Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:10 12/07/2016
72. LẠI BỘC TRỰC NỮA RỒI.
Tống Tế đi thi nhiều lần mà vẫn không trúng tuyển, cho nên có những cử chỉ hành động khiến cho người ta rất buồn cười.
Có một lần đi thi thơ phú, anh ta không theo luật gieo vần quy định để gieo vần, sau khi thi xong, giậm chân đấm ngực thở dài nói:
- “Tống Ngũ lại bộc trực tùy ý nữa rồi !”
Do đó mà nổi tiếng.
Về sau, lễ bộ đăng báo theo thứ tự mà chọn, Đường Đức Tôn liền hỏi trước:
- “Lần này Tống Ngũ tránh được bộc trực tùy ý rồi sao ?”
(Sứ bộ Đường quốc)
Suy tư 72:
Cuộc đời là một trường thi không định kỳ hạn, mỗi giây mỗi phút đều có vinh và có nhục, có tiếng khóc và có nụ cười, có hy vọng và có thất vọng, nhưng mọi người ai cũng có giới hạn của mình.
Cuộc đời là một thao trường mà mọi người phải chạy, nhưng chỉ có một phần thưởng cho người đến đích trước, như thế không có nghĩa là chấm hết cho những người thất bại, nhưng tình thương của Thiên Chúa đã biểu lộ ra rất rõ ràng trên thao trường, đó là Ngài thích sự cố gắng của mọi người, cố gắng vươn lên.
Cuộc đời là một thao trường, đời sống tâm linh của mỗi người cũng là một thao trường, nhưng trên trường đua của đời sống tâm linh, thì Thiên Chúa vẫn luôn luôn nhìn thấy bên trong tâm hồn của người thất bại là sự cố gắng vươn lên liên tục của họ.
Thiên Chúa yêu thích sự cố gắng của chúng ta, đó là một tin vui và một hy vọng cho nhân loại là những người tội lỗi.
Khi thất vọng là chúng ta có nguy cơ đánh mất phần thưởng đời đời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tống Tế đi thi nhiều lần mà vẫn không trúng tuyển, cho nên có những cử chỉ hành động khiến cho người ta rất buồn cười.
Có một lần đi thi thơ phú, anh ta không theo luật gieo vần quy định để gieo vần, sau khi thi xong, giậm chân đấm ngực thở dài nói:
- “Tống Ngũ lại bộc trực tùy ý nữa rồi !”
Do đó mà nổi tiếng.
Về sau, lễ bộ đăng báo theo thứ tự mà chọn, Đường Đức Tôn liền hỏi trước:
- “Lần này Tống Ngũ tránh được bộc trực tùy ý rồi sao ?”
(Sứ bộ Đường quốc)
Suy tư 72:
Cuộc đời là một trường thi không định kỳ hạn, mỗi giây mỗi phút đều có vinh và có nhục, có tiếng khóc và có nụ cười, có hy vọng và có thất vọng, nhưng mọi người ai cũng có giới hạn của mình.
Cuộc đời là một thao trường mà mọi người phải chạy, nhưng chỉ có một phần thưởng cho người đến đích trước, như thế không có nghĩa là chấm hết cho những người thất bại, nhưng tình thương của Thiên Chúa đã biểu lộ ra rất rõ ràng trên thao trường, đó là Ngài thích sự cố gắng của mọi người, cố gắng vươn lên.
Cuộc đời là một thao trường, đời sống tâm linh của mỗi người cũng là một thao trường, nhưng trên trường đua của đời sống tâm linh, thì Thiên Chúa vẫn luôn luôn nhìn thấy bên trong tâm hồn của người thất bại là sự cố gắng vươn lên liên tục của họ.
Thiên Chúa yêu thích sự cố gắng của chúng ta, đó là một tin vui và một hy vọng cho nhân loại là những người tội lỗi.
Khi thất vọng là chúng ta có nguy cơ đánh mất phần thưởng đời đời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:12 12/07/2016
4. Lúc nào con người không nhìn thấy kim chỉ nam là vâng lời, thì lập tức bị thất lạc khô héo trên đường, và cũng mất đi ân sủng là nước hằng sống.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Cần kết hợp giữa hoạt động và cầu nguyện
Lm. Anthony Trung Thành
21:43 12/07/2016
Suy Niệm Chúa Nhật XVI THƯỜNG NIÊN C
Cần Kết Hợp Giữa Hoạt Động Và Cầu Nguyện
Trong thực hành đạo hằng ngày, chúng ta có thể thấy ba thái độ sau đây nơi các kitô hữu: thái độ thứ nhất, là những người chỉ cầu nguyện chứ không hoạt động hay ít hoạt động; thái độ thứ hai, là những người chỉ hoạt động chứ không cầu nguyện hay ít cầu nguyện; thái độ thứ ba, là những người biết nối kết cả cầu nguyện và hoạt động.
1. Thái độ duy cầu nguyện
Mới đây có một người đàn ông phàn nàn với tôi về người vợ của mình, ông nói: “Thưa cha, xin cha giúp con với, vợ của con đạo đức quá.” Nghe ông ta nói vậy, tôi cảm thấy hơi lạ và nghĩ bụng rằng: Vợ đạo đức thì tốt chứ sao lại phàn nàn? Ông ta trình bày tiếp: “vợ con ăn rồi chỉ lo đọc kinh, lần chuỗi…Bà ấy đọc kinh trong gia đình chưa đủ còn tham gia đọc kinh ở nhà thờ, tại các nhóm và các hội đoàn khác nữa: nhóm lòng thương xót, nhóm cầu nguyện, hội Mân Côi, hội Lêgiô, gia đình Thánh Tâm, dòng Phan Sinh tại thế…Hầu như thời gian trong ngày bà ấy dành hết cho việc đọc kinh cầu nguyện. Chính vì vậy, bà ấy bỏ bê công việc nội trợ, không lo giáo dục con cái. Con góp ý nhiều lần mà bà ấy không nghe. Cho nên, hai bên thường to tiếng với nhau.”
Người đàn bà trong câu chuyện trên đây là đại hiện cho những người có thái độ duy cầu nguyện. Bà chỉ dành thời gian để cầu nguyện mà thôi, trong khi đó bỏ bê các bổn phận quan trọng khác. Đây là thái độ không chỉ bị chồng lên án mà chắc chắc không có ai đồng tình. Cầu nguyện là tốt, nhưng duy cầu nguyện để rồi bỏ bê công việc bổn phận thì không tốt chút nào. Những ai đang sống trong thái độ trên cần phải sắp xếp lại để có thời gian chu toàn các bổn phận khác của gia đình và xã hội.
Vì thế, các bậc cha mẹ cần sắp xếp các giờ kinh nguyện trong gia đình thật phù hợp, làm sao thật ngắn gọn để mọi thành viên trong gia đình có thể tham gia đầy đủ. Các hội đoàn, các tổ liên gia cũng cần cố gắng sắp xếp thời gian đọc kinh và sinh hoạt hợp lý, vừa phải.
Tôi cũng luôn cố gắng sắp xếp các giờ kinh lễ ở nhà thờ cho phù hợp với công ăn việc làm của anh chị em: mùa đông, mùa hè, mùa các em đi học, mùa gặt, cấy cày... Thánh lễ ngày thường tôi cố gắng rút gọn trong vòng khoảng 35-40 phút. Thánh lễ Chúa Nhật và các ngày lễ trọng trong vòng khoảng 50-60 phút. Giờ kinh và giờ chầu buổi tối trong vòng từ 30-40 phút. Ngoài ra, các cuộc họp, các buổi sinh hoạt khác của hội đồng mục vụ giáo xứ, các giáo họ cần đúng giờ, đúng trọng tâm của chương trình đề ra, không kéo lê thời gian ảnh hưởng đến công việc của mọi người.
2. Thái độ duy hoạt động
Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy, khi Chúa Giêsu tới nhà thăm, cô Martha lo lắng soạn sửa nấu nướng để chuẩn bị bữa ăn cho Ngài và các môn đệ. Thực ra, việc Martha lo lắng soạn sửa để đón tiếp Chúa là điều hợp tình hợp lý. Vì việc làm đó nói lên tinh thần hiếu khách của cô. Người Việt Nam chúng ta thường hay nói: “Khách đến nhà không gà thì vịt.”
Bài đọc I hôm nay cũng ca ngợi lòng hiếu khách của ông Abraham. Khi thấy ba người khách lạ đang đứng ở ngoài lều. Abraham đã vội vàng mời họ vào nhà và tiếp đãi một cách rất nồng hậu: lấy nước cho họ rửa chân, lấy bột làm bánh, bắt con bê béo tốt làm thịt đãi khách. Ông không ngờ đây là ba vị sứ giả của Thiên Chúa. Đáp lại lòng hiếu khách và quảng đại của Abraham, ba vị sứ giả đã loan báo cho ông: Thiên Chúa sẽ ban cho ông một đứa con trai đầu lòng mà ông hằng mơ ước, mặc dầu hai ông bà đều già quá tuổi sinh con. (x. St 18, 1-10a)
Như vậy, việc Martha lo lắng soạn sửa bữa ăn cho Chúa Giêsu và các môn đệ không phải là xấu, mà đó là việc làm của lòng hiếu khách. Nhưng Thánh Luca kể, Martha thấy Maria ngồi bên Đức Giêsu, thì cô liền nói với Ngài rằng: "Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với" (Lc 10,40). Khi nói lên những lời này, nơi Martha có thể có hai thái độ: thái độ thứ nhất, cô muốn khoe với Chúa về công việc chuẩn bị bữa ăn của mình. Thái độ thứ hai, cô ghen tỵ với Maria, vì Maria không chịu giúp cô mà chỉ ngồi bên chân Chúa. Vì vậy, Chúa Giêsu sửa dạy Martha một cách khôn khéo rằng: "Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất" (Lc 10, 41- 42). Đức Giêsu không phủ nhận công việc phục vụ của Martha, nhưng Ngài muốn Martha hiểu rằng: khi phục vụ, cần phải có lòng yêu mến và sự khiêm tốn. Mặt khác, cần phải dành thời gian ở bên Chúa, nói chuyện với Chúa, nghĩa là phải kết hợp giữa hoạt động và cầu nguyện. Ngoài ra, khi cần phải chọn lựa giữa hoạt động và cầu nguyện thì phải ưu tiên việc cầu nguyện hơn. Phục vụ là tốt, nhưng cầu nguyện thì tốt hơn: “Maria đã chọn phần tốt nhất”(Lc 10,42).
Đôi khi trong cuộc sống, nhiều người trong chúng ta cũng giống như cô Martha, dễ vướng vào thái độ duy hoạt động. Họ chỉ lo hoạt động chứ không bao giờ cầu nguyện. Họ làm việc tất bật hằng ngày đến nỗi không còn thời gian để đi tham dự các giờ kinh lễ ở nhà thờ, không có thời gian để cầu nguyện chung với nhau trong gia đình hay cầu nguyện riêng. Nếu có cầu nguyện thì cũng cầu nguyện một cách sơ sài, chiếu lệ. Nhưng khi có một chút thành công thì họ muốn cho bề trên biết, nhằm khoe khoang tài năng của mình. Thậm chí, họ dựa vào thành công đó để phê phán, chỉ trích và coi thường người khác. Chúng ta cần tránh thái độ duy hoạt động.
3. Cần kết hợp giữa hoạt động và cầu nguyện
Con người cần lao động để có của nuôi sống phần xác. Học sinh cần phải học hành để biết đọc biết viết và để hiểu biết những kiến thức cần cho cuộc sống. Người cha người chồng cần phải lao động để có của nuôi sống gia đình. Người mẹ, người vợ cần phải lo công việc nội trợ gia đình. Người kitô hữu cần hoạt động để loan báo Tin mừng. Để nuôi sống phần hồn, người kitô hữu cần phải cầu nguyện, suy gẫm Lời Chúa, lãnh nhận các Bí tích…
Nhưng người kitô hữu không chỉ dành thời gian riêng để cầu nguyện, làm việc thờ phượng Chúa hay lao động chân tay mà còn cần phải tập thói quen vừa làm việc vừa cầu nguyện. Có một thanh niên hỏi một linh mục: “Thưa cha, con có thể hút thuốc khi cầu nguyện không?”. Vị linh mục trả lời rằng: “không được, nhưng con có thể cầu nguyện khi hút thuốc”. Thật vậy, khi cầu nguyện, đọc kinh, xem lễ không cho phép chúng ta chia lòng chia trí vào các việc khác, nhưng khi chúng ta làm bất cứ việc gì chúng ta cũng có thể cầu nguyện. Học sinh có thể cầu nguyện khi đang học bài. Các bà mẹ có thể cầu nguyện khi đang làm việc nội trợ, buôn bán, đi chợ. Các ông có thể cầu nguyện khi đang xây nhà, cày cấy ngoài đồng ruộng. Nghĩa là, chúng ta có thể cầu nguyện trong mọi nơi và mọi lúc. Thánh Gioan Kim Khẩu nói : “Bạn có thể cầu nguyện thường xuyên và sốt sắng khi đang ở ngoài chợ hay đi dạo một mình, khi đang mua bán ở cửa hàng hay đang làm bếp.”
Cầu nguyện thì tốt và hoạt động cũng không phải là xấu. Nhưng nếu duy cầu nguyện hay duy hoạt động, cả hai cách đó đều khiếm khuyết. Chúa muốn chúng ta có cả tinh thần của Martha và Maria. Vì vậy, cách tốt nhất là kết hợp giữa hoạt động và cầu nguyện.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết sắp xếp thời gian trong ngày hợp lý để có giờ làm việc và giờ cầu nguyện. Đặc biệt, xin cho chúng con luôn biết kết hợp với Chúa trong mọi công việc hằng ngày. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Cần Kết Hợp Giữa Hoạt Động Và Cầu Nguyện
Trong thực hành đạo hằng ngày, chúng ta có thể thấy ba thái độ sau đây nơi các kitô hữu: thái độ thứ nhất, là những người chỉ cầu nguyện chứ không hoạt động hay ít hoạt động; thái độ thứ hai, là những người chỉ hoạt động chứ không cầu nguyện hay ít cầu nguyện; thái độ thứ ba, là những người biết nối kết cả cầu nguyện và hoạt động.
1. Thái độ duy cầu nguyện
Mới đây có một người đàn ông phàn nàn với tôi về người vợ của mình, ông nói: “Thưa cha, xin cha giúp con với, vợ của con đạo đức quá.” Nghe ông ta nói vậy, tôi cảm thấy hơi lạ và nghĩ bụng rằng: Vợ đạo đức thì tốt chứ sao lại phàn nàn? Ông ta trình bày tiếp: “vợ con ăn rồi chỉ lo đọc kinh, lần chuỗi…Bà ấy đọc kinh trong gia đình chưa đủ còn tham gia đọc kinh ở nhà thờ, tại các nhóm và các hội đoàn khác nữa: nhóm lòng thương xót, nhóm cầu nguyện, hội Mân Côi, hội Lêgiô, gia đình Thánh Tâm, dòng Phan Sinh tại thế…Hầu như thời gian trong ngày bà ấy dành hết cho việc đọc kinh cầu nguyện. Chính vì vậy, bà ấy bỏ bê công việc nội trợ, không lo giáo dục con cái. Con góp ý nhiều lần mà bà ấy không nghe. Cho nên, hai bên thường to tiếng với nhau.”
Người đàn bà trong câu chuyện trên đây là đại hiện cho những người có thái độ duy cầu nguyện. Bà chỉ dành thời gian để cầu nguyện mà thôi, trong khi đó bỏ bê các bổn phận quan trọng khác. Đây là thái độ không chỉ bị chồng lên án mà chắc chắc không có ai đồng tình. Cầu nguyện là tốt, nhưng duy cầu nguyện để rồi bỏ bê công việc bổn phận thì không tốt chút nào. Những ai đang sống trong thái độ trên cần phải sắp xếp lại để có thời gian chu toàn các bổn phận khác của gia đình và xã hội.
Vì thế, các bậc cha mẹ cần sắp xếp các giờ kinh nguyện trong gia đình thật phù hợp, làm sao thật ngắn gọn để mọi thành viên trong gia đình có thể tham gia đầy đủ. Các hội đoàn, các tổ liên gia cũng cần cố gắng sắp xếp thời gian đọc kinh và sinh hoạt hợp lý, vừa phải.
Tôi cũng luôn cố gắng sắp xếp các giờ kinh lễ ở nhà thờ cho phù hợp với công ăn việc làm của anh chị em: mùa đông, mùa hè, mùa các em đi học, mùa gặt, cấy cày... Thánh lễ ngày thường tôi cố gắng rút gọn trong vòng khoảng 35-40 phút. Thánh lễ Chúa Nhật và các ngày lễ trọng trong vòng khoảng 50-60 phút. Giờ kinh và giờ chầu buổi tối trong vòng từ 30-40 phút. Ngoài ra, các cuộc họp, các buổi sinh hoạt khác của hội đồng mục vụ giáo xứ, các giáo họ cần đúng giờ, đúng trọng tâm của chương trình đề ra, không kéo lê thời gian ảnh hưởng đến công việc của mọi người.
2. Thái độ duy hoạt động
Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy, khi Chúa Giêsu tới nhà thăm, cô Martha lo lắng soạn sửa nấu nướng để chuẩn bị bữa ăn cho Ngài và các môn đệ. Thực ra, việc Martha lo lắng soạn sửa để đón tiếp Chúa là điều hợp tình hợp lý. Vì việc làm đó nói lên tinh thần hiếu khách của cô. Người Việt Nam chúng ta thường hay nói: “Khách đến nhà không gà thì vịt.”
Bài đọc I hôm nay cũng ca ngợi lòng hiếu khách của ông Abraham. Khi thấy ba người khách lạ đang đứng ở ngoài lều. Abraham đã vội vàng mời họ vào nhà và tiếp đãi một cách rất nồng hậu: lấy nước cho họ rửa chân, lấy bột làm bánh, bắt con bê béo tốt làm thịt đãi khách. Ông không ngờ đây là ba vị sứ giả của Thiên Chúa. Đáp lại lòng hiếu khách và quảng đại của Abraham, ba vị sứ giả đã loan báo cho ông: Thiên Chúa sẽ ban cho ông một đứa con trai đầu lòng mà ông hằng mơ ước, mặc dầu hai ông bà đều già quá tuổi sinh con. (x. St 18, 1-10a)
Như vậy, việc Martha lo lắng soạn sửa bữa ăn cho Chúa Giêsu và các môn đệ không phải là xấu, mà đó là việc làm của lòng hiếu khách. Nhưng Thánh Luca kể, Martha thấy Maria ngồi bên Đức Giêsu, thì cô liền nói với Ngài rằng: "Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với" (Lc 10,40). Khi nói lên những lời này, nơi Martha có thể có hai thái độ: thái độ thứ nhất, cô muốn khoe với Chúa về công việc chuẩn bị bữa ăn của mình. Thái độ thứ hai, cô ghen tỵ với Maria, vì Maria không chịu giúp cô mà chỉ ngồi bên chân Chúa. Vì vậy, Chúa Giêsu sửa dạy Martha một cách khôn khéo rằng: "Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất" (Lc 10, 41- 42). Đức Giêsu không phủ nhận công việc phục vụ của Martha, nhưng Ngài muốn Martha hiểu rằng: khi phục vụ, cần phải có lòng yêu mến và sự khiêm tốn. Mặt khác, cần phải dành thời gian ở bên Chúa, nói chuyện với Chúa, nghĩa là phải kết hợp giữa hoạt động và cầu nguyện. Ngoài ra, khi cần phải chọn lựa giữa hoạt động và cầu nguyện thì phải ưu tiên việc cầu nguyện hơn. Phục vụ là tốt, nhưng cầu nguyện thì tốt hơn: “Maria đã chọn phần tốt nhất”(Lc 10,42).
Đôi khi trong cuộc sống, nhiều người trong chúng ta cũng giống như cô Martha, dễ vướng vào thái độ duy hoạt động. Họ chỉ lo hoạt động chứ không bao giờ cầu nguyện. Họ làm việc tất bật hằng ngày đến nỗi không còn thời gian để đi tham dự các giờ kinh lễ ở nhà thờ, không có thời gian để cầu nguyện chung với nhau trong gia đình hay cầu nguyện riêng. Nếu có cầu nguyện thì cũng cầu nguyện một cách sơ sài, chiếu lệ. Nhưng khi có một chút thành công thì họ muốn cho bề trên biết, nhằm khoe khoang tài năng của mình. Thậm chí, họ dựa vào thành công đó để phê phán, chỉ trích và coi thường người khác. Chúng ta cần tránh thái độ duy hoạt động.
3. Cần kết hợp giữa hoạt động và cầu nguyện
Con người cần lao động để có của nuôi sống phần xác. Học sinh cần phải học hành để biết đọc biết viết và để hiểu biết những kiến thức cần cho cuộc sống. Người cha người chồng cần phải lao động để có của nuôi sống gia đình. Người mẹ, người vợ cần phải lo công việc nội trợ gia đình. Người kitô hữu cần hoạt động để loan báo Tin mừng. Để nuôi sống phần hồn, người kitô hữu cần phải cầu nguyện, suy gẫm Lời Chúa, lãnh nhận các Bí tích…
Nhưng người kitô hữu không chỉ dành thời gian riêng để cầu nguyện, làm việc thờ phượng Chúa hay lao động chân tay mà còn cần phải tập thói quen vừa làm việc vừa cầu nguyện. Có một thanh niên hỏi một linh mục: “Thưa cha, con có thể hút thuốc khi cầu nguyện không?”. Vị linh mục trả lời rằng: “không được, nhưng con có thể cầu nguyện khi hút thuốc”. Thật vậy, khi cầu nguyện, đọc kinh, xem lễ không cho phép chúng ta chia lòng chia trí vào các việc khác, nhưng khi chúng ta làm bất cứ việc gì chúng ta cũng có thể cầu nguyện. Học sinh có thể cầu nguyện khi đang học bài. Các bà mẹ có thể cầu nguyện khi đang làm việc nội trợ, buôn bán, đi chợ. Các ông có thể cầu nguyện khi đang xây nhà, cày cấy ngoài đồng ruộng. Nghĩa là, chúng ta có thể cầu nguyện trong mọi nơi và mọi lúc. Thánh Gioan Kim Khẩu nói : “Bạn có thể cầu nguyện thường xuyên và sốt sắng khi đang ở ngoài chợ hay đi dạo một mình, khi đang mua bán ở cửa hàng hay đang làm bếp.”
Cầu nguyện thì tốt và hoạt động cũng không phải là xấu. Nhưng nếu duy cầu nguyện hay duy hoạt động, cả hai cách đó đều khiếm khuyết. Chúa muốn chúng ta có cả tinh thần của Martha và Maria. Vì vậy, cách tốt nhất là kết hợp giữa hoạt động và cầu nguyện.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết sắp xếp thời gian trong ngày hợp lý để có giờ làm việc và giờ cầu nguyện. Đặc biệt, xin cho chúng con luôn biết kết hợp với Chúa trong mọi công việc hằng ngày. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân phát ngôn viên Tòa Thánh
Đặng Tự Do
12:40 12/07/2016
Cha Federico Lombardi |
Ông Greg Burke |
Đức Thánh Cha tiếp ông Greg Burke, bà Paloma Ovejero và Đức Ông Dario Vigano |
Tân giám đốc Phòng Báo Chí Toà Thánh sẽ bắt đầu công việc bắt đầu từ tháng 8 tới đây. Cha Lombardi năm nay 74 tuổi sẽ còn tháp tùng ĐTC trong chuyến đi Ba Lan nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ vào cuối tháng 7 này. Từ tháng 9 ngài sẽ làm việc trong Tổng tu nghị của Dòng Tên.
Cha Federico Lombardi nổi bật với tính khiêm tốn và khả năng ứng phó thông minh, linh hoạt và bặt thiệp trong nhiều tình huống rất khó khăn.
Mặc dù có rất nhiều vị trí tại Vatican thực sự thực thi quyền lực trên thực tế, nhưng rất ít các nhân vật trong giáo triều Rôma được công chúng biết đến cho bằng phát ngôn viên Tòa Thánh. Trong suốt triều đại Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, và các giai đoạn đầu triều đại Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cha Lombardi được trích dẫn nhiều nhất khi người ta đề cập đến Giáo Hội Công Giáo. Vì thế, ngài đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhận thức chung về Giáo Hội Công Giáo.
Năm 2013, tập đoàn Allianz, công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia của Đức, hoạt động tại hơn 70 quốc gia và có hơn 78 triệu khách hàng trên toàn thế giới, đã quyết định trao giải “Nhân vật Truyền thông của năm” năm 2013 cho cha Lombardi.
Trong các lý do trao giải, tập đoàn Allianz nói rằng cha Lombardi “tiêu biểu cho chiếc chìa khóa để hiểu và giải thích Tòa Thánh với kinh nghiệm và sự tinh tế tuyệt vời, mà không tìm cách làm cho mình trở thành nhân vật chính”. Bản văn trao giải cũng cho biết thêm, Giám đốc Phòng Báo chí đã luôn “phục vụ truyền thông từ cả hai phía: người sở hữu thông tin cũng như người tìm kiếm thông tin”.
Một năm sau đó, Cha Lombardi lại được Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha trao giải “Bravo”. Giải “Bravo” là giải thưởng hàng năm cuả Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha nhằm vinh danh những người làm công tác truyền thông đã có những đóng góp to lớn cho phẩm giá của con người, quyền con người, và các giá trị Tin Mừng.
Ông Greg Burke, năm nay 56 tuổi, từng làm việc cho UPI, Reuters, National Catholic Register, tạp chí TIME, và Fox News trước khi trở thành cố vấn truyền thông cho Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vào năm 2012. Ông là một thành viên giáo dân sống độc thân của phong trào Opus Dei, và đã giữ chức vụ Phó giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh kể từ ngày 01 tháng 2 năm nay.
Người tiền nhiệm của cha Lombardi, là tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls, là giám đốc phòng Báo chí Tòa Thánh từ 1984-2006 và là cũng một thành viên sống độc thân của Opus Dei.
Sáng thứ Hai 11 tháng Bẩy, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cũng công bố rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một nữ giáo dân Tây Ban Nha, là bà Paloma García Ovejero, 41 tuổi, làm phó giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh. Kể từ năm 1998, bà Paloma García Ovejero đã làm việc cho Cadena COPE, là mạng vô tuyến truyền hình lớn thứ hai của Tây Ban Nha, và từ năm 2012 bà là phóng viên của đài tại Italia và Quốc gia thành phố Vatican. Bà thông thạo các thứ tiếng Tây Ban Nha, Anh, Ý và Tầu.
Cha Federico Lombardi sinh ngày 20 tháng 8 năm 1942 tại Saluzzo, Italia. Ngài là một nhà thần học và triết học. Bên cạnh đó vị linh mục Dòng Tên này cũng là một nhà toán học. Ngài đã làm việc cho các phương tiện truyền thông hơn 30 năm qua.
Ngày 11 Tháng Bảy năm 2006, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã bổ nhiệm ngài làm giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh, thay thế cho tiến sĩ Joaquin Navarro – Valls, là người đã giữ chức vụ này liên tục trong 22 năm.
Từ năm 1991, ngài đã được bổ nhiệm làm giám đốc chương trình của Radio Vatican, sau đó được bổ nhiệm làm Giám Đốc Truyền Hình Vatican vào năm 2001, và Tổng Giám Đốc Radio Vatican năm 2005.
Nét nổi bật của ngài là tính khiêm tốn và khả năng ứng phó linh hoạt và bặt thiệp.
Trong lần ra mắt đầu tiên với báo chí, cha Lombardi nói ngài sẽ không phải là một “phát ngôn viên” của Đức Giáo Hoàng
Ngài nói: “Tôi không nghĩ rằng vai trò của tôi là để giải thích ý tưởng của Đức Giáo Hoàng hoặc giải thích những điều mà ngài đã phát biểu một cách hết sức rõ ràng và phong phú.”
Bên cạnh tiếng Ý là tiếng mẹ đẻ của mình, cha Lombardi nói thông thạo các ngôn ngữ Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Đức Hồng Y Vincent Nichols không khích lệ các linh mục cử hành thánh lễ trong tư thế ad orientem
Đặng Tự Do
03:39 12/07/2016
Đức Hồng Y Vincent Nichols |
Thông điệp này được gởi cho hàng giáo sĩ thuộc tổng giáo phận Westminster chỉ vài ngày sau khi người đứng đầu về phụng vụ của Vatican là Đức Hồng Y Robert Sarah mời gọi các linh mục cử hành Thánh Lễ quay về hướng đông từ Mùa Vọng trở đi.
Đức Hồng Y Sarah đã thuyết trình tại hội thảo về Phụng Vụ Thánh tại London.
Sau lời kêu gọi của Đức Hồng Y Robert Sarah, Đức Hồng Y Nichols viết cho các linh mục nhắc nhở họ rằng “Quy Chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma, đã được phê chuẩn bởi thẩm quyền cao nhất trong Giáo Hội, khẳng định nơi đoạn số 229 rằng ‘bàn thờ cần phải được xây cách tường, sao cho có thể đi vòng quanh bàn thờ dễ dàng và rằng Thánh Lễ có thể được cử hành ở đó quay mặt về phía cộng đoàn, bất cứ khi nào có thể. Hơn nữa, bàn thờ cần phải được đặt ở vị trí trung tâm thật sự mà toàn thể cộng đoàn tín hữu hướng về một cách tự nhiên. Bàn thờ thường là cố định và được thánh hiến.”
Trong khi ghi nhận rằng Bộ Phụng Tự đã xác nhận vào năm 2009 rằng hướng dẫn này vẫn cho phép Thánh Lễ được cử hành quay về hướng đông, Đức Hồng Y viết: “Nhưng bộ cũng ‘tái khẳng định rằng vị trí hướng về cộng đoàn xem ra là thuận tiện hơn xét vì việc đối đáp trở nên dễ dàng hơn’. Do đó, những mong đợi được thể hiện ở đoạn 229 Quy Chế Tổng Quát vẫn có hiệu lực bất cứ khi nào Hình Thức Thông Thường của Thánh Lễ được cử hành”.
Đức Hồng Y Nichols nói rằng Thánh Lễ không phải là thời điểm để các linh mục “thể hiện sự ưa thích hay ý riêng của mình”, và “như đoạn cuối của Quy Chế Tổng Quát cũng nói rất rõ là ‘Sách Lễ Rôma, dù cho có sự đa dạng về ngôn ngữ và với một số khác biệt về tập quán, cần phải được bảo vệ như là một khí cụ và một dấu chỉ nổi bật về sự toàn vẹn và hiệp nhất của Nghi Lễ Rôma’ (399)”.
Sau cuộc hội thảo về Phụng Vụ Thánh vào tuần trước, Đức Hồng Y Sarah đã có một cuộc viếng thăm cá nhân Đức Hồng Y Vincent Nichols.
Trong khi đó, Cha Antonio Spadaro, một cố vấn của Đức Giáo Hoàng và là biên tập viên của một tạp chí có tầm ảnh hưởng là tờ La Civiltà Cattolica cũng đã bày tỏ sự ủng hộ của ngài dành cho Thánh Lễ hướng về cộng đoàn trên Twitter.
Sau khi những lời bình luận của Đức Hồng Y Sarah được loan đi rộng rãi, cha Spadaro đã tweet lại những lời trích dẫn từ Quy Chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma, như: bàn thờ cần phải được xây dựng cách tường, để có thể đi vòng quanh bàn thờ dễ dàng và rằng Thánh Lễ có thể được cử hành ở bàn thờ quay hướng về phía cộng đoàn” và “linh mục, quay về phía cộng đoàn giang tay ra và rồi chắp tay lại, mời gọi toàn thể cộng đoàn cùng cầu nguyện”.
Trò chơi điện tử Pókemon Go là cơ hội thu hút người ta đến với nhà thờ
Chân Phương
11:15 12/07/2016
Trò chơi điện tử Pókemon Go là cơ hội thu hút người ta đến với nhà thờ
“Tôi đã bắt được một con!” - Một người nào đó hét lên bên ngoài cửa sổ nhà xứ của Cha Ryan Kaup, khiến ngài tỉnh giấc lúc 00:30 sáng. Đó là bởi vì nhà thờ giáo xứ Cristo Rey của Cha Kaup (ở thành phố Lincoln, tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ) là một PokeStop.
Là một PokeStop nghĩa là gì?
Đó là một thành phần nằm trong trò chơi điện tử Pokémon Go - ứng dụng điện thoại thông minh (smartphone app.) đang ‘làm mưa làm gió’, vừa được phát hành hồi tuần trước của hãng Niantic Labs.
Với trò chơi điện tử này, người chơi sẽ đi qua khắp các khu phố trong đời sống thực để “tìm bắt các con Pókemon”. Chỉ hai ngày sau khi phát hành hồi Thứ Năm tuần trước, nó đã trở nên quá thu hút, người ta đã dành thời gian cho trò chơi này còn hơn cả việc dùng các ứng dụng phổ biến khác như Whatsapp, Snapchat và Instagram.
Khi bắt Pokémon, họ sẽ được Điểm số (points), Giải thưởng (prizes) và Cấp độ (levels), sau đó họ vào các PokeStops (Trạm Pokémon) - là những nơi được gắn thẻ địa lý (tagged locations) trong thế giới thực - để họ có thể trao đổi với nhau trong trò chơi.
Có khá nhiều PokeStop được đặt tại các nhà thờ. Từ hiện tượng này, một số linh mục và người làm công tác mục vụ giới trẻ - họ vốn thường rảo bước trên khắp các con phố để đến nhà thờ - tự hỏi: làm cách nào để chúng ta có thể khai thác sự phổ biến của trò chơi này nhằm giúp ích cho việc rao giảng Tin Mừng.
“Khi tôi thử download trò chơi này, tôi phát hiện rằng chỗ của tôi đang ở là một PokéStop”, Cha Kaup nói.
“Rồi sau Thánh Lễ, tôi có nghe một nhóm trẻ con trong giáo xứ bàn luận về trò chơi này, chúng vui mừng vì chúng đã bắt được một con thú tên là Charmanderzar trong hội trường giáo xứ. Cho nên tôi đã phải kiểm tra xem nó như thế nào”, Cha chia sẻ.
Giáo xứ của Cha Kaup tọa lạc trong một khu dân cư, cách xa lộ một đoạn, do đó, đây không phải một nơi mà mọi người thường hay lui tới. Nhưng kể từ khi có sự đột phá của trò chơi Pokémon Go này, Cha Kaup cho biết rằng ngài hay thấy có một vài chiếc xe chạy chậm đến đây, hoặc là chạy luôn vào bãi đậu xe trong chốc lát để họn “lượm” các Pokéballs (Quả trứng Pokémon).
Sau đó, Cha kể điều này với thư ký của ngài và bảo cô ấy cứ để ý xem trong những ngày tới hoặc tuần tới sẽ có nhiều xe cộ qua lại hơn nữa quanh giáo xứ khi trò chơi này được bùng nổ.
“Tôi nói với cô thư ký rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để thu hút họ và mời họ vào nhà thờ cầu nguyện”, Cha nói.
Ngài cũng tự hỏi là làm sao để có thể khiến cho PokéStop tại giáo xứ của mình trở nên hấp dẫn hơn.
“Mỗi khi chúng ta có một cuộc gặp gỡ với người khác thì đó là một cơ hội để truyền giáo. Giáo xứ Cristo Rey là một PokéStop, nên đã đưa mọi người đến cửa nhà chúng tôi, người ta sẽ không bao giờ đến nếu không phải như vậy... Nói đùa chứ, tôi đang có ý định treo một bảng hiệu bên ngoài nhà thờ viết rằng: “Đây là Pokéstop. Hãy đến và nói xin chào!”; hoặc một điều gì đó dọc theo bên đường. Có cơ hội để chúng ta có thể chia sẻ Tin Mừng chẳng tốt hay sao.”
Anh Phil, một người đang làm việc mục vụ tại Denver nói với CNA rằng anh nghĩ trò chơi này sẽ có tiềm năng trở thành cách thể hiện bản thân. Mọi người nên quan sát họ đang sử dụng nó như thế nào, và các nhà thờ nên chào đón các “Pokémon trainers” - tức là người chơi trò chơi này, theo cách gọi của họ - để trò chơi này có tác dụng thực sự, anh nói.
Một số người Công Giáo đã sử dụng trò chơi này nói rằng nó đơn giản chỉ là một công cụ tốt để gặp gỡ những người khác một cách hữu hiệu.
Allan Phan - một thầy chủng sinh thuộc Chủng viện St. Charles Borromeo - đang dạy giáo lý hè cho Totus Tuus, thầy cho biết trò chơi này đã giúp học sinh lớp giáo lý của thầy kết thân với nhau hơn và với những người mà bọn trẻ đã gặp.
"Nó có thể là một công cụ tốt để khơi mào một cuộc trò chuyện và mở ra một mối quan hệ với người khác", thầy nói.
Craig de Aragón - một giáo dân Công Giáo đang làm trợ lý giám đốc cho một nhóm các đài phát thanh ở Denver nói rằng cho dù tại một nhà thờ hay ở nơi nào khác, trò chơi này là một cơ hội tốt để mọi người nối kết với nhau.
"Tôi nghĩ rằng Pokemon Go có khả năng nối kết mọi người. Cho dù ở nhà thờ hay ở bất kỳ Pokéstop ngẫu nhiên nào, nó làm cho những người Công Giáo chúng ta có thể nối kết và tiếp cận với những người khác".
Thời gian sẽ cho biết trò chơi này thu hút được bao lâu, nhưng chưa đến lúc ấy, nếu bây giờ bạn thấy một người nào đó đang đi lang thang quanh bãi đậu xe trong giáo xứ của bạn và đang dán mắt vào chiếc điện thoại của họ, bạn cứ hỏi họ rằng “đang đi bắt Pokémon phải không?”.
Chân Phương
“Tôi đã bắt được một con!” - Một người nào đó hét lên bên ngoài cửa sổ nhà xứ của Cha Ryan Kaup, khiến ngài tỉnh giấc lúc 00:30 sáng. Đó là bởi vì nhà thờ giáo xứ Cristo Rey của Cha Kaup (ở thành phố Lincoln, tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ) là một PokeStop.
Là một PokeStop nghĩa là gì?
Đó là một thành phần nằm trong trò chơi điện tử Pokémon Go - ứng dụng điện thoại thông minh (smartphone app.) đang ‘làm mưa làm gió’, vừa được phát hành hồi tuần trước của hãng Niantic Labs.
Với trò chơi điện tử này, người chơi sẽ đi qua khắp các khu phố trong đời sống thực để “tìm bắt các con Pókemon”. Chỉ hai ngày sau khi phát hành hồi Thứ Năm tuần trước, nó đã trở nên quá thu hút, người ta đã dành thời gian cho trò chơi này còn hơn cả việc dùng các ứng dụng phổ biến khác như Whatsapp, Snapchat và Instagram.
Khi bắt Pokémon, họ sẽ được Điểm số (points), Giải thưởng (prizes) và Cấp độ (levels), sau đó họ vào các PokeStops (Trạm Pokémon) - là những nơi được gắn thẻ địa lý (tagged locations) trong thế giới thực - để họ có thể trao đổi với nhau trong trò chơi.
Có khá nhiều PokeStop được đặt tại các nhà thờ. Từ hiện tượng này, một số linh mục và người làm công tác mục vụ giới trẻ - họ vốn thường rảo bước trên khắp các con phố để đến nhà thờ - tự hỏi: làm cách nào để chúng ta có thể khai thác sự phổ biến của trò chơi này nhằm giúp ích cho việc rao giảng Tin Mừng.
“Khi tôi thử download trò chơi này, tôi phát hiện rằng chỗ của tôi đang ở là một PokéStop”, Cha Kaup nói.
“Rồi sau Thánh Lễ, tôi có nghe một nhóm trẻ con trong giáo xứ bàn luận về trò chơi này, chúng vui mừng vì chúng đã bắt được một con thú tên là Charmanderzar trong hội trường giáo xứ. Cho nên tôi đã phải kiểm tra xem nó như thế nào”, Cha chia sẻ.
Giáo xứ của Cha Kaup tọa lạc trong một khu dân cư, cách xa lộ một đoạn, do đó, đây không phải một nơi mà mọi người thường hay lui tới. Nhưng kể từ khi có sự đột phá của trò chơi Pokémon Go này, Cha Kaup cho biết rằng ngài hay thấy có một vài chiếc xe chạy chậm đến đây, hoặc là chạy luôn vào bãi đậu xe trong chốc lát để họn “lượm” các Pokéballs (Quả trứng Pokémon).
Sau đó, Cha kể điều này với thư ký của ngài và bảo cô ấy cứ để ý xem trong những ngày tới hoặc tuần tới sẽ có nhiều xe cộ qua lại hơn nữa quanh giáo xứ khi trò chơi này được bùng nổ.
“Tôi nói với cô thư ký rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để thu hút họ và mời họ vào nhà thờ cầu nguyện”, Cha nói.
Ngài cũng tự hỏi là làm sao để có thể khiến cho PokéStop tại giáo xứ của mình trở nên hấp dẫn hơn.
“Mỗi khi chúng ta có một cuộc gặp gỡ với người khác thì đó là một cơ hội để truyền giáo. Giáo xứ Cristo Rey là một PokéStop, nên đã đưa mọi người đến cửa nhà chúng tôi, người ta sẽ không bao giờ đến nếu không phải như vậy... Nói đùa chứ, tôi đang có ý định treo một bảng hiệu bên ngoài nhà thờ viết rằng: “Đây là Pokéstop. Hãy đến và nói xin chào!”; hoặc một điều gì đó dọc theo bên đường. Có cơ hội để chúng ta có thể chia sẻ Tin Mừng chẳng tốt hay sao.”
Anh Phil, một người đang làm việc mục vụ tại Denver nói với CNA rằng anh nghĩ trò chơi này sẽ có tiềm năng trở thành cách thể hiện bản thân. Mọi người nên quan sát họ đang sử dụng nó như thế nào, và các nhà thờ nên chào đón các “Pokémon trainers” - tức là người chơi trò chơi này, theo cách gọi của họ - để trò chơi này có tác dụng thực sự, anh nói.
Một số người Công Giáo đã sử dụng trò chơi này nói rằng nó đơn giản chỉ là một công cụ tốt để gặp gỡ những người khác một cách hữu hiệu.
Allan Phan - một thầy chủng sinh thuộc Chủng viện St. Charles Borromeo - đang dạy giáo lý hè cho Totus Tuus, thầy cho biết trò chơi này đã giúp học sinh lớp giáo lý của thầy kết thân với nhau hơn và với những người mà bọn trẻ đã gặp.
"Nó có thể là một công cụ tốt để khơi mào một cuộc trò chuyện và mở ra một mối quan hệ với người khác", thầy nói.
Craig de Aragón - một giáo dân Công Giáo đang làm trợ lý giám đốc cho một nhóm các đài phát thanh ở Denver nói rằng cho dù tại một nhà thờ hay ở nơi nào khác, trò chơi này là một cơ hội tốt để mọi người nối kết với nhau.
"Tôi nghĩ rằng Pokemon Go có khả năng nối kết mọi người. Cho dù ở nhà thờ hay ở bất kỳ Pokéstop ngẫu nhiên nào, nó làm cho những người Công Giáo chúng ta có thể nối kết và tiếp cận với những người khác".
Thời gian sẽ cho biết trò chơi này thu hút được bao lâu, nhưng chưa đến lúc ấy, nếu bây giờ bạn thấy một người nào đó đang đi lang thang quanh bãi đậu xe trong giáo xứ của bạn và đang dán mắt vào chiếc điện thoại của họ, bạn cứ hỏi họ rằng “đang đi bắt Pokémon phải không?”.
Chân Phương
Chị Lucia Fatima đã tiên báo 'trận chiến sau cùng' của Chúa với Satan là về lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Chân Phương
11:20 12/07/2016
Chị Lucia Fatima đã tiên báo 'trận chiến sau cùng' của Chúa với Satan là về lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Chị Lucia dos Santos - một trong ba trẻ nhỏ đã thị kiến các cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Fatima - qua đời vào năm 2005. Nhưng trước khi về với Chúa, Chị tiên báo rằng 'trận chiến sau cùng' giữa Chúa Kitô và Satan sẽ là trận chiến trên lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Theo đó, Đức Hồng Y Carlo Caffarra nói rằng ngài đã nhận được một lá thư trình bày tiên báo này khi ngài đang là Tổng giám mục của Tổng giáo phận Bologna bên Ý.
Lá thư này được cho là của Chị Lucia, gửi đi trong triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II. Gần đây, tuần san Desde la Fe (Từ Đức Tin) của Tổng Giáo Phận Mexico đã bắt đầu quan tâm lại lá thư này, trong bối cảnh mà Tổng thống Enrqiue Pena Nieto vừa tạo ra các cuộc tranh luận khi ông tuyên bố ý định ủng hộ hôn nhân đồng tính ở đất nước Mexico này.
Tuần san Mexico đã nhắc lại những chi tiết mà Đức Hồng Y Caffarra đã nói với giới báo chí nước Ý hồi năm 2008, tức là ba năm sau khi Chị Lucia qua đời.
Vào ngày 16 tháng 2 năm 2008, Đức Hồng Y đã cử hành một Thánh Lễ tại phần mộ của Cha Thánh Padre Pio, sau đó ngài đã dành cho Đài phát thanh Tele Padre Pio một cuộc phỏng vấn. Khi được hỏi về những lời tiên báo của Chị Lucia dos Santos nói về 'trận chiến sau cùng' giữa Thiên Chúa và quỷ Satan, Đức Hồng Y Caffarra giải thích rằng, Thánh Gioan Phaolô II thời đó đã truyền lệnh cho ngài lên kế hoạch để thành lập Viện Giáo Hoàng nghiên cứu về hôn nhân và gia đình. Khi bắt tay vào công trình này, Đức Hồng Y đã viết một lá thư cho chị Lucia thông qua Đức Giám Mục của Chị vì ngài không có liên hệ trực tiếp với nữ thị nhân.
"Không hiểu sao, mặc dù tôi không mong đợi Chị sẽ hồi đáp, tôi chỉ viết để xin Chị cầu nguyện thôi, nhưng tôi đã nhận được một lá thư dài với chữ ký của Chị, bây giờ nó vẫn còn lưu trong văn khố của Viện", Đức Hồng Y người Ý nói.
"Trong lá thư mà chúng tôi nhận được viết rằng: ‘Trận chiến sau cùng’ giữa Thiên Chúa và bè lũ của Satan sẽ là về lĩnh vực hôn nhân và gia đình. 'Đừng sợ' - Chị nói thêm - bởi vì bất kỳ ai làm việc cho sự linh thánh của hôn nhân và gia đình sẽ luôn có phương cách để chiến đấu chống lại và phản kháng nó, bởi vì đây là vấn đề quyết định. Sau đó, Chị kết luận: "Tuy vậy, Đức Mẹ đã đạp nát đầu của nó [Satan] rồi".
Đức Hồng Y Caffarra nói thêm rằng "Đức Gioan Phaolô II từng nói, bạn có thể cảm nhận rằng gia đình là điều cốt lõi, vì nó được dựng xây bởi các trụ cột là công cuộc tạo hóa, sự thật về mối quan hệ giữa người nam - người nữ, và giữa các thế hệ. Nếu các trụ cột cơ bản này bị hư nát thì toàn bộ ngôi nhà sẽ sụp đổ; ngày nay chúng ta đang chứng kiến điều đó, bởi vì chúng ta đang sống ngay trong thời điểm này, chúng ta biết điều đó".
"Và tôi xúc động khi đọc tiểu sử tốt lành của Cha Padre Pio, ngài đã rất chú ý tới sự linh thánh của hôn nhân và sự thiện hảo của các cặp vợ chồng".
Chân Phương
Chị Lucia dos Santos - một trong ba trẻ nhỏ đã thị kiến các cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Fatima - qua đời vào năm 2005. Nhưng trước khi về với Chúa, Chị tiên báo rằng 'trận chiến sau cùng' giữa Chúa Kitô và Satan sẽ là trận chiến trên lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Theo đó, Đức Hồng Y Carlo Caffarra nói rằng ngài đã nhận được một lá thư trình bày tiên báo này khi ngài đang là Tổng giám mục của Tổng giáo phận Bologna bên Ý.
Lá thư này được cho là của Chị Lucia, gửi đi trong triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II. Gần đây, tuần san Desde la Fe (Từ Đức Tin) của Tổng Giáo Phận Mexico đã bắt đầu quan tâm lại lá thư này, trong bối cảnh mà Tổng thống Enrqiue Pena Nieto vừa tạo ra các cuộc tranh luận khi ông tuyên bố ý định ủng hộ hôn nhân đồng tính ở đất nước Mexico này.
Tuần san Mexico đã nhắc lại những chi tiết mà Đức Hồng Y Caffarra đã nói với giới báo chí nước Ý hồi năm 2008, tức là ba năm sau khi Chị Lucia qua đời.
Vào ngày 16 tháng 2 năm 2008, Đức Hồng Y đã cử hành một Thánh Lễ tại phần mộ của Cha Thánh Padre Pio, sau đó ngài đã dành cho Đài phát thanh Tele Padre Pio một cuộc phỏng vấn. Khi được hỏi về những lời tiên báo của Chị Lucia dos Santos nói về 'trận chiến sau cùng' giữa Thiên Chúa và quỷ Satan, Đức Hồng Y Caffarra giải thích rằng, Thánh Gioan Phaolô II thời đó đã truyền lệnh cho ngài lên kế hoạch để thành lập Viện Giáo Hoàng nghiên cứu về hôn nhân và gia đình. Khi bắt tay vào công trình này, Đức Hồng Y đã viết một lá thư cho chị Lucia thông qua Đức Giám Mục của Chị vì ngài không có liên hệ trực tiếp với nữ thị nhân.
"Không hiểu sao, mặc dù tôi không mong đợi Chị sẽ hồi đáp, tôi chỉ viết để xin Chị cầu nguyện thôi, nhưng tôi đã nhận được một lá thư dài với chữ ký của Chị, bây giờ nó vẫn còn lưu trong văn khố của Viện", Đức Hồng Y người Ý nói.
"Trong lá thư mà chúng tôi nhận được viết rằng: ‘Trận chiến sau cùng’ giữa Thiên Chúa và bè lũ của Satan sẽ là về lĩnh vực hôn nhân và gia đình. 'Đừng sợ' - Chị nói thêm - bởi vì bất kỳ ai làm việc cho sự linh thánh của hôn nhân và gia đình sẽ luôn có phương cách để chiến đấu chống lại và phản kháng nó, bởi vì đây là vấn đề quyết định. Sau đó, Chị kết luận: "Tuy vậy, Đức Mẹ đã đạp nát đầu của nó [Satan] rồi".
Đức Hồng Y Caffarra nói thêm rằng "Đức Gioan Phaolô II từng nói, bạn có thể cảm nhận rằng gia đình là điều cốt lõi, vì nó được dựng xây bởi các trụ cột là công cuộc tạo hóa, sự thật về mối quan hệ giữa người nam - người nữ, và giữa các thế hệ. Nếu các trụ cột cơ bản này bị hư nát thì toàn bộ ngôi nhà sẽ sụp đổ; ngày nay chúng ta đang chứng kiến điều đó, bởi vì chúng ta đang sống ngay trong thời điểm này, chúng ta biết điều đó".
"Và tôi xúc động khi đọc tiểu sử tốt lành của Cha Padre Pio, ngài đã rất chú ý tới sự linh thánh của hôn nhân và sự thiện hảo của các cặp vợ chồng".
Chân Phương
Phòng Báo Chí Tòa Thánh minh xác về tuyên bố liên quan tới Thánh Lễ Hướng Đông của Đức Hồng Y Sarah
Vũ Văn An
17:42 12/07/2016
“Không nên chờ đợi các chỉ thị phụng vụ mới từ Mùa Vọng sắp tới, như một số người suy đoán sai lầm từ một số phát biểu của Đức Hồng Y Sarah”.
Hôm thứ Hai, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã đưa ra lời minh xác liên quan tới việc truyền thông trình bầy bài diễn văn của Đức Hồng Y Sarah, Bộ Trưởng Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa, ngày 5 tháng Bẩy tại London.
Đức Hồng Y nói về Thánh Lễ cử hành theo lối “ad orientem” nghĩa là chủ tế quay về hướng đông (nếu nhà thờ xây theo lối cổ truyền), thay vì đối diện với cộng đoàn.
Minh xác của Tòa Thánh cho hay: bài diễn văn của Đức Hồng Y không phải là một công bố về các chỉ thị mới để cử hành Thánh Lễ. Sau đây là nguyên văn bản minh xác của Tòa Thánh.
Một vài minh xác về việc cử hành Thánh Lễ
Điều xem ra thích hợp là đưa ra lời minh xác dưới ánh sáng các tin tức được phổ biến trong báo chí sau một hội nghị tổ chức tại London mấy ngày trước đây bởi Đức Hồng Y Sarah, Bộ Trưởng Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa. Đức Hồng Y Sarah luôn chính đáng quan tâm tới phẩm giá của việc cử hành Thánh Lễ, nên đã phát biểu một cách thích đáng thái độ cung kính và tôn thờ đối với mầu nhiệm Thánh Thể. Tuy nhiên, một số lời phát biểu của ngài đã bị giải thích sai lạc, như thể chúng nhằm công bố các chỉ dẫn mới, khác với các chỉ dẫn vốn đã ban hành xưa nay trong các kỷ luật phụng vụ và trong lời lẽ của Đức Giáo Hoàng liên quan tới lối cử hành đối diện với giáo dân và nghi thức thông thường của Thánh Lễ.
Cho nên, điều hữu ích là nhớ rằng trong Institutio Generalis Missalis Romani (Chỉ Thị Tổng Quát của Sách Lễ Rôma), là Sách chứa đựng các qui tắc liên quan tới việc cử hành Thánh Thể và hiện còn đầy đủ hiệu lực, đoạn 299 quả quyết rằng: “Altare extruatur a pariete seiunctum, ut facile circumiri et in eo celebratio versus populum peragi possit, quod expedit ubicumque possibile sit. Altare eum autem occupet locum, ut revera centrum sit ad quod totius congregationis fidelium attentio sponte convertatur” (“Bàn thờ nên được xây cách xa tường, sao cho có thể đi chung quanh nó cách dễ dàng và Thánh Lễ có thể cử hành đối diện với giáo dân, vốn là điều đáng ước mong bất cứ khi nào có thể. Mặt khác, bàn thờ cũng nên chiếm một vị trí, nơi thực sự là tâm điểm để sự chăm chú của toàn bộ cộng đoàn tín hữu tự nhiên hướng về”).
Về phần ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhân dịp viếng thăm Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa, đã minh nhiên nhắc nhở rằng hình thức “thông thường” để cử hành Thánh Lễ là hình thức đã được phát biểu trong Sách Lễ do Đức Phaolô VI công bố, trong khi hình thức “ngoại thường”, được Đức Bênêđictô XVI cho phép vì các mục đích và theo các cung cách được giải thích trong Tự Sắc Summorum Pontificum của ngài, không được thay thế cho hình thức “thông thường”.
Do đó, không nên chờ đợi những chỉ thị phụng vụ mới từ Mùa Vọng sắp tới, như một số người suy đoán sai lầm từ một số phát biểu của Đức Hồng Y Sarah, và tốt hơn nên tránh sử dụng kiểu nói “cuộc canh tân của canh tân” khi nói tới phụng vụ, vì đôi khi kiểu nói này gây sai lầm.
Tất cả các điều trên đã được đồng thanh phát biểu trong một buổi triều yết gần đây được Đức Giáo Hoàng ban cho cùng một vị Hồng Y Bộ Trưởng Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa.
Hôm thứ Hai, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã đưa ra lời minh xác liên quan tới việc truyền thông trình bầy bài diễn văn của Đức Hồng Y Sarah, Bộ Trưởng Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa, ngày 5 tháng Bẩy tại London.
Đức Hồng Y nói về Thánh Lễ cử hành theo lối “ad orientem” nghĩa là chủ tế quay về hướng đông (nếu nhà thờ xây theo lối cổ truyền), thay vì đối diện với cộng đoàn.
Minh xác của Tòa Thánh cho hay: bài diễn văn của Đức Hồng Y không phải là một công bố về các chỉ thị mới để cử hành Thánh Lễ. Sau đây là nguyên văn bản minh xác của Tòa Thánh.
Một vài minh xác về việc cử hành Thánh Lễ
Điều xem ra thích hợp là đưa ra lời minh xác dưới ánh sáng các tin tức được phổ biến trong báo chí sau một hội nghị tổ chức tại London mấy ngày trước đây bởi Đức Hồng Y Sarah, Bộ Trưởng Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa. Đức Hồng Y Sarah luôn chính đáng quan tâm tới phẩm giá của việc cử hành Thánh Lễ, nên đã phát biểu một cách thích đáng thái độ cung kính và tôn thờ đối với mầu nhiệm Thánh Thể. Tuy nhiên, một số lời phát biểu của ngài đã bị giải thích sai lạc, như thể chúng nhằm công bố các chỉ dẫn mới, khác với các chỉ dẫn vốn đã ban hành xưa nay trong các kỷ luật phụng vụ và trong lời lẽ của Đức Giáo Hoàng liên quan tới lối cử hành đối diện với giáo dân và nghi thức thông thường của Thánh Lễ.
Cho nên, điều hữu ích là nhớ rằng trong Institutio Generalis Missalis Romani (Chỉ Thị Tổng Quát của Sách Lễ Rôma), là Sách chứa đựng các qui tắc liên quan tới việc cử hành Thánh Thể và hiện còn đầy đủ hiệu lực, đoạn 299 quả quyết rằng: “Altare extruatur a pariete seiunctum, ut facile circumiri et in eo celebratio versus populum peragi possit, quod expedit ubicumque possibile sit. Altare eum autem occupet locum, ut revera centrum sit ad quod totius congregationis fidelium attentio sponte convertatur” (“Bàn thờ nên được xây cách xa tường, sao cho có thể đi chung quanh nó cách dễ dàng và Thánh Lễ có thể cử hành đối diện với giáo dân, vốn là điều đáng ước mong bất cứ khi nào có thể. Mặt khác, bàn thờ cũng nên chiếm một vị trí, nơi thực sự là tâm điểm để sự chăm chú của toàn bộ cộng đoàn tín hữu tự nhiên hướng về”).
Về phần ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhân dịp viếng thăm Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa, đã minh nhiên nhắc nhở rằng hình thức “thông thường” để cử hành Thánh Lễ là hình thức đã được phát biểu trong Sách Lễ do Đức Phaolô VI công bố, trong khi hình thức “ngoại thường”, được Đức Bênêđictô XVI cho phép vì các mục đích và theo các cung cách được giải thích trong Tự Sắc Summorum Pontificum của ngài, không được thay thế cho hình thức “thông thường”.
Do đó, không nên chờ đợi những chỉ thị phụng vụ mới từ Mùa Vọng sắp tới, như một số người suy đoán sai lầm từ một số phát biểu của Đức Hồng Y Sarah, và tốt hơn nên tránh sử dụng kiểu nói “cuộc canh tân của canh tân” khi nói tới phụng vụ, vì đôi khi kiểu nói này gây sai lầm.
Tất cả các điều trên đã được đồng thanh phát biểu trong một buổi triều yết gần đây được Đức Giáo Hoàng ban cho cùng một vị Hồng Y Bộ Trưởng Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa.
Top Stories
Le P. Gilles Reithinger a été élu supérieur général de la Société des Missions Etrangères de Paris
Eglises d'Asie
08:42 12/07/2016
Agé de 44 ans, le P. Gilles Reithinger a été élu supérieur général des Missions Etrangères de Paris (MEP). Mardi 12 juillet, réunis en assemblée générale, les 25 délégués des quelque 200 membres de la Société des MEP ont élu le P. Reithinger pour un mandat de six ans, renouvelable une fois. Conformément aux statuts de cette société missionnaire fondée en 1658, son élection a été communiquée pour information à la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, le dicastère à Rome dont dépendent les MEP.
Outre l’élection du supérieur général, l’assemblée générale va procéder dans les prochains jours à l’élection des quatre prêtres qui feront partis du Conseil permanent, celui-ci ayant la charge d’assister le supérieur général dans ses fonctions de gouvernement des MEP. Les grandes orientations qui seront celles des MEP pour les années à venir seront également discernées par les membres de l’assemblée générale.
Le P. Gilles Reithinger se succède à lui-même dans la mesure où il était devenu supérieur général des MEP le 9 mars dernier à la suite de la nomination de son prédécesseur, le P. Georges Colomb, comme évêque de La Rochelle et Saintes. Supérieur général des MEP depuis 2010, le P. Colomb approchait toutefois de la fin de son mandat et, avec cette élection, le P. Reithinger prend la tête d’une société missionnaire en plein renouvellement, avec l’arrivée d’une génération de jeunes prêtres.
Originaire de Strasbourg, le P. Reithinger a commencé des études de biologie avant de faire le choix du sacerdoce. Formé au séminaire de Strasbourg, où il est incardiné, il a été ordonné dans cette ville le 27 juin 1999. Ayant discerné une vocation missionnaire à l’issue d’une coopération effectuée à Madagascar, il est affecté à la mission de Singapour et du monde chinois. Vicaire à Londres afin d’y parfaire son anglais, le P. Reithinger a ensuite rejoint Singapour où les chrétiens représentent environ 15 % de la population, avant d’être rappelé à Paris, où il est nommé recteur du sanctuaire des Missions Etrangères à Paris, comprenant la Chapelle, la Crypte et la Salle des martyrs, lieu d’accueil des pèlerins et groupes venus visiter les MEP. A la tête d’une équipe, il pilotera la refonte de la Revue MEP, revue mensuelle des MEP, et deviendra le directeur du Centre France-Asie, association accueillant près de 600 Asiatiques chaque année. C’est à la suite de l’assemblée générale de juillet 2010 qu’il est élu vicaire général de la Société, et sera nommé supérieur de la Maison de la rue du Bac, siège des MEP à Paris, avant d’être chargé du Service du volontariat international de 2013 à 2016, service par lequel environ 150 jeunes partent chaque année en Asie pour un temps de un ou deux ans de volontariat auprès des Eglises locales.
Homme de communion, souhaitant accompagner la modernité, et proposer l’Evangile comme programme de vie, le P. Gilles Reithinger confie à Eglises d’Asie sa volonté de « se placer dans les pas de Mgr François Pallu, principal fondateur des MEP, pour être un bâtisseur de ponts ».
Les MEP sont une société missionnaire de l’Eglise catholique. La Société des MEP a été fondée en 1658 à partir d’une intuition du jésuite Alexandre de Rhodes, missionnaire en Extrême-Orient entre 1624 et 1645. Alexandre de Rhodes estimait nécessaire que les communautés chrétiennes locales soient dotées d’un clergé autochtone, bien formé, à même de ne pas se faire repérer aussi facilement que les missionnaires européens lors des périodes de persécution. Il souhaitait aussi que la « Mission » soit exempte de toute ingérence politique, à une époque où les couronnes d’Espagne et du Portugal « géraient » les activités missionnaires. Le pape Alexandre VII (1655-1667) l’entendit et nomma trois évêques français avec le rang de « vicaires apostoliques » pour établir ce clergé autochtone et participer à la mission en Asie. Ce furent Mgr Pierre Lambert de La Motte, parti en juin 1660 comme vicaire apostolique de la Chine, Mgr François Pallu, vicaire apostolique du Tonkin, parti en juillet 1661, et Mgr Ignace Cotolendi, vicaire apostolique de Nankin et administrateur des provinces orientales de la Chine, de la Tartarie et de la Corée.
En un peu plus de 350 ans, les MEP ont envoyé 4 306 missionnaires (dont 23 ont été canonisés) en Asie. Issus de l’Eglise de France, ils sont actuellement au nombre de 205, chiffre auquel il faut rajouter 19 séminaristes. Les dernières ordinations (cinq ordinations diaconales) remontent au dimanche 3 juillet 2016. Ces cinq futurs prêtres ont chacun reçu leur « destination », à savoir Chine, Inde, Malaisie-Singapour, Cambodge et Taiwan. La « destination » est le pays, la culture, la langue et le peuple que les missionnaires reçoivent de leur supérieur général, chacun d’entre eux partant ad extra, ad vitam et ad gentes (à l’étranger, hors de sa culture d’origine, à vie, et auprès des non-chrétiens) conformément aux « Monita ad Missionarios » (‘Instructions aux missionnaires’) de 1664.
(Source: Eglises d'Asie, le 12 juillet 2016)
Le P. Gilles Reithinger se succède à lui-même dans la mesure où il était devenu supérieur général des MEP le 9 mars dernier à la suite de la nomination de son prédécesseur, le P. Georges Colomb, comme évêque de La Rochelle et Saintes. Supérieur général des MEP depuis 2010, le P. Colomb approchait toutefois de la fin de son mandat et, avec cette élection, le P. Reithinger prend la tête d’une société missionnaire en plein renouvellement, avec l’arrivée d’une génération de jeunes prêtres.
Originaire de Strasbourg, le P. Reithinger a commencé des études de biologie avant de faire le choix du sacerdoce. Formé au séminaire de Strasbourg, où il est incardiné, il a été ordonné dans cette ville le 27 juin 1999. Ayant discerné une vocation missionnaire à l’issue d’une coopération effectuée à Madagascar, il est affecté à la mission de Singapour et du monde chinois. Vicaire à Londres afin d’y parfaire son anglais, le P. Reithinger a ensuite rejoint Singapour où les chrétiens représentent environ 15 % de la population, avant d’être rappelé à Paris, où il est nommé recteur du sanctuaire des Missions Etrangères à Paris, comprenant la Chapelle, la Crypte et la Salle des martyrs, lieu d’accueil des pèlerins et groupes venus visiter les MEP. A la tête d’une équipe, il pilotera la refonte de la Revue MEP, revue mensuelle des MEP, et deviendra le directeur du Centre France-Asie, association accueillant près de 600 Asiatiques chaque année. C’est à la suite de l’assemblée générale de juillet 2010 qu’il est élu vicaire général de la Société, et sera nommé supérieur de la Maison de la rue du Bac, siège des MEP à Paris, avant d’être chargé du Service du volontariat international de 2013 à 2016, service par lequel environ 150 jeunes partent chaque année en Asie pour un temps de un ou deux ans de volontariat auprès des Eglises locales.
Homme de communion, souhaitant accompagner la modernité, et proposer l’Evangile comme programme de vie, le P. Gilles Reithinger confie à Eglises d’Asie sa volonté de « se placer dans les pas de Mgr François Pallu, principal fondateur des MEP, pour être un bâtisseur de ponts ».
Les MEP sont une société missionnaire de l’Eglise catholique. La Société des MEP a été fondée en 1658 à partir d’une intuition du jésuite Alexandre de Rhodes, missionnaire en Extrême-Orient entre 1624 et 1645. Alexandre de Rhodes estimait nécessaire que les communautés chrétiennes locales soient dotées d’un clergé autochtone, bien formé, à même de ne pas se faire repérer aussi facilement que les missionnaires européens lors des périodes de persécution. Il souhaitait aussi que la « Mission » soit exempte de toute ingérence politique, à une époque où les couronnes d’Espagne et du Portugal « géraient » les activités missionnaires. Le pape Alexandre VII (1655-1667) l’entendit et nomma trois évêques français avec le rang de « vicaires apostoliques » pour établir ce clergé autochtone et participer à la mission en Asie. Ce furent Mgr Pierre Lambert de La Motte, parti en juin 1660 comme vicaire apostolique de la Chine, Mgr François Pallu, vicaire apostolique du Tonkin, parti en juillet 1661, et Mgr Ignace Cotolendi, vicaire apostolique de Nankin et administrateur des provinces orientales de la Chine, de la Tartarie et de la Corée.
En un peu plus de 350 ans, les MEP ont envoyé 4 306 missionnaires (dont 23 ont été canonisés) en Asie. Issus de l’Eglise de France, ils sont actuellement au nombre de 205, chiffre auquel il faut rajouter 19 séminaristes. Les dernières ordinations (cinq ordinations diaconales) remontent au dimanche 3 juillet 2016. Ces cinq futurs prêtres ont chacun reçu leur « destination », à savoir Chine, Inde, Malaisie-Singapour, Cambodge et Taiwan. La « destination » est le pays, la culture, la langue et le peuple que les missionnaires reçoivent de leur supérieur général, chacun d’entre eux partant ad extra, ad vitam et ad gentes (à l’étranger, hors de sa culture d’origine, à vie, et auprès des non-chrétiens) conformément aux « Monita ad Missionarios » (‘Instructions aux missionnaires’) de 1664.
(Source: Eglises d'Asie, le 12 juillet 2016)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mời các Phái đoàn tham dự Đại hội Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Lan 2016 liên kết và phối hợp
Lm Gioan Trần Công Nghị
12:32 12/07/2016
LOS ANGELES - Theo tin tức VietCatholic nhận được từ các phái đoàn Việt Nam sẽ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Krakow Ba lan vào cuối tháng 7 này, cho tới nay chúng tôi được biết:
1. Phái đoàn Việt Nam chính thức do Đức Cha Vũ Văn Thiên (Giáo phận Hải Phòng) hướng dẫn cũng đã hoàn tất những chuẩn bị cần thiết để lên đường. Có điều là số tham dự viên không được đông, cho đến nay có khoảng 30 người, một số khác đi tự do. Đức Cha Thiên cho biết đã nhận được: "Những thông tin và hướng dẫn cho việc tổ chức Giáo lý Việt ngữ. Về địa điểm giáo lý Việt ngữ, Ban tổ chức đã đồng ý nhưng chưa cho biết địa chỉ chính xác, nhưng chắc chắn là sẽ có chỗ cho Giáo lý Việt ngữ".
2. Phái đoàn Giới Trẻ Việt Nam tại Hoa Kỳ do các Cha Dòng Don Bosco Los Angeles tổ chức và hiện nay có chừng 100 bạn trẻ Việt Nam đã ghi tên tham dự và do Cha Nguyễn Hoài Chương hướng dẫn.
Các vị trưởng phái đoàn muốn liên lạc với các Cha Tuyên uý hay các Nhóm tổ chức cho Giới trẻ Việt Nam bên châu Âu hay các quốc gia khác tham dự Đại Đại Hội Giới Trẻ Thế giới lần này ở Balan để tìm hiểu xem có thể phối hợp các sinh hoạt chung, các buổi hội ngộ, các bài thuyết trình, các thánh lễ và nhất là sửa soạn cho buổi Giáo Lý Việt ngữ.
Ngoài ra VietCatholic cũng mong nhận được những tin tức và hình ảnh từ các Phái đoàn Việt Nam đang sửa soạn cho chuyến Hành hương này và cũng như những hình ảnh, videos và bài tường trình trong thời gian tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Krakow Ba lan.
Xin liên lạc với các địa chỉ sau đây:
Đức Cha Vũ Văn Thiên
Cha Nguyễn Hoài Chương, Dòng Don Bosco
hay liên lạc VietCatholic
VietCatholic đang sửa soạn cho Đại Hội Giới Trẻ thế Giới tại Ba Lan ra sao?
Đại Hội Giới Trẻ tại Ba Lan sắp khai diễn và có đến 20 bài tường trình những biến cố lớn khác nhau. Do đó, VietCatholic đã lên chương trình cho Đại Hội Giới Trẻ tại Krakow Ba Lan, và sẽ thực hiện các videos để mọi người Công Giáo Việt Nam khắp nơi được tham dự tường tận với những hình ảnh sống động như sau:
1. Trong thời gian từ nay đến ngày 26 tháng 7:
1.1 Các studios ở Perth, Melbourne, Los Angeles và Orange County, sẽ phối hợp và tiếp tục các chương trình Thế Giới Nhìn Từ Vatican, Giáo Hội Năm Châu và Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha như thường lệ. Tháng Bẩy là tháng nghỉ hè tại Rôma nên không có các thánh lễ tại Santa Marta và các buổi triều yết chung. Do đó, các chương trình Suy Niệm với Đức Thánh Cha và Buổi Triều Yết Chung thứ Tư nghỉ cho đến hết tháng 7, và Tháng 8, bắt đầu làm lại.
1.2 Studio tại Sydney sẽ thực hiện các chương trình tiền Đại Hội gồm 3 videos.
Video 1: Tin tức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Hoàng Cung Wawel nơi Đức Thánh Cha gặp các nhà lãnh đạo chính trị Ba Lan. Video này Cha Văn Chi và anh chị em đã đang thực hiện Xem ở đây
Video 2: Tin tức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Cửa Sổ Đức Giáo Hoàng tại Krakow nơi Đức Thánh Cha gặp gỡ các trẻ tối 27/7. Nhà thờ chính tòa Krakow, nơi Đức Thánh Cha gặp các Giám Mục Công Giáo Ba Lan chiều 27/7.
Video 3: Tin tức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Czestochowa, trại tử thần Auschwitz và Đền thờ “Lòng Chúa Thương Xót” ở Krakow.
2. Trong thời gian Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (26 đến 31 tháng Bẩy):
2.1 Cách quy đổi từ giờ Krakow sang các nơi khác.
Los Angeles: Trừ đi 9 giờ.
Melbourne, Sydney: Cộng thêm 8 giờ.
Perth: Cộng thêm 6 giờ.
2.2 Chương trình chi tiết:
Dưới đây là những videos sẽ được Vatican cung cấp.
2.2.1 Thứ Ba 26/7/2016
Video 4: Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới bắt đầu với thánh lễ khai mạc lúc 17:30 giờ địa phương (Los Angeles: 8:30 AM, Melbourne, Sydney: 1:30 AM ngày hôm sau, Perth: 11:30 PM) tại công viên Błonia do Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz cử hành.
2.2.2 Thứ Tư 27/7/2016
Lúc 16:00h: Đức Thánh Cha đến phi trường quốc tế Balice của Krakow. Không có lễ nghi chính thức.
Video 5: Lúc 17:00h: Lễ nghi đón tiếp tại hoàng cung Wawel. Diễn từ của Đức Thánh Cha trước tổng thống, ngoại giao đoàn.
Video 6: Lúc 18:30h: Đức Thánh Cha gặp các Giám Mục Công Giáo Ba Lan tại nhà thờ chính tòa Krakow. Diễn từ của Đức Thánh Cha với các Giám Mục.
Video 7: Lúc 20:30h: Đức Thánh Cha gặp các bạn trẻ từ Cửa Sổ Giáo Hoàng tại Krakow.
2.2.3 Thứ Năm 28/7/2016
Video 8: Lúc 7:40h: Đức Thánh Cha thăm các nữ tu Dòng Đức Bà Thăm Viếng.
Video 9: Lúc 9:45h: Đức Thánh Cha thăm tu viện Jasna Góra tại Częstochowa.
Video 10: Lúc 10:30h: Thánh lễ kỷ niệm 1050 năm vua Ba Lan chịu phép rửa tội tại Częstochowa với 300,000 tín hữu.
Video 11: Lúc 17:15h: Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ với các bạn trẻ tại công viên Błonia.
2.2.4 Thứ Sáu 29/7/2016
Video 12: Lúc 9:30h: Đức Thánh Cha thăm trại tử thần Auschwitz. Tại Block 11, Đức Thánh Cha gặp 15 người sống sót trước khi cầu nguyện nhân kỷ niệm 75 năm thánh Maximilian Kolbe tử đạo tại đây.
Video 13: Lúc 10:30: Đức Thánh Cha thăm trại Birkenau
Đức Thánh Cha sẽ đi xe hơi từ cổng chính của trại, dọc theo tuyến đường sắt, cho đến quảng trường trước Đài tưởng niệm quốc tế dành các nạn nhân của trại. 1,000 người được tham dự biến cố này trong đó có 25 vị được Do Thái tôn vinh là “những người công chính giữa các dân nước” cùng với các ký giả WYD. Đức Thánh Cha sẽ cầu nguyện im lặng trước tượng đài trước khi đọc một bài diễn văn.
Video 14: Lúc 16:30: Đức Thánh Cha thăm bệnh viện nhi đồng Prokocim
Bệnh viện này, một trong những quan trọng nhất tại Ba Lan, với 30,000 bệnh nhân nội trú và 200,000 trẻ em được điều trị ngoại trú mỗi năm.
Khoảng 50 trẻ em bị bệnh sẽ được gặp Đức Thánh Cha cùng với cha mẹ chúng.
Diễn từ của Đức Thánh Cha
Đức Thánh Cha sẽ thăm một số khu vực trong bệnh viện ở tầng trệt trước khi cầu nguyện trong nhà nguyện của bệnh viện.
Video 15: Lúc 18:00: Đức Thánh Cha cùng với các bạn trẻ đi đàng thánh gía tại công viên Błonia. Diễn từ của Đức Thánh Cha.
2.2.5 Thứ Bẩy 30/7/2016
Video 16: Lúc 8:45: Đức Thánh Cha thăm nhà nguyện Thánh Faustina Kowalska tại Lagiewniki. Lúc 9:00 ngài bước qua cửa thánh Lòng Thương Xót và giải tội cho các bạn trẻ.
Video 17: Lúc 10:30: Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ tại đền thánh kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cùng với các linh mục, chủng sinh và những người sống đời thánh hiến.
Video 18: Lúc 19:00: Đức Thánh Cha bước qua cửa thánh tại cánh đồng Lòng Thương Xót. Đêm Canh Thức.
2.2.6 Chúa Nhật 31/7/2016
Video 19: Lúc 10:00: Thánh Lễ Bế Mạc tại cánh đồng Lòng Thương Xót.
2. Phái đoàn Giới Trẻ Việt Nam tại Hoa Kỳ do các Cha Dòng Don Bosco Los Angeles tổ chức và hiện nay có chừng 100 bạn trẻ Việt Nam đã ghi tên tham dự và do Cha Nguyễn Hoài Chương hướng dẫn.
Các vị trưởng phái đoàn muốn liên lạc với các Cha Tuyên uý hay các Nhóm tổ chức cho Giới trẻ Việt Nam bên châu Âu hay các quốc gia khác tham dự Đại Đại Hội Giới Trẻ Thế giới lần này ở Balan để tìm hiểu xem có thể phối hợp các sinh hoạt chung, các buổi hội ngộ, các bài thuyết trình, các thánh lễ và nhất là sửa soạn cho buổi Giáo Lý Việt ngữ.
Ngoài ra VietCatholic cũng mong nhận được những tin tức và hình ảnh từ các Phái đoàn Việt Nam đang sửa soạn cho chuyến Hành hương này và cũng như những hình ảnh, videos và bài tường trình trong thời gian tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Krakow Ba lan.
Xin liên lạc với các địa chỉ sau đây:
Đức Cha Vũ Văn Thiên
Cha Nguyễn Hoài Chương, Dòng Don Bosco
hay liên lạc VietCatholic
VietCatholic đang sửa soạn cho Đại Hội Giới Trẻ thế Giới tại Ba Lan ra sao?
Đại Hội Giới Trẻ tại Ba Lan sắp khai diễn và có đến 20 bài tường trình những biến cố lớn khác nhau. Do đó, VietCatholic đã lên chương trình cho Đại Hội Giới Trẻ tại Krakow Ba Lan, và sẽ thực hiện các videos để mọi người Công Giáo Việt Nam khắp nơi được tham dự tường tận với những hình ảnh sống động như sau:
1. Trong thời gian từ nay đến ngày 26 tháng 7:
1.1 Các studios ở Perth, Melbourne, Los Angeles và Orange County, sẽ phối hợp và tiếp tục các chương trình Thế Giới Nhìn Từ Vatican, Giáo Hội Năm Châu và Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha như thường lệ. Tháng Bẩy là tháng nghỉ hè tại Rôma nên không có các thánh lễ tại Santa Marta và các buổi triều yết chung. Do đó, các chương trình Suy Niệm với Đức Thánh Cha và Buổi Triều Yết Chung thứ Tư nghỉ cho đến hết tháng 7, và Tháng 8, bắt đầu làm lại.
1.2 Studio tại Sydney sẽ thực hiện các chương trình tiền Đại Hội gồm 3 videos.
Video 1: Tin tức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Hoàng Cung Wawel nơi Đức Thánh Cha gặp các nhà lãnh đạo chính trị Ba Lan. Video này Cha Văn Chi và anh chị em đã đang thực hiện Xem ở đây
Video 2: Tin tức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Cửa Sổ Đức Giáo Hoàng tại Krakow nơi Đức Thánh Cha gặp gỡ các trẻ tối 27/7. Nhà thờ chính tòa Krakow, nơi Đức Thánh Cha gặp các Giám Mục Công Giáo Ba Lan chiều 27/7.
Video 3: Tin tức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Czestochowa, trại tử thần Auschwitz và Đền thờ “Lòng Chúa Thương Xót” ở Krakow.
2. Trong thời gian Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (26 đến 31 tháng Bẩy):
2.1 Cách quy đổi từ giờ Krakow sang các nơi khác.
Los Angeles: Trừ đi 9 giờ.
Melbourne, Sydney: Cộng thêm 8 giờ.
Perth: Cộng thêm 6 giờ.
2.2 Chương trình chi tiết:
Dưới đây là những videos sẽ được Vatican cung cấp.
2.2.1 Thứ Ba 26/7/2016
Video 4: Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới bắt đầu với thánh lễ khai mạc lúc 17:30 giờ địa phương (Los Angeles: 8:30 AM, Melbourne, Sydney: 1:30 AM ngày hôm sau, Perth: 11:30 PM) tại công viên Błonia do Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz cử hành.
2.2.2 Thứ Tư 27/7/2016
Lúc 16:00h: Đức Thánh Cha đến phi trường quốc tế Balice của Krakow. Không có lễ nghi chính thức.
Video 5: Lúc 17:00h: Lễ nghi đón tiếp tại hoàng cung Wawel. Diễn từ của Đức Thánh Cha trước tổng thống, ngoại giao đoàn.
Video 6: Lúc 18:30h: Đức Thánh Cha gặp các Giám Mục Công Giáo Ba Lan tại nhà thờ chính tòa Krakow. Diễn từ của Đức Thánh Cha với các Giám Mục.
Video 7: Lúc 20:30h: Đức Thánh Cha gặp các bạn trẻ từ Cửa Sổ Giáo Hoàng tại Krakow.
2.2.3 Thứ Năm 28/7/2016
Video 8: Lúc 7:40h: Đức Thánh Cha thăm các nữ tu Dòng Đức Bà Thăm Viếng.
Video 9: Lúc 9:45h: Đức Thánh Cha thăm tu viện Jasna Góra tại Częstochowa.
Video 10: Lúc 10:30h: Thánh lễ kỷ niệm 1050 năm vua Ba Lan chịu phép rửa tội tại Częstochowa với 300,000 tín hữu.
Video 11: Lúc 17:15h: Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ với các bạn trẻ tại công viên Błonia.
2.2.4 Thứ Sáu 29/7/2016
Video 12: Lúc 9:30h: Đức Thánh Cha thăm trại tử thần Auschwitz. Tại Block 11, Đức Thánh Cha gặp 15 người sống sót trước khi cầu nguyện nhân kỷ niệm 75 năm thánh Maximilian Kolbe tử đạo tại đây.
Video 13: Lúc 10:30: Đức Thánh Cha thăm trại Birkenau
Đức Thánh Cha sẽ đi xe hơi từ cổng chính của trại, dọc theo tuyến đường sắt, cho đến quảng trường trước Đài tưởng niệm quốc tế dành các nạn nhân của trại. 1,000 người được tham dự biến cố này trong đó có 25 vị được Do Thái tôn vinh là “những người công chính giữa các dân nước” cùng với các ký giả WYD. Đức Thánh Cha sẽ cầu nguyện im lặng trước tượng đài trước khi đọc một bài diễn văn.
Video 14: Lúc 16:30: Đức Thánh Cha thăm bệnh viện nhi đồng Prokocim
Bệnh viện này, một trong những quan trọng nhất tại Ba Lan, với 30,000 bệnh nhân nội trú và 200,000 trẻ em được điều trị ngoại trú mỗi năm.
Khoảng 50 trẻ em bị bệnh sẽ được gặp Đức Thánh Cha cùng với cha mẹ chúng.
Diễn từ của Đức Thánh Cha
Đức Thánh Cha sẽ thăm một số khu vực trong bệnh viện ở tầng trệt trước khi cầu nguyện trong nhà nguyện của bệnh viện.
Video 15: Lúc 18:00: Đức Thánh Cha cùng với các bạn trẻ đi đàng thánh gía tại công viên Błonia. Diễn từ của Đức Thánh Cha.
2.2.5 Thứ Bẩy 30/7/2016
Video 16: Lúc 8:45: Đức Thánh Cha thăm nhà nguyện Thánh Faustina Kowalska tại Lagiewniki. Lúc 9:00 ngài bước qua cửa thánh Lòng Thương Xót và giải tội cho các bạn trẻ.
Video 17: Lúc 10:30: Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ tại đền thánh kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cùng với các linh mục, chủng sinh và những người sống đời thánh hiến.
Video 18: Lúc 19:00: Đức Thánh Cha bước qua cửa thánh tại cánh đồng Lòng Thương Xót. Đêm Canh Thức.
2.2.6 Chúa Nhật 31/7/2016
Video 19: Lúc 10:00: Thánh Lễ Bế Mạc tại cánh đồng Lòng Thương Xót.
Giáo họ Bảo Hà, Lào Cai chầu Mình Thánh Chúa thay mặt giáo phận
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành
21:39 12/07/2016
Giáo họ Bảo Hà chầu Mình Thánh Chúa thay mặt giáo phận
WGXLC - Ngày 10.7.2016, giáo họ Bảo Hà, giáo xứ Bảo Yên chầu Mình Thánh Chúa thay mặt giáo phận. Cha Giuse Nguyễn Văn Thành chủ tế Thánh lễ. Đồng tế với ngài có cha Giuse Vũ Văn Nguyên, OMI, phó xứ Lào Cai. Tham dự các giờ chầu và Thánh lễ có quý Thầy, quý Dì cùng đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ.
Xem Hình
Theo truyền thống, mỗi Chúa Nhật đều có một số các giáo họ thay mặt giáo phận chầu Chúa Giêsu Thánh Thể. Mỗi giáo xứ, giáo họ đều có trách nhiệm cầu nguyện cho mình và cho các giáo xứ, giáo họ khác. Giáo họ Bảo Hà cũng không nằm ngoài truyền thống đó. Vì thế, ngày Chầu Lượt được kể là ngày quan trọng nhất đối với giáo họ.
Cho dù là một giáo họ non trẻ, mới được thành lập nhưng Bảo Hà đã thi đua sống Đạo và hăng say làm việc tông đồ. Giáo họ Bảo Hà có 250 giáo dân nằm trong 2 xã Bảo Hà và Cam Cọn thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Tuy số lượng người không đông nhưng giáo họ Bảo Hà tổ chức lễ Chầu Lượt rất thành công và sốt sáng. Lời Chúa được lan tỏa.
Để chuẩn bị cho ngày trọng đại này, ca đoàn tập hát cả tháng trước. Ban hành giáo họp bàn và lên kế hoạch chi tiết. Các tối thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy chầu tam nhật. Ngày Chúa Nhật đặt Mình Thánh chầu từ 5g30 và kéo dài đến 10g00. Sau giờ chầu chung, Thánh lễ tạ ơn là cao điểm của ngày Chầu Lượt.
Chia sẻ trong Thánh lễ, qua phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật 15 thường niên C, cha Giuse Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh về vai trò của các ngôn sứ thời Cựu Ước cũng như Tân Ước. Ngài mở đầu bằng câu: “Thủa xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa dùng miệng các ngôn sứ mà phán bảo cha ông chúng ta nhưng đến thời sau hết Thiên Chúa phán bảo chúng ta qua Người Con” (Dt1,1). Trong Cựu Ước, tiên tri Môisê là người có uy tín nhất. Chúa muốn ông truyền luật cho dân Do Thái. “Anh em hãy nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mà giữ những mệnh lệnh và thánh chỉ Người, ghi trong sách Luật này, miễn là anh em trở về với Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ”. Đức Giêsu là Thiên Chúa xuống thế làm người, đem tình yêu từ trời cao xuống cho nhân loại. Qua đó, con người trở thành em chị em với nhau và người thân của nhau. Những ai thực thi lòng thương xót người đó trở thành người thân của nhau.
Mặc dù trời nắng trang trang. Nhiệt độ lên tới 40 độ nhưng giáo dân vẫn dự lễ cách nghiêm trang sốt sáng. Đó phải chăng là ơn Chúa và sự hiệp thông sâu sắc với Chúa Giêsu Thánh Thể. Quả thật, Lời Chúa và Thánh Thể có sức quy tụ mọi người đến với nhau.
Thánh lễ tạ ơn kết thúc trong tinh thần đoàn kết yêu thương và sức sống tràn trề. Đúng như câu hát cuối lễ: “Ra về trong hy vọng và mừng vui. Ra về trong an bình của Thiên Chúa”. Giáo họ Bảo Hà ra về trong hy vọng và mừng vui bởi Lời Chúa đã được rao giảng trong miền đất mà nhiều người chỉ nghe tới “đi đền và đi chùa” này.
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành
WGXLC - Ngày 10.7.2016, giáo họ Bảo Hà, giáo xứ Bảo Yên chầu Mình Thánh Chúa thay mặt giáo phận. Cha Giuse Nguyễn Văn Thành chủ tế Thánh lễ. Đồng tế với ngài có cha Giuse Vũ Văn Nguyên, OMI, phó xứ Lào Cai. Tham dự các giờ chầu và Thánh lễ có quý Thầy, quý Dì cùng đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ.
Xem Hình
Theo truyền thống, mỗi Chúa Nhật đều có một số các giáo họ thay mặt giáo phận chầu Chúa Giêsu Thánh Thể. Mỗi giáo xứ, giáo họ đều có trách nhiệm cầu nguyện cho mình và cho các giáo xứ, giáo họ khác. Giáo họ Bảo Hà cũng không nằm ngoài truyền thống đó. Vì thế, ngày Chầu Lượt được kể là ngày quan trọng nhất đối với giáo họ.
Cho dù là một giáo họ non trẻ, mới được thành lập nhưng Bảo Hà đã thi đua sống Đạo và hăng say làm việc tông đồ. Giáo họ Bảo Hà có 250 giáo dân nằm trong 2 xã Bảo Hà và Cam Cọn thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Tuy số lượng người không đông nhưng giáo họ Bảo Hà tổ chức lễ Chầu Lượt rất thành công và sốt sáng. Lời Chúa được lan tỏa.
Để chuẩn bị cho ngày trọng đại này, ca đoàn tập hát cả tháng trước. Ban hành giáo họp bàn và lên kế hoạch chi tiết. Các tối thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy chầu tam nhật. Ngày Chúa Nhật đặt Mình Thánh chầu từ 5g30 và kéo dài đến 10g00. Sau giờ chầu chung, Thánh lễ tạ ơn là cao điểm của ngày Chầu Lượt.
Chia sẻ trong Thánh lễ, qua phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật 15 thường niên C, cha Giuse Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh về vai trò của các ngôn sứ thời Cựu Ước cũng như Tân Ước. Ngài mở đầu bằng câu: “Thủa xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa dùng miệng các ngôn sứ mà phán bảo cha ông chúng ta nhưng đến thời sau hết Thiên Chúa phán bảo chúng ta qua Người Con” (Dt1,1). Trong Cựu Ước, tiên tri Môisê là người có uy tín nhất. Chúa muốn ông truyền luật cho dân Do Thái. “Anh em hãy nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mà giữ những mệnh lệnh và thánh chỉ Người, ghi trong sách Luật này, miễn là anh em trở về với Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ”. Đức Giêsu là Thiên Chúa xuống thế làm người, đem tình yêu từ trời cao xuống cho nhân loại. Qua đó, con người trở thành em chị em với nhau và người thân của nhau. Những ai thực thi lòng thương xót người đó trở thành người thân của nhau.
Mặc dù trời nắng trang trang. Nhiệt độ lên tới 40 độ nhưng giáo dân vẫn dự lễ cách nghiêm trang sốt sáng. Đó phải chăng là ơn Chúa và sự hiệp thông sâu sắc với Chúa Giêsu Thánh Thể. Quả thật, Lời Chúa và Thánh Thể có sức quy tụ mọi người đến với nhau.
Thánh lễ tạ ơn kết thúc trong tinh thần đoàn kết yêu thương và sức sống tràn trề. Đúng như câu hát cuối lễ: “Ra về trong hy vọng và mừng vui. Ra về trong an bình của Thiên Chúa”. Giáo họ Bảo Hà ra về trong hy vọng và mừng vui bởi Lời Chúa đã được rao giảng trong miền đất mà nhiều người chỉ nghe tới “đi đền và đi chùa” này.
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sông Quê
Lê Trị
18:10 12/07/2016
Ảnh của Lê Trị
Sông xanh nước chảy hiền hòa
Bình yên cuộc sống quê nhà thân thương
Hàng dừa tỏa bóng che nghiêng
Quê hương ta đó dịu hiền mái tranh..
(Trích thơ của Trương Thị Anh)