Ngày 16-08-2011
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lời khuyên cho các vị giảng thuyết: Xin làm ơn đạt được ý chính trong vòng từ sáu đến tám phút
Bùi Hữu Thư
01:25 16/08/2011
NEW ORLEANS (CNS) -- Trong tám ngày tại Đại Học Loyola New Orleans, ba linh mục và năm phó tế nghiên cứu bài toán và sự cân đối nội tại của việc giảng thuyết tốt đẹp.

Cũng như khi ông Môisen xuống núi Sinai với Mười Điều Răn ghi khắc trên hai tảng đá, quy tắc do linh mục Roy Shelly và bà Deborah Wilhelm thuộc Giáo Phận Monterey, California, trong khi không được ghi chép bằng cây viết không thể tẩy xóa, cũng là những ranh giới cần phải tôn trọng: từ sáu tới tám phút cho một bài giảng ngày Chúa Nhật, và từ ba tới năm phút cho một bài giảng ngày thường.

Bà Wilhelm, một sinh viên đang theo học chương trình tiến sĩ chuyên chú về giảng thuyết tại Viện Thần Học Aquinas (Aquinas Institute of Theology.) Gia tăng giá trị và chiều sâu thiêng liêng của việc giảng thuyết đã là một sự say mê của cha Shelly. Ngài là giám đốc ơn gọi và phụ trách điều khiển việc huấn luyện giảng thuyết cho các thầy phó tế vĩnh viễn trong giáo phận của ngài.

Cha Shelly nói: Nếu các linh mục và phó tế không coi trọng ơn gọi của mình và việc chuẩn bị cần thiết để rao giảng Phúc Âm; thì kết quả là việc thông tin sẽ hời hợt và có thể trở thành một chướng ngại cho việc thờ phượng.
 
WYD: Thứ Ba 16/08/2011
VietCatholic Network
01:38 16/08/2011
 
WYD 2011: Lễ Mẹ Hồn Xác Về Trời tại thủ đô Madrid
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
03:44 16/08/2011
Chuẩn bị lễ khai mạc ĐHGTTG Madrid 2011
Jornada Mundial da Juventude 2011
“Bén rễ và đặt nền tảng nơi Đức Giêsu Kitô, vững mạnh trong đức Tin” (x. Cl 2,7).

Buổi sáng 16.08, chuẩn bị khai mạc ĐHGTTG 2011 tại thủ đô Madrid, trời xanh mát, báo hiệu một ngày đẹp và chan hòa nắng ấm. Các phái đoàn các bạn trẻ khắp nơi tiếp tục tuốn về thủ đô, sau những ngày sinh hoạt và gặp gữ tại các giáo phận địa phương Tây Ban Nha. Các bạn trẻ mới đến và các đoàn tiếp tục ghi danh tham dự Ngày GTTG và làm thủ tục tham dự, nhận balô tại các địa điểm ấn định.

Theo đúng chương trình, thánh lễ khai mạc ĐHGTTG sẽ diễn ra vào lúc 20g tại quảng trường Cibiles, quảng trường lớn nhất và là trái tim của thủ đô Madrid.
Quảng trường Cibeles (Plaza de Cibeles) bắt đầu đại lộ lớn nhất Madrid - Paseo del Prado. Nổi tiếng nhất là giếng phun nước, với tượng nữ thần Cibeles. Giếng phun Cibiles trong tiếng Tây Ban Nha nguyên thủy gọi là Paseo de Recoletos. Sau này được cải tên mang danh hiệu nữ thần Cybele (hoặc nữ thần Ceres) một nữ thần thiên nhiên theo thần thoại Roma. Nữ thần Cybeles đứng trên xe chiến mã được hai con sư tử kéo. Công trình giếng phun này đã được xây cất dưới triều vua Charles đệ tam, do ông Vantura Rodriguez, Francisco Gutiérrez và Roberto Michel hoàn thành từ năm 1777 đến 1782…Đầu tiên, công trình giếng phun này được xây gần cung điện Buenavista, sau này vào thế kỷ XIX được rời về công trường hiện nay. Người dân thủ đô Madrid nào cũng thích tản bộ và tụ họp trong không khí mát buổi chiều tà…
Nhưng buổi chiều hôm nay, Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid, sẽ chủ tọa thánh lễ long trọng khai mạc ĐHGTTG cùng với các Giám Mục, linh mục và hàng trăm ngàn bạn trẻ đang tuốn về từ khắp nơi trên thế giới.
Toàn thể giáo hội hoàn vũ cùng đồng hành với hàng giáo phẩm và giáo hội Tây Ban Nha…cùng đập một nhịp với trái tim của hàng bao triệu tín hữu và nhất là các bạn trẻ Tây Ban Nha. Đây là cơ hội có một không hai trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo tại Tây Ban Nha để nhìn lại cội nguồn đức tin phong phú của mình, để ý thức vai trò tái phúc âm hóa cho một xã hội đang bị tục hóa và càng ngày càng xa rời đức tin, để nhìn về tương lai với tất cả sự dấn thân và canh tân đức tin trong đời sống xã hội ngày hôm nay.

Cha Giuse Trần Đức Anh, giám đốc chương trình Việt Ngữ của đài phát thanh Vatican, trong bản tin phát đi vào ngày mùng 6.8 vừa qua đã phác học tổng quát những nét chính yếu của hiện tình Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha và những hy vọng ĐHGTTG 2011 sẽ khơi dậy niềm tin nơi nhiều tín hữu Công giáo “nguội lạnh” tại đất nước này:

„Trưa thứ năm, 18:8 tới đây, ĐTC Biển Đức XVI sẽ đến Madrid, thủ đô Tây Ban Nha, để viếng thăm và gặp gỡ trong vòng 4 ngày, nhân dịp Ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 26 tiến hành tại đây. Theo nhiều nhà phân tích, biến cố này không những là một niềm hy vọng lớn cho các bạn trẻ Công giáo thế giới, nhưng đặc biệt cho cả Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha nữa.

Thống kê

Thực vậy, theo thống kê chính thức do Phòng Báo chí Toà Thánh công bố hồi trung tuần tháng 7 năm nay, Tây Ban Nha hiện có 46 triệu dân cư sống trên lãnh thổ rộng gần 506.000 cây số vuông, trong đó số tín hữu Công giáo gần 42.500.000 người, tương đương với hơn 92% dân số toàn quốc. Họ thuộc 70 giáo phận dưới sự coi sóc của 126 giám mục với sự cộng tác của hơn 16.680 linh mục giáo phận và 8.000 linh mục dòng. Tổng cộng là 24.778 vị. Số tu huynh trong Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha hơn 3.800 thầy và hơn 50.300 nữ tu. Toàn nước này có 1.860 đại chủng sinh và 1.260 tiểu chủng sinh. Giáo hội Công giáo Tây Ban Nha tiếp tục có số thừa sai thuộc hàng đầu trên thế giới với hơn 15.000 người, trong đó có 109 giám mục gốc Tây Ban Nha tại hơn 30 nước, 2.500 linh mục dòng, 9.000 nữ tu và hơn 2.000 tu huynh, 1.500 thừa sai giáo dân.

Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha cũng đảm trách 77 nhà thương, 54 bệnh xá, 1 viện phong cùi, hơn 800 nhà dưỡng lão, gần 4.500 trung tâm bác ái, trợ giúp hơn 2.764.000 người. Trong năm 2009, số thành viên và ân nhân của tổ chức Caritas Tây Ban Nha tăng 12,69% so với năm trước đó.

Trào lưu tục hoá

Nếu chỉ nhìn các con số thống kê, người ta không thấy được những thách đố lớn mà Giáo Hội tại Tây Ban Nha phải đương đầu.

Thực vậy, trong những thập niên gần đây, trào lưu tục hoá lan tràn tại Tây Ban Nha, kể cả trào lưu bài tôn giáo. Đảng Xã hội, do thủ tướng José Zapatero lãnh đạo, nắm chính quyền tại Tây Ban Nha, trong những năm qua đã thông qua những đạo luật đi ngược luân lý Công giáo, bất chấp sự chống đối mạnh mẽ của hàng giáo phẩm và các tín hữu Công giáo, như luật nới rộng luật cho phá thai, ly dị dễ dàng, giúp kết liễu sinh mạng bệnh nhân nan y và thụ thai trong ống nghiệm, công nhận các cặp đồng phái là hôn phối.

Số ơn gọi linh mục và tu sĩ tại Tây Ban Nha giảm sút trầm trọng và một cuộc thăm dò mới đây nơi giới trẻ nước này cho thấy chỉ có 10% cho biết mình là tín hữu Công giáo thực hành đạo, và 50% không thực hành đạo.

Hồi tháng 4 năm nay (2011), khi tiếp kiến tân đại sứ Tây Ban Nha cạnh Toà Thánh, ĐTC Biển Đức XVI đã bày tỏ quan tâm vì trong một số lĩnh vực của xã hội Tây Ban Nha, tôn giáo bị coi như vô ý nghĩa về phương diện xã hội, và thậm chí bị coi là điều gây xáo trộn, với kết quả là đức tin bị gạt ra ngoài lề, qua những hành động mạ lị, chế nhạo và dửng dưng và cả những hành động xúc phạm các đền đài và đồ đạo.

Để thẩm định khách quan về sự “sa sút” của Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha, cũng cần để ý đến những dữ kiện lịch sử, đặc biệt là cuộc nội chiến tại nước này, bùng nổ cách đây đúng 75 năm. Cuộc nội chiến này ngày nay ít được người trẻ biết tới nhưng nó có ảnh hưởng rất sâu đậm trên Giáo Hội tại Tây Ban Nha.

Nội chiến và ảnh hưởng kéo dài

Trong 3 năm trời, từ 1936 đến 1939, phe quốc gia do trung tướng Francisco Franco lãnh đạo, đã chiến đấu với chính phủ cộng hoà tả phái tại đây khiến cho gần nửa triệu người Tây Ban Nha bị giết vì những khác biệt ý thức hệ ngày càng phân rẽ đất nước.

Ông José Sanchez, một chuyên gia về nội chiến tại Tây Ban Nha và là giáo sư hồi hưu tại đại học St. Louis ở Hoa Kỳ, nói: “Trong cuộc nội chiến đó, mỗi người đều phải đứng về một phe, dù họ có biết rõ về những nguyên nhân của chiến tranh hay không. Hàng giáo phẩm phải đương đầu với cuộc khủng hoảng gay go nhất trong lịch sử Tây Ban Nha và phần lớn đã ủng hộ chính nghĩa của phe quốc gia, nguyên nhân chính vì làn sóng bài giáo sĩ rất mạnh mẽ xảy ra khi chiến tranh mới bùng nổ”.

Sau khi đệ nhị cộng hoà tả phái được thành lập hồi năm 1931, nhà cầm quyền Tây Ban Nha ban hành những đạo luật kỳ thị chống các tín hữu Công giáo, ví dụ luật quốc hữu hoá các tài sản của Giáo Hội, thiết lập hệ thống cưỡng bách giáo dục công cộng, cấm các tu sĩ nam nữ không được dạy học, kể từ năm 1933 trở đi, cấm trưng bày các biểu tượng Công giáo tại các nơi công cộng, các tu viện bị đốt phá tại thủ đô Madrid, tại Malaga và nhiều nơi khác hồi đầu thập niên 1930, sau khi dòng Tên bị nhà nước giải tán và thỉnh thoảng xảy ra những vụ sát hại các tu sĩ.

Trong 3 năm nội chiến, hàng ngàn cơ sở Công giáo, gồm nhà thờ, đan viện, tu viện và trường học, bị đốt phá. Gần 7.000 người gồm các GM, LM và nữ tu bị sát hại cùng với hàng ngàn giáo dân khác, chỉ vì họ là Công giáo. Trong thời kỳ đó, ai mang đồ đạo như đeo ảnh đạo ở cổ, mang thánh giá hoặc xâu chuỗi mân côi, đều có thể bị giết dễ dàng.

Dưới thời Đức Gioan Phaolô II, và cả trong triều đại của Đức đương kim Giáo hoàng, đã có gần 1.000 vị tử đạo trong thời nội chiến Tây Ban Nha được phong chân phước.

Đức cha Tutilio J. Del Riego, GM Phụ tá giáo phận San Bernadino, bang California, Hoa Kỳ, sinh năm 1940 tại tỉnh nhỏ ở miền bắc Tây Ban Nha, tức là 1 năm sau khi nội chiến chấm dứt. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Hãng tin Công giáo Hoa Kỳ, truyền đi hôm 28-7 vừa qua, ngài nói về những thách đố gia tăng trong thời hậu chiến tại Tây Ban Nha và cho biết: “Cả sau chiến tranh, người ta vẫn biết rõ ai thuộc phe nào. Tôi có 2 người bác ruột đã tham chiến trong thời nội chiến, cả hai đều theo phe quốc gia, vì đó là phe ở nơi họ sinh sống. Một người bác tôi tử trận và cha tôi lấy tên bác ấy đặt cho tôi”.

Theo Đức cha Del Riego, Tây Ban Nha đã mất một thời gian dài để chữa lành và tái thống nhất đất nước bị chia rẽ vì các ý thức hệ trái ngược nhau. Tuy nhiên, một trào lưu tục hoá mạnh mẽ và bài giáo sĩ vẫn lan tràn tại nước này. Theo một phúc trình mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Tông đồ ứng dụng, thì hiện nay chỉ có 19% tín hữu Công giáo Tây Ban Nha tham dự thánh lễ hằng tuần. Con số này đặc biệt giảm sút trong khoảng 15, 20 năm qua. Đức cha Del Riego nói: “Tôi đã chứng kiến tiến trình đó và cảm thấy đau lòng. Tôi nhận thấy điều đó mỗi khi tôi về tham gia đình ở Tây Ban Nha, thật là một thế giới khác biệt”.

ĐTC Biển Đức XVI đã bình luận về cuộc khủng hoảng trào lưu tục hoá ở Tây Ban Nha trong cuộc viếng thăm nước này hồi tháng 11 năm ngoái (2010) tại Đền thánh Santiago de Compostela và Barcelona. Thực vậy, trong cuộc họp báo trên máy bay, ngài nói: “Một đàng Tây Ban Nha vẫn luôn là một quốc gia có căn cội đức tin, nhưng đàng khác chính tại nước này mà trào lưu duy đời nảy sinh, một thứ trào lưu bài giáo sĩ, trào lưu tục hoá mạnh mẽ và có tính chất hung hăng, như chúng ta đã thấy trong thập niên 1930, và cuộc tranh luận, cuộc xung đột sôi nổi giữa tín ngưỡng và trào lưu tân tiến, đều xảy ra ngày nay tại Tây Ban Nha”.

Tiếp tục hy vọng

Tuy có những thách đố như thế, Đức cha Del Riego cho biết ngài vẫn hy vọng nơi Giáo Hội tại Tây Ban Nha: “Dù biết rằng chúng ta cần phải làm hết sức, nhưng tôi không lo lắng sợ hãi. Xét cho cùng, vị trách nhiệm duy nhất chính là Thiên Chúa, là Chúa Tể của lịch sử”.

Một dấu chỉ hy vọng có thể thấy tại một dòng nữ tu viện Tây Ban Nha, đó là dòng Iesu Communio, một dòng nữ đã được chính thức liên kết với các nữ tu thánh Clara khó nghèo ở Lerma, cách thủ đô Madrid 2 giờ xe. Dòng này có ơn gọi gia tăng liên tục từ thập niên 1980 đến nay. Phần lớn các nữ tu gia nhập dòng này ở lứa tuổi 20, 30, có bằng cấp đại học, một số là bác sĩ, luật sư, kỹ sư… Một số lớn các chị cho biết đã cảm thấy ơn gọi đi tu nhờ Ngày Quốc tế Giới trẻ. 75 năm sau cuộc nội chiến bùng nổ tại Tây Ban Nha, Ngày Quốc tế Giới trẻ sắp được khai mạc trên các đường phố tại Madrid nơi mà ít nhất có 4.000 giáo sĩ bị sát hại trong thời nội chiến, chắc hẳn đó là một dấu chỉ hy vọng cho Giáo Hội tại Tây Ban Nha.

Ban Tổ chức Ngày Quốc tế Giới trẻ hiện nay cũng hy vọng với hàng ngũ đông đảo người trẻ Công giáo tràn ngập các đường phố Madrid không những kích thích niềm tin của người khác, nhưng còn hun nóng đức tin nguội lạnh của nhiều người Công giáo Tây Ban Nha nữa.

Ông Yago de la Cierva, Giám đốc Điều hành Ban Tổ chức Ngày Quốc tế Giới trẻ Madrid, nói: “Tôi nghĩ ảnh hưởng của Ngày này sẽ rất lớn, ít nhất tôi hy vọng như vậy. Tây Ban Nha đang đau khổ vì tiến trình tục hoá rất sâu đậm và mau lẹ. Nhiều người trẻ Tây Ban Nha không hề được huấn luyện về tôn giáo và chúng tôi cần đảo lộn tình trạng này. Ngoài ra, tại Tây Ban Nha báo chí cũng rất hung hăng và bài Công giáo. Chúng tôi hy vọng Ngày Quốc tế Giới trẻ sẽ hữu hiệu trong việc trình bày Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội một cách chính xác hơn, dưới một ánh sáng chứng tỏ niềm vui của chúng tôi. Chúng tôi không phải là những người điên rồ hay buồn sầu, hoặc bị bóp méo và chúng tôi muốn dân chúng đến và xem”.

Cả Đức cha Del Riego cũng sẽ sẽ đến Tây Ban Nha với hơn 250 bạn trẻ và gia đình họ từ Giáo phận San Bernardino. Đức Cha xác tín rằng ĐGH cũng như các GM Tây Ban Nha hy vọng Đại hội Giới trẻ này sẽ giúp khơi dậy đức tin nơi nhiều người trẻ Tây Ban Nha và đây là cơ hội rất tốt. „
Chúng ta cùng hiệp thông trong niềm tin và hy vọng với toàn thể giáo hội Công Giáo tại Tây Ban Nha. Chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện cho các bạn trẻ và cho ĐHGTTG đem lại hoa trái đức tin phong phú và canh tân đổi mới bộ mặt của các gia đình, các giáo xứ, giáo hội Công Giáo tại Tây Ban Nha đúng như chủ đề của ĐHGTTG: “Bén rễ và đặt nền tảng nơi Đức Giêsu Kitô, vững mạnh trong đức Tin” (x. Cl 2,7).
Chắc chắn Jornada Mundial da Juventude 2011 sẽ là một ngày Lễ Hiện Xuống mới cho toàn thể GHCG tại Tây Ban Nha và cho hàng triệu bạn trẻ đến tham dự.
Tường trình từ thủ đô Madrid buổi sáng chuẩn bị Thánh lễ khai mạc ĐHGTTG 2011
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu

 
Iraq: Nhà thờ Chính thống Syria thánh Ephraim ở Kirkuk bị đánh bom
Phạm Kim An
04:05 16/08/2011
Kirkuk - Một quả bom phát nổ đêm 14-8 gần nhà thờ Chính thống Syria thánh Ephraim ở Kirkuk, chỉ cách vài trăm mét với nhà thờ chính tòa Chaldean, ở trung tâm của thành phố. Thiết bị phát nổ lúc 1g30 sáng và không có ai bị thương, nhưng thiệt hại vật chất của nhà thờ là nặng nề (ảnh).

Sự cố này là mới nhất trong một chuỗi các cuộc tấn công chống lại các Kitô hữu và nơi thờ phượng của họ. Ngày 2-8, một quả bom trên xe phát nổ ở phía trước nhà thờ Công giáo Syria Thánh Gia, làm bị thương 15 người. Quả bom đã được đặt bên trong một chiếc xe hơi đậu gần tòa nhà.

Cùng ngày, một quả bom khác, cũng được đặt trong một chiếc xe hơi đậu gần một nhà thờ Trưởng lão, đã được vô hiệu hóa trước khi nó phát nổ.

Các người cực đoan Hồi giáo, hoạt động rất tích cực, cũng như các nhóm có liên quan đến các thái ấp địa phương, đã nhắm mục tiêu vào Kitô hữu Iraq.

Với dân số 900.000 người, thành phố Kirkuk nằm trong khu vực có nhiều mỏ dầu quan trọng nhất của Iraq. Trong nhiều năm, thành phố đã bị lôi kéo vào một cuộc chiến chính trị giữa các nhóm sắc tộc khác nhau, đáng chú ý nhất là người Ả Rập, người Turkmen và người Kurd. Nhóm người Kurd muốn thấy khu vực Kirkuk sát nhập vào Kurdistan, trong khi người Ả Rập và người Turkmen muốn thành phố vẫn trực tiếp thuộc về chính quyền trung ương của Iraq. (AsiaNews 15-8-2011)
 
Nhật: Hai thanh niên tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới
Nguyễn Trọng Đa
04:05 16/08/2011
Madrid - Một biểu ngữ lớn có dòng chữ "Tình yêu từ nước Nhật", được thực hiện bởi hai khách hành hương Nhật, đã thu hút được sự chú ý của người tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid, vì họ đại diện cho nước Nhật với dân số Công giáo chưa tới 1%.

"Một người bạn của chúng tôi đã thực hiện biểu ngữ này – đó là ảnh Đức Trinh nữ Maria theo phong cách Nhật", anh Tetsu Itoh, một tình nguyện viên truyền thông xã hội tại Đại hội Giới trẻ Thế giới, giải thích ý nghĩa biểu ngữ với hãng tin CNA.

Biểu ngữ màu xám nhạt mô tả Đức Trinh Nữ Maria mặc trang phục truyền thống châu Á, ẵm hài nhi Giêsu, cả hai mặc y phục cũng màu sáng nhẹ. Biểu ngữ viết các chữ "Tình yêu từ nước Nhật" bằng tiếng Anh và tiếng Nhật.

Chị Kyoko Kitagawa, một tình nguyện viên khác về truyền thông xã hội tại Đại hội Giới trẻ Thế giới, cho biết người bạn của chị là chị Abe Mihoko đã cẩn thận khâu biểu ngữ lên vải khi trở về Nhật.

Kitagawa giải thích: "Phải mất hai tháng để khâu xong biểu ngữ, và chị ấy không thể đến Madrid được, vì chị có em bé mới".

Itoh và Kitagawa đang ở Madrid, làm tình nguyện viên cho nỗ lực truyền thông xã hội của Đại hội Giới trẻ Thế giới, một ưu tiên hàng đầu cho việc tổ chức Đại hội. Các nguồn như Facebook, Twitter và YouTube cho phép người sử dụng Internet trên toàn thế giới theo dõi Đại hội được cập nhật liên tục, và thực hiện một "cuộc hành hương ảo".

Nhóm truyền thông xã hội của Đại hội Giới trẻ Thế giới hy vọng rằng các quốc gia với số lượng thấp người Công giáo, sẽ được hưởng lợi đặc biệt từ sáng kiến truyền thông xã hội, với sự giúp đỡ từ các tình nguyện viên quốc tế như anh Tetsu và chị Kyoko.
 
Brazil: Rio de Janeiro sẽ tổ chức Đại hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2013
Nguyễn Trọng Đa
03:58 16/08/2011
Roma - Thành phố Rio de Janeiro của Brazil sẽ chính thức tổ chức Đại hội Giới Trẻ Thế Giới vào năm 2013.

Lời loan bao này đã được khẳng định bởi linh mục phát ngôn viên của Vatican Federico Lombardi. Cha nói rằng thời gian diễn ra Đại hội này được xếp đặt sớm hơn một năm, nhằm tránh xung đột với việc tổ chức Giải Vô địch Bóng đá thế giới (World Cup), sẽ được tổ chức tại Brazil năm 2014.

Theo truyền thống, ĐTC Biển Đức XVI sẽ công bố địa điểm của Đại hội Giới Trẻ Thế Giới 2013, trong khi Ngài đến Madrid trong tuần nà. Tuy nhiên lời xác nhận được thực hiện sớm hơn, do các quan chức Brazil tiết lộ rằng thành phố Rio De Janeiro đã được chọn.

Thống đốc bang Rio de Janeiro, Sergio Cabral, và thị trưởng thành phố, Eduardo Pase, có kế hoạch đến Madrid tuần này để tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới.

Khoảng 14.000 thanh niên Brazil tham dự Đại hội năm 2011 này. (CNA / Europa Press 15-8-2011)
 
Chuẩn bị lễ khai mạc ĐHGTTG Madrid 2011
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
08:37 16/08/2011


Chuẩn bị lễ khai mạc ĐHGTTG Madrid 2011

Jornada Mundial da Juventude 2011

“Bén rễ và đặt nền tảng nơi Đức Giêsu Kitô, vững mạnh trong đức Tin” (x. Cl 2,7).

Buổi sáng 16.08, chuẩn bị khai mạc ĐHGTTG 2011 tại thủ đô Madrid, trời xanh mát, báo hiệu một ngày đẹp và chan hòa nắng ấm. Các phái đoàn các bạn trẻ khắp nơi tiếp tục tuốn về thủ đô, sau những ngày sinh hoạt và gặp gữ tại các giáo phận địa phương Tây Ban Nha. Các bạn trẻ mới đến và các đoàn tiếp tục ghi danh tham dự Ngày GTTG và làm thủ tục tham dự, nhận balô tại các địa điểm ấn định.

Theo đúng chương trình, thánh lễ khai mạc ĐHGTTG sẽ diễn ra vào lúc 20g tại quảng trường Cibiles, quảng trường lớn nhất và là trái tim của thủ đô Madrid.

Quảng trường Cibeles (Plaza de Cibeles) bắt đầu đại lộ lớn nhất Madrid - Paseo del Prado. Nổi tiếng nhất là giếng phun nước, với tượng nữ thần Cibeles. Giếng phun Cibiles trong tiếng Tây Ban Nha nguyên thủy gọi là Paseo de Recoletos. Sau này được cải tên mang danh hiệu nữ thần Cybele (hoặc nữ thần Ceres) một nữ thần thiên nhiên theo thần thoại Roma. Nữ thần Cybeles đứng trên xe chiến mã được hai con sư tử kéo. Công trình giếng phun này đã được xây cất dưới triều vua Charles đệ tam, do ông Vantura Rodriguez, Francisco Gutiérrez và Roberto Michel hoàn thành từ năm 1777 đến 1782…Đầu tiên, công trình giếng phun này được xây gần cung điện Buenavista, sau này vào thế kỷ XIX được rời về công trường hiện nay. Người dân thủ đô Madrid nào cũng thích tản bộ và tụ họp trong không khí mát buổi chiều tà…

Nhưng buổi chiều hôm nay, Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid, sẽ chủ tọa thánh lễ long trọng khai mạc ĐHGTTG cùng với các Giám Mục, linh mục và hàng trăm ngàn bạn trẻ đang tuốn về từ khắp nơi trên thế giới.

Toàn thể giáo hội hoàn vũ cùng đồng hành với hàng giáo phẩm và giáo hội Tây Ban Nha…cùng đập một nhịp với trái tim của hàng bao triệu tín hữu và nhất là các bạn trẻ Tây Ban Nha. Đây là cơ hội có một không hai trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo tại Tây Ban Nha để nhìn lại cội nguồn đức tin phong phú của mình, để ý thức vai trò tái phúc âm hóa cho một xã hội đang bị tục hóa và càng ngày càng xa rời đức tin, để nhìn về tương lai với tất cả sự dấn thân và canh tân đức tin trong đời sống xã hội ngày hôm nay.

Cha Giuse Trần Đức Anh, giám đốc chương trình Việt Ngữ của đài phát thanh Vatican, trong bản tin phát đi vào ngày mùng 6.8 vừa qua đã phác học tổng quát những nét chính yếu của hiện tình Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha và những hy vọng ĐHGTTG 2011 sẽ khơi dậy niềm tin nơi nhiều tín hữu Công giáo “nguội lạnh” tại đất nước này:

„Trưa thứ năm, 18:8 tới đây, ĐTC Biển Đức XVI sẽ đến Madrid, thủ đô Tây Ban Nha, để viếng thăm và gặp gỡ trong vòng 4 ngày, nhân dịp Ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 26 tiến hành tại đây. Theo nhiều nhà phân tích, biến cố này không những là một niềm hy vọng lớn cho các bạn trẻ Công giáo thế giới, nhưng đặc biệt cho cả Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha nữa.

Thống kê

Thực vậy, theo thống kê chính thức do Phòng Báo chí Toà Thánh công bố hồi trung tuần tháng 7 năm nay, Tây Ban Nha hiện có 46 triệu dân cư sống trên lãnh thổ rộng gần 506.000 cây số vuông, trong đó số tín hữu Công giáo gần 42.500.000 người, tương đương với hơn 92% dân số toàn quốc. Họ thuộc 70 giáo phận dưới sự coi sóc của 126 giám mục với sự cộng tác của hơn 16.680 linh mục giáo phận và 8.000 linh mục dòng. Tổng cộng là 24.778 vị. Số tu huynh trong Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha hơn 3.800 thầy và hơn 50.300 nữ tu. Toàn nước này có 1.860 đại chủng sinh và 1.260 tiểu chủng sinh. Giáo hội Công giáo Tây Ban Nha tiếp tục có số thừa sai thuộc hàng đầu trên thế giới với hơn 15.000 người, trong đó có 109 giám mục gốc Tây Ban Nha tại hơn 30 nước, 2.500 linh mục dòng, 9.000 nữ tu và hơn 2.000 tu huynh, 1.500 thừa sai giáo dân.

Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha cũng đảm trách 77 nhà thương, 54 bệnh xá, 1 viện phong cùi, hơn 800 nhà dưỡng lão, gần 4.500 trung tâm bác ái, trợ giúp hơn 2.764.000 người. Trong năm 2009, số thành viên và ân nhân của tổ chức Caritas Tây Ban Nha tăng 12,69% so với năm trước đó.

Trào lưu tục hoá

Nếu chỉ nhìn các con số thống kê, người ta không thấy được những thách đố lớn mà Giáo Hội tại Tây Ban Nha phải đương đầu.

Thực vậy, trong những thập niên gần đây, trào lưu tục hoá lan tràn tại Tây Ban Nha, kể cả trào lưu bài tôn giáo. Đảng Xã hội, do thủ tướng José Zapatero lãnh đạo, nắm chính quyền tại Tây Ban Nha, trong những năm qua đã thông qua những đạo luật đi ngược luân lý Công giáo, bất chấp sự chống đối mạnh mẽ của hàng giáo phẩm và các tín hữu Công giáo, như luật nới rộng luật cho phá thai, ly dị dễ dàng, giúp kết liễu sinh mạng bệnh nhân nan y và thụ thai trong ống nghiệm, công nhận các cặp đồng phái là hôn phối.

Số ơn gọi linh mục và tu sĩ tại Tây Ban Nha giảm sút trầm trọng và một cuộc thăm dò mới đây nơi giới trẻ nước này cho thấy chỉ có 10% cho biết mình là tín hữu Công giáo thực hành đạo, và 50% không thực hành đạo.

Hồi tháng 4 năm nay (2011), khi tiếp kiến tân đại sứ Tây Ban Nha cạnh Toà Thánh, ĐTC Biển Đức XVI đã bày tỏ quan tâm vì trong một số lĩnh vực của xã hội Tây Ban Nha, tôn giáo bị coi như vô ý nghĩa về phương diện xã hội, và thậm chí bị coi là điều gây xáo trộn, với kết quả là đức tin bị gạt ra ngoài lề, qua những hành động mạ lị, chế nhạo và dửng dưng và cả những hành động xúc phạm các đền đài và đồ đạo.

Để thẩm định khách quan về sự “sa sút” của Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha, cũng cần để ý đến những dữ kiện lịch sử, đặc biệt là cuộc nội chiến tại nước này, bùng nổ cách đây đúng 75 năm. Cuộc nội chiến này ngày nay ít được người trẻ biết tới nhưng nó có ảnh hưởng rất sâu đậm trên Giáo Hội tại Tây Ban Nha.

Nội chiến và ảnh hưởng kéo dài

Trong 3 năm trời, từ 1936 đến 1939, phe quốc gia do trung tướng Francisco Franco lãnh đạo, đã chiến đấu với chính phủ cộng hoà tả phái tại đây khiến cho gần nửa triệu người Tây Ban Nha bị giết vì những khác biệt ý thức hệ ngày càng phân rẽ đất nước.

Ông José Sanchez, một chuyên gia về nội chiến tại Tây Ban Nha và là giáo sư hồi hưu tại đại học St. Louis ở Hoa Kỳ, nói: “Trong cuộc nội chiến đó, mỗi người đều phải đứng về một phe, dù họ có biết rõ về những nguyên nhân của chiến tranh hay không. Hàng giáo phẩm phải đương đầu với cuộc khủng hoảng gay go nhất trong lịch sử Tây Ban Nha và phần lớn đã ủng hộ chính nghĩa của phe quốc gia, nguyên nhân chính vì làn sóng bài giáo sĩ rất mạnh mẽ xảy ra khi chiến tranh mới bùng nổ”.

Sau khi đệ nhị cộng hoà tả phái được thành lập hồi năm 1931, nhà cầm quyền Tây Ban Nha ban hành những đạo luật kỳ thị chống các tín hữu Công giáo, ví dụ luật quốc hữu hoá các tài sản của Giáo Hội, thiết lập hệ thống cưỡng bách giáo dục công cộng, cấm các tu sĩ nam nữ không được dạy học, kể từ năm 1933 trở đi, cấm trưng bày các biểu tượng Công giáo tại các nơi công cộng, các tu viện bị đốt phá tại thủ đô Madrid, tại Malaga và nhiều nơi khác hồi đầu thập niên 1930, sau khi dòng Tên bị nhà nước giải tán và thỉnh thoảng xảy ra những vụ sát hại các tu sĩ.

Trong 3 năm nội chiến, hàng ngàn cơ sở Công giáo, gồm nhà thờ, đan viện, tu viện và trường học, bị đốt phá. Gần 7.000 người gồm các GM, LM và nữ tu bị sát hại cùng với hàng ngàn giáo dân khác, chỉ vì họ là Công giáo. Trong thời kỳ đó, ai mang đồ đạo như đeo ảnh đạo ở cổ, mang thánh giá hoặc xâu chuỗi mân côi, đều có thể bị giết dễ dàng.

Dưới thời Đức Gioan Phaolô II, và cả trong triều đại của Đức đương kim Giáo hoàng, đã có gần 1.000 vị tử đạo trong thời nội chiến Tây Ban Nha được phong chân phước.

Đức cha Tutilio J. Del Riego, GM Phụ tá giáo phận San Bernadino, bang California, Hoa Kỳ, sinh năm 1940 tại tỉnh nhỏ ở miền bắc Tây Ban Nha, tức là 1 năm sau khi nội chiến chấm dứt. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Hãng tin Công giáo Hoa Kỳ, truyền đi hôm 28-7 vừa qua, ngài nói về những thách đố gia tăng trong thời hậu chiến tại Tây Ban Nha và cho biết: “Cả sau chiến tranh, người ta vẫn biết rõ ai thuộc phe nào. Tôi có 2 người bác ruột đã tham chiến trong thời nội chiến, cả hai đều theo phe quốc gia, vì đó là phe ở nơi họ sinh sống. Một người bác tôi tử trận và cha tôi lấy tên bác ấy đặt cho tôi”.

Theo Đức cha Del Riego, Tây Ban Nha đã mất một thời gian dài để chữa lành và tái thống nhất đất nước bị chia rẽ vì các ý thức hệ trái ngược nhau. Tuy nhiên, một trào lưu tục hoá mạnh mẽ và bài giáo sĩ vẫn lan tràn tại nước này. Theo một phúc trình mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Tông đồ ứng dụng, thì hiện nay chỉ có 19% tín hữu Công giáo Tây Ban Nha tham dự thánh lễ hằng tuần. Con số này đặc biệt giảm sút trong khoảng 15, 20 năm qua. Đức cha Del Riego nói: “Tôi đã chứng kiến tiến trình đó và cảm thấy đau lòng. Tôi nhận thấy điều đó mỗi khi tôi về tham gia đình ở Tây Ban Nha, thật là một thế giới khác biệt”.

ĐTC Biển Đức XVI đã bình luận về cuộc khủng hoảng trào lưu tục hoá ở Tây Ban Nha trong cuộc viếng thăm nước này hồi tháng 11 năm ngoái (2010) tại Đền thánh Santiago de Compostela và Barcelona. Thực vậy, trong cuộc họp báo trên máy bay, ngài nói: “Một đàng Tây Ban Nha vẫn luôn là một quốc gia có căn cội đức tin, nhưng đàng khác chính tại nước này mà trào lưu duy đời nảy sinh, một thứ trào lưu bài giáo sĩ, trào lưu tục hoá mạnh mẽ và có tính chất hung hăng, như chúng ta đã thấy trong thập niên 1930, và cuộc tranh luận, cuộc xung đột sôi nổi giữa tín ngưỡng và trào lưu tân tiến, đều xảy ra ngày nay tại Tây Ban Nha”.

Tiếp tục hy vọng

Tuy có những thách đố như thế, Đức cha Del Riego cho biết ngài vẫn hy vọng nơi Giáo Hội tại Tây Ban Nha: “Dù biết rằng chúng ta cần phải làm hết sức, nhưng tôi không lo lắng sợ hãi. Xét cho cùng, vị trách nhiệm duy nhất chính là Thiên Chúa, là Chúa Tể của lịch sử”.

Một dấu chỉ hy vọng có thể thấy tại một dòng nữ tu viện Tây Ban Nha, đó là dòng Iesu Communio, một dòng nữ đã được chính thức liên kết với các nữ tu thánh Clara khó nghèo ở Lerma, cách thủ đô Madrid 2 giờ xe. Dòng này có ơn gọi gia tăng liên tục từ thập niên 1980 đến nay. Phần lớn các nữ tu gia nhập dòng này ở lứa tuổi 20, 30, có bằng cấp đại học, một số là bác sĩ, luật sư, kỹ sư… Một số lớn các chị cho biết đã cảm thấy ơn gọi đi tu nhờ Ngày Quốc tế Giới trẻ. 75 năm sau cuộc nội chiến bùng nổ tại Tây Ban Nha, Ngày Quốc tế Giới trẻ sắp được khai mạc trên các đường phố tại Madrid nơi mà ít nhất có 4.000 giáo sĩ bị sát hại trong thời nội chiến, chắc hẳn đó là một dấu chỉ hy vọng cho Giáo Hội tại Tây Ban Nha.

Ban Tổ chức Ngày Quốc tế Giới trẻ hiện nay cũng hy vọng với hàng ngũ đông đảo người trẻ Công giáo tràn ngập các đường phố Madrid không những kích thích niềm tin của người khác, nhưng còn hun nóng đức tin nguội lạnh của nhiều người Công giáo Tây Ban Nha nữa.

Ông Yago de la Cierva, Giám đốc Điều hành Ban Tổ chức Ngày Quốc tế Giới trẻ Madrid, nói: “Tôi nghĩ ảnh hưởng của Ngày này sẽ rất lớn, ít nhất tôi hy vọng như vậy. Tây Ban Nha đang đau khổ vì tiến trình tục hoá rất sâu đậm và mau lẹ. Nhiều người trẻ Tây Ban Nha không hề được huấn luyện về tôn giáo và chúng tôi cần đảo lộn tình trạng này. Ngoài ra, tại Tây Ban Nha báo chí cũng rất hung hăng và bài Công giáo. Chúng tôi hy vọng Ngày Quốc tế Giới trẻ sẽ hữu hiệu trong việc trình bày Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội một cách chính xác hơn, dưới một ánh sáng chứng tỏ niềm vui của chúng tôi. Chúng tôi không phải là những người điên rồ hay buồn sầu, hoặc bị bóp méo và chúng tôi muốn dân chúng đến và xem”.

Cả Đức cha Del Riego cũng sẽ sẽ đến Tây Ban Nha với hơn 250 bạn trẻ và gia đình họ từ Giáo phận San Bernardino. Đức Cha xác tín rằng ĐGH cũng như các GM Tây Ban Nha hy vọng Đại hội Giới trẻ này sẽ giúp khơi dậy đức tin nơi nhiều người trẻ Tây Ban Nha và đây là cơ hội rất tốt. „

Chúng ta cùng hiệp thông trong niềm tin và hy vọng với toàn thể giáo hội Công Giáo tại Tây Ban Nha. Chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện cho các bạn trẻ và cho ĐHGTTG đem lại hoa trái đức tin phong phú và canh tân đổi mới bộ mặt của các gia đình, các giáo xứ, giáo hội Công Giáo tại Tây Ban Nha đúng như chủ đề của ĐHGTTG: “Bén rễ và đặt nền tảng nơi Đức Giêsu Kitô, vững mạnh trong đức Tin” (x. Cl 2,7).

Chắc chắn Jornada Mundial da Juventude 2011 sẽ là một ngày Lễ Hiện Xuống mới cho toàn thể GHCG tại Tây Ban Nha và cho hàng triệu bạn trẻ đến tham dự.

Tường trình từ thủ đô Madrid buổi sáng chuẩn bị Thánh lễ khai mạc ĐHGTTG 2011

Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu

Xin chú ý:

Địa điểm sinh hoạt giáo lý cho người Việt Nam:

The Parish Cristo de la Paz,

Calle de Porto Alegre, 8 - 28019 Madrid.

Nằm trong vùng ngoại ô Parque de ló Castillos Madrid, cách tring tâm chừng 15 cây số.

Trạm xe San Jose de Valderas
 
WYD 2011: Tường trình việc chuẩn bị lễ khai mạc ĐHGTTG Madrid 2011
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
08:54 16/08/2011
Jornada Mundial da Juventude 2011

“Bén rễ và đặt nền tảng nơi Đức Giêsu Kitô, vững mạnh trong đức Tin” (x. Cl 2,7).

Buổi sáng 16.08, chuẩn bị khai mạc ĐHGTTG 2011 tại thủ đô Madrid, trời xanh mát, báo hiệu một ngày đẹp và chan hòa nắng ấm. Các phái đoàn các bạn trẻ khắp nơi tiếp tục tuốn về thủ đô, sau những ngày sinh hoạt và gặp gữ tại các giáo phận địa phương Tây Ban Nha. Các bạn trẻ mới đến và các đoàn tiếp tục ghi danh tham dự Ngày GTTG và làm thủ tục tham dự, nhận balô tại các địa điểm ấn định.

Theo đúng chương trình, thánh lễ khai mạc ĐHGTTG sẽ diễn ra vào lúc 20g tại quảng trường Cibiles, quảng trường lớn nhất và là trái tim của thủ đô Madrid.

Quảng trường Cibeles (Plaza de Cibeles) bắt đầu đại lộ lớn nhất Madrid - Paseo del Prado. Nổi tiếng nhất là giếng phun nước, với tượng nữ thần Cibeles. Giếng phun Cibiles trong tiếng Tây Ban Nha nguyên thủy gọi là Paseo de Recoletos. Sau này được cải tên mang danh hiệu nữ thần Cybele (hoặc nữ thần Ceres) một nữ thần thiên nhiên theo thần thoại Roma. Nữ thần Cybeles đứng trên xe chiến mã được hai con sư tử kéo. Công trình giếng phun này đã được xây cất dưới triều vua Charles đệ tam, do ông Vantura Rodriguez, Francisco Gutiérrez và Roberto Michel hoàn thành từ năm 1777 đến 1782…Đầu tiên, công trình giếng phun này được xây gần cung điện Buenavista, sau này vào thế kỷ XIX được rời về công trường hiện nay. Người dân thủ đô Madrid nào cũng thích tản bộ và tụ họp trong không khí mát buổi chiều tà…

Nhưng buổi chiều hôm nay, Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid, sẽ chủ tọa thánh lễ long trọng khai mạc ĐHGTTG cùng với các Giám Mục, linh mục và hàng trăm ngàn bạn trẻ đang tuốn về từ khắp nơi trên thế giới.

Toàn thể giáo hội hoàn vũ cùng đồng hành với hàng giáo phẩm và giáo hội Tây Ban Nha…cùng đập một nhịp với trái tim của hàng bao triệu tín hữu và nhất là các bạn trẻ Tây Ban Nha. Đây là cơ hội có một không hai trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo tại Tây Ban Nha để nhìn lại cội nguồn đức tin phong phú của mình, để ý thức vai trò tái phúc âm hóa cho một xã hội đang bị tục hóa và càng ngày càng xa rời đức tin, để nhìn về tương lai với tất cả sự dấn thân và canh tân đức tin trong đời sống xã hội ngày hôm nay.

Cha Giuse Trần Đức Anh, giám đốc chương trình Việt Ngữ của đài phát thanh Vatican, trong bản tin phát đi vào ngày mùng 6.8 vừa qua đã phác học tổng quát những nét chính yếu của hiện tình Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha và những hy vọng ĐHGTTG 2011 sẽ khơi dậy niềm tin nơi nhiều tín hữu Công giáo “nguội lạnh” tại đất nước này:

„Trưa thứ năm, 18:8 tới đây, ĐTC Biển Đức XVI sẽ đến Madrid, thủ đô Tây Ban Nha, để viếng thăm và gặp gỡ trong vòng 4 ngày, nhân dịp Ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 26 tiến hành tại đây. Theo nhiều nhà phân tích, biến cố này không những là một niềm hy vọng lớn cho các bạn trẻ Công giáo thế giới, nhưng đặc biệt cho cả Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha nữa.

Thống kê

Thực vậy, theo thống kê chính thức do Phòng Báo chí Toà Thánh công bố hồi trung tuần tháng 7 năm nay, Tây Ban Nha hiện có 46 triệu dân cư sống trên lãnh thổ rộng gần 506.000 cây số vuông, trong đó số tín hữu Công giáo gần 42.500.000 người, tương đương với hơn 92% dân số toàn quốc. Họ thuộc 70 giáo phận dưới sự coi sóc của 126 giám mục với sự cộng tác của hơn 16.680 linh mục giáo phận và 8.000 linh mục dòng. Tổng cộng là 24.778 vị. Số tu huynh trong Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha hơn 3.800 thầy và hơn 50.300 nữ tu. Toàn nước này có 1.860 đại chủng sinh và 1.260 tiểu chủng sinh. Giáo hội Công giáo Tây Ban Nha tiếp tục có số thừa sai thuộc hàng đầu trên thế giới với hơn 15.000 người, trong đó có 109 giám mục gốc Tây Ban Nha tại hơn 30 nước, 2.500 linh mục dòng, 9.000 nữ tu và hơn 2.000 tu huynh, 1.500 thừa sai giáo dân.

Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha cũng đảm trách 77 nhà thương, 54 bệnh xá, 1 viện phong cùi, hơn 800 nhà dưỡng lão, gần 4.500 trung tâm bác ái, trợ giúp hơn 2.764.000 người. Trong năm 2009, số thành viên và ân nhân của tổ chức Caritas Tây Ban Nha tăng 12,69% so với năm trước đó.

Trào lưu tục hoá

Nếu chỉ nhìn các con số thống kê, người ta không thấy được những thách đố lớn mà Giáo Hội tại Tây Ban Nha phải đương đầu.

Thực vậy, trong những thập niên gần đây, trào lưu tục hoá lan tràn tại Tây Ban Nha, kể cả trào lưu bài tôn giáo. Đảng Xã hội, do thủ tướng José Zapatero lãnh đạo, nắm chính quyền tại Tây Ban Nha, trong những năm qua đã thông qua những đạo luật đi ngược luân lý Công giáo, bất chấp sự chống đối mạnh mẽ của hàng giáo phẩm và các tín hữu Công giáo, như luật nới rộng luật cho phá thai, ly dị dễ dàng, giúp kết liễu sinh mạng bệnh nhân nan y và thụ thai trong ống nghiệm, công nhận các cặp đồng phái là hôn phối.

Số ơn gọi linh mục và tu sĩ tại Tây Ban Nha giảm sút trầm trọng và một cuộc thăm dò mới đây nơi giới trẻ nước này cho thấy chỉ có 10% cho biết mình là tín hữu Công giáo thực hành đạo, và 50% không thực hành đạo.

Hồi tháng 4 năm nay (2011), khi tiếp kiến tân đại sứ Tây Ban Nha cạnh Toà Thánh, ĐTC Biển Đức XVI đã bày tỏ quan tâm vì trong một số lĩnh vực của xã hội Tây Ban Nha, tôn giáo bị coi như vô ý nghĩa về phương diện xã hội, và thậm chí bị coi là điều gây xáo trộn, với kết quả là đức tin bị gạt ra ngoài lề, qua những hành động mạ lị, chế nhạo và dửng dưng và cả những hành động xúc phạm các đền đài và đồ đạo.

Để thẩm định khách quan về sự “sa sút” của Giáo hội Công giáo tại Tây Ban Nha, cũng cần để ý đến những dữ kiện lịch sử, đặc biệt là cuộc nội chiến tại nước này, bùng nổ cách đây đúng 75 năm. Cuộc nội chiến này ngày nay ít được người trẻ biết tới nhưng nó có ảnh hưởng rất sâu đậm trên Giáo Hội tại Tây Ban Nha.

Nội chiến và ảnh hưởng kéo dài

Trong 3 năm trời, từ 1936 đến 1939, phe quốc gia do trung tướng Francisco Franco lãnh đạo, đã chiến đấu với chính phủ cộng hoà tả phái tại đây khiến cho gần nửa triệu người Tây Ban Nha bị giết vì những khác biệt ý thức hệ ngày càng phân rẽ đất nước.

Ông José Sanchez, một chuyên gia về nội chiến tại Tây Ban Nha và là giáo sư hồi hưu tại đại học St. Louis ở Hoa Kỳ, nói: “Trong cuộc nội chiến đó, mỗi người đều phải đứng về một phe, dù họ có biết rõ về những nguyên nhân của chiến tranh hay không. Hàng giáo phẩm phải đương đầu với cuộc khủng hoảng gay go nhất trong lịch sử Tây Ban Nha và phần lớn đã ủng hộ chính nghĩa của phe quốc gia, nguyên nhân chính vì làn sóng bài giáo sĩ rất mạnh mẽ xảy ra khi chiến tranh mới bùng nổ”.

Sau khi đệ nhị cộng hoà tả phái được thành lập hồi năm 1931, nhà cầm quyền Tây Ban Nha ban hành những đạo luật kỳ thị chống các tín hữu Công giáo, ví dụ luật quốc hữu hoá các tài sản của Giáo Hội, thiết lập hệ thống cưỡng bách giáo dục công cộng, cấm các tu sĩ nam nữ không được dạy học, kể từ năm 1933 trở đi, cấm trưng bày các biểu tượng Công giáo tại các nơi công cộng, các tu viện bị đốt phá tại thủ đô Madrid, tại Malaga và nhiều nơi khác hồi đầu thập niên 1930, sau khi dòng Tên bị nhà nước giải tán và thỉnh thoảng xảy ra những vụ sát hại các tu sĩ.

Trong 3 năm nội chiến, hàng ngàn cơ sở Công giáo, gồm nhà thờ, đan viện, tu viện và trường học, bị đốt phá. Gần 7.000 người gồm các GM, LM và nữ tu bị sát hại cùng với hàng ngàn giáo dân khác, chỉ vì họ là Công giáo. Trong thời kỳ đó, ai mang đồ đạo như đeo ảnh đạo ở cổ, mang thánh giá hoặc xâu chuỗi mân côi, đều có thể bị giết dễ dàng.

Dưới thời Đức Gioan Phaolô II, và cả trong triều đại của Đức đương kim Giáo hoàng, đã có gần 1.000 vị tử đạo trong thời nội chiến Tây Ban Nha được phong chân phước.

Đức cha Tutilio J. Del Riego, GM Phụ tá giáo phận San Bernadino, bang California, Hoa Kỳ, sinh năm 1940 tại tỉnh nhỏ ở miền bắc Tây Ban Nha, tức là 1 năm sau khi nội chiến chấm dứt. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Hãng tin Công giáo Hoa Kỳ, truyền đi hôm 28-7 vừa qua, ngài nói về những thách đố gia tăng trong thời hậu chiến tại Tây Ban Nha và cho biết: “Cả sau chiến tranh, người ta vẫn biết rõ ai thuộc phe nào. Tôi có 2 người bác ruột đã tham chiến trong thời nội chiến, cả hai đều theo phe quốc gia, vì đó là phe ở nơi họ sinh sống. Một người bác tôi tử trận và cha tôi lấy tên bác ấy đặt cho tôi”.

Theo Đức cha Del Riego, Tây Ban Nha đã mất một thời gian dài để chữa lành và tái thống nhất đất nước bị chia rẽ vì các ý thức hệ trái ngược nhau. Tuy nhiên, một trào lưu tục hoá mạnh mẽ và bài giáo sĩ vẫn lan tràn tại nước này. Theo một phúc trình mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Tông đồ ứng dụng, thì hiện nay chỉ có 19% tín hữu Công giáo Tây Ban Nha tham dự thánh lễ hằng tuần. Con số này đặc biệt giảm sút trong khoảng 15, 20 năm qua. Đức cha Del Riego nói: “Tôi đã chứng kiến tiến trình đó và cảm thấy đau lòng. Tôi nhận thấy điều đó mỗi khi tôi về tham gia đình ở Tây Ban Nha, thật là một thế giới khác biệt”.

ĐTC Biển Đức XVI đã bình luận về cuộc khủng hoảng trào lưu tục hoá ở Tây Ban Nha trong cuộc viếng thăm nước này hồi tháng 11 năm ngoái (2010) tại Đền thánh Santiago de Compostela và Barcelona. Thực vậy, trong cuộc họp báo trên máy bay, ngài nói: “Một đàng Tây Ban Nha vẫn luôn là một quốc gia có căn cội đức tin, nhưng đàng khác chính tại nước này mà trào lưu duy đời nảy sinh, một thứ trào lưu bài giáo sĩ, trào lưu tục hoá mạnh mẽ và có tính chất hung hăng, như chúng ta đã thấy trong thập niên 1930, và cuộc tranh luận, cuộc xung đột sôi nổi giữa tín ngưỡng và trào lưu tân tiến, đều xảy ra ngày nay tại Tây Ban Nha”.

Tiếp tục hy vọng

Tuy có những thách đố như thế, Đức cha Del Riego cho biết ngài vẫn hy vọng nơi Giáo Hội tại Tây Ban Nha: “Dù biết rằng chúng ta cần phải làm hết sức, nhưng tôi không lo lắng sợ hãi. Xét cho cùng, vị trách nhiệm duy nhất chính là Thiên Chúa, là Chúa Tể của lịch sử”.

Một dấu chỉ hy vọng có thể thấy tại một dòng nữ tu viện Tây Ban Nha, đó là dòng Iesu Communio, một dòng nữ đã được chính thức liên kết với các nữ tu thánh Clara khó nghèo ở Lerma, cách thủ đô Madrid 2 giờ xe. Dòng này có ơn gọi gia tăng liên tục từ thập niên 1980 đến nay. Phần lớn các nữ tu gia nhập dòng này ở lứa tuổi 20, 30, có bằng cấp đại học, một số là bác sĩ, luật sư, kỹ sư… Một số lớn các chị cho biết đã cảm thấy ơn gọi đi tu nhờ Ngày Quốc tế Giới trẻ. 75 năm sau cuộc nội chiến bùng nổ tại Tây Ban Nha, Ngày Quốc tế Giới trẻ sắp được khai mạc trên các đường phố tại Madrid nơi mà ít nhất có 4.000 giáo sĩ bị sát hại trong thời nội chiến, chắc hẳn đó là một dấu chỉ hy vọng cho Giáo Hội tại Tây Ban Nha.

Ban Tổ chức Ngày Quốc tế Giới trẻ hiện nay cũng hy vọng với hàng ngũ đông đảo người trẻ Công giáo tràn ngập các đường phố Madrid không những kích thích niềm tin của người khác, nhưng còn hun nóng đức tin nguội lạnh của nhiều người Công giáo Tây Ban Nha nữa.

Ông Yago de la Cierva, Giám đốc Điều hành Ban Tổ chức Ngày Quốc tế Giới trẻ Madrid, nói: “Tôi nghĩ ảnh hưởng của Ngày này sẽ rất lớn, ít nhất tôi hy vọng như vậy. Tây Ban Nha đang đau khổ vì tiến trình tục hoá rất sâu đậm và mau lẹ. Nhiều người trẻ Tây Ban Nha không hề được huấn luyện về tôn giáo và chúng tôi cần đảo lộn tình trạng này. Ngoài ra, tại Tây Ban Nha báo chí cũng rất hung hăng và bài Công giáo. Chúng tôi hy vọng Ngày Quốc tế Giới trẻ sẽ hữu hiệu trong việc trình bày Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội một cách chính xác hơn, dưới một ánh sáng chứng tỏ niềm vui của chúng tôi. Chúng tôi không phải là những người điên rồ hay buồn sầu, hoặc bị bóp méo và chúng tôi muốn dân chúng đến và xem”.

Cả Đức cha Del Riego cũng sẽ sẽ đến Tây Ban Nha với hơn 250 bạn trẻ và gia đình họ từ Giáo phận San Bernardino. Đức Cha xác tín rằng ĐGH cũng như các GM Tây Ban Nha hy vọng Đại hội Giới trẻ này sẽ giúp khơi dậy đức tin nơi nhiều người trẻ Tây Ban Nha và đây là cơ hội rất tốt. „

Chúng ta cùng hiệp thông trong niềm tin và hy vọng với toàn thể giáo hội Công Giáo tại Tây Ban Nha. Chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện cho các bạn trẻ và cho ĐHGTTG đem lại hoa trái đức tin phong phú và canh tân đổi mới bộ mặt của các gia đình, các giáo xứ, giáo hội Công Giáo tại Tây Ban Nha đúng như chủ đề của ĐHGTTG: “Bén rễ và đặt nền tảng nơi Đức Giêsu Kitô, vững mạnh trong đức Tin” (x. Cl 2,7).

Chắc chắn Jornada Mundial da Juventude 2011 sẽ là một ngày Lễ Hiện Xuống mới cho toàn thể GHCG tại Tây Ban Nha và cho hàng triệu bạn trẻ đến tham dự.

Tường trình từ thủ đô Madrid buổi sáng chuẩn bị Thánh lễ khai mạc ĐHGTTG 2011

Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu

Xin chú ý:

Địa điểm sinh hoạt giáo lý cho người Việt Nam:

The Parish Cristo de la Paz,

Calle de Porto Alegre, 8 - 28019 Madrid.

Nằm trong vùng ngoại ô Parque de ló Castillos Madrid, cách trung tâm chừng 15 cây số.

Trạm xe San Jose de Valderas
 
Lm Mike Kelly, Dòng Tên, giám đốc UCA News
Trầm Thiên Thu
11:57 16/08/2011
London đang nóng lên từng ngày. Bạo lực và cướp bóc đã lan tràn tới các thành phố khác ở Anh quốc. Trộm cướp nhiều hơn cảnh sát vì tình trạng có vẻ ngoài tầm kiểm soát và sự lan truyền như bệnh truyền nhiễm vậy.

Những nơi khác trên thế giới, thị trường chứng khoán đang đảo lộn ở mức không thể đoán trước từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến chứng khoán sụt tự do và thị trường bị rối loạn. Chúng ta đang hướng tới ngày giảm sút thứ tư và có vẻ không thấy trước sự chấm dứt.

Có phải đây là 2 “siêu hiện tượng” có liên quan và nếu như vậy, mối quan hệ của chúng có thể nói gì về where we are aơi chúng ta ở và nơi chúng ta đến? Và vì chúng ta sống ở đây, có sự thích hợp nào đối với Á châu?

Bạo lực và trộm cướp nói lên điều gì? Ít ra nó nói rằng người ta tức giận và trong các xhthịnh vượng, lợi nhuận không được chia sẻ thỏa mãn. Những kẻ phiến loạn xuyên suốt lịch sử đã bị điều khiển bởi các mối bất bình cơ bản: lương thực, an ninh, niềm tin về sự sống còn.

Những gì đang xảy ra ở London không chỉ ở thành phố này. Tôi quan ngại nó sẽ lan ra cả Anh quốc. Nạn thất nghiệp ở Mỹ và các nước Âu châu khác tăng cao và không chịu giảm. Ngoài những con số thất nghiệp che giấu những người bán thất nghiệp và những người không tìm được việc làm. Đây là một công thức cho thấy tiền lệ ở Anh quốc có thể chỉ mới bắt đầu đối với những người tìm cách trút bỏ nỗi thất vọng của mình.

Việc sa sút thị trường chứng khoán nói gì và việc giảm sút tín dụng của Mỹ nói gì về những gì chúng ta thấy ở Anh quốc? Vấn nạn chỉ hóa tệ hơn. Vốn đầu tư đang biến mất khỏi thị trường, bị ẩn giấu, nếu nó hiện hữu, nằm sâu trong túi của những người sợ hãi và các công ty. Các nhà đầu tư này bất ngờ thấy mạng lưới của họ đáng bị sa sút lại lần thứ 2 trong 4 năm. Hệ quả sẽ là gì? Không có nghề mới; những người làm việc hiện nay được cho biết là họ dư thừa vì các công ty của họ không thể thanh toán tiền lương cho họ; chính phủ của các nước giàu có nhất thế giới (như ở Mỹ), hiện nay cũng vỡ nợ, và không thể kích thích nền kinh tế mà nhiều người khác phụ thuộc vào sự phồn thịnh của họ.

Hệ quả: nhiều thất vọng ở những người bị xa cách, những người không có tương lai trong các xã hội và các nền kinh tế mà khoảng cách tài chính giữa họ càng ngày càng rộng lớn; những người nổi loạn bị điều khiển bởi những người phẫn uất muốn những gì họ có thể đạt được và ghi một số điểm mà họ muốn thể hiện lâu dài; những người bị chính phủ đàn áp vì tính hợp pháp và sự kiểm soát của họ bị đe dọa; cảnh nghèo khổ và nỗi bất hạnh vì bất cứ thứ gì đều bị quét sạch trong cơn lốc này.

Rắc rối còn ở phía trước. Chưa thấy sự kết thúc vì sự hỗn độn này. Sự điên cuồng của cơn giận dữ và những người thất vọng ở Âu châu và Mỹ vẫn còn.

Điều này có ý nghĩa gì ở Á châu? Rõ ràng không bị rắc rối vì sự suy thoái của Mỹ và Âu châu, kinh tế Á châu có vẻ đang thở phì phò ở tỷ lệ cao: mức phát triển cao, thặng dư xuất khẩu, Trung quốc là người nắm giữ mạnh nhất về đồng tiền Mỹ, v.v… Bầu trời là giới hạn vì cả về vị trí tuyệt đối và tương đối của nền kinh tế Á châu đang vững mạnh.

Nhưng không lâu nữa nếu đồng tiền Mỹ và Âu châu giảm, khả năng mua sẽ giảm và sức mạnh ngân hàng cũng bị tổn hại. Trong một thế giới tương thuộc như vậy, điều sẽ xảy ra ở Mỹ và Âu châu sẽ ảnh hưởng Á châu, có thể chẳng chóng thì chày!

Ccâu trả lời là gì? Phản ứng của chính phủ, một phần ở Trung quốc và Việt Nam, và cả những nơi khác, đối với Ả Rập vào đầu năm 2011 là một bài học. các chính phủ phi dân chủ ở Á châu lo sợ rằng điều đã xảy ra và tiếp tục ở Bắc Phi và Trung Đông có thể lan sang Á châu. Điều đó khiêu khích các hoạt động cao của cảnh sát và các nhân viên an ninh nội địa. Ngay cả UCAN cũng cảm thấy hệ lụy của điều đó bằng sự xâm lấn của cảnh sát đối với đời sống của các phóng viên, họ gia tăng giám sát và theo dõi các hoạt động của họ.

Nhưng đối với Giáo hội, ảnh hưởng này sẽ bị cảm thấy rộng rãi hơn UCAN.

Trong khoảnh khắc đầu tiên, nếu tính bất ổn định dẫn đến thiếu lương thực, nhu cầu y tế hoặc những nhười bị chấn thương, các cơ quan của Giáo hội sẽ vào cuộc để bày tỏ các vấn đề này.

Nhưng ảnh hưởng tới Giáo hội ở một số quốc gia (như Trung quốc, Việt Nam hoặc Miến Điện) có thể rõ ràng hơn. Có thể vì các lý do lịch sử khác nhau, các chính quyền ở Á châu coi Giáo hội là mối đe dọa – một cộng đồng độc lập có thể đi theo đường lối của mình, liên quan những người ngoại quốc, theo cách nhìn của một số chính phủ như vậy, là nền tảng đối với việc nổi loạn.

Từ lâu Trung quốc được biết đến là có cuộc sống thể hiện và nổi loạn hiếm khi được tường trình. Luôn luôn có khoảng 20–40 triệu người khắp Trung quốc đi tìm việc làm. Tính bất ổn xã hội và ảnh hưởng của nó về kinh tế đang là mối quan ngại của các nhà lãnh đạo Trung quốc và vũ lực bất biến đối với nhiều nhà phê bình về sự phát triển mạnh của Trung quốc.

Một thời kỳ bất ổn như vậy có thể còn ở phía trước nếu sự thay đổi của Mỹ và Âu châu chịu đựng được. Đối với Á châu, ảnh hưởng này sẽ trễ hơn nhưng đáng kể!
 
Lời chào mừng của ĐHY Chủ Tịch HĐGM Tây Ban Nha Ngày Khai Mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế giới tại Madrid
Bản dịch của VietCatholic
14:12 16/08/2011
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô

Chào mừng anh chị em đã đến với Madrid nhân dịp ngày Quốc Tế Giới Trẻ được Đức Thánh Cha khởi xướng từ 3 năm trước đây tại Sydney và được khai mạc hôm nay đây trong Phụng Vụ Thánh Thể trọng thể tại quảng trường trung tâm Plaza de Cibeles Madrid!

Trọng kính các vị Hồng Y, các vị Tổng Giám Mục, Giám Mục với tình huynh đệ trong Chúa Kitô, các linh mục, các vị sống đời thánh hiến và đông đảo các bạn trẻ, là niềm hy vọng và tương lai của các Giáo Hội, các dân tộc và đất nước trong toàn thể Giáo Hội!

Với tất cả lòng chân thành, tôi xin gởi lời chào đến tất cả anh chị em trong tư cách Mục Tử Giáo Hội tại kinh thành Madrid này và trong tư cách là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha.

Các bạn trẻ toàn thế giới thân mến:

Chào đón các bạn đến với Tây Ban Nha! Nhiều bạn trẻ đã cảm nghiệm đất nước và Giáo Hội Tây Ban Nha từ những ngày thăm viếng các giáo phận và đánh giá cao tình cảm nồng nhiệt và tình huynh đệ của người dân Tây Ban Nha, các gia đình, các cộng đoàn và các vị mục tử Tây Ban Nha. Có lẽ các bạn đã nhận thấy được những vòng tay mở rộng và những tình cảm nồng nhiệt này xuất phát từ niềm tin sâu xa của một cộng đoàn đức tin đã hình thành nên đất nước Tây Ban Nha, nơi ghi đậm những dấu ấn đức tin sâu xa trong lịch sử, văn hóa và đời sống.

Tính cách lịch sử của Tây Ban Nha là mô phỏng những nét đặc trưng trong nhân sinh quan Kitô từ khởi đầu lịch sử, bắt nguồn chủ yếu từ những hành trình đầu tiên của các thánh Tông Đồ những người đã rao giảng Chúa Kitô trên mảnh đất này gần 2000 năm trước. Một trong những văn hào và biên kịch nổi danh đương đại của Tây Ban Nha cho rằng: “Tây Ban Nha được linh hoạt bởi một giòng lịch sử đồng hóa với Kitô Giáo”.

Chào mừng các bạn đến với Tây Ban Nha, đến với thủ đô Madrid! Chào mừng các bạn đến với giáo tỉnh Madrid và hai giáo phận trong giáo tỉnh là Alcala de Henares và Getafe. Chúng tôi mở rộng những cánh cửa không chỉ là những cánh cửa bên ngoài của các giáo xứ, trường học, các dinh thự, các trung tâm văn hóa và thể thao được các tổ chức công tư quảng đại và hào hiệp giúp đỡ, nhưng bên cạnh đó còn là những cánh cửa tiến vào những lãnh vực nhân bản nhất thắm đượm tinh thần Kitô Giáo.

Các bạn cũng mở rộng tâm hồn của mình khiến tôi thấy như mình đang ở nơi nhà các bạn! Giáo Hội và người dân Madrid chào đón các bạn, những người đã đến và sẽ đến từ ngày hôm qua và trong suốt thời gian kéo dài cho đến Chúa Nhật, cư ngụ trong thành phố lúc nào cũng khó khăn về nơi ăn chốn ở này. Chúng tôi sẽ làm mọi cách để nơi này thành một nơi chốn hữu nghị trong tình huynh đệ Kitô giáo.

Tây Ban Nha không thể nào có thể văn minh nếu không có hai ngàn năm truyền thống Công Giáo, cả Madrid, nơi đã là kinh đô từ hậu bán thế kỷ 15, nơi bùng nổ văn minh của Tây Ban Nha cũng vậy. Những căn cội Kitô của thành phố này, rất cổ kính vẫn rất sống động và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc hình thành khuôn mặt xã hội, văn hóa và con người, nhưng trên hết là tâm hồn của những người nam nữ thành Madrid luôn chào đón và thân thiện với mọi người đến với thành phố này, bất kể họ đến từ nơi đâu.

Ngày Quốc Tế Giới Trẻ với bề dày lịch sử hơn một phần tư thế kỷ là điều không thể tách rời với một vị chân phước, là người chúng ta đặc biệt kính nhớ đến trong Phụng Vụ Thánh Thể chiều hôm nay tại quảng trường Cebeles này nơi đầy ắp những kỷ niệm về người, vì chính nơi đây người đã cử hành 3 biến cố lớn trong các năm 1982, 1993 và 2003. Tôi muốn nói đến Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Vị Giáo Hoàng của giới trẻ. Với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, bắt đầu một giai đoạn lịch sử mới, chưa từng có là quan hệ với giới trẻ của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và do đó là mối quan hệ giữa Giáo Hội và người trẻ: trực tiếp, thẳng thắn, từ con tim đến con tim, thấm nhuần đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô, nhiệt thành, đầy hy vọng, vui tươi và lan rộng. Từ lần đầu ngày Quốc Tế Giới Trẻ 1985 tại Rôma cho tới lần này tại Madrid, ngày Quốc Tế Giới Trẻ đã mang lại một câu chuyện tuyệt đẹp về đức tin, hy vọng và tin yêu nơi 3 thế hệ những người trẻ Công Giáo và cả không Công Giáo, những người đã thấy đời mình được chuyển hóa và thấy mình vươn lên trong ơn thiên triệu, ơn gọi sống đời thánh hiến, ơn gọi hôn nhân và phục vụ. Sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II ánh lên một lời mời gọi độc đáo chính trong khía cạnh này của việc rao giảng Tin Mừng cho giới trẻ đương đại. Đức Thánh Cha Bênêđíctô của chúng ta đã không ngần ngại nhấn mạnh đến tình yêu dành cho giới trẻ của Đức Gioan Phaolô II trong bài giảng của ngài trong thánh lễ phong chân phước vào hồi đầu tháng Năm này.

Bí quyết của nhân cách sáng ngời của Đức Gioan Phaolô II là tình bác ái như trong ánh sáng Lời Chúa vừa được công bố. Chìa khoá giải thích toàn bộ đời ngài, sự tận hiến cho Chúa, cho Giáo Hội và con người không gì khác hơn là tình yêu cháy bỏng cho Chúa Giêsu Kitô, một tình yêu mà Thánh Phaolô không bao giờ muốn tách rời. Đức Gioan Phaolô II cũng đã từng phải trải qua những gian lao, bách hại, thiếu thốn trong những năm của thế chiến thứ Hai, khi quê hương ngài bị chiếm đóng, khi phải chứng kiến những hành vi dã man và vô luân... Ngài chịu đựng những đau khổ của những người bị bách hại vì danh Đức Kitô trước và cả sau khi đã lên ngôi Tòa Thánh Phêrô, thậm chí đến mức đổ máu. Chứng kiến chân lý và niềm hy vọng Kitô bất khả chiến bại, ngài đã sống theo chân lý: “Nếu Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ai có thể đánh bại chúng ta đây?” Không sợ bất cứ ngoại thù hay nội thù nào của Giáo Hội vì Chúa là sức mạnh của ngài, không gì có thể tách ngài ra khỏi lòng mến của Chúa Kitô.

Thật là hào hứng khi tưởng tượng và sống lại những giây phút đối thoại thân mật giữa ngài và Thiên Chúa khi được hỏi “con có yêu mến Thầy hơn mọi sự khác không”. Biết bao lần trong những trường hợp nghiêm trọng và quyết định, ngài đã thân thưa cùng Chúa trong những năm là Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh: “Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa!”

6. Tình yêu nhiệt thành cho Chúa Giêsu Kitô cũng chính là điều làm say mê và lôi cuốn giới trẻ. Vì thế, có thể hiểu được là họ đã được mong muốn và yêu thương bởi vị Giáo Hoàng của sự thật, không lừa mị, tâng bốc, lừa dối phĩnh phờ hay hời hợt nhưng đến với họ với tất cả sự chân thật vì cuộc sống và ơn cứu độ dành cho họ. Ngài nhận ra nhịp đập của con tim hơn là những cái đầu lý trí. Thành ra, không ngạc nhiên khi các bạn trẻ nhận thấy nơi vị Giáo Hoàng này sứ giả của ân sủng và bình an của Chúa Kitô được loan báo bởi tiên tri Isaia: “Đẹp biết bao đôi chân vượt muôn núi đồi của ngôn sứ loan báo bình an, Tin Mừng, công bố tin chiến thắng và công bố cho con cái Sion “Chúa của anh em là Vua”. Những ai đã kinh qua những ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Buenos Aires, Santiago de Compostela, Czestochowa, Denver, Manila, Paris, Rome, Toronto đều nhận ra rằng khi chào đón vị, Giáo Hoàng này trong hân hoan, và thân thiết họ đã chào đón ngài như một vị nhân danh Chúa mà đến.

7. Từ ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ Tư tại Santiago de Compostela năm 1989, ngày Quốc Tế Giới Trẻ đã được thiết kế để trở thành một chuyến hành hương dù được tổ chức bất cứ nơi đâu cũng hướng đến các truyền thống Kitô Giáo. Khi mời gọi các bạn đến với ngày hội lần thứ 26 này tại Madrid, Đức Giáo Hoàng muốn mời gọi các bạn gặp gỡ Đức Kitô, người bạn đồng hành. Ngài là Đấng duy nhất thấu hiểu được bạn và dẫn đưa bạn đến chân lý, đến cuộc sống vĩnh cửu, đến hạnh phúc và tình yêu chân thật. Đúng thế, giới trẻ khởi đi từ Santiago de Compostela đã tiến bước trong cuộc hành trình đức tin không một thế lực con người nào có thể ngăn nổi. Nhắc nhớ chúng ta tại núi “Bát Phúc” trong đêm 19/8/1989 tại Compostela, Đức Gioan Phaolô II nói: “truyền thống thiêng liêng của Kitô Giáo không chỉ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tìm kiếm Thiên Chúa. Nhưng truyền thống ấy còn nói đến một chân lý quan trọng hơn: đó là chính Thiên Chúa tìm kiếm chúng ta. Ngài đến gặp chúng ta”. Các bạn trẻ thân mến, Chúa Kitô, Đấng mà các bạn tìm kiếm và đến với ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid 2011 để gặp gỡ, hãy để Ngài tìm ra các bạn. Đấy chính là yếu tố then chốt cho sự thành công của bất cứ kỳ Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ nào, cho sự thành công của chính mỗi người trong các bạn.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã chủ sự ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Kohn vào tháng 8 năm 2005 và Sydney tháng 7 năm 2008 theo sáng kiến của Đức Gioan Phaolô II, sẽ chủ sự nghi thức Phụng Vụ tại quảng trường Plaza de la Cibeles này.

Hoàn cảnh của các bạn ngày nay đã có những thay đổi sâu xa so với thời điểm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đưa ra những lời hiệu triệu cho tất cả các bạn trẻ trên toàn thế giới nhân khởi đầu Thiên Niên Kỷ thứ Ba.

Toàn cầu hóa, kỹ thuật truyền thông mới mẻ, khủng hoảng kinh tế và đủ mọi thứ. Giới trẻ ngày nay với căn cội bị lung lay theo những chiều gió đạo lý tương đối “bởi các thế lực thống trị” (x. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, Thông Điệp ngày Quốc Tế Giới Trẻ) không tìm thấy căn bản vững chắc nào trong đời sống văn hóa, xã hội và gia đình và bị cám dỗ mất định hướng đời mình. Thành ra, giới trẻ đương đại còn cần thiết tìm kiếm Thiên Chúa hơn các thế hệ đi trước qua việc học hỏi Lời Chúa, qua việc nhận lãnh các bí tích, đặc biệt trong bí tích Hòa Giải, qua việc gặp gỡ những người nghèo khó yếu đau. Nhu cầu cấp bách là chúng ta phải tiến vào một cuộc đối thoại thân mật với Thiên Chúa, Đấng yêu thương các bạn mà không đòi hỏi điều gì hồi đáp. Ý hướng của Đức Thánh Cha cũng chính là như vậy: các bạn sẽ cảm nghiệm trong Giáo Hội Công Giáo tình hiệp thông, sự thật và sự cấp bách phải biến đời mình theo chủ đề của ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm nay là “Bén rễ và đặt nền tảng nơi Đức Giêsu Kitô, vững mạnh trong đức Tin” (x. Cl 2,7).

9. Đức Gioan Phaolô II xem Ngày Quốc tế giới trẻ như là một phương tiện hữu ích cho công cuộc tân phúc âm hoá. Đức Thánh Cha Bênêđíctô cũng vậy.

Các bạn trẻ thân mến, cám ơn Chúa, cuộc cử hành Thánh thể khai mạc ngày Quốc tế giới trẻ kêu mời chúng ta trở nên môn đệ và chứng nhân. Không còn nghi ngờ gì nữa! Đức Giêsu chỉ cho chúng ta con đường và đích điểm của hạnh phúc đích thực. Không chỉ cho các bạn, nhưng cho cả các đồng môn và bạn bè của các bạn đang xa lánh các thực hành tôn giáo, xa lánh đức tin hay không ý thức đến đức tin. Đức Giêsu muốn đi vào trong tâm hồn các bạn trẻ của ngàn năm thứ ba. Cuộc cử hành sống động như lời kinh vĩ đại của Giáo hội dâng lễ hi sinh của Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh và sống lại lên Thiên Chúa Cha vì muốn cứu rỗi mọi người, và trong việc rước Mình và Máu Ngài. Trong những ngày này, hãy nhớ kỹ lời của Chúa, qua Đức giáo hoàng, đã hỏi các bạn: “Bạn có chấp nhận thách đố của công cuộc tân phúc âm hoá vĩ đại và đẹp đẽ cho các bạn hữu trẻ trung của bạn không? Hãy trả lời vâng, khi nhớ tới lời kêu gọi mạnh mẽ và can đảm của Đức Gioan Phaolô II trong bài giảng ngày 20 tháng 8 năm 1989: "Đừng sợ trở nên thánh"! "Hãy để Đức Kitô ngự trị trong tâm hồn bạn!" Hãy trả lời vâng, với tất cả sức mạnh của sự sáng tạo và cởi mở quảng đại với lý tưởng cao cả của cuộc đời bạn. Hãy đáp lại lời mời của Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI là canh tân lại sự dấn thân minh bạch và trường kỳ cho sự sống. Bây giờ hơn bao giờ hết, họ phúc âm hoá bằng lời nói và hành động. Đức Gioan Phaolô II nói với người trẻ tại cuộc canh thức ngày 3 tháng 5 năm 2003, công cuộc tân phúc âm hoá là nhiệm vụ của mọi người trong Giáo hội: "Người giáo dân, đặc biệt các đôi bạn và gia đình kitô giáo, tuy nhiên việc phúc âm hoá hôm nay cấp bách đòi hỏi các linh mục và các người thánh hiến. Vì thế, nếu trong những ngày này bạn nghe thấy tiếng gọi của Thiên Chúa: “hãy theo Ta” (Mc 2, 14, Luke 5,22), đừng lặng thinh trước lời mời gọi. Hãy quảng đại, hãy đáp trả như Đức Maria mà vui vẻ dâng hiến bản thân và cuộc đời bạn. "

10. Chúng ta hi vọng khai trương ngày Quốc tế giới trẻ 2011 dưới sự chăm sóc hiền mẫu của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Giáo hội. Thành phố Madrid kêu cầu Mẹ như vị bổn mạng dưới tước hiệu "Santa Maria la Real de la Almudena." Đức Maria đã luôn mưu cầu sức mạnh của đức tin, niềm hy vọng vững chắc và đức ái nồng nhiệt cho mọi con cái nam nữ của Madrid. Ngài bảo vệ các ngày này đặc biệt cho các bạn trẻ của Ngày Quốc tế Giới trẻ, hành hương đến thành phố Madrid của Đức Mẹ để gặp gỡ Đức Giáo hoàng! Ngài chăm sóc đến các bạn trẻ theo cách của Mẹ!, Ngài chăm sóc đến Đức Thánh cha Bênêđíctô XVI, đến các giám mục và linh mục, các chủ chăn và tất cả đồng bạn của các bạn! Ngài chăm sóc và bảo vệ gia đình các bạn! Khi nhắc lại lời cầu nguyện của Đức Gioan Phaolô II, đọc vào cuối buổi canh thức lần hạt không thể quên nói trên, tôi mời gọi các bạn đêm nay cầu khẩn Mẹ bằng chính những lời của ngài:

"Kính mừng Maria đầy ơn phúc.
Đêm nay con cầu nguyện cho các bạn trẻ
Đến Madrid từ khắp nơi trên thế giới
Những người trẻ tràn trề hy vọng và mơ ước.
Họ là lính gác của hừng đông
Thần dân của các mối phúc:
Là niềm hy vọng sống động của Giáo hội và của Giáo hoàng.
Thánh Maria, Mẹ của giới trẻ
Xin chuyển cầu cho họ trở nên chứng nhân của Đức Kitô phục sinh,
Những tông đồ khiêm tốn và can đảm của ngàn năm thứ ba
Các sứ giả quảng đại của Tin mừng.
Thánh Maria, Trinh nữ vô nhiễm,
Xin cầu nguyện với chúng con,
Xin cầu cho chúng con. " Amen.


Các vị thánh bổn mạng của Ngày Quốc tế giới trẻ 2011- thánh Isidro Labrador và thánh María de la Cabeza, thánh Ignatio Loyola, thánh Gioan Avila, thánh Phanxicô Xaviê, thánh Gioan Thánh giá, thánh Rosa Lima, thánh Rafael Arnaiz, xin cầu cho chúng con !

Lạy Chân phước Gioan Phaolô II, xin cầu cho chúng con, xin cầu cho các bạn trẻ của Ngày Quốc tế Giới trẻ 2011 để họ mở rộng con tim cho ân sủng cứu độ của Đức Kitô, Đấng Cứu chuộc nhân loại, trong những ngày ngoại thường của Chúa Thánh Thần, trong những ngày này "kể ra những lỳ công của Chúa mọi quốc gia! "

Amen.
 
Diễn văn của Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân cho WYD 2011 tại Madrid
ĐHY Stanislaw Rylko
14:59 16/08/2011
Vatican City

Diễn văn của Đức Hồng Y Stanislaw Rylko
Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân


Thánh Lễ khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới WYD 2011 tại Madrid
Chúc mừng các bạn trẻ
Cibeles Plaza, 16 Tháng tám 2011

Các bạn trẻ thân mến,

Ngày mà tất cả chúng ta chờ đợi đã đến: Khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới 26. Sau một thời gian dài chuẩn bị, các bạn cuối cùng đã tới đây tại Madrid, một thành phố xinh đẹp hiện đại sẽ là thủ đô thế giới của tuổi trẻ Công Giáo trong vài ngày tới ...

"Phúc cho ai đến nhân danh Chúa!" (Ps. 118: 26). Với những lời của tác giả Thánh Vịnh tôi mở rộng lời chào đón và tình cảm thân mật trên thay mặt cho Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, thánh bộ phận của Tòa Thánh nhận ủy thác của Đức Giáo Hoàng về việc tổ chức các cuộc họp thế giới của những người trẻ. Tôi cũng chào đón các giám mục của bạn, các linh mục, tu sĩ và các giáo dân lãnh đạo đã đến đây với bạn, những người hướng dẫn các bạn vào cuộc hành trình chuẩn bị tinh thần cho cuộc phiêu lưu tuyệt vời của đức tin mà chúng ta sẽ kinh nghiệm với nhau trong vài ngày tới.

Các bạn đã đến với Đại hội này với Đức Thánh Cha Benedict XVI mang theo tất cả các chương trình và hy vọng, cũng như các mối quan tâm của bạn và các thách đố về sự lựa chọn đang chờ đón. Đây sẽ là ngày mà các bạn sẽ không bao giờ quên, ngày của những khám phá quan trọng và quyết định sẽ được quyết định cho tương lai của các bạn.

Suy tư và lới cầu nguyện của chúng ta trong vài ngày tới sẽ được hướng dẫn bởi những lời của Thánh Phaolô mà các bạn biết rất rõ: "Bén rễ và xây dựng trong Chúa Giêsu Kitô, kiên vững trong đức tin" (x. Col 2:7). Điều này thực là một đòi hỏi bởi vì nó có chứa một kế hoạch định cuộc sống cho mỗi người chúng ta. Đức tin sẽ là trung tâm của sự suy tư của chúng ta trong thời điểm này. Đức tin là một yếu tố quyết định trong cuộc sống của mỗi người. Tất cả mọi thứ thay đổi theo sự kiện có tin là Thiên Chúa hiện hữu hay không. Đức tin là gốc rễ được nuôi dưỡng bởi mạch sống là Lời Chúa và các bí tích. Nó là nền tảng, đá mà trên đó cuộc sống được xây dựng, là la-bàn đáng tin cậy hướng dẫn lựa chọn của chúng ta và cho hướng rõ ràng cho cuộc sống của chúng ta.

Nhiều người trong chúng ta có thể tự hỏi: trong thế giới của chúng ta ngày hôm nay khi Thiên Chúa thường bị từ chối và những người sống như thể Thiên Chúa không tồn tại, vậy có thể còn có đức tin không?

Các bạn trẻ thân mến! các bạn đang tập trung tại Madrid sau khi đã đến từ mọi nơi xa xôi nhất trên trái đất này. Các bạn tới để nói to cho toàn thế giới -- và đặc biệt cho Châu Âu đang có dấu hiệu rất mất đức tin -- là niềm tin các ban không hề thay đổi, là "có"! Đúng vậy, đức tin là có thể. Thực tế, đó là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời cho phép chúng ta khám phá ra tầm quan trọng và vẻ đẹp của cuộc sống của chúng ta. Điều này là bởi vì Thiên Chúa, mặc khải khuôn mặt của Người cho chúng ta, chấp nhận nhập thể làm người nên không hề hạ thấp con người xuống. Thiên Chúa nâng cao chúng ta lên trên tất cả mọi kích thước và vượt cả ra ngoài mọi tưởng tượng xa với nhất của chúng ta! Trong vài ngày tới, cùng với các tông đồ, tất cả chúng ta đều muốn hét to lên với Chúa: "Xin thêm đức tin cho chúng con!" (Lc 17:5). Giống như Thánh Anselmo, chúng ta cũng muốn cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dậy cho con tìm kiếm Chúa, và xin Chúa tỏ lộ chính mình Chúa cho chúng con, bởi vì con không có thể tìm kiếm Chúa được nếu Chúa không dạy cho con làm thế nào, con cũng không tìm thấy Chúa trừ khi Chúa tỏ lộ ra cho con" ( Proslogion 01:01).

Đang khi chúng ta đang chờ đợi sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đến với chúng ta, chúng ta hoan nghênh một vị khách mời đặc biệt vào buổi chiều ngày hôm nay tại Đại Hội Giới Trẻ WYD tại Madrid. Chân phước Gioan Phaolô II đã trở lại với các bạn, các bạn trẻ mà Ngài đã từng yêu rất nhiều, và các bạn cũng yêu mến Người. Đức Giaon Phaolô II đã trở lại đây như người bảo trợ ơn phước của bạn và như là một bảo vệ mà bạn có thể tin tưởng. Người đã trở lại như một người bạn - một người bạn đòi hỏi, như chính Người thường tự nói về mình như vậy. Người đã đến để nói với bạn một lần nữa và với một tâm tình sâu đậm: Đừng sợ! Hãy chọn có Chúa Kitô trong cuộc sống của các bạn và hãy chiếm hữu cho mình viên ngọc trai quý giá của Tin Mừng mà nó đáng giá trên tất cả mọi thứ!

Bạn trẻ thân mến!
2011 Ngày Giới trẻ Thế giới ở Madrid đã bắt đầu!
Một lần nữa, tôi nói chào đón tất cả các bạn đến Madrid!
 
Báo USA Today khen giới trẻ Công giáo
Trầm Thiên Thu
18:28 16/08/2011
CatholicCulture, 16-8-2011 – Anna Williams, biên tập viên báo USA Today , nói rằng những người Công giáo dưới 30 tuổi “đang làm hồi sinh phụng vụ và quy luật Công giáo truyền thống mà ông bà và cha mẹ họ đã bỏ nhiều”.
Anna Williams cho biết thêm: “Nhiều người lớn tuổi bác bỏ những điều được chấp nhận là đúng hồi thập niên 1960 để ủng hộ điều gì đó đáng kể hơn: Các tín điều, việc sống đạo và các luật luân lý xác định đời sống tôn giáo nhiều thế kỷ qua. Mạch lạc chặt chẽ hơn là tương đối, tính chính thống cũng đòi hỏi nhiều hơn. Điều đó làm chúng ta đặt người khác lên trên mình, sự thật trên những gì chúng ta muốn là thật, tranh đấu vì nhân đức hơn là theo đuổi niềm vui. Tóm lại, điều đó quảng bá sự hy sinh”.
 
Youcat, sách giáo lý cho giới trẻ
Vũ Văn An
19:19 16/08/2011
Thời của kỹ thuật số, điều gì cũng phải diễn tả cho thật gọn và thật kêu, càng nghe giống những gì quen thuộc với tuổi trẻ càng hay. Chính vì thế, ban tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới Madrid 2011 đã đặt tên cho cuốn giáo lý dùng cho ngày này là YOUCAT, viết tắt của YOUth CATechism. Nghe na ná như youtube.

Theo ban tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới, thì đây là quà tặng đích thân của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cho giới trẻ tham dự Ngày này. Thực vậy, người hành hương nào cũng sẽ nhận được cuốn sách nhỏ này trong túi đeo lưng của họ, giúp họ sống trọn vẹn khẩu hiệu của Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần này là “Được trồng và xây dựng trong Chúa Giêsu Kitô, vững mạnh trong đức tin”.

Cuốn tuyển tập về đức tin này dầy 280 trang, nhằm giải đáp một cách đơn giản các câu hỏi căn bản nhất về đức tin Công Giáo. Nó đề cập tới những mối hoài nghi và quan tâm đang làm bận tâm giới trẻ ngày nay. Trong lời mở đầu, Đức Thánh Cha viết rằng “Giới trẻ ngày nay không hời hợt như nhiều người nghĩ. Họ muốn biết đời sống thực sự có nghĩa gì”.

Cuốn sách ngoại thường này gồm những câu hỏi và câu trả lời được viết bằng một văn phong năng động và nhẹ nhàng giúp giới trẻ tìm được câu trả lời cho các vấn nạn của họ một cách đầy vui tươi, thích thú. Đức Thánh Cha cho hay: “Cuốn sách này lý thú vì nó đề cập tới chính số phận của chúng ta. Nó trình bày cho chúng con sứ điệp của Tin Mừng như ‘viên ngọc quí’ (Mt 13:46), mà chúng con sẽ bán mọi sự để mua lấy”.

Khuôn khổ đơn giản, với nhiều tấm hình và ảnh xen lẫn nhau làm cuốn sách trở thành hấp dẫn và thích thú để đọc. Sách rất dễ sử dụng vì được chia thành 4 phần theo lối phân chia của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo. Phần đầu là những “điều chúng ta tin” nói về Thiên Chúa và Sách Thánh; phần hai nói về các bí tích; phần ba nói về sự sống trong Chúa Kitô, Mười Giới Răn và ơn gọi; phần sau cùng nói về cầu nguyện.

Từ Mẹ Têrêxa tới Dostoyevski

Tóm lại nội dung cuốn sách này giống nội dung cuốn “Tóm Lược Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo” (Compendium of the Catechism of the Catholic Church) được phân phối tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 tại Sydney.

Tuy nhiên, hơn cuốn trên đây, sách này trích dẫn bên lề nhiều câu nói không những của các thánh và các tiến sĩ của Giáo Hội, như Chân Phúc Gioan Phaolô II, Thánh Têrêxa Thành Avila, Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh Inhaxiô Thành Loyola, Chân Phúc Têrêxa Thành Calcutta, mà còn của nhiều nhân vật nổi tiếng về văn chương và tư tưởng của thế giới nữa, như Gandhi, Aristốt, Dostoievski, CS Lewis, Cervantes và Lope de Vega. Chân Phúc Henry Newman được trích với câu sau đây: “Đừng sợ một ngày kia đời bạn sẽ kết thúc. Nhưng nên sợ bỏ lỡ cơ hội không bắt đầu nó cách đúng đắn”.

Lời Đức Thánh Cha

Như trên đã nói, đây là một tặng phẩm đích thân của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI dành cho giới trẻ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011. Ngài đích thân viết lời mở đầu như sau:

Các bạn trẻ thân mến

Hôm nay, tôi khuyên các bạn nên đọc một cuốn sách ngoại thường.

Nó ngoại thường vì nội dung của nó mà cũng vì khuôn khổ của nó nữa, những đặc điểm mà cha sẽ vắn tắt giải thích cho các con, để các con hiểu các nét đặc biệt của nó. Có thể nói, “Youcat” phát nguyên từ một cuốn sách khác xuất bản trong thập niên 1980. Đó là thời kỳ khó khăn đối với Giáo Hội cũng như đối với thế giới nói chung, trong đó, người ta thấy cần phải có các chỉ dẫn mới giúp họ tìm ra đường tiến về tương lai. Sau Công Đồng Vatican II (1962-1965) và trong môi trường thay đổi văn hóa, nhiều người không còn biết chính xác người Kitô hữu nên thực sự tin gì, Giáo Hội đã dạy gì, và nếu có thể, đang ít nhiều dạy điều gì, và những điều này có thể thích ứng ra sao đối với bầu khí văn hóa mới.

Kitô Giáo đích danh há đã không lỗi thời rồi sao? Liệu người thời nay có còn hợp lý làm một tín hữu nữa hay không? Đó là những câu hỏi mà nhiều Kitô hữu hiện nay cũng vẫn đang tự hỏi mình. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lúc ấy đã đưa ra một quyết định táo bạo: ngài quyết định rằng các giám mục khắp thế giới phải soạn ra một cuốn sách có thể trả lời được các câu hỏi này.

Ngài ủy thác cho cha nhiệm vụ phối hợp và giám sát công việc của các giám mục để cuốn sách này thực sự thoát thai từ các đóng góp của các giám mục, một cuốn sách có thực chất chứ không phải chỉ là một chồng đống nhiều bản văn khác nhau. Cuốn sách này phải mang tựa đề truyền thống là Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (CCC), nhưng lại phải là một điều gì có tính kích thích và mới mẻ; nó phải cho thấy Giáo Hội Công Giáo ngày nay tin gì và làm sao người ta có thể tin một cách hợp lý. Cha sợ hãi trước nhiệm vụ này và cha phải thú thực rằng lúc ấy cha hoài nghi không biết một việc như thế có thành công hay không. Làm thế nào các soạn giả rải rác khắp thế giới lại có thể sản xuất ra một cuốn sách đáng đọc được? Làm thế nào những con người sống tại các quốc gia khác nhau và không có cùng một quan điểm địa dư, trí thức và văn hóa như nhau lại có thể đưa ra một bản văn thống nhất bên trong và dễ hiểu đối với mọi lục địa?

Ngoài ra, lại còn sự kiện này nữa là các giám mục không được viết như các tác giả cá thể mà phải như đại diện cho các giám mục bạn và giáo hội địa phương của các ngài nữa.

Cha phải thú thực rằng cho đến nay, đối với cha, phải nhờ một phép lạ, dự án này mới kết cục thành công được. Mỗi năm, cha và các giám mục họp 3 hay 4 lần, mỗi lần kéo dài một tuần lễ và say sưa thảo luận từng phần bản văn đã khai triển song song.

Điều đầu tiên cần xác định là cấu trúc cuốn sách: nó phải đơn giản, để các nhóm soạn thảo cá thể có được một trách vụ rõ ràng chứ không buộc họ phải vướng vào một hệ thống phức tạp. Đây cũng chính là cấu trúc của sách này, một cách đơn giản, cấu trúc này lấy theo kinh nghiệm giáo lý của nhiều thế kỷ trước đó: ta tin gì / ta cử hành các mầu nhiệm Kitô Giáo ra sao / ta sống trong Chúa Kitô theo phương hướng nào / ta cầu nguyện cách nào. Lúc này, cha không muốn giải thích cách cha và các giám mục đã bàn luận như thế nào các câu hỏi từ đầu cho đến lúc hoàn thành cuốn sách. Trong một cuốn sách thuộc loại này, rất nhiều điểm đáng được tranh luận: mọi điều con người làm đều không hoàn bị và do đó cần được cải tiến. Tuy thế, đây vẫn là một cuốn sách lớn, một dấu chỉ thống nhất và đa dạng. Từ rất nhiều giọng hát, ta đã có thể tạo ra được một ban hợp ca vì tất cả những giọng hát này đều có cùng một cốt lõi đức tin chung, một đức tin được Giáo Hội lưu truyền từ các Thánh Tông Đồ qua nhiều thế kỷ mới tới chúng ta ngày nay.

Tại sao cần có những điều này?

Ngay hồi đó, tức lúc soạn thảo Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, các cha đã không những hiểu rõ điều này: các lục địa và các nền văn hóa của các soạn giả rất khác nhau, mà còn hiểu rằng ngay trong các xã hội cá thể, cũng có nhiều “lục địa” khác nhau nữa: công nhân có não trạng khác với nông dân, nhà vật lý khác với nhà ngữ văn; nhà doanh thương khác với nhà báo, người trẻ khác với người già. Chính vì thế, cả trong ngôn từ lẫn suy nghĩ, các cha buộc phải đặt mình lên trên các dị biệt ấy, để, có thể nói như thế, tìm ra được một phạm vi chung giữa rất nhiều não trạng khác nhau một cách phổ quát ấy; nhờ thế, càng ngày các cha càng hiểu rõ việc bản văn này cần được “phiên dịch” để đi vào các thế giới khác nhau, để có thể nối vòng tay lớn với những con người có những não trạng và vấn đề khác nhau. Kể từ đó, tại các Ngày Giới Trẻ Thế Giới (ở Rôma, Toronto, Cologne, Sydney), giới trẻ khắp thế giới đã gặp gỡ nhau, họ là những người muốn tin, đang tìm kiếm Thiên Chúa, yêu mến Chúa Kitô và mong ước có được những nẻo đường chung. Trong ngữ cảnh này, các cha tự hỏi có nên tìm cách phiên dịch Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ra ngôn ngữ của giới trẻ và làm cho các từ ngữ của nó đi sâu vào thế giới của họ hay không. Tất nhiên, trong số giới trẻ ngày nay, cũng có rất nhiều khác biệt; cho nên, theo sự hướng dẫn đầy kinh nghiệm của đức tổng giám mục Vienna, Christoph Schoenborn, cuốn Youcat này đã được lên khuôn cho giới trẻ. Cha hy vọng rằng nhiều người trẻ sẽ thích thú với cuốn sách này.

Một số người nói với cha rằng sách giáo lý không kéo được chú ý của giới trẻ ngày nay đâu, nhưng cha không tin điều ấy và cha biết chắc cha đúng. Tuổi trẻ không hời hợt như người ta vốn tố cáo; người trẻ muốn biết cuộc đời thực sự bao gồm những gì. Tiểu thuyết trinh thám sở dĩ lôi cuốn vì nó làm ta tham dự vào số phận nhiều người khác, mà cũng có thể là số phận của ta; cuốn sách này lôi cuốn vì nó nói với ta về chính định mệnh của ta và đó là lý do nó có quan hệ mật thiết với mỗi người chúng ta.

Vì thế, cha mời gọi chúng con: hãy học hỏi giáo lý! Đây là ý nguyện tận đáy lòng cha.

Cuốn bổ túc cho sách Giáo Lý này không ve vãn chúng con; nó không đưa ra các giải pháp dễ dãi; nó đòi các con phải có cuộc sống mới; nó trình bày với các con sứ điệp của Tin Mừng như “viên ngọc qúy” (Mt 13:45) mà muốn chiếm được, các con phải cho đi mọi sự. Chính vì thế, cha kêu gọi các con: hãy say sưa và kiên tâm học hỏi giáo lý! Hãy hy sinh thì giờ cho nó! Hãy học hỏi nó trong cảnh thinh lặc của căn phòng, hãy cùng đọc nó với nhau, nếu là bằng hữu, hãy lập ra các nhóm và các mạng lưới học hỏi, hãy trao đổi ý tưởng trên Liên Mạng. Trong bất cứ trường hợp nào, hãy tiếp tục đối thoại với nhau về niềm tin của các con!

Các con phải biết những gì các con tin; các con phải biết đức tin của mình một cách chính xác như các chuyên viên trong kỹ thuật thông tin biết các hệ thống làm việc của máy tính; các con phải biết nó như các nhạc công biết các nhạc cụ của mình; đúng, các con phải bén rễ sâu sắc hơn nữa vào đức tin của các thế hệ cha anh, để có thể mạnh mẽ đề kháng một cách cương quyết mọi thách thức và cám dỗ của thời đại. Các con cần sự trợ giúp của ơn trên, nếu không muốn thấy đức tin của các con khô cạn như giọt sương dưới nắng, nếu không muốn sa vào cơn cám dỗ của chủ nghĩa tiêu thụ, nếu không muốn tình yêu của các con chết ngộp trong văn hóa khiêu dâm, nếu không muốn phản bội người yếu ớt và các nạn nhân của lạm dụng và bạo lực.

Nếu các con say mê chuyên cần học hỏi giáo lý, cha muốn dành cho các con lời khuyên cuối cùng này: tất cả các con biết rõ cộng đồng tín hữu trong mấy lúc gần đây đã bị thương tổn như thế nào bởi những cuộc tấn công của sự dữ, bởi việc xâm nhập tội lỗi vào tận bên trong, thực sự, vào tận trái tim Giáo Hội. Các con đừng lấy đó làm cớ để trốn chạy khỏi nhan Thiên Chúa; chính các con là Nhiệm Thể Chúa Kitô, là Giáo Hội! Hãy mang nguyên tuyền ngọn lửa yêu đương của các con trong lòng Giáo Hội mỗi lần người ta làm tối đen khuôn mặt của Giáo Hội. “Hãy nhiệt thành, đừng trễ nải, hãy cháy rực Chúa Thánh Thần, hãy phụng sự Chúa” (Rm 12:11).

Khi Israel rơi vào thời kỳ đen tối nhất của lịch sử, Thiên Chúa không kêu gọi những con người vĩ đại và được tôn qúy tới giải cứu, mà là kêu gọi một người trẻ tên là Giêrêmia; Giêrêmia thấy sứ mệnh ấy vĩ đại quá: “Ôi, lạy Thiên Chúa là Chúa của con, Chúa thấy đấy con không biết ăn nói ra sao, vì con chỉ là một đứa trẻ!” (Gr 1:6). Nhưng Thiên Chúa không để ông bị lạc lối: “Con đừng nói: ‘con chỉ là một đứa trẻ’; vì Ta sai con tới với ai, con cứ đi, và Ta truyền cho con điều gì con cứ nói điều ấy” (Gr 1:7).

Cha chúc lành cho các con và hàng ngày cầu nguyện cho tất cả các con.

Bênêđíctô Giáo Hoàng XVI
 
Top Stories
Homilia del EmmoCardenal-Arzobispo de Madrid -- la XXVI Jornada Mundial de la Juventud
Emmo Cardenal Rvdmo
14:19 16/08/2011
Homilia del Emmo. y Rvdmo. Sr. Cardenal-Arzobispo de Madrid
en la Eucaristía de apertura de la XXVI Jornada Mundial de la Juventud

Plaza de la Cibeles, 16.VIII.2011; 20’00 h.
(Is 52, 7-10; Sal 95; Rom 8, 31b-35. 37-39; Jn 21, 15-19)


Mis queridos hermanos y hermanas en el Señor:

1. ¡Bienvenidos a Madrid para la XXVI Jornada Mundial de la Juventud convocada por nuestro Santo Padre Benedicto XVI hace tres años en Sydney y que se inicia con la solemne celebración eucarística en esta céntrica Plaza madrileña de la Cibeles!

¡Bienvenidos Sres. Cardenales, Arzobispos y Obispos! ¡Os saludo con afecto fraterno en el Señor! Os acompañan numerosos sacerdotes, consagrados y consagradas y una ingente multitud de jóvenes, esperanza y futuro de nuestras Iglesias particulares, de nuestros pueblos y naciones, ¡de la Iglesia entera!

2. Permitidme que me dirija a ellos directamente como Pastor de la Iglesia Diocesana de Madrid y como Presidente de la Conferencia Episcopal Española y que les diga con todo el corazón:

Queridos jóvenes del mundo: ¡Bienvenidos a España! Muchos de vosotros habéis experimentado y apreciado ya en los días de la semana previa en vuestro recorrido por las Diócesis españolas la cordial acogida y el amor fraterno de vuestros hermanos los jóvenes de España, de sus familias, de sus comunidades y de sus Pastores. Habéis podido comprobar que esa actitud de brazos abiertos y de cálida simpatía tiene que ver profundamente con el hecho vivo de un viejo país formado por una comunidad de pueblos: ¡España!, cuya principal seña de identidad histórica, ¡de su cultura y modo de ser!, es la profesión de la fe cristiana de sus hijas e hijos en la comunión de la Iglesia Católica. La personalidad histórica de España se forja con rasgos inconfundibles en torno a la visión cristiana del hombre y de la vida desde los albores mismos de su historia, iniciada en gran medida con la primera andadura de la predicación apostólica en suelo español hace casi dos mil años. Uno de los más lúcidos escritores e intérpretes de la España contemporánea pudo decir: “España se constituye animada por un proyecto histórico que es su identificación con el cristianismo” .

3. ¡Bienvenidos a España y bienvenidos a Madrid, su Capital! La Iglesia metropolitana de Madrid con sus Diócesis sufragáneas, Alcalá de Henares y Getafe, os abren no sólo las puertas físicas de sus parroquias, de sus colegios, de sus más variados edificios e instalaciones culturales y deportivas, junto con las cedidas generosamente por las instituciones públicas y privadas para este acontecimiento singular, sino, también, esos ámbitos más humana y cristianamente cálidos que son sus familias y sus comunidades. Es decir: ¡os abren las puertas de su corazón!

¡Sentíos como en vuestra propia casa, como en vuestro propio hogar! La Iglesia y el pueblo de Madrid quiso −y quiere− ser para todos vosotros desde ayer mismo, en ese siempre difícil momento de la llegada y del alojamiento de los peregrinos y durante los días de la Jornada que culminan el domingo, lugar propicio para vivir la amistad y la fraternidad cristiana en el marco a la vez humano y divino de la Iglesia Universal, que es Casa y Familia de los hijos de Dios esparcidos por toda la faz de la tierra. Y así como España no es inteligible sin su bimilenaria tradición católica, Madrid, residencia real y su Capital desde la segunda mitad del siglo XVI, en plena irrupción de la Modernidad, tampoco. Las raíces cristianas de esta ciudad, muy antiguas, bien identificadas al iniciarse el segundo milenio del cristianismo, siguen vivas y vigorosas influyendo en la configuración de su fisonomía social, cultural y humana, pero, sobre todo, de su alma: ¡el alma de sus hijos e hijas! ¡Madrid es una ciudad acogedora y cordial de todos los que la visitan, vengan de donde vengan!

4. Las Jornadas Mundiales de la Juventud, con su ya larga trayectoria de más de un cuarto de siglo, son inseparables del Beato, en cuya memoria celebramos esta tarde la Eucaristía en la Plaza de la Cibeles madrileña; muy cerca, por cierto, del lugar en que él mismo presidió tres grandes celebraciones en los años 1982, 1993 y 2003. Os estoy hablando del inolvidable, venerado y querido Juan Pablo II. ¡El Papa de los jóvenes! Con Juan Pablo II se inicia un periodo histórico nuevo, ¡inédito!, en la relación del Sucesor de Pedro con la juventud, y, consecuentemente, una hasta entonces desconocida relación de la Iglesia con sus jóvenes: relación directa, inmediata, de corazón a corazón, impregnada de una fe en el Señor, en Jesucristo, entusiasta, esperanzada, alegre, contagiosa. Desde aquella convocatoria primera de la Jornada de 1985 en Roma hasta esta Jornada de Madrid se ha ido desgranando una bella historia de fe, esperanza y amor en tres generaciones de jóvenes católicos y no católicos, que han visto cómo se transformaba su vida en Cristo y cómo surgían entre ellos innumerables vocaciones para el sacerdocio, la vida consagrada, el matrimonio cristiano y el apostolado. La santidad personal de Juan Pablo II brilla con un atractivo singular precisamente en este aspecto de la evangelización de los jóvenes contemporáneos. Nuestro Santo Padre Benedicto XVI no ha dudado en resaltar el amor a los jóvenes de Juan Pablo II en la Homilía de su Beatificación el primero de Mayo en la Plaza de San Pedro.

5. El secreto de esa luminosa personalidad, moldeada en la perfección de la caridad, se desvela fácilmente a la luz de la Palabra de Dios que ha sido proclamada. La clave de explicación de toda su vida, consagrada al Señor, a la Iglesia y al hombre, no es otra que su encendido amor a Jesucristo, del que, como San Pablo, no quiso apartarse nunca. Juan Pablo II pasó también en su vida por la aflicción, por la angustia, por la persecución, por las carencias más elementales en los años de la II Guerra Mundial, de la ocupación implacable y cruel de su patria, del despojo inhumano de los suyos… Sufrió el dolor de los perseguidos por la causa de Cristo antes y después de su elección a la Sede de Pedro: literalmente, hasta la sangre. Testigo indomable de la verdad y de la esperanza cristiana, vivió la verdad del “si Dios está con nosotros, ¿quién estará contra nosotros?”, sin miedo a ninguna oposición interna o externa a la Iglesia. ¡Fue un valiente de Cristo! Nada pudo apartarle de su amor.

¡Que emocionante resulta imaginarse y revivir los momentos de su diálogo íntimo con el Señor cuando le pregunta si “le ama más que éstos”! ¡Cuántas veces le habrá respondido en las más críticas, doloridas y decisivas circunstancias de sus años de Pastor de la Iglesia Universal: “Señor, tú conoces todo, tú sabes que te quiero”! El Papa sabía muy bien que apacentar las ovejas de Jesús comportaba dejase “ceñir” por otro y ser llevado adonde uno no quisiera.

6. Este amor apasionado a Jesucristo es precisamente lo que fascinaba y cautivaba a los jóvenes. Comprendían que de este modo ellos eran queridos y amados por el Papa de verdad: sin halagos, ni disimulos; ni interesada, engañosa o superficialmente; sino con toda la autenticidad del que sólo buscaba su bien, el bien de sus vidas: ¡su felicidad!, ¡su salvación! Y lo buscaba entregando, sin reservase nada, la propia vida. Lo intuían con el corazón más que lo razonaban con la cabeza. No es extraño, pues, que viesen en el Papa a aquel mensajero de la gracia y de la paz de Jesucristo, anunciado por el Profeta Isaías, cuando decía: “¡Qué hermosos son sobre los montes los pies del mensajero que anuncia la paz, que trae la Buena Nueva, que pregona la victoria, que dice a Sión: «Tu Dios es rey»!”. Quien quiera que haya vivido las Jornadas Mundiales de Buenos Aires, Santiago de Compostela, Czestochowa, Denver, Manila, Paris, Roma, Toronto… habrá podido constatar que en la forma de recibir al Papa, con aquella mezcla tan entrañable de júbilo y respetuosa ternura, los jóvenes demostraban que le estaban reconociendo como aquel que venía a su encuentro en el nombre del Señor.

7. A partir de la IV Jornada Mundial de la Juventud en Santiago de Compostela en 1989 las Jornadas se conciben y viven como el final gozoso de una peregrinación, fuese cual fuese el lugar de su celebración, sintonizando con el estilo atrayente de la tradición cristiana. Al invitaros a participar en esta Jornada de Madrid, la vigésimo sexta, el Papa os está diciendo: poneos en camino para un nuevo encuentro con el Señor, el amigo, el hermano, ¡Jesucristo! El es el único que puede comprenderos y conduciros a la verdad; daros la vida que no acaba nunca; daros la felicidad: ¡el Amor verdadero! Sí, los jóvenes de las Jornadas Mundiales de la Juventud han sido desde Santiago de Compostela y para siempre peregrinos de la Iglesia. Recorren en comunión con ella un excepcional itinerario espiritual de consecuencias decisivas para el futuro de sus vidas. Comprueban que la senda señalada por el Sucesor de Pedro les lleva efectivamente a Cristo sin que ningún poder humano pueda impedirlo. Senda para su búsqueda; pero sobre todo, camino para su encuentro. Él es el que toma la iniciativa. Juan Pablo II nos recordaba en “el Monte del Gozo” compostelano en la vigilia de la noche del 19 de agosto de 1989 que “la tradición espiritual del Cristianismo no sólo subraya la importancia de nuestra búsqueda de Dios. Resalta algo todavía más importante: es Dios que nos busca. Él nos sale al encuentro”. ¡Cristo es, queridos jóvenes, el que os busca y sale al encuentro en la Jornada Mundial de la Juventud de Madrid 2011! Dejarse encontrar por Él es la clave del éxito de toda Jornada Mundial de la Juventud. Y, por supuesto, también de ésta que hoy comenzamos. ¡Será vuestro éxito!

8. Benedicto XVI, nuestro Santo Padre, ha presidido las Jornadas de Colonia en agosto de 2005 y de Sydney en julio del 2008 en continuidad creativa con Juan Pablo II. ¡Inolvidables ambas! Pasado mañana, día 18 de agosto, llegará D.m. a Madrid, para presidir la que hoy y ahora se inicia con la Acción de Gracias y la Plegaria Eucarística de este atardecer madrileño en la Plaza de la Cibeles. En su llamada dirigida a vosotros, jóvenes del avanzado comienzo del Tercer Milenio, resuenan con nuevos y sugestivos acentos la misma solicitud paternal y el mismo amor que movió al Beato Juan Pablo II a instituir las Jornadas Mundiales de la Juventud. Vosotros, los jóvenes que os encontráis aquí, y otros muchos que hubieran deseado participar en nuestra Jornada de Madrid y no han podido o no han querido, sois la generación de Benedicto XVI. No es la misma que la de Juan Pablo II. Vuestro “sitio en la vida” tiene sus peculiaridades. Vuestros problemas y circunstancias vitales se han modificado. La globalización, las nuevas tecnologías de la comunicación, la crisis económica, etc., os condicionan para bien y, en muchas ocasiones, para mal. A los jóvenes de hoy, con raíces existenciales debilitadas por un rampante relativismo espiritual y moral, “encerrados por el poder dominante” (Benedicto XVI. Mensaje para la JMJ 2011, 1), y sin hallar sólidos fundamentos para vuestras vidas en la cultura y la sociedad actuales, incluso, no rara vez, en la propia familia…, se os tienta poderosamente hasta los límites de haceros perder la orientación en el camino de la vida: ¿Cómo no va a vacilar a veces vuestra fe? La juventud del siglo XXI necesita, tanto o más que las generaciones precedentes, encontrar al Señor por la única vía que se ha demostrado espiritualmente eficaz: la del peregrino humilde y sencillo que busca su rostro. El joven de hoy necesita ver a Jesucristo cuando Él le sale al encuentro en la Palabra, en los Sacramentos, “también, muy especialmente, en la Eucaristía y en el Sacramento de la Penitencia, en los pobres y enfermos, en los hermanos que están en dificultad y necesitan ayuda” (Benedicto XVI. Mensaje, 4). Necesita verle y entrar en diálogo íntimo con Él, que le ama sin pedirle nada a cambio, salvo la respuesta de su amor. La intención del Papa, que tanto os quiere, va justamente en esta dirección: que experimentéis en la Comunión Católica de la Iglesia la verdad y la imperiosa urgencia de hacer vida vuestra el lema de la Jornada Mundial de la Juventud 2011: “arraigados y edificados en Cristo, firmes en la fe” (Cf. Col 2,7).

9. Juan Pablo II concebía las Jornadas Mundiales de la Juventud como un valiosísimo instrumento de la nueva evangelización. También, nuestro Santo Padre Benedicto XVI.

Queridos jóvenes: ¡vivid, pues, esta celebración eucarística de la inauguración de la Jornada Mundial de la Juventud agradeciendo al Señor el sentiros llamados desde este mismo momento a ser sus discípulos y testigos! ¡No lo dudéis! Jesucristo os muestra el camino y la meta de la verdadera felicidad. No sólo a vosotros; también a vuestros compañeros y amigos alejados de la práctica religiosa e, incluso, de la fe o desconocedores de la misma. Jesús os busca para enraizarse en vuestro corazón de jóvenes del Tercer Milenio. Vivid la celebración como la gran Plegaria de la Iglesia que ofrece el Sacrificio de Jesucristo Crucificado y Resucitado al Padre como suyo propio por la salvación de todos los hombres; y en la Comunión eucarística de su Cuerpo y de su Sangre no rehuyáis que os haga enteramente suyos. Tened presente estos días que el Señor, por medio del Papa, os va a preguntar: ¿aceptáis el formidable y hermoso reto de “la nueva evangelización” de vuestros jóvenes coetáneos? Respondedle que sí, recordando aquella vibrante y valiente llamada de Juan Pablo II en la Homilía del Monte del Gozo el 20 de agosto de 1989: ¡“No tengáis miedo a ser santos”! ¡“dejad que Cristo reine en vuestros corazones”! Respondedle que sí con toda la capacidad de ilusión y apertura generosa a los grandes ideales de la vida que os es tan propia. ¡Responded a la renovada llamada de Benedicto XVI con un claro y coherente compromiso de vida! Se evangeliza con las palabras y con las obras, hoy más que nunca. Juan Pablo II decía a los jóvenes españoles en la Vigilia Mariana de “Cuatro Vientos”, el 3 de mayo de 2003, que la nueva evangelización es una tarea de todos en la Iglesia: “En ella los laicos tienen un papel protagonista, especialmente los matrimonios y las familias cristianas, sin embargo, la evangelización requiere hoy con urgencia sacerdotes y personas consagradas. Por lo tanto, si en estos días oyes la llamada de Dios “que te dice: «¡Sígueme!» (Mc 2, 14; Lc 5.22), no lo acalles. Sé generoso, responde como María ofreciendo el sí gozoso de tu persona y de tu vida”.

10. Al cuidado maternal de la Virgen María, Madre del Señor y Madre de la Iglesia, nos confiamos al iniciar la Jornada Mundial de la Juventud 2011. Los madrileños la invocan como su Patrona bajo la advocación de “Santa María, la Real de la Almudena”. María ha velado siempre por la firmeza de la fe, por la certeza de la esperanza y por el ardor de la caridad de todas sus hijas e hijos de Madrid. ¡Que vele muy especialmente estos días por vosotros, los jóvenes de esta Jornada Mundial de la Juventud del 2011, peregrinos a esta ciudad eminentemente mariana que es Madrid para el encuentro con el Santo Padre! ¡Que os cuide como sólo ella sabe hacerlo!, ¡que cuide a nuestro Santo Padre Benedicto XVI, a los Obispos y sacerdotes, a todos vuestros Pastores y acompañantes! ¡que cuide y proteja a vuestras familias! Rememorando la oración de Juan Pablo II, recitada al finalizar la inolvidable Vigilia del Rosario, ya mencionada −¡su broche de oro!−, os invito a implorar esta noche a María con sus mismas palabras:

“Dios te salve, María, llena de gracia.
Esta noche te pido por los jóvenes
venidos a Madrid desde todos los rincones de la tierra,
jóvenes llenos de sueños y esperanzas.
Ellos son los centinelas del mañana,
el pueblo de las Bienaventuranzas:
son la esperanza viva de la Iglesia y del Papa.
Santa María, Madre de los jóvenes,
intercede para que sean testigos de Cristo Resucitado,
apóstoles humildes y valientes del tercer milenio,
heraldos generosos del Evangelio.
Santa María, Virgen Inmaculada,
reza con nosotros,
reza por nosotros”. Amén.

Santos Patronos de la JMJ 2011 −San Isidro Labrador y Santa María de la Cabeza, San Ignacio de Loyola, San Juan de Ávila, San Francisco Javier, San Juan de la Cruz, Santa Rosa de Lima, San Rafael Arnáiz− ¡rogad por nosotros!

¡Beato Juan Pablo II ruega por nosotros, ruega por los jóvenes de la JMJ 2011 para que abran de par en par sus corazones a la gracia salvadora de Cristo, el único Redentor del hombre, en estos extraordinarios días del Espíritu en los que queremos “contar las maravillas del Señor a todas las naciones”!

Amén.
 
Speech of the President of Pontifical Council for the Laity at Openning Mass of WYD 2011 Madrid
+ Cardinal Stanisław Ryłko
14:22 16/08/2011
Cardinal Stanisław Ryłko, President, Pontifical Council for the Laity
Vatican City

Opening Mass of WYD 2011 in Madrid
Greeting to the young people
Plaza Cibeles, 16 August 2011

Dear young people,

The day we have all been waiting for has arrived: the inauguration of the 26th World Youth Day. After a long path of preparation you are finally here in Madrid, a beautiful modern city that will be the world capital of Catholic youth for the next few days...

“Blessed is the one who comes in the name of the Lord!” (Ps. 118: 26). With the words of the psalmist I extend a cordial welcome and affectionate greeting on behalf of the Pontifical Council for the Laity, the department of the Holy See entrusted by the Pope with the organisation of world meetings of young people. I also greet your bishops, priests, religious and lay leaders who have come here with you and have guided you on your journey of spiritual preparation for this great adventure of faith that we shall experience together for the next few days.

You have come to this meeting with the Holy Father Benedict XVI bringing with you all your plans and hopes, as well as your concerns and apprehensions about the choices that lie ahead. These will be days that you will never forget, days of important discoveries and decisions that will be decisive for your future.

Our reflection and prayer over the next few days will be guided by the words of Saint Paul that you know so well: “Planted and built up in Jesus Christ, firm in the faith” (cf Col 2:7). This is very demanding because it contains a definite life plan for each one of us. Faith will be at the centre of our reflection at this time. Faith is a decisive factor in each person’s life. Everything changes according to whether God exists or not. Faith is like a root that is nourished by the lifeblood of the word of God and the sacraments. It is the foundation, the rock on which life is built, the dependable compass that guides our choices and gives clear direction to our lives.

Many of us might wonder: in our world today where God is often rejected and people live as if God did not exist, is it still possible to have faith?

Dear young people! You are gathered here in Madrid after having come from the most remote corners of the planet. You have come to say aloud to the whole world – and in particular to Europe which is showing signs of being very lost – your unwavering “yes”! Yes, faith is possible. It is in fact a wonderful adventure that allows us to discover the magnitude and beauty of our lives. This is because God, revealed in the face of Christ, does not put human beings down. God exalts us beyond all measure and beyond our wildest imaginings! For the next few days, together with the apostles, we all want to shout aloud to the Lord: “Increase our faith!” (Lk 17:5). Like Saint Anselmo, we too want to pray: Lord, “Teach me to seek you, and reveal yourself to me as I seek, because I can neither seek you if you do not teach me how, nor find you unless you reveal yourself (Proslogion 1:1).

As we await the arrival of Pope Benedict XVI, we have welcomed a special guest this evening to WYD in Madrid. Blessed John Paul II has come back to you, the young people that he loved so much, and who was equally loved by you. He has returned as your blessed patron and as a protector in whom you can trust. He has returned as a friend – a demanding friend, as he liked to call himself. He has come to say to you yet again and with much affection: Do not be afraid! Choose to have Christ in your lives and to possess the precious pearl of the Gospel for which it is worthwhile giving everything!

Dear young people!
The 2011 World Youth Day in Madrid has begun!
Once again I say to you: welcome to you all to Madrid!
 
Pope Benedict grants indulgences to those who take part in WYD
Vatican
18:46 16/08/2011
Benedict XVI has granted indulgences for those who take part in World Youth Day, and who fulfill the prescribed conditions for the Indulgence

The plenary indulgence is granted to the faithful who devotedly participate at some sacred function or pious exercise taking place during the XXVI World Youth Day in Madrid, including its solemn conclusion, so that, having received the Sacrament of Reconciliation, and being truly repentant, they receive Holy Communion, and devoutly pray according to intentions of His Holiness.

The partial indulgence is granted to the faithful, wherever they are during the above-mentioned WYD, if, with a contrite spirit, they will raise their prayer to God the Holy Spirit, so that young people are drawn to charity and given the strength to proclaim the Gospel with their life.

What are indulgences? (Catechism of the Catholic Church, paragraph 1471 et seq)

• An indulgence is the remission before God of the temporal punishment due to sin, whose guilt has already been forgiven, which the faithful Christian who is duly disposed gains under certain prescribed conditions through the actions of the Church which, as the ministry of redemption, disposes and applies with authority the treasury of the satisfactions of Christ and the Saints.
• All Christian faithful can apply the indulgence to themselves or to the souls of the deceased.
• To understand this doctrine and practice of the Church it is necessary to remember that sin has a double consequence:
- Grave sin deprives us of communion with God and therefore makes incapable of eternal life, the privation of which is called the 'eternal punishment’ of sin.
- On the other hand, every sin, even venial, entails an unhealthy attachment to creatures, which must be purified, either here on earth, or after death in the state called Purgatory. This purification frees one from what is called the ‘temporal punishment’ of sin.

Conditions for gaining Indulgences

• To be baptized
• To be in a state of grace
• To want to gain the indulgence
• To fulfill the other prescribed conditions determined by the Church for the Indulgence that one wants to gain:

Plenary Indulgence: to be repentant of one’s sins, to carry out the action required to gain the indulgence (in this case participate in WYD) as well as sacramentally confessing one’s sins, receiving the Holy Eucharist and praying for the intentions of the Pope (one Our Father, one Hail Mary, for example). One must also be free from all attachment from sin, even venial sin.

Partial indulgence: to be repentant of one’s sins and to carry out the required action to gain the Indulgence (in this case participate in WYD).
 
One of the family: 4,750 families welcome pilgrims during World Youth Day in Madrid
WYD 2011 Madrid
18:43 16/08/2011
Madrid, August 16, 2011 – Today the World Youth Day pilgrims arrive in Madrid from all over the world. All the participating homes and shelters are opening their doors: gymnasiums, schools, churches and among many others, the host families: 4,750 Madrid homes will host 14,725 young people these next few days.

Since November 2010, in order to enable young people to experience the hospitality of the locals and a Christian welcome, families in town volunteered to host the pilgrims. Today it became a reality, and young people from five continents will sleep in the homes of these good families.

"Whatever you give, the Lord will return to you a hundredfold"

Carmen Guerrero, mother of three children, has taken in three Brazilians who have brought with them giant suitcases, a spirit of humility and a desire to live WYD to the fullest. "Whenever my children travel they will be taken in by others, it's my turn now - she said. - I live in Madrid, center of this international event, and we wanted to help in whatever way we could to ensure that everything ran smoothly and to help bring young people to Jesus Christ. "

The family will spend these days of celebration helping: "Whatever you give, the Lord will return to you a hundredfold." They will attend the Mass in Cibeles Plaza with the Parish of Torrelodones and hope that the experience of WYD will strengthen the faith of all and encourage them to follow Christ: "We are not alone, we are one big family. May WYD unite us all as one! ".

"The way in which they have welcomed us is a gift that lasts all day long”

The family of Pablo Gomez, a boy of twelve years old, is hosting two French pilgrims. Anne, one of them, tells how their plane was delayed an hour, but the family waited at the airport and greeted them with a cheerful smile. She also explains how breakfast is always ready in the morning and how in the evening they wait up for them in order to hear how their day was. "When I arrived they told me that I was in my house, and that is how I have felt the whole time," says Anne.

"Fatima, Paul´s mother, is a volunteer and she is making sure that we have a wonderful time here. She takes care to make sure we are getting enough sleep and she wants us to understand how a Spanish family works. "

Paul at first was surprised as it is not very common to welcome strangers into your home. Now he says that it has been worth it, that the pilgrims are very nice and that he would do it again. "They are like one of the family. I think it is a show of my parents´ generosity that, even while having their own problems and concerns, they decided to participate in World Youth Day in such a personal way. "
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng các Tân Huynh La San và các Khấn Sinh
Hoa Hạ, fsc
04:15 16/08/2011
SAIGÒN - Hôm nay, trong niềm vui cùng toàn thể Giáo Hội long trọng mừng lễ Đức Mẹ Lên Trời, Tỉnh Dòng La San Việt Nam hân hoan tạ ơn Chúa với Mẹ đã ban cho Tỉnh Dòng có 3 Tân huynh Nhận Lãnh Áo Dòng bước vào giai đoạn Tập Viện và 4 Sư Huynh mãn thời hạn 2 năm Tập Viện Tuyên Khấn Lần Đầu.

Xem hình ảnh

Thánh lễ mừng Mẹ Lên Trời thật long trọng và ấm cúng, dù thánh lễ được cử hành trên tiền sảnh Học Viện La San Mai Thôn, do nền nhà thờ bị lún sụt hơn một tháng nay. Bầu khí trang nghiêm và phấn khởi cùng với lời ca của các nữ tu La San và Anh Em trẻ khu vực Mai Thôn làm cho lòng người hân hoan vui mừng như đang cùng Mẹ cất cao lên để vươn tới Chúa để cùng Mẹ tiến về Nhà Chúa. Niềm vui và lòng hân hoan ấy càng rộn lên khi cộng đoàn nghe những Sư Huynh Trẻ xác tín quyết tâm theo Chúa trong ơn gọi La San của họ cùng với Sư Huynh Giám Tỉnh khi ngài thẩm vấn Anh Em, niềm vui như được nhân lên khi từng Sư Huynh Trẻ tiến lên bàn thờ để nói lên quyết tâm của họ qua việc tuyên khấn nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi để cùng chung và liên kết với các Sư Huynh Trường Kitô lo cho sứ mạng giáo dục Kitô giáo trong đời sống khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục và trung tín cho đến cùng. Hoà cùng với lời ca bài hát “Anh” của Anh Đức, fsc cộng đoàn ý thức rằng “Ngài mời gọi anh đem sức sống đến muôn dân, Ngài mời gọi anh loan truyền đức tin. Thần linh đưa anh gieo ánh sáng Đức Kitô đến giới trẻ nghèo trong bóng tối lầm than” và đã cầu nguyện cho các anh cũng như “mong anh trung thành sống ơn gọi La San.”

Các Tân Huynh năm nay là đoàn 118, họ là (1) Phanxicô Xaviê Lê Dũng Mạnh; (2) Phêrô Nguyễn Quang Phú; (3) Phaolô Nguyễn Xuân Vinh. Sư Huynh Mạnh đến từ Nhà Ơn Gọi Huế và hai SH Phú và Vinh đến từ cộng đoàn La San Taberd sau một năm Thỉnh Kỳ, các anh em đã chính thức bước vào Tập Viện với nghi thức Mặc Áo Dòng.

Các Khấn sinh tuyên khấn lần đầu là các Sư Huynh đoàn 116, gồm có (1) Giuse Trần Minh Trí; (2) Phêrô Trần Lê Quốc; (3) Phêrô Trần Thế Anh; (4) Phêrô Lê Thành Đô. Những Sư Huynh trẻ hôm nay khởi đi vào ơn gọi La San từ các vườn ươm của Nhà Ơn Gọi Huế (SH Thế Anh); của cộng đoàn La San Đức Minh (SH Minh Trí và Thành Đô); của cộng đoàn La San Taberd – qua SH Arthur Nguyễn Phúc Đại (SH Quốc). Sau một năm Thỉnh Kỳ do SH André Thắng phụ trách và hai năm Tập Viện qua sự hướng dẫn và dạy dỗ của SH Phêrô Nguyễn Đình Long.

Tạ ơn Chúa về những ơn gọi trẻ mà Chúa đã ban cho Tỉnh Dòng La San Việt Nam, cám ơn các Sư Huynh từ các cộng đoàn, do bởi thao thức với công cuộc loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, tương lai của Tỉnh Dòng, các Sư Huynh đã mời gọi và không quản ngại dấn thân bằng gương sáng và đời sống đạo đức để đào luyện cho Chúa, cho Giáo Hội, cho Dòng những thợ gặt cho cánh đồng truyền giáo trong tương lai, ước mong họ sẽ là những Sư Huynh sống một đức tin sung mãn và lòng nhiệt thành lo cho sứ mạng giáo dục người trẻ, nhất là trẻ em nghèo để đem về cho Chúa các linh hồn, cho xã hội những con người Việt Nam biết sống bác ái, liêm chính và công bằng.

Đồng lúa đã chín vàng mà thợ gặt lại ít. Chúa Giêsu mời gọi: Vậy anh em hãy xin Chủa mùa gặt sai thợ đi gặt lúa về. Ơn gọi là một ân huệ Chúa ban cho Giáo Hội, cho Dòng, cho thế giới. Ơn gọi sẽ chỉ phong phú và dồi dào, đầy sinh lực và nhiệt thành hăng say nhờ bởi lời cầu nguyện tha thiết và liên lĩ của chúng ta. Thánh Gioan La San dạy: anh em hãy năng cầu xin Chúa ban cho Dòng có những ơn gọi; Dòng La San có truyền thống làm Tuần Cửu Nhật hàng tháng từ ngày 16 – 25 để cầu nguyện cho ơn gọi. Theo lời dạy của thánh Gioan La San và truyền thống thánh thiện và tốt đẹp ấy, chúng ta hãy siêng năng cầu xin cách sốt sắng cho ơn gọi của Dòng, như trong lời Kinh Cầu Cho Ơn Gọi: “xin Chúa ban cho Dòng nhiều tông đồ nhiệt thành biết thánh hiến trọn cuộc đời mình cho Chúa để lo giáo dục nhân bản và Kitô cho trẻ em, nhất là những trẻ em nghèo trong sự kính sợ Thiên Chúa, để chúng đạt tới ơn cứu rỗi mà chính Chúa đã hứa ban cho nhân loại.”
 
Tân Linh Mục dòng Đa Minh dâng thánh lễ tạ ơn tại Gx Vinh Sơn Saigòn
Maria Vũ Loan
05:53 16/08/2011
Sáng Chúa nhật ngày 14/8/2011, nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân đã đến dự thánh lễ tạ ơn của tân linh mục dòng Đa Minh tại giáo xứ Vinh Sơn 3, Sài Gòn.

Xem hình ảnh

Cha GB. Trần Anh Long mới được Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, phong chức linh mục cùng với mười một thầy phó tế vào ngày 11/8/2011 tại nhà thờ Đa Minh (Ba Chuông).

Cùng đồng tế thánh lễ có cha Bề trên Giám tỉnh Giuse Ngô Sĩ Đình, quí linh mục dòng Đa Minh và quí linh mục thân hữu. Khi đoàn đồng tế đang rước lên nhà thờ, một vị trong ban HĐMV đã đọc vài dòng sơ lược về cha mới: Đó là một cậu bé giúp lễ sáu năm trong ban lễ sinh Vinh Sơn với tinh thần chuyên cần và chăm chỉ. 18 tuổi trúng tuyển vào lớp thỉnh sinh Đa Minh Bình Phước (Thủ Đức) và nhiều năm tháng rèn luyện học tập tại Trung Tâm Học Vấn Đa Minh Gò Vấp. Trước thánh lễ, cha xứ Giuse Nguyễn Minh Khôi đã nói lên niềm vui khi giáo xứ có duyên với dòng Đa Minh, vì từ năm 2008 đến năm 2011 có ba linh mục của dòng Đa Minh là giáo dân của giáo xứ (cha Pet. Nguyễn Thành Tín, cha Dom. Nguyễn Tuấn Thời và cha GB. Trần Anh Long).

Nhiều người cảm thấy vui khi cha Giacôbê Phạm Văn Phượng OP là linh mục nghĩa phụ của cha mới giảng trong thánh lễ với giọng nói to, rõ ràng và truyền cảm. Cha nhắc đến việc Đức Gioan Phaolô II viết về những kỷ niệm đời linh mục; đặc biệt là có một cái gì đó vô hình, rất khó hiểu đã thúc giục Ngài từ bỏ niềm đam mê khác để quyết định đi theo và trở thành linh mục của Chúa.

Cha Giacôbê nhấn mạnh, ơn gọi linh mục là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa ban cho con người yếu đuối và là một sự huyền nhiệm mà con người không thể hiểu được. Món quà đó không xuất phát từ con người mà từ Thiên Chúa, thế nên Người đóng vai trò khởi xướng trong hành trình ơn gọi linh mục. Người đi bước trước và con người đáp trả…Cuộc đời linh mục, một tay nắm lấy Chúa, một tay nắm lấy con người, để tay trong tay nối kết giữa con người với Thiên Chúa, giúp con người được hạnh phúc.

Cha còn nhắn nhủ với người con tân linh mục của mình: “Con hãy bám chặt lấy bàn tay Thiên Chúa và nắm chặt bàn tay con người và cuộc đời linh mục của con hãy xoay quanh Chúa Kitô để sống như Ngài, phục vụ như Ngài, để cuối cùng chết như Ngài. Bố cầu nguyện và cầu chúc cho con luôn được bàn tay yêu thương của Thiên Chúa dìu dắt và dẫn đưa suốt cả cuộc đời”.

Cộng đoàn cũng đọc kinh cầu cho các tân linh mục dòng Đa Minh tham dự đồng tế hôm nay.

Cũng như nhiều tân linh mục khác, cha GB. Long cũng nói lời biết ơn trong cảm xúc và nước mắt đối với những người có liên quan đến hành trình ơn gọi của mình.

Thánh lễ kết thúc trong tiếng vỗ tay, hoa và tiếng hát cao vút, vui tươi của ca đoàn. Tiệc mừng cho gần một ngàn người làm cho khuôn viên nhà thờ rộn ràng, đầy tiếng nói cười. Tân linh mục cùng mẹ đi từng bàn chào mừng, cụng ly với quan khách. Bà cố đeo vòng hoa mà mặt vẫn còn đỏ vì nướcmắt.

Giáo xứ Vinh Sơn 3 hôm nay thực sự là ngày hội lớn vì đón người con tân linh mục của cộng đoàn.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Cuộc Kiểm Phiếu Của Ban Bầu Cử “Chủ tịch Cộng Đồng Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ''
Pt Giuse Nguyễn Hòa Phú
04:19 16/08/2011
Biên Bản Cuộc Kiểm Phiếu Của Ban Bầu Cử “Chủ tịch Cộng Đồng Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ"

Chúa Nhật ngày 14 tháng 08 năm 2011

A- Hiện Diện

1- Lm. Dominic Nguyễn Anh Tuấn, Chủ Tịch Miền Tây Bắc, Trưởng Ban Bầu Cử
2- Phó tế Giuse Nguyễn Hòa Phú, Tổng Thư ký LĐ, Đại Diện Ban Lãnh Đạo Trung Ương, Thành viên
3- Phó Tế Nguyễn Đức Mậu, Giáo Xứ Các Thánh TĐVN, Seattle, Đại Diện Phó Tế Vĩnh Viễn, Thành viên
4- Soeur Theresa Nguyễn Thị Phượng, Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp, Đại Diện Nữ tu, Thành viên
5- Sơ Cecilia Vũ Thị Bích Nga, Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp, Đại Diện Nữ tu, Thành viên
6- Bs. Nguyễn Anh Tuấn, Đại Diện Giáo Dân, Thành viên

Ban Bầu Cử họp mặt lúc 18 giờ (PST= giờ Tây Bắc Hoa Kỳ) ngày 14 tháng 8 năm 2011. Sau vài phút thân hữu thăm hỏi và giới thiệu các Thành viên Ban Bầu Cử hiện diện, Cha Trưởng Ban đã chính thức khai mạc buổi họp với Kinh Chúa Thánh Thần và lời nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho việc kiểm phiếu từ khởi sự cho đến hòan thành được trong ơn nghĩa Chúa.

Tiếp theo, Cha Trưởng Ban giải thích tiến trình và phương pháp kiểm phiếu để mọi người thông suốt và thực hành sao cho chính xác và công minh.

Cuộc kiểm phiếu bắt đầu và Thư Ký đã ghi chép mọi diễn tiến cũng như số phiếu bầu hợp lệ dành cho mỗi ứng cử viên. Công việc tương đối nhịp nhàng và nhanh chóng; sau hơn một giờ làm việc, kết quả như sau:

B- Kết Quả Kiểm Phiếu

1-Tổng Số Phiếu: 251
2-Phiếu trống: 6
3-Phiếu bất hợp lệ: 2
4-Phiếu Hợp Lệ: 243
5-Ứng Cử Viên I: Linh Mục Anthony Ngô Đình Chính được 58 phiếu
6-Ứng cử Viên II: Đức Ông Joseph Trịnh Minh Trí được 185 phiếu

Để bảo đảm sự chính xác, việc kiểm phiếu được các thành viên thực hiện qua hai lần đếm; dựa vào kết quả số phiếu được kiểm nhận và sau khi đã phối kiểm lần cuối với từng thành viên trong Ban Bầu Cử, Cha Trưởng Ban tuyên bố cuộc kiểm và đếm phiếu chấm dứt với kết quả chung cuộc:

Đức Ông Joseph Trịnh Minh Trí đắc cử “TÂN CHỦ TỊCH CỘNG ĐỒNG LINH MỤC VN nhiệm kỳ 2011-2015” và cũng là Tân Chủ Tịch Liên Đòan Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Trước khi kết thúc buổi họp, Cha Trưởng Ban cho biết sẽ ra Thông Báo chính thức về kết quả cuộc Bầu Cử và danh tánh vị Tân Chủ Tịch Cộng Đồng Linh Mục Việt Nam.

Sau hết, cha Trưởng Ban đã nói lời cám ơn đến quý Thành viên Ban Bầu Cử hiện diện và dâng lời nguyện tạ ơn kết thúc lúc 19:30 giờ cùng ngày.
 
Văn Hóa
Đường đi có Chúa
Trầm Hương Thơ
18:27 16/08/2011
Đường đi xa tít mù khơi
Biết bao giờ mới tới nơi kiếm tìm
Có Ngài hoa nở trong tim
Không Ngài ba nổi bảy chìm long đong

Xa Ngài lại nhớ trong lòng
Ra đi tìm kiếm để mong gặp Ngài
Có Ngài đời sống khoan thai
Không Ngài vất vả mệt mài luôn luôn

Uống nước lại nhớ tới nguồn
Mưa Trời rơi xống những muôn ơn lành
Mưa cho ruộng lúa tươi xanh
Ăn cơm nhớ Đấng tạo thành hạt cơm

Có Ngài đời ngát hương thơm
Không Ngài đời sẽ bờm xờm khổ đau
Có Ngài hoa nở đẹp màu
Không Ngài sẽ héo như tàu chuối khô

Ngoài đời thấy lắm cậu cô
Thập gía đeo khắp làm đồ nữ trang
Môi, tai, mũi. mắt, cằm, mang
Tóc xanh, đỏ, tiá, trắng, vàng, hồng, nâu

Lâu lâu lại thấy cạo đầu
Xâm đen, xâm đỏ, xâm nâu, xâm vàng
Bước đi xiêu vẹo nghênh ngang
Úi cha! lắm chuyện trên đàng hay hay

Sáng nay ngồi ở chốn này
Miên man hồi tưởng những ngày đã qua
Đường đời sẽ mãi thăng hoa
Có Ngài vui bước cùng ta trên đường.
 
Thêm một lần ghé thăm thủ đô Stockholm xinh đẹp của Thụy Điển
Người Lữ Hành VietCatholic
20:21 16/08/2011
Lịch sử Stockholm, thủ đô của nước Thụy Điển (Sweden), bắt đầu ngay từ truyền thuyết thời của Vikings. Truyện kể rằng vị vua hiếu chiến tên là Agne thuộc triều đại Ynlinga, cưới con gái tộc trưởng nàng Skjalf. Vua chiến thắng cha của nàng và trốn theo cùng với một số bạn bè. Khi dừng chân lại mừng chiến thắng, vua và đồng bọn đã chè chén say sưa, lợi dụng cơ hội nàng Skjialf đã tự giải thoát và trốn đi.

Xem hình ảnh

Sau khi được quân cứu trợ tới đón về, vua Agne đã bị bắt và bị xử tử, đầu treo tại nơi hiện nay mang tên Stockholm.

Gạt ra ngoài huyền thoại và truyền thuyết này, thành phố Stockholm có bề dài lịch sử khá lâu. Ngay từ thế kỉ thứ 13 đã có một lâu đài và một nhà thờ chính tòa được xây cắt tại đây. Nhà thờ mang tên thánh Nicholas là quan thầy của những nhà hằng hải và ngày nay người ta thường gọi nhà thờ này với tên là Đại Thánh Đường (the Great Church).

Vào thế kỉ thứ 18, kinh đô Stockholm lôi cuốn về đây rất nhiều học giả và khoa học gia. Do vậy Stockholm cũng là một kinh đô văn học, nhạc cổ điển và kịch nghệ.

Trong 100 năm lịch sử vừa qua, thành phố này đã được kĩ nghệ hóa và chính quyền đã chuyển từ chế độ vua chúa ra nghị viện dân chủ.

Thành phố Stockholm được xây dựng trên 14 đảo nhỏ và được ca ngọi là thành phố đẹp nhất của toàn nước Thụy Điển. Nó hài hòa giữa thiên nhiên và và kiến trúc, giữa nước trời mênh mông và tháp giáo đường cao vươn lên chót vót, giữa những đường phố cổ gió thổi lồng lộng, và người dân Thụy Điển hiền hòa phong cách.

Nhìn tổng quát, thành Stockholm cống hiến cho chúng ta nhiều góc nhìn rất đẹp và tươi mát. Đây là lần thứ hai chúng tôi có dịp thăm viến thành phố này, dầu không còn lạ lẫm với những bảo tàng viện hay cung điện vua chúa và các tầu bè tấp nập, nhưng sự quyến rũ và cái đẹp của thành phố vẫn còn sức thu hút khách viễn du về vẻ đẹp thiên nhiên và những tác phẩm nghệ thuật không những chỉ về tôn giáo được lưu trữ trong các giáo đường mà ngay cả cách kiến trúc rất đặc biệt của thành phố luôn mời gọi bạn dừng chân chiêm ngưỡng.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sơn Nữ Trên Đồi Hoa
Dominic Đức Nguyễn
21:52 16/08/2011
SƠN NỮ TRÊN ĐỒI HOA
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Chiều chiều nắng xế lưng trời
Có cô sơn nữ mỉm cười hái hoa,
(Trích thơ của Nguyễn Đình Hoài Việt)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
WYD 2011: Video Lễ Khai Mạc ĐHGTTG Madrid 2011
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:42 16/08/2011
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô

Chào mừng anh chị em đã đến với Madrid nhân dịp ngày Quốc Tế Giới Trẻ được Đức Thánh Cha khởi xướng từ 3 năm trước đây tại Sydney và được khai mạc hôm nay đây trong Phụng Vụ Thánh Thể trọng thể tại quảng trường trung tâm Plaza de Cibeles Madrid!

Trọng kính các vị Hồng Y, các vị Tổng Giám Mục, Giám Mục với tình huynh đệ trong Chúa Kitô, các linh mục, các vị sống đời thánh hiến và đông đảo các bạn trẻ, là niềm hy vọng và tương lai của các Giáo Hội, các dân tộc và đất nước trong toàn thể Giáo Hội!

Với tất cả lòng chân thành, tôi xin gởi lời chào đến tất cả anh chị em trong tư cách Mục Tử Giáo Hội tại kinh thành Madrid này và trong tư cách là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha.

Các bạn trẻ toàn thế giới thân mến:

Chào đón các bạn đến với Tây Ban Nha! Nhiều bạn trẻ đã cảm nghiệm đất nước và Giáo Hội Tây Ban Nha từ những ngày thăm viếng các giáo phận và đánh giá cao tình cảm nồng nhiệt và tình huynh đệ của người dân Tây Ban Nha, các gia đình, các cộng đoàn và các vị mục tử Tây Ban Nha. Có lẽ các bạn đã nhận thấy được những vòng tay mở rộng và những tình cảm nồng nhiệt này xuất phát từ niềm tin sâu xa của một cộng đoàn đức tin đã hình thành nên đất nước Tây Ban Nha, nơi ghi đậm những dấu ấn đức tin sâu xa trong lịch sử, văn hóa và đời sống.

Tính cách lịch sử của Tây Ban Nha là mô phỏng những nét đặc trưng trong nhân sinh quan Kitô từ khởi đầu lịch sử, bắt nguồn chủ yếu từ những hành trình đầu tiên của các thánh Tông Đồ những người đã rao giảng Chúa Kitô trên mảnh đất này gần 2000 năm trước. Một trong những văn hào và biên kịch nổi danh đương đại của Tây Ban Nha cho rằng: “Tây Ban Nha được linh hoạt bởi một giòng lịch sử đồng hóa với Kitô Giáo”.

Chào mừng các bạn đến với Tây Ban Nha, đến với thủ đô Madrid! Chào mừng các bạn đến với giáo tỉnh Madrid và hai giáo phận trong giáo tỉnh là Alcala de Henares và Getafe. Chúng tôi mở rộng những cánh cửa không chỉ là những cánh cửa bên ngoài của các giáo xứ, trường học, các dinh thự, các trung tâm văn hóa và thể thao được các tổ chức công tư quảng đại và hào hiệp giúp đỡ, nhưng bên cạnh đó còn là những cánh cửa tiến vào những lãnh vực nhân bản nhất thắm đượm tinh thần Kitô Giáo.

Các bạn cũng mở rộng tâm hồn của mình khiến tôi thấy như mình đang ở nơi nhà các bạn! Giáo Hội và người dân Madrid chào đón các bạn, những người đã đến và sẽ đến từ ngày hôm qua và trong suốt thời gian kéo dài cho đến Chúa Nhật, cư ngụ trong thành phố lúc nào cũng khó khăn về nơi ăn chốn ở này. Chúng tôi sẽ làm mọi cách để nơi này thành một nơi chốn hữu nghị trong tình huynh đệ Kitô giáo.

Tây Ban Nha không thể nào có thể văn minh nếu không có hai ngàn năm truyền thống Công Giáo, cả Madrid, nơi đã là kinh đô từ hậu bán thế kỷ 15, nơi bùng nổ văn minh của Tây Ban Nha cũng vậy. Những căn cội Kitô của thành phố này, rất cổ kính vẫn rất sống động và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc hình thành khuôn mặt xã hội, văn hóa và con người, nhưng trên hết là tâm hồn của những người nam nữ thành Madrid luôn chào đón và thân thiện với mọi người đến với thành phố này, bất kể họ đến từ nơi đâu.

Ngày Quốc Tế Giới Trẻ với bề dày lịch sử hơn một phần tư thế kỷ là điều không thể tách rời với một vị chân phước, là người chúng ta đặc biệt kính nhớ đến trong Phụng Vụ Thánh Thể chiều hôm nay tại quảng trường Cebeles này nơi đầy ắp những kỷ niệm về người, vì chính nơi đây người đã cử hành 3 biến cố lớn trong các năm 1982, 1993 và 2003. Tôi muốn nói đến Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Vị Giáo Hoàng của giới trẻ. Với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, bắt đầu một giai đoạn lịch sử mới, chưa từng có là quan hệ với giới trẻ của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và do đó là mối quan hệ giữa Giáo Hội và người trẻ: trực tiếp, thẳng thắn, từ con tim đến con tim, thấm nhuần đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô, nhiệt thành, đầy hy vọng, vui tươi và lan rộng. Từ lần đầu ngày Quốc Tế Giới Trẻ 1985 tại Rôma cho tới lần này tại Madrid, ngày Quốc Tế Giới Trẻ đã mang lại một câu chuyện tuyệt đẹp về đức tin, hy vọng và tin yêu nơi 3 thế hệ những người trẻ Công Giáo và cả không Công Giáo, những người đã thấy đời mình được chuyển hóa và thấy mình vươn lên trong ơn thiên triệu, ơn gọi sống đời thánh hiến, ơn gọi hôn nhân và phục vụ. Sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II ánh lên một lời mời gọi độc đáo chính trong khía cạnh này của việc rao giảng Tin Mừng cho giới trẻ đương đại. Đức Thánh Cha Bênêđíctô của chúng ta đã không ngần ngại nhấn mạnh đến tình yêu dành cho giới trẻ của Đức Gioan Phaolô II trong bài giảng của ngài trong thánh lễ phong chân phước vào hồi đầu tháng Năm này.

Bí quyết của nhân cách sáng ngời của Đức Gioan Phaolô II là tình bác ái như trong ánh sáng Lời Chúa vừa được công bố. Chìa khoá giải thích toàn bộ đời ngài, sự tận hiến cho Chúa, cho Giáo Hội và con người không gì khác hơn là tình yêu cháy bỏng cho Chúa Giêsu Kitô, một tình yêu mà Thánh Phaolô không bao giờ muốn tách rời. Đức Gioan Phaolô II cũng đã từng phải trải qua những gian lao, bách hại, thiếu thốn trong những năm của thế chiến thứ Hai, khi quê hương ngài bị chiếm đóng, khi phải chứng kiến những hành vi dã man và vô luân... Ngài chịu đựng những đau khổ của những người bị bách hại vì danh Đức Kitô trước và cả sau khi đã lên ngôi Tòa Thánh Phêrô, thậm chí đến mức đổ máu. Chứng kiến chân lý và niềm hy vọng Kitô bất khả chiến bại, ngài đã sống theo chân lý: “Nếu Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ai có thể đánh bại chúng ta đây?” Không sợ bất cứ ngoại thù hay nội thù nào của Giáo Hội vì Chúa là sức mạnh của ngài, không gì có thể tách ngài ra khỏi lòng mến của Chúa Kitô.

Thật là hào hứng khi tưởng tượng và sống lại những giây phút đối thoại thân mật giữa ngài và Thiên Chúa khi được hỏi “con có yêu mến Thầy hơn mọi sự khác không”. Biết bao lần trong những trường hợp nghiêm trọng và quyết định, ngài đã thân thưa cùng Chúa trong những năm là Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh: “Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa!”

6. Tình yêu nhiệt thành cho Chúa Giêsu Kitô cũng chính là điều làm say mê và lôi cuốn giới trẻ. Vì thế, có thể hiểu được là họ đã được mong muốn và yêu thương bởi vị Giáo Hoàng của sự thật, không lừa mị, tâng bốc, lừa dối phĩnh phờ hay hời hợt nhưng đến với họ với tất cả sự chân thật vì cuộc sống và ơn cứu độ dành cho họ. Ngài nhận ra nhịp đập của con tim hơn là những cái đầu lý trí. Thành ra, không ngạc nhiên khi các bạn trẻ nhận thấy nơi vị Giáo Hoàng này sứ giả của ân sủng và bình an của Chúa Kitô được loan báo bởi tiên tri Isaia: “Đẹp biết bao đôi chân vượt muôn núi đồi của ngôn sứ loan báo bình an, Tin Mừng, công bố tin chiến thắng và công bố cho con cái Sion “Chúa của anh em là Vua”. Những ai đã kinh qua những ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Buenos Aires, Santiago de Compostela, Czestochowa, Denver, Manila, Paris, Rome, Toronto đều nhận ra rằng khi chào đón vị, Giáo Hoàng này trong hân hoan, và thân thiết họ đã chào đón ngài như một vị nhân danh Chúa mà đến.

7. Từ ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ Tư tại Santiago de Compostela năm 1989, ngày Quốc Tế Giới Trẻ đã được thiết kế để trở thành một chuyến hành hương dù được tổ chức bất cứ nơi đâu cũng hướng đến các truyền thống Kitô Giáo. Khi mời gọi các bạn đến với ngày hội lần thứ 26 này tại Madrid, Đức Giáo Hoàng muốn mời gọi các bạn gặp gỡ Đức Kitô, người bạn đồng hành. Ngài là Đấng duy nhất thấu hiểu được bạn và dẫn đưa bạn đến chân lý, đến cuộc sống vĩnh cửu, đến hạnh phúc và tình yêu chân thật. Đúng thế, giới trẻ khởi đi từ Santiago de Compostela đã tiến bước trong cuộc hành trình đức tin không một thế lực con người nào có thể ngăn nổi. Nhắc nhớ chúng ta tại núi “Bát Phúc” trong đêm 19/8/1989 tại Compostela, Đức Gioan Phaolô II nói: “truyền thống thiêng liêng của Kitô Giáo không chỉ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tìm kiếm Thiên Chúa. Nhưng truyền thống ấy còn nói đến một chân lý quan trọng hơn: đó là chính Thiên Chúa tìm kiếm chúng ta. Ngài đến gặp chúng ta”. Các bạn trẻ thân mến, Chúa Kitô, Đấng mà các bạn tìm kiếm và đến với ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid 2011 để gặp gỡ, hãy để Ngài tìm ra các bạn. Đấy chính là yếu tố then chốt cho sự thành công của bất cứ kỳ Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ nào, cho sự thành công của chính mỗi người trong các bạn.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã chủ sự ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Kohn vào tháng 8 năm 2005 và Sydney tháng 7 năm 2008 theo sáng kiến của Đức Gioan Phaolô II, sẽ chủ sự nghi thức Phụng Vụ tại quảng trường Plaza de la Cibeles này.

Hoàn cảnh của các bạn ngày nay đã có những thay đổi sâu xa so với thời điểm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đưa ra những lời hiệu triệu cho tất cả các bạn trẻ trên toàn thế giới nhân khởi đầu Thiên Niên Kỷ thứ Ba.

Toàn cầu hóa, kỹ thuật truyền thông mới mẻ, khủng hoảng kinh tế và đủ mọi thứ. Giới trẻ ngày nay với căn cội bị lung lay theo những chiều gió đạo lý tương đối “bởi các thế lực thống trị” (x. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, Thông Điệp ngày Quốc Tế Giới Trẻ) không tìm thấy căn bản vững chắc nào trong đời sống văn hóa, xã hội và gia đình và bị cám dỗ mất định hướng đời mình. Thành ra, giới trẻ đương đại còn cần thiết tìm kiếm Thiên Chúa hơn các thế hệ đi trước qua việc học hỏi Lời Chúa, qua việc nhận lãnh các bí tích, đặc biệt trong bí tích Hòa Giải, qua việc gặp gỡ những người nghèo khó yếu đau. Nhu cầu cấp bách là chúng ta phải tiến vào một cuộc đối thoại thân mật với Thiên Chúa, Đấng yêu thương các bạn mà không đòi hỏi điều gì hồi đáp. Ý hướng của Đức Thánh Cha cũng chính là như vậy: các bạn sẽ cảm nghiệm trong Giáo Hội Công Giáo tình hiệp thông, sự thật và sự cấp bách phải biến đời mình theo chủ đề của ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm nay là “Bén rễ và đặt nền tảng nơi Đức Giêsu Kitô, vững mạnh trong đức Tin” (x. Cl 2,7).

9. Đức Gioan Phaolô II xem Ngày Quốc tế giới trẻ như là một phương tiện hữu ích cho công cuộc tân phúc âm hoá. Đức Thánh Cha Bênêđíctô cũng vậy.

Các bạn trẻ thân mến, cám ơn Chúa, cuộc cử hành Thánh thể khai mạc ngày Quốc tế giới trẻ kêu mời chúng ta trở nên môn đệ và chứng nhân. Không còn nghi ngờ gì nữa! Đức Giêsu chỉ cho chúng ta con đường và đích điểm của hạnh phúc đích thực. Không chỉ cho các bạn, nhưng cho cả các đồng môn và bạn bè của các bạn đang xa lánh các thực hành tôn giáo, xa lánh đức tin hay không ý thức đến đức tin. Đức Giêsu muốn đi vào trong tâm hồn các bạn trẻ của ngàn năm thứ ba. Cuộc cử hành sống động như lời kinh vĩ đại của Giáo hội dâng lễ hi sinh của Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh và sống lại lên Thiên Chúa Cha vì muốn cứu rỗi mọi người, và trong việc rước Mình và Máu Ngài. Trong những ngày này, hãy nhớ kỹ lời của Chúa, qua Đức giáo hoàng, đã hỏi các bạn: “Bạn có chấp nhận thách đố của công cuộc tân phúc âm hoá vĩ đại và đẹp đẽ cho các bạn hữu trẻ trung của bạn không? Hãy trả lời vâng, khi nhớ tới lời kêu gọi mạnh mẽ và can đảm của Đức Gioan Phaolô II trong bài giảng ngày 20 tháng 8 năm 1989: "Đừng sợ trở nên thánh"! "Hãy để Đức Kitô ngự trị trong tâm hồn bạn!" Hãy trả lời vâng, với tất cả sức mạnh của sự sáng tạo và cởi mở quảng đại với lý tưởng cao cả của cuộc đời bạn. Hãy đáp lại lời mời của Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI là canh tân lại sự dấn thân minh bạch và trường kỳ cho sự sống. Bây giờ hơn bao giờ hết, họ phúc âm hoá bằng lời nói và hành động. Đức Gioan Phaolô II nói với người trẻ tại cuộc canh thức ngày 3 tháng 5 năm 2003, công cuộc tân phúc âm hoá là nhiệm vụ của mọi người trong Giáo hội: "Người giáo dân, đặc biệt các đôi bạn và gia đình kitô giáo, tuy nhiên việc phúc âm hoá hôm nay cấp bách đòi hỏi các linh mục và các người thánh hiến. Vì thế, nếu trong những ngày này bạn nghe thấy tiếng gọi của Thiên Chúa: “hãy theo Ta” (Mc 2, 14, Luke 5,22), đừng lặng thinh trước lời mời gọi. Hãy quảng đại, hãy đáp trả như Đức Maria mà vui vẻ dâng hiến bản thân và cuộc đời bạn. "

10. Chúng ta hi vọng khai trương ngày Quốc tế giới trẻ 2011 dưới sự chăm sóc hiền mẫu của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Giáo hội. Thành phố Madrid kêu cầu Mẹ như vị bổn mạng dưới tước hiệu "Santa Maria la Real de la Almudena." Đức Maria đã luôn mưu cầu sức mạnh của đức tin, niềm hy vọng vững chắc và đức ái nồng nhiệt cho mọi con cái nam nữ của Madrid. Ngài bảo vệ các ngày này đặc biệt cho các bạn trẻ của Ngày Quốc tế Giới trẻ, hành hương đến thành phố Madrid của Đức Mẹ để gặp gỡ Đức Giáo hoàng! Ngài chăm sóc đến các bạn trẻ theo cách của Mẹ!, Ngài chăm sóc đến Đức Thánh cha Bênêđíctô XVI, đến các giám mục và linh mục, các chủ chăn và tất cả đồng bạn của các bạn! Ngài chăm sóc và bảo vệ gia đình các bạn! Khi nhắc lại lời cầu nguyện của Đức Gioan Phaolô II, đọc vào cuối buổi canh thức lần hạt không thể quên nói trên, tôi mời gọi các bạn đêm nay cầu khẩn Mẹ bằng chính những lời của ngài:

"Kính mừng Maria đầy ơn phúc.
Đêm nay con cầu nguyện cho các bạn trẻ
Đến Madrid từ khắp nơi trên thế giới
Những người trẻ tràn trề hy vọng và mơ ước.
Họ là lính gác của hừng đông
Thần dân của các mối phúc:
Là niềm hy vọng sống động của Giáo hội và của Giáo hoàng.
Thánh Maria, Mẹ của giới trẻ
Xin chuyển cầu cho họ trở nên chứng nhân của Đức Kitô phục sinh,
Những tông đồ khiêm tốn và can đảm của ngàn năm thứ ba
Các sứ giả quảng đại của Tin mừng.
Thánh Maria, Trinh nữ vô nhiễm,
Xin cầu nguyện với chúng con,
Xin cầu cho chúng con. " Amen.


Các vị thánh bổn mạng của Ngày Quốc tế giới trẻ 2011- thánh Isidro Labrador và thánh María de la Cabeza, thánh Ignatio Loyola, thánh Gioan Avila, thánh Phanxicô Xaviê, thánh Gioan Thánh giá, thánh Rosa Lima, thánh Rafael Arnaiz, xin cầu cho chúng con !

Lạy Chân phước Gioan Phaolô II, xin cầu cho chúng con, xin cầu cho các bạn trẻ của Ngày Quốc tế Giới trẻ 2011 để họ mở rộng con tim cho ân sủng cứu độ của Đức Kitô, Đấng Cứu chuộc nhân loại, trong những ngày ngoại thường của Chúa Thánh Thần, trong những ngày này "kể ra những lỳ công của Chúa mọi quốc gia! "

Amen.