Phụng Vụ - Mục Vụ
Một Chén Nước Lã
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
00:14 24/06/2020
Chúa Nhật 13 Thường Niên A
Trước đây, có một cậu bé nghèo bán hàng rong để kiếm tiền đi học. Một hôm cậu không có được một đồng bạc dính túi mà bụng thì đói.
Cậu quyết định sẽ đến xin ăn tại căn nhà gần đó. Tuy nhiên, khi một cô gái trong nhà ra mở cửa thì cậu ngại quá nên thay vì xin ăn, cậu xin một ly nước lã! Cô gái nhìn thấy dáng vẻ của cậu thì biết rằng cậu đang đói, nên đem cho cậu một ly sữa lớn. Cậu uống chậm rãi, rồi hỏi: “Tôi phải trả bao nhiêu tiền? ”. Cô gái cười nhẹ và trả lời: “Cậu chẳng phải trả gì cả. Mẹ chúng tôi dạy rằng không bao giờ nhận tiền công khi làm một hành vi tử tế!” Cậu bé nói: “Vậy thế thì…tôi hết lòng cám ơn cô”. Khi cậu rời ngôi nhà ấy thì chẳng những cậu cảm thấy thân thể mình khỏe mạnh hơn, mà lòng tin vào Thiên Chúa và con người cũng tăng mạnh thêm lên. Cậu từng nghĩ rằng cuộc đời mình khổ cực quá nên nhiều lần có ý muốn bỏ học.
Nhiều năm sau, cô gái ấy trở thành một phụ nữ và mắc bệnh hiểm nghèo. Các bác sĩ gần như bó tay. Cuối cùng họ gửi cô đến một thành phố lớn để mong tìm những chuyên viên chữa trị căn bệnh lạ của cô. Bác sĩ Howard Kelly được mời đến để chẩn bệnh. Khi nghe nói đến tên thành phố cũ của mình, mắt ông ánh lên một cách lạ lùng. Ông đứng dậy ngay để xuống phòng khám. Trong chiếc áo trắng của bác sĩ, ông đến gặp và nhận ra cô ngay. Ông trở về phòng khám và quyết tâm chữa cứu người phụ nữ ấy cho bằng được. Kể từ ngày hôm đó, ông nghiên cứu và theo dõi kỹ tình trạng sức khoẻ của cô. Sau những ngày cam go, căn bệnh đã thua cuộc. Bác sĩ yêu cầu phòng tài chánh chuyển hoá đơn tính tiền viện phí của cô để cho ông phê trước. Ông nhìn vào tờ hóa đơn, rồi ghi vài chữ bên lề trước khi gửi đến cho cô. Cô rất sợ phải mở tờ hóa đơn ấy ra, vì cô biết rằng cô sẽ trả món nợ ấy suốt cả đời mình. Cuối cùng, cô cũng phải nhìn xuống hoá đơn và dừng lại để ý đến hàng chữ bên lề. Cô đọc thấy: “Đã thanh toán đầy đủ bằng một ly sữa!”. Ký tên: Bác sĩ Howard Kelly. Mắt cô đẫm lệ vì vui mừng và từ trái tim ngập tràn hạnh phúc vươn lên lời nguyện cầu: “Tạ ơn Chúa! Chính Tình Yêu của Chúa đã lan truyền sang quả tim và bàn tay của con người”.
Cậu bé ngày xưa được tặng một ly sữa trong cơn đói đã trở thành Tiến Sĩ y khoa Howard Kelly, ông đã từng là một bác sĩ lỗi lạc tài ba. Năm 1895 chính ông là người sáng lập Johns Hopkins Division of Gynecologic Oncology (Phân khoa Ung Thư Phụ Sản) tại Đại Học Johns Hopkins, trường Đại Học đầu tiên của Hoa Kỳ dành cho việc nghiên cứu y khoa, được thiết lập năm 1876, tại Baltimore, Maryland.(Maranatha sưu tầm và dịch).
Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu dạy: “Ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ là một chén nước lã mà thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu”. Đón tiếp một em nhỏ, cho người thấp kém trong xã hội dù chỉ một ly nước lã, cũng là một việc làm đáng được ân thưởng trên trời. Lý do giản dị là Chúa đã tự đồng hoá mình với những kẻ mọn hèn (x. Mt 25, 40-45).Tiếp đón và quảng đại giúp đỡ tha nhân với lòng mến là tiếp đón Chúa. Lòng hiếu khách là một đức tính thiết yếu, một việc bổn phận “cho khách độ nhà” và mang lại cho chúng ta những phần thưởng cao quý. Đối với tín hữu, hiếu khách là người "khi con đãi khác ăn trưa hoặc ăn tối, đừng kêu bạn bè, anh em hay bà con hoặc láng giềng giầu có, kẻo họ cũng mời lại con.. Trái lại, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ. Như vậy con mới thật có phúc” (Lc 14, 14). Hiếu khách là "làm phúc tay phải, đừng cho tay trái biết".
Thánh Kinh ghi lại những cuộc tiếp đón rất đẹp, đầy lòng hiếu khách : Abraham thấy 3 người khách lạ đang đi trong sa mạc. Ông chạy ra năn nỉ họ vào nhà và ân cần chăm sóc họ. Đó là 3 sứ giả của Thiên Chúa. Đáp lại tấm lòng của Abraham, 3 sứ giả này ban ơn cho vợ chồng son sẻ của Abraham có con trai đầu lòng (St 18). Một gia đình ở Sunam chẳng những tiếp đón ngôn sứ Elisê, mà còn dọn hẳn cho ông một căn phòng để những lần sau ông tới có chỗ trọ. Đáp lại, Elisê cũng giúp họ thoát khỏi tình trạng son sẻ (bài đọc 1). Gia đình Matta, Maria và Lazarô ở Bêtania là nơi thường xuyên tiếp đón Đức Giêsu và các môn đệ. Đáp lại, Đức Giêsu đã làm cho Ladarô sống lại. (x.Sợi chỉ đỏ CN 13 A).
Trang Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đặt việc “đón tiếp Thầy” vào một tương quan rộng lớn và trọn vẹn nhất, đó là tương quan “anh em - Thầy - và Đấng đã sai Thầy”. Lòng hiếu khách thể hiện qua việc đón tiếp các môn đệ: “Ai đón tiếp các con là đón tiếp Thầy; và ai đón tiếp Thầy, là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy”; đón tiếp các ngôn sứ: “Ai đón tiếp một ngôn sứ với danh nghĩa là ngôn sứ, thì sẽ lãnh phần thưởng của ngôn sứ ”; đón tiếp những người công chính: “Ai đón tiếp một người công chính vì người ấy là người công chính thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho người công chính”.
Chúa Giêsu dùng từ “ngôn sứ” và “người công chính” để nói về các Tông đồ. Như vậy, các Tông đồ được coi là ngang hàng với các ngôn sứ và các người công chính thời Cựu ước.Vì thế, tiếp đón các Tông đồ được coi như là tiếp đón Chúa Giêsu, và đón tiếp Chúa Giêsu thì cũng như tiếp đón chính Thiên Chúa, Đấng đã sai Ngài. Mười hai Tông đồ là những sứ giả của Chúa Giêsu, còn Chúa Giêsu thì được Thiên Chúa sai đến thế gian. Nguồn mạch tối hậu của mọi sứ vụ là chính Thiên Chúa, Đấng đồng thời là chủ mùa gặt, và là Đấng sai phái các thợ gặt. Mặc dù, ra đi loan báo Tin Mừng, các môn đệ phải chấp nhận đời sống truyền giáo trong nếp sống nghèo khó và khiêm tốn, nhưng Chúa Giêsu đã đồng hóa mình với họ, vì qua họ, Người đến với loài người và nói với loài người. Từ nay, họ thực sự là người của Thiên Chúa. Ai đón nhận họ tức là đón nhận chính Đức Kitô. Cả phần thưởng cho việc đón tiếp cũng dựa trên sự liên kết ấy giữa các cuộc sai phái.
Chúa Giêsu còn mời gọi: "Ai cho một trong những kẻ bé mọn dù chỉ một ly nước lã, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu". Người dùng hình ảnh chén nước lã, và một người anh em hèn mọn nhất, để đo lường và cân nhắc thái độ đón tiếp của chúng ta dành cho nhau. Cho đi “một ly sữa” hay “một chén nước lã” là cử chỉ nhỏ bé ai cũng có thể làm được, dù là một đứa trẻ. “Một chén nước lã” đối với Chúa lại là “một chén ân tình”. Điều đó cho thấy, Thiên Chúa không hề bỏ sót một nghĩa cử yêu thương nào của mỗi người. Dù chỉ là nghĩa cử bé nhỏ âm thầm, một khi đã được thực thi từ lòng mến thì nó trở nên cao cả. Tình yêu chính là trọng tâm của đời sống người tín hữu.Tình yêu làm cho thập giá trở nên nhẹ nhàng, vừa sức cho mỗi người.Tình yêu là sức mạnh giúp người tín hữu dám mất mạng sống vì Thầy.Tình yêu đã làm cho người tín hữu yêu mến Chúa hơn cha mẹ, con cái, cũng sẽ giúp họ yêu thương phục vụ mọi người cách thiết thực, chân tình.Yêu thương phải là nền tảng của mọi dâng hiến. Bởi vì “nếu tôi đem cả gia tư vốn liếng mà bố thí; và nếu như tôi nộp mình chịu thiêu đốt, nhưng lại không có lòng mến thì cũng hư không vô ích cho tôi” (1 Cor 13, 3).
Lắm khi người ta dễ dàng tiếp đón các nhân vật nổi tiếng như các ngôn sứ, người công chính, vị tư tế..., và chắc chắn họ sẽ nhận được ân phúc mà Thiên Chúa ban thưởng cho những con người dấn thân cao cả đó. Thế nhưng, Chúa Giêsu còn đi xa hơn khi mời gọi người ta nới rộng sự tiếp đón đến các kẻ bé mọn, người bị bỏ rơi, người già đau yếu, thai nhi vô tội.... Những con người này cũng cần được ân cần tiếp đón như sứ giả của Đức Kitô. Và chỉ "một chén nước lã" cho họ uống thôi cũng đủ cầm chắc phần thưởng Thiên Chúa trao ban rồi.
Tiếp đón không chỉ thuần túy là mở cửa nhà, mở hầu bao, mở chum nước, nhưng đúng hơn là mở rộng con tim. Chỉ khi rộng mở tâm hồn, con người mới thật sự lớn lên trong cảm thông, tương quan, tình thân, và hiệp nhất. Một tác giả đã nhận định: "Sống là phải mở ra. Như cánh hoa mở ra với mặt trời, như dòng sông mở ra với biển khơi, như cơ thể mở ra với khí trời và ánh nắng. Mở ra như thế là đòi hỏi thiết yếu của sự sống". Phương diện thể chất còn cần mở ra để được sống, huống chi là phương diện tâm linh!
Sứ điệp lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy rộng lòng quảng đại giúp đỡ những người khó khăn, bất hạnh trong tâm tình mến yêu Chúa và tha nhân. Thiên Chúa trọng thưởng ở ngay đời này và cả đời sau. Thiên Chúa sẽ trả công hậu hĩnh đến không ngờ.
Lạy Chúa, xin cho chúng con dám sống chết cho tình yêu Chúa, cho chúng con biết: chân thành hơn trong yêu thương, bác ái hơn trong lời nói, nhân từ hơn trong cách cư xử. Xin cho cuộc đời chúng con mãi mãi là mùa hoa nhân ái. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:44 24/06/2020
8. Sống trên đời này mà không muốn chấp nhận đau khổ, thì nên coi đó là một sự bất hạnh lớn nhất.
(Thánh Vincent de Paul)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:49 24/06/2020
55. TÓC ĐỔI RƯỢU
Có người nhìn thấy tóc có thể đổi được đường mật nên nghĩ rằng có thể đổi được các thứ khác.
Một hôm, hắn ta nhổ một nắm tóc đi uống rượu, uống xong, đưa nắm tóc cho chủ tiệm và cất bước đi ra khỏi quán, chủ quán hay tay nắm chặt hắn ta, cười nói:
- “Nắm tóc này làm sao có thể dùng để thế tiền hử? ”
Hắn ta nổi giận nói:
- “Người ta dùng nó để đổi đường mật, còn tôi tại sao không thể dùng nó để đổi rượu sao? ”
Nói xong, kéo tay chủ quán xuống, chủ quán vội nắm tóc hắn ta không buông cho hắn đi.
Hắn ta càng nổi giận:
- “Tóc đã cắt thì không muốn, sao lại muốn nắm tóc ở trên đầu, đâu có như thế được !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 55:
Trên đời, mọi thứ đều có thể đổi chác cho nhau với điều kiện là hai bên cùng có lợi, nhưng không phải thứ gì cũng có thể đổi được: một nhúm tóc không thể đổi được rượu.
Có những người Ki-tô hữu đem chỗ của mình trên thiên đàng đổi lấy chỗ trong hỏa ngục khi họ sống sa đà trong tội lỗi; có những người Ki-tô hữu vì thích hưởng thụ mà đem lương tâm của mình đổi lấy vật chất xác thịt, nên họ trở nên gương mù cho anh em chị em...
Có những người Ki-tô hữu chân chính thì biết lấy sự giàu sang của thế gian để đồi lấy sự nghèo hèn của Thiên Chúa nên họ được gọi là “người nghèo của Thiên Chúa”; có những người Ki-tô hữu biết coi sự hưởng thụ vật chất phú quý ở đời này là chuyện tạm bợ, nên đã không ngần ngại phục vụ tha nhân trong tình yêu của Thiên Chúa...
Lấy tóc để đổi rượu là chuyện của người khù khờ không hiểu chuyện nhân tình thế thái, nhưng đem tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình để đổi lấy sự nuông chiều của thế gian, thì là chuyện của người đại ngu vậy...
Ai có tai thì nghe !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Có người nhìn thấy tóc có thể đổi được đường mật nên nghĩ rằng có thể đổi được các thứ khác.
Một hôm, hắn ta nhổ một nắm tóc đi uống rượu, uống xong, đưa nắm tóc cho chủ tiệm và cất bước đi ra khỏi quán, chủ quán hay tay nắm chặt hắn ta, cười nói:
- “Nắm tóc này làm sao có thể dùng để thế tiền hử? ”
Hắn ta nổi giận nói:
- “Người ta dùng nó để đổi đường mật, còn tôi tại sao không thể dùng nó để đổi rượu sao? ”
Nói xong, kéo tay chủ quán xuống, chủ quán vội nắm tóc hắn ta không buông cho hắn đi.
Hắn ta càng nổi giận:
- “Tóc đã cắt thì không muốn, sao lại muốn nắm tóc ở trên đầu, đâu có như thế được !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 55:
Trên đời, mọi thứ đều có thể đổi chác cho nhau với điều kiện là hai bên cùng có lợi, nhưng không phải thứ gì cũng có thể đổi được: một nhúm tóc không thể đổi được rượu.
Có những người Ki-tô hữu đem chỗ của mình trên thiên đàng đổi lấy chỗ trong hỏa ngục khi họ sống sa đà trong tội lỗi; có những người Ki-tô hữu vì thích hưởng thụ mà đem lương tâm của mình đổi lấy vật chất xác thịt, nên họ trở nên gương mù cho anh em chị em...
Có những người Ki-tô hữu chân chính thì biết lấy sự giàu sang của thế gian để đồi lấy sự nghèo hèn của Thiên Chúa nên họ được gọi là “người nghèo của Thiên Chúa”; có những người Ki-tô hữu biết coi sự hưởng thụ vật chất phú quý ở đời này là chuyện tạm bợ, nên đã không ngần ngại phục vụ tha nhân trong tình yêu của Thiên Chúa...
Lấy tóc để đổi rượu là chuyện của người khù khờ không hiểu chuyện nhân tình thế thái, nhưng đem tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình để đổi lấy sự nuông chiều của thế gian, thì là chuyện của người đại ngu vậy...
Ai có tai thì nghe !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Ưu tiên
Lm Vũđình Tường
21:55 24/06/2020
Cuộc sống có những ưu tiên khác nhau. Có người cho là danh vọng và tiếng tăm là ưu tiên quan trọng nhất; người khác lại cho của cải, vật chất phải là ưu tiên hàng đầu; người khác nữa quả quyết có sức khoẻ là có tất cả. Người khác nữa sống cho cha mẹ, con cháu. Người khác thích du lịch, thám hiểm, trèo cao, lặn sâu là mối ưu tư hàng đầu trong cuộc sống. Đức Kitô dậy các môn đệ mến Chúa, yêu tha nhân phải là mối ưu tư hàng đầu. Mọi nhu cầu, ưu tư lo lắng khác đều bắt nguồn từ nguồn gốc, và được hướng dẫn bởi tình yêu, lòng mến Chúa.
Quan hệ gia đình, tình thân hữu, nghĩa thầy trò, lòng yêu nước, tất cả đều quan trọng. Chúng ta cần họ; họ sống gần ta và họ sẵn sàng giúp đỡ khi chúng ta gặp nguy khó. Giúp đỡ liên quan đến tinh thần, vật chất và đôi khi nâng đỡ phần tâm linh. Kitô hữu được khuyến khích cầu nguyện cho mình, cho người thân, cho ngay cả kẻ thù, và cầu bình an cho toàn thế giới. Khi thân nhân, thân hữu gặp đau khổ họ cầu cho người thân đó, và người thân đó cũng yêu cầu, cầu cho họ, vững niềm tin, đủ can đảm chấp nhận sự khó họ đang oằn vai, còng lưng gánh vác. Tất cả những điều này đều làm vì lòng mến anh em, tha nhân và bắt nguồn từ lòng mến Chúa. Cha mẹ yêu thương con cái và muốn làm những gì tốt lành nhất cho con cái, làm điều mà chúng không hiểu, như bồng cháu bé đi tham dự Bí Tích Thanh Tẩy. Đây chính là dâng hiến con mình cho tình yêu Chúa, xin Chúa nâng đỡ, che chở, bảo bọc cho con được bình an. Đôi hôn nhân xin Chúa chúc lành, bảo vệ và thánh hoá tình yêu qua Bí Tích Hôn Nhân, bởi họ biết tình cảm con người thay đổi luôn nên cần tình Chúa bảo vệ, che chở. Thánh lễ an táng cầu cho người thân ra đi về nhà Chúa nói lên niềm tin vào sự sống đời sau. Điều này còn tự thú giới hạn phàm nhân. Con người hoàn toàn bất lực không thể giúp người quá cố chỉ còn niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh, cậy vào lượng từ bi nhân hậu của Đức Kitô. Chúng ta tham dự các bí tích bởi vì chúng ta tin tưởng Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên ta và cũng là Đấng đón nhận ta vào nước Chúa. Những câu nói như 'Chúng tôi hướng về gia đình bạn và cầu nguyện cho bạn' là câu tự thú giới hạn của phàm nhân. Tôi muốn làm cho bạn nhiều hơn nữa, nhưng khả năng có hạn vì thế tôi cầu xin Chúa ban ơn cho bạn.
Chúng ta làm nhiều quyết định trong ngày và làm một cách nhanh chóng bởi đó là tập quán, thói quen, không cần nhiều thời gian tính toán, đắn đo. Tuy nhiên khi phải làm những quyết định quan trọng liên quan đến tương lai mình và ảnh hưởng đến người chung quanh, chúng ta đắn đo cẩn trọng, suy tính hơn thiệt, chọn lựa hy vọng tránh sai lầm. Chúng ta cũng tìm hỏi í kiến người biết nhiều trong ngành nghề, í kiến các nhà chuyên nghiệp. Đó là những điều tốt, đó là khôn ngoan. Nếu chỉ viện dẫn vào những í kiến đó để quyết định cuộc sống thì quả là thiếu sót bởi đó là khôn ngoan xã hội. Vẫn biết Thiên Chúa nói với ta qua tha nhân; í kiến tha nhân đa dạng vì thế trước khi đi đến quyết định cuối, cùng cần đưa tất cả những í kiến đó lên trước bàn cân đức tin, đức cậy, đức mến để cân đo. Xin Chúa soi sáng hướng dẫn giúp ta nhận ra đâu là í Chúa lẫn lộn trong những lời khuyên kia. Làm như thế bạn đặt í Chúa lên trên tất cả các í kiến khác, trên cả í kiến riêng của bạn. Làm như thế bạn đặt Thiên Chúa làm trọng tâm cuộc sống bạn. Bài đọc hôm nay cho biết cần đặt Thiên Chúa trên hết mọi sự. Trước tiên là vác thập giá mình bước đi theo Đức Kitô Mat 10, 39. Đi theo Ngài là nghe theo Ngài dướng dẫn, không tìm khôn ngoan công chính theo thói thế gian, nhưng tìm khôn ngoan, công chính theo í Thiên Chúa (c.39). Thứ đến là chú trọng nhiều đến việc từ thiện, bác ái (c.42). Lời Chúa và việc làm của Ngài thể hiện qua Đức Kitô. Các tông đồ lắng nghe lời Chúa qua Đức Kitô. Chúng ta cầu ơn khôn ngoan, biết nghe lời khuyên của thân nhân, thân hữu, hướng dẫn của Giáo Hội trong tinh thần cởi mở, cầu nguyện. Ước mong Thiên Chúa luôn làm trung tâm điểm trong các quyết định của bạn.
TiengChuong.org
Priority
We all have different priorities in life. Some believe the world's glory and fame are their goals; others place wealth in first place; and again, others place well being of their own, and of their loved ones first. Some love travel and adventure as their first priority. Jesus told his hearers, that having faith in Him must be the first priority in life. It is the most lofty goal, and all other goals should be derived from and guided by it. Traditional family relationships and friendship are important. We need them. They are dear to us. They are close to us. When we face problems, family and friends come to give support: mentally, morally, spiritually, and if needed, financially. They provide it with love, without counting the cost. They help us and they pray for us. In our prayers, very often we pray for our own needs, and the needs of our relatives and friends; and we pray for peace for the world. We do place God in first place, before everything. Parents love their children; they want what is best for them. They offer their children to God for protection by means of celebrating the Sacrament of Baptism. Young couples ask the Church to strengthen their love by means of celebrating the Sacrament of Matrimony for blessing, and protection. A funeral is the solemn and final 'earthly' goodbye to the deceased we celebrate in Church before burial. We do it, because we believe, there is life after death; a life which is better than the earthly life. We do it because we trust in God's love and mercy, that God will grant our loved ones life in God's kingdom. We celebrate the sacraments, because we believe in God, Who is the first and the last in our lives. The saying 'My thoughts and prayers are with you' implies, that I'd love to help you more, and with all my ability, but there is only so much I can do, and for the rest; I rely on God for your protection. We do make decisions daily, and most of them concern to our daily living. These decisions are not hard to make, because we get used to them. However, when it comes to a big and an important decision, we need help. We do consult our loved ones and friends; we sometimes consult experts for their professional guidance. We show our love to God by loving others, and God talks to us through them. Yes, consulting others is a right thing to do, but we need God's guidance in decision making. Jesus used the word 'prefer' to indicate, that any decision we make without consulting God in prayers is not worth taking, because it is based on purely human wisdom. There are hints in today's reading telling us, how to put God first in life. To be faithful to Jesus, we need to take our daily cross to follow Mat 10, 39. Following in Jesus' footsteps requires to find life, not from the things of the world alone, but through Him v. 39. Today's reading seems to suggest we need to focus on charity and hospitality v.42. God's power is at work in Jesus and through His disciples. We listen to our loved ones, and friends, and experts with an open mind, and heart, and in the context of discernment in prayers. We place God as first priority in life when we seek God's wisdom in decision making.
Quan hệ gia đình, tình thân hữu, nghĩa thầy trò, lòng yêu nước, tất cả đều quan trọng. Chúng ta cần họ; họ sống gần ta và họ sẵn sàng giúp đỡ khi chúng ta gặp nguy khó. Giúp đỡ liên quan đến tinh thần, vật chất và đôi khi nâng đỡ phần tâm linh. Kitô hữu được khuyến khích cầu nguyện cho mình, cho người thân, cho ngay cả kẻ thù, và cầu bình an cho toàn thế giới. Khi thân nhân, thân hữu gặp đau khổ họ cầu cho người thân đó, và người thân đó cũng yêu cầu, cầu cho họ, vững niềm tin, đủ can đảm chấp nhận sự khó họ đang oằn vai, còng lưng gánh vác. Tất cả những điều này đều làm vì lòng mến anh em, tha nhân và bắt nguồn từ lòng mến Chúa. Cha mẹ yêu thương con cái và muốn làm những gì tốt lành nhất cho con cái, làm điều mà chúng không hiểu, như bồng cháu bé đi tham dự Bí Tích Thanh Tẩy. Đây chính là dâng hiến con mình cho tình yêu Chúa, xin Chúa nâng đỡ, che chở, bảo bọc cho con được bình an. Đôi hôn nhân xin Chúa chúc lành, bảo vệ và thánh hoá tình yêu qua Bí Tích Hôn Nhân, bởi họ biết tình cảm con người thay đổi luôn nên cần tình Chúa bảo vệ, che chở. Thánh lễ an táng cầu cho người thân ra đi về nhà Chúa nói lên niềm tin vào sự sống đời sau. Điều này còn tự thú giới hạn phàm nhân. Con người hoàn toàn bất lực không thể giúp người quá cố chỉ còn niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh, cậy vào lượng từ bi nhân hậu của Đức Kitô. Chúng ta tham dự các bí tích bởi vì chúng ta tin tưởng Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên ta và cũng là Đấng đón nhận ta vào nước Chúa. Những câu nói như 'Chúng tôi hướng về gia đình bạn và cầu nguyện cho bạn' là câu tự thú giới hạn của phàm nhân. Tôi muốn làm cho bạn nhiều hơn nữa, nhưng khả năng có hạn vì thế tôi cầu xin Chúa ban ơn cho bạn.
Chúng ta làm nhiều quyết định trong ngày và làm một cách nhanh chóng bởi đó là tập quán, thói quen, không cần nhiều thời gian tính toán, đắn đo. Tuy nhiên khi phải làm những quyết định quan trọng liên quan đến tương lai mình và ảnh hưởng đến người chung quanh, chúng ta đắn đo cẩn trọng, suy tính hơn thiệt, chọn lựa hy vọng tránh sai lầm. Chúng ta cũng tìm hỏi í kiến người biết nhiều trong ngành nghề, í kiến các nhà chuyên nghiệp. Đó là những điều tốt, đó là khôn ngoan. Nếu chỉ viện dẫn vào những í kiến đó để quyết định cuộc sống thì quả là thiếu sót bởi đó là khôn ngoan xã hội. Vẫn biết Thiên Chúa nói với ta qua tha nhân; í kiến tha nhân đa dạng vì thế trước khi đi đến quyết định cuối, cùng cần đưa tất cả những í kiến đó lên trước bàn cân đức tin, đức cậy, đức mến để cân đo. Xin Chúa soi sáng hướng dẫn giúp ta nhận ra đâu là í Chúa lẫn lộn trong những lời khuyên kia. Làm như thế bạn đặt í Chúa lên trên tất cả các í kiến khác, trên cả í kiến riêng của bạn. Làm như thế bạn đặt Thiên Chúa làm trọng tâm cuộc sống bạn. Bài đọc hôm nay cho biết cần đặt Thiên Chúa trên hết mọi sự. Trước tiên là vác thập giá mình bước đi theo Đức Kitô Mat 10, 39. Đi theo Ngài là nghe theo Ngài dướng dẫn, không tìm khôn ngoan công chính theo thói thế gian, nhưng tìm khôn ngoan, công chính theo í Thiên Chúa (c.39). Thứ đến là chú trọng nhiều đến việc từ thiện, bác ái (c.42). Lời Chúa và việc làm của Ngài thể hiện qua Đức Kitô. Các tông đồ lắng nghe lời Chúa qua Đức Kitô. Chúng ta cầu ơn khôn ngoan, biết nghe lời khuyên của thân nhân, thân hữu, hướng dẫn của Giáo Hội trong tinh thần cởi mở, cầu nguyện. Ước mong Thiên Chúa luôn làm trung tâm điểm trong các quyết định của bạn.
TiengChuong.org
Priority
We all have different priorities in life. Some believe the world's glory and fame are their goals; others place wealth in first place; and again, others place well being of their own, and of their loved ones first. Some love travel and adventure as their first priority. Jesus told his hearers, that having faith in Him must be the first priority in life. It is the most lofty goal, and all other goals should be derived from and guided by it. Traditional family relationships and friendship are important. We need them. They are dear to us. They are close to us. When we face problems, family and friends come to give support: mentally, morally, spiritually, and if needed, financially. They provide it with love, without counting the cost. They help us and they pray for us. In our prayers, very often we pray for our own needs, and the needs of our relatives and friends; and we pray for peace for the world. We do place God in first place, before everything. Parents love their children; they want what is best for them. They offer their children to God for protection by means of celebrating the Sacrament of Baptism. Young couples ask the Church to strengthen their love by means of celebrating the Sacrament of Matrimony for blessing, and protection. A funeral is the solemn and final 'earthly' goodbye to the deceased we celebrate in Church before burial. We do it, because we believe, there is life after death; a life which is better than the earthly life. We do it because we trust in God's love and mercy, that God will grant our loved ones life in God's kingdom. We celebrate the sacraments, because we believe in God, Who is the first and the last in our lives. The saying 'My thoughts and prayers are with you' implies, that I'd love to help you more, and with all my ability, but there is only so much I can do, and for the rest; I rely on God for your protection. We do make decisions daily, and most of them concern to our daily living. These decisions are not hard to make, because we get used to them. However, when it comes to a big and an important decision, we need help. We do consult our loved ones and friends; we sometimes consult experts for their professional guidance. We show our love to God by loving others, and God talks to us through them. Yes, consulting others is a right thing to do, but we need God's guidance in decision making. Jesus used the word 'prefer' to indicate, that any decision we make without consulting God in prayers is not worth taking, because it is based on purely human wisdom. There are hints in today's reading telling us, how to put God first in life. To be faithful to Jesus, we need to take our daily cross to follow Mat 10, 39. Following in Jesus' footsteps requires to find life, not from the things of the world alone, but through Him v. 39. Today's reading seems to suggest we need to focus on charity and hospitality v.42. God's power is at work in Jesus and through His disciples. We listen to our loved ones, and friends, and experts with an open mind, and heart, and in the context of discernment in prayers. We place God as first priority in life when we seek God's wisdom in decision making.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chúng ta không cô đơn, nếu chúng ta dâng đời sống mình cho Chúa trong tâm tình cầu nguyện
Thanh Quảng sdb
05:08 24/06/2020
Chúng ta không cô đơn, nếu chúng ta dâng đời sống mình cho Chúa trong tâm tình cầu nguyện
Trong buổi triều yết hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về cách thánh vương Đa-vít khẩn cầu Chúa qua những bài thánh thi...
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung bài giáo lý của ngài vào Vua Đa-vít.
“Ngay từ niên thiếu, ngài đã được Thiên Chúa ưu tuyển trao cho một nhiệm vụ quan trọng trong lịch sử Dân Chúa và trong niềm tin của chúng ta”.
Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu thuộc dòng dõi vua Đa-vít, và đức vua đã làm cho những lời hứa xưa về một vị vua có trái tim của Thiên Chúa, vâng phục tuyệt đối Thiên Chúa cha được hiện thực.
Một người chăn cừu
Đức Thánh Cha nói: Câu chuyện của Đa-vít khởi đi từ Bethlehem, trong cánh đồng cậu đang chăn cừu cho cha mình.
Giữa trời mây, chúng ta có thể nói cậu làm bạn với gió, làm tiếng vang của âm điệu thiên nhiên, là tia nắng ấm mặt trời.
Nhưng trên hết Đa-vít là một mục tử. Anh bảo vệ những con cừu khỏi nguy hiểm và cung cấp những gì cần thiết cho chúng. Trong hình ảnh này, Chúa Giêsu sánh ví mình là người chăn chiên nhân lành, ban sự sống cho chiên. Chúa hướng dẫn; Chúa biết từng con một.
Sau này, khi Đa-vít phạm tội, giết tướng tài Uria để chiếm vợ của ông! Khi tiên tri Nathan chỉ lỗi cho vua, ngay lập tức vua ý thức được tội mình!
Đa-vít nhận ra mình là một người chăn chiên xấu! vua không còn là một người tôi tớ khiêm hạ nữa, mà là một kẻ hám quyền, một tên gian manh cướp vợ người và dụ dỗ tha nhân...
Một tâm hồn thơ
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục suy ngẫm những áng văn thơ mà Đa-vít đã cảm hứng…
Với cây đàn hạc và trong nỗi cô độc, vua đã vút theo những dòng nhạc qua lời thơ hướng về Chúa.
Đức Thánh Cha nói vua không phải là một người bình thường, vua đã cất lên những bài thánh thi, lúc thì thánh thót vui tươi, lúc thì u uẩn, sầu buồn ăn năn.
Thế giới trước mắt vua không phải là một khung trời im lặng: nhưng qua ánh mắt, vua khám phá ra nguồn sáng lạ, hồn vua ngất ngây chìm vào những huyền nhiệm trời cao!
Chiêm ngưỡng cuộc sống thần bí
Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong tâm tình cầu nguyện, thánh vương Đa-vít khám phá ra trời diệu lạ, những bí ẩn huyền hoặc tạo cho vua những cảm hứng nói ra thơ, xướng lên thành nhạc của lòng biết ơn, ngợi ca, đôi lúc thở than thống thiết nguyện cầu!
Theo truyền thống Kinh Thánh, thì thánh vương Đa-vít chính là tác giả của các Thánh vịnh.
Đức Thánh Cha nói, mơ ước của Đa-vít là trở thành một người mục tử nhân lành, dù ngài thánh thiện, nhưng lại tội lỗi, là kẻ bắt bớ người ta nhưng cũng bị người ta bắt bớ; là thánh nhân và kẻ tội đồ! Là nạn nhân và là kẻ sát thủ!
Cuộc đời của chúng ta cũng tương tự vừa vươn lên trời ân thánh vừa lụn bại trong tội lỗi!
Hãy dâng lên Chúa mọi sự
Đức Thánh Cha nói giống như vua Đa-vít, cuộc đời chúng ta có một sợi vàng xuyên suốt đó là: cầu nguyện.
Thánh vương Đa-vít dạy chúng ta hãy đưa mọi sự đời ta vào cuộc đối thoại thân tình với Chúa: niềm vui ân thánh lẫn ngã xa tội lỗi, tình yêu cũng như đau khổ, tình bạn cũng như ốm đau... Tất cả mọi sự mà bạn muốn sẻ chia với bạn bè thân thiết...
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc như vua Đa-vít dù có lúc cô đơn nhưng vua không bao giờ cô độc! Chính sức mạnh của lời cầu nguyện mang lại cho vua cuộc sống thì lời cầu nguyện làm cho ta vươn lên tới Chúa, Đấng đồng hành với chúng ta trong mọi sự giữa cuộc đời.
Trong buổi triều yết hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về cách thánh vương Đa-vít khẩn cầu Chúa qua những bài thánh thi...
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung bài giáo lý của ngài vào Vua Đa-vít.
“Ngay từ niên thiếu, ngài đã được Thiên Chúa ưu tuyển trao cho một nhiệm vụ quan trọng trong lịch sử Dân Chúa và trong niềm tin của chúng ta”.
Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu thuộc dòng dõi vua Đa-vít, và đức vua đã làm cho những lời hứa xưa về một vị vua có trái tim của Thiên Chúa, vâng phục tuyệt đối Thiên Chúa cha được hiện thực.
Một người chăn cừu
Đức Thánh Cha nói: Câu chuyện của Đa-vít khởi đi từ Bethlehem, trong cánh đồng cậu đang chăn cừu cho cha mình.
Giữa trời mây, chúng ta có thể nói cậu làm bạn với gió, làm tiếng vang của âm điệu thiên nhiên, là tia nắng ấm mặt trời.
Nhưng trên hết Đa-vít là một mục tử. Anh bảo vệ những con cừu khỏi nguy hiểm và cung cấp những gì cần thiết cho chúng. Trong hình ảnh này, Chúa Giêsu sánh ví mình là người chăn chiên nhân lành, ban sự sống cho chiên. Chúa hướng dẫn; Chúa biết từng con một.
Sau này, khi Đa-vít phạm tội, giết tướng tài Uria để chiếm vợ của ông! Khi tiên tri Nathan chỉ lỗi cho vua, ngay lập tức vua ý thức được tội mình!
Đa-vít nhận ra mình là một người chăn chiên xấu! vua không còn là một người tôi tớ khiêm hạ nữa, mà là một kẻ hám quyền, một tên gian manh cướp vợ người và dụ dỗ tha nhân...
Một tâm hồn thơ
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục suy ngẫm những áng văn thơ mà Đa-vít đã cảm hứng…
Với cây đàn hạc và trong nỗi cô độc, vua đã vút theo những dòng nhạc qua lời thơ hướng về Chúa.
Đức Thánh Cha nói vua không phải là một người bình thường, vua đã cất lên những bài thánh thi, lúc thì thánh thót vui tươi, lúc thì u uẩn, sầu buồn ăn năn.
Thế giới trước mắt vua không phải là một khung trời im lặng: nhưng qua ánh mắt, vua khám phá ra nguồn sáng lạ, hồn vua ngất ngây chìm vào những huyền nhiệm trời cao!
Chiêm ngưỡng cuộc sống thần bí
Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong tâm tình cầu nguyện, thánh vương Đa-vít khám phá ra trời diệu lạ, những bí ẩn huyền hoặc tạo cho vua những cảm hứng nói ra thơ, xướng lên thành nhạc của lòng biết ơn, ngợi ca, đôi lúc thở than thống thiết nguyện cầu!
Theo truyền thống Kinh Thánh, thì thánh vương Đa-vít chính là tác giả của các Thánh vịnh.
Đức Thánh Cha nói, mơ ước của Đa-vít là trở thành một người mục tử nhân lành, dù ngài thánh thiện, nhưng lại tội lỗi, là kẻ bắt bớ người ta nhưng cũng bị người ta bắt bớ; là thánh nhân và kẻ tội đồ! Là nạn nhân và là kẻ sát thủ!
Cuộc đời của chúng ta cũng tương tự vừa vươn lên trời ân thánh vừa lụn bại trong tội lỗi!
Hãy dâng lên Chúa mọi sự
Đức Thánh Cha nói giống như vua Đa-vít, cuộc đời chúng ta có một sợi vàng xuyên suốt đó là: cầu nguyện.
Thánh vương Đa-vít dạy chúng ta hãy đưa mọi sự đời ta vào cuộc đối thoại thân tình với Chúa: niềm vui ân thánh lẫn ngã xa tội lỗi, tình yêu cũng như đau khổ, tình bạn cũng như ốm đau... Tất cả mọi sự mà bạn muốn sẻ chia với bạn bè thân thiết...
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc như vua Đa-vít dù có lúc cô đơn nhưng vua không bao giờ cô độc! Chính sức mạnh của lời cầu nguyện mang lại cho vua cuộc sống thì lời cầu nguyện làm cho ta vươn lên tới Chúa, Đấng đồng hành với chúng ta trong mọi sự giữa cuộc đời.
Các giám mục Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận không dám tranh cãi về việc biến Nhà Thờ Hagia thành đền thờ Hồi Giáo
Đặng Tự Do
16:29 24/06/2020
Hagia Sophia là một đại đền thờ của Kitô Giáo, thuộc tòa Constantinople, đã bị quân Hồi Giáo chiếm và biến thành đền thờ Hồi Giáo.
Ngôi nhà thờ này được xây dựng bởi Hoàng đế Giúttinô Đệ Nhất và là nhà thờ lớn nhất thế giới vào năm 537.
Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Thánh Giáo Hội Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng đến thăm đại đền thờ này. Thoạt đầu đây là một nhà thờ Công Giáo nhưng đã trở thành nhà thờ chính thống sau cuộc đại ly giáo 1054. Sau đó, ngôi nhà thờ đã trở thành một đền thờ Hồi Giáo sau khi đế quốc Ottoman chiếm Constantinople, ngày này ta gọi là Istanbul, vào năm 1453.
Mustafa Kemal Atatürk được coi một vị “cha già dân tộc”, là người đã khai sáng ra nước Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ, thay thế cho đế quốc Ottoman. Ông là người quyết liệt chống lại ý tưởng về một thứ “nhà nước Hồi Giáo”, mà bọn khủng bố Hồi Giáo IS theo đuổi. Vì thế, ông đã biến tòa nhà này trở thành một bảo tàng viện vào năm 1935.
Gần tám mươi năm sau cái chết của ông Mustafa Kemal Atatürk - vị tổng thống đầu tiên lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ từ 1923 đến 1938, thế giới lại chứng kiến sự nổi dậy của ý tưởng “nhà nước Hồi Giáo” nơi bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Sau khi tên trùm khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi bị giết chết, người ta lại bắt đầu phải quan ngại về những mưu toan của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan, người có lẽ đang manh nha một thứ “nhà nước Hồi Giáo” khác tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau cuộc đảo chính vào ngày 15 tháng 7 năm 2016, mà đến giờ phút này nhiều người vẫn cho rằng đó chỉ là một cuộc đảo chính giả, do chính Erdogan dựng lên, Tổng thống Recep Erdogan đã thâu tóm vào trong tay rất nhiều quyền hành. Tính chất thế tục, biệt lập với Hồi Giáo của chính quyền Erdogan tàn phai một nhanh chóng.
Trong một diễn biến gây sửng sốt cho nhiều người, Erdogan đã đến cầu nguyện tại Hagia Sophia vào ngày 14 tháng 4, 2017 là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, cùng với các nhà hoạt động Hồi giáo, là những người luôn lập luận rằng tòa nhà này là một đền thờ Hồi giáo.
Quyết định đến cầu nguyện tại Hagia Sophia đúng vào ngày mà thế giới Kitô giáo cử hành Thứ Sáu Tuần Thánh, cho người ta thấy rõ thái độ cực đoan Hồi Giáo của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Gần đây, Recep Erdogan tiến xa hơn và cho biết sẽ sớm biến tòa nhà này thành một đền thờ Hồi Giáo.
UNESCO, là tổ chức tuyên bố Hagia Sophia là một Di sản Thế giới vào năm 1985, đã xác nhận rằng một sự thay đổi trong việc sử dụng di tích này cần phải tham khảo ý kiến quốc tế.
Chính Thống Giáo Hy Lạp quyết liệt bác bỏ kế hoạch này, mô tả Hagia Sophia là “một kiệt tác kiến trúc, nổi tiếng trên toàn cầu là một trong những di tích ưu việt của nền văn minh Kitô giáo.”
“Bất kỳ sự thay đổi nào sẽ gây phản đối mạnh mẽ và thất vọng giữa các Kitô hữu trên toàn thế giới, cũng như làm tổn hại đến chính Thổ Nhĩ Kỳ, ” tuyên bố của Thượng Hội Đồng Chính Thống Giáo cho biết vào ngày 12 tháng 6.
Tuy nhiên, các giám mục Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ nhìn nhận các ngài không muốn tranh cãi về kế hoạch biến nhà thờ Hagia Sophia cổ xưa của Istanbul thành một đền thờ Hồi Giáo.
“Chúng tôi là một Giáo Hội bị tước đoạt tình trạng pháp lý, vì vậy chúng tôi không thể đưa ra bất cứ phản kháng nào về các vấn đề nội bộ của nước này, ” Hội Đồng Giám Mục Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một tuyên bố gửi đến Catholic News Service.
“Mặc dù chúng tôi muốn Hagia Sophia giữ lại tính cách một bảo tàng viện của nó, không đến lượt chúng tôi can thiệp. Thậm chí đưa ra ý kiến cũng là điều nguy hiểm.” Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy tình trạng tự do tôn giáo tồi tệ tại quốc gia này.
Source:Crux
Lá thư tâm tình Đức Thánh Cha viết cho Alex Zanardi: Cám ơn con đã nêu gương can cường
Thanh Quảng sdb
18:42 24/06/2020
Lá thư tâm tình Đức Thánh Cha viết cho Alex Zanardi: Cám ơn con đã nêu gương can cường
Đức Thánh Cha gửi thư cho nhà vô địch khuyết tật Alex Zanardi, người vừa bị tai nạn xe hơi nghiêm trọng.
(Tin Vatican)
Trong một lá thư được đăng trên tờ báo thể thao Ý (La Gazzetta dello Sport), Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn nhà vô địch khuyết tật Alex Zanardi vì đã nêu gương can cường cho những người cùng cảnh ngộ.
Alex là tay đua xe đã mất một chân sau một tai nạn khủng khiếp trong trận đua xe vào năm 2001. Câu chuyện của anh là một tấm gương can cường của một con người.
Lá thư của Đức Thánh Cha
Trong lá thư, Đức Thánh Cha cám ơn anh vì tấm gương can cường anh đã sống, ngay cả trong những thảm trạng cuộc đời. Đức Thánh Cha viết:
Alessandro thân mến,
Câu chuyện của con là một tấm gương bắt đầu lại một cuộc sống mới, dẫu cuộc đời có hẩm hiu! Qua thi đua, con đã nỗ lực hết sức để chiếm đoạt giải. Qua tai nạn khiến con bị tật nguyền, nhưng con đã nêu gương can cường cho người khác.
Cám ơn con đã nêu gương sức mạnh quả cảm cho những người cùng cảnh ngộ. Cha thương cảm hoàn cảnh của con và cha cầu nguyện cho con và gia đình của con. Xin Thiên Chúa và Mẹ thánh Người chúc lành bang trợ con".
Công cuộc từ thiện
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ sự hiệp thông cầu nguyện cho anh Zanardi, đang nằm trong phòng đa khoa của Bệnh viện Santa Maria alle Scotte ở Siena từ thứ Sáu tuần trước, sau khi anh bị tai nạn xe hơi nguy kịch. Tai nạn đã xảy ra trong một cuộc đua từ thiện ở thị trấn Pienza.
Vào đầu tháng này, Zanardi đã hỗ trợ cho cuộc gây quỹ từ thiện với chủ đề "Cùng nhau chạy", được Đức Thánh Cha cổ súy với mục đích gây quỹ cho các bệnh viện ở Bergamo và Brescia, là những nơi đã bị cơn đại dịch Covid-19 hoàng hành trong mấy tháng qua...
Alex là tay đua xe Formula 1
Đức Thánh Cha gửi thư cho nhà vô địch khuyết tật Alex Zanardi, người vừa bị tai nạn xe hơi nghiêm trọng.
(Tin Vatican)
Trong một lá thư được đăng trên tờ báo thể thao Ý (La Gazzetta dello Sport), Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn nhà vô địch khuyết tật Alex Zanardi vì đã nêu gương can cường cho những người cùng cảnh ngộ.
Alex là tay đua xe đã mất một chân sau một tai nạn khủng khiếp trong trận đua xe vào năm 2001. Câu chuyện của anh là một tấm gương can cường của một con người.
Lá thư của Đức Thánh Cha
Trong lá thư, Đức Thánh Cha cám ơn anh vì tấm gương can cường anh đã sống, ngay cả trong những thảm trạng cuộc đời. Đức Thánh Cha viết:
Alessandro thân mến,
Câu chuyện của con là một tấm gương bắt đầu lại một cuộc sống mới, dẫu cuộc đời có hẩm hiu! Qua thi đua, con đã nỗ lực hết sức để chiếm đoạt giải. Qua tai nạn khiến con bị tật nguyền, nhưng con đã nêu gương can cường cho người khác.
Cám ơn con đã nêu gương sức mạnh quả cảm cho những người cùng cảnh ngộ. Cha thương cảm hoàn cảnh của con và cha cầu nguyện cho con và gia đình của con. Xin Thiên Chúa và Mẹ thánh Người chúc lành bang trợ con".
Công cuộc từ thiện
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ sự hiệp thông cầu nguyện cho anh Zanardi, đang nằm trong phòng đa khoa của Bệnh viện Santa Maria alle Scotte ở Siena từ thứ Sáu tuần trước, sau khi anh bị tai nạn xe hơi nguy kịch. Tai nạn đã xảy ra trong một cuộc đua từ thiện ở thị trấn Pienza.
Vào đầu tháng này, Zanardi đã hỗ trợ cho cuộc gây quỹ từ thiện với chủ đề "Cùng nhau chạy", được Đức Thánh Cha cổ súy với mục đích gây quỹ cho các bệnh viện ở Bergamo và Brescia, là những nơi đã bị cơn đại dịch Covid-19 hoàng hành trong mấy tháng qua...
Những nhân vật trở lại Đạo Công Giáo nổi danh của thế kỷ 20
Vũ Văn An
20:27 24/06/2020
Hồi còn ở Việt Nam, thời đệ nhất Cộng Hòa, lúc chủ nghĩa nhân vị được các cán bộ nhà nước coi như quốc sách và được giảng dạy trong các trường đào tạo cán bộ quốc gia mọi ngành, người ta thấy xuất hiện các tác phẩm như “Các Nhà Văn Hóa Mới”, được các học sinh trung học chúng tôi đón nhận nồng nàn. Trong số các nhà văn hóa mới này, chúng tôi đọc được rất nhiều nhân vật trí thức Pháp đi từ các thuyết hoài nghi hoặc bất khả tri, bước sang ánh sáng rạng ngời của Đức Tin Công Giáo.
Cũng gần như cùng một thời gian trên, năm 1964, ở Hoa Kỳ, nhà bình luận Công Giáo Michael Novak viết cuốn A New Generation về những bậc thượng trí của phong trào phục hưng Công Giáo mà đa số cũng bao gồm các nhân vật như trong “Các Nhà Văn Hóa Mới”. Họ là Léon Bloy, Charles Peguy, Jacques và Raissa Maritain, Georges Rouault, Ernest Psichari; rồi Paul Claudel, Gabriel Marcel, François Mauriac, Antoine St Exupery, George Bernanos.
Léon Bloy có lẽ là người vô thần trở lại Đạo Công Giáo đầu tiên trong nhóm trên và là người dẫn dắt vợ chồng Maritain tới đức tin vào năm 1906. Bloy là tác giả mà theo sử gia John Connellly, cuốn “Le Salut par les Juifs” của ông với lối giải thích hết sức triệt để theo nghĩa khải huyền các chương 9 tới 11 của Thư Gửi Tín Hữu Rôma, đã gây ảnh hưởng lớn đối với các thần học gia Công Giáo tại Công Đồng Vatican II có trách nhiệm soạn thảo phần bốn Tuyên Ngôn Nostra Aetate, tạo nền cho một thay đổi đầy tính cách mạng trong thái độ của Giáo Hội Công Giáo đối với Do Thái Giáo. Ông cũng là tác giả được giáo hoàng tân cử Phanxicô, trong bài giảng lễ đầu tiên năm 2013, trích dẫn. Theo catholicnewsagency.com, hôm ấy, Đức Phanxicô nói rằng “Tôi nhớ kiểu nói của Léo Bloy, ‘ai không cầu nguyện cùng Chúa, sẽ cầu nguyện cùng ma quỉ’. Khi người ta không tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, họ sẽ tuyên xưng tính thế gian của ma quỉ”.
Như trên đã nói, ngoài công trình trước tác của ông, đóng góp có ý nghĩa nhất của Léon Bloy là đã dẫn dắt vợ chồng Jacques và Raissa Maritain vào đạo Công Giáo và là cha đỡ đầu đức tin của cặp vợ chồng này, những người quả là bậc thượng trí Công Giáo của thế kỷ 20. Khởi đầu thế kỷ này, tức năm 1907, có biến cố Thánh Giáo Hoàng Piô X lên án lạc giáo Duy Hiện Đại, khiến nhiều người lầm tưởng Giáo Hội Công Giáo sẽ lâm vào một thời khủng hoảng lớn lao. Nhưng thực ra, biến cố trở lại Đạo Công Giáo của vợ chồng Maritain trước đó một năm, tuy là một biến cố tăm tối hơn nhiều, nhưng lại là dấu chỉ buổi khởi đầu một thời kỳ sáng chói nhất trong tư duy Công Giáo hiện đại.
Giáo Sư James Hitchcock, tác giả History of the Catholic Church: From the Apostolic Age to the Third Millennium (Ignatius: San Francisco, 2013), cho rằng việc trở lại của vợ chồng Maritain khởi đầu một hiện tượng trở lại mới kéo dài tới tận năm 1960, một hiện tượng khác hẳn các hiện tượng trở lại trước đây.
Thực thế, điều đáng lưu ý nhất về tư duy Công Giáo trong thế kỷ 20 chính là sự kiện phần lớn các nhân vật nổi bật của nó là các tân tòng. Những người được bú mớm trong một niềm tin đã trở nên cũ mèm hết lôi cuốn, lúc lớn lên, người ta mong họ phát triển nó, bênh vực nó, thì đâu có gì ngạc nhiên. Nhưng những người thông thái hoài nghi mà cuối cùng lại bị lôi cuốn vào niềm tin ấy thì quả là điều đáng ngạc nhiên. Nghịch lý thay, ngay tại Pháp, vốn được mệnh danh là “trưởng nữ của Giáo Hội”, phần lớn những nhà đại trí thức của Công Giáo trong thế kỷ 20, vợ chồng Maritain, Paul Claudel, Léon Bloy, Charles Péguy, Gabriel Marcel, Edith Stein, là tân tòng cả theo nghĩa thực sự trở lại lẫn theo nghĩa sinh ra trong đức tin Công Giáo nhưng sau đó từ bỏ niềm tin tuổi thơ và sau đó say mê trở về Nhà Mẹ. Cũng có những người gần như trở lại kiểu Henri Bergson và Simon Weil.
Nước Anh, nơi dân số Công Giáo rất nhỏ, đương nhiên rất cần các tư tưởng gia tân tòng và quả những người này không thiếu: G. K. Chesterton, Christopher Dawson, Ronald Knox, Graham Greene, và Evelyn Waugh. Ngay Đạo Công Giáo Anh (Anglo-Catholicism) cũng nhận được những ngôi sao sáng chói như T. S. Elliot, W. H. Auden, C. S. Lewis.
Điều cũng lạ lùng là việc lên án thuyết duy hiện đại, một việc bị nhiều coi là đã hủy hoại các cố gắng đầy hứa hẹn muốn làm cho tín lý của Giáo Hội trở thành khả tín hơn đối với đầu óc hiện đại. Ấy thế nhưng, những tân tòng sáng chói trên bị lôi cuốn vào Giáo Hội không những bất chấp việc lên án này mà còn vì sự lên án này nữa. Những điều họ thấy quyến rũ và khả tín trong đó chính là những điều được Đức Piô X tìm cách bảo vệ và họ thấy các lý thuyết đặc trưng của phe duy hiện đại một là sai lầm hai là không đáng lưu ý.
Gần như không một nhà lãnh đạo phong trào phục hưng nào trên đây có bất cứ tranh cãi nào với tín lý nền tảng Công Giáo, cả với thực hành Công Giáo cũng không, một hiện tượng không hoàn toàn do thuyết tân kinh viện mà có. Như Marcel, chẳng hạn, tuy thuộc phái hiện sinh, nhưng đã giảng một giảng khóa ở Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1960 trong đó, ông đưa ra phương thức thơ mộng, gần như huyền nhiệm để hỗ trợ lý tưởng làm tình phi ngừa thai. Nhà hiện tượng học Dietrich von Hildebrand, một tân tòng khác, đã trở thành một chiến sĩ bảo vệ đức tin chính thống hăng hái nhất. Phần lớn các nhân vật lớn của phong trào phục hưng trên (trừ một mình Graham Greene) tỏ ra nghi ngại trước các thay đổi xẩy ra trong Giáo Hội sau Công Đồng Vatican II. Điều này cũng đúng đối với phần lớn các thần học gia hàng đầu từng dọn đường cho Công Đồng này như Henri de Lubac, Jean Daniélou, Louis Bouyer, và Hans Urs von Balthasar.
Có nhiều nghịch lý đáng lưu ý trong việc bác bỏ các bậc cha ông diễn ra trong Giáo Hội từ sau Công Đồng. Đạo Công Giáo lúc ấy muốn được coi là có liên hệ với thế giới, chứ không bằng lòng sống yên vị trong một thứ pháo đài khép kín. Ấy thế nhưng, không một tư tưởng gia nào thuộc giai đoạn này chịu thăm dò các thực tại xã hội và chính trị một cách toàn diện và sắc sảo như Maritain hoặc Dawson. Đạo Công Giáo ấy muốn được coi trọng trong các giới trí thức thế tục, ấy thế nhưng không một tư tưởng gia Công Giáo nào có được sự đáng kính nơi các giới ấy như Gilson, Maritain, Dawson, Mauriac, hay Waugh. Đạo Công Giáo ấy công bố thời đại giáo dân, thoát khỏi sự thống trị của giáo sĩ. Thế nhưng hầu hết các ngôi sao sáng hàng đầu của phong trào phục hưng vốn đều là các giáo dân, chỉ có ba giáo sĩ trong số các tư tưởng gia gây ảnh hưởng trong Giáo Hội Công Giáo lúc ấy; cả ba đều là Dòng Tên: Pierre Teilhard de Chardin, Karl Rahner, và Bernard Lonergan. Nhưng các trước tác gần như huyền nhiệm của Teilhard bị giải thích rất khác nhau đến độ tầm quan trọng về lâu về dài của chúng là điều hiện chưa chắc chắn. Rahner và Lonergan tượng trưng cho một ngành của thuyết Thomist bị Gilson và Maritain coi là không chính đáng, vì đã nhằm đối thoại với chủ thuyết Kant hơn là quả quyết rằng nhận thức luận Thomist vượt ra ngoài các phê phán của Kant. Mệnh danh là “chủ thuyết Thomist Siêu Việt” (Transcendental Thomism), phần lớn nó được coi như một phong trào của Dòng Tên.
Phong trào phục hưng trí thức Công Giáo tượng trưng cho một hiện tượng văn hóa độc đáo của thế kỷ 20: đây là một cách tiếp cận sự thật dựa vào giả thuyết coi một số truyền thống là đúng đắn được lấy làm qui phạn, và là một sinh hoạt trí thức chủ yếu nhằm vào việc hiểu thấu đáo hơn và trình bầy sâu sắc hơn các truyền thống này. Trái lại, phong thái tư duy trổi vượt hiện đại là tranh cãi mọi truyền thống, và phần lớn giới trí thức Công Giáo hăng hái tiếp thu phong thái này đến độ coi chính gia tài phong phú của mình là không còn thích đáng.
Ngày nay, chủ nghĩa chiết trung (eclecticism) là chủ nghĩa đang thống trị, không những trong việc chọn lựa các nền triết lý mà còn cả trong các vấn đề tín lý của Giáo Hội. Mối liên hệ của các trí thức Công Giáo hiện nay đối với các truyền thống riêng của họ, nhẹ nhất, cũng là mơ hồ, lưỡng nghĩa. Chủ quan tính, được chủ thuyết tân kinh viện cầm chân rất lâu, nay đã nhẩy xổ ra để trả đũa và người Công Giáo là những người sẵn sàng tiếp thu đủ thứ thuốc tâm lý học lang băm nhất. Trong diễn trình này, các nâng đỡ định chế dành cho sinh hoạt trí thức Công Giáo dần dần bị sói mòn. Nhiều cao đẳng đóng cửa. Những cao đẳng sống sót phần lớn không còn cố gắng đào tạo nơi sinh viên mình một lối suy tư khác biệt về thế giới nữa. Một số tạp chí Công Giáo ngưng xuất bản vì số độc giả giảm dần. Nói theo kiểu thương mại, không thị trường nào được tạo ra cho công trình trí thức Công Giáo nghiêm túc và các đại lý cho các thị trường này nếu có cũng đang chết dần. Phần lớn các sách vở của phong trào phục hưng thế kỷ 20 hết còn được in lại.
Không phải đợi cho tới lúc các nhân vật kia qua đời, ngay lúc còn sống, một số nhà trí thức trên đã bị bác bỏ rồi. Thí dụ, ngay từ năm 1965, nhà Sheed and Ward đã bắt đầu tỏ ra lạnh nhạt đối với việc xuất bản các sách của Dawson, dù ông này mãi tới năm 1970 mới qua đời. Các tác phẩm cuối đời của Maritain nhằm phê phán thứ “giáo hội mới”, nhất là cuốn Người Nông Dân Miền Garonne (1968), thường bị các nhà điểm sách tấn công không thương tiếc dù mãi năm1973, Maritain mới qua đời. Thế hệ sinh viên Công Giáo ngày nay ít khi biết các tên Gilson, Maritain, Dawson, Mauriac, Waugh, hay Bernanos…
Điều trên thật đáng buồn.
Kỳ tới: 50 Tân tòng Công Giáo: Những Người Đi Nhà thờ Nổi danh của Thế kỷ 20
Cũng gần như cùng một thời gian trên, năm 1964, ở Hoa Kỳ, nhà bình luận Công Giáo Michael Novak viết cuốn A New Generation về những bậc thượng trí của phong trào phục hưng Công Giáo mà đa số cũng bao gồm các nhân vật như trong “Các Nhà Văn Hóa Mới”. Họ là Léon Bloy, Charles Peguy, Jacques và Raissa Maritain, Georges Rouault, Ernest Psichari; rồi Paul Claudel, Gabriel Marcel, François Mauriac, Antoine St Exupery, George Bernanos.
Léon Bloy có lẽ là người vô thần trở lại Đạo Công Giáo đầu tiên trong nhóm trên và là người dẫn dắt vợ chồng Maritain tới đức tin vào năm 1906. Bloy là tác giả mà theo sử gia John Connellly, cuốn “Le Salut par les Juifs” của ông với lối giải thích hết sức triệt để theo nghĩa khải huyền các chương 9 tới 11 của Thư Gửi Tín Hữu Rôma, đã gây ảnh hưởng lớn đối với các thần học gia Công Giáo tại Công Đồng Vatican II có trách nhiệm soạn thảo phần bốn Tuyên Ngôn Nostra Aetate, tạo nền cho một thay đổi đầy tính cách mạng trong thái độ của Giáo Hội Công Giáo đối với Do Thái Giáo. Ông cũng là tác giả được giáo hoàng tân cử Phanxicô, trong bài giảng lễ đầu tiên năm 2013, trích dẫn. Theo catholicnewsagency.com, hôm ấy, Đức Phanxicô nói rằng “Tôi nhớ kiểu nói của Léo Bloy, ‘ai không cầu nguyện cùng Chúa, sẽ cầu nguyện cùng ma quỉ’. Khi người ta không tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, họ sẽ tuyên xưng tính thế gian của ma quỉ”.
Như trên đã nói, ngoài công trình trước tác của ông, đóng góp có ý nghĩa nhất của Léon Bloy là đã dẫn dắt vợ chồng Jacques và Raissa Maritain vào đạo Công Giáo và là cha đỡ đầu đức tin của cặp vợ chồng này, những người quả là bậc thượng trí Công Giáo của thế kỷ 20. Khởi đầu thế kỷ này, tức năm 1907, có biến cố Thánh Giáo Hoàng Piô X lên án lạc giáo Duy Hiện Đại, khiến nhiều người lầm tưởng Giáo Hội Công Giáo sẽ lâm vào một thời khủng hoảng lớn lao. Nhưng thực ra, biến cố trở lại Đạo Công Giáo của vợ chồng Maritain trước đó một năm, tuy là một biến cố tăm tối hơn nhiều, nhưng lại là dấu chỉ buổi khởi đầu một thời kỳ sáng chói nhất trong tư duy Công Giáo hiện đại.
Giáo Sư James Hitchcock, tác giả History of the Catholic Church: From the Apostolic Age to the Third Millennium (Ignatius: San Francisco, 2013), cho rằng việc trở lại của vợ chồng Maritain khởi đầu một hiện tượng trở lại mới kéo dài tới tận năm 1960, một hiện tượng khác hẳn các hiện tượng trở lại trước đây.
Thực thế, điều đáng lưu ý nhất về tư duy Công Giáo trong thế kỷ 20 chính là sự kiện phần lớn các nhân vật nổi bật của nó là các tân tòng. Những người được bú mớm trong một niềm tin đã trở nên cũ mèm hết lôi cuốn, lúc lớn lên, người ta mong họ phát triển nó, bênh vực nó, thì đâu có gì ngạc nhiên. Nhưng những người thông thái hoài nghi mà cuối cùng lại bị lôi cuốn vào niềm tin ấy thì quả là điều đáng ngạc nhiên. Nghịch lý thay, ngay tại Pháp, vốn được mệnh danh là “trưởng nữ của Giáo Hội”, phần lớn những nhà đại trí thức của Công Giáo trong thế kỷ 20, vợ chồng Maritain, Paul Claudel, Léon Bloy, Charles Péguy, Gabriel Marcel, Edith Stein, là tân tòng cả theo nghĩa thực sự trở lại lẫn theo nghĩa sinh ra trong đức tin Công Giáo nhưng sau đó từ bỏ niềm tin tuổi thơ và sau đó say mê trở về Nhà Mẹ. Cũng có những người gần như trở lại kiểu Henri Bergson và Simon Weil.
Nước Anh, nơi dân số Công Giáo rất nhỏ, đương nhiên rất cần các tư tưởng gia tân tòng và quả những người này không thiếu: G. K. Chesterton, Christopher Dawson, Ronald Knox, Graham Greene, và Evelyn Waugh. Ngay Đạo Công Giáo Anh (Anglo-Catholicism) cũng nhận được những ngôi sao sáng chói như T. S. Elliot, W. H. Auden, C. S. Lewis.
Điều cũng lạ lùng là việc lên án thuyết duy hiện đại, một việc bị nhiều coi là đã hủy hoại các cố gắng đầy hứa hẹn muốn làm cho tín lý của Giáo Hội trở thành khả tín hơn đối với đầu óc hiện đại. Ấy thế nhưng, những tân tòng sáng chói trên bị lôi cuốn vào Giáo Hội không những bất chấp việc lên án này mà còn vì sự lên án này nữa. Những điều họ thấy quyến rũ và khả tín trong đó chính là những điều được Đức Piô X tìm cách bảo vệ và họ thấy các lý thuyết đặc trưng của phe duy hiện đại một là sai lầm hai là không đáng lưu ý.
Gần như không một nhà lãnh đạo phong trào phục hưng nào trên đây có bất cứ tranh cãi nào với tín lý nền tảng Công Giáo, cả với thực hành Công Giáo cũng không, một hiện tượng không hoàn toàn do thuyết tân kinh viện mà có. Như Marcel, chẳng hạn, tuy thuộc phái hiện sinh, nhưng đã giảng một giảng khóa ở Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1960 trong đó, ông đưa ra phương thức thơ mộng, gần như huyền nhiệm để hỗ trợ lý tưởng làm tình phi ngừa thai. Nhà hiện tượng học Dietrich von Hildebrand, một tân tòng khác, đã trở thành một chiến sĩ bảo vệ đức tin chính thống hăng hái nhất. Phần lớn các nhân vật lớn của phong trào phục hưng trên (trừ một mình Graham Greene) tỏ ra nghi ngại trước các thay đổi xẩy ra trong Giáo Hội sau Công Đồng Vatican II. Điều này cũng đúng đối với phần lớn các thần học gia hàng đầu từng dọn đường cho Công Đồng này như Henri de Lubac, Jean Daniélou, Louis Bouyer, và Hans Urs von Balthasar.
Có nhiều nghịch lý đáng lưu ý trong việc bác bỏ các bậc cha ông diễn ra trong Giáo Hội từ sau Công Đồng. Đạo Công Giáo lúc ấy muốn được coi là có liên hệ với thế giới, chứ không bằng lòng sống yên vị trong một thứ pháo đài khép kín. Ấy thế nhưng, không một tư tưởng gia nào thuộc giai đoạn này chịu thăm dò các thực tại xã hội và chính trị một cách toàn diện và sắc sảo như Maritain hoặc Dawson. Đạo Công Giáo ấy muốn được coi trọng trong các giới trí thức thế tục, ấy thế nhưng không một tư tưởng gia Công Giáo nào có được sự đáng kính nơi các giới ấy như Gilson, Maritain, Dawson, Mauriac, hay Waugh. Đạo Công Giáo ấy công bố thời đại giáo dân, thoát khỏi sự thống trị của giáo sĩ. Thế nhưng hầu hết các ngôi sao sáng hàng đầu của phong trào phục hưng vốn đều là các giáo dân, chỉ có ba giáo sĩ trong số các tư tưởng gia gây ảnh hưởng trong Giáo Hội Công Giáo lúc ấy; cả ba đều là Dòng Tên: Pierre Teilhard de Chardin, Karl Rahner, và Bernard Lonergan. Nhưng các trước tác gần như huyền nhiệm của Teilhard bị giải thích rất khác nhau đến độ tầm quan trọng về lâu về dài của chúng là điều hiện chưa chắc chắn. Rahner và Lonergan tượng trưng cho một ngành của thuyết Thomist bị Gilson và Maritain coi là không chính đáng, vì đã nhằm đối thoại với chủ thuyết Kant hơn là quả quyết rằng nhận thức luận Thomist vượt ra ngoài các phê phán của Kant. Mệnh danh là “chủ thuyết Thomist Siêu Việt” (Transcendental Thomism), phần lớn nó được coi như một phong trào của Dòng Tên.
Phong trào phục hưng trí thức Công Giáo tượng trưng cho một hiện tượng văn hóa độc đáo của thế kỷ 20: đây là một cách tiếp cận sự thật dựa vào giả thuyết coi một số truyền thống là đúng đắn được lấy làm qui phạn, và là một sinh hoạt trí thức chủ yếu nhằm vào việc hiểu thấu đáo hơn và trình bầy sâu sắc hơn các truyền thống này. Trái lại, phong thái tư duy trổi vượt hiện đại là tranh cãi mọi truyền thống, và phần lớn giới trí thức Công Giáo hăng hái tiếp thu phong thái này đến độ coi chính gia tài phong phú của mình là không còn thích đáng.
Ngày nay, chủ nghĩa chiết trung (eclecticism) là chủ nghĩa đang thống trị, không những trong việc chọn lựa các nền triết lý mà còn cả trong các vấn đề tín lý của Giáo Hội. Mối liên hệ của các trí thức Công Giáo hiện nay đối với các truyền thống riêng của họ, nhẹ nhất, cũng là mơ hồ, lưỡng nghĩa. Chủ quan tính, được chủ thuyết tân kinh viện cầm chân rất lâu, nay đã nhẩy xổ ra để trả đũa và người Công Giáo là những người sẵn sàng tiếp thu đủ thứ thuốc tâm lý học lang băm nhất. Trong diễn trình này, các nâng đỡ định chế dành cho sinh hoạt trí thức Công Giáo dần dần bị sói mòn. Nhiều cao đẳng đóng cửa. Những cao đẳng sống sót phần lớn không còn cố gắng đào tạo nơi sinh viên mình một lối suy tư khác biệt về thế giới nữa. Một số tạp chí Công Giáo ngưng xuất bản vì số độc giả giảm dần. Nói theo kiểu thương mại, không thị trường nào được tạo ra cho công trình trí thức Công Giáo nghiêm túc và các đại lý cho các thị trường này nếu có cũng đang chết dần. Phần lớn các sách vở của phong trào phục hưng thế kỷ 20 hết còn được in lại.
Không phải đợi cho tới lúc các nhân vật kia qua đời, ngay lúc còn sống, một số nhà trí thức trên đã bị bác bỏ rồi. Thí dụ, ngay từ năm 1965, nhà Sheed and Ward đã bắt đầu tỏ ra lạnh nhạt đối với việc xuất bản các sách của Dawson, dù ông này mãi tới năm 1970 mới qua đời. Các tác phẩm cuối đời của Maritain nhằm phê phán thứ “giáo hội mới”, nhất là cuốn Người Nông Dân Miền Garonne (1968), thường bị các nhà điểm sách tấn công không thương tiếc dù mãi năm1973, Maritain mới qua đời. Thế hệ sinh viên Công Giáo ngày nay ít khi biết các tên Gilson, Maritain, Dawson, Mauriac, Waugh, hay Bernanos…
Điều trên thật đáng buồn.
Kỳ tới: 50 Tân tòng Công Giáo: Những Người Đi Nhà thờ Nổi danh của Thế kỷ 20
Lượng giá đạo đức về các vắcxin khả hữu hiện nay để chống Covid-19
Vũ Văn An
00:01 24/06/2020
Theo Hãng tin Zenit ngày 23 tháng 6, 2020, sau khi có công bố vào ngày 12 tháng 6 năm 2020, trong Tạp chí Khoa học (Science Review), việc hiện có sáu loại vắc-xin có thể chống lại COVID-19, cả sáu đều dùng các dòng tế bào đã lấy từ các bào thai bị hủy thai để sản xuất, Tiến sĩ Justo Aznar, trước đây là thành viên của Giáo hoàng Hàn lâm viện Sự sống, đã công bố một bài đánh giá vấn đề này về phương diện đạo đức.
Zenit đã nói chuyện độc quyền với vị Bác sĩ người Tây Ban Nha, Giám đốc Viện Khoa học Sự sống của Đại học Công Giáo Valencia, và là thành viên của Hoàng gia Hàn lâm viện Y học của Cộng đồng Valencia. Ông đã cung cấp nhiều chìa khóa để ta hiểu cách sản xuất vắc-xin và những yếu tố cần được xem xét để luôn hành động có lợi cho sự sống, với tất cả sự nghiêm ngặt khoa học mà nó đòi hỏi.
Tiến sĩ Aznar minh xác rằng việc sử dụng vắc-xin dùng tới các dòng tế bào thu được từ bào thai bị phá thai đặt ra các vấn đề đạo đức sinh học và, dựa vào các ấn phẩm của Giáo hoàng Hàn lâm viện Sự sống (năm 2005 và 2017), ông chỉ ra rằng nếu “vắc-xin chống COVID-19 được cung cấp cho công chúng, trong đó các tế bào của bào thai bị phá được sử dụng một cách tự nguyện, chúng có thể được sử dụng tạm thời cho đến khi có sẵn các loại vắc-xin tương tự khác, được sản xuất mà không sử dụng các loại tế bào của loại bào thai đó”, vì “nghĩa vụ đạo đức bảo đảm việc tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe người khác cũng là điều không kém phần cấp bách”.
Các dòng tế bào của thập niên 70 và 80
Tiến sĩ Aznar cũng nói rằng trong trường hợp sáu dòng dùng các tế bào bào thai như vậy, thì “đó không phải là các tế bào thu được từ các vụ phá thai hiện thời, mà là các tế bào được sản xuất từ hai dòng tế bào của bào thai đã được tạo ra trong những thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước từ các vụ phá thai tự ý (induced abortions)”, và ông nhắc nhở rằng Hàn lâm viện Vatican tuyên bố rằng ngày nay, “không còn cần thiết phải lấy tế bào từ những vụ phá thai tự nguyện mới và các dòng tế bào trong đó vắc-xin được dựa vào đã được lấy từ hai dòng bào thai nguyên thủy bị trục thai trong thập niên 60 của thế kỷ trước”.
Gần đây, Giám đốc Đài quan sát đạo đức sinh học của Đại học Công Giáo Valencia đã công bố một Báo cáo có hai phần rõ ràng: một phần có tính khoa học, đề cập đến tình trạng nghiên cứu hiện thời để tìm ra vắc-xin chống COVID-19, và chỉ định rõ dòng tế bào nào của bào thai người bị phá đã được sử dụng trong vắc-xin, và phần kia suy nghĩ xem, theo quan điểm đạo đức, liệu các vắc-xin mới nhất đó có thể được sử dụng hay không.
Vắc-xin của hãng Moderna
Justo Aznar sử dụng báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, ngày 27 tháng 5 năm 2020, cho cuộc tranh luận khoa học và hai Báo cáo của Giáo hoàng Hàn lâm viện Sự sống, công bố năm 2005 và 2017, cho cuộc tranh luận về đạo đức.
Bằng cách kết luận, các chuyên gia về đạo đức sinh học nói rằng “chỉ có một thử nghiệm lâm sàng hiện hữu trong giai đoạn 2, đó là thử nghiệm của Moderna / NIAID trong đó các tế của bào bào thai chưa được sử dụng. Có khả năng nó sẽ có sẵn cho công chúng song song với hai thử nghiệm trong đó các tế bào của bào thai bị phá được sử dụng.
Hấp dẫn đối với cộng đồng khoa học
Do đó, Aznar nói rõ rằng nếu tại một thời điểm nào đó, ba loại vắc-xin này đều có sẵn (hai loại sử dụng tế bào của bào thai bị hủy bỏ cách tự ý và một của Moderna), “theo quan điểm đạo đức, chắc chắn người ta sẽ phải sử dụng loại không dùng các tế bào của bào thai người bị hủy bỏ để sản xuất”.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Aznar khuyến cáo mạnh mẽ rằng các nhà khoa học, các thẩm quyền Giáo hội, các tổ chức xã hội và cả các cá nhân, nên khuyến khích “qua truyền thông mọi phương tiện hợp luân có thể có để thực hiện mọi nỗ lực cần thiết để sản xuất vắc-xin trong đó, các tế bào không được sử dụng từ bào thai người của các vụ phá thai tự ý".
Dưới đây là cuộc phỏng vấn với Justo Aznar, Bác sĩ y khoa, Chuyên gia về đạo đức sinh học và Thành viên của Giáo hoàng Hàn lâm viện Sự sống.
* * *
Hỏi: Tại sao các tế bào của bào thai được sử dụng trong việc nghiên cứu vắc-xin? Đâu là các lợi ích?
Tiến sĩ Aznar: Các tế bào của bào thai là những tế bào chưa bị dị biệt hóa chút nào và do đó, rất hữu ích để nuôi cấy virút, hoặc một số protein mà chúng chứa đựng, sau đó được sử dụng để chích ngừa cho người nhận vắc-xin.
Hỏi: Theo quan điểm nhân học Kitô giáo, tại sao việc sử dụng một loại vắc-xin được chế tạo với các tế bào của bào thai bị tự ý phá thai sẽ không hợp đạo đức?
Tiến sĩ Aznar: Nếu các tế bào của các vụ phá thai tự ý được sử dụng một cách trực tiếp, một phương tiện đã được sử dụng bất hợp pháp về mặt đạo đức để có được một điều gì đó, kể cả khi
Hỏi: Theo hai Báo cáo được công bố bởi Giáo hoàng Hàn lâm viện Sự sống (năm 2005 và năm 2017), người Công Giáo sẽ có thể được tiêm vắc-xin tạm thời bằng cách tiêm loại vắc-xin này (được sản xuất từ các dòng tế bào của các bào thai bị phá). Điều này có nghĩa là gì?
Tiến sĩ Aznar: Nó có ý định quả quyết rõ ràng rằng, nếu vắc-xin được sản xuất từ tế bào của bào thai là loại duy nhất trên thế giới, nó có thể được sử dụng trong khi không có loại nào khác được sản xuất mà không sử dụng loại tế bào này. Do đó, đây là một sự hợp pháp hóa tạm thời tính bất hợp pháp của việc sử dụng nó. Trích dẫn Báo cáo năm 2017 của Giáo hoàng Hàn lâm viện Sự sống, “nghĩa vụ luân lý phải được xem xét để bảo đảm việc tiêm phòng bảo vệ sức khỏe của người khác cũng không kém phần khẩn cấp”.
Hỏi: Khi tìm được một loại vắc-xin chống lại COVID-19, liệu có kỳ vọng nào rằng nó sẽ được cung cấp cho mọi người, kể cả các quốc gia thuộc Thế giới thứ ba không? Có khả năng là như vậy không?
Tiến sĩ Aznar: Luôn luôn, khi có các mục tiêu sinh lợi, vốn dĩ hợp pháp trong việc sản xuất một số loại thuốc, trong trường hợp này là vắc-xin, thật khó để biết liệu các tổ chức chính phủ, công ty dược phẩm hoặc viện nghiên cứu sản xuất chúng, có chịu giảm lợi nhuận của họ vì tình liên đới với công dân các nước đang phát triển hay không, nhưng sẽ rất đáng khen nếu họ làm như vậy.
Hỏi: Một trong số 136 dự án đang được triển khai chế vắc-xin, chỉ có sáu dự án dùng các dòng tế bào thu được từ bào thai bị phá để sản xuất vắc-xin, như Tạp chí “Khoa học” đã chỉ ra. Có những khả thể nào khác được coi “như vấn đề hàng đầu” trong việc nghiên cứu về vắc-xin chống lại COVID-19 không?
Tiến sĩ Aznar: Chắc chắn, người ta đang cố gắng sản xuất vắc xin mà không sử dụng tế bào của bào thai. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, phối hợp với công ty Moderna, đang phát triển một loại vắc-xin sử dụng ARN, tức là, không đòi các tế bào của bào thai bị phá thai. Các công ty khác, chẳng hạn như Sandi, Inovo, và Viện y tế miễn dịch Gen Thẩm quyến, cũng đang làm như vậy.
Hơn nữa, nếu trong Báo cáo mới nhất của chúng tôi, chúng tôi cho biết có khoảng 136 dự án đang được tiến hành để thử việc dùng vắc-xin chống lại COVID-19, và trong số này, chỉ có sáu dự án sử dụng tế bào của bào thai mà thôi, có thể suy ra rằng 130 dự án khác hẳn phải dùng cách khác để sử dụng các tế bào này.
Hỏi: Ngoài ra, bệnh COVID-19 đã đặt ra một số lưỡng nan về đạo đức. Ngoài ra người ta còn nói tới “việc chẩn bệnh sơ khởi” (triage) được thực hiện tại một số bệnh viện của các quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Đâu là các xung đột đạo đức khác hiện chúng ta phải đối đầu?
Tiến sĩ Aznar: Nhu cầu lựa chọn bệnh nhân để có thể áp dụng các loại thuốc cần thiết trong việc điều trị họ đúng cách khi nguồn lực có sẵn dành cho các chuyên gia y tế rất khan hiếm, chắc chắn là một vấn đề đạo đức và chuyên môn rất khó giải quyết, nhưng đó là thực tại. Chúng tôi đã nghiên cứu chủ đề này tại Đài quan sát của chúng tôi trong một Báo cáo trước đó.
Hỏi: Đâu là quy trình chế tạo vắc-xin? Trong trường hợp này, liệu vắc-xin chống lại loại coronavirus chủng mới có đề ra các thách thức mới cho quy trình này không? Các thách thức này là gì?
Tiến sĩ Aznar: Có sáu bước trong quy trình chế tạo vắc-xin. Đầu tiên: xác định mầm bệnh, chu kỳ sống của nó, cách lây truyền, cơ chế lây nhiễm, yếu tố gây bệnh và xác định di truyền. Thứ hai: tổng hợp và sản xuất kháng nguyên (antigen), sinh học hoặc tổng hợp, để thử nghiệm. Bước thứ ba là đánh giá các nghiên cứu tiền lâm sàng, chẳng hạn như nuôi cấy tế bào và tiêm chủng ở động vật được sử dụng để thử nghiệm. Bước thứ tư, các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện nơi người theo ba giai đoạn:
Giai đoạn I: Một mẫu nhỏ (20-80 đối tượng), với nhóm này, sự an toàn của nó được đánh giá.
Giai đoạn II: Một mẫu thống kê lớn hơn, với sự đánh giá về tính an toàn, khả năng miễn dịch (đáp ứng miễn dịch), liều lượng và hướng dẫn sử dụng.
Giai đoạn III: Một mẫu thống kê lớn hơn gồm hàng ngàn người.
Đến bước thứ năm, người ta tiến hành tiền thương mại hóa: ban phép vệ sinh, sản xuất,
Trong trường hợp coronavirus, tính đặc thù căn bản của quy trình là rút ngắn các giới hạn này, một phần do sự tiến bộ trong kỹ thuật nhận dạng và chỉnh sửa di truyền, và một phần do nhiều nhóm khoa học cùng làm việc về đề tài này, cộng với việc tăng tốc các thủ tục hành chánh cần thiết cho việc cho phép các giai đoạn khác nhau, xét vì tính trầm trọng của đại dịch.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vinh sơn 6 hạt Chí Hòa : Hồng ân Chúa Thánh Thần
Martinô Lê Hoàng Vũ
08:02 24/06/2020
“ Chúng ta là những người chuyên chở Lời cho tha nhân, chia sẻ Chúa cho anh chị em qua đời sống gương mẫu tốt lành” Đó là những lời Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn nói trong thánh lễ chiều nay.
Chiều thứ ba 23.4.2020, vào lúc 17g 30 tại Giáo xứ Vinh sơn Phường 6, Tân Bình, giáo hạt Chí Hòa đã diễn ra thánh lễ Vọng mừng sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả. Dịp này Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, GM Phụ tá TGP. Sài Gòn về thăm mục vụ giáo xứ lần đầu tiên và ban bí tích Thêm sức 36 em thiếu nhi trong giáo xứ.
Xem Hình
Cùng đồng tế với Đức cha Luy có Linh mục hạt trưởng Chí Hòa, Linh mục chánh xứ Vinh sơn Antôn Nguyễn Đình Thục, quý linh mục trong giáo hạt, quý linh mục thân hữu.
Trước thánh lễ, Linh mục chánh xứ Antôn Nguyễn Đình Thục có những lời chào Đức cha với tâm tình quý mến của cộng đoàn giáo xứ.
Qua phần chia sẻ Tin Mừng, Đức cha Luy nói đến mẫu gương đời sống của Thánh Gioan Baotixita.Ngài chính là “tiếng kêu” của Thiên Chúa, dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng là Sự Thật, Sự Sống và Tình Yêu.Các em thiếu nhi hôm nay được lãnh nhận Chúa Thánh Thần cách dồi dào, được xức dầu trở nên ngôn sứ.Trong Kinh Thánh, người được xức dầu là ngôn sứ, là Vua.Mỗi người Kitô hữu chúng ta là những người được xức dầu, được sai đi làm chứng cho Lời Chúa, chuyên chở Lời cho tha nhân.Chúng ta chỉ là tiếng kêu như thánh Gioan Tẩy Giả, tao ra tiếng vang, chỉ là hiệu ứng của Lời.Chỉ có Chúa Giêsu mới là Lời đích thực. Các em thiếu nhi sao khi lãnh bí tích Thêm sức sẽ trở nên chứng nhân của Tin Mừng, qua đời sống yêu thương và phục vụ và rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa cho anh chi em trong gia đình, khu xóm.
Thánh lễ tiếp tục với nghi thức ban bí tích Thêm sức và phần Phụng Vụ Thánh Thể.Sau lời nguyện hiệp lễ, ông chủ tịch HĐMVGX có những lời tri ân linh mục chánh xứ, quý cha và cộng đoàn phụng vụ.
Thánh lễ kết thúc, các em lãnh nhận bí tích Thêm sức cùng với quý cha chụp hình kỷ niệm, lưu lại ngày hồng phúc đáng nhớ.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Chiều thứ ba 23.4.2020, vào lúc 17g 30 tại Giáo xứ Vinh sơn Phường 6, Tân Bình, giáo hạt Chí Hòa đã diễn ra thánh lễ Vọng mừng sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả. Dịp này Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, GM Phụ tá TGP. Sài Gòn về thăm mục vụ giáo xứ lần đầu tiên và ban bí tích Thêm sức 36 em thiếu nhi trong giáo xứ.
Xem Hình
Cùng đồng tế với Đức cha Luy có Linh mục hạt trưởng Chí Hòa, Linh mục chánh xứ Vinh sơn Antôn Nguyễn Đình Thục, quý linh mục trong giáo hạt, quý linh mục thân hữu.
Trước thánh lễ, Linh mục chánh xứ Antôn Nguyễn Đình Thục có những lời chào Đức cha với tâm tình quý mến của cộng đoàn giáo xứ.
Qua phần chia sẻ Tin Mừng, Đức cha Luy nói đến mẫu gương đời sống của Thánh Gioan Baotixita.Ngài chính là “tiếng kêu” của Thiên Chúa, dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng là Sự Thật, Sự Sống và Tình Yêu.Các em thiếu nhi hôm nay được lãnh nhận Chúa Thánh Thần cách dồi dào, được xức dầu trở nên ngôn sứ.Trong Kinh Thánh, người được xức dầu là ngôn sứ, là Vua.Mỗi người Kitô hữu chúng ta là những người được xức dầu, được sai đi làm chứng cho Lời Chúa, chuyên chở Lời cho tha nhân.Chúng ta chỉ là tiếng kêu như thánh Gioan Tẩy Giả, tao ra tiếng vang, chỉ là hiệu ứng của Lời.Chỉ có Chúa Giêsu mới là Lời đích thực. Các em thiếu nhi sao khi lãnh bí tích Thêm sức sẽ trở nên chứng nhân của Tin Mừng, qua đời sống yêu thương và phục vụ và rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa cho anh chi em trong gia đình, khu xóm.
Thánh lễ tiếp tục với nghi thức ban bí tích Thêm sức và phần Phụng Vụ Thánh Thể.Sau lời nguyện hiệp lễ, ông chủ tịch HĐMVGX có những lời tri ân linh mục chánh xứ, quý cha và cộng đoàn phụng vụ.
Thánh lễ kết thúc, các em lãnh nhận bí tích Thêm sức cùng với quý cha chụp hình kỷ niệm, lưu lại ngày hồng phúc đáng nhớ.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Giáo xứ Thiên Ân Sàigòn rửa tội tân tòng
Giáo xứ Thiên Ân
21:30 24/06/2020
Vào lúc 17 giờ 30 Ngày 24-06-2020 tại Thánh Đường Giáo Xứ Thiên Ân, Mừng Kính Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả, cũng là ngày niềm vu của 16 anh chị em lớp giáo lý dự tòng và hôn nhân. Sau thời gian cách ly vì dịch Covid-19 Cha chánh xứ Phero đã tạo diều kiện cho các anh chị lãnh nhận Bí Tích Khai Tâm để cho anh chị kịp thời gian chuẩn bị bí tích hôn nhân.
Xem Hình
Cùng thời điểm này Cha Phêrô cũng đã ban bí tích Thên Sức cho 06 anh chij em và chuẩn HP cho 06 gia đình đã hoàn thành lớp giáo lý khai tâm.
Hôm nay, trước mặt Hội Thánh, cùng có quý cha mẹ đỡ đầu, các thân nhân, của các anh chị đã cùng nhau tuyên xưng đức tin và lãnh nhận các bí tích Khai tâm khởi đầu đời sống đức tin của người Kitô hữu.
Cuối Thánh Lễ, Cha Phêrô cũng nhắn nhủ các anh chị Tân tòng. Trong ngày lễ trọng đại và trang nghiêm hôm nay cũng là một bước ngoặt của một đời người khi mới gia nhập đạo. Trước mắt sẽ có nhiều thử thách, xin cho các anh chị Tân tòng luôn luôn vững lòng tin vào quyền năng của Thiên Chúa và nhờ lời chuyển cầu của Thánh Gioan Tẩy Giả trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ ban cho anh chị thêm sức mạnh trong đức tin, ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, lòng can đảm và biết kính sợ Thiên Chúa.
Giáo Xứ Thiên Ân
Xem Hình
Cùng thời điểm này Cha Phêrô cũng đã ban bí tích Thên Sức cho 06 anh chij em và chuẩn HP cho 06 gia đình đã hoàn thành lớp giáo lý khai tâm.
Hôm nay, trước mặt Hội Thánh, cùng có quý cha mẹ đỡ đầu, các thân nhân, của các anh chị đã cùng nhau tuyên xưng đức tin và lãnh nhận các bí tích Khai tâm khởi đầu đời sống đức tin của người Kitô hữu.
Cuối Thánh Lễ, Cha Phêrô cũng nhắn nhủ các anh chị Tân tòng. Trong ngày lễ trọng đại và trang nghiêm hôm nay cũng là một bước ngoặt của một đời người khi mới gia nhập đạo. Trước mắt sẽ có nhiều thử thách, xin cho các anh chị Tân tòng luôn luôn vững lòng tin vào quyền năng của Thiên Chúa và nhờ lời chuyển cầu của Thánh Gioan Tẩy Giả trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ ban cho anh chị thêm sức mạnh trong đức tin, ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, lòng can đảm và biết kính sợ Thiên Chúa.
Giáo Xứ Thiên Ân
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng lễ bổn mạng ngày 24.06.2020
Văn Minh
21:38 24/06/2020
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng lễ bổn mạng ngày 24.06.2020
“Cả cuộc đời của Thánh Gioan Baotixita là ra đi làm chứng nhân cho Chúa”, Linh mục (Lm) Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, đã chia sẻ như thế cho các em thiếu nhi và cộng đoàn, khi ngài chủ sự dâng Thánh lễ mừng kính Thánh Gioan Baotixita - bổn mạng của giáo xứ Vĩnh Hòa - diễn ra lúc 17g30 thứ Tư, ngày 24.6.2020.
Xem Hình
Trước Thánh lễ là cuộc cung nghinh kiệu thánh quan thầy chung quanh thánh đường với cờ xí, đồng phục đủ màu sắc của các đoàn hội, hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã, đã tạo nên bầu khí thật vui tươi đẹp mắt nhưng không kém phần long trọng và trang nghiêm.
Đầu lễ, Lm chủ tế mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các Lm tiên khởi, và tri ân các bậc tiền nhân đã dày công xây dựng giáo xứ Vĩnh Hòa hôm nay.
Sau bài Tin Mừng, Lm Gioakim chia sẻ: Ai trong chúng ta hiện diện ở trên đời này cũng đều có ngày “sinh nhật”, và được cha mẹ chọn và đặt cái tên sao cho có ý nghĩa nhất. Thật vậy, qua Tin Mừng (Lc 1, 57-66, 80) cho chúng ta biết, ông Dacaria và bà Êlisabeth sinh hạ một con trai, và đặt tên là Gioan, nghĩa là “Thiên Chúa thi ân”. Ngài được Thiên Chúa tuyển chọn để trở thành người dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến giải thoát muôn dân”. Quả thật, cả cuộc đời của Thánh Gioan Baotixita là ra đi làm chứng nhân cho Chúa.
Kết luận, Lm Gioakim nhắn nhủ: “Là người Kitô hữu, chúng ta được mời gọi và có bổn phận ra đi loan báo Tin mừng của Chúa đến cho mọi người giữa lòng thế giới hôm nay”.
Thánh lễ nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 18g30. Sau Thánh lễ, Lm chánh xứ cùng cộng đoàn tiến về Linh đài tượng Thánh Gioan Baotixita trước sân chư thánh đọc một kinh Lạy Cha, ba kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh, và kinh kính Thánh quan thầy khấn nguyện cho giáo xứ luôn được bình an và hiệp nhất.
“Cả cuộc đời của Thánh Gioan Baotixita là ra đi làm chứng nhân cho Chúa”, Linh mục (Lm) Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, đã chia sẻ như thế cho các em thiếu nhi và cộng đoàn, khi ngài chủ sự dâng Thánh lễ mừng kính Thánh Gioan Baotixita - bổn mạng của giáo xứ Vĩnh Hòa - diễn ra lúc 17g30 thứ Tư, ngày 24.6.2020.
Xem Hình
Trước Thánh lễ là cuộc cung nghinh kiệu thánh quan thầy chung quanh thánh đường với cờ xí, đồng phục đủ màu sắc của các đoàn hội, hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã, đã tạo nên bầu khí thật vui tươi đẹp mắt nhưng không kém phần long trọng và trang nghiêm.
Đầu lễ, Lm chủ tế mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các Lm tiên khởi, và tri ân các bậc tiền nhân đã dày công xây dựng giáo xứ Vĩnh Hòa hôm nay.
Sau bài Tin Mừng, Lm Gioakim chia sẻ: Ai trong chúng ta hiện diện ở trên đời này cũng đều có ngày “sinh nhật”, và được cha mẹ chọn và đặt cái tên sao cho có ý nghĩa nhất. Thật vậy, qua Tin Mừng (Lc 1, 57-66, 80) cho chúng ta biết, ông Dacaria và bà Êlisabeth sinh hạ một con trai, và đặt tên là Gioan, nghĩa là “Thiên Chúa thi ân”. Ngài được Thiên Chúa tuyển chọn để trở thành người dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến giải thoát muôn dân”. Quả thật, cả cuộc đời của Thánh Gioan Baotixita là ra đi làm chứng nhân cho Chúa.
Kết luận, Lm Gioakim nhắn nhủ: “Là người Kitô hữu, chúng ta được mời gọi và có bổn phận ra đi loan báo Tin mừng của Chúa đến cho mọi người giữa lòng thế giới hôm nay”.
Thánh lễ nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 18g30. Sau Thánh lễ, Lm chánh xứ cùng cộng đoàn tiến về Linh đài tượng Thánh Gioan Baotixita trước sân chư thánh đọc một kinh Lạy Cha, ba kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh, và kinh kính Thánh quan thầy khấn nguyện cho giáo xứ luôn được bình an và hiệp nhất.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Báo ‘cách’ gì cũng cá mè một lứa
Phạm Trần
21:43 24/06/2020
Sau 95 năm gào cùng một giọng nền Báo chí gọi là “cách mạng” của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) vẫn trơn tru uốn lưỡi phóng ra câu giả dối rằng:”Tự do ngôn luận, tự do báo chí là những quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết thực hiện theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.” (báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 15/6/2020)
Điều không thật này đã được Ban Tuyên giáo, tổ chức tuyên truyền và chỉ huy báo chí-truyền thông sử dụng từ lâu, nay được lập lại để kỷ niệm 95 năm ngày gọi là “Báo chí cách mạng Việt Nam” (21/6/1925-21/6/2020)
LỊCH SỬ TRẮNG-ĐEN
Nhưng tại sao đã có ngày gọi là “Báo chí Cách mạng”?
Câu chuyện bắt đầu từ: ”Báo Thanh niên là tờ báo bí mật đầu tiên của những người cộng sản Việt Nam hoạt động ở nước ngoài, viết bằng chữ quốc ngữ. Báo là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trụ sở tại nhà số 13A đường Văn Minh, Quảng Châu (Trung Quốc), do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo.
Tuần báo Thanh niên xuất bản cho đến tháng 8/1929, khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên giải thể, kết thúc vai trò lịch sử của mình. Thanh niên ra hàng tuần vào ngày Chủ nhật, số 1 ra ngày 21/6/1925, in tại Quảng Châu.
Về nhân sự, Nguyễn Ái Quốc vừa là người chỉ huy điều khiển đồng thời là cây viết chính.”
Báo Thanh Niên “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm ánh sáng chỉ đường đấu tranh thực hiện mục đích giải phóng dân tộc, giành chính quyền” (theo Zing.VN, ngày 20/6/2020)
Báo nhà nước CSVN viết rõ như thế để phân biệt với tờ Gia Định báo, không có gốc rễ Cộng sản, là tờ báo quốc ngữ đầu tiên, ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn.
Theo tài liệu Bách khoa Toàn thư mở (BKTT) thì:”Sau khi Trương Vĩnh Ký trở về nước vào năm 1865, Chuẩn đô đốc Roze, khi ấy đang tạm quyền Thống đốc Nam Kỳ, đã mời ông ra làm quan. Petrus Ký từ chối và xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định báo. Lời yêu cầu của ông được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1 tháng 4 năm 1865, nhưng không phải ký cho ông mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ. Và phải đến ngày 16 tháng 9 năm 1869 mới có Nghị định của Chuẩn Đô đốc Ohier ký giao Gia Định báo cho Trương Vĩnh Ký làm "chánh tổng tài" (tiếng Pháp: rédacteur en chef), nay gọi là giám đốc; Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút. Đến năm 1897, Gia Định báo chấm dứt hoạt động.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Lê Nguyễn thì một cứ liệu xác định Gia Định báo (ra hàng tuần) vẫn còn tồn tại đến ngày 31 tháng 12 năm 1909 (44 năm), và chính thức đình bản vào 1 tháng 1 năm 1910.
Sau Gia Định báo, nhà cầm quyền Pháp cũng cho phép phát hành một số báo tư nhân khác ở Nam Kỳ thuộc địa như Phan Yên báo (1868), Nông cổ mín đàm (1900), Lục tỉnh tân văn (1910).”
Tài liệu của BKTT cũng cho biết dưới thời Pháp thuộc, ở miền Bắc (Bắc kỳ) tuần tự có các báo:
1. Đại Nam Đồng văn Nhật báo: ra mắt năm 1892 nhưng là báo in chữ Nho
2. Đại Việt Tân báo: tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở miền Bắc, phát hành năm 1905. Đúng ra đây là tờ báo song ngữ, có phần Quốc ngữ và phần Hán văn
3. Ðăng cổ Tùng báo: số ra mắt ngày 28 tháng 3 năm 1907 do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút.
Như vậy rõ ràng lịch sử đã chứng minh Việt Nam có hai nền báo chí: Tiên khởi là nền báo chí do các Nhân sỹ, Trí thức không Cộng sản thành lập. Nền báo chí này hoạt động tự do và tồn tại cho đến năm 1954 ở miền Bắc. Và, đến ngày 30/4/1975 ở miền Nam thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa.
Báo chí tự do ở miền Bắc chấm dứt hoạt động sau khi Hiệp định Geneve chia đôi Việt Nam được ký ngày 21/7/1954 tại Thụy Sỹ. Chế độ mới ở miền Bắc, do đảng CSVN độc quyền cai trị, đặt tên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cũng kể từ đây, báo chí và mọi phương tiện truyền thông ở miền Bắc đều do Đảng, hay các Tổ chức của đảng thành lập và chỉ huy cho đến ngày nay.
Do đó, hàng năm, nhà nước CSVN đã chọn ngày ra đời của báo Thanh Niên (21/6/1925) làm “ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”.
Trong khi đó ở miền Nam, dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa từ 1954 đến 1975, đã có một nền báo chí tự do “trong hoàn cảnh chiến tranh” chống quân Cộng sản, nhưng nhân bản được thành hình. Nền báo chí này đã không ngừng phát triển hài hòa liên tục và được Hiến pháp và luật pháp bảo vệ cho đến ngày 30/4/1975, khi miền Nam bị Quân đội Cộng sản miền Bắc chiếm đóng và cai trị cả nước.
Như thế ngày gọi là “Báo chí cách mạng Việt Nam” chỉ là “một nửa sự thật” của toàn diện Lịch sử Báo chí Việt Nam. Nhưng một nửa này, rất tiếc, lại là một nửa không có tự do, do đảng chỉ huy và phải làm theo chỉ thị của Ban Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của Đảng. Những người được gọi là làm báo, phóng viên, biên tập viện là cán bộ hay viên chức đảng và của các tổ chức chính trị, xã hội do đảng thành lập và chỉ huy.
BÁO CỦA AI-VIẾT CHO AI?
Với thành phần nhân sự như thế thì họ làm báo cho ai và vì ai?
Luật Báo chí 103/2016/QH13, ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2016 đã trả lời rõ ở Điều 4:
”1. Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.
2. Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân;
b) Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong khi đó, nghĩa vụ của nhà báo được quy định trong Điều 25, là phải:”Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm…”
Như vậy, có phải “Báo chí cách mạng” chỉ là những tờ truyền đơn được đảng sử dụng để tuyên truyền bằng tiền của dân? Trong khi đội ngũ 22, 000 người làm báo, đang phục vụ trong 868 cơ quan báo chí in, 66 đài phát thanh, truyền hình và một hãng thông tấn quốc gia (Thông tấn xã Việt Nam, TTXVN), tuy một phần được đào tạo bài bản, nhưng tất cả đều là công cụ của đảng.
SỢ BÁO TƯ NHÂN-SỢ ĐẢNG ĐỐI LẬP
Đó là lý do tại sao đảng CSVN đã không dám cho tư nhân ra báo để dành độc quyền thông tin, nhưng mặt khác lại sợ báo Tư nhân sẽ qua mặt báo đảng, và lo báo đảng và người làm báo cũng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” để thoát gông cùm đảng.
Việc này, cũng giống như Đảng đã chỉ thị cho Công an phải làm tốt “công tác bảo vệ an ninh chính trị” và “
“không để hình thành, công khai các tổ chức chính trị đối lập trong nội địa” để bảo đảm quyền cai trị độc tôn cho đảng.
Cả hai việc này đều phản dân chủ, nhưng cả làng “Báo chí Cách mạng” đã không dám hé răng phản biện, dù chỉ khiêm tốn hay nhẹ nhàng bóng gió, hoặc nửa đùa nửa thật để không mất nồi cơm.
Lý do vì Ban Tuyên giáo đã chỉ thị: ”Báo chí có trách nhiệm góp phần làm cho thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, động viên toàn Đảng, toàn dân vượt qua khó khăn, thử thách, năng động, sáng tạo trong thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, giữ vững ổn định chính trị, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.” (Tạp chí Tuyên Giáo, ngày 9/6/2020)
Tại Đại hội đảng VII, họp từ ngày 24-6-1991 đến ngày 27-6-1991, Văn kiện quan trọng nhất được chấp thuận là
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (được bổ sung, phát triển năm 2011 tại kỳ Đại hội đảng XI).
Cương lĩnh đã khẳng định 2 điều cốt lõi:
-“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
và:
-“Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Sau Cương Lĩnh, bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 cũng lập lại trong khoản 1, Điều 4:“Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Rõ ràng là đảng đã “ăn của dân không từ một cái gì” (lời Bà Nguyễn Thị Doan, khi còn giữ chức Phó Chủ tịch Nước năm 2013). Vì ai cũng thấy đảng đã áp đặt Chủ nghĩa ngoại lai Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh lên đầu dân. Đảng cũng tự phong cho mình quyền lãnh đạo, dù chưa bao giờ được dân bỏ phiếu ủy quyền bằng bất kỳ hình thức nào.
Ngoài ra đảng còn nhét chữ vào miệng dân khi viết bịa đặt rằng: ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”
Thế rồi, Đảng lại nói dối mà không sợ bị Thánh Thần cắt lưỡi, khi phô diễn trong Cương lĩnh rằng: ”Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.”
DÂN XA ĐẢNG-BỎ BÁO
Chuyện đảng CSVN nói những điều không thật lúc nào cũng có và đây rẫy trong đời sống hàng ngày, năm sau cao hơn năm trước, nhưng báo đài “cách mạng” chỉ biết hùa theo cho đẹp lòng đảng để được nuôi ăn.
Bằng chứng là chuyện Quân đội và Công an tấn công vào Đồng Tâm giết cụ Lê Đình Kình sáng ngày 9/01/2020 đã bị báo Công an Nhân dân bóp méo, xuyên tạc và bịa đặt đổ tội cho dân làng. Thế nhưng, tất cả hệ thống báo-đài phải đăng bản tin duy nhất của Công an đưa ra để đánh lừa dư luận. Rất may, một số nhà báo tự do (Bloggers) và hoạt động xã hội dân sự đã nhanh chóng đưa được những thông tin chính xác về cuộc tấn công dã man này để giúp dự luận trong và ngoài nước có được những thông tin trung thực hơn.
Trong qúa khứ, báo-đài nhà nước đã từng: Ngoảnh mật làm ngơ trước các vụ người dân xuống đường biểu tình chống Tầu xâm lược đàn áp ngư dân Việt Nam ở Biển Đông; Tưởng niệm các chiền sỹ của hai miền đất nước đã hy sinh trong cuộc chiến chống Tầu bảo vệ Hoàng Sa (1974), Trường Sa (1988), và, cuộc chiến chống Tầu xâm lược biên giới trong 10 năm (1979-1989).
Bên cạnh thái độ về hùa với nhà nước, báo đài cũng không bênh vực dân oan đi khiếu kiện đòi công bằng, đền bù và công lý từ Nam ra Bắc.
Do đó, số người đọc báo đảng đã sa sút thê thảm trong diện rộng. Thậm chí đảng đã phải ra chỉ thị cho các cấp bộ đảng xuất qũy mua báo, đặc biệt đối với các báo “chính thống” như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giải Phóng và các Tạp chí Cộng sản, Xây Dựng Đảng, Tuyên giáo, Quốc phòng Toàn dân v.v…
Liên hệ giữa đảng và dân cũng mỗi ngày một mờ nhạt. Hàng ngũ đảng viên trí thức, đặc biệt nhiều người đã nghỉ hưu và cựu chiến binh đã bỏ sinh hoạt đảng, không thèm báo cáo cho Chị bộ khi đến địa chỉ mới.
Ngược lại, tập thể cán bộ báo chí, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, đã ngoan ngoãn làm những việc đảng chỉ đạo nên được khen:
-“Đưa tin kịp thời, cập nhật, chính xác, khách quan và đầy đủ các thông tin về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng… đã chủ động, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Ðảng”
-Là lực lượng tiên phong bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... tích cực trong đấu tranh phản bác, chống lại các quan điểm sai trái, phản động, luận điệu xuyên tạc, chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, ngăn chặn các thông tin xấu độc hại...”
-Thành công trong tuyên truyền đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, quy định... của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, cũng như ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Ðảng và Nhà nước về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng.
(Theo PGS, TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Ðảng Trung ương, báo Nhân Dân, ngày 20/6/2020)
Ông Phúc, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, kết luận:”Tóm lại, trong tình hình hiện nay, báo chí không chỉ tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói riêng, mà báo chí còn tích cực, chủ động tham gia góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, phản ánh những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết Ðại hội XII, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Ðảng. Vì vậy, thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng Ðảng sâu rộng, kịp thời, chính xác là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan thông tấn, báo chí.”
Tính “công bộc” của Báo chí Cách mạng, một lần nữa, còn được minh thị trong phát biểu của Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tại Hội nghị "Gặp mặt, tuyên dương Người làm báo tiêu biểu" nhân kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam sáng 13/6 (2020).
Ông Vượng nói:” Gần một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, vị thế của báo chí và người làm báo được tiếp tục khẳng định. Đây là bước phát triển rất đáng tự hào của báo chí cách mạng - đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng ta.”
Ông Vượng, 67 tuổi được coi là ứng viên sáng giá nhất thay Tổng Bí thứ, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đảng XIII (đấu năm 2021).
MẮNG MỎ BÁO CHÍ
Đó là mặt đảng thì làng báo “cách mạng” đã “cách miệng” chu toàn nhiệm vụ, nhưng bên cạnh, cũng có lúc không làm vừa ý đảng nên bị quở trách. PGS, TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Ðảng Trung ương đã vạch lá tìm sâu như thế này:”Công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, quan điểm của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng nói riêng, nhìn chung còn khô cứng, sáo mòn, không sáng tạo, thiếu phong phú, hấp dẫn...”
Ông nói:”Không ít cơ quan báo chí còn thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng về công tác tư tưởng, văn hóa; thậm chí có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ mục đích; một số bài báo có thông tin không trung thực, thiếu chính xác. Một số cơ quan báo chí phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt... Việc lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi, vi phạm pháp luật vẫn xảy ra, đã tác động tiêu cực, bức xúc trong xã hội...
Ông Phúc, từng một thời là Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận hàng đầu của đảng còn phê bình:”Bản lĩnh nghề nghiệp, tính trung thực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo thời gian qua cũng là vấn đề đáng quan tâm. Do bản lĩnh nghề nghiệp kém, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp không được thường xuyên trau dồi, rèn luyện nên đã có không ít nhà báo lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi, đưa và nhận hối lộ, bị đồng tiền bẻ cong ngòi bút, đưa tin sai sự thật… Vấn đề cần báo động về đạo đức nghề nghiệp của báo giới; đồng thời, cũng cho thấy những khó khăn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng hiện nay.” (theo báo Nhân Dân, ngày 20/6/2020)
Lạ chưa? Báo đảng từng được khen “đã chủ động, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Ðảng” rồi lại bị chỉ trích ngay đã “sa sút đạo đức nghề nghiêp, trục lợi và nhận hối lộ” thì cái làng “báo chí cách mạng” cũng nham nhở không thua gì các ban, ngành khác của chế độ. Cho nên tình trạng nhiều báo điện tử đã giăng ra cái bẫy làm tiền bẳng chiêu trò “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” và “ra giá” với các Doanh nghiệp để lấy quảng cáo hoặc nhận “phong bì” cũng đã được thảo luận ở Quốc hội từ năm 2019.
Do đó, Giáo sư triết học Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Minh Triết Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản mới phê bình:”Tôi cho rằng báo chí của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không hề là “cách mạng”. Họ đã đánh tráo khái niêm để lừa mị. Có chăng chỉ có thể gọi là Báo chí của đảng Cộng sản mà thôi. Gọi ngày báo chí cách mạng thật giả dối.” (Nguyễn Khắc Mai, 20/6/2020)
Giả dối vì chưa bao giờ những cán bộ báo chí của đảng CSVN dám sống và phục vụ người đọc và Tổ quốc như những chiên sỹ cách mạng muốn thăng tiến xã hội và con người bằng lòng ngay, ý thẳng.
Lý do họ không dám đứng thẳng và ngẩng mặt lên vì trong 95 năm qua, họ đã bằng lòng với thân phận cá mè một lứa để cho Đảng xỏ mũi dẫn đường. -/-
Phạm Trần
(6/2020)
Điều không thật này đã được Ban Tuyên giáo, tổ chức tuyên truyền và chỉ huy báo chí-truyền thông sử dụng từ lâu, nay được lập lại để kỷ niệm 95 năm ngày gọi là “Báo chí cách mạng Việt Nam” (21/6/1925-21/6/2020)
LỊCH SỬ TRẮNG-ĐEN
Nhưng tại sao đã có ngày gọi là “Báo chí Cách mạng”?
Câu chuyện bắt đầu từ: ”Báo Thanh niên là tờ báo bí mật đầu tiên của những người cộng sản Việt Nam hoạt động ở nước ngoài, viết bằng chữ quốc ngữ. Báo là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trụ sở tại nhà số 13A đường Văn Minh, Quảng Châu (Trung Quốc), do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo.
Tuần báo Thanh niên xuất bản cho đến tháng 8/1929, khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên giải thể, kết thúc vai trò lịch sử của mình. Thanh niên ra hàng tuần vào ngày Chủ nhật, số 1 ra ngày 21/6/1925, in tại Quảng Châu.
Về nhân sự, Nguyễn Ái Quốc vừa là người chỉ huy điều khiển đồng thời là cây viết chính.”
Báo Thanh Niên “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm ánh sáng chỉ đường đấu tranh thực hiện mục đích giải phóng dân tộc, giành chính quyền” (theo Zing.VN, ngày 20/6/2020)
Báo nhà nước CSVN viết rõ như thế để phân biệt với tờ Gia Định báo, không có gốc rễ Cộng sản, là tờ báo quốc ngữ đầu tiên, ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn.
Theo tài liệu Bách khoa Toàn thư mở (BKTT) thì:”Sau khi Trương Vĩnh Ký trở về nước vào năm 1865, Chuẩn đô đốc Roze, khi ấy đang tạm quyền Thống đốc Nam Kỳ, đã mời ông ra làm quan. Petrus Ký từ chối và xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định báo. Lời yêu cầu của ông được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1 tháng 4 năm 1865, nhưng không phải ký cho ông mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ. Và phải đến ngày 16 tháng 9 năm 1869 mới có Nghị định của Chuẩn Đô đốc Ohier ký giao Gia Định báo cho Trương Vĩnh Ký làm "chánh tổng tài" (tiếng Pháp: rédacteur en chef), nay gọi là giám đốc; Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút. Đến năm 1897, Gia Định báo chấm dứt hoạt động.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Lê Nguyễn thì một cứ liệu xác định Gia Định báo (ra hàng tuần) vẫn còn tồn tại đến ngày 31 tháng 12 năm 1909 (44 năm), và chính thức đình bản vào 1 tháng 1 năm 1910.
Sau Gia Định báo, nhà cầm quyền Pháp cũng cho phép phát hành một số báo tư nhân khác ở Nam Kỳ thuộc địa như Phan Yên báo (1868), Nông cổ mín đàm (1900), Lục tỉnh tân văn (1910).”
Tài liệu của BKTT cũng cho biết dưới thời Pháp thuộc, ở miền Bắc (Bắc kỳ) tuần tự có các báo:
1. Đại Nam Đồng văn Nhật báo: ra mắt năm 1892 nhưng là báo in chữ Nho
2. Đại Việt Tân báo: tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở miền Bắc, phát hành năm 1905. Đúng ra đây là tờ báo song ngữ, có phần Quốc ngữ và phần Hán văn
3. Ðăng cổ Tùng báo: số ra mắt ngày 28 tháng 3 năm 1907 do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút.
Như vậy rõ ràng lịch sử đã chứng minh Việt Nam có hai nền báo chí: Tiên khởi là nền báo chí do các Nhân sỹ, Trí thức không Cộng sản thành lập. Nền báo chí này hoạt động tự do và tồn tại cho đến năm 1954 ở miền Bắc. Và, đến ngày 30/4/1975 ở miền Nam thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa.
Báo chí tự do ở miền Bắc chấm dứt hoạt động sau khi Hiệp định Geneve chia đôi Việt Nam được ký ngày 21/7/1954 tại Thụy Sỹ. Chế độ mới ở miền Bắc, do đảng CSVN độc quyền cai trị, đặt tên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cũng kể từ đây, báo chí và mọi phương tiện truyền thông ở miền Bắc đều do Đảng, hay các Tổ chức của đảng thành lập và chỉ huy cho đến ngày nay.
Do đó, hàng năm, nhà nước CSVN đã chọn ngày ra đời của báo Thanh Niên (21/6/1925) làm “ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”.
Trong khi đó ở miền Nam, dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa từ 1954 đến 1975, đã có một nền báo chí tự do “trong hoàn cảnh chiến tranh” chống quân Cộng sản, nhưng nhân bản được thành hình. Nền báo chí này đã không ngừng phát triển hài hòa liên tục và được Hiến pháp và luật pháp bảo vệ cho đến ngày 30/4/1975, khi miền Nam bị Quân đội Cộng sản miền Bắc chiếm đóng và cai trị cả nước.
Như thế ngày gọi là “Báo chí cách mạng Việt Nam” chỉ là “một nửa sự thật” của toàn diện Lịch sử Báo chí Việt Nam. Nhưng một nửa này, rất tiếc, lại là một nửa không có tự do, do đảng chỉ huy và phải làm theo chỉ thị của Ban Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của Đảng. Những người được gọi là làm báo, phóng viên, biên tập viện là cán bộ hay viên chức đảng và của các tổ chức chính trị, xã hội do đảng thành lập và chỉ huy.
BÁO CỦA AI-VIẾT CHO AI?
Với thành phần nhân sự như thế thì họ làm báo cho ai và vì ai?
Luật Báo chí 103/2016/QH13, ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2016 đã trả lời rõ ở Điều 4:
”1. Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.
2. Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân;
b) Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong khi đó, nghĩa vụ của nhà báo được quy định trong Điều 25, là phải:”Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm…”
Như vậy, có phải “Báo chí cách mạng” chỉ là những tờ truyền đơn được đảng sử dụng để tuyên truyền bằng tiền của dân? Trong khi đội ngũ 22, 000 người làm báo, đang phục vụ trong 868 cơ quan báo chí in, 66 đài phát thanh, truyền hình và một hãng thông tấn quốc gia (Thông tấn xã Việt Nam, TTXVN), tuy một phần được đào tạo bài bản, nhưng tất cả đều là công cụ của đảng.
SỢ BÁO TƯ NHÂN-SỢ ĐẢNG ĐỐI LẬP
Đó là lý do tại sao đảng CSVN đã không dám cho tư nhân ra báo để dành độc quyền thông tin, nhưng mặt khác lại sợ báo Tư nhân sẽ qua mặt báo đảng, và lo báo đảng và người làm báo cũng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” để thoát gông cùm đảng.
Việc này, cũng giống như Đảng đã chỉ thị cho Công an phải làm tốt “công tác bảo vệ an ninh chính trị” và “
“không để hình thành, công khai các tổ chức chính trị đối lập trong nội địa” để bảo đảm quyền cai trị độc tôn cho đảng.
Cả hai việc này đều phản dân chủ, nhưng cả làng “Báo chí Cách mạng” đã không dám hé răng phản biện, dù chỉ khiêm tốn hay nhẹ nhàng bóng gió, hoặc nửa đùa nửa thật để không mất nồi cơm.
Lý do vì Ban Tuyên giáo đã chỉ thị: ”Báo chí có trách nhiệm góp phần làm cho thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, động viên toàn Đảng, toàn dân vượt qua khó khăn, thử thách, năng động, sáng tạo trong thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, giữ vững ổn định chính trị, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.” (Tạp chí Tuyên Giáo, ngày 9/6/2020)
Tại Đại hội đảng VII, họp từ ngày 24-6-1991 đến ngày 27-6-1991, Văn kiện quan trọng nhất được chấp thuận là
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (được bổ sung, phát triển năm 2011 tại kỳ Đại hội đảng XI).
Cương lĩnh đã khẳng định 2 điều cốt lõi:
-“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
và:
-“Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Sau Cương Lĩnh, bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 cũng lập lại trong khoản 1, Điều 4:“Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Rõ ràng là đảng đã “ăn của dân không từ một cái gì” (lời Bà Nguyễn Thị Doan, khi còn giữ chức Phó Chủ tịch Nước năm 2013). Vì ai cũng thấy đảng đã áp đặt Chủ nghĩa ngoại lai Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh lên đầu dân. Đảng cũng tự phong cho mình quyền lãnh đạo, dù chưa bao giờ được dân bỏ phiếu ủy quyền bằng bất kỳ hình thức nào.
Ngoài ra đảng còn nhét chữ vào miệng dân khi viết bịa đặt rằng: ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”
Thế rồi, Đảng lại nói dối mà không sợ bị Thánh Thần cắt lưỡi, khi phô diễn trong Cương lĩnh rằng: ”Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.”
DÂN XA ĐẢNG-BỎ BÁO
Chuyện đảng CSVN nói những điều không thật lúc nào cũng có và đây rẫy trong đời sống hàng ngày, năm sau cao hơn năm trước, nhưng báo đài “cách mạng” chỉ biết hùa theo cho đẹp lòng đảng để được nuôi ăn.
Bằng chứng là chuyện Quân đội và Công an tấn công vào Đồng Tâm giết cụ Lê Đình Kình sáng ngày 9/01/2020 đã bị báo Công an Nhân dân bóp méo, xuyên tạc và bịa đặt đổ tội cho dân làng. Thế nhưng, tất cả hệ thống báo-đài phải đăng bản tin duy nhất của Công an đưa ra để đánh lừa dư luận. Rất may, một số nhà báo tự do (Bloggers) và hoạt động xã hội dân sự đã nhanh chóng đưa được những thông tin chính xác về cuộc tấn công dã man này để giúp dự luận trong và ngoài nước có được những thông tin trung thực hơn.
Trong qúa khứ, báo-đài nhà nước đã từng: Ngoảnh mật làm ngơ trước các vụ người dân xuống đường biểu tình chống Tầu xâm lược đàn áp ngư dân Việt Nam ở Biển Đông; Tưởng niệm các chiền sỹ của hai miền đất nước đã hy sinh trong cuộc chiến chống Tầu bảo vệ Hoàng Sa (1974), Trường Sa (1988), và, cuộc chiến chống Tầu xâm lược biên giới trong 10 năm (1979-1989).
Bên cạnh thái độ về hùa với nhà nước, báo đài cũng không bênh vực dân oan đi khiếu kiện đòi công bằng, đền bù và công lý từ Nam ra Bắc.
Do đó, số người đọc báo đảng đã sa sút thê thảm trong diện rộng. Thậm chí đảng đã phải ra chỉ thị cho các cấp bộ đảng xuất qũy mua báo, đặc biệt đối với các báo “chính thống” như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giải Phóng và các Tạp chí Cộng sản, Xây Dựng Đảng, Tuyên giáo, Quốc phòng Toàn dân v.v…
Liên hệ giữa đảng và dân cũng mỗi ngày một mờ nhạt. Hàng ngũ đảng viên trí thức, đặc biệt nhiều người đã nghỉ hưu và cựu chiến binh đã bỏ sinh hoạt đảng, không thèm báo cáo cho Chị bộ khi đến địa chỉ mới.
Ngược lại, tập thể cán bộ báo chí, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, đã ngoan ngoãn làm những việc đảng chỉ đạo nên được khen:
-“Đưa tin kịp thời, cập nhật, chính xác, khách quan và đầy đủ các thông tin về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng… đã chủ động, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Ðảng”
-Là lực lượng tiên phong bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... tích cực trong đấu tranh phản bác, chống lại các quan điểm sai trái, phản động, luận điệu xuyên tạc, chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, ngăn chặn các thông tin xấu độc hại...”
-Thành công trong tuyên truyền đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, quy định... của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, cũng như ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Ðảng và Nhà nước về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng.
(Theo PGS, TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Ðảng Trung ương, báo Nhân Dân, ngày 20/6/2020)
Ông Phúc, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, kết luận:”Tóm lại, trong tình hình hiện nay, báo chí không chỉ tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói riêng, mà báo chí còn tích cực, chủ động tham gia góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, phản ánh những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết Ðại hội XII, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Ðảng. Vì vậy, thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng Ðảng sâu rộng, kịp thời, chính xác là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan thông tấn, báo chí.”
Tính “công bộc” của Báo chí Cách mạng, một lần nữa, còn được minh thị trong phát biểu của Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tại Hội nghị "Gặp mặt, tuyên dương Người làm báo tiêu biểu" nhân kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam sáng 13/6 (2020).
Ông Vượng nói:” Gần một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, vị thế của báo chí và người làm báo được tiếp tục khẳng định. Đây là bước phát triển rất đáng tự hào của báo chí cách mạng - đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng ta.”
Ông Vượng, 67 tuổi được coi là ứng viên sáng giá nhất thay Tổng Bí thứ, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đảng XIII (đấu năm 2021).
MẮNG MỎ BÁO CHÍ
Đó là mặt đảng thì làng báo “cách mạng” đã “cách miệng” chu toàn nhiệm vụ, nhưng bên cạnh, cũng có lúc không làm vừa ý đảng nên bị quở trách. PGS, TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Ðảng Trung ương đã vạch lá tìm sâu như thế này:”Công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, quan điểm của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng nói riêng, nhìn chung còn khô cứng, sáo mòn, không sáng tạo, thiếu phong phú, hấp dẫn...”
Ông nói:”Không ít cơ quan báo chí còn thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng về công tác tư tưởng, văn hóa; thậm chí có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ mục đích; một số bài báo có thông tin không trung thực, thiếu chính xác. Một số cơ quan báo chí phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt... Việc lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi, vi phạm pháp luật vẫn xảy ra, đã tác động tiêu cực, bức xúc trong xã hội...
Ông Phúc, từng một thời là Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận hàng đầu của đảng còn phê bình:”Bản lĩnh nghề nghiệp, tính trung thực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo thời gian qua cũng là vấn đề đáng quan tâm. Do bản lĩnh nghề nghiệp kém, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp không được thường xuyên trau dồi, rèn luyện nên đã có không ít nhà báo lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi, đưa và nhận hối lộ, bị đồng tiền bẻ cong ngòi bút, đưa tin sai sự thật… Vấn đề cần báo động về đạo đức nghề nghiệp của báo giới; đồng thời, cũng cho thấy những khó khăn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng hiện nay.” (theo báo Nhân Dân, ngày 20/6/2020)
Lạ chưa? Báo đảng từng được khen “đã chủ động, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Ðảng” rồi lại bị chỉ trích ngay đã “sa sút đạo đức nghề nghiêp, trục lợi và nhận hối lộ” thì cái làng “báo chí cách mạng” cũng nham nhở không thua gì các ban, ngành khác của chế độ. Cho nên tình trạng nhiều báo điện tử đã giăng ra cái bẫy làm tiền bẳng chiêu trò “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” và “ra giá” với các Doanh nghiệp để lấy quảng cáo hoặc nhận “phong bì” cũng đã được thảo luận ở Quốc hội từ năm 2019.
Do đó, Giáo sư triết học Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Minh Triết Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản mới phê bình:”Tôi cho rằng báo chí của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không hề là “cách mạng”. Họ đã đánh tráo khái niêm để lừa mị. Có chăng chỉ có thể gọi là Báo chí của đảng Cộng sản mà thôi. Gọi ngày báo chí cách mạng thật giả dối.” (Nguyễn Khắc Mai, 20/6/2020)
Giả dối vì chưa bao giờ những cán bộ báo chí của đảng CSVN dám sống và phục vụ người đọc và Tổ quốc như những chiên sỹ cách mạng muốn thăng tiến xã hội và con người bằng lòng ngay, ý thẳng.
Lý do họ không dám đứng thẳng và ngẩng mặt lên vì trong 95 năm qua, họ đã bằng lòng với thân phận cá mè một lứa để cho Đảng xỏ mũi dẫn đường. -/-
Phạm Trần
(6/2020)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngày Cầu Cho Ơn Gọi – 2020
Phó tế Phạm Bá Nha
16:17 24/06/2020
Ngày Cầu Cho Ơn Gọi – 2020
Phạm Bá Nha
Năm nay ngày thế giới cầu cho Ơn Gọi lần thứ 57 diễn ra vào Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh, 3.5.2020. Ngày cầu nguyện này được Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI phát động vào 1963. Hàng năm Giáo Hội dùng ngày này thúc đẩy khắp nơi cầu cho cánh đồng lúa chín của Giáo Hội đang gặp thử thách khó khăn. Đang có dịch Covid-19.
Sứ điệp của ĐGH được công bố 24.3.2020, nội dung Ngài suy tư về Tin Mừng Mathêu : Sau khi giải tán đám đông, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện (x. Mt 14, 22-23), ĐGH kêu gọi các mục tử :
- Lòng biết ơn : Ơn gọi là đáp lại tiếng gọi của Đấng Tối Cao. Chính Chúa ban ơn hướng dẫn, chỉ đường, đồng hành để bước lên.
- Phải can đảm : Chúa ban can đảm sức mạnh, để lựa chọn, những nghi ngờ: Ơn gọi có dành cho tôi? Tôi có đi đúng đường? Chúa có muốn tôi đi con đường này không? Chúa ban cho ta niềm tin để lướt sóng gió và nản chí.
- Nếu mệt mỏi: Dấn thân phục vụ là có mệt mỏi, lo sợ. Lúc yếu đuối khốn khổ thì Chúa giơ tay nâng đỡ, để ta vui tươi theo ơn gọi.
- Hãy ngợi khen: Dù sóng gió, vẫn ngợi khen Chúa. Bắt chước Đức Mẹ phó thác biết mình là nữ tỳ thấp hèn. Mẹ đón nhận ơn gọi.
(Vatican News 24.3.2020)
Ngoài ra, Chúa Nhật Truyền giáo, 3.5.2020, qua trực tuyến, kinh truyền tin Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, ĐTC khẳng đinh : Ơn gọi linh mục, tu sỹ đòi hỏi can đảm kiên trì, không có cầu nguyện không thể tiến theo con đường này. ĐTC nhắc lời Chúa kêu gọi cầu cho có thêm thợ, vì ‘Lúa chín đầy đồng’ (x. Mt 9, 37-38). Muốn vậy : Đừng đứng trên bờ cầm lưới, mà ‘bỏ thuyền theo Chúa’(x. Mt 1, 18). Và lên thuyền rồi, đừng rút mái chèo vì sợ hãi. Xin mọi người giang tay rộng trợ giúp việc hữu ích cho vương quốc này (Viet catholic 3.5.2020)
Trở lại, năm 2018, ngày 5. 8, ĐGH viết thư cho Dân Chúa (lettre au peuple de Dieu) đề cập đến 10 tiêu chuẩn chính yếu chỗ đứng của linh mục hiện nay :
1)Đặt linh mục vào đúng chỗ : ĐGH chống lại chủ thuỵết ‘giáo sỹ trị’ chuyên quyền, coi linh mục là siêu nhân. Giáo sỹ và giáo dân hỗ tương nhau.
2) Đặt giáo dân vào đúng chỗ. Vì thiếu linh mục, Hội Đồng Mục Vụ dựa cha xứ, trở thành chuyên quyền, quyết định mọi việc.
3) Mọi người bình đẳng trước bí tích Rửa Tội. Công đồng Vatican II khẳng định : Tất cả ai tin vào Đức Kitô, dù họ là ở bậc nào, đều được gọi tiến đến sung mãn đời sống KItô hữu
4) Cần có hội thảo, trao đổi giữa linh mục và giáo dân về những vấn đề quan trọng. Hai bên bàn thảo và cần nghe nhau.
5) Giáo sỹ và giáo dân đều có thếu sót trong điều hành, cách ứng sử chung. Phải can đảm đón nhận ý kiến và phê phán. Tránh cách nói ‘chạy tội và ăn thua’.
6) Giáo dân tự do phát biểu ý kiến sẽ làm phật lòng linh mục hai bên xa cách hơn là phục vụ chung. Thời gian đào tạo linh mục và lớp huấn luyện giáo dân cần chú ý điểm này. Cần nói lên sự thật nhưng phải cân nhắc thận trọng.
7) Để trách nhiệm cho giáo dân là mở đường của Công Đồng Vatican II (x. GH 33; TĐ 35 và TG 41) và Giáo Luật 1983 (x. k 224 tt). Triều đại Đức Phanxicô đã áp dụng.
8)Điều hành giáo xứ (giáo phận) theo tập đoàn là điểm mục vụ thức thời mà Công Đồng mạnh mẽ mong muốn. Đức Phanxicô ao ước làm việc dưới hình thức tập thể.
9) Chỗ đứng của nữ giới. Số lượng nữ giới trí thức rất lớn có trong giáo xứ và giáo phận. Phải kính nể và trọng dụng trong phạm vi có thể.
10) Đừng ngại mời nữ giáo sư giảng dạy và đào tạo linh mục tương lai : Đã có, nhưng phải gia tăng hơn trong các môn nhân bản, gia đình, sinh hoạt bác ái xã hội.
(La Croix 30.8. 2018 và 19.9. 2018),
Mới nhất, 19.6.2020, nhằm vào lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày Thánh hóa các linh mục, do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đề xướng vào thứ Năm Tuần Thánh 25.3.1995, ĐGH Phanxicô viết trên Tweet : Tôi mời gọi bạn cầu nguyện cho các linh mục, để qua lời cầu nguyện của bạn, Chúa sẽ củng cố ơn gọi các ngài, nâng đỡ các ngài trong chức vụ, để các ngài luôn là thừa tác viên của Niềm Vui Tin Mừng cho tất cả mọi dân nước.
Trong thư nhân dịp thành lập ngày này, Thánh Giáo Hoàng người Ba Lan viết : hy vọng rằng Đức Trinh Nữ Maria trên hết sẽ đặt vào trái tim chúng ta một khát vọng mạnh mẽ về sự thánh thiện. Việc truyền giáo mới cần đến những nhà truyền giáo mới, những linh mục sống theo chức tư tế của họ như một con đường thánh thiện. Thứ Năm Tuần Thánh đưa chúng ta trở về nguồn gốc của chức tư tế, cũng nhắc nhở chúng ta nghĩa vụ phải ra công gắng sức cho con đường thánh thiện, thành thừa tác viên thánh thiện. Chính trong chiều hướng này, một cơ hội đặc biệt thuận lợi khi chấp thuận của Bộ Giáo sỹ cử hành trong mỗi giáo phận ‘ngày thánh hóa các linh mục’, vào lễ Thánh Tâm. Tôi tán thành đề nghị này.(Vietcatholic. 19.6.20)
Hiện trường truyền giáo
Theo Niên giám Tòa Thánh 2019, trong 2017: dân số thế giới là 7 tỷ 408 triệu người, có 1 tỷ 313 triệu Công Giáo, chiếm 17, 7 %. Phân chia : 48, 5% ở Mỹ châu, 21, 8% ở u châu, 17, 8% ở Phi Châu, 11, 1% ở Á châu và 0, 8% ở Đại Dương châu. So với 2016, số Công Giáo tăng 1, 1%. Số ứng viên linh mục giảm từ 116.160 (2016) còn 115, 328 (2017), giảm 0, 7%. (Viet catholic News 6.3.2019)
Ngày 29.4.2020, Báo cáo của Ủy Ban Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ thì tự do tôn giáo đang gia tang. UB đưa ra các quốc gia vi phạm tôn giáo liên tiếp, liên tục, trắng trợn: Miến Điện, Trung Hoa, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Pakistan, Saudi Arabia, Tajikistan, Ấn Độ, Nigeria, Nga, Syria, Iraq, Việt Nam
Những ngày này, 2019-2020, Trung quốc tung ra chiến dịch thâm độc triệt hạ Công Giáo, còn tệ hơn báo cáo của Hoa Kỳ, như : không cho thanh thiếu niên đến nhà thờ, triệt hạ Thánh Giá trong nhà thờ, treo hình lãnh tụ CS trong nhà thờ, đột kích chiếm giữ hàng trăm nhà thờ Thiên Chúa giáo. Buộc tội bỏ tù các chiến sỹ, vì tội ‘lật đổ quyền lực nhà nước’. Một số nơi buộc ký giấy ‘bỏ đạo’ nếu không bị khước từ hưu bổng. Báo cáo mới của LHQ 28.4.2020, cho biết sự áp bức của Trung Quốc tệ hơn báo cáo của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ (USCRF). Nhưng các linh mục thầm lặng tuyên bố vẫn mỉm cười kiên nhẫn vững tay chèo.
Truyền giáo tại VN, 1975-nay, theo tinh thần truyền thống dân tộc của HĐGM VN đề ra ‘sống Phúc m giữa lòng dân tộc’. Sống đạo theo Tin Mừng ‘Qua cửa hẹp’ âm thầm trong sa mạc (x. Mt 13, 14). Cho ‘tới mặt trời mọc’ (x. Mc 16, 2) (x. Hiệp Thông, số 5+6.2015)
Lạy Chúa, dầu qua thung lũng âm u
Con sợ gì nguy hiểm, vì có Chúa ở cùng
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm (Tv 22, 3)
Đến đây, chúng tôi xin giới thiệu một Linh mục đầy nhiệt huyết cho việc truyền giáo. Đó là Lm giáo sư chủng viện Louis Trần Phúc Vỵ (Hà Nội 1924- Sài Gòn 2020), qua đời 24.4. 2020, tại nhà linh mục hưu dưỡng Chí Hòa, Sài Gòn. Trong lễ an táng, 25.4.2020, tại nhà thờ Chí Hòa, ĐTGM Saigon Nguyễn Năng, dựa vào Tin Mừng Tám Mối Phúc (Mt 5, 1-12) tôn vinh cha giáo : sống tinh thần khó nghèo, đơn sơ, âm thầm phó thác, vui tính, tận tụy sẵn sàng cho cho việc truyền giáo và đức tin. Đáng nêu gương.
Cha Vỵ đã 10 năm dạy học tại Tiểu Chủng Viện (1951-1961) và 31 năm quản xứ (1962-1993). Cha Louis sinh quán Phát Diệm trong gia đình 12 người con, 7 trai, 5 gái. Sáu người đi tu : hai nữ tu và 4 linh mục : là Lm Roco Trần Phúc Long (1921-2002), Lm Louis Trần Phúc Vỵ (1924-2020), Lm Giuse Trần Phúc Hạnh, nhạc sỹ Vinh Hạnh (1931-1966) Lm Alberto Trần Phúc Nhân (1932-2014) nhóm Dịch Phụng Vụ Thánh Kinh. Và hai nữ tu : sr Catarina Trần thị Kim Bảo, dòng Phaolo Thiện Bản, hiện có nhà xuất bản ở Sài Gòn. Sr Benadeta Trần thị Kim Hương, Nữ tu Huynh Đệ Quốc Tế, Bỉ. (Association de Fraternité Internationale, AFI). Cả hai nữ tu đều yếu, kém sức khỏe. Gia đình này còn người con nữa tên Trần Phúc An, có gia đình, ở Romainville, ngoại ô Paris. Ông cố GB Trần văn Hóa (1902? – Phát Diệm 1954) được huy chương và phẩm phục ‘Phẩm trật thánh Sylvestre’ (1934) và ‘Phẩm trật Mồ thánh Giêrusalem’ (1936). Bà cố Maria Nguyễn thị Ngọc Đơ (1902- CA 2001) được tặng thưởng huy chương vàng ‘Pro Ecclesia et Pontifice’. Ông bà bỏ ra, quyên giúp vàng xây nhiều nhà thờ họ lẻ, quanh vùng. Đứng ra bảo trợ rửa tội cho 450 lớn bé.
Cuộc đời 96 tuổi và 72 năm linh mục, được ghi lại :
1)Tu học :1935-1938 : tại TCV Phúc Nhạc. 1938-1941 : TCV Avignon, Pháp. 1941-42 : ĐCV Marseille, Pháp. 1942-1948 : ĐCV Truyền giáo Roma. Ngày 28.3.1948, lễ Phục sinh : Thụ phong linh mục tại Roma.
2) Du học : 1948-1951, Dại học Văn Khoa Toulouse, Pháp, chuyên Anh văn. Đậu cử nhân Triết và Thần Học, Cử nhân giáo khoa Anh văn. (Licence ès lettres d’ès Anglais)
3)10 năm dạy học tại tiểu chủng viện (1951-1961). Du học về cha dạy Anh văn tại TCV Phúc Nhạc (1951-1954). Di cư vào nam cha tiếp tục dạy Anh văn (1955-1961) tại TCV Phúc Nhạc cư ngụ Phú Nhuận. Từ 1955, Cha làm hiệu trưởng TCV Phú Nhuận lấy tên trung học Nguyễn Bá Tòng, có các lớp từ đệ lục đến đệ nhị, Bề trên vẫn là cha Nguyễn Kim Phượng. Làm hiệu trưởng, Cha ký tên trong học bạ, thẻ học sinh, để các chú có điều kiện đi thi Dự Bị Quân Sự, thi thể thao, Trung Học Phổ Thông và Tú Tài I. Ai học thi Tú tài II, hay đại học, đều qua ĐCV Phát Diệm, 98 Chi Lăng, đi học đệ Nhất ở Chu Văn An hay Văn Khoa. Trong thời gian ở Phú Nhuận cha còn giúp văn phòng di cư của ĐC Phạm Ngọc Chi ở Chợ Đũi, thông dịch đón tiếp ĐHY Francis Spellmen thăm di cư tại Hố Nai (1955). Hai lần khác thông dịch viên khi TT Ngô Đình Diệm đến Phú Nhuận (1957), ngày ĐHY Đặc sứ Gregorio Pietro Agagianian, chủ sự đại hội Thánh Mẫu Sài Gòn (1959). Ngoài ra, Cha Vỵ dạy Anh Văn cho trường Chu Văn An. Có lần học trò tinh nghịch khiêng xe Citroen con cóc, 2 ngựa của cha đi vào bụi cây. Dậy xong, ngáo ngác, tìm ra xe, cha chỉ cười. Cha xuất bản chung với cha Trần Phúc Long, luyện thi Anh Văn, gồm những bài dịch Anh-Việt-Anh. Cha kín đáo ra bài thi Anh Văn do Bộ Giáo Dục yêu cầu. Có lần bài thi Anh văn dịch Anh-Việt, đầu bài : One Way Street (Đường Một Chiều). Thi về nhà, cha Vỵ mới tiết lộ là đề thi ngài ra. Ban đầu, trụ sở Phát Diệm di cư Phú Nhuận chật hẹp, dành tới 16 cha và 3 thày, mà đào tạo gần 100 chủng sinh. Thật là quan tâm đặc biệt. Được biết, các cha có quen và giới thiệu đến bác sỹ người Pháp mở phòng khám ở Phạm Ngũ Lão, trước chợ Bến Thành. Rất tận tâm niềm nở không mất tiền. Còn trẻ đâu có bệnh gì !
4) 31 năm quản xứ (1962-1993). Sau khi các TCV sát nhập vào Sài Gòn, Cha đã lần lượt phụ trách quản xứ : Gia viên, Biên Hòa (1961-1965), Long Thành Mỹ, Thủ Thiêm (1966-1988), Thánh Gẫm, Gò Công (1989-1993). Những xứ này nghèo thiếu phương tiện vật chất sinh sống.
5) Nghỉ hưu (1994-qua đời) trong thời gian nghỉ Cha nghiên cứu viết sách, như : ‘Thư gửi chị em Mến Thánh Giá Phát Diệm’, 84 trang, 2001. Nội dung là ‘lịch sử Phát Diêm, chi tiết về các vị Tử Đạo Phát Diệm, đã hoặc chưa được phong thánh. Hình và tiểu sử các Gám Mục Phát Diệm. Cha Vỵ có qua Paris, đến GXVN cùng dâng lễ, năm 2000.
Trong thư gửi, 12.3.2002, cho người viết, kể ‘thật tếu’ mà thực tế, công việc cha đang làm : Tôi có 3 mối tình già :
- Tôi yêu cô Phong : Phong chỉ người bị bệnh phong cùi….theo dõi từ 1999
-Tôi có Mèo : Mèo là dân tộc thiểu số H’Mong. Tôi quan tâm đến 24 gia đình, gồm 159 người…
- Ba chị em sinh ba : cô út là Viên, cô giữa là Lý, cô đầu là Giáo. Tức Giáo Lý Viên, nối tiếp việc các thày Giảng…
Ngày 28.3.2018, kỷ niệm 70 năm linh mục của cha giáo Vỵ, ngồi xe lăn, tổ chức rời lại 4.4.2018, tại nhà vãng lai Phát Diệm, TCV Phú Nhuận cũ. Cha Giue Phạm Bá Lãm, Hòa Hưng, học trò cũng là đại diện Phát Diệm, phát biểu : Cha Louis được mừng 70 năm linh mục ‘tất cả là hồng ân’, hiếm có. Cha xuất thân trong gia đình đạo đức qúi phái, Cha là nhà giáo dục hăng say tài ba. Nhà ngữ học uyên thâm, để lại nhiều tác phẩm giá trị và miệt mài không mệt mỏi tận tâm truyền giáo…Cha xứng đáng là ‘bậc thày’ vì có nhiều học trò là giáo sỹ hay có sự nghiệp, khắp nơi... luôn bên cha bằng lời cầu nguyện, lúc nào cũng qúi và tri ân.
Trong tiệc vui, vây quanh, Cha giáo mới kể những việc làm âm thầm, ít ai biết tới. Nhưng Cha vẫn khiêm tốn, nói như trối trăn, ‘thành tích chẳng có bao nhiêu’ :
1/ Những gì tôi đã làm : -Mục vụ và truyền giáo hình như không có. -Dạy học đào tạo chủng sinh và tu sỹ. -Viết ba sách nhỏ : Tìm hiểu Cựu Ước, Như hương trầm, Tìm hiểu Sáng Thế. Cộng tác nhiều với Nhóm Dịch KPV CG xuất bản
2/ Những ai đã giúp tôi : Ơn Thiên Chúa ban trong suốt đời nhất là lúc khó khăn. Gia đình. Tu viện Mai Khôi trong 34 năm. Nhóm Dịch KPV CG. Gia đình thiêng liêng Charles Foucauld, huynh đoàn Jésus Caritas từ khi học ở Roama đã thấm nhập tâm hồn. Các bề trên linh mục tu sỹ giáo dân giúp tôi vượt thắng khó khăn.
3/ Thời gian còn lại, xin phục vụ, như Chúa nói : hãy bước đi khi còn ánh sáng (Gn 12, 35)
Kết luận bài này bằng tâm tình của ĐTC Phanxicô, trong kinh Truyền tin trực tuyến, cầu cho có nhiều thợ gặt (x. Mt 9, 37-38), trong giai đoạn dịch bệnh này. ĐTC muốn gần gũi với những ai bị tổn thương nặng nề dịp này. Và Ngài cất kinh cầu xin:
Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn chiếu soi trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng. Chúng con phó thác chúng con cho Mẹ, là Sức khỏe của các bệnh nhân. Dưới chân Thánh giá, Mẹ đã hiệp thông trong nỗi thống khổ của Chúa Giêsu, với một đức tin kiên vững. Lạy Mẹ, là Phần Rỗi của dân thành Rôma, Mẹ biết điều chúng con cần và chúng con chắc chắn rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con, để giống như ở Cana miền Galilê, niềm vui và lễ hội sẽ trở lại sau thời gian thử thách này. Lạy Mẹ của Tình yêu Chúa, xin giúp đỡ chúng con, để chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha và làm điều mà Chúa Giêsu phán bảo chúng con. Ngài là Đấng đã gánh lấy trên mình Ngài các nỗi đau của chúng con và Ngài mang lấy những buồn sầu của chúng con để qua Thánh giá, đưa chúng con đến niềm vui Phục Sinh. Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con tìm nương náu dưới sự che chở của Mẹ. Xin chớ chê chớ bỏ lời cầu xin của chúng con đang trong cơn thử thách, và thân lạy Đức Trinh nữ vinh hiển đầy ơn phúc, xin giải thoát chúng con khỏi mọi hiểm nguy. Amen. (25.4.2020, lễ thánh sử Maccô)
Và cùng đọc kinh cầu cho việc truyền giáo
Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, / Cha yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, / để ai tin vào Con của Cha thì khỏi phải chết, / nhưng được sống muôn đời./ Chúng con tạ ơn Cha/ vì đã cho chúng con được làm người, / lại được làm con Cha/ với niềm hy vọng được sống muôn đời./ Xin Cha nhìn đến những người chưa nhận biết chân lý và ơn cứu độ trên thế giới hôm nay, / và hướng dẫn họ đến với Ðức Kitô, / để được quy tụ vào Nước Cha.
Lạy Chúa Giêsu, / Chúa đã xuống thế làm người, / đã loan báo Tin Mừng cứu độ, / đã chịu chết và sống lại/ để nên ánh sáng muôn dân/ và đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất./ Chúa đã thao thức:/ Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít./ Trước khi về trời, / Chúa đã sai các Tông đồ đi rao giảng Tin Mừng/ và làm chứng cho Chúa đến tận cùng thế giới./ Xin Chúa tiếp tục sai những thợ gặt lành nghề đến cánh đồng bao la/ và soi sáng cho nhiều người biết cầu nguyện, hy sinh, / quảng đại dấn thân cho việc truyền giáo./ Xin Chúa chúc phúc cho hoạt động loan báo Tin Mừng của chúng con.
Lạy Chúa Thánh Thần, / Chúa đã đến với các Tông đồ và các Ngài đã lên đường, / đem ánh sáng và tình thương của Chúa đến với nhiều dân tộc./ Xin Chúa ban cho chúng con lửa nhiệt thành truyền giáo, / biến chúng con thành những chứng nhân loan báo Ðức Kitô và Nước Trời, / thể hiện qua nếp sống yêu thương và phục vụ, / biết đối thoại và cộng tác với mọi người, / biết chia sẻ của cải vật chất và tinh thần cho người nghèo khổ bất hạnh, / để cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.
Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, / các thánh truyền giáo và các thánh tử đạo Việt Nam, / xin Ba Ngôi Chí Thánh chúc phúc cho quê hương Việt Nam chúng con/ và các dân tộc trên toàn thế giới./ Amen.
Cho phép sử dụng trong Giáo phận
Bùi Chu, ngày 26/09/2019
Phạm Bá Nha
Năm nay ngày thế giới cầu cho Ơn Gọi lần thứ 57 diễn ra vào Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh, 3.5.2020. Ngày cầu nguyện này được Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI phát động vào 1963. Hàng năm Giáo Hội dùng ngày này thúc đẩy khắp nơi cầu cho cánh đồng lúa chín của Giáo Hội đang gặp thử thách khó khăn. Đang có dịch Covid-19.
Sứ điệp của ĐGH được công bố 24.3.2020, nội dung Ngài suy tư về Tin Mừng Mathêu : Sau khi giải tán đám đông, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện (x. Mt 14, 22-23), ĐGH kêu gọi các mục tử :
- Lòng biết ơn : Ơn gọi là đáp lại tiếng gọi của Đấng Tối Cao. Chính Chúa ban ơn hướng dẫn, chỉ đường, đồng hành để bước lên.
- Phải can đảm : Chúa ban can đảm sức mạnh, để lựa chọn, những nghi ngờ: Ơn gọi có dành cho tôi? Tôi có đi đúng đường? Chúa có muốn tôi đi con đường này không? Chúa ban cho ta niềm tin để lướt sóng gió và nản chí.
- Nếu mệt mỏi: Dấn thân phục vụ là có mệt mỏi, lo sợ. Lúc yếu đuối khốn khổ thì Chúa giơ tay nâng đỡ, để ta vui tươi theo ơn gọi.
- Hãy ngợi khen: Dù sóng gió, vẫn ngợi khen Chúa. Bắt chước Đức Mẹ phó thác biết mình là nữ tỳ thấp hèn. Mẹ đón nhận ơn gọi.
(Vatican News 24.3.2020)
Ngoài ra, Chúa Nhật Truyền giáo, 3.5.2020, qua trực tuyến, kinh truyền tin Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, ĐTC khẳng đinh : Ơn gọi linh mục, tu sỹ đòi hỏi can đảm kiên trì, không có cầu nguyện không thể tiến theo con đường này. ĐTC nhắc lời Chúa kêu gọi cầu cho có thêm thợ, vì ‘Lúa chín đầy đồng’ (x. Mt 9, 37-38). Muốn vậy : Đừng đứng trên bờ cầm lưới, mà ‘bỏ thuyền theo Chúa’(x. Mt 1, 18). Và lên thuyền rồi, đừng rút mái chèo vì sợ hãi. Xin mọi người giang tay rộng trợ giúp việc hữu ích cho vương quốc này (Viet catholic 3.5.2020)
Trở lại, năm 2018, ngày 5. 8, ĐGH viết thư cho Dân Chúa (lettre au peuple de Dieu) đề cập đến 10 tiêu chuẩn chính yếu chỗ đứng của linh mục hiện nay :
1)Đặt linh mục vào đúng chỗ : ĐGH chống lại chủ thuỵết ‘giáo sỹ trị’ chuyên quyền, coi linh mục là siêu nhân. Giáo sỹ và giáo dân hỗ tương nhau.
2) Đặt giáo dân vào đúng chỗ. Vì thiếu linh mục, Hội Đồng Mục Vụ dựa cha xứ, trở thành chuyên quyền, quyết định mọi việc.
3) Mọi người bình đẳng trước bí tích Rửa Tội. Công đồng Vatican II khẳng định : Tất cả ai tin vào Đức Kitô, dù họ là ở bậc nào, đều được gọi tiến đến sung mãn đời sống KItô hữu
4) Cần có hội thảo, trao đổi giữa linh mục và giáo dân về những vấn đề quan trọng. Hai bên bàn thảo và cần nghe nhau.
5) Giáo sỹ và giáo dân đều có thếu sót trong điều hành, cách ứng sử chung. Phải can đảm đón nhận ý kiến và phê phán. Tránh cách nói ‘chạy tội và ăn thua’.
6) Giáo dân tự do phát biểu ý kiến sẽ làm phật lòng linh mục hai bên xa cách hơn là phục vụ chung. Thời gian đào tạo linh mục và lớp huấn luyện giáo dân cần chú ý điểm này. Cần nói lên sự thật nhưng phải cân nhắc thận trọng.
7) Để trách nhiệm cho giáo dân là mở đường của Công Đồng Vatican II (x. GH 33; TĐ 35 và TG 41) và Giáo Luật 1983 (x. k 224 tt). Triều đại Đức Phanxicô đã áp dụng.
8)Điều hành giáo xứ (giáo phận) theo tập đoàn là điểm mục vụ thức thời mà Công Đồng mạnh mẽ mong muốn. Đức Phanxicô ao ước làm việc dưới hình thức tập thể.
9) Chỗ đứng của nữ giới. Số lượng nữ giới trí thức rất lớn có trong giáo xứ và giáo phận. Phải kính nể và trọng dụng trong phạm vi có thể.
10) Đừng ngại mời nữ giáo sư giảng dạy và đào tạo linh mục tương lai : Đã có, nhưng phải gia tăng hơn trong các môn nhân bản, gia đình, sinh hoạt bác ái xã hội.
(La Croix 30.8. 2018 và 19.9. 2018),
Mới nhất, 19.6.2020, nhằm vào lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày Thánh hóa các linh mục, do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đề xướng vào thứ Năm Tuần Thánh 25.3.1995, ĐGH Phanxicô viết trên Tweet : Tôi mời gọi bạn cầu nguyện cho các linh mục, để qua lời cầu nguyện của bạn, Chúa sẽ củng cố ơn gọi các ngài, nâng đỡ các ngài trong chức vụ, để các ngài luôn là thừa tác viên của Niềm Vui Tin Mừng cho tất cả mọi dân nước.
Trong thư nhân dịp thành lập ngày này, Thánh Giáo Hoàng người Ba Lan viết : hy vọng rằng Đức Trinh Nữ Maria trên hết sẽ đặt vào trái tim chúng ta một khát vọng mạnh mẽ về sự thánh thiện. Việc truyền giáo mới cần đến những nhà truyền giáo mới, những linh mục sống theo chức tư tế của họ như một con đường thánh thiện. Thứ Năm Tuần Thánh đưa chúng ta trở về nguồn gốc của chức tư tế, cũng nhắc nhở chúng ta nghĩa vụ phải ra công gắng sức cho con đường thánh thiện, thành thừa tác viên thánh thiện. Chính trong chiều hướng này, một cơ hội đặc biệt thuận lợi khi chấp thuận của Bộ Giáo sỹ cử hành trong mỗi giáo phận ‘ngày thánh hóa các linh mục’, vào lễ Thánh Tâm. Tôi tán thành đề nghị này.(Vietcatholic. 19.6.20)
Hiện trường truyền giáo
Theo Niên giám Tòa Thánh 2019, trong 2017: dân số thế giới là 7 tỷ 408 triệu người, có 1 tỷ 313 triệu Công Giáo, chiếm 17, 7 %. Phân chia : 48, 5% ở Mỹ châu, 21, 8% ở u châu, 17, 8% ở Phi Châu, 11, 1% ở Á châu và 0, 8% ở Đại Dương châu. So với 2016, số Công Giáo tăng 1, 1%. Số ứng viên linh mục giảm từ 116.160 (2016) còn 115, 328 (2017), giảm 0, 7%. (Viet catholic News 6.3.2019)
Ngày 29.4.2020, Báo cáo của Ủy Ban Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ thì tự do tôn giáo đang gia tang. UB đưa ra các quốc gia vi phạm tôn giáo liên tiếp, liên tục, trắng trợn: Miến Điện, Trung Hoa, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Pakistan, Saudi Arabia, Tajikistan, Ấn Độ, Nigeria, Nga, Syria, Iraq, Việt Nam
Những ngày này, 2019-2020, Trung quốc tung ra chiến dịch thâm độc triệt hạ Công Giáo, còn tệ hơn báo cáo của Hoa Kỳ, như : không cho thanh thiếu niên đến nhà thờ, triệt hạ Thánh Giá trong nhà thờ, treo hình lãnh tụ CS trong nhà thờ, đột kích chiếm giữ hàng trăm nhà thờ Thiên Chúa giáo. Buộc tội bỏ tù các chiến sỹ, vì tội ‘lật đổ quyền lực nhà nước’. Một số nơi buộc ký giấy ‘bỏ đạo’ nếu không bị khước từ hưu bổng. Báo cáo mới của LHQ 28.4.2020, cho biết sự áp bức của Trung Quốc tệ hơn báo cáo của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ (USCRF). Nhưng các linh mục thầm lặng tuyên bố vẫn mỉm cười kiên nhẫn vững tay chèo.
Truyền giáo tại VN, 1975-nay, theo tinh thần truyền thống dân tộc của HĐGM VN đề ra ‘sống Phúc m giữa lòng dân tộc’. Sống đạo theo Tin Mừng ‘Qua cửa hẹp’ âm thầm trong sa mạc (x. Mt 13, 14). Cho ‘tới mặt trời mọc’ (x. Mc 16, 2) (x. Hiệp Thông, số 5+6.2015)
Lạy Chúa, dầu qua thung lũng âm u
Con sợ gì nguy hiểm, vì có Chúa ở cùng
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm (Tv 22, 3)
Đến đây, chúng tôi xin giới thiệu một Linh mục đầy nhiệt huyết cho việc truyền giáo. Đó là Lm giáo sư chủng viện Louis Trần Phúc Vỵ (Hà Nội 1924- Sài Gòn 2020), qua đời 24.4. 2020, tại nhà linh mục hưu dưỡng Chí Hòa, Sài Gòn. Trong lễ an táng, 25.4.2020, tại nhà thờ Chí Hòa, ĐTGM Saigon Nguyễn Năng, dựa vào Tin Mừng Tám Mối Phúc (Mt 5, 1-12) tôn vinh cha giáo : sống tinh thần khó nghèo, đơn sơ, âm thầm phó thác, vui tính, tận tụy sẵn sàng cho cho việc truyền giáo và đức tin. Đáng nêu gương.
Cha Vỵ đã 10 năm dạy học tại Tiểu Chủng Viện (1951-1961) và 31 năm quản xứ (1962-1993). Cha Louis sinh quán Phát Diệm trong gia đình 12 người con, 7 trai, 5 gái. Sáu người đi tu : hai nữ tu và 4 linh mục : là Lm Roco Trần Phúc Long (1921-2002), Lm Louis Trần Phúc Vỵ (1924-2020), Lm Giuse Trần Phúc Hạnh, nhạc sỹ Vinh Hạnh (1931-1966) Lm Alberto Trần Phúc Nhân (1932-2014) nhóm Dịch Phụng Vụ Thánh Kinh. Và hai nữ tu : sr Catarina Trần thị Kim Bảo, dòng Phaolo Thiện Bản, hiện có nhà xuất bản ở Sài Gòn. Sr Benadeta Trần thị Kim Hương, Nữ tu Huynh Đệ Quốc Tế, Bỉ. (Association de Fraternité Internationale, AFI). Cả hai nữ tu đều yếu, kém sức khỏe. Gia đình này còn người con nữa tên Trần Phúc An, có gia đình, ở Romainville, ngoại ô Paris. Ông cố GB Trần văn Hóa (1902? – Phát Diệm 1954) được huy chương và phẩm phục ‘Phẩm trật thánh Sylvestre’ (1934) và ‘Phẩm trật Mồ thánh Giêrusalem’ (1936). Bà cố Maria Nguyễn thị Ngọc Đơ (1902- CA 2001) được tặng thưởng huy chương vàng ‘Pro Ecclesia et Pontifice’. Ông bà bỏ ra, quyên giúp vàng xây nhiều nhà thờ họ lẻ, quanh vùng. Đứng ra bảo trợ rửa tội cho 450 lớn bé.
Cuộc đời 96 tuổi và 72 năm linh mục, được ghi lại :
1)Tu học :1935-1938 : tại TCV Phúc Nhạc. 1938-1941 : TCV Avignon, Pháp. 1941-42 : ĐCV Marseille, Pháp. 1942-1948 : ĐCV Truyền giáo Roma. Ngày 28.3.1948, lễ Phục sinh : Thụ phong linh mục tại Roma.
2) Du học : 1948-1951, Dại học Văn Khoa Toulouse, Pháp, chuyên Anh văn. Đậu cử nhân Triết và Thần Học, Cử nhân giáo khoa Anh văn. (Licence ès lettres d’ès Anglais)
3)10 năm dạy học tại tiểu chủng viện (1951-1961). Du học về cha dạy Anh văn tại TCV Phúc Nhạc (1951-1954). Di cư vào nam cha tiếp tục dạy Anh văn (1955-1961) tại TCV Phúc Nhạc cư ngụ Phú Nhuận. Từ 1955, Cha làm hiệu trưởng TCV Phú Nhuận lấy tên trung học Nguyễn Bá Tòng, có các lớp từ đệ lục đến đệ nhị, Bề trên vẫn là cha Nguyễn Kim Phượng. Làm hiệu trưởng, Cha ký tên trong học bạ, thẻ học sinh, để các chú có điều kiện đi thi Dự Bị Quân Sự, thi thể thao, Trung Học Phổ Thông và Tú Tài I. Ai học thi Tú tài II, hay đại học, đều qua ĐCV Phát Diệm, 98 Chi Lăng, đi học đệ Nhất ở Chu Văn An hay Văn Khoa. Trong thời gian ở Phú Nhuận cha còn giúp văn phòng di cư của ĐC Phạm Ngọc Chi ở Chợ Đũi, thông dịch đón tiếp ĐHY Francis Spellmen thăm di cư tại Hố Nai (1955). Hai lần khác thông dịch viên khi TT Ngô Đình Diệm đến Phú Nhuận (1957), ngày ĐHY Đặc sứ Gregorio Pietro Agagianian, chủ sự đại hội Thánh Mẫu Sài Gòn (1959). Ngoài ra, Cha Vỵ dạy Anh Văn cho trường Chu Văn An. Có lần học trò tinh nghịch khiêng xe Citroen con cóc, 2 ngựa của cha đi vào bụi cây. Dậy xong, ngáo ngác, tìm ra xe, cha chỉ cười. Cha xuất bản chung với cha Trần Phúc Long, luyện thi Anh Văn, gồm những bài dịch Anh-Việt-Anh. Cha kín đáo ra bài thi Anh Văn do Bộ Giáo Dục yêu cầu. Có lần bài thi Anh văn dịch Anh-Việt, đầu bài : One Way Street (Đường Một Chiều). Thi về nhà, cha Vỵ mới tiết lộ là đề thi ngài ra. Ban đầu, trụ sở Phát Diệm di cư Phú Nhuận chật hẹp, dành tới 16 cha và 3 thày, mà đào tạo gần 100 chủng sinh. Thật là quan tâm đặc biệt. Được biết, các cha có quen và giới thiệu đến bác sỹ người Pháp mở phòng khám ở Phạm Ngũ Lão, trước chợ Bến Thành. Rất tận tâm niềm nở không mất tiền. Còn trẻ đâu có bệnh gì !
4) 31 năm quản xứ (1962-1993). Sau khi các TCV sát nhập vào Sài Gòn, Cha đã lần lượt phụ trách quản xứ : Gia viên, Biên Hòa (1961-1965), Long Thành Mỹ, Thủ Thiêm (1966-1988), Thánh Gẫm, Gò Công (1989-1993). Những xứ này nghèo thiếu phương tiện vật chất sinh sống.
5) Nghỉ hưu (1994-qua đời) trong thời gian nghỉ Cha nghiên cứu viết sách, như : ‘Thư gửi chị em Mến Thánh Giá Phát Diệm’, 84 trang, 2001. Nội dung là ‘lịch sử Phát Diêm, chi tiết về các vị Tử Đạo Phát Diệm, đã hoặc chưa được phong thánh. Hình và tiểu sử các Gám Mục Phát Diệm. Cha Vỵ có qua Paris, đến GXVN cùng dâng lễ, năm 2000.
Trong thư gửi, 12.3.2002, cho người viết, kể ‘thật tếu’ mà thực tế, công việc cha đang làm : Tôi có 3 mối tình già :
- Tôi yêu cô Phong : Phong chỉ người bị bệnh phong cùi….theo dõi từ 1999
-Tôi có Mèo : Mèo là dân tộc thiểu số H’Mong. Tôi quan tâm đến 24 gia đình, gồm 159 người…
- Ba chị em sinh ba : cô út là Viên, cô giữa là Lý, cô đầu là Giáo. Tức Giáo Lý Viên, nối tiếp việc các thày Giảng…
Ngày 28.3.2018, kỷ niệm 70 năm linh mục của cha giáo Vỵ, ngồi xe lăn, tổ chức rời lại 4.4.2018, tại nhà vãng lai Phát Diệm, TCV Phú Nhuận cũ. Cha Giue Phạm Bá Lãm, Hòa Hưng, học trò cũng là đại diện Phát Diệm, phát biểu : Cha Louis được mừng 70 năm linh mục ‘tất cả là hồng ân’, hiếm có. Cha xuất thân trong gia đình đạo đức qúi phái, Cha là nhà giáo dục hăng say tài ba. Nhà ngữ học uyên thâm, để lại nhiều tác phẩm giá trị và miệt mài không mệt mỏi tận tâm truyền giáo…Cha xứng đáng là ‘bậc thày’ vì có nhiều học trò là giáo sỹ hay có sự nghiệp, khắp nơi... luôn bên cha bằng lời cầu nguyện, lúc nào cũng qúi và tri ân.
Trong tiệc vui, vây quanh, Cha giáo mới kể những việc làm âm thầm, ít ai biết tới. Nhưng Cha vẫn khiêm tốn, nói như trối trăn, ‘thành tích chẳng có bao nhiêu’ :
1/ Những gì tôi đã làm : -Mục vụ và truyền giáo hình như không có. -Dạy học đào tạo chủng sinh và tu sỹ. -Viết ba sách nhỏ : Tìm hiểu Cựu Ước, Như hương trầm, Tìm hiểu Sáng Thế. Cộng tác nhiều với Nhóm Dịch KPV CG xuất bản
2/ Những ai đã giúp tôi : Ơn Thiên Chúa ban trong suốt đời nhất là lúc khó khăn. Gia đình. Tu viện Mai Khôi trong 34 năm. Nhóm Dịch KPV CG. Gia đình thiêng liêng Charles Foucauld, huynh đoàn Jésus Caritas từ khi học ở Roama đã thấm nhập tâm hồn. Các bề trên linh mục tu sỹ giáo dân giúp tôi vượt thắng khó khăn.
3/ Thời gian còn lại, xin phục vụ, như Chúa nói : hãy bước đi khi còn ánh sáng (Gn 12, 35)
Kết luận bài này bằng tâm tình của ĐTC Phanxicô, trong kinh Truyền tin trực tuyến, cầu cho có nhiều thợ gặt (x. Mt 9, 37-38), trong giai đoạn dịch bệnh này. ĐTC muốn gần gũi với những ai bị tổn thương nặng nề dịp này. Và Ngài cất kinh cầu xin:
Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn chiếu soi trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng. Chúng con phó thác chúng con cho Mẹ, là Sức khỏe của các bệnh nhân. Dưới chân Thánh giá, Mẹ đã hiệp thông trong nỗi thống khổ của Chúa Giêsu, với một đức tin kiên vững. Lạy Mẹ, là Phần Rỗi của dân thành Rôma, Mẹ biết điều chúng con cần và chúng con chắc chắn rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con, để giống như ở Cana miền Galilê, niềm vui và lễ hội sẽ trở lại sau thời gian thử thách này. Lạy Mẹ của Tình yêu Chúa, xin giúp đỡ chúng con, để chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha và làm điều mà Chúa Giêsu phán bảo chúng con. Ngài là Đấng đã gánh lấy trên mình Ngài các nỗi đau của chúng con và Ngài mang lấy những buồn sầu của chúng con để qua Thánh giá, đưa chúng con đến niềm vui Phục Sinh. Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con tìm nương náu dưới sự che chở của Mẹ. Xin chớ chê chớ bỏ lời cầu xin của chúng con đang trong cơn thử thách, và thân lạy Đức Trinh nữ vinh hiển đầy ơn phúc, xin giải thoát chúng con khỏi mọi hiểm nguy. Amen. (25.4.2020, lễ thánh sử Maccô)
Và cùng đọc kinh cầu cho việc truyền giáo
Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, / Cha yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, / để ai tin vào Con của Cha thì khỏi phải chết, / nhưng được sống muôn đời./ Chúng con tạ ơn Cha/ vì đã cho chúng con được làm người, / lại được làm con Cha/ với niềm hy vọng được sống muôn đời./ Xin Cha nhìn đến những người chưa nhận biết chân lý và ơn cứu độ trên thế giới hôm nay, / và hướng dẫn họ đến với Ðức Kitô, / để được quy tụ vào Nước Cha.
Lạy Chúa Giêsu, / Chúa đã xuống thế làm người, / đã loan báo Tin Mừng cứu độ, / đã chịu chết và sống lại/ để nên ánh sáng muôn dân/ và đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất./ Chúa đã thao thức:/ Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít./ Trước khi về trời, / Chúa đã sai các Tông đồ đi rao giảng Tin Mừng/ và làm chứng cho Chúa đến tận cùng thế giới./ Xin Chúa tiếp tục sai những thợ gặt lành nghề đến cánh đồng bao la/ và soi sáng cho nhiều người biết cầu nguyện, hy sinh, / quảng đại dấn thân cho việc truyền giáo./ Xin Chúa chúc phúc cho hoạt động loan báo Tin Mừng của chúng con.
Lạy Chúa Thánh Thần, / Chúa đã đến với các Tông đồ và các Ngài đã lên đường, / đem ánh sáng và tình thương của Chúa đến với nhiều dân tộc./ Xin Chúa ban cho chúng con lửa nhiệt thành truyền giáo, / biến chúng con thành những chứng nhân loan báo Ðức Kitô và Nước Trời, / thể hiện qua nếp sống yêu thương và phục vụ, / biết đối thoại và cộng tác với mọi người, / biết chia sẻ của cải vật chất và tinh thần cho người nghèo khổ bất hạnh, / để cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.
Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, / các thánh truyền giáo và các thánh tử đạo Việt Nam, / xin Ba Ngôi Chí Thánh chúc phúc cho quê hương Việt Nam chúng con/ và các dân tộc trên toàn thế giới./ Amen.
Cho phép sử dụng trong Giáo phận
Bùi Chu, ngày 26/09/2019
VietCatholic TV
Kẻ thù và bạn bè đều muốn biết nhật ký trong tù của Đức Hồng Y Pell viết những gì
Giáo Hội Năm Châu
05:55 24/06/2020
Đức Hồng Y George Pell, người từng bị kết án nhưng sau đó đã được trắng án tội lạm dụng tình dục, sắp cho công bố nhật ký trong tù của ngài, đề cập đến đời sống trong nơi giam cầm, Giáo Hội Công Giáo, chính trị và thể thao.
Nhà xuất bản Công Giáo Ignatius Press cho Associated Press hay phần đầu của cuốn nhật ký 1, 000 trang sẽ được phát hành vào Mùa Xuân năm 2021.
Linh mục Giám đốc Ignatius Press là Cha Joseph Fessio nói rằng “Cho đến nay, tôi đã đọc nửa cuốn nhật ký, và đó là một cuốn sách tuyệt diệu”.
Cha Fessio gửi một lá thư qua danh sách địa chỉ e-mail của ngài để xin quyên tặng vì cha muốn dành cho Đức Hồng Y Pell một khoản tiền thích đáng ứng trước cho cuốn sách để giúp ngài trang trải án phí. Nhà xuất bản dự tính phát hành cuốn nhật ký thành 3 hay 4 tập và tin chắc cuốn nhật ký sẽ trở thành một “sách cổ điển về linh đạo”.
Đức Hồng Y Pell sống 13 tháng trong tù trước khi Tòa án Tối cao của Úc đưa ra phán quyết cảnh cáo các tòa dưới xử án theo cảm tính và dư luận quần chúng và tuyên bố ngài hoàn toàn vô tội hồi tháng Tư về tội lạm dụng tình dục 2 ca viên trong Nhà thờ Chính tòa Melbourne lúc còn là Tổng Giám Mục của thành phố lớn thứ hai của Úc thập niên 1990.
Trong cuốn nhật ký, Đức Hồng Y Pell suy tư về mọi chuyện từ các cuộc đàm thoại của ngài với các luật sư về vụ án của ngài tới nền chính trị và thể thao và các cố gắng canh cải của ngài ở Vatican. Ngài không được phép cử hành Thánh Lễ trong nhà tù nhưng trong các Chúa Nhật được xem chương trình của một ca đoàn Anh Giáo. Ngài không ngại đánh giá “chung chung là tích cực, nhưng đôi khi khá phê phán” hai nhà diễn giảng Tin Lành Hoa Kỳ. Cha Fessio viết trong e-mail như thế.
Đức Hồng Y Pell luôn duy trì sự vô tội của ngài và gợi ý rằng vụ truy tố ngài có liên hệ với các cố gắng đánh phá tham nhũng của ngài ở Vatican, nơi ngài phục vụ trong tư cách bộ trưởng tài chánh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho tới ngày ngài được nghỉ phép năm 2017 để đương đầu với vụ án.
Các công tố viên cho rằng Hồng Y Pell đã gây ngạc nhiên cho hai ca viên trong dàn hợp xướng khi bất ngờ xuất hiện đúng lúc chúng đang nốc rượu lễ trong nhà thờ chính tòa Melbourne ngay sau một Thánh lễ Chúa Nhật năm 1996. Vị Hồng Y bị buộc tội đã bắt các chàng trai này thực hiện khẩu dâm trong khi ngài vẫn mặc đầy đủ phẩm phục của một vị tổng giám mục.
Các cáo buộc là hoàn toàn không thể tin được - vì một số lý do đã được các luật sư biện hộ trình bày rõ ràng tại các phiên tòa.
Trước hết là rượu lễ của nhà thờ được giữ trong một két an toàn; và Hồng Y Pell không thể rời khỏi cuộc rước sau Thánh lễ mà sự vắng mặt của ngài không ai hay biết; các nhân chứng tuyên thệ trước tòa là điều này không bao giờ xảy ra. Tương tự như vậy, các ca viên trong dàn hợp xướng không thể rời khỏi cuộc rước sau Thánh lễ mà không ai hay biết về sự vắng mặt của họ; các nhân chứng đã tuyên thệ trước tòa là điều này cũng chưa từng xảy ra bao giờ.
Thêm vào đó, phòng thánh của nhà thờ rất nhộn nhịp với các hoạt động. Như các nhân chứng xác nhận trước tòa, Hồng Y Pell không bao giờ đơn độc trong nhà thờ khi mặc áo lễ mà luôn có ít nhất một phụ tá đi cùng. Sự sắp xếp an ninh và bố trí của nhà thờ, và các vị trí tương ứng của vị Hồng Y và dàn hợp xướng, khiến cho việc lạm dụng không thể nào xảy ra như cáo buộc. Cũng không thể để lộ ra bộ phận sinh dục của một người trong khi mặc phẩm phục của một tổng giám mục.
Trước khi qua đời vào năm 2014, một trong hai chàng trai đã xác nhận rằng anh ta “chưa từng bị bất cứ ai quấy rối hay sờ mó”. Tất cả điều này đã khiến 10 trong số 12 bồi thẩm viên tại phiên tòa đầu tiên bỏ phiếu trắng án cho vị Hồng Y. Tuy nhiên, tại tòa tái thẩm, bồi thẩm đoàn đã bỏ qua sức nặng to lớn của các bằng chứng ngoại phạm và đã bỏ phiếu vào tháng 12 để kết tội ngài giữa bầu không khí cuồng loạn chống Công Giáo.
Như vị thẩm phán phúc thẩm bất đồng với hai người kia đã nhận xét, các cáo buộc hoàn toàn không bằng không cớ của người tố cáo duy nhất “chứa đựng những điểm thiếu nhất quán và những bất cập hiển nhiên”, và “thiếu giá trị để chứng minh”. Thiệt tình!
Một số linh mục và hàng giáo phẩm Công Giáo đã lạm dụng những thiếu niên và thanh niên trẻ, ở Úc và những nơi khác. Nhưng tội lỗi của một vài nhân vật gian ác mặc áo cổ côn La Mã không thể biện minh cho việc đưa một người vô tội ra làm dê tế thần – cũng không thể biện minh cho chiến dịch thông tin sai lệch và bôi nhọ ngài như ma quỷ được thực hiện bởi giới truyền thông cấp tiến và các luật gia của Úc.
“Giáo Hội Công Giáo hết thời rồi, ” tờ The Independent tuyên bố ngay trước khi Hồng Y Pell bị tuyên án. Phóng viên Louise Milligan của ABC Australia đang sử dụng vụ án Hồng Y Pell để kêu gọi các nhà làm luật buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín tòa giải tội trong các vụ lạm dụng trẻ em. Milligan là tác giả của cuốn “The Rise and Fall of George Pell” - “Sự thăng trầm của Hồng Y George Pell” một cuốn sách bán chạy nhất làm công việc búa rìu, kích động dư luận xã hội trước phiên tòa của Hồng Y Pell. Trong cuốn sách, Milligan nói công khai về về sự căm ghét của cô ta đối với lập trường Công Giáo bảo thủ của Hồng Y Pell.
Chiến dịch tuyên truyền đen lan nhanh từ sạp báo đến bàn xét xử của tòa án. Tại buổi tuyên án Hồng Y Pell năm nay, chánh phán phiên tòa bất ngờ thốt ra một cách thật lạ lùng về “sự kiêu ngạo” của Hồng Y Pell, là một chủ đề rất được ưa thích của giới truyền thông Úc. Trong nỗi ám ảnh này, người ta phát hiện sự phẫn nộ của giới tinh hoa, là những người đã thất bại trong nhiều năm để ngăn chặn sự vươn lên của Hồng Y Pell khi ngài phản đối ý thức hệ của họ.
Giới tinh hoa cấp tiến tại Úc đang mong muốn “sửa lại” văn hóa chính trị của quốc gia. Và họ cho rằng rất xấu hổ vì bất cứ điều gì họ coi là thụt lùi – Đạo Công Giáo chẳng hạn.
Họ rất nhiệt tình và khéo léo trong việc trừng phạt những người chống đối. Ủy ban Hoàng gia về Phản Ứng Của Các Định Chế đối với lạm dụng tình dục trẻ em, được bắt đầu vào năm 2013, chính thức mà nói không có một mục tiêu cụ thể nào hết. Trong thực tế, mục đích chính của nó chỉ là bắt bẻ Giáo Hội Công Giáo ở Úc và trên hết là một viên chức của Giáo Hội. Trước các chất vấn của các luật sư bào chữa, các quan chức cảnh sát đã buộc phải thừa nhận đã thực hiện một cuộc hành quân “get Pell” - “chộp cho được Pell”. Vì cảnh sát biết không có người tố cáo trong thời gian đầu, họ đã phải dùng đến việc đăng quảng cáo trên các tờ báo địa phương để tìm các nạn nhân.
Tại sao là Hồng Y Pell? Được trang bị một trí thông minh, tài năng quản lý và một cá tính mạnh mẽ, ngài đã trở nên nổi danh như cồn trong khi triệt hạ tất cả các ý kiến sai trái. Một tiếng nói bảo thủ trong các vấn đề chính trị cũng như thần học, ngài tranh luận về sự thay đổi khí hậu và phản đối hôn nhân đồng tính. Được tấn phong Hồng Y từ năm 2003, ngài đã trở thành người đứng đầu tài chính của Vatican và là thành viên trong hàng các Hồng Y thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Chính vì thế giới truyền thông và chính trị cấp tiến đã quyết liệt chộp cho bằng được người đàn ông mà họ ghét cay ghét đắng.
Đức Hồng Y George Pell đã suy nghĩ như thế nào trong suốt thời gian chịu một bản án oan khuất trong tù. Đó là điều nhiều người đang mong mỏi được biết. Cuốn sách, do đó, chắc chắn sẽ là một cuốn best seller trong năm tới 2021.
Source:Cath NewsCardinal Pell to publish prison diary
Nhà xuất bản Công Giáo Ignatius Press cho Associated Press hay phần đầu của cuốn nhật ký 1, 000 trang sẽ được phát hành vào Mùa Xuân năm 2021.
Linh mục Giám đốc Ignatius Press là Cha Joseph Fessio nói rằng “Cho đến nay, tôi đã đọc nửa cuốn nhật ký, và đó là một cuốn sách tuyệt diệu”.
Cha Fessio gửi một lá thư qua danh sách địa chỉ e-mail của ngài để xin quyên tặng vì cha muốn dành cho Đức Hồng Y Pell một khoản tiền thích đáng ứng trước cho cuốn sách để giúp ngài trang trải án phí. Nhà xuất bản dự tính phát hành cuốn nhật ký thành 3 hay 4 tập và tin chắc cuốn nhật ký sẽ trở thành một “sách cổ điển về linh đạo”.
Đức Hồng Y Pell sống 13 tháng trong tù trước khi Tòa án Tối cao của Úc đưa ra phán quyết cảnh cáo các tòa dưới xử án theo cảm tính và dư luận quần chúng và tuyên bố ngài hoàn toàn vô tội hồi tháng Tư về tội lạm dụng tình dục 2 ca viên trong Nhà thờ Chính tòa Melbourne lúc còn là Tổng Giám Mục của thành phố lớn thứ hai của Úc thập niên 1990.
Trong cuốn nhật ký, Đức Hồng Y Pell suy tư về mọi chuyện từ các cuộc đàm thoại của ngài với các luật sư về vụ án của ngài tới nền chính trị và thể thao và các cố gắng canh cải của ngài ở Vatican. Ngài không được phép cử hành Thánh Lễ trong nhà tù nhưng trong các Chúa Nhật được xem chương trình của một ca đoàn Anh Giáo. Ngài không ngại đánh giá “chung chung là tích cực, nhưng đôi khi khá phê phán” hai nhà diễn giảng Tin Lành Hoa Kỳ. Cha Fessio viết trong e-mail như thế.
Đức Hồng Y Pell luôn duy trì sự vô tội của ngài và gợi ý rằng vụ truy tố ngài có liên hệ với các cố gắng đánh phá tham nhũng của ngài ở Vatican, nơi ngài phục vụ trong tư cách bộ trưởng tài chánh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho tới ngày ngài được nghỉ phép năm 2017 để đương đầu với vụ án.
Các công tố viên cho rằng Hồng Y Pell đã gây ngạc nhiên cho hai ca viên trong dàn hợp xướng khi bất ngờ xuất hiện đúng lúc chúng đang nốc rượu lễ trong nhà thờ chính tòa Melbourne ngay sau một Thánh lễ Chúa Nhật năm 1996. Vị Hồng Y bị buộc tội đã bắt các chàng trai này thực hiện khẩu dâm trong khi ngài vẫn mặc đầy đủ phẩm phục của một vị tổng giám mục.
Các cáo buộc là hoàn toàn không thể tin được - vì một số lý do đã được các luật sư biện hộ trình bày rõ ràng tại các phiên tòa.
Trước hết là rượu lễ của nhà thờ được giữ trong một két an toàn; và Hồng Y Pell không thể rời khỏi cuộc rước sau Thánh lễ mà sự vắng mặt của ngài không ai hay biết; các nhân chứng tuyên thệ trước tòa là điều này không bao giờ xảy ra. Tương tự như vậy, các ca viên trong dàn hợp xướng không thể rời khỏi cuộc rước sau Thánh lễ mà không ai hay biết về sự vắng mặt của họ; các nhân chứng đã tuyên thệ trước tòa là điều này cũng chưa từng xảy ra bao giờ.
Thêm vào đó, phòng thánh của nhà thờ rất nhộn nhịp với các hoạt động. Như các nhân chứng xác nhận trước tòa, Hồng Y Pell không bao giờ đơn độc trong nhà thờ khi mặc áo lễ mà luôn có ít nhất một phụ tá đi cùng. Sự sắp xếp an ninh và bố trí của nhà thờ, và các vị trí tương ứng của vị Hồng Y và dàn hợp xướng, khiến cho việc lạm dụng không thể nào xảy ra như cáo buộc. Cũng không thể để lộ ra bộ phận sinh dục của một người trong khi mặc phẩm phục của một tổng giám mục.
Trước khi qua đời vào năm 2014, một trong hai chàng trai đã xác nhận rằng anh ta “chưa từng bị bất cứ ai quấy rối hay sờ mó”. Tất cả điều này đã khiến 10 trong số 12 bồi thẩm viên tại phiên tòa đầu tiên bỏ phiếu trắng án cho vị Hồng Y. Tuy nhiên, tại tòa tái thẩm, bồi thẩm đoàn đã bỏ qua sức nặng to lớn của các bằng chứng ngoại phạm và đã bỏ phiếu vào tháng 12 để kết tội ngài giữa bầu không khí cuồng loạn chống Công Giáo.
Như vị thẩm phán phúc thẩm bất đồng với hai người kia đã nhận xét, các cáo buộc hoàn toàn không bằng không cớ của người tố cáo duy nhất “chứa đựng những điểm thiếu nhất quán và những bất cập hiển nhiên”, và “thiếu giá trị để chứng minh”. Thiệt tình!
Một số linh mục và hàng giáo phẩm Công Giáo đã lạm dụng những thiếu niên và thanh niên trẻ, ở Úc và những nơi khác. Nhưng tội lỗi của một vài nhân vật gian ác mặc áo cổ côn La Mã không thể biện minh cho việc đưa một người vô tội ra làm dê tế thần – cũng không thể biện minh cho chiến dịch thông tin sai lệch và bôi nhọ ngài như ma quỷ được thực hiện bởi giới truyền thông cấp tiến và các luật gia của Úc.
“Giáo Hội Công Giáo hết thời rồi, ” tờ The Independent tuyên bố ngay trước khi Hồng Y Pell bị tuyên án. Phóng viên Louise Milligan của ABC Australia đang sử dụng vụ án Hồng Y Pell để kêu gọi các nhà làm luật buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín tòa giải tội trong các vụ lạm dụng trẻ em. Milligan là tác giả của cuốn “The Rise and Fall of George Pell” - “Sự thăng trầm của Hồng Y George Pell” một cuốn sách bán chạy nhất làm công việc búa rìu, kích động dư luận xã hội trước phiên tòa của Hồng Y Pell. Trong cuốn sách, Milligan nói công khai về về sự căm ghét của cô ta đối với lập trường Công Giáo bảo thủ của Hồng Y Pell.
Chiến dịch tuyên truyền đen lan nhanh từ sạp báo đến bàn xét xử của tòa án. Tại buổi tuyên án Hồng Y Pell năm nay, chánh phán phiên tòa bất ngờ thốt ra một cách thật lạ lùng về “sự kiêu ngạo” của Hồng Y Pell, là một chủ đề rất được ưa thích của giới truyền thông Úc. Trong nỗi ám ảnh này, người ta phát hiện sự phẫn nộ của giới tinh hoa, là những người đã thất bại trong nhiều năm để ngăn chặn sự vươn lên của Hồng Y Pell khi ngài phản đối ý thức hệ của họ.
Giới tinh hoa cấp tiến tại Úc đang mong muốn “sửa lại” văn hóa chính trị của quốc gia. Và họ cho rằng rất xấu hổ vì bất cứ điều gì họ coi là thụt lùi – Đạo Công Giáo chẳng hạn.
Họ rất nhiệt tình và khéo léo trong việc trừng phạt những người chống đối. Ủy ban Hoàng gia về Phản Ứng Của Các Định Chế đối với lạm dụng tình dục trẻ em, được bắt đầu vào năm 2013, chính thức mà nói không có một mục tiêu cụ thể nào hết. Trong thực tế, mục đích chính của nó chỉ là bắt bẻ Giáo Hội Công Giáo ở Úc và trên hết là một viên chức của Giáo Hội. Trước các chất vấn của các luật sư bào chữa, các quan chức cảnh sát đã buộc phải thừa nhận đã thực hiện một cuộc hành quân “get Pell” - “chộp cho được Pell”. Vì cảnh sát biết không có người tố cáo trong thời gian đầu, họ đã phải dùng đến việc đăng quảng cáo trên các tờ báo địa phương để tìm các nạn nhân.
Tại sao là Hồng Y Pell? Được trang bị một trí thông minh, tài năng quản lý và một cá tính mạnh mẽ, ngài đã trở nên nổi danh như cồn trong khi triệt hạ tất cả các ý kiến sai trái. Một tiếng nói bảo thủ trong các vấn đề chính trị cũng như thần học, ngài tranh luận về sự thay đổi khí hậu và phản đối hôn nhân đồng tính. Được tấn phong Hồng Y từ năm 2003, ngài đã trở thành người đứng đầu tài chính của Vatican và là thành viên trong hàng các Hồng Y thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Chính vì thế giới truyền thông và chính trị cấp tiến đã quyết liệt chộp cho bằng được người đàn ông mà họ ghét cay ghét đắng.
Đức Hồng Y George Pell đã suy nghĩ như thế nào trong suốt thời gian chịu một bản án oan khuất trong tù. Đó là điều nhiều người đang mong mỏi được biết. Cuốn sách, do đó, chắc chắn sẽ là một cuốn best seller trong năm tới 2021.
Source:Cath News
Trào lưu đòi giật sập tượng Chúa, Đức Mẹ và các thánh trên đất Mỹ. Phản ứng của Tổng thống Trump
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:28 24/06/2020
Trong một diễn biến thật đáng buồn một nhà hoạt động cho quyền của người da đen trong phong trào “Black Lives Matter” nghĩa là “Mạng Sống Người Da Đen Đáng Giá” đã lớn tiếng đòi giật sập tất cả các tượng Chúa, Đức Mẹ và các thánh trên đất Mỹ.
Shaun King, 40 tuổi, nói:
“Tôi nghĩ rằng những bức tượng của người Âu châu da trắng mà họ tuyên bố là Chúa Giêsu cũng phải bị giật xuống. Họ là một hình thức của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Luôn luôn là như thế.” Shaun King đã hô hào như trên giữa lúc phong trào đòi giật đổ các tượng đài đang trở thành một cao trào tại Mỹ.
King mở rộng yêu cầu của mình bao gồm tất cả các bức tranh trên tường và cửa sổ kính màu vẽ Chúa Giêsu với nước da trắng, và Mẹ người, và các thánh theo hình ảnh của người Âu Châu.
“Những ảnh tượng này là một dạng thức thô bạo của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Chúng được tạo ra như là công cụ của áp bức và tuyên truyền phân biệt chủng tộc. Tất cả những ảnh tượng đó phải bị giật xuống.”
Trong một diễn biến có liên quan, Tổng thống Trump đe dọa những người biểu tình lật đổ các pho tượng sẽ bị bắt và chịu những án tù dài hạn. Diễn biến này xảy ra sau một đêm biểu tình trước Tòa Bạch Ốc, trong đó một số người biểu tình đã cố gắng giật sập bức tượng của Tổng thống Andrew Jackson đứng ngay tại Quảng trường Lafayette đối diện với Tòa Bạch Ốc.
“Tôi đã chỉ thị cho Chính phủ Liên bang bắt giữ bất cứ ai phá hoại hoặc phá hủy bất kỳ đài kỷ niệm, các pho tượng hoặc bất cứ tài sản Liên bang nào ở Hoa Kỳ với án tù tối đa lên đến 10 năm, theo Đạo luật Bảo tồn Đài Tưởng niệm Cựu chiến binh, hoặc các luật khác phù hợp. Hãy nhớ đấy.” Tổng thống Trump đã tweet vào sáng thứ Ba.
Theo luật liên bang, thiệt hại đối với tài sản liên bang vượt quá 100 đô la có thể bị phạt tù tới 10 năm và phạt tiền lên tới 250, 000 đô la, mặc dù rất hiếm khi các thẩm phán áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt. Các trường hợp liên quan đến vẽ bậy thường bị truy tố như tội thường phạm và nhiều bức tượng đang bị người biểu tình nhắm đến trong những tuần gần đây thuộc về các tiểu bang và sẽ không được bảo vệ theo đạo luật liên bang
Trong một diễn biến khác, một tuyên bố từ hai linh mục dòng Đa Minh là Cha Brian J. Shanley và Cha Kenneth Sicard là Hiệu trưởng đáo nhiệm và tân Hiệu trưởng của Đại học Providence, Rhode Island, nói rằng khoảng 9:30 tối thứ hai, các nhân viên an ninh đã phát hiện một người đàn ông trong khuôn viên nghĩa trang nhà trường nơi an nghỉ của các tu sĩ dòng Đa Minh giảng dạy tại đây và đã chết.
Người đàn ông này đang đốt cờ Mỹ, sơn và vẽ các khẩu hiệu bài Công Giáo trên cây thánh giá lớn ở giữa nghĩa trang và vẽ bậy lên phần mộ các tu sĩ dòng Đa Minh.
Khi bị phát hiện y đánh tới tấp vào đầu nhân viên an ninh và bỏ chạy. Sau khi cảnh sát đến tăng viện, y bị bắt khi đang trốn trong một bụi rậm.
Source:Catholic News Agency
2. Các giám mục Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận không dám tranh cãi về việc biến Nhà Thờ Hagia thành đền thờ Hồi Giáo
Hagia Sophia là một đại đền thờ của Kitô Giáo, thuộc tòa Constantinople, đã bị quân Hồi Giáo chiếm và biến thành đền thờ Hồi Giáo.
Ngôi nhà thờ này được xây dựng bởi Hoàng đế Giúttinô Đệ Nhất và là nhà thờ lớn nhất thế giới vào năm 537.
Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Thánh Giáo Hội Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng đến thăm đại đền thờ này. Thoạt đầu đây là một nhà thờ Công Giáo nhưng đã trở thành nhà thờ chính thống sau cuộc đại ly giáo 1054. Sau đó, ngôi nhà thờ đã trở thành một đền thờ Hồi Giáo sau khi đế quốc Ottoman chiếm Constantinople, ngày này ta gọi là Istanbul, vào năm 1453.
Mustafa Kemal Atatürk được coi một vị “cha già dân tộc”, là người đã khai sáng ra nước Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ, thay thế cho đế quốc Ottoman. Ông là người quyết liệt chống lại ý tưởng về một thứ “nhà nước Hồi Giáo”, mà bọn khủng bố Hồi Giáo IS theo đuổi. Vì thế, ông đã biến tòa nhà này trở thành một bảo tàng viện vào năm 1935.
Gần tám mươi năm sau cái chết của ông Mustafa Kemal Atatürk - vị tổng thống đầu tiên lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ từ 1923 đến 1938, thế giới lại chứng kiến sự nổi dậy của ý tưởng “nhà nước Hồi Giáo” nơi bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Sau khi tên trùm khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi bị giết chết, người ta lại bắt đầu phải quan ngại về những mưu toan của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan, người có lẽ đang manh nha một thứ “nhà nước Hồi Giáo” khác tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau cuộc đảo chính vào ngày 15 tháng 7 năm 2016, mà đến giờ phút này nhiều người vẫn cho rằng đó chỉ là một cuộc đảo chính giả, do chính Erdogan dựng lên, Tổng thống Recep Erdogan đã thâu tóm vào trong tay rất nhiều quyền hành. Tính chất thế tục, biệt lập với Hồi Giáo của chính quyền Erdogan tàn phai một nhanh chóng.
Trong một diễn biến gây sửng sốt cho nhiều người, Erdogan đã đến cầu nguyện tại Hagia Sophia vào ngày 14 tháng 4, 2017 là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, cùng với các nhà hoạt động Hồi giáo, là những người luôn lập luận rằng tòa nhà này là một đền thờ Hồi giáo.
Quyết định đến cầu nguyện tại Hagia Sophia đúng vào ngày mà thế giới Kitô giáo cử hành Thứ Sáu Tuần Thánh, cho người ta thấy rõ thái độ cực đoan Hồi Giáo của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Gần đây, Recep Erdogan tiến xa hơn và cho biết sẽ sớm biến tòa nhà này thành một đền thờ Hồi Giáo.
UNESCO, là tổ chức tuyên bố Hagia Sophia là một Di sản Thế giới vào năm 1985, đã xác nhận rằng một sự thay đổi trong việc sử dụng di tích này cần phải tham khảo ý kiến quốc tế.
Chính Thống Giáo Hy Lạp quyết liệt bác bỏ kế hoạch này, mô tả Hagia Sophia là “một kiệt tác kiến trúc, nổi tiếng trên toàn cầu là một trong những di tích ưu việt của nền văn minh Kitô giáo.”
“Bất kỳ sự thay đổi nào sẽ gây phản đối mạnh mẽ và thất vọng giữa các Kitô hữu trên toàn thế giới, cũng như làm tổn hại đến chính Thổ Nhĩ Kỳ, ” tuyên bố của Thượng Hội Đồng Chính Thống Giáo cho biết vào ngày 12 tháng 6.
Tuy nhiên, các giám mục Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ nhìn nhận các ngài không muốn tranh cãi về kế hoạch biến nhà thờ Hagia Sophia cổ xưa của Istanbul thành một đền thờ Hồi Giáo.
“Chúng tôi là một Giáo Hội bị tước đoạt tình trạng pháp lý, vì vậy chúng tôi không thể đưa ra bất cứ phản kháng nào về các vấn đề nội bộ của nước này, ” Hội Đồng Giám Mục Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một tuyên bố gửi đến Catholic News Service.
“Mặc dù chúng tôi muốn Hagia Sophia giữ lại tính cách một bảo tàng viện của nó, không đến lượt chúng tôi can thiệp. Thậm chí đưa ra ý kiến cũng là điều nguy hiểm.” Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy tình trạng tự do tôn giáo tồi tệ tại quốc gia này.
Source:Crux