Phụng Vụ - Mục Vụ
CN 22C : Luận về chữ “ăn”
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
07:56 31/08/2019
Hai tư cách được đề cập tới xoay quanh một bàn tiệc đã vang lên trong bài Tin Mừng hôm nay. Tư cách một, là khi bạn là “khách” đi dự tiệc, thì bạn phải làm sao. Tư cách hai, bạn là “chủ” : khi bạn đãi tiệc ai, bạn phải mời những người nào…Mỗi tư cách có một lời nhắn nhủ riêng của Chúa cho họ. Tôi không gặp thấy một điểm chung nào Chúa muốn nói với, cho cả chủ mời lẫn khách dự tiệc. Vì thế tôi không chọn lời, mà chọn một chữ chung cho cả khách lẫn chủ trong bữa tiệc, là chữ “ăn” để xây dựng cho bài giảng hôm nay.
1. Tầm quan trong của “ăn” trong hành vi và lời dạy của Chúa
2. Bên kia chữ ăn (Beyond eating).
1. Tầm quan trọng của "ăn" trong hành vi và lời dạy của Chúa
-Hành vi : Trong cuộc sống công khai của Chúa Giêsu, sách Tin Mừng ghi lại rất nhiều sinh hoạt của Ngài liên quan đến cái ăn: Ngài đi ăn cưới tại Cana. Ngài ăn tiệc do những người biệt phái khoản đãi, mà bài Tin Mừng hôm nay là bữa tiệc do chính thủ lãnh nhóm Pharisêu mời đến. Ngài chia sẻ thân mật với bữa cơm gia đình của ba chị em Mattha, Maria và Lazarô, mà ở đó Matta rối ríu với món gỏi này, món nộm kia, còn Maria khôn ranh ngồi nghe lời Ngài. Ngài lại ngồi ăn ngồi uống đồng bàn với những người thu thuế, những người tội lỗi. Rồi cả sau khi sống lại, Ngài cũng hiện ra trong lúc ăn uống. Luca ghi : “Đang khi các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: ‘Ở đây anh em có gì ăn không?’ Họ đưa cho Người một khúc cá nướng, Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông” (Lc 24, 41-43). Nhưng quan trọng hơn cả đó là Ngài đã thiết lập giao ước mới trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ tại nhà Tiệc Ly. Và khi sống lại, 2 môn đồ trên đường Emmau nhận diện được Chúa cũng là qua bữa ăn : Khi đồng bàn với họ (chứ không phải khi cầu nguyện với họ), mắt họ mở ra (Lc 24,31) (làm như thấy đồ ăn thì sáng mắt ra !).
Chúa Giêsu thường bị những người biệt phái và luật sĩ bắt gặp trong các bữa ăn, đến độ những người biệt phái gọi Ngài là một tên "mê ăn uống," nhậu nhẹt say sưa. Chúa Giêsu có lần nói "Thật vậy, ông Gio-an Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo: `Ông ta bị quỷ ám.' Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: `Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi (Lc 7:34).
-Lời dạy : Nhưng bữa ăn quan trọng và ý nghĩa đến độ Chúa Giêsu đã lấy đó làm một trong những đề tài chủ yếu trong những lời rao giảng của Ngài. Có biết bao nhiêu lần Chúa Glêsu đã ví Nước Trời như một bữa tiệc, và như bữa tiệc cưới. Nước Trời là một tiệc cưới, trong đó Thiên Chúa mời gọi mọi người đến dự tiệc, không trừ một ai. Vậy trong hành vi và trong ngôn từ, Chúa Giêsu gắn bó với chữ ăn, với bữa tiệc khá đậm đà khiến ta phải suy nghĩ về tầm quan trọng của nó.
Nếu Đức Giêsu là người Việt-Nam, giảng bằng tiếng Việt, thì chắc hẳn Ngài còn sử dụng nhuần nhuyễn chữ “ăn” này trong nhiều lãnh vực khác nữa.
Có lẽ không có ngôn ngữ nào trên thế giới này mà chữ ăn xâm nhập vào đủ các góc cạnh của cuộc sống như ngôn ngữ Việt.
-Không có một động tác nhai nào mà vẫn cứ gọi là ăn: Nào là ăn gian, ăn bám, ăn quỵt, ăn đứt, ăn hiếp, ăn thua, rồi lại ăn cắp, ăn cướp, ăn trộm (trộm đồng hồ chứ đâu phải ổ bánh đâu, vậy mà cứ ăn thôi : ăn trộm).
-Hoà hợp với nhau thì có ăn khớp, ăn nhịp, ăn jeu và ăn ý. Động tác hoà hợp vợ chồng cũng không vắng được chữ ăn : ăn nằm, ăn ở, ăn đời ở kiếp.
-Cái không ăn được, vẫn cứ ăn : ăn ảnh, ăn khách, ăn tiền : “ông ấy ăn tiền dữ lắm”.
-Cái không được ăn, vẫn gọi là ăn : ăn chay. Chữ ăn chay này làm tôi nhớ lại thủa nhỏ khi nghe người lớn nói, hôm nay ăn chay đó, cũng đòi mẹ cho mình ăn chay nữa. Thấy ăn là đòi của con nít, chứ đâu hiểu ăn chay là không ăn. (Déjeuner. Breakfast : ăn sáng là phá chay).
-Chắc Chúa Giê-su người Việt sẽ dạy chúng ta một từ “ăn” hơi xưa một chút, nhưng vẫn còn hiểu được: ăn lời. Con cái không ăn lời cha mẹ, con cái hư; các ngươi không ăn lời Ta (nghe và giữ lời Ta) sẽ không được vào Nước Trời. “Không phải cứ nói lạy Chúa lạy Chúa là được vào nước Trời, nhưng…”
-Và dĩ nhiên, Chúa Giêsu người Việt sẽ luôn nhắc nhở chúng ta ăn… ăn-năn. Hãy ăn năn sám hối, vì Nước Trời đã gần.
Ta đang trong mục tìm hiểu về tầm quan trọng của chữ ăn trong hành vi và tư tưởng của Chúa Giêsu. Ta cũng tưởng tượng nếu Ngài giáng sinh trên đất Việt, con của đức nữ trinh Nguyễn thị Mít thì ắt hẳn Ngài sẽ dùng chữ "ăn" nhiều hơn nữa trong lời giảng với đầy đủ các góc cạnh ý nghĩa khác nhau của nó. Và Ngài, Đức Giêsu người Việt sẽ dự nhiều bữa ăn hơn nữa, như người ta vẫn thường đồn thổi : người Việt gặp nhau là mời nhau đi ăn cái đã.
Chúa Giêsu, tuy không là người Việt, nhưng rất coi trọng bữa ăn, như chúng ta đã kể sơ qua trên kia. Ngài rất nhiều lần ví nước Trời như bữa ăn, -mà bữa ăn lớn cơ- tức là bữa tiệc. Không phải tiệc trang trọng hội nghị khuôn phép, mà là tiệc hân hoan vui mừng: tiệc cưới. Nước Trời ví như nhà vua kia mở tiệc cưới cho hoàng tử… Nước Trời ví như 10 nàng trinh nữ đi đón chàng rể, chứ không phải đón chủ tịch, đón tổng thống. Đón chàng rể là có ăn, có tiệc…
Chính Ngài đã làm một hành vi để đời, là lập bí tích Thánh-Thể trong bữa ăn, chứ không phải trên núi cao khi cầu nguyện, trong đền thờ lúc dâng hương. Và chính bí tích Thánh Thể lại là một bữa ăn. “Hãy cầm lấy mà ăn, hãy cầm lấy mà uống.” “Ai ăn… sẽ được sống đời đời.”
Vì Chúa Giêsu đề cao bữa ăn trong hành vi và lời dạy của Ngài, nên chắc hẳn Ngài có ý gì đó chứ, chứ không phải Ngài chủ trương sống để ăn đâu. Ăn để sống thì có thể. Và thế là ta qua phần 2: Cái bên kia của bữa ăn (beyond eating).
2. Bên kia chữ ăn
Chúa muốn dạy gì khi Chúa đề cập nhiều đến chữ ăn, đến bữa tiệc. Bài Tin Mừng hôm nay hé cho ta một lời đáp: Chia sẻ. Ngài muốn dạy: hãy chia sẻ. Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.” (Lc 14, 12-14).
Chúa lập bí tích Thánh Thể không phải để cho ta thờ lạy đâu. Quỳ sốt sắng hát thờ lạy Chúa, thờ lạy Chúa… không phải là lý hiện hữu của Mình Thánh Chúa. Chúa lập bí tích này trong bữa ăn, và chính bản thân bí tích là một bữa ăn, là để “chia sẻ.” Ngôn ngữ phụng vụ thủa ban đầu thay vì gọi thánh lễ, là gọi đích danh tên thực của nó : lễ bẻ bánh. Không phải tấm bánh nguyên, mà là bẻ ra. Bẻ ra để chia, chứ không phải bẻ ra cho nhỏ để dễ nuốt. Đại Hội Thánh Thể Quốc tế tổ chức tại Lộ Đức năm nào có đề tài thật thích hợp: Tấm bánh Bẻ ra. Người cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn đệ mà nói: tất cả hãy cầm lấy mà ăn…Bẻ ra tức là chia sẻ, chứ không phải để nguyên giữ cho riêng mình. Có nhiều hình thức để bẻ ra chia sẻ và cũng có nhiều cái khác-cái-ăn để sẻ chia.
Tạm kết ở đây:
Chúa ăn nhiều và nói nhiều về ăn. Không phải là Chúa tham ăn hay là tay sành điệu về các món nhậu. Ngài muốn dạy một điều : ăn là cái dễ chia sẻ hơn cả. Quần áo, có thể vừa hoặc không. Điện thoại di động chia cho ai mà họ không biết dùng thì cũng như không. Riêng ăn, thì dễ chia sẻ nhất, nhất là khi người ta đói. Đói, ăn gì cũng ngon. Thánh lễ là một bữa ăn. Nếu ta không có tinh thàn chia sẻ, thì việc ăn Mình Thánh Chúa quả là một xúc phạm, vì Ngài không còn là tấm bánh bẻ ra chia cho mọi người. Thánh Phaolô cũng nói mạnh hơn thế trong thư 1Cr 11: Ăn mà không biết sẻ chia, là ăn lấy án phạt !
Hãy có tấm lòng biết chia sẻ.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
_______________________________________
Đọc thêm :
1. Carlos là đứa trẻ đường phố thuộc khu ngoại ô vòng đai của Manila. Tuổi thơ đã để lại trên bé nhiều vết sẹo chìm, lắm vết thương lòng không sao chữa lành được. Nhưng linh mục coi xứ gần đó lại thường thấy cậu ở trong nhà thờ, nên ông rất thán phục đức tin can trường của cậu bé. Một ngày kia, trong khi ngồi toà giải tội –loại toà hộp, rất kín đáo- vị linh mục thấy cậu bé Carlos này rút một cọng cây lau nơi chổi quét nhà thờ. Cậu ép một miếng kẹo cao su đã dùng nơi một đầu của cọng lau và rồi nhét cọng lau với đầu có kẹo cao su dính đó vào khe thùng tiền của kẻ khó, gọi là poor box. Cậu vất vả kéo ra từng tờ giấy bạc, từng đồng tiền kẽm. Rồi cẩn thận, cậu trả cọng lau về với cái chổi và bước nhanh ra khỏi nhà thờ. Vị linh mục quyết định đi theo xa xa. Ông thấy cậu dừng chân tại quầy bán bánh, mua một bao to bánh mì nóng hổi và đi thẳng tới một nơi các trẻ em đường phố khác đang tụ họp tại đó. Các em cầu nguyện và ăn tất cả những chiếc bánh đó. Một buổi họp mặt thật hạnh phúc. Kết thúc câu chuyện là : vị linh mục đó, quyết định gia nhập vào nhóm trẻ bụi đời này.
2. Bữa ăn mang ý nghĩa chia sẻ. Nhưng nếu không sẻ chia được bữa ăn vì chưa đủ hoàn cảnh, thì ta cũng có thể sẻ chia những thứ khác. Các bạn trẻ đây có thể chia sẻ tri thức, chia sẻ học vấn, chỉ vẽ cho nhau, giúp đỡ giới thiệu nhau tìm việc làm… tất cả đều là ý nghĩa bên kia của bữa ăn. Riêng cái này, các bạn có thể và làm ngay được là chia sẻ niềm vui, chia sẻ nụ cười cho nhau. Ăn nơi cái miệng, và nụ cười cũng nơi cái miệng, cửa môi :
3. Một hôm Dương Chu sang nước Tống, vào ở trọ một nhà kia. Người chủ nhà có hai nàng hầu, một nàng đẹp, một nàng xấu. Để ý quan sát Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quí trọng người thiếp xấu mà khinh rẻ người thiếp đẹp. Lấy làm lạ, ông mới dò hỏi cậu bé giúp việc. Cậu bé tiết lộ:
- Người thiếp đẹp kia hay kênh kiệu, tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chúng tôi chẳng ai còn nhìn ra cái đẹp của nàng. Trái lại, người thiếp xấu, tự biết mình xấu, sống vui tươi, hồn nhiên vô tư với mọi người, nên không ai còn nhìn thấy cái xấu của nàng nữa.
Vậy là bạn không thể thoái thác vì nói rằng mình không đẹp để cười, hoặc cười không được đẹp. Hãy cứ chia sẻ niềm vui, bạn sẽ có niềm vui.
1. Tầm quan trong của “ăn” trong hành vi và lời dạy của Chúa
2. Bên kia chữ ăn (Beyond eating).
1. Tầm quan trọng của "ăn" trong hành vi và lời dạy của Chúa
-Hành vi : Trong cuộc sống công khai của Chúa Giêsu, sách Tin Mừng ghi lại rất nhiều sinh hoạt của Ngài liên quan đến cái ăn: Ngài đi ăn cưới tại Cana. Ngài ăn tiệc do những người biệt phái khoản đãi, mà bài Tin Mừng hôm nay là bữa tiệc do chính thủ lãnh nhóm Pharisêu mời đến. Ngài chia sẻ thân mật với bữa cơm gia đình của ba chị em Mattha, Maria và Lazarô, mà ở đó Matta rối ríu với món gỏi này, món nộm kia, còn Maria khôn ranh ngồi nghe lời Ngài. Ngài lại ngồi ăn ngồi uống đồng bàn với những người thu thuế, những người tội lỗi. Rồi cả sau khi sống lại, Ngài cũng hiện ra trong lúc ăn uống. Luca ghi : “Đang khi các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: ‘Ở đây anh em có gì ăn không?’ Họ đưa cho Người một khúc cá nướng, Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông” (Lc 24, 41-43). Nhưng quan trọng hơn cả đó là Ngài đã thiết lập giao ước mới trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ tại nhà Tiệc Ly. Và khi sống lại, 2 môn đồ trên đường Emmau nhận diện được Chúa cũng là qua bữa ăn : Khi đồng bàn với họ (chứ không phải khi cầu nguyện với họ), mắt họ mở ra (Lc 24,31) (làm như thấy đồ ăn thì sáng mắt ra !).
Chúa Giêsu thường bị những người biệt phái và luật sĩ bắt gặp trong các bữa ăn, đến độ những người biệt phái gọi Ngài là một tên "mê ăn uống," nhậu nhẹt say sưa. Chúa Giêsu có lần nói "Thật vậy, ông Gio-an Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo: `Ông ta bị quỷ ám.' Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: `Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi (Lc 7:34).
-Lời dạy : Nhưng bữa ăn quan trọng và ý nghĩa đến độ Chúa Giêsu đã lấy đó làm một trong những đề tài chủ yếu trong những lời rao giảng của Ngài. Có biết bao nhiêu lần Chúa Glêsu đã ví Nước Trời như một bữa tiệc, và như bữa tiệc cưới. Nước Trời là một tiệc cưới, trong đó Thiên Chúa mời gọi mọi người đến dự tiệc, không trừ một ai. Vậy trong hành vi và trong ngôn từ, Chúa Giêsu gắn bó với chữ ăn, với bữa tiệc khá đậm đà khiến ta phải suy nghĩ về tầm quan trọng của nó.
Nếu Đức Giêsu là người Việt-Nam, giảng bằng tiếng Việt, thì chắc hẳn Ngài còn sử dụng nhuần nhuyễn chữ “ăn” này trong nhiều lãnh vực khác nữa.
Có lẽ không có ngôn ngữ nào trên thế giới này mà chữ ăn xâm nhập vào đủ các góc cạnh của cuộc sống như ngôn ngữ Việt.
-Không có một động tác nhai nào mà vẫn cứ gọi là ăn: Nào là ăn gian, ăn bám, ăn quỵt, ăn đứt, ăn hiếp, ăn thua, rồi lại ăn cắp, ăn cướp, ăn trộm (trộm đồng hồ chứ đâu phải ổ bánh đâu, vậy mà cứ ăn thôi : ăn trộm).
-Hoà hợp với nhau thì có ăn khớp, ăn nhịp, ăn jeu và ăn ý. Động tác hoà hợp vợ chồng cũng không vắng được chữ ăn : ăn nằm, ăn ở, ăn đời ở kiếp.
-Cái không ăn được, vẫn cứ ăn : ăn ảnh, ăn khách, ăn tiền : “ông ấy ăn tiền dữ lắm”.
-Cái không được ăn, vẫn gọi là ăn : ăn chay. Chữ ăn chay này làm tôi nhớ lại thủa nhỏ khi nghe người lớn nói, hôm nay ăn chay đó, cũng đòi mẹ cho mình ăn chay nữa. Thấy ăn là đòi của con nít, chứ đâu hiểu ăn chay là không ăn. (Déjeuner. Breakfast : ăn sáng là phá chay).
-Chắc Chúa Giê-su người Việt sẽ dạy chúng ta một từ “ăn” hơi xưa một chút, nhưng vẫn còn hiểu được: ăn lời. Con cái không ăn lời cha mẹ, con cái hư; các ngươi không ăn lời Ta (nghe và giữ lời Ta) sẽ không được vào Nước Trời. “Không phải cứ nói lạy Chúa lạy Chúa là được vào nước Trời, nhưng…”
-Và dĩ nhiên, Chúa Giêsu người Việt sẽ luôn nhắc nhở chúng ta ăn… ăn-năn. Hãy ăn năn sám hối, vì Nước Trời đã gần.
Ta đang trong mục tìm hiểu về tầm quan trọng của chữ ăn trong hành vi và tư tưởng của Chúa Giêsu. Ta cũng tưởng tượng nếu Ngài giáng sinh trên đất Việt, con của đức nữ trinh Nguyễn thị Mít thì ắt hẳn Ngài sẽ dùng chữ "ăn" nhiều hơn nữa trong lời giảng với đầy đủ các góc cạnh ý nghĩa khác nhau của nó. Và Ngài, Đức Giêsu người Việt sẽ dự nhiều bữa ăn hơn nữa, như người ta vẫn thường đồn thổi : người Việt gặp nhau là mời nhau đi ăn cái đã.
Chúa Giêsu, tuy không là người Việt, nhưng rất coi trọng bữa ăn, như chúng ta đã kể sơ qua trên kia. Ngài rất nhiều lần ví nước Trời như bữa ăn, -mà bữa ăn lớn cơ- tức là bữa tiệc. Không phải tiệc trang trọng hội nghị khuôn phép, mà là tiệc hân hoan vui mừng: tiệc cưới. Nước Trời ví như nhà vua kia mở tiệc cưới cho hoàng tử… Nước Trời ví như 10 nàng trinh nữ đi đón chàng rể, chứ không phải đón chủ tịch, đón tổng thống. Đón chàng rể là có ăn, có tiệc…
Chính Ngài đã làm một hành vi để đời, là lập bí tích Thánh-Thể trong bữa ăn, chứ không phải trên núi cao khi cầu nguyện, trong đền thờ lúc dâng hương. Và chính bí tích Thánh Thể lại là một bữa ăn. “Hãy cầm lấy mà ăn, hãy cầm lấy mà uống.” “Ai ăn… sẽ được sống đời đời.”
Vì Chúa Giêsu đề cao bữa ăn trong hành vi và lời dạy của Ngài, nên chắc hẳn Ngài có ý gì đó chứ, chứ không phải Ngài chủ trương sống để ăn đâu. Ăn để sống thì có thể. Và thế là ta qua phần 2: Cái bên kia của bữa ăn (beyond eating).
2. Bên kia chữ ăn
Chúa muốn dạy gì khi Chúa đề cập nhiều đến chữ ăn, đến bữa tiệc. Bài Tin Mừng hôm nay hé cho ta một lời đáp: Chia sẻ. Ngài muốn dạy: hãy chia sẻ. Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.” (Lc 14, 12-14).
Chúa lập bí tích Thánh Thể không phải để cho ta thờ lạy đâu. Quỳ sốt sắng hát thờ lạy Chúa, thờ lạy Chúa… không phải là lý hiện hữu của Mình Thánh Chúa. Chúa lập bí tích này trong bữa ăn, và chính bản thân bí tích là một bữa ăn, là để “chia sẻ.” Ngôn ngữ phụng vụ thủa ban đầu thay vì gọi thánh lễ, là gọi đích danh tên thực của nó : lễ bẻ bánh. Không phải tấm bánh nguyên, mà là bẻ ra. Bẻ ra để chia, chứ không phải bẻ ra cho nhỏ để dễ nuốt. Đại Hội Thánh Thể Quốc tế tổ chức tại Lộ Đức năm nào có đề tài thật thích hợp: Tấm bánh Bẻ ra. Người cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn đệ mà nói: tất cả hãy cầm lấy mà ăn…Bẻ ra tức là chia sẻ, chứ không phải để nguyên giữ cho riêng mình. Có nhiều hình thức để bẻ ra chia sẻ và cũng có nhiều cái khác-cái-ăn để sẻ chia.
Tạm kết ở đây:
Chúa ăn nhiều và nói nhiều về ăn. Không phải là Chúa tham ăn hay là tay sành điệu về các món nhậu. Ngài muốn dạy một điều : ăn là cái dễ chia sẻ hơn cả. Quần áo, có thể vừa hoặc không. Điện thoại di động chia cho ai mà họ không biết dùng thì cũng như không. Riêng ăn, thì dễ chia sẻ nhất, nhất là khi người ta đói. Đói, ăn gì cũng ngon. Thánh lễ là một bữa ăn. Nếu ta không có tinh thàn chia sẻ, thì việc ăn Mình Thánh Chúa quả là một xúc phạm, vì Ngài không còn là tấm bánh bẻ ra chia cho mọi người. Thánh Phaolô cũng nói mạnh hơn thế trong thư 1Cr 11: Ăn mà không biết sẻ chia, là ăn lấy án phạt !
Hãy có tấm lòng biết chia sẻ.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
_______________________________________
Đọc thêm :
1. Carlos là đứa trẻ đường phố thuộc khu ngoại ô vòng đai của Manila. Tuổi thơ đã để lại trên bé nhiều vết sẹo chìm, lắm vết thương lòng không sao chữa lành được. Nhưng linh mục coi xứ gần đó lại thường thấy cậu ở trong nhà thờ, nên ông rất thán phục đức tin can trường của cậu bé. Một ngày kia, trong khi ngồi toà giải tội –loại toà hộp, rất kín đáo- vị linh mục thấy cậu bé Carlos này rút một cọng cây lau nơi chổi quét nhà thờ. Cậu ép một miếng kẹo cao su đã dùng nơi một đầu của cọng lau và rồi nhét cọng lau với đầu có kẹo cao su dính đó vào khe thùng tiền của kẻ khó, gọi là poor box. Cậu vất vả kéo ra từng tờ giấy bạc, từng đồng tiền kẽm. Rồi cẩn thận, cậu trả cọng lau về với cái chổi và bước nhanh ra khỏi nhà thờ. Vị linh mục quyết định đi theo xa xa. Ông thấy cậu dừng chân tại quầy bán bánh, mua một bao to bánh mì nóng hổi và đi thẳng tới một nơi các trẻ em đường phố khác đang tụ họp tại đó. Các em cầu nguyện và ăn tất cả những chiếc bánh đó. Một buổi họp mặt thật hạnh phúc. Kết thúc câu chuyện là : vị linh mục đó, quyết định gia nhập vào nhóm trẻ bụi đời này.
2. Bữa ăn mang ý nghĩa chia sẻ. Nhưng nếu không sẻ chia được bữa ăn vì chưa đủ hoàn cảnh, thì ta cũng có thể sẻ chia những thứ khác. Các bạn trẻ đây có thể chia sẻ tri thức, chia sẻ học vấn, chỉ vẽ cho nhau, giúp đỡ giới thiệu nhau tìm việc làm… tất cả đều là ý nghĩa bên kia của bữa ăn. Riêng cái này, các bạn có thể và làm ngay được là chia sẻ niềm vui, chia sẻ nụ cười cho nhau. Ăn nơi cái miệng, và nụ cười cũng nơi cái miệng, cửa môi :
3. Một hôm Dương Chu sang nước Tống, vào ở trọ một nhà kia. Người chủ nhà có hai nàng hầu, một nàng đẹp, một nàng xấu. Để ý quan sát Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quí trọng người thiếp xấu mà khinh rẻ người thiếp đẹp. Lấy làm lạ, ông mới dò hỏi cậu bé giúp việc. Cậu bé tiết lộ:
- Người thiếp đẹp kia hay kênh kiệu, tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chúng tôi chẳng ai còn nhìn ra cái đẹp của nàng. Trái lại, người thiếp xấu, tự biết mình xấu, sống vui tươi, hồn nhiên vô tư với mọi người, nên không ai còn nhìn thấy cái xấu của nàng nữa.
Vậy là bạn không thể thoái thác vì nói rằng mình không đẹp để cười, hoặc cười không được đẹp. Hãy cứ chia sẻ niềm vui, bạn sẽ có niềm vui.
Thêm Một Lần “Nhỏ Lại”
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
07:59 31/08/2019
Bài Giảng Chúa Nhật 22 Tn C 2019
Tâm lý “ưa nổi tiếng” hình như đã ăn sâu trong tâm thức của rất nhiều người, nên dân gian đã truyền miệng câu tục ngữ : “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”; hay thi vị hơn, lãng mạn hơn, với ngôn ngữ của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ “Giục giã” :
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm…
Nhất là trong cái thời đại công nghệ số, internet, smartphone, mạng xã hội facebook, twitter, Instagam…, chỉ cần “lên sóng” vài dòng gọi là “thả thính”, hoặc bắn lên một “tấm hình khoả thân” (như cô người mẫu Ngọc Trinh vừa rồi), chỉ cần chưa đầy 24 tiếng, đã có trên 100 ngàn người “thả tim”, nhấn like, viết status…!
Mà đâu phải chỉ hôm nay ! Chắc chắn, trong bối cảnh thời Chúa Giêsu, cái tính sĩ diện “ưa làm nổi” nầy cũng đã lan tràn trong xã hội Do Thái. Chúng ta có thể “kiểm nghiệm” điều đó qua trích đoạn Tin Mừng Luca vừa được công bố : ngay trong một bữa tiệc họa hiếm do một Biệt phái mời dự, khi thấy cách “chọn chỗ” khó ưa nầy, Chúa Giêsu đã không ngần ngại “sửa lưng” :
“Khi có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, và chủ tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: ‘Xin ông nhường chỗ cho người này’. Bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết. Nhưng khi ngươi được mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết, để khi người mời ngươi đến, nói với ngươi rằng: ‘Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên’.
Và Ngài đã đúc kết những lời thuyết giáo trực ngôn đó bằng một nguyên tắc ứng xử đã có từ ngàn xưa trong truyền thống khôn ngoan của Do Thái giáo mà các kinh sư đã giảng dạy :
“Vì hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên"
Vâng, tuyên bố trên gần như lặp lại y nguyên truyền thống Khôn ngoan đã được ghi rành rành trong sách Châm Ngôn:
“Trước long nhan, đừng lên mặt kiêu kỳ, chớ đứng vào chỗ của hàng vị vọng. Thà được người ta bảo: "Xin mời ông lên trên !" còn hơn bị hạ xuống trước mặt người quyền cao chức trọng” (Cn 25,6-7; xem thêm : Hc 7,4; 13,9-10).
Cũng tương tự như thế, hôm nay Phụng Vụ nhắc lại giáo huấn nầy qua trích đoạn Sách Huấn Ca mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc 1:
“Hỡi con, con hãy thi hành công việc con cách hiền hoà, thì con sẽ được người đẹp lòng Chúa quý chuộng. Càng làm lớn, con càng phải hạ mình trong mọi sự, thì con sẽ được đẹp lòng Chúa; vì chỉ có một mình Thiên Chúa có quyền năng cao cả, và mọi kẻ khiêm nhường phải tôn vinh Chúa.”
Không chỉ gọi mời chúng ta trở về với các nguyên tắc ứng xử khôn ngoan của Cựu ước, một thời mà ở đó, những lời răn dạy của chính Thiên Chúa đã vang lên cách uy hùng, choáng ngợp trên núi Sinai, như Thư Do Thái mô tả “ngọn núi có thể sờ được, hay là lửa cháy, gió lốc, mây mù, bão táp hoặc tiếng kèn, và tiếng gầm thét, khiến cho người nghe xin tha đừng nói với họ lời nào nữa…”, nhưng Phụng Vụ hôm nay còn muốn chúng ta trực tiếp “Đến với Chúa Giêsu, Đấng Trung Gian của Giao ước mới”, để chúng ta “học hỏi nơi Ngài” như Ngài đã từng mời gọi : “Hãy đến với Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”.
Còn hơn là một lời mời gọi. Đức tin chúng ta, đức tin của mọi Kitô hữu chính là thường xuyên “đến với Đấng là Trung gian của Giao ước mới”, cũng là Đấng “từ trời mà đến”, là Đấng “Được xức dầu” (Kitô) mà các ngôn sứ đã tiên báo, là Chúa trên các Chúa, Vua trên các vua…; và đây cũng chính là “con đường dẫn đến sự sống đời đời”, như chính Ngài đã xác quyết với chàng thanh niên giàu có : “Về bán hết của cải…rồi hãy đến theo ta” (Mt 19,21).
Nhưng “đến với Đức Kitô” thì nào có khó khăn gì ! Cách đây 2000 năm, người ta ào ạt đến với Ngài, bất kể thuộc hạng người nào (dân chài, thu thuế, gái điếm, luật sĩ, biệt phái, tư tế, đui què sứt mẻ, phung hủi điếc lác, bệnh hoạn tật nguyền…kể cả quan chức tai to mặt lớn…) Ngài đều rộng tay tiếp đón cơ mà !
Quả thật, như chính Ngài xác nhận : “Ta là đường…”, con đường dẫn đến “sự thật sự sống”, con đường mà may phước cho ai bắt gặp và được Ngài sánh bước đồng hành : Bà goá Nain gặp Ngài, nước mắt tang chế mất con đã được lau khô với niềm vui “con được hoàn sinh”; Trưởng ty thuế vụ Gia-kê, gặp Ngài và đã hoán cải trở nên một con người mới; một người phụ nữ Canaan bì bệnh rong huyết 18 năm, chỉ với tâm nguyện “sờ vào gấu áo Ngài”, đã được chữa lành; hai môn đệ thất vọng não nề trên con đường Emmaus, đã gặp Ngài và “con tim đã vui trở lại” …! Và thật hi hữu, tên trộm bị đóng đinh bên phải Ngài vào chiều thứ sáu trên đồi Sọ, chỉ gặp Ngài trong “làn hơi cuối chót”, khi đã chạm ngưỡng cửa “sinh ly tử biệt”, bằng chỉ một niềm tin được biểu lộ : “Hôm nay, khi Ngài vào Vương Quốc của Ngài, làm ơn nhớ đến tui” ! Và anh ta đã “ra đi bàng an vào Nước Chúa” !...
Quả thật “đến với Ngài thật quá dễ” ! Bởi vì, Ngài có “ở tít trên chín tầng mây” đâu, mà xa xôi cách biệt; Ngài có ngự trên “ngai vàng lọng bạc” đâu, mà ngại ngùng “kính nhi viễn chi” ! Bởi chưng, Ngài đã chấp nhận “sinh ra và sống trong thân phận của một kẻ nghèo nàn cơ cực; Ngài đã chung đường, chen vai sát cánh cùng đám dân đen, tội lỗi để ông Gioan thanh tẩy trong dòng Gio-đan; đã chén thù chén tạc với đám phần thu mà mấy ông Biệt Phái đạo đức loại trừ và xếp vào quân tội lỗi; nhất là, đã chấp nhận nỗi nhục nhã thấp hèn tột cùng đến đổi chết với cái chết của những người nô lệ : đóng đinh thập giá”.
Đến với Ngài quả không khó. Nhưng chấp nhận “con đường hẹp Ngài đi” và thực thi những giá trị Tin Mừng Ngài đòi hỏi, quả không dễ chút nào.
Vâng, phải anh hùng lắm, phải can đảm lắm mới có thể bắt chước Ngài quỳ xuống làm công việc của một tôi tớ: rửa Chân cho anh em. Phải có ơn Thánh Thần của Người ban tặng mới có thể “bỏ tất cả mọi sự vác Thánh giá mỗi ngày mà đi trên nẻo đường phúc thật”.
Nhìn vào cuộc lữ hành của Hội Thánh 2000 năm, đôi lúc tưởng đâu con đường “đến với Đấng Trung gian của Giao ước mới” đã trở thành bế tắc, trước bao nhiêu đen tối, lầm lạc, tội lỗi, bất trung của dân Chúa. Thế nhưng không, Ngài vẫn khoan dung “đồng hành với quyền năng và tình yêu của Thánh Thần” để dẫn dắt Giáo Hội vượt qua muôn ngàn phong ba bão táp.
Kinh nghiệm của mỗi một cuộc đời Kitô hữu cũng thế thôi ! Đâu phải một lần “đến với Ngài” là một lần trở nên hoàn thiện, một lần gặp gỡ Ngài là sẽ không bao giờ “vấp phạm như Phêrô” ! Chính vì thế, mỗi một lần được Lời Ngài nhắc bảo, mỗi một ngày Chúa Nhật được họp nhau “trên một con đường Emmaus” của đời thường hiện tại, là thêm một lần để “làm mới lại tình yêu đẹp thuở ban đầu”, là thêm một lần để củng cố lời “cam kết của nhiệm tích Rửa Tội”, thêm một lần để “cái tôi nhỏ lại” trở thành người khiêm tốn phục vụ anh em…
Và bây giờ, cũng trong một “Bàn Tiệc”. Tôi phải tìm tới “chỗ cuối” của thinh lặng tôn sùng và tin yêu sốt sắng, để một lần “nhỏ lại” cùng với anh chị em của tôi. Bởi vì Ngài đang “ở chỗ đó”, chỗ của tình yêu hy sinh và khiêm hạ đến cùng : TẤM BÁNH ĐƯỢC BẺ RA !
Trương Đình Hiền
Tâm lý “ưa nổi tiếng” hình như đã ăn sâu trong tâm thức của rất nhiều người, nên dân gian đã truyền miệng câu tục ngữ : “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”; hay thi vị hơn, lãng mạn hơn, với ngôn ngữ của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ “Giục giã” :
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm…
Nhất là trong cái thời đại công nghệ số, internet, smartphone, mạng xã hội facebook, twitter, Instagam…, chỉ cần “lên sóng” vài dòng gọi là “thả thính”, hoặc bắn lên một “tấm hình khoả thân” (như cô người mẫu Ngọc Trinh vừa rồi), chỉ cần chưa đầy 24 tiếng, đã có trên 100 ngàn người “thả tim”, nhấn like, viết status…!
Mà đâu phải chỉ hôm nay ! Chắc chắn, trong bối cảnh thời Chúa Giêsu, cái tính sĩ diện “ưa làm nổi” nầy cũng đã lan tràn trong xã hội Do Thái. Chúng ta có thể “kiểm nghiệm” điều đó qua trích đoạn Tin Mừng Luca vừa được công bố : ngay trong một bữa tiệc họa hiếm do một Biệt phái mời dự, khi thấy cách “chọn chỗ” khó ưa nầy, Chúa Giêsu đã không ngần ngại “sửa lưng” :
“Khi có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, và chủ tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: ‘Xin ông nhường chỗ cho người này’. Bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết. Nhưng khi ngươi được mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết, để khi người mời ngươi đến, nói với ngươi rằng: ‘Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên’.
Và Ngài đã đúc kết những lời thuyết giáo trực ngôn đó bằng một nguyên tắc ứng xử đã có từ ngàn xưa trong truyền thống khôn ngoan của Do Thái giáo mà các kinh sư đã giảng dạy :
“Vì hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên"
Vâng, tuyên bố trên gần như lặp lại y nguyên truyền thống Khôn ngoan đã được ghi rành rành trong sách Châm Ngôn:
“Trước long nhan, đừng lên mặt kiêu kỳ, chớ đứng vào chỗ của hàng vị vọng. Thà được người ta bảo: "Xin mời ông lên trên !" còn hơn bị hạ xuống trước mặt người quyền cao chức trọng” (Cn 25,6-7; xem thêm : Hc 7,4; 13,9-10).
Cũng tương tự như thế, hôm nay Phụng Vụ nhắc lại giáo huấn nầy qua trích đoạn Sách Huấn Ca mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc 1:
“Hỡi con, con hãy thi hành công việc con cách hiền hoà, thì con sẽ được người đẹp lòng Chúa quý chuộng. Càng làm lớn, con càng phải hạ mình trong mọi sự, thì con sẽ được đẹp lòng Chúa; vì chỉ có một mình Thiên Chúa có quyền năng cao cả, và mọi kẻ khiêm nhường phải tôn vinh Chúa.”
Không chỉ gọi mời chúng ta trở về với các nguyên tắc ứng xử khôn ngoan của Cựu ước, một thời mà ở đó, những lời răn dạy của chính Thiên Chúa đã vang lên cách uy hùng, choáng ngợp trên núi Sinai, như Thư Do Thái mô tả “ngọn núi có thể sờ được, hay là lửa cháy, gió lốc, mây mù, bão táp hoặc tiếng kèn, và tiếng gầm thét, khiến cho người nghe xin tha đừng nói với họ lời nào nữa…”, nhưng Phụng Vụ hôm nay còn muốn chúng ta trực tiếp “Đến với Chúa Giêsu, Đấng Trung Gian của Giao ước mới”, để chúng ta “học hỏi nơi Ngài” như Ngài đã từng mời gọi : “Hãy đến với Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”.
Còn hơn là một lời mời gọi. Đức tin chúng ta, đức tin của mọi Kitô hữu chính là thường xuyên “đến với Đấng là Trung gian của Giao ước mới”, cũng là Đấng “từ trời mà đến”, là Đấng “Được xức dầu” (Kitô) mà các ngôn sứ đã tiên báo, là Chúa trên các Chúa, Vua trên các vua…; và đây cũng chính là “con đường dẫn đến sự sống đời đời”, như chính Ngài đã xác quyết với chàng thanh niên giàu có : “Về bán hết của cải…rồi hãy đến theo ta” (Mt 19,21).
Nhưng “đến với Đức Kitô” thì nào có khó khăn gì ! Cách đây 2000 năm, người ta ào ạt đến với Ngài, bất kể thuộc hạng người nào (dân chài, thu thuế, gái điếm, luật sĩ, biệt phái, tư tế, đui què sứt mẻ, phung hủi điếc lác, bệnh hoạn tật nguyền…kể cả quan chức tai to mặt lớn…) Ngài đều rộng tay tiếp đón cơ mà !
Quả thật, như chính Ngài xác nhận : “Ta là đường…”, con đường dẫn đến “sự thật sự sống”, con đường mà may phước cho ai bắt gặp và được Ngài sánh bước đồng hành : Bà goá Nain gặp Ngài, nước mắt tang chế mất con đã được lau khô với niềm vui “con được hoàn sinh”; Trưởng ty thuế vụ Gia-kê, gặp Ngài và đã hoán cải trở nên một con người mới; một người phụ nữ Canaan bì bệnh rong huyết 18 năm, chỉ với tâm nguyện “sờ vào gấu áo Ngài”, đã được chữa lành; hai môn đệ thất vọng não nề trên con đường Emmaus, đã gặp Ngài và “con tim đã vui trở lại” …! Và thật hi hữu, tên trộm bị đóng đinh bên phải Ngài vào chiều thứ sáu trên đồi Sọ, chỉ gặp Ngài trong “làn hơi cuối chót”, khi đã chạm ngưỡng cửa “sinh ly tử biệt”, bằng chỉ một niềm tin được biểu lộ : “Hôm nay, khi Ngài vào Vương Quốc của Ngài, làm ơn nhớ đến tui” ! Và anh ta đã “ra đi bàng an vào Nước Chúa” !...
Quả thật “đến với Ngài thật quá dễ” ! Bởi vì, Ngài có “ở tít trên chín tầng mây” đâu, mà xa xôi cách biệt; Ngài có ngự trên “ngai vàng lọng bạc” đâu, mà ngại ngùng “kính nhi viễn chi” ! Bởi chưng, Ngài đã chấp nhận “sinh ra và sống trong thân phận của một kẻ nghèo nàn cơ cực; Ngài đã chung đường, chen vai sát cánh cùng đám dân đen, tội lỗi để ông Gioan thanh tẩy trong dòng Gio-đan; đã chén thù chén tạc với đám phần thu mà mấy ông Biệt Phái đạo đức loại trừ và xếp vào quân tội lỗi; nhất là, đã chấp nhận nỗi nhục nhã thấp hèn tột cùng đến đổi chết với cái chết của những người nô lệ : đóng đinh thập giá”.
Đến với Ngài quả không khó. Nhưng chấp nhận “con đường hẹp Ngài đi” và thực thi những giá trị Tin Mừng Ngài đòi hỏi, quả không dễ chút nào.
Vâng, phải anh hùng lắm, phải can đảm lắm mới có thể bắt chước Ngài quỳ xuống làm công việc của một tôi tớ: rửa Chân cho anh em. Phải có ơn Thánh Thần của Người ban tặng mới có thể “bỏ tất cả mọi sự vác Thánh giá mỗi ngày mà đi trên nẻo đường phúc thật”.
Nhìn vào cuộc lữ hành của Hội Thánh 2000 năm, đôi lúc tưởng đâu con đường “đến với Đấng Trung gian của Giao ước mới” đã trở thành bế tắc, trước bao nhiêu đen tối, lầm lạc, tội lỗi, bất trung của dân Chúa. Thế nhưng không, Ngài vẫn khoan dung “đồng hành với quyền năng và tình yêu của Thánh Thần” để dẫn dắt Giáo Hội vượt qua muôn ngàn phong ba bão táp.
Kinh nghiệm của mỗi một cuộc đời Kitô hữu cũng thế thôi ! Đâu phải một lần “đến với Ngài” là một lần trở nên hoàn thiện, một lần gặp gỡ Ngài là sẽ không bao giờ “vấp phạm như Phêrô” ! Chính vì thế, mỗi một lần được Lời Ngài nhắc bảo, mỗi một ngày Chúa Nhật được họp nhau “trên một con đường Emmaus” của đời thường hiện tại, là thêm một lần để “làm mới lại tình yêu đẹp thuở ban đầu”, là thêm một lần để củng cố lời “cam kết của nhiệm tích Rửa Tội”, thêm một lần để “cái tôi nhỏ lại” trở thành người khiêm tốn phục vụ anh em…
Và bây giờ, cũng trong một “Bàn Tiệc”. Tôi phải tìm tới “chỗ cuối” của thinh lặng tôn sùng và tin yêu sốt sắng, để một lần “nhỏ lại” cùng với anh chị em của tôi. Bởi vì Ngài đang “ở chỗ đó”, chỗ của tình yêu hy sinh và khiêm hạ đến cùng : TẤM BÁNH ĐƯỢC BẺ RA !
Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:37 31/08/2019
23. Con phải tự khiêm tự hạ hơn nữa và mong muốn người khác cũng khinh thường con; nếu người ta khinh khi con thì con phải vui vẻ, nếu người ta không khinh thường con, thì con phải ưu sầu.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:58 31/08/2019
1. VƯƠNG ĐÔN NGỘ THỰC
Đại thần Đông Tấn là Vương Đôn vừa cùng với công chúa kết hôn chưa bao lâu.
Lúc vào nhà vệ sinh, thấy có một cái rương sơn đỏ bên trong đựng mấy trái táo khô ngon lành hấp dẫn, dùng nhét trong mũi để tránh ngửi mùi hôi, Vương Đôn không hiểu, nên cho rằng những trái táo khô này bỏ đây là để khi đi cầu không có chuyện gì thì có thể nhai cho đỡ buồn miệng, và cũng nghĩ rằng các đầy tớ ở hoàng gia thật chu đáo, bèn lấy mà ăn hết.
Đại tiện xong thì đi đến phòng của công chúa, nhìn thấy tớ gái bưng một cái dĩa ngọc lưu ly nước đựng đầy đậu tắm bỏ ở đó thì cho rằng để cho ông ta ăn, bèn đem đậu tắm đổ tất cả vào trong cái chậu sắt và ăn sạch trơn, nói:
- “Đây là cơm gì, đại khái gọi là cơm khô được không ?”
Tên tớ gái đứng ngoài bụm miệng mà cười.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 1:
Xét về khoa học máy móc điện tử người nhà quê không biết là chuyện thường, nhưng lấy táo khô khử mùi trong nhà vệ sinh ăn sạch trơn là chuyện quê mùa hết nước nói.
Có những người thời nay không “phân biệt” được cà phê đèn mờ và cà phê quán cóc bên đường, nên tâm hồn của họ ngày càng tàn tạ xuống dốc; lại có người cứ tưởng rằng cần gì phải rào trước đón sau khi đi hớt tóc ở các tiệm hớt tóc “thanh nữ” trá hình, bởi vì họ cho rằng mình đường hoàng chính chính thì sợ gì mấy cái chuyện vuốt ve lẻ tẻ ấy, thế là họ như ăn phải bả thuốc phiện, mỗi tuần đều kiếm cớ đi cạo mặt, đi cạo râu, đi ráy tai, và cuối cùng thì thơ thơ thẩn thẩn quên mất mình là ai...
“Quê mùa” thì cũng có nhiều loại: kiểu nhà quê ra tỉnh thì chẳng có gì đáng nói, kiểu nhà nghèo đến nhà giàu thì cũng là chuyện bình thường, nhưng giả mặt “nai tơ” quê mùa đến nỗi không phân biệt đèn mờ đèn sáng là chuyện đáng đánh đòn.
Người Kitô hữu là người khôn ngoan, vì chính họ được Chúa Thánh Thần hướng dẫn biết phân biệt sự tối và sự sáng chung quanh họ, do đó mà họ không bị “ngộ độc” bởi mưu mô của ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đại thần Đông Tấn là Vương Đôn vừa cùng với công chúa kết hôn chưa bao lâu.
Lúc vào nhà vệ sinh, thấy có một cái rương sơn đỏ bên trong đựng mấy trái táo khô ngon lành hấp dẫn, dùng nhét trong mũi để tránh ngửi mùi hôi, Vương Đôn không hiểu, nên cho rằng những trái táo khô này bỏ đây là để khi đi cầu không có chuyện gì thì có thể nhai cho đỡ buồn miệng, và cũng nghĩ rằng các đầy tớ ở hoàng gia thật chu đáo, bèn lấy mà ăn hết.
Đại tiện xong thì đi đến phòng của công chúa, nhìn thấy tớ gái bưng một cái dĩa ngọc lưu ly nước đựng đầy đậu tắm bỏ ở đó thì cho rằng để cho ông ta ăn, bèn đem đậu tắm đổ tất cả vào trong cái chậu sắt và ăn sạch trơn, nói:
- “Đây là cơm gì, đại khái gọi là cơm khô được không ?”
Tên tớ gái đứng ngoài bụm miệng mà cười.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 1:
Xét về khoa học máy móc điện tử người nhà quê không biết là chuyện thường, nhưng lấy táo khô khử mùi trong nhà vệ sinh ăn sạch trơn là chuyện quê mùa hết nước nói.
Có những người thời nay không “phân biệt” được cà phê đèn mờ và cà phê quán cóc bên đường, nên tâm hồn của họ ngày càng tàn tạ xuống dốc; lại có người cứ tưởng rằng cần gì phải rào trước đón sau khi đi hớt tóc ở các tiệm hớt tóc “thanh nữ” trá hình, bởi vì họ cho rằng mình đường hoàng chính chính thì sợ gì mấy cái chuyện vuốt ve lẻ tẻ ấy, thế là họ như ăn phải bả thuốc phiện, mỗi tuần đều kiếm cớ đi cạo mặt, đi cạo râu, đi ráy tai, và cuối cùng thì thơ thơ thẩn thẩn quên mất mình là ai...
“Quê mùa” thì cũng có nhiều loại: kiểu nhà quê ra tỉnh thì chẳng có gì đáng nói, kiểu nhà nghèo đến nhà giàu thì cũng là chuyện bình thường, nhưng giả mặt “nai tơ” quê mùa đến nỗi không phân biệt đèn mờ đèn sáng là chuyện đáng đánh đòn.
Người Kitô hữu là người khôn ngoan, vì chính họ được Chúa Thánh Thần hướng dẫn biết phân biệt sự tối và sự sáng chung quanh họ, do đó mà họ không bị “ngộ độc” bởi mưu mô của ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 22 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:01 31/08/2019
Chúa Nhật 22 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Lc 14, 1.7-14.
“Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
Anh chị em thân mến,
Con người ta ai cũng có sĩ diện, chức quyền càng cao thì sĩ diện càng lớn, sĩ diện càng lớn thì nhân cách lại nhỏ đi, cuối cùng trở thành một kẻ kiêu ngạo làm trò cười cho thiên hạ.
Đức Chúa Giê-su không những là Thiên Chúa làm người, là Cứu Chúa và là thầy của của nhân loại, mà Ngài còn là nhà tâm lý dạy cho chúng ta những bài học về cách đối xử với nhau trong cuộc sống hằng ngày, mà trong bài Tin Mừng hôm nay, chính Ngài đã dạy cho chúng ta hãy sống khiêm tốn với nhau trong cuộc sống đời thường.
1. Khiêm tốn khi được làm khách danh dự tiệc
Ở đời, ai cũng có một lúc nào đó được mời đi dự tiệc, và ai cũng thích được người khác chú ý đến mình trong bữa tiệc, địa vị càng cao thì càng thích người khác biết đến, càng được nhiều người biết đến thì càng hãnh diện và cảm thấy mình là người quan trọng, đó chính là mầm móng của kiêu ngạo.
Đức Chúa Giê-su khuyên bảo chúng ta khi được người khác mời đi dự tiệc thì hãy chọn chỗ ngồi cuối trong bàn ăn, là để cho chúng ta thấy giá trị đích thực của khiêm tốn không phải là nơi dáng vẻ bên ngoài, nhưng là tâm tình bên trong của một tâm hồn không coi địa vị như là một bàn đạp để hãnh tiến, nhưng coi địa vị như một công cụ để phục vụ tha nhân, chứ không phải là để ăn trên ngồi trước.
Địa vị tự nó không phải là một bức tường ngăn trở chúng ta đến với Thiên Chúa và với tha nhân, nhưng chính thái độ của chúng ta làm cho địa vị như là một hố sâu ngăn cách giữa mình với tha nhân, đó là thái độ kiêu ngạo kẻ cả của mình khi xuất hiện giữa đám đông, chẳng hạn như khi được mời tham dự các cuộc ăn uống hay những cuộc hội họp của những người khác.
Có những người tranh giành chỗ ngồi nhất trong bàn tiệc, những người dự tiệc khác cũng đã làm như thế, bởi vì ai cũng coi sĩ diện của mình lớn hơn nhân cách của người khác.
2. Khiêm tốn đích thực
Đức Chúa Giê-su tận mắt chứng kiến cảnh người ta đi dự tiệc tranh giành nhau để ngồi chỗ trên, Ngài không muốn các môn đệ của mình làm như thế khi được mời dự tiệc, nhưng Ngài muốn dạy các môn đệ và chúng ta sống có nhân bản hơn trong cuộc sống đời thường, cái nhân bản ấy chính là sống hài hòa với mọi người, cho dù mình có địa vị và chức vụ cao trong xã hội hay trong Giáo Hội.
Cái mà Đức Chúa Giê-su đề cập đến chính là “tự nhắc mình lên” của con người, bởi vì khi tự mình nhắc mình lên thì không những không có giá trị gì, mà lại còn trở thành kiêu căng lố bịch trước mặt mọi người, và như thế phẩm cách của họ cũng theo đó mà bị hạ xuống. Người có tâm hồn khiêm tốn đích thực thì dù được ngồi ở trên, hay ngồi ở cuối cùng thì vẫn là người khiêm tốn, bởi vì sự khiêm tốn không hệ tại nơi chỗ ngồi rốt cùng hay ngồi chỗ cao hết trong bữa tiệc, bởi vì có khi ngồi bàn cuối cùng nhưng tâm hồn thì khiêu ngạo phàn nàn oán trách chủ nhà không nể mình.
Có địa vị hay không có địa vị thì người khiêm tốn vẫn cứ là người khiêm tốn, ngồi trên bàn cao hay ngồi bàn dưới bàn thấp thì vẫn cứ là người khiêm tốn như thường, bởi vì sự khiêm tốn chính là học được bài học từ nơi Thập Giá của Đức Chúa Giê-su, tức là sự hy sinh bỏ mình, và cũng là học khiêm tốn từ nơi bàn tiệc Thánh Thể trên bàn thờ mỗi ngày khi dâng thánh lễ, đó là yêu thương và khiêm tốn.
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta cần có sự khiêm tốn khi được bạn hữu mời đi ăn tiệc, chính là Ngài nhắm đến bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày mà chúng ta tham dự, đó là thánh lễ Mi sa. Nơi bàn tiệc thánh này, cái cần phải có của chúng ta là sự khiêm tốn “chọn chỗ rốt hèn” như chính Đức Chúa Giê-su đã hết sức khiêm hạ trở nên tấm bánh nuôi dưỡng linh hồn chúng ta.
Nơi bàn tiệc thánh này sự khiêm tốn càng nổi nét hơn, khi mỗi người trong chúng ta biết khiêm tốn phục vụ tha nhân sau khi tham dự bàn tiệc thánh trên bàn thờ.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Lc 14, 1.7-14.
“Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
Anh chị em thân mến,
Con người ta ai cũng có sĩ diện, chức quyền càng cao thì sĩ diện càng lớn, sĩ diện càng lớn thì nhân cách lại nhỏ đi, cuối cùng trở thành một kẻ kiêu ngạo làm trò cười cho thiên hạ.
Đức Chúa Giê-su không những là Thiên Chúa làm người, là Cứu Chúa và là thầy của của nhân loại, mà Ngài còn là nhà tâm lý dạy cho chúng ta những bài học về cách đối xử với nhau trong cuộc sống hằng ngày, mà trong bài Tin Mừng hôm nay, chính Ngài đã dạy cho chúng ta hãy sống khiêm tốn với nhau trong cuộc sống đời thường.
1. Khiêm tốn khi được làm khách danh dự tiệc
Ở đời, ai cũng có một lúc nào đó được mời đi dự tiệc, và ai cũng thích được người khác chú ý đến mình trong bữa tiệc, địa vị càng cao thì càng thích người khác biết đến, càng được nhiều người biết đến thì càng hãnh diện và cảm thấy mình là người quan trọng, đó chính là mầm móng của kiêu ngạo.
Đức Chúa Giê-su khuyên bảo chúng ta khi được người khác mời đi dự tiệc thì hãy chọn chỗ ngồi cuối trong bàn ăn, là để cho chúng ta thấy giá trị đích thực của khiêm tốn không phải là nơi dáng vẻ bên ngoài, nhưng là tâm tình bên trong của một tâm hồn không coi địa vị như là một bàn đạp để hãnh tiến, nhưng coi địa vị như một công cụ để phục vụ tha nhân, chứ không phải là để ăn trên ngồi trước.
Địa vị tự nó không phải là một bức tường ngăn trở chúng ta đến với Thiên Chúa và với tha nhân, nhưng chính thái độ của chúng ta làm cho địa vị như là một hố sâu ngăn cách giữa mình với tha nhân, đó là thái độ kiêu ngạo kẻ cả của mình khi xuất hiện giữa đám đông, chẳng hạn như khi được mời tham dự các cuộc ăn uống hay những cuộc hội họp của những người khác.
Có những người tranh giành chỗ ngồi nhất trong bàn tiệc, những người dự tiệc khác cũng đã làm như thế, bởi vì ai cũng coi sĩ diện của mình lớn hơn nhân cách của người khác.
2. Khiêm tốn đích thực
Đức Chúa Giê-su tận mắt chứng kiến cảnh người ta đi dự tiệc tranh giành nhau để ngồi chỗ trên, Ngài không muốn các môn đệ của mình làm như thế khi được mời dự tiệc, nhưng Ngài muốn dạy các môn đệ và chúng ta sống có nhân bản hơn trong cuộc sống đời thường, cái nhân bản ấy chính là sống hài hòa với mọi người, cho dù mình có địa vị và chức vụ cao trong xã hội hay trong Giáo Hội.
Cái mà Đức Chúa Giê-su đề cập đến chính là “tự nhắc mình lên” của con người, bởi vì khi tự mình nhắc mình lên thì không những không có giá trị gì, mà lại còn trở thành kiêu căng lố bịch trước mặt mọi người, và như thế phẩm cách của họ cũng theo đó mà bị hạ xuống. Người có tâm hồn khiêm tốn đích thực thì dù được ngồi ở trên, hay ngồi ở cuối cùng thì vẫn là người khiêm tốn, bởi vì sự khiêm tốn không hệ tại nơi chỗ ngồi rốt cùng hay ngồi chỗ cao hết trong bữa tiệc, bởi vì có khi ngồi bàn cuối cùng nhưng tâm hồn thì khiêu ngạo phàn nàn oán trách chủ nhà không nể mình.
Có địa vị hay không có địa vị thì người khiêm tốn vẫn cứ là người khiêm tốn, ngồi trên bàn cao hay ngồi bàn dưới bàn thấp thì vẫn cứ là người khiêm tốn như thường, bởi vì sự khiêm tốn chính là học được bài học từ nơi Thập Giá của Đức Chúa Giê-su, tức là sự hy sinh bỏ mình, và cũng là học khiêm tốn từ nơi bàn tiệc Thánh Thể trên bàn thờ mỗi ngày khi dâng thánh lễ, đó là yêu thương và khiêm tốn.
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta cần có sự khiêm tốn khi được bạn hữu mời đi ăn tiệc, chính là Ngài nhắm đến bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày mà chúng ta tham dự, đó là thánh lễ Mi sa. Nơi bàn tiệc thánh này, cái cần phải có của chúng ta là sự khiêm tốn “chọn chỗ rốt hèn” như chính Đức Chúa Giê-su đã hết sức khiêm hạ trở nên tấm bánh nuôi dưỡng linh hồn chúng ta.
Nơi bàn tiệc thánh này sự khiêm tốn càng nổi nét hơn, khi mỗi người trong chúng ta biết khiêm tốn phục vụ tha nhân sau khi tham dự bàn tiệc thánh trên bàn thờ.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phán quyết của chánh án Weinerg về kháng cáo của Đức Hồng Y Pell: Bằng chứng của McGlone, người cựu giúp lễ
Vũ Văn An
19:58 31/08/2019
McGlone
521 Một sự khác biệt đáng kể giữa các bằng chứng được đưa ra trong phiên xử đầu tiên, và điều này được diễn dịch trong diễn trình phiên xử thứ hai liên quan đến sự xuất hiện bất ngờ của một nhân chứng mới và gây ngạc nhiên, Daniel McGlone. Bên bào chữa coi bằng chứng của người này là quan trọng vì, theo một quan điểm, nó cung cấp một số hỗ trợ cho bằng chứng của Portelli và Potter về những gì có thể được mô tả như là ‘các bậc thềm chứng cớ ngoại phạm’ (steps alibi) [143].
522 McGlone là một người giúp lễ tại Nhà thờ Chính tòa Chính tòa vào năm 1996. Ông phục vụ hầu hết các Chúa Nhật. Ông nhớ một dịp đặc biệt, trong năm đó, khi ông tham gia một cuộc rước với tư cách là một người giúp lễ, ngay sau một Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật được đương đơn cử hành.
523 Bằng chứng của McGlone về dịp đặc biệt này như sau:
ÔNG GIBSON: Vào dịp ông nhớ cách đặc biệt khi phục vụ Tổng Giám mục Pell, là một cuộc rước ở bên ngoài hay ở bên trong Nhà thờ Chính tòa?
McGLONE: Ở bên ngoài.
ÔNG GIBSON: Ông có đặc biệt nhớ cuộc rước vào Nhà thờ Chính tòa không?
McGLONE: Tôi tin là như vậy.
ÔNG GIBSON: Vì vậy, ông có một ký ức thực sự về cuộc rước vào Nhà thờ Chính tòa trong dịp đặc biệt này; có phải đó là những gì ông đã nói?
McGLONE: Vâng, tôi phải nói là đúng.
ÔNG GIBSON: Và tại sao ông lại có một ký ức như vậy?
McGLONE: Tôi có một chút tự hào như – như một người giúp lễ, và đã có - ông biết đấy, luôn có cảm giác phấn khích khi ông có Tổng Giám mục và cảm giác tự hào về những gì ông đang làm, và tôi sẽ - tôi có một kỷ niệm về lần đầu tiên George Pell là Tổng giám mục trong Nhà thờ Chính tòa và tôi nhớ rằng mình rất phấn khích vì điều đó.
ÔNG GIBSON: Khi nào ông ấy trở thành Tổng giám mục?
McGLONE: Năm 1996.
ÔNG GIBSON: Và chuyên biệt là khi nào?
McGLONE: Tháng 8, tôi nghĩ vậy.
524 McGlone chấp nhận rằng ông không thể nhớ chính xác ngày của dịp mà ông mô tả. Ông chỉ có thể nói là nó xảy ra vào khoảng giữa tháng 10 và tháng 12 năm 1996. Bằng chứng của ông tiếp tục:
ÔNG GIBSON: Quay trở lại dịp đặc biệt này tại Nhà thờ Chính tòa St Patrick, về điều ông nhớ lại, khi phục vụ Tổng Giám mục Pell, sau khi rước ra khỏi Nhà thờ Chính tòa, ông có nhớ đặc biệt là rước ra khỏi Nhà thờ Chính tòa không, thưa ông McGlone?
McGLONE: Tôi tin là như vậy.
ÔNG GIBSON: Điều gì về cuộc rước đặc thù đó phân biệt nó với mọi cuộc rước khác mà ông có đối với các linh mục khác, bao gồm cả Tổng Giám mục?
McGLONE: Chỉ là chúng tôi có Pell với chúng tôi.
ÔNG GIBSON: Trước khi buổi lễ đó bắt đầu, ông có biết rằng Tổng Giám mục Pell, tức là vào những ngày trước đó, ông có biết Tổng Giám mục Pell sẽ cử hành nó không?
McGLone: Không.
ÔNG GIBSON: Khi nào ông biết về điều đó?
McGLONE: Tôi nghĩ gần như ngay trước khi chúng tôi đi vào phòng áo.
ÔNG GIBSON: Và ông đã thấy đó là ai?
McGLONE: Ừ. Vâng.
ÔNG GIBSON: Đã rước ra phía trước Nhà thờ Chính tòa St Patrick, tức là cánh cửa phía tây, - - -?
McGLONE: Vâng.
525 Khi được hỏi thêm về dịp đó, McGlone nói rằng ông nhớ đã đi dọc hành lang phòng áo, sau Thánh lễ, và đi vào phòng áo của các linh mục. Ông nhớ lại rằng cánh cửa vào phòng áo đã được mở khóa. Đó là bởi vì người xông hương (thurifer) [144] đã đi vào và đi ra từ khu vực đó ngay sau khi Thánh lễ kết thúc.
526 Bản ghi chép tiếp tục ghi:
ÔNG GIBSON: Ông có nhớ những gì ông đã làm tiếp theo không?
McGLONE: Tôi nhớ mình đang ở trong phòng và rất tỉnh táo vì tôi biết rằng mẹ tôi ở trong - ở trong cộng đoàn, và tôi nhớ rằng mình đã cáo từ không thực sự đảm nhận bất cứ vai trò nào, và, ừm, rồi, - sau khi chúng tôi cúi đầu chào kính tượng chịu nạn - ừm, và sau đó có thể nói, nhanh chóng cáo từ và chạy đi khuất dạng, và tôi đi xuống – coi nào - nếu ông đi từ cửa phòng áo của các linh mục, vào lúc này, ông chỉ cần đi thẳng và sau đó ông rẽ trái sang lối chính dẫn vào Nhà thờ Chính tòa để đến phòng áo. Rồi, tôi đi xung quanh phía trước bàn thờ, bái gối và đi xuống gian giữa.
ÔNG GIBSON: Như thế, ông nhớ việc bái gối, phải không?
McGLONE: Tôi luôn luôn bái gối.
ÔNG GIBSON: Ông McGlone, tôi đang hỏi ông liệu ông có một ký ức chuyên biệt nào không về việc - không phải thực hành của ông, điều mà ông luôn luôn làm, nhưng ông có một ký ức chuyên biệt nào về việc làm điều đó không?
McGLONE: Tôi biết nghe có vẻ hơi điên điên, nhưng tôi không bao giờ không làm.
ÔNG GIBSON: Nhưng ông có hiểu - - -?
McGLONE: Tôi hiểu - - -
ÔNG GIBSON: - - - Tôi đang hướng câu hỏi của tôi đến trạng thái tâm trí của ông và liệu ông có trạng thái tâm trí tích cực trở lại năm 1996 về việc bái gối sau khi ông ra khỏi phòng áo của các linh mục trên đường đi gặp mẹ ông. Đó là câu hỏi của tôi?
McGLONE: Vâng, tôi có.
ÔNG GIBSON: Rất tốt. Tôi có thể hỏi có ai khác đã vào phòng áo của các linh mục với ông khi ông đi vào phòng đó sau khi cuộc rước đã kết thúc không?
McGLONE: À, đám rước – mọi người giúp lễ đều đi vào phòng áo của các linh mục và sau đó chúng tôi dàn hàng và chúng tôi cúi đầu trước tượng chịu nạn. Chúng tôi không hoàn tất cuộc rước cho đến khi điều đó xảy ra.
ÔNG GIBSON: Tại thời điểm đó có linh mục nào ở với ông không?
McGLONE: À, ừm, đôi khi có và - - -
ÔNG GIBSON: Không, tôi đang hỏi trong dịp này?
McGLone: Tôi không nhớ có bất kỳ linh mục nào ở với chúng tôi.
ÔNG GIBSON: Khi ông rời khỏi căn phòng đó, ông để cửa mở hay đóng?
McGLONE: Nó giống như căn phòng xanh trong một nhà hát lớn, nó mở cửa. Đó là nơi mà tất cả các chén dĩa thánh được đem vào. Vì vậy, để dọn dẹp khu cung thánh, các người giúp lễ di chuyển tới lui căn phòng đó.
ÔNG GIBSON: Vậy đâu là câu trả lời cho câu hỏi của tôi?
McGLONE: À, tôi không có quyền khóa cửa.
ÔNG GIBSON: Vậy câu trả lời cho câu hỏi của tôi là cánh cửa để mở khi ông rời khỏi phòng đó?
McGLONE: Vâng.
ÔNG GIBSON: Có phải ông nói sau khi bái gối, ông tiến xuống phía gian giữa?
McGLONE: Đúng vậy, để cố gắng bắt kịp mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Ở giai đoạn nào ông đã tổ chức cho mẹ của ông có mặt trong cộng đoàn?
McGLONE: À, mẹ sẽ đến và gặp tôi sau Thánh lễ để ăn trưa vào dịp này, rất hiếm khi, và tôi không sắp xếp, chính mẹ làm điều này.
ÔNG GIBSON: Vì vậy, hiếm khi bà cụ đến và ăn trưa với ông sau khi thánh lễ; đến tham dự thánh lễ và sau đó gặp ông sau đó để dùng bữa trưa, đúng không?
McGLONE: Đúng.
ÔNG GIBSON: Điều đó xảy ra bao nhiêu lần?
McGLONE: Tôi nghĩ ba lần trong đời. Không bình thường để mẹ tôi ăn trưa với tôi.
ÔNG GIBSON: Bà cụ đã ở đâu - nghĩa là vị trí của bà cụ, bà cụ ở chỗ nào trong cộng đoàn khi ông gặp cụ?
McGLONE: À, bà không ở trong cộng đoàn, bà đã ra ngoài và tôi đã bắt kịp bà khoảng hai phần ba đường đi xuống.
ÔNG GIBSON: Tình trạng của cộng đoàn ra sao, nghĩa là Nhà thờ Chính tòa lúc đó đầy hay trống người?
McGLONE: À, tôi đã rời nhóm khá nhanh. Dường như với tôi, cộng đoàn còn đang ra về, có lẽ còn khoảng một phần ba.
ÔNG GIBSON: Thế có cho chơi bất cứ loại nhạc nào không?
McGLONE: Tôi không nhớ.
ÔNG GIBSON: Tại thời điểm mà ông bái gối, việc dọn dẹp cung thánh đã bắt đầu chưa?
McGLONE: Tôi không tin như vậy. Tôi là người đầu tiên ra ngoài.
ÔNG GIBSON: Các giáo dân có vẫn đang cầu nguyện, nghĩa là quỳ và trông như họ đang cầu nguyện vào thời điểm đó không?
McGLONE: Tôi tin - Tôi tin là như vậy, tôi đã không thực sự chú ý. Có những người ở xung quanh - vâng, có nhiều.
ÔNG GIBSON: Như vậy, có một giai đoạn đoan trang (decorum), ở đó, nơi mọi người vẫn còn tham gia vào những gì là nghi lễ?
McGLONE: Vâng, đúng.
ÔNG GIBSON: Tốt lắm. Ông nói mẹ ông đã ở đâu khi ông gặp bà?
McGLONE: Khoảng hai phần ba trên đường xuống gian giữa.
ÔNG GIBSON: Ông nói rằng ông cáo từ bất cứ vai trò nào, nghĩa là vai trò phục vụ bàn thờ, để ông có thể đi ra ngoài gặp mẹ của ông, điều đó có đúng không?
McGLONE: Đáng lẽ tôi không nói mạnh như thế.
ÔNG GIBSON: Đó chính là lời nói của ông, ‘cáo từ bất cứ vai trò nào’?
McGLONE: À, có lẽ - - -
ÔNG GIBSON: Đó là lời của ông?
McGLONE: Có lẽ điều đó đã gây hiểu lầm. Tôi chỉ - mọi người sắp bắt đầu dọn dẹp và tôi cáo từ khỏi những gì hiển nhiên họ sắp sửa làm. Tôi không nói một cách chuyên biệt, ông biết đấy, tôi chỉ nói, ‘này, tôi phải đi rồi. Mẹ tôi chờ tôi ở phía trước’.
ÔNG GIBSON: Vậy trong bao nhiêu giây ông nói rằng ông đã gặp mẹ ông? Trong vòng bao nhiêu giây sau khi đến phòng áo của các Linh mục là lúc ông đã gặp mẹ của ông hai phần ba đường xuống gian giữa?
McGLONE: À, tôi không chạy. Tôi vẫn mặc áo chùng (soutane) và áo các phép (surplice) và tôi vẫn đang làm nhiệm vụ một cách nào đó, vì vậy mọi người sẽ nhìn thấy tôi, vì vậy tôi - tôi chỉ đi bộ nhanh từ khoảng cách đó đến trung tâm của gian giữa, bái gối rồi bước nhanh về phía mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Vậy ông có thể nói bao nhiêu giây không?
McGLONE: Không thể nói.
ÔNG GIBSON: Được rồi. Nhưng các nhiệm vụ dọn dẹp của việc phục vụ bàn thờ chưa bắt đầu và cung thánh chưa được vào để làm nhiệm vụ thu dọn. Có đúng không?
McGLONE: Đúng.
ÔNG GIBSON: Gặp mẹ của ông, chuyện gì đã xảy ra?
McGLONE: À, sau khi tôi gặp mẹ tôi, mẹ tôi vẫn tiếp tục bước. Bà hơi sốt ruột.
ÔNG GIBSON: Tôi có thể ngăn ông lại không. Ông đã gặp mẹ ông để dùng bữa trưa. Có đúng không?
McGLONE: Thành thật mà nói, tôi không thể nhớ tại sao tôi gặp bà.
ÔNG GIBSON: Ông sẽ không ăn trưa trong áo chùng và áo các phép chứ, phải không?
McGLONE: Không. Không, Chúa ơi, không. Chỉ là vì tôi đã không có thời gian để cởi chúng ra. Tôi đã phải cố gắng và làm vui lòng mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Nhưng thành thật mà nói, ông không thể nhớ tại sao ông gặp bà cụ sau thánh lễ. Có đúng không?
McGLONE: Bà có thể muốn kiểm tra tôi. Có thể là bất cứ điều gì.
ÔNG GIBSON: Gặp mẹ của ông, ông đã làm gì tiếp theo?
McGLONE: À, mẹ tôi là loại người, cần phải, có thể nói, được xoa dịu, vì vậy tôi đã gặp bà - - -
ÔNG GIBSON: Xin lỗi?
McGLONE: Xoa dịu.
ÔNG GIBSON: Mẹ của ông phải được xoa dịu?
McGLONE: Bà có một tính khí nóng nẩy, và - - -
HẠNH PHÚC: Nói gì, xin lỗi?
McGLONE: Bà cụ có một chút nóng nảy. Bà hơi nóng ruột và lo lắng, nên tôi đã nói chuyện với bà. Chúng tôi đi bộ - chúng tôi tiếp tục đi bộ cùng với nhau cho đến khi chúng tôi đi ra phía trước. Tôi không chắc chắn làm thế nào chúng tô đi đến - ra phía trước, bằng cách nào, liệu cánh cửa, cánh cửa chính có vẫn mở hay không, và rồi cuối cùng chúng tôi dừng lại - ở đấy có một hàng hiên nhỏ bên trong Nhà thờ Chính tòa khi ông ở bên ngoài và ở bước dừng [nguyên văn] và chúng tôi dừng lại ở đó, ông biết đấy, nếu ông nhìn ra ngoài các cánh cửa bên tay phải, và tôi bắt đầu nói chuyện với bà, còn George Pell thì ở - bên tay trái, và ngài đang thực hiện việc gặp gỡ và chào hỏi. Tôi nói chuyện với mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Xin lỗi, khi ông nói ông ấy đang gặp gỡ và chào hỏi, như tôi đã hiểu, đây là lần đầu tiên ông Phục vụ ông ấy?
McGLONE: Đúng.
ÔNG GIBSON: Vâng, tiếp tục đi?
McGLONE: Nhưng để giải thích sau đó, - - -
ÔNG GIBSON: Ý ông muốn nói gì khi nói ông ấy đang thực hiện?
McGLONE: Frank Little không bao giờ bước ra và nói chuyện với người ta, và ngài là, tôi không biết tại sao ngài không nghĩ vậy - ngài đã không làm điều đó, nhưng đó là điều George Pell đã làm trong dịp này và tôi nhớ ngài đã làm sau đó, khi ngài thực sự sẽ nói chuyện với người ta sau thánh lễ.
ÔNG GIBSON: Chắc chắn rồi. Tôi chỉ hỏi ông, ngay cả khi Frank Little không làm điều đó và khiến ông nói rằng đây là lần đầu tiên ông phục vụ ông ấy, tại sao ông không nói, 'và ngài đang gặp gỡ và chào hỏi mọi người', thay vì nói, 'ngài đang thực hiện việc gặp gỡ và chào hỏi’?
McGLONE: À, có một điều ông thấy rất nhiều trong các Nhà thờ Anh giáo, với cha xứ ở cuối nhà thờ, và điều đó - trong các giới Giáo hội, không phải là một hiện tượng bất thường. Nó chỉ bất thường tại Nhà thờ Chính tòa.
ÔNG GIBSON: Vâng, xin vui lòng tiếp tục?
McGLONE: Vì vậy, ngài - George Pell đã làm điều đó. Tôi đã nói chuyện với mẹ tôi. Bà đã bình tĩnh trở lại một chút, nhưng trong nỗ lực để làm bà sao lãng, tôi hỏi bà có muốn gặp Đức Tổng Giám Mục không, và trước khi bà thực sự trả lời, tôi đơn giản đưa bà đến và nói: 'Thưa Đức cha, đây là mẹ của con', và ngài nói theo cách thông thường của ngài, cách ngài nói, 'Bà hẳn phải rất tự hào về con trai của bà'. Tôi - tôi cho rằng đó là vì tôi vẫn mặc áo chùng và áo các phép của mình, và mẹ trả lời bằng cách nói, 'con không biết điều đó', một điều gây bối rối, tất nhiên, và sau đó ông biết đấy, tôi phải đối phó với mẹ, kiềm chế bà và sau đó chúng tôi - tôi nói với mẹ, ‘mẹ ạ, con thực sự xin lỗi, con phải quay lại để giúp dọn dẹp Nhà thờ Chính tòa và - nhưng con sẽ không lâu đâu'.
527 Rõ ràng, bằng chứng của McGlone về các di chuyển của chính ông ngay sau Thánh lễ trong dịp này đã hoàn toàn mâu thuẫn với trình thuật của người khiếu nại (ít nhất trong chừng mực nó đề cập đến một trong hai ngày duy nhất được đưa ra trong đó biến cố đầu tiên có thể xảy ra).
528 Bằng chứng của McGlone, là ông ta đã ở trong phòng áo của các Linh mục, cùng với những người giúp lễ khác, ít lâu sau khi Thánh lễ kết thúc, vào ngày đang bàn. Ông nói rằng có rất nhiều người lui tới tại và quanh khu vực đó. Mô tả đó khó có thể hòa giải với trình thuật của người khiếu nại về việc anh ta và cậu bé kia đã tìm đường vào phòng áo lễ của các linh mục mà không có ai ở đó.
529 Ngoài ra, McGlone khá chuyên biệt về thói quen đương đơn gặp gỡ giáo dân tại các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa, ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông nói rằng ông đã đích thân chứng kiến đương đơn làm như vậy, một cách thường xuyên, ngay từ lần đầu tiên ông ta cử hành thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.
530 Trong đối chất, bằng chứng McGlone như sau:
ÔNG RICHTER: Ông đã nói về thói quen mới của Đức Tổng Giám Mục Pell đứng trên bậc thềm, và theo như ông biết, bất cứ khi nào ngài cử hành Thánh lễ, ngài đều ở bên ngoài và nói chuyện với cộng đoàn?
McGLONE: Vâng, tôi đã thấy nó lần đầu tiên và sau đó ngài tiếp tục từ đó.
ÔNG RICHTER: Ngài đã tạo ra một truyền thống, trái ngược với người tiền nhiệm của mình?
McGLONE: Ấn tượng rất nhiều là đây là một sự tương phản có chủ ý với giáo quyền trước đây.
531 Điều khá rõ ràng là bằng chứng của McGlone về lần đầu tiên đương đơn cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật có thể, như một vấn đề thực tại thực tế, chỉ liên quan đến ngày 15 tháng 12 năm 1996. Đúng là bằng chứng của ông, trong ngôn từ, không loại trừ khả thể biến cố đầu tiên (nếu nó thực sự xảy ra) không xảy ra vào ngày đó, nhưng vào Chúa Nhật sau, ngày 22 tháng 12 năm 1996. Đây là một điểm mà ông Gibson đưa ra trong diễn từ kết thúc của mình. Theo chiều hướng này, ông ta lập luận rằng ‘chứng cớ ngoại phạm’, cùng lắm, chỉ là một chứng cứ ngoại phạm một phần mà thôi.
532 Tuy nhiên, nếu trình thuật của McGlone được chấp nhận, hoặc thậm chí được coi như một phiên bản ‘khả hữu một cách hợp lý' về sự kiện, thì nó sẽ phá hủy đáng kể một đệ trình đặc thù được ông Gibson đưa ra trong diễn từ kết thúc của mình, và dựa vào đó để mời gọi bồi thẩm đoàn hành động. Đệ trình đó đề cập đến 'thói quen bất biến' của đương đơn khi đứng trên các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa, ngay sau Thánh lễ, như một thói quen có thể không khai triển cho đến cuối tháng 12 năm 1996. Để hỗ trợ lập luận đó, ông Gibson đã rất chú ý đến bằng chứng của Potter cho thấy đã có "một giai đoạn điều chỉnh", sau cuộc bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục.
533 Nếu, như McGlone khẳng định, đương đơn vẫn tiếp tục đứng trên các bậc thềm nói chuyện với giáo dân (và đặc biệt, với mẹ của McGlone) trong một thời gian dài vào ngày 15 tháng 12 năm 1996, điều này có xác suất là ông sẽ áp dụng thói quen này sau đó. Nó chắc chắn sẽ làm suy yếu lập luận của ông Gibson, rằng thói quen này không bắt đầu cho đến năm 1997.
534 McGlone đến gặp ban bào chữa sau phiên xử đầu tiên. Ông cho biết ông làm thế, vì ông nhận ra rằng mình có thể có bằng chứng quan trọng để đưa ra liên quan đến vấn đề đương đơn vẫn đứng trên các bậc thềm sau Thánh lễ. McGlone hiện là thành viên thực tập của Luật sư đoàn (bar) Victoria. Ông chắc chắn đã theo dõi các thủ tục tố tụng trong phiên xử đầu tiên một cách đầy quan tâm.
535 Bên bào chữa thừa nhận rằng McGlone không hề là một nhân chứng hoàn hảo. Tại một thời điểm trong bằng chứng của mình, ông ta phủ nhận đã tham dự Thánh lễ tối thứ Bảy mà đương đơn đã tiến hành vào ngày 23 tháng 11 năm 1996. Ông nói thêm rằng ông không tin vàoThánh Lễ vọng loại đó. Tuy nhiên, một bức ảnh chụp trong Thánh lễ đó đã cho thấy một cách thuyết phục rằng ông ta sai lầm trong phương diện này. Trên thực tế, ông ta đã có mặt trong dịp đó và xuất hiện trong bức hình đó.
536 Tuy nhiên, ông Richter đã đệ trình rằng bằng chứng của McGlone, liên quan đến cuộc gặp gỡ giữa mẹ ông ta và đương đơn, ở các bậc thềm trước của Nhà thờ Chính tòa, nghe có một sự thật mạnh mẽ về điều đó. Ông đệ trình rằng đó là loại biến cố sẽ để lại dấu ấn không thể xóa nhòa trong ký ức McGlone. Nó liên quan đến lần đầu tiên Đức Tổng Giám Mục cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa. Nó liên quan đến một dịp hiếm hoi trong đó, mẹ của McGlone đã đến Nhà thờ Chính tòa, để ăn trưa với ông. Sau khi bị bối rối một cách thích đáng vì những gì mẹ ông nói với Đức Tổng Giám Mục, nhân dịp đầy tín hiệu đó, đã có đệ trình cho rằng McGlone có thể đã nhớ đúng nó.
Kỳ tới: bằng chứng bố con ông Dearing, các cựu ca viên
521 Một sự khác biệt đáng kể giữa các bằng chứng được đưa ra trong phiên xử đầu tiên, và điều này được diễn dịch trong diễn trình phiên xử thứ hai liên quan đến sự xuất hiện bất ngờ của một nhân chứng mới và gây ngạc nhiên, Daniel McGlone. Bên bào chữa coi bằng chứng của người này là quan trọng vì, theo một quan điểm, nó cung cấp một số hỗ trợ cho bằng chứng của Portelli và Potter về những gì có thể được mô tả như là ‘các bậc thềm chứng cớ ngoại phạm’ (steps alibi) [143].
522 McGlone là một người giúp lễ tại Nhà thờ Chính tòa Chính tòa vào năm 1996. Ông phục vụ hầu hết các Chúa Nhật. Ông nhớ một dịp đặc biệt, trong năm đó, khi ông tham gia một cuộc rước với tư cách là một người giúp lễ, ngay sau một Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật được đương đơn cử hành.
523 Bằng chứng của McGlone về dịp đặc biệt này như sau:
ÔNG GIBSON: Vào dịp ông nhớ cách đặc biệt khi phục vụ Tổng Giám mục Pell, là một cuộc rước ở bên ngoài hay ở bên trong Nhà thờ Chính tòa?
McGLONE: Ở bên ngoài.
ÔNG GIBSON: Ông có đặc biệt nhớ cuộc rước vào Nhà thờ Chính tòa không?
McGLONE: Tôi tin là như vậy.
ÔNG GIBSON: Vì vậy, ông có một ký ức thực sự về cuộc rước vào Nhà thờ Chính tòa trong dịp đặc biệt này; có phải đó là những gì ông đã nói?
McGLONE: Vâng, tôi phải nói là đúng.
ÔNG GIBSON: Và tại sao ông lại có một ký ức như vậy?
McGLONE: Tôi có một chút tự hào như – như một người giúp lễ, và đã có - ông biết đấy, luôn có cảm giác phấn khích khi ông có Tổng Giám mục và cảm giác tự hào về những gì ông đang làm, và tôi sẽ - tôi có một kỷ niệm về lần đầu tiên George Pell là Tổng giám mục trong Nhà thờ Chính tòa và tôi nhớ rằng mình rất phấn khích vì điều đó.
ÔNG GIBSON: Khi nào ông ấy trở thành Tổng giám mục?
McGLONE: Năm 1996.
ÔNG GIBSON: Và chuyên biệt là khi nào?
McGLONE: Tháng 8, tôi nghĩ vậy.
524 McGlone chấp nhận rằng ông không thể nhớ chính xác ngày của dịp mà ông mô tả. Ông chỉ có thể nói là nó xảy ra vào khoảng giữa tháng 10 và tháng 12 năm 1996. Bằng chứng của ông tiếp tục:
ÔNG GIBSON: Quay trở lại dịp đặc biệt này tại Nhà thờ Chính tòa St Patrick, về điều ông nhớ lại, khi phục vụ Tổng Giám mục Pell, sau khi rước ra khỏi Nhà thờ Chính tòa, ông có nhớ đặc biệt là rước ra khỏi Nhà thờ Chính tòa không, thưa ông McGlone?
McGLONE: Tôi tin là như vậy.
ÔNG GIBSON: Điều gì về cuộc rước đặc thù đó phân biệt nó với mọi cuộc rước khác mà ông có đối với các linh mục khác, bao gồm cả Tổng Giám mục?
McGLONE: Chỉ là chúng tôi có Pell với chúng tôi.
ÔNG GIBSON: Trước khi buổi lễ đó bắt đầu, ông có biết rằng Tổng Giám mục Pell, tức là vào những ngày trước đó, ông có biết Tổng Giám mục Pell sẽ cử hành nó không?
McGLone: Không.
ÔNG GIBSON: Khi nào ông biết về điều đó?
McGLONE: Tôi nghĩ gần như ngay trước khi chúng tôi đi vào phòng áo.
ÔNG GIBSON: Và ông đã thấy đó là ai?
McGLONE: Ừ. Vâng.
ÔNG GIBSON: Đã rước ra phía trước Nhà thờ Chính tòa St Patrick, tức là cánh cửa phía tây, - - -?
McGLONE: Vâng.
525 Khi được hỏi thêm về dịp đó, McGlone nói rằng ông nhớ đã đi dọc hành lang phòng áo, sau Thánh lễ, và đi vào phòng áo của các linh mục. Ông nhớ lại rằng cánh cửa vào phòng áo đã được mở khóa. Đó là bởi vì người xông hương (thurifer) [144] đã đi vào và đi ra từ khu vực đó ngay sau khi Thánh lễ kết thúc.
526 Bản ghi chép tiếp tục ghi:
ÔNG GIBSON: Ông có nhớ những gì ông đã làm tiếp theo không?
McGLONE: Tôi nhớ mình đang ở trong phòng và rất tỉnh táo vì tôi biết rằng mẹ tôi ở trong - ở trong cộng đoàn, và tôi nhớ rằng mình đã cáo từ không thực sự đảm nhận bất cứ vai trò nào, và, ừm, rồi, - sau khi chúng tôi cúi đầu chào kính tượng chịu nạn - ừm, và sau đó có thể nói, nhanh chóng cáo từ và chạy đi khuất dạng, và tôi đi xuống – coi nào - nếu ông đi từ cửa phòng áo của các linh mục, vào lúc này, ông chỉ cần đi thẳng và sau đó ông rẽ trái sang lối chính dẫn vào Nhà thờ Chính tòa để đến phòng áo. Rồi, tôi đi xung quanh phía trước bàn thờ, bái gối và đi xuống gian giữa.
ÔNG GIBSON: Như thế, ông nhớ việc bái gối, phải không?
McGLONE: Tôi luôn luôn bái gối.
ÔNG GIBSON: Ông McGlone, tôi đang hỏi ông liệu ông có một ký ức chuyên biệt nào không về việc - không phải thực hành của ông, điều mà ông luôn luôn làm, nhưng ông có một ký ức chuyên biệt nào về việc làm điều đó không?
McGLONE: Tôi biết nghe có vẻ hơi điên điên, nhưng tôi không bao giờ không làm.
ÔNG GIBSON: Nhưng ông có hiểu - - -?
McGLONE: Tôi hiểu - - -
ÔNG GIBSON: - - - Tôi đang hướng câu hỏi của tôi đến trạng thái tâm trí của ông và liệu ông có trạng thái tâm trí tích cực trở lại năm 1996 về việc bái gối sau khi ông ra khỏi phòng áo của các linh mục trên đường đi gặp mẹ ông. Đó là câu hỏi của tôi?
McGLONE: Vâng, tôi có.
ÔNG GIBSON: Rất tốt. Tôi có thể hỏi có ai khác đã vào phòng áo của các linh mục với ông khi ông đi vào phòng đó sau khi cuộc rước đã kết thúc không?
McGLONE: À, đám rước – mọi người giúp lễ đều đi vào phòng áo của các linh mục và sau đó chúng tôi dàn hàng và chúng tôi cúi đầu trước tượng chịu nạn. Chúng tôi không hoàn tất cuộc rước cho đến khi điều đó xảy ra.
ÔNG GIBSON: Tại thời điểm đó có linh mục nào ở với ông không?
McGLONE: À, ừm, đôi khi có và - - -
ÔNG GIBSON: Không, tôi đang hỏi trong dịp này?
McGLone: Tôi không nhớ có bất kỳ linh mục nào ở với chúng tôi.
ÔNG GIBSON: Khi ông rời khỏi căn phòng đó, ông để cửa mở hay đóng?
McGLONE: Nó giống như căn phòng xanh trong một nhà hát lớn, nó mở cửa. Đó là nơi mà tất cả các chén dĩa thánh được đem vào. Vì vậy, để dọn dẹp khu cung thánh, các người giúp lễ di chuyển tới lui căn phòng đó.
ÔNG GIBSON: Vậy đâu là câu trả lời cho câu hỏi của tôi?
McGLONE: À, tôi không có quyền khóa cửa.
ÔNG GIBSON: Vậy câu trả lời cho câu hỏi của tôi là cánh cửa để mở khi ông rời khỏi phòng đó?
McGLONE: Vâng.
ÔNG GIBSON: Có phải ông nói sau khi bái gối, ông tiến xuống phía gian giữa?
McGLONE: Đúng vậy, để cố gắng bắt kịp mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Ở giai đoạn nào ông đã tổ chức cho mẹ của ông có mặt trong cộng đoàn?
McGLONE: À, mẹ sẽ đến và gặp tôi sau Thánh lễ để ăn trưa vào dịp này, rất hiếm khi, và tôi không sắp xếp, chính mẹ làm điều này.
ÔNG GIBSON: Vì vậy, hiếm khi bà cụ đến và ăn trưa với ông sau khi thánh lễ; đến tham dự thánh lễ và sau đó gặp ông sau đó để dùng bữa trưa, đúng không?
McGLONE: Đúng.
ÔNG GIBSON: Điều đó xảy ra bao nhiêu lần?
McGLONE: Tôi nghĩ ba lần trong đời. Không bình thường để mẹ tôi ăn trưa với tôi.
ÔNG GIBSON: Bà cụ đã ở đâu - nghĩa là vị trí của bà cụ, bà cụ ở chỗ nào trong cộng đoàn khi ông gặp cụ?
McGLONE: À, bà không ở trong cộng đoàn, bà đã ra ngoài và tôi đã bắt kịp bà khoảng hai phần ba đường đi xuống.
ÔNG GIBSON: Tình trạng của cộng đoàn ra sao, nghĩa là Nhà thờ Chính tòa lúc đó đầy hay trống người?
McGLONE: À, tôi đã rời nhóm khá nhanh. Dường như với tôi, cộng đoàn còn đang ra về, có lẽ còn khoảng một phần ba.
ÔNG GIBSON: Thế có cho chơi bất cứ loại nhạc nào không?
McGLONE: Tôi không nhớ.
ÔNG GIBSON: Tại thời điểm mà ông bái gối, việc dọn dẹp cung thánh đã bắt đầu chưa?
McGLONE: Tôi không tin như vậy. Tôi là người đầu tiên ra ngoài.
ÔNG GIBSON: Các giáo dân có vẫn đang cầu nguyện, nghĩa là quỳ và trông như họ đang cầu nguyện vào thời điểm đó không?
McGLONE: Tôi tin - Tôi tin là như vậy, tôi đã không thực sự chú ý. Có những người ở xung quanh - vâng, có nhiều.
ÔNG GIBSON: Như vậy, có một giai đoạn đoan trang (decorum), ở đó, nơi mọi người vẫn còn tham gia vào những gì là nghi lễ?
McGLONE: Vâng, đúng.
ÔNG GIBSON: Tốt lắm. Ông nói mẹ ông đã ở đâu khi ông gặp bà?
McGLONE: Khoảng hai phần ba trên đường xuống gian giữa.
ÔNG GIBSON: Ông nói rằng ông cáo từ bất cứ vai trò nào, nghĩa là vai trò phục vụ bàn thờ, để ông có thể đi ra ngoài gặp mẹ của ông, điều đó có đúng không?
McGLONE: Đáng lẽ tôi không nói mạnh như thế.
ÔNG GIBSON: Đó chính là lời nói của ông, ‘cáo từ bất cứ vai trò nào’?
McGLONE: À, có lẽ - - -
ÔNG GIBSON: Đó là lời của ông?
McGLONE: Có lẽ điều đó đã gây hiểu lầm. Tôi chỉ - mọi người sắp bắt đầu dọn dẹp và tôi cáo từ khỏi những gì hiển nhiên họ sắp sửa làm. Tôi không nói một cách chuyên biệt, ông biết đấy, tôi chỉ nói, ‘này, tôi phải đi rồi. Mẹ tôi chờ tôi ở phía trước’.
ÔNG GIBSON: Vậy trong bao nhiêu giây ông nói rằng ông đã gặp mẹ ông? Trong vòng bao nhiêu giây sau khi đến phòng áo của các Linh mục là lúc ông đã gặp mẹ của ông hai phần ba đường xuống gian giữa?
McGLONE: À, tôi không chạy. Tôi vẫn mặc áo chùng (soutane) và áo các phép (surplice) và tôi vẫn đang làm nhiệm vụ một cách nào đó, vì vậy mọi người sẽ nhìn thấy tôi, vì vậy tôi - tôi chỉ đi bộ nhanh từ khoảng cách đó đến trung tâm của gian giữa, bái gối rồi bước nhanh về phía mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Vậy ông có thể nói bao nhiêu giây không?
McGLONE: Không thể nói.
ÔNG GIBSON: Được rồi. Nhưng các nhiệm vụ dọn dẹp của việc phục vụ bàn thờ chưa bắt đầu và cung thánh chưa được vào để làm nhiệm vụ thu dọn. Có đúng không?
McGLONE: Đúng.
ÔNG GIBSON: Gặp mẹ của ông, chuyện gì đã xảy ra?
McGLONE: À, sau khi tôi gặp mẹ tôi, mẹ tôi vẫn tiếp tục bước. Bà hơi sốt ruột.
ÔNG GIBSON: Tôi có thể ngăn ông lại không. Ông đã gặp mẹ ông để dùng bữa trưa. Có đúng không?
McGLONE: Thành thật mà nói, tôi không thể nhớ tại sao tôi gặp bà.
ÔNG GIBSON: Ông sẽ không ăn trưa trong áo chùng và áo các phép chứ, phải không?
McGLONE: Không. Không, Chúa ơi, không. Chỉ là vì tôi đã không có thời gian để cởi chúng ra. Tôi đã phải cố gắng và làm vui lòng mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Nhưng thành thật mà nói, ông không thể nhớ tại sao ông gặp bà cụ sau thánh lễ. Có đúng không?
McGLONE: Bà có thể muốn kiểm tra tôi. Có thể là bất cứ điều gì.
ÔNG GIBSON: Gặp mẹ của ông, ông đã làm gì tiếp theo?
McGLONE: À, mẹ tôi là loại người, cần phải, có thể nói, được xoa dịu, vì vậy tôi đã gặp bà - - -
ÔNG GIBSON: Xin lỗi?
McGLONE: Xoa dịu.
ÔNG GIBSON: Mẹ của ông phải được xoa dịu?
McGLONE: Bà có một tính khí nóng nẩy, và - - -
HẠNH PHÚC: Nói gì, xin lỗi?
McGLONE: Bà cụ có một chút nóng nảy. Bà hơi nóng ruột và lo lắng, nên tôi đã nói chuyện với bà. Chúng tôi đi bộ - chúng tôi tiếp tục đi bộ cùng với nhau cho đến khi chúng tôi đi ra phía trước. Tôi không chắc chắn làm thế nào chúng tô đi đến - ra phía trước, bằng cách nào, liệu cánh cửa, cánh cửa chính có vẫn mở hay không, và rồi cuối cùng chúng tôi dừng lại - ở đấy có một hàng hiên nhỏ bên trong Nhà thờ Chính tòa khi ông ở bên ngoài và ở bước dừng [nguyên văn] và chúng tôi dừng lại ở đó, ông biết đấy, nếu ông nhìn ra ngoài các cánh cửa bên tay phải, và tôi bắt đầu nói chuyện với bà, còn George Pell thì ở - bên tay trái, và ngài đang thực hiện việc gặp gỡ và chào hỏi. Tôi nói chuyện với mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Xin lỗi, khi ông nói ông ấy đang gặp gỡ và chào hỏi, như tôi đã hiểu, đây là lần đầu tiên ông Phục vụ ông ấy?
McGLONE: Đúng.
ÔNG GIBSON: Vâng, tiếp tục đi?
McGLONE: Nhưng để giải thích sau đó, - - -
ÔNG GIBSON: Ý ông muốn nói gì khi nói ông ấy đang thực hiện?
McGLONE: Frank Little không bao giờ bước ra và nói chuyện với người ta, và ngài là, tôi không biết tại sao ngài không nghĩ vậy - ngài đã không làm điều đó, nhưng đó là điều George Pell đã làm trong dịp này và tôi nhớ ngài đã làm sau đó, khi ngài thực sự sẽ nói chuyện với người ta sau thánh lễ.
ÔNG GIBSON: Chắc chắn rồi. Tôi chỉ hỏi ông, ngay cả khi Frank Little không làm điều đó và khiến ông nói rằng đây là lần đầu tiên ông phục vụ ông ấy, tại sao ông không nói, 'và ngài đang gặp gỡ và chào hỏi mọi người', thay vì nói, 'ngài đang thực hiện việc gặp gỡ và chào hỏi’?
McGLONE: À, có một điều ông thấy rất nhiều trong các Nhà thờ Anh giáo, với cha xứ ở cuối nhà thờ, và điều đó - trong các giới Giáo hội, không phải là một hiện tượng bất thường. Nó chỉ bất thường tại Nhà thờ Chính tòa.
ÔNG GIBSON: Vâng, xin vui lòng tiếp tục?
McGLONE: Vì vậy, ngài - George Pell đã làm điều đó. Tôi đã nói chuyện với mẹ tôi. Bà đã bình tĩnh trở lại một chút, nhưng trong nỗ lực để làm bà sao lãng, tôi hỏi bà có muốn gặp Đức Tổng Giám Mục không, và trước khi bà thực sự trả lời, tôi đơn giản đưa bà đến và nói: 'Thưa Đức cha, đây là mẹ của con', và ngài nói theo cách thông thường của ngài, cách ngài nói, 'Bà hẳn phải rất tự hào về con trai của bà'. Tôi - tôi cho rằng đó là vì tôi vẫn mặc áo chùng và áo các phép của mình, và mẹ trả lời bằng cách nói, 'con không biết điều đó', một điều gây bối rối, tất nhiên, và sau đó ông biết đấy, tôi phải đối phó với mẹ, kiềm chế bà và sau đó chúng tôi - tôi nói với mẹ, ‘mẹ ạ, con thực sự xin lỗi, con phải quay lại để giúp dọn dẹp Nhà thờ Chính tòa và - nhưng con sẽ không lâu đâu'.
527 Rõ ràng, bằng chứng của McGlone về các di chuyển của chính ông ngay sau Thánh lễ trong dịp này đã hoàn toàn mâu thuẫn với trình thuật của người khiếu nại (ít nhất trong chừng mực nó đề cập đến một trong hai ngày duy nhất được đưa ra trong đó biến cố đầu tiên có thể xảy ra).
528 Bằng chứng của McGlone, là ông ta đã ở trong phòng áo của các Linh mục, cùng với những người giúp lễ khác, ít lâu sau khi Thánh lễ kết thúc, vào ngày đang bàn. Ông nói rằng có rất nhiều người lui tới tại và quanh khu vực đó. Mô tả đó khó có thể hòa giải với trình thuật của người khiếu nại về việc anh ta và cậu bé kia đã tìm đường vào phòng áo lễ của các linh mục mà không có ai ở đó.
529 Ngoài ra, McGlone khá chuyên biệt về thói quen đương đơn gặp gỡ giáo dân tại các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa, ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông nói rằng ông đã đích thân chứng kiến đương đơn làm như vậy, một cách thường xuyên, ngay từ lần đầu tiên ông ta cử hành thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.
530 Trong đối chất, bằng chứng McGlone như sau:
ÔNG RICHTER: Ông đã nói về thói quen mới của Đức Tổng Giám Mục Pell đứng trên bậc thềm, và theo như ông biết, bất cứ khi nào ngài cử hành Thánh lễ, ngài đều ở bên ngoài và nói chuyện với cộng đoàn?
McGLONE: Vâng, tôi đã thấy nó lần đầu tiên và sau đó ngài tiếp tục từ đó.
ÔNG RICHTER: Ngài đã tạo ra một truyền thống, trái ngược với người tiền nhiệm của mình?
McGLONE: Ấn tượng rất nhiều là đây là một sự tương phản có chủ ý với giáo quyền trước đây.
531 Điều khá rõ ràng là bằng chứng của McGlone về lần đầu tiên đương đơn cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật có thể, như một vấn đề thực tại thực tế, chỉ liên quan đến ngày 15 tháng 12 năm 1996. Đúng là bằng chứng của ông, trong ngôn từ, không loại trừ khả thể biến cố đầu tiên (nếu nó thực sự xảy ra) không xảy ra vào ngày đó, nhưng vào Chúa Nhật sau, ngày 22 tháng 12 năm 1996. Đây là một điểm mà ông Gibson đưa ra trong diễn từ kết thúc của mình. Theo chiều hướng này, ông ta lập luận rằng ‘chứng cớ ngoại phạm’, cùng lắm, chỉ là một chứng cứ ngoại phạm một phần mà thôi.
532 Tuy nhiên, nếu trình thuật của McGlone được chấp nhận, hoặc thậm chí được coi như một phiên bản ‘khả hữu một cách hợp lý' về sự kiện, thì nó sẽ phá hủy đáng kể một đệ trình đặc thù được ông Gibson đưa ra trong diễn từ kết thúc của mình, và dựa vào đó để mời gọi bồi thẩm đoàn hành động. Đệ trình đó đề cập đến 'thói quen bất biến' của đương đơn khi đứng trên các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa, ngay sau Thánh lễ, như một thói quen có thể không khai triển cho đến cuối tháng 12 năm 1996. Để hỗ trợ lập luận đó, ông Gibson đã rất chú ý đến bằng chứng của Potter cho thấy đã có "một giai đoạn điều chỉnh", sau cuộc bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục.
533 Nếu, như McGlone khẳng định, đương đơn vẫn tiếp tục đứng trên các bậc thềm nói chuyện với giáo dân (và đặc biệt, với mẹ của McGlone) trong một thời gian dài vào ngày 15 tháng 12 năm 1996, điều này có xác suất là ông sẽ áp dụng thói quen này sau đó. Nó chắc chắn sẽ làm suy yếu lập luận của ông Gibson, rằng thói quen này không bắt đầu cho đến năm 1997.
534 McGlone đến gặp ban bào chữa sau phiên xử đầu tiên. Ông cho biết ông làm thế, vì ông nhận ra rằng mình có thể có bằng chứng quan trọng để đưa ra liên quan đến vấn đề đương đơn vẫn đứng trên các bậc thềm sau Thánh lễ. McGlone hiện là thành viên thực tập của Luật sư đoàn (bar) Victoria. Ông chắc chắn đã theo dõi các thủ tục tố tụng trong phiên xử đầu tiên một cách đầy quan tâm.
535 Bên bào chữa thừa nhận rằng McGlone không hề là một nhân chứng hoàn hảo. Tại một thời điểm trong bằng chứng của mình, ông ta phủ nhận đã tham dự Thánh lễ tối thứ Bảy mà đương đơn đã tiến hành vào ngày 23 tháng 11 năm 1996. Ông nói thêm rằng ông không tin vàoThánh Lễ vọng loại đó. Tuy nhiên, một bức ảnh chụp trong Thánh lễ đó đã cho thấy một cách thuyết phục rằng ông ta sai lầm trong phương diện này. Trên thực tế, ông ta đã có mặt trong dịp đó và xuất hiện trong bức hình đó.
536 Tuy nhiên, ông Richter đã đệ trình rằng bằng chứng của McGlone, liên quan đến cuộc gặp gỡ giữa mẹ ông ta và đương đơn, ở các bậc thềm trước của Nhà thờ Chính tòa, nghe có một sự thật mạnh mẽ về điều đó. Ông đệ trình rằng đó là loại biến cố sẽ để lại dấu ấn không thể xóa nhòa trong ký ức McGlone. Nó liên quan đến lần đầu tiên Đức Tổng Giám Mục cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa. Nó liên quan đến một dịp hiếm hoi trong đó, mẹ của McGlone đã đến Nhà thờ Chính tòa, để ăn trưa với ông. Sau khi bị bối rối một cách thích đáng vì những gì mẹ ông nói với Đức Tổng Giám Mục, nhân dịp đầy tín hiệu đó, đã có đệ trình cho rằng McGlone có thể đã nhớ đúng nó.
Kỳ tới: bằng chứng bố con ông Dearing, các cựu ca viên
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng Chín
Thanh Quảng sdb
20:24 31/08/2019
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng Chín
Cầu nguyện cho các đại dương nơi chứa nguồn cung cấp nước và hải sản cho trái đất chúng ta, nơi mà nhiều sinh vật lớn đang bị đe dọa vì nhiều lý do…
Thiên Chúa tạo dựng vũ hoàn là một công trình yêu thương của Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại.
Trong niềm tin yêu chúng ta hãy hợp lòng hợp sức xây dựng và bảo tồn ngôi nhà chung của chúng ta.
Vậy chúng ta hãy hợp lòng khẩn cầu Thiên Chúa trong tháng này cho các nhà chính trị, khoa học và kinh tế biết nỗ lực cùng nhau bảo vệ thế giới biển và đại dương bao la của hành tinh chúng ta.
Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Tòa Thánh đã phát tán ý cầu nguyện này trong "Video của Đức Thánh Cha" nhằm kêu gọi mọi người cầu nguyện và hiệp lực bảo vệ biển khơi bao la của ngôi nhà chung của chúng ta…
Cầu nguyện cho các đại dương nơi chứa nguồn cung cấp nước và hải sản cho trái đất chúng ta, nơi mà nhiều sinh vật lớn đang bị đe dọa vì nhiều lý do…
Thiên Chúa tạo dựng vũ hoàn là một công trình yêu thương của Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại.
Trong niềm tin yêu chúng ta hãy hợp lòng hợp sức xây dựng và bảo tồn ngôi nhà chung của chúng ta.
Vậy chúng ta hãy hợp lòng khẩn cầu Thiên Chúa trong tháng này cho các nhà chính trị, khoa học và kinh tế biết nỗ lực cùng nhau bảo vệ thế giới biển và đại dương bao la của hành tinh chúng ta.
Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Tòa Thánh đã phát tán ý cầu nguyện này trong "Video của Đức Thánh Cha" nhằm kêu gọi mọi người cầu nguyện và hiệp lực bảo vệ biển khơi bao la của ngôi nhà chung của chúng ta…
Top Stories
For Australian Catholics, it feels like 1st-century Rome
Natasha Marsh
20:27 31/08/2019
On August 21, after nearly three months of deliberation, Victoria’s Court of Appeal handed down its decision to dismiss Cardinal George Pell’s appeal by a 2-1 vote, sending the 79-year-old back to a high security prison.
The verdict did not spark the same media euphoria as the sentencing in March, the celebrations marred perhaps by the conclusion of the dissenting judge, Justice Mark Weinberg, that the appeal should be upheld. The only criminal lawyer on the panel, Weinberg devoted 214 pages outlining why he believed the charges were “implausible”.
“Had the incident occurred in the way that the complainant alleged,” he wrote, “it seems to me highly unlikely that none of those many persons present would have seen what was happening, or reported it in some way.”
Papers ranging from the quasi-conservative Australian to the aggressively secular The Age dwelt on Weinberg’s conclusions. Commentators from across the divide declared it a “difficult” day, while Prime Minister Scott Morrison confirmed that the cardinal would be stripped of his Order of Australia.
In an interview with the radio station 3AW, Archbishop Peter Comensoli of Melbourne insisted that the cardinal was innocent and promised to provide him “pastoral and spiritual support” while in prison.
Other archdiocesan media releases and pastoral letters were sent out offering support to survivors of abuse and renewed commitments to making the Church a safe environment. The Australian Catholic Bishops’ Conference reminded the faithful that “all Australians must be equal under the law and accept today’s judgment accordingly”.
In his pastoral letter, Archbishop Anthony Fisher of Sydney had a word for the cardinal’s supporters, saying: “I know that there are many in the Catholic community and beyond who will find it difficult to come to terms with this judgment.” He asked them to persevere in “faith, hope and love”.
There is one element that is seldom acknowledged – and that is the increasing atmosphere of suspense. Last week’s dismissal has exacerbated an already growing sense of uncertainty, especially among those Catholics of the same conservative persuasion as the cardinal. Victoria’s Court of Appeal just upheld a decision to send a man to prison on the uncorroborated word of another. And many are asking: if this was ideologically inspired, will they be next?
This question is especially affecting priests, who cannot help but compare their situation with the cardinal’s. Perhaps spiritual direction should take place in busy cafés, or be avoided entirely? Maybe Confession is a liability? Should priests stay away from
children’s catechesis, altar servers and choir members?
But even this would not be enough. The cardinal was accused of molestation in a busy and open place: the cathedral sacristy after Sunday Mass. Perhaps priests are at risk simply by virtue of their priesthood.
And what about the laity? Lay Catholics who hold similar convictions to Cardinal Pell feel as if they are operating under the Sword of Damocles. This is the largely unexpressed feeling of thousands of Catholics across the country.
And it is not just Catholics. Christians following the case of sports superstar Israel Folau, who was sacked by Rugby Australia after quoting 1 Corinthians 6:9 on social media, sense that the public square is increasingly unwelcoming.
Over the last year, Parliament has received two bills seeking to remove completely the protection of religious freedom in law, despite promises in 2017 to review and reform religious protection. Now, after a Cabinet meeting on August 20, it seems that religious freedom will not be so much protected as tolerated by discrimination clauses.
However, clauses can be removed, as shown on August 15, with Victoria being the latest state to remove clauses exempting Confessions from mandatory reporting. Now, priests in all states except Western Australia could be fined (or worse) for refusing to report abuse revealed in Confession.
Also adding to the tension is the behaviour of the Victorian police, who set up Task Force Sano and Operation Tethering in 2013 to discover allegations against Pell before he was even accused.
This is just one event in a series of worrying episodes involving the increasingly “woke” Victoria police. In 2007 the Supreme Court Judge Don Stewart called for a Royal Commission into the force, claiming it was “riddled with corruption”. Since then, it has been at the centre of a series of scandals, including the Lawyer X Commission where a lawyer was found leaking information (and other things) to the police.
These incidents have undermined confidence in the ability of politics, law enforcement and the courts to protect Australians who hold views deviating from the progressive consensus.
To some that may sound like alarmism, but for others there is a sense of a tightening net, and those Catholics who reject the zeitgeist are feeling it keenly.
Cardinal Pell will appeal the decision to the High Court. But whatever happens many Australians will tell you they feel a bit like they are in 1st-century Rome.
Source:Catholic HeraldFor Australian Catholics, it feels like 1st-century Rome
The verdict did not spark the same media euphoria as the sentencing in March, the celebrations marred perhaps by the conclusion of the dissenting judge, Justice Mark Weinberg, that the appeal should be upheld. The only criminal lawyer on the panel, Weinberg devoted 214 pages outlining why he believed the charges were “implausible”.
“Had the incident occurred in the way that the complainant alleged,” he wrote, “it seems to me highly unlikely that none of those many persons present would have seen what was happening, or reported it in some way.”
Papers ranging from the quasi-conservative Australian to the aggressively secular The Age dwelt on Weinberg’s conclusions. Commentators from across the divide declared it a “difficult” day, while Prime Minister Scott Morrison confirmed that the cardinal would be stripped of his Order of Australia.
In an interview with the radio station 3AW, Archbishop Peter Comensoli of Melbourne insisted that the cardinal was innocent and promised to provide him “pastoral and spiritual support” while in prison.
Other archdiocesan media releases and pastoral letters were sent out offering support to survivors of abuse and renewed commitments to making the Church a safe environment. The Australian Catholic Bishops’ Conference reminded the faithful that “all Australians must be equal under the law and accept today’s judgment accordingly”.
In his pastoral letter, Archbishop Anthony Fisher of Sydney had a word for the cardinal’s supporters, saying: “I know that there are many in the Catholic community and beyond who will find it difficult to come to terms with this judgment.” He asked them to persevere in “faith, hope and love”.
There is one element that is seldom acknowledged – and that is the increasing atmosphere of suspense. Last week’s dismissal has exacerbated an already growing sense of uncertainty, especially among those Catholics of the same conservative persuasion as the cardinal. Victoria’s Court of Appeal just upheld a decision to send a man to prison on the uncorroborated word of another. And many are asking: if this was ideologically inspired, will they be next?
This question is especially affecting priests, who cannot help but compare their situation with the cardinal’s. Perhaps spiritual direction should take place in busy cafés, or be avoided entirely? Maybe Confession is a liability? Should priests stay away from
children’s catechesis, altar servers and choir members?
But even this would not be enough. The cardinal was accused of molestation in a busy and open place: the cathedral sacristy after Sunday Mass. Perhaps priests are at risk simply by virtue of their priesthood.
And what about the laity? Lay Catholics who hold similar convictions to Cardinal Pell feel as if they are operating under the Sword of Damocles. This is the largely unexpressed feeling of thousands of Catholics across the country.
And it is not just Catholics. Christians following the case of sports superstar Israel Folau, who was sacked by Rugby Australia after quoting 1 Corinthians 6:9 on social media, sense that the public square is increasingly unwelcoming.
Over the last year, Parliament has received two bills seeking to remove completely the protection of religious freedom in law, despite promises in 2017 to review and reform religious protection. Now, after a Cabinet meeting on August 20, it seems that religious freedom will not be so much protected as tolerated by discrimination clauses.
However, clauses can be removed, as shown on August 15, with Victoria being the latest state to remove clauses exempting Confessions from mandatory reporting. Now, priests in all states except Western Australia could be fined (or worse) for refusing to report abuse revealed in Confession.
Also adding to the tension is the behaviour of the Victorian police, who set up Task Force Sano and Operation Tethering in 2013 to discover allegations against Pell before he was even accused.
This is just one event in a series of worrying episodes involving the increasingly “woke” Victoria police. In 2007 the Supreme Court Judge Don Stewart called for a Royal Commission into the force, claiming it was “riddled with corruption”. Since then, it has been at the centre of a series of scandals, including the Lawyer X Commission where a lawyer was found leaking information (and other things) to the police.
These incidents have undermined confidence in the ability of politics, law enforcement and the courts to protect Australians who hold views deviating from the progressive consensus.
To some that may sound like alarmism, but for others there is a sense of a tightening net, and those Catholics who reject the zeitgeist are feeling it keenly.
Cardinal Pell will appeal the decision to the High Court. But whatever happens many Australians will tell you they feel a bit like they are in 1st-century Rome.
Source:Catholic Herald
First they came for Pell…
Tim Stanley
20:30 31/08/2019
Why do so many Catholics refuse to believe that the Australian cardinal George Pell is guilty of child abuse? The cynical answer is “tribal loyalty”: he’s one of us, so we’ll defend him. But Catholics have had plenty of opportunity to get used to the idea of clerics abusing children and we’d gladly condemn the guilty to prison.
No, part of the Catholic objection is an old-fashioned, non-sectarian concern for justice – that if you’re going to convict a man for such an awful crime, you should be pretty damn sure he’s guilty.
His accusers would say that they are. They say that after a Sunday Mass in December 1996, the archbishop found two boys drinking communion wine in the sacristy of St Patrick’s Cathedral, Melbourne. Allegedly, he then raped them. Later that year, or in early 1997, it is said that he groped one of them in a hallway. A jury found him guilty last year and two judges in a court of appeal have upheld the verdict. One of the appeal judges, however, dissented – and his opinion contains some interesting observations about how the verdict was reached.
The cardinal was convicted solely on the testimony of one of the boys who was allegedly attacked. The other boy, who denied he had been assaulted, is now dead. Justice Mark Weinberg puts it like this: “These convictions were based upon the jury’s assessment of the complainant as a witness, and nothing more.”
Some readers might be surprised that it’s possible to convict purely on the basis of one person’s testimony more than 20 years after an event, but, according to Justice Weinberg, “The prosecution argued that the complainant’s evidence was so obviously truthful, and reliable, so compelling, that no matter what the rest of the evidence led in the trial might suggest, there could be no reasonable doubt as to the applicant’s guilt.”
This could be a fair basis upon which to convict, given that abuse cases often take years to come to light and are perpetrated by clever men more than capable of covering their tracks. But the defence tried to lay down a number of obstacles that made the alleged attack simply impossible to perform.
Here’s where there actually is a distinctly Catholic perspective on this case: the more you understand how a cathedral works or what an archbishop does, the less credible the prosecution’s version of events seems. The defence brought forward witnesses who said that after Mass in St Patrick’s Cathedral, the archbishop was almost never left alone while vested; that he would usually spend time with parishioners; that the wine would have been locked in a safe; and that the vestments Cardinal Pell wore would have made it very difficult to assault someone.
Difficult but perhaps not impossible. The court was shown the vestments and the jury must have been satisfied that they could have been manipulated, just as the prosecution managed to find exceptions or contradictions that suggested the defence’s witnesses might have been wrong.
Even so, to the ear of sceptics, the prosecution’s case relied upon an extraordinary combination of precise events – clearing every hurdle, one by one. That the boys happened to be drinking the wine; that the cardinal happened to go into the sacristy alone; that he managed to expose himself and rape them both within only a few minutes. Given that the cardinal has never been found guilty of any other sex crime, this would presumably have been a moment of utter madness and yet conscious opportunism.
Catholics have other reasons for entertaining reasonable doubts. Our history is littered with clerics going to jail for crimes of conscience or for things they simply didn’t do, and it’s very easy for some Catholics to put Cardinal Pell in that tradition. He was regarded as a force for social conservatism in Australia, a country where liberals seem to be waging a war against the Church. There’s even a campaign to compel priests to break the seal of Confession in abuse cases.
The cardinal’s defenders see him as a scalp and the accusation of rape as an attempt to discredit his brand of religion. They fear that if the state can bring down such a powerful, apparently holy man, then it’s a warning to Christians everywhere.
It would be simple to say, “a court has found him guilty and that is that”. But the Catholic conscience never stops there: if you believe something is wrong, regardless of what the rest of society thinks, you have to say so. We don’t outsource our principles to courts and judges, a fact that truly vexes the secular mind. The Catholic conscience is like a morsel of food in a corner of a shell that the state can’t quite reach. We are hated for it.
If Cardinal Pell was indeed a “scalp” then his persecutors should know that there is a quiet army of opinion in his favour, that many people dissent from this verdict, and that their trust in the cleric’s innocence is as strong as ever.
Source:Catholic HeraldFirst they came for Pell…
No, part of the Catholic objection is an old-fashioned, non-sectarian concern for justice – that if you’re going to convict a man for such an awful crime, you should be pretty damn sure he’s guilty.
His accusers would say that they are. They say that after a Sunday Mass in December 1996, the archbishop found two boys drinking communion wine in the sacristy of St Patrick’s Cathedral, Melbourne. Allegedly, he then raped them. Later that year, or in early 1997, it is said that he groped one of them in a hallway. A jury found him guilty last year and two judges in a court of appeal have upheld the verdict. One of the appeal judges, however, dissented – and his opinion contains some interesting observations about how the verdict was reached.
The cardinal was convicted solely on the testimony of one of the boys who was allegedly attacked. The other boy, who denied he had been assaulted, is now dead. Justice Mark Weinberg puts it like this: “These convictions were based upon the jury’s assessment of the complainant as a witness, and nothing more.”
Some readers might be surprised that it’s possible to convict purely on the basis of one person’s testimony more than 20 years after an event, but, according to Justice Weinberg, “The prosecution argued that the complainant’s evidence was so obviously truthful, and reliable, so compelling, that no matter what the rest of the evidence led in the trial might suggest, there could be no reasonable doubt as to the applicant’s guilt.”
This could be a fair basis upon which to convict, given that abuse cases often take years to come to light and are perpetrated by clever men more than capable of covering their tracks. But the defence tried to lay down a number of obstacles that made the alleged attack simply impossible to perform.
Here’s where there actually is a distinctly Catholic perspective on this case: the more you understand how a cathedral works or what an archbishop does, the less credible the prosecution’s version of events seems. The defence brought forward witnesses who said that after Mass in St Patrick’s Cathedral, the archbishop was almost never left alone while vested; that he would usually spend time with parishioners; that the wine would have been locked in a safe; and that the vestments Cardinal Pell wore would have made it very difficult to assault someone.
Difficult but perhaps not impossible. The court was shown the vestments and the jury must have been satisfied that they could have been manipulated, just as the prosecution managed to find exceptions or contradictions that suggested the defence’s witnesses might have been wrong.
Even so, to the ear of sceptics, the prosecution’s case relied upon an extraordinary combination of precise events – clearing every hurdle, one by one. That the boys happened to be drinking the wine; that the cardinal happened to go into the sacristy alone; that he managed to expose himself and rape them both within only a few minutes. Given that the cardinal has never been found guilty of any other sex crime, this would presumably have been a moment of utter madness and yet conscious opportunism.
Catholics have other reasons for entertaining reasonable doubts. Our history is littered with clerics going to jail for crimes of conscience or for things they simply didn’t do, and it’s very easy for some Catholics to put Cardinal Pell in that tradition. He was regarded as a force for social conservatism in Australia, a country where liberals seem to be waging a war against the Church. There’s even a campaign to compel priests to break the seal of Confession in abuse cases.
The cardinal’s defenders see him as a scalp and the accusation of rape as an attempt to discredit his brand of religion. They fear that if the state can bring down such a powerful, apparently holy man, then it’s a warning to Christians everywhere.
It would be simple to say, “a court has found him guilty and that is that”. But the Catholic conscience never stops there: if you believe something is wrong, regardless of what the rest of society thinks, you have to say so. We don’t outsource our principles to courts and judges, a fact that truly vexes the secular mind. The Catholic conscience is like a morsel of food in a corner of a shell that the state can’t quite reach. We are hated for it.
If Cardinal Pell was indeed a “scalp” then his persecutors should know that there is a quiet army of opinion in his favour, that many people dissent from this verdict, and that their trust in the cleric’s innocence is as strong as ever.
Source:Catholic Herald
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ sinh nhật Đức Mẹ trên Đồi Ta’ Pinu, Melbourne
Trần Văn Minh
05:20 31/08/2019
Melbourne, vào lúc 11 giờ sáng Ngày 31/8/2019. Trong một ngày cuối Đông, nhưng thời tiết rất tốt lành, trời nắng trong xanh, ngoài một chút gió đang cố thổi cho những cơn lạnh cuối mùa Đông về miền Nam Cực, nên cái lạnh vẫn còn se se. Mọi thành phần dân Chúa trong các cộng đoàn Công Giáo khắp nơi trong Tổng Giáo Phận Melbourne theo các đoàn xe đổ về Đồi Ta’ Pinu Vùng Bacchus Marsh để cùng nhau hành hương mừng kính Lễ Sinh Nhật Đức Maria thật trọng thể.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với Thầy Phó tế Đinh Văn Bổn đồng tế và Ca đoàn Hồng Ân phụ trách thánh ca giúp cho buổi lễ thêm sốt sắng và long trọng.
Trước thánh lễ, Mọi người đã đọc kinh tôn vương qua năm chục kinh, sau đó ông Đỗ Bá Hy đã thay mặt ban tổ chức chào mừng linh mục chủ tế và thầy phó tế đồng tế, ca đoàn và toàn thể mọi người trong cộng đồng, đã không ngại đường xá xa xôi, vì lòng mộ mến Đức Mẹ, đã bỏ thời gian quý báu ngày cuối tuần để tề tựu về đây, trước là mừng Sinh nhật Đức Mẹ, sau là để thăm viếng ngôi đền Đức Mẹ La Vang của Cộng đồng Việt Nam.
Trong phần chia sẻ tin mừng. Linh mục chủ tế đã nói đến sự vinh quang của Đức Mẹ, qua Bảy ơn mà đời Đức Mẹ đã cùng Chúa chịu qua những đau khổ để chuộc tội nhân loại. Cả cuộc đời Mẹ là đau khổ, và nếu như không có ơn Chúa trợ giúp, sự đau khổ mà Đức Mẹ khó thể vượt qua.
Sau Thánh Lễ là phần cám ơn của ông Nguyễn Văn Thi đại diện cho ban cổ động xây đền Đức Mẹ. Ông mời gọi mọi người sau thánh lễ, chúng ta sẽ rước kiệu Đức Mẹ xuống đền để cùng thăm viếng ngôi đền của Cộng đồng Việt Nam và giữ truyền thống hằng năm khi có dịp đến viếng thăm Mẹ.
Với lòng sốt mến, với đủ mọi thành phần dân Chúa, từ các cụ già phải chống gậy, cho đến các em đang còn phải ẵm bồng đều một lòng sốt mến đến khu đền Đức Mẹ các Sắc tộc, trong đó có Đền Đức Mẹ La Vang.
Đoàn rước được sự hướng dẫn của ông Phạm Hiếu, với Thánh giá nến cao, theo sau là quốc kỳ của các nước có đền Đức Mẹ tại Đồi Ta’ Pinu, mà Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Úc Đại lợi dẫn đầu. Đoàn cờ với đủ mọi mầu sắc tung bay trong gió, theo sau là các chị mặc quốc phục áo dài xanh, trên tay mang cỗ tràng hạt được kết bằng bong bóng bay, rồi tới kiệu Đức Mẹ La Vang đứng giữa những bông hoa được kết chung quanh kiệu như Mẹ đứng giữa đám mây, Cộng đoàn đi quanh kiệu tay cầm bóng bay, vừa đi, vừa hát những bài ca khen Mẹ trong ngày mừng sinh nhật. Đoàn rước đi theo con đường quanh co xuống đồi để đến đền Thánh Mẹ.
Khi đến đền Thánh Mẫu La Vang, kiệu Mẹ được an vị ngay chính điện và Cha chủ sự cầu nguyện cho quê hương, đất nước, và mọi người trong cộng đồng được hưởng ơn lành qua bàn tay Mẹ ban cho, những cụ già được khỏe mạnh, mọi gia đình được sống an bình, hạnh phúc. Sau lời nguyện xin, cộng đồng đã gửi những lời nguyện theo những trái bóng bay thả bay lên trời, muôn mầu sắc lại tổ điểm trên bầu trời xanh thẳm bay lên trước ngai Mẹ để xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban cho đoàn con cái Mẹ những ơn cần thiết theo Thánh Ý Chúa.
Kiệu Đức Mẹ La Vang |
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với Thầy Phó tế Đinh Văn Bổn đồng tế và Ca đoàn Hồng Ân phụ trách thánh ca giúp cho buổi lễ thêm sốt sắng và long trọng.
Trước thánh lễ, Mọi người đã đọc kinh tôn vương qua năm chục kinh, sau đó ông Đỗ Bá Hy đã thay mặt ban tổ chức chào mừng linh mục chủ tế và thầy phó tế đồng tế, ca đoàn và toàn thể mọi người trong cộng đồng, đã không ngại đường xá xa xôi, vì lòng mộ mến Đức Mẹ, đã bỏ thời gian quý báu ngày cuối tuần để tề tựu về đây, trước là mừng Sinh nhật Đức Mẹ, sau là để thăm viếng ngôi đền Đức Mẹ La Vang của Cộng đồng Việt Nam.
Trong phần chia sẻ tin mừng. Linh mục chủ tế đã nói đến sự vinh quang của Đức Mẹ, qua Bảy ơn mà đời Đức Mẹ đã cùng Chúa chịu qua những đau khổ để chuộc tội nhân loại. Cả cuộc đời Mẹ là đau khổ, và nếu như không có ơn Chúa trợ giúp, sự đau khổ mà Đức Mẹ khó thể vượt qua.
Sau Thánh Lễ là phần cám ơn của ông Nguyễn Văn Thi đại diện cho ban cổ động xây đền Đức Mẹ. Ông mời gọi mọi người sau thánh lễ, chúng ta sẽ rước kiệu Đức Mẹ xuống đền để cùng thăm viếng ngôi đền của Cộng đồng Việt Nam và giữ truyền thống hằng năm khi có dịp đến viếng thăm Mẹ.
Với lòng sốt mến, với đủ mọi thành phần dân Chúa, từ các cụ già phải chống gậy, cho đến các em đang còn phải ẵm bồng đều một lòng sốt mến đến khu đền Đức Mẹ các Sắc tộc, trong đó có Đền Đức Mẹ La Vang.
Đoàn rước được sự hướng dẫn của ông Phạm Hiếu, với Thánh giá nến cao, theo sau là quốc kỳ của các nước có đền Đức Mẹ tại Đồi Ta’ Pinu, mà Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Úc Đại lợi dẫn đầu. Đoàn cờ với đủ mọi mầu sắc tung bay trong gió, theo sau là các chị mặc quốc phục áo dài xanh, trên tay mang cỗ tràng hạt được kết bằng bong bóng bay, rồi tới kiệu Đức Mẹ La Vang đứng giữa những bông hoa được kết chung quanh kiệu như Mẹ đứng giữa đám mây, Cộng đoàn đi quanh kiệu tay cầm bóng bay, vừa đi, vừa hát những bài ca khen Mẹ trong ngày mừng sinh nhật. Đoàn rước đi theo con đường quanh co xuống đồi để đến đền Thánh Mẹ.
Khi đến đền Thánh Mẫu La Vang, kiệu Mẹ được an vị ngay chính điện và Cha chủ sự cầu nguyện cho quê hương, đất nước, và mọi người trong cộng đồng được hưởng ơn lành qua bàn tay Mẹ ban cho, những cụ già được khỏe mạnh, mọi gia đình được sống an bình, hạnh phúc. Sau lời nguyện xin, cộng đồng đã gửi những lời nguyện theo những trái bóng bay thả bay lên trời, muôn mầu sắc lại tổ điểm trên bầu trời xanh thẳm bay lên trước ngai Mẹ để xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban cho đoàn con cái Mẹ những ơn cần thiết theo Thánh Ý Chúa.
Tĩnh Tâm Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney.
Diệp Hải Dung
21:27 31/08/2019
Chiều thứ Sáu 30/08/2019 qúy anh chị em thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly tham dự 2 ngày tĩnh tâm với chủ đề “ Chia Sẻ Niềm Vui Có Chúa Cho Mọi Người”
Sau khi ghi danh và dùng cơm tối, tất cả mọi người tập trung trong hội trường, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chào mừng quý Cha và quý anh chị em thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ Sydney đã đến đây tham dự 2 ngày Tĩnh Tâm và Đại Hội Đồng Mục Vụ năm 2019. Ban Tuyên úy và Ban Thường Vụ đã chọn chủ đề “Chia Sẻ Niềm Vui Có Chúa Cho Mọi Người” để làm chủ đề cho buổi Tĩnh Tâm.
Xem Hình
Cha Paul Văn Chi thay mặt Ban Tuyên úy ngỏ lời chào mừng các anh chị em đã hy sinh nhiều thời gian quý báu để đến đây tham dự tĩnh tâm. Đồng thời Cha Khai Mạc và giới thiệu Cha An Tôn Nguyễn Ngọc Dũng SDB đến từ tiểu bang Melbourne để thuyết giảng cho 2 ngày tĩnh tâm của Hội Đồng Mục Vụ và nghi thức khai mạc tĩnh tâm được qúy Cha, quý Trưởng Ban của 9 Giáo Đoàn thắp lên 25 ngọn nến kỷ niệm 25 năm thành lập Trung Tâm Hành Hương Bringelly Sydney, qúy thành viên Hội Đồng Mục Vụ đặt một nụ hoa đủ màu sắc trên dải khăn đỏ tượng trưng Niềm Vui Có Chúa chia sẻ cho mọi người.
Kế tiếp Cha An Tôn Nguyễn Ngọc Dũng giảng thuyết đề tài “Những Người Thuộc Về Thiên Chúa Và Giáo Hội” và Cha chia ra từng nhóm để hội thảo và đúc kết. Khai mào tĩnh tâm với nghi thức đặc biệt khi mỗi Thành Viên tiến lên cùng tha thiết hát Kinh Hòa Bình và chạm vào Thánh Giá Chúa để xác tín niềm tin của mình và chia sẻ Niềm Vui có Chua cho mọi người với sự hướng dẫn sốt sắng của Cha Văn Chi.
Sau đó Cha FX Nguyễn Văn Tuyết cung nghinh Thánh Thể Chúa Giêsu KiTô. Mọi người cùng quây quần bên Thánh Thể Chúa, đại diện 8 Giáo Đoàn và Trung Tâm Bringelly dâng lên Chúa những lời nguyện tha thiết cầu cho bản thân, cho gia đình, cho Cộng Đồng và Giáo Hội. Giờ chầu Thánh Thể kết thúc, mọi người nghỉ đêm tại Trung Tâm.
Sáng thứ Bảy 31/08 mọi người cùng tham dự Thánh lễ tạ ơn và Cha An Tôn Nguyễn Ngọc Dũng thuyết giảng đề tài “ Chia sẻ Niềm Vui Có Chúa Trong Phục Vụ” giúp cho qúy anh chị em Hội Đồng Mục Vụ nhận thức được sự phục vụ của mình mà chính Thiên Chúa giao phó. Sau đó cô Anna Sammut thuộc Tòa Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Sydney thuyết giảng khóa hướng dẫn đặc biệt “ An Toàn Cộng Đồng và Bảo Vệ Trẻ Em Dánh Cho Thiện Nguyện Viên”
Sau cùng là Đại Hội Đồng Mục Vụ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN Sydney báo cáo và tường trình về những sinh hoạt trong Cộng Đồng trong những tháng vừa qua và trình chiếu Slide Show những hình ảnh sinh hoạt trong Cộng Đồng đồng thời anh cũng thông báo những sinh hoạt kế tiếp của Cộng Đồng từ bây giờ cho đến cuối năm 2019.
Trong buổi họp các anh chị em thành viên Hội Đồng Mục Vụ cũng đóng góp nêu những ý kiến thắc mắc đã được quý Cha Tuyên úy giải đáp thỏa đáng và kết thúc bế mạc vào lúc 1pm.
Diệp Hải Dung
Sau khi ghi danh và dùng cơm tối, tất cả mọi người tập trung trong hội trường, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chào mừng quý Cha và quý anh chị em thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ Sydney đã đến đây tham dự 2 ngày Tĩnh Tâm và Đại Hội Đồng Mục Vụ năm 2019. Ban Tuyên úy và Ban Thường Vụ đã chọn chủ đề “Chia Sẻ Niềm Vui Có Chúa Cho Mọi Người” để làm chủ đề cho buổi Tĩnh Tâm.
Xem Hình
Cha Paul Văn Chi thay mặt Ban Tuyên úy ngỏ lời chào mừng các anh chị em đã hy sinh nhiều thời gian quý báu để đến đây tham dự tĩnh tâm. Đồng thời Cha Khai Mạc và giới thiệu Cha An Tôn Nguyễn Ngọc Dũng SDB đến từ tiểu bang Melbourne để thuyết giảng cho 2 ngày tĩnh tâm của Hội Đồng Mục Vụ và nghi thức khai mạc tĩnh tâm được qúy Cha, quý Trưởng Ban của 9 Giáo Đoàn thắp lên 25 ngọn nến kỷ niệm 25 năm thành lập Trung Tâm Hành Hương Bringelly Sydney, qúy thành viên Hội Đồng Mục Vụ đặt một nụ hoa đủ màu sắc trên dải khăn đỏ tượng trưng Niềm Vui Có Chúa chia sẻ cho mọi người.
Kế tiếp Cha An Tôn Nguyễn Ngọc Dũng giảng thuyết đề tài “Những Người Thuộc Về Thiên Chúa Và Giáo Hội” và Cha chia ra từng nhóm để hội thảo và đúc kết. Khai mào tĩnh tâm với nghi thức đặc biệt khi mỗi Thành Viên tiến lên cùng tha thiết hát Kinh Hòa Bình và chạm vào Thánh Giá Chúa để xác tín niềm tin của mình và chia sẻ Niềm Vui có Chua cho mọi người với sự hướng dẫn sốt sắng của Cha Văn Chi.
Sau đó Cha FX Nguyễn Văn Tuyết cung nghinh Thánh Thể Chúa Giêsu KiTô. Mọi người cùng quây quần bên Thánh Thể Chúa, đại diện 8 Giáo Đoàn và Trung Tâm Bringelly dâng lên Chúa những lời nguyện tha thiết cầu cho bản thân, cho gia đình, cho Cộng Đồng và Giáo Hội. Giờ chầu Thánh Thể kết thúc, mọi người nghỉ đêm tại Trung Tâm.
Sáng thứ Bảy 31/08 mọi người cùng tham dự Thánh lễ tạ ơn và Cha An Tôn Nguyễn Ngọc Dũng thuyết giảng đề tài “ Chia sẻ Niềm Vui Có Chúa Trong Phục Vụ” giúp cho qúy anh chị em Hội Đồng Mục Vụ nhận thức được sự phục vụ của mình mà chính Thiên Chúa giao phó. Sau đó cô Anna Sammut thuộc Tòa Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Sydney thuyết giảng khóa hướng dẫn đặc biệt “ An Toàn Cộng Đồng và Bảo Vệ Trẻ Em Dánh Cho Thiện Nguyện Viên”
Sau cùng là Đại Hội Đồng Mục Vụ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN Sydney báo cáo và tường trình về những sinh hoạt trong Cộng Đồng trong những tháng vừa qua và trình chiếu Slide Show những hình ảnh sinh hoạt trong Cộng Đồng đồng thời anh cũng thông báo những sinh hoạt kế tiếp của Cộng Đồng từ bây giờ cho đến cuối năm 2019.
Trong buổi họp các anh chị em thành viên Hội Đồng Mục Vụ cũng đóng góp nêu những ý kiến thắc mắc đã được quý Cha Tuyên úy giải đáp thỏa đáng và kết thúc bế mạc vào lúc 1pm.
Diệp Hải Dung
Ra mắt cộng đoàn Doanh nhân Công Giáo Tổng giáo phận Hà Nội
Triết Giang
21:40 31/08/2019
Phát biểu với cộng đoàn doanh nhân, Đức TGM Giuse đã chào mừng các linh mục, các vị khách quý và các doanh nhân Công Giáo đã về dự sự kiện trọng đại của giáo phận. Trong hoàn cảnh hiện nay, có một số người kiếm tiền bằng bất cứ giá nào. Thương trường có quá nhiều cạnh tranh khốc liệt, cạm bẫy và thách đố đời sống đức tin Công Giáo, nên sau nhiều thời gian cầu nguyện và trao đổi, Tòa Giám mục quyết định quy tụ các doanh nhân Công Giáo sống và làm việc trên địa bàn giáo phận vào Cộng đoàn Doanh nhân Công Giáo Tổng giáo phận Hà Nội. Tôn chỉ của cộng đoàn là Đức tin- Hợp tác và Chia sẻ. Trước hết, các doanh nhân hãy nâng đỡ nhau trong đời sống đức tin không chỉ với bổn phận người Kitô hữu trong nhà thờ mà bằng chính hoạt động thương trường. Người khác có thể làm hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa gạt khách hàng nhưng doanh nhân Công Giáo không được làm thế. Các doanh nhân hợp tác với nhau trong sản xuất, kinh doanh,chia sẻ kinh nghiệm làm ăn để cùng phát triển. Còn chia sẻ , trước hết là chia sẻ Tin mừng với đối tác,với khách hàng về Tin mừng, chia sẻ với những người khó khăn, kém may mắn. Đức TGM Giuse cũng chúc mừng cha linh hướng Phêrô Nguyễn Đức Toản và Ban điều hành cộng đoàn lâm thời.
Cộng đoàn đã thông qua quy chế quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các hội viên cũng như cách thức tổ chức hoạt động.Cộng đoàn nhận thánh Giuse làm thánh bảo trợ và lễ kính vào ngày 1-5 hàng năm. Mỗi hội viên và khách mời được tặng tượng thánh Giuse Thợ bằng đồng rất đẹp.
Đức TGM Giuse đã trao thư bổ nhiệm, tặng hoa cho 9 thành viên của Ban điều hành do ông Giuse Nguyễn Văn Huy làm Trưởng ban và chụp ảnh kỷ niệm với Ban (ảnh).
Đúng 10h, các doanh nhân đã xếp hàng rước đoàn đồng tế ra nhà thờ Chính tòa dâng lễ tạ ơn. Chủ sự thánh lễ là Đức TGM Giuse. Cùng đồng tế với Ngài có Đức cha Lorenso Chu Văn Minh, 12 cha quản hạt và cha Tổng đại diện. Chia sẻ lời Chúa, Đức TGM Giuse cho rằng, trước đây xã hội có quan niệm không đúng về lao động, tầng lớp doanh nhân. Chỉ có những người lao động chân tay mới được coi là lao động. Thương nhân coi là bậc thấp nhất trong bảng giá trị xã hội: sĩ, nông, công, thương. Bây giờ doanh nhân được đề cao nhưng đạo đức kinh doanh chưa được coi trọng . Doanh nhân Công Giáo phải sống và thực hành theo lời Chúa: Điều gì mình không muốn đừng làm cho người. Doanh nhân Công Giáo không được làm hàng kém chất lượng, hàng giả để tung ra thị trường lừa dối khách hàng. Trong sản xuất, kinh doanh, anh chị em phải hợp tác với nhau để làm ăn nhưng cũng là giúp nhau sống đạo, phải biết chia sẻ niềm vui Tin mừng với người khác và thực hành bác ái với những người kém may mắn. Ông Giuse Nguyễn Văn Huy thay mặt cộng đoàn đã nói lời cảm ơn Quý Đức cha, quý cha đồng tế và tặng hoa cho Đức TGM Giuse.
Mọi người cùng ra cuối nhà thờ chụp ảnh kỷ niệm và dùng bữa tiệc mừng. Đức TGM Giuse và cha linh hướng Phêrô đi ừng bàn bắt tay chào các đại biểu.
Triết Giang
VietCatholic TV
Quá nguy khi có các giáo sĩ hô hào Satan chỉ là biểu tượng người ta vẽ vời ra, không phải một thực thể đáng sợ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:03 31/08/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
ROME - Cha Erich Junger, một nhà trừ quỷ Anh giáo, đã tham gia vào hàng dài những người lên tiếng quan ngại trước những lời bình luận gần đây của Cha Arturo Sosa, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, theo đó Satan không phải là một thực thể, mà chỉ là một biểu tượng.
Phát biểu với Crux, Cha Junger, một thành viên của Giáo hội Anh giáo Bắc Mỹ, gọi tắt là ACNA, nói rằng ngài không phát biểu với tư cách là một phát ngôn viên của Giáo Hội Anh Giáo, nhưng như một linh mục và một nhà trừ quỷ. Ngài cho biết đã “bị kinh hoàng và thật ngỡ ngàng” khi thấy một nhân vật quan trọng như vậy trong Dòng Tên lại xem ma quỷ chỉ là “một thực tại có tính biểu tượng, chứ không phải là một thực tại cá vị”.
ACNA là một phần của Khối Hiệp Thông Anh giáo không trực thuộc Tổng Giám mục Canterbury, nhưng họ hiệp thông với một số tỉnh Anh Giáo ở Nam bán cầu. Trong khối Hiệp Thông Anh Giáo, ANCA được kể là nhóm gần gũi nhất với Công Giáo. Họ theo truyền thống Anh-Công Giáo về trừ tà. Về Phụng Vụ, họ tuân thủ rất nhiều các thực hành và nghi thức của Giáo Hội Công Giáo, và có xu hướng sử dụng nghi thức Công Giáo Rôma.
Cha Junger nhận xét rằng lời bình luận của Cha Sosa “là nguy hiểm và không phù hợp với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo như đã được ghi rõ trong Sách Giáo Lý Công Giáo.”
Mặc dù Dòng Tên đã làm hết mình để “giảm thiểu những thiệt hại” sau bài phát biểu của vị Bề Trên Tổng Quyền, Cha Junger cho biết ý kiến của Cha Sosa là “rất đáng ngạc nhiên và bất ngờ” đối với nhiều người. “Tôi không đồng ý chút nào với ngài, nhiều linh mục Anh giáo chính thống, các giám mục và giáo dân mà tôi quen biết, đặc biệt những người đang tham gia vào các mục vụ Trừ tà và Cầu nguyện Giải thoát cũng không một ai đồng ý.”
Tranh luận đã bùng nổ vào tuần trước trong cuộc gặp gỡ Rimini thường niên do phong trào Hiệp thông và Giải phóng của Italia tổ chức, trong đó Cha Sosa đã được mời để nói chuyện về chủ đề “Học cách nhìn thế giới với con mắt của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.”
Ma quỷ “tồn tại như một sự nhân cách hóa cái ác trong các cấu trúc khác nhau, nhưng không phải là các ngôi vị [persons], bởi vì không phải là ngôi vị chính là một cách để nó làm điều ác. Ma quỷ không phải là một ngôi vị như nhân vị. Đó là một cách xấu xa để chúng hiện diện trong cuộc sống của con người,” Cha Arturo Sosa, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên nói hôm 21 tháng Tám.
“Thiện và ác giao chiến với nhau trong một cuộc chiến vĩnh viễn nơi lương tâm con người và chúng ta có cách để chỉ ra chúng. Chúng ta nhìn nhận Chúa là thiện, toàn thiện. Các biểu tượng là một phần của hiện thực, và ma quỷ tồn tại như một thực tại mang tính biểu tượng, không phải như một thực tại ngôi vị [personal reality]”, ngài nói thêm.
Phát biểu của cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên gây nên một làn sóng chỉ trích rất mạnh trong giới Công Giáo. Chỉ một ngày sau đó, Hiệp hội Trừ quỷ Quốc tế nói trong một thông cáo báo chí đưa ra hôm 22 tháng Tám rằng:
“Sự tồn tại thực sự của ma quỷ, với tư cách là một chủ thể cá vị biết suy nghĩ và hành động và đã chọn nổi loạn chống lại Thiên Chúa, là một chân lý đức tin và luôn là một phần của tín lý Kitô giáo.”
Trích dẫn một lịch sử lâu dài các giáo huấn của Giáo hội về bản chất của Satan, bao gồm cả một số trích dẫn từ Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị tiền nhiệm gần đây của ngài, tổ chức trừ quỷ nói rằng người Công Giáo buộc phải xác tín rằng Satan là một thực thể cá vị, một thiên thần sa ngã.
“Giáo hội, được xây dựng trên Kinh Thánh và Tông Truyền chính thức dạy rằng ma quỷ là một loài thụ tạo và là một thực tại cá vị, và Giáo hội cảnh báo những người, như Cha Sosa, chỉ coi ma quỷ là một biểu tượng.”
Đây không phải là lần đầu tiên Cha Sosa gây xôn xao với những bình luận về ma quỷ. Sau khi được bầu làm Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên vào năm 2016, năm 2017, ngài nói với tờ El Mundo rằng, “chúng ta đã chế tác ra những hình ảnh biểu tượng như Quỷ dữ để thể hiện sự xấu xa.”
Sau nhận xét gây tranh cãi của cha Sosa vào năm 2017, một phát ngôn viên của Cha Sosa đã nói với tờ Catholic Herald rằng, “giống như tất cả những người Công Giáo khác, Cha Sosa tuyên xưng và dạy bảo những gì Giáo hội tuyên xưng và dạy bảo. Ngài không giữ một tập hợp những niềm tin tách biệt với những gì có trong tín lý của Giáo Hội Công Giáo.” Tuy nhiên, các phát biểu được lặp đi lặp lại của ngài khiến cho nhiều người tỏ ra rất nghi ngại.
Trong các bài giảng thánh lễ ban sáng tại nhà nguyện Santa Marta, và trong nhiều phát biểu khác của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô thường lên tiếng cảnh báo Satan là một thực thể và thúc bách các tín hữu chống lại những cám dỗ của nó.
Từ năm 2005, Đại học Giáo Hoàng Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ ở Rôma đã mở một khóa đào tạo về trừ tà không chỉ cho các linh mục Công Giáo mà cả những vị thuộc các hệ phái Kitô khác. Năm nay, Cha Junger đã phát biểu trong hội nghị bàn tròn đại kết đầu tiên của khóa học.
Theo Cha Junger, quan điểm Kitô giáo nói chung về ma quỷ là rất rõ ràng: “Satan là một thực thể cá vị, là một thiên thần sa ngã, nổi loạn chống lại Thiên Chúa và như thế đã biến thái vì sự kiêu ngạo và lòng căm thù của mình.”
Trích dẫn đoạn Tin Mừng theo thánh Mátthêu (Mt 4,1-11) kể về sự kiện Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong hoang địa, Cha Junger nhận xét rằng “Nếu Satan chỉ là một biểu tượng, thì trong trình thuật này Chúa nói chuyện với ai? Ai đã đưa ra những hứa hẹn, thử thách, và cám dỗ? Biểu tượng và ẩn dụ không thể làm những thứ như thế.”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Chúa Giêsu nói về Satan theo nghĩa đen và trực tiếp, chứ không phải là một phép ẩn dụ hay câu chuyện ngụ ngôn.”
Cha Junger giải thích thêm rằng trong khi có một số giáo phái muốn làm giảm nhẹ hình ảnh về ma quỷ, chạy theo một thứ thần học “vui vẻ cả làng”, đại đa số các hệ phái Kitô có thế giá như Công Giáo, Chính Thống, Anh giáo, Lutheran và Baptist, và những hệ phái khác – đều “rất rõ ràng trong tin tưởng cho rằng Satan là có thật và là một mối đe dọa rất nguy hiểm.”
Dựa trên kinh nghiệm của mình như một chuyên gia trừ quỷ, Cha Junger cảnh báo về sự nguy hiểm khi đánh giá thấp sức mạnh của ma quỷ. Đưa ra một khái niệm sai lầm về Satan thì có “khác gì là đánh giá thấp bất kỳ kẻ thù nào, phàm nhân hay siêu nhiên. Nó sẽ dẫn mọi người đến chỗ đánh giá thấp đáng kể sức mạnh của kẻ thù, và đánh giá quá cao sức mạnh của mình, đặc biệt là nếu họ tự ru ngủ mình rằng kẻ thù chưa thực sự bắt đầu tấn công.”
Ngài kết luận rằng: “Bỏ qua hoặc giảm thiểu mối đe dọa của kẻ thù này rõ ràng sẽ là một ý tưởng tệ hại với những hậu quả thảm khốc.”
Source:CruxJesuit devil debacle draws fire from exorcist across ecumenical lines
Phát biểu với Crux, Cha Junger, một thành viên của Giáo hội Anh giáo Bắc Mỹ, gọi tắt là ACNA, nói rằng ngài không phát biểu với tư cách là một phát ngôn viên của Giáo Hội Anh Giáo, nhưng như một linh mục và một nhà trừ quỷ. Ngài cho biết đã “bị kinh hoàng và thật ngỡ ngàng” khi thấy một nhân vật quan trọng như vậy trong Dòng Tên lại xem ma quỷ chỉ là “một thực tại có tính biểu tượng, chứ không phải là một thực tại cá vị”.
ACNA là một phần của Khối Hiệp Thông Anh giáo không trực thuộc Tổng Giám mục Canterbury, nhưng họ hiệp thông với một số tỉnh Anh Giáo ở Nam bán cầu. Trong khối Hiệp Thông Anh Giáo, ANCA được kể là nhóm gần gũi nhất với Công Giáo. Họ theo truyền thống Anh-Công Giáo về trừ tà. Về Phụng Vụ, họ tuân thủ rất nhiều các thực hành và nghi thức của Giáo Hội Công Giáo, và có xu hướng sử dụng nghi thức Công Giáo Rôma.
Cha Junger nhận xét rằng lời bình luận của Cha Sosa “là nguy hiểm và không phù hợp với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo như đã được ghi rõ trong Sách Giáo Lý Công Giáo.”
Mặc dù Dòng Tên đã làm hết mình để “giảm thiểu những thiệt hại” sau bài phát biểu của vị Bề Trên Tổng Quyền, Cha Junger cho biết ý kiến của Cha Sosa là “rất đáng ngạc nhiên và bất ngờ” đối với nhiều người. “Tôi không đồng ý chút nào với ngài, nhiều linh mục Anh giáo chính thống, các giám mục và giáo dân mà tôi quen biết, đặc biệt những người đang tham gia vào các mục vụ Trừ tà và Cầu nguyện Giải thoát cũng không một ai đồng ý.”
Tranh luận đã bùng nổ vào tuần trước trong cuộc gặp gỡ Rimini thường niên do phong trào Hiệp thông và Giải phóng của Italia tổ chức, trong đó Cha Sosa đã được mời để nói chuyện về chủ đề “Học cách nhìn thế giới với con mắt của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.”
Ma quỷ “tồn tại như một sự nhân cách hóa cái ác trong các cấu trúc khác nhau, nhưng không phải là các ngôi vị [persons], bởi vì không phải là ngôi vị chính là một cách để nó làm điều ác. Ma quỷ không phải là một ngôi vị như nhân vị. Đó là một cách xấu xa để chúng hiện diện trong cuộc sống của con người,” Cha Arturo Sosa, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên nói hôm 21 tháng Tám.
“Thiện và ác giao chiến với nhau trong một cuộc chiến vĩnh viễn nơi lương tâm con người và chúng ta có cách để chỉ ra chúng. Chúng ta nhìn nhận Chúa là thiện, toàn thiện. Các biểu tượng là một phần của hiện thực, và ma quỷ tồn tại như một thực tại mang tính biểu tượng, không phải như một thực tại ngôi vị [personal reality]”, ngài nói thêm.
Phát biểu của cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên gây nên một làn sóng chỉ trích rất mạnh trong giới Công Giáo. Chỉ một ngày sau đó, Hiệp hội Trừ quỷ Quốc tế nói trong một thông cáo báo chí đưa ra hôm 22 tháng Tám rằng:
“Sự tồn tại thực sự của ma quỷ, với tư cách là một chủ thể cá vị biết suy nghĩ và hành động và đã chọn nổi loạn chống lại Thiên Chúa, là một chân lý đức tin và luôn là một phần của tín lý Kitô giáo.”
Trích dẫn một lịch sử lâu dài các giáo huấn của Giáo hội về bản chất của Satan, bao gồm cả một số trích dẫn từ Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị tiền nhiệm gần đây của ngài, tổ chức trừ quỷ nói rằng người Công Giáo buộc phải xác tín rằng Satan là một thực thể cá vị, một thiên thần sa ngã.
“Giáo hội, được xây dựng trên Kinh Thánh và Tông Truyền chính thức dạy rằng ma quỷ là một loài thụ tạo và là một thực tại cá vị, và Giáo hội cảnh báo những người, như Cha Sosa, chỉ coi ma quỷ là một biểu tượng.”
Đây không phải là lần đầu tiên Cha Sosa gây xôn xao với những bình luận về ma quỷ. Sau khi được bầu làm Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên vào năm 2016, năm 2017, ngài nói với tờ El Mundo rằng, “chúng ta đã chế tác ra những hình ảnh biểu tượng như Quỷ dữ để thể hiện sự xấu xa.”
Sau nhận xét gây tranh cãi của cha Sosa vào năm 2017, một phát ngôn viên của Cha Sosa đã nói với tờ Catholic Herald rằng, “giống như tất cả những người Công Giáo khác, Cha Sosa tuyên xưng và dạy bảo những gì Giáo hội tuyên xưng và dạy bảo. Ngài không giữ một tập hợp những niềm tin tách biệt với những gì có trong tín lý của Giáo Hội Công Giáo.” Tuy nhiên, các phát biểu được lặp đi lặp lại của ngài khiến cho nhiều người tỏ ra rất nghi ngại.
Trong các bài giảng thánh lễ ban sáng tại nhà nguyện Santa Marta, và trong nhiều phát biểu khác của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô thường lên tiếng cảnh báo Satan là một thực thể và thúc bách các tín hữu chống lại những cám dỗ của nó.
Từ năm 2005, Đại học Giáo Hoàng Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ ở Rôma đã mở một khóa đào tạo về trừ tà không chỉ cho các linh mục Công Giáo mà cả những vị thuộc các hệ phái Kitô khác. Năm nay, Cha Junger đã phát biểu trong hội nghị bàn tròn đại kết đầu tiên của khóa học.
Theo Cha Junger, quan điểm Kitô giáo nói chung về ma quỷ là rất rõ ràng: “Satan là một thực thể cá vị, là một thiên thần sa ngã, nổi loạn chống lại Thiên Chúa và như thế đã biến thái vì sự kiêu ngạo và lòng căm thù của mình.”
Trích dẫn đoạn Tin Mừng theo thánh Mátthêu (Mt 4,1-11) kể về sự kiện Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong hoang địa, Cha Junger nhận xét rằng “Nếu Satan chỉ là một biểu tượng, thì trong trình thuật này Chúa nói chuyện với ai? Ai đã đưa ra những hứa hẹn, thử thách, và cám dỗ? Biểu tượng và ẩn dụ không thể làm những thứ như thế.”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Chúa Giêsu nói về Satan theo nghĩa đen và trực tiếp, chứ không phải là một phép ẩn dụ hay câu chuyện ngụ ngôn.”
Cha Junger giải thích thêm rằng trong khi có một số giáo phái muốn làm giảm nhẹ hình ảnh về ma quỷ, chạy theo một thứ thần học “vui vẻ cả làng”, đại đa số các hệ phái Kitô có thế giá như Công Giáo, Chính Thống, Anh giáo, Lutheran và Baptist, và những hệ phái khác – đều “rất rõ ràng trong tin tưởng cho rằng Satan là có thật và là một mối đe dọa rất nguy hiểm.”
Dựa trên kinh nghiệm của mình như một chuyên gia trừ quỷ, Cha Junger cảnh báo về sự nguy hiểm khi đánh giá thấp sức mạnh của ma quỷ. Đưa ra một khái niệm sai lầm về Satan thì có “khác gì là đánh giá thấp bất kỳ kẻ thù nào, phàm nhân hay siêu nhiên. Nó sẽ dẫn mọi người đến chỗ đánh giá thấp đáng kể sức mạnh của kẻ thù, và đánh giá quá cao sức mạnh của mình, đặc biệt là nếu họ tự ru ngủ mình rằng kẻ thù chưa thực sự bắt đầu tấn công.”
Ngài kết luận rằng: “Bỏ qua hoặc giảm thiểu mối đe dọa của kẻ thù này rõ ràng sẽ là một ý tưởng tệ hại với những hậu quả thảm khốc.”
Source:Crux