Ngày 18-07-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thần tượng
Lm Vũdình Tường
05:11 18/07/2018
Mỗi lần soi gương có hai hình ảnh trong gương. Hình ảnh thứ nhất rõ ràng là hình ảnh của chính ta; hình ảnh khác không rõ là hình ảnh thần tượng ta ái mộ, mến tài trí của họ. Hình ảnh thần tượng thể hiện qua cùng kiểu tóc hay cách trang điểm hoặc y phục. Có người ái mộ thần tượng đến độ bắt chước ngay cả cách đi đứng, ăn nói của thần tượng thành của riêng mình. Phúc Âm hôm nay thuật lại việc Đức Kitô nói dân chúng thời đại Ngài bị mất thần tượng khi Ngài dùng hình ảnh chủ chăn và đàn chiên. Ngài thương họ bởi họ là đàn chiên không có chủ. Điều Đức Kitô nói không phải là đám đông không có người lãnh đạo mà chính là người lãnh đạo không làm công việc lãnh đạo. Lãnh đạo theo đường hướng của Đức Kitô là phục vụ. Có lần Ngài nói rõ:

'Ta đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ.' Mc 10,45.

Như thế nhiệm vụ chính của người lãnh đạo là phục vụ. Khi yếu tố phục vụ biến thể; việc lãnh đạo cũng biến thể. Khi nhóm lãnh đạo coi đám đông là kẻ hầu, biến họ thành kẻ phục vụ. Thay vì nâng đỡ hỗ trợ đám đông người lãnh đạo đòi nhiều đặc quyền, đòi được chăm sóc, đòi được coi trọng, đòi được quyền sai bảo kẻ khác. Lúc đó phẩm chất lãnh đạo biến chất. Bởi biến chất nên người lãnh đạo là lãnh đạo giả hình. Nói là lãnh đạo nhưng không làm đúng điều mình nói, tự lừa dối mình và lừa dối công chúng. Đức Kitô dùng hình ảnh chủ chiên và đàn chiên để nói lên điều trên. Chủ chiên chân chính ảnh hưởng rất nhiều đến đàn chiên, ảnh hưởng đến cuộc sống và đời sống đạo đức của đàn chiên. Đàn chiên được chăm sóc, nuôi nấng, đau bệnh được thăm hỏi, chữa lành, đói khát được cho ăn uống, cô đơn được vỗ về, bị áp bức được nâng đỡ. Đó mới là phục vụ, là người lãnh đạo chân chính. Thời Đức Kitô đám đông có người lãnh đạo là các bậc trưởng thượng trong dân, có Biệt Phái và Tư Tế. Đám đông từng nghe theo lời họ hướng dẫn, chỉ bảo nhưng đến thời Đức Kitô thì họ không nghe theo nữa bởi nhóm lãnh đạo không những đã làm mất tư cách lãnh đạo mà còn đòi nhiều đặc quyền, đặc lợi nên dân chúng chán ghét họ, không quan tâm đến nhu cầu của dân chúng là thiếu tư cách lãnh đạo. Điều này không phải xảy ra một sớm một chiều mà trải qua nhiều năm tháng, nhiều lần thất hứa, làm sai đổ thừa, không dám chấp nhận điều sai trái dẫn đến tình trạng mất niềm tin nơi dân chúng. Thay vì quy tụ đàn chiên, chăm sóc, bảo vệ chiên, họ để cho đàn chiên tan nát, để chiên chạy tán loạn. May mắn thay đàn chiên gặp Đức Kitô và các tông đồ. Đức Kitô đến với đàn chiên, chăm sóc chúng, vỗ về con đau yếu, chữa lành con thương tật, đói cho ăn, mệt cho nghỉ nơi suối mát và ở giữa đàn chiên chăm sóc chúng vì thế đàn chiên theo Ngài. Theo giáo huấn của Đức Kitô lãnh đạo là phục vụ. Chính Đức Kitô thi hành điều đó khi Ngài nói Mc 10,45. Ngoài việc phục vụ Đức Kitô còn chỉ đường dẫn lối cho đàn chiên đến vùng đất sống, vùng đất an toàn vùng đất dồi dào tình yêu, dẫn đàn chiên đến với Chúa Cha.

'Thầy là đường là sự thật và là sự sống' Gn 14,6

Đức Kitô đứng với chiên con, yêu mến chúng, vỗ về chúng, nghe tiếng chúng và chúng nghe tiếng Ngài.

Ngày nay Giáo Hội có cùng kinh nghiệm như đám đông thời Đức Kitô họ cũng đang mất niềm tin nơi người lãnh đạo. Họ không còn âm thầm nhưng mạnh miệng lên tiếng tố cáo người lãnh đạo làm điều sai trái, chủ chiên biến thành sói đội lốt chiên tiêu diệt đàn chiên. Người ta tìm đủ cách để biện minh hoặc giải thích hỗ trợ cho việc chủ chiên làm. Điều không thể chối cãi là đàn chiên đang tản mát khắp nơi đi tìm sức sống nội tâm mới. Điều này cho biết con người luôn cần sức mạnh nội tâm họ không tìm được sức mạnh đó nơi niềm tin họ đang theo nên bỏ đi theo niềm tin khác. Chủ chiên thời Cựu Ước có nhiều tiên tri và họ có thể dựa vào đó để đưa ra những giải thích khác nhau. Hiện nay chủ chiên chỉ có Đức Kitô Đấng đến trần gian loan báo Tin Mừng cứu độ và chết trên thập giá để cứu độ chúng sinh. Ngài là đầu của Hội Thánh và tất cả chúng ta là chi thể trong cùng một thân xác Đức Kitô. Giáo lí của Ngài tóm gọn trong câu 'mến Chúa, yêu tha nhân như chính mình'. Giáo lí này không còn chỗ cho hiểu lầm. Giải thích lệch lạc là cố tình đi ngược tình yêu Chúa. Không phục vụ tha nhân là đi trái đường lối Chúa. Không tha thứ là cố tình chia rẽ thân xác Đức Kitô. Chủ chiên cần suy gẫm xem việc coi sóc đàn chiên được bao nhiêu phần trăm như điều Đức Kitô giáo huấn.

TiengChuong.org

Mirror
Every time we look into a mirror we see more than one image. The obvious one is of our own and the other is the hidden one. It is the idol of our role model. It is reflected either on our hairstyle or make up or garments that we saw from our role model and modified it to be of our own. We do that simply because we like that person or we love their talents and would like to learn from that person. When the love for the idol comes from our heart we may imitate their way of life in our lives. Today's Gospel said when Jesus saw the large crowd, he took pity on them because there were like sheep without a shepherd. What Jesus meant was that the crowd had their leaders but their leaders showed no leadership. Jesus said elsewhere that

'I come to serve not to be served'. Mk 10,45

If the leaders are not serving their flock they are false leaders. True leaders often make tremendous impact on the behaviour and ethic of the people whom they served and cared for. At the time of Jesus the people had their community elders and the Scribes and high priest. The crowd used to listen to them and they led them but the people listened and loved their leaders no more causing by the poor level of leadership. They had distrust for their leaders caused by years of neglecting the duties of care and the people abandoned them. Instead of gathering their flock the religious leaders scattered them and let the flock wander aimlessly. Fortunately the flock found true leadership in Jesus and his disciples and they followed Jesus wherever he went. Jesus was not only fed them and cured their sickness but he showed true love and compassion and mercy. He looked after them and showed them the way who once claimed that

'I am the way the truth and life and those who follow me will have eternal life'. Jn 14,6

Jesus stood amongst them and showed them compassion and tender love and they listened to him and loved and followed him.

Many people in our Church are presently experiencing the same problem as people at the time of Jesus had experienced- mistrust in leaders and turned a deaf ears to their calls and deserted the faith. Religious leaders at the time of Jesus had more than one prophet to learn from and that could cause confusion in their interpretation of the laws. Our Church leaders have only one supreme leader and that is Jesus Christ who is our head and we are parts of his body. We can have excuses and theories to explain for the poor Church attendance and people are leaving the faith at a high rate. People are deserting the Catholic faith and look for other kinds of spirituality. It tells us that that people are thirsting for faith but not the faith we offer. The question we need to ponder upon is how close our ministry mirrors the life Jesus Christ.
 
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XVI – B
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
08:20 18/07/2018
Hãy nghỉ ngơi bên Chúa

(Mc 6, 30 – 34)

Tin Mừng Chúa Nhật thứ XVI thường B tuần này mời gọi chúng ta khám phá tầm quan trọng của sự nghỉ ngơi trong Chúa. Các Tông Đồ trở về từ sứ mệnh Chúa Giêsu đã giao. Họ đã trừ quỷ, chữa lành những người ốm đau bệnh tật và rao giảng Tin Mừng. Họ mệt mỏi và Chúa Giêsu bảo họ rằng : "Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút" (Mc 6,31).

Các Tông Đồ Chúa, sau chặng đường dài thi hành sứ vụ Thầy trao không tiền, không bao bị, không bánh, chỉ một tấm áo mong manh với cây gậy và con tim đầy ắp niềm vui của hành trình loan báo Tin Mừng, các ông đã trở về với Chúa, kể cho Chúa nghe “mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy”. Nhưng Chúa Giêsu khám phá ra sự mệt mỏi, rã rời ẩn bên dưới lớp hào quang của thành công. Vì thế, một đàng đón nhận thành quả đầy an ủi đối với các Tông đồ, đàng khác Chúa Giêsu có vẻ quan tâm đến con người hơn công việc. Với tình thầy trò Người bảo các môn sinh : “Các con hãy hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi đôi chút”, Người nhẹ nhàng kéo các ông ra khỏi “cơn say” bởi “men chiến thắng”. Sở dĩ như thế là vì Chúa sợ các môn đệ của mình nhiễm cái thói hám danh, thích khoe khoang, phô trương, quyền lực, vì theo Chúa thành công ấy là khởi điểm tốt đẹp cho chặng đường tiếp theo, chứ không làm các ông tự mãn rồi rơi vào ảo tưởng, ngủ quên trong những thành công đầu đời. Đường trước mắt mà thầy trò phải bước không phải là con đường bằng phẳng, mà đó là một con đường dài, đầy gian nan, thử thách, sức lại có giới hạn. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, nghỉ ngơi là cần thiết, nghỉ ngơi sẽ giúp các Tông đồ tỉnh táo hồi tâm suy nghĩ và nhấtlà để Chúa bổ sức cho. Thế nên, điều Chúa nói với các Tông đồ ngày xưa, cũng là điều Chúa muốn nói với mỗi người chúng ta hôm nay.

Một trong những cám dỗ mà bất kỳ Kitô hữu nào cũng có thể rơi vào là muốn làm nhiều điều, và khi thành công với muôn lời chúc tụng ta dễ bỏ bê tương quan với Chúa thậm trí quên Chúa luôn. Sự bận rộn và thành tích là những căn bệnh hiện đại khiến nhiều người trong chúng ta đau khổ. Nghỉ ngơi, trái ngược với sự bận rộn là một trong những điều mà Chúa muốn nơi chúng ta. Sách Giáo Lý nhắc nhở chúng ta rằng trong giờ cầu nguyện, một trong những nguy hiểm nhất là nghĩ rằng có những điều khác cấp bách hơn phải làm, thế là chúng ta chấm dứt giờ kinh nguyện và bỏ qua mối quan hệ thân tình với Thiên Chúa mà chúng ta đang có. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với các môn đệ của mình, những người đã làm việc chăm chỉ, những người đang mệt mỏi và những người hạnh phúc vui cười bởi vì mọi thứ diễn ra tốt đẹp của mình rằng chúng ta phải nghỉ ngơi. Tin Mừng nói với chúng ta : "các ngài xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh" (Mc 6,33).

Để thực hành một giờ nguyện tốt cần phải có ít nhất tối thiểu hai điều: thứ nhất là ở với Chúa Giêsu, bởi vì ở với Chúa chúng ta mới nói chuyện được với Chúa. Ở bên Chúa là gặp gỡ Người, nhờ đó ta thấy cuộc sống của Chúa không phải là quyền lực, là thành công rực rỡ, nhưng là khiêm nhường, nghèo khó, từ bỏ mình, hy sinh vì yêu thương. Chúng ta phải tin chắc Chúa hiện diện trước mắt chúng ta. Bắt đầu giờ cầu nguyện dù ở bất cứ nơi đâu việc ý thức về sự hiện diện của Chúa là điều cần thiết trước tiên và thường là khó khăn nhất. Có thế, chúng ta mới cảm nghiệm được mình ở với Chúa. Điều thứ hai là sự thinh lặng cần thiết. Nếu chúng ta muốn nói chuyện với ai đó, buổi trò chuyện có thân mật và sâu sắc hay không còn tùy thuộc vào sự lắng nghe. Có thinh lặng chúng ta mới nghe được Chúa nói với chúng ta.

Sức mạnh của chúng ta là nghỉ ngơi trong Chúa. Trong sự thinh lặng và cậy trông! Chúng ta có thể thấy tầm quan trọng trong việc dành thời gian thinh lặng trong đời sống của Chúa Giêsu. Người thức dậy rất sớm và đi vào nơi thanh vắng một mình cầu nguyện (x. Mc 1,35). Người cần thời gian tĩnh nguyện với Thiên Chúa Cha. Đương nhiên, chúng ta cần thời gian đó! Chúng ta không cần phải lấp đầy thời gian biểu của mình với hàng trăm hoạt động làm cho chúng ta bận rộn. Chỉ trong thinh lặng và ở với Chúa chúng ta mới tìm được sức mạnh trong các hoạt động của mình.

Thánh Phêrô Eymard được đề nghị nghỉ ngơi trong Chúa sau khi hiệp lễ. Và ngài cảnh báo chúng ta về nguy cơ khi kết thúc Thánh lễ với những lời mà chúng ta biết bằng trái tim. Ngài nói rằng, sau khi rước Mình và Máu Chúa Kitô, tốt nhất là thinh lặng trong chốc lát để lấy thêm sức mạnh và nhất là để cho Chúa Giêsu nói với chúng ta trong sự im lặng của tâm hồn chúng ta. Đôi khi, thay vì nói với Chúa về các kế hoạch của chúng ta, tốt hơn là để Chúa dạy chúng ta và ban cho chúng ta lòng can đảm.

Trong việc tông đồ chúng ta cũng cần phải có những thời gian nghỉ ngơi, hãy tạm quên đi những ồn ào bên ngoài để đi sâu vào tâm hồn mình, để chuyện vãn với Chúa nếu muốn hoạt động tông đồ hiệu quả! Với công việc tông đồ chồng chất nhiều khi chúng ta quên mất việc nghỉ ngơi lấy sức. Cần thinh lặng để thẩm định lại những biến cố và rà soát lại những công việc đã làm cùng lắng nghe tiếng Chúa mời gọi. Nên nhớ rằng chúng ta đang trên đường lữ hành về trời, con đường vừa hẹp vừa dốc nếu không nghỉ ngơi lấy sức thì không thể đến đích.

Đời sống con người luôn có hai nhịp: lao động và nghỉ ngơi. Lao động chính là phúc lành cho chúng ta, giữa bộn bề cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải làm việc, chăm sóc gia đình… Nhưng đôi khi chúng ta quá mải mê lao động mà quên đi phần tâm hồn thiêng liêng mà Chúa trao tặng cho mỗi người, rồi dần dần chúng ta sẽ rời xa Chúa, hình ảnh của Chúa trong tâm hôn chúng ta sẽ phai nhạt dần đi. Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. Như khí trời cần cho con người, người Kitô hữu cũng cần phải cầu nguyện.

Vì vậy, chúng ta phải lao động và nghỉ ngơi bên Chúa. Nghỉ ngơi bên Chúa để Ngài bồi dưỡng, tăng cường sức lực tinh thần, cũng như để cảm nếm sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời, và nhờ vậy, việc lao động của chúng ta được đổi mới và tràn đầy sáng tạo.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta biết cậy dựa vào Chúa, tin tưởng phó thác vào Chúa. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Tình mục tử ấp ủ đoàn chiên

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVI – B

(Mc 6, 30 – 34)

" Mục tử" là một hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng thái thô sơ của thời du mục vùng Trung Đông. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã tự ví mình là " mục tử, người chăn chiên" và dân Israel được Chúa chọn là đoàn chiên của Chúa : "Ta sẽ quy tụ phần còn lại của đoàn chiên Ta …Ta sẽ lùa chúng về đồng cỏ…" (Gr 23, 3). Đến lượt Chúa Giêsu, khi thấy dân chúng bơ vơ tất tưởi, Người động lòng trắc ẩn ví họ như : "Đàn chiên không người chăn dắt" (Mc 6, 34). Người cũng tự nhận mình là "Người chăn chiên".

Hình ảnh người mục tử với đoàn chiên thật tuyệt đẹp, dễ thương và đầy cảm động, diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa với Dân Ngài như "Mục tử" với "đoàn chiên".

Thông thường, trong Cựu Ước, người ta gọi Thiên Chúa là mục tử của dân Ngài (St 49, 24 – 31 ; Gr 31, 10 ; Mk 7,14 v.v ...) Sự so sánh này có nguồn từ đầu lịch sử thánh, vì dân được chọn là dân du mục trên hành trình về Đất Hứa, trước hết là Abraham từ Ur đến Canđê, thứ đến là Môisen, kẻ chăn cừu nhận được mạc khải từ bụi gai đang cháy trong sa mạc, cho tới Đavít cậu bé chăn cừu ở Belem.

Hình ảnh Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành là một trong những hình ảnh lâu đời nhất của Kitô giáo. Hình ảnh này được tìm thấy trong các hang toại đạo, người ta khắc vẽ Chúa Giêsu với hình ảnh người chăn chiên dịu dàng và trìu mến, vác chiên trên vai, tìm kiếm con chiên lạc, đưa chiên về với đoàn của chúng để chia sẻ cùng một đồng cỏ xanh tươi. Khi lấy lại hình ảnh người mục tử và tự ví mình như thế, Chúa Giêsu đưa chúng ta về với hình ảnh cổ xưa trong Kinh Thánh, chứng tỏ Thiên Chúa không chỉ là Đấng dẫn dắt dân, hơn thế nữa còn là Đấng trao ban sự sống cho dân : "Ta sẽ quy tụ phần còn lại của đoàn chiên Ta từ khắp các xứ mà Ta đã phân tán chúng, Ta sẽ lùa chúng về đồng cỏ, để chúng lớn lên và tăng số" (Gr 23, 3). Vì muốn trao ban nên một khi đã trao ban thì Chúa bảo vệ giữ gìn. Các mục tử được Chúa trao cho chăn dắt đàn chiên Chúa không cẩn thận, Chúa nổi giận đòi lại chiên : "Khốn cho các mục tử làm tản mát và xâu xé chiên Ta… Các ngươi đã phân tán xua đuổi và không trông nom đoàn chiên Ta…Ta sẽ xét xử những hành động gian ác của các ngươi. Ta sẽ cho chúng có những chủ chăn để họ chăn dắt chúng" (Gr 23, 1-4). Chúa chăm sóc chiên của Chúa như thế nào? Những cảm nghiệm của con chiên dẫn chứng sự chăm sóc của chủ chiên : "Trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng" (Tv 22, 1-3). Ðiều này có nghĩa là Thiên Chúa muốn chúng ta không những sống mà còn sống dồi dào, Ngài muốn hướng dẫn chúng ta tới các đồng cỏ tốt tươi, nơi chúng ta có thể được nghỉ ngơi bồi dưỡng, sự sống ấy bắt nguồn từ tình yêu hỗ tương giữa Chúa Cha và Chúa Con. Thiên Chúa không muốn con người phải hư mất hay bị diệt vọng, nhưng muốn con người đạt tới cùng đích là sống viên mãn tràn đầy. Ðó là điều mà bất cứ người mục tử nào cũng mong muốn cho đoàn chiên.

Trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tự giới thiệu mình như Mục Tử của đoàn chiên lạc nhà Israel. Cái nhìn của Chúa trên đám đông dân chúng là cái nhìn "mục tử" đầy tình thương. Thánh Marcô viết : "Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều" (Mc 6,34). Chúa Giêsu nhập thể dưới hình hài Thiên Chúa Mục Tử với kiểu giảng dậy của Người và các việc Người làm, bằng cách chữa lành các người đau yếu và tội lỗi, săn sóc những người ốm đau tật bệnh, để dẫn đưa họ đến bến bình an trong tình xót thương vô bờ của Thiên Chúa là Cha.

Vì kẻ dữ luôn tìm cách phá hỏng công trình của Thiên Chúa, bằng cách gieo vãi chia rẽ trong trái tim con người, giữa thân xác với linh hồn, giữa con người với Thiên Chúa, trong các tương quan liên bản vị, xã hội, quốc tế và cả giữa con người và thụ tạo. Kẻ dữ gieo rắc chiến tranh; Thiên chúa tạo dựng hòa bình. Hơn thế nữa, như thánh Phaolô khẳng định : "Chúa Kitô là sự bình an của chúng ta, Người đã làm cho đôi bên nên một, đã phá đổ bức tường ngăn cách, tiêu diệt sự hận thù trong thân xác của Người" (Ep 2,14). Ðể chu toàn công trình hòa giải triệt để ấy, Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, đã phải trở thành Chiên Con, "Chiên Con Thiên Chúa... gánh tội trần gian" (Ga 1,29). Chỉ như thế Người đã có thể thực hiện lời hứa tuyệt diệu của Thánh Vịnh: "Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài" (Tv 23, 6).

Người mục tử dẫn dắt đoàn chiên không đành lòng đuổi chiên nhưng đưa chiên tới đồng cỏ xanh tươi, tới suối nước trong lành. Tập hợp chiên lại xung quanh mình : "Mục tử tốt lành thí mạng vì đoàn chiên" (Ga 10, 11). Người vừa là Mục tử và vừa là Cửa chuồng chiên (Ga 10, 7) "Và chính nhờ Người mà chúng ta đôi bên được đến gần Cha trong cùng một Thần Trí" (Eph 2 18). Nhờ Người mà chúng ta đi vào sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Thiên Chúa đã yêu thế gian như thế đó, " Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu thí mạng vì người mình yêu". "Thiên Chúa là tình yêu" Ngài đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một (x. Ga 3, 16), không ngần ngại trao ban sự sống mình (x. Eph 2, 14)

Những lời trên thật cảm động và đầy an ủi biết bao cho nhân loại hôm nay, vì nó đáp ứng khát vọng sâu thẳm của con người : đó là sống, sống viên mãn, sống vui và sống đời đời! Xin Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Kitô, Nữ Vương Bình An, Đấng luôn sống trong đồng cỏ Trời Cao, nơi Chiên Con Mục Tử hằng chăn dắt, cầu cho chúng con ! Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một tiếng kêu cho Nicaragua, “Xin cứu chúng tôi, trước khi họ giết chết tất cả chúng tôi.”
Trần Mạnh Trác
13:10 18/07/2018
Managua (Agenzia Fides, 18/07/2018) - "Tôi chỉ là một nữ tu Công Giáo. Không ai yêu cầu tôi viết lá thư này cho quí vị. Nhưng (...) tôi không thể dửng dưng đứng nhìn một nhà độc tài tàn sát người dân trong khi quí vị vẫn giữ im lặng". Đó là lời mở đầu cuả bức thư ngỏ cuả sơ Xiskya Valladares, một nữ tu người Nicaragua đang cư trú ở Tây Ban Nha, được phát đi hôm Chúa Nhật trên blog cá nhân và trên các mạng xã hội, gửi cho nhiều vị lãnh tụ cuả nhiều nước.

"Chúng tôi là một số dân nhỏ bé có 6 triệu người, không có dầu hoả và không ảnh hưởng gì đến lợi ích của quí vị, nhưng tôi đang nói về những giá trị sâu sắc cuả con người, đầy lòng dũng cảm, đang sống ở một vị trí chiến lược cuả miền Trung Mỹ, và xứng đáng được sự giúp đỡ của quí vị ".

Sau đó, sơ Valladares liệt kê ra một số những tàn ác kinh khủng cuả chế độ Daniel Ortega.

Chẳng hạn những người bình luận hoặc đưa ra tin tức chống chính phủ thường có nguy cơ bị bắt giữ hoặc bị thủ tiêu một cách bí mật.

Bức thư tiếp tục: "Họ đã đốt sống các gia đình với trẻ em, bắn giết các công dân biểu tình ôn hoà trên đường phố, bắn vào trẻ em, xâm phạm các thánh đường, gây thương tích cho một giám mục, bắt giữ nhiều người không có lệnh cuả tòa án, và thực hiện tra tấn, dù là cho trẻ em hay người lớn: Nhưng ngày hôm nay vẫn không có một ai ra tay cứu giúp Nicaragua trước những tội ác chống nhân loại toàn diện ấy. Khi nào thì quí vị mới phản ứng đây? ".

Sơ Valladares sau đó yêu cầu các nhà cai trị hãy bỏ sang một bên "ít nhất là một lần, lợi ích chính trị và kinh tế" và thể hiện tình nhân loại. "Đây không phải là một vấn đề về tư tưởng, tôn giáo hay chính trị, mà là một câu hỏi về tình nhân loại", "quí vị được bầu ra để làm cho thế giới này trở nên nhân bản hơn", "người dân Nicaragua đang cần quí vị ngay bây giờ. Xin hãy hành động, trước khi họ giết chết tất cả chúng tôi ".

Sơ Valladares kết luận với một yêu cầu cụ thể: "Tôi không yêu cầu những hành động quân sự. Tôi chỉ yêu cầu áp lực ngoại giao: lên án tội ác gây thương tích cho con người" và cầu xin: "Xin giúp người dân Nicaragua. Xin ngưng ngay cuộc tắm máu này".

Bức thư được cưu mang vì "nhu cầu cần phải có áp lực quốc tế đối với Tổng thống Daniel Ortega, ông ta sẽ không tự mình thối lui", theo lời Sơ Valladares. Đây là lý do tôi đề tên các vị tổng thống "cuả nhiều nước để xin giúp đỡ". "Tôi xuất bản bức thư trên blog của tôi, và liên kết tới các mạng xã hội và dùng tên các nhà lãnh tụ mà tôi biết qua các phương tiện truyền thông. Tôi không có email riêng của họ. ”

Từ khi xuất bản lá thư, Sơ Xiskya Valladares đã thu thập được hơn 46.000 người theo dõi trên Twitter, vượt quá giới hạn 5, 000 người kết thân trên Facebook và trên hai mạng Instagram và YouTube đã có trên 1 triệu 200 nghìn người truy cập.
 
Ấn độ sẽ điều tra các cơ sở Dòng Thừa Sai Bác Ái qua vụ bê bối buôn bán trẻ em.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:18 18/07/2018


Ấn độ sẽ điều tra tất cả các nhà Dòng Thừa Sai Bác Ái được điều hành bởi nhà dòng Mẹ Teresa.

Đối diện với những vụ tố cáo buôn người tại một trong các nhà chăm sóc dành cho các bà mẹ độc thân ở Ấn Độ, Dòng Dòng Thừa Sai Bác Ái nói rằng nhà dòng lên án những hành động của các cá nhân liên quan và nhấn mạnh rằng những vụ bê bối này không liên quan gì đến nhà dòng.

Nữ Tu Mary Prema Pierick, Tổng quản của Nhà Dòng Thừa Sai Bác Ái đã tuyên bố vào ngày 17 tháng Bẩy tại Caltutta rằng một em bé mới sinh ở nhà chăm sóc Nirmal Hriday (Trái Tim Dịu Dàng) thuộc thành phố miền đông của Ấn độ là Ranchi đã không được giao cho những người có trách nhiệm nhận nuôi của nhà nước, sau khi người mẹ đã tuyên bố là có ý định làm như thế.

Nữ tu nói rằng “Chúng tôi hoàn toàn hợp tác với việc điều tra và sẵn sàng mở cửa cho bất cứ yêu cầu ngay chính, tự do, công bình nào. Xin lưu ý là “những tin bịa đặt” và “bình phẩm vô căn cứ” đang được lan rộng.

“Trong lúc chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào quá trình tư pháp đang tiến hành, chúng tôi bày tỏ niềm hối tiếc và buồn phiền vì những gì đã xảy ra.”

Nhà dòng lên án “những vụ việc rõ ràng” do cá nhân hành động, nó “không liên quan gì đến Cộng Đồng Thừa Sai Từ Thiện của chúng tôi.

Cảnh sát cho rằng Ủy Ban An Sinh Trẻ Em của bang Jharkhand nghi ngờ nhà này đã liên quan đến việc buôn bán trẻ em bất hợp pháp sau khi một cặp vợ chồng phàn nàn rằng họ đã không cho đứa trẻ, dù rằng đã được trả 120,000 rupees (tương đương US$1,85) như là lệ phí nhận nuôi.

Nữ tu Prema nói rằng nữ tu Concelia, là người phụ trách của nhà nuôi ở tiểu bang Jharkhand bao gồm các bà mẹ và trẻ em cùng đi tới Ủy Ban An Sinh, một cơ quan lo việc nhận nuôi và được trợ giúp bởi cô Anima Indwar.

Indwar đã làm thuê cho nhà này từ năm 2012, đã được các nữ tu hết mực tin tưởng. Đây là nhà có nhiệm vụ chăm sóc cho các trẻ em và những bà mẹ không có chồng, của nhà dòng được thành lập bởi Mẹ Thánh Teresa thành Calcutta vào năm 1950.

Nữ tu Prema nói rằng Karishma Toppo đã đến ở nhà này được khoảng sáu tuần lễ trước khi cô sinh em bé vào ngày 01 tháng Năm, đã công bố ý định của cô trong sổ ghi danh của nhà là cô “muốn bỏ con mình” cho ủy ban an sinh xã hội.

Trong lúc Indwar, Toppo và người giám hộ của cô mang em bé ra khỏi nhà để giao con, thì cả nhà và các nữ tu không ai có cách nào để xác quyết là đứa trẻ thực sự bị bỏ đã được giao cho sở an sinh xã hội.

Khi Indwar thừa nhận với ủy ban an sinh xã hội là vào đầu tháng Bẩy đứa trẻ đã không được giao cho họ, thì cô đã bị giao cho cảnh sát.

Nữ tu Concelia đã bị bắt và vị tổng quản là Nữ Tu Marie Deanne đã bị chất vấn và bị giữ ở sở cảnh sát qua đêm.

Vào ngày hôm sau thì 11 bà mẹ, một em bé và môt người giám hộ của nhà này đã phải rời khỏi nhà bởi ban an sinh xã hội.

Những phụ nữ này “đã bị các quan chức sỉ nhục và làm cho xấu hổ trước công chúng khi họ bi chiếu toàn bộ trên hệ thống truyền thông.”

Một nhà của Dòng Thừa Sai Bác Ái khác ở Hinoo cũng bị bố ráp bởi cảnh sát ngay sau đó, cùng với 22 trẻ em, trong đó có một em một tháng tuổi, đã bị “mang đi” bởi cảnh sát.

Nữ tu Prema nói rằng, “Thậy là đau buồn khi “ủy ban an sinh xã hội” đã đối xử với nhà phá trước đập sau như vậy, thế mà chỉ cách đó vài tuần, các quan chức đã “mô tả là có một “ môi trường tuyệt vời cho việc chăm sóc trẻ em.”


Source: Catholic Herald India to investigate Missionaries of Charity over baby-selling Scandal
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Bạn Người Cùi Việt Nam tại Úc Châu thăm và tặng quà Anh Chị Em người J`rai giáo phận Kontum
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
00:45 18/07/2018
Hình ảnh
Tôi nhận được cuộc điện thoại của cha Phê-rô Nguyễn Văn Toàn, ở Melbourne nhờ dẫn lên giáo phận Kon-tum thăm anh chị em người phong cùi.

Hai cha con lên chuyến xe đêm thứ hai ngày 16 tháng 7 năm 2018 khởi hành từ bến xe Miền Đông, Saigon trong những cơn mưa xối xả trên đường. Chúng tôi đến nơi khi đồng hồ chỉ 3.20 sáng hôm sau. Nghỉ ngơi một lúc và lên đường vào làng. Các sơ Dòng Đa Minh Rosa Lima vẫn thường xuyên mang thuốc và dụng cụ rửa vết thương cho các anh chị em phong nơi đây nên rất quen lối. Khi xe chúng tôi đến nơi thì mọi người đã ngồi chờ từ bao giờ, mặc dầu trời mưa tầm tã. Nhìn những khuôn mặt già nua, nhăn nheo mong ngóng đang khoác trên mình tấm áo mưa mà thương ứa nước mắt.

Cha Phê-rô Nguyễn Văn Toàn, đại diện Hội Bạn Người Cùi Việt Nam- Úc Châu sau khi đến thăm hỏi bắt tay từng người đã chia sẻ những phần quà của Hội cho Anh chị Em. Người nhận rưng rưng niềm vui, người gửi đến rưng rưng nụ cười mà sao có giọt nước mằn mặn khóe môi. Cha Toàn chia sẻ dù đêm hôm trước đi quãng đường dài gần 500 cây số, chưa được nghỉ ngơi lại sức và thời tiết ẩm ướt mưa như trút nước, nhưng Cha cảm thấy rất vui. Vui vì những ánh mắt của anh chị em đón nhận mình; những ánh mắt như biết nói nhưng không diễn tả được vì không nói được tiếng Kinh; vui vì dù trời mưa, đường trơn và sình lầy nhưng anh chị em vẫn đến nơi hẹn; vui vì cha cảm thấy được nhận nhiều hơn từ những người Anh Em.

Có một trường hợp không thể tới nơi hẹn được, chúng tôi đến nhà thăm ông. Ông rất vui và cầu nguyện cùng chúng tôi. Tất cả cùng đọc Kinh Lạy Cha nhưng chúng tôi chỉ đọc thầm, còn Ông đọc bằng tiếng J'rai. Chẳng còn hình ảnh nào đẹp hơn vào một buổi sáng mưa bão như vậy.

Quầy quả rời làng, chúng tôi đến làng Dơnông, nơi anh chị em dân tộc đang chờ. Những cô bé cậu bé được mẹ địu trên lưng, những nhóc tì khác thì chạy loanh quanh. Với tất cả sự ân cần, cha thăm hỏi ... nhưng cũng chỉ là những câu đơn giản vì anh chị em chưa rành tiếng Kinh. Những phần quà nho nhỏ là mười kg gạo, một thùng mì tôm, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, muối, đường, xà bông... là những thứ cần thiết trong lúc này được Anh Chị Em đón nhận và người sẻ chia ấm lòng.

Tôi hỏi chị phụ nữ địu đứa nhỏ trên lưng và một cô con gái ba tuổi ngồi cạnh chị. Những câu trả lời rất ngắn và tôi gom thành một câu trả lời đầy đủ. Với mười kg gạo gia đình chị ăn trong năm ngày. Vị chi hai vợ chồng và hai đứa con mỗi ngày 2kg gạo. Đồ ăn chỉ là lá khoai mì tươi nấu canh. Canh gồm nước, muối, bột ngọt và lá mì. Canh này chan với cơm.

Điều làm cho chúng tôi rất vui là văn hóa của Anh chị em J'rai không chen lấn, không xô đẩy, không nháo nhào khi nhận quà. Cả đến những em bé, khi chúng tôi tặng viên kẹo xinh xinh, em cũng đứng đó chờ đến phiên mình chứ không chạy tới đòi. Những khuôn mặt thiên thần và những ánh mắt ấy theo chúng tôi suốt dọc đường về.

Xin cảm ơn những tấm lòng hảo tâm quảng đại của Anh Chị Em Hội Bạn Người Cùi. Những hy sinh của quý Anh Chị đã thắp lên những tia nắng ấm áp trong những ngày mưa bão vùng cao nguyên hẻo lánh ít bước chân người lui tới. Những tấm lòng của Anh chị đã đến được tận nơi những Anh chị Em với thân thể đang bị vi trùng Hansen hoành hành. Xin cùng chung tay nâng đỡ nhau trên hành trình hy vọng này.

Ngay trong buổi tối hôm sau, chúng tôi lại lên xe trực chỉ về Saigon trong cơn mưa dữ dội của rừng núi. Qua tấm kính xe mọi thứ nhè nhoẹt nước, nhưng những nụ cười và những ánh mắt tràn đầy yêu thương ấy như quanh đây, gần gũi và chính tôi như bỏ quên trái tim mình trên bạt ngàn ấy từ bao giờ.

Saigon 18/7/2018

Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Dòng Đa Minh Rosa Lima
 
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Hội Dòng Ba Cát Minh mừng bổn mạng
Văn Minh
08:15 18/07/2018
“Những ai khoác áo Đức Mẹ và siêng năng đọc kinh Mân Côi mỗi ngày, thì sẽ được Đức Mẹ che chở khỏi lửa luyện ngục muôn đời”.

Trên đây là lời nhắn nhủ của cha Félix Nguyễn Văn Thiện trong Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ núi Cát Minh – bổn mạng của Hội Dòng Ba Cát Minh giáo xứ Vĩnh Hòa được diễn ra lúc 17g30 thứ Hai ngày 16.07.2018.

Thánh lễ trọng thể do cha Félix Nguyễn Văn Thiện, Tổng linh hướng Hội Dòng Ba Cát Minh chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ Vĩnh Hòa, và cha Antôn Nguyễn Thanh Hà, Dòng Ngôi Lời.

Xem Hình

Đến tham dự Thánh lễ, ngoài các thành viên trong hội còn có đông đảo các em thiếu nhi và cộng đoàn trong giáo xứ cùng hiệp dâng.

Hướng cộng đoàn vào Thánh lễ được sốt sắng, quý hội đã cùng nhau đọc kinh Nhật tụng kính Đức Mẹ và mời gọi cộng đoàn suy ngẫm về nhân đức của Mẹ Maria.

Đúng 17g30, đại diện quý hội cùng các em Lễ Sinh rước quý cha từ trước sân nhà thờ vào trong thánh đường hòa trong bài hát “Tung hô Mẹ Maria” do ca đoàn Thánh Mẫu hợp xướng.

Đầu lễ, cha xứ Gioakim thay mặt cộng đoàn giáo xứ ngỏ lời chào mừng quý cha đã về với giáo xứ Vĩnh Hòa hiệp dâng Thánh lễ bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.

Bài giảng trong Thánh lễ, cha Félix Nguyễn Văn Thiện chia sẻ: Trong thế kỷ XII, khi thiên tai lũ lụt hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới, và gây ra bao nhiêu bệnh tật cho con người. Trong đó, có các nhà Dòng nói riêng. Tại nhà Dòng Cát Minh, Thánh Simon Stock là tu viện trưởng Dòng Cát Minh đã khẩn cầu cùng Đức Mẹ Maria.

Vào ngày 16.07.1251, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với Thánh Simon Stock (bề trên nhà Dòng) tay bồng Chúa Hài Nhi và có các Thiên Thần hầu cận, đã trao hai miếng nhung nhỏ màu nâu bằng bàn tay, có hai dây đính lại với nhau cho Thánh Simon Stock và phán rằng: "Hỡi con yêu dấu, con hãy lãnh nhận tấm áo này cho hội Dòng của con. Đặc biệt, cho những ai đang trong giờ phút lâm chung khi đang mặc áo này thì sẽ được Đức Mẹ cứu khỏi lửa luyện ngục muôn đời. Cha Felix kể một câu chuyện, vào năm 1970 tại nước Hàn Quốc, chị Lương Gia Kim là một người ngoại giáo bị bệnh ung thư gần chết. Trong lúc ấy, chị muốn đến nhà thờ để cầu nguyện với Đức Mẹ. Tại đây, chị được cha sở tặng cho một mẫu ảnh Đức Mẹ núi Cát Minh và đeo vào cổ, kể từ đó chị cảm thấy có một sự thay đổi kì lạ, và một thời gian sau chị đã trở nên khỏe mạnh. Sau đó, chồng của chị Lương Gia kim đã đến nhà thờ xin lãnh nhận bí tích Rửa Tội trở thành người Kitô giáo, và chị đã treo bức ảnh Đức Mẹ Cát Minh ở một nơi trang trọng trong nhà của mình.

Kết thúc bài giảng, cha Félix Nguyễn Văn Thiện nhắn nhủ: “Những ai khoác áo Đức Mẹ và siêng năng đọc kinh Mân Côi mỗi ngày, thì sẽ được Đức Mẹ che chở khỏi lửa luyện ngục muôn đời”.

Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Phêrô Trịnh Khắc Dương, thay mặt, Hội Dòng Ba Cát Minh lên ngỏ lời cảm ơn quý cha, cùng mọi thành phần dân Chúa đã cầu nguyện và hiệp dâng Thánh lễ thật sốt sắng, bó hoa tươi được quý vị đại diện dâng lên quý cha trong tâm tình cảm mến và biết ơn. Đáp từ, cha Félix Nguyễn Văn Thiện, có lời cảm ơn cha xứ Gioakim, chúc mừng Hội Dòng Ba Cát Minh được nhiều hồng ân và ngày càng hăng say trong việc đọc sách thiêng liêng, và chu toàn sứ mạng trong bậc sống của mình. Cách riêng, đối với ông Phêrô Trịnh Khắc Dương, năm nay đã bước sang tuổi 97, và đã có 43 năm sinh hoạt trong Hội Dòng Ba Cát Minh.

Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, quý cha cùng Hội Dòng Ba Cát Minh chụp chung tấm hình kỷ niệm trước khi ra về.

Được biết, hiện nay số hội viên trong giáo xứ có khoảng trên 40 thành viên, trong đó có 4 cụ ông đã lớn tuổi, số còn lại là các bà và một số hội viên trung niên. Hội thường đọc kinh sau Thánh lễ ban sáng và trước Thánh lễ ban chiều lúc 15g30.

 
Phỏng Vấn Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long Về Truyền Giáo
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
08:30 18/07/2018
Phỏng Vấn Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long Về Truyền Giáo

Trong tháng 6, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Hưng Hóa, Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin Mừng trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam có gặp gỡ chia sẻ về truyền giáo tại một vài nơi trong miền Nam. Vào tháng 9 tới đây, Ủy ban sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về loan báo Tin Mừng, với chủ đề: “ĐƯỢC RỬA TỘI VÀ ĐƯỢC SAI ĐI – TÍN HỮU GIÁO DÂN THAM GIA SỨ MẠNG LOAN BÁO TIN MỪNG”. Vietcatholic gặp gỡ đức cha Anphong và xin được phỏng vấn ngài nhân dịp này.

Xem Hình

PV. Trọng kính Đức Cha, trong cương vị Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin Mừng trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Cha có thể nói gì về tình hình truyền giáo cho đến thời điểm này tại Việt Nam?

Đức Cha Anphong: Có thể nói rằng mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam ngày càng ý thức hơn về sứ mạng Phúc Âm hóa qua sự tham gia vào sứ mạng này bằng nhiều cách. Mỗi giáo phận có những hoạt động trực tiếp nhắm đến sứ mạng Phúc Âm hóa. Các hội dòng gửi tu sĩ đến các giáo điểm để hoạt động chuyên biệt cho sứ mạng này, nhiều hội dòng còn gửi tu sĩ ra nước ngoài, xa hay gần, thật cảm kích.

Chúng ta cần tránh hai thái cực sau:

Một là hô khẩu hiệu hay căng biểu ngữ “Hãy đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân” cho thật to, rồi không làm gì, ngồi yên một chỗ, bằng lòng với những gì đang có, chỉ lo mục vụ cho những ai đang giữ đạo rồi thôi. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong diễn từ triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô dịp Ad limina tháng 3.2018[1] nói đến não trạng “cầu an”, “thủ thân khép kín” đang tồn tại nơi Giáo Hội Việt Nam. Não trạng này chịu ảnh hưởng của quan điểm cho rằng “không nên loan báo Chúa Kitô cho người chưa biết, cũng như không nhất thiết gia nhập Giáo Hội, bởi vì người ta có thể được cứu rỗi mà không cần một sự hiểu biết rõ ràng về Chúa Kitô và không cần một sự gia nhập hình thức vào Giáo Hội”[2].

Hai là bằng mọi cách, đưa người khác gia nhập Giáo Hội càng nhiều càng tốt, bất kể họ có thật sự tin vào Chúa hay không, rồi sau khi lãnh nhận các bí tích chẳng tiếp tục đồng hành giúp họ thực hành đạo. Não trạng này hài lòng khi thấy con số nhập đạo gia tăng, nhắm số lượng hơn chất lượng.

Xét về mặt thống kê, dân số Công Giáo tại Việt Nam không tăng, vẫn ở mức 7% sau mấy thập niên. Chúng ta không nên chỉ dựa vào con số để thẩm định, bởi bản chất của công cuộc Phúc Âm hóa là nhắm đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần cuộc sống cá nhân và xã hội của mọi người, kể cả người chưa phải là kitô hữu và người vô thần, chứ không nhất thiết làm cho họ trở thành kitô hữu. Việc tin theo đạo là việc của Chúa, ắt sẽ đến với người nào để Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: “Hội Thánh phát triển không phải bằng việc chiêu dụ, nhưng bằng ‘sức thu hút’ !” (EG số 14).

Thái độ đúng đắn là thúc đẩy toàn thể Giáo Hội lên đường, rao giảng Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh, bằng mọi cách, với mọi người, ở khắp nơi, và sứ mạng này không bao giờ kết thúc.

PV. Xin Đức Cha cho chúng con biết sơ lược về công cuộc truyền giáo cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào vùng sâu vùng xa ở miền Bắc.

Đức Cha Anphong: Tôi chỉ nói riêng về giáo phận Hưng Hóa. Trước 1945, công cuộc loan báo Tin Mừng ở một số tỉnh như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, nơi chỉ toàn người thiểu số, hầu như chưa có. Sau 1954, rồi 1975, bên cạnh khó khăn bên ngoài do chính quyền, còn khó khăn từ bên trong do thiếu nhân sự, dù muốn đem Tin Mừng đến với bà con dân tộc thiểu số thì cũng không thể, vì giáo phận thiếu linh mục và tu sĩ trầm trọng. Có thời điểm cả giáo phận Hưng Hóa trải rộng 10 tỉnh ở Tây Bắc với gần 250.000 tín hữu chỉ có 17 linh mục. Việc đi lại làm mục vụ cho người kinh có đạo rất khó khăn, nói chi đến việc rao giảng Tin Mừng cho người dân tộc chưa hề biết Chúa ! Chỉ từ năm 2003, khi đức cha Antôn Vũ Huy Chương được đặt làm giám mục giáo phận Hưng Hóa sau hơn 11 năm trống tòa, công cuộc loan báo Tin Mừng cho bà con dân tộc mới được nhen nhúm. Cho đến nay giáo phận có khoảng 20.000 tín hữu H’mông, một ít người Dao, Tày, Thái, Mường trong gần 100 giáo điểm hay giáo họ dân tộc. Hiện có vài linh mục đã đến ở với bà con H’mông tại Giàng La Pán, Phình Hồ, Sùng Đô (tỉnh Yên Bái), Hầu Thào, Lao Chải (Lào Cai). Các nơi khác thì tuy chưa được ở luôn tại chỗ, nhưng các linh mục có thể đi lại làm mục vụ. Công cuộc Phúc Âm hóa bà con H’mông có kết quả khả quan, vì người H’mông rất nhạy bén với tôn giáo, sẵn sàng tin theo Chúa. Đối với khoảng 30 dân tộc khác trong giáo phận thì hầu như ánh sáng Tin Mừng chưa được thắp lên, chưa có một người nào theo đạo.

Những người H’mông theo đạo đầu tiên là ở Sapa. Năm 1930, đức cha Paul Ramond Lộc, giám mục tiên khởi giáo phận Đoài (nay gọi là giáo phận Hưng Hóa) đã lập giáo xứ Sapa. Khi nghỉ hưu, ngài đến ở với bà con H’mông và qua đời tại đây, mộ phần ngài nằm trong khuôn viên nhà thờ Sapa. Sau này, người H’mông từ đây đi đến nhiều vùng khác, do tập tục du canh du cư. Đi đến đâu, dù không có linh mục và bí tích, họ vẫn giữ đức tin và truyền lại cho con cháu, cho nhiều người khác. Thật đáng khâm phục.

Chúng tôi dồn nỗ lực cho bà con dân tộc, bởi họ bị thiệt thòi nhiều, cả tinh thần lẫn vật chất từ nhiều năm qua, cần được chăm chút hơn để bù lại.

PV. Thưa Đức Cha, trong hoàn cảnh quá khó khăn như thế, việc truyền giáo cần những điều kiện cụ thể nào để có thể mang lại kết quả tốt đẹp hơn?

Đức Cha Anphong: Việc thứ nhất là tại những nơi chưa được tự do hành đạo, chúng tôi đối thoại với chính quyền để họ “công nhận đạo Công Giáo là một tổ chức được hoạt động hợp pháp”. Trong khi chờ đợi để được như vậy, mỗi khi muốn đến làm mục vụ cho người H’mông đã có đạo, chúng tôi vẫn phải làm đơn “đăng ký sinh hoạt tôn giáo ngoài nơi thờ phượng” với chính quyền, họ có cho thì mới được đến ! Còn đối với người chưa có đạo, chúng tôi vẫn chưa thể đến được với họ.

Thứ đến, chúng tôi huấn luyện các anh chị em H’mông nòng cốt để họ về dạy giáo lý cho nhau, chủ sự các buổi cầu nguyện, hướng dẫn cộng đoàn trong khi vắng bóng linh mục. Phải nhận rằng Chúa Thánh Thần hoạt động nơi những tín hữu H’mông đơn sơ chất phác cách mãnh liệt.

Bên cạnh đó, chúng tôi không quên công tác bác ái, trợ giúp những người bị đói khổ, bệnh tật, thiên tai…, vì đó cũng là một phương thế Phúc Âm hóa. Chúng tôi còn gửi các tu sĩ, chủng sinh đến giúp bà con dân tộc vào mùa hè để nâng cao dân trí, dân sinh, như dạy họ đọc và viết tiếng H'mông, biết vệ sinh thường thức để sống khỏe, tránh tảo hôn và những tập tục hủ lậu, dạy nhân bản cho các em thiếu nhi. Ở nơi nào thuận tiện, chúng tôi mở các nhà nội trú cho các em học sinh có thể đến trường, giúp các em chỗ ăn ở, học hành, với ý nghĩ mai sau chúng sẽ có đời sống tốt đẹp hơn và giúp đồng bào của mình thăng tiến.

PV. Như thế ở giáo phận Hưng Hóa, nhu cầu cấp bách nhất về truyền giáo lúc này là gì ạ?

Đức Cha Anphong: Đối với những cộng đoàn H'mông đã qui tụ, chúng tôi thấy cần làm nhà nguyện cho họ có nơi thờ phượng xứng đáng, vì cho đến nay, chúng tôi toàn cử hành thánh lễ trong nhà tư hoặc ngoài trời, mà nhà của người H'mông thì chật chội, thấp lè tè và tối tăm, cử hành thánh lễ trong những điều kiện như vậy thật bất tiện và bất xứng.

Việc truyền giáo cho người H'mông sẽ kết quả hơn nếu do chính người H'mông. Bởi thế, chúng tôi nỗ lực đào tạo các “tông đồ” H'mông, theo mô hình Yao Phu của giáo phận Kontum. Chúng tôi rất thương và cảm phục họ, vì dù nghèo khổ, thiếu ăn, bị khó dễ, nhưng người H'mông không vì thế mà lãng quên Thiên Chúa và bỏ bê đức tin như nhiều người Kinh.

PV. Xin đức cha phác họa đôi nét về cuộc hội thảo Loan báo Tin Mừng sắp tới cho chúng con được biết.

Đức Cha Anphong: Mỗi năm, Ủy ban chúng tôi tổ chức hội thảo với các giới, nhằm giúp họ ý thức và mạnh mẽ tham gia sứ mạng Phúc Âm hóa. Chúng tôi đã tổ chức đại hội Loan báo Tin mừng toàn quốc năm 2015, hội thảo với các Dòng Tu năm 2016, hội thảo với các Hội đoàn Công Giáo Tiến Hành năm 2017. Năm 2018 này, chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo với các thành phần dân Chúa về đề tài “Được rửa tội và được sai đi – Tín hữu giáo dân tham gia vào sứ mạng loan báo Tin Mừng”. Chúng tôi sẽ tham chiếu các văn kiện về sứ mạng loan báo Tin Mừng của người tín hữu giáo dân, rồi trong bối cảnh Giáo Hội Việt Nam ngày nay, thúc đẩy giáo dân tham gia tích cực chứ không dửng dưng, đứng bên lề, thoái thác, ù lì. Chúng tôi cũng mong muốn các mục tử trong Giáo Hội tin tưởng trao phó trách nhiệm và đồng hành với giáo dân trong sứ mạng này. Có lẽ vì chưa biết tận dụng thành phần đông đảo là giáo dân cho công cuộc Phúc Âm hóa mà chúng ta thấy đạo không tiến triển tại Việt Nam.

Chúng ta có tấm gương sáng là những tín hữu Hàn Quốc. Họ ý thức sứ mạng và trách nhiệm đi tiên phong cộng tác vào công cuộc loan báo Tin Mừng, nhờ đó Giáo Hội Hàn Quốc phát triển rất mạnh, từ lúc khởi đầu và ngay cả hiện nay.

PV. Trong bài thuyết trình tại đại hội Loan báo Tin Mừng lần thứ III tại Huế năm 2015, đức cha đã nhấn mạnh “Giáo dân Việt Nam giữ đạo rất tốt cho mình, nhưng lại thiếu nhiệt huyết thông truyền niềm tin ấy cho người khác, họ nghĩ việc truyền giáo là của ai khác, phần mình chỉ lo cho mình được rỗi”. Theo đức cha, trong giai đoạn hiện nay, giáo dân cần phải làm gì để làm cho “nhiệt huyết thông truyền niềm tin” được bùng lên mạnh mẽ?

Đức Cha Anphong: Đúng vậy, cho đến nay, dù phải chịu nhiều khốn khó, giáo dân Việt Nam vẫn “giữ đạo” tốt, nghĩa là dự lễ, xưng tội, hành hương, lễ lạc rất đông và “hoành tráng” nữa. Nhưng đó mới chỉ là bề mặt, thực chất lòng tin của bà con thì chưa chắc được sâu sắc như cha ông chúng ta thời tử đạo, vẫn mang tính cầu khấn, van vái xin ơn ! Bên cạnh việc “sống đạo” cho bản thân, mọi tín hữu cần phải có nhiệt huyết loan báo Tin Mừng cho hơn 80 triệu đồng bào chưa biết Chúa. Nếu mỗi người Công Giáo sống đạo tốt và dẫn đưa được ít là một người đến với Chúa thì Giáo Hội tại Việt Nam sẽ khác hơn nhiều.

Để làm được việc ấy, tôi xin lặp lại ý tưởng của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II được xem như kim chỉ nam: “Công cuộc Tân Phúc Âm hóa đòi nhiệt huyết mới, phương pháp mới và cách trình bày mới”. Nếu thiếu nhiệt huyết thì dù có mọi phương thế trong tay cũng chẳng đem lại kết quả. Phương pháp mới thì hiện nay có rất nhiều, chẳng hạn những phát minh của ngành công nghệ thông tin như internet, facebook, instagram, truyền hình kỹ thuật số… Cách trình bày chân lý Phúc Âm cũng phải phù hợp với não trạng ngày nay, nhất là của giới trẻ. Nói về nhiệt huyết thì chúng tôi thán phục các anh em Tin Lành, họ cũng ở trong cùng một hoàn cảnh khó khăn như người Công Giáo, nhưng có những kết quả đáng kể. Ở Lai Châu, trong khi Công Giáo có 15 cộng đoàn thì Tin Lành có hơn 200 điểm nhóm. Ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, trong khi Công Giáo có 2.000 tín hữu, thì Tin Lành có 20.000 trên tổng số 40.000 người của cả huyện. Vấn đề này đặt chúng tôi trước câu hỏi sắc bén: Nhiệt huyết tông đồ của chúng ta ở đâu và vào công việc gì ?

Một điểm nhấn quan trọng không kém, đó là mọi thành phần dân Chúa cần hợp tác với nhau trong công cuộc quan trọng này, không thi hành riêng rẽ, vì “hợp quần gây sức mạnh”. Trong chiều hướng đó, cuộc hội thảo với các dòng tu đã được Ủy ban chúng tôi tổ chức với chủ đề: “Chung tay loan báo Tin Mừng đến vùng ngoại vi”, nhằm mời gọi các hội dòng liên kết với nhau thi hành sứ mạng này. Đối với giáo dân cũng vậy, tôi nghĩ cần giúp họ và các hội đoàn Công Giáo tiến hành chung tay góp sức để xây dựng và mở mang Nước Chúa tại trần gian này.

PV. Chúng con xin cám ơn đức cha và sẽ cầu nguyện nhiều cho công cuộc loan báo Tin Mừng trên quê hương chúng ta.

Gioan Lê Quang Vinh thực hiện

[1] http://hdgmvietnam.org/hoi-dong-giam-muc-viet-nam-vieng-tham-ad-limina-dien-tu-trieu-yet-duc-thanh-cha-phanxico/9502.63.8.aspx

[2] Bộ Giáo lý Đức tin, “Điểm chú thích giáo lý về một số khía cạnh trong việc rao giảng Tin Mừng (03/12/2007), 3; AAS 100 (2008), 491, được trích lại trong Kim chỉ nam về tác vụ và đời sống linh mục (ấn bản 2013), bản dịch của UBGS.CS/HĐGMVN, trang 36.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hết Luật Mơ Hồ Đến Luật Đen Thui
Phạm Trần
14:36 18/07/2018
Ông bà người Việt Nam thưởng bảo con cháu “đẹp tốt khoe ra, xấu xa đậy lại”.

Lời khuyên luân lý này dậy mọi người phải biết bảo vệ nhân phẩm và thuần phong mỹ tục của dân tộc và nên tránh những hành động gây hổ thẹn giống nòi trước thiên hạ.

Nhưng Dự luật “Bí mật nhà nước”(BMNN) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo gửi tới Quốc hội từ năm 2017 và được thảo luận tại Ban thường vụ Quốc hội lần sau cùng ngày 11/07/2018 đã làm ngược lại.

Nội dung dự thảo gồm 5 Chương, 34 Điều không có những điều “đẹp” được khoe ra mà chỉ thấy nhiều ý đồ “xấu” được chuẩn bị để bao che lãnh đạo và cấm dân dòm ngó vào những chủ trương và chính sách của nhà nước do đảng Cộng sàn độc tài cầm đầu.

Hậu quả nhãn tiền của việc làm này là đảng cầm quyền duy nhất chỉ muốn dùng Luật, như vẫn làm từ trước, để vô hiệu hóa những quy định trong Hiến pháp 2013.

Sau đây là những điều Hiến pháp bị BMNN chà đạp:

Điều 2:”

1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân….

Điều 3:

”Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân…”

Điều 28:

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Như vậy rõ ràng đảng CSVN đã làm trái lời tuyên truyền từ bấy lâu nay hứa rằng việc gì cũng phải cho “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

BÍ MẬT CẢ LÃNH ĐẠO-CHÍNH SÁCH

Vậy Dự luật BMNN viết gì ?

Dự Luật này được đưa ra để thay cho Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông qua ngày 28/12/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001.

Nhưng thế nào là bí mật nhà nước ?

Điều 2 trong dự luật giải thích:

“1. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xác định theo quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

2. Bí mật nhà nước được chứa trong tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động và các dạng khác.”

Sau khi định nghĩa như vậy, BMNN đã cam kết trong Điều 4 :” Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, không ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của công dân.”

Những người soạn luật phải biện bạch như vậy vì Điều 25 của Hiến pháp đã nói rõ:”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình….”

Nhưng “tiếp cận” ghi trong dự luật lại không được BMNN bảo vệ. Ngược lại quyền này đã bị bao vây bởi các nhãn “Tuyệt mật”, “Tối mật” và “Mật”. Do đó có thể hiểu những người viết luật chỉ muốn nói ỡm ờ như thế để ai muốn hiểu sao thì hiểu.

Vậy vi phạm đến mức độ nào thì bị coi là có “ nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc” ? Dự thảo không định nghĩa nên nhóm chữ này thành mơ hồ. Chúng đã mở cửa cho nhà nước rảnh tay thi hành tùy tiện để che giấu dân.

Hơn nữa, bấy lâu nay ở Việt Nam không có bất cứ cơ quan nào có thẩm quyền và được tín nhiệm để giải thích các điều luật hay Hiến pháp như ở các nước dân chủ pháp trị đúng nghĩa, chẳng hạn như Viện Hiến pháp hay Tối cao Pháp viện.

Vì vậy, căn cứ theo Điều 10 của BMNN thì những việc vụ việc dưới đây nếu bị tiết lộ hay bị mất sẽ “có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc” vì chúng thuộc diện bí mật.

Trong lĩnh vực chính trị dự luật quy định thuộc loại “Tuyệt mật” bao gồm:

a) Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác xây dựng Đảng; công tác dân tộc, tôn giáo;

b) Thông tin về hoạt động của Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

c) Thông tin liên quan đến thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

d) Thông tin về tình hình tư tưởng, đời sống các tầng lớp nhân dân có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, xã hội.

Có vớ vẩn không ? Toàn chuyện tầm phào. Tại sao phải giấu nhân dân những quyết sách của đảng cầm quyền ? Bí mật cả những “hoạt động” để đi đêm với ai và với mục đích gì ?

Ngay cả đến thông tin của cá nhân lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng giấu kín thì nhân dân có nên tiếp tục đóng thuế nuôi ăn và trả lương cho lớp công bộc tạp nhạp này không ?

Tóm lại, khoản này đã hủy bỏ quyền “làm chủ đất nước” của người đóng thuế. Hơn nữa nên biết kẻ cầm quyền và người dân đều bình đẳng trước pháp luật nên đã là phận đầy tớ của dân như ông Hồ Chí Minh nói thì phải biết nghe lời ông chủ. Không thể vì có súng đạn trong tay mà kẻ có chức, có quyền được bóp cổ, che giấu dân những hành động xấu xa hay việc làm thất bại của mình.

Nên biết, trước khi qua đời ngày 02/09/1969 (được chính thức sửa lại từ 03/09/1969, theo thông báo của Bộ Chính trị CSVN số 151 ngày 19/8/1989), ông Hồ đã để lại Di chúc, trong đó có đoạn :”Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.”

Cũng nên biết lãnh đạo CSVN thường nhanh miệng phủ nhận khi bị cáo buộc độc tài, mánh mung, tham nhũng và tư lợi. Họ còn thường xuyên hồ hởi để phô trương lời ông Hồ Chí Minh nói rằng:“ Đảng ta là một đảng cách mạng, ngoài lợi ích của công nhân và nông dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác”.

(Trích bài phát biểu tại Đại hội sản xuất tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội), ngày 07 tháng 6 năm 1960.)

Sau này họ bảo nhau nói ngắn hơn “Ngoài lợi ích của người dân, Đảng không còn lợi ích nào khác”.

Như vậy thì tại sao phài làm luật để che đậy cho nhau ?

QUỐC PHÒNG HAY QUỐC LỦI

Bước qua lĩnh vực quốc phòng, cũng “Tuyệt mật” BMNN còn nhảm nhí giữ riêng cho nhà nước quyền giấu kín cả “phương án bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước” thì khi giặc vào nhà liệu dân có trở tay kịp không ? Ai xúi, ai bầy vẽ ra trò hại dân này, hay lại có “tay trong” của ngoại bang nào đó nằm vùng xúi bẩy, gài bẫy như đã xẩy ra trong cuộc chiến Gạc Ma, Trường Sa ngày 14/03/1988 khi lính Việt Nam được lệnh từ cấp trên “không được nổ súng trước” để sau đó, 64 người lính Hải quân phải chịu làm bia cho Tầu nã đạn gục ngã trong tủi hờn ?

Liên quan đến biến cố Gạc Ma, cũng nên đọc đoạn viết này của Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự CSVN.

Ông viết:”Vào tháng 7/2013, tại hội thảo “Những vấn đề về chủ quyền Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa” do giáo sư Nguyễn Khắc Mai – Nguyên Phó Ban Dân vận Trung Ương, Chủ tịch Trung tâm Minh triết Việt Nam chủ trì gồm 60 nhà nghiên cứu nổi tiếng và nhà báo, tôi đã phát biểu nguyên văn như sau: “... Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như (Trung Quốc) đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa”. “... Trong một cuộc họp của BCT, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch (Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) đập bàn ai ra lệnh bộ đội không được nổ súng?”. (trích bài viết phổ biến trên Internet của ông Lương, ngày 15/07/2018)

Ngày ấy, ông Đại tướng Lê Đức Anh, người có tiếng thân Trung Cộng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, nhưng đến nay dù đã gần đất xa trời ở tuổi 98 mà ông ta vẫn ngậm miệng không dám làm sáng tỏ với lịch sử để tiếp tục ăn lương hưu và hưởng bổng lộc với chức nguyên Chủ tịch nước !

Trước Gạc Ma, dân quân 6 Tỉnh biên giới phía bắc với Trung Cộng gồm Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã bị tổn thất rất nặng về người và của vì không ai bảo họ phải chuẩn bị phòng thủ trước khi đại quân Trung Cộng, khoảng 600,000, vượt biên giới tấn công bất ngờ từ ngày 12/07/1979, sau đó kéo dài cho đến năm 1990 ở chiến trường Vị Xuyên (Hà Giang).

Cuộc tấn công Việt Nam của lãnh đạo Trung Cộng lúc bấy giờ, ông Đặng Tiểu Bình, được mệnh danh là “dạy cho Việt Nam một bài học” có mục đích chính nhằm trả đũa Hà Nội đã xua quân xâm lăng Cao Miên do Khmer đỏ Pol Pot lãnh đạo, một đồng minh cật ruột của Trung Cộng.

Chiến dịch phiêu lưu quân sự của đảng CSVN chiếm đóng Cao Miên và đánh nhau với Quân Khmer đỏ bắt đầu từ ngày 25 tháng 12 năm 1978 và kết thúc ngày 26 tháng 09 năm 1989.

Cuộc chiến này được phía Việt Nam biện giải là : thứ nhất, nhằm trừng phạt quân Khmer đỏ do Pol Pot lãnh đạo đã liên tục vượt biên giới tấn công vào vùng lãnh thổ Tây Nam của Việt Nam (An Giang, đảo Thổ Châu, Phú Quốc và Tây Ninh) ngay từ sau ngày 30/04/1975 cho đến đầu năm 1978. Thứ nhì, làm nghĩa vụ quốc tế đáp lại kêu gọi giúp nhân dân Cao Miên của lực lượng Heng Samrin thân Việt Nam chống chế độ diệt chủng Pol Pot.

Tuy nhiên, sau 10 năm chiếm đóng Cao Miên, mặc dù Pol Pot và Khmer đỏ bị đánh bại nhưng tính chung“ Toàn cuộc chiến (từ năm 1977 tới 1989, bao gồm cả thời kỳ đóng quân ở Campuchia), phía Việt Nam có từ 10.000 tới 15.000 quân nhân chết và khoảng 30.000 quân nhân bị thương. Thiệt hại thường dân có 55.300 chết hoặc bị thương tính cả dân thường) từ năm 1977 tới tháng 10-1989.” (theo Bách khoa Toàn thư mở)

Tất nhiên kế hoạch tấn công quân sự vào Cao Miên của CSVN không phải là vấn đề phải đưa ra bàn bạc công khai, nhưng lại là nguyên nhân đưa đến cuộc xâm lăng của quân Trung Cộng vào 6 tỉnh biên giới năm 1979.

Vì vậy hãy đọc dự luật BMNN nói về quốc phòng và an ninh để biết nhà nước muốn bảo mật những gì :

2. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, cơ yếu bao gồm:

a) Chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch, phương án bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chương trình, dự án, đề án đặc biệt quan trọng;

b) Tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng cơ yếu;

c) Công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo đảm an ninh quốc gia; sản phẩm mật mã của cơ yếu.

KÍN TỪ QUỐC HỘI ĐẾN ĐẶC KHU

Sau khi viết như thế, BMNN bò qua Quốc hội và ngành Tư pháp để tiếp tục bưng bít cho các Đại biểu Quốc hội và những quan chức giữ vai công lý trong hai dạng “Tối mật” và “Mật”.

Ai cũng biết lịch sử lập pháp của “Quốc hội đảng cử dân bầu” chỉ là bản sao quyết định của Bộ Chính trị, bởi vì mọi Dự luật đều do các Bộ trong Chính phủ soạn thảo rồi trình cho Bộ Chính trị chấp thuận trước khi gửi qua Quốc hội.

Trong khi cán bộ Tư pháp và quan tòa không bao giờ có thẩm quyền độc lập như đảng vẫn tuyên truyền. Tất cả những bản án chính trị và lương tâm đã do đảng quyết định trước. Tòa án chỉ biết cúi đầu làm theo.

Vậy hãy xem những điều phải giữ kín theo khung “Tối mật” và “Mật” là:

3. Trong lĩnh vực lập pháp, tư pháp, dự luật bao gồm những bí mật:

a) Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động lập pháp, tư pháp;

b) Thông tin về việc khởi tố, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Quay qua lĩnh vực đối ngoại, BMNN cũng không muốn cho dân biết chuyện giao hảo với các nước, nhất là đối với nước láng giềng Trung Cộng thì lúc nào cũng “nhạy cảm” nhưng lại hớn hở và cụp đuôi với phương châm 16 vàng-4 tốt (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”)

Vụ mật ước Thành Đô năm 1990 giữa Việt Nam và Trung Cộng đến nay vẫn còn bị bưng bít nhưng đã được bàn luận sâu rộng trong nhân dân. Điển hình như, theo lời Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh thì tại Thành Đô, Giang Trạch Dân lãnh đạo Trung Hoa khi ấy đã buộc phía Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cầm đâu phái đoàn gồm Thủ tướng Đỗ Mười (bấy giờ là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) và cố vấn Phạm Văn Đồng không được nhắc đến cuộc chiến biên giới phía bắc năm 1979.

Vì vậy mà bao nhiêu năm qua, cuộc chiến này đã bị bỏ quên vì nhà nước không những chỉ ngăn cản mà còn cấm tổ chức tưởng niệm những quân nhân và đồng bào đã hy sinh chống quân Tầu xâm lược.

Những cuộc tổ chức tự phát của dân, nếu có đều bị Công an đàn áp thô bạo, nhất là khi tụ tập dâng hương trước đền Lý Thái Tổ, cạnh Hồ Gươm, Hà Nội.

Đảng CSVN còn không màng gì đến hy sinh của 74 lính Hải quân của Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình trong cuộc chiến chống quân Tầu đánh chiếm quấn đảo Hoàng Sa năm 1974. Họ cũng đang tâm không dám cho tổ chức tưởng niệm ghi ơn 64 người lính Hải quân của chính họ đã bỏ mình khi chống quân Trung Cộng xâm chiếm Gạc Ma và một số bãi đá khác ở Trường Sa năm 1988.

Do đó mục số 4 của dự luật BMNN đã cấm tiết lộ những việc thuộc lĩnh vực đối ngoại , vì là loại “Tuyệt mật” bao gồm:

a) Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động đối ngoại;

b) Đề án phát triển quan hệ với các nước, tổ chức quốc tế; thông tin liên quan đến phương án, kế hoạch, hoạt động đối ngoại của các cơ quan Đảng, Nhà nước;

c) Thông tin, thỏa thuận được trao đổi, ký kết giữa nước ta với nước ngoài hoặc với các tổ chức quốc tế;

d) Thông tin bí mật do nước ngoài chuyển giao theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

5. Trong lĩnh vực kinh tế , vì được xếp vào dạng “Tối mật” và “Mật” nên phải giữ kín “thông tin về quá trình xây dựng quy hoạch: cấp quốc gia, cấp vùng; cấp tỉnh; đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; cửa khẩu; hệ thống kho dự trữ quốc gia; hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho vũ khí, công nghiệp quốc phòng, an ninh.”

Như vậy khi cấm thông tin về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, tức “Đặc khu”, nhắc ta nhớ đến Dự luật thành lập 3 Đặc khu tại Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang) đang gây tranh cãi và bị chống đối quyết liệt từ trong Quốc hội ra đền đồng bào các giới trong và ngoài Việt Nam.

Hàng chục ngàn người dân, Từ Nam ra Bắc, đã đổ ra đường biểu tình chống Dự luật Đặc khu (LĐK) và Luật An ninh mạng (ANM), sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, trong các ngày 10, 11 và 17 tháng 6/2018 vừa qua. Nhiều biểu ngữ của người biểu tình viết”Cho Trung Quốc thuê đặc khu là bán nước”, hay “Không cho Trung Cộng thuế đất dù chỉ 1 ngày.”

Hành động chống dự án Đặc khu tập trung vào dự kiến cho nước ngoài thuê đất 99 năm tại 3 vị trí có giá trị chiến lược quốc phòng đã buộc Chính phủ phải bỏ thời hạn này và xin Quốc hội cho lùi cuộc thảo luận ngày 15/6/2018 đến kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2018.

Một thời hạn cho thuê đất dài 70 năm như quy định trong Luật đất đai, dự trù sẽ được tái đề nghị trong LĐK chỉnh sửa. Nhưng không phải chỉ có vậy mà LĐK còn dành qúa nhiều ưu đãi cho người nước ngoài trong các lĩnh vực thuế vụ, nhà ở và đầu tư kinh doanh, đất đai, cửa biển, phi trường, khai thác du lịch và tổ chức song bài. Tất cả những dịch vụ này sẽ mở đường cho người nước làm chủ đất Việt Nam như vào vùng đất không người.

Với kinh nghiệm Trung Cộng đã xâm nhập vào khai thác Bauxite trên Tây nguyên và khai thác thép tại Formosa Hà Tĩnh để gây ra thảm họa môi trường năm 2016, người dân và các giới trí thức và chuyên gia kinh tế và tài chính ở Việt Nam đã quan ngại nếu nhu nhược và bất cẩn , LĐK sẽ giúp tài phiệt nước ngoài, đặc biệt là người Tầu và chính quyền Trung Cộng, làm chủ các vị trí yết hầu nhìn ra Biển Đông của Việt Nam.

THÔNG TIN - SỨC KHỎE LÃNH ĐẠO ?

Trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, loại “Tối mật” và “Mật”, thì dự luật BMNN quy định bị cấm tiết lộ:

-Chiến lược, kế hoạch về phát triển báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh và truyền hình, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia.

Như vậy thì nhà nước muốn dân nghe ai, đọc gì hay phải bằng lòng sống với lạc hậu giữa một thế giới văn minh và chịu kiếp ngu đần bên cạnh các dân tộc tiến bộ ?

Nếu Luật này buộc dân chỉ được nghe những gì nhà nước nói và làm những gì đảng bắt làm thì không mới, nhưng lại che kín hết thì muốn dân chui vào hang ăn lông ở lỗ hay sao ?

Riêng trong lĩnh vực y tế, điều quan trọng bị cấm tiết lộ, vì là loại “Tối mật” và “Mật” nên là: “Thông tin liên quan đến bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước.”

Tại sao lại chủ trương kỳ thị như vậy. Sức khỏe của lãnh đạo đảng và nhà nước có khác gì của nhân dân ? Mọi con người được sống và phải chết như nhau. Lãnh đạo các nước có bệnh họ công khai cho cả thế giới biết để tìm thuốc điều trị mà “có chết thằng tây nào đâu”. Ai thèm để ý, quan tâm cho phí thời giờ ?

Ấy vậy mà BMNN lại liệt kê tin tình trạng sức khỏe của lãnh đạo vào loại “mật” thì có rởm tặc không ? Tay sai, bợ đỡ, nịnh hót và nâng bi lãnh đạo cũng có chừng có mực thì mới coi được.

Ngoài ra, BMNN còn liệt kê vào loại “Tuyệt mật” cả ”Thông tin liên quan đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ”

Nhưng “chính trị nội bộ” là gì ?

Đó là công tác :”Bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối chính trị, điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng; bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng; ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch xuyên tạc, phá hoại nền tảng tư tưởng, đường lối chính trị, phá hoại tổ chức đảng từ trong nội bộ, mua chuộc, dụ dỗ, khống chế cán bộ, đảng viên của Đảng.”

(theo Tài liệu của Đảng bộ Than Qủang Ninh, ngày 01/05/2018)

Một bản tin khác của Chính phủ còn giải thích thêm rằng :”Bảo vệ chính trị nội bộ là nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, liên quan đến sự sống còn của Đảng, sự tồn vong của chế độ….Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong tình hình hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thiết thực góp phần quán triệt, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng Đảng.” (theo Vp Chinh Phủ, ngày 04/08/2017)

Nhưng suy thoái đạo đức và tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên đã được công khai cho cả thế giới biết tại Hội nghị Trung ương 4, Khóa đảng XII năm 2016.

Nghị quyết 04-NQ/TW được ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 30/10/2016 nhìn nhận:

-”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.

-“Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

-“Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao.”

Cuối cùng đảng cảnh cáo :”Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.”

Như thế thì “chính trị nội bộ” đã nát như tương chưa mà còn muốn bảo mật ?

Sau cùng, dự luật BMNN còn liệt vào danh sách “Tối mật” và “Mật” cả:”Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.”

Như vậy thì ở Việt Nam thời Cộng sản giữa năm 2018 người ta thấy Chính quyền minh bạch với dân thì ít mà muốn bưng bít dân thì nhiều. -/-

Phạm Trần

(07/018)
 
Bức thư của Đức Giám Mục Hoàng Đức Oanh gửi Ông Trần Đại Quang Chủ tịch Nước CHXHCNVN
+ GM Hoàng Đức Oanh
21:18 18/07/2018
Bức thư của Đức Giám Mục Hoàng Đức Oanh gửi Ông Trần Đại Quang Chủ tịch Nước CHXHCNVN

Kính gửi:
Ông Trần Đại Quang,
Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Kính thưa Ông chủ tịch nước,

Tổ quốc lâm nguy! Tàu-đỏ có mặt khắp Việt Nam!? Thêm 2 dự luật an ninh mạng (ANM), bịt miệng dân và 3 đặc khu kinh hế (ĐKKT), tạo cho Tàu-cộng dễ chiếm Việt Nam! Đất nước đang bị lớp mây ô nhiễm môi trường phủ dầy đặc, nay lại bị giặc Tàu vây hãm, sao sống nổi! Lẽ nào chế độ đang cầm quyền lại muốn đưa đất nước tới tình trạng nguy kịch này sao?

Kính thưa Ông chủ tịch nước,

Tổ quốc lâm nguy! Giặc trong thù ngoài! Có bi quan quá không?
Nhìn Bản đồ bên, Ông chủ tịch có “cảm nhận” gì? Nếu thêm 3 đặc khu kinh tế chiến lược Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, thì Việt Nam sẽ như thế nào khi Tàu đã chiếm Biển Đông theo tham vọng “lưỡi bò 9 đoạn”?

Ai bán Trường Sa, Hoàng Sa cho Tàu năm 1958? Ai ký mật ước Thành Đô năm 1990? Ai ra lệnh cho bộ đội không được bắn Tàu chiếm Gạc Ma năm 1988? Sao không mau mắn phản đối lúc Tàu đưa dàn khoan HQ 981 vào lãnh hải năm 2014? Sao không dám kiện Tàu-cộng tung bản đồ “lưỡi bò 9 đoạn”, trong khi thế giới liên tục phản kháng mạnh mẽ. Philippines kiện thắng tại tòa quốc tế La Haye? Sao Tàu-đỏ có thể tha hồ xây dựng khắp tỉnh thành Việt Nam các pháo đài đồ sộ kiên cố! Như Formosa Hà Tĩnh, Thép Thái Nguyên, Nhiệt điện Vĩnh Tân Bình Thuận…. Có lẽ Bauxite Tây Nguyên đứng đầu về số diện tích, về số công nhân Tàu-cộng và sức ô nhiễm độc hại? Tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều nhân sĩ khoa học đã cảnh báo! Mấy ai quan tâm? Công nhân ở đây mấy chục ngàn? Trẻ lai bao nhiêu? Nghe nói trẻ-lai-tuổi-đi-học đã tới hơn 3000? Lại thêm nhiều ưu đãi cho người-xe-hàng-hóa-Tàu-cộng ra vào tự do, không visa, không hải quan, Việt Nam mau thành bãi rác công nghệ và hầm chứa vũ khí cho Tàu-đỏ! Chóng thành Crimea-Tàu-đỏ! Kẻ cướp vào nhà! Ai là Lê chiêu Thống rước cướp vào nhà? Sao dân-là-chủ-đất-nước mà không được biết! Khi biết, chủ phản ứng thì đầy tớ (là cán bộ nhân dân) lại đánh đập, chụp mũ phản động, bỏ tù! Đất nước loạn rồi! Sao lại: “Hèn với giặc, ác với dân!” vậy?

Kính thưa ông chủ tịch,

Tổ quốc lâm nguy, tụt hậu! Có phải do thái độ vô thần đến độ “Thằng Trời đứng qua một bên, để ông nông hội đứng lên làm trời” không?

1- Tại sao không nước cộng sản nào tiến bộ phát triển? Cuba, Bắc Hàn, Bắc Việt, Tàu-cộng, Nicaragua, Venezuela? Tất cả đều phải mở cửa theo mô hình kinh tế thị trường! Kiếm ra được một “người cộng sản chính danh” khó quá! Phải chăng “Chỉ “đỏ-ngoài”, “trong-xanh-tư-bản” rồi!

2- Có đất nước cộng sản nào hạnh phúc đâu? Hạnh phúc sao hễ thấy bóng người cộng sản, dân chạy trốn! Năm 1954, năm 1975, mấy triệu người Việt bỏ vùng cộng sản, đi tìm tự do bất chấp mọi gian khổ, kể cả chết!

3- Lý do nào con cộng sản lại đi học các nước tân tiến tư bản như Anh, Mỹ, Pháp, mà không chịu đi học các nước xã hội chủ nghĩa? Chẳng lẽ sợ trường xã hội chủ nghĩa đào tạo con em thành xạo hết cả nút sao?

4- Sao các cán bộ cộng sản hễ đau bệnh, là đưa sang Singapore, Nhật, Mỹ… mà không tới bệnh viện các nước cộng sản như Tàu, Liên Xô, Cuba, Bắc Hàn? Sợ bị đầu độc hay sợ được chích phóng xạ chăng?

5- Giải thích sao hiện tượng cán bộ cao cấp chuyển tiền bạc tới các ngân hàng hàng đầu tư bản? Vợ con cán bộ đua nhau mua nhà cao cấp ở Mỹ, Canada, Úc? Để làm gì? Để khi đất nước có biến, quý vị cùng gia đình sẽ cao bay xa chạy như các tướng lãnh thiển cận, các chính trị gia xôi thịt thời VNCH? Chỉ cấp dưới ở lại phải lãnh đủ mọi tủi nhục khổ đau!

6- Ở Việt Nam: ai tham nhũng? Chỉ có cán bộ có chức có quyền phải không? Sao càng chống, càng nở rộ? Kê khai tài sản cán bộ dễ quá, sao không làm nổi? Đập chuột tham nhũng, sợ vỡ cả bình ư? Chẳng lẽ cả bình đã đầy sâu chuột tham nhũng rồi?

7- Sao Việt Nam khổ thế! Mọi thứ xuống cấp, cả đạo đức! Người người vô cảm với nhau! Mạng người rẻ như bèo! Bệnh tật nhiều, ung thư nhiều! Chết nhiều! Tù nhiều! Như cải cách ruộng đất 1956? Như Mậu Thân 1968? Rồi 1975? Mất mát nhiều đến thế! Do đâu?

Kính thưa ông chủ tịch,

Tổ quốc lâm nguy! Nói vậy, có lệch lạc không? Xin nhìn bảng so sánh 43 năm dưới chế độ ChXhCnVN với 9 năm Đệ Nhất VNCH, ông chủ tịch có thể thấy đâu là bí quyết phát triển hay tụt hậu?

Việt Nam Cộng Hòa Cộng Hòa ------------------------ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam


Nhiều thuộc địa như Malaysia, Ấn, Thái Lan; nhiều nước bị chia cắt như Đức, Triều Tiên. Họ vẫn độc lập, hòa bình, thống nhất, phát triển. Đâu cần tới chiến tranh huynh đệ tương tàn mấy chục năm như Việt Nam? Cách người Mỹ giải quyết cuộc nội chiến (1861-1865) sao nhẹ nhàng đến thế. Tướng Grant Miền Bắc tiếp Tướng Lee Miền Nam đầu hàng bằng mẩu giấy xé từ cuốn sổ tay, ghi vội:

1- Trong cuộc chiến này, không ai thua, chẳng ai thắng. Tất cả là người Mỹ anh em của nhau.
2- Quân nhân Miền Nam đem lừa ngựa về nhà canh tác.
3- Mỗi quân nhân Miền Nam được mang súng cá nhân về nhà để bảo vệ bản thân và gia đình.

Sao một vị Tướng của nước Hoa Kỳ non trẻ Mỹ, non trẻ mới lập quốc được 85 năm (1776-1861) giải quyết với “bên thua cuộc” huynh đệ đến thế! Còn “bên thắng cuộc” của một nước Việt hơn 4000 năm văn hiến đối xử thế nào với những người anh em ruột Miền Nam sau ngày 30.04.1975?

Kính thưa ông chủ tịch,

Tổ quốc lâm nguy! Ông chủ tịch có thể bịt miệng, trói chân, trói tay người dân, nhưng không thể bịt lòng, trói trí dân được! Càng bịt, càng trói, đất nước càng tụt hậu; lòng dân càng bị dồn nén!
Đất nước đang cần một người tầm cỡ như Mahatma Gandhi hay một Mikhail Gorbachev! Ông chủ tịch dám gánh vai trò cứu tinh này không? Nhẹ lắm! Chỉ cần hướng bánh lái con thuyền Việt Nam về phía dân, tôn trọng dân, đất nước sẽ thoát nguy và vươn cao! Hủy ngay luật AnM và dự luật ĐkKt. Nếu địch tiến sang, như Mahatma Gandhi ra lệnh, toàn dân tẩy chay hàng hóa Tàu-đỏ! Cả nước đồng loạt tạo “một tiếng vang long trời lở đất” với “chiêng-trống-chuông-mõ-kẻng-nồi-niêu-xong-chảo” xua địch, khiến “địch thấy khiếp mà chạy trốn; thế giới thấy sẽ đến tiếp cứu!” Việt Nam sẽ thoát giặc ngoại xâm! Dân Việt được sống an vui hạnh phúc!

* Xin Ơn Trên soi sáng cho người Tàu-đỏ biết dừng mộng bá chủ thế giới!
* Xin cho nước Việt Nam thoát “cái roi” cộng sản vô thần!
* Xin cho dân Việt biết yêu thương, đoàn kết xây dựng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và tươi sáng!

Kính chúc Ông chủ tịch sức khỏe và khôn ngoan lèo lái đất nước vượt qua sóng gió tới bến bình an.

Trân trọng kính chào Ông Chủ Tịch.

Pleiku ngày 14.07.2018.

+ Gm Hoàng Đức Oanh,
Nguyên Giám Mục Kontum.
 
Văn Hóa
Hòa Lan – Tản Mạn Những Ngày Vakantie
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
08:04 18/07/2018
Trong khi các nước Nam Mỹ đang thưởng thức mùa Đông sau những tháng ngày oi bức vì họ rất thích cái lạnh để những côn trùng gây hại như ruồi muỗi có thể chết được, thì các nước Âu châu, Bắc Mỹ và Á châu lại đang là những ngày hè oi bức.

Người dân Hòa Lan nói mùa Hè năm nay nóng hơn những năm khác vì có ngày nhiệt độ lên đến 30 độ C và người ta thường đổ xô đến các bãi biển vào những ngày cuối tuần nếu không đi nghỉ hè xa để tắm biển, để vui chơi giải trí, và người Việt Nam ở đây thường kéo nhau ra các bãi biển để bắt hào, bắt sò hay nướng barbecue và ca hát với bạn bè sau những ngày làm việc mệt nhọc trong tuần.

Cuối tháng 6 vừa qua có mấy anh em linh mục cùng Dòng từ Việt Nam đến Hòa Lan và sau đó thăm một vài quốc gia Âu châu nơi có anh em Ngôi Lời Việt Nam làm việc. Lâu lắm rồi anh em mới có dịp gặp lại nhau dù thỉnh thoảng cũng có email qua lại để hỏi thăm sức khỏe. Gặp nhau tay bắt mặt mừng và hồi tưởng lại những kỷ niệm xa xưa khi còn sống những thời khắc khó khăn cùng nhau chia ngọt sẻ bùi nhưng thật đậm tình anh em, và rồi do đời sống sứ vụ và lời khấn vâng lời nên mỗi người mỗi nơi lâu lâu mới gặp lại. Có người từng là bề trên nhưng nay phải làm ‘bề ngang’ và ‘bề dưới’, còn những người ngày xưa từng là học trò, là ‘bề dưới’ thì nay phải đảm trách chức vụ bề trên. Đời sống tu sĩ là thế vì không ai có thể một một ghế suốt đời nên khi ai đó được chỉ định và bầu chọn làm bề trên thì luôn cố gắng sống hết mình trong tâm tình phục vụ, để ngày mình rời chiếc ghế ấy lại được anh em đón nhận như thở ban đầu.

Chúa Nhật đầu tháng 7, chúng tôi có đồng tế thánh lễ với hai linh mục trưởng lão Việt Nam, một sống ở Hòa Lan, một sống ở Bỉ dịp kỷ niệm 49 năm linh mục và cũng là dịp lễ quan thầy Phêrô và Phaolô của các ngài. Các ngài đã nghỉ hưu vài năm nay và hiện giờ vẫn đi làm mục vụ trong phạm vi cho phép để đồng hành với anh chị em đồng hương Việt Nam sống rãi rác khắp nơi ở Hòa Lan và Bỉ quốc. Không hiểu vì lý do gì mà các ngài lại nhờ chúng tôi, một linh mục đáng tuổi con cháu các ngài giảng lễ nói về đời sống linh mục cũng như về hai thánh Tông Đồ Cả Phêrô và Phaolô. Những người tham dự thánh lễ là những người trước đây từng làm việc với các ngài ngay những ngày họ đặt chân tỵ nạn đến Âu châu. Những người trong ca đoàn ngày trước giờ đây đã là ông bà nội, ngoại nhưng còn hát rất hay những bài hát rất phụng vụ. Hòa Lan là quốc gia duy nhất ở Âu châu có một giáo xứ mang tên Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam dù người Việt ở Âu châu rất đông, và các linh mục Việt Nam ở Âu châu cũng nhiều nhưng các linh mục Việt Nam ở Âu châu chỉ làm việc chính cho người bản xứ hay chỉ được bổ nhiệm làm tuyên úy cho cộng đồng người Việt nên thường được
gọi là Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại hải ngoại vì phải lệ thuộc vào một giáo xứ ở địa phương. Tuy nhiên ở Hòa Lan thì được gọi chính thức là giáo xứ Việt Nam với đầy đủ tư cách pháp nhân và qui chế của một giáo xứ, và công lao ấy phải kể đến vị linh mục trưởng lão và những người Việt Nam tỵ nạn cách đây 40 năm đã tranh đấu cho người đồng hương Việt Nam sống ở đây. Tuy nhiên, rất ít người nhận ra điều đó mà chỉ khi nào có chuyện thì mới cần linh mục mà thôi. Người ta ví linh mục như những chiếc máy bay Boeing hay Airbus. Hàng ngày có biết bao chuyến máy bay chuyên chở hành khách rất an toàn từ nơi này đến nơi khác, từ nước này qua nước kia nhưng ít thấy báo chí nói đến những chuyến bay an toàn. Tuy nhiên, khi một chiếc máy bay có sự cố hay tai nạn thì cả thế giới đều biết. Các linh mục cũng vậy. Biết bao linh mục làm bao điều tốt lành nhưng ít khi được nhắc đến. Tuy nhiên, khi một linh mục nào đó có sự cố thì người ta đem ra bàn cãi, tranh luận đủ điều. Chúng tôi không dám múa rìu qua mắt thợ khi nói về đời sống linh mục với những linh mục lâu năm, dày dạn kinh nghiệm như các ngài. Chúng tôi rất khâm phục các ngài về sự hiền từ, đơn sơ, hòa đồng và tuổi đời đã gần 80 nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Ước mong các ngài luôn là tâm gương sáng cho lớp đàn con, đàn cháu noi theo.

Những ngày này chúng tôi cũng dâng lễ cho một người bạn Việt Nam ở miền phía bắc Hòa Lan vừa mới qua đời vì căn bệnh ung thu khi tuổi đời chưa bước qua 60. Năm ngoái khi đến xức dầu tại bệnh viện theo yêu cầu của người vợ thì anh ta không muốn vì sợ xức dầu là chết ngay vì bác sĩ đã cho biết ngày giờ và bệnh ung thư của anh đã di căn qua nhiều chứng bệnh khác. Tuy nhiên, sau khi thuyết phục thì anh đã đón nhận cách vui vẻ và trở về sống thêm được 8 tháng nữa. Anh ra đi vào một buổi sáng thứ bảy sau khi đã nhận đầy đủ các phép và được tham dự một thánh lễ lúc anh còn sống theo yêu câu của gia đình mà khi dâng thánh lễ bên giường của anh chúng tôi cứ phập phòng hồi hộp vì sợ anh xúc động quá rồi ra đi lúc thánh lễ chưa xong. Căn bệnh ung thư hành hạ anh những ngày cuối cùng và anh đề nghị để được ra đi sớm qua sự can thiệp của y khoa, nhưng chúng tôi nói với gia đình hãy để anh ra đi tự nhiên và cầu nguyện để được ra đi vào ngày thứ bảy là ngày Đức Mẹ viếng thăm các bệnh nhân và anh đã được toại nguyện. Anh không phải là người nổi tiếng, cũng không giàu có và cũng không địa vị nhưng Chúa đã thưởng cho anh và gia đình nhỏ bé của anh một món quà lớn là từ ngày anh ngã bệnh đến lúc hỏa táng thì ngày nào cũng có thánh lễ và cầu nguyện sốt sắng dù anh sống ở một tỉnh lẻ xa xôi ở Hòa Lan. Như thế để biết rằng cuộc sống con người không hơn nhau bởi địa vị, danh vọng, nhưng phải sống làm sao để ngày mình ra đi được mọi người khóc thương, luyến tiếc vì cái tình, cái nghĩa. Cảm ơn anh đã giúp chúng tôi nhận ra điều đó.

Trong ngày họp mặt toàn Tỉnh Dòng Ngôi Lời tại Hòa Lan và Bỉ quốc tại Teteringen- Hòa Lan, chúng tôi nhận được tin từ Nemi- Italy, nơi các Đại Biểu của Dòng Ngôi Lời đến từ 72 quốc gia và lãnh thổ mà Dòng Truyền giáo Ngoi Lời đang làm việc đã bầu ra ban lãnh đạo Tổng quyền mới, trong đó lần đầu tiên một anh em linh mục người Indonesia đắc cử Bề Trên Tổng Quyền nhiệm kỳ 6 năm. Indonesia là một quốc gia Hồi giáo gồm nhiều đảo quốc nhưng có thể nói hiện nay ơn gọi trở thành linh mục và tu sĩ đang gia tăng và Dòng Truyền giáo Ngôi Lời có đến 4 tỉnh Dòng tại quốc gia Hồi giáo này. Hàng năm, Dòng Ngôi Lời tại Indonesia đã gởi các nhà truyền giáo mới ra lò đi khắp nơi trên thế giới để làm việc như là một lời đền ơn của những nhà truyền giáo Âu châu ngày xưa. Cha Tổng quyền sắp mãn nhiệm người Đức lẽ ra ngài sẽ tiếp tục nhiệm kỳ II, nhưng ngài đã khiêm tốn từ chức để nhường lại cho lớp trẻ và đặc biệt ngài nói thế kỷ XXI là thế kỷ của người Á châu. Người Âu châu có cái hay mà chúng ta cần phải học đó là văn hóa từ chức. Từ chức khi mình cảm thấy sức khỏe mình không đảm bảo, từ chức vì cảm thấy người khác có thể làm tốt hơn mình. Chúng tôi thật khâm phục sự hi sinh và khiêm nhường của những nhà truyền giáo Âu châu khi từng chứng kiến những công việc họ làm.

Những ngày hè oi bức ở Hòa Lan nhiều lúc cũng làm cho chúng tôi có cảm giác mỏi mệt dù thời tiết ở đây không nóng bằng Paraguay. Nhiều lúc cũng muốn đi ra biển một mình để tâm sự cùng biển và ngâm mình dưới nước để tan đi những oi bức của mùa hè nhưng công việc và học hành không cho phép. Cũng may là sắp xếp được thời gian từ 4 tháng trước khi mua được vé rẻ để nghỉ ngơi vài ngày ở một quốc gia láng giềng.

Đã 4 lần quá cảnh phi trường Charles de Gaulle trong những lần nghỉ phép trước đây nhưng chưa một lần đặt chân đến Paris để viếng thăm thủ đô hoa lệ này. Đó là lý do chúng tôi cố gắng giành những ngày hè đầu tiên năm nay để tìm hiểu và khám phá Paris nhằm thỏa mãn tính tò mò từ thuở bé của mình.

Tàu tốc hành từ Rotterdam- Hòa Lan đến Paris- Pháp chỉ mất gần 3 tiếng đồng hồ, và chúng tôi đã đặt chân đến Paris vào buổi sáng trời thật đẹp. Cũng có quen biết vài anh em linh mục đang tu học tại Paris nhưng dịp này ai nấy đều đi nghỉ hè nên chúng tôi quyết chí đi ‘du lịch bụi’. Cũng may là có hai linh mục trẻ Việt Nam thuộc Dòng Đa Minh mới quen biết khi họ ghé thăm Hòa Lan lần trước đang ở ở Cộng đoàn tại Quận 13 hướng dẫn lần này nên chúng tôi ít bỡ ngỡ và đã đi thăm những điểm mà mình cần đến.

Dòng sông Seine thơ mộng ở Paris với biết bao công trình nghệ thuật và những cây cầu nổi tiếng đã làm cho Paris và nước Pháp trở nên nổi tiếng khắp thế giới và cũng là đề tài sáng tác của biết bao văn sĩ, thi sĩ. Ngay buổi chiều khi đến Paris, chúng tôi đã mua vé tàu đi dọc dòng sông Seine để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên do Thượng Đế tạo ra và những tác phẩm nghệ thuật do con người tôn tạo. Khách du lịch ai cũng trầm trồ khi con tàu băng qua những chiếc cầu và nhìn hai bên bờ sông là những công viên, những tòa nhà cố kính thật đẹp.

Chúng tôi cũng ghé thăm Nhà Thờ Đức Bà Paris mà ngày trước chúng tôi có đọc tác phẩm ‘Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà’ của Victor Hugo. Chúng tôi cũng viếng thăm Vương Cung Thánh Đường Sacré-Cœur nằm trên đỉnh đồi Montmartre- được xem là một trong những Vương Cung Thánh Đường nổi tiếng ở Paris chỉ sau Nhà Thờ Đức Bà. Khi lên đến đó, chúng ta có thể nhìn thấy bao quát cả Paris. Chúng tôi cũng ghé thăm Hội Thừa Sai Paris (MEP)- nơi đã từng đào tạo và gởi đi biết bao nhà truyền giáo xuất chúng đến các nước Á châu, trong đó có Việt Nam mà từ thuở nhỏ chúng tôi đã từng ao ước được diện kiến nơi này, và một địa đểm khác gần nhà MEP là Nguyện Đường Ảnh Phép Lạ (Chapelle Notre-Dame de la médaille miraculeuse) của Các Chị Nữ Tử Bác Ái do Cha Thánh Vinh Sơn sáng lập.

Và dĩ nhiên, chúng tôi cũng đã ghé qua những điểm du lịch mà du khách nào cũng muốn ghé thăm và chụp ảnh kỷ niệm như: Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe), Place de la Concorde, Elysee Palace¸ Jardin des Plantes, Place de Panthéon, và dĩ nhiên là Tháp Eiffel. Những ngày chúng tôi ở Paris thì Pháp có hai sự kiện đáng nhớ là kỷ niệm ngày Độc Lập 14/7 và trận chung kết Bóng Đá Thế Giới 15/7 tại Nga-xô với Croatia. Vì là dịp hè và lại đúng vào những ngày hội lớn mang tính quốc gia nên người Pháp và khách du lịch từ khắp các nơi kéo đến Paris. Phương tiện giao thông dễ đi nhất là Metro và hệ thống Metro ở đây rất chi chít như lưới mạng nhện nếu không biết đi thì không thể nào đến nơi mình cần đến. Nạn móc túi trên các chuyến Metro cũng làm chính quyền Pháp phải đau đầu vì những kẻ ăn cắp chuyên nghiệp đến từ Rumani, Maroc hay Nigeria. Điều này cũng khiến cho người Pháp luôn cảnh giác với người nước ngoài, nên đến Paris chúng ta hỏi đường hay nhờ sự giúp đỡ thì ít được toại nguyện vì người dân ở đây luôn cảnh giác. Hai anh em trẻ Dòng Đa Minh đã đồng hành với chúng tôi và giải thích cho chúng tôi biết thêm nhiều về cuộc sống và sinh hoạt của người dân Paris nói riêng và nước Pháp nói chung trong những ngày ‘du lịch bụi’ này.

Sau khi xem trận chung kết rượt đuổi tỉ số giữa Pháp và Croatia và cuối cùng Pháp đã nâng chiếc Cúp vô địch sau 20 năm trượt mất, chúng tôi lại phải trở về Hòa Lan ngay đêm ấy để chuẩn bị cho một tuần làm việc mới. Đôi chân sưng húp vì những ngày đi bộ khám phá Paris nhưng bù lại được biết thêm những điều hay lẽ đẹp của một đất nước được mệnh danh là ‘Trưởng Nữ của Giáo Hội’.

Mùa Hè đang đến và mọi người ở đây đều có chương trình nghỉ ngơi cho riêng mình và gia đình mình. Cầu chúc mọi người có một kỳ hè vui vẻ, bình an để lấy lại tinh thần và sức lực sau một năm làm việc mệt nhọc rồi sau đó chúng ta cùng nhau tiếp tục chiến đấu bao lâu chúng ta còn ở đời tạm này. Xin Chúa và Mẹ Maria luôn ban ơn và đồng hành với mọi người.

Hòa Lan, 17 tháng 07 năm 2018,

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Miền Quê
Joseph Ngọc Phạm
07:29 18/07/2018
TRĂNG MIỀN QUÊ
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Không cao ốc chẳng điện đèn
Trăng quê mộc mạc nhẹ nhàng đơn sơ.
(bt)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 19/07/2018: Giám Mục Mỹ tin Đức Mẹ đã khóc tại Hobbs, New Mexico
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:44 18/07/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha bổ nhiệm 4 vị Hồng Y Thừa Ủy cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên

Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm 4 vị Hồng Y Thừa Ủy cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên diễn ra vào tháng 10 năm nay. Bốn vị Hồng Y này là:

Đức Hồng Y Louis Raphael I Sako, Đức Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Chanđê thành Babylon ;

Đức Hồng Y Désiré Tsarahazana của Toamasina, Madagascar;

Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Yangon, Miến Điện; và

Đức Hồng Y John Ribat của Port Moseby, Papua New Guinea.

Các vị Hồng Y Thừa Ủy sẽ thay mặt Đức Thánh Cha chủ trì các buổi làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục và ký tên vào các tài liệu chính thức. Bốn Hồng Y sẽ luân phiên giữ vị trí đó trong cuộc họp tháng Mười của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, sẽ được dành riêng cho các cuộc thảo luận về tuổi trẻ và ơn gọi.

Bốn vị Hồng Y Thừa Ủy đều đã được chính Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y.

2. Đức Cha Oscar Cantú, tân Giám Mục phó San Jose, tin rằng bức tượng Đức Mẹ khóc tại Hobbs, New Mexico là một phép lạ

Những giọt nước mắt từ một bức tượng Đức Mẹ dường đang khóc có chứa dầu ô liu. Các phân tích hóa học đã kết luận như trên. Tuy nhiên, giáo phận sở tại vẫn chưa xác định được nguồn dầu từ đâu mà có.

Giáo phận Las Cruces đã điều tra một hiện tượng lạ lùng tại nhà thờ Đức Mẹ Guadalupe ở Hobbs, New Mexico từ tháng Năm vừa qua, sau khi các tín hữu báo cáo thấy một chất lỏng chảy ra từ đôi mắt của bức tượng.

Ngày 11 tháng 7 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Oscar Cantú, Giám Mục giáo phận Las Cruces, New Mexico làm Giám Mục Phó với quyền kế vị giáo phận San Jose. Ngài sẽ nhận nhiệm sở mới vào ngày 28 tháng 9 tới đây. Nhân dịp này, Đức Cha đã dành cho tờ Las Cruces Sun-News một cuộc phỏng vấn.

Đề cập đến bức tượng Đức Mẹ tại nhà thờ Đức Mẹ Guadalupe ở Hobbs, ngài nói với tờ Las Cruces Sun-News rằng một mẫu chất lỏng đã được gửi đi phân tích khoa học. “Và chúng tôi xác định đó là dầu ô liu, một loại dầu ô liu thơm”.

“Một số nhân chứng nói dầu này có mùi hoa hồng, tương tự như dầu tôi làm phép và thánh hiến mỗi năm mà chúng tôi sử dụng để làm phép rửa tội, thêm sức và phong chức linh mục.”

Đức Cha Cantú nói rằng giáo phận vẫn đang điều tra xem nguồn dầu này xuất phát từ đâu.

“Chúng tôi đã kiểm tra kỹ bên trong bức tượng rỗng. Không có gì bên trong đó, ngoại trừ những mạng nhện. Chúng tôi đã chụp ảnh; và chúng tôi đã kiểm tra kỹ lưỡng.”

Đức Cha Cantú nói thêm rằng các viên chức trong giáo phận đã liên lạc với nhà sản xuất bức tượng để xem liệu có bất kỳ chất lỏng hoặc sáp nào có thể vẫn còn bên trong bức tượng khi được đúc ra hay không.

“Trong tiến trình điều tra đó, họ đảm bảo với chúng tôi rằng không có chất lỏng nào tồn tại nổi vì bức tượng được đúc bằng đồng”.

Đức Cha Cantú nói rằng ngài hoàn toàn không tin hiện tượng này có thể là một trò lừa bịp “làm sao người ta có thể thực hiện được như thế, về mặt vật lý?”

“Bức tượng được đúc cứng cáp bằng đồng. Chúng tôi đã kiểm tra bên trong và không có gì bên trong cả”

Theo Đức Cha Cantú, đây là một hiện tượng siêu tự nhiên. Vấn đề hiện nay là Giáo Hội phải tìm hiểu để kết luận rằng hiện tượng này là từ Thiên Chúa hay từ ma quỷ. Căn bản để quyết định là “hoa trái” mà hiện tượng này mang lại.

Đức Cha Cantú nhấn mạnh rằng:

“Tôi đã đọc hầu hết những lời khai, và đó là những câu chuyện về đức tin thật cảm động, những người đã đối diện với những khổ đau kinh hoàng trong cuộc sống của họ đã cảm thấy được an ủi tinh thần rất nhiều khi Đức Maria đồng hành cùng với họ trong nước mắt”.

Đức Cha Cantú, 51 tuổi, là Giám Mục thứ hai của giáo phận Las Cruces và từng là Chủ tịch Ủy Ban Công lý và Hòa bình Quốc tế của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ từ 2015 đến 2017. Năm 2008, ngài được tấn phong Giám Mục, và vào thời điểm đó ngài là vị Giám Mục trẻ nhất Hoa Kỳ. Ngài đã từng thăm Iraq, Israel, Palestine, Cuba, Ấn Độ, Congo, Sudan, Mã Lai Á và chứng kiến tận mắt những tình cảnh bi thảm của các tín hữu Kitô bị bách hại trên thế giới. Đức Cha nói thêm rằng:

“Tôi không thể không nghĩ đến những giọt nước mắt của chính mình trước tình cảnh của những người nghèo chạy đến biên giới của chúng ta để trốn chạy những tình huống đe dọa tính mạng của họ. Những giọt nước mắt của những đứa trẻ bị tách ra khỏi cha mẹ chúng. Có quá nhiều lý do để chúng ta phải rơi nước mắt, và Thiên Chúa đứng bên cạnh chúng ta trong những khoảnh khắc đó.”

3. Căng thẳng giữa Tòa Thượng Phụ Constantinope và Mạc Tư Khoa

Căng thẳng giữa Tòa Thượng Phụ Constantinope và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã dâng lên rất cao sau khi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô công khai bày tỏ sự ủng hộ của ngài đối với triển vọng Giáo hội Chính thống Ukraine độc lập hoàn toàn với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.

Theo một sáng kiến do tổng thống đề nghị và đã được Quốc Hội phê duyệt hôm thứ Năm 19 tháng Tư, Tổng thống Petro Poroshenko đề nghị hiệp nhất các Giáo Hội Chính Thống tại Ukraine thành một Giáo Hội duy nhất tách khỏi Mạc Tư Khoa. Đây là một động thái mà Tổng thống Petro Poroshenko nói sẽ khiến Nga khó khăn hơn trong việc can thiệp vào các vấn đề của người Ukraine.

Các nhà lãnh đạo thân phương Tây của Ukraine đã từng bước tìm cách di chuyển nước cộng hòa Xô Viết cũ này ra khỏi quỹ đạo của Nga, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình năm 2014 và xúi dục một cuộc nổi loạn ở miền đông Ukraine.

Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.

Kiev coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Cho đến nay, nhóm này là nhóm Chính Thống Giáo duy nhất tại Ukraine được thế giới Chính Thống Giáo nhìn nhận.

Trong thông cáo báo chí của Tòa Thượng Phụ Đại Kết vào ngày 11 tháng 7, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô cho biết:

“Liên quan đến những quyền tinh thần và giáo luật của Tòa Thượng Phụ Đại Kết trên lãnh thổ Ukraine, Đức Thượng Phụ Đại Kết nhắc nhở hội thánh rằng:

Xin chúng ta đừng quên là Tòa Constantinople không bao giờ nhượng lãnh thổ Ukraine cho bất cứ ai qua của một Đạo luật của Giáo hội, nhưng chỉ cấp cho Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa quyền phong chức hoặc thuyên chuyển Tổng Giám Mục Thủ đô Kiev với điều kiện là vị Tổng Giám Mục này nên được bầu bởi Đại hội Giáo Sĩ và Giáo Dân và tuân phục quyền bính của Đức Thượng Phụ Đại Kết.”

Trong thời kỳ cộng sản, Mạc Tư Khoa đã tìm cách tách Chính Thống Giáo Ba Lan và Lithuania khỏi Tòa Thượng Phụ Constatinope. Cho nên, hiện nay có những đồn thổi cho rằng Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô không có quyền tái phán nào đối với Chính Thống Giáo Ba Lan, và Lithuania vì các Giáo Hội này đã tách ra khỏi Tòa Thượng Phụ Constatinople để trực thuộc vào Tòa Kiev và tối hậu là thuộc về Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Tuyên bố của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cho biết:

“Lắng nghe những gì được đề cập về vấn đề liên quan đến quyền bính của Giáo Hội Mẹ đối với Giáo Hội Ba Lan theo đó đã có sự tách biệt từ Tòa của chúng tôi về Tòa Kiev của hai Giáo Hội Chính Thống Lithuania và Ba Lan, và sự sáp nhập sau đó vào Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Chúng tôi khẳng định điều đó không hề xảy ra theo các quy định giáo luật, và cũng không hề có sự tách biệt với chúng tôi của Tòa Kiev.”

4. Huynh Đoàn Thánh Phêrô có Tân Bề Trên Tổng Quyền

Huynh Đoàn Thánh Phêrô đã bầu linh mục Andrzej Komorowski, người Ba Lan, làm Tân Bề Trên Tổng Quyền.

Hội nghị khoáng đại của Huynh Đoàn Thánh Phêrô, hiện đang họp tại Chủng viện Quốc tế Đức Mẹ Guadalupe ở Denton, Nebraska, Hoa Kỳ, đã chọn cha Komorowski làm Bề Trên Tổng Quyền trong một nhiệm kỳ sáu năm. Ngài sẽ thay thế cha Tổng Quyền John Berg, người Mỹ, đã là Bề Trên Tổng Quyền trong 2 nhiệm kỳ vừa qua kể từ năm 2006.

Cha Komorowski sinh tại Ba Lan năm 1975 và được thụ phong vào năm 2006 sau khi theo học tại chủng viện của Huynh Đoàn ở Wigratzbad, Bavaria. Ngài đã từng là Trợ lý cho Bề Trên Tổng Quyền từ năm 2012, tại trụ sở chính của Huynh Đoàn ở Fribourg, Thụy Sĩ.

Huynh Đoàn Thánh Phêrô, xin phân biệt với Huynh Đoàn Thánh Piô X, là một cộng đoàn đời sống tông đồ dành cho các linh mục chỉ cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La tinh phiên bản trước Công Đồng Vatican II. Huynh Đoàn Thánh Phêrô có gần 300 linh mục trong 124 giáo phận trên khắp thế giới.

5. Giám Mục Fellay không được tái cử, khả năng Huynh Đoàn Thánh Piô X hòa giải với Vatican mịt mờ hơn bao giờ

Trong một diễn biến gây ngạc nhiên cho nhiều người, trong phiên khoáng đại được tổ chức tại Ecône, Thụy Sĩ, Giám Mục Bernard Fellay, 60 tuổi, Bề Trên Tổng Quyền Huynh Đoàn Thánh Piô X, đã không được tái cử.

Linh mục Davide Pagliarani, 47 tuổi, người Ý, đã được bầu với một đa số áp đảo hơn 2/3 số phiếu để làm Tân Bề Trên Tổng Quyền Huynh Đoàn Thánh Piô X thay thế cho Đức Cha Bernard Fellay trong một nhiệm kỳ 12 năm.

Cha Pagliarani đã từng làm việc mục vụ tại Rimini, Italia, trước khi đi truyền giáo tại Singapore, rồi lại quay về Italia trong cương vị bề trên toàn quốc Italia. Từ năm 2012, ngài là giám đốc chủng viện Notre-Dame Co-Redemptive tại La Reja, Á Căn Đình.

Cha Pagliarani là người được chính Đức Cha Bernard Fellay truyền chức linh mục, nhưng có một lập trường đối kháng với ngài trong việc hòa giải với Tòa Thánh.

Đức Cha Fellay là người chủ trương đạt đến một giải pháp giáo luật về tình trạng của Huynh Đoàn. Ngài ca ngợi thái độ cởi mở của Đức Phanxicô đối với Huynh Đoàn và đề cao tầm quan trọng của việc kết thúc sự chia rẽ với Vatican.

Cha Pagliarani tiêu biểu cho khuynh hướng chờ đợi cho đến khi tình hình bên trong Giáo Hội là “hoàn toàn thỏa đáng” dưới con mắt của Huynh Đoàn Thánh Piô X.

Việc cha Pagliarani thắng cử với một tỷ số áp đảo như thế cho thấy khả năng Huynh Đoàn Thánh Piô X hòa giải với Vatican mịt mờ hơn bao giờ.

6. Đức Hồng Y Arinze bày tỏ sự buồn phiền trước việc các Giám Mục Đức muốn cho người Tin Lành rước lễ

Ngày 27 tháng Sáu, Đức Tổng Giám Mục Hans-Josef Becker của Paderborn nói với Hội Đồng Linh Mục của tổng giáo phận rằng ngài chấp thuận cho những người phối ngẫu Tin Lành “trong từng trường hợp một” được rước lễ sau một giai đoạn phân định.

Tuy Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng điều này không tạo ra một sự cho phép “đại trà”, tuyên bố của ngài đã gây ra một phản ứng mạnh trên thế giới.

Vào ngày sau, hôm 5 tháng 7, Đức Cha Franz Jung, Giám Mục giáo phận Würzburg có lẽ còn “tiến xa hơn” khi cho phép “đại trà” tất cả những người Tin Lành kết hôn với người Công Giáo được Rước Mình Thánh Chúa trong các thánh lễ mừng hôn phối diễn ra tại nhà thờ chính tòa của ngài.

Bình luận về những diễn biến này, trên Catholic News Service, Đức Hồng Y bày tỏ sự buồn phiền của ngài và nói rằng “Thánh Thể không phải là vật sở hữu của chúng ta”. Ngài cũng nói thêm rằng “Những người Tin Lành nào muốn rước Mình Thánh Chúa thì nên trở thành người Công Giáo.”

Trong thời gian lãnh đạo Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích (1/10/2002 – 9/12/2008), dưới 2 triều Giáo Hoàng, Đức Hồng Y đã giúp vào việcsoạn thảo Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia (Bí Tích Thánh Thể Trong Mối Tương Quan Với Giáo Hội) của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2003; và Tông Huấn Sacramentum Caritatis (Bí tích Tình Yêu) của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 vào năm 2007 trong đó đề cao Thánh Thể như nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống và sứ vụ của Giáo Hội.

Theo Đức Hồng Y, Thánh Thể được dành riêng cho người Công Giáo trong trạng thái có ơn nghĩa với Chúa và không phải là một thứ gì đó có thể được chia sẻ giữa bạn bè như bia hay bánh ngọt, một cựu cố vấn cao cấp của hai triều giáo hoàng đã nói như trên.

Ngay cả người Công Giáo khi mắc tội trọng cũng không thể rước Mình Thánh Chúa. Thánh Phaolô nói trong thư Thứ Nhất gởi giáo đòan Côrintô: “Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình.” (1 Cr 11:28-29).

Đức Hồng Y Francis Arinze cho biết bất kỳ động thái nào nhằm cho phép tiếp cận đại trà với Thánh Thể như cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ hay cho những người phối ngẫu của người Công Giáo được rước lễ là những thách thức “nghiêm trọng” đối với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về Thánh Thể.

Trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service, ngài phản đối việc cho phép những người Công Giáo ly dị và tái hôn được rước lễ trong những hoàn cảnh nhất định.

Đức Hồng Y Arinze nói thêm rằng: “Nếu một người ly hôn rồi tái hôn trong khi mối hôn nhân đầu tiên chưa bị tiêu hôn thì có vấn đề ở đây”. Chúa Giêsu dạy rằng kết hiệp mới này của họ cấu thành tội ngoại tình.

“Không phải chúng ta là những người đã giảng dạy điều đó”. Vị Hồng Y, 85 tuổi, đã phục vụ với tư cách là Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nhấn mạnh rằng “Chính Chúa Kitô đã nói điều đó.”

“Chúng ta không thể cho rằng mình có lòng thương xót hơn Chúa Kitô. Nếu bất kỳ ai trong chúng ta nói rằng người ấy được sự cho phép của Chúa Kitô để thay đổi một trong những điểm chính mà Chúa Kitô đã ban cho chúng ta trong Tin Mừng, chúng tôi muốn thấy giấy phép đó và cả chữ ký nữa.”

“Đó là điều không thể. Ngay cả khi tất cả các giám mục trên thế giới này đồng ý đi chăng nữa, cũng không thể thay đổi được. Điều này khá nghiêm trọng, bởi vì nó chạm vào đức tin về Thánh Thể, Hơn nữa kết hiệp hôn nhân đã thành sự là bất khả phân ly và không có quyền lực con người nào có thể giải trừ.”

Trong phỏng vấn tại tu viện Buckfast, một tu viện dòng Biển Đức đang kỷ niệm 1000 năm, Đức Hồng Y Arinze cũng nói rằng việc chia sẻ Thánh Thể dành cho người phối ngẫu Tin Lành không phải là vấn đề hiếu khách.

Ngài nói rằng trong khi mong muốn những điều tốt lành cho các Kitô hữu không Công Giáo, ngài cũng mong họ hiểu rằng “Thánh Thể không phải là sở hữu riêng của chúng tôi mà chúng tôi có thể chia sẻ với bạn bè của mình.”

“Tách trà, chai bia là những thứ chúng tôi có thể chia sẻ được với bạn bè” Đức Hồng Y Arinze nói.

“Không phải đơn thuần là chuyện hiếu khách hay không. Sau thánh lễ, bạn có thể đến nhà ăn và uống một tách trà, thậm chí là một ly bia và một chút bánh ngọt. Như thế là được. Nhưng thánh lễ không giống như vậy,”.

“Điều rất quan trọng là chúng ta phải nhìn vào giáo lý. Cử hành Thánh Thể không phải là một dịch vụ đại kết. Nó không phải là một cuộc tập hợp của những người tin vào Chúa Kitô, nhưng là việc kính nhớ những mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng đã chết cho chúng ta trên thập tự giá và bảo các tông đồ hãy 'làm điều này để nhớ đến Thầy.'“

“Cử hành Thánh Thể là sự cử hành của cộng đồng đức tin - những người tin vào Chúa Kitô, họ đang giao tiếp trong đức tin, và trong các bí tích, và trong sự hiệp thông giáo hội… hiệp nhất với mục tử của họ, giám mục của họ và Đức Giáo Hoàng. Đó là cộng đồng tưởng niệm Thánh Thể. Bất cứ ai không phải là thành viên của cộng đồng đó đều không phù hợp chút nào”.

Đức Hồng Y nói thêm nếu người Tin Lành muốn nhận được Thánh Thể trong các nhà thờ Công Giáo thì họ nên trở thành người Công Giáo.

“Hãy đến, bạn sẽ được nhận vào Giáo Hội, và sau đó bạn có thể nhận Mình Thánh Chúa bảy lần một tuần. Nếu không thì thôi vậy” Đức Hồng Y Arinze nói.

7. Các Giám Mục Venezuela nói: người Công Giáo phải dám phản kháng chế độ

Hội nghị thường niên của các giám mục Venezuela đã được tổ chức từ 7 đến 11 tháng 7 trong bối cảnh hàng trăm người Venezuela đã bị giết chết trong các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình ôn hòa và các lực lượng an ninh của bọn cầm quyền. Bên cạnh đó, mỗi tháng còn có ít nhất 50,000 người bỏ chạy khỏi đất nước tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đức Tổng Giám Mục José Luis Azuaje của tổng giáo phận Maracaibo, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Venezuela nói: “với các cuộc biểu tình diễn ra hàng ngày, người dân đã cho thấy sự bất mãn lớn lao trước các chính sách tùy cơ ứng biến của nhà cầm quyền. Đó là những chính sách thiếu tính hợp lý và thiếu chuyên môn của người ra quyết định.”

Ngài nói tiếp: “Những cuộc biểu tình này cho thấy sự thất bại của một mô hình mà người dân đã mạnh mẽ lên án trong nhiều năm. Càng bưng bít và đàn áp, sự phản kháng sẽ không dịu đi, nhưng nó trở nên mạnh mẽ hơn và đích điểm cuối cùng của nó là một sự giải phóng toàn bộ.”

Một yếu tố cơ bản để đất nước vượt qua khủng hoảng, là sự tái thiết guồng máy lãnh đạo xã hội, ngay cả ở cấp cơ sở. Điều này, theo Đức Tổng Giám Mục, sẽ không diễn ra “tức thời”, nhưng đó là một nỗ lực của tập thể chiến thắng những trận đánh nhỏ cho đến khi “chúng ta đánh bại được cái ác đã tạo ra một xã hội nghèo nàn.”

Đức Tổng Giám Mục Azuaje nhấn mạnh rằng các công dân có một vũ khí trong tay là “sự phản kháng dân chủ”, mà các Kitô hữu được mời gọi sử dụng vũ khí này với thiện chí.

Ngài cũng lưu ý rằng tình trạng nghèo khổ của đất nước đã huy động “tinh thần phục vụ” của Giáo Hội Công Giáo nhiều hơn nữa. Chúng ta phải cung cấp “thực phẩm, giáo dục và sức khỏe”, đôi khi phải đóng vai trò “thay thế” cho nhà cầm quyền trong việc thực thi các nhiệm vụ lẽ ra họ phải làm.

Đức Cha Azuaje đã nhân dịp này cám ơn Caritas thế giới và các cơ quan cứu trợ bác ái của Hội Đồng Giám Mục các quốc gia láng giềng. Các giám mục từ Á Căn Đình, Bolivia, Brazil, Chí Lợi, Colombia, Ecuador, Paraguay và Peru đã có một kế hoạch hành động phối hợp để cung cấp các dịch vụ cần thiết cho người Venezuela, đặc biệt là việc hội nhập những người di cư Venezuela vào các cộng đồng địa phương.

“Chúng tôi đang phải sống với rất ít hy vọng trong một tình huống không lành mạnh đang cố nhận chìm chúng tôi,” ngài nói.

“Nhưng tình yêu luôn luôn chiến thắng, đó là tình yêu bị đóng đinh vào thập tự giá. Hệ tư tưởng và hệ thống chính trị khốn nạn này đang tiếp tục đóng đinh người dân vào thập giá. Nhưng khi phải đối mặt với điều này, chúng tôi vẫn nhớ rằng tình yêu luôn luôn chiến thắng và Đấng Chịu Đóng Đinh đã chiến thắng nó.”

8. Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo nghi lễ Syria kêu gọi phương Tây bãi bỏ lệnh cấm vận quốc gia này

Trong một thông cáo báo chí được Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo nghi lễ Syria công bố, Đức Thượng Phụ Mor Ignatius Aphrem II cho biết ngài đã lên tiếng xin Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị trong cuộc họp tại Bari khẩn thiết kêu gọi các quốc gia phương Tây bãi bỏ lệnh cấm vận Syria.

Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Kitô Giáo tại Bari hôm 7 tháng 7 đã bao gồm hai khoảnh khắc chính: lời cầu nguyện trên bờ biển, và thời điểm suy tư và lắng nghe lẫn nhau giữa Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo các Giáo hội và các Cộng đồng Giáo hội tại Trung Đông.

Sau buổi cầu nguyện trên bờ biển, Đức Thánh Cha và các vị đã trở lại nhà thờ Thánh Nicholas, nơi các ngài có một cuộc họp kín liên quan đến các tình huống ở Trung Đông.

Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết toàn bộ chi tiết của cuộc họp này. Tuy nhiên, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo nghi lễ Syria cho biết trong cuộc họp, Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo đã thảo luận những phương cách nhằm bảo đảm an toàn cho các Kitô hữu ở Trung Đông, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được các giải pháp hòa bình cho các cuộc khủng hoảng khác nhau trong khu vực và trên toàn thế giới.

Trong cuộc họp này, Đức Thượng Phụ Mor Ignatius Aphrem II lưu ý rằng ngài không thể hiểu nổi quan điểm của phương Tây nói chung, và cả nhiều Giáo Hội tại các quốc gia này, liên quan đến sự hiện diện và đau khổ của các Kitô hữu ở Trung Đông.

Theo Đức Thượng Phụ các Giáo Hội Kitô không a dua hoặc chống lại chính phủ, nhưng luôn luôn phải gắn bó với đất nước và nhân dân, và phải hoạt động cho công lý. Trong tinh thần đó, Đức Thượng Phụ cho rằng những hành động trước mắt, có thể làm ngay sau cuộc gặp gỡ này là thúc đẩy việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Syria.

Những biện pháp ấy theo Đức Thượng Phụ đang chống lại những người dân đang phải gánh chịu những khổ đau rất lớn do việc thiếu thực phẩm và thuốc men.

9. Thư ngỏ của Đức Hồng Y Daniel DiNardo gởi Thượng Viện Hoa Kỳ

Tổng thống Donald Trump, đã đề cử chánh án Brett Kavanaugh vào chức vụ thẩm phán của Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ để thay thế cho Thẩm Phán Anthony Kennedy tuyên bố nghỉ hưu vào ngày 27 tháng 6 năm 2018. Việc bổ nhiệm của tổng thống Trump còn phải được sự phê chuẩn của Thượng Viện Hoa Kỳ.

Việc phê chuẩn này chắc chắn là rất khó khăn vì ứng viên Cavanaugh là một người Công Giáo ngoan đạo, nổi tiếng chống lại phán quyết cho phép phá thai, thường được gọi là phán quyết Roe chống Wade, của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Các phương tiện truyền thông thế tục cho rằng một khi được bổ nhiệm vào Tòa Án Tối Cao, ông Cavanaugh và những vị Thẩm Phán khác sẽ hình thành khối đa số và sẽ tìm cách lật lại vụ Roe chống Wade.

Thấy trước việc phê chuẩn này sẽ rất là khó khăn, Đức Hồng Y Daniel DiNardo N. Galveston-Houston, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã viết thư cho các thành viên của Thượng Viện vào ngày 6 tháng 7, thúc giục họ đừng coi việc ủng hộ phán quyết Roe chống Wade như là một điều kiện tiên quyết để phê chuẩn một ứng viên Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

Bức thư nói rõ rằng Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ “không hỗ trợ hoặc chống lại việc xác nhận một ứng cử viên nào do tổng thống chỉ định.” Thay vào đó, bức thư bày tỏ “lo ngại nghiêm trọng về quá trình xác nhận ... bị bóp méo một cách hiển nhiên bởi các nỗ lực nhằm khống chế các Thẩm Phán được đề cử phải ủng hộ Roe, mà hậu quả là những ai được đề cử mà có lập trường phản đối việc cố ý giết chết một mạng người vô tội thì cách nào đó lại bị coi là không thích hợp với Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ”.

Đức Hồng Y nói thêm rằng “Dầu sao đi nữa việc hỗ trợ cho Roe là một tiêu chuẩn quá nghèo nàn để đánh giá khả năng của một Thẩm Phán. Trong bốn mươi lăm năm qua, phán quyết Roe đã làm dấy lên nhiều chỉ trích và chống đối trong công chúng hơn bất kỳ phán quyết nào khác vào cuối thế kỷ 20”.

Thư của Đức Hồng Y cũng tham chiếu đến các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng hầu hết người Mỹ phản đối chính sách phá thai không giới hạn trong vụ Roe, và ngày càng có nhiều cơ quan lập pháp tiểu bang thông qua những luật phò sự sống, phù hợp với y học chính thống là không ủng hộ phá thai, và nhiều học giả pháp lý kể cả những người hỗ trợ phá thai cũng thừa nhận rằng phán quyết Roe không đặt cơ sở nơi Hiến pháp Hoa Kỳ.

“Nếu một phán quyết của Tòa án Tối cao đã là một quyết định sai trái, bị công luận chống đối rộng rãi, có quá nhiều khuyết điểm về luân lý, và gây hại cho xã hội, và được cả nhiều người ủng hộ nó coi là không có cơ sở trong Hiến pháp, thì hoàn toàn không có lý do chính đáng nào để xem việc ủng hộ nó như là một điều kiện tiên quyết cho một Thẩm phán tương lai. Hơn nữa, đức tin của một ứng cử viên không nên là cớ cho đương sự bị phân biệt đối xử. Trong việc phê chuẩn một chức vụ công quyền, bất kỳ sự phân biệt đối xử nào dựa trên niềm tin tôn giáo đều là bất công và vi hiến.” Đức Hồng Y nhấn mạnh.

10. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lên án nhà cầm quyền Nicaragua dùng du đãng tấn công các Giám Mục

Trong tuyên bố được đưa ra hôm 11 tháng 7, ông António Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã lên án nhà cầm quyền Nigeria sử dụng du đãng tấn công các Giám Mục.

Báo cáo của các phương tiện truyền thông trong khu vực cho biết các giám mục và nhiều linh mục Nicaragua đã bị các nhóm vũ trang tấn công vào ngày 9 tháng 7 trong khi cuộc biểu tình ở quốc gia Trung Mỹ này vẫn đang tiếp tục.

Trong tuyên bố, ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bày tỏ sự công nhận vai trò hòa giải quan trọng của Hội Đồng Giám Mục Nicaragua.

Ông kêu gọi tất cả các bên tôn trọng vai trò của các trung gian hòa giải, để tránh sử dụng bạo lực và cam kết tham gia vào cuộc đối thoại quốc gia để giảm thiểu bạo lực và tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện tại.

Vào đầu tháng 7, ông Zeid Ra'ad Al Hussein, Cao ủy trưởng Liên hợp quốc về Nhân quyền đã lên tiếng kêu gọi nhà chức trách Nicaragua “thực hiện các bước thực tế” để ngăn chặn tình trạng giết người tràn lan tại quốc gia này.

11. Phản ứng của Vatican về vụ hành hung Sứ thần Tòa Thánh và các Giám Mục Nicaragua

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Thủ Tướng Đức và Hội Đồng Giám Mục Đức đã lên tiếng phản đối vụ hành hung các Giám Mục tại nhà thờ San Sebastian ở Diriamba, cách Managua 25 dặm về phía nam hôm 9 tháng 7.

Trong số các vị Giám Mục bị hành hung cả về thể lý lẫn bị lăng mạ có Đức Hồng Y Leopoldo José Brenes Solorzano, là Tổng Giám Mục Managua; Đức Cha Silvio José Baez Ortega, là Giám Mục Phụ Tá; và Đức Tổng Giám Mục Waldemar Sommertag, Sứ Thần Toà Thánh tại Nicaragua.

Các vị đã đến nhà thờ trong cố gắng giải thoát cho một số người đang bị cảnh sát và du đãng thân chính quyền bao vây ở đây.

Phái đoàn các giám mục đã bị chặn đường và các nhóm ủng hộ chính phủ đã lăng mạ họ là những kẻ giết người, sau đó đã hành hung. Đức Giám Mục Baez cho biết ngài bị một vết cắt trên tay. Đức Cha nói “Chúng tôi bị vây hãm bởi một đám đông giận dữ muốn xông vào nhà thờ San Sebastian ở Diriamba, tôi đã bị thương, đấm vào bụng, bị giật mất huy hiệu giám mục và bị sỉ nhục. Tạ ơn Chúa, tôi vẫn khỏe. Nhà thờ được giải phóng, kể cả những người ở trong đó.”

Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói rằng Vatican sẽ không gởi công hàm chính thức phản đối Nicaragua vì muốn đối thoại với nhà cầm quyền Nicaragua và không muốn làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Đức Hồng Y Pietro Parolin ca ngợi Đức Tổng Giám Mục Waldemar Sommertag, Sứ Thần Tòa Thánh vì đã hành động hợp lý trong tình huống đáng tiếc trên.

Đức Hồng Y Parolin nói thêm: “Các nhóm bán quân sự này đang gieo rắc khủng bố bằng thái độ hung hăng và sẵn sàng giết người”. Đức Hồng Y nói ngài mong muốn Giáo Hội tại đây làm trung gian nối lại các cuộc đối thoại giữa chế độ và các thành phần đối lập, nhưng nhìn nhận rằng Giáo Hội chỉ có thể làm được điều đó nếu “cả hai bên đều có một mong muốn đạt được một thỏa hiệp.”

Theo một báo cáo của Hiệp hội Nhân quyền Nicaragua, từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 10 tháng 7, đã có 351 người thiệt mạng và 2,100 người bị thương vì bạo lực ở quốc gia này. Hiệp hội cũng cáo giác rằng 329 người đã bị bắt cóc, và 68 người bị tra tấn bởi cảnh sát Nicaragua và bọn du đảng do nhà nước thuê mướn.

12. Thánh lễ an táng Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran

Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y Đoàn, đã chủ sự thánh lễ an táng cho Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, tại Bàn Thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô vào sáng thứ Năm 12 tháng 7.

Theo như thông lệ đối với các thánh lễ an táng của các vị Hồng Y, Đức Thánh Cha sẽ đến vào cuối Thánh lễ để chủ sự nghi thức Phó Dâng và Tiễn Biệt (Commendatio and Valedictio). Trong nghi thức tang lễ Công Giáo, nghi thức Phó Dâng và Tiễn Biệt cuối cùng là những lời cầu nguyện chính thức ủy thác người đã chết cho lòng thương xót của Thiên Chúa.

Tuy nhiên, trong thánh lễ an táng Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, là người đã công bố “Habemus papam” - “Chúng ta có Giáo Hoàng” để giới thiệu ngài với thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự thánh lễ an táng Đức Hồng Y từ đầu đến cuối.

Đức Hồng Y Tauran đã qua đời một tuần trước đó vào ngày thứ Năm 5 tháng 7, sau một trận chiến dài với bệnh Parkinson. Trong bài giảng, Đức Hồng Y Sodano nhắc nhớ rằng vị Hồng Y quá cố là một người “can đảm phục vụ Giáo hội thánh thiện của Chúa Kitô, bất chấp gánh nặng bệnh tật của mình.” Vào thời điểm qua đời, Đức Hồng Y Tauran là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại liên tôn, và Hồng Y Nhiếp Chính.

Đức Hồng Y Sodano nói: “Trong nhiều năm, tôi chứng kiến tinh thần tông đồ vĩ đại của Đức Hồng Y quá cố, trong những năm dài phục vụ chung cho Tòa Thánh, và tôi sẽ giữ một kỷ niệm biết ơn về điều đó mãi mãi.”

Vị niên trưởng Hồng Y đoàn nói thêm rằng Đức Hồng Y Tauran là một gương sáng tuyệt vời về “một Linh mục, một Giám mục, và một Hồng Y”. Ngài là người đã dâng hiến cả đời mình cho sự phục vụ của Giáo hội.

Đức Hồng Y Sodano cũng ca ngợi tinh thần sẵn sàng “đối thoại với tất cả mọi người thiện chí” của Đức Hồng Y Tauran.

Để kết luận, Đức Hồng Y Sodano nhận xét rằng Đức Hồng Y Tauran đã sống những lời của Hiến Chế Gaudium và Spes (Vui mừng và Hy vọng) của Công Đồng Vatican II: “Vì Chúa Cha là nguyên ủy và cùng đích của tất cả mọi người, tất cả chúng ta được mời gọi là anh em với nhau. Và khi được kêu gọi trở thành một ơn gọi hiển nhiên duy nhất, nhân bản và thần thánh, chúng ta có thể và chúng ta nên làm việc cùng nhau ‘không bạo lực, không lừa dối’ cho việc kiến tạo một thế giới thật sự hòa bình.”

Cùng đồng tế với Đức Hồng Y Sodano, còn có đông đảo các Hồng Y, Tổng Giám mục và Giám mục trong giáo triều Rôma. Bên cạnh đó còn có bà Geneviève Duber, chị gái của Đức Hồng Y Tauran và khoảng 1000 tín hữu.

13. 500,000 vé tham dự Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Ái Nhĩ Lan đã hết sạch

Hôm 12 tháng Bẩy, Ban Tổ Chức Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới ở Ái Nhĩ Lan đã thông báo rằng toàn bộ 500,000 vé tham dự Thánh Lễ bế mạc tại Công Viên Phoenix ở Dublin, Ái Nhĩ Lan, vào ngày 26 tháng Tám này, đã được phát hết cho những người giữ chỗ trước.

Các vé miễn phí trên đã bắt đầu được phát từ ngày 25 tháng Sáu vừa qua. Chỉ trong 24 giờ đầu tiên, đã có 285,000 người đặt chỗ. Và trong 24 giờ sau đó, con số đã tăng lên tới 400,000. Chỉ chưa đầy 2 tuần lễ sau ban tổ chức cho biết không còn vé nào.

Dublin, Ái Nhĩ Lan, đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chọn để tổ chức Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới lần thứ Chín từ ngày 21 tới ngày 26 tháng Tám năm 2018, với chủ đề “Tin Mừng Gia Đình: Niềm Vui cho Thế Giới”. Được tổ chức 3 năm một lần, biến cố quốc tế này nhằm đem các gia đình khắp thế giới lại với nhau để cử hành, cầu nguyện và suy niệm về tầm quan trọng có tính trung tâm của hôn nhân và gia đình như là những “viên đá góc” của đời sống chúng ta, và rộng hơn là xã hội và Giáo Hội.

Nhận định về việc số vé đã được phát hành nhanh như vậy, Cha Timothy Bartlett, Tổng Thư Ký Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm 2018, nói rằng những thành viên trong ban tổ chức Cuộc Gặp Gỡ này không ngạc nhiên trước mức độ thu hút cao đến thế.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 19/7/2018 -- Nhà thờ Đức Bà Ả rập, trung tâm của cộng đoàn Công Giáo vùng Ả rập
VietCatholic Network
21:37 18/07/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi giới trẻ quần đảo Antille.

2- Tòa Thánh sẽ không chính thức phản đối Nicaragua trên bình diện ngoại giao

3- Cặp vợ chồng bất ngờ được Đức Thánh Cha làm lễ cưới cho họ.

4- Tòa Thánh sẽ không chính thức phản đối Nicaragua trên bình diện ngoại giao Toà Thánh hy vọng hiệp ước về di dân của LHQ sẽ bảo vệ phẩm giá con người.

5- Nhà thờ Đức Bà Ả rập, trung tâm của cộng đoàn Công Giáo vùng Ả rập.

6- Các giám mục Phi Luật Tân kêu gọi ba ngày ăn chay sau khi Tổng Thống nước này có những lời nói phỉ báng Thiên Chúa

7- Tình trạng sống đạo của các Kitô hữu châu Âu

8- Cựu chưởng ấn của tổng giáo phận Chile bị bắt vì lạm dụng tình dục trẻ em

9- Buổi họp Ban Thường Vụ Giáo Dân Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Tình Chúa Tình Người.

https://youtu.be/RCYCq-y8NUA