Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 18 Mùa Thường Niên 4/8/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
02:09 03/08/2019
Bài Ðọc I: Gv 1, 2; 2, 21-23
"Ích gì cho người bởi mọi việc mình làm".
Trích sách Giảng Viên.
Giảng Viên đã dạy rằng: Hư không trên các sự hư không, hư không trên các sự hư không, và mọi sự đều hư không. Vì kẻ này làm việc vất vả trong sự khôn ngoan, hiểu biết và lo lắng, rồi phải để sự nghiệp lại cho người ở nhưng không, thì thật là hư không và tai hại lớn lao. Ích gì cho người bởi mọi việc mình làm mà phải chịu đau khổ cực lòng dưới phàm trần? Suốt ngày của họ đầy sự đau khổ gian truân, và ban đêm lại không được yên lòng, thế thì chẳng phải là hư không sao?
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 94, 1-2. 6-7. 8-9
Ðáp: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: các ngươi đừng cứng lòng (c. 8).
Xướng: Hãy tới, chúng ta hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hô Ðá Tảng cứu độ của ta! Hãy ra trước thiên nhan với lời ca ngợi, chúng ta hãy xướng ca để hoan hô Người.
Xướng: Hãy tiến lên, cúc cung bái và sụp lạy, hãy quỳ gối trước nhan Chúa, Ðấng tạo thành ta. Vì chính Người là Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay Người.
Xướng: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: "Ðừng cứng lòng như ở Mêriba, như hôm ở Massa trong khu rừng vắng, nơi mà cha ông các ngươi đã thử thách Ta, họ đã thử Ta mặc dầu đã thấy công cuộc của Ta".
Bài Ðọc II: Cl 3, 1-5, 9-11
"Anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Ðức Kitô ngự".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.
Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Ðức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Ðức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Ðức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Ðức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang. Vậy còn sống trên địa cầu, anh em hãy kiềm chế các chi thể anh em, là sự gian dâm, ô uế, dục tình, đam mê xấu xa và hà tiện, tức là sự thờ phượng thần tượng.
Anh em chớ nói dối với nhau; anh em hãy lột bỏ người cũ cùng các việc làm của nó, và mặc lấy người mới, con người được đổi mới theo hình ảnh của Ðấng đã tạo thành nó: ở đấy không còn là dân ngoại và Do-thái, chịu phép cắt bì hay không chịu phép cắt bì, người man rợ hay người Scytha, nô lệ hay tự do nữa, nhưng mọi sự và trong mọi sự có Ðức Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 4, 4b
Alleluia, alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 12, 13-21
"Những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có người trong đám đông thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi". Người bảo kẻ ấy rằng: "Hỡi người kia, ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm người chia gia tài cho các ngươi?" Rồi Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu".
Người lại nói với họ thí dụ này rằng: "Một người phú hộ kia có ruộng đất sinh nhiều hoa lợi, nên suy tính trong lòng rằng: 'Tôi sẽ làm gì đây, vì tôi còn chỗ đâu mà tích trữ hoa lợi?' Ðoạn người ấy nói: 'Tôi sẽ làm thế này, là phá các kho lẫm của tôi mà xây những cái lớn hơn, rồi chất tất cả lúa thóc và của cải tôi vào đó, và tôi sẽ bảo linh hồn tôi rằng: "Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi". Nhưng Thiên Chúa bảo nó rằng: 'Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?' Vì kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giàu trước mặt Chúa thì cũng vậy".
Ðó là lời Chúa.
"Ích gì cho người bởi mọi việc mình làm".
Trích sách Giảng Viên.
Giảng Viên đã dạy rằng: Hư không trên các sự hư không, hư không trên các sự hư không, và mọi sự đều hư không. Vì kẻ này làm việc vất vả trong sự khôn ngoan, hiểu biết và lo lắng, rồi phải để sự nghiệp lại cho người ở nhưng không, thì thật là hư không và tai hại lớn lao. Ích gì cho người bởi mọi việc mình làm mà phải chịu đau khổ cực lòng dưới phàm trần? Suốt ngày của họ đầy sự đau khổ gian truân, và ban đêm lại không được yên lòng, thế thì chẳng phải là hư không sao?
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 94, 1-2. 6-7. 8-9
Ðáp: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: các ngươi đừng cứng lòng (c. 8).
Xướng: Hãy tới, chúng ta hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hô Ðá Tảng cứu độ của ta! Hãy ra trước thiên nhan với lời ca ngợi, chúng ta hãy xướng ca để hoan hô Người.
Xướng: Hãy tiến lên, cúc cung bái và sụp lạy, hãy quỳ gối trước nhan Chúa, Ðấng tạo thành ta. Vì chính Người là Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay Người.
Xướng: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: "Ðừng cứng lòng như ở Mêriba, như hôm ở Massa trong khu rừng vắng, nơi mà cha ông các ngươi đã thử thách Ta, họ đã thử Ta mặc dầu đã thấy công cuộc của Ta".
Bài Ðọc II: Cl 3, 1-5, 9-11
"Anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Ðức Kitô ngự".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.
Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Ðức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Ðức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Ðức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Ðức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang. Vậy còn sống trên địa cầu, anh em hãy kiềm chế các chi thể anh em, là sự gian dâm, ô uế, dục tình, đam mê xấu xa và hà tiện, tức là sự thờ phượng thần tượng.
Anh em chớ nói dối với nhau; anh em hãy lột bỏ người cũ cùng các việc làm của nó, và mặc lấy người mới, con người được đổi mới theo hình ảnh của Ðấng đã tạo thành nó: ở đấy không còn là dân ngoại và Do-thái, chịu phép cắt bì hay không chịu phép cắt bì, người man rợ hay người Scytha, nô lệ hay tự do nữa, nhưng mọi sự và trong mọi sự có Ðức Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 4, 4b
Alleluia, alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 12, 13-21
"Những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có người trong đám đông thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi". Người bảo kẻ ấy rằng: "Hỡi người kia, ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm người chia gia tài cho các ngươi?" Rồi Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu".
Người lại nói với họ thí dụ này rằng: "Một người phú hộ kia có ruộng đất sinh nhiều hoa lợi, nên suy tính trong lòng rằng: 'Tôi sẽ làm gì đây, vì tôi còn chỗ đâu mà tích trữ hoa lợi?' Ðoạn người ấy nói: 'Tôi sẽ làm thế này, là phá các kho lẫm của tôi mà xây những cái lớn hơn, rồi chất tất cả lúa thóc và của cải tôi vào đó, và tôi sẽ bảo linh hồn tôi rằng: "Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi". Nhưng Thiên Chúa bảo nó rằng: 'Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?' Vì kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giàu trước mặt Chúa thì cũng vậy".
Ðó là lời Chúa.
Hãy có Chúa nơi lòng mình
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
02:26 03/08/2019
Chúa Nhật XVIII Thường Niên năm C
“Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới,
sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi.
Ta sẽ bỏ đi quả tim chai đá khỏi thân mình các ngươi,
và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt” (Ed 36,26).
Vì sao Chúa lại muốn vứt bỏ quả tim chai đá của chúng ta và ban tặng quả tim mới? Vì sao Chúa lại muốn thay đổi lòng dạ chúng ta bằng cách đặt vào trong tâm hồn chúng ta thần khí của Người?
Loài người, kể cả những người tu hành nói chung, thậm chí các linh mục, các tu sĩ, các bề trên dòng tu của Hội Thánh Chúa Kitô nói riêng, dù vẫn còn đó những giờ cầu nguyện, những lần trò chuyện về tình yêu, về đức bác ái… nhưng dường như tất cả đều có chung một mối bận tâm: vật chất và cuộc sống ngay trên dương thế này.
Người ta chạy theo tiền của, chạy theo việc phát triển cơ sở vật chất. Người ta suy nghĩ nhiều về việc xây dựng, sửa chữa nhà thờ, tháp chuông, nhà xứ, hội trường giáo xứ... Nhiều lúc cảm thấy lo đau đáu về cơm ăn, áo mặc, xe cộ, nhà ở, sức khoẻ, việc làm…
Trong tất cả những bận tâm xem ra cấp thiết và hợp lý ấy, coi chừng chúng ta đã không dành cho Chúa Giêsu bất cứ một chỗ nào trong lòng mình. Coi chừng ta biến Người thành kẻ ngoại cuộc đối với cuộc đời ta. Coi chừng Người vẫn là một người khách lạ đứng bên lề mọi ưu tư, mọi suy nghĩ, thậm chí mọi ưu ttiên của ta.
Tin Mừng hôm nay, Chúa dạy: "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu".
Đâu phải tham tiền mới là tham. Tham công tiếc việc, tham sự nổi nang, ham muốn có được những công trình vật chất mới, quan tâm quá nhiều đến sửa chữa hay xây dựng nhà cửa..., tất cả cũng phải bị coi là tham lam. Phải chăng vì thế mà Chúa chỉ tên, vạch mặt, gọi chúng là: "mọi thứ tham lam".
Vì thế, việc cấp bách phải làm ngay là, từng người hãy để Chúa "tặng một quả tim mới". Hãy để cho Chúa "đặt thần khí mới vào lòng". Hãy cố gắng mà uốn mình từng chút, từng chút một theo kiểu mẫu của Trái Tim Chúa Giêsu là: sống tận tụy cho người khác; chọn lối sống thanh bần; dù sống hay chết, chỉ một lòng tuân phục thánh ý Thiên Chúa; biết bằng lòng với hiện tại, với những gì Chúa ban mà ta đang có...
Hay chúng ta cho rằng: Trái Tim Chúa Giêsu cao trọng, phải được đặt trên bàn thờ, phải tôn thờ nơi cung thánh của nhà thờ… cho xứng hợp? Nếu nghĩ như thế, thì không bao giờ Trái Tim Chúa có thể ở gần ta. Và chính Người cũng sẽ mãi mãi là người khách xa lạ với cuộc đời ta.
Nhưng trớ trêu thay, điều Thiên Chúa muốn là người ta phải tôn thờ Người trong lòng họ. Người phải được đặt để ở vị trí trung tâm cuộc đời con người. Từ ngàn xưa, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều chứng minh, Thiên Chúa yêu thích ở giữa loài người. Người muốn cùng đồng hành, cùng sớt chia thân phận lữ khách của loài người.
Vì thế, Người đồng cam cộng khổ với dân riêng hàng trăm năm trời trong cảnh bị áp bức vì phải làm tôi cho người Aicập. Khi Thiên Chúa quyết định giải phóng họ, thì 40 năm ròng rã, Thiên Chúa đã lang thang với họ rày đây mai đó giữa sa mạc hoang vu.
Bằng chứng lớn lao nhất, cho thấy Thiên Chúa “cắm lều” ở giữa loài người là cuộc nhập thể và nhập thế ngoạn mục của Chúa Giêsu. Từ đó, cho đến muôn đời sau, nhờ Thánh Thần của Người, Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn hiện diện giữa loài người để thi ân giáng phúc, để đồng hành, để sớt chia phận người, để cứu độ từng con người…
Chính Chúa Giêsu đã từng trích lời của sách tiên tri Isaia để trách móc: “Dân này kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì xa Ta” (Is 29, 13. Mc 7, 6-7). Ngay lời tựa Tin Mừng Gioan, mạc khải của Chúa đã cho thấy: “Người ở giữa thế gian và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 10-11).
Không một lời nào của Kinh Thánh cho thấy, Thiên Chúa chỉ đứng xa xa để yêu con người. Ngược lại, Thiên Chúa là tình yêu. Càng yêu thương, càng bày tỏ tình yêu, Thiên Chúa càng trở nên gần gũi, càng trở nên một với con người cách diệu kỳ. Người là Thiên Chúa vui nỗi vui của chúng ta, đau nỗi đau của chúng ta.
Thiên Chúa ước ao ở giữa chúng ta. Người mong muốn cư ngụ trong chính nội tâm và linh hồn của từng con người. Mãi mãi vẫn thế. Thiên Chúa không bao giờ chấm dứt ước mơ hiện diện với con người.
Trái Tim Chúa Giêsu là biểu tượng của tình yêu mà Thiên Chúa đã và vẫn yêu loài người. Chúa Giêsu đã để lộ bên ngoài lồng ngực Trái Tim mình như một lời chứng hùng hồn về tình yêu thổn thức, tình yêu day dứt, tình yêu tha thiết của một vì Thiên Chúa đã yêu đến cạn lòng mình. Trái Tim Chúa Giêsu là biểu lộ và minh chứng tình yêu có một không hai, tình yêu đến vô cùng, thứ tình yêu mà lên non không thể gặp, đào bới dưới biển không thể thấy. Bởi không đơn thuần là tình yêu, nhưng là tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu của Đấng là chính Tình Yêu.
Vì thế mà Chúa muốn vứt bỏ quả tim chai đá của chúng ta và ban tặng quả tim mới. Vì thế mà Chúa muốn thay đổi lòng dạ chúng ta bằng cách đặt vào trong tâm hồn chúng ta thần khí của Người. BỞi chỉ có như thế, lòng ta mới thực sự hướng về Ch1ua như trung tâm của đời mình. Chỉ có như thế, ta mới tách mới có thể tách mình khỏi mọi thứ tham lam.
Vậy chúng ta đừng cứng lòng nữa. Hãy thay đổi chính mình để biết yêu Chúa hơn. Hãy để Chúa uốn nắn. Hãy ra sức bắt chước Trái Tim Chúa mà yêu chính Chúa, yêu con người như Chúa muốn và xa tránh ngày một hơn về mọi bận tâm vật chất, bận tâm trong cuộc đời. Nhờ đó, ta mới thực sự sống bằng “trái tim mới” sống bằng “thần khí” do Chúa tặng ban.
Đừng để Chúa chỉ là người lủi thủi đi bên cạnh cuộc đời ta, nhưng hãy để Chúa sống trong ta, và để tình yêu của Người chiếm ngự tâm hồn ta, như thánh Phaolô đã từng nói: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Chúng ta tin tưởng đặt tất cả vận mạng của mình, của Hội Thánh, của thế giới vào trong bàn tay của một Con Người. Con Người ấy đã chết, đã phục sinh, vẫn sống giữa chúng ta.
Chỉ có một Con Người ấy mới thực sự là Con Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống cho chúng ta.
Con Người ấy là Chúa Giêsu, Đấng là chính Thiên Chúa lại có trái tim thể lý như mọi người, nhưng yêu mọi người bằng chính tình yêu của Thiên Chúa.
“Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới,
sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi.
Ta sẽ bỏ đi quả tim chai đá khỏi thân mình các ngươi,
và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt” (Ed 36,26).
Vì sao Chúa lại muốn vứt bỏ quả tim chai đá của chúng ta và ban tặng quả tim mới? Vì sao Chúa lại muốn thay đổi lòng dạ chúng ta bằng cách đặt vào trong tâm hồn chúng ta thần khí của Người?
Loài người, kể cả những người tu hành nói chung, thậm chí các linh mục, các tu sĩ, các bề trên dòng tu của Hội Thánh Chúa Kitô nói riêng, dù vẫn còn đó những giờ cầu nguyện, những lần trò chuyện về tình yêu, về đức bác ái… nhưng dường như tất cả đều có chung một mối bận tâm: vật chất và cuộc sống ngay trên dương thế này.
Người ta chạy theo tiền của, chạy theo việc phát triển cơ sở vật chất. Người ta suy nghĩ nhiều về việc xây dựng, sửa chữa nhà thờ, tháp chuông, nhà xứ, hội trường giáo xứ... Nhiều lúc cảm thấy lo đau đáu về cơm ăn, áo mặc, xe cộ, nhà ở, sức khoẻ, việc làm…
Trong tất cả những bận tâm xem ra cấp thiết và hợp lý ấy, coi chừng chúng ta đã không dành cho Chúa Giêsu bất cứ một chỗ nào trong lòng mình. Coi chừng ta biến Người thành kẻ ngoại cuộc đối với cuộc đời ta. Coi chừng Người vẫn là một người khách lạ đứng bên lề mọi ưu tư, mọi suy nghĩ, thậm chí mọi ưu ttiên của ta.
Tin Mừng hôm nay, Chúa dạy: "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu".
Đâu phải tham tiền mới là tham. Tham công tiếc việc, tham sự nổi nang, ham muốn có được những công trình vật chất mới, quan tâm quá nhiều đến sửa chữa hay xây dựng nhà cửa..., tất cả cũng phải bị coi là tham lam. Phải chăng vì thế mà Chúa chỉ tên, vạch mặt, gọi chúng là: "mọi thứ tham lam".
Vì thế, việc cấp bách phải làm ngay là, từng người hãy để Chúa "tặng một quả tim mới". Hãy để cho Chúa "đặt thần khí mới vào lòng". Hãy cố gắng mà uốn mình từng chút, từng chút một theo kiểu mẫu của Trái Tim Chúa Giêsu là: sống tận tụy cho người khác; chọn lối sống thanh bần; dù sống hay chết, chỉ một lòng tuân phục thánh ý Thiên Chúa; biết bằng lòng với hiện tại, với những gì Chúa ban mà ta đang có...
Hay chúng ta cho rằng: Trái Tim Chúa Giêsu cao trọng, phải được đặt trên bàn thờ, phải tôn thờ nơi cung thánh của nhà thờ… cho xứng hợp? Nếu nghĩ như thế, thì không bao giờ Trái Tim Chúa có thể ở gần ta. Và chính Người cũng sẽ mãi mãi là người khách xa lạ với cuộc đời ta.
Nhưng trớ trêu thay, điều Thiên Chúa muốn là người ta phải tôn thờ Người trong lòng họ. Người phải được đặt để ở vị trí trung tâm cuộc đời con người. Từ ngàn xưa, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều chứng minh, Thiên Chúa yêu thích ở giữa loài người. Người muốn cùng đồng hành, cùng sớt chia thân phận lữ khách của loài người.
Vì thế, Người đồng cam cộng khổ với dân riêng hàng trăm năm trời trong cảnh bị áp bức vì phải làm tôi cho người Aicập. Khi Thiên Chúa quyết định giải phóng họ, thì 40 năm ròng rã, Thiên Chúa đã lang thang với họ rày đây mai đó giữa sa mạc hoang vu.
Bằng chứng lớn lao nhất, cho thấy Thiên Chúa “cắm lều” ở giữa loài người là cuộc nhập thể và nhập thế ngoạn mục của Chúa Giêsu. Từ đó, cho đến muôn đời sau, nhờ Thánh Thần của Người, Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn hiện diện giữa loài người để thi ân giáng phúc, để đồng hành, để sớt chia phận người, để cứu độ từng con người…
Chính Chúa Giêsu đã từng trích lời của sách tiên tri Isaia để trách móc: “Dân này kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì xa Ta” (Is 29, 13. Mc 7, 6-7). Ngay lời tựa Tin Mừng Gioan, mạc khải của Chúa đã cho thấy: “Người ở giữa thế gian và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 10-11).
Không một lời nào của Kinh Thánh cho thấy, Thiên Chúa chỉ đứng xa xa để yêu con người. Ngược lại, Thiên Chúa là tình yêu. Càng yêu thương, càng bày tỏ tình yêu, Thiên Chúa càng trở nên gần gũi, càng trở nên một với con người cách diệu kỳ. Người là Thiên Chúa vui nỗi vui của chúng ta, đau nỗi đau của chúng ta.
Thiên Chúa ước ao ở giữa chúng ta. Người mong muốn cư ngụ trong chính nội tâm và linh hồn của từng con người. Mãi mãi vẫn thế. Thiên Chúa không bao giờ chấm dứt ước mơ hiện diện với con người.
Trái Tim Chúa Giêsu là biểu tượng của tình yêu mà Thiên Chúa đã và vẫn yêu loài người. Chúa Giêsu đã để lộ bên ngoài lồng ngực Trái Tim mình như một lời chứng hùng hồn về tình yêu thổn thức, tình yêu day dứt, tình yêu tha thiết của một vì Thiên Chúa đã yêu đến cạn lòng mình. Trái Tim Chúa Giêsu là biểu lộ và minh chứng tình yêu có một không hai, tình yêu đến vô cùng, thứ tình yêu mà lên non không thể gặp, đào bới dưới biển không thể thấy. Bởi không đơn thuần là tình yêu, nhưng là tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu của Đấng là chính Tình Yêu.
Vì thế mà Chúa muốn vứt bỏ quả tim chai đá của chúng ta và ban tặng quả tim mới. Vì thế mà Chúa muốn thay đổi lòng dạ chúng ta bằng cách đặt vào trong tâm hồn chúng ta thần khí của Người. BỞi chỉ có như thế, lòng ta mới thực sự hướng về Ch1ua như trung tâm của đời mình. Chỉ có như thế, ta mới tách mới có thể tách mình khỏi mọi thứ tham lam.
Vậy chúng ta đừng cứng lòng nữa. Hãy thay đổi chính mình để biết yêu Chúa hơn. Hãy để Chúa uốn nắn. Hãy ra sức bắt chước Trái Tim Chúa mà yêu chính Chúa, yêu con người như Chúa muốn và xa tránh ngày một hơn về mọi bận tâm vật chất, bận tâm trong cuộc đời. Nhờ đó, ta mới thực sự sống bằng “trái tim mới” sống bằng “thần khí” do Chúa tặng ban.
Đừng để Chúa chỉ là người lủi thủi đi bên cạnh cuộc đời ta, nhưng hãy để Chúa sống trong ta, và để tình yêu của Người chiếm ngự tâm hồn ta, như thánh Phaolô đã từng nói: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Chúng ta tin tưởng đặt tất cả vận mạng của mình, của Hội Thánh, của thế giới vào trong bàn tay của một Con Người. Con Người ấy đã chết, đã phục sinh, vẫn sống giữa chúng ta.
Chỉ có một Con Người ấy mới thực sự là Con Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống cho chúng ta.
Con Người ấy là Chúa Giêsu, Đấng là chính Thiên Chúa lại có trái tim thể lý như mọi người, nhưng yêu mọi người bằng chính tình yêu của Thiên Chúa.
Ba thái độ đối với tiền của
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
07:59 03/08/2019
Bài Tin Mừng hôm nay nói về của cải : tích trữ của cải. Nhưng của cải thường được quy ra tiền để dễ xếp thứ hạng xem ai giàu nhất.Ta thử suy gẫm về "tiền" theo gợi ý của Đức Giám Mục Bùi Tuần :
Tiền không biết nói, nhưng bao giờ cũng có tiếng nói về đồng tiền. Tuy nhiên nói chưa nhiều bằng nghĩ. Mấy gia đình không có những người nghĩ đến tiền, dù chỉ trong một buổi. Tiền chẳng cần ai, nhưng ai cũng cần tiền. Cần mà không dễ có. Muốn có phải lo tìm. Tìm hoài vẫn thường không đủ. Không đủ nên mới lại cần; cái vòng luẩn quẩn đó dắt con người làm quen với tiền. Từ quen tới quen thuộc. Từ quen thuộc tới quen thân, cứ thế đồng tiền ung dung đi vào cuộc đời con người bằng đủ mọi đường mọi ngả.
Đồng tiền là vật chất nhưng nó không như sự vật khác. Dù rách, dù hôi nó vẫn được quí. Dù đẹp dù xấu nó vẫn được yêu. Dù mới tinh còn thơm mùi mực in hay cũ kỹ nhầu nát, nó vẫn được cất giữ. Phải chăng tương quan giữa người và tiền có gì đặc biệt ?
Ta có thể kể ra 3 tương quan :
1. Con người cần tiền.
Con người cần tiền không phải vì tiền. Mà con người cần tiền vì tiền cho những trị giá, cho những trị giá vật chất và cho cả trị giá tinh thần. Trị giá vật chất là tôi cần ăn, tiền cho tôi những ký gạo. Tôi cần uống, tiền cho tôi chai nước cam. Tôi cần mặc, tiền cho tôi quần áo. Tôi cần nơi ở, tiền cho tôi mái nhà…
Trị giá tinh thần là khi tôi cầm tiền trao cho một người túng thiếu, tôi không mua được cái gì vật chất, nhưng tôi có niềm vui vì đã giúp đỡ. Trị giá tinh thần là khi tôi mua một cuốn sách: sách kiến thức mở mang tâm trí tôi, sách thiêng liêng, dạy tôi kết hợp với Chúa hơn. Sách nhân bản giúp tôi sống xứng đáng là người hơn. Một con người hơn con vật nhờ tinh thần : Linh ư vạn vật
Trị giá tinh thần cũng có thể là những ngày nghỉ ngơi, những giờ giải trí, những phút vui chơi, tạo thảnh thơi tâm hồn. Phải có tiền mới có những giá trị đó. Dùng tiền để mua những nhu cầu, những cái cần thiết cho cuộc sống, đó là thái độ thông thường nhất của những con người trong tương quan với tiền : Con người cần tiền.
Nhưng người ta cũng thường nói: được voi đòi tiên. Muốn được tiên, phải có tiền. Có tiền mua tiên cũng được. Vì thế, từ “cần tiền”, con người khi thấy mãnh lực hấp dẫn của nó sẽ dễ dàng chuyển sang "mê tiền."
2. Con người mê tiền
Khi thấy đồng tiền không chỉ mua được những trị giá vật chất và tinh thần cần thiết, mà còn có thể mua được nhiều cái hơn thế nữa, nhất là trong xã hội tư bản chuộng đồng tiền, thì người ta mê tiền, khi mê thì ca tụng nó:
Đồng tiền là tiên là phật – Là sức bật của tuổi trẻ, là sức khoẻ cuả tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý. Ôi đồng tiền, hết ý !
Rồi nhìn vào xã hội, thấy người có nhiều tiền được kính nể. Nghề có nhiều tiền được coi là nghề quí. Người khéo làm ra tiền được coi là người giỏi. Vì thế mà đồng tiền lôi cuốn người ta theo nó. Con người trở thành kẻ mê tiền, để có tiền thì sẽ được nể nang, được khen là người giỏi, nhanh nhẹn tháo vát thành công. Để được gọi là ông. “Còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết gạo hết 'ông tôi' ” (Nguyễn Bỉnh.Khiêm).
Con người cần tiền để giải quyết các nhu cầu. Mà nhu cầu thì diễn ra hàng ngày. Do đó con người có thói quen dùng tiền. Mà thói quen nào cũng có thể chuyển thành đam mê. Quen chơi bài thành mê bài bạc. Quen chọi gà thành mê đá gà. Quen dùng tiền, thấy tiền tiện lợi, bỏ túi được, đưa cho ai họ cũng nhận, không trả giá kỳ kèo như khi trao đổi đồ vật – thì mê tiền. Mê đến cực độ thì mù quáng. Ta gọi đó là tương quan thứ ba:
3. Con người thờ tiền
Đam mê cái gì quá mức thì tôn thờ cái đó, trở thành mù với tất cả mà chỉ sáng chỉ thấy với cái mình thờ. Người ta nói đâm mê sắc dục thì mù quáng nhất, nhưng thiết tưởng tính mê tiền cũng mù quáng không kém. Người đam mê sắc dục tới độ nào đó sẽ biết mình lỗi lầm, hối hận. Còn người mê tiền thì có thể mơ đến nó suốt đêm, bàn đến nó suốt ngày, vơ vét nó suốt tháng và tích trữ nó cả năm mà vẫn không thấy (tức là mù quáng) vấn đề ít ra thỉnh thoảng cần xét lại. Họ tự phụ trong cái mê đó, nhiều khi còn mặc cho nó chiếc áo đạo đức: tôi kiếm tiền như thế mới giúp đỡ kẻ khó, mới mở rộng Nước Chúa được, mới đủ điều kiện giáo dục con cháu.
Bây giờ thử hỏi chúng ta có phải là kẻ mê tiền không thì chắc gần như 90% ta sẽ trả lời là không, huống hồ là câu hỏi ta có thờ tiền không – thì càng trăm phần trăm “không !”. Vì trên bàn thờ của ta trong gia đình vẫn là "Lái" Tim Chúa chứ đâu có đồng bạc nào. Ta đâu có thờ nó !
Nhưng ta không để tiền trên bàn thờ mà để trong lòng trong trí ta hầu lúc nào cũng nhớ đến nó. – thì còn thờ nó hơn 100 lần ta để trên bàn thờ. Mà có cái lạ là càng giàu, càng nghĩ tới nó. Thử làm một quan sát nhỏ : mỗi tuần có một thánh lễ Chúa Nhật, tạm gọi là giờ thờ phượng Chúa đúng nghĩa. Nhưng thử xem ai là kẻ đến trễ, ai là kẻ về sớm, ai là kẻ không đi ? Hình như xã hội, lớp người càng khá giả ra, càng làm ra tiền thì càng xa Chúa hơn. Ấy là chưa nói thánh lễ giờ kinh ngày thường, thường vắng bóng họ.
Đồng tiền là khúc ruột. Đụng tới tiền bạc là đụng tới khúc ruột của nhiều người. Muốn đụng tới mà không đau, cần phải có nhiều giờ để rào trước đón sau, diễn giải dẫn dụ, nhưng điều đó lại không làm được trong giờ phút ngắn ngủi chia sẻ Lời Chúa này vì cũng còn phải kết thúc sớm đặng về lo làm ăn kiếm tiền – dù hôm nay là Chúa Nhật nữa chứ !
Nhưng ta nhớ rằng Chúa Giêsu nói không ai có thể thờ hai chủ : vừa thờ Thiên Chúa vừa thờ Tiền Của ! Cái nguy cơ là ta thờ tiền mà ta không biết. Xin cho lời kinh Tin Kính mà ta sắp tuyên xưng trong đó ta tuyên xưng chỉ thờ một Thiên Chúa duy nhất, chỉ tin kính mình Ngài, luôn ở mãi trong tâm trí ta, để dù bận rộn làm ăn, ta vẫn không đặt Chúa bên lề, mà để Tiền Của bên trên. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(lấy ý từ bài viết của đgm Bùi Tuần)
Tiền không biết nói, nhưng bao giờ cũng có tiếng nói về đồng tiền. Tuy nhiên nói chưa nhiều bằng nghĩ. Mấy gia đình không có những người nghĩ đến tiền, dù chỉ trong một buổi. Tiền chẳng cần ai, nhưng ai cũng cần tiền. Cần mà không dễ có. Muốn có phải lo tìm. Tìm hoài vẫn thường không đủ. Không đủ nên mới lại cần; cái vòng luẩn quẩn đó dắt con người làm quen với tiền. Từ quen tới quen thuộc. Từ quen thuộc tới quen thân, cứ thế đồng tiền ung dung đi vào cuộc đời con người bằng đủ mọi đường mọi ngả.
Đồng tiền là vật chất nhưng nó không như sự vật khác. Dù rách, dù hôi nó vẫn được quí. Dù đẹp dù xấu nó vẫn được yêu. Dù mới tinh còn thơm mùi mực in hay cũ kỹ nhầu nát, nó vẫn được cất giữ. Phải chăng tương quan giữa người và tiền có gì đặc biệt ?
Ta có thể kể ra 3 tương quan :
1. Con người cần tiền.
Con người cần tiền không phải vì tiền. Mà con người cần tiền vì tiền cho những trị giá, cho những trị giá vật chất và cho cả trị giá tinh thần. Trị giá vật chất là tôi cần ăn, tiền cho tôi những ký gạo. Tôi cần uống, tiền cho tôi chai nước cam. Tôi cần mặc, tiền cho tôi quần áo. Tôi cần nơi ở, tiền cho tôi mái nhà…
Trị giá tinh thần là khi tôi cầm tiền trao cho một người túng thiếu, tôi không mua được cái gì vật chất, nhưng tôi có niềm vui vì đã giúp đỡ. Trị giá tinh thần là khi tôi mua một cuốn sách: sách kiến thức mở mang tâm trí tôi, sách thiêng liêng, dạy tôi kết hợp với Chúa hơn. Sách nhân bản giúp tôi sống xứng đáng là người hơn. Một con người hơn con vật nhờ tinh thần : Linh ư vạn vật
Trị giá tinh thần cũng có thể là những ngày nghỉ ngơi, những giờ giải trí, những phút vui chơi, tạo thảnh thơi tâm hồn. Phải có tiền mới có những giá trị đó. Dùng tiền để mua những nhu cầu, những cái cần thiết cho cuộc sống, đó là thái độ thông thường nhất của những con người trong tương quan với tiền : Con người cần tiền.
Nhưng người ta cũng thường nói: được voi đòi tiên. Muốn được tiên, phải có tiền. Có tiền mua tiên cũng được. Vì thế, từ “cần tiền”, con người khi thấy mãnh lực hấp dẫn của nó sẽ dễ dàng chuyển sang "mê tiền."
2. Con người mê tiền
Khi thấy đồng tiền không chỉ mua được những trị giá vật chất và tinh thần cần thiết, mà còn có thể mua được nhiều cái hơn thế nữa, nhất là trong xã hội tư bản chuộng đồng tiền, thì người ta mê tiền, khi mê thì ca tụng nó:
Đồng tiền là tiên là phật – Là sức bật của tuổi trẻ, là sức khoẻ cuả tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý. Ôi đồng tiền, hết ý !
Rồi nhìn vào xã hội, thấy người có nhiều tiền được kính nể. Nghề có nhiều tiền được coi là nghề quí. Người khéo làm ra tiền được coi là người giỏi. Vì thế mà đồng tiền lôi cuốn người ta theo nó. Con người trở thành kẻ mê tiền, để có tiền thì sẽ được nể nang, được khen là người giỏi, nhanh nhẹn tháo vát thành công. Để được gọi là ông. “Còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết gạo hết 'ông tôi' ” (Nguyễn Bỉnh.Khiêm).
Con người cần tiền để giải quyết các nhu cầu. Mà nhu cầu thì diễn ra hàng ngày. Do đó con người có thói quen dùng tiền. Mà thói quen nào cũng có thể chuyển thành đam mê. Quen chơi bài thành mê bài bạc. Quen chọi gà thành mê đá gà. Quen dùng tiền, thấy tiền tiện lợi, bỏ túi được, đưa cho ai họ cũng nhận, không trả giá kỳ kèo như khi trao đổi đồ vật – thì mê tiền. Mê đến cực độ thì mù quáng. Ta gọi đó là tương quan thứ ba:
3. Con người thờ tiền
Đam mê cái gì quá mức thì tôn thờ cái đó, trở thành mù với tất cả mà chỉ sáng chỉ thấy với cái mình thờ. Người ta nói đâm mê sắc dục thì mù quáng nhất, nhưng thiết tưởng tính mê tiền cũng mù quáng không kém. Người đam mê sắc dục tới độ nào đó sẽ biết mình lỗi lầm, hối hận. Còn người mê tiền thì có thể mơ đến nó suốt đêm, bàn đến nó suốt ngày, vơ vét nó suốt tháng và tích trữ nó cả năm mà vẫn không thấy (tức là mù quáng) vấn đề ít ra thỉnh thoảng cần xét lại. Họ tự phụ trong cái mê đó, nhiều khi còn mặc cho nó chiếc áo đạo đức: tôi kiếm tiền như thế mới giúp đỡ kẻ khó, mới mở rộng Nước Chúa được, mới đủ điều kiện giáo dục con cháu.
Bây giờ thử hỏi chúng ta có phải là kẻ mê tiền không thì chắc gần như 90% ta sẽ trả lời là không, huống hồ là câu hỏi ta có thờ tiền không – thì càng trăm phần trăm “không !”. Vì trên bàn thờ của ta trong gia đình vẫn là "Lái" Tim Chúa chứ đâu có đồng bạc nào. Ta đâu có thờ nó !
Nhưng ta không để tiền trên bàn thờ mà để trong lòng trong trí ta hầu lúc nào cũng nhớ đến nó. – thì còn thờ nó hơn 100 lần ta để trên bàn thờ. Mà có cái lạ là càng giàu, càng nghĩ tới nó. Thử làm một quan sát nhỏ : mỗi tuần có một thánh lễ Chúa Nhật, tạm gọi là giờ thờ phượng Chúa đúng nghĩa. Nhưng thử xem ai là kẻ đến trễ, ai là kẻ về sớm, ai là kẻ không đi ? Hình như xã hội, lớp người càng khá giả ra, càng làm ra tiền thì càng xa Chúa hơn. Ấy là chưa nói thánh lễ giờ kinh ngày thường, thường vắng bóng họ.
Đồng tiền là khúc ruột. Đụng tới tiền bạc là đụng tới khúc ruột của nhiều người. Muốn đụng tới mà không đau, cần phải có nhiều giờ để rào trước đón sau, diễn giải dẫn dụ, nhưng điều đó lại không làm được trong giờ phút ngắn ngủi chia sẻ Lời Chúa này vì cũng còn phải kết thúc sớm đặng về lo làm ăn kiếm tiền – dù hôm nay là Chúa Nhật nữa chứ !
Nhưng ta nhớ rằng Chúa Giêsu nói không ai có thể thờ hai chủ : vừa thờ Thiên Chúa vừa thờ Tiền Của ! Cái nguy cơ là ta thờ tiền mà ta không biết. Xin cho lời kinh Tin Kính mà ta sắp tuyên xưng trong đó ta tuyên xưng chỉ thờ một Thiên Chúa duy nhất, chỉ tin kính mình Ngài, luôn ở mãi trong tâm trí ta, để dù bận rộn làm ăn, ta vẫn không đặt Chúa bên lề, mà để Tiền Của bên trên. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(lấy ý từ bài viết của đgm Bùi Tuần)
Lẽ nào lại '' Sụ Mặt Quay Lưng''
LM. Trương Đình Hiền
22:22 03/08/2019
Chúa Nhật 18 TN (Năm C 2019)
Kính thưa Cộng đoàn,
Tolstoi, đại văn hào nước Nga, có kể một câu chuyện rằng :
“Một người nông dân kia tên là Pakhom rất ham thích có một mảnh đất làm tài sản riêng. Sau một thời gian làm lụng cực nhọc, anh tậu được một mảnh đất 40 mẫu. Anh mừng lắm. Nhưng chẳng bao lâu anh muốn một mảnh đất rộng hơn. Anh lại làm lụng và để dành, bán mảnh đất cũ, cộng thêm tiền để dành, mua được một mảnh đất 80 mẫu. Nhưng anh chưa thoả mãn, muốn tìm một mảnh đất khác rộng hơn nữa. Có người cho anh biết rằng ở vùng bên kia núi có một bộ lạc mà dân chúng sống rất đơn giản, họ có rất nhiều đất, ai muốn mua bao nhiêu cũng được.
Ngay sáng hôm sau, anh nông dân đi sang vùng bên kia núi. Vị tù trưởng bộ lạc nói: "Anh chỉ cần trả 1000 rúp thì có thể sở hữu được một vùng đất mà anh đi được trong một ngày. Nhưng cần nhớ là anh phải trở lại đúng nơi điểm xuất phát cũng trong ngày đó. Nếu về không kịp thì kể như mất tiền vô ích".
Đêm đó người nông dân sung sướng ngủ không được. Vừa rạng sáng hôm sau anh nhờ người đánh dấu điểm xuất phát rồi bắt đầu bước đi. Càng đi anh càng sung sướng vì thấy đất của mình càng rộng thêm. Anh cứ đi và đi mãi quên mất thời gian. Khi thấy mặt trời bắt đầu xuống núi anh mới hốt hoảng quay về. Nhưng vì anh đã đi quá xa sợ về không kịp nên anh cắm đầu chạy. Đến điểm mốc, anh ngã gục xuống.
Vị tù trưởng đến chúc mừng: "Xin chia vui với anh. Từ trước tới nay tôi chưa gặp được người nào đi xa được như anh. Anh hãy nhận phần đất của anh". Nhưng người nông dân không đứng dậy được nữa để nhận lấy tài sản của mình, vì anh đã chết!”
Kính thưa cộng đoàn,
Câu chuyện trên dẫn chúng ta vào sứ điệp phụng vụ Chúa Nhật XVIII thường niên. Sứ điệp phụng vụ hôm nay, qua các trích đoạn Lời Chúa vừa được công bố, có thể được tóm tắt trong trong nội dung ý nghĩa nầy : Phải biết làm giàu nơi Thiên Chúa, phải biết đầu tư cuộc sống cho hạnh phúc vĩnh hằng.
Trước hết, lời dạy của Sách Giảng Viên trong Cựu ước khuyên nhủ chúng ta không nên thiển cận chỉ biết cặm cuội đầu tư tất cả cho cuộc sống tại thế và cho những giá trị vật chất mau qua; nhưng phải đặt cuộc sống trên những giá trị vĩnh hằng :
Giảng Viên đã dạy rằng: Hư không trên các sự hư không, hư không trên các sự hư không, và mọi sự đều hư không. … Suốt ngày của họ đầy sự đau khổ gian truân, và ban đêm lại không được yên lòng, thế thì chẳng phải là hư không sao?
Hai chữ “hư không” được sách Giảng Viên lặp đi lặp lại nhiều lần chắc chắn không nhằm hướng chúng ta đến cuộc sống tiêu cực, chán đời, quay lưng lại với cuộc đời, với trách nhiệm và bổn phận…; nhưng cốt yếu gọi mời chúng ta phải vươn mình lên cao, tìm kiếm và đầu tư cuộc sống cho những giá trị vĩnh hằng, cho những gia tài trường cữu, những của cải khả dĩ mang lại hạnh phúc đích thật.
Trong những ngày vừa qua, báo chí, truyền thông, tràn ngập tin tức về cái chết của ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (2008-2016), người đã từng hét ra lửa, giàu có, quyền uy…nhưng rồi cũng chết co ro, chết đói trong ngục tối, bởi bàn tay của những kẻ chắc chắn đã từng được ông ban phát ân lộc !
Chắc chắn trong thế giới nầy, trên cuộc đời nầy, không chỉ có một nhân vật Pakhom của Léon Tolstoi, hay Trần Bắc Hà…bị “thần mammon” ám cho tới chết; mà rất nhiều người trong chúng ta, có thể trong một lúc nào đó, cũng đã để mình bị cuốn hút theo những đam mê trần tục, những sự giàu có thế gian, và sẵn sàng quay lưng lại với Thiên Chúa, với Nước Trời.
Đức Kitô không cho phép những kẻ theo Ngài “bắt cá hai tay” : vừa tiền của vừa Thiên Chúa : “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm đầy tớ cho tiền của…” (Mt 6,24). Vâng, chọn Chúa, chọn đức tin, chọn Nước Trời…chúng ta cần phải vượt qua “nỗi buồn sụ mặt quay lưng vì có nhiều của cải” của chàng thanh niên giàu có (Mt 19,22), để sẵn sàng bắt chước những Phêrô, Gioan, “bỏ thuyền, bỏ lưới, bỏ cả cha già…” (Mt 4,18-22) để dấn bước lên đường !
Dĩ nhiên, việc “từ bỏ” mà Chúa Kitô gọi mời không được khư khư hiểu theo nghĩa đen, mà cốt lõi, chính là sự “vươn mình lên”, là chiến thắng, là quảng đại sẻ chia, là hy sinh, hiến tế…
Ý nghĩa nầy đã được Lời Chúa trong Bài đọc 2 hôm nay xác nhận : Đây là bài giáo lý sâu xa của Thánh Tông Đồ Phaolô trong trích đoạn thư gởi giáo đoàn Cô-lô-sê về cuộc sống mới trong Đức Ki-tô, một cuộc sống đòi hỏi phải lột xác thoát khỏi những đam mê và dục vọng trần tục. Quả thật, với Thánh Phaolô, cuộc chiến đấu đức tin không phải chỉ là chuyện giản đơn về “đồng tiền cắt bạc”, mà là một cuộc “vượt qua đầy thách đố” trước những cám dỗ của trần tục và những đam mê thấp hèn :
“Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Ðức Kitô trong Thiên Chúa. … Vậy còn sống trên địa cầu, anh em hãy kiềm chế các chi thể anh em, là sự gian dâm, ô uế, dục tình, đam mê xấu xa và hà tiện, tức là sự thờ phượng thần tượng.”
Sau cùng, lời dạy của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Luca vừa được công bố như một tóm kết cho sứ điệp phụng vụ Chúa Nhật hôm nay : cuộc sống đích thực của người Ki-tô hữu đó chính là tìm kiếm Nước Thiên Chúa và những giá trị thuộc về Ngài.
Thật vậy, nhân câu chuyện “nhờ Ngài chia của”, Đức Kitô đã thâm thuý giảng dạy về sự lựa chọn con đường sống : Làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
"Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu…Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?' Vì kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giàu trước mặt Chúa thì cũng vậy".
Kể từ khi Tin Mừng được loan báo cho đến mãi hôm nay, đề nghị “làm giàu trước mặt Thiên Chúa” của Đức Kitô đã được bao nhiêu người đón nhận và thực hiện; lịch sử 2000 năm của Đoàn Dân Mới của Thiên Chúa đã khắc ghi bao chứng tích oai hùng của những con người, những cộng đoàn thể hiện cách trọn hảo “nguyên tắc vàng” của Tin Mừng nầy.
Tóm lại, sứ điệp phụng vụ hôm nay không nhằm hô hào, cổ võ một thái độ sống tiêu cực, chán đời; nhưng là khai mở một cái nhìn tỉnh táo và khôn ngoan hướng vào cuộc sống nhằm giúp chúng ta định hướng và đầu tư cuộc đời sao cho phù hợp với chương trình khôn ngoan và đầy tình thương của Thiên Chúa. Đứng trước một xã hội mà vật chất, tiền của đang chiếm lĩnh mọi bậc thang giá trị, Lời Chúa hôm nay phải chăng là một cảnh báo thích hợp cho mỗi người chúng ta để chúng ta luôn sống đúng căn tính của người Ki-tô hữu và tìm được hạnh phúc đích thực.
Đứng trước tiếng gọi mời của Lời Chúa, chúng ta cùng ước nguyện cho nhau, như lời ước của Thánh Vịnh Đáp ca mà chúng ta đã cùng hát lên :
“Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: các bạn đừng cứng lòng”.
Trương Đình Hiền.
Kính thưa Cộng đoàn,
Tolstoi, đại văn hào nước Nga, có kể một câu chuyện rằng :
“Một người nông dân kia tên là Pakhom rất ham thích có một mảnh đất làm tài sản riêng. Sau một thời gian làm lụng cực nhọc, anh tậu được một mảnh đất 40 mẫu. Anh mừng lắm. Nhưng chẳng bao lâu anh muốn một mảnh đất rộng hơn. Anh lại làm lụng và để dành, bán mảnh đất cũ, cộng thêm tiền để dành, mua được một mảnh đất 80 mẫu. Nhưng anh chưa thoả mãn, muốn tìm một mảnh đất khác rộng hơn nữa. Có người cho anh biết rằng ở vùng bên kia núi có một bộ lạc mà dân chúng sống rất đơn giản, họ có rất nhiều đất, ai muốn mua bao nhiêu cũng được.
Ngay sáng hôm sau, anh nông dân đi sang vùng bên kia núi. Vị tù trưởng bộ lạc nói: "Anh chỉ cần trả 1000 rúp thì có thể sở hữu được một vùng đất mà anh đi được trong một ngày. Nhưng cần nhớ là anh phải trở lại đúng nơi điểm xuất phát cũng trong ngày đó. Nếu về không kịp thì kể như mất tiền vô ích".
Đêm đó người nông dân sung sướng ngủ không được. Vừa rạng sáng hôm sau anh nhờ người đánh dấu điểm xuất phát rồi bắt đầu bước đi. Càng đi anh càng sung sướng vì thấy đất của mình càng rộng thêm. Anh cứ đi và đi mãi quên mất thời gian. Khi thấy mặt trời bắt đầu xuống núi anh mới hốt hoảng quay về. Nhưng vì anh đã đi quá xa sợ về không kịp nên anh cắm đầu chạy. Đến điểm mốc, anh ngã gục xuống.
Vị tù trưởng đến chúc mừng: "Xin chia vui với anh. Từ trước tới nay tôi chưa gặp được người nào đi xa được như anh. Anh hãy nhận phần đất của anh". Nhưng người nông dân không đứng dậy được nữa để nhận lấy tài sản của mình, vì anh đã chết!”
Kính thưa cộng đoàn,
Câu chuyện trên dẫn chúng ta vào sứ điệp phụng vụ Chúa Nhật XVIII thường niên. Sứ điệp phụng vụ hôm nay, qua các trích đoạn Lời Chúa vừa được công bố, có thể được tóm tắt trong trong nội dung ý nghĩa nầy : Phải biết làm giàu nơi Thiên Chúa, phải biết đầu tư cuộc sống cho hạnh phúc vĩnh hằng.
Trước hết, lời dạy của Sách Giảng Viên trong Cựu ước khuyên nhủ chúng ta không nên thiển cận chỉ biết cặm cuội đầu tư tất cả cho cuộc sống tại thế và cho những giá trị vật chất mau qua; nhưng phải đặt cuộc sống trên những giá trị vĩnh hằng :
Giảng Viên đã dạy rằng: Hư không trên các sự hư không, hư không trên các sự hư không, và mọi sự đều hư không. … Suốt ngày của họ đầy sự đau khổ gian truân, và ban đêm lại không được yên lòng, thế thì chẳng phải là hư không sao?
Hai chữ “hư không” được sách Giảng Viên lặp đi lặp lại nhiều lần chắc chắn không nhằm hướng chúng ta đến cuộc sống tiêu cực, chán đời, quay lưng lại với cuộc đời, với trách nhiệm và bổn phận…; nhưng cốt yếu gọi mời chúng ta phải vươn mình lên cao, tìm kiếm và đầu tư cuộc sống cho những giá trị vĩnh hằng, cho những gia tài trường cữu, những của cải khả dĩ mang lại hạnh phúc đích thật.
Trong những ngày vừa qua, báo chí, truyền thông, tràn ngập tin tức về cái chết của ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (2008-2016), người đã từng hét ra lửa, giàu có, quyền uy…nhưng rồi cũng chết co ro, chết đói trong ngục tối, bởi bàn tay của những kẻ chắc chắn đã từng được ông ban phát ân lộc !
Chắc chắn trong thế giới nầy, trên cuộc đời nầy, không chỉ có một nhân vật Pakhom của Léon Tolstoi, hay Trần Bắc Hà…bị “thần mammon” ám cho tới chết; mà rất nhiều người trong chúng ta, có thể trong một lúc nào đó, cũng đã để mình bị cuốn hút theo những đam mê trần tục, những sự giàu có thế gian, và sẵn sàng quay lưng lại với Thiên Chúa, với Nước Trời.
Đức Kitô không cho phép những kẻ theo Ngài “bắt cá hai tay” : vừa tiền của vừa Thiên Chúa : “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm đầy tớ cho tiền của…” (Mt 6,24). Vâng, chọn Chúa, chọn đức tin, chọn Nước Trời…chúng ta cần phải vượt qua “nỗi buồn sụ mặt quay lưng vì có nhiều của cải” của chàng thanh niên giàu có (Mt 19,22), để sẵn sàng bắt chước những Phêrô, Gioan, “bỏ thuyền, bỏ lưới, bỏ cả cha già…” (Mt 4,18-22) để dấn bước lên đường !
Dĩ nhiên, việc “từ bỏ” mà Chúa Kitô gọi mời không được khư khư hiểu theo nghĩa đen, mà cốt lõi, chính là sự “vươn mình lên”, là chiến thắng, là quảng đại sẻ chia, là hy sinh, hiến tế…
Ý nghĩa nầy đã được Lời Chúa trong Bài đọc 2 hôm nay xác nhận : Đây là bài giáo lý sâu xa của Thánh Tông Đồ Phaolô trong trích đoạn thư gởi giáo đoàn Cô-lô-sê về cuộc sống mới trong Đức Ki-tô, một cuộc sống đòi hỏi phải lột xác thoát khỏi những đam mê và dục vọng trần tục. Quả thật, với Thánh Phaolô, cuộc chiến đấu đức tin không phải chỉ là chuyện giản đơn về “đồng tiền cắt bạc”, mà là một cuộc “vượt qua đầy thách đố” trước những cám dỗ của trần tục và những đam mê thấp hèn :
“Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Ðức Kitô trong Thiên Chúa. … Vậy còn sống trên địa cầu, anh em hãy kiềm chế các chi thể anh em, là sự gian dâm, ô uế, dục tình, đam mê xấu xa và hà tiện, tức là sự thờ phượng thần tượng.”
Sau cùng, lời dạy của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Luca vừa được công bố như một tóm kết cho sứ điệp phụng vụ Chúa Nhật hôm nay : cuộc sống đích thực của người Ki-tô hữu đó chính là tìm kiếm Nước Thiên Chúa và những giá trị thuộc về Ngài.
Thật vậy, nhân câu chuyện “nhờ Ngài chia của”, Đức Kitô đã thâm thuý giảng dạy về sự lựa chọn con đường sống : Làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
"Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu…Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?' Vì kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giàu trước mặt Chúa thì cũng vậy".
Kể từ khi Tin Mừng được loan báo cho đến mãi hôm nay, đề nghị “làm giàu trước mặt Thiên Chúa” của Đức Kitô đã được bao nhiêu người đón nhận và thực hiện; lịch sử 2000 năm của Đoàn Dân Mới của Thiên Chúa đã khắc ghi bao chứng tích oai hùng của những con người, những cộng đoàn thể hiện cách trọn hảo “nguyên tắc vàng” của Tin Mừng nầy.
Tóm lại, sứ điệp phụng vụ hôm nay không nhằm hô hào, cổ võ một thái độ sống tiêu cực, chán đời; nhưng là khai mở một cái nhìn tỉnh táo và khôn ngoan hướng vào cuộc sống nhằm giúp chúng ta định hướng và đầu tư cuộc đời sao cho phù hợp với chương trình khôn ngoan và đầy tình thương của Thiên Chúa. Đứng trước một xã hội mà vật chất, tiền của đang chiếm lĩnh mọi bậc thang giá trị, Lời Chúa hôm nay phải chăng là một cảnh báo thích hợp cho mỗi người chúng ta để chúng ta luôn sống đúng căn tính của người Ki-tô hữu và tìm được hạnh phúc đích thực.
Đứng trước tiếng gọi mời của Lời Chúa, chúng ta cùng ước nguyện cho nhau, như lời ước của Thánh Vịnh Đáp ca mà chúng ta đã cùng hát lên :
“Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: các bạn đừng cứng lòng”.
Trương Đình Hiền.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lãnh đạo Giáo hội Ba Lan lên án các cuộc tấn Công Giáo sĩ và nhà thờ.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
07:53 03/08/2019
Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki của Poznan, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, đã lên án các cuộc tấn công vào các giáo sĩ và các nơi thờ phượng ở đất nước truyền thống Công Giáo khi Giáo hội phản bác các cáo buộc của truyền thông về việc kích động bạo lực chống lại các nhóm LGBTQ. LGBTQ là cụm từ viêt tắt của Lesbian, Gay, Bisexual, Trans-gender/Trans-sexual, Queer/Questioning (Đồng tính luyến ái nữ, Đồng tính luyến ái nam, Lưỡng tính hoặc Song tính luyến ái, Người chuyển đổi giới tính, Người dị tính/Người đang tìm hiểu về giới tính của mình). LGBTQ tạm dịch là nhóm giới tính đa dạng.
Ngài nói rằng các quan chức giáo hội đang gia tăng lo ngại về “những cuộc tấn công thù hận thường xuyên hơn chống lại những người tin hữu và linh mục” Những bình luận của ngài đã xảy ra sau một cuộc tấn công cha Aleksander Ziejewski ngày 28 tháng 7 tại phòng thánh của Vương cung thánh đường Thánh Gioan Tẩy giả ở phía bắc thành phố Szczecin trong một vụ dự định cướp. Ba người đàn ông đã bị bắt vì có liên quan đến vụ việc. Nhà chức trách cho biết vụ tấn công xảy ra sau khi những người đàn ông đột nhập vào vương cung thánh đường trước thánh lễ tối và đòi hỏi trang phục để tổ chức đám cưới đồng giới. Đây là vụ việc mới nhất trong làn sóng các sự kiện, bao gồm vụ đâm chết linh mục tại một nhà thờ ở Warsaw và vụ nhại lại các nghi thức Công Giáo và các hình ảnh Đức Mẹ do các nhà vận động LGBTQ tại Czestochowa, Gdansk, Krakow và các thành phố khác.
Trong một lá thư ngày 30 tháng 7 gửi cho Ziejewski, ĐTGM Gadecki nói rằng “bạo lực biểu tượng và vật lý” đang leo thang chống lại người Công Giáo Ba Lan và kêu gọi “các người thủ phạm thể hiện sự kiềm chế.” Hiệp hội Kitô giáo có trụ sở tại Krakow cho biết hàng chục các nhà thờ Công Giáo đã bị phạm thánh trong hai tháng qua trên khắp đất nước.
Malgorzata Glabisz-Pniewska, người dẫn chương trình của Đài phát thanh Ba Lan, nói với Dịch vụ Tin tức Công Giáo ngày 31 tháng 7, các sự cố là công việc của các nhóm nhỏ, thường sử dụng các phương pháp ‘gây phiền nhiễu và khiêu khích.’ Tuy nhiên, bà nói rằng ‘những phản ứng gay gắt tiêu cực’ của Giáo hội đối với các nhà hoạt động vì quyền LGBTQ dường như đã làm tăng cường độ phản kháng khi các nhà lãnh đạo giáo hội đã ‘liên tục miêu tả các yêu cầu của LGBTQ như một cuộc tấn công vào văn hóa và văn minh Kitô giáo.’
Trong một tuyên bố ngày 29 tháng 7, linh mục Pawel Rytel-Andrianik, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục, cho biết sự bùng nổ các cuộc tấn công vào các địa điểm Công Giáo đang trở nên ‘không thể chịu đựng được.’ ‘Phù hợp với những đòi hỏi của Tin Mừng, Giáo hội tôn trọng phẩm giá của mỗi người mà không có ngoại lệ - Những người Công Giáo ở Ba Lan và trên khắp thế giới có quyền được tôn trọng như nhau.’ ‘Chúng tôi không thể không phản ứng về sự chế nhạo thô tục và thiếu tôn trọng cơ bản đối với niềm tin của hàng triệu tín hữu bị tổn thương bởi các hoạt động này. Chúng tôi có quyền theo hiến pháp để thấy phẩm giá con người được tôn trọng và các biểu tượng của đức tin của chúng tôi được bảo vệ.’
Source: Crux Polish church leader condemns ‘worsening attacks’ on clergy, churches
Trong một lá thư ngày 30 tháng 7 gửi cho Ziejewski, ĐTGM Gadecki nói rằng “bạo lực biểu tượng và vật lý” đang leo thang chống lại người Công Giáo Ba Lan và kêu gọi “các người thủ phạm thể hiện sự kiềm chế.” Hiệp hội Kitô giáo có trụ sở tại Krakow cho biết hàng chục các nhà thờ Công Giáo đã bị phạm thánh trong hai tháng qua trên khắp đất nước.
Malgorzata Glabisz-Pniewska, người dẫn chương trình của Đài phát thanh Ba Lan, nói với Dịch vụ Tin tức Công Giáo ngày 31 tháng 7, các sự cố là công việc của các nhóm nhỏ, thường sử dụng các phương pháp ‘gây phiền nhiễu và khiêu khích.’ Tuy nhiên, bà nói rằng ‘những phản ứng gay gắt tiêu cực’ của Giáo hội đối với các nhà hoạt động vì quyền LGBTQ dường như đã làm tăng cường độ phản kháng khi các nhà lãnh đạo giáo hội đã ‘liên tục miêu tả các yêu cầu của LGBTQ như một cuộc tấn công vào văn hóa và văn minh Kitô giáo.’
Trong một tuyên bố ngày 29 tháng 7, linh mục Pawel Rytel-Andrianik, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục, cho biết sự bùng nổ các cuộc tấn công vào các địa điểm Công Giáo đang trở nên ‘không thể chịu đựng được.’ ‘Phù hợp với những đòi hỏi của Tin Mừng, Giáo hội tôn trọng phẩm giá của mỗi người mà không có ngoại lệ - Những người Công Giáo ở Ba Lan và trên khắp thế giới có quyền được tôn trọng như nhau.’ ‘Chúng tôi không thể không phản ứng về sự chế nhạo thô tục và thiếu tôn trọng cơ bản đối với niềm tin của hàng triệu tín hữu bị tổn thương bởi các hoạt động này. Chúng tôi có quyền theo hiến pháp để thấy phẩm giá con người được tôn trọng và các biểu tượng của đức tin của chúng tôi được bảo vệ.’
Source: Crux Polish church leader condemns ‘worsening attacks’ on clergy, churches
Đức Hồng Y Ouédraogo được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Châu Phi và Madagascar - SECAM
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
07:56 03/08/2019
Trong lời khuyên nhủ cuối cùng, các Giám mục Châu Phi tái khẳng định cam kết của họ đối với "gia đình được thành lập dựa trên sự kết hợp giữa nam và nữ vẫn là nơi truyền giáo đầu tiên" và "sự chăm sóc mục vụ của người di cư và người tị nạn và hỗ trợ một hệ sinh thái toàn vẹn (xem Laudato Sì )". Các Giám mục cũng chú ý đến các khía cạnh chính trị-xã hội của truyền giáo và kêu gọi các chính trị gia và chính phủ làm việc vì phúc lợi của người dân của họ. Tài liệu nhấn mạnh rằng "trẻ em và thanh thiếu niên rất quan trọng trong công việc truyền giáo", và do đó cần "được quan tâm đặc biệt và giáo dục Kitô giáo chất lượng biến họ thành nhân chứng hữu hiệu cho Chúa Kitô". Tương tự như vậy "phụ nữ có một vai trò và vị trí không thể thay thế trong Giáo hội và trong xã hội. Sự tham gia của họ vào giáo dục và truyền giáo là cẩn thiết".
Để giữ cho khí thế của Kỷ niệm được sinh động, SECAM sẽ xuất bản "Tài liệu Kampala", " để giúp dân Chúa đào sâu kiến thức về Chúa Kitô Cứu Thế của chúng ta và làm cho nó được biết đến như là Đường, Sự thật và Sự sống".
Source: Fides Cardinal Ouédraogo elected President of SECAM
Toàn văn thư của ĐTGM Chủ Tịch HĐGM Ba Lan về vụ tấn công linh mục, cướp áo lễ để làm đám cưới đồng tính
Đặng Tự Do
17:09 03/08/2019
Báo cáo của cảnh sát tại Szczecinie cho biết 3 người hoạt động đồng tính đã tấn công Cha Aleksander Ziejewski, là cha sở nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả tại thành phố này vào chiều Chúa Nhật 28 thánh Bẩy để cướp áo lễ và các đồ Phụng Vụ với ý định dùng trong một “đám cưới đồng tính”, theo cung cách chế giễu Phụng Vụ Công Giáo.
Trước diễn biến này, Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, Tổng Giám Mục Poznań, là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, và Phó Chủ Tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã viết một lá thư cho cha Aleksander Ziejewski. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang tiếng Việt:
Kính thưa Cha Aleksander Ziejewski, cha sở nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả Szczecinie
Tôi thật đau buồn khi nhận được tin về cuộc tấn công thể lý nhắm vào cha diễn ra hôm Chúa Nhật tuần trước tại nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả ở Szczecinie.
Tôi xin gửi đến cha những lời bày tỏ tình đoàn kết và hỗ trợ tinh thần cũng như sự bảo đảm những lời cầu nguyện của tôi cho cha và cho các cộng sự của cha, là những người bị thương tổn trong vụ tấn công này.
Tôi cảm thấy âu lo trước những biểu hiện thù hận đức tin càng ngày càng gia tăng đối với các tín hữu, và cả các linh mục, cũng như những hành vi mạo phạm các vật dụng thánh, các địa điểm và những thứ dùng trong việc phụng tự, có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Công Giáo ở Ba Lan.
Tôi rất buồn khi thấy sự leo thang các hành vi thù địch đối với các tín hữu, bao gồm cả việc sử dụng các hình thức bạo lực biểu tượng và thể lý. Trong một xã hội đa nguyên, sự khác biệt về thế giới quan là một vấn đề tất nhiên. Tuy nhiên, chúng không bao giờ có thể là một cái cớ biện minh cho các thứ hành vi vô nhân đạo như thế.
Tôi yêu cầu các thủ phạm phải suy nghĩ lại, và tôi xin tất cả những người thiện chí cầu nguyện cho Giáo hội và cho cả những người có những hành vi thù hận tương tự.
Cảm ơn cha, vì tinh thần phục vụ nhiệt thành và sự hy sinh của cha, chúc cha sớm bình phục.
Trân trọng, và tôi gửi đến cha phép lành của tôi
+ Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki
Tổng giám mục Poznań
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan
Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Âu (CCEE)
Warsaw, ngày 29 tháng 7 năm 2019.
Source: Konferencji Episkopatu PolskiPrzewodniczący Episkopatu napisał list do pobitego ks. Aleksandra Ziejewskiego
Trước diễn biến này, Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, Tổng Giám Mục Poznań, là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, và Phó Chủ Tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã viết một lá thư cho cha Aleksander Ziejewski. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang tiếng Việt:
Kính thưa Cha Aleksander Ziejewski, cha sở nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả Szczecinie
Tôi thật đau buồn khi nhận được tin về cuộc tấn công thể lý nhắm vào cha diễn ra hôm Chúa Nhật tuần trước tại nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả ở Szczecinie.
Tôi xin gửi đến cha những lời bày tỏ tình đoàn kết và hỗ trợ tinh thần cũng như sự bảo đảm những lời cầu nguyện của tôi cho cha và cho các cộng sự của cha, là những người bị thương tổn trong vụ tấn công này.
Tôi cảm thấy âu lo trước những biểu hiện thù hận đức tin càng ngày càng gia tăng đối với các tín hữu, và cả các linh mục, cũng như những hành vi mạo phạm các vật dụng thánh, các địa điểm và những thứ dùng trong việc phụng tự, có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Công Giáo ở Ba Lan.
Tôi rất buồn khi thấy sự leo thang các hành vi thù địch đối với các tín hữu, bao gồm cả việc sử dụng các hình thức bạo lực biểu tượng và thể lý. Trong một xã hội đa nguyên, sự khác biệt về thế giới quan là một vấn đề tất nhiên. Tuy nhiên, chúng không bao giờ có thể là một cái cớ biện minh cho các thứ hành vi vô nhân đạo như thế.
Tôi yêu cầu các thủ phạm phải suy nghĩ lại, và tôi xin tất cả những người thiện chí cầu nguyện cho Giáo hội và cho cả những người có những hành vi thù hận tương tự.
Cảm ơn cha, vì tinh thần phục vụ nhiệt thành và sự hy sinh của cha, chúc cha sớm bình phục.
Trân trọng, và tôi gửi đến cha phép lành của tôi
+ Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki
Tổng giám mục Poznań
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan
Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Âu (CCEE)
Warsaw, ngày 29 tháng 7 năm 2019.
Source: Konferencji Episkopatu Polski
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tiệc gây quỹ hổ trợ thiếu niên Melbourne đi dự đại hội Liên Bang Úc châu và quỹ sinh hoạt cộng đồng.
Trần Văn Minh và Lê Hải
00:11 03/08/2019
Melbourne, tối 2/8/2019. Tại Happy Receptions vùng West Footscray. Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, đã tổ chức bữa cơm gây quỹ, để hổ trợ cho các em thiếu niên trong cộng đồng, đi dự Đại Hội Thiếu Niên toàn Liên Bang Úc châu tại Perth tháng 12/2019. Và quỹ sinh hoạt cộng đồng.
Hình Lê Hải
Hình
Buổi dạ tiệc được sự hưởng ứng và tham dự của mọi thành viên trong cộng đồng. Với 46 bàn được đặt trước đã đầy kín khách tham dự. Với các ban ngành, đoàn thể, các cộng đoàn trong cộng đồng về dự. Về phía các vị lãnh đạo, chúng tôi thấy có sự hiện diện của quý Cha trong ban tuyên úy và quý Cha Việt Nam bao gồm:
Cha Giuse Vũ Ngọc Tuyển, Lý Trọng Danh, Lê Văn Sơn, Lê Thành Nhơn và Nguyễn Ngọc Dũng và quý vị nam, nữ tu sỹ về dự.
Vì là dạ tiệc gây quỹ cho thiếu niên, nên chúng tôi cũng thấy sự hiện diện đầy đủ các đoàn nhóm thiếu niên đại diện cho các cộng đoàn và đoàn thể như: Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Đoàn Thanh Thiếu niên Công Giáo, Thanh thiếu niên Don Bosco, và thiếu niên các cộng đoàn đóng góp phần văn nghệ rất trẻ trung và sôi nổi, nhiệt tình và xuất sắc được cử tọa tham dự rất vui. Đặc biệt, có sự đóng góp của Cha Vũ Ngọc Tuyển thổi Saxo qua bản Đêm Đông bất hủ, Cha Nguyễn Ngọc Dũng đơn ca bài nhạc đời, vv.
Đoàn TNTT trình diễn |
Hình Lê Hải
Hình
Buổi dạ tiệc được sự hưởng ứng và tham dự của mọi thành viên trong cộng đồng. Với 46 bàn được đặt trước đã đầy kín khách tham dự. Với các ban ngành, đoàn thể, các cộng đoàn trong cộng đồng về dự. Về phía các vị lãnh đạo, chúng tôi thấy có sự hiện diện của quý Cha trong ban tuyên úy và quý Cha Việt Nam bao gồm:
Cha Giuse Vũ Ngọc Tuyển, Lý Trọng Danh, Lê Văn Sơn, Lê Thành Nhơn và Nguyễn Ngọc Dũng và quý vị nam, nữ tu sỹ về dự.
Vì là dạ tiệc gây quỹ cho thiếu niên, nên chúng tôi cũng thấy sự hiện diện đầy đủ các đoàn nhóm thiếu niên đại diện cho các cộng đoàn và đoàn thể như: Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Đoàn Thanh Thiếu niên Công Giáo, Thanh thiếu niên Don Bosco, và thiếu niên các cộng đoàn đóng góp phần văn nghệ rất trẻ trung và sôi nổi, nhiệt tình và xuất sắc được cử tọa tham dự rất vui. Đặc biệt, có sự đóng góp của Cha Vũ Ngọc Tuyển thổi Saxo qua bản Đêm Đông bất hủ, Cha Nguyễn Ngọc Dũng đơn ca bài nhạc đời, vv.
Triễn Lãm Mỹ Thuật Tranh Và Tượng Với Chủ Đề “Về Bên Mẹ” Tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế
Trương Trí
08:10 03/08/2019
Nhân dịp Đại lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời, chiều ngày 3/8/2019, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế, Ban Văn hóa thuộc Hội Đồng Mục vụ của Tổng Giáo phận Huế đã phối hợp với Ban Mỹ thuật Đa Minh Domini Art tổ chức Triễn lãm Mỹ thuật Tranh và Tượng với chủ đề “Về Bên Mẹ” từ ngày 3/8 đến ngày 9/8/2019.
Xem Hình
Tham dự Khai mạc Triễn lãm có Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; Linh mục Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh; Linh mục Đa Minh Phan Hưng, Tổng Thư ký Hội đồng Mục vụ Tổng Giáo phận Huế; Linh mục Philipphe Hoàng Linh, Quản xứ Giáo xứ Tây Lộc, Trưởng Ban Văn Hóa Tổng Giáo phận Huế; Linh mục Phero Nguyễn Vũ, Trưởng ban Truyền thông Tổng Giáo phận Huế; Linh mục Vinh Sơn Nguyễn Thành Tín, Linh hướng Ban Mỹ thuật Đa Minh Domini Art, và quý Linh mục; đại diện các Hội Dòng và khách tham quan.
Ngoài ra còn có đại diện Hội Văn học Nghệ thuật, Tạp chí Sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế; Bảo tàng Văn hóa Huế; Bảo tàng Mỹ thuật Huế; Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, trên 50 Họa sĩ lương giáo đến từ Huế, Sài Gòn, Quảng Trị, Quảng Bình.
Mở đầu Khai mạc, Linh mục Philipphe Hoàng Linh, Trưởng ban Văn Hóa thay mặt Ban Tổ chức nói: Mỹ thuật được hiểu là Nghệ thuật của cái đẹp, mà trên đời thì ai cũng thích cái đẹp, thích ngắm nhìn vẻ đẹp của Tạo hóa. Công đồng Vatican II đã khẳng định trong Phụng vụ Thánh: “Trong những hoạt động cao quý nhất của tài trí con người, đặc biệt phải kể đến Mỹ thuật, nhất là Nghệ thuật Tôn giáo, đặc biệt là Nghệ thuật Thánh. Nghệ thuật này càng làm cho Thiên Chúa được ca tụng và tôn vinh hơn”.
Trong tinh thần đó, nhân dịp Mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời 15/8, và cũng được sự chấp thuận của Đức Tổng Giám Mục Giuse, Ban Văn hóa Tổng Giáo phận Huế phối hợp với Ban Mỹ thuật Đa Minh Domini Art tổ chức Triễn lãm Tranh và Tượng với chủ đề “Về Bên Mẹ” tại hai địa điểm: Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế từ ngày 3 đến ngày 9/8/2019 và tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang từ ngày 12 đến ngày 16/8/2019.
Phát biểu Khai mạc Triễn lãm, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh nói: Nghệ thuật là một ngôn ngữ biểu lộ cho tình cảm tinh túy nhất của con người. Với tư cách là chủ nhà và là Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Huế, xin cảm ơn Domini Art của dòng Đa Minh đã cống hiến cho đồng bào ở Sài Gòn và hôm nay lần đầu tiên cho đồng bào ở tại Huế, Ngài cũng rất vui mừng vì khách mời hôm nay gồm đủ mọi thành phần. Triễn lãm là triễn lãm của giới Nghệ thuật Công Giáo nhưng có sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật của Thừa Thiên Huế, có sự hợp tác của rất nhiều họa sĩ Công Giáo và ngoài Công Giáo.
Đức Tổng Giám Mục đã trao bằng chứng nhận cho các thành viên của Ban Văn hóa Nghệ thuật Đa Minh Domini Art và Ban Văn hóa Nghệ thuật thuộc Hội đồng Mục vụ Tổng Giáo phận Huế.
Đức Tổng Giám Mục, Linh mục Tổng Đại diện, Linh mục Đa Minh Phan Hưng, Linh mục Philipphe Hoàng Linh đã cắt băng Khai mạc Triễn lãm, đồng thời mở cuộc thưởng lãm Nghệ thuật.
Tất cả những bức tranh được bán trong dịp này sẽ trích 50% để ủng hộ cho công cuộc xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang.
Trương Trí
Xem Hình
Tham dự Khai mạc Triễn lãm có Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; Linh mục Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh; Linh mục Đa Minh Phan Hưng, Tổng Thư ký Hội đồng Mục vụ Tổng Giáo phận Huế; Linh mục Philipphe Hoàng Linh, Quản xứ Giáo xứ Tây Lộc, Trưởng Ban Văn Hóa Tổng Giáo phận Huế; Linh mục Phero Nguyễn Vũ, Trưởng ban Truyền thông Tổng Giáo phận Huế; Linh mục Vinh Sơn Nguyễn Thành Tín, Linh hướng Ban Mỹ thuật Đa Minh Domini Art, và quý Linh mục; đại diện các Hội Dòng và khách tham quan.
Mở đầu Khai mạc, Linh mục Philipphe Hoàng Linh, Trưởng ban Văn Hóa thay mặt Ban Tổ chức nói: Mỹ thuật được hiểu là Nghệ thuật của cái đẹp, mà trên đời thì ai cũng thích cái đẹp, thích ngắm nhìn vẻ đẹp của Tạo hóa. Công đồng Vatican II đã khẳng định trong Phụng vụ Thánh: “Trong những hoạt động cao quý nhất của tài trí con người, đặc biệt phải kể đến Mỹ thuật, nhất là Nghệ thuật Tôn giáo, đặc biệt là Nghệ thuật Thánh. Nghệ thuật này càng làm cho Thiên Chúa được ca tụng và tôn vinh hơn”.
Trong tinh thần đó, nhân dịp Mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời 15/8, và cũng được sự chấp thuận của Đức Tổng Giám Mục Giuse, Ban Văn hóa Tổng Giáo phận Huế phối hợp với Ban Mỹ thuật Đa Minh Domini Art tổ chức Triễn lãm Tranh và Tượng với chủ đề “Về Bên Mẹ” tại hai địa điểm: Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế từ ngày 3 đến ngày 9/8/2019 và tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang từ ngày 12 đến ngày 16/8/2019.
Phát biểu Khai mạc Triễn lãm, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh nói: Nghệ thuật là một ngôn ngữ biểu lộ cho tình cảm tinh túy nhất của con người. Với tư cách là chủ nhà và là Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Huế, xin cảm ơn Domini Art của dòng Đa Minh đã cống hiến cho đồng bào ở Sài Gòn và hôm nay lần đầu tiên cho đồng bào ở tại Huế, Ngài cũng rất vui mừng vì khách mời hôm nay gồm đủ mọi thành phần. Triễn lãm là triễn lãm của giới Nghệ thuật Công Giáo nhưng có sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật của Thừa Thiên Huế, có sự hợp tác của rất nhiều họa sĩ Công Giáo và ngoài Công Giáo.
Đức Tổng Giám Mục đã trao bằng chứng nhận cho các thành viên của Ban Văn hóa Nghệ thuật Đa Minh Domini Art và Ban Văn hóa Nghệ thuật thuộc Hội đồng Mục vụ Tổng Giáo phận Huế.
Đức Tổng Giám Mục, Linh mục Tổng Đại diện, Linh mục Đa Minh Phan Hưng, Linh mục Philipphe Hoàng Linh đã cắt băng Khai mạc Triễn lãm, đồng thời mở cuộc thưởng lãm Nghệ thuật.
Tất cả những bức tranh được bán trong dịp này sẽ trích 50% để ủng hộ cho công cuộc xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang.
Trương Trí
Tu Đoàn Anh Em Bác Ái Xã Hội: Thánh Lễ Khấn Dòng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:32 03/08/2019
Sáng ngày 03/08/2019, tại Nguyện Đường Phaolô – Tu Đoàn Nam Bác Ái Xã Hội, Ðức cha Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám Quản Tông Toà Giáo phận Phan Thiết chủ sự Thánh Lễ Khấn Dòng cho 5 Nam Tu Khấn Trọn và 9 Nam Tu Khấn Tạm.
Cùng đồng tế có cha Niên Trưởng, cha Giám đốc Chủng viện Nicola, Quý Cha Hạt Trưởng và 60 cha trong và ngoài giáo phận. Quý nam nữ tu sĩ, đông đảo ân nhân thân nhân của các tân Khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa chung lời tạ ơn.
Xem Hình
Từ sáng sớm, Tu đoàn nhộn nhịp đón tiếp khách quý. Khuôn viên thật rộng thoáng, hơn 12 mẫu đất phủ đầy bóng mát cây xanh.
Ngày 1.8.2015, Đức cố Giám mục Giuse Vũ Duy Thống đã dâng thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Tu Đoàn Nam Bác Ái Xã Hội.
Ngày 28.09.2017, Đức cha Tôma dâng lễ cung hiến Nguyện Đường Phaolô, khánh thành cơ sở mới của Tu đoàn, tọa lạc trên cây số 42 dọc theo đường quốc lộ 1A, Khu Phố I, Thị Trấn Tân Nghĩa, Huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Sau 2 năm khánh thành, Tu đoàn có thêm nhiều nhà mới, vườn cây, ao hồ, đồi xanh…được bố trí hài hòa cân xứng tuyệt đẹp. Quan khách tham quan trầm trồ thán phục.
Lúc 9g00, đoàn rước khởi hành từ phòng khách tiến về Nguyện Đường Phaolô. Bài ca nhập lễ ngân vang: “Hân hoan trong ngày tận hiến, ngày tận hiến hát khúc tạ ơn tiến vào thánh điện, thánh điện rực rỡ vinh quang.”.
Khởi đầu thánh lễ, Đức cha ngỏ lời với các tân khấn sinh và cộng đoàn: hân hạnh gửi tới quý anh em Tu Đoàn cùng quý khách hiện diện trong Thánh lễ, lời chào mừng thánh lễ khấn dòng hôm nay.
Sau bài giảng, bắt đầu nghi thức tuyên khấn.
Thầy giám tập Phaolô Nguyễn Thái Sơn và Cha đặc trách đào tạo Giuse Đặng Văn Tiếp, giới thiệu các tân khấn sinh. Trước sự chứng giám của Đức cha Tôma và qua việc đón nhận lời khấn của Cha Phaolô Hồ Phi Chỉnh, tổng phụ trách, các khấn sinh lần lượt bước lên đọc lời cam kết lần đầu cũng như trọn đời.
Trước khi kết thúc thánh lễ, Cha Tổng phụ trách đại diện cho quý tân khấn sinh và Tu đoàn bày tỏ niềm tri ân Đức cha, quý cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ và quý ân nhân thân nhân gần xa đã về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các tân Khấn sinh.
Thánh lễ khấn dòng kết thúc và từ đây “Con nay thuộc về Chúa, Chúa nay thuộc về con”, nguyện chúc cho các tân Khấn sinh luôn có Chúa đỡ nâng trong việc thực thi lời cam kết của mình, để mãi cháy bừng nhiệt huyết dấn thân trong đời tận hiến và cũng qua đó linh đạo “Tin mừng cho người nghèo khó” (Lc 4, 18) mà Đức Cố Giám mục Phaolô, sáng lập Tu đoàn hằng thao thức được vang xa.
Ngày hôm qua 02.8, tại nguyện đường này, dưới sự chứng giám của cha Tổng Phụ Trách Tu Đoàn và cộng đoàn, 21 anh em đã tuyên lại lời cam kết: Khó nghèo, Khiết tịnh và Vâng phục trong thời hạn 13 tháng.
Sau thánh lễ các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và các thân nhân khấn sinh chia sẻ bữa tiệc chung vui với Tu Đoàn.
Trong Tông Thư Năm về Đời Sống Thánh Hiến, Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn rằng “nơi nào có các tu sĩ thì nơi đó có niềm vui ”. Cầu chúc các tân khấn sinh tràn đầy niềm vui Tin Mừng để nhiệt thành sống sứ vụ theo linh đạo Tu đoàn “Tin Mừng cho người nghèo”.
***
Đức Cố Giám Mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan luôn quan tâm đến người nghèo, người bệnh tật ốm đau, người kém may mắn.: thành lập quỹ giúp đỡ cho các học sinh nghèo, trao các phương tiện đi lại cho các em học sinh thôn quê, mở phòng khám ở những nơi vùng sâu vùng xa để chăm sóc miễn phí cho các bệnh nhân nghèo, xây nhà cho các trẻ mồ côi, người không nhà. Mở các nhà máy nước sạch cho người nghèo
Đức Cố Giám Mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan là Vị Sáng Lập Cộng đoàn Bác Ái Xã hội tại Việt Nam. Sinh ra tại xứ Phi Lộc, Giáo phận Vinh, nhưng sau năm 1954 cha di cư vào Miền Nam và thụ phong linh mục năm 1965 tại Sài gòn. Với sự trổi vượt về lòng Bác Ái và sự nhiệt thành với công tác xã hội, nên sau khi chịu chức linh mục, cha đã được bề trên chỉ định phụ trách Hội Thừa Sai Paris tại Đông Hà, Quảng Trị và coi sóc giáo dân tại Tổng Giáo phận Huế.
Một năm sau cha lại được trao nhiệm vụ chuyên trách về Chương Trình Văn Hoá Xã Hội của Tổng Giáo Phận Huế và thành lập trường Trung Học dành cho các trẻ em nghèo trong các vùng nông thôn và các vùng chiến sự giáp vĩ tuyến 17. Ngôi trường do cha xây dựng và làm hiệu trưởng có tên là Trường Trung học Alexandre de Rhodes.
Sau Tết Mậu Thân 1968, chiến cuộc tại Việt Nam tăng cao đã gây ra biết bao nhiêu cảnh bi thương cho dân tộc, cách riêng những người dân tại vùng chiến tranh. Cha Phaolô đã không ngần ngại mở rộng vòng tay yêu thương đón nhận những nạn nhân bị ly tán gia đình, những trẻ em mất cha mất mẹ và người lớn lạc mất người thân, để tạo cho họ một cuộc sống đầm ấm, yêu thương trong mái nhà do cha thành lập. Cha gọi tên cho ngôi nhà là “Gia Đình Bồ Câu Trắng”.
Kể từ lúc này, cuộc đời linh mục của cha Phaolô mỗi lúc càng thêm gắn bó mật thiết với lý tưởng bác ái và gần gũi hơn với những người nghèo khổ. Năm 1972, Gia đình Bồ Câu Trắng đã tiếp nhận trên 300 nạn nhân và trong suốt năm 1972, một năm xảy ra cuộc chiến thảm khốc có tên gọi là “Mùa Hè đỏ lửa” trải rộng khắp tỉnh Quảng Trị, cha Phaolô đã dẫn đưa “Gia đình Bồ Câu Trắng” cùng với hàng trăm học sinh và gia đình các em của trường Trung Học Alexandre Rhodes cộng với hơn 300,000 giáo dân di tản về Bình Tuy, Tỉnh Bình Thuận để lập cư và sinh sống tại đó.
Mặc dù sau biến cố lịch sử 1975, cả hai công trình bác ái của cha phải bàn giao lại cho chính quyền lâm thời, ngài cũng không đành lòng ngồi yên nhìn anh chị em đồng bào ruột thịt của mình đang đứng trước muôn vàn khó khăn. Vì thế, cha Phaolô đã đứng ra thành lập một giáo xứ ngay tại mảnh đất nông thôn này và cũng mang cái tên rất là yêu thương: “Giáo Xứ Bồ Câu Trắng”.
Trong suốt thời gian khốn khó, mặc dù bận bịu với trăm ngàn công việc của một vị chủ chăn, lòng yêu thương người nghèo đã thúc bách cha bày ra nhiều sáng kiến về công ích xã hội và nhiều dự án phát triển nông thôn chẳng hạn như: hướng dẫn những nông dân nghiên cứu cách thức trồng trọt, chọn những loại cây và hạt giống phù hợp với từng loại đất, thiết kế máy móc như máy thu hoạch lúa để giảm bớt sức lao động của người dân… Ngài cũng dành dụm tiền để chăn nuôi và gây giống nhiều đàn bò để phục vụ công việc trồng cấy cho đồng bào, nhất là vùng dân tộc Raclai.
Vào năm 1993, được sự tài trợ từ Cộng đoàn Từ Thiện của Đức, cha Phaolô đã cho xây dựng một đập nước rất lớn dùng để tưới cho hơn 100 hécta đất nông nghiệp, cha đã biến những mảnh đất khô cằn trở thành vùng đất màu mỡ để trồng cấy cho trên 300 gia đình người dân nghèo tại vùng này.
Chứng kiến những nhu cầu thực tế của công việc bác ái xã hội, đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn của nền kinh tế tập trung. cha Phaolô khao khát và mong mỏi qua những giờ phút chiêm nghiệm và cầu nguyện với Thiên Chúa để hướng tới việc tuyển chọn những anh chị em có thiện chí cùng cộng tác với cha trong lý tưởng dâng hiến cuộc đời cho Tin mừng và hiến mình phục vụ những người nghèo khổ, với tôn chỉ là một Cộng Đoàn “Loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ” (Lc 4,18), noi gương Tình yêu của Chúa Kitô đối với nhân loại.
Chỉ với một nhóm nhỏ gồm mười (10) anh chị em (8 nữ và 2 nam) vào lúc khởi đầu năm 1995, cha đã huấn luyện cho họ về tinh thần Chúa Kitô và nhân cách xã hội để cùng tiếp tay với cha xây dựng Cộng Đoàn Bác Ái tương lai, và con số anh chị em hiện nay đã lên đến 150 thành viên với tuổi đời còn rất trẻ trung và năng động.
Cộng Đoàn được nuôi dưỡng bằng Tinh Thần và Tình Yêu của Chúa Kitô qua Bí Tích Thánh Thể như Nguồn Suối Vô tận và Đức Maria Mẹ Chúa Kitô là mẫu gương, mô phạm tuyệt vời cho công việc bác ái xã hội. Các thành viên cũng được học hỏi và đào sâu về Tin mừng, về giáo lý của Giáo Hội cũng như thần học, tu đức học của của các Giáo phụ… Họ thể hiện sự gắn bó với Giáo hội và cuộc sống huynh đệ bằng việc tuân giữ Ba lời khuyên Phúc âm và nếp sống chung của một tu sỹ.
Những anh chị em trong Cộng Đoàn cũng được đào luyện và tu học về các phạm vi chuyên môn để phục vụ công cuộc loan báo Tin mừng như: công tác xã hội, thầy thuốc về Đông và Tây Y; bác sĩ, trung cấp thú y và nông nghiệp; may mặc, thợ xây dựng và kiến trúc nhà cửa….
Những công việc hiện nay cộng đoàn đang đảm trách và phát triển như:
- Tổ chức và chăn nuôi trại heo tại cộng đoàn và chương trình heo tín dụng cho các gia đình nghèo trong vùng.
- Xây dựng nhà tình thương cho những gia đình nghèo khổ.
- Trồng và bào chế các cây thuốc thành các loại thuốc Đông Y, sử dụng miễn phí cho các bệnh nhân tại các nhà thuốc của cộng đoàn.
- Khám bênh, phát thuốc và châm cứu miễn phí cho các bệnh nhân.
- Xây dựng ký túc xá và trợ giúp chương trình học bổng cho các học sinh, sinh viên từ các vùng xa xôi, nghèo khổ.
- Điều hành và cấp phát nước uống tinh khiết cho các cư dân trong vùng.
- May quần áo cho các em học sinh nghèo, các gia đình nghèo và những nạn nhân của các vùng thiên tai.
- Chăm sóc và trợ giúp lương thực, thuốc men cho các bệnh nhân của làng phong cùi, chữa trị và săn sóc thanh niên cai nghiện.
Trải qua một thời gian chưa dài nhưng cũng đã chứng nhận một hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đã và đang hoạt động mạnh mẽ nơi Tu đoàn qua ơn đoàn sủng nơi Vị Sáng Lập là Đức cố Giám mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan để mỗi thành viên của Tu đoàn khắc ghi và tận tâm sống đời hiến dâng và chuyên chăm phục vụ anh chị em của mình
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Cùng đồng tế có cha Niên Trưởng, cha Giám đốc Chủng viện Nicola, Quý Cha Hạt Trưởng và 60 cha trong và ngoài giáo phận. Quý nam nữ tu sĩ, đông đảo ân nhân thân nhân của các tân Khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa chung lời tạ ơn.
Xem Hình
Từ sáng sớm, Tu đoàn nhộn nhịp đón tiếp khách quý. Khuôn viên thật rộng thoáng, hơn 12 mẫu đất phủ đầy bóng mát cây xanh.
Ngày 1.8.2015, Đức cố Giám mục Giuse Vũ Duy Thống đã dâng thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Tu Đoàn Nam Bác Ái Xã Hội.
Sau 2 năm khánh thành, Tu đoàn có thêm nhiều nhà mới, vườn cây, ao hồ, đồi xanh…được bố trí hài hòa cân xứng tuyệt đẹp. Quan khách tham quan trầm trồ thán phục.
Lúc 9g00, đoàn rước khởi hành từ phòng khách tiến về Nguyện Đường Phaolô. Bài ca nhập lễ ngân vang: “Hân hoan trong ngày tận hiến, ngày tận hiến hát khúc tạ ơn tiến vào thánh điện, thánh điện rực rỡ vinh quang.”.
Khởi đầu thánh lễ, Đức cha ngỏ lời với các tân khấn sinh và cộng đoàn: hân hạnh gửi tới quý anh em Tu Đoàn cùng quý khách hiện diện trong Thánh lễ, lời chào mừng thánh lễ khấn dòng hôm nay.
Sau bài giảng, bắt đầu nghi thức tuyên khấn.
Thầy giám tập Phaolô Nguyễn Thái Sơn và Cha đặc trách đào tạo Giuse Đặng Văn Tiếp, giới thiệu các tân khấn sinh. Trước sự chứng giám của Đức cha Tôma và qua việc đón nhận lời khấn của Cha Phaolô Hồ Phi Chỉnh, tổng phụ trách, các khấn sinh lần lượt bước lên đọc lời cam kết lần đầu cũng như trọn đời.
Trước khi kết thúc thánh lễ, Cha Tổng phụ trách đại diện cho quý tân khấn sinh và Tu đoàn bày tỏ niềm tri ân Đức cha, quý cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ và quý ân nhân thân nhân gần xa đã về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các tân Khấn sinh.
Thánh lễ khấn dòng kết thúc và từ đây “Con nay thuộc về Chúa, Chúa nay thuộc về con”, nguyện chúc cho các tân Khấn sinh luôn có Chúa đỡ nâng trong việc thực thi lời cam kết của mình, để mãi cháy bừng nhiệt huyết dấn thân trong đời tận hiến và cũng qua đó linh đạo “Tin mừng cho người nghèo khó” (Lc 4, 18) mà Đức Cố Giám mục Phaolô, sáng lập Tu đoàn hằng thao thức được vang xa.
Ngày hôm qua 02.8, tại nguyện đường này, dưới sự chứng giám của cha Tổng Phụ Trách Tu Đoàn và cộng đoàn, 21 anh em đã tuyên lại lời cam kết: Khó nghèo, Khiết tịnh và Vâng phục trong thời hạn 13 tháng.
Sau thánh lễ các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và các thân nhân khấn sinh chia sẻ bữa tiệc chung vui với Tu Đoàn.
Trong Tông Thư Năm về Đời Sống Thánh Hiến, Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn rằng “nơi nào có các tu sĩ thì nơi đó có niềm vui ”. Cầu chúc các tân khấn sinh tràn đầy niềm vui Tin Mừng để nhiệt thành sống sứ vụ theo linh đạo Tu đoàn “Tin Mừng cho người nghèo”.
***
Đức Cố Giám Mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan luôn quan tâm đến người nghèo, người bệnh tật ốm đau, người kém may mắn.: thành lập quỹ giúp đỡ cho các học sinh nghèo, trao các phương tiện đi lại cho các em học sinh thôn quê, mở phòng khám ở những nơi vùng sâu vùng xa để chăm sóc miễn phí cho các bệnh nhân nghèo, xây nhà cho các trẻ mồ côi, người không nhà. Mở các nhà máy nước sạch cho người nghèo
Đức Cố Giám Mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan là Vị Sáng Lập Cộng đoàn Bác Ái Xã hội tại Việt Nam. Sinh ra tại xứ Phi Lộc, Giáo phận Vinh, nhưng sau năm 1954 cha di cư vào Miền Nam và thụ phong linh mục năm 1965 tại Sài gòn. Với sự trổi vượt về lòng Bác Ái và sự nhiệt thành với công tác xã hội, nên sau khi chịu chức linh mục, cha đã được bề trên chỉ định phụ trách Hội Thừa Sai Paris tại Đông Hà, Quảng Trị và coi sóc giáo dân tại Tổng Giáo phận Huế.
Một năm sau cha lại được trao nhiệm vụ chuyên trách về Chương Trình Văn Hoá Xã Hội của Tổng Giáo Phận Huế và thành lập trường Trung Học dành cho các trẻ em nghèo trong các vùng nông thôn và các vùng chiến sự giáp vĩ tuyến 17. Ngôi trường do cha xây dựng và làm hiệu trưởng có tên là Trường Trung học Alexandre de Rhodes.
Sau Tết Mậu Thân 1968, chiến cuộc tại Việt Nam tăng cao đã gây ra biết bao nhiêu cảnh bi thương cho dân tộc, cách riêng những người dân tại vùng chiến tranh. Cha Phaolô đã không ngần ngại mở rộng vòng tay yêu thương đón nhận những nạn nhân bị ly tán gia đình, những trẻ em mất cha mất mẹ và người lớn lạc mất người thân, để tạo cho họ một cuộc sống đầm ấm, yêu thương trong mái nhà do cha thành lập. Cha gọi tên cho ngôi nhà là “Gia Đình Bồ Câu Trắng”.
Kể từ lúc này, cuộc đời linh mục của cha Phaolô mỗi lúc càng thêm gắn bó mật thiết với lý tưởng bác ái và gần gũi hơn với những người nghèo khổ. Năm 1972, Gia đình Bồ Câu Trắng đã tiếp nhận trên 300 nạn nhân và trong suốt năm 1972, một năm xảy ra cuộc chiến thảm khốc có tên gọi là “Mùa Hè đỏ lửa” trải rộng khắp tỉnh Quảng Trị, cha Phaolô đã dẫn đưa “Gia đình Bồ Câu Trắng” cùng với hàng trăm học sinh và gia đình các em của trường Trung Học Alexandre Rhodes cộng với hơn 300,000 giáo dân di tản về Bình Tuy, Tỉnh Bình Thuận để lập cư và sinh sống tại đó.
Mặc dù sau biến cố lịch sử 1975, cả hai công trình bác ái của cha phải bàn giao lại cho chính quyền lâm thời, ngài cũng không đành lòng ngồi yên nhìn anh chị em đồng bào ruột thịt của mình đang đứng trước muôn vàn khó khăn. Vì thế, cha Phaolô đã đứng ra thành lập một giáo xứ ngay tại mảnh đất nông thôn này và cũng mang cái tên rất là yêu thương: “Giáo Xứ Bồ Câu Trắng”.
Trong suốt thời gian khốn khó, mặc dù bận bịu với trăm ngàn công việc của một vị chủ chăn, lòng yêu thương người nghèo đã thúc bách cha bày ra nhiều sáng kiến về công ích xã hội và nhiều dự án phát triển nông thôn chẳng hạn như: hướng dẫn những nông dân nghiên cứu cách thức trồng trọt, chọn những loại cây và hạt giống phù hợp với từng loại đất, thiết kế máy móc như máy thu hoạch lúa để giảm bớt sức lao động của người dân… Ngài cũng dành dụm tiền để chăn nuôi và gây giống nhiều đàn bò để phục vụ công việc trồng cấy cho đồng bào, nhất là vùng dân tộc Raclai.
Vào năm 1993, được sự tài trợ từ Cộng đoàn Từ Thiện của Đức, cha Phaolô đã cho xây dựng một đập nước rất lớn dùng để tưới cho hơn 100 hécta đất nông nghiệp, cha đã biến những mảnh đất khô cằn trở thành vùng đất màu mỡ để trồng cấy cho trên 300 gia đình người dân nghèo tại vùng này.
Chứng kiến những nhu cầu thực tế của công việc bác ái xã hội, đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn của nền kinh tế tập trung. cha Phaolô khao khát và mong mỏi qua những giờ phút chiêm nghiệm và cầu nguyện với Thiên Chúa để hướng tới việc tuyển chọn những anh chị em có thiện chí cùng cộng tác với cha trong lý tưởng dâng hiến cuộc đời cho Tin mừng và hiến mình phục vụ những người nghèo khổ, với tôn chỉ là một Cộng Đoàn “Loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ” (Lc 4,18), noi gương Tình yêu của Chúa Kitô đối với nhân loại.
Chỉ với một nhóm nhỏ gồm mười (10) anh chị em (8 nữ và 2 nam) vào lúc khởi đầu năm 1995, cha đã huấn luyện cho họ về tinh thần Chúa Kitô và nhân cách xã hội để cùng tiếp tay với cha xây dựng Cộng Đoàn Bác Ái tương lai, và con số anh chị em hiện nay đã lên đến 150 thành viên với tuổi đời còn rất trẻ trung và năng động.
Cộng Đoàn được nuôi dưỡng bằng Tinh Thần và Tình Yêu của Chúa Kitô qua Bí Tích Thánh Thể như Nguồn Suối Vô tận và Đức Maria Mẹ Chúa Kitô là mẫu gương, mô phạm tuyệt vời cho công việc bác ái xã hội. Các thành viên cũng được học hỏi và đào sâu về Tin mừng, về giáo lý của Giáo Hội cũng như thần học, tu đức học của của các Giáo phụ… Họ thể hiện sự gắn bó với Giáo hội và cuộc sống huynh đệ bằng việc tuân giữ Ba lời khuyên Phúc âm và nếp sống chung của một tu sỹ.
Những anh chị em trong Cộng Đoàn cũng được đào luyện và tu học về các phạm vi chuyên môn để phục vụ công cuộc loan báo Tin mừng như: công tác xã hội, thầy thuốc về Đông và Tây Y; bác sĩ, trung cấp thú y và nông nghiệp; may mặc, thợ xây dựng và kiến trúc nhà cửa….
Những công việc hiện nay cộng đoàn đang đảm trách và phát triển như:
- Tổ chức và chăn nuôi trại heo tại cộng đoàn và chương trình heo tín dụng cho các gia đình nghèo trong vùng.
- Xây dựng nhà tình thương cho những gia đình nghèo khổ.
- Trồng và bào chế các cây thuốc thành các loại thuốc Đông Y, sử dụng miễn phí cho các bệnh nhân tại các nhà thuốc của cộng đoàn.
- Khám bênh, phát thuốc và châm cứu miễn phí cho các bệnh nhân.
- Xây dựng ký túc xá và trợ giúp chương trình học bổng cho các học sinh, sinh viên từ các vùng xa xôi, nghèo khổ.
- Điều hành và cấp phát nước uống tinh khiết cho các cư dân trong vùng.
- May quần áo cho các em học sinh nghèo, các gia đình nghèo và những nạn nhân của các vùng thiên tai.
- Chăm sóc và trợ giúp lương thực, thuốc men cho các bệnh nhân của làng phong cùi, chữa trị và săn sóc thanh niên cai nghiện.
Trải qua một thời gian chưa dài nhưng cũng đã chứng nhận một hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đã và đang hoạt động mạnh mẽ nơi Tu đoàn qua ơn đoàn sủng nơi Vị Sáng Lập là Đức cố Giám mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan để mỗi thành viên của Tu đoàn khắc ghi và tận tâm sống đời hiến dâng và chuyên chăm phục vụ anh chị em của mình
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh
Vũ Văn An
17:36 03/08/2019
Giới Thiệu
Trong bài “Ý Niệm Linh Hứng trong Thánh Kinh, Một Số Cập Nhật” (xem http://vietcatholic.net/News/Home/Article/249375), chúng tôi đã giới thiệu Tài Liệu “Linh Hứng và Chân Lý Thánh Kinh: Lời Phát xuất từ Thiên Chúa và Nói về Thiên Chúa vì Sự Cứu Rỗi Thế Giới” của Ủy Ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh công bố năm 2014. Đây là một tài liệu quí giá. Việc soạn thảo nó đã bắt đầu từ năm 2009 sau Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2008 về Lời Chúa (kết quả là Tông huấn Verbum Dei năm 2010 của Đức Bênêđíctô XVI), qua hai nhiệm kỳ bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin của các Đức Hồng Y Levada và Muller, hai triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô, với rất nhiều phiên họp khoáng đại cũng như hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
Chính bản văn là một công trình công phu, không những bàn đến ơn linh hứng nói chung mà còn đi vào hầu hết từng trước tác của cả Cựu Ước lẫn Tân Ước để khám phá ra tính linh hứng của nó với rất nhiều trưng dẫn của từng trước tác một. Có thể nói, về phươg diện này nó chiếm địa vị duy nhất trong các nghiên cứu về ơn linh hứng Thánh Kinh xưa nay.
Nhận thấy giá trị lớn lao của nó, chúng tôi cố gắng chuyển ngữ sang tiếng Việt, dựa vào bản tiếng Pháp do chính Ủy Ban Kinh Thánh công bố. Phần tóm tắt Tài Liệu của Cha Klemens Stock, Dòng Tên, Tổng Thư Ký xuyên suốt của Ủy Ban và Lời Nói Đầu của Tài liệu do Đức Hồng Y Muller, bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin hồi ấy viết đã được chúng tôi trình bầy trong bài đã trích dẫn trên đây. Riêng bài Lời Nói đầu, chúng tôi xin đăng lại nguyên văn ở đây. Các trích dẫn Thánh Kinh trong bản dịch này phần lớn lấy từ bản dịch Thánh Kinh của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, ngoại trừ một số ít được chúng tôi sửa chữa đôi chút cho hợp với đồng văn của Tài Liệu.
Xin mời qúi độc giả cùng đọc tài liệu quí giá này
Linh Hứng và Chân Lý Thánh Kinh: Lời Phát xuất từ Thiên Chúa và Nói về Thiên Chúa vì Sự Cứu Rỗi Thế Giới
(Văn kiện của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, công bố ngày 22 tháng Hai năm 2014)
LỜI NÓI ĐẦU
Đời sống Giáo hội dựa trên Lời Chúa. Nó được truyền tải bởi Thánh Kinh, nghĩa là, trong các trước tác của Cựu Ước và Tân Ước. Theo đức tin của Giáo hội, tất cả các trước tác này đều được linh hứng, có Thiên Chúa là tác giả - Thiên Chúa đã sử dụng những con người được Người chọn để soạn tác chúng. Nhờ sự kiện được Thiên Chúa linh hứng, các Sách Thánh truyền đạt sự thật. Giá trị của chúng đối với đời sống và sứ mệnh của Giáo hội được liên kết với việc linh hứng và sự thật của chúng. Những trước tác không xuất phát từ Thiên Chúa không đạt tới trình độ truyền đạt Lời Người, và những trước tác không nói thực không thể đặt nền hoặc làm sinh động sứ mệnh của Giáo hội. Tuy nhiên, sự thật hiện diện trong các bản văn thánh thiêng không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra. Đôi khi, ít nhất cũng một cách biểu kiến, người ta tìm thấy các căng thẳng giữa những gì đọc được trong các trình thuật Thánh Kinh và kết quả của khoa học tự nhiên và lịch sử. Những khoa học này dường như mâu thuẫn với những gì các trình thuật Thánh Kinh quả quyết, và đặt câu hỏi về sự thật. Rõ ràng là tình huống này cũng có những hệ luận đối với vấn đề linh hứng Thánh Kinh: nếu những gì được truyền đạt trong Thánh Kinh là không đúng sự thật, thì làm sao Thiên Chúa có thể là tác giả của nó? Chính từ những câu hỏi này, mà Ủy ban Giáo hoàng về Thánh Kinh đã nỗ lực tiến hành cuộc nghiên cứu về mối tương quan giữa linh hứng và sự thật, và cập nhật cung cách các trước tác Thánh Kinh xem xét các khái niệm này. Trước tiên, người ta phải lưu ý rằng các trước tác thánh thiêng chỉ họa hiếm mới nói về linh hứng (2 Tm 3:16; 2 Pr 1:20-21), nhưng liên tục cho thấy mối tương quan giữa các tác giả phàm nhân của chúng và Thiên Chúa. và bằng cách này nói lên nguồn gốc thần thiêng của chúng.
Trong Cựu Ước, mối tương quan kết hợp tác giả phàm nhân với Thiên Chúa và ngược lại, được chứng thực theo nhiều hình thức và cách diễn đạt khác nhau. Trong Tân Ước, mọi mối tương quan với Thiên Chúa đều diễn ra qua trung gian của con người Chúa Giêsu, Đấng Thiên Sai và là Con Thiên Chúa. Người là Lời của Thiên Chúa đã tự làm cho mình trở nên hữu hình (xem Ga 1:14) và là Đấng trung gian của tất cả những gì xuất phát từ Thiên Chúa. Trong Thánh Kinh, người ta gặp nhiều chủ đề rất đa dạng. Tuy nhiên, một việc đọc cẩn thận cho thấy chủ đề chính, chi phối các chủ đề khác, liên quan đến Thiên Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Người dành cho con người. Sự thật mà chúng ta tìm thấy trong Thánh Kinh, trong yếu tính, là nói về Thiên Chúa và mối tương quan của Người với các tạo vật.
Trong Tân Ước, định nghĩa cao nhất về mối tương quan này có thể được tìm thấy trong các lời lẽ của Chúa Giêsu: "Thầy, Thầy là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy" (Ga 14: 6). Là Lời của Thiên Chúa nhập thể (xem Ga 1: 14), Chúa Giêsu Kitô là sự thật hoàn hảo về Thiên Chúa, Người mạc khải Thiên Chúa như Cha và ban cho ta được tiếp cận với Người, nguồn gốc của mọi sự sống. Các định nghĩa khác về Thiên Chúa được tìm thấy trong các trước tác Thánh Kinh có xu hướng hướng về Lời Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân trong Chúa Giêsu Kitô này, Đấng đã trở thành chìa khóa giải thích Lời ấy.
Sau khi đã bàn tới khái niệm linh hứng theo chứng từ của các sách thánh, mối tương quan giữa Thiên Chúa và các tác giả phàm nhân, và sự thật mà các trước tác này mang đến cho chúng ta, suy tư của Ủy ban Thánh Kinh tập trung vào một số khó khăn đặt ra nhiều vấn nạn từ quan điểm lịch sử, đạo đức hoặc xã hội. Để giải đáp các khó khăn này, điều cần là phải đọc và hiểu đầy đủ các bản văn nêu ra câu hỏi, bằng cách xem xét các kết quả của các khoa học hiện đại, và đồng thời chủ đề chính của các bản văn này, cụ thể là biết Thiên Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Người. Cách tiếp cận như vậy cho thấy có thể giải đáp các phản biện đang xuất hiện đối với cuộc gặp gỡ sự thật và nguồn gốc thần thiêng và vượt qua chúng.
Tài liệu này của Ủy ban Giáo hoàng về Thanh Kinh không cấu thành một tuyên bố chính thức của huấn quyền Giáo hội về chủ đề đang bàn. Nó không có ý định trình bầy một học thuyết hoàn chỉnh về linh hứng và sự thật của Thánh Kinh, mà chỉ đơn giản nhằm truyền đạt các kết quả của một cuộc nghiên cứu chú giải cẩn trọng về các bản văn Thánh Kinh, liên quan đến câu hỏi về nguồn phát xuất thần thiêng của chúng, và sự thật của chúng. Các kết luận giờ đây được dưới sự sử dụng của các môn thần học khác, để được hoàn chỉnh và đào sâu theo quan điểm riêng của họ.
Tôi cảm ơn các thành viên của Ủy ban Thánh Kinh vì sự dấn thân đầy kiên nhẫn và có khả năng của họ, bằng cách bày tỏ niềm hy vọng này là công việc của họ sẽ đóng góp vào việc lắng nghe Thánh Kinh, trong toàn Giáo hội, một cách chu đáo, biết ơn và vui mừng hơn, như một Lời phát xuất từ Thiên Chúa và nói về Thiên Chúa để thế giới được sống.
Ngày 22 tháng 2 năm 2014 Lễ Tòa Thánh Phêrô
Hồng Y GERHARD MÜLLER, Chủ tịch
“Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó” (Is 55:10-11).
“Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài” (Dt 1:1-2).
Kỳ tới: Dẫn Nhập Tổng Quát
Văn Hóa
Nhớ Quê Hương
Nguyễn Đức Cung
15:56 03/08/2019
Lòng thì gần, đường vẫn còn xa xôi
Cuộc đời bồng bềnh, mây nuớc nổi trôi
Quê huơng vời vợi, nhớ quá mẹ ơi;
Nhớ luỹ tre xanh, nhớ cành phượng đỏ
Nhớ con sông nhỏ, cầu Ngói vươn qua
Nhớ chuông “ Tin Mừng '' ngân nga... ngân nga...
Nhớ trống '' Phuc Sinh '': vang xa... vang xa...
Dưới nắng trưa hè, tôi đứng mẩn mê,
Nhìn tháp Big Ben, hoa văn tuyệt thế,
Thầm nhớ phương đình, kiến trúc A' Đông
Mái cuốn cong cong, tâm linh truyền thống:
Mến Chúa yêu người, bác ái vị tha,
Thôn làng`, xóm đạo, anh em một nhà
Tối sớm kinh hạt, du dương như hát
Giờ phụng vụ như thiên đàng đồng ca
Nhớ trong quần thể, có nhà thờ '' Đá '',
Dáng không vĩ đại, huấn dụ sâu xa
Nghìn phiến đá vôi an vị bằng mộng
Tương thân, tương ái, tương kính hài hoà...
Dưới ánh bình minh, chạy dọc sông Thames
Nhớ dòng sông Vạc, mây nước êm đềm
Tôm cá mập ù, phù sa màu mỡ
Như bầu sữa mẹ, nuôi dưỡng Kim Sơn
Nhớ trường Trì Chính, tâm sâu bóng hình
Noel, Phuc Sinh, tiếng hát thiên thần
Vang lên không trung, vọng tới thiên đình
Tung hô vạn tuế: '' Danh Chúa hiển vinh '
Những lúc hoàng hôn, qua cầu Luân Đôn
Nhớ cửa Kim Đài, trời đất mênh mông
Đồng lúa mở đòng, hương thơm gặp gió
Chào mừng du khách, thánh địa hà
nh hương.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chung Một Trái Tim
Nguyễn Đức Cung
08:45 03/08/2019
CHUNG MỘT TRÁI TIM
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tình yêu
Chung hướng chung đường
Chung vui chung khổ
Chung cùng trái tim
(nđc)
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tình yêu
Chung hướng chung đường
Chung vui chung khổ
Chung cùng trái tim
(nđc)