Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiên Nhiên
Lm Vũđình Tường
03:12 04/08/2017
Thế giới thiên nhiên do Thiên Chúa tạo ra và chúng không bao giờ cãi lại Thiên Chúa nhưng luôn trung thành phục tùng và vâng phục Thiên Chúa. Chúng được tạo dựng với mục đích tô điểm cho công trình sáng tạo và quan trọng hơn là chúng được dùng để biểu lộ kì công hoàn hảo của Đấng tạo hoá, đồng thời chúng cũng được dùng để phục vụ nhân loại. Thế giới thiên nhiên sinh hoạt theo luật thiên nhiên nhưng đôi khi Cựu Ước có nhắc đến trường hợp đặc biệt. Chúng được dùng như đi trước mở đường báo hiệu Thiên Chúa sắp hiện diện với dân người. Như trường hợp của Môisen trong hành trình về đất hứa Chúa đã xuất hiện với dân Ngài nhiều lần và mỗi lần như thế đều có hoặc gió mạnh, đất rung chuyển, hay sấm chớp và ngay cả lửa cháy nơi bụi gai trước khi Chúa xuất hiện (Sách Xuất Hành chương 19-35).
Ngày lễ Chúa biến hình trên núi thánh cũng có những hiện tượng thiên nhiên xuất hiện tương tự như hình ảnh ghi lại trong Cựu Ước. Hiện tượng ánh sáng rực rỡ chói loà khiến các tông đồ phủ phục, mây biến thành bệ ngồi cho Đấng tạo hoá và người ta chỉ nghe được tiếng nói sang sảng phát ra từ trong mây. Vẻ huy hoàng rực rỡ, ánh vinh quang chói loà giữa bầu trời bao la, hùng vĩ tạo cho các tông đồ cảm thấy con người quá nhỏ như hạt sương dưới ánh bình minh. Các ông cảm nhận vẻ hùng vĩ đến thất thần. Điều này cho biết con người dù cao ngạo đến đâu khi đối diện trước Đấng Tạo Hoá đều cảm thấy Đấng Thần Linh cao cả vượt khỏi sức chịu đựng của con người. Thiên Chúa thượng trí hiểu rõ tạo vật không thể trực tiếp diện kiến Đấng Tạo Hoá nên sai con một mình là Đức Kitô xuống trần gian làm người như chúng ta để con người có thể gặp Thiên Chúa qua Đức Kitô vì thế tiếng phát ra từ đám mây ‘lắng nghe lời Ngài’ chính là điều cho biết muốn nhận biết Thiên Chúa thì Đức Kitô là con đường duy nhất dẫn con người đến cùng Thiên Chúa.
Trên núi thánh có sự hiện diện của tổ phụ Moses and Elijah. Moses hiện thân của luật lệ bởi chính Moses đại diện toàn dân nhận Mười Điều Răn và Moses trở thành hiện thân của luật yêu thương. Đức Kitô đã tóm gọn lề luật Thiên Chúa trong giới luật yêu thương: mến Chúa hết tâm tình và yêu người như yêu ta. Elijah đại diện cho các tiên tri là những người được Thiên Chúa tuyển chọn đưa ra lời cảnh báo. Lời cảnh báo thường khó nghe và gặp chống đối vì thế tiên tri bị coi thường, khinh bỉ và bị bách hại. Tiên tri thường cảnh báo cho biết con người đang trên đường lầm lạc. Kêu gọi họ bỏ con đường sai trái. Mau mắn quay trở về con đường công chính, đường lối Chúa. Tỉnh thức, cầu nguyện, ăn chay, thống hối và làm việc bác ái để được thứ tha. Thực hành điều đó tránh được tai ương xảy ra.
Ngày nay với tiến bộ khoa học người ta có thể giải thích các hiện tượng thiên; khoa học gia còn hy vọng tiên đoán những gì sắp xảy ra. Để làm được việc này cần dữ kiện và dấu chỉ trong thiên nhiên mới có thể tiên đoán. Như thế khoa học không thể đi trước thiên nhiên mà luôn đi sau thiên nhiên, chạy theo thiên nhiên bởi họ cần dấu chỉ, dữ kiện từ thiên nhiên. Rất nhiều trường hợp khi nhận ra dấu chỉ và các hiện tượng khác thì quá trẽ để tiên đoán. Tổ phụ trong Cựu Ước không đi tìm dữ kiện hay quan sát hiện tượng thiên nhiên nhưng qua các hiện tượng đó các ngài tìm hiểu học biết í Thiên Chúa. Nhiều lần Phúc Âm ghi lại tiếng nói phát ra từ đám mây, tiếng phát ra từ trời cao, từ bụi gai cháy cho biết qua thiên nhiên các ngài tìm hiểu và nhận biết í Thiên Chúa. Theo các ngài hiện tượng thiên nhiên bất thường không phải xảy ra rồi biến mất nhưng các hiện tượng đó ẩn chứa những điều cần học hỏi và lắng nghe để tìm biết í của Đấng Tạo Hoá.
Tân Ước ghi lại kinh nghiệm của các tông đồ khi các ông vừa kinh ngạc vừa thán phục sâu thẳm trong tâm hồn khi các ông thần phục hỏi nhau. Ngài là ai mà ngay cả sóng gió, bão tố cũng phải nghe lời Ngài? Lời Ngài phán ra, giông tố êm dịu, sóng cả đại dương chìm xuống và bão táp biến thành gió mát Mk 4,35ff.
Bác sĩ i khoa quan sát và học hỏi các triệu chứng để bắt mạch, chẩn bệnh. Kitô hữu cũng cần quan sát những biến chuyển nội tâm để nhận biết, chẩn đoán những thay đổi trong tâm hồn. Việc chẩn đoán cần làm thường xuyên, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để học hỏi cho biết tình trạng tâm hồn đang dẫn ta đi trên con đường nào. Chúng ta cũng cần nhìn vào những biến cố đời người, biến cố trong gia đình để học biết í Thiên Chúa muốn nhắn nhủ ta qua các biến cố cuộc đời. Đó là cách học biết tình trạng đức tin trong tâm hồn.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Ngày lễ Chúa biến hình trên núi thánh cũng có những hiện tượng thiên nhiên xuất hiện tương tự như hình ảnh ghi lại trong Cựu Ước. Hiện tượng ánh sáng rực rỡ chói loà khiến các tông đồ phủ phục, mây biến thành bệ ngồi cho Đấng tạo hoá và người ta chỉ nghe được tiếng nói sang sảng phát ra từ trong mây. Vẻ huy hoàng rực rỡ, ánh vinh quang chói loà giữa bầu trời bao la, hùng vĩ tạo cho các tông đồ cảm thấy con người quá nhỏ như hạt sương dưới ánh bình minh. Các ông cảm nhận vẻ hùng vĩ đến thất thần. Điều này cho biết con người dù cao ngạo đến đâu khi đối diện trước Đấng Tạo Hoá đều cảm thấy Đấng Thần Linh cao cả vượt khỏi sức chịu đựng của con người. Thiên Chúa thượng trí hiểu rõ tạo vật không thể trực tiếp diện kiến Đấng Tạo Hoá nên sai con một mình là Đức Kitô xuống trần gian làm người như chúng ta để con người có thể gặp Thiên Chúa qua Đức Kitô vì thế tiếng phát ra từ đám mây ‘lắng nghe lời Ngài’ chính là điều cho biết muốn nhận biết Thiên Chúa thì Đức Kitô là con đường duy nhất dẫn con người đến cùng Thiên Chúa.
Trên núi thánh có sự hiện diện của tổ phụ Moses and Elijah. Moses hiện thân của luật lệ bởi chính Moses đại diện toàn dân nhận Mười Điều Răn và Moses trở thành hiện thân của luật yêu thương. Đức Kitô đã tóm gọn lề luật Thiên Chúa trong giới luật yêu thương: mến Chúa hết tâm tình và yêu người như yêu ta. Elijah đại diện cho các tiên tri là những người được Thiên Chúa tuyển chọn đưa ra lời cảnh báo. Lời cảnh báo thường khó nghe và gặp chống đối vì thế tiên tri bị coi thường, khinh bỉ và bị bách hại. Tiên tri thường cảnh báo cho biết con người đang trên đường lầm lạc. Kêu gọi họ bỏ con đường sai trái. Mau mắn quay trở về con đường công chính, đường lối Chúa. Tỉnh thức, cầu nguyện, ăn chay, thống hối và làm việc bác ái để được thứ tha. Thực hành điều đó tránh được tai ương xảy ra.
Ngày nay với tiến bộ khoa học người ta có thể giải thích các hiện tượng thiên; khoa học gia còn hy vọng tiên đoán những gì sắp xảy ra. Để làm được việc này cần dữ kiện và dấu chỉ trong thiên nhiên mới có thể tiên đoán. Như thế khoa học không thể đi trước thiên nhiên mà luôn đi sau thiên nhiên, chạy theo thiên nhiên bởi họ cần dấu chỉ, dữ kiện từ thiên nhiên. Rất nhiều trường hợp khi nhận ra dấu chỉ và các hiện tượng khác thì quá trẽ để tiên đoán. Tổ phụ trong Cựu Ước không đi tìm dữ kiện hay quan sát hiện tượng thiên nhiên nhưng qua các hiện tượng đó các ngài tìm hiểu học biết í Thiên Chúa. Nhiều lần Phúc Âm ghi lại tiếng nói phát ra từ đám mây, tiếng phát ra từ trời cao, từ bụi gai cháy cho biết qua thiên nhiên các ngài tìm hiểu và nhận biết í Thiên Chúa. Theo các ngài hiện tượng thiên nhiên bất thường không phải xảy ra rồi biến mất nhưng các hiện tượng đó ẩn chứa những điều cần học hỏi và lắng nghe để tìm biết í của Đấng Tạo Hoá.
Tân Ước ghi lại kinh nghiệm của các tông đồ khi các ông vừa kinh ngạc vừa thán phục sâu thẳm trong tâm hồn khi các ông thần phục hỏi nhau. Ngài là ai mà ngay cả sóng gió, bão tố cũng phải nghe lời Ngài? Lời Ngài phán ra, giông tố êm dịu, sóng cả đại dương chìm xuống và bão táp biến thành gió mát Mk 4,35ff.
Bác sĩ i khoa quan sát và học hỏi các triệu chứng để bắt mạch, chẩn bệnh. Kitô hữu cũng cần quan sát những biến chuyển nội tâm để nhận biết, chẩn đoán những thay đổi trong tâm hồn. Việc chẩn đoán cần làm thường xuyên, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để học hỏi cho biết tình trạng tâm hồn đang dẫn ta đi trên con đường nào. Chúng ta cũng cần nhìn vào những biến cố đời người, biến cố trong gia đình để học biết í Thiên Chúa muốn nhắn nhủ ta qua các biến cố cuộc đời. Đó là cách học biết tình trạng đức tin trong tâm hồn.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:46 04/08/2017
89. SƯ KHOÁNG PHỐI ĐÀN
Tấn Bình công nhờ người làm một cây đàn, dây to dây nhỏ giống nhau, giao cho Sư Khoáng là bậc thầy về âm nhạc thời cổ của Trung Hoa điều chỉnh âm giai, nhưng điều chỉnh cả ngày mà cuối cùng đàn cũng không phù hợp với âm điệu.
Tấn Bình công trách Sư Khoáng, Sư Khoáng nói:
- “Đàn, dây lớn của nó có thể so với vua, dây nhỏ có thể so với thần tử, tác dụng của dây to dây nhỏ thì không giống nhau, phải phối hợp với nhau mới phát ra âm thanh nghe được, không bỏ mất chức năng của mỗi dây, âm dương mới điều hoà, bây giờ ngài đem tất cả các giây làm thành một dạng, thì làm cho chúng nó mất đi chức năng phải có của nó, nếu không thì lẽ nào bậc thầy âm nhạc không phối đàn được hay sao ?”
(Úc Ly tử)
Suy tư 89:
Dù cho là bậc thầy âm nhạc đi chăng nữa, cũng sẽ không làm được gì nếu dây đàn chỉ có một loại dây lớn mà thôi, bởi vì như thế sẽ không tạo nên âm thanh trung thực của cây đàn.
Chúng ta là những “cây đàn” trong tay Thiên Chúa, nếu “cây đàn chúng ta” chỉ là những sợi dây lớn cố chấp, kiêu căng mà không có một sợi dây nhỏ khiêm tốn hoặc hối cải nào, thì bậc thầy vĩ đại nhất là Thiên Chúa cũng đành chịu, không thể làm gì được với cây đàn là chúng ta, đến nước này thì chỉ là đồ bỏ, quăng vào trong lửa là xong.
Mỗi cây đàn đều có cái hay cái dịu kỳ riêng của nó, mỗi con người đều có kế hoạch riêng của Thiên Chúa nơi họ.
Nếu người Ki-tô hữu vẫn cứ phát ra âm thanh cộc cằn nóng nảy, la lối thoá mạ, mà không phát ra âm thanh êm dịu khiêm tốn thì không ai nghe được Lời sống động của Thiên Chúa đang “nói” khắp nơi trong vũ trụ.
Mỗi người Ki-tô hữu là một cây đàn kỳ diệu được kết hợp với nhau bằng đức ái, thì sẽ trở thành một bản hoà tấu tuyệt vời ca ngợi tình yêu của Đấng tạo hoá -Thiên Chúa- ngay trong chính cuộc sống bác ái và phục vụ của họ vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tấn Bình công nhờ người làm một cây đàn, dây to dây nhỏ giống nhau, giao cho Sư Khoáng là bậc thầy về âm nhạc thời cổ của Trung Hoa điều chỉnh âm giai, nhưng điều chỉnh cả ngày mà cuối cùng đàn cũng không phù hợp với âm điệu.
Tấn Bình công trách Sư Khoáng, Sư Khoáng nói:
- “Đàn, dây lớn của nó có thể so với vua, dây nhỏ có thể so với thần tử, tác dụng của dây to dây nhỏ thì không giống nhau, phải phối hợp với nhau mới phát ra âm thanh nghe được, không bỏ mất chức năng của mỗi dây, âm dương mới điều hoà, bây giờ ngài đem tất cả các giây làm thành một dạng, thì làm cho chúng nó mất đi chức năng phải có của nó, nếu không thì lẽ nào bậc thầy âm nhạc không phối đàn được hay sao ?”
(Úc Ly tử)
Suy tư 89:
Dù cho là bậc thầy âm nhạc đi chăng nữa, cũng sẽ không làm được gì nếu dây đàn chỉ có một loại dây lớn mà thôi, bởi vì như thế sẽ không tạo nên âm thanh trung thực của cây đàn.
Chúng ta là những “cây đàn” trong tay Thiên Chúa, nếu “cây đàn chúng ta” chỉ là những sợi dây lớn cố chấp, kiêu căng mà không có một sợi dây nhỏ khiêm tốn hoặc hối cải nào, thì bậc thầy vĩ đại nhất là Thiên Chúa cũng đành chịu, không thể làm gì được với cây đàn là chúng ta, đến nước này thì chỉ là đồ bỏ, quăng vào trong lửa là xong.
Mỗi cây đàn đều có cái hay cái dịu kỳ riêng của nó, mỗi con người đều có kế hoạch riêng của Thiên Chúa nơi họ.
Nếu người Ki-tô hữu vẫn cứ phát ra âm thanh cộc cằn nóng nảy, la lối thoá mạ, mà không phát ra âm thanh êm dịu khiêm tốn thì không ai nghe được Lời sống động của Thiên Chúa đang “nói” khắp nơi trong vũ trụ.
Mỗi người Ki-tô hữu là một cây đàn kỳ diệu được kết hợp với nhau bằng đức ái, thì sẽ trở thành một bản hoà tấu tuyệt vời ca ngợi tình yêu của Đấng tạo hoá -Thiên Chúa- ngay trong chính cuộc sống bác ái và phục vụ của họ vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:48 04/08/2017
22. Chỉ có trong suy tư cầu nguyện thì mới có thể tìm được Thiên Chúa mà thôi.
(Thánh Angela of Foligno)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 18 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:02 04/08/2017
Chúa Nhật XVIII THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 14, 13-21.
“Ai nấy đều ăn và được no nê.”
Bạn thân mến,
Niềm vui của người cho và người nhận thì bằng nhau, nếu như cả hai bên đều lấy tấm lòng thành thật đơn sơ để cho và để nhận. Phép lạ bánh hóa ra nhiều để nuôi hơn năm ngàn người ăn no nê của Đức Chúa Giê-su trong bài Phúc Âm hôm nay, là một điển hình của niềm vui cho đi và đón nhận: cho đi trong yêu thương và đón nhận cũng trong yêu thương.
Từ phép lạ to lớn này, Chúa Giê-su hướng dẫn bạn và tôi và mọi kẻ tin vào Ngài đến một phép lạ khác vĩ đại hơn, mầu nhiệm hơn và thánh thiêng hơn, đó là phép lạ của bí tích Thánh Thể, nơi bí tích này, Ngài trao ban thân mình làm của ăn nuôi sống linh hồn của những kẻ tin vào Ngài, đó là bạn và tôi, và những ai đã được sát nhập vào thân thể mầu nhiệm của Ngài là Giáo Hội Công Giáo. Bí tích Thánh Thể là một phép lạ liên lĩ được thực hiện mỗi giây mỗi phút trên khắp thế gian, không những để chứng tỏ Đức Chúa Giê-su vẫn còn đang hiện diện trong Giáo Hội tại trần gian, mà còn cho nhân loại thấy được và cảm nghiệm được tình yêu cho đi của Thiên Chúa, để nhân loại –trong đó có bạn và tôi- cũng được đón nhận bằng tất cả yêu thương của mình đối với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã trao ban thân mình cho chúng ta, đó chính là tình yêu đích thực, tình yêu dâng hiến trọn vẹn. Có lúc nào bạn nghĩ mình phải dâng hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa không ? Đức Chúa Giê-su đã thực sự trở nên bánh trường sinh nuôi sống linh hồn của bạn và tôi, có lúc nào bạn nghĩ rằng mình sẽ là tấm bánh cho anh em và tha nhân ăn hay không ?
Mỗi ngày Đức Chúa Giê-su đều trở nên phép lạ trên các bàn thờ khắp thế giới để trao ban thân mình cho những kẻ tin vào Ngài. Bạn và tôi –hằng ngày- cũng sẽ trở nên tấm bánh cho anh em ăn, tấm bánh của chúng ta không cấu tạo bằng lúa mì, nhưng bằng lòng nhân ái, hy sinh, nhẫn nại và khiêm tốn, để khi mọi người tiếp xúc với chúng ta, họ đều cảm nghiệm được mùi vị ngọt ngào thôm tho của tấm bánh là Chúa Giê-su trong tâm hồn của bạn và tôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 14, 13-21.
“Ai nấy đều ăn và được no nê.”
Bạn thân mến,
Niềm vui của người cho và người nhận thì bằng nhau, nếu như cả hai bên đều lấy tấm lòng thành thật đơn sơ để cho và để nhận. Phép lạ bánh hóa ra nhiều để nuôi hơn năm ngàn người ăn no nê của Đức Chúa Giê-su trong bài Phúc Âm hôm nay, là một điển hình của niềm vui cho đi và đón nhận: cho đi trong yêu thương và đón nhận cũng trong yêu thương.
Từ phép lạ to lớn này, Chúa Giê-su hướng dẫn bạn và tôi và mọi kẻ tin vào Ngài đến một phép lạ khác vĩ đại hơn, mầu nhiệm hơn và thánh thiêng hơn, đó là phép lạ của bí tích Thánh Thể, nơi bí tích này, Ngài trao ban thân mình làm của ăn nuôi sống linh hồn của những kẻ tin vào Ngài, đó là bạn và tôi, và những ai đã được sát nhập vào thân thể mầu nhiệm của Ngài là Giáo Hội Công Giáo. Bí tích Thánh Thể là một phép lạ liên lĩ được thực hiện mỗi giây mỗi phút trên khắp thế gian, không những để chứng tỏ Đức Chúa Giê-su vẫn còn đang hiện diện trong Giáo Hội tại trần gian, mà còn cho nhân loại thấy được và cảm nghiệm được tình yêu cho đi của Thiên Chúa, để nhân loại –trong đó có bạn và tôi- cũng được đón nhận bằng tất cả yêu thương của mình đối với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã trao ban thân mình cho chúng ta, đó chính là tình yêu đích thực, tình yêu dâng hiến trọn vẹn. Có lúc nào bạn nghĩ mình phải dâng hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa không ? Đức Chúa Giê-su đã thực sự trở nên bánh trường sinh nuôi sống linh hồn của bạn và tôi, có lúc nào bạn nghĩ rằng mình sẽ là tấm bánh cho anh em và tha nhân ăn hay không ?
Mỗi ngày Đức Chúa Giê-su đều trở nên phép lạ trên các bàn thờ khắp thế giới để trao ban thân mình cho những kẻ tin vào Ngài. Bạn và tôi –hằng ngày- cũng sẽ trở nên tấm bánh cho anh em ăn, tấm bánh của chúng ta không cấu tạo bằng lúa mì, nhưng bằng lòng nhân ái, hy sinh, nhẫn nại và khiêm tốn, để khi mọi người tiếp xúc với chúng ta, họ đều cảm nghiệm được mùi vị ngọt ngào thôm tho của tấm bánh là Chúa Giê-su trong tâm hồn của bạn và tôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Hãy nghe lời Người
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:07 04/08/2017
Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm, Matthêu, Maccô và Luca khi tường thuật dữ kiện Chúa Giêsu hiển dung trên một ngọn núi cao thì đều nói đến chuyện có tiếng từ đám mây phán rằng: “Đây là Con ta yêu dấu, các người hãy nghe lời Người” (x.Mt 17,5; Mc 9,7; Lc 9,35). Chắc chắn sau này, dưới ánh sáng đức tin thì ba môn đệ, Phêrô, Giacôbê và Gioan, những người đã chứng kiến việc thầy Giêsu tỏ mình vinh quang đều xác tín những lời ấy là do Chúa Cha phán từ trời. Tuy nhiên cần phải xét xem đâu là những lời mà Chúa Giêsu sẽ phán với riêng ba môn đệ ấy, chứ không phải với cả tập thể nhóm Mười Hai, ngay sau dữ kiện Chúa Hiển dung.
Theo Tin mừng Matthêu tường thuật thì Chúa Giêsu nói với ba vị: “chỗi dậy đi, đừng sợ!” (Mt 17,7) Theo Tin mừng Maccô thì Chúa Giêsu truyền cho các vị “không được kể cho ai nghe những điều vừa trông thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại” (Mc 17,9). Tin mừng Luca thì ghi: “Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy” (Lc 9,36). Như thế chắc chắn phải có lời căn dặn của Chúa Giêsu như tin mừng Maccô tường thuật nên ba vị mới không kể cho các bạn về chuyện lạ lùng cả thể ấy.
Vâng lệnh Chúa Cha, qua lời phán từ trời, ta hãy cùng xét xem đôi điều về những lời của Chúa Giêsu nói với ba môn đệ thân tín để rồi vâng nghe lời Người.
1.“Chỗi dậy đi, đừng sợ!”. Trong thời Cựu Ước, khi Chúa tỏ mình vinh quang thì thường như một Đấng Tối Cao khả úy mà bất cứ ai diện kiến Người đều phải chết. Vì thế thái độ mà dân Chúa xưa cần phải có là kính sợ, thần phục. Đến thời viên mãn Thiên Chúa lại tự mạc khải Người không chỉ là Đấng Tối Cao khả úy mà còn là Người Cha nhân hậu từ bi, chậm bất bình và hết sức khoan dung, là Đấng Toàn Thiện, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân, cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ (x.Mt 5,43-48). Và Người muốn chúng ta hãy vượt qua thái độ kính sợ để đạt đến tâm tình kính mến như tình con cái với cha của mình. Hai tiếng Abba (cha ơi, ba ơi) mà Chúa Giêsu truyền dạy các môn đệ khi cầu nguyện nói lên chân lý này. Và dĩ nhiên khi đến với Đấng Tạo Thành trong tâm tình con với cha thì chúng ta phải sống với nhau như anh chị em một nhà, luôn hiệp thông liên đới với nhau trong mọi hoàn cảnh thuận nghịch.
2.”Đừng nói với bất cứ ai những gì vừa trông thấy cho đến khi Con Người từ cõi chết sống lại !” Cho đến khi Con Người từ cõi chết sống lại, nghĩa là cho đến khi chúng con xác tín Thầy là Thiên Chúa thật, Đấng làm chủ sự sống sự chết. Lời tường thuật về vinh quang của Thầy mà từ miệng của những người đầy xác tín thì mới khả tín, nghĩa là đáng tin và có sức thuyết phục người nghe.
Trong nghi thức phong chức linh mục Hội Thánh có đoạn nhắn nhủ các ứng viên: “Các con hãy tin điều chúng con đọc, hãy dạy điều chúng con tin và hãy thi hành điều chúng con dạy !”. Ngoài tiếng lương tâm và cảnh quan của giới tự nhiên, điều mà Kitô hữu chúng ta thường xuyên nghe và đọc chính là Lời Chúa trong Thánh Kinh và các biến cố lịch sử nhân trần. Thế nhưng chúng ta có thực sự xác tín vào Lời của Đấng mà chúng ta tuyên xưng là Cha Toàn năng hay không ? Chúng ta có vững tin vào Giêsu Kitô, Đấng đã vì chúng ta mà hiến trọn cả mạng sống mình không ? Vì sao lời rao giảng của chúng ta xem ra có phần hạn chế hiệu năng và kém sức thuyết phục. Trong nhiều lý do thì thiết nghĩ có lý do đáng kể này: Đó là chúng ta chưa thực sự tin điều chúng ta đọc. Và sự yếu kém lòng tin này biểu lộ qua việc chúng ta chưa nỗ lực thực thi điều chúng ta loan truyền.
Ngay sau biến cố Chúa Hiển Dung, ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan không tiết lộ điều mình xem thấy, nhưng sau khi chứng kiến Thầy từ cõi chết sống lại, nghĩa là khi đã vững tin vào tình yêu và quyền năng của Thầy thì các ngài đã mạnh dạn loan báo cho mọi người. Quả thật, khi đã xác tín thì người ta không thể không công bố “điều mắt thấy, tai nghe” (x.Cv 4,20). Các ngài không chỉ mạnh dạn loan báo điều mắt thấy, tai nghe mà còn can đảm, trung kiên sống điều mình loan báo cho đến giọt máu cuối cùng.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Theo Tin mừng Matthêu tường thuật thì Chúa Giêsu nói với ba vị: “chỗi dậy đi, đừng sợ!” (Mt 17,7) Theo Tin mừng Maccô thì Chúa Giêsu truyền cho các vị “không được kể cho ai nghe những điều vừa trông thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại” (Mc 17,9). Tin mừng Luca thì ghi: “Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy” (Lc 9,36). Như thế chắc chắn phải có lời căn dặn của Chúa Giêsu như tin mừng Maccô tường thuật nên ba vị mới không kể cho các bạn về chuyện lạ lùng cả thể ấy.
Vâng lệnh Chúa Cha, qua lời phán từ trời, ta hãy cùng xét xem đôi điều về những lời của Chúa Giêsu nói với ba môn đệ thân tín để rồi vâng nghe lời Người.
1.“Chỗi dậy đi, đừng sợ!”. Trong thời Cựu Ước, khi Chúa tỏ mình vinh quang thì thường như một Đấng Tối Cao khả úy mà bất cứ ai diện kiến Người đều phải chết. Vì thế thái độ mà dân Chúa xưa cần phải có là kính sợ, thần phục. Đến thời viên mãn Thiên Chúa lại tự mạc khải Người không chỉ là Đấng Tối Cao khả úy mà còn là Người Cha nhân hậu từ bi, chậm bất bình và hết sức khoan dung, là Đấng Toàn Thiện, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân, cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ (x.Mt 5,43-48). Và Người muốn chúng ta hãy vượt qua thái độ kính sợ để đạt đến tâm tình kính mến như tình con cái với cha của mình. Hai tiếng Abba (cha ơi, ba ơi) mà Chúa Giêsu truyền dạy các môn đệ khi cầu nguyện nói lên chân lý này. Và dĩ nhiên khi đến với Đấng Tạo Thành trong tâm tình con với cha thì chúng ta phải sống với nhau như anh chị em một nhà, luôn hiệp thông liên đới với nhau trong mọi hoàn cảnh thuận nghịch.
2.”Đừng nói với bất cứ ai những gì vừa trông thấy cho đến khi Con Người từ cõi chết sống lại !” Cho đến khi Con Người từ cõi chết sống lại, nghĩa là cho đến khi chúng con xác tín Thầy là Thiên Chúa thật, Đấng làm chủ sự sống sự chết. Lời tường thuật về vinh quang của Thầy mà từ miệng của những người đầy xác tín thì mới khả tín, nghĩa là đáng tin và có sức thuyết phục người nghe.
Trong nghi thức phong chức linh mục Hội Thánh có đoạn nhắn nhủ các ứng viên: “Các con hãy tin điều chúng con đọc, hãy dạy điều chúng con tin và hãy thi hành điều chúng con dạy !”. Ngoài tiếng lương tâm và cảnh quan của giới tự nhiên, điều mà Kitô hữu chúng ta thường xuyên nghe và đọc chính là Lời Chúa trong Thánh Kinh và các biến cố lịch sử nhân trần. Thế nhưng chúng ta có thực sự xác tín vào Lời của Đấng mà chúng ta tuyên xưng là Cha Toàn năng hay không ? Chúng ta có vững tin vào Giêsu Kitô, Đấng đã vì chúng ta mà hiến trọn cả mạng sống mình không ? Vì sao lời rao giảng của chúng ta xem ra có phần hạn chế hiệu năng và kém sức thuyết phục. Trong nhiều lý do thì thiết nghĩ có lý do đáng kể này: Đó là chúng ta chưa thực sự tin điều chúng ta đọc. Và sự yếu kém lòng tin này biểu lộ qua việc chúng ta chưa nỗ lực thực thi điều chúng ta loan truyền.
Ngay sau biến cố Chúa Hiển Dung, ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan không tiết lộ điều mình xem thấy, nhưng sau khi chứng kiến Thầy từ cõi chết sống lại, nghĩa là khi đã vững tin vào tình yêu và quyền năng của Thầy thì các ngài đã mạnh dạn loan báo cho mọi người. Quả thật, khi đã xác tín thì người ta không thể không công bố “điều mắt thấy, tai nghe” (x.Cv 4,20). Các ngài không chỉ mạnh dạn loan báo điều mắt thấy, tai nghe mà còn can đảm, trung kiên sống điều mình loan báo cho đến giọt máu cuối cùng.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông cáo của Tòa Thánh về Venezuela
LM. Trần Đức Anh OP
08:53 04/08/2017
VATICAN. Tòa Thánh kêu gọi tôn trọng nhân quyền, tự do, hiến pháp hiện hành và ngưng quốc hội lập hiến mới bầu lên để thay đổi hiến pháp quốc gia.
Trong thông cáo công bố hôm 4-8-2017, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh nói rằng:
”Tòa Thánh tái bày tỏ quan tâm sâu xa vì tình trạng cực đoan hóa và tầm trọng hóa cuộc khủng hoảng tại Cộng hòa Venezuela, làm gia tăng số người chết, bị thương và bị tù. ĐTC, trực tiếp và qua Phủ Quốc Vụ khanh, theo dõi sát tình trạng đó với những biến chuyển về mặt nhân đạo, xã hội, chính trị, kinh tế và cả về mặt tinh thần, và ngài liên tục cầu nguyện cho đất nước Venezuela cùng với tất cả mọi người dân nước này, đồng thời mời gọi các tín hữu trên toàn thế giới cầu nguyện sốt sắng cho ý nguyện đó.
Tòa Thánh cũng xin tất cả các tác nhân chính trị, và đặc biệt là chính phủ Venezuela hãy đảm bảo sự tôn trọng hoàn toàn các quyền con người và các quyền tự do cơ bản, cũng như hiến pháp hiện hành; cần tránh hoặc hãy ngưng những sáng kiến đang tiến hành như Hiến Pháp mới, thay vì tạo điều kiện cho hòa giải và hòa bình, thì lại càng nuôi dưỡng bầu không khí căng thẳng và đụng độ, làm tổn hại đến tương lai; cần tạo những điều kiện để có một giải pháp thương thuyết phù hợp với những đường hướng được trình bày trong thư của Phủ Quốc vụ khanh ngày 1 tháng 12 năm 2016, để ý đến những đau khổ trầm trọng của dân chúng vì những khó khăn trong việc kiếm lương thực và thuốc men và vì thiếu an ninh.
Sau cùng, Tòa Thánh tha thiết yêu gọi toàn thể xã hội hãy tránh mọi hình thức bạo động, đặc biệt Tòa Thánh kêu gọi các lực lượng an ninh hãy tránh dùng võ lực thái quá và không tương ứng”
Trong thông cáo công bố hôm 4-8-2017, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh nói rằng:
Tòa Thánh cũng xin tất cả các tác nhân chính trị, và đặc biệt là chính phủ Venezuela hãy đảm bảo sự tôn trọng hoàn toàn các quyền con người và các quyền tự do cơ bản, cũng như hiến pháp hiện hành; cần tránh hoặc hãy ngưng những sáng kiến đang tiến hành như Hiến Pháp mới, thay vì tạo điều kiện cho hòa giải và hòa bình, thì lại càng nuôi dưỡng bầu không khí căng thẳng và đụng độ, làm tổn hại đến tương lai; cần tạo những điều kiện để có một giải pháp thương thuyết phù hợp với những đường hướng được trình bày trong thư của Phủ Quốc vụ khanh ngày 1 tháng 12 năm 2016, để ý đến những đau khổ trầm trọng của dân chúng vì những khó khăn trong việc kiếm lương thực và thuốc men và vì thiếu an ninh.
Sau cùng, Tòa Thánh tha thiết yêu gọi toàn thể xã hội hãy tránh mọi hình thức bạo động, đặc biệt Tòa Thánh kêu gọi các lực lượng an ninh hãy tránh dùng võ lực thái quá và không tương ứng”
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi TT Trump nhanh chóng làm dịu nhẹ luật buộc ngừa thai.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:10 04/08/2017
Washington (CNS) Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa đã kêu gọi Tổng Thống Donald Trump làm dịu nhẹ “gánh nặng” luật buộc về ngừa thai của Bộ Y Tế và Nhân Sự theo Luật Affordable Care vì nó vi phạm tự do tôn giáo.
Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo thuộc giáo phận Galveston, Houston nói với tờ bình luận chính trị The Hill vào ngày 3 tháng Tám rằng luật buộc này bắt các chủ cơ sở phải mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên bao gồm phần trả tiền thuốc và dụng cụ cho việc ngừa thai và phá thai “theo luật chung của cả nước về sức khỏe”.
Nhắc lại lời cam kết của TT Trump sẽ làm dịu nhẹ luật buộc này trong khi ông ký luật ban hành đề cao tự do ngôn luận và tự do tôn giáo tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 4 tháng Năm. ĐHY DiNardo than phiền rằng từ đó đến nay đã ba tháng trôi qua mà không có biện pháp nào được thực hiện để xóa bỏ những luật buộc của Bộ Y Tế đối với các tổ chức phản đối điều luật đó vì lý do niềm tin tôn giáo.
Những cơ sở từ thiện, trường học và các tổ chức phò sự sống có thể bị phạt hằng triệu đồng nếu không tuân thủ theo luật buộc này.
ĐHY DiNardo nói rằng lời hứa của TT không chỉ bằng lời nói, mà bước kế tiếp là phải ban hành luật yêu cầu Bộ Trưởng Y Tế “xem xét để sửa đổi lại những quy định phù hợp với luật pháp nhằm giải quyết các phản đối dựa theo lương tâm đối với lệnh buộc này. Tuy nhiên, luật buộc khắt khe đó vẫn chưa được sửa đổi. Ngài kêu gọi TT Trump hãy hành động để “chính quyền dành cho chúng tôi cơ hội tham gia đầy đủ vào đời sống người dân Hoa Kỳ.”
“Tự do tôn giáo là quyền cơ bản, không phải là môn bóng đá chính trị. Quyền tự do ấy là tự nhiên nhân bản thuộc về người dân. Một chính quyền phục vụ dân là một chính quyền biết tôn trọng quyền tự do tôn giáo.”
ĐHY lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích luật buộc này sau những cố gắng gần đây của Quốc Hội đã bị thất bại trong việc bãi bỏ Luật Affordable Care Act và sau việc rò rỉ bản dự luật của Bộ Y Tế nhằm miễn trừ cho các tổ chức tôn giáo trong việc thi hành luật buộc về ngừa thai. Bản dự luật này đã có lúc được hoan nghênh bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo và các luật sư đại diện cho nhà dòng Những Nữ Tu Hèn Mọn của Người Nghèo, một nhà dòng đã đứng ra chống lại luật buộc tại Tòa.
Một tài liệu dài 125 trang đang được Phòng Quản Trị và Ngân Sách của Tòa Bạch Ốc xem xét. Tài liệu đưa ra những chi tiết chống lại luật buộc của Affordable Care Act trong việc bắt các chủ cơ sở mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên bao gồm tiền trả cho dịch vụ ngừa thai cho dù lương tâm đạo đức của họ không cho phép.
Bản dự thảo sẽ dành một khoảng điều chỉnh thích hợp cho các tổ chức tôn giáo được quy định bởi chính quyền Obama, như nhà thờ, trường đại học, các cở sở phục vụ xã hội, nếu không muốn thi hành luật buộc về ngừa thai này thì có thể điền vào mẫu đơn và báo cho Bộ Y Tế rằng họ sẽ không cung cấp bảo hiểm cho việc ngừa thai. Bản dự thảo nới rộng sự miễn trừ này cho các chủ cơ sở vì lý do tôn giáo hay lương tâm đạo đức mà chối từ việc mua bảo hiểm cho người phá thai. Luật mới cũng bảo đảm rằng các công ty bảo hiểm có thể cung cấp những chương trình bảo hiểm riêng biệt cho những phụ nữ mà chủ nhân của họ được miễn trừ luật buộc này.
Bộ Y Tế đã gặp phải sự chống đối pháp lý từ nhiều cơ sở tôn giáo trong đó có nhà dòng Nữ Tư Hèn Mọn Của Người Nghèo và các Linh Mục vì Sự Sống. Một vụ kiện kết hợp, Zubik v. Burwell đã được đưa ra xét xử tại Tóa Án Tối Cao vào Tháng Năm 2016, các chánh án đã thống nhất trả hồ sơ về tòa dưới với hướng dẫn rằng những nhân viên cần mua bảo hiểm cho việc ngừa thai thì có thể mua trực tiếp từ công ty bảo hiểm của mình mà không liên quan gì đến chủ cơ sở không muốn trả tiền cho việc bảo hiếm ấy.
Giuse Thẩm Nguyễn
Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo thuộc giáo phận Galveston, Houston nói với tờ bình luận chính trị The Hill vào ngày 3 tháng Tám rằng luật buộc này bắt các chủ cơ sở phải mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên bao gồm phần trả tiền thuốc và dụng cụ cho việc ngừa thai và phá thai “theo luật chung của cả nước về sức khỏe”.
Nhắc lại lời cam kết của TT Trump sẽ làm dịu nhẹ luật buộc này trong khi ông ký luật ban hành đề cao tự do ngôn luận và tự do tôn giáo tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 4 tháng Năm. ĐHY DiNardo than phiền rằng từ đó đến nay đã ba tháng trôi qua mà không có biện pháp nào được thực hiện để xóa bỏ những luật buộc của Bộ Y Tế đối với các tổ chức phản đối điều luật đó vì lý do niềm tin tôn giáo.
Những cơ sở từ thiện, trường học và các tổ chức phò sự sống có thể bị phạt hằng triệu đồng nếu không tuân thủ theo luật buộc này.
ĐHY DiNardo nói rằng lời hứa của TT không chỉ bằng lời nói, mà bước kế tiếp là phải ban hành luật yêu cầu Bộ Trưởng Y Tế “xem xét để sửa đổi lại những quy định phù hợp với luật pháp nhằm giải quyết các phản đối dựa theo lương tâm đối với lệnh buộc này. Tuy nhiên, luật buộc khắt khe đó vẫn chưa được sửa đổi. Ngài kêu gọi TT Trump hãy hành động để “chính quyền dành cho chúng tôi cơ hội tham gia đầy đủ vào đời sống người dân Hoa Kỳ.”
“Tự do tôn giáo là quyền cơ bản, không phải là môn bóng đá chính trị. Quyền tự do ấy là tự nhiên nhân bản thuộc về người dân. Một chính quyền phục vụ dân là một chính quyền biết tôn trọng quyền tự do tôn giáo.”
ĐHY lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích luật buộc này sau những cố gắng gần đây của Quốc Hội đã bị thất bại trong việc bãi bỏ Luật Affordable Care Act và sau việc rò rỉ bản dự luật của Bộ Y Tế nhằm miễn trừ cho các tổ chức tôn giáo trong việc thi hành luật buộc về ngừa thai. Bản dự luật này đã có lúc được hoan nghênh bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo và các luật sư đại diện cho nhà dòng Những Nữ Tu Hèn Mọn của Người Nghèo, một nhà dòng đã đứng ra chống lại luật buộc tại Tòa.
Một tài liệu dài 125 trang đang được Phòng Quản Trị và Ngân Sách của Tòa Bạch Ốc xem xét. Tài liệu đưa ra những chi tiết chống lại luật buộc của Affordable Care Act trong việc bắt các chủ cơ sở mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên bao gồm tiền trả cho dịch vụ ngừa thai cho dù lương tâm đạo đức của họ không cho phép.
Bản dự thảo sẽ dành một khoảng điều chỉnh thích hợp cho các tổ chức tôn giáo được quy định bởi chính quyền Obama, như nhà thờ, trường đại học, các cở sở phục vụ xã hội, nếu không muốn thi hành luật buộc về ngừa thai này thì có thể điền vào mẫu đơn và báo cho Bộ Y Tế rằng họ sẽ không cung cấp bảo hiểm cho việc ngừa thai. Bản dự thảo nới rộng sự miễn trừ này cho các chủ cơ sở vì lý do tôn giáo hay lương tâm đạo đức mà chối từ việc mua bảo hiểm cho người phá thai. Luật mới cũng bảo đảm rằng các công ty bảo hiểm có thể cung cấp những chương trình bảo hiểm riêng biệt cho những phụ nữ mà chủ nhân của họ được miễn trừ luật buộc này.
Bộ Y Tế đã gặp phải sự chống đối pháp lý từ nhiều cơ sở tôn giáo trong đó có nhà dòng Nữ Tư Hèn Mọn Của Người Nghèo và các Linh Mục vì Sự Sống. Một vụ kiện kết hợp, Zubik v. Burwell đã được đưa ra xét xử tại Tóa Án Tối Cao vào Tháng Năm 2016, các chánh án đã thống nhất trả hồ sơ về tòa dưới với hướng dẫn rằng những nhân viên cần mua bảo hiểm cho việc ngừa thai thì có thể mua trực tiếp từ công ty bảo hiểm của mình mà không liên quan gì đến chủ cơ sở không muốn trả tiền cho việc bảo hiếm ấy.
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐHY Parolin tái khẳng định lập trường Tòa Thánh về Jerusalem
LM. Trần Đức Anh OP
17:17 04/08/2017
ROMA. ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh, tái khẳng định lập trường của Tòa Thánh về thành Jerusalem.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Công Giáo Tương Lai (Avvenire) ra ngày 3-8-2017 ở Italia, về những cuộc đụng độ mới đây giữa người Israel và Palestine tại Jerusalem, và cuộc xung đột từ lâu giữa hai bên, ĐHY Parolin nói rằng:
”Tòa Thánh vẫn coi Jerusalem là duy nhất và thánh thiêng đối với người Do thái, Kitô và Hồi giáo, và từ lâu đã đề ra những tiêu chuẩn và điều kiện để giải quyết vấn đề này, nghĩa là Jerusalem được nhìn nhận như nơi chung của tất cả các tín hữu, ”là thành phố mở ngỏ” theo nghĩa nhìn nhận tự do tôn giáo và quyền lợi của tất cả mọi người và cần phải được tôn trọng”.
Theo ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh, ”Nếu sự căng thẳng gia tăng thì cần phải tránh leo thang xung đột. Vấn đề xét cho cùng vẫn là một, nghĩa là ở đây cần có ý chí chính trị. Trong lãnh vực quốc tế, chúng ta có thể nói về bao nhiêu giải pháp khả dĩ và có thể thi hành được, có những giải pháp ấy, có thể trả lời bằng những đề nghị cụ thể để giải quyết các vấn đề, nhưng rất tiếc là dường như mỗi bên thiếu ý chí, không muốn nhượng bộ một phần trong lập trường của mình để đi tới một thỏa hiệp”.
ĐHY Parolin tái khẳng định lập trường của Tòa Thánh, đó là cần có một qui chế dành cho thành Jerusalem được quốc tế công nhận và các tín hữu được tự do lui tới các nơi thánh.. Không có giải pháp khác cho vấn đề này và những căng thẳng tại Jerusalem. Những xung đột bạo lực gần đây cho thấy vấn đề phải được giải quyết trên bình diện quốc tế”.
Về tình hình tại Venezuela vẫn rối ren mặc dù hồi năm ngoái Tòa Thánh đã làm trung gian, ĐHY Parolin nói đó không phải là một sự thất bại. “Trong trường hợp Venezuela, có thể có những ý kiến khác nhau, nhưng điều quan trọng là cố gắng mang lại những câu trả lời có thể thực hiện được, dựa trên tình hình, nhất là để ý đến những điều thực thực sự của dân chúng và công ích phải được chiếm hàng đầu”.
ĐHY cũng nói rằng: ”Ngành ngoại giao Tòa Thánh là ngoại giao hòa bình, không nhắm quyền bính hoặc chính trị, kinh tế, ý thức hệ.. ĐGH vẫn nhắc nhở rằng khi chún gta đứng trước một tình trạng khủng khoảng, thì luôn phải cứu xét xem Tòa Thánh hoạt động như thế nào: đó là một ngành ngoại giao hoạt động, chứ khôn gphải là ngoại giao phản ứng. Vì thế chúng tôi tìm cách đóng góp phần của mình. Nhiều khi điều này không thành công, nhưng điều quan trọng là cố gắng” (Avvenire 3-8-2017)
Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Công Giáo Tương Lai (Avvenire) ra ngày 3-8-2017 ở Italia, về những cuộc đụng độ mới đây giữa người Israel và Palestine tại Jerusalem, và cuộc xung đột từ lâu giữa hai bên, ĐHY Parolin nói rằng:
Theo ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh, ”Nếu sự căng thẳng gia tăng thì cần phải tránh leo thang xung đột. Vấn đề xét cho cùng vẫn là một, nghĩa là ở đây cần có ý chí chính trị. Trong lãnh vực quốc tế, chúng ta có thể nói về bao nhiêu giải pháp khả dĩ và có thể thi hành được, có những giải pháp ấy, có thể trả lời bằng những đề nghị cụ thể để giải quyết các vấn đề, nhưng rất tiếc là dường như mỗi bên thiếu ý chí, không muốn nhượng bộ một phần trong lập trường của mình để đi tới một thỏa hiệp”.
ĐHY Parolin tái khẳng định lập trường của Tòa Thánh, đó là cần có một qui chế dành cho thành Jerusalem được quốc tế công nhận và các tín hữu được tự do lui tới các nơi thánh.. Không có giải pháp khác cho vấn đề này và những căng thẳng tại Jerusalem. Những xung đột bạo lực gần đây cho thấy vấn đề phải được giải quyết trên bình diện quốc tế”.
Về tình hình tại Venezuela vẫn rối ren mặc dù hồi năm ngoái Tòa Thánh đã làm trung gian, ĐHY Parolin nói đó không phải là một sự thất bại. “Trong trường hợp Venezuela, có thể có những ý kiến khác nhau, nhưng điều quan trọng là cố gắng mang lại những câu trả lời có thể thực hiện được, dựa trên tình hình, nhất là để ý đến những điều thực thực sự của dân chúng và công ích phải được chiếm hàng đầu”.
ĐHY cũng nói rằng: ”Ngành ngoại giao Tòa Thánh là ngoại giao hòa bình, không nhắm quyền bính hoặc chính trị, kinh tế, ý thức hệ.. ĐGH vẫn nhắc nhở rằng khi chún gta đứng trước một tình trạng khủng khoảng, thì luôn phải cứu xét xem Tòa Thánh hoạt động như thế nào: đó là một ngành ngoại giao hoạt động, chứ khôn gphải là ngoại giao phản ứng. Vì thế chúng tôi tìm cách đóng góp phần của mình. Nhiều khi điều này không thành công, nhưng điều quan trọng là cố gắng” (Avvenire 3-8-2017)
Top Stories
Chine: La Société des Missions étrangères de Paris, sujet d’études de chercheurs de Chine continentale
Eglises d'Asie
08:48 04/08/2017
Des chercheurs de Chine continentale ont participé à une conférence internationale consacrée aux « Liens entre les Missions étrangères de Paris et la Chine depuis la dynastie Qing » les 26 et 27 juillet derniers à l’université chinoise de Hongkong.
Destiné en priorité au monde universitaire de Chine continentale, ce colloque avait vocation à réunir les chercheurs de différentes disciplines des sciences humaines et sociales qui étudient les liens qu’entretiennent la Société des Missions étrangères de Paris et la société chinoise depuis sa fondation sous la dynastie Qing (1644-1912).
La Société des Missions étrangères de Paris, officiellement fondée en 1663, a envoyé plus de 1200 prêtres annoncer l’Evangile en Chine, dans le respect de la culture locale. Le premier membre de la Société à entrer en Chine est François Pallu, vicaire apostolique nommé par le pape Alexandre VII dans le sud du pays, en 1683. Les missionnaires seront généralement envoyés dans des campagnes reculées.
Un colloque inédit
Le colloque organisé par le centre d’études catholiques de l’université chinoise de Hongkong présentait donc un caractère inédit dans la mesure où l’apport des MEP au monde chinois demeure encore largement méconnu et rarement étudié. Si le P. Matteo Ricci fait l’objet de nombreux colloques, l’étude des Sociétés missionnaires liées à la période coloniale était, jusqu’à présent, un sujet banni. La participation de chercheurs du continent à ce colloque semble indiquer une évolution à ce sujet.
Pour cette première édition, un appel à contribution avait été lancé en novembre 2016. Une vingtaine de réponses étaient attendues ; se sont manifestés une quarantaine de chercheurs internationaux, dont une trentaine de chinois du Continent. Ces derniers représentaient différentes disciplines de sciences sociales et humaines : histoire, linguistique, sociologie, droit, sciences politiques, … Les organisateurs ont donc pris la décision d’organiser des sessions semi-plénières, qui se sont tenues en parallèle dans le cadre de deux cycles thématiques, afin de permettre à tous les chercheurs de présenter le contenu de leurs recherches.
Un premier cycle a présenté l’implantation et le développement des MEP en Chine (notamment autour de la guerre de l’opium et pendant la période des persécutions), selon le principe d’inculturation qui gouverne la Société des MEP.
Un second cycle a permis d’étudier les apports éducatifs, architecturaux, économiques, linguistiques des missionnaires, essentiellement dans les campagnes reculées du Nord-Est et du Sud-Ouest du pays. Des chercheurs ont ainsi présenté les spécificités de l’architecture des séminaires bâtis par les MEP dans le Sichuan, et la création d’écoles au sein des minorités, notamment dans le Tibet et dans le Yunnan. Dans cette région, sont notamment étudiés les liens du P. Alfred Liétard (1872-1912), membre des MEP, avec l’implantation de la production de café.
Une expérience à renouveler ?
A l’issue de ces échanges, une table-ronde a effectué le bilan de ces journées et souligné la qualité et la diversité des contributions. Les chercheurs ont salué cette initiative, qui leur a permis de se rencontrer, de mettre en place une plateforme d’échanges, et de mieux comprendre les apports des Missions étrangères de Paris à la société chinoise, les missionnaires ayant réalisé discrètement un travail important. Ils ont salué « la très grande réussite de ce colloque », chaleureusement remercié les organisateurs et exprimé le souhait que ces rencontres se poursuivent.
De retour en France, le P. Jean Charbonnier, prêtre des MEP et sinologue, a indiqué avoir été impressionné par la rigueur des travaux effectués, généralement par des non-chrétiens.
Contacté par la Rédaction d'Eglises d'Asie, M. Pierre-Emmanuel Roux, maître de conférences à l'université Paris-Diderot et membre du Centre Chine-Corée-Japon de l'EHESS considère que « ce colloque a ouvert de nouvelles perspectives pour la recherche sur les sociétés missionnaires en Chine, en proposant un regard chinois sur les MEP, hors du simple cadre de l’histoire missionnaire. Les possibilités pour les chercheurs dans les années à venir sont nombreuses, même si travailler sur les religions demeure sensible en Chine. »
En parallèle de ce colloque, une exposition, en chinois et en anglais, a présenté les contributions des missionnaires MEP en Chine.
Le lendemain du colloque, une visite guidée des lieux historiques des MEP à Hongkong a été organisée. Les participants ont ainsi eu l’opportunité de découvrir la procure de Battery Path (1919-1953, vendue aux autorités civiles et qui a notamment servi de Cour de dernier appel), l’imprimerie de Nazareth (cédée à l’université de Hongkong en 1954) et le sanatorium de Béthanie (désormais utilisé par l’école de l’Académie du cinéma et de télévision), autant de lieux qui ne sont généralement pas ouverts au public.
Les actes du colloque feront prochainement l’objet d’une publication en chinois. (eda/rg)
(Source: Eglises d'Asie, le 4 août 2017)
Destiné en priorité au monde universitaire de Chine continentale, ce colloque avait vocation à réunir les chercheurs de différentes disciplines des sciences humaines et sociales qui étudient les liens qu’entretiennent la Société des Missions étrangères de Paris et la société chinoise depuis sa fondation sous la dynastie Qing (1644-1912).
La Société des Missions étrangères de Paris, officiellement fondée en 1663, a envoyé plus de 1200 prêtres annoncer l’Evangile en Chine, dans le respect de la culture locale. Le premier membre de la Société à entrer en Chine est François Pallu, vicaire apostolique nommé par le pape Alexandre VII dans le sud du pays, en 1683. Les missionnaires seront généralement envoyés dans des campagnes reculées.
Un colloque inédit
Le colloque organisé par le centre d’études catholiques de l’université chinoise de Hongkong présentait donc un caractère inédit dans la mesure où l’apport des MEP au monde chinois demeure encore largement méconnu et rarement étudié. Si le P. Matteo Ricci fait l’objet de nombreux colloques, l’étude des Sociétés missionnaires liées à la période coloniale était, jusqu’à présent, un sujet banni. La participation de chercheurs du continent à ce colloque semble indiquer une évolution à ce sujet.
Pour cette première édition, un appel à contribution avait été lancé en novembre 2016. Une vingtaine de réponses étaient attendues ; se sont manifestés une quarantaine de chercheurs internationaux, dont une trentaine de chinois du Continent. Ces derniers représentaient différentes disciplines de sciences sociales et humaines : histoire, linguistique, sociologie, droit, sciences politiques, … Les organisateurs ont donc pris la décision d’organiser des sessions semi-plénières, qui se sont tenues en parallèle dans le cadre de deux cycles thématiques, afin de permettre à tous les chercheurs de présenter le contenu de leurs recherches.
Un premier cycle a présenté l’implantation et le développement des MEP en Chine (notamment autour de la guerre de l’opium et pendant la période des persécutions), selon le principe d’inculturation qui gouverne la Société des MEP.
Un second cycle a permis d’étudier les apports éducatifs, architecturaux, économiques, linguistiques des missionnaires, essentiellement dans les campagnes reculées du Nord-Est et du Sud-Ouest du pays. Des chercheurs ont ainsi présenté les spécificités de l’architecture des séminaires bâtis par les MEP dans le Sichuan, et la création d’écoles au sein des minorités, notamment dans le Tibet et dans le Yunnan. Dans cette région, sont notamment étudiés les liens du P. Alfred Liétard (1872-1912), membre des MEP, avec l’implantation de la production de café.
Une expérience à renouveler ?
A l’issue de ces échanges, une table-ronde a effectué le bilan de ces journées et souligné la qualité et la diversité des contributions. Les chercheurs ont salué cette initiative, qui leur a permis de se rencontrer, de mettre en place une plateforme d’échanges, et de mieux comprendre les apports des Missions étrangères de Paris à la société chinoise, les missionnaires ayant réalisé discrètement un travail important. Ils ont salué « la très grande réussite de ce colloque », chaleureusement remercié les organisateurs et exprimé le souhait que ces rencontres se poursuivent.
De retour en France, le P. Jean Charbonnier, prêtre des MEP et sinologue, a indiqué avoir été impressionné par la rigueur des travaux effectués, généralement par des non-chrétiens.
Contacté par la Rédaction d'Eglises d'Asie, M. Pierre-Emmanuel Roux, maître de conférences à l'université Paris-Diderot et membre du Centre Chine-Corée-Japon de l'EHESS considère que « ce colloque a ouvert de nouvelles perspectives pour la recherche sur les sociétés missionnaires en Chine, en proposant un regard chinois sur les MEP, hors du simple cadre de l’histoire missionnaire. Les possibilités pour les chercheurs dans les années à venir sont nombreuses, même si travailler sur les religions demeure sensible en Chine. »
En parallèle de ce colloque, une exposition, en chinois et en anglais, a présenté les contributions des missionnaires MEP en Chine.
Le lendemain du colloque, une visite guidée des lieux historiques des MEP à Hongkong a été organisée. Les participants ont ainsi eu l’opportunité de découvrir la procure de Battery Path (1919-1953, vendue aux autorités civiles et qui a notamment servi de Cour de dernier appel), l’imprimerie de Nazareth (cédée à l’université de Hongkong en 1954) et le sanatorium de Béthanie (désormais utilisé par l’école de l’Académie du cinéma et de télévision), autant de lieux qui ne sont généralement pas ouverts au public.
Les actes du colloque feront prochainement l’objet d’une publication en chinois. (eda/rg)
(Source: Eglises d'Asie, le 4 août 2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Tỉnh Sài Gòn : Hội Trại Thiếu Nhi Thánh Thể
Người Giồng Trôm
09:06 04/08/2017
Để ghi dấu ấn kỷ niệm 100 năm Thiếu Nhi Thánh Thể Thế Giới và 85 Năm Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT)Giáo Tỉnh Sài Gòn, Cha Tuyên Úy TNTT Giáo Tỉnh Sài Gòn cùng Ban Tổ Chức đã tổ chức Hội Trại mừng ngày đặc biệt này. Hội Trại kỷ niệm ngày đặc biệt này được tổ chức tại Giáo Xứ Thái Hòa – Giáo Phận Xuân Lộc trong 2 ngày 4.5 tháng 8 năm 2017.
15 g 00 chiều hôm nay, Thứ Sáu 4 tháng 8 năm 2017, Hội Trại được khai mạc hết sức long trọng.
Xem Hình
Mở đầu cho chương trình khai mạc Hội Trại, thể hiện tinh thần và đặc biệt chào đón Đức Cha, Đức Ông, quý Cha và trại sinh là tiếng trống được tấu lên những giai điệu dòn giã và rộn ràng.
MC điều khiển cho chương trình khai mạc hôm nay là Trưởng Vũ Minh, một MC khá quen thuộc trong nhiều chương trình, hội nghị, Thánh Ca Công Giáo.
Những hồi trống chào đón đã khép lại, MC giới thiệu các vị khách quý đến với các tham dự viên đó là sự hiện diện của Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân – Giám Mục Phụ Tá Giám Mục Xuân Lộc, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Cha Giuse Phạm Đức Tuấn – Tổng Tuyên Úy PT TNTT Việt Nam, Cha nguyên Tổng Tuyên Úy Phaolô Nguyễn Văn Thảnh, Quý Cha Tuyên Úy Giáo Tỉnh Huế, Hà Nội và dĩ nhiên là Sài Gòn thuộc Ban Tổn Chức. Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của hơn 50 cha đến từ các Giáo Tỉnh Hà Nội, Huế và đông nhất là Sài Gòn.
Các tham dự viên là quý Trợ Úy, Trợ Tá, Trưởng của Hà Nội, Huế, Sài Gòn và có cả từ nước Úc xa xôi nữa. Đặc biệt có sự hiện diện của thiếu nhi là mầm non của Giáo Hội cũng như của TNTT.
Bắt đầu phần diễu hành và trưng biểu tượng hội trại. Biểu tượng cho hội trại hôm nay mang đầy đủ ý nghĩa của phong trào TNTT và đặc biệc có tên của Hội Trại là Tabor do cựu Huynh Trưởng giáo xứ Đông Hòa thực hiện. Biểu tượng này như nói lên tấm lòng yêu mến TNTT dù không còn sinh hoạt với TNTT nữa.
Sau đó, Cha Vinhsơn Phaolô Phạm Thới Hòa – Tuyên Úy TNTT Giáo Tỉnh Sài Gòn có đôi lời chào đón Đức Cha, Đức Ông, quý Cha và tham dự viên.
Đang khi đó, sự hiện diện hết sức đặc biệt của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương – Giám mục Giáo Phận Đà Lạt. Sự hiện diện của Cha chiều hôm nay nói lên tâm tình yêu mến và biết ơn PT TNTT.
Lời chào mừng của Cha Vinhsơn Phaolô kết thúc. Tiếp đến là chương trình diễn hành của các liên đoàn đến từ các Giáo Phận thuộc Giáo Tỉnh Sài Gòn : Xuân Lộc, Cần Thơ (Đoàn Công Quý), Phú Cường, Đà Lạt, Long Xuyên (Emmanuel Thuận), Sài Gòn, Vĩnh Long, Mỹ Tho (các Thánh Tử Đạo), Phan Thiết (Đức Mẹ Tàpao).
Sau phần diễu hành là phần chào cờ và thiếu nhi thuộc giáo xứ Thái Hòa thực hiện bài múa của mình để tặng Hội Trại.
Hết sức đặc biệt, Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân ngỏ chút tâm tình với Hội Trại. Có ai nào đó nhắc Đức Cha rằng trời mưa nhưng rồi Đức Cha khẽ nói nhưng chúng tôi vẫn nghe được : Mưa này chưa ăn thua gì !Mưa này nhớ những ngày cơ hàn đi gặt lúa !
Đức Cha nói rằng Đức Cha đứng ở đây với con tim bồi hồi và thiết tha.
“Cha rất hân hạnh và nồng nhiệt khi nhìn thấy quý Cha Tổng Tuyên Úy, các cha Tuyên Úy của các Giáo Phận”.
Và Đức Cha chia sẻ Đức Cha có chút kinh nghiệm Thiếu Nhi Thánh Thể trước năm 1975.
“Cha xin nói 2 ý tưởng : Kinh nghiệm bản thân Cha về luyện võ thuật. Võ thuật hồi trước khá phổ biến, sau 1975 khó khăn. Về võ thuật Cha luyện 46 năm. Cho đến bây giờ chưa bỏ.
Về Võ Thuật Taekwondo, Cha xin chia sẻ với chúng con là phương pháp huấn luyện con người. Có 3 trình độ : Phòng Thân : Thấp nhất, chỉ nghĩ đến bản thân mà thôi và có khi loại trừ người khác.
Đai đỏ 2geup thuộc trình độ 2. Con người phải có Văn và Võ, Văn không võ, Võ không Văn thì dở. Văn học giỏi mà Võ điêu luyện mới ra hai phần con người. 2 ngành lớn Quan văn quan Võ. Văn phát triển trí tuệ. Võ để giữ gìn an ninh trật tự. Văn võ đi đôi với nhau.
Trình độ 3 của võ là phải hiệp nhất muôn người trong con đường của mình.
Taekwondo : Võ này xuất phát từ Đại Hàn, dành cho quân đội Đại Hàn và và các trường Đại Học Đại Hàn. Trước 1975 mướn võ sĩ
1971 được thụ giáo với một võ sư Nguyễn Văn Oanh.
Cha muốn nói điều này là trong 20 bài quyền của Taekwondo
Bài đầu tiên ... 4 hướng, nói lên nền tảng 4 phương của Thế GIới. Muốn nói lên ôm trọn thế giới. Và bài 20 là bài đi 1 đường thẳng, ngụ ý hiệp nhất mọi người nên một để trở thành gia đình loài người”.
Nói là làm, Đức Cha đã biểu diễn cho mọi người xem bài quyền đầu tiên. Xong bài quyền, Đức Cha nói tiếp : Đón nhận anh em 4 phương
Chuyện thứ 2 đó là phương tiện xây dựng cho loài người có một tinh thần hiệp nhất bao dung đón nhận nhau chứ không loại trừ.
Ý nghĩa của ngày trại Tabor : Ngước nhìn lên Tabor chúng ta thấy Chúa Giêu su hiện diện với 3 môn đệ thân tín. Trong câu chuyện xảy ra có Mose và Elia. Chúng ta nhìn câu chuyện và biến cố Tabor trong nhãn quan của Chúa Giêu su Thầy có một ước mơ là mang lửa đến trần gian và ước cho lửa bừng cháy. Chúa muốn cứu độ thế gian. Chúa chọn 12 tông đồ. Chúa chọn con người như miệng, bàn tay, bước chân đi xa của Chúa, như trái tim của Chúa để cứu độ loài người. 12 môn đệ của Chúa xuất thân từ những ngư phủ tầm thường mà biến đổi thế giới, thay đổi thế giới, mang Tin Mừng đến thế giới. Các Giám Mục, linh mục tiếp tục công trình của Chúa như muối men, ánh sáng cho đời ... Chúng ta nhìn lên Tabor thấy chân dung Chúa sáng ngời và nhớ ước mơ Thầy mang lửa cho thế gian và dựa vào các tông đồ. Sau 21 Thế Kỷ, Chúa nói, Chúa cần các con để các con trở thành lời phát ngôn, tay chân của Chúa và trái tim của con là Trái Tim của Chúa để yêu thương mọi người và để ơn cứu độ của Chúa đến mọi người và chúng ta tạo nên một thế giới hạnh phúc”.
Sau những lời hết sức chân tình tâm huyết đó, Đức Cha Gioan tuyên bố Hội Trại bắt đầu.
Mọi người cùng cất cao bài ca hiệp nhất.
Và rồi MC mời Đức Cha Anton Vũ Huy Chương chia sẻ.
Cũng rất chân tình, Đức Cha Anton kể lại câu chuyện của một anh chàng mất đức tin mà nhiều người đã được nghe để như nói về con người yếu kém đức tin.
Đức Cha hỏi các bạn trẻ : Về xứ, chỉ vì ham chơi mà làm việc này không ? nếu ham chơi thì mau qua lắm. Tôi dám chắc các bạn đã trước đó, hôm nay và sau này vất vả lo cho thiếu nhi thì các bạn tin vào Thiên Chúa. Các bạn đã tin vào Thiên Chúa và làm theo ý Thiên Chúa muốn. Các bạn giáo dục các em thiếu nhi cho nên đây là dấu hiệu tốt. Có nhiều bạn trẻ đi nhà thờ mặc dù không vào thiếu nhi Thánh Thể nhưng vẫn trung thành với việc đi Lễ ... Có bạn trẻ còn ăn chay, hãm mình ... giúp tiền lo cho người nghèo v.v... đó là dấu hiệu việc làm giới trẻ còn đức tin chứ không phải mất đức tin. Các bạn ở giáo xứ, được bao nhiêu bạn sinh hoạt Thiếu nhi Thánh Thể là huynh trưởng, bao nhiêu bạn đi Lễ. Tính phần trăm. Không đi lễ là dấu hiệu không tin vào Chúa hoặc là đi lễ ôm, đi lễ ôm các bạn biết rồi ! Ngồi trên xe tán gẫu rồi lướt điện thoại, cũng gọi là đi Lễ. Không đi thì không yên tâm, rõ ràng là kém đức tin. Có bạn thấy không cần Thiên Chúa nữa bởi vì đức tin dựa vào Thiên Chúa mà bây giờ dựa vào khoa học kỹ thuật nên bây giờ không cần Thiên Chúa và do đó cần huấn luyện về đức tin dù là khoa học tiến bộ. Các bạn biết chuyện trên chuyến tàu lửa có một bạn sinh viên đại học ngồi đối diện cụ già, thấy cụ già lấy tràng hạt lần hạt. Chàng sinh viên khó chịu vì thời buổi này mà còn lần chuỗi. Anh ta tìm cách ngồi gần cụ già và nói : “Cụ già ơi ! Thời đại này văn minh rồi ! Cháu sẽ tặng cụ ít sách để Cụ hiểu, khoa học là số 1. Cụ cho cháu xin địa chỉ cháu gửi sách cho Cụ”. Cụ đưa danh thiếp cho anh thanh niên và đút túi nhanh. Tối về nhà mở ra mới thấy danh thiếp ghi là Louis Pasteur. Khi anh ta chỉ là sinh viên mà như thế biểu lộ không tin vào Chúa.
Tin là dựa vào Chúa nhưng người ta dựa vào khoa học, tiền bạc, của cải. Các bạn ai cũng lo trau dồi kiến thức cho nhiều bởi vì nhiều kiến thức đó có công ăn việc làm nuôi sống gia đình v.v... Người ta quan tâm là tạo tương lai. Khi có tiền có bạc là yên tâm rồi ! cần gì nữa đâu”.
Chưa hết, Đức Cha Anton kể tiếp cho Hội Trại nghe : “Có một ông 50 tuổi mà chịu khó làm ăn. Có nhiêu tiền mua vàng. Mua vàng để trong cái thùng gọi là thùng đạn. Ông nghĩ rằng vàng bạc ông có là khỏe rồi nhưng ông bị tai biến nằm đấy. Đến khi tỉnh lại thì việc đầu tiên ông nói với vợ là lấy cây vàng mới mua ra đây cho tôi coi. Bà vợ nói là vàng còn yên không mất cây nào ! Cứ khỏe rồi tính.
Ông nói : “Tôi hồ nghi nó thiếu mấy phân, đem ra cho tôi coi !”
Ông nâng lên và nói : “Bà đem ra ngay để người ta đền bù cho mình vì thiếu”.
Sau đó ông buông 2 tay nghẹo cổ và đi luôn.
Một người tin vàng đem hạnh phúc cho mình nhưng cuối cùng là như vậy. Chúng ta kiếm tiền nhưng chỉ dựa vào tiền thì không được. Một trong những nguyên nhân làm giảm đức tin đó là khoa học, tiền bạc, của cải ... đó là chưa nói vào mình bám tài năng, sức khỏe. Sức khỏe, tài năng ... không đem lại hạnh phúc vĩnh cửu cho mình cho dù chân lý thuộc đức tin. Nếu hiểu và học giáo lý tìm tin nằm ở chỗ nào, chân lý đức tin nằm chỗ nào, tin như vậy mang lại ích lợi gì cho con người. Do đó muốn củng cố đức tin, trước hết học giáo lý.
Từ khi có phong trào TNTT, ở Đà Lạt có giáo lý viên bây giờ phải trao cho Huynh trưởng TNTT. Các em có 1 nhưng 2 bên là giáo lý viên và Huynh Trưởng tranh nhau thì lấy giờ đâu học. Tôi khích lệ không phải chỉ dạy giáo lý mà thôi nhưng các huynh trưởng giúp thiếu nhi sống đạo bằng cách cụ thể là đi lễ, cầu nguyện ...
Huynh Trưởng giúp các em giáo lý đó là điều quan trọng để đào tạo đức tin.
Điểm thứ hai là các huynh trưởng giúp các em siêng năng đi lễ, thậm chí còn phát phiếu. Nhiều đứa sợ không đủ phiếu thì không được Rước Lễ, Thêm Sức ... ít ra đi như vậy mình dạy cho nó giáo lý. Nếu mình cho nó sợ mà thôi thì không đạt được yêu cầu giáo dục đức tin qua việc tham dự Phụng vụ. Phải tìm cách cho các em đi lễ, học giáo lý nhưng phải có ý hướng đào tạo cho các em tham dự không phải vì phiếu, vì sợ ...
Cuối cùng các bạn thấy rồi !Mình học giáo lý, tham dự Thánh Lễ, yêu mến Chúa Giesu Thánh Thể mà mình không sống yêu thương đó là thiếu sót lớn và trầm trọng vì rất nhiều người siêng đi lễ nhưng không quan tâm đủ đời sống bác ái. Do đó mà điều quan trọng nhất là huynh trưởng giúp các em sống bác ái, yêu thương. Một khi các em tiếp cận Giáo Lý với Kinh Thánh, siêng năng đi Lễ, xưng tội rước lễ thì các em sống yêu thương.
Xin các huynh trưởng xem các em thực tế sống yêu thương không ? Để giúp các em sống yêu thương.
Khi các em chuẩn bị xưng tội, khảo giáo lý thuộc thì tốt ! Thuộc giáo lý thôi chưa đủ nhưng mình xem các em sống yêu thương như thế nào rồi mình giúp cho các em sống đạo và quan trọng nhất là sống yêu thương.
Thưa các bạn ! Thời gian qua đi rất mau. Đáp lại lời của ban Tổ Chức tôi đã chia sẻ. Tôi cám ơn Phong trào TNTT và khích lệ PT TNTT nhiều. Xin cảm ơn ban Tổ Chức và cám ơn các bạn ...”
Tiếp đến Hội Trại nghe tâm tình chia sẻ của Cha Phaolô Nguyễn Văn Thảnh đến từ Giáo phận Vĩnh Long. Tuy tuổi đã cao nhưng vì lòng yêu mến TN TT, Cha đã đến với Hội Trại.
Rất mộc mạc và đậm chất miền Nam, Cha Phaolô mừng vì có Tổng Tuyên Úy mới và Cha cầu chúc phong trào được khai thông tiến tới ...
Sau đó, các phân đoàn của TNTT Giáo Xứ Trà Cổ đã trình diễn phần của mình.
Phần trình bày khép lại, Cha Giuse Phạm Đức Tuấn – Tổng Tuyên Úy TNTT Việt Nam chia sẻ đôi chút với cộng đoàn. Cha chia sẻ rằng rất mừng vì TNTT không chỉ giáo dục đức tin mà còn hướng dẫn các em sống đạo. Đặc biệt
năm 2016 HĐGM phát động phong trào TN TT và có thêm 2 ngành mới.
Tâm tình của Cha Giuse khép lại để nhường cho Ban Sinh Hoạt sinh hoạt với các tham dự viên.
Ban Tổ Chức thông báo vào lúc 17 g 00 các bạn dùng cơm chung với nhau. Ban Tổ Chức cũng chào quý Đức Cha, Đức Ông, quý Cha và vẫn mong ước các đấng đồng hành trọn vẹn trong 2 ngày Hội Trại này.
Thông báo của Ban Tổ chức cũng đã khép lại phần khai mạc Hội Trại kỷ niệm 100 năm Thiếu Nhi Thánh Thể Thế Giới và 85 Năm Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT) Giáo Tỉnh Sài Gòn.
Xin Chúa Thánh Thần thổi một luồn gió mới vào Hội Trại để rồi trong những ngày này và sau những ngày này, phong trào TNTT Giáo Tỉnh Sài Gòn nói riêng và của 3 Giáo Tỉnh nói chung luôn phát triển và sinh hoa kết quả như lòng Chúa mong muốn.
15 g 00 chiều hôm nay, Thứ Sáu 4 tháng 8 năm 2017, Hội Trại được khai mạc hết sức long trọng.
Xem Hình
Mở đầu cho chương trình khai mạc Hội Trại, thể hiện tinh thần và đặc biệt chào đón Đức Cha, Đức Ông, quý Cha và trại sinh là tiếng trống được tấu lên những giai điệu dòn giã và rộn ràng.
MC điều khiển cho chương trình khai mạc hôm nay là Trưởng Vũ Minh, một MC khá quen thuộc trong nhiều chương trình, hội nghị, Thánh Ca Công Giáo.
Những hồi trống chào đón đã khép lại, MC giới thiệu các vị khách quý đến với các tham dự viên đó là sự hiện diện của Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân – Giám Mục Phụ Tá Giám Mục Xuân Lộc, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Cha Giuse Phạm Đức Tuấn – Tổng Tuyên Úy PT TNTT Việt Nam, Cha nguyên Tổng Tuyên Úy Phaolô Nguyễn Văn Thảnh, Quý Cha Tuyên Úy Giáo Tỉnh Huế, Hà Nội và dĩ nhiên là Sài Gòn thuộc Ban Tổn Chức. Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của hơn 50 cha đến từ các Giáo Tỉnh Hà Nội, Huế và đông nhất là Sài Gòn.
Các tham dự viên là quý Trợ Úy, Trợ Tá, Trưởng của Hà Nội, Huế, Sài Gòn và có cả từ nước Úc xa xôi nữa. Đặc biệt có sự hiện diện của thiếu nhi là mầm non của Giáo Hội cũng như của TNTT.
Bắt đầu phần diễu hành và trưng biểu tượng hội trại. Biểu tượng cho hội trại hôm nay mang đầy đủ ý nghĩa của phong trào TNTT và đặc biệc có tên của Hội Trại là Tabor do cựu Huynh Trưởng giáo xứ Đông Hòa thực hiện. Biểu tượng này như nói lên tấm lòng yêu mến TNTT dù không còn sinh hoạt với TNTT nữa.
Sau đó, Cha Vinhsơn Phaolô Phạm Thới Hòa – Tuyên Úy TNTT Giáo Tỉnh Sài Gòn có đôi lời chào đón Đức Cha, Đức Ông, quý Cha và tham dự viên.
Đang khi đó, sự hiện diện hết sức đặc biệt của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương – Giám mục Giáo Phận Đà Lạt. Sự hiện diện của Cha chiều hôm nay nói lên tâm tình yêu mến và biết ơn PT TNTT.
Lời chào mừng của Cha Vinhsơn Phaolô kết thúc. Tiếp đến là chương trình diễn hành của các liên đoàn đến từ các Giáo Phận thuộc Giáo Tỉnh Sài Gòn : Xuân Lộc, Cần Thơ (Đoàn Công Quý), Phú Cường, Đà Lạt, Long Xuyên (Emmanuel Thuận), Sài Gòn, Vĩnh Long, Mỹ Tho (các Thánh Tử Đạo), Phan Thiết (Đức Mẹ Tàpao).
Sau phần diễu hành là phần chào cờ và thiếu nhi thuộc giáo xứ Thái Hòa thực hiện bài múa của mình để tặng Hội Trại.
Hết sức đặc biệt, Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân ngỏ chút tâm tình với Hội Trại. Có ai nào đó nhắc Đức Cha rằng trời mưa nhưng rồi Đức Cha khẽ nói nhưng chúng tôi vẫn nghe được : Mưa này chưa ăn thua gì !Mưa này nhớ những ngày cơ hàn đi gặt lúa !
Đức Cha nói rằng Đức Cha đứng ở đây với con tim bồi hồi và thiết tha.
“Cha rất hân hạnh và nồng nhiệt khi nhìn thấy quý Cha Tổng Tuyên Úy, các cha Tuyên Úy của các Giáo Phận”.
Và Đức Cha chia sẻ Đức Cha có chút kinh nghiệm Thiếu Nhi Thánh Thể trước năm 1975.
“Cha xin nói 2 ý tưởng : Kinh nghiệm bản thân Cha về luyện võ thuật. Võ thuật hồi trước khá phổ biến, sau 1975 khó khăn. Về võ thuật Cha luyện 46 năm. Cho đến bây giờ chưa bỏ.
Về Võ Thuật Taekwondo, Cha xin chia sẻ với chúng con là phương pháp huấn luyện con người. Có 3 trình độ : Phòng Thân : Thấp nhất, chỉ nghĩ đến bản thân mà thôi và có khi loại trừ người khác.
Đai đỏ 2geup thuộc trình độ 2. Con người phải có Văn và Võ, Văn không võ, Võ không Văn thì dở. Văn học giỏi mà Võ điêu luyện mới ra hai phần con người. 2 ngành lớn Quan văn quan Võ. Văn phát triển trí tuệ. Võ để giữ gìn an ninh trật tự. Văn võ đi đôi với nhau.
Trình độ 3 của võ là phải hiệp nhất muôn người trong con đường của mình.
Taekwondo : Võ này xuất phát từ Đại Hàn, dành cho quân đội Đại Hàn và và các trường Đại Học Đại Hàn. Trước 1975 mướn võ sĩ
1971 được thụ giáo với một võ sư Nguyễn Văn Oanh.
Cha muốn nói điều này là trong 20 bài quyền của Taekwondo
Bài đầu tiên ... 4 hướng, nói lên nền tảng 4 phương của Thế GIới. Muốn nói lên ôm trọn thế giới. Và bài 20 là bài đi 1 đường thẳng, ngụ ý hiệp nhất mọi người nên một để trở thành gia đình loài người”.
Nói là làm, Đức Cha đã biểu diễn cho mọi người xem bài quyền đầu tiên. Xong bài quyền, Đức Cha nói tiếp : Đón nhận anh em 4 phương
Chuyện thứ 2 đó là phương tiện xây dựng cho loài người có một tinh thần hiệp nhất bao dung đón nhận nhau chứ không loại trừ.
Ý nghĩa của ngày trại Tabor : Ngước nhìn lên Tabor chúng ta thấy Chúa Giêu su hiện diện với 3 môn đệ thân tín. Trong câu chuyện xảy ra có Mose và Elia. Chúng ta nhìn câu chuyện và biến cố Tabor trong nhãn quan của Chúa Giêu su Thầy có một ước mơ là mang lửa đến trần gian và ước cho lửa bừng cháy. Chúa muốn cứu độ thế gian. Chúa chọn 12 tông đồ. Chúa chọn con người như miệng, bàn tay, bước chân đi xa của Chúa, như trái tim của Chúa để cứu độ loài người. 12 môn đệ của Chúa xuất thân từ những ngư phủ tầm thường mà biến đổi thế giới, thay đổi thế giới, mang Tin Mừng đến thế giới. Các Giám Mục, linh mục tiếp tục công trình của Chúa như muối men, ánh sáng cho đời ... Chúng ta nhìn lên Tabor thấy chân dung Chúa sáng ngời và nhớ ước mơ Thầy mang lửa cho thế gian và dựa vào các tông đồ. Sau 21 Thế Kỷ, Chúa nói, Chúa cần các con để các con trở thành lời phát ngôn, tay chân của Chúa và trái tim của con là Trái Tim của Chúa để yêu thương mọi người và để ơn cứu độ của Chúa đến mọi người và chúng ta tạo nên một thế giới hạnh phúc”.
Sau những lời hết sức chân tình tâm huyết đó, Đức Cha Gioan tuyên bố Hội Trại bắt đầu.
Mọi người cùng cất cao bài ca hiệp nhất.
Và rồi MC mời Đức Cha Anton Vũ Huy Chương chia sẻ.
Cũng rất chân tình, Đức Cha Anton kể lại câu chuyện của một anh chàng mất đức tin mà nhiều người đã được nghe để như nói về con người yếu kém đức tin.
Đức Cha hỏi các bạn trẻ : Về xứ, chỉ vì ham chơi mà làm việc này không ? nếu ham chơi thì mau qua lắm. Tôi dám chắc các bạn đã trước đó, hôm nay và sau này vất vả lo cho thiếu nhi thì các bạn tin vào Thiên Chúa. Các bạn đã tin vào Thiên Chúa và làm theo ý Thiên Chúa muốn. Các bạn giáo dục các em thiếu nhi cho nên đây là dấu hiệu tốt. Có nhiều bạn trẻ đi nhà thờ mặc dù không vào thiếu nhi Thánh Thể nhưng vẫn trung thành với việc đi Lễ ... Có bạn trẻ còn ăn chay, hãm mình ... giúp tiền lo cho người nghèo v.v... đó là dấu hiệu việc làm giới trẻ còn đức tin chứ không phải mất đức tin. Các bạn ở giáo xứ, được bao nhiêu bạn sinh hoạt Thiếu nhi Thánh Thể là huynh trưởng, bao nhiêu bạn đi Lễ. Tính phần trăm. Không đi lễ là dấu hiệu không tin vào Chúa hoặc là đi lễ ôm, đi lễ ôm các bạn biết rồi ! Ngồi trên xe tán gẫu rồi lướt điện thoại, cũng gọi là đi Lễ. Không đi thì không yên tâm, rõ ràng là kém đức tin. Có bạn thấy không cần Thiên Chúa nữa bởi vì đức tin dựa vào Thiên Chúa mà bây giờ dựa vào khoa học kỹ thuật nên bây giờ không cần Thiên Chúa và do đó cần huấn luyện về đức tin dù là khoa học tiến bộ. Các bạn biết chuyện trên chuyến tàu lửa có một bạn sinh viên đại học ngồi đối diện cụ già, thấy cụ già lấy tràng hạt lần hạt. Chàng sinh viên khó chịu vì thời buổi này mà còn lần chuỗi. Anh ta tìm cách ngồi gần cụ già và nói : “Cụ già ơi ! Thời đại này văn minh rồi ! Cháu sẽ tặng cụ ít sách để Cụ hiểu, khoa học là số 1. Cụ cho cháu xin địa chỉ cháu gửi sách cho Cụ”. Cụ đưa danh thiếp cho anh thanh niên và đút túi nhanh. Tối về nhà mở ra mới thấy danh thiếp ghi là Louis Pasteur. Khi anh ta chỉ là sinh viên mà như thế biểu lộ không tin vào Chúa.
Tin là dựa vào Chúa nhưng người ta dựa vào khoa học, tiền bạc, của cải. Các bạn ai cũng lo trau dồi kiến thức cho nhiều bởi vì nhiều kiến thức đó có công ăn việc làm nuôi sống gia đình v.v... Người ta quan tâm là tạo tương lai. Khi có tiền có bạc là yên tâm rồi ! cần gì nữa đâu”.
Chưa hết, Đức Cha Anton kể tiếp cho Hội Trại nghe : “Có một ông 50 tuổi mà chịu khó làm ăn. Có nhiêu tiền mua vàng. Mua vàng để trong cái thùng gọi là thùng đạn. Ông nghĩ rằng vàng bạc ông có là khỏe rồi nhưng ông bị tai biến nằm đấy. Đến khi tỉnh lại thì việc đầu tiên ông nói với vợ là lấy cây vàng mới mua ra đây cho tôi coi. Bà vợ nói là vàng còn yên không mất cây nào ! Cứ khỏe rồi tính.
Ông nói : “Tôi hồ nghi nó thiếu mấy phân, đem ra cho tôi coi !”
Ông nâng lên và nói : “Bà đem ra ngay để người ta đền bù cho mình vì thiếu”.
Sau đó ông buông 2 tay nghẹo cổ và đi luôn.
Một người tin vàng đem hạnh phúc cho mình nhưng cuối cùng là như vậy. Chúng ta kiếm tiền nhưng chỉ dựa vào tiền thì không được. Một trong những nguyên nhân làm giảm đức tin đó là khoa học, tiền bạc, của cải ... đó là chưa nói vào mình bám tài năng, sức khỏe. Sức khỏe, tài năng ... không đem lại hạnh phúc vĩnh cửu cho mình cho dù chân lý thuộc đức tin. Nếu hiểu và học giáo lý tìm tin nằm ở chỗ nào, chân lý đức tin nằm chỗ nào, tin như vậy mang lại ích lợi gì cho con người. Do đó muốn củng cố đức tin, trước hết học giáo lý.
Từ khi có phong trào TNTT, ở Đà Lạt có giáo lý viên bây giờ phải trao cho Huynh trưởng TNTT. Các em có 1 nhưng 2 bên là giáo lý viên và Huynh Trưởng tranh nhau thì lấy giờ đâu học. Tôi khích lệ không phải chỉ dạy giáo lý mà thôi nhưng các huynh trưởng giúp thiếu nhi sống đạo bằng cách cụ thể là đi lễ, cầu nguyện ...
Huynh Trưởng giúp các em giáo lý đó là điều quan trọng để đào tạo đức tin.
Điểm thứ hai là các huynh trưởng giúp các em siêng năng đi lễ, thậm chí còn phát phiếu. Nhiều đứa sợ không đủ phiếu thì không được Rước Lễ, Thêm Sức ... ít ra đi như vậy mình dạy cho nó giáo lý. Nếu mình cho nó sợ mà thôi thì không đạt được yêu cầu giáo dục đức tin qua việc tham dự Phụng vụ. Phải tìm cách cho các em đi lễ, học giáo lý nhưng phải có ý hướng đào tạo cho các em tham dự không phải vì phiếu, vì sợ ...
Cuối cùng các bạn thấy rồi !Mình học giáo lý, tham dự Thánh Lễ, yêu mến Chúa Giesu Thánh Thể mà mình không sống yêu thương đó là thiếu sót lớn và trầm trọng vì rất nhiều người siêng đi lễ nhưng không quan tâm đủ đời sống bác ái. Do đó mà điều quan trọng nhất là huynh trưởng giúp các em sống bác ái, yêu thương. Một khi các em tiếp cận Giáo Lý với Kinh Thánh, siêng năng đi Lễ, xưng tội rước lễ thì các em sống yêu thương.
Xin các huynh trưởng xem các em thực tế sống yêu thương không ? Để giúp các em sống yêu thương.
Khi các em chuẩn bị xưng tội, khảo giáo lý thuộc thì tốt ! Thuộc giáo lý thôi chưa đủ nhưng mình xem các em sống yêu thương như thế nào rồi mình giúp cho các em sống đạo và quan trọng nhất là sống yêu thương.
Thưa các bạn ! Thời gian qua đi rất mau. Đáp lại lời của ban Tổ Chức tôi đã chia sẻ. Tôi cám ơn Phong trào TNTT và khích lệ PT TNTT nhiều. Xin cảm ơn ban Tổ Chức và cám ơn các bạn ...”
Tiếp đến Hội Trại nghe tâm tình chia sẻ của Cha Phaolô Nguyễn Văn Thảnh đến từ Giáo phận Vĩnh Long. Tuy tuổi đã cao nhưng vì lòng yêu mến TN TT, Cha đã đến với Hội Trại.
Rất mộc mạc và đậm chất miền Nam, Cha Phaolô mừng vì có Tổng Tuyên Úy mới và Cha cầu chúc phong trào được khai thông tiến tới ...
Sau đó, các phân đoàn của TNTT Giáo Xứ Trà Cổ đã trình diễn phần của mình.
Phần trình bày khép lại, Cha Giuse Phạm Đức Tuấn – Tổng Tuyên Úy TNTT Việt Nam chia sẻ đôi chút với cộng đoàn. Cha chia sẻ rằng rất mừng vì TNTT không chỉ giáo dục đức tin mà còn hướng dẫn các em sống đạo. Đặc biệt
năm 2016 HĐGM phát động phong trào TN TT và có thêm 2 ngành mới.
Tâm tình của Cha Giuse khép lại để nhường cho Ban Sinh Hoạt sinh hoạt với các tham dự viên.
Ban Tổ Chức thông báo vào lúc 17 g 00 các bạn dùng cơm chung với nhau. Ban Tổ Chức cũng chào quý Đức Cha, Đức Ông, quý Cha và vẫn mong ước các đấng đồng hành trọn vẹn trong 2 ngày Hội Trại này.
Thông báo của Ban Tổ chức cũng đã khép lại phần khai mạc Hội Trại kỷ niệm 100 năm Thiếu Nhi Thánh Thể Thế Giới và 85 Năm Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT) Giáo Tỉnh Sài Gòn.
Xin Chúa Thánh Thần thổi một luồn gió mới vào Hội Trại để rồi trong những ngày này và sau những ngày này, phong trào TNTT Giáo Tỉnh Sài Gòn nói riêng và của 3 Giáo Tỉnh nói chung luôn phát triển và sinh hoa kết quả như lòng Chúa mong muốn.
Giáo xứ Cao Xá, GP Phú Cường mừng lễ bổn mạng
Nguyễn Hữu Lộc
10:02 04/08/2017
Hơn bao giờ hết, ngày hôm nay, Giáo xứ Cao Xá đang cảm nhận được tình thương cao vời của Thánh Đa Minh, vị thánh quan thầy của giáo xứ; qua sự hiện diện của Đức Cha Giuse - Giám mục giáo phận, cùng cha Gioan Võ Hoàn Sinh - Quản hạt Tây Ninh, quý cha trong và ngoài giáo hạt có mặt vào sáng ngày 02.8.2017 nhân dịp giáo xứ mừng lễ bổn mạng.
Xem Hình
Dưới sự hướng dẫn của cha xứ, giáo xứ đã làm tuần tam nhật cầu nguyện tỉnh tâm để chuẩn bị mừng lễ. Hôm nay, niềm vui tràn ngập trong mỗi con tim của những người con thảo ở Giáo xứ Cao Xá được nhân lên gấp bội khi, trong Thánh lễ hôm nay có 41 em được Thêm sức và thành viên Hội đồng Mục vụ Giáo xứ nhiệm kỳ mới được nhận Uỷ nhiệm thư của Đức Giám Mục giáo phận.
Ngay từ sáng sớm, cộng đoàn giáo xứ với trang phục thật đẹp, lần lượt đến viếng Thánh Đa Minh bên trong nhà thờ.
Trước Thánh lễ, cộng đoàn giáo xứ đã cung nghinh Thánh Đa Minh thật nghiêm trang chung quanh nhà thờ, cùng với tiếng trống, tiếng hát vang lên đã làm cho cuộc rước thêm phần thiêng liêng, sốt mến.
Đầu lễ, Đức Cha Giuse có lời giới thiệu: Thánh lễ hôm nay được cử hành để tạ ơn Thiên Chúa và cảm ơn Thánh Đa Minh. Bên cạnh đó, Đức Cha cũng chúc mừng các em sẽ được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần qua bí tích Thêm sức và ngài cũng khẩn cầu ơn Chúa Thánh Thần xuống trên các thành viên Hội đồng Mục vụ Giáo xứ sẽ tuyên hứa lãnh nhận xứ vụ tông đồ trong thánh lễ hôm nay. Qua đó, ngài mời gọi cộng đoàn sốt sắng tham dự Thánh lễ.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã giúp cho mọi người hiểu thêm rằng ơn Chúa Thánh thần là một ơn cần thiết trong quá trình “xin vâng” và bước theo Chúa. Đức Cha cũng nhắc nhớ mỗi người rằng từ xa xưa khi Đức Trinh nữ Maria mang thai hài nhi Giêsu thì cũng nhờ chính ơn của Chúa Thành Thần và khi Chúa Giêsu bắt đầu bước vào công cuộc cứu chuộc qua việc đón nhận phép rửa từ Gioan Tẩy Giả trên sông Giođan cũng nhờ ơn Chúa Thánh thần thúc đẩy.
Trong Thánh lễ, Đức Cha Giuse cũng đã trao Uỷ nhiệm thư Hội đồng Mục vụ Giáo xứ nhiệm kỳ 2017-2020 cho quý chức của giáo xứ.
Sau Thánh lễ, Đức Cha Giuse cùng với cha quản hạt, cha chánh xứ cùng quý cha đồng tế chụp hình lưu niệm với quý chức và các em lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần.
Trong dịp này, giáo xứ cũng đón nhận hoa, quà chúc mừng của chính quyền địa phương các cấp.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
Xem Hình
Dưới sự hướng dẫn của cha xứ, giáo xứ đã làm tuần tam nhật cầu nguyện tỉnh tâm để chuẩn bị mừng lễ. Hôm nay, niềm vui tràn ngập trong mỗi con tim của những người con thảo ở Giáo xứ Cao Xá được nhân lên gấp bội khi, trong Thánh lễ hôm nay có 41 em được Thêm sức và thành viên Hội đồng Mục vụ Giáo xứ nhiệm kỳ mới được nhận Uỷ nhiệm thư của Đức Giám Mục giáo phận.
Ngay từ sáng sớm, cộng đoàn giáo xứ với trang phục thật đẹp, lần lượt đến viếng Thánh Đa Minh bên trong nhà thờ.
Trước Thánh lễ, cộng đoàn giáo xứ đã cung nghinh Thánh Đa Minh thật nghiêm trang chung quanh nhà thờ, cùng với tiếng trống, tiếng hát vang lên đã làm cho cuộc rước thêm phần thiêng liêng, sốt mến.
Đầu lễ, Đức Cha Giuse có lời giới thiệu: Thánh lễ hôm nay được cử hành để tạ ơn Thiên Chúa và cảm ơn Thánh Đa Minh. Bên cạnh đó, Đức Cha cũng chúc mừng các em sẽ được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần qua bí tích Thêm sức và ngài cũng khẩn cầu ơn Chúa Thánh Thần xuống trên các thành viên Hội đồng Mục vụ Giáo xứ sẽ tuyên hứa lãnh nhận xứ vụ tông đồ trong thánh lễ hôm nay. Qua đó, ngài mời gọi cộng đoàn sốt sắng tham dự Thánh lễ.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã giúp cho mọi người hiểu thêm rằng ơn Chúa Thánh thần là một ơn cần thiết trong quá trình “xin vâng” và bước theo Chúa. Đức Cha cũng nhắc nhớ mỗi người rằng từ xa xưa khi Đức Trinh nữ Maria mang thai hài nhi Giêsu thì cũng nhờ chính ơn của Chúa Thành Thần và khi Chúa Giêsu bắt đầu bước vào công cuộc cứu chuộc qua việc đón nhận phép rửa từ Gioan Tẩy Giả trên sông Giođan cũng nhờ ơn Chúa Thánh thần thúc đẩy.
Trong Thánh lễ, Đức Cha Giuse cũng đã trao Uỷ nhiệm thư Hội đồng Mục vụ Giáo xứ nhiệm kỳ 2017-2020 cho quý chức của giáo xứ.
Sau Thánh lễ, Đức Cha Giuse cùng với cha quản hạt, cha chánh xứ cùng quý cha đồng tế chụp hình lưu niệm với quý chức và các em lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần.
Trong dịp này, giáo xứ cũng đón nhận hoa, quà chúc mừng của chính quyền địa phương các cấp.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
Thánh lễ tạ ơn của Cộng đoàn Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
16:45 04/08/2017
Melbourne, Ngày 4/8/2017. Tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, với những sinh hoạt mang đầy ý nghĩa tạ ơn, trong một ngày thứ Sáu đầu tháng. Dù tiết trời Đông giá, mọi người trong cộng đoàn đã quy tụ về ngôi Nhà Chúa thân thương từ lúc 3 giờ chiều, cùng nhau lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót, chầu Thánh Thể và dâng lễ tạ ơn lúc 6:45 thật trọng thể.
Xem hình
Qua lời ngỏ đầu lễ, Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân, Quản nhiệm cộng đoàn đã cám ơn toàn thể mọi người hiện diện đông đảo, để cùng dâng thánh lễ tạ ơn Chúa. Chúng ta tạ ơn vì biết bao nhiêu ơn lành Chúa đã thương ban cho cộng đoàn chúng ta, nhất là Chúa đã ban cho chúng ta sự yêu thương, hiệp nhất như trong một gia đình.
Thánh lễ có sự hiện diện của Phó tế Toàn, Ca đoàn Babylon phụ trách phần thánh ca giúp cho buổi lễ càng thêm sốt sắng và long trọng hơn. Mặc dù, trong cái lạnh lẽo của đầu tháng Tám, nhưng vì lòng yêu mến Thánh Tâm Chúa của thứ Sáu đầu tháng, nhiều người đã phải ngồi phía ngoài ngôi nhà thờ để hiệp dâng thánh lễ.
Trong bài chia sẻ, Linh mục chủ tế đã nói về Thánh Tâm Chúa, một nguồn yêu thương nhân loại vô bờ, một tình yêu trong trái tim bị đâm thâu vì tội lỗi nhân loại. Chủ tế cũng mời gọi mọi người năng đến với những ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa mỗi thứ Sáu đầu tháng để được kín múc những ân sủng, để được nằm gọn trong trái tim yêu thương của Chúa. Trong thánh lễ tạ ơn, chúng ta tạ ơn Chúa, tạ ơn nhau, tạ ơn hết mọi người vì tất cả ai cũng đều là ân nhân của trung tâm, dù đã đóng góp ít hay nhiều, to lớn hơn nữa là chúng ta đóng góp bằng những lời cầu nguyện. Chúng ta noi gương người bị phong cùi, khi Chúa chữa lành, đã biết quay lại để tạ ơn Chúa. Khi chúng ta biết tạ ơn chúng ta cũng nhận thêm ơn từ Chúa ban cho nhiều hơn nữa.
Sau Thánh lễ, cộng đoàn có một bữa cơm để mời tất cả cộng đoàn cùng chung niềm vui, chia nhau những món ăn là lương thực Chúa ban, để có dịp ngồi bên nhau, tâm tình, chào hỏi nhau, thưởng thức chương trình văn nghệ, và nhất là phần xổ số những tặng phẩm của những ân nhân gửi tặng cộng đoàn.
Qua sự điều khiển chương trình duyên dáng của MC Anh Đào cuộc quay số, rút thăm thật vui và sinh động. Những niềm vui, tiếng cười, tràn ngập hội trường, lời tâm sự thân tình, đã làm ấm lòng nhau, trong khi tiết trời về đêm thật buốt giá. Mọi người đều ở lại cho đến phút chót, chung tay nhau dọn dẹp hội trường sạch sẽ và xếp ghế bàn gọn gàng trước khi chia tay trong tiếng cười nồng ấm.
Xem hình
Qua lời ngỏ đầu lễ, Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân, Quản nhiệm cộng đoàn đã cám ơn toàn thể mọi người hiện diện đông đảo, để cùng dâng thánh lễ tạ ơn Chúa. Chúng ta tạ ơn vì biết bao nhiêu ơn lành Chúa đã thương ban cho cộng đoàn chúng ta, nhất là Chúa đã ban cho chúng ta sự yêu thương, hiệp nhất như trong một gia đình.
Thánh lễ có sự hiện diện của Phó tế Toàn, Ca đoàn Babylon phụ trách phần thánh ca giúp cho buổi lễ càng thêm sốt sắng và long trọng hơn. Mặc dù, trong cái lạnh lẽo của đầu tháng Tám, nhưng vì lòng yêu mến Thánh Tâm Chúa của thứ Sáu đầu tháng, nhiều người đã phải ngồi phía ngoài ngôi nhà thờ để hiệp dâng thánh lễ.
Trong bài chia sẻ, Linh mục chủ tế đã nói về Thánh Tâm Chúa, một nguồn yêu thương nhân loại vô bờ, một tình yêu trong trái tim bị đâm thâu vì tội lỗi nhân loại. Chủ tế cũng mời gọi mọi người năng đến với những ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa mỗi thứ Sáu đầu tháng để được kín múc những ân sủng, để được nằm gọn trong trái tim yêu thương của Chúa. Trong thánh lễ tạ ơn, chúng ta tạ ơn Chúa, tạ ơn nhau, tạ ơn hết mọi người vì tất cả ai cũng đều là ân nhân của trung tâm, dù đã đóng góp ít hay nhiều, to lớn hơn nữa là chúng ta đóng góp bằng những lời cầu nguyện. Chúng ta noi gương người bị phong cùi, khi Chúa chữa lành, đã biết quay lại để tạ ơn Chúa. Khi chúng ta biết tạ ơn chúng ta cũng nhận thêm ơn từ Chúa ban cho nhiều hơn nữa.
Sau Thánh lễ, cộng đoàn có một bữa cơm để mời tất cả cộng đoàn cùng chung niềm vui, chia nhau những món ăn là lương thực Chúa ban, để có dịp ngồi bên nhau, tâm tình, chào hỏi nhau, thưởng thức chương trình văn nghệ, và nhất là phần xổ số những tặng phẩm của những ân nhân gửi tặng cộng đoàn.
Qua sự điều khiển chương trình duyên dáng của MC Anh Đào cuộc quay số, rút thăm thật vui và sinh động. Những niềm vui, tiếng cười, tràn ngập hội trường, lời tâm sự thân tình, đã làm ấm lòng nhau, trong khi tiết trời về đêm thật buốt giá. Mọi người đều ở lại cho đến phút chót, chung tay nhau dọn dẹp hội trường sạch sẽ và xếp ghế bàn gọn gàng trước khi chia tay trong tiếng cười nồng ấm.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đức Phanxicô và Ông Trump: mô thức lãnh đạo thế kỷ 21
Vũ Văn An
17:14 04/08/2017
Theo ký giả John Allen Jr., bất chấp nhiều khác biệt lớn lao về thế giới quan, kinh nghiệm và nghị trình, Ông Trump và Đức Phanxicô vẫn có những tương đồng khá bỡ ngỡ. Cả hai đều là những người dân túy phi qui ước, dù với các sắc thái rất khác nhau. Cả hai từ bản năng vốn hoài nghi bộ máy lãnh đạo hiện họ đang điều khiển, tức Vatican của Đức Phanxicô và hệ thống quan lại liên bang của Ông Trump. Cả hai đều có thiên bẩm lôi kéo sự chú ý của thiên hạ, bất cứ là chú ý để ca ngợi (Đức Phanxicô) hay chú ý để phê phán (Ông Trump).
Allen cho rằng bài tiểu luận của Richard Haas về các rủi ro và cơ may trong nghị trình chính sách ngoại giao của Trump đăng trên số mới nhất của tập san Foreign Affairs, còn gián tiếp gợi ý một tương đồng khác, tức cách cai trị của hai người.
Hiện là Chủ Tịch của Hội Đồng Liên Hệ Với Nước Ngoài, một Hội Đồng độc lập, phi đảng phái, liên tục từ năm 2003,và là cựu Giám Đốc Hoạch Định Chính Sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Haas được coi như một quan sát viên tinh tường nhất của Hoa Kỳ đối với tình hình thế giới. Mặc dù bị những người “Nước Mỹ là nhất” trong chính phủ Trump phủ quyết chức Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao, tiểu luận của Haas nói chung rất tích cực, vì cho rằng Trump có cơ hội tạo được nhiều thành công quan trọng trong chính sách ngoại giao.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng các cơ hội này rất có thể bị trệch đường rầy, phần lớn tùy thuộc cung cách đưa ra quyết định của Trump. Đây là nhận định chủ yếu của Haas:
“Trump rõ ràng thích diễn trình phi chính thức trong việc đưa ra quyết định; bao gồm nhiều tiếng nói khác nhau và nhiều điểm đóng góp, sau đó, đi theo đường riêng của mình. Nhưng phương thức này có cả yếu điểm lẫn ưu điểm, và nếu chính phủ muốn tránh các nguy cơ phát xuất từ việc tùy hứng (improvisation) quá đáng, thì họ cần bảo đảm rằng diễn trình chính thức trong việc tạo chính sách cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia phải trổi vượt hơn diễn trình phi chính thức – và các cuộc bàn luận phi chính thức quan trọng cuối cùng phải được tích nhập vào diễn trình chính thức thay vì được tiến hành riêng rẽ”.
Dĩ nhiên, người ta có thể đồng ý hay bất đồng với kết luận trên, nhưng việc chẩn đoán thì khó mà bác bỏ được: Ông Trump quả muốn chạy vòng vòng quanh các thủ tục chính thức.
Và nếu ai quen thuộc với sự việc của Vatican, lối chẩn đoán trên hình như quen thuộc một cách kỳ lạ.
Như nhiều người biết, Đức Phanxicô hay có xu hướng dựa nhiều vào mạng lưới bằng hữu và các cố vấn phi chính thức để lên khuôn cho tư duy của ngài hơn là các cơ cấu chính thức của Vatican. Nếu ai đó tin rằng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có ảnh hưởng chính trong việc lèo lái các quyết định của ngài về các vấn đề thần học, hay Thánh Bộ Thờ Phưọng Thiên Chúa đóng vai trò này về phụng vụ, thì rõ ràng là chưa bao giờ quan sát Tòa Thánh cả.
Các quan sát viên gần gũi biết rất rõ rằng khi đụng tới các vấn đề thần học, Đức Phanxicô dựa nhiều vào Đức Tổng Giám Mục Victor Fernández, người Á Căn Đình, một người bạn cũ của ngài, và hiện đứng đầu Giáo Hoàng Đại Học tại Buenos Aires, chứ không hẳn bất cứ ai đó đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Với những người ái mộ Đức Phanxicô, sự độc lập đối với “hệ thống” này là một phần tạo ra sức lôi cuốn của ngài. Còn với những người phê bình, nó là một phần của điều khiến ngài trở thành nguy hiểm và gây bất ổn. Tuy nhiên, dù sao, đây cũng là đặc điểm trong phong cách của ngài.
Sau đây là một nhận định khác của Haas về Trump:
“Tổng Thống cũng rõ ràng thích làm người khó đoán. Việc này có thể có lý nếu là một chiến thuật, nhưng không phải là một chiến lược. Giữ cho kẻ thù không biết đường mò (off balance) có thể hữu dụng, nhưng giữ cho bạn bè và đồng minh không biết đường mò thì không hữu dụng bao nhiêu - nhất là các bạn bè và đồng minh vốn đặt nền an ninh của họ vào tay Hoa Kỳ trong nhiều thế hệ qua. Càng thấy rằng bàn tay này kém vững ổn, họ càng có thể quyết định tự tìm hướng khác, phớt lờ các yêu cầu của Washington và cân nhắc các thỏa hiệp bên lề để bảo vệ quyền lợi của họ. Các vụ đảo ngược chính sách thường xuyên, cả những vụ đảo ngược được hoan nghinh, cũng đều gây thiệt hại đáng kể cho khả tín tính của Hiệp Chúng Quốc và cho tiếng thơm đáng cậy nhờ của nó”.
Một lần nữa, nếu ta nhắm mắt và quên đi các dị biệt hiển nhiên giữa nhà nước và Giáo Hội, hẳn ta sẽ nghĩ Haas đang nói về Đức Phanxicô.
Tháng Ba tới kỷ niệm đúng 5 năm ngày ngài được bầu làm giáo hoàng và nếu ta thăm dò các “đồng minh” truyền thống của ngôi vị giáo hoàng, gồm cả những người Công Giáo, về phương diện lịch sử, luôn tuân phục Đức Giáo Hoàng lẫn những người ở bên ngoài Giáo Hội nhưng có thói quen thực hiện các chính nghĩa chung với Rôma, có lẽ sự thất vọng hơn cả của họ là không bao giờ biết Đức Phanxicô sắp sửa nói hay làm gì.
Một lần nữa, về lâu về dài, không biết điều trên tích cực hơn hay tiêu cực hơn. Nhưng chắc một điều, đối với những người có xu hướng nghĩ rằng Đức Phanxicô là một sức mạnh tích cực cho cả Giáo Hội lẫn thế giới, thì sự kiện ngài không ngừng quấy động sự việc lên là thành phần tạo ra sức lôi cuốn của ngài. Rất nhiều lần, ngài gửi đi sứ điệp này: không nên duy trì hiện trạng, lập trường “làm việc như bình thường” (business as usual) đã cáo chung.
Tuy nhiên, bất chấp giải thích ra sao, ý thích “cai trị cách bất ngờ” dường như đã trở thành một sự kiện hiển nhiên đối với vị đương kim giáo hoàng.
Có lẽ câu kết luận ở đây là: không kể vấn đề ý thức hệ, cả Đức Phanxicô lẫn Ông Trump đều đang lên khuôn cho mẫu lãnh đạo của thế kỷ 21: coi nhẹ các định chế và guồng máy hành chánh, buộc cả bạn lẫn thù phải đoán chừng.
Allen cho rằng bài tiểu luận của Richard Haas về các rủi ro và cơ may trong nghị trình chính sách ngoại giao của Trump đăng trên số mới nhất của tập san Foreign Affairs, còn gián tiếp gợi ý một tương đồng khác, tức cách cai trị của hai người.
Hiện là Chủ Tịch của Hội Đồng Liên Hệ Với Nước Ngoài, một Hội Đồng độc lập, phi đảng phái, liên tục từ năm 2003,và là cựu Giám Đốc Hoạch Định Chính Sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Haas được coi như một quan sát viên tinh tường nhất của Hoa Kỳ đối với tình hình thế giới. Mặc dù bị những người “Nước Mỹ là nhất” trong chính phủ Trump phủ quyết chức Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao, tiểu luận của Haas nói chung rất tích cực, vì cho rằng Trump có cơ hội tạo được nhiều thành công quan trọng trong chính sách ngoại giao.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng các cơ hội này rất có thể bị trệch đường rầy, phần lớn tùy thuộc cung cách đưa ra quyết định của Trump. Đây là nhận định chủ yếu của Haas:
“Trump rõ ràng thích diễn trình phi chính thức trong việc đưa ra quyết định; bao gồm nhiều tiếng nói khác nhau và nhiều điểm đóng góp, sau đó, đi theo đường riêng của mình. Nhưng phương thức này có cả yếu điểm lẫn ưu điểm, và nếu chính phủ muốn tránh các nguy cơ phát xuất từ việc tùy hứng (improvisation) quá đáng, thì họ cần bảo đảm rằng diễn trình chính thức trong việc tạo chính sách cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia phải trổi vượt hơn diễn trình phi chính thức – và các cuộc bàn luận phi chính thức quan trọng cuối cùng phải được tích nhập vào diễn trình chính thức thay vì được tiến hành riêng rẽ”.
Dĩ nhiên, người ta có thể đồng ý hay bất đồng với kết luận trên, nhưng việc chẩn đoán thì khó mà bác bỏ được: Ông Trump quả muốn chạy vòng vòng quanh các thủ tục chính thức.
Và nếu ai quen thuộc với sự việc của Vatican, lối chẩn đoán trên hình như quen thuộc một cách kỳ lạ.
Như nhiều người biết, Đức Phanxicô hay có xu hướng dựa nhiều vào mạng lưới bằng hữu và các cố vấn phi chính thức để lên khuôn cho tư duy của ngài hơn là các cơ cấu chính thức của Vatican. Nếu ai đó tin rằng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có ảnh hưởng chính trong việc lèo lái các quyết định của ngài về các vấn đề thần học, hay Thánh Bộ Thờ Phưọng Thiên Chúa đóng vai trò này về phụng vụ, thì rõ ràng là chưa bao giờ quan sát Tòa Thánh cả.
Các quan sát viên gần gũi biết rất rõ rằng khi đụng tới các vấn đề thần học, Đức Phanxicô dựa nhiều vào Đức Tổng Giám Mục Victor Fernández, người Á Căn Đình, một người bạn cũ của ngài, và hiện đứng đầu Giáo Hoàng Đại Học tại Buenos Aires, chứ không hẳn bất cứ ai đó đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Với những người ái mộ Đức Phanxicô, sự độc lập đối với “hệ thống” này là một phần tạo ra sức lôi cuốn của ngài. Còn với những người phê bình, nó là một phần của điều khiến ngài trở thành nguy hiểm và gây bất ổn. Tuy nhiên, dù sao, đây cũng là đặc điểm trong phong cách của ngài.
Sau đây là một nhận định khác của Haas về Trump:
“Tổng Thống cũng rõ ràng thích làm người khó đoán. Việc này có thể có lý nếu là một chiến thuật, nhưng không phải là một chiến lược. Giữ cho kẻ thù không biết đường mò (off balance) có thể hữu dụng, nhưng giữ cho bạn bè và đồng minh không biết đường mò thì không hữu dụng bao nhiêu - nhất là các bạn bè và đồng minh vốn đặt nền an ninh của họ vào tay Hoa Kỳ trong nhiều thế hệ qua. Càng thấy rằng bàn tay này kém vững ổn, họ càng có thể quyết định tự tìm hướng khác, phớt lờ các yêu cầu của Washington và cân nhắc các thỏa hiệp bên lề để bảo vệ quyền lợi của họ. Các vụ đảo ngược chính sách thường xuyên, cả những vụ đảo ngược được hoan nghinh, cũng đều gây thiệt hại đáng kể cho khả tín tính của Hiệp Chúng Quốc và cho tiếng thơm đáng cậy nhờ của nó”.
Một lần nữa, nếu ta nhắm mắt và quên đi các dị biệt hiển nhiên giữa nhà nước và Giáo Hội, hẳn ta sẽ nghĩ Haas đang nói về Đức Phanxicô.
Tháng Ba tới kỷ niệm đúng 5 năm ngày ngài được bầu làm giáo hoàng và nếu ta thăm dò các “đồng minh” truyền thống của ngôi vị giáo hoàng, gồm cả những người Công Giáo, về phương diện lịch sử, luôn tuân phục Đức Giáo Hoàng lẫn những người ở bên ngoài Giáo Hội nhưng có thói quen thực hiện các chính nghĩa chung với Rôma, có lẽ sự thất vọng hơn cả của họ là không bao giờ biết Đức Phanxicô sắp sửa nói hay làm gì.
Một lần nữa, về lâu về dài, không biết điều trên tích cực hơn hay tiêu cực hơn. Nhưng chắc một điều, đối với những người có xu hướng nghĩ rằng Đức Phanxicô là một sức mạnh tích cực cho cả Giáo Hội lẫn thế giới, thì sự kiện ngài không ngừng quấy động sự việc lên là thành phần tạo ra sức lôi cuốn của ngài. Rất nhiều lần, ngài gửi đi sứ điệp này: không nên duy trì hiện trạng, lập trường “làm việc như bình thường” (business as usual) đã cáo chung.
Tuy nhiên, bất chấp giải thích ra sao, ý thích “cai trị cách bất ngờ” dường như đã trở thành một sự kiện hiển nhiên đối với vị đương kim giáo hoàng.
Có lẽ câu kết luận ở đây là: không kể vấn đề ý thức hệ, cả Đức Phanxicô lẫn Ông Trump đều đang lên khuôn cho mẫu lãnh đạo của thế kỷ 21: coi nhẹ các định chế và guồng máy hành chánh, buộc cả bạn lẫn thù phải đoán chừng.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 28)
Vũ Văn An
06:04 04/08/2017
Những người Công Giáo phò đồng tính nói gì?
Những người nổi tiếng nhất trong đoàn chiên Công Giáo lên tiếng bênh vực việc phải có một chủ trương chấp nhận đồng tính luyến ái nhiều hơn có lẽ là Cha Robert Nugent và Nữ Tu Jeannine Gramick, những người có lúc đã điều khiển một chương trình nối vòng tay mục vụ với những người đồng tính nam nữ tên là Thừa Tác Vụ Lối Mới (New Ways Ministry). Dù hai vị này rất thận trọng trong việc tránh đưa ra các tuyên bố công khai để trực diện thách thức giáo huấn của Giáo Hội, ở hậu trường, nhiều người tin rằng họ có một đường lối lỏng lẻo hơn nhiều, đến độ đã nói với các người Công Giáo đồng tính rằng họ có quyền làm cho giáo huấn chính thức và lương tâm họ hòa hợp với nhau. Tháng Năm năm 1999, Tòa Thánh chính thức ra lệnh cấm cả hai vị suốt đời không được thi hành mục vụ cạnh các người đồng tính nam nữ nữa, vì đã trình bày giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái “như một giải pháp trong số nhiều giải pháp khả hữu khác có thể thay đổi từ nền tảng”. Cũng như với các hành vi chế tài kỷ luật khác, động thái của Tòa Thánh đã làm cho cả Cha Nugent lẫn Nữ Tu Gramick trở thành những vị anh hùng hợp lòng người nơi giới cấp tiến, là giới coi giáo huấn chính thức là lỗi thời và thiếu lòng cảm thương.
Nói chung, những người phê bình giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái cũng đưa ra cùng một lập luận như lúc họ chống ngừa thai vậy, nghĩa là, đối với họ, giáo huấn này nhấn mạnh tới chiều kích thể lý của hành vi hơn là các thiện ích luân lý, thiện ích bản thân và thiêng liêng cao qúy hơn. Chuyên chú chống đối đường lối chính thức về đồng tính luyến ái là nhóm Dignity, chuyên cổ vũ quyền của người đồng tính và đổi phái tính nam nữ trong Giáo Hội Công Giáo; có một nhóm song song tên là Courage; nhóm này cũng cổ vũ việc bắt tay với người Công Giáo đồng tính, nhưng, bằng cách hỗ trợ giáo huấn chính thức của Giáo Hội.
Những người bảo thủ về xã hội có thỏa mãn với đường lối của Giáo Hội về đồng tính luyến ái không?
Các giới bảo thủ ít chống đối giáo huấn, nhưng chống đối điều họ cho là thiếu mạnh mẽ trong lúc chấp hành giáo huấn. Thí dụ, năm 2005, khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục William Levada làm người kế vị ngài đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, việc này gây ra một phản ứng tiêu cực nơi các người bảo thủ; họ cho rằng Đức Tổng Giám Mục Levada quá mềm lòng đối với đồng tính luyến ái suốt thập niên ngài làm Tổng Giám Mục San Francisco, được nhiều người coi là “thủ đô đồng tính” của Hoa Kỳ. Một cách chuyên biệt, các người phê bình trưng dẫn một thỏa hiệp do Đức Tổng Giám Mục Levada làm trung gian khi thành phố đe dọa sẽ rút lại việc tài trợ công cộng cho một số cơ quan bác ái không chịu mở rộng các phúc lợi y tế cho các cặp đồng tính. Đức Tổng Giám Mục Levada chấp thuận việc để các nhóm bác ái Công Giáo cho phép nhân viên chỉ định bất cứ người nào họ chọn để nhận các phúc lợi này; ngài coi việc này như một cách mở rộng phúc lợi chăm sóc y tế mà không ủng hộ các cuộc kết hợp đồng tính.
Việc Đức Bênêđíctô XVI chọn Đức Tổng Giám Mục Levada xẩy ra cùng một lúc với việc Tòa Thánh công bố một văn kiện quả quyết rằng không nên nhận những người đàn ông có xu hướng đồng tính vào chủng viện, và do đó, không phong chức linh mục cho những người này. Các người phê bình bảo thủ hoan hô văn kiện này, nhưng phàn nàn rằng Tòa Thánh không làm gì để chấp hành nó và do đó đã để cho phương thức giải quyết từng trường hợp một trong việc phong chức linh mục cho các người đồng tính như hiện nay tiếp tục tồn tại ở phần lớn các giáo phận và dòng tu. Hồi ấy, nhà bình luận bảo thủ của Hoa Kỳ, Cha Richard John Neuhaus, qua đời năm 2009, từng nói đến một “thứ khó chịu hiển hiện” nơi những người ái mộ Đức Bênêđíctô vì họ cho ngài thiếu sự theo dõi bằng biện pháp kỷ luật.
Nếu Giáo Hội Công Giáo phò gia đình, thì tại sao lại chống đối việc sinh sản nhân tạo?
Bất chấp sự kiện Giáo Hội xưa nay vốn hỗ trợ việc đưa sự sống mới vào đời, và bất chấp sự quan tâm gần đây của các nhà lãnh đạo Giáo Hội khi cho rằng các xã hội đã phát triển của Tây Phương đang phạm tội tự sát về dân số vì người ta không còn xu hướng muốn có con nữa, Giáo Hội vẫn cực lực chống lại việc thụ tinh nhân tạo và các kỹ thuật sinh sản nhân tạo khác.
Các chống đối này thuộc các phạm vi sau đây:
• Thụ thai trong ống nghiệm (IVF) vì việc này tách biệt hành vi giao hợp ra khỏi việc sinh sản, làm đứt đoạn điều vốn có mục đích kết hợp, cùng một lý do như lúc Giáo Hội phản đối việc kiểm soát sinh đẻ. Việc chống đối này áp dụng cho mọi hình thức IVF.
• Thụ thai khác loại (heterologous) trong ống nghiệm, tức dùng các yếu tố sinh học từ một người khác không phải là cha mẹ, cũng phá hoại gia đình qua việc tách biệt các khía cạnh sinh học và xúc cảm của việc làm cha mẹ.
• Vì IVF liên quan tới việc tạo ra nhiều phôi thai, mà phần lớn sau đó bị vứt bỏ hoặc đông lạnh, nên việc này vi phạm quyền sống.
• Tinh trùng dùng trong việc sinh sản nhân tạo thường có được là nhờ việc thủ dâm, một việc đi ngược lại giáo huấn của Giáo Hội.
• Vì các kỹ thuật IVF thường bao gồm việc cấy nhiều phôi thai khác nhau để gia tăng xác suất có thai, nên thường là các phôi thai “dư” sẽ bị diệt trừ ở đầu thai kỳ bằng cách chích một liều Kali clorua (potassium chloride), một thủ tục được gọi là giảm thiểu phôi thai (fetal reduction) nhưng bị Giáo Hội coi như một hình thức phá thai.
Nói chung, giáo huấn của Giáo Hội cho rằng các hữu thể nhân bản có quyền được sinh ra từ một người cha và một người mẹ, người cha và người mẹ này phải được con cái họ biết đến, và những người này gắn bó với nhau bằng hôn nhân. Dù Giáo Hội khuyến khích y khoa nghiên cứu tìm tòi cách chữa trị cả các nguyên nhân lẫn các hậu quả của việc hiếm muộn, nhưng Giáo Hội cũng chủ trương rằng việc thụ thai chỉ được diễn ra qua các phương thế được luân lý cho phép, tức hành vi phu thê giữa người chồng và người vợ.
Dĩ nhiên, không điều gì trên đây ngăn cản được sự bành trướng của việc sinh sản nhân tạo, một việc mà nhiều người Công Giáo cũng thực hành. Đứa trẻ sơ sinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới, bé Louise Brown, sinh năm 1978. Trong vòng chưa tới 30 năm, việc sử dụng các phương pháp sinh sản nhân tạo đã phát triển nhanh chóng, trở thành thực hành tiêu chuẩn trong việc chữa bệnh hiếm muộn. Hơn 3 triệu trẻ sơ sinh trên khắp thế giới đã được sinh ra nhờ kỹ thuật ống nghiệm này. Ngày nay, 2.5 phần trăm tất cả các vụ sinh ra đời mà còn sống tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh) xẩy ra nhờ IVF, và khoảng 27,000 thủ tục đã được thực hiện hàng năm ở Hoa Kỳ. IVF cũng trở thành một ngành kinh doanh lớn; tổng số chi tiêu hàng năm trong việc sinh sản có trợ giúp này ước lượng khoảng 4 tỷ dollars.
Những người Công Giáo ủng hộ IVF nói gì?
Các nhà thần học Công Giáo có óc canh tân, được sự ủng hộ của phần đông tín hữu giáo dân Công Giáo, thường có các kết luận tích cực hơn về luân lý tính của IVF, nhất là trong hình thức cùng loại (homologous). Thường họ đưa ra hai luận điểm căn bản như sau. Thứ nhất, họ bảo phôi thai không thể được coi là một con người cho tới khi có sự hình thành song sinh (twinning). Họ nhấn mạnh tới sự phí phạm: các nhà khoa học cho biết tỷ lệ mất mát tự nhiên đối với các phôi thai trong các thời kỳ đầu sau khi thụ thai là từ 60 tới 80 phần trăm. Luận điểm này cho rằng làm thế nào Thiên Chúa lại đem vào hiện hữu nhiều con người như thế chỉ để họ phải bị hủy ngay lúc sự sống của họ mới bắt đầu như thế? Thứ hai, dù những người có óc canh tân thừa nhận rằng IVF quả có tách biệt việc giao hợp ra khỏi việc sinh sản, nhưng họ lý luận rằng nó làm thế vì mục đích sinh sản, chứ không phải ngừa thai. Trong trường hợp này, họ cho rằng thiện ích tượng thai một đứa trẻ vượt quá cái hại làm lệch lạc bản chất thể lý của hành vi vợ chồng.
Đó là một lập trường khá ăn khớp với tâm tư nhiều cặp vợ chồng Công Giáo đang khốn khổ vì việc hiếm muộn. Năm 2011, một người Công Giáo từ lúc nằm nôi tên Sean Savage có viết một bài nêu ý kiến trên CNN kêu gọi nên có cái nhìn mới đối với IVF “Theo Giáo Hội Công Giáo Rôma, con đường hợp luân duy nhất để thụ thai một đứa con là giao hợp tính dục. Là một người Công Giáo, tôi thấy lập trường của Giáo Hội có tính kỳ thị chống lại các cặp vợ chồng mà điều kiện y khoa ngăn cản họ thụ thai theo cách ấy”. Sean và vợ là Carolyn đồng tác giả một cuốn sách nói về kinh nghiệm có đứa con nhờ dùng kỹ thuật IVF của họ, tựa là Inconceivable: A Medical Mistake, the Baby We Couldn’t keep, and Our Choice to Deliver the Ultimate Gift. (Sau khi cố gắng 4 năm, vợ chồng Savages cuối cùng đã thụ thai một đứa con nhờ sự giúp đỡ của IVF, nhưng sau đó được biết: bệnh xá đã chuyển lầm phôi thai, nên Carolyn đã mang thai đứa con của người khác. Vợ chồng Savages quyết định mang thai đứa con này cho tới ngày sinh, sau đó trao em bé cho cha mẹ em).
Bên ngoài Giáo Hội, sự chống đối IVF của Công Giáo đôi khi khiến người ta ngỡ ngàng hơn là giận dữ; như năm 2009, chẳng hạn, nhà vật lý học Lawrence Krauss, một người năng viết về các vấn đề khoa học trên các ấn phẩm bình dân, công khai đặt câu hỏi: tại sao Giáo Hội chống đối một “can thiệp y khoa nhất định có tính phò sự sống” như thế.
Có chăng một lập trường Công Giáo thiên hữu đối với giáo huấn chính thức về IVF không?
Có! Thí dụ, hàng giáo phẩm hé một cánh cửa cho các hình thức khác của kỹ thuật học sinh sản, như việc cấy tế bào sinh dục vào vòi Fallop (gamete intra-fallopian transfer, viết tắt là GIFT). Tế bào trứng được lấy từ người đàn bà cùng một cách y như trong kỹ thuật IVF, trong khi tinh trùng được thu lượm hoặc bằng cách dùng một kim chích vào tinh hoàn, hay dùng bao cao su có đục lỗ trong lúc giao hợp (để tránh thụ thai). Tinh trùng và tế bào trứng được rửa sạch và được xử lý về hóa học trước khi cấy để việc thụ tinh được dễ dàng. Dùng kỹ thuật siêu âm, tinh trùng và trứng được đưa vào các vòi Fallop, hy vọng rằng sự thụ tinh tự nhiên sau đó sẽ diễn ra sau việc giao hợp tự nhiên. Dù nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội xem ra ủng hộ kỹ thuật GIFT, nhưng một số thần học gia, những người vốn ủng hộ việc ngăn cấm IVF, không chấp nhận nó.Các linh mục Dòng Đa Minh như Benedict Ashley và Kevin O’Rourke từng viết rằng “kỹ thuật này xem ra đã thay thế hành vi vợ chồng làm nguyên nhân đầy đủ cho việc kết hợp giữa tinh trùng và trứng, hơn là chỉ trợ giúp nó”.
Một vấn đề bỏ ngỏ nữa liên hệ tới IVF là “nhận phôi thai làm con nuôi” (embryo adoption). Cuộc tranh cãi tựu chung ở điểm này: tất cả các phôi thai được giữ đông lạnh hiện nay ở các bệnh xá sinh sản đáng lý không nên được tạo ra mới phải, nhưng dù sao, chúng cũng đang có đó rồi. Há không tốt hơn sao nếu có ai đó đem chúng tới kết quả cuối cùng thay vì đơn giản tiêu hủy chúng? Hàng giáo phẩm chưa đưa ra câu trả lời nào dứt khoát, nhưng có những tiếng nói mạnh mẽ nhấn mạnh rằng câu trả lời nên là “không”. Linh mục Tad Pacholczyk của Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Toàn Quốc, chẳng hạn, từng viết rằng: “Người ta không nên trở thành cha mẹ bằng bất cứ phương thế nào khác ngoài người phối ngẫu của mình”. Ngài cũng lý luận rằng vì các người cha chỉ phụ thuộc trong diễn trình này, nên chức phận làm cha “đã bị vi phạm một cách nặng nề và ngay trong nội tại” bởi việc nhận phôi thai làm con nuôi.
Còn tiếp
Những người nổi tiếng nhất trong đoàn chiên Công Giáo lên tiếng bênh vực việc phải có một chủ trương chấp nhận đồng tính luyến ái nhiều hơn có lẽ là Cha Robert Nugent và Nữ Tu Jeannine Gramick, những người có lúc đã điều khiển một chương trình nối vòng tay mục vụ với những người đồng tính nam nữ tên là Thừa Tác Vụ Lối Mới (New Ways Ministry). Dù hai vị này rất thận trọng trong việc tránh đưa ra các tuyên bố công khai để trực diện thách thức giáo huấn của Giáo Hội, ở hậu trường, nhiều người tin rằng họ có một đường lối lỏng lẻo hơn nhiều, đến độ đã nói với các người Công Giáo đồng tính rằng họ có quyền làm cho giáo huấn chính thức và lương tâm họ hòa hợp với nhau. Tháng Năm năm 1999, Tòa Thánh chính thức ra lệnh cấm cả hai vị suốt đời không được thi hành mục vụ cạnh các người đồng tính nam nữ nữa, vì đã trình bày giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái “như một giải pháp trong số nhiều giải pháp khả hữu khác có thể thay đổi từ nền tảng”. Cũng như với các hành vi chế tài kỷ luật khác, động thái của Tòa Thánh đã làm cho cả Cha Nugent lẫn Nữ Tu Gramick trở thành những vị anh hùng hợp lòng người nơi giới cấp tiến, là giới coi giáo huấn chính thức là lỗi thời và thiếu lòng cảm thương.
Nói chung, những người phê bình giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái cũng đưa ra cùng một lập luận như lúc họ chống ngừa thai vậy, nghĩa là, đối với họ, giáo huấn này nhấn mạnh tới chiều kích thể lý của hành vi hơn là các thiện ích luân lý, thiện ích bản thân và thiêng liêng cao qúy hơn. Chuyên chú chống đối đường lối chính thức về đồng tính luyến ái là nhóm Dignity, chuyên cổ vũ quyền của người đồng tính và đổi phái tính nam nữ trong Giáo Hội Công Giáo; có một nhóm song song tên là Courage; nhóm này cũng cổ vũ việc bắt tay với người Công Giáo đồng tính, nhưng, bằng cách hỗ trợ giáo huấn chính thức của Giáo Hội.
Những người bảo thủ về xã hội có thỏa mãn với đường lối của Giáo Hội về đồng tính luyến ái không?
Các giới bảo thủ ít chống đối giáo huấn, nhưng chống đối điều họ cho là thiếu mạnh mẽ trong lúc chấp hành giáo huấn. Thí dụ, năm 2005, khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục William Levada làm người kế vị ngài đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, việc này gây ra một phản ứng tiêu cực nơi các người bảo thủ; họ cho rằng Đức Tổng Giám Mục Levada quá mềm lòng đối với đồng tính luyến ái suốt thập niên ngài làm Tổng Giám Mục San Francisco, được nhiều người coi là “thủ đô đồng tính” của Hoa Kỳ. Một cách chuyên biệt, các người phê bình trưng dẫn một thỏa hiệp do Đức Tổng Giám Mục Levada làm trung gian khi thành phố đe dọa sẽ rút lại việc tài trợ công cộng cho một số cơ quan bác ái không chịu mở rộng các phúc lợi y tế cho các cặp đồng tính. Đức Tổng Giám Mục Levada chấp thuận việc để các nhóm bác ái Công Giáo cho phép nhân viên chỉ định bất cứ người nào họ chọn để nhận các phúc lợi này; ngài coi việc này như một cách mở rộng phúc lợi chăm sóc y tế mà không ủng hộ các cuộc kết hợp đồng tính.
Việc Đức Bênêđíctô XVI chọn Đức Tổng Giám Mục Levada xẩy ra cùng một lúc với việc Tòa Thánh công bố một văn kiện quả quyết rằng không nên nhận những người đàn ông có xu hướng đồng tính vào chủng viện, và do đó, không phong chức linh mục cho những người này. Các người phê bình bảo thủ hoan hô văn kiện này, nhưng phàn nàn rằng Tòa Thánh không làm gì để chấp hành nó và do đó đã để cho phương thức giải quyết từng trường hợp một trong việc phong chức linh mục cho các người đồng tính như hiện nay tiếp tục tồn tại ở phần lớn các giáo phận và dòng tu. Hồi ấy, nhà bình luận bảo thủ của Hoa Kỳ, Cha Richard John Neuhaus, qua đời năm 2009, từng nói đến một “thứ khó chịu hiển hiện” nơi những người ái mộ Đức Bênêđíctô vì họ cho ngài thiếu sự theo dõi bằng biện pháp kỷ luật.
Nếu Giáo Hội Công Giáo phò gia đình, thì tại sao lại chống đối việc sinh sản nhân tạo?
Bất chấp sự kiện Giáo Hội xưa nay vốn hỗ trợ việc đưa sự sống mới vào đời, và bất chấp sự quan tâm gần đây của các nhà lãnh đạo Giáo Hội khi cho rằng các xã hội đã phát triển của Tây Phương đang phạm tội tự sát về dân số vì người ta không còn xu hướng muốn có con nữa, Giáo Hội vẫn cực lực chống lại việc thụ tinh nhân tạo và các kỹ thuật sinh sản nhân tạo khác.
Các chống đối này thuộc các phạm vi sau đây:
• Thụ thai trong ống nghiệm (IVF) vì việc này tách biệt hành vi giao hợp ra khỏi việc sinh sản, làm đứt đoạn điều vốn có mục đích kết hợp, cùng một lý do như lúc Giáo Hội phản đối việc kiểm soát sinh đẻ. Việc chống đối này áp dụng cho mọi hình thức IVF.
• Thụ thai khác loại (heterologous) trong ống nghiệm, tức dùng các yếu tố sinh học từ một người khác không phải là cha mẹ, cũng phá hoại gia đình qua việc tách biệt các khía cạnh sinh học và xúc cảm của việc làm cha mẹ.
• Vì IVF liên quan tới việc tạo ra nhiều phôi thai, mà phần lớn sau đó bị vứt bỏ hoặc đông lạnh, nên việc này vi phạm quyền sống.
• Tinh trùng dùng trong việc sinh sản nhân tạo thường có được là nhờ việc thủ dâm, một việc đi ngược lại giáo huấn của Giáo Hội.
• Vì các kỹ thuật IVF thường bao gồm việc cấy nhiều phôi thai khác nhau để gia tăng xác suất có thai, nên thường là các phôi thai “dư” sẽ bị diệt trừ ở đầu thai kỳ bằng cách chích một liều Kali clorua (potassium chloride), một thủ tục được gọi là giảm thiểu phôi thai (fetal reduction) nhưng bị Giáo Hội coi như một hình thức phá thai.
Nói chung, giáo huấn của Giáo Hội cho rằng các hữu thể nhân bản có quyền được sinh ra từ một người cha và một người mẹ, người cha và người mẹ này phải được con cái họ biết đến, và những người này gắn bó với nhau bằng hôn nhân. Dù Giáo Hội khuyến khích y khoa nghiên cứu tìm tòi cách chữa trị cả các nguyên nhân lẫn các hậu quả của việc hiếm muộn, nhưng Giáo Hội cũng chủ trương rằng việc thụ thai chỉ được diễn ra qua các phương thế được luân lý cho phép, tức hành vi phu thê giữa người chồng và người vợ.
Dĩ nhiên, không điều gì trên đây ngăn cản được sự bành trướng của việc sinh sản nhân tạo, một việc mà nhiều người Công Giáo cũng thực hành. Đứa trẻ sơ sinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới, bé Louise Brown, sinh năm 1978. Trong vòng chưa tới 30 năm, việc sử dụng các phương pháp sinh sản nhân tạo đã phát triển nhanh chóng, trở thành thực hành tiêu chuẩn trong việc chữa bệnh hiếm muộn. Hơn 3 triệu trẻ sơ sinh trên khắp thế giới đã được sinh ra nhờ kỹ thuật ống nghiệm này. Ngày nay, 2.5 phần trăm tất cả các vụ sinh ra đời mà còn sống tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh) xẩy ra nhờ IVF, và khoảng 27,000 thủ tục đã được thực hiện hàng năm ở Hoa Kỳ. IVF cũng trở thành một ngành kinh doanh lớn; tổng số chi tiêu hàng năm trong việc sinh sản có trợ giúp này ước lượng khoảng 4 tỷ dollars.
Những người Công Giáo ủng hộ IVF nói gì?
Các nhà thần học Công Giáo có óc canh tân, được sự ủng hộ của phần đông tín hữu giáo dân Công Giáo, thường có các kết luận tích cực hơn về luân lý tính của IVF, nhất là trong hình thức cùng loại (homologous). Thường họ đưa ra hai luận điểm căn bản như sau. Thứ nhất, họ bảo phôi thai không thể được coi là một con người cho tới khi có sự hình thành song sinh (twinning). Họ nhấn mạnh tới sự phí phạm: các nhà khoa học cho biết tỷ lệ mất mát tự nhiên đối với các phôi thai trong các thời kỳ đầu sau khi thụ thai là từ 60 tới 80 phần trăm. Luận điểm này cho rằng làm thế nào Thiên Chúa lại đem vào hiện hữu nhiều con người như thế chỉ để họ phải bị hủy ngay lúc sự sống của họ mới bắt đầu như thế? Thứ hai, dù những người có óc canh tân thừa nhận rằng IVF quả có tách biệt việc giao hợp ra khỏi việc sinh sản, nhưng họ lý luận rằng nó làm thế vì mục đích sinh sản, chứ không phải ngừa thai. Trong trường hợp này, họ cho rằng thiện ích tượng thai một đứa trẻ vượt quá cái hại làm lệch lạc bản chất thể lý của hành vi vợ chồng.
Đó là một lập trường khá ăn khớp với tâm tư nhiều cặp vợ chồng Công Giáo đang khốn khổ vì việc hiếm muộn. Năm 2011, một người Công Giáo từ lúc nằm nôi tên Sean Savage có viết một bài nêu ý kiến trên CNN kêu gọi nên có cái nhìn mới đối với IVF “Theo Giáo Hội Công Giáo Rôma, con đường hợp luân duy nhất để thụ thai một đứa con là giao hợp tính dục. Là một người Công Giáo, tôi thấy lập trường của Giáo Hội có tính kỳ thị chống lại các cặp vợ chồng mà điều kiện y khoa ngăn cản họ thụ thai theo cách ấy”. Sean và vợ là Carolyn đồng tác giả một cuốn sách nói về kinh nghiệm có đứa con nhờ dùng kỹ thuật IVF của họ, tựa là Inconceivable: A Medical Mistake, the Baby We Couldn’t keep, and Our Choice to Deliver the Ultimate Gift. (Sau khi cố gắng 4 năm, vợ chồng Savages cuối cùng đã thụ thai một đứa con nhờ sự giúp đỡ của IVF, nhưng sau đó được biết: bệnh xá đã chuyển lầm phôi thai, nên Carolyn đã mang thai đứa con của người khác. Vợ chồng Savages quyết định mang thai đứa con này cho tới ngày sinh, sau đó trao em bé cho cha mẹ em).
Bên ngoài Giáo Hội, sự chống đối IVF của Công Giáo đôi khi khiến người ta ngỡ ngàng hơn là giận dữ; như năm 2009, chẳng hạn, nhà vật lý học Lawrence Krauss, một người năng viết về các vấn đề khoa học trên các ấn phẩm bình dân, công khai đặt câu hỏi: tại sao Giáo Hội chống đối một “can thiệp y khoa nhất định có tính phò sự sống” như thế.
Có chăng một lập trường Công Giáo thiên hữu đối với giáo huấn chính thức về IVF không?
Có! Thí dụ, hàng giáo phẩm hé một cánh cửa cho các hình thức khác của kỹ thuật học sinh sản, như việc cấy tế bào sinh dục vào vòi Fallop (gamete intra-fallopian transfer, viết tắt là GIFT). Tế bào trứng được lấy từ người đàn bà cùng một cách y như trong kỹ thuật IVF, trong khi tinh trùng được thu lượm hoặc bằng cách dùng một kim chích vào tinh hoàn, hay dùng bao cao su có đục lỗ trong lúc giao hợp (để tránh thụ thai). Tinh trùng và tế bào trứng được rửa sạch và được xử lý về hóa học trước khi cấy để việc thụ tinh được dễ dàng. Dùng kỹ thuật siêu âm, tinh trùng và trứng được đưa vào các vòi Fallop, hy vọng rằng sự thụ tinh tự nhiên sau đó sẽ diễn ra sau việc giao hợp tự nhiên. Dù nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội xem ra ủng hộ kỹ thuật GIFT, nhưng một số thần học gia, những người vốn ủng hộ việc ngăn cấm IVF, không chấp nhận nó.Các linh mục Dòng Đa Minh như Benedict Ashley và Kevin O’Rourke từng viết rằng “kỹ thuật này xem ra đã thay thế hành vi vợ chồng làm nguyên nhân đầy đủ cho việc kết hợp giữa tinh trùng và trứng, hơn là chỉ trợ giúp nó”.
Một vấn đề bỏ ngỏ nữa liên hệ tới IVF là “nhận phôi thai làm con nuôi” (embryo adoption). Cuộc tranh cãi tựu chung ở điểm này: tất cả các phôi thai được giữ đông lạnh hiện nay ở các bệnh xá sinh sản đáng lý không nên được tạo ra mới phải, nhưng dù sao, chúng cũng đang có đó rồi. Há không tốt hơn sao nếu có ai đó đem chúng tới kết quả cuối cùng thay vì đơn giản tiêu hủy chúng? Hàng giáo phẩm chưa đưa ra câu trả lời nào dứt khoát, nhưng có những tiếng nói mạnh mẽ nhấn mạnh rằng câu trả lời nên là “không”. Linh mục Tad Pacholczyk của Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Toàn Quốc, chẳng hạn, từng viết rằng: “Người ta không nên trở thành cha mẹ bằng bất cứ phương thế nào khác ngoài người phối ngẫu của mình”. Ngài cũng lý luận rằng vì các người cha chỉ phụ thuộc trong diễn trình này, nên chức phận làm cha “đã bị vi phạm một cách nặng nề và ngay trong nội tại” bởi việc nhận phôi thai làm con nuôi.
Còn tiếp
Cảm nghiệm về Núi trình thuật theo Tân Ước.
Đinh Văn Tiến Hùng
20:05 04/08/2017
-Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi vẫn là núi non,
Dù cho mưa bão xoi mòn,
Trải bao thế hệ vẫn còn đứng trơ,
Mây quyện quanh núi lững lờ,
Núi cô đơn mãi đợi chờ ai đây ?
-Ngọn núi Everest trong rặng Hy-mã lạp-sơn cao nhất
Thế giới 8880 mét, quyến rũ bao nhà thám hiểm muốn chinh phục. Ít người thành công, nhưng nhiều người phải bỏ cuộc hay để lại xác thân trên ngọn núi tuyết phủ ngàn năm. Người ta thấy trên lộ trình 2 nấm mộ những hàng chữ sau :
Ngôi mộ thứ nhất ‘Họ thấy được đỉnh núi lần cuối cùng trong lúc gắng sức leo lên.’
Ngôi mộ thứ hai ‘Ông ta chết trong lúc đang leo.’
Nhưng ta tự hỏi ‘Không biết bao nhiêu người đang vững mạnh niềm tin để leo lên tới đỉnh núi nơi Cổng Vào Nước Trời ? ‘
-Núi dẫn vào thành đô huyền nhiệm,
Mở lối hoàng cung huy hoàng tráng lệ,
Chốn thần linh uy quyền chiếm lĩnh,
Dẫn vào cửa trời nơi ngự trị của Vua Cả Đất Trời.
-Núi đưa tâm hồn bay bổng vút lên cao,
Núi mang ta xa lánh bụi trần tục lụy xôn xao,
Trên núi nhìn đất trời mở rộng đẹp biết bao,
Ta thoát tục nhập vào cuộc sống tinh khiết thanh cao.
-Đây những núi thánh cho ta những cảm nghiệm linh thiêng ngây ngất theo trình thuật Tin Mừng :
Sinai- Sion- Tabor- Carmel- Núi Hiển Dung- Núi Cây Dầu-- Núi Hiến Chương Nước Trời- Núi Sọ…
“Núi Thánh ngươi thật nguy nga hùng vĩ, là niềm vui cho toàn thể địa cầu, Núi Sion bồng lai cực bắc, là kinh thành của Đại Vương.” (Tv.48)
*Chọn 12 Tông Đồ tiên khởi trên núi.
“Rồi Ngài lên núi và kêu lại những người Ngài muốn và họ đến với Ngài. Ngài đã
đặt một nhóm 12 để ở với Ngài và đã sai đi rao giảng, cùng được quyền năng
trừ quỉ. Ngài đặt nhóm 12 gồm : Simon, Ngài đặt tên là Phêrô- Giacôbê, con
Giêbêđê và Gioan em ông, Ngài đặt tên cho họ là Boanerghe, nghĩa là con của
Sấm sét- Rồi Anrê, Philip, Batôlômêô, Matthêô, Tôma, Giacôbê con Alphê-
Tađêô, Simon nhiệt thành và Giuđa Iscariot, chính là kẻ nộp Ngài.” ( Mc.3: 13-19 )
-Quây quần trên núi năm xưa,
Thân thương Chúa chọn cho vừa mười hai,
Tông đồ tiên khởi được sai,
Tin Mừng truyền dạy cho ai tâm thành.
*Chúa cầu nguyện trong vườn Diệtsêmani trên núi Cây Dầu.
“Đi ra, Ngài đến núi Cây Dầu như thường lệ, có cả các tông đồ đi theo Ngài. Đến nơi Ngài bảo họ :
Hãy cầu nguyện cho khỏi sa cơn thử thách !
Đoạn Ngài xa họ khoảng chừng một ném đá và đặt gối xuống, Ngài cầu nguyện rằng :’ Lạy Cha ! Nếu
Cha muốn xin cất chén này đi khỏi con ! Song đừng theo ý con, mà ý của Cha được thành sự ’. Một
Thiên Thần từ trời hiện đến mà thêm sức cho Ngài đang lâm cơn sầu não. Ngài càng cầu nguyện khẩn
thiết và mồ hôi như máu giọt nhỏ xuống đất. Cầu nguyện xong, chỗi dậy đến với các môn đệ, Ngài
thấy họ vì buồn phiền mà đang ngủ. Ngài mới nói với họ : Làm sao các ngươi ngủ được ? Chỗi dậy !
Hãy cầu nguyện khỏi sa cơn thử thách ! “ ( Lc.22 : 39- 46 )
-Chúa quì trên núi Cây Dầu,
Dâng lời tha thiết nguyện cầu Chúa Cha,
Nhận uống chén đắng vì ta,
Bởi lòng từ ái thứ tha loài người.
*Trên núi, Chúa ban Hiến Chương Nước Trời.
“Trông thấy dân chúng, Ngài lên núi. Ngài ngối xuống và các môn đệ đến bên Ngài. Ngài mở lời dạy họ :
Phúc cho những kẻ có tinh thần khó nghèo, vị Nước Trời là của họ.
Phúc cho những kẻ hiền lành, vì họ sẽ được đất làm cơ nghiệp.
Phúc cho những kẻ ưu phiền, vì họ sẽ được an ủi.
Phúc cho những kẻ đói khát sự công chính, vì họ sẽ được no đầy.
Phúc cho những kẻ biết thương xót, vì họ sẽ được thương xót.
Phúc cho những kẻ tinh sạch trong lòng, vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa.
Phúc cho những kẻ tác tạo hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc cho những kẻ bị bắt bớ vì sự công chính, vì Nước Trời là của họ.
Phúc cho các ngươi khi người ta sỉ mạ các ngươi và bắt bớ, nói xấu đủ cách về các ngươi vì cớ Ta.
Hãy vui mừng và hân hoan, vì phần thưởng các ngươi thật lớn ở trên trời, vì cũng như thế, chúng đã
bắt bớ các tiên tri tiền bối của các ngươi.” ( Mt.5 : 1- 12 )
-Nắng vàng trùm phủ núi đồi,
Môn đệ, dân chúng đứng ngồi bao quanh,
Chúa nhìn thương mến chúc lành,
Hiến Chương Thiên Quốc ban hành thế nhân.
*Chúa biến hình trên núi.
“Xảy ra là sau những lần đó, chừng được 8 ngày, thì đem theo mình Phêrô, Gioan và Giacôbê, Ngài
lên núi cầu nguyện.
Trong lúc Ngài cầu nguyện, thì nhan sắc mặt Ngài ra khác, y phục nên trắng ngời chớp sáng. Này có
hai người đang đàm đạo với Ngài, đó là Môsê và Êlia hiện ra trong vinh quang, hai người nói đến việc
ra đi Ngài sắp hoàn tất tại Yerusalem. Phêrô cùng các bạn li bì giấc ngủ. Tỉnh dậy họ thấy vinh quang
của Ngài và hai người đứng với Ngài. Vào lúc hai người đang từ biệt Ngài, Phêrô nói với Đức Giêsu :
Thưa Thày ! May quá có chúng tôi ở đây, để chúng tôi dựng 3 lều, 1 cho Thày, 1 cho Môsê và 1 cho Êlia
nhưng ông không biết mình nói gì. Ông đang nói thế, thì một đám mây kéo lại và rợp bóng trên các
Ngài và lúc các Ngài đi vào đám mây, các môn đệ kinh hãi. Một tiếng phán ra từ đám mây: Ngài là Con
Ta ! Kẻ Ta đã chọn ! Các ngươi hãy nghe lời Ngài. Trong khi tiếng phán ra, thì chỉ còn mình Đức Giêsu
ở đó. Họ đã nín thinh và suốt thời gian đó, họ không hề mách lại gì cho ai hay các điều họ đã thấy.”
( Lc.9 : 28- 36 )
-Núi thánh chói lòa Chúa Hiển Dung,
Môn đệ chiêm bái ngây ngất lòng,
Giờ con dâng lời nguyện xin Chúa,
Biến đổi tâm hồn được trắng trong.
*Chúa chết trên Núi Sọ.
“Sau đó Đức Giêsu biết rằng mọi sự đã hoàn tất, để Kinh thánh được nên trọn, thì Ngài nói : Ta khát !
Sẵn đó có một bình đầy dấm, thì người ta lấy bọt biển thấm đầy dấm, cài vào một nhánh bài hương
đưa lên miệng Ngài. Khi đã nếm dấm rồi, Đức Giêsu nói : Đã hoàn tất ! Đoạn gục xuống, Ngài phó
thác Linh hồn.” ( Yn.19 : 28- 30 )
-Xót thương trần thế điêu linh,
Chúa đã nhận lấy cực hình thương đau,
Để muôn thế hệ ngàn sau,
Cúi đầu cảm tạ ân sâu nghìn trùng.
*Chúa lên núi về trời.
“…Ngài cất mình lên trước mắt họ, và một đám mây quyện lấy Ngài đi khuất mắt họ. Đang lúc họ đăm đăm nhìn Ngài lên trời, thì này có hai người y phục trắng ngời đã đứng bên họ và nói :’ Các ông
người Galilê, tại sao các ông cứ đứng đó nhìn trời ? Đức Giêsu đây, Đấng vừa siêu thăng xa cách các ông, Ngài sẽ đến cùng một thể như các ông đã thấy Ngài đi về trời’. Bấy giờ họ trở về Yerusalem, cách một
khoảng đường ngày Hưu Lễ. “ ( Cv.1 : 9- 12 )
-Bụi trần trùm phủ khắp nơi,
Giúp con hoán cải để đời đẹp tươi,
Chúa Giê-su đã về trời,
Dọn cho con chỗ trên nơi Vĩnh Hằng.
*Đời người là một hành trình leo núi với Niềm Tin và Hy Vọng.
Khi còn trẻ ta hăng hái leo lên không ngại hiểm trở gian lao. Khi đạt tới đỉnh, ta say mê nhìn vạn vật huy hoàng dưới ánh chiêu dương và thỏa mãn vì đã đạt mục đích ước mơ : công thành danh toại…
Rồi cũng đến lúc phải trầm tư xuống núi theo ánh hoàng hôn nhạt dần, lưu dấu bao tư lự, vui buồn lẫn lộn, nuối tiếc ngày tháng qua mau.
Theo tử vi Đông Phương cho rằng cuộc đời mỗi người vận số vào một vì sao trong muôn ức triệu tinh cầu. Có những vì sao sáng xuất hiện khi có thánh nhân hay vĩ nhân chào đời, mà trong đó có một vì sao
sáng chói nhất khi Chúa Cứu Thế giáng trần. Còn vì sao đời mình lu mờ lạc lõng trong màn đêm vũ trụ mà chính mình cũng không tìm thấy. Nhưng chính Thiên Chúa biết rõ vì sao ấy xuất hiện và biến mất khi nào. Với xác tín ấy, cuộc đời trải bao thăng trầm con luôn giữa vững Niềm Tin và Hy vọng. Vì Chúa đồng hành
sẽ dẫn dắt con theo ánh sao sáng của Ngài soi đường khỏi lạc lối trong bầu trời u tối. Niềm Tin có Chúa luôn
đồng hành theo con ‘lên dốc’ và cả khi ‘đổ dốc’ cuộc đời trên đường Hy vọng về Nước Hằng Sống. Vì Chúa đã phán bảo : “Ta là sự sáng đã đến trong thế gian, để phàm ai tin vào Ta, thi khỏi phải lưu lại trong tăm tối’
( Ga. 8 : 12 )
Đó chính là Niềm Tin và Hy vọng của đời con. Con đã vào đời như Chúa Cứu Thế không manh áo che thân và con sẽ ra đi như Chúa treo trên Thập Giá nơi Núi Sọ.
-Lên cao gió buốt mây mù,
Trút đi dục vọng ngục tù xác thân,
Đỉnh cao đang hiện dần dần,
Nghe tiếng Chúa gọi rất gần đầu non,
Đêm xuống dần, nắng chẳng còn,
Ngài giang tay đón ta còn sợ chi,
Chúa ơi ! Con chẳng có gì,
Niềm Tin Hy vọng còn thì phó dâng.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Vầng mây trong kinh thánh
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
22:13 04/08/2017
Vầng mây trong kinh thánh
Trên bầu trời có những vầng mây trắng trong xanh vào ngày có ánh nắng mặt trời chiếu tỏa khắp không trung. Nhưng cũng có những vầng mây đen tối di chuyển bao phủ, khi trời đổ cơn mưa.
Vầng mây đen tối không chỉ có trên bầu trời, nhưng thỉnh thoảng còn che phủ cả trong đời sống con người chúng con nữa. Vầng mây đen tối trong đời sống có khi là bệnh tật, sự đau khổ buồn phiền lo âu sợ hãi, hoài nghi, sự bất bình làm hòa khí bị đe doạ tan biến, sự mất mát người quen thân yêu.
Vầng mây trắng trong xanh cũng không chỉ xuất hiện trên bầu trời, nhưng còn cả nơi đời sống chúng ta nữa. Một đời sống thành công, khoẻ mạnh, gặp may mắn, có niềm vui hạnh phúc, niềm hy vọng…khác nào là vầng mây trong sáng bay lượn trên „bầu trời đời sống“.
Trong Kinh Thánh Cựu ước vầng mây là dầu hiệu loan báo sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng là một mầu nhiệm luôn ẩn mặt với con người. Vì con người không bao giờ có thể nhìn thấy Thiên Chúa bằng con mắt của mình được.
Trên đường xuất hành từ nước Ai Cập trở về quê hương Israel, Thiên Chúa dẫn lối cho dân dưới hình dạng một cột mây đi trước dẫn đường. „ Xh 13,21“.
Thiên Chúa nói với dân Israel từ trên tầng mây cao vọng xuống. „ (Xh 16,10-12“.
Trên núi Sinai, Thiên Chúa hiện diện trong vầng mây chiếu tỏa vinh quang của Người, Ông Mose đi lên núi giữa đám mây che bao phủ. Và trong vầng mây Thiên Chúa thiết lập giao ước với Mose và với toàn thể dân chúng. „ Xh 24, 13-18“.
Khi Vua Salomon xây dựng đền thờ kính thờ Thiên Chúa, và cho đặt Hòm Bia Giao Ước vào nơi đó, một vầng mây trong sáng đã xuất hiện che bao phủ ngôi nhà của Thiên Chúa. „ 1 Các Vua 8,10“.
Khi Chúa Giêsu trên đỉnh núi cao cùng với ba môn đệ vầng mây trắng kéo đến bao phủ họ, rồi có tiếng Thiên Chúa phán vọng ra từ vầng mây:“ Đây là Con Ta yêu qúi. Ta hài lòng về người, hãy nghe lời Người.“ ( Mt 17,5).
Vầng mây trên bầu trời ngoài chức năng theo khoa học vật lý báo hiệu về tình trạng thời tiết nắng mưa. Về phương diện đạo đức thần học còn diễn tả niềm xác tín căn bản của đức tin Kito giáo: Sự hiện diện của Thiên Chúa trong trời đất luôn ẩn hiện che dấu ẩn kín được bao phủ qua tấm khăn vầng mây.
Trong đời sống có những khi con người chúng ta nhận ra sự hiện diện, sự nâng đỡ của Thiên Chúa. Dẫu cảm nhận ra Thiên Chúa gần với ta, nhưng cũng vẫn có khoảng cách giữa Ngài và ta.
Rồi những khi trong đời sống có vầng mây đen tối bao phủ đời sống, lúc đó con người càng hoài nghi hoang mang về sự hiện diện của Thiên Chúa: Lạy Chúa, Chúa ở đâu, thuyền đời sống con đầy nước tràn vào, sắp chìm đến nơi rồi!!!
Trong giờ phút đau khổ cô đơn bị đóng đinh treo trên thập giá, chính Chúa Giesu cũng kêu:“ Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa, sao Chúa nỡ bỏ rơi con!
( Mc 15,34).
Như vậy phải thế nào?
Người ta khám phá ra trên tường trong ngôi nhà của người Do Thái vùng họ sinh sống thành Ghetto riêng ở Warschau bên Polen, dòng chữ viết vẽ khắc ghi trên đó. Dòng chữ này có lẽ do một người trong giờ phút sau cùng đời sống nhìn thấy cái chết trước mắt và trong hoang mang lo âu đã viết lên tâm tình như lời cầu xin than thở: Tôi tin vào Mặt Trời, cho dù mặt trời không chiếu sáng. Tôi tin vào tình yêu, cho dù tôi không cảm nhận thấy tình yêu. Tôi tin vào Thiên Chúa, cho dù Ngài giữ thinh lặng không nói gì!
Thật không còn gì xác tín sâu thẳm hơn, không còn gì sống động tràn trề niềm hy vọng vào sự hiện diện Thiên Chúa hơn nữa!
Đàng sau vầng mây đen tối, vầng mây trong sáng đang xuất hiện kéo tới.
Lễ Chúa Giesu hiển dung
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trên bầu trời có những vầng mây trắng trong xanh vào ngày có ánh nắng mặt trời chiếu tỏa khắp không trung. Nhưng cũng có những vầng mây đen tối di chuyển bao phủ, khi trời đổ cơn mưa.
Vầng mây đen tối không chỉ có trên bầu trời, nhưng thỉnh thoảng còn che phủ cả trong đời sống con người chúng con nữa. Vầng mây đen tối trong đời sống có khi là bệnh tật, sự đau khổ buồn phiền lo âu sợ hãi, hoài nghi, sự bất bình làm hòa khí bị đe doạ tan biến, sự mất mát người quen thân yêu.
Vầng mây trắng trong xanh cũng không chỉ xuất hiện trên bầu trời, nhưng còn cả nơi đời sống chúng ta nữa. Một đời sống thành công, khoẻ mạnh, gặp may mắn, có niềm vui hạnh phúc, niềm hy vọng…khác nào là vầng mây trong sáng bay lượn trên „bầu trời đời sống“.
Trong Kinh Thánh Cựu ước vầng mây là dầu hiệu loan báo sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng là một mầu nhiệm luôn ẩn mặt với con người. Vì con người không bao giờ có thể nhìn thấy Thiên Chúa bằng con mắt của mình được.
Trên đường xuất hành từ nước Ai Cập trở về quê hương Israel, Thiên Chúa dẫn lối cho dân dưới hình dạng một cột mây đi trước dẫn đường. „ Xh 13,21“.
Thiên Chúa nói với dân Israel từ trên tầng mây cao vọng xuống. „ (Xh 16,10-12“.
Trên núi Sinai, Thiên Chúa hiện diện trong vầng mây chiếu tỏa vinh quang của Người, Ông Mose đi lên núi giữa đám mây che bao phủ. Và trong vầng mây Thiên Chúa thiết lập giao ước với Mose và với toàn thể dân chúng. „ Xh 24, 13-18“.
Khi Vua Salomon xây dựng đền thờ kính thờ Thiên Chúa, và cho đặt Hòm Bia Giao Ước vào nơi đó, một vầng mây trong sáng đã xuất hiện che bao phủ ngôi nhà của Thiên Chúa. „ 1 Các Vua 8,10“.
Khi Chúa Giêsu trên đỉnh núi cao cùng với ba môn đệ vầng mây trắng kéo đến bao phủ họ, rồi có tiếng Thiên Chúa phán vọng ra từ vầng mây:“ Đây là Con Ta yêu qúi. Ta hài lòng về người, hãy nghe lời Người.“ ( Mt 17,5).
Vầng mây trên bầu trời ngoài chức năng theo khoa học vật lý báo hiệu về tình trạng thời tiết nắng mưa. Về phương diện đạo đức thần học còn diễn tả niềm xác tín căn bản của đức tin Kito giáo: Sự hiện diện của Thiên Chúa trong trời đất luôn ẩn hiện che dấu ẩn kín được bao phủ qua tấm khăn vầng mây.
Trong đời sống có những khi con người chúng ta nhận ra sự hiện diện, sự nâng đỡ của Thiên Chúa. Dẫu cảm nhận ra Thiên Chúa gần với ta, nhưng cũng vẫn có khoảng cách giữa Ngài và ta.
Rồi những khi trong đời sống có vầng mây đen tối bao phủ đời sống, lúc đó con người càng hoài nghi hoang mang về sự hiện diện của Thiên Chúa: Lạy Chúa, Chúa ở đâu, thuyền đời sống con đầy nước tràn vào, sắp chìm đến nơi rồi!!!
Trong giờ phút đau khổ cô đơn bị đóng đinh treo trên thập giá, chính Chúa Giesu cũng kêu:“ Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa, sao Chúa nỡ bỏ rơi con!
( Mc 15,34).
Như vậy phải thế nào?
Người ta khám phá ra trên tường trong ngôi nhà của người Do Thái vùng họ sinh sống thành Ghetto riêng ở Warschau bên Polen, dòng chữ viết vẽ khắc ghi trên đó. Dòng chữ này có lẽ do một người trong giờ phút sau cùng đời sống nhìn thấy cái chết trước mắt và trong hoang mang lo âu đã viết lên tâm tình như lời cầu xin than thở: Tôi tin vào Mặt Trời, cho dù mặt trời không chiếu sáng. Tôi tin vào tình yêu, cho dù tôi không cảm nhận thấy tình yêu. Tôi tin vào Thiên Chúa, cho dù Ngài giữ thinh lặng không nói gì!
Thật không còn gì xác tín sâu thẳm hơn, không còn gì sống động tràn trề niềm hy vọng vào sự hiện diện Thiên Chúa hơn nữa!
Đàng sau vầng mây đen tối, vầng mây trong sáng đang xuất hiện kéo tới.
Lễ Chúa Giesu hiển dung
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lời Chúa
Tấn Đạt
18:45 04/08/2017
Ảnh của Tấn Đạt
“Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống;
chẳng bởi ta thì không ai
được đến cùng Cha.”
“I am the way, the truth, and the life.
No one comes to the Father
except through Me.
(St John 14:6)