kỵ, loại trừ, bạo động, thù hằn...
- Lo sợ: tình cảm này diễn tả qua sự mất bình tĩnh, run rẩy, ngập ngừng, thiếu ý chí, dễ chiều theo ý người khác dù phải làm ngược lại các giá trị, tiêu chuẩn sống.
- Buồn sầu: tình cảm này diễn tả dưới những hình thức như chán nản, ngao ngán, thụ động, lười biếng, khép kín...
Nguồn gốc của tình cảm
Vết thương lòng (đã cắt nghĩa trong phần “Cơ cấu tâm linh sinh động”
Ý tưởng
- Tình cảm tức giận nảy sinh khi mình nhìn sự vật hay người khác như một chướng ngại vật.
- Tình cảm lo sợ sinh ra khi mình nghĩ đó là một nguy hiểm: nguy hiểm tính mạng; nguy hiểm mất danh dự, mất đồ vật, mất bạn bè; nguy hiểm không được người khác qúy mến và chấp nhận.
- Tình cảm buồn sầu sinh ra khi mất một điều mình cho là quí giá: mất sự vật, mất người thân hay bạn bè; mất danh thơm tiếng tốt, chức vụ hay một dự tính. Sự vật càng qúy báu, nỗi buồn càng sâu đậm.
Hành trình hòa giải nội tâm
Chặng 1: Khiêm nhượng nhìn nhận là mình có vấn đề
Chặng 2: Chấp nhận đau đớn
Chặng 3: "Mở nắp vung" nếu cần: theo định luật tâm lý, tình cảm khi bị dồn ép trong tiềm thức thì phá phách làm mất an bình, nếu đưa lên miền ý thức, chúng sẽ mất sức và ít ảnh hưởng đến nội tâm. Để đưa một tình cảm lên miền ý thức, cần có ba động tác:
- Không chối bỏ, không chạy trốn, nhưng khiêm nhượng nhìn nhận sự hiện hiện cả tình cảm đó, cho dù nó có làm cho xấu hổ đến đâu.
- Diễn tả tình cảm đó qua những ý tưởng cụ thể để nhận diện rõ ràng và gọi nó với tên của nó; chẳng hạn tức giận, ghen ghét, thù hằn...
- Tìm hiểu nguyên nhân của tình cảm đó: một ý tưởng hay một vết thương lòng.
Chặng 4: Cách nhìn mới: Một trong hai nguồn gốc căn bản của tình cảm là ý tưởng. Muốn thay đổi tình cảm, phải thay đổi ý tưởng.
Chặng 5: Nhìn với con mắt của Chúa: Vẫn theo định luật tâm lý nói trên, nếu biết nhìn với con mắt của Chúa thì sẽ thay đổi hoàn toàn tình cảm của mình (Ga 10,10-27; Lc 15,4-7).
Chặng 6: Sống trong lòng xác tín đức tin là được Chúa thương yêu vô điều kiện: Tình yêu hàn gắn, chữa lành tất cả. Khi một người cảm nghiệm là được thương yêu vô điều kiện, được say yêu thì tâm hồn được an bình ( Is 43,1-5; Is 49,15).
iii. Huấn luyện lại ý chí: tập quyết định và thực hiện điều đã quyết định. Ba điều cần để ý:
Suy nghĩ, bàn hỏi, cân nhắc hơn thiệt trước khi quyết định.
Bắt đầu bằng những điều nhỏ và dễ để từ từ tiến đến những quyết định khó và phức tạp hơn.
Cần phải có một qui luật sống và cố gắng sống theo qui luật ấy.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuốn Phim thời sự về cuộc đời của Đức Thánh Cha Benedict XVI
Bùi Hữu Thư
03:44 24/06/2009
Cuốn Phim thời sự về cuộc đời của Đức Thánh Cha Benedict XVI
VATICAN ngày 23, tháng 6, 2009 (Zenit.org).- Công Ty Rome Reports đã phát hành cuốn phim thời sự thứ nhất đầy đủ chi tiết về cuộc đời Đức Thánh Cha Benedict XVI từ thời thơ ấu ở Bavaria, Đức đến những năm đầu làm Giáo Hoàng.
Phim mang tên "Benedict XVI: Một Tình Yêu Chân Lý,” là một cuốn phim tiểu sử dài 54 phút bao gồm thời thơ ấu của Joseph Ratzinger lớn lên tại nước Đức dưới thời Quốc Xã, tới lúc ngài được thụ phong linh mục, rồi được tấn phong Hồng Y Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, và được bầu làm Giáo Hoàng.
Công Ty Truyền Thông HDH, một hãng được đặc quyền phát hành các sản phẩm của Trung Tâm Truyền Hình Vatican cho hay, "Cuốn phim này cho ta thấy con người thật của Joseph Ratzinger, một người luôn luôn tìm kiếm và yêu mến sự thật, một người có tổng hợp của một trí tuệ thông minh và một trái tim nhân lành của một chủ chăn yêu mến đàn chiên.”
Một linh mục hiện đại: Thomas Merton
Vũ Văn An
05:34 24/06/2009
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI chọn năm thứ 150 ngày Cha Thánh Xứ Ars qua đời để mở Năm Linh Mục cho toàn thể Giáo Hội. Nói đến gương mẫu thánh thiện và gương sáng mục vụ, không ai có thể qua mặt vị Thánh đầy khiêm nhu này. Ngài quả là quan thầy mọi linh mục, dù cuộc sống linh mục hiện nay đã ra khác xa so với cuộc sống linh mục tương đối êm ả của hậu bán thế kỷ 19.
Thật vậy, các linh mục ngày nay vừa phải đấu tranh quyết liệt với bản thân vừa phải lao mình vào nhiều trận tuyến khốc liệt ngoài đời, ngoài xã hội, thuộc đủ mọi lãnh vực. Nói về các vị, không đơn giản như trước nữa. Một khuôn mặt linh mục có thể cho thấy cái tính phức tạp ấy hẳn phải là Thomas Merton.
Thomas Merton (1) là một nhà văn Công Giáo Mỹ thế kỷ 20, một đan sĩ Trappist tại Đan Viện Getsemani thuộc bang Kentucky, một thi sĩ, một nhà tranh đấu xã hội và là một người nghiên cứu tôn giáo học so sánh. Xem thế đủ biết người Mỹ này phức tạp hơn người ta nghĩ.
Một người ‘vô đạo’ chịu cầu nguyện
Thực ra, khởi thủy, Merton không phải là người Mỹ. Ông sinh tại Prades, Pháp, rửa tội trong Anh Giáo. Cha ông là Owen Merton, một họa sĩ người Tân Tây Lan, nhưng phần lớn sống tại Âu Châu và Mỹ. Mẹ ông là Ruth Jenkins, người Mỹ, theo đạo Quaker, và là một nghệ sĩ. Tháng 8 năm 1915, gia đình rời cư qua Mỹ. Mẹ chết lúc Thomas lên 6.
Năm 1925, hai cha con trở lại Pháp sống tại Saint-Antonin. Năm 1926, Thomas vào học nội trú tại Montauban, nơi Chúa Nhật nào cũng có Thánh Lễ Công Giáo, nhưng Thomas không bao giờ tham dự.
Năm 1928, hai cha con qua Luân Đôn sinh sống. Thomas được gửi học tại trường nội trú Ripley Court School, nơi Chúa Nhật nào cũng có giờ phụng vụ của Anh Giáo mà các học sinh buộc phải tham dự. Nhờ thế, Thomas bắt đầu biết cầu nguyện thường xuyên. Tuy nhiên, sau khi rời trường này, ông đã bỏ thói quen tốt lành ấy.
Cha ông qua đời năm 1931, ông được vị y sĩ của cha và là bạn học của cha từ ngày còn ở Tân Tây Lan, là Tom Bennett, nhận giám hộ. Năm 1933, trước khi vào học tại Clare College, Cambridge, ông qua Rome du lịch, một cuộc du lịch sẽ thay đổi hướng đi của đời ông. Ông cho biết trước đây, với nhãn quan của một người Anglo-Saxon, Rome chỉ có nghĩa là tàn tích lịch sử xấu xí, những ngọn đồi và khu ổ chuột. Nhưng sau khi đi thăm các địa điểm lịch sử của Rome, ông bỗng thấy mình bắt đầu thích lui tới các thánh đường, chính ông cũng không hiểu tại sao. Tại một thánh đường kia, ông bị thu hút bởi một ảnh ghép hình Chúa Giêsu Kitô. Bức hình như dán vào mắt ông và ở lại mãi trong tâm trí ông. Ông bắt đầu nhìn ra một Rome khác hẳn: một Rome của Kitô Giáo Byzantine.
Ông mua một cuốn Thánh Kinh Phổ Thông (Vulgate) bằng tiếng La Tinh và ngấu nghiến hết phần Tân Ước. Một ngày kia, tại ngay nhà trọ, ông có cảm nghiệm như cha ông đang hiện diện với ông trong ít phút. Cảm nghiệm lạ lùng ấy khiến ông thấy ra sự trống rỗng của đời mình và lần đầu tiên trong đời, ông thực sự cầu nguyện và sau khi đi thăm một tu viện Trappist ở Rome, ông tự nhủ: mình phải trở thành một đan sĩ dòng Trappist, dù chưa gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Năm 1933, bỏ Rome, Thomas đáp tầu từ Ý qua Mỹ thăm ông bà ngoại trước khi trở lại Luân Đôn. Thoạt đầu, ông còn lưu giữ được một chút tinh thần như lúc còn ở Rome, tiếp tục đọc Bản Thánh Kinh Phổ Thông bằng tiếng La Tinh, và muốn đi nhà thờ. Tuy nhiên, ông vẫn còn nhiều nghi ngại đối với Đạo Công Giáo, nên ông thử tới một nhà thờ Episcopal rồi một nhà thờ Quaker, nhưng không thoải mái với các nhóm tôn giáo này.
Rồi sau đó, bị cuộc sống xô bồ của Nữu Ước lôi kéo. Đến giữa mùa hè năm đó, Thomas Merton mất hết thích thú đối với các tôn giáo có tổ chức. Cuối mùa hè này, ông trở lại Luân Đôn học tại Clare College thuộc Đại Học Cambridge, lúc 18 tuổi. Cũng chính ở đây, ông trở thành cô độc, bắt đầu say sưa, nhậu nhiều hơn học và sống khá buông thả về tình dục. Có người tin rằng ông đã có một đứa con rơi trong thời gian ở Cambridge và được Tom Bennett bí mật dàn xếp về phương diện tố tụng. Và cũng chính vì thế, Bennett buộc Thomas phải qua Mỹ sống với ông bà ngoại.
Tháng Giêng năm 1935, Thomas Merton ghi danh học năm thứ hai (sophomore) tại Đại Học Columbia ở Manhattan. Những năm ở đây giúp Merton trưởng thành và ông khám phá ra Đạo Công Giáo một cách đúng nghĩa. Ở đây, ông cũng chú ý tới chủ nghĩa cộng sản và từng tham gia Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản; nhưng ông chỉ dự một buổi sinh hoạt duy nhất, sau đó bỏ luôn. Merton cũng tham gia các phong trào hòa bình tại địa phương, với chủ trương không ủng hộ bất cứ chính phủ nào tham chiến, và từng tham dự biểu tình ngồi tại Casa Italiana để phản đối việc Ý xâm lăng Ethiopia.
Tháng Hai năm 1937, nhờ đọc cuốn Tinh Thần Triết Học Trung Cổ của Etienne Gilson, Merton khám phá ra một lối giải thích về Thiên Chúa được ông coi vừa hợp luận lý vừa có tính thực tiễn. Ông mua cuốn này một phần vì lúc đó ông đang tham dự một lớp học về văn chương Pháp thời Trung Cổ, chứ không lưu ý tới hàng chữ “nihil obstat” (2) trong cuốn sách nói lên gốc gác Công Giáo của nó. Cuốn sách này hết sức chủ yếu trong việc dọn đường cho ông gặp gỡ Đạo Công Giáo. Ông cũng bắt đầu đọc cuốn Mục Đích Và Phương Tiện (3) của Aldous Huxley, một tác giả đã dẫn Merton vào huyền nhiệm học.
Năm 1938, Merton tốt nghiệp cử nhân Anh Văn tại ĐH Columbia. Ông quyết định tiếp tục học cao học tại trường này. Tháng Sáu năm ấy, ông được một người bạn giới thiệu gặp một tu sĩ Ấn Giáo, Mahanambrata Brahmachari, từ ĐH Chicago tới thăm. Ông rất cảm phục vị tu sĩ này, tưởng ông ta sẽ thuyết phục mình đi theo tôn giáo của ông ta, nhưng không ngờ, ông ta lại khuyên Merton nên khai thác chính truyền thống tôn giáo của mình, bằng cách đọc “Tự Thú” của Thánh Augustinô và Sách “Gương Phúc” của Thomas á Kempis. Nhờ đọc hai tác phẩm này, Merton bắt đầu cầu nguyện lại một cách thường xuyên. Và cũng từ đó, ông bắt đầu coi Đạo Công Giáo như một điều gì đó cần phải khám phá. Cuối cùng, vào tháng Tám năm đó, ông quyết định tham dự Thánh Lễ và tới Nhà Thờ Corpus Christi ở Nữu Ước, gần khuôn viên ĐH Columbia. Thánh Lễ xa lạ đối với ông nhưng ông lắng nghe một cách chăm chú. Cùng với cảm nghiệm này, danh mục các sách ông đọc càng ngày càng thiên về Công Giáo hơn.
Trở lại Công Giáo và ý định đi tu làm linh mục
Một buổi chiều tháng Chín, đang khi đọc một cuốn sách về việc Gerard Manley Hopkins (4) trở lại Đạo Công Giáo và sau đó làm linh mục, ông bỗng tha thiết muốn đi theo cùng một con đường như nhân vật kỳ diệu này. Ông mặc vội quần áo, lập tức tiến về phía nhà thờ Corpus Christi, gặp Cha George Barry Ford để xin gia nhập Giáo Hội. Ngày 16 tháng Mười Một năm 1938, Thomas Merton được rửa tội và rước lễ tại nhà thờ Corpus Christi.
Đầu năm 1939, ông tốt nghiệp M.A. tại Đ.H Columbia và quyết định ở lại trường để lấy Ph.D. Cũng thời gian này, ông theo một giảng khóa về Thánh Tôma Aquinô do Daniel Walsh giảng dậy và qua vị giáo sư này, ông làm quen với Jacques Maritain (5) và dự khóa giảng của triết gia này về Công Giáo Tiến Hành tại Câu Lạc Bộ Sách Công Giáo. Có điều lạ là Walsh lại thuyết phục được Merton tin rằng chủ thuyết Tôma không thích hợp với Merton.
Tháng Mười năm đó, nhân một đêm sinh hoạt tại câu lạc bộ nhạc Jazz, Merton cho bạn bè biết ý định làm linh mục của mình. Sau đêm đó, ông tìm gặp cha Ford tại nhà thờ Corpus Christi. Vị linh mục này khuyên ông nên làm linh mục triều, chứ dòng tu không thích hợp. Trái lại Walsh thì nghĩ khác. Theo ông, Merton nên làm linh mục dòng. Nhưng Dòng nào, Dòng Tên, Dòng Xitô hay dòng Phanxicô? Cảm tình đối với Thánh Phanxicô Assisi khiến Merton nghĩ tới Dòng Phanxicô trước nhất. Vị đại diện Dòng Phanxicô sẵn sàng chào đón ông, nhưng sau khi được ông thổ lộ hết ‘khúc nhôi’ dĩ vãng, đã cho rằng ông không thích hợp với ơn gọi của Dòng này.
Tuy vậy, sau đó ông đã nhận một chân dạy tại Đại Học Thánh Bonaventura vốn do Dòng Phanxicô điều khiển. Sở dĩ ông chọn ĐH này là vì ông vẫn muốn trở thành tu sĩ của Dòng này. Tháng Chín năm 1940, ông dọn vào ngụ tại ký túc xá của trường. Dù thời gian ngụ ở đây khá ngắn, nhưng đó là thời gian chủ yếu, giúp cuộc sống thiêng liêng của ông nở rộ, càng ngày càng đi sâu hơn vào cuộc đời cầu nguyện. Ông hoàn toàn từ bỏ uống rượu, hút thuốc lá, đi coi hát bóng và càng ngày càng chọn lựa cẩn thận các tài liệu để đọc. Theo một cách nào đó, ông quả đã từ khước hết mọi lạc thú trần đời. Tháng Tư năm 1941, ông dự tĩnh tâm Tuần Thánh tại Đan Viện Đức Bà Gethsemani gần Bardstown, Kentucky. Ngay tức khắc, ông thấy mình hoàn toàn bị nơi này cuốn hút, thấy tinh thần của mình lên cao hẳn.
Không biết nên chọn con đường tu trì nào, ông bèn nghĩ ra cách như người Việt Nam ta thường bói Kiều: nhưng thay vì Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, ông dùng cuốn Thánh Kinh Vulgate đã mua từ Ý năm 1933 làm ‘sách bói’. Đến lần thử thứ hai, ngón tay ông đụng vào câu của Phúc Âm Luca “Này, ngươi nên giữ im lặng”. Ông hiểu đó là ‘điềm’ Chúa muốn ông nhập Dòng Xitô.
Tuy thế, ông vẫn chưa có quyết định dứt khoát. Tháng Tám năm 1941, ông tham gia Nhà Thân Hữu của Catherine de Hueck ở Harlem, chuyên lo cho người nghèo và bị rẫy bỏ của khu Da Đen này. Ông hết sức ngỡ ngàng thấy cảnh sống của họ. Cảm nghiệm này gây tác động lớn đối với ông khiến ông sau này hay nhắc đến nó trong các trước tác của mình. Nhưng mặc dù được Hueck mời làm hội viên toàn thời gian của Nhà Thân Hữu, ông từ chối, với lý do bị lôi cuốn vào giấc mơ làm linh mục nhiều hơn.
Nhập Dòng Khổ Tu
Ngày 10 tháng Mười Hai năm 1941, Merton trở lại Đan Viện Gethsemani và ở đó ba ngày tại nhà khách của Đan Viện, chờ được nhận vào Dòng. Vị trông coi tập sinh sẽ ra phỏng vấn Merton xem ông có đủ thành thật và điều kiện hay không. Trong khi chờ đợi, Merton được phân công đánh bóng sàn nhà và lau chùi chen dĩa. Ngày 13 tháng Mười Hai, ông được Viện Phụ là Dom Frederic Dunne nhận làm thỉnh sinh (postulant) của Dòng. Mấy ngày đầu không được xuông xẻ lắm vì lúc còn ở nhà khách, ông bị cảm cúm do việc ngồi ngay ở cửa sổ mở toang để chứng tỏ lòng thành thật của mình. Nhưng sau đó, ông đã hiến mình hoàn toàn để thích ứng với lối sống nhiệm nhặt, rất vui với việc thay đổi hẳn lối sống. Trong mấy tuần đầu, ông buộc phải học ngôn ngữ dấu hiệu rất phức tạp của Dòng Xitô cũng như công việc và thói quen cầu nguyện hàng ngày.
Tháng Ba năm 1942, ông được chính thức nhận là đan sĩ tập viên của Dòng. Tháng Bẩy năm đó, Merton hết sức hân hoan khi em trai John Paul tỏ ý muốn trở lại Đạo Công Giáo và đã được rửa tội sau đó mấy ngày, trước khi lên đường nhập ngũ. Đó là lần cuối cùng hai anh em gặp nhau, vì John Paul tử trận ngày 17 tháng Tư năm 1943 khi máy bay của anh bị hỏng máy lúc đang bay trên Vịnh Anh Quốc. Ông có làm một bài thơ tặng em đăng ở cuối cuốn tự truyện The Seven Storey Mountain (6).
Nhà Văn
Merton viết nhật ký suốt thời gian ở Đan Viện Gethsemani. Thoạt đầu, ông thấy việc viết lách như không thích hợp với ơn kêu gọi của mình, lo lắng nó có thể khích lệ khuynh hướng tôn thờ cá nhân. Rất may, viện phụ Frederic nhận ra khả năng trí thức và năng khiếu viết văn của ông. Nên năm 1943, ông được trao nhiệm vụ phiên dịch các bản văn thánh cũng như viết tiểu sử các vị thánh cho đan viện. Ông hăng say thi hành nhiệm vụ này cũng giống như lúc làm việc tại nông trại của đan viện.
Ngày 19 tháng Ba năm 1944, ông được khấn tạm và chính thức được mặc áo dòng. Tháng Mười Một năm đó, cuốn thơ đầu tiên của ông được nhà New Directions xuất bản tựa là Ba Mươi Bài Thơ (7). Merton có cảm xúc lẫn lộn về việc xuất bản này, nhưng Dom Frederick vẫn cương quyết để Merton tiếp tục viết. Năm 1946, nhà New Directions in cuốn thơ thứ hai của Merton tựa là Một Người Trong Biển Phân Chia (8) được nhiều người hoan nghênh. Cùng năm đó, bản thảo cuốn tự truyện The Seven Storey Mountain được nhà Harcourt Brace & Company chấp nhận để xuất bản. Cuốn tự truyện này được viết tại Thư Phòng của đan viện trong hai giờ rảnh mỗi ngày.
Qua năm 1947, Merton thấy mình thoải mái hơn trong vai trò nhà văn. Tháng Ba năm đó, ông khấn trọn đời trong Dòng, tức cam kết suốt đời sống tại đan viện. Ngày 4 tháng Bẩy, tập san Công Giáo Commonweal cho đăng một khảo luận của Merton tựa là Thi Ca và Cuộc Sống Chiêm Niệm (9).
Chịu chức linh mục
Năm 1948, cuốn tự truyện The Seven Storey Mountain được xuất bản và được các giới phê bình văn học ca ngợi, thư từ của người mộ điệu ồ ạt gửi tới ông. Ngày 3 tháng Tám năm đó, viện phụ Frederic qua đời, để lại thiêng tiếc rất lớn cho Merton. Rất may, tân viện phụ là Dom James Fox vẫn khuyến khích ông viết văn. Đến lúc này, ông đã nổi tiếng ở bên ngoài đan viện. Ngày 21 tháng Mười Hai năm đó, ông chịu chức phụ phó tế.
Ngày 5 tháng Giêng năm 1949, ông đáp xe lửa đi Louisville nạp đơn xin nhập quốc tịch Mỹ. Cũng trong năm này, ông cho xuất bản các cuốn Seeds of Contemplation, The Tears of Blind Lions, The Waters of Siloe (10), và ấn bản Anh cuốn The Seven Storey Mountain dưới tựa đề Elected Silence (11).
Ngày 19 tháng Ba, Merton chịu chức phó tế trong Dòng và ngày 26 tháng Năm, nhằm lễ Thăng Thiên, ông thụ phong linh mục và cử hành thánh lễ đầu tiên vào hôm sau. Nhân ngày kỷ niệm 100 năm của đan viện vào tháng Sáu, Merton viết cuốn Gethsemani Magnificat (12) để kỷ niệm. Qua tháng Mười Một, ông bắt đầu dạy các tập sinh tại Gethsemani về thần học huyền nhiệm, một việc được ông rất yêu thích. Trong mấy năm tiếp theo, ông liên tiếp cho xuất bản nhiều tác phẩm khác và số độc giả của ông lên rất cao. Ông sửa lại cuốn Seeds of Contemplation nhiều lần, cho rằng lần xuất bản trước có nhiều lầm lỗi và non vụng. Chỗ đứng của người ta trong xã hội, quan điểm về đấu tranh xã hội, và các cách tiếp cận khác nhau đối với việc cầu nguyện và lối sống chiêm niệm trở thành các chủ đề thường hằng trong các trước tác của ông.
Tới thập niên 1960, ông đạt được một cái nhìn nhân bản khá rộng rãi, một cái nhìn biết quan tâm sâu sắc đối với thế giới và các vấn đề như hòa bình, khoan dung chủng tộc, và bình đẳng xã hội. Ông khai triển được cả một chủ nghĩa cấp tiến có tính bản thân mang lại nhiều hệ luận chính trị quan trọng nhưng không dựa trên ý thức hệ, mà trên hết bắt rễ từ bất bạo động. Ông cho rằng quan điểm của ông dựa trên tính “đơn giản” và sự nhậy cảm Kitô Giáo.
Đến lúc chịu chức linh mục, Merton đã rất nổi tiếng ở bên ngoài đan viện, cuốn tự thuật The Seven Storey Mountain của ông đã bán tới 150,000 bản. Suốt các năm sống tại đan viện Gethsemani, Merton thay đổi từ một đan sĩ trẻ hết sức say mê với cuộc sống nội tâm qua một nhà văn và một thi sĩ có tính chiêm niệm. Ông nổi tiếng về các cuộc đối thoại với các niềm tin khác và quan điểm bất bạo động của ông trong những cuộc nổi loạn chủng tộc và Chiến Tranh Việt Nam của thập niên 1960. Cuối cùng, Merton đã đạt ước nguyện được sống cô tịch trong một căn nhà ẩn tu ngay trong Đan Viện vào năm 1965. Trong những năm ấy, ông từng vận động để các vị viện phụ chịu để ông tự do ra ngoài đan viện, đáp ứng phần nào danh tiếng quốc tế và số lượng thư từ khổng lồ từ rất nhiều nhân vật nổi tiếng thời ấy. Cuối cùng, vị đan viện mới là Rev. Flavian Burns đã cho phép ông qua thăm Á Châu vào cuối năm 1968. Trong cuộc du hành này, ông đã gặp Đức Dalai Lama tại Ấn Độ. Ông cũng tới thăm Polonnaruwa, thuộc Tích Lan, nay là Sri Lanka. Tại đây, ông có một cảm nghiệm tôn giáo mạnh khi ngắm nhìn tượng Phật Thích Ca ở đó.
Cuộc sống bản thân
Theo cuốn The Seven Storey Mountain, lúc còn thanh niên, Merton rất thích nhạc jazz, nhưng khi bắt đầu đi dạy, ông đã bỏ cả chỉ nghe nhạc êm dịu mà thôi. Tuy nhiên sau này, bất cứ lúc nào được rời đan viện vì lý do sức khỏe hay lo việc cho đan viện, ông đều tìm dịp nghe nhạc jazz sống, cho bằng thích, đặc biệt ở Louisville và Nữu Ước.
Tháng Tư năm 1966, Merton phải giải phẫu để trị chứng đau lưng bất trị. Trong khi nằm dưỡng bệnh tại Bệnh Viện Louisville, ông si tình một nữ sinh viên y tá được chỉ định chăm sóc ông. Ông viết nhiều bài thơ tặng nàng và từng suy tư về mối liên hệ này trong “Nhật Ký Giữa Hè Cho M.” (13). Merton cố gắng duy trì các lời khấn của mình dù rất yêu người thiếu nữ này mà ông chỉ gọi tắt là “M”. Có thể đây là một thứ khủng hoảng nửa đời người của một tu sĩ tài hoa. Tuy nhiên, ông giữ được lời khấn độc thân, chưa bao giờ hoàn hợp mối liên hệ kia. Sau khi chấm dứt mối liên hệ ấy, ông lại tiếp tục cam kết sống các lời khấn của mình.
Buồn thay, chính trong cuộc du hành Á Châu trên, ông đã qua đời đột ngột tại Thái Lan, lúc đang tham dự cuộc hội thảo liên tôn tại đó, do vô tình đụng vào chiếc quạt máy bị mát điện. Xác ông được đưa về đan viện Gethsemani và được an táng ở đấy.
Tiếp xúc với Phật Giáo
Lần đầu tiên Merton biết đến và quan tâm tới các tôn giáo Đông Phương là lúc đọc cuốn Mục Đích Và Phương Tiện của Aldous Huxley vào năm 1937, một năm trước khi ông trở lại Đạo Công Giáo. Từ đó, song song với việc nghiên cứu khoa bảng và cuộc sống đan viện, ông tìm tòi về Phật Giáo, Lão Giáo và Ấn Giáo.
Ông không chú trọng tới học thuyết cũng như định chế của các tôn giáo này, mà chỉ quan tâm tới những điều họ nói về kinh nghiệm nhân bản. Điều ấy không hẳn có nghĩa các tôn giáo này không có những nghi lễ và thực hành có giá trị đối với ông cũng như các Kitô hữu khác, nhưng chỉ có nghĩa: về phương diện học thuyết, Merton hoàn toàn gắn bó với Kitô Giáo và đàng khác, ông cho rằng các tín hữu của các tôn giáo kia cũng gắn bó với các học thuyết riêng của họ đến nỗi bất cứ cuộc tranh luận nào về học thuyết cũng đều vô ích đối với mọi người liên hệ.
Ông tin rằng Kitô Giáo phần lớn đã đánh mất truyền thống huyền nhiệm của mình để tiếp nhận quan điểm của Descartes về việc “vật thể hóa ý niệm (14), ngẫu tượng hóa ý thức suy tư, trốn chạy hữu thể mà đi vào duy ngữ (15), toán học và thuần lý hóa”. Đối với Merton, các truyền thống Đông Phương hầu như không bị ố tạp bởi thứ suy tư ấy và do đó có nhiều điều để hiến tặng ta về phương diện phải suy tư và hiểu về mình ra sao.
Tuy nhiên, ông quan tâm và viết nhiều nhất về Thiền. Vốn nghiên cứu nhiều về các Giáo Phụ Sa Mạc cũng như các nhà huyền nhiệm Kitô Giáo khác, Merton hiểu rất rõ điều các vị này từng tìm kiếm và cảm nghiệm được. Ông thấy nhiều điểm song hành giữa ngôn ngữ của các nhà huyền nhiệm Kitô Giáo này và ngôn ngữ của triết lý Thiền học.
Năm 1959, Merton bắt đầu một cuộc đàm luận với D.T. Suzuki. Cuộc đàm luận này sau đó đã được in trong cuốn Zen and the Birds of Appetite (16) của Merton với tựa là “Wisdom in Emptiness” (17). Cuộc đàm luận này xẩy ra sau khi Merton đã hoàn tất cuốn The Wisdom of the Desert (18). Merton gửi một bản cho ông Suzuki, hy vọng ông ta sẽ nhận định về quan điểm của Merton cho rằng Các Giáo Phụ Sa Mạc và các thiền sư đều có những cảm nghiệm tương tự như nhau. Gần mười năm sau khi cho xuất bản cuốn Zen and the Birds of Appetite, Merton đã viết ở lời bạt rằng “bất cứ cố gắng nhằm xử lý Thiền bằng ngôn ngữ thần học nào đều sẽ chẳng đi đến đâu”. Ông thấy khó có thể hòa giải giữa khuynh hướng Tây Phương và Kitô Giáo lúc nào cũng muốn lên danh mục và phát biểu ra lời mọi cảm nghiệm bằng các ý niệm của nền thần học phủ định (19) và bản chất không thể diễn tả bằng lời của kinh nghiệm Thiền.
Đối với Merton, cần phải phân biệt một đàng là Phật Giáo Thiền Tông, một phát biểu của lịch sử và văn hóa, và Thiền. Theo ông, Phật Giáo Thiền Tông là một tôn giáo phát nguyên từ Trung Hoa và phát triển qua Nhật, với nhiều nghi lễ và định chế đi kèm. Thiền, trái lại, không bị cột vào một nền văn hóa, một tôn giáo hay một tín ngưỡng nào. Các trước tác sau này của Merton chịu ảnh hưởng của cái Thiền sau, một nền Thiền học không hẳn của Phật Giáo nhưng sẽ mang nhiều âm hưởng từ việc đào tạo đan viện trong truyền thống Kitô Giáo.
Chú thích
(1) 1915 –1968
(2) Không có gì trở ngại
(3) Ends and Means
(4) 1844-1889, thi sĩ Anh, trở lại đạo Công Giáo, đi tu làm linh mục Dòng Tên, nổi tiếng trong thế kỷ 20 khiến được xếp vào hàng các thi sĩ hàng đầu thời Victoria.
(5) 1882-1973, triết gia Công Giáo Pháp. Trở lại Công Giáo từ Thệ Phản năm 1906; tác giả hơn 60 cuốn sách, người chịu trách nhiệm phục hồi Thánh Tôma Aquinô cho thời đại mới và là người soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nổi tiếng; bạn và là người dìu dắt cũ (mentor) của Đức Phaolô VI.
(6) Núi Bẩy Tầng
(7) Thirty Poems
(8) A Man in the Divided Sea
(9) Poetry and the Contemplative Life
(10) Hạt Giống Chiêm Niệm, Nước Mắt Sư Tử Mù, Nước Suối Siloe
(11) Im Lặng Tự Chọn
(12) Ngợi Khen Gethsemani
(13) A Midsummer Diary for M.
(14) Reification of concepts
(15) Verbalism
(16) Thiền Và Những Con Chim Háu Ăn
(17) Khôn Ngoan Trong Trống Rỗng
(18) Khôn Ngoan Sa Mạc
(19) Apophatic theology/via negativa theology
(Còn một kỳ)
Thật vậy, các linh mục ngày nay vừa phải đấu tranh quyết liệt với bản thân vừa phải lao mình vào nhiều trận tuyến khốc liệt ngoài đời, ngoài xã hội, thuộc đủ mọi lãnh vực. Nói về các vị, không đơn giản như trước nữa. Một khuôn mặt linh mục có thể cho thấy cái tính phức tạp ấy hẳn phải là Thomas Merton.
Thomas Merton (1) là một nhà văn Công Giáo Mỹ thế kỷ 20, một đan sĩ Trappist tại Đan Viện Getsemani thuộc bang Kentucky, một thi sĩ, một nhà tranh đấu xã hội và là một người nghiên cứu tôn giáo học so sánh. Xem thế đủ biết người Mỹ này phức tạp hơn người ta nghĩ.
Một người ‘vô đạo’ chịu cầu nguyện
Thực ra, khởi thủy, Merton không phải là người Mỹ. Ông sinh tại Prades, Pháp, rửa tội trong Anh Giáo. Cha ông là Owen Merton, một họa sĩ người Tân Tây Lan, nhưng phần lớn sống tại Âu Châu và Mỹ. Mẹ ông là Ruth Jenkins, người Mỹ, theo đạo Quaker, và là một nghệ sĩ. Tháng 8 năm 1915, gia đình rời cư qua Mỹ. Mẹ chết lúc Thomas lên 6.
Năm 1925, hai cha con trở lại Pháp sống tại Saint-Antonin. Năm 1926, Thomas vào học nội trú tại Montauban, nơi Chúa Nhật nào cũng có Thánh Lễ Công Giáo, nhưng Thomas không bao giờ tham dự.
Năm 1928, hai cha con qua Luân Đôn sinh sống. Thomas được gửi học tại trường nội trú Ripley Court School, nơi Chúa Nhật nào cũng có giờ phụng vụ của Anh Giáo mà các học sinh buộc phải tham dự. Nhờ thế, Thomas bắt đầu biết cầu nguyện thường xuyên. Tuy nhiên, sau khi rời trường này, ông đã bỏ thói quen tốt lành ấy.
Cha ông qua đời năm 1931, ông được vị y sĩ của cha và là bạn học của cha từ ngày còn ở Tân Tây Lan, là Tom Bennett, nhận giám hộ. Năm 1933, trước khi vào học tại Clare College, Cambridge, ông qua Rome du lịch, một cuộc du lịch sẽ thay đổi hướng đi của đời ông. Ông cho biết trước đây, với nhãn quan của một người Anglo-Saxon, Rome chỉ có nghĩa là tàn tích lịch sử xấu xí, những ngọn đồi và khu ổ chuột. Nhưng sau khi đi thăm các địa điểm lịch sử của Rome, ông bỗng thấy mình bắt đầu thích lui tới các thánh đường, chính ông cũng không hiểu tại sao. Tại một thánh đường kia, ông bị thu hút bởi một ảnh ghép hình Chúa Giêsu Kitô. Bức hình như dán vào mắt ông và ở lại mãi trong tâm trí ông. Ông bắt đầu nhìn ra một Rome khác hẳn: một Rome của Kitô Giáo Byzantine.
Ông mua một cuốn Thánh Kinh Phổ Thông (Vulgate) bằng tiếng La Tinh và ngấu nghiến hết phần Tân Ước. Một ngày kia, tại ngay nhà trọ, ông có cảm nghiệm như cha ông đang hiện diện với ông trong ít phút. Cảm nghiệm lạ lùng ấy khiến ông thấy ra sự trống rỗng của đời mình và lần đầu tiên trong đời, ông thực sự cầu nguyện và sau khi đi thăm một tu viện Trappist ở Rome, ông tự nhủ: mình phải trở thành một đan sĩ dòng Trappist, dù chưa gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Năm 1933, bỏ Rome, Thomas đáp tầu từ Ý qua Mỹ thăm ông bà ngoại trước khi trở lại Luân Đôn. Thoạt đầu, ông còn lưu giữ được một chút tinh thần như lúc còn ở Rome, tiếp tục đọc Bản Thánh Kinh Phổ Thông bằng tiếng La Tinh, và muốn đi nhà thờ. Tuy nhiên, ông vẫn còn nhiều nghi ngại đối với Đạo Công Giáo, nên ông thử tới một nhà thờ Episcopal rồi một nhà thờ Quaker, nhưng không thoải mái với các nhóm tôn giáo này.
Rồi sau đó, bị cuộc sống xô bồ của Nữu Ước lôi kéo. Đến giữa mùa hè năm đó, Thomas Merton mất hết thích thú đối với các tôn giáo có tổ chức. Cuối mùa hè này, ông trở lại Luân Đôn học tại Clare College thuộc Đại Học Cambridge, lúc 18 tuổi. Cũng chính ở đây, ông trở thành cô độc, bắt đầu say sưa, nhậu nhiều hơn học và sống khá buông thả về tình dục. Có người tin rằng ông đã có một đứa con rơi trong thời gian ở Cambridge và được Tom Bennett bí mật dàn xếp về phương diện tố tụng. Và cũng chính vì thế, Bennett buộc Thomas phải qua Mỹ sống với ông bà ngoại.
Tháng Giêng năm 1935, Thomas Merton ghi danh học năm thứ hai (sophomore) tại Đại Học Columbia ở Manhattan. Những năm ở đây giúp Merton trưởng thành và ông khám phá ra Đạo Công Giáo một cách đúng nghĩa. Ở đây, ông cũng chú ý tới chủ nghĩa cộng sản và từng tham gia Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản; nhưng ông chỉ dự một buổi sinh hoạt duy nhất, sau đó bỏ luôn. Merton cũng tham gia các phong trào hòa bình tại địa phương, với chủ trương không ủng hộ bất cứ chính phủ nào tham chiến, và từng tham dự biểu tình ngồi tại Casa Italiana để phản đối việc Ý xâm lăng Ethiopia.
Tháng Hai năm 1937, nhờ đọc cuốn Tinh Thần Triết Học Trung Cổ của Etienne Gilson, Merton khám phá ra một lối giải thích về Thiên Chúa được ông coi vừa hợp luận lý vừa có tính thực tiễn. Ông mua cuốn này một phần vì lúc đó ông đang tham dự một lớp học về văn chương Pháp thời Trung Cổ, chứ không lưu ý tới hàng chữ “nihil obstat” (2) trong cuốn sách nói lên gốc gác Công Giáo của nó. Cuốn sách này hết sức chủ yếu trong việc dọn đường cho ông gặp gỡ Đạo Công Giáo. Ông cũng bắt đầu đọc cuốn Mục Đích Và Phương Tiện (3) của Aldous Huxley, một tác giả đã dẫn Merton vào huyền nhiệm học.
Năm 1938, Merton tốt nghiệp cử nhân Anh Văn tại ĐH Columbia. Ông quyết định tiếp tục học cao học tại trường này. Tháng Sáu năm ấy, ông được một người bạn giới thiệu gặp một tu sĩ Ấn Giáo, Mahanambrata Brahmachari, từ ĐH Chicago tới thăm. Ông rất cảm phục vị tu sĩ này, tưởng ông ta sẽ thuyết phục mình đi theo tôn giáo của ông ta, nhưng không ngờ, ông ta lại khuyên Merton nên khai thác chính truyền thống tôn giáo của mình, bằng cách đọc “Tự Thú” của Thánh Augustinô và Sách “Gương Phúc” của Thomas á Kempis. Nhờ đọc hai tác phẩm này, Merton bắt đầu cầu nguyện lại một cách thường xuyên. Và cũng từ đó, ông bắt đầu coi Đạo Công Giáo như một điều gì đó cần phải khám phá. Cuối cùng, vào tháng Tám năm đó, ông quyết định tham dự Thánh Lễ và tới Nhà Thờ Corpus Christi ở Nữu Ước, gần khuôn viên ĐH Columbia. Thánh Lễ xa lạ đối với ông nhưng ông lắng nghe một cách chăm chú. Cùng với cảm nghiệm này, danh mục các sách ông đọc càng ngày càng thiên về Công Giáo hơn.
Trở lại Công Giáo và ý định đi tu làm linh mục
Một buổi chiều tháng Chín, đang khi đọc một cuốn sách về việc Gerard Manley Hopkins (4) trở lại Đạo Công Giáo và sau đó làm linh mục, ông bỗng tha thiết muốn đi theo cùng một con đường như nhân vật kỳ diệu này. Ông mặc vội quần áo, lập tức tiến về phía nhà thờ Corpus Christi, gặp Cha George Barry Ford để xin gia nhập Giáo Hội. Ngày 16 tháng Mười Một năm 1938, Thomas Merton được rửa tội và rước lễ tại nhà thờ Corpus Christi.
Đầu năm 1939, ông tốt nghiệp M.A. tại Đ.H Columbia và quyết định ở lại trường để lấy Ph.D. Cũng thời gian này, ông theo một giảng khóa về Thánh Tôma Aquinô do Daniel Walsh giảng dậy và qua vị giáo sư này, ông làm quen với Jacques Maritain (5) và dự khóa giảng của triết gia này về Công Giáo Tiến Hành tại Câu Lạc Bộ Sách Công Giáo. Có điều lạ là Walsh lại thuyết phục được Merton tin rằng chủ thuyết Tôma không thích hợp với Merton.
Tháng Mười năm đó, nhân một đêm sinh hoạt tại câu lạc bộ nhạc Jazz, Merton cho bạn bè biết ý định làm linh mục của mình. Sau đêm đó, ông tìm gặp cha Ford tại nhà thờ Corpus Christi. Vị linh mục này khuyên ông nên làm linh mục triều, chứ dòng tu không thích hợp. Trái lại Walsh thì nghĩ khác. Theo ông, Merton nên làm linh mục dòng. Nhưng Dòng nào, Dòng Tên, Dòng Xitô hay dòng Phanxicô? Cảm tình đối với Thánh Phanxicô Assisi khiến Merton nghĩ tới Dòng Phanxicô trước nhất. Vị đại diện Dòng Phanxicô sẵn sàng chào đón ông, nhưng sau khi được ông thổ lộ hết ‘khúc nhôi’ dĩ vãng, đã cho rằng ông không thích hợp với ơn gọi của Dòng này.
Tuy vậy, sau đó ông đã nhận một chân dạy tại Đại Học Thánh Bonaventura vốn do Dòng Phanxicô điều khiển. Sở dĩ ông chọn ĐH này là vì ông vẫn muốn trở thành tu sĩ của Dòng này. Tháng Chín năm 1940, ông dọn vào ngụ tại ký túc xá của trường. Dù thời gian ngụ ở đây khá ngắn, nhưng đó là thời gian chủ yếu, giúp cuộc sống thiêng liêng của ông nở rộ, càng ngày càng đi sâu hơn vào cuộc đời cầu nguyện. Ông hoàn toàn từ bỏ uống rượu, hút thuốc lá, đi coi hát bóng và càng ngày càng chọn lựa cẩn thận các tài liệu để đọc. Theo một cách nào đó, ông quả đã từ khước hết mọi lạc thú trần đời. Tháng Tư năm 1941, ông dự tĩnh tâm Tuần Thánh tại Đan Viện Đức Bà Gethsemani gần Bardstown, Kentucky. Ngay tức khắc, ông thấy mình hoàn toàn bị nơi này cuốn hút, thấy tinh thần của mình lên cao hẳn.
Không biết nên chọn con đường tu trì nào, ông bèn nghĩ ra cách như người Việt Nam ta thường bói Kiều: nhưng thay vì Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, ông dùng cuốn Thánh Kinh Vulgate đã mua từ Ý năm 1933 làm ‘sách bói’. Đến lần thử thứ hai, ngón tay ông đụng vào câu của Phúc Âm Luca “Này, ngươi nên giữ im lặng”. Ông hiểu đó là ‘điềm’ Chúa muốn ông nhập Dòng Xitô.
Tuy thế, ông vẫn chưa có quyết định dứt khoát. Tháng Tám năm 1941, ông tham gia Nhà Thân Hữu của Catherine de Hueck ở Harlem, chuyên lo cho người nghèo và bị rẫy bỏ của khu Da Đen này. Ông hết sức ngỡ ngàng thấy cảnh sống của họ. Cảm nghiệm này gây tác động lớn đối với ông khiến ông sau này hay nhắc đến nó trong các trước tác của mình. Nhưng mặc dù được Hueck mời làm hội viên toàn thời gian của Nhà Thân Hữu, ông từ chối, với lý do bị lôi cuốn vào giấc mơ làm linh mục nhiều hơn.
Nhập Dòng Khổ Tu
Ngày 10 tháng Mười Hai năm 1941, Merton trở lại Đan Viện Gethsemani và ở đó ba ngày tại nhà khách của Đan Viện, chờ được nhận vào Dòng. Vị trông coi tập sinh sẽ ra phỏng vấn Merton xem ông có đủ thành thật và điều kiện hay không. Trong khi chờ đợi, Merton được phân công đánh bóng sàn nhà và lau chùi chen dĩa. Ngày 13 tháng Mười Hai, ông được Viện Phụ là Dom Frederic Dunne nhận làm thỉnh sinh (postulant) của Dòng. Mấy ngày đầu không được xuông xẻ lắm vì lúc còn ở nhà khách, ông bị cảm cúm do việc ngồi ngay ở cửa sổ mở toang để chứng tỏ lòng thành thật của mình. Nhưng sau đó, ông đã hiến mình hoàn toàn để thích ứng với lối sống nhiệm nhặt, rất vui với việc thay đổi hẳn lối sống. Trong mấy tuần đầu, ông buộc phải học ngôn ngữ dấu hiệu rất phức tạp của Dòng Xitô cũng như công việc và thói quen cầu nguyện hàng ngày.
Tháng Ba năm 1942, ông được chính thức nhận là đan sĩ tập viên của Dòng. Tháng Bẩy năm đó, Merton hết sức hân hoan khi em trai John Paul tỏ ý muốn trở lại Đạo Công Giáo và đã được rửa tội sau đó mấy ngày, trước khi lên đường nhập ngũ. Đó là lần cuối cùng hai anh em gặp nhau, vì John Paul tử trận ngày 17 tháng Tư năm 1943 khi máy bay của anh bị hỏng máy lúc đang bay trên Vịnh Anh Quốc. Ông có làm một bài thơ tặng em đăng ở cuối cuốn tự truyện The Seven Storey Mountain (6).
Nhà Văn
Merton viết nhật ký suốt thời gian ở Đan Viện Gethsemani. Thoạt đầu, ông thấy việc viết lách như không thích hợp với ơn kêu gọi của mình, lo lắng nó có thể khích lệ khuynh hướng tôn thờ cá nhân. Rất may, viện phụ Frederic nhận ra khả năng trí thức và năng khiếu viết văn của ông. Nên năm 1943, ông được trao nhiệm vụ phiên dịch các bản văn thánh cũng như viết tiểu sử các vị thánh cho đan viện. Ông hăng say thi hành nhiệm vụ này cũng giống như lúc làm việc tại nông trại của đan viện.
Ngày 19 tháng Ba năm 1944, ông được khấn tạm và chính thức được mặc áo dòng. Tháng Mười Một năm đó, cuốn thơ đầu tiên của ông được nhà New Directions xuất bản tựa là Ba Mươi Bài Thơ (7). Merton có cảm xúc lẫn lộn về việc xuất bản này, nhưng Dom Frederick vẫn cương quyết để Merton tiếp tục viết. Năm 1946, nhà New Directions in cuốn thơ thứ hai của Merton tựa là Một Người Trong Biển Phân Chia (8) được nhiều người hoan nghênh. Cùng năm đó, bản thảo cuốn tự truyện The Seven Storey Mountain được nhà Harcourt Brace & Company chấp nhận để xuất bản. Cuốn tự truyện này được viết tại Thư Phòng của đan viện trong hai giờ rảnh mỗi ngày.
Qua năm 1947, Merton thấy mình thoải mái hơn trong vai trò nhà văn. Tháng Ba năm đó, ông khấn trọn đời trong Dòng, tức cam kết suốt đời sống tại đan viện. Ngày 4 tháng Bẩy, tập san Công Giáo Commonweal cho đăng một khảo luận của Merton tựa là Thi Ca và Cuộc Sống Chiêm Niệm (9).
Chịu chức linh mục
Năm 1948, cuốn tự truyện The Seven Storey Mountain được xuất bản và được các giới phê bình văn học ca ngợi, thư từ của người mộ điệu ồ ạt gửi tới ông. Ngày 3 tháng Tám năm đó, viện phụ Frederic qua đời, để lại thiêng tiếc rất lớn cho Merton. Rất may, tân viện phụ là Dom James Fox vẫn khuyến khích ông viết văn. Đến lúc này, ông đã nổi tiếng ở bên ngoài đan viện. Ngày 21 tháng Mười Hai năm đó, ông chịu chức phụ phó tế.
Ngày 5 tháng Giêng năm 1949, ông đáp xe lửa đi Louisville nạp đơn xin nhập quốc tịch Mỹ. Cũng trong năm này, ông cho xuất bản các cuốn Seeds of Contemplation, The Tears of Blind Lions, The Waters of Siloe (10), và ấn bản Anh cuốn The Seven Storey Mountain dưới tựa đề Elected Silence (11).
Ngày 19 tháng Ba, Merton chịu chức phó tế trong Dòng và ngày 26 tháng Năm, nhằm lễ Thăng Thiên, ông thụ phong linh mục và cử hành thánh lễ đầu tiên vào hôm sau. Nhân ngày kỷ niệm 100 năm của đan viện vào tháng Sáu, Merton viết cuốn Gethsemani Magnificat (12) để kỷ niệm. Qua tháng Mười Một, ông bắt đầu dạy các tập sinh tại Gethsemani về thần học huyền nhiệm, một việc được ông rất yêu thích. Trong mấy năm tiếp theo, ông liên tiếp cho xuất bản nhiều tác phẩm khác và số độc giả của ông lên rất cao. Ông sửa lại cuốn Seeds of Contemplation nhiều lần, cho rằng lần xuất bản trước có nhiều lầm lỗi và non vụng. Chỗ đứng của người ta trong xã hội, quan điểm về đấu tranh xã hội, và các cách tiếp cận khác nhau đối với việc cầu nguyện và lối sống chiêm niệm trở thành các chủ đề thường hằng trong các trước tác của ông.
Tới thập niên 1960, ông đạt được một cái nhìn nhân bản khá rộng rãi, một cái nhìn biết quan tâm sâu sắc đối với thế giới và các vấn đề như hòa bình, khoan dung chủng tộc, và bình đẳng xã hội. Ông khai triển được cả một chủ nghĩa cấp tiến có tính bản thân mang lại nhiều hệ luận chính trị quan trọng nhưng không dựa trên ý thức hệ, mà trên hết bắt rễ từ bất bạo động. Ông cho rằng quan điểm của ông dựa trên tính “đơn giản” và sự nhậy cảm Kitô Giáo.
Đến lúc chịu chức linh mục, Merton đã rất nổi tiếng ở bên ngoài đan viện, cuốn tự thuật The Seven Storey Mountain của ông đã bán tới 150,000 bản. Suốt các năm sống tại đan viện Gethsemani, Merton thay đổi từ một đan sĩ trẻ hết sức say mê với cuộc sống nội tâm qua một nhà văn và một thi sĩ có tính chiêm niệm. Ông nổi tiếng về các cuộc đối thoại với các niềm tin khác và quan điểm bất bạo động của ông trong những cuộc nổi loạn chủng tộc và Chiến Tranh Việt Nam của thập niên 1960. Cuối cùng, Merton đã đạt ước nguyện được sống cô tịch trong một căn nhà ẩn tu ngay trong Đan Viện vào năm 1965. Trong những năm ấy, ông từng vận động để các vị viện phụ chịu để ông tự do ra ngoài đan viện, đáp ứng phần nào danh tiếng quốc tế và số lượng thư từ khổng lồ từ rất nhiều nhân vật nổi tiếng thời ấy. Cuối cùng, vị đan viện mới là Rev. Flavian Burns đã cho phép ông qua thăm Á Châu vào cuối năm 1968. Trong cuộc du hành này, ông đã gặp Đức Dalai Lama tại Ấn Độ. Ông cũng tới thăm Polonnaruwa, thuộc Tích Lan, nay là Sri Lanka. Tại đây, ông có một cảm nghiệm tôn giáo mạnh khi ngắm nhìn tượng Phật Thích Ca ở đó.
Cuộc sống bản thân
Theo cuốn The Seven Storey Mountain, lúc còn thanh niên, Merton rất thích nhạc jazz, nhưng khi bắt đầu đi dạy, ông đã bỏ cả chỉ nghe nhạc êm dịu mà thôi. Tuy nhiên sau này, bất cứ lúc nào được rời đan viện vì lý do sức khỏe hay lo việc cho đan viện, ông đều tìm dịp nghe nhạc jazz sống, cho bằng thích, đặc biệt ở Louisville và Nữu Ước.
Tháng Tư năm 1966, Merton phải giải phẫu để trị chứng đau lưng bất trị. Trong khi nằm dưỡng bệnh tại Bệnh Viện Louisville, ông si tình một nữ sinh viên y tá được chỉ định chăm sóc ông. Ông viết nhiều bài thơ tặng nàng và từng suy tư về mối liên hệ này trong “Nhật Ký Giữa Hè Cho M.” (13). Merton cố gắng duy trì các lời khấn của mình dù rất yêu người thiếu nữ này mà ông chỉ gọi tắt là “M”. Có thể đây là một thứ khủng hoảng nửa đời người của một tu sĩ tài hoa. Tuy nhiên, ông giữ được lời khấn độc thân, chưa bao giờ hoàn hợp mối liên hệ kia. Sau khi chấm dứt mối liên hệ ấy, ông lại tiếp tục cam kết sống các lời khấn của mình.
Buồn thay, chính trong cuộc du hành Á Châu trên, ông đã qua đời đột ngột tại Thái Lan, lúc đang tham dự cuộc hội thảo liên tôn tại đó, do vô tình đụng vào chiếc quạt máy bị mát điện. Xác ông được đưa về đan viện Gethsemani và được an táng ở đấy.
Tiếp xúc với Phật Giáo
Lần đầu tiên Merton biết đến và quan tâm tới các tôn giáo Đông Phương là lúc đọc cuốn Mục Đích Và Phương Tiện của Aldous Huxley vào năm 1937, một năm trước khi ông trở lại Đạo Công Giáo. Từ đó, song song với việc nghiên cứu khoa bảng và cuộc sống đan viện, ông tìm tòi về Phật Giáo, Lão Giáo và Ấn Giáo.
Ông không chú trọng tới học thuyết cũng như định chế của các tôn giáo này, mà chỉ quan tâm tới những điều họ nói về kinh nghiệm nhân bản. Điều ấy không hẳn có nghĩa các tôn giáo này không có những nghi lễ và thực hành có giá trị đối với ông cũng như các Kitô hữu khác, nhưng chỉ có nghĩa: về phương diện học thuyết, Merton hoàn toàn gắn bó với Kitô Giáo và đàng khác, ông cho rằng các tín hữu của các tôn giáo kia cũng gắn bó với các học thuyết riêng của họ đến nỗi bất cứ cuộc tranh luận nào về học thuyết cũng đều vô ích đối với mọi người liên hệ.
Ông tin rằng Kitô Giáo phần lớn đã đánh mất truyền thống huyền nhiệm của mình để tiếp nhận quan điểm của Descartes về việc “vật thể hóa ý niệm (14), ngẫu tượng hóa ý thức suy tư, trốn chạy hữu thể mà đi vào duy ngữ (15), toán học và thuần lý hóa”. Đối với Merton, các truyền thống Đông Phương hầu như không bị ố tạp bởi thứ suy tư ấy và do đó có nhiều điều để hiến tặng ta về phương diện phải suy tư và hiểu về mình ra sao.
Tuy nhiên, ông quan tâm và viết nhiều nhất về Thiền. Vốn nghiên cứu nhiều về các Giáo Phụ Sa Mạc cũng như các nhà huyền nhiệm Kitô Giáo khác, Merton hiểu rất rõ điều các vị này từng tìm kiếm và cảm nghiệm được. Ông thấy nhiều điểm song hành giữa ngôn ngữ của các nhà huyền nhiệm Kitô Giáo này và ngôn ngữ của triết lý Thiền học.
Năm 1959, Merton bắt đầu một cuộc đàm luận với D.T. Suzuki. Cuộc đàm luận này sau đó đã được in trong cuốn Zen and the Birds of Appetite (16) của Merton với tựa là “Wisdom in Emptiness” (17). Cuộc đàm luận này xẩy ra sau khi Merton đã hoàn tất cuốn The Wisdom of the Desert (18). Merton gửi một bản cho ông Suzuki, hy vọng ông ta sẽ nhận định về quan điểm của Merton cho rằng Các Giáo Phụ Sa Mạc và các thiền sư đều có những cảm nghiệm tương tự như nhau. Gần mười năm sau khi cho xuất bản cuốn Zen and the Birds of Appetite, Merton đã viết ở lời bạt rằng “bất cứ cố gắng nhằm xử lý Thiền bằng ngôn ngữ thần học nào đều sẽ chẳng đi đến đâu”. Ông thấy khó có thể hòa giải giữa khuynh hướng Tây Phương và Kitô Giáo lúc nào cũng muốn lên danh mục và phát biểu ra lời mọi cảm nghiệm bằng các ý niệm của nền thần học phủ định (19) và bản chất không thể diễn tả bằng lời của kinh nghiệm Thiền.
Đối với Merton, cần phải phân biệt một đàng là Phật Giáo Thiền Tông, một phát biểu của lịch sử và văn hóa, và Thiền. Theo ông, Phật Giáo Thiền Tông là một tôn giáo phát nguyên từ Trung Hoa và phát triển qua Nhật, với nhiều nghi lễ và định chế đi kèm. Thiền, trái lại, không bị cột vào một nền văn hóa, một tôn giáo hay một tín ngưỡng nào. Các trước tác sau này của Merton chịu ảnh hưởng của cái Thiền sau, một nền Thiền học không hẳn của Phật Giáo nhưng sẽ mang nhiều âm hưởng từ việc đào tạo đan viện trong truyền thống Kitô Giáo.
Chú thích
(1) 1915 –1968
(2) Không có gì trở ngại
(3) Ends and Means
(4) 1844-1889, thi sĩ Anh, trở lại đạo Công Giáo, đi tu làm linh mục Dòng Tên, nổi tiếng trong thế kỷ 20 khiến được xếp vào hàng các thi sĩ hàng đầu thời Victoria.
(5) 1882-1973, triết gia Công Giáo Pháp. Trở lại Công Giáo từ Thệ Phản năm 1906; tác giả hơn 60 cuốn sách, người chịu trách nhiệm phục hồi Thánh Tôma Aquinô cho thời đại mới và là người soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nổi tiếng; bạn và là người dìu dắt cũ (mentor) của Đức Phaolô VI.
(6) Núi Bẩy Tầng
(7) Thirty Poems
(8) A Man in the Divided Sea
(9) Poetry and the Contemplative Life
(10) Hạt Giống Chiêm Niệm, Nước Mắt Sư Tử Mù, Nước Suối Siloe
(11) Im Lặng Tự Chọn
(12) Ngợi Khen Gethsemani
(13) A Midsummer Diary for M.
(14) Reification of concepts
(15) Verbalism
(16) Thiền Và Những Con Chim Háu Ăn
(17) Khôn Ngoan Trong Trống Rỗng
(18) Khôn Ngoan Sa Mạc
(19) Apophatic theology/via negativa theology
(Còn một kỳ)
Đức Giáo Hoàng cử 7 vị Hồng Y chủ sự kết thúc năm Thánh Phaolô.
Ngọc Loan
06:48 24/06/2009
Vatican: Để kết thúc năm Thánh Phaolô, Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 sẽ chủ sự nghi lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành được xây trên mộ Thánh Phaolô, đồng thời Đức Thánh Cha đã cử 7 vị Hồng Y đại diện trong phái đoàn để chủ sự những nghi lễ kết thúc tại các quốc gia nơi chính Thánh Phaolô đã sống và đã rao giảng.
Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự buổi lễ đọc kinh chiều tại Vương Cung Thánh Đường Phaolô Ngoại Thành vào ngày Chúa Nhật 28/9.
Đức Thánh Cha đã cử Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Hữu trong phái đoàn chủ sự nghi lễ kết thúc tại Israel.
Trong lá thư được công bố vào ngày thứ Bảy 20/6, Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã nói Cuộc Đời và các tác phẩm của Thánh Phaolô kêu gọi người Kitô Hữu hôm nay hãy trải qua “một sự cải hóa thực sự và bắt đầu một cuộc hành trình tâm linh mới”.
Đức Giáo Hoàng đã cử Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Liên Tôn dẫn phái đoàn qua Tarsus, Thổ Nhĩ Kỳ nơi Thánh Phaolô được sinh ra.
Đức Hồng Y Antonio Rouco Varela tại Madrid, Spain, sẽ cầm đầu phái đoàn đại diện Đức Thánh Cha để kết thúc năm Thánh Phaolô trong buổi lễ cử hành tại Damascus, Syria nơi chính thành phố Thánh Phaolô đã ngã ngựa và trở nên vị tông đồ nhiệt thành cho Chúa.
Đức Hồng Y Ennio Antonelli, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình sẽ tham dự các buổi lễ tại Malta nơi Thánh Phaolô bị đắm tàu trên đường trở về Roma.,
Đức Hồng Y Jozef Tomko, cựu Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo sẽ viếng thăm các cộng đoàn chính tại Hy Lạp đã do chính Thánh Phaolô thành lập: tại Corintô, Philippi,Thessalonica và ngay cả tại Athens.
Thánh Phaolô cũng đã sống và giảng dạy tại Cyprus, tại đây Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã cử Đức Hồng Y Renato Martino, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình chủ sự nghi lễ..
Cuối cùng Đức Thánh Cha đã cử Đức Hồng Y Andre Vingt-Trois tại Balê chủ sự lễ kết thúc Năm Thánh Phaolô tại Lebanon.
Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự buổi lễ đọc kinh chiều tại Vương Cung Thánh Đường Phaolô Ngoại Thành vào ngày Chúa Nhật 28/9.
Đức Thánh Cha đã cử Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Hữu trong phái đoàn chủ sự nghi lễ kết thúc tại Israel.
Trong lá thư được công bố vào ngày thứ Bảy 20/6, Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã nói Cuộc Đời và các tác phẩm của Thánh Phaolô kêu gọi người Kitô Hữu hôm nay hãy trải qua “một sự cải hóa thực sự và bắt đầu một cuộc hành trình tâm linh mới”.
Đức Giáo Hoàng đã cử Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Liên Tôn dẫn phái đoàn qua Tarsus, Thổ Nhĩ Kỳ nơi Thánh Phaolô được sinh ra.
Đức Hồng Y Antonio Rouco Varela tại Madrid, Spain, sẽ cầm đầu phái đoàn đại diện Đức Thánh Cha để kết thúc năm Thánh Phaolô trong buổi lễ cử hành tại Damascus, Syria nơi chính thành phố Thánh Phaolô đã ngã ngựa và trở nên vị tông đồ nhiệt thành cho Chúa.
Đức Hồng Y Ennio Antonelli, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình sẽ tham dự các buổi lễ tại Malta nơi Thánh Phaolô bị đắm tàu trên đường trở về Roma.,
Đức Hồng Y Jozef Tomko, cựu Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo sẽ viếng thăm các cộng đoàn chính tại Hy Lạp đã do chính Thánh Phaolô thành lập: tại Corintô, Philippi,Thessalonica và ngay cả tại Athens.
Thánh Phaolô cũng đã sống và giảng dạy tại Cyprus, tại đây Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã cử Đức Hồng Y Renato Martino, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình chủ sự nghi lễ..
Cuối cùng Đức Thánh Cha đã cử Đức Hồng Y Andre Vingt-Trois tại Balê chủ sự lễ kết thúc Năm Thánh Phaolô tại Lebanon.
Vì sao có năm Linh Mục
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
13:30 24/06/2009
Giám Đốc Cơ Quan Báo Chí Tòa Thánh ghi nhận những mục tiêu
VATICAN: (Zenit.org).- Giám Đốc Cơ Quan Báo Chí Tòa Thánh nói chức linh mục là một ân huệ cho nhân loại, nhưng chức linh mục lại chịu nhiều sự khó khăn, và Năm Linh Mục vừa được khai mạc nhằm xử lý tình trạng này, một phát ngôn viên Vatican nói.
Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc cơ quan báo chí Vatican, đã nói về Năm Linh Mục trong kỳ xuất bản mới nhất của đài Truyền hình Vatican “Octava Dies.”
“Việc phục vụ của linh mục có tầm quan trọng cơ bản trong đời sống Giáo Hội,” ngài nói. “Nhưng điều mầu nhiệm là ngày nay việc phục vụ này chịu không ít khó khăn.”
Cha Lombardi đã khẳng định rằng Năm Linh Mục, đã bắt đầu hôm thứ Sáu vừa qua và kéo dài cho tới tháng 6 năm sau, đáp lại những tranh đấu do nhiều nhân tố gây ra: “bầu khí chung của sự tục hóa trong những vùng rộng lớn thế giới, một sự đánh giá thấp về vai trò linh mục trong xã hội, những vết thương sâu sắc giáng xuống trên hình ảnh công khai các linh mục do cách cư xử bất xứng của một số linh mục, và còn do sự đánh giá cao của ơn gọi giáo dân trong Giáo Hội.”
Đối mặt với những khó khăn này, phát ngôn viên nói tiếp, “Đức Giáo Hoàng không đáp lại với những nhận xét có tính xã hội-tôn giáo, nhưng bằng sự cổ võ một sự dấn thân đổi mới nội tâm về phần các linh mục, ngõ hầu chứng từ Tin Mừng của các ngài trong thế giơi ngày nay nên mãnh liệt và nặng cân hơn.”
Lá thư Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gởi các linh mục, lá thơ khai mạc năm này, ´không bắt đầu từ bên ngoài, nhưng từ trung tâm ơn gọi linh mục, từ gương mẫu cụ thể của sự thánh thiện linh mục được cống hiến chúng ta do Cha Sở thánh họ Ars, Thánh Gioan Vianney,” Cha Lombardi nhận xét.
Điều đó có thể xem ra hầu như là một sự cổ võ trình bày như một điểm qui chiếu thiêng liêng cho các linh mục toàn thế giới, vị mục tử đã sống trong một thành phố nhỏ nước Pháp có 200 người, kẻ đã chết cách đây 150 năm”. Nhưng nếu linh mục thật sự sống Thánh Thể và phục vụ cho việc hoà giải giữa Thiên Chúa và con ngừoi, tức là, từ sự bày tỏ lòng thương xót của Chúa, bấy giờ thời gian và không gian biến thành phụ thuộc.”
Cha Lombardi nói, đó là lý do lá thư của Đức Giáo hoàng gởi các linh mục, “ có một đụng chạm sâu sắc tới linh đạo, một cảm giác lớn về tình yêu đối với Chúa Giêsu và dân chúng, cách riêng đối với những kẻ sống xa Chúa về mặt thiêng liêng hay là sống trong những lúc khó khăn.”
“Phải chăng không đúng khi có một nhu cầu khẩn cấp và khủng khiếp cho tình yêu này, tình yêu cố gắng hiện diện trong tâm hồn mỗi người?” cha hỏi. “Đó là lý do Đức Giáo hoàng nói về linh mục như là một ân huệ cho Giáo Hội và cho chính nhân loại nữa.”
VATICAN: (Zenit.org).- Giám Đốc Cơ Quan Báo Chí Tòa Thánh nói chức linh mục là một ân huệ cho nhân loại, nhưng chức linh mục lại chịu nhiều sự khó khăn, và Năm Linh Mục vừa được khai mạc nhằm xử lý tình trạng này, một phát ngôn viên Vatican nói.
Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc cơ quan báo chí Vatican, đã nói về Năm Linh Mục trong kỳ xuất bản mới nhất của đài Truyền hình Vatican “Octava Dies.”
“Việc phục vụ của linh mục có tầm quan trọng cơ bản trong đời sống Giáo Hội,” ngài nói. “Nhưng điều mầu nhiệm là ngày nay việc phục vụ này chịu không ít khó khăn.”
Cha Lombardi đã khẳng định rằng Năm Linh Mục, đã bắt đầu hôm thứ Sáu vừa qua và kéo dài cho tới tháng 6 năm sau, đáp lại những tranh đấu do nhiều nhân tố gây ra: “bầu khí chung của sự tục hóa trong những vùng rộng lớn thế giới, một sự đánh giá thấp về vai trò linh mục trong xã hội, những vết thương sâu sắc giáng xuống trên hình ảnh công khai các linh mục do cách cư xử bất xứng của một số linh mục, và còn do sự đánh giá cao của ơn gọi giáo dân trong Giáo Hội.”
Đối mặt với những khó khăn này, phát ngôn viên nói tiếp, “Đức Giáo Hoàng không đáp lại với những nhận xét có tính xã hội-tôn giáo, nhưng bằng sự cổ võ một sự dấn thân đổi mới nội tâm về phần các linh mục, ngõ hầu chứng từ Tin Mừng của các ngài trong thế giơi ngày nay nên mãnh liệt và nặng cân hơn.”
Lá thư Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gởi các linh mục, lá thơ khai mạc năm này, ´không bắt đầu từ bên ngoài, nhưng từ trung tâm ơn gọi linh mục, từ gương mẫu cụ thể của sự thánh thiện linh mục được cống hiến chúng ta do Cha Sở thánh họ Ars, Thánh Gioan Vianney,” Cha Lombardi nhận xét.
Điều đó có thể xem ra hầu như là một sự cổ võ trình bày như một điểm qui chiếu thiêng liêng cho các linh mục toàn thế giới, vị mục tử đã sống trong một thành phố nhỏ nước Pháp có 200 người, kẻ đã chết cách đây 150 năm”. Nhưng nếu linh mục thật sự sống Thánh Thể và phục vụ cho việc hoà giải giữa Thiên Chúa và con ngừoi, tức là, từ sự bày tỏ lòng thương xót của Chúa, bấy giờ thời gian và không gian biến thành phụ thuộc.”
Cha Lombardi nói, đó là lý do lá thư của Đức Giáo hoàng gởi các linh mục, “ có một đụng chạm sâu sắc tới linh đạo, một cảm giác lớn về tình yêu đối với Chúa Giêsu và dân chúng, cách riêng đối với những kẻ sống xa Chúa về mặt thiêng liêng hay là sống trong những lúc khó khăn.”
“Phải chăng không đúng khi có một nhu cầu khẩn cấp và khủng khiếp cho tình yêu này, tình yêu cố gắng hiện diện trong tâm hồn mỗi người?” cha hỏi. “Đó là lý do Đức Giáo hoàng nói về linh mục như là một ân huệ cho Giáo Hội và cho chính nhân loại nữa.”
Đức Giáo Hoàng tiếp kiến Nhóm Thượng Đỉnh Tôn Giáo
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
13:46 24/06/2009
Biến cố 2 ngày đã qui tụ 80 nhà lãnh đạo tôn giáo
VATICAN:(Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhấn mạnh tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong khung xã hội khi ngài chào mừng một cuộc họp của hơn 80 nhà lãnh đạo tôn giáo.
Biến cố hai ngày, do hội đồng giám mục Italian tổ chức trong sự hợp tác với Bộ Ngoại Giao Italian, là một thượng đỉnh song đôi về tôn giáo được tổ chức trước cuộc họp Thượng Đỉnh G8 sẽ tổ chức từ ngày 8-10/7 tại L’Aquila, Italy.
Đức Giáo Hoàng đã chào những nhà lãnh đạo cuối buổi tiếp kiến hằng tuần hôm thứ Tư 17/6: “Tôi tin tưởng rằng [thượng đỉnh] sẽ làm nhiều để lôi kéo sự chú ý của những nhà chính trị thế giới tới tầm quan trọng các tôn giáo bên trong khung xã hội của mọi xã hội, và tới nhiệm vụ nặng nề bảo đảm những thảo luận và chính sách của họ ủng hộ và giữ gìn công ích.”
Cuộc họp thảo luận một số vấn đề chính của G-8 cho năm 2009, bao gồm việc cung cấp nước, quyền có lương thực, sức khỏe, giáo dục, hoà bình và an ninh. Quí vị lưu ý cách riêng tới châu Phi và tình huống nền kinh tế toàn cầu.
Thượng đỉnh tôn giáo đã bắt đầu hôm thứ Ba với một cuộc thăm viếng L’Aquila, bị trận động đất tháng April vừa qua.
Các tham dự viên cũng được Tổng Thống Italian Giorgio Napolitano tiếp rước, tổng thống khuyến khích “một sự tái thiết những giá trị thiêng liêng và luân lý (mới đây) bị bỏ lơ trong một phần lớn” trong quá trình quyết định của những vị lãnh đạo kinh tế và chính trị.
Tôn giáo, ngài nói, có “một chiều kích công cộng và một giá trị công cộng.”
VATICAN:(Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhấn mạnh tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong khung xã hội khi ngài chào mừng một cuộc họp của hơn 80 nhà lãnh đạo tôn giáo.
Biến cố hai ngày, do hội đồng giám mục Italian tổ chức trong sự hợp tác với Bộ Ngoại Giao Italian, là một thượng đỉnh song đôi về tôn giáo được tổ chức trước cuộc họp Thượng Đỉnh G8 sẽ tổ chức từ ngày 8-10/7 tại L’Aquila, Italy.
Đức Giáo Hoàng đã chào những nhà lãnh đạo cuối buổi tiếp kiến hằng tuần hôm thứ Tư 17/6: “Tôi tin tưởng rằng [thượng đỉnh] sẽ làm nhiều để lôi kéo sự chú ý của những nhà chính trị thế giới tới tầm quan trọng các tôn giáo bên trong khung xã hội của mọi xã hội, và tới nhiệm vụ nặng nề bảo đảm những thảo luận và chính sách của họ ủng hộ và giữ gìn công ích.”
Cuộc họp thảo luận một số vấn đề chính của G-8 cho năm 2009, bao gồm việc cung cấp nước, quyền có lương thực, sức khỏe, giáo dục, hoà bình và an ninh. Quí vị lưu ý cách riêng tới châu Phi và tình huống nền kinh tế toàn cầu.
Thượng đỉnh tôn giáo đã bắt đầu hôm thứ Ba với một cuộc thăm viếng L’Aquila, bị trận động đất tháng April vừa qua.
Các tham dự viên cũng được Tổng Thống Italian Giorgio Napolitano tiếp rước, tổng thống khuyến khích “một sự tái thiết những giá trị thiêng liêng và luân lý (mới đây) bị bỏ lơ trong một phần lớn” trong quá trình quyết định của những vị lãnh đạo kinh tế và chính trị.
Tôn giáo, ngài nói, có “một chiều kích công cộng và một giá trị công cộng.”
Đức Giáo Hoàng đề xuất sự nên thánh nhờ cầu nguyện và bác ái
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
14:01 24/06/2009
Đức Giáo Hoàng đề cao gương Cha Padre Piô khi viếng thăm mộ Thánh Nhân
SAN GIOVANNI ROTONDO, ITALY (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đề cao gương thánh thiện của Thánh Piô tại Pietrelcina nhờ sự cầu nguyện và bác ái, và khuyến khích dân chúng theo con đường của ngài đang khi phòng chống thuyết cấp tiến và thuyết tục hóa.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Chúa Nhật 21/6 trong bài giảng một Thánh Lễ ngài chủ sự tại Nhà Thờ San Pio de Pietrelcina tại San Giovanni Rotondo.
Đức Thánh Cha ở một ngày trong thành phố nơi chôn cất Thánh Pio of Pietrelcina, người bình dân gọi là Padrê Piô.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã đến vào lúc sáng và đi xe hơi giáo hoàng qua thành phố Đức Bà Cung Thánh Ân Sủng, nơi đây các đại diện cộng đồng Dòng Anh Em hèn mọn Capuchin, cùng với Giáo Hội và các thẩm quyền dân sự, đón rước ngài.
Đức Thánh Cha chầu Bí Tích Thánh một lúc, và sau đó viếng phòng đan viện nơi Padre Pio đã qua đời năm 1968.
Sau đó Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đi tới nhà hầm cầu nguyện trước mộ thánh nhân, và ngài đã thắp hai cây nến tượng trưng cho cuộc thăm viếng của ngài và cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Giáo Hoàng đã mặc áo Lễ trong phòng mặc áo tại đây, và xe hơi giáo hoàng đưa ngài tới nhà thờ để chủ sự việc cử hành Thánh Thể.
Sức mạnh của tình yêu
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã qui chiếu về đoạn Tin Mừng thuật việc Chúa Giêsu cho những sóng biển yên lặng, và ngài nói sức mạnh tình yêu của Chúa kitô là một lực lượng “có khả năng biến hình và đổi mới tạo vật.”
Ngài ghi nhận, các tông đồ sợ hải, nhưng “sự phó thác tin tưởng của Chúa Giêsu vào Chúa Cha” thì hoàn toàn và tinh sạch.”
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói, “sẽ tới một thời gian khi Chúa Giêsu cũng sẽ nếm phải sự âu lo và sợ hãi,” và đó sẽ là “một cơn bão kinh khủng, không phải vũ trụ, nhưng thiêng liêng.”
Ngài nói tiếp: “Nhưng trong giờ phút này Chúa Giêsu không hoài nghi về quyền phép và sự hiện diện của Chúa Cha, dầu Người phải cảm nghiệm sự xa cách hoàn toàn do sự ghen ghét đưa xa tình yêu, do những sự nói dối đưa xa chân lý, do tội lỗi đẩy xa ân sủng.
“Ngài cảm nghiệm thảm kịch này nơi chính mình một cách gây tổn thương, cách riêng trong Vườn Giệtsêmani, trước lúc bị bắt, và sau đó trong lúc chịu Thương Khó toàn diện, cho tới khi Người chết trên thánh giá.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi nhận một số thánh, như Padre Pio thành Pietrelcina, “ sống cách mãnh liệt và đích thân cảm nghiệm này của Chúa Giêsu.”
Ngài nói thêm,” Những dấu thánh, đánh dấu thân xác của ngài, kết hiệp ngài chặt chẽ với Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh.’
Được biến hình
Dầu được biến đổi theo hình ảnh Chúa Kitô, ngài không mất cá tính của ngài, Đức Giáo Hoàng giải thích.
Ngài nói tiếp: “Chúa không bao giờ thủ tiêu điều gì là nhân bản, nhưng Người biến đổi nó với Thần Khí của Người và Người đã quyết định dùng nó cho việc phục vụ chương trình cứu rỗi của Mgười.
“Padre Pio giữ những ân ban tự nhiên của ngài, và cả tính khí của ngài, nhưng ngài hiến dâng mọi sự cho Chúa, Đấng có khả năng sử dụng tự do những ân ban ấy hầu trải dài công trình của Chúa Kitô: công bố Tin Mừng, tha thứ tội lỗi, và chữa lành các bịnh nhân về thân xác và trí khôn.
Đức Thánh Cha nói thêm, “Hướng dẫn các linh hồn và thoa dịu sự đau khổ: đó là chúng ta có thể tổng họp sứ vụ của Thánh Pio thành Pietrelcina.”
Đức Giáo Hoàng nói với các thính giả của ngài, “Anh em là những kẻ thừa kế của Padre Pio, và gia sản ngài để lại cho anh em là sự thánh thiện.”
“Padre Pio lôi kéo những kẻ khác theo con đàng thánh thiện bằng chứng từ của ngài, ngài nêu gương con đàng dẫn tới đó: cầu nguyện và bác ái,” Đức Thánh Cha khẳng định.
Ngài nói thêm: “Từ sự cầu nguyện, như từ một nguồn luôn ban sự sống, tình yêu chảy ra.”
“Tình yêu ngài mang trong con tim của ngài và truyền thông cho những kẻ khác thì đầy sự nhân hậu, luôn luôn chú ý tới những tình huống thật từng cá nhân và từng gia đình.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cảnh cáo các thính giả của ngài phòng chống “những nguy cơ thuyết cấp tiến và tục hóa.”
Ngài giải thích: “Nhiều người trong anh chị em, các tu sĩ nam và nữ, bị thu hút bởi những nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi do việc phục vụ những người hành hương, hay là phục vụ các bịnh nhân trong bịnh viện, mà anh chị có nguy cơ sao lãng điều thật sự cần thiết: nghe lời Chúa Kitô và theo ý muốn của Người.
“Khi anh chị em thấy mình gần nguy cơ này, hãy xem Padre Pio: xem những gương của ngài, xem những đau khổ của ngài; và cầu xin sự cầu bàu của ngài, xin ngài cầu Chúa cho ánh sáng và sức mạnh anh chị em cần để tiếp tục sứ vụ của ngài được thâm nhiễm với tình yêu Chúa và tình yêu huynh đệ.”
SAN GIOVANNI ROTONDO, ITALY (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đề cao gương thánh thiện của Thánh Piô tại Pietrelcina nhờ sự cầu nguyện và bác ái, và khuyến khích dân chúng theo con đường của ngài đang khi phòng chống thuyết cấp tiến và thuyết tục hóa.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Chúa Nhật 21/6 trong bài giảng một Thánh Lễ ngài chủ sự tại Nhà Thờ San Pio de Pietrelcina tại San Giovanni Rotondo.
Đức Thánh Cha ở một ngày trong thành phố nơi chôn cất Thánh Pio of Pietrelcina, người bình dân gọi là Padrê Piô.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã đến vào lúc sáng và đi xe hơi giáo hoàng qua thành phố Đức Bà Cung Thánh Ân Sủng, nơi đây các đại diện cộng đồng Dòng Anh Em hèn mọn Capuchin, cùng với Giáo Hội và các thẩm quyền dân sự, đón rước ngài.
Đức Thánh Cha chầu Bí Tích Thánh một lúc, và sau đó viếng phòng đan viện nơi Padre Pio đã qua đời năm 1968.
Sau đó Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đi tới nhà hầm cầu nguyện trước mộ thánh nhân, và ngài đã thắp hai cây nến tượng trưng cho cuộc thăm viếng của ngài và cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Giáo Hoàng đã mặc áo Lễ trong phòng mặc áo tại đây, và xe hơi giáo hoàng đưa ngài tới nhà thờ để chủ sự việc cử hành Thánh Thể.
Sức mạnh của tình yêu
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã qui chiếu về đoạn Tin Mừng thuật việc Chúa Giêsu cho những sóng biển yên lặng, và ngài nói sức mạnh tình yêu của Chúa kitô là một lực lượng “có khả năng biến hình và đổi mới tạo vật.”
Ngài ghi nhận, các tông đồ sợ hải, nhưng “sự phó thác tin tưởng của Chúa Giêsu vào Chúa Cha” thì hoàn toàn và tinh sạch.”
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói, “sẽ tới một thời gian khi Chúa Giêsu cũng sẽ nếm phải sự âu lo và sợ hãi,” và đó sẽ là “một cơn bão kinh khủng, không phải vũ trụ, nhưng thiêng liêng.”
Ngài nói tiếp: “Nhưng trong giờ phút này Chúa Giêsu không hoài nghi về quyền phép và sự hiện diện của Chúa Cha, dầu Người phải cảm nghiệm sự xa cách hoàn toàn do sự ghen ghét đưa xa tình yêu, do những sự nói dối đưa xa chân lý, do tội lỗi đẩy xa ân sủng.
“Ngài cảm nghiệm thảm kịch này nơi chính mình một cách gây tổn thương, cách riêng trong Vườn Giệtsêmani, trước lúc bị bắt, và sau đó trong lúc chịu Thương Khó toàn diện, cho tới khi Người chết trên thánh giá.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi nhận một số thánh, như Padre Pio thành Pietrelcina, “ sống cách mãnh liệt và đích thân cảm nghiệm này của Chúa Giêsu.”
Ngài nói thêm,” Những dấu thánh, đánh dấu thân xác của ngài, kết hiệp ngài chặt chẽ với Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh.’
Được biến hình
Dầu được biến đổi theo hình ảnh Chúa Kitô, ngài không mất cá tính của ngài, Đức Giáo Hoàng giải thích.
Ngài nói tiếp: “Chúa không bao giờ thủ tiêu điều gì là nhân bản, nhưng Người biến đổi nó với Thần Khí của Người và Người đã quyết định dùng nó cho việc phục vụ chương trình cứu rỗi của Mgười.
“Padre Pio giữ những ân ban tự nhiên của ngài, và cả tính khí của ngài, nhưng ngài hiến dâng mọi sự cho Chúa, Đấng có khả năng sử dụng tự do những ân ban ấy hầu trải dài công trình của Chúa Kitô: công bố Tin Mừng, tha thứ tội lỗi, và chữa lành các bịnh nhân về thân xác và trí khôn.
Đức Thánh Cha nói thêm, “Hướng dẫn các linh hồn và thoa dịu sự đau khổ: đó là chúng ta có thể tổng họp sứ vụ của Thánh Pio thành Pietrelcina.”
Đức Giáo Hoàng nói với các thính giả của ngài, “Anh em là những kẻ thừa kế của Padre Pio, và gia sản ngài để lại cho anh em là sự thánh thiện.”
“Padre Pio lôi kéo những kẻ khác theo con đàng thánh thiện bằng chứng từ của ngài, ngài nêu gương con đàng dẫn tới đó: cầu nguyện và bác ái,” Đức Thánh Cha khẳng định.
Ngài nói thêm: “Từ sự cầu nguyện, như từ một nguồn luôn ban sự sống, tình yêu chảy ra.”
“Tình yêu ngài mang trong con tim của ngài và truyền thông cho những kẻ khác thì đầy sự nhân hậu, luôn luôn chú ý tới những tình huống thật từng cá nhân và từng gia đình.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cảnh cáo các thính giả của ngài phòng chống “những nguy cơ thuyết cấp tiến và tục hóa.”
Ngài giải thích: “Nhiều người trong anh chị em, các tu sĩ nam và nữ, bị thu hút bởi những nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi do việc phục vụ những người hành hương, hay là phục vụ các bịnh nhân trong bịnh viện, mà anh chị có nguy cơ sao lãng điều thật sự cần thiết: nghe lời Chúa Kitô và theo ý muốn của Người.
“Khi anh chị em thấy mình gần nguy cơ này, hãy xem Padre Pio: xem những gương của ngài, xem những đau khổ của ngài; và cầu xin sự cầu bàu của ngài, xin ngài cầu Chúa cho ánh sáng và sức mạnh anh chị em cần để tiếp tục sứ vụ của ngài được thâm nhiễm với tình yêu Chúa và tình yêu huynh đệ.”
Đón tiếp những người tị nạn là một nhiệm vụ
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
14:09 24/06/2009
SAN GIOVANNI ROTONDO, Italy (Zenit. Org). Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đánh dấu Ngày người tị nạn Thế Giới bằng cách kêu gọi châm dứt những xung đột làm cớ cho họ trốn khỏi nhà cửa của họ, và nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp đón những kẻ dời chỗ như vậy.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Chúa Nhật 21/6 trước khi đọc Kinh Truyền Tin trưa với những người qui tụ tại Nhà Thờ San Pio Pietrelcina tại San Giovanni Rotondo.
Đức Thánh Cha đã viếng thăm trong thành phố nơi chôn Thánh Piô Pietrelcina, tên bình dân là Cha Piô.
“Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho tình huống khó khăn và đôi khi thê thảm của những kẻ tị nạn,” Đức Thánh Cha khẳng định.
Ngài nói tiếp: “Đúng hôm qua chúng ta cử hành Ngày Những Ngừơi Tị nạn Thế Giới, do Liên Hiệp-Quốc bảo trợ.
“Có nhiều người đi tị nạn trong những xứ khác, để trốn khỏi những tình huống chiến tranh, bắt bớ và tai họa, và sự chấp nhận họ đặt ra nhiều khó khăn, nhưng tuy nhiên đó là một nhiệm vụ.”
Cao Ủy Liên-Hiệp-Quốc những người Tị nạn nói có ước chừng 10.5 triệu người tị nạn và 26 triệu người dời chỗ ở nội địa khắp thế giới do những vụ xung đột và bắt bớ.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kết luận, “xin Chúa ban, với sự cam kết của tất cả, cho chúng ta sẽ làm hết sức nhiều hầu đây xa những nguyên nhân một hiện tượng đáng buồn như thế.”
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Chúa Nhật 21/6 trước khi đọc Kinh Truyền Tin trưa với những người qui tụ tại Nhà Thờ San Pio Pietrelcina tại San Giovanni Rotondo.
Đức Thánh Cha đã viếng thăm trong thành phố nơi chôn Thánh Piô Pietrelcina, tên bình dân là Cha Piô.
“Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho tình huống khó khăn và đôi khi thê thảm của những kẻ tị nạn,” Đức Thánh Cha khẳng định.
Ngài nói tiếp: “Đúng hôm qua chúng ta cử hành Ngày Những Ngừơi Tị nạn Thế Giới, do Liên Hiệp-Quốc bảo trợ.
“Có nhiều người đi tị nạn trong những xứ khác, để trốn khỏi những tình huống chiến tranh, bắt bớ và tai họa, và sự chấp nhận họ đặt ra nhiều khó khăn, nhưng tuy nhiên đó là một nhiệm vụ.”
Cao Ủy Liên-Hiệp-Quốc những người Tị nạn nói có ước chừng 10.5 triệu người tị nạn và 26 triệu người dời chỗ ở nội địa khắp thế giới do những vụ xung đột và bắt bớ.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kết luận, “xin Chúa ban, với sự cam kết của tất cả, cho chúng ta sẽ làm hết sức nhiều hầu đây xa những nguyên nhân một hiện tượng đáng buồn như thế.”
Lòng sùng kính của Thánh Piô với Mẹ Maria
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
14:15 24/06/2009
Với một Bàn tay người Mẹ, Ngài sẽ dẫn anh chị tới quê Thiên Đàng”
SAN GIOVANNI ROTONDO, Italy (Zenit.org).- Bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trình bày hôm Chúa Nhật 21/6 sau Thánh Lễ, trước lúc đọc Kinh Truyền Tin trưa với những người qui tụ trong Nhà Thờ San Pio de Pietrelcina tại San Giovanni Rotondo, nơi ngài thăm viếng.
* * *
Anh Chị em thân mến,
Cuối sự cử hành long trọng này, tôi mời anh chị em đọc với tôi—như mỗi Chúa Nhật—kinh Maria Truyền Tin. Nhưng ở đây trong đền thờ Thánh Pio tại Pietrelcina, chúng ta xem ra nghe tiếng nói của ngài, thúc giục chúng ta hướng sự chú ý của mình với những tấm lòng con thảo tới Đức Trinh Nữ Chí Thánh: “Hãy yêu Đức Trinh Nữ Chí Thánh và giúp những kẻ khác yêu Mẹ.” Như vậy thánh nhân tiếp tục nói với mọi người, và còn hơn những lời nói của ngài, ngài là chứng từ của sự sốt sắng sâu sắc đối với Mẹ Trên Trời. Được rửa tội trong nhà thờ Thánh Mary các Thiên Thần của Pietreolcina với cái tên Francis, như Anh Nghèo thành Assisi, ngài luôn luôn trau dồi một tình yêu dịu hiền nhất đối với Đức Trinh Nữ Chí Thánh.
Sau này Chúa Quan Phòng dẫn ngài tới đây, tới San Giovanni Rotondo, gần Đức Bà Đền Thánh Ân Sủng, nơi ngài ở lại cho đến chết và nơi tro cốt của ngài nghỉ yên. Tất cả đời sống của ngài và việc tông đồ của ngài xảy ra, do đó, dưới cái nhìn từ mẫu Đức Bà và quyền thế sự cầu bàu của Bà.
Ngài còn xem Casa Sollievo della Sofferenza (Nhà Thoa Dịu Đau Khổ) là công việc của Đức Maria. “Sức Khoẻ của người Bịnh.” Do dó, các bạn thân mến, theo gương Padre Pio, hôm nay tôi cũng muốn phó thác tất cả anh chị em cho sự bảo vệ từ mẫu của Mẹ Thiên Chúa. Cách riêng, tôi kêu cầu Mẹ cho cộng đồng các Anh em Capuchin, cho những người bịnh nằm bịnh viện, và cho những kẻ chăm sóc họ với tình yêu, cũng như cho những nhóm cầu nguyện thực thi công việc thiêng liêng liên tiếp của đấng thánh sáng lập của anh chị em tại Italy và khắp thế giới.
Với sự cầu bàu của Đức Bà và Thánh Pio Pietrelcina, tôi cũng muốn phó thác cách riêng năm Linh Mục này, mà tôi đã khai mạc Thứ Sáu vừa qua, ngày Lễ Trọng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Mong sao năm này là một cơ hội đặc biệt đề cao giá trị sứ vụ và sự thánh thiện của các linh mục đang phục vụ Giáo hội và toàn thể nhân loại ngàn năm thứ ba.
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho tình huống khó khăn và đôi khi thê thảm của các người tị nạn. Đúng là ngày hôm qua chúng ta đã cử hành Ngày Tị nạn Thế Giới, do Liên-Hiệp-Quốc bảo trợ. Có nhiều người tìm tị nạn trong những xứ khác hầu tránh khỏi tình huống chiến tranh, bắt bớ và tai hại, và việc chấp nhận họ đặt ra nhiều sự khó khăn, nhưng dó là một nhiệm vụ. Xin Chúa ban cho, với sự dân thân của tất cả mọi người, chúng ta sẽ làm được nhiều như có thể hầu đẩy xa những nguyên nhân của một hiện tượng đau buồn như thế.
Với tình yêu thương lớn tôi chào tất cả những người hành hương hiện diện ở đây. Tôi bày tỏ lòng cám ơn đối với các thẩm quyền dân sự và đối với tất cả những ai đã cộng tác trong sự chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của tôi. Tôi cám ơn anh chị em rất nhiều! Với tất cả tôi lập lại: hãy bước đi trên con đường Padre Pio đã khai mở cho anh chị em, con đường nên thánh theo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô. Trên con đường này Đức Trinh Nữ Maria sẽ luôn luôn đi trước anh chị em, và với một bàn tay người mẹ ngài sẽ dắt chúng ta tới quê trời.
SAN GIOVANNI ROTONDO, Italy (Zenit.org).- Bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trình bày hôm Chúa Nhật 21/6 sau Thánh Lễ, trước lúc đọc Kinh Truyền Tin trưa với những người qui tụ trong Nhà Thờ San Pio de Pietrelcina tại San Giovanni Rotondo, nơi ngài thăm viếng.
* * *
Anh Chị em thân mến,
Cuối sự cử hành long trọng này, tôi mời anh chị em đọc với tôi—như mỗi Chúa Nhật—kinh Maria Truyền Tin. Nhưng ở đây trong đền thờ Thánh Pio tại Pietrelcina, chúng ta xem ra nghe tiếng nói của ngài, thúc giục chúng ta hướng sự chú ý của mình với những tấm lòng con thảo tới Đức Trinh Nữ Chí Thánh: “Hãy yêu Đức Trinh Nữ Chí Thánh và giúp những kẻ khác yêu Mẹ.” Như vậy thánh nhân tiếp tục nói với mọi người, và còn hơn những lời nói của ngài, ngài là chứng từ của sự sốt sắng sâu sắc đối với Mẹ Trên Trời. Được rửa tội trong nhà thờ Thánh Mary các Thiên Thần của Pietreolcina với cái tên Francis, như Anh Nghèo thành Assisi, ngài luôn luôn trau dồi một tình yêu dịu hiền nhất đối với Đức Trinh Nữ Chí Thánh.
Sau này Chúa Quan Phòng dẫn ngài tới đây, tới San Giovanni Rotondo, gần Đức Bà Đền Thánh Ân Sủng, nơi ngài ở lại cho đến chết và nơi tro cốt của ngài nghỉ yên. Tất cả đời sống của ngài và việc tông đồ của ngài xảy ra, do đó, dưới cái nhìn từ mẫu Đức Bà và quyền thế sự cầu bàu của Bà.
Ngài còn xem Casa Sollievo della Sofferenza (Nhà Thoa Dịu Đau Khổ) là công việc của Đức Maria. “Sức Khoẻ của người Bịnh.” Do dó, các bạn thân mến, theo gương Padre Pio, hôm nay tôi cũng muốn phó thác tất cả anh chị em cho sự bảo vệ từ mẫu của Mẹ Thiên Chúa. Cách riêng, tôi kêu cầu Mẹ cho cộng đồng các Anh em Capuchin, cho những người bịnh nằm bịnh viện, và cho những kẻ chăm sóc họ với tình yêu, cũng như cho những nhóm cầu nguyện thực thi công việc thiêng liêng liên tiếp của đấng thánh sáng lập của anh chị em tại Italy và khắp thế giới.
Với sự cầu bàu của Đức Bà và Thánh Pio Pietrelcina, tôi cũng muốn phó thác cách riêng năm Linh Mục này, mà tôi đã khai mạc Thứ Sáu vừa qua, ngày Lễ Trọng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Mong sao năm này là một cơ hội đặc biệt đề cao giá trị sứ vụ và sự thánh thiện của các linh mục đang phục vụ Giáo hội và toàn thể nhân loại ngàn năm thứ ba.
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho tình huống khó khăn và đôi khi thê thảm của các người tị nạn. Đúng là ngày hôm qua chúng ta đã cử hành Ngày Tị nạn Thế Giới, do Liên-Hiệp-Quốc bảo trợ. Có nhiều người tìm tị nạn trong những xứ khác hầu tránh khỏi tình huống chiến tranh, bắt bớ và tai hại, và việc chấp nhận họ đặt ra nhiều sự khó khăn, nhưng dó là một nhiệm vụ. Xin Chúa ban cho, với sự dân thân của tất cả mọi người, chúng ta sẽ làm được nhiều như có thể hầu đẩy xa những nguyên nhân của một hiện tượng đau buồn như thế.
Với tình yêu thương lớn tôi chào tất cả những người hành hương hiện diện ở đây. Tôi bày tỏ lòng cám ơn đối với các thẩm quyền dân sự và đối với tất cả những ai đã cộng tác trong sự chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của tôi. Tôi cám ơn anh chị em rất nhiều! Với tất cả tôi lập lại: hãy bước đi trên con đường Padre Pio đã khai mở cho anh chị em, con đường nên thánh theo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô. Trên con đường này Đức Trinh Nữ Maria sẽ luôn luôn đi trước anh chị em, và với một bàn tay người mẹ ngài sẽ dắt chúng ta tới quê trời.
Nhận xét tích cực của một số nhà lãnh đạo Kitô giáo về diễn từ Obama đọc tại Cairo
Phụng Nghi
17:59 24/06/2009
VENICE, Italy (CNS) - Hai tuần lễ sau bài diễn văn khai phá mở đường của Tổng thống Barack Obama đọc tại Cairo, một số nhà lãnh đạo Kitô giáo đã đưa ra những nhận xét tích cực đối với Tổng thống và bày tỏ niềm hy vọng rằng diễn từ đó sẽ mở ra một chương sách mới cho cuộc đối thoại.
Lm Rif'at Bader là phát ngôn viên của giáo hội Công giáo tại Jordan nói: “Tôi nghĩ bài diễn văn đó có một hiệu quả rất tích cực. Nó mở ra những chân trời mới trong sự hợp tác giữa người Kitô giáo và Hồi giáo, giữa các thẩm quyền chính trị, giữa Đông và Tây.”
Ngài tuyên bố với thông tấn xã Catholic News Service hôm 22 tháng 6: “Nhịp cầu đã được nối liền giữa những nền văn minh, giữa các tôn giáo, và là người Kitô hữu chúng ta cầu nguyện để cho mọi điều các chính trị gia nói sẽ được mau chóng trở thành hiện thực.”
Cha Bader phát biểu như thế ở Venice, nơi ngài và các nhân vật tôn giáo khác từ Trung Đông tới tham dự một hội nghị về truyền thống trong Kitô giáo và Hồi giáo. Cũng như những vị khác, ngài nói rằng các dân tộc Ả rập đang quan sát xem những lời tuyên bố của Obama sẽ được diễn dịch ra hành động như thế nào.
Ngài cho biết: “Khi nhận ra những điều ông ấy nói được biểu hiện bằng hành động tại chỗ, thì mới có được lòng tin.”
Sư huynh Michel Cuypers, thuộc Tu hội Tiểu đệ Chúa Giêsu và cũng là một học giả tại Học viện Đa minh Nghiên cứu về Đông phương ở Cairo, nói rằng phản ứng nơi người Hồi giáo là “rất, rất thuận lợi.” Họ cảm kích khi thấy Tổng thống tôn trọng Hồi giáo, và thấy ông trưng dẫn những câu trong Koran, thánh thư của Hồi giáo, “mà lại là những trưng dẫn rất hay nữa.”
Sư huynh cho biết thêm: Người Hồi giáo theo đường lối cứng rắn nay đang nói: “Hãy chờ coi, điều quan trọng là hành động chứ không phải lời nói.”
Sư huynh Cuypers nói rằng điều cốt yếu để làm nhẹ bớt những căng thẳng suốt vùng Trung Đông là giải quyết vấn đề Palestine. Người ta sẵn lòng để cho Obama thời gian hầu thúc đẩy tiến trình hòa bình, nhưng không phải một thời gian vô hạn định. Cần nhanh chóng có sự thay đổi, bởi vì các biến cố giống như vụ tấn công bằng quân sự của Israel mới đây tại Dải Gaza có thể lặp lại bất cứ lúc nào.
Tổng giám mục Jean-Clement Jeanbart ở Aleppo (Syria) cho biết điều rất quan trọng đối với dân chúng là Obama đã nói bằng giọng cương quyết về việc giải quyết mối xung đột giữa Israel và Palestine.
“Đó là một khởi điểm tốt đẹp. Nếu vấn đề Palestine được giải quyết, tôi nghĩ là nó cũng sẽ cất đi động cơ trong nhiều hoạt động của trào lưu chính thống.”
Nhưng ngài nói rằng tại Syria có một số hoài nghi về khả năng của Tổng thống trong việc thực hiện:” Tôi e ngại là vấn đề không phải chỉ là những gì Obama và Hoa kỳ muốn, nhưng còn là những gì Israel muốn nữa.”
Tổng giám mục Jeanbart nói rằng thật là điều tốt khi Obama lên tiếng bênh vực thiểu số Kitô giáo ở Trung Đông, họ ít nhất cũng phải có tối thiểu tự do và phẩm giá.
Tổng giám mục cũng bày tỏ niềm lạc quan sau khi chính quyền Obama quyết định mở thêm những cuộc đàm phán trực tiếp với Syria:
“Tôi thiết nghĩ Hoa kỳ sẽ nhận thức được rằng, nếu được đối xử tốt đẹp, Syria có thể là một yếu tố trong công tác bình định và quân bình ở Trung Đông.”
Lm Dòng Tên Samir Khalil Samir, giám đốc một trung tâm nghiên cứu của Kitô giáo tại Lebanon, nói rằng bài diễn từ của Obama nói chung là tốt, có mục đích tạo thêm bạn hữu trong khu vực và mở ra những khả năng đối thoại:
“Chắc chắn rằng nó rất tích cực, và hình ảnh của Hoa kỳ được cải thiện dưới mắt những người Hồi giáo.”
Nhưng cha Samir cũng trách Tổng thống không đưa ra lời phê phán Hồi giáo, và nói rằng cũng quan trọng không kém là người Hồi giáo phải được thách đố về một số vấn đề. Ngài nói lời đề cập của Obama đến tình cảnh của thiểu số người theo Thiên Chúa giáo trong khu vực là quá ngắn ngủi đề có thể gây được sự chú ý.
Tại Nigeria, nơi có dân số theo Hồi giáo lớn nhất thế giới, Tổng giám mục John Olorunfemi Onaiyekan ở Abuja cho biết các nhà lãnh đạo Kitô giáo và Hồi giáo được tòa đại sứ Hoa kỳ mời tới theo dõi trực tiếp trên màn hình TV lúc Tổng thống Obama đọc diễn từ và sau đó có cuộc thảo luận.
Ngài nói phản ứng của họ nói chung đều tích cực, nhưng một số cho biết họ muốn “chờ xem những gì thực tế sẽ xảy ra.”
“Tôi đã coi bài diễn từ này tới hai lần. Quả thực nó cách xa Bush một trời một vực. Obama hiểu được là có những vấn đề, và tôi hy vọng cũng như nguyện cầu rằng ông ta sẽ phát triển thái độ đó với các vấn đề khác người Mỹ gặp phải nơi những vùng khác trên thế giới, không chỉ riêng với người theo Hồi giáo mà thôi.”
Tổng giám mục nói thêm: “Và khi tôi nghe Obama nói rất hay về giá trị của sinh mạng con người, tôi muốn hỏi ông ta: Một đứa trẻ chưa sinh có phải là một sinh mạng con người hay không? Nếu đúng như thế thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến lập trường của ông như thế nào?”
Lm Rif'at Bader là phát ngôn viên của giáo hội Công giáo tại Jordan nói: “Tôi nghĩ bài diễn văn đó có một hiệu quả rất tích cực. Nó mở ra những chân trời mới trong sự hợp tác giữa người Kitô giáo và Hồi giáo, giữa các thẩm quyền chính trị, giữa Đông và Tây.”
Ngài tuyên bố với thông tấn xã Catholic News Service hôm 22 tháng 6: “Nhịp cầu đã được nối liền giữa những nền văn minh, giữa các tôn giáo, và là người Kitô hữu chúng ta cầu nguyện để cho mọi điều các chính trị gia nói sẽ được mau chóng trở thành hiện thực.”
Cha Bader phát biểu như thế ở Venice, nơi ngài và các nhân vật tôn giáo khác từ Trung Đông tới tham dự một hội nghị về truyền thống trong Kitô giáo và Hồi giáo. Cũng như những vị khác, ngài nói rằng các dân tộc Ả rập đang quan sát xem những lời tuyên bố của Obama sẽ được diễn dịch ra hành động như thế nào.
Ngài cho biết: “Khi nhận ra những điều ông ấy nói được biểu hiện bằng hành động tại chỗ, thì mới có được lòng tin.”
Sư huynh Michel Cuypers, thuộc Tu hội Tiểu đệ Chúa Giêsu và cũng là một học giả tại Học viện Đa minh Nghiên cứu về Đông phương ở Cairo, nói rằng phản ứng nơi người Hồi giáo là “rất, rất thuận lợi.” Họ cảm kích khi thấy Tổng thống tôn trọng Hồi giáo, và thấy ông trưng dẫn những câu trong Koran, thánh thư của Hồi giáo, “mà lại là những trưng dẫn rất hay nữa.”
Sư huynh cho biết thêm: Người Hồi giáo theo đường lối cứng rắn nay đang nói: “Hãy chờ coi, điều quan trọng là hành động chứ không phải lời nói.”
Sư huynh Cuypers nói rằng điều cốt yếu để làm nhẹ bớt những căng thẳng suốt vùng Trung Đông là giải quyết vấn đề Palestine. Người ta sẵn lòng để cho Obama thời gian hầu thúc đẩy tiến trình hòa bình, nhưng không phải một thời gian vô hạn định. Cần nhanh chóng có sự thay đổi, bởi vì các biến cố giống như vụ tấn công bằng quân sự của Israel mới đây tại Dải Gaza có thể lặp lại bất cứ lúc nào.
Tổng giám mục Jean-Clement Jeanbart ở Aleppo (Syria) cho biết điều rất quan trọng đối với dân chúng là Obama đã nói bằng giọng cương quyết về việc giải quyết mối xung đột giữa Israel và Palestine.
“Đó là một khởi điểm tốt đẹp. Nếu vấn đề Palestine được giải quyết, tôi nghĩ là nó cũng sẽ cất đi động cơ trong nhiều hoạt động của trào lưu chính thống.”
Nhưng ngài nói rằng tại Syria có một số hoài nghi về khả năng của Tổng thống trong việc thực hiện:” Tôi e ngại là vấn đề không phải chỉ là những gì Obama và Hoa kỳ muốn, nhưng còn là những gì Israel muốn nữa.”
Tổng giám mục Jeanbart nói rằng thật là điều tốt khi Obama lên tiếng bênh vực thiểu số Kitô giáo ở Trung Đông, họ ít nhất cũng phải có tối thiểu tự do và phẩm giá.
Tổng giám mục cũng bày tỏ niềm lạc quan sau khi chính quyền Obama quyết định mở thêm những cuộc đàm phán trực tiếp với Syria:
“Tôi thiết nghĩ Hoa kỳ sẽ nhận thức được rằng, nếu được đối xử tốt đẹp, Syria có thể là một yếu tố trong công tác bình định và quân bình ở Trung Đông.”
Lm Dòng Tên Samir Khalil Samir, giám đốc một trung tâm nghiên cứu của Kitô giáo tại Lebanon, nói rằng bài diễn từ của Obama nói chung là tốt, có mục đích tạo thêm bạn hữu trong khu vực và mở ra những khả năng đối thoại:
“Chắc chắn rằng nó rất tích cực, và hình ảnh của Hoa kỳ được cải thiện dưới mắt những người Hồi giáo.”
Nhưng cha Samir cũng trách Tổng thống không đưa ra lời phê phán Hồi giáo, và nói rằng cũng quan trọng không kém là người Hồi giáo phải được thách đố về một số vấn đề. Ngài nói lời đề cập của Obama đến tình cảnh của thiểu số người theo Thiên Chúa giáo trong khu vực là quá ngắn ngủi đề có thể gây được sự chú ý.
Tại Nigeria, nơi có dân số theo Hồi giáo lớn nhất thế giới, Tổng giám mục John Olorunfemi Onaiyekan ở Abuja cho biết các nhà lãnh đạo Kitô giáo và Hồi giáo được tòa đại sứ Hoa kỳ mời tới theo dõi trực tiếp trên màn hình TV lúc Tổng thống Obama đọc diễn từ và sau đó có cuộc thảo luận.
Ngài nói phản ứng của họ nói chung đều tích cực, nhưng một số cho biết họ muốn “chờ xem những gì thực tế sẽ xảy ra.”
“Tôi đã coi bài diễn từ này tới hai lần. Quả thực nó cách xa Bush một trời một vực. Obama hiểu được là có những vấn đề, và tôi hy vọng cũng như nguyện cầu rằng ông ta sẽ phát triển thái độ đó với các vấn đề khác người Mỹ gặp phải nơi những vùng khác trên thế giới, không chỉ riêng với người theo Hồi giáo mà thôi.”
Tổng giám mục nói thêm: “Và khi tôi nghe Obama nói rất hay về giá trị của sinh mạng con người, tôi muốn hỏi ông ta: Một đứa trẻ chưa sinh có phải là một sinh mạng con người hay không? Nếu đúng như thế thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến lập trường của ông như thế nào?”
Đức Thánh Cha giải thích về năm Linh Mục
LM Trần Đức Anh, OP
22:42 24/06/2009
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến chung 30 ngàn tín hữu hành hương sáng thứ tư, 24-6-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã giải thích về ý nghĩa năm Linh Mục.
Trong số các tín hữu hiện diện đặc biệt cũng có phái đoàn hành hương 55 người thuộc Giáo Xứ Việt Nam ở Paris, thủ đô Pháp, do Cha Giuse Trần Anh Dũng hướng dẫn.
Trong bài huấn dụ tại buổi tiếp kiến, ĐTC tạm ngưng loạt bài về các giáo phụ và các học giả Kitô giáo, để quảng diễn ý nghĩa về Năm Linh Mục ngài mới khai mạc hôm 19-6-2009 vừa qua. Ngài nói tóm tắt như sau:
"Thứ sáu vừa qua, lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, một ngày theo truyền thống vẫn được dành để cầu nguyện cho sự thánh hóa các linh mục, đã đánh dấu khởi đầu Năm Linh Mục, kỷ niệm 150 năm qua đời của thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars, bổn mạng các cha sở. Năm Thánh Phaolô sắp kết thúc và năm Linh Mục hiện nay mời gọi chúng ta hãy để ý xem Thánh Phaolô Tông Đồ và cha sở khiên hạ của giáo xứ Ars đã hoàn đồng hóa với sứ của các vị thế nào, bằng cách cố gắng sống trong sự hiệp thông liên lỷ với Chúa Kitô. Ước gì Năm Linh Mục này giúp tất cả các linh mục tăng trưởng, tiến tới sự trọn lành thiêng liêng vốn là điều thiết yếu để sứ vụ của các vị được hữu hiệu và giúp các tín hữu ngày càng quí chuộng hoàn toàn hồng ân cao cả của chức linh mục: đối với chính các LM, Giáo Hội và cho thế giới chúng ta. Được trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô trong bí tích truyền chức Thánh, LM được mời gọi trở thành Alter Christus, Chúa Kitô thứ hai. Vì thế, sự kết hiệp bản thân với Chúa phải thống nhất mọi khía cảnh của đời sống và hoạt động linh mục. Trong năm Linh Mục này, chúng ta hãy phó thác tất cả các LM cho Mẹ Maria, là Mẹ Giáo Hội và cầu nguyện để các Linh Mục được tăng trưởng trong lòng trung thành với sứ vụ trở thành những dấu chỉ sống động về sự hiện diện và lòng từ bi vô biên của Chúa Kitô".
Thánh Phaolô và Vianney
Trước khi tóm lược bài huấn giáo bằng các thứ tiếng khác nhau, ĐTC đã diễn giải bằng tiếng Ý với nhiều chi tiết hơn về Năm Linh Mục và về chính ý nghĩa của Linh mục.
Trước tiên, ngài ghi nhận 2 thánh Phaolô và Vianney rất khác biệt nhau về cuộc sống: một vị đi từ miền này sang miền khác để loan báo Tin Mừng, vị khác đón tiếp hàng ngàn tín hữu và ở lại trong giáo xứ bé nhỏ của ngài. Tuy nhiên có một cái gì cơ bản làm cho hai vị giống nhau, đó là sự hoàn toàn đồng hóa của hai vị với sứ vụ của mình, sự hiệp thông của các ngài với Chúa Kitô, đến độ thánh Phaolô có thể nói: ”Tôi đã bị đóng đinh với Chúa Kitô. Không còn là tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi” (Galát 2,20). Và thánh Gioan Maria Vianney ưa lập lại rằng: ”Giả sử chúng ta có đức tin, chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa ẩn náu trong linh mục như ánh sáng đàng sau tấm kiếng, như rượu được hòa với nước”... Hiện nhiên điều kiện lịch sử và xã hội thời thánh cha sở họ Ars đã thay đổi, và chúng ta có lý để tự hỏi các LM ngày nay có thể bắt chước thánh nhân thế nào trong sự đồng hóa với sứ vụ qua những hoàn cảnh xã hội hoàn cầu hóa ngày nay. Trong một thế giới trong đó quan niệm chung về cuộc sống ngày càng bớt phần thánh thiêng, và thay vào đó, chức năng trở thành tiêu chuẩn duy nhất có tính chất quyết định, quan niệm của Công Giáo và chức LM có nguy cơ bị mất đặc tính tự nhiên, đôi khi cả trong ý thức giữa lòng Giáo Hội nữa. Nhiều khi, trong các giới thần học, cũng như trong việc thực hành mục vụ và huấn luyện giáo sĩ, người ta đặt hai quan niệm về chức LM đối nghịch nhau. Cách đây vài năm tôi đã nhận xét: một bên là những ngừơi quan niệm về chức LM theo khía cạnh chức năng xã hội và định nghĩa yếu tính của chức LM bằng ý niệm phục vụ: phục vụ cộng đoàn, chu toàn một chức năng, bên kia là quan niệm có tính chất bí tích và thực thể, không chối bỏ tính chất phục vụ của chức linh mục, nhưng coi chức này ăn rễ nơi chính yếu tính của thừa tác viên và đây là điều được xác định do một hồng ân Chúa ban qua trung gian của Giáo Hội (J. Ratzinger, Minestero e vita del Sacerdote, in: Elementi di Teologia fondamentale. Saggio su fede e ministero, Brescia 2005, p 165).
ĐTC cũng giải thích thế nào là rao giảng Tin Mừng đối với linh mục, và thế nào là chỗ đứng ưu tiên của việc rao giảng? Ngài nhấn mạnh rằng việc rao giảng ở đây không phải chỉ là công bố lời nói, nhưng là công bố Lời Chúa, và việc rao giảng này đồng hóa với chính con người của Chúa Kitô, tự bản chất Người cởi mở đối với quan hệ với Chúa Cha và vâng phục thánh ý Cha. Vì thế, một việc phục vụ đích thực dành cho Lời Chúa đòi Linh mục phải hướng tới sự từ bỏ mình, đến độ có thể nói như thánh Tông Đồ: ”Không còn là tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi”. LM không thể coi mình là chủ nhân ông của lời Chúa, nhưng là tôi tớ của Lời Chúa. LM không phải là lời Chúa, nhưng phải công bố Lời Chúa như Gioan Tây Giả là tiếng nói của Lời Chúa, ”Tiếng nói kêu trong hoang địa: hãy dọn đường cho Chúa, hãy uốn thẳng đường” (Mc 1,3).
Vì thế, trở thành tiếng của Lời Chúa, không phải chỉ là một khía cạnh chức năng của linh mục, trái lại đòi LM phải ”tiêu hao” bản thân trong Chúa Kitô, tham dự vào mầu nhiệm chết đi và sống lại của Chúa với tất cả con người của mình: trí khôn, tự do, ý chí, dâng hiến thân mình như lễ hy sinh sống động (Rm 12,1-2). Chỉ nhờ sự tham dự vào hy tế của Chúa Kitô, việc rao giảng của LM mới có tính chất chân thực.
Với đông đảo tín hữu hành hương nói tiếng Ý, ĐTC chào thăm các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi vợ chồng mới cưới. Ngài nói: Hôm nay chúng ta mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, được Thiên Chúa sai đến để làm chứng cho ánh sáng và chuẩn bị cho Chúa một dân tộc sẵn sàng. Hỡi những người trẻ, Cha cầu chúc các con tìm trong tình bạn với Chúa Giêsu sức mạnh cần thiết để luôn xứng đáng với những trách nhiệm đang chờ đợi các con. Hỡi anh chị em bệnh nhân, tôi khuyên nhủ anh chị em hãy coi những đau khổ và thử thách hằng ngày như một cơ hội Chúa ban để cộng tác vào việc cứu độ các linh hồn. Và hỡi các đôi vợ chồng mới cưới, tôi mời gọi anh chị em hãy biểu lộ tình yêu của Chúa qua sự trung thành với nhau và quảng đại đón nhận sự sống.
Trước đó, ĐTC đã nồng nhiệt chào thăm phái đoàn do Phó tổng thư ký LHQ quốc dẫn và là đại diện đặc biệt về các trẻ em trong tình trạng xung đột võ trang. Ngài nói: ”Tôi nồng nhiệt đánh giá cao sự dấn thân của Ông Phó Tổng thư ký và các cộng sự viên trong nỗ lực bảo vệ trẻ em nạn nhân của bạo lực và võ khí, tôi nghĩ tới tất cả các trẻ em trên thế giới, nhất là những em đang phải sợ hãi, chịu cảnh bị bỏ rơi, đói khổ, lạm dụng, bệnh tật, và chết chóc. Tôi gần gũi tất cả những nạn nhân nhỏ bé và nhớ đến các em trong kinh nguyện”.
Trong số các tín hữu hiện diện đặc biệt cũng có phái đoàn hành hương 55 người thuộc Giáo Xứ Việt Nam ở Paris, thủ đô Pháp, do Cha Giuse Trần Anh Dũng hướng dẫn.
Trong bài huấn dụ tại buổi tiếp kiến, ĐTC tạm ngưng loạt bài về các giáo phụ và các học giả Kitô giáo, để quảng diễn ý nghĩa về Năm Linh Mục ngài mới khai mạc hôm 19-6-2009 vừa qua. Ngài nói tóm tắt như sau:
"Thứ sáu vừa qua, lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, một ngày theo truyền thống vẫn được dành để cầu nguyện cho sự thánh hóa các linh mục, đã đánh dấu khởi đầu Năm Linh Mục, kỷ niệm 150 năm qua đời của thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars, bổn mạng các cha sở. Năm Thánh Phaolô sắp kết thúc và năm Linh Mục hiện nay mời gọi chúng ta hãy để ý xem Thánh Phaolô Tông Đồ và cha sở khiên hạ của giáo xứ Ars đã hoàn đồng hóa với sứ của các vị thế nào, bằng cách cố gắng sống trong sự hiệp thông liên lỷ với Chúa Kitô. Ước gì Năm Linh Mục này giúp tất cả các linh mục tăng trưởng, tiến tới sự trọn lành thiêng liêng vốn là điều thiết yếu để sứ vụ của các vị được hữu hiệu và giúp các tín hữu ngày càng quí chuộng hoàn toàn hồng ân cao cả của chức linh mục: đối với chính các LM, Giáo Hội và cho thế giới chúng ta. Được trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô trong bí tích truyền chức Thánh, LM được mời gọi trở thành Alter Christus, Chúa Kitô thứ hai. Vì thế, sự kết hiệp bản thân với Chúa phải thống nhất mọi khía cảnh của đời sống và hoạt động linh mục. Trong năm Linh Mục này, chúng ta hãy phó thác tất cả các LM cho Mẹ Maria, là Mẹ Giáo Hội và cầu nguyện để các Linh Mục được tăng trưởng trong lòng trung thành với sứ vụ trở thành những dấu chỉ sống động về sự hiện diện và lòng từ bi vô biên của Chúa Kitô".
Thánh Phaolô và Vianney
Trước khi tóm lược bài huấn giáo bằng các thứ tiếng khác nhau, ĐTC đã diễn giải bằng tiếng Ý với nhiều chi tiết hơn về Năm Linh Mục và về chính ý nghĩa của Linh mục.
Trước tiên, ngài ghi nhận 2 thánh Phaolô và Vianney rất khác biệt nhau về cuộc sống: một vị đi từ miền này sang miền khác để loan báo Tin Mừng, vị khác đón tiếp hàng ngàn tín hữu và ở lại trong giáo xứ bé nhỏ của ngài. Tuy nhiên có một cái gì cơ bản làm cho hai vị giống nhau, đó là sự hoàn toàn đồng hóa của hai vị với sứ vụ của mình, sự hiệp thông của các ngài với Chúa Kitô, đến độ thánh Phaolô có thể nói: ”Tôi đã bị đóng đinh với Chúa Kitô. Không còn là tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi” (Galát 2,20). Và thánh Gioan Maria Vianney ưa lập lại rằng: ”Giả sử chúng ta có đức tin, chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa ẩn náu trong linh mục như ánh sáng đàng sau tấm kiếng, như rượu được hòa với nước”... Hiện nhiên điều kiện lịch sử và xã hội thời thánh cha sở họ Ars đã thay đổi, và chúng ta có lý để tự hỏi các LM ngày nay có thể bắt chước thánh nhân thế nào trong sự đồng hóa với sứ vụ qua những hoàn cảnh xã hội hoàn cầu hóa ngày nay. Trong một thế giới trong đó quan niệm chung về cuộc sống ngày càng bớt phần thánh thiêng, và thay vào đó, chức năng trở thành tiêu chuẩn duy nhất có tính chất quyết định, quan niệm của Công Giáo và chức LM có nguy cơ bị mất đặc tính tự nhiên, đôi khi cả trong ý thức giữa lòng Giáo Hội nữa. Nhiều khi, trong các giới thần học, cũng như trong việc thực hành mục vụ và huấn luyện giáo sĩ, người ta đặt hai quan niệm về chức LM đối nghịch nhau. Cách đây vài năm tôi đã nhận xét: một bên là những ngừơi quan niệm về chức LM theo khía cạnh chức năng xã hội và định nghĩa yếu tính của chức LM bằng ý niệm phục vụ: phục vụ cộng đoàn, chu toàn một chức năng, bên kia là quan niệm có tính chất bí tích và thực thể, không chối bỏ tính chất phục vụ của chức linh mục, nhưng coi chức này ăn rễ nơi chính yếu tính của thừa tác viên và đây là điều được xác định do một hồng ân Chúa ban qua trung gian của Giáo Hội (J. Ratzinger, Minestero e vita del Sacerdote, in: Elementi di Teologia fondamentale. Saggio su fede e ministero, Brescia 2005, p 165).
ĐTC cũng giải thích thế nào là rao giảng Tin Mừng đối với linh mục, và thế nào là chỗ đứng ưu tiên của việc rao giảng? Ngài nhấn mạnh rằng việc rao giảng ở đây không phải chỉ là công bố lời nói, nhưng là công bố Lời Chúa, và việc rao giảng này đồng hóa với chính con người của Chúa Kitô, tự bản chất Người cởi mở đối với quan hệ với Chúa Cha và vâng phục thánh ý Cha. Vì thế, một việc phục vụ đích thực dành cho Lời Chúa đòi Linh mục phải hướng tới sự từ bỏ mình, đến độ có thể nói như thánh Tông Đồ: ”Không còn là tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi”. LM không thể coi mình là chủ nhân ông của lời Chúa, nhưng là tôi tớ của Lời Chúa. LM không phải là lời Chúa, nhưng phải công bố Lời Chúa như Gioan Tây Giả là tiếng nói của Lời Chúa, ”Tiếng nói kêu trong hoang địa: hãy dọn đường cho Chúa, hãy uốn thẳng đường” (Mc 1,3).
Vì thế, trở thành tiếng của Lời Chúa, không phải chỉ là một khía cạnh chức năng của linh mục, trái lại đòi LM phải ”tiêu hao” bản thân trong Chúa Kitô, tham dự vào mầu nhiệm chết đi và sống lại của Chúa với tất cả con người của mình: trí khôn, tự do, ý chí, dâng hiến thân mình như lễ hy sinh sống động (Rm 12,1-2). Chỉ nhờ sự tham dự vào hy tế của Chúa Kitô, việc rao giảng của LM mới có tính chất chân thực.
Với đông đảo tín hữu hành hương nói tiếng Ý, ĐTC chào thăm các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi vợ chồng mới cưới. Ngài nói: Hôm nay chúng ta mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, được Thiên Chúa sai đến để làm chứng cho ánh sáng và chuẩn bị cho Chúa một dân tộc sẵn sàng. Hỡi những người trẻ, Cha cầu chúc các con tìm trong tình bạn với Chúa Giêsu sức mạnh cần thiết để luôn xứng đáng với những trách nhiệm đang chờ đợi các con. Hỡi anh chị em bệnh nhân, tôi khuyên nhủ anh chị em hãy coi những đau khổ và thử thách hằng ngày như một cơ hội Chúa ban để cộng tác vào việc cứu độ các linh hồn. Và hỡi các đôi vợ chồng mới cưới, tôi mời gọi anh chị em hãy biểu lộ tình yêu của Chúa qua sự trung thành với nhau và quảng đại đón nhận sự sống.
Trước đó, ĐTC đã nồng nhiệt chào thăm phái đoàn do Phó tổng thư ký LHQ quốc dẫn và là đại diện đặc biệt về các trẻ em trong tình trạng xung đột võ trang. Ngài nói: ”Tôi nồng nhiệt đánh giá cao sự dấn thân của Ông Phó Tổng thư ký và các cộng sự viên trong nỗ lực bảo vệ trẻ em nạn nhân của bạo lực và võ khí, tôi nghĩ tới tất cả các trẻ em trên thế giới, nhất là những em đang phải sợ hãi, chịu cảnh bị bỏ rơi, đói khổ, lạm dụng, bệnh tật, và chết chóc. Tôi gần gũi tất cả những nạn nhân nhỏ bé và nhớ đến các em trong kinh nguyện”.
Vatican tuyên bố: Đức Giáo Hoàng ''sẵn sàng'' cho chuyến viếng thăm của TT Obama
Peter Nguyễn Minh Trung
22:43 24/06/2009
VATICAN (CNA) - Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi đã xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng có thời gian để tiếp tổng thống Mỹ Barack Obama vào ngày 10 tháng 07 tới tại Vatican.
Đức Thánh Cha Benedict XVI "sẵn sàng" gặp tổng thống Obama "vào chiều 10-07", cha Lombardi nói với Thông tấn xã Europa vào chiều 24-06.
Obama sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G8 từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 07 tới ở L'Aquila - thành phố bị tàn phá bởi động đất cách đây không lâu.
Cuộc gặp gỡ vào buổi chiều giữa Đức Thánh Cha và Obama là khác lệ thường, vì Đức Giáo Hoàng luôn luôn tiếp các vị lãnh đạo các quốc gia khác vào buổi trưa.
Giáo hội Công giáo và Obama có những khác biệt rõ rệt về quan điểm phá thai, nghiên cứu tế bào gốc, "hôn nhân" đồng tính...tuy nhiên, cuộc gặp gỡ là một dấu chỉ cho thấy Đức Giáo Hoàng Benedict XVI mong muốn thảo luận với vị tổng thống mới của Hoa Kỳ bất chấp những dị biệt.
Đức Thánh Cha Benedict XVI "sẵn sàng" gặp tổng thống Obama "vào chiều 10-07", cha Lombardi nói với Thông tấn xã Europa vào chiều 24-06.
Obama sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G8 từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 07 tới ở L'Aquila - thành phố bị tàn phá bởi động đất cách đây không lâu.
Cuộc gặp gỡ vào buổi chiều giữa Đức Thánh Cha và Obama là khác lệ thường, vì Đức Giáo Hoàng luôn luôn tiếp các vị lãnh đạo các quốc gia khác vào buổi trưa.
Giáo hội Công giáo và Obama có những khác biệt rõ rệt về quan điểm phá thai, nghiên cứu tế bào gốc, "hôn nhân" đồng tính...tuy nhiên, cuộc gặp gỡ là một dấu chỉ cho thấy Đức Giáo Hoàng Benedict XVI mong muốn thảo luận với vị tổng thống mới của Hoa Kỳ bất chấp những dị biệt.
Vatican công nhận phép lạ của Đức Hồng Y Newman
Peter Nguyễn Minh Trung
23:16 24/06/2009
LONDON (CNA) - Tòa Thánh đã công nhận phép lạ cần thiết để có thể tiến hành phong chân phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman, nhà thần học Anh thế kỷ 19, người đã bỏ Giáo hội Anh giáo để gia nhập Giáo hội Công giáo La Mã.
Bộ Phong Thánh chính thức nhìn nhận ông Jack Sullivan, một phó tế vĩnh viễn thuộc Tổng Giáo Phận Boston (Hoa Kỳ), đã được khỏi bệnh do sự cầu bầu của ĐHY Newman. Sullivan năm nay 70 tuổi, làm mục vụ giáo xứ và cho các tù nhân, đã mắc phải “bệnh đau cột sống vô cùng hiểm nghèo”.
Nói với The Times Online, Sullivan cho biết ông đã bắt đầu cầu xin ĐHY Newman sau khi Bộ Phong thánh khuyến khích việc cầu với ngài.
Sullivan nói: "Nếu không có sự cầu bầu của ĐHY Newman, chắc hẳn là tôi sẽ không thể nào hoàn thành những rèn luyện cần thiết để được phong phó tế của TGP Boston. Tôi cũng không thể tiếp tục trong nghề tôi đã chọn là làm thẩm phán để giúp đỡ gia đình."
Sullivan nói ông đã có những kinh nghiệm về "những trải nghiệm vô cùng sâu sắc về thực tại tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta, đặc biệt là trong những giây phút khó khăn và đau khổ cùng tận." Ông nói tiếp: "Tôi đã phát triển được một mối quan hệ đích thực với ĐHY Newman trong kinh nguyện mỗi ngày, và tôi cũng luôn cố gắng chuyển tiếp những quà tặng huyền diệu mà tôi đã nhận được cho những người tôi gặp."
Người phát ngôn Dòng do ĐHY Newman thiết lập cho biết: Bộ Phong Thánh đã chỉ định 5 bác sỹ vào Ủy ban Y khoa, và hồi tháng 04-2009, họ đã đồng loạt bỏ phiếu nhìn nhận việc ông Sullivan khỏi bệnh là không thể giải thích được về mặt y học.
Giờ đây Bộ Phong Thánh đang chuẩn bị hồ sơ đầy đủ về cuộc đời của ĐHY Newman để trình lên Đức Thánh Cha, và chỉ duy mình ĐTC mới có thể ký sắc lệnh nhìn nhận phép lạ do ĐHY Newman cách rộng rãi.
Một khi được phong chân phước, phải có thêm một phép lạ nữa để có thể phong thánh cho ĐHY Newman. Lúc này chưa rõ rằng liệu nghi lễ phong chân phước cho ĐHY Newman sẽ được cử hành tại Rome hay tại Vương cung Thánh đường Wesminter ở Luân Đôn, Anh quốc.
Bộ Phong Thánh chính thức nhìn nhận ông Jack Sullivan, một phó tế vĩnh viễn thuộc Tổng Giáo Phận Boston (Hoa Kỳ), đã được khỏi bệnh do sự cầu bầu của ĐHY Newman. Sullivan năm nay 70 tuổi, làm mục vụ giáo xứ và cho các tù nhân, đã mắc phải “bệnh đau cột sống vô cùng hiểm nghèo”.
Nói với The Times Online, Sullivan cho biết ông đã bắt đầu cầu xin ĐHY Newman sau khi Bộ Phong thánh khuyến khích việc cầu với ngài.
Sullivan nói: "Nếu không có sự cầu bầu của ĐHY Newman, chắc hẳn là tôi sẽ không thể nào hoàn thành những rèn luyện cần thiết để được phong phó tế của TGP Boston. Tôi cũng không thể tiếp tục trong nghề tôi đã chọn là làm thẩm phán để giúp đỡ gia đình."
Sullivan nói ông đã có những kinh nghiệm về "những trải nghiệm vô cùng sâu sắc về thực tại tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta, đặc biệt là trong những giây phút khó khăn và đau khổ cùng tận." Ông nói tiếp: "Tôi đã phát triển được một mối quan hệ đích thực với ĐHY Newman trong kinh nguyện mỗi ngày, và tôi cũng luôn cố gắng chuyển tiếp những quà tặng huyền diệu mà tôi đã nhận được cho những người tôi gặp."
Người phát ngôn Dòng do ĐHY Newman thiết lập cho biết: Bộ Phong Thánh đã chỉ định 5 bác sỹ vào Ủy ban Y khoa, và hồi tháng 04-2009, họ đã đồng loạt bỏ phiếu nhìn nhận việc ông Sullivan khỏi bệnh là không thể giải thích được về mặt y học.
Giờ đây Bộ Phong Thánh đang chuẩn bị hồ sơ đầy đủ về cuộc đời của ĐHY Newman để trình lên Đức Thánh Cha, và chỉ duy mình ĐTC mới có thể ký sắc lệnh nhìn nhận phép lạ do ĐHY Newman cách rộng rãi.
Một khi được phong chân phước, phải có thêm một phép lạ nữa để có thể phong thánh cho ĐHY Newman. Lúc này chưa rõ rằng liệu nghi lễ phong chân phước cho ĐHY Newman sẽ được cử hành tại Rome hay tại Vương cung Thánh đường Wesminter ở Luân Đôn, Anh quốc.
Top Stories
COREE DU SUD: Dans un contexte de crise, l’Eglise catholique se prépare à répondre aux besoins des Nord-Coréens
Eglises d'Asie
16:24 24/06/2009
Sur le thème de « L’Eglise face à une Corée du Nord en mouvement », un séminaire rassemblant quelque 250 religieux et laïcs s’est tenu le 18 juin dernier au centre gouvernemental d’Hanawon (‘la maison de l’union’), situé à Ansong, dans la province de Kyonggi. Le Comité pour la réconciliation du peuple coréen de la Conférence des évêques catholiques de Corée (CBCK) (1) a ainsi voulu marquer les dix ans de la fondation de ce centre de réinsertion pour les réfugiés nord-coréens.
Hanawon, qui fonctionne sous l’égide du ministère de l’Unification, a pour tâche d’aider les réfugiés nord-coréens à s’adapter à la vie en Corée du Sud, en les initiant aux principes démocratiques, au système économique et au fonctionnement de la société sud-coréenne. You Mi-Ryang, qui dirige le centre de réhabilitation, a fait l’éloge du soutien apporté par l’Eglise catholique aux réfugiés. « Depuis des années, l’Eglise catholique aide les réfugiés nord-coréens psychologiquement aussi bien matériellement », a-t-elle rappelé, évoquant entre autres, le programme « home-stay » qui, depuis 2005, propose aux réfugiés de passer deux jours et une nuit dans une famille sud-coréenne.
Lors de ce séminaire, Martin Lim Kang-taeg, doyen des chercheurs de l’Institut de Corée pour la réunification nationale, et également membre du Comité pour la réconciliation, a déclaré que les événements développements de l’actualité en Corée du Nord pourraient avoir des répercussions très rapides en Corée du Sud.
Depuis avril dernier, la République populaire démocratique de Corée se livre en effet à des provocations de plus en plus bellicistes, déclarant n’être plus liée par l’armistice de 1953, qui avait mis fin à la guerre de Corée: lancement d’une fusée à longue portée, essais nucléaires et tirs de missiles. Le 25 mai dernier, l’ONU a condamné la reprise de son activité nucléaire, puis, le 12 juin, décidé de durcir ses sanctions (2). En réaction à la résolution de l’ONU, Pyongyang a répondu que « peu [lui] importait que certains [l’]autorisent ou non à disposer d’armes nucléaires », signifiant également au Japon qu’elle mènerait des exercices militaires sur ses côtes orientales (3).
Pour Lim Kang-taeg, ces événements, sans compter le fait que le « Cher Leader » viendrait de désigner pour successeur son plus jeune fils, Kim Jong-un, ne seraient que des tentatives pour masquer l’incapacité du régime totalitaire à gérer sa grave crise intérieure. S’il n’y arrive pas, explique-t-il, l’économie pourrait s’effondrer, poussant des centaines de milliers de Nord-Coréens affamés à fuir le pays. « Les événements peuvent dépasser ce que nous imaginons, et nous devons nous préparer avant qu’il ne soit trop tard. Et pour cela, l’Eglise doit former des prêtres et des volontaires afin de répondre aux besoins des réfugiés nord-coréens », analyse le chercheur, qui pense également que l’Eglise doit préparer dès maintenant des infrastructures pour loger ces réfugiés et commencer à collecter des fonds (4).
Selon le Programme alimentaire mondial de l’ONU, un drame humanitaire est déjà en cours en Corée du Nord, drame que la crise politique et les sanctions internationales risquent d’occulter et d’aggraver. Après plusieurs mauvaises récoltes, au moins 8,7 millions de personnes (40 % de la population) ont besoin d’aide alimentaire.
Le 22 juin dernier, le P. Michael Lee Chang-jun, directeur de la Caritas Corée a réaffirmé la volonté de l’organisation catholique de continuer à apporter son aide à la Corée du Nord, malgré les tensions actuelles; il a appelé la communauté internationale à entamer des négociations de paix avec le régime de Kim Jong-il. Il s’exprimait à la suite de la rencontre à Pékin, la semaine précédente, des membres de la Caritas Internationalis d’Asie, d’Amérique du Nord et de l’Europe. Rappelant que beaucoup de gens oubliaient les souffrances et la famine des Nord-Coréens à cause des provocations bellicistes de leur dirigeant, il a repris les propos de la secrétaire générale de la Caritas Internationalis, Lesley-Anne Knight, qui avait déclaré, le 16 juin, qu’« une intervention armée en réponse aux actions belligérantes de la Corée du Nord provoquerait non seulement une tragédie humaine encore plus grande mais aggraverait la souffrance de la population ».
La Caritas a été parmi les premières ONG à engager des projets en Corée du Nord, aussi bien dans les domaines de l’aide alimentaire, que les soins de santé ou encore l’éducation. Intervenant tout d’abord via la Caritas Hong Kong, elle a été relayée en 2007 par la Caritas Corée (du Sud), qui espère ainsi pouvoir poser les bases d’une réconciliation entre les deux pays.
Pendant la messe célébrée à Hanawon, Mgr Lucas Kim Woon-hoe, évêque auxiliaire de Séoul et président du Comité pour la réconciliation, a délivré un message de persévérance: « Personne ne sait quand arrivera le temps de la réunification du Nord et du Sud. Nous avons donc à nous préparer pour ce jour dès maintenant, [bien que] les Corées du Nord et du Sud soient ennemies et que le chemin vers la réunification (…) semble bien impossible en ce moment. » Tous les ans, le dimanche précédant le 25 juin, jour marquant la fin de la guerre de 1950-53, l’Eglise de Corée du Sud prie « pour la réconciliation et l’unité du peuple coréen ».
En mars dernier, l’archidiocèse de Séoul a accepté cinq séminaristes demandant à se consacrer au service des Nord-Coréens. Dans sept ans, après leur formation à la prêtrise, ils seront ordonnés pour le diocèse de Pyongyang, une juridiction ecclésiastique qui n’existe pour le moment que virtuellement et dont l’administrateur apostolique est le cardinal Nicholas Cheong Jin-suk, archevêque de Séoul. A la fin de la guerre civile en 1953, les trois juridictions ecclésiastiques de l’actuelle Corée du Nord et la communauté catholique qui en dépendait avaient été anéanties. Le pape avait alors nommé des administrateurs apostoliques sud-coréens sedi vacanti et ad nutum Sanctae Desi (5).
Aujourd’hui, il n’y a toujours ni prêtres ni institutions ecclésiastiques en Corée du Nord, mais de nombreux religieux ou prêtres attendent de pouvoir y être envoyés en mission, comme l’Association des prêtres du diocèse de Pyongyang, qui compte environ 30 membres (20 originaires du Nord et 10 nés en Corée du Sud de parents originaires du Nord).
(1) Fondé en 1982 sous le nom de Comité pour l’évangélisation de la Corée du nord, l’association est devenue en 1999 le Comité pour la réconciliation.
(2) Après avoir procédé à un essai nucléaire, la Corée du Nord avait accepté en 2006 le démantèlement de ses centrales en échange d’une aide étrangère (financière, énergétique, alimentaire).
(3) Reuters, 23 juin 2009.
(4) Ucanews, 22 juin 2009.
(5) Sièges vacants sous l’administration d’évêques extérieurs nommés par Rome. Mgr Cheong Jin-suk, archevêque de Séoul, est l’administrateur apostolique du diocèse de Pyongyang, Mgr John Chang, évêque de Chunchon, est l’administrateur apostolique du diocèse de Hamhung et le P. Placidus, bénédictin, est l’administrateur apostolique du territoire abbatial de Tokwon.
(Source: Eglises d'Asie, 24 mai 2009)
Hanawon, qui fonctionne sous l’égide du ministère de l’Unification, a pour tâche d’aider les réfugiés nord-coréens à s’adapter à la vie en Corée du Sud, en les initiant aux principes démocratiques, au système économique et au fonctionnement de la société sud-coréenne. You Mi-Ryang, qui dirige le centre de réhabilitation, a fait l’éloge du soutien apporté par l’Eglise catholique aux réfugiés. « Depuis des années, l’Eglise catholique aide les réfugiés nord-coréens psychologiquement aussi bien matériellement », a-t-elle rappelé, évoquant entre autres, le programme « home-stay » qui, depuis 2005, propose aux réfugiés de passer deux jours et une nuit dans une famille sud-coréenne.
Lors de ce séminaire, Martin Lim Kang-taeg, doyen des chercheurs de l’Institut de Corée pour la réunification nationale, et également membre du Comité pour la réconciliation, a déclaré que les événements développements de l’actualité en Corée du Nord pourraient avoir des répercussions très rapides en Corée du Sud.
Depuis avril dernier, la République populaire démocratique de Corée se livre en effet à des provocations de plus en plus bellicistes, déclarant n’être plus liée par l’armistice de 1953, qui avait mis fin à la guerre de Corée: lancement d’une fusée à longue portée, essais nucléaires et tirs de missiles. Le 25 mai dernier, l’ONU a condamné la reprise de son activité nucléaire, puis, le 12 juin, décidé de durcir ses sanctions (2). En réaction à la résolution de l’ONU, Pyongyang a répondu que « peu [lui] importait que certains [l’]autorisent ou non à disposer d’armes nucléaires », signifiant également au Japon qu’elle mènerait des exercices militaires sur ses côtes orientales (3).
Pour Lim Kang-taeg, ces événements, sans compter le fait que le « Cher Leader » viendrait de désigner pour successeur son plus jeune fils, Kim Jong-un, ne seraient que des tentatives pour masquer l’incapacité du régime totalitaire à gérer sa grave crise intérieure. S’il n’y arrive pas, explique-t-il, l’économie pourrait s’effondrer, poussant des centaines de milliers de Nord-Coréens affamés à fuir le pays. « Les événements peuvent dépasser ce que nous imaginons, et nous devons nous préparer avant qu’il ne soit trop tard. Et pour cela, l’Eglise doit former des prêtres et des volontaires afin de répondre aux besoins des réfugiés nord-coréens », analyse le chercheur, qui pense également que l’Eglise doit préparer dès maintenant des infrastructures pour loger ces réfugiés et commencer à collecter des fonds (4).
Selon le Programme alimentaire mondial de l’ONU, un drame humanitaire est déjà en cours en Corée du Nord, drame que la crise politique et les sanctions internationales risquent d’occulter et d’aggraver. Après plusieurs mauvaises récoltes, au moins 8,7 millions de personnes (40 % de la population) ont besoin d’aide alimentaire.
Le 22 juin dernier, le P. Michael Lee Chang-jun, directeur de la Caritas Corée a réaffirmé la volonté de l’organisation catholique de continuer à apporter son aide à la Corée du Nord, malgré les tensions actuelles; il a appelé la communauté internationale à entamer des négociations de paix avec le régime de Kim Jong-il. Il s’exprimait à la suite de la rencontre à Pékin, la semaine précédente, des membres de la Caritas Internationalis d’Asie, d’Amérique du Nord et de l’Europe. Rappelant que beaucoup de gens oubliaient les souffrances et la famine des Nord-Coréens à cause des provocations bellicistes de leur dirigeant, il a repris les propos de la secrétaire générale de la Caritas Internationalis, Lesley-Anne Knight, qui avait déclaré, le 16 juin, qu’« une intervention armée en réponse aux actions belligérantes de la Corée du Nord provoquerait non seulement une tragédie humaine encore plus grande mais aggraverait la souffrance de la population ».
La Caritas a été parmi les premières ONG à engager des projets en Corée du Nord, aussi bien dans les domaines de l’aide alimentaire, que les soins de santé ou encore l’éducation. Intervenant tout d’abord via la Caritas Hong Kong, elle a été relayée en 2007 par la Caritas Corée (du Sud), qui espère ainsi pouvoir poser les bases d’une réconciliation entre les deux pays.
Pendant la messe célébrée à Hanawon, Mgr Lucas Kim Woon-hoe, évêque auxiliaire de Séoul et président du Comité pour la réconciliation, a délivré un message de persévérance: « Personne ne sait quand arrivera le temps de la réunification du Nord et du Sud. Nous avons donc à nous préparer pour ce jour dès maintenant, [bien que] les Corées du Nord et du Sud soient ennemies et que le chemin vers la réunification (…) semble bien impossible en ce moment. » Tous les ans, le dimanche précédant le 25 juin, jour marquant la fin de la guerre de 1950-53, l’Eglise de Corée du Sud prie « pour la réconciliation et l’unité du peuple coréen ».
En mars dernier, l’archidiocèse de Séoul a accepté cinq séminaristes demandant à se consacrer au service des Nord-Coréens. Dans sept ans, après leur formation à la prêtrise, ils seront ordonnés pour le diocèse de Pyongyang, une juridiction ecclésiastique qui n’existe pour le moment que virtuellement et dont l’administrateur apostolique est le cardinal Nicholas Cheong Jin-suk, archevêque de Séoul. A la fin de la guerre civile en 1953, les trois juridictions ecclésiastiques de l’actuelle Corée du Nord et la communauté catholique qui en dépendait avaient été anéanties. Le pape avait alors nommé des administrateurs apostoliques sud-coréens sedi vacanti et ad nutum Sanctae Desi (5).
Aujourd’hui, il n’y a toujours ni prêtres ni institutions ecclésiastiques en Corée du Nord, mais de nombreux religieux ou prêtres attendent de pouvoir y être envoyés en mission, comme l’Association des prêtres du diocèse de Pyongyang, qui compte environ 30 membres (20 originaires du Nord et 10 nés en Corée du Sud de parents originaires du Nord).
(1) Fondé en 1982 sous le nom de Comité pour l’évangélisation de la Corée du nord, l’association est devenue en 1999 le Comité pour la réconciliation.
(2) Après avoir procédé à un essai nucléaire, la Corée du Nord avait accepté en 2006 le démantèlement de ses centrales en échange d’une aide étrangère (financière, énergétique, alimentaire).
(3) Reuters, 23 juin 2009.
(4) Ucanews, 22 juin 2009.
(5) Sièges vacants sous l’administration d’évêques extérieurs nommés par Rome. Mgr Cheong Jin-suk, archevêque de Séoul, est l’administrateur apostolique du diocèse de Pyongyang, Mgr John Chang, évêque de Chunchon, est l’administrateur apostolique du diocèse de Hamhung et le P. Placidus, bénédictin, est l’administrateur apostolique du territoire abbatial de Tokwon.
(Source: Eglises d'Asie, 24 mai 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo dân gốc Long Xuyên tại Seattle tổ chức Thánh Lễ cầu nguyện cho Đức cha Micae
Nguyễn Việt Cường
16:49 24/06/2009
SEATTLE - Các gia đình gốc Long Xuyên hiện định cư tại thành phố Seattle tiểu bang Washington đã tổ chức Thánh Lễ đặc biệt cầu cho Đức Cha Micae Nguyễn-Khắc-Ngữ tại nhà thờ các Thánh Tử Đạo Việt-Nam Seattle vào sáng chủ nhật ngày 21 tháng 6 vừa qua.
Di ảnh của Đức Cha Cố Macae được để trên một chiếc bàn nhỏ phủ khăn mầu tím ngay trước bàn thờ với hoa tươi, lư hương và nhang đèn. Cha giáo Nguyễn-Sơn-Miên, chủ tế, thầy phó tế Nguyễn-Đức-Mậu và tất cả các giáo dân gốc Long Xuyên đều để tang Vị Cha Chung của địa phận Mẹ Long Xuyên. Hàng trăm vành khăn tang đã nói lên sự thương tiếc, sự hiếu kính và sự đau buồn trước sự ra đi vĩnh viễn của Đức Cha Cố Micae, vị Giám Mục tiên khởi của giáo phận Long-Xuyên. Một cựu chủng sinh gốc Long-Xuyên đã đọc tiểu sử của Đức Cha Cố Micae trước khi nghi đoàn cùng tiền lên niệm hương trước di ảnh của Ngài trong bầu không khí thật trang nghiêm và càm động.
Trong bài chia xẻ, cha giáo Nguyễn-Sơn-Miên, sau một giây phút nghẹn ngào xúc động, đã đề cao những gương sáng của vị cha chung như sau: ” Khi nói về Đức Cha Micae thì Ngài có những cái ưu điểm và công việc đầu tiên là khi Ngài về Long-Xuyên có một vị cao cấp trong giáo hội Hòa Hảo qua đời, Ngài đã đến thăm viếng và phân ưu và kể từ đó các tín đồ đạo Hoà Hảo rất có cảm tình với Ngài và với ngưòi công giáo. Việc thứ hai Đức Cha Cố Micae đã làm là Ngài quyêt định phân chia mỗi Kênh làm 2 họ đạo, ngoài một xứ trong một xứ chưa kể các họ lẻ. Tuy có nhiều giáo dân tỏ ra không hài lòng nhưng trước thái độ nhũn nhặn khiêm nhường của Đức Cha, cuối cùng đã có kết quả tốt.
Kế đến Đức Cha Cố Micae rất thương các chủng sinh, đặc biệt các chủng sinh đã học hết đệ tứ hoặc đệ tam rồi vì không đủ điều kiện phải ra ngoài Đức Cha đã chỉ ưu ái vẫn giữ tên các em trong danh sách các chủng sinh lớp đệ nhị, đệ nhất rồi được dự thi tú tài và sau này nếu có thể gia nhập các trường sĩ quan hơn vẫn còn hơn là phải đi vào Quang Trung ra làm binh nhì … tội nghiệp. Về việc đào tạo chủng sinh, Đức Cha Cố Micae đã cho thâu nhận 120 em mỗi năm. Không có địa phận nào thâu nhận nhiều như vậy. Nhưng Ngài nói: nếu được 1/10 làm linh mục cũng tốt rồi ! Một ưu điểm khác của Đức Cha Cố Micae là Ngài nhớ tên từng chủng sinh. Ngài bắt mỗi lớp phải chụp một tấm hình chung, phóng lớn, ghi tên từng người để Đức Cha nhận diện và học thuộc từng tên. Khi thuộc tên rồi Ngài mới tìm dịp gặp mặt và hỏi han để Cha Con gần gũi nhau hơn. Do đó đã có rất nhiều chủng sinh từ khắp nơi xin gia nhập chủng viện Long-Xuyên. Cá nhân Ngài đã từng du học bên Pháp và đã làm thư ký cho Đức Khâm Sứ Toà Thánh nên Ngài đã có dịp chu du khắp thế giới và nhân dịp đó Ngài mời các linh mục có bằng cấp gia nhập giáo phận của Ngài. Nhờ vậy địa phận Long-Xuyên đã có một ban giảng huấn thật hung hậu giỏi giang và kinh nghiệm không cần phải nhờ tới giáo sư ở các nơi khác.
Đức Cha Cố Micae chủ trương phát triển và đề cao văn hóa nên một số giáo xứ đã mở trường tiểu học cũng như trung học. Chỉ có địa phận Long-Xuyên mới có 3 chủng viện: 1 đại chủng viện và 2 tiểu chủng viện. Ngoài ra, Đức Cha Cố Micae còn cho các linh mục đi du học ở nước ngoài để học hỏi và sau khi đã lấy được các văn bằng cao sẽ trở về giúp cho địa phận.
Lời nguyện giáo dân trong Thánh Lễ hôm nay đã được một cựu chủng sinh gốc Long-Xuyên đọc:
- Noi gương Đức Cha Cố Micae, vị Mục Tử nhân lành, chúng con cầu xin cho Đức Thánh Cha Bênêđictô 16, các Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ và đặc biệt cho Đức Cha Trần-Xuân-Tiếu, Giám Mục giáo phận Long-Xuyên, được tràn đầy Ơn Chúa, Ơn khôn ngoan để dìu dắt đoàn chiên Chúa.
- Noi gương Đức Cha Cố Micae, vị Mục Tử hy sinh và phục vụ, xin cho chúng con biết hy sinh và phục vụ để Cộng Đồng hướng đến những phát triển về vật chất cũng như tinh thần theo Thần Linh Chúa hướng dẫn.
- Noi gương Đức Cha Cố Micae, vị Mục Tử bác ái, xin cho chúng con biết quan tâm đến những nhu cầu của người khác, biết góp phần vào các công việc bác ái giúp đỡ những ngưòi nghèo khổ, neo đơn.
- Noi gương Đức Cha Cố Micae, vị Mục Tử nhân hậu, xin cho chúng con biết quan tâm tới những người gìà yéu, bệnh tật, đau yếu trong Cộng Đồng chúng con. Xin cho họ được ơn chữa lành và luôn tuân theo Thánh Ý Chúa.
- Noi gương Đức Cha Cố Micae, vị Mục Tử phó thác, chúng con cầu xin Chúa thương đến linh hồn Đức Cha Cố Micae để thưởng công cho Ngài trên Nước Thiên Đàng …
- Noi gương Đức Cha Cố Micae, vị Mục Tử thầm lặng và cầu nguyện, xin mọi ngưòi dâng lên Chúa những ý nguyện riêng tư của mình.
Trong phần cuối Lễ, một đại diện giáo dân gốc Long-Xuyên đã lên ngỏ lới cảm ơn và chia xẻ như sau: “ Trước di ảnh Đức Cha Cố Micae, con xin được đại diện cho các gia đình gốc Long-Xuyên chân thành cám ơn cha giáo Nguyễn-Sơn-Miên cũng là niên trưởng trong các con cái của giáo phận Long-Xuyên tại Seattle này, cám ơn thầy phó tế, cám ơn cộng đồng Dân Chúa và cám ơn ca đoàn đã cùng hiệp thông trong Thánh Lễ và dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện chân thành cùng với lời ca tiếng hát thật sốt sắng đê xin Chúa nhân từ sớm đưa linh hồn Đức Cha Cố Micae về hưởng Nước Hằng Sống. Kính thưa qúy vị gốc địa phận Mẹ Long-Xuyên. Hôm nay chúng ta đã cùng để tang Vị Cha Chung là Đức Cố Giám Mục Nguyễn-Khắc-Ngữ là Giám Mục tiên khởi của giáo phận Long-Xuyên. Một số quý vị cao niên hoặc trung niên đã có ít nhiều kỷ niệm với Đức Cha Cố Micae và sẵn sàng làm chứng nhân cho Ngài. Nhưng hôm nay, chúng tôi chỉ xin phép được mượn những lời phát biếu của những vị có uy tín đã có nhiều cơ hội tiếp xúc hoặc sống gần Ngài để nói về Ngài. Vị đầu tiên là Đức Tổng Giám Mục Ngô-Quang-Kiệt cũng là một học trò của cha giáo Nguyễn-Sơn-Miên của cộng đồng chúng ta. Trong ngày Lễ mừng đại thọ Đức Cha Cố Micae, ngài đã chia xẻ: Đức Cha Micae sống rất đơn sơ, thánh thiện và khổ hạnh. Phòng ngủ của Ngài chỉ rộng chừng 20m2 (khoảnh hơn 200 sqf), không TV, không máy vi tính và chỉ có một chiếc giường cũ kỹ, không nêm gối chăn êm. Khi Ngài cần gửi thư, Ngài tự làm một phong bì bằng giấy vở học trò rồi dán tem gửi đi. Không phải Ngài khônhg có tiến để mua phong bì. Nhưng Ngài muốn tiết kiệm để dành tiền gửi giúp các linh mục đang coi xóc những họ đạo xa xôi, hẻo lánh. Ngay sau dịp mừng đại thọ của Ngài, Ngài đã gửi tất cả số tiền mừng từ các nơi gửi về cho các linh mục nghèo túng. Đức Cha Cố Micae đã sống như một vị khổ tu nhưng tâm hồn Ngài thật bao la tình thương và nhân ái. Chúa ban cho Ngài sống trường thọ để Ngài có thể lập được nhiều công phúc hơn nữa trên Nước Trời. Vị thứ hai là tác giả đoạn văn “Nụ cười Thiên Thần” Bùì-Văn-khiết-Tâm: Tôi gặp Sơ Hợi, người trực tiếp chăm xóc cho Đức Cha Cố Micae cho tới khi Ngài từ giã coĩ đời. Sơ đã thỏ thẻ trong nước mắt: Đức Cha Cố Micae đi mau quá. Ngài đi rất êm ái, không nói một lời nào với tôi. Nhưng chính những con cái ở lại đã nói lên rất nhiều. Chúng con rất hãnh diện được Chúa ban cho một Người Cha khả kính đầy công phúc. Chúng con khóc vì nhớ Cha, vì yêu Cha nhưng chúng con rất tự hào vì Cha. Xin Cha hãy mỉm cười bên Chúa. Nụ cười của Thiên Thần vẫn ở lại với chúng con. Đức Cha Cố Micae đang yên nghỉ bên hàng triệu tâm hồn con cái thổn thức tiếc thương. Rừng khăn tang phủ trằng nhà thờ chánh toà Long-Xuyên chảy về từ tất cả các họ đạo. Tiếng khóc đã biến thành lời cầu kinh !... Vị thứ ba là nhà thơ Hoàng-Quang cũng là cựu học trò của cha giáo Nguyễn-Sơn-Miên, đã sáng tác một bài thơ với tựa đề thật ý nghiã: “Người đi mở lối Thiên Đường”.: Kính laỵ Đức Cha ! Đã đến lúc Thiên Chúa chúc lành tuổi già yên nghỉ. Đã hoàn tất cuộc tràn gian vẹn tròn thế kỷ. Đã toàn lực toàn tâm ý nguyện mở Nước Trời. Để Người thảnh thơi ! Để Người mỉm cười Lãnh Thưởng ! Để chúng con vui mừng và tin tưởng: Người đi mở lối Thiên Đường !!!
Xin qúy vị dành một phút yên lặng để cùng hướng về di ảnh Vị Cha Chung khả kính để cầu nguyện cho Ngài. Trước mặt mọi người, Ngài đã có đời sống thánh thiện rất xứng đáng được triều thiên Nước Trời. Nhưng chúng ta là phận con cái vẫn phải cầu nguyện cho Ngài:
Cha ơi ! Cha đã về Trời
Chúng con ở lại chung lời nguyện xin
Cha là Nhân Chứng Đức Tin !
Chúa cho hưởng phúc trường sinh muôn đời …
Ca đoàn cất tiếng hát bài “Tán tụng hồng ân” để kết Lễ thật là thích hợp đối với Đức Cha Cố Micae: ” Xin dâng lời cám tạ hồng ân Thiên Chúa bao la. Xin dâng lời cảm mến hòa theo tiếng hát dâng lên. Đôi bàn tay Chúa nâng đỡ con, xin dâng lời cảm tạ. Cho đời con vững một niềm tin, xin dâng lời cảm mến. Đôi bàn tay Chúa dẫn con đi, xin dâng lời cảm tạ. Tay hồng ân Chúa đưa con về, xin dâng lời cảm mến…Đời đời Người vẫn thương con, đời đời Người vẫn thương con. Thương con như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh, Chúa thương con ấp ủ con đêm ngày …”. Vâng, chính Tình Thương bao la của Đức Cha Cố Micae đã ấp ủ các con cái của Người như gà mẹ ủ ấp đàn gà con vậy.
Với một quá trình trải dài một thế kỷ: 75 năm linh mục, gần 50 năm Giám Mục, Đức Cha Cố Micae đã hoàn tất cuộc lữ hành trấn thế và Ngài có quyền mỉm cười mãn nguyện bước vào ngưỡng cửa Thiên Đàng nơi Chúa đang giang rộng vòng tay từ ái đón chờ: ”Khi Chúa thương gọi con về, hồn con hân hoan như trong một gíấc mơ. Miệng con nức vui tiếng cười, lưỡi con vang lời ca hát. Ngàn dân tung hô, con thật vinh phúc !!!”.
Nguyện cầu cho Đức Cha Cố Micae được Chúa thưởng công bội hậu trên Cõi Vĩnh Hằng. Amen.
Di ảnh của Đức Cha Cố Macae được để trên một chiếc bàn nhỏ phủ khăn mầu tím ngay trước bàn thờ với hoa tươi, lư hương và nhang đèn. Cha giáo Nguyễn-Sơn-Miên, chủ tế, thầy phó tế Nguyễn-Đức-Mậu và tất cả các giáo dân gốc Long Xuyên đều để tang Vị Cha Chung của địa phận Mẹ Long Xuyên. Hàng trăm vành khăn tang đã nói lên sự thương tiếc, sự hiếu kính và sự đau buồn trước sự ra đi vĩnh viễn của Đức Cha Cố Micae, vị Giám Mục tiên khởi của giáo phận Long-Xuyên. Một cựu chủng sinh gốc Long-Xuyên đã đọc tiểu sử của Đức Cha Cố Micae trước khi nghi đoàn cùng tiền lên niệm hương trước di ảnh của Ngài trong bầu không khí thật trang nghiêm và càm động.
Trong bài chia xẻ, cha giáo Nguyễn-Sơn-Miên, sau một giây phút nghẹn ngào xúc động, đã đề cao những gương sáng của vị cha chung như sau: ” Khi nói về Đức Cha Micae thì Ngài có những cái ưu điểm và công việc đầu tiên là khi Ngài về Long-Xuyên có một vị cao cấp trong giáo hội Hòa Hảo qua đời, Ngài đã đến thăm viếng và phân ưu và kể từ đó các tín đồ đạo Hoà Hảo rất có cảm tình với Ngài và với ngưòi công giáo. Việc thứ hai Đức Cha Cố Micae đã làm là Ngài quyêt định phân chia mỗi Kênh làm 2 họ đạo, ngoài một xứ trong một xứ chưa kể các họ lẻ. Tuy có nhiều giáo dân tỏ ra không hài lòng nhưng trước thái độ nhũn nhặn khiêm nhường của Đức Cha, cuối cùng đã có kết quả tốt.
Kế đến Đức Cha Cố Micae rất thương các chủng sinh, đặc biệt các chủng sinh đã học hết đệ tứ hoặc đệ tam rồi vì không đủ điều kiện phải ra ngoài Đức Cha đã chỉ ưu ái vẫn giữ tên các em trong danh sách các chủng sinh lớp đệ nhị, đệ nhất rồi được dự thi tú tài và sau này nếu có thể gia nhập các trường sĩ quan hơn vẫn còn hơn là phải đi vào Quang Trung ra làm binh nhì … tội nghiệp. Về việc đào tạo chủng sinh, Đức Cha Cố Micae đã cho thâu nhận 120 em mỗi năm. Không có địa phận nào thâu nhận nhiều như vậy. Nhưng Ngài nói: nếu được 1/10 làm linh mục cũng tốt rồi ! Một ưu điểm khác của Đức Cha Cố Micae là Ngài nhớ tên từng chủng sinh. Ngài bắt mỗi lớp phải chụp một tấm hình chung, phóng lớn, ghi tên từng người để Đức Cha nhận diện và học thuộc từng tên. Khi thuộc tên rồi Ngài mới tìm dịp gặp mặt và hỏi han để Cha Con gần gũi nhau hơn. Do đó đã có rất nhiều chủng sinh từ khắp nơi xin gia nhập chủng viện Long-Xuyên. Cá nhân Ngài đã từng du học bên Pháp và đã làm thư ký cho Đức Khâm Sứ Toà Thánh nên Ngài đã có dịp chu du khắp thế giới và nhân dịp đó Ngài mời các linh mục có bằng cấp gia nhập giáo phận của Ngài. Nhờ vậy địa phận Long-Xuyên đã có một ban giảng huấn thật hung hậu giỏi giang và kinh nghiệm không cần phải nhờ tới giáo sư ở các nơi khác.
Đức Cha Cố Micae chủ trương phát triển và đề cao văn hóa nên một số giáo xứ đã mở trường tiểu học cũng như trung học. Chỉ có địa phận Long-Xuyên mới có 3 chủng viện: 1 đại chủng viện và 2 tiểu chủng viện. Ngoài ra, Đức Cha Cố Micae còn cho các linh mục đi du học ở nước ngoài để học hỏi và sau khi đã lấy được các văn bằng cao sẽ trở về giúp cho địa phận.
Lời nguyện giáo dân trong Thánh Lễ hôm nay đã được một cựu chủng sinh gốc Long-Xuyên đọc:
- Noi gương Đức Cha Cố Micae, vị Mục Tử nhân lành, chúng con cầu xin cho Đức Thánh Cha Bênêđictô 16, các Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ và đặc biệt cho Đức Cha Trần-Xuân-Tiếu, Giám Mục giáo phận Long-Xuyên, được tràn đầy Ơn Chúa, Ơn khôn ngoan để dìu dắt đoàn chiên Chúa.
- Noi gương Đức Cha Cố Micae, vị Mục Tử hy sinh và phục vụ, xin cho chúng con biết hy sinh và phục vụ để Cộng Đồng hướng đến những phát triển về vật chất cũng như tinh thần theo Thần Linh Chúa hướng dẫn.
- Noi gương Đức Cha Cố Micae, vị Mục Tử bác ái, xin cho chúng con biết quan tâm đến những nhu cầu của người khác, biết góp phần vào các công việc bác ái giúp đỡ những ngưòi nghèo khổ, neo đơn.
- Noi gương Đức Cha Cố Micae, vị Mục Tử nhân hậu, xin cho chúng con biết quan tâm tới những người gìà yéu, bệnh tật, đau yếu trong Cộng Đồng chúng con. Xin cho họ được ơn chữa lành và luôn tuân theo Thánh Ý Chúa.
- Noi gương Đức Cha Cố Micae, vị Mục Tử phó thác, chúng con cầu xin Chúa thương đến linh hồn Đức Cha Cố Micae để thưởng công cho Ngài trên Nước Thiên Đàng …
- Noi gương Đức Cha Cố Micae, vị Mục Tử thầm lặng và cầu nguyện, xin mọi ngưòi dâng lên Chúa những ý nguyện riêng tư của mình.
Trong phần cuối Lễ, một đại diện giáo dân gốc Long-Xuyên đã lên ngỏ lới cảm ơn và chia xẻ như sau: “ Trước di ảnh Đức Cha Cố Micae, con xin được đại diện cho các gia đình gốc Long-Xuyên chân thành cám ơn cha giáo Nguyễn-Sơn-Miên cũng là niên trưởng trong các con cái của giáo phận Long-Xuyên tại Seattle này, cám ơn thầy phó tế, cám ơn cộng đồng Dân Chúa và cám ơn ca đoàn đã cùng hiệp thông trong Thánh Lễ và dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện chân thành cùng với lời ca tiếng hát thật sốt sắng đê xin Chúa nhân từ sớm đưa linh hồn Đức Cha Cố Micae về hưởng Nước Hằng Sống. Kính thưa qúy vị gốc địa phận Mẹ Long-Xuyên. Hôm nay chúng ta đã cùng để tang Vị Cha Chung là Đức Cố Giám Mục Nguyễn-Khắc-Ngữ là Giám Mục tiên khởi của giáo phận Long-Xuyên. Một số quý vị cao niên hoặc trung niên đã có ít nhiều kỷ niệm với Đức Cha Cố Micae và sẵn sàng làm chứng nhân cho Ngài. Nhưng hôm nay, chúng tôi chỉ xin phép được mượn những lời phát biếu của những vị có uy tín đã có nhiều cơ hội tiếp xúc hoặc sống gần Ngài để nói về Ngài. Vị đầu tiên là Đức Tổng Giám Mục Ngô-Quang-Kiệt cũng là một học trò của cha giáo Nguyễn-Sơn-Miên của cộng đồng chúng ta. Trong ngày Lễ mừng đại thọ Đức Cha Cố Micae, ngài đã chia xẻ: Đức Cha Micae sống rất đơn sơ, thánh thiện và khổ hạnh. Phòng ngủ của Ngài chỉ rộng chừng 20m2 (khoảnh hơn 200 sqf), không TV, không máy vi tính và chỉ có một chiếc giường cũ kỹ, không nêm gối chăn êm. Khi Ngài cần gửi thư, Ngài tự làm một phong bì bằng giấy vở học trò rồi dán tem gửi đi. Không phải Ngài khônhg có tiến để mua phong bì. Nhưng Ngài muốn tiết kiệm để dành tiền gửi giúp các linh mục đang coi xóc những họ đạo xa xôi, hẻo lánh. Ngay sau dịp mừng đại thọ của Ngài, Ngài đã gửi tất cả số tiền mừng từ các nơi gửi về cho các linh mục nghèo túng. Đức Cha Cố Micae đã sống như một vị khổ tu nhưng tâm hồn Ngài thật bao la tình thương và nhân ái. Chúa ban cho Ngài sống trường thọ để Ngài có thể lập được nhiều công phúc hơn nữa trên Nước Trời. Vị thứ hai là tác giả đoạn văn “Nụ cười Thiên Thần” Bùì-Văn-khiết-Tâm: Tôi gặp Sơ Hợi, người trực tiếp chăm xóc cho Đức Cha Cố Micae cho tới khi Ngài từ giã coĩ đời. Sơ đã thỏ thẻ trong nước mắt: Đức Cha Cố Micae đi mau quá. Ngài đi rất êm ái, không nói một lời nào với tôi. Nhưng chính những con cái ở lại đã nói lên rất nhiều. Chúng con rất hãnh diện được Chúa ban cho một Người Cha khả kính đầy công phúc. Chúng con khóc vì nhớ Cha, vì yêu Cha nhưng chúng con rất tự hào vì Cha. Xin Cha hãy mỉm cười bên Chúa. Nụ cười của Thiên Thần vẫn ở lại với chúng con. Đức Cha Cố Micae đang yên nghỉ bên hàng triệu tâm hồn con cái thổn thức tiếc thương. Rừng khăn tang phủ trằng nhà thờ chánh toà Long-Xuyên chảy về từ tất cả các họ đạo. Tiếng khóc đã biến thành lời cầu kinh !... Vị thứ ba là nhà thơ Hoàng-Quang cũng là cựu học trò của cha giáo Nguyễn-Sơn-Miên, đã sáng tác một bài thơ với tựa đề thật ý nghiã: “Người đi mở lối Thiên Đường”.: Kính laỵ Đức Cha ! Đã đến lúc Thiên Chúa chúc lành tuổi già yên nghỉ. Đã hoàn tất cuộc tràn gian vẹn tròn thế kỷ. Đã toàn lực toàn tâm ý nguyện mở Nước Trời. Để Người thảnh thơi ! Để Người mỉm cười Lãnh Thưởng ! Để chúng con vui mừng và tin tưởng: Người đi mở lối Thiên Đường !!!
Xin qúy vị dành một phút yên lặng để cùng hướng về di ảnh Vị Cha Chung khả kính để cầu nguyện cho Ngài. Trước mặt mọi người, Ngài đã có đời sống thánh thiện rất xứng đáng được triều thiên Nước Trời. Nhưng chúng ta là phận con cái vẫn phải cầu nguyện cho Ngài:
Cha ơi ! Cha đã về Trời
Chúng con ở lại chung lời nguyện xin
Cha là Nhân Chứng Đức Tin !
Chúa cho hưởng phúc trường sinh muôn đời …
Ca đoàn cất tiếng hát bài “Tán tụng hồng ân” để kết Lễ thật là thích hợp đối với Đức Cha Cố Micae: ” Xin dâng lời cám tạ hồng ân Thiên Chúa bao la. Xin dâng lời cảm mến hòa theo tiếng hát dâng lên. Đôi bàn tay Chúa nâng đỡ con, xin dâng lời cảm tạ. Cho đời con vững một niềm tin, xin dâng lời cảm mến. Đôi bàn tay Chúa dẫn con đi, xin dâng lời cảm tạ. Tay hồng ân Chúa đưa con về, xin dâng lời cảm mến…Đời đời Người vẫn thương con, đời đời Người vẫn thương con. Thương con như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh, Chúa thương con ấp ủ con đêm ngày …”. Vâng, chính Tình Thương bao la của Đức Cha Cố Micae đã ấp ủ các con cái của Người như gà mẹ ủ ấp đàn gà con vậy.
Với một quá trình trải dài một thế kỷ: 75 năm linh mục, gần 50 năm Giám Mục, Đức Cha Cố Micae đã hoàn tất cuộc lữ hành trấn thế và Ngài có quyền mỉm cười mãn nguyện bước vào ngưỡng cửa Thiên Đàng nơi Chúa đang giang rộng vòng tay từ ái đón chờ: ”Khi Chúa thương gọi con về, hồn con hân hoan như trong một gíấc mơ. Miệng con nức vui tiếng cười, lưỡi con vang lời ca hát. Ngàn dân tung hô, con thật vinh phúc !!!”.
Nguyện cầu cho Đức Cha Cố Micae được Chúa thưởng công bội hậu trên Cõi Vĩnh Hằng. Amen.
Khóa Ca Trưởng Cấp 3 Hoa Thịnh Đốn
Bùi Hữu Thư
23:23 24/06/2009
Khóa Ca Trưởng Cấp 3 Hoa Thịnh Đốn
Virginia ngày 24, tháng 6, 2009: Khoá Ca Trưởng Cấp 3 Đợt 1 được tổ chức tại vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đã kết thúc với Thánh Lễ Đại Trào ngày 20/6/2009 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nơi Đức Tổng Giám Mục Pierre Nguyễn Văn Tốt, Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica chủ tế và giảng thuyết, và là nơi các anh chị em Khoá Ca Trưởng 3 đã thay phiên nhau đánh nhịp cho Ca Đoàn Tổng Hợp và 35 nhạc công Mỹ Việt trình tấu.
Khóa học 7 ngày được khởi sự từ chiều thứ tư ngày 10/6/2009 tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, Virginia, Khóa học quy tụ 21 học viên từ các nơi trên nước Mỹ và Canada: New Orleans, Louisiana; Silver Spring, Maryland; Arlington, Springfield, Vienna, Fairfax, Virginia; Portland, Oregon; Houston, Dallas, Texas; Orange, California; Kansas City, Missouri; Montreal và Toronto, Canada.
Khóa học được tổ chức từ 7 giờ 30 sáng đến 7 giờ 30 chiều, 12 giờ mỗi ngày, kèm theo các giờ thực tập tại gia vào ban đêm. Các giảng sư gồm có: Giáo Sư Nhạc Sỹ Phạm Đức Huyến, Tiến Sỹ Vũ Tôn Bình và các phụ giáo: NS Hoàng Bổn, và các Ca Trưởng Lê Hùng, Hoàng Viết Hùng, Văn Duy Tùng, và Nguyễn Tấn Báu. Khóa sinh được học rất nhiều môn học:
- 1. Thực Tập đánh nhịp 9 bài: Hương Quê, Chúc Tụng Mẹ La Vang; Đà Lạt Trăng Mờ; Lòng Mẹ; Khúc Hát Tri Ân; Khúc Ca Mặt Trời; Như Song Lộc Triều Nguyên; và Ave Marria Dâng Lời Cảm Tạ.
- 2. Nhạc Bình Ca – Xướng Âm Bình Ca – Tập hát các câu Thưa Đáp trong Thánh lễ.
- 3. Cách đọc tiếng La Tinh và hát nhạc bình ca – Tập hát bộ lễ De Angelis.
- 4. Tiết tấu nhạc bình ca - Ứng dụng tiết tấu vào kỹ thuật tập hát và nghệ thuật điều khiển hợp ca.
- 5. Tập hát các bài hát bình ca với khuông nhạc 4 dòng kẻ.
- 6. Hòa Âm
- 7. Nhạc Ngũ Cung – Chuyển Hệ - Chuyển Vị.
- 8. Hòa âm phối khí – Tính năng các nhạc cụ trong dàn nhạc giáo hưởng (lý thuyết).
- 9. Hòa âm phối khí – Tính năng các nhạc cụ trong dàn nhạc giáo hưởng (thực tập với dàn nhạc)
- 10. Dàn nhạc đệm cho ca đoàn – tổ chức, hoạch định – ngân khoản – khế ước…
Một trong những điều kiện để tốt nghiệp Khoá Ca Trưởng Cấp 3 là phải trình bầy một tiểu luận vào cuối phần 2 của khóa học năm tới. Các khóa sinh đã phải trình cho thầy Huyến Đề Tài nghiên cứu và một dàn bài cho tiểu luận.
Ngoài ra Cha Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng, chánh xứ và linh hướng của khóa, cũng là Chủ Tịch Uỷ Ban Thánh Nhạc của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã trình bầy về đề tài: “Phụng Vụ và Thánh Nhạc”
Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đến với Khóa trong đề tài: “Căn Tính Người Ca Trưởng.” Hai cha đã trình bầy những điều hết sức bổ ích cho khóa sinh và giải đáp thỏa đáng rất nhiều câu hỏi, nhất là về việc thành lập một Uỳ Ban Thánh Nhạc tại hải ngoại.
Đây là lần đầu tiên học viên được thực tập đánh nhịp với một dàn nhạc đệm các bài nhạc cổ điển: như Gloria của Vivaldi; Messiah của Handel, và Sonata 1 in G Major của Rossini. Ngày đầu tiên cầm đũa trước các nhạc công thiện nghệ Hoa Kỳ, nhiều học viên rất run, nhưng ngay đêm đó họ đã thức khuya tới 3 giờ sáng để thực tập và ngày hôm sau, đã tỏ ra rất tự tin và đã khá thành công. Trong số các học viên có nhiều người đang theo học môn âm nhạc tại Đại Học hay Trung Học, những người này rất mau lẹ trong việc đọc các bài tổng phổ viết cho nhiều nhạc cụ. Đặc biệt có một thần đồng trong khóa là em Nguyễn Vân, 17 tuổi đã điều khiển rất tự tin làm cho Nhạc Sư Vũ Tôn Bình phải khen ngợi.
Khóa học được bà Bùi Như Mai, Hội Trưởng Hội Cao Niên Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia, cung các cụ khác trong hội lo lắng cho ba bữa ăn chính và hai bữa snack mỗi ngày. Các món ăn thuần túy Việt Nam như bún suông, hủ tíu, bún riêu, canh chua cá kho tộ…. làm cho học viên được bồi dưỡng đầy đủ trong 7 ngày vất vả học tập.
Tối thứ tư 17/6/2009 là buổi tâm sự, có sự hiện diện của Cô Huyến và ái nữ của Thầy Huyến là em Mary, nhân dịp thầy cô kỷ niệm 44 năm hôn phối. Các khóa sinh đã chia sẻ cảm nghĩ về khóa học, tri ân thầy Huyến, thầy Bình, thầy Bổn, anh Hoàng Viết Hùng, Lê Hùng và Nguyễn Tấn Báu. Mọi người hy vọng sang năm cũng vào tháng 6 được trở lại để học tiếp đợt 2 của Khoá CT3. Một vài khóa sinh đã cảm xúc nói không nên lời. Sau buổi tâm sự các khóa sinh đã tham dự Thánh Lễ tạ ơn tại nhà nguyện giáo xứ, và luân phiên đánh nhịp các bài hát và bộ lễ trong Thánh Lễ. Sau Thánh lễ mọi người đã đến nhà anh Vọng để mừng Lễ Kỷ Niệm Hôn Phối của Thầy Cô Huyến và ca hát chung vui đến nửa đêm.
Cao điểm của khóa học là Thánh Lễ Đại Trào ngày 20/6/209 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Các khóa sinh đã cùng hát với Liên Ca Đoàn từ khắp nơi và đánh nhịp với một ban nhạc khá hùng hậu. Các ca viên nữ ca viên mặc đồng phục trắng có nơ mầu xanh lá cây, các nam ca viên mặc âu phục mầu đậm, sơ mi trắng và cà vạt xanh lá cây do Liên Đoàn cung cấp (các anh và các chị được phát một túi đeo vai, 1 áo polo và 3 cà vạt mầu trắng, tìm và xanh, các chị mang về tặng cho các đức lang quân.) Bà Cecile Motus, Phó Giám Đốc Văn Phòng Đa Văn Hóa của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ngỏ lời ngợi khen. Linh Mục Michael Weston, Giám Đốc Phụng Vụ tại Vương Cung Thánh Đường cũng khen ngợi tiếng hát của Liên Ca Đoàn. Hy vọng sang năm vào ngày 19/6/2010 sẽ có nhiều ca viên hơn từ các nơi và tại MiềnThủ Đô tham gia Liên Ca Đoàn để cùng nhau ca tụng Mẹ La Vang.
Hẹn gặp lại năm tới trong ba ngày Hành Hương Mẹ La Vang Năm Thứ Ba từ ngày 17 đến 19/6/2009.
Cha xứ Nguyễn Đức Vượng Chào mừng các học viên |
Các khóa sinh trong lớp học |
Các khóa sinh chăm chú nghe va ghi chép |
GS NS Phạm Đức Huyến giới thiệu Tiến Sỹ Vũ Tôn Bình |
CT Nguyễn Tấn Báu, NS Hoàng Bổn, CT Văn Duy Tùng, Lê Hùng, & Hoàng Viết Hùng |
Các bà trong Hội Cao Niên Phụ Bếp |
Anh Phước và các nhạc công |
Tiến Sỹ Bình và các khóa sinh |
CT Văn Duy Tùng và Liên Ca Đoàn củng ban nhạc |
GSNS Phạm Đức Huyến và ban nhạc |
Học viên Đào Nguyên đang đánh nhịp |
Liên Ca Đoàn dưới Crypt Church |
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phản ứng sau vụ bác đơn kiện Thủ tướng VN liên quan tới quy hoạch bô xít của Ls Cù Hà Huy Vũ
X-Cafevn
04:35 24/06/2009
Theo tin mới nhất (tức thì) trên vnexpress.net, tòa án HN đã bác đơn kiện của LS Hà Vũ và trả lại đơn kiện. ( http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/06/3BA106FD/
Sau đây là một số phản ứng của người viết trên diễn đàn X-cafevn.org (http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=27133&page=5
Unknown: Xem ra tòa án VN kỳ này làm việc nhanh nhẩu thật, chả bù thư kiện dân oan...
tu_do_bao_chi: Lý do đưa ra là Thủ Tướng đã làm đúng, nên không thể thụ lý đơn kiện! Ai đúng ai sai thì cần phải đấu tranh trước tòa chứ, chưa nghiên cứu hồ sơ mà đã phán bừa để từ chối vụ kiện. Cái lý cùn đưa ra là đã thông qua Quốc hội, dưng mà ai cũng thấy là trước khi thông qua QH thì bạn Dũng đã cho phép triển khai dự án từ cuối 2008. Một lần nữa cần làm rõ chuyện tòa án có quyền đơn phương bác bỏ đơn kiện hay không. Nếu vụ này được truy tố thì Thủ Tướng phải đi hầu tòa, đối chất với bác Vũ, cảnh này giống như trên phim ấy nhỉ. Bác đơn là chiêu duy nhất cứu được bạn Dũng. Bây giờ ông Vũ nên kiện bạn Mạnh về tội phản quốc, ký kết "bản ghi nhớ" hợp tác bauxite với TQ mà không thông qua Quốc Hội. Khổ thân các bác luật sư dũng cảm.
Cuibap: Cộng sản thường khó đoán, nhưng sao dạo này họ làm cái gì cũng nằm trong dự báo trước, chẳng có cái gì là bất ngờ cả, ngay cả vụ này cũng vậy.
ganhaque: Hãy nghe cái lý lẽ của vị chánh án khi bác đơn kiện nhé. Người kiện viện dẫn những điểm vi phạm luật pháp rất rõ ràng trong đơn, nhưng người bác đơn lại không có những lý lẽ để bác lại, cũng không hề căn cứ theo điều khoản nào của luật, mà chỉ đưa ra những cái gọi là "lý lẽ" sau: Tòa cho rằng, quyết định của Thủ tướng được ban hành là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành.
Theo TAND Hà Nội, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến bô xít là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đã được khẳng định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Quyết định số 167 được ban hành để triển khai thực hiện chủ trương trên; đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa xã hội, hợp tác đầu tư với nước ngoài và bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn Tây Nguyên. Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã xem xét, thảo luận và bày tỏ sự đồng thuận cao về sự cần thiết của quy hoạch này.
"Vì lẽ trên, quyết định giữ nguyên thông báo của Tòa án nhân dân Hà Nội về việc trả lại đơn khởi kiện của ông Cù Huy Hà Vũ".
Ai cũng có thể dự đoán trước được vụ kiện nó sẽ có kết quả ra sao. Nhưng mà cái cách trả lời của đồng chí chánh án thì chuối quá, chuối hết chỗ nói. Nhưng kể ra kẻ đuối lý thì cũng khó ăn khó nói. Ai đời cãi nhau về luật mà lại "chủ trương của đảng". Câu nói đó rõ ràng đã tự bộc lộ 100% bản chất của tòa án nước CHXHCNVN là luật pháp chỉ là hàng thứ, đảng mới là trên hết!
Bác Vũ học luật, chả nhẽ không biết Điều 8 - Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính: (Trích: Trong trường hợp nhận thấy bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật là không đúng, thì Thủ tướng Chính phủ có quyền yêu cầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn ba mươi ngày.)
Hố hố, thật là mỉa mai cho cái nền tư pháp Việt Nam! Thế này thì thử hỏi có bạn Thẩm phán nào dám xử bạn thủ tướng? Xử xong rồi lại bị gọi lên "chú xử lại đi, dả nhời anh trong 30 ngày" thì có mà xxx ra quần!
Chưa hết, trong điều 12 cũng pháp lệnh củ khẹc trên, tòa cấp tỉnh cũng chỉ thụ lý vụ án đến quyết định của Bộ, cơ quan thuộc chính phủ là cao nhất! Không được phép thụ lý vụ nào liên quan tới thủ tướng tức người đứng đầu chính phủ, tức Thủ tướng luôn đúng! Thế nhớ!
Tuy nhiên, bạn Chánh án tòa Hà Nội lại trả lời theo kiểu mị dân, thà nói mẹ là "bọn anh đ... quyền xét xử Thủ tướng" nó lại đi 1 nhẽ! Đằng này lại bla bla là "vì bô xít là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước"! Mịe, chết cười! Điếu ai kiện chủ trương của Đảng Chống chủ trương của Đảng thì hóa ra bạn Vũ lại phạm tội 88 giống bạn Định thì xong đời rồi!
vitaminchuoi: Thế này ạ:
1. Thứ nhất, Tòa án không có căn cứ pháp lý để thụ lý và giải quyết đơn khởi kiện này. Điều này đồng nghĩa với việc chưa có cơ quan đủ thẩm quyền giải quyết những vụ việc này
2. Mặc dù đã có BLDS và các loại Luật nhưng nguồn luật của VN từ trước đến nay vẫn chủ yếu là NQ của Đảng ta. Kiện mà trái ý Đảng là ngược lòng dân rồi. Túm lại Bác Vũ học Luật nước ngoài nên ko kiện được là đúng rồi.
Người HN viết:
Ông ta biết thừa thái độ chính quyền và cũng biết thừa tòa án sẽ trả lời như thế nào, chẳng qua tính khí hâm hâm thích nổ mà thôi. Cái suy nghĩ "Cộng sản làm gì có luật pháp có chăng chỉ là luật rừng" thì ai ai cũng biết,nhất là trong giới làm việc liên quan đến pháp luật.
LS Cù Hà Huy Vũ không ngoài số đó,chỉ khác LS Cù Hà Huy Vũ không chỉ nghĩ mà còn dũng cảm khởi kiện TT Nguyễn Tấn Dũng để chính thức cho công luận thấy rằng suy nghĩ trên là hoàn toàn đúng sự thật.
Chỉ có những ai tâm thần thì mới hy vọng rằng việc khởi kiện đó được đưa ra tòa án xét xử theo trình tự của pháp luật.
Bà LS Ngô Bá Thành ĐBQH còn phải buột miệng kêu rằng "Chúng ta có cả một rừng luật xong tất cả đều thua luật rừng". Vụ này không nằm ngoài lời ca thán của bà LS Ngô Bá Thành. Còn bảo LS Cù Hà Huy Vũ "hâm" và "nổ" có lẽ là bạn "suy bụng ta ra bụng LS CHHV" thôi nếu không phải là quá ấu trĩ bạn Người HN nhỉ??
Rechtsstaat: Đồng chí nào có cái " điều 11 và điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính " trưng lên cho bà con xem cái. Tôi chưa đọc nhưng chắc chắn cái pháp lệnh này là 1 nải chuối.
Kami: "PHÁP LỆNH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH"(trích)
Vâng tôi xin trích hầu 2 "củ" trong cái "nải" mà bác theo yêu cầu:
Trích: "PHÁP LỆNH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH"
Điều 11
Toà án có thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính sau đây:
1- Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện hành chính đối với quyết định hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, viên chức của cơ quan nhà nước đó.
2- Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện hành chính đối với:
Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện đối với khiếu kiện quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp hoặc trong trường hợp các Thẩm phán của Toà án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
3- Toà án nhân dân tối cao giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm những khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh mà Toà án nhân dân tối cao lấy lên để giải quyết đối với khiếu kiện quyết định hành chính của cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó liên quan đến nhiều tỉnh, phức tạp hoặc trong trường hợp khó xác định được thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh nào; khiếu kiện quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp hoặc trong trường hợp các Thẩm phán của Toà án cấp tỉnh đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tung hoặc bị thay đổi.
VoVi: Ơ, phản động mà cũng lười gúc à vào đây mà xem nhá. Chẳng hạn:
Trích: mục 2 điều 12 PLTTGQCVAHC viết:
2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó mà người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thổ với Toà án;
Còn tại sao viết thế mà lại không làm thế thì em chưa Gúc ra được, chắc tại anh Cù không có hộ khẩu cư trú tại HN
Rechtsstaat: Trích:
2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó mà người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thổ với Toà án;
Ơ ! viết rõ ràng thế này còn gì ! Sao lại không có " cơ sở pháp lý" để giả quyết đơn kiện.
Loner:
Rechtsstaat viết: Trích: Ơ ! viết rõ ràng thế này còn gì ! Sao lại không có " cơ sở pháp lý" để giả quyết đơn kiện
Tòa đâu có nói là không đủ cơ sơ pháp lý! Tòa tự xử rồi mà, đã trả lời với Luật sư rồi, tòa đã tuyên án mà không cần xử! Hahaha
Trích: Tòa cho rằng, quyết định của Thủ tướng được ban hành là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành.
Theo TAND Hà Nội, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến bô xít là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đã được khẳng định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Quyết định số 167 được ban hành để triển khai thực hiện chủ trương trên; đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa xã hội, hợp tác đầu tư với nước ngoài và bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn Tây Nguyên. Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã xem xét, thảo luận và bày tỏ sự đồng thuận cao về sự cần thiết của quy hoạch này.
chatchit: Trích: Tòa cho rằng, quyết định của Thủ tướng được ban hành là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành.
Theo TAND Hà Nội, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến bô xít là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đã được khẳng định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Quyết định số 167 được ban hành để triển khai thực hiện chủ trương trên; đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa xã hội, hợp tác đầu tư với nước ngoài và bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn Tây Nguyên. Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã xem xét, thảo luận và bày tỏ sự đồng thuận cao về sự cần thiết của quy hoạch này.
Người ta kiện cáo. Tòa án trưng ra cái Nghị quyết đảng.
Đ... mẹ thì nói mẹ nó là đảng đang ỉa lên đâu tao rồi, chúng mày đừng có khuấy lên nữa, như vậy thì nó gọn gàng dễ hiểu hơn không.
Còn QH thì mới xem xét, thảo luận chứ có thấy đồng thuận gì đâu. Đúng là lập lờ đánh lận con đen.
Binh: Mọi người vừa được chứng kiến hai "sự cố" về pháp luật xảy ra gần như đồng thời.
Một người là thủ tướng bị luật sư kiện cáo vì có hành vi phạm luật "hành chính". Ban hành quyết định khi chưa hội đủ điều kiện. Chưa điều tra, xét xử tòa đã vội vã tuyên bố "hoàn toàn không có tội".
Một người là luật sư bị bắt vì dám viết báo phản đối chính quyền, bị cho là liên hệ với đám phản động, "dân chủ" nào đó. Tòa chưa đem "bị can" ra xét xử, cơ quan điều tra đã công bố can phạm đã "nhận tội", báo chí đã tuyên án thay cho tòa, các hội đoàn luật sư "thân hữu" của can phạm đã vội vã tuyên án và khai trừ đồng nghiệp của mình.
Xem thế thì nước ta còn cần gì đến cái thứ pháp luật, tòa án phường tuồng này nữa?
Rechtsstaat: Hết thuốc chữa rồi !
Nếu bây giờ LS Vũ tiếp tục khiếu nại thì cũng chẳng thay đổi được cái quyết định củ chuối của Tòa Án Nhăn Răng Hà Nội. Thế nhưng qua đây thấy được nỗi nhục nhã to lớn, ê chề cho ngành tư pháp Việt nam.
Một ngành tư pháp không lấy luật pháp làm quan điểm của mình, mà lấy quyết định của Đảng, của Thủ Tướng (nhánh hành pháp) làm chỗ dựa cho quyết định tư pháp. Thật hổ thẹn !
myway: Trích: Binh viết: Mọi người vừa được chứng kiến hai "sự cố" về pháp luật xảy ra gần như đồng thời.
Một người là thủ tướng bị luật sư kiện cáo vì có hành vi phạm luật "hành chính". Ban hành quyết định khi chưa hội đủ điều kiện. Chưa điều tra, xét xử tòa đã vội vã tuyên bố "hoàn toàn không có tội".
Một người là luật sư bị bắt vì dám viết báo phản đối chính quyền, bị cho là liên hệ với đám phản động, "dân chủ" nào đó. Tòa chưa đem "bị can" ra xét xử, cơ quan điều tra đã công bố can phạm đã "nhận tội", báo chí đã tuyên án thay cho tòa, các hội đoàn luật sư "thân hữu" của can phạm đã vội vã tuyên án và khai trừ đồng nghiệp của mình.
Xem thế thì nước ta còn cần gì đến cái thứ pháp luật, tòa án phường tuồng này nữa?
Cách tiếp cận và đặt vấn đề của bác rất hay, tôi không có đủ dũng cảm như những nhà đấu tranh dân chủ trong nước, nên có lẽ lạm bàn nhiều thì "phạm thượng", tuy nhiên cũng có đôi điều mong muốn chia sẻ từ hai sự kiện phản ánh 2 mặt của cùng 1 vấn đề: "Phường tuồng pháp luật, tòa án" như bác Binh đã mở câu hỏi.
Xét sự việc và xâu chuỗi lại quá trình của các nhà đấu tranh dân chủ, hay nói hẹp hơn là đấu tranh cho lợi ích dân tộc đang bị lợi ích nhóm của 1 nhóm cầm quyền lấn át - nó là 1 quá trình phát triển tôi cho rằng rất lạc quan.
- Điểm chung của các nhà đấu tranh dân chủ có nghề nghiệp LS là họ luôn khai thác và "tựa" vào cái luật pháp như tuồng chèo để "thông tin" ngược những vấn đề bức xúc của xã hội, và xét trên 1 khía cạnh nào đó họ đứng về phía những người yếm thế (LS Đài, LS Nhân biện hộ cho bà con bị cướp đất, LS Luật bảo vệ bà con giáo dân, LS Định biện hộ cho những LS khác khi bị chính quyền xử ép...). Hơn ai hết họ hiểu Pháp luật Việt Nam "chuối" thế nào hơn chúng ta, nhưng họ vẫn chọn con đường "dùng luật pháp" để "trị" nhà cầm quyền, nói rộng hơn từ cách làm của họ làm người dân (những người bị u mê, nhồi sọ) dần dần vỡ ra các vấn đề, mưa dầm thấm đất là nằm ở chỗ đó, từng có LS Đài/ LS Nhân..ngồi tù, giới LS lại xuất hiện LS Luật, sau ông Luật lại có ông Vũ/ông Định...và rồi sau những người đó, giới LS sẽ lại có người đứng lên vì chính họ là người "sống" trong môi trường tiếp xúc, cọ xát liên tục với "gánh tuồng luật pháp VN", nếu là người có tâm họ sẽ chọn con đường như những người kia.
Tôi đặt vấn đề phân tích như vậy để đặt ngược vấn đề với những ý kiến rằng họ thất vọng/chán LS Định khi LS này đọc bản tường trình, từ cách nhìn nhận của mình tôi cho rằng đó là 1 hành động có phần đòi hỏi quá đáng từ những gì các LS đã làm cho lợi ích chung, nói nôm na "bất bạo động" nó nằm ở chỗ đó.
- Quá trình đấu tranh của các LS tự/được phát triển theo 1 lộ trình phân cấp rõ rệt, LS Đài/Nhân theo các vụ kiện đất đai ở cấp quận/huyện/thành phố, đến LS Luật theo vụ kiện ở địa bàn nhậy cảm, rồi đến LS Vũ kiện thẳng TW, giới LS dù không hữu ý, nhưng vô tình chung từ các vận động xã hội, con đường của họ đã "khơi mào" cho 1 tầm đấu tranh mới. Đảng/CP/NN Việt Nam có thể bỏ tù, bác đơn, thu giấy phép…của LS này, đấu tố LS kia, nhưng quá trình vận động hay 1 xã hội dân chủ thực sự cho Việt Nam trong trong tương lai là “không thể tránh khỏi” đối với Đảng CS VN, nhưng họ lại đang chọn con đường khó nhất cho tương lai của chính họ, họ càng bắt bớ, bỏ tù, vu khống …thì “bộ mặt thật” càng lộ nhanh hơn với những người dân còn đang u mê mà thôi.
- Có ý kiến cho rằng những nhà đấu tranh dân chủ Hải ngoại "chẳng là cái đinh gỉ" gì so với các nhà đấu tranh trong nước, tôi cho rằng không phải không có lý, nhưng đặt vấn đề trên góc độ nào mới là cái chúng ta cần xem xét. Nếu vì tình cảm với những người đang chịu cảnh lao tù, thì khỏi phải tranh cãi.
Nhưng khi đặt vấn đề cho lợi ích chung của dân tộc đang bị 1 nhúm người thao túng, cái chúng ta cần là "sự kết nối", "chia sẻ", "đồng lòng" để cộng đồng trong, cũng như ngoài nước thổi được cùng 1 ngọn lửa đấu tranh đồng thuận, thứ nhất: Nó ngay lập tức bẻ gãy đòn "mượn gió bẻ măng" của đám người làm nhiệm vụ chia rẽ, thứ hai: dù mâu thuẫn là ko có nhiều nhưng cần phải dẹp bỏ website/báo của anh - website/báo của tôi, Đảng anh - Đảng tôi...hãy vì lợi ích chung trước khi nghĩ đến lợi ích nhỏ của từng nhóm, lợi ích của từng Đảng phái/nhóm sẽ được nền dân chủ thực sự nhìn nhận bằng con mắt công bằng - âu đó cũng là con đường cho dân tộc đã khốn khổ khốn nạn này có cơ thoát ra khỏi mớ bùng nhùng CS để hướng tới 1 nên dân chủ đích thực cho đất nước.
Đôi lời suy nghĩ, mong được các bác chia sẻ.
Princess Huyền Trân: Theo TAND Hà Nội, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến bô xít là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đã được khẳng định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
Việc bác đơn của Tòa Án Hà Nội cũng thiếu cơ sở pháp lý không kém. Ở đây có bác nào là luật sư hoặc am hiểu luật có thể phân tích thêm để Huyền Trân tôi có thể mở rộng tầm mắt, theo kịp trào lưu thời đại với.
ganhaque: Princess Huyền Trân viết: Việc bác đơn của Tòa Án Hà Nội cũng thiếu cơ sở pháp lý không kém. Ở đây có bác nào là luật sư hoặc am hiểu luật có thể phân tích thêm để Huyền Trân tôi có thể mở rộng tầm mắt, theo kịp trào lưu thời đại với.
Cái này thì nó rõ như ban ngày rồi mà nàng Huyền Trân. Tôi không phải nghề luật nhưng mạo muội đưa ra mấy ý nhé:
1. Tòa án là cơ quan thụ lý đơn kiện, dùng luật và cùng với luật sư để phán xử một bên nào đó trong 2 bên (nguyên đơn và bị đơn) là đúng hoặc sai. Nhưng ở đây tòa nhận đơn mà không thực hiện bổn phận đó. Không cần đến một tòa án nào cả, chánh án đã tự phán xử phần thua kiện thuộc về nguyên đơn họ Cù. Sai tòe loe ra rồi còn gì!
2. Cái lý lẽ để bác đơn của chánh án thay mặt cơ quan pháp luật đáng ra phải căn cứ vào các điều khoản của luật, đằng này ông ta chẳng căn cứ vào một điều khoản luật nào cả, mà cái để ông ta căn cứ chính là "nghị quyết của đảng". Thế thì luật là cái gì? Luật làm quái gì? Đảng hoạt động bình đẳng trước pháp luật hay pháp luật phải hỏi ý kiến đảng, làm theo chỉ đạo của đảng?
Sau đây là một số phản ứng của người viết trên diễn đàn X-cafevn.org (http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=27133&page=5
Unknown: Xem ra tòa án VN kỳ này làm việc nhanh nhẩu thật, chả bù thư kiện dân oan...
tu_do_bao_chi: Lý do đưa ra là Thủ Tướng đã làm đúng, nên không thể thụ lý đơn kiện! Ai đúng ai sai thì cần phải đấu tranh trước tòa chứ, chưa nghiên cứu hồ sơ mà đã phán bừa để từ chối vụ kiện. Cái lý cùn đưa ra là đã thông qua Quốc hội, dưng mà ai cũng thấy là trước khi thông qua QH thì bạn Dũng đã cho phép triển khai dự án từ cuối 2008. Một lần nữa cần làm rõ chuyện tòa án có quyền đơn phương bác bỏ đơn kiện hay không. Nếu vụ này được truy tố thì Thủ Tướng phải đi hầu tòa, đối chất với bác Vũ, cảnh này giống như trên phim ấy nhỉ. Bác đơn là chiêu duy nhất cứu được bạn Dũng. Bây giờ ông Vũ nên kiện bạn Mạnh về tội phản quốc, ký kết "bản ghi nhớ" hợp tác bauxite với TQ mà không thông qua Quốc Hội. Khổ thân các bác luật sư dũng cảm.
Cuibap: Cộng sản thường khó đoán, nhưng sao dạo này họ làm cái gì cũng nằm trong dự báo trước, chẳng có cái gì là bất ngờ cả, ngay cả vụ này cũng vậy.
ganhaque: Hãy nghe cái lý lẽ của vị chánh án khi bác đơn kiện nhé. Người kiện viện dẫn những điểm vi phạm luật pháp rất rõ ràng trong đơn, nhưng người bác đơn lại không có những lý lẽ để bác lại, cũng không hề căn cứ theo điều khoản nào của luật, mà chỉ đưa ra những cái gọi là "lý lẽ" sau: Tòa cho rằng, quyết định của Thủ tướng được ban hành là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành.
Theo TAND Hà Nội, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến bô xít là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đã được khẳng định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Quyết định số 167 được ban hành để triển khai thực hiện chủ trương trên; đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa xã hội, hợp tác đầu tư với nước ngoài và bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn Tây Nguyên. Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã xem xét, thảo luận và bày tỏ sự đồng thuận cao về sự cần thiết của quy hoạch này.
"Vì lẽ trên, quyết định giữ nguyên thông báo của Tòa án nhân dân Hà Nội về việc trả lại đơn khởi kiện của ông Cù Huy Hà Vũ".
Ai cũng có thể dự đoán trước được vụ kiện nó sẽ có kết quả ra sao. Nhưng mà cái cách trả lời của đồng chí chánh án thì chuối quá, chuối hết chỗ nói. Nhưng kể ra kẻ đuối lý thì cũng khó ăn khó nói. Ai đời cãi nhau về luật mà lại "chủ trương của đảng". Câu nói đó rõ ràng đã tự bộc lộ 100% bản chất của tòa án nước CHXHCNVN là luật pháp chỉ là hàng thứ, đảng mới là trên hết!
Bác Vũ học luật, chả nhẽ không biết Điều 8 - Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính: (Trích: Trong trường hợp nhận thấy bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật là không đúng, thì Thủ tướng Chính phủ có quyền yêu cầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn ba mươi ngày.)
Hố hố, thật là mỉa mai cho cái nền tư pháp Việt Nam! Thế này thì thử hỏi có bạn Thẩm phán nào dám xử bạn thủ tướng? Xử xong rồi lại bị gọi lên "chú xử lại đi, dả nhời anh trong 30 ngày" thì có mà xxx ra quần!
Chưa hết, trong điều 12 cũng pháp lệnh củ khẹc trên, tòa cấp tỉnh cũng chỉ thụ lý vụ án đến quyết định của Bộ, cơ quan thuộc chính phủ là cao nhất! Không được phép thụ lý vụ nào liên quan tới thủ tướng tức người đứng đầu chính phủ, tức Thủ tướng luôn đúng! Thế nhớ!
Tuy nhiên, bạn Chánh án tòa Hà Nội lại trả lời theo kiểu mị dân, thà nói mẹ là "bọn anh đ... quyền xét xử Thủ tướng" nó lại đi 1 nhẽ! Đằng này lại bla bla là "vì bô xít là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước"! Mịe, chết cười! Điếu ai kiện chủ trương của Đảng Chống chủ trương của Đảng thì hóa ra bạn Vũ lại phạm tội 88 giống bạn Định thì xong đời rồi!
vitaminchuoi: Thế này ạ:
1. Thứ nhất, Tòa án không có căn cứ pháp lý để thụ lý và giải quyết đơn khởi kiện này. Điều này đồng nghĩa với việc chưa có cơ quan đủ thẩm quyền giải quyết những vụ việc này
2. Mặc dù đã có BLDS và các loại Luật nhưng nguồn luật của VN từ trước đến nay vẫn chủ yếu là NQ của Đảng ta. Kiện mà trái ý Đảng là ngược lòng dân rồi. Túm lại Bác Vũ học Luật nước ngoài nên ko kiện được là đúng rồi.
Người HN viết:
Ông ta biết thừa thái độ chính quyền và cũng biết thừa tòa án sẽ trả lời như thế nào, chẳng qua tính khí hâm hâm thích nổ mà thôi. Cái suy nghĩ "Cộng sản làm gì có luật pháp có chăng chỉ là luật rừng" thì ai ai cũng biết,nhất là trong giới làm việc liên quan đến pháp luật.
LS Cù Hà Huy Vũ không ngoài số đó,chỉ khác LS Cù Hà Huy Vũ không chỉ nghĩ mà còn dũng cảm khởi kiện TT Nguyễn Tấn Dũng để chính thức cho công luận thấy rằng suy nghĩ trên là hoàn toàn đúng sự thật.
Chỉ có những ai tâm thần thì mới hy vọng rằng việc khởi kiện đó được đưa ra tòa án xét xử theo trình tự của pháp luật.
Bà LS Ngô Bá Thành ĐBQH còn phải buột miệng kêu rằng "Chúng ta có cả một rừng luật xong tất cả đều thua luật rừng". Vụ này không nằm ngoài lời ca thán của bà LS Ngô Bá Thành. Còn bảo LS Cù Hà Huy Vũ "hâm" và "nổ" có lẽ là bạn "suy bụng ta ra bụng LS CHHV" thôi nếu không phải là quá ấu trĩ bạn Người HN nhỉ??
Rechtsstaat: Đồng chí nào có cái " điều 11 và điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính " trưng lên cho bà con xem cái. Tôi chưa đọc nhưng chắc chắn cái pháp lệnh này là 1 nải chuối.
Kami: "PHÁP LỆNH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH"(trích)
Vâng tôi xin trích hầu 2 "củ" trong cái "nải" mà bác theo yêu cầu:
Trích: "PHÁP LỆNH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH"
Điều 11
Toà án có thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính sau đây:
- 1- Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc tháo gỡ công trình xây dựng trái phép đối với nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố;
- 2- Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính với hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính;
- 3- Khiếu kiện quyết định về buộc thôi việc, trừ các quyết định về buộc thôi việc trong Quân đội nhân dân và các quyết định về sa thải theo quy định của Bộ luật lao động;
- 4- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép trong lĩnh vực về xây dựng cơ bản, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý đất đai;
- 5- Khiếu kiện quyết định trưng dụng, trưng mua tài sản, quyết định tịch thu tài sản;
- 6- Khiếu kiện quyết định về thu thuế, truy thu thuế;
- 7- Khiếu kiện quyết định về thu phí, lệ phí;
- 8- Khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác theo quy định của pháp luật.
1- Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện hành chính đối với quyết định hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, viên chức của cơ quan nhà nước đó.
2- Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện hành chính đối với:
- a) Quyết định hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng một lãnh thổ;
- b) Quyết định hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, viên chức của cơ quan nhà nước đó;
- c) Quyết định hành chính của các đơn vị chức năng của cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, viên chức của các đơn vị chức năng đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cũng lãnh thổ.
Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện đối với khiếu kiện quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp hoặc trong trường hợp các Thẩm phán của Toà án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
3- Toà án nhân dân tối cao giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm những khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh mà Toà án nhân dân tối cao lấy lên để giải quyết đối với khiếu kiện quyết định hành chính của cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó liên quan đến nhiều tỉnh, phức tạp hoặc trong trường hợp khó xác định được thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh nào; khiếu kiện quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp hoặc trong trường hợp các Thẩm phán của Toà án cấp tỉnh đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tung hoặc bị thay đổi.
VoVi: Ơ, phản động mà cũng lười gúc à vào đây mà xem nhá. Chẳng hạn:
Trích: mục 2 điều 12 PLTTGQCVAHC viết:
2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó mà người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thổ với Toà án;
Còn tại sao viết thế mà lại không làm thế thì em chưa Gúc ra được, chắc tại anh Cù không có hộ khẩu cư trú tại HN
Rechtsstaat: Trích:
2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó mà người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thổ với Toà án;
Ơ ! viết rõ ràng thế này còn gì ! Sao lại không có " cơ sở pháp lý" để giả quyết đơn kiện.
Loner:
Rechtsstaat viết: Trích: Ơ ! viết rõ ràng thế này còn gì ! Sao lại không có " cơ sở pháp lý" để giả quyết đơn kiện
Tòa đâu có nói là không đủ cơ sơ pháp lý! Tòa tự xử rồi mà, đã trả lời với Luật sư rồi, tòa đã tuyên án mà không cần xử! Hahaha
Trích: Tòa cho rằng, quyết định của Thủ tướng được ban hành là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành.
Theo TAND Hà Nội, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến bô xít là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đã được khẳng định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Quyết định số 167 được ban hành để triển khai thực hiện chủ trương trên; đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa xã hội, hợp tác đầu tư với nước ngoài và bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn Tây Nguyên. Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã xem xét, thảo luận và bày tỏ sự đồng thuận cao về sự cần thiết của quy hoạch này.
chatchit: Trích: Tòa cho rằng, quyết định của Thủ tướng được ban hành là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành.
Theo TAND Hà Nội, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến bô xít là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đã được khẳng định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Quyết định số 167 được ban hành để triển khai thực hiện chủ trương trên; đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa xã hội, hợp tác đầu tư với nước ngoài và bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn Tây Nguyên. Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã xem xét, thảo luận và bày tỏ sự đồng thuận cao về sự cần thiết của quy hoạch này.
Người ta kiện cáo. Tòa án trưng ra cái Nghị quyết đảng.
Đ... mẹ thì nói mẹ nó là đảng đang ỉa lên đâu tao rồi, chúng mày đừng có khuấy lên nữa, như vậy thì nó gọn gàng dễ hiểu hơn không.
Còn QH thì mới xem xét, thảo luận chứ có thấy đồng thuận gì đâu. Đúng là lập lờ đánh lận con đen.
Binh: Mọi người vừa được chứng kiến hai "sự cố" về pháp luật xảy ra gần như đồng thời.
Một người là thủ tướng bị luật sư kiện cáo vì có hành vi phạm luật "hành chính". Ban hành quyết định khi chưa hội đủ điều kiện. Chưa điều tra, xét xử tòa đã vội vã tuyên bố "hoàn toàn không có tội".
Một người là luật sư bị bắt vì dám viết báo phản đối chính quyền, bị cho là liên hệ với đám phản động, "dân chủ" nào đó. Tòa chưa đem "bị can" ra xét xử, cơ quan điều tra đã công bố can phạm đã "nhận tội", báo chí đã tuyên án thay cho tòa, các hội đoàn luật sư "thân hữu" của can phạm đã vội vã tuyên án và khai trừ đồng nghiệp của mình.
Xem thế thì nước ta còn cần gì đến cái thứ pháp luật, tòa án phường tuồng này nữa?
Rechtsstaat: Hết thuốc chữa rồi !
Nếu bây giờ LS Vũ tiếp tục khiếu nại thì cũng chẳng thay đổi được cái quyết định củ chuối của Tòa Án Nhăn Răng Hà Nội. Thế nhưng qua đây thấy được nỗi nhục nhã to lớn, ê chề cho ngành tư pháp Việt nam.
Một ngành tư pháp không lấy luật pháp làm quan điểm của mình, mà lấy quyết định của Đảng, của Thủ Tướng (nhánh hành pháp) làm chỗ dựa cho quyết định tư pháp. Thật hổ thẹn !
myway: Trích: Binh viết: Mọi người vừa được chứng kiến hai "sự cố" về pháp luật xảy ra gần như đồng thời.
Một người là thủ tướng bị luật sư kiện cáo vì có hành vi phạm luật "hành chính". Ban hành quyết định khi chưa hội đủ điều kiện. Chưa điều tra, xét xử tòa đã vội vã tuyên bố "hoàn toàn không có tội".
Một người là luật sư bị bắt vì dám viết báo phản đối chính quyền, bị cho là liên hệ với đám phản động, "dân chủ" nào đó. Tòa chưa đem "bị can" ra xét xử, cơ quan điều tra đã công bố can phạm đã "nhận tội", báo chí đã tuyên án thay cho tòa, các hội đoàn luật sư "thân hữu" của can phạm đã vội vã tuyên án và khai trừ đồng nghiệp của mình.
Xem thế thì nước ta còn cần gì đến cái thứ pháp luật, tòa án phường tuồng này nữa?
Cách tiếp cận và đặt vấn đề của bác rất hay, tôi không có đủ dũng cảm như những nhà đấu tranh dân chủ trong nước, nên có lẽ lạm bàn nhiều thì "phạm thượng", tuy nhiên cũng có đôi điều mong muốn chia sẻ từ hai sự kiện phản ánh 2 mặt của cùng 1 vấn đề: "Phường tuồng pháp luật, tòa án" như bác Binh đã mở câu hỏi.
Xét sự việc và xâu chuỗi lại quá trình của các nhà đấu tranh dân chủ, hay nói hẹp hơn là đấu tranh cho lợi ích dân tộc đang bị lợi ích nhóm của 1 nhóm cầm quyền lấn át - nó là 1 quá trình phát triển tôi cho rằng rất lạc quan.
- Điểm chung của các nhà đấu tranh dân chủ có nghề nghiệp LS là họ luôn khai thác và "tựa" vào cái luật pháp như tuồng chèo để "thông tin" ngược những vấn đề bức xúc của xã hội, và xét trên 1 khía cạnh nào đó họ đứng về phía những người yếm thế (LS Đài, LS Nhân biện hộ cho bà con bị cướp đất, LS Luật bảo vệ bà con giáo dân, LS Định biện hộ cho những LS khác khi bị chính quyền xử ép...). Hơn ai hết họ hiểu Pháp luật Việt Nam "chuối" thế nào hơn chúng ta, nhưng họ vẫn chọn con đường "dùng luật pháp" để "trị" nhà cầm quyền, nói rộng hơn từ cách làm của họ làm người dân (những người bị u mê, nhồi sọ) dần dần vỡ ra các vấn đề, mưa dầm thấm đất là nằm ở chỗ đó, từng có LS Đài/ LS Nhân..ngồi tù, giới LS lại xuất hiện LS Luật, sau ông Luật lại có ông Vũ/ông Định...và rồi sau những người đó, giới LS sẽ lại có người đứng lên vì chính họ là người "sống" trong môi trường tiếp xúc, cọ xát liên tục với "gánh tuồng luật pháp VN", nếu là người có tâm họ sẽ chọn con đường như những người kia.
Tôi đặt vấn đề phân tích như vậy để đặt ngược vấn đề với những ý kiến rằng họ thất vọng/chán LS Định khi LS này đọc bản tường trình, từ cách nhìn nhận của mình tôi cho rằng đó là 1 hành động có phần đòi hỏi quá đáng từ những gì các LS đã làm cho lợi ích chung, nói nôm na "bất bạo động" nó nằm ở chỗ đó.
- Quá trình đấu tranh của các LS tự/được phát triển theo 1 lộ trình phân cấp rõ rệt, LS Đài/Nhân theo các vụ kiện đất đai ở cấp quận/huyện/thành phố, đến LS Luật theo vụ kiện ở địa bàn nhậy cảm, rồi đến LS Vũ kiện thẳng TW, giới LS dù không hữu ý, nhưng vô tình chung từ các vận động xã hội, con đường của họ đã "khơi mào" cho 1 tầm đấu tranh mới. Đảng/CP/NN Việt Nam có thể bỏ tù, bác đơn, thu giấy phép…của LS này, đấu tố LS kia, nhưng quá trình vận động hay 1 xã hội dân chủ thực sự cho Việt Nam trong trong tương lai là “không thể tránh khỏi” đối với Đảng CS VN, nhưng họ lại đang chọn con đường khó nhất cho tương lai của chính họ, họ càng bắt bớ, bỏ tù, vu khống …thì “bộ mặt thật” càng lộ nhanh hơn với những người dân còn đang u mê mà thôi.
- Có ý kiến cho rằng những nhà đấu tranh dân chủ Hải ngoại "chẳng là cái đinh gỉ" gì so với các nhà đấu tranh trong nước, tôi cho rằng không phải không có lý, nhưng đặt vấn đề trên góc độ nào mới là cái chúng ta cần xem xét. Nếu vì tình cảm với những người đang chịu cảnh lao tù, thì khỏi phải tranh cãi.
Nhưng khi đặt vấn đề cho lợi ích chung của dân tộc đang bị 1 nhúm người thao túng, cái chúng ta cần là "sự kết nối", "chia sẻ", "đồng lòng" để cộng đồng trong, cũng như ngoài nước thổi được cùng 1 ngọn lửa đấu tranh đồng thuận, thứ nhất: Nó ngay lập tức bẻ gãy đòn "mượn gió bẻ măng" của đám người làm nhiệm vụ chia rẽ, thứ hai: dù mâu thuẫn là ko có nhiều nhưng cần phải dẹp bỏ website/báo của anh - website/báo của tôi, Đảng anh - Đảng tôi...hãy vì lợi ích chung trước khi nghĩ đến lợi ích nhỏ của từng nhóm, lợi ích của từng Đảng phái/nhóm sẽ được nền dân chủ thực sự nhìn nhận bằng con mắt công bằng - âu đó cũng là con đường cho dân tộc đã khốn khổ khốn nạn này có cơ thoát ra khỏi mớ bùng nhùng CS để hướng tới 1 nên dân chủ đích thực cho đất nước.
Đôi lời suy nghĩ, mong được các bác chia sẻ.
Princess Huyền Trân: Theo TAND Hà Nội, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến bô xít là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đã được khẳng định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
Việc bác đơn của Tòa Án Hà Nội cũng thiếu cơ sở pháp lý không kém. Ở đây có bác nào là luật sư hoặc am hiểu luật có thể phân tích thêm để Huyền Trân tôi có thể mở rộng tầm mắt, theo kịp trào lưu thời đại với.
ganhaque: Princess Huyền Trân viết: Việc bác đơn của Tòa Án Hà Nội cũng thiếu cơ sở pháp lý không kém. Ở đây có bác nào là luật sư hoặc am hiểu luật có thể phân tích thêm để Huyền Trân tôi có thể mở rộng tầm mắt, theo kịp trào lưu thời đại với.
Cái này thì nó rõ như ban ngày rồi mà nàng Huyền Trân. Tôi không phải nghề luật nhưng mạo muội đưa ra mấy ý nhé:
1. Tòa án là cơ quan thụ lý đơn kiện, dùng luật và cùng với luật sư để phán xử một bên nào đó trong 2 bên (nguyên đơn và bị đơn) là đúng hoặc sai. Nhưng ở đây tòa nhận đơn mà không thực hiện bổn phận đó. Không cần đến một tòa án nào cả, chánh án đã tự phán xử phần thua kiện thuộc về nguyên đơn họ Cù. Sai tòe loe ra rồi còn gì!
2. Cái lý lẽ để bác đơn của chánh án thay mặt cơ quan pháp luật đáng ra phải căn cứ vào các điều khoản của luật, đằng này ông ta chẳng căn cứ vào một điều khoản luật nào cả, mà cái để ông ta căn cứ chính là "nghị quyết của đảng". Thế thì luật là cái gì? Luật làm quái gì? Đảng hoạt động bình đẳng trước pháp luật hay pháp luật phải hỏi ý kiến đảng, làm theo chỉ đạo của đảng?
Thủ đoạn chính trị
Lữ Giang
18:21 24/06/2009
Ngày 19.6.2009, báo Công An Nhân Dân và đa số các báo khác ở trong nước đều loan tin “Sau khi bị bắt, Lê Công Định đã viết tường trình, khai rõ mọi hành vi vi phạm pháp luật và xin được khoan hồng...” Bản tin này đã làm nhiều người chống Cộng ở hại ngoại sửng sốt. Có người cho rằng Lê Công Định đã bị tra tấn hay áp lực nên đã làm như vậy và tuyên bố lời tự thú của Lê Công Định trong khi bị giam giữ không có giá trị.
Nhưng nói như thế là quên đi hay không biết đến thủ đoạn chính trị của CSVN.
NHẮC LẠI CHUYỆN CŨ
Năm 1978, khi chúng tôi đang bị giam ở trại Thanh Cẩm, Thanh Hoá, bổng nhiên vào một buổi sáng thức dậy chúng tôi thấy hai nhà giam sát nhà giam của chúng tôi đã chứa đầy các tù nhân mới, đa số là thanh niên, tuổi từ 16 đến 20. Ít tuần sau khi đi lao động, chúng tôi được gặp họ và hỏi họ đã làm cái gì mà bị bắt. Một vài người cho biết năm 1976, do sự yêu cầu của một số sĩ quan và các nhà hoạt động chính trị, Linh mục Trần Ngọc Hiệu, cựu tuyên úy quân đội, đã đứng ra thành lập Mặt Trận Phục Quốc và chiến khu ở Bàu Cá để chống Cộng. Khi ngài cho một số người đi tuyển một kháng chiến quân, thì Công An cũng dùng một số cựu sĩ quan VNCH để làm gióng hệt như vậy. Những tên cò mồi này đến gặp họ và cho họ biết lực lượng Phục Quốc của Cha Hiệu đang đo Đại Tá Tự, cựu tỉnh trưởng Phan Rang, chỉ huy (mặc dầu lúc đó Đại Tá Tự đã đi tù rồi!). Có người đã được họ đưa vào chiến khu gặp Đại Tá Tự (giả) và về tường thuật lại, nên anh em đều tin, nên đã xin gia nhập. Đợi khi tuyển mộ được một số đông, họ chia thành từng toán và dẫn vào chiến khu thì Công An đã chờ sẵn và bắt. Một cậu 17 tuổi cho tôi biết trước khi đi, cậu đã về nhà xin ông già được 20.000$. Thấy tiền trong túi cậu, công an hỏi tiền ở đâu mà có. Cậu cho biết ông già cho. Công an liền đi bắt ông già cậu luôn. Hôm sau cậu ta dẫn ông già đến giới thiệu với tôi, ông chỉ khóc ròng! Chiến khu Bàu Cá đã bị bộ đội CSVN thanh toán vào tháng 11 năm 1976 và Linh mục Hiệu đã bị xử bắn.
Ra hải ngoại, người Việt chống cộng, nhất là những người tự xưng là “đi guốc trong bụng Cộng Sản” và tự cho mình có sứ mạng đi dạy dỗ những người khác cách chống Cộng lại là những người bị sa lưới Công An dễ dàng nhất.
Trong bài “Lại trúng kế địch!” được phổ biến trên các báo chí và Internet ngày 16.3.2007 chúng tôi đã tố cáo: Đảng Thăng Tiến, Đảng Vì Dân, Liên Đảng Lạc Hổng... đều là những đảng dỏm do Bộ Công An cho tay chân bộ hạ thành lập để gài bẩy bắt Linh mục Nguyễn Văn Lý, hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Chúng tôi đã tường thuật đầy đủ từng chi tiết với những bằng chứng cụ thể.
Trường hợp của Luật sư Lê Công Định cũng chỉ là trường hợp của hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân được lặp lại. Trong bài “Bị sa vào luới Công An” phổ biến trong tuần trước, chúng tôi đã trình bày những nét chính về vụ này. Tuần này chúng tôi xin trình bày rõ nét hơi.
TRÌNH VỚI PHÓ ĐẠI SỨ MỸ
Báo Công An Nhân Dân ngày 21.6.2009, dưới đầu đề “Tổng cục An ninh trao đổi với Phó Đại sứ Mỹ về việc bắt khẩn cấp Lê Công Định” đã cho biết như sau:
“Đại diện Tổng cục An ninh khẳng định với bà Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Virginia Palmer: Việc Cơ Quan Điều Tra bắt giữ, xử lý Lê Công Định là do những hoạt động vi phạm pháp luật của Định, không phải do việc Lê Công Định tham gia bào chữa cho một số bị cáo như thông tin của phía Mỹ và một số tổ chức khác.
“Theo tin từ Tổng cục An ninh - Bộ Công an, chiều 18/6, đại diện Tổng cục An ninh đã gặp Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, bà Virginia Palmer, để trao đổi một số nội dung liên quan đến Lê Công Định, bị cơ quan An ninh điều tra Việt Nam bắt ngày 13/6 vì những hành vi vi phạm pháp luật, theo Điều 88 - Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam...
“Cơ quan điều tra của Bộ Công an Việt Nam đã có đầy đủ chứng cứ về những hành vi vi phạm pháp luật của Lê Công Định; bản thân Lê Công Định đã thú nhận vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam và mong được Nhà nước Việt Nam khoan hồng. Những hoạt động đó đã được chính Lê Công Định thừa nhận trong bản tự khai của mình...”
Cần nhắc lại, trong vụ án này, có 5 người đã bị bắt: Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Trần Thị Thu và Lê Thị Thu Thu.
CÂU CHUYỆN ĐƯỢC KỂ LẠI
Báo Công An Nhân Dân đã viết khá nhiều bài về vụ Luật sư Lê Công Định tham gia các tổ chức “phản động” được nói là của Việt Tân và Nguyễn Sỹ Bình. Báo này nói về quan hệ giữa Lê Công Định và Việt Tân rất ít, trái lại đã nhấn mạnh đến sự quan hệ giữa Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức với Đặng Sỹ Bình.
1.- Quan hệ với Việt Tân?
Báo CAND cho biết theo lời khai của Lê Công Định, đầu năm 2007, nhận lời mời của Hà Đông Xuyến, thành viên tổ chức phản động Việt Tân, vào đầu tháng 3 năm 2009 Định đã sang Pattaya, Thái Lan, để dự lớp tập huấn 3 ngày về phương pháp "đấu tranh bất bạo động" do Việt Tân tổ chức.
Lê Công Định kể lại, từ đầu năm 2007, ông có quen một người tên Donna Liebeman, tự xưng là nhà nghiên cứu VN, từng nhiều lần mời luật sư này sang Hồng Kông hoặc Thái Lan để “nghiên cứu xã hội học”, nhưng ông đã từ chối. Qua nhiều lần trao đổi bằng điện thoại trong năm 2008, vào tháng 2/2009, vì tò mò “muốn biết rõ về công việc nghiên cứu của cô này”, Định quyết định nhận lời và đã sang Pattaya vào tối 29.2.2009
Đón Định tại Pattaya lại là Phương An. Tới lúc đó Định mới biết Phương An cũng chính là Donna Liebeman.
Sáng 1.3.2009, Phương An cùng chồng tên Châu đưa Định tới một phòng hội nghị tổ chức một buổi huấn luyện về phương pháp đấu tranh lật đổ bất bạo động theo kinh nghiệm của Serbia.
Có việc phải đi Bangkok, Định trở lại Pattaya vào ngày 3.3.2009, tiếp tục tham dự khoá học với chừng 10 người Việt Nam tham dự. Định cho biết “tất cả họ đều không dùng tên thật và tôi không biết họ trước đó”. Tại cuộc họp này, Định được biết một người tên Vinh, “do Lê Quốc Quân, người của tổ chức phản động Việt Tân giới thiệu”.
Cơ quan an ninh cho biết các lớp học này đều do các chuyên gia lật đổ bất bạo động người Serbia giảng dạy. Đây là những “bậc thầy” của tổ chức ACNC – Trung tâm quốc tế về đấu tranh lật đổ bất bạo động, từng đạo diễn cuộc “Cách mạng Màu” khiến hàng loạt nước thuộc khối XHCN Đông Âu sụp đổ trước đây.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn hôm 19.6.2009 của đài BBC, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân nói tuy tổ chức của ông ủng hộ các hoạt động của các nhà đấu tranh vì dân chủ, nhưng Việt Tân không hề có khóa tập huấn nào tại Thái Lan như tin Công An đã loan, và ông Lê Công Định không phải là thành viên của tổ chức này.
Điều này cho thấy cuộc huấn luyện dưới danh nghĩa của đảng Việt Tân tại Pattaya là một cuộc huấn luyện giả do Công An hay Cục Tình Báo Hải Ngoại của CSVN dựng lên để tạo bằng chứng và bắt Lê Công Định.
2.- Quan hệ với Nguyễn Sỹ Bình
Theo báo CAND, do sự giới thiệu của Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định đã tham gia tổ chức “Đảng Dân Chủ Việt Nam” do Nguyễn Sỹ Bình (Chủ tịch Đảng Nhân Dân Hành Động) đứng đầu và được mời làm thành viên Ban Thường Vụ.
Trong thời gian đi học ở Mỹ, Định đã được Nguyễn Sỹ Bình móc nối "bơm" lên thành "Nhân vật của Việt Nam thế kỷ XXI".
Tháng 2/2008, Nguyễn Sỹ Bình gửi cho Định bản "Tân hiến pháp VN" để Định nghiên cứu và góp ý. Đến tháng 9/2008, trong một dịp sang Mỹ họp với giới luật sư, Định gặp Nguyễn Sỹ Bình, rồi được Bình đưa cho bản "Điều Lệ Đảng Dân Chủ VN" để Định chỉnh sửa.
Vào ngày 26.3.2009, Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức đã sang Phuket, Thái Lan, gặp Nguyễn Sỹ Bình để thống nhất thành lập các tổ chức chính trị thay thế Đảng Cộng Sản VN khi xảy ra biến cố chính trị vào năm 2010. Cả ba quyết định thành lập thêm 2 đảng là Đảng Lao Động VN do Lê Công Định làm chủ tịch và Đảng Xã Hội VN do Trần Huỳnh Duy Thức đứng đầu. Cả hai lập 2 trang Blog cùng tên để tuyên truyền qua Internet.
Trần Huỳnh Duy Thức là Tổng giám đốc Công ty cổ phần internet “Một Kết Nối” (OCI).
Lê Công Định đã viết một bản tuyên cáo về việc thành lập Đảng Lao Động VN, tuy nhiên, “do lỗi kỹ thuật và chưa hoàn thiện và chưa công bố được thì tôi bị bắt”.
Khi từ Thái Lan trở về, đầu tháng 4/2009, Lê Công Định lập Blog "Đảng Lao Động VN" để ra tuyên cáo thành lập đảng này, rồi cùng Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Sỹ Bình viết một cuốn sách mang tên "Con Đường VN". Trong đó, Định viết phần cải cách tư pháp, Thức viết phần cải cách kinh tế, Bình viết cải cách xã hội. Cả ba có chung email chihaichibachitu@gmail.com để làm làm địa chỉ liên lạc.
Theo báo CAND, tại Cơ quan Điều tra, Lê Công Định khai đã viết 20 bài với nội dung xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước VN rồi gửi cho đài BBC, cho Nguyễn Sỹ Bình đăng lên tạp chí "Phía trước", lên trang web của "Đảng Dân Chủ VN", đồng thời thường xuyên trả lời phỏng vấn của đài BBC, RFI, RFA.
Riêng Trần Huỳnh Duy Thức đã lập blog "Change We Need" rồi viết các bài như: "Lần sinh nhật thứ 79 của Đảng Cộng sản VN là lần cuối", "Gửi những người Cộng sản", "Điềm gở của triều đại Cộng sản", "Minh chủ sắp xuất hiện", "Bôxít tây nguyên, huyệt mộ triều đại Cộng sản tự đào chôn mình" với bí danh Trần Đông Chấn.
Đầu năm 2008, Thức lập blog "Trần Đông Chấn" và từ blog này, Thức quen Nguyễn Sỹ Bình. Sau đó, Thức lập tiếp blog "PsonKhanh". Cuối năm 2008, Thức đi Mỹ, gặp Bình ở Houston, bang Texas. Bình quy định bí danh liên lạc: Bình là "chị hai" (C2), Thức là "chị ba" (C3) và Định là "chị tư" (C4).
Theo báo CAND, tại Cơ quan Điều tra, Thức thừa nhận 49 bài viết đã đăng trên blog "Trần Đông Chấn", "Change We need", "PsonKhanh" với nội dung chống phá Nhà nước VN là của Thức, và 12 bài Thức chỉnh sửa của các đối tượng khác.
3.- Một vài nhận xét
Rất khó quan niệm được, với những tổ chức và hành động đơn giản như trên, Bình, Định và Thức có thể đi tới thay thế đảng CSVN hiện nay được. Hình thức hoạt động này xem ra gióng trò chơi của Công An khi thành lập các đảng Thăng Tiến, Vì Dân, Liên Đảng Lạc Hồng... để gài bắt Linh mục Nguyễn Văn Lý, hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Đó chỉ là những hư cấu.
HIỆN TƯỢNG NGUYỄN SỸ BÌNH
Báo Công An Nhân Dân online ngày 21.6.2009 đã viết một bài khá nặng về Nguyễn Sỹ Bình dưới đầu đề “Nguyễn Sĩ Bình và tổ chức “Đảng Nhân Dân Hành Động” , và cho biết sẽ còn viết tiếp, nhưng hôm sau, bài này và các bài liên hệ đến Nguyễn Sỹ Bình đã được lấy ra. Điều này cho thấy đang có những sự bàn luận trong Bộ Công An và Cục Tình Báo Hải Ngoại về lá bài Nguyễn Sỹ Bình.
Dầu sao, chúng tôi cũng đã lấy xuống được nhiều bài nói về hiện tượng Nguyễn Sỹ Bình, qua đó chúng tôi có thể nhận ra được nhiều vấn đề.
Mở đầu bài “Nguyễn Sĩ Bình và tổ chức “Đảng Nhân Dân Hành Động” báo CAND viết:
“Sau khi được Chính phủ Việt Nam khoan hồng, tha cho về Mỹ, Nguyễn Sĩ Bình không những không từ bỏ âm mưu chống phá đất nước, mà ông ta còn dấn thêm một bước nữa với những thủ đoạn tinh vi hơn và đểu cáng hơn. Rút hết tiền bạc trong tài khoản tiết kiệm của vợ là bà Võ Thị Khánh, Nguyễn Sĩ Bình cặp bồ - rồi sống chung như vợ chồng với Nguyễn Thị An Nhàn, bác sĩ, mà Bình giới thiệu là "trợ lý cho chủ tịch đảng".
Dựa vào những bài đăng trên báo CAND, chúng tôi xin ghi lại những nét chính về Nguyễn Sỹ Bình như sau:
1.- Vài hàng lý lịch
Báo CAND cho biết: Nguyễn Sỹ Bình sinh năm 1955 tại làng Hội Phú, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Tháng 7/1974, Nguyễn Sĩ Bình thi đỗ tú tài đôi (tốt nghiệp THPT bây giờ) rồi sau đó, ông ta ghi danh vào Trường đại học tư Minh Đức, cơ sở đặt tại quận Phú Nhuận. Tháng 4/1975, khi Sài Gòn sắp sửa được giải phóng, Nguyễn Sĩ Bình theo chân một số sinh viên khác - vốn hoạt động ngầm cho Phòng Thông tin Hoa Kỳ, chạy sang Mỹ.
Hai năm đầu trên đất Mỹ, Bình làm việc cho Hãng Golden Gate Petroleum Co. tại bang California. Tích lũy được ít tiền, Bình xin nghỉ việc để tiếp tục con đường học vấn. Lấy được bằng kỹ sư tại Đại học Maryland, Bình về làm cho Công ty Bechtel Power Corp. Được ít lâu, Nguyễn Sĩ Bình chuyển sang một lĩnh vực không liên quan gì đến chuyên môn nhưng dễ kiếm tiền - đó là quản trị tiếp thị cho Công ty kinh doanh địa ốc General Development ở Miami, bang Florida, có chi nhánh tại Virginia...
2.- Hoạt động “chính trị”!
Theo báo CAND, vào tháng 8/1990, Nguyễn Sỹ Bình đơn thân về Việt Nam dưới hình thức thăm gia đình để tìm hiểu tình hình. Sau khi tiếp xúc với những thành phần “cơ hội, bất mãn trong nước cũng đang hí hửng vì cho rằng "cờ đã đến tay", Bình trở lại Mỹ bàn bạc với Bùi Duy Sinh, Hoàng Trọng Hiệp về những kế sách nhằm làm "tan rã chế độ XHCN ở Việt Nam"
Sau đó, Nguyễn Sỹ Bình khai sinh cái gọi là "Đảng Nhân Dân Hành Động" mà cộng đồng người Việt ở Mỹ thường mỉa mai là "Đảng Nhân Dân Hành... Lạc", và tự phong cho mình chức "chủ tịch" với các bí danh như Nguyễn Hùng Vinh, Tư Vinh
Tháng 4/1991 Hoàng Trọng Hiệp chuẩn bị "Tài liệu sáng lập 91" cho Nguyễn Sỹ Bình và Bùi Duy Sinh mang về Việt Nam. Tại nhà mẹ ruột ở đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 13, quận 10, Bình đưa bản tài liệu này cho các em của ông ta là Nguyễn Sĩ Tĩnh, Nguyễn Sĩ Linh A, Nguyễn Sĩ Linh B, cùng Trần Thị Bé Sáu (bạn của Linh A), đọc và góp ý kiến... Bên cạnh đó, Nguyễn Sỹ Bình còn bỏ tiền thuê nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác 2 bài hát "Hành khúc Việt Nam nhân dân hành động", và "Nỗi lòng người Việt" rồi in chung vào tập tài liệu.
Đầu tháng 10/1991, thông qua Linh B, Nguyễn Sĩ Bình kết nạp Lê Hoàng Lâm, giáo viên dạy tư ở Trà Ôn, Cần Thơ. Sau đó, Lâm lôi kéo được một số đối tượng như Dư Văn Thảnh, Lý Thanh Tòng, Nguyễn Thành Các, Cao Phước Tám, Nguyễn Sinh Từ - rồi tiếp theo là Lê Hà Hạp, Đặng Văn Được và Lê Hiền Lương, rồi hình thành nên "Nhóm Miền Tây".
Tại Sài Gòn, Bình còn dụ được Bạch Thị Xuân, Trần Thị Bé Sáu là bạn của mẹ và em gái ông ta, Xuân lại móc nối được Lâm Thiên Thu, Thông Minh Phước, nguyên là sĩ quan chế độ cũ.
Đầu năm 1992, Bình trở lại Việt Nam và dùng ngay nhà mẹ ruột của ông ta để tổ chức các lớp huấn luyện. Mỗi lớp kéo dài 3 ngày, gồm từ 5 đến 7 "đảng viên". Ai ở xa, Bình cho ăn, ở và 50 nghìn tiền đi đường…...
Ngày 25.4.1992, Cơ quan An ninh thuộc Bộ Công An bắt quả tang Nguyễn Sĩ Bình và 16 "đảng viên" khi tại lớp huấn luyện tại nhà mẹ đẻ Bình ở đường Cách Mạng Tháng Tám.
Báo CAND cho biết, sau khi bị bắt, Bình không còn tự đắc mà thành khẩn khai báo và xin tha. Bình cam kết: "Tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Nếu được tha, tôi cam kết sẽ không có những hành động gây hại cho an ninh đất nước..." .
Ngày 26.6.1993, Bình được “khoan hồng” và cho trở về lại Mỹ.
Đọc câu chuyện trên chúng ta thấy rằng nếu quả thật Nguyễn Sỹ Bình về Việt Nam tổ chức làm “cách mạng” như thế, thì cách thức hoạt động của Bình quá ấu trỉ, sa lưới là chuyện đương nhiên.
CHỐNG CỘNG KIỂU ÔNG CỐ NỘI
Theo báo CAND, sau khi trở về Mỹ, Bình không thực hiện những lời đã hứa mà tiếp tục huênh hoang, móc nối với Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi và phong cho ông ta làm “Phó Chủ Tịch Đảng Nhân Dân Hành Động” . Bác sĩ Ngãi sinh năm 1949 tại Quảng Ngãi và là một cựu trung úy của Quân Lực VNCH.
Báo CAND cho biết: Được sự trợ giúp của Bác Sĩ Ngãi, năm 1996, Bình tổ chức “Đại hội Đảng nhân dân hành động” lần thứ nhất và thứ hai tại Campuchia và Thái Lan, với âm mưu tuyển 500 người để huấn luyện rồi đưa vào Việt Nam.
Đây cũng là phương thức mà cán bộ CSVN Hoàng Việt Cương đã hướng dẫn Nguyễn Hữu Chánh làm năm 1999 dưới hình thức “Đại Hội Biên Thùy Đông Dương” tại Thái Lan để tập trung những thành phần chống đối còn lại ở Kampuchia và Thái Lan cho Công An hốt sạch.
1.- Câu các con mồi xuất đầu lộ diện
Theo tài liệu của Công An, tháng 10/1995, Bình cùng Nguyễn Thị An Nhàn, Nguyễn Lê Hiệt nhập cảnh vào Kampuchia, mang theo tài liệu... Sau khi tiếp xúc với Phan Văn Hy, Lê Văn Tính, Quang Minh, Nguyễn Tuấn Nam, Võ Hoàng Cương..., là những kẻ đã gia nhập "đảng", Bình mở lớp huấn luyện và lập "đảng bộ kiểu mẫu". Nhờ những thủ đoạn ấy, Bình lôi kéo được một số tên ăn không ngồi rồi tại Kampuchia,
Báo CAND nói rõ đầu tháng 2/1996, Nguyễn Sĩ Bình một lần nữa nhập cảnh Kampuchia với hộ chiếu mang tên Yao, tổ chức họp trù bị tại một ngôi chùa ở quận Chàm Kà Môn. Ngày 16.2.1996, Bình cho ra mắt cái gọi là "Đại Hội Đảng Nhân Dân Hành Động Lần Thứ Nhất” . Tuy nhiên, Bộ Nội vụ Kampuchia phát hiện có tổ chức chống phá Việt Nam nên đã truy bắt. Mặc dầu lúc đó ngành Công An ở Kampuchia đều do các cán bộ tình báo CSVN lãnh đạo, Nguyễn Sĩ Bình và Nguyễn Thị An Nhàn không bị bắt giữ mà chỉ bị trục xuất về Mỹ!
2.- Các con mồi bị sa lưới
Báo Sài Gòn Giải Phóng số ra ngày 12.9.1999, có đăng một bài tường thuật nói rằng sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam, Nguyễn Sỹ Bình đã qua Kampuchia, “tập hợp, lôi kéo một số phần tử phản động như Lê Văn Tính, Nguyễn Tuấn Nam, Bùi Đăng Thủy... thành lập một bộ phận của “Đảng Nhân Dân Hành Động” lấy tên là “Xứ Bộ Chùa Tháp” âm mưu về nước phá hoại. Đầu tháng 7/1997, các tên Bùi Đăng Thủy, Giáp Bảo An, Nguyễn Văn Sỹ, Đỗ Hữu Nam, Nguyễn Anh Hảo... lần lượt nhập cảnh trái phép về nước và bị bắt giữ.
Hãng AFP trích dẫn nguồn tin từ tòa án An Giang cho biết một nhóm 24 người thuộc Đảng Nhân Dân Hành Động đã bị truy tố và xét xử về tội “xâm nhập Việt Nam bất hợp pháp, và có hoạt động chống chính quyền cách mạng” . Theo bản án toà tuyên vào ngày 10.9.1999 sau ba ngày xét xử, ông Lê Văn Tính, 61 tuổi, một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ Hoa Kỳ trở về, bị kết án 20 năm tù. Số 23 người còn lại bị kêu án từ 18 đến 20 năm tù.
Tính lại, từ năm 1990 đến 1999, ba tổ chức “kháng chiến” là Liên Đảng Cách Mạng của Hoàng Việt Cương, Chính Phủ Việt Nam Tự Do của Nguyễn Hữu Chánh và Đảng Nhân Dân Hành Động của Nguyễn Sĩ Bình đã đưa vào lưới của Việt Cộng khoảng 320 người, trong đó có một số từ ngoại quốc trở về.
3.- Hợp thức hoá vai trò “chống cộng” của Nguyễn Xuân Ngãi
Mặc dầu năm 1997 các thành viên của Đảng Nhân Dân Hành Động đã bị bắt, đầu năm 1999, Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, Phó Chủ Tịch Đảng Nhân Dân Hành Động, vẫn được nhà cầm quyền CSVN chính thức cấp Visa cho về Việt Nam huấn luyện về kỷ thuật thông tim. Ông đã đến Sài Gòn ngày 22.2.1999. Chương trình huấn luyện được dự trù kéo dài từ 23.2.1999 đến 6.3.1999. Tuy nhiên, theo ông kể lại, khi thấy sự hiện diện của ông không thuận lợi, nhà cầm quyền chỉ bắt ông rời Việt Nam “sớm hơn dự định” mà thôi. Đây là một “thành tích chống Cộng” theo kiểu ông cố nội của thằng Việt Cộng!
THAY HÌNH ĐỔI DẠNG
Vì hoạt động của đảng Nhân Dân Hành Động đã gây nhiều nghi vấn trong cộng đồng người Việt hải ngoại, Nguyễn Sỹ Bình đã tìm cách thay hình đổi dạng.
Theo báo CAND, cuối năm 2005, ông Hoàng Minh Chính sang Mỹ để chữa bệnh, gặp Nguyễn Sỹ Bình và nhóm của y gồm Nguyễn Xuân Ngãi, Bùi Hữu Vị…. Qua lời xúi biểu của Nguyễn Sỹ Bình và các “chiến hữu”, năm 2006 ông Chính tuyên bố thành lập cái gọi là “Đảng Dân Chủ VN” . Mục đích của nhóm là kiếm một chỗ đứng mới.
Năm 2008, khi ông Hoàng Minh Chính qua đời, đã có những mâu thuẫn và tranh giành quyền lực trong “Đảng Dân Chủ VN” giữa nhóm hải ngoại và nhóm trong nước (gồm Nguyễn Tiến T, Trần Anh K, Trần K) về việc lãnh đạo “Đảng Dân Chủ VN”. Tuy nhiên, với khả năng tài chính của nhóm hải ngoại, ngày 9.8.2008 Nguyễn Sỹ Bình đã tiếm được vị trí Trưởng ban Thường Vụ, thay ông Hoàng Minh Chính điều hành “Đảng dân chủ VN”. Nhóm nội địa cho rằng Bình không xứng đáng và không thể nắm cùng một lúc hai chức vụ chủ chốt, vừa của “Đảng Nhân Dân Hành Động” vừa của “Đảng Dân Chủ VN”. Vì thế, ngày 23.8.2008, Bình phải tuyên bố rút tên ra khỏi Đảng Nhân Dân Hành Động để chuyên tâm lo “đại sự” của Đảng Dân Chủ VN.
Truong cuộc phỏng vấn của Phạm Khiêm, phóng viên đài BBC hôm 16.6.2009, Nguyễn Sỹ Bình nói rằng “ông không còn làm cho Đảng Nhân Dân Hành Động nữa, kể từ mùa hè năm trước” và việc “ông trao đổi với LS Lê Công Định chỉ là trên công việc riêng, và không có quan hệ gì với Đảng Nhân Đân Hành Động.”
Nhưng báo CAND cho rằng tuy hai nhóm đối tượng chống đối nêu trên có hai tên riêng biệt, “nhưng thực chất đều có chung số nhân sự và nguồn tài chính” .
LÊ CÔNG ĐỊNH BỊ TRÚNG KẾ
Theo các tin tức từ trong nước và các sự kiện chúng tôi vừa nêu trên đã cho thấy lớp tập huấn 3 ngày về phương pháp "đấu tranh bất bạo động" được nói là do Việt Tân (giả) tổ chức vào đầu tháng 3 năm 2009 tại Pattaya mà Lê Công Định đã tham dự, và cuộc gặp gỡ ngày 26.3.2009 giữa Nguyễn Sỹ Bình và Lê Công Định tại Phuket, Thái Lan, đều do Công An và Cục Tình Báo Hải Ngoại tổ chức. Lê Công Định tuy có nhiều nhiệt huyết, muốn làm một cái gì để đem lại những đổi mới trên quê hương, nhưng thiếu kinh nghiệm về hoạt động chính trị trong chế độ cộng sản, nên đã bị trúng kế. Cũng như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Lê Công Định đã suy nghĩ rằng với tư thế và uy tín quốc tế mà anh đã lập được, không ai dám đụng đến anh, nên anh đã ung dung qua Thái Lan họp. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm.
Tại nơi mở lớp huấn luyện và nơi gặp Nguyễn Sỹ Bình, nhân viên an ninh CSVN đã gài sẵn máy vi âm và máy quay phim. Do đó, khi nhân viên an ninh cho Lê Công Định nghe và xem lại những cuốn băng này, Lê Công Định không còn cách nào khác là nhận tội.
Dầu sao, Lê Công Định cũng đã nêu cao được gương can đảm của mình khi dám đưa ra những đòi hỏi làm cho chế độ nao núng và phải có biện pháp đối với anh. Chắc chắc sự can đảm và công lao của anh sẽ không trở thành vô ích.
Hôm 21.6.2008, khi báo Công An Nhân Dân cho phổ biến các tài liệu liên quan đến Nguyễn Sỹ Bình, nhiều người tin rằng con bài Nguyễn Sỹ Bình đã đến giai đoạn hết xài được nên sắp bị loại bỏ. Nhưng khi báo CAND và các báo trong nước đột ngột rút hết các tài liệu tố cáo Nguyễn Sỹ Bình xuống, chúng ta cần theo dõi kỹ vụ này một thời gian trước đi đưa ra những nhận định.
(Ngày 23.6.2009)
Nhưng nói như thế là quên đi hay không biết đến thủ đoạn chính trị của CSVN.
NHẮC LẠI CHUYỆN CŨ
Năm 1978, khi chúng tôi đang bị giam ở trại Thanh Cẩm, Thanh Hoá, bổng nhiên vào một buổi sáng thức dậy chúng tôi thấy hai nhà giam sát nhà giam của chúng tôi đã chứa đầy các tù nhân mới, đa số là thanh niên, tuổi từ 16 đến 20. Ít tuần sau khi đi lao động, chúng tôi được gặp họ và hỏi họ đã làm cái gì mà bị bắt. Một vài người cho biết năm 1976, do sự yêu cầu của một số sĩ quan và các nhà hoạt động chính trị, Linh mục Trần Ngọc Hiệu, cựu tuyên úy quân đội, đã đứng ra thành lập Mặt Trận Phục Quốc và chiến khu ở Bàu Cá để chống Cộng. Khi ngài cho một số người đi tuyển một kháng chiến quân, thì Công An cũng dùng một số cựu sĩ quan VNCH để làm gióng hệt như vậy. Những tên cò mồi này đến gặp họ và cho họ biết lực lượng Phục Quốc của Cha Hiệu đang đo Đại Tá Tự, cựu tỉnh trưởng Phan Rang, chỉ huy (mặc dầu lúc đó Đại Tá Tự đã đi tù rồi!). Có người đã được họ đưa vào chiến khu gặp Đại Tá Tự (giả) và về tường thuật lại, nên anh em đều tin, nên đã xin gia nhập. Đợi khi tuyển mộ được một số đông, họ chia thành từng toán và dẫn vào chiến khu thì Công An đã chờ sẵn và bắt. Một cậu 17 tuổi cho tôi biết trước khi đi, cậu đã về nhà xin ông già được 20.000$. Thấy tiền trong túi cậu, công an hỏi tiền ở đâu mà có. Cậu cho biết ông già cho. Công an liền đi bắt ông già cậu luôn. Hôm sau cậu ta dẫn ông già đến giới thiệu với tôi, ông chỉ khóc ròng! Chiến khu Bàu Cá đã bị bộ đội CSVN thanh toán vào tháng 11 năm 1976 và Linh mục Hiệu đã bị xử bắn.
Ra hải ngoại, người Việt chống cộng, nhất là những người tự xưng là “đi guốc trong bụng Cộng Sản” và tự cho mình có sứ mạng đi dạy dỗ những người khác cách chống Cộng lại là những người bị sa lưới Công An dễ dàng nhất.
Trong bài “Lại trúng kế địch!” được phổ biến trên các báo chí và Internet ngày 16.3.2007 chúng tôi đã tố cáo: Đảng Thăng Tiến, Đảng Vì Dân, Liên Đảng Lạc Hổng... đều là những đảng dỏm do Bộ Công An cho tay chân bộ hạ thành lập để gài bẩy bắt Linh mục Nguyễn Văn Lý, hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Chúng tôi đã tường thuật đầy đủ từng chi tiết với những bằng chứng cụ thể.
Trường hợp của Luật sư Lê Công Định cũng chỉ là trường hợp của hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân được lặp lại. Trong bài “Bị sa vào luới Công An” phổ biến trong tuần trước, chúng tôi đã trình bày những nét chính về vụ này. Tuần này chúng tôi xin trình bày rõ nét hơi.
TRÌNH VỚI PHÓ ĐẠI SỨ MỸ
Báo Công An Nhân Dân ngày 21.6.2009, dưới đầu đề “Tổng cục An ninh trao đổi với Phó Đại sứ Mỹ về việc bắt khẩn cấp Lê Công Định” đã cho biết như sau:
“Đại diện Tổng cục An ninh khẳng định với bà Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Virginia Palmer: Việc Cơ Quan Điều Tra bắt giữ, xử lý Lê Công Định là do những hoạt động vi phạm pháp luật của Định, không phải do việc Lê Công Định tham gia bào chữa cho một số bị cáo như thông tin của phía Mỹ và một số tổ chức khác.
“Theo tin từ Tổng cục An ninh - Bộ Công an, chiều 18/6, đại diện Tổng cục An ninh đã gặp Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, bà Virginia Palmer, để trao đổi một số nội dung liên quan đến Lê Công Định, bị cơ quan An ninh điều tra Việt Nam bắt ngày 13/6 vì những hành vi vi phạm pháp luật, theo Điều 88 - Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam...
“Cơ quan điều tra của Bộ Công an Việt Nam đã có đầy đủ chứng cứ về những hành vi vi phạm pháp luật của Lê Công Định; bản thân Lê Công Định đã thú nhận vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam và mong được Nhà nước Việt Nam khoan hồng. Những hoạt động đó đã được chính Lê Công Định thừa nhận trong bản tự khai của mình...”
Cần nhắc lại, trong vụ án này, có 5 người đã bị bắt: Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Trần Thị Thu và Lê Thị Thu Thu.
CÂU CHUYỆN ĐƯỢC KỂ LẠI
Báo Công An Nhân Dân đã viết khá nhiều bài về vụ Luật sư Lê Công Định tham gia các tổ chức “phản động” được nói là của Việt Tân và Nguyễn Sỹ Bình. Báo này nói về quan hệ giữa Lê Công Định và Việt Tân rất ít, trái lại đã nhấn mạnh đến sự quan hệ giữa Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức với Đặng Sỹ Bình.
1.- Quan hệ với Việt Tân?
Báo CAND cho biết theo lời khai của Lê Công Định, đầu năm 2007, nhận lời mời của Hà Đông Xuyến, thành viên tổ chức phản động Việt Tân, vào đầu tháng 3 năm 2009 Định đã sang Pattaya, Thái Lan, để dự lớp tập huấn 3 ngày về phương pháp "đấu tranh bất bạo động" do Việt Tân tổ chức.
Lê Công Định kể lại, từ đầu năm 2007, ông có quen một người tên Donna Liebeman, tự xưng là nhà nghiên cứu VN, từng nhiều lần mời luật sư này sang Hồng Kông hoặc Thái Lan để “nghiên cứu xã hội học”, nhưng ông đã từ chối. Qua nhiều lần trao đổi bằng điện thoại trong năm 2008, vào tháng 2/2009, vì tò mò “muốn biết rõ về công việc nghiên cứu của cô này”, Định quyết định nhận lời và đã sang Pattaya vào tối 29.2.2009
Đón Định tại Pattaya lại là Phương An. Tới lúc đó Định mới biết Phương An cũng chính là Donna Liebeman.
Sáng 1.3.2009, Phương An cùng chồng tên Châu đưa Định tới một phòng hội nghị tổ chức một buổi huấn luyện về phương pháp đấu tranh lật đổ bất bạo động theo kinh nghiệm của Serbia.
Có việc phải đi Bangkok, Định trở lại Pattaya vào ngày 3.3.2009, tiếp tục tham dự khoá học với chừng 10 người Việt Nam tham dự. Định cho biết “tất cả họ đều không dùng tên thật và tôi không biết họ trước đó”. Tại cuộc họp này, Định được biết một người tên Vinh, “do Lê Quốc Quân, người của tổ chức phản động Việt Tân giới thiệu”.
Cơ quan an ninh cho biết các lớp học này đều do các chuyên gia lật đổ bất bạo động người Serbia giảng dạy. Đây là những “bậc thầy” của tổ chức ACNC – Trung tâm quốc tế về đấu tranh lật đổ bất bạo động, từng đạo diễn cuộc “Cách mạng Màu” khiến hàng loạt nước thuộc khối XHCN Đông Âu sụp đổ trước đây.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn hôm 19.6.2009 của đài BBC, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân nói tuy tổ chức của ông ủng hộ các hoạt động của các nhà đấu tranh vì dân chủ, nhưng Việt Tân không hề có khóa tập huấn nào tại Thái Lan như tin Công An đã loan, và ông Lê Công Định không phải là thành viên của tổ chức này.
Điều này cho thấy cuộc huấn luyện dưới danh nghĩa của đảng Việt Tân tại Pattaya là một cuộc huấn luyện giả do Công An hay Cục Tình Báo Hải Ngoại của CSVN dựng lên để tạo bằng chứng và bắt Lê Công Định.
2.- Quan hệ với Nguyễn Sỹ Bình
Theo báo CAND, do sự giới thiệu của Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định đã tham gia tổ chức “Đảng Dân Chủ Việt Nam” do Nguyễn Sỹ Bình (Chủ tịch Đảng Nhân Dân Hành Động) đứng đầu và được mời làm thành viên Ban Thường Vụ.
Trong thời gian đi học ở Mỹ, Định đã được Nguyễn Sỹ Bình móc nối "bơm" lên thành "Nhân vật của Việt Nam thế kỷ XXI".
Tháng 2/2008, Nguyễn Sỹ Bình gửi cho Định bản "Tân hiến pháp VN" để Định nghiên cứu và góp ý. Đến tháng 9/2008, trong một dịp sang Mỹ họp với giới luật sư, Định gặp Nguyễn Sỹ Bình, rồi được Bình đưa cho bản "Điều Lệ Đảng Dân Chủ VN" để Định chỉnh sửa.
Vào ngày 26.3.2009, Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức đã sang Phuket, Thái Lan, gặp Nguyễn Sỹ Bình để thống nhất thành lập các tổ chức chính trị thay thế Đảng Cộng Sản VN khi xảy ra biến cố chính trị vào năm 2010. Cả ba quyết định thành lập thêm 2 đảng là Đảng Lao Động VN do Lê Công Định làm chủ tịch và Đảng Xã Hội VN do Trần Huỳnh Duy Thức đứng đầu. Cả hai lập 2 trang Blog cùng tên để tuyên truyền qua Internet.
Trần Huỳnh Duy Thức là Tổng giám đốc Công ty cổ phần internet “Một Kết Nối” (OCI).
Lê Công Định đã viết một bản tuyên cáo về việc thành lập Đảng Lao Động VN, tuy nhiên, “do lỗi kỹ thuật và chưa hoàn thiện và chưa công bố được thì tôi bị bắt”.
Khi từ Thái Lan trở về, đầu tháng 4/2009, Lê Công Định lập Blog "Đảng Lao Động VN" để ra tuyên cáo thành lập đảng này, rồi cùng Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Sỹ Bình viết một cuốn sách mang tên "Con Đường VN". Trong đó, Định viết phần cải cách tư pháp, Thức viết phần cải cách kinh tế, Bình viết cải cách xã hội. Cả ba có chung email chihaichibachitu@gmail.com để làm làm địa chỉ liên lạc.
Theo báo CAND, tại Cơ quan Điều tra, Lê Công Định khai đã viết 20 bài với nội dung xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước VN rồi gửi cho đài BBC, cho Nguyễn Sỹ Bình đăng lên tạp chí "Phía trước", lên trang web của "Đảng Dân Chủ VN", đồng thời thường xuyên trả lời phỏng vấn của đài BBC, RFI, RFA.
Riêng Trần Huỳnh Duy Thức đã lập blog "Change We Need" rồi viết các bài như: "Lần sinh nhật thứ 79 của Đảng Cộng sản VN là lần cuối", "Gửi những người Cộng sản", "Điềm gở của triều đại Cộng sản", "Minh chủ sắp xuất hiện", "Bôxít tây nguyên, huyệt mộ triều đại Cộng sản tự đào chôn mình" với bí danh Trần Đông Chấn.
Đầu năm 2008, Thức lập blog "Trần Đông Chấn" và từ blog này, Thức quen Nguyễn Sỹ Bình. Sau đó, Thức lập tiếp blog "PsonKhanh". Cuối năm 2008, Thức đi Mỹ, gặp Bình ở Houston, bang Texas. Bình quy định bí danh liên lạc: Bình là "chị hai" (C2), Thức là "chị ba" (C3) và Định là "chị tư" (C4).
Theo báo CAND, tại Cơ quan Điều tra, Thức thừa nhận 49 bài viết đã đăng trên blog "Trần Đông Chấn", "Change We need", "PsonKhanh" với nội dung chống phá Nhà nước VN là của Thức, và 12 bài Thức chỉnh sửa của các đối tượng khác.
3.- Một vài nhận xét
Rất khó quan niệm được, với những tổ chức và hành động đơn giản như trên, Bình, Định và Thức có thể đi tới thay thế đảng CSVN hiện nay được. Hình thức hoạt động này xem ra gióng trò chơi của Công An khi thành lập các đảng Thăng Tiến, Vì Dân, Liên Đảng Lạc Hồng... để gài bắt Linh mục Nguyễn Văn Lý, hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Đó chỉ là những hư cấu.
HIỆN TƯỢNG NGUYỄN SỸ BÌNH
Báo Công An Nhân Dân online ngày 21.6.2009 đã viết một bài khá nặng về Nguyễn Sỹ Bình dưới đầu đề “Nguyễn Sĩ Bình và tổ chức “Đảng Nhân Dân Hành Động” , và cho biết sẽ còn viết tiếp, nhưng hôm sau, bài này và các bài liên hệ đến Nguyễn Sỹ Bình đã được lấy ra. Điều này cho thấy đang có những sự bàn luận trong Bộ Công An và Cục Tình Báo Hải Ngoại về lá bài Nguyễn Sỹ Bình.
Dầu sao, chúng tôi cũng đã lấy xuống được nhiều bài nói về hiện tượng Nguyễn Sỹ Bình, qua đó chúng tôi có thể nhận ra được nhiều vấn đề.
Mở đầu bài “Nguyễn Sĩ Bình và tổ chức “Đảng Nhân Dân Hành Động” báo CAND viết:
“Sau khi được Chính phủ Việt Nam khoan hồng, tha cho về Mỹ, Nguyễn Sĩ Bình không những không từ bỏ âm mưu chống phá đất nước, mà ông ta còn dấn thêm một bước nữa với những thủ đoạn tinh vi hơn và đểu cáng hơn. Rút hết tiền bạc trong tài khoản tiết kiệm của vợ là bà Võ Thị Khánh, Nguyễn Sĩ Bình cặp bồ - rồi sống chung như vợ chồng với Nguyễn Thị An Nhàn, bác sĩ, mà Bình giới thiệu là "trợ lý cho chủ tịch đảng".
Dựa vào những bài đăng trên báo CAND, chúng tôi xin ghi lại những nét chính về Nguyễn Sỹ Bình như sau:
1.- Vài hàng lý lịch
Báo CAND cho biết: Nguyễn Sỹ Bình sinh năm 1955 tại làng Hội Phú, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Tháng 7/1974, Nguyễn Sĩ Bình thi đỗ tú tài đôi (tốt nghiệp THPT bây giờ) rồi sau đó, ông ta ghi danh vào Trường đại học tư Minh Đức, cơ sở đặt tại quận Phú Nhuận. Tháng 4/1975, khi Sài Gòn sắp sửa được giải phóng, Nguyễn Sĩ Bình theo chân một số sinh viên khác - vốn hoạt động ngầm cho Phòng Thông tin Hoa Kỳ, chạy sang Mỹ.
Hai năm đầu trên đất Mỹ, Bình làm việc cho Hãng Golden Gate Petroleum Co. tại bang California. Tích lũy được ít tiền, Bình xin nghỉ việc để tiếp tục con đường học vấn. Lấy được bằng kỹ sư tại Đại học Maryland, Bình về làm cho Công ty Bechtel Power Corp. Được ít lâu, Nguyễn Sĩ Bình chuyển sang một lĩnh vực không liên quan gì đến chuyên môn nhưng dễ kiếm tiền - đó là quản trị tiếp thị cho Công ty kinh doanh địa ốc General Development ở Miami, bang Florida, có chi nhánh tại Virginia...
2.- Hoạt động “chính trị”!
Theo báo CAND, vào tháng 8/1990, Nguyễn Sỹ Bình đơn thân về Việt Nam dưới hình thức thăm gia đình để tìm hiểu tình hình. Sau khi tiếp xúc với những thành phần “cơ hội, bất mãn trong nước cũng đang hí hửng vì cho rằng "cờ đã đến tay", Bình trở lại Mỹ bàn bạc với Bùi Duy Sinh, Hoàng Trọng Hiệp về những kế sách nhằm làm "tan rã chế độ XHCN ở Việt Nam"
Sau đó, Nguyễn Sỹ Bình khai sinh cái gọi là "Đảng Nhân Dân Hành Động" mà cộng đồng người Việt ở Mỹ thường mỉa mai là "Đảng Nhân Dân Hành... Lạc", và tự phong cho mình chức "chủ tịch" với các bí danh như Nguyễn Hùng Vinh, Tư Vinh
Tháng 4/1991 Hoàng Trọng Hiệp chuẩn bị "Tài liệu sáng lập 91" cho Nguyễn Sỹ Bình và Bùi Duy Sinh mang về Việt Nam. Tại nhà mẹ ruột ở đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 13, quận 10, Bình đưa bản tài liệu này cho các em của ông ta là Nguyễn Sĩ Tĩnh, Nguyễn Sĩ Linh A, Nguyễn Sĩ Linh B, cùng Trần Thị Bé Sáu (bạn của Linh A), đọc và góp ý kiến... Bên cạnh đó, Nguyễn Sỹ Bình còn bỏ tiền thuê nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác 2 bài hát "Hành khúc Việt Nam nhân dân hành động", và "Nỗi lòng người Việt" rồi in chung vào tập tài liệu.
Đầu tháng 10/1991, thông qua Linh B, Nguyễn Sĩ Bình kết nạp Lê Hoàng Lâm, giáo viên dạy tư ở Trà Ôn, Cần Thơ. Sau đó, Lâm lôi kéo được một số đối tượng như Dư Văn Thảnh, Lý Thanh Tòng, Nguyễn Thành Các, Cao Phước Tám, Nguyễn Sinh Từ - rồi tiếp theo là Lê Hà Hạp, Đặng Văn Được và Lê Hiền Lương, rồi hình thành nên "Nhóm Miền Tây".
Tại Sài Gòn, Bình còn dụ được Bạch Thị Xuân, Trần Thị Bé Sáu là bạn của mẹ và em gái ông ta, Xuân lại móc nối được Lâm Thiên Thu, Thông Minh Phước, nguyên là sĩ quan chế độ cũ.
Đầu năm 1992, Bình trở lại Việt Nam và dùng ngay nhà mẹ ruột của ông ta để tổ chức các lớp huấn luyện. Mỗi lớp kéo dài 3 ngày, gồm từ 5 đến 7 "đảng viên". Ai ở xa, Bình cho ăn, ở và 50 nghìn tiền đi đường…...
Ngày 25.4.1992, Cơ quan An ninh thuộc Bộ Công An bắt quả tang Nguyễn Sĩ Bình và 16 "đảng viên" khi tại lớp huấn luyện tại nhà mẹ đẻ Bình ở đường Cách Mạng Tháng Tám.
Báo CAND cho biết, sau khi bị bắt, Bình không còn tự đắc mà thành khẩn khai báo và xin tha. Bình cam kết: "Tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Nếu được tha, tôi cam kết sẽ không có những hành động gây hại cho an ninh đất nước..." .
Ngày 26.6.1993, Bình được “khoan hồng” và cho trở về lại Mỹ.
Đọc câu chuyện trên chúng ta thấy rằng nếu quả thật Nguyễn Sỹ Bình về Việt Nam tổ chức làm “cách mạng” như thế, thì cách thức hoạt động của Bình quá ấu trỉ, sa lưới là chuyện đương nhiên.
CHỐNG CỘNG KIỂU ÔNG CỐ NỘI
Theo báo CAND, sau khi trở về Mỹ, Bình không thực hiện những lời đã hứa mà tiếp tục huênh hoang, móc nối với Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi và phong cho ông ta làm “Phó Chủ Tịch Đảng Nhân Dân Hành Động” . Bác sĩ Ngãi sinh năm 1949 tại Quảng Ngãi và là một cựu trung úy của Quân Lực VNCH.
Báo CAND cho biết: Được sự trợ giúp của Bác Sĩ Ngãi, năm 1996, Bình tổ chức “Đại hội Đảng nhân dân hành động” lần thứ nhất và thứ hai tại Campuchia và Thái Lan, với âm mưu tuyển 500 người để huấn luyện rồi đưa vào Việt Nam.
Đây cũng là phương thức mà cán bộ CSVN Hoàng Việt Cương đã hướng dẫn Nguyễn Hữu Chánh làm năm 1999 dưới hình thức “Đại Hội Biên Thùy Đông Dương” tại Thái Lan để tập trung những thành phần chống đối còn lại ở Kampuchia và Thái Lan cho Công An hốt sạch.
1.- Câu các con mồi xuất đầu lộ diện
Theo tài liệu của Công An, tháng 10/1995, Bình cùng Nguyễn Thị An Nhàn, Nguyễn Lê Hiệt nhập cảnh vào Kampuchia, mang theo tài liệu... Sau khi tiếp xúc với Phan Văn Hy, Lê Văn Tính, Quang Minh, Nguyễn Tuấn Nam, Võ Hoàng Cương..., là những kẻ đã gia nhập "đảng", Bình mở lớp huấn luyện và lập "đảng bộ kiểu mẫu". Nhờ những thủ đoạn ấy, Bình lôi kéo được một số tên ăn không ngồi rồi tại Kampuchia,
Báo CAND nói rõ đầu tháng 2/1996, Nguyễn Sĩ Bình một lần nữa nhập cảnh Kampuchia với hộ chiếu mang tên Yao, tổ chức họp trù bị tại một ngôi chùa ở quận Chàm Kà Môn. Ngày 16.2.1996, Bình cho ra mắt cái gọi là "Đại Hội Đảng Nhân Dân Hành Động Lần Thứ Nhất” . Tuy nhiên, Bộ Nội vụ Kampuchia phát hiện có tổ chức chống phá Việt Nam nên đã truy bắt. Mặc dầu lúc đó ngành Công An ở Kampuchia đều do các cán bộ tình báo CSVN lãnh đạo, Nguyễn Sĩ Bình và Nguyễn Thị An Nhàn không bị bắt giữ mà chỉ bị trục xuất về Mỹ!
2.- Các con mồi bị sa lưới
Báo Sài Gòn Giải Phóng số ra ngày 12.9.1999, có đăng một bài tường thuật nói rằng sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam, Nguyễn Sỹ Bình đã qua Kampuchia, “tập hợp, lôi kéo một số phần tử phản động như Lê Văn Tính, Nguyễn Tuấn Nam, Bùi Đăng Thủy... thành lập một bộ phận của “Đảng Nhân Dân Hành Động” lấy tên là “Xứ Bộ Chùa Tháp” âm mưu về nước phá hoại. Đầu tháng 7/1997, các tên Bùi Đăng Thủy, Giáp Bảo An, Nguyễn Văn Sỹ, Đỗ Hữu Nam, Nguyễn Anh Hảo... lần lượt nhập cảnh trái phép về nước và bị bắt giữ.
Hãng AFP trích dẫn nguồn tin từ tòa án An Giang cho biết một nhóm 24 người thuộc Đảng Nhân Dân Hành Động đã bị truy tố và xét xử về tội “xâm nhập Việt Nam bất hợp pháp, và có hoạt động chống chính quyền cách mạng” . Theo bản án toà tuyên vào ngày 10.9.1999 sau ba ngày xét xử, ông Lê Văn Tính, 61 tuổi, một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ Hoa Kỳ trở về, bị kết án 20 năm tù. Số 23 người còn lại bị kêu án từ 18 đến 20 năm tù.
Tính lại, từ năm 1990 đến 1999, ba tổ chức “kháng chiến” là Liên Đảng Cách Mạng của Hoàng Việt Cương, Chính Phủ Việt Nam Tự Do của Nguyễn Hữu Chánh và Đảng Nhân Dân Hành Động của Nguyễn Sĩ Bình đã đưa vào lưới của Việt Cộng khoảng 320 người, trong đó có một số từ ngoại quốc trở về.
3.- Hợp thức hoá vai trò “chống cộng” của Nguyễn Xuân Ngãi
Mặc dầu năm 1997 các thành viên của Đảng Nhân Dân Hành Động đã bị bắt, đầu năm 1999, Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, Phó Chủ Tịch Đảng Nhân Dân Hành Động, vẫn được nhà cầm quyền CSVN chính thức cấp Visa cho về Việt Nam huấn luyện về kỷ thuật thông tim. Ông đã đến Sài Gòn ngày 22.2.1999. Chương trình huấn luyện được dự trù kéo dài từ 23.2.1999 đến 6.3.1999. Tuy nhiên, theo ông kể lại, khi thấy sự hiện diện của ông không thuận lợi, nhà cầm quyền chỉ bắt ông rời Việt Nam “sớm hơn dự định” mà thôi. Đây là một “thành tích chống Cộng” theo kiểu ông cố nội của thằng Việt Cộng!
THAY HÌNH ĐỔI DẠNG
Vì hoạt động của đảng Nhân Dân Hành Động đã gây nhiều nghi vấn trong cộng đồng người Việt hải ngoại, Nguyễn Sỹ Bình đã tìm cách thay hình đổi dạng.
Theo báo CAND, cuối năm 2005, ông Hoàng Minh Chính sang Mỹ để chữa bệnh, gặp Nguyễn Sỹ Bình và nhóm của y gồm Nguyễn Xuân Ngãi, Bùi Hữu Vị…. Qua lời xúi biểu của Nguyễn Sỹ Bình và các “chiến hữu”, năm 2006 ông Chính tuyên bố thành lập cái gọi là “Đảng Dân Chủ VN” . Mục đích của nhóm là kiếm một chỗ đứng mới.
Năm 2008, khi ông Hoàng Minh Chính qua đời, đã có những mâu thuẫn và tranh giành quyền lực trong “Đảng Dân Chủ VN” giữa nhóm hải ngoại và nhóm trong nước (gồm Nguyễn Tiến T, Trần Anh K, Trần K) về việc lãnh đạo “Đảng Dân Chủ VN”. Tuy nhiên, với khả năng tài chính của nhóm hải ngoại, ngày 9.8.2008 Nguyễn Sỹ Bình đã tiếm được vị trí Trưởng ban Thường Vụ, thay ông Hoàng Minh Chính điều hành “Đảng dân chủ VN”. Nhóm nội địa cho rằng Bình không xứng đáng và không thể nắm cùng một lúc hai chức vụ chủ chốt, vừa của “Đảng Nhân Dân Hành Động” vừa của “Đảng Dân Chủ VN”. Vì thế, ngày 23.8.2008, Bình phải tuyên bố rút tên ra khỏi Đảng Nhân Dân Hành Động để chuyên tâm lo “đại sự” của Đảng Dân Chủ VN.
Truong cuộc phỏng vấn của Phạm Khiêm, phóng viên đài BBC hôm 16.6.2009, Nguyễn Sỹ Bình nói rằng “ông không còn làm cho Đảng Nhân Dân Hành Động nữa, kể từ mùa hè năm trước” và việc “ông trao đổi với LS Lê Công Định chỉ là trên công việc riêng, và không có quan hệ gì với Đảng Nhân Đân Hành Động.”
Nhưng báo CAND cho rằng tuy hai nhóm đối tượng chống đối nêu trên có hai tên riêng biệt, “nhưng thực chất đều có chung số nhân sự và nguồn tài chính” .
LÊ CÔNG ĐỊNH BỊ TRÚNG KẾ
Theo các tin tức từ trong nước và các sự kiện chúng tôi vừa nêu trên đã cho thấy lớp tập huấn 3 ngày về phương pháp "đấu tranh bất bạo động" được nói là do Việt Tân (giả) tổ chức vào đầu tháng 3 năm 2009 tại Pattaya mà Lê Công Định đã tham dự, và cuộc gặp gỡ ngày 26.3.2009 giữa Nguyễn Sỹ Bình và Lê Công Định tại Phuket, Thái Lan, đều do Công An và Cục Tình Báo Hải Ngoại tổ chức. Lê Công Định tuy có nhiều nhiệt huyết, muốn làm một cái gì để đem lại những đổi mới trên quê hương, nhưng thiếu kinh nghiệm về hoạt động chính trị trong chế độ cộng sản, nên đã bị trúng kế. Cũng như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Lê Công Định đã suy nghĩ rằng với tư thế và uy tín quốc tế mà anh đã lập được, không ai dám đụng đến anh, nên anh đã ung dung qua Thái Lan họp. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm.
Tại nơi mở lớp huấn luyện và nơi gặp Nguyễn Sỹ Bình, nhân viên an ninh CSVN đã gài sẵn máy vi âm và máy quay phim. Do đó, khi nhân viên an ninh cho Lê Công Định nghe và xem lại những cuốn băng này, Lê Công Định không còn cách nào khác là nhận tội.
Dầu sao, Lê Công Định cũng đã nêu cao được gương can đảm của mình khi dám đưa ra những đòi hỏi làm cho chế độ nao núng và phải có biện pháp đối với anh. Chắc chắc sự can đảm và công lao của anh sẽ không trở thành vô ích.
Hôm 21.6.2008, khi báo Công An Nhân Dân cho phổ biến các tài liệu liên quan đến Nguyễn Sỹ Bình, nhiều người tin rằng con bài Nguyễn Sỹ Bình đã đến giai đoạn hết xài được nên sắp bị loại bỏ. Nhưng khi báo CAND và các báo trong nước đột ngột rút hết các tài liệu tố cáo Nguyễn Sỹ Bình xuống, chúng ta cần theo dõi kỹ vụ này một thời gian trước đi đưa ra những nhận định.
(Ngày 23.6.2009)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nhẹ Tênh - Floating
Nguyễn Đức Cung
06:30 24/06/2009
NHẸ TÊNH - floating
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Say mê một giấc mộng hồng
Xem ra rồi cũng bềnh bồng nhẹ tênh.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền