Phụng Vụ - Mục Vụ
Người môn đệ ''chất lượng cao''
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
08:58 03/09/2016
CN 23C : Người môn đệ “chất lượng cao”
Gần đây ở Việt Nam rộ lên phong trào “chất lượng cao”, từ sản phẩm và dịch vụ trên thị trường nội địa cho đến các mặt hàng xuất khẩu, lan qua cả các khu vực tinh thần là giáo dục và văn hoá. Nào là “xe chất lượng cao”, “khách sạn chất lượng cao” “phở chất lượng cao”,“lớp Anh ngữ chất lượng cao.” Loại bỏ ý nghĩa dư luận đàm tiếu về chất lượng cao, nhất là xe chất lượng cao (được đọc trệch là “xe chất thật cao,” “hàng chất thật cao”…), ta thấy cuộc sống ngày càng đòi hỏi phải có chất lượng cao. Từ sản phẩm, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục… cho đến con người cần đạt chất lượng và có giá trị.
Có thể dùng cụm từ “chất lượng cao”(*) để suy niệm bài Tin mừng hôm nay.
Chúa Giêsu tuyển chọn môn đệ “chất lượng cao” với hai đòi hỏi : từ bỏ và vác thập giá, trong đó đòi hỏi từ bỏ thật hết nước nói : “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”. Và cuối cùng, sau khi kể hai ví dụ về “người xây tháp” và “vua gây chiến” (một người xây tháp trước khi xây phải tính toán kỹ để chọn lựa quyết định có nên xây hay không. Một ông vua trước khi đi giao chiến cũng phải tính toán kỹ để chọn lựa có nên giao chiến hay không), Chúa lại kết bằng một câu : Vậy ai không từ bỏ tất cả những gì mình có, thì không đáng làm môn đệ ta, một người môn đệ “chất lượng cao.”
Vậy là trong một đoạn ngắn, mà có tới ba lần điệp khúc “không thể làm môn đệ tôi” : 2 lần cho từ bỏ, và 1 lần cho vác thánh giá.
Ta chỉ dừng lại điều kiện “từ bỏ,” vì một nghĩa nào đó, từ bỏ cũng là một cách vác thập giá chứ chẳng chơi !
Ta đề cập tới “từ bỏ” để làm người môn đệ chất lượng cao, là bởi vì những gì mà Chúa đòi từ bỏ quả là oái ăm, nếu không nói là bất hiếu, vô lý, và vô nghĩa. “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được.”
Chúng ta không nên hiểu lời Chúa Giêsu theo một nghĩa đen lạnh lùng, thiếu óc tưởng tượng. Ngôn ngữ Đông Phương bao giờ cũng sinh động tới độ cao nhất của trí khôn loài người. Khi Chúa Giêsu bảo chúng ta phải ghét những kẻ gần gũi và thân thiết với mình là Ngài không có ý nói theo nghĩa đen. Ngài chỉ muốn nói rằng không có tình yêu nào trên đời này có thể so sánh với tình yêu mà chúng ta phải có đối với Ngài được. Có một chân lý nổi bật trong đoạn này :
Có thể là người theo Chúa Giê-su mà vẫn không phải là môn đệ của Ngài ; có thể là kẻ theo trại quân mà vẫn không phải lính của vua ; có thể là kẻ bám víu vào một đại sự mà vẫn không dấn thân gì cả. Có người nói với một giáo sư về một chàng thanh niên rằng : "Anh ta nói với tôi rằng anh ta là học trò của ông." Vị giáo sư thẳng thắn trả lời : "Anh ta có thể đã ngồi trong lớp học của tôi, nhưng không phải là một trong số các học trò của tôi." Có sự khác biệt giữa một người trong lớp và thực sự làm học trò. Thật rất đáng buồn cho Hội Thánh khi trong Hội Thánh có quá nhiều kẻ theo Chúa cách xa xa và có quá ít người thực sự là môn đệ Chúa.
Những lời Chúa phán thật đáng ngạc nhiên, đến độ nghe chói tai nữa. Thế nhưng nó chỉ có ý diễn tả một điều : tình yêu Chúa phải chiếm chỗ nhất trong trái tim ta, và ta phải gỡ bỏ tất cả những gì cản trở tình yêu ấy. Thánh Grêgoriô Cả (mà ta mừng lễ hôm qua 3-9) giải thích câu "khó nghe" này, ngài viết : "Ở đời này hãy yêu tất cả, kể cả kẻ thù, nhưng ta phải ghét những ai ngăn cản ta trên bước đường dẫn tới Chúa, dầu đó là người thân. Như vậy ta phải yêu người lân cận, phải có lòng bác ái đối với tất cả, với kẻ gần và người xa, nhưng không được vì yêu họ mà ta xa tình yêu Chúa." Dứt khoát là phải giữ bậc thang giá trị trong tình yêu : Chúa trên hết.
Năm 1960, Gale Sayer là cầu thủ bóng chày chạy nhanh nhất của đội banh Chicago Bear, nhưng trên cổ anh luôn mang một mề đai ghi hàng chữ, “tôi ở hạng ba.” Đó cũng là tựa đề cuốn tiểu sử của anh, bán khá chạy. Trong đó anh giải thích tại sao anh chọn câu đó làm lẽ sống, vì đối với anh : Chúa là hạng nhất, tha nhân hạng nhì, còn anh hạng ba. Và anh quyết định, hằng ngày anh cố sống câu đó. Không hẳn lúc nào cũng thành công, nhưng nó giúp anh không đi trệch đường.
Chúa là trên hết, Chúa là hạng nhất, là ưu tiên một, tha nhân là ưu tiên hai, bản thân là hạng ba. Nếu cả hạng hai và hạng ba trợ giúp tôi để tiến tới Chúa là hạng nhất, thì có cớ gì phải bỏ. Nếu nó là vật cản, sẵn sàng từ bỏ để theo tiếng gọi của Chúa : “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được”.
Hẳn chúng ta cũng đã từng được nghe chuyện các vị thánh, và cả các vị “thường” muốn theo Chúa, mà mẹ cha cản ngăn, nên đã thà bất hiếu mà trở thành môn đệ chất lượng cao của Chúa. Chúa dùng thẳng chữ “ghét.”
Nhưng cũng rất nhiều, và chắc chắn nhiều hơn trường hợp trên, mẹ cha, anh em là đà đẩy, -chứ không phải kỳ đà cản mũi- đà đẩy đưa mình đi theo tiếng Chúa gọi. Lúc đó cha mẹ anh em là trợ lực, chứ chẳng phải trở lực. Những trường hợp đó thì đâu cần ghét mẹ cha, mà là thương, vì mẹ cha, người thân là bậc cho mình bước lên đi đến với Chúa với tư cách là người môn đệ chất lượng cao.
Trong tác phẩm “Người nghèo của Thiên Chúa,” Nikos Kazanzakis đã dệt nên mẩu chuyện này về Phanxicô :
Một bạn học từ thủa thanh xuân đi về làng quê, tình cờ gặp lại Phanxicô trong vóc dáng bơ phờ tả tơi. Anh nhận mãi mới ra bạn xưa, nên chạy tới ôm chồm Phanxicô và hỏi :
-Ai khiến anh ra nông nổi này ?
-Chúa đã làm giúp tôi
-Bao nhiêu đồ sang trọng của anh, bao nhiêu áo quần đẹp đẽ của anh, cả cái lông chim đỏ gắn trên mũ của anh thủa nào, sao mất hết rồi, cả cái nhẫn kim cương nữa, sao không thấy ?
-Satan cho tôi, tôi trả lại nó rồi
Người bạn dang xa, nhìn kỹ Phanxicô hào hoa xưa, nay như thế, mũ không, giày dép cũng không, nên rơi lệ hỏi :
-Bạn, bạn từ đâu đến vậy ?
-Từ một thế giới khác !
Môn đệ chất lượng cao phải vất bỏ hết như thế đó. Nhưng nếu có ai sợ hãi trước tất cả những đòi hỏi ấy thì nên nhớ rằng mình không phải chiến đấu cô đơn đâu, Đấng đã kêu gọi chúng ta vào con đường hẹp, sẽ đi cùng chúng ta trên con đường đó, và Ngài sẽ ở cùng cuối đường để đón tiếp chúng ta, nếu chúng ta muốn làm môn đệ chất lượng cao của Chúa tối cao.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(theo gợi ý từ Lm Hàm và Lm Hữu An)
_______________________________
(1) thực ra phải nói là “phẩm chất cao” vì “lượng” thì cân đo đong đếm được. Không thể dùng “lượng” để chỉ “phẩm” là cái không cân đo đong đếm được. “Chất lượng cao” là kiểu nói thô thiển, nhưng vì quá quen, nên tạm dùng.
Mỗi ngày Chúa Nhật khi chúng ta đến với Chúa, chúng ta đã được nghe Chúa nói với chúng ta nhiều điều, những điều rất ngọt ngào, những điều rất an ủi. Hôm nay Chúa sẽ nói với chúng ta một điều không ngọt ngào lắm : Ngài muốn chúng ta phải hy sinh, phải từ bỏ.
Chúng ta hãy chú ý nghe Chúa giải thích. Và xin Chúa giúp chúng ta can đảm đáp lại lời kêu gọi của Ngài.
II. GỢI Ý SÁM HỐI
- Phải chăng từ trước tới nay chúng ta đi theo Chúa vì tính toán vụ lợi, nghĩa là chỉ để được Chúa ban cho ơn này ơn nọ ?
- Phải chăng chúng ta ít biết hy sinh ?
- Phải chăng chúng ta rất ngại từ bỏ ?
DS 2013 1 va 3, gui các trang VCT, DB, OFM
VP 2016. gpNT
Gần đây ở Việt Nam rộ lên phong trào “chất lượng cao”, từ sản phẩm và dịch vụ trên thị trường nội địa cho đến các mặt hàng xuất khẩu, lan qua cả các khu vực tinh thần là giáo dục và văn hoá. Nào là “xe chất lượng cao”, “khách sạn chất lượng cao” “phở chất lượng cao”,“lớp Anh ngữ chất lượng cao.” Loại bỏ ý nghĩa dư luận đàm tiếu về chất lượng cao, nhất là xe chất lượng cao (được đọc trệch là “xe chất thật cao,” “hàng chất thật cao”…), ta thấy cuộc sống ngày càng đòi hỏi phải có chất lượng cao. Từ sản phẩm, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục… cho đến con người cần đạt chất lượng và có giá trị.
Có thể dùng cụm từ “chất lượng cao”(*) để suy niệm bài Tin mừng hôm nay.
Chúa Giêsu tuyển chọn môn đệ “chất lượng cao” với hai đòi hỏi : từ bỏ và vác thập giá, trong đó đòi hỏi từ bỏ thật hết nước nói : “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”. Và cuối cùng, sau khi kể hai ví dụ về “người xây tháp” và “vua gây chiến” (một người xây tháp trước khi xây phải tính toán kỹ để chọn lựa quyết định có nên xây hay không. Một ông vua trước khi đi giao chiến cũng phải tính toán kỹ để chọn lựa có nên giao chiến hay không), Chúa lại kết bằng một câu : Vậy ai không từ bỏ tất cả những gì mình có, thì không đáng làm môn đệ ta, một người môn đệ “chất lượng cao.”
Vậy là trong một đoạn ngắn, mà có tới ba lần điệp khúc “không thể làm môn đệ tôi” : 2 lần cho từ bỏ, và 1 lần cho vác thánh giá.
Ta chỉ dừng lại điều kiện “từ bỏ,” vì một nghĩa nào đó, từ bỏ cũng là một cách vác thập giá chứ chẳng chơi !
Ta đề cập tới “từ bỏ” để làm người môn đệ chất lượng cao, là bởi vì những gì mà Chúa đòi từ bỏ quả là oái ăm, nếu không nói là bất hiếu, vô lý, và vô nghĩa. “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được.”
Chúng ta không nên hiểu lời Chúa Giêsu theo một nghĩa đen lạnh lùng, thiếu óc tưởng tượng. Ngôn ngữ Đông Phương bao giờ cũng sinh động tới độ cao nhất của trí khôn loài người. Khi Chúa Giêsu bảo chúng ta phải ghét những kẻ gần gũi và thân thiết với mình là Ngài không có ý nói theo nghĩa đen. Ngài chỉ muốn nói rằng không có tình yêu nào trên đời này có thể so sánh với tình yêu mà chúng ta phải có đối với Ngài được. Có một chân lý nổi bật trong đoạn này :
Có thể là người theo Chúa Giê-su mà vẫn không phải là môn đệ của Ngài ; có thể là kẻ theo trại quân mà vẫn không phải lính của vua ; có thể là kẻ bám víu vào một đại sự mà vẫn không dấn thân gì cả. Có người nói với một giáo sư về một chàng thanh niên rằng : "Anh ta nói với tôi rằng anh ta là học trò của ông." Vị giáo sư thẳng thắn trả lời : "Anh ta có thể đã ngồi trong lớp học của tôi, nhưng không phải là một trong số các học trò của tôi." Có sự khác biệt giữa một người trong lớp và thực sự làm học trò. Thật rất đáng buồn cho Hội Thánh khi trong Hội Thánh có quá nhiều kẻ theo Chúa cách xa xa và có quá ít người thực sự là môn đệ Chúa.
Những lời Chúa phán thật đáng ngạc nhiên, đến độ nghe chói tai nữa. Thế nhưng nó chỉ có ý diễn tả một điều : tình yêu Chúa phải chiếm chỗ nhất trong trái tim ta, và ta phải gỡ bỏ tất cả những gì cản trở tình yêu ấy. Thánh Grêgoriô Cả (mà ta mừng lễ hôm qua 3-9) giải thích câu "khó nghe" này, ngài viết : "Ở đời này hãy yêu tất cả, kể cả kẻ thù, nhưng ta phải ghét những ai ngăn cản ta trên bước đường dẫn tới Chúa, dầu đó là người thân. Như vậy ta phải yêu người lân cận, phải có lòng bác ái đối với tất cả, với kẻ gần và người xa, nhưng không được vì yêu họ mà ta xa tình yêu Chúa." Dứt khoát là phải giữ bậc thang giá trị trong tình yêu : Chúa trên hết.
Năm 1960, Gale Sayer là cầu thủ bóng chày chạy nhanh nhất của đội banh Chicago Bear, nhưng trên cổ anh luôn mang một mề đai ghi hàng chữ, “tôi ở hạng ba.” Đó cũng là tựa đề cuốn tiểu sử của anh, bán khá chạy. Trong đó anh giải thích tại sao anh chọn câu đó làm lẽ sống, vì đối với anh : Chúa là hạng nhất, tha nhân hạng nhì, còn anh hạng ba. Và anh quyết định, hằng ngày anh cố sống câu đó. Không hẳn lúc nào cũng thành công, nhưng nó giúp anh không đi trệch đường.
Chúa là trên hết, Chúa là hạng nhất, là ưu tiên một, tha nhân là ưu tiên hai, bản thân là hạng ba. Nếu cả hạng hai và hạng ba trợ giúp tôi để tiến tới Chúa là hạng nhất, thì có cớ gì phải bỏ. Nếu nó là vật cản, sẵn sàng từ bỏ để theo tiếng gọi của Chúa : “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được”.
Hẳn chúng ta cũng đã từng được nghe chuyện các vị thánh, và cả các vị “thường” muốn theo Chúa, mà mẹ cha cản ngăn, nên đã thà bất hiếu mà trở thành môn đệ chất lượng cao của Chúa. Chúa dùng thẳng chữ “ghét.”
Nhưng cũng rất nhiều, và chắc chắn nhiều hơn trường hợp trên, mẹ cha, anh em là đà đẩy, -chứ không phải kỳ đà cản mũi- đà đẩy đưa mình đi theo tiếng Chúa gọi. Lúc đó cha mẹ anh em là trợ lực, chứ chẳng phải trở lực. Những trường hợp đó thì đâu cần ghét mẹ cha, mà là thương, vì mẹ cha, người thân là bậc cho mình bước lên đi đến với Chúa với tư cách là người môn đệ chất lượng cao.
Trong tác phẩm “Người nghèo của Thiên Chúa,” Nikos Kazanzakis đã dệt nên mẩu chuyện này về Phanxicô :
Một bạn học từ thủa thanh xuân đi về làng quê, tình cờ gặp lại Phanxicô trong vóc dáng bơ phờ tả tơi. Anh nhận mãi mới ra bạn xưa, nên chạy tới ôm chồm Phanxicô và hỏi :
-Ai khiến anh ra nông nổi này ?
-Chúa đã làm giúp tôi
-Bao nhiêu đồ sang trọng của anh, bao nhiêu áo quần đẹp đẽ của anh, cả cái lông chim đỏ gắn trên mũ của anh thủa nào, sao mất hết rồi, cả cái nhẫn kim cương nữa, sao không thấy ?
-Satan cho tôi, tôi trả lại nó rồi
Người bạn dang xa, nhìn kỹ Phanxicô hào hoa xưa, nay như thế, mũ không, giày dép cũng không, nên rơi lệ hỏi :
-Bạn, bạn từ đâu đến vậy ?
-Từ một thế giới khác !
Môn đệ chất lượng cao phải vất bỏ hết như thế đó. Nhưng nếu có ai sợ hãi trước tất cả những đòi hỏi ấy thì nên nhớ rằng mình không phải chiến đấu cô đơn đâu, Đấng đã kêu gọi chúng ta vào con đường hẹp, sẽ đi cùng chúng ta trên con đường đó, và Ngài sẽ ở cùng cuối đường để đón tiếp chúng ta, nếu chúng ta muốn làm môn đệ chất lượng cao của Chúa tối cao.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(theo gợi ý từ Lm Hàm và Lm Hữu An)
_______________________________
(1) thực ra phải nói là “phẩm chất cao” vì “lượng” thì cân đo đong đếm được. Không thể dùng “lượng” để chỉ “phẩm” là cái không cân đo đong đếm được. “Chất lượng cao” là kiểu nói thô thiển, nhưng vì quá quen, nên tạm dùng.
Mỗi ngày Chúa Nhật khi chúng ta đến với Chúa, chúng ta đã được nghe Chúa nói với chúng ta nhiều điều, những điều rất ngọt ngào, những điều rất an ủi. Hôm nay Chúa sẽ nói với chúng ta một điều không ngọt ngào lắm : Ngài muốn chúng ta phải hy sinh, phải từ bỏ.
Chúng ta hãy chú ý nghe Chúa giải thích. Và xin Chúa giúp chúng ta can đảm đáp lại lời kêu gọi của Ngài.
II. GỢI Ý SÁM HỐI
- Phải chăng từ trước tới nay chúng ta đi theo Chúa vì tính toán vụ lợi, nghĩa là chỉ để được Chúa ban cho ơn này ơn nọ ?
- Phải chăng chúng ta ít biết hy sinh ?
- Phải chăng chúng ta rất ngại từ bỏ ?
DS 2013 1 va 3, gui các trang VCT, DB, OFM
VP 2016. gpNT
Tình Yêu Thập Giá
Lm. Vinh Sơn SCJ
21:30 03/09/2016
Chúa Nhật XXIII Thường Niên C: TÌNH YÊU THẬP GIÁ
Kn 9,13-18; Plm 9-10.12-17; Lc 14,25-33
Ở Giêrusalem, hàng năm cứ đến ngày thứ Sáu Tuần thánh, từng đoàn người vác thập giá theo chính con đường Đức Giêsu đã vác thập giá lên núi Sọ chịu đóng đinh. Ở Rôma, Đức Giáo Hoàng cùng với đoàn tín hữu vác thập giá ngày thứ Sáu Tuần thánh để thờ kính Thánh giá Đức Giêsu. Trong Tin Mừng cho thấy trên đường vác thập giá của Đức Giêsu tiến về đến núi sọ, Ông Simon gốc Kyrênê đặt thập giá lên vai vác theo sau Đức Giêsu (x. Lc 23,26; Mc 15,21)
Tư thế vác thập giá là tư thế của người môn đệ như Chúa Giêsu Kitô mời gọi trong Tin mừng Luca 14,25-33: “Ai không vác thập giá của mình mà theo Tôi thì không thể làm môn đệ của Tôi”. Người môn đệ là tôi và bạn – những người Kitô hữu tức là những người thuộc về Đức Kitô và tin vào Ngài.
Chúa Giêsu không chỉ mời gọi môn đệ, chính Ngài đã vác thánh giá trước, Ngài vác Thập giá, Thập giá gánh nặng tội của cả nhân loại. Thập giá mà Ngài vác là từ bỏ chính mình và chấp nhận Thiên ý của Chúa Cha (x. Mt 26, 39. 42.44; Mc 14,36; Lc 22,42). Người môn đệ của Chúa mang thập giá là chấp nhận con người mình, là mang thập giá niềm tin vượt qua chính mình và nên thánh từng ngày bằng sự cố gắng không rên rỉ. Như Tông Đồ Phaolô cũng có một cái dằm đâm vào xác thịt, và ngài đã ba lần xin Chúa cất cái dằm đó khỏi mình, nhưng Thiên Chúa phán “ơn ta đủ cho con” (x. 2Cr 12, 7-9) Và Phaolô vẫn tiếp bước hành trình thập giá của người môn đệ rao giảng tình yêu: “Chúng tôi luôn mang trên mình cuộc thương khó của Chúa Giêsu” (2Cr 4,10).
Thánh Phaolô đã quả quyết: “Thật thế, lời rao giảng về thập giá... đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa” (1Cr 1,18).
Thiên Chúa không muốn con người khổ khi vác Thập giá theo Ngài, như chúng ta đã từng trách móc, chất vấn Thiên Chúa. Sự thật chính Ngài gánh vác nỗi đau khổ của con người nơi Thập giá, Ngài mời gọi chúng ta cùng vác Thập giá mình, can đảm cùng Ngài vượt qua mọi đau khổ của cuộc đời trong đó có mọi khiếm khuyết, mọi bất toàn đuợc chính Thiên Chúa băng bó chữa lành và mọi tội lỗi được Ngài tha thứ qua Thập giá như Phêrô đã quả quyết: “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (1P, 2,24).
Đối diện với thập giá, tâm lý tự nhiên ai cũng sợ, chính Chúa Giêsu cũng đã bồi hồi xao xuyến và đã từng muốn chối bỏ thánh giá qua hình ảnh “chén đắng” trong vườn Cây dầu: “Xin cho chén này rời khỏi con… ” (Mt 26,39) trước khi bước vào con đường thập giá. Nhưng tình yêu Thiên Chúa dành cho con người đã chiến thắng sự ngập ngừng lo sợ, và Ngài quyết tâm: “Xin theo thánh ý Cha” (x. Mt 26,36-46). Đặt thập giá vào cuộc đời mình, tôi và bạn sẽ thấy rõ những khoảnh khắc, những phong ba, những ẩn khuất nơi những nỗi đau tâm hồn không được chia sẻ đã làm cho chúng ta muốn buông xuôi cuộc đời trong thất vọng ... Hôm nay, Chúa Kitô mời gọi tôi và bạn hãy gánh vác thập giá cuộc đời mình tiến về đồi hy vọng Canvê. Thập giá trong đời mà mỗi chúng ta mang không đề cao đau khổ, nhưng là hiện hữu một tinh thần “vượt qua” mang tình yêu Thiên Chúa, Ngài không ngừng cứu thoát chúng ta, và chúng ta vác thập giá là cùng Ngài chiến đấu như tâm tình của Phaolô: “Anh em hãy cùng tôi chiến đấu...” (Rm 15,30).
Thập giá của tôi và bạn không chỉ là những đau khổ, những trái ý nhưng còn là tất cả những gì chúng ta có và mang trong đời. Như Chúa Giêsu đã dùng thập giá không chỉ cứu chuộc con nguời từ tội lỗi nhưng còn là thánh hóa mọi sự nên công chính như Phaolô đã quả quyết sự đau khổ và cái chết trên Thập giá là hòa giải và làm công chính hóa: “cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1, 20). Nơi Thập giá gánh vác, Ngài mời gọi tôi và bạn cùng xốc vác cuộc đời trong đó là tất cả những gì chúng ta là: đầy tài năng, thánh thiện, khiếm khuyết, bất toàn…
Nơi Thập giá, Chúa Kitô đã hòa giải tất cả những gì thiếu sót nơi con người và đưa con người hòa nhập với đời sống Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã khẳng định: “Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét” (Ep 2,16). Vâng, nơi Thập giá, Ngài cũng xóa bỏ mọi thù ghét trong đó có sự thù ghét chính bản thân mà mỗi chúng ta mang và đối xử với chính mình khi thất vọng và nổi loạn với cuộc sống làm ta chán ghét bản thân và có tư tưởng – hành động “vong thân”. Nơi thập giá mình vác, tôi và bạn mang thập giá tình yêu với bản thân và cuộc sống, vì mọi thù ghét bị tiêu diệt nơi Thập giá và “Thập giá trở nên tiếng kêu tình yêu vô bến bờ của Thiên Chúa” (Maurice Zuldel) và là biểu tượng của sự sống mới.
Thầy Napoléon Almoint đã kể câu chuyện vui sau đây:
Một hôm, Chúa Giêsu hiện ra với hai trong số muôn vàn môn đệ của mình, và Ngài đưa họn đến một đầu đường, rồi trao cho mỗi người một cây thập giá giống nhau và nói :
- Mỗi người các con hãy vác lấy thập giá này đi đến cuối đường trước mặt, Thầy sẽ đợi các con ở đó.
Nói xong, Chúa biến đi. Hai đồ đệ bắt đầu vác lấy thập giá mình.
Người thứ nhất vác lấy thập giá mình cách nhẹ nhàng, chân rảo bước ngày càng nhanh, xem ra như không có vấn đề gì cản trỏ hay gây phiền phức cho anh cả. Nội trong ngày, anh đã đến cuối đường và gặp Chúa Giêsu đang chờ sẵn nơi đó.
Người thứ hai, mãi sang chiều ngày hôm sau mới đi trọn con đường. Có vẻ anh rất mệt mỏi, không còn vác nổi mà chỉ còn biết kéo lê cây thập giá. Thập giá của anh xem ra mỗi lúc một nặng thêm. Anh gần như kiệt sức. Vừa gặp Chúa, anh phàn nàn ngay:
- Chúa đối xử bất công quá. Chúa cho con cây thập giá rất nặng. Còn anh kia, Chúa cho cây thập giá nhẹ hơn, nên anh đã đến trước con từ lâu rồi.
Gương mặt vui tươi của Chúa bỗng trở nên nghiêm nghị. Chúa đáp :
- Này con, Ta không đối xử bất công đâu. Hai cây thập giá giống nhau và nặng bằng nhau. Con đừng trách thập giá nào nhẹ nó trở nên nặng là vì trong tâm hồn con. Ngay từ lúc đầu, trong suốt thời gian đi trên quãng đường Ta chỉ, con luôn luôn than phiền, trách móc, thập giá nặng, và càng than phiền, thì thập giá càng trở nên nặng nề. Người bạn đồng hành với con đã đến trước vì lúc nào trong tâm hồn cũng tràn đầy yêu thương. Tình yêu làm thập giá trở nên nhẹ nhàng (R. Veritsa, Ánh sáng thế gian, tr 68-69).
Thật thế, trong tình yêu hãy vác thập giá mang tâm tình của thánh Phaolô; vinh dự là Thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6, 14).
Thập giá là chìa khóa mở cửa nước Trời…
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 03/09/2016.
Kn 9,13-18; Plm 9-10.12-17; Lc 14,25-33
Ở Giêrusalem, hàng năm cứ đến ngày thứ Sáu Tuần thánh, từng đoàn người vác thập giá theo chính con đường Đức Giêsu đã vác thập giá lên núi Sọ chịu đóng đinh. Ở Rôma, Đức Giáo Hoàng cùng với đoàn tín hữu vác thập giá ngày thứ Sáu Tuần thánh để thờ kính Thánh giá Đức Giêsu. Trong Tin Mừng cho thấy trên đường vác thập giá của Đức Giêsu tiến về đến núi sọ, Ông Simon gốc Kyrênê đặt thập giá lên vai vác theo sau Đức Giêsu (x. Lc 23,26; Mc 15,21)
Tư thế vác thập giá là tư thế của người môn đệ như Chúa Giêsu Kitô mời gọi trong Tin mừng Luca 14,25-33: “Ai không vác thập giá của mình mà theo Tôi thì không thể làm môn đệ của Tôi”. Người môn đệ là tôi và bạn – những người Kitô hữu tức là những người thuộc về Đức Kitô và tin vào Ngài.
Chúa Giêsu không chỉ mời gọi môn đệ, chính Ngài đã vác thánh giá trước, Ngài vác Thập giá, Thập giá gánh nặng tội của cả nhân loại. Thập giá mà Ngài vác là từ bỏ chính mình và chấp nhận Thiên ý của Chúa Cha (x. Mt 26, 39. 42.44; Mc 14,36; Lc 22,42). Người môn đệ của Chúa mang thập giá là chấp nhận con người mình, là mang thập giá niềm tin vượt qua chính mình và nên thánh từng ngày bằng sự cố gắng không rên rỉ. Như Tông Đồ Phaolô cũng có một cái dằm đâm vào xác thịt, và ngài đã ba lần xin Chúa cất cái dằm đó khỏi mình, nhưng Thiên Chúa phán “ơn ta đủ cho con” (x. 2Cr 12, 7-9) Và Phaolô vẫn tiếp bước hành trình thập giá của người môn đệ rao giảng tình yêu: “Chúng tôi luôn mang trên mình cuộc thương khó của Chúa Giêsu” (2Cr 4,10).
Thánh Phaolô đã quả quyết: “Thật thế, lời rao giảng về thập giá... đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa” (1Cr 1,18).
Thiên Chúa không muốn con người khổ khi vác Thập giá theo Ngài, như chúng ta đã từng trách móc, chất vấn Thiên Chúa. Sự thật chính Ngài gánh vác nỗi đau khổ của con người nơi Thập giá, Ngài mời gọi chúng ta cùng vác Thập giá mình, can đảm cùng Ngài vượt qua mọi đau khổ của cuộc đời trong đó có mọi khiếm khuyết, mọi bất toàn đuợc chính Thiên Chúa băng bó chữa lành và mọi tội lỗi được Ngài tha thứ qua Thập giá như Phêrô đã quả quyết: “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (1P, 2,24).
Đối diện với thập giá, tâm lý tự nhiên ai cũng sợ, chính Chúa Giêsu cũng đã bồi hồi xao xuyến và đã từng muốn chối bỏ thánh giá qua hình ảnh “chén đắng” trong vườn Cây dầu: “Xin cho chén này rời khỏi con… ” (Mt 26,39) trước khi bước vào con đường thập giá. Nhưng tình yêu Thiên Chúa dành cho con người đã chiến thắng sự ngập ngừng lo sợ, và Ngài quyết tâm: “Xin theo thánh ý Cha” (x. Mt 26,36-46). Đặt thập giá vào cuộc đời mình, tôi và bạn sẽ thấy rõ những khoảnh khắc, những phong ba, những ẩn khuất nơi những nỗi đau tâm hồn không được chia sẻ đã làm cho chúng ta muốn buông xuôi cuộc đời trong thất vọng ... Hôm nay, Chúa Kitô mời gọi tôi và bạn hãy gánh vác thập giá cuộc đời mình tiến về đồi hy vọng Canvê. Thập giá trong đời mà mỗi chúng ta mang không đề cao đau khổ, nhưng là hiện hữu một tinh thần “vượt qua” mang tình yêu Thiên Chúa, Ngài không ngừng cứu thoát chúng ta, và chúng ta vác thập giá là cùng Ngài chiến đấu như tâm tình của Phaolô: “Anh em hãy cùng tôi chiến đấu...” (Rm 15,30).
Thập giá của tôi và bạn không chỉ là những đau khổ, những trái ý nhưng còn là tất cả những gì chúng ta có và mang trong đời. Như Chúa Giêsu đã dùng thập giá không chỉ cứu chuộc con nguời từ tội lỗi nhưng còn là thánh hóa mọi sự nên công chính như Phaolô đã quả quyết sự đau khổ và cái chết trên Thập giá là hòa giải và làm công chính hóa: “cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1, 20). Nơi Thập giá gánh vác, Ngài mời gọi tôi và bạn cùng xốc vác cuộc đời trong đó là tất cả những gì chúng ta là: đầy tài năng, thánh thiện, khiếm khuyết, bất toàn…
Nơi Thập giá, Chúa Kitô đã hòa giải tất cả những gì thiếu sót nơi con người và đưa con người hòa nhập với đời sống Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã khẳng định: “Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét” (Ep 2,16). Vâng, nơi Thập giá, Ngài cũng xóa bỏ mọi thù ghét trong đó có sự thù ghét chính bản thân mà mỗi chúng ta mang và đối xử với chính mình khi thất vọng và nổi loạn với cuộc sống làm ta chán ghét bản thân và có tư tưởng – hành động “vong thân”. Nơi thập giá mình vác, tôi và bạn mang thập giá tình yêu với bản thân và cuộc sống, vì mọi thù ghét bị tiêu diệt nơi Thập giá và “Thập giá trở nên tiếng kêu tình yêu vô bến bờ của Thiên Chúa” (Maurice Zuldel) và là biểu tượng của sự sống mới.
Thầy Napoléon Almoint đã kể câu chuyện vui sau đây:
Một hôm, Chúa Giêsu hiện ra với hai trong số muôn vàn môn đệ của mình, và Ngài đưa họn đến một đầu đường, rồi trao cho mỗi người một cây thập giá giống nhau và nói :
- Mỗi người các con hãy vác lấy thập giá này đi đến cuối đường trước mặt, Thầy sẽ đợi các con ở đó.
Nói xong, Chúa biến đi. Hai đồ đệ bắt đầu vác lấy thập giá mình.
Người thứ nhất vác lấy thập giá mình cách nhẹ nhàng, chân rảo bước ngày càng nhanh, xem ra như không có vấn đề gì cản trỏ hay gây phiền phức cho anh cả. Nội trong ngày, anh đã đến cuối đường và gặp Chúa Giêsu đang chờ sẵn nơi đó.
Người thứ hai, mãi sang chiều ngày hôm sau mới đi trọn con đường. Có vẻ anh rất mệt mỏi, không còn vác nổi mà chỉ còn biết kéo lê cây thập giá. Thập giá của anh xem ra mỗi lúc một nặng thêm. Anh gần như kiệt sức. Vừa gặp Chúa, anh phàn nàn ngay:
- Chúa đối xử bất công quá. Chúa cho con cây thập giá rất nặng. Còn anh kia, Chúa cho cây thập giá nhẹ hơn, nên anh đã đến trước con từ lâu rồi.
Gương mặt vui tươi của Chúa bỗng trở nên nghiêm nghị. Chúa đáp :
- Này con, Ta không đối xử bất công đâu. Hai cây thập giá giống nhau và nặng bằng nhau. Con đừng trách thập giá nào nhẹ nó trở nên nặng là vì trong tâm hồn con. Ngay từ lúc đầu, trong suốt thời gian đi trên quãng đường Ta chỉ, con luôn luôn than phiền, trách móc, thập giá nặng, và càng than phiền, thì thập giá càng trở nên nặng nề. Người bạn đồng hành với con đã đến trước vì lúc nào trong tâm hồn cũng tràn đầy yêu thương. Tình yêu làm thập giá trở nên nhẹ nhàng (R. Veritsa, Ánh sáng thế gian, tr 68-69).
Thật thế, trong tình yêu hãy vác thập giá mang tâm tình của thánh Phaolô; vinh dự là Thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6, 14).
Thập giá là chìa khóa mở cửa nước Trời…
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 03/09/2016.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mẹ Têrêsa: hình tượng của hợp nhất
Vũ Văn An
00:46 03/09/2016
Nữ Tu Mary Prema Pierick, đương kim Bề Trên Cả của Dòng Bác Ái Truyền Giáo, hội dòng do Mẹ Têrêsa sáng lập, sáng nay, 2 tháng 9, trong một cuộc họp báo tại Vatican, đã nói với Zenit rằng “Mẹ Têrêsa là hình tượng của hợp nhất, khoan dung, chấp nhận và yêu thương mọi người”.
Vị Nữ Tu người Đức này nhấn mạnh việc Mẹ Têrêsa đã được người Ấn yêu thương như thế nào: “Chúng tôi thấy điều này trong tang lễ của Mẹ. Mọi người đều có mặt” kể cả tín hữu của các tôn giáo khác. “Ấn Độ có một lòng yêu thương và kính trọng lớn lao dành cho Mẹ. Mọi người đều nhìn ra sự thánh thiện, ngay trong quan niệm tôn giáo riêng của họ”.
Nữ Tu cho hay di sản của Mẹ Têrêsa vẫn tiếp tục đem mọi người lại với nhau mà nếu không họ mãi mãi là những người dửng dưng”.
Nữ Tu Prema là một trong những người lên tiếng trong cuộc họp báo sáng nay tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh. Trong phần tham luận của Bà, Bà cho biết Bà đã gặp Mẹ Têrêsa như thế nào vào năm 1980, đã được Mẹ gây ấn tượng ra sao, và xúc động đến chừng nào khi nhận được tượng chịu nạn từ tay Mẹ.
“Ngài là mẹ và là thầy của chúng tôi. Mẹ sống đời sống tu trì với một niềm vui và phấn khích đến nỗi tất cả chúng tôi đều muốn được gần Mẹ”.
Trả lời câu hỏi Mẹ Têrêsa thực tế như thế nào, Nữ Tu Prema chia sẻ với các nhà báo việc Mẹ cùng ngủ chung một phòng ngủ lớn với các nữ tu ra sao, luôn luôn dùng bữa với các chị em, và không bao giờ chấp nhận được xử sự khác với các chị em khác.
“Mẹ không bao giờ chấp nhận bất cứ điều gì không hệt như các chị em khác. Mẹ thương chúng tôi và liên tiếp làm chúng tôi gần gũi hơn”.
“Mẹ không bao giờ làm bất cứ điều gì dẫn người khác tới Mẹ, mà chỉ dẫn tới Chúa Giêsu và Đức Mẹ thôi. Tình yêu của Mẹ dành cho Chúa Giêsu được thể hiện trong hành động”.
“Ngay trong tuổi già, Mẹ vẫn cố gắng là người đầu tiên có mặt trong nhà nguyện để chứng minh với Chúa Giêsu Mẹ yêu Người xiết bao”.
Nói đến việc Thánh Lễ luôn lên sức mạnh cho Mẹ ra sao, Nữ Tu Prema cho biết: sau Thánh Lễ, Mẹ Têrêsa luôn có mặt ở đó để làm bất cứ điều gì cần được làm.
“Mẹ hướng dẫn chúng tôi phải sống các đòi hỏi lớn lao của việc hoàn toàn phó thác và tin tưởng một cách thực tế ra sao, luôn với một nụ cười”.
“Tôi tin nụ cười của Mẹ là tặng phẩm Mẹ dành cho Chúa Giêsu và thế giới”. Vì giữa muôn vàn sầu khổ đớn đau của thế giới ngày nay, con người cần niềm vui và hy vọng.
Nữ Tu Prema cũng nhấn mạnh tới đức vâng lời của vị thánh sắp được tấn phong: “Nếu bác sĩ kê toa ra sao, Mẹ nghe răm rắp như một đứa trẻ ngoan ngoãn”.
Nói đến viễn kiến của Mẹ về thế giới và con người, Nữ Tu Prema cho rằng “mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương vô hạn, và mọi người được khuôn định để yêu thương và được yêu thương”.
Nữ Tu nhấn mạnh thêm rằng: Mẹ Têrêsa có tầm nhìn thông sáng và ý thức rất rõ rằng nếu không nhận ra giá trị của mình và mình được Thiên Chúa yêu thương, người ta sẽ không có hòa bình.
Sự nghèo khó chân thực của Mẹ, chia sẻ đau khổ với mọi người chung quanh, là một đặc điểm khác của Mẹ. Di sản này mãi mãi gợi hứng cho các Nữ Tu Truyền Giáo Bác Ái trong việc chu toàn sứ mệnh của họ.
Theo Nữ Tu Prema, thay vì nói “Mẹ yêu người Calcutta”, ta nên nói “Mẹ yêu cá nhân đau khổ và muốn tạo khác biệt cho cuộc đời của từng cá nhân”.
Vị Nữ Tu người Đức này nhấn mạnh việc Mẹ Têrêsa đã được người Ấn yêu thương như thế nào: “Chúng tôi thấy điều này trong tang lễ của Mẹ. Mọi người đều có mặt” kể cả tín hữu của các tôn giáo khác. “Ấn Độ có một lòng yêu thương và kính trọng lớn lao dành cho Mẹ. Mọi người đều nhìn ra sự thánh thiện, ngay trong quan niệm tôn giáo riêng của họ”.
Nữ Tu cho hay di sản của Mẹ Têrêsa vẫn tiếp tục đem mọi người lại với nhau mà nếu không họ mãi mãi là những người dửng dưng”.
Nữ Tu Prema là một trong những người lên tiếng trong cuộc họp báo sáng nay tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh. Trong phần tham luận của Bà, Bà cho biết Bà đã gặp Mẹ Têrêsa như thế nào vào năm 1980, đã được Mẹ gây ấn tượng ra sao, và xúc động đến chừng nào khi nhận được tượng chịu nạn từ tay Mẹ.
“Ngài là mẹ và là thầy của chúng tôi. Mẹ sống đời sống tu trì với một niềm vui và phấn khích đến nỗi tất cả chúng tôi đều muốn được gần Mẹ”.
Trả lời câu hỏi Mẹ Têrêsa thực tế như thế nào, Nữ Tu Prema chia sẻ với các nhà báo việc Mẹ cùng ngủ chung một phòng ngủ lớn với các nữ tu ra sao, luôn luôn dùng bữa với các chị em, và không bao giờ chấp nhận được xử sự khác với các chị em khác.
“Mẹ không bao giờ chấp nhận bất cứ điều gì không hệt như các chị em khác. Mẹ thương chúng tôi và liên tiếp làm chúng tôi gần gũi hơn”.
“Mẹ không bao giờ làm bất cứ điều gì dẫn người khác tới Mẹ, mà chỉ dẫn tới Chúa Giêsu và Đức Mẹ thôi. Tình yêu của Mẹ dành cho Chúa Giêsu được thể hiện trong hành động”.
“Ngay trong tuổi già, Mẹ vẫn cố gắng là người đầu tiên có mặt trong nhà nguyện để chứng minh với Chúa Giêsu Mẹ yêu Người xiết bao”.
Nói đến việc Thánh Lễ luôn lên sức mạnh cho Mẹ ra sao, Nữ Tu Prema cho biết: sau Thánh Lễ, Mẹ Têrêsa luôn có mặt ở đó để làm bất cứ điều gì cần được làm.
“Mẹ hướng dẫn chúng tôi phải sống các đòi hỏi lớn lao của việc hoàn toàn phó thác và tin tưởng một cách thực tế ra sao, luôn với một nụ cười”.
“Tôi tin nụ cười của Mẹ là tặng phẩm Mẹ dành cho Chúa Giêsu và thế giới”. Vì giữa muôn vàn sầu khổ đớn đau của thế giới ngày nay, con người cần niềm vui và hy vọng.
Nữ Tu Prema cũng nhấn mạnh tới đức vâng lời của vị thánh sắp được tấn phong: “Nếu bác sĩ kê toa ra sao, Mẹ nghe răm rắp như một đứa trẻ ngoan ngoãn”.
Nói đến viễn kiến của Mẹ về thế giới và con người, Nữ Tu Prema cho rằng “mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương vô hạn, và mọi người được khuôn định để yêu thương và được yêu thương”.
Nữ Tu nhấn mạnh thêm rằng: Mẹ Têrêsa có tầm nhìn thông sáng và ý thức rất rõ rằng nếu không nhận ra giá trị của mình và mình được Thiên Chúa yêu thương, người ta sẽ không có hòa bình.
Sự nghèo khó chân thực của Mẹ, chia sẻ đau khổ với mọi người chung quanh, là một đặc điểm khác của Mẹ. Di sản này mãi mãi gợi hứng cho các Nữ Tu Truyền Giáo Bác Ái trong việc chu toàn sứ mệnh của họ.
Theo Nữ Tu Prema, thay vì nói “Mẹ yêu người Calcutta”, ta nên nói “Mẹ yêu cá nhân đau khổ và muốn tạo khác biệt cho cuộc đời của từng cá nhân”.
Theo chân Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Phanxicô gia tăng mức độ phong thánh
Bùi Hữu Thư
07:52 03/09/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô phong thánh Mẹ Têrêsa ngày Chúa Nhật 4/9/2016, và tuyên phong hiển thánh cho một nhân vật của thế kỷ 20 nổi danh về mục vụ cho người nghèo khó và hấp hối. Vụ phong thánh này còn cho thấy có sự gia tăng mạnh mẽ trong việc phong thánh trong triều đại của ngài.
Các thần học gia và các nhà theo dõi các giáo hoàng nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang phong thánh với mức độ chưa từng thấy từ thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đấng được tuyên xưng là nhà vô địch phong thánh trong Giáo Hội. Trong ba năm rưỡi làm giáo hoàng, ngài đã chủ sự trên 20 vụ phong thánh – 11 lần hơn Đức Biển Đức XVI, người tiền nhiệm, vào cùng thời điểm trong triều đại. Nếu chúng ta xét đến việc Đức Thánh Cha Phanxicô phong thánh cho 813 vị tử đạo người Ý thuộc thế kỷ 15, thì ngài đã chiếm vị thế vô địch – một kỷ lục chính ngài cũng đã vui vẻ công nhận.
Không hẳn con số là điều đáng kể, nhưng trong vài trường hợp tốc độ nhanh chóng và phương cách lại còn đáng chú ý hơn, vì ngài cũng sẵn sáng cứu xét nguyên nhân phong thánh cho những ứng viên có vấn đề mâu thuẫn. Do đó có người cho rằng đã có quá nhiều người được phong thánh, và thể thức phong thánh có vẻ quá rẻ tiền.
Theo Austen Iverreigh, tác giả “The Great Reformer: Francis and the Making of a Radical Pope”: “Tôi nghĩ rằng Đức Benedict XVI đã cố ý làm cho việc phong thánh chậm trễ hơn. Và Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn tái thiết nhịp độ nhanh như trước.”
Trong Giáo Hội Công Giáo thể thức phong thánh có thể kéo dài hàng chục năm. Vậy mà Mẹ Têrêsa được chính thức tuyên phong là Thánh Têrêsa Calcutta – đã đạt được vị thế này trong thời gian khá nhanh chóng là 19 năm sau khi qua đời.
Thực vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự ba vụ phong thánh nhanh chóng nhất trong lịch sử Giáo Hội hiện đại – Vụ Mẹ Têrêsa, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và một nữ tu Tây Ban Nha qua đời năm 1998, và được phong thánh năm ngoái.
Có người cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô có vẻ lưu tâm đến các ứng viên phản ảnh sự chú tâm của ngài đến sự bất bình đẳng, lòng thương xót và thảm trạng của người nghèo khó. Chẳng hạn việc phong chân phước năm ngóai cho Đức Cha Oscar Romeo, một Giám mục Salvador bị ám sát năm 1980.
Đức Cha Romeo bị một số người cho là thiên tả tại Salvador quê hương của ngài, và nguyên nhân phong thánh đã bị trì hoãn nhiều năm. Nhưng năm 2013, chỉ sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô nhậm chức. một giới chức cao cấp của Vatican đã cho hay là vụ này đã được ngài giải tỏa. Ngài tuyên bố một năm sau: “Điều này hết sức quan trọng và phải xúc tiến nhanh chóng.”
Có người chỉ trích rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang chơi lá bài “mục vụ chính trị”, tuy nhiên nhiều người lại khẳng định rằng ngài không chọn các thánh theo ý riêng, và thủ tục phong thánh không cho phép được làm như vậy. Đức Thánh Cha có thể đẩy cho các ứng viên được nhanh lên hay làm chậm lại nhưng ngài không tự ý lựa chọn. Cha Robert Sarno, một giới chức cao cấp trong Bộ Phong Thánh nói: “Đức Thánh Cha có quyền tiên quyết, nhưng ngài không làm việc trong môi trường ‘chân không’. Ngài không đi ngược dòng lịch sử để kiếm tìm các vị thánh.”
Nhiều học giả Công Giáo lại coi việc phong thánh nhanh chóng có lợi ích hơn, nhất là trong trường hợp của Mẹ Têrêsa và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là hai người gần gũi với đời sống của người Công Giáo hiện đại.
Thay vì phải học hỏi về đời sống của các vị này qua các tài liệu sách vở, các sinh viên có thể chỉ cần xem lại các cuộc phỏng vấn truyền hình trên Youtube. Nhiều người Công Giáo có thể nhớ lại một cách sống động, những Thánh Lễ vĩ đại và sốt sắng tại các sân vận động của Gioan Phaolô II.
Manfred Becker-Hubert, một thần học gia tại Đại Học Triết Thần Vallendar, Đức Quốc nói: “Các vị này sống trong cùng hoàn cảnh với chúng ta, vì thế họ gần gũi chúng ta hơn. Họ là những tấm gương sáng cho chúng ta. Một người như Mẹ Têrêsa có thể khiến cho mọi người tôn kính mà còn khiến cho họ thay đổi đời sống nữa.”
Đa số ứng viên thông thường phải có hai phép lạ đã được kiểm chứng. Trong trường hợp Mẹ Têrêsa Thánh Gioan Phaolô II lúc đầu đã bỏ qua nguyên tắc năm năm, khiến cho nguyên nhân của Mẹ được xúc tiến. Mặc dầu phép lạ thứ hai - một phụ nữ Ba Tây được khỏi bệnh ung thư màng óc, được cho là xẩy ra năm 2008 nhưng các giới chức Tòa Thánh chỉ được biết năm 2013 sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Ba Tây.
Trong các trường hợp khác, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bỏ qua quy tắc hai phép lạ - chỉ cần một hay không cần phép lạ - không ít ra dưới tám lần. trong các trường hợp được lựa chọn để cho việc phong thánh được nhanh chóng hơn. Trong đó có trường hợp của Cha Peter Faber, một sáng lập viên của Dòng Tên, và được ngài coi là một vị anh hùng của mình. Ngài đã phong thánh cho Cha Faber vào ngày sinh nhật của ngài, và đã cho nguyệt san Catholic Magazine of America biết lý do ngài thấy Cha Faber xứng đáng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Vì các cuộc đối thọai của Cha Faber với tất cả mọi người, ngay cả với đối thủ của ngài, lòng sốt mến giản dị, có thể có đôi chút ngây thơ, sự sẵn sàng giúp đỡ mọi người ngay tức khắc, việc xét mình thật kỹ lưỡng để nhận định, và sự kiện ngài là con người có thể lấy những quyết định mạnh mẽ, nhưng cũng có thể hết sức dịu hiền và yêu thương.”
(Chuyển ngữ bài của Anthony Faiola đăng trên Washington Post ngảy 3 tháng 9, 2016.)
Các thần học gia và các nhà theo dõi các giáo hoàng nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang phong thánh với mức độ chưa từng thấy từ thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đấng được tuyên xưng là nhà vô địch phong thánh trong Giáo Hội. Trong ba năm rưỡi làm giáo hoàng, ngài đã chủ sự trên 20 vụ phong thánh – 11 lần hơn Đức Biển Đức XVI, người tiền nhiệm, vào cùng thời điểm trong triều đại. Nếu chúng ta xét đến việc Đức Thánh Cha Phanxicô phong thánh cho 813 vị tử đạo người Ý thuộc thế kỷ 15, thì ngài đã chiếm vị thế vô địch – một kỷ lục chính ngài cũng đã vui vẻ công nhận.
Không hẳn con số là điều đáng kể, nhưng trong vài trường hợp tốc độ nhanh chóng và phương cách lại còn đáng chú ý hơn, vì ngài cũng sẵn sáng cứu xét nguyên nhân phong thánh cho những ứng viên có vấn đề mâu thuẫn. Do đó có người cho rằng đã có quá nhiều người được phong thánh, và thể thức phong thánh có vẻ quá rẻ tiền.
Theo Austen Iverreigh, tác giả “The Great Reformer: Francis and the Making of a Radical Pope”: “Tôi nghĩ rằng Đức Benedict XVI đã cố ý làm cho việc phong thánh chậm trễ hơn. Và Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn tái thiết nhịp độ nhanh như trước.”
Trong Giáo Hội Công Giáo thể thức phong thánh có thể kéo dài hàng chục năm. Vậy mà Mẹ Têrêsa được chính thức tuyên phong là Thánh Têrêsa Calcutta – đã đạt được vị thế này trong thời gian khá nhanh chóng là 19 năm sau khi qua đời.
Thực vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự ba vụ phong thánh nhanh chóng nhất trong lịch sử Giáo Hội hiện đại – Vụ Mẹ Têrêsa, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và một nữ tu Tây Ban Nha qua đời năm 1998, và được phong thánh năm ngoái.
Có người cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô có vẻ lưu tâm đến các ứng viên phản ảnh sự chú tâm của ngài đến sự bất bình đẳng, lòng thương xót và thảm trạng của người nghèo khó. Chẳng hạn việc phong chân phước năm ngóai cho Đức Cha Oscar Romeo, một Giám mục Salvador bị ám sát năm 1980.
Đức Cha Romeo bị một số người cho là thiên tả tại Salvador quê hương của ngài, và nguyên nhân phong thánh đã bị trì hoãn nhiều năm. Nhưng năm 2013, chỉ sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô nhậm chức. một giới chức cao cấp của Vatican đã cho hay là vụ này đã được ngài giải tỏa. Ngài tuyên bố một năm sau: “Điều này hết sức quan trọng và phải xúc tiến nhanh chóng.”
Có người chỉ trích rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang chơi lá bài “mục vụ chính trị”, tuy nhiên nhiều người lại khẳng định rằng ngài không chọn các thánh theo ý riêng, và thủ tục phong thánh không cho phép được làm như vậy. Đức Thánh Cha có thể đẩy cho các ứng viên được nhanh lên hay làm chậm lại nhưng ngài không tự ý lựa chọn. Cha Robert Sarno, một giới chức cao cấp trong Bộ Phong Thánh nói: “Đức Thánh Cha có quyền tiên quyết, nhưng ngài không làm việc trong môi trường ‘chân không’. Ngài không đi ngược dòng lịch sử để kiếm tìm các vị thánh.”
Nhiều học giả Công Giáo lại coi việc phong thánh nhanh chóng có lợi ích hơn, nhất là trong trường hợp của Mẹ Têrêsa và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là hai người gần gũi với đời sống của người Công Giáo hiện đại.
Thay vì phải học hỏi về đời sống của các vị này qua các tài liệu sách vở, các sinh viên có thể chỉ cần xem lại các cuộc phỏng vấn truyền hình trên Youtube. Nhiều người Công Giáo có thể nhớ lại một cách sống động, những Thánh Lễ vĩ đại và sốt sắng tại các sân vận động của Gioan Phaolô II.
Manfred Becker-Hubert, một thần học gia tại Đại Học Triết Thần Vallendar, Đức Quốc nói: “Các vị này sống trong cùng hoàn cảnh với chúng ta, vì thế họ gần gũi chúng ta hơn. Họ là những tấm gương sáng cho chúng ta. Một người như Mẹ Têrêsa có thể khiến cho mọi người tôn kính mà còn khiến cho họ thay đổi đời sống nữa.”
Đa số ứng viên thông thường phải có hai phép lạ đã được kiểm chứng. Trong trường hợp Mẹ Têrêsa Thánh Gioan Phaolô II lúc đầu đã bỏ qua nguyên tắc năm năm, khiến cho nguyên nhân của Mẹ được xúc tiến. Mặc dầu phép lạ thứ hai - một phụ nữ Ba Tây được khỏi bệnh ung thư màng óc, được cho là xẩy ra năm 2008 nhưng các giới chức Tòa Thánh chỉ được biết năm 2013 sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Ba Tây.
Trong các trường hợp khác, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bỏ qua quy tắc hai phép lạ - chỉ cần một hay không cần phép lạ - không ít ra dưới tám lần. trong các trường hợp được lựa chọn để cho việc phong thánh được nhanh chóng hơn. Trong đó có trường hợp của Cha Peter Faber, một sáng lập viên của Dòng Tên, và được ngài coi là một vị anh hùng của mình. Ngài đã phong thánh cho Cha Faber vào ngày sinh nhật của ngài, và đã cho nguyệt san Catholic Magazine of America biết lý do ngài thấy Cha Faber xứng đáng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Vì các cuộc đối thọai của Cha Faber với tất cả mọi người, ngay cả với đối thủ của ngài, lòng sốt mến giản dị, có thể có đôi chút ngây thơ, sự sẵn sàng giúp đỡ mọi người ngay tức khắc, việc xét mình thật kỹ lưỡng để nhận định, và sự kiện ngài là con người có thể lấy những quyết định mạnh mẽ, nhưng cũng có thể hết sức dịu hiền và yêu thương.”
(Chuyển ngữ bài của Anthony Faiola đăng trên Washington Post ngảy 3 tháng 9, 2016.)
Cha Raniero Cantalamessa: cầu nguyện cho sáng thế hay cầu nguyện với sáng thế?
Vũ Văn An
18:40 03/09/2016
Cha Raniero Cantalamessa, nhà giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng, kêu gọi các Kitô hữu tôn vinh Thiên Chúa vì sự sáng thế; ngài nói rằng "nhiệm vụ hàng đầu của con người đối với việc sáng thế là đem lại cho nó một tiếng nói". Ngài cho rằng Thánh Phanxicô Assisi không cầu nguyện "cho sáng thế", nhưng thay vào đó, ngài cầu nguyện "với sáng thế" hay "vì sáng thế". Cha lưu ý rằng "sự cao trọng của con người so với vũ trụ" không bao hàm"chủ nghĩa đắc thắng của loài người chúng ta nhưng bao hàm trách nhiệm đối với những người yếu đuối, người nghèo, người không ai bảo vệ".
Nhận xét của Cha Cantalamessa được đưa ra trong một bài giảng của ngài tại buổi đọc kinh chiều ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ngày 1 Tháng Chín, nhân Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho việc Chăm Sóc Sáng Thế, do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ tọa. Xin vui lòng đọc dưới đây bản dịch tiếng Việt bài giảng của Cha Cantalamessa:
CẦU NGUYỆN CHO SÁNG THẾ hay CẦU NGUYỆN VỚI SÁNG THẾ.
Thế thì, hỡi con người, tại sao ngươi vô giá trị đến thế trong mắt riêng ngươi nhưng lại quý giá đến thế đối với Thiên Chúa? Tại sao ngươi làm cho mình nhục như vậy trong khi được Người qúi trọng đến thế? Tại sao ngươi hỏi ngươi đã được tạo ra cách nào mà lại không tìm biết lý do tại sao ngươi đã được dựng nên?
Những lời chúng ta vừa nghe đã được nói ra từ miệng Thánh Phêrô Kim Ngôn, Giám mục Ravenna, thế kỷ thứ 5, hơn 1,500 năm trước đây. Kể từ thời điểm đó, lý do khiến con người tự coi mình vô giá trị đã thay đổi, nhưng sự kiện thì vẫn còn đó. Thời Thánh Kim Ngôn, lý do đó là: con người "được lấy lên từ mặt đất", họ là bụi đất và sẽ trở về bụi đất (xem St 3:19). Ngày nay, lý do của cảm thức vô dụng đó là: con người không đáng kể hơn hư vô trong sự bao la vô tận của vũ trụ.
Gần như có một sự cạnh tranh giữa các nhà khoa học không có tín ngưỡng về việc ai là người đi xa nhất trong việc khẳng định tính ngoại vi và vô nghĩa toàn diện của con người trong vũ trụ. Một trong số họ đã viết, "Giao ước xưa đã tan tành; cuối cùng, con người biết rằng họ cô đơn trong cảnh bao la vô cảm của vũ trụ, mà từ đó họ xuất hiện một cách tình cờ. Vận mệnh của họ không được mô tả ở bất cứ đâu, cả bổn phận của họ cũng thế". Một nhà khoa học khác khẳng định: "Tôi vốn luôn nghĩ rằng tôi là vô nghĩa. Tiến tới chỗ biết được kích thước của vũ trụ, tôi thấy tôi thực sự vô nghĩa đến chừng nào! . . . Chúng ta chỉ là một chút bùn nhơ trên một hành tinh của mặt trời".
Nhưng tôi không muốn nấn ná thêm ở tầm nhìn bi quan này hoặc ở các suy tư dựa trên lối quan niệm này về môi trường và các ưu tiên của nó. Một đệ tử của Dionysius thành Areopagus, vào thế kỷ thứ 6, đã đề ra sự thật tuyệt vời này: "Người ta không nên bác bỏ ý kiến của người khác, cũng không nên viết chống lại một ý kiến hay một giáo phái bề ngoài xem ra không tốt. Người ta chỉ nên viết nhân danh sự thật chứ không chống lại người khác". Ta không nên biến điều này thành một nguyên tắc tuyệt đối bởi vì có lúc ta cần phải bác bỏ các học thuyết sai lầm và nguy hiểm. Nhưng trình bầy tích cực về sự thật chắc chắn có hiệu quả hơn luận bác các sai lầm chống lại nó.
Thánh Kim Ngôn tiếp tục bài giảng của ngài bằng cách giải thích lý do tại sao con người không nên nghĩ mình vô giá trị:
“Há toàn bộ vũ trụ hữu hình này không được tạo ra làm chỗ ở của ngươi sao? [...] Vì ngươi là các tầng trời được tô điểm bằng những độ rực rỡ khác nhau của mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao. Trái đất được trang trí bằng hoa lá, lùm cây, và hoa trái; và hằng hà sa số các sinh vật đáng yêu đã được tạo ra trên không, dưới đất và biển khơi cho ngươi, kẻo sự cô đơn buồn bã sẽ phá hủy niềm vui trong sáng thế mới của Thiên Chúa”.
Vị giám mục thành Ravenna chỉ đơn thuần tái khẳng định ý tưởng của Thánh Kinh về sự trổi vượt của con người so với vũ trụ mà Thánh Vịnh 8 từng hát về, với một linh hứng không kém trữ tình. Thánh Phaolô hoàn thành viễn kiến này bằng cách chỉ ra chỗ đứng của con người Chúa Kitô trong khung cảnh này: "Bất kể . . . là thế giới hay sự sống hoặc sự chết, hiện tại hoặc tương lai, tất cả đều là của anh chị em; và anh chị em là của Chúa Kitô; và Chúa Kitô là của Thiên Chúa "(1 Cr 3: 22-23). Ở đây, chúng ta được trình bày một "chủ thuyết môi trường có tính nhân bản hay nhân ái", một chủ nghĩa môi trường tự nó không phải là một cùng đích nhưng có liên quan đến con người nhân bản, tất nhiên, không phải chỉ là những con người nhân bản ngày nay mà còn là những con người nhân bản trong tương lai nữa.
Tư duy Kitô giáo chưa bao giờ ngưng tự hỏi mình đâu là lý do dẫn tới sự siêu việt của con người nhân bản này so với những phần còn lại của sáng thế và đã luôn tìm thấy lý do này trong sự khẳng định của Kinh Thánh rằng con người nhân bản đã được dựng nên "theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa" (xem St 1 : 26).
Sự thấu hiểu mà thần học ngày nay, cũng như cuộc đối thoại mới mẻ với tư duy Chính Thống Giáo, đạt tới để giải thích điều này cách thỏa đáng đã giúp ta hiểu theo hình ảnh của Thiên Chúa có nghĩa là gì. Mọi sự đều dựa vào sự mặc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi do Chúa Kitô mang tới. Con người nhân bản được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa theo nghĩa: họ tham dự vào bản chất thâm sâu của Thiên Chúa, vốn là một tương quan yêu thương giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thánh Tôma Aquinô định nghĩa các Ngôi Vị Thiên Chúa là "các mối tương quan tự hữu" (subsistent relations); các ngài không có tương quan với nhau nhưng các ngài là chính mối tương quan đó.
Chỉ có những con người nhân bản, bao lâu còn là những ngôi vị và do đó có thể có các tương quan tự do và ý thức, mới tham dự vào chiều kích có tính ngôi vị và tương quan này của Thiên Chúa mà thôi. Vì Thiên Chúa Ba Ngôi là một sự hiệp thông yêu thương, nên Thiên Chúa đã dựng nên mỗi con người như một "hữu thể có tương quan". Đây là ý nghĩa của việc mỗi con người là "hình ảnh của Thiên Chúa".
Điều rõ ràng là có một phân cách có tính hữu thể giữa Thiên Chúa và các thụ tạo nhân bản. Tuy thế, nhờ ơn thánh (và không bao giờ được quên điểm này!), sự phân cách này đã được rút ngắn đến độ ít còn sâu xa hơn so với sự phân cách hiện hữu giữa con người và các phần còn lại của sáng thế. Đây là một lời khẳng định táo bạo, nhưng có căn bản trong Kinh Thánh vì Kinh Thánh xác định rõ: con người được Chúa Kitô cứu chuộc, thành "những người dự phần vào bản tính Thiên Chúa" (2 Pr 1: 4).
Tuy nhiên, phải đợi tới lúc Chúa Kitô xuất hiện, sự mạc khải trọn vẹn về ý nghĩa của hình ảnh Thiên Chúa mới có. Người là "hình ảnh truyệt hảo của Thiên Chúa vô hình" (Col 1:15); như các Giáo Phụ vốn nói, chúng ta là "hình ảnh của hình ảnh Thiên Chúa" theo nghĩa chúng ta " được tiền định trở nên đồng hình đồng dạng với Con của Người" (Rm 8:29), được dựng nên "nhờ Người và cho Người" (Cl 1 : 16) vốn là Ađam mới.
Ở đây, một luận bác lập tức phát sinh và không phải chỉ từ phía người không tin. Há đây không phải chỉ là thái độ đắc thắng của chủng loài chúng ta? Há điều này không dẫn đến một sự thống trị bừa bãi của con người nhân bản đối với các phần còn lại của sáng thế với những hậu quả rất dễ tưởng tượng được và không may đang xảy ra đó sao? Câu trả lời là không, là không, nếu con người nhân bản thực sự hành động theo hình ảnh Thiên Chúa. Nếu một con người nhân bản là hình ảnh của Thiên Chúa theo nghĩa họ là "một hữu thể có hiệp thông", thì điều này có nghĩa: con người càng ít ích kỷ, càng ít khép kín trong chính mình, càng ít quên người khác, thì họ càng có tính nhân bản đích thực hơn.
Sự cao cả của con người so với vũ trụ, do đó, không bao hàm thái độ đắc thắng của chủng loại chúng ta nhưng bao hàm việc đảm nhận trách nhiệm đối với những người yếu đuối, nghèo nàn, không được bảo vệ. Lý do duy nhất khiến những người như thế phải được tôn trọng, dù họ không có đặc quyền và các tài nguyên nào khác, là vì họ đều là những con người nhân bản. Thiên Chúa của Kinh Thánh, và cũng của các tôn giáo khác, là một Thiên Chúa "nghe tiếng kêu của người nghèo", "có lòng thương xót đối với người yếu đuối và nghèo khổ", "bảo vệ chính nghĩa của người cùng khổ", "thực hiện công lý cho người bị áp bức", "không khinh thường bất cứ điều gì Người đã dựng nên".
Việc Nhập Thể của Ngôi Lời đã mang lại thêm một lý do để chăm sóc những người yếu đuối và người nghèo, bất kể chủng tộc hay tôn giáo của họ. Thực ra, việc Nhập Thể không chỉ muốn nói "Thiên Chúa đã làm người", nó còn chứng tỏ Người quyết định trở nên loại người nào: không phải người giầu và quyền thế, mà là người nghèo, người yếu đuối, và không có khả năng tự vệ. Một con người nhân bản, chỉ có thế! Cung cách Người Nhập Thể cũng không kém quan trọng so với sự kiện Người Nhập Thể.
Đây là bước tiến mà Thánh Phanxicô Assisi, nhờ kinh nghiệm cuộc sống của ngài, đã để lại cho thần học. Trước ngài, người ta hay nhấn mạnh gần như độc hữu tới các khía cạnh hữu thể của việc Nhập Thể: bản tính, ngôi vị, kết hợp ngôi vị (hypostatic union), chuyển thông đặc tính (communication of idioms) v.v… Điều này cần thiết để phản công lạc giáo, nhưng một khi tín điều đã được thiết lập, người ta không thể dừng lại ở đó mà không làm cho mầu nhiệm Kitô giáo trở thành khô cằn và làm cho nó mất đi một phần lớn sức mạnh của nó trong việc chống lại tội lỗi và bất công trên thế giới.
Điều làm Thánh Phanxicô rơi nước mắt trước máng cỏ Giáng Sinh không phải là sự kết hợp giữa các bản tính hay sự thống nhất của ngôi vị nhưng là sự khiêm nhường và nghèo khó của Con Thiên Chúa, Đấng "mặc dù giàu có, nhưng vì anh chị em, đã trở nên nghèo nàn" (2 Cr 8: 9). Đối với Thánh Phanxicô, yêu cảnh nghèo và yêu sáng thế đi đôi với nhau và phát xuất từ cùng một sự từ bỏ triệt để ước muốn sở hữu bất cứ điều gì. Ngài thuộc về loại người mà Thánh Phaolô vốn mô tả "như không có gì cả, nhưng lại sở hữu mọi thứ" (2 Cr 6:10).
Đức Thánh Cha tiếp nhận sứ điệp này khi ngài đưa ra "mối tương quan mật thiết giữa người nghèo và sự mong manh của hành tinh", một trong các quan tâm căn bản trong thông điệp của ngài về môi trường. Đâu là điều đã gây thiệt hại lớn nhất cho môi trường và đồng thời cho cảnh khốn cùng của một số rất đông người ta, nếu không phải là lòng dục vô độ của một số người chỉ muốn gia tăng tài sản và lợi nhuận của họ một cách không tương xứng? Người ta nên áp dụng điều người xưa vốn nói về cuộc sống trên trái đất: "vitaque mancipio nulli datur, omnibus usu" - "Cuộc sống không phải là một cấp khoản toàn quyền sử dụng; cuộc sống là một khoản cho vay".
Đôi lúc, chúng ta được nhắc nhở một cách sống sượng sự thật này: chúng ta không phải là những chủ nhân ông của trái đất, bằng các biến cố như trận động đất tuần trước, xẩy ra cách đây không xa. Rồi, câu hỏi mà chúng ta luôn luôn hỏi lại quay trở lại một lần nữa: "Thiên Chúa ở đâu?" Chúng ta đừng mắc sai lầm khi nghĩ rằng chúng ta có câu trả lời dễ dàng cho một câu hỏi như vậy. Chúng ta khóc với người khóc, như Chúa Giêsu đã làm khi đối diện với nỗi buồn sầu của người góa phụ thành Naim hoặc chị em của Ladarô.
Tuy nhiên, đức tin cho phép chúng ta nói một điều gì đó về việc này. Thiên Chúa đã không thảo chương việc sáng thế như thể nó là một chiếc đồng hồ hoặc một máy vi tính trong đó mỗi chuyển động đều được lập trình ngay từ đầu, ngoại trừ một số cập nhật định kỳ. Bằng phép loại suy với những con người nhân bản, chúng ta có thể nói tới một thứ "tự do" nào đó mà Thiên Chúa đã ban cho vật chất để nó biến hóa theo các quy luật riêng của nó. Theo nghĩa này (nhưng chỉ theo nghĩa này mà thôi!), chúng ta mới có thể chia sẻ quan điểm với các nhà khoa học không có đức tin, chuyên nói tới "tình cờ và tất yếu". Trong biến hóa, mọi thứ hình như xảy ra một cách "tình cờ", nhưng chính "tình cờ" cũng là một phần trong kế hoạch của Đấng Tạo Hóa và không hiện hữu "một cách tình cờ”.
Sự kiện này mang theo nó nhiều nguy hiểm đáng sợ cho người ta nhưng cũng gia tăng nhân phẩm của họ; nhờ thế, nhân loại được mời gọi đọ sức với các thách thức của biến hóa. Người Hoà Lan đã phải đấu tranh hàng nhiều thế kỷ để tránh bị Biển Bắc nhận chìm, và trong cuộc đấu tranh này, họ đã đặt ra một câu nói nổi tiếng: "Luctor et emergo", "Tôi đấu tranh và tôi nổi lên được".
Một ngày kia, sẽ có "trời mới và đất mới" (2 Pt 3: 13), thoát khỏi mọi lệ thuộc và suy sụp, nhưng điều này sẽ xảy đến vào tận cùng thời gian khi chính loài người sẽ được hoàn toàn và vĩnh viễn thoát khỏi tội lỗi và sự chết (x Rm 8: 19-23). Tuy nhiên, một điều Chúa Giêsu muốn bảo đảm với chúng ta là: tạo vật nhân bản sẽ không bao giờ bị hoàn toàn lệ thuộc vào lòng thương xót của các yếu tố trần gian: "Há năm con chim sẻ không chỉ đáng hai đồng xu đó sao? Ấy thế nhưng, không con nào bị quên lãng trước mặt Thiên Chúa. Tại sao, ngay cả các sợi tóc trên đầu của các con cũng đều đã được đếm hết. Các con đừng sợ; các con có giá trị hơn các con chim sẻ nhiều"(Lc 12: 6-7).
Do đó, với câu hỏi "Thiên Chúa ở đâu vào đêm 23 tháng 8", người tín hữu không ngần ngại trả lời một cách khiêm tốn rằng "Người ở đó, chịu đau khổ với các tạo vật của Người và nhận vào bình an của Người các nạn nhân đang gõ cửa Thiên Đường của Người".
Bài đọc trích từ Sách Khôn Ngoan mà chúng ta nghe trước bài đọc giáo phụ của Thánh Kim Ngôn nói với chúng ta về bổn phận đầu tiên và căn bản của con người nhân bản bắt nguồn từ địa vị ưu tuyển của họ giữa lòng sáng thế. Nó nói rằng:
“Tất cả những ai không chịu nhìn nhận Thiên Chúa, tự bản chất đều là những kẻ ngu si;
Từ những vật hữu hình tốt đẹp, chúng không đủ khả năng nhận ra Đấng hiện hữu,
và khi chiêm ngắm bao công trình, chúng cũng không nhận biết Đấng Hoá Công” (13: 1).
Thánh Phaolô, trong Thư gửi tín hữu Rôma, đã tiếp nối đề tài nổi tiếng này nhưng hơi thay đổi một chút để thích ứng với mọi người chúng ta và làm chúng ta thấy gần gũi hơn. Liên quan đến việc sáng thế, ngài nói, tội lỗi không hệ nhiều ở việc thất bại vượt lên trên nó và nhận ra Đấng Tạo Hóa, cho bằng hệ ở việc thất bại tôn vinh và cảm tạ Thiên Chúa: "vì, mặc dù biết Thiên Chúa, nhưng họ đã không tôn vinh Người là Thiên Chúa hay tạ ơn Người "(Rm 1:21).
Đây không chỉ là tội của tâm trí mà còn là tội của ý chí, và không chỉ là tội của những người vô thần và thờ ngẫu tượng mà còn là tội của những người biết Thiên Chúa. Thực vậy, ngay sau đó, Thánh Tông Đồ bao gồm vào số những người "không có lý do bào chữa" những ai đã được ban mặc khải, và, vững tin vào kiến thức này, cảm thấy an toàn và kết án mọi người khác trên thế giới, mà không nhận ra rằng nếu họ tìm kiếm vinh quang của chính họ thay vì vinh quang của Thiên Chúa, họ đã phạm cùng một thứ tội như người không tin (xem Rm 2: 1tt).
Có rất nhiều nghiã vụ mà con người nhân bản phải có đối với sáng thế, một số nghĩa vụ cấp bách hơn những nghĩa vụ kia: nước, không khí, khí hậu, năng lượng, bảo vệ các loài có nguy cơ, v.v… Người ta nói tới những vấn đề này ở tất cả các địa điểm và cuộc họp có bàn tới sinh thái. Tuy nhiên, có một nghiã vụ đối với sáng thế mà chúng ta không thể nói tới ngoại trừ trong một cuộc gặp gỡ của các tín hữu, và, do đó, đặt nó lên hàng đầu và ở giữa buổi cầu nguyện hôm nay quả là điều tuyệt đối thích đáng. Nghĩa vụ đó là chúc tụng, tôn vinh Thiên Chúa vì đã sáng thế. Một sinh thái thiếu tôn vinh khiến vũ trụ ra mờ đục, giống như một bản đồ thủy tinh khổng lồ về thế giới mà không có ánh sáng để rọi sáng nó từ bên trong.
Nghĩa vụ hàng đầu của con người nhân bản đối với sáng thế là đem lại cho nó một tiếng nói: Một thánh vịnh đã ca rằng "Các tầng trời và trái đất đầy vinh quang Chúa" (xem Tv 148: 13; Is 6: 3). Có thể nói: các tầng trời và trái đất đang mang thai vinh quang Thiên Chúa, nhưng tự chúng, chúng không thể hạ sinh nó được. Giống người phụ nữ mang thai, cả chúng cũng cần bàn tay của bà đỡ để mang vào đời điều chúng đang mang thai. Và các "bà đỡ" của vinh quang Thiên Chúa này phải là chính chúng ta, các tạo vật đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Thánh Tông Đồ cũng ám chỉ điều này khi ngài nói tới một sáng thế "đang rên rỉ và đau khổ vì sắp sinh đẻ cho đến bây giờ" (xem Rm 8:19, 22).
Vũ trụ đã chờ đợi lâu la xiết bao, đoạn đường thi đấu của nó dài biết chừng nào, mới đạt tới điểm này! Phải mất hàng tỷ năm, vật chất mờ đục mới biến hóa hướng tới ánh sáng ý thức như nhựa cây chầm chập từ dưới mặt đất dâng lên tới đỉnh cây và chuyền vào lá, vào hoa và trái của nó. Ý thức này cuối cùng đã đạt được khi "hiện tượng nhân bản", nói theo thuật ngữ của Teilhard de Chardin, xuất hiện trong vũ trụ. Nhưng giờ đây, khi vũ trụ đã đạt tới mục tiêu này, người ta hy vọng rằng con người nhân bản sẽ thi hành nghĩa vụ của mình và, có thể nói, tiếp nhận trách vụ điều khiển ban hợp ca và cất cao lời ca "Vinh danh Thiên Chúa trên trời!", nhân danh toàn bộ sáng thế.
Người từng làm nhiệm vụ này theo nghĩa đen là Chân Phúc Dòng Đa Minh Henry Suso, biệt danh là "Thánh Phanxicô của Swabia". Ngài để lại cho chúng ta chứng từ cảm động này:
“Khi tôi hát. . . những lời này [Bài sursum corda (hãy nâng tâm hồn lên)] trong thánh lễ. . . chúng đem tôi lên với Thiên Chúa,. . . và tôi tụ tập [trong tâm trí của tôi] mọi tạo vật được Thiên Chúa tạo dựng xưa nay ở trên trời, dưới đất, và trong mọi yếu tố, mỗi thứ riêng rẽ với đủ tên gọi, bất kể là chim trời, thú rừng, cá nước, cỏ cây trên đất, hoặc vô số cát biển, và với các vật này, tôi còn thêm mọi đốm bụi đang lung linh trong các tia nắng mặt trời, mọi giọt nước nhỏ đã rơi xuống và còn đang rơi xuống từ sương, tuyết hoặc mưa. . . Và rồi là vòng tay yêu thương của linh hồn tôi. . . tự mở rộng ra về phía vô số tạo vật, và. . . y hệt một ca trưởng tự do và yêu đời của một ca đoàn đang thúc đẩy các ca viên của mình. . . [Tôi khuyến khích] chúng ca hát hân hoan, và dâng trái tim chúng lên Thiên Chúa”.
Các tín hữu chúng ta phải là tiếng nói không những nhân danh mọi tạo vật khác mà còn nhân danh các anh chị em không có ân sủng đức tin của chúng ta. Đặc biệt, chúng ta đừng quên tôn vinh Thiên Chúa vì các thành tựu tuyệt vời của kỹ thuật. Đã đành, chúng quả là sản phẩm của con người nhân bản, nhưng những con người này là của ai? Ai đã tạo ra họ? Tôi vốn tự hỏi mình câu hỏi này và tôi xin lớn tiếng lặp lại nó ở đây: Chúng ta có thực sự tôn vinh Thiên Chúa vì các tạo vật của Người hay chúng ta chỉ nói chúng ta sẽ tôn vinh? Phương thức của chúng ta chỉ là lý thuyết hay còn là một thực hành? Nếu chúng ta không biết làm thế bằng lời lẽ riêng của chúng ta, thì chúng ta hãy làm thế bằng các Thánh Vịnh. Trong các thánh vịnh này, thậm chí các con sông cũng được mời vỗ tay hoan hô Đấng Tạo Hóa (xem Tv 98: 8).
Tôn vinh Thiên Chúa không phải vì lợi ích của Người nhưng vì lợi ích của chúng ta. Với việc tôn vinh Thiên Chúa, chúng ta "giải phóng sự thật" (xem Rm 1:18); sáng thế được cứu chuộc khỏi tính hay sa đọa và ưa hư danh, mà các tội lỗi của con người nhân bản đã kéo nó vào, và hiện nay, sự vô tín của thế giới vẫn còn đang kéo nó vào (xem Rm 8: 20-21). Một trong những kinh tiền tụng của Thánh Lễ đã thân thưa với Thiên Chúa như sau:
“. . . mặc dù Chúa không cần lời khen ngợi của chúng con,
thế nhưng, lời cảm tạ của chúng con tự nó là ơn phúc của Chúa,
vì các lời khen ngợi của chúng con không thêm được gì vào sự cao cả của Chúa,
nhưng chúng có lợi cho phần rỗi chúng con”.
Nếu ngày nay, Thánh Phanxicô Assisi vẫn có một điều gì đó để nói với chúng ta về môi trường, thì đó chính là những điều chúng ta vừa nói. Ngài không cầu nguyện "cho" sáng thế, cho sự bảo quản nó (vào thời ngài chưa có nhu cầu này); thay vào đó, ngài cầu nguyện "với" sáng thế hay "vì sáng thế" hoặc thậm chí "nhân danh sáng thế". Tất cả những sắc thái này đều chứa trong giới từ "per" được ngài sử dụng, có nghĩa là "vì" và "cho": "Ngợi khen Ngài, lạy Chúa, vì anh Mặt Trời, vì chị Mặt Trăng, vì Mẹ Trái Đất". Bài ca vịnh của ngài hoàn toàn là một tụng ca và một thánh ca tạ ơn. Chính từ tụng ca này, Thánh Phanxicô đã rút tỉa được lòng tôn trọng đặc biệt của ngài đối với mọi tạo vật, vì chúng, ngài ước mong rằng cả các thực vật hoang dã cũng nên được cấp không gian để lớn lên.
Sứ điệp này cũng đã được Đức Thánh Cha tiếp thu trong thông điệp của ngài về môi trường. Thông điệp này bắt đầu với lời tụng ca "Laudato si" (Xin ca ngợi Ngài) và kết thúc đầy ý nghĩa với hai lời cầu nguyện riêng biệt: một lời "cho" sáng thế và lời kia "trong sự hợp nhất với" sáng thế. Chúng ta hãy rút ra một vài khẩn cầu từ lời cầu nguyện thứ hai để kết luận các suy tư của chúng ta:
Lạy Thiên Chúa, Duy nhất và Ba Ngôi,
Cộng Đoàn Kỳ Diệu của tình yêu vô biên,
xin dạy chúng con biết nhìn ngắm Chúa
trong vẻ đẹp của vũ trụ,
vì mọi sự đều nói về Chúa.
Xin khơi dậy trong chúng con lời ca ngợi và lòng biết ơn
vì mọi hữu thể Chúa đã dựng nên.
Xin ban cho chúng con ơn biết cảm nhận sự gắn bó thân thiết với tất cả vạn vật.
Lạy Thiên Chúa tình yêu, xin cho chúng con thấy vị trí của chúng con trong thế giới này
như những máng chuyển tình yêu của Chúa, vì mọi tạo vật trên trái đất này.
Amen.
Nhận xét của Cha Cantalamessa được đưa ra trong một bài giảng của ngài tại buổi đọc kinh chiều ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ngày 1 Tháng Chín, nhân Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho việc Chăm Sóc Sáng Thế, do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ tọa. Xin vui lòng đọc dưới đây bản dịch tiếng Việt bài giảng của Cha Cantalamessa:
CẦU NGUYỆN CHO SÁNG THẾ hay CẦU NGUYỆN VỚI SÁNG THẾ.
Thế thì, hỡi con người, tại sao ngươi vô giá trị đến thế trong mắt riêng ngươi nhưng lại quý giá đến thế đối với Thiên Chúa? Tại sao ngươi làm cho mình nhục như vậy trong khi được Người qúi trọng đến thế? Tại sao ngươi hỏi ngươi đã được tạo ra cách nào mà lại không tìm biết lý do tại sao ngươi đã được dựng nên?
Những lời chúng ta vừa nghe đã được nói ra từ miệng Thánh Phêrô Kim Ngôn, Giám mục Ravenna, thế kỷ thứ 5, hơn 1,500 năm trước đây. Kể từ thời điểm đó, lý do khiến con người tự coi mình vô giá trị đã thay đổi, nhưng sự kiện thì vẫn còn đó. Thời Thánh Kim Ngôn, lý do đó là: con người "được lấy lên từ mặt đất", họ là bụi đất và sẽ trở về bụi đất (xem St 3:19). Ngày nay, lý do của cảm thức vô dụng đó là: con người không đáng kể hơn hư vô trong sự bao la vô tận của vũ trụ.
Gần như có một sự cạnh tranh giữa các nhà khoa học không có tín ngưỡng về việc ai là người đi xa nhất trong việc khẳng định tính ngoại vi và vô nghĩa toàn diện của con người trong vũ trụ. Một trong số họ đã viết, "Giao ước xưa đã tan tành; cuối cùng, con người biết rằng họ cô đơn trong cảnh bao la vô cảm của vũ trụ, mà từ đó họ xuất hiện một cách tình cờ. Vận mệnh của họ không được mô tả ở bất cứ đâu, cả bổn phận của họ cũng thế". Một nhà khoa học khác khẳng định: "Tôi vốn luôn nghĩ rằng tôi là vô nghĩa. Tiến tới chỗ biết được kích thước của vũ trụ, tôi thấy tôi thực sự vô nghĩa đến chừng nào! . . . Chúng ta chỉ là một chút bùn nhơ trên một hành tinh của mặt trời".
Nhưng tôi không muốn nấn ná thêm ở tầm nhìn bi quan này hoặc ở các suy tư dựa trên lối quan niệm này về môi trường và các ưu tiên của nó. Một đệ tử của Dionysius thành Areopagus, vào thế kỷ thứ 6, đã đề ra sự thật tuyệt vời này: "Người ta không nên bác bỏ ý kiến của người khác, cũng không nên viết chống lại một ý kiến hay một giáo phái bề ngoài xem ra không tốt. Người ta chỉ nên viết nhân danh sự thật chứ không chống lại người khác". Ta không nên biến điều này thành một nguyên tắc tuyệt đối bởi vì có lúc ta cần phải bác bỏ các học thuyết sai lầm và nguy hiểm. Nhưng trình bầy tích cực về sự thật chắc chắn có hiệu quả hơn luận bác các sai lầm chống lại nó.
Thánh Kim Ngôn tiếp tục bài giảng của ngài bằng cách giải thích lý do tại sao con người không nên nghĩ mình vô giá trị:
“Há toàn bộ vũ trụ hữu hình này không được tạo ra làm chỗ ở của ngươi sao? [...] Vì ngươi là các tầng trời được tô điểm bằng những độ rực rỡ khác nhau của mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao. Trái đất được trang trí bằng hoa lá, lùm cây, và hoa trái; và hằng hà sa số các sinh vật đáng yêu đã được tạo ra trên không, dưới đất và biển khơi cho ngươi, kẻo sự cô đơn buồn bã sẽ phá hủy niềm vui trong sáng thế mới của Thiên Chúa”.
Vị giám mục thành Ravenna chỉ đơn thuần tái khẳng định ý tưởng của Thánh Kinh về sự trổi vượt của con người so với vũ trụ mà Thánh Vịnh 8 từng hát về, với một linh hứng không kém trữ tình. Thánh Phaolô hoàn thành viễn kiến này bằng cách chỉ ra chỗ đứng của con người Chúa Kitô trong khung cảnh này: "Bất kể . . . là thế giới hay sự sống hoặc sự chết, hiện tại hoặc tương lai, tất cả đều là của anh chị em; và anh chị em là của Chúa Kitô; và Chúa Kitô là của Thiên Chúa "(1 Cr 3: 22-23). Ở đây, chúng ta được trình bày một "chủ thuyết môi trường có tính nhân bản hay nhân ái", một chủ nghĩa môi trường tự nó không phải là một cùng đích nhưng có liên quan đến con người nhân bản, tất nhiên, không phải chỉ là những con người nhân bản ngày nay mà còn là những con người nhân bản trong tương lai nữa.
Tư duy Kitô giáo chưa bao giờ ngưng tự hỏi mình đâu là lý do dẫn tới sự siêu việt của con người nhân bản này so với những phần còn lại của sáng thế và đã luôn tìm thấy lý do này trong sự khẳng định của Kinh Thánh rằng con người nhân bản đã được dựng nên "theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa" (xem St 1 : 26).
Sự thấu hiểu mà thần học ngày nay, cũng như cuộc đối thoại mới mẻ với tư duy Chính Thống Giáo, đạt tới để giải thích điều này cách thỏa đáng đã giúp ta hiểu theo hình ảnh của Thiên Chúa có nghĩa là gì. Mọi sự đều dựa vào sự mặc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi do Chúa Kitô mang tới. Con người nhân bản được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa theo nghĩa: họ tham dự vào bản chất thâm sâu của Thiên Chúa, vốn là một tương quan yêu thương giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thánh Tôma Aquinô định nghĩa các Ngôi Vị Thiên Chúa là "các mối tương quan tự hữu" (subsistent relations); các ngài không có tương quan với nhau nhưng các ngài là chính mối tương quan đó.
Chỉ có những con người nhân bản, bao lâu còn là những ngôi vị và do đó có thể có các tương quan tự do và ý thức, mới tham dự vào chiều kích có tính ngôi vị và tương quan này của Thiên Chúa mà thôi. Vì Thiên Chúa Ba Ngôi là một sự hiệp thông yêu thương, nên Thiên Chúa đã dựng nên mỗi con người như một "hữu thể có tương quan". Đây là ý nghĩa của việc mỗi con người là "hình ảnh của Thiên Chúa".
Điều rõ ràng là có một phân cách có tính hữu thể giữa Thiên Chúa và các thụ tạo nhân bản. Tuy thế, nhờ ơn thánh (và không bao giờ được quên điểm này!), sự phân cách này đã được rút ngắn đến độ ít còn sâu xa hơn so với sự phân cách hiện hữu giữa con người và các phần còn lại của sáng thế. Đây là một lời khẳng định táo bạo, nhưng có căn bản trong Kinh Thánh vì Kinh Thánh xác định rõ: con người được Chúa Kitô cứu chuộc, thành "những người dự phần vào bản tính Thiên Chúa" (2 Pr 1: 4).
Tuy nhiên, phải đợi tới lúc Chúa Kitô xuất hiện, sự mạc khải trọn vẹn về ý nghĩa của hình ảnh Thiên Chúa mới có. Người là "hình ảnh truyệt hảo của Thiên Chúa vô hình" (Col 1:15); như các Giáo Phụ vốn nói, chúng ta là "hình ảnh của hình ảnh Thiên Chúa" theo nghĩa chúng ta " được tiền định trở nên đồng hình đồng dạng với Con của Người" (Rm 8:29), được dựng nên "nhờ Người và cho Người" (Cl 1 : 16) vốn là Ađam mới.
Ở đây, một luận bác lập tức phát sinh và không phải chỉ từ phía người không tin. Há đây không phải chỉ là thái độ đắc thắng của chủng loài chúng ta? Há điều này không dẫn đến một sự thống trị bừa bãi của con người nhân bản đối với các phần còn lại của sáng thế với những hậu quả rất dễ tưởng tượng được và không may đang xảy ra đó sao? Câu trả lời là không, là không, nếu con người nhân bản thực sự hành động theo hình ảnh Thiên Chúa. Nếu một con người nhân bản là hình ảnh của Thiên Chúa theo nghĩa họ là "một hữu thể có hiệp thông", thì điều này có nghĩa: con người càng ít ích kỷ, càng ít khép kín trong chính mình, càng ít quên người khác, thì họ càng có tính nhân bản đích thực hơn.
Sự cao cả của con người so với vũ trụ, do đó, không bao hàm thái độ đắc thắng của chủng loại chúng ta nhưng bao hàm việc đảm nhận trách nhiệm đối với những người yếu đuối, nghèo nàn, không được bảo vệ. Lý do duy nhất khiến những người như thế phải được tôn trọng, dù họ không có đặc quyền và các tài nguyên nào khác, là vì họ đều là những con người nhân bản. Thiên Chúa của Kinh Thánh, và cũng của các tôn giáo khác, là một Thiên Chúa "nghe tiếng kêu của người nghèo", "có lòng thương xót đối với người yếu đuối và nghèo khổ", "bảo vệ chính nghĩa của người cùng khổ", "thực hiện công lý cho người bị áp bức", "không khinh thường bất cứ điều gì Người đã dựng nên".
Việc Nhập Thể của Ngôi Lời đã mang lại thêm một lý do để chăm sóc những người yếu đuối và người nghèo, bất kể chủng tộc hay tôn giáo của họ. Thực ra, việc Nhập Thể không chỉ muốn nói "Thiên Chúa đã làm người", nó còn chứng tỏ Người quyết định trở nên loại người nào: không phải người giầu và quyền thế, mà là người nghèo, người yếu đuối, và không có khả năng tự vệ. Một con người nhân bản, chỉ có thế! Cung cách Người Nhập Thể cũng không kém quan trọng so với sự kiện Người Nhập Thể.
Đây là bước tiến mà Thánh Phanxicô Assisi, nhờ kinh nghiệm cuộc sống của ngài, đã để lại cho thần học. Trước ngài, người ta hay nhấn mạnh gần như độc hữu tới các khía cạnh hữu thể của việc Nhập Thể: bản tính, ngôi vị, kết hợp ngôi vị (hypostatic union), chuyển thông đặc tính (communication of idioms) v.v… Điều này cần thiết để phản công lạc giáo, nhưng một khi tín điều đã được thiết lập, người ta không thể dừng lại ở đó mà không làm cho mầu nhiệm Kitô giáo trở thành khô cằn và làm cho nó mất đi một phần lớn sức mạnh của nó trong việc chống lại tội lỗi và bất công trên thế giới.
Điều làm Thánh Phanxicô rơi nước mắt trước máng cỏ Giáng Sinh không phải là sự kết hợp giữa các bản tính hay sự thống nhất của ngôi vị nhưng là sự khiêm nhường và nghèo khó của Con Thiên Chúa, Đấng "mặc dù giàu có, nhưng vì anh chị em, đã trở nên nghèo nàn" (2 Cr 8: 9). Đối với Thánh Phanxicô, yêu cảnh nghèo và yêu sáng thế đi đôi với nhau và phát xuất từ cùng một sự từ bỏ triệt để ước muốn sở hữu bất cứ điều gì. Ngài thuộc về loại người mà Thánh Phaolô vốn mô tả "như không có gì cả, nhưng lại sở hữu mọi thứ" (2 Cr 6:10).
Đức Thánh Cha tiếp nhận sứ điệp này khi ngài đưa ra "mối tương quan mật thiết giữa người nghèo và sự mong manh của hành tinh", một trong các quan tâm căn bản trong thông điệp của ngài về môi trường. Đâu là điều đã gây thiệt hại lớn nhất cho môi trường và đồng thời cho cảnh khốn cùng của một số rất đông người ta, nếu không phải là lòng dục vô độ của một số người chỉ muốn gia tăng tài sản và lợi nhuận của họ một cách không tương xứng? Người ta nên áp dụng điều người xưa vốn nói về cuộc sống trên trái đất: "vitaque mancipio nulli datur, omnibus usu" - "Cuộc sống không phải là một cấp khoản toàn quyền sử dụng; cuộc sống là một khoản cho vay".
Đôi lúc, chúng ta được nhắc nhở một cách sống sượng sự thật này: chúng ta không phải là những chủ nhân ông của trái đất, bằng các biến cố như trận động đất tuần trước, xẩy ra cách đây không xa. Rồi, câu hỏi mà chúng ta luôn luôn hỏi lại quay trở lại một lần nữa: "Thiên Chúa ở đâu?" Chúng ta đừng mắc sai lầm khi nghĩ rằng chúng ta có câu trả lời dễ dàng cho một câu hỏi như vậy. Chúng ta khóc với người khóc, như Chúa Giêsu đã làm khi đối diện với nỗi buồn sầu của người góa phụ thành Naim hoặc chị em của Ladarô.
Tuy nhiên, đức tin cho phép chúng ta nói một điều gì đó về việc này. Thiên Chúa đã không thảo chương việc sáng thế như thể nó là một chiếc đồng hồ hoặc một máy vi tính trong đó mỗi chuyển động đều được lập trình ngay từ đầu, ngoại trừ một số cập nhật định kỳ. Bằng phép loại suy với những con người nhân bản, chúng ta có thể nói tới một thứ "tự do" nào đó mà Thiên Chúa đã ban cho vật chất để nó biến hóa theo các quy luật riêng của nó. Theo nghĩa này (nhưng chỉ theo nghĩa này mà thôi!), chúng ta mới có thể chia sẻ quan điểm với các nhà khoa học không có đức tin, chuyên nói tới "tình cờ và tất yếu". Trong biến hóa, mọi thứ hình như xảy ra một cách "tình cờ", nhưng chính "tình cờ" cũng là một phần trong kế hoạch của Đấng Tạo Hóa và không hiện hữu "một cách tình cờ”.
Sự kiện này mang theo nó nhiều nguy hiểm đáng sợ cho người ta nhưng cũng gia tăng nhân phẩm của họ; nhờ thế, nhân loại được mời gọi đọ sức với các thách thức của biến hóa. Người Hoà Lan đã phải đấu tranh hàng nhiều thế kỷ để tránh bị Biển Bắc nhận chìm, và trong cuộc đấu tranh này, họ đã đặt ra một câu nói nổi tiếng: "Luctor et emergo", "Tôi đấu tranh và tôi nổi lên được".
Một ngày kia, sẽ có "trời mới và đất mới" (2 Pt 3: 13), thoát khỏi mọi lệ thuộc và suy sụp, nhưng điều này sẽ xảy đến vào tận cùng thời gian khi chính loài người sẽ được hoàn toàn và vĩnh viễn thoát khỏi tội lỗi và sự chết (x Rm 8: 19-23). Tuy nhiên, một điều Chúa Giêsu muốn bảo đảm với chúng ta là: tạo vật nhân bản sẽ không bao giờ bị hoàn toàn lệ thuộc vào lòng thương xót của các yếu tố trần gian: "Há năm con chim sẻ không chỉ đáng hai đồng xu đó sao? Ấy thế nhưng, không con nào bị quên lãng trước mặt Thiên Chúa. Tại sao, ngay cả các sợi tóc trên đầu của các con cũng đều đã được đếm hết. Các con đừng sợ; các con có giá trị hơn các con chim sẻ nhiều"(Lc 12: 6-7).
Do đó, với câu hỏi "Thiên Chúa ở đâu vào đêm 23 tháng 8", người tín hữu không ngần ngại trả lời một cách khiêm tốn rằng "Người ở đó, chịu đau khổ với các tạo vật của Người và nhận vào bình an của Người các nạn nhân đang gõ cửa Thiên Đường của Người".
Bài đọc trích từ Sách Khôn Ngoan mà chúng ta nghe trước bài đọc giáo phụ của Thánh Kim Ngôn nói với chúng ta về bổn phận đầu tiên và căn bản của con người nhân bản bắt nguồn từ địa vị ưu tuyển của họ giữa lòng sáng thế. Nó nói rằng:
“Tất cả những ai không chịu nhìn nhận Thiên Chúa, tự bản chất đều là những kẻ ngu si;
Từ những vật hữu hình tốt đẹp, chúng không đủ khả năng nhận ra Đấng hiện hữu,
và khi chiêm ngắm bao công trình, chúng cũng không nhận biết Đấng Hoá Công” (13: 1).
Thánh Phaolô, trong Thư gửi tín hữu Rôma, đã tiếp nối đề tài nổi tiếng này nhưng hơi thay đổi một chút để thích ứng với mọi người chúng ta và làm chúng ta thấy gần gũi hơn. Liên quan đến việc sáng thế, ngài nói, tội lỗi không hệ nhiều ở việc thất bại vượt lên trên nó và nhận ra Đấng Tạo Hóa, cho bằng hệ ở việc thất bại tôn vinh và cảm tạ Thiên Chúa: "vì, mặc dù biết Thiên Chúa, nhưng họ đã không tôn vinh Người là Thiên Chúa hay tạ ơn Người "(Rm 1:21).
Đây không chỉ là tội của tâm trí mà còn là tội của ý chí, và không chỉ là tội của những người vô thần và thờ ngẫu tượng mà còn là tội của những người biết Thiên Chúa. Thực vậy, ngay sau đó, Thánh Tông Đồ bao gồm vào số những người "không có lý do bào chữa" những ai đã được ban mặc khải, và, vững tin vào kiến thức này, cảm thấy an toàn và kết án mọi người khác trên thế giới, mà không nhận ra rằng nếu họ tìm kiếm vinh quang của chính họ thay vì vinh quang của Thiên Chúa, họ đã phạm cùng một thứ tội như người không tin (xem Rm 2: 1tt).
Có rất nhiều nghiã vụ mà con người nhân bản phải có đối với sáng thế, một số nghĩa vụ cấp bách hơn những nghĩa vụ kia: nước, không khí, khí hậu, năng lượng, bảo vệ các loài có nguy cơ, v.v… Người ta nói tới những vấn đề này ở tất cả các địa điểm và cuộc họp có bàn tới sinh thái. Tuy nhiên, có một nghiã vụ đối với sáng thế mà chúng ta không thể nói tới ngoại trừ trong một cuộc gặp gỡ của các tín hữu, và, do đó, đặt nó lên hàng đầu và ở giữa buổi cầu nguyện hôm nay quả là điều tuyệt đối thích đáng. Nghĩa vụ đó là chúc tụng, tôn vinh Thiên Chúa vì đã sáng thế. Một sinh thái thiếu tôn vinh khiến vũ trụ ra mờ đục, giống như một bản đồ thủy tinh khổng lồ về thế giới mà không có ánh sáng để rọi sáng nó từ bên trong.
Nghĩa vụ hàng đầu của con người nhân bản đối với sáng thế là đem lại cho nó một tiếng nói: Một thánh vịnh đã ca rằng "Các tầng trời và trái đất đầy vinh quang Chúa" (xem Tv 148: 13; Is 6: 3). Có thể nói: các tầng trời và trái đất đang mang thai vinh quang Thiên Chúa, nhưng tự chúng, chúng không thể hạ sinh nó được. Giống người phụ nữ mang thai, cả chúng cũng cần bàn tay của bà đỡ để mang vào đời điều chúng đang mang thai. Và các "bà đỡ" của vinh quang Thiên Chúa này phải là chính chúng ta, các tạo vật đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Thánh Tông Đồ cũng ám chỉ điều này khi ngài nói tới một sáng thế "đang rên rỉ và đau khổ vì sắp sinh đẻ cho đến bây giờ" (xem Rm 8:19, 22).
Vũ trụ đã chờ đợi lâu la xiết bao, đoạn đường thi đấu của nó dài biết chừng nào, mới đạt tới điểm này! Phải mất hàng tỷ năm, vật chất mờ đục mới biến hóa hướng tới ánh sáng ý thức như nhựa cây chầm chập từ dưới mặt đất dâng lên tới đỉnh cây và chuyền vào lá, vào hoa và trái của nó. Ý thức này cuối cùng đã đạt được khi "hiện tượng nhân bản", nói theo thuật ngữ của Teilhard de Chardin, xuất hiện trong vũ trụ. Nhưng giờ đây, khi vũ trụ đã đạt tới mục tiêu này, người ta hy vọng rằng con người nhân bản sẽ thi hành nghĩa vụ của mình và, có thể nói, tiếp nhận trách vụ điều khiển ban hợp ca và cất cao lời ca "Vinh danh Thiên Chúa trên trời!", nhân danh toàn bộ sáng thế.
Người từng làm nhiệm vụ này theo nghĩa đen là Chân Phúc Dòng Đa Minh Henry Suso, biệt danh là "Thánh Phanxicô của Swabia". Ngài để lại cho chúng ta chứng từ cảm động này:
“Khi tôi hát. . . những lời này [Bài sursum corda (hãy nâng tâm hồn lên)] trong thánh lễ. . . chúng đem tôi lên với Thiên Chúa,. . . và tôi tụ tập [trong tâm trí của tôi] mọi tạo vật được Thiên Chúa tạo dựng xưa nay ở trên trời, dưới đất, và trong mọi yếu tố, mỗi thứ riêng rẽ với đủ tên gọi, bất kể là chim trời, thú rừng, cá nước, cỏ cây trên đất, hoặc vô số cát biển, và với các vật này, tôi còn thêm mọi đốm bụi đang lung linh trong các tia nắng mặt trời, mọi giọt nước nhỏ đã rơi xuống và còn đang rơi xuống từ sương, tuyết hoặc mưa. . . Và rồi là vòng tay yêu thương của linh hồn tôi. . . tự mở rộng ra về phía vô số tạo vật, và. . . y hệt một ca trưởng tự do và yêu đời của một ca đoàn đang thúc đẩy các ca viên của mình. . . [Tôi khuyến khích] chúng ca hát hân hoan, và dâng trái tim chúng lên Thiên Chúa”.
Các tín hữu chúng ta phải là tiếng nói không những nhân danh mọi tạo vật khác mà còn nhân danh các anh chị em không có ân sủng đức tin của chúng ta. Đặc biệt, chúng ta đừng quên tôn vinh Thiên Chúa vì các thành tựu tuyệt vời của kỹ thuật. Đã đành, chúng quả là sản phẩm của con người nhân bản, nhưng những con người này là của ai? Ai đã tạo ra họ? Tôi vốn tự hỏi mình câu hỏi này và tôi xin lớn tiếng lặp lại nó ở đây: Chúng ta có thực sự tôn vinh Thiên Chúa vì các tạo vật của Người hay chúng ta chỉ nói chúng ta sẽ tôn vinh? Phương thức của chúng ta chỉ là lý thuyết hay còn là một thực hành? Nếu chúng ta không biết làm thế bằng lời lẽ riêng của chúng ta, thì chúng ta hãy làm thế bằng các Thánh Vịnh. Trong các thánh vịnh này, thậm chí các con sông cũng được mời vỗ tay hoan hô Đấng Tạo Hóa (xem Tv 98: 8).
Tôn vinh Thiên Chúa không phải vì lợi ích của Người nhưng vì lợi ích của chúng ta. Với việc tôn vinh Thiên Chúa, chúng ta "giải phóng sự thật" (xem Rm 1:18); sáng thế được cứu chuộc khỏi tính hay sa đọa và ưa hư danh, mà các tội lỗi của con người nhân bản đã kéo nó vào, và hiện nay, sự vô tín của thế giới vẫn còn đang kéo nó vào (xem Rm 8: 20-21). Một trong những kinh tiền tụng của Thánh Lễ đã thân thưa với Thiên Chúa như sau:
“. . . mặc dù Chúa không cần lời khen ngợi của chúng con,
thế nhưng, lời cảm tạ của chúng con tự nó là ơn phúc của Chúa,
vì các lời khen ngợi của chúng con không thêm được gì vào sự cao cả của Chúa,
nhưng chúng có lợi cho phần rỗi chúng con”.
Nếu ngày nay, Thánh Phanxicô Assisi vẫn có một điều gì đó để nói với chúng ta về môi trường, thì đó chính là những điều chúng ta vừa nói. Ngài không cầu nguyện "cho" sáng thế, cho sự bảo quản nó (vào thời ngài chưa có nhu cầu này); thay vào đó, ngài cầu nguyện "với" sáng thế hay "vì sáng thế" hoặc thậm chí "nhân danh sáng thế". Tất cả những sắc thái này đều chứa trong giới từ "per" được ngài sử dụng, có nghĩa là "vì" và "cho": "Ngợi khen Ngài, lạy Chúa, vì anh Mặt Trời, vì chị Mặt Trăng, vì Mẹ Trái Đất". Bài ca vịnh của ngài hoàn toàn là một tụng ca và một thánh ca tạ ơn. Chính từ tụng ca này, Thánh Phanxicô đã rút tỉa được lòng tôn trọng đặc biệt của ngài đối với mọi tạo vật, vì chúng, ngài ước mong rằng cả các thực vật hoang dã cũng nên được cấp không gian để lớn lên.
Sứ điệp này cũng đã được Đức Thánh Cha tiếp thu trong thông điệp của ngài về môi trường. Thông điệp này bắt đầu với lời tụng ca "Laudato si" (Xin ca ngợi Ngài) và kết thúc đầy ý nghĩa với hai lời cầu nguyện riêng biệt: một lời "cho" sáng thế và lời kia "trong sự hợp nhất với" sáng thế. Chúng ta hãy rút ra một vài khẩn cầu từ lời cầu nguyện thứ hai để kết luận các suy tư của chúng ta:
Lạy Thiên Chúa, Duy nhất và Ba Ngôi,
Cộng Đoàn Kỳ Diệu của tình yêu vô biên,
xin dạy chúng con biết nhìn ngắm Chúa
trong vẻ đẹp của vũ trụ,
vì mọi sự đều nói về Chúa.
Xin khơi dậy trong chúng con lời ca ngợi và lòng biết ơn
vì mọi hữu thể Chúa đã dựng nên.
Xin ban cho chúng con ơn biết cảm nhận sự gắn bó thân thiết với tất cả vạn vật.
Lạy Thiên Chúa tình yêu, xin cho chúng con thấy vị trí của chúng con trong thế giới này
như những máng chuyển tình yêu của Chúa, vì mọi tạo vật trên trái đất này.
Amen.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Truyền chức Linh Mục tại giáo phận Bùi Chu
Hoàng Đức
13:30 03/09/2016
Bùi Chu mừng đón 11 tân Linh mục từ Lòng Thương Xót
Giáo phận Bùi Chu hân hoan tạ ơn Chúa, mừng đón món quà từ Lòng thương xót khi có thêm 11 tân Linh mục phục vụ trên cánh đồng Truyền giáo sau Thánh lễ phong chức diễn ra tại Nhà thờ Chính tòa, do Đức Giám Mục Giáo phận Tôma Vũ Đình Hiệu chủ sự lúc 09g00 ngày 01/09/2016.
Xem Hình
Thánh lễ tạ ơn và nghi thức phong chức được mở đầu với phần giới thiệu xin truyền chức của Cha đặc trách Đaminh Trần Ngọc Đăng - Phó Giám đốc Đại chủng viện Đức Mẹ Viện Vô Nhiễm Bùi Chu.
Quý tiến chức gồm các thầy Phó tế: Giuse Trần Văn Bôi thuộc Giáo xứ An Đạo, Tôma Aquinô Vũ Văn Đình - Giáo xứ Ninh Mỹ, Phaolô Phạm Thế Đoàn - Giáo xứ Kiên Lao, Đaminh Phạm Văn Lãm - Giáo xứ Trực Chính, Vinhsơn Lưu Văn Linh - Giáo xứ Tân Phường, Giuse Phạm Văn Quý - Giáo xứ Tân Bơn, Giuse Phạm Văn Thanh - Giáo xứ Sa Châu, Giuse Nguyễn Văn Thịnh - Giáo xứ Liễu Đề, Tôma Trần Mạnh Trí - Giáo xứ Bình Hải, Giuse Phạm Đức Thịnh CMC, Gioan Phạm Đức Thụy CMC. Trong số này, có 09 Thầy thuộc Giáo phận Bùi Chu và 02 Thầy thuộc Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc (CMC)
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Cha Tôma mời gọi cộng đoàn cách riêng các tiến chức “cảm nghiệm Lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa qua ơn tha thứ và hồng ân được tuyển chọn làm Tư tế để sống và thực thi Lòng thương xót trong suốt cuộc đời Linh mục, trở nên như máng chảy của Lòng thương xót khi biết quan tâm đến những mảnh đời bất hạnh, cô đơn sống xung quanh nhất là tại nơi các vùng ngoại biên như trong dụ ngôn người Samari nhân hậu… từ đó xây dựng đời sống cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương, phục vụ, biết tôn trọng bảo vệ sự sống và môi trường Chúa ban.
Với hồng ân cao cả đón nhận hôm nay, các con hãy hân hoan và can đảm bước theo đoàn chiên qua Cửa thương xót để đón nhận hồng phúc từ Chúa Kitô và dung mạo Lòng thương xót của Chúa Cha.
Sau khi Đức Giám Mục thẩm vấn các tiến chức, lần lượt nghi thức phong chức được cử hành với phần: Kinh cầu các Thánh, Đặt tay, Lời nguyện phong chức, Xức dầu bàn tay, Trao ban chén Thánh và Chúc bình an của Đức Cha, quý Cha đại diện - như một dấu chỉ đón nhận các tân chức gia nhập Linh mục đoàn Giáo phận.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, đại diện các tân Linh mục dâng lời tạ ơn Lòng thương xót của Thiên Chúa, tri ân Đức Cha Tôma, Đức Cha cố Giuse, quý Cha Giám đốc và quý Cha giáo các Đại Chủng viện: Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu, Thánh Giuse Hà Nội, Đức Ái Sài Gòn, Học Viện Đaminh Việt Nam. Quý Cha, Tu sỹ nam nữ, quý ân thân nhân Giáo phận Bùi Chu và Hội Dòng Đức Mẹ Đồng Công Việt Nam. Sau cùng, một tân Linh mục dâng lên Đức Cha Tôma lẵng hoa tỏ lòng yêu mến, vâng phục.
Thánh lễ phong chức khép lại, đánh dấu mốc son mới của Giáo phận khi đưa số Linh mục đoàn Bùi Chu lên 200 vị, phục vụ gần 400.000 tín hữu nơi 130 Giáo xứ, 47 chuẩn xứ, trải dài trên 06 huyện thuộc tỉnh Nam Định - Việt Nam.
Hoàng Đức
Giáo phận Bùi Chu hân hoan tạ ơn Chúa, mừng đón món quà từ Lòng thương xót khi có thêm 11 tân Linh mục phục vụ trên cánh đồng Truyền giáo sau Thánh lễ phong chức diễn ra tại Nhà thờ Chính tòa, do Đức Giám Mục Giáo phận Tôma Vũ Đình Hiệu chủ sự lúc 09g00 ngày 01/09/2016.
Xem Hình
Thánh lễ tạ ơn và nghi thức phong chức được mở đầu với phần giới thiệu xin truyền chức của Cha đặc trách Đaminh Trần Ngọc Đăng - Phó Giám đốc Đại chủng viện Đức Mẹ Viện Vô Nhiễm Bùi Chu.
Quý tiến chức gồm các thầy Phó tế: Giuse Trần Văn Bôi thuộc Giáo xứ An Đạo, Tôma Aquinô Vũ Văn Đình - Giáo xứ Ninh Mỹ, Phaolô Phạm Thế Đoàn - Giáo xứ Kiên Lao, Đaminh Phạm Văn Lãm - Giáo xứ Trực Chính, Vinhsơn Lưu Văn Linh - Giáo xứ Tân Phường, Giuse Phạm Văn Quý - Giáo xứ Tân Bơn, Giuse Phạm Văn Thanh - Giáo xứ Sa Châu, Giuse Nguyễn Văn Thịnh - Giáo xứ Liễu Đề, Tôma Trần Mạnh Trí - Giáo xứ Bình Hải, Giuse Phạm Đức Thịnh CMC, Gioan Phạm Đức Thụy CMC. Trong số này, có 09 Thầy thuộc Giáo phận Bùi Chu và 02 Thầy thuộc Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc (CMC)
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Cha Tôma mời gọi cộng đoàn cách riêng các tiến chức “cảm nghiệm Lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa qua ơn tha thứ và hồng ân được tuyển chọn làm Tư tế để sống và thực thi Lòng thương xót trong suốt cuộc đời Linh mục, trở nên như máng chảy của Lòng thương xót khi biết quan tâm đến những mảnh đời bất hạnh, cô đơn sống xung quanh nhất là tại nơi các vùng ngoại biên như trong dụ ngôn người Samari nhân hậu… từ đó xây dựng đời sống cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương, phục vụ, biết tôn trọng bảo vệ sự sống và môi trường Chúa ban.
Với hồng ân cao cả đón nhận hôm nay, các con hãy hân hoan và can đảm bước theo đoàn chiên qua Cửa thương xót để đón nhận hồng phúc từ Chúa Kitô và dung mạo Lòng thương xót của Chúa Cha.
Sau khi Đức Giám Mục thẩm vấn các tiến chức, lần lượt nghi thức phong chức được cử hành với phần: Kinh cầu các Thánh, Đặt tay, Lời nguyện phong chức, Xức dầu bàn tay, Trao ban chén Thánh và Chúc bình an của Đức Cha, quý Cha đại diện - như một dấu chỉ đón nhận các tân chức gia nhập Linh mục đoàn Giáo phận.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, đại diện các tân Linh mục dâng lời tạ ơn Lòng thương xót của Thiên Chúa, tri ân Đức Cha Tôma, Đức Cha cố Giuse, quý Cha Giám đốc và quý Cha giáo các Đại Chủng viện: Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu, Thánh Giuse Hà Nội, Đức Ái Sài Gòn, Học Viện Đaminh Việt Nam. Quý Cha, Tu sỹ nam nữ, quý ân thân nhân Giáo phận Bùi Chu và Hội Dòng Đức Mẹ Đồng Công Việt Nam. Sau cùng, một tân Linh mục dâng lên Đức Cha Tôma lẵng hoa tỏ lòng yêu mến, vâng phục.
Thánh lễ phong chức khép lại, đánh dấu mốc son mới của Giáo phận khi đưa số Linh mục đoàn Bùi Chu lên 200 vị, phục vụ gần 400.000 tín hữu nơi 130 Giáo xứ, 47 chuẩn xứ, trải dài trên 06 huyện thuộc tỉnh Nam Định - Việt Nam.
Hoàng Đức
Cộng đồng Công giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne thắp nến cầu nguyện hiệp thông cùng Giáo phận Vinh
Trần Văn Minh
15:25 03/09/2016
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Tuyên Úy và Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, khoảng trên sáu trăm người không phân biệt tôn giáo, đủ mọi thành phần, từ nam, phụ lão ấu, sống trong Tiểu bang Victoria, đã tề tựu về Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, lúc 6 giờ chiều Thứ Bảy Ngày 3 Tháng 9 Năm 2016, để tham dự Thánh lễ và cùng thắp nến hiệp thông cùng Giáo phận Vinh và cầu nguyện cho quê hương thoát ách cai trị độc tài, và cứu quê hương đất nước trước hiểm họa hủy hoại môi trường biển trầm trọng tại Miền Trung, cụ thể là hành động tội ác của nhà cầm quyền, qua việc bao che cho nhà máy thép Formosa xả chất thải độc hại xuống vùng biển thân yêu của quê hương.
Mời xem hình
Dù thời tiết Melbourne đã chuyển sang mùa Xuân, hoa lá đâm chồi, nẩy lộc, nhưng cái se lạnh khi chiều tà, vẫn còn lưu luyến vây quanh, khiến cho mọi người vẫn còn phải khoác thêm những chiếc áo chống lạnh. Lễ đài được trang hoàng đơn sơ nhưng nổi bật mấy tấm biểu ngữ mang nội dung Cộng đồng Công Giáo Viêt Nam TGP Melbourne hiệp thông với Giáo phận Vinh bảo vệ môi trường.
Buổi lễ có đông đủ quý Linh mục trong ban tuyên úy, quý Linh mục và tu sĩ nam nữ Việt Nam đang phục vụ trong Tổng Giáo phận Melbourne, các ban mục vụ và đông đảo giáo dân của tất cả các cộng đoàn, các cơ quan truyền thông, báo chí đến tham dự.
Mở đầu Thánh lễ đồng tế, do linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đòan Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với quý Cha: Hoàng Kim Huy, Vũ Ngọc Tuyển, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Hữu Quảng, Trần Ngọc Ánh. Linh mục chủ tế đã chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ban mục vụ và toàn thể mọi người, cùng nói lên ý nghĩa của buổi lễ thắp nến hôm nay. LM Tân đã nói đại ý: Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ và mọi tạo vật trên mặt đất thật tươi xinh, thật tuyệt vời, để nuôi sống chúng ta, và Ngài đã giao cho chúng ta làm chủ, chăm sóc và giữ gìn, để không những chúng ta và các thế hệ mai sau cùng được hưởng một đời sống tốt lành trong môi trường sạch sẽ. Nay, vì một số quyền lợi riêng tư, của một số người nhân danh là những nhà lãnh đạo đất nước, đã đang tâm bán rẻ và hủy hoại môi trường sống. Chúng ta cùng họp mặt hôm nay để cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo có những tâm hồn chai sạn, và xin Chúa uốn nắn để họ biết quay về, biết nhận ra chân lý, sự thật để làm việc vì sự ích nước lợi dân.
Sau Thánh lễ Chúa Nhật XXIII thường niên. Cộng đồng đã có nghi thức thắp nến hiệp thông với Giáo Phận Vinh và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam thoát thảm họa ô nhiễm môi trường. Trên màn ảnh chiếu lại bài hát “Biển chết” do Cáp Anh Tài sáng tác và trình bày, lời ca mạnh mẽ lên án tội ác của những người hủy hoại môi trường. Sau đó, màn ảnh cũng chiếu lại phần cuối bài giảng của Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp tại Giáo phận Vinh Ngày 15-8-2016.
Cờ tổ quốc Việt Nam màu vàng, ba sọc đỏ, cùng với cờ Úc và cờ của các cộng đoàn đi kèm các ban mục vụ được rước lên lễ đài. Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng đã có lời chia sẻ, tâm tình mở đầu cho nghi thức thắp nến như sau:
“Kính thưa quí cha, quí sơ, quí thày
Kính thưa quí vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo bạn
Kính thưa quí vị lãnh đạo cộng đồng và các ban ngành đoàn thể
Kính thưa quí ông bà anh chị em và bạn hữu
Chúng ta vừa dâng lễ cầu nguyện cho Quê hương và hiệp thông với GH VN đặc biệt với Giáo phận vinh… Giờ đây là những người Việt Nam mang cùng một dòng máu Việt, dù sống xa quê nhưng tấm lòng vẫn luôn thắm thiết gắn bó với đất mẹ… Chia sẽ nỗi đau của đồng bào, hòa lòng với những thao thức cho quê hương đất nước trước những thái độ bao che, ém nhẹm, thủ đoạn đàn áp của chính quyền trước những đòi hỏi chính đáng của người dân cho tiền đồ dân tộc và đất nước.
Tối nay chúng ta hiệp thông với toàn thể người Việt trong nước cũng như hải ngoại, một lòng tha thiết bảo tồn đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, sông núi biển đảo Việt Nam… Chúng ta về đây dâng lễ cầu nguyện và giờ đây sẽ thắp lên những ngọn nến hiệp thông với đồng bào trong nước có thiện tâm bảo vệ đất nước, đòi hỏi sự bảo toàn môi sinh trong lành cho biển, cho rừng và cho môi trường sống của người dân trước hiểm họa gây độc hại ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây lên; đòi hỏi nhà cầm quyền phải minh bạch trong việc giải quyết, đòi hỏi công lý và công bình cho các nạn nhân và dân chúng bị hậu họa tại 4 tỉnh miền trung…
Cùng với đồng bào Việt Nam hải ngoại khắp năm châu chúng ta hiệp thông với đồng bào tại quê nhà, với GH VN đặc biệt với giáo phận Vinh trước những đòi hỏi chính đáng cho dân cho nước.
Trong tâm tình đó giờ đây chúng ta bước vào phần Thắp nến cầu nguyện. Qua việc thắp nến Phục sinh và chuyển lửa từ nến Phục sinh như biểu tượng hiệp nhất với và trong Chúa GiêsuKitô phục sinh để thắp sáng quê hương đất nước chúng ta bằng sức sống Phục sinh của Chúa, góp gió thành bão cho một nếp sống tự do nhân quyền cho dân chúng, tạo thành một mùa xuân tươi sáng cho quê hương đất nước…”
Linh mục Hoàng Kim Huy được mời lên để đốt cây nến đầu tiên, lửa từ ngọn nến phục sinh được lan tỏa ra khắp cộng đoàn. Bài hát: Con có một tổ quốc của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận được chiếu trên màn ảnh để mọi người cùng ca vang như xác quyết mạnh mẽ sự hiệp thông cùng Giáo phận Vinh, trong khi những ngọn nến được thắp sáng và lan tỏa ra khắp khuôn viên trung tâm, len lỏi vào cả những người ngồi xa bên trong hội trường để trốn cái lạnh buổi tối.
Khi ánh sáng từ khắp các ngọn nến được lan tỏa. Lời nguyện cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam được cất lên do Linh mục Nguyễn Hữu Quảng mở đầu. Sau đó là các cộng đoàn, hai người một tiến lên, một người nâng cao nến, và một người đọc lời nguyện để cầu cho:
Cho Giáo Hội Việt Nam
Cho Các Đức Hồng Y, Giám mục, Tu sỹ
Cho Giáo phận Vinh
Cho các tù nhân lương tâm
Cho sự vẹn toàn lãnh thổ
Cho các nạn nhân đang gánh chịu khủng hoảng môi sinh
Cho người nghèo khó
Và nhất là cho các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Nhân quyền của người dân bị tước đoạt. Nhân phẩm bị chà đạp, con người sống gian dối, thiếu chân thật và tiếu tình người. Xin Chúa ban cho Việt Nam có được những nhà lãnh đạo biết quên mình, vì dân, vì nước. Xin ghé mắt nhân từ ban ơn soi sáng trợ lực cho những nhà lãnh đạo để họ biết tôn trọng công lý và phẩm giá con người.
Sau phút thinh lặng và lời nguyện kết thúc, Kinh Hòa bình được cất vang của Ca đoàn Vô Nhiễm, lời chia sẻ của cha tuyên úy Vũ Ngọc Tuyển. Lời cám ơn của đại diện ban mục vụ cộng đồng, cám ơn đến quý cha, quý tu sỹ, các ban ngành, đoàn thể và toàn thể cộng đồng, nhất là Linh mục quản nhiệm và Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã giúp đỡ và tạo nhiều thuận lợi cho tổ chức buổi thắp nến hiệp thông cùng Giáo phận Vinh đêm nay.
Chung khúc Việt Nam của Nhạc sỹ Phạm Duy đã kết thúc đêm thắp nến cầu nguyện hiệp thông cùng Giáo phận Vinh, cùng cầu nguyện cho quê hương còn ngân vang mãi: “Việt Nam muôn đời” mọi người chia tay nhau về trong niềm hy vọng quê hương sẽ tươi sáng hơn, bước nhanh trong cái lạnh về đêm Melbourne.
Mời xem hình
Dù thời tiết Melbourne đã chuyển sang mùa Xuân, hoa lá đâm chồi, nẩy lộc, nhưng cái se lạnh khi chiều tà, vẫn còn lưu luyến vây quanh, khiến cho mọi người vẫn còn phải khoác thêm những chiếc áo chống lạnh. Lễ đài được trang hoàng đơn sơ nhưng nổi bật mấy tấm biểu ngữ mang nội dung Cộng đồng Công Giáo Viêt Nam TGP Melbourne hiệp thông với Giáo phận Vinh bảo vệ môi trường.
Buổi lễ có đông đủ quý Linh mục trong ban tuyên úy, quý Linh mục và tu sĩ nam nữ Việt Nam đang phục vụ trong Tổng Giáo phận Melbourne, các ban mục vụ và đông đảo giáo dân của tất cả các cộng đoàn, các cơ quan truyền thông, báo chí đến tham dự.
Mở đầu Thánh lễ đồng tế, do linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đòan Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với quý Cha: Hoàng Kim Huy, Vũ Ngọc Tuyển, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Hữu Quảng, Trần Ngọc Ánh. Linh mục chủ tế đã chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ban mục vụ và toàn thể mọi người, cùng nói lên ý nghĩa của buổi lễ thắp nến hôm nay. LM Tân đã nói đại ý: Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ và mọi tạo vật trên mặt đất thật tươi xinh, thật tuyệt vời, để nuôi sống chúng ta, và Ngài đã giao cho chúng ta làm chủ, chăm sóc và giữ gìn, để không những chúng ta và các thế hệ mai sau cùng được hưởng một đời sống tốt lành trong môi trường sạch sẽ. Nay, vì một số quyền lợi riêng tư, của một số người nhân danh là những nhà lãnh đạo đất nước, đã đang tâm bán rẻ và hủy hoại môi trường sống. Chúng ta cùng họp mặt hôm nay để cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo có những tâm hồn chai sạn, và xin Chúa uốn nắn để họ biết quay về, biết nhận ra chân lý, sự thật để làm việc vì sự ích nước lợi dân.
Sau Thánh lễ Chúa Nhật XXIII thường niên. Cộng đồng đã có nghi thức thắp nến hiệp thông với Giáo Phận Vinh và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam thoát thảm họa ô nhiễm môi trường. Trên màn ảnh chiếu lại bài hát “Biển chết” do Cáp Anh Tài sáng tác và trình bày, lời ca mạnh mẽ lên án tội ác của những người hủy hoại môi trường. Sau đó, màn ảnh cũng chiếu lại phần cuối bài giảng của Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp tại Giáo phận Vinh Ngày 15-8-2016.
Cờ tổ quốc Việt Nam màu vàng, ba sọc đỏ, cùng với cờ Úc và cờ của các cộng đoàn đi kèm các ban mục vụ được rước lên lễ đài. Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng đã có lời chia sẻ, tâm tình mở đầu cho nghi thức thắp nến như sau:
“Kính thưa quí cha, quí sơ, quí thày
Kính thưa quí vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo bạn
Kính thưa quí vị lãnh đạo cộng đồng và các ban ngành đoàn thể
Kính thưa quí ông bà anh chị em và bạn hữu
Chúng ta vừa dâng lễ cầu nguyện cho Quê hương và hiệp thông với GH VN đặc biệt với Giáo phận vinh… Giờ đây là những người Việt Nam mang cùng một dòng máu Việt, dù sống xa quê nhưng tấm lòng vẫn luôn thắm thiết gắn bó với đất mẹ… Chia sẽ nỗi đau của đồng bào, hòa lòng với những thao thức cho quê hương đất nước trước những thái độ bao che, ém nhẹm, thủ đoạn đàn áp của chính quyền trước những đòi hỏi chính đáng của người dân cho tiền đồ dân tộc và đất nước.
Tối nay chúng ta hiệp thông với toàn thể người Việt trong nước cũng như hải ngoại, một lòng tha thiết bảo tồn đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, sông núi biển đảo Việt Nam… Chúng ta về đây dâng lễ cầu nguyện và giờ đây sẽ thắp lên những ngọn nến hiệp thông với đồng bào trong nước có thiện tâm bảo vệ đất nước, đòi hỏi sự bảo toàn môi sinh trong lành cho biển, cho rừng và cho môi trường sống của người dân trước hiểm họa gây độc hại ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây lên; đòi hỏi nhà cầm quyền phải minh bạch trong việc giải quyết, đòi hỏi công lý và công bình cho các nạn nhân và dân chúng bị hậu họa tại 4 tỉnh miền trung…
Cùng với đồng bào Việt Nam hải ngoại khắp năm châu chúng ta hiệp thông với đồng bào tại quê nhà, với GH VN đặc biệt với giáo phận Vinh trước những đòi hỏi chính đáng cho dân cho nước.
Trong tâm tình đó giờ đây chúng ta bước vào phần Thắp nến cầu nguyện. Qua việc thắp nến Phục sinh và chuyển lửa từ nến Phục sinh như biểu tượng hiệp nhất với và trong Chúa GiêsuKitô phục sinh để thắp sáng quê hương đất nước chúng ta bằng sức sống Phục sinh của Chúa, góp gió thành bão cho một nếp sống tự do nhân quyền cho dân chúng, tạo thành một mùa xuân tươi sáng cho quê hương đất nước…”
Linh mục Hoàng Kim Huy được mời lên để đốt cây nến đầu tiên, lửa từ ngọn nến phục sinh được lan tỏa ra khắp cộng đoàn. Bài hát: Con có một tổ quốc của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận được chiếu trên màn ảnh để mọi người cùng ca vang như xác quyết mạnh mẽ sự hiệp thông cùng Giáo phận Vinh, trong khi những ngọn nến được thắp sáng và lan tỏa ra khắp khuôn viên trung tâm, len lỏi vào cả những người ngồi xa bên trong hội trường để trốn cái lạnh buổi tối.
Khi ánh sáng từ khắp các ngọn nến được lan tỏa. Lời nguyện cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam được cất lên do Linh mục Nguyễn Hữu Quảng mở đầu. Sau đó là các cộng đoàn, hai người một tiến lên, một người nâng cao nến, và một người đọc lời nguyện để cầu cho:
Cho Giáo Hội Việt Nam
Cho Các Đức Hồng Y, Giám mục, Tu sỹ
Cho Giáo phận Vinh
Cho các tù nhân lương tâm
Cho sự vẹn toàn lãnh thổ
Cho các nạn nhân đang gánh chịu khủng hoảng môi sinh
Cho người nghèo khó
Và nhất là cho các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Nhân quyền của người dân bị tước đoạt. Nhân phẩm bị chà đạp, con người sống gian dối, thiếu chân thật và tiếu tình người. Xin Chúa ban cho Việt Nam có được những nhà lãnh đạo biết quên mình, vì dân, vì nước. Xin ghé mắt nhân từ ban ơn soi sáng trợ lực cho những nhà lãnh đạo để họ biết tôn trọng công lý và phẩm giá con người.
Sau phút thinh lặng và lời nguyện kết thúc, Kinh Hòa bình được cất vang của Ca đoàn Vô Nhiễm, lời chia sẻ của cha tuyên úy Vũ Ngọc Tuyển. Lời cám ơn của đại diện ban mục vụ cộng đồng, cám ơn đến quý cha, quý tu sỹ, các ban ngành, đoàn thể và toàn thể cộng đồng, nhất là Linh mục quản nhiệm và Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã giúp đỡ và tạo nhiều thuận lợi cho tổ chức buổi thắp nến hiệp thông cùng Giáo phận Vinh đêm nay.
Chung khúc Việt Nam của Nhạc sỹ Phạm Duy đã kết thúc đêm thắp nến cầu nguyện hiệp thông cùng Giáo phận Vinh, cùng cầu nguyện cho quê hương còn ngân vang mãi: “Việt Nam muôn đời” mọi người chia tay nhau về trong niềm hy vọng quê hương sẽ tươi sáng hơn, bước nhanh trong cái lạnh về đêm Melbourne.
Đoàn Thiếu Nhi Thánh thể GX Holy Eucharist và Ngày Nhớ Ơn Cha
Trần Bá Nguyệt
20:43 03/09/2016
St Albans – Melbourne
Đoàn TNTT Giáo Xứ Holy Eucharist đã tổ chức Ngày Nhớ Ơn Cha tại Nhà hàng happy Reception tối ngày thứ Sáu, 2-9-2016.
Mời xem hình
Giữa bầu không khí ấm cúng trong hội trường của những ngày cuối đông trong khi bên ngoài trời khá lạnh, hơn 400 người hiện diện trong nhà hàng gồm đủ mọi thành phần tuổi tác đã tham dự một chương trình nhân Ngày Người Cha một cách vui vẻ và náo nhiệt. Nhiều gia đình đã hiện diện với ba thế hệ để cùng mừng ngày của những người cha hôm nay.
Sân khấu nhà hàng Happy Reception tối nay khác hẳn những ngày thường vì các huynh trưởng đã dựng khung và trang trí đèn chiếu cũng như cây cảnh và cánh gà màu trắng làm cho cảnh trí tươi vui hẳn lên.
Đặc biệt một tấm phông trang trí Ngày nhớ Ơn Cha đã được dựng bên góc trái sân khấu. Đây là một tác phẩm độc đáo được các huynh trưởng làm bằng hơn 350 cây đinh nhỏ xíu và những sợi dây nilong màu xám trắng quấn với nhau đẹp mắt trên nền vải màu xám lợt. Bên dưới là hình ảnh người cha cúi xuống và người con nhìn lên thật dễ thương. Một tác phẩm đầy tính nghệ thuật và nhiều ý nghĩa.
Đúng 8 giờ, Cha sở Tuấn Anh khai mạc buổi lễ hội sau khi các em trong đoàn thanh niên mở màn bằng một màn múa đặc sắc. Các màn trình diễn sau đó của các em thiếu nhi, Hội Các Bà Mẹ CG và các ca sĩ Thanh Trúc, Ca Đoàn Phanxicô, Đoàn Thanh niên CG, đặc biệt màn trình diễn thời trang của các em thiếu nhi với những trang phục tự may lấy đã làm cho cả hội trường nhà hàng tràn ngập tiếng vỗ tay và tiếng cười.
Màn đấu giá những bức tranh và tượng sau đó thật ngoạn mục và đã đem về cho Đoàn Thiếu Nhi một sự đóng góp chân tình, thực tế của các mạnh thường quân lúc nào cũng sẵn sàng yểm trợ cho sinh hoạt của đoàn. Trong các tác phẩm đấu giá có bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Đây là một tác phẩm và một món quà kỷ niệm của Cha Phó Lý Trọng Danh vừa đem về từ Rôma trong chuyến đi tu học của cha với nhà dòng tại nước Ý. Bức ảnh do chính cha tổng toàn quyền nhà dòng gửi tặng.
Buổi sinh hoạt và văn nghệ chấm dứt với một tiết mục đặc biệt bất ngờ của đoàn Thanh Niên CG và đoàn Thiếu Nhi TT với chiếc bánh mừng sinh nhật tặng cha sở bởi vì chính ngày 4-9, ngày Father’s Day, là sinh nhật của cha sở Tuấn Anh. Chúc mừng cha sở trẻ trung mãi và luôn đầy ơn Chúa.
Ngày Father’s Day khép lại với những nụ cười và lời chúc cho nhau trong tâm tình Tạ Ơn Chúa.
(Bài và hình: Trần Bá Nguyệt – DCUC)
Đoàn TNTT Giáo Xứ Holy Eucharist đã tổ chức Ngày Nhớ Ơn Cha tại Nhà hàng happy Reception tối ngày thứ Sáu, 2-9-2016.
Mời xem hình
Giữa bầu không khí ấm cúng trong hội trường của những ngày cuối đông trong khi bên ngoài trời khá lạnh, hơn 400 người hiện diện trong nhà hàng gồm đủ mọi thành phần tuổi tác đã tham dự một chương trình nhân Ngày Người Cha một cách vui vẻ và náo nhiệt. Nhiều gia đình đã hiện diện với ba thế hệ để cùng mừng ngày của những người cha hôm nay.
Sân khấu nhà hàng Happy Reception tối nay khác hẳn những ngày thường vì các huynh trưởng đã dựng khung và trang trí đèn chiếu cũng như cây cảnh và cánh gà màu trắng làm cho cảnh trí tươi vui hẳn lên.
Đặc biệt một tấm phông trang trí Ngày nhớ Ơn Cha đã được dựng bên góc trái sân khấu. Đây là một tác phẩm độc đáo được các huynh trưởng làm bằng hơn 350 cây đinh nhỏ xíu và những sợi dây nilong màu xám trắng quấn với nhau đẹp mắt trên nền vải màu xám lợt. Bên dưới là hình ảnh người cha cúi xuống và người con nhìn lên thật dễ thương. Một tác phẩm đầy tính nghệ thuật và nhiều ý nghĩa.
Đúng 8 giờ, Cha sở Tuấn Anh khai mạc buổi lễ hội sau khi các em trong đoàn thanh niên mở màn bằng một màn múa đặc sắc. Các màn trình diễn sau đó của các em thiếu nhi, Hội Các Bà Mẹ CG và các ca sĩ Thanh Trúc, Ca Đoàn Phanxicô, Đoàn Thanh niên CG, đặc biệt màn trình diễn thời trang của các em thiếu nhi với những trang phục tự may lấy đã làm cho cả hội trường nhà hàng tràn ngập tiếng vỗ tay và tiếng cười.
Màn đấu giá những bức tranh và tượng sau đó thật ngoạn mục và đã đem về cho Đoàn Thiếu Nhi một sự đóng góp chân tình, thực tế của các mạnh thường quân lúc nào cũng sẵn sàng yểm trợ cho sinh hoạt của đoàn. Trong các tác phẩm đấu giá có bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Đây là một tác phẩm và một món quà kỷ niệm của Cha Phó Lý Trọng Danh vừa đem về từ Rôma trong chuyến đi tu học của cha với nhà dòng tại nước Ý. Bức ảnh do chính cha tổng toàn quyền nhà dòng gửi tặng.
Buổi sinh hoạt và văn nghệ chấm dứt với một tiết mục đặc biệt bất ngờ của đoàn Thanh Niên CG và đoàn Thiếu Nhi TT với chiếc bánh mừng sinh nhật tặng cha sở bởi vì chính ngày 4-9, ngày Father’s Day, là sinh nhật của cha sở Tuấn Anh. Chúc mừng cha sở trẻ trung mãi và luôn đầy ơn Chúa.
Ngày Father’s Day khép lại với những nụ cười và lời chúc cho nhau trong tâm tình Tạ Ơn Chúa.
(Bài và hình: Trần Bá Nguyệt – DCUC)
Thánh lễ tạ ơn và dân thân của giáo lý viên Phủ Cam
Trương Trí
21:48 03/09/2016
THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ DẤN THÂN CỦA GIÁO LÝ VIÊN PHỦ CAM
Mùa Hè sắp trôi qua, một năm học mới đã đến gần, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Huế cũng chuẩn bị cho một năm học giáo lý mới.
Sáng hôm nay, ngày 4 tháng 9, Chúa Nhật XXIII thường niên, Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến đã dâng Thánh lễ tạ ơn và chủ sự Nghi thức Dấn Thân cho trên 70 anh chị em Giáo lý viên Phủ Cam, trước sự hiệp thông của Cộng đoàn giáo xứ.
Xem Hình
Mở đầu Thánh lễ, Cha chủ tế nhấn mạnh đến vai trò của Giáo lý viên, những con người dấn thân phục vụ Giáo Hội trong việc Loan báo Tin Mừng cho thế hệ mai sau. Ngài nhắc lại lời Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đại hội Giảng viên Giáo lý Quốc tế năm 2013: “Giáo lý là cột trụ của việc giáo dục đức tin và chúng ta cần các giảng viên giáo lý tốt! Cha cảm ơn các con về việc các con đã phục vụ cho Giáo Hội và trong Giáo Hội! Ngay trong các thời điểm khó khăn và đòi hỏi phải làm việc nhiều, và dù kết quả không luôn như điều ta hy vọng, giảng dạy đức tin là một điều tốt đẹp! Có lẽ đây là di sản tốt nhất ta có thể truyền lại: đức tin! Giáo dục về đức tin, làm nó lớn lên. Giúp các em nhỏ, các người trẻ và người lớn biết và mến Chúa mỗi ngày một hơn là một trong các khía cạnh hứng thú nhất của Giáo Hội. Nó xây đắp Giáo Hội!... “Là” giảng viên giáo lý đòi hỏi phải có tình yêu, một tình yêu luôn lớn hơn đối với Chúa Giê-su, một tình yêu đối với dân thánh của Người. Và tình yêu này không thể mua tại các cửa tiệm, dù là tại Roma. Tình yêu này xuất phát từ Chúa Kitô. Nó là Hồng ân của Chúa Kitô!”.
Cha chủ tế còn nói thêm ba điều với các giảng viên giáo lý: khởi đầu mới mẻ từ Chúa Kitô nghĩa là gần gũi với Người, gần gũi với Chúa Giêsu; khởi đầu mới mẻ từ Chúa Kitô nghĩa là bắt chước Người bằng cách để mình lại phía sau và ra đi gặp gỡ người khác… Trái tim giảng viên giáo lý luôn đập với chuyển động tâm thu và tâm trương này: kết hợp với Chúa Kitô và gặp gỡ người khác; và khởi đầu mới mẻ từ Chúa Kitô còn có nghĩa là không sợ cùng đi với Người ra các vùng ngoại biên.
Nghi thức Dấn Thân diễn ra hết sức trọng thể, cùng sự hiệp thông của Cộng đoàn Giáo xứ, hơn 70 anh chị Giáo lý viên đã tuyên hứa sẽ hết lòng dạy dỗ các em giáo lý sinh, ươm mầm và nuôi dưỡng Đức Tin cho các em như những gì mà Đức Thánh Cha Phanxicô mong ước. Những giảng viên giáo lý có mặt trong Thánh lễ sáng nay bao gồm những anh chị đã có nhiều năm giảng dạy giáo lý, cùng với đó là một số tân giáo lý viên sẽ bước ra truyền lại những kiến thức mà mình đã được tiếp thu trong suốt hai mươi năm học giáo lý cho các em, để ngôi vườn Đức Tin của Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam sẽ đâm chồi nảy lộc, sinh thêm nhiều hoa trái, đúng với mục đích của việc dạy và học giáo lý.
Kết thúc Thánh lễ, Cha Quản xứ và cha Phó xứ đã tiến ra tiền đường Nhà thờ để chụp hình lưu niệm cùng với các anh chị giáo lý viên. Sau lễ Dấn thân, ngay vào Chúa Nhật XXIV Thường niên, các lớp Giáo lý sẽ tập trung trở lại để bước vào năm học Giáo lý mới.
Với một lượng học viên giáo lý đông đảo trong độ tuổi từ 5 đến 22 tuổi lên đến 1.200 em, ngay cả Giáo xứ cũng không đủ nhân lực Giáo lý viên. Giáo xứ phải nhờ đến sự cộng tác của quý thầy Đại Chủng sinh và các nữ tu dòng Mến Thánh giá Phủ Cam để đủ 117 Giáo lý viên.
Trương Trí
Mùa Hè sắp trôi qua, một năm học mới đã đến gần, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Huế cũng chuẩn bị cho một năm học giáo lý mới.
Sáng hôm nay, ngày 4 tháng 9, Chúa Nhật XXIII thường niên, Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến đã dâng Thánh lễ tạ ơn và chủ sự Nghi thức Dấn Thân cho trên 70 anh chị em Giáo lý viên Phủ Cam, trước sự hiệp thông của Cộng đoàn giáo xứ.
Xem Hình
Mở đầu Thánh lễ, Cha chủ tế nhấn mạnh đến vai trò của Giáo lý viên, những con người dấn thân phục vụ Giáo Hội trong việc Loan báo Tin Mừng cho thế hệ mai sau. Ngài nhắc lại lời Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đại hội Giảng viên Giáo lý Quốc tế năm 2013: “Giáo lý là cột trụ của việc giáo dục đức tin và chúng ta cần các giảng viên giáo lý tốt! Cha cảm ơn các con về việc các con đã phục vụ cho Giáo Hội và trong Giáo Hội! Ngay trong các thời điểm khó khăn và đòi hỏi phải làm việc nhiều, và dù kết quả không luôn như điều ta hy vọng, giảng dạy đức tin là một điều tốt đẹp! Có lẽ đây là di sản tốt nhất ta có thể truyền lại: đức tin! Giáo dục về đức tin, làm nó lớn lên. Giúp các em nhỏ, các người trẻ và người lớn biết và mến Chúa mỗi ngày một hơn là một trong các khía cạnh hứng thú nhất của Giáo Hội. Nó xây đắp Giáo Hội!... “Là” giảng viên giáo lý đòi hỏi phải có tình yêu, một tình yêu luôn lớn hơn đối với Chúa Giê-su, một tình yêu đối với dân thánh của Người. Và tình yêu này không thể mua tại các cửa tiệm, dù là tại Roma. Tình yêu này xuất phát từ Chúa Kitô. Nó là Hồng ân của Chúa Kitô!”.
Cha chủ tế còn nói thêm ba điều với các giảng viên giáo lý: khởi đầu mới mẻ từ Chúa Kitô nghĩa là gần gũi với Người, gần gũi với Chúa Giêsu; khởi đầu mới mẻ từ Chúa Kitô nghĩa là bắt chước Người bằng cách để mình lại phía sau và ra đi gặp gỡ người khác… Trái tim giảng viên giáo lý luôn đập với chuyển động tâm thu và tâm trương này: kết hợp với Chúa Kitô và gặp gỡ người khác; và khởi đầu mới mẻ từ Chúa Kitô còn có nghĩa là không sợ cùng đi với Người ra các vùng ngoại biên.
Nghi thức Dấn Thân diễn ra hết sức trọng thể, cùng sự hiệp thông của Cộng đoàn Giáo xứ, hơn 70 anh chị Giáo lý viên đã tuyên hứa sẽ hết lòng dạy dỗ các em giáo lý sinh, ươm mầm và nuôi dưỡng Đức Tin cho các em như những gì mà Đức Thánh Cha Phanxicô mong ước. Những giảng viên giáo lý có mặt trong Thánh lễ sáng nay bao gồm những anh chị đã có nhiều năm giảng dạy giáo lý, cùng với đó là một số tân giáo lý viên sẽ bước ra truyền lại những kiến thức mà mình đã được tiếp thu trong suốt hai mươi năm học giáo lý cho các em, để ngôi vườn Đức Tin của Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam sẽ đâm chồi nảy lộc, sinh thêm nhiều hoa trái, đúng với mục đích của việc dạy và học giáo lý.
Kết thúc Thánh lễ, Cha Quản xứ và cha Phó xứ đã tiến ra tiền đường Nhà thờ để chụp hình lưu niệm cùng với các anh chị giáo lý viên. Sau lễ Dấn thân, ngay vào Chúa Nhật XXIV Thường niên, các lớp Giáo lý sẽ tập trung trở lại để bước vào năm học Giáo lý mới.
Với một lượng học viên giáo lý đông đảo trong độ tuổi từ 5 đến 22 tuổi lên đến 1.200 em, ngay cả Giáo xứ cũng không đủ nhân lực Giáo lý viên. Giáo xứ phải nhờ đến sự cộng tác của quý thầy Đại Chủng sinh và các nữ tu dòng Mến Thánh giá Phủ Cam để đủ 117 Giáo lý viên.
Trương Trí
Tài Liệu - Sưu Khảo
Trả lời thắc mắc: Có cần ghi danh vào Cộng đoàn Việt Nam mới được sinh hoạt không?
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
16:04 03/09/2016
Có cần ghi danh vào Cộng đoàn Việt Nam mới được sinh hoạt không?
Câu hỏi:
Thưa Cha, trong cộng đoàn con mới xẩy ra một sự kiện làm cộng đoàn xôn xao: Chị Trưởng trường Việt ngữ của Cộng đoàn con từ 16 năm qua, nay bị ông tân chủ tịch ra thông báo cho nghỉ chức vụ vì gia đình chị không ghi danh lại vào Cộng đoàn Việt nam. Vấn đề thì dài dòng, nhưng đại khái là từ hơn 1 năm nay chúng con có một linh mục (trước thuộc Dòng Đa Minh, nay không còn trong Dòng đó nữa!) gốc người Việt Nam, được Cha chính xứ nhận về giúp giáo xứ và coi sóc mục vụ cho giáo dân Việt Nam. Từ khi cha về có nhiều đổi thay trong Cộng đoàn… cha dẹp bỏ một số các đoàn thể… Ban chấp hành đã từ chức, nhiều ban ngành cũng từ chức… (Xin nói thêm chi tiết: Vì những bất đồng mà cả năm không được giải quyết trong tinh thần bác ái, yêu thương và mục tử, nên hậu quả là đã có chừng 60 gia đình trong tổng số 170 gia đình Việt Nam trong xứ đạo đã không muốn sinh hoạt trong giáo xứ này nữa và đã sang một giáo xứ bên cạnh thuộc giáo phận khác và được cha chính xứ đó cho lập Cộng đoàn Việt Nam, tòa Giám mục cũng đã cử linh mục người Việt Nam tới dâng lễ tiếng Việt cho họ và sinh hoạt mục vụ).
Trở lại vấn đề của Cộng đoàn Việt Nam thuộc giáo xứ cũ: Khi Ban Chấp Hành từ chức, Cha tuyên úy cho lập Ban chấp hành mới. Cha và Ban chấp hành mới ra lệnh: gia đình nào muốn sinh hoạt trong Cộng đoàn Việt Nam thì phải ghi danh gia đình vào Cộng đoàn Việt Nam thì mới cho sinh hoạt. Một số gia đình nói họ đã ghi danh xứ đạo Mỹ từ trước tới nay - từ cả 10, 20 hay 30 năm hơn nữa – và là thành phần Cộng đoàn Việt Nam trước giờ nên họ không thấy cần thiết phải ghi danh lại!
Chị Trưởng Trường Việt Ngữ ở trong trường hợp này. Chị trình bầy rằng chị đã ghi danh với giáo xứ Mỹ, nếu Cha hay Ban chấp hành muốn biết chi tiết gì thì vào xứ Mỹ hỏi chứ không muốn ghi danh gì thêm cả, vì gia đình chị đã là thành phần giáo xứ Mỹ từ đầu đến giờ và đương nhiên là thành viên Cộng đoàn Việt Nam trong giáo xứ Mỹ, giả như cần cập nhật thông tin như địa chỉ hay số phone chẳng hạn thì chị sẽ cho biết, nhưng những chi tiết cá nhân khác của gia đình chị không thấy là cần thiết phải cho Ban chấp hành mới biết. Vì lý do này, ông tân Chủ tịch đã viết một văn thư truất phế Chị - cho biết Chị không còn là Trưởng Trường Việt Ngữ nữa - lý do vì gia đình Chị không làm lại sổ gia đình mới do Ban Chấp Hành yêu cầu.
Vậy xin Cha trả lời giúp chúng con một số câu hỏi sau đây:
1. Gia đình đã ghi danh giáo xứ Mỹ thì là thành viên đầy đủ của giáo xứ, trong đó người Việt nam cũng chỉ là một thành phần thì có cần phải ghi danh vào sổ Gia đình Việt Nam như cha Tuyên úy hay ông chủ tịch ra lệnh hay không? Giả như có những quy tắc như muốn sinh hoạt Hội đoàn hay học Việt ngữ thì đóng tiền theo tiêu chuẩn ấn định thì chúng con sẵn sàng thi hành chứ không nhất thiết phải ghi danh lại vào Cộng đoàn Việt Nam! Đúng không thưa cha?
2. Trường hợp Cha phó xứ, Cha Quản nhiệm hay Cha Tuyên úy Việt nam, hay ông Chủ tịch Cộng đoàn viết văn thư bãi chức ai đó thì vị này có “quyền” này không, và như vậy có đúng theo Giáo luật không?
3. Giả như trường hợp mà Cha Chánh xứ, Cha phó xứ, Cha Quản nhiệm hay ông Chủ tịch không thi hành đúng đắn trách nhiệm mục tử của mình hay là có những động thái gây chia rẽ trầm trọng trong Cộng đoàn mà giáo dân trình bầy lên các vị, nhưng vẫn không lắng nghe và làm sai trái thì tiếp theo giáo dân nên làm gì?
Xin Cha vui lòng giải thích rõ ràng cho chúng con vì tình trạng Cộng đoàn chúng con giờ đây rất là bi đát, ai cũng xót xa và hoang mang vì những tuyên bố của Cha Quản nhiệm và Ban tân chấp hành.
Hồng Phan
LM Ngô Tôn Huấn trả lời:
Thưa ông/bà Hồng Phan:
Về thắc mắc của ông/bà tôi xin được trả lời vắn gọn như sau:
1- Mỗi giáo xứ -dù ở Việt Nam hay ở Mỹ- thì cũng chỉ có một Hội Đồng Muc Vụ, một Hội Đồng Tài Chánh mà thôi. Các Hội Đồng này và các đoàn thể Công Giáo tiến hành, các phong trào giáo dân như Phong Trào Cursillo, Fatima, Đền tạ Thánh Tâm Chúa, Dòng Ba Đa Minh, các lớp giáo lý, Việt ngữ v.v… đều phải trực thuộc dưới quyền Cha Chánh xứ (Pastor) các cha phó chỉ làm tuyên úy (chaplain) cho các Hội Đoàn hay Phong Trào theo sự chỉ định của Cha Chánh xứ.
2- Riêng ở Mỹ, vì vấn đề ngôn ngữ nên giáo dân VN đi lễ riêng ở Giáo xứ Mỹ và thường chỉ biết đến Cha phó Việt Nam, đặc trách mục vụ cho giáo dân VN, mà thường gọi cha phó này là cha quản nhiệm. Gọi như vậy là sai giáo luật, vì trong một giáo xứ (Parish) chỉ có một cha xứ và một hai cha phó thôi chứ không có ai là Quản Nhiệm (Administrator) bao giờ. Vì chỉ có một giáo xứ thôi nên cũng chỉ có một Hội Đồng Mục Vụ chung cho cả xứ. Giáo dân VN đi lễ chung trong giáo Xứ Mỹ có thể có Ban Mục Vụ riêng để giúp các sinh hoạt riêng của giáo dân Việt trong giáo xứ Mỹ.
Ban mục vụ này không phải là Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ (Pastoral Council) vì không thể có hai Hội Đồng này trong một Giáo xứ, xét theo giáo luật.
3- Việc ghi tên vào Giáo Xứ áp dụng cho mọi sắc dân trong giáo xứ, nghĩa là chỉ phải ghi tên một lần vào giáo xứ, chứ không thể có chuyện giáo dân phải ghi tên riêng theo ngôn ngữ vào giáo xứ nào. Giáo dân VN đi lễ tiếng Việt hoặc lễ chung khác trong giáo xứ Mỹ, thì nếu cha phó đặc trách giáo dân VN muốn biết có bao nhiêu người VN đi lễ VN thì có thể lập danh sách các giáo dân này, nhưng đây không phải là việc ghi danh (registration) vào giáo xứ bao lâu chưa phải là Giáo Xứ Việt Nam riêng biệt như các giáo xứ Mỹ, Mễ.
Như vậy, cha phó mới nào đến giáo xứ Mỹ có giáo dân VN đi lễ và sinh hoạt mục vụ riêng, thì cha phó này không được phép bắt dân ghi tên lại vào Công Đoàn do mình đặc trách... Nếu họ đã ghi danh nhập giáo xứ Mỹ rồi thì như vậy là đủ, không cần phải ghi danh lại mỗi khi có cha phó mới đặc trách cho giáo dân VN. Nghĩa là chỉ phải ghi danh một lần nhập giáo xứ Mỹ mà người VN đi lễ chung chứ không phải ghi danh nhập Công Đoàn của riêng người VN như nhập Giáo xứ chính danh được. Ai làm việc này là sai và giáo dân có quyền trình bày cho cha xứ biết đề xin can thiệp. Nếu không thỏa mãn thì hãy lên văn phòng địa phận (Chancery) mà khiếu nại. Chắc chắn sẽ được giải quyết thỏa đáng.
Ước mong những giải thích trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.
LM Ngô Tôn Huấn
Câu hỏi:
Thưa Cha, trong cộng đoàn con mới xẩy ra một sự kiện làm cộng đoàn xôn xao: Chị Trưởng trường Việt ngữ của Cộng đoàn con từ 16 năm qua, nay bị ông tân chủ tịch ra thông báo cho nghỉ chức vụ vì gia đình chị không ghi danh lại vào Cộng đoàn Việt nam. Vấn đề thì dài dòng, nhưng đại khái là từ hơn 1 năm nay chúng con có một linh mục (trước thuộc Dòng Đa Minh, nay không còn trong Dòng đó nữa!) gốc người Việt Nam, được Cha chính xứ nhận về giúp giáo xứ và coi sóc mục vụ cho giáo dân Việt Nam. Từ khi cha về có nhiều đổi thay trong Cộng đoàn… cha dẹp bỏ một số các đoàn thể… Ban chấp hành đã từ chức, nhiều ban ngành cũng từ chức… (Xin nói thêm chi tiết: Vì những bất đồng mà cả năm không được giải quyết trong tinh thần bác ái, yêu thương và mục tử, nên hậu quả là đã có chừng 60 gia đình trong tổng số 170 gia đình Việt Nam trong xứ đạo đã không muốn sinh hoạt trong giáo xứ này nữa và đã sang một giáo xứ bên cạnh thuộc giáo phận khác và được cha chính xứ đó cho lập Cộng đoàn Việt Nam, tòa Giám mục cũng đã cử linh mục người Việt Nam tới dâng lễ tiếng Việt cho họ và sinh hoạt mục vụ).
Trở lại vấn đề của Cộng đoàn Việt Nam thuộc giáo xứ cũ: Khi Ban Chấp Hành từ chức, Cha tuyên úy cho lập Ban chấp hành mới. Cha và Ban chấp hành mới ra lệnh: gia đình nào muốn sinh hoạt trong Cộng đoàn Việt Nam thì phải ghi danh gia đình vào Cộng đoàn Việt Nam thì mới cho sinh hoạt. Một số gia đình nói họ đã ghi danh xứ đạo Mỹ từ trước tới nay - từ cả 10, 20 hay 30 năm hơn nữa – và là thành phần Cộng đoàn Việt Nam trước giờ nên họ không thấy cần thiết phải ghi danh lại!
Chị Trưởng Trường Việt Ngữ ở trong trường hợp này. Chị trình bầy rằng chị đã ghi danh với giáo xứ Mỹ, nếu Cha hay Ban chấp hành muốn biết chi tiết gì thì vào xứ Mỹ hỏi chứ không muốn ghi danh gì thêm cả, vì gia đình chị đã là thành phần giáo xứ Mỹ từ đầu đến giờ và đương nhiên là thành viên Cộng đoàn Việt Nam trong giáo xứ Mỹ, giả như cần cập nhật thông tin như địa chỉ hay số phone chẳng hạn thì chị sẽ cho biết, nhưng những chi tiết cá nhân khác của gia đình chị không thấy là cần thiết phải cho Ban chấp hành mới biết. Vì lý do này, ông tân Chủ tịch đã viết một văn thư truất phế Chị - cho biết Chị không còn là Trưởng Trường Việt Ngữ nữa - lý do vì gia đình Chị không làm lại sổ gia đình mới do Ban Chấp Hành yêu cầu.
Vậy xin Cha trả lời giúp chúng con một số câu hỏi sau đây:
1. Gia đình đã ghi danh giáo xứ Mỹ thì là thành viên đầy đủ của giáo xứ, trong đó người Việt nam cũng chỉ là một thành phần thì có cần phải ghi danh vào sổ Gia đình Việt Nam như cha Tuyên úy hay ông chủ tịch ra lệnh hay không? Giả như có những quy tắc như muốn sinh hoạt Hội đoàn hay học Việt ngữ thì đóng tiền theo tiêu chuẩn ấn định thì chúng con sẵn sàng thi hành chứ không nhất thiết phải ghi danh lại vào Cộng đoàn Việt Nam! Đúng không thưa cha?
2. Trường hợp Cha phó xứ, Cha Quản nhiệm hay Cha Tuyên úy Việt nam, hay ông Chủ tịch Cộng đoàn viết văn thư bãi chức ai đó thì vị này có “quyền” này không, và như vậy có đúng theo Giáo luật không?
3. Giả như trường hợp mà Cha Chánh xứ, Cha phó xứ, Cha Quản nhiệm hay ông Chủ tịch không thi hành đúng đắn trách nhiệm mục tử của mình hay là có những động thái gây chia rẽ trầm trọng trong Cộng đoàn mà giáo dân trình bầy lên các vị, nhưng vẫn không lắng nghe và làm sai trái thì tiếp theo giáo dân nên làm gì?
Xin Cha vui lòng giải thích rõ ràng cho chúng con vì tình trạng Cộng đoàn chúng con giờ đây rất là bi đát, ai cũng xót xa và hoang mang vì những tuyên bố của Cha Quản nhiệm và Ban tân chấp hành.
Hồng Phan
LM Ngô Tôn Huấn trả lời:
Thưa ông/bà Hồng Phan:
Về thắc mắc của ông/bà tôi xin được trả lời vắn gọn như sau:
1- Mỗi giáo xứ -dù ở Việt Nam hay ở Mỹ- thì cũng chỉ có một Hội Đồng Muc Vụ, một Hội Đồng Tài Chánh mà thôi. Các Hội Đồng này và các đoàn thể Công Giáo tiến hành, các phong trào giáo dân như Phong Trào Cursillo, Fatima, Đền tạ Thánh Tâm Chúa, Dòng Ba Đa Minh, các lớp giáo lý, Việt ngữ v.v… đều phải trực thuộc dưới quyền Cha Chánh xứ (Pastor) các cha phó chỉ làm tuyên úy (chaplain) cho các Hội Đoàn hay Phong Trào theo sự chỉ định của Cha Chánh xứ.
2- Riêng ở Mỹ, vì vấn đề ngôn ngữ nên giáo dân VN đi lễ riêng ở Giáo xứ Mỹ và thường chỉ biết đến Cha phó Việt Nam, đặc trách mục vụ cho giáo dân VN, mà thường gọi cha phó này là cha quản nhiệm. Gọi như vậy là sai giáo luật, vì trong một giáo xứ (Parish) chỉ có một cha xứ và một hai cha phó thôi chứ không có ai là Quản Nhiệm (Administrator) bao giờ. Vì chỉ có một giáo xứ thôi nên cũng chỉ có một Hội Đồng Mục Vụ chung cho cả xứ. Giáo dân VN đi lễ chung trong giáo Xứ Mỹ có thể có Ban Mục Vụ riêng để giúp các sinh hoạt riêng của giáo dân Việt trong giáo xứ Mỹ.
Ban mục vụ này không phải là Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ (Pastoral Council) vì không thể có hai Hội Đồng này trong một Giáo xứ, xét theo giáo luật.
3- Việc ghi tên vào Giáo Xứ áp dụng cho mọi sắc dân trong giáo xứ, nghĩa là chỉ phải ghi tên một lần vào giáo xứ, chứ không thể có chuyện giáo dân phải ghi tên riêng theo ngôn ngữ vào giáo xứ nào. Giáo dân VN đi lễ tiếng Việt hoặc lễ chung khác trong giáo xứ Mỹ, thì nếu cha phó đặc trách giáo dân VN muốn biết có bao nhiêu người VN đi lễ VN thì có thể lập danh sách các giáo dân này, nhưng đây không phải là việc ghi danh (registration) vào giáo xứ bao lâu chưa phải là Giáo Xứ Việt Nam riêng biệt như các giáo xứ Mỹ, Mễ.
Như vậy, cha phó mới nào đến giáo xứ Mỹ có giáo dân VN đi lễ và sinh hoạt mục vụ riêng, thì cha phó này không được phép bắt dân ghi tên lại vào Công Đoàn do mình đặc trách... Nếu họ đã ghi danh nhập giáo xứ Mỹ rồi thì như vậy là đủ, không cần phải ghi danh lại mỗi khi có cha phó mới đặc trách cho giáo dân VN. Nghĩa là chỉ phải ghi danh một lần nhập giáo xứ Mỹ mà người VN đi lễ chung chứ không phải ghi danh nhập Công Đoàn của riêng người VN như nhập Giáo xứ chính danh được. Ai làm việc này là sai và giáo dân có quyền trình bày cho cha xứ biết đề xin can thiệp. Nếu không thỏa mãn thì hãy lên văn phòng địa phận (Chancery) mà khiếu nại. Chắc chắn sẽ được giải quyết thỏa đáng.
Ước mong những giải thích trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.
LM Ngô Tôn Huấn
Thông Báo
Phân ưu: Thân phụ Cha Trần Văn Kiểm qua đời tại Saigòn
Ban Giám Đốc VietCatholic
09:11 03/09/2016
Chúng tôi được ai tín:
Ông Cố Phanxicô Trần Văn Toản
(Thân phụ LM Trần Văn Kiểm, Linh hướng Giám đốc Điều hành Trung tâm CGVN Orange)
Ông Cố sinh năm 1935 tại Xã Đồng Hướng, Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình
tạ thế ngày 27 tháng 8 năm 2016 tại Tân Bình, Sài Gòn, Việt Nam.
Hưởng thọ 81 tuổi.
Thánh lễ an táng Ông Cố sáng Thứ Ba ngày 30 tháng 8 năm 2016
được Cha Trần Văn Kiểm cử hành
tại Nhà Thờ Nam Thái, Ngã Ba Ông Tạ, Sài Gòn.
An nghỉ tại Nghĩa Trang Tân Thịnh, Hốc Môn, Sài gòn.
Xin thành kính phân ưu và xin qúi Tu sĩ qúi chức và qúi anh chị em độc giả
cầu nguyện cho linh hồn Phanxicô được hưởng phúc trường sinh.
Thành kính phân ưu
LM Trần Công Nghị và Ban Giám Đốc VietCatholic