Phụng Vụ - Mục Vụ
Linh mục và Thánh Thể
Trầm Thiên Thu
08:31 30/08/2011
Nhiều linh mục có kinh nghiệm, tại một thời điểm nào đó trong đời sống nội tâm của họ, về lời mời gọi tôn sùng Bí tích Thánh Thể. Bằng cách nào đó, họ cảm thấy Chúa đang yêu cầu họ dành nhiều thời gian hơn để ở trước mặt Chúa Thánh Thể. Trong bài The Priest in Union With Christ (Linh mục Kết hiệp với Chúa Giêsu), Lm Garrigou-Lagrange, OP, viết:
Mỗi người theo Chúa Kitô – đặc biệt là các linh mục – được mời gọi thờ lạy Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, nhưng có một số người có ơn gọi đặc biệt với lòng sùng kính này – Ơn gọi Thánh Thể (Eucharistic vocation). “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy” (Ga 6:44). Chúa Cha thu hút mọi người đến với Ơn Cứu Độ nhưng không nhất thiết qua con đường giống nhau.
Ơn gọi Thánh Thể là gì, theo ý kiến của thánh Phêrô Julien Eymard? Đó là một đặc sủng, nhẹ nhàng mà mãnh liệt – như thể Chúa Giêsu đang nói với linh hồn đó: “Hãy đến nơi thiêng liêng của Cha”. Không có sự cưỡng lại, sự thu hút này dần dần trở nên tuyệt đối.
Linh hồn đạo đức đáp lại lời mời gọi này sẽ tìm được bình an, như thể đã được phát hiện từ lâu đó là nhà của mình và là lương thực tâm linh: “Tôi đã tìm thấy nơi nghỉ ngơi”. Những cuốn sách và những buổi hội thảo kông hỗ trợ cần thiết, điều này chỉ có thể tìm thấy trong những lời cầu nguyện mãnh liệt trước Thánh Thể.
Linh mục cảm thấy ơn gọi đặc biệt này cũng có thể là lời mời gọi tôn thờ Thánh Thể, vào cùng thời điểm, gặp khó khăn khi đáp lại lời mời gọi giữa các nhu cầu khác về thời gian và khả năng. Thậm chí sau khi đã nhận thức được điều mà Lm Garrigou-Lagrange gọi là Ơn gọi Thánh Thể, người đó vẫn thấy mình bị thu hút vào các phương diện khác do trách nhiệm về mục vụ, quản lý và xã hội. Người đó có thể thấy mình bị mất tổ chức và bị áp đảo vì những việc ngài phải làm. Thậm chí người đó có thể để tháng ngày trôi qua vì không có thay đổi nào cho phép mình dành nhiều thời gian hơn để tôn thờ Thánh Thể.
Tôi đề nghị rằng, trước khi làm việc gì khác, người đó nên đến gặp Chúa qua Bí tích Thánh Thể và cầu nguyện ngắn gọn: “Lạy Chúa Giêsu, con muốn thờ lạy Ngài nhiều hơn. Con luôn khao khát tôn thờ Ngài. Xin Chúa dạy con biết cách sắp xếp cuộc sống”. Đây là cách cầu nguyện mà Chúa Giêsu rất vui để trả lời. Đó là lời cầu nguyện có thể mở đường cho linh hồn có được những ơn cần thiết để vượt qua các mối bận tâm về nhiều thứ, để rồi có được bình an và niềm vui khi chọn Điều Cần Thiết Duy Nhất.
Dưới đây là những lời in trong báo In Sinu Iesu (Tạp chí Linh mục), có thể hữu ích:
Hãy luôn tôn thờ Cha mọi nơi bằng chuyển động đơn giản của trái tim. Hãy cân nhắc xem con đang ở đâu, Cha thấy con và biết ước muốn của con. Hãy luôn khao khát tôn thờ Cha, và hãy biết rằng Cha rất vui chấp thuận ước muốn đó của con.
Hãy cố gắng đến với Cha thường xuyên. Hãy dùng mọi cơ hội để đến trước mặt Cha ngự trong Bí tích Tình yêu, Bí tích của Lòng Thương Xót bao la. Không có nhu cầu nào có thể tính toán chiều dài thời gian mà con dành cho Cha vào ban ngày.
Nếu trái tim con luôn ở trạng thái tôn thờ, con sẽ thường xuyên tìm thấy con đường đến Nhà Tạm và con sẽ vui mừng ở trước mặt Cha với lòng biết ơn.
Hãy để Cha dẫn dắt và hướng dẫn con trong việc sống đời tôn thờ mà Cha đã kêu gọi con. Chúa Thánh Thần sẽ là Hướng dẫn viên bất khả ngộ và là người dạy con biết cách tôn thờ.
(Chuyển ngữ từ Vultus.Stblogs.org)
Mỗi người theo Chúa Kitô – đặc biệt là các linh mục – được mời gọi thờ lạy Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, nhưng có một số người có ơn gọi đặc biệt với lòng sùng kính này – Ơn gọi Thánh Thể (Eucharistic vocation). “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy” (Ga 6:44). Chúa Cha thu hút mọi người đến với Ơn Cứu Độ nhưng không nhất thiết qua con đường giống nhau.
Ơn gọi Thánh Thể là gì, theo ý kiến của thánh Phêrô Julien Eymard? Đó là một đặc sủng, nhẹ nhàng mà mãnh liệt – như thể Chúa Giêsu đang nói với linh hồn đó: “Hãy đến nơi thiêng liêng của Cha”. Không có sự cưỡng lại, sự thu hút này dần dần trở nên tuyệt đối.
Linh hồn đạo đức đáp lại lời mời gọi này sẽ tìm được bình an, như thể đã được phát hiện từ lâu đó là nhà của mình và là lương thực tâm linh: “Tôi đã tìm thấy nơi nghỉ ngơi”. Những cuốn sách và những buổi hội thảo kông hỗ trợ cần thiết, điều này chỉ có thể tìm thấy trong những lời cầu nguyện mãnh liệt trước Thánh Thể.
Linh mục cảm thấy ơn gọi đặc biệt này cũng có thể là lời mời gọi tôn thờ Thánh Thể, vào cùng thời điểm, gặp khó khăn khi đáp lại lời mời gọi giữa các nhu cầu khác về thời gian và khả năng. Thậm chí sau khi đã nhận thức được điều mà Lm Garrigou-Lagrange gọi là Ơn gọi Thánh Thể, người đó vẫn thấy mình bị thu hút vào các phương diện khác do trách nhiệm về mục vụ, quản lý và xã hội. Người đó có thể thấy mình bị mất tổ chức và bị áp đảo vì những việc ngài phải làm. Thậm chí người đó có thể để tháng ngày trôi qua vì không có thay đổi nào cho phép mình dành nhiều thời gian hơn để tôn thờ Thánh Thể.
Tôi đề nghị rằng, trước khi làm việc gì khác, người đó nên đến gặp Chúa qua Bí tích Thánh Thể và cầu nguyện ngắn gọn: “Lạy Chúa Giêsu, con muốn thờ lạy Ngài nhiều hơn. Con luôn khao khát tôn thờ Ngài. Xin Chúa dạy con biết cách sắp xếp cuộc sống”. Đây là cách cầu nguyện mà Chúa Giêsu rất vui để trả lời. Đó là lời cầu nguyện có thể mở đường cho linh hồn có được những ơn cần thiết để vượt qua các mối bận tâm về nhiều thứ, để rồi có được bình an và niềm vui khi chọn Điều Cần Thiết Duy Nhất.
Dưới đây là những lời in trong báo In Sinu Iesu (Tạp chí Linh mục), có thể hữu ích:
Hãy luôn tôn thờ Cha mọi nơi bằng chuyển động đơn giản của trái tim. Hãy cân nhắc xem con đang ở đâu, Cha thấy con và biết ước muốn của con. Hãy luôn khao khát tôn thờ Cha, và hãy biết rằng Cha rất vui chấp thuận ước muốn đó của con.
Hãy cố gắng đến với Cha thường xuyên. Hãy dùng mọi cơ hội để đến trước mặt Cha ngự trong Bí tích Tình yêu, Bí tích của Lòng Thương Xót bao la. Không có nhu cầu nào có thể tính toán chiều dài thời gian mà con dành cho Cha vào ban ngày.
Nếu trái tim con luôn ở trạng thái tôn thờ, con sẽ thường xuyên tìm thấy con đường đến Nhà Tạm và con sẽ vui mừng ở trước mặt Cha với lòng biết ơn.
Hãy để Cha dẫn dắt và hướng dẫn con trong việc sống đời tôn thờ mà Cha đã kêu gọi con. Chúa Thánh Thần sẽ là Hướng dẫn viên bất khả ngộ và là người dạy con biết cách tôn thờ.
(Chuyển ngữ từ Vultus.Stblogs.org)
Sửa lỗi cho nhau
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
15:00 30/08/2011
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 18, 15-20
Vấn đề sửa lỗi cho nhau là vấn đề rất tế nhị nhưng cũng vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để sửa lỗi cho nhau cho có hiệu quả và tốt đẹp lại là cả một nghệ thuật, đòi hỏi tình thương và đức ái cao vời. Đức Giêsu cũng dạy chúng ta :” Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó “ ( Mt 18, 15 ).
Chúa Giêsu luôn dạy nhân loại, dạy chúng ta một giáo lý mới, một con đường mới bởi vì cách giảng dạy của Chúa luôn giản dị, nhẹ nhàng, dễ hiểu. Ngài nói sự thật, làm phép lạ và tha thứ tội lỗi cho con người. Giáo lý của Chúa Giêsu là một giáo lý mới, giáo lý tình thương. Chúa Giêsu hoàn toàn khác biệt với các Kinh sư, Biệt phái. Bởi vì Kinh sư, Biệt phái chỉ sống bề ngoài, họ không có một giáo lý riêng mà dựa vào lời Chúa họ cắt nghĩa theo ý riêng của họ và tạo ra những khoản luật riêng nhằm làm cho người khác khổ sở. Còn Chúa Giêsu luôn sáng tạo và đổi mới. Chúa Giêsu luôn thấu suốt tâm hồn con người. Ngài hiểu rõ tất cả, hiểu sự yếu đuối của con người và hiểu con người hay lầm lỗi, thiếu sót, khiếm khuyết, cần sửa chữa, chính vì thế, Ngài đã chỉ dạy một cách sửa chữa nhau rất hay, rất đẹp, trong sáng và thật tế nhị. Chúa muốn mỗi người chúng ta khi muốn sửa chữa ai phải cẩn thận, ý tứ làm từng bước thì mới kết quả và thành công.
Theo cách dạy của Chúa Giêsu, đầu tiên muốn sửa lỗi ai, chỉ cần hai người gặp nhau trước. Gặp nhau trong tình thân, chân thành, kín đáo, thành thật nói chuyện với nhau. Sau khi hai người chân thành gặp nhau, xây dựng nhưng người mắc lỗi không chịu nghe, còn cố chấp, tự ái, không sửa chữa, lúc đó có thể mời thêm hai ba người khác làm chứng nhân và cùng nhau góp ý để sửa chữa. Nếu có nhiều người, nhiều ý kiến nhưng họ không nghe, khi ấy mới đưa ra cộng đoàn hay những vị có thẩm quyền để giải quyết.
Thực tế, sự hiệp nhất, sức mạnh của cộng đoàn là những yếu tố rất quan trọng để giải quyết các vấn đề của tập thể. Bởi vì, tất cả đều là thân thể của Đức Giêsu Kitô. Chúa Giêsu đã quả quyết :” Ở đâu có hai hay ba người họp lại nhân danh Thầy thì có Thầy ở giữa họ “. Đây là yếu tố quyết định vì chính Chúa mới là Đấng chuyển cầu và phán xét con người. Lỗi lầm hay tội lỗi, thiếu sót của những phần tử của Giáo Hội, của Cộng đoàn là những điều không thể tránh được, dù đó là một cộng đoàn, một tập thể do Chúa thiết lập. Cộng đoàn, Hội thánh luôn có Chúa hiện diện nhưng Hội thánh, Cộng đoàn bao nhiêu phần tử khác nhau, gồm những con người yếu đuối và tội lỗi. Do đó, Chúa đã dạy mọi người cần phải lưu tâm đến cách sửa lỗi Chúa dạy.
Chúng ta hãy nhớ, ai cũng có lỗi lầm, ai cũng yếu đuối, người không lỗi hay người yếu đuối đều phải ghi tạc lời danh ngôn này :” Người ta khen ta mà khen phải, đó là bạn ta, người ta chê ta mà chê đúng, đó là thầy ta, những người nịnh hót ta, đó là kẻ thù hại ta, những người đối lập ta, đó là thầy dạy ta mà không lấy tiền “.
Tất cả chúng ta phải khiêm tốn nâng đỡ nhau và cầu nguyện cho nhau để mọi người đều sống tốt như lòng Chúa mong muốn. Chúng ta hãy chân thành sống đúng lời Chúa dạy, thực hiện được những điều Chúa dạy bảo, chắc chắn chúng ta sẽ thành công và sống tốt, sống đẹp lòng Chúa.
Lạy Chúa, chúng con là kẻ yếu hèn tội lỗi, xin giúp chúng con biết nhận ra lỗi mình và biết chân thành sửa lỗi anh em bằng thái độ thành thực và kính trọng họ. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa dạy gì về việc sửa lỗi nhau ?
2.Thái độ mỗi người phải có khi sửa lỗi anh em ?
3.Người luôn xu nịnh có tốt không ?
4.Ông bà anh chị em có thích người ta khen mình không ?
5.Người chân thành là gì ?
6.Bôi sáp nghĩa là gì ?
Mt 18, 15-20
Vấn đề sửa lỗi cho nhau là vấn đề rất tế nhị nhưng cũng vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để sửa lỗi cho nhau cho có hiệu quả và tốt đẹp lại là cả một nghệ thuật, đòi hỏi tình thương và đức ái cao vời. Đức Giêsu cũng dạy chúng ta :” Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó “ ( Mt 18, 15 ).
Chúa Giêsu luôn dạy nhân loại, dạy chúng ta một giáo lý mới, một con đường mới bởi vì cách giảng dạy của Chúa luôn giản dị, nhẹ nhàng, dễ hiểu. Ngài nói sự thật, làm phép lạ và tha thứ tội lỗi cho con người. Giáo lý của Chúa Giêsu là một giáo lý mới, giáo lý tình thương. Chúa Giêsu hoàn toàn khác biệt với các Kinh sư, Biệt phái. Bởi vì Kinh sư, Biệt phái chỉ sống bề ngoài, họ không có một giáo lý riêng mà dựa vào lời Chúa họ cắt nghĩa theo ý riêng của họ và tạo ra những khoản luật riêng nhằm làm cho người khác khổ sở. Còn Chúa Giêsu luôn sáng tạo và đổi mới. Chúa Giêsu luôn thấu suốt tâm hồn con người. Ngài hiểu rõ tất cả, hiểu sự yếu đuối của con người và hiểu con người hay lầm lỗi, thiếu sót, khiếm khuyết, cần sửa chữa, chính vì thế, Ngài đã chỉ dạy một cách sửa chữa nhau rất hay, rất đẹp, trong sáng và thật tế nhị. Chúa muốn mỗi người chúng ta khi muốn sửa chữa ai phải cẩn thận, ý tứ làm từng bước thì mới kết quả và thành công.
Theo cách dạy của Chúa Giêsu, đầu tiên muốn sửa lỗi ai, chỉ cần hai người gặp nhau trước. Gặp nhau trong tình thân, chân thành, kín đáo, thành thật nói chuyện với nhau. Sau khi hai người chân thành gặp nhau, xây dựng nhưng người mắc lỗi không chịu nghe, còn cố chấp, tự ái, không sửa chữa, lúc đó có thể mời thêm hai ba người khác làm chứng nhân và cùng nhau góp ý để sửa chữa. Nếu có nhiều người, nhiều ý kiến nhưng họ không nghe, khi ấy mới đưa ra cộng đoàn hay những vị có thẩm quyền để giải quyết.
Thực tế, sự hiệp nhất, sức mạnh của cộng đoàn là những yếu tố rất quan trọng để giải quyết các vấn đề của tập thể. Bởi vì, tất cả đều là thân thể của Đức Giêsu Kitô. Chúa Giêsu đã quả quyết :” Ở đâu có hai hay ba người họp lại nhân danh Thầy thì có Thầy ở giữa họ “. Đây là yếu tố quyết định vì chính Chúa mới là Đấng chuyển cầu và phán xét con người. Lỗi lầm hay tội lỗi, thiếu sót của những phần tử của Giáo Hội, của Cộng đoàn là những điều không thể tránh được, dù đó là một cộng đoàn, một tập thể do Chúa thiết lập. Cộng đoàn, Hội thánh luôn có Chúa hiện diện nhưng Hội thánh, Cộng đoàn bao nhiêu phần tử khác nhau, gồm những con người yếu đuối và tội lỗi. Do đó, Chúa đã dạy mọi người cần phải lưu tâm đến cách sửa lỗi Chúa dạy.
Chúng ta hãy nhớ, ai cũng có lỗi lầm, ai cũng yếu đuối, người không lỗi hay người yếu đuối đều phải ghi tạc lời danh ngôn này :” Người ta khen ta mà khen phải, đó là bạn ta, người ta chê ta mà chê đúng, đó là thầy ta, những người nịnh hót ta, đó là kẻ thù hại ta, những người đối lập ta, đó là thầy dạy ta mà không lấy tiền “.
Tất cả chúng ta phải khiêm tốn nâng đỡ nhau và cầu nguyện cho nhau để mọi người đều sống tốt như lòng Chúa mong muốn. Chúng ta hãy chân thành sống đúng lời Chúa dạy, thực hiện được những điều Chúa dạy bảo, chắc chắn chúng ta sẽ thành công và sống tốt, sống đẹp lòng Chúa.
Lạy Chúa, chúng con là kẻ yếu hèn tội lỗi, xin giúp chúng con biết nhận ra lỗi mình và biết chân thành sửa lỗi anh em bằng thái độ thành thực và kính trọng họ. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa dạy gì về việc sửa lỗi nhau ?
2.Thái độ mỗi người phải có khi sửa lỗi anh em ?
3.Người luôn xu nịnh có tốt không ?
4.Ông bà anh chị em có thích người ta khen mình không ?
5.Người chân thành là gì ?
6.Bôi sáp nghĩa là gì ?
Dân ngoại
Lm Vũđình Tường
04:03 30/08/2011
Chúa Nhật 23 thường niên, năm A
Mat 18,15-20
Người Thiên Chúa giáo Việt Nam có thói quen gọi người không cùng tôn giáo với mình là ‘người ngoại’. Kiểu gọi vắn tắt này gây hiểu lầm cho các tôn giáo bạn. Khi dùng từ ‘người ngoại’ người nói ngụ ý chỉ người đó là người ngoài Thiên Chúa Giáo. Trong khi người nghe lại hiểu từ ‘người ngoại’ là người ngoại giáo, không có đạo. Cách hiểu thông thường, bình dân này gây tai hại trong tôn giáo. Có người đặt vấn đề không lẽ chỉ có Thiên Chúa giáo mới là đạo còn các tôn giáo khác đều không phải là đạo. Thực ra từ nguyên thuỷ ‘người ngoại’ không có ý nói người khác vô đạo hay coi thường các tôn giáo khác mà chỉ muốn nói người đó ngoài tôn giáo với mình. Kinh Thánh dùng từ ‘người ngoại’ khác với cách hiểu thông thường chung trong đại chúng.
Kinh Thánh dùng từ ‘người ngoại’ với hai ý. Ý thứ nhất chỉ những người không cùng tôn giáo Kitô. Ý thứ hai chỉ những Kitô hữu không sống theo tinh thần Phúc Âm, thiếu yêu thương và tha thứ. Họ sống trong cộng đoàn nhưng hành xử như người ngoài cộng đoàn. Đức Kitô còn dùng hình ảnh khác nói đến các Kitô người ngoại, đó là hình ảnh sói đội lốt chiên làm công việc cắn phá, âm thầm giết hại chiên. Bởi vì chúng mặc áo chiên nên khó nhận ra tính lang sói ẩn núp sau dáng điệu hiền từ của chiên. Chỉ sau khi trở thành nạn nhân lúc đó chiên mới nhận ra tính lang sói. Khi đã là nạn nhân thì không còn tư thế để phanh phui tính lang sói. Cũng có thể chiên bị chết còn đâu cơ hội để báo cho cộng đoàn biết sói đang sống giữa bầy chiên.
Như vậy trong đoàn chiên luôn có sói trá hình, đội lốt. Trong cộng đoàn Kitô hữu luôn có ‘người ngoại’ sống chung. Kitô hữu trở thành ‘người ngoại’ khi Kitô hữu chọn lối sống theo ý riêng mình. Bề ngoài thì họ là Kitô hữu như những người khác nhưng bên trong họ không có chất Kitô hữu trong mình. Chính vì thế mà khó phân biệt ai là Kitô hữu chân chính; ai là Kitô hữu ngoại lai. Kitô hữu ngoại lai sống chung với các Kitô hữu chân chính, ăn nói như những Kitô hữu chân chính. Họ cũng nhân danh cộng đoàn nói về Chúa, cũng nói về yêu thương, bác ái, cũng đôi khi, thỉnh thoảng tham dự thánh lễ, sinh hoạt chung trong cộng đoàn, đôi khi họ còn hăng say tranh đấu dành quyền lợi cho cộng đoàn. Những sinh hoạt trên có thể qua mặt, làm cho một số người hiểu lầm họ là Kitô hữu chân chính. Thực ra họ là Kitô hữu ngoại lai. Họ qua mặt loài người mà không thể qua mặt Đức Kitô, Đấng không nhìn bề ngoài mà thấu suốt bên trong tâm hồn con người. Đại đa số chúng ta đánh giá người khác qua việc đạo đức mà quên phần thánh thiện. Đức Kitô không nhìn người khác bằng hành động đạo đức bên ngoài. Ngài nhìn phần đạo đức xuất phát từ trong tâm hồn. Đạo đức đến từ tâm hồn được gọi một từ riêng là thánh thiện. Đạo đức bề ngoài không giúp cho người đó nên thánh. Chỉ có phần đạo đức thực sự đến từ trong tâm hồn, phần thánh thiện mới giúp cho Kitô hữu nên thánh. Đạo đức thánh thiện thực sự được thánh Phaolô nhắc lại điều Chúa dậy tóm gọn trong giới luật yêu thương.
Vì ai yêu người, thì đã giữ trọn lề luật. Đó là: Chớ ngoại tình; chớ giết người; chớ trộm cắp; chớ làm chứng gian; chớ mê tham... Ngươi hãy yêu mến kẻ khác như chính mình. Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác Rm13,8-10
Câu đáp ca trong thánh lễ hôm nay cho biết dấu chỉ của Kitô hữu chân chính là Kitô hữu có lối sống khiêm nhường.
Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: Các ngươi đừng cứng lòng ( c. 8).
Kitô hữu ngoại lai là Kitô hữu nghe tiếng Chúa nhưng vẫn cứng lòng. Như thế nào là cứng lòng, biến hoá, thoái hoá thành Kitô hữu dân ngoại. Phúc âm đưa ra thí dụ sau.
Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em. Nếu nó không nghe lời ngươi, hãy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hoặc ba nhân chứng. Nếu nó không nghe họ, hãy trình với cộng đoàn. Và nếu nó cũng không nghe cộng đoàn, ngươi hãy kể nó như người ngoại giáo và như người thu thuế.Mt 18,15tt.
Kitô hữu không nghe lời giáo huấn của người lãnh đạo cộng đoàn trở thành Kitô hữu ngoại lai, chọn sống theo lối sống riêng, thích đấu tranh. Kitô hữu phạm lỗi mà từ chối nghe sửa dậy thì không thể là Kitô hữu chân chính. Bởi Kitô hữu chân chính khi lỗi phạm họ nghe theo lời chỉ dậy, sửa sai. Kitô hữu dân ngoại thiếu tinh thần khiêm nhường. Từ chối nghe theo hướng dẫn của người lãnh đạo cộng đoàn. Coi mình quan trọng hơn cả mọi người. Sống trong cộng đoàn để lợi dụng cộng đoàn làm bàn đạp gây thanh thế cho mình thì không thể coi là thành tâm phục vụ cộng đoàn.
Chúng ta hãy xin ơn chớ cứng lòng khi nghe tiếng Chúa.
Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: Đừng cứng lòng như ở Mêriba, như hôm ở Massa trong khu rừng vắng, nơi mà cha ông các ngươi đã thử thách Ta, họ đã thử Ta mặc dầu đã thấy công cuộc của Ta. Tv 94,9.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mat 18,15-20
Người Thiên Chúa giáo Việt Nam có thói quen gọi người không cùng tôn giáo với mình là ‘người ngoại’. Kiểu gọi vắn tắt này gây hiểu lầm cho các tôn giáo bạn. Khi dùng từ ‘người ngoại’ người nói ngụ ý chỉ người đó là người ngoài Thiên Chúa Giáo. Trong khi người nghe lại hiểu từ ‘người ngoại’ là người ngoại giáo, không có đạo. Cách hiểu thông thường, bình dân này gây tai hại trong tôn giáo. Có người đặt vấn đề không lẽ chỉ có Thiên Chúa giáo mới là đạo còn các tôn giáo khác đều không phải là đạo. Thực ra từ nguyên thuỷ ‘người ngoại’ không có ý nói người khác vô đạo hay coi thường các tôn giáo khác mà chỉ muốn nói người đó ngoài tôn giáo với mình. Kinh Thánh dùng từ ‘người ngoại’ khác với cách hiểu thông thường chung trong đại chúng.
Kinh Thánh dùng từ ‘người ngoại’ với hai ý. Ý thứ nhất chỉ những người không cùng tôn giáo Kitô. Ý thứ hai chỉ những Kitô hữu không sống theo tinh thần Phúc Âm, thiếu yêu thương và tha thứ. Họ sống trong cộng đoàn nhưng hành xử như người ngoài cộng đoàn. Đức Kitô còn dùng hình ảnh khác nói đến các Kitô người ngoại, đó là hình ảnh sói đội lốt chiên làm công việc cắn phá, âm thầm giết hại chiên. Bởi vì chúng mặc áo chiên nên khó nhận ra tính lang sói ẩn núp sau dáng điệu hiền từ của chiên. Chỉ sau khi trở thành nạn nhân lúc đó chiên mới nhận ra tính lang sói. Khi đã là nạn nhân thì không còn tư thế để phanh phui tính lang sói. Cũng có thể chiên bị chết còn đâu cơ hội để báo cho cộng đoàn biết sói đang sống giữa bầy chiên.
Như vậy trong đoàn chiên luôn có sói trá hình, đội lốt. Trong cộng đoàn Kitô hữu luôn có ‘người ngoại’ sống chung. Kitô hữu trở thành ‘người ngoại’ khi Kitô hữu chọn lối sống theo ý riêng mình. Bề ngoài thì họ là Kitô hữu như những người khác nhưng bên trong họ không có chất Kitô hữu trong mình. Chính vì thế mà khó phân biệt ai là Kitô hữu chân chính; ai là Kitô hữu ngoại lai. Kitô hữu ngoại lai sống chung với các Kitô hữu chân chính, ăn nói như những Kitô hữu chân chính. Họ cũng nhân danh cộng đoàn nói về Chúa, cũng nói về yêu thương, bác ái, cũng đôi khi, thỉnh thoảng tham dự thánh lễ, sinh hoạt chung trong cộng đoàn, đôi khi họ còn hăng say tranh đấu dành quyền lợi cho cộng đoàn. Những sinh hoạt trên có thể qua mặt, làm cho một số người hiểu lầm họ là Kitô hữu chân chính. Thực ra họ là Kitô hữu ngoại lai. Họ qua mặt loài người mà không thể qua mặt Đức Kitô, Đấng không nhìn bề ngoài mà thấu suốt bên trong tâm hồn con người. Đại đa số chúng ta đánh giá người khác qua việc đạo đức mà quên phần thánh thiện. Đức Kitô không nhìn người khác bằng hành động đạo đức bên ngoài. Ngài nhìn phần đạo đức xuất phát từ trong tâm hồn. Đạo đức đến từ tâm hồn được gọi một từ riêng là thánh thiện. Đạo đức bề ngoài không giúp cho người đó nên thánh. Chỉ có phần đạo đức thực sự đến từ trong tâm hồn, phần thánh thiện mới giúp cho Kitô hữu nên thánh. Đạo đức thánh thiện thực sự được thánh Phaolô nhắc lại điều Chúa dậy tóm gọn trong giới luật yêu thương.
Vì ai yêu người, thì đã giữ trọn lề luật. Đó là: Chớ ngoại tình; chớ giết người; chớ trộm cắp; chớ làm chứng gian; chớ mê tham... Ngươi hãy yêu mến kẻ khác như chính mình. Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác Rm13,8-10
Câu đáp ca trong thánh lễ hôm nay cho biết dấu chỉ của Kitô hữu chân chính là Kitô hữu có lối sống khiêm nhường.
Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: Các ngươi đừng cứng lòng ( c. 8).
Kitô hữu ngoại lai là Kitô hữu nghe tiếng Chúa nhưng vẫn cứng lòng. Như thế nào là cứng lòng, biến hoá, thoái hoá thành Kitô hữu dân ngoại. Phúc âm đưa ra thí dụ sau.
Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em. Nếu nó không nghe lời ngươi, hãy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hoặc ba nhân chứng. Nếu nó không nghe họ, hãy trình với cộng đoàn. Và nếu nó cũng không nghe cộng đoàn, ngươi hãy kể nó như người ngoại giáo và như người thu thuế.Mt 18,15tt.
Kitô hữu không nghe lời giáo huấn của người lãnh đạo cộng đoàn trở thành Kitô hữu ngoại lai, chọn sống theo lối sống riêng, thích đấu tranh. Kitô hữu phạm lỗi mà từ chối nghe sửa dậy thì không thể là Kitô hữu chân chính. Bởi Kitô hữu chân chính khi lỗi phạm họ nghe theo lời chỉ dậy, sửa sai. Kitô hữu dân ngoại thiếu tinh thần khiêm nhường. Từ chối nghe theo hướng dẫn của người lãnh đạo cộng đoàn. Coi mình quan trọng hơn cả mọi người. Sống trong cộng đoàn để lợi dụng cộng đoàn làm bàn đạp gây thanh thế cho mình thì không thể coi là thành tâm phục vụ cộng đoàn.
Chúng ta hãy xin ơn chớ cứng lòng khi nghe tiếng Chúa.
Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: Đừng cứng lòng như ở Mêriba, như hôm ở Massa trong khu rừng vắng, nơi mà cha ông các ngươi đã thử thách Ta, họ đã thử Ta mặc dầu đã thấy công cuộc của Ta. Tv 94,9.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Việc Sửa Lỗi Trong Cộng Đoàn
Lm Giuse Đinh lập Liễm
07:34 30/08/2011
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN A
VIỆC SỬA LỖI TRONG CỘNG ĐOÀN
A. DẪN NHẬP
Có ai trong chúng ta dám cho mình là người thập tòan không ? Những người có lương tri chắc không ai dám khẳng định như thế vì đặc tính này chỉ dành riêng cho Thiên Chúa là Đấng thánh thiện tuyệt đối. Ý thức về thân phận thực tế của con người, Elbert Hubbard đã phát biểu rất xác đáng :”Người nào cũng là kẻ chí ngu ít ra trong năm phút mỗi ngày. Bậc thánh hiền là kẻ cố gắng và thành công trong sự không để cái ngu của mình vượt qua thời hạn ấy”. Như vậy, sai lỗi và lầm lỗi là một thực trạng của con người trong xã hội, trong cộng đòan. Và nếu đã sai lỗi thì cần phải được sửa lỗi để trở nên tốt hơn.
Thực ra, sửa lỗi cho nhau là một trách nhiệm của mỗi người trong cộng đòan, chứ không phải là một công việc tùy ý hay chỉ dành cho những ai có thẩm quyền. Bởi vì lỗi lầm của cá nhân ảnh hưởng tai hại đến đời sống chung và gây sứt mẻ tình đòan kết giữa các thành phần. Hơn nữa, một cộng đòan không bao giờ gồm tòan những người tốt lành thánh thiện cả, trái lại, vẫn còn những phần tử bất hảo, cố chấp, lầm lạc. Vậy phải đối xử thế nào đối với những người có lỗi ?
Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nói lên nhu cầu phải sửa lỗi cho nhau theo ba bước : từ sửa lỗi giữa hai người, tới việc cần có 2, 3 người làm chứng, và sau cùng đưa người ấy ra trước mặt Hội thánh. Tuy nhiên, trong bất cứ hòan cảnh nào, người ta phải giữ tinh thần bác ái huynh đệ, mục đích giúp người có lỗi ý thức về sai lầm của mình mà sửa đổi. Thái độ trong khi sửa lỗi là luôn phải yêu thương, kính trọng và cầu nguyện cho họ.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Ez 33,7-9
Ezéchiel được chọn làm tiên tri. Vai trò của tiên tri là phải tuyên sấm Lời Chúa. Tiên tri có trách nhiệm mang đến cho loài người sứ điệp của Chúa và để báo cho con người sự nguy hiểm nếu họ không tuân lệnh Chúa. Nếu tiên tri nói với kẻ gian ác mà nó không nghe, thì nó phải chịu trách nhiệm về tội của nó. Còn nếu tiên tri không chịu vạch tội và kẻ gian ác phải chết, thì tiên tri phải chịu trách nhiệm về cái chết đó. Như vậy, tiên tri được coi như người lính gác phải luôn thức tỉnh để nhắc nhở kẻ có tội để họ khỏi phải hư đi.
+ Bài đọc 2 : Rm 43,8-10
Thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Rôma nhắc lại lời Chúa Giêsu trả lời cho người biệt phái muốn biết điều răn nào trọng nhất : điều răn thứ nhất và quan trọng nhất là mến Chúa trên hết và điều răn thứ hai cũng giống như vậy là thương yêu anh em như chính mình. Tất cả những giới răn chỉ gồm lại trong một điều là : thương yêu người anh em. Thánh Phaolô tóm tắt lại : Yêu thương là chu toàn cả lề luật.
+ Bài Tin mừng : Mt 18,15-20
Trong bài Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu nói đến mối tương quan giữa mọi người trong cộng đoàn. Một trong những mối tương quan đó là sửa lỗi cho nhau. Khi một người phạm lỗi thì đều liên quan đến cộng đoàn. Vì vậy, với tinh thần anh em trong cộng đoàn ta phải sửa lỗi cho họ trong tinh thần yêu thương và kính trọng. Diễn tiến việc sửa lỗi này là tiệm tiến, phải đi từ kín đáo đến công khai :
- Riêng ngươi với nó : giữa hai người.
- Đem theo một hay hai người làm chứng.
- Kể nó như người ngoại hay thu thuế.
Tuy nhiên, thánh Matthêu ghi tiếp sau đoạn này (Mt 18,21-35) là có lỗi giữa hai cá nhân với nhau. Trong trường hợp này thì giải pháp hay nhất là tha thứ.
Mục đích của việc sửa lỗi này không phải nhằm lên án người có tội mà là thức tỉnh họ, giúp họ trở về với cộng đoàn. Cả hai trường hợp cần có sự cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ, nhất là việc cầu nguyện chung trong cộng đoàn.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hãy sửa lỗi cho nhau
I. MỌI NGƯỜI ĐỀU SAI LỖI
1. Lời khẳng định
Người ta thường nói :”Nhân vô thập toàn” : Không ai dám bảo mình là không có lỗi, không có những sai phạm trong đời sống thường ngày. Thánh nhân cũng phải nhận là người có lỗi. Chính vì vậy mà ông Elbert Hubbard đã nói :” Người nào cũng là kẻ chí ngu ít ra trong năm phút mỗi ngày. Bậc thánh nhân là kẻ cố gắng và thành công trong sự không để cái ngu của mình vượt qua thời hạn ấy”.
Thánh Gioan tông đồ khẳng định :”Ai nói mình không có tội, đó là kẻ nói dối và sự thật không ở trong họ” (Ga 1Ga 1,10). Thánh Phaolô tông đồ cũng nói tương tự :”Tôi ăn ở như một người ngu, còn sự lầm lạc của tôi thì vô kể” (Ep 4,11).
2. Từ chối nhận lỗi
Tuy biết mình có nhiều lỗi lầm nhưng không mấy khi thành thật nhận lỗi bởi vì tính tư ái dâng cao khiến người ta chối bỏ lầm lỗi của mình, nhất là khi người ta nhắc đến những lỗi lầm ấy. Đây chính là chứng bệnh gia truyền, từ đời Nguyên Tổ. Ông bà Nguyên Tổ đã phản bội Chúa. Nhưng khi Ngài ngự đến hỏi ông, thì ông nói :
- Lỗi là do bà ấy.
Hỏi bà, bà nói :
- Lỗi là do con rắn ấy.
Ông cũng như bà, bà cũng như ông, không ai chịu nhận trách nhiệm cả.
Phải chi ngay lúc bấy giờ, hai ông bà biết uốn đầu gối xuống đất, có lẽ Thiên Chúa chưa hất đổ vườn địa đàng đi và nhân loại sẽ được thoát cảnh lầm than điêu đứng.
Truyện : Không nhận lỗi
Dale Carnegie nổi tiếng về những sách học làm người, đã viết :”Tôi đã phải phấn đấu gần một phần ba thế kỷ mới thấy được ánh sáng chân lý này : dù người ta có lỗi nặng đến đâu, thì trong 100 lần tới 99 lần người ta tự cho mình là vô tội”.
Bà đã kể trường hợp về ba tên đầu đảng bọn cướp nổi tiếng nhất nước Mỹ : Crowley, Capone và Schultz.
Crowley giết người như ngóe mà vẫn nói :”Dưới lớp áo này, trái tim ta đập chán ngán, nhưng thương người không muốn làm hại ai“.
Capone đã tự tuyên bố :”Ta dùng những năm tươi đẹp nhất trong đời để mua vui cho thiên hạ. Vậy mà phần thưởng chỉ là bị chửi, bị săn bắt như thú dữ”.
Schultz đã tự mãn khoe mình với ký giả :”Ta là ân nhân của thiên hạ”
(Dale Carnegie, Đắc nhân tâm, tr 33-3).
II. NHU CẦU PHẢI SỬA LỖI
Trước hết sự sửa lỗi cho nhau là một trách nhiệm của mỡi người trong cộng doàn, chứ không phải là công việc tùy ý hay chỉ dành cho những ai có thẩm quyền. Bởi vì lầm lỗi của cá nhân ảnh hưởng tai hại đến đời sống chung và gây sứt mẻ tình đoàn kết liên đới giữa các thành phần . Hơn nữa, một cộng đoàn không bao giờ gồm toàn những người tốt lành thánh thiện cả, trái lại vẫn còn những phần tử bất hảo cố chấp, lầm lạc.
Trong cách sửa lỗi người ta hay nói :”Yêu con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi”(Tục ngữ). Chúng ta nghĩ thế nào trong việc sửa lỗi theo câu tục ngữ này ?
* Cho roi : nghĩa là dùng hình phạt theo pháp luật.
Trước những lỗi phạm, những tội ác, có nhiều hình phạt khác nhau như : phạt tiền, phạt lao động, cải tạo, khổ sai, bắt tù, tra tấn, tịch thu của cải, lưu đầy biệt xứ hoặc tử hình như pháp luật vẫn làm.
* Cho ngọt : nghĩa là dùng những biện pháp êm nhẹ, dụ dỗ, dẫn bảo, khen thưởng, ca tụng ngọt ngào hay nuông chiều buông thả như chủ trươhg của nhà giáo dục của J.J. Rousseau.
Cả hai cách giáo dục đó : một đàng thái quá vì hạ nhục phẩm giá con người, một đàng bất cập vì buông xuôi theo khả năng dục vọng biến thành thứ vô giáo dục và nguy hơn nữa tăng bốc tính kiêu ngạo.
(Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, năm A, tr 154-155)
Việc sửa lỗi cho anh em là cần thiết nhưng lại là một vấn đề rất khó khăn và tế nhị :
- Tế nhị về phía người được sửa lỗi.
- Khó khăn về phía người sửa lỗi, muốn giúp người khác nên hoàn thiện.
Người ta thường nói :”Thuốc đắng đã tật, lời thật mất lòng”(Tục ngữ). Không ai muốn người khác nhắc đến lỗi lầm của mình nhưng dù sao cũng phải uống thuốc đắng cho đã tật, cho mình biết sửa lỗi lầm của mình. Kinh nghiệm cho hay : người đứng ra sửa lỗi rất ngại ngùng, một đàng vì người có lỗi không muốn nghe, một đàng chính người sửa lỗi người khác cũng cảm thấy e ngại vì nhớ đến lời Chúa phán :”Hãy lấy cái đà ra khỏi mắt anh đã”.
Nhưng dù sao, Lời Chúa hôm nay xác định cách rõ ràng : sửa lỗi anh em là hành vi tích cực của đức Bác ái, vì sửa lỗi anh em là để cho anh em được nên hoàn thiện hơn. Đối với người có trách nhiệm hay bề trên thì sửa lỗi bề dưới còn là một điều cần thiết và là bổn phận nữa.
Chúa khuyên chúng ta phãi sửa lỗi cho nhau vì đó là điều cần thiết cho đời sống cộng đoàn, nhưng chúng ta phải đề phòng, tránh thái quá cũng như bất cập. Trong việc sửa lỗi đó, chúng ta có hai thái độ trái ngược nhau :
* Giây mình vào hết mọi công việc của người khác, tự phong mình làm cảnh sát, kiểm soát mọi công việc của người ta, làm cho người ta mất tự do.
* Không quan tâm đến ai cả, một mình mình biết, một mình mình hay, sống chết mặc bay. Đây là thái độ lãnh đạm đối với mọi người, thái độ này cũng hàm chứa tính ich kỷ.
III. PHẢI SỬA LỖI NHƯ THẾ NÀO ?
Theo bài Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy Chúa Giêsu muốn việc sửa lỗi anh em phải trở thành một cuộc vận động tiệm tiến gồm có ba bước :
* Bước 1 : Giữa ngươi với nó (Mt 18,15). Bước một là nói chuyện riêng, kín đáo giữa một người anh em với một người anh em mà anh có quyền mong đợi sự giúp đỡ ngược lại trong trường hợp chính anh ta lầm lỗi. Đó không phải là hạ nhục người tội lỗi, nhưng là giúp anh nhìn ra lỗi lầm.
Một cuộc hoà giải thực sự luôn luôn đòi có một tiếp xúc cá nhân bằng cách nào đó. Giáo hội luôn ý thức về tầm quan trọng của tiếp xúc này. Chính vì thế, ở mọi thời, dù phép cáo giải có mặc hình thức nào đi nữa, vẫn luôn luôn dành chỗ cho một đối thoại cá nhân.
* Bước 2 : Nếu bước 1 không đem lại kết quả mong đợi, sẽ sang bước 2. Trong bước 2 này sẽ có 2 hoặc 3 nhân chứng, theo đề nghị của sách Đệ nhị luật (St 19,1) như đã được thực hành, dưới sự chứng giám của Phaolô, trong cộng đoàn tín hữu tại Côrintô (2Cr 13,1).
Sự hiện diện của các nhân chứng bảo đảm cho tính khách quan, đồng thời đưa vào đó một yếu tố cộng đoàn, dù luôn luôn kín đáo.
* Bước 3 : Nếu vẫn không có kết quả, ta còn một phương thế cuối cùng : đưa ra trước Giáo hội : trình bầy sự việc trước cộng đoàn Giáo hội.
Nếu tội nhân từ chối nghe Giáo hội, thì, theo như bài Tin mừng, “Ta hãy coi họ như người ngoại và người thu thuế”. Một công thức dứt khoát không phải là một khinh miệt hoặc kết án : Đức Giêsu đã trở nên “bạn bè với những người thu thuế” kia mà. Công thức ấy chỉ tuyên bố rằng người tội lỗi tự loại mình ra khỏi cộng đoàn và Giáo hội chỉ chứng nhận sự tách lìa này, và sẵn sàng đón nhận lại người mà một ngày nào đó, hy vọng thế, sẽ được ơn thánh thay đổi, giải phóng (Fiches dominicales, năm A, tr 281-282).
IV. THÁI ĐỘ KHI SỬA LỖI
Henry Ford nói :”Đừng chỉ lo tìm lỗi lầm nhưng hãy tìm cách chữa trị”. Nói cách khác, sửa lỗi là một việc rất tế nhị và rất khó, làm sao cho người được sửa lỗi dễ dàng đón nhận sự sửa lỗi ấy ? Chúng ta tạm đưa ra ba thái độ căn bản này :
1. Yêu thương :
Hãy bầy tỏ lòng thương yêu họ. Hãy nghĩ rằng đây là một cách giúp đỡ anh em nên tốt hơn : đừng lên án, chỉ trích gay gắt, nhưng luôn tế nhị, dịu dàng. Tán dương ưu điểm của họ, và cho họ thấy việc sửa đổi lỗi lầm cũng dễ dàng thôi.
Truyện : Đức Giám mục đi kinh lý.
Trong quyển sách về truyền thống của các vị ẩn tu có thuật lại câu chuyện sau đây : Một hôm, khi Đức Giám mục A-mo-la đến thăm mục vụ một làng nọ, dân chúng đã bầy tỏ với ngài lòng bất mãn tột độ của họ đối với một vị ẩn tu trên núi, vì ông ta đem theo một phụ nữ để chung sống. Vị ẩn tu này đã không ngớt là đối tượng để dân làng đàm tiếu, chỉ trích và lên án :”Hôm nay ngài đã đến đây thì ngài phải giải quyết dứt khoát tình trạng bê bối này gây nhiều gương xấu của vị ẩn sĩ trên núi kia”. Sau khi nghe những lời kết án gay gắt của dân làng, Đức Giám mục quyết định leo lên núi. Ngài đi đầu, dân làng lũ lượt theo sau. Vị ẩn tu thấy đám đông kéo đến túp lều của mình thì hoảng sợ và bảo người phụ nữ chui vào trốn trong một chiếc thùng rỗng.
Đức Giám mục là người đầu tiên đến túp lều và cũng là người đầu tiên bước chân vào. Ngài đưa mắt nhìn chung quanh và hiểu ngay tình hình. Ngài ung dung đi thẳng đến chiếc thùng gỗ và ngồi trên đó để nghỉ chân, rồi bình thản gọi dân làng vào và bảo :”Vào đây, anh chị em hãy vào và lục soát túp lều để tìm người phụ nữ”. Họ lăng xăng lục lọi, nhưng không tìm đâu ra bóng dáng người đàn bà. Khi ấy, Đức Giám mục mới nói :”Bây giờ anh chị em phải qùy xuống xin lỗi Thiên Chúa vì đã nói xấu vị ẩn tu này vô cớ”. Nhưng sau đó, khi mọi người đã kéo nhau xuống núi, Đức Giám mục tiến lại gần vị ẩn tu, nắm chặt hai bàn tay của ông, đưa mắt nhân từ nhưng cương nghị nhìn sâu vào đôi mắt của ông và chậm rải nói :”Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn đấy”.
2. Kính trọng :
Hãy kính trọng cách chân tình, luôn giữ thể diện cho họ, đừng chà đạp lòng tự ái của họ. Vì chính chúng ta cũng không hoàn hảo, cũng tội lỗi yếu đuối như bao người khác, nên khiêm tốn nhận mình cũng lỗi lầm. Hãy đặt câu hỏi cho họ, và kiên nhẫn lắng nghe, khích lệ họ sửa lỗi. Người đời xưa có những cách sửa lỗi rất tế nhị và sâu sắc.
Truyện : Án Tử căn ngăn vua.
Vua Cảnh Công nuớc Tề, có một con ngựa qúi, giao cho một người chăn nuôi. Con ngựa tự nhiên một hôm lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là giết ngựa, sai quân cầm dao để phanh thây người nuôi ngựa. Án Tử ngồi chầu, thấy thế ngăn lại, hỏi nhà vua :
- Vua Nghiêu, vua Thuấn xưa phanh người thì bắt đầu từ đâu trước ?
Cảnh Công ngơ ngác nhìn nói :
- Thôi hãy buông ra, đem giam xuống ngục để rồi trị tội.
Án Tử nói rằng :
- Tên phạm này chưa biết rõ tội mà phải chịu chết, thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy bỏ ngục.
Vua nói :
- Phải.
Án Tử kể tội rằng :”Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết là tội đáng chết. Lại để chết con ngựa rất qúi của vua, là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, vì một con ngựa mà giết chết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm dỏ (ngấp nghé xem nguời ta hở cơ là làm hại), là ba tội đáng chết, ngươi đã biết chưa ? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục...”.
Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng :
- Thôi, tha cho nó ! Kẻo để ta mang tiếng bất nhân.
(Nguyễn văn Ngọc, Cổ học tinh hoa, tập 1, tr 28-29)
3. Cầu nguyện :
Lời cầu nguyện của riêng một người đã là tốt rồi, song lời cầu nguyện của hai người hay nhiều người chung lại càng tốt và hiệu nghiệm hơn vì họ cùng hiệp lời cầu xin.
Tụ họp nhân danh Chúa không phải là tụ họp theo ý riêng mình, hoặc tụ họp theo tinh thần thế tục. Nhưng tụ họp theo tinh thần khiêm tốn như trẻ nhỏ (Mt 18,4-5) tự nhận biết mình hèn yếu và đặt niềm tin cậy nơi Chúa. Không phải tụ họp thành những cộng đoàn biệt lập, nhưng là trong sự hiệp thông với Giáo hội. Giáo hội là cộng đồng cầu nguyện. Nếu tội lỗi làm chia rẽ thì sự cầu nguyện nối kết và hiệp nhất chúng ta lại với nhau. Vì thế, cả những lúc có sự bất bình không đồng ý kiến, nếu có “hai ba người tụ họp với nhau nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy”. Chúa ở đó như gạch nối niềm tin.
Không phải chỉ khi cầu nguyện, mà cả những khi họp mặt nhân danh Chúa thì Chúa cũng hứa sẽ hiện diện để khuyến khích sự hòa giải giữa anh em trong cộng đồng Giáo hội. Ở đây muốn nhấn mạnh về khuyến khích mọi cố gắng sửa lỗi và hòa giải giữa anh em trong lòng Giáo hội. Vì được như vậy thì chắc chắn Chúa sẽ hiện diện để giúp đỡ.
Lạy Chúa, biết nhìn nhận mình sai là một điều rất khó, nhất là nhìn nhận với lòng thành thật, không tìm cách chữa mình, không tìm cách để vứt đi trách nhiệm của việc đã làm, cũng không tìm cách để đổ lỗi cho người này người khác, cũng không vịn lẽ để chứng minh cho kẻ khác rằng : sự vật đã sai lệch và thế gian được dựng nên cách không đàng hoàng.
Ôi ! Lạy Chúa, xin chữa chúng con khỏi run sợ khi phạm lỗi, dẫu lỗi ấy do hiểu lầm, tính sai, hoặc do yếu đuối cũng vậy.
Để thực hành điều ấy, con cần phải sống nên người mạnh mẽ, chứ không như một thằng bé mặt mày úp mở trong một sự sợ hãi nữa (L. Terphagnon).
Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát Đà lạt
VIỆC SỬA LỖI TRONG CỘNG ĐOÀN
A. DẪN NHẬP
Có ai trong chúng ta dám cho mình là người thập tòan không ? Những người có lương tri chắc không ai dám khẳng định như thế vì đặc tính này chỉ dành riêng cho Thiên Chúa là Đấng thánh thiện tuyệt đối. Ý thức về thân phận thực tế của con người, Elbert Hubbard đã phát biểu rất xác đáng :”Người nào cũng là kẻ chí ngu ít ra trong năm phút mỗi ngày. Bậc thánh hiền là kẻ cố gắng và thành công trong sự không để cái ngu của mình vượt qua thời hạn ấy”. Như vậy, sai lỗi và lầm lỗi là một thực trạng của con người trong xã hội, trong cộng đòan. Và nếu đã sai lỗi thì cần phải được sửa lỗi để trở nên tốt hơn.
Thực ra, sửa lỗi cho nhau là một trách nhiệm của mỗi người trong cộng đòan, chứ không phải là một công việc tùy ý hay chỉ dành cho những ai có thẩm quyền. Bởi vì lỗi lầm của cá nhân ảnh hưởng tai hại đến đời sống chung và gây sứt mẻ tình đòan kết giữa các thành phần. Hơn nữa, một cộng đòan không bao giờ gồm tòan những người tốt lành thánh thiện cả, trái lại, vẫn còn những phần tử bất hảo, cố chấp, lầm lạc. Vậy phải đối xử thế nào đối với những người có lỗi ?
Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nói lên nhu cầu phải sửa lỗi cho nhau theo ba bước : từ sửa lỗi giữa hai người, tới việc cần có 2, 3 người làm chứng, và sau cùng đưa người ấy ra trước mặt Hội thánh. Tuy nhiên, trong bất cứ hòan cảnh nào, người ta phải giữ tinh thần bác ái huynh đệ, mục đích giúp người có lỗi ý thức về sai lầm của mình mà sửa đổi. Thái độ trong khi sửa lỗi là luôn phải yêu thương, kính trọng và cầu nguyện cho họ.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Ez 33,7-9
Ezéchiel được chọn làm tiên tri. Vai trò của tiên tri là phải tuyên sấm Lời Chúa. Tiên tri có trách nhiệm mang đến cho loài người sứ điệp của Chúa và để báo cho con người sự nguy hiểm nếu họ không tuân lệnh Chúa. Nếu tiên tri nói với kẻ gian ác mà nó không nghe, thì nó phải chịu trách nhiệm về tội của nó. Còn nếu tiên tri không chịu vạch tội và kẻ gian ác phải chết, thì tiên tri phải chịu trách nhiệm về cái chết đó. Như vậy, tiên tri được coi như người lính gác phải luôn thức tỉnh để nhắc nhở kẻ có tội để họ khỏi phải hư đi.
+ Bài đọc 2 : Rm 43,8-10
Thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Rôma nhắc lại lời Chúa Giêsu trả lời cho người biệt phái muốn biết điều răn nào trọng nhất : điều răn thứ nhất và quan trọng nhất là mến Chúa trên hết và điều răn thứ hai cũng giống như vậy là thương yêu anh em như chính mình. Tất cả những giới răn chỉ gồm lại trong một điều là : thương yêu người anh em. Thánh Phaolô tóm tắt lại : Yêu thương là chu toàn cả lề luật.
+ Bài Tin mừng : Mt 18,15-20
Trong bài Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu nói đến mối tương quan giữa mọi người trong cộng đoàn. Một trong những mối tương quan đó là sửa lỗi cho nhau. Khi một người phạm lỗi thì đều liên quan đến cộng đoàn. Vì vậy, với tinh thần anh em trong cộng đoàn ta phải sửa lỗi cho họ trong tinh thần yêu thương và kính trọng. Diễn tiến việc sửa lỗi này là tiệm tiến, phải đi từ kín đáo đến công khai :
- Riêng ngươi với nó : giữa hai người.
- Đem theo một hay hai người làm chứng.
- Kể nó như người ngoại hay thu thuế.
Tuy nhiên, thánh Matthêu ghi tiếp sau đoạn này (Mt 18,21-35) là có lỗi giữa hai cá nhân với nhau. Trong trường hợp này thì giải pháp hay nhất là tha thứ.
Mục đích của việc sửa lỗi này không phải nhằm lên án người có tội mà là thức tỉnh họ, giúp họ trở về với cộng đoàn. Cả hai trường hợp cần có sự cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ, nhất là việc cầu nguyện chung trong cộng đoàn.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hãy sửa lỗi cho nhau
I. MỌI NGƯỜI ĐỀU SAI LỖI
1. Lời khẳng định
Người ta thường nói :”Nhân vô thập toàn” : Không ai dám bảo mình là không có lỗi, không có những sai phạm trong đời sống thường ngày. Thánh nhân cũng phải nhận là người có lỗi. Chính vì vậy mà ông Elbert Hubbard đã nói :” Người nào cũng là kẻ chí ngu ít ra trong năm phút mỗi ngày. Bậc thánh nhân là kẻ cố gắng và thành công trong sự không để cái ngu của mình vượt qua thời hạn ấy”.
Thánh Gioan tông đồ khẳng định :”Ai nói mình không có tội, đó là kẻ nói dối và sự thật không ở trong họ” (Ga 1Ga 1,10). Thánh Phaolô tông đồ cũng nói tương tự :”Tôi ăn ở như một người ngu, còn sự lầm lạc của tôi thì vô kể” (Ep 4,11).
2. Từ chối nhận lỗi
Tuy biết mình có nhiều lỗi lầm nhưng không mấy khi thành thật nhận lỗi bởi vì tính tư ái dâng cao khiến người ta chối bỏ lầm lỗi của mình, nhất là khi người ta nhắc đến những lỗi lầm ấy. Đây chính là chứng bệnh gia truyền, từ đời Nguyên Tổ. Ông bà Nguyên Tổ đã phản bội Chúa. Nhưng khi Ngài ngự đến hỏi ông, thì ông nói :
- Lỗi là do bà ấy.
Hỏi bà, bà nói :
- Lỗi là do con rắn ấy.
Ông cũng như bà, bà cũng như ông, không ai chịu nhận trách nhiệm cả.
Phải chi ngay lúc bấy giờ, hai ông bà biết uốn đầu gối xuống đất, có lẽ Thiên Chúa chưa hất đổ vườn địa đàng đi và nhân loại sẽ được thoát cảnh lầm than điêu đứng.
Truyện : Không nhận lỗi
Dale Carnegie nổi tiếng về những sách học làm người, đã viết :”Tôi đã phải phấn đấu gần một phần ba thế kỷ mới thấy được ánh sáng chân lý này : dù người ta có lỗi nặng đến đâu, thì trong 100 lần tới 99 lần người ta tự cho mình là vô tội”.
Bà đã kể trường hợp về ba tên đầu đảng bọn cướp nổi tiếng nhất nước Mỹ : Crowley, Capone và Schultz.
Crowley giết người như ngóe mà vẫn nói :”Dưới lớp áo này, trái tim ta đập chán ngán, nhưng thương người không muốn làm hại ai“.
Capone đã tự tuyên bố :”Ta dùng những năm tươi đẹp nhất trong đời để mua vui cho thiên hạ. Vậy mà phần thưởng chỉ là bị chửi, bị săn bắt như thú dữ”.
Schultz đã tự mãn khoe mình với ký giả :”Ta là ân nhân của thiên hạ”
(Dale Carnegie, Đắc nhân tâm, tr 33-3).
II. NHU CẦU PHẢI SỬA LỖI
Trước hết sự sửa lỗi cho nhau là một trách nhiệm của mỡi người trong cộng doàn, chứ không phải là công việc tùy ý hay chỉ dành cho những ai có thẩm quyền. Bởi vì lầm lỗi của cá nhân ảnh hưởng tai hại đến đời sống chung và gây sứt mẻ tình đoàn kết liên đới giữa các thành phần . Hơn nữa, một cộng đoàn không bao giờ gồm toàn những người tốt lành thánh thiện cả, trái lại vẫn còn những phần tử bất hảo cố chấp, lầm lạc.
Trong cách sửa lỗi người ta hay nói :”Yêu con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi”(Tục ngữ). Chúng ta nghĩ thế nào trong việc sửa lỗi theo câu tục ngữ này ?
* Cho roi : nghĩa là dùng hình phạt theo pháp luật.
Trước những lỗi phạm, những tội ác, có nhiều hình phạt khác nhau như : phạt tiền, phạt lao động, cải tạo, khổ sai, bắt tù, tra tấn, tịch thu của cải, lưu đầy biệt xứ hoặc tử hình như pháp luật vẫn làm.
* Cho ngọt : nghĩa là dùng những biện pháp êm nhẹ, dụ dỗ, dẫn bảo, khen thưởng, ca tụng ngọt ngào hay nuông chiều buông thả như chủ trươhg của nhà giáo dục của J.J. Rousseau.
Cả hai cách giáo dục đó : một đàng thái quá vì hạ nhục phẩm giá con người, một đàng bất cập vì buông xuôi theo khả năng dục vọng biến thành thứ vô giáo dục và nguy hơn nữa tăng bốc tính kiêu ngạo.
(Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, năm A, tr 154-155)
Việc sửa lỗi cho anh em là cần thiết nhưng lại là một vấn đề rất khó khăn và tế nhị :
- Tế nhị về phía người được sửa lỗi.
- Khó khăn về phía người sửa lỗi, muốn giúp người khác nên hoàn thiện.
Người ta thường nói :”Thuốc đắng đã tật, lời thật mất lòng”(Tục ngữ). Không ai muốn người khác nhắc đến lỗi lầm của mình nhưng dù sao cũng phải uống thuốc đắng cho đã tật, cho mình biết sửa lỗi lầm của mình. Kinh nghiệm cho hay : người đứng ra sửa lỗi rất ngại ngùng, một đàng vì người có lỗi không muốn nghe, một đàng chính người sửa lỗi người khác cũng cảm thấy e ngại vì nhớ đến lời Chúa phán :”Hãy lấy cái đà ra khỏi mắt anh đã”.
Nhưng dù sao, Lời Chúa hôm nay xác định cách rõ ràng : sửa lỗi anh em là hành vi tích cực của đức Bác ái, vì sửa lỗi anh em là để cho anh em được nên hoàn thiện hơn. Đối với người có trách nhiệm hay bề trên thì sửa lỗi bề dưới còn là một điều cần thiết và là bổn phận nữa.
Chúa khuyên chúng ta phãi sửa lỗi cho nhau vì đó là điều cần thiết cho đời sống cộng đoàn, nhưng chúng ta phải đề phòng, tránh thái quá cũng như bất cập. Trong việc sửa lỗi đó, chúng ta có hai thái độ trái ngược nhau :
* Giây mình vào hết mọi công việc của người khác, tự phong mình làm cảnh sát, kiểm soát mọi công việc của người ta, làm cho người ta mất tự do.
* Không quan tâm đến ai cả, một mình mình biết, một mình mình hay, sống chết mặc bay. Đây là thái độ lãnh đạm đối với mọi người, thái độ này cũng hàm chứa tính ich kỷ.
III. PHẢI SỬA LỖI NHƯ THẾ NÀO ?
Theo bài Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy Chúa Giêsu muốn việc sửa lỗi anh em phải trở thành một cuộc vận động tiệm tiến gồm có ba bước :
* Bước 1 : Giữa ngươi với nó (Mt 18,15). Bước một là nói chuyện riêng, kín đáo giữa một người anh em với một người anh em mà anh có quyền mong đợi sự giúp đỡ ngược lại trong trường hợp chính anh ta lầm lỗi. Đó không phải là hạ nhục người tội lỗi, nhưng là giúp anh nhìn ra lỗi lầm.
Một cuộc hoà giải thực sự luôn luôn đòi có một tiếp xúc cá nhân bằng cách nào đó. Giáo hội luôn ý thức về tầm quan trọng của tiếp xúc này. Chính vì thế, ở mọi thời, dù phép cáo giải có mặc hình thức nào đi nữa, vẫn luôn luôn dành chỗ cho một đối thoại cá nhân.
* Bước 2 : Nếu bước 1 không đem lại kết quả mong đợi, sẽ sang bước 2. Trong bước 2 này sẽ có 2 hoặc 3 nhân chứng, theo đề nghị của sách Đệ nhị luật (St 19,1) như đã được thực hành, dưới sự chứng giám của Phaolô, trong cộng đoàn tín hữu tại Côrintô (2Cr 13,1).
Sự hiện diện của các nhân chứng bảo đảm cho tính khách quan, đồng thời đưa vào đó một yếu tố cộng đoàn, dù luôn luôn kín đáo.
* Bước 3 : Nếu vẫn không có kết quả, ta còn một phương thế cuối cùng : đưa ra trước Giáo hội : trình bầy sự việc trước cộng đoàn Giáo hội.
Nếu tội nhân từ chối nghe Giáo hội, thì, theo như bài Tin mừng, “Ta hãy coi họ như người ngoại và người thu thuế”. Một công thức dứt khoát không phải là một khinh miệt hoặc kết án : Đức Giêsu đã trở nên “bạn bè với những người thu thuế” kia mà. Công thức ấy chỉ tuyên bố rằng người tội lỗi tự loại mình ra khỏi cộng đoàn và Giáo hội chỉ chứng nhận sự tách lìa này, và sẵn sàng đón nhận lại người mà một ngày nào đó, hy vọng thế, sẽ được ơn thánh thay đổi, giải phóng (Fiches dominicales, năm A, tr 281-282).
IV. THÁI ĐỘ KHI SỬA LỖI
Henry Ford nói :”Đừng chỉ lo tìm lỗi lầm nhưng hãy tìm cách chữa trị”. Nói cách khác, sửa lỗi là một việc rất tế nhị và rất khó, làm sao cho người được sửa lỗi dễ dàng đón nhận sự sửa lỗi ấy ? Chúng ta tạm đưa ra ba thái độ căn bản này :
1. Yêu thương :
Hãy bầy tỏ lòng thương yêu họ. Hãy nghĩ rằng đây là một cách giúp đỡ anh em nên tốt hơn : đừng lên án, chỉ trích gay gắt, nhưng luôn tế nhị, dịu dàng. Tán dương ưu điểm của họ, và cho họ thấy việc sửa đổi lỗi lầm cũng dễ dàng thôi.
Truyện : Đức Giám mục đi kinh lý.
Trong quyển sách về truyền thống của các vị ẩn tu có thuật lại câu chuyện sau đây : Một hôm, khi Đức Giám mục A-mo-la đến thăm mục vụ một làng nọ, dân chúng đã bầy tỏ với ngài lòng bất mãn tột độ của họ đối với một vị ẩn tu trên núi, vì ông ta đem theo một phụ nữ để chung sống. Vị ẩn tu này đã không ngớt là đối tượng để dân làng đàm tiếu, chỉ trích và lên án :”Hôm nay ngài đã đến đây thì ngài phải giải quyết dứt khoát tình trạng bê bối này gây nhiều gương xấu của vị ẩn sĩ trên núi kia”. Sau khi nghe những lời kết án gay gắt của dân làng, Đức Giám mục quyết định leo lên núi. Ngài đi đầu, dân làng lũ lượt theo sau. Vị ẩn tu thấy đám đông kéo đến túp lều của mình thì hoảng sợ và bảo người phụ nữ chui vào trốn trong một chiếc thùng rỗng.
Đức Giám mục là người đầu tiên đến túp lều và cũng là người đầu tiên bước chân vào. Ngài đưa mắt nhìn chung quanh và hiểu ngay tình hình. Ngài ung dung đi thẳng đến chiếc thùng gỗ và ngồi trên đó để nghỉ chân, rồi bình thản gọi dân làng vào và bảo :”Vào đây, anh chị em hãy vào và lục soát túp lều để tìm người phụ nữ”. Họ lăng xăng lục lọi, nhưng không tìm đâu ra bóng dáng người đàn bà. Khi ấy, Đức Giám mục mới nói :”Bây giờ anh chị em phải qùy xuống xin lỗi Thiên Chúa vì đã nói xấu vị ẩn tu này vô cớ”. Nhưng sau đó, khi mọi người đã kéo nhau xuống núi, Đức Giám mục tiến lại gần vị ẩn tu, nắm chặt hai bàn tay của ông, đưa mắt nhân từ nhưng cương nghị nhìn sâu vào đôi mắt của ông và chậm rải nói :”Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn đấy”.
2. Kính trọng :
Hãy kính trọng cách chân tình, luôn giữ thể diện cho họ, đừng chà đạp lòng tự ái của họ. Vì chính chúng ta cũng không hoàn hảo, cũng tội lỗi yếu đuối như bao người khác, nên khiêm tốn nhận mình cũng lỗi lầm. Hãy đặt câu hỏi cho họ, và kiên nhẫn lắng nghe, khích lệ họ sửa lỗi. Người đời xưa có những cách sửa lỗi rất tế nhị và sâu sắc.
Truyện : Án Tử căn ngăn vua.
Vua Cảnh Công nuớc Tề, có một con ngựa qúi, giao cho một người chăn nuôi. Con ngựa tự nhiên một hôm lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là giết ngựa, sai quân cầm dao để phanh thây người nuôi ngựa. Án Tử ngồi chầu, thấy thế ngăn lại, hỏi nhà vua :
- Vua Nghiêu, vua Thuấn xưa phanh người thì bắt đầu từ đâu trước ?
Cảnh Công ngơ ngác nhìn nói :
- Thôi hãy buông ra, đem giam xuống ngục để rồi trị tội.
Án Tử nói rằng :
- Tên phạm này chưa biết rõ tội mà phải chịu chết, thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy bỏ ngục.
Vua nói :
- Phải.
Án Tử kể tội rằng :”Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết là tội đáng chết. Lại để chết con ngựa rất qúi của vua, là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, vì một con ngựa mà giết chết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm dỏ (ngấp nghé xem nguời ta hở cơ là làm hại), là ba tội đáng chết, ngươi đã biết chưa ? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục...”.
Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng :
- Thôi, tha cho nó ! Kẻo để ta mang tiếng bất nhân.
(Nguyễn văn Ngọc, Cổ học tinh hoa, tập 1, tr 28-29)
3. Cầu nguyện :
Lời cầu nguyện của riêng một người đã là tốt rồi, song lời cầu nguyện của hai người hay nhiều người chung lại càng tốt và hiệu nghiệm hơn vì họ cùng hiệp lời cầu xin.
Tụ họp nhân danh Chúa không phải là tụ họp theo ý riêng mình, hoặc tụ họp theo tinh thần thế tục. Nhưng tụ họp theo tinh thần khiêm tốn như trẻ nhỏ (Mt 18,4-5) tự nhận biết mình hèn yếu và đặt niềm tin cậy nơi Chúa. Không phải tụ họp thành những cộng đoàn biệt lập, nhưng là trong sự hiệp thông với Giáo hội. Giáo hội là cộng đồng cầu nguyện. Nếu tội lỗi làm chia rẽ thì sự cầu nguyện nối kết và hiệp nhất chúng ta lại với nhau. Vì thế, cả những lúc có sự bất bình không đồng ý kiến, nếu có “hai ba người tụ họp với nhau nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy”. Chúa ở đó như gạch nối niềm tin.
Không phải chỉ khi cầu nguyện, mà cả những khi họp mặt nhân danh Chúa thì Chúa cũng hứa sẽ hiện diện để khuyến khích sự hòa giải giữa anh em trong cộng đồng Giáo hội. Ở đây muốn nhấn mạnh về khuyến khích mọi cố gắng sửa lỗi và hòa giải giữa anh em trong lòng Giáo hội. Vì được như vậy thì chắc chắn Chúa sẽ hiện diện để giúp đỡ.
Lạy Chúa, biết nhìn nhận mình sai là một điều rất khó, nhất là nhìn nhận với lòng thành thật, không tìm cách chữa mình, không tìm cách để vứt đi trách nhiệm của việc đã làm, cũng không tìm cách để đổ lỗi cho người này người khác, cũng không vịn lẽ để chứng minh cho kẻ khác rằng : sự vật đã sai lệch và thế gian được dựng nên cách không đàng hoàng.
Ôi ! Lạy Chúa, xin chữa chúng con khỏi run sợ khi phạm lỗi, dẫu lỗi ấy do hiểu lầm, tính sai, hoặc do yếu đuối cũng vậy.
Để thực hành điều ấy, con cần phải sống nên người mạnh mẽ, chứ không như một thằng bé mặt mày úp mở trong một sự sợ hãi nữa (L. Terphagnon).
Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát Đà lạt
Nghệ thuật sửa lỗi
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
21:14 30/08/2011
Chúa Nhật 23 thường niên A (Mt 18,15-20)
Tuân Tử, một hiền triết Trung hoa đã nói rằng: Kẻ khen ta mà khen thật mới chỉ là bạn ta, kẻ chê ta mà chê thật là thầy ta, còn kẻ nịnh hót tâng bốc ta là những kẻ chỉ làm hại ta mà thôi.
Chê mà chê thật là sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ. Là con người ai mà chẳng lầm lỗi. Không ai trên trần thế có thể tự hào mình vô tội. Chính Thánh Gioan đã quả quyết: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta” (1Ga 1,8). Thú nhận mình tội lỗi không có nghĩa là chấp nhận thất vọng. Ngược lại ý thức được sự yếu đuối của mình sẽ giúp con người mạnh tin hơn. Thánh Gioan cũng viết: “Nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính” (1Ga 2,1b). Sửa lỗi huynh đệ là cần thiết để giúp nhau thăng tiến và trưởng thành. Vì thế sửa lỗi cho nhau là một nghệ thuật đòi hỏi người ta phải tuân theo một số kỹ thuật.
Trang Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy nghệ thuật từng bước sửa lỗi cho anh em và mời gọi hãy cùng nhau cầu nguyện.
1. Sửa lỗi cho nhau:
Bước 1: “Nếu anh em ngươi phạm tội hãy đi sửa lỗi một mình ngươi với nó”. Một mình với anh em là rất kín đáo. Sửa lỗi cá nhân, tôn trọng và giữ thể diện, biểu lộ sự tin tưởng giữa hai người không để người thứ ba đựoc biết. Đây là cuộc nói chuyện riêng tư, không phải hạ nhục người có lỗi nhưng là giúp người ấy nhận ra lỗi lầm của mình. Phải nói sự thật, nhưng có những sự thật không nên nói hết.
Sự góp ý huynh đệ này đòi hỏi phải tế nhị, xây dựng:
Người góp ý: Nhẹ nhàng, nói đúng lúc, đúng chỗ, khôn khéo, thiện chí, nếu không sẽ phản tác dụng, khi đó góp ý chỉ là chỉ trích, phê phán.
Người được góp ý: Khiêm nhường nhận lời khuyên, không nóng nảy tự ái, sẵn sàng đón nhận, nhận ra sai lầm, không cố chấp cứng đầu, can đảm sửa đổi. Có như thế việc sửa đổi cho nhau mới có kết quả.
Bước 2: “Nếu nó không chịu nghe thì hãy đem theo một hay hai người nữa để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba nhân chứng”. Như thế, nếu bước một không đem lại kết quả mong đợi, sẽ đến bước hai là gặp gỡ có hai hoặc ba nhân chứng. Đây không phải là gây áp lực. Sự hiện diện của các chứng nhân bảo đảm cho tính khách quan và cộng đoàn. Luật Môsê dạy: “Một nhân chứng duy nhất không thể đứng lên buộc tội một người về bất cứ tội lỗi nào, phải căn cứ vào lời của hai hay ba nhân chứng, sự việc mới được cứu xét” (Đnl 19,15). Tuy nhiên chỉ thị của Chúa Giêsu nói đây không phải là nhân chứng buộc tội nhưng là những người trợ lực có uy tín để giúp tội nhân dễ dàng sữa lỗi. Cần kiên nhẫn đối vơi người cố chấp.
Người sửa lỗi chú ý hình thức xây dựng và bác ái. Có nhiều khuyết điểm có thể tự nhiên được sửa chữa qua tính trung gian, nhất là những khuyết điểm nhỏ.
Người được sửa lỗi chú ý nội dung được góp ý.
Bước 3: “Nếu nó không chịu nghe họ thì hãy đi thưa Hội Thánh”. Hai bước không đạt kết quả, đưa ra trước cộng đoàn Hội Thánh địa phương vì Hội Thánh được Chúa ban cho quyền cầm buộc tháo cởi (x. Mt 18,18). Đưa ra Hội Thánh không phải để bị xét xử nhưng để tỏ lòng sám hối và sẽ được ân xá. Nhưng nếu kẻ đó vẫn cố chấp không chịu sữa lỗi thì tự loại mình ra khỏi Hội Thánh không còn thuộc về cộng đoàn.
Bước 4: “Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe thì hãy kể nó như một người ngoại”. Cộng đoàn mà không chịu nghe thì phải chấp nhận thái độ tự cô lập của họ. Họ cố chấp không muốn ở trong Hội Thánh thì họ sống trong lầm lạc về đức tin và luân lý. Hội Thánh không còn trách nhiệm trực tiếp phải lo cho họ nữa, chỉ còn phó thác họ cho lòng nhân từ của Chúa mà thôi.
2. Hiệp lời cầu nguyện:
Nếu nhìn cách sửa lỗi anh em của Chúa Giêsu là một cách diễn tả tình yêu thì hiệp thông trong lời cầu nguyện lại là một diễn tả khác của tình yêu “Khi hai hoặc ba người họp lại nhân danh Thầy thì có Thầy ở giữa họ”.
Khi yêu ai, chúng ta không dửng dưng để mặc người ấy lún sâu vào sự dữ. Ta sẽ tìm dịp cảnh tỉnh, nhắc nhở, khuyên bảo, không “makeno”, không “đèn nhà ai nấy sáng”. Tương quan bác ái huynh đệ này rất cần trong cộng đoàn, trong Giáo xứ. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến mục đích của việc sửa lỗi. Đó là chinh phục, cứu lấy anh em để nó đừng hư mất, liên đới trách nhiệm sữa lỗi cho nhau để nhờ đó cộng đoàn “lợi thêm một người anh em”. Thánh Giacôbê nhấn mạnh tới tình bác ái đáng khen của việc sửa sai huynh đệ “Ai đưa một người tội lỗi ra khỏi sai lầm của họ là đã cứu được linh hồn người ấy khỏi chết và đã bù đắp được vô số tội lỗi”.
Chúa Giêsu còn xác định rằng: “Thầy bảo thật các con: nếu ở dưới đất hai người trong anh em hiệp ý cầu xin bất cứ sự gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho họ”. Đây không đơn thuần là một giải quyết giữa anh em loài người, nhưng là cùng nhau đến trước tình yêu Thiên Chúa. Sự hiện diện của Chúa sẽ xóa giải mọi bất hòa giữa anh em. Chúng ta tin và can đảm sống điều đó “Vì ở đâu có có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”.
Trong Đạo Phật người ta thường nói “Phật tại tâm”. Trong Đạo Thiền, người ta sống cuộc sống con người cách đơn sơ thanh thản, không chấp mê, sống tự nhiên như bông hoa nở, như dòng suối chảy, như áng mây bay, như làn gió thổi. Sống an bình với chính mình an hoà với tha nhân, là “phá chấp ngã” nghĩa là không chấp, không chấp cả cái không chấp.
Đạo lý Chúa Kitô tự bản chất sâu xa là Đạo nhân, Đạo của lòng nhân ái, Đạo của tình thương. Tình thương không phải là một tư tưởng, cũng chẳng phải là một học thuyết. Tình thương là con đường ta phải đi, một tình yêu để ta sống, để chia sẻ với người khác.
Đức Kitô đã làm người để chia sẻ tình yêu của Chúa Cha cho chúng ta. Người mời gọi chúng ta chia sẻ lại tình yêu ấy cho anh em. Tất cả đạo lý Chúa Kitô nằm gọn trong chân lý đó. Trong điều mà Người gọi là điều răn mới: “Anh em hãy yêu thương như Thầy đã yêu thương anh em”.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban ơn can đảm để con nhận sự sửa lỗi của anh em, và ban cho con ơn khôn ngoan để con biết chân thành sửa lỗi cho nhau, nhờ đó con xứng đáng nhận được lòng nhân từ Chúa xót thương.
Lạy Chúa Giêsu, trước khi sửa lỗi ai, xin Chúa nhắc con nhớ rằng con cũng là tội nhân, cũng yếu đuối và hay lầm lỗi, có khi còn nặng nề hơn họ. Nếu vì bổn phận, con phải sưả lỗi cho người khác, xin cho con biết lấy tinh thần bác ái và tôn trọng nhân vị mà cư xử, nâng đỡ hơn là chỉ trích thoá mạ anh em. Xin cho cúng con luôn biết rộng lượng, bao dung với người khác vì con biết chắc rằng Chúa vẫn tha thứ cho con từng ngày. Amen
Tuân Tử, một hiền triết Trung hoa đã nói rằng: Kẻ khen ta mà khen thật mới chỉ là bạn ta, kẻ chê ta mà chê thật là thầy ta, còn kẻ nịnh hót tâng bốc ta là những kẻ chỉ làm hại ta mà thôi.
Chê mà chê thật là sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ. Là con người ai mà chẳng lầm lỗi. Không ai trên trần thế có thể tự hào mình vô tội. Chính Thánh Gioan đã quả quyết: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta” (1Ga 1,8). Thú nhận mình tội lỗi không có nghĩa là chấp nhận thất vọng. Ngược lại ý thức được sự yếu đuối của mình sẽ giúp con người mạnh tin hơn. Thánh Gioan cũng viết: “Nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính” (1Ga 2,1b). Sửa lỗi huynh đệ là cần thiết để giúp nhau thăng tiến và trưởng thành. Vì thế sửa lỗi cho nhau là một nghệ thuật đòi hỏi người ta phải tuân theo một số kỹ thuật.
Trang Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy nghệ thuật từng bước sửa lỗi cho anh em và mời gọi hãy cùng nhau cầu nguyện.
1. Sửa lỗi cho nhau:
Bước 1: “Nếu anh em ngươi phạm tội hãy đi sửa lỗi một mình ngươi với nó”. Một mình với anh em là rất kín đáo. Sửa lỗi cá nhân, tôn trọng và giữ thể diện, biểu lộ sự tin tưởng giữa hai người không để người thứ ba đựoc biết. Đây là cuộc nói chuyện riêng tư, không phải hạ nhục người có lỗi nhưng là giúp người ấy nhận ra lỗi lầm của mình. Phải nói sự thật, nhưng có những sự thật không nên nói hết.
Sự góp ý huynh đệ này đòi hỏi phải tế nhị, xây dựng:
Người góp ý: Nhẹ nhàng, nói đúng lúc, đúng chỗ, khôn khéo, thiện chí, nếu không sẽ phản tác dụng, khi đó góp ý chỉ là chỉ trích, phê phán.
Người được góp ý: Khiêm nhường nhận lời khuyên, không nóng nảy tự ái, sẵn sàng đón nhận, nhận ra sai lầm, không cố chấp cứng đầu, can đảm sửa đổi. Có như thế việc sửa đổi cho nhau mới có kết quả.
Bước 2: “Nếu nó không chịu nghe thì hãy đem theo một hay hai người nữa để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba nhân chứng”. Như thế, nếu bước một không đem lại kết quả mong đợi, sẽ đến bước hai là gặp gỡ có hai hoặc ba nhân chứng. Đây không phải là gây áp lực. Sự hiện diện của các chứng nhân bảo đảm cho tính khách quan và cộng đoàn. Luật Môsê dạy: “Một nhân chứng duy nhất không thể đứng lên buộc tội một người về bất cứ tội lỗi nào, phải căn cứ vào lời của hai hay ba nhân chứng, sự việc mới được cứu xét” (Đnl 19,15). Tuy nhiên chỉ thị của Chúa Giêsu nói đây không phải là nhân chứng buộc tội nhưng là những người trợ lực có uy tín để giúp tội nhân dễ dàng sữa lỗi. Cần kiên nhẫn đối vơi người cố chấp.
Người sửa lỗi chú ý hình thức xây dựng và bác ái. Có nhiều khuyết điểm có thể tự nhiên được sửa chữa qua tính trung gian, nhất là những khuyết điểm nhỏ.
Người được sửa lỗi chú ý nội dung được góp ý.
Bước 3: “Nếu nó không chịu nghe họ thì hãy đi thưa Hội Thánh”. Hai bước không đạt kết quả, đưa ra trước cộng đoàn Hội Thánh địa phương vì Hội Thánh được Chúa ban cho quyền cầm buộc tháo cởi (x. Mt 18,18). Đưa ra Hội Thánh không phải để bị xét xử nhưng để tỏ lòng sám hối và sẽ được ân xá. Nhưng nếu kẻ đó vẫn cố chấp không chịu sữa lỗi thì tự loại mình ra khỏi Hội Thánh không còn thuộc về cộng đoàn.
Bước 4: “Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe thì hãy kể nó như một người ngoại”. Cộng đoàn mà không chịu nghe thì phải chấp nhận thái độ tự cô lập của họ. Họ cố chấp không muốn ở trong Hội Thánh thì họ sống trong lầm lạc về đức tin và luân lý. Hội Thánh không còn trách nhiệm trực tiếp phải lo cho họ nữa, chỉ còn phó thác họ cho lòng nhân từ của Chúa mà thôi.
2. Hiệp lời cầu nguyện:
Nếu nhìn cách sửa lỗi anh em của Chúa Giêsu là một cách diễn tả tình yêu thì hiệp thông trong lời cầu nguyện lại là một diễn tả khác của tình yêu “Khi hai hoặc ba người họp lại nhân danh Thầy thì có Thầy ở giữa họ”.
Khi yêu ai, chúng ta không dửng dưng để mặc người ấy lún sâu vào sự dữ. Ta sẽ tìm dịp cảnh tỉnh, nhắc nhở, khuyên bảo, không “makeno”, không “đèn nhà ai nấy sáng”. Tương quan bác ái huynh đệ này rất cần trong cộng đoàn, trong Giáo xứ. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến mục đích của việc sửa lỗi. Đó là chinh phục, cứu lấy anh em để nó đừng hư mất, liên đới trách nhiệm sữa lỗi cho nhau để nhờ đó cộng đoàn “lợi thêm một người anh em”. Thánh Giacôbê nhấn mạnh tới tình bác ái đáng khen của việc sửa sai huynh đệ “Ai đưa một người tội lỗi ra khỏi sai lầm của họ là đã cứu được linh hồn người ấy khỏi chết và đã bù đắp được vô số tội lỗi”.
Chúa Giêsu còn xác định rằng: “Thầy bảo thật các con: nếu ở dưới đất hai người trong anh em hiệp ý cầu xin bất cứ sự gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho họ”. Đây không đơn thuần là một giải quyết giữa anh em loài người, nhưng là cùng nhau đến trước tình yêu Thiên Chúa. Sự hiện diện của Chúa sẽ xóa giải mọi bất hòa giữa anh em. Chúng ta tin và can đảm sống điều đó “Vì ở đâu có có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”.
Trong Đạo Phật người ta thường nói “Phật tại tâm”. Trong Đạo Thiền, người ta sống cuộc sống con người cách đơn sơ thanh thản, không chấp mê, sống tự nhiên như bông hoa nở, như dòng suối chảy, như áng mây bay, như làn gió thổi. Sống an bình với chính mình an hoà với tha nhân, là “phá chấp ngã” nghĩa là không chấp, không chấp cả cái không chấp.
Đạo lý Chúa Kitô tự bản chất sâu xa là Đạo nhân, Đạo của lòng nhân ái, Đạo của tình thương. Tình thương không phải là một tư tưởng, cũng chẳng phải là một học thuyết. Tình thương là con đường ta phải đi, một tình yêu để ta sống, để chia sẻ với người khác.
Đức Kitô đã làm người để chia sẻ tình yêu của Chúa Cha cho chúng ta. Người mời gọi chúng ta chia sẻ lại tình yêu ấy cho anh em. Tất cả đạo lý Chúa Kitô nằm gọn trong chân lý đó. Trong điều mà Người gọi là điều răn mới: “Anh em hãy yêu thương như Thầy đã yêu thương anh em”.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban ơn can đảm để con nhận sự sửa lỗi của anh em, và ban cho con ơn khôn ngoan để con biết chân thành sửa lỗi cho nhau, nhờ đó con xứng đáng nhận được lòng nhân từ Chúa xót thương.
Lạy Chúa Giêsu, trước khi sửa lỗi ai, xin Chúa nhắc con nhớ rằng con cũng là tội nhân, cũng yếu đuối và hay lầm lỗi, có khi còn nặng nề hơn họ. Nếu vì bổn phận, con phải sưả lỗi cho người khác, xin cho con biết lấy tinh thần bác ái và tôn trọng nhân vị mà cư xử, nâng đỡ hơn là chỉ trích thoá mạ anh em. Xin cho cúng con luôn biết rộng lượng, bao dung với người khác vì con biết chắc rằng Chúa vẫn tha thứ cho con từng ngày. Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nỗ lực hòa giải giữa người Công Giáo và người Tin lành Luthêrô
Nguyễn Trọng Đa
07:04 30/08/2011
ĐTC Biển Đức XVI đưa ra một chiều kích đại kết cho chuyến đi của Ngài tới Đức
ROMA - "Giáo Hội Công Giáo và Liên đoàn Luthêrô Thế giới đang chuẩn bị một tuyên bố chung về Cuộc Cải Cách, nhằm chuẩn bị mừng 500 năm ngày ngài Luther công bố 95 luận đề vào năm 2017" - Đài phát thanh Vatican nhấn mạnh như thế ngày 29-8. ĐTC Biển Đức XVI muốn đem một chiều kích đại kết cho chuyến đi thăm Đức của Ngài vào tháng 9 tới.
Đức Hồng Y Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô hữu, đã loan báo tin này trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Hãng tin Công giáo Đức KNA.
Đài phát thanh Vatican nói rõ: “Văn bản này cần phải phân tích Cuộc Cải Cách trong ánh sáng của 2000 năm Kitô giáo. Lễ kỷ niệm chung của sự kiện lớn này có thể là cơ hội cho một lời thưa lỗi tại tôi (mea culpa) của cả hai bên: đối với Hồng y Koch, một sự thanh luyện chung của hoài niệm là cần thiết".
Trong chuyến đi của ĐTC tới Đức, từ ngày 22 đến ngày 25-9, ĐTC Biển Đức XVI sẽ đặc biệt tới Erfurt, nơi Luther đã có một thời gian nghiên cứu: Đức Hồng Y Koch cho biết chính ĐTC Biển Đức XVI muốn rằng chuyến thăm của Ngài có một chiều kích đại kết mạnh mẽ.
Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel, ái nữ của một mục sư Tin Lành, mong muốn rằng chuyến thăm của ĐTC Biển Đức XVI sẽ khuyến khích "sự hội tụ và đoàn kết giữa các Kitô hữu trong xã hội hiện nay". (Zenit.org 29-8-2011)
ROMA - "Giáo Hội Công Giáo và Liên đoàn Luthêrô Thế giới đang chuẩn bị một tuyên bố chung về Cuộc Cải Cách, nhằm chuẩn bị mừng 500 năm ngày ngài Luther công bố 95 luận đề vào năm 2017" - Đài phát thanh Vatican nhấn mạnh như thế ngày 29-8. ĐTC Biển Đức XVI muốn đem một chiều kích đại kết cho chuyến đi thăm Đức của Ngài vào tháng 9 tới.
Đức Hồng Y Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô hữu, đã loan báo tin này trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Hãng tin Công giáo Đức KNA.
Đài phát thanh Vatican nói rõ: “Văn bản này cần phải phân tích Cuộc Cải Cách trong ánh sáng của 2000 năm Kitô giáo. Lễ kỷ niệm chung của sự kiện lớn này có thể là cơ hội cho một lời thưa lỗi tại tôi (mea culpa) của cả hai bên: đối với Hồng y Koch, một sự thanh luyện chung của hoài niệm là cần thiết".
Trong chuyến đi của ĐTC tới Đức, từ ngày 22 đến ngày 25-9, ĐTC Biển Đức XVI sẽ đặc biệt tới Erfurt, nơi Luther đã có một thời gian nghiên cứu: Đức Hồng Y Koch cho biết chính ĐTC Biển Đức XVI muốn rằng chuyến thăm của Ngài có một chiều kích đại kết mạnh mẽ.
Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel, ái nữ của một mục sư Tin Lành, mong muốn rằng chuyến thăm của ĐTC Biển Đức XVI sẽ khuyến khích "sự hội tụ và đoàn kết giữa các Kitô hữu trong xã hội hiện nay". (Zenit.org 29-8-2011)
Đại hội Giới trẻ Thế giới 2013: Đức Hồng Y Rylko tiếp xúc sơ khởi với các vị có trách nhiệm của Brazil
Phạm Kim An
07:06 30/08/2011
ROMA - Nếu Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid vừa kết thúc, công việc chuẩn bị cho Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Rio vào năm 2013 đã bắt đầu. Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân nói: "Và thời gian đang tăng tốc", trong cuộc trả lời phỏng vấn với nhật báo L'Osservatore Romano.
Ngài giải thích: “Chúng tôi đã bắt đầu làm việc ở Madrid" để chuẩn bị cho Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Rio năm 2013. "Tôi đã có cuộc họp đầu tiên với Tổng Giám mục tổng giáo phận Rio, và với đại diện của Hội Đồng Giám Mục Brazil. Chúng tôi đã ấn định các cuộc gặp tiếp theo".
Trong thời gian này, "một thánh giá gỗ lớn đi trước mỗi Đại hội Giới trẻ Thế giới đã đi tới Brazil, như một cái cày chuẩn bị đất để gieo hạt giống. Thánh giá này sẽ đến trong Tổng Giáo Phận Sao Paolo, nơi thánh giá sẽ bắt đầu chuyến hành hương ở 274 giáo phận trong cả nước trong hai năm chuẩn bị".
Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Hồng Y Rylko nhắc lại rằng "mục tiêu của mỗi Đại hội Giới trẻ Thế giới là để xây dựng cầu nối giữa sự kiện bất thường của các tụ họp quốc tế với Đức giáo hoàng, và lễ mừng trong cuộc sống bình thường và cụ thể của thanh thiếu niên, những người sống trong thực tế hiện nay". Ngài nhấn mạnh: "Chính trên mảnh đất này mà việc mục vụ giới trẻ được đo lường”.
Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân nhấn mạnh: "Điều rất quan trọng là nhấn mạnh đến sự việc rằng các đèn pha đã tắt, và mọi sự trở lại bình thường, cần phải cho sự tiếp nối của Đại hội Giới trẻ Thế giới đi vào việc chăm sóc mục vụ bình thường".
Trong các cuộc họp ở Madrid, "đã có một hạt giống lớn, nhờ sự hiện diện và lời nói rất cảm động và sâu sắc của ĐTC Biển Đức XVI". Đức Hồng y nhấn mạnh: “Nhưng bây giờ là đến lúc thu hoạch, cần có các kiểm chứng: chúng ta phải kiểm tra để xem liệu những gì chúng ta đã đầu tư ở cấp Giáo Hội hoàn vũ có được tiếp nhận và gieo trồng trong các thực tại địa phương không".
Ngài nói: "Đặc biệt là các người trẻ đã chọn sống đời thánh hiến hay đời linh mục, họ xứng đáng có sự đồng hành đặc biệt của người có trách nhiệm, để cho ơn gọi của họ không phải là một đốm rơm lóe sáng chốc lát rồi thôi”. (Zenit 29-8-2011)
Ngài giải thích: “Chúng tôi đã bắt đầu làm việc ở Madrid" để chuẩn bị cho Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Rio năm 2013. "Tôi đã có cuộc họp đầu tiên với Tổng Giám mục tổng giáo phận Rio, và với đại diện của Hội Đồng Giám Mục Brazil. Chúng tôi đã ấn định các cuộc gặp tiếp theo".
Trong thời gian này, "một thánh giá gỗ lớn đi trước mỗi Đại hội Giới trẻ Thế giới đã đi tới Brazil, như một cái cày chuẩn bị đất để gieo hạt giống. Thánh giá này sẽ đến trong Tổng Giáo Phận Sao Paolo, nơi thánh giá sẽ bắt đầu chuyến hành hương ở 274 giáo phận trong cả nước trong hai năm chuẩn bị".
Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Hồng Y Rylko nhắc lại rằng "mục tiêu của mỗi Đại hội Giới trẻ Thế giới là để xây dựng cầu nối giữa sự kiện bất thường của các tụ họp quốc tế với Đức giáo hoàng, và lễ mừng trong cuộc sống bình thường và cụ thể của thanh thiếu niên, những người sống trong thực tế hiện nay". Ngài nhấn mạnh: "Chính trên mảnh đất này mà việc mục vụ giới trẻ được đo lường”.
Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân nhấn mạnh: "Điều rất quan trọng là nhấn mạnh đến sự việc rằng các đèn pha đã tắt, và mọi sự trở lại bình thường, cần phải cho sự tiếp nối của Đại hội Giới trẻ Thế giới đi vào việc chăm sóc mục vụ bình thường".
Trong các cuộc họp ở Madrid, "đã có một hạt giống lớn, nhờ sự hiện diện và lời nói rất cảm động và sâu sắc của ĐTC Biển Đức XVI". Đức Hồng y nhấn mạnh: “Nhưng bây giờ là đến lúc thu hoạch, cần có các kiểm chứng: chúng ta phải kiểm tra để xem liệu những gì chúng ta đã đầu tư ở cấp Giáo Hội hoàn vũ có được tiếp nhận và gieo trồng trong các thực tại địa phương không".
Ngài nói: "Đặc biệt là các người trẻ đã chọn sống đời thánh hiến hay đời linh mục, họ xứng đáng có sự đồng hành đặc biệt của người có trách nhiệm, để cho ơn gọi của họ không phải là một đốm rơm lóe sáng chốc lát rồi thôi”. (Zenit 29-8-2011)
Pakistan: Lần đầu tiên các nhóm thiểu số tôn giáo có đại diện trong Thượng viện
Nguyễn Trọng Đa
07:07 30/08/2011
Islamabad - Thượng viện Pakistan sẽ dành bốn ghế cho các nhóm thiểu số tôn giáo của đất nước. Mỗi tỉnh, là Punjab (nơi Kitô hữu là nhóm lớn nhất), Sindh, Baluchistan và Khyber Pakhtunkhwa sẽ nhận được một ghế. Do đó, đây là lần đầu tiên trong lịch sử của quốc gia, các nhóm ngoài Hồi giáo sẽ có đại diện tại Thượng viện. Luật mới sẽ có hiệu lực càng sớm, khi cuộc bầu cử Thượng viện tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3-2012.
Các nhóm tôn giáo ngoài Hồi giáo đã không có ghế tại Thượng viện trong 38 năm qua, nhưng mọi thứ sẽ thay đổi nhờ tu án chính thứ 18 của Hiến pháp, vốn được thúc đẩy bởi các nhóm thiểu số của đất nước, và được hỗ trợ bởi các khu vực rộng lớn của Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) cầm quyền. Cho đến nay, chỉ có các học giả, phụ nữ và công chức Hồi giáo mới có ghế trong Quốc hội.
Ông Anjum James Paul, một giáo viên Kitô giáo và chủ tịch của Hiệp hội Giáo viên của các nhóm thiểu số Pakistan (PMTA), đã viết thư cho Tổng thống Asif Ali Zardari bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với luật này.
Trong bức thư của mình, nhà hoạt động này, cũng là giám đốc của SHADOW, gọi bà Benazir Bhutto (cựu thủ tướng và là phu nhân của ông Zardari, người đã bị giết năm 2007), và ông Shahbaz Bhatti, Bộ trưởng nhóm thiểu số Công giáo, là “các vị tử đạo của chúng tôi”. Theo ông, cả hai vị "luôn ủng hộ chính nghĩa của các cộng đồng bị gạt bên lề ở Pakistan và đã hy sinh mạng sống của họ cho chính nghĩa”.
Bức thư viết: “Chúng tôi chào mừng các vị tử đạo của chúng tôi và chính phủ của Đảng Nhân dân Pakistan, đã giải quyết bằng cách nào đó các vết thương của các nhóm thiểu số".
Trong phần kết luận, lá thư đưa thêm một "yêu cầu khiêm tốn" nhân danh các nhóm thiểu số, cụ thể là “tăng số lượng các ghế dành riêng trong Quốc hội Pakistan", và "bãi bỏ tất cả các khoản và luật phân biệt đối xử, để tất cả người Pakistan có thể được hưởng các quyền bình đẳng ", và nhờ đó góp phần vào vinh quang của đất nước. (AsiaNews 29-8-2011)
Các nhóm tôn giáo ngoài Hồi giáo đã không có ghế tại Thượng viện trong 38 năm qua, nhưng mọi thứ sẽ thay đổi nhờ tu án chính thứ 18 của Hiến pháp, vốn được thúc đẩy bởi các nhóm thiểu số của đất nước, và được hỗ trợ bởi các khu vực rộng lớn của Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) cầm quyền. Cho đến nay, chỉ có các học giả, phụ nữ và công chức Hồi giáo mới có ghế trong Quốc hội.
Ông Anjum James Paul, một giáo viên Kitô giáo và chủ tịch của Hiệp hội Giáo viên của các nhóm thiểu số Pakistan (PMTA), đã viết thư cho Tổng thống Asif Ali Zardari bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với luật này.
Trong bức thư của mình, nhà hoạt động này, cũng là giám đốc của SHADOW, gọi bà Benazir Bhutto (cựu thủ tướng và là phu nhân của ông Zardari, người đã bị giết năm 2007), và ông Shahbaz Bhatti, Bộ trưởng nhóm thiểu số Công giáo, là “các vị tử đạo của chúng tôi”. Theo ông, cả hai vị "luôn ủng hộ chính nghĩa của các cộng đồng bị gạt bên lề ở Pakistan và đã hy sinh mạng sống của họ cho chính nghĩa”.
Bức thư viết: “Chúng tôi chào mừng các vị tử đạo của chúng tôi và chính phủ của Đảng Nhân dân Pakistan, đã giải quyết bằng cách nào đó các vết thương của các nhóm thiểu số".
Trong phần kết luận, lá thư đưa thêm một "yêu cầu khiêm tốn" nhân danh các nhóm thiểu số, cụ thể là “tăng số lượng các ghế dành riêng trong Quốc hội Pakistan", và "bãi bỏ tất cả các khoản và luật phân biệt đối xử, để tất cả người Pakistan có thể được hưởng các quyền bình đẳng ", và nhờ đó góp phần vào vinh quang của đất nước. (AsiaNews 29-8-2011)
ĐGH Bênêđictô đang tìm kiếm người đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin
Tiền Hô
09:38 30/08/2011
Trong Giáo Hội Công Giáo, độ tuổi nghỉ hưu thông thường của các chức sắc là 75 tuổi. Đến năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ phải đối mặt với một quyết định quan trọng: Ai sẽ thay thế cho Đức Hồng Y William Levada người Mỹ, đang là vị đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin?
Đức Hồng Y Levada sẽ mừng kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục vào ngày 20 Tháng 12 năm nay, và ngài có bày tỏ ý định sẽ từ chức khỏi cương vị là Tổng Trưởng Thánh Bộ này.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI từng có một sự quan tâm đặc biệt đến cương vị trên, vì đây là vị trí mà ngài đã phục vụ suốt 24 năm trước khi được bầu làm giáo hoàng.
Trong những năm gần đây, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết đối với các trường hợp lạm dụng tính dục trong Giáo Hội. Thánh Bộ này cũng được giao nhiệm vụ thâu nhận các tín hữu Anh Giáo nào muốn về hiệp thông với Rôma.
Giới chức Vatican đang quan tâm theo dõi xem ai có thể là người kế nhiệm cho Thánh Bộ này. Ký giả thạo tin Vatican - Andrea Tornielli nói rằng, rất có thể là Đức Hồng y Angelo Amato, nguyên là tổng thư ký Thánh Bộ, nhưng ngài đã 73 tuổi và một người Ý. Nhưng ký giả này cũng tin rằng người kế nhiệm cũng có thể đến từ một quốc gia khác.
Các ứng cử viên khác có thể bao gồm: Đức Giám Mục người Đức Gerhard Ludwig Muller, cũng như Đức Giám Mục Roland Minnerath (giám mục Giáo phận Dijon, Pháp Quốc). Ngoài ra còn có linh mục Dòng Tên Luis Ladaria người Tây Ban Nha và linh mục Dòng Đa Minh Joseph Augustine Di Noia người Mỹ, cả hai vị này từng là cộng sự của Đức Hồng Y Ratzinger (đương kim Giáo Hoàng Bênêđictô XVI) thời còn ở Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Vị tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có nhiệm vụ bảo vệ sự chính thống của Giáo Hội Công Giáo và Rao giảng Đức Tin. (Theo RomeReports, 30 Tháng Tám 2011)
Đức Hồng Y Levada sẽ mừng kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục vào ngày 20 Tháng 12 năm nay, và ngài có bày tỏ ý định sẽ từ chức khỏi cương vị là Tổng Trưởng Thánh Bộ này.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI từng có một sự quan tâm đặc biệt đến cương vị trên, vì đây là vị trí mà ngài đã phục vụ suốt 24 năm trước khi được bầu làm giáo hoàng.
Trong những năm gần đây, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết đối với các trường hợp lạm dụng tính dục trong Giáo Hội. Thánh Bộ này cũng được giao nhiệm vụ thâu nhận các tín hữu Anh Giáo nào muốn về hiệp thông với Rôma.
Giới chức Vatican đang quan tâm theo dõi xem ai có thể là người kế nhiệm cho Thánh Bộ này. Ký giả thạo tin Vatican - Andrea Tornielli nói rằng, rất có thể là Đức Hồng y Angelo Amato, nguyên là tổng thư ký Thánh Bộ, nhưng ngài đã 73 tuổi và một người Ý. Nhưng ký giả này cũng tin rằng người kế nhiệm cũng có thể đến từ một quốc gia khác.
Các ứng cử viên khác có thể bao gồm: Đức Giám Mục người Đức Gerhard Ludwig Muller, cũng như Đức Giám Mục Roland Minnerath (giám mục Giáo phận Dijon, Pháp Quốc). Ngoài ra còn có linh mục Dòng Tên Luis Ladaria người Tây Ban Nha và linh mục Dòng Đa Minh Joseph Augustine Di Noia người Mỹ, cả hai vị này từng là cộng sự của Đức Hồng Y Ratzinger (đương kim Giáo Hoàng Bênêđictô XVI) thời còn ở Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Vị tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có nhiệm vụ bảo vệ sự chính thống của Giáo Hội Công Giáo và Rao giảng Đức Tin. (Theo RomeReports, 30 Tháng Tám 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Hiền Mẫu tại giáo hạt Đà Lạt
Gió Nhẹ
09:37 30/08/2011
Cứ “đến hẹn lại lên,” ngày Truyền Thống Hiền Mẫu giáo hạt Đalat nay đã là 6 tuổi tròn, tức là 6 lần họp mừng. Năm nay có Trung Tâm Mục Vụ giáo phận mới khánh thành, nên 1.000 hiền mẫu giáo hạt đã tụ về đây để họp mừng ngày truyền thống Chúa nhật 28-8-2011.
Xem hình ảnh
Gọi là “truyền thống” vì đã thành nếp ! Cứ đến ngày lễ Monica 27-8 là tìm ngay Chúa nhật gần đó để định ngày họp mừng. Họp vào ngày của Chúa (Chúa nhật) thì bầu khí hân hoan và thời gian thuận tiện lộ hẳn rõ ràng. Hiền mẫu dù tuổi đời trên 80 vẫn “hân hoan” leo lên đỉnh cao nơi Trung Tâm Mục Vụ tọa lạc, và hiền mẫu trẻ trung bận rộn với công ăn việc làm thì cũng thấy “thuận tiện” gác chuyện nhà chuyện làm để gặp gỡ nhau vui vẻ.
Cha linh hướng hiền mẫu giáo hạt Anphong Nguyễn Công Minh, ofm, trong phần chào đón đã kể lại chuyện ông giáo sư kia bước vào lớp học với một bình bằng thủy tinh to, một bao các trái banh đặc, một túi cát, và 2 ly cà phê. Ông đặt bình thủy tinh trên bàn rồi bỏ các quả banh vào cho đến khi không còn chỗ. Ông hỏi : “Còn cho banh vào được nữa không ?” Sinh viên đáp, “hết chỗ rồi.” Ông liền xé túi cát, và dốc vào bình thủy tinh, cát len lỏi vào cho đến khi không còn vào được nữa. “Còn chỗ không ?” “hết chỗ rồi !” Ông giáo sư liền cầm hai ly cà phê trút vào bình thủy tinh, và trút được cả hai ly cà phê vào cái bình mà các sinh viên hai lần nói “hết chỗ rồi !” Ông kết luận, “Có nhiều lúc ta nghĩ công việc bù đầu, không thể sắp xếp cho một gặp gỡ nào nữa, hay chẳng còn tí thời gian nào để giải khuây, thì nếu biết cách, ta vẫn có thể tìm ra được !” Một sinh viên hỏi, “Ý nghĩa của 2 ly cà phê ?” Ông thầy mỉm cười hỏi lại, “Bạn nghĩ nó là cái gì ?” “Là những phút giây thư giãn cùng với bạn bè bên ly cà phê sảng khoái !” Thầy gật gù cái đầu.
Những phút gặp gỡ ngày hiền mẫu cũng giống như 2 ly cà phê ! Cha linh hướng áp dụng ngay !
9g30 Đức giám mục giáo phận Antôn Vũ Huy Chương đến huấn đức cho các hiền mẫu. Đây là lần đầu tiên Đức cha đến với hiền mẫu, vì Đức cha mới nhận giáo phận Đalat được hơn năm (5) tháng ! Ngài nói về gương mẫu “mẹ Monica” để hiền mẫu bắt chước, và nhân một câu hỏi, ngài nhớ tới người mẹ của ngài trong công cuộc vun đắp ơn gọi cho ngài. Đức cha cũng kêu gọi các hiền mẫu hãy “sinh ra” các linh mục, giám mục tương lai cho Giáo Hội.
11g thánh lễ do Đức cha chủ sự, ngài chỉ định cha linh hướng giảng. Chủ đề bài giảng là “mẫu là mẹ hiền và mẫu là gương tốt.” Gương mà hiền mẫu hạt Đalat noi theo gương của hiền mẫu Monica là cầu cho người khác trở về cùng Chúa. Chương trình “mỗi hiền mẫu một địa chỉ” là một dẫn chứng. Quả vậy, hiền mẫu hạt Đalat từ hơn năm nay đã phát động chương trình mang tên “mỗi hiền mẫu một địa chỉ” nhằm cầu nguyện cho người ngoại chung quanh mình trở về với Chúa. Mỗi hiền mẫu tìm một người, hay một gia đình cụ thể, có địa chỉ, chứ không phải chung chung, rồi mỗi ngày cầu cho họ chỉ một lời vắn tắt “xin Chúa cho ông bà (gia đình) X…nhận biết Chúa là Cha của họ.” Quảng đại hơn, thì đọc một kinh Lạy Cha cầu cho họ. Cứ gieo lời nguyện thế nào cũng có ngày gặt hái. Hiện nay trên 1.000 hiền mẫu trong Hạt, nhưng chỉ mới có hơn trăm địa chỉ. Hy vọng trong tương lai, “địa chỉ” được nhân lên.
Sau thánh lễ hiền mẫu quây quần quanh các bàn ăn cùng với Đức cha, các cha, các sœurs để vừa ăn vừa thưởng thức văn nghệ bỏ túi mà cũng hơi “hoành tráng” vì hóa trang công phu. Lúc này chỉ còn 700 hiền mẫu ở lại, 300 xem tiệc Thánh Thể đã là tiệc rồi, nên ra về. Hội trường của Trung Tâm Mục Vụ chứa trên 70 mâm là vừa chỗ, nhưng nếu cố sắp xếp thì vẫn còn đủ cho “hai ly cà phê” !
Ngày truyền thống khép lại vào khoảng 2 giờ chiều. Trời hơi chuyển mưa thúc đẩy hiền mẫu vội về nhanh lo cho chồng cho con ở nhà. Tạ ơn Chúa, Mẹ và hiền mẫu Monica.
Xem hình ảnh
Gọi là “truyền thống” vì đã thành nếp ! Cứ đến ngày lễ Monica 27-8 là tìm ngay Chúa nhật gần đó để định ngày họp mừng. Họp vào ngày của Chúa (Chúa nhật) thì bầu khí hân hoan và thời gian thuận tiện lộ hẳn rõ ràng. Hiền mẫu dù tuổi đời trên 80 vẫn “hân hoan” leo lên đỉnh cao nơi Trung Tâm Mục Vụ tọa lạc, và hiền mẫu trẻ trung bận rộn với công ăn việc làm thì cũng thấy “thuận tiện” gác chuyện nhà chuyện làm để gặp gỡ nhau vui vẻ.
Cha linh hướng hiền mẫu giáo hạt Anphong Nguyễn Công Minh, ofm, trong phần chào đón đã kể lại chuyện ông giáo sư kia bước vào lớp học với một bình bằng thủy tinh to, một bao các trái banh đặc, một túi cát, và 2 ly cà phê. Ông đặt bình thủy tinh trên bàn rồi bỏ các quả banh vào cho đến khi không còn chỗ. Ông hỏi : “Còn cho banh vào được nữa không ?” Sinh viên đáp, “hết chỗ rồi.” Ông liền xé túi cát, và dốc vào bình thủy tinh, cát len lỏi vào cho đến khi không còn vào được nữa. “Còn chỗ không ?” “hết chỗ rồi !” Ông giáo sư liền cầm hai ly cà phê trút vào bình thủy tinh, và trút được cả hai ly cà phê vào cái bình mà các sinh viên hai lần nói “hết chỗ rồi !” Ông kết luận, “Có nhiều lúc ta nghĩ công việc bù đầu, không thể sắp xếp cho một gặp gỡ nào nữa, hay chẳng còn tí thời gian nào để giải khuây, thì nếu biết cách, ta vẫn có thể tìm ra được !” Một sinh viên hỏi, “Ý nghĩa của 2 ly cà phê ?” Ông thầy mỉm cười hỏi lại, “Bạn nghĩ nó là cái gì ?” “Là những phút giây thư giãn cùng với bạn bè bên ly cà phê sảng khoái !” Thầy gật gù cái đầu.
Những phút gặp gỡ ngày hiền mẫu cũng giống như 2 ly cà phê ! Cha linh hướng áp dụng ngay !
9g30 Đức giám mục giáo phận Antôn Vũ Huy Chương đến huấn đức cho các hiền mẫu. Đây là lần đầu tiên Đức cha đến với hiền mẫu, vì Đức cha mới nhận giáo phận Đalat được hơn năm (5) tháng ! Ngài nói về gương mẫu “mẹ Monica” để hiền mẫu bắt chước, và nhân một câu hỏi, ngài nhớ tới người mẹ của ngài trong công cuộc vun đắp ơn gọi cho ngài. Đức cha cũng kêu gọi các hiền mẫu hãy “sinh ra” các linh mục, giám mục tương lai cho Giáo Hội.
11g thánh lễ do Đức cha chủ sự, ngài chỉ định cha linh hướng giảng. Chủ đề bài giảng là “mẫu là mẹ hiền và mẫu là gương tốt.” Gương mà hiền mẫu hạt Đalat noi theo gương của hiền mẫu Monica là cầu cho người khác trở về cùng Chúa. Chương trình “mỗi hiền mẫu một địa chỉ” là một dẫn chứng. Quả vậy, hiền mẫu hạt Đalat từ hơn năm nay đã phát động chương trình mang tên “mỗi hiền mẫu một địa chỉ” nhằm cầu nguyện cho người ngoại chung quanh mình trở về với Chúa. Mỗi hiền mẫu tìm một người, hay một gia đình cụ thể, có địa chỉ, chứ không phải chung chung, rồi mỗi ngày cầu cho họ chỉ một lời vắn tắt “xin Chúa cho ông bà (gia đình) X…nhận biết Chúa là Cha của họ.” Quảng đại hơn, thì đọc một kinh Lạy Cha cầu cho họ. Cứ gieo lời nguyện thế nào cũng có ngày gặt hái. Hiện nay trên 1.000 hiền mẫu trong Hạt, nhưng chỉ mới có hơn trăm địa chỉ. Hy vọng trong tương lai, “địa chỉ” được nhân lên.
Sau thánh lễ hiền mẫu quây quần quanh các bàn ăn cùng với Đức cha, các cha, các sœurs để vừa ăn vừa thưởng thức văn nghệ bỏ túi mà cũng hơi “hoành tráng” vì hóa trang công phu. Lúc này chỉ còn 700 hiền mẫu ở lại, 300 xem tiệc Thánh Thể đã là tiệc rồi, nên ra về. Hội trường của Trung Tâm Mục Vụ chứa trên 70 mâm là vừa chỗ, nhưng nếu cố sắp xếp thì vẫn còn đủ cho “hai ly cà phê” !
Ngày truyền thống khép lại vào khoảng 2 giờ chiều. Trời hơi chuyển mưa thúc đẩy hiền mẫu vội về nhanh lo cho chồng cho con ở nhà. Tạ ơn Chúa, Mẹ và hiền mẫu Monica.
Hạc vàng về cõi cao xanh
Đồng Nhân
05:57 30/08/2011
Cụ Bà Maria Trần Thị Thông đã được Chúa gọi về vào lúc 9:30 tối thứ Năm 18 tháng 8, 2011. Cánh hạc vàng đã bay về cõi cao xanh!
Xem hình ảnh tang lễ
Cụ là thân mẫu của Nhà văn/Giáo sư Quyên Di. Lâu nay, người ta vẫn kháo nhau rằng thân mẫu nhà văn Quyên Di sống rất thọ. Quả vậy, tính đến ngày được Chúa gọi ra khỏi thế gian, cụ thọ 103 tuổi. Quả là một con người sống vượt qua thế kỷ.
Khi nhà văn Quyên Di được hỏi rằng ông có hãnh diện có bà mẹ thọ như thế không, nhà văn Quyên Di đã khiêm tốn trả lời rằng: “Đương nhiên tuổi thọ rất đáng quý. Nhưng nếu có được chút hãnh diện, thì tôi hãnh diện rằng mẹ tôi cả một đời cố gắng sống nên người công chính trước mặt Chúa.” Câu trả lời của nhà văn Quyên Di khiến phóng viên VietCatholic hiểu được tại sao ông chọn bài đọc trích sách Khôn Ngoan trong thánh lễ an táng cụ bà Maria, với những câu mở đầu: “Người công chính dù có mất sớm, cũng vẫn được an nghỉ. Vì tuổi thọ đáng kính không phải bởi sống lâu, cũng không do số tuổi. Đối với con người, sự khôn ngoan còn quý hơn tóc bạc. Sống không tì ố đã là sống thọ. Người công chính đẹp lòng Thiên Chúa nên được Thiên Chúa yêu thương.” (Kn. 4, 7-10)
Thật vậy, cụ bà Maria đã sống một đời sống công chính ngay từ khi còn nhỏ đến những giây phút cuối đời. Mồ côi cha từ lúc còn thơ ấu, cụ bà sống với mẹ; và bà mẹ đã uốn nắn dạy dỗ con gái sống đời sống công giáo thuần thành. Mới năm, sáu tuổi, cụ đã theo mẹ đến nhà thờ dâng thánh lễ hằng ngày vào lúc 4 giờ sáng. Lấy chồng thì giúp chồng; có con thì nuôi dạy con; chồng chết thì ở vậy tiếp tục nuôi con cho đến khi chúng khôn lớn; về già thì sống thuận theo ý con... Không bao giờ cụ đòi hỏi hay phiền trách con cái. Đó là cuộc sống của cụ bà Maria. Suốt cuộc đời, cụ luôn luôn dạy bảo con cháu: “Các con hãy biết nhường nhịn. Cứ chịu thiệt một chút nhưng tất cả đều thoải mái, vui vẻ, có phải là hơn không!” Nữ tu Rosalie có lần đã nói: “Chúng ta cố gắng làm những việc tầm thường để trở nên phi thường.” Theo ý nghĩa của câu nói đó thì cụ bà Maria quả nhiên là một nhân vật phi thường.
Trở bệnh nặng chừng 1 tháng trước khi từ trần, cụ bà Maria được con cháu đưa vào nhà thương. Mọi người trong gia đình thay phiên nhau chăm sóc cụ 24/24. Sáng ngày 18 tháng 8, cụ Maria từ chối thức ăn và thuốc men. Tất cả con cháu đều tụ họp quanh giường cụ để tiễn biệt. Chiều tối, con cháu mời linh mục đến cho cụ chịu các phép bí tích cuối cùng. Hơn một tiếng sau, cụ giã từ cõi thế một cách rất thanh thản, yên bình.
Hai ngày thăm viếng cụ tại nhà quàn Brothers of St. Patrick, thành phố Midway City, California giống như hai ngày hội. Cả ngàn người đã đến viếng xác cụ, kể cả những người không hề quen biết gia đình, chỉ nghe nói về cụ mà thôi. Nhiều vị dân cử, nhiều vị trong giới truyền thông, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo cũng như nhiều nhân sĩ đã đến viếng cụ. Vòng hoa tràn ngập căn phòng nơi thân xác cụ yên vị. Vì gia đình đã có lời xin “miễn phúng điếu” nên để thay vào đó, rất nhiều tổ chức, đoàn thể và cá nhân đạo cũng như đời đều xin lễ cầu nguyện cùng Chúa cho linh hồn cụ.
Phóng viên VietCatholic hỏi nhạc sĩ Hồng Trang, phu nhân nhà văn Quyên Di, tức con dâu cụ Maria, người đã chăm sóc cụ tận tình trong suốt 20 năm liền, rằng: “Cụ mất, chị có buồn không?” Nhạc sĩ Hồng Trang trả lời: “Tôi không buồn, vì tôi tin chắc rằng mẹ tôi sẽ sớm được hưởng nhan thánh Chúa. Nhưng tôi nhớ mẹ tôi, nhớ lắm!”
Giây phút tiễn biệt, đóng nắp quan tài được tổ chức lúc 8 giờ tối ngày thứ Sáu 26 tháng 8. Con cháu và những người thân quây quần quanh quan tài cụ. Mỗi một con, cháu và người thân nói một lời tiễn biệt ngắn và đặt vào quan tài một bông hoa. Ca sĩ Như Mai cất tiếng hát bản thánh ca “Trên Đường Về”, một sáng tác của ca sĩ Hồng Trang. Lời ca tha thiết cùng với giọng hát truyền cảm khiến cho mọi trái tim đều dâng lên một nỗi ngậm ngùi.
Thánh lễ an táng cụ bà Maria được tổ chức tại thánh đường Holy Spirit, thành phố Fountain Valley, California, với sự tham dự của số đông các linh mục là những người bạn thân quen hoặc đã từng được nhà văn Quyên Di cộng tác trong nhiều lãnh vực khác nhau: tông đồ mục vụ, truyền thông, in ấn, văn học, nghệ thuật và xã hội... Đức Giám Mục Dominic Mai Thanh Lương chủ tế thánh lễ, với sự đồng tế của 17 linh mục, trong đó có đức ông Nguyễn Văn Tiến, linh mục Đỗ Thanh Hà và linh mục Mai khải Hoàn (những vị cựu Giám đốc Trung tâm Công giáo Việt Nam GP Orange, mà nhà văn Quyên Di đã từng cộng tác); linh mục John Trần Công Nghi, giám đốc mạng lưới truyền thông Công Giáo VietCatholic (mà nhà văn Quyên Di cộng tác với ngài trong các báo 'Chứng Nhân Công Giáo', 'Tin Vui Thời Điểm', 'Tin Vui Media'); linh mục Vũ Hân (cộng tác với nguyệt san Dân Chúa); linh mục Việt Hưng (cộng tác trong Ủy ban Giáo Lý toàn quốc); và nhiều linh mục thân quen đến từ xa, như Virginia, Louisiana, v.v... cũng về đồng tế thánh lễ này.
Linh mục Nguyễn Thái, Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, trong phần giảng thuyết, đã nói khá chi tiết về cuộc sống tốt đẹp của cụ. Cuối bài giảng, linh mục nhắc lại sự kiện bức tranh Mona Lisa của nhà danh hoạ Leonardo da Vinci bị đánh cắp năm 1911 và tìm lại được vào năm 1913. Trong 2 năm trời bức tranh “mất tích,” số người đến bảo tàng viện Louvre để chiêm ngưỡng “khoảng trống không” trong căn phòng Salon Carré (Phòng Vuông) nơi trước đây treo bức tranh Mona Lisa đã đông gấp đôi số người đã đến chiêm ngưỡng bức tranh này trong vòng suốt 12 năm về trước. Linh mục kết luận: “Cái ‘cõi trống’ có một giá trị vô cùng cao cả. Cụ bà Maria về với Chúa, để lại một ‘cõi trống’ trong lòng con cháu và những người quen biết. Nếu biết chiêm niệm về cái ‘cõi trống’ đó, người ta sẽ tìm thấy một giá trị tuyệt vời.” Lời kết luận của vị linh mục giảng thuyết khiến phóng viên VietCatholic chợt nhớ đến những câu thơ của Thôi Hiệu trong bài “Hoàng Hạc Lâu”:
“Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không du Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.”
(Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.
(Tản Đà dịch)
Ông Nguyễn Văn Liêm và thượng nghị sĩ tiểu bang California Lou Correa đã thay mặt những người tham dự thánh lễ an táng ngỏ lời phân ưu cùng tang quyến. Cả hai đều nhắc đến tuổi thọ 103 của cụ Maria và cuộc sống tốt đẹp của cụ khiến ai cũng phải cảm phục. Nhà văn Quyên Di, thay lời tang quyến đã có lời cảm tạ ngắn gọn. Trong phần Anh ngữ, ông nói rằng: “Rất nhiều lần tôi đã chia sẻ với bạn hữu ý tưởng này: khi người ta khóc, giọt nước mắt chính là những viên kim cương người ta lấy từ đáy trái tim ra để tặng cho người mà họ yêu thương. Ngày hôm nay thân mẫu chúng tôi nhận được rất nhiều kim cương, không những từ con cháu, mà còn từ chính quý vị, những vị đã đến đây dâng Thánh Lễ và đã khóc để tưởng nhớ thân mẫu chúng tôi.”
Nghi thức hạ huyệt tại nghĩa trang Chúa Chiên Lành, thành phố Huntington Beach, California, cũng diễn ra hết sức cảm động. Hai vị linh mục Võ Khoa và Trần Quý đã làm phép quan tài; thế rồi mọi người cùng cất tiếng đọc những kinh nguyện và hát những bài thánh ca. Ca sĩ Như Mai, một lần nữa cất giọng hát tha thiết với bài hát “Vĩnh Biệt.” Sau đó nhạc sĩ Đình Thanh cất lên tiếng kèn điêu luyện nhạc bản “Lòng Mẹ” của Y Vân khiến cho ai cũng không cầm được giọt lệ ngậm ngùi. Tháp chuông nhà thờ Saint Vincent de Paul bên cạnh nghĩa trang vang lên một hồi chuông với điệu nhạc Ave Maria, như lời mời gọi của Đức Mẹ Maria, đón linh hồn cụ bà Trần Thị Thông về nơi vĩnh phúc.
Ai từng đến tiếng xác cụ bà Maria cũng như dự thánh lễ an táng và nghi thức hạ huyệt đều có một cảm nghĩ như nhau: mọi sự thật tốt đẹp, thật trọn vẹn và vô cùng ý nghĩa. Bài tường thuật này tuy không đầy đủ nhiều chi tiết rất đáng ghi nhớ trong tang lễ rất cảm động tiễn đưa cụ bà Maria, nhưng hy vọng ghi lại một cách sơ lược cuộc sống tốt đẹp của một người Công giáo chân chính, giữ đạo thánh Đức Chúa Trời từ lúc chập chững bước chân vào cõi thế, cho đến khi thành cánh hạc vàng, bay bổng lên cõi cao xanh, tìm về với Đấng Toàn Năng và Chí Ái.
Đồng Nhân
Vài nét về
Cụ Bà Quả Phụ Thư Hương Bùi Văn Thư, tức Cụ Bà Chánh Thư
Khuê danh Maria Trần Thị Thông (1909 – 2011)
Cụ bà Trần Thị Thông là hậu duệ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, gốc làng Vạn Đồn, Thái Bình. Cụ sinh ra và trưởng thành tại làng Ngọc Lũ, Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, Bắc Việt.
Thiếu thời, Cụ học chữ Nôm, chữ Nho và chữ Quốc Ngữ, đọc thông viết thạo, thuộc làu kinh bổn cũng như những tác phẩm văn chương của các nhà văn nổi tiếng. Cụ cũng từng giúp các linh mục thừa sai Tây phương học tiếng Việt với một phương pháp rất cụ thể, đem lại kết quả nhanh chóng.
Cụ từng tham gia các cuộc ngắm và thi kinh bổn, thi nhân tài, được trao tặng rất nhiều giải thưởng xuất sắc. Đến tuổi thiếu nữ, Cụ đã tổ chức hát vãn Đức Bà, thành lập đội tiến hoa và tập dâng hoa cho các thiếu nữ bạn trong xóm đạo.
Lập gia đình với Cụ Ông Bùi Văn Thư, Cụ đã tạo dựng một gia đình đạo đức và nhân nghĩa. Cụ cùng chồng mở hiệu may Âu phục đầu tiên do người Việt Nam làm chủ tại phố Tràng Tiền, Hà Nội. Sau đó gia đình Cụ đã về nguyên quán. Trong thời gian 12 năm Cụ Ông làm chánh trương của giáo xứ Ngọc Lũ gồm giáo xứ chính và 12 họ lẻ, Cụ Bà đã tích cực giúp đỡ chồng chu toàn trách nhiệm nặng nề này.
Vào những năm 1943-1945, nạn đói lan tràn khắp miền Bắc, Cụ đã phát chẩn để cứu sống nhiều người, rửa tội cho nhiều người trước khi họ từ trần và chôn cất nhiều xác chết vô thừa nhận hoặc không được thân nhân an táng.
Trong giai đoạn ở Ngọc Lũ, hai Cụ đều là đông y sĩ và đã chữa lành, cứu sống được nhiều người. Năm 1950, hồi cư Hà Nội, hai Cụ vẫn hành nghề đông y sĩ. Năm 1954, gia đình di cư vào Nam, ở tại Sài Gòn, hai Cụ tiếp tục hành nghề đông y sĩ, với lý tưởng cứu nhân độ thế.
Ở Sài Gòn, Cụ đã tham gia nhiều hội đoàn Công giáo, như Đạo Binh Đức Mẹ, hội Bác Ái Vinh Sơn, hội Các Bà Mẹ Công Giáo (hội trưởng), hội Thánh Mi-ca-e...
Sang Hoa Kỳ đoàn tụ với con cháu, Cụ tiếp tục sinh hoạt trong Đạo Binh Đức Mẹ cũng như gia nhập hội Dòng Ba Đa Minh và đã được tuyên khấn trọn đời.
Với lòng đạo đức, nhân từ, tính tình vui vẻ, hiếu khách, lại thuộc nhiều thơ văn, bài hát kim, cổ, Cụ đã được rất nhiều người kính trọng và quý mến.
Cụ có tất cả 12 người con gồm 7 trai, 5 gái; một số đã về cùng Chúa; hiện nay Cụ còn lại 5 người con, gồm 2 trai và 3 gái. Cụ có 3 con dâu, 3 con rể, 17 cháu nội, ngoại và 4 chắt.
Cụ an nghỉ trong Chúa sau suốt cuộc đời 103 năm phụng sự Ngài và yêu mến tha nhân. Ước vọng sau cùng của Cụ là “xin được giữ trọn niềm tin vào Thiên Chúa và luôn theo thánh ý của Ngài; xin cho được luôn cậy trông, phó thác trong tay Chúa và Mẹ Maria; xin cho con cháu biết yêu thương nhau và yêu thương tất cả mọi người, biết cùng nhau giữ đạo thánh Chúa cho đến hơi thở cuối cùng.”
(trích từ tập sách Nghi lễ An táng Bà Maria Trần Thị Thông)
Cụ là thân mẫu của Nhà văn/Giáo sư Quyên Di. Lâu nay, người ta vẫn kháo nhau rằng thân mẫu nhà văn Quyên Di sống rất thọ. Quả vậy, tính đến ngày được Chúa gọi ra khỏi thế gian, cụ thọ 103 tuổi. Quả là một con người sống vượt qua thế kỷ.
Khi nhà văn Quyên Di được hỏi rằng ông có hãnh diện có bà mẹ thọ như thế không, nhà văn Quyên Di đã khiêm tốn trả lời rằng: “Đương nhiên tuổi thọ rất đáng quý. Nhưng nếu có được chút hãnh diện, thì tôi hãnh diện rằng mẹ tôi cả một đời cố gắng sống nên người công chính trước mặt Chúa.” Câu trả lời của nhà văn Quyên Di khiến phóng viên VietCatholic hiểu được tại sao ông chọn bài đọc trích sách Khôn Ngoan trong thánh lễ an táng cụ bà Maria, với những câu mở đầu: “Người công chính dù có mất sớm, cũng vẫn được an nghỉ. Vì tuổi thọ đáng kính không phải bởi sống lâu, cũng không do số tuổi. Đối với con người, sự khôn ngoan còn quý hơn tóc bạc. Sống không tì ố đã là sống thọ. Người công chính đẹp lòng Thiên Chúa nên được Thiên Chúa yêu thương.” (Kn. 4, 7-10)
Thật vậy, cụ bà Maria đã sống một đời sống công chính ngay từ khi còn nhỏ đến những giây phút cuối đời. Mồ côi cha từ lúc còn thơ ấu, cụ bà sống với mẹ; và bà mẹ đã uốn nắn dạy dỗ con gái sống đời sống công giáo thuần thành. Mới năm, sáu tuổi, cụ đã theo mẹ đến nhà thờ dâng thánh lễ hằng ngày vào lúc 4 giờ sáng. Lấy chồng thì giúp chồng; có con thì nuôi dạy con; chồng chết thì ở vậy tiếp tục nuôi con cho đến khi chúng khôn lớn; về già thì sống thuận theo ý con... Không bao giờ cụ đòi hỏi hay phiền trách con cái. Đó là cuộc sống của cụ bà Maria. Suốt cuộc đời, cụ luôn luôn dạy bảo con cháu: “Các con hãy biết nhường nhịn. Cứ chịu thiệt một chút nhưng tất cả đều thoải mái, vui vẻ, có phải là hơn không!” Nữ tu Rosalie có lần đã nói: “Chúng ta cố gắng làm những việc tầm thường để trở nên phi thường.” Theo ý nghĩa của câu nói đó thì cụ bà Maria quả nhiên là một nhân vật phi thường.
Trở bệnh nặng chừng 1 tháng trước khi từ trần, cụ bà Maria được con cháu đưa vào nhà thương. Mọi người trong gia đình thay phiên nhau chăm sóc cụ 24/24. Sáng ngày 18 tháng 8, cụ Maria từ chối thức ăn và thuốc men. Tất cả con cháu đều tụ họp quanh giường cụ để tiễn biệt. Chiều tối, con cháu mời linh mục đến cho cụ chịu các phép bí tích cuối cùng. Hơn một tiếng sau, cụ giã từ cõi thế một cách rất thanh thản, yên bình.
Hai ngày thăm viếng cụ tại nhà quàn Brothers of St. Patrick, thành phố Midway City, California giống như hai ngày hội. Cả ngàn người đã đến viếng xác cụ, kể cả những người không hề quen biết gia đình, chỉ nghe nói về cụ mà thôi. Nhiều vị dân cử, nhiều vị trong giới truyền thông, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo cũng như nhiều nhân sĩ đã đến viếng cụ. Vòng hoa tràn ngập căn phòng nơi thân xác cụ yên vị. Vì gia đình đã có lời xin “miễn phúng điếu” nên để thay vào đó, rất nhiều tổ chức, đoàn thể và cá nhân đạo cũng như đời đều xin lễ cầu nguyện cùng Chúa cho linh hồn cụ.
Phóng viên VietCatholic hỏi nhạc sĩ Hồng Trang, phu nhân nhà văn Quyên Di, tức con dâu cụ Maria, người đã chăm sóc cụ tận tình trong suốt 20 năm liền, rằng: “Cụ mất, chị có buồn không?” Nhạc sĩ Hồng Trang trả lời: “Tôi không buồn, vì tôi tin chắc rằng mẹ tôi sẽ sớm được hưởng nhan thánh Chúa. Nhưng tôi nhớ mẹ tôi, nhớ lắm!”
Giây phút tiễn biệt, đóng nắp quan tài được tổ chức lúc 8 giờ tối ngày thứ Sáu 26 tháng 8. Con cháu và những người thân quây quần quanh quan tài cụ. Mỗi một con, cháu và người thân nói một lời tiễn biệt ngắn và đặt vào quan tài một bông hoa. Ca sĩ Như Mai cất tiếng hát bản thánh ca “Trên Đường Về”, một sáng tác của ca sĩ Hồng Trang. Lời ca tha thiết cùng với giọng hát truyền cảm khiến cho mọi trái tim đều dâng lên một nỗi ngậm ngùi.
Thánh lễ an táng cụ bà Maria được tổ chức tại thánh đường Holy Spirit, thành phố Fountain Valley, California, với sự tham dự của số đông các linh mục là những người bạn thân quen hoặc đã từng được nhà văn Quyên Di cộng tác trong nhiều lãnh vực khác nhau: tông đồ mục vụ, truyền thông, in ấn, văn học, nghệ thuật và xã hội... Đức Giám Mục Dominic Mai Thanh Lương chủ tế thánh lễ, với sự đồng tế của 17 linh mục, trong đó có đức ông Nguyễn Văn Tiến, linh mục Đỗ Thanh Hà và linh mục Mai khải Hoàn (những vị cựu Giám đốc Trung tâm Công giáo Việt Nam GP Orange, mà nhà văn Quyên Di đã từng cộng tác); linh mục John Trần Công Nghi, giám đốc mạng lưới truyền thông Công Giáo VietCatholic (mà nhà văn Quyên Di cộng tác với ngài trong các báo 'Chứng Nhân Công Giáo', 'Tin Vui Thời Điểm', 'Tin Vui Media'); linh mục Vũ Hân (cộng tác với nguyệt san Dân Chúa); linh mục Việt Hưng (cộng tác trong Ủy ban Giáo Lý toàn quốc); và nhiều linh mục thân quen đến từ xa, như Virginia, Louisiana, v.v... cũng về đồng tế thánh lễ này.
Linh mục Nguyễn Thái, Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, trong phần giảng thuyết, đã nói khá chi tiết về cuộc sống tốt đẹp của cụ. Cuối bài giảng, linh mục nhắc lại sự kiện bức tranh Mona Lisa của nhà danh hoạ Leonardo da Vinci bị đánh cắp năm 1911 và tìm lại được vào năm 1913. Trong 2 năm trời bức tranh “mất tích,” số người đến bảo tàng viện Louvre để chiêm ngưỡng “khoảng trống không” trong căn phòng Salon Carré (Phòng Vuông) nơi trước đây treo bức tranh Mona Lisa đã đông gấp đôi số người đã đến chiêm ngưỡng bức tranh này trong vòng suốt 12 năm về trước. Linh mục kết luận: “Cái ‘cõi trống’ có một giá trị vô cùng cao cả. Cụ bà Maria về với Chúa, để lại một ‘cõi trống’ trong lòng con cháu và những người quen biết. Nếu biết chiêm niệm về cái ‘cõi trống’ đó, người ta sẽ tìm thấy một giá trị tuyệt vời.” Lời kết luận của vị linh mục giảng thuyết khiến phóng viên VietCatholic chợt nhớ đến những câu thơ của Thôi Hiệu trong bài “Hoàng Hạc Lâu”:
“Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không du Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.”
(Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.
(Tản Đà dịch)
Ông Nguyễn Văn Liêm và thượng nghị sĩ tiểu bang California Lou Correa đã thay mặt những người tham dự thánh lễ an táng ngỏ lời phân ưu cùng tang quyến. Cả hai đều nhắc đến tuổi thọ 103 của cụ Maria và cuộc sống tốt đẹp của cụ khiến ai cũng phải cảm phục. Nhà văn Quyên Di, thay lời tang quyến đã có lời cảm tạ ngắn gọn. Trong phần Anh ngữ, ông nói rằng: “Rất nhiều lần tôi đã chia sẻ với bạn hữu ý tưởng này: khi người ta khóc, giọt nước mắt chính là những viên kim cương người ta lấy từ đáy trái tim ra để tặng cho người mà họ yêu thương. Ngày hôm nay thân mẫu chúng tôi nhận được rất nhiều kim cương, không những từ con cháu, mà còn từ chính quý vị, những vị đã đến đây dâng Thánh Lễ và đã khóc để tưởng nhớ thân mẫu chúng tôi.”
Nghi thức hạ huyệt tại nghĩa trang Chúa Chiên Lành, thành phố Huntington Beach, California, cũng diễn ra hết sức cảm động. Hai vị linh mục Võ Khoa và Trần Quý đã làm phép quan tài; thế rồi mọi người cùng cất tiếng đọc những kinh nguyện và hát những bài thánh ca. Ca sĩ Như Mai, một lần nữa cất giọng hát tha thiết với bài hát “Vĩnh Biệt.” Sau đó nhạc sĩ Đình Thanh cất lên tiếng kèn điêu luyện nhạc bản “Lòng Mẹ” của Y Vân khiến cho ai cũng không cầm được giọt lệ ngậm ngùi. Tháp chuông nhà thờ Saint Vincent de Paul bên cạnh nghĩa trang vang lên một hồi chuông với điệu nhạc Ave Maria, như lời mời gọi của Đức Mẹ Maria, đón linh hồn cụ bà Trần Thị Thông về nơi vĩnh phúc.
Ai từng đến tiếng xác cụ bà Maria cũng như dự thánh lễ an táng và nghi thức hạ huyệt đều có một cảm nghĩ như nhau: mọi sự thật tốt đẹp, thật trọn vẹn và vô cùng ý nghĩa. Bài tường thuật này tuy không đầy đủ nhiều chi tiết rất đáng ghi nhớ trong tang lễ rất cảm động tiễn đưa cụ bà Maria, nhưng hy vọng ghi lại một cách sơ lược cuộc sống tốt đẹp của một người Công giáo chân chính, giữ đạo thánh Đức Chúa Trời từ lúc chập chững bước chân vào cõi thế, cho đến khi thành cánh hạc vàng, bay bổng lên cõi cao xanh, tìm về với Đấng Toàn Năng và Chí Ái.
Đồng Nhân
Cụ Bà Quả Phụ Thư Hương Bùi Văn Thư, tức Cụ Bà Chánh Thư
Khuê danh Maria Trần Thị Thông (1909 – 2011)
Cụ bà Trần Thị Thông là hậu duệ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, gốc làng Vạn Đồn, Thái Bình. Cụ sinh ra và trưởng thành tại làng Ngọc Lũ, Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, Bắc Việt.
Thiếu thời, Cụ học chữ Nôm, chữ Nho và chữ Quốc Ngữ, đọc thông viết thạo, thuộc làu kinh bổn cũng như những tác phẩm văn chương của các nhà văn nổi tiếng. Cụ cũng từng giúp các linh mục thừa sai Tây phương học tiếng Việt với một phương pháp rất cụ thể, đem lại kết quả nhanh chóng.
Cụ từng tham gia các cuộc ngắm và thi kinh bổn, thi nhân tài, được trao tặng rất nhiều giải thưởng xuất sắc. Đến tuổi thiếu nữ, Cụ đã tổ chức hát vãn Đức Bà, thành lập đội tiến hoa và tập dâng hoa cho các thiếu nữ bạn trong xóm đạo.
Lập gia đình với Cụ Ông Bùi Văn Thư, Cụ đã tạo dựng một gia đình đạo đức và nhân nghĩa. Cụ cùng chồng mở hiệu may Âu phục đầu tiên do người Việt Nam làm chủ tại phố Tràng Tiền, Hà Nội. Sau đó gia đình Cụ đã về nguyên quán. Trong thời gian 12 năm Cụ Ông làm chánh trương của giáo xứ Ngọc Lũ gồm giáo xứ chính và 12 họ lẻ, Cụ Bà đã tích cực giúp đỡ chồng chu toàn trách nhiệm nặng nề này.
Vào những năm 1943-1945, nạn đói lan tràn khắp miền Bắc, Cụ đã phát chẩn để cứu sống nhiều người, rửa tội cho nhiều người trước khi họ từ trần và chôn cất nhiều xác chết vô thừa nhận hoặc không được thân nhân an táng.
Trong giai đoạn ở Ngọc Lũ, hai Cụ đều là đông y sĩ và đã chữa lành, cứu sống được nhiều người. Năm 1950, hồi cư Hà Nội, hai Cụ vẫn hành nghề đông y sĩ. Năm 1954, gia đình di cư vào Nam, ở tại Sài Gòn, hai Cụ tiếp tục hành nghề đông y sĩ, với lý tưởng cứu nhân độ thế.
Ở Sài Gòn, Cụ đã tham gia nhiều hội đoàn Công giáo, như Đạo Binh Đức Mẹ, hội Bác Ái Vinh Sơn, hội Các Bà Mẹ Công Giáo (hội trưởng), hội Thánh Mi-ca-e...
Sang Hoa Kỳ đoàn tụ với con cháu, Cụ tiếp tục sinh hoạt trong Đạo Binh Đức Mẹ cũng như gia nhập hội Dòng Ba Đa Minh và đã được tuyên khấn trọn đời.
Với lòng đạo đức, nhân từ, tính tình vui vẻ, hiếu khách, lại thuộc nhiều thơ văn, bài hát kim, cổ, Cụ đã được rất nhiều người kính trọng và quý mến.
Cụ có tất cả 12 người con gồm 7 trai, 5 gái; một số đã về cùng Chúa; hiện nay Cụ còn lại 5 người con, gồm 2 trai và 3 gái. Cụ có 3 con dâu, 3 con rể, 17 cháu nội, ngoại và 4 chắt.
Cụ an nghỉ trong Chúa sau suốt cuộc đời 103 năm phụng sự Ngài và yêu mến tha nhân. Ước vọng sau cùng của Cụ là “xin được giữ trọn niềm tin vào Thiên Chúa và luôn theo thánh ý của Ngài; xin cho được luôn cậy trông, phó thác trong tay Chúa và Mẹ Maria; xin cho con cháu biết yêu thương nhau và yêu thương tất cả mọi người, biết cùng nhau giữ đạo thánh Chúa cho đến hơi thở cuối cùng.”
(trích từ tập sách Nghi lễ An táng Bà Maria Trần Thị Thông)
Phong trào Cursillo ngành Việt Nam TGP Los Angeles kỉ niệm 20 năm
Thomas Nguyễn Văn Thọ
12:18 30/08/2011
LOS ANGELES - Sáng Chúa Nhật 28 tháng 8 năm 2011, Phong Trào Cursillo / Ngành Việt Nam Tổng Giáo Phận Los Angeles đã tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày đầu tiên chính thức sinh hoạt kề từ năm 1991.
Xem hình ảnh
Gần 300 anh chị em Cursillistas thuộc 11 Liên Nhóm từ cực bắc xa xôi của Tổng Giáo phận, như Camarillo cho đến phía nam như Long Beach và các Liên Nhóm khác đã qui tụ về Hội trường của Giáo Xứ St Christopher, West Covina để dự Đại Ultreya mừng kỷ niệm 20 năm của Phong Trào, đồng thời đón mừng 64 tân Cursillistas vừa dự hai Khóa Ba Ngày 770 và 771. Trong số đó, có những anh chị vì sinh sống đã di chuyển qua các địa phương khác cũng đã cố gắng về tham dự đông đủ.
Về quý Linh mục Linh hướng có Cha Phêrô Ngô Đình Thỏa, đặc biệt, Cha Gioan Trần Công Nghị, nguyên Linh hướng Phong trào từ ngày thành lập, đã lặn lội từ Giáo xứ St Catherine of Alexandria, ở Catalina đến rất sớm để chia vui với anh chị em; Đức Viện Phụ Trần Văn Thành thuộc dòng Xitô đang công tác tại Hoa Kỳ, cùng quý Cha Gioan Võ Hồng Khanh, Cha Gioan Trần Văn Quý, Cha Giuse Hồ Nguyễn Anh Nghĩa và Thầy Phó Tế Phanxicô Xaviê Nguyễn Lộc phụ tá Linh hướng đã đến dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa và cầu nguyện cho Phong trào.
Trong bài viết cho tập san Tiến Bước của Phong trào xuất bản trong dịp này, Cha nguyên Linh hướng Gioan Trần Công Nghị đã nhắc lại những thành công đạt được của những đoạn đường đã qua cũng như nhận định những thách đố và khó khăn mà chúng ta cần tiếp tục vượt thắng và nhắn nhủ anh chị em Cursillistas hãy cố sống ơn gọi Kitô hữu qua phương pháp Cursillo:
“Mới ngày nào qui tụ lại với nhau để chính thức hình thành PT Cursillo Ngành Việt Nam trong TGP Los Angeles, thế mà nay đã 20 năm! Tôi còn nhớ rõ những ngày đầu tiên ấy … sau biết bao nhiêu lần bàn thảo, chia sẻ cảm nghiệm với nhau, và cầu nguyện… Rồi một số anh chị em tiên phong đã ngồi lại với tôi tại Chủng viện Our Lady Queen of Angels ở Mission Hills hình thành phong trào. Tiếp đến là đệ trình xin ĐHY Roger Mahony chấp nhận PT Cursillo Ngành Việt Nam trong hệ thống Cursillo của Tổng giáo phận với đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm về mọi sinh hoạt của phong trào.
Chính Phong trào Cursillo của chúng ta tại Los Angeles cũng đã phải trải qua những thử thách về lãnh đạo, về đường lối, về sinh hoạt, về hình thành Nhóm, về tâm thức sống Ngày Thứ Tư… và những cám dỗ muốn ngả theo trào lưu cảm tính và những quyến dũ ‘rất con người’ để được thành công theo cái nhìn bề ngoài của con người. Trong ý hướng đó, chính phong trào chúng ta trải qua nhiều năm tháng cũng đã phải chiến đấu với những thử thách này và một số đông chúng ta cũng đã có thể vượt thắng được. Nhưng như một hành trình, trên đường đi luôn có những cám dỗ và những trở ngại cần vượt thắng để tới đích.
Phong trào là một phương pháp giúp chúng ta, những người đã lãnh Phép Bí Tích Rửa Tội thêm kiến thức, quyết tâm, kinh nghiệm để cùng nhau cảm nghiệm những gì là căn bản của người Kitô hữu đích thực; phát sinh một phong trào tông đồ nhằm xây dựng nền tảng Kitô giáo trong xã hội.
Đời sống của người Cursillista là vì Tình yêu Chúa, chúng ta chia sẻ Tình yêu Chúa cho các anh chị em khác. Bởi vì Chúa yêu thương thế gian: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban cho Con Một của Người”. Nếu thiếu yếu tố căn bản ấy thì Kitô giáo không hiện hữu! Chính yếu tố đó làm cho chúng ta nên Kitô hữu, nó đòi buộc mọi Kitô hữu chúng ta phải sống như thế nếu chúng ta muốn là Kitô hữu.
Nhân đây tôi muốn cùng ôn lại với anh chị em Cursilistas những điều căn bản của Phong trào để chúng ta tiếp tục nâng đỡ, củng cố, phát huy và nếu cần sửa sai trên hành trình bước theo con đường tông đồ mà chúng ta được kêu mời tham phần vào.
Phong trào được thành lập là cốt ý muốn “xây dựng và thiết lập nền tảng Kitô trong mỗi người Kitô hữu, để từ đó chúng ta sống ơn gọi bí tích Rửa tội của mình và hơn thế làm thăng tiến ơn gọi tông đồ tới môi trường sống của mỗi người”. Phong trào xác định rằng: “Mục đích của các Khóa Cursillo là khơi dậy nơi mỗi cá nhân tham dự một ý niệm về Chúa Kitô, ơn gọi làm Kitô hữu của mình trong Giáo Hội của Chúa, như bước khởi đầu tiến đến việc cải đổi chính bản thân và từ đó biến đổi các môi trường trần thế”.
Điều quan trọng, còn hơn cả ba ngày của Khóa Cursillo, chính là hiệu quả của Khóa, đó là việc làm thực tế có ích lợi trong thời Hậu Cursillo. Việc hăng say sử dụng phương pháp của Khóa Cursillo tức Nhóm liên kết, tạo ra tình thân, cùng chia sẻ mục tiêu và hoạt động. Từ đó thấy được một viễn ảnh năng động của Đạo Công Giáo đang chiến đấu, sống động, đang làm dậy men và đang tác động trong Giáo Hội. Tức là mỗi cá nhân Cursillista phải ý thức và cảm nhận được ơn gọi đặc biệt và sinh hoạt đúng đắn của Nhóm thì mới phát sinh hết được sinh khí của Phong trào. Cẩm nang Phong trào nhận định: “Khóa Cursillo nhằm phục vụ một Kitô giáo sinh động kết hợp mật thiết và sống động với Chúa Kitô. Điều quan trọng là các khóa sinh phải có khả năng làm dậy men quần chúng trong xã hội. Bổn phận đầu tiên là tìm kiếm và huấn luyện các Kitô hữu, có khả năng xây dựng và thiết lập nền tảng Kitô giáo trong các cộng đồng và môi trường sống của họ.”
Giảng thuyết trong thánh lễ, Cha nguyên Linh hướng một lần nữa chia sẻ với anh chị em về lý tưởng cuộc sống người Cursillo mà ngài nói" Tôi thấy Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI cho gần 2 triệu thanh niên nhân ngày bế mạc đại hội Giới Trẻ toàn thế giới tại Madrid vào Chúa nhật 21.8 vừa qua khi đọc kĩ thì thấy như là gửi cho từng anh chị em trong phong trào Cursillo vậy vì nó rất hợp với lý tưởng, tâm thức, đường lối hoạt động và những gì mà Phong trào nhắm tới cho mỗi một Cursilista". Những điểm chính như sau:
- Đức Kitô là câu trả lời cho nhiều thắc mắc sâu thẳm nhất của chúng ta.
- Đức tin không phải là kết quả của nỗ lực của con người, của lý luận nhân loại, nhưng là một hồng ân của Thiên Chúa.
- Đức tin không đơn thuần cung cấp thông tin về Chúa Giêsu là ai, nhưng là một thách đố đối với các môn đệ để đưa ra quyết định cá vị về Người.
- Đức tin vào Đức Kitô và việc làm môn đệ liên hệ rất chặt chẽ với nhau.
Chúa Giêsu trả lời cho Phêrô: “Và Thầy bảo con, con là Phêrô, nghĩa là Đá, và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh Thầy”. Như vậy, Hội Thánh, không chỉ là một cơ chế nhân loại, như những cơ chế khác. Nhưng Hội Thánh được gắn liền với Thiên Chúa. Hội Thánh là Hội Thánh “của Người”. Đức Kitô không thể tách rời khỏi Hội Thánh được như đầu không thể tách rời khỏi thân thể (1 Cor 12:12). Hội Thánh không rút sự sống ra từ chính mình, nhưng từ Chúa.
Chúng ta cần sống và củng cố đức tin vì nó được truyền lại cho chúng ta từ thời các Tông Đồ.
Theo Chúa Giêsu trong đức tin có nghĩa là đi bên cạnh Người trong sự hiệp thông với Hội Thánh. Chúng ta không thể theo Chúa Giêsu bằng cách riêng của mình. Bất cứ ai dám đi theo Chúa “bằng cách riêng của mình”, hoặc tiếp cận đời sống Đức tin với chủ nghĩa cá nhân đang quá thịnh hành ngày nay, sẽ có nguy cơ không bao giờ thật sự gặp được Chúa Giêsu, hay chung cuộc sẽ theo một Giêsu giả.
Củng cố đức tin của nhau bằng chính phương pháp của Phong trào tức là Hội Nhóm: Có đức tin có nghĩa là tìm sự nâng đỡ từ đức tin của các anh chị em với nhau và nhận ra tầm quan trọng của việc tham gia cách vui vẻ vào đời sống của các giáo xứ, các cộng đồng và các hội đoàn, cũng như việc cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật, năng lãnh nhận bí tích Hòa Giải, và vun trồng đời sống cầu nguyện cá nhân và suy niệm Lời Chúa.
Sau cùng đời sống Cursillista là trở thành nhân chứng Đức Tin trong môi trường sống. ĐTC nói với các bạn trẻ rằng: "Đừng giữ Đức Kitô cho riêng mình! Hãy chia sẻ với tha nhân niềm vui về đức tin của chúng con. Thế giới cần chứng từ về đức tin của chúng con, và chắc chắn rằng nó cần Thiên Chúa. Cha nghĩ rằng sự hiện diện của rất nhiều người trẻ ở đây, đến từ khắp nơi trên thế giới là một bằng chứng tuyệt vời về thành quả của mệnh lệnh mà Đức Kitô truyền cho Hội Thánh: “Hãy đi khắp thế gian và rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16:15).
Sau Thánh Lễ Tạ Ơn, tất cả anh chị em Cursillistas và quý Cha Linh hướng và Thầy Phụ tá Linh hướng di chuyển đến Nhà Hàng ở Rosemead để chung vui tiệc mừng và thưởng thức chương trình văn nghệ đặc sắc do chính các anh chị em Cursillistas của Phong trào trình diễn. Và lễ kỷ niệm 20 năm chấm dứt vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày trong niềm vui hội ngộ và ước hẹn gặp nhau lại vào dịp kỷ niệm 25 năm của Phong trào.
Sau đây là Tâm tình của Phong trào Cursillo Ngành Việt Nam
đăng trong tập Tiến Bước tháng 8 năm 2011
20 NĂM TRONG HỒNG ÂN
Alleluia! Alleluia!
Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Anh chị em Cursillita quý mến,
Sáng Chúa Nhật ngày 28 tháng 8 năm 2011 là ngày đại hội Ultreya đón mừng các tân Cursillitas của hai khóa 770, 771 và đặc biệt Phong Trào vui mừng kỷ niệm 20 năm Phong Trào Cursillo-Ngành Việt Nam được thành lập tại Tổng Giáo Phận Los Angeles (1991-2011).
Như anh chị em đã biết, Phong Trào Cursillo là một Phong Trào của Giáo Hội Công Giáo được xuất phát từ Tân Ban Nha vào đầu thập niên 1940. Dần dần Phong Trào được phát triển và lan rộng ra khắp nơi trên thế giới, và đã được du nhập vào Việt Nam vào năm 1965. Khoá tiếng Việt đầu tiên vào năm 1967 sau khi đức cố Hồng Y Phaxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đi dự khóa tại Manilla, Phi Luật Tân về. Tại hải ngoại, Phong Trào được hình thành khắp nơi trên thế giới. Riêng Ngành Việt Nam tại TGP Los Angeles đã được hình thành vào năm 1991.
Với sự đồng hành của Thày Chí Thánh ròng rã trong 20 năm qua, Phong Trào đã vượt qua mọi thách đố, mọi khó khăn và gian truân, để với “Ơn của Thày đã đủ cho con," (2 Cor. 12:9) Phong Trào đã đơm hoa kết trái 36 khoá học. Quý Cursillita sau khi xuống đồi, đã trở thành "muối mặn, men nồng" tại Giáo Hội địa phương là giáo xứ, cộng đoàn, cộng đồng và các môi trường khác.
Với chủ đề LỜI CHÚA TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU, Tiến Bước xin gởi đến quý anh chị những tâm tình tri ân, những cảm nghiệm của người Cursillita trong suốt 20 năm Hồng Ân vì được “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi" trong cuộc sống Ngày Thứ Tư của mỗi người chúng ta.
TÂM TÌNH BIẾT ƠN.
Tiến Bước chúng con xin chân thành cảm ơn quý cha, thày Linh Hướng, đã liên lỉ hướng dẫn chúng con qua các Lá Thư Linh Hướng hằng tháng. Chúng con cũng không quên quý cha Gioan Đàm Xuân Lộ, MM; cha Antôn Trần Xuân Sang, SVD; cha Kim Long, Orange County, và cha Giuse Maria Đinh Quang Huy, CSSp đã nâng đỡ và đồng hành với chúng con qua những bài chia sẻ của quý cha cho từng trặng đường của Tiến Bước. Nguyện xin Thiên Chúa là cha Nhân Từ ban mọi ơn lành hồn xác trên quý cha.
Tiến Bước xin chân thành cảm ơn quý Ban Biên Tập Tiến Bước trong suốt 20 năm qua; Quý anh chị đã kiên tri thể hiện "một tay nắm lấy Chúa, một nắm lấy anh em" chung vai sát cánh trong công việc phục vụ Phong Trào qua khối Truyền Thông, để tất cả quý Cursillita tại TGP Los Angeles nhận được những tin tức của Phong Trào, những chia sẻ Ngày Thứ Tư, và những bài kỹ thuật của Phong Trào từ Trường Lãnh Đạo.
Và sau cùng, Tiến Bước xin hết lòng cảm ơn quý Cursillitas đã thương yêu đón nhận Tiến Bước trong suốt 20 năm. Ước mong trong thời gian tới sẽ nhận được những chia sẻ Ngày Thứ Tư của quý anh chị. Mọi liên lạc và bài vở cho Tiến Bước, xin gởi về địa chỉ email của anh khối trưởng tại trandangtan@yahoo.com.
Anh chị em Cursillita quý mến,
Chúng ta hãy cùng nhau cảm tạ Thiên Chúa cho những thăng trầm 20 năm của Phong Trào và xin Ngài ban cho chúng ta luôn ý thức đích điểm của người Cursillita là "tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, mà là ĐỨC KITÔ SỐNG TRONG TÔI" (Phi. 1:27). Và vì có Đức Kitô trong đời sống, anh chị em chúng ta mới chân thành cảm kích tình huynh đệ "người thì trồng, kẻ khác tưới" (1 Cor. 3:5-9) mà kiên trì nâng đỡ nhau cùng "sống bổn phận hiện tại và làm cho nó đầy tình thương" (HY FX. Nguyễn Văn Thuận). Nguyện xin Mẹ Maria và thánh Phaolô tông đồ luôn cầu bầu cùng Chúa ban cho Phong Trào chúng con luôn đơm hoa kết trái yêu thương trong cuộc sống này.
Thân ái trong Đức Kitô, Chúa chúng ta.
Tiến Bước
Xem hình ảnh
Về quý Linh mục Linh hướng có Cha Phêrô Ngô Đình Thỏa, đặc biệt, Cha Gioan Trần Công Nghị, nguyên Linh hướng Phong trào từ ngày thành lập, đã lặn lội từ Giáo xứ St Catherine of Alexandria, ở Catalina đến rất sớm để chia vui với anh chị em; Đức Viện Phụ Trần Văn Thành thuộc dòng Xitô đang công tác tại Hoa Kỳ, cùng quý Cha Gioan Võ Hồng Khanh, Cha Gioan Trần Văn Quý, Cha Giuse Hồ Nguyễn Anh Nghĩa và Thầy Phó Tế Phanxicô Xaviê Nguyễn Lộc phụ tá Linh hướng đã đến dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa và cầu nguyện cho Phong trào.
Trong bài viết cho tập san Tiến Bước của Phong trào xuất bản trong dịp này, Cha nguyên Linh hướng Gioan Trần Công Nghị đã nhắc lại những thành công đạt được của những đoạn đường đã qua cũng như nhận định những thách đố và khó khăn mà chúng ta cần tiếp tục vượt thắng và nhắn nhủ anh chị em Cursillistas hãy cố sống ơn gọi Kitô hữu qua phương pháp Cursillo:
“Mới ngày nào qui tụ lại với nhau để chính thức hình thành PT Cursillo Ngành Việt Nam trong TGP Los Angeles, thế mà nay đã 20 năm! Tôi còn nhớ rõ những ngày đầu tiên ấy … sau biết bao nhiêu lần bàn thảo, chia sẻ cảm nghiệm với nhau, và cầu nguyện… Rồi một số anh chị em tiên phong đã ngồi lại với tôi tại Chủng viện Our Lady Queen of Angels ở Mission Hills hình thành phong trào. Tiếp đến là đệ trình xin ĐHY Roger Mahony chấp nhận PT Cursillo Ngành Việt Nam trong hệ thống Cursillo của Tổng giáo phận với đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm về mọi sinh hoạt của phong trào.
Chính Phong trào Cursillo của chúng ta tại Los Angeles cũng đã phải trải qua những thử thách về lãnh đạo, về đường lối, về sinh hoạt, về hình thành Nhóm, về tâm thức sống Ngày Thứ Tư… và những cám dỗ muốn ngả theo trào lưu cảm tính và những quyến dũ ‘rất con người’ để được thành công theo cái nhìn bề ngoài của con người. Trong ý hướng đó, chính phong trào chúng ta trải qua nhiều năm tháng cũng đã phải chiến đấu với những thử thách này và một số đông chúng ta cũng đã có thể vượt thắng được. Nhưng như một hành trình, trên đường đi luôn có những cám dỗ và những trở ngại cần vượt thắng để tới đích.
Phong trào là một phương pháp giúp chúng ta, những người đã lãnh Phép Bí Tích Rửa Tội thêm kiến thức, quyết tâm, kinh nghiệm để cùng nhau cảm nghiệm những gì là căn bản của người Kitô hữu đích thực; phát sinh một phong trào tông đồ nhằm xây dựng nền tảng Kitô giáo trong xã hội.
Đời sống của người Cursillista là vì Tình yêu Chúa, chúng ta chia sẻ Tình yêu Chúa cho các anh chị em khác. Bởi vì Chúa yêu thương thế gian: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban cho Con Một của Người”. Nếu thiếu yếu tố căn bản ấy thì Kitô giáo không hiện hữu! Chính yếu tố đó làm cho chúng ta nên Kitô hữu, nó đòi buộc mọi Kitô hữu chúng ta phải sống như thế nếu chúng ta muốn là Kitô hữu.
Nhân đây tôi muốn cùng ôn lại với anh chị em Cursilistas những điều căn bản của Phong trào để chúng ta tiếp tục nâng đỡ, củng cố, phát huy và nếu cần sửa sai trên hành trình bước theo con đường tông đồ mà chúng ta được kêu mời tham phần vào.
Phong trào được thành lập là cốt ý muốn “xây dựng và thiết lập nền tảng Kitô trong mỗi người Kitô hữu, để từ đó chúng ta sống ơn gọi bí tích Rửa tội của mình và hơn thế làm thăng tiến ơn gọi tông đồ tới môi trường sống của mỗi người”. Phong trào xác định rằng: “Mục đích của các Khóa Cursillo là khơi dậy nơi mỗi cá nhân tham dự một ý niệm về Chúa Kitô, ơn gọi làm Kitô hữu của mình trong Giáo Hội của Chúa, như bước khởi đầu tiến đến việc cải đổi chính bản thân và từ đó biến đổi các môi trường trần thế”.
Điều quan trọng, còn hơn cả ba ngày của Khóa Cursillo, chính là hiệu quả của Khóa, đó là việc làm thực tế có ích lợi trong thời Hậu Cursillo. Việc hăng say sử dụng phương pháp của Khóa Cursillo tức Nhóm liên kết, tạo ra tình thân, cùng chia sẻ mục tiêu và hoạt động. Từ đó thấy được một viễn ảnh năng động của Đạo Công Giáo đang chiến đấu, sống động, đang làm dậy men và đang tác động trong Giáo Hội. Tức là mỗi cá nhân Cursillista phải ý thức và cảm nhận được ơn gọi đặc biệt và sinh hoạt đúng đắn của Nhóm thì mới phát sinh hết được sinh khí của Phong trào. Cẩm nang Phong trào nhận định: “Khóa Cursillo nhằm phục vụ một Kitô giáo sinh động kết hợp mật thiết và sống động với Chúa Kitô. Điều quan trọng là các khóa sinh phải có khả năng làm dậy men quần chúng trong xã hội. Bổn phận đầu tiên là tìm kiếm và huấn luyện các Kitô hữu, có khả năng xây dựng và thiết lập nền tảng Kitô giáo trong các cộng đồng và môi trường sống của họ.”
Giảng thuyết trong thánh lễ, Cha nguyên Linh hướng một lần nữa chia sẻ với anh chị em về lý tưởng cuộc sống người Cursillo mà ngài nói" Tôi thấy Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI cho gần 2 triệu thanh niên nhân ngày bế mạc đại hội Giới Trẻ toàn thế giới tại Madrid vào Chúa nhật 21.8 vừa qua khi đọc kĩ thì thấy như là gửi cho từng anh chị em trong phong trào Cursillo vậy vì nó rất hợp với lý tưởng, tâm thức, đường lối hoạt động và những gì mà Phong trào nhắm tới cho mỗi một Cursilista". Những điểm chính như sau:
- Đức Kitô là câu trả lời cho nhiều thắc mắc sâu thẳm nhất của chúng ta.
- Đức tin không phải là kết quả của nỗ lực của con người, của lý luận nhân loại, nhưng là một hồng ân của Thiên Chúa.
- Đức tin không đơn thuần cung cấp thông tin về Chúa Giêsu là ai, nhưng là một thách đố đối với các môn đệ để đưa ra quyết định cá vị về Người.
- Đức tin vào Đức Kitô và việc làm môn đệ liên hệ rất chặt chẽ với nhau.
Chúa Giêsu trả lời cho Phêrô: “Và Thầy bảo con, con là Phêrô, nghĩa là Đá, và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh Thầy”. Như vậy, Hội Thánh, không chỉ là một cơ chế nhân loại, như những cơ chế khác. Nhưng Hội Thánh được gắn liền với Thiên Chúa. Hội Thánh là Hội Thánh “của Người”. Đức Kitô không thể tách rời khỏi Hội Thánh được như đầu không thể tách rời khỏi thân thể (1 Cor 12:12). Hội Thánh không rút sự sống ra từ chính mình, nhưng từ Chúa.
Chúng ta cần sống và củng cố đức tin vì nó được truyền lại cho chúng ta từ thời các Tông Đồ.
Theo Chúa Giêsu trong đức tin có nghĩa là đi bên cạnh Người trong sự hiệp thông với Hội Thánh. Chúng ta không thể theo Chúa Giêsu bằng cách riêng của mình. Bất cứ ai dám đi theo Chúa “bằng cách riêng của mình”, hoặc tiếp cận đời sống Đức tin với chủ nghĩa cá nhân đang quá thịnh hành ngày nay, sẽ có nguy cơ không bao giờ thật sự gặp được Chúa Giêsu, hay chung cuộc sẽ theo một Giêsu giả.
Củng cố đức tin của nhau bằng chính phương pháp của Phong trào tức là Hội Nhóm: Có đức tin có nghĩa là tìm sự nâng đỡ từ đức tin của các anh chị em với nhau và nhận ra tầm quan trọng của việc tham gia cách vui vẻ vào đời sống của các giáo xứ, các cộng đồng và các hội đoàn, cũng như việc cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật, năng lãnh nhận bí tích Hòa Giải, và vun trồng đời sống cầu nguyện cá nhân và suy niệm Lời Chúa.
Sau cùng đời sống Cursillista là trở thành nhân chứng Đức Tin trong môi trường sống. ĐTC nói với các bạn trẻ rằng: "Đừng giữ Đức Kitô cho riêng mình! Hãy chia sẻ với tha nhân niềm vui về đức tin của chúng con. Thế giới cần chứng từ về đức tin của chúng con, và chắc chắn rằng nó cần Thiên Chúa. Cha nghĩ rằng sự hiện diện của rất nhiều người trẻ ở đây, đến từ khắp nơi trên thế giới là một bằng chứng tuyệt vời về thành quả của mệnh lệnh mà Đức Kitô truyền cho Hội Thánh: “Hãy đi khắp thế gian và rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16:15).
Sau Thánh Lễ Tạ Ơn, tất cả anh chị em Cursillistas và quý Cha Linh hướng và Thầy Phụ tá Linh hướng di chuyển đến Nhà Hàng ở Rosemead để chung vui tiệc mừng và thưởng thức chương trình văn nghệ đặc sắc do chính các anh chị em Cursillistas của Phong trào trình diễn. Và lễ kỷ niệm 20 năm chấm dứt vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày trong niềm vui hội ngộ và ước hẹn gặp nhau lại vào dịp kỷ niệm 25 năm của Phong trào.
Sau đây là Tâm tình của Phong trào Cursillo Ngành Việt Nam
đăng trong tập Tiến Bước tháng 8 năm 2011
20 NĂM TRONG HỒNG ÂN
Alleluia! Alleluia!
Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Anh chị em Cursillita quý mến,
Sáng Chúa Nhật ngày 28 tháng 8 năm 2011 là ngày đại hội Ultreya đón mừng các tân Cursillitas của hai khóa 770, 771 và đặc biệt Phong Trào vui mừng kỷ niệm 20 năm Phong Trào Cursillo-Ngành Việt Nam được thành lập tại Tổng Giáo Phận Los Angeles (1991-2011).
Như anh chị em đã biết, Phong Trào Cursillo là một Phong Trào của Giáo Hội Công Giáo được xuất phát từ Tân Ban Nha vào đầu thập niên 1940. Dần dần Phong Trào được phát triển và lan rộng ra khắp nơi trên thế giới, và đã được du nhập vào Việt Nam vào năm 1965. Khoá tiếng Việt đầu tiên vào năm 1967 sau khi đức cố Hồng Y Phaxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đi dự khóa tại Manilla, Phi Luật Tân về. Tại hải ngoại, Phong Trào được hình thành khắp nơi trên thế giới. Riêng Ngành Việt Nam tại TGP Los Angeles đã được hình thành vào năm 1991.
Với sự đồng hành của Thày Chí Thánh ròng rã trong 20 năm qua, Phong Trào đã vượt qua mọi thách đố, mọi khó khăn và gian truân, để với “Ơn của Thày đã đủ cho con," (2 Cor. 12:9) Phong Trào đã đơm hoa kết trái 36 khoá học. Quý Cursillita sau khi xuống đồi, đã trở thành "muối mặn, men nồng" tại Giáo Hội địa phương là giáo xứ, cộng đoàn, cộng đồng và các môi trường khác.
Với chủ đề LỜI CHÚA TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU, Tiến Bước xin gởi đến quý anh chị những tâm tình tri ân, những cảm nghiệm của người Cursillita trong suốt 20 năm Hồng Ân vì được “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi" trong cuộc sống Ngày Thứ Tư của mỗi người chúng ta.
TÂM TÌNH BIẾT ƠN.
Tiến Bước chúng con xin chân thành cảm ơn quý cha, thày Linh Hướng, đã liên lỉ hướng dẫn chúng con qua các Lá Thư Linh Hướng hằng tháng. Chúng con cũng không quên quý cha Gioan Đàm Xuân Lộ, MM; cha Antôn Trần Xuân Sang, SVD; cha Kim Long, Orange County, và cha Giuse Maria Đinh Quang Huy, CSSp đã nâng đỡ và đồng hành với chúng con qua những bài chia sẻ của quý cha cho từng trặng đường của Tiến Bước. Nguyện xin Thiên Chúa là cha Nhân Từ ban mọi ơn lành hồn xác trên quý cha.
Tiến Bước xin chân thành cảm ơn quý Ban Biên Tập Tiến Bước trong suốt 20 năm qua; Quý anh chị đã kiên tri thể hiện "một tay nắm lấy Chúa, một nắm lấy anh em" chung vai sát cánh trong công việc phục vụ Phong Trào qua khối Truyền Thông, để tất cả quý Cursillita tại TGP Los Angeles nhận được những tin tức của Phong Trào, những chia sẻ Ngày Thứ Tư, và những bài kỹ thuật của Phong Trào từ Trường Lãnh Đạo.
Và sau cùng, Tiến Bước xin hết lòng cảm ơn quý Cursillitas đã thương yêu đón nhận Tiến Bước trong suốt 20 năm. Ước mong trong thời gian tới sẽ nhận được những chia sẻ Ngày Thứ Tư của quý anh chị. Mọi liên lạc và bài vở cho Tiến Bước, xin gởi về địa chỉ email của anh khối trưởng tại trandangtan@yahoo.com
Anh chị em Cursillita quý mến,
Chúng ta hãy cùng nhau cảm tạ Thiên Chúa cho những thăng trầm 20 năm của Phong Trào và xin Ngài ban cho chúng ta luôn ý thức đích điểm của người Cursillita là "tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, mà là ĐỨC KITÔ SỐNG TRONG TÔI" (Phi. 1:27). Và vì có Đức Kitô trong đời sống, anh chị em chúng ta mới chân thành cảm kích tình huynh đệ "người thì trồng, kẻ khác tưới" (1 Cor. 3:5-9) mà kiên trì nâng đỡ nhau cùng "sống bổn phận hiện tại và làm cho nó đầy tình thương" (HY FX. Nguyễn Văn Thuận). Nguyện xin Mẹ Maria và thánh Phaolô tông đồ luôn cầu bầu cùng Chúa ban cho Phong Trào chúng con luôn đơm hoa kết trái yêu thương trong cuộc sống này.
Thân ái trong Đức Kitô, Chúa chúng ta.
Tiến Bước
Mái Ấm Hoa Huệ mừng Lễ Bổn Mạng
Fx. Phan Dương
06:57 30/08/2011
Vào lúc 10h00 ngày 26 tháng 8 năm 2011, một thánh lễ long trọng đã diễn ra tại căn phòng nhỏ bé của Mái Ấm Hoa Huệ. Thánh lễ mừng kính thánh nữ Mônica – bổn mạng Mái Ấm.
Đến tham dự thánh lễ có quý cha, quý thầy quý soeurs trong gia đình dòng Đức Mẹ Lên Trời và đông đảo quý ân nhân và quý khách.
Chủ tế thánh lễ hôm nay là Cha Phêrô Trần Văn Huyền, đặc trách ơn gọi Dòng Đức Mẹ Lên Trời. Cùng đồng tế với ngài có các cha: Phaolô Nguyễn Văn Hưng, trưởng ban Bác ái – Xã hội; cha Phêrô Trần Văn Khuê, bề trên cộng đoàn học viện và quý cha trong dòng Đức Mẹ Lên Trời tại Việt Nam.
Mở đầu thánh lễ, cha Trần Văn Huyền nói lên ý nghĩa của thánh lễ hôm nay. Ngài nói: “Chúng ta họp nhau nơi đây để trước là cảm tạ hồng ân bao la của Thiên Chúa vì những ơn lành mà Ngài đã ban cho Mái Ấm trong suốt thời gian qua; sau là để Mái Ấm có dịp nói lên lời cám ơn quý ân nhân đã nới rộng vòng tay nhân ái giúp đỡ các em có được cơm ăn, áo mạc và được đến trường như bao đứa trẻ khác; và, trên hết mọi sự, chúng ta họp nhau nơi đây để cùng với các em mừng kính một người mẹ tuyệt vời của các em – thánh nữ Mônica…”
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng và cảm động. Những bài thánh ca, những lời nguyện cầu được các em cất lên làm cho một số người tham dự phải rơi những giọt lệ. Phải chăng, giọt lệ của những người tham dự rơi xuống đó là những giọt lệ của lòng thương mến pha lẫn với niềm hạnh phúc chứa chan. Thương mến vì nhìn thấy sự thiếu vắng tình thương của các em mồ côi. Hạnh phúc vì nhìn thấy sự khôn lớn, trưởng thành của các em (?!)
Liên quan đến vấn đề này, cha Nguyễn Văn Hưng đã giúp cộng đoàn tham dự hiểu rõ hơn về những giọt nước mắt qua bài giảng của ngài. Cha nói: Khi nói đến thánh nữ Mônica, chúng ta thường nhớ đến hình ảnh của một người vợ rơi nước mắt cho chồng, nhớ đến hình ảnh một người mẹ phải rơi những giọt lệ mong chờ sự ăn năn thống hối của người con… Thiên Chúa đã chạnh lòng thương khi nghe tiếng khóc của người Mẹ này. Và những giọt nước mắt ấy của Thánh nữ đã trở thành những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc…. Như vậy, chúng ta có quyền tin tưởng rằng giọt nước mắt của chúng ta rơi xuống cho các em cũng sẽ dẫn lối các em trong Mái Ấm Hoa Huệ bước vào đời.
Mái Ấm Hoa Huệ được thành lập vào năm 2000, do bà Maria Bùi Thị Huệ. Đến năm 2006, do tuổi già sức yếu, hơn nữa, nhận thấy nhu cầu cấp thiết của việc nuôi dạy và giáo dục các em, bà Bùi Thị Huệ đã trao quyền quản nhiệm cho các cha Dòng Đức Mẹ Lên Trời.
Hiện nay, Mái Ấm có 20 em mồ côi đến từ các vùng miền khác nhau. Đồng hành trực tiếp với các em có thầy J.B Nguyễn Ngọc Thăng, và 3 tình nguyện viên là các ứng sinh của dòng Đức Mẹ Lên Trời. Ngoài ra, Mái Ấm còn nhận được sự đồng hành và nâng đỡ về tinh thần cũng như vật chất của một số ân nhân…
Mừng lễ bổn mạng tại Mái Ấm hôm nay là dịp tốt để các em có dịp nhớ về người Mẹ - thánh Bổn mạng của mình. Hơn nữa, qua thánh lễ, các em có cơ hội tỏ lòng biết ơn đối với những tấm lòng hảo tâm, những bàn tay nhân ái đã giúp đỡ các em.
Thánh lễ kết thúc, các em như cảm thấy nhẹ nhõm phần nào vì đã nói lên được điều các em muốn nói – lời tạ ơn. Tuy nhiên, trước mắt các em, đường vẫn còn dài. Ở lứa tuổi thần tiên, các em rất cần sự yêu thương tận tình của người mẹ, sự chăm sóc chu đáo của người cha. Nhưng, ai là cha mẹ của các em?
Ước mong mỗi người chúng ta sẽ là những cánh tay nối dài, những con tim biết yêu thương, để chúng ta bù đắp những mất mát mà các em đang phải gánh chịu. Hy vọng rằng một ngày không xa, những giọt nước mắt hạnh phúc của chúng ta sẽ rơi xuống khi thấy các em khôn lớn, trưởng thành. Hơn thế nữa, những giọt nước mắt ấy của chúng ta từng ngày dẫn lối các em bước vào cuộc sống. Ước gì triều đại Thiên Chúa hiển trị trong chúng ta và xung quanh chúng ta! Xin xem một số hoạt động của Mái Ấm tại: http://maiamhoahue.wordpress.com/
Chủ tế thánh lễ hôm nay là Cha Phêrô Trần Văn Huyền, đặc trách ơn gọi Dòng Đức Mẹ Lên Trời. Cùng đồng tế với ngài có các cha: Phaolô Nguyễn Văn Hưng, trưởng ban Bác ái – Xã hội; cha Phêrô Trần Văn Khuê, bề trên cộng đoàn học viện và quý cha trong dòng Đức Mẹ Lên Trời tại Việt Nam.
Mở đầu thánh lễ, cha Trần Văn Huyền nói lên ý nghĩa của thánh lễ hôm nay. Ngài nói: “Chúng ta họp nhau nơi đây để trước là cảm tạ hồng ân bao la của Thiên Chúa vì những ơn lành mà Ngài đã ban cho Mái Ấm trong suốt thời gian qua; sau là để Mái Ấm có dịp nói lên lời cám ơn quý ân nhân đã nới rộng vòng tay nhân ái giúp đỡ các em có được cơm ăn, áo mạc và được đến trường như bao đứa trẻ khác; và, trên hết mọi sự, chúng ta họp nhau nơi đây để cùng với các em mừng kính một người mẹ tuyệt vời của các em – thánh nữ Mônica…”
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng và cảm động. Những bài thánh ca, những lời nguyện cầu được các em cất lên làm cho một số người tham dự phải rơi những giọt lệ. Phải chăng, giọt lệ của những người tham dự rơi xuống đó là những giọt lệ của lòng thương mến pha lẫn với niềm hạnh phúc chứa chan. Thương mến vì nhìn thấy sự thiếu vắng tình thương của các em mồ côi. Hạnh phúc vì nhìn thấy sự khôn lớn, trưởng thành của các em (?!)
Liên quan đến vấn đề này, cha Nguyễn Văn Hưng đã giúp cộng đoàn tham dự hiểu rõ hơn về những giọt nước mắt qua bài giảng của ngài. Cha nói: Khi nói đến thánh nữ Mônica, chúng ta thường nhớ đến hình ảnh của một người vợ rơi nước mắt cho chồng, nhớ đến hình ảnh một người mẹ phải rơi những giọt lệ mong chờ sự ăn năn thống hối của người con… Thiên Chúa đã chạnh lòng thương khi nghe tiếng khóc của người Mẹ này. Và những giọt nước mắt ấy của Thánh nữ đã trở thành những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc…. Như vậy, chúng ta có quyền tin tưởng rằng giọt nước mắt của chúng ta rơi xuống cho các em cũng sẽ dẫn lối các em trong Mái Ấm Hoa Huệ bước vào đời.
Mái Ấm Hoa Huệ được thành lập vào năm 2000, do bà Maria Bùi Thị Huệ. Đến năm 2006, do tuổi già sức yếu, hơn nữa, nhận thấy nhu cầu cấp thiết của việc nuôi dạy và giáo dục các em, bà Bùi Thị Huệ đã trao quyền quản nhiệm cho các cha Dòng Đức Mẹ Lên Trời.
Hiện nay, Mái Ấm có 20 em mồ côi đến từ các vùng miền khác nhau. Đồng hành trực tiếp với các em có thầy J.B Nguyễn Ngọc Thăng, và 3 tình nguyện viên là các ứng sinh của dòng Đức Mẹ Lên Trời. Ngoài ra, Mái Ấm còn nhận được sự đồng hành và nâng đỡ về tinh thần cũng như vật chất của một số ân nhân…
Mừng lễ bổn mạng tại Mái Ấm hôm nay là dịp tốt để các em có dịp nhớ về người Mẹ - thánh Bổn mạng của mình. Hơn nữa, qua thánh lễ, các em có cơ hội tỏ lòng biết ơn đối với những tấm lòng hảo tâm, những bàn tay nhân ái đã giúp đỡ các em.
Thánh lễ kết thúc, các em như cảm thấy nhẹ nhõm phần nào vì đã nói lên được điều các em muốn nói – lời tạ ơn. Tuy nhiên, trước mắt các em, đường vẫn còn dài. Ở lứa tuổi thần tiên, các em rất cần sự yêu thương tận tình của người mẹ, sự chăm sóc chu đáo của người cha. Nhưng, ai là cha mẹ của các em?
Ước mong mỗi người chúng ta sẽ là những cánh tay nối dài, những con tim biết yêu thương, để chúng ta bù đắp những mất mát mà các em đang phải gánh chịu. Hy vọng rằng một ngày không xa, những giọt nước mắt hạnh phúc của chúng ta sẽ rơi xuống khi thấy các em khôn lớn, trưởng thành. Hơn thế nữa, những giọt nước mắt ấy của chúng ta từng ngày dẫn lối các em bước vào cuộc sống. Ước gì triều đại Thiên Chúa hiển trị trong chúng ta và xung quanh chúng ta! Xin xem một số hoạt động của Mái Ấm tại: http://maiamhoahue.wordpress.com/
Lễ Khấn trọn đời và mừng Kim khánh khấn Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm
BBT Phát Diệm
09:59 30/08/2011
Lễ Khấn trọn đời và mừng Kim khánh khấn dòng tại Hội dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm
“Tháng Bảy mưa ngâu”, nhưng hôm ấy, ngày 22 tháng 8 năm 2011 (23 tháng Bảy năm Tân Mão), trời Phát Diệm quang đãng, cao thẳm với màu xanh biếc được điểm thêm bằng những gợn mây trắng và làn gió heo may, khiến ai nấy đều nhận ra rằng mùa Thu đang đến. Người tứ phương trong bộ trang phục đẹp nhất, không dấu được niềm vui, đổ dồn về Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm bằng nhiều loại phương tiện, để tham dự thánh lễ Khấn trọn đời và mừng Kim khánh khấn dòng, do Đức Giám mục giáo phận chủ sự. Rất đông quý cha trong và ngoài giáo phận về đây đồng tế với Đức cha
Đồng hồ điểm 8 giờ 30. Không gian linh thánh bao trùm tất cả, từ tháp cao của Nhà thờ chuông réo rắt đổ hồi, và Ca đoàn hát vang bài thánh ca rước Đức cha và đoàn đồng tế vào thánh đường.
Thật là ý nghĩa, khi các nữ tu khấn và mừng hôm nay cùng với đoàn đồng tế khởi đi từ ngôi Nhà thờ cũ của Hội dòng tiến về ngôi Nhà thờ mới. Hai điểm mốc của một đoạn đường ngắn, nhưng dường như là hai điểm mốc lịch sử của Hội Dòng.
Ngôi Nhà thờ cũ lưu dấu những năm tháng của thời kỳ dài hình thành và phát triển, đồng thời là chứng tích của những ngày tháng thử thách đau thương và đen tối. Nhà thờ này đã từng bị chiến tranh tàn phá năm 1968 và 1972, nhưng không thể sụp đổ hoàn toàn, để rồi trên những gì còn lại, nó được Hội dòng tái thiết. Khi không thể đáp ứng nhu cầu của Hội dòng, nó khiêm tốn dừng lại, nhường chỗ cho một ngôi Nhà thờ mới khang trang và rộng lớn hơn.
Còn nhớ, trong thánh lễ Cung hiến Nhà thờ mới, Đức cha Giám quản - Đức Giám mục giáo phận Thanh Hóa - đã nói rằng: “chưa thấy một Hội dòng nào có Nhà thờ khang trang như Hội dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm”. Vậy mà hôm nay ngôi Nhà thờ lại trở nên chật hẹp, không đủ sức chứa, khiến nhiều người phải tham dự thánh lễ qua màn hình.
Xem hình lễ khấn dòng
Vốn lễ Khấn dòng bao giờ cũng long trọng và đông người, vì đây là biến cố đặc biệt của Giáo hội, Hội dòng, và là bước ngoặt trong cuộc đời của những người tuyên khấn. Nhưng thánh lễ hôm nay còn đặc biệt và ý nghĩa hơn nhiều. Vì thế số người tới đây để hiệp thông cùng với Hội dòng và quý nữ tu càng thêm đông.
Trong thánh lễ này, 13 nữ tu tuyên khấn trọn đời, và 7 nữ tu mừng Kim khánh khấn dòng. Đây là sự kiện đặc biệt, là điểm mốc quan trọng trong lịch sử của Hội dòng. Chỉ một sự kiện nhưng đã nói, viết và vẽ thành bức tranh toàn cảnh của Hội dòng, ở đó người xem có thể thấy được cả quá khứ khó khăn và tương lai xán lạn.
Bảy nữ tu mừng Kim khánh hôm nay là bảy trong số nhân chứng kiên cường của những năm tháng khó khăn và bom đạn. Làm sao có thể đứng vững khi phải chứng kiến trận bom năm 1968 lấy đi sinh mạng của Mẹ Bề trên và 4 chị em? Làm sao có thể trụ được khi mà cơ sở của Hội dòng bị tàn phá quá nhiều? Tương lai của Hội dòng sẽ ra sao, khi họ buộc phải về quê sinh sống? Quả thật, họ đã hết sức can trường, dù khó khăn gian khổ, vẫn quyết một lòng hiến dâng cho Chúa và bám chặt lấy mảnh đất thân yêu của Hội dòng. Cộng đoàn phụng vụ cảm nhận sâu sắc điều này qua lời mở đầu thánh lễ của Đức cha: “Các chị là chứng nhân của lịch sử, chứng nhân của sự thăng tiến và tồn tại của Hội dòng, chứng nhân lòng trung thành của Thiên Chúa đối với Hội dòng cách đặc biệt. Đã có những lúc tưởng chừng như Hội dòng và chính bản thân các chị không thể tồn tại trong Ơn gọi của Hội dòng Mến Thánh Giá nữa. Nhưng chính Chúa đã ban ơn nâng đỡ để các chị, và qua các chị, Hội dòng tồn tại và phát triển cho tới ngày hôm nay. Và nối tiếp bước chân của các chị, ngày hôm nay 13 chị em nữ tu trẻ cũng dâng hiến cuộc đời và tuyên khấn trọn đời để bước theo Chúa Giêsu. Biến cố này không phải của riêng các chị, nhưng là hồng ân Chúa ban cho Hội Thánh, cách riêng cho giáo phận Phát Diệm. Các chị được mời gọi để góp phần vào sự thánh thiện của Giáo hội và đồng thời được mời gọi để làm chứng cho Chúa trong các công tác tông đồ”. Trước giờ lễ, khi chúc mừng các nữ tu, Đức cha đã nói vui: “đã có lúc xách vali ra tới cổng, rồi lại xách vali vào”. Một câu nói vui, nhưng rất có thể đã diễn tả được tâm trạng thực của các nữ tu khi ấy.
Mười ba nữ tu tuyên khấn trọn đời hôm nay thể hiện sức sống mới cũng như tiềm năng phát triển của Hội dòng. Quá khứ khó khăn đã qua đi, nhường chỗ cho tương lai tươi sáng, nhiều hứa hẹn. Nếu như ngày hôm qua với số nữ tu rất khiêm tốn Hội dòng đã vượt qua được bóng đêm của thử thách gian nan, thì ngày hôm nay với số nữ tu gấp 10 lần Hội dòng cũng sẽ mạnh dạn tiến về phía trước trong an bình và tín thác.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, cộng đoàn được nghe cha Antôn Trần Thanh Long, dòng Đa - minh, công bố Phép lành Tông Tòa gửi cho các Nữ tu Khấn trọn đời và mừng Kim khánh. Mừng và an ủi biết bao khi nhận được những tâm tình hiền phụ của Đấng kế vị thánh Phêrô: “Đức Thánh Cha khuyến khích các nữ tu tuyên khấn trọn đời hãy can đảm sống đời thánh hiến trong bình an. Trong khi làm chứng về một cuộc đời từ bỏ hoàn toàn vì tình yêu đối với Đức Kitô và Giáo hội, các nữ tu nên tấm gương về một đời sống dâng hiến trọn vẹn để mời gọi nhiều người nam, người nữ trở nên môn đệ Chúa Kitô”.
Dẫn lời Đức Thánh Cha trong buổi nói chuyện với các nữ tu đến dự Đại hội Giới trẻ thế giới tại Madrid, trong bài giảng, Đức cha quả quyết với cộng đoàn: “Các nữ tu là những người đi con đường ngược chiều xã hội tục hóa hôm nay. Họ chú giải lời Thiên Chúa, và biểu lộ thế giới tương lai, thế giới chung cuộc. Giáo Hội cám ơn những người đi tu, họ loan báo mầu nhiệm Nước Trời, loan báo thế giới mà chúng ta đang hướng tới”.
Với các nữ tu, Đức cha cũng quả quyết: “Các con ý thức rằng: cuộc đời các con chỉ có giá trị và ý nghĩa bao lâu các con còn là sự chú giải của Lời Chúa, còn thực hiện được các lời khuyên Phúc Âm, còn đi theo Chúa Giêsu trên con đường nghèo khó, vâng phục và trong sạch, bấy lâu thế giới này còn cần đến các con. Bao lâu chúng con muốn trở về với lối sống của thế tục, và không còn đi theo Chúa Giêsu nữa, thì thế giới này không cần đến chúng con nữa. Chúng con chỉ có thể làm chứng cho Chúa nếu cuộc đời của chúng con tiếp tục đi theo Chúa Giêsu trong lời khấn của mình”.
Thật cảm động khi những thiếu nữ trẻ trung mang trên mình bộ tu phục màu đen, đã quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa, can đảm lội ngược dòng đời, cam kết dâng hiến trọn đời, giữ ba lời khuyên Phúc Âm. Họ được khích lệ và nâng đỡ rất nhiều nhờ tấm gương của những người đi trước, trong số đó có các nữ tu mừng Kim khánh hôm nay. Như một ước nguyện, các thế hệ nữ tu trẻ quyết tâm gìn giữ và phát huy những gì mà các thế hệ nữ tu đi trước đã dày công vun đắp, để xây dựng Hội dòng ngày càng thăng tiến.
Sau thánh lễ, các nữ tu chụp hình lưu niệm với Đức cha, quý cha, và quý thân nhân. Những bó hoa tượng trưng cho lòng yêu mến, niềm vui, cùng với những lời chúc mừng, và những nụ cười được trao tặng trong hân hoan. Niềm vui được chia sẻ và kéo dài trong bữa tiệc mừng.
Có thể nói, bảy nữ tu mừng Kim khánh hôm nay không chỉ vui mừng vì thấy cuộc đời mình tràn đầy hồng ân, nhưng họ còn mừng vì nhìn thấy tương lai tươi sáng của Hội dòng, và mừng hơn nữa khi cảm nhận cách sâu sắc tình thương của Chúa dành cho Hội dòng.
Nắng vàng trải rộng khắp không gian, làm cho ngày Thu càng thêm đẹp, và ngày lễ càng thêm vui. Dù lưu luyến không muốn kết thúc một ngày hồng phúc, nhưng cũng phải chia tay, và mọi người đem theo niềm vui trở về với quê hương, xứ sở của mình. Tôi tự nhủ, nếu là một thành viên của Hội dòng thì tâm tình của mình lúc này không chỉ là bài ca Magnificat mà còn là tâm tình của bài ca Benedictus, vì Hội dòng đã hồi sinh và đang phát triển.
Đồng hồ điểm 8 giờ 30. Không gian linh thánh bao trùm tất cả, từ tháp cao của Nhà thờ chuông réo rắt đổ hồi, và Ca đoàn hát vang bài thánh ca rước Đức cha và đoàn đồng tế vào thánh đường.
Thật là ý nghĩa, khi các nữ tu khấn và mừng hôm nay cùng với đoàn đồng tế khởi đi từ ngôi Nhà thờ cũ của Hội dòng tiến về ngôi Nhà thờ mới. Hai điểm mốc của một đoạn đường ngắn, nhưng dường như là hai điểm mốc lịch sử của Hội Dòng.
Ngôi Nhà thờ cũ lưu dấu những năm tháng của thời kỳ dài hình thành và phát triển, đồng thời là chứng tích của những ngày tháng thử thách đau thương và đen tối. Nhà thờ này đã từng bị chiến tranh tàn phá năm 1968 và 1972, nhưng không thể sụp đổ hoàn toàn, để rồi trên những gì còn lại, nó được Hội dòng tái thiết. Khi không thể đáp ứng nhu cầu của Hội dòng, nó khiêm tốn dừng lại, nhường chỗ cho một ngôi Nhà thờ mới khang trang và rộng lớn hơn.
Còn nhớ, trong thánh lễ Cung hiến Nhà thờ mới, Đức cha Giám quản - Đức Giám mục giáo phận Thanh Hóa - đã nói rằng: “chưa thấy một Hội dòng nào có Nhà thờ khang trang như Hội dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm”. Vậy mà hôm nay ngôi Nhà thờ lại trở nên chật hẹp, không đủ sức chứa, khiến nhiều người phải tham dự thánh lễ qua màn hình.
Xem hình lễ khấn dòng
Vốn lễ Khấn dòng bao giờ cũng long trọng và đông người, vì đây là biến cố đặc biệt của Giáo hội, Hội dòng, và là bước ngoặt trong cuộc đời của những người tuyên khấn. Nhưng thánh lễ hôm nay còn đặc biệt và ý nghĩa hơn nhiều. Vì thế số người tới đây để hiệp thông cùng với Hội dòng và quý nữ tu càng thêm đông.
Trong thánh lễ này, 13 nữ tu tuyên khấn trọn đời, và 7 nữ tu mừng Kim khánh khấn dòng. Đây là sự kiện đặc biệt, là điểm mốc quan trọng trong lịch sử của Hội dòng. Chỉ một sự kiện nhưng đã nói, viết và vẽ thành bức tranh toàn cảnh của Hội dòng, ở đó người xem có thể thấy được cả quá khứ khó khăn và tương lai xán lạn.
Bảy nữ tu mừng Kim khánh hôm nay là bảy trong số nhân chứng kiên cường của những năm tháng khó khăn và bom đạn. Làm sao có thể đứng vững khi phải chứng kiến trận bom năm 1968 lấy đi sinh mạng của Mẹ Bề trên và 4 chị em? Làm sao có thể trụ được khi mà cơ sở của Hội dòng bị tàn phá quá nhiều? Tương lai của Hội dòng sẽ ra sao, khi họ buộc phải về quê sinh sống? Quả thật, họ đã hết sức can trường, dù khó khăn gian khổ, vẫn quyết một lòng hiến dâng cho Chúa và bám chặt lấy mảnh đất thân yêu của Hội dòng. Cộng đoàn phụng vụ cảm nhận sâu sắc điều này qua lời mở đầu thánh lễ của Đức cha: “Các chị là chứng nhân của lịch sử, chứng nhân của sự thăng tiến và tồn tại của Hội dòng, chứng nhân lòng trung thành của Thiên Chúa đối với Hội dòng cách đặc biệt. Đã có những lúc tưởng chừng như Hội dòng và chính bản thân các chị không thể tồn tại trong Ơn gọi của Hội dòng Mến Thánh Giá nữa. Nhưng chính Chúa đã ban ơn nâng đỡ để các chị, và qua các chị, Hội dòng tồn tại và phát triển cho tới ngày hôm nay. Và nối tiếp bước chân của các chị, ngày hôm nay 13 chị em nữ tu trẻ cũng dâng hiến cuộc đời và tuyên khấn trọn đời để bước theo Chúa Giêsu. Biến cố này không phải của riêng các chị, nhưng là hồng ân Chúa ban cho Hội Thánh, cách riêng cho giáo phận Phát Diệm. Các chị được mời gọi để góp phần vào sự thánh thiện của Giáo hội và đồng thời được mời gọi để làm chứng cho Chúa trong các công tác tông đồ”. Trước giờ lễ, khi chúc mừng các nữ tu, Đức cha đã nói vui: “đã có lúc xách vali ra tới cổng, rồi lại xách vali vào”. Một câu nói vui, nhưng rất có thể đã diễn tả được tâm trạng thực của các nữ tu khi ấy.
Mười ba nữ tu tuyên khấn trọn đời hôm nay thể hiện sức sống mới cũng như tiềm năng phát triển của Hội dòng. Quá khứ khó khăn đã qua đi, nhường chỗ cho tương lai tươi sáng, nhiều hứa hẹn. Nếu như ngày hôm qua với số nữ tu rất khiêm tốn Hội dòng đã vượt qua được bóng đêm của thử thách gian nan, thì ngày hôm nay với số nữ tu gấp 10 lần Hội dòng cũng sẽ mạnh dạn tiến về phía trước trong an bình và tín thác.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, cộng đoàn được nghe cha Antôn Trần Thanh Long, dòng Đa - minh, công bố Phép lành Tông Tòa gửi cho các Nữ tu Khấn trọn đời và mừng Kim khánh. Mừng và an ủi biết bao khi nhận được những tâm tình hiền phụ của Đấng kế vị thánh Phêrô: “Đức Thánh Cha khuyến khích các nữ tu tuyên khấn trọn đời hãy can đảm sống đời thánh hiến trong bình an. Trong khi làm chứng về một cuộc đời từ bỏ hoàn toàn vì tình yêu đối với Đức Kitô và Giáo hội, các nữ tu nên tấm gương về một đời sống dâng hiến trọn vẹn để mời gọi nhiều người nam, người nữ trở nên môn đệ Chúa Kitô”.
Dẫn lời Đức Thánh Cha trong buổi nói chuyện với các nữ tu đến dự Đại hội Giới trẻ thế giới tại Madrid, trong bài giảng, Đức cha quả quyết với cộng đoàn: “Các nữ tu là những người đi con đường ngược chiều xã hội tục hóa hôm nay. Họ chú giải lời Thiên Chúa, và biểu lộ thế giới tương lai, thế giới chung cuộc. Giáo Hội cám ơn những người đi tu, họ loan báo mầu nhiệm Nước Trời, loan báo thế giới mà chúng ta đang hướng tới”.
Với các nữ tu, Đức cha cũng quả quyết: “Các con ý thức rằng: cuộc đời các con chỉ có giá trị và ý nghĩa bao lâu các con còn là sự chú giải của Lời Chúa, còn thực hiện được các lời khuyên Phúc Âm, còn đi theo Chúa Giêsu trên con đường nghèo khó, vâng phục và trong sạch, bấy lâu thế giới này còn cần đến các con. Bao lâu chúng con muốn trở về với lối sống của thế tục, và không còn đi theo Chúa Giêsu nữa, thì thế giới này không cần đến chúng con nữa. Chúng con chỉ có thể làm chứng cho Chúa nếu cuộc đời của chúng con tiếp tục đi theo Chúa Giêsu trong lời khấn của mình”.
Thật cảm động khi những thiếu nữ trẻ trung mang trên mình bộ tu phục màu đen, đã quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa, can đảm lội ngược dòng đời, cam kết dâng hiến trọn đời, giữ ba lời khuyên Phúc Âm. Họ được khích lệ và nâng đỡ rất nhiều nhờ tấm gương của những người đi trước, trong số đó có các nữ tu mừng Kim khánh hôm nay. Như một ước nguyện, các thế hệ nữ tu trẻ quyết tâm gìn giữ và phát huy những gì mà các thế hệ nữ tu đi trước đã dày công vun đắp, để xây dựng Hội dòng ngày càng thăng tiến.
Sau thánh lễ, các nữ tu chụp hình lưu niệm với Đức cha, quý cha, và quý thân nhân. Những bó hoa tượng trưng cho lòng yêu mến, niềm vui, cùng với những lời chúc mừng, và những nụ cười được trao tặng trong hân hoan. Niềm vui được chia sẻ và kéo dài trong bữa tiệc mừng.
Có thể nói, bảy nữ tu mừng Kim khánh hôm nay không chỉ vui mừng vì thấy cuộc đời mình tràn đầy hồng ân, nhưng họ còn mừng vì nhìn thấy tương lai tươi sáng của Hội dòng, và mừng hơn nữa khi cảm nhận cách sâu sắc tình thương của Chúa dành cho Hội dòng.
Nắng vàng trải rộng khắp không gian, làm cho ngày Thu càng thêm đẹp, và ngày lễ càng thêm vui. Dù lưu luyến không muốn kết thúc một ngày hồng phúc, nhưng cũng phải chia tay, và mọi người đem theo niềm vui trở về với quê hương, xứ sở của mình. Tôi tự nhủ, nếu là một thành viên của Hội dòng thì tâm tình của mình lúc này không chỉ là bài ca Magnificat mà còn là tâm tình của bài ca Benedictus, vì Hội dòng đã hồi sinh và đang phát triển.
Tin Đáng Chú Ý
Nguy cơ Cúm Gà lại xuất hiên ở Việt Nam và Trung Hoa
Trần Mạnh Trác
10:30 30/08/2011
Từ Hồng Kông, các chuyên gia nghiên cứu về virus vừa đưa ra cảnh báo rằng một biến thể mới của virus H5N1 đang bắt đầu lây lan tại Trung Hoa và Việt Nam. Các chính phủ ở đây cần phải đẩy mạnh hơn sự giám sát các lọai gia cầm cũng như các lọai chim hoang để tránh việc virus này có thể chuyền qua con người.
Lời kêu gọi trên được đưa ra vào ngày hôm nay, 30-8-11, sau khi tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) cảnh báo hôm thứ Hai rằng nạn cúm gia cầm đã tái xuất hiện và cho biết đã có nhiều dấu hiệu biến thể mới của virus H5N1 đã lan rộng ra khắp vùng châu Á và có thể xa hơn.
Virus mới được đặt tên là H5N1-2.3.2.1. Trong lúc này các khoa học gia vẫn chưa biết rõ biến thể này có nguy hiểm hơn những biến thể từ trước hay không, tuy nhiên chưa có ai tìm ra một lọai thuốc nào có thể ngừa được chúng.
Theo lời nhà bác học hàng đầu trên lãnh vực này là Malik Peiris của Đại học Hong Kong thì "lọai vaccine mà tổ chức y tế thế giới (WHO) đang khuyến khích dùng. .. không bảo vệ đầy đủ để chống lại biến thể mới."
"Nhưng đó không phải là việc bất thường vì virus H5 tiếp tục thay hình đổi dạng và chúng ta vẫn phải tiếp tục tìm ra vaccine mới," ông nói thêm.
Nạn cúm H5N1 có số tử vong rất cao, lên đến 60% cho những ca bị nhiễm.
Trong những tháng vừa qua, đã có 8 ca nhiễm bệnh tại Cam-pu-chia, cả 8 bệnh nhân đều thiệt mạng.
"Sự kiên đó không nhất thiết báo hiệu là virus mới này nguy hiểm hơn," Ông Peiris cho biết vì "những trường hợp H5N1 ở Campuchia luôn luôn có tỷ lệ tử vong cao bởi vì chúng luôn được phát hiện muộn...Nhưng dù sao đó vẫn là một mối đe dọa lớn khi mà nạn cúm này đã lây lan ra khắp thế giới."
Lời kêu gọi trên được đưa ra vào ngày hôm nay, 30-8-11, sau khi tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) cảnh báo hôm thứ Hai rằng nạn cúm gia cầm đã tái xuất hiện và cho biết đã có nhiều dấu hiệu biến thể mới của virus H5N1 đã lan rộng ra khắp vùng châu Á và có thể xa hơn.
Virus mới được đặt tên là H5N1-2.3.2.1. Trong lúc này các khoa học gia vẫn chưa biết rõ biến thể này có nguy hiểm hơn những biến thể từ trước hay không, tuy nhiên chưa có ai tìm ra một lọai thuốc nào có thể ngừa được chúng.
Theo lời nhà bác học hàng đầu trên lãnh vực này là Malik Peiris của Đại học Hong Kong thì "lọai vaccine mà tổ chức y tế thế giới (WHO) đang khuyến khích dùng. .. không bảo vệ đầy đủ để chống lại biến thể mới."
"Nhưng đó không phải là việc bất thường vì virus H5 tiếp tục thay hình đổi dạng và chúng ta vẫn phải tiếp tục tìm ra vaccine mới," ông nói thêm.
Nạn cúm H5N1 có số tử vong rất cao, lên đến 60% cho những ca bị nhiễm.
Trong những tháng vừa qua, đã có 8 ca nhiễm bệnh tại Cam-pu-chia, cả 8 bệnh nhân đều thiệt mạng.
"Sự kiên đó không nhất thiết báo hiệu là virus mới này nguy hiểm hơn," Ông Peiris cho biết vì "những trường hợp H5N1 ở Campuchia luôn luôn có tỷ lệ tử vong cao bởi vì chúng luôn được phát hiện muộn...Nhưng dù sao đó vẫn là một mối đe dọa lớn khi mà nạn cúm này đã lây lan ra khắp thế giới."
Văn Hóa
Màu áo cổ vịt và biển Thái Bình
Trần Tuy Hòa
09:25 30/08/2011
Màu Áo Cổ Vịt Và Biển Thái Bình
Cảm nhận ngày lễ thánh Monica, Bổn Mạng các Bà Mẹ Công Giáo Tuy Hòa, 27.8.2011
Mở trang HĐGMVN để tìm liên kết mạng, gần như tờ báo mạng nào trong liên kết này đều nói về ngày lễ hôm nay, lễ thánh nữ Monica, bổn mạng các bà mẹ (27/8). Nói về Mẹ thì vô cùng, dù có diển tả cách nào cũng không thể nói hết được sự vĩ đại của người mẹ
Tôi không biết mẹ tôi nuôi tôi cách nào ; nhưng đến lúc đủ tuổi khôn, nhìn qua những em bé khác, tôi biết mình chắc cũng được nuôi như thế ; mà chẳng phải riêng tôi, có lẽ phần lớn trẻ em vùng quê nghèo đất Việt đều được nuôi và lớn lên như vậy. Mẹ đặt chén cơm với ít hạt muối sống bên cạnh, bỏ vào miệng nắm cơm cùng hạt muối, nhai nhỏ rồi sú vào miệng con như chim sú mồi. Áo mặc là vải tám nhuộm nâu, tối đi ngủ chỉ biết rửa chân khô (hai bàn chân chà vào nhau) trước khi ngã người trên chiếc chiếu rộng đủ cho cả mấy anh em. Mùa Đông, không mền, đắp chiếc chiếu đôi trống đầu hở chân nhưng vẫn ấm…!
Thế hệ chúng tôi phần nhiều được lớn lên như thế.
Ngày nay có khác.
Sữa mẹ để nuôi con là lẽ đương nhiên thì loại thực phẩm này hôm nay phải vận động sử dụng, là sản phẩm được quảng cáo liên tục : “Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”.
Việc nuôi dạy con trong những ngày sau khi lọt lòng là việc của mẹ thì Ô sin nuôi trẻ hôm nay rất được chìu chuộng ; và người mẹ trẻ nào có người giúp việc nuôi con nhỏ là may mắn của gia đình.
Chuyện nuôi con dần dà trở thành công nghệ với những chỉ số rỏ ràng : loại thực phẩm gì, cho cỡ tuổi nào, tiếp nhận thực phẩm vào giờ nào, chơi trò chơi gì, phải ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày, loại sữa nào tăng chiều cao, tăng chỉ số IQ v…v… Nếu chưa đạt được chỉ tiêu đó là chưa đạt chuẩn phát triển. Có lẽ nếu có đồng hồ đo độ yêu thương, người ta cũng sẽ dùng nó để đánh giá mối liên hệ mẹ con.
Môi trường có khác, sự phát triển có khác, mối quan hệ xã hội có khác, cách hội nhập văn hóa có khác, nhưng lúc nào cũng vậy : Con mãi là vàng, là ngọc.
May quá ,Chiếc đồng hồ yêu thương kia chắc chắn không bao giờ có và để đáp ứng công nghệ nuôi con kia, mẹ cũng đã đánh đổi rất nhiều, tất cả cũng chỉ nhằm vun đắp cho con có được điều tốt nhất để thành thân và như vậy Mẹ ngày xưa hay mẹ ngày nay vẫn mãi là người không thể thay thế ,Mẹ vẫn là :
Cánh cò cõng nắng cõng mưa,
Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương.
Mẹ vĩ đại, Mẹ cao cả, Mẹ thiêng liêng như vậy nhưng sao cả mẹ và cha lại cất lời xin lỗi con, những đứa con chưa kịp nói, chưa kịp thấy ánh mặt trời.
Không được xem phim tài liệu Việt Nam chiếu trên BBC World nhưng nhà đạo diễn và biên kịch Phan Huyền Thư cho biết : Phim "Cha mẹ xin lỗi con"của Hãng phim tài liệu và khoa học trung ương, đã đoạt giải Cánh diều Bạc cho phim tài liệu hồi tháng 3 năm 2009 và Cánh diều vàng dành cho Đạo diễn xuất sắc.
Phim đã được chiếu tại 25 trường đại học ở Đông Bắc Mỹ, trong đó có nhiều trường danh tiếng như Harvard, Pensylvania, Yale, Princeston, Cornell, New York. ( BBC – Văn Hóa Xã Hội 26-8-2011) ; cuốn phim nói về 9000 ngôi mộ thai nhi nơi nghĩa trang trên núi Hòn Thơm của Ông Tống Phước Phúc, một người Công giáo của thành phố Nha trang, (nghe nói đến nay đã là 10.000 …) ; con số này chỉ mới của Thành Phố Nha trang, không phải của cả Tỉnh Khánh Hòa, càng không phải của cả nước, chưa ai thống kê hết chỉ biết rằng : “Việt Nam là một trong nhưng nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới”( BBC như trên).
Bao nhiêu ngôi mộ là bấy nhiêu người mẹ từ chối thiên chức làm mẹ của mình cùng bấy nhiêu người cha cần quỳ gối ; và dường như không hẹn mà gặp, càng nhiều ngôi mộ thai nhi thì các phòng khám và điểu trị vô sinh càng đông bệnh nhân cũng đồng nghĩa với sự khao khát được làm mẹ càng lúc càng nhiều ; lòng khao khát ấy như chỉ dấu của sự hối hận muộn màng cho những lần từ chối sự sống đang nẩy mầm trên mảnh đất lòng mẹ.
Giáo Hội rất có lý có tình khi cổ võ cho phong trào “Phò Sự Sống” ; Giáo Hội luôn xác tín và ý thức rằng : giáo dục con người hy sinh chia sẻ cho nhau tấm bánh (áp lực dân số ) thì nhân bản hơn nhiều việc giết bớt người khác để dành sự sống cho người còn lại.
Nhìn các bà Mẹ trước khi vào nhà thờ, tôi hỏi : Áo dài của các Chị màu gì vậy ? Chẳng phải xanh cũng không là tím – Các chị mỉm cười, nguýt dài, bỏ đi.
Mầu sắc vẫn chỉ là màu sắc, cũng đi ra từ bảy sắc cầu vòng – đỏ, cam, vàng, xanh, lam, chàm, tím ; nhưng màu áo các chị chọn trông sao nền nã, đậm màu nhưng chẳng khoa trương, màu áo gợi ý khởi đầu sự sống, cái thứ màu tìm mãi trong tự điển chẳng có, cũng chẳng thấy nơi bài học về màu sắc trong trường phổ thông và chỉ tìm thấy khi đi vào cuộc sống thực tế. Các chị gọi màu áo của mình là màu “cổ vịt”, tất nhiên không phải là vịt đẻ trứng nhưng là vịt làm cho trứng được đẻ ra có thể ấp thành con. Từ trong sâu xa – các chị đã đón nhận thiên chức khi đã là người nữ
Quỳ ở hàng băng sau, nghe các bà mẹ Tuy hòa cầu nguyện sao mà đơn sơ. Các bà chỉ xin Chúa điều đơn giản : Xin cho con biết lắng nghe LỜI NGÀI dạy con trong đêm tối, lúc lẻ loi, bình thường thôi vì họ tin rằng LỜI NGÀI giúp họ đi qua cuộc đời khốn khó trong phó thác tin yêu. Lời Ngài chắc chắn sẽ biến mảnh đất lòng họ thành ĐẤT TỐT. Lòng mẹ của người mẹ Tuy hòa còn bao la hơn Thái Bình Dương vì Thái Bình Dương vẫn còn biên giới.
Trần Tuy Hòa
Cảm nhận ngày lễ thánh Monica, Bổn Mạng các Bà Mẹ Công Giáo Tuy Hòa, 27.8.2011
Tôi không biết mẹ tôi nuôi tôi cách nào ; nhưng đến lúc đủ tuổi khôn, nhìn qua những em bé khác, tôi biết mình chắc cũng được nuôi như thế ; mà chẳng phải riêng tôi, có lẽ phần lớn trẻ em vùng quê nghèo đất Việt đều được nuôi và lớn lên như vậy. Mẹ đặt chén cơm với ít hạt muối sống bên cạnh, bỏ vào miệng nắm cơm cùng hạt muối, nhai nhỏ rồi sú vào miệng con như chim sú mồi. Áo mặc là vải tám nhuộm nâu, tối đi ngủ chỉ biết rửa chân khô (hai bàn chân chà vào nhau) trước khi ngã người trên chiếc chiếu rộng đủ cho cả mấy anh em. Mùa Đông, không mền, đắp chiếc chiếu đôi trống đầu hở chân nhưng vẫn ấm…!
Thế hệ chúng tôi phần nhiều được lớn lên như thế.
Ngày nay có khác.
Sữa mẹ để nuôi con là lẽ đương nhiên thì loại thực phẩm này hôm nay phải vận động sử dụng, là sản phẩm được quảng cáo liên tục : “Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”.
Việc nuôi dạy con trong những ngày sau khi lọt lòng là việc của mẹ thì Ô sin nuôi trẻ hôm nay rất được chìu chuộng ; và người mẹ trẻ nào có người giúp việc nuôi con nhỏ là may mắn của gia đình.
Chuyện nuôi con dần dà trở thành công nghệ với những chỉ số rỏ ràng : loại thực phẩm gì, cho cỡ tuổi nào, tiếp nhận thực phẩm vào giờ nào, chơi trò chơi gì, phải ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày, loại sữa nào tăng chiều cao, tăng chỉ số IQ v…v… Nếu chưa đạt được chỉ tiêu đó là chưa đạt chuẩn phát triển. Có lẽ nếu có đồng hồ đo độ yêu thương, người ta cũng sẽ dùng nó để đánh giá mối liên hệ mẹ con.
Môi trường có khác, sự phát triển có khác, mối quan hệ xã hội có khác, cách hội nhập văn hóa có khác, nhưng lúc nào cũng vậy : Con mãi là vàng, là ngọc.
May quá ,Chiếc đồng hồ yêu thương kia chắc chắn không bao giờ có và để đáp ứng công nghệ nuôi con kia, mẹ cũng đã đánh đổi rất nhiều, tất cả cũng chỉ nhằm vun đắp cho con có được điều tốt nhất để thành thân và như vậy Mẹ ngày xưa hay mẹ ngày nay vẫn mãi là người không thể thay thế ,Mẹ vẫn là :
Cánh cò cõng nắng cõng mưa,
Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương.
Mẹ vĩ đại, Mẹ cao cả, Mẹ thiêng liêng như vậy nhưng sao cả mẹ và cha lại cất lời xin lỗi con, những đứa con chưa kịp nói, chưa kịp thấy ánh mặt trời.
Không được xem phim tài liệu Việt Nam chiếu trên BBC World nhưng nhà đạo diễn và biên kịch Phan Huyền Thư cho biết : Phim "Cha mẹ xin lỗi con"của Hãng phim tài liệu và khoa học trung ương, đã đoạt giải Cánh diều Bạc cho phim tài liệu hồi tháng 3 năm 2009 và Cánh diều vàng dành cho Đạo diễn xuất sắc.
Phim đã được chiếu tại 25 trường đại học ở Đông Bắc Mỹ, trong đó có nhiều trường danh tiếng như Harvard, Pensylvania, Yale, Princeston, Cornell, New York. ( BBC – Văn Hóa Xã Hội 26-8-2011) ; cuốn phim nói về 9000 ngôi mộ thai nhi nơi nghĩa trang trên núi Hòn Thơm của Ông Tống Phước Phúc, một người Công giáo của thành phố Nha trang, (nghe nói đến nay đã là 10.000 …) ; con số này chỉ mới của Thành Phố Nha trang, không phải của cả Tỉnh Khánh Hòa, càng không phải của cả nước, chưa ai thống kê hết chỉ biết rằng : “Việt Nam là một trong nhưng nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới”( BBC như trên).
Bao nhiêu ngôi mộ là bấy nhiêu người mẹ từ chối thiên chức làm mẹ của mình cùng bấy nhiêu người cha cần quỳ gối ; và dường như không hẹn mà gặp, càng nhiều ngôi mộ thai nhi thì các phòng khám và điểu trị vô sinh càng đông bệnh nhân cũng đồng nghĩa với sự khao khát được làm mẹ càng lúc càng nhiều ; lòng khao khát ấy như chỉ dấu của sự hối hận muộn màng cho những lần từ chối sự sống đang nẩy mầm trên mảnh đất lòng mẹ.
Giáo Hội rất có lý có tình khi cổ võ cho phong trào “Phò Sự Sống” ; Giáo Hội luôn xác tín và ý thức rằng : giáo dục con người hy sinh chia sẻ cho nhau tấm bánh (áp lực dân số ) thì nhân bản hơn nhiều việc giết bớt người khác để dành sự sống cho người còn lại.
Nhìn các bà Mẹ trước khi vào nhà thờ, tôi hỏi : Áo dài của các Chị màu gì vậy ? Chẳng phải xanh cũng không là tím – Các chị mỉm cười, nguýt dài, bỏ đi.
Mầu sắc vẫn chỉ là màu sắc, cũng đi ra từ bảy sắc cầu vòng – đỏ, cam, vàng, xanh, lam, chàm, tím ; nhưng màu áo các chị chọn trông sao nền nã, đậm màu nhưng chẳng khoa trương, màu áo gợi ý khởi đầu sự sống, cái thứ màu tìm mãi trong tự điển chẳng có, cũng chẳng thấy nơi bài học về màu sắc trong trường phổ thông và chỉ tìm thấy khi đi vào cuộc sống thực tế. Các chị gọi màu áo của mình là màu “cổ vịt”, tất nhiên không phải là vịt đẻ trứng nhưng là vịt làm cho trứng được đẻ ra có thể ấp thành con. Từ trong sâu xa – các chị đã đón nhận thiên chức khi đã là người nữ
Quỳ ở hàng băng sau, nghe các bà mẹ Tuy hòa cầu nguyện sao mà đơn sơ. Các bà chỉ xin Chúa điều đơn giản : Xin cho con biết lắng nghe LỜI NGÀI dạy con trong đêm tối, lúc lẻ loi, bình thường thôi vì họ tin rằng LỜI NGÀI giúp họ đi qua cuộc đời khốn khó trong phó thác tin yêu. Lời Ngài chắc chắn sẽ biến mảnh đất lòng họ thành ĐẤT TỐT. Lòng mẹ của người mẹ Tuy hòa còn bao la hơn Thái Bình Dương vì Thái Bình Dương vẫn còn biên giới.
Trần Tuy Hòa
45 bài học trong cuộc sống
Jos. Tú Nạc, NMS
08:26 30/08/2011
2. Khi hoài nghi, chỉ đi bằng bước nhỏ nhoi kế tiếp.
3. Cuộc đời ngắn ngủi nên ghét ai để thời giờ hoang phí.
4. Công việc của ta không chăm sóc ta khi ta đau yếu. Chỉ cha mẹ và bạn bè chăm sóc cho ta. Quanh quẩn bên ta an ủi vỗ về.
5. Hãy trả tín phiếu của bạn hàng tháng.
6. Ta không cần phải chiến thắng trong mỗi cuộc tranh luận. Hãy đồng ý trước những bất đồng.
7. Hãy than khóc với một người nào đó. Điều đó làm nguôi ngoa hơn than khóc một mình.
8. Chấp nhận sự giận dữ cùng Thiên Chúa là điều tốt. Vì Người có thể làm tan biến nó đi.
9. Hãy tiết kiệm thời gian hưu trí bắt đầu bằng việc trả lương lần đầu của bạn.
10. Khi đến với sô-cô-la, đối kháng là vô hiệu.
11. Hãy để con trẻ thấy ta khóc là điều tốt.
12. Đừng so sánh cuộc sống của ta với cuộc sống của người khác.
13. Ta không có ý tưởng về chuyến hành trình của họ tất cả muốn nói gì.
14. Nếu mối quan hệ mà phải giữ bí mật, ta không nên giữ nó.
15. Mọi thứ có thể thay đổi trong chớp mắt. Nhưng đừng lo. Thiên Chúa không bao giờ chớp mắt.
16. Hãy giữ một hơi thở thật sâu. Nó trấn tĩnh tâm trí.
17. Hãy trừ khử bất cứ điều gì không ích lợi, không đẹp đẽ, không vui tươi.
18. Bất cứ điều gì mà không làm ta thực sự đau đớn, nó tạo cho ta thêm mạnh mẽ.
19. Không bao giờ muộn màng để có một thời thơ ấu vui tươi. Nhưng lần thứ hai tùy thuộc vào ta và không có một lần nữa.
20. Khi có điều đến lăm le những gì mà ta yêu mến trong cuộc sống, đừng nhầm lẫn trả lời.
21. Hãy thắp lên những ngọn nến, hãy dùng những tấm trải nệm dễ thương, hãy phục trang áo quần hấp dẫn. Đừng tiết kiệm nó cho một cơ hội đặc biệt. Hôm nay là ngày đặc biệt.
22. Sửa soạn quá mức rồi cũng cuốn theo chiều gió.
23. Hãy lập dị ngay bây giờ.
24. Đừng đợi đến già mới mặc màu hồng.
25. Cơ quan tình dục quan trọng nhất vì nó là cơ quan đầu não.
26. Không ai được kiềm tỏa hạnh phúc của chúng ta.
27. Hãy viết ra mọi thứ được gọi là nỗi bất hạnh không ngờ bằng những từ, “Trong vòng năm năm vấn đề này thường xảy ra chứ?”
28. Hãy luôn luôn lựa chọn cuộc sống.
29. Hãy tha thứ mọi điều cho mọi người.
30. Những gì mà người khác nghĩ về ta thì không việc gì lo lắng.
31. Thời gian sẽ hàn gắn mọi điều. Hãy dành cho thời gian, chỉ thời gian.
32. Tốt và xấu, tuy nhiên, chỉ là một tình huống, rồi nó sẽ đổi thay.
33. Đừng quá quan trọng về mình. Không một ai làm như thế.
34. Hãy tin vào những sự kỳ diệu.
35. Đừng kiểm tra cuộc sống. Hãy thể hiện và tận dụng nó ngay bây giờ.
36. Hãy tăng lên những nhịp đập không theo qui ước. Tuổi thanh xuân đang hấp hối.
37. Con cái chúng ta duy chỉ có một thơi thơ ấu.
38. Tất cả những vấn đề chân thành khi kết thúc đó là được yêu thương.
39. Hãy ra ngoài mỗi ngày. Những điều kỳ diệu đang chờ đợi muôn nơi
40. Nếu chúng ta ai nấy đều ném những điều phức tạp của chúng ta thành đống và nhìn của mọi người khác, chúng ta sẽ chuốc về chúng ta.
41. Sự đố kỵ là một lãng phí thời gian. Ta có rồi mọi thứ ta cần.
42. Điều tốt nhất là đến đúng hẹn.
43. Không có vấn đề gì mà ta cảm thấy thế nào, hãy đứng dậy, ăn mặc lịch sự và xuất hiện.
44. Hãy phục tùng.
45. Cuộc sống không ràng buộc với cái bát, mà nó vẫn là một món quà.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuổi Thơ Vùng Biển
Nguyễn Ngọc Liên
21:44 30/08/2011
TUỔI THƠ VÙNG BIỂN
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Tiếng sóng tuổi thơ
Tiếng reo hò đùa vui trên bãi cát
Những buổi cởi trần đi bắt sò bắt ốc
Cùng bạn bè bốc cát ném nhau
Đêm ngả mình trên cát đếm trời sao..
(Trích thơ của Thuận Hữu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Tiếng sóng tuổi thơ
Tiếng reo hò đùa vui trên bãi cát
Những buổi cởi trần đi bắt sò bắt ốc
Cùng bạn bè bốc cát ném nhau
Đêm ngả mình trên cát đếm trời sao..
(Trích thơ của Thuận Hữu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền