Phụng Vụ - Mục Vụ
Kinh ngạc trước sự tha thứ
Lm. Minh Anh
02:27 16/09/2021
KINH NGẠC TRƯỚC SỰ THA THỨ
“Ông này là ai mà lại tha tội được?”; “Đức tin con đã cứu con, con về bình an!”.
“Amazing Grace”, “Ân Phúc Diệu Kỳ”, một trong những thánh ca Mỹ nổi tiếng nhất. Được viết năm 1772 bởi John Newton, thuyền trưởng của một tàu buôn nô lệ. Lần kia, gặp bão, tàu sắp đắm; Newton trải nghiệm sự giải cứu kỳ diệu của Thiên Chúa. “Lạy Chúa, xin thương xót!”, ông viết trong nhật ký. Rời nghề hải hành, Newton trở lại, thành một mục sư. Ca khúc này độc đáo ở chỗ, chỉ có 5 nốt: Do, Fa, La, Sol & Rê. Thú vị hơn, ca sĩ ‘da đen’, Wintley Phipps tiết lộ, “Nó vẫn có thể được thể hiện chỉ trên ‘5 phím đen’ của dương cầm; phím đen của người nô lệ”, “Slaves’ scales”(1).
Kính thưa Anh Chị em,
Kỳ thú thay! Tin Mừng hôm nay không kể lại huyền thoại một ‘bản thánh ca’ cảm hứng từ một tàu nô lệ được cứu qua cơn bão, nhưng kể lại một bữa ăn; trong đó, một linh hồn được cứu! Một bữa ăn mà Chúa Giêsu được mời, vốn cũng ‘khá ly kỳ’, sẽ đưa người đọc đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác. Kinh ngạc ‘người mời’, kinh ngạc ‘khách mời’, kinh ngạc ‘khách không mời’ và nhất là ‘kinh ngạc trước sự tha thứ’ của vị ‘Khách Mời’ dành cho một tội nhân, “Ông này là ai mà lại tha tội?”; Ai mà dám quả quyết, “Đức tin con đã cứu con, con về bình an!”.
Trước hết, kinh ngạc ‘người mời’. Thật lạ lùng, chủ nhà dọn bữa mời Chúa Giêsu là một biệt phái, một sự kiện khá hiếm hoi trong Tin Mừng; lẽ thường, người Pharisêu ít có cảm tình với Ngài, họ chỉ rình rập bắt bẻ; ở đây, Simon mời Ngài dùng bữa. Tiếp đến, kinh ngạc ‘khách mời’; ở đây là Chúa Giêsu, tuy nhiên, đồng bàn với Ngài, xem ra chỉ có các biệt phái; các môn đệ không được nhắc đến, khá bất thường! Bên cạnh đó, kinh ngạc ‘khách không mời’; kìa, một phụ nữ xuất hiện! Dưới cái nhìn của chủ nhà, vị ‘khách không mời’ này là một phụ nữ tội lỗi trong thành; nhưng dường như cô không quan tâm điều đó. Kinh ngạc hơn! Những gì cô dành cho Chúa Giêsu! Có đến 5 bước: Cô “đứng đằng sau Ngài”; cô “khóc, rửa chân Ngài bằng nước mắt”; cô “lau chân Ngài bằng tóc”; cô “hôn chân Ngài”; và cô “xức chân Ngài bằng một loại dầu thơm đắt tiền!”.
Hãy dừng lại trong chốc lát, thử tưởng tượng những gì đã xảy ra! Người phụ nữ tội lỗi này đã hạ mình, bộc lộ một tình yêu ‘không giống ai’ đối với Chúa Giêsu. Nếu hành động trìu mến này không phải là một hành động đau buồn sâu sắc, thống hối thực lòng và khiêm hạ thẳm sâu thì chúng ta không biết phải gọi cho đúng tên nó là gì! Đó là một hành động không lên kế hoạch, không tính toán, và cũng không vận dụng; thay vào đó, là khiêm tốn, chân thành, và ‘tất cả con người!’. Nói khác đi, cô ta hoà quyện những gì quý nhất của đời con gái, tiền bạc, mái tóc, nước mắt… với những hành động đẹp nhất, tôn kính nhất, để dành cho Chúa Giêsu. Qua đó, cô như muốn van xin lòng thương xót của Ngài mà không cần nói một lời. Và kinh ngạc nhất! Chúa Giêsu cũng không hề tỏ một thái độ nào, Ngài cũng chẳng có một phản ứng nào, ngoài việc đọc ‘lời xá giải’ cho cô, “Tội con đã được tha!”; “Đức tin con đã cứu con, con về bình an!”. Ôi! Sự tha thứ, lòng trắc ẩn của Ngài dành cho cô! Ngay cả với những người biệt phái cũng phải sững sờ đến nỗi họ thốt lên, “Ông này là ai mà lại tha tội?”. Họ bối rối, nhưng hơn bất cứ điều gì khác, họ trải qua một sự kinh ngạc thánh thiện, vốn có một tên gọi chính xác là, ‘kinh ngạc trước sự tha thứ!’.
Anh Chị em,
Chỉ với ‘5 nốt’ nhạc chuyên chở trọn tâm tình vỏn vẹn trong ‘5 chữ’, “Lạy Chúa, xin thương xót!”, thế giới biết đến một trong những thánh ca nổi tiếng nhất của người da đen. Chỉ với ‘5 hành động’ thiết tha của người phụ nữ đã lay động được lòng Trời; cô đã hát lên bài ca ‘5 chữ’ ‘Giêsu, Đấng Hằng Xót Thương’. Bài ca ấy vẫn mãi vang lên trong lòng người, với lời đáp của Ngài, “Đức tin con đã cứu con, con về bình an!”. Đó chính là “lời đáp” mà toàn thể nhân loại đang cần hơn tất cả mọi tiếng hát lời ca. Cũng thế, chúng ta hãy dệt đời mình bởi 5 nốt nhạc tình yêu ấy trong bài ca bất hủ ‘Giêsu, Đấng Hằng Xót Thương’. Hãy đặt mình vào người phụ nữ tội lỗi! Chúng ta có ngạc nhiên trước quà tặng một khi được tha thứ không? ‘Kinh ngạc trước sự tha thứ’ dành cho người phụ nữ này nơi những ai chứng kiến, và nơi chính bản thân cô, sẽ giúp chúng ta xét lại thái độ của chính mình trước lòng thương xót của Thiên Chúa. Hãy liên tục nuôi dưỡng cho mình sự kinh ngạc của họ; để từ đó, không bao giờ coi sự tha thứ là điều hiển nhiên. Đúng hơn, phải xem nó là một điều phi thường, luôn luôn mới; đem lại niềm vui, bình an; và mãi mãi là cảm hứng kinh ngạc!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin lấp đầy tim con một sự ‘kinh ngạc trước sự tha thứ’ của Chúa. Cho lòng con luôn ngập tràn một niềm biết ơn sâu sắc, nhất là khi con trải nghiệm điều đó trong đời mình”, Amen.
(Tgp. Huế)
(1) Anh Chị em có thể nghe “Amazing Grace” , Wintley Phipps: https://bit.ly/2Xm0Pug
Ngày 17/9: Của cải ta dâng cho Chúa hôm nay là gì? Suy Niệm: Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:25 16/09/2021
PHÚC ÂM: Lc 8, 1-3
“Có mấy phụ nữ đi với Người và họ đã lấy của cải mình mà giúp Người”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa rảo qua các thành thị và xóm làng, giảng dạy và loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa. Có nhóm Mười Hai cùng đi với Người, cũng có cả mấy người phụ nữ đã được chữa khỏi tà thần và bệnh tật: là bà Maria cũng gọi là Mađalêna, người đã được trừ khỏi bảy quỷ ám, bà Gioanna vợ của Chusa, viên quản lý của Hêrôđê, bà Susanna và nhiều bà khác; những bà này đã lấy của cải mình mà giúp Người.
Đó là lời Chúa.
Chúa Nhật XXV Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
05:00 16/09/2021
CHÚA NHẬT XXV TN (B)
Khôn ngoan 2: 12, 17-20; Tvinh 53; Giacôbê 3: 16-4:3; Máccô 9: 30-37
Khi bạn bắt gặp một em nhỏ đang đưa tay vào trong hộp bánh, bạn hỏi "em đang làm gì đó?" Nó có thể nói gì sau khi bị bắt quả tang? Nó sẽ không nói gì cả! Cả 2 người sẽ nín lặng. Đó chính là điều đã xảy ra cho các môn đệ, và Chúa Giêsu hỏi họ hôm nay "Anh em tranh luận gì trên đường đi?"
Thánh Máccô đã nói rất nhiều trong câu chuyện hôm nay, khi ông ta cẩn thận lựa chọn các chi tiết để dẫn đến trọng tâm của câu hỏi chính trong câu chuyện. Hãy ghi nhận là các tác giả viết phúc âm là những người có năng khiếu thật. Vì họ rất kỹ lưỡng để ý cả đến những sắc màu của cuộc sống trong lời văn tường thuật. Thánh Máccô khi diễn tả với chúng ta về Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài, "từ đó trở đi". Không có nghĩa chỉ lúc họ vừa xuất phát rời khỏi một địa danh, hay các môn đệ sẽ rời khỏi một nơi nào? Thánh Phêrô, Giacôbê và thánh Gioan vừa chứng kiến Chúa Giêsu biến hình sáng láng trên đỉnh núi cao, và việc chữa lành một em bé bị quỷ ám trước đám đông dân chúng. Các nhân chứng đã rất phấn kích về những gì họ đã trông thấy, số lượng ngày càng đông thêm và các môn đệ căng tràn tự hào về Chúa Giêsu và cả họ nữa.
Đó là “nơi” Chúa Giêsu và các môn đệ vừa ra đi là nơi đã bày tỏ ra những biểu hiện của quyền lực đã làm cho dân chúng kinh ngạc và phấn khởi, không chỉ từ nhóm dân chúng nhưng ngay cả đến các môn đệ nữa. Chắc chắn mổi người trong các môn đệ đã mơ ước tận hưởng được những vinh quang của các người đi theo Chúa Giêsu. Điều đó thật sự rõ khi họ tranh cải với nhau xem ai là người lớn nhất "trên đường đi". Thật ra họ tranh luận với nhau về việc ai là người lớn nhất. "Trên đường đi" là cách nói ẩn dụ trong phúc âm của thánh Máccô để chỉ ra "trên đường" người Kitô hữu đi. Những người theo Chúa Giêsu đang tranh luận xem ai là người lớn nhất. Bạn đã từng trãi nghiệm điều đó trong giáo xứ của mình, trong các buổi họp của giáo xứ với các thành viên hội đồng phụng vụ giáo xứ, hay giáo phận hay ngay cả trên toàn quốc và toàn thế giới trong giáo hội chưa? "Trên đường đi" chúng ta thảo luận về việc gì, ngoài những định chế về các tổ chức hội đoàn, bản thân chúng ta trong các gia đình và bạn bè. Nói cách khác, những quan điểm sai lầm nào làm chúng ta quan tâm nhất trong việc theo Chúa Giêsu trên đường Ngài đi, phải không?
Phúc âm thánh Máccô là phúc âm đầu tiên viết gắn liền với đời sống Chúa Giêsu Các phúc âm sau này chỉ nói sơ về những khía cạnh đơn sơ của các môn đệ Chúa Giêsu. Nhưng, trong phúc âm thánh Máccô các môn đệ được mô tả quá ư là trần trụi của một người thường. Nghĩa là các ông đã bộc lộ ra những khiếm khuyết thật của người thường. Trong phúc âm Máccô, các môn đệ dường như miễn cưỡng đi theo Chúa Giêsu "trên đường đi". Họ chậm chân lại khi nghe Chúa Giêsu lên đường đi đến Giêrusalem với lời loan báo về sự đau khổ mà Chúa Giêsu phải chịu và cho tất cả những ai muốn theo Ngài. Những điều Chúa Giêsu loan báo về sự đau khổ và cái chết đã làm cho các môn đệ mất đi khái niệm về cấp bậc mà họ đang tranh luận trong đoạn phúc âm đó.
Các đoạn văn của phúc âm mà chúng ta đã nghe trong các tuần vừa qua diễn tả những câu chuyện và những hành vi rất đối nghịch trong các lời giảng dạy. Chúa nhật vừa qua Chúa Giêsu loan báo lần thứ nhất về sự đau khổ, sự báng bổ, cái chết và sự vinh quang sau cùng (Mc 8: 27-35). Bây giờ Chúa Giêsu đưa các môn đệ ra khỏi khung cảnh vinh danh và thành công. Chúa Giêsu “bắt đầu một hành trình với các ông”. Các ông cùng "trên đường đi" với Chúa Giêsu. Các ông cần phải học hỏi rất nhiều nơi những gì Chúa Giêsu sẽ giảng dạy là phải trải qua cùng với Ngài theo cách của một môn đệ.
Các môn đệ đang nghĩ về vinh quang của vương triều và chiến thắng trần gian để xác nhận "ai là người lớn nhất". Thảo nào các ông yên lặng khi Chúa Giêsu hỏi các ông. Họ cảm thấy xấu hổ khi bị bắt quả tang trong khi tay họ còn trong hộp bánh! Cám ơn Chúa, đôi khi Chúa Giêsu không bỏ rơi chúng ta trong những lúc chúng ta đang trăn trở và khó khăn khi tập làm môn đệ của Ngài. Đó là điều nói rõ trong phúc âm hôm nay khi Chúa Giêsu ngồi xuống như một thầy giáo kiên nhẫn mời gọi 12 môn đồ nghe Ngài giảng dạy những điều cốt lõi của Ngài về khả năng lãnh đạo trong cộng đoàn. Chúa Giêsu đang nói với những người lãnh đạo trong tương lai của cộng đoàn. Trong cộng đoàn của thánh Máccô đã có những cuộc xung đột và tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo đó.
Các môn đệ muốn là người "lớn nhất", và Chúa Giêsu chỉ cho họ phải làm như thế nào để trở nên người lãnh đạo một cách đặc biệt. "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người". Đó không phải là cách thông thường của chúng ta. Chúng ta đặt những người có đia vị "cao" ngồi bàn ăn phía trên, ngay trung tâm của sự chú ý. Trong các cuộc rước kiệu của giáo hội, các vị chức sắc đi sau cùng, từ Đức Thánh Cha, rồi đến các giám mục, các đức ông các tu viện trưởng, rồi đến các tu sỉ. Tôi đoán đó là lời đáp của con người với lời dạy của Chúa Giêsu về người đi trước nhất sẽ về sau hết. Nhưng, điều đó đã thay đổi nhiều trong những năm tháng qua bởi vì chúng ta đã nhận ra người rốt cùng trong hàng kiệu là người được quý trọng nhất, và các người khác tranh chiếm chổ gần “người sau hết”.
Trong vương quốc của Chúa Giêsu, phẩm vị xuất phát từ cách đi cuối cùng, như cách để người khác đi trước mình để họ được tiêm thuốc vắc-xin (nhưng bạn vẫn được tiêm thuốc như các người đến trước nếu bạn phải vào sau hết). Phẩm vị theo ý Chúa Giêsu phải đến từ việc phục vụ, làm đày tớ cho tất cả mọi người. Nó cũng giống như hình ảnh một trẻ nhỏ. Thời Chúa Giêsu con nhỏ là tài sản của người cha. Chúng không có quyền gì trước pháp luật, không có đặc quyền hay cấp bậc, chúng giống như các tôi tớ.
Bởi thế, nếu có ai đó gặp bạn trên đường phố và hỏi "Bạn đã tin nhận Chúa Giêsu trong đời bạn chưa?" Theo phúc âm hôm nay, điều đó có nghĩa là chúng ta đã chấp nhận lối sống của Chúa Giêsu, bằng cách trở nên "tôi tớ cho tất cả". Thật thế, đó không phải là điều tôi thích trong cuộc sống của mình. Đó có lẻ là của bạn chăng? Tôi đã được huấn luyện để cố gắng vượt lên phía trước, chứ không phải là người đứng sau. Tôi có thể chấp nhận làm tôi tớ cho người nào cần. Nhưng, ai có thể trả lại công sức đó? Đó là cách cư xử trong các tổ chức nghề nghiệp. trong các trường học, trong môi trường chính trị, và thật không may là cả trong giáo hội nữa. Tôi nghi ngờ là ngay cả các bậc phụ huynh, với bao sự lo toan cần thiết được đặt trên vai họ trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái, phải đáp ứng lại mọi đòi hỏi của xã hội kể cả cách nên "người tôi tớ" cho các người đói khát, bị đau khổ và đôi khi bị xa lánh. Các phụ huynh tốt đã làm điều mà chúng ta đã làm, trong vương quốc của Thiên Chúa điều được mời gọi là hãy nên như tôi tớ cho kẻ khác, nhất là cho những ai không có địa vị cao không khả năng để trả ơn, hay trả tiền cho chúng ta.
Tất cả những lời giảng về người tôi tớ thật là khó nuốt trôi được. Mặc dù chúng ta đã “chấp nhận Chúa Giêsu” trong đời sống chúng ta. Nơi Chúa Giêsu chính là mầu nhiệm Thiên Chúa ở cùng chúng ta với tính cách như người phục vụ. Như trong thánh Lễ ngày thứ Năm Tuần Thánh. trong việc lập lại nghi thức Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ (Ga 13: 1-15 và trong Lc 2: 27). Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở nên người tôi tớ trung tín, xả thân và hiến mạng sống Ngài cho tất cả chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
5th SUNDAY (B)
Wisdom 2: 12, 17-20; Psalm 54; James 3: 16-4:3; Mark 9: 30-37
When you catch a child with their hand in the cookie jar and ask, "What are doing?" What can say after being caught red-handed? Nothing – so they remain silent. That is what happened to the disciples today when Jesus asked them, "What were you arguing about on the way?"
Mark has packed a lot into today’s story as he carefully chooses the details leading up to the question at the heart of the narrative. Let’s credit the gospel writers for being gifted. Because they were, we pay attention to the coloring Mark gives the story. He tells us Jesus and his disciples, "left from there." Is it just about leaving a physical place, or will the disciples have to leave a different kind of "place?" Peter, James and John had just witnessed Jesus’ transfiguration on the high mountain and the cure of the possessed boy before a large crowd. The witnesses to the miracle got excited by what they had seen, their numbers were growing and the disciples chests were swelling with pride for Jesus – and themselves!
That is the "place" Jesus and his disciples left – the place of powerful manifestations that drew awe and excitement, not only from the crowds but from his disciples as well. They must have had dreams of grandeur about being Jesus’ followers. That’s clear when Jesus asked them what they were arguing about "on the way." They were arguing about who was the greatest. "On the way" is a metaphor in Mark for the Christian "way." Followers of Jesus were in a power struggle "on the way." Have you experienced that in your parish, at ministerial and faculty meetings, budget planning sessions, in the local, diocesan and even broader national and international church? "On the way," what are we discussing, not only at the institutional level, but among ourselves in groups of family and friends. In other words, what false notions are distracting us from a more sincere following of Jesus and his way?
Mark was the first gospel, close to the life of Jesus. Later gospels will smooth over the rough edges of Jesus’ disciples. But in Mark the disciples were all-too-human, i.e. they exhibited flaws so evident among us humans. In Mark the disciples seem to reluctantly follow behind Jesus "on the way." They drag their heels as Jesus, while making his journey to Jerusalem, predicts the suffering that lies ahead for himself and anyone wishing to follow him. What he tells them about his suffering and death should surely cause his disciples to lose any notion of rank they currently have in today’s gospel passage.
The gospel passages, as we have heard in recent weeks, are full of contradictory behavior and teachings. Last Sunday Jesus made his first prediction of his suffering, rejection, death and final vindication (Mark 8:27-35). Now, having taken his disciples away from the scene of popularity and success, Jesus "began a journey with them." They were "on the way" – Jesus’ way – they have much to learn and, as he will explain, undergo as his followers.
The disciples were thinking of royal grandeur and earthly triumph, about "who was the greatest?" No wonder they were silent when Jesus questioned them, they were embarrassed having been caught reaching into the cookie jar! Thankfully Jesus does not give up on us sometimes-dense, hard-headed disciples. That is obvious in today’s gospel when he sits down, like a patient teacher, called the Twelve to give them and us his core teaching about leadership in his community. Jesus is speaking to the future leaders of the community. In Mark’s church there were already conflicts and power struggles among that leadership.
They want to "rank first" and Jesus tells them just how to do that – be leaders in a special way. "If anyone wants to be first, they should be the last of all and the servant of all." That’s not our usual way. We put the "dignities" at the up-front banquet table, the center of attention. In ecclesiastical processions the dignitaries go last, from the Pope on down to bishops, monsignori, abbots and priors. I guess that is a response to Jesus’ instruction about the first being last. But that has changed over the years because we have come to recognize the last person in the line as the most esteemed, and have noticed others taking their positions near the "least."
In Jesus’ kingdom dignity comes from truly being the last, like letting others go ahead of you on the vaccine line (but get the vaccine even, if you have to go last!) Dignity, by Jesus’ standards, comes from being a servant to every body. It also means being like a child. In Jesus’ time children were the property of their father, they had no rights before the law, no privilege or rank, they were like servants.
So, if someone comes up to you on the street and asks, "Have you accepted Jesus into your life?" According to today’s gospel, that means we have accepted Jesus’ way of life, being "the servant of all." Well that’s not to my taste in life, is it to yours? I have been taught to strive to get ahead, first online, not the last. I may be willing to be a servant to someone in need, but who is going to return the favor? That’s the way things work in the world of industry, school, politics and unfortunately, among some in the church as well. I suspect that parents, with all the needs placed on them for caring and nurturing their children, have to respond in uncountable ways to be "servants" to their hungry, hurt and, at times, bewildered children. Good parents have done what we, in the kingdom of God, have all been called to do: be servants to others, especially those who have no status that warrants special favors, nor the ability to pay us back.
All this servant talk is a lot to swallow, unless we have "accepted Jesus" into our lives. In him is the mystery of God among us as one who serves – as the church professes at the Mass of Holy Thursday in the ritual re-enactment of Jesus’ washing his disciples’ feet (John 13:1-15 and in Luke 22:27). In Jesus God became the faithful, self-giving servant who gave his life for all.
Thiên Vị
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
07:56 16/09/2021
Chúa Nhật 25 Mùa Thường Niên
Thiên Vị
(Kn 2, 12.17-20; Gc 3, 16-4, 3; Mc 9, 29-36).
Sống chung trong một xã hội, con người không tránh khỏi những va chạm, ganh tị và cãi vã. Con người mang tính ích kỷ trong mình và luôn mong muốn được hơn người khác. Người ta bon chen đua đòi hơn thua về mọi khía cạnh cuộc sống cả về tinh thần lẫn thể xác. Tranh dành về quyền thế, địa vị, danh vọng, tiền bạc và về thành qủa công ăn việc làm. Điều gì tốt đẹp và có lợi ích cũng có kẻ ham muốn chiếm đoạt. Kẻ sống trong lầm lạc, tự do và bất công thì thù ghét những người công chính và ngay thẳng. Họ ghen tị người khác chỉ vì họ yêu thích lối sống tầm thường theo bản năng.
Nhiều người chạy theo những đòi hỏi tạm thời mau qua chóng hết để thỏa mãn cuộc sống. Họ sống buông thả đi ngược lại với luân thường đạo lý. Họ ghét bỏ những người dám lên tiếng trách cứ hành động sai trái và lầm lạc của họ. Những người sống vô kỷ luật thì không muốn nhắc đến luật lệ vì lương tâm của họ có thể sẽ bị cắn rứt nhức nhối. Họ cũng không muốn ai nhắc bảo điều hơn lẽ thiệt vì có thể sẽ mất đi những hương vị ngọt ngào và dễ dãi của kiểu sống hưởng thụ. Tâm hồn của những kẻ gian ác chứa đầy những mầm mống của thù hận, ghen ghét và hủy hoại. Nếu không biết thức tỉnh, những sự thôi thúc nội tâm của bản năng thú tính sẽ đưa đẩy và kéo lôi con người vào sự dữ. Chúng ta không thể tưởng tuợng sự hung dữ cực kỳ của con người có máu lạnh.
Theo lời dạy của thánh Giacôbê tông đồ: Thật vậy, ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa (Gc 3, 16). Khi cái ác chiếm ngự tâm hồn thì con người giống như những con quái vật. Họ mất đi tính người mà hành động theo thú tính, thực tình mà nói dữ hơn thú dữ. Chúng ta không thể hiểu điều gì đã thôi thúc cháy lửa trong lòng để họ phải hành động dã man như thế. Người ta gọi họ là những người say máu hay khát máu. Khi lương tâm một người bị cuồng say và sa đọa, người đó có thể làm bất cứ điều gì. Sự thiện và sự ác, tình yêu cũng như hận thù, nếu không được khơi dậy, dưỡng nuôi và chăm tưới, nó sẽ lụi tàn. Càng gây hận thù thì lửa hờn ghen báo thù càng mạnh. Chúng ta đừng thêm dầu vào lửa.
Chúa Giêsu dám đối diện với sự thật vì chỉ có sự thật mới có thể giải thoát. Chúa đã từ từ mạc khải cho các môn đệ về đường đi lối bước của Chúa. Chúa chọn con đường khởi từ thấp đi lên và con đường chông gai khổ đau để đạt tới vinh quang. Đối diện cái chết, thường thì ai cũng tránh né và sợ hãi. Mấy ai dám nói đến sự chết của riêng mình. Vua chúa trần gian tìm mọi cách để bảo vệ sự sống và vương quốc của riêng mình. Họ lo xây dựng và tìm đạt vinh quang qua sự hy sinh của thuộc hạ và toàn dân. Trong khi Chúa Giêsu chọn một con đường khác biệt, con đường thánh giá. Không mấy ai muốn hiến thân đi vào con đường này.
Chúa lại chọn con đường khiêm hạ và đau khổ thập giá để đến với nhân loại. Chúa đi con đường khổ hẹp cốt để thuyết phục nhân tâm. Chúa đã hạ mình xuống tận đáy vực thẳm để cảm thông những cùng cực của kiếp người. Chúa dẫn dắt con người vào chính lộ của niềm vui phục vụ và bác ái. Niềm vui tự tại trong tâm hồn. Muốn theo Chúa, chúng ta phải vác thánh giá hằng ngày mà theo. Thánh giá chính là những sự vui buồn và sướng khổ của cuộc sống. Chúng ta vui nhận cuộc sống vô thường này với tất cả ý thức và sự trân qúi. Không có điều gì tốt lành mà chúng ta đã thực hiện mà không sinh ích. Việc tốt sẽ sinh trái tốt. Chấp nhận mọi sự cố xảy đến trong đời với sự bình tâm và thanh thản. Chọn lựa thái độ sống là của chúng ta và không có sự gì có thể làm khó chúng ta.
Hoa trái của sự khôn ngoan là sự hài hòa, tha thứ, bao dung và hợp nhất. Người ta thường nói: Người đầu bạc thì khôn ngoan. Muốn nên hoàn thiện, chúng ta phải kinh qua thử thách như lửa thử vàng, gian nan thử đức. Càng trải nghiệm qua nhiều đau khổ, chúng ta càng có nhiều kinh nghiệm sống và khôn ngoan đối xử. Gian khổ là nấc thang giúp chúng ta bước lên, tiến tới, gạn bỏ đi những lầm lỗi và nết hư tật xấu. Bất cứ nhân đức nào cũng cần phải tu luyện, tập tành và bồi dưỡng hằng ngày.
Chúa Giêsu đã loan báo sự đau khổ, sự chết và sống lại. Chúa đã từng trải tất cả những biến cố đau thương và chết cách nhục nhã trên thánh giá. Từ trên thánh giá nguồn ơn phúc đổ tràn. Chúa tha tội cho mọi người xúc phạm đến Chúa. Chúa mở cửa thiên đàng đón nhận kẻ biết ăn năn hối cải. Chúa giao hòa giữa Thiên Chúa Cha và loài người cùng ban ơn cúu độ cho nhiều người. Thánh giá đã trổ hoa.
Lạy Chúa, Chúa đã đi qua tất cả các chặng đường khổ đau qua sự chết tới sự sống lại. Xin cho chúng con biết kết hợp những sầu khổ vào thánh giá của Chúa, để những khổ đau biến thành những hoa trái của niềm hoan lạc và hạnh phúc muôn đời.
Lm. Trần Việt Hùng.
Thiên Vị
(Kn 2, 12.17-20; Gc 3, 16-4, 3; Mc 9, 29-36).
Sống chung trong một xã hội, con người không tránh khỏi những va chạm, ganh tị và cãi vã. Con người mang tính ích kỷ trong mình và luôn mong muốn được hơn người khác. Người ta bon chen đua đòi hơn thua về mọi khía cạnh cuộc sống cả về tinh thần lẫn thể xác. Tranh dành về quyền thế, địa vị, danh vọng, tiền bạc và về thành qủa công ăn việc làm. Điều gì tốt đẹp và có lợi ích cũng có kẻ ham muốn chiếm đoạt. Kẻ sống trong lầm lạc, tự do và bất công thì thù ghét những người công chính và ngay thẳng. Họ ghen tị người khác chỉ vì họ yêu thích lối sống tầm thường theo bản năng.
Nhiều người chạy theo những đòi hỏi tạm thời mau qua chóng hết để thỏa mãn cuộc sống. Họ sống buông thả đi ngược lại với luân thường đạo lý. Họ ghét bỏ những người dám lên tiếng trách cứ hành động sai trái và lầm lạc của họ. Những người sống vô kỷ luật thì không muốn nhắc đến luật lệ vì lương tâm của họ có thể sẽ bị cắn rứt nhức nhối. Họ cũng không muốn ai nhắc bảo điều hơn lẽ thiệt vì có thể sẽ mất đi những hương vị ngọt ngào và dễ dãi của kiểu sống hưởng thụ. Tâm hồn của những kẻ gian ác chứa đầy những mầm mống của thù hận, ghen ghét và hủy hoại. Nếu không biết thức tỉnh, những sự thôi thúc nội tâm của bản năng thú tính sẽ đưa đẩy và kéo lôi con người vào sự dữ. Chúng ta không thể tưởng tuợng sự hung dữ cực kỳ của con người có máu lạnh.
Theo lời dạy của thánh Giacôbê tông đồ: Thật vậy, ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa (Gc 3, 16). Khi cái ác chiếm ngự tâm hồn thì con người giống như những con quái vật. Họ mất đi tính người mà hành động theo thú tính, thực tình mà nói dữ hơn thú dữ. Chúng ta không thể hiểu điều gì đã thôi thúc cháy lửa trong lòng để họ phải hành động dã man như thế. Người ta gọi họ là những người say máu hay khát máu. Khi lương tâm một người bị cuồng say và sa đọa, người đó có thể làm bất cứ điều gì. Sự thiện và sự ác, tình yêu cũng như hận thù, nếu không được khơi dậy, dưỡng nuôi và chăm tưới, nó sẽ lụi tàn. Càng gây hận thù thì lửa hờn ghen báo thù càng mạnh. Chúng ta đừng thêm dầu vào lửa.
Chúa Giêsu dám đối diện với sự thật vì chỉ có sự thật mới có thể giải thoát. Chúa đã từ từ mạc khải cho các môn đệ về đường đi lối bước của Chúa. Chúa chọn con đường khởi từ thấp đi lên và con đường chông gai khổ đau để đạt tới vinh quang. Đối diện cái chết, thường thì ai cũng tránh né và sợ hãi. Mấy ai dám nói đến sự chết của riêng mình. Vua chúa trần gian tìm mọi cách để bảo vệ sự sống và vương quốc của riêng mình. Họ lo xây dựng và tìm đạt vinh quang qua sự hy sinh của thuộc hạ và toàn dân. Trong khi Chúa Giêsu chọn một con đường khác biệt, con đường thánh giá. Không mấy ai muốn hiến thân đi vào con đường này.
Chúa lại chọn con đường khiêm hạ và đau khổ thập giá để đến với nhân loại. Chúa đi con đường khổ hẹp cốt để thuyết phục nhân tâm. Chúa đã hạ mình xuống tận đáy vực thẳm để cảm thông những cùng cực của kiếp người. Chúa dẫn dắt con người vào chính lộ của niềm vui phục vụ và bác ái. Niềm vui tự tại trong tâm hồn. Muốn theo Chúa, chúng ta phải vác thánh giá hằng ngày mà theo. Thánh giá chính là những sự vui buồn và sướng khổ của cuộc sống. Chúng ta vui nhận cuộc sống vô thường này với tất cả ý thức và sự trân qúi. Không có điều gì tốt lành mà chúng ta đã thực hiện mà không sinh ích. Việc tốt sẽ sinh trái tốt. Chấp nhận mọi sự cố xảy đến trong đời với sự bình tâm và thanh thản. Chọn lựa thái độ sống là của chúng ta và không có sự gì có thể làm khó chúng ta.
Hoa trái của sự khôn ngoan là sự hài hòa, tha thứ, bao dung và hợp nhất. Người ta thường nói: Người đầu bạc thì khôn ngoan. Muốn nên hoàn thiện, chúng ta phải kinh qua thử thách như lửa thử vàng, gian nan thử đức. Càng trải nghiệm qua nhiều đau khổ, chúng ta càng có nhiều kinh nghiệm sống và khôn ngoan đối xử. Gian khổ là nấc thang giúp chúng ta bước lên, tiến tới, gạn bỏ đi những lầm lỗi và nết hư tật xấu. Bất cứ nhân đức nào cũng cần phải tu luyện, tập tành và bồi dưỡng hằng ngày.
Chúa Giêsu đã loan báo sự đau khổ, sự chết và sống lại. Chúa đã từng trải tất cả những biến cố đau thương và chết cách nhục nhã trên thánh giá. Từ trên thánh giá nguồn ơn phúc đổ tràn. Chúa tha tội cho mọi người xúc phạm đến Chúa. Chúa mở cửa thiên đàng đón nhận kẻ biết ăn năn hối cải. Chúa giao hòa giữa Thiên Chúa Cha và loài người cùng ban ơn cúu độ cho nhiều người. Thánh giá đã trổ hoa.
Lạy Chúa, Chúa đã đi qua tất cả các chặng đường khổ đau qua sự chết tới sự sống lại. Xin cho chúng con biết kết hợp những sầu khổ vào thánh giá của Chúa, để những khổ đau biến thành những hoa trái của niềm hoan lạc và hạnh phúc muôn đời.
Lm. Trần Việt Hùng.
Người Gieo Hay Là Các Mảnh Đất Đón Hạt Giống ?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:41 16/09/2021
Người Gieo Hay Là Các Mảnh Đất Đón Hạt Giống?
Văn phong dụ ngôn (parabole) là một trong các thể văn khá quen thuộc với người Do Thái thời Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng. Tương tự như thể văn ngụ ngôn hay các câu chuyện cổ, qua thể văn thể văn dụ ngôn người dùng chỉ muốn truyền đạt một ý và nó thường nằm ở câu kết của câu chuyện kể. Và ý muốn truyền đạt cũng có thể được gợi ý qua một vài chi tiết xem ra nghịch thường của câu chuyện.
Khi nghe câu chuyện dụ ngôn “người gieo giống” mà Chúa Giêsu kể thì dễ thường chúng ta quá tập chú vào chi tiết các “mảnh đất đón nhận hạt giống”. Nhiều nhà nghiên cứu Thánh Kinh cho rằng đoạn văn giải thích dụ ngôn rất có thể là phần thêm vào sau này của các tác giả Tin Mừng do tình hình thực tiển của thời bấy giờ là hoàn cảnh tín hữu Kitô đang bị bách hại.
Kitô hữu chúng ta và nhiều vị mục tử có lẽ ảnh hưởng nhiều cách hiểu và lối giải thích Thánh Kinh của các thánh Giáo phụ theo nghĩa ngữ “phúng dụ” (allegory) thường chú tâm vào các chi tiết do đó nghiêng về việc giải thích từng loại mảnh đất đón nhận hạt giống. Điều này đem lại nhiều mặt tốt cho người nghe, tuy nhiên rất có thể làm chúng ta bỏ quên chủ đề chính của câu chuyện theo thể văn dụ ngôn mà tác giả phân đoạn và đặt tiêu đề cho từng trích đoạn đã đặt đó là “Dụ ngôn người gieo giống”. Theo viễn kiến này chúng ta cùng ngẩm suy đôi điều.
Tấm lòng của người gieo thật là phóng khoáng, hậu hỉ. Đã là nông dân thì có ai đi gieo giống mà gieo cách quá bất cẩn và không xem xét các loại đất để gieo cả trên vệ đường, đất sỏi đã và đất chưa còn cả cỏ um tùm? Cái chi tiết xem ra bất thường này lại gợi ý cho chúng ta về tấm lòng rộng rãi, hào phóng của Đấng là chủ của hạt giống, chủ của Lời Chân Lý, Lời Tình Yêu, Lời Sự Sống. Thiên Chúa luôn rộng ban Lời của Người cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh. Và Lời của Người như mưa sa từ trời sẽ không trở lại với Người mà không sinh hoa kết quả (x.Is 55,10-11). Câu kết của dụ ngôn nhắc nhớ chúng ta sự thật này. Dẫu cho có mất đi ba hạt vì rơi vào vệ đường, đất sỏi đá hay gai góc thì chỉ cần một hạt rơi vào đất tốt cũng lãi có dư vì hạt rơi vào đất tốt đã sinh kết quả gấp trăm, gấp sáu mươi hoặc chí ít là gấp ba mươi.
Nước Trời là vương quốc của Thiên Chúa và chính Người là Đấng dựng xây. Khi đã tin nhận Người là Đấng hằng hữu, quyền năng vô biên thì chuyện xây dựng Nước Trời là chuyện đương nhiên sẽ thành hiện thực. Với loài người thì có nhiều sự như là không nhưng đối với Thiên Chúa, mọi sự đều là có thể (x.Lc 1,37).
Những ngày vừa qua Đức Phanxicô là tấm gương sáng cho chúng ta khi tuổi đã cao nhưng vẫn không ngừng tung gieo Lời Thiên Chúa đến tận Slovakia. Ước gì chúng ta có được cảm nhận như thánh Tông đồ dân ngoại: “Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16). Và mong sao khi vững tin vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì chúng ta luôn mạnh dạn gieo rắc Lời Chúa, Lời Chân Lý, Lời Tình Yêu khi thuận tiện cũng như lúc không tiện (x.2Tm 4,2).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Văn phong dụ ngôn (parabole) là một trong các thể văn khá quen thuộc với người Do Thái thời Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng. Tương tự như thể văn ngụ ngôn hay các câu chuyện cổ, qua thể văn thể văn dụ ngôn người dùng chỉ muốn truyền đạt một ý và nó thường nằm ở câu kết của câu chuyện kể. Và ý muốn truyền đạt cũng có thể được gợi ý qua một vài chi tiết xem ra nghịch thường của câu chuyện.
Khi nghe câu chuyện dụ ngôn “người gieo giống” mà Chúa Giêsu kể thì dễ thường chúng ta quá tập chú vào chi tiết các “mảnh đất đón nhận hạt giống”. Nhiều nhà nghiên cứu Thánh Kinh cho rằng đoạn văn giải thích dụ ngôn rất có thể là phần thêm vào sau này của các tác giả Tin Mừng do tình hình thực tiển của thời bấy giờ là hoàn cảnh tín hữu Kitô đang bị bách hại.
Kitô hữu chúng ta và nhiều vị mục tử có lẽ ảnh hưởng nhiều cách hiểu và lối giải thích Thánh Kinh của các thánh Giáo phụ theo nghĩa ngữ “phúng dụ” (allegory) thường chú tâm vào các chi tiết do đó nghiêng về việc giải thích từng loại mảnh đất đón nhận hạt giống. Điều này đem lại nhiều mặt tốt cho người nghe, tuy nhiên rất có thể làm chúng ta bỏ quên chủ đề chính của câu chuyện theo thể văn dụ ngôn mà tác giả phân đoạn và đặt tiêu đề cho từng trích đoạn đã đặt đó là “Dụ ngôn người gieo giống”. Theo viễn kiến này chúng ta cùng ngẩm suy đôi điều.
Tấm lòng của người gieo thật là phóng khoáng, hậu hỉ. Đã là nông dân thì có ai đi gieo giống mà gieo cách quá bất cẩn và không xem xét các loại đất để gieo cả trên vệ đường, đất sỏi đã và đất chưa còn cả cỏ um tùm? Cái chi tiết xem ra bất thường này lại gợi ý cho chúng ta về tấm lòng rộng rãi, hào phóng của Đấng là chủ của hạt giống, chủ của Lời Chân Lý, Lời Tình Yêu, Lời Sự Sống. Thiên Chúa luôn rộng ban Lời của Người cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh. Và Lời của Người như mưa sa từ trời sẽ không trở lại với Người mà không sinh hoa kết quả (x.Is 55,10-11). Câu kết của dụ ngôn nhắc nhớ chúng ta sự thật này. Dẫu cho có mất đi ba hạt vì rơi vào vệ đường, đất sỏi đá hay gai góc thì chỉ cần một hạt rơi vào đất tốt cũng lãi có dư vì hạt rơi vào đất tốt đã sinh kết quả gấp trăm, gấp sáu mươi hoặc chí ít là gấp ba mươi.
Nước Trời là vương quốc của Thiên Chúa và chính Người là Đấng dựng xây. Khi đã tin nhận Người là Đấng hằng hữu, quyền năng vô biên thì chuyện xây dựng Nước Trời là chuyện đương nhiên sẽ thành hiện thực. Với loài người thì có nhiều sự như là không nhưng đối với Thiên Chúa, mọi sự đều là có thể (x.Lc 1,37).
Những ngày vừa qua Đức Phanxicô là tấm gương sáng cho chúng ta khi tuổi đã cao nhưng vẫn không ngừng tung gieo Lời Thiên Chúa đến tận Slovakia. Ước gì chúng ta có được cảm nhận như thánh Tông đồ dân ngoại: “Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16). Và mong sao khi vững tin vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì chúng ta luôn mạnh dạn gieo rắc Lời Chúa, Lời Chân Lý, Lời Tình Yêu khi thuận tiện cũng như lúc không tiện (x.2Tm 4,2).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Lý tưởng phục vụ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
13:59 16/09/2021
CHÚA NHẬT XXV MÙA THƯỜNG NIÊN
Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37
Lý tưởng phục vụ
Một hành vi nhân linh có thể được thúc đẩy bởi nhiều động lực khác nhau. Cũng thế, việc đi theo Chúa Giêsu cũng được thúc đẩy bởi những động lực khác nhau, có khi có những động lực ngay lành, thánh thiện, nhưng có khi cũng hàm chứa những động lực rất trần tục. Đó là điều được phản ánh trong các bài đọc Lời Chúa hôm nay.
1. Tinh thần thế gian
Thánh Máccô cho chúng ta biết trong khi Chúa Giêsu loan báo lần thứ hai về việc Người sẽ bị bắt, bị giết chết và ngày thứ ba Người sẽ sống lại, thì các môn đệ chỉ nghĩ đến quyền lợi, địa vị mình và cãi nhau xem ai là người lớn nhất trong Nước Chúa (x. Mc 9,30-34).
Rõ ràng các môn đệ đã theo Chúa nhưng vẫn còn mang trong mình những “giấc mơ trái mùa,” các ông ước mơ sẽ được thăng quan tiến chức, có chức vụ và quyền lực theo kiểu trần thế trong Nước Chúa. Quả thật, các ông theo Chúa nhưng vẫn còn hành xử theo tinh thần thế gian, chưa đi vào đường lối của Chúa, đó là đường tiến về Giêrusalem, đường thập giá, đường hiến thân phục vụ; các ông vẫn chưa thể hiểu hay đúng hơn là không muốn hiểu điều Chúa đang loan báo.
Về điểm này, Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta nhìn lại bản thân. Cũng như các môn đệ xưa, chúng ta có thể bị cám dỗ coi việc bước theo Chúa chỉ là để thăng tiến bản thân với những động lực bên trong rất trần tục. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thanh lọc động lực theo Chúa để có thể bước đi và phụng sự Chúa với ý hướng ngay lành và động lực trong sáng.
Cũng như các môn đệ xưa, tinh thần thế gian có thể xâm nhập vào trong chúng ta, nên nhiều lúc chúng ta giảm thiểu các chức vụ trong Giáo Hội như là một thứ địa vị, chức tước, hay một dạng nghề nghiệp để xây dựng sự nghiệp riêng hơn là để phục vụ tha nhân. Vì thế, trong cộng đoàn đã xảy ra những chuyện ganh tỵ, thủ đoạn, chiến tranh và hạ bệ lẫn nhau. Đó là điều mà thánh Giacôbê nói rất chí lý ở bài đọc II:
“Ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa… Anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau” (Gc 3,16.4,2).
Chúng ta được mời gọi chống lại tinh thần thế gian. Vì nó sẽ làm cho cộng đoàn tan nát.
Cũng như các môn đệ xưa, chúng ta có thể bước theo Chúa nhưng lại không muốn đi vào đường lối của Chúa, thích giữ một nền “linh đạo thoải mái,” không có hy sinh và khổ luyện, thích một Chúa Kitô không có thập giá.
2. Tinh thần Chúa Giêsu
Nhân dịp này, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ và cả chúng ta bước vào con đường mới, con đường hiến thân phục vụ. Người nói:
“Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9,35).
Thật vậy, câu nói này tóm tắt đạo lý của Chúa Giêsu về lý tưởng phục vụ. Theo Chúa không phải để tìm kiếm địa vị, chức tước hay để xây dựng sự nghiệp riêng, nhưng là để trở thành người loan báo Tin Mừng và phục vụ Giáo Hội. Người làm lớn phải trở thành người tôi tớ phục vụ người khác. Trong Giáo Hội, các chức vụ và địa vị chỉ là phương tiện để phục vụ, để xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô, chứ không phải là mục đích, hay để thống trị và bắt người khác phục vụ mình. Như thế, Đức Giêsu đã khai mở một con đường lãnh đạo mới bằng sự khiêm hạ và phục vụ mà sau này Robert Greenleaf gọi đó là “servent leadership – lối lãnh đạo phục vụ.”
Nếu trong một quốc gia, những người lãnh đạo là những người phục vụ người dân thì đất nước đó sẽ phát triển và sẽ tiến nhanh, tiến mạnh. Trong một xã hội, nếu mọi người biết phục vụ nhau, thì xã hội đó sẽ bình an và thịnh vượng. Trong một cộng đoàn, ai cũng có tinh thần phục vụ, thì cộng đoàn đó sẽ sống động và đầy niềm vui. Cũng thế trong một gia đình, vợ chồng, con cái biết phục vụ lẫn nhau, thì gia đình đó sẽ rất tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
3. Tinh thần Giáo Hội
Giáo Hội chọn lý tưởng phục vụ do Chúa Giêsu đề ra làm con đường phải đi. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết rằng: “Con người là con đường của Giáo Hội.” Điều này có nghĩa là Giáo Hội được thiết lập là để phục vụ con người. Vì con người là trung tâm điểm của sứ mạng Giáo Hội. Giáo Hội được mời gọi bước theo mẫu gương phục vụ của Chúa Kitô. Bởi lẽ, chính Người là mẫu gương tuyệt hảo về lý tưởng phục vụ: Người là Thiên Chúa nhưng đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên người phàm hèn và bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá để cứu độ chúng ta (x. Pl 2,6-8). Người đến để phục vụ như Người đã nói:
“Con người đến không phải để được phục vụ mà đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc nhiều người” (Mt 20,28).
Như thế, Đức Giêsu hôm nay mời gọi chúng ta bước vào con đường của Chúa, đó là con đường khiêm hạ, hy sinh và phục vụ người khác. Đây là con đường giúp chúng ta trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô và cũng là con đường giúp chúng ta tìm lại hạnh phúc cho bản thân. Đó cũng là điều mà đại thi hào Tagor nói đến trong bài thơ phục vụ:
“Khi tôi ngủ, tôi mơ thấy niềm vui,
Khi tôi thức, tôi thấy đời phục vụ,
Khi tôi phục vụ, tôi gặp được niềm vui.”
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết đi vào con đường của Chúa, đó là con đường yêu thương và phục vụ. Vì chỉ con đường đó dẫn chúng con tới niềm vui, bình an và hoan lạc trong tâm hồn. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37
Lý tưởng phục vụ
Một hành vi nhân linh có thể được thúc đẩy bởi nhiều động lực khác nhau. Cũng thế, việc đi theo Chúa Giêsu cũng được thúc đẩy bởi những động lực khác nhau, có khi có những động lực ngay lành, thánh thiện, nhưng có khi cũng hàm chứa những động lực rất trần tục. Đó là điều được phản ánh trong các bài đọc Lời Chúa hôm nay.
1. Tinh thần thế gian
Thánh Máccô cho chúng ta biết trong khi Chúa Giêsu loan báo lần thứ hai về việc Người sẽ bị bắt, bị giết chết và ngày thứ ba Người sẽ sống lại, thì các môn đệ chỉ nghĩ đến quyền lợi, địa vị mình và cãi nhau xem ai là người lớn nhất trong Nước Chúa (x. Mc 9,30-34).
Rõ ràng các môn đệ đã theo Chúa nhưng vẫn còn mang trong mình những “giấc mơ trái mùa,” các ông ước mơ sẽ được thăng quan tiến chức, có chức vụ và quyền lực theo kiểu trần thế trong Nước Chúa. Quả thật, các ông theo Chúa nhưng vẫn còn hành xử theo tinh thần thế gian, chưa đi vào đường lối của Chúa, đó là đường tiến về Giêrusalem, đường thập giá, đường hiến thân phục vụ; các ông vẫn chưa thể hiểu hay đúng hơn là không muốn hiểu điều Chúa đang loan báo.
Về điểm này, Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta nhìn lại bản thân. Cũng như các môn đệ xưa, chúng ta có thể bị cám dỗ coi việc bước theo Chúa chỉ là để thăng tiến bản thân với những động lực bên trong rất trần tục. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thanh lọc động lực theo Chúa để có thể bước đi và phụng sự Chúa với ý hướng ngay lành và động lực trong sáng.
Cũng như các môn đệ xưa, tinh thần thế gian có thể xâm nhập vào trong chúng ta, nên nhiều lúc chúng ta giảm thiểu các chức vụ trong Giáo Hội như là một thứ địa vị, chức tước, hay một dạng nghề nghiệp để xây dựng sự nghiệp riêng hơn là để phục vụ tha nhân. Vì thế, trong cộng đoàn đã xảy ra những chuyện ganh tỵ, thủ đoạn, chiến tranh và hạ bệ lẫn nhau. Đó là điều mà thánh Giacôbê nói rất chí lý ở bài đọc II:
“Ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa… Anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau” (Gc 3,16.4,2).
Chúng ta được mời gọi chống lại tinh thần thế gian. Vì nó sẽ làm cho cộng đoàn tan nát.
Cũng như các môn đệ xưa, chúng ta có thể bước theo Chúa nhưng lại không muốn đi vào đường lối của Chúa, thích giữ một nền “linh đạo thoải mái,” không có hy sinh và khổ luyện, thích một Chúa Kitô không có thập giá.
2. Tinh thần Chúa Giêsu
Nhân dịp này, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ và cả chúng ta bước vào con đường mới, con đường hiến thân phục vụ. Người nói:
“Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9,35).
Thật vậy, câu nói này tóm tắt đạo lý của Chúa Giêsu về lý tưởng phục vụ. Theo Chúa không phải để tìm kiếm địa vị, chức tước hay để xây dựng sự nghiệp riêng, nhưng là để trở thành người loan báo Tin Mừng và phục vụ Giáo Hội. Người làm lớn phải trở thành người tôi tớ phục vụ người khác. Trong Giáo Hội, các chức vụ và địa vị chỉ là phương tiện để phục vụ, để xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô, chứ không phải là mục đích, hay để thống trị và bắt người khác phục vụ mình. Như thế, Đức Giêsu đã khai mở một con đường lãnh đạo mới bằng sự khiêm hạ và phục vụ mà sau này Robert Greenleaf gọi đó là “servent leadership – lối lãnh đạo phục vụ.”
Nếu trong một quốc gia, những người lãnh đạo là những người phục vụ người dân thì đất nước đó sẽ phát triển và sẽ tiến nhanh, tiến mạnh. Trong một xã hội, nếu mọi người biết phục vụ nhau, thì xã hội đó sẽ bình an và thịnh vượng. Trong một cộng đoàn, ai cũng có tinh thần phục vụ, thì cộng đoàn đó sẽ sống động và đầy niềm vui. Cũng thế trong một gia đình, vợ chồng, con cái biết phục vụ lẫn nhau, thì gia đình đó sẽ rất tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
3. Tinh thần Giáo Hội
Giáo Hội chọn lý tưởng phục vụ do Chúa Giêsu đề ra làm con đường phải đi. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết rằng: “Con người là con đường của Giáo Hội.” Điều này có nghĩa là Giáo Hội được thiết lập là để phục vụ con người. Vì con người là trung tâm điểm của sứ mạng Giáo Hội. Giáo Hội được mời gọi bước theo mẫu gương phục vụ của Chúa Kitô. Bởi lẽ, chính Người là mẫu gương tuyệt hảo về lý tưởng phục vụ: Người là Thiên Chúa nhưng đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên người phàm hèn và bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá để cứu độ chúng ta (x. Pl 2,6-8). Người đến để phục vụ như Người đã nói:
“Con người đến không phải để được phục vụ mà đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc nhiều người” (Mt 20,28).
Như thế, Đức Giêsu hôm nay mời gọi chúng ta bước vào con đường của Chúa, đó là con đường khiêm hạ, hy sinh và phục vụ người khác. Đây là con đường giúp chúng ta trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô và cũng là con đường giúp chúng ta tìm lại hạnh phúc cho bản thân. Đó cũng là điều mà đại thi hào Tagor nói đến trong bài thơ phục vụ:
“Khi tôi ngủ, tôi mơ thấy niềm vui,
Khi tôi thức, tôi thấy đời phục vụ,
Khi tôi phục vụ, tôi gặp được niềm vui.”
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết đi vào con đường của Chúa, đó là con đường yêu thương và phục vụ. Vì chỉ con đường đó dẫn chúng con tới niềm vui, bình an và hoan lạc trong tâm hồn. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trên chuyến máy bay từ Slovakia trở lại Vatican, Đức Phanxicô đề cập đến việc rước lễ của những người chủ trương phá thai
Vũ Văn An
01:16 16/09/2021
Theo VatricanNews, trên chuyến bay từ Slovakia trở lại Vatican ngày 15 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời nhiều câu hỏi của các ký giả tháp tùng, trong đó, câu trả lời về việc rước lễ của các chính trị gia ủng hộ phá thai được ngài quảng diễn nhiều hơn cả.
Có lẽ cũng vì thế, Thông tin chính thức của Tòa Thánh đã cho đăng tải trọn vẹn cuộc phỏng vấn trên không bằng tiếng Ý, một điều hiếm khi nào diễn ra, và được VaticanNews tạm dịch sang tiếng Anh.
Trước nhất ngài cho biết năm tới, ngài sẽ trở lại thăm Hung Gia Lợi một cách chính thức. Về liên hệ với Thủ tướng Orbán của Hung Gia Lợi, ngài cho biết trong cuộc gặp gỡ với Ông này cũng như với Tổng thống Hung Gia Lợi, Tổng thống nói nhiều hơn và họ không bàn tới vấn đề di dân. Nhân cơ hội này, ngài nói tới Âu Châu, đúng hơn Liên hiệp Âu Châu: nó không phải là một hội đồng để làm việc này việc nọ, mà có một tinh thần làm cơ sở.
Đề cập tới vấn đề chích ngừa COVID-19, Đức Phanxicô cho hay trước đây, chích ngừa bệnh sởi, bệnh tê liệt, có ai phản đối đâu. Lần này có phản đối có lẽ vì tính cực hại của căn bệnh, vì không biết chắc không những về đại dịch mà còn về các loại thuốc chích khác nhau. Ngài bảo có những thuốc chích “không là gì khác hơn là nước cất”. Nên người ta sợ, sợ bị hại bởi thuốc chích. Ngài chỉ khuyên mọi người nên “minh giải và nói một cách thanh thản về việc này”.
Về “hôn nhân” đồng tính, ngài cho biết ngài đã nhiều lần nói rõ: hôn nhân là một bí tích nên Giáo Hội không có quyền thay đổi. Nó là thế vì Chúa đã thiết lập như thế cho chúng ta”. Nhưng ngài cho hay có những đạo luật nhằm giúp hoàn cảnh của nhiều người có xu hướng tính dục khác nhau. Điều này quan trọng, tức việc giúp đỡ những người này. Nhưng không được áp đặt những điều tự bản chất của chúng không thể du nhập vào Giáo Hội được. Nếu người ta muốn trợ giúp một cặp đồng tính sống với nhau, nhà nước có khả thể trợ giúp họ về mặt dân luật, cung cấp an toàn cho họ qua việc thừa kế, bảo hiểm sức khỏe. Pháp còn cung cấp các phương tiện này cho cả những người sống chung không liên hệ gì tới tình dục.
Nhưng ngài quả quyết hôn nhân là hôn nhân. Điều này không có nghĩa phải lên án những người như trên, “Không phải thế, xin làm ơn, họ là anh chị em của chúng ta và chúng ta phải đồng hành với họ. Nhưng hôn nhân như một bí tích là điều rõ ràng, nó rất rõ ràng... hôn nhân như một bí tích phải là giữa một người đàn ông và một người đàn bà”.
Ngài thú nhận, “Đôi khi, điều tôi nói gây hoang mang. [Tuy nhiên] Tất cả như nhau, tôn trọng mọi người. Chúa tốt lành muốn cứu mọi người, đừng nói to điều này [cười], nhưng Chúa muốn cứu mọi người. Xin vui lòng, đừng bắt Giáo Hội phải bác bỏ chân lý của mình”. Ngài cho biết nhiều người có xu hướng đồng tính tìm đến Bí Tích Giải tội xin ý kiến linh mục, và Giáo Hội giúp họ tiến tới trên đường đời. “Nhưng bí tích hôn nhân thì...”. Tường trình ngưng ở đó.
Câu hỏi đáng chú ý nhất được Gerard O’Connell của tạp chí America nêu ra là về việc rước lễ của các chính trị gia phò phá thai. Câu hỏi đó như sau: “Chính Đức Thánh Cha từng nói rằng tất cả chúng ta đều là kẻ có tội và Thánh Thể không phải là phần thưởng của người hoàn thiện, nhưng là thuốc và của nuôi dưỡng dành cho kẻ yếu. Như Đức Thánh Cha đã thấy, tại Hoa Kỳ, sau những cuộc bầu cử vừa qua, nhưng cả từ năm 2004, vẫn có một cuộc tranh luận giữa các Giám Mục về việc cho rước lễ các chính trị gia ủng hộ các đạo luật phò phá thai và quyền của phụ nữ được lựa chọn. Và như Đức Thánh Cha đã tường, có những Giám Mục muốn từ khước việc rước lễ đối với tổng thống và nhiều người khác, có những Giám Mục khác chống lại việc này, lại có một số Giám Mục nói rằng không nên sử dụng Thánh Thể như một vũ khí. Đức Thánh Cha nghĩ gì về thực tại ấy và Đức Thánh Cha có lời khuyên nào với các Giám Mục? Và rồi câu hỏi thứ hai, trong tư cách một Giám Mục, suốt trong những năm qua, có bao giờ Đức Thánh Cha từ khước Thánh Thể đối với bất cứ ai không?”
Cách và thứ tự đặt câu hỏi của O’Connell hẳn là cố ý. Nhưng cách và thứ tự các câu trả lời của Đức Phanxicô không hẳn là không có nghĩa. Ngài trả lời câu hỏi thứ hai trước nhất. Dành phần chính cho câu hỏi đầu về phá thai. Sau đây là câu trả lời của Đức Phanxicô:
Tôi chưa bao giờ từ chối Thánh Thể cho bất cứ ai. Không một ai. Tôi không biết có ai đến với tôi trong hoàn cảnh đó hay không, nhưng tôi không bao giờ từ chối Thánh Thể. Cho đến ngày nay với tư cách là một linh mục, không bao giờ. Nhưng tôi chưa bao giờ rõ liệu có người nào đến trước mặt tôi như ông mô tả hay không. Đúng như thế.
Đơn giản, lần duy nhất tôi gặp chuyện buồn cười là khi tôi đi cử hành thánh lễ trong một viện dưỡng lão. Và chúng tôi đang ở trong phòng khách và tôi nói: "Ai muốn Rước lễ, hãy giơ tay lên". Và tất cả mọi người, họ lớn tuổi, đều giơ tay lên. Và tôi đã cho rước lễ một mệnh phụ, và [sau đó] bà ấy nắm lấy tay tôi và nói, "Cảm ơn Cha, cảm ơn Cha, con là người Do Thái." Bà ấy nắm lấy tay tôi. Ngay cả người mà tôi đã nói với bạn là một phụ nữ Do Thái, tuy nhiên, vẫn cứ tiến hành. Điều kỳ lạ duy nhất. Nhưng sau đó người phụ nữ mới nói với tôi.
Rước lễ không phải là một giải thưởng cho những người hoàn thiện, hãy nghĩ đến [...], phái Jansen, chỉ những người hoàn thiện mới được rước lễ. Rước lễ là một hồng ân, một hồng ân, là sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Giáo hội của Người. Nó nằm trong cộng đồng. Đó là thần học. Vậy thì những ai không ở trong cộng đồng không thể rước lễ - như mệnh phụ Do Thái này, nhưng Chúa muốn ban thưởng cho bà ấy mà tôi đâu có biết. Tại sao [họ không thể rước lễ]? Bởi vì họ ở ngoài cộng đồng, bị vạ tuyệt thông, họ bị “vạ tuyệt thông”, người ta nói như thế. Đó là một thuật ngữ khắc nghiệt, nhưng ý nghĩa của nó là họ không ở trong cộng đồng, hoặc bởi vì họ không thuộc về hoặc họ đã được rửa tội nhưng đã trôi dạt khỏi một số điều.
Thứ hai, vấn đề phá thai. Phá thai không chỉ là một vấn đề. Phá thai là giết người. Phá thai, không nói bóng gió: kẻ nào thực hành việc phá thai đều giết người. Ông lấy bất cứ cuốn sách giáo khoa nào về phôi thai học của các sinh viên học trong trường y khoa. Ở tuần thứ 3 thai kỳ, thứ 3, nhiều khi bà mẹ chưa để ý, tất cả các cơ quan đều đã có rồi. Tất cả các cơ quan. Ngay cả DNA. [...]
Đó là một sự sống con người, không lôi thôi gì cả. Sự sống con người này phải được tôn trọng. Nguyên tắc này quá rõ ràng. Và đối với những người không thể hiểu nó, tôi muốn hỏi hai câu hỏi: Có đúng không, có công bằng không, khi giết một mạng người để giải quyết một vấn đề? Về mặt khoa học, đó là một sự sống con người. Câu hỏi thứ hai: Có đúng không khi thuê một sát thủ để giải quyết một vấn đề? Tôi đã nói điều này một cách công khai [...] khi tôi làm vậy, tôi đã nói điều đó với COPE, tôi muốn lặp lại điều đó. Và chấm hết. Đừng tiếp tục với những cuộc thảo luận kỳ dị nữa: Về mặt khoa học, đó là một sự sống con người rồi. Sách giáo khoa dạy chúng ta điều đó. Nhưng có đúng không khi lấy nó ra để giải quyết một vấn đề? Đây là lý do tại sao Giáo hội rất nghiêm khắc đối với vấn đề này bởi vì chấp nhận điều này giống như chấp nhận giết người hàng ngày.
Một nguyên thủ quốc gia đã nói với tôi rằng sự suy giảm dân số bắt đầu với thời đại phá thai. Bởi vì trong những năm đó có luật phá thai mạnh mẽ đến nỗi có sáu triệu ca phá thai được thực hiện và điều này đã để lại một sự suy giảm rất lớn trong xã hội của đất nước đó.
Bây giờ chúng ta hãy quay lại với người không ở trong cộng đồng và không thể rước lễ vì người đó ở ngoài cộng đồng. Đây không phải là một hình phạt: bạn đang ở bên ngoài. Rước Lễ là để hợp nhất cộng đồng.
Nhưng vấn đề không phải là một vấn đề thần học, một vấn đề đơn giản. Vấn đề là một vấn đề mục vụ: làm thế nào các giám mục chúng ta quản lý nguyên tắc này về mặt mục vụ. Nếu nhìn vào lịch sử của Giáo Hội, chúng ta sẽ thấy rằng mỗi khi các giám mục không quản lý một vấn đề như các mục tử, họ đã đứng về phía sinh hoạt chính trị, về vấn đề chính trị. Vì không quản lý tốt một vấn đề, nên họ đã đứng về phía mặt trận chính trị.
Chúng ta hãy nghĩ tới đêm đen của Thánh Bartholomêô: Dị giáo, vâng, dị giáo là điều rất nghiêm trọng [...] mọi người, đó là một sự kiện chính trị. Hãy nghĩ tới Gioan thành Arc, với sứ mệnh này. Hãy nghĩ tới các cuộc săn phù thủy. Chúng tôi luôn nghĩ tới Campo de ’Fiori, Savonarola, tất cả những thứ ấy. Khi, để bảo vệ một nguyên tắc, Giáo hội không thực hiện nó về mặt mục vụ, thì, Giáo hội đứng về phía chính trị. Và điều này đã luôn luôn như vậy. Chỉ cần nhìn vào lịch sử.
Mục tử phải làm gì? Hãy là một người chăn chiên, đừng đi loanh quanh để lên án, đừng lên án, nhưng hãy là một mục tử. Nhưng có phải ngài cũng là mục tử của người bị vạ tuyệt thông không? Có, ngài là mục tử và ngài phải chăn dắt họ, và ngài phải là người chăn dắt theo phong cách của Thiên Chúa. Và phong cách của Thiên Chúa là sự gần gũi, cảm thương và dịu dàng. Toàn bộ Kinh thánh nói điều đó. Sự gần gũi. Ngay trong sách Đệ nhị luật, Ngài nói với Israel: Dân tộc nào có các thần minh gần gũi như ngươi có Ta? Sự gần gũi. Lòng cảm thương: Chúa thương xót chúng ta. Chúng ta đọc tiên tri Êdêkien, chúng ta đọc tiên tri Hôsê, ngay từ đầu. Và sự dịu dàng - chỉ cần nhìn vào Tin Mừng và các việc làm của Chúa Giêsu.
Một mục tử không biết cách xoay xở theo phong cách của Thiên Chúa sẽ trơn trượt và sẽ thêm thắt nhiều điều không phải là mục vụ. Đối với tôi, tôi không muốn nói đặc thù tới [...] Hoa Kỳ vì tôi không biết rõ các chi tiết, tôi đưa ra nguyên tắc.
Ông có thể nói với tôi: nhưng nếu Đức Thánh Cha gần gũi, dịu dàng và cảm thương một ai đó, Đức Thánh Cha phải cho họ Rước lễ - nhưng đó chỉ là giả dụ. Hãy là một mục tử và vị mục tử biết mình phải làm gì mọi lúc, nhưng phải như một người chăn chiên. Nhưng nếu ngài ngưng việc chăn dắt Giáo hội này, ngay lập tức ngài trở thành một chính khách. Và ông sẽ thấy điều này trong tất cả những lời kết án, trong tất cả những lời lên án phi mục vụ mà Giáo hội đưa ra. Với nguyên tắc này, tôi tin rằng một mục tử có thể hành động tốt. Các nguyên tắc là từ thần học, việc chăm sóc mục vụ là thần học và Chúa Thánh Thần, Đấng dẫn dắt ông làm điều đó với phong cách của Thiên Chúa. Tôi dám mạo hiểm nói xa đến thế...
Nếu ông bảo tôi: nhưng Đức Thánh Cha có thể cho hay không thể cho [Rước lễ]? Như các nhà thần học vốn nói, đó là lối giải nghi học. Ông còn nhớ cơn bão đã được gây ra bởi Tông huấn Niềm vui Yêu thương (Amoris laetitia) khi chương nói về việc đồng hành với các cặp vợ chồng ly thân, ly dị xuất hiện không: "Dị giáo, dị giáo!" Cảm ơn Chúa đã có Đức Hồng Y Schönborn, một nhà thần học vĩ đại đã làm sáng tỏ mọi điều.
Nhưng luôn luôn có kết án, kết án, vạ tuyệt thông đã đủ rồi. Xin vui lòng, chúng ta đừng đặt thêm bất cứ vạ tuyệt thông nào nữa. Tội nghiệp người ta. Họ là con cái của Thiên Chúa. Họ tạm thời ở bên ngoài, nhưng họ là con cái của Thiên Chúa và họ muốn, và cần sự gần gũi mục vụ của chúng ta. Sau đó, các mục tử phải giải quyết mọi sự nhờ Thánh Thần của Thiên Chúa.
Tình trạng của Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino vẫn rất nguy hiểm
Đặng Tự Do
17:10 16/09/2021
Hôm 12 tháng 9, Tổng giáo phận Caracas, Venezuela báo cáo rằng tình trạng sức khỏe của Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino, Tổng Giám mục hiệu tòa của thủ đô “vào thời điểm hiện tại vẫn rất mong manh”.
Trên tài khoản Twitter, tổng giáo phận cho biết vị Hồng Y “đang được theo dõi y tế liên tục và chặt chẽ”.
Tuyên bố cho biết thêm rằng “chúng ta hãy hiệp nhất trong lời cầu nguyện, nhờ sự chuyển cầu của Thánh Maria thành Coromoto và Chân phước José Gregorio Hernández, cầu xin sự bình phục cho vị Tổng giám mục hiệu tòa của chúng ta và cho tất cả những người bệnh”.
Đức Hồng Y Urosa đã phải nhập viện vào ngày 27 tháng 8, sau khi xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Ngày hôm sau, ngày 28 tháng 8, Đức Hồng Y Urosa đã viết một thông điệp “trong trường hợp phải được chăm sóc đặc biệt do tình trạng của tôi trở nên trầm trọng hơn, tôi muốn bày tỏ tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với Giáo hội, và tình yêu cho người dân Venezuela”.
Trong thông điệp của mình, vị Hồng Y bảo đảm rằng “Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được làm linh mục “ và cầu xin “ sự tha thứ từ Chúa và tất cả anh em của tôi về những lỗi lầm mà tôi có thể đã phạm phải, đặc biệt là những thiếu sót”.
“Tôi cũng bày tỏ tình cảm to lớn của mình đối với người dân Venezuela và sự cống hiến tuyệt đối của tôi cho tự do của anh chị em, cho các thể chế của họ, để bảo vệ quyền của người dân trước những hành vi lạm dụng gây ra bởi nhà cầm quyền.”
Để kết luận, ngài viết:
“Tôi hy vọng Venezuela thoát khỏi tình trạng tiêu cực này”.
Source:AICA
Đức Hồng Y Leopoldo Brenes đã bình phục
Đặng Tự Do
17:10 16/09/2021
Hôm thứ Ba 14 tháng 9, Tổng giáo phận Managua của Nicaragua, báo cáo rằng Đức Hồng Y Leopoldo Brenes đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và đang hồi phục.
Đức Hồng Y năm nay 72 tuổi, có kết quả xét nghiệm dương tính với covid-19 sau khi ngài có cảm giác khó chịu và đã tiến hành kiểm tra y tế. Cảm giác khó chịu đã xảy ra sau khi Đức Hồng Y được tường trình là bị vây quanh bởi một nhóm những người lạ mặt sau thánh lễ Chúa Nhật 22 tháng 8. Họ tranh cãi quyết liệt với ngài vì một nhận xét của ngài rằng bọn cầm quyền đã bắt tất cả các thủ lĩnh đối lập tống giam để chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào ngày 7 tháng 11 sắp tới. Đám đông đã đứng sát vào ngài và bao vây ngài như thế cho đến khi anh chị em giáo dân giải vây được cho ngài.
Giáo phận đã xin toàn thể tín hữu Nicaragua và các linh mục cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Hồng Y Brenes, cũng là Tổng Giám mục của Managua.
Chính Đức Hồng Y cũng mời gọi mọi người “cầu xin từ Chúa Giêsu Kitô, vị Mục tử nhân lành, và Đức Maria, Mẹ của Thiên Chúa, ban sức khỏe và những điều tốt lành cho tất cả những người phải chịu ảnh hưởng của đại dịch này”.
Đức Hồng Y Brenes được kể là một người rất cẩn thận đối với coronavirus. Mới Chúa Nhật tuần trước 22 tháng 8, ngài đã ra một tuyên bố được đọc trong tất cả các nhà thờ, trong đó ngài chỉ đạo các linh mục chú ý tuân thủ các biện pháp phòng ngừa covid-19, cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 14 linh mục kể từ tháng 3 năm 2020, khi loại virus này lần đầu tiên được phát hiện ở Nicaragua. Đức Hồng Y, đặc biệt nhấn mạnh rằng các tín hữu Công Giáo không được lơ là cảnh giác và phải tuân thủ các giao thức cơ bản.
Bốn linh mục đã chết ở Nicaragua trong 17 ngày qua vì covid-19, nâng số linh mục qua đời lên 14 người.
Theo Hội đồng Giám mục Nicaragua, năm ngoái, cụ thể là vào ngày 23 tháng 6 năm 2020, Đức Cha César Bosco Vivas Robelo, Giám Mục về hưu đã thiệt mạng vì coronavirus ở tuổi 78.
Source:Swiss Info
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ báo cáo 95 cuộc tấn công vào các nhà thờ Công Giáo Hoa Kỳ kể từ tháng 5 năm 2020
Đặng Tự Do
17:11 16/09/2021
Làn sóng tấn công vào các tài sản của Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ dường như không có chiều hướng thay đổi. Một báo cáo gần đây của Hội đồng Giám mục Công Giáo về 95 vụ tấn công xảy ra trên 29 tiểu bang kể từ tháng 5 năm 2020. Các vụ tấn công này bao gồm đốt phá, phá hoại các bức tượng, làm hư hại các nhà thờ và trong một số trường hợp, có âm mưu giết người.
Các con số tiếp tục tăng với một tốc độ không hề suy giảm. Vào tháng 7, National Catholic Register báo cáo số vụ tấn công là 75. Tuy nhiên, đến ngày 7 tháng 9, Tờ Washington Post báo cáo số vụ là 93. Chỉ trong ba ngày kể từ bài báo của tờ báo này, USCCB đã ghi nhận thêm hai trường hợp phá hoại khác.
Các cuộc tấn công khác nhau vào các tài sản của Công Giáo giao động từ thiệt hại nhẹ đến mức thực sự gây rắc rối. Trong hầu hết các trường hợp, giáo dân hoặc giáo sĩ đã thức dậy khi thấy các bức tượng bị phá hủy, các tòa nhà bị vẽ bậy hoặc cửa sổ bị vỡ. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng hơn tính mạng của các vị đã bị đe dọa.
Một tu viện Dòng Biển Đức ở Missouri cho biết đã nghe thấy tiếng súng từ khu đất nông thôn của các nữ tu ba lần, vào năm 2021. Vào tháng 3, tu viện trưởng phát hiện ra hai lỗ đạn trên tường phòng ngủ của mình. Trong cùng tháng đó, một trường học của giáo xứ Washington đã bốc cháy trong khi Cha Esteban Solar, vẫn còn bên trong. May mắn, Cha Solar đã kịp thời thoát ra.
Các trường hợp nghiêm trọng nhất bao gồm một người đàn ông Florida đã lái xe của mình vào tiền sảnh của nhà thờ. Sau đó, anh ta rời khỏi xe và bắt đầu châm lửa đốt xăng trong mặt tiền nhà thờ trong khi một cộng đoàn đang chuẩn bị cho Thánh lễ.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội và giáo dân đang làm những gì có thể để nâng cao nhận thức về sự tàn phá. Đức Ông Anthony Hernandez, thuộc Giáo phận Brooklyn, đã bày tỏ mối quan ngại của mình về “mô hình tội ác căm thù đối với người Công Giáo”.
Source:Aleteia
Các Tổng giám mục chỉ trích những tuyên bố quá đáng chống lại Thánh Junipero Serra
Đặng Tự Do
17:12 16/09/2021
Một dự luật của California nhằm thay thế một bức tượng của Thánh Junipero Serra tại thủ phủ của tiểu bang đã vu khống một cách bất công di sản của vị thánh, hai vị tổng giám mục tuyên bố như trên trong các bài đăng trên tạp chí Wall Street Journal xuất bản vào hôm Chúa Nhật, ngày 12 tháng 9.
Tháng trước, các nhà lập pháp California đã bỏ phiếu áp đảo để thông qua Dự luật 338 của Quốc hội. Dự luật này nhằm thay thế bức tượng của Thánh Junipero Serra tại thủ phủ của bang bằng một bức tượng tôn vinh người bản địa địa phương. Văn bản dự luật tuyên bố rằng Thánh Junipero Serra và các nhà truyền giáo của ngài phải chịu trách nhiệm về một loạt các hành động tàn bạo chống lại người bản địa.
Thánh Junipero Serra được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên thánh vào năm 2015, trở thành vị thánh đầu tiên được tuyên thánh trên đất Mỹ. Là một tu sĩ dòng Phanxicô từ Tây Ban Nha, ngài rời ghế trường đại học có uy tín ở Majorca để thành lập vào năm 1749 một hệ thống các cứ điểm truyền giáo rao giảng cho những bản địa. Vùng đất ngài hoạt động ngày nay là California, Hoa Kỳ. Ngài đã rửa tội cho hơn 6,000 người và ban phép thêm sức cho hơn 5,000 người.
Văn bản dự luật nói rằng “ Lịch sử và sự đóng góp của người bản địa đã bị bỏ qua một cách tương đối, được viết với sự khác biệt lớn và những thần thoại sai lầm”.
“Một trong những thiếu sót lớn nhất giữa lịch sử và thực tế đã được kể lại vào thời kỳ truyền giáo trong lịch sử người Mỹ bản xứ và vai trò của tu sĩ Phanxicô Junipero Serra”, dự luật này cho biết như trên.
Các tuyên bố này về Thánh Serra là sai trái, các Tổng Giám mục Jose Gomez của Los Angeles và Salvatore Cordileone ở San Francisco, cho biết trong bài báo của họ.
Các ngài viết: “Mặc dù có nhiều điều để chỉ trích về thời kỳ này, nhưng chưa có nhà sử học nghiêm túc nào đưa ra những tuyên bố quá đáng về Thánh Serra hay hệ thống truyền giáo, là mạng lưới gồm 21 cộng đồng mà các tu sĩ dòng Phanxicô thành lập dọc theo bờ biển California để truyền giáo cho người bản xứ”, họ viết.
Các tổng giám mục đã viết rằng các nhà lập pháp đã rút ra các kết luận từ “một cuốn sách duy nhất được viết bởi nhà báo Elias Castillo”.
“Với tư cách là những nhà lãnh đạo của hai cộng đồng Công Giáo lớn nhất của tiểu bang, chúng tôi phục vụ hàng ngàn người California bản địa, những người dõi theo đức tin của họ đối với tổ tiên, những người đã giúp xây dựng các cơ sở truyền giáo. Chúng tôi hiểu lịch sử cay đắng của việc khai thác người bản địa. Nhưng lịch sử có thể phức tạp và sự thật là quan trọng”.
Các vị tổng giám mục mô tả Thánh Serra là người “bảo vệ nhân quyền của người bản địa, phê phán việc lạm dụng phụ nữ bản địa, và phản đối việc áp dụng án tử hình đối với những người bản xứ đã thiêu rụi một cứ điểm truyền giáo và sát hại một trong những người bạn của ngài”.
Các vị tổng giám mục lưu ý rằng Thánh Serra đã đi 2,000 dặm đến Thành phố Mexico khi ngài đã già và ốm yếu “để yêu cầu các nhà chức trách thông qua một dự luật về quyền của người bản địa mà chính ngài đã viết”.
Source:Catholic News Agency
Dấu chỉ của hy vọng từ Budapest
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
18:15 16/09/2021
Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Budapest đã diễn ra từ 5 đến 12 tháng 9 vừa qua, đã kết thúc với thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại quảng trường Anh Hùng. Giáo sư Gladden J. Pappin của Đại Học Dallas Texas đã tham gia Đại hội Thánh Thể này. Ông có một bài nhận định đăng trên tờ First Things số ra ngày 15 tháng 9.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong những tháng gần đây, các phương tiện truyền thông đã chú ý đến Đại hội Thánh Thể Quốc tế, gọi tắt là IEC, với một câu hỏi duy nhất: Liệu chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Budapest để dự đại hội có bao gồm một cuộc gặp chính thức với Viktor Orbán, thủ tướng Hung Gia Lợi hay không. Chuyện đó đã xảy ra. Ngoại trừ chuyện đó, IEC, được tổ chức từ ngày 5 tháng 9 đến 12 tháng 9 không mấy khi được đưa tin — ngoại trừ từ các phương tiện truyền thông địa phương và EWTN. Do đó, ít ai biết rằng IEC của Budapest là lần đầu tiên có một vị giáo hoàng tham dự trong suốt 21 năm qua. Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng vào ngày Chúa Nhật đã được cử hành bằng tiếng Latinh kèm theo các bài thánh ca Grêgoriô. Trong thánh lễ, Đức Thánh Cha đã khiến đám đông thích thú khi đọc thuộc lòng một vài cụm từ bằng tiếng Hung Gia Lợi, là ngôn ngữ nổi tiếng khó học. Andrassy Avenue, đại lộ lớn dẫn đến Quảng trường Anh hùng, chật ních, ngút ngàn người là người, đến mức mắt thường khó có thể nhìn thấy hết được.
Tuy nhiên, đại hội cũng đầy những ấn tượng vì một số lý do khác. Khi hàng trăm nghìn người xếp hàng trên đường phố để tham dự các thánh lễ và đám rước, khẩu trang y tế hiếm khi xuất hiện, và sự kiện này không áp đặt bất kỳ hạn chế nào đang gây ra các tranh cãi hàng ngày ở Mỹ và các nơi khác.
Và sự khác biệt của Công Giáo Hung Gia Lợi đã được thể hiện rõ ràng, bắt đầu từ Thánh lễ khai mạc của Đức Hồng Y Angelo Bagnasco vào ngày 5 tháng 9. Tại buổi lễ này, một dòng các áo chùng thâm của các linh mục kéo dài vô tận dọc theo vỉa hè của Quảng trường Anh hùng. Các vũ công trong trang phục truyền thống của Hung Gia Lợi biểu diễn trên sân khấu — nhưng chỉ trước, chứ không phải trong Thánh lễ. Thánh lễ tôn vinh những yếu tố đẹp đẽ nhất của truyền thống dân tộc, nhưng không có bất kỳ hoạt động vui nhộn nào thường được tổ chức trong các nghi lễ với quy mô lớn như thế này. Trên bàn thờ có một hình thánh giá tuyệt đẹp. Nhìn từ xa, nó trông hơi nhăn nhó, nhưng khi kiểm tra thì lý do rất rõ ràng: Đồ kim loại đặc biệt đã gói các thánh tích quý giá của mọi vị thánh Hung Gia Lợi vào cây thánh giá để công chúng tôn kính.
Trong suốt tuần, toàn thành phố đã lưu ý đến IEC. Các biểu tượng của Bí tích Thánh Thể có thể nhìn thấy bên ngoài mọi nhà thờ, và nhiều trưng bày, cũng như chính các nghi lễ, đã thu hút sự chú ý đến Vương miện của Thánh Stêphanô tượng trưng cho nhà nước Hung Gia Lợi. Các buổi biểu diễn âm nhạc rải rác trong tuần và các cuộc nói chuyện đóng vai trò như những buổi đưa ra các chứng tá. Tại một buổi nói chuyện, tổng thống Hung Gia Lợi János Áder đã nói về tầm quan trọng của Công Giáo trong cuộc đời ông. Mọi người Công Giáo mà tôi gặp bằng cách nào đó đều tham gia vào việc lập kế hoạch của IEC. Thật vậy, người Công Giáo Hung Gia Lợi từ lâu đã cầu nguyện sau mỗi Thánh lễ cho sự thành công của đại hội.
Khi một tuần trôi qua, ảnh hưởng của ký ức lịch sử Hung Gia Lợi đã được thể hiện rõ ràng. Vào tối thứ Ba, Nhà thờ Thánh Matthêu có từ thế kỷ 14 tổ chức Thánh lễ cầu xin cho tiến trình tuyên chân phước cho Hoàng hậu Zita của Bourbon-Parma được thuận lợi. Bà là vị Hoàng hậu cuối cùng của Áo Hung, và đã qua đời vào năm 1989. Sau đó, những buổi Kinh chiều được tổ chức để tưởng nhớ từng nhà dòng — Đa-minh, Xitô, và những dòng khác - đã bị tàn sát trong thời kỳ Liên Sô chiếm đóng quốc gia này.
Đức Hồng Y Péter Erdő đã dâng thánh lễ vào Tối Thứ Bảy tại Quảng trường Kossuth Lajos — một quảng trường rộng lớn. Tòa nhà Quốc hội Hung Gia Lợi mọc lên như một cây đại thụ khổng lồ phía sau bàn thờ. Để đánh dấu sự kiện này, di vật quý giá của Thánh Stêphanô đã được đưa từ Vương cung thánh đường Thánh Stêphanô đến Tòa nhà Quốc hội. Do đó, thánh tích, có chứa cánh tay phải của Thánh Stêphanô, đứng bên cạnh Vương miện của ngài trong tòa nhà ngay phía sau nơi vị Hồng Y cử hành Thánh lễ. Trong bản sửa đổi hiến pháp năm 2011, Vương miện của ngài đã được phục hồi và được gọi trở lại là một biểu tượng của nhà nước.
Sau đó, đám đông tham gia cuộc rước Thánh Thể dài hàng dặm từ Quốc hội đến Quảng trường Anh hùng. Chúng tôi đi ngang qua Tòa Nhà Kinh Hoàng, đó là tòa nhà thẩm vấn của Liên Sô cũ được chính phủ Orbán chuyển đổi thành bảo tàng viện để lưu giữ ký ức về những nỗi kinh hoàng trước đây trong thời kỳ cộng sản. Đang nhìn chằm chằm vào tòa nhà, người đàn ông bên trái tôi - một người Hung Gia Lợi sinh tại Mỹ, đã trở về nước vào những năm 1990 - kể cho tôi nghe chuyện ông nội của anh đã bị giam ở đó trong cuộc Cách mạng Hung Gia Lợi năm 1956. Trong khi bà của anh bị giữ bên ngoài, thì ông nội của anh ấy đã được những kẻ bắt ông bảo cho biết rằng những tiếng la hét phát ra từ phòng bên cạnh là của vợ ông [Đó là một cách để hù dọa tâm lý người bị bắt để người ấy phải khai báo].
Do đó, Đại hội Thánh Thể Quốc tế là một tuyên bố về sự tái sinh của Hung Gia Lợi và sự bền vững của đức tin. Đại hội thánh thể cuối cùng của Budapest đã được tổ chức vào năm 1938 - khi những người Công Giáo Đức bị Đức Quốc Xã cấm tham dự. Tám mươi ba năm sau, người Công Giáo Hung Gia Lợi dồn hết tâm trí vào việc làm cho công chúng nhận ra rằng Bí tích Thánh Thể là trọng tâm của đời sống quốc gia của họ — và chào đón Đức Thánh Cha.
Khi tôi rời Quảng trường Anh hùng vào tối thứ Bảy, một cặp vợ chồng trung niên người Hung Gia Lợi hỏi tôi quê ở đâu. Nghe nói rằng tôi đến từ Hoa Kỳ và hiện đang sống ở Budapest, người phụ nữ chào đón tôi và nói: “Hung Gia Lợi là một nơi yên bình”. Những người phương Tây hãy cầu nguyện để quốc gia này vẫn như vậy.
Source:First Things
Nhà văn Do Thái gốc Hung Gia Lợi Edith Bruck cám ơn Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
19:39 16/09/2021
Một người sống sót sau thảm họa Holocaust, tức là cuộc diệt chủng người Do Thái, đã cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì ngài đã nêu bật chủ nghĩa bài Do Thái trong chuyến thăm Trung Âu.
Nhà văn Do Thái gốc Hung Gia Lợi Edith Bruck đã bày tỏ lòng biết ơn của mình trong một bức thư được một ký giả gửi cho Đức Giáo Hoàng vào ngày 15 tháng 9 trong cuộc họp báo trên chuyến bay của ngài khi kết thúc chuyến công du bốn ngày tới Hung Gia Lợi và Slovakia.
Đức Giáo Hoàng đã gặp các cộng đồng Do Thái ở cả hai quốc gia trong chuyến thăm từ ngày 12 đến 15 tháng 9, nhắc lại những đau khổ của họ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bày tỏ sự bất mãn đối với chủ nghĩa bài Do Thái đương thời.
Bà Bruck, 90 tuổi, viết: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô kính yêu, những lời của ngài về chủ nghĩa bài Do Thái, chưa bao giờ bị xóa bỏ, ngày nay phù hợp hơn bao giờ hết. Không chỉ ở các quốc gia bạn đang đến thăm, mà ở khắp Âu Châu”.
Hôm 23 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm nhà của nhà văn này ở Rome.
Bà Bruck 89 tuổi là người Hung Gia Lợi, nhưng đã sống ở Ý từ những năm đầu 20 tuổi. Bà sống sót sau các trại tập trung của Đức Quốc xã ở Auschwitz và Dachau, nơi bà bị đưa đến cùng cha mẹ, hai anh trai và một em gái vào năm 12 tuổi.
Cha mẹ và một người anh của bà đã chết trong trại tập trung. Bruck và các anh chị em còn lại của bà được quân Đồng minh giải thoát khỏi trại Bergen-Belsen vào năm 1945.
Theo Vatican, trong một cuộc họp khoảng một giờ vào ngày 20 tháng 2, Bruck và Đức Giáo Hoàng đã nói về “những khoảnh khắc ánh sáng đánh dấu trải nghiệm địa ngục của các trại tập trung”.
Cuộc trò chuyện của hai vị cũng đề cập đến “nỗi sợ hãi và hy vọng cho thời đại chúng ta đang sống, nhấn mạnh giá trị của trí nhớ và vai trò của người già trong việc nuôi dưỡng nó và truyền nó cho người trẻ”.
Khi đến thăm Bruck, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi đến đây để cảm ơn lời chứng của bà và để tri ân những người đã tử vì đạo trong sự điên cuồng của chủ nghĩa dân túy Quốc xã”.
“Và tôi chân thành lặp lại với bà những lời tôi đã nói từ trái tim mình tại Yad Vashem và tôi lặp lại trước mặt tất cả những người, giống như bạn, đã phải chịu đựng rất nhiều vì điều này: ‘Hãy tha thứ cho nhân loại!’,” ngài nói.
Sau năm 1945, Bruck trở lại Hung Gia Lợi và sau đó đến Tiệp Khắc nơi một người chị đang sinh sống. Bà kết hôn lần đầu năm 16 tuổi và chuyển đến Israel. Cuộc hôn nhân đó kết thúc bằng ly hôn sau một năm, và tiếp theo là hai cuộc hôn nhân và ly hôn khác.
Bruck chuyển đến Ý vào năm 1954, nơi bà kết hôn với Nelo Risi, một nhà thơ, đạo diễn phim, dịch giả và biên kịch người Ý, người đã qua đời vào năm 2015 sau một thời gian dài chiến đấu với căn bệnh thoái hóa thần kinh.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Risi đã chiến đấu trên mặt trận Nga và bị giam trong một trại tạm giam ở Thụy Sĩ.
Bruck đã xuất bản một cuốn hồi ký về thời gian của bà trong các trại tập trung và những năm sau đó bằng tiếng Ý vào năm 1959. Năm 2001 nó được dịch sang tiếng Anh với tiêu đề “Ai yêu bạn như thế này.”
Là một nhà văn từng đoạt giải thưởng, Bruck cũng đã xuất bản nhiều tiểu thuyết, tuyển tập truyện ngắn, các vở kịch và kịch bản phim bằng tiếng Ý. Cô cũng đã đạo diễn một số bộ phim của Ý, một trong số đó ra mắt vào giữa những năm 1980, đã bị cấm đối với người xem dưới 18 tuổi vì những mô tả khiêu dâm về loạn luân.
Trong những năm gần đây, Bruck đã tiếp tục nói về Holocaust trong các trường học và đại học.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô đã từ chối đơn từ chức của tổng giám mục Hamburg
Đặng Tự Do
19:40 16/09/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô đã từ chối đơn từ chức của một tổng giám mục người Đức, sứ thần Tòa thánh tại Berlin thông báo hôm thứ Tư.
Sứ thần cho biết vào ngày 15 tháng 9 rằng Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Stefan Heße tiếp tục làm tổng giám mục của Hamburg, miền bắc nước Đức, sau cuộc điều tra của Vatican về việc xử lý các trường hợp lạm dụng của ông, CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA đưa tin.
Sứ thần Tòa Thánh giải thích rằng cuộc điều tra đã phát hiện ra những thiếu sót về thể chế và sai sót về thủ tục của Đức Tổng Giám Mục Heße, nhưng “cuộc điều tra không cho thấy rằng những sai sót này được thực hiện với ý định che đậy các vụ lạm dụng tình dục”.
Dức Sứ thần Tòa Thánh nói rằng “vấn đề cơ bản” là “sự thiếu chú ý và nhạy cảm đối với những người bị ảnh hưởng bởi sự lạm dụng” trong bộ máy hành chính của tổng giáo phận Köln.
Sau những cáo buộc đầu tiên chống lại ngài vào năm 2020, Đức Tổng Giám Mục Heße đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu xem xét lại trường hợp của mình. Dưới thời của cố Hồng Y Meisner, là Tổng giám mục Köln từ năm 1989 đến năm 2014, Đức Cha Heße, lúc đó chỉ mới là một linh mục, đã lần lượt đảm nhận các chức vụ quản lý nhân sự từ năm 2003-2012 và sau đó là tổng đại diện từ năm 2012-2014. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Hamburg vào năm 2015.
Bản báo cáo 800 trang được chờ đợi từ lâu về việc đối phó với các trường hợp lạm dụng giáo sĩ ở tổng giáo phận Köln đã được công bố vào ngày 18 tháng 3 năm nay. Trong đó, Cha Heße bị buộc tội không giải quyết các tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ đến nơi đến chốn, và ngài đã đề nghị xin Đức Giáo Hoàng cho từ chức. Vào ngày 29 tháng 3, tổng giáo phận Hamburg thông báo rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho phép Đức Tổng Giám Mục Heße nghỉ phép vô thời hạn nhưng vẫn để ngỏ câu hỏi về việc liệu ngài có chấp nhận đề nghị từ chức của Đức Cha Heße hay không. Thời hạn ba tháng để chấp nhận một đề nghị như vậy, được quy định bởi giáo luật, đã trôi qua.
Source:Catholic News Agency
Vừa về tới nhà sau chuyến tông du, Đức Thánh Cha đã lăn xả vào công việc… kêu gọi các hiệp hội giáo dân: Hãy ý thức về quyền lực Tông đồ…
Thanh Quảng sdb
22:37 16/09/2021
Vừa về tới nhà sau chuyến tông du, Đức Thánh Cha đã lăn xả vào công việc… kêu gọi các hiệp hội giáo dân: Hãy ý thức về quyền lực Tông đồ…
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ những người điều hành các hiệp hội giáo dân, các phong trào trong Giáo hội cùng các cộng đoàn mới và kêu gọi họ xa tránh các cơ cấu hiện tại, có nhiều mối nguy hiểm đẩy đưa họ vào những ham muốn quyền lực.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Đức Thánh Cha Phanxicô mở đầu bài diễn văn cho những người điều hành các hiệp hội giáo dân, các phong trào trong Giáo hội và các cộng đồng mới, được Thánh Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống nhóm họp, bằng cách cám ơn sự hiện diện của họ.
ĐTC nói: "Cha cám ơn sự hiện diện của các con là những giáo dân, già trẻ, nam nữ, đang dấn thân sống và làm chứng cho Tin Mừng trong đời sống thực tế trong đời sống, qua các công việc của chúng con, trong nhiều bối cảnh khác nhau - giáo dục, xã hội, v.v. - đây là cánh đồng rộng lớn cho việc tông đồ và là cánh đồng truyền giáo của các con”.
Đại dịch
Đức Thánh Cha lưu ý rằng trong những tháng đại dịch gần đây chắc hẳn "các con đã chứng kiến tận mắt và cụ thể chạm vào những nỗi thống khổ của rất nhiều người... đặc biệt ở những quốc gia nghèo, nơi có nhiều người trong số các con đang dấn thân". Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc hơn đối với những người này, vì "họ không thể ngừng lại".
ĐTC nói "Các con ôm ấp sứ mệnh quan yếu của Giáo hội, một sứ mệnh vươn tới những vùng ngoại vi hiện sinh trong xã hội. Tất cả chúng ta ý thức mỗi ngày không chỉ sự nghèo nàn của tha nhân, mà trên hết là cái nghèo của chính chúng ta”.
Nghị quyết mới
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng Sắc lệnh về các Hiệp hội Giáo dân Quốc tế được ban hành vào ngày 11 tháng 6 năm nay nhấn mạnh tới việc "mời gọi chúng ta chấp nhận một số thay đổi và chuẩn bị tương lai ngay từ hiện tại". Về nguồn gốc của Nghị quyết này, ĐTC cho hay "thực tại của những thập kỷ gần đây cho chúng ta thấy sự cần thiết của những thay đổi mà Nghị quyết yêu cầu chúng ta". Ngài lưu ý rằng chủ đề của Đại hội này là "Trách nhiệm quản trị của các Hiệp hội Giáo dân để Phục vụ Giáo hội", không chỉ quan trọng đối với mỗi người trong anh chị em, mà còn đối với toàn thể Giáo hội. Đức Thánh Cha nói thêm rằng Tòa thánh đã phải can thiệp trong những năm gần đây, "trước những quá trình phục hồi khó khăn" trong nhiều trường hợp, không chỉ bao gồm những tình huống "ồn ào" và "bất công", mà còn đi sai con đường và đặc sủng của người sáng lập, làm suy yếu và phản chứng tá!".
Ơn gọi để phục vụ
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhiệm vụ quản trị được giao phó cho các thành viên giáo dân, đó là "một lời kêu gọi phục vụ". ĐTC đặt câu hỏi: "Nhưng một tín hữu phục vụ làm sao?" Đức Thánh Cha cho hay trong một số trường hợp, họ phải đối diện với hai trở ngại trong công cuộc của mình và điều này có thể ngăn cản họ trở thành tôi tớ thực sự của Chúa và của những người khác. Hai trở ngài là:
- Khát vọng quyền lực
Yếu tố đầu tiên là "ham muốn quyền lực!" Đức Thánh Cha tự hỏi: Đã bao lần chúng ta mong muốn và bày tỏ cho người khác biết "mình mong muốn quyền lực" cho mình?
"Khát vọng quyền lực có thể được lộ hiện nhiều cách trong đời sống của Giáo hội; chẳng hạn, khi chúng ta tin rằng, nhờ vai trò mà chúng ta có, chúng ta có thể đưa ra quyết định về hoạt động của hiệp hội... và chúng ta giao nhiệm vụ và trách nhiệm cho một số người, nhưng chỉ trên lý thuyết mà thôi! " Còn trong thực tế, Đức Thánh Cha cho hay việc ủy nhiệm cho người này người kia chỉ là bình phong cho quyền uy của mình! Thái độ này là tệ nạn làm mất đi nguồn sức mạnh của Giáo hội. Đó là một khía cạnh tồi tệ, mà nghị quyết đòi hỏi phải thay đổi!
- Một trở ngại khác là sự "Không trung thành"
Đức Thánh Cha tiếp tục nêu bật một trở ngại khác trong việc phụng sự của một người Kitô hữu chân chính là sự "Không trung thành". ĐTC nói: "Chúng ta thường gặp phải tệ hại này khi một người nào đó muốn phục vụ Chúa, mà cũng phục vụ những thứ không thuộc về Thiên Chúa! Nó giống như bắt cá hai tay!”, “làm tôi hai chủ”, Đức Thánh Cha cảnh báo.
ĐTC giải thích chúng ta hay bị rơi vào bẫy của sự bất trung khi chúng ta tự cho mình là người nắm giữ duy nhất ơn đặc sủng, người thấu triệt duy nhất của hiệp hội hoặc phong trào để rồi làm khó dễ việc bổ nhiệm các thành viên của Hiệp hội! Đức Thánh Cha cho hay: "Không ai được làm chủ hoặc độc chiếm những món quà do thành quả từ việc phục vụ của Giáo hội".
Kết thúc bài phát biểu Đức Thánh Cha nhấn mạnh "chúng ta là những thành viên sống động của Giáo hội, vì vậy chúng ta cần tín thác vào ơn tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng hành động trong đời sống hiệp hội, qua mọi thành viên, và qua những công tác của mỗi người chúng ta". Chính vì lý do đó mà chúng ta tin tưởng vào sự phân biệt các đặc sủng được giao phó cho thẩm quyền của Giáo hội. ĐTC nói: “Hãy nhận biết quyền năng tông đồ và món quà tiên tri được trao cho bạn hôm nay với một tâm hồn rộng mở và đổi mới”.
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ những người điều hành các hiệp hội giáo dân, các phong trào trong Giáo hội cùng các cộng đoàn mới và kêu gọi họ xa tránh các cơ cấu hiện tại, có nhiều mối nguy hiểm đẩy đưa họ vào những ham muốn quyền lực.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Đức Thánh Cha Phanxicô mở đầu bài diễn văn cho những người điều hành các hiệp hội giáo dân, các phong trào trong Giáo hội và các cộng đồng mới, được Thánh Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống nhóm họp, bằng cách cám ơn sự hiện diện của họ.
ĐTC nói: "Cha cám ơn sự hiện diện của các con là những giáo dân, già trẻ, nam nữ, đang dấn thân sống và làm chứng cho Tin Mừng trong đời sống thực tế trong đời sống, qua các công việc của chúng con, trong nhiều bối cảnh khác nhau - giáo dục, xã hội, v.v. - đây là cánh đồng rộng lớn cho việc tông đồ và là cánh đồng truyền giáo của các con”.
Đại dịch
Đức Thánh Cha lưu ý rằng trong những tháng đại dịch gần đây chắc hẳn "các con đã chứng kiến tận mắt và cụ thể chạm vào những nỗi thống khổ của rất nhiều người... đặc biệt ở những quốc gia nghèo, nơi có nhiều người trong số các con đang dấn thân". Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc hơn đối với những người này, vì "họ không thể ngừng lại".
ĐTC nói "Các con ôm ấp sứ mệnh quan yếu của Giáo hội, một sứ mệnh vươn tới những vùng ngoại vi hiện sinh trong xã hội. Tất cả chúng ta ý thức mỗi ngày không chỉ sự nghèo nàn của tha nhân, mà trên hết là cái nghèo của chính chúng ta”.
Nghị quyết mới
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng Sắc lệnh về các Hiệp hội Giáo dân Quốc tế được ban hành vào ngày 11 tháng 6 năm nay nhấn mạnh tới việc "mời gọi chúng ta chấp nhận một số thay đổi và chuẩn bị tương lai ngay từ hiện tại". Về nguồn gốc của Nghị quyết này, ĐTC cho hay "thực tại của những thập kỷ gần đây cho chúng ta thấy sự cần thiết của những thay đổi mà Nghị quyết yêu cầu chúng ta". Ngài lưu ý rằng chủ đề của Đại hội này là "Trách nhiệm quản trị của các Hiệp hội Giáo dân để Phục vụ Giáo hội", không chỉ quan trọng đối với mỗi người trong anh chị em, mà còn đối với toàn thể Giáo hội. Đức Thánh Cha nói thêm rằng Tòa thánh đã phải can thiệp trong những năm gần đây, "trước những quá trình phục hồi khó khăn" trong nhiều trường hợp, không chỉ bao gồm những tình huống "ồn ào" và "bất công", mà còn đi sai con đường và đặc sủng của người sáng lập, làm suy yếu và phản chứng tá!".
Ơn gọi để phục vụ
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhiệm vụ quản trị được giao phó cho các thành viên giáo dân, đó là "một lời kêu gọi phục vụ". ĐTC đặt câu hỏi: "Nhưng một tín hữu phục vụ làm sao?" Đức Thánh Cha cho hay trong một số trường hợp, họ phải đối diện với hai trở ngại trong công cuộc của mình và điều này có thể ngăn cản họ trở thành tôi tớ thực sự của Chúa và của những người khác. Hai trở ngài là:
- Khát vọng quyền lực
Yếu tố đầu tiên là "ham muốn quyền lực!" Đức Thánh Cha tự hỏi: Đã bao lần chúng ta mong muốn và bày tỏ cho người khác biết "mình mong muốn quyền lực" cho mình?
"Khát vọng quyền lực có thể được lộ hiện nhiều cách trong đời sống của Giáo hội; chẳng hạn, khi chúng ta tin rằng, nhờ vai trò mà chúng ta có, chúng ta có thể đưa ra quyết định về hoạt động của hiệp hội... và chúng ta giao nhiệm vụ và trách nhiệm cho một số người, nhưng chỉ trên lý thuyết mà thôi! " Còn trong thực tế, Đức Thánh Cha cho hay việc ủy nhiệm cho người này người kia chỉ là bình phong cho quyền uy của mình! Thái độ này là tệ nạn làm mất đi nguồn sức mạnh của Giáo hội. Đó là một khía cạnh tồi tệ, mà nghị quyết đòi hỏi phải thay đổi!
- Một trở ngại khác là sự "Không trung thành"
Đức Thánh Cha tiếp tục nêu bật một trở ngại khác trong việc phụng sự của một người Kitô hữu chân chính là sự "Không trung thành". ĐTC nói: "Chúng ta thường gặp phải tệ hại này khi một người nào đó muốn phục vụ Chúa, mà cũng phục vụ những thứ không thuộc về Thiên Chúa! Nó giống như bắt cá hai tay!”, “làm tôi hai chủ”, Đức Thánh Cha cảnh báo.
ĐTC giải thích chúng ta hay bị rơi vào bẫy của sự bất trung khi chúng ta tự cho mình là người nắm giữ duy nhất ơn đặc sủng, người thấu triệt duy nhất của hiệp hội hoặc phong trào để rồi làm khó dễ việc bổ nhiệm các thành viên của Hiệp hội! Đức Thánh Cha cho hay: "Không ai được làm chủ hoặc độc chiếm những món quà do thành quả từ việc phục vụ của Giáo hội".
Kết thúc bài phát biểu Đức Thánh Cha nhấn mạnh "chúng ta là những thành viên sống động của Giáo hội, vì vậy chúng ta cần tín thác vào ơn tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng hành động trong đời sống hiệp hội, qua mọi thành viên, và qua những công tác của mỗi người chúng ta". Chính vì lý do đó mà chúng ta tin tưởng vào sự phân biệt các đặc sủng được giao phó cho thẩm quyền của Giáo hội. ĐTC nói: “Hãy nhận biết quyền năng tông đồ và món quà tiên tri được trao cho bạn hôm nay với một tâm hồn rộng mở và đổi mới”.
Phá thai, hôn nhân đồng tính, rước lễ, tuyệt thông, phải đọc phát biểu của Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Slovakia về Vatican ra sao?
Vũ Văn An
23:16 16/09/2021
Theo John Allen của Tạp chí Crux, trên chuyến bay ngày 15 tháng 9, từ Slovakia trở lại Vatican, Đức Phanxicô có những phát biểu quan trọng về phá thai, “hôn nhân” đồng tính, rước lễ và vạ tuyệt thông khiến “không bên nào của một cuộc tranh luận hoàn toàn có thể cho là mình được chứng thực”.
Ngài khởi đầu cho hay ngài chưa bao giờ từ khước Thánh Thể cho bất cứ người nào. Ngài thậm chí cho cả một phụ nữ Do Thái rước lễ, một người rõ ràng “ở bên ngoài cộng đồng” được ngài gọi chung là “excommunicated” mà chúng ta chỉ hiểu là bị tuyệt thông. Chỉ có điều, chính ngài xác định: ngài không hề biết người được ngài cho rước lễ là một người Do Thái; ngài chỉ biết điều đó sau khi Thánh lễ đã hoàn tất và chính người phụ nữ thổ lộ với ngài như vậy. Chính ngài cũng xác nhận là ngài chưa bao giờ biết có người “excumminucated” nào tự trình diện trước ngài để rước lễ.
San Martín cũng của Crux cho biết thêm thời ngài còn ở Á Căn Đình, các chính trị gia Công Giáo đều phò sinh cả, chỉ từ khi ngài dọn tới Vatican, họ mới lao vào con đường phò chọn lựa. Thành thử khó có người phò phá thai nào đến trước ngài để được ngài cho rước lễ.
Nhưng đọc phát biểu của ngài trên chuyến bay, ai cũng hiểu ngài không ủng hộ việc tẩy chay rước lễ đối với bất cứ ai, kể cả những người ủng hộ phá thai.
Dù ngay sau đó, ngài thẳng thừng tuyên bố rằng phá thai là giết người vì theo phôi thai học, thai nhi 3 tuần đã đủ bộ phận của một con người rồi, đã là một con người đầy đủ rồi, giết em là giết người, không oong đơ gì cả [ngài dùng chữ Chấm Hết). Ai tham gia vào việc giết người này tự đặt mình ra ngoài cộng đồng (excommunicated) và do đó không thể rước lễ.
Rõ ràng đó là đèn xanh cho lập trường tẩy chay rước lễ đối với Joe Biden và Nancy Pelosi, những người đề cao quyền giết trẻ thơ.
Nhưng đừng vội mừng, ngay sau đó, Đức Phanxicô làm một đường “zigzag” trở lại với lập trường “không khước từ cho rước lễ đối với bất cứ ai” của chính ngài khi đưa ra việc phân biệt giữa những người “excommunicated” (có lẽ ám chỉ những người bị tuyệt thông vĩnh viễn) và những người “tạm thời ở bên ngoài cộng đồng” nhưng vẫn là “con cái Thiên Chúa và cần hành động mục vụ của chúng ta”.
Nhất là sự phân biệt giữa mục vụ và chính trị. Nghĩa là các Giám Mục phải mô phỏng sự dịu dàng và cảm thương của Thiên Chúa trong cả việc xử lý với những người bị tuyệt thông, và nếu từ bỏ nẻo đường này, các ngài “trở thành các chính khách”.
Đối với John Allen, “thật hợp lý khi kết luận rằng lập trường của Đức Giáo Hoàng là thế này: Phá thai là giết người, những ai tham gia việc phá thai ít nhất cũng bị tuyệt thông tạm thời, và, trong tư cách ấy, một cách tổng quát không nên rước lễ. Tuy nhiên, một linh mục hay một Giám Mục không nên là người xua đuổi một người như thế, vì có nguy cơ biến một điều nên là một đáp ứng mục vụ đầy cảm thương thành một việc sa vào tuyên bố chính trị”.
Nói cách khác, “không” phá thai và cũng “không” cấm rước lễ!
Còn về “hôn nhân” đồng tính, khi quả quyết hôn nhân phải là giữa một người đàn ông và một người đàn bà, rõ ràng Đức Phanxicô không chấp nhận việc coi cuộc sống chung của những cặp đồng tính là hôn nhân. Ít nhất đó là yếu tính của bí tích hôn nhân Công Giáo do Chúa thiết lập và Giáo Hội không có quyền thay đổi.
Tuy nhiên khi ủng hộ hay ít nhất khi mặc nhiên thừa nhận tính thích đáng của “những đạo luật [dân sư] nhằm giúp đỡ hoàn cảnh của nhiều người có các xu hướng tình dục khác nhau”, ngài mặc nhiện chấp nhận các hoàn cảnh sống chung của các cặp đồng tính. Có điều, cố gắng thỏa hiệp này không nên bao gồm việc chờ mong Giáo Hội phải “ban cấp một điều, mà từ bản chất của mình, Giáo Hội không thể ban cấp”.
Ngài quả quyết “Điều trên không có nghĩa lên án những người như thế, xin làm ơn, họ là anh chị em của chúng tôi và chúng tôi phải đồng hành với họ”.
Đồng hành làm sao? Đức Phanxicô không có câu trả lời rõ ràng. John Allen nhớ lại hồi tháng 10 năm 2013, sau cuộc đàm đạo của ngài với nhà báo kỳ cựu người Ý Eugenio Scalfari, phát ngôn viên Tòa Thánh lúc bấy giờ là Cha Federico Lombardi nhận định rằng khi Đức Phanxicô tương tác với báo chí, ngài xử lý bằng một văn phong giáo hoàng mới, một văn phong cố tình xuề xòa [informal], thường không quan tâm tới sự chính xác, và nhằm được coi như một phản ứng mục vụ trong lúc dầu sôi lửa bỏng hơn là một tuyên bố dứt khoát của huấn quyền. Cha cho hay ta cần hiểu bản chất của văn phong này trước khi phản ứng một cách thích đáng. Điều này rất đúng trong trường hợp các câu trả lời của Đức Phanxicô trong cuộc phỏng vấn trên đây dù đụng tới vấn đề phá thai, rước lễ, “hôn nhân” đồng tính và vạ tuyệt thông.
Nói đến vạ tuyệt thông, phải nhấn mạnh rằng Đức Phanxicô cực lực phản đối việc này, ngài cho biết chuyện ấy đủ rồi. Nhưng chính ngài nói rõ: những người tham gia phá thai là tự đặt mình ra khỏi Giáo Hội, tức là tự động ra vạ tuyệt thông cho mình rồi. Những khuôn mặt trơ trẽn như Joe Biden hay Nancy Pelosi không biết có hiểu ra việc này hay không, nhưng dưới con mắt Đức Phanxicô, họ đang ở ngoài Giáo Hội, họ đang tự động ra vạ tuyệt thông cho chính họ và trong tư cách ấy họ không nên rước lễ vì rước lễ chỉ dành cho những người còn ở trong cộng đồng.
Joe Biden và Nancy Pelosi chắc chắn không hiểu ra như vậy, nên họ vẫn coi như vị đương kim giáo hoàng ủng hộ lập trường phò phá thai của họ để càng ngày càng đi quá trớn trong lập trường triệt để ủng hộ phá thai đến độ cho rằng sự sống con người không khởi đầu từ lúc thụ thai. Lập trường này quá khích một cách trơ trẽn đến độ vị Hồng Y Tổng Giám Mục của thủ đô Washington D.C., người hết lòng ủng hộ Joe Biden, phải lên tiếng bất đồng. Không có những phản biện công khai và mạnh mẽ, “tội ác” của bè lũ Biden – Pelosi chỉ càng ngày càng tồi tệ thêm.
Nói đến “tội ác” phá thai, theo Peter Jesserer Smith của tờ National Catholic Register, Đức Cha Edward Scharfenberger của giáo phận Albany, New York, cho hay: rõ ràng phải có một trừng phạt nào đó đối với các chính khách ủng hộ phá thai. Nhưng giáo luật đòi Giám Mục phải trưng được một tội ác theo giáo luật và phải tuân theo thủ tục hợp pháp. Và trong khi giáo luật nói rõ: dị giáo, ly giáo hay bỏ đạo là các cơ sở truyền thống để bị tuyệt thông, thì luật lại không có hướng dẫn minh nhiên nào về việc phải làm gì với những người Công Giáo cổ vũ phá thai và các tội ác nghiêm trọng khác từng bị Công Đồng Vatican II kết án như những “infamies” [ô danh] hiện đại vốn “chuốc độc xã hội loài người” và là một “xỉ nhục thượng thặng đối với Đấng Tạo Dựng”.
Nhưng điều 915 của Bộ Giáo luật 1983 thì sao? Điều này dạy rằng: “Không được nhận rước lễ: những người bị vạ tuyệt thông và cấm chế sau khi hình phạt đã tuyên kết hay tuyên bố; những người khác cố chấp trong một tội nặng công khai”. Vế đầu rõ ràng là bị Đức Phanxicô bác bỏ; không có chuyện tuyệt thông chính thức, được tuyên bố đối với các chính khách phò phá thai. Nên không thành vấn đề ở đây. Vế thứ hai, không minh nhiên nói đến việc cổ vũ phá thai. Đức Cha Scharfenberger còn cho rằng, điều 915 không hẳn nói về trừng phạt hình sự, mà chỉ nói đến kỷ luật bí tích.
Nói thế rồi, Đức Cha Scharfenberger nhấn mạnh ngài vẫn có bổn phận lớn tiếng nói “điều gì đúng, điều gì không đúng, điều gì tốt điều gì không tốt...Tôi phải nói sự thật”. Và sự thật, theo Đức Cha, là: phải làm cho mọi người hiểu không có gì sai lầm cho bằng giả định rằng quyền tự do của người đàn bà được thăng tiến và quyền bình đẳng của họ được bảo đảm chỉ khi nào thân xác trong thân xác họ không còn bất cứ giá trị nào.
Đức Cha cho hay ngài liên tục có những cuộc đàm đạo với các nhân vật công về vấn đề này. Và nếu một ngày kia cần phải có trừng phạt công khai, ngài cũng sẽ thông báo cho họ biết trước “để họ thay đổi tác phong”.
VietCatholic TV
Cuộc gặp gỡ cảm động giữa Đức Thánh Cha và giới trẻ tại sân vận động Lokomotiva, Košice, Slovakia
Giáo Hội Năm Châu
04:45 16/09/2021
Các bạn trẻ thân mến, anh chị em thân mến, dobrý večer! [Chào buổi tối!]
Cha rất vui khi nghe những lời tốt đẹp của Đức Tổng Giám Mục Bernard, các chứng từ và câu hỏi của các con. Các con đã đặt ra ba câu hỏi và cha sẽ cố gắng tìm câu trả lời cho các con.
Cha bắt đầu với Peter và Zuzka, từ câu hỏi của các con về tình yêu lứa đôi. Tình yêu là giấc mơ lớn nhất đời người, nhưng nó không phải là giấc mơ rẻ tiền. Nó tốt đẹp, nhưng không dễ dàng, giống như mọi điều tuyệt vời trong cuộc sống. Đó là một giấc mơ, nhưng nó không phải là một giấc mơ dễ dàng giải thích. Cha mượn trộm một câu của các con: "Chúng con cần có đôi mắt hoàn toàn mới, đôi mắt không chỉ nhìn ngoại hình". Thực sự như các con đã nói, cần phải có một đôi mắt mới, một đôi mắt không bị vẻ bề ngoài đánh lừa. Các bạn thân mến, chúng ta đừng tầm thường hóa tình yêu, vì tình yêu không chỉ là tâm tình và cảm xúc, nếu có, thì cũng chỉ là một khởi đầu. Tình yêu không có mọi sự ngay bây giờ, nó không phải là một phần của nền văn hóa vứt bỏ của thời nay. Tình yêu là sự chung thủy, là ơn phúc, là trách nhiệm.
Ngày nay, thực sự độc đáo và cách mạng có nghĩa là nổi loạn chống thứ văn hóa phù du, chính là vượt quá các bản năng nông cạn và các khoái lạc nhất thời, chính là quyết tâm yêu thương suốt đời với cả con người mình. Chúng ta ở đây không phải để qua giờ, mà để biến cuộc sống thành một công việc phải lo toan. Nếu các con nghĩ tới những câu chuyện tuyệt vời mà các con từng đọc trong tiểu thuyết, từng xem trong một số bộ phim không thể nào quên, đã từng nghe trong một số câu chuyện cảm động, các con sẽ thấy, trong những câu chuyện tuyệt vời đó, luôn có hai thành tố: một là tình yêu, hai là phiêu lưu, anh hùng. Chúng luôn đi với nhau. Muốn làm cho cuộc sống trở nên tuyệt vời, cần có cả hai: tình yêu và đức tính anh hùng. Nếu chúng ta nhìn lên Chúa Giêsu, nhìn lên Tượng Chịu Nạn, chúng ta sẽ thấy cả hai điều: tình yêu vô bờ bến và lòng dũng cảm hiến mạng sống cho đến cùng, không nửa chừng. Ở đây, trước mặt chúng ta là Chân phước Anna, một nữ anh thư của tình yêu. Bà nói với chúng ta rằng hãy nhắm các mục tiêu cao cả. Làm ơn, xin đừng để những tháng ngày của cuộc đời trôi qua như những tình tiết trong vở kịch ướt át.
Và khi mơ ước tình yêu, các con đừng tin vào những hiệu ứng ảo đặc biệt của phim ảnh (special effect), nhưng tin rằng mỗi người trong các con đều đặc biệt, mỗi người trong các con. Mỗi người đều là một hồng phúc và có thể biến cuộc sống, cuộc sống của chính mình, thành một hồng phúc. Nhiều người khác, xã hội, những người nghèo đang mong đợi nơi các con. Các con hãy mơ ước vẻ đẹp vượt quá ngoại hình, vượt quá trang điểm, vượt quá xu hướng thời trang. Các con đừng sợ hãi mơ ước thành lập một gia đình, hạ sinh và giáo dục con cái, dành cả cuộc đời để chia sẻ mọi điều với một người khác. Các con đừng xấu hổ về các lỗi lầm và thiếu sót của mình, vì có ai đó ở kia sẵn sàng chào đón và yêu thương các con, các con có thế nào họ yêu các con như vậy. Đấy là tình yêu: yêu người khác như họ vốn là, và điều này thật đẹp! Những giấc mơ của chúng ta cho chúng ta biết cuộc sống chúng ta muốn có. Những giấc mơ lớn không phải là một chiếc xe hơi mạnh mẽ, một bộ áo thời trang hay một kỳ nghỉ táo bạo (transgressive vacation). Các con đừng lắng nghe những người nói với các con về các giấc mơ nhưng thay vào đó lại rao bán cho các con các ảo tưởng. Mơ ước là một điều mà ảo tưởng lại là một điều hoàn toàn khác. Những người rao bán ảo tưởng bằng cách nói về những giấc mơ là những kẻ thao túng hạnh phúc. Chúng ta được tạo dựng vì một niềm vui lớn hơn: mỗi người trong chúng ta đều độc đáo và ở trên thế giới này để cảm thấy được yêu thương trong tính độc đáo của mình và yêu người khác như không ai có thể yêu thay thế mình. Đời sống không phải là một trò chơi, trong đó chúng ta ngồi chờ được gọi. Không, mỗi người là duy nhất trong mắt Chúa. Nên các con đừng bao giờ để mình bị “đồng nhất hóa” hay biến thành một món đồ vô danh trên dây chuyền lắp ráp. Không ai trong chúng ta là “vấn đề tiêu chuẩn”, chúng ta là duy nhất, tự do, và sống động, được kêu gọi sống một câu chuyện tình, chuyện tình với Thiên Chúa, để chấp nhận sự táo bạo thực hiện các lựa chọn cương quyết, để dấn thân vào tính rủi ro tuyệt vời của tình yêu. Nên Cha hỏi các con: các con có tin điều này không? Cha hỏi các con: các con có mơ ước điều này không? [họ trả lời: “Có!”] Các con có chắc không? ["có!] Rất tốt!
Cha muốn cho các con một lời khuyên khác. Để tình yêu đơm hoa kết trái, đừng quên cội nguồn. Và đâu là cội nguồn của các con? Cha mẹ và đặc biệt là ông bà. Hãy lưu ý: ông bà của các con. Các ngài đã chuẩn bị cơ sở cho các con. Hãy tưới tắm gốc rễ, hãy đến với ông bà của các con, điều đó rất tốt đối với các con: hãy hỏi các ngài những câu hỏi, dành thời gian để lắng nghe những câu chuyện của các ngài. Ngày nay, có nguy cơ mất gốc ngày càng lớn, vì chúng ta có khuynh hướng chạy, làm mọi điều một cách vội vàng: những gì chúng ta thấy trên internet có thể đến với chúng ta ngay lập tức tại nhà; chỉ một cú nhấp chuột và mọi người và mọi thứ xuất hiện trên màn hình. Những khuôn mặt này kết cục có thể trở nên quen thuộc hơn những gương mặt của gia đình chúng ta. Bị tràn ngập bởi các thông điệp ảo, chúng ta có nguy cơ đánh mất nguồn gốc thực sự của mình. Cắt đứt khỏi cuộc sống, mơ mộng viển vông, là điều không tốt, đó là cơn cám dỗ của kẻ ác. Thiên Chúa muốn chúng ta được trồng vững chắc trên mặt đất, được kết nối với sự sống; không bao giờ khép kín, nhưng luôn cởi mở đối với mọi người! Bám rễ và cởi mở. Các con có hiểu không? Bám rễ và cởi mở.
Đúng, đúng như thế, nhưng - các con sẽ nói với cha - thế giới nghĩ khác. Người ta nói nhiều về tình yêu, nhưng trên thực tế lại áp dụng một nguyên tắc khác: mỗi người tự nghĩ cho chính mình. Các bạn trẻ thân mến, đừng để mình bị ảnh hưởng bởi điều đó, bởi điều sai trái, bởi điều ác đang hoành hành. Đừng để bản thân bị giam cầm bởi nỗi buồn, bởi sự chán nản cam chịu của những người nói rằng sẽ không có gì thay đổi cả. Nếu các con tin vào điều này, các con sẽ mắc bệnh bi quan. Các con có thấy khuôn mặt của một người trẻ, một người trẻ tuổi bi quan chưa? Các con đã thấy họ có khuôn mặt như thế nào chưa? Một khuôn mặt cay đắng, một khuôn mặt cay đắng. Sự bi quan khiến chúng ta mắc bệnh cay đắng, nó khiến chúng ta già đi ở bên trong. Và các con già đi lúc còn trẻ. Ngày nay có quá nhiều lực lượng gây rối, quá nhiều người chuyên đổ lỗi cho mọi người và mọi thứ, những kẻ khuếch đại tính tiêu cực, những chuyên viên phàn nàn. Các con đừng lắng nghe họ! đừng, vì phàn nàn và bi quan không phải là Kitô hữu, Chúa ghét sự buồn bã và cho mình là nạn nhân. Chúng ta không được dựng nên để gián mặt vào mặt đất, nhưng để nâng cao tầm nhìn của chúng ta lên Thiên đàng, người khác, xã hội.
Và khi chúng ta xuống tinh thần - bởi vì mọi người trong cuộc sống đều có những lúc hơi xuống tinh thần một chút, chúng ta đều có trải nghiệm này - và khi chúng ta xuống tinh thần, chúng ta có thể làm gì? Có một phương thuốc không thể sai lầm giúp chúng ta hồi phục. Đó là những gì con đã nói với chúng ta, Petra ạ: Xưng tội. Các con đã nghe Petra chưa? [“Có!”] Phương thuốc Xưng tội. Các con hỏi Cha: "Làm thế nào một người trẻ có thể vượt qua các trở ngại trên đường đến với lòng thương xót của Chúa?" Đây cũng là một câu hỏi về việc phải nhìn sự vật ra sao, nhìn những điều đáng kể. Nếu Cha hỏi các con: "Các con nghĩ tới điều gì khi đi xưng tội?" - đừng nói lớn điều đó ra -, Cha gần như chắc chắn về câu trả lời: "tới tội". Nhưng - Cha hỏi các con, các con trả lời – các tội có thực sự là trung tâm của việc Xưng tội hay không? [“Không!”] Cha không nghe thấy... [“Không!”] Tốt lắm! Thiên Chúa muốn các con đến gần Người bằng cách nghĩ tới các con, tới tội lỗi của các con hay tới Người? Chúa muốn gì? Các con trả lời đi [tới Người!], Nói to hơn, Cha điếc tai... [“Tới Người!”] Đâu là trung tâm, các tội hay Chúa Cha là Đấng tha thứ mọi tội lỗi? Chúa Cha. Chúng ta không đi xưng tội như những người bị trừng phạt phải hạ mình xuống, nhưng như những đứa con chạy đến để đón nhận vòng tay của Chúa Cha. Và Chúa Cha nâng chúng ta lên trong mọi hoàn cảnh, Người tha thứ cho chúng ta mọi tội lỗi. Các con hãy nghe điều này cho rõ: Thiên Chúa luôn tha thứ! Các con có hiểu chưa? Thiên Chúa luôn tha thứ!
Cha cho các con một lời khuyên nhỏ: sau mỗi lần Xưng tội, hãy ở lại một vài giây phút để nhớ lại ơn tha thứ mà các con đã nhận được. Hãy giữ sự bình an đó trong trái tim các con, sự tự do mà các con cảm thấy ở bên trong. Không phải tội lỗi, là thứ không còn nữa, mà là sự tha thứ được Thiên Chúa ban cho các con, sự âu yếm của Thiên Chúa Cha. Các con hãy giữ điều đó, đừng để nó bị cướp mất. Và lần sau khi các con đi xưng tội, hãy nhớ điều này: Tôi sắp lại nhận được cái ôm đã giúp tôi rất nhiều. Tôi không đi đến một quan tòa để giải quyết các tài khoản, tôi đến với Chúa Giêsu, người yêu thương tôi và chữa lành cho tôi. Bây giờ, cha cảm thấy muốn đưa ra một số lời khuyên cho các linh mục: Cha muốn nói với các linh mục rằng các ngài nên cảm thấy mình đang thay mặt Thiên Chúa Cha, Đấng luôn tha thứ và bao dung và chào đón. Chúng ta dành cho Chúa vị trí thứ nhất trong việc xưng tội. Nếu Thiên Chúa, nếu Người là nhân vật chủ đạo, mọi sự đều trở nên đẹp đẽ và việc xưng tội trở thành Bí tích của niềm vui. Vâng, của niềm vui: không phải của sợ hãi và phán xét, nhưng là của niềm vui. Và điều quan trọng là các linh mục phải có lòng thương xót. Không bao giờ tò mò, không bao giờ tra vấn, nhưng, xin làm ơn, hãy để các ngài thành anh em biết trao ban ơn tha thứ của Chúa Cha, các ngài hãy là những người anh em đồng hành trong vòng tay Chúa Cha này.
Nhưng ai đó có thể nói: "Dù sao con vẫn xấu hổ, con không thể vượt qua sự xấu hổ của việc đi xưng tội". Không có vấn đề, đó là một điều tốt! Biết xấu hổ trong cuộc sống đôi khi lại tốt cho các con. Nếu các con xấu hổ, có nghĩa là các con không chấp nhận những gì các con đã làm. Xấu hổ là một dấu hiệu tốt, nhưng cũng giống như bất cứ dấu hiệu nào, nó yêu cầu phải tiến xa hơn. Đừng là tù nhân của sự xấu hổ, vì Thiên Chúa không bao giờ xấu hổ về các con. Người yêu các con ngay ở đó, ở chỗ các con đang xấu hổ về chính mình. Và Người luôn yêu các con. Cha nói với các con một điều không có trong bản văn nguyên thủy: Ở quê Cha, những kẻ trơ trẽn làm mọi điều sai trái, chúng tôi gọi họ là "đồ vô liêm sỉ".
Và một điều nghi ngờ cuối cùng: "Nhưng thưa Cha, con không thể tha thứ cho chính mình, nên cả Thiên Chúa cũng không thể tha thứ cho con, vì con sẽ luôn rơi vào những tội lỗi tương tự". Nhưng - nghe này – Thiên Chúa có bao giờ bị xúc phạm đâu? Người có bị xúc phạm khi các con đến xin tha thứ không? Không bao giờ. Chúa đau khổ khi chúng ta nghĩ Người không thể tha thứ cho chúng ta, vì điều đó chẳng khác nào nói với Người: “Tình yêu của Chúa không đủ mạnh!”. Cha dám nói điều ấy mới tồi tệ! Khi nói với Người rằng "Tình yêu của Chúa không đủ mạnh!". Thay vào đó, Thiên Chúa vui mừng khi tha thứ cho chúng ta, mọi lúc. Khi lượm chúng ta lên, Người tin tưởng chúng ta như thuở ban đầu, Người không bao giờ nản lòng cả. Chính ta mới nản lòng, Người thì không. Người không thấy tội nhân để dán nhãn, nhưng thấy những đứa con để yêu thương. Người không thấy những người làm sai, nhưng những đứa con yêu quý; có thể bị thương, và lúc đó thậm chí Người còn có lòng trắc ẩn và sự dịu dàng hơn nữa. Và mỗi khi chúng ta đi xưng tội – các con đừng bao giờ quên - đều có tiệc mừng vui trên Thiên đàng. Mong có cả điều đó trên trái đất!
Cuối cùng, Peter và Lenka ạ, các con đã trải qua thập giá trong cuộc đời. Cảm ơn chứng từ của các con. Các con hỏi làm thế nào để "khuyến khích giới trẻ đừng sợ hãi khi ôm lấy thập giá". Ôm: đó là một động từ tốt đẹp! Ôm giúp vượt qua nỗi sợ hãi. Khi được ôm, chúng ta lấy lại niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Vì vậy, chúng ta hãy để cho mình được Chúa Giêsu ôm ấp. Bởi vì khi chúng ta ôm lấy Chúa Giêsu, chúng ta ôm lấy hy vọng. Thập giá không thể được ôm một mình; đau đớn tự nó không cứu được bất cứ ai. Chính tình yêu đã biến đổi nỗi đau. Vì vậy, với Chúa Giêsu, chúng ta hãy ôm lấy thập giá, không bao giờ ôm một mình! Nếu các con ôm lấy Chúa Giêsu, niềm vui sẽ được tái sinh. Và niềm vui của Chúa Giêsu, ngay trong đau đớn, được biến đổi thành bình an. Các bạn trẻ thân mến, các bạn trẻ thân mến ơi, cha cầu chúc cho các con niềm vui này, mạnh mẽ hơn bất cứ điều gì khác. Cha muốn các con đưa nó đến các bạn bè của các con. Không phải các bài giảng, mà là niềm vui. Các con hãy mang lại niềm vui! Không phải lời nói, mà là nụ cười, tình huynh đệ gần gũi. Cha cảm ơn các con đã lắng nghe Cha và Cha xin các con một điều cuối cùng: đừng quên cầu nguyện cho Cha. Ďakujem! [Cảm ơn!]
Xin mọi người hãy đứng lên và cầu nguyện với Thiên Chúa là Đấng yêu thương chúng ta, chúng ta hãy cầu nguyện với Cha của chúng ta: "Lạy Cha chúng con..." [bằng tiếng Slovak]
[Ban phước lành]
[*] Bài nguyên thủy dựa vào bản tiếng Ý, nay được sửa đổi sau khi tham chiếu Bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp
Chưa từng có về mặt ngoại giao: Nữ tổng thống Slovakia đứng khóc khi tiễn Đức Thánh Cha. Chuyện gì xảy đã ra?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:49 16/09/2021
Như chúng tôi đã đưa tin, sau khi dâng thánh lễ tại Đền Thánh Quốc Gia Šaštin, Đức Thánh Cha đã đến sân bay quốc tế Bratislava để trở về Rôma.
Sân bay quốc tế Bratislava cách địa điểm Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cuối cùng một khoảng cách khá xa là 86km. Theo dự kiến, ngài sẽ đến sân bay lúc 13g30. Tuy nhiên, xảy ra cách nào đó mà ngài lại đến sớm hơn 15 phút. Vì thế, tại phòng khánh tiết sân bay quốc tế, ngài đã có nhiều thời gian hơn để đàm đạo với bà Zuzana Čaputová, tổng thống Cộng hoà Slovakia, trước khi lên xe ra thảm đỏ dẫn ra máy bay.
Nữ Tổng thống đã tỏ ra rất xúc động. Trong một diễn biến chưa từng có trong các chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô, Nữ Tổng thống đã khóc khi Đức Thánh Cha lên máy bay. Các hình ảnh thu được cho thấy bà đứng chết trân tại chỗ nhìn theo Đức Thánh Cha khi ngài lên máy bay và trong lúc máy bay chạy ra đường băng để cất cánh.
Trong cuộc họp báo sau đó tại dinh tổng thống, đích thân bà Zuzana Čaputová xác nhận là bà đã rất xúc động và đã khóc.
Bà Zuzana Čaputová sinh ngày 21 tháng 6 năm 1973, trong một gia đình lao động nghèo, là một chính trị gia, luật sư và nhà hoạt động môi trường người Slovakia. Bà là Tổng thống Slovakia từ ngày 15 tháng 6 năm 2019. Zuzana là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ tổng thống, và cũng là tổng thống trẻ nhất trong lịch sử của Slovakia, được bầu ở tuổi 45. Bà Zuzana Čaputová không phải là người Công Giáo. Bà đã ly dị và có 2 đứa con.
Báo chí tại Bratislava cho biết gia đình bà Zuzana nguyên là người Công Giáo. Trong thời kỳ cộng sản, hoàn cảnh khó khăn quá nên có lẽ đã không thể giữ đạo. Tuy nhiên, bà Zuzana chưa bao giờ cho rằng mình là người vô thần. Bà được tin là tập thiền Yoga. Hy vọng, có thể qua chuyến tông du này và những liên hệ tiếp theo đây, nữ tổng thống có thể trở lại đạo.
Độc tài dùng F0 bao quanh Đức Hồng Y. TGP nói tình trạng ngài rất nguy kịch. 95 vụ tấn công nhà thờ ở Mỹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:09 16/09/2021
1. Tình trạng của Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino vẫn rất nguy hiểm
Hôm 12 tháng 9, Tổng giáo phận Caracas, Venezuela báo cáo rằng tình trạng sức khỏe của Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino, Tổng Giám mục hiệu tòa của thủ đô “vào thời điểm hiện tại vẫn rất mong manh”.
Trên tài khoản Twitter, tổng giáo phận cho biết vị Hồng Y “đang được theo dõi y tế liên tục và chặt chẽ”.
Tuyên bố cho biết thêm rằng “chúng ta hãy hiệp nhất trong lời cầu nguyện, nhờ sự chuyển cầu của Thánh Maria thành Coromoto và Chân phước José Gregorio Hernández, cầu xin sự bình phục cho vị Tổng giám mục hiệu tòa của chúng ta và cho tất cả những người bệnh”.
Đức Hồng Y Urosa đã phải nhập viện vào ngày 27 tháng 8, sau khi xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Ngày hôm sau, ngày 28 tháng 8, Đức Hồng Y Urosa đã viết một thông điệp “trong trường hợp phải được chăm sóc đặc biệt do tình trạng của tôi trở nên trầm trọng hơn, tôi muốn bày tỏ tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với Giáo hội, và tình yêu cho người dân Venezuela”.
Trong thông điệp của mình, vị Hồng Y bảo đảm rằng “Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được làm linh mục “ và cầu xin “ sự tha thứ từ Chúa và tất cả anh em của tôi về những lỗi lầm mà tôi có thể đã phạm phải, đặc biệt là những thiếu sót”.
“Tôi cũng bày tỏ tình cảm to lớn của mình đối với người dân Venezuela và sự cống hiến tuyệt đối của tôi cho tự do của anh chị em, cho các thể chế của họ, để bảo vệ quyền của người dân trước những hành vi lạm dụng gây ra bởi nhà cầm quyền.”
Để kết luận, ngài viết:
“Tôi hy vọng Venezuela thoát khỏi tình trạng tiêu cực này”.
Source:AICA
2. Đức Hồng Y Leopoldo Brenes đã bình phục
Hôm thứ Ba 14 tháng 9, Tổng giáo phận Managua của Nicaragua, báo cáo rằng Đức Hồng Y Leopoldo Brenes đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và đang hồi phục.
Đức Hồng Y năm nay 72 tuổi, có kết quả xét nghiệm dương tính với covid-19 sau khi ngài có cảm giác khó chịu và đã tiến hành kiểm tra y tế. Cảm giác khó chịu đã xảy ra sau khi Đức Hồng Y được tường trình là bị vây quanh bởi một nhóm những người lạ mặt sau thánh lễ Chúa Nhật 22 tháng 8. Họ tranh cãi quyết liệt với ngài vì một nhận xét của ngài rằng bọn cầm quyền đã bắt tất cả các thủ lĩnh đối lập tống giam để chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào ngày 7 tháng 11 sắp tới. Đám đông đã đứng sát vào ngài và bao vây ngài như thế cho đến khi anh chị em giáo dân giải vây được cho ngài.
Giáo phận đã xin toàn thể tín hữu Nicaragua và các linh mục cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Hồng Y Brenes, cũng là Tổng Giám mục của Managua.
Chính Đức Hồng Y cũng mời gọi mọi người “cầu xin từ Chúa Giêsu Kitô, vị Mục tử nhân lành, và Đức Maria, Mẹ của Thiên Chúa, ban sức khỏe và những điều tốt lành cho tất cả những người phải chịu ảnh hưởng của đại dịch này”.
Đức Hồng Y Brenes được kể là một người rất cẩn thận đối với coronavirus. Mới Chúa Nhật tuần trước 22 tháng 8, ngài đã ra một tuyên bố được đọc trong tất cả các nhà thờ, trong đó ngài chỉ đạo các linh mục chú ý tuân thủ các biện pháp phòng ngừa covid-19, cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 14 linh mục kể từ tháng 3 năm 2020, khi loại virus này lần đầu tiên được phát hiện ở Nicaragua. Đức Hồng Y, đặc biệt nhấn mạnh rằng các tín hữu Công Giáo không được lơ là cảnh giác và phải tuân thủ các giao thức cơ bản.
Bốn linh mục đã chết ở Nicaragua trong 17 ngày qua vì covid-19, nâng số linh mục qua đời lên 14 người.
Theo Hội đồng Giám mục Nicaragua, năm ngoái, cụ thể là vào ngày 23 tháng 6 năm 2020, Đức Cha César Bosco Vivas Robelo, Giám Mục về hưu đã thiệt mạng vì coronavirus ở tuổi 78.
Source:Swiss Info
3. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ báo cáo 95 cuộc tấn công vào các nhà thờ Công Giáo Hoa Kỳ kể từ tháng 5 năm 2020
Làn sóng tấn công vào các tài sản của Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ dường như không có chiều hướng thay đổi. Một báo cáo gần đây của Hội đồng Giám mục Công Giáo về 95 vụ tấn công xảy ra trên 29 tiểu bang kể từ tháng 5 năm 2020. Các vụ tấn công này bao gồm đốt phá, phá hoại các bức tượng, làm hư hại các nhà thờ và trong một số trường hợp, có âm mưu giết người.
Các con số tiếp tục tăng với một tốc độ không hề suy giảm. Vào tháng 7, National Catholic Register báo cáo số vụ tấn công là 75. Tuy nhiên, đến ngày 7 tháng 9, Tờ Washington Post báo cáo số vụ là 93. Chỉ trong ba ngày kể từ bài báo của tờ báo này, USCCB đã ghi nhận thêm hai trường hợp phá hoại khác.
Các cuộc tấn công khác nhau vào các tài sản của Công Giáo giao động từ thiệt hại nhẹ đến mức thực sự gây rắc rối. Trong hầu hết các trường hợp, giáo dân hoặc giáo sĩ đã thức dậy khi thấy các bức tượng bị phá hủy, các tòa nhà bị vẽ bậy hoặc cửa sổ bị vỡ. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng hơn tính mạng của các vị đã bị đe dọa.
Một tu viện Dòng Biển Đức ở Missouri cho biết đã nghe thấy tiếng súng từ khu đất nông thôn của các nữ tu ba lần, vào năm 2021. Vào tháng 3, tu viện trưởng phát hiện ra hai lỗ đạn trên tường phòng ngủ của mình. Trong cùng tháng đó, một trường học của giáo xứ Washington đã bốc cháy trong khi Cha Esteban Solar, vẫn còn bên trong. May mắn, Cha Solar đã kịp thời thoát ra.
Các trường hợp nghiêm trọng nhất bao gồm một người đàn ông Florida đã lái xe của mình vào tiền sảnh của nhà thờ. Sau đó, anh ta rời khỏi xe và bắt đầu châm lửa đốt xăng trong mặt tiền nhà thờ trong khi một cộng đoàn đang chuẩn bị cho Thánh lễ.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội và giáo dân đang làm những gì có thể để nâng cao nhận thức về sự tàn phá. Đức Ông Anthony Hernandez, thuộc Giáo phận Brooklyn, đã bày tỏ mối quan ngại của mình về “mô hình tội ác căm thù đối với người Công Giáo”.
Source:Aleteia
4. Các Tổng giám mục chỉ trích những tuyên bố 'quá đáng' chống lại Thánh Junipero Serra
Một dự luật của California nhằm thay thế một bức tượng của Thánh Junipero Serra tại thủ phủ của tiểu bang đã vu khống một cách bất công di sản của vị thánh, hai vị tổng giám mục tuyên bố như trên trong các bài đăng trên tạp chí Wall Street Journal xuất bản vào hôm Chúa Nhật, ngày 12 tháng 9.
Tháng trước, các nhà lập pháp California đã bỏ phiếu áp đảo để thông qua Dự luật 338 của Quốc hội. Dự luật này nhằm thay thế bức tượng của Thánh Junipero Serra tại thủ phủ của bang bằng một bức tượng tôn vinh người bản địa địa phương. Văn bản dự luật tuyên bố rằng Thánh Junipero Serra và các nhà truyền giáo của ngài phải chịu trách nhiệm về một loạt các hành động tàn bạo chống lại người bản địa.
Thánh Junipero Serra được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên thánh vào năm 2015, trở thành vị thánh đầu tiên được tuyên thánh trên đất Mỹ. Là một tu sĩ dòng Phanxicô từ Tây Ban Nha, ngài rời ghế trường đại học có uy tín ở Majorca để thành lập vào năm 1749 một hệ thống các cứ điểm truyền giáo rao giảng cho những bản địa. Vùng đất ngài hoạt động ngày nay là California, Hoa Kỳ. Ngài đã rửa tội cho hơn 6,000 người và ban phép thêm sức cho hơn 5,000 người.
Văn bản dự luật nói rằng “ Lịch sử và sự đóng góp của người bản địa đã bị bỏ qua một cách tương đối, được viết với sự khác biệt lớn và những thần thoại sai lầm”.
“Một trong những thiếu sót lớn nhất giữa lịch sử và thực tế đã được kể lại vào thời kỳ truyền giáo trong lịch sử người Mỹ bản xứ và vai trò của tu sĩ Phanxicô Junipero Serra”, dự luật này cho biết như trên.
Các tuyên bố này về Thánh Serra là sai trái, các Tổng Giám mục Jose Gomez của Los Angeles và Salvatore Cordileone ở San Francisco, cho biết trong bài báo của họ.
Các ngài viết: “Mặc dù có nhiều điều để chỉ trích về thời kỳ này, nhưng chưa có nhà sử học nghiêm túc nào đưa ra những tuyên bố quá đáng về Thánh Serra hay hệ thống truyền giáo, là mạng lưới gồm 21 cộng đồng mà các tu sĩ dòng Phanxicô thành lập dọc theo bờ biển California để truyền giáo cho người bản xứ”, họ viết.
Các tổng giám mục đã viết rằng các nhà lập pháp đã rút ra các kết luận từ “một cuốn sách duy nhất được viết bởi nhà báo Elias Castillo”.
“Với tư cách là những nhà lãnh đạo của hai cộng đồng Công Giáo lớn nhất của tiểu bang, chúng tôi phục vụ hàng ngàn người California bản địa, những người dõi theo đức tin của họ đối với tổ tiên, những người đã giúp xây dựng các cơ sở truyền giáo. Chúng tôi hiểu lịch sử cay đắng của việc khai thác người bản địa. Nhưng lịch sử có thể phức tạp và sự thật là quan trọng”.
Các vị tổng giám mục mô tả Thánh Serra là người “bảo vệ nhân quyền của người bản địa, phê phán việc lạm dụng phụ nữ bản địa, và phản đối việc áp dụng án tử hình đối với những người bản xứ đã thiêu rụi một cứ điểm truyền giáo và sát hại một trong những người bạn của ngài”.
Các vị tổng giám mục lưu ý rằng Thánh Serra đã đi 2,000 dặm đến Thành phố Mexico khi ngài đã già và ốm yếu “để yêu cầu các nhà chức trách thông qua một dự luật về quyền của người bản địa mà chính ngài đã viết”.
Source:Catholic News Agency
Thánh Lễ cầu cho các đẳng linh hồn vừa qua đời vì vi rút và cầu bình an giữa đại dịch kinh hoàng 17/09/2021
Giáo Hội Năm Châu
18:32 16/09/2021
Lý do nữ tổng thống Slovakia đã khóc. Dư âm chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Hung Gia Lợi và Slovakia
Giáo Hội Năm Châu
19:34 16/09/2021
1. Nữ tổng thống Slovakia xác nhận đã rất xúc động và đã khóc.
Trong một diễn biến chưa từng có trong các chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô, Nữ Tổng thống đã khóc khi Đức Thánh Cha lên máy bay. Các hình ảnh thu được cho thấy bà đứng chết trân tại chỗ nhìn theo Đức Thánh Cha khi ngài lên máy bay và trong lúc máy bay chạy ra đường băng để cất cánh.
Trong cuộc họp báo sau đó tại dinh tổng thống, đích thân bà Zuzana Čaputová xác nhận là bà đã rất xúc động và đã khóc.
Zuzana cho biết bà đặc biệt xúc động trước sự đơn sơ chân thành của Đức Thánh Cha cũng như thông điệp mà Đức Thánh Cha gởi đến cho đất nước Slovakia.
Trong cuộc gặp gỡ tại phủ tổng thống, Đức Thánh Cha đã nói: “Lịch sử lâu đời của quốc gia này thách thức Slovakia trở thành một thông điệp hòa bình giữa lòng Âu Châu. Lời kêu gọi đó được gợi lên bởi sọc xanh lớn trên lá cờ của các bạn, biểu tượng cho tình anh em với các dân tộc Slav. Tình huynh đệ như vậy là cần thiết cho tiến trình hội nhập ngày càng bức thiết. Hơn nữa, trong những ngày này, sau những tháng dài và vất vả của đại dịch, hoàn toàn nhận thức được những khó khăn phải đối mặt, chúng ta mong đợi với hy vọng về một sự trỗi dậy kinh tế được ủng hộ bởi các kế hoạch phục hồi của Liên minh Âu Châu. Tuy nhiên, luôn có nguy cơ khuất phục trước sự thiếu kiên nhẫn và sự lôi cuốn của lợi nhuận, dẫn đến cảm giác hưng phấn thoáng qua, thay vì gắn kết mọi người lại với nhau, lại chỉ chứng tỏ sự chia rẽ. Sự phục hồi kinh tế mà thôi cũng chưa đủ trong một thế giới tự nó đã trở thành ngã ba đường, trong đó tất cả đều được kết nối với nhau. Ngay cả khi các cuộc chiến giành ưu thế được tiến hành trên nhiều mặt trận khác nhau, cầu mong quốc gia này vẫn có thể khẳng định lại thông điệp về hội nhập và hòa bình. Và cầu mong Âu Châu được phân biệt bởi một tình đoàn kết, khi vượt lên trên các biên giới, có thể đưa nó trở lại trung tâm của lịch sử.
Lịch sử Slovakia đã được ghi dấu ấn không thể xóa nhòa bởi đức tin. Tôi hy vọng rằng đức tin, tự bản chất của nó, sẽ khuyến khích các dự án và cảm xúc được truyền cảm hứng từ tình huynh đệ, dựa trên kinh nghiệm sử thi của hai anh em thánh Cyrilô và Methođiô. Họ đã làm việc để truyền bá Phúc âm vào thời điểm mà các Kitô Hữu của lục địa này đang hợp nhất; ngày nay họ tiếp tục đoàn kết các cộng đồng tôn giáo khác nhau ở vùng đất này. Cyrilô và Methođiô đồng hóa với tất cả, và tìm kiếm sự hiệp thông với tất cả: người Slav, người Hy Lạp, cũng như người Latinh. Niềm tin vững chắc của họ được thể hiện qua sự cởi mở tự phát hướng đến người khác. Đây là di sản mà bây giờ anh chị em được kêu gọi để bảo tồn, để trong thời đại của chúng ta, các bạn cũng có thể là một dấu chỉ của sự hợp nhất.”
Bà Zuzana Čaputová sinh ngày 21 tháng 6 năm 1973, trong một gia đình lao động nghèo, là một chính trị gia, luật sư và nhà hoạt động môi trường người Slovakia. Bà là Tổng thống Slovakia từ ngày 15 tháng 6 năm 2019. Zuzana là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ tổng thống, và cũng là tổng thống trẻ nhất trong lịch sử của Slovakia, được bầu ở tuổi 45. Bà Zuzana Čaputová không phải là người Công Giáo. Bà đã ly dị và có 2 đứa con.
Báo chí tại Bratislava cho biết gia đình bà Zuzana nguyên là người Công Giáo. Trong thời kỳ cộng sản, hoàn cảnh khó khăn quá nên có lẽ đã không thể giữ đạo. Tuy nhiên, bà Zuzana chưa bao giờ cho rằng mình là người vô thần. Bà được tin là tập thiền Yoga. Hy vọng, có thể qua chuyến tông du này và những liên hệ tiếp theo đây, nữ tổng thống có thể trở lại đạo. Chúng ta hãy hy vọng như thế.
Dư âm chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Hung Gia Lợi và Slovakia
Những hình ảnh quý vị và anh chị em là cảnh quan trên đường Đức Thánh Cha ra sân bay quốc tế Bratislava để trở về Rôma. Dư luận về chuyến viếng tông du của Đức Thánh Cha tại Hung Gia Lợi và Slovakia rất thuận lợi.
Đình Trinh xin kể với quý vị và anh chị em câu chuyện sau.
Một người sống sót sau thảm họa Holocaust, tức là cuộc diệt chủng người Do Thái, đã cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì ngài đã nêu bật chủ nghĩa bài Do Thái trong chuyến thăm Trung Âu.
Nhà văn Do Thái gốc Hung Gia Lợi Edith Bruck đã bày tỏ lòng biết ơn của mình trong một bức thư được một ký giả gửi cho Đức Giáo Hoàng vào ngày 15 tháng 9 trong cuộc họp báo trên chuyến bay của ngài khi kết thúc chuyến công du bốn ngày tới Hung Gia Lợi và Slovakia.
Đức Giáo Hoàng đã gặp các cộng đồng Do Thái ở cả hai quốc gia trong chuyến thăm từ ngày 12 đến 15 tháng 9, nhắc lại những đau khổ của họ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bày tỏ sự bất mãn đối với chủ nghĩa bài Do Thái đương thời.
Bà Bruck, 90 tuổi, viết: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô kính yêu, những lời của ngài về chủ nghĩa bài Do Thái, chưa bao giờ bị xóa bỏ, ngày nay phù hợp hơn bao giờ hết. Không chỉ ở các quốc gia bạn đang đến thăm, mà ở khắp Âu Châu”.
Hôm 23 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm nhà của nhà văn này ở Rome.
Bà Bruck 89 tuổi là người Hung Gia Lợi, nhưng đã sống ở Ý từ những năm đầu 20 tuổi. Bà sống sót sau các trại tập trung của Đức Quốc xã ở Auschwitz và Dachau, nơi bà bị đưa đến cùng cha mẹ, hai anh trai và một em gái vào năm 12 tuổi.
Cha mẹ và một người anh của bà đã chết trong trại tập trung. Bruck và các anh chị em còn lại của bà được quân Đồng minh giải thoát khỏi trại Bergen-Belsen vào năm 1945.
Theo Vatican, trong một cuộc họp khoảng một giờ vào ngày 20 tháng 2, Bruck và Đức Giáo Hoàng đã nói về “những khoảnh khắc ánh sáng đánh dấu trải nghiệm địa ngục của các trại tập trung”.
Cuộc trò chuyện của hai vị cũng đề cập đến “nỗi sợ hãi và hy vọng cho thời đại chúng ta đang sống, nhấn mạnh giá trị của trí nhớ và vai trò của người già trong việc nuôi dưỡng nó và truyền nó cho người trẻ”.
Khi đến thăm Bruck, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi đến đây để cảm ơn lời chứng của bà và để tri ân những người đã tử vì đạo trong sự điên cuồng của chủ nghĩa dân túy Quốc xã”.
“Và tôi chân thành lặp lại với bà những lời tôi đã nói từ trái tim mình tại Yad Vashem và tôi lặp lại trước mặt tất cả những người, giống như bạn, đã phải chịu đựng rất nhiều vì điều này: ‘Hãy tha thứ cho nhân loại!’,” ngài nói.
Sau năm 1945, Bruck trở lại Hung Gia Lợi và sau đó đến Tiệp Khắc nơi một người chị đang sinh sống. Bà kết hôn lần đầu năm 16 tuổi và chuyển đến Israel. Cuộc hôn nhân đó kết thúc bằng ly hôn sau một năm, và tiếp theo là hai cuộc hôn nhân và ly hôn khác.
Bruck chuyển đến Ý vào năm 1954, nơi bà kết hôn với Nelo Risi, một nhà thơ, đạo diễn phim, dịch giả và biên kịch người Ý, người đã qua đời vào năm 2015 sau một thời gian dài chiến đấu với căn bệnh thoái hóa thần kinh.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Risi đã chiến đấu trên mặt trận Nga và bị giam trong một trại tạm giam ở Thụy Sĩ.
Bruck đã xuất bản một cuốn hồi ký về thời gian của bà trong các trại tập trung và những năm sau đó bằng tiếng Ý vào năm 1959. Năm 2001 nó được dịch sang tiếng Anh với tiêu đề “Ai yêu bạn như thế này.”
Là một nhà văn từng đoạt giải thưởng, Bruck cũng đã xuất bản nhiều tiểu thuyết, tuyển tập truyện ngắn, các vở kịch và kịch bản phim bằng tiếng Ý. Cô cũng đã đạo diễn một số bộ phim của Ý, một trong số đó ra mắt vào giữa những năm 1980, đã bị cấm đối với người xem dưới 18 tuổi vì những mô tả khiêu dâm về loạn luân.
Trong những năm gần đây, Bruck đã tiếp tục nói về Holocaust trong các trường học và đại học.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Thánh Cha tạ ơn Đức Mẹ tại Đền Thờ Đức Bà Cả
Chuyến bay của Đức Giáo Hoàng hạ cánh tại sân bay Fiumicino của Rome lúc 3:30 chiều, giờ địa phương. Ngài đã ghé vào Đền Thờ Đức Bà Cả để cảm ơn sự che chở phù trì của Đức Mẹ. Chuyến tông du này của Đức Thánh Cha có thể coi là một cuộc trắc nghiệm tình trạng sức khoẻ của ngài sau phẫu thuật ruột kết vào đầu tháng 7 vừa qua.
Theo truyền thống trước và sau các chuyến tông du, Đức Thánh Cha luôn ghé vào Đền Thờ Đức Bà Cả trước và sau mỗi chuyến tông du để cầu xin sự bảo vệ chở che của Đức Mẹ, trên đường ra sân bay cũng như lúc trở về lại Vatican.
Theo Văn phòng Báo chí Tòa thánh, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện một lúc trước bức ảnh Maria Salus Populi Romani, tức là Đức Maria là phần rỗi của dân thành Roma.
Đức Thánh Cha cũng dâng lên Mẹ một bó hoa để tỏ lòng biết ơn.
Bức ảnh Đức Maria là phần rỗi của dân thành Roma được đặt trong nhà nguyện của Bá tước Borghese trong Đền Thờ Đức Bà Cả.
Tương truyền bức ảnh này đã có ở Rôma dưới triều đại Thánh Giáo hoàng Gregoriô Cả, vào khoảng năm 590 sau Chúa Giáng Sinh, mặc dù nguồn gốc của bức ảnh có lẽ còn lâu đời hơn nữa.
Source:Vatican News
3. Đức Thánh Cha Phanxicô đã từ chối đơn từ chức của tổng giám mục Hamburg
Đức Thánh Cha Phanxicô đã từ chối đơn từ chức của một tổng giám mục người Đức, sứ thần Tòa thánh tại Berlin thông báo hôm thứ Tư.
Sứ thần cho biết vào ngày 15 tháng 9 rằng Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Stefan Heße tiếp tục làm tổng giám mục của Hamburg, miền bắc nước Đức, sau cuộc điều tra của Vatican về việc xử lý các trường hợp lạm dụng của ông, CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA đưa tin.
Sứ thần Tòa Thánh giải thích rằng cuộc điều tra đã phát hiện ra những thiếu sót về thể chế và sai sót về thủ tục của Đức Tổng Giám Mục Heße, nhưng “cuộc điều tra không cho thấy rằng những sai sót này được thực hiện với ý định che đậy các vụ lạm dụng tình dục”.
Dức Sứ thần Tòa Thánh nói rằng “vấn đề cơ bản” là “sự thiếu chú ý và nhạy cảm đối với những người bị ảnh hưởng bởi sự lạm dụng” trong bộ máy hành chính của tổng giáo phận Köln.
Sau những cáo buộc đầu tiên chống lại ngài vào năm 2020, Đức Tổng Giám Mục Heße đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu xem xét lại trường hợp của mình. Dưới thời của cố Hồng Y Meisner, là Tổng giám mục Köln từ năm 1989 đến năm 2014, Đức Cha Heße, lúc đó chỉ mới là một linh mục, đã lần lượt đảm nhận các chức vụ quản lý nhân sự từ năm 2003-2012 và sau đó là tổng đại diện từ năm 2012-2014. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Hamburg vào năm 2015.
Bản báo cáo 800 trang được chờ đợi từ lâu về việc đối phó với các trường hợp lạm dụng giáo sĩ ở tổng giáo phận Köln đã được công bố vào ngày 18 tháng 3 năm nay. Trong đó, Cha Heße bị buộc tội không giải quyết các tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ đến nơi đến chốn, và ngài đã đề nghị xin Đức Giáo Hoàng cho từ chức. Vào ngày 29 tháng 3, tổng giáo phận Hamburg thông báo rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho phép Đức Tổng Giám Mục Heße nghỉ phép vô thời hạn nhưng vẫn để ngỏ câu hỏi về việc liệu ngài có chấp nhận đề nghị từ chức của Đức Cha Heße hay không. Thời hạn ba tháng để chấp nhận một đề nghị như vậy, được quy định bởi giáo luật, đã trôi qua.
Source:Catholic News Agency