Phụng Vụ - Mục Vụ
Dứt khoát chọn làm môn đệ của Chúa
Lm. Đan Vinh
07:45 24/06/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG
Chúa Nhật 13 THƯỜNG NIÊN C
1 V 19,16b.19-21 ; Gl 5,1.13-18 ; Lc 9,51-62
DỨT KHOÁT CHỌN LÀM MÔN ĐỆ CỦA CHÚA
I. HOC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 9,51-62
(51) Khi đã tới ngày Đức Giêsu được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giêrusalem. (52) Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Samari để chuẩn bị cho Người đến. (53) Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giêrusalem. (54) Thấy thế, hai môn đệ Người là Giacôbê và ông Gioan nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không? (55) Nhưng Đức Giêsu quay lại quở mắng các ông (56) Rồi Thầy trò đi sang làng khác. Và Người nói với các ông: “Anh em không biết anh em thuộc loại thần khí nào. Vì Con Người không đến để làm cho người ta mất mạng, nhưng là để cứu mạng. (56) Rồi Thầy trò đi sang làng khác. (57) Thầy trò còn đang đi trên đường, thì có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”. (58) Người trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu”. (59) Đức Giêsu nói với một người khác: “Anh hãy theo tôi!” Người ấy thưa: “Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã”. (60) Đức Giêsu bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ! Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa”.
2. Ý CHÍNH: Bài Tin Mừng hôm này gồm hai phần:
Phần thứ nhất thuật lại câu chuyện Đức Giêsu bị dân làng ở miền Samari từ chối không cho trọ. Hai anh em Giacôbê và Gioan tức giận yêu cầu được sai lửa từ trời xuống thiêu hủy làng đó. Nhưng Đức Giêsu quở mắng các ông và Thầy trò đi sang làng khác.
Phần thứ hai ghi lại ba trường hợp người ta xin đi theo làm môn đệ Đức Giêsu. Trong mỗi trường hợp Đức Giêsu đều đòi người ta phải chọn lựa dứt khoát như sau:
+ Đối với kẻ thứ nhất xin theo, Người đòi anh ta phải chấp nhận cuộc sống thiếu thốn và không ổn định về vật chất.
+ Với người thứ hai, Đức Giêsu đòi anh phải ưu tiên lo việc Chúa hơn bản thân và gia đình.
+ Còn người thứ ba, Đức Giêsu đòi anh phải một lòng một ý lo phục vụ Nước Thiên Chúa.
3. CHÚ THÍCH:
- C 51-52): + Được rước lên trời: Đây là thành ngữ ám chỉ cái chết cũng như cuộc lên trời của Đức Giêsu (Tin Mừng Luca 9,31 chú thích về cuộc xuất hành của Người). + Nhất quyết đi lên Giêrusalem: Lên Giêrusalem để hoàn tất cuộc Vượt Qua. + Vào một làng người Samari: Người Do Thái tránh giao thiệp với người Samari và còn khinh dễ họ, vì họ không còn thuần chủng nữa, và vì niềm tin của họ đã có nhiều dị biệt với người Do thái. Nhưng Đức Giêsu lại cố ý vào trọ trong một làng người Samari. Điều này cho thấy Người chính là chủ chiên đến để tìm chiên lạc và đưa về đàn. Về sau, trước khi lên trời, Đức Giêsu truyền cho các Tông Đồ rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, trong đó có dân Samari (x. Cv 1,8). Các ông đã vâng lời Người: Philipphê loan báo Tin Mừng ở Samari (x. Cv 8,5). Các Tông Đồ ở Giêrusalem cũng cử ông Phêrô và ông Gioan đến với họ (Cv 8,14).
- C 53-56: + Dân làng không đón tiếp: Người Samari có ác cảm với người Do thái, đặc biệt những ai đi hành hương lên Giêrusalem. + Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy...?: Hai môn đệ Giacôbê và Gioan được gọi là “con của sấm sét” (x. Mc 3,17). Hai ông mới được nhìn thấy ngôn sứ Êlia trong cuộc biến hình của Đức Giêsu (x. Lc 9,28-36), nên giờ đây muốn dùng hình phạt mà giáng xuống trên kẻ thù giống như vị ngôn sứ này đã làm (x. 2V 1,10-12). + Quở mắng các ông: Đức Giêsu muốn các môn đệ hành xử theo giáo huấn mà Người đã dạy về cách đối xử với kẻ thù: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét mình. Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa mình và cầu nguyện cho kẻ vu khống mình (x. Lc 6,27-35). + Và Người nói với các ông: “Anh em không biết anh em thuộc loại thần khí nào. Vì Con Người không đến để làm cho người ta mất mạng, nhưng là để cứu mạng”: Đức Giêsu dạy cho các môn đệ biết việc báo thù là việc của thần dữ chứ không phải là việc của Thiên Chúa. Đức Giêsu xuống thế gian để kiện toàn luật Môsê vốn cho phép trả thù báo oán những kẻ làm hại mình. Đối với Đức Giêsu: Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa báo oán, mà là Thiên Chúa của tình thương. Tình thương thay thế hận thù, tha thứ thay thế báo oán và trừng phạt. Đó chính là tinh thần mà các môn đệ phải học tập. + Thầy trò đi sang làng khác: Điều này nói lên sự nhẫn nhịn của Đức Giêsu đối với những kẻ đối xử không tốt với mình.
- C 57-58: + Thầy trò còn đang đi trên đường, thì có kẻ thưa Người rằng: Luca ghi lại ở đây ba trường hợp về ơn kêu gọi theo Chúa. Trong ba trường hợp này thì hai trường hợp được Mátthêu thuật lại khi Đức Giêsu bắt đầu đi giảng đạo ở Galilê (x. Mt 6,19-22). Còn trường hợp thứ ba chỉ có trong Tin Mừng Luca. Qua ba trường hợp này, Luca muốn trình bày những đòi hỏi dứt khoát đối với những ai muốn làm môn đệ của Đức Giêsu. + “Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo... Con chồn có hang...”: Người này tự ý xin theo làm môn đệ và sẽ đi đến bất cứ nơi nào. Nhưng Đức Giêsu cho anh ta thấy cuộc sống theo Chúa là một cuộc sống khó nghèo và không ổn định. “Không có chỗ dựa đầu”, nghĩa là không có sự bảo đảm về vật chất giống như một con vật sống trong rừng!
- C 59-60: + “Xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã”: Trong Tin Mừng Mátthêu, người xin làm môn đệ ngỏ lời trước (x. Mt 8,21-22), còn trong Tin Mừng Luca, chính Đức Giêsu kêu gọi anh ta trước. Anh ta tỏ thái độ thiếu dứt khoát qua lời cầu xin được về nhà phụng dưỡng cha. Sau khi cha chết và lo mai táng cho cha xong, anh mới đi theo làm môn đệ Người. Tại Pa-les-tin việc chôn cất người chết phải được thực hiện ngay trong ngày, nên khó mà nghĩ rằng Đức Giêsu lại không đồng ý cho anh ta lưu lại vài giờ để chôn cất cha cho tròn chữ hiếu. + “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ”: Chắc chắn Đức Giêsu không cho bổn phận hiếu thảo với cha mẹ là không đáng kể (x. Mt 15,5-9 ; 1 Tm 5,8). Nhưng khi phải lựa chọn giữa việc phục vụ gia đình với việc rao giảng Tin Mừng, thì Người đòi môn đệ phải ưu tiên chọn việc phục vụ Chúa.
4. CÂU HỎI:
1) Khi dùng thành ngữ “Được rước lên trời”, tác giả Luca muốn ám chỉ điều gì về cuộc xuất hành của Người ? 2) Đức Giêsu nhất quyết đi lên Giêrusalem để làm gì ? 3) Tại sao người Do Thái tránh giao thiệp và khinh thường người Samari, đang khi Đức Giêsu lại sẵn sàng đến với họ ? Hãy kể ra một số trường hợp cụ thể Người đã làm như vậy ? 4) So sánh phản ứng của hai môn đệ Giacôbê, Gioan và của Đức Giêsu trước sự từ chối đón tiếp thầy trò của dân làng Samari ? Đức Giêsu muốn môn đệ Người phản ứng thế nào ? 5) Người dạy và làm gì để nêu gương nhẫn nhịn cho các ông ? 6) Hãy kể ra ba trường hợp người ta xin làm môn đệ Đức Giêsu và đòi hỏi của Người với mỗi trường hợp thế nào ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa” (Lc 9,60).
2. CÂU CHUYỆN:
1) TU ĐÒI PHẢI TỪ BỎ LÒNG HAM MÊ CỦA CẢI TRẦN GIAN:
Một vị linh sư Ấn độ đang ngồi tịnh niệm bên bờ sông thì có một thanh niên ăn mặc bảnh bao đến xin làm đệ tử. Anh ta rón rén đến bên và đặt dưới chân vị linh sư hai viên ngọc quí để làm lễ vật ra mắt. Vị linh sư cầm lấy một viên và ném xuống sông. Tiếc của, anh thanh niên giàu có vội nhảy xuống sông và lặn xuống đáy hồ cố tìm lấy lại viên ngọc quí giá. Nhưng sau một ngày vất vả tìm kiếm mà viên ngọc vẫn biệt tăm. Chiếu đến, với vẻ mặt thất vọng, anh thanh niên đến chỗ vị linh sư xin ông chỉ đích xác chỗ đã ném viên ngọc. Bấy giờ vị linh sư liền cầm viên ngọc thứ hai, tiếp tục ném xuống sông và nói: “Ta đã ném vào chỗ đó. Anh hãy lặn xuống mà tìm”. Chàng thanh niên hiểu rằng thầy muốn anh phải dứt khoát từ bỏ lòng ham mê của cải trần gian như điều kiện tiên quyết phải có để có thể đi theo làm học trò của thầy.
2) TU LÀ DỨT KHOÁT TỪ BỎ ĐỂ CÓ LỐI SỐNG SIÊU THOÁT:
Ở một làng nọ thuộc miền quê Ấn độ, có một đạo sĩ tên là Sadhu. Với lối sống đơn giản trong nhiều năm, ông đã gần đạt đến sự siêu thoát hoàn toàn của bậc thánh nhân. Ông đã được dân chúng quanh vùng quí mến, và họ đã lũ lượt kéo nhau đến bái ông làm thầy dạy đạo.
Một ngày kia, thấy vị đạo sĩ ăn mặc sơ sài, có người đã mang đến biếu mấy mảnh vải tốt để ông may áo che thân. Rồi khi Sadhu ngồi thiền, bầy chuột tưởng ông là tượng gỗ, rủ nhau đến rúc vào áo của ông gặm nhấm. Có người thấy thế tội nghiệp, liền mang đến biếu ông một chú mèo con làm bầu bạn và giúp ông xua đuổi lũ chuột quấy phá kia. Dân làng lại thương mèo con không có gì ăn liền đem sữa tươi đến nuôi mèo. Rồi một ngày nọ, một bà giàu có từ phương xa nghe tiếng thơm nhân đức của vị đạo sĩ, đã đến thăm và tặng ông một con bò để ông có sữa uống và có thể nuôi mèo. Dân làng cũng làm một cái chuồng giúp ông nuôi bò. Khi thấy bò có chuồng mà đạo sĩ lại không có nhà, dân làng liền hè nhau đến làm cho đạo sĩ một chiếc chòi bằng lá để ông có thể trú nắng che mưa.
Từ khi có thêm của cải, đạo sĩ không còn có giờ tu niệm như trước. Hằng ngày ông phải bận rộn đi cắt cỏ về nuôi bò để lấy sữa uống, rồi còn phải chăm sóc cho mèo để nó giúp ông đuổi lũ chuột. Ông cũng phải chăm lo sửa sang căn chòi bị dột. Dân làng thương ông vất vả, nên đã nhờ một người đàn bà đến giúp ông làm công việc nhà để ông có giờ ngồi thiền.
Từ đó đạo sĩ đã có áo quần che thân, có mèo giúp đuổi chuột, có bò cung cấp thức ăn hằng ngày, có c ăn chòi khang trang để ở, có người đàn bà đến chăm sóc cho mình... Chẳng bao lâu sau, đạo sĩ không còn thích ngồi thiền tu niệm nữa, vì ông phải quan tâm bảo vệ những gì đang sở hữu. Rồi ông đã lấy người đàn bà kia làm vợ, và chấm dứt cuộc đời hạnh tu !!!
Câu chuyện trên cho thấy: Bao lâu chọn nếp sống đơn giản, đạo sĩ Sadhu đã nổi tiếng là một tu sĩ đắc đạo. Nhưng từ khi sở hữu nhiều của cải vật chất thì ông cũng dần dần xa rời lý tưởng tu hành của mình. Trong Hội Thánh Công Giáo cũng như trong các tôn giáo khác, các vị đại thánh đều có điểm giống nhau là các ngài đã chọn lối sống khắc khổ, sẵn sàng từ bỏ các tiện nghi vật chất và quyết tâm không dính bén với các của cải vật chất. Nhờ đó các ngài mới có một lối sống siêu thoát làm đẹp lòng Đấng thiêng liêng và được mọi người nể phục.
3. THẢO LUẬN:
1) Trong cuộc sống hàng ngày, hãy kể ra những điều bạn cho là quan trọng và cần phải làm ngay. Tại sao ? 2) Sống đúng tinh thần khoan dung của Đức Giêsu dễ hay khó ? Tại sao ? 3) Bạn quyết tâm sẽ phản ứng thế nào khi bị kẻ khác đối xử không tốt để xứng đáng làm môn đệ Đức Giêsu ?
4. SUY NIỆM:
1) GƯƠNG TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ SỐNG SIÊU THOÁT NHƯ ÊLISA:
Bài đọc 1 hôm nay kể chuyện Êlisa quyết tâm theo Êlia để làm ngôn sứ. Êlisa là nông dân, đang cày ruộng với 12 cặp bò. Nghe ngôn sứ Êlia kêu gọi, Êlisa đã bày tỏ lòng quyết tâm đi theo thầy Êlia bằng việc chẻ các cày gỗ làm củi, giết bò làm lễ vật, rồi thiêu đốt tất cả để dâng tiến Chúa, rồi đi theo làm môn đệ thầy. Ruộng đất, trâu bò, cày cuốc là tài sản của nông dân. Đốt cày cuốc, làm thịt trâu bò, có nghĩa là từ bỏ tài sản, là đoạn tuyệt với nghề nghiệp cũ. Đó là một lựa chọn dứt khoát. Ra đi không vướng bận, không luyến tiếc những gì đã có. Đó là thái độ dứt khoát phó thác và hoàn toàn vâng phục.
2) DỨT KHOÁT TỪ BỎ MỌI SỰ LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO LÀM MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU:
Qua 3 trường hợp theo Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đòi hỏi những kẻ muốn theo làm môn đệ của Người phải có thái độ dứt khoát như sau:
+ Quyết tâm từ bỏ lối sống an nhàn hưởng thụ: Người thứ nhất xin đi theo Đức Giêsu đến bất cứ nơi nào. Nhưng Người đòi anh phải chọn lựa: theo Thầy thì phải chấp nhận cuộc sống nay đây mai đó và sống thanh thoát với của cải vật chất là “không có chỗ tựa đầu”. Chính Đức Giêsu đã thực hiện điều này ngay từ khi mới sinh như Tin Mừng Luca đã ghi nhận : “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2,7). Cuối cùng, trên thập giá, Người đã bị lột áo và bị đóng đanh chân tay vào thập giá. Trong Tin Mừng, chúng ta không thấy chỗ nào đề cập đến một ngôi nhà riêng của Đức Giêsu hoặc của nhóm Mười Hai môn đệ.
+ Ưu tiên chọn trung thành với sứ vụ: Người thứ hai được Đức Giêsu kêu gọi đã sẵn sàng đi theo Chúa. Nhưng anh ta xin về nhà phụng dưỡng cha già, đến khi cha chết rồi mới đi theo. Nhưng Người đòi anh phải dứt khoát chọn ngay sứ vụ đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa. Việc báo hiếu cha mẹ là việc quan trọng nhất theo quan niệm thông thường của người đời, cũng không thể làm trì hoãn việc rao giảng Nước Thiên Chúa.
+ Sẵn sàng dứt khoát thoát ly gia đình: Người thứ ba xin đi theo Đức Giêsu, nhưng xin được về nhà từ giã gia đình trước đã. Nhưng Người đòi anh ta phải chọn lựa, dứt khoát chọn thoát ly tình cảm gia đình: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa”. Thực ra, Đức Giêsu rất coi trọng việc con cái phải giữ bổn phận hiếu kính đối với cha mẹ (x. Mt 15,4). Nhưng Người cũng dạy chúng ta phải ưu tiên tìm kiếm Nước Thiên Chúa (x. Lc 14,26). Chúng ta hãy ưu tiên lo việc Chúa trước, còn những sự khác Chúa sẽ lo giúp chúng ta sau.
3) CON ĐƯỜNG THEO CHÚA HÔM NAY:
Đối với những người được Chúa mời gọi hiến thân phục vụ Nước Thiên Chúa, lời Chúa hôm nay đòi chúng ta hãy kiểm điểm về lối sống và sự chọn lựa của mình:
+ Chúng ta có ưu tiên chọn Chúa Giêsu và Nước Thiên Chúa hơn tất cả những điều khác không ? Nếu chúng ta còn coi tiền bạc, địa vị, sắc đẹp … hay điều gì đó hơn cả Chúa thì chúng ta sẽ không xứng đáng với Nước Thiên Chúa. Thánh Phaolô cũng nêu gương về thái độ ưu tiên chọn theo Chúa như sau: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Ki-tô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người.” (Pl 3,7-8).
+ Thực ra, cũng có nhiều người muốn đi theo làm môn đệ của Chúa Giêsu. Nhưng họ chỉ muốn theo Chúa khi việc theo Chúa này phù hợp với ước muốn của họ, có lợi cho bản thân họ giống như Nhóm Mười Hai đi theo Đức Giêsu để được địa vị chức quyền khi Người lên làm Vua, chứ không muốn theo Chúa để phải qua đau khổ sự chết thập giá rồi mới được vào trong vinh quang phục sinh như ý Thiên Chúa. Khi theo Chúa, chúng ta phải chấp nhận những sự rủi ro, thua thiệt có thể gặp phải; Chúng ta cũng phải từ bỏ những gì không phù hợp với thánh ý Chúa muốn, không xứng đáng với sự thánh thiện vô cùng của Chúa; Theo Chúa đúng nghĩa đòi chúng ta phải sẵn sàng từ bỏ những gì khiến chúng ta bị lìa xa Chúa hoặc cản đường chúng ta đến kết hiệp với Người. Theo Chúa đúng nghĩa chính là thái độ hoàn toàn tín thác cậy trông vào Chúa, để cả cuộc đời của chúng ta chỉ thuộc về một mình Chúa mà thôi. Chúng ta có sẵn sàng theo Chúa đi con đường hẹp, leo dốc và có nguy cơ bị bách hại như vậy hay không ?
5. NGUYỆN CẦU:
1) LẠY CHÚA GIÊSU. Giàu sang, danh vọng, khoái lạc... là những điều hấp dẫn chúng con và trói buộc chúng con, không cho chúng con có thể hướng thượng. Xin giải thoát chúng con khỏi sự say mê tìm kiếm kho tàng vật chất dưới trần gian, để ưu tiên tìm phụng sự Nước Thiên Chúa. Lạy Chúa. Ước gì chúng con có thái độ dứt khoát từ bỏ những gì mình đang chiếm hữu, để mua được viên ngọc quí Nước Trời. Ước gì chúng con không bao giờ quay lưng trước lời Chúa mời gọi chúng con hôm nay.
2) LẠY CHÚA. Con cảm thấy Chúa đòi hỏi những ai muốn đi theo làm môn đệ Chúa hơi nhiều: Vì Chúa không có chỗ dựa đầu, nên Chúa đòi con phải hãm mình để có lối sống đơn sơ siêu thoát. Chúa còn muốn con phải ưu tiên rao truyền Triều Đại của Thiên Chúa, phải đặt tình cảm gia đình sau việc phụng sự Chúa như lời Chúa phán : “Ai muốn theo Thầy phải bỏ mình, vác thập giá hàng ngày mà đi theo Thầy”. Nếu chỉ cậy dựa vào sức riêng mình, chắc chắn con sẽ khó lòng đi theo Chúa. Nhưng nếu có ơn Chúa giúp, con sẽ làm được mọi sự. Xin giúp con sống quảng đại với Chúa như Chúa đã từng quảng đại với con. Xin cho con biết noi gương Chúa: luôn quên mình và nghĩ tới người khác, để con xứng đáng trở nên môn đệ đích thực của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Chúa Nhật 13 THƯỜNG NIÊN C
1 V 19,16b.19-21 ; Gl 5,1.13-18 ; Lc 9,51-62
DỨT KHOÁT CHỌN LÀM MÔN ĐỆ CỦA CHÚA
I. HOC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 9,51-62
(51) Khi đã tới ngày Đức Giêsu được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giêrusalem. (52) Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Samari để chuẩn bị cho Người đến. (53) Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giêrusalem. (54) Thấy thế, hai môn đệ Người là Giacôbê và ông Gioan nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không? (55) Nhưng Đức Giêsu quay lại quở mắng các ông (56) Rồi Thầy trò đi sang làng khác. Và Người nói với các ông: “Anh em không biết anh em thuộc loại thần khí nào. Vì Con Người không đến để làm cho người ta mất mạng, nhưng là để cứu mạng. (56) Rồi Thầy trò đi sang làng khác. (57) Thầy trò còn đang đi trên đường, thì có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”. (58) Người trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu”. (59) Đức Giêsu nói với một người khác: “Anh hãy theo tôi!” Người ấy thưa: “Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã”. (60) Đức Giêsu bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ! Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa”.
2. Ý CHÍNH: Bài Tin Mừng hôm này gồm hai phần:
Phần thứ nhất thuật lại câu chuyện Đức Giêsu bị dân làng ở miền Samari từ chối không cho trọ. Hai anh em Giacôbê và Gioan tức giận yêu cầu được sai lửa từ trời xuống thiêu hủy làng đó. Nhưng Đức Giêsu quở mắng các ông và Thầy trò đi sang làng khác.
Phần thứ hai ghi lại ba trường hợp người ta xin đi theo làm môn đệ Đức Giêsu. Trong mỗi trường hợp Đức Giêsu đều đòi người ta phải chọn lựa dứt khoát như sau:
+ Đối với kẻ thứ nhất xin theo, Người đòi anh ta phải chấp nhận cuộc sống thiếu thốn và không ổn định về vật chất.
+ Với người thứ hai, Đức Giêsu đòi anh phải ưu tiên lo việc Chúa hơn bản thân và gia đình.
+ Còn người thứ ba, Đức Giêsu đòi anh phải một lòng một ý lo phục vụ Nước Thiên Chúa.
3. CHÚ THÍCH:
- C 51-52): + Được rước lên trời: Đây là thành ngữ ám chỉ cái chết cũng như cuộc lên trời của Đức Giêsu (Tin Mừng Luca 9,31 chú thích về cuộc xuất hành của Người). + Nhất quyết đi lên Giêrusalem: Lên Giêrusalem để hoàn tất cuộc Vượt Qua. + Vào một làng người Samari: Người Do Thái tránh giao thiệp với người Samari và còn khinh dễ họ, vì họ không còn thuần chủng nữa, và vì niềm tin của họ đã có nhiều dị biệt với người Do thái. Nhưng Đức Giêsu lại cố ý vào trọ trong một làng người Samari. Điều này cho thấy Người chính là chủ chiên đến để tìm chiên lạc và đưa về đàn. Về sau, trước khi lên trời, Đức Giêsu truyền cho các Tông Đồ rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, trong đó có dân Samari (x. Cv 1,8). Các ông đã vâng lời Người: Philipphê loan báo Tin Mừng ở Samari (x. Cv 8,5). Các Tông Đồ ở Giêrusalem cũng cử ông Phêrô và ông Gioan đến với họ (Cv 8,14).
- C 53-56: + Dân làng không đón tiếp: Người Samari có ác cảm với người Do thái, đặc biệt những ai đi hành hương lên Giêrusalem. + Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy...?: Hai môn đệ Giacôbê và Gioan được gọi là “con của sấm sét” (x. Mc 3,17). Hai ông mới được nhìn thấy ngôn sứ Êlia trong cuộc biến hình của Đức Giêsu (x. Lc 9,28-36), nên giờ đây muốn dùng hình phạt mà giáng xuống trên kẻ thù giống như vị ngôn sứ này đã làm (x. 2V 1,10-12). + Quở mắng các ông: Đức Giêsu muốn các môn đệ hành xử theo giáo huấn mà Người đã dạy về cách đối xử với kẻ thù: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét mình. Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa mình và cầu nguyện cho kẻ vu khống mình (x. Lc 6,27-35). + Và Người nói với các ông: “Anh em không biết anh em thuộc loại thần khí nào. Vì Con Người không đến để làm cho người ta mất mạng, nhưng là để cứu mạng”: Đức Giêsu dạy cho các môn đệ biết việc báo thù là việc của thần dữ chứ không phải là việc của Thiên Chúa. Đức Giêsu xuống thế gian để kiện toàn luật Môsê vốn cho phép trả thù báo oán những kẻ làm hại mình. Đối với Đức Giêsu: Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa báo oán, mà là Thiên Chúa của tình thương. Tình thương thay thế hận thù, tha thứ thay thế báo oán và trừng phạt. Đó chính là tinh thần mà các môn đệ phải học tập. + Thầy trò đi sang làng khác: Điều này nói lên sự nhẫn nhịn của Đức Giêsu đối với những kẻ đối xử không tốt với mình.
- C 57-58: + Thầy trò còn đang đi trên đường, thì có kẻ thưa Người rằng: Luca ghi lại ở đây ba trường hợp về ơn kêu gọi theo Chúa. Trong ba trường hợp này thì hai trường hợp được Mátthêu thuật lại khi Đức Giêsu bắt đầu đi giảng đạo ở Galilê (x. Mt 6,19-22). Còn trường hợp thứ ba chỉ có trong Tin Mừng Luca. Qua ba trường hợp này, Luca muốn trình bày những đòi hỏi dứt khoát đối với những ai muốn làm môn đệ của Đức Giêsu. + “Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo... Con chồn có hang...”: Người này tự ý xin theo làm môn đệ và sẽ đi đến bất cứ nơi nào. Nhưng Đức Giêsu cho anh ta thấy cuộc sống theo Chúa là một cuộc sống khó nghèo và không ổn định. “Không có chỗ dựa đầu”, nghĩa là không có sự bảo đảm về vật chất giống như một con vật sống trong rừng!
- C 59-60: + “Xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã”: Trong Tin Mừng Mátthêu, người xin làm môn đệ ngỏ lời trước (x. Mt 8,21-22), còn trong Tin Mừng Luca, chính Đức Giêsu kêu gọi anh ta trước. Anh ta tỏ thái độ thiếu dứt khoát qua lời cầu xin được về nhà phụng dưỡng cha. Sau khi cha chết và lo mai táng cho cha xong, anh mới đi theo làm môn đệ Người. Tại Pa-les-tin việc chôn cất người chết phải được thực hiện ngay trong ngày, nên khó mà nghĩ rằng Đức Giêsu lại không đồng ý cho anh ta lưu lại vài giờ để chôn cất cha cho tròn chữ hiếu. + “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ”: Chắc chắn Đức Giêsu không cho bổn phận hiếu thảo với cha mẹ là không đáng kể (x. Mt 15,5-9 ; 1 Tm 5,8). Nhưng khi phải lựa chọn giữa việc phục vụ gia đình với việc rao giảng Tin Mừng, thì Người đòi môn đệ phải ưu tiên chọn việc phục vụ Chúa.
4. CÂU HỎI:
1) Khi dùng thành ngữ “Được rước lên trời”, tác giả Luca muốn ám chỉ điều gì về cuộc xuất hành của Người ? 2) Đức Giêsu nhất quyết đi lên Giêrusalem để làm gì ? 3) Tại sao người Do Thái tránh giao thiệp và khinh thường người Samari, đang khi Đức Giêsu lại sẵn sàng đến với họ ? Hãy kể ra một số trường hợp cụ thể Người đã làm như vậy ? 4) So sánh phản ứng của hai môn đệ Giacôbê, Gioan và của Đức Giêsu trước sự từ chối đón tiếp thầy trò của dân làng Samari ? Đức Giêsu muốn môn đệ Người phản ứng thế nào ? 5) Người dạy và làm gì để nêu gương nhẫn nhịn cho các ông ? 6) Hãy kể ra ba trường hợp người ta xin làm môn đệ Đức Giêsu và đòi hỏi của Người với mỗi trường hợp thế nào ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa” (Lc 9,60).
2. CÂU CHUYỆN:
1) TU ĐÒI PHẢI TỪ BỎ LÒNG HAM MÊ CỦA CẢI TRẦN GIAN:
Một vị linh sư Ấn độ đang ngồi tịnh niệm bên bờ sông thì có một thanh niên ăn mặc bảnh bao đến xin làm đệ tử. Anh ta rón rén đến bên và đặt dưới chân vị linh sư hai viên ngọc quí để làm lễ vật ra mắt. Vị linh sư cầm lấy một viên và ném xuống sông. Tiếc của, anh thanh niên giàu có vội nhảy xuống sông và lặn xuống đáy hồ cố tìm lấy lại viên ngọc quí giá. Nhưng sau một ngày vất vả tìm kiếm mà viên ngọc vẫn biệt tăm. Chiếu đến, với vẻ mặt thất vọng, anh thanh niên đến chỗ vị linh sư xin ông chỉ đích xác chỗ đã ném viên ngọc. Bấy giờ vị linh sư liền cầm viên ngọc thứ hai, tiếp tục ném xuống sông và nói: “Ta đã ném vào chỗ đó. Anh hãy lặn xuống mà tìm”. Chàng thanh niên hiểu rằng thầy muốn anh phải dứt khoát từ bỏ lòng ham mê của cải trần gian như điều kiện tiên quyết phải có để có thể đi theo làm học trò của thầy.
2) TU LÀ DỨT KHOÁT TỪ BỎ ĐỂ CÓ LỐI SỐNG SIÊU THOÁT:
Ở một làng nọ thuộc miền quê Ấn độ, có một đạo sĩ tên là Sadhu. Với lối sống đơn giản trong nhiều năm, ông đã gần đạt đến sự siêu thoát hoàn toàn của bậc thánh nhân. Ông đã được dân chúng quanh vùng quí mến, và họ đã lũ lượt kéo nhau đến bái ông làm thầy dạy đạo.
Một ngày kia, thấy vị đạo sĩ ăn mặc sơ sài, có người đã mang đến biếu mấy mảnh vải tốt để ông may áo che thân. Rồi khi Sadhu ngồi thiền, bầy chuột tưởng ông là tượng gỗ, rủ nhau đến rúc vào áo của ông gặm nhấm. Có người thấy thế tội nghiệp, liền mang đến biếu ông một chú mèo con làm bầu bạn và giúp ông xua đuổi lũ chuột quấy phá kia. Dân làng lại thương mèo con không có gì ăn liền đem sữa tươi đến nuôi mèo. Rồi một ngày nọ, một bà giàu có từ phương xa nghe tiếng thơm nhân đức của vị đạo sĩ, đã đến thăm và tặng ông một con bò để ông có sữa uống và có thể nuôi mèo. Dân làng cũng làm một cái chuồng giúp ông nuôi bò. Khi thấy bò có chuồng mà đạo sĩ lại không có nhà, dân làng liền hè nhau đến làm cho đạo sĩ một chiếc chòi bằng lá để ông có thể trú nắng che mưa.
Từ khi có thêm của cải, đạo sĩ không còn có giờ tu niệm như trước. Hằng ngày ông phải bận rộn đi cắt cỏ về nuôi bò để lấy sữa uống, rồi còn phải chăm sóc cho mèo để nó giúp ông đuổi lũ chuột. Ông cũng phải chăm lo sửa sang căn chòi bị dột. Dân làng thương ông vất vả, nên đã nhờ một người đàn bà đến giúp ông làm công việc nhà để ông có giờ ngồi thiền.
Từ đó đạo sĩ đã có áo quần che thân, có mèo giúp đuổi chuột, có bò cung cấp thức ăn hằng ngày, có c ăn chòi khang trang để ở, có người đàn bà đến chăm sóc cho mình... Chẳng bao lâu sau, đạo sĩ không còn thích ngồi thiền tu niệm nữa, vì ông phải quan tâm bảo vệ những gì đang sở hữu. Rồi ông đã lấy người đàn bà kia làm vợ, và chấm dứt cuộc đời hạnh tu !!!
Câu chuyện trên cho thấy: Bao lâu chọn nếp sống đơn giản, đạo sĩ Sadhu đã nổi tiếng là một tu sĩ đắc đạo. Nhưng từ khi sở hữu nhiều của cải vật chất thì ông cũng dần dần xa rời lý tưởng tu hành của mình. Trong Hội Thánh Công Giáo cũng như trong các tôn giáo khác, các vị đại thánh đều có điểm giống nhau là các ngài đã chọn lối sống khắc khổ, sẵn sàng từ bỏ các tiện nghi vật chất và quyết tâm không dính bén với các của cải vật chất. Nhờ đó các ngài mới có một lối sống siêu thoát làm đẹp lòng Đấng thiêng liêng và được mọi người nể phục.
3. THẢO LUẬN:
1) Trong cuộc sống hàng ngày, hãy kể ra những điều bạn cho là quan trọng và cần phải làm ngay. Tại sao ? 2) Sống đúng tinh thần khoan dung của Đức Giêsu dễ hay khó ? Tại sao ? 3) Bạn quyết tâm sẽ phản ứng thế nào khi bị kẻ khác đối xử không tốt để xứng đáng làm môn đệ Đức Giêsu ?
4. SUY NIỆM:
1) GƯƠNG TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ SỐNG SIÊU THOÁT NHƯ ÊLISA:
Bài đọc 1 hôm nay kể chuyện Êlisa quyết tâm theo Êlia để làm ngôn sứ. Êlisa là nông dân, đang cày ruộng với 12 cặp bò. Nghe ngôn sứ Êlia kêu gọi, Êlisa đã bày tỏ lòng quyết tâm đi theo thầy Êlia bằng việc chẻ các cày gỗ làm củi, giết bò làm lễ vật, rồi thiêu đốt tất cả để dâng tiến Chúa, rồi đi theo làm môn đệ thầy. Ruộng đất, trâu bò, cày cuốc là tài sản của nông dân. Đốt cày cuốc, làm thịt trâu bò, có nghĩa là từ bỏ tài sản, là đoạn tuyệt với nghề nghiệp cũ. Đó là một lựa chọn dứt khoát. Ra đi không vướng bận, không luyến tiếc những gì đã có. Đó là thái độ dứt khoát phó thác và hoàn toàn vâng phục.
2) DỨT KHOÁT TỪ BỎ MỌI SỰ LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO LÀM MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU:
Qua 3 trường hợp theo Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đòi hỏi những kẻ muốn theo làm môn đệ của Người phải có thái độ dứt khoát như sau:
+ Quyết tâm từ bỏ lối sống an nhàn hưởng thụ: Người thứ nhất xin đi theo Đức Giêsu đến bất cứ nơi nào. Nhưng Người đòi anh phải chọn lựa: theo Thầy thì phải chấp nhận cuộc sống nay đây mai đó và sống thanh thoát với của cải vật chất là “không có chỗ tựa đầu”. Chính Đức Giêsu đã thực hiện điều này ngay từ khi mới sinh như Tin Mừng Luca đã ghi nhận : “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2,7). Cuối cùng, trên thập giá, Người đã bị lột áo và bị đóng đanh chân tay vào thập giá. Trong Tin Mừng, chúng ta không thấy chỗ nào đề cập đến một ngôi nhà riêng của Đức Giêsu hoặc của nhóm Mười Hai môn đệ.
+ Ưu tiên chọn trung thành với sứ vụ: Người thứ hai được Đức Giêsu kêu gọi đã sẵn sàng đi theo Chúa. Nhưng anh ta xin về nhà phụng dưỡng cha già, đến khi cha chết rồi mới đi theo. Nhưng Người đòi anh phải dứt khoát chọn ngay sứ vụ đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa. Việc báo hiếu cha mẹ là việc quan trọng nhất theo quan niệm thông thường của người đời, cũng không thể làm trì hoãn việc rao giảng Nước Thiên Chúa.
+ Sẵn sàng dứt khoát thoát ly gia đình: Người thứ ba xin đi theo Đức Giêsu, nhưng xin được về nhà từ giã gia đình trước đã. Nhưng Người đòi anh ta phải chọn lựa, dứt khoát chọn thoát ly tình cảm gia đình: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa”. Thực ra, Đức Giêsu rất coi trọng việc con cái phải giữ bổn phận hiếu kính đối với cha mẹ (x. Mt 15,4). Nhưng Người cũng dạy chúng ta phải ưu tiên tìm kiếm Nước Thiên Chúa (x. Lc 14,26). Chúng ta hãy ưu tiên lo việc Chúa trước, còn những sự khác Chúa sẽ lo giúp chúng ta sau.
3) CON ĐƯỜNG THEO CHÚA HÔM NAY:
Đối với những người được Chúa mời gọi hiến thân phục vụ Nước Thiên Chúa, lời Chúa hôm nay đòi chúng ta hãy kiểm điểm về lối sống và sự chọn lựa của mình:
+ Chúng ta có ưu tiên chọn Chúa Giêsu và Nước Thiên Chúa hơn tất cả những điều khác không ? Nếu chúng ta còn coi tiền bạc, địa vị, sắc đẹp … hay điều gì đó hơn cả Chúa thì chúng ta sẽ không xứng đáng với Nước Thiên Chúa. Thánh Phaolô cũng nêu gương về thái độ ưu tiên chọn theo Chúa như sau: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Ki-tô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người.” (Pl 3,7-8).
+ Thực ra, cũng có nhiều người muốn đi theo làm môn đệ của Chúa Giêsu. Nhưng họ chỉ muốn theo Chúa khi việc theo Chúa này phù hợp với ước muốn của họ, có lợi cho bản thân họ giống như Nhóm Mười Hai đi theo Đức Giêsu để được địa vị chức quyền khi Người lên làm Vua, chứ không muốn theo Chúa để phải qua đau khổ sự chết thập giá rồi mới được vào trong vinh quang phục sinh như ý Thiên Chúa. Khi theo Chúa, chúng ta phải chấp nhận những sự rủi ro, thua thiệt có thể gặp phải; Chúng ta cũng phải từ bỏ những gì không phù hợp với thánh ý Chúa muốn, không xứng đáng với sự thánh thiện vô cùng của Chúa; Theo Chúa đúng nghĩa đòi chúng ta phải sẵn sàng từ bỏ những gì khiến chúng ta bị lìa xa Chúa hoặc cản đường chúng ta đến kết hiệp với Người. Theo Chúa đúng nghĩa chính là thái độ hoàn toàn tín thác cậy trông vào Chúa, để cả cuộc đời của chúng ta chỉ thuộc về một mình Chúa mà thôi. Chúng ta có sẵn sàng theo Chúa đi con đường hẹp, leo dốc và có nguy cơ bị bách hại như vậy hay không ?
5. NGUYỆN CẦU:
1) LẠY CHÚA GIÊSU. Giàu sang, danh vọng, khoái lạc... là những điều hấp dẫn chúng con và trói buộc chúng con, không cho chúng con có thể hướng thượng. Xin giải thoát chúng con khỏi sự say mê tìm kiếm kho tàng vật chất dưới trần gian, để ưu tiên tìm phụng sự Nước Thiên Chúa. Lạy Chúa. Ước gì chúng con có thái độ dứt khoát từ bỏ những gì mình đang chiếm hữu, để mua được viên ngọc quí Nước Trời. Ước gì chúng con không bao giờ quay lưng trước lời Chúa mời gọi chúng con hôm nay.
2) LẠY CHÚA. Con cảm thấy Chúa đòi hỏi những ai muốn đi theo làm môn đệ Chúa hơi nhiều: Vì Chúa không có chỗ dựa đầu, nên Chúa đòi con phải hãm mình để có lối sống đơn sơ siêu thoát. Chúa còn muốn con phải ưu tiên rao truyền Triều Đại của Thiên Chúa, phải đặt tình cảm gia đình sau việc phụng sự Chúa như lời Chúa phán : “Ai muốn theo Thầy phải bỏ mình, vác thập giá hàng ngày mà đi theo Thầy”. Nếu chỉ cậy dựa vào sức riêng mình, chắc chắn con sẽ khó lòng đi theo Chúa. Nhưng nếu có ơn Chúa giúp, con sẽ làm được mọi sự. Xin giúp con sống quảng đại với Chúa như Chúa đã từng quảng đại với con. Xin cho con biết noi gương Chúa: luôn quên mình và nghĩ tới người khác, để con xứng đáng trở nên môn đệ đích thực của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ
Lm. Anthony Trung Thành
07:47 24/06/2016
Đức Khiêm Nhường và Đức Mến của Thánh Phêrô
Lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ
Ngày 29 tháng 06
Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta hân hoan mừng kính hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ. Giáo họ chúng ta mừng lễ kính thánh Phêrô một cách đặc biệt, vì Ngài là bổn mạng của Giáo họ. Vì vậy, trong bài chia sẻ hôm nay, tôi xin được phép gợi ý suy niệm đôi nét về vị thánh bổn mạng của chúng ta.
Thánh Phêrô sinh tại Bethsaida, miền Galilea, xứ Palestine. Ngài là con trai của ông Giona, là em của Thánh Anrê, làm nghề đánh cá ở Caphanaum (x. Mt 4,23). Phêrô đã có vợ (x. Mt 8,14-15). Qua sự giới thiệu của Anrê, Phêrô đã gặp được Chúa Giêsu và được Chúa Giêsu đặt tên là Kêpha (x. Ga 1,42). Phêrô là một trong những môn đệ đầu tiên được Chúa Giêsu kêu gọi làm môn đệ. Ngài là một trong ba môn đệ thân tín nhất của Chúa Giêsu. Trong danh sách các Tông đồ, Ngài luôn được xếp hàng đầu (x. Mt 10,2-4) và tên của Ngài luôn được nhấn mạnh (x. Mt 10,2). Thánh Phêrô luôn là người hoạt bát, lanh lợi, thường đại diện cho các Tông đồ để hỏi hay trả lời những câu hỏi của Chúa Giêsu. Phêrô đã được Chúa Giêsu giao trách nhiệm làm đầu Giáo Hội do chính Ngài thiết lập. Được Chúa Giêsu tín nhiệm và giao trách nhiệm quan trọng như vậy, đó chính là nhờ sự chân thành, lòng quảng đại và nhất là sự khiêm nhường và lòng mến của Thánh nhân.
1. Đức khiêm nhường của Thánh Phêrô
Thánh Phêrô sống rất khiêm nhường trước mặt Chúa và mọi người. Sự khiêm nhường đó được thể hiện qua những hành động sau đây:
Khi Phêrô và một số các Tông đồ thả lưới suốt đêm mà không bắt được con cá nào, Chúa Giêsu bảo Ngài rằng: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” (Lc 5,4). Nghe Chúa bảo tiếp tục thả lưới, chắc chắn Phêrô không muốn, vì các ông đã sử dụng hết tài trí của những ngư phủ chuyên nghiệp và “Đã khó nhọc sốt đêm nhưng không bắt được con cái nào”(x. Lc 5,5). Nếu chúng ta trong trường hợp của Phêrô, chắc chắn chúng ta sẽ từ chối yêu cầu của Chúa Giêsu, nhưng với Phêrô thì khác. Ngài nói: “Vâng lời Thầy nên con thả lưới” (x. Lc 5,5). Hành động “vâng lời” của Phêrô trong lúc này là bằng chứng nói lên sự khiêm nhường của Ngài. Đức khiêm nhường của Phêrô còn được thể hiện cách rõ nét hơn khi ông thấy “mẻ cá lạ lùng”. Tin mừng kể lại rằng: Phêrô đến sụp lạy dưới chân Chúa và thưa Người rằng: “Lạy Thầy, xin hãy tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (x. Lc 5,8). Ngài làm như vậy, vì Ngài cảm thấy mình tội lỗi, bất xứng không xứng đáng đứng gần trước sự cao cả, thánh thiện của Chúa.
Khi Phêrô biết được Chúa Giêsu hiện ra đi trên mặt biển. Ông xin Thầy truyền cho mình cũng đi trên mặt biển để đến với Ngài. Chúa truyền cho ông và ông đã đi. Nhưng đi được một lúc, ông bị lún xuống. Ông khiêm tốn kêu xin Chúa rằng: “Lạy Thầy, xin cứu con”(Lc 14,30).
Với cái nhìn dịu hiền của Chúa Giêsu sau khi ông chối Thầy ba lần, Phêrô đã ra ngoài ăn năn khóc lóc (Lc 22,62). Kể từ đó về sau, mỗi khi nghe gà gáy, Phêrô lại ăn năn khóc lóc về tội lỗi của mình. Ăn năn khóc lóc về tội lỗi của mình là thái độ của một con người khiêm nhường.
Khi Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn. Vì lòng thành, ông không muốn Thầy mình phải khổ, nên ông đã can ngăn Chúa. Chúa Giêsu mắng ông một cách thậm tệ: “Satan, lui lại đằng sau Thầy !”(x. Mt 16, 21-23). Phêrô vẫn không một chút phản ứng gì chứng tỏ ông trách móc Chúa.
Sau này, khi đã được Chúa Giêsu trao phó làm đầu Giáo Hội, Phêrô vẫn sống khiêm tốn với mọi người, đặc biệt là với các Tông đồ khác. Tương truyền kể lại rằng, Phêrô chịu chết tử đạo tại đồi Vatican với hình khổ thập giá. Trước khi chịu tử đạo, Ngài xin được đóng đinh đầu lộn ngược xuống đất vì Ngài nghĩ mình không xứng đáng để nên giống Thầy mình.
Như vậy, Phêrô là một vị thánh hết sức khiêm nhường. Nhờ có đức khiêm nhường mà Chúa Giêsu đã tin nhận Phêrô và trao cho ông chức vụ quan trọng là lãnh đạo Giáo Hội.
2. Đức mến của Thánh Phêrô
Từ khi đáp lại lời mời gọi theo Chúa Giêsu, Phêrô đã thể hiện lòng yêu mến của mình đối với Thầy Giêsu bằng nhiều cách thức khác nhau.
Khi Chúa Giêsu cảnh cáo ông: “Hết thảy các ngươi sẽ vấp ngã vì Ta như đã có lời viết: Ta sẽ đánh kẻ chăn chiên và đàn chiên sẽ tán loạn” (Mc 14,27). Phêrô đã thề thốt với Thầy rằng: “Dù cho mọi người có vấp ngã đi nữa nhưng con thì không bao giờ”(Mc 14,29).
Khi Chúa Giêsu báo trước, ông sẽ chối Thầy ba lần, Phêrô đã thề độc rằng: “Dù có phải cùng chết với Thầy con cũng không chối thầy”(Mc 14,31).
Khi Chúa Giêsu giảng dạy về bánh hằng sống, nhiều môn đệ bỏ Ngài mà đi, vì họ cho rằng những lời giảng dạy của Chúa Giêsu “quá chói tai” (x. Ga 6,60). Chúa Giêsu quay sang hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” (Ga 6,67). Thánh Phêrô trả lời ngay rằng: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai, Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”(Ga 6,68).
Trong vườn cây dầu, khi quân dữ đến bắt Chúa Giêsu. Vì muốn bảo vệ Thầy mình, Phêrô đã rút gươm và chém đứt tai một người đầy tớ…(x.Ga 18,10).
Tất cả những lời nói và hành động trên đây của Phêrô đều phát xuất từ lòng yêu mến Chúa, vì muốn được bảo vệ Thầy cho đến cùng. Chúa Giêsu biết điều đó, nên trước khi trao sứ mệnh dẫn dắt các tông đồ, Ngài muốn Phêrô công khai tỏ bày lòng yên mến của mình. Chính câu trả lời của Phêrô lại một lần nữa khẳng định lòng yêu mến của mình một cách chân thành (x. Ga 21, 15-17). Chúa hỏi ba lần: “Phêrô con có yêu mến Thầy hơn những người này không?” Phêrô trả lời ba lần: “Lạy Thầy, Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy.”
3. Bài học cho mỗi người chúng ta hôm nay
Thứ nhất, chúng ta hãy bắt chước thánh Phêrô luôn sống chân thành, quảng đại với mọi người. Đặc biệt, hãy noi gương Ngài luôn biết sống khiêm nhường trước mặt Chúa và mọi người: khiêm nhường là mẹ mọi nhân đức. Kẻ khiêm nhường luôn được Chúa yêu thương và mọi người quý mến. Trái lại, kẻ kiêu ngạo không những bị Chúa ghét mà mọi người cũng không ưa.
Thứ hai, chúng ta hãy bắt chước Thánh Phêrô về lòng mến Chúa: mến Chúa thực lòng, mến Chúa chân thành, mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự… Để có thể nói được với Chúa như Thánh Phêrô rằng: Chúa biết mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa.
Thứ ba, chúng ta phải yêu mến Giáo Hội Chúa bằng cách: chu toàn bổn phận của một người kitô hữu trong giáo xứ; bảo vệ Giáo Hội khi cần; đóng góp khả năng của mình để xây dựng Giáo Hội; luôn cầu nguyện cho Giáo Hội, đặc biệt là cho Đức Giáo Hoàng. Khi Phêrô bị bắt, bị giam trong tù, các kitô hữu khắp nơi đã đồng tâm cầu nguyện cho Ngài. Chính vì thế, Chúa đã sai thiên thần đến để giải cứu cho Ngài (x. Cv 12,1-11). Ngày hôm nay, Giáo Hội vẫn luôn bị chống đối, bách hại cách này hay cách khác, chúng ta hãy luôn hiệp ý cầu nguyện cho Giáo Hội, cách riêng cho Đức Giáo Hoàng để Ngài được đứng vững và vượt qua những gian nan thử thách.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã lập nên Giáo Hội và đặt Thánh Phêrô làm thủ lĩnh. Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Nhân, xin Chúa luôn gìn giữ các thành phần trong Giáo Hội để mọi người biết đi đúng đường lối của Chúa. Sau hết, xin cho mỗi người chúng con luôn sống xứng đáng là thành viên của Giáo Hội bằng cách sống khiêm tốn và hết lòng yêu mến Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ
Ngày 29 tháng 06
Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta hân hoan mừng kính hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ. Giáo họ chúng ta mừng lễ kính thánh Phêrô một cách đặc biệt, vì Ngài là bổn mạng của Giáo họ. Vì vậy, trong bài chia sẻ hôm nay, tôi xin được phép gợi ý suy niệm đôi nét về vị thánh bổn mạng của chúng ta.
Thánh Phêrô sinh tại Bethsaida, miền Galilea, xứ Palestine. Ngài là con trai của ông Giona, là em của Thánh Anrê, làm nghề đánh cá ở Caphanaum (x. Mt 4,23). Phêrô đã có vợ (x. Mt 8,14-15). Qua sự giới thiệu của Anrê, Phêrô đã gặp được Chúa Giêsu và được Chúa Giêsu đặt tên là Kêpha (x. Ga 1,42). Phêrô là một trong những môn đệ đầu tiên được Chúa Giêsu kêu gọi làm môn đệ. Ngài là một trong ba môn đệ thân tín nhất của Chúa Giêsu. Trong danh sách các Tông đồ, Ngài luôn được xếp hàng đầu (x. Mt 10,2-4) và tên của Ngài luôn được nhấn mạnh (x. Mt 10,2). Thánh Phêrô luôn là người hoạt bát, lanh lợi, thường đại diện cho các Tông đồ để hỏi hay trả lời những câu hỏi của Chúa Giêsu. Phêrô đã được Chúa Giêsu giao trách nhiệm làm đầu Giáo Hội do chính Ngài thiết lập. Được Chúa Giêsu tín nhiệm và giao trách nhiệm quan trọng như vậy, đó chính là nhờ sự chân thành, lòng quảng đại và nhất là sự khiêm nhường và lòng mến của Thánh nhân.
1. Đức khiêm nhường của Thánh Phêrô
Thánh Phêrô sống rất khiêm nhường trước mặt Chúa và mọi người. Sự khiêm nhường đó được thể hiện qua những hành động sau đây:
Khi Phêrô và một số các Tông đồ thả lưới suốt đêm mà không bắt được con cá nào, Chúa Giêsu bảo Ngài rằng: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” (Lc 5,4). Nghe Chúa bảo tiếp tục thả lưới, chắc chắn Phêrô không muốn, vì các ông đã sử dụng hết tài trí của những ngư phủ chuyên nghiệp và “Đã khó nhọc sốt đêm nhưng không bắt được con cái nào”(x. Lc 5,5). Nếu chúng ta trong trường hợp của Phêrô, chắc chắn chúng ta sẽ từ chối yêu cầu của Chúa Giêsu, nhưng với Phêrô thì khác. Ngài nói: “Vâng lời Thầy nên con thả lưới” (x. Lc 5,5). Hành động “vâng lời” của Phêrô trong lúc này là bằng chứng nói lên sự khiêm nhường của Ngài. Đức khiêm nhường của Phêrô còn được thể hiện cách rõ nét hơn khi ông thấy “mẻ cá lạ lùng”. Tin mừng kể lại rằng: Phêrô đến sụp lạy dưới chân Chúa và thưa Người rằng: “Lạy Thầy, xin hãy tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (x. Lc 5,8). Ngài làm như vậy, vì Ngài cảm thấy mình tội lỗi, bất xứng không xứng đáng đứng gần trước sự cao cả, thánh thiện của Chúa.
Khi Phêrô biết được Chúa Giêsu hiện ra đi trên mặt biển. Ông xin Thầy truyền cho mình cũng đi trên mặt biển để đến với Ngài. Chúa truyền cho ông và ông đã đi. Nhưng đi được một lúc, ông bị lún xuống. Ông khiêm tốn kêu xin Chúa rằng: “Lạy Thầy, xin cứu con”(Lc 14,30).
Với cái nhìn dịu hiền của Chúa Giêsu sau khi ông chối Thầy ba lần, Phêrô đã ra ngoài ăn năn khóc lóc (Lc 22,62). Kể từ đó về sau, mỗi khi nghe gà gáy, Phêrô lại ăn năn khóc lóc về tội lỗi của mình. Ăn năn khóc lóc về tội lỗi của mình là thái độ của một con người khiêm nhường.
Khi Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn. Vì lòng thành, ông không muốn Thầy mình phải khổ, nên ông đã can ngăn Chúa. Chúa Giêsu mắng ông một cách thậm tệ: “Satan, lui lại đằng sau Thầy !”(x. Mt 16, 21-23). Phêrô vẫn không một chút phản ứng gì chứng tỏ ông trách móc Chúa.
Sau này, khi đã được Chúa Giêsu trao phó làm đầu Giáo Hội, Phêrô vẫn sống khiêm tốn với mọi người, đặc biệt là với các Tông đồ khác. Tương truyền kể lại rằng, Phêrô chịu chết tử đạo tại đồi Vatican với hình khổ thập giá. Trước khi chịu tử đạo, Ngài xin được đóng đinh đầu lộn ngược xuống đất vì Ngài nghĩ mình không xứng đáng để nên giống Thầy mình.
Như vậy, Phêrô là một vị thánh hết sức khiêm nhường. Nhờ có đức khiêm nhường mà Chúa Giêsu đã tin nhận Phêrô và trao cho ông chức vụ quan trọng là lãnh đạo Giáo Hội.
2. Đức mến của Thánh Phêrô
Từ khi đáp lại lời mời gọi theo Chúa Giêsu, Phêrô đã thể hiện lòng yêu mến của mình đối với Thầy Giêsu bằng nhiều cách thức khác nhau.
Khi Chúa Giêsu cảnh cáo ông: “Hết thảy các ngươi sẽ vấp ngã vì Ta như đã có lời viết: Ta sẽ đánh kẻ chăn chiên và đàn chiên sẽ tán loạn” (Mc 14,27). Phêrô đã thề thốt với Thầy rằng: “Dù cho mọi người có vấp ngã đi nữa nhưng con thì không bao giờ”(Mc 14,29).
Khi Chúa Giêsu báo trước, ông sẽ chối Thầy ba lần, Phêrô đã thề độc rằng: “Dù có phải cùng chết với Thầy con cũng không chối thầy”(Mc 14,31).
Khi Chúa Giêsu giảng dạy về bánh hằng sống, nhiều môn đệ bỏ Ngài mà đi, vì họ cho rằng những lời giảng dạy của Chúa Giêsu “quá chói tai” (x. Ga 6,60). Chúa Giêsu quay sang hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” (Ga 6,67). Thánh Phêrô trả lời ngay rằng: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai, Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”(Ga 6,68).
Trong vườn cây dầu, khi quân dữ đến bắt Chúa Giêsu. Vì muốn bảo vệ Thầy mình, Phêrô đã rút gươm và chém đứt tai một người đầy tớ…(x.Ga 18,10).
Tất cả những lời nói và hành động trên đây của Phêrô đều phát xuất từ lòng yêu mến Chúa, vì muốn được bảo vệ Thầy cho đến cùng. Chúa Giêsu biết điều đó, nên trước khi trao sứ mệnh dẫn dắt các tông đồ, Ngài muốn Phêrô công khai tỏ bày lòng yên mến của mình. Chính câu trả lời của Phêrô lại một lần nữa khẳng định lòng yêu mến của mình một cách chân thành (x. Ga 21, 15-17). Chúa hỏi ba lần: “Phêrô con có yêu mến Thầy hơn những người này không?” Phêrô trả lời ba lần: “Lạy Thầy, Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy.”
3. Bài học cho mỗi người chúng ta hôm nay
Thứ nhất, chúng ta hãy bắt chước thánh Phêrô luôn sống chân thành, quảng đại với mọi người. Đặc biệt, hãy noi gương Ngài luôn biết sống khiêm nhường trước mặt Chúa và mọi người: khiêm nhường là mẹ mọi nhân đức. Kẻ khiêm nhường luôn được Chúa yêu thương và mọi người quý mến. Trái lại, kẻ kiêu ngạo không những bị Chúa ghét mà mọi người cũng không ưa.
Thứ hai, chúng ta hãy bắt chước Thánh Phêrô về lòng mến Chúa: mến Chúa thực lòng, mến Chúa chân thành, mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự… Để có thể nói được với Chúa như Thánh Phêrô rằng: Chúa biết mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa.
Thứ ba, chúng ta phải yêu mến Giáo Hội Chúa bằng cách: chu toàn bổn phận của một người kitô hữu trong giáo xứ; bảo vệ Giáo Hội khi cần; đóng góp khả năng của mình để xây dựng Giáo Hội; luôn cầu nguyện cho Giáo Hội, đặc biệt là cho Đức Giáo Hoàng. Khi Phêrô bị bắt, bị giam trong tù, các kitô hữu khắp nơi đã đồng tâm cầu nguyện cho Ngài. Chính vì thế, Chúa đã sai thiên thần đến để giải cứu cho Ngài (x. Cv 12,1-11). Ngày hôm nay, Giáo Hội vẫn luôn bị chống đối, bách hại cách này hay cách khác, chúng ta hãy luôn hiệp ý cầu nguyện cho Giáo Hội, cách riêng cho Đức Giáo Hoàng để Ngài được đứng vững và vượt qua những gian nan thử thách.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã lập nên Giáo Hội và đặt Thánh Phêrô làm thủ lĩnh. Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Nhân, xin Chúa luôn gìn giữ các thành phần trong Giáo Hội để mọi người biết đi đúng đường lối của Chúa. Sau hết, xin cho mỗi người chúng con luôn sống xứng đáng là thành viên của Giáo Hội bằng cách sống khiêm tốn và hết lòng yêu mến Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:28 24/06/2016
65. CHỈ CẦU NHƯ Ý.
Có một thương nhân đi qua Thanh Minh thăm Thanh Hồ Quân, Quân hỏi người thương nhân:
- “Ông cần gì ?”
Thương nhân nói:
- “Chỉ cầu như ý.”
Thanh Hồ Quân bèn tặng thương nhân một đầy tớ gái, tên là “Như Ý”. Có cầu tất phải được như ý nguyện.
Về sau, vì ngày tết nguyên đán nên Nhu Ý dậy trễ, thương nhân đánh nó, Như Ý té vào trong hồ phân nên không thấy đâu nữa.
Về sau này người ta vì cầu “như ý”, cho nên trong ngày tết nguyên đán, dùng dây thừng nhỏ bó lại làm người vải, ném vào trong hồ phân nói là để cầu như ý nguyện.
(Vân Tiên tạp ký)
Suy tư 65:
Người nghèo cầu nguyện với Chúa: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, nhưng cầu hoài mà vẫn không có gạo ăn, không thấy được như ý.
Người thất nghiệp cầu nguyện với Chúa: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, nhưng cả ngày rong ruổi hết công ty này đến xí nghiệp nọ để kiếm việc làm mà không ai nhận...
Không ai được như ý nguyện cả, nên họ đã đi đến trước miếu Quan Thánh cầu xin, và họ đã bỏ đạo. Họ bỏ đạo cũng đúng thôi, vì đức tin của họ không đặt trên nền tảng đức tin, nhưng được đặt trên cầu “như ý”, cầu xin không được thì không thèm đi nhà thờ, cầu xin không được thì nghỉ chơi với Chúa Mẹ.
Thiên Chúa là Đấng rất công bằng, đúng, rất công bằng, Ngài sẽ không để những ai hằng ngày tôn vinh chúc tụng Ngài, làm theo thánh ý Ngài mà khi cầu xin lại trở về tay không ! Ngài là Thiên Chúa, cho nên cách Ngài ban tặng cũng là cách thức của Thiên Chúa, có nghĩa là Ngài sẽ nhắm đến phần thưởng cao quý, đời đời, để ban tặng, đó là phần rỗi linh hồn chúng ta. Quà của nhà vua tặng không thể là một vài mẫu bánh mì, vài lon gạo, nhưng là trân châu quý báu, là vượt trên gạo cơm.
“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” cũng đồng thời với “Xin Cha cho chúng con hôm nay biết vâng ý Cha vượt trên như ý của chúng con, vì đó là phần thưởng quý báu nhất mà Cha tặng cho chúng con."
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một thương nhân đi qua Thanh Minh thăm Thanh Hồ Quân, Quân hỏi người thương nhân:
- “Ông cần gì ?”
Thương nhân nói:
- “Chỉ cầu như ý.”
Thanh Hồ Quân bèn tặng thương nhân một đầy tớ gái, tên là “Như Ý”. Có cầu tất phải được như ý nguyện.
Về sau, vì ngày tết nguyên đán nên Nhu Ý dậy trễ, thương nhân đánh nó, Như Ý té vào trong hồ phân nên không thấy đâu nữa.
Về sau này người ta vì cầu “như ý”, cho nên trong ngày tết nguyên đán, dùng dây thừng nhỏ bó lại làm người vải, ném vào trong hồ phân nói là để cầu như ý nguyện.
(Vân Tiên tạp ký)
Suy tư 65:
Người nghèo cầu nguyện với Chúa: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, nhưng cầu hoài mà vẫn không có gạo ăn, không thấy được như ý.
Người thất nghiệp cầu nguyện với Chúa: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, nhưng cả ngày rong ruổi hết công ty này đến xí nghiệp nọ để kiếm việc làm mà không ai nhận...
Không ai được như ý nguyện cả, nên họ đã đi đến trước miếu Quan Thánh cầu xin, và họ đã bỏ đạo. Họ bỏ đạo cũng đúng thôi, vì đức tin của họ không đặt trên nền tảng đức tin, nhưng được đặt trên cầu “như ý”, cầu xin không được thì không thèm đi nhà thờ, cầu xin không được thì nghỉ chơi với Chúa Mẹ.
Thiên Chúa là Đấng rất công bằng, đúng, rất công bằng, Ngài sẽ không để những ai hằng ngày tôn vinh chúc tụng Ngài, làm theo thánh ý Ngài mà khi cầu xin lại trở về tay không ! Ngài là Thiên Chúa, cho nên cách Ngài ban tặng cũng là cách thức của Thiên Chúa, có nghĩa là Ngài sẽ nhắm đến phần thưởng cao quý, đời đời, để ban tặng, đó là phần rỗi linh hồn chúng ta. Quà của nhà vua tặng không thể là một vài mẫu bánh mì, vài lon gạo, nhưng là trân châu quý báu, là vượt trên gạo cơm.
“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” cũng đồng thời với “Xin Cha cho chúng con hôm nay biết vâng ý Cha vượt trên như ý của chúng con, vì đó là phần thưởng quý báu nhất mà Cha tặng cho chúng con."
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:32 24/06/2016
18. Tinh thần nghèo khó chân thực vốn không phải ở chỗ có nhiều, nhưng ở chỗ biết đủ, là ở trong lòng con và hoàn toàn không ở sự vật bên ngoài thân.
(Thánh Basillius Magnus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 13 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:33 24/06/2016
Chúa Nhật 13 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 9, 51-62.
“Đức Giê-su nhất quyết đi Giê-ru-sa-lem. Thầy đi đâu tôi cũng xin đi theo.”
Anh chị em thân mến,
Có rất nhiều người xin đi theo làm môn đệ Đức Chúa Giê-su, nhưng họ vẫn còn xin trở về để giải quyết việc riêng tư của mình cũng như của gia đình, đây không phải là việc xấu nhưng là việc của những người thế gian, đây không phải là việc đáng trách nhưng là cái tâm lo lắng của con người, với đoạn Tin Mừng này, tôi chia sẻ với anh chị em về kinh nghiệm theo Đức Chúa Giê-su của mình:
1. Đức Chúa Giê-su mời gọi tôi đi làm môn đệ của Ngài, Ngài gọi tôi và tôi đã xác định đó là tiếng nói của Ngài trong cuộc sống của tôi nên tôi đã đi theo, nhưng trên đường đi tôi gặp rất nhiều tiếng gọi khác đó là tiếng gọi của bạn bè kêu tôi đi với họ để ăn chơi hưởng lạc; đó là tiếng gọi của tiền bạc kêu tôi đi theo nó để được sung sướng no ấm thân xác; đó là tiếng gọi tình cảm tự nhiên của con người mà lắm lúc tưởng chừng tôi đã nghe theo. Tất cả những tiếng gọi ấy đã át mất tiếng gọi của Đức Chúa Giê-su trong lòng tôi, thế nhưng Ngài vẫn đợi chờ và thỉnh thoảng gọi lớn tiếng để thức tỉnh tôi đang phân vân với những tiếng gọi khác, thế là tôi phải chọn lựa giữa hai tiếng gọi: tiếng gọi của thế gian và tiếng gọi của Đức Chúa Giê-su.
2. Nhiều tháng ngày tôi thao thức giữa hai tiếng gọi này và lắm lúc tôi tự biện hộ rằng, theo Chúa cũng được mà theo thế gian cũng được, miễn là tôi sống đạo tốt lành giữa đời. Ý nghĩ biện hộ này như con dao hai lưỡi làm tôi sực tỉnh: theo thế gian nhưng sống đạo tốt lành thì chưa thấy vì nó đang ở trong thì tương lai, nhưng ơn gọi tu trì vẫn cứ thôi thúc mỗi ngày một lớn, thế là tôi phớt lờ tiếng gọi của bạn bè, tiền bạc vật chất và của tình cảm mà bước theo Chúa…
Đi theo Đức Chúa Giê-su là một cuộc chiến đấu lâu dài với những ham muốn của cá nhân, nhưng cuộc chiến đấu này hứa hẹn một cuộc toàn thắng rất hạnh phúc, mà chỉ có những ai quyết tâm theo Ngài mới cảm nghiệm được.
Anh chị em thân mến,
Tôi theo Đức Chúa Giê-su để làm môn đệ của Ngài trong thiên chức linh mục, bạn được Đức Chúa Giê-su mời gọi làm môn đệ của Ngài trong đời sống tín hữu, tuy khác nhau về ơn gọi nhưng tôi và bạn có một điểm chung, đó là chúng ta đều được Đức Chúa Giê-su kêu gọi để làm chứng nhân cho Ngài ở trần gian này.
Mỗi ngày trong cuộc sống, Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy sống và làm chứng cho tình thương của Ngài đối với nhân loại. Ngài đã chọn tôi, chọn bạn để loan báo sứ điệp yêu thương này giữa thế gian, bằng chính cuộc sống bác ái và phục vụ của mình.
Xin Thiên Chúa đừng để một ai trong chúng ta viện nhiều lý do để từ chối lời kêu gọi của Ngài, dù lý do ấy rất hợp lý, nhưng xin Chúa ban cho chúng ta hiểu được rằng, lời kêu gọi của Ngài càng hợp lý hơn và có ích hơn cho bạn và tôi và tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 9, 51-62.
“Đức Giê-su nhất quyết đi Giê-ru-sa-lem. Thầy đi đâu tôi cũng xin đi theo.”
Anh chị em thân mến,
Có rất nhiều người xin đi theo làm môn đệ Đức Chúa Giê-su, nhưng họ vẫn còn xin trở về để giải quyết việc riêng tư của mình cũng như của gia đình, đây không phải là việc xấu nhưng là việc của những người thế gian, đây không phải là việc đáng trách nhưng là cái tâm lo lắng của con người, với đoạn Tin Mừng này, tôi chia sẻ với anh chị em về kinh nghiệm theo Đức Chúa Giê-su của mình:
1. Đức Chúa Giê-su mời gọi tôi đi làm môn đệ của Ngài, Ngài gọi tôi và tôi đã xác định đó là tiếng nói của Ngài trong cuộc sống của tôi nên tôi đã đi theo, nhưng trên đường đi tôi gặp rất nhiều tiếng gọi khác đó là tiếng gọi của bạn bè kêu tôi đi với họ để ăn chơi hưởng lạc; đó là tiếng gọi của tiền bạc kêu tôi đi theo nó để được sung sướng no ấm thân xác; đó là tiếng gọi tình cảm tự nhiên của con người mà lắm lúc tưởng chừng tôi đã nghe theo. Tất cả những tiếng gọi ấy đã át mất tiếng gọi của Đức Chúa Giê-su trong lòng tôi, thế nhưng Ngài vẫn đợi chờ và thỉnh thoảng gọi lớn tiếng để thức tỉnh tôi đang phân vân với những tiếng gọi khác, thế là tôi phải chọn lựa giữa hai tiếng gọi: tiếng gọi của thế gian và tiếng gọi của Đức Chúa Giê-su.
2. Nhiều tháng ngày tôi thao thức giữa hai tiếng gọi này và lắm lúc tôi tự biện hộ rằng, theo Chúa cũng được mà theo thế gian cũng được, miễn là tôi sống đạo tốt lành giữa đời. Ý nghĩ biện hộ này như con dao hai lưỡi làm tôi sực tỉnh: theo thế gian nhưng sống đạo tốt lành thì chưa thấy vì nó đang ở trong thì tương lai, nhưng ơn gọi tu trì vẫn cứ thôi thúc mỗi ngày một lớn, thế là tôi phớt lờ tiếng gọi của bạn bè, tiền bạc vật chất và của tình cảm mà bước theo Chúa…
Đi theo Đức Chúa Giê-su là một cuộc chiến đấu lâu dài với những ham muốn của cá nhân, nhưng cuộc chiến đấu này hứa hẹn một cuộc toàn thắng rất hạnh phúc, mà chỉ có những ai quyết tâm theo Ngài mới cảm nghiệm được.
Anh chị em thân mến,
Tôi theo Đức Chúa Giê-su để làm môn đệ của Ngài trong thiên chức linh mục, bạn được Đức Chúa Giê-su mời gọi làm môn đệ của Ngài trong đời sống tín hữu, tuy khác nhau về ơn gọi nhưng tôi và bạn có một điểm chung, đó là chúng ta đều được Đức Chúa Giê-su kêu gọi để làm chứng nhân cho Ngài ở trần gian này.
Mỗi ngày trong cuộc sống, Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy sống và làm chứng cho tình thương của Ngài đối với nhân loại. Ngài đã chọn tôi, chọn bạn để loan báo sứ điệp yêu thương này giữa thế gian, bằng chính cuộc sống bác ái và phục vụ của mình.
Xin Thiên Chúa đừng để một ai trong chúng ta viện nhiều lý do để từ chối lời kêu gọi của Ngài, dù lý do ấy rất hợp lý, nhưng xin Chúa ban cho chúng ta hiểu được rằng, lời kêu gọi của Ngài càng hợp lý hơn và có ích hơn cho bạn và tôi và tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Ngày nọ
Lm Vũđình Tường
19:53 24/06/2016
Cuộc sống ai cũng có ngày nọ, ngày kia, ngày vui, ngày buồn. Thực tế cuộc sống là thế. Sau những ngày buồn ta cảm thấy cuộc sống ngày vui rộ lên sức sống, vui hơn rất nhiều. Ngày buồn làm tăng thêm niềm vui cho ngày vui. Đây chính là kinh nghiệm của các tông đồ trong bài Phúc Âm hôm nay. Quả là một ngày không vui cho các ông khi nghe thấy Đức Kitô quyết định lên thành thánh. Đối với các ông chuyến đi này nguy hiểm quá, nguy hiểm đến tính mạng của Thầy Jêsu và điều đó liên quan đến cuộc đời các ông. Nỗi sợ này chưa qua thì bực dọc kia lại đến. Dân làng thành Samariata không đón tiếp nên các ông cảm thấy chán nản hơn nữa. Quả là bât hạnh, các ông tìm cách phát tiết bực dọc khi nghĩ đến việc thui rụi làng mạc của đám dân này. Các ông hỏi Đức Kitô và Ngài nói với các ông môn đệ chân chính của Ngài đặt ưu tiên truyền giáo lên hàng đầu khi Ngài đưa ra một loạt các thí dụ cụ thể. Người môn đệ xứng đáng nhất là người lo chu toàn nhiệm vụ nước trời trước, còn mọi cái đều là thứ yếu.
Những ví dụ Đức Kitô nói đến nghe có vẻ chói tai và khó chấp nhận. Nghe qua ta thấy có gì đó không ổn, trái với điều răn chôn xác kẻ chết. Thực tế nếu để tâm suy nghĩ thêm sẽ thấy những ví dụ trên gần với cuộc sống và có nhiều í nghĩa thực dụng. Thí dụ như ví dụ về người cầy ruộng. Hình ảnh con trâu đi trước kéo theo sau cái cầy và cuối cùng là người đi cầy. Người chuyên môn không gặp trở ngại khi lái lưỡi cầy cho luống cầy thẳng nhưng kẻ thiếu kinh nghiệm hay lơ là trong công việc thì việc làm này không dễ. Luống cầy cong đất cầy bị lỏi nghĩa là có xen kẽ chỗ đất không được cầy. Kẻ làm mướn thiếu lương tâm thường chủ trương cầy lỏi để đất cầy lấp lên đất chưa cầy cho mau xong công việc để tính ngày công. Tiền công vẫn nhận đủ nhưng làm việc ít hơn. Cái tai hại của cầy lỏi là đất không được cầy, cỏ không chết và sau này đi bừa đất không tan rã. Khi vãi xạ lúa xuống chỗ đất chưa cầy không lấp được hạt giống nên bị chim chuột ăn mất, hạt nào may mắn mọc được sẽ bị cỏ dại chèn ép, chết. Bởi đất chưa cầy nên rễ cỏ nằm sẵn trong đất gặp điều kiện thuận tiện cỏ dại mọc mau và lớn mạnh lan ra vùng đất chung quanh làm chết hạt giống gần đó. Xem thế một chút lợi nhỏ của người làm gây thiệt hại lớn cho chủ đất.
Đức Kitô dùng hình ảnh người cầy ruộng ngó ngang, nhìn dọc ngụ í nói đến luống cầy cong queo, tai hại hơn khi nhìn về phía sau, nghĩa là không chú tâm tới công việc. Làm việc mà không chú tâm là làm cho xong việc, bất kể đến hậu quả tai hại do cẩu thả gây nên. Không người chủ nào lại mướn người làm công cẩu thả, không thích công việc và cũng không quan tâm đến tai hại do cẩu thả gây nên.
Kitô hữu đặt vấn đề đức tin vào hàng thứ yếu, hoặc coi việc giữ đạo là phụ hẳn không thể nào là người Kitô hữu gương mẫu. Khi coi thường công việc mục vụ thì không ai dám trao việc mục vụ vào tay bởi giao cho công việc đã không được hoàn thành mà còn gây tai hại liên quan đến công việc khác.
Chúng ta cần xét mình để nhìn đến vấn đề hành đạo, chứng nhân đức tin giữa đời.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Những ví dụ Đức Kitô nói đến nghe có vẻ chói tai và khó chấp nhận. Nghe qua ta thấy có gì đó không ổn, trái với điều răn chôn xác kẻ chết. Thực tế nếu để tâm suy nghĩ thêm sẽ thấy những ví dụ trên gần với cuộc sống và có nhiều í nghĩa thực dụng. Thí dụ như ví dụ về người cầy ruộng. Hình ảnh con trâu đi trước kéo theo sau cái cầy và cuối cùng là người đi cầy. Người chuyên môn không gặp trở ngại khi lái lưỡi cầy cho luống cầy thẳng nhưng kẻ thiếu kinh nghiệm hay lơ là trong công việc thì việc làm này không dễ. Luống cầy cong đất cầy bị lỏi nghĩa là có xen kẽ chỗ đất không được cầy. Kẻ làm mướn thiếu lương tâm thường chủ trương cầy lỏi để đất cầy lấp lên đất chưa cầy cho mau xong công việc để tính ngày công. Tiền công vẫn nhận đủ nhưng làm việc ít hơn. Cái tai hại của cầy lỏi là đất không được cầy, cỏ không chết và sau này đi bừa đất không tan rã. Khi vãi xạ lúa xuống chỗ đất chưa cầy không lấp được hạt giống nên bị chim chuột ăn mất, hạt nào may mắn mọc được sẽ bị cỏ dại chèn ép, chết. Bởi đất chưa cầy nên rễ cỏ nằm sẵn trong đất gặp điều kiện thuận tiện cỏ dại mọc mau và lớn mạnh lan ra vùng đất chung quanh làm chết hạt giống gần đó. Xem thế một chút lợi nhỏ của người làm gây thiệt hại lớn cho chủ đất.
Đức Kitô dùng hình ảnh người cầy ruộng ngó ngang, nhìn dọc ngụ í nói đến luống cầy cong queo, tai hại hơn khi nhìn về phía sau, nghĩa là không chú tâm tới công việc. Làm việc mà không chú tâm là làm cho xong việc, bất kể đến hậu quả tai hại do cẩu thả gây nên. Không người chủ nào lại mướn người làm công cẩu thả, không thích công việc và cũng không quan tâm đến tai hại do cẩu thả gây nên.
Kitô hữu đặt vấn đề đức tin vào hàng thứ yếu, hoặc coi việc giữ đạo là phụ hẳn không thể nào là người Kitô hữu gương mẫu. Khi coi thường công việc mục vụ thì không ai dám trao việc mục vụ vào tay bởi giao cho công việc đã không được hoàn thành mà còn gây tai hại liên quan đến công việc khác.
Chúng ta cần xét mình để nhìn đến vấn đề hành đạo, chứng nhân đức tin giữa đời.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Theo Chúa để...?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:05 24/06/2016
THEO CHÚA ĐỂ…?
(Chúa Nhật XIII TN C)
“Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”(Lc 9,57). Một vị tôn sư được dân chúng tôn phong vào hàng ngôn sứ, có lời quyền năng cũng như nhiều hành động phi thường chắc chắn sẽ lôi cuốn nhiều người đi theo. Chuyện “thấy người sang bắc quàng làm họ” là chuyện bình thường kiếp người. Đi theo người có quyền năng trong lời nói lẫn hành động hẳn nhiên dù ít nhiều cũng sẽ được lợi mặt này, mặt kia. Nhiều người không chỉ muốn theo Chúa Giêsu như là đám đông quần chúng mong hưởng nhận những phúc lành mà còn muốn trở thành những người thân cận, những môn đệ, những cộng sự viên thân tín. Và chắc chắn khi Thầy Giêsu lên ngai vinh hiển thì mình sẽ được dự phần quyền uy và dĩ nhiên kèm theo vinh hoa phú quý. Ngay nhóm Mười Hai cũng không thoát được ảo vọng vương bá này. Thế nhưng cả nhóm Mười Hai và nhiều người muốn theo Chúa Giêsu có ngờ đâu đích đến của hành trình Thầy chí thánh chính là Giêrusalem.
“Khi đã tới ngày Đức Giêsu được rước lên trời, Người nhất quyết lên Giêrusalem”(Lc 9,51). Chúa Giêsu lên Giêrusalem để làm gì? Xin thưa là để hoàn thành công cuộc cứu độ nhân trần bằng cái chết trên thập giá. Không phải Chúa Giêsu tự tìm cái chết nhưng Người lên Giêrusalem để sống yêu thương đến cùng, đó là hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13).
Trên hành trình lên Giêrusalem, có một số người muốn xin đi theo Chúa Giêsu. Thoạt nghe những câu trả lời của Chúa Giêsu với những người này, chúng ta có thể nghĩ rằng chúng có vẻ “cứng cỏi”, và chúng có thể làm nhụt nhuệ khí, làm nhụt thiện chí của họ. Thế nhưng để có thể sống yêu thương đến cùng thì cần phải đối diện với đòi hỏi như tất yếu là sự triệt để. Hành vi yêu thương đến cùng đòi hỏi sự triệt để cả trong sự từ bỏ lẫn trong sự hiến dâng.
Triệt để trong sự từ bỏ: “Con chồn có hang, chim có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu”(Lc 9,58). Vốn giàu sang, Chúa Kitô đã tự nguyện sống nghèo khó để chúng ta được nên sang giàu (x.2Cr 8,9-12). Từ bỏ của cải vật chất, từ bỏ những tiện nghi không phải để tự hài lòng trong cảnh thiếu thốn nhưng là để dễ dàng sống yêu thương. “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết” (Lc 9,60). Chúa Giêsu còn mời gọi nhưng kẻ theo Người phải tự do với cả những tình cảm huyết nhục để dệt xây Nước Trời, vương quốc của tình yêu. Mối dây liên kết trong tình huyết nhục tự nó là điều tốt đẹp. Tuy nhiên còn có mối dây liên kết tốt hơn và cao cả hơn. Không phải chỉ khi cưu mang và cho Ngôi Lời nhập thể bú mớm mới là có phúc, nhưng chính khi nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa thì mới là có phúc hơn nhiều (x.Lc 11,27-28).
Triệt để trong sự hiến dâng: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa” (Lc 9,62). Đường cày không thể nào thẳng khi tay cầm cày mà mặt lại ngoảnh đằng sau. Tình yêu không thể chấp nhận sự nửa vời. Nóng thì nóng hẳn đi hoặc lạnh thì lạnh hẳn đi, nếu cứ hâm hẩm thì sớm muộn cũng sẽ bị đào thải (x.Kh 3,15-16). Chuyện bắt cá hai tay có thể áp dụng trong kinh doanh buôn bán nhưng tuyệt đối không thể có trong tình yêu đích thực.
Tuy nhiên, phận người chúng ta không dễ gì dứt khoát một lần cho tất cả. Vẫn có đó tình trạng vấn vương, ngập ngừng trong chuyện tình yêu, cả tình lứa đôi lẫn tình dâng hiến. Cái cảnh cầm cày mà còn ngó lại đằng sau thì có thể không nhiều, nhưng cảnh cầm cày mà còn nhìn bên này, quay bên nọ quả là không hiếm. Và chắc chắn khi nhìn ngang, nhìn ngửa thì đường cày sẽ chệch choạc, ngoằn ngoèo. Dẫu biết rằng Thiên Chúa, Đấng quyền năng, thừa sức vẽ nên đường thằng bằng những nét cong, nhưng khi quá ỉ lại vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa thì chúng ta vô tình hay hữu ý rơi vào chước cám dỗ lỗi đức trông cậy (x.GLCG Chung số 2092).
Để có thể thẳng bước theo chân Chúa Kitô, để sống yêu thương cách triệt để, thì chắc chắn cần phải diệt trừ nhiều điều, mà dĩ nhiên trước hết đó là những điều bất chính, xấu xa. Và để có thể sống yêu thương đến cùng thì chúng ta còn cần phải biết tự do với cả những điều tự nó là không xấu. “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em mình, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”(Lc 13,26-27). Hạn từ “từ bỏ” ở đây theo cách nói của người Do Thái không có nghĩa là loại trừ nhưng biểu thị sự so sánh. Khi nói “từ bỏ” một điều gì đó để chọn một điều khác thì muốn nói điều ấy “kém hơn”điều ta chọn. Khi đã tin nhận Chúa là tất cả, là trên hết thì việc tự do với các mối liên hệ huyết nhục, với cả mạng sống mình, là chuyện đương nhiên phải có.
Vấn đề đặt ra đó là cần thường xuyên xác định lại mục đích chúng ta theo Chúa Kitô. Mang danh là Kitô hữu, chúng ta không theo chủ thuyết này hay chủ nghĩa nọ, nhưng chúng ta chỉ theo một Đấng là Giêsu Kitô. Đức Kitô vừa là người chỉ đạo (dẫn đường), vừa chính là con đường dẫn chúng ta đến hạnh phúc đich thực (x.Mt 23,10; Ga 14,6). Đường Chúa Kitô dẫn chúng ta đi và cũng là con đường Người đã đi qua đó là đường tình yêu tự hiến vì hạnh phúc của loài người. Chính khi quên mình vì hạnh phúc của đồng loại thì chúng sẽ gặp lại bản thân và có hạnh phúc vĩnh tồn (thánh Phanxicô Axidi).
Theo Công Giáo, bạn, tôi, chúng ta đang theo ai, đi đâu, làm gì? Một câu hỏi thiết tưởng mãi không thừa với những người vốn tự nhận là “có đạo”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
(Chúa Nhật XIII TN C)
“Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”(Lc 9,57). Một vị tôn sư được dân chúng tôn phong vào hàng ngôn sứ, có lời quyền năng cũng như nhiều hành động phi thường chắc chắn sẽ lôi cuốn nhiều người đi theo. Chuyện “thấy người sang bắc quàng làm họ” là chuyện bình thường kiếp người. Đi theo người có quyền năng trong lời nói lẫn hành động hẳn nhiên dù ít nhiều cũng sẽ được lợi mặt này, mặt kia. Nhiều người không chỉ muốn theo Chúa Giêsu như là đám đông quần chúng mong hưởng nhận những phúc lành mà còn muốn trở thành những người thân cận, những môn đệ, những cộng sự viên thân tín. Và chắc chắn khi Thầy Giêsu lên ngai vinh hiển thì mình sẽ được dự phần quyền uy và dĩ nhiên kèm theo vinh hoa phú quý. Ngay nhóm Mười Hai cũng không thoát được ảo vọng vương bá này. Thế nhưng cả nhóm Mười Hai và nhiều người muốn theo Chúa Giêsu có ngờ đâu đích đến của hành trình Thầy chí thánh chính là Giêrusalem.
“Khi đã tới ngày Đức Giêsu được rước lên trời, Người nhất quyết lên Giêrusalem”(Lc 9,51). Chúa Giêsu lên Giêrusalem để làm gì? Xin thưa là để hoàn thành công cuộc cứu độ nhân trần bằng cái chết trên thập giá. Không phải Chúa Giêsu tự tìm cái chết nhưng Người lên Giêrusalem để sống yêu thương đến cùng, đó là hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13).
Trên hành trình lên Giêrusalem, có một số người muốn xin đi theo Chúa Giêsu. Thoạt nghe những câu trả lời của Chúa Giêsu với những người này, chúng ta có thể nghĩ rằng chúng có vẻ “cứng cỏi”, và chúng có thể làm nhụt nhuệ khí, làm nhụt thiện chí của họ. Thế nhưng để có thể sống yêu thương đến cùng thì cần phải đối diện với đòi hỏi như tất yếu là sự triệt để. Hành vi yêu thương đến cùng đòi hỏi sự triệt để cả trong sự từ bỏ lẫn trong sự hiến dâng.
Triệt để trong sự từ bỏ: “Con chồn có hang, chim có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu”(Lc 9,58). Vốn giàu sang, Chúa Kitô đã tự nguyện sống nghèo khó để chúng ta được nên sang giàu (x.2Cr 8,9-12). Từ bỏ của cải vật chất, từ bỏ những tiện nghi không phải để tự hài lòng trong cảnh thiếu thốn nhưng là để dễ dàng sống yêu thương. “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết” (Lc 9,60). Chúa Giêsu còn mời gọi nhưng kẻ theo Người phải tự do với cả những tình cảm huyết nhục để dệt xây Nước Trời, vương quốc của tình yêu. Mối dây liên kết trong tình huyết nhục tự nó là điều tốt đẹp. Tuy nhiên còn có mối dây liên kết tốt hơn và cao cả hơn. Không phải chỉ khi cưu mang và cho Ngôi Lời nhập thể bú mớm mới là có phúc, nhưng chính khi nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa thì mới là có phúc hơn nhiều (x.Lc 11,27-28).
Triệt để trong sự hiến dâng: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa” (Lc 9,62). Đường cày không thể nào thẳng khi tay cầm cày mà mặt lại ngoảnh đằng sau. Tình yêu không thể chấp nhận sự nửa vời. Nóng thì nóng hẳn đi hoặc lạnh thì lạnh hẳn đi, nếu cứ hâm hẩm thì sớm muộn cũng sẽ bị đào thải (x.Kh 3,15-16). Chuyện bắt cá hai tay có thể áp dụng trong kinh doanh buôn bán nhưng tuyệt đối không thể có trong tình yêu đích thực.
Tuy nhiên, phận người chúng ta không dễ gì dứt khoát một lần cho tất cả. Vẫn có đó tình trạng vấn vương, ngập ngừng trong chuyện tình yêu, cả tình lứa đôi lẫn tình dâng hiến. Cái cảnh cầm cày mà còn ngó lại đằng sau thì có thể không nhiều, nhưng cảnh cầm cày mà còn nhìn bên này, quay bên nọ quả là không hiếm. Và chắc chắn khi nhìn ngang, nhìn ngửa thì đường cày sẽ chệch choạc, ngoằn ngoèo. Dẫu biết rằng Thiên Chúa, Đấng quyền năng, thừa sức vẽ nên đường thằng bằng những nét cong, nhưng khi quá ỉ lại vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa thì chúng ta vô tình hay hữu ý rơi vào chước cám dỗ lỗi đức trông cậy (x.GLCG Chung số 2092).
Để có thể thẳng bước theo chân Chúa Kitô, để sống yêu thương cách triệt để, thì chắc chắn cần phải diệt trừ nhiều điều, mà dĩ nhiên trước hết đó là những điều bất chính, xấu xa. Và để có thể sống yêu thương đến cùng thì chúng ta còn cần phải biết tự do với cả những điều tự nó là không xấu. “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em mình, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”(Lc 13,26-27). Hạn từ “từ bỏ” ở đây theo cách nói của người Do Thái không có nghĩa là loại trừ nhưng biểu thị sự so sánh. Khi nói “từ bỏ” một điều gì đó để chọn một điều khác thì muốn nói điều ấy “kém hơn”điều ta chọn. Khi đã tin nhận Chúa là tất cả, là trên hết thì việc tự do với các mối liên hệ huyết nhục, với cả mạng sống mình, là chuyện đương nhiên phải có.
Vấn đề đặt ra đó là cần thường xuyên xác định lại mục đích chúng ta theo Chúa Kitô. Mang danh là Kitô hữu, chúng ta không theo chủ thuyết này hay chủ nghĩa nọ, nhưng chúng ta chỉ theo một Đấng là Giêsu Kitô. Đức Kitô vừa là người chỉ đạo (dẫn đường), vừa chính là con đường dẫn chúng ta đến hạnh phúc đich thực (x.Mt 23,10; Ga 14,6). Đường Chúa Kitô dẫn chúng ta đi và cũng là con đường Người đã đi qua đó là đường tình yêu tự hiến vì hạnh phúc của loài người. Chính khi quên mình vì hạnh phúc của đồng loại thì chúng sẽ gặp lại bản thân và có hạnh phúc vĩnh tồn (thánh Phanxicô Axidi).
Theo Công Giáo, bạn, tôi, chúng ta đang theo ai, đi đâu, làm gì? Một câu hỏi thiết tưởng mãi không thừa với những người vốn tự nhận là “có đạo”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Âu Châu sửng sốt về Kết quả cuộc Trưng cầu Dân ý của Anh Quốc Quyết định rút chân ra khỏi Liên minh Âu Châu
Thanh Quảng sdb
04:35 24/06/2016
Âu Châu sửng sốt về Kết quả cuộc Trưng cầu Dân ý của Anh Quốc Quyết định rút chân ra khỏi Liên minh Âu Châu
Thanh Quảng sdb
Theo tin đài phát thanh Vatican ngày 24/6/2016 thì kết quả của cuộc đầu phiếu tại Anh Quốc quyết định rút chân ra khỏi Liên Minh Âu Châu. Kết quả chính thức cho thấy khoảng 52 phần trăm người Anh đã bàu cho quyết định rút ra khỏi Liên minh Âu châu trong cuộc trưng cầu hôm thứ Năm vừa qua; chỉ có hơn 48 phần trăm bỏ phiếu để tiếp tục ở lại. Sự kiện này đã làm cho Thị trường Chứng khoán châu Âu tụt dốc vì đồng bảng Anh.
Với kết quả cuộc đầu phiếu, thứ Sáu hôm nay, nước Anh đã lao vào vùng biển thám hiểm... Tờ nhật báo lớn nhất tại Anh là tờ “The Sun” (Mặt Trời) đã chạy một tít lớn: "Chào Tạm Biệt Liên Minh Âu Châu!" và tờ “Daily Mail” (Tin Hằng Ngày) la lên: "Chúng tôi Quyết định rút tên" và tờ báo viết tiếp sau 43 năm bị Liên Minh Âu Châu kiềm kẹp, Nước Anh của chúng tôi đã được "giải thoát khỏi xiềng xích của Liên Minh Âu Châu".
Khi kết quả vừa được công bố nhiều người đã kéo xuống đường ăn mừng; còn Ông Nigel Farage, người lãnh đạo Đảng Độc lập Anh quốc tuyên bố: “Thách đố về giấc mơ độc lập cho
một Vương quốc Anh độc lập đã khởi đầu”.
"Đây là một chiến thắng thực sự cho dân chúng, một chiến thắng cho những người bình thường và một chiến thắng cho người khá giả... Ngày 23/6/2016 được đi vào lịch sử của đất nước chúng tôi như là một ngày độc lập của chúng tôi."
Tuy nhiên, những người thắng cử cũng lo âu về quyết định này có thể phá vỡ sự ổn định của sự hiệp nhất lục địa châu Âu như là một giấc mơ của thời hậu Thế chiến II với ước mơ không còn xung đột trong tương lai nữa.
Âu lo về Tây Châu Âu
Tại Đông Âu, các nhà lãnh đạo chính trị ở đây thật sốc khi hay tin kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này. Thủ tướng Hung gia lợi là Viktor Orbán, một trong những nhà lãnh đạo trong Liên hiệp Âu Châu, đã cho đăng tải những quảng cáo trên các tờ báo Anh khen ngợi quốc gia của ông đã đồng hành với nước Anh trong Liên Minh Âu Châu.
Tuy nhiên theo ý kiến của ông đã được các ký giả Hungary ghi lại là Liên Minh Âu Châu cần thay đổi căn tính của mình và học hỏi qua kinh nghiệm của cuộc trưng cầu này.
Ông Robert Fico, Thủ tướng của nước Slovakia, người sẽ tới phiên làm Chủ tịch Liên Minh Âu Châu vào ngày 1/7/2016 này cho hay sau cuộc trưng cầu này châu Âu sẽ không bao giờ được như trong quá khứ vì số tiến hàng tỷ Euro do Anh quốc hỗ trợ cũng như tiền lương mà rất nhiều người tại Âu Châu nhận được vì công việc họ được làm tại Anh Quốc.
Ở Tây Âu, nước Đức có nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Bà thủ tướng Angela Merkel của nước này cũng bày tỏ mối quan tâm với lời cảnh báo rằng nước Anh sẽ bị coi là một quốc gia bên ngoài của Liên Minh Âu Châu.
Những cuộc đàm phán còn dài…
Các nhà phân tích cho rằng quyết định của Anh quốc sẽ còn được đàm phán nhiều năm trong lãnh vực thương mại, kinh doanh và liên kết chính trị trong khối 27 quốc gia còn lại. Về bản chất kết quả của cuộc trưng cầu này là một bước khởi đầu chứ không phải là cùng kết của một quá trình nhiều thập kỷ qua đã không đi tới kết luận.
Ngay sau khi kết quả của cuộc trưng cầu được công bố, đồng bảng Anh bị mất giá nặng nề chưa từng thấy nội trong một ngày, nó bị sụt giá hơn 10 phần trăm trong sáu giờ, đang từ khoảng $ 1.50 tụt xuống dưới $1,35.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng việc Anh quốc rút chân ra khỏi Liên Minh Âu Châu sẽ cắt đứt quan hệ với các thị trường chứng khoán toàn cầu để đứng riêng lẻ sẽ làm tổn thương nền kinh tế Anh quốc và làm suy yếu vị trí của London như là một trung tâm tài chánh toàn cầu của thế giới.
(Nguồn Radio Vatican)
Thanh Quảng sdb
Theo tin đài phát thanh Vatican ngày 24/6/2016 thì kết quả của cuộc đầu phiếu tại Anh Quốc quyết định rút chân ra khỏi Liên Minh Âu Châu. Kết quả chính thức cho thấy khoảng 52 phần trăm người Anh đã bàu cho quyết định rút ra khỏi Liên minh Âu châu trong cuộc trưng cầu hôm thứ Năm vừa qua; chỉ có hơn 48 phần trăm bỏ phiếu để tiếp tục ở lại. Sự kiện này đã làm cho Thị trường Chứng khoán châu Âu tụt dốc vì đồng bảng Anh.
Với kết quả cuộc đầu phiếu, thứ Sáu hôm nay, nước Anh đã lao vào vùng biển thám hiểm... Tờ nhật báo lớn nhất tại Anh là tờ “The Sun” (Mặt Trời) đã chạy một tít lớn: "Chào Tạm Biệt Liên Minh Âu Châu!" và tờ “Daily Mail” (Tin Hằng Ngày) la lên: "Chúng tôi Quyết định rút tên" và tờ báo viết tiếp sau 43 năm bị Liên Minh Âu Châu kiềm kẹp, Nước Anh của chúng tôi đã được "giải thoát khỏi xiềng xích của Liên Minh Âu Châu".
Khi kết quả vừa được công bố nhiều người đã kéo xuống đường ăn mừng; còn Ông Nigel Farage, người lãnh đạo Đảng Độc lập Anh quốc tuyên bố: “Thách đố về giấc mơ độc lập cho
một Vương quốc Anh độc lập đã khởi đầu”.
"Đây là một chiến thắng thực sự cho dân chúng, một chiến thắng cho những người bình thường và một chiến thắng cho người khá giả... Ngày 23/6/2016 được đi vào lịch sử của đất nước chúng tôi như là một ngày độc lập của chúng tôi."
Tuy nhiên, những người thắng cử cũng lo âu về quyết định này có thể phá vỡ sự ổn định của sự hiệp nhất lục địa châu Âu như là một giấc mơ của thời hậu Thế chiến II với ước mơ không còn xung đột trong tương lai nữa.
Âu lo về Tây Châu Âu
Tại Đông Âu, các nhà lãnh đạo chính trị ở đây thật sốc khi hay tin kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này. Thủ tướng Hung gia lợi là Viktor Orbán, một trong những nhà lãnh đạo trong Liên hiệp Âu Châu, đã cho đăng tải những quảng cáo trên các tờ báo Anh khen ngợi quốc gia của ông đã đồng hành với nước Anh trong Liên Minh Âu Châu.
Tuy nhiên theo ý kiến của ông đã được các ký giả Hungary ghi lại là Liên Minh Âu Châu cần thay đổi căn tính của mình và học hỏi qua kinh nghiệm của cuộc trưng cầu này.
Ông Robert Fico, Thủ tướng của nước Slovakia, người sẽ tới phiên làm Chủ tịch Liên Minh Âu Châu vào ngày 1/7/2016 này cho hay sau cuộc trưng cầu này châu Âu sẽ không bao giờ được như trong quá khứ vì số tiến hàng tỷ Euro do Anh quốc hỗ trợ cũng như tiền lương mà rất nhiều người tại Âu Châu nhận được vì công việc họ được làm tại Anh Quốc.
Ở Tây Âu, nước Đức có nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Bà thủ tướng Angela Merkel của nước này cũng bày tỏ mối quan tâm với lời cảnh báo rằng nước Anh sẽ bị coi là một quốc gia bên ngoài của Liên Minh Âu Châu.
Những cuộc đàm phán còn dài…
Các nhà phân tích cho rằng quyết định của Anh quốc sẽ còn được đàm phán nhiều năm trong lãnh vực thương mại, kinh doanh và liên kết chính trị trong khối 27 quốc gia còn lại. Về bản chất kết quả của cuộc trưng cầu này là một bước khởi đầu chứ không phải là cùng kết của một quá trình nhiều thập kỷ qua đã không đi tới kết luận.
Ngay sau khi kết quả của cuộc trưng cầu được công bố, đồng bảng Anh bị mất giá nặng nề chưa từng thấy nội trong một ngày, nó bị sụt giá hơn 10 phần trăm trong sáu giờ, đang từ khoảng $ 1.50 tụt xuống dưới $1,35.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng việc Anh quốc rút chân ra khỏi Liên Minh Âu Châu sẽ cắt đứt quan hệ với các thị trường chứng khoán toàn cầu để đứng riêng lẻ sẽ làm tổn thương nền kinh tế Anh quốc và làm suy yếu vị trí của London như là một trung tâm tài chánh toàn cầu của thế giới.
(Nguồn Radio Vatican)
Tổng giáo phận Sydney có hai tân Giám Mục phụ tá
Đặng Tự Do
06:49 24/06/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức ông Anthony Randazzo và Cha Richard Umbers là hai vị Giám Mục phụ tá mới cho Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher OP của Sydney. Hai vị sẽ cùng với Đức Cha phụ tá Terry Brady quản trị và chăm sóc mục vụ cho Tổng Giáo Phận Công Giáo Sydney.
Cả hai vị linh mục nói họ rất “sửng sốt” với quyết định bổ nhiệm này nhưng đều rất mong được làm việc với Đức Tổng Giám Mục Anthony và các linh mục của Sydney trong việc phục vụ Thiên Chúa và dân Ngài theo con đường mới này.
Đức ông Randazzo, nguyên quán Sydney, hiện là một linh mục của Tổng Giáo Phận Brisbane, và là linh mục thuộc nhà thờ chính tòa nhưng trách nhiệm chủ yếu của ngài là Giám Đốc Đại Chủng Viện Queensland. Trong bảy năm phục vụ của ngài trong vai trò Giám đốc Ơn Gọi của tổng giáo phận, Brisbane đã chứng kiến một sự hồi sinh trong ơn gọi với 27 tân linh mục được thụ phong. Trước đó, ngài theo học một chương trình sau đại học về giáo luật, là cha sở giáo xứ Regina Coeli tại Coorparoo Heights, và sau đó làm việc trong Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ở Rôma.
Cha Umbers là một linh mục thuộc phong trào Opus Dei; đã từng được đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh; cũng như triết học và thần học. Ngài đã thực hiện các công tác mục vụ chuyên trách cho các gia đình trẻ, sinh viên và thanh niên, và các ứng sinh chức linh mục tại Sydney.
Đức ông Randazzo 49 tuổi và Cha Umbers 45 tuổi. Khi được tấn phong Giám Mục, hai vị sẽ là các vị Giám Mục trẻ nhất của Úc. Cùng với Đức Tổng Giám Mục Anthony, 56 tuổi, các vị đại diện cho sự “chuyển tiếp thế hệ” hiện đang diễn ra trong hàng lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tại Úc.
Đức Cha Anthony Fisher OP, Tổng Giám Mục Sydney, nói ngài rất vui mừng với các bổ nhiệm này và nhiệt liệt hoan nghênh cả hai linh mục dự phần trong các công việc của Tổng Giáo Phận.
“Cả hai vị là những người thông minh, năng động và nhạy cảm về mục vụ đang tham gia vào hàng ngũ các giám mục Úc và hàng lãnh đạo tại Sydney này, và các linh mục cũng như người dân Sydney sẽ đón chào các vị với vòng tay rộng mở. Các vị sẽ mang lại những ý tưởng mới và năng lượng cho cuộc sống của Tổng Giáo Phận và tôi cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng hai món quà cho chúng ta.”
Đức Ông Randazzo là người gốc Ý- Tô Cách Lan. Cha ngài là ông Colin Randazzo đã được rửa tội tại nhà thờ Đức Bà ở Sydney. Ông và vợ, là Caterina, có bốn người con. Người con trai duy nhất của hai ông bà là Tony đã theo học các trường học Công Giáo tại Coolangatta và Southport trước khi gia nhập chủng viện Brisbane. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1991.
Ngài lấy bằng thần học tại Học Viện Thần Học Brisbane; và bằng giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Gregorian ở Rôma. Gần đây, trong kỳ nghỉ sau một thời gian phục vụ dài hạn, ngài đã theo một khóa về Kinh Thánh tại Giêrusalem. Ngài có kinh nghiệm thanh tra và từng là một thẩm phán của Tòa án Tiểu Bang Brisbane, cũng như từng là một thẩm phán thuộc Toà Hòa Giải Úc Đại Lợi.
Đức Ông Randazzo thích công việc ngoài trời và mong được làm quen lại với các con đường ven biển và những bụi cây xung quanh Sydney. Ngài thích nhạc và cũng quan tâm đến kiến trúc.
“Thật là một đặc ân và là một niềm vui được Đức Thánh Cha gọi đến để sai đi trong việc chăm sóc mục vụ cho Giáo Hội tại Sydney,” ngài nói.
“Tôi thật vui mừng được trở về thành phố sinh quán của mình và háo hức mong được gặp các linh mục và anh chị em giáo dân của Tổng Giáo Phận.
“Tôi khiêm tốn thỉnh cầu anh chị em của Tổng Giáo Phận nhớ đến tôi trong lời cầu nguyện. Về phần tôi, tôi cầu nguyện nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, cho Giáo Hội địa phương của chúng ta tại Sydney và tôi tín thác vào những ân sủng của Chúa Thánh Thần để tôi có thể là một mục tử tốt lành và trung tín.”
Cha Umbers đã được thụ phong linh mục vào năm 2002. Sinh quán của ngài là Papatoetoe, Auckland, New Zealand. Cha Umbers có 4 anh chị em ruột. Ngài theo học tại Sydney, Rôma và Tây Ban Nha và đã phục vụ trong tư cách là một linh mục ở Sydney trong vòng 13 năm qua.
Ngài giúp cho Tổng Giáo phận trong tư cách là một thành viên của Hội đồng linh mục, tuyên úy đại học và là thành viên của đội ngũ cố vấn linh đạo tại chủng viện Good Shepherd (Mục Tử Nhân Lành).
Cha Umbers có bằng tiến sĩ Triết học và đã từng là một giảng viên cũng như một trợ giáo tại Đại học Notre Dame Sydney. Là một tác giả viết rất hăng, cha Umbers viết nhiều sách và có nhiều bài trên các tạp chí và trong các hội nghị. Ngài thích dòng âm nhạc bình dân và theo sát những vấn đề hàng đầu trên các phương tiện truyền thông xã hội; và nhìn nhận rằng ngài “luôn luôn sẵn sàng tham dự vào các cuộc tranh luận về những vấn đề lớn mà không đánh mất cảm thức hài hước.” Mặc dù có một lịch trình bận rộn, ngài thích chạy việt dã đường trường và chèo thuyền là những vận động giúp cho ngài giữ gìn thể lực. Ngài có một sự quan tâm đặc biệt trong dòng truyền thông chính mạch cũng như các phương tiện truyền thông xã hội, và việc sử dụng chúng để truyền giáo.
“Tôi đã choáng váng khi nghe tin này,” Cha Umbers nói “nhưng tôi chấp nhận việc bổ nhiệm của Đức Thánh Cha trong tinh thần vâng phục con thảo và mong muốn mãnh liệt được phục vụ Giáo Hội khi cần. Tôi mang trong mình một tình yêu đối với con người và với những ý tưởng thường được biểu hiện trong việc rao giảng Tin Mừng của mình. Cùng với Đức ông Randazzo, tôi sẽ mong muốn tìm hiểu về nghệ thuật chăn dắt từ Đức Tổng Giám mục Fisher và Đức Giám Mục Brady.”
Lễ tấn phong giám mục cho Đức Ông Tony Randazzo và Cha Richard Umbers sẽ diễn ra tại nhà thờ Chính Tòa Đức Bà của Sydney vào ngày thứ Tư 24 Tháng Tám 2016.
Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem từ chức
Lm. Trần Đức Anh OP
12:24 24/06/2016
VATICAN. ĐTC đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh Jerusalem, Fouad Twal.
ĐTC bổ nhiệm Cha Pierbattista Pizzaballa dòng Phanxicô làm Giám quản Tông Tòa tòa trống (sede vacante) đồng thời nâng cha lên hàng TGM hiệu tòa Verbe.
Cha Pizzaballa người Italia, năm nay 51 tuổi (1965). Sau khi thụ phong LM năm 1990, cha theo học tại Học Viện Kinh Thánh của dòng Phanxicô ở Jerusalem từ năm 1993. Sau đó cha làm giáo sư dạy tiếng Do thái Kinh Thánh tại Phân khoa Kinh Thánh và Khảo cổ của dòng Jerusalem.
Từ năm 2004 đến 2016, cha làm Bề Trên Dòng Phanxicô tại Thánh Địa 3 nhiệm kỳ, cho đến tháng 4 năm nay, 2016.
Đức nguyên Thượng Phụ Fouad Twal người Giordani năm nay 76 tuổi (1940), nguyên là một nhà ngoại giao của Tòa Thánh, cho đến khi được bổ nhiệm làm TGM giáo phận Tunis thủ đô Tunisie năm 1994. Tháng 9 năm 2005, ngài được bổ làm TGM Phó của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem, và 3 năm sau ngài kế vị Đức Thượng Phụ Michel Sabbah.
Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem cai quản các cộng đoàn Công Giáo la tinh ở Thánh Địa (Palestine, Israel, đảo Cypro, Giordanie) với 293 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 66 giáo xứ, 81 LM giáo phận và 383 linh mục dòng, 1.650 tu sĩ nam nữ, theo niên giám 2016 của Tòa Thánh.
ĐTC bổ nhiệm Cha Pierbattista Pizzaballa dòng Phanxicô làm Giám quản Tông Tòa tòa trống (sede vacante) đồng thời nâng cha lên hàng TGM hiệu tòa Verbe.
Cha Pizzaballa người Italia, năm nay 51 tuổi (1965). Sau khi thụ phong LM năm 1990, cha theo học tại Học Viện Kinh Thánh của dòng Phanxicô ở Jerusalem từ năm 1993. Sau đó cha làm giáo sư dạy tiếng Do thái Kinh Thánh tại Phân khoa Kinh Thánh và Khảo cổ của dòng Jerusalem.
Từ năm 2004 đến 2016, cha làm Bề Trên Dòng Phanxicô tại Thánh Địa 3 nhiệm kỳ, cho đến tháng 4 năm nay, 2016.
Đức nguyên Thượng Phụ Fouad Twal người Giordani năm nay 76 tuổi (1940), nguyên là một nhà ngoại giao của Tòa Thánh, cho đến khi được bổ nhiệm làm TGM giáo phận Tunis thủ đô Tunisie năm 1994. Tháng 9 năm 2005, ngài được bổ làm TGM Phó của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem, và 3 năm sau ngài kế vị Đức Thượng Phụ Michel Sabbah.
Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem cai quản các cộng đoàn Công Giáo la tinh ở Thánh Địa (Palestine, Israel, đảo Cypro, Giordanie) với 293 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 66 giáo xứ, 81 LM giáo phận và 383 linh mục dòng, 1.650 tu sĩ nam nữ, theo niên giám 2016 của Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha gặp gỡ chính quyền Armeni
Lm. Trần Đức Anh OP
12:26 24/06/2016
YEREVAN. Trong buổi gặp gỡ chính quyền và ngoại giao đoàn, cũng như các giới chức xã hội và dân sự Armeni, ĐTC ca ngợi niềm tin mạnh mẽ của dân tộc này và kêu gọi giới lãnh đạo bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo.
Lúc 5 giờ rưỡi chiều ngày 24-6-2016, ĐTC đã đến phủ tổng thống Armeni cách dinh Tông Tòa 16 cây số để viếng thăm.
Tổng thống Sargsyan năm nay 62 tuổi (1954), đã từng làm bộ trưởng quốc phòng, rồi thủ tướng của Armeni, trước khi đảm nhận trách vụ hiện thời từ 8 năm nay (2008). Hồi tháng 4 năm ngoái (2015), ông đã cùng với Đức Tổng thượng Phụ Karekin và các GM Armeni, Công Giáo và Tông truyền, đến Vatican để tham dự phụng vụ do ĐTC Phanxicô chủ sự tại Đền thờ Thánh Phêrô nhân dịp kỷ niệm 100 năm cuộc ”tử đạo” của một triệu rưỡi người Armeni dưới bàn tay của quân Ottoman Thổ Nhĩ kỳ.
Sau khi hội kiến riêng với Tổng thống và chào thăm gia đình ông, ĐTC đã gặp gỡ các giới chức chính quyền và xã hội dân sự và văn hóa của Armeni cũng như ngoại giao đoàn tại nước này, tổng cộng là 240 người, vào lúc 6 giờ rưỡi chiều, cũng tại phủ Tổng Thống.
Diễn văn của ĐTC
Lên tiếng trong dịp này, sau khi cám ơn Tổng Thống, ĐTC nhắc đến Đại Tai Ương hàng triệu người dân Armeni bị tàn sát và lễ tưởng niệm đã được cử hành hồi tháng 4 năm ngoái ở Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican. Ngài cũng ca ngợi dân tộc Armeni kiên vững trong thử thách và tìm được sức mạnh nơi thập giá của Chúa Kitô:
”Tôi ca ngợi dân tộc Armeni, được ánh sáng Tin Mừng soi chiếu, cả trong những lúc bi thảm nhất của lịch sử, vẫn luôn tìm thấy nơi Thập Giá và sự Phục Sinh của Chúa Kitô, sức mạnh để trỗi dậy và tiếp tục hành trình trong phẩm giá. Điều này cho thấy cội rễ đức tin Kitô thật là sâu xa và kho tàng vô biên ơn an ủi và hy vọng chứa đựng trong đó. Nhớ đến những hậu quả đau buồn mà oán thù, thành kiến và ước muốn thống trị vô độ đưa tới trong thế kỷ vừa qua, tôi nồng nhiệt cầu chúc nhân loại biết rút ra từ kinh nghiệm bi thảm ấy bài học để hành động với tinh thần trách nhiệm va khôn ngoan để phòng ngừa, đừng để những điều kinh hoàng ấy tái diễn. Vì thế, từ mọi phía cần gia tăng nỗ lực để, trong những tranh chấp quốc tế, sự đối thoại luôn được trổi vượt, sự chân thần và liên lỷ tìm kiếm hòa bình, sự cộng tác giữa các quốc gia và sự chuyên cần dấn thân của các tổ chức quốc tế luôn chiếm ưu thế để kiến tạo một bầu không khí tín nhiệm, để đạt tới những hiệp định lâu bền.
ĐTC cho biết: ”Giáo Hội Công Giáo mong ước tích cực cộng tác với tất cả những người quan tâm đến số phận của nền văn minh và sự tôn trọng các quyền con người, để trên thế giới, các giá trị tinh thần được chiếm ưu thế, vạch mặt những người làm băng hoại ý nghĩa và vẻ đẹp của các giá trị ấy. Về vấn đề này, một điều tối quan trọng là tất cả nhưng người tuyên xưng niềm tin nơi Thiên Chúa hiệp lực với nhau để cô lập hóa những kẻ lạm dụng tôn giáo để thực hiện những dự án chiến tranh, chiếm đoạt, bách hại, lèo lái và lạm dụng danh thánh của Thiên Chúa.
”Đặc biệt ngày nay, các tín hữu Kitô, giống như và có thể là hơn cả thời các vị tử đạo đầu tiên, tại một số nơi họ bị kỳ thị và bách hại chỉ vì họ tuyên xưng niềm tin của họ, trong khi quá nhiều xung đột ở nhiều miền trên thế giới vẫn chưa tìm được những giải pháp tích cực, tạo nên tang tóc, tàn phá và những cuộc cưỡng bách di cư toàn thể dân tộc. Vì thế điều tối cần thiết là các vị nắm giữ vận mệnh của các dân nước này can đảm và không chút trì hoãn đề ra và thực hiện những sáng kiến nhắm chấm dứt những đau khổ ấy, tìm kiếm hòa bình, bảo vệ và đón tiếp những người đang bị tấn công và bách hại, thăng tiến công lý và sự phát triển dài hạn như những mục tiêu hàng đầu. Nhân dân Armeni đã đích thân trải qua những tình trạng như thế; họ biết đau khổ và bách hại; họ bảo tồn trong ký ức không những các vết thương trong quá khứ, nhưng cả tinh thần giúp họ mỗi lần đầu bắt đầu lại. Theo ý nghĩa đó, tôi khích lệ anh chị em đừng quên sự đóng góp quí giá này cho cộng đồng quốc tế.
Trong bài diễn văn, ĐTC cũng đề cập đến một kỷ niệm quan trọng và nói rằng:
”Năm nay là năm kỷ niệm 25 năm Armeni được độc lập. Đây là một dịp quí giá để vui mừng và nhớ đến những mục tiêu đã đạt được cũng như để đề ra những mục tiêu mới cần hướng tới. Những buổi lễ mừng độc lập càng có ý nghĩa nếu chúng trở thành cho mọi người Armeni ở quê hương cũng như ở hải ngoại một dịp đặc biệt để hồi niệm và phối hợp nghị lực, với mục đích tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển đất nước về mặt dân sự và xã hội, công bằng và bao gồm mọi người. Vấn đề ở đây là liên tục kiểm chứng để không bao giờ lỗi những giới luật luân lý về công lý bình đẳng cho tất cả mọi người và về tình liên đới với nhưng người yếu thế và kém may mắn.
Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo, tuy chỉ hiện diện tại đất nước này với số người giới hạn, nhưng cũng vui mừng vì có thể góp phần làm tăng trưởng xã hội, đặc biệt trong những hoạt động nhắm giúp đỡ những người yếu thế và nghèo túng hơn, trong lãnh vực y tế và giáo dục, trong lãnh vực bác ái, như nhà thương Redemptoris Mater, Mẹ Giáo Hội, ở Ashotsk, từ 25 năm nay, hoạt động của trường học ở thủ đô Yerevan, các sáng kiến của Caritas Armeni và hoạt động của các dòng tu.
Xin Chúa chúc lành và bảo vệ Armeni, phần đất được soi sáng nhờ đức tin, lòng can đảm của các vị tử đạo, niềm hy vọng mạnh hơn mọi đau khổ”.
Giã từ tổng thống và các giới chức chính quyền, ĐTC đã về dinh tông tòa ở Etchmiadzin của Giáo Hội Armeni Tông Truyền để hội kiến với Đức Tổng Thượng Phụ và chào thăm phái đoàn 45 GM của Giáo Hội này vào lúc 7 giờ rưỡi tối. Sau đó ngài đã dùng bữa tối và qua đêm cũng tại dinh này.
Chương trình viếng thăm của ĐTC thứ bẩy 25-6-2016
Thứ bẩy 25-6-2015, ĐTC sẽ đến viếng thăm và cầu nguyện tại Đài tưởng niệm sẽ tới đài tưởng niệm Tzitzernakaberd, hay còn gọi là ”Pháo đài chim én” nằm trên một ngọn đồi.
Đài tưởng niệm này được xây năm 1967 để tưởng niệm 1 triệu rưỡi người Armeni đã bị sát hại hồi năm 1915 dưới thời đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ kỳ. Các nạn nhân thuộc 29 tỉnh đã bị giết trong 3 năm trời. Khu vực này bao gồm một viện bảo tàng, một đài tưởng niệm với 12 cây cột và một bút tháp cao vút. Đài tưởng niệm hình tròn, chính giữa có ngọn lửa thiêng cháy suốt ngày đem và có 12 cây cột nghiêng chụm đầu vào nhau biểu tượng cho các tỉnh có các nạn nhân bi sát hại. thêm vào đó là hai cây kim cao vút lên trời ám chỉ sự tái sinh của dân nước Armeni.
Trong dịp này, ĐTC cũng sẽ thăm bảo tàng viện diệt chủng và gặp khoảng 10 người con cháu của những người Armeni bị bách hại.
Tiếp đến vào lúc 10 giờ, ngài sẽ đáp máy bay đến Gumri, thành phố lớn thứ hai của Armeni, để cử hành thánh lễ theo nghi thức la tinh cho các tín hữu. Ban trưa ngài viếng thăm và dùng bữa tại Tu viện Đức Mẹ Armeni của các nữ tu dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội.
Ban chiều cùng ngày, ĐTC còn viếng nhà thờ chính tòa của Giáo Hội Armeni Tông truyền cũng tại Gumri rồi thăm nhà thờ Chính tòa của Công Giáo tại đây, trước khi bay trở lại thủ đô Yerevan.
Lúc 5 giờ rưỡi chiều ngày 24-6-2016, ĐTC đã đến phủ tổng thống Armeni cách dinh Tông Tòa 16 cây số để viếng thăm.
Tổng thống Sargsyan năm nay 62 tuổi (1954), đã từng làm bộ trưởng quốc phòng, rồi thủ tướng của Armeni, trước khi đảm nhận trách vụ hiện thời từ 8 năm nay (2008). Hồi tháng 4 năm ngoái (2015), ông đã cùng với Đức Tổng thượng Phụ Karekin và các GM Armeni, Công Giáo và Tông truyền, đến Vatican để tham dự phụng vụ do ĐTC Phanxicô chủ sự tại Đền thờ Thánh Phêrô nhân dịp kỷ niệm 100 năm cuộc ”tử đạo” của một triệu rưỡi người Armeni dưới bàn tay của quân Ottoman Thổ Nhĩ kỳ.
Sau khi hội kiến riêng với Tổng thống và chào thăm gia đình ông, ĐTC đã gặp gỡ các giới chức chính quyền và xã hội dân sự và văn hóa của Armeni cũng như ngoại giao đoàn tại nước này, tổng cộng là 240 người, vào lúc 6 giờ rưỡi chiều, cũng tại phủ Tổng Thống.
Diễn văn của ĐTC
Lên tiếng trong dịp này, sau khi cám ơn Tổng Thống, ĐTC nhắc đến Đại Tai Ương hàng triệu người dân Armeni bị tàn sát và lễ tưởng niệm đã được cử hành hồi tháng 4 năm ngoái ở Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican. Ngài cũng ca ngợi dân tộc Armeni kiên vững trong thử thách và tìm được sức mạnh nơi thập giá của Chúa Kitô:
”Tôi ca ngợi dân tộc Armeni, được ánh sáng Tin Mừng soi chiếu, cả trong những lúc bi thảm nhất của lịch sử, vẫn luôn tìm thấy nơi Thập Giá và sự Phục Sinh của Chúa Kitô, sức mạnh để trỗi dậy và tiếp tục hành trình trong phẩm giá. Điều này cho thấy cội rễ đức tin Kitô thật là sâu xa và kho tàng vô biên ơn an ủi và hy vọng chứa đựng trong đó. Nhớ đến những hậu quả đau buồn mà oán thù, thành kiến và ước muốn thống trị vô độ đưa tới trong thế kỷ vừa qua, tôi nồng nhiệt cầu chúc nhân loại biết rút ra từ kinh nghiệm bi thảm ấy bài học để hành động với tinh thần trách nhiệm va khôn ngoan để phòng ngừa, đừng để những điều kinh hoàng ấy tái diễn. Vì thế, từ mọi phía cần gia tăng nỗ lực để, trong những tranh chấp quốc tế, sự đối thoại luôn được trổi vượt, sự chân thần và liên lỷ tìm kiếm hòa bình, sự cộng tác giữa các quốc gia và sự chuyên cần dấn thân của các tổ chức quốc tế luôn chiếm ưu thế để kiến tạo một bầu không khí tín nhiệm, để đạt tới những hiệp định lâu bền.
ĐTC cho biết: ”Giáo Hội Công Giáo mong ước tích cực cộng tác với tất cả những người quan tâm đến số phận của nền văn minh và sự tôn trọng các quyền con người, để trên thế giới, các giá trị tinh thần được chiếm ưu thế, vạch mặt những người làm băng hoại ý nghĩa và vẻ đẹp của các giá trị ấy. Về vấn đề này, một điều tối quan trọng là tất cả nhưng người tuyên xưng niềm tin nơi Thiên Chúa hiệp lực với nhau để cô lập hóa những kẻ lạm dụng tôn giáo để thực hiện những dự án chiến tranh, chiếm đoạt, bách hại, lèo lái và lạm dụng danh thánh của Thiên Chúa.
”Đặc biệt ngày nay, các tín hữu Kitô, giống như và có thể là hơn cả thời các vị tử đạo đầu tiên, tại một số nơi họ bị kỳ thị và bách hại chỉ vì họ tuyên xưng niềm tin của họ, trong khi quá nhiều xung đột ở nhiều miền trên thế giới vẫn chưa tìm được những giải pháp tích cực, tạo nên tang tóc, tàn phá và những cuộc cưỡng bách di cư toàn thể dân tộc. Vì thế điều tối cần thiết là các vị nắm giữ vận mệnh của các dân nước này can đảm và không chút trì hoãn đề ra và thực hiện những sáng kiến nhắm chấm dứt những đau khổ ấy, tìm kiếm hòa bình, bảo vệ và đón tiếp những người đang bị tấn công và bách hại, thăng tiến công lý và sự phát triển dài hạn như những mục tiêu hàng đầu. Nhân dân Armeni đã đích thân trải qua những tình trạng như thế; họ biết đau khổ và bách hại; họ bảo tồn trong ký ức không những các vết thương trong quá khứ, nhưng cả tinh thần giúp họ mỗi lần đầu bắt đầu lại. Theo ý nghĩa đó, tôi khích lệ anh chị em đừng quên sự đóng góp quí giá này cho cộng đồng quốc tế.
Trong bài diễn văn, ĐTC cũng đề cập đến một kỷ niệm quan trọng và nói rằng:
”Năm nay là năm kỷ niệm 25 năm Armeni được độc lập. Đây là một dịp quí giá để vui mừng và nhớ đến những mục tiêu đã đạt được cũng như để đề ra những mục tiêu mới cần hướng tới. Những buổi lễ mừng độc lập càng có ý nghĩa nếu chúng trở thành cho mọi người Armeni ở quê hương cũng như ở hải ngoại một dịp đặc biệt để hồi niệm và phối hợp nghị lực, với mục đích tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển đất nước về mặt dân sự và xã hội, công bằng và bao gồm mọi người. Vấn đề ở đây là liên tục kiểm chứng để không bao giờ lỗi những giới luật luân lý về công lý bình đẳng cho tất cả mọi người và về tình liên đới với nhưng người yếu thế và kém may mắn.
Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo, tuy chỉ hiện diện tại đất nước này với số người giới hạn, nhưng cũng vui mừng vì có thể góp phần làm tăng trưởng xã hội, đặc biệt trong những hoạt động nhắm giúp đỡ những người yếu thế và nghèo túng hơn, trong lãnh vực y tế và giáo dục, trong lãnh vực bác ái, như nhà thương Redemptoris Mater, Mẹ Giáo Hội, ở Ashotsk, từ 25 năm nay, hoạt động của trường học ở thủ đô Yerevan, các sáng kiến của Caritas Armeni và hoạt động của các dòng tu.
Xin Chúa chúc lành và bảo vệ Armeni, phần đất được soi sáng nhờ đức tin, lòng can đảm của các vị tử đạo, niềm hy vọng mạnh hơn mọi đau khổ”.
Giã từ tổng thống và các giới chức chính quyền, ĐTC đã về dinh tông tòa ở Etchmiadzin của Giáo Hội Armeni Tông Truyền để hội kiến với Đức Tổng Thượng Phụ và chào thăm phái đoàn 45 GM của Giáo Hội này vào lúc 7 giờ rưỡi tối. Sau đó ngài đã dùng bữa tối và qua đêm cũng tại dinh này.
Chương trình viếng thăm của ĐTC thứ bẩy 25-6-2016
Thứ bẩy 25-6-2015, ĐTC sẽ đến viếng thăm và cầu nguyện tại Đài tưởng niệm sẽ tới đài tưởng niệm Tzitzernakaberd, hay còn gọi là ”Pháo đài chim én” nằm trên một ngọn đồi.
Đài tưởng niệm này được xây năm 1967 để tưởng niệm 1 triệu rưỡi người Armeni đã bị sát hại hồi năm 1915 dưới thời đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ kỳ. Các nạn nhân thuộc 29 tỉnh đã bị giết trong 3 năm trời. Khu vực này bao gồm một viện bảo tàng, một đài tưởng niệm với 12 cây cột và một bút tháp cao vút. Đài tưởng niệm hình tròn, chính giữa có ngọn lửa thiêng cháy suốt ngày đem và có 12 cây cột nghiêng chụm đầu vào nhau biểu tượng cho các tỉnh có các nạn nhân bi sát hại. thêm vào đó là hai cây kim cao vút lên trời ám chỉ sự tái sinh của dân nước Armeni.
Trong dịp này, ĐTC cũng sẽ thăm bảo tàng viện diệt chủng và gặp khoảng 10 người con cháu của những người Armeni bị bách hại.
Tiếp đến vào lúc 10 giờ, ngài sẽ đáp máy bay đến Gumri, thành phố lớn thứ hai của Armeni, để cử hành thánh lễ theo nghi thức la tinh cho các tín hữu. Ban trưa ngài viếng thăm và dùng bữa tại Tu viện Đức Mẹ Armeni của các nữ tu dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội.
Ban chiều cùng ngày, ĐTC còn viếng nhà thờ chính tòa của Giáo Hội Armeni Tông truyền cũng tại Gumri rồi thăm nhà thờ Chính tòa của Công Giáo tại đây, trước khi bay trở lại thủ đô Yerevan.
Đức Thánh Cha bắt đầu viếng thăm Cộng Hòa Armeni
Lm. Trần Đức Anh OP
12:28 24/06/2016
EREVAN. Chiều ngày 24-6-2016, ĐTC Phanxicô đã đến Yerevan để bắt đầu chuyến viếng thăm 3 ngày tại Cộng hòa Armeni, cho đến chiều Chúa Nhật 26-6-2016.
Đây là chuyến viếng thăm mục vụ thứ 14 của ngài tại nước ngoài và Armeni là quốc gia thứ 22 được ngài đến thăm. ĐTC sẽ trở lại vùng Caucase này để viếng thăm 2 nước láng giềng của Armeni là Cộng hòa Georgia và Azerbaigian vào tháng 9 năm nay.
Cùng đi với ĐTC trên chuyến bay có đoàn tùy tùng gồm 30 người và 70 ký giả Italia và quốc tế, không kể hơn 600 ký giả đã đăng ký tại phòng báo chí của Armeni để theo dõi và tường thuật về cuộc viếng thăm của ĐTC.
Armeni là một quốc gia bé nhỏ chỉ rộng gần 30 ngàn cây số vuông, với hơn 2 triệu 900 ngàn dân cư, trong đó 90% là tín hữu thuộc Giáo Hội Armeni tông truyền, và khoảng 10% tức là 280 ngàn tín hữu Công Giáo Armeni, với 3 giáo phận do 3 GM coi sóc và 40 giáo xứ được 30 LM triều và dòng phụ trách. Ngoài ra có 50 ngàn tín hữu Công Giáo la tinh sinh sống tại nước này.
Trên huy hiệu chính thức cuộc viếng thăm của ĐTC có hàng chữ: ”ĐGH Phanxicô tại Armenia từ 24 đến 26-6-2016. Cuộc viếng thăm tại nước Kitô đầu tiên.” Armeni đã được rửa tội theo Kitô giáo hồi năm 301, tức là 12 năm trước khi đế quốc Roma được hoàng đế Constantino tha bắt đạo.
Biến cố kỷ niệm 1700 năm Armeni lãnh nhận bí tích rửa tội đã được mừng trọng thể cách đây 15 năm (2001), đặc biệt với cuộc viếng thăm của thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng tại đây từ ngày 25 đến 27-9-2001.
Tiếp đón
Sau 4 giờ bay, vượt qua 3 ngàn cây số, ĐTC và đoàn tùy tùng đã tới phi trường Zvartnots của thủ đô Yerevan vào lúc gần 3 giờ chiều giờ địa phương, tức là gần 1 giờ trưa giờ Roma. Yerevan ở cao độ 1 ngàn mét và có từ 3 ngàn năm nay. Đây cũng là thành phố lớn nhất của Armeni với hơn 1 triệu 200 ngàn dân cư, tức là chiếm hơn 1 phần 3 dân số toàn quốc.
Tổng thống Cộng hòa Armeni, Ông Serzb Sargsyan, cùng với phu nhân và Đức Tổng Thượng phụ Karekin II và Đức Thượng Phụ Công Giáo Armeni Grégoire Pierre 20 Ghabroan cùng một số GM Công Giáo và chính quyền đã chào đón ĐTC tận chân thang máy bay. Hai em bé trong y phục truyền thống đã dâng cho ngài bánh và muối như một cử chỉ chào mừng.
Sau nghi thức chào cờ và duyệt qua hàng quân danh dự, ĐTC đã được tháp tùng về trụ sở Giáo Hội Armeni Tông Truyền ở Etchmiadzin cách đó 12 cây số.
”Tòa Thánh” Etchmiadzin
Thành phố này chỉ có 56 ngàn dân cư cách thủ đô Yerevan 18 cây số về mạn tây, gồm nhiều dinh thự khác nhau, trong đó có dinh tông tòa, Nhà thờ chính tòa, giáo phủ, chủng viện, nhà khách và một bảo tàng viện lưu trữ nhiều bảo vật và thủ bán quí giá. Đây la ”Vaticvan” của Giáo Hội Armeni tông truyền, trung tâm hành chánh và tôn giáo của Armeni sau khi Kitô giáo được chọn làm quốc giáo tại đây từ năm 301.
Theo truyền thống, các cuộc viếng thăm của các vị thủ lãnh tôn giáo bắt đầu với một nghi thức cầu nguyện ngắn tại Nhà thờ chính tòa ở Etchmiadzin và ĐTC Phanxicô cũng không đi ra ngoài thông lệ đó của Giáo Hội Armeni Tông truyền.
Nghi thức bắt đầu bằng bài nguyện ca Hrashapar dâng kính thánh Gregorio Vị Soi sáng, trong khi ĐTC và Đức Karekin II cùng hôn bàn thờ, và hai vị GM đọc thánh vịnh 122: ”Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: Nào ta hãy đi về nhà Chúa. Chân chúng tôi đã dừng lại ở cửa ngươi, hỡi Jerusalem!”.
Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức Tổng thượng Phụ Karekin, ĐTC ca ngợi đức tin của nhân dân Armeni, sự giao hảo và cộng tác tốt đẹp giữa Giáo Hội này với Cộng Giáo, đồng thời ngài nhắc đến những thách đố đang chờ đợi hai Giáo Hội. Ngài nói:
”Trong dịp long trong này, tôi cảm tạ Chúa vì ánh sáng đức tin được thắp lên nơi đất nước của anh chị em, niềm tin đã mang lại cho Armeni căn tính đặc thù và làm cho Armeni trở thành sứ giả của Chúa Kitô giữa các dân nước. Chúa Kitô là vinh quang, là ánh sáng, là mặt trời chiếu soi anh chị em và ban cho anh chị em sự sống mới, tháp tùng và nâng đỡ anh chị em, đặc biệt trong những lúc thử thách cam go. Tôi cúi đầu trước lòng thương xót của Chúa, Đấng đã muốn cho Armeni trở thành quốc gia đầu tiên, ngay từ năm 301, đón nhận Kitô giáo như tôn giáo của mình, trong một thời kỳ đế quốc Roma vẫn còn hung hăng bách hại.
Niềm tin nơi Chúa Kitô, đối với Armeni không phải như chiếc áo người ta có thể mặc vào hoặc cởi ra tùy theo hoàn cảnh hoặc theo cơ hội thuận tiện, nhưng là một thực tại cấu thành chính căn tính của mình, một hồng ân bao la cần đón nhận và gìn giữ với quyết tâm và lòng can đảm, dù phải hy sinh mạng sống. Như Thánh Gioan Phaolô 2 đã viết, ”Với phép rửa của cộng đoàn Armeni [...] đã nảy sinh một căn tính mới của dân tộc, sau này trở nên thành phần cấu thành và không thể tách rời khỏi chính bản thể của Armeni. Từ đó không còn có thể nghĩ rằng, trong số các yếu tố cấu thành căn tính ấy, không có niềm tin nơi Chúa Kitô như một yếu tố nòng cốt” (Tông Thư nhân 1700 năm dân Armeni chịu phép rửa, 2-2-2001). Xin Chúa chúc lành cho anh chị vì chứng tá đức tin sáng ngời, chứng tỏ cụ thể hiệu năng mạnh mẽ và phong phú của phép rửa tội được lãnh nhận cách đây hơn 1.700 năm..
ĐTC cũng nói rằng: ”Tôi cảm tạ Chúa vì hành trình mà Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Armeni Tông Truyền đã thực hiện qua cuộc đối thoại chân thành và huynh đệ, để đạt tới sự chia sẻ trọn vẹn bàn tiệc Thánh Thể. Xin Chúa Thánh Linh giúp chúng ta thực hiện sự hiệp nhất mà Chúa đã cầu xin, để các môn đệ của Người được nên một, hầu cho thế gian tin.
ĐTC nhắc đến những giai đoạn quan trọng trong cuộc đối thoại đại kết giữa hai Giáo Hội, với sự đẩy mạnh trong thời gian gần đây nhờ Đức Tổng Thượng Phụ Vasken I và Karekin I, nhờ thánh Gioan Phaolô 2 và ĐGH Biển Đức 16.
Nhắc đến những thách đố đang chờ đợi, ĐTC nói:
”Rất tiếc là thế giới đang bị ghi đậm những chia rẽ và xung đột, cũng như những hình thức nghèo đói trầm trọng về vật chất và tinh thần, kể cả nạn bóc lột người, cho đến cả các trẻ em và người già, thế giới ấy đang chờ đợi nơi các tín hữu Kitô một chứng tá về sự quí chuộng nhau và cộng tác huynh đệ, làm cho quyền năng và chân lý về sự phục sinh của Chúa Kitô chiếu tỏa rạng ngời trước mặt mọi lương tâm. Sự dấn thân kiên nhẫn và đổi mới tiến về sự hiệp nhất trọn vẹn, sự tăng cường những sáng kiến chung và sự cộng tác giữa mọi môn đệ của Chúa để mưu công ích, giống như ánh sáng rạng ngời trong đêm đen và là một lời kêu gọi hãy sống trong tình bác ái và cảm thông nhau, dù có những khác biệt. Tinh thần đại kết có một giá trị gương mẫu kể cả đối với thế giới ở ngoài biên cương của cộng đồng Giáo Hội, và là một lời mạnh mẽ kêu gọi mọi người hãy giải quyết những bất đồng bằng con đường đối thoại và đề cao giá trị của những gì liên kết chúng ta. Ngoài ra tinh thần đại kết ngăn cản sự lợi dụng và lèo lái đức tin, vì nó buộc phải tái khám phá những căn cội chân thực, trao đổi, bảo vệ và phổ biến chân lý trong niềm tôn trọng phẩm giá của mỗi người và theo những thể thức qua đó người ta thấy được sự hiện diện của tình thương và ơn cứu độ mà ta muốn phổ biến. Như thế chúng ta sẽ trình bày cho thế giới một chứng tá đầy sức thuyết phục, chứng tá mà thế giới rất cần, đó là Chúa Kitô hằng sống và đang hoạt động, Ngài luôn có thể mở ra những con đường mới, hòa giải giữa các dân nước, các nền văn minh và tôn giáo. Chúng ta làm chứng và làm cho chân lý này trở nên đáng tin, đó là Thiên Chúa là tình thương và thương xót.”
Cuộc viếng thăm và cầu nguyện kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành của ĐTC và Đức Tổng Thượng Phụ Karekin. Ngài nghỉ ngơi tại dinh Tông Tòa, trước khi đến thăm Tổng thống Armeni và gỡ 240 người thuộc chính quyền, ngoại giao đoàn và các giới chức xã hội văn hóa vào lúc 5 giờ rưỡi chiều.
Đây là chuyến viếng thăm mục vụ thứ 14 của ngài tại nước ngoài và Armeni là quốc gia thứ 22 được ngài đến thăm. ĐTC sẽ trở lại vùng Caucase này để viếng thăm 2 nước láng giềng của Armeni là Cộng hòa Georgia và Azerbaigian vào tháng 9 năm nay.
Cùng đi với ĐTC trên chuyến bay có đoàn tùy tùng gồm 30 người và 70 ký giả Italia và quốc tế, không kể hơn 600 ký giả đã đăng ký tại phòng báo chí của Armeni để theo dõi và tường thuật về cuộc viếng thăm của ĐTC.
Armeni là một quốc gia bé nhỏ chỉ rộng gần 30 ngàn cây số vuông, với hơn 2 triệu 900 ngàn dân cư, trong đó 90% là tín hữu thuộc Giáo Hội Armeni tông truyền, và khoảng 10% tức là 280 ngàn tín hữu Công Giáo Armeni, với 3 giáo phận do 3 GM coi sóc và 40 giáo xứ được 30 LM triều và dòng phụ trách. Ngoài ra có 50 ngàn tín hữu Công Giáo la tinh sinh sống tại nước này.
Trên huy hiệu chính thức cuộc viếng thăm của ĐTC có hàng chữ: ”ĐGH Phanxicô tại Armenia từ 24 đến 26-6-2016. Cuộc viếng thăm tại nước Kitô đầu tiên.” Armeni đã được rửa tội theo Kitô giáo hồi năm 301, tức là 12 năm trước khi đế quốc Roma được hoàng đế Constantino tha bắt đạo.
Biến cố kỷ niệm 1700 năm Armeni lãnh nhận bí tích rửa tội đã được mừng trọng thể cách đây 15 năm (2001), đặc biệt với cuộc viếng thăm của thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng tại đây từ ngày 25 đến 27-9-2001.
Tiếp đón
Sau 4 giờ bay, vượt qua 3 ngàn cây số, ĐTC và đoàn tùy tùng đã tới phi trường Zvartnots của thủ đô Yerevan vào lúc gần 3 giờ chiều giờ địa phương, tức là gần 1 giờ trưa giờ Roma. Yerevan ở cao độ 1 ngàn mét và có từ 3 ngàn năm nay. Đây cũng là thành phố lớn nhất của Armeni với hơn 1 triệu 200 ngàn dân cư, tức là chiếm hơn 1 phần 3 dân số toàn quốc.
Tổng thống Cộng hòa Armeni, Ông Serzb Sargsyan, cùng với phu nhân và Đức Tổng Thượng phụ Karekin II và Đức Thượng Phụ Công Giáo Armeni Grégoire Pierre 20 Ghabroan cùng một số GM Công Giáo và chính quyền đã chào đón ĐTC tận chân thang máy bay. Hai em bé trong y phục truyền thống đã dâng cho ngài bánh và muối như một cử chỉ chào mừng.
Sau nghi thức chào cờ và duyệt qua hàng quân danh dự, ĐTC đã được tháp tùng về trụ sở Giáo Hội Armeni Tông Truyền ở Etchmiadzin cách đó 12 cây số.
”Tòa Thánh” Etchmiadzin
Thành phố này chỉ có 56 ngàn dân cư cách thủ đô Yerevan 18 cây số về mạn tây, gồm nhiều dinh thự khác nhau, trong đó có dinh tông tòa, Nhà thờ chính tòa, giáo phủ, chủng viện, nhà khách và một bảo tàng viện lưu trữ nhiều bảo vật và thủ bán quí giá. Đây la ”Vaticvan” của Giáo Hội Armeni tông truyền, trung tâm hành chánh và tôn giáo của Armeni sau khi Kitô giáo được chọn làm quốc giáo tại đây từ năm 301.
Theo truyền thống, các cuộc viếng thăm của các vị thủ lãnh tôn giáo bắt đầu với một nghi thức cầu nguyện ngắn tại Nhà thờ chính tòa ở Etchmiadzin và ĐTC Phanxicô cũng không đi ra ngoài thông lệ đó của Giáo Hội Armeni Tông truyền.
Nghi thức bắt đầu bằng bài nguyện ca Hrashapar dâng kính thánh Gregorio Vị Soi sáng, trong khi ĐTC và Đức Karekin II cùng hôn bàn thờ, và hai vị GM đọc thánh vịnh 122: ”Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: Nào ta hãy đi về nhà Chúa. Chân chúng tôi đã dừng lại ở cửa ngươi, hỡi Jerusalem!”.
Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức Tổng thượng Phụ Karekin, ĐTC ca ngợi đức tin của nhân dân Armeni, sự giao hảo và cộng tác tốt đẹp giữa Giáo Hội này với Cộng Giáo, đồng thời ngài nhắc đến những thách đố đang chờ đợi hai Giáo Hội. Ngài nói:
”Trong dịp long trong này, tôi cảm tạ Chúa vì ánh sáng đức tin được thắp lên nơi đất nước của anh chị em, niềm tin đã mang lại cho Armeni căn tính đặc thù và làm cho Armeni trở thành sứ giả của Chúa Kitô giữa các dân nước. Chúa Kitô là vinh quang, là ánh sáng, là mặt trời chiếu soi anh chị em và ban cho anh chị em sự sống mới, tháp tùng và nâng đỡ anh chị em, đặc biệt trong những lúc thử thách cam go. Tôi cúi đầu trước lòng thương xót của Chúa, Đấng đã muốn cho Armeni trở thành quốc gia đầu tiên, ngay từ năm 301, đón nhận Kitô giáo như tôn giáo của mình, trong một thời kỳ đế quốc Roma vẫn còn hung hăng bách hại.
Niềm tin nơi Chúa Kitô, đối với Armeni không phải như chiếc áo người ta có thể mặc vào hoặc cởi ra tùy theo hoàn cảnh hoặc theo cơ hội thuận tiện, nhưng là một thực tại cấu thành chính căn tính của mình, một hồng ân bao la cần đón nhận và gìn giữ với quyết tâm và lòng can đảm, dù phải hy sinh mạng sống. Như Thánh Gioan Phaolô 2 đã viết, ”Với phép rửa của cộng đoàn Armeni [...] đã nảy sinh một căn tính mới của dân tộc, sau này trở nên thành phần cấu thành và không thể tách rời khỏi chính bản thể của Armeni. Từ đó không còn có thể nghĩ rằng, trong số các yếu tố cấu thành căn tính ấy, không có niềm tin nơi Chúa Kitô như một yếu tố nòng cốt” (Tông Thư nhân 1700 năm dân Armeni chịu phép rửa, 2-2-2001). Xin Chúa chúc lành cho anh chị vì chứng tá đức tin sáng ngời, chứng tỏ cụ thể hiệu năng mạnh mẽ và phong phú của phép rửa tội được lãnh nhận cách đây hơn 1.700 năm..
ĐTC cũng nói rằng: ”Tôi cảm tạ Chúa vì hành trình mà Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Armeni Tông Truyền đã thực hiện qua cuộc đối thoại chân thành và huynh đệ, để đạt tới sự chia sẻ trọn vẹn bàn tiệc Thánh Thể. Xin Chúa Thánh Linh giúp chúng ta thực hiện sự hiệp nhất mà Chúa đã cầu xin, để các môn đệ của Người được nên một, hầu cho thế gian tin.
ĐTC nhắc đến những giai đoạn quan trọng trong cuộc đối thoại đại kết giữa hai Giáo Hội, với sự đẩy mạnh trong thời gian gần đây nhờ Đức Tổng Thượng Phụ Vasken I và Karekin I, nhờ thánh Gioan Phaolô 2 và ĐGH Biển Đức 16.
Nhắc đến những thách đố đang chờ đợi, ĐTC nói:
”Rất tiếc là thế giới đang bị ghi đậm những chia rẽ và xung đột, cũng như những hình thức nghèo đói trầm trọng về vật chất và tinh thần, kể cả nạn bóc lột người, cho đến cả các trẻ em và người già, thế giới ấy đang chờ đợi nơi các tín hữu Kitô một chứng tá về sự quí chuộng nhau và cộng tác huynh đệ, làm cho quyền năng và chân lý về sự phục sinh của Chúa Kitô chiếu tỏa rạng ngời trước mặt mọi lương tâm. Sự dấn thân kiên nhẫn và đổi mới tiến về sự hiệp nhất trọn vẹn, sự tăng cường những sáng kiến chung và sự cộng tác giữa mọi môn đệ của Chúa để mưu công ích, giống như ánh sáng rạng ngời trong đêm đen và là một lời kêu gọi hãy sống trong tình bác ái và cảm thông nhau, dù có những khác biệt. Tinh thần đại kết có một giá trị gương mẫu kể cả đối với thế giới ở ngoài biên cương của cộng đồng Giáo Hội, và là một lời mạnh mẽ kêu gọi mọi người hãy giải quyết những bất đồng bằng con đường đối thoại và đề cao giá trị của những gì liên kết chúng ta. Ngoài ra tinh thần đại kết ngăn cản sự lợi dụng và lèo lái đức tin, vì nó buộc phải tái khám phá những căn cội chân thực, trao đổi, bảo vệ và phổ biến chân lý trong niềm tôn trọng phẩm giá của mỗi người và theo những thể thức qua đó người ta thấy được sự hiện diện của tình thương và ơn cứu độ mà ta muốn phổ biến. Như thế chúng ta sẽ trình bày cho thế giới một chứng tá đầy sức thuyết phục, chứng tá mà thế giới rất cần, đó là Chúa Kitô hằng sống và đang hoạt động, Ngài luôn có thể mở ra những con đường mới, hòa giải giữa các dân nước, các nền văn minh và tôn giáo. Chúng ta làm chứng và làm cho chân lý này trở nên đáng tin, đó là Thiên Chúa là tình thương và thương xót.”
Cuộc viếng thăm và cầu nguyện kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành của ĐTC và Đức Tổng Thượng Phụ Karekin. Ngài nghỉ ngơi tại dinh Tông Tòa, trước khi đến thăm Tổng thống Armeni và gỡ 240 người thuộc chính quyền, ngoại giao đoàn và các giới chức xã hội văn hóa vào lúc 5 giờ rưỡi chiều.
Thổ Nhĩ Kỳ tức giận vì Đức Thánh Cha Phanxicô dùng từ "Diệt chủng"
Đặng Tự Do
19:41 24/06/2016
Hôm thứ Sáu 14 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính trị của Armenia, ngoại giao đoàn và đại diện xã hội dân sự. Trong dịp này, ngài nhắc lại tội ác diệt chủng của Thổ Nhĩ Kỳ một thế kỷ trước đây cũng như sự đau khổ của các tín hữu Kitô trên toàn thế giới hiện nay.
Trong buổi tiếp kiến chính thức tại dinh Tổng thống Armenia ở Yerevan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi lịch sử phong phú và vẻ đẹp tự nhiên của Armenia, nơi được nhiều người tin tưởng là địa điểm của vườn Địa Đàng được mô tả trong Kinh Thánh.
Ngài đã đề cập đến chiều sâu đức tin của đất nước đầu tiên này công nhận Kitô giáo là quốc giáo. Sau đó, Đức Thánh Cha đề cập đến những thảm kịch quốc gia này đã phải gánh chịu suốt nhiều thế kỷ qua.
Ngài đã sử dụng thuật ngữ “Metz Yeghern” của Armenia có nghĩa là “một tội ác khủng khiếp” để đề cập đến tội ác tận diệt 1.5 triệu người Armenia của Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1915. Nhưng ngay sau đó, bỏ văn bản đã được soạn sẵn sang một bên, ngài dùng từ “diệt chủng” để tham chiếu đến tội ác này mà ngài gọi là “tội ác đầu tiên của hàng loạt các thảm họa tồi tệ của thế kỷ trước”.
Năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã tức điên lên khi Đức Thánh Cha dùng từ ngữ đó và đã triệu hồi đại sứ về nước suốt 10 tháng.
Cho đến lúc này Thổ Nhĩ Kỳ chưa có phản ứng chính thức nào.
Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói với các phóng viên
“Không có lý do nào để tránh không sử dụng từ này trong trường hợp này. Thực tế là rõ ràng và chúng tôi chưa bao giờ phủ nhận thực tế đó.”
Mọi cố gắng nhằm công nhận cuộc diệt chủng đã không thành công: vì cho tới nay, các nhà cầm quyền ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn bác bỏ cuộc diệt chủng và sẵn sàng trả đũa bất cứ quốc gia nào công khai tố cáo các biến cố thảm họa này.
Được khích lệ bởi lập trường dứt khoát của các vị Giáo Hoàng, Quốc Hội Đức, ngày 2 tháng Sáu năm ngoái, đã có một lập trường mạnh mẽ về vấn đề này, khi họ thừa nhận cuộc diệt chủng người Armenia của đế quốc Ottoman, tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Thổ Nhĩ Kỳ lập tức trả đũa bằng cách triệu hồi đại sứ tại Đức. Hành động của Quốc Hội Đức phải được coi là can đảm vì giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Đức vốn có mối liên hệ gần gũi: đặc biệt dưới ánh sáng cuộc khủng hoảng tị nạn năm ngoái với nhiều thỏa ước giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu.
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha cũng đề cập đến tình trạng tiếp tục bị bách hại của các tín hữu Kitô trên thế giới. Ngài nói:
“Đặc biệt ngày nay, các tín hữu Kitô, giống như và có thể là hơn cả thời các vị tử đạo đầu tiên, tại một số nơi họ bị kỳ thị và bách hại chỉ vì họ tuyên xưng niềm tin của họ, trong khi quá nhiều xung đột ở nhiều miền trên thế giới vẫn chưa tìm được những giải pháp tích cực, tạo nên tang tóc, tàn phá và những cuộc cưỡng bách di cư toàn thể dân tộc. Vì thế điều tối cần thiết là các vị nắm giữ vận mệnh của các dân nước này can đảm và không chút trì hoãn đề ra và thực hiện những sáng kiến nhắm chấm dứt những đau khổ ấy, tìm kiếm hòa bình, bảo vệ và đón tiếp những người đang bị tấn công và bách hại, thăng tiến công lý và sự phát triển dài hạn như những mục tiêu hàng đầu. Nhân dân Armeni đã đích thân trải qua những tình trạng như thế; họ biết đau khổ và bách hại; họ bảo tồn trong ký ức không những các vết thương trong quá khứ, nhưng cả tinh thần giúp họ mỗi lần đầu bắt đầu lại. Theo ý nghĩa đó, tôi khích lệ anh chị em đừng quên sự đóng góp quí giá này cho cộng đồng quốc tế.”
Bốn ưu tiên trong chuyến tông du Armenia của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
11:40 24/06/2016
Với chuyến tông du Armenia lần này, một lần nữa, Đức Phanxicô cho thấy các ưu tiên hàng đầu trong triều giáo hoàng của ngài, ít nhất, về phương diện đối ngoại. Bốn ưu tiên đó, theo nhà báo John Allen Jr. là: các khu ngoại biên, đại kết, địa chính trị và quan tâm tới thiểu số Công Giáo.
Các khu ngoại biên
Cuộc tông du Armenia là cuộc tông du thứ 14 ra ngoại quốc của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhìn trở lui các cuộc tông du này, người ta thấy ngài đã viếng thăm
• Đông Âu: 3 quốc gia (Albania, Bosnia và Herzegovina, Armenia)
• Mỹ Châu Latinh: 6 quốc gia (Brazil, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Cuba, Mexico)
• Á Châu: 3 quốc gia (Nam Hàn, Phi Luật Tân, Sri Lanka)
• Phi Châu: 3 quốc gia (Kenya, Uganda, Cộng Hòa Trung Phi)
• Trung Đông: 4 quốc gia (Do Thái, Các Lãnh Thổ Palestine, Gióc Đan, Thổ Nhĩ Kỳ)
• Bắc Mỹ: 1 quốc gia (Hiệp Chúng Quốc)
• Tây Âu: 0 quốc gia.
Nói tóm lại, tỷ số là: Thế Giới Tây Phương 1, Các Nơi Khác 19! Nếu đây là một trận đấu giật giải, thì chắc chắn trọng tài đã ngưng trận đấu để tuyên bố kết quả rồi.
Có người phản đối cho rằng phải kể cuộc viếng thăm quốc hội Âu Châu hồi tháng 11 năm 2014 chứ! Nhưng thực ra, cuộc viếng thăm này chưa bao giờ được coi là một cuộc viếng thăm một quốc gia.
Điều ấy cho thấy: Đức Phanxicô là vị giáo hoàng tin vào việc nâng cao các địa điểm xưa nay thường bị quên lãng hơn cả, nhất là các địa điểm chịu nhiều tranh chấp hay một hình thức chấn thương nào đó.
Hiển nhiên, cuộc diệt chủng mà người Armenian phải chịu dưới bàn tay người Thổ Nhĩ Kỳ đầu thế kỷ 20, với khoảng 1.5 triệu người bị tàn sát, đủ điều kiện của một cuộc chấn thương, đáng để một vị giáo hoàng thừa nhận.
Hơn nữa, Đức Phanxicô sẽ còn trở lại vùng này một lần nữa vào tháng Chín tới để viếng thăm Georgia và Azerbaijan, hai lân bang của Armenia. Thành thử, ngài quả là “Giáo Hoàng của các khu ngoại biên”.
Đại kết
Với dân số tròm trèm 3 triệu người, Armenia là quốc gia đại đa số theo Kitô Giáo. Thậm chí, nó còn là quốc gia đầu tiên thừa nhận Kitô Giáo là quốc giáo vào năm 301, trước cả Sắc Lệnh Milan năm 313 của Constantinô nhằm khoan thứ cho Kitô Giáo và trước Sắc Lệnh của Theodosius năm 380 thừa nhận Kitô Giáo là tôn giáo chính thức của Đế Quốc Rôma. Hiện nay, gần 93 phần trăm dân số thuộc Giáo Hội Tông Truyền Armenia, trong hệ thống các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương.
Dù trong nước, chỉ có khoảng 15,000 người Công Giáo, bằng con số một giáo xứ lớn tại nhiều nơi khác trên thế giới (kém cả Giáo Xứ Tân Phú của Tổng Giáo Phận Sài Gòn, mà có người nói có tới 25,000 giáo dân), nhưng các liên hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo Armenia thì rất mạnh mẽ.
Giáo Hội Tông Truyền Armenia chính thức thừa nhận sự thành hiệu của các bí tích và chức thánh của Giáo Hội Công Giáo, và năm 1996, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Thượng Phụ Karekin I, “Catholicos” hay vị đứng đầu Giáo Hội Armenia, đã ký một tuyên bố chung nhằm nói lên sự nhất trí về nhiều vấn đề khác nhau. Năm 2001, Đức Gioan Phaolô II còn ký với Thượng Phụ Karekin II, kế nhiệm Thượng Phụ Karekin I, một tuyên bố chung khác. Vị Thượng Phụ này hiện diện trong Thánh Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô năm 2013.
Theo chân các vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô hoàn toàn dấn thân trong việc đẩy mạnh sự hợp nhất Kitô Giáo, một chính nghĩa có khuynh hướng khởi đầu với Chính Thống Giáo vì sự phân ly Đông Tây hơn một nghìn năm trước là ly giáo nguyên khởi của Kitô Giáo. Đức Phanxicô đã tổ chức được cuộc gặp gỡ lịch sử với Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa; ngài và Thượng Phụ Đại Kết Batôlômêô của Constantinốp đã trở thành bạn “nối khố”, và mới đây, ngài còn cử một phái đoàn cao cấp tới “Công Đồng Thánh Thiện và Vĩ Đại” của các Giáo Hội Chính Thống họp tại Crete.
Chuyến viếng thăm Armenia đem lại cho Đức Phanxicô dịp may nữa để thúc đẩy các cố gắng đại kết, lần này với một trong các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương không được mời làm thành viên có quyền bỏ phiếu tại Công Đồng Crete, và là một Giáo Hội đã tích cực nghiêng về phía có những liên hệ mạnh mẽ với Tòa Rôma.
Trong khi ở tại đây, Đức Phanxicô sẽ tham dự bữa ăn trưa đại kết do Đức Karekin khoản đãi. Như phát ngôn viên tòa thánh vừa cho biết: Đức Giáo Hoàng thường không lưu ý tới tiệc tùng ăn uống bao nhiêu và hay tìm cách bỏ qua những dịp như thế nếu có thể, nên việc ngài giữ nguyên lịch trình cũng đủ cho thấy ngài coi trọng đại kết biết bao.
Địa chính trị
Vị Giáo Hoàng đầu tiên trong lịch sử mang tên Phanxicô thích góp phần vào việc kiến tạo hòa bình và hiện đang có cuộc tranh chấp âm ỉ xưa nay để ngài can dự vào, đó là cuộc xung đột tại vùng Caucasus giữa Armenia và Azerbaijan để giành quyền kiểm soát Tỉnh Nagorno-Karabakh. Hiện nay, dù hai bên không còn bắn nhau nữa, nhưng các căng thẳng có từ các thập niên 1980 và 1990 chưa bao giời tan biến cả. Đây là dịp để Đức Phanxico cố gắng hòa giải.
Trọng điểm gây chú ý địa chính trị hiển nhiên sẽ là cuộc viếng thăm của ngài vào hôm thứ Bẩy tại Đài Tsitsernakaberd tưởng niệm các nạn nhân của cuộc diệt chủng Armenia năm 1915. Chắc chắn nhiều lỗ tai sẽ vểnh lên để lắng nghe xem liệu Đức Phanxicô có dùng chữ “diệt chủng” hay không, một chữ chắc chắn sẽ gây phẫn nộ cho Thổ Nhĩ Kỳ, buộc họ phải trả đũa ngoại giao.
Nếu cuộc họp báo của Tòa Thánh vào hôm thứ Ba có cho thấy điều gì, thì chiến lược của cuộc tông du này chắc chắn sẽ nhằm nhấn mạnh rằng Vatican vốn đã thừa nhận việc sát hại người Armenia và các nhóm thiểu số khác bởi tay Đế Quốc đang suy tàn Ottoman là diệt chủng rồi: Đức Gioan Phaolô II thực hiện việc này năm 2001, còn Đức Phanxicô thì thực hiện việc này vào năm ngoái nhân một buổi phụng vụ đặc biệt tại Rôma.
Tuy nhiên, chắc chắn các ngài sẽ không ra ngoài đường lối để bạ chỗ nào cũng nói chữ ấy. Nên lần này, có lẽ, Đức Phanxicô sẽ chọn kiểu nói Medz Yeghern của người Armenia, kiểu nói này có nghĩa “tai ương lớn lao”.
Dù đã diễn ra cách nay một trăm năm, các vết thương của cuộc diệt chủng này vẫn còn nằm sâu trong tâm hồn người Armenia. Trong cuộc họp báo của Tòa Thánh hôm thứ Ba vừa rồi, Đức Ông Antranig Ayvazian, hiện đang dạy tại Đại Học Yerevan, nói rằng ở nhiều nơi trên quê hương ngài, “nếu bạn đào xuống chừng 5 phân, bạn sẽ thấy xương người cùng khắp”.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô sẽ gặp một nhóm nhỏ người Armenia vốn là con cháu các người tị nạn được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV cho trú ẩn tại Castel Gandolfo thời Thế Chiến I. Vị Giáo Hoàng này không đích danh dùng chữ “diệt chủng” nhưng gọi nó là một “cuộc sát hại vô ích”.
Vì vụ tàn sát người Armenia một thế kỷ trước đây vốn do lòng thù hận Kitô Giáo mà ra, nên cuộc tông du sẽ đem lại cho Đức Phanxicô một diễn đàn để thảo luận việc bách hại các Kitô hữu hiện nay, một điều được ngài gọi là “đại kết bằng máu”.
Dưới ánh sáng của tình hình đang diễn ra tại Iraq và Syria và các áp lực mỗi ngày mỗi tăng buộc các cường quốc Tây Phương và Liên Hiệp Quốc phải đẩy mạnh các cố gắng chống lại ISIS, sứ điệp của Đức Giáo Hoàng chắc chắn có âm hưởng chính trị rõ ràng.
Người Công Giáo địa phương
Theo nguyên tắc, mọi cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng đều nhằm vào đoàn chiên Công Giáo địa phương. Thuật ngữ của Tòa Thánh là để “củng cố anh chị em mình trong đức tin”.
Dĩ nhiên, trong trường hợp Armenia, đoàn chiên địa phương ở đây chẳng có mấy người để củng cố vì họ chiếm chưa tới nửa phần trăm dân số cả nước. Tuy nhiên, đối với vị giáo hoàng này, con số không đáng kể, ngược lại, nhóm nào càng tối tăm và bị lãng quên, càng được ngài quan tâm.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba vừa qua, Cha Federico Lambardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, nhấn mạnh rằng Đức Phanxicô từng biết nhiều người Armenia sống tản mác tại Argentina, trong đó, có vị mục sư Tin Lành nay trở lại quê hương và sẽ gặp gỡ Đức Phanxicô tại đây.
Hôm Chúa Nhật tới, Đức Phanxicô sẽ gặp mặt các giám mục Công Giáo của Armenia, tổng cộng 14 vị, chưa đủ để lập một ủy ban của một hội đồng giám mục như Ý hoặc Hoa Kỳ, và phần lớn các vị này đại diện cho khối người Armenia đang sống tại các nước khác. Chỉ có 12 linh mục là có sẵn để xử dụng.
Trong một bối cảnh như thế, vai trò của người Công Giáo địa phương hiển nhiên là vai trò làm chứng, một cầu nối với các nền văn hóa khác, trong trường hợp này là cộng đồng Chính Thống đa số ở Armenia và thế giới rộng lớn hơn ở vùng Caucasus.
Việc này có thể không đáng kể bao nhiêu về con số, nhưng được Phanxicô coi trọng và cuộc viếng thăm nhà thờ chính tòa Công Giáo vào Chúa Nhật tới ở Gyumri chính là nhằm mục đích làm nổi bật nó.
Các khu ngoại biên
• Đông Âu: 3 quốc gia (Albania, Bosnia và Herzegovina, Armenia)
• Mỹ Châu Latinh: 6 quốc gia (Brazil, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Cuba, Mexico)
• Á Châu: 3 quốc gia (Nam Hàn, Phi Luật Tân, Sri Lanka)
• Phi Châu: 3 quốc gia (Kenya, Uganda, Cộng Hòa Trung Phi)
• Trung Đông: 4 quốc gia (Do Thái, Các Lãnh Thổ Palestine, Gióc Đan, Thổ Nhĩ Kỳ)
• Bắc Mỹ: 1 quốc gia (Hiệp Chúng Quốc)
• Tây Âu: 0 quốc gia.
Nói tóm lại, tỷ số là: Thế Giới Tây Phương 1, Các Nơi Khác 19! Nếu đây là một trận đấu giật giải, thì chắc chắn trọng tài đã ngưng trận đấu để tuyên bố kết quả rồi.
Có người phản đối cho rằng phải kể cuộc viếng thăm quốc hội Âu Châu hồi tháng 11 năm 2014 chứ! Nhưng thực ra, cuộc viếng thăm này chưa bao giờ được coi là một cuộc viếng thăm một quốc gia.
Điều ấy cho thấy: Đức Phanxicô là vị giáo hoàng tin vào việc nâng cao các địa điểm xưa nay thường bị quên lãng hơn cả, nhất là các địa điểm chịu nhiều tranh chấp hay một hình thức chấn thương nào đó.
Hiển nhiên, cuộc diệt chủng mà người Armenian phải chịu dưới bàn tay người Thổ Nhĩ Kỳ đầu thế kỷ 20, với khoảng 1.5 triệu người bị tàn sát, đủ điều kiện của một cuộc chấn thương, đáng để một vị giáo hoàng thừa nhận.
Hơn nữa, Đức Phanxicô sẽ còn trở lại vùng này một lần nữa vào tháng Chín tới để viếng thăm Georgia và Azerbaijan, hai lân bang của Armenia. Thành thử, ngài quả là “Giáo Hoàng của các khu ngoại biên”.
Đại kết
Với dân số tròm trèm 3 triệu người, Armenia là quốc gia đại đa số theo Kitô Giáo. Thậm chí, nó còn là quốc gia đầu tiên thừa nhận Kitô Giáo là quốc giáo vào năm 301, trước cả Sắc Lệnh Milan năm 313 của Constantinô nhằm khoan thứ cho Kitô Giáo và trước Sắc Lệnh của Theodosius năm 380 thừa nhận Kitô Giáo là tôn giáo chính thức của Đế Quốc Rôma. Hiện nay, gần 93 phần trăm dân số thuộc Giáo Hội Tông Truyền Armenia, trong hệ thống các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương.
Dù trong nước, chỉ có khoảng 15,000 người Công Giáo, bằng con số một giáo xứ lớn tại nhiều nơi khác trên thế giới (kém cả Giáo Xứ Tân Phú của Tổng Giáo Phận Sài Gòn, mà có người nói có tới 25,000 giáo dân), nhưng các liên hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo Armenia thì rất mạnh mẽ.
Giáo Hội Tông Truyền Armenia chính thức thừa nhận sự thành hiệu của các bí tích và chức thánh của Giáo Hội Công Giáo, và năm 1996, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Thượng Phụ Karekin I, “Catholicos” hay vị đứng đầu Giáo Hội Armenia, đã ký một tuyên bố chung nhằm nói lên sự nhất trí về nhiều vấn đề khác nhau. Năm 2001, Đức Gioan Phaolô II còn ký với Thượng Phụ Karekin II, kế nhiệm Thượng Phụ Karekin I, một tuyên bố chung khác. Vị Thượng Phụ này hiện diện trong Thánh Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô năm 2013.
Theo chân các vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô hoàn toàn dấn thân trong việc đẩy mạnh sự hợp nhất Kitô Giáo, một chính nghĩa có khuynh hướng khởi đầu với Chính Thống Giáo vì sự phân ly Đông Tây hơn một nghìn năm trước là ly giáo nguyên khởi của Kitô Giáo. Đức Phanxicô đã tổ chức được cuộc gặp gỡ lịch sử với Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa; ngài và Thượng Phụ Đại Kết Batôlômêô của Constantinốp đã trở thành bạn “nối khố”, và mới đây, ngài còn cử một phái đoàn cao cấp tới “Công Đồng Thánh Thiện và Vĩ Đại” của các Giáo Hội Chính Thống họp tại Crete.
Chuyến viếng thăm Armenia đem lại cho Đức Phanxicô dịp may nữa để thúc đẩy các cố gắng đại kết, lần này với một trong các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương không được mời làm thành viên có quyền bỏ phiếu tại Công Đồng Crete, và là một Giáo Hội đã tích cực nghiêng về phía có những liên hệ mạnh mẽ với Tòa Rôma.
Trong khi ở tại đây, Đức Phanxicô sẽ tham dự bữa ăn trưa đại kết do Đức Karekin khoản đãi. Như phát ngôn viên tòa thánh vừa cho biết: Đức Giáo Hoàng thường không lưu ý tới tiệc tùng ăn uống bao nhiêu và hay tìm cách bỏ qua những dịp như thế nếu có thể, nên việc ngài giữ nguyên lịch trình cũng đủ cho thấy ngài coi trọng đại kết biết bao.
Địa chính trị
Vị Giáo Hoàng đầu tiên trong lịch sử mang tên Phanxicô thích góp phần vào việc kiến tạo hòa bình và hiện đang có cuộc tranh chấp âm ỉ xưa nay để ngài can dự vào, đó là cuộc xung đột tại vùng Caucasus giữa Armenia và Azerbaijan để giành quyền kiểm soát Tỉnh Nagorno-Karabakh. Hiện nay, dù hai bên không còn bắn nhau nữa, nhưng các căng thẳng có từ các thập niên 1980 và 1990 chưa bao giời tan biến cả. Đây là dịp để Đức Phanxico cố gắng hòa giải.
Trọng điểm gây chú ý địa chính trị hiển nhiên sẽ là cuộc viếng thăm của ngài vào hôm thứ Bẩy tại Đài Tsitsernakaberd tưởng niệm các nạn nhân của cuộc diệt chủng Armenia năm 1915. Chắc chắn nhiều lỗ tai sẽ vểnh lên để lắng nghe xem liệu Đức Phanxicô có dùng chữ “diệt chủng” hay không, một chữ chắc chắn sẽ gây phẫn nộ cho Thổ Nhĩ Kỳ, buộc họ phải trả đũa ngoại giao.
Nếu cuộc họp báo của Tòa Thánh vào hôm thứ Ba có cho thấy điều gì, thì chiến lược của cuộc tông du này chắc chắn sẽ nhằm nhấn mạnh rằng Vatican vốn đã thừa nhận việc sát hại người Armenia và các nhóm thiểu số khác bởi tay Đế Quốc đang suy tàn Ottoman là diệt chủng rồi: Đức Gioan Phaolô II thực hiện việc này năm 2001, còn Đức Phanxicô thì thực hiện việc này vào năm ngoái nhân một buổi phụng vụ đặc biệt tại Rôma.
Tuy nhiên, chắc chắn các ngài sẽ không ra ngoài đường lối để bạ chỗ nào cũng nói chữ ấy. Nên lần này, có lẽ, Đức Phanxicô sẽ chọn kiểu nói Medz Yeghern của người Armenia, kiểu nói này có nghĩa “tai ương lớn lao”.
Dù đã diễn ra cách nay một trăm năm, các vết thương của cuộc diệt chủng này vẫn còn nằm sâu trong tâm hồn người Armenia. Trong cuộc họp báo của Tòa Thánh hôm thứ Ba vừa rồi, Đức Ông Antranig Ayvazian, hiện đang dạy tại Đại Học Yerevan, nói rằng ở nhiều nơi trên quê hương ngài, “nếu bạn đào xuống chừng 5 phân, bạn sẽ thấy xương người cùng khắp”.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô sẽ gặp một nhóm nhỏ người Armenia vốn là con cháu các người tị nạn được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV cho trú ẩn tại Castel Gandolfo thời Thế Chiến I. Vị Giáo Hoàng này không đích danh dùng chữ “diệt chủng” nhưng gọi nó là một “cuộc sát hại vô ích”.
Vì vụ tàn sát người Armenia một thế kỷ trước đây vốn do lòng thù hận Kitô Giáo mà ra, nên cuộc tông du sẽ đem lại cho Đức Phanxicô một diễn đàn để thảo luận việc bách hại các Kitô hữu hiện nay, một điều được ngài gọi là “đại kết bằng máu”.
Dưới ánh sáng của tình hình đang diễn ra tại Iraq và Syria và các áp lực mỗi ngày mỗi tăng buộc các cường quốc Tây Phương và Liên Hiệp Quốc phải đẩy mạnh các cố gắng chống lại ISIS, sứ điệp của Đức Giáo Hoàng chắc chắn có âm hưởng chính trị rõ ràng.
Người Công Giáo địa phương
Theo nguyên tắc, mọi cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng đều nhằm vào đoàn chiên Công Giáo địa phương. Thuật ngữ của Tòa Thánh là để “củng cố anh chị em mình trong đức tin”.
Dĩ nhiên, trong trường hợp Armenia, đoàn chiên địa phương ở đây chẳng có mấy người để củng cố vì họ chiếm chưa tới nửa phần trăm dân số cả nước. Tuy nhiên, đối với vị giáo hoàng này, con số không đáng kể, ngược lại, nhóm nào càng tối tăm và bị lãng quên, càng được ngài quan tâm.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba vừa qua, Cha Federico Lambardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, nhấn mạnh rằng Đức Phanxicô từng biết nhiều người Armenia sống tản mác tại Argentina, trong đó, có vị mục sư Tin Lành nay trở lại quê hương và sẽ gặp gỡ Đức Phanxicô tại đây.
Hôm Chúa Nhật tới, Đức Phanxicô sẽ gặp mặt các giám mục Công Giáo của Armenia, tổng cộng 14 vị, chưa đủ để lập một ủy ban của một hội đồng giám mục như Ý hoặc Hoa Kỳ, và phần lớn các vị này đại diện cho khối người Armenia đang sống tại các nước khác. Chỉ có 12 linh mục là có sẵn để xử dụng.
Trong một bối cảnh như thế, vai trò của người Công Giáo địa phương hiển nhiên là vai trò làm chứng, một cầu nối với các nền văn hóa khác, trong trường hợp này là cộng đồng Chính Thống đa số ở Armenia và thế giới rộng lớn hơn ở vùng Caucasus.
Việc này có thể không đáng kể bao nhiêu về con số, nhưng được Phanxicô coi trọng và cuộc viếng thăm nhà thờ chính tòa Công Giáo vào Chúa Nhật tới ở Gyumri chính là nhằm mục đích làm nổi bật nó.
Tại Armenia, Đức Phanxicô lên án cuộc diệt chủng bị bóp méo, có kế hoạch
Vũ Văn An
19:10 24/06/2016
Theo tin của Hãng Associated Press, khi tới thủ đô Yerevan của Armenia vào ngày thứ sáu, 24 tháng Sáu, để khởi đầu chuyến tông du ba ngày nhằm đánh dấu thảm họa tàn sát dân tộc Armenia cách nay 100 năm bởi tay đế quốc Ottoman, Đức Giáo Hoàng đã lớn tiếng gọi cuộc tàn sát này, một lần nữa, là diệt chủng, một cuộc diệt chủng ý thức hệ bị bóp méo, có kế hoạch.
Hãng AP ghi nhận một chi tiết đáng lưu ý: trong bài diễn văn được nhiều người chăm chú theo dõi nhất trong chuyến tông du 3 ngày, Đức Phanxicô đã ứng khẩu nói ra chữ “diệt chủng” rất nặng mùi chính trị mà trong bản văn soạn sẵn vốn không có, xếp tội diệt chủng này cùng hàng với tội diệt chủng người Do Thái (Holocaust) và chủ nghĩa Staline.
Và thay vì chỉ nhắc lại điều ngài đã nói năm ngoái rằng cuộc tàn sát này "được coi như cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20”, lần này Đức Phanxicô nói thẳng thừng đây là một cuộc diệt chủng, do đó đã dọn đường để Thổ Nhĩ Kỳ trả đũa ngoại giao và gọi Đức Phanxicô là người đi gieo rắc dối trá như năm ngoái.
Ngài nhấn mạnh: “Đáng buồn, thảm kịch đó, cuộc diệt chủng đó, là thảm họa đầu tiên trong nhiều loạt thảm họa đáng trách của thế kỷ qua, một thảm kịch xẩy ra được là do các mục tiêu sắc tộc, ý thức hệ hay tôn giáo bị bóp méo; các mục tiêu này làm tối đen tâm trí những kẻ hành hình thậm chí đến độ lên kế hoạch cho cuộc tận diệt toàn thể một dân tộc.
"Càng đáng buồn là trong trường hợp này và trong cả hai trường hợp kia, các cường quốc quốc tế đã nhìn đi chỗ khác”. Ngài có ý nói tới hai nỗi kinh hoàng xẩy ra sau đó là chủ nghĩa Quốc Xã và chủ Nghĩa Staline.
Gần tới ngày có cuộc tông du, các giới chức của Tòa Thánh tránh dùng chữ “diệt chủng” sợ bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối vì các hệ luận chính trị và tài chánh do việc người Armenia có thể kiện đòi bồi thường.
Nhưng Đức Phanxicô, người chưa bao giờ ngại nói lên ý nghĩ riêng của ngài, đã thêm từ ngữ này vào phút chót trong bài diễn văn tại dinh tổng thống với Tổng Thống Serzh Sargsyan, các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo và ngoại giao đoàn.
Tất cả đã đứng lên vỗ tay vang dội. Trong diễn văn với Đức Giáo Hoàng, Tổng Thống Sargsyan nói: “Người ta không thể không tin vào chiến thắng của công lý khi 100 năm sau… sứ điệp công lý đã được chuyền tới nhân loại từ trung tâm thế giới Công Giáo”.
Nhiều sử gia coi cuộc tàn sát khoảng 1.5 triệu người Armenia là một cuộc diệt chủng. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ nhất định bác bỏ hạn từ này; họ nói rằng con số tử vong đã bị thổi phồng và người cả hai bên đều đã chết khi Đế Quốc Ottoman sụp đổ cuối Thế Chiến I.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, nói ằng Đức Phanxicô luôn luôn nói tới việc hòa giải, nên lời tuyên bố của ngài về diệt chủng phải được đọc trong ngữ cảnh thừa nhận sự kinh hoàng trong quá khứ rồi sau đó tiến tới tình bằng hữu và hòa giải. Cha Lombardi bác bỏ việc cho rằng các người viết diễn văn ngoại giao của Tòa Thánh đã cố tình bôi bỏ chữ diệt chủng, thực ra họ cố tình để chữ đó để tùy Đức Giáo Hoàng quyết định.
Trong một lãnh thổ đại đa số theo Chính Thống Giáo, nơi người Công Giáo chỉ là một thiểu số gần như vô nghĩa, người Armenia hết thẩy đều cảm thấy được vinh dự nghinh đón một vị giáo hoàng đã từ lâu vốn cổ vũ chính nghĩa Armenia, ngay từ thời còn là tổng giám mục của Buenos Aires và nay là nhà lãnh đạo của khối hơn 1 tỷ 2 trăm triệu người Công Giáo thế giới. Lời tuyên bố năm 2015 của ngài rằng cuộc tàn sát người Armenia năm 1915 là một cuộc diệt chủng đã niêm phong được cảm tình của họ đối với ngài.
Nazik Sargsyan, một cư dân Yerevan 42 tuổi, hôm thứ Sáu, khi Đức Phanxicô tới, cho hay: “Tôi bắt tay Đức Giáo Hoàng nhưng không có giờ hôn nó. Tôi tin chắc phúc lành của Thiên Chúa xuống với tôi qua cái bắt tay đó”.
Simon Samsonya, một cư dân khác, thì hô to: “Phúc thay giờ khắc khi bàn chân Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt lên mảnh đất chúng ta! Ngài chiếm được tình yêu của nhân dân Armenia với sứ điệp của ngài tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Phêrô đêm vọng kỷ niệm 100 năm cuộc diệt chủng”.
Ngài sẽ còn một dịp nữa để tỏ lòng tôn kính các nạn nhân của cuộc diệt chủng khi ngài viếng Đài Tưởng Niệm họ vào Thứ Bẩy. Ngài sẽ kết thúc chuyến tông du vào Chúa Nhật với cuộc viếng thăm một đan viện tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đó, ngài sẽ thả một con bồ câu hoà bình về hướng Núi Ararat, vốn là nơi đậu lại của Chiếc Tầu Nôê sau Hồng Thủy và là địa điểm hành hương rất thánh thiêng đối với người Armenia.
Trái với nhận định của Cha Lombardi trên đây, John Allen cũng cho rằng bản văn soạn sẵn của Vatican không có chữ “diệt chủng”, chính Đức Phanxicô đã “đi ra ngoài bản văn soạn sẵn” và tự ý sử dụng chữ này, dù mới đây, khi nói tới tình hình của các Kitô hữu Iraq và Syria hiện nay, ngài bảo ngài thích dùng chữ “tử đạo” hơn là “diệt chủng”. Trong bản văn phát cho báo chí, quả các chữ [cuộc diệt chủng đó] được để trong móc đơn.
Dĩ nhiên, các vị nghinh đón ngài dùng chữ này thường xuyên hơn. Giáo Chủ Chính Thống Karekin II dùng nó tới 4 lần trong bài diễn văn nghinh đón ngắn ngủi của mình, trong khi Tổng Thống Sargsyan dùng nó 3 lần.
Hãng AP ghi nhận một chi tiết đáng lưu ý: trong bài diễn văn được nhiều người chăm chú theo dõi nhất trong chuyến tông du 3 ngày, Đức Phanxicô đã ứng khẩu nói ra chữ “diệt chủng” rất nặng mùi chính trị mà trong bản văn soạn sẵn vốn không có, xếp tội diệt chủng này cùng hàng với tội diệt chủng người Do Thái (Holocaust) và chủ nghĩa Staline.
Và thay vì chỉ nhắc lại điều ngài đã nói năm ngoái rằng cuộc tàn sát này "được coi như cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20”, lần này Đức Phanxicô nói thẳng thừng đây là một cuộc diệt chủng, do đó đã dọn đường để Thổ Nhĩ Kỳ trả đũa ngoại giao và gọi Đức Phanxicô là người đi gieo rắc dối trá như năm ngoái.
Ngài nhấn mạnh: “Đáng buồn, thảm kịch đó, cuộc diệt chủng đó, là thảm họa đầu tiên trong nhiều loạt thảm họa đáng trách của thế kỷ qua, một thảm kịch xẩy ra được là do các mục tiêu sắc tộc, ý thức hệ hay tôn giáo bị bóp méo; các mục tiêu này làm tối đen tâm trí những kẻ hành hình thậm chí đến độ lên kế hoạch cho cuộc tận diệt toàn thể một dân tộc.
"Càng đáng buồn là trong trường hợp này và trong cả hai trường hợp kia, các cường quốc quốc tế đã nhìn đi chỗ khác”. Ngài có ý nói tới hai nỗi kinh hoàng xẩy ra sau đó là chủ nghĩa Quốc Xã và chủ Nghĩa Staline.
Gần tới ngày có cuộc tông du, các giới chức của Tòa Thánh tránh dùng chữ “diệt chủng” sợ bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối vì các hệ luận chính trị và tài chánh do việc người Armenia có thể kiện đòi bồi thường.
Nhưng Đức Phanxicô, người chưa bao giờ ngại nói lên ý nghĩ riêng của ngài, đã thêm từ ngữ này vào phút chót trong bài diễn văn tại dinh tổng thống với Tổng Thống Serzh Sargsyan, các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo và ngoại giao đoàn.
Tất cả đã đứng lên vỗ tay vang dội. Trong diễn văn với Đức Giáo Hoàng, Tổng Thống Sargsyan nói: “Người ta không thể không tin vào chiến thắng của công lý khi 100 năm sau… sứ điệp công lý đã được chuyền tới nhân loại từ trung tâm thế giới Công Giáo”.
Nhiều sử gia coi cuộc tàn sát khoảng 1.5 triệu người Armenia là một cuộc diệt chủng. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ nhất định bác bỏ hạn từ này; họ nói rằng con số tử vong đã bị thổi phồng và người cả hai bên đều đã chết khi Đế Quốc Ottoman sụp đổ cuối Thế Chiến I.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, nói ằng Đức Phanxicô luôn luôn nói tới việc hòa giải, nên lời tuyên bố của ngài về diệt chủng phải được đọc trong ngữ cảnh thừa nhận sự kinh hoàng trong quá khứ rồi sau đó tiến tới tình bằng hữu và hòa giải. Cha Lombardi bác bỏ việc cho rằng các người viết diễn văn ngoại giao của Tòa Thánh đã cố tình bôi bỏ chữ diệt chủng, thực ra họ cố tình để chữ đó để tùy Đức Giáo Hoàng quyết định.
Trong một lãnh thổ đại đa số theo Chính Thống Giáo, nơi người Công Giáo chỉ là một thiểu số gần như vô nghĩa, người Armenia hết thẩy đều cảm thấy được vinh dự nghinh đón một vị giáo hoàng đã từ lâu vốn cổ vũ chính nghĩa Armenia, ngay từ thời còn là tổng giám mục của Buenos Aires và nay là nhà lãnh đạo của khối hơn 1 tỷ 2 trăm triệu người Công Giáo thế giới. Lời tuyên bố năm 2015 của ngài rằng cuộc tàn sát người Armenia năm 1915 là một cuộc diệt chủng đã niêm phong được cảm tình của họ đối với ngài.
Nazik Sargsyan, một cư dân Yerevan 42 tuổi, hôm thứ Sáu, khi Đức Phanxicô tới, cho hay: “Tôi bắt tay Đức Giáo Hoàng nhưng không có giờ hôn nó. Tôi tin chắc phúc lành của Thiên Chúa xuống với tôi qua cái bắt tay đó”.
Simon Samsonya, một cư dân khác, thì hô to: “Phúc thay giờ khắc khi bàn chân Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt lên mảnh đất chúng ta! Ngài chiếm được tình yêu của nhân dân Armenia với sứ điệp của ngài tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Phêrô đêm vọng kỷ niệm 100 năm cuộc diệt chủng”.
Ngài sẽ còn một dịp nữa để tỏ lòng tôn kính các nạn nhân của cuộc diệt chủng khi ngài viếng Đài Tưởng Niệm họ vào Thứ Bẩy. Ngài sẽ kết thúc chuyến tông du vào Chúa Nhật với cuộc viếng thăm một đan viện tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đó, ngài sẽ thả một con bồ câu hoà bình về hướng Núi Ararat, vốn là nơi đậu lại của Chiếc Tầu Nôê sau Hồng Thủy và là địa điểm hành hương rất thánh thiêng đối với người Armenia.
Trái với nhận định của Cha Lombardi trên đây, John Allen cũng cho rằng bản văn soạn sẵn của Vatican không có chữ “diệt chủng”, chính Đức Phanxicô đã “đi ra ngoài bản văn soạn sẵn” và tự ý sử dụng chữ này, dù mới đây, khi nói tới tình hình của các Kitô hữu Iraq và Syria hiện nay, ngài bảo ngài thích dùng chữ “tử đạo” hơn là “diệt chủng”. Trong bản văn phát cho báo chí, quả các chữ [cuộc diệt chủng đó] được để trong móc đơn.
Dĩ nhiên, các vị nghinh đón ngài dùng chữ này thường xuyên hơn. Giáo Chủ Chính Thống Karekin II dùng nó tới 4 lần trong bài diễn văn nghinh đón ngắn ngủi của mình, trong khi Tổng Thống Sargsyan dùng nó 3 lần.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày thứ hai tam nhật tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Kỳ Đông, Sàigòn
Người Giồng Trôm
07:53 24/06/2016
NGÀY THỨ HAI TAM NHẬT
MỪNG ĐẠI LỄ ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP:
ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐỒNG HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN VỚI ANH CHỊ EM SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN
Hôm nay, bước sang ngày thứ hai trong Tam Nhật Mừng Đại Lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Bế Mạc Năm Thánh 150 năm Đức Pio IX trao Bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp cho Dòng Chúa Cứu Thế.
Xem Hình
Từ sáng sớm, các Thánh Lễ tạ ơn Chúa cũng như cầu nguyện trước Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre được cử hành để bày tỏ lòng sùng kính Mẹ.
17 g 30, Cha G.B. Nguyễn Công Nghiễm mời gọi cộng đoàn cùng bước vào giờ hành hương kính Mẹ. Cha mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Mẹ, Mẹ được mời cộng tác vào công trình cứu độ và Mẹ lắng nghe tiếng Chúa trong thinh lặng và đợi chờ. Sau đó Mẹ đã thưa hai tiếng xin vâng đầy tín thác. .. Người tu đã nhận ra tiếng Chúa mời gọi mình, với ý thức và tự do, chúng ta đáp trả lại. .. chúng ta là những thụ tạo đón tiếp ân sủng của Thiên Chúa. Cha G.B. Gợi lại việc Mẹ đồng hành với người tu trong việc đi theo Chúa Giêsu. .. Người tu noi gương Mẹ tận hiến cho Chúa Cha, kết hợp với Chúa Con và ngoan ngoãn nghe theo Chúa Thánh Thần. .. Mẹ vui khi nghe sứ thần chào Mẹ, chúng ta sống trong niềm vui với Mẹ.
18 giờ 00, Thánh Lễ đồng tế được bắt đầu. Chủ tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay là Cha Đaminh Nguyễn Đức Thông – Phó Giám Tỉnh DCCT – cùng quý cha cộng đoàn Sài Gòn, quý cha khách và quý cha ở những cộng đoàn lân cận về Nhà Mẹ để kính Mẹ trong dịp kỷ niệm này.
“Trên đường về nhà Cha, từng lớp người đi tới.Có muôn dân thế giới, cùng hát một niềm vui. Trên đường về nhà Cha, người đông đoài nam bắc.Mang hoa thơm cỏ lạ của rừng sâu đảo xa... “ được ca đoàn và cộng đoàn cất lên để bước vào Thánh lễ.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha Đaminh ngỏ lời với cộng đoàn: “Trước hết anh em Dòng Chúa Cứu Thế chúng con xin kính chào quý Cha, quý nam nữ tu sĩ và anh chị em đến đây nhân những ngày bế mạc Năm Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để cầu xin cho chúng con, cách riêng cho những anh chị em sống đời thánh hiến để luôn luôn biết mở lòng ra để Đức Mẹ đồng hành với chúng ta trong đời sống đức tin. Chúng ta xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của Thánh Gioan Tẩy Giả và Mẹ Hằng Cứu Giúp tha thứ tất cả mọi tội lỗi cho chúng ta”.
Trong bài chia sẻ, Cha Đaminh Nguyễn Đức Thông chia sẻ với cộng đoàn về chủ đề ngày thứ hai trong Tam Nhật Mừng bế mạc Năm Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp: “Mẹ Hằng Cứu Giúp đồng hành trong đức tin với anh chị em sống đời thánh hiến.”
Cha Đaminh nhắc lại cho cộng đoàn về việc canh tân đời sống thánh hiến. Tiêu chuẩn để canh tân và thích nghi là quay về cội nguồn đời sống Kitô hữu và đặc sủng Đấng sáng lập. ..
Cội nguồn đời sống Ki tô hữu được Thánh Phaolô nói rất rõ trong thư của Ngài gửi giáo đoàn Rôma: Kitô hữu cùng là người chịu đóng đinh, cùng chết, cùng mai táng, cùng phục sinh với Chúa Giêsu. Đời tu chẳng gì khác ngoài việc sống cho Thiên Chúa theo kiểu Chúa Giêsu. ..
Cha diễn tả dòng tu như một nấm mồ lớn để ai muốn chết thì vào đó mà chết ! Ai không muốn chết thì đừng vào ! Và Cha gợi lên tâm tư tu sĩ phải sống như thế nào ?
Cha gợi lên hình ảnh của Gioan: Gioan không phải là tu sĩ mà sống còn hơn tu sĩ. Ông sống trong hoang địa, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. .. ông không màng gì đến danh vọng. ..
Sau khi gợi về hình ảnh của Gioan Tẩy Giả, Cha Đaminh mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại cuộc đời của Mẹ Maria. Mẹ rơi vào tình trạng hoang mang. .. dù khó tin nhưng Mẹ vẫn cứ tin. .. Mẹ cùng con hiến tế thật, Mẹ trở thành của lễ thật. Chúa Giêsu sau khi sống lại, Mẹ không mất đức tin. Mẹ chấp nhận từ khi cưu mang Con Thiên Chúa, cuộc đời Mẹ là một chuỗi ngày xin vâng. ..
Cha kể lại cuộc đời của một nữ tu đã bừng cháy lại qua Tuần Cửu Nhật Kính Mẹ Hằng Cứu Giúp. Cuộc đời của nữ tu này muốn hồi tục, gom đồ để về nhưng Mẹ Hằng Cứu Giúp đã giúp cho nữ tu ở lại nhà dòng khi chị nhìn ánh mắt Mẹ khác và tâm hồn bình an. Khi tâm hồn bình an thì không về nữa, xin bề trên cho chuyển cộng đoàn và ở lại trong ơn gọi. Sơ chia sẻ sơ sẵn sàng đón nhận những trái ý trong đời.
Trước khi kết thúc bài chia sẻ, Cha Đaminh mời gọi cộng đoàn: Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, của Thánh Gioan Tẩy Giả biết cầm cuộc đời trao hiến trong tay Chúa Cha để Thiên Chúa được vinh quang và con người được ơn cứu độ.
Sau khi đọc kinh Tin Kính, Lạy Cha, Kính Mừng, cộng đoàn nhận phép lành với ơn Toàn Xá.
Cha Phó Giám Tỉnh Đaminh Nguyễn Đức Thông thay mặt Nhà Dòng ngỏ lời cảm ơn quý Cha Dòng Đồng Công, Donbosco, quý tu sĩ nam nữ. .. Sự hiện diện của quý Cha và quý nam nữ tu sĩ là niềm khích lệ cho chúng con. .. để cùng chúng con quảng bá Mẹ Maria với danh Mẹ Hằng Cứu Giúp... xin cảm ơn anh chị em đã từng có mặt với chúng tôi trong Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp này. .. xin Chú nhờ lời chuyển cầu của Thánh Gioan Tiền Hô và Mẹ Hằng Cứu Giúp cho chúng ta nhỏ đi để cho Chúa mỗi ngày lớn lên trong cuộc đời chúng ta.
“Xin Mẹ dạy con cho mọi người biết Mẹ và trở nên người sống sứ điệp mừng vui. ..”. Lời hát của ca đoàn đã khép lại Thánh Lễ tạ ơn chiều nay.
Nguyện xin ơn Thánh Chúa, qua sự trợ giúp của Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã bến tre cho con cái của Mẹ biết noi gương Mẹ, biết sống sứ điệp mừng vui trong suốt cả cuộc đời.
MỪNG ĐẠI LỄ ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP:
ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐỒNG HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN VỚI ANH CHỊ EM SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN
Hôm nay, bước sang ngày thứ hai trong Tam Nhật Mừng Đại Lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Bế Mạc Năm Thánh 150 năm Đức Pio IX trao Bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp cho Dòng Chúa Cứu Thế.
Xem Hình
Từ sáng sớm, các Thánh Lễ tạ ơn Chúa cũng như cầu nguyện trước Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre được cử hành để bày tỏ lòng sùng kính Mẹ.
17 g 30, Cha G.B. Nguyễn Công Nghiễm mời gọi cộng đoàn cùng bước vào giờ hành hương kính Mẹ. Cha mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Mẹ, Mẹ được mời cộng tác vào công trình cứu độ và Mẹ lắng nghe tiếng Chúa trong thinh lặng và đợi chờ. Sau đó Mẹ đã thưa hai tiếng xin vâng đầy tín thác. .. Người tu đã nhận ra tiếng Chúa mời gọi mình, với ý thức và tự do, chúng ta đáp trả lại. .. chúng ta là những thụ tạo đón tiếp ân sủng của Thiên Chúa. Cha G.B. Gợi lại việc Mẹ đồng hành với người tu trong việc đi theo Chúa Giêsu. .. Người tu noi gương Mẹ tận hiến cho Chúa Cha, kết hợp với Chúa Con và ngoan ngoãn nghe theo Chúa Thánh Thần. .. Mẹ vui khi nghe sứ thần chào Mẹ, chúng ta sống trong niềm vui với Mẹ.
18 giờ 00, Thánh Lễ đồng tế được bắt đầu. Chủ tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay là Cha Đaminh Nguyễn Đức Thông – Phó Giám Tỉnh DCCT – cùng quý cha cộng đoàn Sài Gòn, quý cha khách và quý cha ở những cộng đoàn lân cận về Nhà Mẹ để kính Mẹ trong dịp kỷ niệm này.
“Trên đường về nhà Cha, từng lớp người đi tới.Có muôn dân thế giới, cùng hát một niềm vui. Trên đường về nhà Cha, người đông đoài nam bắc.Mang hoa thơm cỏ lạ của rừng sâu đảo xa... “ được ca đoàn và cộng đoàn cất lên để bước vào Thánh lễ.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha Đaminh ngỏ lời với cộng đoàn: “Trước hết anh em Dòng Chúa Cứu Thế chúng con xin kính chào quý Cha, quý nam nữ tu sĩ và anh chị em đến đây nhân những ngày bế mạc Năm Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để cầu xin cho chúng con, cách riêng cho những anh chị em sống đời thánh hiến để luôn luôn biết mở lòng ra để Đức Mẹ đồng hành với chúng ta trong đời sống đức tin. Chúng ta xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của Thánh Gioan Tẩy Giả và Mẹ Hằng Cứu Giúp tha thứ tất cả mọi tội lỗi cho chúng ta”.
Trong bài chia sẻ, Cha Đaminh Nguyễn Đức Thông chia sẻ với cộng đoàn về chủ đề ngày thứ hai trong Tam Nhật Mừng bế mạc Năm Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp: “Mẹ Hằng Cứu Giúp đồng hành trong đức tin với anh chị em sống đời thánh hiến.”
Cha Đaminh nhắc lại cho cộng đoàn về việc canh tân đời sống thánh hiến. Tiêu chuẩn để canh tân và thích nghi là quay về cội nguồn đời sống Kitô hữu và đặc sủng Đấng sáng lập. ..
Cội nguồn đời sống Ki tô hữu được Thánh Phaolô nói rất rõ trong thư của Ngài gửi giáo đoàn Rôma: Kitô hữu cùng là người chịu đóng đinh, cùng chết, cùng mai táng, cùng phục sinh với Chúa Giêsu. Đời tu chẳng gì khác ngoài việc sống cho Thiên Chúa theo kiểu Chúa Giêsu. ..
Cha diễn tả dòng tu như một nấm mồ lớn để ai muốn chết thì vào đó mà chết ! Ai không muốn chết thì đừng vào ! Và Cha gợi lên tâm tư tu sĩ phải sống như thế nào ?
Cha gợi lên hình ảnh của Gioan: Gioan không phải là tu sĩ mà sống còn hơn tu sĩ. Ông sống trong hoang địa, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. .. ông không màng gì đến danh vọng. ..
Sau khi gợi về hình ảnh của Gioan Tẩy Giả, Cha Đaminh mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại cuộc đời của Mẹ Maria. Mẹ rơi vào tình trạng hoang mang. .. dù khó tin nhưng Mẹ vẫn cứ tin. .. Mẹ cùng con hiến tế thật, Mẹ trở thành của lễ thật. Chúa Giêsu sau khi sống lại, Mẹ không mất đức tin. Mẹ chấp nhận từ khi cưu mang Con Thiên Chúa, cuộc đời Mẹ là một chuỗi ngày xin vâng. ..
Cha kể lại cuộc đời của một nữ tu đã bừng cháy lại qua Tuần Cửu Nhật Kính Mẹ Hằng Cứu Giúp. Cuộc đời của nữ tu này muốn hồi tục, gom đồ để về nhưng Mẹ Hằng Cứu Giúp đã giúp cho nữ tu ở lại nhà dòng khi chị nhìn ánh mắt Mẹ khác và tâm hồn bình an. Khi tâm hồn bình an thì không về nữa, xin bề trên cho chuyển cộng đoàn và ở lại trong ơn gọi. Sơ chia sẻ sơ sẵn sàng đón nhận những trái ý trong đời.
Trước khi kết thúc bài chia sẻ, Cha Đaminh mời gọi cộng đoàn: Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, của Thánh Gioan Tẩy Giả biết cầm cuộc đời trao hiến trong tay Chúa Cha để Thiên Chúa được vinh quang và con người được ơn cứu độ.
Sau khi đọc kinh Tin Kính, Lạy Cha, Kính Mừng, cộng đoàn nhận phép lành với ơn Toàn Xá.
Cha Phó Giám Tỉnh Đaminh Nguyễn Đức Thông thay mặt Nhà Dòng ngỏ lời cảm ơn quý Cha Dòng Đồng Công, Donbosco, quý tu sĩ nam nữ. .. Sự hiện diện của quý Cha và quý nam nữ tu sĩ là niềm khích lệ cho chúng con. .. để cùng chúng con quảng bá Mẹ Maria với danh Mẹ Hằng Cứu Giúp... xin cảm ơn anh chị em đã từng có mặt với chúng tôi trong Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp này. .. xin Chú nhờ lời chuyển cầu của Thánh Gioan Tiền Hô và Mẹ Hằng Cứu Giúp cho chúng ta nhỏ đi để cho Chúa mỗi ngày lớn lên trong cuộc đời chúng ta.
“Xin Mẹ dạy con cho mọi người biết Mẹ và trở nên người sống sứ điệp mừng vui. ..”. Lời hát của ca đoàn đã khép lại Thánh Lễ tạ ơn chiều nay.
Nguyện xin ơn Thánh Chúa, qua sự trợ giúp của Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã bến tre cho con cái của Mẹ biết noi gương Mẹ, biết sống sứ điệp mừng vui trong suốt cả cuộc đời.
Thông Báo
Chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình VietCatholic tại Sydney, Australia
VietCatholic Network
00:15 24/06/2016
ĐỊA ĐIỂM:
Văn Phòng Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney
92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933 - Fax: (02) 9773 3998
Email: info@vietcatholicsydney.net
BAN TỔ CHỨC.
1. Trưởng Ban Tổ Chức: Cha Văn Chi, Phó Giám Đốc VietCatholic.
2. Phó Nội Vụ Ban Tổ Chức: Nguyễn Văn Hóa.
3. Phó Ngoại Vụ Ban Tổ Chức: Vũ Văn An. Lo ghi danh và bảng tên.
4. Phó Kỹ Thuật: Phạm Mạnh Cương.
5. Thư Ký Thủ Quỹ: Hà Trí Tri. Kiêm Ẩm Thực.
6. Thông Tin: Diệp Hải Dung.
7. Hướng Dẫn Kỹ Thuật: Kỹ Sư Đặng Minh An, Phó Giám Đốc VietCatholic
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN VIDEO VIETCATHOLIC. 3/7-5/7.2016.
1. Chúa Nhật ngày 3/7/2016.
1) 9.00am: Chào Mừng Khai Mạc. Cha Văn Chi. Anh Hóa. Giới thiệu thành viên tham dự.
2) 9.15am: Giới thiệu Anh Đặng Minh An.
3) 9.20am: Workshop 1.
4) 11.00am: Giải lao.
5) 11.20am: Worshop 2.
6) 1.00pm: Cơm Trưa.
7) 2.00pm: Worshop 3.
8) 3.30pm: Giải lao.
9) 3.45pm: Worshop 4.
10) 5.45pm: Giải lao. Cơm tối.
11) 7.00pm: Workshop 5.
12) 8.30pm: Thánh Lễ Tạ Ơn cầu cho Ân Nhân Vietcatholic.
13) 9.15pm: Kết thúc.
2. Thứ Hai ngày 4/7/2016.
1) 9.00am: Tập Trung. Cafe.
2) 9.20am: Workshop 6.
3) 11.00am: Giải lao.
4) 11.20am: Worshop 7.
5) 1.00pm: Cơm Trưa.
6) 2.00pm: Worshop 8.
7) 3.30pm: Giải lao.
8) 3.45pm: Worshop 9.
9) 5.45pm: Giải lao. Cơm tối.
10) 7.00pm: Workshop 10.
11) 9.00pm: Kết thúc.
3. Thứ Ba ngày 5/7/2016.
1) 9.00am: Tập Trung. Cafe.
2) 9.20am: Workshop 11.
3) 11.00am: Giải lao.
4) 11.20am: Worshop 12.
5) 1.00pm: Cơm Trưa.
6) 2.00pm: Worshop 13.
7) 3.30pm: Giải lao.
8) 3.45pm: Worshop 14.
9) 5.45pm: Giải lao. Cơm tối.
10) 7.00pm: Workshop 15.
11) 8.30pm: Thánh Lễ Tạ Ơn cầu cho Ân Nhân Vietcatholic.
12) 9.15pm: Kết thúc. Bế Mạc.
Xin các học viên mang theo external harddrives để copy resources. Nếu có computer (laptop hay desktop) xin mang tới để thực hành.
Vì thời gian hạn chế nên VietCatholic đã làm sẵn một số videos training, xin các học viên xem qua trước:
1. VietCatholic TV – Lịch sử và phương hướng: http://vietcatholic.org/News/Html/185197.htm
2. Thiết kế một phòng thu mini: http://vietcatholic.org/News/Html/184162.htm
3. Cách làm một Teleprompter: http://vietcatholic.org/News/Html/184166.htm
4. Chọn Frame Rate: http://vietcatholic.org/News/Html/186238.htm
5. Aperture, Shutter Speed và Gain: http://vietcatholic.org/News/Html/186266.htm
6. Install các chương trình Adobe: http://vietcatholic.org/News/Html/184159.htm
7. VietCatholic Workspace: http://vietcatholic.org/News/Html/186299.htm
8. Thực hiện một Rough cut videos: http://vietcatholic.org/News/Html/186284.htm
9. VietCatholic Template: http://vietcatholic.org/News/Html/186495.htm
10. Video: Kỹ thuật truyền hình: Kết nối các videos: http://vietcatholic.org/News/Html/187521.htm
11. Bóc cái màn background: http://vietcatholic.org/News/Html/186326.htm
12. White Balance một camcorder: http://vietcatholic.org/News/Html/186385.htm
13. Video: Kỹ thuật truyền hình: Setup một camcorder cho một studio: http://vietcatholic.org/News/Html/187566.htm
14. Dùng Zebra để chỉnh exposure: http://vietcatholic.org/News/Html/186490.htm
15. Chế độ quay bán tự động: http://vietcatholic.org/News/Html/186489.htm
16. Tools dùng để edit videos trong Adobe Premiere : http://vietcatholic.org/News/Html/186401.htm
17. Adobe Premiere keyboard shortcuts: http://vietcatholic.org/News/Html/186491.htm
18. Thu âm bằng Adobe Audition: http://vietcatholic.org/News/Html/186450.htm
19. Tinh chỉnh âm thanh một video clip: http://vietcatholic.org/News/Html/186472.htm
20. Copy một channel: http://vietcatholic.org/News/Html/186476.htm
21. Video: Kỹ thuật truyền hình: Synchronise audio và video.: http://vietcatholic.org/News/Html/187585.htm
22. Adobe Premiere Markers: http://vietcatholic.org/News/Html/186508.htm
23. Video: Kỹ thuật truyền hình: Linking, Grouping và Nesting.: http://vietcatholic.org/News/Html/187602.htm
24. Track Matte Key: http://vietcatholic.org/News/Html/186382.htm
25. Video: Kỹ thuật truyền hình: Toát Yếu về Animation trong Adobe Premiere: http://vietcatholic.org/News/Html/187651.htm
26. Video: Kỹ thuật truyền hình: Animate một hàng chữ trong Adobe Premiere.: http://vietcatholic.org/News/Html/187567.htm
27. Video: Kỹ thuật truyền hình: Transitions và Effects.: http://vietcatholic.org/News/Html/187652.htm
28. Video: Kỹ thuật truyền hình: Cách lồng một video trong một màn ảnh TV.: http://vietcatholic.org/News/Html/187650.htm
29. Video: Kỹ thuật truyền hình: Các thực hành khi điều khiển máy quay phim.VietCatholic Network: http://vietcatholic.org/News/Html/187654.htm
30. Video: Kỹ thuật truyền hình: Quay và edit video 4K: http://vietcatholic.org/News/Html/187649.htm
Văn Phòng Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney
92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933 - Fax: (02) 9773 3998
Email: info@vietcatholicsydney.net
BAN TỔ CHỨC.
1. Trưởng Ban Tổ Chức: Cha Văn Chi, Phó Giám Đốc VietCatholic.
2. Phó Nội Vụ Ban Tổ Chức: Nguyễn Văn Hóa.
3. Phó Ngoại Vụ Ban Tổ Chức: Vũ Văn An. Lo ghi danh và bảng tên.
4. Phó Kỹ Thuật: Phạm Mạnh Cương.
5. Thư Ký Thủ Quỹ: Hà Trí Tri. Kiêm Ẩm Thực.
6. Thông Tin: Diệp Hải Dung.
7. Hướng Dẫn Kỹ Thuật: Kỹ Sư Đặng Minh An, Phó Giám Đốc VietCatholic
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN VIDEO VIETCATHOLIC. 3/7-5/7.2016.
1. Chúa Nhật ngày 3/7/2016.
1) 9.00am: Chào Mừng Khai Mạc. Cha Văn Chi. Anh Hóa. Giới thiệu thành viên tham dự.
2) 9.15am: Giới thiệu Anh Đặng Minh An.
3) 9.20am: Workshop 1.
4) 11.00am: Giải lao.
5) 11.20am: Worshop 2.
6) 1.00pm: Cơm Trưa.
7) 2.00pm: Worshop 3.
8) 3.30pm: Giải lao.
9) 3.45pm: Worshop 4.
10) 5.45pm: Giải lao. Cơm tối.
11) 7.00pm: Workshop 5.
12) 8.30pm: Thánh Lễ Tạ Ơn cầu cho Ân Nhân Vietcatholic.
13) 9.15pm: Kết thúc.
2. Thứ Hai ngày 4/7/2016.
1) 9.00am: Tập Trung. Cafe.
2) 9.20am: Workshop 6.
3) 11.00am: Giải lao.
4) 11.20am: Worshop 7.
5) 1.00pm: Cơm Trưa.
6) 2.00pm: Worshop 8.
7) 3.30pm: Giải lao.
8) 3.45pm: Worshop 9.
9) 5.45pm: Giải lao. Cơm tối.
10) 7.00pm: Workshop 10.
11) 9.00pm: Kết thúc.
3. Thứ Ba ngày 5/7/2016.
1) 9.00am: Tập Trung. Cafe.
2) 9.20am: Workshop 11.
3) 11.00am: Giải lao.
4) 11.20am: Worshop 12.
5) 1.00pm: Cơm Trưa.
6) 2.00pm: Worshop 13.
7) 3.30pm: Giải lao.
8) 3.45pm: Worshop 14.
9) 5.45pm: Giải lao. Cơm tối.
10) 7.00pm: Workshop 15.
11) 8.30pm: Thánh Lễ Tạ Ơn cầu cho Ân Nhân Vietcatholic.
12) 9.15pm: Kết thúc. Bế Mạc.
Xin các học viên mang theo external harddrives để copy resources. Nếu có computer (laptop hay desktop) xin mang tới để thực hành.
Vì thời gian hạn chế nên VietCatholic đã làm sẵn một số videos training, xin các học viên xem qua trước:
1. VietCatholic TV – Lịch sử và phương hướng: http://vietcatholic.org/News/Html/185197.htm
2. Thiết kế một phòng thu mini: http://vietcatholic.org/News/Html/184162.htm
3. Cách làm một Teleprompter: http://vietcatholic.org/News/Html/184166.htm
4. Chọn Frame Rate: http://vietcatholic.org/News/Html/186238.htm
5. Aperture, Shutter Speed và Gain: http://vietcatholic.org/News/Html/186266.htm
6. Install các chương trình Adobe: http://vietcatholic.org/News/Html/184159.htm
7. VietCatholic Workspace: http://vietcatholic.org/News/Html/186299.htm
8. Thực hiện một Rough cut videos: http://vietcatholic.org/News/Html/186284.htm
9. VietCatholic Template: http://vietcatholic.org/News/Html/186495.htm
10. Video: Kỹ thuật truyền hình: Kết nối các videos: http://vietcatholic.org/News/Html/187521.htm
11. Bóc cái màn background: http://vietcatholic.org/News/Html/186326.htm
12. White Balance một camcorder: http://vietcatholic.org/News/Html/186385.htm
13. Video: Kỹ thuật truyền hình: Setup một camcorder cho một studio: http://vietcatholic.org/News/Html/187566.htm
14. Dùng Zebra để chỉnh exposure: http://vietcatholic.org/News/Html/186490.htm
15. Chế độ quay bán tự động: http://vietcatholic.org/News/Html/186489.htm
16. Tools dùng để edit videos trong Adobe Premiere : http://vietcatholic.org/News/Html/186401.htm
17. Adobe Premiere keyboard shortcuts: http://vietcatholic.org/News/Html/186491.htm
18. Thu âm bằng Adobe Audition: http://vietcatholic.org/News/Html/186450.htm
19. Tinh chỉnh âm thanh một video clip: http://vietcatholic.org/News/Html/186472.htm
20. Copy một channel: http://vietcatholic.org/News/Html/186476.htm
21. Video: Kỹ thuật truyền hình: Synchronise audio và video.: http://vietcatholic.org/News/Html/187585.htm
22. Adobe Premiere Markers: http://vietcatholic.org/News/Html/186508.htm
23. Video: Kỹ thuật truyền hình: Linking, Grouping và Nesting.: http://vietcatholic.org/News/Html/187602.htm
24. Track Matte Key: http://vietcatholic.org/News/Html/186382.htm
25. Video: Kỹ thuật truyền hình: Toát Yếu về Animation trong Adobe Premiere: http://vietcatholic.org/News/Html/187651.htm
26. Video: Kỹ thuật truyền hình: Animate một hàng chữ trong Adobe Premiere.: http://vietcatholic.org/News/Html/187567.htm
27. Video: Kỹ thuật truyền hình: Transitions và Effects.: http://vietcatholic.org/News/Html/187652.htm
28. Video: Kỹ thuật truyền hình: Cách lồng một video trong một màn ảnh TV.: http://vietcatholic.org/News/Html/187650.htm
29. Video: Kỹ thuật truyền hình: Các thực hành khi điều khiển máy quay phim.VietCatholic Network: http://vietcatholic.org/News/Html/187654.htm
30. Video: Kỹ thuật truyền hình: Quay và edit video 4K: http://vietcatholic.org/News/Html/187649.htm
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thanh Long Hoa
Nguyễn Ngọc Liên
18:41 24/06/2016
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Thanh Long trổ rộ nụ xinh xinh
Giữa nhánh cây xanh lộ đóa trinh
Chậm rãi xòe ra tai mỡ rộng
Nhanh nhanh sắp xếp cánh tươm trinh...
(Trích thơ của Trần Bảng)