Ngày 20-08-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sức Mạnh Lòng Tin Của Dân Ngọai
Lm. Vinh Sơn scj,
07:47 20/08/2017
Chúa Nhật XX Thường Niên A

Is 56,1.6-7; Rm 11,13-15.29-32; Mt 15,21-28

Một em bé vâng lời mẹ xách giỏ ra tiệm tạp hóa. Em cẩn thận đọc cho người bán hàng tên của từng món đồ mà mẹ em đã ghi trên mảnh giấy. Người bán hàng nhìn em và để ý theo dõi từng cử chỉ cẩn thận của em một cách thích thú.

Sau khi đã xếp gọn các món vào giỏ cho em, ông dẫn em đến trước cái hộp đầy kẹo. Vừa mở nắp hộp ông vừa bảo em thò tay vào lấy kẹo. Em bé vui mừng rút ra một viên kẹo. Người bán hàng bèn khích lệ em và nói:

- Cháu hãy bốc cho đầy lòng bàn tay của cháu đi.

Em bé mỉm cười đáp:

- Vậy ông hãy bốc kẹo giùm con.

Người bán hàng ngạc nhiên hỏi:

- Tại sao vậy?

Em bé dí dỏm trả lời:

- Tại vì bàn tay của ông lớn hơn bàn tay của con rất nhiều.

Em bé nhìn nhận cái bé nhỏ của mình trước sự lớn lao của người khác, nên đã được ban cho dư đầy. Người đàn bà ngoại giáo xứ Canaan khiêm tốn nhận mình là dân ngọai, so sánh với Dân Chúa Israen? bà nhỏ bé như “chó con” chỉ đáng được ăn “những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”, chính vì bé nhỏ trước mặt Thiên Chúa, nên được rộng ban theo lòng thương xót của Ngài còn hơn cả lòng bà mong ước…

Đức Giêsu lui về miền Tia và Xiđon. Cụm từ "Tia và Xiđôn" thường được dùng để gọi vùng Dân ngoại cư ngụ ở về phía biên giới tây bắc Palestina; nơi này cũng còn được gọi là Phênikia. Dân Phênikia tự gọi mình là "dân Canaan". Địa danh cổ kính này dùng để chỉ miền đất mà dân Do thái đã đánh chiếm làm lãnh thổ của mình. Người phụ nữ xứ Canaan thuộc về "kẻ ngoại". Đối với người Do Thái, dân ngoại là xấu, là những kẻ “dơ", mà dân Do Thái coi khinh như những "con chó". Còn tệ hơn nữa, bà thuộc một dân tộc mà người Do thái chính thống tránh xa hơn các dân khác, ngay từ thời cha ông giữa họ đã thề nguyền giữ mối thù truyền kiếp.

Người phụ nữ ngọai giao thành Canaan có con bị quỷ ám, đến xin Đức Giêsu chữa lành, bà thưa : "Lạy Ngài là Con vua Đavít, xin rủ lòng thương tôi" (Mt 15,22). Khi nói" Xin rủ lòng thương tôi", bà đã dùng ngôn ngữ Kinh Thánh trong các Thánh vịnh (x.Tv 6,3; 9,14; 26,7; 30,10; 40,56; 85,.3; 122,3...), sau này trở nên ngôn ngữ quen thuộc với Hội Thánh: "Ngài/Chúa, kyrie – xin thương xót con", là danh hiệu các môn đệ và những người cầu xin thường dùng để thưa với Đức Giêsu. Bà tuyên xưng Đức Kitô và gọi Người là "Con vua Đavít", Con Vua Đavít là tước hiệu người Do Thái dùng để chỉ Đấng Mêsia. Cho nên, dù đức tin của bà chưa rõ ràng, bà cho thấy bà đang quay về với Đấng Mêsia của Israel, Đấng đã chữa lành nhiều người đau ốm trong dân.

Ban đầu, Chúa Giêsu im lặng, sau đó đáp trả khi sử dụng phong tục và lối nói quen thuộc của người Do Thái để so sánh những người dân ngoại giống như chó. Gọi ai bằng chó là một điều sỉ nhục. Vì chó liếm những vết ghẻ chốc, và mang bệnh truyền nhiễm như trong dụ ngôn người phú hộ và ông Ladarô (x. Lc 16,19-31).

Chính vì người Do thái khinh thường những người Dân Ngoại, họ không muốn có bất cứ liên hệ gì với Dân Ngoại cả. Người phụ nữ xứ Canaan đến với Chúa vì tình yêu thương của một người mẹ đối với đứa con của mình. Tình yêu vĩ đại của người mẹ làm sự can đảm vượt qua được bức tường kỳ thị chủng tộc.

Dù bị đối xử như là dơ bẩn, Bà còn nhìn nhận mình thấp hèn: "Đúng vậy thưa Ngài, nhưng những con chó nhỏ cũng được ăn những miếng bánh vụn rơi xuống từ bàn ăn của chủ”. Nhà chú giải Thánh Kinh Cl. Tassin giải thích: Bà ấy nhìn nhận rằng dân Israel theo lịch sử thánh được ưu tiên, họ là "chủ”, còn bà là dân ngoại, bà chỉ cầu được những "miếng bánh vụn" trong sự tuyển chọn mầu nhiệm của Thiên Chúa” (L'evangile de Matthieu Centurion, trang 167).

Đức Giêsu thật đã thi hành sứ vụ cứu thế đối với dân Israel cách trung thành, tuy nhiên Ngài đã mềm lòng trước lòng tin mạnh mẽ của người phụ nữ ngoại đạo... Ngày nay, không lạ gì khi chúng ta chứng kiến nhiều người còn là dân ngọai kêu xin Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh. Họ nhận được những ơn lành vì chân chất tấm lòng tin vào Thiên Chúa. Hay họ cầu xin Đức Maria và các thánh, dù niềm tin đó chưa đầy đủ vào Thiên Chúa, nhưng xét sâu hơn, họ cũng đã tin vào Thiên Chúa, vì Đức Mẹ và các vị thánh Công Giáo đến từ Thiên Chúa, và với chúng ta, các Ngài đã làm những sự kiện lạ, chuyển ân sủng từ Thiên Chúa đến cho nhân loại, các Ngài là người cầu bầu để Thiên Chúa thi ân. Chúng ta thấy rất nhiều và rõ nét ở các nơi hành hương trên thế giới: Thánh Địa, Lộ Đức , Fatima, Banneur. Riêng ở Việt Nam như Đức Mẹ La Vang, Bình Triệu, Phần Mộ Các Thánh tử Đạo Việt Nam hay phần mộ của cha Trương Bửu Diệp…

Câu chuyện về lòng tin của người Phụ nữ dân ngọai thành Canaan nhắc cho chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa không bị ràng buộc bởi các cơ cấu tôn giáo. Nếu như xa xưa Chúa Giêsu đã gặp “một lòng tin lớn" ngoài Israel trong khi chính Israel lại cứng lòng tin, vì người Do thái tự mãn đã không chịu khiêm tốn tin vào Chúa Giêsu, viện cớ mình là "con cái Abraham"! (x. Ga 8,31-42). Thì xưa chúng ta thấy niềm tin mạnh mẽ của người phụ nữ ngọai, cũng như hôm ngày chúng ta cũng luôn gặp những lòng tin lớn lao như thế, nghĩa là một lòng đói khát Thiên Chúa thực sự, ở ngoài Giáo Hội và Thiên Chúa vẫn luôn thi ân giáng phúc như chúng ta vẫn thường thấy sự huyền nhiệm là kẻ ngọai đạo cầu xin được nhân lời…

Chúa Giêsu trả lời với bà : "Này bà, đức tin của bà mạnh". Ngài khen lòng tin mạnh mẽ của người dân ngọai. Chính một dân tộc Israel mới được xây trên một lòng tin cũng thật lớn lao, dù lòng tin đó xuất phát từ dân ngọai như trường hợp của phụ nữ thành Canaan, và như trường hợp viên sĩ quan dân ngọai trước đó cũng thế ( x. Mt 8,10.13). Chúa Kitô khẳng định với bà : "… Bà muốn sao thì sẽ được vậy." Từ giờ đó, con gái bà được khỏi " (Mt 15, 28). Lời cầu xin được nhận lời. Thật thế, lời cầu xin làm đẹp lòng Thiên Chúa không là lời cầu xin ỷ lại vào một quyền lợi nào. Đó là lời cầu xin hoàn toàn tin và cậy lòng thương xót của Thiên Chúa, dù đó là lời cầu của “chó con” chỉ mong đón nhận được các mảnh vụn rơi từ bàn ăn gia đình.

Chúng ta nguyện tin tưởng vào quyền năng cứu chuộc của tình yêu Chúa và cẩu khẩn tha thiết như người phụ nữ Canaan: Lạy Chúa xin dủ lòng thương con, xin cứu giúp con! (x. Mt 15,22. 25)

Tin ở Chúa, con người sẽ được ban những ơn hơn lòng chúng ta mong ước dù bất cứ là ai: kẻ tội lỗi hay dân ngọai, như ngôn sứ Giêrêmia xác nhận:

« Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào ĐỨC CHÚA,

và có ĐỨC CHÚA làm chỗ nương thân » (Gr 17,7).

Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:03 20/08/2017
96. NHẢY QUA LONG MÔN
Có một học trò đi đò sang sông, vì không cẩn thận nên sẩy chân rơi xuống nước, người ta tất bật cứu anh lên, anh ta ướt như chuột, nhưng lại cảm hứng nguồn thơ bèn ngâm lên một bài:
- “Mới đạp mũi, thuyền bỗng lắc lư,
ông trời giúp tôi rữa bụi trần;
người ta chỉ có đường về đông hải,
nhảy vọt long môn quay lại liền.”

(Giải Uẩn thiên)

Suy tư 96:
Người vô tình trợt ngã thì họ hớt hãi lo sợ, nhưng người đã biết là sẽ ngã vì đoạn đường khó đi, thì họ bớt lo sợ hơn vì đã chuẩn bị...ngã.
Khi bị té ngã thì có người mặt tái xanh như tàu lá chuối, có người lớn tiếng thoá mạ, có người cười ha ha, lại có người khi bị té ngã thì âm thầm đứng dậy coi như không bị té...
Khi một người Ki-tô hữu bị té ngã trong tội, thì có rất nhiều Ki-tô hữu khác cầu nguyện và giúp đỡ họ cố gắng đứng lên, đó chính là tình yêu hiệp thông trong tình anh em chị em con một Cha trên trời.
Nhưng cũng có một vài người Ki-tô hữu thấy anh em sống trong tội thì nguyền rũa “cho nó chết luôn”; thấy người anh em có một vài khuyết điểm thì nghỉ chơi luôn vì sợ người ta cười cho là mình giao du với người tội lỗi. Đức Chúa Giê-su đã cùng ăn uống với những người bị “té ngã” trong xã hội Do Thái thời ấy, Ngài cũng rất thoải mái và không e dè khi bị những thầy thông luật và biệt phái chê trách Ngài là “đi lại” với những người tội lỗi.
Thế nhưng “những người tội lỗi và đĩ điếm thì lại vào Nước Trời trước” những người tự coi mình là người đạo đức thánh thiện.
Mầu nhiệm thay tình yêu của Thiên Chúa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:05 20/08/2017

29. Suy gẫm cầu nguyện là một quyển sách vĩ đại của người giảng đạo.

(Thánh Vincent)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha mời gọi can đảm và kiên trì khi cầu nguyện
LM. Trần Đức Anh OP
11:40 20/08/2017
VATICAN. Trong buổi đọc kinh Tuyền Tin trưa Chúa Nhật 20-8-2017, ĐTC đã mời gọi các tín hữu can đảm và kiên trì khi cầu nguyện, như người phụ nữ xứ Canaan trong Phúc Âm.

Hàng ngàn tín hữu đã dự buổi đọc kinh tại Quảng trường Thánh Phêrô. Sau những vụ khủng bố vừa qua tại Tây ban nha và nơi khác, an ninh tại khu vực Quảng trường được tăng cường kín đáo.

Bài huấn dụ

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Mathêu (15,21-28) kể lại sự tích người đàn bà xứ Canaan nài nỉ xin Chúa Giêsu chữa lành con bà. Ngài nói:

”Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta một gương đặc biệt về đức tin trong cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với một phụ nữ xứ Canaan, một người ngoại đối với dân Do thái. Cảnh tượng diễn ra trong lúc Chúa đi về thành Tiro và Sidone, ở mạn tây bắc Galilea: Phúc Âm nói: chính nơi đây, người đàn bà cầu xin Chúa Giêsu chữa con gái bà ”bị một tên quỉ hành hạ dữ dội” (v.22). Thoạt đầu Chúa dường như không lắng nghe tiếng kêu đau khổ, đến độ các môn đệ phải can thiệp cho bà. Thái độ có vẻ không quan tâm của Chúa Giêsu vẫn không làm nản chí bà mẹ ấy, bà càng nài nỉ xin Ngài.

Sức mạnh nội tâm của phụ nữ ấy giúp vượt lên trên mọi chướng ngại, cần phải tìm trong tình mẫu tử và trong niềm tín thác của bà, bà tin rằng Chúa Giêsu có thể nghe lời xin của bà. Và điều này làm cho tôi nghĩ đến sức mạnh của các phụ nữ. Với sức mạnh của họ, họ có khả năng đạt được những điều lớn lao. Chúng ta biết bao nhiêu phụ nữ như thế! Chúng ta có thể nói rằng chính tình yêu thúc đẩy niềm tin và về phần mình, niềm tin trở thành phần thưởng của tình yêu. Tình yêu mạnh mẽ đối với con gái đã thúc đẩy bà kêu lên ”Lạy Chúa, con Vua Đavít, xin thương xót con” (v.22). Và niềm tin kiên trì nơi Chúa Giêsu làm cho bà không nản chí, kể cả khi đứng trước sự từ khước ban đầu; vì thế người phụ nữ ”phủ phục trước Chúa và nói: Lạy Chúa, xin giúp con!” (v.25).

Sau cùng, đứng trước sự kiên trì mạnh mẽ dường ấy, Chúa Giêsu ngưỡng mộ, như thể ngạc nhiên trước niềm tin của một phụ nữ ngoại đạo. Vì thế, Ngài đồng ý và nói: ”Hỡi bà, niềm tin của bà thật lớn lao! Ước nguyện của bà hãy thành sự”. Và từ lúc đó, con gái bà được lành mạnh” (v.28). Người đàn bà khiêm hạ này được Chúa Giêsu coi là mẫu gương niềm tin không lay chuyển. Sự nài nỉ của bà trong việc khẩn cầu sự can thiệp của Chúa Giêsu là một khích lệ cho chúng ta để đừng nản chí, đừng tuyệt vọng khi chúng ta bị những thử thách trong cuộc sống đè nén. Chúa không ngoảnh mặt đi nơi khác trước những nhu cầu của chúng ta, và sở dĩ đôi khi Ngài có vẻ không nhạy cảm trước những lời cầu cứu, chính là để thử thách và củng cố niềm tin của chúng ta. Chúng ta phải tiếp tục kêu như người phụ nữ ấy:

“Lạy Chúa, xin giúp con! Lạy Chúa, xin giúp con!”. Như thế, lòng kiên trì và can đảm là điều cần phải có khi cầu nguyện.

Giai thoại này của Phúc Âm giúp chúng ta kiểu rằng tất cả chúng ta đều cần tăng trưởng trong đức tin và củng cố niềm tín thác nơi Chúa Giêsu. Ngài có thể giúp chúng ta tìm lại con đường, khi chúng ta bị lạc mất hướng đi trong hành trình; khi con đường không còn bằng phẳng nhưng gồ ghề và cam go; khi khó trung thành với những cam kết của chúng ta. Điều quan trọng là nuôi dưỡng đức tin của chúng ta hằng ngày, chăm chú lắng nghe Lời Chúa, và cử hành các bí tích, cầu nguyện riêng như tiếng kêu hướng về Chúa 'Lạy Chúa, xin giúp con!”, và với những thái độ bác ái cụ thể đối với tha nhân.

Chúng ta hãy phó thác cho Chúa Thánh Linh để Ngài giúp chúng ta kiên trì trong đức tin. Chúa Thánh Linh đổ tràn niềm tín thác trong tâm hồn các tín hữu; Ngài ban cho cuộc sống và chứng tá Kitô của chúng ta sức mạnh thuyết phục và làm cho xác tín; Ngài khích lệ chúng ta chiến thắng thái độ

thiếu tin tưởng đối với Thiên Chúa và thắng sự dửng dưng đối với anh chị em.

Xin Đức Trinh Nữ Maria làm cho chúng ta ngày càng ý thức về sự cần thiết của chúng ta đối với Chúa và Thánh Linh của Ngài; xin Mẹ xin cho chúng ta được một niềm tin mạnh mẽ, đầy yêu thương, và một tình thương biết trở thành một lời khẩn nguyện, can đảm khẩn cầu Thiên Chúa.

Cầu cho các nạn nhân khủng bố

Sau khi ban phép lành, ĐTC nhắc đến những vụ khủng bố gần đây và nói: ”Trong tâm hồn chúng ta có đau buồn vì những vụ khủng bố trong những ngày qua đã gây ra nhiều nạn nhân, tại Burkina Faso, Tây Ban Nha, và Phần Lan. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người quá cố, những người bị thương và thân nhân của họ; và chúng ta khẩn xin Chúa, là Thiên Chúa từ bi

và hòa bình, giải thoát thế giới khỏi bạo lực vô nhân đạo này. Cùng nhau trong thinh lặng chúng ta cùng cầu xin Mẹ Maria.

ĐTC đã cùng mọi người đọc một kinh Kính Mừng. Rồi ngài chào thăm tất cả các tín hữu hành hương Italia và từ nhiều nước khác. Ngài đặc biệt nhắc đến các chủng sinh mới của Trường Bắc Mỹ ở Roma, các em giúp lễ ở Rivoltella thuộc giáo phận Brescia, bắc Italia.
 
Nạn lụt ảnh hưởng 16 triệu người ở Napal, Bangladesh và An Do.
Xavier Nguyễn Đông
21:19 20/08/2017
Theo AsiaNews thì có hơn 16 triệu người trong vùng Nam Á đang bị ảnh hưởng vì lũ lụt cuả muà Gió Mùa. Lũ lụt xảy ra ở Nepal, Bangladesh và Ấn Độ, đã giết chết khoảng 500 người và con số nạn nhân còn gia tăng.

Liên hội Hồng Thập Tự (Red Cross) và Hồng Tân Nguyệt (Red Crescent) vừa mô tả là những cơn lụt mới đây tại Nam Á Châu là "Một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trong nhiều năm qua."

Ông Martin Faller, phó giám đốc khu vực của Liên hội Hồng Thập Tự và Hồng Tân Nguyệt nói rằng hơn một phần ba của các nước Bangladesh và Nepal đang bị chìm dưới nước. Lũ lụt gây tai hoạ cho gần 11 triệu người trong bốn bang phía bắc Ấn Độ. Nhiều chục ngàn người đã phải di dời. Có nhiều nguy cơ thiếu thực phẩm và bệnh truyền nhiễm lây lan vì nước uống bị ô nhiễm.

Ở Bangladesh, lũ lụt đã đạt đến mức kỷ lục, mà lại còn lo ngại rằng các con sông bên Ấn Độ sẽ đổ về đây trong những ngày sắp tới. Hội Hồng thập tự Nepal cho biết muà màng ở miền Nam đã bị mất sạch vì các vùng đất nông nghiệp đã bị lũ lụt tàn phá.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta Sydney Mừng Kính Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
07:54 20/08/2017
Chiều Chúa Nhật 20/08/2017 vào lúc 2 giờ chiều các Hội Đoàn Đoàn Thể, quý Quan Khách và các Giáo Đoàn bạn đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta mừng kính Lễ Bổn Mạng Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta - Sydney.

Sau 3 hồi chiêng trống truyền thống Việt Nam, ban Tây Nhạc Cecilia thổi bài Kính Mừng Nữ Vương. Cha Phêrô Dương Thanh Liêm Chính xứ Cabramatta xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ La Vang đặt bên đài Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ và bắt đầu kiệu Thánh tượng Mẹ La Vang rước vào nhà thờ. Cuộc kiệu rất trang nghiêm và long trọng, mọi người cùng dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Mừng nguyện cầu xin Mẹ chúc lành cho Gia Đình, cho Giáo Đoàn và cho Cộng Đồng.

Xem Hình

Khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ vào trong nhà thờ và an vị trên cung thánh. Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm Đặc trách Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta Sydney ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người đồng thời giới thiệu quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Chính xứ Dương Thanh Liêm và Cha Nguyễn Tuấn Dũng cùng hiệp dânh Thánh lễ.

Đặc biệt trong Thánh lễ các em Thiếu Nhi Thánh Thể với nghi thức trang trọng cung nghinh Lời Chúa, rước từ cuối Thánh đường và tất cả mọi người cùng hướng về sách Phúc Âm để đón nhận Lời Chúa là Lời Hằng Sống.

Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Bủi Sơn Lâm nói về Đức Mẹ đã hiện ra ở La Vang cứu chữa những dân lành khốn khổ. Đức Mẹ còn nhắn với họ như Mẹ cũng đã từng nói với các Môn Đệ Chúa Giêsu: “Hãy làm những điều mà Chúa Giêsu truyền dạy”…Chúng ta làm những điều Chúa Giêsu truyền dạy thì chúng ta mới thật sự cảm nhận gặp gỡ Chúa Giêsu KiTô…

Trước khi kết thúc Thánh lễ. Cha Phêrô Dương Thanh Liêm Chính xứ Thánh Tâm Cabramatta ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn, đặc biệt Cha khen ngợi các em Thiếu Nhi và Cha khuyến khích các em nên cố gắng học hỏi và gìn giữ tiếng Việt, bởi vì các em chính là người Việt Nam nên đừng quên tiếng Việt Nam

Kế tiếp anh Trần Hồng Phước Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng cũng ngỏ lời chúc mừng Lễ Quan Thầy của Giáo Đoàn, Ca Đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Ngoài ra Giáo đoàn Cabramatta cũng đã đóng góp giúp ích cho Cộng Đồng trong nhiều thời gian qua. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang chúc lành cho Giáo Đoàn.

Sau cùng ông Đào Duy Thái Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ Bổn Mạng của Giáo Đoàn. Sau cùng xin cám ơn quý ân đã đóng góp trợ giúp công và của để Giáo đoàn mừng kính Bổn Mạng hôm nay được mọi sự tốt đẹp.

Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan trong hội trường mừng kính Bổn Mạng.

Diệp Hải Dung
 
Lễ ban bí tích thêm Sức tại giáo xứ Phúc Lâm , GP xuân Lộc
Hoàng Bá Qúy
16:43 20/08/2017
Giáo phận Xuân Lộc: Sáng Chúa Nhật 20 tháng 8 năm 2017, cộng đoàn giáo xứ Phúc Lâm hân hoan chào đón Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám mục Phụ Tá Giáo phận Xuân Lộc đến kinh lý mục vụ và ban Bí Tích Thêm Sức cho 192 em thiếu nhi gồm 162 em trong giáo xứ, 29 em nội trú tại Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc và một em thuộc giáo xứ Ba Đông.

Xem Hình

Đúng 8g30, chào đón Đức Cha tại cổng thánh đường có cha xứ Giuse Đỗ Viết Đại, cha phó Giuse Nguyễn Thanh Tùng, thầy xứ, các em chịu phép Thêm Sức và cộng đoàn dân xứ.

Sau giây phút viếng Thánh Thể và ký sổ, Đức Cha Gioan gặp gỡ quý chức ban hành giáo. Ngài vui vẻ chúc mừng các vị mới nhận nhiệm vụ phục vụ cộng đoàn trong nhiệm kỳ mới và gởi lời cám ơn các quý chức đã mãn nhiệm. Cuối buổi nói chuyện, Đức Cha chụp hình lưu niệm với đại diện các khu họ và các giới.

Lúc 9g30, Đức Cha và quý cha cùng đoàn rước là các em chịu phép Thêm Sức và quý chức tiến lên thánh đường. Thánh lễ do Đức Cha Phụ Tá Gioan chủ tế, cùng đồng tế với Ngài có Cha Quản hạt Giuse Phạm Sơn Lâm, cha phó, quý cha trong giáo hạt và quí cha đồng hương. Tham dự lễ có các tu sĩ nam nữ, quý khách ban hành giáo 16 xứ trong giáo hạt, quý chức Ban Hành Giáo, đại diện các giới và cộng đoàn giáo dân trong giáo xứ.

Thánh lễ được cử hành nghiêm trang và sốt sắng.

Trước khi nhận phép lành cuối lễ, ông trưởng đại diện Ban Hành Giáo đại diện cho dân xứ dâng lời cảm tạ lên Đức Cha. Hai em thiếu nhi đại diện cộng đoàn dâng lên Đức Cha và cha Quản Hạt những lẵng hoa tươi như tấm lòng của đoàn con thảo với chủ chăn của mình.

Cuối phần ban huấn từ , Đức Cha Gioan giới thiệu với cộng đoàn Cha Giuse Phạm Sơn Lâm là cha Quản hạt mới và là cha chính xứ Hà Nội. Nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần biến đổi tâm hồn các em lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay để các em trở thành những chứng nhân của Chúa trong môi trường sống bé nhỏ của mình.
 
AsIPA : Lời Chúa là luống đất tốt
Gioan Lê Quang Vinh
21:32 20/08/2017
Trong những ngày cuối tháng 7 đầu tháng 8, tuần lễ AsIPA diễn ra tại Tổng Giáo Phận Sàigòn với gần 120 tham dự viên, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Hội thảo AsIPA được khai mạc với Thánh Lễ do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi văn Đọc chủ sự và nghi thức cung nghinh Lời Chúa do Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Sau bài thuyết trình mở đầu của Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Khảm, các tham dự viên được nghe các diễn giả đến từ AsIPA là Cha Arthur Pereira, Cha Michael Thinaratana Komkris, và Chị Bibianna Joohyun Ro - Thư ký điều hành AsIPA Desk của FABC (Liên Hội đồng Giám mục Á Châu).

Thế thì AsIPA là gì? AsIPA viết tắt Asian Integrated Pastoral Aproach, nghĩa là Phương pháp tiếp cận mục vụ toàn diện, trực thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á châu.

Liên Hội đồng Giám mục Á châu (tiếng Anh: Federation of Asian Bishops' Conferences - FABC) là một tổ chức liên kết 16 hội đồng Giám mục Công Giáo Rôma của các quốc gia, vùng lãnh thổ ở khu vực Đông, Nam, Đông-Nam và Trung Á, được thành lập với sự chấp thuận của Tòa Thánh. Liên hội đồng này thúc đẩy sự đoàn kết và đồng trách nhiệm với Giáo Hội và phúc lợi xã hội trong khu vực. (xem http://www.fabc.org).

Văn phòng AsIPA của Liên Hội Đồng Giám Mục Á châu đặt ở Seoul, Nam Hàn. Văn phòng được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu thúc đẩy và tổ chức huấn luyện về tầm nhìn Giáo Hội tại Á châu trong thiên niên kỷ thứ 3. Đó là tầm nhìn về một Giáo Hội tham gia, là sự Hiệp thông của các Cộng đoàn. AsIPA thúc đẩy các cộng đoàn có Chúa Kitô là trung tâm, bằng việc chia sẻ Lời Chúa và sống hiệp thông, theo phương pháp mục vụ các Cộng đoàn Kitô nhỏ (CĐKN).

CĐKN là cộng đoàn tập họp các Kitô hữu ở cùng khu xóm trong một giáo xứ. Các thành viên của CĐKN thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ Lời Chúa theo phương pháp bảy bước, sống Lời Chúa trong cuộc sống thường nhật, nâng đỡ nhau và cùng làm cho khu xóm, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Tuần Hội Thảo AsIPA được tổ chức nhằm giúp các tham dự viên có tầm nhìn về Giáo Hội như là “sự Hiệp thông của các Cộng đoàn và Giáo Hội tham gia, đào sâu kinh nghiệm về các cộng đoàn có Chúa Kitô làm tâm điểm qua việc chia sẻ Lời Chúa, đồng thời học hỏi các phương pháp mục vụ, hướng tới tầm nhìn về Giáo Hội bằng cách trở thành các CĐKN .

Với chủ đề “Lời Chúa chính là luống đất tốt lành cho Cộng đoàn Kitô nhỏ”, tuần Hội Thảo AsIPA muốn nhấn mạnh đến việc chia sẻ và sống Lời Chúa, để các CĐKN đâm rễ sâu trong Lời Chúa, và nhờ đó tích cực xây dựng Hội Thánh tại chính địa phương mình.

Ước mong ngày càng có nhiều tín hữu có được tầm nhìn về Giáo Hội, tích cực tham gia các CĐKN và hăng hái sống Lời Chúa mỗi ngày một hơn.

Gioan Lê Quang Vinh
 
Thánh Lễ Khai Giảng Khóa Học Của Liên Tu Sĩ Huế Năm 2017
Trương Trí
21:38 20/08/2017
Sáng ngày 21 tháng 8, tại Hội Dòng Thánh Tâm Huế, Cha Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh thay mặt Đức Tổng Giám mục Giuse chủ tế Thánh lễ Khai giảng Khóa học “Tu sĩ Tội nhân và Ngôn sứ” do Liên Tu sĩ Huế tổ chức. Cùng đồng tế có Cha Giuse Ngô Sĩ Đình, nguyên Bề trên Giám tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam; Cha Anton Huỳnh Đầy, Đặc trách Liên Tu sĩ Giáo phận Huế và quí Cha đại diện các Dòng. Tham dự trong Thánh lễ có đông đủ các tu sĩ Nam Nữ các dòng tu trên toàn Giáo phận Huế.

Xem Hình

Trước khi đi vào Thánh lễ, Cha Đặc trách Liên Tu sĩ Huế giới thiệu Cha Tổng Đại diện được sự ủy quyền của Đức Tổng Giám mục Giuse vắng mặt, chủ tế Thánh lễ Khai giảng hôm nay; Cha giáo Giuse đã không quản ngại xã xôi đã từ Sài Gòn ra dự khai giảng và thuyết trình cho Liên Tu sĩ Huế. Cha Tổng Đại diện cũng đã gởi đến quí Tu sĩ lời chào đến quí Cha, quí Thầy, quí Chị tham dự Thánh lễ Khai mạc khóa Thường huấn năm nay. Cha Tổng Đại diện đặc biệt nhấn mạnh vai trò của quí Tu sĩ trong Giáo phận, nếu không có quí Tu sĩ thì các Cha trong Giáo phận có tài giỏi đến mấy cũng bó tay. Xin hết lòng cảm ơn quí Thầy và quí Chị đã cầu nguyện và giúp đỡ cho các Cha rất nhiều trên con đường làm mục vụ trong Giáo phận. Ngài hiện diện chủ tế Thánh lễ hôm nay là một cơ hội để thay mặt Giáo phận tỏ lòng cảm ơn quí Thầy và quí Chị.

Trong bài giảng lễ, Cha Tổng Đại diện chia sẻ về bài Tin mừng được chọn trong Thánh lễ này hết sức ý nghĩa: Người thanh niên giàu có với cuộc sống tuân giữ lề luật Môisê đến gặp Chúa Giêsu và hỏi: “Tôi phải làm gì để được vào Nước Trời ?”. Câu trả lời của Chúa Giêsu làm cho anh ta buồn rầu và bỏ đi vì anh ta có nhiều của cải: “Anh hãy về bán hết gia tài chia cho người nghèo khó rồi đến theo ta.” Thật quá khó cho một người giàu có, vì quá tiếc của, không đành lòng từ bỏ phú quí xa hoa.

Đối với quí Thầy, quí Chị là những con người tài giỏi, nếu ở ngoài xã hội thì quí Thầy quí Chị có thể sẽ là những người giàu có, nhưng quí Thầy quí Chị đã dứt khoát từ bỏ để dấn thân theo Chúa hầu phục vụ Giáo Hội và phục vụ tha nhân. Một nghĩa cử hết sức cao quí mà không dễ gì ai cũng làm được. Xin Chúa và Mẹ Maria luôn đồng hành và chở che cho quí Thầy và quí Chị để vững tâm tiến bước theo con đường Chúa chọn cho quí Thầy và quí Chị. Vì Chúa đã nói: “Không phải các con đã chon Thầy mà chính Thầy đã chọn các con”.

Ngài còn ví von, tất cả những ai khi đến Huế hoặc những ai tìm hiểu về Huế đều thừa nhận nét dịu dàng của người con gái Huế. Nhưng ở Huế mỗi khi ra đường, bất cứ ai cũng nhận ra một nữ tu dù không mặc tu phục. Đó là do nét duyên dáng, đằm thắm và dịu dàng nhưng không kiêu sa của một người con gái không trang điểm phấn son, không áo quần hoa hòe, đi chiếc xe không cao sang nhưng luôn sạch sẽ, thể hiện được ý thức của một con người nhân bản.

Sau Thánh lễ, Cha Đặc trách Liên Tu sĩ thay mặt Cộng đoàn Liên Tu sĩ Huế nói lời cảm ơn Cha Tổng Đại diện, Cha Giáo Giuse đã vui lòng tham dự Thánh lễ Khai giảng hôm nay. Đại diện Liên Tu sĩ trao tặng 2 Cha bó hoa tươi thắm để bày tỏ tâm tình biết ơn.

Cha Tổng Đại diện mời quí Cha đồng tế cùng ban Phép lành cho tất cả Cộng đoàn Liên Tu sĩ tham dự lễ Khai giảng Khoa học, và chụp hình lưu niệm.

Trương Trí
 
Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Và Rước Lễ Lần Đầu - Giáo Xứ Bến Sắn
Maria Nguyễn Hiếu
21:47 20/08/2017
Trong niềm hân hoan và tạ ơn Thiên Chúa, vào lúc 17 giờ 30 ngày 18/8/2017, Giáo xứ Bến Sắn đã được Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường, về dâng Thánh lễ tạ ơn và ban bí tích Thêm sức cho 74 em thiếu nhi và các anh chị tân tòng trong ngày kỉ niệm 27 năm cung hiến thánh đường Thánh Tâm của Giáo xứ Bến Sắn. Đồng tế với Đức Cha Giuse có cha Đaminh Nguyễn Đức Trung - Chánh xứ Bến Sắn, cha Phanxicô Salêsiô Nguyễn Văn Cảnh - Phó xứ Bến Sắn, cùng quý cha khách.

Xem hình

Tham dự Thánh lễ có rất đông các em thiếu nhi, các bậc phụ huynh và cha mẹ đỡ đầu cùng những người thân và bà con giáo dân trong giáo xứ.

Thánh lễ khởi đầu với đoàn rước Đức Cha Giuse tiến vào thánh đường trong niềm vui mừng và sốt sắng của các em thiếu nhi sắp lãnh nhận bí tích Thêm Sức và đón nhận Mình Máu Thánh Chúa lần đầu tiên.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha Giuse đã cho cộng đoàn nhận thấy việc kỉ niệm ngày cung hiến thánh đường này giúp mỗi người nhớ lại đời sống đức tin phải luôn gắn liền với ngôi thánh đường. Chính nơi đây là nhà của Thiên Chúa là nơi cầu nguyện của con cái Người. Đây là nơi các Kitô hữu bày tỏ lòng yêu mến lòng tin thờ của mình đối với Thiên Chúa quyền năng tối cao. Thánh Phêrô đã nói: "Chúng ta phải trở thành những viên đá sống động, để xây nên đền thờ Thiên Chúa", chính Chúa Kitô là đá tảng và mỗi người con Chúa hãy là một viên đá nhỏ để liên kết với nhau xây dựng nên cộng đoàn Hội Thánh là nơi Thiên Chúa ngự trị ban muôn ơn lành cho con cái của Người.

Đức Cha Giuse cũng kêu gọi cộng đoàn Giáo xứ Bến Sắn hãy tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã ban muôn ơn lành giúp cho giáo xứ ngày càng phát triển, từ cơ sở vật chất đến đời sống đức tin.

Sau phần phụng vụ Lời Chúa là nghi thức ban bí tích Thêm sức cho các em thiếu nhi và anh chị tân tòng. Các ứng viên hân hoan tiến lên nhận lãnh bí tích Thêm sức trong bầu khí hết sức trang nghiêm cùng sự đồng hành của những người đỡ đầu.

Trong phần hiệp lễ, 60 em rước lễ lần đầu cũng lần lượt cùng với cha mẹ của mình tiến lên lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa Kitô từ Đức Cha Giuse. Một hình ảnh rất đẹp của gia đình Công Giáo (Cha mẹ và con cái hiệp thông trong nguồn ơn thiêng Thánh Thể).

Cuối thánh lễ, vị đại diện Hội đồng Mục vụ Giáo xứ gửi những lời tri ân đến Đức Cha Giuse, cha sở, cha phó, quý soeur và các cô chú anh chị giáo lý viên. Các em cũng dâng lên các ngài những đóa hoa tươi đẹp nhất thay cho lòng biết ơn và yêu mến của toàn thể cộng đoàn.

Đức Cha Giuse cũng gửi lời chúc mừng đến toàn thể cộng đoàn giáo xứ. Ngài ước mong đời sống đức tin của mỗi người sẽ ngày càng tăng triển hơn để trở thành đền thờ nơi Chúa ngự vào.

Sau phần đáp lời cám ơn, Đức Cha ban phép lành và cầu chúc mọi người được bình an.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 19g30 trong niềm hân hoan của mọi thành phần tham dự. Đức Cha và quý cha cùng các em lãnh nhận bí tích chụp hình lưu niệm trong ngày lễ trọng đại này.

Maria Nguyễn Hiếu
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bắt Cóc Và Phải Trả Lại Trịnh Xuân Thanh ?
Hà Minh Thảo
21:41 20/08/2017
Ngày 02.08.2017, sau khi triệu mời Ðại sứ Việt Nam tại Berlin để phản đối, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Ðức đã công bố Thông cáo báo chí tố cáo nhà nước Việt Nam đã có hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức cũng như các cam kết quốc tế khi tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin ngày 23.07.2017. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức, ông Martin Schaefer, đã tuyên bố : « Vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một hành động vi phạm trắng trợn và chưa từng thấy nhắm vào luật pháp của Đức cũng như luật quốc tế ». Ông còn tố cáo tình báo và Ðại sứ quán Việt Nam can dự vào vụ bắt cóc ông Thanh.

Ngoài ra, Chính phủ Ðức ra lệnh trục xuất đại diện Tổng cục Tình báo Việt Nam tại Đức và, trong vòng 48 giờ đồng hồ phải rời khỏi lãnh thổ nước này.

Đồng thời, Bộ Ngoại giao Đức cũng yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải cho phép ông Trịnh Xuân Thanh « trở lại Đức không chậm trễ, để cho yêu cầu dẫn độ từ phía Việt Nam và đơn xin tị nạn của ông Thanh có thể được xem xét kỹ lưỡng ».

I. TRỊNH XUÂN THANH, ÔNG LÀ AI ?

Sinh ngày 13.02.1966 tại Đông Anh (Hà Nội), ông có trình độ học vấn Cử nhân Kỹ thuật môi trường và đô thị. Năm 1990, ông tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội. Năm 1995, ông sang làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức.

Năm 1996, ông đảm nhiệm chức vụ phó giám đốc Công ty phát triển kinh tế kĩ thuật Detesco của Trung ương Đoàn. Năm 2000, ông là phó giám đốc chi nhánh Hà Nội của Tổng công ty Sông Hồng, rồi là phó tổng giám đốc và tổng giám đốc của tổng công ty này cho đến năm 2007. Sau đó, ông được điều về làm phó tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) - Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và, đến năm 2009, làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVC. Ông được phong danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2011.

Khi PVC bị thua lỗ trầm trọng và có nguy cơ mất vốn, ông được Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng Bộ - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung Bộ Công thương tại Đà Nẵng tháng 9/2013. Tháng 2/2014, Bộ trưởng Công thương bổ nhiệm ông vào chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương.

Ngày 13.05.2015, ông đắc cử Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2011-2016. Do bị điều tra về vụ xe Biển số xanh và việc công ty PVC dưới thời ông quản trị thua lỗ trầm trọng, ngày 15.06.2016, ông đã chính thức viết đơn gửi Tỉnh ủy và HĐND tỉnh xin không tái cử vào chức vụ Phó Chủ tịch tỉnh, khóa 9, nhiệm kỳ 2016-2021.

Năm 2016, ông đắc cử đại biểu Quốc hội khóa XIV (2016-2021), nhưng bị Hội đồng Bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, do Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, chủ trì theo chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vì cho là có nhiều khuyết điểm và phạm luật. Ngày 06.09.2016, ông Thanh đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng đến báo Thanh niên để đăng, với lý do là ‘không còn tin vào sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư’, còn bản thân ông đã biến đi đâu ai không rõ. Ngày 08.09.2016, Ban Bí thư Trung Ương Đảng họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã biểu quyết 100% bằng phiếu kín quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Đảng.

Ngày 16.09.2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19.09.2016 của Cơ quan Cảnh sát Điều tra - bộ Công an, khởi tố Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; và ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông này. Sau khi xác định Thanh đã bỏ trốn, Bộ Công an ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với bị can. Do ‘không nói láo không phải là cộng sản’, nên trên mạng Ðài VOA (Tiếng nói Mỹ quốc) ngày 06.08.2017 cho biết trên trang web ‘những người bị truy nã’ của tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), cho đến ngày 05.08.2017, có ghi danh nhiều công dân Việt Nam, nhưng chưa có ai tên là Trịnh Xuân Thanh. Thật đúng là ‘Ðừng nghe những gì cộng sản nói. Hãy nhìn những gì họ làm’. Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, nói Ban Thư ký Interpol đã ra lịnh truy nã quốc tế từ ngày 29.09.2016.

Ngày 15.09.2016, cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố 4 bị can thuộc Tổng công ty này: Vũ Đức Thuận, nguyên Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc; Nguyễn Mạnh Tiến, Phó tổng Giám đốc; Trương Quốc Dũng, nguyên Phó tổng Giám đốc và Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng. Ngày 16.09.2016, Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, ra Quyết định số 363/C46 (P12) khởi tố Thanh về tội ‘cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ quy định tại điều 165 Bộ luật Hình sự; đồng thời, ra lệnh bắt tạm giam và khám xét Trịnh Xuân Thanh.

Tháng 7/2016, Thanh đã gửi đơn đến tỉnh ủy Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19.08.2016, Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8 - 2/9) để đi nước ngoài trị bệnh. Theo tài liệu của Bộ Công an, Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài ngày 16.09.2016 và đã qua trú ẩn ở Đức. Sau khi xác định bị can bỏ trốn, cơ quan Cảnh sát điều tra ra Quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.

Trong quá khứ, đầu thâp niên 1990, ông Thanh đã từng nộp đơn xin tị nạn chính trị ở Đức, nhưng sau đó lại tình nguyện trở về Việt Nam. Tháng 9/2016, ông lại đến Ðức để xin tỵ nạn một lần nữa và đơn này đang được cứu xét. Trong thời gian này, ông được phép lưu trú hợp lệ tại đây. Ðồng thời, một hồ sơ ‘dẫn độ’ ông Thanh trở về Việt Nam cũng đã được nhà nước Việt trao đến thẩm quyền Ðức và đang được cứu xét. Trong thời gian dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg vào ngày 7 và 8 tháng 7/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập vấn đề này với bà Angela Merkel, Thủ tướng Ðức. Do đó, các giới chức Ðức lên án thái độ bất tín này của Việt cộng khi mang súng đạn vào lãnh thổ Ðức để trấn áp và bắt cóc người, dù đó là người Việt đang bị tố là tham nhũng trong ở một nước mà hầu hết các đảng viên công chức đều tham nhủng. Hãy nhìn sự giàu có của Nông Ðức Mạnh hay Lê Khả Phiêu, cũng như các cựu Tổng Bí thư cộng đảng khác, để thấy ‘đâu là sự thật’.

Do là Ðại biểu Quốc hội, ông Thanh có Thẻ Thông hành công vụ, đã trốn qua đường Lào, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ để tới Đức. Khi tới dây, vợ chồng ông đã xin giấy phép lưu trú tại Đức, nhưng chỉ có vợ ông được chấp thuận, còn ông bị từ chối, vì ông đang bị Hà Nội truy tìm. Tháng 6/2017, ông đã làm đơn xin tị nạn chính trị và sự bắt cóc này đã xảy ra.

II. SỰ KIỆN BẮT CÓC NGƯỜI.

Sáng ngày 23.07.2017, khoảng hơn 10 giờ 30, ông Trịnh Xuận Thanh cùng một nữ cán bộ Bộ Công thương đã bị nhóm người Việt võ trang khống chế bắt cóc tại công viên Tiergarten, cưởng chế ra đường, đưa lên một chiếc xe đợi sẵn, mang bảng số Cộng hòa Séc, trước khách sạn Sheraton ở quận Tiergarten Berlin.

[CHI TIẾT CHIẾC XE. Ngày 10.08.2017, Ðài VOA Tiếng Việt đã tiếp xúc với ông Bùi Quang Hiếu, chủ doanh nghiệp ‘Hieu Bui Travel’, cho thuê xe ở thủ đô Praha, Cộng hòa Czech, để được biết một chiếc xe Volkswagen 7 chỗ của công ty, biển số xe 2AB–3140. đã bị Cảnh sát Liên minh Âu châu đưa sang Đức hôm 28.07.2017 trong khuôn khổ một cuộc điều tra đặc biệt. Ông nói ông không thể khẳng định xe này có được dùng trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hay không, nhưng cảnh sát Cộng hòa Czech đã đến hỏi ông nhiều chi tiết liên quan đến chiếc xe mà ông đã cho thuê hồi tháng rồi, đúng vào thời gian xảy ra vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh như chính phủ Đức loan tin. ‘Đây là sự tình cờ, chúng tôi cho thuê xe vào ngày 20/7 và họ trả xe cho tôi vào ngày 24/7. Cảnh sát Hình sự Âu châu có làm việc với tôi về chiếc xe đó và họ đã thu giữ chiếc xe vào ngày 28/7 trong khoảng hai tháng vì có liên quan đến một vụ việc nghiêm trọng mà họ không thể tiết lộ’. Người thuê xe là một người bạn của ông ở Trung tâm Thương mại Sapa Praha 4, và người này cho biết là ông thuê hộ xe cho một người khác với mục đích đi du lịch.]

Ông Hiếu cho biết các xe này của ông đều có đăng ký dịch vụ theo dõi hành trình bằng vệ tinh GPS, và cảnh sát Czech đang kiểm tra thông tin hành trình của chiếc xe này. Ngày 09.08.2017, Bộ Ngoại giao Đức cho hay là Bộ đang cân nhắc các bước cần thiết sau khi Việt Nam không hồi đáp yêu cầu của họ, đòi Việt Nam trả ông Trịnh Xuân Thanh về lại nước Đức. Ngày 08.08.2017, cảnh sát Czech cũng cho biết là họ đã chính thức mở cuộc điều tra về cuộc bắt cóc này ở Berlin, bằng một chiếc xe đăng ký biển số Cộng hòa Czech.

Cuộc bắt cóc, không may cho những kẻ khủng bố cộng sản, đã xảy ra trong khu vực an ninh được bảo vệ cao với hơn 1.500 máy chụp hình ghi rõ cả nốt ruồi trên mặt người trong xe. Nạn nhân Trịnh Xuân Thanh đã chống cự, la hét nên người qua đường đã dùng điện thoại cầm tay để ghi hình nội vụ và, sau đó, giao cho giới điếu tra. Ngoài ra, cảnh sát Ðức cũng tìm thấy điện thoại cầm tay của nạn nhân tại hiện trường.

Với bao nhiêu dữ kiện bằng chứng đó, giới cầm quyền Ðức đã quả quyết : Ðây là một cuộc bắt cóc người. Hơn thế, ông Thanh còn được Cơ quan cứu xét tị nạn Liên bang (BAMF) mời đến về việc ông xin quy chế Tị nạn vào hôm sau, ngày 24.07.2017. Ðến giờ hẹn, không thấy ông tới và bà đã điện thoại cũng không được ông trả lời, Luật sư Petra Isabel Schlagenhauf, trợ lý pháp luật cho ông liền báo động : ông Thanh mất tích. Các dữ kiện và tin tức thu đó được cho phép giới điều tra sớm kết luận: vụ bắt cóc do thẩm quyền Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Bá Linh (Berlin) tổ chức.

Tuy nhiên, giới chức Ngoại giao và cảnh sát Ðức đã kín tiếng để chờ cộng sản Hà Nội lên tiếng trước bằng bịa đặt ra sao. Ngày 30.07.2017, những tin ‘Trịnh Xuân Thanh đầu thú’ được loan truyền, nhưng Tướng công an Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, khi được phóng viên Pháp luật TP. Hồ chí Minh hỏi, đã trả lời ‘Ðến giờ tôi vẫn chưa có thông tin gì’. Nhưng sang ngày 31.07.2017, Trịnh Xuân Thanh bất thần ‘về chẳng ai hay’ và xuất hiện tại phòng trực Ban Hình sự của Bộ Công an để ‘đầu thú’.

Như tại các quốc gia độc lập, tôn trọng luật pháp và bảo vệ chủ quyền quốc gia khác, việc mang theo vũ khí xâm nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc người sẽ ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức cùng Liên hiệp Âu châu. Nếu chính phủ Đức tổ chức điều tra, thì chứng cớ vụ bắt cóc được tổ chức sẽ được bóc trần. Việc chứng minh nhà cầm quyền Việt Nam và bản thân ông Bộ trưởng Công an vô can phải được chứng minh.

Vì vậy, giải pháp được nhà nước Việt Nam tính trước phải ‘nói láo’ là Trịnh Xuân Thanh tự về nước và đầu thú. Với hai bản án ‘cố ý làm trái quy định gây thiệt hại 3.300 tỷ đồng’ và ‘tham ô tài sản’ lên tới hàng trăm tỷ đồng, cả hai đều thuộc khung tội tử hình, ông không có lối nào khác là thú tội với hứa hẹn khoan hồng của một ‘nhân vật cao cấp giấu tên’.

Cho tới ngày 19.08.2017, các chi tiết về lộ trình mà những kẻ bắt cóc đã chở ông Thanh đi qua những nơi nào và bằng cách nào để họ đưa ông Thanh và người phụ nữ đã bị bắt với ông về tới Việt Nam. Danh tánh của bà này cũng chỉ được suy đoán là Tô Linh Hương, con gái đồng chí ‘cao cấp’ Tô Huy Hứa. Nhật báo B.Z. phát hành ngày 05.08.2017, đăng một bài có tựa đề, tạm dịch: Mật vụ Việt Nam dùng người tình để ‘cò mồi’ bắt cóc Thanh. Họ tự mãn đây là một kế hoạch tinh xảo để đưa Thanh vào vụ bắt cóc. Từ lâu, họ đã biết Trịnh Xuân Thanh có mối quan hệ tình cảm với cô gái trẻ đẹp này. Họ đã đón cô ở sân bay Tegel Berlin trên một chiếc xe Limousine thuê mướn mang biển số Cộng hòa Séc. Vô tình hay cố ý, họ đã thuê mướn một xe được trang bị hệ thống GPS định vị (không phải là Navigationssystem thông thường để chỉ đường), nên toàn bộ lộ trình chiếc xe di chuyển đều được lưu trữ lại qua hệ thống định vị GPS. Đây là một lỗi lầm cốt tử của mật vụ Việt cộng. ‘Người tình cũ’ hẹn Trịnh Xuân Thanh trước khách sạn và cả hai cùng đi đến nơi xảy ra vụ bắt cóc. Trong lúc Thanh bị bắt cóc, ấu đã xảy ra, ‘người đẹp’ bị gảy tay. Sau đó, cô phải đi theo đoàn mật vụ với Thanh cho đến khi về đến Nội Bài ngày 29.07.2017. Tại đây, hai tướng công an đến nhận diện và xác nhận ‘đây chính l à Trịnh Xuân Thanh’, đang hôn mê, và được đưa vào Bịnh viện Việt-Đức lúc 22 giờ, để giải thuốc mê trước khi đưa về Bộ Công an giam giữ. Cô Hương cũng được Bịnh viện Việt-Đức để săn sóc vết thương và điều trị tại Bịnh viện Việt-Đức.

III. NHỮNG PHÁT NGÔN VIỆT VÀ ÐỨC QUA DÒNG THỜI GIAN.

A. Lập luận của nhà nước Việt Nam : ông Trịnh Xuân Thanh, người đang xin quy chế tị nạn tại Ðức, tự ý bỏ về nước để, ngày 31.07.2017, theo thông báo của Bộ Công an cho biết thì nghi can đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế.

(Các cấp lãnh đạo nhà nước Việt Nam không do dân bầu, được đảng cộng sản chỉ định do tranh dành chức quyền theo phe nhóm, mua chuộc lá phiếu của nhau bằng tiền chi viện của Tàu cộng. Do đó, họ là những kẻ không có đạo đức, chống lại và đánh đập không thương tiếc người dân vô tội, cô thế và tay không. Nói về tài chuyên môn thì chủ trương ‘hồng hơn chuyên’ và việc ‘đảng cử, dân bầu’ đã làm kiệt quệ Ðất Nước vì những người tài đức không cộng sản bị ngăn cản, bằng biện pháp côn đồ, để không thể giúp đồng bào và nước Việt Nam. Trường hợp rõ nhất là chúng chứa chấp Tập đoàn Formosa để gây thảm họa môi trường, gây chết và nhiễm độc cho người dân. Ai bảo đảm Formosa không tái phạm tội ác. Họ không biết thế nào là ‘tam quyền phân lập’ thì làm sao biết tôn trọng luật pháp quốc tế. Mọi người Việt, trong và ngoài nước, đều đồng ý việc chống tham nhủng, nhưng không thể chấp nhận ‘trò hề’ chống nhau ‘bịp bợm’ nhân danh chống tham nhủng. Trước năm 1975, chúng có thói quen vô Nam khủng bố, đặt chất nổ bắt cóc và thủ tiêu. Chứng nào tật nấy, đã là thành viên Liên hiệp quốc, đã là hội viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, cốt khỉ vẫn hoàn khỉ. Đảng đẻ ra luật rồi dùng luật rừng để ghép tội bất kỳ một công dân nào trái ý đảng… Nay, lại mang súng đạn sang nước khác, bất chấp luật nước ngưòi ta lẫn luật quốc tế để khủng bố, bắt cóc…)

B. Phản ứng của chính phủ Cộng hòa Liên bang Ðức :

Cuộc bắt cóc xảy ra trong lúc Cộng sản Việt Nam đang thảo luận với chính phủ Ðức về việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam và, cùng lúc, đang cứu xét đơn xin tỵ nạn của ông này. Người Ðức đề nghị Việt Nam nên tiến hành việc xét xử ông này vì, tại các quốc gia văn minh, các bị cáo chỉ bị coi là có tội khi đương sự bị kết án chung thẩm bởi Tòa án xứng danh, tức bản án không rút từ túi ra.

C. Hành động trao đổi các phản đối giữa chính quyền đôi bên :

Ngày 31.07.2017, qua các báo quốc doanh Việt Nam, Bộ Công an công bố nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã toàn nước và quốc tế.

Trước tin này, nhiều đồng bào tự hỏi : ‘Tại sao Trịnh Xuân Thanh lại phải khổ công từ nước ngoài trở về Việt Nam để tự ra đầu thú? Nếu dọc đường bị bắt thì xem như mất cơ hội đầu thú và đương nhiên mất cơ hội được khoan hồng. Do đó, dù có ngu tới đâu thì Thanh cũng dư biết rằng cách tốt nhất, dễ nhất, an toàn nhất là đến trình diện và đầu thú tại Sứ quán CHXHCN Việt Nam tại nước đang lẫn trốn, với sự hiện diện của luật sư. Vậy có phải an ninh của đảng là toàn thứ láo không?’. Do đó, họ tin là ông đã bị bắt cóc. Người khác lên tiếng : ‘Tạ ơn ông Trời đã xui khiến gây nên vụ bắt cóc! Nhờ đó, thế giới mới thấy được bộ mặt bẩn thỉu của an ninh Việt cộng, chúng dám làm cả cái việc đó ở nước ngoài, và mong nước Đức thấy rõ tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, cũng thấy được chính quyền cộng sản Việt toàn là bọn bịp bợm nói dối, bịt mắt nhân dân Việt Nam’.

Ngày 02.08.2017, bộ Ngoại giao Liên bang Đức ra thông cáo báo chí cáo buộc Việt Nam vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức và luật quốc tế khi cho những người võ trang bắt cóc ông Thanh, một người đang xin tị nạn tại Đức và đang được xem xét : ‘Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có. Nhờ sự nhanh nhạy của các cơ quan thực thi pháp luật Đức, vụ việc đã được phát giác. Giới chức thực thi luật pháp Đức nay cũng đang thực hiện các cuộc điều tra riêng của mình’.

Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, đã triệu tập Ðại sứ Việt Nam tại Berlin ngày 01.08.2017 và tuyên bố tùy viên tình báo Ðại tá Nguyễn Đức Thoa, cán bộ Tổng cục Tình báo Việt Nam, là ‘persona non grata’ và phải rời khỏi nước Đức trong vòng 48 tiếng đống hồ. Đồng thời, Đức cũng yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải trả lại ông Trịnh Xuân Thanh để ông này tiếp tục làm các thủ tục định lưu trú ở đây. Ngoài ra, Đức sẽ xem xét về các biện pháp chính trị, kinh tế và viện trợ phát triển.

{PERSONA NON GRATA, tiếng La tinh, là cách biểu hiện phản ứng mạnh mẽ trong ngoại giao quốc tế, có nghĩa là ‘người không được tiếp đón’, một quy chế do thẩm quyền ngành hành pháp của quốc gia chủ nhà áp dụng khi trục xuất một viên chức ngoại giao nước khác.

Điều 9, khoản 1 Công ước Viena về Quan hệ Ngoại giao quy định: ‘Quốc gia tiếp nhận [viên chức ngoại giao] có thể vào bất kỳ lúc nào và không cần giải thích quyết định của mình, thông báo cho quốc gia gửi [viên chức ngoại giao] rằng người đứng đầu hoặc bất kỳ viên chức nào thuộc ngoại giao đoàn là persona non grata, hoặc rằng bất kỳ viên chức nào thuộc ngoại giao đoàn là không thể chấp nhận được’.

Tuyên bố persona non grata được đưa ra khi có bằng chứng viên chức ngoại giao đó vi phạm luật pháp nước sở tại và/hoặc luật pháp quốc tế}.

Chính phủ Đức vừa ra tuyên bố đặt viên tình báo tại Toà đại sứ Việt Nam ở Đức trong tình trạng persona non grata và ra lệnh trục xuất người này khỏi lãnh thổ Đức trong vòng 48 giờ. Sau thời hạn đó, ông Nguyễn Đức Thoa không ra đi, cảnh sát Ðức đã áp tải ông ra phi trường và lên phi cơ. Thông thường, quốc gia có viên chức ngoại giao bị trục xuất sẽ trả đũa bằng cách trục xuất lại một viên chức ngoại giao nước kia. Không biết trong trường hợp hiện tại, nhà nước Việt Nam sẽ trả đũa ngoại giao ra sao đối với Đức?

Ngày 03.08.2017, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói: ‘Liên quan đến phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm tiếc về phát biểu của vị này ngày 2-8... Tôi hiểu vụ việc Trịnh Xuân Thanh được rất nhiều người quan tâm...’

Khi phóng viên AFP (Pháp) hỏi: ‘Việt Nam có xác nhận lời cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh không? Và liệu bà có nghĩ vụ việc này có ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao hai nước không? Hiện giờ ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu?’ và phong viên hãng DPA (Đức) hỏi: ‘Bà phản ứng thế nào về thông tin của luật sư ông Trịnh Xuân Thanh cho biết ông này đang xin tị nạn ở Đức?, bà Hằng đáp: ‘Theo thông báo ngày 31-7 của Bộ Công an Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện và đầu thú. Hiện nay các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành điều tra’ và nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức.

(còn tiếp)

Hà Minh Thảo
 
Văn Hóa
Lời van và niềm tin của mẹ
Sơn Ca Linh
21:50 20/08/2017
(Cảm nhận từ đoạn Tin Mừng Mt 15,21-28 : Người mẹ quê Canaan)

Sáng hôm nay đường Canaan chợt nắng,
Có bà mẹ quê tất tả bước mau.
Đôi chân không tấm áo đã bạc màu,
Sâu đôi mắt, chắc nhiều đêm không ngủ ?

Chen chúc giữa một đoàn người đô hội,
Hiu hẩm phận mình, xa xót thương con !
Phải gặp Người dù lặn suối trèo non,
Biết đâu được sẽ “may thầy phước chủ” !

“Xin xót thương tôi, lạy Con Vua Đa-vít,
Con gái tôi mang ác bệnh tà ma !”
Lời van xin như gió thoảng mây qua,
Thầy im lặng không một lời đáp trả !

Hớt hải bước theo, lời van rỉ rả,
Nước mắt lưng tròng chẳng chịu lìa xa.
Mặc môn sinh muốn xua đuổi đi ra,
Mặc Thầy bảo : “chỉ tìm Ít-ra-en chiên lạc !”.

“Xin cứu giúp tôi, xin đừng thoái thác” !
“Không ! Bánh đây là của những đứa con,
Dẫu nhỏ hay to, dẫu méo hay tròn,
Cũng không thể đem ném cho đàn chó !”

“Con biết phận mình đồ hư vứt bỏ,
Đâu dám ươm mơ phúc phận vàng son.
Nhưng dưới chân bàn những chú chó con,
Chia nhau mảnh vụn vui mừng hưởng xái !”

“Ôi, bà mẹ quê, đức tin bà vĩ đại !
Bà muốn sao sẽ được trọn ý mình.”
Ngay tức thì, một phép lạ uy linh,
Đứa con gái mẹ quê lành ác bệnh !

Mẹ Canaan ơi, tình thâm lai láng,
Xin mẹ một lần trở lại nhân gian,
Để van xin cho ngàn vạn đứa con,
Đang hấp hối vì bao cơn ác bệnh.

Chuyền lửa đức tin, một lần xin đến,
Để chúng con vượt sóng cả ba đào.
Để vững vàng trụ vững giữa gian lao,
Để trông cậy vào tình Cha muôn thuở !

Sơn Ca Linh
(Chúa Nhật 20 TN A 2017)


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vui Ngày Cuối Hạ/Late Summer
Robert Helfman
18:47 20/08/2017
VUI NGÀY CUỐI HẠ /LATE SUMMER
Ảnh của Robert Helfman
Thảnh thơi cuối hạ bên hồ
Quên đi tất bật xô bồ phố đông.
(bt)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 21/08/2017: Australia đòi phạt các linh mục không chịu vi phạm ấn tín giải tội
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:34 20/08/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Ủy ban Hoàng Gia Úc đòi trừng phạt các linh mục không chịu vi phạm ấn tín bí tích giải tội

Các linh mục không thông báo cho cảnh sát sau khi được biết về việc lạm dụng trẻ em trong tòa giải tội sẽ phải đối mặt với những cáo buộc hình sự, một Ủy ban Hoàng Gia Úc đã đề nghị như trên.

Ủy ban Hoàng gia về cơ chế phản ứng đối với nạn lạm dụng tình dục trẻ em đề nghị tất cả các tiểu bang và lãnh thổ trong cả nước nên đưa ra những luật trừng phạt các linh mục vì không chịu vi phạm ấn tích bí tích giải tội.

Ủy ban đã viết: “Quyền thực hành niềm tin tôn giáo phải đáp ứng nghĩa vụ của xã hội dân sự nhằm đảm bảo sự an toàn cho mọi người, đặc biệt là sự an toàn của trẻ em trước sự lạm dụng tình dục.”

“Các tổ chức nhắm chăm sóc và cung cấp dịch vụ cho trẻ em, kể cả các cơ sở tôn giáo, phải cung cấp một môi trường nơi trẻ em được an toàn khỏi lạm dụng tình dục. Báo cáo các thông tin liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em với cảnh sát là rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn của trẻ em.”

Ủy ban Hoàng gia này biết thừa là Giáo Hội sẽ mạnh mẽ phản đối, vì Giáo Hội luôn luôn bảo vệ tính bí mật tuyệt đối trong tòa xưng tội. Tuy nhiên, họ đưa ra điều này với những hậu ý khác.

Theo giáo luật, các linh mục không bao giờ có thể vi phạm ấn tín tòa giải tội, ngay cả dưới sự đe dọa của cái chết. Bất kỳ linh mục nào phá vỡ ấn tín tòa giải tội đều tự động bị dứt phép thông công.

Đức Tổng Giám mục Denis Hart của tổng giáo phận Melbourne nói trong một tuyên bố đưa ra hôm 14 tháng 8 rằng: “Tòa giải tội trong Giáo Hội Công Giáo là một cuộc gặp gỡ tinh thần với Thiên Chúa qua vị linh mục. Đó là một phần cơ bản của tự do tôn giáo, và nó được công nhận trong Luật của Úc và của nhiều nước khác. Điều này phải được duy trì tại nước Úc này.”

“Ngoài tòa giải tội, tất cả các hành vi phạm tội đối với trẻ em đều phải được báo cáo với chính quyền, và chúng tôi hoàn toàn cam kết làm như vậy.”

2. Trước các nguy cơ chiến tranh, Ðức Thánh Cha phó thác các dân tộc khổ đau cho Mẹ Maria Nữ Vương Hoà Bình.

Ðức Thánh Cha Phanxicô phó thác cho Mẹ Maria Nữ Vương Hoà Bình các dân tộc trên thế giới đang phải đau khổ vì các tai ương thiên nhiên, các cẳng thẳng xã hội hay các cuộc xung đột và ngài xin Mẹ an ủi và ban cho tất cả mọi người một tương lai thanh bình và hoà hợp.

Ðức Thánh Cha đã cầu nguyện như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa 15 tháng 8 năm 2017 lễ trọng kính Ðức Mẹ hồn xác lên trởi. Quảng diễn bài Phúc Âm kể lại biến cố Ðức Mẹ đi thăm bà Elisabét, Ðức Thánh Cha nói: ơn cao trọng nhất mà Ðức Maria mang tới cho bà Elidabét và cho toàn thế giới là Chúa Giêsu, Ðấng đã sống trong Mẹ, và Ngài sống không phải chỉ vì lòng tin và sự chờ đợi, như nơi biết bao phụ nữ thời Thánh Kinh Cựu Ước: nhưng từ Ðức Trinh Nữ Ngài đã nhận lấy thịt xác loài người cho sứ mệnh cứu rỗi của Ngài.

Khi Mẹ Maria tới nhà hai ông bà Elidabét và Dacaria, niềm vui tràn bờ ở nơi trước kia ngự trị sự buồn sầu vì không có con. Giờ đây niềm vui nhảy mừng từ các con tim bởi vì sự hiện diện vô hình nhưng thực sự của Chúa Giêsu khiến cho mọi sự tràn ngập ý nghĩa: cuộc sống, gia đình, ơn cứu độ của dân. Niềm vui tràn đầy ấy được diễn tả ra trong bài thánh thi Magnificat của Mẹ. Ðó là một bài ca chúc tụng Thiên Chúa là Ðấng đã làm các việc trọng đại qua những người khiêm hạ, không được thế giới biết đến, như Mẹ Maria, như thánh Giuse và cả nơi các Ngài sống là Nagiarét. Chúa làm những việc trọng đại trong thế giới với những người khiêm hạ, bởi vì sự khiêm tốn như một khoảng trống dành cho Thiên Chúa...

Biến cố Chúa Giêsu đến trong căn nhà ấy qua Mẹ Maria đã không chỉ tạo ra một bầu khí tươi vui và hiệp thông huynh đệ, mà cũng tạo ra một bầu khí của niềm tin dẫn đưa tới niềm hy vọng, lời cầu nguyện và chúc tụng. Khi cử hành lễ Ðức Maria Rất Thánh hồn xác lên trời chúng ta muốn xin Mẹ, một lần nữa, đem đến cho chúng ta, cho các gia đình và cộng đoàn của chúng ta món qua vô biên, ơn duy nhất mà chúng ta phải luôn luôn xin trước hết và trên hết là Chúa Giêsu Kitô. Khi đem Chúa Giêsu đến cho chúng ta là Mẹ cũng mang đến cho chúng ta một niềm vui tràn đầy ý nghĩa, một khả năng mới băng qua những thời điểm đau khổ khó khăn; Mẹ đem tới cho chúng ta khả năng thương xót, để chúng ta tha thứ cho nhau, hiểu biết nhau và nâng đỡ nhau. Khi chiêm ngưỡng Mẹ Maria hồn xác lên trời, đạt điểm thành toàn lộ trình trần gian của Mẹ, chúng ta cảm tạ Mẹ là môn đệ đầu tiên đã đi trước chúng ta trong cuộc lữ hành của đời sống và niềm tin. Xin Mẹ giữ gìn và nâng đỡ chúng ta nên thánh để một ngày kia chúng ta được gặp Mẹ trên thiên đàng.

3. Chuẩn bị cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Colombia

Hôm Chúa Nhật 13 tháng 8, Hội Ðồng Giám Mục Colombia đã tổ chức một cuộc lạc quyên toàn quốc để tài trợ chi phí tổ chức cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha Phanxicô tại nước này từ ngày 6 đến 10 tháng 9 năm 2017.

Trong thông cáo, Hội Ðồng Giám Mục Colombia và ban tổ chức cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha giải thích rằng: “Mặc dù chính phủ quốc gia và các chính quyền địa phương trợ giúp việc tổ chức cuộc viếng thăm này, nhưng để đạt tới những chủ đích cơ bản của cuộc viếng thăm, Giáo Hội cần chu toàn trách nhiệm về mặt tinh thần và mục vụ, như tiếp đón Ðức Thánh Cha và phái đoàn tháp tùng, huấn luyện mục vụ cho các tín hữu trên toàn lãnh thổ quốc gia, các buổi cử hành phụng vụ, các cuộc gặp gỡ khác tại 4 thành phố nơi Ðức Thánh Cha dừng lại, thông tin cho dân chúng và truyền thông Giáo Hội.. Tuy phần lớn những ngừơi cộng tác với Giáo Hội trong việc chuẩn bị cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha là những người thiện nguyện, nhưng vẫn có những phí tổn cần trang trải”.

4. Trùng tu 4 thành phố tại Colombia cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha

Cuối tháng 7 vừa qua, Phó tổng thống Colombia, là Ông Oscar Naranjo, thông báo chính phủ nước này dành 28 tỷ đồng Pesos, tương đương với gần 8 triệu Euro, để giúp 4 thành phố đón tiếp Ðức Giáo Hoàng, tuy nhiên việc phân phối ngân khoản này phải được sự phê chuẩn của các cơ quan kiểm soát.

Một cuộc họp liên ngành được diễn ra vài ngày sau khi có quyết định trên đây của chính quyền trung ương Colombia để quyết định về việc sử dụng ngân khoản tài trợ.

Mặt khác, cũng cuối tháng 7 năm 2017, Hội Ðồng Giám Mục Colombia thông báo Tòa Thánh đã yêu cầu làm sao các phẩm phục phụng vụ Ðức Thánh Cha dùng trong cuộc viếng thăm phản ánh những sắc thái văn hóa bình dân, âm nhạc và màu sắc của các địa phương.

Cha Juan David Muriel Mejia, đặc trách về phụng vụ của Giáo Hội Colombia trong cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng cho biết các phẩm phục phụng vụ rất đặc sắc để làm nổi bật sự khác biệt và sự phong phú văn hóa của đất nước Colombia.

Các áo lễ đó được nhà vẽ kiểu Pilar và Mercedes Salazar Castano người Colombia sáng tác và được các thợ may địa phương thực hiện. Áo lễ sẽ được thay đổi mỗi ngày, theo các vùng được Ðức Thánh Cha viếng thăm. Ví dụ ngày 9 tháng 9 năm 2017, ngài sẽ ở thành phố Medellín, các áo lễ Ðức Giáo Hoàng mặc phản ánh các nhóm chủng tộc khác nhau trong vùng.

Sau cùng, Muriel Mejia giải thích rằng các mảnh áo lễ cũng nói lên những cơ cực, vui mừng và hy vọng của nhân dân Colombia.

5. Tranh cãi về tiền bạc dẫn đến cái chết của 79 trẻ sơ sinh tại Ấn Độ

“Giáo Hội Ấn độ thương khóc cái chết của các nạn nhân vô tội, cái chết của các trẻ em trong thảm kịch xảy ra tại bệnh viện Gorakhpur”. Ðó là những lời phân ưu chia buồn của Ðức Hồng Y Baselios Cleemis, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn độ, thay mặt cộng đoàn Công Giáo Ấn độ, gửi đến gia đình của các nạn nhân trong thảm kich xảy ra tại bệnh viện Gorakhpur, một trong những bệnh viện lớn thuộc bang Uttar Pradesh.

Theo tin địa phương, số các nạn nhân tử vong có thể đã lên đến 79. Ðức Hồng Y gọi đây là một mất mát vô cùng lớn lao và ảnh hưởng đến toàn quốc gia. Ngài nói rằng chính quyền lẽ ra phải cung cấp các dịch vụ chăm sóc đầy đủ, và bây giờ phải có những hành động đúng đắn kịp thời.

Thảm kịch xảy ra trong những ngày vừa qua tại khoa nhi sơ sinh và thần kinh. Theo các điều tra viên, các công ty cung cấp các túi oxy đã ngừng phân phối cho bệnh viện do các khoản nợ chưa thanh toán. Giám đốc điều hành của công ty biện minh bằng cách tuyên bố đã thông tin đầy đủ cho ban quản trị bệnh viện.

Cái chết của các trẻ em hướng sự chú ý đến những thiếu sót nghiêm trọng của hệ thống y tế công cộng của Ấn Ðộ. Các chuyên gia trong nước cho rằng việc thay đổi trong chính phủ đã chỉ làm cho tình trạng khó khăn về nhân sự và vật tư thêm tệ hơn.

Ðức Hồng Y Cleemis nói: “Trong thời điểm vô cùng đau này, Giáo Hội cống hiến hỗ trợ cần thiêt cho gia đình các nạn nhân. Chúng tôi cầu nguyện xin Chúa ban cho họ sự an ủi.”

6. Pêru công bố Logo và khẩu hiệu cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha

Trong buổi họp báo tại Roma vào chiều ngày 14 tháng 08 năm 2017, các Giám mục Pêru đã trình bày logo và khẩu hiêu cuộc viếng thăm Pêru từ ngày 18 đến 21 tháng 01 năm 2018 của Ðức Thánh Cha Phanxicô.

Logo và khẩu hiệu này đã được các Giám mục Pêru chọn trong khóa họp ngoại thường của Hội đồng Giám mục nước này, được tổ chức từ ngày 02 đến 04 tháng 08 năm 2017, để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm mục vụ của Ðức Thánh Cha Phanxicô.

Khẩu hiệu của chuyến viếng thăm là “Hiệp nhất bởi niềm hy vọng”. Logo có hình ảnh đôi bàn tay nắm một con chim bồ câu ngậm cành ô liu. Logo nói về niềm hy vọng với hình ảnh chim bồ câu tượng trưng cho hòa bình và cành ô liu là biểu tượng của hy vọng. Logo có màu trắng và đỏ, là hai màu của lá cờ Pêru, và hai màu vàng và trắng, màu cờ của Tòa Thánh. Ðôi bàn tay là biểu tượng của sự hiệp nhất.

Logo không có hình ảnh của Ðức Thánh Cha nhưng có ý nghĩa biểu tượng.

7. Các giáo phận tại Nhật cử hành 10 ngày cầu nguyện cho hoà bình

Cách đây 72 năm trong hai ngày mùng 6 và mùng 9 tháng 8 năm 1945 hai quả bom nguyên tử đầu tiên đã được thả trên hai thành phố Hiroshima và Nagasaki bên Nhật Bản, khiến cho 200,000 người chết ngay tại chỗ và 150,000 người bị thương vì chất phóng xạ và chết dần chết mòn trong các năm sau đó kéo dài cho tới nay.

Trong sứ điệp phổ biến nhân “Mười ngày cho hoà bình”, từ mùng 6 tới 15 tháng 8 năm 2017 để tưởng niệm các nạn nhân của vũ khí nguyên tử Hội Ðồng Giám Mục Nhật Bản khẳng định rằng “Hoà bình không thể được xây dựng với sức mạnh quân sự. Vì thế chúng tôi kêu gọi chính quyền Nhật và mọi người thiện chí thực thi đối thoại chân thành và lâu bền để thiết lập hoà bình tại Á châu và trên thế giới, không đáp trả lại các đe dọa của các nước láng giềng hay của phong trào khủng bố phá hoại bằng quân sự. Chỉ qua bất bạo động và tình yêu thương mới vượt thắng được bạo lực. Giáo Hội ủng hộ quyền có một cuộc sống hoà bình, được bảo đảm bởi Hiến pháp Nhật đã có từ 70 năm qua”.

Giáo Hội Nhật Bản cũng nhắc tới kỷ niệm 500 năm phong trào Cải cách do Luther khởi xướng. Biến cố này sẽ được cử hành vào ngày 23 tháng 11 năm 2017 tại nhà thờ chính toà Urakami ở Nagasaki. Ðây cũng là nơi tổ chức diễn đàn đối thoại, do các Giám Mục Công Giáo và Luther cùng bảo trợ. Thông cáo do Ðức Cha Joseph Mitsuaki Takami, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Nhật Bản ký tên, cũng cho biết: “Nagasaki đã sống kinh nghiệm Kitô giáo bị bách hại và thảm cảnh nguyên tử của thế kỷ XX. Sẽ không phải là điều tuyệt diệu hay sao, nếu giờ đây nó tiếp đón một cuộc gặp gỡ cầu nguyện và đối thoại giữa các kitô hữu, nó cũng cống hiến một mô thức hoà bình trên thế giới?”

8. Các Giám Mục Nhật âu lo về những luật vừa được Quốc Hội thông qua

Tuần qua, Hội Đồng Giám Mục Nhật Bản đã đưa ra một thông cáo trình bày các quan tâm của các Giám Mục Nhật trước tình hình căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên và một số vấn đề liên quan đến xã hội Nhật.

Đặc biệt, các Giám Mục Nhật Bản cũng đề cập tới luật mới được Quốc Hội Nhật phê chuẩn liên quan tới phạt tội dự tính khủng bố phá hoại và các thứ tội phạm khác. Luật mới cho phép cảnh sát bắt giữ bất cứ ai bị tình nghi là đang chuẩn bị một vụ khủng bố phá hoại. Các Giám Mục viết: “Một luật như thế có nguy cơ dẫn tới một xã hội bị kiểm soát và hạn chế các quyền của công dân. Nhưng trong quá khứ khi quyền bính của chính phủ đã vi phạm sự tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và tự do tôn giáo, Nhật Bản đã đi tới chiến tranh. Chúng ta có bổn phận phải để lại cho con cháu chúng ta một xã hội, trong đó các quyền nền tảng con người, bao gồm cả quyền tự do tín ngưỡng và nhân phẩm, được tuyệt đối tôn trọng, không đi tới chiến tranh”

Tiếp tục thông cao các Giám Mục nhấn mạnh rằng: “Nạn khủng bố phá hoại thường xuyên xảy ra tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới này. Nhưng bởi vì các quốc gia dành ưu tiên cho các lợi lộc riêng tư, cho nên mối âu lo đó là việc các nước không cộng tác để giải quyết các vấn đề toàn cầu, như số người di cư tỵ nạn gia tăng, nạn buôn người lan tràn, các lạm dụng khai thác và tàn phá thụ tạo, với các hậu quả nghiêm trọng cho các giai tầng yếu kém nhất như trẻ em, phụ nữ và người già”. Kết thúc thông cáo, các Giám Mục Nhật Bản mời gọi mọi người tha thiết cầu nguyện và hoạt động cho một xã hội hoà bình và công bằng hơn