Ngày 04-08-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 05/08: Cung hiến Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma. Linh mục Phaolô Nguyễn Xuân Đường, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:31 04/08/2021

PHÚC ÂM: Mt 16, 13-23

“Con là Đá, Thầy sẽ ban cho con chìa khoá nước trời”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: “Người ta bảo Con Người là ai?” Các ông thưa: “Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó”. Chúa Giêsu nói với các ông: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?” Simon Phêrô thưa rằng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở”. Bấy giờ Người truyền cho các môn đệ đừng nói với ai rằng Người là Đức Kitô.

Kể từ đó, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, phải bị giết, và ngày thứ ba thì sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: “Lạy Thầy, xin Chúa giúp Thầy khỏi điều đó. Thầy chẳng phải như vậy đâu”. Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: “Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy: con làm cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người”.

Đó là lời Chúa.
 
Không đáp lại một lời
Lm. Minh Anh
05:52 04/08/2021
KHÔNG ĐÁP LẠI MỘT LỜI

“Lạy Ngài là con Vua Đavít, xin thương xót tôi; con gái tôi bị quỷ ám khốn cực lắm. Nhưng Chúa Giêsu không đáp lại một lời nào!”.

Hôm nay, Giáo Hội kính nhớ thánh Gioan Maria Vianney, một con người mà đầu đời, dường như chỉ gặp toàn sự lạnh lùng; hầu như Thiên Chúa ‘không đáp lại một lời’ với người chủng sinh này. Sức khoẻ yếu kém, trí khôn giới hạn và học lực lại quá khiêm tốn; vậy mà, nhờ kiên trì cầu nguyện, Vianney làm linh mục. Trong 40 năm, Vianney đã đốt lên ‘ngọn nến đời mình’ ở hai đầu xứ Ars, cho đến khi không còn gì để tiêu hao; ngài được mệnh danh là “Tù nhân chiếc hộp giải tội”, đến nỗi Lyon, phải nới rộng nhà ga, tăng các chuyến tàu đến, đi từ Ars để phục vụ hàng vạn linh hồn!

Kính thưa Anh Chị em,

Thiên Chúa thường im lặng, đó là một sự thật! Tin Mừng hôm nay là một minh chứng. Một phụ nữ ngoại giáo lẽo đẽo theo sau Thầy trò Chúa Giêsu, xin Ngài chữa cho con gái cô; vậy mà Phúc Âm cho biết phản ứng đầu tiên của Ngài là, “Ngài ‘không đáp lại một lời’ nào!”.

Thật ngạc nhiên, Giêsu, hiện thân của một Thiên Chúa xót thương, ‘không đáp lại một lời’ trước sự nài nỉ của một người mẹ khốn khổ đã đặt niềm tin vào Ngài một cách sâu sắc đến thế; ngạc nhiên hơn, sau sự can thiệp của các môn đệ, Ngài bảo, “Thầy chỉ được sai đến cùng các chiên lạc nhà Israel!”, “Đấng Cứu Độ Muôn Dân” sao lại chỉ nhắm đến chiên lạc nhà Israel; chưa hết, những lời ‘muối mặt’ của Ngài thật không thể hiểu nổi, “Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho ‘cún!’”. Mới đọc qua, Tin Mừng hôm nay có thể gây sốc và không thể chấp nhận; nhưng rõ ràng, do sự quan phòng của Thiên Chúa, phụ nữ này đã được lôi kéo khi tìm đến Chúa Giêsu; chính Chúa Cha đã lôi kéo cô đến với Ngài, và Chúa Giêsu đã ‘hưởng ứng’ sự lôi kéo này, không phải để thô lỗ hay để từ rãy nhưng cho phép cô thể hiện một đức tin mà rõ ràng, còn ‘rất thiếu’ nơi cuộc sống của nhiều người. Đó là lý do tại sao, thoạt tiên, Ngài ‘không đáp lại một lời!’.

Trong cuộc sống chúng ta, xem ra nhiều lúc Thiên Chúa cũng câm nín. Nhưng nếu Ngài câm nín, chúng ta phải biết, Ngài có một lý do chính đáng. Thiên Chúa không bao giờ ngoảnh mặt với chúng ta; đúng hơn, sự im lặng của Ngài là một cách thức để lôi kéo chúng ta, thậm chí, đến gần Ngài hơn; hơn cả việc Ngài muốn chúng ta thuộc về Ngài tức thì ngay khi Ngài hét ‘thật to, thật rõ’ điều đó! Sự im lặng của Thiên Chúa không nhất thiết là dấu hiệu của việc Ngài chẳng thiết tha gì đến chúng ta hoặc không thích chúng ta; nhưng việc Ngài ‘không đáp lại một lời’ thường là dấu hiệu cho thấy ‘một hành động mang tính thanh luyện’ nhằm lôi kéo chúng ta đến việc biểu lộ đức tin của mình lên một cấp độ cao hơn, đầy đủ hơn và dĩ nhiên, mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần.

Khác với nhiều người Do Thái, phụ nữ này tin Chúa Giêsu là Đấng Messia, cô gọi Ngài là “Con Vua Đavít”. Lòng tin của cô tỏ bày cách đơn giản và rõ ràng. Cô không cần tỏ ra mình xứng đáng, vì lòng tin của cô vào Chúa Giêsu đã là tất cả những gì cần thiết; hơn nữa, dẫu bị từ chối ba lần bảy lượt, cô vẫn cứ kiên trì. Những gì xảy ra không khiến cô nản lòng nhưng vẫn hy vọng; một hy vọng khiêm tốn đến lạ thường. Và cuối cùng, mục tiêu của Chúa Giêsu đã lộ ra, Ngài cho phép cô đào sâu đức tin của mình và biểu lộ nó cho mọi người rằng, nó đã hoàn thành. Con cô được lành!

Sách Dân Số hôm nay, cách nào đó, vẫn cho thấy sự lạnh lùng của Thiên Chúa đối với dân Ngài; Ngài nói thật nhiều, nhưng khác nào, đã ‘không đáp lại một lời’ trước những con người mà Ngài gọi là “Dân bạc ác”. Ngài phán, “Các ngươi sẽ biết sự thù ghét của Ta, vì Ta đã phán thế nào, thì Ta sẽ làm cho dân bạc ác này như vậy. Nó sẽ hao mòn và chết trên rừng vắng này!”. Nói thì nói, nhưng Thiên Chúa đã không làm vậy! Quả thế, nhờ lời khẩn cầu của Môisen, Ngài đã tha cho dân. Thánh Vịnh đáp ca chứng tỏ điều đó, “Lạy Chúa, xin nhớ đến con, bởi lòng thương dân Ngài!”.

Anh Chị em,

Trong những ngày hôm nay, xem ra Thiên Chúa vẫn ‘không đáp lại một lời’ khi chúng ta đang rên siết trước dịch tễ. Vậy mà, Ngài đang ở với chúng ta, khóc với chúng ta, lắng nghe chúng ta. Và dẫu Ngài không nói một lời nhưng sự hiện diện của Ngài thì thật kỳ diệu! Ngài đang vướng víu trong bộ đồ bảo hộ nặng nề phải mặc suốt ngày của các y, bác sĩ và các nhân viên; Ngài ở trong những trái tim nhân ái sáng tạo ATM gạo, và cả ATM Oxy; Ngài ở trong những bác nông dân đang thu góp hoa màu, chất lên những ‘chuyến xe chạy ngược’… Đúng như sách Dân Số cho thấy, Thiên Chúa thanh luyện con người theo cách của Ngài, vào giờ của Ngài với lòng thương xót và ý muốn thánh thiện của Ngài. Phần chúng ta, hãy cứ kiên trì cầu nguyện và tin tưởng phó thác!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin lấp đầy con một niềm tin vững chắc; cho con kiên trì vượt qua mọi điều, và không ngừng đặt tất cả hy vọng vào Chúa, cả khi xem ra, Chúa ‘không đáp lại một lời!’, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Man-na Mới
Lm Vũđình Tường
16:41 04/08/2021
Đức Kitô nói với đám đông 'Ta là Bánh Hằng Sống c.34'. Bài giảng 'Ta là Bánh Hằng Sống' quá mới mẻ với dân chúng nên họ không thể tưởng tượng ra được, nói chi đến hiểu điều đó. Đám đông tìm kiếm điều họ có thể nhận biết, chẳng hạn như mana rơi từ trời xuống đã là điều vượt ngoài mong ước của mọi người. Dùng chính ngôn ngữ đám đông dùng, Đức Kitô nói với họ, Ngài chính là Mana từ trời xuống. 'Ta là Bánh Hằng Sống từ trời xuống c.42'.

Hành trình trên đường về Đất Hứa, cha ông họ trong lúc khó khăn, thủ lãnh họ là Môisen, xin Thiên Chúa ban cho họ manna nuôi sống dân lữ hành trong samạc. Đức Kitô nói với đám đông mana tạm thời nuôi sống thân xác. Mana mới Ngài ban ban sự sống trường sinh. Ngài lập lại điều đã nói trước đây khi kêu gọi đám đông hãy đi tìm kiếm và đón nhận 'thực phẩm' ban sự sống vĩnh cửu c.27. Đón nhận sự sống vĩnh cửu chính là đón nhận, đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô. Thực phẩm tạm thời trong samạc mang lại sự sống tạm thời. Cuộc sống trường sinh cần thực phẩm trường sinh. Đức Kitô là Đấng duy nhất có quyền ban phát thực phẩm đó. Ngài ban cho những ai đặt trọn niềm tin nơi Ngài. Đám đông không hiểu, và kông đón nhận điều Đức Kitô giảng dậy.

Đám đông hoàn toàn tin tưởng Đức Kitô là Đấng có phép hoá ít bánh ra nhiều, bởi chính họ đã được hưởng bánh đó. Trở ngại chính của họ là đón nhận Đức Kitô là 'Bánh Hằng Sống từ trời xuống'. Họ biết rõ thân thế, gia tộc, làng mạc, nơi Đức Kitô từng sinh sống. Đức Kitô là người trần gian, không phải người đến từ trời. Họ hiểu đúng, chính xác về con người trần thế Đức Kitô, nhưng họ không hiểu về giáo lí của Ngài, càng không hiểu về bản tính Thiên Chúa nơi Đức Kitô. Đây là cản trở chính dẫn đến việc đám đông từ chối, không tin lời Đức Kitô rao giảng. Tự tin mình biết rõ về người khác là lỗi lầm chung của toàn thể nhân loại. Bất trung, thất tín, li dị xảy ra. Điều này gây nên bởi tưởng là biết người nhưng thực ra biết rất ít về người khác. Người có lòng khiêm nhường là dám chấp nhận mình nhận xét, phán đoán sai về người đó. Không ai biết rõ con người mình hơn là chính mình nhận biết về mình. Trong rất nhiều trường hợp mình cũng không biết rõ về chính mình. Bản chất của cuộc sống là một đời phiêu lưu. Phiêu lưu chung vai, sát cánh với chưa biết, hay biết rất ít về điều đó. Vì thế mới có những phán đoán, nhận xét sai. Bởi một đời phiêu lưu nên trọn đời liên tiếp có những phán đoán, nhận xét sai.

Đám đông từ chối đón nhận bản tính Thiên Chúa nơi Đức Kitô vì họ tin là họ biết rõ Ngài đến từ đâu. Dù đám đông phản đối, Đức Kitô không rút lại điều Ngài đã nói, trái lại Ngài còn xác định cách rõ ràng, mạch lạc hơn. Ngài mặc khải cho đám đông biết nhiều điều cao siêu họ chưa từng nghe ai nói về Ngài.

Thứ nhất, tiên đoán của tiên tri trong Cựu Ước ám chỉ, nói về sứ mạng rao giảng và cứu chuộc của Đức Kitô (Isaiahh 54,13).

Thứ hai, giáo huấn Ngài giảng dậy đến từ Chúa Cha.

Thứ ba, Ngài đến từ trần gian như họ nhận biết bề ngoài Đức Kitô. Quan trọng nhất là bên trong, đời sống nội tâm. Họ hoàn toàn mù mờ, không biết Đức Kitô đến từ Thiên Chúa và Ngài là Thiên Chúa. Điều này đám đông không biết và không đón nhận khi Đức Kitô tỏ cho họ biết.

Thứ tư, Ngài giảng giải cho đám đông biết Chúa Cha là Cha của Ngài.

Thứ năm, Ngài là tâm điểm của niềm tin. Ngoài giáo huấn Ngài ra, không mặc khải nào khác biết về Chúa Cha hơn Ngài bởi Ngài đến từ Chúa Cha.

Thứ sáu, Ai tin vào Ngài sẽ nhận được sự sống trường sinh. Tin vào Đức Kitô bởi do hướng dẫn từ Chúa Cha. Như thế có sự cộng tác tích cực, mật thiết giữa Chúa Cha và Đức Kitô.

Đám đông không thể đón nhận được những mặc khải này, một là do tự hào về truyền thống cha ông họ. Hai là tự mãn, tự cho là mình biết rõ về người khác. Ba là không chịu học hỏi, hiểu biết thêm về Đức Kitô. Bởi kiêu căng nên chỉ nghe để đưa ra lí luận, mong thắng thế trong cãi lí nhiều hơn là khiêm nhường chủ tâm, lắng nghe, học hỏi, mong hiểu điều Đức Kitô mặc khải. Bốn là họ tự tin biết về thân thế Đức Kitô và điều này in sâu trong tâm trí họ- Đức Kitô là người trần gian.

Có đức tin nhờ vào Chúa Cha hướng dẫn. Thiên Chúa không ép buộc nhưng ban cho con người quyền lựa chọn. Con người tự do chọn lựa, tin hay không tin, tuỳ thuộc vào từng cá nhân. Đức Kitô xuống thế làm người, ở cùng chúng ta để hướng dẫn những ai khiêm nhường, thành tâm đón nhận ơn thánh sẽ trở thành môn đệ Đức Kitô. Ngài là tiếng nói đích thực từ Chúa Cha. Giáo huấn của Ngài là giáo huấn của Chúa Cha. Tin vào Ngài là tin vào Chúa Cha. Chính Ngài nói với môn đệ Philip khi ông xin Ngài cho xem thấy Chúa Cha. Đức Ktô nói với ông: Ai thấy Ta là Thấy Chúa Cha Jn 14,8. Đây chính là đức tin của Kitô hữu.

TiengChuong.org

New Manna

Jesus told the crowd 'I am the Bread of Life' v.34. The concept 'Bread of Life' was beyond the crowd's imagination. They were looking for something that would be visible to their mind, something like 'manna' their ancestors had in desert. Jesus made it clearer for the crowd when He told them, 'I am the Bread that came down from heaven' v.42. Using their own word, Jesus told the crowd, that the 'manna' their fathers had in the desert was only a temporary food in time of need, on their way to the Promised Land, Jesus, the 'New Manna', which came down from heaven. The 'New Manna' was everlasting food Jesus once told the crowd, 'To work for food that endures to eternal life' v. 27. It meant to have faith in Jesus. Temporary food in the desert sustained temporary life; eternal life required not temporary food, but eternal food, and Jesus alone offered eternal food for those who had faith in Him. Again, the crowd failed to have faith in Jesus.

The crowd had no trouble believing that Jesus had the power to multiply their daily bread, but stopped short when they heard Jesus claim, 'I am the Bread of Life'. They knew Jesus' biological parents, and firmly believed, that they knew Him well. It was an erroneous. Their knowledge about the man, Jesus, Who used to live in their village was correct. They failed to understand Jesus' teaching. It led them to deny what Jesus offered them- eternal life.

In responding to the crowd's complaint, instead of softening His view, Jesus boldly challenged the crowd even more. He revealed to the crowd several mysteries about Himself, and also promised to reward those who had faith in Him.

Jesus revealed about Himself (v. 36ff): a/ what the prophet had said about Him (Is, 54:13); b/ that His teaching came from the Father; c/ that He came from God; d/ that He had seen the Father, e/ that He was the centre of faith.

Jesus promised that He had the power to give eternal life for those who had faith in Him.

These revelations were too much for the crowd to take in, because their knowledge about Jesus' background, and their traditions stopped them having faith in Jesus. Jesus Himself gave an explanation for their lack of faith, and that was because they refused to be drawn by God, the Father.

'No one can come to me unless he is drawn by the Father who sent me'v.44.

Jesus declared, that we come to know the Father through Jesus. To know the Father, one needs to listen to Jesus' teaching, and learns from Him. Through listening to Jesus, one who has faith in Jesus might come to know the Father, and thus has eternal life. One is free to respond to that call. It is a human choice of what God has given to each individual.

God, through Jesus, came to live amongst us, to teach us about God's everlasting love. Jesus, Himself, is the Word of God, and God Himself. Jesus' voice is God's voice; His teaching is God's teaching. To have faith in Jesus is to have faith in God. Jesus once told Philip when he asked to see the Father. 'To have seen me is to have seen the Father' John 14,8 . This doctrine is our faith. Those who believe in Jesus will have eternal life.
 
Từ Manna đến Chúa Giêsu
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
17:15 04/08/2021
Từ Manna đến Chúa Giêsu

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XIX – B

(Ga 6, 41 – 52)

Khởi đi từ phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng, phụng vụ Lời Chúa các tuần tiếp theo giúp chúng ta đọc lại hầu như toàn bộ chương 6 Tin Mừng theo thánh Gioan. Đây là cơ hội để khám phá ra Tấm Bánh đích thực bởi Trời có tên là Giêsu, Bánh do Thiên Chúa Cha tặng ban để thế nhân ăn mà sống muôn đời.

Tin Mừng thánh Gioan hôm nay ghi lại cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu với người Do Thái về bánh hằng sống, khơi lại manna thời Cựu Ước và nguồn gốc của Chúa Giêsu. Với lời tuyên bố : “Ta là hằng sống bởi trời mà xuống” (Ga 6,41). Chúa Giêsu đã gặp phải điều cấm kỵ trong dân Do Thái. Nhất là câu “Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống” (Ga 6, 51 ). Người dẫn chứng : “Cha ông các ngươi đã ăn Manna trong sa mạc và đã chết”, khiến họ kêu trách: “Chớ thì ông này chẳng phải là Giêsu, con ông Giuse sao? Chúng ta đều biết rõ cha mẹ của ông. Vậy làm sao ông lại nói: ‘Ta bởi trời mà xuống”(Ga 6, 42).

Manna là gì?

Căn cứ vào tiếng Do Thái thì Manna bắt nguồn từ “Man” có nghĩa là “Quà tặng”, nên Manna là quà Thiên Chúa ban tặng cho dân. Trên hành trình về Đất Hứa, qua sa mạc Sin, giữa Êlim và Sinai, dân Israel nổi loạn kêu trách Môsê đã dẫn họ ra khỏi Ai Cập để vào đây phải chết đói (x. Xh 16,3). Chính họ cảm thấy hối tiếc vì đã bỏ đất Ai Cập, dù làm thân nô lệ nhưng còn có thức ăn. Sau khi xảy ra chuyện phàn nàn này, Môsê đã xin Thiên Chúa ban cho Manna từ trời xuống làm của ăn dòng dã 40 năm trường (x. Xh 16, 1- 36 ). Thiên Chúa đã nhận lời và ban bánh xuống như mưa sa cho dân mỗi sáng thu nhặt bánh ăn thỏa thích trong ngày.

Đến lượt Êlia, người Tisbê, ở Galaad, sứ ngôn của Thiên Chúa, trong thời kỳ hạn hán không có mưa, có sương, Thiên Chúa đã dùng quạ ở thung lũng Cơrít và bà góa thành Xarépta nuôi ông (x. 1V 17, 1-15). Và trong cuộc hành trình đến núi Horeb của Thiên Chúa, ngài đã dùng chính Thiên Thần mang bánh đến cho ông ăn, nhờ “sức của nuôi ấy, ông đi bốn mươi ngày bốn mươi đêm mới tới Horeb, núi của Thiên Chúa” (1V 19, 8).

Manna hình ảnh báo trước về Chúa Giêsu

Lời ông Môsê trong sách Đệ Nhị Luật cho thấy, manna là thứ mà Thiên Chúa ban cho dân trong sa mạc ăn y cho đỡ cái đói đời sống tạm bợ này. Vì: “Con người sống không nguyên bởi bánh, mà còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8,3).

Môsê đã tiên báo cho dân Do Thái biết về lương thực Thiên Chúa sẽ ban cho dân Chúa sau này là chính Chúa Giêsu Kitô : “Thiên Chúa sẽ ban cho các người của ăn mà các ngươi và cha ông các người chưa từng biết tới” (x. Đnl 8, 2-3.14b-16).

Chúa Giêsu mạc khải chính mình là Bánh bởi Trời

Cho dù là Manna từ trời xuống nuôi dân chúng trong sa mạc, hay bánh Thiên Thần mang đến cho Êlia nuôi sống người ta 40 ngày cùng lắm là 40 năm đi nữa, thì những thứ bánh đó cũng chỉ nuôi sống con người cách rất tạm bợ, kẻ ăn những thứ bánh ấy vẫn đói và vẫn chết. Hôm nay, Chúa Giêsu tự giới thiệu cho mình : “Ta là hằng sống bởi trời mà xuống. ai ăn bánh này sẽ sống đời đời” (Ga 6,41). Thật không dễ để những người Do Thái thời Chúa Giêsu đón nhận Người là Bánh Hằng Sống, thứ bánh họ cần thiết phải kiếm tìm, và ăn không phải nhằm thỏa mãn thể lý trong một thời gian, nhưng còn để sống vĩnh viễn.

Những lời trên khiến cho những cùng quê với Chúa Giêsu sửng sốt. Chẳng những khước từ, họ còn coi đó là gương mù gương xấu. Họ lẩm bẩm với nhau, bới lông tìm vết : " Chớ thì ông này chẳng phải là Giêsu, con ông Giuse sao? Chúng ta đều biết rõ cha mẹ của ông. Vậy làm sao ông lại nói: 'Ta bởi trời mà xuống" (Ga 6,42). Cuộc sống của Chúa Giêsu rất đỗi bình thường giữa người làng xóm, thường đến nỗi khiến người ta vấp phạm vì lời Người. Thấy họ lẩm bẩm, Chúa Giêsu nói : "Các người chớ thì thầm với nhau. Không ai đến được với Ta nếu Cha, là Đấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy", và Người thêm: "Ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời" (Ga 6, 44.47).

Người Cha mà Chúa Giêsu nói với họ không ai nhìn thấy bao giờ là người cha nào? Bánh từ Trời xuống là bánh gì mà người ta ăn vào sẽ sống đời đời? Trong khi đó, manna của ăn trong sa mạc, cha ông họ đã ăn và đã chết thì Chúa phủ nhận, nay tuyên bố : "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời" (Ga 6, 51). Thịt của Chúa có thể là thức ăn cho con người được không?

Chúa Giêsu muốn giúp họ hiểu ý nghĩa sâu xa của phép lạ hóa bánh ra nhiều để họ đón nhận lời loan báo của Chúa là Bánh từ Trời xuống (x. Ga 6,41) sẽ làm thỏa mãn một cách vĩnh viễn. Dân Do thái đã sống kinh nghiệm ăn manna trong hành trình vào Đất Hứa. Giờ đây Chúa Giêsu nói về chính Người như Bánh từ Trời xuống, có khả năng duy trì sự sống không phải chỉ trong một lúc hay một đoạn đường, mà luôn mãi :“Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời” (Ga 6, 51 ). Chúa Giêsu tỏ mình là Con Một Thiên Chúa, từ Chúa Cha mà đến để trao ban cho con người thứ lương thực ban sự sống đời đời. Chúa khẳng định Người là Bánh bởi Trời và khích lệ dân chúng tin vào Người.

Chúng ta ngày hôm nay tự hỏi : Tôi có tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa không? Tôi có khao khát Bánh bởi Trời là chính Người không? Thật ra, ăn Bánh Hằng Sống có nghĩa là tin nơi Chúa và ai tin thì ăn.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ hướng dẫn chúng ta tới gặp Chúa Giêsu, để trong tình hiệp thông tràn đầy với Chúa Giêsu Con Mẹ, Bánh Hằng Sống từ Trời xuống; chúng con được kết hợp với Người ngay từ bây giờ và mãi mãi. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:30 04/08/2021

11. Chúng ta phải trông cậy vào Thiên Chúa, bởi vì chỉ có Thiên Chúa mới có thể chúc phúc cho những việc làm của chúng ta.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:35 04/08/2021
18. KHÔNG CÓ PHÍA DƯỚI

Một hôm sau khi tan triều, có một lão thái giám níu giữ Kỷ Văn Đạt lại, mời ông ta nói vài câu chuyện tiếu lâm để thêm hào hứng, Kỷ Văn Đạt nói:

- “Trước đây trong hoàng cung có một thái giám….”

Nói tới đây thì không nói nữa.

Lão thái giám đợi rất lâu, sốt ruột hỏi:

- “Phần dưới nữa?”

Kỷ Văn Đạt nói tiếp:

- “Phần dưới cũng vậy, đều không có”.

Ai nghe câu chuyện này cũng bò lăn ra mà cười…

(Tiếu Tiếu lục)

Suy tư 18:

Chuyện tiếu lâm ngày nay thì tục tỉu nhiều hơn thanh nhã, ý tứ lố lăng nhiều hơn thi vị, bạo lực nhiều hơn giáo dục vì chuyện tiếu lâm được kể theo “thị hiếu kinh tế thị trường” của người nghe.

Người Ki-tô hữu được Giáo Hội dạy rằng, tất cả mọi tội đều do việc ở dưng (rảnh rỗi) mà ra, vì ở dưng nên đầu óc cũng thảnh thơi để suy nghĩ lung tung, suy nghĩ đến nhưng gì mà trí óc mình muốn nghĩ tới, nhất là những chuyện gái trai, những chuyện bại hoại, những chuyện ghét ghen, hại người.v.v…chỉ có rất ít là nhớ đến những việc tốt mà thôi, cho nên người Ki-tô hữu luôn không để cho đầu óc mình rảnh rỗi, không để cho thân xác thong dong.

Thái giám thích nghe chuyện tiếu lâm để giết thời giờ, nên bị một vố đau vì thích chuyện tiếu lâm.

Mượn ý của chuyện tiếu lâm để giáo dục thì rất tốt, nhưng nói chuyện tiếu lâm để gợi ý đến những điều tục tỉu thì không nên, vì đó cũng là cớ vấp phạm cho trẻ em và người lớn.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Nhật XIX Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
23:01 04/08/2021
CHÚA NHẬT XIX TN (B)
1 Các Vua 19: 4-8; Tvịnh 33; Êphêsô 4: 30-5:2; Gioan 6: 41-51

Chúng ta có thể nghĩ người nào kiên trung, có đức tin không bao giờ đổi thay với Thiên Chúa thì sẻ nhận được "chúc phúc" từ Thiên chúa. Vậy ai có thể trung thành với Thiên Chúa hơn ông Êlia? Phần trước của bài đọc 1 hôm nay từ chương 18 trích trong sách các Vua 1, ngôn sứ Êlia buộc tội vua A-kháp không trung thành với Thiên Chúa, và bởi đó bị bà hoàng hậu I-de-ven là người có rất nhiều quyền thế chống đối. Bà I-de-ven, là người ở Sidon, là một người ngoại giáo. Khi bà là vợ vua A-kháp bà đem theo bà các thần ngoại và các lể nghi ngoại giáo về. Bà muốn thay đổi việc thờ phượng Thiên Chúa của người Israel bằng việc thờ phượng thần Baal. Nhưng, ngôn sứ Êlia, là người trung thành với Thiên Chúa không để dân chúng thay đổi. Mặc dù ông là một ngôn sứ duy nhất còn sống sót của Thiên Chúa, ông ta chống lại hoàng hậu I-de-ven một cách mảnh liệt và kiên trì với 450 ngôn sứ của thần Baal. Sau khi ông Êlia thắng vì đã làm cho 450 ngôn sứ thần Baal bị giết. hoàng hậu I-de-ven hết sức tức giận làm cho ngôn sứ Êlia phải chạy trốn. Hôm nay chúng ta gặp ông Êlia mệt mỏi và chán nản qua "một ngày chạy trong sa mạc". Ông Êlia trung thành với Thiên Chúa, tuy vậy chúng ta thấy ông ta cầu xin cho được chết đi.

Khi nào mọi sự diễn ra thuận lợi cho chúng ta, đời sống chúng ta bình yên - chúng ta được sức khỏe tốt, việc làm phủ phê, được một gia đình êm ấm, chúng ta nói rằng Thiên Chúa đã chúc phúc cho chúng ta. Quan niệm về việc Thiên Chúa chúc phúc đặt bên cạnh những thành quả đạt được khiến chúng ta có suy nghỉ sai lầm là "phúc lành" của Thiên Chúa ban cho chúng ta, đó chính là kết quả của những lao động khó khăn chăm chỉ mà chúng ta đã làm, hay chúng ta may mắn được sinh ra trong một gia đình đầm ấm, trong một đất nước thịnh vượng phải không? Vậy, còn những người đã qua sa mạc "trong một ngày đường" thì sao? Còn những người sức khỏe yếu đuối, không có việc làm, và sống trong một gia đình không đầm ấm thì sao? Họ không được Chúa ban "phúc lành" hay sao? Chúng ta làm sao biết được ơn lành của Thiên Chúa thật sự đến từ đâu? Trong sự chán nản tột cùng, ông Êlia gục xuống dưới gốc cây kim tước và xin cho được chết. Từ tất cả các cung cách bên ngoài và đánh giá theo cách thông thường của chúng ta, có vẻ như ông là người không được chúc phúc, Mặc dù ông được Thiên Chúa bảo ông ta phải làm. Nhưng, chúng ta được nhắc nhở là Thiên Chúa đứng về phía ông Êlia, vì thần sứ Thiên Chúa đã đem thức ăn và nước uống đến cho ông.

Thật là một bài văn đầy an ủi cho những ai đang cố gắng làm điều phải trong đời: Như sống trung thành với tình nghĩa vợ chồng, làm việc cẩn thận, nuôi con cái tận tình và phụng dưỡng cha mẹ già yếu. Mặc dù chúng ta muốn cố gắng làm những gì chúng ta cần phải làm, nhưng thường thì chúng ta không thấy nó dễ dàng chút nào cả. Và chúng ta tự hỏi vì sao Thiên Chúa không chúc phúc cho chúng ta; chúng ta có thể tự hỏi vì sao Thiên Chúa không chúc lành cho những việc mà chúng ta đang cố gắng làm điều tốt lành cho Ngài; mà lại gặp khó khăn? Ngoài những việc có tính nghĩa vụ mà chúng ta thường làm, chúng ta còn được mời gọi hãy nhìn xa hơn là những điều chúng ta thấy trong đời sống hằng ngày xung quanh ta, hãy nhìn đến nhu cầu của thế giới, một thế giới đầy khổ đau. Chúng ta được mời gọi hãy lo cho người nghèo ở thế giới, giúp những người tìm kiếm công chính, đem sự bằng an cho những nơi có xung đột v.v... Đoạn sau là đoạn tóm tắt lời của ông Ronald Rolheiser nói về những đòi hỏi về công chính:

“Giá trị của đức tin của chúng ta dựa vào tính công chính của đất nước và tính công chính này được đo lường bởi tính cách đối xử của chúng ta với nhau, với nhiều nhóm người như: Nhóm góa bụa, nhóm mồ côi, và nhóm ngoại quốc (Họ là những người có địa vị kém nhất trong xã hội). Bởi thế, đối với các ngôn sứ Do thái, vị thế của chúng ta đối với Thiên Chúa tuỳ thuộc vào cách chúng ta xử sự với người nghèo, người không có đức tin, và không sùng đạo, mặc dù họ là những người trung thực và trong sạch, có thể bớt sự nặng nề”.

Thêm vào đó, chúng ta ngày càng ý thức được điều mà trái đất chúng ta có quyền, có nhu cầu và cần được tôn trọng bởi tất cả mổi ngườichúng ta. Vậy điều gì mà trái đất đang chờ đợi nơi chúng ta? Chúng ta có thể nói "Rất nhiều!" Nói chung, khi chúng ta là những tín hữu điều có một việc làm lớn lao, nếu chúng ta muốn trung thành với Thiên Chúa. Chúng ta cũng như ông Êlia dễ bị dụ dỗ và chán nản thậm tệ, nhất là những khi mọi việc không được như ý. Chúng ta cần nguồn dinh dưỡng mà chúng ta không thể tự cung cấp được, nếu chúng ta còn tiếp tục cuộc hành trình đến "núi Horeb của Thiên Chúa" là nơi chúng ta cuối cùng sẽ gặp Thiên Chúa.

Những việc có vẻ như thất bại và sự thiếu vắng của Thiên Chúa, được mô tả cho thấy không phải là trường hợp hiếm gặp trong câu chuyện này. Trong thất bại, Thiên Chúa lại ở rất gần Ê-li. Đối với chúng ta cũng vậy; Thiên Chúa sẽ luôn nuôi dưỡng chúng ta trong những thời điểm mà chúng ta đã hay đang vượt qua giới hạn của mình và cả trong những thất bại nữa, nhưng vẫn phải một mực trung thành với Thánh ý của Ngài và lời mời gọi nơi mổi người chúng ta là những tín đồ biết đáp lời.

Trong bài Phúc âm hôm nay, những người tranh luận với Chúa Giêsu không hiểu điều đó. Họ không thấy điều gì mà Thiên Chúa đã ban cho họ qua Chúa Giêsu. Giải pháp của Thiên Chúa về bối cảnh Xuất Hành đã được ẩn chứa trong chương 6 này. Đó là sự giải thoát khỏi sự nô lệ trong cảnh lưu đày, được nuôi dưỡng trong sa mạc, được giao ước ở Sinai (trên núi Horeb) và ơn được Đất Chúa Hứa. Những điều ngay trước đoạn văn hôm nay, Chúa Giêsu nhắc nhở các người nghe Ngài, là Thiên Chúa nuôi dưỡng họ trong sa mạc và nay; trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa sẽ ban cho họ thức ăn không giống như bánh trong sa mạc, nó sẽ tồn tại đến muôn đời. Trong đoạn văn hôm nay, Chúa Giêsu tự nhận Ngài là bánh hằng sống bởi trời ban xuống. Đây cũng là chủ đề chính trong toàn phúc âm thánh Gioan. Ai tin Chúa Giêsu thì sẽ được sự sống muôn đời. Chúa Giêsu cho họ biết bánh họ phải ăn, đó là thân xác của Ngài. Những lời nói này sẽ gây kinh ngạc cho các người nghe Ngài và khiến cho một số môn đệ của Ngài bỏ đi.

Chúa Giêsu đang hiến thân xác của Ngài làm của ăn cho những ai muốn theo đường nẻo của Thiên Chúa. Cũng như ông Êlia, chúng ta mệt mỏi vì trách nhiệm của chúng ta và vì ý nghĩ chúng ta còn phải tìm cách làm thêm bao nhiêu việc, và chúng ta còn phải cần chạy đến núi Horeb. Nhưng, Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta điều khác, một thứ bánh ăn lâu dài hơn trong sa mạc. "Ta là bánh hằng sống… là bánh bởi trời xuống…" Chúng ta có thể không có những dấu chỉ “của Thiên Chúa chúc phúc", không có cam kết thật sự là chúng ta làm việc theo thánh ý Thiên Chúa và Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta. Có thể chúng ta phải chiến đấu gian khổ trong chặng đường đức tin của mình. Nhưng, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy tin vào Ngài. Những việc lớn lao Ngài đã làm, như cho đám đông dân chúng được ăn trong chương 6 trước đây, là điều giúp chúng ta tin Ngài. Họ đã hỏi Chúa Giêsu sao mà làm được: Do họ đã không tin vào Chúa Giêsu đã làm như Ngài nói là Ngài bởi trời xuống, và chính Ngài đem ơn khôn ngoan của Thiên Chúa xuống cho họ. Những ai chấp nhận Chúa Giêsu, sự khôn ngoan của Thiên Chúa, sẻ biết đến sự sống đời đời, sự sống đến miên viễn. Chúng ta sẻ không bị xao lảng vì những chuyện qua loa hằng ngày, nhưng sẻ có thể trông thấy trong đời sống chúng ta điều gì đã nuôi dưởng chúng ta lâu dài qua Chúa Giêsu. Trong Chúa Giêsu, chúng ta được "Thiên Chúa dạy bảo" do chúng ta đã ở trong Chúa Giêsu, lời nói vững vàng của Thiên Chúa là khi chúng ta được chấp nhận, chính nó có thể dẩn đưa chúng ta con đường đi đến sự sống đời đời.

Câu cuối cùng chú trọng đến cách cử hành bí tích thánh thể, trong đó chúng ta lãnh nhận Chúa Giêsu vào trong đời sống của chúng ta. Qua bí tích Thánh Thể, chúng ta ăn bánh này trong đức tin, như một cách thật sự để được kết hợp với Chúa Kitô để nhận được sự sống nơi Ngài. Chúng ta, những người đã sống lâu dài với hành trình đức tin của mình, chúng ta vẫn còn phải đi xa hơn nửa. Như ông Êlia ngừng lại dưới chân cây kim tước. Có thể chúng ta không đến nổi chán ngán đến tận cùng như ông Êlia. Nhưng, dù sao đi nữa, chúng ta cũng cần thức ăn bền vững để giúp chúng ta chạy hết chặng đường. Vậy điều gì giống như bánh có thể thật sự đem Thiên Chúa đến cho chúng ta? Vậy một phàm nhân có thể nói lên Lời của Thiên Chúa được không? Việc dự phần vào tấm bánh trên bàn thờ có thật sự làm cho chúng ta có sự sống đời đời. Khi mà mọi "thật tại" mà chúng ta đã trải nghiệm là điều tạm thời chóng qua phải không? Khi mọi sự đều thất bại, vậy bữa ăn này có thật sự đem đến sự sống trường cửu của Thiên Chúa ban cho chúng ta hay không? Chúng ta, là những người có đức tin trả lời là "vâng". Thiên Chúa là của ăn nuôi dưỡng chúng ta trong sa mạc. Chúng ta, những người đã thử những hình thức của ăn khác vẩn còn mệt mỏi, kiệt sức và sự quyết tâm của chúng ta bị sụt giảm. Cũng như ông Êlia chúng ta lãnh nhận bánh, nhưng không giống như bánh tạm mà ông và dân Israel đã ăn trong sa mạc, bánh chúng ta lãnh nhận hôm nay sẻ không thiếu hụt và sẽ tiếp tục nuôi dưỡng và nâng đỡ chúng ta, mãi mãi cho đến cuối cùng để gặp được Thiên Chúa nơi núi Horeb.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

19th SUNDAY (B)
1 Kings 19: 4-8; Psalm 34; Ephesians 4: 30-5:2; John 6: 41-51

One would think that fierce and unswerving loyalty to God would earn "blessings" from the Holy One. Who could have been a more loyal servant of God than Elijah? Previous to today’s selection, in 1 Kings, Elijah defied king Ahab’s infidelities to God and so gained the wrath of Jezebel, the powerful queen. She was from Sidon, a pagan who brought her pagan gods and rituals with her when she married Ahab. Jezebel wanted to replace worship to the God of Israel with her own religion’s worship to Baal. But Elijah, faithful prophet of God, would not allow the people to turn away. Though he was the only surviving prophet of the Lord, he entered into a fiery contest with 450 prophets of Baal (1 Kings 18) and after he won, had the pagan prophets killed. Jezebel was enraged and Elijah had to flee for his life. We find him today worn out and discouraged, "a day’s journey into the desert." He was faithful to God, yet we find him praying for death.

When things are going right for us, our life running smoothly – good health, comfortable job, picture-perfect family – we say God has blessed us. This view of blessing places God on the side of the successful. Are our successes and "blessings" really from God, or are they the result of our own hard work, luck or being born into a certain family in a prosperous country? What about those who are more than "a day’s journey into the desert"? What about those in poor health, without a job, and a less-than perfect family? Are they not "blessed" by God? How do we know where God’s favor really lies? In the depths of despair, Elijah collapses under a broom tree and prays for death. From all external appearances, and judging from our usual way of measuring God’s blessings, Elijah looks very unblessed – despite his doing exactly what he was told to do by God. But we are reminded that God is on his side after all, for the angelic visitor comes to bring him food and drink.

What a reassuring reading this is for those trying to do the right things in life – fulfill marriage commitments, live lives of integrity in the work place, raise good kids and care for aging parents. Though we want to do what we are doing, we often don’t find it very easy at all. Why isn’t God blessing us, we might ask; why is it all so hard if we are doing our best for God? In addition to all our usual obligations, we are also asked to look beyond our immediate surroundings and daily lives to the needs of a large world, a very suffering world. We are asked to attend to the world’s poor, to assist those seeking justice, to bring peace where there is civil strife, etc. Ronald Rolheiser (cf below) sums up these justice requirements when he says:

The quality of our faith depends upon the character of justice in the land and the character of justice is to be measured by how we treat the three groups—widows, orphans and foreigners (those with the least status in society). Thus, for the Jewish prophets, our standing with God depends on where we stand with the poor, and no private faith and piety, be they ever so pure and sincere, can soften that edict." (page 175)

In addition, we are becoming more and more aware that even our physical earth has rights and needs that have to be respected by us all. Looking over all that is expected of us we can say, "That’s a lot!" All in all, we believers have a big job, if we are going to be faithful to our God. We are easily tempted with Elijah to profound discouragement, especially when things are not going well. We need a nourishment we cannot provide for ourselves if we are ever to continue the journey to "the mountain of God, Horeb," where we will finally meet our God.

What looked like defeat and the absence of God, is shown not to be the case in this story. In defeat, God is very close to Elijah. So too for us; God will nourish us for the moments when we have met our limits and even experienced failure, but still have to continue being faithful to God’s ways and our call as responsive believers.

The people arguing with Jesus in today’s Gospel are missing the point; they are failing to see what God is offering them in Jesus. The motif of the Exodus has been the backdrop to Chapter 6 – the deliverance from slavery, the feeding in the desert, the covenant at Sinai (Horeb) and the gift of the Promise Land. Just prior to today’s passage, Jesus has reminded his audience that God fed them bread in the desert, but that now, in Jesus, God is giving them food that, unlike the desert bread, will last forever. In today’s passage, Jesus identifies himself as the bread from heaven that will give eternal life. This is the central theme of all of John’s Gospel – those who believe in Jesus will have eternal life. Jesus names the bread they must eat, it is his own flesh. These words will cause great consternation among his listeners and even result in the loss of some of his disciples.

Jesus is offering himself as nourishment for those who want to follow God’s path. Like Elijah, we weary from our responsibilities and the thought of how much more we have to do and how much we still need to travel to the divine at Horeb. But God is offering another, longer-lasting bread in the desert, "I am the bread of life...this is the bread that comes down form heaven...." We may not have the so-called "signs of God’s blessings," reassurances in tangible form that we are doing God’s will and that God is with us. We may be struggling in our faith journey, but Jesus is asking us to trust in him. His powerful acts, like the feeding of the vast crowd earlier in chapter 6, are encouragements to trust him. Jesus’ interrogators can’t; they simply do not believe that he has, as he says, come down from heaven and that he brings God’s wisdom to them. Those who accept Jesus, the wisdom of God, will know life eternal, life at its deepest levels. We will not be distracted by the fluff and transitory of daily attractions, but will be able to discern in our lives what is truly nourishing and lasting. In Jesus, we are "taught by God", we have in him, a reliable word from God that, when accepted, can show us the way to eternal life.

The final verse places more emphasis on the sacramental way in which we take Jesus into our lives – through the Eucharist. We eat this bread in faith, as a real way of being united with Christ to receive life. We who have come some distance on our journey, who still have far to go, are like Elijah pausing beneath the broom tree. We may not be as profoundly discouraged as he, but nevertheless, we are in need of a lasting food to help us finish our journey. Can what looks like mere bread really bring God to us? Could a human being really be the fullest Word from God? Could partaking in the bread on our altar really bring us life eternal, when every other "reality" we experience is transitory and temporal? When all else has failed can this meal truly bring the unfading life of God to us? We believers say "yes" – God is our nourishment in the desert. We who have tried other forms of nourishment have found ourselves exhausted, our strength and determination diminished. Like Elijah, we receive bread, but unlike the temporary bread he and the Israelites ate in the desert, the bread we receive today will not run out and will continue to feed us, sustaining us till the end for our encounter with God at Horeb.
 
Vẫn rất mong manh
Lm. Minh Anh
23:10 04/08/2021
VẪN RẤT MONG MANH
“Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy: con làm cho Thầy vấp phạm!”. Vẫn rất mong manh

Richard đang thảo luận về sự mong manh của nhiều cuộc hôn nhân với bạn gái mình; anh đặt câu hỏi, “Điều gì sẽ xảy ra nếu một buổi sáng, thức dậy, và em không còn yêu tôi nữa?”. Catherine lập tức trả lời, “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta!”.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Vẫn rất mong manh’, một chủ đề khá bất ngờ chúng ta sẽ đọc thấy trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Chúa Giêsu vừa nức lời khen ngợi Phêrô, nhưng chỉ một chốc, Ngài quở trách ông với những lời lẽ không thể nặng nề hơn! Ân sủng, một cái gì đó ‘vẫn rất mong manh’, nếu không được hoà quyện với thập giá! Thật khó để tưởng tượng một sa ngã lớn hơn từ ân sủng trong một khoảng thời gian ngắn như vậy! “Hỡi Simon, con Giona, con có phúc!”; “Hỡi Satan, lui ra đàng sau Thầy!”.

Chúa Giêsu khen Phêrô vì Phêrô trả lời đúng câu hỏi của Ngài, “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?”, “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống!”. Ngài nói tiếp, “Con là Đá, “Petros”; trên đá, “petra” này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”. Thật thú vị, trong tiếng Hy Lạp, “Petros” là một tảng đá có thể di chuyển; nhưng “petra” là một nền đá rắn chắc không thể di chuyển. Như vậy, Chúa Giêsu cho biết, Phêrô sẽ là tảng đá, đặt trên một bàn thạch vững chắc là Ngài; trên đó, Ngài sẽ xây dựng Hội Thánh; Ngài còn hứa trao cho Phêrô chìa khoá Nước Trời kèm theo quyền cầm buộc tháo cởi không chỉ dưới đất mà cả trên trời. Thế nhưng, sau đó, Chúa Giêsu ‘rầy’ Phêrô, khi ông nghĩ rằng, Thầy mình ‘không phải là Thiên Chúa’ mà là một con người. Điều đó cho thấy, sự hiểu biết của con người về Thiên Chúa là một hiểu biết hết sức giới hạn và ‘vẫn rất mong manh!’.

Sở dĩ Chúa Giêsu nặng lời với Phêrô vì lẽ ông đã không chấp nhận giáo huấn về cuộc khổ nạn và cái chết sắp đến của Thầy; từ việc tuyên xưng một đức tin sâu sắc, Phêrô đã để cho một nỗi sợ không đáng có ám ảnh; để rồi, theo sự khôn ngoan loài người, Phêrô từ chối kế hoạch của Thiên Chúa. Chúa Giêsu khiển trách sự yếu đuối và sợ hãi của Phêrô; Ngài muốn nói với Phêrô rằng, điều Phêrô đã có, đã trả lời đúng, là một cái gì ‘vẫn rất mong manh’. Thánh Tôma giải thích, cảm xúc sợ hãi của Phêrô đến từ việc nhận thức một sự dữ vốn đang thuộc về tương lai chứ chưa có thật trong hiện tại. Chính sợ hãi làm cho tê liệt khiến Phêrô cảm thấy sốc, choáng ngợp và lo lắng.
Sự quở trách của Chúa Giêsu đối với Phêrô là hành động của một tình yêu chân thật; Ngài giúp Phêrô thoát khỏi sự tê liệt của sợ hãi; Ngài muốn Phêrô can đảm, chấp nhận, hy vọng và xác tín hơn về sự cần thiết của thập giá. Lòng dũng cảm cung cấp sức mạnh; chấp nhận chữa khỏi lo lắng; hy vọng tạo ra niềm vui; và niềm tin là phương thuốc cho mọi sợ hãi. Tất cả những ai theo Chúa Giêsu đều cần đến những phương dược này. Họ cần biết rằng, sự dữ được nhận thức này sẽ được Thiên Chúa biến đổi và được sử dụng cho những gì tốt đẹp nhất mà thế giới từng biết; họ cần biết, “Thầy phải lên Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ…”, đó là ý muốn của Cha; cũng vì thế, điều lành nhất sẽ đến từ điều ác lớn nhất do quyền năng và ân sủng toàn thánh của Ngài.

Sách Dân Số hôm nay cũng cho thấy điều tương tự nơi Môisen và Aaron. Ai đẹp lòng Thiên Chúa hơn Môisen, ai dám đối diện với Ngài như Môisen, ai dám đứng ra nói khó với Ngài để can thiệp cho dân hơn Môisen; ngay cả xin nước cho dân giữa sa mạc! Vậy mà, ‘ân phúc’ cũng như ‘đặc quyền’ của Môisen xem ra ‘vẫn rất mong manh’ khi ông bị phạt chỉ vì hồ nghi đánh vào đá mạch nước đến ‘hai lần’, “Vì các ngươi không tin Ta… thì các ngươi không được đem dân này vào Đất Ta sẽ ban cho chúng!”. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay không chỉ dành riêng cho Israel nhưng cho cả Môisen và Aaron, “Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa: các ngươi đừng cứng lòng!”.

Anh Chị em,

Nhìn về tương lai, không ai trong chúng ta không cảm thấy lo lắng, nhất là trong thời gian dịch bệnh này. Cuộc sống đã mong manh nhưng Lời Chúa hôm nay còn nói rằng, ân sủng Ngài ‘vẫn rất mong manh’ nếu chúng ta không biết ôm lấy thập giá. Vậy thì điều gì đang khiến chúng ta sợ hãi và lo lắng; điều gì làm chúng ta tê liệt hoặc ít nhất là cám dỗ chúng ta lo lắng và sợ hãi? Hãy suy nghĩ như Chúa Giêsu chứ không phải như loài người; hãy tin rằng, tất cả đều được Thiên Chúa sử dụng vào mục đích tốt; đừng nghi ngờ nhưng hãy tin và Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta nhiều đức tính cần thiết để tiến về phía trước với sự bình an, can đảm và tự tin.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin ban cho con ân sủng để vượt qua tất cả những gì làm con sợ hãi; cho con biết rằng, ân sủng Chúa ‘vẫn rất mong manh’ nếu con không biết ôm chặt thánh giá đời mình!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Bánh tình thương
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
23:54 04/08/2021


Một thế giới đói khát tình thương

Chúng ta đang sống trong một thế giới thiếu tình huynh đệ, đói tình thương, khao khát hòa bình. Nguyên nhân chính đưa đến thảm trạng nầy là con người có những nhận định sai lầm về người khác.

Có một số nhận định sai lầm về người khác đưa đến hậu quả tai hại như sau:

Thứ nhất: Tha nhân là người xa lạ.

Nhiều người cho rằng tha nhân là người xa lạ, chẳng liên quan gì đến mình. Hậu quả là họ theo chủ nghĩa “mác-kê-nô” (mặc kệ nó), sống chết mặc bây, mạnh ai nấy sống, không hề quan tâm giúp đỡ nhau.

Thứ hai: Tha nhân là nguồn lợi béo bở cần khai thác triệt để.

Trong chế độ nô lệ, người chủ khai thác sức lao động của nô lệ, bắt họ làm việc quần quật ngày đêm như trâu cày, ngựa kéo… để hầu hạ, phục dịch mình.

Trong thời buôn bán nô lệ ngày xưa, có nhiều người khốn khổ bị buôn đi bán lại như súc vật và cho đến hôm nay, nạn buôn người, buôn bán nội tạng con người…vẫn còn đang tiếp diễn.

Ngoài ra, trên phạm vi toàn cầu, một số nước lớn tìm cách thống trị những nước yếu hơn, chiếm đoạt lãnh thổ, vơ vét tài nguyên phong phú của họ về cho mình.

Thứ ba: Tha nhân là kẻ thù cần tiêu diệt.

Dựa theo quan điểm nầy, một số quốc gia theo đuổi chiến tranh, chạy đua vũ trang, đua nhau chế tạo những thứ vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt, chế tạo nhiều tên lửa liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử có sức công phá dữ dội, có sức hủy diệt kinh hoàng…

Đau lòng thay, đây là một chọn lựa mà nhiều quốc gia trên thế giới xem là khôn ngoan và được đa số người dân đồng thuận.

Chính những nhận định, những chủ trương sai lầm và tai hại như thế là nguyên nhân gây ra vô vàn đau thương cho nhân loại, là động cơ xô đẩy nhân loại đến bên bờ hủy diệt.

Như thế, đe dọa lớn nhất, nguy cơ lớn nhất đối với nhân loại hôm nay không phải là thiếu đói cơm bánh vật chất, nhưng là thiếu tình huynh đệ, đói khát tình thương.

Chính vì thế, khát vọng mãnh liệt nhất của nhân loại qua bao thời là được sống trong hòa bình, trong hiệp thông huynh đệ, trong tình yêu thương.

Tiếc thay, không ai trong loài người có thể đáp lại khát vọng sâu xa mãnh liệt nầy.

Mong đợi “Bánh bởi trời”

Khi con người không thể tự cứu mình, khi bánh từ lòng đất không thể cứu loài người khỏi cơn đói khát tình thương… thì Thiên Chúa đã ban cho nhân loại “Bánh bởi trời” để giải thoát họ khỏi cơn đói nầy. Bánh đó là Chúa Giê-su, như lời Chúa phán: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6, 51).

Chính Chúa Giê-su là “Bánh” Chúa Cha ban xuống để cứu con người khỏi cảnh đói khát tình thương, khỏi cảnh nồi da xáo thịt, khỏi cảnh huynh đệ tương tàn, khỏi hận thù chiến tranh, đồng thời mang lại cho con người cuộc sống hạnh phúc đời nầy và đời sau.

Chúa Giê-su là “Bánh bởi trời” cứu loài người khỏi “đói” tình huynh đệ bằng cách vén mở cho họ biết rằng mỗi người trên dương thế thật sự là con yêu quý của Thiên Chúa Cha, do đó, mọi người đều là anh chị em con cùng một Cha trên trời, vì thế, phải yêu thương đùm bọc nhau như anh chị em một nhà.

Chúa Giê-su là “Bánh bởi trời” cứu loài người khỏi đói khát tình thương khi bày tỏ cho họ biết mỗi người là một chi thể của Ngài, mỗi người là hiện thân của Ngài, vì thế, những gì ta làm cho tha nhân là làm cho chính Chúa, yêu người là yêu Chúa nên sẽ được ban thưởng đời sau; ghét người là ghét Chúa nên phải mang án phạt đời đời… Khi nhận ra sự thật nầy, người ta sẽ không còn oán ghét hay làm hại nhau, trái lại sẽ tận tình yêu thương phục vụ lẫn nhau. Bấy giờ, thế giới nầy sẽ là trời mới đất mới nơi hòa bình và công lý ngự trị; trái đất nầy sẽ trở thành một đại gia đình huynh đệ ấm áp tình người.

Và đặc biệt hơn hết, Chúa Giê-su là “Bánh bởi trời” khi Ngài trao ban Thân mình Ngài cho nhân loại, để những ai đón nhận “Bánh nầy” sẽ được kết hợp nên một với Ngài và được sống muôn đời với Chúa.

Lạy Chúa Giê-su,

Thế giới chỉ thực sự được hòa bình, nhân loại chỉ thực sự được hạnh phúc, khi muôn dân muôn nước đón nhận và được nuôi dưỡng bằng “Lời hằng sống” là thứ “Bánh bởi trời” do Chúa tặng ban.

Xin ban Chúa Thánh Thần cho nhân loại để Ngài soi sáng tâm hồn mọi người biết quý trọng và đón nhận bánh vô cùng cao quý nầy. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho tháng 8: cầu nguyện cho bước đường tương lai của Giáo hội.
Thanh Quảng sdb
03:18 04/08/2021
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho tháng 8: cầu nguyện cho bước đường tương lai của Giáo hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô công bố ý cầu nguyện cho tháng 8, mời gọi mọi người cùng nhau làm việc cho sự canh tân Giáo hội - một công việc khởi đầu bằng chính việc “cải tổ của Giáo Hội” qua những nỗ lực cầu nguyện, bác ái và phục vụ, được Chúa Thánh Thần soi dẫn.

(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)

Qua thông điệp video về ý cầu nguyện của mình cho tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các tín hữu về “ơn gọi của Giáo hội là truyền bá phúc âm” và hơn thế nữa, “bản sắc của Giáo hội chính là truyền bá phúc âm”.

Trong tháng này, Đức Thánh Cha nhìn nhận về tình hình của Giáo hội, ơn gọi và bản sắc của Giáo hội, và kêu gọi chúng ta hãy canh tân Giáo hội “bằng cách biện phân ý muốn của Thiên Chúa trong đời sống hàng ngày của chúng ta,” và “dấn thân vào một cuộc biến đổi do Chúa Thánh Thần hướng dẫn.”

ĐTC nói: “Sự cải cách chính chúng ta với tư cách con người là sự biến đổi nó”. Điều này cho phép “Chúa Thánh Thần, món quà của Đức Chúa Cha trong tâm hồn chúng ta, nhắc nhở chúng ta những gì Chúa Giêsu đã dạy và giúp chúng ta đem ra thực hành.”

Truyền giáo và một lựa chọn truyền giáo hơn

Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu với ơn gọi cụ thể của Giáo hội, đó là truyền giáo. Đức Thánh Cha mơ ước một lựa chọn truyền giáo mãnh liệt hơn: "một lựa chọn đi ra gặp gỡ người khác mà không bám vào chủ nghĩa sùng đạo mà thay đổi cấu trúc của nó cho việc truyền giáo trong thế giới ngày nay."

ĐTC không nhấn mạnh đến chủ nghĩa sùng đạo mà là một cuộc cải cách Giáo hội thông qua “một cuộc canh tân chính chúng ta, không bằng những ý tưởng có sẵn, hay những định kiến và sự cứng nhắc về hệ tư tưởng”.

Để đạt được tiến bộ trong vấn đề này, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tất cả mọi người hãy tiến về phía trước dựa trên kinh nghiệm tâm linh qua: “kinh nghiệm cầu nguyện, bác ái và phục vụ”.

Cải tổ Giáo hội

ĐTC nói: “Chúng ta hãy nhớ rằng Giáo hội luôn có những khó khăn,” và ĐTC giải thích rằng Giáo hội trải qua những khủng hoảng bởi vì Giáo hội đang sống; chứ không giống như người chết nên không còn khủng hoảng nữa!...

Trong một tuyên bố đi kèm với ý cầu nguyện tháng này, Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của ĐTC chuẩn bị "một Video" mỗi tháng, ĐTC giải thích qua bức thư Ngài viết cho Đức Hồng Y Reinhard Marx, trong đó ĐTC từ chối lời xin từ chức của ĐHY, Đức Thánh Cha thừa nhận cuộc khủng hoảng trong Giáo hội gây nên do các vụ lạm dụng mang lại, nên ĐTC nhấn mạnh tới Giáo hội cần phải được cải cách.

ĐTC nói: “Một cuộc cải cách... không chỉ bằng lời mà là hệ tại thái độ can đảm đối diện với khủng hoảng, chấp nhận thực tế cho dù bất luận hậu quả gì có thể xảy ra. Và cuộc cải cách phải bắt đầu từ chính bản thân mỗi người. Sự cải cách trong Giáo hội cũng phải được thực hiện bởi những người nam nữ, những người không sợ khủng hoảng vì họ có Chúa đổi mới họ!”

Kết thúc thông điệp video, Đức Thánh Cha mời gọi tất cả hãy cầu nguyện cho Giáo hội, “để Giáo hội có thể mở lòng ra cho sủng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần để canh tân chính mình theo ánh sáng của Tin Mừng.”
 
Hội Hiệp Sĩ Kha Luân Bố gây quỹ để thay thế những bức tượng bị phá hoại tại giáo xứ New York
Đặng Tự Do
05:17 04/08/2021


Một cuộc gây quỹ của Hiệp sĩ Kha Luân Bố để thay thế các bức tượng bị phá hoại của Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Têrêxa thành Lisieux tại một nhà thờ ở Thành phố New York đã quyên góp được hơn 21,000 đô la, tính đến những thứ Sáu, 30 tháng Bảy.

Các bức tượng đã bị đập vỡ hôm 17 tháng 7 tại Nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Thương xót ở Queens bởi một phụ nữ được nhìn thấy trên camera an ninh. Vụ phá hoại đang được điều tra bởi Đơn vị Tội phạm vì Thù Hận của Sở Cảnh sát Thành phố New York và Khu 112.

Hiệp sĩ Brian Allen của Hội Hiệp Sĩ Kha Luân Bố đã có sáng kiến đưa vụ này lên trang GoFundMe. Hai bức tượng đã được trưng bày tại giáo xứ từ năm 1937.

Việc gây quỹ đã được phát động vào ngày 21 tháng 7, 4 ngày sau khi người phụ nữ điên cuồng phá tan nát hai bức tượng trước khi bỏ trốn.

Giáo xứ nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, ngày 30 tháng 7 rằng họ đang thu thập thông tin và hoạch định cách tốt nhất để bảo vệ các bức tượng mới.

Trong đêm xảy ra vụ phá hoại, vào lúc 3:30 sáng, Đức Ông John McGuirl nghe thấy những tiếng động khi vụ phá hoại đang diễn ra. Ngài chồm người ra cửa sổ và hét lên với thủ phạm để yêu cầu y thị dừng lại.

Bà ta nói với ngài rằng muốn sống thì hãy im đi trước khi bỏ trốn.

Tuyên bố của Giáo phận Brooklyn hôm 17 tháng 7 cho biết “các bức tượng đã bị kéo lê trên một quãng khoảng 180 feet, tức là khoảng 55m, qua Đại lộ 70, nơi người đàn bà dùng búa đập các bức tượng”
Source:Catholic News Agency
 
Các giám mục Hoa Kỳ lên án việc tài trợ cho phá thai trong dự luật chi tiêu vừa được Hạ viện thông qua
Đặng Tự Do
05:17 04/08/2021


Các giám mục hàng đầu của Hoa Kỳ hôm thứ Năm phản đối việc Hạ viện thông qua các dự luật tài trợ cho việc phá thai và loại trừ một số biện pháp bảo vệ lương tâm trong chăm sóc sức khỏe đã từng được bảo đảm dưới thời Tổng thống Trump.

“Tài trợ cho việc hủy diệt những sinh mạng con người vô tội, và buộc mọi người phải giết người là vi phạm lương tâm của họ, đó là những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”, Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York và Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của tổng giáo phận Kansas City ở Kansas đã đưa ra lập trường trên hôm thứ Năm trong một tuyên bố chung. Đức Hồng Y Dolan là chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo của USCCB. Đức Tổng Giám Mục Naumann là chủ tịch ủy ban phò sinh của các giám mục Hoa Kỳ.

Vào chiều thứ Năm, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một gói dự luật phân bổ nhằm cung cấp tài trợ cho các cơ quan và chương trình chính phủ khác nhau, bằng một cuộc bỏ phiếu với tỷ số 219-208. Không có đảng viên Dân chủ nào bỏ phiếu chống và không có đảng viên Cộng hòa nào bỏ phiếu thuận. Bốn thành viên đã không bỏ phiếu.

Các nhà lãnh đạo Hạ Viện Mỹ đã loại bỏ một số điều khoản phò sinh trong các dự luật để buộc các nhân viên chăm sóc sức khỏe phải tham gia vào các hành động phá thai.

Đáng chú ý là việc loại bỏ Tu chính án Hyde, lần đầu tiên được Quốc hội thông qua vào năm 1976. Trong chính trị Hoa Kỳ, Tu chính án Hyde là một đạo luật cấm việc sử dụng quỹ liên bang để chi trả cho việc phá thai ngoại trừ để cứu mạng sống của người phụ nữ, hoặc nếu cái thai phát sinh do loạn luân hoặc cưỡng hiếp. Trước khi Tu chính án Hyde có hiệu lực, ước tính có khoảng 300, 000 ca phá thai được thực hiện hàng năm bằng tiền đóng thuế của dân.

Hạ viện thông qua Tu chính án Hyde vào ngày 30 tháng 9 năm 1976 với tỷ lệ bỏ phiếu 312 trên 93. Tu chính án này có tên là Hyde vì do Dân biểu Cộng hòa Henry Hyde của Illinois đề xuất. Tu chính án thể hiện một trong những thành tựu lập pháp lớn nhất và đầu tiên nhất của phong trào ủng hộ sự sống tại Hoa Kỳ, đặc biệt là các phong trào phò sinh của Công Giáo và Ủy ban Quốc gia về Tu chính án Cuộc sống Con người do nhà vận động hành lang Mark Gallagher đứng đầu.

Trong khi tích cực vận động cho việc dùng tiền thuế dân để tài trợ cho phá thai, Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện, và Xavier Becerra, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, vẫn trâng tráo một cách khốn nạn khi vỗ ngực xưng mình là những người Công Giáo ngoan đạo.
Source:Catholic News Agency
 
Các giám mục Công Giáo Ba Lan bày tỏ tình đoàn kết với cộng đồng Ba Lan sau vụ cháy nhà thờ ở Glasgow
Đặng Tự Do
05:18 04/08/2021


Hôm thứ Năm, các giám mục Công Giáo Ba Lan đã bày tỏ tình đoàn kết với cộng đồng Ba Lan ở Tô Cách Lan sau khi hỏa hoạn thiêu rụi một nhà thờ của họ ở Glasgow.

Các giám mục Ba Lan đã gửi thông điệp vào ngày 29 tháng 7, một ngày sau khi ngọn lửa nhấn chìm nhà thờ Thánh Simons, ở Partick, Glasgow.

Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan và Đức Đức Cha Wiesław Lechowicz, chủ tịch Ủy Ban người Ba Lan sống ở hải ngoại viết:

“Chúng tôi rất buồn khi biết tin về đám cháy tại nhà thờ Thánh Simons ở Glasgow, một trong những nhà thờ Ba Lan quan trọng ở Tô Cách Lan”.

“Thay mặt cho Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, chúng tôi bảo đảm với anh chị em về sự gần gũi và tình đoàn kết thiêng liêng của Giáo hội Ba Lan với các mục tử và tất cả các tín hữu mà nhà thờ Thánh Simons đã là nơi thờ phượng và là một trung tâm quan trọng của các cộng đồng người Ba Lan trong nhiều thập kỷ”.

Theo trang web của giáo xứ, nhà thờ Thánh Simon là nhà thờ Công Giáo lâu đời thứ ba ở Glasgow sau Nhà thờ Thánh Andrew và Nhà thờ Đức Bà ở phía Đông của thành phố.

Ngôi thánh đường này khánh thánh vào năm 1858 bởi Cha Daniel Gallagher, một linh mục người Ái Nhĩ Lan, là người đã dạy tiếng Latinh cho nhà thám hiểm David Livingstone, để ông này được nhận vào trường y khoa.

Nhà thờ, ban đầu được gọi là nhà thờ Thánh Phêrô, và được sử dụng bởi những người lính Ba Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai và vì thế được gọi là Nhà thờ Ba Lan. Các thánh lễ bằng tiếng Ba Lan vẫn tiếp tục được cử hành tại nhà thờ này.

Nhà thờ đã được trùng tu hoàn toàn từ năm 2005 đến năm 2008 để kỷ niệm 150 năm thành lập.
Source:Catholic News Agency
 
Linh mục người Ecuador được thành phố trao tặng huy chương cao quý nhất vì đã nuôi sống hàng trăm người nghèo khó hàng ngày
Đặng Tự Do
16:09 04/08/2021


Văn phòng Thị trưởng Guayaquil hôm Chúa Nhật đã trao huy chương cao quý nhất của thành phố cho Cha Wilson Malavé Parrales, giám đốc của tổ chức Lord of Good Hope Soup Kitchen for the Brother in Need, nghĩa là Bếp Súp Chúa Của Niềm Hy Vọng Dành Cho Anh Em Đang Cần.

Lễ trao giải diễn ra ngày 25 tháng 7 nhân kỷ niệm 486 năm ngày thành lập thành phố, và cũng là Thế Giới Ông Bà Và Người Cao Niên.

Tổng giáo phận Guayaquil cho biết, bếp súp do Cha Malavé đảm trách bắt đầu cách đây 9 năm và nuôi sống 80 người vô gia cư mỗi ngày trong khu vực trung tâm thành phố. Hiện nay bếp súp đang cung cấp bữa ăn cho khoảng 550 người từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Cha Malavé, cũng là cha sở của nhà thờ Thánh Augustinô nói:

“Giải thưởng này là lời tri ân cho nỗ lực của tất cả những anh chị em tình nguyện viên đã hỗ trợ công việc bác ái ‘Chúa Của Niềm Hy Vọng’ trong đó tập hợp tất cả các nhóm cầu nguyện và các nhà hảo tâm trong những thời điểm khó khăn mà chúng ta đang phải trải qua vì di cư, các gia đình khủng hoảng, và việc sử dụng ma túy và rượu gia tăng”.

Những người được phục vụ bởi công việc liên đới này với thức ăn, quần áo hoặc nơi giặt giũ là những người già, những người di cư, các bà mẹ đơn thân, những người bán hàng rong, những người tàn tật và những người vô gia cư.

Vị linh mục nói: “Mọi người đón nhận Chúa Kitô qua một chiếc bình chứa đầy tình yêu thương, đó không phải là thức ăn mà là tình yêu của những người hiến tặng dù ít hay nhiều cho người lân cận của mình”.
Source:Catholic News Agency
 
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: chỉ có một Tin Mừng
Vũ Văn An
17:46 04/08/2021


Theo VaticanNews, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý hàng tuần của ngài về thư gửi tín hữu Ga-lát tại buổi yết kiến chung ngày thứ Tư, 4 tháng 8, sau kỳ nghỉ mùa hè. Trong bài giáo lý hôm nay diễn ra tại Đại sảnh Phaolô VI, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến việc chỉ có một Tin mừng. Sau đây là trọn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Khi nói đến Tin Mừng và sứ mệnh truyền giáo, thánh Phao-lô rất hăng hái, ngài như ra khỏi ngài. Ngài dường như không thấy gì khác ngoài sứ mệnh này mà Chúa đã giao phó cho ngài. Mọi điều trong ngài đều được dành riêng cho việc công bố này, và ngài không có hứng thú nào khác ngoài Tin Mừng. Đó là tình yêu của Thánh Phao-lô, sự quan tâm của Thánh Phao-lô, nghề nghiệp của Thánh Phao-lô: rao giảng. Ngài thậm chí còn đi xa đến mức nói rằng: 'Đức Kitô không sai tôi đi làm phép rửa, nhưng để rao giảng Tin Mừng' (1Cr 1:17). Thánh Phao-lô giải thích toàn bộ đời ngài như một lời kêu gọi rao giảng Tin Mừng, làm cho sứ điệp của Đức Kitô được biết đến, làm cho Tin Mừng được biết đến: “Khốn cho tôi”, ngài nói, “nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9:16). Và khi viết cho các Kitô hữu ở Rôma, Người tự trình bày đơn giản như sau: “Phaolô, tôi tớ Chúa Giêsu Kitô, một tông đồ do ơn gọi, được chọn để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa” (Rm 1: 1). Đây là thiên chức của ngài. Nói tóm lại, ngài ý thức rằng ngài đã được "đặt riêng ra" để mang Tin Mừng đến cho mọi người, và ngài không thể không cống hiến hết mình cho sứ mệnh này.

Do đó, người ta có thể hiểu được nỗi buồn, nỗi thất vọng và thậm chí sự oái oăm cay đắng của Thánh Tông đồ đối với người Ga-lát, những người dưới mắt ngài có thể đang đi sai đường, đường sẽ dẫn họ đến một điểm không thể quay trở lại: họ có thể đã đi sai đường. Điểm mấu chốt mà mọi sự xoay quanh là Tin Mừng. Thánh Phao-lô không nghĩ đến “bốn sách Tin Mừng”, như một lẽ tự nhiên đối với chúng ta, Thật vậy, khi ngài gửi Thư này, chưa có cuốn nào trong bốn sách Tin Mừng được viết ra cả. Đối với ngài, Tin Mừng là những gì ngài rao giảng, điều được gọi là kerygma, tức là việc công bố. Và công bố điều gì? Công bố cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu như là nguồn ơn cứu rỗi. Một Tin Mừng được diễn tả bằng bốn động từ: "Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi của chúng ta đúng như lời sách thánh, Người đã được chôn cất, và Người đã sống lại vào ngày thứ ba đúng như lời Sách thánh, và Người đã hiện ra với Cephas, sau đó với nhóm mười hai" (1Cr 15: 3-5). Đó là lời công bố của Thánh Phao-lô, lời công bố ban sự sống cho mọi người. Tin Mừng này là sự nên trọn của các lời hứa và sự cứu rỗi được ban cho mọi người. Ai chấp nhận điều đó thì được giao hòa với Thiên Chúa, được đón nhận như một người con thật sự, và nhận được cơ nghiệp là sự sống đời đời.

Đối diện với hồng ân tuyệt vời dành cho người Ga-lát, Thánh Tông đồ không thể giải thích tại sao họ nên nghĩ đến việc chấp nhận một “Tin Mừng” khác, có lẽ tinh vi hơn, trí thức hơn, tôi không biết… nhưng là một “Tin Mừng” khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những Kitô hữu này vẫn chưa từ bỏ Tin Mừng do Thánh Phao-lô loan báo. Thánh Tông đồ biết rằng họ vẫn còn thì giờ chưa đi một bước sai lầm, nhưng ngài cảnh báo họ một cách mạnh mẽ, rất mạnh mẽ. Lập luận đầu tiên của ngài chỉ thẳng vào sự kiện này là việc rao giảng được thực hiện bởi các nhà truyền giáo mới - những người mang đến sự mới lạ, những người rao giảng - không thể là Tin Mừng. Ngược lại, đó là một lời công bố bóp méo Tin Mừng đích thực vì nó ngăn cản họ đạt được tự do có được khi đạt đến đức tin - đây là chữ chủ yếu, phải không? - nó ngăn cản họ đạt được tự do có được bằng cách đến với đức tin. Những người Ga-lát vẫn còn là những “người mới bắt đầu” và việc họ mất phương hướng là điều dễ hiểu. Họ chưa biết sự phức tạp của Lề luật Mô-sê và lòng nhiệt thành tiếp nhận đức tin vào Chúa Kitô khiến họ lắng nghe những người mới rao giảng này, tự đánh lừa rằng sứ điệp của họ bổ sung cho sứ điệp của Thánh Phao-lô. Nhưng không phải thế.

Tuy nhiên, Thánh Tông đồ, không thể mạo hiểm thỏa hiệp trên cơ sở có tính quyết định như thế. Tin Mừng chỉ là một và đó là điều ngài đã loan báo; không thể có Tin Mừng nào khác. Hãy coi chừng! Thánh Phao-lô không nói rằng Tin Mừng đích thực là tin mừng của ngài vì chính ngài là người đã loan báo nó, không! Ngài không nói như thế. Điều đó sẽ là cao ngạo, sẽ là khoác lác. Đúng hơn, ngài khẳng định rằng Tin Mừng "của ngài", cũng là một Tin Mừng do các Tông đồ khác đã rao truyền ở nơi khác, là Tin Mừng chân chính duy nhất, bởi vì đó là Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Vì vậy, ngài viết: “Hỡi anh em, tôi muốn anh em biết rằng Tin Mừng do tôi rao giảng không phải là Tin Mừng của loài người, nhưng nó phát xuất qua sự mặc khải của Chúa Giêsu Kitô” (Gl 1:11). Chúng ta có thể hiểu tại sao Thánh Phao-lô sử dụng các thuật ngữ rất khắc nghiệt. Hai lần ngài sử dụng cụm từ “anathema” (tuyệt thông), nhằm cho thấy sự cần thiết phải xa lánh khỏi cộng đồng bất cứ điều gì đang đe dọa nền tảng của nó. Và “Tin Mừng” mới này đe dọa nền tảng của cộng đồng. Nói tóm lại, về điểm này, Thánh Tông đồ không dành chỗ nào cho thương lượng: người ta không thể thương lượng. Với chân lý của Tin Mừng, người ta không thể thương lượng được. Một là anh chị em tiếp nhận Tin Mừng như nó vốn là, như nó đã được loan báo, hai là anh chị em tiếp nhận bất cứ tin mừng nào khác. Nhưng anh chị em không thể thương lượng với Tin Mừng. Người ta không thể thỏa hiệp. Đức tin nơi Chúa Giêsu không phải là một con bài mặc cả: đó là sự cứu rỗi, là sự gặp gỡ, là sự cứu chuộc. Nó không thể bị bán rẻ.

Tình huống trên, được mô tả ở phần đầu của Bức thư, có vẻ như nghịch lý, vì tất cả những người có liên quan dường như đều được thúc đẩy bởi những tình cảm tốt đẹp. Những người Ga-lát nghe những người truyền giáo mới nghĩ rằng nhờ phép cắt bì, họ sẽ càng tận tâm với thánh ý Thiên Chúa hơn và do đó, họ càng làm vui lòng Thánh Phao-lô hơn. Các kẻ thù của Thánh Phao-lô dường như được truyền cảm hứng bởi việc trung thành với truyền thống của tổ tiên và tin rằng đức tin chân chính bao gồm việc tuân giữ Lề luật. Trước lòng trung thành tột độ này, họ thậm chí còn biện minh cho những lời bóng gió và nghi ngờ của mình đối với Thánh Phao-lô, người được coi là không chính thống đối với truyền thống. Bản thân Thánh Tông đồ cũng nhận thức rõ rằng sứ mệnh của mình mang tính chất thần thiêng - nó được chính Chúa Kitô mạc khải cho ngài - và do đó ngài được động viên bởi lòng nhiệt thành hoàn toàn đối với tính mới mẻ của Tin Mừng, vốn là sự mới mẻ triệt để, không phải là sự mới lạ thoáng qua: không có các tin mừng “thời thượng”, Tin Mừng luôn luôn mới mẻ, nó chính là sự mới mẻ. Sự lo lắng về mục vụ khiến ngài trở nên nghiêm khắc, bởi vì ngài nhận thấy nguy cơ lớn lao mà các Kitô hữu trẻ phải đối đầu.

Tóm lại, trong mê hồn trận các ý hướng tốt đẹp này, cần phải làm cho mình thoát ra ngoài để nắm bắt được chân lý tối cao phù hợp nhất với Con người và lời rao giảng của Chúa Giêsu và sự mặc khải của Người về tình yêu của Chúa Cha. Điều này rất quan trọng: biết phải biện phân ra sao. Rất thường xuyên chúng ta đã thấy trong suốt lịch sử, và thậm chí chúng ta còn thấy điều này ngay ngày hôm nay nữa, một số phong trào rao giảng Tin Mừng theo cách riêng của họ, đôi khi với những đặc sủng thực sự và chân chính; nhưng sau đó họ đã đưa nó đi quá xa và giản lược trọn bộ Tin Mừng thành một “phong trào”. Nhưng đó không phải là Tin Mừng của Chúa Kitô: mà là Tin Mừng của người sáng lập và vâng, nó có thể hữu ích lúc đầu, nhưng cuối cùng nó không sinh hoa kết trái với nguồn gốc sâu xa. Vì lý do này, lời nói rõ ràng và dứt khoát của Thánh Phao-lô gây ơn ích cho người Ga-lát và cũng gây ơn ích cho cả chúng ta nữa. Tin Mừng là hồng ân của Chúa Kitô cho chúng ta, chính Người đã mạc khải điều đó cho chúng ta. Chính nó mang lại cho chúng ta sự sống. Cảm ơn anh chị em.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô ngỏ lời với dân nước Li-băng: Tôi rất mong được đến thăm anh chị em
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
23:52 04/08/2021
Rôma (Agenzia Fides) - Đúng một năm sau vụ nổ gây chết chóc và cảng Beirut bị tần phá tan hoang, khiến gần 200 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chính thức cam kết một lần nữa sẽ đến thăm nước Li-băng trong tương lai gần. Đây là cam kết Ngài đã ngỏ lời vào cuối buổi Tiếp kiến Chung Thứ Tư, được diễn ra vào sáng nay, Thứ Tư, ngày 4 tháng 8, tại Hội trường Phaolô VI ở Vatican. "Anh chị em xứ Li-băng thân mến", Đức Giáo Hoàng nhắc lại: "Tôi rất mong được đến thăm anh chị em và tôi tiếp tục cầu nguyện cho anh chị em, để một lần nữa Li-băng trở thành một thông điệp về hòa bình và tình huynh đệ cho toàn vùng Trung Đông".

Trước khi nhắc lại mong muốn sớm đến thăm vùng đất của những cây trắc bá, Đức Giáo Hoàng đã đề cập rõ ràng đến "vụ nổ khủng khiếp" diễn ra một năm trước tại bến cảng thủ đô của Li-băng, gây ra "cái chết và sự hủy diệt". Đức Giáo Hoàng nói tiếp: "Tôi đang nghĩ tưởng đến đất nước thân yêu đó, đặc biệt là đến với các nạn nhân, gia đình của họ, với nhiều người bị thương và những người đã mất nhà cửa và công việc của họ".

Tiếp đó, Vị Giám mục Rôma nhắc lại Ngày Cầu nguyện và Suy niệm cho đất nước Li-băng, ngày mà Ngài đã kêu gọi vào ngày 1 tháng 7 vừa qua, và là ngày quy tụ các Thượng phụ và những người đứng đầu các Giáo hội và cộng đồng giáo hội hiện diện tại Li-băng cùng nhau họp mặt về Vatican. „Nhân dịp này - Đức Giáo Hoàng nói tiếp, "chúng tôi hoan nghênh những khát vọng và mong đợi của người dân Li-băng, đã quá mệt mỏi và thất vọng, và chúng tôi khẩn cầu Chúa khấng soi chiếu tia sáng hy vọng để vượt qua cuộc khủng hoảng khó khăn ngày nay.

Sau hết, Người kế vị thánh Phêrô kết: „Tôi cũng gióng lên lời kêu gọi cộng đồng quốc tế, yêu cầu họ trợ giúp Li-băng thực hiện một con đường "phục sinh", không chỉ bằng lời nói suông, mà còn bằng những hành động cụ thể. Tôi hy vọng rằng, hội nghị đang được nước Pháp và Liên hiệp quốc bảo trợ, sẽ đem lại thành quả tốt đẹp trong chiều hướng này".

Với buổi tiếp kiến chung hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục chu kỳ dạy giáo lý dành riêng cho Thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Ga-la-ta, sau kỳ nghỉ hè trùng với thời gian dưỡng bệnh sau cuộc phẫu thuật chứng hẹp túi thừa có triệu chứng của đại tràng mà Đức Thánh Cha đã trải qua vào Chủ nhật, ngày 4 tháng 7. (GV) (Agenzia Fides, 4/8/2021)


Source:Fides
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Chúa Giêsu biến hình.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
17:19 04/08/2021
Hình ảnh Chúa Giêsu biến hình.

Trong thiên nhiên có vùng bằng phẳng với nền đất mềm,. Đó là vùng đồng bằng.

Và cũng có những khu vực vùng nhô nổi lên cao hàng trăm, hàng ngàn mét với những khối tảng đá to lớn khô cứng rắn chắc so với mặt nước biển. Đó là núi đồi.

Không có sử sách khảo cứu nào chứng minh nói rõ khi nào núi đồi thành hình. Kinh Thánh nơi sách Sáng Thế ký thuật lại Thiên Chúa tạo dựng đất là nền tảng cho mọi loài cây cối thảo mộc trổ sinh phát triển vào ngày sáng tạo thứ ba. ( St 1,9-13). Nhưng không đề cập nói tới núi đồi. Dẫu vậy núi đồi hay chỗ cao cũng là nền tảng cho cây cối mọc lên phát triển như thấy trong thiên nhiên xưa nay. Và núi đồi cũng như đất có niên đại tuổi tác rất nhiều hơn so với con người.

Núi đồi có sức mạnh hùnh dũnng vĩ đại trồi vươn lên cao từ sâu thẳm dưới lòng đất, từ dưới đáy lòng đại dương biển cả. Độ cao của chúng vượt qúa tầm nhìn con mắt thường của con người. Có lẽ vì thế núi đồi và lòng đạo đức có cùng chung hợp với nhau.

Trong dòng lịch sử thời gian tất cả mọi tôn gíao trên vũ trụ đều có những ngọn núi đồi linh thiêng là nơi thờ tự. Vì nghĩ tin tưởng rằng nơi cao núi đồi gây mang đến cảm nhận linh thiêng cho tầm nhìn con mắt con người cùng cho tâm hồn con người.

Tin hay không tin: núi đồi cao được cho là nơi chốn cư ngụ, nhà ở của các Thần Linh. Và vì thế núi đồi toả ra sức vẻ huyền nhiệm thánh thiêng.

Ngày xưa Thiên Chúa Giavê đã hiện ra với Tiên tri Mose và ban cho 10 Điều Răn trên núi Sinai.

Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đã lên núi cao Tabor biến hình và truyền đi sứ điệp quan trọng: ánh sáng vinh quang Thiên Chúa.

Như vậy nói được rằng từ núi Sinai đến núi Tabor, từ vầng đám mây tối đen vùng. Núi Sinai đến vầng đám mây sáng trong sáng vùng núi Tabor, từ sấm chớp ngày xưa nơi núi Sinai đến không khí bình an nơi núi Tabor, từ bản thề thần thánh cao siêu không thể hiểu nhìn thấu tới trên núi Sinai đến tới bản chất thiên nhiên con người của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu làm người nơi trần gian trên núi Tabor.

Trên núi cao người ta nhìn sự thể bên dưới với tầm nhìn xa rộng phổ quát rõ cùng có bình an. Trên đỉnh núi cao con người có thể có cảm nhận được gần gũi với Thiên Chúa Thần thánh.

Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa ngày xưa đã leo lên ngọn núi giảng hiến chương nước trời Tám mối phúc thật ( Mt.5, 1-12 ). Và đã lên núi Tabor biến hình:

“Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến hình trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Êlia cùng Môsê hiện ra và đàm đạo với Người. ( Mc 9, 1-2).

Vậy đâu là hình ảnh cùng sứ điệp qua sự biến hình của Chúa Giêsu trên núi Tabor?

Sự biến hình của Chúa Giêsu trên núi là hình ảnh tràn đầy ánh sáng và vinh quang rực rỡ.

Khuôn mặt Chúa Giêsu xuất hiện như là sự tiếp nối hướng dẫn về núi cao, như Thánh Phaolô đã diễn tả Chúa Giêsu Kitô là tảng đá ( 1 Cor 10,4). Chúa Giêsu là núi đá, là trung gian giữa Thiên Chúa Cha và con người qua cuộc gặp gỡ con người với Thiên Chúa. Và đồng thời Chúa Giêsu là ánh sáng thật soi chiếu vào bóng tối sự chết do tội lỗi gây ra.

Vạn vật trong vũ trụ được chiếu sáng do ánh sáng mật trời chiếu tỏa bao phủ, và đồng thời cũng có bóng tàn khuất tỏa xuống chung quanh. Nhưng nơi Chúa Giêsu Kitô thì khác không như thế. Ngài chính là ánh sáng. Ánh sáng chiếu tỏa phát ra từ tâm hồn thân thể ngài, và không có tàn bóng khuất lan tỏa bao phủ chung quanh.

Ánh sáng đó mang hình ảnh ý nghĩa sự vinh hiển của chính Chúa Giêsu được hiển thị trong sự sống lại, và lên trời của Ngài do Thiên Chúa Cha thực hiện.

Từ vùng bên dưới leo lên núi cao đòi hỏi nhiều sức lực cố gắng hy sinh cùng chịu đựng gian khổ.

Trong đời sống hằng ngày, nhất là đời sống tinh thần đạo giáo, nếp sống đào tạo giáo dục, cũng tựa như từ bên dưới leo lên núi cao. Nên con người luôn cần đến chí khí kiên nhẫn tập luyện để có thể đạt tới thành công.

Chúa Giêsu Kitô biến hình trên núi Tabor, tiên báo sứ điệp ánh sáng chiếu niềm hy vọng ơn cứu chuộc cho con người, là hình ảnh ẩn chứa động lực giúp cho tinh thần có chí khí sức lực vươn lên vượt qua những thử thách cám dỗ hướng chiều theo cảm quan thị hiếu.

Lễ Chúa Giesu biến hình 6.8.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
VietCatholic TV
Hiệp thông với đền thánh Đức Mẹ Medjugorje cầu nguyện cho Sài Gòn và quê hương Việt Nam
Giáo Hội Năm Châu
02:34 04/08/2021
 
Người đàn bà điên cuồng đập tượng Đức Mẹ gây thiệt hại $20,000. Nỗi buồn của các Giám Mục Ba Lan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:16 04/08/2021


1. Hội Hiệp Sĩ Kha Luân Bố gây quỹ để thay thế những bức tượng bị phá hoại tại giáo xứ New York

Một cuộc gây quỹ của Hiệp sĩ Kha Luân Bố để thay thế các bức tượng bị phá hoại của Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Têrêxa thành Lisieux tại một nhà thờ ở Thành phố New York đã quyên góp được hơn 21,000 đô la, tính đến những thứ Sáu, 30 tháng Bảy.

Các bức tượng đã bị đập vỡ hôm 17 tháng 7 tại Nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Thương xót ở Queens bởi một phụ nữ được nhìn thấy trên camera an ninh. Vụ phá hoại đang được điều tra bởi Đơn vị Tội phạm vì Thù Hận của Sở Cảnh sát Thành phố New York và Khu 112.

Hiệp sĩ Brian Allen của Hội Hiệp Sĩ Kha Luân Bố đã có sáng kiến đưa vụ này lên trang GoFundMe. Hai bức tượng đã được trưng bày tại giáo xứ từ năm 1937.

Việc gây quỹ đã được phát động vào ngày 21 tháng 7, 4 ngày sau khi người phụ nữ điên cuồng phá tan nát hai bức tượng trước khi bỏ trốn.

Giáo xứ nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, ngày 30 tháng 7 rằng họ đang thu thập thông tin và hoạch định cách tốt nhất để bảo vệ các bức tượng mới.

Trong đêm xảy ra vụ phá hoại, vào lúc 3:30 sáng, Đức Ông John McGuirl nghe thấy những tiếng động khi vụ phá hoại đang diễn ra. Ngài chồm người ra cửa sổ và hét lên với thủ phạm để yêu cầu y thị dừng lại.

Bà ta nói với ngài rằng muốn sống thì hãy im đi trước khi bỏ trốn.

Tuyên bố của Giáo phận Brooklyn hôm 17 tháng 7 cho biết “các bức tượng đã bị kéo lê trên một quãng khoảng 180 feet, tức là khoảng 55m, qua Đại lộ 70, nơi người đàn bà dùng búa đập các bức tượng”
Source:Catholic News Agency

2. Các giám mục Hoa Kỳ lên án việc tài trợ cho phá thai trong dự luật chi tiêu vừa được Hạ viện thông qua

Các giám mục hàng đầu của Hoa Kỳ hôm thứ Năm phản đối việc Hạ viện thông qua các dự luật tài trợ cho việc phá thai và loại trừ một số biện pháp bảo vệ lương tâm trong chăm sóc sức khỏe đã từng được bảo đảm dưới thời Tổng thống Trump.

“Tài trợ cho việc hủy diệt những sinh mạng con người vô tội, và buộc mọi người phải giết người là vi phạm lương tâm của họ, đó là những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”, Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York và Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của tổng giáo phận Kansas City ở Kansas đã đưa ra lập trường trên hôm thứ Năm trong một tuyên bố chung. Đức Hồng Y Dolan là chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo của USCCB. Đức Tổng Giám Mục Naumann là chủ tịch ủy ban phò sinh của các giám mục Hoa Kỳ.

Vào chiều thứ Năm, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một gói dự luật phân bổ nhằm cung cấp tài trợ cho các cơ quan và chương trình chính phủ khác nhau, bằng một cuộc bỏ phiếu với tỷ số 219-208. Không có đảng viên Dân chủ nào bỏ phiếu chống và không có đảng viên Cộng hòa nào bỏ phiếu thuận. Bốn thành viên đã không bỏ phiếu.

Các nhà lãnh đạo Hạ Viện Mỹ đã loại bỏ một số điều khoản phò sinh trong các dự luật để buộc các nhân viên chăm sóc sức khỏe phải tham gia vào các hành động phá thai.

Đáng chú ý là việc loại bỏ Tu chính án Hyde, lần đầu tiên được Quốc hội thông qua vào năm 1976. Trong chính trị Hoa Kỳ, Tu chính án Hyde là một đạo luật cấm việc sử dụng quỹ liên bang để chi trả cho việc phá thai ngoại trừ để cứu mạng sống của người phụ nữ, hoặc nếu cái thai phát sinh do loạn luân hoặc cưỡng hiếp. Trước khi Tu chính án Hyde có hiệu lực, ước tính có khoảng 300, 000 ca phá thai được thực hiện hàng năm bằng tiền đóng thuế của dân.

Hạ viện thông qua Tu chính án Hyde vào ngày 30 tháng 9 năm 1976 với tỷ lệ bỏ phiếu 312 trên 93. Tu chính án này có tên là Hyde vì do Dân biểu Cộng hòa Henry Hyde của Illinois đề xuất. Tu chính án thể hiện một trong những thành tựu lập pháp lớn nhất và đầu tiên nhất của phong trào ủng hộ sự sống tại Hoa Kỳ, đặc biệt là các phong trào phò sinh của Công Giáo và Ủy ban Quốc gia về Tu chính án Cuộc sống Con người do nhà vận động hành lang Mark Gallagher đứng đầu.

Trong khi tích cực vận động cho việc dùng tiền thuế dân để tài trợ cho phá thai, Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện, và Xavier Becerra, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, vẫn trâng tráo một cách khốn nạn khi vỗ ngực xưng mình là những người Công Giáo ngoan đạo.
Source:Catholic News Agency

3. Các giám mục Công Giáo Ba Lan bày tỏ tình đoàn kết với cộng đồng Ba Lan sau vụ cháy nhà thờ ở Glasgow

Hôm thứ Năm, các giám mục Công Giáo Ba Lan đã bày tỏ tình đoàn kết với cộng đồng Ba Lan ở Tô Cách Lan sau khi hỏa hoạn thiêu rụi một nhà thờ của họ ở Glasgow.

Các giám mục Ba Lan đã gửi thông điệp vào ngày 29 tháng 7, một ngày sau khi ngọn lửa nhấn chìm nhà thờ Thánh Simons, ở Partick, Glasgow.

Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan và Đức Đức Cha Wiesław Lechowicz, chủ tịch Ủy Ban người Ba Lan sống ở hải ngoại viết:

“Chúng tôi rất buồn khi biết tin về đám cháy tại nhà thờ Thánh Simons ở Glasgow, một trong những nhà thờ Ba Lan quan trọng ở Tô Cách Lan”.

“Thay mặt cho Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, chúng tôi bảo đảm với anh chị em về sự gần gũi và tình đoàn kết thiêng liêng của Giáo hội Ba Lan với các mục tử và tất cả các tín hữu mà nhà thờ Thánh Simons đã là nơi thờ phượng và là một trung tâm quan trọng của các cộng đồng người Ba Lan trong nhiều thập kỷ”.

Theo trang web của giáo xứ, nhà thờ Thánh Simon là nhà thờ Công Giáo lâu đời thứ ba ở Glasgow sau Nhà thờ Thánh Andrew và Nhà thờ Đức Bà ở phía Đông của thành phố.

Ngôi thánh đường này khánh thánh vào năm 1858 bởi Cha Daniel Gallagher, một linh mục người Ái Nhĩ Lan, là người đã dạy tiếng Latinh cho nhà thám hiểm David Livingstone, để ông này được nhận vào trường y khoa.

Nhà thờ, ban đầu được gọi là nhà thờ Thánh Phêrô, và được sử dụng bởi những người lính Ba Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai và vì thế được gọi là Nhà thờ Ba Lan. Các thánh lễ bằng tiếng Ba Lan vẫn tiếp tục được cử hành tại nhà thờ này.

Nhà thờ đã được trùng tu hoàn toàn từ năm 2005 đến năm 2008 để kỷ niệm 150 năm thành lập.
Source:Catholic News Agency
 
Hiện tượng lạ lại xảy ra: từng đàn rắn bò lên tôn kính Đức Mẹ ở Hy Lạp. Tổng thống mời Đức Thánh Cha sang thăm
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:08 04/08/2021


1. Tổng thống Hy Lạp chính thức mời Đức Thánh Cha viếng thăm

Tổng thống Hy Lạp, bà Katerina Sakellaropoulou đã chính thức gửi thư, ngày 18 tháng 7 vừa qua, để mời Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm thủ đô Athènes.

Trong thư, bà Tổng thống cũng nhắc đến tương quan chặt chẽ và thân hữu, đầy cảm thông giữa Hy Lạp và Tòa Thánh, đồng thời cũng gợi lại cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại trại tị nạn ở đảo Lesbo của Hy Lạp, mối quan tâm của ngài đối với tình trạng những người nghèo và những người bị thiệt thòi trong xã hội.

Thư của bà Tổng thống Hy Lạp cũng cho biết đã thỏa thuận với các tổ chức của Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Chính thống của Hy Lạp về việc mời Đức Giáo Hoàng, vì ngài đến Athènes không phải chỉ với tư cách là thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo, nhưng còn trong tư cách là quốc trưởng của Vatican. Giống như trong cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Hy Lạp hồi năm 2001, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng sẽ gặp Đức Tổng Giám Mục Chính thống của giáo phận thủ đô Athènes.

Giới báo chí cho biết, có thể cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Hy Lạp cũng gắn liền với cuộc viếng thăm của ngài tại đảo Cipro và có thể là tại đảo Malta.

Trong những ngày qua, Ban thường vụ Thánh Hội đồng Chính thống Hy Lạp đã cho phép tất cả các giáo phận Chính thống tại nước này được cử hành lễ an táng cho các tín hữu Công Giáo tại các thánh đường Chính thống để chôn tại các nghĩa trang công nếu thánh đường Công Giáo ở ngoài lãnh thổ của giáo phận Chính thống. Biện pháp này được coi như một đóng góp cho phong trào đại kết thực hành.
Source:Sismografo

2. Từng đàn rắn bò lên tôn kính Đức Mẹ

Lễ Ðức Maria Hồn Xác Lên Trời là một ngày lễ lớn của Kitô giáo tại các quốc gia phương Tây. Đó là ngày lễ nghỉ quốc gia ở các nước Âu châu như Áo, Bỉ, Croatia, Pháp, Hy Lạp, Ý, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Đức là một ngoại lệ vì ngày lễ chỉ được tổ chức ở Saarland và một số vùng ở Bavaria.

Trong thế giới Công Giáo, ngày lễ này luôn rơi vào ngày 15 tháng 8, bất kể đó ngày nào trong tuần. Trong năm nay, lễ này rơi vào ngày Chúa Nhật, người đi làm được nghỉ bù vào ngày thứ Hai, nên họ có 3 ngày nghỉ cuối tuần, nên nhịp độ cuộc sống tại Âu châu chậm hẳn lại vì nhiều người xin nghỉ luôn ngày thứ Sáu, và như thế, họ có cả 4 ngày liên tục để đi chơi xa.

Theo truyền thống, anh chị em Chính Thống Giáo tại Hy Lạp mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời từ ngày 5 đến 15 tháng 8. Tử vong tại quốc gia này tính đến ngày 31 tháng 7, đã lên đến 12,923 người chết, trong số 490,552 trường hợp nhiễm coronavirus. Tuy nhiên, số trường hợp tử vong hàng ngày hiện nay chỉ khoảng 10 người trở lại và ít nhất một nửa dân số đã chích hai liều vắc xin nên Hy Lạp đã dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến du lịch.

Trong bối cảnh đó, Hy Lạp cho biết người dân có thể tự do hành hương tu viện Chính Thống Giáo trên đảo Kefalonia để tận mắt chứng kiến phép lạ Serpii Maicii Domnului.

Hàng năm từ mùng 5 tháng 8 đến 15 tháng 8, các tín hữu Chính Thống Giáo hành hương mừng lễ Đức Mẹ Lên Trời tại tu viện Dormition of the Theotokos, nghĩa là Mẹ Thiên Chúa an nghỉ. Đó là một tu viện nổi tiếng trên hòn đảo Kefalonia của Hy Lạp.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là một hiện tượng rất siêu tự nhiên. Trong thời gian 10 ngày mừng lễ Đức Mẹ Lên Trời từng đàn rắn từ biển bò lên và tụ tập chung quanh một ảnh tượng Đức Mẹ. Những con rắn này được gọi là Serpii Maicii Domnului, nghĩa là rắn của Đức Maria Mẹ Thiên Chúa.

Chúng rất hiền lành, không cắn ai. Các tín hữu có thể để chúng bò trên mặt mình. Các tín hữu Chính Thống Giáo tin rằng đây là một phép lạ diễn ra hàng năm. Năm nào không xảy ra hiện tượng này thì đó là một điềm xấu.

Những năm loài rắn đã không xuất hiện trên đảo là vào Thế chiến thứ Hai, và vào năm 1953, khi hòn đảo này xảy ra một trận động đất lớn.

Theo truyền thống, phép lạ này bắt đầu diễn ra vào năm 1705, khi các nữ tu của tu viện sắp bị những tên cướp biển tấn công.

Truyền thuyết kể rằng các nữ tu đã cầu nguyện nhiệt thành với Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ biến các chị thành rắn để tránh bị bắt hay làm sao cho tu viện có đầy rắn để xua đuổi những tên cướp biển. Cuối cùng họ đã được cứu.

Kể từ đó, mỗi năm ngay trước dịp lễ, một đàn rắn lại bò từ biển vào tu viện như thể để tôn vinh Đức Mẹ. Sau lễ chúng rút hoàn toàn ra biển không còn con nào sót lại trên đảo.

3. Linh mục người Ecuador được thành phố trao tặng huy chương cao quý nhất vì đã nuôi sống hàng trăm người nghèo khó hàng ngày

Văn phòng Thị trưởng Guayaquil hôm Chúa Nhật đã trao huy chương cao quý nhất của thành phố cho Cha Wilson Malavé Parrales, giám đốc của tổ chức Lord of Good Hope Soup Kitchen for the Brother in Need, nghĩa là Bếp Súp Chúa Của Niềm Hy Vọng Dành Cho Anh Em Đang Cần.

Lễ trao giải diễn ra ngày 25 tháng 7 nhân kỷ niệm 486 năm ngày thành lập thành phố, và cũng là Thế Giới Ông Bà Và Người Cao Niên.

Tổng giáo phận Guayaquil cho biết, bếp súp do Cha Malavé đảm trách bắt đầu cách đây 9 năm và nuôi sống 80 người vô gia cư mỗi ngày trong khu vực trung tâm thành phố. Hiện nay bếp súp đang cung cấp bữa ăn cho khoảng 550 người từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Cha Malavé, cũng là cha sở của nhà thờ Thánh Augustinô nói:

“Giải thưởng này là lời tri ân cho nỗ lực của tất cả những anh chị em tình nguyện viên đã hỗ trợ công việc bác ái ‘Chúa Của Niềm Hy Vọng’ trong đó tập hợp tất cả các nhóm cầu nguyện và các nhà hảo tâm trong những thời điểm khó khăn mà chúng ta đang phải trải qua vì di cư, các gia đình khủng hoảng, và việc sử dụng ma túy và rượu gia tăng”.

Những người được phục vụ bởi công việc liên đới này với thức ăn, quần áo hoặc nơi giặt giũ là những người già, những người di cư, các bà mẹ đơn thân, những người bán hàng rong, những người tàn tật và những người vô gia cư.

Vị linh mục nói: “Mọi người đón nhận Chúa Kitô qua một chiếc bình chứa đầy tình yêu thương, đó không phải là thức ăn mà là tình yêu của những người hiến tặng dù ít hay nhiều cho người lân cận của mình”.


Source:Catholic News Agency

4. Bảo tàng Vatican ủng hộ các quy định phòng dịch của Ý liên quan đến chứng nhận xanh

Trong một thông báo được đưa ra hôm 30 tháng 7, bảo tàng viện Vatican bày tỏ sự ủng hộ đối với các quy định của Ý về phòng dịch liên quan đến chứng nhận xanh: “Bắt đầu từ thứ Sáu 6 tháng 8 tới đây, cho đến khi có quy định khác, quyền truy cập vào Bảo tàng Vatican và tất cả các khu vực liên quan sẽ chỉ được dành cho những người có Chứng nhận Xanh (hoặc tương đương)”.

Bảo tàng viện Vatican, một trong năm bảo tàng viện lớn nhất trên thế giới, nhấn mạnh rằng “để bảo đảm cho tất cả khách du lịch đến thăm, nhiều người cũng đến từ các nơi bên ngoài Italia và Âu Châu, trách nhiệm của các nhân viên Vatican là yêu cầu xuất trình Chứng nhận Xanh, hoặc tương đương, và tài liệu nhận dạng cùng một lúc”. Bên cạnh Chứng nhận Xanh, nhiều nước khác chẳng hạn thành phố New York đã cấp một thẻ thông hành có tên là thẻ Excelsior.

Các bảo tàng của Tòa Thánh, trong đó bao gồm cả dinh thự của Đức Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo đã bị thiệt hại nặng nề trong những tháng dài đại dịch, với số tiền lên tới vài chục triệu euro. Đó chắc chắn là nguồn tài nguyên quý giá cho toàn bộ ngân sách của Vatican.
Source:Ilfra Online