Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:54 27/08/2016
4. ĂN THỊT THÌ THÔNG MINH.
Người bên cạnh nhà của Ngải tử, đều là dân nghèo của nước Tề đến ở.
Một người nói:
- “Tôi và công khanh nước Tề đều là người giống nhau, tại sao họ thì thông minh còn tôi thì không ?”
Người khác nói:
- “Họ mỗi ngày đều ăn thịt cho nên thông minh, còn chúng ta thì mỗi ngày ăn uống đạm bạc cho nên không thông minh.”
Có người không tin lời nói ấy, bèn cùng họ đánh cược đi mua thịt để họ ăn, mấy ngày sau, hai người ấy thông minh thật.
Một người nói:
- “Sau khi ăn thịt, tôi hiểu rất nhiều cái hay, chẳng hạn như, bàn chân của người ta tại sao lại hướng về phía trước, chính là vì sợ người sau đạp phải”.
Người khác nói:
- “Tôi cũng hiểu được rất nhiều việc, tôi cảm thấy mũi của con người hướng xuống rất là hợp lý, nếu như hướng lên, thì khi trời mưa nước sẽ ùa vào thì biết làm sao ?”
Ngải tử thở dài nói:
- “Nhìn họ tôi mới hiểu rõ, dù họ có ăn thịt chăng nữa, thì ngu đần vẫn là ngu đần ?”
(Ngải tử tạp thuyết)
Suy tư 4:
Không phải ăn thịt mà đột nhiên trở thành thông minh, cũng không phải không ăn thịt là trở thành ngu đần, cũng như con nhà nghèo quanh năm suốt tháng ăn rau cỏ, đến khi được ăn thịt thì...tưởng tượng ra nhiều cái thông minh. Thời nay các nhà chuyên khoa về sức khỏe khuyên người ta nên ăn ít thịt và ăn nhiều rau tươi, cái lợi trước mắt của việc ăn rau tươi là da dẻ hồng hào, thân thể nhẹ nhàng và chữa được nhiều bệnh, cái hại trước mắt của ăn thịt là thân thể nặng nề, tăng mở trong người và dễ “cao máu” vì...mập ù.
Trái lại, trong đời sống thiêng liêng của người Ki-tô hữu thì cần phải ăn thịt để được sống trường sinh, nhưng thịt đây không phải là thịt bò, thịt heo, thịt gà hay bất cứ thịt gì khác, mà chính là thịt của Đức Ki-tô, chính Ngài đã hứa ban cho những ai ăn thịt và uống máu của Ngài sự sống đời đời, khi Ngài nói: “Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời...” . Không một ai trên thế gian này dám tuyên bố như trên, bởi vì không ai cắt thịt của mình cho kẻ khác ăn, cũng như chẳng ai muốn ăn thịt người, Đức Chúa Giê-su hiểu rất rõ điều ấy, nên Ngài đã làm một việc “để nhớ muôn đời” là làm cho bánh miến và rượu nho trở thành máu thịt của mình để nuôi nhân loại, để nhân loại được sự sống đời đời, mà hôm nay chúng ta –người Ki-tô hữu- gọi là bí tích Thánh Thể.
Ăn và uống máu thịt của Đức Chúa Giê-su thì sẽ không bị “cao máu”, không bị tăng mỡ, không sợ mập béo ục ịch, nhưng có sức làm cho thể xác và linh hồn của chúng ta được cường tráng khỏe mạnh. Từ chối ăn và uống máu thịt ấy, tức là từ chối tình yêu thương của Thiên Chúa, là kéo án phạt xuống trên mình, là mang tội “hủy hoại thân xác và linh hồn.”
“Xin Chúa ban cho chúng con biết ăn và uống Mình Máu Thánh Chúa mỗi ngày, bởi như thế là làm cho chúng con được sống muôn đời với Chúa mai sau, và thân xác cũng được mạnh khỏe ở đời này...Amen.”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Người bên cạnh nhà của Ngải tử, đều là dân nghèo của nước Tề đến ở.
Một người nói:
- “Tôi và công khanh nước Tề đều là người giống nhau, tại sao họ thì thông minh còn tôi thì không ?”
Người khác nói:
- “Họ mỗi ngày đều ăn thịt cho nên thông minh, còn chúng ta thì mỗi ngày ăn uống đạm bạc cho nên không thông minh.”
Có người không tin lời nói ấy, bèn cùng họ đánh cược đi mua thịt để họ ăn, mấy ngày sau, hai người ấy thông minh thật.
Một người nói:
- “Sau khi ăn thịt, tôi hiểu rất nhiều cái hay, chẳng hạn như, bàn chân của người ta tại sao lại hướng về phía trước, chính là vì sợ người sau đạp phải”.
Người khác nói:
- “Tôi cũng hiểu được rất nhiều việc, tôi cảm thấy mũi của con người hướng xuống rất là hợp lý, nếu như hướng lên, thì khi trời mưa nước sẽ ùa vào thì biết làm sao ?”
Ngải tử thở dài nói:
- “Nhìn họ tôi mới hiểu rõ, dù họ có ăn thịt chăng nữa, thì ngu đần vẫn là ngu đần ?”
(Ngải tử tạp thuyết)
Suy tư 4:
Không phải ăn thịt mà đột nhiên trở thành thông minh, cũng không phải không ăn thịt là trở thành ngu đần, cũng như con nhà nghèo quanh năm suốt tháng ăn rau cỏ, đến khi được ăn thịt thì...tưởng tượng ra nhiều cái thông minh. Thời nay các nhà chuyên khoa về sức khỏe khuyên người ta nên ăn ít thịt và ăn nhiều rau tươi, cái lợi trước mắt của việc ăn rau tươi là da dẻ hồng hào, thân thể nhẹ nhàng và chữa được nhiều bệnh, cái hại trước mắt của ăn thịt là thân thể nặng nề, tăng mở trong người và dễ “cao máu” vì...mập ù.
Trái lại, trong đời sống thiêng liêng của người Ki-tô hữu thì cần phải ăn thịt để được sống trường sinh, nhưng thịt đây không phải là thịt bò, thịt heo, thịt gà hay bất cứ thịt gì khác, mà chính là thịt của Đức Ki-tô, chính Ngài đã hứa ban cho những ai ăn thịt và uống máu của Ngài sự sống đời đời, khi Ngài nói: “Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời...” . Không một ai trên thế gian này dám tuyên bố như trên, bởi vì không ai cắt thịt của mình cho kẻ khác ăn, cũng như chẳng ai muốn ăn thịt người, Đức Chúa Giê-su hiểu rất rõ điều ấy, nên Ngài đã làm một việc “để nhớ muôn đời” là làm cho bánh miến và rượu nho trở thành máu thịt của mình để nuôi nhân loại, để nhân loại được sự sống đời đời, mà hôm nay chúng ta –người Ki-tô hữu- gọi là bí tích Thánh Thể.
Ăn và uống máu thịt của Đức Chúa Giê-su thì sẽ không bị “cao máu”, không bị tăng mỡ, không sợ mập béo ục ịch, nhưng có sức làm cho thể xác và linh hồn của chúng ta được cường tráng khỏe mạnh. Từ chối ăn và uống máu thịt ấy, tức là từ chối tình yêu thương của Thiên Chúa, là kéo án phạt xuống trên mình, là mang tội “hủy hoại thân xác và linh hồn.”
“Xin Chúa ban cho chúng con biết ăn và uống Mình Máu Thánh Chúa mỗi ngày, bởi như thế là làm cho chúng con được sống muôn đời với Chúa mai sau, và thân xác cũng được mạnh khỏe ở đời này...Amen.”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 22 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:56 27/08/2016
Chúa Nhật 22 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 14, 1.7-14.
“Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
Anh chị em thân mến,
Con người ta ai cũng có sĩ diện, chức quyền càng cao thì sĩ diện càng lớn, sĩ diện càng lớn thì nhân cách lại nhỏ đi, cuối cùng trở thành một kẻ kiêu ngạo làm trò cười cho thiên hạ.
Đức Chúa Giê-su không những là Thiên Chúa làm người, là Cứu Chúa và là thầy của của nhân loại, mà Ngài còn là nhà tâm lý dạy cho chúng ta những bài học về cách đối xử với nhau trong cuộc sống hằng ngày, mà trong bài Tin Mừng hôm nay, chính Ngài đã dạy cho chúng ta hãy sống khiêm tốn với nhau trong cuộc sống đời thường.
Khiêm tốn khi được làm khách danh dự tiệc
Ở đời, ai cũng có một lúc nào đó được mời đi dự tiệc, và ai cũng thích được người khác chú ý đến mình trong bữa tiệc, địa vị càng cao thì càng thích người khác biết đến, càng được nhiều người biết đến thì càng hãnh diện và cảm thấy mình là người quan trọng, đó chính là mầm móng của kiêu ngạo.
Đức Chúa Giê-su khuyên bảo chúng ta khi được người khác mời đi dự tiệc thì hãy chọn chỗ ngồi cuối trong bàn ăn, là để cho chúng ta thấy giá trị đích thực của khiêm tốn không phải là nơi dáng vẻ bên ngoài, nhưng là tâm tình bên trong của một tâm hồn không coi địa vị như là một bàn đạp để hãnh tiến, nhưng coi địa vị như một công cụ để phục vụ tha nhân, chứ không phải là để ăn trên ngồi trước.
Địa vị tự nó không phải là một bức tường ngăn trở chúng ta đến với Thiên Chúa và với tha nhân, nhưng chính thái độ của chúng ta làm cho địa vị như là một hố sâu ngăn cách giữa mình với tha nhân, đó là thái độ kiêu ngạo kẻ cả của mình khi xuất hiện giữa đám đông, chẳng hạn như khi được mời tham dự các cuộc ăn uống hay những cuộc hội họp của những người khác.
Có những người tranh giành chỗ ngồi nhất trong bàn tiệc, những người dự tiệc khác cũng đã làm như thế, bởi vì ai cũng coi sĩ diện của mình lớn hơn nhân cách của người khác.
Khiêm tốn đích thực
Đức Chúa Giê-su tận mắt chứng kiến cảnh người ta đi dự tiệc tranh giành nhau để ngồi chỗ trên, Ngài không muốn các môn đệ của mình làm như thế khi được mời dự tiệc, nhưng Ngài muốn dạy các môn đệ và chúng ta sống có nhân bản hơn trong cuộc sống đời thường, cái nhân bản ấy chính là sống hài hòa với mọi người, cho dù mình có địa vị và chức vụ cao trong xã hội hay trong Giáo Hội.
Cái mà Đức Chúa Giê-su đề cập đến chính là “tự nhắc mình lên” của con người, bởi vì khi tự mình nhắc mình lên thì không những không có giá trị gì, mà lại còn trở thành kiêu căng lố bịch trước mặt mọi người, và như thế phẩm cách của họ cũng theo đó mà bị hạ xuống. Người có tâm hồn khiêm tốn đích thực thì dù được ngồi ở trên, hay ngồi ở cuối cùng thì vẫn là người khiêm tốn, bởi vì sự khiêm tốn không hệ tại nơi chỗ ngồi rốt cùng hay ngồi chỗ cao hết trong bữa tiệc, bởi vì có khi ngồi bàn cuối cùng nhưng tâm hồn thì khiêu ngạo phàn nàn oán trách chủ nhà không nể mình.
Có địa vị hay không có địa vị thì người khiêm tốn vẫn cứ là người khiêm tốn, ngồi trên bàn cao hay ngồi bàn dưới bàn thấp thì vẫn cứ là người khiêm tốn như thường, bởi vì sự khiêm tốn chính là học được bài học từ nơi Thập Giá của Đức Chúa Giê-su, tức là sự hy sinh bỏ mình, và cũng là học khiêm tốn từ nơi bàn tiệc Thánh Thể trên bàn thờ mỗi ngày khi dâng thánh lễ, đó là yêu thương và khiêm tốn.
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta cần có sự khiêm tốn khi được bạn hữu mời đi ăn tiệc, chính là Ngài nhắm đến bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày mà chúng ta tham dự, đó là thánh lễ Mi sa. Nơi bàn tiệc thánh này, cái cần phải có của chúng ta là sự khiêm tốn “chọn chỗ rốt hèn” như chính Đức Chúa Giê-su đã hết sức khiêm hạ trở nên tấm bánh nuôi dưỡng linh hồn chúng ta.
Nơi bàn tiệc thánh này sự khiêm tốn càng nổi nét hơn, khi mỗi người trong chúng ta biết khiêm tốn phục vụ tha nhân sau khi tham dự bàn tiệc thánh trên bàn thờ.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 14, 1.7-14.
“Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
Anh chị em thân mến,
Con người ta ai cũng có sĩ diện, chức quyền càng cao thì sĩ diện càng lớn, sĩ diện càng lớn thì nhân cách lại nhỏ đi, cuối cùng trở thành một kẻ kiêu ngạo làm trò cười cho thiên hạ.
Đức Chúa Giê-su không những là Thiên Chúa làm người, là Cứu Chúa và là thầy của của nhân loại, mà Ngài còn là nhà tâm lý dạy cho chúng ta những bài học về cách đối xử với nhau trong cuộc sống hằng ngày, mà trong bài Tin Mừng hôm nay, chính Ngài đã dạy cho chúng ta hãy sống khiêm tốn với nhau trong cuộc sống đời thường.
Khiêm tốn khi được làm khách danh dự tiệc
Ở đời, ai cũng có một lúc nào đó được mời đi dự tiệc, và ai cũng thích được người khác chú ý đến mình trong bữa tiệc, địa vị càng cao thì càng thích người khác biết đến, càng được nhiều người biết đến thì càng hãnh diện và cảm thấy mình là người quan trọng, đó chính là mầm móng của kiêu ngạo.
Đức Chúa Giê-su khuyên bảo chúng ta khi được người khác mời đi dự tiệc thì hãy chọn chỗ ngồi cuối trong bàn ăn, là để cho chúng ta thấy giá trị đích thực của khiêm tốn không phải là nơi dáng vẻ bên ngoài, nhưng là tâm tình bên trong của một tâm hồn không coi địa vị như là một bàn đạp để hãnh tiến, nhưng coi địa vị như một công cụ để phục vụ tha nhân, chứ không phải là để ăn trên ngồi trước.
Địa vị tự nó không phải là một bức tường ngăn trở chúng ta đến với Thiên Chúa và với tha nhân, nhưng chính thái độ của chúng ta làm cho địa vị như là một hố sâu ngăn cách giữa mình với tha nhân, đó là thái độ kiêu ngạo kẻ cả của mình khi xuất hiện giữa đám đông, chẳng hạn như khi được mời tham dự các cuộc ăn uống hay những cuộc hội họp của những người khác.
Có những người tranh giành chỗ ngồi nhất trong bàn tiệc, những người dự tiệc khác cũng đã làm như thế, bởi vì ai cũng coi sĩ diện của mình lớn hơn nhân cách của người khác.
Khiêm tốn đích thực
Đức Chúa Giê-su tận mắt chứng kiến cảnh người ta đi dự tiệc tranh giành nhau để ngồi chỗ trên, Ngài không muốn các môn đệ của mình làm như thế khi được mời dự tiệc, nhưng Ngài muốn dạy các môn đệ và chúng ta sống có nhân bản hơn trong cuộc sống đời thường, cái nhân bản ấy chính là sống hài hòa với mọi người, cho dù mình có địa vị và chức vụ cao trong xã hội hay trong Giáo Hội.
Cái mà Đức Chúa Giê-su đề cập đến chính là “tự nhắc mình lên” của con người, bởi vì khi tự mình nhắc mình lên thì không những không có giá trị gì, mà lại còn trở thành kiêu căng lố bịch trước mặt mọi người, và như thế phẩm cách của họ cũng theo đó mà bị hạ xuống. Người có tâm hồn khiêm tốn đích thực thì dù được ngồi ở trên, hay ngồi ở cuối cùng thì vẫn là người khiêm tốn, bởi vì sự khiêm tốn không hệ tại nơi chỗ ngồi rốt cùng hay ngồi chỗ cao hết trong bữa tiệc, bởi vì có khi ngồi bàn cuối cùng nhưng tâm hồn thì khiêu ngạo phàn nàn oán trách chủ nhà không nể mình.
Có địa vị hay không có địa vị thì người khiêm tốn vẫn cứ là người khiêm tốn, ngồi trên bàn cao hay ngồi bàn dưới bàn thấp thì vẫn cứ là người khiêm tốn như thường, bởi vì sự khiêm tốn chính là học được bài học từ nơi Thập Giá của Đức Chúa Giê-su, tức là sự hy sinh bỏ mình, và cũng là học khiêm tốn từ nơi bàn tiệc Thánh Thể trên bàn thờ mỗi ngày khi dâng thánh lễ, đó là yêu thương và khiêm tốn.
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta cần có sự khiêm tốn khi được bạn hữu mời đi ăn tiệc, chính là Ngài nhắm đến bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày mà chúng ta tham dự, đó là thánh lễ Mi sa. Nơi bàn tiệc thánh này, cái cần phải có của chúng ta là sự khiêm tốn “chọn chỗ rốt hèn” như chính Đức Chúa Giê-su đã hết sức khiêm hạ trở nên tấm bánh nuôi dưỡng linh hồn chúng ta.
Nơi bàn tiệc thánh này sự khiêm tốn càng nổi nét hơn, khi mỗi người trong chúng ta biết khiêm tốn phục vụ tha nhân sau khi tham dự bàn tiệc thánh trên bàn thờ.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:01 27/08/2016
26. Ngoài sự vâng phục ra, thì không nên bình luận ưu thế của mình.
(Thánh John Berchmens)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Luận về chữ ''Ăn''
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
09:02 27/08/2016
CN 22C : Luận về chữ “ăn”
Hai tư cách được đề cập tới xoay quanh một bàn tiệc đã vang lên trong bài Tin Mừng hôm nay. Tư cách một, là khi bạn là “khách” đi dự tiệc, thì bạn phải làm sao. Tư cách hai, bạn là “chủ” : khi bạn đãi tiệc ai, bạn phải mời những người nào…Mỗi tư cách có một lời nhắn nhủ riêng của Chúa cho họ. Tôi không gặp thấy một điểm chung nào Chúa muốn nói với, cho cả chủ mời lẫn khách dự tiệc. Vì thế tôi không chọn lời, mà chọn một chữ chung cho cả khách lẫn chủ trong bữa tiệc, là chữ “ăn” để xây dựng cho bài giảng hôm nay.
1. Tầm quan trong của “ăn” trong hành vi và lời dạy của Chúa
2. Bên kia chữ ăn (Beyond eating).
1. Tầm quan trọng của chữ ăn trong hành vi và lời dạy của Chúa
-Hành vi : Trong cuộc sống công khai của Chúa Giêsu, sách Tin Mừng ghi lại rất nhiều sinh hoạt của Ngài liên quan đến cái ăn: Ngài đi ăn cưới tại Cana. Ngài ăn tiệc do những người biệt phái khoản đãi, mà bài Tin Mừng hôm nay là bữa tiệc do chính thủ lãnh nhóm Pharisêu mời đến. Ngài chia sẻ thân mật với bữa cơm gia đình của ba chị em Mattha, Maria và Lazarô, mà ở đó Matta rối ríu với món gỏi này, món nộm kia, còn Maria khôn ranh ngồi nghe lời Ngài. Ngài lại ngồi ăn ngồi uống đồng bàn với những người thu thuế, những người tội lỗi. Rồi cả sau khi sống lại, Ngài cũng hiện ra trong lúc ăn uống. Luca ghi : “Đang khi các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: ‘Ở đây anh em có gì ăn không?’ Họ đưa cho Người một khúc cá nướng, Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông” (Lc 24, 41-43). Nhưng quan trọng hơn cả đó là Ngài đã thiết lập giao ước mới trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ tại nhà Tiệc Ly. Và khi sống lại, 2 môn đồ trên đường Emmau nhận diện được Chúa cũng là qua bữa ăn : Khi đồng bàn với họ (chứ không phải khi cầu nguyện với họ), mắt họ mở ra (Lc 24,31) (làm như thấy đồ ăn thì sáng mắt ra !).
Chúa Giêsu thường bị những người biệt phái và luật sĩ bắt gặp trong các bữa ăn, đến độ những người biệt phái gọi Ngài là một tên mê ăn uống, nhậu nhẹt say sưa. Chúa Giêsu có lần nói "Thật vậy, ông Gio-an Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo: `Ông ta bị quỷ ám.' Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: `Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi (Lc 7:34).
-Lời dạy : Nhưng bữa ăn quan trọng và ý nghĩa đến độ Chúa Giêsu đã lấy đó làm một trong những đề tài chủ yếu trong những lời rao giảng của Ngài. Có biết bao nhiêu lần Chúa Glêsu đã ví Nước Trời như một bữa tiệc, và như bữa tiệc cưới. Nước Trời là một tiệc cưới, trong đó Thiên Chúa mời gọi mọi người đến dự tiệc, không trừ một ai. Vậy trong hành vi và trong ngôn từ, Chúa Giêsu gắn bó với chữ ăn, với bữa tiệc khá đậm đà khiến ta phải suy nghĩ về tầm quan trọng của nó.
Nếu Đức Giêsu là người Việt-Nam, giảng bằng tiếng Việt, thì chắc hẳn Ngài còn sử dụng nhuần nhuyễn chữ “ăn” này trong nhiều lãnh vực khác nữa.
Có lẽ không có ngôn ngữ nào trên thế giới này mà chữ ăn xâm nhập vào đủ các góc cạnh của cuộc sống như ngôn ngữ Việt.
Không có một động tác nhai nào mà vẫn cứ gọi là ăn: Nào là ăn gian, ăn bám, ăn quỵt, ăn đứt, ăn hiếp, ăn thua, rồi lại ăn cắp, ăn cướp, ăn trộm (trộm đồng hồ chứ đâu phải ổ bánh đâu, vậy mà cứ ăn thôi : ăn trộm).
Hoà hợp với nhau thì có ăn khớp, ăn nhịp, ăn jeu và ăn ý. Động tác hoà hợp vợ chồng cũng không vắng được chữ ăn : ăn nằm, ăn ở, ăn đời ở kiếp.
Cái không ăn được, vẫn cứ ăn : ăn ảnh, ăn khách, ăn tiền : “ông ấy ăn tiền dữ lắm”.
Cái không được ăn, vẫn gọi là ăn : ăn chay. Chữ ăn chay này làm tôi nhớ lại thủa nhỏ khi nghe người lớn nói, hôm nay ăn chay đó, cũng đòi mẹ cho mình ăn chay nữa. Thấy ăn là đòi của con nít, chứ đâu hiểu ăn chay là không ăn. (Déjeuner. Breakfast : ăn sáng là phá chay).
Chắc Chúa Giê-su người Việt sẽ dạy chúng ta một từ “ăn” hơi xưa một chút, nhưng vẫn còn hiểu được: ăn lời. Con cái không ăn lời cha mẹ, con cái hư; các ngươi không ăn lời Ta (nghe và giữ lời Ta) sẽ không được vào Nước Trời. “Không phải cứ nói lạy Chúa lạy Chúa là được vào nước Trời, nhưng…”
Và dĩ nhiên, Chúa Giêsu người Việt sẽ luôn nhắc nhở chúng ta ăn… ăn-năn. Hãy ăn năn sám hối, vì Nước Trời đã gần.
Ta đang trong mục tìm hiểu về tầm quan trọng của chữ ăn trong hành vi và tư tưởng của Chúa Giêsu. Ta cũng tưởng tượng nếu Ngài giáng sinh trên đất Việt, con của đức nữ trinh Nguyễn thị Mít thì ắt hẳn Ngài sẽ dùng chữ ăn nhiều hơn nữa trong lời giảng với đầy đủ các góc cạnh ý nghĩa khác nhau của nó. Và Ngài, Đức Giêsu người Việt sẽ dự nhiều bữa ăn hơn nữa, như người ta vẫn thường đồn thổi : người Việt gặp nhau là mời nhau đi ăn cái đã.
Chúa Giêsu, tuy không là người Việt, nhưng rất coi trọng bữa ăn, như chúng ta đã kể sơ qua trên kia. Ngài rất nhiều lần ví nước Trời như bữa ăn, -mà bữa ăn lớn cơ- tức là bữa tiệc. Không phải tiệc trang trọng hội nghị khuôn phép, mà là tiệc hân hoan vui mừng: tiệc cưới. Nước Trời ví như nhà vua kia mở tiệc cưới cho hoàng tử… Nước Trời ví như 10 nàng trinh nữ đi đón chàng rể, chứ không phải đón chủ tịch, đón tổng thống. Đón chàng rể là có tiệc cưới.
Chính Ngài đã làm một hành vi để đời, là lập bí tích thánh-thể trong bữa ăn, chứ không phải trên núi cao khi cầu nguyện, trong đền thờ lúc dâng hương. Và chính bí tích thánh thể lại là một bữa ăn. “Hãy cầm lấy mà ăn, hãy cầm lấy mà uống.” “Ai ăn… sẽ được sống đời đời.”
Vì Chúa Giêsu đề cao bữa ăn trong hành vi và lời dạy của Ngài, nên chắc hẳn Ngài có ý gì đó chứ, chứ không phải Ngài chủ trương sống để ăn đâu. Ăn để sống thì có thể. Và thế là ta qua phần 2: Cái bên kia của bữa ăn (beyond eating).
2. Bên kia chữ ăn
Chúa muốn dạy gì khi Chúa đề cập nhiều đến chữ ăn, đến bữa tiệc. Bài Tin Mừng hôm nay hé cho ta một lời đáp: Chia sẻ. Ngài muốn dạy: hãy chia sẻ. Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.” (Lc 14, 12-14).
Chúa lập bí tích Thánh Thể không phải để cho ta thờ lạy đâu. Quỳ sốt sắng hát thờ lạy Chúa, thờ lạy Chúa… không phải là lý hiện hữu của Mình Thánh Chúa. Chúa lập bí tích này trong bữa ăn, và chính bản thân bí tích là một bữa ăn, là để “chia sẻ.” Ngôn ngữ phụng vụ thủa ban đầu thay vì gọi thánh lễ, là gọi đích danh tên thực của nó : lễ bẻ bánh. Không phải tấm bánh nguyên, mà là bẻ ra. Bẻ ra để chia, chứ không phải bẻ ra cho nhỏ để dễ nuốt. Đại Hội Thánh Thể Quốc tế tổ chức tại Lộ Đức năm nào có đề tài thật thích hợp: Tấm bánh Bẻ ra. Người cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn đệ mà nói: tất cả hãy cầm lấy mà ăn…Bẻ ra tức là chia sẻ, chứ không phải để nguyên giữ cho riêng mình. Có nhiều hình thức để bẻ ra chia sẻ và cũng có nhiều cái khác-cái-ăn để sẻ chia.
Tạm kết ở đây:
Chúa ăn nhiều và nói nhiều về ăn. Không phải là Chúa tham ăn hay là tay sành điệu về các món nhậu. Ngài muốn dạy một điều : ăn là cái dễ chia sẻ hơn cả. Quần áo, có thể vừa hoặc không. Điện thoại di động chia cho ai mà họ không biết dùng thì cũng như không. Riêng ăn, thì dễ chia sẻ nhất, nhất là khi người ta đói. Đói, ăn gì cũng ngon. Thánh lễ là một bữa ăn. Nếu ta không có tinh thàn chia sẻ, thì việc ăn Mình Thánh Chúa quả là một xúc phạm, vì Ngài không còn là tấm bánh bẻ ra chia cho mọi người. Thánh Phaolô cũng nói mạnh hơn thế trong thư 1Cr 11: ăn mà không biết sẻ chia, là ăn lấy án phạt !
Hãy có tấm lòng biết chia sẻ.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Đọc thêm :
Carlos là đứa trẻ đường phố thuộc khu ngoại ô vòng đai của Manila. Tuổi thơ đã để lại trên bé nhiều vết sẹo chìm, lắm vết thương lòng không sao chữa lành được. Nhưng linh mục coi xứ gần đó lại thường thấy cậu ở trong nhà thờ, nên ông rất thán phục đức tin can trường của cậu bé. Một ngày kia, trong khi ngồi toà giải tội –loại toà hộp, rất kín đáo- vị linh mục thấy cậu bé Carlos này rút một cọng cây lau nơi chổi quét nhà thờ. Cậu ép một miếng kẹo cao su đã dùng nơi một đầu của cọng lau và rồi nhét cọng lau với đầu có kẹo cao su dính đó vào khe thùng tiền của kẻ khó, gọi là poor box. Cậu vất vả kéo ra từng tờ giấy bạc, từng đồng tiền kẽm. Rồi cẩn thận, cậu trả cọng lau về với cái chổi và bước nhanh ra khỏi nhà thờ. Vị linh mục quyết định đi theo xa xa. Ông thấy cậu dừng chân tại quầy bán bánh, mua một bao to bánh mì nóng hổi và đi thẳng tới một nơi các trẻ em đường phố khác đang tụ họp tại đó. Các em cầu nguyện và ăn tất cả những chiếc bánh đó. Một buổi họp mặt thật hạnh phúc. Kết thúc câu chuyện là : vị linh mục đó, quyết định gia nhập vào nhóm trẻ bụi đời này.
Bữa ăn mang ý nghĩa chia sẻ. Nhưng nếu không sẻ chia được bữa ăn vì chưa đủ hoàn cảnh, thì ta cũng có thể sẻ chia những thứ khác. Các bạn trẻ đây có thể chia sẻ tri thức, chia sẻ học vấn, chỉ vẽ cho nhau, giúp đỡ giới thiệu nhau tìm việc làm… tất cả đều là ý nghĩa bên kia của bữa ăn. Riêng cái này, các bạn có thể và làm ngay được là chia sẻ niềm vui, chia sẻ nụ cười cho nhau. Ăn nơi cái miệng, và nụ cười cũng nơi cái miệng, cửa môi.
Một hôm Dương Chu sang nước Tống, vào ở trọ một nhà kia. Người chủ nhà có hai nàng hầu, một nàng đẹp, một nàng xấu. Để ý quan sát Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quí trọng người thiếp xấu mà khinh rẻ người thiếp đẹp. Lấy làm lạ, ông mới dò hỏi cậu bé giúp việc. Cậu bé tiết lộ:
- Người thiếp đẹp kia hay kênh kiệu, tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chúng tôi chẳng ai còn nhìn ra cái đẹp của nàng. Trái lại, người thiếp xấu, tự biết mình xấu, sống vui tươi, hồn nhiên vô tư với mọi người, nên không ai còn nhìn thấy cái xấu của nàng nữa.
Vậy là bạn không thể thoái thác vì nói rằng mình không đẹp để cười, hoặc cười không được đẹp. Hãy cứ chia sẻ niềm vui, bạn sẽ có niềm vui.
Hai tư cách được đề cập tới xoay quanh một bàn tiệc đã vang lên trong bài Tin Mừng hôm nay. Tư cách một, là khi bạn là “khách” đi dự tiệc, thì bạn phải làm sao. Tư cách hai, bạn là “chủ” : khi bạn đãi tiệc ai, bạn phải mời những người nào…Mỗi tư cách có một lời nhắn nhủ riêng của Chúa cho họ. Tôi không gặp thấy một điểm chung nào Chúa muốn nói với, cho cả chủ mời lẫn khách dự tiệc. Vì thế tôi không chọn lời, mà chọn một chữ chung cho cả khách lẫn chủ trong bữa tiệc, là chữ “ăn” để xây dựng cho bài giảng hôm nay.
1. Tầm quan trong của “ăn” trong hành vi và lời dạy của Chúa
2. Bên kia chữ ăn (Beyond eating).
1. Tầm quan trọng của chữ ăn trong hành vi và lời dạy của Chúa
-Hành vi : Trong cuộc sống công khai của Chúa Giêsu, sách Tin Mừng ghi lại rất nhiều sinh hoạt của Ngài liên quan đến cái ăn: Ngài đi ăn cưới tại Cana. Ngài ăn tiệc do những người biệt phái khoản đãi, mà bài Tin Mừng hôm nay là bữa tiệc do chính thủ lãnh nhóm Pharisêu mời đến. Ngài chia sẻ thân mật với bữa cơm gia đình của ba chị em Mattha, Maria và Lazarô, mà ở đó Matta rối ríu với món gỏi này, món nộm kia, còn Maria khôn ranh ngồi nghe lời Ngài. Ngài lại ngồi ăn ngồi uống đồng bàn với những người thu thuế, những người tội lỗi. Rồi cả sau khi sống lại, Ngài cũng hiện ra trong lúc ăn uống. Luca ghi : “Đang khi các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: ‘Ở đây anh em có gì ăn không?’ Họ đưa cho Người một khúc cá nướng, Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông” (Lc 24, 41-43). Nhưng quan trọng hơn cả đó là Ngài đã thiết lập giao ước mới trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ tại nhà Tiệc Ly. Và khi sống lại, 2 môn đồ trên đường Emmau nhận diện được Chúa cũng là qua bữa ăn : Khi đồng bàn với họ (chứ không phải khi cầu nguyện với họ), mắt họ mở ra (Lc 24,31) (làm như thấy đồ ăn thì sáng mắt ra !).
Chúa Giêsu thường bị những người biệt phái và luật sĩ bắt gặp trong các bữa ăn, đến độ những người biệt phái gọi Ngài là một tên mê ăn uống, nhậu nhẹt say sưa. Chúa Giêsu có lần nói "Thật vậy, ông Gio-an Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo: `Ông ta bị quỷ ám.' Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: `Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi (Lc 7:34).
-Lời dạy : Nhưng bữa ăn quan trọng và ý nghĩa đến độ Chúa Giêsu đã lấy đó làm một trong những đề tài chủ yếu trong những lời rao giảng của Ngài. Có biết bao nhiêu lần Chúa Glêsu đã ví Nước Trời như một bữa tiệc, và như bữa tiệc cưới. Nước Trời là một tiệc cưới, trong đó Thiên Chúa mời gọi mọi người đến dự tiệc, không trừ một ai. Vậy trong hành vi và trong ngôn từ, Chúa Giêsu gắn bó với chữ ăn, với bữa tiệc khá đậm đà khiến ta phải suy nghĩ về tầm quan trọng của nó.
Nếu Đức Giêsu là người Việt-Nam, giảng bằng tiếng Việt, thì chắc hẳn Ngài còn sử dụng nhuần nhuyễn chữ “ăn” này trong nhiều lãnh vực khác nữa.
Có lẽ không có ngôn ngữ nào trên thế giới này mà chữ ăn xâm nhập vào đủ các góc cạnh của cuộc sống như ngôn ngữ Việt.
Không có một động tác nhai nào mà vẫn cứ gọi là ăn: Nào là ăn gian, ăn bám, ăn quỵt, ăn đứt, ăn hiếp, ăn thua, rồi lại ăn cắp, ăn cướp, ăn trộm (trộm đồng hồ chứ đâu phải ổ bánh đâu, vậy mà cứ ăn thôi : ăn trộm).
Hoà hợp với nhau thì có ăn khớp, ăn nhịp, ăn jeu và ăn ý. Động tác hoà hợp vợ chồng cũng không vắng được chữ ăn : ăn nằm, ăn ở, ăn đời ở kiếp.
Cái không ăn được, vẫn cứ ăn : ăn ảnh, ăn khách, ăn tiền : “ông ấy ăn tiền dữ lắm”.
Cái không được ăn, vẫn gọi là ăn : ăn chay. Chữ ăn chay này làm tôi nhớ lại thủa nhỏ khi nghe người lớn nói, hôm nay ăn chay đó, cũng đòi mẹ cho mình ăn chay nữa. Thấy ăn là đòi của con nít, chứ đâu hiểu ăn chay là không ăn. (Déjeuner. Breakfast : ăn sáng là phá chay).
Chắc Chúa Giê-su người Việt sẽ dạy chúng ta một từ “ăn” hơi xưa một chút, nhưng vẫn còn hiểu được: ăn lời. Con cái không ăn lời cha mẹ, con cái hư; các ngươi không ăn lời Ta (nghe và giữ lời Ta) sẽ không được vào Nước Trời. “Không phải cứ nói lạy Chúa lạy Chúa là được vào nước Trời, nhưng…”
Và dĩ nhiên, Chúa Giêsu người Việt sẽ luôn nhắc nhở chúng ta ăn… ăn-năn. Hãy ăn năn sám hối, vì Nước Trời đã gần.
Ta đang trong mục tìm hiểu về tầm quan trọng của chữ ăn trong hành vi và tư tưởng của Chúa Giêsu. Ta cũng tưởng tượng nếu Ngài giáng sinh trên đất Việt, con của đức nữ trinh Nguyễn thị Mít thì ắt hẳn Ngài sẽ dùng chữ ăn nhiều hơn nữa trong lời giảng với đầy đủ các góc cạnh ý nghĩa khác nhau của nó. Và Ngài, Đức Giêsu người Việt sẽ dự nhiều bữa ăn hơn nữa, như người ta vẫn thường đồn thổi : người Việt gặp nhau là mời nhau đi ăn cái đã.
Chúa Giêsu, tuy không là người Việt, nhưng rất coi trọng bữa ăn, như chúng ta đã kể sơ qua trên kia. Ngài rất nhiều lần ví nước Trời như bữa ăn, -mà bữa ăn lớn cơ- tức là bữa tiệc. Không phải tiệc trang trọng hội nghị khuôn phép, mà là tiệc hân hoan vui mừng: tiệc cưới. Nước Trời ví như nhà vua kia mở tiệc cưới cho hoàng tử… Nước Trời ví như 10 nàng trinh nữ đi đón chàng rể, chứ không phải đón chủ tịch, đón tổng thống. Đón chàng rể là có tiệc cưới.
Chính Ngài đã làm một hành vi để đời, là lập bí tích thánh-thể trong bữa ăn, chứ không phải trên núi cao khi cầu nguyện, trong đền thờ lúc dâng hương. Và chính bí tích thánh thể lại là một bữa ăn. “Hãy cầm lấy mà ăn, hãy cầm lấy mà uống.” “Ai ăn… sẽ được sống đời đời.”
Vì Chúa Giêsu đề cao bữa ăn trong hành vi và lời dạy của Ngài, nên chắc hẳn Ngài có ý gì đó chứ, chứ không phải Ngài chủ trương sống để ăn đâu. Ăn để sống thì có thể. Và thế là ta qua phần 2: Cái bên kia của bữa ăn (beyond eating).
2. Bên kia chữ ăn
Chúa muốn dạy gì khi Chúa đề cập nhiều đến chữ ăn, đến bữa tiệc. Bài Tin Mừng hôm nay hé cho ta một lời đáp: Chia sẻ. Ngài muốn dạy: hãy chia sẻ. Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.” (Lc 14, 12-14).
Chúa lập bí tích Thánh Thể không phải để cho ta thờ lạy đâu. Quỳ sốt sắng hát thờ lạy Chúa, thờ lạy Chúa… không phải là lý hiện hữu của Mình Thánh Chúa. Chúa lập bí tích này trong bữa ăn, và chính bản thân bí tích là một bữa ăn, là để “chia sẻ.” Ngôn ngữ phụng vụ thủa ban đầu thay vì gọi thánh lễ, là gọi đích danh tên thực của nó : lễ bẻ bánh. Không phải tấm bánh nguyên, mà là bẻ ra. Bẻ ra để chia, chứ không phải bẻ ra cho nhỏ để dễ nuốt. Đại Hội Thánh Thể Quốc tế tổ chức tại Lộ Đức năm nào có đề tài thật thích hợp: Tấm bánh Bẻ ra. Người cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn đệ mà nói: tất cả hãy cầm lấy mà ăn…Bẻ ra tức là chia sẻ, chứ không phải để nguyên giữ cho riêng mình. Có nhiều hình thức để bẻ ra chia sẻ và cũng có nhiều cái khác-cái-ăn để sẻ chia.
Tạm kết ở đây:
Chúa ăn nhiều và nói nhiều về ăn. Không phải là Chúa tham ăn hay là tay sành điệu về các món nhậu. Ngài muốn dạy một điều : ăn là cái dễ chia sẻ hơn cả. Quần áo, có thể vừa hoặc không. Điện thoại di động chia cho ai mà họ không biết dùng thì cũng như không. Riêng ăn, thì dễ chia sẻ nhất, nhất là khi người ta đói. Đói, ăn gì cũng ngon. Thánh lễ là một bữa ăn. Nếu ta không có tinh thàn chia sẻ, thì việc ăn Mình Thánh Chúa quả là một xúc phạm, vì Ngài không còn là tấm bánh bẻ ra chia cho mọi người. Thánh Phaolô cũng nói mạnh hơn thế trong thư 1Cr 11: ăn mà không biết sẻ chia, là ăn lấy án phạt !
Hãy có tấm lòng biết chia sẻ.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Đọc thêm :
Carlos là đứa trẻ đường phố thuộc khu ngoại ô vòng đai của Manila. Tuổi thơ đã để lại trên bé nhiều vết sẹo chìm, lắm vết thương lòng không sao chữa lành được. Nhưng linh mục coi xứ gần đó lại thường thấy cậu ở trong nhà thờ, nên ông rất thán phục đức tin can trường của cậu bé. Một ngày kia, trong khi ngồi toà giải tội –loại toà hộp, rất kín đáo- vị linh mục thấy cậu bé Carlos này rút một cọng cây lau nơi chổi quét nhà thờ. Cậu ép một miếng kẹo cao su đã dùng nơi một đầu của cọng lau và rồi nhét cọng lau với đầu có kẹo cao su dính đó vào khe thùng tiền của kẻ khó, gọi là poor box. Cậu vất vả kéo ra từng tờ giấy bạc, từng đồng tiền kẽm. Rồi cẩn thận, cậu trả cọng lau về với cái chổi và bước nhanh ra khỏi nhà thờ. Vị linh mục quyết định đi theo xa xa. Ông thấy cậu dừng chân tại quầy bán bánh, mua một bao to bánh mì nóng hổi và đi thẳng tới một nơi các trẻ em đường phố khác đang tụ họp tại đó. Các em cầu nguyện và ăn tất cả những chiếc bánh đó. Một buổi họp mặt thật hạnh phúc. Kết thúc câu chuyện là : vị linh mục đó, quyết định gia nhập vào nhóm trẻ bụi đời này.
Bữa ăn mang ý nghĩa chia sẻ. Nhưng nếu không sẻ chia được bữa ăn vì chưa đủ hoàn cảnh, thì ta cũng có thể sẻ chia những thứ khác. Các bạn trẻ đây có thể chia sẻ tri thức, chia sẻ học vấn, chỉ vẽ cho nhau, giúp đỡ giới thiệu nhau tìm việc làm… tất cả đều là ý nghĩa bên kia của bữa ăn. Riêng cái này, các bạn có thể và làm ngay được là chia sẻ niềm vui, chia sẻ nụ cười cho nhau. Ăn nơi cái miệng, và nụ cười cũng nơi cái miệng, cửa môi.
Một hôm Dương Chu sang nước Tống, vào ở trọ một nhà kia. Người chủ nhà có hai nàng hầu, một nàng đẹp, một nàng xấu. Để ý quan sát Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quí trọng người thiếp xấu mà khinh rẻ người thiếp đẹp. Lấy làm lạ, ông mới dò hỏi cậu bé giúp việc. Cậu bé tiết lộ:
- Người thiếp đẹp kia hay kênh kiệu, tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chúng tôi chẳng ai còn nhìn ra cái đẹp của nàng. Trái lại, người thiếp xấu, tự biết mình xấu, sống vui tươi, hồn nhiên vô tư với mọi người, nên không ai còn nhìn thấy cái xấu của nàng nữa.
Vậy là bạn không thể thoái thác vì nói rằng mình không đẹp để cười, hoặc cười không được đẹp. Hãy cứ chia sẻ niềm vui, bạn sẽ có niềm vui.
Là Linh Mục hay Làm Linh Mục
Phước Lý
09:08 27/08/2016
LÀ LINH MỤC HAY LÀM LINH MỤC ?
Lạy Chúa Giêsu, chúng con tin thật Chúa đang hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Chúng cảm ơn Chúa vì biết bao ân tình Chúa thương ban cho chúng con.
Con cảm ơn Chúa đã cho con hồng phúc làm thành viên gia đình giáo xứ Thị Cầu thân yêu. Xin Chúa chúc phúc cho mọi thành gia đình Giáo xứ, anh chị em Lương dân.
Xin Chúa chỉ dạy chúng con phải làm gì để sống đúng căn tính của mình, góp phần xây dựng gia đình Giáo xứ không ngừng lớn lên trong hiệp nhất yêu thương, hăng say Loan báo Tin Mừng, đặc biệt trong Năm thánh Lòng Chúa thương xót- biết Sống và loan báo Lòng thương xót của Chúa.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (4, 16-19)
Chúa Giêsu đến Nagiarét là nơi Người sinh trưởng. Người vào Hội Đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sabát và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia, Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên Tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong Tôi, để Tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai Tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”.
Suy niệm: Chúa Giêsu sau một thời gian đi rao giảng Tin Mừng Ngài nổi tiếng khắp nơi. Hôm nay Người trở về quên hương Nararet, vào Hội trường quen thuộc. Tại đây, trong một bối cảnh trang nghiêm và chính thức, Chúa Giêsu công bố chương trình hoạt động của Ngài: Với tư cách là Messia được Thánh Thân Chúa tấn phong, Ngài được sai đi loan Tin Mừng cho những người nghèo hèn, khốn khổ.
“Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".
Ngay sau đó, Chúa Giêsu công bố: Lời sứ ngôn trên đã được ứng nghiệm nơi chính Ngài. Trong Chúa Thánh Thần Chúa Giêsu đã hoàn thành viên mãn sứ vụ Loan báo Tin Mừng cứu độ mà chính Ngài là Tin Mừng Cứu độ.
Tin theo Chúa Giêsu Kitô, đời mình sẽ tìm được giá trị- ý nghĩa cuộc sống đích thực, tìm được an phúc đích thực, nhất là khám phá trong gian nan đau khổ của cuộc đời vốn coi là ‘bể thảm’ có giá trị Tin Mừng cứu độ, cuộc đời thành biển hồng ân.
Để tiếp nối công trình Cứu Thế, Chúa Giêsu ngay sau khi Phục Sinh đã ban Chúa Thánh Thần cho các Tông đồ để tiếp tục sứ vụ của chính Ngài- Loan báo Tin Mừng Cứu độ đến với muôn dân, cho đến ngày tận thế. Đấng Phục Sinh nói: ‘Như Cha đã sai Thầy Thầy cũng sai anh em… Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần” (Ga 21, 21-23)
Các Tông đồ cùng với toàn thể các Kitô hữu- nhất là các Kitô hứu Giáo dân thời Giáo Hội sơ khai đã luôn hăng Rao giảng Tin mừng cho những nơi mình hiện diện. Chính anh chị em Giáo dân là người đầu tiên có sáng kiến truyền giáo đến Lương dân. Hơn ai hết Giáo Hội có kinh nghiệm sống động: “Khốn cho tôi nếu không rao giảng Tin Mừng’…
Lạy Chúa Giêsu, nhờ Bí tích Rửa Tội mỗi chúng con đã được Thánh hiến cho Chúa Giêsu, trở thành chi thể của Chúa Giêsu. Trong sức mạnh Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu quả quyết: Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe"
Tôi là chi thể- trong thân thể Chúa Giêsu là Giáo Hội, vậy tôi có tiếp tục để cho Lời Chúa ứng nghiệm trong đời sống mình hay chưa. Nói cách khác tôi có là dấu chỉ, là hiện thân của Thiên Chúa Tình yêu hay chưa?. Chủ để sống Năm thánh của Giáo phận: ‘Sống và Loan báo Lòng thương xót của Chúa’ có hiện tại hóa trong lời nói việc làm của mình hay chưa ?.
Lạy Chúa Giêsu, nhiều lúc con cứ cật vấn: Là Kitô hữu, là Linh mục của Chúa nếu không là Thánh không làm Thánh thì là gì- làm gì?
Xin cho con ý thức mình là Kitô hữu- là Linh mục chứ không phải làm Kitô hữu- làm Linh mục. Khi ý thức căn tính mình là Kitô hữu – là Linh mục của Chúa, đương nhiên trong Chúa Thánh Thần chúng con biết làm gì. Trái lại, nếu con cứ mải mê làm Kitô hữu hay làm Linh mục coi chừng con chỉ là viên chức không hơn ko kém, dễ làm cho mình, cho những tính toán trần thế chứ không phải làm cho Danh Chúa, mưu ích cho các linh hồn. Khi chúng con thoái hóa bản chất- căn tính là Kitô hữu – là Linh mục của Chúa thì những việc chúng con làm rất nguy hiểm….
Thế chúng con mới hiểu, tại sao nơi tòa chung phẩm, Chúa Giêsu cho biết vẫn có người nhân danh Chúa mà nói tiên tri- trừ quỷ- làm phép lạ, nhưng rốt cục Chúa không nhận ra người Môn đệ của mình và nghiêm đuổi khỏi nhan thánh Chúa (x.Mt 7,21tt)
Tôi là chi thể- thân thể Chúa Giêsu , vậy ta có tiếp tục để cho Lời Chúa ứng nghiệm trong đời sống mình hay chưa ?
Để Lời Chúa ứng nghiệm trong cuộc đời mình tôi không thể thờ ơ, vô cảm với những gì xâm hại đến Sự Thật- xâm hại đến Sự Sống, xâm hai lẽ công bằng, tổn hại đến phẩm giá làm người; đặc biệt không thể an nhiên trước những người nghèo khổ, không chỉ về vật chất mà còn về đời sống tinh thần.
Xin cho chúng con can đảm để lời Chúa ứng nghiệm từ việc chu toàn bổn phận trong yêu thương, khởi đi từ gia đình, cộng đoàn giáo xứ; nên thánh đôi khi đơn giản chỉ lời nói xin lỗi- cảm ơn, những lời nói cảm thông- dễ nghe và đầy tôn trọng nhau….
Lạy Chúa Giêsu, nhờ lời bầu cử của Mẹ Lên Trời- quan thầy của giáo xứ con xin Dâng cuộc đời con cho Chúa, dâng gia đình giáo xứ Thị Cầu cho Chúa, dâng anh chị em Lương dân, những người khác niềm tin, khác chính kiến, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật, những người già neo đơn, những gia đình đang gặp gian nan, thử thách…
Trong Chúa Thánh Thần, nhờ biết cho Lời Chúa hiện diện trong cuộc đời mình, phát tỏa căn tính Kitô hữu chắc chắn như Chúa Giêsu, hiện diện của chúng con sẽ đem lại tin yêu, thắp sáng hy vọng, nhất là trong bối cảnh tục hóa, gian dối lan tràn, nghi kỵ còn bao phủ… Xin cho chúng con mạnh dạn đến với anh chị em lương dân, nên bạn thân tín với nhau.
Chúng con xin dâng lên Chúa gia đình giáo hạt Phước Lý, Gia đình Giáo phận, rộng hơn Gia đình quê hương đất nước, những nạn nhân của thiên tai- thảm họa môi trường miền trung đang trực diện.
Xin Chúa nhớ và ban nhiều Phúc Lộc trời đến những thân nhân- ân nhân của gia đình giáo xứ còn sống hay đã qua đời, cách riêng cha xứ và gia đình giáo xứ Phước Lý. Amen
Phước Lý
Lạy Chúa Giêsu, chúng con tin thật Chúa đang hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Chúng cảm ơn Chúa vì biết bao ân tình Chúa thương ban cho chúng con.
Con cảm ơn Chúa đã cho con hồng phúc làm thành viên gia đình giáo xứ Thị Cầu thân yêu. Xin Chúa chúc phúc cho mọi thành gia đình Giáo xứ, anh chị em Lương dân.
Xin Chúa chỉ dạy chúng con phải làm gì để sống đúng căn tính của mình, góp phần xây dựng gia đình Giáo xứ không ngừng lớn lên trong hiệp nhất yêu thương, hăng say Loan báo Tin Mừng, đặc biệt trong Năm thánh Lòng Chúa thương xót- biết Sống và loan báo Lòng thương xót của Chúa.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (4, 16-19)
Chúa Giêsu đến Nagiarét là nơi Người sinh trưởng. Người vào Hội Đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sabát và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia, Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên Tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong Tôi, để Tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai Tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”.
Suy niệm: Chúa Giêsu sau một thời gian đi rao giảng Tin Mừng Ngài nổi tiếng khắp nơi. Hôm nay Người trở về quên hương Nararet, vào Hội trường quen thuộc. Tại đây, trong một bối cảnh trang nghiêm và chính thức, Chúa Giêsu công bố chương trình hoạt động của Ngài: Với tư cách là Messia được Thánh Thân Chúa tấn phong, Ngài được sai đi loan Tin Mừng cho những người nghèo hèn, khốn khổ.
“Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".
Ngay sau đó, Chúa Giêsu công bố: Lời sứ ngôn trên đã được ứng nghiệm nơi chính Ngài. Trong Chúa Thánh Thần Chúa Giêsu đã hoàn thành viên mãn sứ vụ Loan báo Tin Mừng cứu độ mà chính Ngài là Tin Mừng Cứu độ.
Tin theo Chúa Giêsu Kitô, đời mình sẽ tìm được giá trị- ý nghĩa cuộc sống đích thực, tìm được an phúc đích thực, nhất là khám phá trong gian nan đau khổ của cuộc đời vốn coi là ‘bể thảm’ có giá trị Tin Mừng cứu độ, cuộc đời thành biển hồng ân.
Để tiếp nối công trình Cứu Thế, Chúa Giêsu ngay sau khi Phục Sinh đã ban Chúa Thánh Thần cho các Tông đồ để tiếp tục sứ vụ của chính Ngài- Loan báo Tin Mừng Cứu độ đến với muôn dân, cho đến ngày tận thế. Đấng Phục Sinh nói: ‘Như Cha đã sai Thầy Thầy cũng sai anh em… Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần” (Ga 21, 21-23)
Các Tông đồ cùng với toàn thể các Kitô hữu- nhất là các Kitô hứu Giáo dân thời Giáo Hội sơ khai đã luôn hăng Rao giảng Tin mừng cho những nơi mình hiện diện. Chính anh chị em Giáo dân là người đầu tiên có sáng kiến truyền giáo đến Lương dân. Hơn ai hết Giáo Hội có kinh nghiệm sống động: “Khốn cho tôi nếu không rao giảng Tin Mừng’…
Lạy Chúa Giêsu, nhờ Bí tích Rửa Tội mỗi chúng con đã được Thánh hiến cho Chúa Giêsu, trở thành chi thể của Chúa Giêsu. Trong sức mạnh Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu quả quyết: Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe"
Tôi là chi thể- trong thân thể Chúa Giêsu là Giáo Hội, vậy tôi có tiếp tục để cho Lời Chúa ứng nghiệm trong đời sống mình hay chưa. Nói cách khác tôi có là dấu chỉ, là hiện thân của Thiên Chúa Tình yêu hay chưa?. Chủ để sống Năm thánh của Giáo phận: ‘Sống và Loan báo Lòng thương xót của Chúa’ có hiện tại hóa trong lời nói việc làm của mình hay chưa ?.
Lạy Chúa Giêsu, nhiều lúc con cứ cật vấn: Là Kitô hữu, là Linh mục của Chúa nếu không là Thánh không làm Thánh thì là gì- làm gì?
Xin cho con ý thức mình là Kitô hữu- là Linh mục chứ không phải làm Kitô hữu- làm Linh mục. Khi ý thức căn tính mình là Kitô hữu – là Linh mục của Chúa, đương nhiên trong Chúa Thánh Thần chúng con biết làm gì. Trái lại, nếu con cứ mải mê làm Kitô hữu hay làm Linh mục coi chừng con chỉ là viên chức không hơn ko kém, dễ làm cho mình, cho những tính toán trần thế chứ không phải làm cho Danh Chúa, mưu ích cho các linh hồn. Khi chúng con thoái hóa bản chất- căn tính là Kitô hữu – là Linh mục của Chúa thì những việc chúng con làm rất nguy hiểm….
Thế chúng con mới hiểu, tại sao nơi tòa chung phẩm, Chúa Giêsu cho biết vẫn có người nhân danh Chúa mà nói tiên tri- trừ quỷ- làm phép lạ, nhưng rốt cục Chúa không nhận ra người Môn đệ của mình và nghiêm đuổi khỏi nhan thánh Chúa (x.Mt 7,21tt)
Tôi là chi thể- thân thể Chúa Giêsu , vậy ta có tiếp tục để cho Lời Chúa ứng nghiệm trong đời sống mình hay chưa ?
Để Lời Chúa ứng nghiệm trong cuộc đời mình tôi không thể thờ ơ, vô cảm với những gì xâm hại đến Sự Thật- xâm hại đến Sự Sống, xâm hai lẽ công bằng, tổn hại đến phẩm giá làm người; đặc biệt không thể an nhiên trước những người nghèo khổ, không chỉ về vật chất mà còn về đời sống tinh thần.
Xin cho chúng con can đảm để lời Chúa ứng nghiệm từ việc chu toàn bổn phận trong yêu thương, khởi đi từ gia đình, cộng đoàn giáo xứ; nên thánh đôi khi đơn giản chỉ lời nói xin lỗi- cảm ơn, những lời nói cảm thông- dễ nghe và đầy tôn trọng nhau….
Lạy Chúa Giêsu, nhờ lời bầu cử của Mẹ Lên Trời- quan thầy của giáo xứ con xin Dâng cuộc đời con cho Chúa, dâng gia đình giáo xứ Thị Cầu cho Chúa, dâng anh chị em Lương dân, những người khác niềm tin, khác chính kiến, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật, những người già neo đơn, những gia đình đang gặp gian nan, thử thách…
Trong Chúa Thánh Thần, nhờ biết cho Lời Chúa hiện diện trong cuộc đời mình, phát tỏa căn tính Kitô hữu chắc chắn như Chúa Giêsu, hiện diện của chúng con sẽ đem lại tin yêu, thắp sáng hy vọng, nhất là trong bối cảnh tục hóa, gian dối lan tràn, nghi kỵ còn bao phủ… Xin cho chúng con mạnh dạn đến với anh chị em lương dân, nên bạn thân tín với nhau.
Chúng con xin dâng lên Chúa gia đình giáo hạt Phước Lý, Gia đình Giáo phận, rộng hơn Gia đình quê hương đất nước, những nạn nhân của thiên tai- thảm họa môi trường miền trung đang trực diện.
Xin Chúa nhớ và ban nhiều Phúc Lộc trời đến những thân nhân- ân nhân của gia đình giáo xứ còn sống hay đã qua đời, cách riêng cha xứ và gia đình giáo xứ Phước Lý. Amen
Phước Lý
Khiêm tốn nên giống Chúa
Lm. Jude Siciliano, OP
23:56 27/08/2016
Chúa Nhật 22 THƯỜNG NIÊN (C)
Huấn ca 3: 17-18, 20, 28-30;T. vịnh 67; Do Thái 12: 18-19, 22-2; Luca 14: 1, 7-14
KHIÊM TỐN NÊN GIỐNG CHÚA
Tôi phải thú nhận là bài phúc âm hôm nay làm tôi hỏi khó chịu. Thánh Luca nói là Chúa Giêsu đủọ̉c mỏ̀i đến dùng bửa nỏi nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu. Ngay lúc Ngài vủ̀a đến thì Ngài nói vỏ́i các khách đang ngồi là họ không nên ngồi ỏ̉ chỗ danh dụ̉ nỏi bàn ăn - họ nên khiêm tốn. Nhủng củ̉ chỉ khiêm tốn đó có vẽ giả hình, vì họ hy vọng họ sẽ đủọ̉c mỏ̀i lên ngồi chỗ danh dụ̉. Rồi Chúa Giêsu lại nói vỏ́i chủ nhà là ông ta không nên mỏ̀i bạn bè và người thân đến dùng bủ̃a. nhủng nên mỏ̀i "nhủ̃ng ngủỏ̀i nghèo khó tàn tật, què quặt, đui mù". Chúa Giêsu thật là một ngủỏ̀i khách khó chịu để mỏ̀i đến dùng bửa.
Chúa Giêsu muốn làm gì vậy? Có phài Ngài muốn chỉ cho khách cách để đủọ̉c mỏ̀i ngồi chỗ danh dụ̉ hay không? Thật ra thì các môn đệ Ngài không đáng là gì, và có lẽ các ông muốn đủọ̉c ngủỏ̀i ta tôn trọng trong giỏ́i tôn giáo. Có phải Chúa Giêsu khuyên các ngủỏ̀i theo Ngài giả vỏ̀ tỏ thái độ khiêm tốn để các lãnh đạo tôn giáo thấy họ khiêm tốn nên tôn trọng họ chăng? Chắc là trong nhóm nhủ̃ng ngủỏ̀i lãnh đạo tôn giáo có nhủ̃ng kẻ sống đạo giả hình. Tuy vậy Chúa Giêsu dạy là các môn đệ không nên để ý đến củ̉ chỉ sống đạo bên ngoài hỏn là chú trọng đến tấm lòng khiêm nhường bên trong, và sắn sàng hoà nhập vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i bé mọn trong xã hội.
Trong phúc âm thánh Luca vấn đề sắp đặt chỗ ngồi vào bàn ăn là điều thủỏ̀ng làm và là điều quan trọng. Các bạn có để ý là mỏ̉ đầu bài phúc âm hôm nay thánh Luca nói là Chúa Giêsu nói một dụ ngôn cho các ngủỏ̀i khách không? Bỏ̉i thế đoạn văn phúc âm không phải là cách dạy để đủọ̉c ngủỏ̀i ta tôn trọng mỏ̀i ngồi chỗ danh dụ̉ nỏi bàn ăn, và tránh sụ̉ xấu hổ đối vỏ́i các ngủỏ̀i khách khác. Sứ vụ Chúa Giêsu là dạy chúng ta có thái độ tốt, hoặc Ngài đề nghị chỉ cho chúng ta cách thủ́c tiến thủ trong giới tôn giáo và trong xã hội thông thủỏ̀ng.
Đó là một dụ ngôn có ý nghĩa cho các môn đệ. Các ngủỏ̀i thỏ̀i đó tranh đấu để đủọ̉c ỏn huệ trủỏ́c mắt Thiên Chúa, và để cho các bạn bè thấy họ giủ̃ lề luật tôn giáo tốt đẹp nhủ thế nào. Họ là nhủ̃ng ngủỏ̀i để ý quan sát các hành vi của Chúa Giêsu khi Ngài đến nhà ngủỏ̀i Pharisêu. Thật ra thì họ đã chỉ trích Ngài trong việc chủ̃a lành ngủỏ̀i bệnh trong ngày sa-bát, và Ngài đã hoà nhập vỏ́i nhủng phủỏ̀ng tội lỗi, đã chạm vào nhủ̃ng ngủỏ̀i ô uế và bệnh tật phải không?
Vì đó là một dụ ngôn vậy chúng ta hãy xem dụ ngôn đó dạy chúng ta về việc liên quan đến Thiên Chúa và đến nhủ̃ng ngủỏ̀i trong chúng ta nhủ thế nào. Chúng ta không cần tiến tỏ́i trủỏ́c mặt Thiên Chúa để đủọ̉c để ý và đủọ̉c tôn trọng. Nhủ̃ng ngủỏ̀i có tiền của nhiều và đủọ̉c tôn trọng nhiều trong cộng đoàn có vẽ nhủ họ đủọ̉c Thiên Chúa để ý đến nhiều hỏn nhủ̃ng ngủỏ̀i ít ỏi, bị bệnh tật. Ngủỏ̀i nghèo khó, ngủỏ̀i vô học thủ́c và ngủỏ̀i đau khổ không có thì giỏ̀ biết về lề luật, và sánh hàng vỏ́i các ngủỏ̀i Pharisêu nỏi bàn ăn. Nhủng Thiên Chúa để ý đ́ến nhủ̃ng ngủỏ̀i bé mọn, khiêm nhủỏ̀ng trong lòng và Thiên Chúa nâng chúng ta lên chỉ vì ỏn huệ nhủng không của Ngài. Chúng ta có thể ỏ̉ nỏi cuối cùng vì lụ̉a chọn hay vì hoàn cảnh, nhủng Thiên Chúa không bỏ qua chúng ta, vì Chúa Giêsu là Đấng đã đến nỏi chúng ta ngồi và nói "xin mỏ̀i ông bạn lên trên cho".
Cũng nên nhỏ́ là trong cộng đoàn thánh Luca có nhiều ngủỏ̀i Do Thái mỏ́i trỏ̉ lại làm Kitô hủ̃u. Họ là nhủ̃ng ngủỏ̀i đến sau trong bủ̃a tiệc, và họ chủa sẵn sàng chấp nhận truyền thống dân đủọ̉c Thiên Chúa chọn. Nhủ̃ng ai không đến các xủ́ đạo hay cộng đoàn Kitô hủ̃u, nỏi có nhiều ngủỏ̀i mỏ́i trỏ̉ lại đã làm các ngủỏ̀i kỳ cụ̉u khó chịu. Các ngủỏ̀i kỳ cụ̉u là nhủ̃ng ngủỏ̀i đã có phụ huynh đóng góp vào việc xây cất nhà thỏ̀ hay các tiền bối họ đã thành lập tỉnh hội hay cộng đoàn tín hủ̃u. Chúng ta cảm thấy chúng ta đã đủọ̉c chỗ tốt trong cộng đoàn tôn giáo, rồi Thiên Chúa đến làm đảo lộn trật tụ̉ đã có sẵn. Trong khi chúng ta đang giủ̃ địa vị và đủọ̉c chỗ tôn trọng trong cộng đoàn, Thiên Chúa đón chào niềm nỏ̉ nhủ̃ng ngủỏ̀i đến sau tủ̀ xa lộ xa lạ và các nẻo đường vào nỏi bàn tiệc. Nhủ̃ng ngủỏ̀i này không thể đáp lại ỏn huệ, nhủng họ là nhủ̃ng dấu chỉ của ỏn huệ nhủng không do Thiên Chúa ban.
Tôi không nghĩ là Thiên Chúa nói vỏ́i tôi là lần sau tôi về thăm nhà nên tránh nhủ̃ng dịp mủ̀ng vui vỏ́i gia đình và bạn bè. Nhủ̃ng bửa tiệc nhủ thế gây liên hệ và tình yêu thủỏng thẳm sâu. Nhủng tôi tin là Thiên Chúa nhắc tôi nhỏ́ để ý đến nhủ̃ng ngủỏ̀i không có liên hệ vỏ́i gia đình và thân hủ̃u giúp đỏ̃, và không nên bỏ qua họ. Họ cần sụ̉ hiện diện và sụ̉ nâng đỏ̃ của chúng ta. Họ cần có tiếng nói che chỏ̉, và cam đoan giá trị con ngủỏ̀i của họ. Chúng ta cần phải chắc là họ đủọ̉c để ý đến và đủọ̉c chỗ ngồi nơi bàn tiệc, và tiếng nói của họ đủọ̉c nghe và đủọ̉c tôn trọng. Chúng ta không làm điều này để đủọ̉c Thiên Chụ́a ban thủỏ̉ng, đó là điều trong bàn tay của Thiên Chúa, bàn tay nhân hậu của Ngài.
Bủ̃a ăn trong phúc âm thánh Luca không phải là bủ̃a ăn riêng của mỗi ngủỏ̀i. Không bao giỏ̀ xãy ra nhủ thế trong suốt nhủ̃ng năm thi hành sứ vụ của Chúa Giêsu. Mỗi bủ̃a ăn làm cho chúng ta nghĩ đến Tiệc Thánh Thể, là nỏi chúng ta gặp nhau và nghe phúc âm hôm nay. Chúng ta không ăn tiệc vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i Pharisêu, là nỏi ngủỏ̀i ta để ý xem xét chúng ta. Hôm nay, khi chúng ta bủỏ́c vào ngủỏ̃ng cửa giáo đường "Củ̉a của Lòng Thủỏng Xót". Đối vỏ́i thế gian, nhủ̃ng gì xãy ra ỏ̉ đây đã bị xáo trộn. Chúng ta là nhủ̃ng quý khách, không phải vì chúng ta đã làm gì hay chúng ta đã đủọ̉c xủ́ng đáng, nhủng là bỏ̉i Chúa Giêsu là chủ nhà mỏ̀i gọi chúng ta là những người khách thân mến của Ngài và là anh chị em vỏ́i nhau.
Chúa Giêsu không mỏ̀i gọi chúng ta vì chúng ta là nhủ̃ng minh tinh màn bạc trên thế giỏ́i, nhủng vì Ngài đã yêu thủỏng chúng ta. Lỏ̀i Ngài nói và việc Ngài làm đã làm chúng ta tin tủỏ̉ng là chúng ta đủọ̉c mỏ̀i vào bàn tiệc, mặc dù ỏ̉ "bên ngoài" chúng ta là ngủỏ̀i thủ́ nhất hay ngủỏ̀i cuối cùng. Bỏ̉i thế chúng ta đến bủ̃a tiệc vui mủ̀ng và hỏ́n hỏ̉, và cảm tạ trong thâm tâm là chủ nhà đã để ý, nhận thấy chúng ta và mỏ̀i gọi chúng ta đến để nên như khách đồng bàn vỏ́i nhau trong bủ̃a tiệc mà Ngài đã thủỏng yêu dọn sẵn cho chúng ta. Hôm nay Chúa Giêsu là chủ nhà mỏ̀i mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta và nói "xin mỏ̀i bạn hãy lên trên cho"
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
22nd SUNDAY -C-
Sirach 3: 17-18, 20, 28-30; Ps. 68; Hebrews 12: 18-19, 22-24; Luke 14: 1, 7-14
I have to admit to an initial discomfort at today’s gospel. Luke tells us Jesus has been invited to "the home of one of the leading Pharisees." Jesus no sooner arrives for dinner than he begins to lecture his guests where they are to sit and that they should not take a place of honor at the table – they are to be humble. But the humility seems to be artificial, with the hope of being rewarded with a higher place by their host. Then Jesus lectures his host about not inviting friends or relatives to a dinner, but to invite "the poor, the crippled, the lame and the blind." Jesus is a discomfiting guest to invite to dinner!
What is he up to? Is he giving helpful hints on how to win places of honor? After all, his disciples were mostly no-account people and perhaps longed for distinction in a privileged religious world. Is he advising his followers to pretend humility so that religious dignitaries would see their humble state and honor them? Certainly there have been and will be religious charlatans in the halls of the religious elite. However, Jesus taught that they were not to be concerned about exterior acts of piety as much as they were to have humble hearts prepared to mingle and eat with the least in society.
Meal settings are frequent and important in Luke’s Gospel. Did you notice at the beginning of today’s passage Luke says that Jesus told a parable to the invited guests? So, the passage isn’t a strategy for how to win honored places at the table, and avoid embarrassment in front of other guests. Jesus’ mission wasn’t to come to teach us good etiquette, or to suggest guidelines for advancing in religious and social circles.
If it is a parable it should convey meaning for the life of disciples. His contemporaries competed with one another to win favor in God’s eyes and show their peers how well they kept religious laws. They were the ones who watched Jesus when he entered the Pharisee’s home and observed his behavior. Hadn’t they already criticized him for curing on the Sabbath, associating with the wrong kind of people and touching the unclean and afflicted?
Since it is a parable we look to what it teaches us about our relationship with God and then one another. There’s no need to push our way forward before God to be noticed and honored. Some people who have much and are honored in their community appear more esteemed in God’s eyes than those who have little and may be afflicted. The poor, uneducated and stressed, would have no time to become proficient in the Law and be on a par with those Pharisees at table. But God notices the least and humble of heart and raises us up based sheerly on grace. We may be in the lowest places by choice or circumstances, but we are not overlooked by our God who, in Jesus, has come to where we are and says, "My friend, move up to a higher position." (I like the earlier translation, it’s more direct, "My friend, come up higher.")
Remember too that in Luke’s community there were many non-Jews converting to Christianity. They were late comers to the dinner party and, to Jewish converts, not as prepared or established in the traditions of God’s chosen people. Who hasn’t been to parishes and Christian communities where the influx of newcomers upsets the older generation whose parents paid for and built the church; or whose predecessors were founders of the religious congregations and provinces? We feel we have earned our places in our religious communities and then God comes along and upsets the established order. While we maintain our dignity and sense of earned privilege, God offers generous welcome and favor to the late arrivals drawn from the highways and byways to the Lord’s banquet. These people cannot repay the favor, but are signs to us of the free, unearned gift of God’s grace.
I don’t think Jesus is telling me, on my next home visit, to avoid the opportunity to celebrate with family and friends. Such meals maintain and build up deeper bonds of commitment and love. But I do believe he is reminding me to notice those who don’t have strong family ties and supporting friends and not neglect them. They need our presence and support, they need a voice to defend, protect and assure them of their human dignity. We must make sure they are recognized and given a place at the table where they can be honored and their voices heard. We don’t do this to get rewards from God, that’s in God’s hands – God’s very generous hands.
Meals in Luke’s Gospel are not just about individual meals, not once-and-for-all incidents in Jesus’ ministry. Each meal also points to an tells us something about the Eucharist, where we find ourselves as we hear today’s gospel. We are not eating in the house of the Pharisee where we are being watched and evaluated. When we entered the doors of our church today we again passed through the "Door of Mercy." In the eyes of the world what happens here is all turned around. We are honored guests, not because of what we have done and deserve, but because Jesus is our host and has called us to be his beloved guests, and brothers and sisters to one another.
He hasn’t invited us because of our stellar performance in the world, but because he already loves us. His words and actions have convinced us that we are invited to this table whether "out there" we come first or last. So, we approach this meal with joy and profound gratitude that our host has seen and acknowledged us and calls us forward to be full and equal partakers in the banquet he has so lovingly prepared for us. Jesus is our host today and comes to each of us and says, "My friend, move up to a higher position."
Huấn ca 3: 17-18, 20, 28-30;T. vịnh 67; Do Thái 12: 18-19, 22-2; Luca 14: 1, 7-14
KHIÊM TỐN NÊN GIỐNG CHÚA
Tôi phải thú nhận là bài phúc âm hôm nay làm tôi hỏi khó chịu. Thánh Luca nói là Chúa Giêsu đủọ̉c mỏ̀i đến dùng bửa nỏi nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu. Ngay lúc Ngài vủ̀a đến thì Ngài nói vỏ́i các khách đang ngồi là họ không nên ngồi ỏ̉ chỗ danh dụ̉ nỏi bàn ăn - họ nên khiêm tốn. Nhủng củ̉ chỉ khiêm tốn đó có vẽ giả hình, vì họ hy vọng họ sẽ đủọ̉c mỏ̀i lên ngồi chỗ danh dụ̉. Rồi Chúa Giêsu lại nói vỏ́i chủ nhà là ông ta không nên mỏ̀i bạn bè và người thân đến dùng bủ̃a. nhủng nên mỏ̀i "nhủ̃ng ngủỏ̀i nghèo khó tàn tật, què quặt, đui mù". Chúa Giêsu thật là một ngủỏ̀i khách khó chịu để mỏ̀i đến dùng bửa.
Chúa Giêsu muốn làm gì vậy? Có phài Ngài muốn chỉ cho khách cách để đủọ̉c mỏ̀i ngồi chỗ danh dụ̉ hay không? Thật ra thì các môn đệ Ngài không đáng là gì, và có lẽ các ông muốn đủọ̉c ngủỏ̀i ta tôn trọng trong giỏ́i tôn giáo. Có phải Chúa Giêsu khuyên các ngủỏ̀i theo Ngài giả vỏ̀ tỏ thái độ khiêm tốn để các lãnh đạo tôn giáo thấy họ khiêm tốn nên tôn trọng họ chăng? Chắc là trong nhóm nhủ̃ng ngủỏ̀i lãnh đạo tôn giáo có nhủ̃ng kẻ sống đạo giả hình. Tuy vậy Chúa Giêsu dạy là các môn đệ không nên để ý đến củ̉ chỉ sống đạo bên ngoài hỏn là chú trọng đến tấm lòng khiêm nhường bên trong, và sắn sàng hoà nhập vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i bé mọn trong xã hội.
Trong phúc âm thánh Luca vấn đề sắp đặt chỗ ngồi vào bàn ăn là điều thủỏ̀ng làm và là điều quan trọng. Các bạn có để ý là mỏ̉ đầu bài phúc âm hôm nay thánh Luca nói là Chúa Giêsu nói một dụ ngôn cho các ngủỏ̀i khách không? Bỏ̉i thế đoạn văn phúc âm không phải là cách dạy để đủọ̉c ngủỏ̀i ta tôn trọng mỏ̀i ngồi chỗ danh dụ̉ nỏi bàn ăn, và tránh sụ̉ xấu hổ đối vỏ́i các ngủỏ̀i khách khác. Sứ vụ Chúa Giêsu là dạy chúng ta có thái độ tốt, hoặc Ngài đề nghị chỉ cho chúng ta cách thủ́c tiến thủ trong giới tôn giáo và trong xã hội thông thủỏ̀ng.
Đó là một dụ ngôn có ý nghĩa cho các môn đệ. Các ngủỏ̀i thỏ̀i đó tranh đấu để đủọ̉c ỏn huệ trủỏ́c mắt Thiên Chúa, và để cho các bạn bè thấy họ giủ̃ lề luật tôn giáo tốt đẹp nhủ thế nào. Họ là nhủ̃ng ngủỏ̀i để ý quan sát các hành vi của Chúa Giêsu khi Ngài đến nhà ngủỏ̀i Pharisêu. Thật ra thì họ đã chỉ trích Ngài trong việc chủ̃a lành ngủỏ̀i bệnh trong ngày sa-bát, và Ngài đã hoà nhập vỏ́i nhủng phủỏ̀ng tội lỗi, đã chạm vào nhủ̃ng ngủỏ̀i ô uế và bệnh tật phải không?
Vì đó là một dụ ngôn vậy chúng ta hãy xem dụ ngôn đó dạy chúng ta về việc liên quan đến Thiên Chúa và đến nhủ̃ng ngủỏ̀i trong chúng ta nhủ thế nào. Chúng ta không cần tiến tỏ́i trủỏ́c mặt Thiên Chúa để đủọ̉c để ý và đủọ̉c tôn trọng. Nhủ̃ng ngủỏ̀i có tiền của nhiều và đủọ̉c tôn trọng nhiều trong cộng đoàn có vẽ nhủ họ đủọ̉c Thiên Chúa để ý đến nhiều hỏn nhủ̃ng ngủỏ̀i ít ỏi, bị bệnh tật. Ngủỏ̀i nghèo khó, ngủỏ̀i vô học thủ́c và ngủỏ̀i đau khổ không có thì giỏ̀ biết về lề luật, và sánh hàng vỏ́i các ngủỏ̀i Pharisêu nỏi bàn ăn. Nhủng Thiên Chúa để ý đ́ến nhủ̃ng ngủỏ̀i bé mọn, khiêm nhủỏ̀ng trong lòng và Thiên Chúa nâng chúng ta lên chỉ vì ỏn huệ nhủng không của Ngài. Chúng ta có thể ỏ̉ nỏi cuối cùng vì lụ̉a chọn hay vì hoàn cảnh, nhủng Thiên Chúa không bỏ qua chúng ta, vì Chúa Giêsu là Đấng đã đến nỏi chúng ta ngồi và nói "xin mỏ̀i ông bạn lên trên cho".
Cũng nên nhỏ́ là trong cộng đoàn thánh Luca có nhiều ngủỏ̀i Do Thái mỏ́i trỏ̉ lại làm Kitô hủ̃u. Họ là nhủ̃ng ngủỏ̀i đến sau trong bủ̃a tiệc, và họ chủa sẵn sàng chấp nhận truyền thống dân đủọ̉c Thiên Chúa chọn. Nhủ̃ng ai không đến các xủ́ đạo hay cộng đoàn Kitô hủ̃u, nỏi có nhiều ngủỏ̀i mỏ́i trỏ̉ lại đã làm các ngủỏ̀i kỳ cụ̉u khó chịu. Các ngủỏ̀i kỳ cụ̉u là nhủ̃ng ngủỏ̀i đã có phụ huynh đóng góp vào việc xây cất nhà thỏ̀ hay các tiền bối họ đã thành lập tỉnh hội hay cộng đoàn tín hủ̃u. Chúng ta cảm thấy chúng ta đã đủọ̉c chỗ tốt trong cộng đoàn tôn giáo, rồi Thiên Chúa đến làm đảo lộn trật tụ̉ đã có sẵn. Trong khi chúng ta đang giủ̃ địa vị và đủọ̉c chỗ tôn trọng trong cộng đoàn, Thiên Chúa đón chào niềm nỏ̉ nhủ̃ng ngủỏ̀i đến sau tủ̀ xa lộ xa lạ và các nẻo đường vào nỏi bàn tiệc. Nhủ̃ng ngủỏ̀i này không thể đáp lại ỏn huệ, nhủng họ là nhủ̃ng dấu chỉ của ỏn huệ nhủng không do Thiên Chúa ban.
Tôi không nghĩ là Thiên Chúa nói vỏ́i tôi là lần sau tôi về thăm nhà nên tránh nhủ̃ng dịp mủ̀ng vui vỏ́i gia đình và bạn bè. Nhủ̃ng bửa tiệc nhủ thế gây liên hệ và tình yêu thủỏng thẳm sâu. Nhủng tôi tin là Thiên Chúa nhắc tôi nhỏ́ để ý đến nhủ̃ng ngủỏ̀i không có liên hệ vỏ́i gia đình và thân hủ̃u giúp đỏ̃, và không nên bỏ qua họ. Họ cần sụ̉ hiện diện và sụ̉ nâng đỏ̃ của chúng ta. Họ cần có tiếng nói che chỏ̉, và cam đoan giá trị con ngủỏ̀i của họ. Chúng ta cần phải chắc là họ đủọ̉c để ý đến và đủọ̉c chỗ ngồi nơi bàn tiệc, và tiếng nói của họ đủọ̉c nghe và đủọ̉c tôn trọng. Chúng ta không làm điều này để đủọ̉c Thiên Chụ́a ban thủỏ̉ng, đó là điều trong bàn tay của Thiên Chúa, bàn tay nhân hậu của Ngài.
Bủ̃a ăn trong phúc âm thánh Luca không phải là bủ̃a ăn riêng của mỗi ngủỏ̀i. Không bao giỏ̀ xãy ra nhủ thế trong suốt nhủ̃ng năm thi hành sứ vụ của Chúa Giêsu. Mỗi bủ̃a ăn làm cho chúng ta nghĩ đến Tiệc Thánh Thể, là nỏi chúng ta gặp nhau và nghe phúc âm hôm nay. Chúng ta không ăn tiệc vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i Pharisêu, là nỏi ngủỏ̀i ta để ý xem xét chúng ta. Hôm nay, khi chúng ta bủỏ́c vào ngủỏ̃ng cửa giáo đường "Củ̉a của Lòng Thủỏng Xót". Đối vỏ́i thế gian, nhủ̃ng gì xãy ra ỏ̉ đây đã bị xáo trộn. Chúng ta là nhủ̃ng quý khách, không phải vì chúng ta đã làm gì hay chúng ta đã đủọ̉c xủ́ng đáng, nhủng là bỏ̉i Chúa Giêsu là chủ nhà mỏ̀i gọi chúng ta là những người khách thân mến của Ngài và là anh chị em vỏ́i nhau.
Chúa Giêsu không mỏ̀i gọi chúng ta vì chúng ta là nhủ̃ng minh tinh màn bạc trên thế giỏ́i, nhủng vì Ngài đã yêu thủỏng chúng ta. Lỏ̀i Ngài nói và việc Ngài làm đã làm chúng ta tin tủỏ̉ng là chúng ta đủọ̉c mỏ̀i vào bàn tiệc, mặc dù ỏ̉ "bên ngoài" chúng ta là ngủỏ̀i thủ́ nhất hay ngủỏ̀i cuối cùng. Bỏ̉i thế chúng ta đến bủ̃a tiệc vui mủ̀ng và hỏ́n hỏ̉, và cảm tạ trong thâm tâm là chủ nhà đã để ý, nhận thấy chúng ta và mỏ̀i gọi chúng ta đến để nên như khách đồng bàn vỏ́i nhau trong bủ̃a tiệc mà Ngài đã thủỏng yêu dọn sẵn cho chúng ta. Hôm nay Chúa Giêsu là chủ nhà mỏ̀i mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta và nói "xin mỏ̀i bạn hãy lên trên cho"
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
22nd SUNDAY -C-
Sirach 3: 17-18, 20, 28-30; Ps. 68; Hebrews 12: 18-19, 22-24; Luke 14: 1, 7-14
I have to admit to an initial discomfort at today’s gospel. Luke tells us Jesus has been invited to "the home of one of the leading Pharisees." Jesus no sooner arrives for dinner than he begins to lecture his guests where they are to sit and that they should not take a place of honor at the table – they are to be humble. But the humility seems to be artificial, with the hope of being rewarded with a higher place by their host. Then Jesus lectures his host about not inviting friends or relatives to a dinner, but to invite "the poor, the crippled, the lame and the blind." Jesus is a discomfiting guest to invite to dinner!
What is he up to? Is he giving helpful hints on how to win places of honor? After all, his disciples were mostly no-account people and perhaps longed for distinction in a privileged religious world. Is he advising his followers to pretend humility so that religious dignitaries would see their humble state and honor them? Certainly there have been and will be religious charlatans in the halls of the religious elite. However, Jesus taught that they were not to be concerned about exterior acts of piety as much as they were to have humble hearts prepared to mingle and eat with the least in society.
Meal settings are frequent and important in Luke’s Gospel. Did you notice at the beginning of today’s passage Luke says that Jesus told a parable to the invited guests? So, the passage isn’t a strategy for how to win honored places at the table, and avoid embarrassment in front of other guests. Jesus’ mission wasn’t to come to teach us good etiquette, or to suggest guidelines for advancing in religious and social circles.
If it is a parable it should convey meaning for the life of disciples. His contemporaries competed with one another to win favor in God’s eyes and show their peers how well they kept religious laws. They were the ones who watched Jesus when he entered the Pharisee’s home and observed his behavior. Hadn’t they already criticized him for curing on the Sabbath, associating with the wrong kind of people and touching the unclean and afflicted?
Since it is a parable we look to what it teaches us about our relationship with God and then one another. There’s no need to push our way forward before God to be noticed and honored. Some people who have much and are honored in their community appear more esteemed in God’s eyes than those who have little and may be afflicted. The poor, uneducated and stressed, would have no time to become proficient in the Law and be on a par with those Pharisees at table. But God notices the least and humble of heart and raises us up based sheerly on grace. We may be in the lowest places by choice or circumstances, but we are not overlooked by our God who, in Jesus, has come to where we are and says, "My friend, move up to a higher position." (I like the earlier translation, it’s more direct, "My friend, come up higher.")
Remember too that in Luke’s community there were many non-Jews converting to Christianity. They were late comers to the dinner party and, to Jewish converts, not as prepared or established in the traditions of God’s chosen people. Who hasn’t been to parishes and Christian communities where the influx of newcomers upsets the older generation whose parents paid for and built the church; or whose predecessors were founders of the religious congregations and provinces? We feel we have earned our places in our religious communities and then God comes along and upsets the established order. While we maintain our dignity and sense of earned privilege, God offers generous welcome and favor to the late arrivals drawn from the highways and byways to the Lord’s banquet. These people cannot repay the favor, but are signs to us of the free, unearned gift of God’s grace.
I don’t think Jesus is telling me, on my next home visit, to avoid the opportunity to celebrate with family and friends. Such meals maintain and build up deeper bonds of commitment and love. But I do believe he is reminding me to notice those who don’t have strong family ties and supporting friends and not neglect them. They need our presence and support, they need a voice to defend, protect and assure them of their human dignity. We must make sure they are recognized and given a place at the table where they can be honored and their voices heard. We don’t do this to get rewards from God, that’s in God’s hands – God’s very generous hands.
Meals in Luke’s Gospel are not just about individual meals, not once-and-for-all incidents in Jesus’ ministry. Each meal also points to an tells us something about the Eucharist, where we find ourselves as we hear today’s gospel. We are not eating in the house of the Pharisee where we are being watched and evaluated. When we entered the doors of our church today we again passed through the "Door of Mercy." In the eyes of the world what happens here is all turned around. We are honored guests, not because of what we have done and deserve, but because Jesus is our host and has called us to be his beloved guests, and brothers and sisters to one another.
He hasn’t invited us because of our stellar performance in the world, but because he already loves us. His words and actions have convinced us that we are invited to this table whether "out there" we come first or last. So, we approach this meal with joy and profound gratitude that our host has seen and acknowledged us and calls us forward to be full and equal partakers in the banquet he has so lovingly prepared for us. Jesus is our host today and comes to each of us and says, "My friend, move up to a higher position."
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mông Cổ sắp có linh mục đầu tiên là người bản xứ
Chân Phương
09:10 27/08/2016
Mông Cổ sắp có linh mục đầu tiên là người bản xứ
Ulaanbaatar - Giáo Hội Công Giáo tại Mông Cổ (Mongolia) đang sẵn sàng chào đón vị linh mục người bản xứ đầu tiên của họ: đó là thầy Joseph Enkh sẽ được Đức Cha Wenceslao Padilla, CICM, Phủ doãn Tông Tòa của Ulaanbaatar truyền chức linh mục vào lúc 10:30 sáng Chúa Nhật ngày 28 tháng 8 tại nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô và Phaolô ở thủ đô Ulaanbaatar. Vị tân linh mục đã chọn cho mình khẩu hiệu: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Lc 9, 23).
Hơn 1.500 người sẽ tham gia vào thánh lễ truyền chức, đây sẽ là một thời điểm rất đặc biệt đối với Giáo Hội Công Giáo tại Mông Cổ và cho toàn xã hội nước này. Cha Prosper Mbumba, CICM, một linh mục người Congo đến truyền giáo tại quốc gia Á Châu này nói: "Cộng đoàn Công Giáo ở Mông Cổ được tái lập vào năm 1992 nhưng hiện nay chỉ có hơn một nghìn người đã được nhận phép thanh tẩy. Lễ truyền chức linh mục bản xứ sẽ kích thích sự nhiệt thành và cảm giác thân thuộc trong những người Mông Cổ, cho một Giáo Hội mà từ lâu đã bị coi là ngoại quốc bởi vì đức tin được mang đến từ các nhà truyền giáo".
Đức Tổng Giám mục Osvaldo Padilla - Sứ thần Tòa Thánh tại Nam Hàn và Mông Cổ, cùng với Đức Cha Lazarus You - Giám mục Giáo phận Daejeon, Nam Hàn (giáo phận mà thầy Joseph Enkh đã được theo học nhiều năm ở chủng viện) sẽ là những khách mời danh dự cho thánh lễ truyền chức này.
Thầy Joseph Enkh đã được truyền chức phó tế vào ngày 11 tháng 12 năm 2014 tại Daejeong (Nam Hàn) rồi trở về Mông Cổ. Kể từ đó, ngài đã thực nghiệm mục vụ và phục vụ tại các giáo xứ khác nhau ở Mông Cổ, nơi mà hiện nay đang có khoảng 20 nhà truyền giáo và 50 nữ tu đến từ 12 nhà dòng, làm việc trong sáu giáo xứ.
Vào tối Thứ Hai ngày 29 tháng 8, tân linh mục Joseph Enkh sẽ cử hành thánh lễ mở tay của ngài cũng tại nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô và Phaolô ở thủ đô Ulaanbaatar. (Fides)
Chân Phương
Ulaanbaatar - Giáo Hội Công Giáo tại Mông Cổ (Mongolia) đang sẵn sàng chào đón vị linh mục người bản xứ đầu tiên của họ: đó là thầy Joseph Enkh sẽ được Đức Cha Wenceslao Padilla, CICM, Phủ doãn Tông Tòa của Ulaanbaatar truyền chức linh mục vào lúc 10:30 sáng Chúa Nhật ngày 28 tháng 8 tại nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô và Phaolô ở thủ đô Ulaanbaatar. Vị tân linh mục đã chọn cho mình khẩu hiệu: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Lc 9, 23).
Hơn 1.500 người sẽ tham gia vào thánh lễ truyền chức, đây sẽ là một thời điểm rất đặc biệt đối với Giáo Hội Công Giáo tại Mông Cổ và cho toàn xã hội nước này. Cha Prosper Mbumba, CICM, một linh mục người Congo đến truyền giáo tại quốc gia Á Châu này nói: "Cộng đoàn Công Giáo ở Mông Cổ được tái lập vào năm 1992 nhưng hiện nay chỉ có hơn một nghìn người đã được nhận phép thanh tẩy. Lễ truyền chức linh mục bản xứ sẽ kích thích sự nhiệt thành và cảm giác thân thuộc trong những người Mông Cổ, cho một Giáo Hội mà từ lâu đã bị coi là ngoại quốc bởi vì đức tin được mang đến từ các nhà truyền giáo".
Đức Tổng Giám mục Osvaldo Padilla - Sứ thần Tòa Thánh tại Nam Hàn và Mông Cổ, cùng với Đức Cha Lazarus You - Giám mục Giáo phận Daejeon, Nam Hàn (giáo phận mà thầy Joseph Enkh đã được theo học nhiều năm ở chủng viện) sẽ là những khách mời danh dự cho thánh lễ truyền chức này.
Thầy Joseph Enkh đã được truyền chức phó tế vào ngày 11 tháng 12 năm 2014 tại Daejeong (Nam Hàn) rồi trở về Mông Cổ. Kể từ đó, ngài đã thực nghiệm mục vụ và phục vụ tại các giáo xứ khác nhau ở Mông Cổ, nơi mà hiện nay đang có khoảng 20 nhà truyền giáo và 50 nữ tu đến từ 12 nhà dòng, làm việc trong sáu giáo xứ.
Vào tối Thứ Hai ngày 29 tháng 8, tân linh mục Joseph Enkh sẽ cử hành thánh lễ mở tay của ngài cũng tại nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô và Phaolô ở thủ đô Ulaanbaatar. (Fides)
Chân Phương
Toà Thánh kêu gọi loại trừ các vũ khi tàn sát hàng loạt, kể cả các vũ khi quy ước
Linh Tiến Khải
09:11 27/08/2016
NEW YORK: Toà Thánh tái kêu gọi loại trừ các vũ khí giết người hàng loạt, kể cả các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh.
ĐTGM Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Toà Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc tại New York, đã nói như trên trong bài phát biểu trong phiên họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về việc không gia tăng và phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt. Trong bài phát biểu ĐTGM Auza tái nêu bật lập trường liên tục của Toà Thánh chống lại việc sản xuất và sử dụng các vũ khí tàn phá hàng loạt. Mọi hành động, mọi vũ khí nhắm tàn phá các thành thị hay các vùng rộng lớn cùng với dân cư của chúng đều chống lại mọi luật nhân bản quốc tế, và đáng bị lên án lập tức và rõ ràng không hàm hồ. Trong khi đã có các thoả hiệp và hoà ước đạt được nhằm loại trừ các vũ khí hoá học, sinh học, và phòng ngừa việc không gia tăng các vũ khí nguyên tử, thiên tài nhân loại vẫn tiếp tục chế tạo các vũ khí mới huỷ hoại chính mình. Ngoài ra, các vũ khí quy ước đang ngày càng trở thành “ít quy ước” hơn, vì các tiến bộ kỹ thuật nâng cao sức mạnh tàn phá của chúng ngang mức độ của các vũ khí tàn phá hàng loạt. Chính vì thế Toà Thánh yêu cầu các cuộc thảo luận về vũ khí tàn phá hàng loạt vượt quá các loại vũ khí truyền thống nguyên tử, hoá học, sinh học và các vũ khí xạ học và bao gồm cả các vũ khí quy ước mạnh được dùng cho các tội phạm chiến tranh và các tội phạm chống lại nhân loại. Các lực lượng quân sự, phiến quân, khủng bố, và các nhóm quá khích ngày càng sử dụng các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh hơn, và cho thấy họ ít chú ý tới sự miễn nhiễm của thường dân, sự phân biệt hay tính cách cân xứng.
Tiếp tục bài phát biểu ĐTGM Auza nói: Các tai ương nhân đạo tiếp tục diễn ra trước mắt chúng ta cho thấy các trường học, nhà thương và các cơ cấu hạ tầng dân sự khác bị nổ tung vì các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh mẽ. Hàng triệu người tỵ nạn và các người di tản gửi tới hội đồng sứ điệp quan trọng này: “Chúng tôi phải trốn chạy hay chết, khi các thành phố và cộng đoàn của chúng tôi hoàn toàn bị phá hủy, không phải bởi các vũ khí nguyên tử, hoá học hay sinh học, nhưng bởi các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh mẽ.” Các thảm cảnh này mời gọi cộng đồng quốc tế nghiêm chình thực thi mọi thoả hiệp hợp pháp bắt buộc, và các dụng cụ liên quan tới việc cấm gia tăng phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt, và cấp bách duyệt xét lại viêc xếp loại và định nghĩa các vũ khí giết nguời hàng loạt là gì.
Tại đây cũng như trong các diễn đàn khác Toà Thánh đã lập đi lập lại lời kêu gọi các quốc gia sản xuất vũ khí trên thế giới nghiêm chỉnh hạn chế và kiểm soát việc chế tạo và bán vũ khi cho các quốc gia và các vùng trên thế giới, nơi thực sự đang có việc sử dụng chúng một cách bất hợp pháp hay để cho chúng rơi vào tay các tác nhân không phải là người của chính quyền. Việc gia tăng phố biến vũ khí, bất kể là vũ khí quy ước hay vũ khí giết người hàng loạt, chỉ làm cho các tình trạng xung đột gia tăng và gây ra các hậu quả hao hụt nhân lực và vật chất, gây thiệt hại cho sự phát triển và tìm kiếm hoà bình lâu bền. Thât thế, việc không gia tăng phổ biến vũ khì, kiểm soát và giải trừ vũ khí làm nền tảng cho an ninh toàn cầu và phát triển có thể thực hiện được. Không có chúng việc thành toàn chương trình phát triển có thể thực hiện được cho năm 2030 sẽ gặp nguy hiểm trầm trọng.
Sau cùng ĐTGM Auza khẳng định rằng hai chuẩn mực của việc thực thi các thoả ước và hiệp định cấm gia tăng sản xuất và phổ biến các vũ khi giết người hàng loạt chỉ khích lệ việc không chú ý tới các thoả ước và hiệp dịnh ấy từ phía các người đau khổ hay bị kỳ thị. Sự kỳ thị giữa các nước có các vũ khí tàn phá hàng loạt và các nước không có các vũ khí ấy không thể là tình trạng thường hằng được. Nếu không thể nghĩ tới việc tưởng tượng ra một thế giới, trong đó mọi người đểu có thể có các vũ khí giết người hàng loạt, thì cũng có lý khi tưởng tượng và hoạt động chung với nhau cho một thế giới, trong đó không ai có các vũ khí ấy. Vì vậy cộng đồng quốc tế cần phải đồng tâm nhất trí kêu gọi và hành động để loại trừ mọi vũ khí giết người hàng loạt. Mục đích này đòi hỏi sự cộng tác liên tục của mọi người, vì còn nhiều việc phải làm để đạt tới điều đó. Và mỗi bước tiến tới chỗ bài trừ các vũ khí giết người hàng loạt là một bước tiến khổng lồ cho việc thực hiện một thế giới tốt đẹp hơn (SD 24-8-2016)
ĐTGM Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Toà Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc tại New York, đã nói như trên trong bài phát biểu trong phiên họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về việc không gia tăng và phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt. Trong bài phát biểu ĐTGM Auza tái nêu bật lập trường liên tục của Toà Thánh chống lại việc sản xuất và sử dụng các vũ khí tàn phá hàng loạt. Mọi hành động, mọi vũ khí nhắm tàn phá các thành thị hay các vùng rộng lớn cùng với dân cư của chúng đều chống lại mọi luật nhân bản quốc tế, và đáng bị lên án lập tức và rõ ràng không hàm hồ. Trong khi đã có các thoả hiệp và hoà ước đạt được nhằm loại trừ các vũ khí hoá học, sinh học, và phòng ngừa việc không gia tăng các vũ khí nguyên tử, thiên tài nhân loại vẫn tiếp tục chế tạo các vũ khí mới huỷ hoại chính mình. Ngoài ra, các vũ khí quy ước đang ngày càng trở thành “ít quy ước” hơn, vì các tiến bộ kỹ thuật nâng cao sức mạnh tàn phá của chúng ngang mức độ của các vũ khí tàn phá hàng loạt. Chính vì thế Toà Thánh yêu cầu các cuộc thảo luận về vũ khí tàn phá hàng loạt vượt quá các loại vũ khí truyền thống nguyên tử, hoá học, sinh học và các vũ khí xạ học và bao gồm cả các vũ khí quy ước mạnh được dùng cho các tội phạm chiến tranh và các tội phạm chống lại nhân loại. Các lực lượng quân sự, phiến quân, khủng bố, và các nhóm quá khích ngày càng sử dụng các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh hơn, và cho thấy họ ít chú ý tới sự miễn nhiễm của thường dân, sự phân biệt hay tính cách cân xứng.
Tiếp tục bài phát biểu ĐTGM Auza nói: Các tai ương nhân đạo tiếp tục diễn ra trước mắt chúng ta cho thấy các trường học, nhà thương và các cơ cấu hạ tầng dân sự khác bị nổ tung vì các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh mẽ. Hàng triệu người tỵ nạn và các người di tản gửi tới hội đồng sứ điệp quan trọng này: “Chúng tôi phải trốn chạy hay chết, khi các thành phố và cộng đoàn của chúng tôi hoàn toàn bị phá hủy, không phải bởi các vũ khí nguyên tử, hoá học hay sinh học, nhưng bởi các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh mẽ.” Các thảm cảnh này mời gọi cộng đồng quốc tế nghiêm chình thực thi mọi thoả hiệp hợp pháp bắt buộc, và các dụng cụ liên quan tới việc cấm gia tăng phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt, và cấp bách duyệt xét lại viêc xếp loại và định nghĩa các vũ khí giết nguời hàng loạt là gì.
Tại đây cũng như trong các diễn đàn khác Toà Thánh đã lập đi lập lại lời kêu gọi các quốc gia sản xuất vũ khí trên thế giới nghiêm chỉnh hạn chế và kiểm soát việc chế tạo và bán vũ khi cho các quốc gia và các vùng trên thế giới, nơi thực sự đang có việc sử dụng chúng một cách bất hợp pháp hay để cho chúng rơi vào tay các tác nhân không phải là người của chính quyền. Việc gia tăng phố biến vũ khí, bất kể là vũ khí quy ước hay vũ khí giết người hàng loạt, chỉ làm cho các tình trạng xung đột gia tăng và gây ra các hậu quả hao hụt nhân lực và vật chất, gây thiệt hại cho sự phát triển và tìm kiếm hoà bình lâu bền. Thât thế, việc không gia tăng phổ biến vũ khì, kiểm soát và giải trừ vũ khí làm nền tảng cho an ninh toàn cầu và phát triển có thể thực hiện được. Không có chúng việc thành toàn chương trình phát triển có thể thực hiện được cho năm 2030 sẽ gặp nguy hiểm trầm trọng.
Sau cùng ĐTGM Auza khẳng định rằng hai chuẩn mực của việc thực thi các thoả ước và hiệp định cấm gia tăng sản xuất và phổ biến các vũ khi giết người hàng loạt chỉ khích lệ việc không chú ý tới các thoả ước và hiệp dịnh ấy từ phía các người đau khổ hay bị kỳ thị. Sự kỳ thị giữa các nước có các vũ khí tàn phá hàng loạt và các nước không có các vũ khí ấy không thể là tình trạng thường hằng được. Nếu không thể nghĩ tới việc tưởng tượng ra một thế giới, trong đó mọi người đểu có thể có các vũ khí giết người hàng loạt, thì cũng có lý khi tưởng tượng và hoạt động chung với nhau cho một thế giới, trong đó không ai có các vũ khí ấy. Vì vậy cộng đồng quốc tế cần phải đồng tâm nhất trí kêu gọi và hành động để loại trừ mọi vũ khí giết người hàng loạt. Mục đích này đòi hỏi sự cộng tác liên tục của mọi người, vì còn nhiều việc phải làm để đạt tới điều đó. Và mỗi bước tiến tới chỗ bài trừ các vũ khí giết người hàng loạt là một bước tiến khổng lồ cho việc thực hiện một thế giới tốt đẹp hơn (SD 24-8-2016)
ĐHY Stella mời gọi các linh mục hãy là những con người của lòng thương xót
Linh Tiến Khải
09:18 27/08/2016
LỘ ĐỨC: ĐHY Beniamino Stella Tổng trưởng bộ Giáo Sĩ mời gọi các linh mục hãy là những con người của lòng thương xót.
ĐHY đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài thuyết trình tại đại hội vể đề tài “Lòng thưong xót trong cuộc sống của linh mục”, tổ chức trong bối cảnh Năm Thánh của các Linh Mục tại Lộ Đức những ngày vừa qua. ĐHY nói: Linh mục phải là “người của lòng thương xót”, được mời gọi đi gặp gỡ biết bao nhiêu nghèo khó gây khổ đau cho con người ngày nay. “Thương xót như Thiên Chúa Cha có nghĩa là cảm nhận đưọc một niềm vui đặc biệt trong việc đi xuống các vùng thấp nhất của nhân loại để đem đên đó tình yêu thương nhưng không của Thiên Chúa, yêu thương, tha thứ và ủi an”. ĐHY mời gọi các linh mục chú ý tới những người rốt cùng, yêu thương những người nghèo nhất và không chấp nhận các giàn xếp. Đó là một ưu tiên mà ĐTC Phanxicô muốn trong cuộc sống Giáo Hội.
Ngày nay linh mục phải đáp ứng các nhu cầu của sự nghèo khó vật chất, mà Chúa Giêsu để cập tới khi dậy phải cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới mặc, thăm viếng người đau yếu, kẻ tù tội. Linh Mục không được thở ơ trước tất cả những gì xúc phạm đến phẩm giá con người. Mọi linh mục phải biết cảm thương các Ladarô nằm trước cửa nhà mình, mà không để cho mình bị cuốn hút vào “các nhiệm vụ trợ giúp xã hội”, nhưng tổ chức các sinh hoạt này cho các phó tế và giáo dân.
Cả sự giầu có cũng bao gồm nỗi buồn sầu mà Chúa Giêsu tìm thấy nơi chàng thanh niên giầu được mời gọi theo Ngài. Thế rồi còn có cái nghèo nàn sức khoẻ. Mọi người đau yếu đều khiến cho con tim mẹ Giáo Hội xúc động. Mọi hoàn cảnh giòn mỏng từ lúc mới thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên đểu có quyền được các kitô hữu chú ý yêu thương và nâng đỡ. Rồi cũng có sự nghèo nàn triệt để nằm sâu trong trái tim con người và gắn liền với sự giòn mỏng và tội lỗi. Vai trò và bổn phận của linh mục ở đây là nhà giáo dục trong đức tin. Linh mục phải là người vén mở cho thế giới bị thương tích ngày nay thấy lòng dịu hiền thương xót của Thiên Chúa.
Giảng trong thánh lễ kết thúc đại hội ĐHY Stella nói linh mục phải sống chức thừa tác của mình giữa dân chúng, biết sống tràn đầy tình huynh đệ linh mục trong mầu nhiệm hiệp thông của Giáo Hội: sứ mệnh và hiệp thông phải củng cố cho nhau. Vì thế tại sao các cuộc gặp gỡ giáo phận, các lúc chia sẻ suy tư, cầu nguyện hay nghỉ ngơi đều nền tảng giúp xây dựng tình huynh đệ linh mục, trong đó có thể vác đỡ các giỏn mỏng của những anh em yếu đuối nhất (SD 23-8-2016)
ĐHY đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài thuyết trình tại đại hội vể đề tài “Lòng thưong xót trong cuộc sống của linh mục”, tổ chức trong bối cảnh Năm Thánh của các Linh Mục tại Lộ Đức những ngày vừa qua. ĐHY nói: Linh mục phải là “người của lòng thương xót”, được mời gọi đi gặp gỡ biết bao nhiêu nghèo khó gây khổ đau cho con người ngày nay. “Thương xót như Thiên Chúa Cha có nghĩa là cảm nhận đưọc một niềm vui đặc biệt trong việc đi xuống các vùng thấp nhất của nhân loại để đem đên đó tình yêu thương nhưng không của Thiên Chúa, yêu thương, tha thứ và ủi an”. ĐHY mời gọi các linh mục chú ý tới những người rốt cùng, yêu thương những người nghèo nhất và không chấp nhận các giàn xếp. Đó là một ưu tiên mà ĐTC Phanxicô muốn trong cuộc sống Giáo Hội.
Ngày nay linh mục phải đáp ứng các nhu cầu của sự nghèo khó vật chất, mà Chúa Giêsu để cập tới khi dậy phải cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới mặc, thăm viếng người đau yếu, kẻ tù tội. Linh Mục không được thở ơ trước tất cả những gì xúc phạm đến phẩm giá con người. Mọi linh mục phải biết cảm thương các Ladarô nằm trước cửa nhà mình, mà không để cho mình bị cuốn hút vào “các nhiệm vụ trợ giúp xã hội”, nhưng tổ chức các sinh hoạt này cho các phó tế và giáo dân.
Cả sự giầu có cũng bao gồm nỗi buồn sầu mà Chúa Giêsu tìm thấy nơi chàng thanh niên giầu được mời gọi theo Ngài. Thế rồi còn có cái nghèo nàn sức khoẻ. Mọi người đau yếu đều khiến cho con tim mẹ Giáo Hội xúc động. Mọi hoàn cảnh giòn mỏng từ lúc mới thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên đểu có quyền được các kitô hữu chú ý yêu thương và nâng đỡ. Rồi cũng có sự nghèo nàn triệt để nằm sâu trong trái tim con người và gắn liền với sự giòn mỏng và tội lỗi. Vai trò và bổn phận của linh mục ở đây là nhà giáo dục trong đức tin. Linh mục phải là người vén mở cho thế giới bị thương tích ngày nay thấy lòng dịu hiền thương xót của Thiên Chúa.
Giảng trong thánh lễ kết thúc đại hội ĐHY Stella nói linh mục phải sống chức thừa tác của mình giữa dân chúng, biết sống tràn đầy tình huynh đệ linh mục trong mầu nhiệm hiệp thông của Giáo Hội: sứ mệnh và hiệp thông phải củng cố cho nhau. Vì thế tại sao các cuộc gặp gỡ giáo phận, các lúc chia sẻ suy tư, cầu nguyện hay nghỉ ngơi đều nền tảng giúp xây dựng tình huynh đệ linh mục, trong đó có thể vác đỡ các giỏn mỏng của những anh em yếu đuối nhất (SD 23-8-2016)
ĐTC khuyến khích các tu hội đời duy trì căn tính riêng
Linh Tiến Khải
19:29 27/08/2016
VATICAN: ĐTC Phanxicô khích lệ các thành viên tu hội đời duy trì căn tính riêng là giáo dân được thánh hiến sống giữa đời với ba lời khấn phúc âm, đem sự thánh thiện vào mọi sinh hoạt để biến đổi thế giới.
ĐTC đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sứ điệp do ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ Khanh Toà Thánh ký, gửi các tham dự viên Hội nghị quốc tế các tu hội đời, diễn ra tại Roma trong các ngày từ 21 tới 25 tháng 8 vừa qua. ĐTC đã nhắc lại các lời chân phước Phaolô VI định nghĩa nòng cốt ơn gọi của các thành viên tu hội đời là kết hiệp hai trào lưu của cuộc sống kitô: là giáo dân, được thánh hiến bởi các bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, nhưng lựa chọn nêu bật việc thánh hiến cho Thiên Chúa với ba lời khấn phúc âm, được chấp nhận như các bổn phận với một ràng buộc vững chắc và được thừa nhận, dấn thân trong các gia trị đời riêng và đặc thù của giáo dân (LG, 31).
Thách đố lớn đối với các tu hội đời ngày nay là tổng hợp giữa sự thánh hiến và tính cách đời, phối kết chứ không phân rẽ chúng. Chính vì thế việc đào tạo có tầm quan trọng nền tảng và đòi hỏi vì cần liên tục cố gắng hiệp nhất giữa việc thánh hiến và tính cách đời, giữa hoạt động và chiêm niệm, mà không có sự nâng đỡ của một tổ chức công đoàn cho đời cầu nguyện và công việc làm. Nhưng nếu rộng mở cho Chúa Kitô thì sẽ khám phá ra Ngài hiẹn diện khắp nơi. Vì thế cần được giáo dục để có tương quan cá nhân với Thiên Chúa, được phong phú nhờ sự hiện diện của các anh chị em khác. Ngoài ra cần chú ý tới các dấu chỉ thời đại và để dấu vết tin mừng trên lịch sử và góp phần quy hướng nó về Nước Chúa; đem cái luậ lý của Thiên Chúa vào trong thế giới góp phần thực hiện nhân loại mới; có óc sáng tạo và khả năng tưởng tượng ra các giải pháp mới, tìm ra các câu trả lời chưa từng có cho các tình trạng mới. Để đượọc như thế cần săn sóc cuộc sống cầu nguyện, cuộc sống gia đình là tổ ấm nơi mọi ngưòi có thể tới kín mục yêu thương.
ĐTC viết tiếp trong sứ điệp: Như là muối men các thành viên tu hội đời phải là các chứng nhân của tình huynh đệ và tình bạn. Vì nhiệm vụ biến đổi thế giơi nên với cuộc sống cần kêu lên cho con người ngày nay biết rằng có một kiểu sống mới, trong tương quan với thế giới và với con người, là con người mới trong Chúa Kitô. Với lời khấn khiết tịnh các bạn cho thấy có một kiểu yêu thương khác với con tim tụ do như con tim của Chúa Giêsu, trong việc hiến thân; với sự khó nghèo các bạn phản ứng lại khuynh hướng tiệu thụ đang đặc biệt ngấu nghiến tây phương và qua cuộc sống của các bạn tố cáo cả bằng lời nói, ở nơi đâu cần thiết, biết bao bất công chống lại người nghèo trên trái đất; với sự vâng lời các bạn là các chứng nhân của sự tự do nội tâm chống lại cá nhân chủ nghĩa, kiêu căng, ngạo mạn.
Các thành viên các tu hội đời cũng là lực lượng tiền đồn của công tác rao truyền Tin Mừng và trường dậy sự thánh thiện được cho chảy vào các sinh hoạt thường ngày, trong các biến cố lớn nhỏ. Và yếu tố nền tảng của việc tái phúc âm hóa là sống tình yêu huynh đệ trong các hoàn cảnh thường ngày của thế giới, một mình, trong gia đình, trong các nhóm theo các hiến pháp của mình. Và dối tượng của việc tái rao giảng tin mừng đó là những người đã mất đức tin hay sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, các người trẻ sống không có lý tưỏng và giá trị, các gia đình đổ bể, các người thất nghiệp, người già, người cô đơn, người di cư…
ĐTC bầy tỏ sự gần gũi tinh thần, bảo đảm với các tham dự viên lời cầu nguyện của ngài cho hội nghị được thành công và gửi phép lành toà thánh tới tất cả mọi người.
Hội nghị quốc tế các tu họi đời đã diễn ra tại đại học Salesianum ở Roma quy tụ 140 tham dự viên đến từ 25 quốc gia năm châu (SD 26-8-2016)
ĐTC đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sứ điệp do ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ Khanh Toà Thánh ký, gửi các tham dự viên Hội nghị quốc tế các tu hội đời, diễn ra tại Roma trong các ngày từ 21 tới 25 tháng 8 vừa qua. ĐTC đã nhắc lại các lời chân phước Phaolô VI định nghĩa nòng cốt ơn gọi của các thành viên tu hội đời là kết hiệp hai trào lưu của cuộc sống kitô: là giáo dân, được thánh hiến bởi các bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, nhưng lựa chọn nêu bật việc thánh hiến cho Thiên Chúa với ba lời khấn phúc âm, được chấp nhận như các bổn phận với một ràng buộc vững chắc và được thừa nhận, dấn thân trong các gia trị đời riêng và đặc thù của giáo dân (LG, 31).
Thách đố lớn đối với các tu hội đời ngày nay là tổng hợp giữa sự thánh hiến và tính cách đời, phối kết chứ không phân rẽ chúng. Chính vì thế việc đào tạo có tầm quan trọng nền tảng và đòi hỏi vì cần liên tục cố gắng hiệp nhất giữa việc thánh hiến và tính cách đời, giữa hoạt động và chiêm niệm, mà không có sự nâng đỡ của một tổ chức công đoàn cho đời cầu nguyện và công việc làm. Nhưng nếu rộng mở cho Chúa Kitô thì sẽ khám phá ra Ngài hiẹn diện khắp nơi. Vì thế cần được giáo dục để có tương quan cá nhân với Thiên Chúa, được phong phú nhờ sự hiện diện của các anh chị em khác. Ngoài ra cần chú ý tới các dấu chỉ thời đại và để dấu vết tin mừng trên lịch sử và góp phần quy hướng nó về Nước Chúa; đem cái luậ lý của Thiên Chúa vào trong thế giới góp phần thực hiện nhân loại mới; có óc sáng tạo và khả năng tưởng tượng ra các giải pháp mới, tìm ra các câu trả lời chưa từng có cho các tình trạng mới. Để đượọc như thế cần săn sóc cuộc sống cầu nguyện, cuộc sống gia đình là tổ ấm nơi mọi ngưòi có thể tới kín mục yêu thương.
ĐTC viết tiếp trong sứ điệp: Như là muối men các thành viên tu hội đời phải là các chứng nhân của tình huynh đệ và tình bạn. Vì nhiệm vụ biến đổi thế giơi nên với cuộc sống cần kêu lên cho con người ngày nay biết rằng có một kiểu sống mới, trong tương quan với thế giới và với con người, là con người mới trong Chúa Kitô. Với lời khấn khiết tịnh các bạn cho thấy có một kiểu yêu thương khác với con tim tụ do như con tim của Chúa Giêsu, trong việc hiến thân; với sự khó nghèo các bạn phản ứng lại khuynh hướng tiệu thụ đang đặc biệt ngấu nghiến tây phương và qua cuộc sống của các bạn tố cáo cả bằng lời nói, ở nơi đâu cần thiết, biết bao bất công chống lại người nghèo trên trái đất; với sự vâng lời các bạn là các chứng nhân của sự tự do nội tâm chống lại cá nhân chủ nghĩa, kiêu căng, ngạo mạn.
Các thành viên các tu hội đời cũng là lực lượng tiền đồn của công tác rao truyền Tin Mừng và trường dậy sự thánh thiện được cho chảy vào các sinh hoạt thường ngày, trong các biến cố lớn nhỏ. Và yếu tố nền tảng của việc tái phúc âm hóa là sống tình yêu huynh đệ trong các hoàn cảnh thường ngày của thế giới, một mình, trong gia đình, trong các nhóm theo các hiến pháp của mình. Và dối tượng của việc tái rao giảng tin mừng đó là những người đã mất đức tin hay sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, các người trẻ sống không có lý tưỏng và giá trị, các gia đình đổ bể, các người thất nghiệp, người già, người cô đơn, người di cư…
ĐTC bầy tỏ sự gần gũi tinh thần, bảo đảm với các tham dự viên lời cầu nguyện của ngài cho hội nghị được thành công và gửi phép lành toà thánh tới tất cả mọi người.
Hội nghị quốc tế các tu họi đời đã diễn ra tại đại học Salesianum ở Roma quy tụ 140 tham dự viên đến từ 25 quốc gia năm châu (SD 26-8-2016)
Quý vị có biết là Mẹ Têrêsa đã được thị kiến Chúa Giêsu?
Giuse Thẩm Nguyễn
20:40 27/08/2016
Quý vị có biết là Mẹ Têrêsa đã được thị kiến Chúa Giêsu?
Vatican City,(EWTN News/CNA) - Ngay cả cha Sebastian Vazhakala, một người bạn hơn 30 năm của Mẹ Têrêsa cũng không hề biết rằng Mẹ đã trò chuyện và thị kiến Chúa Giêsu trước khi thành lập Dòng Thừa Sai Bác Ái.
Mãi đến khi Mẹ qua đời, cuộc sống nội tâm của Mẹ mới được tiết lộ. Cha Vazhakala, linh mục của Dòng Thừa Sai Bác Ái đã nói với đài phát thanh EWTN như vậy.
Việc Mẹ đã trò chuyện và gặp gỡ Chúa Giêsu chỉ được biết đến khi hồ sơ phong thánh của Mẹ Têrêsa được mở ra sau hai năm Mẹ qua đời vào năm 1997, qua các tài liệu đã được tìm thấy trong các kho lưu trữ của các tu sĩ Dòng Tên ở Calcutta, qua cha linh hướng và những linh mục gần gũi với Mẹ và cũng như văn phòng của tòa Giám Mục.
Cha Vazhakala, người đồng sáng lập chi nhánh chiêm niệm Dòng Thừa Sai Bác Ái cùng với Mẹ Têrêsa đã nói rằng ngài đang giữ bản viết tay của chính Mẹ Têrêsa ghi lại nơi và những chi tiết thảo luận của Mẹ với Chúa Giêsu trong thời gian Mẹ bị ngất trí và thị kiến.
Cha Vazhakala cũng nói rằng trong khoảng thời gian từ ngày 10 tháng Chín năm 1946 đến ngày 3 tháng Mười Hai năm 1947, Mẹ Têrêsa đã liên tục được đối thoại bằng lời và được thị kiến Chúa. Tất cả những việc này đã xảy ra khi Mẹ là nữ tu truyền giáo trong dòng Irish có tên là Các Nữ Tu Loreto, đảm nhận việc dạy học tại trường Thánh Mary ở Calcutta.
Mẹ Têrêsa đã viết rằng một ngày khi rước lễ, Mẹ đã nghe thấy tiếng Chúa Giêsu nói “ Ta muốn những nữ tu Ấn Độ, nạn nhân tình yêu của Ta, những người sẽ là Mary và Martha sẽ hợp lại cùng với Ta để chiếu tỏa tình yêu của Ta trên các linh hồn.”
Chính qua những cuộc đối thoại trong phép Thánh Thể này Mẹ Têrêsa đã được hướng dẫn để lập ra cộng đoàn Dòng Thừa Sai Bác Ái.
Cha Vazhakala giải thích “Mẹ đã gắn bó với Chúa Giêsu vô cùng mật thiết đến nỗi Mẹ có khả năng chiếu tỏa không phải tình yêu của Mẹ, mà là tình yêu của chính Chúa Giêsu qua Mẹ và qua sự biểu lộ của con người với nhau.”
“Chúa Giêsu đã chỉ cho Mẹ những nữ tu nào Ngài muốn nhà dòng của Mẹ để thực hiện những khao khát “Ta muốn các nữ tu xa rời vật chất để mang lấy cái nghèo khó của Thánh Giá, Ta muốn các nữ tu biết vâng phục để mang lấy sự vâng phục của Thánh Giá, Ta muốn các nữ tu đầy yêu thương để thực thi bác ái của Thánh Giá.”
Cũng theo cha Vazhakala, Chúa Giêsu đã nói với Mẹ vào năm 1947, “Con không thể làm việc này cho Cha sao? Cha không thể một mình đến với người nghèo, con có thể mang cha trong con để đến với họ.”
Sau thời gian vui mừng và được an ủi, vào khoảng năm 1949 Mẹ Têrêsa bắt đầu trải nghiệm một giai đoạn “đêm đen và khô khan khủng khiếp” xảy ra trong tâm hồn của Mẹ. Và mới đầu Mẹ nghĩ rằng đó là vì tình trạng tội lỗi của Mẹ, sự bất xứng và sự yếu đuối của Mẹ.”
Lúc này cha linh hướng đã giúp Mẹ hiểu được rằng tình trạng khô khan về tinh thần là một cách Chúa Giêsu muốn Mẹ chia sẻ sự nghèo khổ với những kẻ khốn cùng ở Calcutta.
Giai đoạn này đã kéo dài gần 50 năm mãi cho đến khi Mẹ qua đời và Mẹ rất đau khổ về sự khô khan này. Mẹ đã chia sẻ với cha Vazhakala rằng “Nếu sự tối tăm và sự khô khan của tôi có thể là ánh sáng cho một số linh hồn nào đó thì xin hãy cho tôi chịu như thế. Nếu cuộc đời tôi, những đau khổ của tôi sẽ cứu được một số linh hồn nào đó, thì từ tạo thiên lập địa cho đến tận thế tôi xin thà được đau khổ và chết.”
Cha Vazhakala nói rằng mọi người trên toàn thế giới đều thấy những việc bác ái Mẹ Têrêsa đã làm cho người cùng khổ, kẻ ốm đau trong các khu ổ chuột ở Calcutta, nhưng “đời sống nội tâm của Mẹ thì không ai được biết.”
Phương châm của Mẹ Têrêsa, cũng như cộng đoàn của Mẹ là những lời của Chúa Giêsu “Ta Khát”. Và họ có thể làm dịu cơn khát của Chúa bằng cách đưa nhiều linh hồn đến với Ngài. “Và trong mỗi nhịp thở, trong mỗi tiếng thở dài, trong mỗi hành động của trí óc sẽ là hành động của tình yêu Thiên Chúa. Đó là lời nguyện hằng ngày của Mẹ. Đó là những gì đã thúc đẩy Mẹ và tất cả những hy sinh, ngay cả mãi đến khi đã 87 tuổi, Mẹ vẫn luôn theo đuổi mà không một chút nghỉ ngơi sao lãng.”
Mẹ Têrêsa đã không bao giờ ngơi nghỉ trong suốt quãng đời trần thế của Mẹ, và Mẹ tiếp tục “ làm việc”cho phần rỗi của các linh hồn khi Mẹ ở Thiên Đàng. “ Khi tôi chết và trở về nhà với Chúa, tôi sẽ mang nhiều linh hồn về với Chúa”.
Mẹ Têrêsa nói “Tôi sẽ không ngủ khi ở Thiên Đàng, nhưng tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn bằng cách khác.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Vatican City,(EWTN News/CNA) - Ngay cả cha Sebastian Vazhakala, một người bạn hơn 30 năm của Mẹ Têrêsa cũng không hề biết rằng Mẹ đã trò chuyện và thị kiến Chúa Giêsu trước khi thành lập Dòng Thừa Sai Bác Ái.
Mãi đến khi Mẹ qua đời, cuộc sống nội tâm của Mẹ mới được tiết lộ. Cha Vazhakala, linh mục của Dòng Thừa Sai Bác Ái đã nói với đài phát thanh EWTN như vậy.
Việc Mẹ đã trò chuyện và gặp gỡ Chúa Giêsu chỉ được biết đến khi hồ sơ phong thánh của Mẹ Têrêsa được mở ra sau hai năm Mẹ qua đời vào năm 1997, qua các tài liệu đã được tìm thấy trong các kho lưu trữ của các tu sĩ Dòng Tên ở Calcutta, qua cha linh hướng và những linh mục gần gũi với Mẹ và cũng như văn phòng của tòa Giám Mục.
Cha Vazhakala, người đồng sáng lập chi nhánh chiêm niệm Dòng Thừa Sai Bác Ái cùng với Mẹ Têrêsa đã nói rằng ngài đang giữ bản viết tay của chính Mẹ Têrêsa ghi lại nơi và những chi tiết thảo luận của Mẹ với Chúa Giêsu trong thời gian Mẹ bị ngất trí và thị kiến.
Cha Vazhakala cũng nói rằng trong khoảng thời gian từ ngày 10 tháng Chín năm 1946 đến ngày 3 tháng Mười Hai năm 1947, Mẹ Têrêsa đã liên tục được đối thoại bằng lời và được thị kiến Chúa. Tất cả những việc này đã xảy ra khi Mẹ là nữ tu truyền giáo trong dòng Irish có tên là Các Nữ Tu Loreto, đảm nhận việc dạy học tại trường Thánh Mary ở Calcutta.
Mẹ Têrêsa đã viết rằng một ngày khi rước lễ, Mẹ đã nghe thấy tiếng Chúa Giêsu nói “ Ta muốn những nữ tu Ấn Độ, nạn nhân tình yêu của Ta, những người sẽ là Mary và Martha sẽ hợp lại cùng với Ta để chiếu tỏa tình yêu của Ta trên các linh hồn.”
Chính qua những cuộc đối thoại trong phép Thánh Thể này Mẹ Têrêsa đã được hướng dẫn để lập ra cộng đoàn Dòng Thừa Sai Bác Ái.
Cha Vazhakala giải thích “Mẹ đã gắn bó với Chúa Giêsu vô cùng mật thiết đến nỗi Mẹ có khả năng chiếu tỏa không phải tình yêu của Mẹ, mà là tình yêu của chính Chúa Giêsu qua Mẹ và qua sự biểu lộ của con người với nhau.”
“Chúa Giêsu đã chỉ cho Mẹ những nữ tu nào Ngài muốn nhà dòng của Mẹ để thực hiện những khao khát “Ta muốn các nữ tu xa rời vật chất để mang lấy cái nghèo khó của Thánh Giá, Ta muốn các nữ tu biết vâng phục để mang lấy sự vâng phục của Thánh Giá, Ta muốn các nữ tu đầy yêu thương để thực thi bác ái của Thánh Giá.”
Cũng theo cha Vazhakala, Chúa Giêsu đã nói với Mẹ vào năm 1947, “Con không thể làm việc này cho Cha sao? Cha không thể một mình đến với người nghèo, con có thể mang cha trong con để đến với họ.”
Sau thời gian vui mừng và được an ủi, vào khoảng năm 1949 Mẹ Têrêsa bắt đầu trải nghiệm một giai đoạn “đêm đen và khô khan khủng khiếp” xảy ra trong tâm hồn của Mẹ. Và mới đầu Mẹ nghĩ rằng đó là vì tình trạng tội lỗi của Mẹ, sự bất xứng và sự yếu đuối của Mẹ.”
Lúc này cha linh hướng đã giúp Mẹ hiểu được rằng tình trạng khô khan về tinh thần là một cách Chúa Giêsu muốn Mẹ chia sẻ sự nghèo khổ với những kẻ khốn cùng ở Calcutta.
Giai đoạn này đã kéo dài gần 50 năm mãi cho đến khi Mẹ qua đời và Mẹ rất đau khổ về sự khô khan này. Mẹ đã chia sẻ với cha Vazhakala rằng “Nếu sự tối tăm và sự khô khan của tôi có thể là ánh sáng cho một số linh hồn nào đó thì xin hãy cho tôi chịu như thế. Nếu cuộc đời tôi, những đau khổ của tôi sẽ cứu được một số linh hồn nào đó, thì từ tạo thiên lập địa cho đến tận thế tôi xin thà được đau khổ và chết.”
Cha Vazhakala nói rằng mọi người trên toàn thế giới đều thấy những việc bác ái Mẹ Têrêsa đã làm cho người cùng khổ, kẻ ốm đau trong các khu ổ chuột ở Calcutta, nhưng “đời sống nội tâm của Mẹ thì không ai được biết.”
Phương châm của Mẹ Têrêsa, cũng như cộng đoàn của Mẹ là những lời của Chúa Giêsu “Ta Khát”. Và họ có thể làm dịu cơn khát của Chúa bằng cách đưa nhiều linh hồn đến với Ngài. “Và trong mỗi nhịp thở, trong mỗi tiếng thở dài, trong mỗi hành động của trí óc sẽ là hành động của tình yêu Thiên Chúa. Đó là lời nguyện hằng ngày của Mẹ. Đó là những gì đã thúc đẩy Mẹ và tất cả những hy sinh, ngay cả mãi đến khi đã 87 tuổi, Mẹ vẫn luôn theo đuổi mà không một chút nghỉ ngơi sao lãng.”
Mẹ Têrêsa đã không bao giờ ngơi nghỉ trong suốt quãng đời trần thế của Mẹ, và Mẹ tiếp tục “ làm việc”cho phần rỗi của các linh hồn khi Mẹ ở Thiên Đàng. “ Khi tôi chết và trở về nhà với Chúa, tôi sẽ mang nhiều linh hồn về với Chúa”.
Mẹ Têrêsa nói “Tôi sẽ không ngủ khi ở Thiên Đàng, nhưng tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn bằng cách khác.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Mẹ Thánh Têrêsa: Tiếng Vọng của Lòng Xót Thương
Nguyễn Kim Ngân
20:46 27/08/2016
Mẹ Thánh Têrêsa: Tiếng Vọng của Lòng Xót Thương
Thật không hề là ngẫu nhiên, mà hoàn toàn có chủ đích, khi Đức Thánh Cha Phanxicô ấn định cử hành đại lễ phong hiển thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta vào ngày Chúa Nhật 4 tháng 9 năm 2016, đúng vào dịp kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót, bởi lẽ cuộc đời của Mẹ Thánh phản ảnh trung thực và rõ nét lòng thương xót của Chúa Giêsu, Đấng luôn “chạnh lòng thương” đám đông dân chúng vì “họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt (xem Mt. 9:36, 14:14, 15:32; Lc. 7:13).
Một trong nhóm “những kẻ khốn cùng” mà Mẹ Thánh lưu tâm đặc biệt, đó là những người vô gia cư. Nhận xét này đến từ ông Sean Callahan, thuộc cơ quan “Catholic Relief Services—CRS,” một cơ quan đã chung tay sát cánh làm việc với Tu Hội Thừa Sai Bác Ái do Mẹ Thánh Têrêsa sáng lập. Khi ông khởi sự làm việc tại Kolkata (tên mới của Calcutta) vào đầu thâp niên 1990 thì thành phố đó có khoảng 3 triệu người sống ngoài đường phố, trong đó trẻ em chiếm đến một phần ba. Ông Callahan nói: “Thật không tưởng tượng được các nhu cầu trợ giúp khẩn cấp trong thành phố với ngần ấy những con người đã phải chọn “khách sạn ngàn sao” làm nơi cư trú hàng ngày. Bệnh tật và cùng quẫn nhan nhản khắp nơi. Và Mẹ Têrêsa đã mở ra “Trung Tâm cho Kẻ Lâm Tử” bởi vì Mẹ không nỡ để cho những khoảnh khắc cuối đời của những kẻ đáng thương này trôi qua trong cô đơn tuyệt vọng.”
Vô gia cư đã trở thành nếp sống ngày càng “quen thuộc bất đắc dĩ” ngay tại các nước phát triển, tỉ như ở Hoa Kỳ. Với Mẹ Têrêsa, vô gia cư hẳn nhiên bao gồm những người thiếu nơi cư trú, nhưng nhất là những kẻ sống ngoài đường, ngủ trong công viên, ở Kolkata hay Tân Đềli, ở Luân Đôn hay Nữu Ước, Balê hay La Mã, những kẻ nằm trên hè phố, chỉ lót một tấm bià mỏng hay tờ nhật báo, trong một ngày hè nóng cháy hoặc giữa một đêm đông giá lạnh. Họ lấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu—đúng nghĩa đen của “màn trời chiếu đất.” Cảnh sống của họ bi thảm ở chỗ chẳng thấy một tương lai lóe sáng ở bất kỳ chân trời góc bể nào. Mẹ Têrêsa tìm cho họ những nơi tá túc. Thế nhưng, Mẹ còn muốn các trung tâm này phải là một mái ấm đúng nghĩa, nơi họ được chào đón, yêu thương, chăm sóc, và nhất là “cảm thấy như đang ở nhà,” theo kiểu nói thông thường của Mẹ. Nói khác đi, với Mẹ Têrêsa, người vô gia cư không chỉ thiếu nơi ăn chốn ở, mà ở một độ sâu hơn, họ thiếu thốn sự quan tâm đoái hoài, thương mến và cảm thông, bị ruồng bỏ hay chối từ, đã đành rồi, nhưng tệ hơn nữa, là bị phớt lờ: người nào cũng “nhìn,” nhưng chẳng ai “thấy.” Ai cũng đi qua, những không ai dừng lại.
Với cảm thức sâu sắc đó, Mẹ thường bảo các chị em trong Tu Hội phải “cho khách đỗ nhờ,” nhưng nơi đỗ nhờ này không chỉ được làm bằng gạch ngói hay gỗ đá, mà phải được xây dựng bằng tình yêu thương. Nơi Mẹ cho họ cư trú phải là một tổ ấm, để họ cảm thấy được đón tiếp đùm bọc, che chở thương yêu. Mẹ không muốn đó là một nơi trú ngụ lạnh tanh, thiếu sinh khí, thiếu hơi ấm của tình thương, mà phải là nơi chốn bình yên và thoải mái, khiến họ cảm nghiệm được tình yêu của Chúa Nhân Lành, và làm cho những kẻ “rình sinh thì” có thể ra đi trong nguồn bình an của Thiên Chúa, vì biết rằng, dù sao đi nữa, mình cũng đang được yêu chiều chăm sóc.
Tuy số người vô gia cư đói nghèo khốn khổ thì nhan nhản khắp nơi, chẳng tìm thì cũng vẫn thấy, nhưng điều đặc biệt là Mẹ không chờ họ đến để xin giúp đỡ, mà chính Mẹ đích thân đi tìm họ, trên lề đường hay nơi góc phố. Điều này cho thấy mỗi một con người đều được Mẹ coi trọng, cứ y như chỉ một mình người ấy là đáng thương, đáng giúp, đáng quan tâm chăm sóc.
Đây là lời kể của Sean Callahan: “Một hôm đi họp với Mẹ Têrêsa tôi có nói với Mẹ là đã gặp một người nọ trên đường phố dáng vóc rất bệ rạc, quần áo tơi tả, và có vẻ rất yếu mệt. Nghe thấy thế, Mẹ liền hỏi ngay là ông ta đang ở đâu, tôi gặp ông ấy vào khoảng mấy giờ để Mẹ cho gọi xe cấp cứu. Rồi Mẹ còn cho tôi một số điện thoại, căn dặn rằng lần sau có gặp trường hợp như vậy thì cứ gọi số điện thoại ấy. Lề lối làm việc của Mẹ là như thế. Từ đó tôi rất an tâm vì biết rằng mình có thể giúp được những người hoạn nạn thường gặp.”
Callahan nói tiếp: “Có lần tôi nhận được điện thoại từ Mẹ Têrêsa cho biết rằng lũ lụt đang tràn về Bangladesh. Mẹ hỏi tôi có thể lấy xe vận tải chở đồ tiếp cứu mà các nữ tu đang yêu cầu không. Tôi trả lời rằng muốn như thế thì cần có giấy phép vì phải vượt qua vùng biên giới. Mẹ liền hỏi: ‘Như vậy phải làm sao?’ Tôi nhắc lại là mình phải có giấy phép. “Được, Mẹ nói, anh cứ đi lo xe vận tải đi, còn tôi sẽ đi xin giấy phép, rồi mình gặp lại nhau trong vòng hai tiếng đồng hồ sau nhé!”
“Và chuyện xẩy ra đúng y như thế. Mẹ không chỉ sai phái, mà đích thân lo liệu. Chúng tôi đã đem các nữ tu với đồ tiếp cứu vượt qua biên giới đúng như dự liệu.”
Vì sức khỏe không khả quan, Sean Callahan phải rời Ấn Độ vào năm 1995. Khi đến chào Mẹ, Mẹ hứa sẽ sang Hoa Kỳ để thăm ông. Và Mẹ đã đến thăm ông tại cơ sở chính của CRS vào tháng 5 năm 1996, một năm trước khi Mẹ qua đời.
Đây là cảm tưởng của Callahan: “Chúng tôi cảm thấy như đang có sự hiện diện của một thánh nhân. Mẹ hiến thân giúp người cùng quẫn và thành lập Tu Hội cho các nữ tu cũng như giáo dân đi theo bước chân Mẹ.”
Trái tim của Mẹ đúng là trái tim của Chúa, lúc nào cũng “chạnh lòng thương.” Chẳng thế mà mới đây một cuốn sách về Mẹ vừa được xuất bản, mang tựa đề: “A Call to Mercy: Hearts to Love, Hands to Serve” (Tiếng Gọi về Nguồn Xót Thương: Những Trái Tim Yêu Thương, Những Đôi Tay Phục Vụ). Cuốn sách được chính Cáo Thỉnh Viên của Mẹ là Linh Mục Brian Kolodiejchuk viết lời giới thiệu.
Ta thử duyệt qua 5 cách sống như là di sản Mẹ Têrêsa đã để lại:
1) Hãy trở thành tiếng kêu cứu thay cho những kẻ không có tiếng nói: Sứ điệp của Mẹ thật đơn giản: “Người nghèo phải được biết rằng chúng ta yêu thương họ.” Bàn tay Mẹ chạm tới những người phong hủi và mắc bệnh liệt kháng. Mẹ căn dặn chúng ta hãy “nhìn thấy” những kẻ đáng thương nhất giữa đám người nghèo bằng cách dấn thân ra đi gặp gỡ họ.
2) Hãy quyết tâm, nhưng đừng ngại xin giúp đỡ: Mẹ thành lập Tu Hội Thừa Sai Bác Ái vào năm 1950 sau khi được Tòa ThánhVaticăng phê chuẩn. Không có tiền của, Mẹ sẵn sàng đi ngửa tay xin đồ ăn và phẩm vật cứu trợ. Với quyết tâm, Mẹ đã hiến thân cứu giúp những kẻ cùng khốn và bị xã hội phớt lờ. Khi Mẹ qua đời, các nữ tu của Mẹ đang làm việc trong hơn 4000 viện mồ côi, nhà nghỉ dưỡng, và trung tâm bác ái rải rác trên toàn thế giới. Mẹ bảo: “Hãy biết dấn thân cho lý tưởng và chung tay làm việc với người khác để thực hiện lý tưởng ấy.”
3) Hãy cầu nguyện: Tuy là một con người của Thiên Chúa, Mẹ Têrêsa không tránh khỏi cám dỗ “chất vấn” Chúa khi đối diện với những nỗi trầm luân thống khổ nơi những con người Mẹ gặp gỡ hằng ngày. Nhưng quan trọng hơn hết, Mẹ cầu nguyện, miệt mài, liên lỉ. Mẹ cầu nguyện để thấu hiểu, để xin trợ giúp, để được kiện cường. Nhờ cầu nguyện, Mẹ đã có thể tiếp tục công việc Mẹ hằng yêu mến: đó là giúp đỡ kẻ nghèo khổ cơ cực.
4) Hãy sống khiêm nhường: Về cuối đời, Mẹ đi vào vùng ánh sáng chói lòa của sân khấu thế giới khiến cho biết bao nhiêu người đều biết đến Mẹ, nhất là khi Mẹ nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 1979. Mẹ không hề dừng lại ở danh tiếng đó. Mẹ luôn tự nhận là “Tôi không xứng đáng.” Suốt đời Mẹ chỉ sống đơn sơ như nữ tỳ nhỏ bé của Chúa. Mẹ lúc nào cũng chỉ quanh quẩn với những con người nghèo khó khốn cùng để xoa dịu nỗi khổ đau của họ và gieo rắc niềm bình an bất tận.
5) Hãy mỉm cười: Cuối cùng, ta không cần gì cầu kỳ cao xa để trở nên giống Mẹ, mà chỉ cần làm một điều dễ dàng, không tốn phí: mỉm cười. Những câu nói thời danh nhất của Mẹ đều bao gồm những món quà đơn giản nhất: tình yêu, bình an hay một nụ cười. Mẹ nói: “Hãy cười với nhau, hãy dành thời giờ cho nhau, hãy vui với nhau khi có nhau.” Theo Mẹ, khi chia sẻ với người khác một nụ cười tươi tắn, đó là lúc ta chia sẻ một phần con người của chính mình.
Mẹ Thánh Têrêsa, xin cầu cho chúng con!
Nguyễn Kim Ngân
08/27/2016
Một trong nhóm “những kẻ khốn cùng” mà Mẹ Thánh lưu tâm đặc biệt, đó là những người vô gia cư. Nhận xét này đến từ ông Sean Callahan, thuộc cơ quan “Catholic Relief Services—CRS,” một cơ quan đã chung tay sát cánh làm việc với Tu Hội Thừa Sai Bác Ái do Mẹ Thánh Têrêsa sáng lập. Khi ông khởi sự làm việc tại Kolkata (tên mới của Calcutta) vào đầu thâp niên 1990 thì thành phố đó có khoảng 3 triệu người sống ngoài đường phố, trong đó trẻ em chiếm đến một phần ba. Ông Callahan nói: “Thật không tưởng tượng được các nhu cầu trợ giúp khẩn cấp trong thành phố với ngần ấy những con người đã phải chọn “khách sạn ngàn sao” làm nơi cư trú hàng ngày. Bệnh tật và cùng quẫn nhan nhản khắp nơi. Và Mẹ Têrêsa đã mở ra “Trung Tâm cho Kẻ Lâm Tử” bởi vì Mẹ không nỡ để cho những khoảnh khắc cuối đời của những kẻ đáng thương này trôi qua trong cô đơn tuyệt vọng.”
Vô gia cư đã trở thành nếp sống ngày càng “quen thuộc bất đắc dĩ” ngay tại các nước phát triển, tỉ như ở Hoa Kỳ. Với Mẹ Têrêsa, vô gia cư hẳn nhiên bao gồm những người thiếu nơi cư trú, nhưng nhất là những kẻ sống ngoài đường, ngủ trong công viên, ở Kolkata hay Tân Đềli, ở Luân Đôn hay Nữu Ước, Balê hay La Mã, những kẻ nằm trên hè phố, chỉ lót một tấm bià mỏng hay tờ nhật báo, trong một ngày hè nóng cháy hoặc giữa một đêm đông giá lạnh. Họ lấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu—đúng nghĩa đen của “màn trời chiếu đất.” Cảnh sống của họ bi thảm ở chỗ chẳng thấy một tương lai lóe sáng ở bất kỳ chân trời góc bể nào. Mẹ Têrêsa tìm cho họ những nơi tá túc. Thế nhưng, Mẹ còn muốn các trung tâm này phải là một mái ấm đúng nghĩa, nơi họ được chào đón, yêu thương, chăm sóc, và nhất là “cảm thấy như đang ở nhà,” theo kiểu nói thông thường của Mẹ. Nói khác đi, với Mẹ Têrêsa, người vô gia cư không chỉ thiếu nơi ăn chốn ở, mà ở một độ sâu hơn, họ thiếu thốn sự quan tâm đoái hoài, thương mến và cảm thông, bị ruồng bỏ hay chối từ, đã đành rồi, nhưng tệ hơn nữa, là bị phớt lờ: người nào cũng “nhìn,” nhưng chẳng ai “thấy.” Ai cũng đi qua, những không ai dừng lại.
Với cảm thức sâu sắc đó, Mẹ thường bảo các chị em trong Tu Hội phải “cho khách đỗ nhờ,” nhưng nơi đỗ nhờ này không chỉ được làm bằng gạch ngói hay gỗ đá, mà phải được xây dựng bằng tình yêu thương. Nơi Mẹ cho họ cư trú phải là một tổ ấm, để họ cảm thấy được đón tiếp đùm bọc, che chở thương yêu. Mẹ không muốn đó là một nơi trú ngụ lạnh tanh, thiếu sinh khí, thiếu hơi ấm của tình thương, mà phải là nơi chốn bình yên và thoải mái, khiến họ cảm nghiệm được tình yêu của Chúa Nhân Lành, và làm cho những kẻ “rình sinh thì” có thể ra đi trong nguồn bình an của Thiên Chúa, vì biết rằng, dù sao đi nữa, mình cũng đang được yêu chiều chăm sóc.
Tuy số người vô gia cư đói nghèo khốn khổ thì nhan nhản khắp nơi, chẳng tìm thì cũng vẫn thấy, nhưng điều đặc biệt là Mẹ không chờ họ đến để xin giúp đỡ, mà chính Mẹ đích thân đi tìm họ, trên lề đường hay nơi góc phố. Điều này cho thấy mỗi một con người đều được Mẹ coi trọng, cứ y như chỉ một mình người ấy là đáng thương, đáng giúp, đáng quan tâm chăm sóc.
Đây là lời kể của Sean Callahan: “Một hôm đi họp với Mẹ Têrêsa tôi có nói với Mẹ là đã gặp một người nọ trên đường phố dáng vóc rất bệ rạc, quần áo tơi tả, và có vẻ rất yếu mệt. Nghe thấy thế, Mẹ liền hỏi ngay là ông ta đang ở đâu, tôi gặp ông ấy vào khoảng mấy giờ để Mẹ cho gọi xe cấp cứu. Rồi Mẹ còn cho tôi một số điện thoại, căn dặn rằng lần sau có gặp trường hợp như vậy thì cứ gọi số điện thoại ấy. Lề lối làm việc của Mẹ là như thế. Từ đó tôi rất an tâm vì biết rằng mình có thể giúp được những người hoạn nạn thường gặp.”
Callahan nói tiếp: “Có lần tôi nhận được điện thoại từ Mẹ Têrêsa cho biết rằng lũ lụt đang tràn về Bangladesh. Mẹ hỏi tôi có thể lấy xe vận tải chở đồ tiếp cứu mà các nữ tu đang yêu cầu không. Tôi trả lời rằng muốn như thế thì cần có giấy phép vì phải vượt qua vùng biên giới. Mẹ liền hỏi: ‘Như vậy phải làm sao?’ Tôi nhắc lại là mình phải có giấy phép. “Được, Mẹ nói, anh cứ đi lo xe vận tải đi, còn tôi sẽ đi xin giấy phép, rồi mình gặp lại nhau trong vòng hai tiếng đồng hồ sau nhé!”
“Và chuyện xẩy ra đúng y như thế. Mẹ không chỉ sai phái, mà đích thân lo liệu. Chúng tôi đã đem các nữ tu với đồ tiếp cứu vượt qua biên giới đúng như dự liệu.”
Vì sức khỏe không khả quan, Sean Callahan phải rời Ấn Độ vào năm 1995. Khi đến chào Mẹ, Mẹ hứa sẽ sang Hoa Kỳ để thăm ông. Và Mẹ đã đến thăm ông tại cơ sở chính của CRS vào tháng 5 năm 1996, một năm trước khi Mẹ qua đời.
Đây là cảm tưởng của Callahan: “Chúng tôi cảm thấy như đang có sự hiện diện của một thánh nhân. Mẹ hiến thân giúp người cùng quẫn và thành lập Tu Hội cho các nữ tu cũng như giáo dân đi theo bước chân Mẹ.”
Trái tim của Mẹ đúng là trái tim của Chúa, lúc nào cũng “chạnh lòng thương.” Chẳng thế mà mới đây một cuốn sách về Mẹ vừa được xuất bản, mang tựa đề: “A Call to Mercy: Hearts to Love, Hands to Serve” (Tiếng Gọi về Nguồn Xót Thương: Những Trái Tim Yêu Thương, Những Đôi Tay Phục Vụ). Cuốn sách được chính Cáo Thỉnh Viên của Mẹ là Linh Mục Brian Kolodiejchuk viết lời giới thiệu.
Ta thử duyệt qua 5 cách sống như là di sản Mẹ Têrêsa đã để lại:
1) Hãy trở thành tiếng kêu cứu thay cho những kẻ không có tiếng nói: Sứ điệp của Mẹ thật đơn giản: “Người nghèo phải được biết rằng chúng ta yêu thương họ.” Bàn tay Mẹ chạm tới những người phong hủi và mắc bệnh liệt kháng. Mẹ căn dặn chúng ta hãy “nhìn thấy” những kẻ đáng thương nhất giữa đám người nghèo bằng cách dấn thân ra đi gặp gỡ họ.
2) Hãy quyết tâm, nhưng đừng ngại xin giúp đỡ: Mẹ thành lập Tu Hội Thừa Sai Bác Ái vào năm 1950 sau khi được Tòa ThánhVaticăng phê chuẩn. Không có tiền của, Mẹ sẵn sàng đi ngửa tay xin đồ ăn và phẩm vật cứu trợ. Với quyết tâm, Mẹ đã hiến thân cứu giúp những kẻ cùng khốn và bị xã hội phớt lờ. Khi Mẹ qua đời, các nữ tu của Mẹ đang làm việc trong hơn 4000 viện mồ côi, nhà nghỉ dưỡng, và trung tâm bác ái rải rác trên toàn thế giới. Mẹ bảo: “Hãy biết dấn thân cho lý tưởng và chung tay làm việc với người khác để thực hiện lý tưởng ấy.”
3) Hãy cầu nguyện: Tuy là một con người của Thiên Chúa, Mẹ Têrêsa không tránh khỏi cám dỗ “chất vấn” Chúa khi đối diện với những nỗi trầm luân thống khổ nơi những con người Mẹ gặp gỡ hằng ngày. Nhưng quan trọng hơn hết, Mẹ cầu nguyện, miệt mài, liên lỉ. Mẹ cầu nguyện để thấu hiểu, để xin trợ giúp, để được kiện cường. Nhờ cầu nguyện, Mẹ đã có thể tiếp tục công việc Mẹ hằng yêu mến: đó là giúp đỡ kẻ nghèo khổ cơ cực.
4) Hãy sống khiêm nhường: Về cuối đời, Mẹ đi vào vùng ánh sáng chói lòa của sân khấu thế giới khiến cho biết bao nhiêu người đều biết đến Mẹ, nhất là khi Mẹ nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 1979. Mẹ không hề dừng lại ở danh tiếng đó. Mẹ luôn tự nhận là “Tôi không xứng đáng.” Suốt đời Mẹ chỉ sống đơn sơ như nữ tỳ nhỏ bé của Chúa. Mẹ lúc nào cũng chỉ quanh quẩn với những con người nghèo khó khốn cùng để xoa dịu nỗi khổ đau của họ và gieo rắc niềm bình an bất tận.
5) Hãy mỉm cười: Cuối cùng, ta không cần gì cầu kỳ cao xa để trở nên giống Mẹ, mà chỉ cần làm một điều dễ dàng, không tốn phí: mỉm cười. Những câu nói thời danh nhất của Mẹ đều bao gồm những món quà đơn giản nhất: tình yêu, bình an hay một nụ cười. Mẹ nói: “Hãy cười với nhau, hãy dành thời giờ cho nhau, hãy vui với nhau khi có nhau.” Theo Mẹ, khi chia sẻ với người khác một nụ cười tươi tắn, đó là lúc ta chia sẻ một phần con người của chính mình.
Mẹ Thánh Têrêsa, xin cầu cho chúng con!
Nguyễn Kim Ngân
08/27/2016
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đồng Công giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne tĩnh tâm 2016
Trần Văn Minh
05:46 27/08/2016
Melbourne, vào lúc 9 giờ 30 sáng Thứ Bảy 27/8/2016. Tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Toma Thiện số 225 Hutton Rd. vùng Keysborough. Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne đã tổ chức buổi gặp mặt, tĩnh tâm cho các ban mục vụ cộng đoàn, các hội đoàn, đoàn thể trong cộng đồng thuộc tổng giáo phận về họp mặt tĩnh tâm thường niên Năm 2016.
Mời xem hình
Trong một ngày thời tiết thật đẹp. nắng nhẹ, trời trong của buổi cuối Đông Melbourne. Gần 90 thành viên của các ban mục vụ cộng đoàn, các ban phục vụ hội đoàn, đoàn thể đã về tham dự ngày họp mặt.
Buổi họp mặt tĩnh tâm mang chủ đề: “Lòng Thương Xót của Chúa trong phục vụ.” Thời gian là một ngày khai mạc lúc 9 giờ 30 sáng cho tới 6 giờ chiều. Bao gồm nghe thuyết giảng của quý linh mục trong cộng đồng thuyết giảng và các bài hát sinh hoạt tôn giáo chung. Mở đầu, ông Nguyễn Ngọc Trúc đã chào mừng mọi người đã về tham dự buổi tĩnh tâm. Linh mục Vũ Ngọc Tuyển tuyên úy Cộng đoàn Toma Thiện cũng đã chào mừng mọi người đến tham dự buổi sinh hoạt, linh mục nói: chúng ta đến đây để gặp nhau là chính, chúng ta là những người dẫn đường, nên chúng ta phải gắn kết bên nhau để cùng đi cho đúng. anh Quang Minh và Quang Cẩn đã điều phối chương trình sinh hoạt qua bài “Gần nhau.”
Đúng 10 giờ, Linh mục Phạm Văn Ái SJ. Đã công phu soạn thảo một chương trình chia sẻ thật phong phú với các tiêu đề rất sát với đời sống mục vụ. Linh mục vui gọi mọi người là “dân biểu” để nói nên tinh thần phục vụ theo gương Chúa Giê Su. Với cách nói chuyện vui và dí dỏm, linh mục đã nói lên những suy tư để mọi người tìm đường hướng phục vụ tốt nhất có thể, làm sao để có thể phục vụ trong tinh thần của người tông đồ giáo dân theo gương Chúa Giê Su.
Sau một giờ chia sẻ, Linh mục Phạm Văn Ái đã đề nghị chia theo nhóm để thảo luận về các đề tài được gợi ý như:
-Nhóm mục vụ làm việc trong các cộng đoàn tìm xem cách liên đới với nhau trong các công việc chung.
-Trong nhu cầu phục vụ, tìm ra hai ưu tiên theo ý riêng của từng người, để góp ý với các linh mục quản nhiệm.
Với năm nhóm nhỏ, mỗi nhóm trên dưới 12 người, tất cả đều hăng say trong việc thảo luận và đóng góp xây dựng thật sôi nổi. Phần nhiều các câu đóng góp nhắm tới và ưu tiên phục vụ giới cao niên và giới trẻ. Những đóng góp với cộng đồng về những sự kiện sinh hoạt trong cộng đồng xin được thông báo sớm, và nên có bản tiếng Anh để các cộng đoàn nằm trong các giáo xứ Úc trình cho các cha xứ biết qua những sinh hoạt của cộng đoàn. Các ban mục vụ cộng đoàn cũng nên tham gia trong các ban mục vụ giáo xứ mà cộng đoàn trực thuộc, để biết các lịch làm việc của họ, và cũng để học hỏi họ trong công tác mục vụ và phục vụ.
Sau khi đúc kết các ý kiến, mọi người được mời qua khu sinh hoạt nhà xứ để dùng bữa trưa. Một bữa ăn ngon miệng do các anh chị em thuộc Cộng đoàn Toma Thiện phục vụ thật vui vẻ, hiếu khách thật đáng quý. Mọi người có một thời gian tạm nghỉ trước khi bước vào phần hai do Linh mục Peter Hoàng Kim Huy SDB trình bày về đề tài: Kế hoạch phát triển Cộng đồng và cơ cấu tổ chức Ban Tuyên úy và Hội đồng mục vụ. Trước khi đi vào đề tài chính, hai anh Quang Minh và Quang Cẩn hướng dẫn mọi người sinh hoạt chung qua các bài nhạc thật vui tươi.
Phần trình bày của Linh mục Hoàng Kim Huy qua ba giai đoạn: hình thành – lớn lên và phát triển qua ba mốc điểm:
1980 – 1990 và 2012 từ ba cộng đoàn lên tới 15 cộng đoàn. Hiện cộng đồng Việt Nam có 42 linh mục và 33 nữ tu, với những thành quả thật tốt đẹp qua các Đại hội La Vang, lễ Các Thánh Tử Đạo. Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót, các khóa học. Từ quá khứ cho đến năm năm gần đây thật đáng vui mừng. với kết luận: cơ cấu lãnh đạo có thể thay đổi, nhưng về nền tảng cơ cấu hành chánh, sinh hoạt và điều hợp vẫn giữ nguyên. Để công tác mục vụ đều đăn và cố định.
Cuối buổi sinh hoạt là những đóng góp ý kiến của mọi người đến ban tuyên úy để các Linh mục tuyên úy sẽ có các buổi họp để thống nhất chương trình mục vụ chung. Buổi tĩnh tâm được kết thúc bằng Thánh lễ tạ ơn, do quý Linh mục tuyên úy cùng các ban mục vụ, hội đoàn cùng hiệp dâng thánh lễ.
Mời xem hình
Trong một ngày thời tiết thật đẹp. nắng nhẹ, trời trong của buổi cuối Đông Melbourne. Gần 90 thành viên của các ban mục vụ cộng đoàn, các ban phục vụ hội đoàn, đoàn thể đã về tham dự ngày họp mặt.
Buổi họp mặt tĩnh tâm mang chủ đề: “Lòng Thương Xót của Chúa trong phục vụ.” Thời gian là một ngày khai mạc lúc 9 giờ 30 sáng cho tới 6 giờ chiều. Bao gồm nghe thuyết giảng của quý linh mục trong cộng đồng thuyết giảng và các bài hát sinh hoạt tôn giáo chung. Mở đầu, ông Nguyễn Ngọc Trúc đã chào mừng mọi người đã về tham dự buổi tĩnh tâm. Linh mục Vũ Ngọc Tuyển tuyên úy Cộng đoàn Toma Thiện cũng đã chào mừng mọi người đến tham dự buổi sinh hoạt, linh mục nói: chúng ta đến đây để gặp nhau là chính, chúng ta là những người dẫn đường, nên chúng ta phải gắn kết bên nhau để cùng đi cho đúng. anh Quang Minh và Quang Cẩn đã điều phối chương trình sinh hoạt qua bài “Gần nhau.”
Đúng 10 giờ, Linh mục Phạm Văn Ái SJ. Đã công phu soạn thảo một chương trình chia sẻ thật phong phú với các tiêu đề rất sát với đời sống mục vụ. Linh mục vui gọi mọi người là “dân biểu” để nói nên tinh thần phục vụ theo gương Chúa Giê Su. Với cách nói chuyện vui và dí dỏm, linh mục đã nói lên những suy tư để mọi người tìm đường hướng phục vụ tốt nhất có thể, làm sao để có thể phục vụ trong tinh thần của người tông đồ giáo dân theo gương Chúa Giê Su.
Sau một giờ chia sẻ, Linh mục Phạm Văn Ái đã đề nghị chia theo nhóm để thảo luận về các đề tài được gợi ý như:
-Nhóm mục vụ làm việc trong các cộng đoàn tìm xem cách liên đới với nhau trong các công việc chung.
-Trong nhu cầu phục vụ, tìm ra hai ưu tiên theo ý riêng của từng người, để góp ý với các linh mục quản nhiệm.
Với năm nhóm nhỏ, mỗi nhóm trên dưới 12 người, tất cả đều hăng say trong việc thảo luận và đóng góp xây dựng thật sôi nổi. Phần nhiều các câu đóng góp nhắm tới và ưu tiên phục vụ giới cao niên và giới trẻ. Những đóng góp với cộng đồng về những sự kiện sinh hoạt trong cộng đồng xin được thông báo sớm, và nên có bản tiếng Anh để các cộng đoàn nằm trong các giáo xứ Úc trình cho các cha xứ biết qua những sinh hoạt của cộng đoàn. Các ban mục vụ cộng đoàn cũng nên tham gia trong các ban mục vụ giáo xứ mà cộng đoàn trực thuộc, để biết các lịch làm việc của họ, và cũng để học hỏi họ trong công tác mục vụ và phục vụ.
Sau khi đúc kết các ý kiến, mọi người được mời qua khu sinh hoạt nhà xứ để dùng bữa trưa. Một bữa ăn ngon miệng do các anh chị em thuộc Cộng đoàn Toma Thiện phục vụ thật vui vẻ, hiếu khách thật đáng quý. Mọi người có một thời gian tạm nghỉ trước khi bước vào phần hai do Linh mục Peter Hoàng Kim Huy SDB trình bày về đề tài: Kế hoạch phát triển Cộng đồng và cơ cấu tổ chức Ban Tuyên úy và Hội đồng mục vụ. Trước khi đi vào đề tài chính, hai anh Quang Minh và Quang Cẩn hướng dẫn mọi người sinh hoạt chung qua các bài nhạc thật vui tươi.
Phần trình bày của Linh mục Hoàng Kim Huy qua ba giai đoạn: hình thành – lớn lên và phát triển qua ba mốc điểm:
1980 – 1990 và 2012 từ ba cộng đoàn lên tới 15 cộng đoàn. Hiện cộng đồng Việt Nam có 42 linh mục và 33 nữ tu, với những thành quả thật tốt đẹp qua các Đại hội La Vang, lễ Các Thánh Tử Đạo. Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót, các khóa học. Từ quá khứ cho đến năm năm gần đây thật đáng vui mừng. với kết luận: cơ cấu lãnh đạo có thể thay đổi, nhưng về nền tảng cơ cấu hành chánh, sinh hoạt và điều hợp vẫn giữ nguyên. Để công tác mục vụ đều đăn và cố định.
Cuối buổi sinh hoạt là những đóng góp ý kiến của mọi người đến ban tuyên úy để các Linh mục tuyên úy sẽ có các buổi họp để thống nhất chương trình mục vụ chung. Buổi tĩnh tâm được kết thúc bằng Thánh lễ tạ ơn, do quý Linh mục tuyên úy cùng các ban mục vụ, hội đoàn cùng hiệp dâng thánh lễ.
Đại Lễ Tấn Phong Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương và Nghi Lễ Tiếp Nhận Ngai Toà Giáo Phận Kamloops
Dominic David Tran
21:38 27/08/2016
KAMLOOPS, 25/08/2016: Đứng Vững Trong Chúa (Phil. 4, 1) đó là châm ngôn Đức Giám Mục Tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương đã chọn. Trong ân sủng của Thiên Chúa: “Lịch Sử, Trân Trọng, Hiệp Thông và Hạnh Phúc” đó là những chữ viết hoa để tóm lược về Đại Lễ Tấn Phong Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương và Nghi Lễ Tiếp Nhận Ngai Toà Giáo Phận Kamloops.
Xem Hình
Suy ngẫm lại hành trình bền đỗ trong Đức Tin và bền vững trong Ơn Gọi của Đức tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương trong toàn Đại Lễ hôm nay và trong toàn bài lược thuật này có thể được nêu ra như lời Thánh Vịnh quen thuộc;
“Hãy ký thác đường đời bạn cho Chúa;
Tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay!”
Đúng 3 giờ chiều cùng ngày, Đại Lễ tấn phong đã được long trọng cử hành tại Trung Tâm Thi Đấu Băng Cầu Sandman Centre Arena của Vùng Kamloops * (Lý do xem ở các ghi chú liên quan cuối bài). Thời tiết là 25 độ C, cộng thêm ẩm độ sẽ vào khoảng 30 độ C. Đây là khu vực nằm giữa biển và núi cao nên lúc này là một chiều hè ấm. Sức chứa tối đa của Trung Tâm là 6,000 chỗ hầu như đã được lấp đầy người tham dự theo thông báo mời mở rộng của Ban Tổ Chức Đại Lễ. Sàn Lễ đài chính và bàn Thánh làm thành bục cao bằng vai người đứng. Bao quanh bàn Thánh là hàng ghế xếp hình chữ U quay ngược xuống phía giáo dân và quan khách. (xem hình) Một tượng Đức Mẹ Maria rất lớn được ngự trên bàn đầy hoa màu trắng và hướng về phía cộng đoàn từ phía bên ghế của Hàng Gíam Mục tham dự.
Bởi vì Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là Quan Thầy đệ Nhất và là Thánh Bổn mạng Chính của Giáo phận Kamloops (The Principal Patroness), (đệ Nhị Quan Thầy của Giáo Phận là Thánh Linh Mục John Vianney, Cha Sở Họ Đạo Ars bên Pháp, cũng là quan thầy của Các Cha Sở của Giáo Hội).
Chủ Tế và Chủ Phong là Đức Cha John Michael Miller CSB, Tổng Giám Mục TGP Vancouver. Đồng Phụ Phong là Đức Cha Stephen Jensen, Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Prince George và Đức Cha David Monroe, nguyên Giám Mục Chính Toà đời thứ 5 của Giáo Phận Kamloops. Các vị Giám Mục Chủ và Phụ Phong cùng với 2 vị Phó Tế giúp Lễ ngồi ở hàng ghế giữa sát Bàn Thánh. Có 17 Đức Tổng Giám Mục, Giám Mục tham gia đồng tế trong đó có Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương, nguyên Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Quận Cam, California Hoa Kỳ và Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto Ontario, Canada và sự hiện diện của Đức Ông Fermin Sosa Rodriguez, Tham Tán, Đại diện cho Toà Sứ Thần Toà Thánh tại Canada.
Các Đức Giám Mục đồng tế ngồi ở các hàng ghế phía tay phải của Bàn Thánh. Có khoảng 130 Linh Mục Triều và Dòng trong ngoài Giáo Phận ngồi ở các hàng ghế phía bên trái và phía sau bàn Thánh trong đó có Linh Mục Peter Nguyễn Thế Tuyển, Cha Sở Giáo Xứ St. Clement’s Parish tại Cambridge, Ontario và là Chủ Tịch Miền Đông ON của Liên Giáo Sĩ Tu Sĩ Việt Nam-Canada. (Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương, anh cả của LM Peter Nguyễn Thế Tuyển, đã là Chủ Tịch Miền Tây của Liên Giáo sĩ Tu sĩ Việt Nam- Canada.)
Phụng vụ Thánh Nhạc là Ca Đoàn tổng hợp của GP Kamloops, và Ca Đoàn tổng hợp Việt Nam đến từ Vancouver của 2 Giáo Xứ Saint Matthew’s Parish tại Surrey và Saint Joseph’s Parish, Vancouver.
Chưởng Nghi và MCs là các Linh Mục Dale Normandeau, GP Kamloops và Cha Trần Thanh Tiến, Giám Đốc Văn phòng Lễ Nghi Phụng Tự của TGP Vancouver. (*)
Các chủng sinh gốc Vancouver và Kamloops thuộc Đại Chủng Viện Christ the King (nơi Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương đã tốt nghiệp vào năm 1992) và Peter Nguyễn Tường và John Hà Đăng là hai cháu gọi Đức Cha là bác cùng giúp Lễ (*)
Trong hàng ghế đầu tiên chính giữa Trung Tâm nhìn lên bàn Thánh là gia đình huyết tộc và linh tông của Đức Cha tân cử Giuse Nguyễn trong đó có Ông cố thân phụ Đức Cha, hai em gái là các Nữ Tu sĩ Nguyệt Cầu và Mai Duyên cùng các em trai gái khác.*
Việc thu phát hình do Đài Truyền Hình Salt & Light TV thực hiện. Cao trên trần Lễ đài chính và hai bên trái phải của cầu trường đều có treo một màn hình LCD cỡ rất lớn để cho mọi người thông công vì bắt đầu nhập Lễ chỉ có đèn chiếu sáng trên Lễ đài chính.
Đi giữa hai hàng hiệp sĩ Knight of Columbus và trong tiếng nhạc bài hát mở đầu, Praise the Lord, the Almighty, đoàn đồng tế từ cuối Trung tâm tiến về Lễ đài.
Đi bên cạnh Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương là hai vị giáo sĩ Việt Nam, Linh Mục Pierre Nguyễn Chí Thiết, thuộc Giáo phận Versailles ở Pháp kiêm nhiệm Giáo sư Đại Chủng viện Vinh-Thanh, là vai chú của Đức Cha tân cử. Vị đi kèm bên trái là Linh Mục Peter Nguyen, hiện nay là Cha Tổng Đại diện Giáo phận Kamloops, cha Peter Nguyen đây là bạn vượt biên cùng thuyền lần thứ hai và cùng bị bắt và bị tù giam cùng với Đức Cha Giuse Nguyễn ở Việt Nam.
Sau bài hát nhập Lễ, Lift High the Cross là các nghi thức sám hối, kinh Vinh danh Gloria và Lời nguyện đầu Lễ bằng tiếng Anh là phần Phụng vụ Lời Chúa cũng bằng tiếng Anh.
Bài Đọc 1: trích Sách Tiên tri Giêrêmia (1: 4-9) do bà Meghan Rumohr, thuộc Cộng đoàn giáo dân Vancouver tuyên đọc;
Chúa gọi ông Giêrêmia. “Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng: Trước khi cho ngươi thành hình trong bụng dạ mẹ. Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân. Nhưng tôi thưa: “Ôi! lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn qúa trẻ, con không biết ăn nói! Đức Chúa phán với tôi: Đừng nói ngươi còn trẻ! Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói. Đừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi “, - Sấm ngôn của Đức Chúa. Rồi Đức Chúa giơ tay chạm vào miệng tôi và phán: “Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi.”
Hát Đáp Ca bởi Thánh Vịnh 89:20-21, 24+26 (R.1a)
Điệp Ca; “Lạy Chúa, Tình Thương của Chúa, đời đời chúng con sẽ ca tụng qua muôn ngàn thế hệ.”
Bài đọc thứ 2: 1 Peter 5:1-4 cũng bằng tiếng Anh do ông Tom Beveridge, đại diện Cộng Đoàn GP Kamloops tuyên đọc;
Những lời khuyên nhủ bậc kỳ mục: “Cùng các bậc kỳ mục trong anh em, tôi xin có mấy lời khuyên nhủ, vì tôi cũng thuộc vào hàng kỳ mục, lại là những chứng nhân đau khổ của Đức Kitô và được dự phần vinh quang sắp tỏ hiện trong tương lai. Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên. Như thế, khi Vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát"
Tung hô Tin Mừng GI 10,27: Alleluia, Alleluia: Chúa phán; “Ta là Đấng Chăn Chiên Hiền Lành, chiên của Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng, và chúng theo Ta.”
Tin Mừng của Chúa theo Phúc Âm thánh Gioan 21:14-17 do một thầy Phó Tế đại diện Cộng Đoàn Kamloops Vancouver tuyên đọc.
“Đó là lần thứ ba Đức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết. Khi trời đã sáng, Đức Chúa Giêsu đứng trên bãi biển và nói với các ông, “Anh em đến mà ăn!” Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Simôn Phêrô, “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” Người lại hỏi: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy không? ” Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Chúa Giêsu bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy.”
Nghi thức truyền chức Giám Mục.
Phần Thánh Hiến và Tấn Phong Giám Mục được mở đầu trong tiếng nhạc vang lừng, các Ca Đoàn và cả Cộng Đoàn đứng lên cùng xướng bài Thánh Ca Veni, Creator, Spiritus bình ca tiếng Latin (Lạy Thần Khí, Đấng Sáng Tạo, xin ngự đến”
Giới thiệu Đức Giám Mục tân cử tiến lên bàn Thánh; đi bên cạnh Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương là hai vị giáo sĩ gốc Việt Nam (assisted priests), kèm bên phải là Linh Mục Pierre Nguyễn Chí Thiết, thuộc Giáo phận Versailles ở Pháp kiêm nhiệm Giáo sư Đại Chủng viện Vinh-Thanh, là vai chú của Đức Cha tân cử. Vị đi kèm bên trái là Linh Mục Trần Thanh Tiến (ghi chú: thay cho Linh Mục Peter Nguyễn, hiện nay là Cha Tổng Đại diện Giáo phận Kamloops, cha Peter Nguyễn đây là bạn vượt biên cùng thuyền lần thứ hai và cùng bị bắt và bị tù giam cùng với Đức Cha Giuse Nguyễn ở Việt Nam về tội danh “vượt biên”.) Cả ba vị đến quỳ trước bàn thờ Chúa.
- Linh Mục Peter Nguyễn, Tổng Đại Diện Giáo Phận Kamloops kính trình lời thỉnh cầu tấn phong lên Đức Tổng Giám Mục John Michael Miller CSB, vị Chủ Phong Đại Lễ;
“Kính thưa Đức Cha, Giáo Phận Kamloops xin thỉnh cầu ngài tấn phong cho vị Giáo sĩ này, Giuse Phương Nguyễn, trở thành vị Giám mục phục vụ Giáo phận.”
- Đức Tổng Giám Mục Miller vị Chủ Phong hỏi: “Quý Giáo Phận có nhận được Sắc Chỉ bổ nhiệm từ Toà Thánh không?’
- Linh Mục Peter Nguyễn đáp: “Thưa, Giáo Phận có nhận được Sắc chỉ bổ nhiệm Giám Mục của Toà Thánh.”
- Đức Tổng Giám Mục Miller, vị Chủ Phong nói; “Xin hãy tuyên đọc Sắc chỉ bổ nhiệm của Toà Thánh.”
Tuyên đọc Sắc chỉ của Toà Thánh: Linh Mục Fred Weisbeck, Chưởng Ấn của Giáo Phận Kamloops tiến lên Giảng đài tuyên đọc Tông Thư Toà Thánh bổ nhiệm Linh Mục Giuse Nguyễn Thế Phương, Tổng Đại Diện Tổng Giáo Phận Vancouver, được chọn làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Kamloops thuộc Tổng Giáo Phận Vancouver …”
- Thể hiện sự đồng thuận của Cộng đoàn Giáo phận (Consent of the People): Sau khi nghe tuyên đọc Sắc chỉ, toàn thể cộng đoàn cùng đứng lên thể hiện sự đồng ý và chấp thuận (Following the reading of Apostolic Letter, the people show their acceptance and approval by responding: bằng lời đáp; “Thanks be to God, Tạ Ơn Chúa. “
- Linh Mục Fred Wiesbeck, Chưởng Ấn Giáo Phận Kamloops hai tay giơ cao nâng Sắc chỉ bổ nhiệm hướng về bàn Thánh.
Không chỉ có Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương, các Đức Giám Mục Đa Minh Mai Thanh Lương, Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu vui mừng cùng với các đấng bậc, giáo sĩ tu sĩ giáo dân gốc Việt Nam; mà Cộng Đoàn TGP Vancouver và Kamloops còn hân hoan hơn người Việt Nam nhiều lần (*).
Đối với Kamloops, đây là những giây phút “lịch sử, trân trọng, hiệp thông, và hạnh phúc thật sự.” Cầu trường và Trung Tâm Sandman Centre Arena này vốn chỉ nghe tiếng nhạc hoà tấu pop rock, hay tiếng hò hét cổ vũ các đấu thủ hockey. Từ ngày được thành lập vào ngày 22/12/1945 và mãi cho đến tận ngày hôm nay 25/08/2016; (Lễ nhớ thánh Louis (1114-1170), vua nước Pháp, quan thầy của Nghệ thuật, Dòng Ba Giáo Dân, và người trọng tài hoà giải của cả châu Âu.) Dân chúng và giáo dân Kamloops được hạnh phúc thông công vào ngày Đại Lễ tấn phong vị Giám Mục Chính Toà đã được đào tạo, phục vụ và nay được truyền chức Giám Mục lần đầu tiên ngay trên địa phận của chính họ, nơi họ và tiền nhân đã sinh ra, lớn lên, thực thi Đức Tin Công Giáo nhưng trước đây đôi lần phải đi về Vancouver, cách Kamloops hơn 400 kilomet và 4 giờ lái xe để tham dự Đại Lễ truyền chức của các vị Giám Mục.
Hôm nay là một ngày lịch sử vì tiếng vỗ tay vang rền của cả cầu trường gần 6,000 chỗ ngồi và tiếng hô đồng thuận: “Thanks be to God – Tạ Ơn Chúa” cất cao trên sân vận động thế tục này. Thật không còn lời nào để diễn tả hạnh phúc của Giáo phận và người dân Kamloops.
Đức Cha Richard Gagnon, Tổng Giám Mục TGP Winnipeg, miền Tây Canada bước lên toà giảng, khuôn mặt của ngài vui tươi và thật hạnh phúc.
Phần tuyên hứa của Đức Giám Mục tân cử: Đức TGM Miller, vị Chủ Phong thẩm vấn vị Giám mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương về sự sẵn sàng bảo vệ Đức Tin và thực thi mọi bổn phận trách nhiệm Giám Mục. Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn rất trân trọng trả lời và tuyên hứa “Thưa có và Con Xin vâng.” trước mặt Đức TGM Chủ Phong và cả Cộng Đoàn.
Kinh Cầu Các Thánh: Toàn thể Cộng đoàn cùng hát đáp lời kinh Cầu Các Thánh bằng tiếng Anh, trong lúc Đức TGM Chủ Phong, hai Đức GM Phụ Phong cùng quỳ gối thì Đức GM tân cử nằm úp mặt xuống đất trước bàn Thánh.
Đức TGM Chủ phong cầu nguyện; “Lạy Chúa xin đoái thương nhận lời chúng con cầu nguyện. Xin xức dầu thánh hiến người Tôi tớ này với sự trọn vẹn của ân sủng giáo sĩ, xin Chúa rộng lòng chúc phúc quyền năng thiêng liêng dồi dào cho vị tiến chức này. Chúng con cầu xin nhờ Đức Chúa Ki tô, Chúa chúng con.” Amen.
Nghi thức Đặt tay Truyền chức và Lời nguyện Tấn Phong cho Đức Giám Mục tân cử.
Vị Chủ Phong dang rộng hai tay bao quanh ĐGM tân cử Giuse Nguyễn, hai vị Phó Tế giúp Lễ mở Sách Phúc Âm ra làm hai và che trên đầu vị tiến chức được thụ phong, trong lúc đó hai vị GM Đồng Phụ Phong và các Đức Cha thông công đồng tế cùng nắm tay và đọc lời nguyện phụ xướng nhỏ hơn.
Nghi thức Xức Dầu Thánh hiến trên đầu và trao Phúc Âm cùng các biểu tượng quyền năng Giám Mục.
Đức TGM Chủ Phong xức Dầu Thánh trên đầu Đức Tân Giám Mục. Nghi thức này biểu hiện cho sự hiệp thông mật thiết của Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương với Đức Chúa Giêsu, vì Chúa Giêsu là Đức Kitô, nghĩa là “Đấng được xức dầu. “
Đức TGM Chủ Phong hai tay nâng Sách Phúc Âm và trao cho Tân Giám Mục Giuse Nguyễn.
Sau đó Đức TGM Chủ Phong đã tuần tự cử hành các nghi thức trao các biểu tượng năng quyền Giám Mục cho tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương gồm có: Nhẫn Giám Mục (biểu tượng cho Hiền thê của Chúa, Lòng Trung Thành với Hội Thánh); Mũ Giám Mục (Mitre; biểu hiện cho quyết tâm của Hàng Giám Mục trong việc tìm kiếm và luôn theo đuổi sự Thánh Thiện), và Gậy Giám Mục hay Gậy Mục Tử (the pastoral staff or crosier biểu tượng cho vai trò của các Giám Mục như là Mục tử chăm sóc Đoàn Chiên của Chúa Kitô, Đấng Chăn Chiên Hiền lành, Vị Mục tử Nhân hậu (the Good Sheperd). Từ lúc trao Sách Phúc Âm cho đến phút trao Gậy Mục Tử cho Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương; màn hình cho thấy một điều rất đáng chú ý là trên nét mặt vui tươi của Đức TGM Chủ Phong luôn luôn thể hiện nụ cười và niềm vui rạng rỡ.
Tiếp Nhận Ngai Toà Giám Mục: Đức TGM Miller vị Chủ Phong dẫn đường và mời Đức Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương đến nhận Ngai Toà (Chiếc Ghế từ Nhà Thờ Chính Toà Sacred Heart Cathedral của Giáo Phận Kamloops được đặt trên lễ đài). Sau khi Tiếp nhận Ngai Toà, Đức Cha Giuse Nguyễn Thế Phương, trong toàn bộ phẩm phục và nghi trượng Giám Mục ngồi vào Toà, đã chính thức trở thành vị Giám Mục Chính Toà đời thứ Sáu của Giáo phận Kamloops.
Hôn Chúc Bình An: Các vị Hiền Huynh Trong Hàng Giám Mục Đồng tế cùng tiến đến ôm hôn chúc bình an và đón chào vị hiền huynh mới nhất của Hàng Giám Mục và Canada. Trên màn hình lớn ghi nhận giây phút vui mừng và khá lâu giữa Đức Giám Mục Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu và Đức tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương. (Họ như muốn thầm nói rằng từ nay trong các phiên họp của Hội Đồng Giám Mục Canada, Đức Cha Hiếu vui mừng vì có phúc có được thêm một người Hiền huynh là Đức Cha Phương, cũng cùng là Giám mục Canada … gốc Việt Nam, thuyền nhân tỵ nạn thế hệ thứ nhất cùng trở thành Giám Mục.)
Phần Phụng Vụ Thánh Thể:
Và bây giờ, Đức Tổng Giám Mục Miller cởi mũ Giám Mục ra, giữa Hàng Giám Mục ta sẽ nhận ra ngài chỉ nhờ vào Dây Pallium của ngài, là biểu tượng dành cho quyền bính của Ngai Toà Tổng Giám Mục và hiệp thông trọn vẹn với Đấng kế vị Thánh Phêrô. Và Đức TGM Miller vị Chủ Tế Đại Lễ và Chủ Phong cho Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn, vui vẻ mời vị tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương thay ĐTGM Miller cử hành tiếp Thánh Lễ vì bây giờ Bàn Thánh và Ngai Toà Giám Mục Kamloops nay đã chính thức trao cho Đức Giám Mục Chính Toà Giuse Nguyễn Thế Phương. Đức Giám Mục Giuse Nguyễn thay thế cho ĐTGM Miller chính thức tiếp tục cử hành Phụng vụ Thánh Thể.
Trên toàn cầu trường bỗng vang lên bài Thánh Ca bằng tiếng Việt Nam, Tình Ca mùa dâng hiến của Nhạc sĩ Ân Đức”. Trong lúc đó toàn thể gia đình của Đức Cha Giuse Nguyễn trong có đó hai em gái là Nữ tu cùng bước lên trên sàn Lễ đài để dâng Lễ vật cho Đức Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Kamloops, đây là người con trai cả và anh cả của gia đình này. Các em gái của ngài dâng lễ trong áo dài truyền thống Việt Nam, một hình ảnh đáng chú ý này sẽ được Đài Truyền hình Công Giáo Canada nhắc nhớ.
Và cùng lúc đó ở dưới chân sát Lễ đài là một đoàn các cháu thiếu nhi Việt Nam trong áo dài năm sắc, đội khăn rế màu vàng, tay mang hoa ngũ sắc cùng Phụng Vũ bài tiến dâng Lễ vật. Trong ánh đèn chỉ chiếu nơi sân khấu là Lễ đài duy nhất; tính chất Đa văn hoá-sắc tộc của Canada và Giáo Hội Công Giáo Canada đã ưu ái cho phép thể hiện dân tộc tính Việt Nam qua những giây phút thiêng liêng này dành cho cá nhân Đức Cha Giuse Nguyễn Thế Phương, gia đình Linh Tông Huyết Tộc, các Đức Cha Việt Nam, Linh Mục đoàn và toàn thể cộng đoàn người Việt trong Đại Lễ này.
Sau Lời hát Thánh Thánh Sanctus là nghi thức Hiệp thông Thánh Thể, cộng đoàn xướng Kinh Lạy Cha, hoan hỉ chúc bình an cho nhau, xướng nguyện Lạy Chiên Thiên Chúa Agnus Dei, và đón nhận Thánh Thể.
Đức Tổng Giám mục John Michael Miller, Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương từ trên lễ đài xuống trao Thánh Thể cho mọi người, trước nhất là cho gia đình linh tông huyết tộc của Đức Cha Giuse Nguyễn. Trong hàng ngũ đông đảo nhận Thánh Thể nơi cầu trường này, các nữ ca viên của hai Ca đoàn tổng hợp Việt Nam trong đồng phục áo dài lụa xanh nước biển và các nữ giáo dân gốc Việt Nam trong mọi áo dài kiểu mẫu đẹp tô thêm sắc màu Việt Nam trong Đại Lễ trang trọng này.
Hát Rước Lễ: và một lần nữa toàn cộng đoàn trong lúc đón nhận Thánh Thể lại được lắng nghe một thánh ca Việt Nam khác; “Tình Chúa yêu tôi của Nhạc sư Hải Linh.”
Ca đoàn Canada tiếp nối bằng Thánh Ca tiếng Anh; “Let All Mortal Flesh Keep Silence”; sau đó là Thánh Ca bất hủ bằng tiếng Anh; “Holy Is His Name: Danh Ngài Là Thánh” Đây chính là chuyển ý Thánh Ca Tin Mừng Magnificat bằng tiếng Anh (trong khi tiếng Việt Nam chuyển ý là: Linh Hồn Tôi ngợi khen Đức Chúa.)
Và vì dòng người rước lễ trong sân vận động 6,000 chỗ đầy ấp này vẫn tiếp diễn trong bài Thánh Ca truyền thống bằng tiếng Latin; “Adoro Te Devote”.
Phép Lành của Tân Giám Mục.
Sau khi xướng lời nguyện sau Thánh Thể, Đức Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương tay cầm Gậy Mục Tử đã được hai Đức Giám Mục Đồng Phụ Phong là Đức Cha Stephen Jensen, Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Prince George (Cha Chính Xứ lúc LM Giuse Nguyễn giúp xứ làm Cha Phó) và Đức Cha David Monroe, nguyên Giám Mục Chính Toà Kamloops là vị tiền nhiệm trực tiếp của ngài, tháp tùng (escorted) đi cùng và Đức Cha Giuse Nguyễn ban Phép Lành Giám Mục đầu tay cho cả cộng đoàn.
Trong lúc Đức tân Giám Mục Chính Toà Giuse Nguyễn đi vòng quanh đấu trường để ban phép lành thì những tràng pháo tay vang lên. Khi bài Thánh Ca truyền thống “Hail Holy Queen”, Kính Chào Nữ Vương vang lên, một lần nữa màn hình chiếu rõ thánh tượng Đức Mẹ Maria là để nhắc nhớ việc dâng hiến Giáo phận này cho Đức Mẹ Vô Nhiễm và kính xin Đức Mẹ quan thày bảo trợ và cầu bầu cho Giáo Phận Kamloops. Sau khi bài hát tiếp nối bởi Thánh Ca bằng tiếng Anh; Now Thank We All Our God, Đức tân Giám Mục trở về Lễ đài.
Chào Mừng Đức Tân Giám Mục đã theo các trình tự:
- Đức Ông Fermin Sosa Rodriguez, Tham Tán, Đại diện Sứ Thần Toà Thánh tại Canada phát biểu và gởi lời chúc lành của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Đức tân Giám Mục Giuse Nguyễn.
- Sau đó là phần chào mừng và bày tỏ sự vâng phục Đấng Bản quyền mới của Giáo Phận Kamloops bởi các vị;
- Linh Mục Dale Normandeau, Đại diện cho Linh Mục Đoàn toàn Giáo phận Kamloops;
- Nữ Tu sĩ Analisa Baracena SFCI, Đại diện cho toàn thể Nam Nữ Tu sĩ, Tu Hội Dòng trên lãnh thổ địa phận Kamloops;
- Ông Chief Fred Seymour, Lãnh tụ Đại diện cho Các Cộng Đồng Bộ Tộc Thổ dân Bản địa trên Giáo phận Kamloops (Chief, Representative for the First Nations Community from the Diocese of Kamloops). Trong lúc Lãnh tụ Thổ dân Fred Seymour phát biểu thì một vị nữ thổ dân trong Hội Đồng Lãnh Tụ Các Bộ Tộc, tay giơ cao một gậy có đính ngù và lông chim đại bàng và những tín vật khác là biểu tượng cho quyền uy của Lãnh Tụ Các Bộ Tộc. Mọi người thích thú với những cảm tưởng chia xẻ của vị Lãnh Tụ Thổ dân này.
Nghi thức kết thúc Đại Lễ và Ban Phép Lành trọng thể.
Đức Cha Giuse Nguyễn long trọng xướng nguyện và cộng đoàn đồng thanh đáp Amen* lần và nhận Phép Lành trọng thể.
“Lạy Chúa, Chúa đã chăm sóc dân Chúa với lòng từ ái và lân mẫn, và Chúa thống trị dân Chúa trong Tình Yêu, xin ban tặng Thần Khí Khôn Ngoan cho những người được Chúa trao ban cho quyền lực để chăn dắt, để từ sự triển nở của đoàn chiên thánh thiện này mà đem lại niềm vui vĩnh cửu cho người chăn dắt đoàn chiên ấy* Chúng con cầu xin quyền năng huy hoàng và vô biên của Chúa ban phát trên cuộc sống chúng con và tuôn tràn trong cuộc đời chúng con. Chúng con nài xin Chúa đoái nhìn đến mục vụ khiêm nhường của chúng con và xin Chúa thương xót rộng ban cho đời chúng con tràn đầy ơn bình an của Chúa * Nhờ bởi ân sủng Chúa đã ngự trên cho con là kẻ được chọn và nâng lên hàng Giám Mục xin ban cho con mọi việc được thành công tốt đẹp; xin cho con được làm đẹp lòng Chúa trong việc hoàn thành mọi bổn phận trách nhiệm Mục Tử của con. Và xin Chúa thương dẫn dắt tấm lòng của hàng Linh Mục và Giáo dân này để cho sự Vâng phục của đoàn chiên vào vị Mục Tử không bao giờ suy giảm và sự Chăm sóc Đoàn chiên của vị Mục Tử không phút nào thiếu xót * Và nguyện xin ân sủng của Thiên Chúa Toàn Năng, Đức Chúa Cha+, Đức Chúa Con+ và Đức Chúa Thánh Thần +, ở cùng Anh Chị Em những người cùng tụ họp tham dự vào Đại Lễ hôm nay.
Sau bài hát kết Lễ; O God, Beyond All Praising; tất cả cộng đoàn được mời sang công viên bên cạnh Riverside Park để dự tiếp tân nhẹ và chào mừng Đức Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương.
Các ghi chú:
Hình ảnh: Courtesy of Salt&Light Media and friends
*Sàn Lễ đài chính và bàn Thánh làm thành bục cao bằng vai người đứng. Bao quanh bàn Thánh là hàng ghế xếp hình chữ U quay ngược xuống phía giáo dân và quan khách. (xem hình)
* Bên phía trái của Lễ Đài chính là một khán đài riêng cho Các Ca Đoàn, sát phía sau Linh Mục Đoàn là Ca Đoàn tổng hợp của Kamloops, sát phía với hàng ghế giáo dân là Ca Đoàn tổng hơp Việt Nam từ Vancouver của 2 Giáo Xứ; Saint Matthew’s Parish tại Surrey và Saint Joseph’s Parish, Vancouver. Các em thiếu nhi dâng hoa kính Đức Mẹ và cho Đại Lễ cũng thuộc 2 Giáo Xứ này.
* (Ghi chú: Đức Cha là anh cả trong gia đình có 9 em. Cạnh đó là các Nam Nữ Tu sĩ, Phó Tế các nơi.
(*) Kamloops, Vancouver, BC là một Giáo Phận Công Giáo được thành lập ngày 22/12/1945 và trực thuộc Giáo Tỉnh Tổng Giáo Phận Vancouver. Trong lãnh thổ tài phán của Tỉnh Bang British Columbia có Tổng Giáo Phận Vancouver và 4 Giáo phận trực thuộc là Victoria, Nelson, Prince George và Kamloops. Diện tích riêng TGP Vancouver là 120,000 dặm vuông có 478,000 giáo dân chiếm 17.8% dân toàn Tỉnh (diện tích toàn nước Việt Nam hiện nay là khoảng 128,600 dặm vuông tương đương 333,000 klm vuông.) Riêng diện tích của Giáo phận Kamloops là 46,000 dặm vuông (120,000 klm vuông) tức là diện tích của Giáo phận Kamloops bằng 39% của TGP Vancouver, bằng 36% diện tích của cả nước Việt Nam hiện nay.
Vài nét về Giáo phận Kamloops
Tổng số giáo dân Công Giáo trong Giáo Phận là 51,000 người bằng khoảng 12 % dân số của cả lãnh thổ Kamloops. Giáo phận Kamloop nằm ở miền Nam và ngay trung tâm của cả Vancouver – Lãnh thổ Kamloops có vùng đất là sa mạc, rừng tài nguyên, hồ lớn, và cả dãy Thạch Sơn tức Rocky Mountains. Là vùng đất rộng lớn (enormous) đa dạng về địa dư, văn hoá, sắc tộc trải dài từ miền Viễn Tây Tỉnh bang British Columbia Mainland, ở doi mũi đất Georgian Strait cho đến sát biên giới với Tỉnh Bang dầu hoả, lúa mì và bò sữa Alberta.
Giáo phận có 40 Họ đạo thuộc về Các bộ tộc thổ dân bản địa. (Ghi chú: First Nations and Aborigines, xin lỗi và xin lưu ý cái kiểu nói “người da đỏ “của chúng ta trước đây sẽ bị xem là phân biệt chủng tộc và nhục mạ thổ dân của chế độ thực dân). Về phía người Canada có 25 Giáo Xứ và do 22 Linh Mục (14 Triều và 8 Dòng) phục vụ. Từ Toà TGP Vancouver lái xe theo Trans-Canada Highway/BC-1 East and BC -5 N mất ít nhất 4giờ 15 phút mới đến Nhà Thờ Chính Toà Thánh Tâm Chúa (Sacred Heart Cathedral ở địa chỉ 635 A – Tranquille Road, Kamloops, BC V2B 3H5) (Xin lưu ý, muốn đến Nhà Thờ Chính Toà nên nhớ đó là Sacred Heart Cathedral vì còn 3 Nhà Thờ Lớn khác cũng mang tước hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu ở tại các nơi khác vậy nhớ xin vào trang nhà www.rcdk.org. down load địa chỉ cho chắc chắn. Mọi người có quan tâm đều biết rõ việc lãnh đạo Giáo phận Kamloops với lãnh thổ rộng lớn như vậy sẽ là chuyện đại sự.
Dân Canada nói chung và người Kamloops nói riêng rất ưa chuộng môn thể thao quốc gia là Băng cầu (Ice Hockey) do đó thành phố hay Tỉnh Bang lớn nào cũng sẽ có một Đội Băng cầu địa phương và có sân vận động riêng để tập luyện và thi đấu. Đó là niềm tự hào của dân cư các thành phố lớn mạnh về kinh tế - văn hoá của Canada. Lãnh địa và Giáo phận Kamloops tự hào vì có riêng Đội Băng cầu Kamloops Blazers Ice Hockey Team làm chủ cầu trường Sandman Centre Arena với sức chứa 5,464 cho người hâm mộ xem thi đấu hockey và gần 6,000 chỗ ngồi cho các hoạt động khác. Cư dân và Giáo dân Công Giáo Kamloops tự hào về trung tâm văn hoá thể thao đa dụng này, vì ở nơi đây những danh ca nghệ sĩ lớn của Mỹ và Canada đã từng đến biểu diễn như Bob Dylan, Avril Lavigne, Shania Twain, Furtado Nelly, Sarah McLachlan. Nơi sân đấu này đã có nhiều buổi hoà nhạc lớn và tranh tài về thể thao nhất là mới đây đã diễn ra Giải Vô địch thi đấu môn ki đá (Curling) Cúp Quốc gia Canada tên là Tim Hortons Brier do hãng cà phê lừng danh Canada Tim Hortons bảo trợ, và cách đây mấy tháng Giải Vô Địch Cúp Thế giới về Băng Cầu Nữ 2016 được tổ chức tại đây (2016 IIHF Women’s World Championship). Nói tóm tắt một điều, nếu có những sự kiện trọng đại nào ở vùng Kamloops hay Vancouver thì nhất định sẽ được tổ chức tại Sandman Centre Arena.
Giáo phận Kamloops kể từ lúc Giáo phận này được thiết lập vào ngày 22/12/1945.
Trải hơn 70 năm qua, đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Phận Kamloops dân chúng và giáo dân sẽ được tham dự vào Đại Lễ Tấn Phong cho vị Giám Mục Chính Toà của Kamloops tại ngay chính trong Địa phận Kamloops của họ, một vị Giáo sỹ được đào tạo trong Chủng Viện Christ the King ở Mission, BC, đã từng phục vụ trên nhiều Giáo Xứ, nhiều mục vụ khác nhau của TGP Vancouver. Trước lúc được tấn phong hôm nay, Đức Giám Mục tân cử là người Lãnh Đạo đứng thứ Hai trong Giáo phận với chức danh Linh Mục Tổng Đại Diện TGP Vancouver.
Điều mang tính chất lịch sử nữa là Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương, một Đại Chủng Sinh là thuyền nhân tỵ nạn từ Việt Nam qua trại Palawan, Philippines được Giáo Hội Công Giáo Canada bảo trợ. Đến Canada vào năm 1978, không biết một chữ tiếng Anh, thuyền nhân tỵ nạn Giuse Nguyễn Thế Phương đi làm thợ sơn, đi học tiếng Anh ESL, sau đó được nhận vào Chủng Viện Chúa Ki tô Vua, và được thụ phong Linh Mục vào ngày 30/5/1992. Đại chủng sinh Giuse Nguyễn Thế Phương đã bị tù hai lần về “tội giảng đạo và tổ chức học tập của giáo lý viên” và thêm một lần tù nữa vì chuyến vượt biển lần thứ nhất không thành công. Niềm tự hào về chính sách đa văn hoá và sắc tộc của Canada của Giáo Hội Công Giáo Canada càng được trân trọng qua cuộc sống Đứng Vững Trong Chúa của thuyền nhân tỵ nạn Giuse Nguyễn Thế Phương. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Kamloops và miền Tây Canada, ở tuổi đời 30 không biết một chữ tiếng Anh và 24 năm sau trở thành vị Giám Mục Chính Toà. Một thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam khác, Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu qua trại Nhật Bản đến Canada vào năm 1984 lúc 18 tuổi, và 25 năm sau được tuyển chọn làm Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto ở tuổi 43, vị Giám Mục trẻ tuổi nhất trong Hàng Giám Mục Canada vào năm 2009. Người Kamloops tự hào vì hai sự kiện lịch sử này. (These are remarkable stories!).Những điều tương tự như vậy về cuộc đời Đứng Vững Trong Chúa của Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương đã được vị Đại diện cho Giáo phận Kamloops tuyên đọc trong Đại Lễ hôm nay.
Xem Hình
“Hãy ký thác đường đời bạn cho Chúa;
Tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay!”
Đúng 3 giờ chiều cùng ngày, Đại Lễ tấn phong đã được long trọng cử hành tại Trung Tâm Thi Đấu Băng Cầu Sandman Centre Arena của Vùng Kamloops * (Lý do xem ở các ghi chú liên quan cuối bài). Thời tiết là 25 độ C, cộng thêm ẩm độ sẽ vào khoảng 30 độ C. Đây là khu vực nằm giữa biển và núi cao nên lúc này là một chiều hè ấm. Sức chứa tối đa của Trung Tâm là 6,000 chỗ hầu như đã được lấp đầy người tham dự theo thông báo mời mở rộng của Ban Tổ Chức Đại Lễ. Sàn Lễ đài chính và bàn Thánh làm thành bục cao bằng vai người đứng. Bao quanh bàn Thánh là hàng ghế xếp hình chữ U quay ngược xuống phía giáo dân và quan khách. (xem hình) Một tượng Đức Mẹ Maria rất lớn được ngự trên bàn đầy hoa màu trắng và hướng về phía cộng đoàn từ phía bên ghế của Hàng Gíam Mục tham dự.
Bởi vì Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là Quan Thầy đệ Nhất và là Thánh Bổn mạng Chính của Giáo phận Kamloops (The Principal Patroness), (đệ Nhị Quan Thầy của Giáo Phận là Thánh Linh Mục John Vianney, Cha Sở Họ Đạo Ars bên Pháp, cũng là quan thầy của Các Cha Sở của Giáo Hội).
Chủ Tế và Chủ Phong là Đức Cha John Michael Miller CSB, Tổng Giám Mục TGP Vancouver. Đồng Phụ Phong là Đức Cha Stephen Jensen, Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Prince George và Đức Cha David Monroe, nguyên Giám Mục Chính Toà đời thứ 5 của Giáo Phận Kamloops. Các vị Giám Mục Chủ và Phụ Phong cùng với 2 vị Phó Tế giúp Lễ ngồi ở hàng ghế giữa sát Bàn Thánh. Có 17 Đức Tổng Giám Mục, Giám Mục tham gia đồng tế trong đó có Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương, nguyên Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Quận Cam, California Hoa Kỳ và Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto Ontario, Canada và sự hiện diện của Đức Ông Fermin Sosa Rodriguez, Tham Tán, Đại diện cho Toà Sứ Thần Toà Thánh tại Canada.
Các Đức Giám Mục đồng tế ngồi ở các hàng ghế phía tay phải của Bàn Thánh. Có khoảng 130 Linh Mục Triều và Dòng trong ngoài Giáo Phận ngồi ở các hàng ghế phía bên trái và phía sau bàn Thánh trong đó có Linh Mục Peter Nguyễn Thế Tuyển, Cha Sở Giáo Xứ St. Clement’s Parish tại Cambridge, Ontario và là Chủ Tịch Miền Đông ON của Liên Giáo Sĩ Tu Sĩ Việt Nam-Canada. (Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương, anh cả của LM Peter Nguyễn Thế Tuyển, đã là Chủ Tịch Miền Tây của Liên Giáo sĩ Tu sĩ Việt Nam- Canada.)
Phụng vụ Thánh Nhạc là Ca Đoàn tổng hợp của GP Kamloops, và Ca Đoàn tổng hợp Việt Nam đến từ Vancouver của 2 Giáo Xứ Saint Matthew’s Parish tại Surrey và Saint Joseph’s Parish, Vancouver.
Chưởng Nghi và MCs là các Linh Mục Dale Normandeau, GP Kamloops và Cha Trần Thanh Tiến, Giám Đốc Văn phòng Lễ Nghi Phụng Tự của TGP Vancouver. (*)
Các chủng sinh gốc Vancouver và Kamloops thuộc Đại Chủng Viện Christ the King (nơi Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương đã tốt nghiệp vào năm 1992) và Peter Nguyễn Tường và John Hà Đăng là hai cháu gọi Đức Cha là bác cùng giúp Lễ (*)
Trong hàng ghế đầu tiên chính giữa Trung Tâm nhìn lên bàn Thánh là gia đình huyết tộc và linh tông của Đức Cha tân cử Giuse Nguyễn trong đó có Ông cố thân phụ Đức Cha, hai em gái là các Nữ Tu sĩ Nguyệt Cầu và Mai Duyên cùng các em trai gái khác.*
Việc thu phát hình do Đài Truyền Hình Salt & Light TV thực hiện. Cao trên trần Lễ đài chính và hai bên trái phải của cầu trường đều có treo một màn hình LCD cỡ rất lớn để cho mọi người thông công vì bắt đầu nhập Lễ chỉ có đèn chiếu sáng trên Lễ đài chính.
Đi giữa hai hàng hiệp sĩ Knight of Columbus và trong tiếng nhạc bài hát mở đầu, Praise the Lord, the Almighty, đoàn đồng tế từ cuối Trung tâm tiến về Lễ đài.
Đi bên cạnh Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương là hai vị giáo sĩ Việt Nam, Linh Mục Pierre Nguyễn Chí Thiết, thuộc Giáo phận Versailles ở Pháp kiêm nhiệm Giáo sư Đại Chủng viện Vinh-Thanh, là vai chú của Đức Cha tân cử. Vị đi kèm bên trái là Linh Mục Peter Nguyen, hiện nay là Cha Tổng Đại diện Giáo phận Kamloops, cha Peter Nguyen đây là bạn vượt biên cùng thuyền lần thứ hai và cùng bị bắt và bị tù giam cùng với Đức Cha Giuse Nguyễn ở Việt Nam.
Sau bài hát nhập Lễ, Lift High the Cross là các nghi thức sám hối, kinh Vinh danh Gloria và Lời nguyện đầu Lễ bằng tiếng Anh là phần Phụng vụ Lời Chúa cũng bằng tiếng Anh.
Bài Đọc 1: trích Sách Tiên tri Giêrêmia (1: 4-9) do bà Meghan Rumohr, thuộc Cộng đoàn giáo dân Vancouver tuyên đọc;
Chúa gọi ông Giêrêmia. “Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng: Trước khi cho ngươi thành hình trong bụng dạ mẹ. Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân. Nhưng tôi thưa: “Ôi! lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn qúa trẻ, con không biết ăn nói! Đức Chúa phán với tôi: Đừng nói ngươi còn trẻ! Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói. Đừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi “, - Sấm ngôn của Đức Chúa. Rồi Đức Chúa giơ tay chạm vào miệng tôi và phán: “Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi.”
Hát Đáp Ca bởi Thánh Vịnh 89:20-21, 24+26 (R.1a)
Điệp Ca; “Lạy Chúa, Tình Thương của Chúa, đời đời chúng con sẽ ca tụng qua muôn ngàn thế hệ.”
Bài đọc thứ 2: 1 Peter 5:1-4 cũng bằng tiếng Anh do ông Tom Beveridge, đại diện Cộng Đoàn GP Kamloops tuyên đọc;
Những lời khuyên nhủ bậc kỳ mục: “Cùng các bậc kỳ mục trong anh em, tôi xin có mấy lời khuyên nhủ, vì tôi cũng thuộc vào hàng kỳ mục, lại là những chứng nhân đau khổ của Đức Kitô và được dự phần vinh quang sắp tỏ hiện trong tương lai. Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên. Như thế, khi Vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát"
Tung hô Tin Mừng GI 10,27: Alleluia, Alleluia: Chúa phán; “Ta là Đấng Chăn Chiên Hiền Lành, chiên của Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng, và chúng theo Ta.”
Tin Mừng của Chúa theo Phúc Âm thánh Gioan 21:14-17 do một thầy Phó Tế đại diện Cộng Đoàn Kamloops Vancouver tuyên đọc.
“Đó là lần thứ ba Đức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết. Khi trời đã sáng, Đức Chúa Giêsu đứng trên bãi biển và nói với các ông, “Anh em đến mà ăn!” Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Simôn Phêrô, “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” Người lại hỏi: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy không? ” Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Chúa Giêsu bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy.”
Nghi thức truyền chức Giám Mục.
Phần Thánh Hiến và Tấn Phong Giám Mục được mở đầu trong tiếng nhạc vang lừng, các Ca Đoàn và cả Cộng Đoàn đứng lên cùng xướng bài Thánh Ca Veni, Creator, Spiritus bình ca tiếng Latin (Lạy Thần Khí, Đấng Sáng Tạo, xin ngự đến”
Giới thiệu Đức Giám Mục tân cử tiến lên bàn Thánh; đi bên cạnh Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương là hai vị giáo sĩ gốc Việt Nam (assisted priests), kèm bên phải là Linh Mục Pierre Nguyễn Chí Thiết, thuộc Giáo phận Versailles ở Pháp kiêm nhiệm Giáo sư Đại Chủng viện Vinh-Thanh, là vai chú của Đức Cha tân cử. Vị đi kèm bên trái là Linh Mục Trần Thanh Tiến (ghi chú: thay cho Linh Mục Peter Nguyễn, hiện nay là Cha Tổng Đại diện Giáo phận Kamloops, cha Peter Nguyễn đây là bạn vượt biên cùng thuyền lần thứ hai và cùng bị bắt và bị tù giam cùng với Đức Cha Giuse Nguyễn ở Việt Nam về tội danh “vượt biên”.) Cả ba vị đến quỳ trước bàn thờ Chúa.
- Linh Mục Peter Nguyễn, Tổng Đại Diện Giáo Phận Kamloops kính trình lời thỉnh cầu tấn phong lên Đức Tổng Giám Mục John Michael Miller CSB, vị Chủ Phong Đại Lễ;
“Kính thưa Đức Cha, Giáo Phận Kamloops xin thỉnh cầu ngài tấn phong cho vị Giáo sĩ này, Giuse Phương Nguyễn, trở thành vị Giám mục phục vụ Giáo phận.”
- Đức Tổng Giám Mục Miller vị Chủ Phong hỏi: “Quý Giáo Phận có nhận được Sắc Chỉ bổ nhiệm từ Toà Thánh không?’
- Linh Mục Peter Nguyễn đáp: “Thưa, Giáo Phận có nhận được Sắc chỉ bổ nhiệm Giám Mục của Toà Thánh.”
- Đức Tổng Giám Mục Miller, vị Chủ Phong nói; “Xin hãy tuyên đọc Sắc chỉ bổ nhiệm của Toà Thánh.”
Tuyên đọc Sắc chỉ của Toà Thánh: Linh Mục Fred Weisbeck, Chưởng Ấn của Giáo Phận Kamloops tiến lên Giảng đài tuyên đọc Tông Thư Toà Thánh bổ nhiệm Linh Mục Giuse Nguyễn Thế Phương, Tổng Đại Diện Tổng Giáo Phận Vancouver, được chọn làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Kamloops thuộc Tổng Giáo Phận Vancouver …”
- Thể hiện sự đồng thuận của Cộng đoàn Giáo phận (Consent of the People): Sau khi nghe tuyên đọc Sắc chỉ, toàn thể cộng đoàn cùng đứng lên thể hiện sự đồng ý và chấp thuận (Following the reading of Apostolic Letter, the people show their acceptance and approval by responding: bằng lời đáp; “Thanks be to God, Tạ Ơn Chúa. “
- Linh Mục Fred Wiesbeck, Chưởng Ấn Giáo Phận Kamloops hai tay giơ cao nâng Sắc chỉ bổ nhiệm hướng về bàn Thánh.
Không chỉ có Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương, các Đức Giám Mục Đa Minh Mai Thanh Lương, Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu vui mừng cùng với các đấng bậc, giáo sĩ tu sĩ giáo dân gốc Việt Nam; mà Cộng Đoàn TGP Vancouver và Kamloops còn hân hoan hơn người Việt Nam nhiều lần (*).
Đối với Kamloops, đây là những giây phút “lịch sử, trân trọng, hiệp thông, và hạnh phúc thật sự.” Cầu trường và Trung Tâm Sandman Centre Arena này vốn chỉ nghe tiếng nhạc hoà tấu pop rock, hay tiếng hò hét cổ vũ các đấu thủ hockey. Từ ngày được thành lập vào ngày 22/12/1945 và mãi cho đến tận ngày hôm nay 25/08/2016; (Lễ nhớ thánh Louis (1114-1170), vua nước Pháp, quan thầy của Nghệ thuật, Dòng Ba Giáo Dân, và người trọng tài hoà giải của cả châu Âu.) Dân chúng và giáo dân Kamloops được hạnh phúc thông công vào ngày Đại Lễ tấn phong vị Giám Mục Chính Toà đã được đào tạo, phục vụ và nay được truyền chức Giám Mục lần đầu tiên ngay trên địa phận của chính họ, nơi họ và tiền nhân đã sinh ra, lớn lên, thực thi Đức Tin Công Giáo nhưng trước đây đôi lần phải đi về Vancouver, cách Kamloops hơn 400 kilomet và 4 giờ lái xe để tham dự Đại Lễ truyền chức của các vị Giám Mục.
Hôm nay là một ngày lịch sử vì tiếng vỗ tay vang rền của cả cầu trường gần 6,000 chỗ ngồi và tiếng hô đồng thuận: “Thanks be to God – Tạ Ơn Chúa” cất cao trên sân vận động thế tục này. Thật không còn lời nào để diễn tả hạnh phúc của Giáo phận và người dân Kamloops.
Đức Cha Richard Gagnon, Tổng Giám Mục TGP Winnipeg, miền Tây Canada bước lên toà giảng, khuôn mặt của ngài vui tươi và thật hạnh phúc.
Phần tuyên hứa của Đức Giám Mục tân cử: Đức TGM Miller, vị Chủ Phong thẩm vấn vị Giám mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương về sự sẵn sàng bảo vệ Đức Tin và thực thi mọi bổn phận trách nhiệm Giám Mục. Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn rất trân trọng trả lời và tuyên hứa “Thưa có và Con Xin vâng.” trước mặt Đức TGM Chủ Phong và cả Cộng Đoàn.
Kinh Cầu Các Thánh: Toàn thể Cộng đoàn cùng hát đáp lời kinh Cầu Các Thánh bằng tiếng Anh, trong lúc Đức TGM Chủ Phong, hai Đức GM Phụ Phong cùng quỳ gối thì Đức GM tân cử nằm úp mặt xuống đất trước bàn Thánh.
Đức TGM Chủ phong cầu nguyện; “Lạy Chúa xin đoái thương nhận lời chúng con cầu nguyện. Xin xức dầu thánh hiến người Tôi tớ này với sự trọn vẹn của ân sủng giáo sĩ, xin Chúa rộng lòng chúc phúc quyền năng thiêng liêng dồi dào cho vị tiến chức này. Chúng con cầu xin nhờ Đức Chúa Ki tô, Chúa chúng con.” Amen.
Nghi thức Đặt tay Truyền chức và Lời nguyện Tấn Phong cho Đức Giám Mục tân cử.
Vị Chủ Phong dang rộng hai tay bao quanh ĐGM tân cử Giuse Nguyễn, hai vị Phó Tế giúp Lễ mở Sách Phúc Âm ra làm hai và che trên đầu vị tiến chức được thụ phong, trong lúc đó hai vị GM Đồng Phụ Phong và các Đức Cha thông công đồng tế cùng nắm tay và đọc lời nguyện phụ xướng nhỏ hơn.
Nghi thức Xức Dầu Thánh hiến trên đầu và trao Phúc Âm cùng các biểu tượng quyền năng Giám Mục.
Đức TGM Chủ Phong xức Dầu Thánh trên đầu Đức Tân Giám Mục. Nghi thức này biểu hiện cho sự hiệp thông mật thiết của Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương với Đức Chúa Giêsu, vì Chúa Giêsu là Đức Kitô, nghĩa là “Đấng được xức dầu. “
Đức TGM Chủ Phong hai tay nâng Sách Phúc Âm và trao cho Tân Giám Mục Giuse Nguyễn.
Sau đó Đức TGM Chủ Phong đã tuần tự cử hành các nghi thức trao các biểu tượng năng quyền Giám Mục cho tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương gồm có: Nhẫn Giám Mục (biểu tượng cho Hiền thê của Chúa, Lòng Trung Thành với Hội Thánh); Mũ Giám Mục (Mitre; biểu hiện cho quyết tâm của Hàng Giám Mục trong việc tìm kiếm và luôn theo đuổi sự Thánh Thiện), và Gậy Giám Mục hay Gậy Mục Tử (the pastoral staff or crosier biểu tượng cho vai trò của các Giám Mục như là Mục tử chăm sóc Đoàn Chiên của Chúa Kitô, Đấng Chăn Chiên Hiền lành, Vị Mục tử Nhân hậu (the Good Sheperd). Từ lúc trao Sách Phúc Âm cho đến phút trao Gậy Mục Tử cho Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương; màn hình cho thấy một điều rất đáng chú ý là trên nét mặt vui tươi của Đức TGM Chủ Phong luôn luôn thể hiện nụ cười và niềm vui rạng rỡ.
Tiếp Nhận Ngai Toà Giám Mục: Đức TGM Miller vị Chủ Phong dẫn đường và mời Đức Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương đến nhận Ngai Toà (Chiếc Ghế từ Nhà Thờ Chính Toà Sacred Heart Cathedral của Giáo Phận Kamloops được đặt trên lễ đài). Sau khi Tiếp nhận Ngai Toà, Đức Cha Giuse Nguyễn Thế Phương, trong toàn bộ phẩm phục và nghi trượng Giám Mục ngồi vào Toà, đã chính thức trở thành vị Giám Mục Chính Toà đời thứ Sáu của Giáo phận Kamloops.
Hôn Chúc Bình An: Các vị Hiền Huynh Trong Hàng Giám Mục Đồng tế cùng tiến đến ôm hôn chúc bình an và đón chào vị hiền huynh mới nhất của Hàng Giám Mục và Canada. Trên màn hình lớn ghi nhận giây phút vui mừng và khá lâu giữa Đức Giám Mục Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu và Đức tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương. (Họ như muốn thầm nói rằng từ nay trong các phiên họp của Hội Đồng Giám Mục Canada, Đức Cha Hiếu vui mừng vì có phúc có được thêm một người Hiền huynh là Đức Cha Phương, cũng cùng là Giám mục Canada … gốc Việt Nam, thuyền nhân tỵ nạn thế hệ thứ nhất cùng trở thành Giám Mục.)
Phần Phụng Vụ Thánh Thể:
Và bây giờ, Đức Tổng Giám Mục Miller cởi mũ Giám Mục ra, giữa Hàng Giám Mục ta sẽ nhận ra ngài chỉ nhờ vào Dây Pallium của ngài, là biểu tượng dành cho quyền bính của Ngai Toà Tổng Giám Mục và hiệp thông trọn vẹn với Đấng kế vị Thánh Phêrô. Và Đức TGM Miller vị Chủ Tế Đại Lễ và Chủ Phong cho Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn, vui vẻ mời vị tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương thay ĐTGM Miller cử hành tiếp Thánh Lễ vì bây giờ Bàn Thánh và Ngai Toà Giám Mục Kamloops nay đã chính thức trao cho Đức Giám Mục Chính Toà Giuse Nguyễn Thế Phương. Đức Giám Mục Giuse Nguyễn thay thế cho ĐTGM Miller chính thức tiếp tục cử hành Phụng vụ Thánh Thể.
Trên toàn cầu trường bỗng vang lên bài Thánh Ca bằng tiếng Việt Nam, Tình Ca mùa dâng hiến của Nhạc sĩ Ân Đức”. Trong lúc đó toàn thể gia đình của Đức Cha Giuse Nguyễn trong có đó hai em gái là Nữ tu cùng bước lên trên sàn Lễ đài để dâng Lễ vật cho Đức Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Kamloops, đây là người con trai cả và anh cả của gia đình này. Các em gái của ngài dâng lễ trong áo dài truyền thống Việt Nam, một hình ảnh đáng chú ý này sẽ được Đài Truyền hình Công Giáo Canada nhắc nhớ.
Và cùng lúc đó ở dưới chân sát Lễ đài là một đoàn các cháu thiếu nhi Việt Nam trong áo dài năm sắc, đội khăn rế màu vàng, tay mang hoa ngũ sắc cùng Phụng Vũ bài tiến dâng Lễ vật. Trong ánh đèn chỉ chiếu nơi sân khấu là Lễ đài duy nhất; tính chất Đa văn hoá-sắc tộc của Canada và Giáo Hội Công Giáo Canada đã ưu ái cho phép thể hiện dân tộc tính Việt Nam qua những giây phút thiêng liêng này dành cho cá nhân Đức Cha Giuse Nguyễn Thế Phương, gia đình Linh Tông Huyết Tộc, các Đức Cha Việt Nam, Linh Mục đoàn và toàn thể cộng đoàn người Việt trong Đại Lễ này.
Sau Lời hát Thánh Thánh Sanctus là nghi thức Hiệp thông Thánh Thể, cộng đoàn xướng Kinh Lạy Cha, hoan hỉ chúc bình an cho nhau, xướng nguyện Lạy Chiên Thiên Chúa Agnus Dei, và đón nhận Thánh Thể.
Đức Tổng Giám mục John Michael Miller, Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương từ trên lễ đài xuống trao Thánh Thể cho mọi người, trước nhất là cho gia đình linh tông huyết tộc của Đức Cha Giuse Nguyễn. Trong hàng ngũ đông đảo nhận Thánh Thể nơi cầu trường này, các nữ ca viên của hai Ca đoàn tổng hợp Việt Nam trong đồng phục áo dài lụa xanh nước biển và các nữ giáo dân gốc Việt Nam trong mọi áo dài kiểu mẫu đẹp tô thêm sắc màu Việt Nam trong Đại Lễ trang trọng này.
Hát Rước Lễ: và một lần nữa toàn cộng đoàn trong lúc đón nhận Thánh Thể lại được lắng nghe một thánh ca Việt Nam khác; “Tình Chúa yêu tôi của Nhạc sư Hải Linh.”
Ca đoàn Canada tiếp nối bằng Thánh Ca tiếng Anh; “Let All Mortal Flesh Keep Silence”; sau đó là Thánh Ca bất hủ bằng tiếng Anh; “Holy Is His Name: Danh Ngài Là Thánh” Đây chính là chuyển ý Thánh Ca Tin Mừng Magnificat bằng tiếng Anh (trong khi tiếng Việt Nam chuyển ý là: Linh Hồn Tôi ngợi khen Đức Chúa.)
Và vì dòng người rước lễ trong sân vận động 6,000 chỗ đầy ấp này vẫn tiếp diễn trong bài Thánh Ca truyền thống bằng tiếng Latin; “Adoro Te Devote”.
Phép Lành của Tân Giám Mục.
Sau khi xướng lời nguyện sau Thánh Thể, Đức Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương tay cầm Gậy Mục Tử đã được hai Đức Giám Mục Đồng Phụ Phong là Đức Cha Stephen Jensen, Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Prince George (Cha Chính Xứ lúc LM Giuse Nguyễn giúp xứ làm Cha Phó) và Đức Cha David Monroe, nguyên Giám Mục Chính Toà Kamloops là vị tiền nhiệm trực tiếp của ngài, tháp tùng (escorted) đi cùng và Đức Cha Giuse Nguyễn ban Phép Lành Giám Mục đầu tay cho cả cộng đoàn.
Trong lúc Đức tân Giám Mục Chính Toà Giuse Nguyễn đi vòng quanh đấu trường để ban phép lành thì những tràng pháo tay vang lên. Khi bài Thánh Ca truyền thống “Hail Holy Queen”, Kính Chào Nữ Vương vang lên, một lần nữa màn hình chiếu rõ thánh tượng Đức Mẹ Maria là để nhắc nhớ việc dâng hiến Giáo phận này cho Đức Mẹ Vô Nhiễm và kính xin Đức Mẹ quan thày bảo trợ và cầu bầu cho Giáo Phận Kamloops. Sau khi bài hát tiếp nối bởi Thánh Ca bằng tiếng Anh; Now Thank We All Our God, Đức tân Giám Mục trở về Lễ đài.
Chào Mừng Đức Tân Giám Mục đã theo các trình tự:
- Đức Ông Fermin Sosa Rodriguez, Tham Tán, Đại diện Sứ Thần Toà Thánh tại Canada phát biểu và gởi lời chúc lành của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Đức tân Giám Mục Giuse Nguyễn.
- Sau đó là phần chào mừng và bày tỏ sự vâng phục Đấng Bản quyền mới của Giáo Phận Kamloops bởi các vị;
- Linh Mục Dale Normandeau, Đại diện cho Linh Mục Đoàn toàn Giáo phận Kamloops;
- Nữ Tu sĩ Analisa Baracena SFCI, Đại diện cho toàn thể Nam Nữ Tu sĩ, Tu Hội Dòng trên lãnh thổ địa phận Kamloops;
- Ông Chief Fred Seymour, Lãnh tụ Đại diện cho Các Cộng Đồng Bộ Tộc Thổ dân Bản địa trên Giáo phận Kamloops (Chief, Representative for the First Nations Community from the Diocese of Kamloops). Trong lúc Lãnh tụ Thổ dân Fred Seymour phát biểu thì một vị nữ thổ dân trong Hội Đồng Lãnh Tụ Các Bộ Tộc, tay giơ cao một gậy có đính ngù và lông chim đại bàng và những tín vật khác là biểu tượng cho quyền uy của Lãnh Tụ Các Bộ Tộc. Mọi người thích thú với những cảm tưởng chia xẻ của vị Lãnh Tụ Thổ dân này.
- - Ông Gary Cooper, người Canada, Đại diện cho toàn thể Giáo Dân (Laity) của Địa phận Kamloops.
- - Phần phát biểu cảm tưởng của Đức Tân Giám Mục, sau gần 2:30 tiếng, mọi người vẫn vui vẻ với lời tri ân chân tình và nhân hậu của Đức Tân Giám Mục Giuse, Đứng Vững Trong Chúa, bởi nhờ Lòng Chúa Thương Xót mà được chọn lựa để gánh vác sứ vụ trọng đại này. Đức Cha hứa sẽ đến với mọi người, hăng say phục vụ Giáo phận và mọi người như đã thực thi trong hơn 20 năm qua. Xin cảm ơn các Đấng bậc, gia đình, mọi người đã kiên nhẫn hỗ trợ Đức Cha trong Ơn Gọi và sứ vụ mục tử. Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho nhau. Riêng trong Đại Lễ hôm nay xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Giáo sỹ Tu sỹ Giáo Phận Kamloops, Tổng Giáo phận Vancouver, Ban Tổ Chức Đại Lễ Tấn phong Giám mục, Ca đoàn tổng hợp Giáo phận Kamloops, Ca đoàn Tổng Hợp, các em Thiếu nhi Dâng hoa của hai Giáo Xứ Thánh Giuse,Vancouver và Giáo Xứ Thánh Matthew tại Surrey, Seminary of Christ the King Đại Chủng Viện Chúa Kitô Vua, Mission; Nhà Thờ Chánh Toà Thánh Tâm Chúa Sacred Heart Cathedral của Giáo phận Kamloops, Nhà Thờ Lớn Đức Mẹ Mân Côi Holy Rosary Cathedral, Đoàn Hiệp sĩ Knight of Columbus, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo địa phương Catholic Women’s League, Serra Club of Vancouver and Fraser West Valley, Hội Hiệp sĩ Thánh Mộ Chúa Giêrusalem (The Equestrian Order of the Holy Sepulchre of Jerusalem), Mrs Teresita Nixon và the Aquinas Insitute; và sau cùng đến tất cả mọi người đã góp sức thông công để giúp cho Đại Lễ này được chu toàn.
Nghi thức kết thúc Đại Lễ và Ban Phép Lành trọng thể.
Đức Cha Giuse Nguyễn long trọng xướng nguyện và cộng đoàn đồng thanh đáp Amen* lần và nhận Phép Lành trọng thể.
“Lạy Chúa, Chúa đã chăm sóc dân Chúa với lòng từ ái và lân mẫn, và Chúa thống trị dân Chúa trong Tình Yêu, xin ban tặng Thần Khí Khôn Ngoan cho những người được Chúa trao ban cho quyền lực để chăn dắt, để từ sự triển nở của đoàn chiên thánh thiện này mà đem lại niềm vui vĩnh cửu cho người chăn dắt đoàn chiên ấy* Chúng con cầu xin quyền năng huy hoàng và vô biên của Chúa ban phát trên cuộc sống chúng con và tuôn tràn trong cuộc đời chúng con. Chúng con nài xin Chúa đoái nhìn đến mục vụ khiêm nhường của chúng con và xin Chúa thương xót rộng ban cho đời chúng con tràn đầy ơn bình an của Chúa * Nhờ bởi ân sủng Chúa đã ngự trên cho con là kẻ được chọn và nâng lên hàng Giám Mục xin ban cho con mọi việc được thành công tốt đẹp; xin cho con được làm đẹp lòng Chúa trong việc hoàn thành mọi bổn phận trách nhiệm Mục Tử của con. Và xin Chúa thương dẫn dắt tấm lòng của hàng Linh Mục và Giáo dân này để cho sự Vâng phục của đoàn chiên vào vị Mục Tử không bao giờ suy giảm và sự Chăm sóc Đoàn chiên của vị Mục Tử không phút nào thiếu xót * Và nguyện xin ân sủng của Thiên Chúa Toàn Năng, Đức Chúa Cha+, Đức Chúa Con+ và Đức Chúa Thánh Thần +, ở cùng Anh Chị Em những người cùng tụ họp tham dự vào Đại Lễ hôm nay.
Sau bài hát kết Lễ; O God, Beyond All Praising; tất cả cộng đoàn được mời sang công viên bên cạnh Riverside Park để dự tiếp tân nhẹ và chào mừng Đức Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Thế Phương.
Các ghi chú:
Hình ảnh: Courtesy of Salt&Light Media and friends
*Sàn Lễ đài chính và bàn Thánh làm thành bục cao bằng vai người đứng. Bao quanh bàn Thánh là hàng ghế xếp hình chữ U quay ngược xuống phía giáo dân và quan khách. (xem hình)
* Bên phía trái của Lễ Đài chính là một khán đài riêng cho Các Ca Đoàn, sát phía sau Linh Mục Đoàn là Ca Đoàn tổng hợp của Kamloops, sát phía với hàng ghế giáo dân là Ca Đoàn tổng hơp Việt Nam từ Vancouver của 2 Giáo Xứ; Saint Matthew’s Parish tại Surrey và Saint Joseph’s Parish, Vancouver. Các em thiếu nhi dâng hoa kính Đức Mẹ và cho Đại Lễ cũng thuộc 2 Giáo Xứ này.
* (Ghi chú: Đức Cha là anh cả trong gia đình có 9 em. Cạnh đó là các Nam Nữ Tu sĩ, Phó Tế các nơi.
(*) Kamloops, Vancouver, BC là một Giáo Phận Công Giáo được thành lập ngày 22/12/1945 và trực thuộc Giáo Tỉnh Tổng Giáo Phận Vancouver. Trong lãnh thổ tài phán của Tỉnh Bang British Columbia có Tổng Giáo Phận Vancouver và 4 Giáo phận trực thuộc là Victoria, Nelson, Prince George và Kamloops. Diện tích riêng TGP Vancouver là 120,000 dặm vuông có 478,000 giáo dân chiếm 17.8% dân toàn Tỉnh (diện tích toàn nước Việt Nam hiện nay là khoảng 128,600 dặm vuông tương đương 333,000 klm vuông.) Riêng diện tích của Giáo phận Kamloops là 46,000 dặm vuông (120,000 klm vuông) tức là diện tích của Giáo phận Kamloops bằng 39% của TGP Vancouver, bằng 36% diện tích của cả nước Việt Nam hiện nay.
Vài nét về Giáo phận Kamloops
Tổng số giáo dân Công Giáo trong Giáo Phận là 51,000 người bằng khoảng 12 % dân số của cả lãnh thổ Kamloops. Giáo phận Kamloop nằm ở miền Nam và ngay trung tâm của cả Vancouver – Lãnh thổ Kamloops có vùng đất là sa mạc, rừng tài nguyên, hồ lớn, và cả dãy Thạch Sơn tức Rocky Mountains. Là vùng đất rộng lớn (enormous) đa dạng về địa dư, văn hoá, sắc tộc trải dài từ miền Viễn Tây Tỉnh bang British Columbia Mainland, ở doi mũi đất Georgian Strait cho đến sát biên giới với Tỉnh Bang dầu hoả, lúa mì và bò sữa Alberta.
Giáo phận có 40 Họ đạo thuộc về Các bộ tộc thổ dân bản địa. (Ghi chú: First Nations and Aborigines, xin lỗi và xin lưu ý cái kiểu nói “người da đỏ “của chúng ta trước đây sẽ bị xem là phân biệt chủng tộc và nhục mạ thổ dân của chế độ thực dân). Về phía người Canada có 25 Giáo Xứ và do 22 Linh Mục (14 Triều và 8 Dòng) phục vụ. Từ Toà TGP Vancouver lái xe theo Trans-Canada Highway/BC-1 East and BC -5 N mất ít nhất 4giờ 15 phút mới đến Nhà Thờ Chính Toà Thánh Tâm Chúa (Sacred Heart Cathedral ở địa chỉ 635 A – Tranquille Road, Kamloops, BC V2B 3H5) (Xin lưu ý, muốn đến Nhà Thờ Chính Toà nên nhớ đó là Sacred Heart Cathedral vì còn 3 Nhà Thờ Lớn khác cũng mang tước hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu ở tại các nơi khác vậy nhớ xin vào trang nhà www.rcdk.org. down load địa chỉ cho chắc chắn. Mọi người có quan tâm đều biết rõ việc lãnh đạo Giáo phận Kamloops với lãnh thổ rộng lớn như vậy sẽ là chuyện đại sự.
Dân Canada nói chung và người Kamloops nói riêng rất ưa chuộng môn thể thao quốc gia là Băng cầu (Ice Hockey) do đó thành phố hay Tỉnh Bang lớn nào cũng sẽ có một Đội Băng cầu địa phương và có sân vận động riêng để tập luyện và thi đấu. Đó là niềm tự hào của dân cư các thành phố lớn mạnh về kinh tế - văn hoá của Canada. Lãnh địa và Giáo phận Kamloops tự hào vì có riêng Đội Băng cầu Kamloops Blazers Ice Hockey Team làm chủ cầu trường Sandman Centre Arena với sức chứa 5,464 cho người hâm mộ xem thi đấu hockey và gần 6,000 chỗ ngồi cho các hoạt động khác. Cư dân và Giáo dân Công Giáo Kamloops tự hào về trung tâm văn hoá thể thao đa dụng này, vì ở nơi đây những danh ca nghệ sĩ lớn của Mỹ và Canada đã từng đến biểu diễn như Bob Dylan, Avril Lavigne, Shania Twain, Furtado Nelly, Sarah McLachlan. Nơi sân đấu này đã có nhiều buổi hoà nhạc lớn và tranh tài về thể thao nhất là mới đây đã diễn ra Giải Vô địch thi đấu môn ki đá (Curling) Cúp Quốc gia Canada tên là Tim Hortons Brier do hãng cà phê lừng danh Canada Tim Hortons bảo trợ, và cách đây mấy tháng Giải Vô Địch Cúp Thế giới về Băng Cầu Nữ 2016 được tổ chức tại đây (2016 IIHF Women’s World Championship). Nói tóm tắt một điều, nếu có những sự kiện trọng đại nào ở vùng Kamloops hay Vancouver thì nhất định sẽ được tổ chức tại Sandman Centre Arena.
Giáo phận Kamloops kể từ lúc Giáo phận này được thiết lập vào ngày 22/12/1945.
Trải hơn 70 năm qua, đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Phận Kamloops dân chúng và giáo dân sẽ được tham dự vào Đại Lễ Tấn Phong cho vị Giám Mục Chính Toà của Kamloops tại ngay chính trong Địa phận Kamloops của họ, một vị Giáo sỹ được đào tạo trong Chủng Viện Christ the King ở Mission, BC, đã từng phục vụ trên nhiều Giáo Xứ, nhiều mục vụ khác nhau của TGP Vancouver. Trước lúc được tấn phong hôm nay, Đức Giám Mục tân cử là người Lãnh Đạo đứng thứ Hai trong Giáo phận với chức danh Linh Mục Tổng Đại Diện TGP Vancouver.
Điều mang tính chất lịch sử nữa là Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương, một Đại Chủng Sinh là thuyền nhân tỵ nạn từ Việt Nam qua trại Palawan, Philippines được Giáo Hội Công Giáo Canada bảo trợ. Đến Canada vào năm 1978, không biết một chữ tiếng Anh, thuyền nhân tỵ nạn Giuse Nguyễn Thế Phương đi làm thợ sơn, đi học tiếng Anh ESL, sau đó được nhận vào Chủng Viện Chúa Ki tô Vua, và được thụ phong Linh Mục vào ngày 30/5/1992. Đại chủng sinh Giuse Nguyễn Thế Phương đã bị tù hai lần về “tội giảng đạo và tổ chức học tập của giáo lý viên” và thêm một lần tù nữa vì chuyến vượt biển lần thứ nhất không thành công. Niềm tự hào về chính sách đa văn hoá và sắc tộc của Canada của Giáo Hội Công Giáo Canada càng được trân trọng qua cuộc sống Đứng Vững Trong Chúa của thuyền nhân tỵ nạn Giuse Nguyễn Thế Phương. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Kamloops và miền Tây Canada, ở tuổi đời 30 không biết một chữ tiếng Anh và 24 năm sau trở thành vị Giám Mục Chính Toà. Một thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam khác, Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu qua trại Nhật Bản đến Canada vào năm 1984 lúc 18 tuổi, và 25 năm sau được tuyển chọn làm Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto ở tuổi 43, vị Giám Mục trẻ tuổi nhất trong Hàng Giám Mục Canada vào năm 2009. Người Kamloops tự hào vì hai sự kiện lịch sử này. (These are remarkable stories!).Những điều tương tự như vậy về cuộc đời Đứng Vững Trong Chúa của Đức Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Thế Phương đã được vị Đại diện cho Giáo phận Kamloops tuyên đọc trong Đại Lễ hôm nay.
Các Bà Mẹ Công Giáo Bùi Chu hành hương nha thờ Phú Nhai mừng lễ bổn mạng
Hoàng Đức
21:07 27/08/2016
Các Bà Mẹ Công Giáo Bùi Chu hành hương nha thờ Phú Nhai mừng lễ bổn mạng
Hội các Bà Mẹ Công Giáo Bùi Chu hân hoan hành hương Vương cung Thánh Đường Phú Nhai mừng Lễ quan Thầy: Thánh Mônica và Anê Lê Thị Thành dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót, ngày 27/08/2016.
Xem Hình
Đức Giám Mục Giáo phận Bùi Chu Tôma Vũ Đình Hiệu chủ sự Thánh lễ tạ ơn diễn ra lúc 10g00, quý Cha, quý Tu sỹ nam nữ tham dự và cùng hàng ngàn bà Mẹ trong Giáo phận bước qua Cửa Thánh lãnh nhận ơn toàn xá.
Ngày hành hương khai mạc lúc 08g00 với phần thuyết trình của Cha Trưởng ban Năm Thánh Giuse Trần Quốc Tuyến, kế tiếp là giờ chia sẻ của Cha cố Giuse Phạm Xuân Thi và Cha Vinh sơn Nguyễn Văn Tính - đặc trách Hội các bà Mẹ Giáo phận.
Giờ thuyết trình giúp cộng đoàn hiểu biết sâu rộng hơn về Năm Thánh, cách riêng giúp các bà Mẹ Công Giáo trong Giáo phận ý thức hơn về vai trò Truyền giáo của mỗi người, ngay trong gia đình mình bằng những hy sinh, cầu nguyện với ước mong từ trong gia đình, nhờ gương sáng và lời cầu nguyện của cha mẹ sẽ có thêm nhiều con em dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì.
Xen kẽ giờ thuyết trình là các tiết mục văn nghệ, nổi bật với nhạc kịch “Nước mắt người Mẹ” của hội các bà Mẹ Công Giáo xứ Cổ ra. Nhạc phẩm nêu bật gương sáng của Thánh nữ Monica khi ngài kiên tâm cầu nguyện trong nước mắt để Chúa nhận lời đưa người chồng ngoại giáo Patricius lãnh nhận Đức Tin, đặc biệt Augustinô - người con trai thông minh nhưng ngang ngược, ham mê trụy lạc, theo bè rối Manikê chống lại Đức tin được ơn quay về với Chúa, trở thành Giám mục và sau này được Giáo Hội tôn phong lên bậc Tiến sỹ Hội Thánh.
Trước khi tham dự Thánh lễ tạ ơn, từ Trung tâm mục vụ Giáo xứ Đền Thánh, các bà Mẹ cùng đoàn Lễ nghi rước qua Cửa Thương xót. Ngày hành hương trở nên đặc biệt hơn với sự tham dự của Hội Trống nữ Giáo xứ Xuân Chính, Hội Kèn nữ Giáo xứ Chính tòa Bùi Chu, đoàn dâng của Lễ hạt Đại Đồng và Ca đoàn Hiền Mẫu Giáo xứ Đền Thánh Thánh Thể Báo Đáp phục vụ Thánh lễ.
Chia sẻ trong Thánh lễ, sau khi lược sử cuộc đời, gương sáng hai Thánh quan Thầy Mônica và Anê Lê Thị Thành, Đức Cha Tôma khẳng định: “Người Mẹ luôn là trái tim của gia đình, trung tâm điều hành mọi sinh hoạt của gia đình và là nơi các thành viên cần đến để nương tựa, tìm sự an ủi. Các bà Mẹ có khả năng thẩm thấu vào lòng người, hấp dẫn, thu hút, chinh phục chồng con và có thể nói, người Mẹ có khả năng biến đổi cả Thế giới”
Vì thế, Đức Cha mời gọi các bà Mẹ trong Giáo phận:
“Nhờ lời chuyển cầu của hai người Mẹ Thánh đạo đức đã hết lòng yêu thương hy sinh cuộc đời vì con vì cháu, xin cho các bà mẹ đặc biệt, những bà mẹ đang hững hờ với bổn phận làm mẹ, làm vợ biết hết lòng yêu thương chồng con, biết cách giáo dục con cái trở nên những Kitô hữu như Chúa và Giáo Hội mong ước, cách riêng, trong ngày hành hương hôm nay chúng ta đã được hưởng nhờ muôn ơn lành do Lòng thương xót của Chúa, xin cho mỗi bà Mẹ chúng ta biết cảm nghiệm tình yêu của Chúa, biết đáp đền tình yêu của Chúa, trước hết bằng chính cuộc sống của mình, biết thực thi lòng thương xót đối với mọi người đặc biệt, biết thực sự yêu thương, thương xót, phục vụ, quan tâm, giúp đỡ tới chồng con trong gia đình. Ước mong khi trở về với gia đình chúng ta sẽ là những dấu chỉ, khí cụ của Lòng thương xót Chúa để từ nay chúng ta sẽ xây dựng mái ấm hạnh phúc trong chính Giáo họ, Giáo xứ, Giáo phận chúng ta”
Sau cùng, vị đại diện các bà Mẹ cám ơn cộng đoàn với lẵng hoa tươi thắm dâng lên Đức Cha tỏ lòng yêu mến vâng phục. Ngày hành hương kết thúc các bà Mẹ hân hoan ra về, lòng tràn ngập niềm vui được gặp gỡ, giao lưu hơn hết: lãnh nhận ơn toàn xá từ Lòng thương xót của Thiên Chúa trong Năm Thánh dịp mừng kính Thánh quan Thầy.
Hoàng Đức
Hội các Bà Mẹ Công Giáo Bùi Chu hân hoan hành hương Vương cung Thánh Đường Phú Nhai mừng Lễ quan Thầy: Thánh Mônica và Anê Lê Thị Thành dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót, ngày 27/08/2016.
Xem Hình
Đức Giám Mục Giáo phận Bùi Chu Tôma Vũ Đình Hiệu chủ sự Thánh lễ tạ ơn diễn ra lúc 10g00, quý Cha, quý Tu sỹ nam nữ tham dự và cùng hàng ngàn bà Mẹ trong Giáo phận bước qua Cửa Thánh lãnh nhận ơn toàn xá.
Giờ thuyết trình giúp cộng đoàn hiểu biết sâu rộng hơn về Năm Thánh, cách riêng giúp các bà Mẹ Công Giáo trong Giáo phận ý thức hơn về vai trò Truyền giáo của mỗi người, ngay trong gia đình mình bằng những hy sinh, cầu nguyện với ước mong từ trong gia đình, nhờ gương sáng và lời cầu nguyện của cha mẹ sẽ có thêm nhiều con em dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì.
Xen kẽ giờ thuyết trình là các tiết mục văn nghệ, nổi bật với nhạc kịch “Nước mắt người Mẹ” của hội các bà Mẹ Công Giáo xứ Cổ ra. Nhạc phẩm nêu bật gương sáng của Thánh nữ Monica khi ngài kiên tâm cầu nguyện trong nước mắt để Chúa nhận lời đưa người chồng ngoại giáo Patricius lãnh nhận Đức Tin, đặc biệt Augustinô - người con trai thông minh nhưng ngang ngược, ham mê trụy lạc, theo bè rối Manikê chống lại Đức tin được ơn quay về với Chúa, trở thành Giám mục và sau này được Giáo Hội tôn phong lên bậc Tiến sỹ Hội Thánh.
Trước khi tham dự Thánh lễ tạ ơn, từ Trung tâm mục vụ Giáo xứ Đền Thánh, các bà Mẹ cùng đoàn Lễ nghi rước qua Cửa Thương xót. Ngày hành hương trở nên đặc biệt hơn với sự tham dự của Hội Trống nữ Giáo xứ Xuân Chính, Hội Kèn nữ Giáo xứ Chính tòa Bùi Chu, đoàn dâng của Lễ hạt Đại Đồng và Ca đoàn Hiền Mẫu Giáo xứ Đền Thánh Thánh Thể Báo Đáp phục vụ Thánh lễ.
Chia sẻ trong Thánh lễ, sau khi lược sử cuộc đời, gương sáng hai Thánh quan Thầy Mônica và Anê Lê Thị Thành, Đức Cha Tôma khẳng định: “Người Mẹ luôn là trái tim của gia đình, trung tâm điều hành mọi sinh hoạt của gia đình và là nơi các thành viên cần đến để nương tựa, tìm sự an ủi. Các bà Mẹ có khả năng thẩm thấu vào lòng người, hấp dẫn, thu hút, chinh phục chồng con và có thể nói, người Mẹ có khả năng biến đổi cả Thế giới”
Vì thế, Đức Cha mời gọi các bà Mẹ trong Giáo phận:
“Nhờ lời chuyển cầu của hai người Mẹ Thánh đạo đức đã hết lòng yêu thương hy sinh cuộc đời vì con vì cháu, xin cho các bà mẹ đặc biệt, những bà mẹ đang hững hờ với bổn phận làm mẹ, làm vợ biết hết lòng yêu thương chồng con, biết cách giáo dục con cái trở nên những Kitô hữu như Chúa và Giáo Hội mong ước, cách riêng, trong ngày hành hương hôm nay chúng ta đã được hưởng nhờ muôn ơn lành do Lòng thương xót của Chúa, xin cho mỗi bà Mẹ chúng ta biết cảm nghiệm tình yêu của Chúa, biết đáp đền tình yêu của Chúa, trước hết bằng chính cuộc sống của mình, biết thực thi lòng thương xót đối với mọi người đặc biệt, biết thực sự yêu thương, thương xót, phục vụ, quan tâm, giúp đỡ tới chồng con trong gia đình. Ước mong khi trở về với gia đình chúng ta sẽ là những dấu chỉ, khí cụ của Lòng thương xót Chúa để từ nay chúng ta sẽ xây dựng mái ấm hạnh phúc trong chính Giáo họ, Giáo xứ, Giáo phận chúng ta”
Sau cùng, vị đại diện các bà Mẹ cám ơn cộng đoàn với lẵng hoa tươi thắm dâng lên Đức Cha tỏ lòng yêu mến vâng phục. Ngày hành hương kết thúc các bà Mẹ hân hoan ra về, lòng tràn ngập niềm vui được gặp gỡ, giao lưu hơn hết: lãnh nhận ơn toàn xá từ Lòng thương xót của Thiên Chúa trong Năm Thánh dịp mừng kính Thánh quan Thầy.
Hoàng Đức
Tĩnh Tâm Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney.
Diệp Hải Dung
21:44 27/08/2016
Tĩnh Tâm Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney.
Chiều thứ Sáu 26/08/2016 anh chị em thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly tham dự 2 ngày tĩnh tâm với chủ đề “Sứ Mạng Người Thành Viên Hội Đồng Mục Vụ" với câu Kinh Thánh Ý Lực "Này Con Xin Đến." (Dt. 10: 8. TV 39)
Xem Hình
Sau khi ghi danh và dùng cơm tối, tất cả mọi người tập trung trong hội trường, Cha Tuyên Úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm thay mặt Ban Tuyên úy ngỏ lời chào mừng các anh chị em đã hy sinh nhiều thời gian quý báu để đến đây tham dự tĩnh tâm. Cha cũng chia sẻ về đề tài "Sứ Mạng Người Thành Viên HĐMV” để giúp anh chị em có thêm kiến thức tốt trong lãnh vực phục vụ. Đồng thời các anh chị em chia từng nhóm để cùng hội thảo chia sẻ đóng góp ý kiến.
Sau đó mọi người cùng thắp nến tham dự 14 Chặng Đàng Thánh Giá ngoài trời do Cha Nguyễn Văn Tuyết hướng dẫn, mặc dủ đêm khuya thời tiết mùa Đồng rất lạnh, nhưng anh chị em Hội Đồng Mục Vụ rất sốt sắng dâng lên Chúa 14 Chặng Đàng để ghi nhớ tưởng niệm xưa kia Chúa đã chịu khổ nạn để cứu chuộc cho nhân loại và khi kết thúc Chặng Đàng Thánh Giá, Cha Văn Chi điều hợp hướng dẫn giờ Chầu Thánh Thể. Mọi người cùng quây quần bên Thánh Thể Chúa, dâng lên Chúa những lời nguyện tha thiết cầu cho bản thân, cho gia đình, cho Cộng Đồng và Giáo Hội. Chấm dứt giờ Chầu mọi người nghỉ đêm tại Trung Tâm.
Sáng thứ Bảy 27/08 mọi người cùng tham dự Thánh lễ và Cha Paul Văn Chi thuyết giảng đề tài "Thực Hành Sứ Mạng Tông Đồ" là Sứ Mạng Người Thành Viên Hội Đồng Mục Vụ. Sau đó là họp Đại Hội Đồng Mục Vụ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN Sydney báo cáo và tường trình về những sinh hoạt trong Cộng Đồng trong những tháng vừa qua và trình chiếu Slide Show những hình ảnh sinh hoạt trong Cộng Đồng đồng thời anh cũng thông báo những sinh hoạt kế tiếp của Cộng Đồng từ bây giờ cho đến cuối năm 2016 có những dự án như làm cổng Trung Tâm và mái che Lễ đài để các Cha dâng Thánh lễ, Memorial Garden, và những dự án khác…
Trong buổi họp các anh chị em thành viên Hội Đồng Mục Vụ cũng đóng góp nêu những ý kiến thắc mắc đã được quý Cha Tuyên úy giải đáp thỏa đáng và kết thúc bế mạc vào lúc 12.30pm.
Diệp Hải Dung
Chiều thứ Sáu 26/08/2016 anh chị em thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly tham dự 2 ngày tĩnh tâm với chủ đề “Sứ Mạng Người Thành Viên Hội Đồng Mục Vụ" với câu Kinh Thánh Ý Lực "Này Con Xin Đến." (Dt. 10: 8. TV 39)
Xem Hình
Sau khi ghi danh và dùng cơm tối, tất cả mọi người tập trung trong hội trường, Cha Tuyên Úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm thay mặt Ban Tuyên úy ngỏ lời chào mừng các anh chị em đã hy sinh nhiều thời gian quý báu để đến đây tham dự tĩnh tâm. Cha cũng chia sẻ về đề tài "Sứ Mạng Người Thành Viên HĐMV” để giúp anh chị em có thêm kiến thức tốt trong lãnh vực phục vụ. Đồng thời các anh chị em chia từng nhóm để cùng hội thảo chia sẻ đóng góp ý kiến.
Sau đó mọi người cùng thắp nến tham dự 14 Chặng Đàng Thánh Giá ngoài trời do Cha Nguyễn Văn Tuyết hướng dẫn, mặc dủ đêm khuya thời tiết mùa Đồng rất lạnh, nhưng anh chị em Hội Đồng Mục Vụ rất sốt sắng dâng lên Chúa 14 Chặng Đàng để ghi nhớ tưởng niệm xưa kia Chúa đã chịu khổ nạn để cứu chuộc cho nhân loại và khi kết thúc Chặng Đàng Thánh Giá, Cha Văn Chi điều hợp hướng dẫn giờ Chầu Thánh Thể. Mọi người cùng quây quần bên Thánh Thể Chúa, dâng lên Chúa những lời nguyện tha thiết cầu cho bản thân, cho gia đình, cho Cộng Đồng và Giáo Hội. Chấm dứt giờ Chầu mọi người nghỉ đêm tại Trung Tâm.
Sáng thứ Bảy 27/08 mọi người cùng tham dự Thánh lễ và Cha Paul Văn Chi thuyết giảng đề tài "Thực Hành Sứ Mạng Tông Đồ" là Sứ Mạng Người Thành Viên Hội Đồng Mục Vụ. Sau đó là họp Đại Hội Đồng Mục Vụ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN Sydney báo cáo và tường trình về những sinh hoạt trong Cộng Đồng trong những tháng vừa qua và trình chiếu Slide Show những hình ảnh sinh hoạt trong Cộng Đồng đồng thời anh cũng thông báo những sinh hoạt kế tiếp của Cộng Đồng từ bây giờ cho đến cuối năm 2016 có những dự án như làm cổng Trung Tâm và mái che Lễ đài để các Cha dâng Thánh lễ, Memorial Garden, và những dự án khác…
Trong buổi họp các anh chị em thành viên Hội Đồng Mục Vụ cũng đóng góp nêu những ý kiến thắc mắc đã được quý Cha Tuyên úy giải đáp thỏa đáng và kết thúc bế mạc vào lúc 12.30pm.
Diệp Hải Dung
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sống đạo mưu cầu phần rỗi qua gương chứng nhân
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.
20:57 27/08/2016
Trong hoàn cảnh thế gian tục hóa ngày nay,nhiều người có đức tin đã và đang bị trao đảo vì những thách đố của thời đại: nào là chủ nghĩa vô thần (atheism) chối bỏ mọi niềm tin tôn giáo, chủ nghĩa tương đối (relativism) chối bỏ chân lý và luân lý tuyệt đối, chủ nghĩa tục hóa (vulgarism, secularism) lôi cuốn con người đi tìm tiền của và mọi thú vui vô luân vô đạo, chủ nghĩa tôn thờ khoái lạc (hedonism) quyến rũ con người đi tìm và hưởng thụ tối đa mọi thú vui, bất chấp hậu quả ra sao cho đời sống tinh thần của cá nhân và lan ra ngoài xã hội quần chúng.
Cứ nhìn vào thực trạng sống của con người ở khắp nơi, đặc biệt là ở các nước bắc Mỹ và Âu Châu, người ta dễ dàng nhận diện bộ mặt nhơ nhuốc của các chủ nghĩa nói trên. Đức cố Giáo Hoàng (nay là Thánh) Gioan-Phaolô II đã gọi bộ mặt đó là dấu chỉ của “ văn hóa sự chết=culture of death” để kêu gọi mọi tín hữu phải quảng bá và sống “Văn hóa của sự sống=Culture of life” tức Tin Mừng cứu độ của Chúa Cứu Thế Giêsu để chống lại ảnh hưởng của Văn hóa sự chết đó. Đức Thánh Cha đương kim Phanxicô cũng đặc biệt lưu ý mọi tín hữu chúng ta về chủ nghĩa tôn thờ tiền bạc (cult of money) của thế giới hiện nay, là nguyên nhân của mọi bất công xã hội và dửng dưng trước mọi đau khổ, nghèo khó của biết bao người xấu số trên thế giới,
Là người có niềm tin Thiên Chúa, thì mục đích tối cao của đời mình phải là tìm Chúa để yêu mến Người trên hết mọi sự và ước muốn được cứu độ để vui hưởng Thánh Nhan Chúa trên cõi vĩnh hằng mai sau.
Cho mục đích nói trên, thì người tín hữu phải thực tâm đầu tư tâm trí, khả năng và thì giờ vào việc tìm kiếm Thiên Chúa và yêu mến Người trong suốt hành trình đức tin của mình trên trần thế này cho đến ngày nhắm mắt lìa đời.
Cụ thể, phải sống Đạo cách nào để nói lên khát vọng tìm Chúa và Vương Quốc bình an, hạnh phúc của Người?
Có Đạo và sống Đạo là hai việc nhìn qua có vẻ giống nhau, nhưng thực rất khác nhau về mọi khía cạnh.
Thật vậy, có Đạo có nghĩa là mình đi theo một tôn giáo nào đang có mặt trên thế giới như Đạo Công Giáo La Mã (Roman Catholicism), Chính Thông Đông Phương (Eastern Orthodox Churches) Đạo Do Thái (Judaism) Tin Lành (Protestantism) Đạo Phật (Buddhism), Đạo Ấn Giáo (Hinduism) Đạo Khổng (Confucianism), Đạo Lão, (Taoism) Thần Đạo (Shinto của Nhật bản) Hồi Giáo (Islam). v.v…
Tin đồ các tôn giáo trên ở khắp nơi trên thế giới.Nhưng đông đảo nhất là tín đồ Kitô Giáo thuộc các Giáo Hội Công Giáo La Mã, Chính Thông Giáo Đông Phương các nhánh Tin Lành, và Anh Giáo (Anglican Communion) .Trong các Giáo Hội và giáo phái này, thì tín hữu Công Giáo chiếm đa số với trên một tỉ người đã gia nhập Giáo Hội qua Phép Rửa.
Con số thì đông và cơ sở thì to lớn và đồ xộ với các Thánh đường nguy nga từ giáo đô La Mã cho đến các điạ phương nghèo khó, như các giáo xứ ở miền quê Việt Nam, nơi giáo dân phần nhiều còn sống khó khăn về mặt kinh tế nhưng cũng xây được các nhà thờ rộng lớn và khang trang với vật liệu mua từ nước ngoài như đá hoa cương, tháp chuông và bàn thờ, đèn nến…
Nếu chỉ nhìn qua những kiến trúc bề ngoài thì người du khách phải trầm trồ thán phục Giáo Hội Việt Nam về sức sống Đạo phong phú hơn nhiều nơi trong khắp Giáo Hội hoàn vũ.
Nhưng đấy chỉ là bề nổi, bề ngoài của việc sống đạo, và vẻ huy hoàng bề ngoài này không hẳn đã phản ảnh trung thực bề sâu và mặt chìm của lòng mộ đạo sâu sắc. Nghĩa là phải sống Đạo cách đích thực có chiều sâu để khiến cho Chúa Kitô không phải than trách như Người đã quở mắng bọn Biết phái xưa kia:
“Dân này tôn tính Ta bằng môi bằng miệng
Còn lòng chúng thì lại xa Ta.” (Mt 15: 8)
Tôn kính bằng môi bằng miệng có nghĩa chỉ sống đạo cho có hình thức bề ngoài, như vẫn đi lễ, đọc kinh, hành hương v.v nhưng tâm trí còn bám chặt vào những thực tại trần thế như tiền của, danh vọng phù phiếm hư hèn đến mức làm nô lệ và tôn thờ chúng cùng với mọi thú vui vô luân vô đạo, thay vì phải tôn thờ một mình Thiên Chúa trên hết mọi sự chóng qua ở đời này.
Mặt khác, cũng phải sống Đạo cách nào trước mắt người đời “ để cho thiên hạ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên Trời.” Như Chúa Giê su đã dạy các môn đệ và dân chúng xưa kia. (Mt 5: 16).
Thật vậy, có tên là người Công Giáo phải đi đôi hay gắn liền với lòng tin yêu Chúa cách sâu đậm đích thực thì mới có giá trị thuyết phục và hy vọng được cứu rỗi như lòng Chúa mong muốn cho hết mọi người chúng ta.
Trong hoàn cảnh thế giới tục hóa ngày nay, chủ nghĩa vô thần, vô luân, tôn thờ tiền bạc (cult of money) và ham mê khoái lạc (hedonism) đang chi phối mạnh mẽ để lôi kéo con người ra khỏi mọi niềm tin tôn giáo, nhất là niêm tin có Thiên Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành, đầy yêu thương và giầu lòng tha thứ. Chính vì Thiên Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành nên Người gớm ghét mọi tội lỗi và sự dữ, như giết người, giết thai nhi để bán các cơ phận của thai nhi như mắt, tim phổi, thận để làm giầu,như bọn cầm đầu tổ chức Planned Parenthood đang làm ở Mỹ. khủng bố, bắt cóc chặt đầu con tin, như bọn hồi giáo qua khích (ISIS) đang làm Lybia, Syria, Irak,, Iran, Afghanistan; Pakistan; dâm ô, trộm cướp, gian ác, bóc lột, thù nghịch.,nhất là buôn bán phụ nữ và trẻ gái cho bọn bất lương hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn…Do đó, muốn sống niềm tin cho có chiều sâu thực sự, thì người tín hữu Công Giáo phải quyết tâm xa tránh mọi tội lỗi và các sự dữ nói trên cùng với lối sống của người đời không có niềm tin, hay có mà không sống niềm tin ấy cách cụ thể. Phải xa tránh tội lỗi và những cách sống thiếu niềm tin của biết bao người khác để nói lên lòng yêu mến Chúa thực sự, tức yêu mến sự thiện, sự tốt lành, sự trong sạch, sự khôn ngoan, sự công chính… là những đặc tính cản bản thuộc về Thiên Chúa cực tốt cực lành. Cụ thể, yêu mến Chúa thực sự đòi hỏi mọi người tin có Chúa trước hết phải tuân giữ mọi Điều Răn của Chúa như Chúa Giê su đã dạy:
“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy
Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy
Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại trong người ấy.” (Ga 14: 23)
Hay rõ hơn nữa
“Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy
Anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy
Như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy
Và ở lại trong tình thương của Người,” (Ga 15 : 10)
Giữ lời Thầy có nghĩa là thực thi những gì Chúa đã dạy, cụ thể là hai điều răn lớn và quan trọng nhất: đó là yêu mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương người khác như yêu thương chính mình, như Chúa Giê su đã nói với một luật sĩ kia. (Mc 12: 28-31 ).
Tuân giữ các điều răn của Chúa không phải để làm lợi gì cho Chúa mà vì lợi ích của chính con người mà thôi.Chúa tuyệt đối không được lợi lộc gì hay muốn tìm lợi lãi nào, khi ta tuân giữ các giới răn của Người. Chắc chắn như vậy.
Nói khác đi, nếu ai cũng được tự do cướp vợ giật chồng của nhau, tự do chiếm đoạt tài sản của người khác, tự do ăn gian nói dối và tự do giết người và dâm đãng thì thử hỏi thế giới này sẽ đi về đâu?
Xã hội có luật pháp và người tín hữu Chúa Kitô có các giới luật của Thiên Chúa, vậy mà vẫn còn đầy rẫy những tội lỗi và sự dữ như giết người, oán thù, giết thai nhi, trộm cướp, bóc lột, gian dâm và hiếp dâm, bạo động và chiến tranh…Như vậy, thì thử hỏi : nếu không có luật pháp xã hội và các giới răn của Thiên Chúa thì đời sống con người và xã hội sẽ thê thảm đến mức nào? Vì thế, tuân giữ luật pháp của xã hội và các giới răn của Chúa chỉ có lợi cho con người chứ không có lợi lộc gì cho Chúa hết.Cho nên, ta phải cảm tạ Chúa vì Người đã ban lề luật cho ta tuân giữ để được hạnh phúc ngay từ đời này, và nhất là đời sau.
Nói cách khác, nếu ai cũng biết tôn trọng mạng sống và danh dự của mình và của người khác, không ai thay vợ đổi chồng vì ham vui bất chính, không ai lường gạt, bóc lột người khác, không ai tham tiền để mở sòng bạc, nhà điếm, trồng cây thuốc phiện và cần sa, mở nhà tắm hơi trá hình để hành nghề mãi dâm, không ai gian ác để giết người, giết thai nhi…thì bộ mặt của thế giới này đã không quá tồi tệ và ghê sợ như thực trạng hiện nay.
Vậy, là người Công Giáo – tức người tin Chúa Kitô- nếu muốn sống đức tin cách cụ thể và có sức thuyết phục người khác, thì phải tuân giữ các giới răn về mến Chúa, yêu người, yêu sự thiện và công bình, không gian dâm, trộm cắp, không oán thù và làm chứng gian, là những thói hư tật xấu của biết bao người không có niềm tin Thiên Chúa, hay có mà không sống niềm tin ấy cách cân xứng.
Chính việc tuân thủ mọi giới răn của Chúa, thực thi công bình và bác ái, xa lánh mọi thói hư tật xấu của người đời không có niềm tin, sẽ giúp người có niềm tin có Chúa phân biệt mình với nhưng người không có niềm tin, và nhiên hậu cũng có sức lôi kéo, mời gọi người khác nhận biết có Chúa nhờ gương sống nhân chứng của mình.
Đây chính là sứ mệnh phúc âm hóa thế giới mà mọi tín hữu trong Giáo Hội có bổn phận thi hành để mang mang Nước Chúa và góp phần vào việc cứu rỗi người khác, vì “ Thiên Chúa Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhân biết chân lý.” (1 Tm 2 : 4).
Nói khác đi, sống giữa thế gian tục hóa, vô luân vô đạo,, người tin hữu Công Giáo phải cố thực hành điều Thánh Phaolô đã khuyên dạy tin hữu Phi-lip-phê xưa là :
“ …anh em hãy làm mọi việc mà đừng kêu ca hay phản kháng. Như thế, anh em sẽ trở nên trong sạch, không ai chê trách được điều gì, và sẽ trở nên những con người vẹn toàn của Thiên Chúa, giữa một thế hệ gian tà, sa đọa. Giữa thế hệ đó, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời.” (Pl 2: 14-15)
Thế gian với quá nhiều gương xấu, dịp tội, quá nhiều quyến rũ về tiền bạc của cải vật chất, danh vọng và mọi thú vui vô luân vô đạo, là những thách đố to lớn cho những ai muốn chọn Chúa làm gia nghiệp để coi khinh, coi thường những lợi lãi và danh lợi chóng qua ở trần gian này.
Với những ai đang ham mê chạy theo những lôi cuốn đó của thế gian, thì Lời Chúa sau đây là một cảnh cáo và thức tỉnh cho họ và cũng cho tất cả những ai có niềm tin Chúa :
“ …Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống (mất linh hồn) thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình.? (Mt 16: 26; Mc 8: 36-37; Lc 9 : 25)
Thử hỏi : có ai được cả thế giới này làm lợi lãi đâu? nhưng cho dù có chiếm được tất cả danh vọng và tiền bạc của trần thế này, mà mất mạng sống hay mất linh hồn, tức phải xa lìa Chúa đời đời trong nơi gọi là hỏa ngục, thì được ích gì? và những lợi lãi kia có thể mua được phần rỗi cho linh hồn hay không?
Đó là câu hỏi mà Chúa muốn mỗi người tín hữu chúng ta phải luôn suy nghĩ và hành động cho thích hợp.
Cũng cần nói thêm là, sống trên trần gian này, ai cũng phải lo cho mình và người thân của mình có được đời sống ấm no cho phù hợp với nhân phẩm. Trong mục đích và giới hạn này, Chúa không dạy chúng ta phải nghèo đói, rách rưới và vô gia cư thì mới được chúc phúc và cứu độ. Nghĩa là Chúa không cấm chúng ta đi tìm tiền bạc cho những nhu cầu chính đáng của thân xác và giúp thực thi bác ái với anh chị em kém may mắn vì nghèo túng. Nhưng là người có niềm tin Thiên Chúa và tin có sự sống mai sau trên Nước Trời, thì phải coi trọng phần rỗi của linh hồn mình hơn hết, dựa trên lời khuyên bảo sau đây của Chúa Giêsu:
đó là : “ hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bến bảng, mối mọt cũng không đục phá.” (Lc 12: 33) . Nghĩa là tiên vàn ta phải tìm kiếm “ Nước Thiên Chúa, còn các thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Lc 12: 31)
Các thứ kia là cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, xe cộ, bảo hiểm sức khỏe…là những thứ cần thiết cho đời sống con người bao lâu còn sống trên trần gian này. Và cầu xin Chúa ban cho những phương tiện sống cần thiết đó là điều chính đáng và đẹp lòng Chúa.
Nhưng điều cần thiết và quan trọng hơn là phải để hết tâm trí vào việc sống đạo cho có chiều sâu thực sự, thể hiện cụ thể qua việc siêng năng cầu nguyện để nâng lòng trí lên với Chúa là cội nguồn của mọi vinh phúc và giầu sang vĩnh cửu. Tiếp đến, phải siêng năng lãnh nhận các bí tích Thánh Thể và Hòa giải tức là năng tham dự Thánh lễ để tâm hồn được nuôi dưỡng bằng lời Chúa và Mình Máu Chúa Kitô, là suối nguồn thông ban ơn cứu độ của Chúa cho ta qua Giáo Hội, là Thân Thể Nhiệm mầu của Chúa Kitô trong trần gian.
Sau nữa, cũng cần thiết phải luôn chạy đến với Chúa qua bí tích Hòa giải để được tha thứ mọi tội lỗi vì yếu đuối con người, trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần, tức tội hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa và tình thương của Người.(Mc 3: 29)
Thêm vào đó, phải hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội thể hiện qua việc tuân thủ mọi giáo lý cúa Giáo Hội về hai lãnh vực rất quan trọng là tín lý và luân lý. Tín lý như tin có một Thiên Chúa với Ba Ngôi Vị, tin Chúa Ngôi Hai có hai bản tính là Thiên Chúa và là Con Người thật, tin Đức Maria trọn đời đồng trinh và lên trời cả hồn xác... Luân lý như cấm phá thai, cấm hôn nhân đồng tính (same sex marriage) cấm thụ thai nhân tạo, chết êm dịu (Euthanasia) và không được ly dị, không được mê tín dị đoan cờ bạc và mãi dâm…
Nếu không cầu nguyện và siêng năng lãnh nhận các lợi ích thiêng liêng lớn lao qua các Bí Tích Thánh Thể và Hòa giải và thi hành giáo lý của Giáo Hội, thì đời sống đức tin sẽ không thể tăng trưởng được. Và từ đó, cũng không giúp gia tăng lòng yêu mến Chúa và khao khát những sự trên trời mà hậu quả là chỉ còn mù quáng chậy theo những quyến rũ của trần gian với đam mê tiền của và mọi thú vui vô luân vô đạo, là bộ mặt thật của “văn hóa sự chết” đang chi phối biết bao triệu con người ở khắp nơi trên thế giới tục hóa, phi luân và phi nhân hiện nay.
Tóm lại, là người tín hữu Chúa Kitô trong Giáo Hội Công Giáo, tất cả đều được mong đợi sống đức tin, đức cậy và đức mến cách thực sự có chiều sâu để nói lên quyết tâm chọn Chúa làm gia nghiệp, là ưu tiên nhất cho cuộc sống trên đời này để chống lại mọi quyến rũ về tiền bạc, danh lợi và vui thú bất chính của trần gian hầu được cứu độ, được sống hạnh phúc vĩnh cửu và được “ thông phần bản tính Thiên Chúa, sau khi đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian này.” như Thánh Phêrô đã khuyên dạy. (2 Pr 1 : 4).