Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 24 Quanh Năm 13/9/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:00 14/09/2020
Bài Ðọc I: Hc 27, 33 - 28, 9
"Hãy tha thứ cho kẻ làm hại ngươi, thì khi ngươi cầu nguyện, ngươi sẽ được tha".
Trích sách Huấn Ca.
Thịnh nộ và giận dữ, cả hai đều đáng ghê tởm, người có tội đều mắc cả hai. Ai muốn báo thù, sẽ bị Chúa báo thù, và Chúa nghiêm trị tội lỗi nó. Ngươi hãy tha thứ cho kẻ làm hại ngươi, thì khi ngươi cầu nguyện, ngươi sẽ được tha. Người này tích lòng giận ghét người kia, mà dám xin Chúa cứu chữa sao? Nó chẳng thương xót người đồng loại với nó, mà còn cầu xin tha thứ tội lỗi nó làm sao? Nó là xác thịt mà tích lòng thịnh nộ, thì dám xin Chúa tha thứ làm sao? Ai sẽ khẩn cầu cho tội ác nó?
Ngươi hãy nhớ đến điều sau hết, và chấm dứt hận thù: hãy nhớ đến sự hư nát và sự chết, hãy trung thành với các giới răn. Hãy nhớ kính sợ Thiên Chúa, và đừng giận ghét kẻ khác. Hãy nhớ đến giao ước của Ðấng Tối Cao, và hãy bỏ qua sự lầm lỗi của kẻ khác.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 9-10. 11-12
Ðáp: Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân
Xướng: Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người.
Xướng: Người đã thứ tha cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân; Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng.
Xướng: Người không chấp tranh triệt để, cũng không đời đời giữ thế căm hờn. Người không xử với chúng tôi như chúng tôi đắc tội, và không trả đũa theo điều oan trái chúng tôi.
Xướng: Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, lòng nhân hậu Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi xa khỏi chúng tôi.
Bài Ðọc II: Rm 14, 7-9
"Dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, không ai trong anh em được sống cho mình, và cũng không ai chết cho mình. Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa; nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy, dù sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa. Vì lẽ ấy, nếu Ðức Kitô đã chết và sống lại, là để cai trị kẻ sống và kẻ chết.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 6, 64b và 69b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống, Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 18, 21-35
"Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần. Có phải đến bảy lần không?" Chúa Giêsu đáp: "Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy.
"Về vấn đề này, thì Nước Trời cũng giống như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ. Trước hết, người ta dẫn đến vua một người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này không có gì trả, nên chủ ra lệnh bán y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết nợ. Người đầy tớ liền sấp mình dưới chân chủ và van lơn rằng: "Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn và tôi sẽ trả cho ngài tất cả". Người chủ động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y.
"Khi ra về, tên đầy tớ gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc: Y tóm lấy, bóp cổ mà nói rằng: "Hãy trả nợ cho ta". Bấy giờ người bạn sấp mình dưới chân và van lơn rằng: "Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ cho anh". Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục, cho đến khi trả nợ xong.
"Các bạn y chứng kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm, họ liền đi thuật với chủ tất cả câu truyện. Bấy giờ chủ đòi y đến vào bảo rằng: "Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?" Chủ nổi giận, trao y cho lý hình hành hạ, cho đến khi trả hết nợ.
"Vậy Cha Ta trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình".
Ðó là lời Chúa.
Lễ Suy Tôn Thánh Giá: Thánh Giá Chúa Là Nguồn Phúc Vinh
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:00 14/09/2020
Lễ Suy Tôn Thánh Giá: Thánh Giá Chúa Là Nguồn Phúc Vinh
(Ga 3, 13-17)
Ngày 14 tháng 9, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta cử hành lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa với niềm vui vì được cứu độ. Ngày hôm nay, Thánh Giá được trình bày cho các tín hữu không phải dưới khía cạnh khổ đau, hay nặng nề thiết yếu của cuộc sống cần phải vác theo Đức Kitô, nhưng dưới khía cạnh vinh quang, như cái cớ để tự hào và không có khóc lóc. Lễ này khởi đi từ hai sự kiện lớn là khánh thành là cung hiến đền thờ Calvario và Mộ Thánh ở Thánh Địa do bà Helena, mẹ vua Constantin (khoảng năm 270, 280 đến 337 ), hoàng đế Roma cho xây cất năm 335. Ngày 14 tháng 9 còn là ngày mừng vì tìm được Thánh Giá thực vào 14 tháng 9 năm 326.
Cuộc chiến thắng của người Kitô giáo trước quân Ba Tư vào thế kỷ thứ VII, giúp tìm lại Thánh Giá Chúa và cung nghinh về Giêrusalem là sự kiện thứ hai. Từ đó, ở Giêrusalem có lễ Suy Tôn Thánh Giá vào ngày 14 tháng 9. Tuy nhiên với dòng thời gian, lễ này có một ý nghĩa riêng, vì được cử hành với niềm vui của mầu nhiệm Thánh Giá, một khí cụ man rợ và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, được Đức Kitô dùng để cứu độ thế gian.
Điều này được phản ánh trong các bài đọc. Thánh Phaolô coi Thánh Giá là động lực lớn lao để "tán dương" Đức Kitô: "Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh quang" (Pl 2, 8 -11). Thánh Gioan lại đề cập đến Thập Giá là khí cụ để cứu độ con người: "Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời" (Ga 3, 14).
Như thế, Thánh Giá là Niềm Hy Vọng độc nhất trong Vinh Quang toàn thắng của Đức Kitô, Thánh Giá ban tặng cho nhân loại ơn sủng và ơn tha thứ. Nên "chúng ta phải hãnh diện về thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nơi Người, ta được giải thoát, được sống và được sống lại; chính Người giải thoát và cứu độ ta" (Ca nhập lễ).
Giáo hội cử hành lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa, nhờ Đấng bị đóng đinh, chúng ta được đưa về trời cao, vứt bỏ sau lưng tội lỗi thế gian để đạt tới sự thiện trên trời. Chúng ta hát mừng Chúa sống lại hiển vinh, vì bởi cây Thánh Giá niêm hân hoan tràn ngập khắp địa cầu. Còn hạnh phúc nào hơn từ cây Thánh Giá; vì chính nhờ cây Thánh Giá, nguồn vinh phúc, ơn cứu độ chúng ta được phục hồi. Thật vậy, nếu không có cây Thánh Giá, Đức Kitô đã không bị đóng đinh, sự sống đã không bị treo lên gỗ giá, máu và nước, nguồn suối trường sinh đã không chảy ra từ cành sườn để rửa sạch tội lỗi thế nhân, bộ mặt kẻ tội lỗi đã không bị lột trần, chúng ta sẽ không được tự do và không được hưởng nhờ ơn phúc từ cây sự sống. Nếu như không có Thánh Giá, thiên đàng không được mở, sự chết không bị chôn vùi, mọi thủ đoạn của hỏa ngục sẽ không được phơi bày ra. Thánh Giá thật cao cả và quí giá biết bao. Cao cả, vì Đức Kitô đã chiến thằng khải hoàn trước mọi đau khổ, Thánh Giá phát sinh sự thiện với biết bao kỳ công. Quý giá, vì Thánh Giá vừa là sự khổ đau vừa là khí giáp của Thiên Chúa. Là khổ đau, vì chính nhờ cây thánh giá Đức Giêsu đã hoàn toàn chịu chết; là khí giáp, vì ma quỷ đã bị tổn thương và đánh bại, sự chết đã bị Đức Giêsu tiêu diệt vĩnh viễn; cửa Hỏa ngục bị đập tan và Thánh Giá trở nên ơn cứu độ cho toàn thế giới. Thánh Giá được gọi là vinh quang của Đức Kitô, và tán dương Người. Chúng ta nhìn thấy nơi Thánh Giá, chén của ao ước và tất cả mọi khổ đau mà Đức Kitô đã phải chịu vì chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Ga 3, 13-17)
Ngày 14 tháng 9, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta cử hành lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa với niềm vui vì được cứu độ. Ngày hôm nay, Thánh Giá được trình bày cho các tín hữu không phải dưới khía cạnh khổ đau, hay nặng nề thiết yếu của cuộc sống cần phải vác theo Đức Kitô, nhưng dưới khía cạnh vinh quang, như cái cớ để tự hào và không có khóc lóc. Lễ này khởi đi từ hai sự kiện lớn là khánh thành là cung hiến đền thờ Calvario và Mộ Thánh ở Thánh Địa do bà Helena, mẹ vua Constantin (khoảng năm 270, 280 đến 337 ), hoàng đế Roma cho xây cất năm 335. Ngày 14 tháng 9 còn là ngày mừng vì tìm được Thánh Giá thực vào 14 tháng 9 năm 326.
Cuộc chiến thắng của người Kitô giáo trước quân Ba Tư vào thế kỷ thứ VII, giúp tìm lại Thánh Giá Chúa và cung nghinh về Giêrusalem là sự kiện thứ hai. Từ đó, ở Giêrusalem có lễ Suy Tôn Thánh Giá vào ngày 14 tháng 9. Tuy nhiên với dòng thời gian, lễ này có một ý nghĩa riêng, vì được cử hành với niềm vui của mầu nhiệm Thánh Giá, một khí cụ man rợ và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, được Đức Kitô dùng để cứu độ thế gian.
Điều này được phản ánh trong các bài đọc. Thánh Phaolô coi Thánh Giá là động lực lớn lao để "tán dương" Đức Kitô: "Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh quang" (Pl 2, 8 -11). Thánh Gioan lại đề cập đến Thập Giá là khí cụ để cứu độ con người: "Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời" (Ga 3, 14).
Như thế, Thánh Giá là Niềm Hy Vọng độc nhất trong Vinh Quang toàn thắng của Đức Kitô, Thánh Giá ban tặng cho nhân loại ơn sủng và ơn tha thứ. Nên "chúng ta phải hãnh diện về thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nơi Người, ta được giải thoát, được sống và được sống lại; chính Người giải thoát và cứu độ ta" (Ca nhập lễ).
Giáo hội cử hành lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa, nhờ Đấng bị đóng đinh, chúng ta được đưa về trời cao, vứt bỏ sau lưng tội lỗi thế gian để đạt tới sự thiện trên trời. Chúng ta hát mừng Chúa sống lại hiển vinh, vì bởi cây Thánh Giá niêm hân hoan tràn ngập khắp địa cầu. Còn hạnh phúc nào hơn từ cây Thánh Giá; vì chính nhờ cây Thánh Giá, nguồn vinh phúc, ơn cứu độ chúng ta được phục hồi. Thật vậy, nếu không có cây Thánh Giá, Đức Kitô đã không bị đóng đinh, sự sống đã không bị treo lên gỗ giá, máu và nước, nguồn suối trường sinh đã không chảy ra từ cành sườn để rửa sạch tội lỗi thế nhân, bộ mặt kẻ tội lỗi đã không bị lột trần, chúng ta sẽ không được tự do và không được hưởng nhờ ơn phúc từ cây sự sống. Nếu như không có Thánh Giá, thiên đàng không được mở, sự chết không bị chôn vùi, mọi thủ đoạn của hỏa ngục sẽ không được phơi bày ra. Thánh Giá thật cao cả và quí giá biết bao. Cao cả, vì Đức Kitô đã chiến thằng khải hoàn trước mọi đau khổ, Thánh Giá phát sinh sự thiện với biết bao kỳ công. Quý giá, vì Thánh Giá vừa là sự khổ đau vừa là khí giáp của Thiên Chúa. Là khổ đau, vì chính nhờ cây thánh giá Đức Giêsu đã hoàn toàn chịu chết; là khí giáp, vì ma quỷ đã bị tổn thương và đánh bại, sự chết đã bị Đức Giêsu tiêu diệt vĩnh viễn; cửa Hỏa ngục bị đập tan và Thánh Giá trở nên ơn cứu độ cho toàn thế giới. Thánh Giá được gọi là vinh quang của Đức Kitô, và tán dương Người. Chúng ta nhìn thấy nơi Thánh Giá, chén của ao ước và tất cả mọi khổ đau mà Đức Kitô đã phải chịu vì chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:14 14/09/2020
20. Ma quỷ tránh né những người sống khắc khổ với mình, không dám cám dỗ họ, nó chỉ dám cám dỗ những người nuông chiều thân xác mình.
(Thánh Francis Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:18 14/09/2020
26. PHẠM TỘI VÌ NHẶT DÂY THỪNG
Có một người vì trộm trâu nên bị bêu trước đám đông, người quen biết hỏi:
- “Anh phạm tội gì?”
Anh ta đáp:
- “Thật là rủi ro ! Hôm qua tôi đi trên chợ nhìn thấy bên đường có sợi dây thừng, cảm thấy bỏ đi thì uổng bèn nhặt lên, ai mà biết được, thế là phạm tội”.
Người quen lại hỏi:
- “Lẽ nào sợi dây thừng không buộc một thêm cái gì sao?”
Ông ta mới lúng túng trả lời:
- “Ai biết được sợi dây thừng ấy mắc trên đầu con bò, nó lại còn dắt thêm con bò nghé nữa chứ !”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 26:
Rất ít người phạm tội mà mau mắn nhận mình có tội, bởi vì chính nguyên tổ A-dong cũng đã không nhận tội của mình, mà đã đổ lỗi cho vợ mình là bà E-va...
Dây thừng buộc vào cổ con bò chứ không phải con ruồi mà nói không thấy, con bò còn kéo thêm con nghé nữa thì chỉ có người mù mới không thấy, vậy mà anh chàng ăn trộm vẫn cứ không nhận tội của mình, mà chỉ than trách tại sao sợi dây lại buộc vào con bò; cũng vậy, nguyên nhân đưa đến tội chính là cái cứ ngỡ: cứ ngỡ là không phạm tội nhưng lại phạm; cứ ngỡ là mình đứng vững lại té nhào; cứ ngỡ chỉ là sợi dây, ai dè sợi dây lại buộc vào con bò...
Có những người Ki-tô hữu vào tòa xưng tội nhưng vẫn cứ đổ tội cho người này người nọ, họ dám nhận rằng mình là tội nhân nhưng không can đảm nhận mình là nguyên nhân gây ra những đổ vỡ trong gia đình; họ dám thú tội mình ra nhưng không có can đảm thừa nhận mình cũng là người có lỗi khi phạm tội. Không dám nhận tội mình là vì con người thấy cái danh dự, tự ái của mình lớn hơn sự thật; vì con người coi chức vụ danh vọng của mình cao hơn chân lý và quan trọng hơn họ không có sự khiêm tốn khi đi xưng tội...
Không một ai nhặt sợi dây bên đường mà bị buộc tội cả, họ chỉ bị buộc tội khi sợi dây ấy có buộc thêm một con bò hay bất cứ vật gì có giá trị...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người vì trộm trâu nên bị bêu trước đám đông, người quen biết hỏi:
- “Anh phạm tội gì?”
Anh ta đáp:
- “Thật là rủi ro ! Hôm qua tôi đi trên chợ nhìn thấy bên đường có sợi dây thừng, cảm thấy bỏ đi thì uổng bèn nhặt lên, ai mà biết được, thế là phạm tội”.
Người quen lại hỏi:
- “Lẽ nào sợi dây thừng không buộc một thêm cái gì sao?”
Ông ta mới lúng túng trả lời:
- “Ai biết được sợi dây thừng ấy mắc trên đầu con bò, nó lại còn dắt thêm con bò nghé nữa chứ !”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 26:
Rất ít người phạm tội mà mau mắn nhận mình có tội, bởi vì chính nguyên tổ A-dong cũng đã không nhận tội của mình, mà đã đổ lỗi cho vợ mình là bà E-va...
Dây thừng buộc vào cổ con bò chứ không phải con ruồi mà nói không thấy, con bò còn kéo thêm con nghé nữa thì chỉ có người mù mới không thấy, vậy mà anh chàng ăn trộm vẫn cứ không nhận tội của mình, mà chỉ than trách tại sao sợi dây lại buộc vào con bò; cũng vậy, nguyên nhân đưa đến tội chính là cái cứ ngỡ: cứ ngỡ là không phạm tội nhưng lại phạm; cứ ngỡ là mình đứng vững lại té nhào; cứ ngỡ chỉ là sợi dây, ai dè sợi dây lại buộc vào con bò...
Có những người Ki-tô hữu vào tòa xưng tội nhưng vẫn cứ đổ tội cho người này người nọ, họ dám nhận rằng mình là tội nhân nhưng không can đảm nhận mình là nguyên nhân gây ra những đổ vỡ trong gia đình; họ dám thú tội mình ra nhưng không có can đảm thừa nhận mình cũng là người có lỗi khi phạm tội. Không dám nhận tội mình là vì con người thấy cái danh dự, tự ái của mình lớn hơn sự thật; vì con người coi chức vụ danh vọng của mình cao hơn chân lý và quan trọng hơn họ không có sự khiêm tốn khi đi xưng tội...
Không một ai nhặt sợi dây bên đường mà bị buộc tội cả, họ chỉ bị buộc tội khi sợi dây ấy có buộc thêm một con bò hay bất cứ vật gì có giá trị...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 trong một ngày
Thanh Quảng sdb
06:27 14/09/2020
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 trong một ngày
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo sự bộc phá kỷ lục các trường hợp nhiễm coronavirus trên toàn cầu vào ngày Chủ nhật 13/9/2020 vừa qua, với con số kỷ lục 307.930 trường hợp trong 24 giờ.
(Tin Vatican)
Sự lây lan của tên kẻ thù vô hình Covid-19 tiếp tục gia tăng đến con số kỷ lục mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo số ca nhiễm coronavirus toàn cầu trong 24 giờ qua, con số kỷ lục đã xảy ra ở Ấn Độ, Hoa Kỳ và Brazil.
Các trường hợp mới
Ấn Độ báo cáo trong 24 giờ qua có 94.372 trường hợp mới, tiếp theo là Hoa Kỳ với con số 45.523 và Brazil 43.718 ca!
Số người chết cũng tăng như vậy: Hoa Kỳ và Ấn Độ cho hay có hơn 1.000 trường hợp tử vong và Brazil báo cáo 874 người qua đời trong 24 giờ qua.
Tổng cộng toàn cầu đã có 307.930 ca nhiễm trong 24 giờ qua so với con số kỷ lục mà WHO công bố là 306.857 ca vào ngày 6 tháng 9.
Ấn Độ và Hoa Kỳ
Ấn Độ hiện đã vượt Hoa Kỳ về ca nhiễm hàng ngày! 97.570 trường hợp trong một ngày.
Tổng số ca nhiễm coronavirus ở Hoa Kỳ là 6.700.000 so với tổng số 4,75 triệu ca ở Ấn Độ, các bệnh viện rất hoang mang vì nhiều nơi không có đủ máy trợ thở cho các bệnh nhân nguy kịch…
Vòng quanh thế giới
Các ca nhiễm coronavirus trên khắp thế giới vẫn tiếp tục gia tăng như ở Argentina, Indonesia, Morocco, Tây Ban Nha và Ukraine.
Tại Anh quốc và Scotland, các lệnh mới có hiệu lực vào thứ Hai này, mọi cuộc tụ họp trên sáu người đều bị cấm. Tại đất thánh chính phủ sẽ giới nghiêm, cư dân không được phép di chuyển quá 500 mét từ nhà ở và tại Melbourne lực cách ly và giới nghiêm từ 9 giờ tối tới 5 giờ sáng đã được áp dụng 6 tuần qua và nay bị gia hạn thêm 2 tuần nữa…
Cách chung các trường hợp nhiễm vi rút tiếp tục không suy giảm, ông Hans Kluge, Giám đốc WHO, phụ trách khu vực châu Âu, cho hay có thể châu Âu sẽ phải chứng kiến một sự bùng phát mới với con số tử vong to lớn vào tháng 10 và tháng 11 tới đây.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo sự bộc phá kỷ lục các trường hợp nhiễm coronavirus trên toàn cầu vào ngày Chủ nhật 13/9/2020 vừa qua, với con số kỷ lục 307.930 trường hợp trong 24 giờ.
(Tin Vatican)
Sự lây lan của tên kẻ thù vô hình Covid-19 tiếp tục gia tăng đến con số kỷ lục mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo số ca nhiễm coronavirus toàn cầu trong 24 giờ qua, con số kỷ lục đã xảy ra ở Ấn Độ, Hoa Kỳ và Brazil.
Các trường hợp mới
Ấn Độ báo cáo trong 24 giờ qua có 94.372 trường hợp mới, tiếp theo là Hoa Kỳ với con số 45.523 và Brazil 43.718 ca!
Số người chết cũng tăng như vậy: Hoa Kỳ và Ấn Độ cho hay có hơn 1.000 trường hợp tử vong và Brazil báo cáo 874 người qua đời trong 24 giờ qua.
Tổng cộng toàn cầu đã có 307.930 ca nhiễm trong 24 giờ qua so với con số kỷ lục mà WHO công bố là 306.857 ca vào ngày 6 tháng 9.
Ấn Độ và Hoa Kỳ
Ấn Độ hiện đã vượt Hoa Kỳ về ca nhiễm hàng ngày! 97.570 trường hợp trong một ngày.
Tổng số ca nhiễm coronavirus ở Hoa Kỳ là 6.700.000 so với tổng số 4,75 triệu ca ở Ấn Độ, các bệnh viện rất hoang mang vì nhiều nơi không có đủ máy trợ thở cho các bệnh nhân nguy kịch…
Vòng quanh thế giới
Các ca nhiễm coronavirus trên khắp thế giới vẫn tiếp tục gia tăng như ở Argentina, Indonesia, Morocco, Tây Ban Nha và Ukraine.
Tại Anh quốc và Scotland, các lệnh mới có hiệu lực vào thứ Hai này, mọi cuộc tụ họp trên sáu người đều bị cấm. Tại đất thánh chính phủ sẽ giới nghiêm, cư dân không được phép di chuyển quá 500 mét từ nhà ở và tại Melbourne lực cách ly và giới nghiêm từ 9 giờ tối tới 5 giờ sáng đã được áp dụng 6 tuần qua và nay bị gia hạn thêm 2 tuần nữa…
Cách chung các trường hợp nhiễm vi rút tiếp tục không suy giảm, ông Hans Kluge, Giám đốc WHO, phụ trách khu vực châu Âu, cho hay có thể châu Âu sẽ phải chứng kiến một sự bùng phát mới với con số tử vong to lớn vào tháng 10 và tháng 11 tới đây.
Người Công Giáo cảm ơn công ty dược vì đã chuyển sang dùng vắc xin phù hợp với luân lý
Đặng Tự Do
16:43 14/09/2020
Các nhà lãnh đạo Công Giáo ở Hoa Kỳ đã hoan nghênh tin tức cho biết một trong những nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới đã quyết định ngừng sử dụng vắc-xin bại liệt có nguồn gốc từ dòng tế bào của các bào thai đã phá thai.
Thay vào đó, Sanofi-Pasteur sẽ sử dụng một dòng tế bào động vật phù hợp với luân lý để sản xuất vắc xin bại liệt của mình. Công ty này là một trong số ba nhà sản xuất vắc xin lớn nhất trên toàn cầu, cũng đã cam kết phát triển vắc xin COVID-19 không sử dụng dòng tế bào từ việc phá thai.
Ông Greg Schleppenbach, phó Ban Thư ký Các hoạt động phò sinh của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ cho biết “FDA gần đây đã chấp thuận yêu cầu của Sanofi-Pasteur để chuyển từ sử dụng dòng tế bào của các bào thai bị phá thai sang sử dụng tế bào động vật trong dây chuyền sản xuất vắc xintrị bại liệt Pentacel và Quadracel.”
Sanofi-Pasteur cũng đã thông báo rằng họ sẽ không còn sản xuất vắc-xin bại liệt độc lập, Poliovax, được tạo ra từ cùng một dòng tế bào các bào thai bị phá thai. Thay vào đó, họ sẽ giữ lại một loại vắc-xin độc lập khác, IPOL, được phát triển hợp đạo đức.”
Ông Schleppenbach cho biết: “Hơn nữa, nỗ lực không ngừng của Sanofi-Pasteur để phát triển vắc-xin COVID-19 cũng không dựa vào các dòng tế bào có liên quan đến phá thai”
Trong nhiều năm, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã không ngừng bày tỏ những lo ngại về đạo đức đã được đặt ra về việc phát triển một số loại vắc-xin với các dòng tế bào được tạo ra từ tế bào của những đứa trẻ bị phá thai.
Source:Catholic News Agency
Mark Galli, mục sư Tin Lành, tổng biên tập viên Christian Today, người chống tổng thống Trump gay gắt, gia nhập Công Giáo
Đặng Tự Do
16:44 14/09/2020
Hôm Chúa Nhật 13 tháng 9, ông Mark Galli, mục sư Tin Lành đã quỳ trước mặt Đức Cha Richard Pates Giám Quản Tông Tòa giáo phận Joliet, Illinois, trong Nhà thờ Thánh Raymond Nonnatus để được chịu phép thêm sức với những lời sau:
“Phanxicô, hãy nhận lấy ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.”
Sau đó, Đức Cha Pates đã thoa dầu xức lên trán của Galli. Ngài sử dụng một miếng bông gòn thay vì ngón tay cái của mình do COVID-19. Và cùng với nghi thức đó, Galli - người đã chọn tên Thánh là Phanxicô Assisi – đã chính thức trở thành một người Công Giáo.
Hành trình đến với Công Giáo của Galli rất đáng chú ý, một phần là do môi trường chính trị của quốc gia. Ông Galli là mục sư Tin Lành, và đã trải qua bảy năm làm tổng biên tập của Christian Today, ấn phẩm hàng đầu dành cho những người truyền bá phúc âm mà người sáng lập là nhà truyền giáo huyền thoại Billy Graham.
Tháng 12 năm ngoái, Galli có lẽ là nhà truyền giáo nổi tiếng nhất Hoa Kỳ - sau khi viết một bài xã luận kêu gọi việc luận tội tổng thống Donald Trump và cách chức và cho rằng ông ấy “vô đạo đức một cách sâu sắc”.
Tổng thống Trump rất bực mình và mở một trận chiến trên Twitter, mang đến cho Galli - một cơn sóng thần những ủng hộ và chống đối ngay trong giáo phái của ông. Một số người theo phái Phúc âm của ông ca ngợi bài xã luận là can đảm, nhưng những người khác trong cùng giáo phái đã lên tiếng bênh vực tổng thống Trump và cho rằng Galli sai lầm và mất liên lạc với thực tại cuộc sống.
Từ khi COVID-19 bùng phát tại Hoa Kỳ, người ta thấy ông im lặng và bây giờ, hai tháng trước cuộc bầu cử, Galli tuyên bố theo đạo Công Giáo.
Như trong trường hợp của hầu hết những người cải đạo, Galli khẳng định việc gia nhập đạo Công Giáo của mình là cá nhân, không liên quan đến chính trị.
Thực ra, Galli không phải là một người cải đạo. Ông ấy là một người trở lại đạo thì đúng hơn.
Sinh tại California, Galli đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo và được Rước lễ lần đầu. Tuy nhiên, vào năm 7 tuổi, cha mẹ ông không đến nhà thờ nữa.
Vào một mùa hè khi Galli bước sang tuổi 13, mẹ ông nói bà được “tái sinh” khi xem Billy Graham giảng trên TV.
Mục sư Billy Graham, tên thật William Franklin Graham sinh ngày 7 tháng 11 năm 1918 và qua đời ngày 21 tháng 2 năm 2018, là nhà nhà truyền bá phúc âm, và là một trong những nhà lãnh đạo có nhiều ảnh hưởng nhất của Phong trào Tin Lành Cải Cách.
Graham đã mang thông điệp Tin Mừng đến cho số lượng người nghe đông đảo hơn bất kỳ ai khác từng sống trên trái đất này. Đến năm 1993, hơn 2.5 triệu người công khai tiếp nhận Chúa Giêsu tại các chiến dịch truyền giảng của ông.
Đến năm 2002, trong suốt cuộc đời truyền bá phúc âm lâu dài, nếu tính cả số lượng thính giả của các chương trình phát thanh và truyền hình, Billy Graham đã giới thiệu phúc âm cho khoảng 2 tỉ người tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Ông thường cố vấn cho các Tổng thống Hoa Kỳ và liên tục có tên trong danh sách “Mười nhân vật được kính trọng nhất trên thế giới”, theo các cuộc thăm dò của Gallup Polls.
Source:Religion News
Lần đầu tiên, Nga truy tố một linh mục Công Giáo vì tội truyền giáo trái phép
Đặng Tự Do
16:45 14/09/2020
Từ khi cộng sản Liên Sô sụp đổ đến nay, Nga vẫn tỏ ra thẳng tay với các giáo phái Tin Lành. Tuy nhiên, lần đầu tiên, Nga đã truy tố một nhà lãnh đạo Công Giáo vì “hoạt động truyền giáo bất hợp pháp”.
Forum 18, một tổ chức giám sát tự do tôn giáo, đưa tin Cha Nikita Glazunov đã bị tòa án ở Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Nga, phạt 5,000 rúp (khoảng 67 Mỹ Kim). Cha Glazunov, thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô 10, bị buộc tội tổ chức một thánh lễ Latinh trong hội trường khách sạn. Theo lời buộc tội, ngài đã mời một “nhà truyền giáo nước ngoài” đến cử hành Thánh lễ, nhưng vị linh mục này không có văn bản ủy quyền thực hiện hoạt động truyền giáo. Một nhân chứng, có lẽ là một tín hữu Chính Thống, làm chứng trước tòa rằng nhà thuyết giáo đã “nói về chân lý của Công Giáo so với Chính Thống Giáo, và sau buổi lễ cha Glazunov đã mời nhân chứng lấy về các tài liệu được in ra để làm quen với quan điểm Công Giáo.”
Glazunov đã kháng cáo phán quyết của tòa vào ngày 5 tháng 6, nhưng không thành công.
Trường hợp của ngài bị khép vào một trong 42 hành động được xem là “hoạt động truyền giáo bất hợp pháp” mà Forum 18 đã xác định trong sáu tháng đầu năm 2020. Các cáo buộc này dựa trên luật được thông qua vào năm 2016. Hầu hết các trường hợp liên quan đến các cá nhân và phán quyết của tòa là phạt tiền. Tuy nhiên, trong hai trường hợp, người nước ngoài bị cho là vi phạm luật tôn giáo của Nga đã bị trục xuất.
Trong hơn một năm rưỡi qua, Forum 18 đã chứng kiến một số vụ truy tố ngày càng gia tăng đối với hoạt động liên quan đến Hồi giáo, và bây giờ, là vụ đầu tiên chống lại một người Công Giáo.
Năm 2019, một tòa án Nga đã kết tội 6 người thuộc giáo phái Nhân chứng Giêhôva liên quan đến chủ nghĩa cực đoan, khiến họ phải ngồi tù tới 3 năm rưỡi.
Năm nay, một công dân Mỹ, Raymond Curran, đã bị tòa án ở Tambov kết tội sau khi cảnh sát phát hiện ra anh ta đang chủ sự các dịch vụ của nhà thờ Tin lành Calvary Chapel chưa đăng ký trong một ngôi nhà văn hóa.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) sẽ tiến hành một cuộc điều trần vào ngày 16 tháng 9 về điều mà họ gọi là “tình trạng đáng báo động về tự do tôn giáo ở Liên bang Nga và Trung Á, và khuyến nghị về cách Hoa Kỳ nên phản ứng”.
Một thông báo trên trang web của USCIRF cho biết: “Nga và các quốc gia Trung Á khác nhau đã phá hoại tự do tôn giáo kể từ cuối những năm 1990, khi nhiều quốc gia thuộc Liên Sô cũ áp dụng các đạo luật đàn áp tôn giáo dựa trên tiền lệ trong quá khứ. Các quan chức trên toàn khu vực giám sát chặt chẽ và điều chỉnh việc thực hành tôn giáo, bao gồm việc đặt camera giám sát ở những nơi thờ phượng và lưu giữ cơ sở dữ liệu chính thức với thông tin cá nhân chi tiết của các thành viên cộng đồng. Các chính quyền khu vực tích cực đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo thông qua việc từ chối đăng ký hợp pháp và sử dụng các luật mơ hồ và mở rộng về chủ nghĩa cực đoan nhằm hình sự hóa bất kỳ lời nói hoặc thực hành tôn giáo nào mà họ không chấp nhận.”
Source:Aleteia
Ảnh hưởng của cha mẹ và gia đình lên niềm tin của giới trẻ Hoa Kỳ
Thanh Quảng sdb
18:41 14/09/2020
Ảnh hưởng của cha mẹ và gia đình lên niềm tin của giới trẻ Hoa Kỳ
Gần 45% giới trẻ Công Giáo xác tín rằng họ tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Thông tấn xã của (Hiệp Hội Báo chí Công Giáo Á Châu) UCA ngày 14 tháng 9 năm 2020 cho hay: Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết giới trẻ ở Mỹ theo cha mẹ của họ trước các vấn đề tôn giáo.
Theo Bản nghiên cứu được công bố vào ngày 10 tháng 9 cho hay: Những cha mẹ theo Tin lành thì đa số con cái theo Tin lành, và các gia đình Công Giáo thì con cái nhìn nhận mình là người Công Giáo.
Phần lớn các cha mẹ không theo tín ngưỡng nào, thì con cái thường cho mình là vô thần, thuộc nhóm hoài nghi, hoạc “không có gì đặc biệt”.
“Nhìn chung, giới trẻ Hoa Kỳ đi tham dự các buổi lễ tôn giáo thường xuyên với cha mẹ: 44% thanh thiếu niên Hoa Kỳ nói họ đi lễ ít nhất một lần mỗi tháng, gần bằng tỷ lệ của cha mẹ họ tham dự thánh lễ hàng tháng khoảng 43%”.
Theo báo cáo, thì phần đa giới trẻ Hoa Kỳ theo niềm tin tôn giáo của cha mẹ họ, là giới trẻ trong các gia đình Công Giáo hay Tin lành.
24% thanh thiếu niên trong độ tuổi 13-17 nói rằng tôn giáo “rất quan trọng” đối với họ, và 36% nói rằng tôn giáo quan trọng một “phần nào đó” mà thôi.
Tuy nhiên, chỉ có 27% thanh thiếu niên Công Giáo nói rằng tôn giáo “rất quan trọng”.
Trong khi nhìn chung, 18% thanh thiếu niên nói rằng tôn giáo “hoàn toàn không quan trọng”, và trong đó chỉ có 4% là giới trẻ Công Giáo ủng hộ quan điểm này.
Gần 45% thanh thiếu niên Công Giáo nói rằng họ tin vào Chúa “một cách tuyệt đối” và tham dự các thánh lễ hàng tuần (34% đến 40%).
Theo báo cáo của Pew nêu rõ: Chỉ có 41% thanh thiếu niên Công Giáo cho biết tin vào Chúa là điều cần thiết để sống tốt.
Thanh thiếu niên Tin lành sốt sắng hơn giới trẻ Công Giáo, có đến 45% đến 70% giới trẻ Tin lành tin vững chắc vào Chúa và 40% đến 64% đi tham dự các lễ nghi tôn giáo hàng tuần.
Báo cáo cho biết 81% phần trăm cha mẹ Công Giáo có con ở tuổi vị thành niên xác định các em là Công Giáo.
Gần 45% giới trẻ Công Giáo xác tín rằng họ tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Thông tấn xã của (Hiệp Hội Báo chí Công Giáo Á Châu) UCA ngày 14 tháng 9 năm 2020 cho hay: Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết giới trẻ ở Mỹ theo cha mẹ của họ trước các vấn đề tôn giáo.
Theo Bản nghiên cứu được công bố vào ngày 10 tháng 9 cho hay: Những cha mẹ theo Tin lành thì đa số con cái theo Tin lành, và các gia đình Công Giáo thì con cái nhìn nhận mình là người Công Giáo.
Phần lớn các cha mẹ không theo tín ngưỡng nào, thì con cái thường cho mình là vô thần, thuộc nhóm hoài nghi, hoạc “không có gì đặc biệt”.
“Nhìn chung, giới trẻ Hoa Kỳ đi tham dự các buổi lễ tôn giáo thường xuyên với cha mẹ: 44% thanh thiếu niên Hoa Kỳ nói họ đi lễ ít nhất một lần mỗi tháng, gần bằng tỷ lệ của cha mẹ họ tham dự thánh lễ hàng tháng khoảng 43%”.
Theo báo cáo, thì phần đa giới trẻ Hoa Kỳ theo niềm tin tôn giáo của cha mẹ họ, là giới trẻ trong các gia đình Công Giáo hay Tin lành.
24% thanh thiếu niên trong độ tuổi 13-17 nói rằng tôn giáo “rất quan trọng” đối với họ, và 36% nói rằng tôn giáo quan trọng một “phần nào đó” mà thôi.
Tuy nhiên, chỉ có 27% thanh thiếu niên Công Giáo nói rằng tôn giáo “rất quan trọng”.
Trong khi nhìn chung, 18% thanh thiếu niên nói rằng tôn giáo “hoàn toàn không quan trọng”, và trong đó chỉ có 4% là giới trẻ Công Giáo ủng hộ quan điểm này.
Gần 45% thanh thiếu niên Công Giáo nói rằng họ tin vào Chúa “một cách tuyệt đối” và tham dự các thánh lễ hàng tuần (34% đến 40%).
Theo báo cáo của Pew nêu rõ: Chỉ có 41% thanh thiếu niên Công Giáo cho biết tin vào Chúa là điều cần thiết để sống tốt.
Thanh thiếu niên Tin lành sốt sắng hơn giới trẻ Công Giáo, có đến 45% đến 70% giới trẻ Tin lành tin vững chắc vào Chúa và 40% đến 64% đi tham dự các lễ nghi tôn giáo hàng tuần.
Báo cáo cho biết 81% phần trăm cha mẹ Công Giáo có con ở tuổi vị thành niên xác định các em là Công Giáo.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài chia sẻ về đời sống thánh hiến các Nữ tu Mến Thánh Giá dịp lễ Khấn Dòng
+ GM Thomas Nguyễn Thái Thành
10:30 14/09/2020
GARDEN GROVE, CA -- Thánh lễ Khấn Dòng ngày 12/9/2020 và kỷ niệm 350 năm Dòng Mến Thánh Giá đã được Đức TGM José Gomez chủ sự tại khung viên nhà thờ Saint Columban, Garden Grove, và Đức Cha Nguyễn Thái Thành giảng thuyết. Sau đây là bài giảng của ngài như sau:
Kính thưa quí ông bà và anh chiẹm, hôm nay chúng ta được vinh dự chứng kiến trong thánh lễ này, nghi thức Khấn Trọn đời của ba chị nữ tu Dòng mến Thánh Giá.
Một chút nữa đây, mỗi chị khấn trọn đời sẽ đọc lời khấn như sau:
Nhân danh Đức Giêsu Kitô Chịu-Đóng-Đinh, đối tượng duy nhất của lòng trí con. Trước sự hiện diện của vị Chủ tế và cộng đồng Dân Chúa, và trong tay Chị Tổng Phụ Trách Marta Lê Đức Grace, con tuyên khấn với Thiên Chúa toàn năng: sống Khiết Tịnh, Nghèo Khó, Vâng Phục trọn đời theo Hiến chương và Nội quy Hội Dòng Mến Thánh Giá - Los Angeles.
Kính thưa quí ông bà và anh chị em, Chỉ có phụ nữ thực sự yêu thương mới có thể nói những chữ này. Chỉ có phụ nữ biết được một Đấng yêu thương nàng trước, Đấng đã đưa nàng vào sa mạc, quyến rũ, cùng thổ lộ tâm tình và lập một hôn ước vĩnh cữu, Đấng mang tên là Tình Yêu, Đấng đã hứa với nàng sự san sẻ Thập Giá mỗi ngày.
Nguyên ĐGH Benedicto XVI một lần được hỏi: “Từ đâu ĐGH cảm nhận tình yêu, nếm hưởng tình yêu, kinh nghiệm tình yêu thâm thuý và sâu xa của nó?” Ngài trả lời: “Tôi cảm nghiệm tình yêu trước nhất từ cha tôi, mẹ tôi, anh chị em tôi.... Tôi đã được cảm nghiệm dưới nhiều hình dạng khác nhau. Được yêu và yêu lẫn nhau là những điều mà tôi càng ngày càng nhận ra là cơ bản cho một người có thể sống; cho một người có thể xin vâng cho chính mình, cho một người có thể xin vâng cho một người khác. Cuối cùng, càng ngày càng rõ rệt cho tôi là Thiên Chúa không phải là một quyền lực cai trị, một thế lực xa vời; nhưng Thiên Chúa là Tình Yêu và Thiên Chúa yêu thương tôi và như thế, đời sống phải được hướng dẫn bởi Ngài, bởi quyền lực được gọi, Tình Yêu”
Phải, Tình Yêu là điều duy nhất làm cho lời Khấn Dòng đáng tin cậy; tình yêu Chúa Giêsu tràn ngập trái tim con người và trái tim con người vui vẻ trở về đáp trả tình yêu này với Chúa Giêsu.
Khi Thiên Chúa gọi một phụ nữ vào Đời Sống Dòng, Lời của Ngài nói qua Sách Tiên tri Hosea cho ý nghĩa mới cho nàng. Thiên Chúa nói với nàng: “Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cữu. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót thương. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành và ngươi được biết Đức Chúa”. Đây là một mầu nhiệm tuyệt đẹp mà chúng ta chứng kiến hôm nay, một mầu nhiệm được bao bọc trong sự phong phú của Long thương xót Chúa.
Hôm nay, ba chị Maria Lan Ngô, Maria Hương Xuân Thị Lâm, Maria Kimberly Nguyễn, khi các chị tuyên hứa trọn đời để theo Người Mình Yêu bằng cách suy niệm và tưởng nhớ biết ơn sự khổ nạn và chết của Chúa Giêsu và diễn tả qua đời sống của các chị, khi các chị tuyên khấn trọn đời để bắt chức Ngài qua đời sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, và khi các chị tuyên khấn sống một đời sông nữ tu Dòng Mến Thánh Giá, mà năm nay kỷ niệm 350 thành lập Hội Dòng.
Đức Cha Pierre Lambert de la Motte, Đấng Sáng Lập Dòng Mến Thánh Giá, đã nhận ra tình yêu thương của Chúa Giêsu, tình yêu thương mà chúng ta vừa nhắc đến, và ĐC Lambert de La Motte đã đáp trả lời mời gọi đó qua cuộc sống hiến thân của ngài, một cuộc sống gương mẫu sáng ngời cho chúng ta noi theo trong lối sống từ bỏ. Ngài là hình ảnh của người môn đệ đích thực đã chọn con đường khổ giá để đi theo bước chân của Chúa Giesu Kito chịu-đóng đinh. Đức Cha đã từ bỏ tất cả: địa vị, danh vọng, tiền của, để dấn thân tiếp nối sứ mạng của Chúa Kitô hầu giúp mọi người nhận ra tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
Múc lấy sức mạnh từ tình yêu Thập giá, ngài đã vượt qua bao nhiêu khó khăn, bắt đạo trong thời ngài vừa đặt chân lên Nước Việt Nam vào năm 1662. Ngài đã an nghỉ trong Chúa ngày 15 tháng Sáu, năm 1679 tại Thái Lan, sau 17 năm phục vụ không ngơi nghỉ cho công cuộc truyền giáo tại Việt Nam. Rõ rang là một cuộc sống yêu thương cho đến cùng, bước theo chân Thầy chí thánh.
Ngài ra đi nhưng sứ mệnh của ngài vẫn tiếp tục. Trong suốt 350 năm qua biết bao nhiêu nữ tu đã theo gót chân ngài tìm đến trẻ em để giảng dạy tin mừng tình yêu Thập Giá, đã tìm những chiên lạc bơ vơ lạc loài bị xã hội bỏ rơi để an ủi bằng tình yêu rút từ Thập giá, đã giúp những bệnh nhân trong chương trình y tế và đánh động hơn cả qua cuộc sống hiến thân từ bỏ của các nữ tu Dòng mến Thánh giá. Cộng Đoàn Dòng mến thánh Giá tiếp tục lớn mạnh về nhân sự cũng như mục vụ trong nhiều nơi, ngay cả Tiểu bang California đặc biệt TGP Los Angeless, Địa Phận Orange và San Bẻnadino.
Một cách cụ thể là hôm nay chúng ta tham dự lễ tuyên xưng khấn trọn đời của ba chị. Bằng việc khấn dòng này, những chị này tuyên bố trong Hội Thánh ở giữa thế gian rằng “Từ nay họ chọn chính Đức Kito. Họ nổ lực không ngừng mỗi ngày cùng với chị em mình trong Dòng, gắn bó mật thiết với chính Chúa Kito, sống đáp trả tình yêu thương hải hà của Chúa Kito trên Thập Tự, đi con đường hẹp, sống hiến thân từ bỏ cho đến cùng theo gương Đấng Sáng Lập, để rao giảng tin Mừng Đức Kito chịu đóng đinh đến với muôn dân.”
Trong bài giảng Lễ Chúa Giêsu được dâng hiến trong Đền thờ năm 2016, ĐGH Phanxico nói: ” tất cả các tu sĩ nam nữ được mời gọi trước tiên trở thành những người Gặp Gỡ. Những ai đã găp gỡ Chúa Giêsu thì sẽ không giống như trước nữa.
Ngài nói với tu sĩ nam nữ trong đời sống thánh hiến về “Cái Nhìn của Chúa Kito”. ĐGH nói, khi Thánh Anre đi gặp Thánh Phêro và đem Phêro đến với Chúa Giêsu “nhìn vào Phêro và nói, anh là Simon, con của Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha, tức là Phêro”. Đó là cái nhìn đầu tiên, cái nhìn chọn lựa, cái nhìn ơn gọi, cái nhìn được đặt tên.
Cái Nhìn thứ hai là khi Phêro chối Chúa và Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại và nhìn Phêro, đánh động trong thâm tâm Phêro một sự hối hận mãnh liệt. Cái Nhìn thứ hai alf cái nhìn thay đổi tâm hồn và là một thay đổi để yêu thương. Đó là cái nhìn tha thứ đầy yêu thương.
Cái Nhìn Thứ Ba là khi Chúa Giêsu nhìn Phêro và trao cho ba mệnh lệnh, đi đôi với ba lần chối Chúa, chăn dắt các con chiên của Thầy. Cái nhìn thứ ba là cái nhìn trao ban một sứ mệnh, cái nhìn sai đi để quan tâm và chăm sóc lo lắng.
Các chị khấn trọn hôm nay thân mến, cầu mong các chị luôn trung thành với Linh Đạo của Dòng Mến Thánh Giá. Ước mong các chị luôn thăng tiến và phục vụ dưới cái nhìn đó, cái nhìn tràn đầy yêu thương của Chúa và chia sẻ tình yêu thương đó cho những người được trao phó cho các chị khi các chị thực sự sống lời khấn trọn đời hôm nay. Nghèo Khó, Khiết Tịnh và Vâng Phục với tất cả những gì các chị có, với tất cả những gì các chi được tạo dựng, tất cả theo thánh ý Chúa hôm nay và mãi mãi đến muôn đời.
Chúng ta cùng hân hoan chúc mừng ngày kỷ niệm 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá. Chúng ta cảm tạ Chúa bao nhiêu ơn lành Chúa đã ban cho Hội Dòng. Chúng ta cũng không quên cảm tạ Nhà Dòng và các nữ tu đã đóng góp tích cực trong việc mang Chúa đến cho các em thiếu nhi qua chương trình dạy Giáo Lý, chương trình y tế và xã hội. sự dấn thân, hy sinh và từ bỏ của các Soeurs trong đời thánh hiến đã là một dấu chứng hùng hồn để nhắc nhở chúng ta đáp trả tình yêu của Chúa Giêsu trên Thập Tự. đáp tả qua đời sống cầu nguyện, qua đời sống phục vụ trong gia đình, trong Cộng Đoàn cũng như trong xã hội và qua cuộc sống chia sẻ cho những người nghèo đói, cô thế cô thân. Cuối cùng, chúng ta cầu nguyện cho Hội Dòng càng tiến triển về mặt nhân sự cũng như thánh thiện và mục vụ để tiếp tục làm cho xã hộicàng ngày càng phong phú phát triển hơn và để người đời nhận ra được khuôn mặt yêu thương của Chúa Giêsu trên Thánh Giá.
Xin hân hoan chúc mừng ngày kỷ niệm 350 năm thành lập Dòng mến Thánh Giá.
Bài giảng Anh ngữ:
Dear Archbishop Gomez and all concelebrating priests, religious men and women especially Lovers of the Holy Cross, I thank you all for the privilege to preach at this Mass of Perpetual Religious Profession of the three sisters of Lovers of the Holy Cross of Los Angeles: Sr. Theresa Lan Ngo, Sr. Maria Huong Xuan thi Lam and Sr. Maria Kimberly Nguyen.
First of all, I acknowledge representatives from various Church parishes, schools, diocesan offices and agencies, deacons and wives. We also recognize in particular those sisters celebrating Profession Anniversaries this year: 70 years, Sister Anne Chuyen thi Nguyen, Sr Mary My Le, Sr Martha Marie Phan Nguyen; 25 years, Sr. Maria Rosemary Hong Nguyen. Would those sisters, please stand.
In a moment after this homily, each professed sister will come forward and say these following words:
In the presence of the Presider and the community of God’s faithful, and in the hand of Sister Martha Grace Duc Le, Superior General, I vow to the Almighty God that I will live in Chastity, Poverty, and Obedience - for the rest of my life, according to the Constitutions and Statutes of the Congregation of the Lovers of the Holy Cross - Los Angeles. I entrust my life to this Congregation so as to walk with my sisters in the spirit of the Lovers of the Holy Cross.
Only a woman who loves would say these words; only a woman who knows that some One loved her first, One who courted her soul, led her into the desert and captured her heart, One who is Love Himself, One who promises her a share in the Cross each day and in the everlasting joy of the Kingdom of heaven.
Recently Pope Emeritus Benedict was asked: “Where have you felt love, tasted love, experienced love with profound feelings?” He answered, “I felt it first at home with my father, my mother, my siblings… I have been touched by it in different dimensions and forms. To be loved and to love another are things I have increasingly recognized as fundamental, so that one can live; so that one can say yes to oneself, so that one can say yes to another. Finally, it has become increasingly clear to me that God is not, let’s say, a ruling power, a distant force; rather He is love and He loves me—and as such, life should be guided by Him, by this power called love” (BENEDICT XVI, Last Testament, pp 241f).
Love is the only thing that makes religious vows credible: the love of Jesus filling a human heart and, in turn, that human heart returning with joy this love to the Beloved.
When God calls a woman to Religious life, His words spoken through the Prophet Hosea (2:21f) take on new meaning for her. The Lord says to her, “I will espouse you to me forever. I will espouse you in right and in justice, in love and in mercy, and you shall know the Lord.” This is the beautiful mystery we are witnessing today, a mystery wrapped in the rich mercy of God.
Today, these three sisters, as they vow perpetually to follow her Beloved by promoting devotion to and grateful remembrance of the Passion and Death of Jesus Christ and expressing it in their style of life, as they vow to imitate him in chastity, poverty, and obedience, and as they vow to live as Lovers of the Holy Cross, the community which was established 350 years ago.
Bishop Lambert de La Motte, the founder of the Lovers of the Holy Cross, responded to this Jesus’ love by way of giving up everything: his promised status, prestige and money. He committed himself to the mission of Christ and helped people to recognize the loving salvation of God. His love of the Holy Cross gave him resilience to deal with so many obstacles confronting him in this special mission especially Christian persecution taking place at the time he arrived in Vietnam in 1662. He died in 1679 after 17 years of unwavering service to the mission in Vietnam.
Bishop Lambert de Lamotte died but his mission goes on in the life of Lovers of the Holy Cross. Like Jesus and their founder, they carry out their mission in reaching out to children to educate them about God’s love, in reaching out to the sick in their health care ministry, in reaching out to the lonely and alienated to bring the compassion of God in their loving presence. Their community continues to grow in number and ministries in many places including here in California especially in the Archdiocese of Los Angeles, Diocese of Orange and San Bernadino.
That growth is clearly seen in today’s religious profession of many sisters today……. By their vows, they announce to the Church and to the world that” From now on, they commit their life to Christ, making constant effort every day along with other sisters from the same community, growing in intimate relationship with Christ, following their founder’s spirituality to let go and let God with one purpose to preach the Good News of Christ crucified in their apostolic ministry.
Pope Francis gave a homily on the Feast of the Presentation of the Lord in the Temple, a favourite Feast for Religious. He said “Consecrated men and women are called first and foremost to be men and women of encounter. Those who truly encounter Jesus cannot ever remain the same as before”.
Pope Francis talks to religious about “The gazes of Christ”. He also notes that when Andrew went to his brother Peter and brought him to Jesus, Christ “fixed His gaze on him and said, you are Simon, son of John. You shall be called Peter”. That is the first gaze, the gaze of choice, of vocation, of being named.
The second gaze was when Peter denied Him and Jesus turns and gazes at him, provoking the intense remorse of Peter. The second gaze is a gaze that changes the heart, and is a change of conversion to love. It is the gaze of forgiving love.
The third gaze was when the Lord gazed at Peter and gave him a threefold commission, balancing the three acts of denial, to feed the lambs and the sheep. The third gaze is a gaze of mission, of being sent forth to care and nurture.
Sisters Theresa Lan Ngo, Maria Hiuong Xuan Thi Lam and Maria Kimberly Nguyen, may you be Lovers of Holy Cross. And may you grow and serve under that gaze, the loving gaze of God, and be that love to others, as you live your vows perpetual. Poverty all that you have; chastity all that you are; obedience all that you ever will be.
May I have a short remark on this special occasion in this special year ò Lovers ò the Holy Cross,
As The Lovers of the Holy Cross celebrate their 350th anniversary, we rejoice with them as they looked back with so many blessings received from God from the time of their founder Bishop Lambert de la Motte. We thank God and are grateful for their dedicated services especially here in Southern California. Their loving presence and dedicated ministry remind us of our call to respond to Jesus’ love expressed on the cross: to love one another as Jesus loved us and put that love in the spirit of stewardship, sharing gifts given to us by God for the sake of the mission of the Holy Cross, for the sake of the Gospel, for the sake of evangelization. We pray for them so that they continue to grow in number and ministries so to enrich the world with charism of their congregation. Happy anniversary.
Kính thưa quí ông bà và anh chiẹm, hôm nay chúng ta được vinh dự chứng kiến trong thánh lễ này, nghi thức Khấn Trọn đời của ba chị nữ tu Dòng mến Thánh Giá.
Một chút nữa đây, mỗi chị khấn trọn đời sẽ đọc lời khấn như sau:
Nhân danh Đức Giêsu Kitô Chịu-Đóng-Đinh, đối tượng duy nhất của lòng trí con. Trước sự hiện diện của vị Chủ tế và cộng đồng Dân Chúa, và trong tay Chị Tổng Phụ Trách Marta Lê Đức Grace, con tuyên khấn với Thiên Chúa toàn năng: sống Khiết Tịnh, Nghèo Khó, Vâng Phục trọn đời theo Hiến chương và Nội quy Hội Dòng Mến Thánh Giá - Los Angeles.
Kính thưa quí ông bà và anh chị em, Chỉ có phụ nữ thực sự yêu thương mới có thể nói những chữ này. Chỉ có phụ nữ biết được một Đấng yêu thương nàng trước, Đấng đã đưa nàng vào sa mạc, quyến rũ, cùng thổ lộ tâm tình và lập một hôn ước vĩnh cữu, Đấng mang tên là Tình Yêu, Đấng đã hứa với nàng sự san sẻ Thập Giá mỗi ngày.
Nguyên ĐGH Benedicto XVI một lần được hỏi: “Từ đâu ĐGH cảm nhận tình yêu, nếm hưởng tình yêu, kinh nghiệm tình yêu thâm thuý và sâu xa của nó?” Ngài trả lời: “Tôi cảm nghiệm tình yêu trước nhất từ cha tôi, mẹ tôi, anh chị em tôi.... Tôi đã được cảm nghiệm dưới nhiều hình dạng khác nhau. Được yêu và yêu lẫn nhau là những điều mà tôi càng ngày càng nhận ra là cơ bản cho một người có thể sống; cho một người có thể xin vâng cho chính mình, cho một người có thể xin vâng cho một người khác. Cuối cùng, càng ngày càng rõ rệt cho tôi là Thiên Chúa không phải là một quyền lực cai trị, một thế lực xa vời; nhưng Thiên Chúa là Tình Yêu và Thiên Chúa yêu thương tôi và như thế, đời sống phải được hướng dẫn bởi Ngài, bởi quyền lực được gọi, Tình Yêu”
Phải, Tình Yêu là điều duy nhất làm cho lời Khấn Dòng đáng tin cậy; tình yêu Chúa Giêsu tràn ngập trái tim con người và trái tim con người vui vẻ trở về đáp trả tình yêu này với Chúa Giêsu.
Khi Thiên Chúa gọi một phụ nữ vào Đời Sống Dòng, Lời của Ngài nói qua Sách Tiên tri Hosea cho ý nghĩa mới cho nàng. Thiên Chúa nói với nàng: “Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cữu. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót thương. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành và ngươi được biết Đức Chúa”. Đây là một mầu nhiệm tuyệt đẹp mà chúng ta chứng kiến hôm nay, một mầu nhiệm được bao bọc trong sự phong phú của Long thương xót Chúa.
Hôm nay, ba chị Maria Lan Ngô, Maria Hương Xuân Thị Lâm, Maria Kimberly Nguyễn, khi các chị tuyên hứa trọn đời để theo Người Mình Yêu bằng cách suy niệm và tưởng nhớ biết ơn sự khổ nạn và chết của Chúa Giêsu và diễn tả qua đời sống của các chị, khi các chị tuyên khấn trọn đời để bắt chức Ngài qua đời sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, và khi các chị tuyên khấn sống một đời sông nữ tu Dòng Mến Thánh Giá, mà năm nay kỷ niệm 350 thành lập Hội Dòng.
Đức Cha Pierre Lambert de la Motte, Đấng Sáng Lập Dòng Mến Thánh Giá, đã nhận ra tình yêu thương của Chúa Giêsu, tình yêu thương mà chúng ta vừa nhắc đến, và ĐC Lambert de La Motte đã đáp trả lời mời gọi đó qua cuộc sống hiến thân của ngài, một cuộc sống gương mẫu sáng ngời cho chúng ta noi theo trong lối sống từ bỏ. Ngài là hình ảnh của người môn đệ đích thực đã chọn con đường khổ giá để đi theo bước chân của Chúa Giesu Kito chịu-đóng đinh. Đức Cha đã từ bỏ tất cả: địa vị, danh vọng, tiền của, để dấn thân tiếp nối sứ mạng của Chúa Kitô hầu giúp mọi người nhận ra tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
Múc lấy sức mạnh từ tình yêu Thập giá, ngài đã vượt qua bao nhiêu khó khăn, bắt đạo trong thời ngài vừa đặt chân lên Nước Việt Nam vào năm 1662. Ngài đã an nghỉ trong Chúa ngày 15 tháng Sáu, năm 1679 tại Thái Lan, sau 17 năm phục vụ không ngơi nghỉ cho công cuộc truyền giáo tại Việt Nam. Rõ rang là một cuộc sống yêu thương cho đến cùng, bước theo chân Thầy chí thánh.
Ngài ra đi nhưng sứ mệnh của ngài vẫn tiếp tục. Trong suốt 350 năm qua biết bao nhiêu nữ tu đã theo gót chân ngài tìm đến trẻ em để giảng dạy tin mừng tình yêu Thập Giá, đã tìm những chiên lạc bơ vơ lạc loài bị xã hội bỏ rơi để an ủi bằng tình yêu rút từ Thập giá, đã giúp những bệnh nhân trong chương trình y tế và đánh động hơn cả qua cuộc sống hiến thân từ bỏ của các nữ tu Dòng mến Thánh giá. Cộng Đoàn Dòng mến thánh Giá tiếp tục lớn mạnh về nhân sự cũng như mục vụ trong nhiều nơi, ngay cả Tiểu bang California đặc biệt TGP Los Angeless, Địa Phận Orange và San Bẻnadino.
Một cách cụ thể là hôm nay chúng ta tham dự lễ tuyên xưng khấn trọn đời của ba chị. Bằng việc khấn dòng này, những chị này tuyên bố trong Hội Thánh ở giữa thế gian rằng “Từ nay họ chọn chính Đức Kito. Họ nổ lực không ngừng mỗi ngày cùng với chị em mình trong Dòng, gắn bó mật thiết với chính Chúa Kito, sống đáp trả tình yêu thương hải hà của Chúa Kito trên Thập Tự, đi con đường hẹp, sống hiến thân từ bỏ cho đến cùng theo gương Đấng Sáng Lập, để rao giảng tin Mừng Đức Kito chịu đóng đinh đến với muôn dân.”
Trong bài giảng Lễ Chúa Giêsu được dâng hiến trong Đền thờ năm 2016, ĐGH Phanxico nói: ” tất cả các tu sĩ nam nữ được mời gọi trước tiên trở thành những người Gặp Gỡ. Những ai đã găp gỡ Chúa Giêsu thì sẽ không giống như trước nữa.
Ngài nói với tu sĩ nam nữ trong đời sống thánh hiến về “Cái Nhìn của Chúa Kito”. ĐGH nói, khi Thánh Anre đi gặp Thánh Phêro và đem Phêro đến với Chúa Giêsu “nhìn vào Phêro và nói, anh là Simon, con của Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha, tức là Phêro”. Đó là cái nhìn đầu tiên, cái nhìn chọn lựa, cái nhìn ơn gọi, cái nhìn được đặt tên.
Cái Nhìn thứ hai là khi Phêro chối Chúa và Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại và nhìn Phêro, đánh động trong thâm tâm Phêro một sự hối hận mãnh liệt. Cái Nhìn thứ hai alf cái nhìn thay đổi tâm hồn và là một thay đổi để yêu thương. Đó là cái nhìn tha thứ đầy yêu thương.
Cái Nhìn Thứ Ba là khi Chúa Giêsu nhìn Phêro và trao cho ba mệnh lệnh, đi đôi với ba lần chối Chúa, chăn dắt các con chiên của Thầy. Cái nhìn thứ ba là cái nhìn trao ban một sứ mệnh, cái nhìn sai đi để quan tâm và chăm sóc lo lắng.
Các chị khấn trọn hôm nay thân mến, cầu mong các chị luôn trung thành với Linh Đạo của Dòng Mến Thánh Giá. Ước mong các chị luôn thăng tiến và phục vụ dưới cái nhìn đó, cái nhìn tràn đầy yêu thương của Chúa và chia sẻ tình yêu thương đó cho những người được trao phó cho các chị khi các chị thực sự sống lời khấn trọn đời hôm nay. Nghèo Khó, Khiết Tịnh và Vâng Phục với tất cả những gì các chị có, với tất cả những gì các chi được tạo dựng, tất cả theo thánh ý Chúa hôm nay và mãi mãi đến muôn đời.
Chúng ta cùng hân hoan chúc mừng ngày kỷ niệm 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá. Chúng ta cảm tạ Chúa bao nhiêu ơn lành Chúa đã ban cho Hội Dòng. Chúng ta cũng không quên cảm tạ Nhà Dòng và các nữ tu đã đóng góp tích cực trong việc mang Chúa đến cho các em thiếu nhi qua chương trình dạy Giáo Lý, chương trình y tế và xã hội. sự dấn thân, hy sinh và từ bỏ của các Soeurs trong đời thánh hiến đã là một dấu chứng hùng hồn để nhắc nhở chúng ta đáp trả tình yêu của Chúa Giêsu trên Thập Tự. đáp tả qua đời sống cầu nguyện, qua đời sống phục vụ trong gia đình, trong Cộng Đoàn cũng như trong xã hội và qua cuộc sống chia sẻ cho những người nghèo đói, cô thế cô thân. Cuối cùng, chúng ta cầu nguyện cho Hội Dòng càng tiến triển về mặt nhân sự cũng như thánh thiện và mục vụ để tiếp tục làm cho xã hộicàng ngày càng phong phú phát triển hơn và để người đời nhận ra được khuôn mặt yêu thương của Chúa Giêsu trên Thánh Giá.
Xin hân hoan chúc mừng ngày kỷ niệm 350 năm thành lập Dòng mến Thánh Giá.
Bài giảng Anh ngữ:
Dear Archbishop Gomez and all concelebrating priests, religious men and women especially Lovers of the Holy Cross, I thank you all for the privilege to preach at this Mass of Perpetual Religious Profession of the three sisters of Lovers of the Holy Cross of Los Angeles: Sr. Theresa Lan Ngo, Sr. Maria Huong Xuan thi Lam and Sr. Maria Kimberly Nguyen.
First of all, I acknowledge representatives from various Church parishes, schools, diocesan offices and agencies, deacons and wives. We also recognize in particular those sisters celebrating Profession Anniversaries this year: 70 years, Sister Anne Chuyen thi Nguyen, Sr Mary My Le, Sr Martha Marie Phan Nguyen; 25 years, Sr. Maria Rosemary Hong Nguyen. Would those sisters, please stand.
In a moment after this homily, each professed sister will come forward and say these following words:
In the presence of the Presider and the community of God’s faithful, and in the hand of Sister Martha Grace Duc Le, Superior General, I vow to the Almighty God that I will live in Chastity, Poverty, and Obedience - for the rest of my life, according to the Constitutions and Statutes of the Congregation of the Lovers of the Holy Cross - Los Angeles. I entrust my life to this Congregation so as to walk with my sisters in the spirit of the Lovers of the Holy Cross.
Only a woman who loves would say these words; only a woman who knows that some One loved her first, One who courted her soul, led her into the desert and captured her heart, One who is Love Himself, One who promises her a share in the Cross each day and in the everlasting joy of the Kingdom of heaven.
Recently Pope Emeritus Benedict was asked: “Where have you felt love, tasted love, experienced love with profound feelings?” He answered, “I felt it first at home with my father, my mother, my siblings… I have been touched by it in different dimensions and forms. To be loved and to love another are things I have increasingly recognized as fundamental, so that one can live; so that one can say yes to oneself, so that one can say yes to another. Finally, it has become increasingly clear to me that God is not, let’s say, a ruling power, a distant force; rather He is love and He loves me—and as such, life should be guided by Him, by this power called love” (BENEDICT XVI, Last Testament, pp 241f).
Love is the only thing that makes religious vows credible: the love of Jesus filling a human heart and, in turn, that human heart returning with joy this love to the Beloved.
When God calls a woman to Religious life, His words spoken through the Prophet Hosea (2:21f) take on new meaning for her. The Lord says to her, “I will espouse you to me forever. I will espouse you in right and in justice, in love and in mercy, and you shall know the Lord.” This is the beautiful mystery we are witnessing today, a mystery wrapped in the rich mercy of God.
Today, these three sisters, as they vow perpetually to follow her Beloved by promoting devotion to and grateful remembrance of the Passion and Death of Jesus Christ and expressing it in their style of life, as they vow to imitate him in chastity, poverty, and obedience, and as they vow to live as Lovers of the Holy Cross, the community which was established 350 years ago.
Bishop Lambert de La Motte, the founder of the Lovers of the Holy Cross, responded to this Jesus’ love by way of giving up everything: his promised status, prestige and money. He committed himself to the mission of Christ and helped people to recognize the loving salvation of God. His love of the Holy Cross gave him resilience to deal with so many obstacles confronting him in this special mission especially Christian persecution taking place at the time he arrived in Vietnam in 1662. He died in 1679 after 17 years of unwavering service to the mission in Vietnam.
Bishop Lambert de Lamotte died but his mission goes on in the life of Lovers of the Holy Cross. Like Jesus and their founder, they carry out their mission in reaching out to children to educate them about God’s love, in reaching out to the sick in their health care ministry, in reaching out to the lonely and alienated to bring the compassion of God in their loving presence. Their community continues to grow in number and ministries in many places including here in California especially in the Archdiocese of Los Angeles, Diocese of Orange and San Bernadino.
That growth is clearly seen in today’s religious profession of many sisters today……. By their vows, they announce to the Church and to the world that” From now on, they commit their life to Christ, making constant effort every day along with other sisters from the same community, growing in intimate relationship with Christ, following their founder’s spirituality to let go and let God with one purpose to preach the Good News of Christ crucified in their apostolic ministry.
Pope Francis gave a homily on the Feast of the Presentation of the Lord in the Temple, a favourite Feast for Religious. He said “Consecrated men and women are called first and foremost to be men and women of encounter. Those who truly encounter Jesus cannot ever remain the same as before”.
Pope Francis talks to religious about “The gazes of Christ”. He also notes that when Andrew went to his brother Peter and brought him to Jesus, Christ “fixed His gaze on him and said, you are Simon, son of John. You shall be called Peter”. That is the first gaze, the gaze of choice, of vocation, of being named.
The second gaze was when Peter denied Him and Jesus turns and gazes at him, provoking the intense remorse of Peter. The second gaze is a gaze that changes the heart, and is a change of conversion to love. It is the gaze of forgiving love.
The third gaze was when the Lord gazed at Peter and gave him a threefold commission, balancing the three acts of denial, to feed the lambs and the sheep. The third gaze is a gaze of mission, of being sent forth to care and nurture.
Sisters Theresa Lan Ngo, Maria Hiuong Xuan Thi Lam and Maria Kimberly Nguyen, may you be Lovers of Holy Cross. And may you grow and serve under that gaze, the loving gaze of God, and be that love to others, as you live your vows perpetual. Poverty all that you have; chastity all that you are; obedience all that you ever will be.
May I have a short remark on this special occasion in this special year ò Lovers ò the Holy Cross,
As The Lovers of the Holy Cross celebrate their 350th anniversary, we rejoice with them as they looked back with so many blessings received from God from the time of their founder Bishop Lambert de la Motte. We thank God and are grateful for their dedicated services especially here in Southern California. Their loving presence and dedicated ministry remind us of our call to respond to Jesus’ love expressed on the cross: to love one another as Jesus loved us and put that love in the spirit of stewardship, sharing gifts given to us by God for the sake of the mission of the Holy Cross, for the sake of the Gospel, for the sake of evangelization. We pray for them so that they continue to grow in number and ministries so to enrich the world with charism of their congregation. Happy anniversary.
Văn Hóa
Em, Thập Giá Và Cuộc Đời
Sơn Ca Linh
08:12 14/09/2020
Chút cảm nhận nhân ngày các nữ tu Mến Thánh Giá mừng lễ SUY TÔN THÁNH GIÁ
Anh không hiểu,
Có gì vui đâu… đỉnh đồi thập giá?
Có gì đẹp đâu… máu đổ với vòng gai…?
Và thế giới, vạn nẻo đường dài,
Ai ai mà chọn, những con đường gai chông sỏi đá !
Tưởng ai,
Một thân hình bị đóng đinh…tàn tạ,
Những “bước chân trần nghèo khó, lênh đênh…
Chọn một lối yêu, một cuộc tình,
Chẳng giống ai, “yêu kẻ thù” và “tình cho đến chết”…!
Chẳng vậy sao,
Chàng thanh niên giàu cúi đầu quay lưng, sụ mặt,
Những bậc thầy tiến sĩ đố kỵ loại trừ…
Còn đám đông,
Cuối cùng cũng chọn “Baraba”, cho dẫu vô lại tội đồ,
Còn hơn một “Giêsu” đã hết thời và mang án tử !
Thế mà em,
Có dại khờ lắm không khi quyết mang “thập tự”,
Chọn đi con đường “lên núi Sọ” ngày xưa.
Chọn “cửa hẹp”, “phúc nghèo”, những thứ chẳng ai ưa…,
Chọn lý tưởng, cuộc tình mang tên chung “Thánh Giá” !
Nào chẳng phải
“chiếc áo cưới, lên xe hoa…” là ước mơ tất cả,
Rồi chồng, rồi con, gia đình…hạnh phúc thênh thang.
Nếu không sang giàu, quyền quý, xênh xang,
Cũng một “bến”, một “thuyền” an nhiên tự tại…
Em chọn con đường ấy,
Có phải vì lập dị hay tự tôn, tự đại,
Một chút sĩ diện hảo hay một cuộc thất tình?
Sắc không tệ chữ không tồi, có ai bắt hy sinh,
Anh chỉ hiểu: em rồ dại mới theo “đường thập giá”…!
Vâng, phải rồi,
Không chỉ mình anh mà cả thế gian vẫn hoài xa lạ,
Đường em đi là cả một chuyện tình.
Tình yêu mà, làm sao tất bật phân minh,
Ai muốn hiểu,
làm ơn, cứ theo Ngài ghé vai mang Thập Giá…!
Sơn Ca Linh (14.9.2020)
Anh không hiểu,
Có gì vui đâu… đỉnh đồi thập giá?
Có gì đẹp đâu… máu đổ với vòng gai…?
Và thế giới, vạn nẻo đường dài,
Ai ai mà chọn, những con đường gai chông sỏi đá !
Tưởng ai,
Một thân hình bị đóng đinh…tàn tạ,
Những “bước chân trần nghèo khó, lênh đênh…
Chọn một lối yêu, một cuộc tình,
Chẳng giống ai, “yêu kẻ thù” và “tình cho đến chết”…!
Chẳng vậy sao,
Chàng thanh niên giàu cúi đầu quay lưng, sụ mặt,
Những bậc thầy tiến sĩ đố kỵ loại trừ…
Còn đám đông,
Cuối cùng cũng chọn “Baraba”, cho dẫu vô lại tội đồ,
Còn hơn một “Giêsu” đã hết thời và mang án tử !
Thế mà em,
Có dại khờ lắm không khi quyết mang “thập tự”,
Chọn đi con đường “lên núi Sọ” ngày xưa.
Chọn “cửa hẹp”, “phúc nghèo”, những thứ chẳng ai ưa…,
Chọn lý tưởng, cuộc tình mang tên chung “Thánh Giá” !
Nào chẳng phải
“chiếc áo cưới, lên xe hoa…” là ước mơ tất cả,
Rồi chồng, rồi con, gia đình…hạnh phúc thênh thang.
Nếu không sang giàu, quyền quý, xênh xang,
Cũng một “bến”, một “thuyền” an nhiên tự tại…
Em chọn con đường ấy,
Có phải vì lập dị hay tự tôn, tự đại,
Một chút sĩ diện hảo hay một cuộc thất tình?
Sắc không tệ chữ không tồi, có ai bắt hy sinh,
Anh chỉ hiểu: em rồ dại mới theo “đường thập giá”…!
Vâng, phải rồi,
Không chỉ mình anh mà cả thế gian vẫn hoài xa lạ,
Đường em đi là cả một chuyện tình.
Tình yêu mà, làm sao tất bật phân minh,
Ai muốn hiểu,
làm ơn, cứ theo Ngài ghé vai mang Thập Giá…!
Sơn Ca Linh (14.9.2020)
Tin mừng Gia Đình trong nền văn hóa bão hòa về tình dục 3
Vũ Văn An
18:35 14/09/2020
1.3. Gia đình và việc phúc âm hóa nền văn hóa
Chủ đề của Thượng Hội Đồng Đặc Biệt năm 2014 là “Các Thách Đố Đối Với Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa”. Ta có thể tiếp cận chủ đề này bằng cách xem xét đến mức nào, giáo huấn của Giáo Hội về tính dục con người, hôn nhân, và gia đình tự trình bầy như một cản trở đối với việc phúc âm hóa. Há giáo huấn này không trở nên quyến rũ hơn hay sao khi nó tỏ ra biết nhân nhượng hơn, chẳng hạn, bằng cách khoan dung một số kiểu sinh hoạt tính dục bên ngoài hôn nhân, như trường hợp những người ly dị và tái hôn dân sự? Nhưng nếu thế, như Đức Hồng Y Caffarra nhận xét rất sâu sắc, tại sao không khoan dung luôn các thực hành tiền hôn nhân hay đồng tính? (46). Loại bỏ chướng ngại vật từng viết rằng làm tình là dành cho yêu thương vợ chồng là đồng thời ta cũng loại bỏ nền tảng của tính dục con người. Lúc ấy, ta phải nhường cuộc bàn luận về tính dục cho các nhà tính dục học, nhường cuộc bàn luận về hôn nhân và gia đình cho các nhà tâm lý học và xã hội học.
Liệu chính nghĩa phúc âm hóa có được phục vụ cách này hay không? Xem ra không. Ta hãy dựa vào điển hình của một số đông các giáo hội và thực tại giáo hội trong truyền thống Anh Giáo và Thệ Phản. Chúng tôi không hề muốn bày tỏ sự bất kính mà chỉ muốn nói lên một sự kiện: nhiều thực tại này, vì đủ mọi ý hướng và mục tiêu, đã từ bỏ, không còn nhấn mạnh tới các khía cạnh có tính đòi hỏi cao về luân lý của tin mừng gia đình nữa. Ngừa thai, sinh sản nhân tạo, ly dị và tái hôn, làm tình trước hôn nhân, chúc lành cho các cuộc kết hợp đồng tính, tất cả đều được khoan dung, nếu không muốn nói là thẳng thừng cổ vũ, bởi khá nhiều các định chế này. Ấy thế nhưng, liệu sự khoan dung này có dẫn tới việc hồi sinh thiêng liêng cho Giáo Hội Anh Giáo hay không? Giáo Hội Luthêrô Đức có phát triển hay không? Liệu có mùa xuân mới nào cho người Trưởng Lão Hoa Kỳ không? Các dữ kiện xã hội học hình như đang hàm ý ngược lại. Thực vậy, nhà xã hội học Hoa Kỳ Mary Eberstadt, trong cuốn sách có tính giáo huấn cao, tựa là Tây Phương Đã Thực Sự Đánh Mất Thiên Chúa Ra Sao, đã cho rằng các giáo hội chính dòng Thệ Phản và Anh Giáo nào càng tự do thì càng sa sút về số tham dự, số thành viên và sinh khí nói chung. Theo bà, các định chế này đang lao vào điều bà gọi là “tự tử tôn giáo có trợ giúp”, một cuộc tự tử do sự thiếu sót của họ không biết coi trọng gia đình: “Trong việc cố gắng bắt tay với các cá nhân muốn thấy một nền tín lý Kitô Giáo nhẹ nhàng, các giáo hội này vô tình đã thất bại trong việc bảo vệ cái nền của họ: tức các gia đình đang triển nở để rồi thành viên của các gia đình này tiến tới chỗ buông tay khỏi tôn giáo của mình, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng” (47). Đàng khác, các giáo hội và thực tại giáo hội nào đang lớn mạnh chính là các giáo hội và thực tại giáo hội biết đưa ra các đề xuất có tính đòi hỏi cao và đi ngược lại nền văn hóa đương thời: đó là các giáo hội bảo thủ tin lành, các cộng đồng Ngũ Tuần, và Giáo Hội Công Giáo (48). Tại sao người Công Giáo chúng ta lại nên đi theo các giáo hội và thực tại giáo hội đang sa sút một cách hoàn toàn khách quan về số tham dự, về số thành viên, và ảnh hưởng xã hội, một số hiện đang trên bờ diệt vong? (49). Yêu thương và tôn trọng anh chị em ly khai của ta là điều chính đáng và phải lẽ. Nhưng điều này không có nghĩa ta nên bắt chước các lỗi lầm của họ, mà đúng hơn nên học hỏi từ các lỗi lầm này.
Giáo huấn của Giáo Hội về tính dục, hôn nhân, và gia đình, như Giáo Hội đã nhất quán giảng dạy suốt trong các thế kỷ qua, không hề làm cản trở việc phúc âm hóa. Đúng hơn, nhờ cổ vũ gia đình, giáo huấn này đang dọn đất tốt để người ta tiếp nhận sứ điệp của Tin Mừng. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói, “ ‘Tin Mừng’ về gia đình là phần rất quan trọng của việc phúc âm hóa, phần mà Kitô hữu có thể truyền đạt cho mọi người, bằng chính chứng tá cuộc sống mình; và họ đã đang làm thế, điều này rất hiển nhiên trong các xã hội tục hóa: các gia đình thực sự theo Kitô Giáo nổi tiếng vì lòng chung thủy, nhẫn nại, chào đón sự sống, và lòng kính trọng người cao niên của họ… bí quyết dẫn tới việc này là sự hiện diện của Chúa Giêsu trong gia đình” (50).
Eberstadt ghi nhận việc các dữ kiện thống kê tại thế giới Tây Phương cho thấy mối liên hệ qua lại ra sao giữa lòng tin đạo và gia đình. Trong khi, quan điểm nổi bật của các nhà xã hội học từ lâu nay vốn cho rằng người ta chú tâm tới gia đình hơn khi họ có lòng tin đạo nhiều hơn (Thiên Chúa nhiều hơn là gia đình nhiều hơn) thì Eberstadt trưng các chứng cớ thống kê có thực chất cho ta thấy: trong phần lớn trường hợp, nên nghĩ tới điều ngược lại mới hữu lý hơn. Theo bà, điều bà gọi là “nhân tố gia đình” gây một tác động rất mạnh lên lòng tin đạo của người ta hay của một nền văn hóa (51). Luận đề chính của bà vì thế có thể tóm tắt như sau: gia đình nhiều hơn là Thiên Chúa nhiều hơn; gia đình ít hơn là Thiên Chúa ít hơn.
Nếu ta giả thiết rằng tác giả này từng đọc các dữ kiện xã hội học một cách chính xác và đời sống gia đình quả thực có hỗ trợ cho việc thực hành tôn giáo, trong khi việc loại bỏ gia đình có khuynh hướng khiến ta từ bỏ thực hành này, thì ta vẫn cần phải đưa ra các lý khả dĩ giải thích được mối liên hệ này. Trong chính các cố gắng của bà nhằm giải thích điều này, Eberstadt cho rằng có những phương cách khác nhau theo đó, gia đình mở lòng ta hướng về cõi siêu việt. Một trong những phương cách này là lúc sinh con, một giây phút “thường được rất đông người cảm nghiệm như một biến cố siêu việt hơn bất cứ biến cố nào khác” (52). Khi sinh con, một sự sống nhân bản mới được tỏ hiện. Cha mẹ biết họ là các tác giả của sự sống này, ấy thế nhưng hậu quả đã vượt quá nguyên nhân. Đứa con được cảm nghiệm như một điều gì đó lớn hơn cả điều họ có thể là nguyên nhân. Thứ hai, chính trong gia đình, người ta bắt đầu chăm sóc cho nhau hơn là chăm sóc chính bản thân mình, điều này cũng có nghĩa đã mở lòng họ bước vào cõi siêu việt. Eberstadt viết thế này: “Mọi người nam nữ đều sợ chết; nhưng chỉ có các bà mẹ và ông bố mới được kể là những người sợ cái chết của một cá nhân khác hơn chính cái chết của mình” (53). Trong gia đình, người ta học được việc sống cho điều gì và chết cho điều gì có ý nghĩa như thế nào.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn nữa mối liên hệ tích cực giữa gia đình và việc mở lòng ra với Thiên Chúa của một cá nhân hay của một nền văn hóa, ta có thể chạy tới với Đức Bênêđíctô XVI. Trong một luận điểm rất gợi ý, ngài trưng dẫn câu nói thời danh của Thánh Augustinô: “Vâng, nếu bạn thấy đức ái, thì quả tình bạn đã thấy Chúa Ba Ngôi” (54). Nếu quả như thế, thì đường tình yêu là “chứng cớ” thuyết phục nhất chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa và là xa lộ của phúc âm hóa. Nhưng đường tình yêu là đường có liên hệ mật thiết với gia đình Kitô hữu, vì “bao lâu nó thành công trong việc sống tình yêu như một hiệp thông và sống phục vụ như một quà phúc hỗ tương dành cho mọi người, như một hành trình không ngừng hoán cải được ơn Chúa hỗ trợ, thì nó đã phản chiếu vẻ sáng lạn của Chúa Kitô và vẻ đẹp của Chúa Ba Ngôi cho thế giới rồi” (55). Như thế, gia đình nào sống trong sự hiệp thông vào quà phúc hỗ tương này, và nhờ thế phản chiếu tình yêu vốn là hữu thể của chính Thiên Chúa, thì gia đình này phải được kể là một trong những chứng cớ thuyết phục nhất chứng mình Thiên Chúa hiện hữu. Do đó, gia đình trở thành “một cộng đồng được cứu rỗi và cứu rỗi” (56). Đó là lý do tại sao, đối với Đức Bênêđíctô XVI, “hôn nhân [và ta có thể thêm gia đình] được mời gọi trở thành không phải là đối tượng mà là chủ thể của phúc âm hóa” (57).
Giáo huấn luân lý của Giáo Hội nâng đỡ gia đình thế nào, nó cũng nâng đỡ chính nghĩa phúc âm hóa của Giáo Hội như thế. Nhưng có một cách còn trực tiếp hơn nhờ đó, việc Giáo Hội công bố một lối sống còn đẩy mạnh hơn nữa công cuộc truyền bá Tin Mừng. Chúng tôi muốn nói tới sự kiện đơn giản này: người ta tự nhiên lưu ý tới những gì trực tiếp đụng tới cuộc sống của họ. Họ có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng họ sẵn sàng lắng nghe. Nếu Giáo Hội ngưng không lên tiếng về các vấn đề luân lý nữa, hay thích ứng chủ trương của mình với những gì được các phương tiện truyền thông xã hội trình bầy như một đồng thuận chính dòng, thì Giáo Hội đã tự loại mình ra khỏi cuộc tranh luận văn hóa quan trọng nhất và tự biến mình thành vô nghĩa. Luân lý là điều đáng kể ngay đối với, và có lẽ đặc biệt đối với người thời nay. Người ta rất có thể không biết hay chống đối nền luân lý Kitô Giáo, nhưng chắc chắn họ không dửng dưng đối với luân lý tính đúng nghĩa. Các bệnh viện đang lập ra các hội đồng đạo đức sinh học và các chính phủ quốc gia cũng thế. Người ta ra đường phố để biểu tình chống việc thao túng cây cỏ về phương diện phát sinh học (biogenetic). Họ tẩy chay các thứ nhiên liệu sản xuất từ ngũ cốc, vì cho rằng qui trình này không thể tránh được việc nâng giá thực phẩm, đẩy con người vào chỗ chết đói.
Ngay trong lãnh vực tính dục, nền văn hóa đương thời của ta cũng ít có tính thả lỏng (libertarian) hơn người ta tưởng. Dù giữa những người lớn thuận tình với nhau, “mọi sự đều được hết” thì ai cũng ý thức rõ: không được làm bất cứ điều gì chống lại hay không được sự thuận tình của người khác. Vẫn có những lằn ranh luân lý, không viết trên cát, mà là viết trên đá. Có lẽ sẽ không còn lằn ranh nào giữa việc làm tình với vợ và việc làm tình với một gái điếm nữa, nhưng chắc chắn còn mãi lằn ranh giữa việc làm tình với một gái điếm đã trưởng thành và làm tình với một gái điếm vị thành niên. Ở đây, vấn đề công lý, chín chắn và có khả năng thuận tình là điều chính yếu. Chúng ta không sống trong một thời đại dửng dưng về luân lý, mà người ta nói chung cũng không hiểu mình đang thả lỏng chuyện dâm loạn. Những người cổ vũ phá thai đang phát huy nó như một quyền được tự lập và được tư riêng bản thân. Phát triển việc sử dụng bao cao su và các phương tiện ngừa thai khác được coi là một bổn phận luân lý để ngăn ngừa tai hoạ thặng dư dân số và lan tràn bệnh hoa liễu. Vị giáo hoàng tra vấn liệu việc cổ vũ sử dụng bao cao su có phải là cách đúng để chặn đứng nạn dịch HIV-AIDS ở Phi Châu hay không đã không bị tố cáo là quá ngặt nghèo hay phá bĩnh về luân lý mà là vô luân hay tội phạm (58). Nói một cách tích cực, tất cả các điều này cho thấy đối với những người cùng thời với ta, luân lý tính là điều đáng kể.
Thế giới ta đang sống, dù thành thực hay không, đang đóng khung mọi ưu tư lớn của nó trong những hạn từ luân lý: ta không tham chiến vì tham lam hay quyền lực; ta không muốn dầu hỏa hay đất đai nhưng tìm cách làm cho công lý thắng thế. Các chính nghĩa tham chiến của ta, về phương diện luân lý, cao thượng hơn cả quyền tự vệ, là điều duy nhất luôn được Giáo Hội nhìn nhận là chính đáng. Ta không chiến đấu nhân danh Thiên Chúa, một điều bị coi là không sáng suốt, mà là nhân danh chính luân lý tính, nghĩa là nhân danh công lý, một điều ta chiến đấu cho và tìm cách làm cho thắng thế tại các nước như Bosnia, Afghanistan, Iraq, và Libya. Điều gì sẽ xẩy ra nếu trong một thế giới như thế, Giáo Hội từ bỏ, không nói tới luân lý tính nữa? Thế giới hiện đại sẽ không còn thấy nơi Giáo Hội một người đối thoại về các vấn đề họ vẫn canh cánh bên lòng nữa. Điều gì công chính điều gì bất chính? Người ta phải sống tốt đời họ cách nào? Như thế, khi nói tới các vấn đề luân lý, từ việc thụ thai và sinh sản nhân tạo tới việc sinh vô tính (cloning) và thao túng hệ di truyền, từ việc làm tình trước hôn nhân và ly dị tới việc phá thai và trợ tử, Giáo Hội có người đối thoại trong thế giới hiện đại. Thế giới này rất có thể bất đồng, họ có thể cảm thấy bị gai mắt, nếu không muốn nói là nổi sùng; họ có thể khởi diễn một chiến dịch truyền thông chống lại các cá nhân hay toàn bộ Giáo Hội; như gần đây từng xẩy ra tại Pháp, họ có thể bỏ tù các Kitô hữu chẳng vì một tội phạm nào lớn hơn việc mặc chiếc áo thung có vẽ hình một gia đình gồm một người đàn ông, một người đàn bà và các đứa con của họ (59). Nhưng tuy thế, chính khi tỏ ra giận dữ, nổi sùng, không thể hiểu được các đề xuất luân lý của Kitô Giáo, thế gới hiện đại cho thấy họ vẫn quan tâm, không hề có thái độ còn gây chết chóc hơn cả sự chống đối, đó là sự dửng dưng.
Thực thế, cuộc cách mạng văn hóa lớn lao nhất thời ta đã được gói gọn trong các hạn từ luân lý. Chính sách bình đẳng hóa phái tính (gender mainstreaming) tức mưu toan biến dị biệt phái tính thành vô nghĩa, thường được phát biểu bằng ngôn ngữ quyền lợi. Đó là trường hợp đã diễn ra trong diễn văn nhậm chức năm 2013 của Tổng Thống Barack Obama, trong đó, ông tuyên bố một cách hết sức thống thiết rằng bổn phận luân lý của chính phủ là phải liệu sao chấm dứt mọi thứ kỳ thị:
“Chúng ta, nhân dân ta, hôm nay tuyên bố: chân lý hiển nhiên nhất nói rằng tất cả chúng ta đều được dựng nên bình đẳng với nhau chính là ngôi sao vẫn đang chỉ đường cho ta… Hiện nay, trách vụ của thế hệ chúng ta là tiếp nối điều các nhà tiên phong này đã bắt đầu. Vì cuộc hành trình của chúng ta sẽ không hoàn tất cho tới khi các bà vợ của chúng ta, các bà mẹ và các cô con gái của chúng ta có thể kiếm được mức sống cân bằng với các cố gắng của họ. Cuộc hành trình của chúng ta sẽ không hoàn tất cho tới ngày các anh chị em đồng tính luyến ái của chúng ta được đối xử như bất cứ ai khác dưới pháp luật, vì nếu chúng ta thực sự được dựng nên bình đẳng với nhau, thì chắc chắn tình yêu mà chúng ta cam kết cho nhau cũng phải bình đẳng” (60).
Đối với Tổng Thống Obama, cũng như đối với nhiều người đồng thời với ta, tình yêu là tình yêu, bất luận giữa người khác phái hay giữa người đồng phái với nhau. Và dù tình yêu có tiềm năng phổ quát đối với người lân cận và đối với kẻ thù là một điều chính Chúa Giêsu đã giản dạy, nhưng điều cũng rõ ràng từ Thánh Kinh và toàn bộ truyền thống Kitô Giáo là khi nói tới tình yêu bao gồm việc sử dụng các cơ quan sinh dục, thì một phân biệt nào đó không những được phép mà còn được yêu cầu nữa. Tuy nhiên, nếu tình yêu là tình yêu thì sự dị biệt tính dục sẽ hoàn toàn không đáng kể, và cả vấn đề tiềm năng sinh hoa kết trái từ việc kết hợp tính dục cũng thế.
Lý thuyết phái tính xây dựng trên việc phân biệt giữa giới (sex) và phái (gender). Trong khi giới là dữ kiện sinh học, thì phái là một dữ kiện xã hội. Đúng thế, ta có thể phân biệt giữa sự kiện sinh học là nam hay nữ và việc chiếm dụng và phát biểu sự kiện này của cá nhân hay của xã hội. Bởi thế, Jutta Burggraf từng viết: “Có thể chấp nhận hạn từ phái như một phát biểu nhân bản và do đó tự do về nam hay nữ, dựa trên bản sắc sinh học giới tính. Nó thích hợp để mô tả các khía cạnh văn hóa xoay quanh việc xây dựng các vai trò của đàn ông đàn bà trong bối cảnh xã hội” (61). Nhưng lý thuyết phái tính đi xa hơn thế. Nó đưa vào một đứt đoạn giữa giới tính sinh học và phái tính xã hội, tiếp nhận một cách cực đoan các lời lẽ vốn nổi tiếng của Simone de Beauvoir “Người ta không sinh ra là đàn bà, mà đúng hơn, họ trở thành đàn bà” (62). Nó bác bỏ bất cứ sự quan trọng nào của dị biệt giới tính trong việc hình thành bản sắc của ta, đến độ, theo Tony Anatrella, “ý niệm xu hướng giới tính thay thế cho ý niệm bản sắc giới tính, trình bầy đồng tính luyến ái chẳng hạn như hình thức thay thế cho dị tính luyến ái, mà thực tế không phải như vậy” (63). Như thế, việc liệu ta cảm thấy chỉ bị lôi cuốn bởi người khác giới tính hay liệu ta tự coi mình như thuộc về một trong các loại L.G.B.T. (lesbian [đồng tính nữ], gay [đồng tính nam], bisexual [lưỡng tính], transgender [đổi tính]) có khuynh hướng trở nên quan trọng hơn trong việc xác định ra bản sắc ta hơn là liệu ta là nam hay nữ.
Thực vậy, hình như lý thuyết phái tính chỉ có thể xuất hiện trong một xã hội đã đánh mất bất cứ cảm thức nào về mối liên kết giữa hoạt động giới tính và việc sinh sản. Chỉ trong một bối cảnh như thế, sở thích giới tính mới trở nên quan trọng hơn dị biệt giới tính là tính liên hệ nội tại với việc sinh sản. Nếu người ta cần được thừa nhận dựa trên bản sắc phái tính của họ, và nếu bản sắc phái tính hầu như hoàn toàn không liên hệ gì tới giới tính sinh học, thì sẽ không hề có bất cứ sự kiện khách quan nào cho phép các nhà giáo dục coi con trai và con gái khác nhau được. Điều tốt nhất họ có thể làm là làm ngơ hoàn toàn các dị biệt giới tính, ngõ hầu để trẻ em tự xây dựng lấy bản sắc phái tính của chúng một cách tự phát không có sự can thiệp nào của người trưởng thành cả. Kết quả là đã có những nơi sự kiện đàn bà có thể mang thai, một sự kiện mà ai cũng biết, đã bị tối thiểu hóa trong việc giáo dục giới tính, như thể thai nghén chỉ là một thứ bệnh tình dục khác, giống như bệnh hoa liễu vậy, một thứ bệnh đã hết sức bất công chỉ giáng xuống giới nữ, và là thứ bệnh mà mọi người có liên hệ phải tìm cách tránh cho bằng được. Hiển nhiên, chỉ đơn giản làm ngơ, không nhận sự hiện hữu của giới tính, tức, dị biệt giới tính, đâu có làm cho nó tự nhiên biến mất. Như nhà văn duy nữ Camille Paglia đã viết, làm ngơ các dị biệt giới tính chỉ có thể có những hậu quả có hại; đây là lý do tại sao bà khuyến cáo các trường công lập tại Hoa Kỳ cho “Giới Tính Trở Lại Với Giáo Dục Giới Tính”; bà kêu gọi họ thừa nhận sự khác nhau hết sức chủ yếu giữa các trẻ trai và trẻ gái. Với một thái độ thực tiễn lành mạnh, bà cảnh cáo rằng “thật là phi lý khi tránh né thực tiễn phũ phàng này là các trẻ trai chẳng mất mát chi nhiều bằng trẻ gái từ những cuộc làm tình bừa bãi hàng loạt, vì các trẻ gái liều mình mang thai và tương lai sinh nở có thể bị xâm hại bởi bệnh tật” (64).
Trong bối cảnh một nền văn hóa chịu ảnh hưởng của lý thuyết phái tính, người ta coi việc khai thác sự kiện “kết hợp” giới tính, bất luận thực hiện cách nào, giữa những người đồng giới tính là vô sinh từ trong nội tại, trong khi cũng việc ấy giữa những người dị giới tính có tiềm năng sinh sản, mà nếu có vô sinh, thì cũng chỉ ngẫu nhiên mà vô sinh thôi, chỉ là một chủ nghĩa duy sinh học (biologism) thô thiển. Họ bác bỏ thẳng thừng quan điểm coi việc sinh sản của con người có tầm quan trọng bản thân cao nhất, ngược với kinh nghiệm sống của hầu hết mọi người thuộc mọi lứa tuổi. Cả ngày nay nữa, há việc trở thành một người cha hay một người mẹ không phải là một trong các biến cố thay đổi cuộc sống và có ý nghĩa nhất của đời người đó sao? Một người đàn ông trở thành một người cha và một người đàn bà trở thành một người mẹ không còn y như trước nữa. Mối liên hệ vừa được thiết lập với đứa con đã thay đổi sâu xa bản sắc của họ rồi, và nó cũng thay đổi cả mối liên hệ giữa người đàn ông và người đàn bà ấy, vì nay họ không còn chỉ là hai kẻ yêu nhau: họ đã trở thành cha và mẹ của đứa con của mỗi người kia. Chính nhờ chiều kích sinh sản mà giới tính con người bộc lộ một ơn gọi cho con người nhân bản, một ơn gọi mời họ tiến tới siêu việt, vượt quá chính họ. Nền văn hóa ngày nay có nguy cơ không nhìn thấy tất cả những điều đó. Lý thuyết phái tính tuyên bố rằng bản sắc cá nhân, trong yếu tính, là việc nó tự gán cho mình, chẳng ăn có gì với tính sinh sản hay các liên hệ liên ngã. Ngay lúc chúng ta đang nói đây, cả một thế hệ mới đang được nuôi dưỡng, nhưng hoàn toàn mù mờ và không chắc chắn về bản sắc của mình. Hẳn các trẻ em đang cảm thấy chúng không được phép trở thành con trai hay con gái, chúng không còn được mời gọi trở thành những người chồng hay những người vợ, những ông bố hay những bà mẹ nữa. Thật sẽ khó để các em tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nền tảng về việc chúng phải sống cho điều gì. Nguyên nhân sau cùng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, và có lẽ các em sẽ không bao giờ biết về nó. Điều ta mong muốn nhiều hơn việc thỏa mãn tính dục là thấy đời mình sinh hoa trái, là mình để lại dấu ấn nào đó trong đời một người khác (và dấu ấn nào lớn lao trong đời một ai đó bằng dấu ấn ta sinh ra họ), là ta đã sống không vô ích nhưng đã đem lại sự sống cho những người khác. Điều gì sẽ xẩy ra cho một thế hệ vốn được dạy rằng bất cứ hoài bão nào như thế đều chỉ là thứ chủ nghĩa duy sinh học thô thiển?
Trước thách thức do lý thuyết phái tính đặt ra cho Giáo Hội, lời lẽ của Đức Hồng Y Kasper mang một tính thôi thúc rất lớn: “chúng ta không nên giới hạn cuộc thảo luận vào tình thế của những người ly dị và tái hôn mà thôi” (65). Ở thời điểm của cuộc cách mạng nhân học triệt để, ta đơn giản không thể tự cho phép dành thì giờ cho những vấn đề chỉ liên quan với 40 năm trước đây, chỉ phát sinh trong bối cảnh một nền văn hóa ít nhất vào lúc đó cũng chiểu danh được gọi là Kitô Giáo Tây Phương. Nền văn hóa đó không còn nữa. Nền văn hóa hiện nay tại thế giới Tây Phương là nền văn hóa trong đó, người đương thời với chúng ta đang tìm cách loại bỏ chân lý tạo thế này là “Người dựng nên họ có nam có nữ” (St 1:27). Thêm vào đó, Giáo Hội Công Giáo, trong tính phổ quát của nó, rộng lớn hơn Tây Phương, nơi người ta cảm nhận vấn đề này cách sắc nét hơn. Khi nhấn mạnh không đúng tới vấn đề người ly dị và tái hôn, ta có nguy cơ áp đặt viễn tượng qui Âu Châu hay qui Tây Phương lên Giáo Hội như một toàn thể, do đó, bỏ qua quyền lợi của một số giáo hội đặc thù là các giáo hội có những quan tâm khác hẳn (66).
Trái lại, các thách thức do lý thuyết phái tính đặt ra có liên hệ tới viễn ảnh của Giáo Hội hoàn vũ. Ta không nên đánh giá thấp ý nghĩa của chúng đối với việc công bố Tin Mừng. Một Thượng Hội Đồng thảo luận về các thách đố mục vụ của gia đình trong bối cảnh phúc âm hóa chắc chắn sẽ phục vụ tốt hơn nhiều khi đề cập tới vấn đề này vì nó đụng tới chính tâm điểm của Kitô Giáo. Trong diễn văn trước các tham dự viên của hội nghị giáo phận Rôma mấy tháng đầu triều giáo hoàng của ngài, Đức Bênêđíctô XVI lưu ý tới sự kiện hết sức hiển nhiên đến độ dễ bị sao lãng này là: “Mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa dành cho những người đàn ông và đàn bà đã ttiếp nhận hình thức ngôn ngữ học của nó từ ngữ vựng hôn nhân và gia đình” (67). Thiên Chúa tự mặc khải Người cho ta như người Cha, Chúa Giêsu thì tự gọi Người là Con Thiên Chúa; Người nâng ta lên để ta trở thành các con trai con gái nuôi của Thiên Chúa, một điều biến các tín hữu thành anh chị em thực sự và biến mọi người thành anh chị em trong tiềm thể. Theo Sách Thánh, Giáo Hội là mẹ mọi tín hữu (xem Gl 4:26) và là nàng dâu của Chúa Kitô (xem Kh 21:9). Liệu có còn ý nghĩa gì cho việc công bố Tin Mừng này không khi người ta không được sinh ra và dưỡng dục trong lòng một gia đình nữa? Họ sẽ không còn sở hữu được bất cứ cảm nghiệm nền tảng nào ở tâm điểm đức tin Kitô Giáo nữa như: cảm nghiệm phu thê, cảm nghiệm làm cha, cảm nghiệm làm con, và cảm nghiệm anh chị em. Đức tin sẽ trở thành không tài nào hiểu được đối với họ.
Một số chính phủ Tây Phương đã cứu xét vấn đề bình đẳng hóa phái tính (gender mainstreaming) xa đến nỗi xóa bỏ luôn các hạn từ như “cha” và “mẹ” khỏi các văn kiện và các mẫu ấn chỉ chính thức, thay thế những hạn từ mà họ coi là đáng chỉ trích này bằng các kiểu nói dễ chấp nhận hơn như “phụ huynh 1” và “phụ huynh 2”. Ý thức hệ phái tính hiện đang được du nhập vào học trình các trường học Tây Phương, và nếu Giáo Hội giữ im lặng, chỉ trong vòng 20 năm nữa, kiểu nói “Lạy Cha chúng con” có khi trở thành xúc phạm ngay cả với những lỗ tai đạo hạnh, nhưng đã bị chính sách bình đẳng phái tính thấm nhiễm, đến độ cha mẹ nào dạy kinh này cho con cái rất có thể mất quyền giám hộ và liều mình đi tù là đàng khác. Vì Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo gọi đồng tính luyến ái là một “khuynh hướng lệch lạc khách quan” (số 2358), nên chẳng sớm thì muộn, kết cục, nó sẽ ở trên danh mục các điều không được kỳ thị của các chính phủ nhậy cảm hơn về luân lý và triệt để đề cao quyền lợi của mỗi người. Ta thấy mối nguy rất lớn và Giáo Hội có nhiều điều phải công bố và giải thích vẻ đẹp của dị biệt giới tính, điều, như Luce Irigaray chủ trương, vốn là vấn đề duy nhất của thời ta (68). Giáo Hội cần chỉ rõ dị biệt giới tính liên hệ ra sao với ơn gọi yêu thương và biết sống cuộc sống có sinh hoa kết trái. Ở đây, công trình khai phá đã được nền thần học thân xác của Đức Gioan Phaolô II thực hiện. Ta cũng thấy nhu cầu phải giải thích tốt hơn điều này: phân biệt và dị biệt hóa không hề có nghĩa là kỳ thị, gọi một khuynh hướng là lệch lạc không có nghĩa gọi người có nó là người xấu, và đồng thời, một khuynh hướng như thế không biện minh cho các hành vi được quyết định một cách tự do để sống nó.
Tất cả các điều trên có thể gây thiệt hại lớn lao cho ta; đây là lý do tại sao điều quan trọng là những ai nhân danh Giáo Hội để giảng dạy phải phục hồi được cảm thức về cái đẹp và sự qúy giá của sứ điệp Tin Mừng. Hoạt động bác ái của Giáo Hội trên thế giới góp thêm sức mạnh lớn lao vào chứng từ của Giáo Hội. Ấy thế nhưng, Giáo Hội lại không thể chỉ là một trong nhiều cơ quan bác ái. Nếu chỉ là một tác nhân của các dịch vụ xã hội, thì Giáo Hội là định chế có thể thay thế được. Mà chỉ nói tới tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa mà không cho thấy tình yêu và lòng thương xót này đụng tới và biến đổi đời sống ta ra sao cũng không đủ. Lòng thương xót của Thiên Chúa là lòng thương xót chữa lành giúp chúng ta tiến bước. Nó không chỉ băng bó các vết thương và tội lỗi của ta, mà nó còn biến đổi chúng ta từ bên trong.
Đối diện với bối cảnh văn hóa hiện nay, sẽ là một sai lầm khủng khiếp, nếu cho người ta cảm tưởng, dù xa xôi bao nhiêu, rằng chính những bậc thầy trong Giáo Hội cũng không tin vào tính bất khả tiêu của hôn nhân, lòng thủy chung của vợ chồng, tính độc chiếm phu thê, và khả thể tiết dục, nếu đó là điều tình yêu đòi hỏi trong một số hoàn cảnh sống đặc biệt. Đức Hồng Y Kasper chắc chắn đúng khi nhắc nhở ta rằng “ta phải hiểu tín lý hôn nhân bất khả tiêu từ sự liên kết nội tại của các mầu nhiệm đức tin (Công Đồng Vatican I đã nói như thế; xem DH 3016) và bên trong phẩm trật các chân lý đức tin (Công Đồng Vatican II đã nói như thế trong UR, số 11) (69). Hiển nhiên, điều này hòa hợp với điều Đức Phanxicô viết trong Niềm Vui Tin Mừng. Trích dẫn Công Đồng Vatican II, ngài viết:
“Tất cả mọi chân lý được mạc khải phát xuất từ cùng một nguồn mạch là Thiên Chúa và được tin bằng cùng một đức tin, nhưng một số chân lý trong những chân lý ấy quan trọng hơn để diễn tả cách trực tiếp hơn trung tâm của Tin Mừng. Trong cốt lõi cơ bản này, điều tỏa sáng là vẻ đẹp của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ lộ trong Chúa Giêsu Kitô Chịu Chết và Phục Sinh. Theo ý nghĩa này, Công đồng Vaticanô II xác quyết rằng ‘có một thứ tự hay đúng hơn một ‘phẩm trật’ chân lý của giáo lý Công Giáo, vì chúng khác nhau trong sự liên hệ của chúng với nền tảng của đức tin Kitô giáo’[38]. Điều này áp dụng cho cả các tín điều của đức tin cũng như cho toàn thể các giáo huấn của Hội Thánh, trong đó có những giáo huấn về luân lý” (70).
Như Đức Giáo Hoàng đã chỉ rõ, nếu điều xác định ra chỗ đứng của một tín lý nào đó trong phẩm trật các chân lý là chính mối liên hệ cận kề ít hay nhiều của nó với chân lý cốt lõi nền tảng (tức, “vẻ đẹp của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ lộ trong Chúa Giêsu Kitô chịu chết và phục sinh”), thì giáo huấn về tính bất khả tiêu hôn nhân chắc chắn phải được dành cho một thế đứng khá cao trong phẩm trật này, vì tác giả Thư Êphêsô vốn ví mối liên hệ giữa chồng và vợ với mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người (xem Eph 5:32); điều này cho phép Đức Gioan Phaolô II nói rằng sự bất trung trong hôn nhân đồng nghĩa với việc bẻ gẫy “dấu chỉ giao ước và lòng trung thành vơi Chúa Kitô” (71). Nói cách khác, nếu hôn nhân là dấu chỉ thực sự và hữu hiệu cho lòng chung thủy có tính giao ước của Thiên Chúa, thì làm thế nào giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu hôn nhân và tính độc chiếm phu thê lại không có một chỗ đứng khá cao trong phẩm trật các chân lý đức tin? Không những Thiên Chúa nói với ta về hôn nhân, mà hôn nhân cũng nói với ta về Thiên Chúa, đến độ, như Đức Bênêđíctô XVI đã chỉ rõ, “tương ứng với hình ảnh Thiên Chúa độc thần chính là hôn nhân đơn hôn” (72).
Kỳ tới: 1.4 Trách Nhiệm, Sợ Hãi, và Hy Vọng như Các Phương Thức của Thượng Hội Đồng
Chủ đề của Thượng Hội Đồng Đặc Biệt năm 2014 là “Các Thách Đố Đối Với Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa”. Ta có thể tiếp cận chủ đề này bằng cách xem xét đến mức nào, giáo huấn của Giáo Hội về tính dục con người, hôn nhân, và gia đình tự trình bầy như một cản trở đối với việc phúc âm hóa. Há giáo huấn này không trở nên quyến rũ hơn hay sao khi nó tỏ ra biết nhân nhượng hơn, chẳng hạn, bằng cách khoan dung một số kiểu sinh hoạt tính dục bên ngoài hôn nhân, như trường hợp những người ly dị và tái hôn dân sự? Nhưng nếu thế, như Đức Hồng Y Caffarra nhận xét rất sâu sắc, tại sao không khoan dung luôn các thực hành tiền hôn nhân hay đồng tính? (46). Loại bỏ chướng ngại vật từng viết rằng làm tình là dành cho yêu thương vợ chồng là đồng thời ta cũng loại bỏ nền tảng của tính dục con người. Lúc ấy, ta phải nhường cuộc bàn luận về tính dục cho các nhà tính dục học, nhường cuộc bàn luận về hôn nhân và gia đình cho các nhà tâm lý học và xã hội học.
Liệu chính nghĩa phúc âm hóa có được phục vụ cách này hay không? Xem ra không. Ta hãy dựa vào điển hình của một số đông các giáo hội và thực tại giáo hội trong truyền thống Anh Giáo và Thệ Phản. Chúng tôi không hề muốn bày tỏ sự bất kính mà chỉ muốn nói lên một sự kiện: nhiều thực tại này, vì đủ mọi ý hướng và mục tiêu, đã từ bỏ, không còn nhấn mạnh tới các khía cạnh có tính đòi hỏi cao về luân lý của tin mừng gia đình nữa. Ngừa thai, sinh sản nhân tạo, ly dị và tái hôn, làm tình trước hôn nhân, chúc lành cho các cuộc kết hợp đồng tính, tất cả đều được khoan dung, nếu không muốn nói là thẳng thừng cổ vũ, bởi khá nhiều các định chế này. Ấy thế nhưng, liệu sự khoan dung này có dẫn tới việc hồi sinh thiêng liêng cho Giáo Hội Anh Giáo hay không? Giáo Hội Luthêrô Đức có phát triển hay không? Liệu có mùa xuân mới nào cho người Trưởng Lão Hoa Kỳ không? Các dữ kiện xã hội học hình như đang hàm ý ngược lại. Thực vậy, nhà xã hội học Hoa Kỳ Mary Eberstadt, trong cuốn sách có tính giáo huấn cao, tựa là Tây Phương Đã Thực Sự Đánh Mất Thiên Chúa Ra Sao, đã cho rằng các giáo hội chính dòng Thệ Phản và Anh Giáo nào càng tự do thì càng sa sút về số tham dự, số thành viên và sinh khí nói chung. Theo bà, các định chế này đang lao vào điều bà gọi là “tự tử tôn giáo có trợ giúp”, một cuộc tự tử do sự thiếu sót của họ không biết coi trọng gia đình: “Trong việc cố gắng bắt tay với các cá nhân muốn thấy một nền tín lý Kitô Giáo nhẹ nhàng, các giáo hội này vô tình đã thất bại trong việc bảo vệ cái nền của họ: tức các gia đình đang triển nở để rồi thành viên của các gia đình này tiến tới chỗ buông tay khỏi tôn giáo của mình, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng” (47). Đàng khác, các giáo hội và thực tại giáo hội nào đang lớn mạnh chính là các giáo hội và thực tại giáo hội biết đưa ra các đề xuất có tính đòi hỏi cao và đi ngược lại nền văn hóa đương thời: đó là các giáo hội bảo thủ tin lành, các cộng đồng Ngũ Tuần, và Giáo Hội Công Giáo (48). Tại sao người Công Giáo chúng ta lại nên đi theo các giáo hội và thực tại giáo hội đang sa sút một cách hoàn toàn khách quan về số tham dự, về số thành viên, và ảnh hưởng xã hội, một số hiện đang trên bờ diệt vong? (49). Yêu thương và tôn trọng anh chị em ly khai của ta là điều chính đáng và phải lẽ. Nhưng điều này không có nghĩa ta nên bắt chước các lỗi lầm của họ, mà đúng hơn nên học hỏi từ các lỗi lầm này.
Giáo huấn của Giáo Hội về tính dục, hôn nhân, và gia đình, như Giáo Hội đã nhất quán giảng dạy suốt trong các thế kỷ qua, không hề làm cản trở việc phúc âm hóa. Đúng hơn, nhờ cổ vũ gia đình, giáo huấn này đang dọn đất tốt để người ta tiếp nhận sứ điệp của Tin Mừng. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói, “ ‘Tin Mừng’ về gia đình là phần rất quan trọng của việc phúc âm hóa, phần mà Kitô hữu có thể truyền đạt cho mọi người, bằng chính chứng tá cuộc sống mình; và họ đã đang làm thế, điều này rất hiển nhiên trong các xã hội tục hóa: các gia đình thực sự theo Kitô Giáo nổi tiếng vì lòng chung thủy, nhẫn nại, chào đón sự sống, và lòng kính trọng người cao niên của họ… bí quyết dẫn tới việc này là sự hiện diện của Chúa Giêsu trong gia đình” (50).
Eberstadt ghi nhận việc các dữ kiện thống kê tại thế giới Tây Phương cho thấy mối liên hệ qua lại ra sao giữa lòng tin đạo và gia đình. Trong khi, quan điểm nổi bật của các nhà xã hội học từ lâu nay vốn cho rằng người ta chú tâm tới gia đình hơn khi họ có lòng tin đạo nhiều hơn (Thiên Chúa nhiều hơn là gia đình nhiều hơn) thì Eberstadt trưng các chứng cớ thống kê có thực chất cho ta thấy: trong phần lớn trường hợp, nên nghĩ tới điều ngược lại mới hữu lý hơn. Theo bà, điều bà gọi là “nhân tố gia đình” gây một tác động rất mạnh lên lòng tin đạo của người ta hay của một nền văn hóa (51). Luận đề chính của bà vì thế có thể tóm tắt như sau: gia đình nhiều hơn là Thiên Chúa nhiều hơn; gia đình ít hơn là Thiên Chúa ít hơn.
Nếu ta giả thiết rằng tác giả này từng đọc các dữ kiện xã hội học một cách chính xác và đời sống gia đình quả thực có hỗ trợ cho việc thực hành tôn giáo, trong khi việc loại bỏ gia đình có khuynh hướng khiến ta từ bỏ thực hành này, thì ta vẫn cần phải đưa ra các lý khả dĩ giải thích được mối liên hệ này. Trong chính các cố gắng của bà nhằm giải thích điều này, Eberstadt cho rằng có những phương cách khác nhau theo đó, gia đình mở lòng ta hướng về cõi siêu việt. Một trong những phương cách này là lúc sinh con, một giây phút “thường được rất đông người cảm nghiệm như một biến cố siêu việt hơn bất cứ biến cố nào khác” (52). Khi sinh con, một sự sống nhân bản mới được tỏ hiện. Cha mẹ biết họ là các tác giả của sự sống này, ấy thế nhưng hậu quả đã vượt quá nguyên nhân. Đứa con được cảm nghiệm như một điều gì đó lớn hơn cả điều họ có thể là nguyên nhân. Thứ hai, chính trong gia đình, người ta bắt đầu chăm sóc cho nhau hơn là chăm sóc chính bản thân mình, điều này cũng có nghĩa đã mở lòng họ bước vào cõi siêu việt. Eberstadt viết thế này: “Mọi người nam nữ đều sợ chết; nhưng chỉ có các bà mẹ và ông bố mới được kể là những người sợ cái chết của một cá nhân khác hơn chính cái chết của mình” (53). Trong gia đình, người ta học được việc sống cho điều gì và chết cho điều gì có ý nghĩa như thế nào.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn nữa mối liên hệ tích cực giữa gia đình và việc mở lòng ra với Thiên Chúa của một cá nhân hay của một nền văn hóa, ta có thể chạy tới với Đức Bênêđíctô XVI. Trong một luận điểm rất gợi ý, ngài trưng dẫn câu nói thời danh của Thánh Augustinô: “Vâng, nếu bạn thấy đức ái, thì quả tình bạn đã thấy Chúa Ba Ngôi” (54). Nếu quả như thế, thì đường tình yêu là “chứng cớ” thuyết phục nhất chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa và là xa lộ của phúc âm hóa. Nhưng đường tình yêu là đường có liên hệ mật thiết với gia đình Kitô hữu, vì “bao lâu nó thành công trong việc sống tình yêu như một hiệp thông và sống phục vụ như một quà phúc hỗ tương dành cho mọi người, như một hành trình không ngừng hoán cải được ơn Chúa hỗ trợ, thì nó đã phản chiếu vẻ sáng lạn của Chúa Kitô và vẻ đẹp của Chúa Ba Ngôi cho thế giới rồi” (55). Như thế, gia đình nào sống trong sự hiệp thông vào quà phúc hỗ tương này, và nhờ thế phản chiếu tình yêu vốn là hữu thể của chính Thiên Chúa, thì gia đình này phải được kể là một trong những chứng cớ thuyết phục nhất chứng mình Thiên Chúa hiện hữu. Do đó, gia đình trở thành “một cộng đồng được cứu rỗi và cứu rỗi” (56). Đó là lý do tại sao, đối với Đức Bênêđíctô XVI, “hôn nhân [và ta có thể thêm gia đình] được mời gọi trở thành không phải là đối tượng mà là chủ thể của phúc âm hóa” (57).
Giáo huấn luân lý của Giáo Hội nâng đỡ gia đình thế nào, nó cũng nâng đỡ chính nghĩa phúc âm hóa của Giáo Hội như thế. Nhưng có một cách còn trực tiếp hơn nhờ đó, việc Giáo Hội công bố một lối sống còn đẩy mạnh hơn nữa công cuộc truyền bá Tin Mừng. Chúng tôi muốn nói tới sự kiện đơn giản này: người ta tự nhiên lưu ý tới những gì trực tiếp đụng tới cuộc sống của họ. Họ có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng họ sẵn sàng lắng nghe. Nếu Giáo Hội ngưng không lên tiếng về các vấn đề luân lý nữa, hay thích ứng chủ trương của mình với những gì được các phương tiện truyền thông xã hội trình bầy như một đồng thuận chính dòng, thì Giáo Hội đã tự loại mình ra khỏi cuộc tranh luận văn hóa quan trọng nhất và tự biến mình thành vô nghĩa. Luân lý là điều đáng kể ngay đối với, và có lẽ đặc biệt đối với người thời nay. Người ta rất có thể không biết hay chống đối nền luân lý Kitô Giáo, nhưng chắc chắn họ không dửng dưng đối với luân lý tính đúng nghĩa. Các bệnh viện đang lập ra các hội đồng đạo đức sinh học và các chính phủ quốc gia cũng thế. Người ta ra đường phố để biểu tình chống việc thao túng cây cỏ về phương diện phát sinh học (biogenetic). Họ tẩy chay các thứ nhiên liệu sản xuất từ ngũ cốc, vì cho rằng qui trình này không thể tránh được việc nâng giá thực phẩm, đẩy con người vào chỗ chết đói.
Ngay trong lãnh vực tính dục, nền văn hóa đương thời của ta cũng ít có tính thả lỏng (libertarian) hơn người ta tưởng. Dù giữa những người lớn thuận tình với nhau, “mọi sự đều được hết” thì ai cũng ý thức rõ: không được làm bất cứ điều gì chống lại hay không được sự thuận tình của người khác. Vẫn có những lằn ranh luân lý, không viết trên cát, mà là viết trên đá. Có lẽ sẽ không còn lằn ranh nào giữa việc làm tình với vợ và việc làm tình với một gái điếm nữa, nhưng chắc chắn còn mãi lằn ranh giữa việc làm tình với một gái điếm đã trưởng thành và làm tình với một gái điếm vị thành niên. Ở đây, vấn đề công lý, chín chắn và có khả năng thuận tình là điều chính yếu. Chúng ta không sống trong một thời đại dửng dưng về luân lý, mà người ta nói chung cũng không hiểu mình đang thả lỏng chuyện dâm loạn. Những người cổ vũ phá thai đang phát huy nó như một quyền được tự lập và được tư riêng bản thân. Phát triển việc sử dụng bao cao su và các phương tiện ngừa thai khác được coi là một bổn phận luân lý để ngăn ngừa tai hoạ thặng dư dân số và lan tràn bệnh hoa liễu. Vị giáo hoàng tra vấn liệu việc cổ vũ sử dụng bao cao su có phải là cách đúng để chặn đứng nạn dịch HIV-AIDS ở Phi Châu hay không đã không bị tố cáo là quá ngặt nghèo hay phá bĩnh về luân lý mà là vô luân hay tội phạm (58). Nói một cách tích cực, tất cả các điều này cho thấy đối với những người cùng thời với ta, luân lý tính là điều đáng kể.
Thế giới ta đang sống, dù thành thực hay không, đang đóng khung mọi ưu tư lớn của nó trong những hạn từ luân lý: ta không tham chiến vì tham lam hay quyền lực; ta không muốn dầu hỏa hay đất đai nhưng tìm cách làm cho công lý thắng thế. Các chính nghĩa tham chiến của ta, về phương diện luân lý, cao thượng hơn cả quyền tự vệ, là điều duy nhất luôn được Giáo Hội nhìn nhận là chính đáng. Ta không chiến đấu nhân danh Thiên Chúa, một điều bị coi là không sáng suốt, mà là nhân danh chính luân lý tính, nghĩa là nhân danh công lý, một điều ta chiến đấu cho và tìm cách làm cho thắng thế tại các nước như Bosnia, Afghanistan, Iraq, và Libya. Điều gì sẽ xẩy ra nếu trong một thế giới như thế, Giáo Hội từ bỏ, không nói tới luân lý tính nữa? Thế giới hiện đại sẽ không còn thấy nơi Giáo Hội một người đối thoại về các vấn đề họ vẫn canh cánh bên lòng nữa. Điều gì công chính điều gì bất chính? Người ta phải sống tốt đời họ cách nào? Như thế, khi nói tới các vấn đề luân lý, từ việc thụ thai và sinh sản nhân tạo tới việc sinh vô tính (cloning) và thao túng hệ di truyền, từ việc làm tình trước hôn nhân và ly dị tới việc phá thai và trợ tử, Giáo Hội có người đối thoại trong thế giới hiện đại. Thế giới này rất có thể bất đồng, họ có thể cảm thấy bị gai mắt, nếu không muốn nói là nổi sùng; họ có thể khởi diễn một chiến dịch truyền thông chống lại các cá nhân hay toàn bộ Giáo Hội; như gần đây từng xẩy ra tại Pháp, họ có thể bỏ tù các Kitô hữu chẳng vì một tội phạm nào lớn hơn việc mặc chiếc áo thung có vẽ hình một gia đình gồm một người đàn ông, một người đàn bà và các đứa con của họ (59). Nhưng tuy thế, chính khi tỏ ra giận dữ, nổi sùng, không thể hiểu được các đề xuất luân lý của Kitô Giáo, thế gới hiện đại cho thấy họ vẫn quan tâm, không hề có thái độ còn gây chết chóc hơn cả sự chống đối, đó là sự dửng dưng.
Thực thế, cuộc cách mạng văn hóa lớn lao nhất thời ta đã được gói gọn trong các hạn từ luân lý. Chính sách bình đẳng hóa phái tính (gender mainstreaming) tức mưu toan biến dị biệt phái tính thành vô nghĩa, thường được phát biểu bằng ngôn ngữ quyền lợi. Đó là trường hợp đã diễn ra trong diễn văn nhậm chức năm 2013 của Tổng Thống Barack Obama, trong đó, ông tuyên bố một cách hết sức thống thiết rằng bổn phận luân lý của chính phủ là phải liệu sao chấm dứt mọi thứ kỳ thị:
“Chúng ta, nhân dân ta, hôm nay tuyên bố: chân lý hiển nhiên nhất nói rằng tất cả chúng ta đều được dựng nên bình đẳng với nhau chính là ngôi sao vẫn đang chỉ đường cho ta… Hiện nay, trách vụ của thế hệ chúng ta là tiếp nối điều các nhà tiên phong này đã bắt đầu. Vì cuộc hành trình của chúng ta sẽ không hoàn tất cho tới khi các bà vợ của chúng ta, các bà mẹ và các cô con gái của chúng ta có thể kiếm được mức sống cân bằng với các cố gắng của họ. Cuộc hành trình của chúng ta sẽ không hoàn tất cho tới ngày các anh chị em đồng tính luyến ái của chúng ta được đối xử như bất cứ ai khác dưới pháp luật, vì nếu chúng ta thực sự được dựng nên bình đẳng với nhau, thì chắc chắn tình yêu mà chúng ta cam kết cho nhau cũng phải bình đẳng” (60).
Đối với Tổng Thống Obama, cũng như đối với nhiều người đồng thời với ta, tình yêu là tình yêu, bất luận giữa người khác phái hay giữa người đồng phái với nhau. Và dù tình yêu có tiềm năng phổ quát đối với người lân cận và đối với kẻ thù là một điều chính Chúa Giêsu đã giản dạy, nhưng điều cũng rõ ràng từ Thánh Kinh và toàn bộ truyền thống Kitô Giáo là khi nói tới tình yêu bao gồm việc sử dụng các cơ quan sinh dục, thì một phân biệt nào đó không những được phép mà còn được yêu cầu nữa. Tuy nhiên, nếu tình yêu là tình yêu thì sự dị biệt tính dục sẽ hoàn toàn không đáng kể, và cả vấn đề tiềm năng sinh hoa kết trái từ việc kết hợp tính dục cũng thế.
Lý thuyết phái tính xây dựng trên việc phân biệt giữa giới (sex) và phái (gender). Trong khi giới là dữ kiện sinh học, thì phái là một dữ kiện xã hội. Đúng thế, ta có thể phân biệt giữa sự kiện sinh học là nam hay nữ và việc chiếm dụng và phát biểu sự kiện này của cá nhân hay của xã hội. Bởi thế, Jutta Burggraf từng viết: “Có thể chấp nhận hạn từ phái như một phát biểu nhân bản và do đó tự do về nam hay nữ, dựa trên bản sắc sinh học giới tính. Nó thích hợp để mô tả các khía cạnh văn hóa xoay quanh việc xây dựng các vai trò của đàn ông đàn bà trong bối cảnh xã hội” (61). Nhưng lý thuyết phái tính đi xa hơn thế. Nó đưa vào một đứt đoạn giữa giới tính sinh học và phái tính xã hội, tiếp nhận một cách cực đoan các lời lẽ vốn nổi tiếng của Simone de Beauvoir “Người ta không sinh ra là đàn bà, mà đúng hơn, họ trở thành đàn bà” (62). Nó bác bỏ bất cứ sự quan trọng nào của dị biệt giới tính trong việc hình thành bản sắc của ta, đến độ, theo Tony Anatrella, “ý niệm xu hướng giới tính thay thế cho ý niệm bản sắc giới tính, trình bầy đồng tính luyến ái chẳng hạn như hình thức thay thế cho dị tính luyến ái, mà thực tế không phải như vậy” (63). Như thế, việc liệu ta cảm thấy chỉ bị lôi cuốn bởi người khác giới tính hay liệu ta tự coi mình như thuộc về một trong các loại L.G.B.T. (lesbian [đồng tính nữ], gay [đồng tính nam], bisexual [lưỡng tính], transgender [đổi tính]) có khuynh hướng trở nên quan trọng hơn trong việc xác định ra bản sắc ta hơn là liệu ta là nam hay nữ.
Thực vậy, hình như lý thuyết phái tính chỉ có thể xuất hiện trong một xã hội đã đánh mất bất cứ cảm thức nào về mối liên kết giữa hoạt động giới tính và việc sinh sản. Chỉ trong một bối cảnh như thế, sở thích giới tính mới trở nên quan trọng hơn dị biệt giới tính là tính liên hệ nội tại với việc sinh sản. Nếu người ta cần được thừa nhận dựa trên bản sắc phái tính của họ, và nếu bản sắc phái tính hầu như hoàn toàn không liên hệ gì tới giới tính sinh học, thì sẽ không hề có bất cứ sự kiện khách quan nào cho phép các nhà giáo dục coi con trai và con gái khác nhau được. Điều tốt nhất họ có thể làm là làm ngơ hoàn toàn các dị biệt giới tính, ngõ hầu để trẻ em tự xây dựng lấy bản sắc phái tính của chúng một cách tự phát không có sự can thiệp nào của người trưởng thành cả. Kết quả là đã có những nơi sự kiện đàn bà có thể mang thai, một sự kiện mà ai cũng biết, đã bị tối thiểu hóa trong việc giáo dục giới tính, như thể thai nghén chỉ là một thứ bệnh tình dục khác, giống như bệnh hoa liễu vậy, một thứ bệnh đã hết sức bất công chỉ giáng xuống giới nữ, và là thứ bệnh mà mọi người có liên hệ phải tìm cách tránh cho bằng được. Hiển nhiên, chỉ đơn giản làm ngơ, không nhận sự hiện hữu của giới tính, tức, dị biệt giới tính, đâu có làm cho nó tự nhiên biến mất. Như nhà văn duy nữ Camille Paglia đã viết, làm ngơ các dị biệt giới tính chỉ có thể có những hậu quả có hại; đây là lý do tại sao bà khuyến cáo các trường công lập tại Hoa Kỳ cho “Giới Tính Trở Lại Với Giáo Dục Giới Tính”; bà kêu gọi họ thừa nhận sự khác nhau hết sức chủ yếu giữa các trẻ trai và trẻ gái. Với một thái độ thực tiễn lành mạnh, bà cảnh cáo rằng “thật là phi lý khi tránh né thực tiễn phũ phàng này là các trẻ trai chẳng mất mát chi nhiều bằng trẻ gái từ những cuộc làm tình bừa bãi hàng loạt, vì các trẻ gái liều mình mang thai và tương lai sinh nở có thể bị xâm hại bởi bệnh tật” (64).
Trong bối cảnh một nền văn hóa chịu ảnh hưởng của lý thuyết phái tính, người ta coi việc khai thác sự kiện “kết hợp” giới tính, bất luận thực hiện cách nào, giữa những người đồng giới tính là vô sinh từ trong nội tại, trong khi cũng việc ấy giữa những người dị giới tính có tiềm năng sinh sản, mà nếu có vô sinh, thì cũng chỉ ngẫu nhiên mà vô sinh thôi, chỉ là một chủ nghĩa duy sinh học (biologism) thô thiển. Họ bác bỏ thẳng thừng quan điểm coi việc sinh sản của con người có tầm quan trọng bản thân cao nhất, ngược với kinh nghiệm sống của hầu hết mọi người thuộc mọi lứa tuổi. Cả ngày nay nữa, há việc trở thành một người cha hay một người mẹ không phải là một trong các biến cố thay đổi cuộc sống và có ý nghĩa nhất của đời người đó sao? Một người đàn ông trở thành một người cha và một người đàn bà trở thành một người mẹ không còn y như trước nữa. Mối liên hệ vừa được thiết lập với đứa con đã thay đổi sâu xa bản sắc của họ rồi, và nó cũng thay đổi cả mối liên hệ giữa người đàn ông và người đàn bà ấy, vì nay họ không còn chỉ là hai kẻ yêu nhau: họ đã trở thành cha và mẹ của đứa con của mỗi người kia. Chính nhờ chiều kích sinh sản mà giới tính con người bộc lộ một ơn gọi cho con người nhân bản, một ơn gọi mời họ tiến tới siêu việt, vượt quá chính họ. Nền văn hóa ngày nay có nguy cơ không nhìn thấy tất cả những điều đó. Lý thuyết phái tính tuyên bố rằng bản sắc cá nhân, trong yếu tính, là việc nó tự gán cho mình, chẳng ăn có gì với tính sinh sản hay các liên hệ liên ngã. Ngay lúc chúng ta đang nói đây, cả một thế hệ mới đang được nuôi dưỡng, nhưng hoàn toàn mù mờ và không chắc chắn về bản sắc của mình. Hẳn các trẻ em đang cảm thấy chúng không được phép trở thành con trai hay con gái, chúng không còn được mời gọi trở thành những người chồng hay những người vợ, những ông bố hay những bà mẹ nữa. Thật sẽ khó để các em tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nền tảng về việc chúng phải sống cho điều gì. Nguyên nhân sau cùng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, và có lẽ các em sẽ không bao giờ biết về nó. Điều ta mong muốn nhiều hơn việc thỏa mãn tính dục là thấy đời mình sinh hoa trái, là mình để lại dấu ấn nào đó trong đời một người khác (và dấu ấn nào lớn lao trong đời một ai đó bằng dấu ấn ta sinh ra họ), là ta đã sống không vô ích nhưng đã đem lại sự sống cho những người khác. Điều gì sẽ xẩy ra cho một thế hệ vốn được dạy rằng bất cứ hoài bão nào như thế đều chỉ là thứ chủ nghĩa duy sinh học thô thiển?
Trước thách thức do lý thuyết phái tính đặt ra cho Giáo Hội, lời lẽ của Đức Hồng Y Kasper mang một tính thôi thúc rất lớn: “chúng ta không nên giới hạn cuộc thảo luận vào tình thế của những người ly dị và tái hôn mà thôi” (65). Ở thời điểm của cuộc cách mạng nhân học triệt để, ta đơn giản không thể tự cho phép dành thì giờ cho những vấn đề chỉ liên quan với 40 năm trước đây, chỉ phát sinh trong bối cảnh một nền văn hóa ít nhất vào lúc đó cũng chiểu danh được gọi là Kitô Giáo Tây Phương. Nền văn hóa đó không còn nữa. Nền văn hóa hiện nay tại thế giới Tây Phương là nền văn hóa trong đó, người đương thời với chúng ta đang tìm cách loại bỏ chân lý tạo thế này là “Người dựng nên họ có nam có nữ” (St 1:27). Thêm vào đó, Giáo Hội Công Giáo, trong tính phổ quát của nó, rộng lớn hơn Tây Phương, nơi người ta cảm nhận vấn đề này cách sắc nét hơn. Khi nhấn mạnh không đúng tới vấn đề người ly dị và tái hôn, ta có nguy cơ áp đặt viễn tượng qui Âu Châu hay qui Tây Phương lên Giáo Hội như một toàn thể, do đó, bỏ qua quyền lợi của một số giáo hội đặc thù là các giáo hội có những quan tâm khác hẳn (66).
Trái lại, các thách thức do lý thuyết phái tính đặt ra có liên hệ tới viễn ảnh của Giáo Hội hoàn vũ. Ta không nên đánh giá thấp ý nghĩa của chúng đối với việc công bố Tin Mừng. Một Thượng Hội Đồng thảo luận về các thách đố mục vụ của gia đình trong bối cảnh phúc âm hóa chắc chắn sẽ phục vụ tốt hơn nhiều khi đề cập tới vấn đề này vì nó đụng tới chính tâm điểm của Kitô Giáo. Trong diễn văn trước các tham dự viên của hội nghị giáo phận Rôma mấy tháng đầu triều giáo hoàng của ngài, Đức Bênêđíctô XVI lưu ý tới sự kiện hết sức hiển nhiên đến độ dễ bị sao lãng này là: “Mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa dành cho những người đàn ông và đàn bà đã ttiếp nhận hình thức ngôn ngữ học của nó từ ngữ vựng hôn nhân và gia đình” (67). Thiên Chúa tự mặc khải Người cho ta như người Cha, Chúa Giêsu thì tự gọi Người là Con Thiên Chúa; Người nâng ta lên để ta trở thành các con trai con gái nuôi của Thiên Chúa, một điều biến các tín hữu thành anh chị em thực sự và biến mọi người thành anh chị em trong tiềm thể. Theo Sách Thánh, Giáo Hội là mẹ mọi tín hữu (xem Gl 4:26) và là nàng dâu của Chúa Kitô (xem Kh 21:9). Liệu có còn ý nghĩa gì cho việc công bố Tin Mừng này không khi người ta không được sinh ra và dưỡng dục trong lòng một gia đình nữa? Họ sẽ không còn sở hữu được bất cứ cảm nghiệm nền tảng nào ở tâm điểm đức tin Kitô Giáo nữa như: cảm nghiệm phu thê, cảm nghiệm làm cha, cảm nghiệm làm con, và cảm nghiệm anh chị em. Đức tin sẽ trở thành không tài nào hiểu được đối với họ.
Một số chính phủ Tây Phương đã cứu xét vấn đề bình đẳng hóa phái tính (gender mainstreaming) xa đến nỗi xóa bỏ luôn các hạn từ như “cha” và “mẹ” khỏi các văn kiện và các mẫu ấn chỉ chính thức, thay thế những hạn từ mà họ coi là đáng chỉ trích này bằng các kiểu nói dễ chấp nhận hơn như “phụ huynh 1” và “phụ huynh 2”. Ý thức hệ phái tính hiện đang được du nhập vào học trình các trường học Tây Phương, và nếu Giáo Hội giữ im lặng, chỉ trong vòng 20 năm nữa, kiểu nói “Lạy Cha chúng con” có khi trở thành xúc phạm ngay cả với những lỗ tai đạo hạnh, nhưng đã bị chính sách bình đẳng phái tính thấm nhiễm, đến độ cha mẹ nào dạy kinh này cho con cái rất có thể mất quyền giám hộ và liều mình đi tù là đàng khác. Vì Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo gọi đồng tính luyến ái là một “khuynh hướng lệch lạc khách quan” (số 2358), nên chẳng sớm thì muộn, kết cục, nó sẽ ở trên danh mục các điều không được kỳ thị của các chính phủ nhậy cảm hơn về luân lý và triệt để đề cao quyền lợi của mỗi người. Ta thấy mối nguy rất lớn và Giáo Hội có nhiều điều phải công bố và giải thích vẻ đẹp của dị biệt giới tính, điều, như Luce Irigaray chủ trương, vốn là vấn đề duy nhất của thời ta (68). Giáo Hội cần chỉ rõ dị biệt giới tính liên hệ ra sao với ơn gọi yêu thương và biết sống cuộc sống có sinh hoa kết trái. Ở đây, công trình khai phá đã được nền thần học thân xác của Đức Gioan Phaolô II thực hiện. Ta cũng thấy nhu cầu phải giải thích tốt hơn điều này: phân biệt và dị biệt hóa không hề có nghĩa là kỳ thị, gọi một khuynh hướng là lệch lạc không có nghĩa gọi người có nó là người xấu, và đồng thời, một khuynh hướng như thế không biện minh cho các hành vi được quyết định một cách tự do để sống nó.
Tất cả các điều trên có thể gây thiệt hại lớn lao cho ta; đây là lý do tại sao điều quan trọng là những ai nhân danh Giáo Hội để giảng dạy phải phục hồi được cảm thức về cái đẹp và sự qúy giá của sứ điệp Tin Mừng. Hoạt động bác ái của Giáo Hội trên thế giới góp thêm sức mạnh lớn lao vào chứng từ của Giáo Hội. Ấy thế nhưng, Giáo Hội lại không thể chỉ là một trong nhiều cơ quan bác ái. Nếu chỉ là một tác nhân của các dịch vụ xã hội, thì Giáo Hội là định chế có thể thay thế được. Mà chỉ nói tới tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa mà không cho thấy tình yêu và lòng thương xót này đụng tới và biến đổi đời sống ta ra sao cũng không đủ. Lòng thương xót của Thiên Chúa là lòng thương xót chữa lành giúp chúng ta tiến bước. Nó không chỉ băng bó các vết thương và tội lỗi của ta, mà nó còn biến đổi chúng ta từ bên trong.
Đối diện với bối cảnh văn hóa hiện nay, sẽ là một sai lầm khủng khiếp, nếu cho người ta cảm tưởng, dù xa xôi bao nhiêu, rằng chính những bậc thầy trong Giáo Hội cũng không tin vào tính bất khả tiêu của hôn nhân, lòng thủy chung của vợ chồng, tính độc chiếm phu thê, và khả thể tiết dục, nếu đó là điều tình yêu đòi hỏi trong một số hoàn cảnh sống đặc biệt. Đức Hồng Y Kasper chắc chắn đúng khi nhắc nhở ta rằng “ta phải hiểu tín lý hôn nhân bất khả tiêu từ sự liên kết nội tại của các mầu nhiệm đức tin (Công Đồng Vatican I đã nói như thế; xem DH 3016) và bên trong phẩm trật các chân lý đức tin (Công Đồng Vatican II đã nói như thế trong UR, số 11) (69). Hiển nhiên, điều này hòa hợp với điều Đức Phanxicô viết trong Niềm Vui Tin Mừng. Trích dẫn Công Đồng Vatican II, ngài viết:
“Tất cả mọi chân lý được mạc khải phát xuất từ cùng một nguồn mạch là Thiên Chúa và được tin bằng cùng một đức tin, nhưng một số chân lý trong những chân lý ấy quan trọng hơn để diễn tả cách trực tiếp hơn trung tâm của Tin Mừng. Trong cốt lõi cơ bản này, điều tỏa sáng là vẻ đẹp của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ lộ trong Chúa Giêsu Kitô Chịu Chết và Phục Sinh. Theo ý nghĩa này, Công đồng Vaticanô II xác quyết rằng ‘có một thứ tự hay đúng hơn một ‘phẩm trật’ chân lý của giáo lý Công Giáo, vì chúng khác nhau trong sự liên hệ của chúng với nền tảng của đức tin Kitô giáo’[38]. Điều này áp dụng cho cả các tín điều của đức tin cũng như cho toàn thể các giáo huấn của Hội Thánh, trong đó có những giáo huấn về luân lý” (70).
Như Đức Giáo Hoàng đã chỉ rõ, nếu điều xác định ra chỗ đứng của một tín lý nào đó trong phẩm trật các chân lý là chính mối liên hệ cận kề ít hay nhiều của nó với chân lý cốt lõi nền tảng (tức, “vẻ đẹp của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ lộ trong Chúa Giêsu Kitô chịu chết và phục sinh”), thì giáo huấn về tính bất khả tiêu hôn nhân chắc chắn phải được dành cho một thế đứng khá cao trong phẩm trật này, vì tác giả Thư Êphêsô vốn ví mối liên hệ giữa chồng và vợ với mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người (xem Eph 5:32); điều này cho phép Đức Gioan Phaolô II nói rằng sự bất trung trong hôn nhân đồng nghĩa với việc bẻ gẫy “dấu chỉ giao ước và lòng trung thành vơi Chúa Kitô” (71). Nói cách khác, nếu hôn nhân là dấu chỉ thực sự và hữu hiệu cho lòng chung thủy có tính giao ước của Thiên Chúa, thì làm thế nào giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu hôn nhân và tính độc chiếm phu thê lại không có một chỗ đứng khá cao trong phẩm trật các chân lý đức tin? Không những Thiên Chúa nói với ta về hôn nhân, mà hôn nhân cũng nói với ta về Thiên Chúa, đến độ, như Đức Bênêđíctô XVI đã chỉ rõ, “tương ứng với hình ảnh Thiên Chúa độc thần chính là hôn nhân đơn hôn” (72).
Kỳ tới: 1.4 Trách Nhiệm, Sợ Hãi, và Hy Vọng như Các Phương Thức của Thượng Hội Đồng
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Đường Hoa
Sr. Huyền Trần
09:12 14/09/2020
CON ĐƯỜNG HOA
Ảnh của Sr. Huyền Trần (SSpS)
Đường đời nhiều khúc gian nan
Nhưng không có thiếu đường hoa rộn ràng
Phó trong tay Chúa mọi đàng.
(bt)
Ảnh của Sr. Huyền Trần (SSpS)
Đường đời nhiều khúc gian nan
Nhưng không có thiếu đường hoa rộn ràng
Phó trong tay Chúa mọi đàng.
(bt)
VietCatholic TV
Nghị viện Queensland tấn công vào ấn tín Bí Tích Giải Tội
Giáo Hội Năm Châu
04:55 14/09/2020
Lạ lùng: Bão cuốn trôi tượng Đức Mẹ được Thánh Gioan Phaolô II làm phép, 10 năm sau bão lại đưa về
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:02 14/09/2020
Tác phẩm điêu khắc cao 12m của Đức Maria, được Đức Gioan Phaolô II làm phép, tái xuất hiện sau 10 năm bị bão cuốn trôi.
Trong những ngày cuối cùng của tháng 7, thành phố Monterrey ở đông bắc Mexico đã hứng chịu sự tàn phá kinh hoàng của cơn bão Hanna, cơn bão đã ập đến khu vực do áp thấp nhiệt đới. Giữa những cơn mưa xối xả, lũ lụt, thiệt hại về cơ sở hạ tầng và một số người chết, một dấu hiệu hy vọng đã xuất hiện: một tác phẩm điêu khắc cao 40 foot, tức là 12m, của Đức Mẹ Guadalupe, được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II làm phép, đã nổi lên từ đáy sông Santa Catarina sau 10 năm bị vùi lấp dưới bùn và đá.
Bức tượng được hình thành vào năm 1990, và được dựng lên cùng với một cây thánh giá thậm chí còn cao hơn nữa bên cạnh bàn thờ, nơi Đức Gioan Phaolô II đã cử hành thánh lễ ngoài trời cho một con số người đông đảo nhìn xa hút tầm mắt, vào ngày 10 tháng 5, 1990 Ngày lễ Đức Mẹ Fatima. Vị Thánh Giáo Hoàng đã làm phép cho bức tượng. Bức tượng này được giữ nguyên tại cùng một địa điểm trong 20 năm để kỷ niệm chuyến thăm của vị Giáo Hoàng Ba Lan.
Sau đó, cơn bão Alex tấn công vào Monterrey vào ngày 30 tháng 6 năm 2010. Cơn bão mang theo một trận mưa như trút nước xuống thành phố liên tục trong hai ngày. Kết quả thật tàn khốc. Sông Santa Catarina, chảy qua trung tâm khu đô thị, đã tràn bờ, phá hủy các cây cầu quan trọng và thay đổi vĩnh viễn các khía cạnh của cảnh quan và cơ sở hạ tầng. Ít nhất 15 người chết, và cùng với những cây cầu và con đường, nước đã cuốn đi bức tượng Đức Mẹ Guadalupe yêu dấu.
Khi có thể, các đại diện của Giáo Hội địa phương đã tìm kiếm bức tượng. Người ta thấy tượng bị chôn vùi dưới lớp đá và bùn khoảng 1.8m. Điều đó, kết hợp với kích thước và trọng lượng lên đến 10 tấn của tác phẩm điêu khắc này, khiến việc khôi phục nó là không thực tế. Một bản sao đã được tạo ra và đặt tại cùng một vị trí.
Gần đúng 10 năm sau, vào cuối tháng 7 năm nay, cơn bão Hanna tấn công thành phố với những trận mưa xối xả và lũ lụt một lần nữa. Mặc dù ít phá hoại hơn Alex, Hanna cũng gây ra ít nhất 3 người chết và những thiệt hại cục bộ cho cơ sở hạ tầng, theo báo cáo trên các phương tiện truyền thông địa phương. Tuy nhiên, nước dâng cao và dòng chảy mạnh ở sông Santa Catarina cũng cuốn đi lớp bùn trên bức tượng Đức Mẹ Guadalupe. Các công nhân xây dựng đang tìm sắt vụn dưới lòng sông đã phát hiện ra điều này sau cơn bão, vào ngày 27 tháng 7.
Đức Tổng Giám Mục Rogelio Cabrera của tổng giáo phận Monterrey, mô tả sự kiện này là “một dấu chỉ rất đặc biệt đối với người Công Giáo, khiến chúng ta tràn đầy hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn,” theo trang tin Pastoral Siglo XXI của tổng giáo phận. Ngay lập tức, công việc trục vớt bắt đầu.
Các tín hữu, bao gồm cả các Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Monterrey, đã tham quan bức ảnh. Trong một thời gian ngắn, hình ảnh này trở nên phổ biến với tên gọi “Trinh nữ của Dòng sông.”
Nên làm gì với tác phẩm điêu khắc được phục hồi là chủ đề của một số cuộc tranh luận công khai và riêng tư, nhưng người ta quyết định rằng sau khi được khôi phục, bức tượng phải được trả lại vị trí ban đầu của nó bên cạnh dòng sông, tại địa điểm mà Đức Gioan Phaolô II đã cử hành Thánh lễ dành cho công chúng. Bản sao đã đứng ở vị trí của nó trong 10 năm sẽ được đặt trong khuôn viên của một giáo xứ dành riêng cho Đức Maria, Nữ vương Mễ Tây Cơ.
Source:Aleteia
Tại sao Mục sư Tin Lành chống Tổng thống Trump gay gắt đột nhiên im lặng và trở lại đạo Công Giáo?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:42 14/09/2020
1. Người Công Giáo cảm ơn công ty dược vì đã chuyển sang dùng vắc xin phù hợp với luân lý
Các nhà lãnh đạo Công Giáo ở Hoa Kỳ đã hoan nghênh tin tức cho biết một trong những nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới đã quyết định ngừng sử dụng vắc-xin bại liệt có nguồn gốc từ dòng tế bào của các bào thai đã phá thai.
Thay vào đó, Sanofi-Pasteur sẽ sử dụng một dòng tế bào động vật phù hợp với luân lý để sản xuất vắc xin bại liệt của mình. Công ty này là một trong số ba nhà sản xuất vắc xin lớn nhất trên toàn cầu, cũng đã cam kết phát triển vắc xin COVID-19 không sử dụng dòng tế bào từ việc phá thai.
Ông Greg Schleppenbach, phó Ban Thư ký Các hoạt động phò sinh của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ cho biết “FDA gần đây đã chấp thuận yêu cầu của Sanofi-Pasteur để chuyển từ sử dụng dòng tế bào của các bào thai bị phá thai sang sử dụng tế bào động vật trong dây chuyền sản xuất vắc xintrị bại liệt Pentacel và Quadracel.”
Sanofi-Pasteur cũng đã thông báo rằng họ sẽ không còn sản xuất vắc-xin bại liệt độc lập, Poliovax, được tạo ra từ cùng một dòng tế bào các bào thai bị phá thai. Thay vào đó, họ sẽ giữ lại một loại vắc-xin độc lập khác, IPOL, được phát triển hợp đạo đức.”
Ông Schleppenbach cho biết: “Hơn nữa, nỗ lực không ngừng của Sanofi-Pasteur để phát triển vắc-xin COVID-19 cũng không dựa vào các dòng tế bào có liên quan đến phá thai”
Trong nhiều năm, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã không ngừng bày tỏ những lo ngại về đạo đức đã được đặt ra về việc phát triển một số loại vắc-xin với các dòng tế bào được tạo ra từ tế bào của những đứa trẻ bị phá thai.
Source:Catholic News Agency
2. Mark Galli, mục sư Tin Lành, tổng biên tập viên Christian Today, người chống tổng thống Trump gay gắt, gia nhập Công Giáo
Hôm Chúa Nhật 13 tháng 9, ông Mark Galli, mục sư Tin Lành đã quỳ trước mặt Đức Cha Richard Pates Giám Quản Tông Tòa giáo phận Joliet, Illinois, trong Nhà thờ Thánh Raymond Nonnatus để được chịu phép thêm sức với những lời sau:
“Phanxicô, hãy nhận lấy ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.”
Sau đó, Đức Cha Pates đã thoa dầu xức lên trán của Galli. Ngài sử dụng một miếng bông gòn thay vì ngón tay cái của mình do COVID-19. Và cùng với nghi thức đó, Galli - người đã chọn tên Thánh là Phanxicô Assisi – đã chính thức trở thành một người Công Giáo.
Hành trình đến với Công Giáo của Galli rất đáng chú ý, một phần là do môi trường chính trị của quốc gia. Ông Galli là mục sư Tin Lành, và đã trải qua bảy năm làm tổng biên tập của Christian Today, ấn phẩm hàng đầu dành cho những người truyền bá phúc âm mà người sáng lập là nhà truyền giáo huyền thoại Billy Graham.
Tháng 12 năm ngoái, Galli có lẽ là nhà truyền giáo nổi tiếng nhất Hoa Kỳ - sau khi viết một bài xã luận kêu gọi việc luận tội tổng thống Donald Trump và cách chức và cho rằng ông ấy “vô đạo đức một cách sâu sắc”.
Tổng thống Trump rất bực mình và mở một trận chiến trên Twitter, mang đến cho Galli - một cơn sóng thần những ủng hộ và chống đối ngay trong giáo phái của ông. Một số người theo phái Phúc âm của ông ca ngợi bài xã luận là can đảm, nhưng những người khác trong cùng giáo phái đã lên tiếng bênh vực tổng thống Trump và cho rằng Galli sai lầm và mất liên lạc với thực tại cuộc sống.
Từ khi COVID-19 bùng phát tại Hoa Kỳ, người ta thấy ông im lặng và bây giờ, hai tháng trước cuộc bầu cử, Galli tuyên bố theo đạo Công Giáo.
Như trong trường hợp của hầu hết những người cải đạo, Galli khẳng định việc gia nhập đạo Công Giáo của mình là cá nhân, không liên quan đến chính trị.
Thực ra, Galli không phải là một người cải đạo. Ông ấy là một người trở lại đạo thì đúng hơn.
Sinh tại California, Galli đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo và được Rước lễ lần đầu. Tuy nhiên, vào năm 7 tuổi, cha mẹ ông không đến nhà thờ nữa.
Vào một mùa hè khi Galli bước sang tuổi 13, mẹ ông nói bà được “tái sinh” khi xem Billy Graham giảng trên TV.
Mục sư Billy Graham, tên thật William Franklin Graham sinh ngày 7 tháng 11 năm 1918 và qua đời ngày 21 tháng 2 năm 2018, là nhà nhà truyền bá phúc âm, và là một trong những nhà lãnh đạo có nhiều ảnh hưởng nhất của Phong trào Tin Lành Cải Cách.
Graham đã mang thông điệp Tin Mừng đến cho số lượng người nghe đông đảo hơn bất kỳ ai khác từng sống trên trái đất này. Đến năm 1993, hơn 2.5 triệu người công khai tiếp nhận Chúa Giêsu tại các chiến dịch truyền giảng của ông.
Đến năm 2002, trong suốt cuộc đời truyền bá phúc âm lâu dài, nếu tính cả số lượng thính giả của các chương trình phát thanh và truyền hình, Billy Graham đã giới thiệu phúc âm cho khoảng 2 tỉ người tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Ông thường cố vấn cho các Tổng thống Hoa Kỳ và liên tục có tên trong danh sách “Mười nhân vật được kính trọng nhất trên thế giới”, theo các cuộc thăm dò của Gallup Polls.
Source:Religion News
3. Lần đầu tiên, Nga truy tố một linh mục Công Giáo vì tội truyền giáo trái phép
Từ khi cộng sản Liên Sô sụp đổ đến nay, Nga vẫn tỏ ra thẳng tay với các giáo phái Tin Lành. Tuy nhiên, lần đầu tiên, Nga đã truy tố một nhà lãnh đạo Công Giáo vì “hoạt động truyền giáo bất hợp pháp”.
Forum 18, một tổ chức giám sát tự do tôn giáo, đưa tin Cha Nikita Glazunov đã bị tòa án ở Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Nga, phạt 5,000 rúp (khoảng 67 Mỹ Kim). Cha Glazunov, thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô 10, bị buộc tội tổ chức một thánh lễ Latinh trong hội trường khách sạn. Theo lời buộc tội, ngài đã mời một “nhà truyền giáo nước ngoài” đến cử hành Thánh lễ, nhưng vị linh mục này không có văn bản ủy quyền thực hiện hoạt động truyền giáo. Một nhân chứng, có lẽ là một tín hữu Chính Thống, làm chứng trước tòa rằng nhà thuyết giáo đã “nói về chân lý của Công Giáo so với Chính Thống Giáo, và sau buổi lễ cha Glazunov đã mời nhân chứng lấy về các tài liệu được in ra để làm quen với quan điểm Công Giáo.”
Glazunov đã kháng cáo phán quyết của tòa vào ngày 5 tháng 6, nhưng không thành công.
Trường hợp của ngài bị khép vào một trong 42 hành động được xem là “hoạt động truyền giáo bất hợp pháp” mà Forum 18 đã xác định trong sáu tháng đầu năm 2020. Các cáo buộc này dựa trên luật được thông qua vào năm 2016. Hầu hết các trường hợp liên quan đến các cá nhân và phán quyết của tòa là phạt tiền. Tuy nhiên, trong hai trường hợp, người nước ngoài bị cho là vi phạm luật tôn giáo của Nga đã bị trục xuất.
Trong hơn một năm rưỡi qua, Forum 18 đã chứng kiến một số vụ truy tố ngày càng gia tăng đối với hoạt động liên quan đến Hồi giáo, và bây giờ, là vụ đầu tiên chống lại một người Công Giáo.
Năm 2019, một tòa án Nga đã kết tội 6 người thuộc giáo phái Nhân chứng Giêhôva liên quan đến chủ nghĩa cực đoan, khiến họ phải ngồi tù tới 3 năm rưỡi.
Năm nay, một công dân Mỹ, Raymond Curran, đã bị tòa án ở Tambov kết tội sau khi cảnh sát phát hiện ra anh ta đang chủ sự các dịch vụ của nhà thờ Tin lành Calvary Chapel chưa đăng ký trong một ngôi nhà văn hóa.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) sẽ tiến hành một cuộc điều trần vào ngày 16 tháng 9 về điều mà họ gọi là “tình trạng đáng báo động về tự do tôn giáo ở Liên bang Nga và Trung Á, và khuyến nghị về cách Hoa Kỳ nên phản ứng”.
Một thông báo trên trang web của USCIRF cho biết: “Nga và các quốc gia Trung Á khác nhau đã phá hoại tự do tôn giáo kể từ cuối những năm 1990, khi nhiều quốc gia thuộc Liên Sô cũ áp dụng các đạo luật đàn áp tôn giáo dựa trên tiền lệ trong quá khứ. Các quan chức trên toàn khu vực giám sát chặt chẽ và điều chỉnh việc thực hành tôn giáo, bao gồm việc đặt camera giám sát ở những nơi thờ phượng và lưu giữ cơ sở dữ liệu chính thức với thông tin cá nhân chi tiết của các thành viên cộng đồng. Các chính quyền khu vực tích cực đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo thông qua việc từ chối đăng ký hợp pháp và sử dụng các luật mơ hồ và mở rộng về chủ nghĩa cực đoan nhằm hình sự hóa bất kỳ lời nói hoặc thực hành tôn giáo nào mà họ không chấp nhận.”
Source:Aleteia