Ngày 22-08-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bài Giảng Lễ Khấn Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:28 22/08/2019
ĐỜI TU NHƯ “CÂY BÊN SUỐI NƯỚC”

Ngày 5.8 vừa qua, Tại Trung Tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn, 26 Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, các Hội Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles Hoa Kỳ, Campuchia, Lào và Thái Lan đã long trọng cử hành đại lễ Khai Mạc Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam (Bao gồm cả Đàng ngoài 1670 và Đàng Trong 1671). Cuộc lữ hành 350 của Dòng Mến Thánh Giá nói được là gần như “song hành” với lịch sử 360 năm của Hội Thánh Việt Nam, nếu lấy cột mốc 9.9.1659, ngày mà cách đây 360 năm, Đức Giáo Hoàng Alexandre VII quyết định thành lập hai giáo phận Tông toà đầu tiên Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Người vui mừng nhất hôm nay, có thể nói được, chính là vị Tổ phụ sáng lập Hội Dòng mang tên “MẾN THÁNH GIÁ”, Đức Cha Lambert de La Motte, vị Giám mục tiên khởi của Đàng Trong và Giám quản Đàng Ngoài. Sao mà ngài không vui được, vì cách đây 350 năm, chỉ có một Hội Dòng Mến Thánh Giá Đàng ngoài (1670) và sau đó một năm (1671) Dòng Mến Thánh Đàng Trong; mà đến hôm nay, con cái của ngài, các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá đã có tới trên 8 ngàn nữ tu với 30 Hội Dòng trong nước cũng như hải ngoại, cùng với con số đông đảo hàng vạn thành viên của các Hiệp Hội Mến Thánh Giá tại thế.

Riêng hôm nay, giờ nầy, tại ngôi thánh đường mẹ của giáo phận, giữa mọi thành phần dân Chúa, Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn có 30 trinh nữ vừa Khấn trọn và tuyên khấn lần đầu cùng với 16 các chị em khác hân hoan tạ ơn hồng ân thánh hiến trong dịp mừng kỷ niệm những chặng đường ghi dấu ấn của cuộc hành trình dâng hiến, chẳng phải là một dấu chỉ của đơm hoa kết trái đó sao ! Với những thành quả và hiện thực sau 350 như thế, nếu ngôn sứ Isaia mà sống lại giờ nầy, thì chắc ngài sẽ nói rằng : “những gì ta viết cách đây 2700 năm mà các ngươi vừa nghe, là ta viết cho Dòng Mến Thánh Giá” đó ! Quả thật chúng ta vừa nghe trích đoạn Isaia trong BĐ 1 :

“Dòng dõi các ngươi sẽ nức tiếng giữa chư dân, và giống nòi các ngươi sẽ lừng danh giữa muôn nước. Tất cả những ai thấy các ngươi sẽ biết rằng các ngươi là một dòng dõi được ĐỨC CHÚA ban phúc lành.”.

Vâng, các chị hôm nay chính là “dòng dõi của Đức Cha Lambert de la Motte, dòng dõi của những người nữ tu Mến Thánh giá đầu tiên như Anê, Paula, của hàng trăm nữ tu tử đạo, trong số đó có hai nữ tu Tôi Tớ Chúa thuộc giáo phận Đông Đàng Trong (tức Qui Nhơn chúng ta hôm nay) là Anê Soạn, Anna Trị.

Thế nhưng, để có được một “dòng dõi được Đức Chúa ban phúc lành”, một Hội Dòng Mến Thánh Giá với trăm hoa đua nở như thế, hay nói cách bóng bẩy hình tượng một chút, để có được những nữ tu đội lúp đẹp, với vòng hoa rạng rỡ, nến sáng trên tay trong ngày lễ đại trào trang trọng như thế nầy, Dòng Mến Thánh Giá đã trả giá bằng bao nhiêu máu xương và nước mắt.

Thật vậy, tại giáo phận Đông Đàng Trong, tức tiền thân của giáo phận Qui Nhơn ngày nay, chỉ trong cuộc bách hại của phong trào Văn Thân năm “đại kinh hoàng” 1885”, Dòng mến Giá có 270 nữ tu bị sát hại, 10 tu viện bị triệt hạ, 17 cô nhi viện bị phá huỷ.

Một trong số nhiều câu chuyện thương đau bách hại của các chị được cha Eugène Durand có kể lại (đăng trong tạp chí Revue d’Histoire des Missions, tập 7, Paris, 1930 với chủ đề “Les Amantes de la Croix”), có câu chuyện của 40 nữ tu thuộc nhà dòng Phú Hoà :

“Phần lớn các nữ tu ở khoảng 40 tuổi đã bị tàn sát ngay dưới mắt cha Guégan Hoàng sau khi đã bị chúng lột sạch áo quần. Đó là do cái lòng lang dạ thú, hay đúng hơn, cái trò ma quỷ của bọn đi cắt cổ người”.

Các chị thấy đó, 40 chị nữ tu thân yêu của chúng ta đã “tuyên khấn trọn vẹn lần cuối cùng vì tình yêu”, cho dù không có một tấm vải che thân, trong một nỗi đắng cay khổ nhục kinh khiếp, nhưng chắc chắn các nữ tu anh hùng đó hoàn toàn xứng hợp như những lời của Isaia mà chúng ta nghe hôm nay : “Vì Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh, như chú rể chỉnh tề khăn áo, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang. Như đất đai làm đâm chồi nẩy lộc, như vườn tược cho nở hạt sinh mầm, ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng cũng sẽ làm trổ hoa công chính, làm trổi vang lời ca ngợi trước mặt muôn dân.”

Trong một xã hội, một thời đại mà thước đo giá trị con người được “đám đông mặc nhiên chấp nhận” thường được tính bằng những “điểm trang lộng lẫy bên ngoài” : nhà mấy tấm, xe mấy tỷ, con học trường quốc tế nào, thu nhập và tài khoản ngân hàng được bao nhiêu con số, học vị được mấy tấm bằng… và hạnh phúc chung quy chỉ là “giàu sang hưởng thụ”…, thì quả thật, những kẻ chọn “Chúa Giêsu chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí”, nếu không “hâm hẩm” thì cũng là những kẻ “lạc dòng, lạc điệu”.

Thế nhưng, những kẻ trước mắt thế gian là hâm hẩm, lạc dòng lạc điệu đó lại là “những người được Chúa kêu gọi”, như chứng từ của Thánh Phaolô trong thư gởi cộng đoàn Côrintô được công bố trong bài đọc 2 hôm nay :

“Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Ki-tô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người.”.

Vâng, phải có ơn Chúa, phải được Chúa kêu gọi và thu hút cách đặc biệt, người ta mới có đủ dũng khí mà “bỏ tất cả để theo Chúa, chọn Chúa”. Ngày lễ Thứ Hai vừa rồi, Tin Mừng đã kể lại câu chuyện người thanh niên giàu có “sụ mặt bỏ đi” vì anh ta có nhiều của cải”.

Với các trinh nữ khấn trọn và tiên khấn hôm nay, hay các chị đã sống một chuổi dài hành trình ơn gọi thánh hiến, chắc chắn đã cảm nghiệm thế nào là tiếng gọi yêu thương của Thầy Chí Thánh, một hồng ân, một ơn gọi sâu thẳm, ngọt nào và cũng lắm chông gai, mà một nữ tu Mến Thánh Giá Vinh mang bút hiệu La Thứ đã diễn cảm bằng ngôn ngữ của “Diễm Tình Ca”, trong bài viết “THƯ GỞI CHÚA” :

“Em lo lắng! Em thao thức cho mình là một người hiền thê luôn trung tín, trưởng thành, thánh thiện để xây dựng gia đình là Giáo Hội luôn triển nở và đong đầy tình Anh. Anh ơi! Cám ơn Anh đã chọn và gọi em bằng tin tưởng, yêu thương. Hãy thêm sức, sự can đảm và tình yêu trong em để em luôn vững bước Anh nha.”

Khi nhìn vào lối sống, cách nhận thức và chuẩn bị tương lai của phần đông giới trẻ hôm nay, không ít người đâm bi quan lo lắng: “Không biết vài năm nữa có còn “đứa nào đi tu” không?”. Tôi nhớ cách đây một năm, tại nhà thờ giáo xứ Qui Hiệp, khi Thánh lễ ban phép Thêm Sức vừa xong, có mấy em thiếu nhi quây quần bên Đức Cha Matthêô, trong đó có một bé gái dễ thương là độc viên sách thánh trong Thánh lễ. Đức Cha hỏi : “Lớn lên có muốn đi tu không?”. Con bé trả lời dứt dạc : “Dạ không, con lấy chồng” !

Làm sao để “Thập Giá Đức Kitô” được đón nhận và yêu mến đây? Làm sao để “con đường hẹp” được nhiều bạn trẻ chọn lựa và bước đi trên đó ? Theo kinh nghiệm ngàn đời của Hội Thánh, học được từ nơi Chúa của mình, con đường thuyết phục nhất, lời “quyến rủ hiệu quả nhất”, đó chính là “chứng từ cuộc sống”, là “bài thuyết minh sinh động” về Tám Mối phúc thật, về việc “quỳ xuống rửa chân”, về “vâng ý Cha chấp nhận chén đắng”; về những hành động cụ thể, có khi chỉ là những “chi tiết nhỏ” nhưng “đong đầy tình yêu” để đáp trả mỗi ngày chính lời của Đức Kitô trong Tin Mừng hôm nay :

"Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy…”.

Mà đó đâu là chuyện huyễn tưởng. Lịch sử 350 cuộc lữ hành của Dòng Mến Thánh Giá đầy những chứng từ đã được viết, như chứng từ của các chị tử đạo tại Hoa Vông, một trung tâm mục vụ Nam Phú Yên, theo lời kể cũng của thừa sai Eugène Durant :

“Hồi còn là một thừa sai trẻ, năm 1888, tôi đã đến viếng đống tro tàn đổ nát của nhà dòng xinh xắn và cô nhi viện tuyệt đẹp tại Hoa Vông, hai cây cau con nghiêng mình bên bờ giếng. Người ta bảo tôi : “Chính trên hai cây cau ấy mà chị bề trên cùng chị phụ tá đã bị treo cổ; và trong lòng giếng sâu nầy, các chị nữ tu khác đã bị xô đẩy xuống”.

Vâng, đó chính là nét đẹp, là sự thuyết phục tuyệt vời, mà đôi khi các thế hệ tu sĩ ngày hôm nay đôi lúc lãng quên để bị cuốn hút bởi những “điểm trang lộng lẫy” của thế gian, những “con đường rộng” vốn chỉ dành cho những kẻ không thuộc về Chúa Kitô, hoặc “đối nghịch với thập giá của Ngài” (Pl 3,18-19).

Hiệp thông trong tâm tình tạ ơn hồng ân thánh hiến với các chị, với Hội Dòng Mến Thánh Giá, chúng ta không quên cầu cho các chị luôn tươi vui và hạnh phúc trong đời tu khi gắn chặt đời mình với Chúa. Bởi vì chỉ có như thế thì, như lời ngôn sứ Giêrêmia, đời sẽ như :

“lá trên cành mãi tươi xanh,

cây bên mạch nước nóng hanh sợ gì” (Gr 17,8).

Trương Đình Hiền









 
Cửa hẹp
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:30 22/08/2019
Chúa Nhật XXI TN C

Thoạt nghe đến từ cửa hẹp người ta nghĩ ngay đến những gian truân, khó khăn, vất vả. Sự liên tưởng này không sai, nhưng nguời ta có thể lầm khi chỉ dán mắt vào độ hẹp của cánh cửa mà quên nhìn thực tại đằng sau nó. Đó là Nước Trời, là vương quốc của tình yêu, là hạnh phúc vĩnh cửu. Chúng ta cần phải tự hỏi rằng Thiên Chúa ban hạnh phúc vĩnh cửu, vương quốc Nước Trời cho những ai? Thật dễ dàng trả lời đó là cho tất cả những tạo vật mà Người dựng nên, các loài hữu hình và vô hình mà trong đó có loài người chúng ta, loài thụ tạo cao cả nhất trong các loài hữu hình được tạo dựng.

“You get what you pay” (tiền nào của nấy). Để có được những thiện hảo đời này hẳn nhiên không thể thiếu sự gắng công nỗ lực. Và chắc chắn để có hạnh phúc vĩnh cửu thì sự nỗ lực gắng công càng nhiều hơn gấp bội. Có nhiều cách thế cũng như lãnh vực phải gắng công để đạt hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng trong tất cả những sự gắng công ấy thì việc nỗ lực trở nên “con người” là một nỗ lực nền tảng, không thể thiếu. Thiên Chúa ban hạnh phúc Nước Trời cho con người thì có thể nói cách không thể sai lầm rằng những ai đích thực là con người thì sẽ được hưởng nhận hạnh phúc ấy.

Theo nhãn quan này thì việc bước qua cửa hẹp chính là những cố gắng để trở nên con người như thuở ban đầu được tạo dựng. Trước khi Ngôi Lời nhập thể, dù được ánh sáng Thiên Chúa soi dẫn qua vũ trụ thiên nhiên và đặc biệt qua tiếng lương tâm, nhưng con người khi tìm cách trở nên chính mình, trở nên con người, thì vẫn một cách nào đó còn mò mẫm như đi trong đêm tối. Các hiền triết cổ đại thường mời gọi đồng loại ưu tiên cho việc “biết mình”. Biết mình là cái biết nền tảng để thành nhân. Đến thời viên mãn với mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa thì chân dung và căn tính “con người” đã được mạc khải cách toàn hảo nơi chính Đức Giêsu Kitô. “Người chính là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” là “Trưởng tử giữa các loài thọ tạo”(x.Cl 1,1). Lần giở các trang Tin Mừng, chúng ta cùng xem Chúa Kitô đã trình bày chân dung “con người” như thế nào.

Con người được tạo dựng có nam có nữ (x.Mc 10,6): Con người là loài được dựng nên chứ không phải tự mình mà có hay hiện hữu cách ngẫu nhiên. Dữ kiện phái tính một cách nào đó khẳng định tính hữu hạn và tính hướng tha của con người. “Người đi một nửa hồn tôi mất. Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”. Nhiều thi nhân ví von cuộc đời như là quá trình tìm kiếm cái phần nửa của bản thân mình. Hội Thánh dạy rằng con người là hữu thể hướng đến tha nhân và hướng về Tuyệt Đối. Như thế bước qua cửa hẹp là nỗ lực làm chủ khuynh hướng tìm mình cách vị kỷ cũng như làm chủ sự tự mãn, tự cao cho mình hoàn hảo hay toàn năng.

Con người là loài có thể xác nên có các nhu cầu ăn uống nghỉ ngơi… (x.Mt 11,19). Tuy nhiên con người còn có linh hồn thiêng liêng làm linh động thân xác. Mặc dù có sự góp phần không thể thiếu của thân xác, nhưng chính linh hồn qua các cơ năng luận suy, phán đoán, chọn lựa mới làm nên giá trị tốt, xấu, đúng sai của các hành vi. Vì không phải những gì bên ngoài vào trong con người làm cho con người ra ô uế mà chính những gì bên trong phát xuất ra… (x.Mt 15,11). Bước qua cửa hẹp là nỗ lực thanh luyện linh hồn đồng thời dùng linh hồn để hướng dẫn và làm chủ thân xác.

Lề luật hay ngày Sabbat được lập ra vì con người chứ không phải con người có ra vì ngày Sabbat hay vì lề luật (Mt 12,8; Mc 2,28). Khi sống thành bầy đoàn, loài vật giành giật và duy trì địa vị thống trị của chúng chủ yếu bằng sức mạnh của cơ bắp. Dĩ nhiên khi đã già yếu thì vị trí thống trị của chúng bị đe dọa và đến lúc nào đó bị tước đoạt bởi cá thể khác mạnh hơn. Con người thì nhờ có lý trí đã biết vận dụng lề luật để duy trì quyền uy và sự thống trị của mình. Là sản phẩm do tay con người lập nên, lề luật đã được khách quan hóa thành ý chỉ của thần minh, thành mệnh lệnh của trời, để rồi một cách có chủ ý, phục vụ quyền lợi cho những người làm nên lề luật ấy. Như thế, một cách nào đó con người đã tự phong thần phong thánh cho bản thân. Khi bắt người khác tuyệt đối quy phục lề luật mình làm ra thì mình đã nô lệ hóa tha nhân bằng chính ý chí chủ quan của mình. Bước qua cửa hẹp chính là nỗ lực cởi bỏ những ràng buộc khiến ta và tha nhân trở thành nô lệ cho sản phẩm của con người, để đưa chính mình và tha nhân trở thành những chủ nhân thực sự đối với các thực tại trần thế theo thánh ý Thiên Chúa truyền ngay tự buổi đầu thuở tạo dựng (x.St 1,26; 2,20).

Con Người đến thế gian không phải để được người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mc 10,45). Đến thế gian này, một trong những sứ mạng của Ngôi Hai Thiên Chúa đó là mạc khải cách đủ đầy và hoàn hảo căn tính của con người, vốn là loài được dựng nên, là hình ảnh của Thiên Chúa. Nét khác biệt và sự trỗi vượt của loài người trên các loài thọ tạo hữu hình không chỉ được thể hiện bằng trí khôn, một khả năng giúp con người ngày càng phát triển mọi mặt, mà còn được thể hiện qua ý chí tự do. Các loài vật bậc thấp khi yêu thích sự gì thì bị thôi thúc chiếm hữu nó bằng mọi giá. Trái lại tình yêu nơi con người lên đến đỉnh cao nơi động thái dâng hiến. Không có tình yêu nào cao cả cho bằng tình yêu tự hiến thân vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Bước qua cửa hẹp là gột bỏ những rào cản khiến chúng ta không thể yêu thương tha nhân bằng sự tự hạ và dâng hiến, bằng sự quên mình để phục vụ như Chúa Kitô đã yêu thương (x.Ga 13,34).

Chúng ta đã nhân danh Chúa mà giảng dạy, mà cử hành hay tham dự các bí tích, mà làm phép lạ… nhưng nhiều khi có thể sẽ bị Chúa nói là đã làm những điều gian ác, nên Chúa không biết chúng ta. Tuy nhiên nếu chúng ta thực sự đã làm người thì Chúa Kitô phải biết và sẽ đón nhận chúng ta vì chính Người vào trần gian này là để làm người. Vào qua cửa hẹp chính là sự nỗ lực gắng công từng ngày gột bỏ những gì khiến chúng ta không còn là con người hoặc làm chân dung con người nơi chúng ta bị biến dạng. Một vài điều cần gột bỏ đó là sự tự cao, tự đại cho mình toàn năng, toàn hảo hay toàn tri; đó là sự vụ lợi ích kỷ; đó cũng là những ý đồ thống trị tha nhân bằng sức mạnh của quyền lực, thế quyền và lẫn thần quyền, bằng các thể chế luật lệ phi nhân, bất hợp lý do chính mình dựng nên để phục vụ cho quyền lợi của bản thân mình, tập thể của mình…

– Ban Mê Thuột
 
Thu mình để qua cửa hẹp Giêsu
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:50 22/08/2019
Chúa Nhật XXI thường niên C

(Lc 13, 22-30)

Phụng vụ Lời Chúa tuần này gợi lên trong chúng ta câu hỏi về tương quan giữa ta với Chúa. Tương quan về niềm tin, sự vâng nghe và thực hành lời Chúa.

Khi dân Do thái bị lưu đầy, Đền thờ bị phá hủy, ngôi vua bị truất phế, đất đai người ngoài chiếm đóng, số người còn lại phải sống trà trộn với dân ngoại, nên họ hỏi nhau : Thiên Chúa mà cha ông chúng ta tin thờ có còn không ? Trong bối cảnh ấy, Isaia khuyến khích người lưu đầy phải trở về không trễ nải, hồi hương là điều cần thiết. Dân ở nhà thì Isaia cho biết Thiên Chúa vẫn trung thành với lời hứa : “Ta đến quy tụ mọi dân tộc” ; “sẽ dẫn tất cả anh em các ngươi từ mọi dân tộc đến như của lễ dâng cho Chúa, họ cưỡi ngựa, đi xe, đi võng, cưỡi la, cưỡi lạc đà, đến núi thánh của Ta là Giêrusalem” (Is 66, 18-21). Bởi Thiên Chúa là Đấng trung thành, giữ trọn điều Ngài đã hứa. “Vì tình thương Chúa dành cho chúng tôi thực là mãnh liệt, và lòng trung thành của Chúa tồn tại muôn đời” (Tv 116,2).

Xem video và nghe bài giảng

Quả thật, Thiên Chúa là Đấng trung thành và rất mực khoan dung, tội thì Chúa phạt, hoán cải thì Chúa cứu. Thư gửi tín hữu Do thái chứng minh : “Khi Thiên Chúa yêu ai, thì Ngài sửa dạy người ấy, vì Chúa sửa dạy ai là kẻ Người yêu mến, và đánh đòn kẻ mà Người chọn làm con. Trong khi được sửa dạy, anh em hãy bền chí. Thiên Chúa xử sự với anh em như con cái: vì có người con nào mà cha không sửa phạt” (Dt 12, 5-7.11-13). Thiên Chúa không muốn cứu chúng ta mà không cần chúng ta ! Đó là lý do Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đi vào cửa hẹp.

Có người đặt câu hỏi : Cửa hẹp là cửa nào, cửa ấy có mấy cánh và ai là cửa? Cứ dựa vào lời Chúa Giêsu mà xác định : Chúa Giêsu chính là cửa, vì Người tuyên bố : 'Ta là cửa.' (Ga 10, 9). Nhưng có người thắc mắc : Thiên Chúa là Đấng rộng lượng vô biên, tại sao lại ví mình chẳng những là cửa, mà còn là cửa hẹp?

Xin thưa, cửa hẹp không phải vì cửa ấy nặng nề, khó khăn nhưng là vì Thiên Chúa muốn chúng ta hãy ở khiêm nhường, tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa; nhìn nhận mình là người tội lỗi, cần đến ơn tha thứ của Thiên Chúa, nên khi Chúa Giêsu nói : “Vào qua cửa hẹp”, là Người muốn chúng ta phải thu hẹp mình lại, loại bỏ tính kiêu căng và ngạo mạn là thứ khiến chúng ta phình to ra, lấp cả Thiên Chúa. Chúa Giêsu là “Cửa” cửa ấy có tên là ‘tình thương’, Chúa yêu thích kẻ khiêm nhường, ai sống khiêm nhường thì vào trường Giêsu, cửa tuy hẹp nhưng luôn rộng mở cho hết mọi người. Cửa hẹp nhưng lại có hai cánh, một cánh cửa hẹp, dành cho những loại bỏ sự kiêu căng để đi qua vừa; một cánh cửa rộng mở để Thiên Chúa chào đón tất cả mọi người.

Lời Chúa qua miệng tiên tri Isai : “Ta đến quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ : chúng sẽ đến và nhìn thấy vinh quang của Ta” (Is 66,18). Những lời trên vang lên trong phụng vụ, làm nổi bật chủ đề về ơn cứu độ phổ quát. Quả thật, Thiên Chúa mời gọi chúng ta can đảm đi vào cửa hẹp là cửa dẫn tới ơn cứu độ đời đời, như Tin Mừng Luca loan báo : “Và người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa” ( Lc 13, 30). Ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta là một dòng chảy của tình yêu chan chứa. Dòng chảy ấy phá tan mọi ngăn cách, mở ra những viễn tượng ánh sáng và bình an.

Chúng ta cam kết với nhau hoán cái, không ngừng đào sâu tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, đổi mới cách nghĩ của chúng ta, khước từ những thứ không cần thiết nơi tạm thế này, ngoảnh mặt trước cái tôi vụ lợi, lôi kéo chúng ta xa rời Thiên Chúa. Chúa là cửa hẹp (x. Ga 10). Chỉ trong Thiên Chúa, chúng ta mới có thể được cứu độ.

Lạy Mẹ Maria, Cánh Cửa Thiên Quốc, chúng con nài xin Mẹ dẫn chúng con bước qua cánh cửa của đức tin mà tiến vào một con đường rộng rãi thênh thang, con đường của ơn cứu rỗi. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:50 22/08/2019

15. Muốn sửa đức hạnh mà không lấy khiêm tốn làm căn cơ thì giống như gió thổi cát, cát theo gió bay khắp nơi, chỉ có phí công mà không có ích lợi gì.

(Thánh Gregory)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://jmtaiby.blogspot.com
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:12 22/08/2019
94. BAO CẢ ĐÀN PHÉP

Có một người ăn chay, muốn mời mấy đạo sĩ đến thiết đàn trừ tai nạn, có một đạo sĩ rất tham tiền, không màng gì đến tính mạng, chỉ muốn dành tất cả tiền thù lao, phàm là các nghi thức và gõ mõ pháp khí của đàn phép.v.v...tất cả đều tự mình lo liệu.

Ông ta không phân biệt ngày sáng đêm tối, vội vội vàng vàng không nghỉ.

Đến ngày thứ ba, lúc làm nghi thức đàn phép thượng biểu thì đột nhiên chóng mặt rơi xuống đất, chủ nhà sợ án mạng xảy ra, bèn thương lượng mời người khiêng đạo sĩ đi khỏi rồi sau đó giải quyết tiếp.

Đột nhiên ông đạo sĩ ấy tỉnh lại và nghe ông chủ thương lượng như thếnhư thế, thì liều mạng từ dưới đất ngẫng đầu lên nói với chủ nhân:

- “Ngài đưa tiền vừa thuê người khiêng tôi cho tôi, để tôi tự mình từ từ bò đi khỏi đây cũng được !”

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 94:

Con người ta sức lực thì có hạn nhưng lòng tham lam thì vô hạn, cho nên mới tận hết sức lực để làm và hậu quả có khi chết người.

Có người rán hết sức để làm thêm khi thân xác mệt mỏi rã rời nên mang bệnh nặng; có người cố hết sức để mà ăn kẻo uổng phí thế là bị tức bụng mà chết; có người ngủ gật khi lái xe trên đường cao tốc nhưng không chịu vào trạm nghỉ để nghỉ ngơi mà vẫn cố sức lái xe, thế là tai nạn chết người xảy ra...

Có cái “ráng” nên rán là:

- Ráng đi lễ trước mười phút trước khi chủ đi ra bàn thờ dâng lễ.

- Ráng nghe bài giảng trong thánh lễ.

- Ráng kết hợp với Đức Chúa Giê-su trên bàn thờ.

- Ráng ngồi im lặng vài phút sau khi rước lễ.

- Ráng ngồi lại mười phút để cầu nguyện sau khi thánh lễ đã tan.

Tất cả những cái “ráng” này đều có thể làm cho chúng ta giàu có về đàng nhân đức trọn lành của mình, cũng như làm cho người khác “ráng” đến với Đức Chúa Giê-su phục sinh như chúng ta vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://jmtaiby.blogspot.com
 
Chúa Nhật XXI Thường Niên - C -
Lm. Jude Siciliano, OP
18:46 22/08/2019
Isaia 66: 18-21; T.vịnh. 116; Do Thái 12: 5-7, 11-13; Luca 13: 22-30

Tôi tự hỏi người hỏi Chúa Giêsu "Thưa Ngài, những người được cứu rỗi thì ít, có phải không?". Người đó hỏi vì do tò mò hay cũng vì người đó có cảm tưởng an tâm và là một người trong "số đông". Người đó cảm thấy được an toàn khi nghĩ nghỉ rằng những lời của Chúa Giêsu nói về những người bị từ chối vào ngày sau hết không bao giờ là họ chăng? Người hỏi Chúa Giêsu câu đó có phải là người cùng đi theo Ngài lên Giêrusalem hay không? Người hỏi câu đó có nghĩ rằng một người đi trong đoàn của Chúa Giêsu thì tự nhiên được hưởng quyền lợi và không cần phải đóng góp gì thêm, nghĩa là chỉ ở với Đức Thầy là đủ rồi phải không?

Mở đầu bài Phúc âm hôm nay có thể khiến chúng ta là những tín hữu đang ngồi trong ghế nhà thờ và trên cung thánh cảm thấy khó chịu. Chúng ta có sinh hoạt chung với đoàn thể hay không? Chúng ta có là những thành viên trong cộng đoàn và sống một đời sống tốt lành. Chúng ta có tuân theo lề luật và thi hành những điều luật buộc chưa. Như thế có đủ không? Có thể dành cho chúng ta và những người khen ngợi chúng ta, nhưng với Chúa Giêsu không như thế. Trong khi nghĩ đến số người trả lời câu hỏi về bao nhiêu người sẽ được cứu rỗi, Chúa Giêsu đưa câu hỏi qua chuyện khác. Hãy quên bao nhiêu người ở trên danh sách những người được mời dự tiệc, và hãy nhìn vào giá trị của việc chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nói chúng ta hãy "cố gắng" vượt qua cửa hẹp. Từ "cố gắng" có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp, được diễn nghĩa ra là cố gắng cho "đến chết". Điều này cho chúng ta ý thức về những nổ lực tham dự để vượt qua cửa hẹp đó như thế nào. Từ này nói đến sự cố gắng vất vả hết sức trong thể thao, dồn hết năng lực, vượt qua đau khổ và quyết tâm của những vận động viên cống hiến trong thi đấu. Trong thế vận hội, qua nhiều năm nổ lực thi đấu đã đưa họ đến "cửa hẹp"vây hãm họ. Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ hãy nổ lực luôn mãi trong Triều Đại Thiên Chúa. Ngài cho biết đạt mục đích đó là giá trị đích thực của sự cố gắng. Nhưng, như khi chúng ta diễn giảng về đoạn văn này chúng ta hãy cẩn thận.

Nếu chúng ta không cẩn thận, đọan Phúc âm này có thể là một bẫy gài cho những người giảng thuyết. Trong khi kêu gọi chúng ta "phấn đấu", làm việc chăm chỉ để cố vượt qua "cửa hẹp", với "hết sức quyết tâm", chúng ta có thể có cảm tưởng là nếu chúng ta dồn hết sức lực vào việc đó chúng ta có thể đặt chân vào Triều Đại Thiên Chúa. Điều chúng ta cần nhất là phải đổ hết mồ hôi và sự cống hiến kiên trì. Nhưng, nên nhớ là ơn huệ của Thiên Chúa nằm trong các câu chuyện của Kinh Thánh. Lối vào cửa hẹp bắt đầu bằng lời mời gọi của Thiên Chúa. Nghe và chấp nhận lời mời gọi đó là chúng ta đang ở trong vương quốc ân sũng của Thiên Chúa là nguồn gốc tuôn trào năng lực và cảm hứng cho sự "cố gắng" của chúng ta.

Hôm nay bài trích sách ngôn sứ Isaia và bài phúc âm cho thấy sự cứu rỗi có tính bao quát của Thiên Chúa chứ không bao gồm chỉ một số ít người. Chúng ta có thể nghĩ trong số ít người đó gồm những ai ở “trong”, và ai là người ở “ngoài”. Hàm ý là ai đáng được cứu rỗi và ai không được cứu rỗi. Nhưng, phúc âm khuyên chúng ta nên cẩn trọng không nên kết luận mau lẹ, và không nên tự mãn. Chúng ta được mời gọi đến thế giới và sẽ lập luận như thế nào để khi nói về người đến trước sẽ vào sau và người đến sau sẽ vào trước? Vì đó không phải là lập luận của thế giới chúng ta đang biết. Thật sự đây là một thế giới hoàn toàn mới, có suy luận hoàn toàn mới, có cách suy xét, cách ban thưởng và gia nhập mới. Thật ra, bài phúc âm đề nghị với chúng ta về cách tính giá trị của mổi người qua thành quả trong kho của chúng ta và nhờ đó Thiên Chúa sẽ cho những ai được qua cổng vào nước Ngài. Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ là hãy nghĩ đến chính mình. Khi nghe phúc âm và đã chấp nhận lời Chúa Giêsu nói. Chúng ta phải biết là ơn thánh sủng chỉ có được trong đời sống chúng ta, khi chúng ta ngay từ bây giờ phải cố gắng để đạt đến đích cuối cùng của Thiên Chúa trong tâm tình tạ ơn.

Để giúp chúng ta hiểu là chúng ta không tự bản năng xứng đáng vào được Triều Đại Thiên Chúa, bài phúc âm hôm nay bắt đầu với lời nhắc nhở về nơi chốn. Hãy nhớ Chúa Giêsu đang trên đường lên Giêrusalem. Phần chính trong phúc âm thánh Luca có một đoạn sách dài (từ 9: 51 đến 18: 14) nói về Chúa Giêsu đi về thành thánh. Bởi thế bài đọc bắt đầu nói với lời nhắc nhở rằng sự "cố gắng" là một việc rất khó khăn, cần chiến đấu để được ơn cứu rỗi cho chúng ta. Ơn cứu rỗi đã hiện thực thông qua sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu ở Giêrusalem. Chúa Giêsu sẽ trung thành hoàn thành sứ vụ của Ngài qua việc rao giảng dạy và thực hành tin mừng mặc dù hành vi đó đã gây cái chết cho Ngài. Trong đoạn phúc âm đọc hôm nay, trong khi Chúa Giêsu trên đường đi lên Giêrusalem, thánh Luca đã không quên nói về nguồn gốc đời sống mới của chúng ta chính là Chúa Giêsu. Qua Chúa Giêsu chúng ta mong nhận được ơn sũng và cam kết "cố gắng" đi qua cánh cửa hẹp.

Trong xã hội thời Chúa Giêsu, khi người ta ngồi ăn cùng bàn với nhau, họ là những người cùng trong một nhóm. Họ như là những thành viên trong gia đình. Những người ở ngoài nhà như trong dụ ngôn ngắn gọn của ông. Chúa Giêsu cố gắng kêu gọi sự liên hệ của họ với Ngài. Họ bảo là họ thuộc về "đoàn thể" Chúa Giêsu. Họ đã ăn và uống với Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài. Dựa theo điều họ nói để được chấp nhận thì họ có lý là họ đã thuộc về Chúa Giêsu rồi. Nhưng, Chúa Giêsu nói là họ cần phải có những dữ kiện khác nữa để chứng tỏ họ có thể ngồi cùng bàn với Ngài. Đối với chúng ta, những người cùng hiệp thông với Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể này, cần nhiều dữ dữ liệu hơn là thành phần trong giáo hội, trong giáo xứ và trong cộng đoàn. Sự cứu rỗi không chỉ đảm bảo cho một nhóm đặc quyền biết tuyên xưng quyền lợi là thành viên.

Những ai muốn qua cửa phải có nhiều dữ liệu hơn nữa để được vào. Họ bảo là Chúa Giêsu đã dạy trên đường phố của họ, và ngồi với họ trong các đền thờ nơi họ sinh hoạt. Chúa Giêsu trả lời rất ngắn gọn: Họ cần phải có nhiều dữ liệu sinh hoạt về lời Chúa hơn là chỉ nghe Chúa Giêsu dạy. Họ cần phải hiểu biết nhiều hơn là chỉ học thuộc lòng những tín lý cần thiết để làm cho họ được mang tên là Kitô Hữu. Chúng ta phải thực hành lời Chúa Giêsu dạy. Nhưng, thực hành phải như thế nào để cho chúng ta được thuộc về thành phần của Chúa? Thế giới chúng ta rất rộng lớn. Chúng ta phải mở lòng cho tất cả "từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam" cho những ai là người tốt lành, Bất kể nguồn gốc của họ như thế nào. Họ sẽ được mời vào bàn ăn với Chúa Giêsu và với các tổ phụ đức tin: ông Abraham và Jacob. Thị kiến như thế có thể làm cho những người nghe Chúa Giêsu hoàn hồn vì họ nghĩ là họ sẽ là những người được ơn đặc biết vì họ có thể gọi Chúa Giêsu là "thành viên của chúng ta".

Vì sao cửa đó lại hẹp? Cha Gustavo Gutierrez nói như sau :

• Cửa hẹp là điều hạn chế không nói đến những người có ý nghĩ là đáng được cứu rỗi. Sự cứu rỗi không đến từ sự gần gủi đơn thuần về thể xác với Chúa Giêsu (26-27). Ngồi ăn và uống với Chúa Giêsu, hay nghe Ngài dạy ngoài công đường không đủ dữ kiện để thuộc về một nhóm người đặc biệt. Trong trường hợp này danh nghĩa là người Do thái (28). Bài sách không nói như thế, nhưng là trung thành với ý của Chúa Giêsu trả lời để chúng ta có thể thêm vào sự cứu rỗi là không thuộc về một văn hóa hay một dân tộc. Sự cứu rỗi đên khi chúng ta chấp nhận Chúa Giêsu và bắt đầu theo Ngài. Đây là cổng hẹp. Chỉ có cổng đó mới đưa vào đời sống, và là một cổng đòi hỏi nhiều dữ liệu. Đôi khi có thể đau khổ, như sự cố gắng nói trong thơ Do thái. Nhưng, sau đó, sẽ có thành quả bình an của sự công chính (12:11).

Chúng ta có thể có ý nghĩ eo hẹp về việc Thiên Chúa ở đâu và hành động bây giờ. Chúng ta thường chỉ nhìn vào khung cảnh của giáo họi chúng ta để thấy những người đặc biệt của Thiên Chúa. Chúng ta muốn để một giáo hội "thành thật hơn" các giáo phái khác. Chúng ta muốn định nghĩa quá rõ ràng giữa điều gì có lợi ích và điều gì không có lợi ích. Chúng ta muốn kết thúc về những gười đáng được cứu rỗi theo nét mặt của họ, theo lời nói của họ, theo việc làm họ có hay không làm, theo tiền của họ thâu lượm, theo nơi chốn và nguồn gốc của họ. Ấy thế, những người đên sau sẽ được vào trước, và người đến trước sẽ vào sau. Và họ là những người từ các phương trời đến để ngồi vào bàn ăn. Bởi thế, chúng ta nên dùng nhãn quan chúng ta để xem lại, xem thử chúng ta đã làm như vậy chưa là bắt đầu "cố gắng" sống như người có thị kiến về sự thật.

Chúa Giêsu nói là khi chúng ta vào bàn tiệc cuối cùng và vĩnh viễn, chúng ta sẽ ngạc nhiên về những người được dự bữa tiệc. Thiên Chúa có thị kiến xa rộng, và chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy những người đã đến đó qua cống hẹp. Nếu chúng ta chấp nhận thị kiến về ngày cách chung , thì chúng ta nên sửa soạn ngay từ bây giờ. Chúng ta cần phải có cặp kiếng khác. Chúng ta cần phải nhìn vào thế giới qua nhãn quan của Kinh Thánh và hành động theo nhãn quan đó.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


21st SUNDAY -C-
Isaiah 66: 18-21; Psalm 117; Hebrews 12: 5-7, 11-13; Luke 13: 22-30

I wonder if the person who asked Jesus, "Lord will only a few people be saved?" was asking out of curiosity or because he or she was feeling cozy and part of the "in crowd." Did this person feel safe and secure thinking that what Jesus was saying about being rejected at the end time could not possibly apply to him or her? Was the "someone" who asked the question one of those traveling with Jesus towards Jerusalem? Did the questioner think that membership in Jesus’ band automatically brought dividends with no further self-investment; just being with the Teacher would be enough?

The opening of today’s gospel narrative should cause us in the pews and at the altar to squirm. Are we just going along with the group, we who are members of the community and lead respectable lives. We follow the rules and fulfill our obligations. Is that enough? Maybe for us and those who admire us – but not for Jesus. Instead of playing the numbers game, answering the question about how many are to be saved, Jesus deflects the questioner’s inquiry. Forget about how many will be on the final guest list for the banquet, look instead to your own quality of discipleship. Jesus says we are to "strive" to enter through the narrow gate. From the Greek for "strive," ("Agonizesthe") we get our word "agony." This gives us a sense of what effort will be involved to get through that gate. The word could be applied to a strenuous athletic effort, the energy, pain and dedication athletes put into competition like the Olympics. Years of herculean efforts have brought them to the games, it has been a "narrow gate" indeed for them. Jesus calls his disciples to such efforts on behalf of the reign of God. He knows the goal is worth the effort. But as we preach from this passage we need to be cautious.

If we are not careful, this passage can be a trap for us preachers. In calling us to "strive," to work hard to enter "the narrow gate," to be "strong enough," the impression we might get is that if we put enough effort into it, we can enter the reign of God. All it requires is a lot of sweat, dedication and perseverance. But remember that grace lies beneath the surface of the biblical stories. Entrance through the narrow gate begins with an invitation from God. Having heard and accepted the invitation, we are in the realm of God’s grace, the constant source, energy and inspiration for our "striving."

Today’s Isaiah and gospel readings show how inclusive is God’s saving outreach. We may have our notions of who is "in" and who is "out"; who is worthy and who is not—but the gospel cautions us not to jump to conclusions and not to be smug. What kind of logic and world are we being invited into when the first are last and the last first? That’s certainly not the world to which we are accustomed. Of course not, it is an entirely new world-- a new way of reasoning, judging, rewarding and giving entrance. In fact, the gospel suggests we put our math and standards in storage and let God be God when it comes to who comes through the admissions gate. We should tend, Jesus reminds us, to our own concern. We have heard the gospel, accepted Jesus’ promises, known the difference grace can make in our lives—and now we can strive to reach the finish line----thanks to God!

To help make the point that we do not earn entrance to the reign of God on our own, today’s account begins with a reminder of place. Remember Jesus is on the road, making his way to Jerusalem. A major section of Luke’s gospel (9:51-18:14) takes place on the road to the holy city. So, the reading begins with a reminder that the "striving," the difficult task and struggle needed to accomplish our salvation, will be first achieved through Jesus’ dying and rising in Jerusalem. Jesus will faithfully fulfill his mission to preach and practice the good news, even though it will mean his death. In today’s passage, as Jesus makes his way to Jerusalem, Luke would not have us forget that the source of our new lives is Jesus; through him we are given the desire and commitment to "strive" to get through the narrow gate.

In Jesus’s society, when people ate together they became part of the inner circle, they were like family members. Those who are locked out of the house, in his brief parable, are claiming prerogatives from Jesus because, they say, they belong to his "company," they ate and drank with him and his disciples. Based on their standards of acceptance, they are right, they belong with Jesus. But Jesus says more is required of those who sit at table with him. For those of us with him at this eucharistic table, more is required than membership in our church, parish and community. Salvation is not guaranteed to a privileged group who claim rights based on membership.

Those requesting admission at the door proffer still more credentials to get in. They claim Jesus taught in their streets and sat among them in their synagogues. Jesus’ response is abrupt. More than hearing him is necessary; more than being able to recite correct doctrine is needed to make us people who bear his name – Christian. We have to put his words into practice. But how inclusive should that practice be? As wide as the world in which we live. We must be open to all, "from the east and the west, and from the north and the south," for those who are good, no matter what their background, will be invited to dine with Jesus and the great ancestors of faith, Abraham, Isaac and Jacob. Such a vision must have startled Jesus’ hearers who thought they would be among the privileged because they could claim Jesus as "one of ours."

Why is this gate "narrow?" Gustavo Gutierrez puts it this way.

• The narrow door is clearly restrictive not in reference to people but in terms of the "right" to be saved. Salvation does not come from a mere physical closeness to Jesus (vv. 26-27). It is not enough to have eaten and to have drunk with him or to have listened to him in the public squares. It is not the consequence of belonging to a specific people either, in this case the Jewish people (v. 28). The text does not say it, but in fidelity to the spirit of Jesus’ answer we could add that salvation is not limited to one race or one culture. Salvation comes when we accept Jesus and start to follow him. This is the narrow door, the only door to life and it is a demanding entrance. At times, it may be painful, like the discipline mentioned in Hebrews, "but later it yields the peaceful fruit of righteousness" (12:11). ( page 211, see below)

We may be too restrictive in our estimation of where God is present and acting. We tend to look only within our church walls to see God’s special ones; we tend to rank one denomination over another as "truer" than others; we tend to make too sharply-defined distinctions between the useful and useless; we tend to jump to conclusions about people’s worth from how they look and speak, the jobs they have or don’t have, the income they make, their place of origin. Well, the last shall be first and the first last and "they" will come from all the points of the compass to sit at the table. So, we had better put on our biblical lens, look again and, if we have not already done so, start "striving" to live as people with another vision of reality.

When we enter the final and everlasting banquet, Jesus tells us, we will be surprised at those enjoying the feast. God has a pretty broad vision and we will be surprised at those who "made it" through the narrow gate. If we accept this vision of the end time then we should start preparing for it now. We need a change of glasses; we need to look at our world through biblical lens and act accordingly.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
“Nghe như có sự thật” đủ để giữ Đức Hồng Y Pell ở trong tù
Vũ Văn An
04:33 22/08/2019
Linh mục Raymond De Souza, chủ bút tạp chí Convivium, trên trang mạng http://m.ncregister.com/61656/d, nhận định rằng việc tòa phúc thẩm Victoria bác bỏ kháng án của Đức Hồng Y George Pell là một thảm họa xét theo nhiều bình diện, kể cả bình diện pháp lý với nguyên tắc bằng chứng của một người không cần bằng chứng làm vững nào khác đủ để kết tội. Mời bạn đọc cùng đọc bài nhận định của Cha:



Phán quyết ngày 21 tháng 8 chống lại Đức Hồng Y George Pell là thảm họa trên nhiều bình diện

“Nghe như có sự thật” (ring of truth)

Hai thẩm phán, những người đã bác bỏ kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell, ngày 21 tháng 8, nói rằng lời khai của người khiếu nại “nghe như có sự thật”. Nếu vậy, họ có thể phát hiện tiếng leng keng của tiếng chuông đền thánh, mặc dù bằng chứng mâu thuẫn đang tuôn ra từ các chiếc đàn ống của nhà thờ chính tòa ở âm lượng cao nhất, với tất cả các nút dừng (stop) được kéo ra hết.

Việc bác bỏ kháng cáo của Đức Hồng Y Pell, là một thảm họa cho sự tự do của ngài, khi ngài bị đưa trở lại nhà tù, nơi ngài bị giam giữ đơn độc trong 176 ngày. Ngài đã không được phép cử hành thánh lễ trong thời gian ấy.

Phán quyết, được đưa ra với tỷ số 2-1 bởi một hội đồng ba thẩm phán của Tòa phúc thẩm Victoria, là một thảm họa ở một bình diện khác. Một tiêu chuẩn mới đang được đề xuất cho điều cần thiết để kết án vượt quá sự hoài nghi hợp lý.

Các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell đã hết sức kỳ quặc đến mức hoàn toàn không thể có được: Trong Thánh lễ Chúa Nhật đầu tiên tại nhà thờ chánh tòa của ngài với tư cách tổng giám mục mới của Melbourne, ngài đã tách ra khỏi đám rước kết thúc, vội vã trở lại phòng áo, thấy hai cậu bé ca viên ngài chưa bao giờ gặp mặt trước đây, tấn công tình dục họ một cách lộ liễu trong khi vẫn mặc đầy đủ áo lễ như lúc cử hành Thánh Lễ, trong thời gian đó, cánh cửa phòng áo mở toang, nhà thờ chính tòa vẫn đầy người đi lại quanh quẩn, và các người giúp lễ và các người giữ phòng áo đang đi qua lại từ thánh đường đến các phòng áo lễ.

Không ai thấy Đức Hồng Y Pell tách khỏi đám rước, kể cả vị chưởng nghi, người luôn ở bên cạnh ngài và làm chứng điều đó. Cũng không ai thấy các cậu trai tách khỏi đám rước, và một số nhân chứng làm chứng rằng họ sẽ không làm như vậy mà không bị lưu ý.

Sau khi hoàn thành tất cả các hành động bẩn thỉu này trong sáu đến tám phút, Đức Hồng Y Pell sau đó quay lại để chào hỏi những người rời bỏ Thánh lễ. Không ai thấy gì vào lúc đó. Một trong những cậu bé, người đã chết năm 2014, đã bác bỏ với mẹ mình vào năm 2001 việc cậu từng “bị sờ soạng” và bị lạm dụng tình dục. Cậu bé kia không nói gì cho đến khi khiếu nại vào năm 2015.

Bên công tố chỉ đưa ra bằng chứng của người khiếu nại, mà không có bất cứ bằng chứng trực tiếp hoặc gián tiếp nào làm vững thêm (corroborating), và không có bất cứ nhân chứng hỗ trợ nào. Bên bào chữa trình bày những lời bác bỏ kịch liệt của Đức Hồng Y, việc rõ ràng bác bỏ của người bị coi là nạn nhân khác, và lời khai của một loạt nhân chứng nói rằng điều đó là điều đơn giản không thể xảy ra.
Nếu điều đó không đủ để thiết lập sự nghi ngờ hợp lý – ít nhất, nếu không tuyệt đối tha bổng - thì thật khó tưởng tượng có bất cứ trường hợp lạm dụng tình dục nào trong đó sự nghi ngờ hợp lý có thể được thiết lập.

Trong quá trình đưa ra phán quyết của tòa án phúc thẩm, Chánh án Anne Ferguson nói rằng, “toàn bộ bằng chứng” cho phép một bồi thẩm đoàn kết án một cách hợp lý. Nhưng điều đáng kinh ngạc về vụ án của Đức Hồng Y Pell, là “toàn bộ bằng chứng” là trọn vẹn, toàn bộ và độc nhất là lời khai của một người duy nhất.

Nguyên tắc mà tòa phúc thẩm áp dụng trong vụ án - và có lẽ nay được thiết lập cho các vụ án khác - là chỉ một lời khai của một người đuợc coi là nạn nhân, nếu “nghe như có sự thật” được định nghĩa sai lầm, là đủ để có thể kết án, bất kể các sự kiện được bên bào chữa đưa ra làm bằng chứng có áp đảo bao nhiêu đi chăng nữa.

Đây không phải là vấn đề ông nói thế này / ông nói thế nọ, như đôi khi các vụ xử các hành vi sai trái tình dục quen là. Đây là một phiên tòa mà ông nói thế này / mọi người nói thế khác, và tòa án cho rằng vẫn hợp lý khi không có bất cứ nghi ngờ hợp lý nào về những gì một người kia nói.

Đức Hồng Y Pell vẫn có thể kháng cáo lên Tòa án Tối cao Úc. Rất hiếm khi thành công ở bình diện đó sau khi thua tại phiên tòa phúc thẩm. Nhưng Tòa án Tối cao có thể muốn lấy vụ Đức Hồng Y Pell, độc lập với chính ngài, như một phương tiện để khảo sát liệu nguyên tắc lời khai của nạn nhân chơi trội (trump) mọi điều và mọi sự có nên được áp dụng khắp lãnh thổ hay không.

Tòa phúc thẩm biết rằng họ đang giữ nguyên một bản án tại phiên tòa từng được chào đón một cách hoài nghi trên toàn thế giới, bao gồm cả nhiều người không thân thiện với Đức Hồng Y Pell.

Các thẩm phán đa số viết rằng “Điều đủ hiển nhiên, là hết điều không chắc chắn được nhân lên bởi điều không chắc chắn khác không - không thể - chứng minh được sự bất khả. Hơn nữa, Công tố (crown) có thể dựa vào bằng chứng trong việc trút bỏ gánh nặng của mình phải xác định rằng có một cơ hội thực tiễn để việc vi phạm xảy ra.

Một lần nữa, không có bằng chứng nào khác ngoài lời khai của người khiếu nại.

Hết không chắc chắn này đến không chắc chắn khác; hết sự không hợp lý này đến sự không hợp lý khác; hết sự không đáng tin cậy này đến sự không đáng tin cậy khác - tất cả những điều này không tạo nên một điều bất khả hữu thể học nào, tòa phán như vậy. Và chống lại một điều gì đó kém hơn một bất khả hữu thể học, lời khai của người được coi là nạn nhân đủ để kết án.

Thẩm phán bất đồng, người đã bỏ phiếu để tha bổng Hồng Y Pell về mọi cáo buộc, đã lịch sự bác bỏ ý kiến đa số cho rằng việc “nghe như có sự thật” của người khiếu nại là đủ để thắng vượt bất cứ và mọi bằng chứng trái ngược.

Chánh án Mark Weinberg viết: “Không thể nói một cách hợp pháp rằng bất kể trình thuật của người khiếu nại có đâu đâu (improbable) bao nhiêu đi chăng nữa ... và bất kể toàn bộ bằng chứng gỡ tội được đưa ra tại phiên tòa có gắn bó như thế nào chăng nữa, thì cách cư xử của người khiếu nại khi đối mặt với việc đối chất kéo dài phải luôn luôn phỗng tay trên các nhân tố thuộc loại đó”.

Khi đánh giá tính hợp lý của việc “nghe như có sự thật” của người khiếu nại, tòa kháng cáo phán quyết rằng bồi thẩm đoàn có quyền tin vào lời khai một phần vì không có động cơ nào được đưa ra bởi bên bào chữa để người khiếu nại nói dối. Tòa án nhận định rằng bên bào chữa không bắt buộc phải cung cấp một động cơ như vậy, nhưng nếu không có động cơ rõ ràng để nói dối, thì bồi thẩm đoàn có quyền ngả về việc tin người được coi là nạn nhân hơn. Tòa án gợi ý rằng không một động cơ nào như vậy đã hiện hữu và không thể tưởng tượng được một động cơ có thể là gì.

Thực ra, tưởng tượng là điều không khó. Động cơ để người khiếu nại nói dối - hay “bày đặt” ra một phần câu chuyện của họ, theo lời của chánh án bất đồng - có thể giống như động cơ của cảnh sát Victoria, phía đã đưa ra các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell. Cơ quan cảnh sát đó, vào tháng 3 năm 2013, đã thiết lập “Cuộc hành quan Buộc Cột (Tethering)” để thu lượm các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell hai năm trước khi có bất cứ khiếu nại nào được đưa ra.

Trong hai năm, cảnh sát Victoria đã điều tra - thực sự, đã tuyệt vọng khẩn khoản xin các nạn nhân xuất đầu lộ diện, kể cả với quảng cáo trên báo – nhưng không có kết quả. Họ không điều tra một tội phạm nhưng tìm kiếm người chịu trách nhiệm; họ đã có được người họ muốn và tìm cách treo vào cổ ông ta một tội ác có vẻ hợp lý.

Cuối cùng, họ đã thất bại ở điểm đó và chỉ có một tội ác không hợp lý để cột vào cổ Đức Hồng Y Pell.

Họ đã làm gì trong hai năm trước đó khi cuối cùng họ tạo ra được người khiếu nại trong vụ này? Tại sao người được coi là nạn nhân khác kia không ra mắt Cuộc Hành quan Buộc cột trong năm trước khi chết? Tại sao chỉ có người khiếu nại xuất đầu lộ diện sau khi người được coi là đồng nghiệp nạn nhân đã chết và không còn có thể nói ngược lại câu chuyện của mình? Những sự xúi giục hoặc đe dọa nào, nếu có, đã được cảnh sát Victoria sử dụng với người khiếu nại?

Trong những trường hợp bình thường, sẽ khó khăn hơn cho một con lạc đà đi qua lỗ kim hơn là việc bồi thẩm đoàn nhất trí kết án vượt quá sự nghi ngờ hợp lý trong vụ Đức Hồng Y Pell, chứ đừng nói đến việc thắng kháng cáo.

Đây không phải là trường hợp bình thường – vì không có gì là không thể đối với cảnh sát và tòa án Victoria, việc kết án một người đàn ông vô tội lại càng ít không thể hơn.
 
Hơn 198 ngàn gia đình đã nhận được sự giúp đỡ từ Caritas Peru - Bác ái Peru vào năm 2018
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
08:34 22/08/2019
Giáo Hội Công Giáo ở Peru đã giúp đỡ hơn 198 ngàn gia đình ở nước này vào năm 2018: đây là con số xuất hiện từ Báo cáo Xã hội của Caritas Peru mô tả hoạt động của tổ chức Công Giáo vào năm 2018. Trong bức thư của Caritas Peru gửi cho cơ quan Agenzia Fides, bà giám đốc quốc gia Carla Auza giải thích cách các gia đình này nhận được sự giúp đỡ: "Những gia đình này đã tham gia vào các dự án khác nhau mà Caritas đã phát triển vào năm 2018: 45 dự án khác nhau, nhiều dự án được thực hiện với sự hợp tác của 35 tổ chức khác, tổ chức phi chính phủ, nhà tài trợ ".

"Chúng tôi đã cố gắng tiếp cận 36 ngàn gia đình nghèo thông qua các dự án này; ngoài ra còn có các chương trình trợ giúp xã hội mà chúng tôi đã giúp đỡ thêm 164 ngàn gia đình và người dân có nhu cầu khẩn cấp. Nhiều công dân cũng nhận được hỗ trợ y tế hoặc dụng cụ, hoặc thậm chí các thiết bị y tế cần thiết cơ bản, chẳng hạn như xe lăn, nạng… ".

Bà Auza giải thích: "Caritas cũng thúc đẩy các dự án có tính chất giáo dục, hoặc trong lĩnh vực y tế, hoặc dinh dưỡng, trong những tình huống khủng hoảng môi trường. Ví dụ, năm 2018 chúng tôi đã cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho 2.500 gia đình do cảm lạnh ở Peru Andes. Các cộng đồng nhỏ ở Andes đã nhận được sự giúp đỡ để tăng sản xuất nông nghiệp hoặc chăn nuôi để có thể tồn tại hoặc quản lý nền kinh tế của chính họ trong khu vực đó”

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: Agenzia Fides.
 
Cha Hugh Knapman: Không còn linh mục nào được an toàn sau vụ kết án ĐHY Pell.
J.B. Đặng Minh An dịch
23:09 22/08/2019
Cha Hugh Somerville Knapman, dòng Biển Đức, là một linh mục người Úc, đang làm việc mục vụ tại Anh. Ngài là ký giả thường xuyên của tờ Dominus Mihi Adjutor (Chúa là Đấng Phù Trợ Tôi).

Cha Hugh có bài bình luận sau về vụ án Đức Hồng Y George Pell đăng trên tờ Dominus Mihi Adjutor ngày 21/08/2019: Pell and Justice - Đức Hồng Y Pell và Công Lý. Nguyên bản tiếng Anh có thể đọc ở đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Những kẻ thao túng công lý nhằm kết án một người vô tội đáng được dành cho một chỗ đặc biệt trong hỏa ngục. Tôi nói một cách khách quan như vậy; cố nhiên là có thể có sự ăn năn sau đó, và lòng thương xót của Thiên Chúa là không thể đo lường được và hoạt động theo một kế hoạch thiêng liêng vượt quá trí hiểu của chúng ta. Nếu một người thực sự tin rằng Đức Hồng Y Pell có tội thì sự phẫn nộ của họ là có thể hiểu được; nhưng người ta tự hỏi nếu họ đã thực sự tìm hiểu chút nào trên các bằng chứng, hay họ chỉ đơn thuần được thúc đẩy bởi mong muốn “bắt cho được Pell” .

Thẩm phán Mark Weinberg QC [là một trong ba Thẩm phán trong phiên kháng án] không đồng ý với phán quyết đa số của Tòa phúc thẩm và ủng hộ kháng cáo [của Đức Hồng Y Pell]:

“Tôi thấy khó khăn trước thực tế là tôi phải bảo lưu một ý kiến khác biệt với hai đồng nghiệp của mình, là những người mà tôi luôn rất tôn trọng”, ông viết.

“Điều đó đã khiến tôi suy tư thậm chí còn cẩn thận hơn về kết quả đúng đắn của đơn kháng cáo này. Tuy nhiên, sau khi đã làm như vậy, tôi không thể, với lương tâm ngay lành của mình, có thể làm khác hơn là duy trì sự bất đồng quan điểm của tôi.”

Kết luận của ông chiếm tới 200 trang trong bản án 325 trang. Tôi vẫn chưa đọc nó. Tuy nhiên, dường như các thẩm phán đưa ra phán quyết đa số cảm thấy bị buộc phải tin người khiếu nại.

“Nhưng Chánh án Ferguson và Thẩm phán Maxwell đã chấp nhận yêu cầu của công tố rằng nạn nhân còn sống sót là một nhân chứng thuyết phục, ‘rõ ràng không phải là kẻ dối trá’, ‘không phải là một kẻ giả tưởng’ và là nhân chứng của sự thật.”

The Age (Melbourne), 21/8/19

Trong bối cảnh trò chế giễu công lý và lý lẽ thường tình gần đây ở Anh gây ra bởi tên Carl Beech, là người mà Cảnh sát Thủ đô Luân đôn tin tưởng, đến mức đánh lừa cả một thẩm phán để có được lệnh khám xét; và trong bối cảnh một người được cho là nạn nhân bị lạm dụng khác, buồn thay giờ đây đã chết, cho rằng anh ta không hề bị Đức Hồng Y Pell lạm dụng, lập trường của các thẩm phán đa số hoàn toàn không có chút thuyết phục nào.

[Carl Beech là một tên du thủ du thực. Năm 2014, hắn tố cáo với cảnh sát 12 người mà hắn căm ghét, hay được thuê mướn để căm ghét, toàn là những chính trị gia và những người có tên tuổi trong xã hội. Tháng 11 năm 2014, cảnh sát Anh họp báo hùng hổ tuyên bố mở chiến dịch Midland bắt những tên lạm dụng tính dục trẻ em và giết người. Nhiều dịp khác nhau, các quan chức cảnh sát lớn tiếng tuyên bố sắp đưa ra trước công lý một số người. Bất ngờ, đến ngày 21 tháng Ba, 2016 cảnh sát lặng lẽ đóng hồ sơ vụ án. Dưới áp lực của nhiều phía cảnh sát phải thừa nhận sự kém cỏi để cho tên dựng chuyện Carl Beech thao túng. Ngày 22 tháng Bẩy, 2019 Carl Beech lãnh án 18 năm tù vì 12 tội liên quan đến việc chế giễu các cơ quan thi hành pháp luật - chú thích của người dịch]

Có vẻ như nhóm các luật sư bảo vệ cho Đức Hồng Y Pell đã mắc ít nhất hai sai lầm đáng kể tại phiên tòa đầu tiên. Trước hết, như một số người đã bình luận ở đây, Đức Hồng Y Pell đã không được nói lời nào để đưa ra bằng chứng hiện hộ. Điều này khiến cho lời khai của người khiếu nại chiếm được thế áp đảo.

Sai lầm thứ hai là dựa vào một bài thuyết trình hoạt hình để chứng minh sự bất khả thi về mặt bố cục và thể lý của các tội ác mà Đức Hồng Y Pell bị buộc tội. Chánh án Kidd của Tòa án quận không cho phép chiếu phim hoạt hình. Thế là xong. Tại sao các bồi thẩm không được đưa đến nhà thờ để tự mình nhìn thấy bố cục, trình tự của một cuộc rước sau thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Melbourne, và phẩm phục mà Đức Hồng Y Pell thường mặc? Tôi không biết tại sao lại không làm như thế. Đây dường như là một thất bại nhãn tiền trong chiến lược biện hộ.

Các luật sư bảo vệ thiếu quyết liệt trong việc trưng ra các bằng cớ cho thấy tính chất bất khả thi của tội phạm bị cáo buộc, và đã không cho phép Đức Hồng Y Pell lên tiếng bảo vệ, thế nên bằng chứng mong manh của người khiếu nại đã gây được chú ý. Thêm vào đó là bầu không khí định kiến trước phiên tòa, nên tôi bắt đầu thấy làm thế nào, một bồi thẩm đoàn có thể đã bị ảnh hưởng đến mức tin vào một điều khó tin như thế.

Đức Hồng Y Pell trở về chốn biệt giam, không được phép cử hành Thánh lễ, và tôi được biết, hoàn toàn không được tiếp cận với ánh nắng mặt trời. Chúng ta phải cầu nguyện cho ngài, và cả cho những người, vì bất cứ lý do gì, đã buộc tội ngài.

Và Đức Hồng Y phải kháng cáo lên Tòa án tối cao Úc, một tòa án được đặt bên ngoài biên giới Victoria và vượt ra ngoài sự thao túng đang phổ biến hiện. Ngài cần phải làm điều này không chỉ vì lợi ích của mình, mà còn vì lợi ích của mỗi linh mục. Hiện tại không có linh mục nào an toàn. #prayersforpell

Alexander Downer, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Úc và hiện là Cao ủy Úc tại Vương quốc Anh nói trên Đài phát thanh 4 sáng nay rằng chúng ta phải thông cảm với nạn nhân. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không tin, trên cơ sở bằng chứng, rằng đã từng có một nạn nhân. Làm sao lại có thể thông cảm với một người mà ta tin rằng không hề tồn tại?


Source:Dominus Mihi Adjutor
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dòng Danube Xanh/The Blue Danube
Robert Helfman
22:41 22/08/2019
DÒNG DANUBE XANH/ THE BLUE DANUBE
Ảnh của Robert Helfman

Dòng sông xanh lơ, dòng trường giang nên thơ
Trập trùng ngàn sóng biếc, màu trời hồng ánh nước
Thuyền tình lượn trên sóng, bập bềnh nhẹ rung bóng
Chập chờn nương cánh gió, dải buồm trắng
đưa thuyền tìm về bến xa mờ.
(Trích ca khúc The Blue Danube lời Việt)
 
VietCatholic TV
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới hôm nay 22/8/2019: Cuộc gặp lần thứ 8 của Nhóm làm việc giữa Toà Thánh và Việt Nam
VietCatholic TV
08:54 22/08/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, Chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư ngày 21/8/2019.
2- Đức Thánh Cha viết thư chúc mừng tàu bệnh viện “ĐGH Phanxicô” đã đến Belem, Brazil.
3- Cuộc gặp lần thứ 8 của Nhóm làm việc giữa Toà Thánh và Việt Nam.
4- Đức Tổng Giám Mục Giáo Phận Melbourne kêu gọi chính quyền đừng xâm phạm tới "ấn tín Tòa giải tội".
5- Thượng Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Chaldean kết thúc với 5 khuyến nghị.
6- Khả năng phục hồi tại thành phố Karakosh của Iraq.
7- Đức Giám Mục Fisichella nói: Giáo hội cần khôn ngoan khi phán quyết về Mễ Du.
8- Đức Hồng Y Charles Maung Bo lo ngại về tình hình Giáo hội Miến Điện.
9- Giáo hội Colombia tổ chức Hội nghị hướng đến Thượng Hội Đồng Giám Mục Amazon.
10- Hành hương vì hòa bình ở khu phi quân sự hai miền Triều Tiên.
11- Các Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ nhận định về tình hình Giáo hội tại quốc gia này.
12- Giới thiệu Thánh Ca: Hồng Phúc Chúa Ban
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết.
 
Không thể tỉnh bơ khi danh dự của một Hồng Y và cả Giáo Hội bị ám sát trâng tráo như vậy
Giáo Hội Năm Châu
19:50 22/08/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tiến sĩ George Weigel, người viết tiểu sử vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan, vừa có một bài viết đăng trên First Things ngày 21 tháng Tám, 2019 liên quan đến phán quyết phúc thẩm của Tòa Kháng Án Melbourne.

Nguyên bản tiếng Anh: The Australian Disgrace - Sự ô nhục của nước Úc, có thể xem tại
đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

The Australian Disgrace - Sự ô nhục của nước Úc

by George Weigel

8. 21. 19


Trong những tuần và những tháng tới sẽ có nhiều điều để nói hơn nữa về việc Tòa Kháng Án bác bỏ đơn kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell đối với phán quyết “lạm dụng tình dục trong quá khứ” bởi tỷ số 2-1 từ một hội thẩm đoàn gồm ba thẩm phán của Tòa Kháng Án Victoria. Trong lúc này đây, quyết định đáng kinh ngạc, và thực sự là không thể hiểu được này, khiến người ta nghi ngờ nghiêm trọng về phẩm chất công lý ở Úc và khả năng các giáo sĩ Công Giáo bị buộc tội lạm dụng tình dục có thể nhận được một phiên tòa công bằng hoặc một sự xem xét công minh khi bị xét xử.

Trong tiến trình tố tụng của tòa án phúc thẩm được phát trực tiếp vào sáng ngày 21 tháng 8 (theo giờ Melbourne), chánh án của Tòa Kháng Án Victoria, là bà Anne Ferguson, khi đọc quyết định, cứ khăng khăng nhắc liên tục đến “toàn bộ chứng cứ”. Nhưng, thực tế là chưa bao giờ có bất kỳ ‘bằng chứng’ nào là Đức Hồng Y Pell đã làm những gì ngài bị cáo buộc. Chỉ có lời phiến diện của người khiếu nại, và tuyệt đối không có chứng cớ nào ủng hộ cho những cáo buộc của anh ta. Đó là những cáo buộc mà trong những tháng sau phiên tòa xét xử Đức Hồng Y, đã được chứng minh là tương tự một cách đáng báo động với một loạt các cáo buộc giả tưởng nhắm vào một linh mục trong một câu chuyện được xuất bản vài năm trước đây trên tờ Rolling Stone.

Bà thẩm phán Ferguson cũng nhắc đến “ký ức không chắc chắn” của các “nhân chứng tình cờ”, là những người làm chứng bênh vực cho Đức Hồng Y, trong đó nêu rõ rằng các hành vi lạm dụng tình dục bị cáo buộc đơn giản là không thể nào xảy ra được trong hoàn cảnh của một nhà thờ đầy chật người, trong một khung thời gian ngắn ngủi của các hành vi bị cáo buộc, và với phẩm phục của Đức Hồng Y. Nhưng, người ta phải tự hỏi, tại sao bà lại không nêu lên khả năng “không chắc chắn” trong ký ức của người khiếu nại? Tại sao lại đơn giản là giả định, trên cơ sở lời khai được thu băng của người khiếu nại, là anh ta có một trí nhớ rõ ràng về những gì anh ta cho rằng đã xảy ra, nhất là khi toàn bộ kịch bản của cáo buộc lạm dụng này hết sức hi hữu như thế?

Nhằm biện minh cho phán đoán của mình và người đồng nghiệp đã về phe với bà trong việc bác bỏ kháng cáo của Đức Hồng Y, bà thẩm phán Ferguson nói rằng “hai chúng tôi”, nghĩa là bà ta và thẩm phán Chris Maxwell – đã chọn “một quan điểm về các sự kiện” khác với thẩm phán Mark Weinberg, là người bất đồng ý kiến với họ. Nhưng các sự kiện là sự kiện nào? Liệu bất cứ một khẳng định đơn thuần vô bằng vô cớ nào về lạm dụng tình dục, bất kể nó vô lý đến đâu về bản chất của hành động hoặc tình huống được cho là đã xảy ra, có thể cấu thành một “sự kiện” pháp lý có khả năng phá hủy cuộc đời và uy tín của một trong những công dân nổi tiếng nhất của nước Úc không? Nếu vậy, thì có một điều gì đó sai lầm nghiêm trọng trong luật hình sự ở tiểu bang Victoria, nơi quy trình pháp lý hiện nay có một sự tương đồng rõ rệt với những gì đã từng thịnh hành ở Liên Sô dưới thời Stalin. Ở đó, cũng vậy, các cáo buộc được xem là hữu lý ngay cả khi nó chỉ dựa thuần tuý trên các khẳng định không thể chứng thực được.

Kháng cáo của Đức Hồng Y đã không thuyết phục được các thẩm phán Ferguson và Maxwell rằng bồi thẩm đoàn khi kết án đã đi quá xa sự nghi ngờ hợp lý trong các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell, trong một trường hợp đầy áp lực mà các luật sư biện hộ đã nêu lên để phản bác công tố viện trong cả hai phiên tòa của Đức Hồng Y. Nhưng tại sao đây là tiêu chuẩn thích hợp hoặc có liên quan? Một bồi thẩm đoàn bế tắc trong phiên tòa đầu tiên đã bỏ phiếu áp đảo để bác bỏ các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y; sau đó, bồi thẩm đoàn trong phiên tái thẩm đã xoay gần 180 độ và đưa ra một bản án nhất trí là có tội, sau khi cũng chỉ xem xét các bằng chứng tương tự, mà đa số những người đi trước sau khi xem xét đã bỏ phiếu tha bổng. Chẳng phải điều đó cho thấy rõ khả năng thiên vị sâu sắc của bồi thẩm đoàn thứ hai, đặc biệt là trong bối cảnh bên biện hộ không được có cơ hội trình bày trước bồi thẩm đoàn ở bang Victoria sao? Và chẳng phải điều đó đặt câu hỏi về tính xác thực của bản án có tội sao?

Hai tháng rưỡi trước, tại phiên xử phúc thẩm Đức Hồng Y Pell, các thẩm phán Ferguson, Maxwell và Weinberg đã truy vấn gay gắt đại diện công tố viện khi bên công tố cố bảo vệ phán quyết có tội, một cách rất yếu kém, theo bất kỳ tiêu chuẩn khách quan nào. Ngược lại, trong phiên tòa ấy, hội thẩm đoàn phúc thẩm cho thấy rõ trong suốt buổi điều trần sự chú ý lắng nghe một cách nghiêm túc ý kiến của bên biện hộ rằng phán quyết có tội chống lại Đức Hồng Y Pell là “không an toàn” ở chỗ nó không thể đạt đến một cách hợp lý trên cơ sở những bằng chứng có trong tay (mà trong trường hợp này là chẳng có gì hết). Điều gì đã xảy ra trong hai tháng sau đó? Điều đó chắc chắn đáng để khám phá trong những tuần tới.

Kể từ khi phán quyết kết án Đức Hồng Y Pell được đưa ra, những người bạn có mối quan hệ tốt trong giới luật pháp Úc đã nói rằng cộng đồng pháp lý nghiêm túc ở Úc, chứ không phải những kẻ chạy theo ý thức hệ, đang trở nên quan ngại sâu sắc về danh tiếng của công lý Úc; do đó, người ta nói rằng nhiều nhân vật pháp lý cao cấp đã hy vọng đơn kháng cáo của Đức Hồng Y sẽ thành công. Mối quan tâm của họ giờ đây được lũy thừa lên gấp bội. Trước những chứng cớ hiển nhiên trong trường hợp tồi tệ này, trước một quyết định phúc thẩm thật khủng khiếp và hoàn toàn không thể thuyết phục được này, những người có lý trí sẽ tự hỏi “pháp quyền” có nghĩa là gì ở Úc, và đặc biệt là ở tiểu bang Victoria? Những người có lý trí sẽ tự hỏi liệu có an toàn không khi đi du lịch hay kinh doanh, trong môi trường chính trị và xã hội mà trong đó đám đông cuồng loạn tương tự như những kẻ đã đưa Alfred Dreyfus đến Đảo Quỷ có thể gây những ảnh hưởng rõ ràng như thế trên các bồi thẩm.

Đức Hồng Y Pell đã nói với bạn bè trong những tháng gần đây rằng ngài biết ngài vô tội và rằng “bản án duy nhất mà tôi lo sợ là sự phán xét sau cùng”. Các thẩm phán đồng tình trong quyết định phúc thẩm lố bịch này đã xác nhận kết quả của một trò hề tư pháp độc địa có thể tin hay không thể tin vào sự phán xét sau cùng. Nhưng họ chắc chắn có những phán xét khác đáng phải lo lắng. Vì họ đã xác nhận rằng một phần đáng ngưỡng mộ của thế giới Anglo Saxon từng được biết đến với tư duy độc lập của mình đã trở thành một thứ gì đó khá ngớ ngẩn, thậm chí là nham hiểm.


Source:The First Things