Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:41 18/09/2015
23. HÀ BÁ LẤY VỢ.
Thời chiến quốc, Ngụy vương phái Tây Môn Báo quản trị thành Nghiệp, ở đó đầy vẻ hoang vắng, dân không sống nổi.
Nguyên nhân là vì cô đồng (đồng bóng) ra lệnh các quan lại mỗi năm phải cho thần của con sông Chương Hà chảy qua thành Nghiệp -tức là hà bá- lấy vợ thì dân chúng mới yên ổn qua sông bình an.
Năm nay ngày hà bá lấy vợ lại đến, quan trông coi là Tây Môn Báo cũng tới nơi. Vừa nhìn thấy cô gái (làm vợ hà bá) mặt mày ủ rủ, ngấn lệ đầy mặt, ông ta liền nổi giận nói với cô đồng:
- “Con này mặt mày quá xấu, phiền bà xuống nói với hà bá rằng đợi vài ngày nữa để chọn người đẹp rồi đem xuống”.
Nói xong liền sai người ném bà cô đồng xuống sông, tiếp theo lại có một cô đồng trẻ, một tên quan lại đi tới sông, Tây Môn Báo lại nói:
- “Quái lạ, sao họ không trở lại để đưa tin nhỉ, ai xuống để thúc họ ?”- Cô đồng trẻ và tên quan lại quỳ xuống đất xin khoan thứ.
Tây Môn Báo nghiêm khắc nói:
- “Hà bá là cái gì chứ, các ông lấy một vài danh nghĩa để lừa người lấy của, bắt bí tống tiền, tội rất nặng ! Sau này nếu ai lấy vợ cho hà bá, thì kêu họ làm người mai mối, xuống trước đưa tin cho hà bá !”
Từ đó, ông ta xây dựng thủy lợi, nên dân chúng trong thành Nghiệp bắt đầu an cư lạc nghiệp.
(Sử ký)
Suy tư 23:
Thời nay mà nói hà bá lấy vợ thì chẳng một ai tin, và có khi bị…bỏ tù nữa là khác, bởi vì làm gì có hà bá mà đòi lấy vợ, chuyện tầm phào...
Chuyện hà bá lấy vợ cũng giống như chuyện các nữ tu đòi làm…linh mục. Bởi vì có một thời, phong trào “nữ tu vùng lên” (dĩ nhiên nữ tu Việt Nam không có trong số đó) đòi Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI cho họ được làm linh mục, bởi vì theo như họ nói: nam nữ bình đẳng, Chúa không nói chỉ có đàn ông con trai mới làm linh mục.v.v…
Khi họ –các nữ tu- đòi làm linh mục thì chính họ đã hạ giá ơn gọi tận hiến của họ, ơn gọi mà trong trăm ngàn cô gái đẹp như tiên, Thiên Chúa chỉ chọn đích danh một mình họ, để họ, trong ơn gọi tận hiến của mình họ làm sáng danh Thiên Chúa qua việc quên mình để phục vụ tha nhân.
Khi họ –các nữ tu- đòi làm linh mục thì chính họ đã quên mất giáo lý căn bản về ơn sủng mà họ đã học và nghiên cứu qua, đó là: trước mặt Thiên Chúa mỗi người đều có giá trị như nhau, chỉ khác nhau về bổn phận và trách nhiệm mà Thiên Chúa đã trao cho mỗi người, và chính họ phải trả lời trước mặt Chúa về bổn phận của họ. Làm linh mục hay làm bà xơ, dì phước thì có khác gì nhau đâu, linh mục cũng vì Chúa mà phục vụ; bà xơ, dì phước cũng vì Chúa mà phục vụ. Chân phước Tê-rê-xa thành Can-cút-ta là một mẫu gương điển hình của một nữ tu phục vụ mà không đòi làm linh mục, và còn rất nhiều nữ tu phục vụ Chúa trong âm thầm mà không đòi làm linh mục có thiệt thòi gì đâu ?
Đức Mẹ Ma-ri-a không đòi làm linh mục, Mẹ chỉ muốn làm một tôi tớ hèn mọn của Thiên Chúa, và tiếng “xin vâng” của Mẹ đã sản sinh không biết bao nhiêu là linh mục trên thế gian.
Các nữ tu cũng nên học theo gương khiêm hạ và phục vụ của Đức Mẹ Ma-ri-a, bởi vì khi các nữ tu khiêm nhu nhận mình là tôi tớ hèn mọn của Thiên Chúa, thì chính các nữ tu đã trở thành linh mục tế lễ Thiên Chúa trong chính bổn phận của mình rồi vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Thời chiến quốc, Ngụy vương phái Tây Môn Báo quản trị thành Nghiệp, ở đó đầy vẻ hoang vắng, dân không sống nổi.
Nguyên nhân là vì cô đồng (đồng bóng) ra lệnh các quan lại mỗi năm phải cho thần của con sông Chương Hà chảy qua thành Nghiệp -tức là hà bá- lấy vợ thì dân chúng mới yên ổn qua sông bình an.
Năm nay ngày hà bá lấy vợ lại đến, quan trông coi là Tây Môn Báo cũng tới nơi. Vừa nhìn thấy cô gái (làm vợ hà bá) mặt mày ủ rủ, ngấn lệ đầy mặt, ông ta liền nổi giận nói với cô đồng:
- “Con này mặt mày quá xấu, phiền bà xuống nói với hà bá rằng đợi vài ngày nữa để chọn người đẹp rồi đem xuống”.
Nói xong liền sai người ném bà cô đồng xuống sông, tiếp theo lại có một cô đồng trẻ, một tên quan lại đi tới sông, Tây Môn Báo lại nói:
- “Quái lạ, sao họ không trở lại để đưa tin nhỉ, ai xuống để thúc họ ?”- Cô đồng trẻ và tên quan lại quỳ xuống đất xin khoan thứ.
Tây Môn Báo nghiêm khắc nói:
- “Hà bá là cái gì chứ, các ông lấy một vài danh nghĩa để lừa người lấy của, bắt bí tống tiền, tội rất nặng ! Sau này nếu ai lấy vợ cho hà bá, thì kêu họ làm người mai mối, xuống trước đưa tin cho hà bá !”
Từ đó, ông ta xây dựng thủy lợi, nên dân chúng trong thành Nghiệp bắt đầu an cư lạc nghiệp.
(Sử ký)
Suy tư 23:
Thời nay mà nói hà bá lấy vợ thì chẳng một ai tin, và có khi bị…bỏ tù nữa là khác, bởi vì làm gì có hà bá mà đòi lấy vợ, chuyện tầm phào...
Chuyện hà bá lấy vợ cũng giống như chuyện các nữ tu đòi làm…linh mục. Bởi vì có một thời, phong trào “nữ tu vùng lên” (dĩ nhiên nữ tu Việt Nam không có trong số đó) đòi Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI cho họ được làm linh mục, bởi vì theo như họ nói: nam nữ bình đẳng, Chúa không nói chỉ có đàn ông con trai mới làm linh mục.v.v…
Khi họ –các nữ tu- đòi làm linh mục thì chính họ đã hạ giá ơn gọi tận hiến của họ, ơn gọi mà trong trăm ngàn cô gái đẹp như tiên, Thiên Chúa chỉ chọn đích danh một mình họ, để họ, trong ơn gọi tận hiến của mình họ làm sáng danh Thiên Chúa qua việc quên mình để phục vụ tha nhân.
Khi họ –các nữ tu- đòi làm linh mục thì chính họ đã quên mất giáo lý căn bản về ơn sủng mà họ đã học và nghiên cứu qua, đó là: trước mặt Thiên Chúa mỗi người đều có giá trị như nhau, chỉ khác nhau về bổn phận và trách nhiệm mà Thiên Chúa đã trao cho mỗi người, và chính họ phải trả lời trước mặt Chúa về bổn phận của họ. Làm linh mục hay làm bà xơ, dì phước thì có khác gì nhau đâu, linh mục cũng vì Chúa mà phục vụ; bà xơ, dì phước cũng vì Chúa mà phục vụ. Chân phước Tê-rê-xa thành Can-cút-ta là một mẫu gương điển hình của một nữ tu phục vụ mà không đòi làm linh mục, và còn rất nhiều nữ tu phục vụ Chúa trong âm thầm mà không đòi làm linh mục có thiệt thòi gì đâu ?
Đức Mẹ Ma-ri-a không đòi làm linh mục, Mẹ chỉ muốn làm một tôi tớ hèn mọn của Thiên Chúa, và tiếng “xin vâng” của Mẹ đã sản sinh không biết bao nhiêu là linh mục trên thế gian.
Các nữ tu cũng nên học theo gương khiêm hạ và phục vụ của Đức Mẹ Ma-ri-a, bởi vì khi các nữ tu khiêm nhu nhận mình là tôi tớ hèn mọn của Thiên Chúa, thì chính các nữ tu đã trở thành linh mục tế lễ Thiên Chúa trong chính bổn phận của mình rồi vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 25 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:43 18/09/2015
Chúa Nhật 25 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mc 9, 30-37
“Con Người sẽ bị nộp. Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải phục vụ mọi người”.
Anh chị em thân mến,
Cuộc sống con người nếu không có những tham vọng thì sẽ rất bằng phẳng, sẽ rất hiền hoà như nguyên tổ Adong và Eva của chúng ta hồi ở trong vườn địa đàng, nhưng con người thì luôn có tham vọng, cái tham vọng này nhiều lúc vượt qua khả năng của con người là muốn làm lớn để được chỉ huy người khác, và để được người khác phục vụ mình.
Đức Chúa Giê-su đã ân cần dặn dò các môn đệ : “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” , Ngài muốn các môn đệ phải học nơi Ngài sứ mệnh “làm lớn” tức là sứ mệnh phục vụ tha nhân trong chính bổn phận của mình. Bởi vì có nhiều người “làm lớn” nhưng không thích phục vụ; có nhiều người thích ăn trên đầu ngồi trên cổ người khác, nhưng lại chỉ tay năm ngón và coi việc phục vụ như là công việc đê hèn của các đầy tớ, đó là nguyên nhân của những bất hòa, phe phái và chiến tranh.
Đức Chúa Giê-su đã đến trong thế gian để phục vụ, và Ngài coi phục vụ chính là tiêu chuẩn để làm lớn trong Nước Trời.
“Muốn làm lớn thì phải làm nhỏ” không ai lớn cho bằng Đức Chúa Giê-su, Ngài chính là Thiên Chúa, là vua vũ trụ; nhưng cũng không ai nhỏ bé nghèo nàn cho bằng Đức Chúa Giê-su, Ngài chính là con người, một con người nghèo khó nhất giữa loài người; và không ai đề cao việc phục vụ như Ngài bởi vì chính Ngài đã phục vụ trong yêu thương, phục vụ cho đến chết, và chết rất tội nghiệp trên cây thập giá. Đó chính là hình ảnh sống động của người “làm lớn”, là mẫu gương phục vụ cho những người muốn “làm lớn” trong cộng đoàn của mình.
Con người ta ai cũng thích được làm ông này bà nọ, ai cũng thích được có quyền hành để sai người này bảo người kia, nhưng có rất ít người thích phục vụ người khác như một tôi tớ. Có những lúc chúng ta phục vụ mà trong tâm hồn vẫn còn vướng mắc cái mắc cỡ coi phục vụ là việc xấu xa đê tiện của hạng đầy tớ, cho nên chúng ta miễn cưỡng khi cúi xuống vung tay vứt nắm đồng tiền cho người ăn xin bên vệ đường, và nhanh chân bước đi mà không thèm ngoái cổ nhìn lại...
Anh chị em thân mến,
Người làm lớn tức là người có chức có quyền, nhưng chức quyền của họ không làm cho người khác lớn lên trong tình thương nếu họ không biết phục vụ, trái lại, người biết phục vụ vì tình thương sẽ có ảnh hưởng lớn mạnh trên mọi người, mà không cần có một thế lực nào của người đời nâng đỡ, bởi vì chính Thiên Chúa là Đấng uy quyền sẽ luôn ở với họ.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng không yêu thương.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng phục vụ cách miễn cưỡng.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng phục vụ chiếu lệ.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng lẩm bẩm chửi thề...
Chỉ có những ai thành tâm yêu mến Đức Chúa Giê-su trong tha nhân mới có cung cách phục vụ chân chính, và như thế họ là những người lớn nhất trong Nước Trời vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Tin mừng : Mc 9, 30-37
“Con Người sẽ bị nộp. Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải phục vụ mọi người”.
Anh chị em thân mến,
Cuộc sống con người nếu không có những tham vọng thì sẽ rất bằng phẳng, sẽ rất hiền hoà như nguyên tổ Adong và Eva của chúng ta hồi ở trong vườn địa đàng, nhưng con người thì luôn có tham vọng, cái tham vọng này nhiều lúc vượt qua khả năng của con người là muốn làm lớn để được chỉ huy người khác, và để được người khác phục vụ mình.
Đức Chúa Giê-su đã ân cần dặn dò các môn đệ : “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” , Ngài muốn các môn đệ phải học nơi Ngài sứ mệnh “làm lớn” tức là sứ mệnh phục vụ tha nhân trong chính bổn phận của mình. Bởi vì có nhiều người “làm lớn” nhưng không thích phục vụ; có nhiều người thích ăn trên đầu ngồi trên cổ người khác, nhưng lại chỉ tay năm ngón và coi việc phục vụ như là công việc đê hèn của các đầy tớ, đó là nguyên nhân của những bất hòa, phe phái và chiến tranh.
Đức Chúa Giê-su đã đến trong thế gian để phục vụ, và Ngài coi phục vụ chính là tiêu chuẩn để làm lớn trong Nước Trời.
“Muốn làm lớn thì phải làm nhỏ” không ai lớn cho bằng Đức Chúa Giê-su, Ngài chính là Thiên Chúa, là vua vũ trụ; nhưng cũng không ai nhỏ bé nghèo nàn cho bằng Đức Chúa Giê-su, Ngài chính là con người, một con người nghèo khó nhất giữa loài người; và không ai đề cao việc phục vụ như Ngài bởi vì chính Ngài đã phục vụ trong yêu thương, phục vụ cho đến chết, và chết rất tội nghiệp trên cây thập giá. Đó chính là hình ảnh sống động của người “làm lớn”, là mẫu gương phục vụ cho những người muốn “làm lớn” trong cộng đoàn của mình.
Con người ta ai cũng thích được làm ông này bà nọ, ai cũng thích được có quyền hành để sai người này bảo người kia, nhưng có rất ít người thích phục vụ người khác như một tôi tớ. Có những lúc chúng ta phục vụ mà trong tâm hồn vẫn còn vướng mắc cái mắc cỡ coi phục vụ là việc xấu xa đê tiện của hạng đầy tớ, cho nên chúng ta miễn cưỡng khi cúi xuống vung tay vứt nắm đồng tiền cho người ăn xin bên vệ đường, và nhanh chân bước đi mà không thèm ngoái cổ nhìn lại...
Anh chị em thân mến,
Người làm lớn tức là người có chức có quyền, nhưng chức quyền của họ không làm cho người khác lớn lên trong tình thương nếu họ không biết phục vụ, trái lại, người biết phục vụ vì tình thương sẽ có ảnh hưởng lớn mạnh trên mọi người, mà không cần có một thế lực nào của người đời nâng đỡ, bởi vì chính Thiên Chúa là Đấng uy quyền sẽ luôn ở với họ.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng không yêu thương.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng phục vụ cách miễn cưỡng.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng phục vụ chiếu lệ.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng lẩm bẩm chửi thề...
Chỉ có những ai thành tâm yêu mến Đức Chúa Giê-su trong tha nhân mới có cung cách phục vụ chân chính, và như thế họ là những người lớn nhất trong Nước Trời vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:45 18/09/2015
N2T |
8. Ơn gọi của chúng ta thật là kỳ diệu và đẹp đẽ ! Thân phận của chúng ta vốn là muối giữ gìn thế gian.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp video của Đức Thánh Cha gởi người dân Cuba
Đặng Tự Do
03:36 18/09/2015
Trong một diễn biến đáng khích lệ, các phương tiện truyền thông của nhà nước Cuba đã truyền đi một thông điệp bằng video của Đức Thánh Cha Phanxicô vào tối thứ Năm 17 tháng 9, tức là hai ngày trước khi Đức Thánh Cha đặt chân đến đảo quốc này.
Trong thông điệp gởi người dân Cuba, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài vui mừng được đến thăm đất nước của họ để chia sẻ niềm tin và hy vọng của dân chúng nước này. Ngài cũng cảm thấy khích lệ khi nghĩ đến lòng trung thành của họ với Chúa Kitô, lòng can đảm của họ khi phải đối mặt với những khó khăn hàng ngày, cũng như tình yêu mà họ dành cho nhau khi giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong những nẻo đường của cuộc sống.
Đức Thánh Cha nói thông điệp của ngài rất đơn giản, nhưng có một điều quan trọng và cần thiết. Đó là, Chúa Giêsu yêu thương anh chị em rất nhiều, Chúa Giêsu hoàn toàn yêu thương anh chị em.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng Chúa yêu thương anh chị em từ trái tim của Ngài.
“Ngài biết rõ hơn ai hết những gì mọi người cần, khát vọng của anh chị em là gì, mong muốn sâu xa nhất của anh chị em là gì. Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta, và ngay cả khi chúng ta không hành động như Ngài mong đợi nơi chúng ta, Chúa Giêsu vẫn luôn ở bên cạnh chúng ta, sẵn sàng chào đón chúng ta, an ủi chúng ta, mang đến cho chúng ta một niềm hy vọng mới, một cơ hội mới, một cuộc sống mới.”
Cám ơn những người Cuba về những lời cầu nguyện của họ trước chuyến tông du của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài muốn đến giữa họ như một nhà truyền giáo của lòng thương xót, và nói thêm rằng “tôi cũng khuyến khích anh chị em trở thành những nhà truyền giáo loan truyền tình yêu vô biên của Thiên Chúa.”
Đức Thánh Cha bày tỏ vui mừng được đến thăm Đền Thánh Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng tại Santiago de Cuba, nơi ngài hằng ao ước được đến thăm. Ngài trao phó cuộc hành trình tông đồ này cho Đức Mẹ.
Đức Thánh Cha Phanxicô thăm Cuba từ 19 đến 22 tháng Chín.
Trong thông điệp gởi người dân Cuba, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài vui mừng được đến thăm đất nước của họ để chia sẻ niềm tin và hy vọng của dân chúng nước này. Ngài cũng cảm thấy khích lệ khi nghĩ đến lòng trung thành của họ với Chúa Kitô, lòng can đảm của họ khi phải đối mặt với những khó khăn hàng ngày, cũng như tình yêu mà họ dành cho nhau khi giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong những nẻo đường của cuộc sống.
Đức Thánh Cha nói thông điệp của ngài rất đơn giản, nhưng có một điều quan trọng và cần thiết. Đó là, Chúa Giêsu yêu thương anh chị em rất nhiều, Chúa Giêsu hoàn toàn yêu thương anh chị em.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng Chúa yêu thương anh chị em từ trái tim của Ngài.
“Ngài biết rõ hơn ai hết những gì mọi người cần, khát vọng của anh chị em là gì, mong muốn sâu xa nhất của anh chị em là gì. Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta, và ngay cả khi chúng ta không hành động như Ngài mong đợi nơi chúng ta, Chúa Giêsu vẫn luôn ở bên cạnh chúng ta, sẵn sàng chào đón chúng ta, an ủi chúng ta, mang đến cho chúng ta một niềm hy vọng mới, một cơ hội mới, một cuộc sống mới.”
Cám ơn những người Cuba về những lời cầu nguyện của họ trước chuyến tông du của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài muốn đến giữa họ như một nhà truyền giáo của lòng thương xót, và nói thêm rằng “tôi cũng khuyến khích anh chị em trở thành những nhà truyền giáo loan truyền tình yêu vô biên của Thiên Chúa.”
Đức Thánh Cha bày tỏ vui mừng được đến thăm Đền Thánh Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng tại Santiago de Cuba, nơi ngài hằng ao ước được đến thăm. Ngài trao phó cuộc hành trình tông đồ này cho Đức Mẹ.
Đức Thánh Cha Phanxicô thăm Cuba từ 19 đến 22 tháng Chín.
Một giám mục Brazil chỉ trích các phương tiện truyền thông tạo ra một vị Giáo Hoàng giả khi bóp méo các tin tức từ Vatican
Đặng Tự Do
07:57 18/09/2015
Các phương tiện truyền thông chính mạch tại Brazil đang bóp méo và gây ngộ nhận cho độc giả của họ về những động thái gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc cải cách quy trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu và những điều khoản đặc biệt liên quan đến việc xưng tội trong Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Đức Cha Henrique Soares da Costa của giáo phận Palmares đã cảnh báo như trên và nhận định rằng theo đà này những gì thế giới truyền thông muốn là “trở thành những người hướng dẫn đức tin cho người Công Giáo, bằng cách là tạo ra một vị giáo hoàng giả.”
Đức Cha nói “một số phương tiện truyền thông đã tường thuật các sự kiện trong đời sống Giáo Hội theo kiểu bóp méo và thêm thắt một cách đáng hổ thẹn.”
Liên quan đến việc cải cách quy trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu được Tòa Thánh công bố hôm 08 tháng 9, Đức Cha Soares giải thích rằng trái với những gì đã được giới truyền thông Brazil đề cập, Giáo Hội chẳng có khả năng hay thẩm quyền để kết thúc một cuộc hôn nhân, nhưng vấn đề chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu xem liệu một cuộc hôn nhân có phải là vô hiệu ngay từ đầu hay không.
Ngài nói rằng các tiêu đề giật gân như “Đức Giáo Hoàng đơn giản quá trình kết thúc một cuộc hôn nhân”, “Tiến trình cải cách của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép một cuộc hôn nhân được kết thúc trong 45 ngày”, hay “Đức Giáo Hoàng Phanxicô tạo thuận lợi và giảm chi phí kết thúc một cuộc hôn nhân trong Giáo Hội” đều là sai lạc và cố tình bóp méo sự thật.
Đức Cha Soares nhấn mạnh rằng “Giáo Hội không thể kết thúc một cuộc hôn nhân. Đức Kitô đã không ban cho Giáo Hội thẩm quyền đó.” Đức Cha nói thêm là các biện pháp được ban hành bởi Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ nhằm đơn giản hóa quá trình công bố một cuộc hôn nhân là vô hiệu ngay từ đầu chứ không ảnh hưởng gì đến tính bất khả phân ly của hôn nhân.
“Tóm tắt lại, Đức Giáo Hoàng không làm điều gì bất thường hay trái ngược với đức tin của Giáo Hội”, ngài nói.
Đức Cha Soares cũng chỉ trích các phương tiện truyền thông đã xuyên tạc thư của Đức Thánh Cha gởi cho Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, theo đó, trong năm thánh Lòng Thương Xót, ngài ban cho tất cả các linh mục năng quyền được giải tội phá thai cho những người đã gây ra nếu họ thành tâm thống hối xin tha thứ.”
“Đầu tiên, tôi nhận thấy có những ý tưởng điên rồ được đăng tải trên các mặt báo cho rằng phá thai bây giờ sẽ là một tội ít nghiêm trọng với người Công Giáo. Phá thai là một tội nặng nhất, đó là một tội trọng dẫn đến vạ tuyệt thông tức khắc. Luôn luôn là như vậy.”
“Bình thường, việc tha vạ này có thể được giải bởi Đức Giám Mục bản quyền và những linh mục mà ngài chỉ định. Riêng trong năm Lòng Thương Xót, Đức Giáo Hoàng cho phép bất cứ linh mục nào cũng được tha vạ này.”
“Đây là một cử chỉ rất đẹp về phần Đức Giáo Hoàng, và diễn tả cách tuyệt vời sự tha thứ của Chúa cho những ai ăn năn một tội tày trời như vậy”.
Đức Cha Henrique Soares da Costa của giáo phận Palmares đã cảnh báo như trên và nhận định rằng theo đà này những gì thế giới truyền thông muốn là “trở thành những người hướng dẫn đức tin cho người Công Giáo, bằng cách là tạo ra một vị giáo hoàng giả.”
Đức Cha nói “một số phương tiện truyền thông đã tường thuật các sự kiện trong đời sống Giáo Hội theo kiểu bóp méo và thêm thắt một cách đáng hổ thẹn.”
Liên quan đến việc cải cách quy trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu được Tòa Thánh công bố hôm 08 tháng 9, Đức Cha Soares giải thích rằng trái với những gì đã được giới truyền thông Brazil đề cập, Giáo Hội chẳng có khả năng hay thẩm quyền để kết thúc một cuộc hôn nhân, nhưng vấn đề chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu xem liệu một cuộc hôn nhân có phải là vô hiệu ngay từ đầu hay không.
Ngài nói rằng các tiêu đề giật gân như “Đức Giáo Hoàng đơn giản quá trình kết thúc một cuộc hôn nhân”, “Tiến trình cải cách của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép một cuộc hôn nhân được kết thúc trong 45 ngày”, hay “Đức Giáo Hoàng Phanxicô tạo thuận lợi và giảm chi phí kết thúc một cuộc hôn nhân trong Giáo Hội” đều là sai lạc và cố tình bóp méo sự thật.
Đức Cha Soares nhấn mạnh rằng “Giáo Hội không thể kết thúc một cuộc hôn nhân. Đức Kitô đã không ban cho Giáo Hội thẩm quyền đó.” Đức Cha nói thêm là các biện pháp được ban hành bởi Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ nhằm đơn giản hóa quá trình công bố một cuộc hôn nhân là vô hiệu ngay từ đầu chứ không ảnh hưởng gì đến tính bất khả phân ly của hôn nhân.
“Tóm tắt lại, Đức Giáo Hoàng không làm điều gì bất thường hay trái ngược với đức tin của Giáo Hội”, ngài nói.
Đức Cha Soares cũng chỉ trích các phương tiện truyền thông đã xuyên tạc thư của Đức Thánh Cha gởi cho Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, theo đó, trong năm thánh Lòng Thương Xót, ngài ban cho tất cả các linh mục năng quyền được giải tội phá thai cho những người đã gây ra nếu họ thành tâm thống hối xin tha thứ.”
“Đầu tiên, tôi nhận thấy có những ý tưởng điên rồ được đăng tải trên các mặt báo cho rằng phá thai bây giờ sẽ là một tội ít nghiêm trọng với người Công Giáo. Phá thai là một tội nặng nhất, đó là một tội trọng dẫn đến vạ tuyệt thông tức khắc. Luôn luôn là như vậy.”
“Bình thường, việc tha vạ này có thể được giải bởi Đức Giám Mục bản quyền và những linh mục mà ngài chỉ định. Riêng trong năm Lòng Thương Xót, Đức Giáo Hoàng cho phép bất cứ linh mục nào cũng được tha vạ này.”
“Đây là một cử chỉ rất đẹp về phần Đức Giáo Hoàng, và diễn tả cách tuyệt vời sự tha thứ của Chúa cho những ai ăn năn một tội tày trời như vậy”.
Xin đừng khuyến khích các Kitô hữu rời khỏi Trung Đông, Đức Thượng Phụ Canđê khẩn nài.
Thúy Vy
08:26 18/09/2015
Trong khi kêu gọi các quốc gia Châu Âu không nên chỉ dành ưu tiên cho những người tị nạn Kitô giáo, Đức Thượng Phụ Canđê Louis Raphael I Sako đã cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng “hiện nay có một nguy cơ rất thực của Trung Đông, Iraq và Syria, đó là mất tất cả các Kitô hữu của mình.”
“Các nước châu Âu phải cung cấp nơi trú ẩn cho tất cả những người thực sự cần, bất kể họ thuộc tôn giáo nào”, Đức Thượng Phụ đã nói như trên với ấn bản Vatican Insider của tờ La Stampa, chuyên đưa các tin thời sự về Giáo Hội.
“Tôi có thể xác nhận rằng đây không chỉ đơn giản là chuyện di dời những người đang chạy trốn.”
Đức Thượng Phụ nói thêm:
“Các linh mục cũng cho tôi biết là có những người không hề gặp khó khăn gì về mặt tài chính, ví dụ những người làm việc tại các ngân hàng. Nhưng họ cũng bỏ chạy mặc dù họ là những người không cần phải di tản. Họ không thực sự phải đi đâu hết cả. Nhưng họ cảm thấy rằng một cánh cửa cơ hội đã mở ra, và họ sợ cánh cửa này sẽ sớm đóng lại. Do đó, họ tận dụng thời cơ này.”
“Các nước châu Âu phải cung cấp nơi trú ẩn cho tất cả những người thực sự cần, bất kể họ thuộc tôn giáo nào”, Đức Thượng Phụ đã nói như trên với ấn bản Vatican Insider của tờ La Stampa, chuyên đưa các tin thời sự về Giáo Hội.
“Tôi có thể xác nhận rằng đây không chỉ đơn giản là chuyện di dời những người đang chạy trốn.”
Đức Thượng Phụ nói thêm:
“Các linh mục cũng cho tôi biết là có những người không hề gặp khó khăn gì về mặt tài chính, ví dụ những người làm việc tại các ngân hàng. Nhưng họ cũng bỏ chạy mặc dù họ là những người không cần phải di tản. Họ không thực sự phải đi đâu hết cả. Nhưng họ cảm thấy rằng một cánh cửa cơ hội đã mở ra, và họ sợ cánh cửa này sẽ sớm đóng lại. Do đó, họ tận dụng thời cơ này.”
Nhà thờ bị cướp phá, đốt cháy ở Yemen
Thúy Vy
08:32 18/09/2015
Một nhà thờ tại Aden, Yemen, đã bị cướp phá và đốt cháy, có thể do các thành viên Al-Qaeda ở địa phương này gây ra, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên trong bản tin ngày 17 tháng 9.
Theo thống kê của Tòa Thánh, Yemen chỉ có bốn giáo xứ với 3,000 người Công Giáo trong một quốc gia đa số dân theo Hồi giáo với tổng số lên đến 25.4 triệu người. Cuộc nội chiến tại Yemen đã bột phát vào tháng Ba vừa qua.
Theo thống kê của Tòa Thánh, Yemen chỉ có bốn giáo xứ với 3,000 người Công Giáo trong một quốc gia đa số dân theo Hồi giáo với tổng số lên đến 25.4 triệu người. Cuộc nội chiến tại Yemen đã bột phát vào tháng Ba vừa qua.
Hậu cảnh Công Giáo chuyến đi Hoa Kỳ của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
22:18 18/09/2015
Như đã thưa, mục đích chính trong các cuộc tông du của các vị giáo hoàng là để củng cố đức tin của anh chị em mình. Lần này, cơ hội để Đức Phanxicô củng cố đức tin ấy là Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia, một biến cố đang được cả thế giới Công Giáo chờ mong giữa những bình luận đôi khi trái ngược nhau về Thượng Hội Đồng sắp tới cũng về gia đình. Đa số tín hữu Công Giáo mong mỏi cuộc gặp gỡ này sẽ thúc đẩy các nghị phụ của Thượng Hội Đồng sắp tới đưa ra được những hướng dẫn rõ ràng và vững chắc để cổ vũ một tin mừng về gia đình như lòng Chúa mong muốn.
Bầu khí thiêng liêng trong Giáo Hội Hoa Kỳ dĩ nhiên góp phần lớn lao vào chiều hướng mục vụ nói trên. Ta thử tìm hiểu chút đỉnh về hậu cảnh thiêng liêng này.
Bài diễn văn có hiệu quả nhất
Michael O’Loughlin của National Catholic Reporter cho rằng trong số các buổi nói chuyện của Đức Phanxicô tại Hoa Kỳ, buổi nói chuyện với khoảng 300 giám mục tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Mátthêu ở Washington D.C., trong 45 phút, bằng tiếng Tây Ban Nha, sẽ là buổi nói chuyện gây hiệu quả hơn cả.
Vì nghĩ cho cùng các giám mục là mục tử đoàn chiên giáo phận của mình, lòng đạo của đoàn chiên này tùy thuộc linh hứng từ các vị.
Nhưng các vị chờ mong gì nơi Đức Phanxicô? Đức Cha Robert McElroy của San Diego nghĩ rằng “chúng ta phải tranh đấu với vấn đề bất bình đẳng, nhất là vì Hiệp Chúng Quốc, với sức mạnh hoàn cầu, đang gây ảnh hưởng tới cuộc sống của không biết bao nhiêu triệu con người. Tôi muốn thấy ngài thách thức chúng ta có lập trường mạnh mẽ hơn về vấn đề này”.
Còn về các vấn đề nội bộ, Đức Cha McElroy hy vọng Đức Phanxicô sẽ nhắc nhở các giám mục rằng Giáo Hội phải là “nơi thương xót”: “Vươn tay ra quá bên kia rào cản để đem người ta vào trong là điều quan trọng hơn là duy trì rào cản và giữ họ ngay hàng thẳng lối”.
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thì hy vọng Đức Phanxicô sẽ nói với các giám mục về các vấn đề gia đình. Thực vậy, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz nói: “Chúng ta đang ở ngưỡng cửa năm thương xót, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới đây chủ yếu vì Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới, nên chắc chắn ngài muốn chúng ta nối vòng tay lớn hỗ trợ cuộc sống gia đình, cả trong việc gây hứng cho các cặp đang chuẩn bị kết hôn lẫn đồng hành với những người đang gặp khó khăn”.
Ngoài ra, còn có vấn đề giám mục phải gần gũi giáo dân của mình, hay nói theo Đức Phanxicô, các ngài phải có “mùi của chiên”. Về khía cạnh này, Đức Tổng Giám Mục Blase Cupich của Chicago cho rằng là nhà lãnh đạo của một tổng giáo phận lớn, người ta rất dễ sống xa cách. Nên ngài hy vọng Đức Phanxicô sẽ khuyến khích các giám mục gần gũi dân bằng cách lưu ý tới những gì đang xẩy ra trong cuộc sống của họ và nghe họ kể kinh nghiệm sống Tin Mừng của họ.
O’Loughlin cho rằng, về phần mình, Đức Phanxicô có thể sẽ gặp một hàng giáo phẩm, trong mấy năm qua, vốn đánh những trận đánh công khai đôi lúc không ăn ý với các ưu tiên của ngài và đôi lúc còn chia rẽ nhau về chính vai trò công cộng của mình.
John Carr, giám đốc chương trình Sáng Kiến về Tư Duy Xã Hội Công Giáo và Sinh Hoạt Công tại Đại Học Georgetown và là cựu nhân viên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cho rằng ông hy vọng Đức Phanxicô sẽ thách thức một số vị giám mục Hoa Kỳ thay đổi phong thái lãnh đạo: “Nếu bạn nghĩ ta đã thua, nếu bạn cho rằng văn hóa đang áp đảo ta, thì khuynh hướng tự nhiên là phòng vệ để duy trì và bảo vệ những gì đang có. Nhưng nếu bạn nghĩ ta có điều thế giới cần, nếu ta có thể đưa ra được luận chứng về sự sống, về gia đình, về công lý, về hòa bình, thì trách nhiệm là phải mời gọi và thuyết phục. Đức Phanxicô là loại nhà lãnh đạo đầy mời gọi và thuyết phục”.
Helen Alvaré, giáo sư luật tại Đại Học George Mason, cũng đồng ý như thế. Cô cho rằng không nên giữ thế thủ trong các vấn đề nóng bỏng, như nữ quyền chẳng hạn. Theo Cô, các giám mục Hoa Kỳ có một chính sách về phụ nữ rất hay trên bình diện quốc gia và quốc tế, nhưng các ngài ít nói tới nghị trình nữ quyền, như tranh đấu cho việc nghỉ hộ sản, chăm sóc y tế tốt hơn, và trợ giúp các bà mẹ đơn lẻ.
Kathleen Sprows Cummings, giám đốc Trung Tâm Cushwa Nghiên Cứu Đạo Công Giáo Hoa Kỳ của Đại Học Notre Dame, cho rằng Các Giám Mục Hoa Kỳ có ưu điểm trong nhiều vấn đề như di dân chẳng hạn. Và điều này chắc chắn sẽ được Đức Phanxicô đề cao.
Nhân buổi nói chuyện quan trọng này, chắc chắn Đức Giáo Hoàng sẽ trình bày nghị trình bao quát của ngài trong đó có nhiều vấn đề hiện đang được tranh cãi như bảo vệ môi sinh, cải tổ thủ tục tuyên bố vô hiệu hôn nhân, và nhấn mạnh tới lòng thương xót, tách xa khỏi thái độ cứng rắn cố hữu.
Các giám mục Hoa Kỳ và Đức Phanxicô
Thực ra, tương quan giữa Đức Phanxicô và các giám mục Mỹ nói chung, có lúc, đã căng thẳng, khiến có người, theo John Allen, từng đặt câu hỏi: “Có thực các Giám Mục Hoa Kỳ đề kháng Đức Giáo Hoàng Phanxicô hay không?”.
Câu hỏi trên sở dĩ được đặt ra là vì truyền thông cho rằng một số giám mục bảo thủ của Hoa Kỳ đang nắm giữ các vai trò chủ chốt ở đây chống lại nghị trình cấp tiến của Đức Phanxicô. Cái nhìn này, theo Allen, không hẳn “không có khói”. Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, chẳng hạn, cho rằng báo chí tường thuật thượng hội đồng về gia đình do Đức Phanxicô chủ tọa đã gây ra “lẫn lộn”. Còn Đức Hồng Y Francis George thì muốn hỏi Đức Phanxicô nhiều câu hỏi như: “tôi không biết liệu ngài có ý thức được mọi hậu quả của một số điều ngài nói và làm từng gây ra nghi ngại nơi tâm trí người ta hay không?”.
Nhất là Đức Hồng Y Raymond Burke, người được coi như đứng đầu phe bảo thủ trong thượng hội đồng năm ngoái, và vì là người Hoa Kỳ, có lúc đã được mô tả như người anh hùng của tuyến truyện “Hoa Kỳ ngược với Đức Phanxicô” (America vs.Francis) và vì thế đã bị mất chức chủ tịch Toà Án Tối Cao của Tòa Thánh, người Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi Giáo Triều La Mã!
Allen cũng cho rằng: nói chung, Đạo Công Giáo Hoa Kỳ đặt ra hai thách thức độc đáo cho vị giáo hoàng về kinh tế vốn theo duy dân (populist) và về văn hóa, muốn không nói nhiều tới đối kháng. Không nơi nào khác có một hạ tầng cơ sở Công Giáo mạnh mẽ hơn thế nhằm bảo vệ chủ nghĩa tư bản, và cũng không nơi nào khác lại có sự minh bạch như thế về các vấn đề thuộc sự sống như phá thai và hôn nhân đồng tính.
Tuy vậy, nếu cho rằng thế là kình chống hay đề kháng thì e hơi quá. Bởi căng thẳng trong Giáo Hội là điều đã có từ thuở các Tông Đồ. Hơn nữa, Đức Phanxicô, tại thượng hội đồng năm ngoái, chính thức kêu gọi thảo luận cởi mở, thì các phát biểu của các giám mục Hoa Kỳ chỉ là một hình thức vâng lời, không hẳn thách thức.
Người giáo dân đặc trưng Hoa Kỳ
Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Việc Tông Đồ (Center for Applied Research in the Apostolate, viết tắt là CARA) trong 50 năm qua chuyên điều tra để tìm ra hình ảnh người Công Giáo đặc trưng của Hoa Kỳ. Họ thấy rằng người Công Giáo này là một phụ nữ, 48 tuổi, da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha, kết hôn với người chồng Công Giáo. Dĩ nhiên nàng sinh sau Công Đồng Vatican II, khoảng năm 1968, và vì thế thường mang tên Mary vì tên này phổ thông nhất vào năm ấy.
Nàng học cao đẳng, có nhà và sống tại 1 tiểu bang miền Tây, lợi tức hàng năm của gia đình vào khoảng 65,000 dollars, có con trai và con gái thiếu niên còn sống với gia đình; nàng làm việc toàn thời gian. Nàng còn có 1 đứa con đã trưởng thành, không sống với gia đình. Không đứa con nào lấy tên Mary cả, vì tên này ra khỏi danh sách 50 tên hàng đầu vào năm 2003, và danh sách 100 tên hang đầu vào năm 2009.
Lúc còn nhỏ, nàng không học trường Công Giáo như cha mẹ và do đó cũng không ghi danh cho con học loại trường này. Dù nàng có học giáo lý tại giáo xứ, nhưng con cái nàng thì không.
Hiện nay, nàng tham dự Thánh Lễ ít nhất mỗi tháng một lần, nhưng luôn tham dự phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro, Lễ Phục Sinh và Lễ Giáng Sinh. Nàng giữ liên lạc với giáo xứ nhờ đọc bản tin của giáo xứ, góp 10 dollars vào tiền quyên lúc dâng lễ. Ngoài bản tin giáo xứ ra, nàng ít đọc báo chí Công Giáo và ít tham gia sinh hoạt giáo xứ trừ Thánh Lễ. Đức tin quan trọng với nàng nhưng nhiều chuyện khác cũng quan trọng không kém.
Giáo xứ nơi Mary tham dự thường là đã được lập khoảng đầu thập niên 1920, với một nhà thờ có sức chứa chừng 450 người. Giáo xứ có khoảng 3,000 giáo dân trong đó hết 2,500 người có đăng ký (có Mary), 1,000 người thường xuyên tham dự một trong bốn thánh lễ cuối tuần.
Trước đây, giáo xứ có 1 trường tiểu học, nhưng đã đóng cửa 5 năm nay. Học sinh nào muốn, sẽ được gửi tới trường Công Giáo trong vùng. Giáo xứ nàng có một cha xứ và một thầy sáu. Phần lớn ban lãnh đạo giáo xứ già hơn Mary. Khoảng 10 người là nhân viên giáo xứ, và 5 trong số này giữ các chức vụ thừa tác.
Mary được cho biết: giáo phận của nàng có thể phải tổ chức lại trong thập niên tới. Đức Giám Mục phải cố gắng lắm mới cân bằng được con số nhân viên. Không bao lâu, số giáo xứ sẽ nhiều hơn số linh mục triều trong giáo phận, nên nhiều giáo xứ sẽ phải chia sẻ các mục tử và nhân viên hoặc phải sát nhập lại với nhau.
Dĩ nhiên, hình ảnh “trung bình” trên không che khuất tính đa dạng lớn lao hiện nay trong Đạo Công Giáo Hoa Kỳ: Mary dễ dàng bị gọi là “Maria” như tên người đồng đạo nói tiếng Tây Ban Nha trong số 38 triệu người Công Giáo “chính dòng” tham dự Thánh Lễ ít nhất mỗi tháng một lần.
Những người như Mary và Maria chiếm khoảng 45% người Công Giáo. Khoảng 4% người Công Giáo khác làm nòng cốt cho cộng đồng Công Giáo, đây là những cá nhân không những chỉ tham dự Thánh Lễ hàng tuần, họ còn giúp tổ chức Thánh Lễ và nhiều sinh hoạt giáo xứ khác. Họ cũng là những người nhiệt tình tiêu thụ các phương tiện truyền thông Công Giáo và can dự vào nhiều thực hành đạo đức: đọc kinh Mân Côi, giữ mọi chi tiết Mùa Chay và Mùa Vọng. Họ hiểu biết và tích cực trong đức tin của mình nhiều cách khác nhau. Họ gần gũi nhất với viễn kiến mà Giáo Hội vốn dành cho một người Công Giáo.
Những người Công Giáo ở ngoại vi
Và như thế, khoảng 51% người tự nhận là Công Giáo đang thuộc khu vực được Đức Phanxicô gọi là ngoại vi. Trong số này, có người chỉ tham dự Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh mà thôi. Có người bỏ hẳn, nhưng vẫn coi mình là Công Giáo như bất cứ ai đã lãnh phép rửa khác. Lại có những người cựu Công Giáo nữa. Khoảng 2 phần 3 những người được dưỡng dục trong Đạo tiếp tục tự nhận mình là Công Giáo lúc trưởng thành; 1 phần 3 không tự nhận như thế. Phần lớn rời bỏ ở tuổi thiếu niên hay đầu tuổi 20. Nhưng nơi những người cựu Công Giáo này, vẫn còn lại một điều gì đó.
Cuộc nghiên cứu của Trung Tâm Pew về các người cựu Công Giáo nói trên cho thấy khoảng nửa số họ gia nhập Thệ Phản. Chỉ khoảng 12% của nửa còn lại là vô thần và 16% bất khả tri. 71% số này không còn thống thuộc tôn giáo nào cả. Tôn giáo duy nhất họ còn biết là Đạo Công Giáo.
Trong số này, 35% cho biết tôn giáo vẫn là “một điều gì đó” hoặc “rất” quan trọng trong đời họ, và 71% vẫn tin Thiên Chúa. Họ tiếp tục nói về Chúa; 42% cho biết họ cầu nguyện mấy lần hoặc nhiều hơn trong một tháng. Ba phần tư cầu nguyện tương đối thường xuyên. Nói cách khác, vẫn còn một trọng lực yếu ớt nào đó giữ họ trong vòng với của Giáo Hội Công Giáo. Lý do thông thường nhất họ nêu ra cho việc rời bỏ Giáo Hội là họ chỉ từ từ lạc xa dần (71%), sau đó là yếu tin vào giáo huấn (59%). Nhiều người trở tới trở lui. Khoảng 1 phần 10 người Công Giáo ngày nay nói: có những lúc ở trong đời họ tạm xa Giáo Hội một thời gian.
Nơi những người còn tự nhận là Công Giáo nhưng không tham dự Thánh Lễ nữa, ta vẫn thấy đức tin của họ sống động: khi cầu nguyện, họ thường chuyện trò với Thiên Chúa thay vì đọc kinh; ít khi có bàn thờ trong nhà, nhưng có thể có tượng chịu nạn treo ở cửa hay chung quanh cổ. Họ coi việc tặng tiền cho nạn nhân bão lụt như một thực hành đức tin. Đọc kinh trước bữa ăn là một điều có ý nghĩa đối với họ, không hẳn là một truyền thống. Họ theo dõi Đức Giáo Hoàng trên các bản tin. Họ bảo bây giờ bận bịu, mai mốt rảnh rỗi có thể lại tham dự Thánh Lễ. Họ hy vọng một đời sau. Họ không nghĩ Chúa sẽ đầy họ xuống hỏa ngục chỉ vì không đi lễ trong khi vẫn là Công Giáo trong nhiều điều khác.
Đông Tây Nam Bắc
CARA cho biết dường như có hai Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ: nếu bạn ở miền Đông Bắc hay Trung Tây (Midwest), bạn thấy Giáo Hội như sa sút, với các giáo xứ đóng cửa và giáo dân thưa dần. Nhưng nếu bạn ở miền Nam hay miền Tây, xem ra lúc nào cũng có các giáo dân mới quanh bạn. Ở đây, Đạo Công Giáo sinh động hơn, thậm chí lớn mạnh quá nhanh là đàng khác.
Cũng có sự khác biệt giữa thôn quê và thành thị: ở thôn quê, giáo dân khó thấy một linh mục trong giáo xứ ngoại trừ trong Thánh Lễ. Ở thành thị, dường như có quá nhiều ghế trống tha hồ mà chọn.
Nhưng, dù ở bất cứ đâu, người Công Giáo nào cũng ít nhất tìm thấy một điều gì đó trong tôn giáo của họ để mộ mến. Với một số người, điều đó là công bình xã hội; với những người khác, điều đó có thể là bảo vệ sự sống; người khác nữa có thể cho đó là phục vụ và thừa tác vụ. Họ cũng có thể nhận ra một điều gì đó để bất đồng với Giáo Hội. Như trong các vấn đề về sự sống chẳng hạn, chỉ khoảng 10% người Công Giáo bầu phiếu phù hợp với giáo huấn Giáo Hội. Số người Công Giáo tuyệt đối trung thành với tiêu chí tín lý quả khá ít. Nhưng về tiêu chí mục vụ, thì họ khá đông: ngoài việc tham dự Thánh Lễ, người Công Giáo coi việc giúp đỡ người nghèo và người túng thiếu là điều quan trọng nhất đối với bản sắc Công Giáo của họ.
Giải thích hiện tượng trên, có người cho rằng đa số người Công Giáo Hoa Kỳ coi “Thiên Chúa là một ảnh hưởng tích cực trong thế giới; Đấng yêu thương vô điều kiện, trợ giúp chúng ta bất chấp mọi thất bại của ta”. Số người nhất trí với nhận định vừa rồi đông gấp 10 lần so với những người cho rằng “Thiên Chúa là Đấng phán xét con người, nhưng ít khi hành động trong thế giới, dành phán xét sau cùng cho đời sau”.
Thiếu giáo dục tôn giáo
Tuy nhiên, sự bất đồng cũng có thể do hiểu lầm. Chẳng hạn, ít hơn 2 phần 3 người Công Giáo tin rằng bánh và rượu để Hiệp Lễ thực sự trở nên mình và máu Chúa Giêsu Kitô. Tại sao thế? Vì đa số không biết rằng đó là điều Giáo Hội dậy! Chỉ có 46% người Công Giáo biết Giáo Hội dạy như thế và họ nhất trí với lời dạy này. Thêm 17% nữa nhất trí, tuy không biết đó là điều Giáo Hội dạy. Một phần ba không nhất trí và không biết đó là lời dạy của Giáo Hội. Chỉ có 4% biết đó là lời dạy của Giáo Hội mà vẫn không tin mà thôi.
Thành thử, một trong các thách đố lớn nhất của Giáo Hội Hoa Kỳ là giáo dục tôn giáo. Từ năm 2000, số các học sinh ghi danh học giáo lý ở giáo xứ giảm 24%. Đa số thế hệ tiền Vatican II (sinh trước 1943) và thế hệ Vatican II (sinh giữa các năm 1943 và 1960) học trường tiểu học Công Giáo (51%). Nhưng chỉ 37% thế hệ hậu Vatican II (sinh giữa 1961 và 1981) và 23% thế hệ thiên niên kỷ (sinh từ 1982 hay trễ hơn) làm việc này. Hiện nay, ít hơn 1 phần 10 phụ huynh Công Giáo ghi danh cho con học trường Công Giáo và vào khoảng 1 phần 5 cho con học giáo lý ở giáo xứ. Thế hệ hậu thiên niên kỷ (sinh năm 2004 hay trễ hơn) chắc chắn sẽ học đạo qua “Wikipedia” và các phương tiện trực tuyến khác hơn là trường nhà xứ!
Gia Đình không truyền thống
Theo mô tả của CARA trên đây, người Công Giáo đặc trưng của Hoa Kỳ là người có gia đình theo nghĩa kết hợp giữa 1 người đàn ông và 1 người đàn bà. Và lý do chính khiến Đức Phanxicô tới Hoa Kỳ là để cổ vũ sự kết hợp có tính truyền thống này.
Nhưng nhiều người Công Giáo tham dự Thánh Lễ công cộng duy nhất ngài sẽ cử hành để kết thúc Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ Tám, tại Philadelphia, không hẳn ủng hộ lý tưởng ấy.
Thực vậy, theo thăm dò của Trung Tâm Pew, nhiều người Công Giáo coi các hình thức gia đình không truyền thống là điều có thể chấp nhận được và theo họ, Giáo Hội nên cởi mở hơn đối với các hình thức này.
Phần lớn người Công Giáo cảm thấy thoải mái đối với các hình thức gia đình không được Giáo Hội thừa nhận. Cuộc thăm dò của Pew hỏi cho biết cơ cấu gia đình nào có thể chấp nhận được và cũng tốt như các hình thức gia đình khác đối với việc nuôi dậy con cái. Kết quả:
* 87% cho biết có thể chấp nhận loại gia đình chỉ có cha hay mẹ đơn lẻ.
* 84% cho biết có thể chấp nhận loại gia đình trong đó, cha mẹ không kết hôn sống với nhau.
* 83% cho biết có thể chấp nhận loại gia đình trong đó cha mẹ từng ly dị.
* 66% cho biết có thể chấp nhận để các cặp đồng tính nam nữ nuôi dậy con cái.
Và dù Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong thập niên qua, đã nỗ lực rất nhiều để đấu tranh chống loại hôn nhân đồng tính, nhưng có tới 46% người Công Giáo Hoa Ky cho biết Giáo Hội nên thừa nhận loại hôn nhân này.
Trong các vấn đề luân lý tính dục khác, cuộc thăm dò của Pew cho thấy:
* 76% người Công Giáo nói Giáo Hội nên cho phép họ ngừa thai nhân tạo.
* 41% cho biết sẵn sàng chào đón con cái là điều chủ yếu đối với tư cách làm người Công Giáo, trong khi cũng bằng ấy tin rằng điều này quan trọng nhưng không chủ yếu.
* 33% coi việc chống lại phá thai là “điều chủ yếu” và 34% coi nó là điều quan trọng.
Bầu khí thiêng liêng trong Giáo Hội Hoa Kỳ dĩ nhiên góp phần lớn lao vào chiều hướng mục vụ nói trên. Ta thử tìm hiểu chút đỉnh về hậu cảnh thiêng liêng này.
Bài diễn văn có hiệu quả nhất
Michael O’Loughlin của National Catholic Reporter cho rằng trong số các buổi nói chuyện của Đức Phanxicô tại Hoa Kỳ, buổi nói chuyện với khoảng 300 giám mục tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Mátthêu ở Washington D.C., trong 45 phút, bằng tiếng Tây Ban Nha, sẽ là buổi nói chuyện gây hiệu quả hơn cả.
Vì nghĩ cho cùng các giám mục là mục tử đoàn chiên giáo phận của mình, lòng đạo của đoàn chiên này tùy thuộc linh hứng từ các vị.
Nhưng các vị chờ mong gì nơi Đức Phanxicô? Đức Cha Robert McElroy của San Diego nghĩ rằng “chúng ta phải tranh đấu với vấn đề bất bình đẳng, nhất là vì Hiệp Chúng Quốc, với sức mạnh hoàn cầu, đang gây ảnh hưởng tới cuộc sống của không biết bao nhiêu triệu con người. Tôi muốn thấy ngài thách thức chúng ta có lập trường mạnh mẽ hơn về vấn đề này”.
Còn về các vấn đề nội bộ, Đức Cha McElroy hy vọng Đức Phanxicô sẽ nhắc nhở các giám mục rằng Giáo Hội phải là “nơi thương xót”: “Vươn tay ra quá bên kia rào cản để đem người ta vào trong là điều quan trọng hơn là duy trì rào cản và giữ họ ngay hàng thẳng lối”.
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thì hy vọng Đức Phanxicô sẽ nói với các giám mục về các vấn đề gia đình. Thực vậy, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz nói: “Chúng ta đang ở ngưỡng cửa năm thương xót, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới đây chủ yếu vì Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới, nên chắc chắn ngài muốn chúng ta nối vòng tay lớn hỗ trợ cuộc sống gia đình, cả trong việc gây hứng cho các cặp đang chuẩn bị kết hôn lẫn đồng hành với những người đang gặp khó khăn”.
Ngoài ra, còn có vấn đề giám mục phải gần gũi giáo dân của mình, hay nói theo Đức Phanxicô, các ngài phải có “mùi của chiên”. Về khía cạnh này, Đức Tổng Giám Mục Blase Cupich của Chicago cho rằng là nhà lãnh đạo của một tổng giáo phận lớn, người ta rất dễ sống xa cách. Nên ngài hy vọng Đức Phanxicô sẽ khuyến khích các giám mục gần gũi dân bằng cách lưu ý tới những gì đang xẩy ra trong cuộc sống của họ và nghe họ kể kinh nghiệm sống Tin Mừng của họ.
O’Loughlin cho rằng, về phần mình, Đức Phanxicô có thể sẽ gặp một hàng giáo phẩm, trong mấy năm qua, vốn đánh những trận đánh công khai đôi lúc không ăn ý với các ưu tiên của ngài và đôi lúc còn chia rẽ nhau về chính vai trò công cộng của mình.
John Carr, giám đốc chương trình Sáng Kiến về Tư Duy Xã Hội Công Giáo và Sinh Hoạt Công tại Đại Học Georgetown và là cựu nhân viên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cho rằng ông hy vọng Đức Phanxicô sẽ thách thức một số vị giám mục Hoa Kỳ thay đổi phong thái lãnh đạo: “Nếu bạn nghĩ ta đã thua, nếu bạn cho rằng văn hóa đang áp đảo ta, thì khuynh hướng tự nhiên là phòng vệ để duy trì và bảo vệ những gì đang có. Nhưng nếu bạn nghĩ ta có điều thế giới cần, nếu ta có thể đưa ra được luận chứng về sự sống, về gia đình, về công lý, về hòa bình, thì trách nhiệm là phải mời gọi và thuyết phục. Đức Phanxicô là loại nhà lãnh đạo đầy mời gọi và thuyết phục”.
Helen Alvaré, giáo sư luật tại Đại Học George Mason, cũng đồng ý như thế. Cô cho rằng không nên giữ thế thủ trong các vấn đề nóng bỏng, như nữ quyền chẳng hạn. Theo Cô, các giám mục Hoa Kỳ có một chính sách về phụ nữ rất hay trên bình diện quốc gia và quốc tế, nhưng các ngài ít nói tới nghị trình nữ quyền, như tranh đấu cho việc nghỉ hộ sản, chăm sóc y tế tốt hơn, và trợ giúp các bà mẹ đơn lẻ.
Kathleen Sprows Cummings, giám đốc Trung Tâm Cushwa Nghiên Cứu Đạo Công Giáo Hoa Kỳ của Đại Học Notre Dame, cho rằng Các Giám Mục Hoa Kỳ có ưu điểm trong nhiều vấn đề như di dân chẳng hạn. Và điều này chắc chắn sẽ được Đức Phanxicô đề cao.
Nhân buổi nói chuyện quan trọng này, chắc chắn Đức Giáo Hoàng sẽ trình bày nghị trình bao quát của ngài trong đó có nhiều vấn đề hiện đang được tranh cãi như bảo vệ môi sinh, cải tổ thủ tục tuyên bố vô hiệu hôn nhân, và nhấn mạnh tới lòng thương xót, tách xa khỏi thái độ cứng rắn cố hữu.
Các giám mục Hoa Kỳ và Đức Phanxicô
Thực ra, tương quan giữa Đức Phanxicô và các giám mục Mỹ nói chung, có lúc, đã căng thẳng, khiến có người, theo John Allen, từng đặt câu hỏi: “Có thực các Giám Mục Hoa Kỳ đề kháng Đức Giáo Hoàng Phanxicô hay không?”.
Câu hỏi trên sở dĩ được đặt ra là vì truyền thông cho rằng một số giám mục bảo thủ của Hoa Kỳ đang nắm giữ các vai trò chủ chốt ở đây chống lại nghị trình cấp tiến của Đức Phanxicô. Cái nhìn này, theo Allen, không hẳn “không có khói”. Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, chẳng hạn, cho rằng báo chí tường thuật thượng hội đồng về gia đình do Đức Phanxicô chủ tọa đã gây ra “lẫn lộn”. Còn Đức Hồng Y Francis George thì muốn hỏi Đức Phanxicô nhiều câu hỏi như: “tôi không biết liệu ngài có ý thức được mọi hậu quả của một số điều ngài nói và làm từng gây ra nghi ngại nơi tâm trí người ta hay không?”.
Nhất là Đức Hồng Y Raymond Burke, người được coi như đứng đầu phe bảo thủ trong thượng hội đồng năm ngoái, và vì là người Hoa Kỳ, có lúc đã được mô tả như người anh hùng của tuyến truyện “Hoa Kỳ ngược với Đức Phanxicô” (America vs.Francis) và vì thế đã bị mất chức chủ tịch Toà Án Tối Cao của Tòa Thánh, người Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi Giáo Triều La Mã!
Allen cũng cho rằng: nói chung, Đạo Công Giáo Hoa Kỳ đặt ra hai thách thức độc đáo cho vị giáo hoàng về kinh tế vốn theo duy dân (populist) và về văn hóa, muốn không nói nhiều tới đối kháng. Không nơi nào khác có một hạ tầng cơ sở Công Giáo mạnh mẽ hơn thế nhằm bảo vệ chủ nghĩa tư bản, và cũng không nơi nào khác lại có sự minh bạch như thế về các vấn đề thuộc sự sống như phá thai và hôn nhân đồng tính.
Tuy vậy, nếu cho rằng thế là kình chống hay đề kháng thì e hơi quá. Bởi căng thẳng trong Giáo Hội là điều đã có từ thuở các Tông Đồ. Hơn nữa, Đức Phanxicô, tại thượng hội đồng năm ngoái, chính thức kêu gọi thảo luận cởi mở, thì các phát biểu của các giám mục Hoa Kỳ chỉ là một hình thức vâng lời, không hẳn thách thức.
Người giáo dân đặc trưng Hoa Kỳ
Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Việc Tông Đồ (Center for Applied Research in the Apostolate, viết tắt là CARA) trong 50 năm qua chuyên điều tra để tìm ra hình ảnh người Công Giáo đặc trưng của Hoa Kỳ. Họ thấy rằng người Công Giáo này là một phụ nữ, 48 tuổi, da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha, kết hôn với người chồng Công Giáo. Dĩ nhiên nàng sinh sau Công Đồng Vatican II, khoảng năm 1968, và vì thế thường mang tên Mary vì tên này phổ thông nhất vào năm ấy.
Nàng học cao đẳng, có nhà và sống tại 1 tiểu bang miền Tây, lợi tức hàng năm của gia đình vào khoảng 65,000 dollars, có con trai và con gái thiếu niên còn sống với gia đình; nàng làm việc toàn thời gian. Nàng còn có 1 đứa con đã trưởng thành, không sống với gia đình. Không đứa con nào lấy tên Mary cả, vì tên này ra khỏi danh sách 50 tên hàng đầu vào năm 2003, và danh sách 100 tên hang đầu vào năm 2009.
Lúc còn nhỏ, nàng không học trường Công Giáo như cha mẹ và do đó cũng không ghi danh cho con học loại trường này. Dù nàng có học giáo lý tại giáo xứ, nhưng con cái nàng thì không.
Hiện nay, nàng tham dự Thánh Lễ ít nhất mỗi tháng một lần, nhưng luôn tham dự phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro, Lễ Phục Sinh và Lễ Giáng Sinh. Nàng giữ liên lạc với giáo xứ nhờ đọc bản tin của giáo xứ, góp 10 dollars vào tiền quyên lúc dâng lễ. Ngoài bản tin giáo xứ ra, nàng ít đọc báo chí Công Giáo và ít tham gia sinh hoạt giáo xứ trừ Thánh Lễ. Đức tin quan trọng với nàng nhưng nhiều chuyện khác cũng quan trọng không kém.
Giáo xứ nơi Mary tham dự thường là đã được lập khoảng đầu thập niên 1920, với một nhà thờ có sức chứa chừng 450 người. Giáo xứ có khoảng 3,000 giáo dân trong đó hết 2,500 người có đăng ký (có Mary), 1,000 người thường xuyên tham dự một trong bốn thánh lễ cuối tuần.
Trước đây, giáo xứ có 1 trường tiểu học, nhưng đã đóng cửa 5 năm nay. Học sinh nào muốn, sẽ được gửi tới trường Công Giáo trong vùng. Giáo xứ nàng có một cha xứ và một thầy sáu. Phần lớn ban lãnh đạo giáo xứ già hơn Mary. Khoảng 10 người là nhân viên giáo xứ, và 5 trong số này giữ các chức vụ thừa tác.
Mary được cho biết: giáo phận của nàng có thể phải tổ chức lại trong thập niên tới. Đức Giám Mục phải cố gắng lắm mới cân bằng được con số nhân viên. Không bao lâu, số giáo xứ sẽ nhiều hơn số linh mục triều trong giáo phận, nên nhiều giáo xứ sẽ phải chia sẻ các mục tử và nhân viên hoặc phải sát nhập lại với nhau.
Dĩ nhiên, hình ảnh “trung bình” trên không che khuất tính đa dạng lớn lao hiện nay trong Đạo Công Giáo Hoa Kỳ: Mary dễ dàng bị gọi là “Maria” như tên người đồng đạo nói tiếng Tây Ban Nha trong số 38 triệu người Công Giáo “chính dòng” tham dự Thánh Lễ ít nhất mỗi tháng một lần.
Những người như Mary và Maria chiếm khoảng 45% người Công Giáo. Khoảng 4% người Công Giáo khác làm nòng cốt cho cộng đồng Công Giáo, đây là những cá nhân không những chỉ tham dự Thánh Lễ hàng tuần, họ còn giúp tổ chức Thánh Lễ và nhiều sinh hoạt giáo xứ khác. Họ cũng là những người nhiệt tình tiêu thụ các phương tiện truyền thông Công Giáo và can dự vào nhiều thực hành đạo đức: đọc kinh Mân Côi, giữ mọi chi tiết Mùa Chay và Mùa Vọng. Họ hiểu biết và tích cực trong đức tin của mình nhiều cách khác nhau. Họ gần gũi nhất với viễn kiến mà Giáo Hội vốn dành cho một người Công Giáo.
Những người Công Giáo ở ngoại vi
Và như thế, khoảng 51% người tự nhận là Công Giáo đang thuộc khu vực được Đức Phanxicô gọi là ngoại vi. Trong số này, có người chỉ tham dự Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh mà thôi. Có người bỏ hẳn, nhưng vẫn coi mình là Công Giáo như bất cứ ai đã lãnh phép rửa khác. Lại có những người cựu Công Giáo nữa. Khoảng 2 phần 3 những người được dưỡng dục trong Đạo tiếp tục tự nhận mình là Công Giáo lúc trưởng thành; 1 phần 3 không tự nhận như thế. Phần lớn rời bỏ ở tuổi thiếu niên hay đầu tuổi 20. Nhưng nơi những người cựu Công Giáo này, vẫn còn lại một điều gì đó.
Cuộc nghiên cứu của Trung Tâm Pew về các người cựu Công Giáo nói trên cho thấy khoảng nửa số họ gia nhập Thệ Phản. Chỉ khoảng 12% của nửa còn lại là vô thần và 16% bất khả tri. 71% số này không còn thống thuộc tôn giáo nào cả. Tôn giáo duy nhất họ còn biết là Đạo Công Giáo.
Trong số này, 35% cho biết tôn giáo vẫn là “một điều gì đó” hoặc “rất” quan trọng trong đời họ, và 71% vẫn tin Thiên Chúa. Họ tiếp tục nói về Chúa; 42% cho biết họ cầu nguyện mấy lần hoặc nhiều hơn trong một tháng. Ba phần tư cầu nguyện tương đối thường xuyên. Nói cách khác, vẫn còn một trọng lực yếu ớt nào đó giữ họ trong vòng với của Giáo Hội Công Giáo. Lý do thông thường nhất họ nêu ra cho việc rời bỏ Giáo Hội là họ chỉ từ từ lạc xa dần (71%), sau đó là yếu tin vào giáo huấn (59%). Nhiều người trở tới trở lui. Khoảng 1 phần 10 người Công Giáo ngày nay nói: có những lúc ở trong đời họ tạm xa Giáo Hội một thời gian.
Nơi những người còn tự nhận là Công Giáo nhưng không tham dự Thánh Lễ nữa, ta vẫn thấy đức tin của họ sống động: khi cầu nguyện, họ thường chuyện trò với Thiên Chúa thay vì đọc kinh; ít khi có bàn thờ trong nhà, nhưng có thể có tượng chịu nạn treo ở cửa hay chung quanh cổ. Họ coi việc tặng tiền cho nạn nhân bão lụt như một thực hành đức tin. Đọc kinh trước bữa ăn là một điều có ý nghĩa đối với họ, không hẳn là một truyền thống. Họ theo dõi Đức Giáo Hoàng trên các bản tin. Họ bảo bây giờ bận bịu, mai mốt rảnh rỗi có thể lại tham dự Thánh Lễ. Họ hy vọng một đời sau. Họ không nghĩ Chúa sẽ đầy họ xuống hỏa ngục chỉ vì không đi lễ trong khi vẫn là Công Giáo trong nhiều điều khác.
Đông Tây Nam Bắc
CARA cho biết dường như có hai Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ: nếu bạn ở miền Đông Bắc hay Trung Tây (Midwest), bạn thấy Giáo Hội như sa sút, với các giáo xứ đóng cửa và giáo dân thưa dần. Nhưng nếu bạn ở miền Nam hay miền Tây, xem ra lúc nào cũng có các giáo dân mới quanh bạn. Ở đây, Đạo Công Giáo sinh động hơn, thậm chí lớn mạnh quá nhanh là đàng khác.
Cũng có sự khác biệt giữa thôn quê và thành thị: ở thôn quê, giáo dân khó thấy một linh mục trong giáo xứ ngoại trừ trong Thánh Lễ. Ở thành thị, dường như có quá nhiều ghế trống tha hồ mà chọn.
Nhưng, dù ở bất cứ đâu, người Công Giáo nào cũng ít nhất tìm thấy một điều gì đó trong tôn giáo của họ để mộ mến. Với một số người, điều đó là công bình xã hội; với những người khác, điều đó có thể là bảo vệ sự sống; người khác nữa có thể cho đó là phục vụ và thừa tác vụ. Họ cũng có thể nhận ra một điều gì đó để bất đồng với Giáo Hội. Như trong các vấn đề về sự sống chẳng hạn, chỉ khoảng 10% người Công Giáo bầu phiếu phù hợp với giáo huấn Giáo Hội. Số người Công Giáo tuyệt đối trung thành với tiêu chí tín lý quả khá ít. Nhưng về tiêu chí mục vụ, thì họ khá đông: ngoài việc tham dự Thánh Lễ, người Công Giáo coi việc giúp đỡ người nghèo và người túng thiếu là điều quan trọng nhất đối với bản sắc Công Giáo của họ.
Giải thích hiện tượng trên, có người cho rằng đa số người Công Giáo Hoa Kỳ coi “Thiên Chúa là một ảnh hưởng tích cực trong thế giới; Đấng yêu thương vô điều kiện, trợ giúp chúng ta bất chấp mọi thất bại của ta”. Số người nhất trí với nhận định vừa rồi đông gấp 10 lần so với những người cho rằng “Thiên Chúa là Đấng phán xét con người, nhưng ít khi hành động trong thế giới, dành phán xét sau cùng cho đời sau”.
Thiếu giáo dục tôn giáo
Tuy nhiên, sự bất đồng cũng có thể do hiểu lầm. Chẳng hạn, ít hơn 2 phần 3 người Công Giáo tin rằng bánh và rượu để Hiệp Lễ thực sự trở nên mình và máu Chúa Giêsu Kitô. Tại sao thế? Vì đa số không biết rằng đó là điều Giáo Hội dậy! Chỉ có 46% người Công Giáo biết Giáo Hội dạy như thế và họ nhất trí với lời dạy này. Thêm 17% nữa nhất trí, tuy không biết đó là điều Giáo Hội dạy. Một phần ba không nhất trí và không biết đó là lời dạy của Giáo Hội. Chỉ có 4% biết đó là lời dạy của Giáo Hội mà vẫn không tin mà thôi.
Thành thử, một trong các thách đố lớn nhất của Giáo Hội Hoa Kỳ là giáo dục tôn giáo. Từ năm 2000, số các học sinh ghi danh học giáo lý ở giáo xứ giảm 24%. Đa số thế hệ tiền Vatican II (sinh trước 1943) và thế hệ Vatican II (sinh giữa các năm 1943 và 1960) học trường tiểu học Công Giáo (51%). Nhưng chỉ 37% thế hệ hậu Vatican II (sinh giữa 1961 và 1981) và 23% thế hệ thiên niên kỷ (sinh từ 1982 hay trễ hơn) làm việc này. Hiện nay, ít hơn 1 phần 10 phụ huynh Công Giáo ghi danh cho con học trường Công Giáo và vào khoảng 1 phần 5 cho con học giáo lý ở giáo xứ. Thế hệ hậu thiên niên kỷ (sinh năm 2004 hay trễ hơn) chắc chắn sẽ học đạo qua “Wikipedia” và các phương tiện trực tuyến khác hơn là trường nhà xứ!
Gia Đình không truyền thống
Theo mô tả của CARA trên đây, người Công Giáo đặc trưng của Hoa Kỳ là người có gia đình theo nghĩa kết hợp giữa 1 người đàn ông và 1 người đàn bà. Và lý do chính khiến Đức Phanxicô tới Hoa Kỳ là để cổ vũ sự kết hợp có tính truyền thống này.
Nhưng nhiều người Công Giáo tham dự Thánh Lễ công cộng duy nhất ngài sẽ cử hành để kết thúc Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ Tám, tại Philadelphia, không hẳn ủng hộ lý tưởng ấy.
Thực vậy, theo thăm dò của Trung Tâm Pew, nhiều người Công Giáo coi các hình thức gia đình không truyền thống là điều có thể chấp nhận được và theo họ, Giáo Hội nên cởi mở hơn đối với các hình thức này.
Phần lớn người Công Giáo cảm thấy thoải mái đối với các hình thức gia đình không được Giáo Hội thừa nhận. Cuộc thăm dò của Pew hỏi cho biết cơ cấu gia đình nào có thể chấp nhận được và cũng tốt như các hình thức gia đình khác đối với việc nuôi dậy con cái. Kết quả:
* 87% cho biết có thể chấp nhận loại gia đình chỉ có cha hay mẹ đơn lẻ.
* 84% cho biết có thể chấp nhận loại gia đình trong đó, cha mẹ không kết hôn sống với nhau.
* 83% cho biết có thể chấp nhận loại gia đình trong đó cha mẹ từng ly dị.
* 66% cho biết có thể chấp nhận để các cặp đồng tính nam nữ nuôi dậy con cái.
Và dù Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong thập niên qua, đã nỗ lực rất nhiều để đấu tranh chống loại hôn nhân đồng tính, nhưng có tới 46% người Công Giáo Hoa Ky cho biết Giáo Hội nên thừa nhận loại hôn nhân này.
Trong các vấn đề luân lý tính dục khác, cuộc thăm dò của Pew cho thấy:
* 76% người Công Giáo nói Giáo Hội nên cho phép họ ngừa thai nhân tạo.
* 41% cho biết sẵn sàng chào đón con cái là điều chủ yếu đối với tư cách làm người Công Giáo, trong khi cũng bằng ấy tin rằng điều này quan trọng nhưng không chủ yếu.
* 33% coi việc chống lại phá thai là “điều chủ yếu” và 34% coi nó là điều quan trọng.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tụt hậu, ù lì, chậm tiến để sống cho ai ?
Phạm Trần
07:47 18/09/2015
TỤT HẬU, Ù LÌ, CHẬM TIẾN ĐỂ SỐNG CHO AI ?
Đảng Cộng sản Việt Nam đã hiện nguyên hình là một tổ chức chỉ biết sống chung với tụt hậu, ù lì và không dám phá xiềng tự cột vào chân sau 70 năm độc đảng, độc quyền cai trị và ngụy ngôn.
Cái đầu không bình thường này xuất hiện khắp mặt và trên mọi lĩnh vực trong hai “Dự thảo Báo cáo Chính trị
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng” và “Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 .”
Hai văn kiện quan trọng được phổ biến ngày 15/09/2015 để lấy ý kiến nhân dân và các Tổ chức đảng từ Trung ương xuống cơ sở cho đến ngày 31/10/2015.
Sau đó sẽ được tập trung, chỉnh sửa để trình ra Đại hội tòan quốc, dự trù tháng 01/2016 hay trễ hơn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là sự thỏa thuận ngầm với nhau về người sẽ giữ chức Tổng Bí thư và thành phần lãnh đạo trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Bộ Chính trị khoá XI có 16 người và Ban Bí thư 10 người, nhưng có một số người có chân trong cả hai Tổ chức.
Cho đến nay, báo đảng CSVN cho biết Ban Tổ chức Trung ương đã quy họach được 22 trong số 290 cán bộ Trung ương vào Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Danh sách này sẽ được đề nghị với Đại hội XII để bỏ phiếu, nhưng danh tính vẫn còn được ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương giữ kín.
Liệu thành phần lãnh đạo chủ chốt mới có được lòng láng giềng đàn anh Trung Quốc hay không còn là chuyện nan giải khác. Vì vậy sự kiện Tập Cận Bình, Chủ tịch Nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa dự trù thăm Việt Nam trước ngày Đại hội đảng CSVN không phải là chuyện bình thường.
Đáng chú ý kỳ này, Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đã trực tiếp tham dự và thảo luận các tiêu chuẩn đề bạt các Đại biểu tham dự Đại hội đảng với các Hội nghị đảng quan trọng của Quân đội, Công an, các Cơ quan Trung ương và các thành phố lớn ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Những tiêu chuẩn này đã được công bố tại Hội nghị Trung ương 11 khóa đảng hiện nay (XI) họp từ ngày 04 đến ngày 07-5-2015). Điều kiện hàng đầu để được chọn là phải “tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc.”
Mấy chữ “lợi ích của dân tộc” ở đây chỉ đóng vai trang trí cho ý đồ lạc hậu của đảng vì cả thế giới bây giờ chỉ còn lại 4 nước theo Chủ nghĩa Cộng sản gồm Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba.
TRƯỚC MẮT VÀ SAU LƯNG
Nói thì hăng đấy, nhưng thực tế đảng CSVN đang phải đối diện với nhiều vấn đề nan giải trong công tác gọi là “xây dựng và chỉnh đốn đảng” để kiện tòan hàng ngũ, đặc biệt trong các cấp lãnh đạo. Sở dĩ đảng có 3.5 triệu đảng viên vì họ được bảo đảm công ăn việc làm và đặc quyền, đặc lợi. Hàng năm vẫn có những người trẻ mà đảng gọi là “đấu tranh” để được thu nạp vào đảng vì cơm áo hơn lý tưởng Cộng sản viển vông.
Vì vậy dự thảo Báo cáo Chính trị (BCCT) đã nhìn nhận: “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu; công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên ở một số nơi chưa được quan tâm thường xuyên, sinh hoạt đảng chất lượng chưa cao, tự phê bình và phê bình yếu….. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp,... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi….. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa đều, chưa đi vào chiều sâu ở nhiều ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; một số nơi thực hiện còn mang tính hình thức.”
Chuyện học tập Hồ Chí Minh lâu nay đã thành nhàm chán vì không thực dụng. Tỷ dụ như bài học “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” ông Hồ dậy cán bộ từ thập niên 40 có ai làm theo đâu. Tình trạng tham nhũng ngày nay đã thành “quốc nạn” từ khoá đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư. Nay lại có thêm “lợi ích nhóm” lan rộng như thập nhị sứ quân trong tòan hệ thống cầm quyền để bóc lột dân, để quan liêu và lãng phí vượt qua đầu thì đảng có còn là “của dân, do dân và vì dân” nữa không ?
Dó đó, không lạ khi thấy BCCT ta thán rằng:” Công tác bảo vệ chính trị nội bộ có mặt còn hạn chế. Chưa nắm và giải quyết tốt vấn đề chính trị hiện nay, trong khi những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" có xu hướng diễn biến phức tạp trong Đảng, trong hệ thống chính trị và trong xã hội. Không ít cán bộ, đảng viên có những biểu hiện dao động, mất phương hướng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đã xuất hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên.”
Những khuyết tật này không mới. Chúng xuất hiện từ giữa nhiệm kỳ đảng khoá VII thời Đỗ Mười. Sau 4 khoá đảng VIII,IX,X và XI thì ai ở Việt Nam cũng thấy càng ngày đảng càng đi sâu vào lầm đường lạc lối để đưa đất nước và dân tộc đến chỗ suy yếu trên mọi lĩnh vực.
Vì thế mà BCCT mới báo động: “Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng (năm 1994) nêu lên vẫn tồn tại (tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch hướng xã hội chủ nghĩa ; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch), có mặt diễn biến phức tạp, như nguy cơ "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, nhất là triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông mạng Internet để chống phá ta và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, chế độ có mặt bị giảm sút.”
Đây là lần đầu tiên, trong một Văn kiện quan trọng như BCCT, đảng CSVN đã thừa nhận nguy cơ của mạng lưới truyền thông tự do tòan cầu (mạng Internet) đã ảnh hưởng đến cán bộ, đảng viên như thế nào.
Bởi vì, dù có dựng lên bao nhiêu “bức tường lửa” hay luật lệ nghiêm cấm, đảng CSVN cũng không thể nào chận đứng được hết thông tin đi vào Việt Nam hay đi ra khỏi Việt Nam qua mạng Internet.
Từ tháng 6/2015, Quốc hội CSVN đã bắt đầu thảo luận Dự luật “An tòan Thông tin mạng” (ATTT)có sự đóng góp từ năm 2011 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội và hai bộ Công an và Thông tin-Truyền thông, nhưng nhiều Đại biểu Quốc hội vẫn chưa thống nhất phải kiểm soát thông tin trên mạng và các phương tiện đi động như thế nào mà không gây phương hại đến quyền lợi chính đáng của công dân.
Phát biểu tại phiên họp ngày 14/06/2015, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết: “Đến tháng 6 này cả nước có 44 triệu người sử dụng Internet, có khoảng hơn 140 triệu thuê bao điện thoại di động. Việc đảm bảo an toàn thông tin trên mạng là cần thiết.”
Ông nói: “Trong thời đại này, việc bảo vệ thông tin này vô cùng quan trọng. Làm sao đảm bảo các thông tin không bị đánh cắp, không bị biến dạng đi. Giới hạn an toàn thông tin đảm bảo an ninh thông tin”.
Tuy nhiên, thông tin trên mạng là một dịch vụ tòan cầu tự do không có cách nào kiểm soát được, ngọai trừ việc đề phòng bị kẻ phá họai tấn công, tìm cách đánh cắp trong các lĩnh vực hay cơ quan an ninh, quốc phòng và thương mại bởi các cơ quan nhà nước liên hệ.
Đối với Việt Nam thì khác. Từ năm 2012, nhà nước đã tăng cường kiểm soát thông tin để ngăn chặn chống phá đảng nhiều hơn bảo vệ an tòan, kể cả việc bắt giữ, tấn công những người tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền.
Trong số mạng xã hội bị tấn công, đánh sập nhiều lần đã chứa đựng nhiều bài viết lên án chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản đi ngược với quyền lợi Tổ quốc của ông Hồ Chí Minh. Các bài viết chỉ trích chủ trương và đường lối cai trị độc tài, phản dân chủ của đảng CSVN cũng đã bị tấn công liên miên.
Do đó sẽ không qúa lời nói rằng Dự luật ATTT của Việt Nam sẽ là con dao hai lưỡi sẽ có lợi cho Nhà nước nhiều hơn để bảo vệ đảng cầm quyền và chống lại hàng ngũ nhân dân bất đồng với đảng CSVN.
KINH TẾ SUY THOÁI
Sang lĩnh vực Kinh tế, “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015” (BCKT) nhìn nhận: “ Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động. Trong 10 năm gần đây, kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, phục hồi chậm….đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn. Tăng trưởng kinh tế thấp hơn 5 năm trước, không đạt mục tiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, chưa có cơ chế đột phá để thúc đẩy phát triển; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.”
Vế chủ trương nửa nạc nửa mỡ gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì BCKT sổ toẹt rằng: “Thực thi thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn hạn chế, chưa tạo được đột phá lớn trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển. Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ; môi trường đầu tư, kinh doanh không thật sự bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Giá cả một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu chưa thật sự tuân theo nguyên tắc thị trường.”
Nên nhớ, chính ông Nguyễn Phú Trọng và khoá đảng XI khi hớn hở nhận chức tháng 1/2011 đã hưá với nhân dân sẽ:”Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.”
Bây giờ 5 năm sau, những tiêu chuẩn mạ vàng này đã tan ra mây khói. Kinh tế chỉ đi làm thuê; đất nước chưa làm nổi con nốc vít phù hợp với tiêu chuẩn công nghệ thế giới; xã hội chưa bao giờ xáo trộn với nhiều cuộc nhân dân xuống đường bất chấp đàn áp dã man để đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người và đòi công bằng, chống bất công như hiện nay.
Dân chủ mà đảng rêu rao chỉ là thứ xin-cho nhưng lại là “món đặc sản” của riêng cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền, ăn trên ngồi trốc trong xã hội, nói chi đến vật chất và tinh thần cho dân ?
Cả đến tòan vẹn lãnh thổ cũng đang bị lung lay với anh hàng xóm Trung Quốc gian manh mà đảng CSVN vẫn hăm hở đội lên đầu để hô “vừa là đống chí, vừa là anh em” !
6 NHIỆM VỤ THEN CHỐT
Tuy đã thất bại tòan diện như thế, nhưng đảng CSVN vẩn ù lì chũi đầu xuống cát để tiếp tục : “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” để “vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam.”
Còn sáng tạo cái gì nữa đảng ơi ? Thiên hạ đã vứt nó vào sọt rác và đổ đi không ai muốn ngó đến cái mặt mũi xấu xa, ghê tởm của nó nữa mà lại rước về mà thờ thì chỉ có những con người mất trí mới làm như thế.
Thử hỏi: Nước Việt Nam anh hùng với hơn 4 ngàn năm văn hiến làm gì có cái “thực tiễn” giở người như quan niệm của đảng CSVN mà lại vác hai ông ngọai quốc Mác-Lênin “không giống ai” đặt lên bàn thờ Tổ cho “phù hợp” ?
Lãnh đạo hãy đến đền Vua Lý Thái Tổ cạnh hồ Hòan Kiếm (Hà Nội) mà thưa với Ngài xem như thế có hợp lòng Trời, đẹp lòng Dân hay không ?
Trong khi chờ ông Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đòan Đảng và Nhà nước ra đền, ta hãy liếc mắt vào 6 nhiệm vụ được gọi là “trọng tâm” của nhiệm kỳ đảng XII thì thấy ngay đảng đang lo xoắn vó lên vì, trước tiên phải : “ Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.”
Sau đó lại phải : “Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.”
Nhưng tham nhũng và lãng phí đồng tiền lao động mồ hôi nước mắt của dân đã ăn sâu vào máu đảng, có lọc bao nhiêu cũng bằng thừa vì báo cáo hay tuyên bố nào của lãnh đạo cũng luôn luôn nói “vẫn còn nghiêm trọng”.
Rồi đến việc: “ Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động. Thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.”
Khi nói đến nợ công thì World Bank báo cáo khỏan nợ của Việt Nam hiện nay vào khỏang 110 tỷ US Dollars, mỗi đầu người dân Việt Nam phải gánh nợ 1,200 US Dollars, hay hơn nửa năm lương. (VNEXPRESS), 21/07/2015) !
Khỏan nợ này sẽ to lên sau mỗi năm, nhưng bao nhiêu thế hệ dân Việt phải lao động để trả nợ thay cho nhà nước và những kẻ tham nhũng trong guồng máy cai trị ?
Nhiệm vụ thứ 4 là: “- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.”
Nhưng làm sao để bảo vệ được lãnh thổ khi suy yếu về kinh tế và nhân dân mỗi ngày một rời xa đảng, muốn tránh gặp mặt cán bộ thì tìm đâu ra thế đảng lòng dân ?
Hơn nữa, từ năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã biến 7 vị trí (hay còn gọi là đá và đảo) chiếm của Việt Nam năm 1988 ở Trường Sa thành đảo nhân tạo rộng lớn và xây căn cứ quân sự, bến cảng, đồn trú lính, đặt đài kiểm soát lưu thông biển mà Quân đội và đảng CSVN có làm gì được đâu ?
Còn chuyện quần đảo Hòang Sa bị quân Trung Quốc đánh chiếm từ tay Quân đội Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974 chỉ còn được Việt Nam tái khẳng định chủ quyền bằng nước bọt trong suốt 40 năm qua.
Đến nhiệm vụ thứ 5 là : “Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân; chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” là một lời hứa nước đường của đảng đã có trong 40 năm qua khi cai trị cả nước.
Làm gì ở Việt Nam có “quyền làm chủ của nhân dân” ? Đảng nắm mọi thứ, trừ chiếc quần lót dính trên cơ thể dân thì làm chủ cái gì ?
Còn đại đòan kết ư ? Thành công của Nghị quyết 36 năm 2004 về “người Việt Nam ở nước ngoài” đã làm được tới đâu rồi mà còn bốc phét mãi ?
Thực tế ở Việt Nam chứng minh chưa bao giờ mà tình trạng chia rẽ giữa “kẻ thắng miền Bắc Cộng sản ” và “kẻ thua Việt Nam Cộng hòa” (VNCH) xa cách nhau, hận thù nhaư như sau 40 năm gọi là “giải phóng” gỉa tạo ?
Điển hình là Nhà nước CSVN đã khước từ tôn vinh và truy niệm 75 người lính VNCH hy sinh tại chiến trường Hòang Sa khi chống quân xâm lược Trung Quốc, nhưng lại kỷ niệm hàng năm và xây tượng đài nhớ ơn 64 chiến sỹ Quân đội Nhân dân đã bỏ mình tại Trường Sa.
Thái độ kỳ thị và miệt thị vô tư cách và thiếu nhân bản này nên được lịch sử gọi bằng gì ?
Như vậy thì khi đảng hưá trong điểm 6: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội; bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội ” là những điều hoang tưởng, phỉnh gạt cả con nít làng quê và trên vùng cao nghèo đói !
Do đó, BCCT của đảng XI tại Đại hội XII cũng chỉ tự biên tự diễn khi kết luận văng mạng rằng: “Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.”
Đó là hình ảnh tòan diện và đầy đủ nhất của một đảng cầm quyền chỉ biết tiếp tục vui sống trong tụt hậu và chậm tiến để một mình hưởng thụ, bất chấp nỗi thống khổ và lạc hậu của 90 triệu người dân. -/-
Phạm Trần
(09/015)
Đảng Cộng sản Việt Nam đã hiện nguyên hình là một tổ chức chỉ biết sống chung với tụt hậu, ù lì và không dám phá xiềng tự cột vào chân sau 70 năm độc đảng, độc quyền cai trị và ngụy ngôn.
Cái đầu không bình thường này xuất hiện khắp mặt và trên mọi lĩnh vực trong hai “Dự thảo Báo cáo Chính trị
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng” và “Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 .”
Hai văn kiện quan trọng được phổ biến ngày 15/09/2015 để lấy ý kiến nhân dân và các Tổ chức đảng từ Trung ương xuống cơ sở cho đến ngày 31/10/2015.
Sau đó sẽ được tập trung, chỉnh sửa để trình ra Đại hội tòan quốc, dự trù tháng 01/2016 hay trễ hơn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là sự thỏa thuận ngầm với nhau về người sẽ giữ chức Tổng Bí thư và thành phần lãnh đạo trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Bộ Chính trị khoá XI có 16 người và Ban Bí thư 10 người, nhưng có một số người có chân trong cả hai Tổ chức.
Cho đến nay, báo đảng CSVN cho biết Ban Tổ chức Trung ương đã quy họach được 22 trong số 290 cán bộ Trung ương vào Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Danh sách này sẽ được đề nghị với Đại hội XII để bỏ phiếu, nhưng danh tính vẫn còn được ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương giữ kín.
Liệu thành phần lãnh đạo chủ chốt mới có được lòng láng giềng đàn anh Trung Quốc hay không còn là chuyện nan giải khác. Vì vậy sự kiện Tập Cận Bình, Chủ tịch Nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa dự trù thăm Việt Nam trước ngày Đại hội đảng CSVN không phải là chuyện bình thường.
Đáng chú ý kỳ này, Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đã trực tiếp tham dự và thảo luận các tiêu chuẩn đề bạt các Đại biểu tham dự Đại hội đảng với các Hội nghị đảng quan trọng của Quân đội, Công an, các Cơ quan Trung ương và các thành phố lớn ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Những tiêu chuẩn này đã được công bố tại Hội nghị Trung ương 11 khóa đảng hiện nay (XI) họp từ ngày 04 đến ngày 07-5-2015). Điều kiện hàng đầu để được chọn là phải “tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc.”
Mấy chữ “lợi ích của dân tộc” ở đây chỉ đóng vai trang trí cho ý đồ lạc hậu của đảng vì cả thế giới bây giờ chỉ còn lại 4 nước theo Chủ nghĩa Cộng sản gồm Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba.
TRƯỚC MẮT VÀ SAU LƯNG
Nói thì hăng đấy, nhưng thực tế đảng CSVN đang phải đối diện với nhiều vấn đề nan giải trong công tác gọi là “xây dựng và chỉnh đốn đảng” để kiện tòan hàng ngũ, đặc biệt trong các cấp lãnh đạo. Sở dĩ đảng có 3.5 triệu đảng viên vì họ được bảo đảm công ăn việc làm và đặc quyền, đặc lợi. Hàng năm vẫn có những người trẻ mà đảng gọi là “đấu tranh” để được thu nạp vào đảng vì cơm áo hơn lý tưởng Cộng sản viển vông.
Vì vậy dự thảo Báo cáo Chính trị (BCCT) đã nhìn nhận: “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu; công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên ở một số nơi chưa được quan tâm thường xuyên, sinh hoạt đảng chất lượng chưa cao, tự phê bình và phê bình yếu….. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp,... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi….. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa đều, chưa đi vào chiều sâu ở nhiều ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; một số nơi thực hiện còn mang tính hình thức.”
Chuyện học tập Hồ Chí Minh lâu nay đã thành nhàm chán vì không thực dụng. Tỷ dụ như bài học “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” ông Hồ dậy cán bộ từ thập niên 40 có ai làm theo đâu. Tình trạng tham nhũng ngày nay đã thành “quốc nạn” từ khoá đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư. Nay lại có thêm “lợi ích nhóm” lan rộng như thập nhị sứ quân trong tòan hệ thống cầm quyền để bóc lột dân, để quan liêu và lãng phí vượt qua đầu thì đảng có còn là “của dân, do dân và vì dân” nữa không ?
Dó đó, không lạ khi thấy BCCT ta thán rằng:” Công tác bảo vệ chính trị nội bộ có mặt còn hạn chế. Chưa nắm và giải quyết tốt vấn đề chính trị hiện nay, trong khi những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" có xu hướng diễn biến phức tạp trong Đảng, trong hệ thống chính trị và trong xã hội. Không ít cán bộ, đảng viên có những biểu hiện dao động, mất phương hướng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đã xuất hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên.”
Những khuyết tật này không mới. Chúng xuất hiện từ giữa nhiệm kỳ đảng khoá VII thời Đỗ Mười. Sau 4 khoá đảng VIII,IX,X và XI thì ai ở Việt Nam cũng thấy càng ngày đảng càng đi sâu vào lầm đường lạc lối để đưa đất nước và dân tộc đến chỗ suy yếu trên mọi lĩnh vực.
Vì thế mà BCCT mới báo động: “Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng (năm 1994) nêu lên vẫn tồn tại (tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch hướng xã hội chủ nghĩa ; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch), có mặt diễn biến phức tạp, như nguy cơ "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, nhất là triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông mạng Internet để chống phá ta và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, chế độ có mặt bị giảm sút.”
Đây là lần đầu tiên, trong một Văn kiện quan trọng như BCCT, đảng CSVN đã thừa nhận nguy cơ của mạng lưới truyền thông tự do tòan cầu (mạng Internet) đã ảnh hưởng đến cán bộ, đảng viên như thế nào.
Bởi vì, dù có dựng lên bao nhiêu “bức tường lửa” hay luật lệ nghiêm cấm, đảng CSVN cũng không thể nào chận đứng được hết thông tin đi vào Việt Nam hay đi ra khỏi Việt Nam qua mạng Internet.
Từ tháng 6/2015, Quốc hội CSVN đã bắt đầu thảo luận Dự luật “An tòan Thông tin mạng” (ATTT)có sự đóng góp từ năm 2011 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội và hai bộ Công an và Thông tin-Truyền thông, nhưng nhiều Đại biểu Quốc hội vẫn chưa thống nhất phải kiểm soát thông tin trên mạng và các phương tiện đi động như thế nào mà không gây phương hại đến quyền lợi chính đáng của công dân.
Phát biểu tại phiên họp ngày 14/06/2015, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết: “Đến tháng 6 này cả nước có 44 triệu người sử dụng Internet, có khoảng hơn 140 triệu thuê bao điện thoại di động. Việc đảm bảo an toàn thông tin trên mạng là cần thiết.”
Ông nói: “Trong thời đại này, việc bảo vệ thông tin này vô cùng quan trọng. Làm sao đảm bảo các thông tin không bị đánh cắp, không bị biến dạng đi. Giới hạn an toàn thông tin đảm bảo an ninh thông tin”.
Tuy nhiên, thông tin trên mạng là một dịch vụ tòan cầu tự do không có cách nào kiểm soát được, ngọai trừ việc đề phòng bị kẻ phá họai tấn công, tìm cách đánh cắp trong các lĩnh vực hay cơ quan an ninh, quốc phòng và thương mại bởi các cơ quan nhà nước liên hệ.
Đối với Việt Nam thì khác. Từ năm 2012, nhà nước đã tăng cường kiểm soát thông tin để ngăn chặn chống phá đảng nhiều hơn bảo vệ an tòan, kể cả việc bắt giữ, tấn công những người tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền.
Trong số mạng xã hội bị tấn công, đánh sập nhiều lần đã chứa đựng nhiều bài viết lên án chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản đi ngược với quyền lợi Tổ quốc của ông Hồ Chí Minh. Các bài viết chỉ trích chủ trương và đường lối cai trị độc tài, phản dân chủ của đảng CSVN cũng đã bị tấn công liên miên.
Do đó sẽ không qúa lời nói rằng Dự luật ATTT của Việt Nam sẽ là con dao hai lưỡi sẽ có lợi cho Nhà nước nhiều hơn để bảo vệ đảng cầm quyền và chống lại hàng ngũ nhân dân bất đồng với đảng CSVN.
KINH TẾ SUY THOÁI
Sang lĩnh vực Kinh tế, “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015” (BCKT) nhìn nhận: “ Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động. Trong 10 năm gần đây, kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, phục hồi chậm….đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn. Tăng trưởng kinh tế thấp hơn 5 năm trước, không đạt mục tiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, chưa có cơ chế đột phá để thúc đẩy phát triển; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.”
Vế chủ trương nửa nạc nửa mỡ gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì BCKT sổ toẹt rằng: “Thực thi thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn hạn chế, chưa tạo được đột phá lớn trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển. Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ; môi trường đầu tư, kinh doanh không thật sự bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Giá cả một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu chưa thật sự tuân theo nguyên tắc thị trường.”
Nên nhớ, chính ông Nguyễn Phú Trọng và khoá đảng XI khi hớn hở nhận chức tháng 1/2011 đã hưá với nhân dân sẽ:”Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.”
Bây giờ 5 năm sau, những tiêu chuẩn mạ vàng này đã tan ra mây khói. Kinh tế chỉ đi làm thuê; đất nước chưa làm nổi con nốc vít phù hợp với tiêu chuẩn công nghệ thế giới; xã hội chưa bao giờ xáo trộn với nhiều cuộc nhân dân xuống đường bất chấp đàn áp dã man để đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người và đòi công bằng, chống bất công như hiện nay.
Dân chủ mà đảng rêu rao chỉ là thứ xin-cho nhưng lại là “món đặc sản” của riêng cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền, ăn trên ngồi trốc trong xã hội, nói chi đến vật chất và tinh thần cho dân ?
Cả đến tòan vẹn lãnh thổ cũng đang bị lung lay với anh hàng xóm Trung Quốc gian manh mà đảng CSVN vẫn hăm hở đội lên đầu để hô “vừa là đống chí, vừa là anh em” !
6 NHIỆM VỤ THEN CHỐT
Tuy đã thất bại tòan diện như thế, nhưng đảng CSVN vẩn ù lì chũi đầu xuống cát để tiếp tục : “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” để “vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam.”
Còn sáng tạo cái gì nữa đảng ơi ? Thiên hạ đã vứt nó vào sọt rác và đổ đi không ai muốn ngó đến cái mặt mũi xấu xa, ghê tởm của nó nữa mà lại rước về mà thờ thì chỉ có những con người mất trí mới làm như thế.
Thử hỏi: Nước Việt Nam anh hùng với hơn 4 ngàn năm văn hiến làm gì có cái “thực tiễn” giở người như quan niệm của đảng CSVN mà lại vác hai ông ngọai quốc Mác-Lênin “không giống ai” đặt lên bàn thờ Tổ cho “phù hợp” ?
Lãnh đạo hãy đến đền Vua Lý Thái Tổ cạnh hồ Hòan Kiếm (Hà Nội) mà thưa với Ngài xem như thế có hợp lòng Trời, đẹp lòng Dân hay không ?
Trong khi chờ ông Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đòan Đảng và Nhà nước ra đền, ta hãy liếc mắt vào 6 nhiệm vụ được gọi là “trọng tâm” của nhiệm kỳ đảng XII thì thấy ngay đảng đang lo xoắn vó lên vì, trước tiên phải : “ Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.”
Sau đó lại phải : “Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.”
Nhưng tham nhũng và lãng phí đồng tiền lao động mồ hôi nước mắt của dân đã ăn sâu vào máu đảng, có lọc bao nhiêu cũng bằng thừa vì báo cáo hay tuyên bố nào của lãnh đạo cũng luôn luôn nói “vẫn còn nghiêm trọng”.
Rồi đến việc: “ Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động. Thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.”
Khi nói đến nợ công thì World Bank báo cáo khỏan nợ của Việt Nam hiện nay vào khỏang 110 tỷ US Dollars, mỗi đầu người dân Việt Nam phải gánh nợ 1,200 US Dollars, hay hơn nửa năm lương. (VNEXPRESS), 21/07/2015) !
Khỏan nợ này sẽ to lên sau mỗi năm, nhưng bao nhiêu thế hệ dân Việt phải lao động để trả nợ thay cho nhà nước và những kẻ tham nhũng trong guồng máy cai trị ?
Nhiệm vụ thứ 4 là: “- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.”
Nhưng làm sao để bảo vệ được lãnh thổ khi suy yếu về kinh tế và nhân dân mỗi ngày một rời xa đảng, muốn tránh gặp mặt cán bộ thì tìm đâu ra thế đảng lòng dân ?
Hơn nữa, từ năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã biến 7 vị trí (hay còn gọi là đá và đảo) chiếm của Việt Nam năm 1988 ở Trường Sa thành đảo nhân tạo rộng lớn và xây căn cứ quân sự, bến cảng, đồn trú lính, đặt đài kiểm soát lưu thông biển mà Quân đội và đảng CSVN có làm gì được đâu ?
Còn chuyện quần đảo Hòang Sa bị quân Trung Quốc đánh chiếm từ tay Quân đội Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974 chỉ còn được Việt Nam tái khẳng định chủ quyền bằng nước bọt trong suốt 40 năm qua.
Đến nhiệm vụ thứ 5 là : “Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân; chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” là một lời hứa nước đường của đảng đã có trong 40 năm qua khi cai trị cả nước.
Làm gì ở Việt Nam có “quyền làm chủ của nhân dân” ? Đảng nắm mọi thứ, trừ chiếc quần lót dính trên cơ thể dân thì làm chủ cái gì ?
Còn đại đòan kết ư ? Thành công của Nghị quyết 36 năm 2004 về “người Việt Nam ở nước ngoài” đã làm được tới đâu rồi mà còn bốc phét mãi ?
Thực tế ở Việt Nam chứng minh chưa bao giờ mà tình trạng chia rẽ giữa “kẻ thắng miền Bắc Cộng sản ” và “kẻ thua Việt Nam Cộng hòa” (VNCH) xa cách nhau, hận thù nhaư như sau 40 năm gọi là “giải phóng” gỉa tạo ?
Điển hình là Nhà nước CSVN đã khước từ tôn vinh và truy niệm 75 người lính VNCH hy sinh tại chiến trường Hòang Sa khi chống quân xâm lược Trung Quốc, nhưng lại kỷ niệm hàng năm và xây tượng đài nhớ ơn 64 chiến sỹ Quân đội Nhân dân đã bỏ mình tại Trường Sa.
Thái độ kỳ thị và miệt thị vô tư cách và thiếu nhân bản này nên được lịch sử gọi bằng gì ?
Như vậy thì khi đảng hưá trong điểm 6: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội; bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội ” là những điều hoang tưởng, phỉnh gạt cả con nít làng quê và trên vùng cao nghèo đói !
Do đó, BCCT của đảng XI tại Đại hội XII cũng chỉ tự biên tự diễn khi kết luận văng mạng rằng: “Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.”
Đó là hình ảnh tòan diện và đầy đủ nhất của một đảng cầm quyền chỉ biết tiếp tục vui sống trong tụt hậu và chậm tiến để một mình hưởng thụ, bất chấp nỗi thống khổ và lạc hậu của 90 triệu người dân. -/-
Phạm Trần
(09/015)
Văn Hóa Giáo Dục và cuộc Canh Tân Việt Nam.
Bảo Giang
07:52 18/09/2015
Văn Hóa Giáo Dục và cuộc Canh Tân Việt Nam.
Những “thiên thần” mất cuộc sống, phần kết.
- “Hiện tại, không có ai sống bằng đồng lương thật, kể cả người lao động bình thường cho đến những quan chức ở cấp bậc cao nhất… (Dương Trung Quốc, ĐBQH, báo Dân Trí).
VI. Chấm dứt độc quyền giáo dục.
1. Các cơ sở học đường tại miền nam trước 30-4-1975
Ai cũng cho rằng, miền nam Việt Nam có được một nền giáo dục phong phú, đạt tiêu chuẩn Quốc Tế là vì, ở đó, chính phủ đã hòa đồng với cuộc sống khốn cùng của ngưòi dân. Chính phủ đã thực sự cùng đi trong khát vọng phát triển đất nước của dân tộc. Đã mở ra rất nhiều trường học tại các địa phương, và đã hết lòng hỗ trợ cho các học sinh có cơ hội đến trường miễn phí. Hơn thế, sau khi đưa ra một chính sách giáo dục nhân bản, nhằm thăng tiến đời sống con người và xã hội về mọi mặt. Chính phủ đã trực tiếp hỗ trợ và kêu gọi các tôn giáo, và tư nhân, cùng tiếp tay với chính phủ để khai triển nền giáo dục nhân bản để phục vụ đời sống dân sinh và xã hội.
A. Về cơ sở, khu vực tư
- Trong cuốn "Our Vietnam Nightmare" bà Maguerite Higgins cho biết:"có 1275 ngôi chùa mới được xây cất, và có 1295 ngôi chùa được trùng tu dưới thời Ngô Đình Diệm (Đệ Nhất Cộng Hòa)".
- Theo hai ông Đoàn Thêm và Mai Thọ Truyền “ thì trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2206 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất”.
- Về các cơ sở văn hóa, trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Phật Giáo chưa mở trường học. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời. Cho đến năm 1970, hệ thống trường Bồ Đề trên toàn miền nam có 137 trường gồm có 65 trường Trung Học Với tổng số học sinh trên dưới 60,000. “Hầu như tất cả các trường này đều được chính phủ hỗ trợ và xây dựng trước ngày 1-11-1963. Chỉ có một số nhỏ được xây dựng sau ngày này” (Đỗ Mậu)
- Thời Đệ Nhất Cộng Hòa niên khoá 1960 có 1,514620 học sinh Tiểu và Trung học. Tăng 200% so với niên học 1955, lúc mới thu hồi Độc Lập từ tay Pháp.. ( Wikipedia)
-Thập niên 1970 -71 có trên 1000 trường Trung, Tiểu học tư thục trên toàn quốc. Trong đó có qúa một nửa là hệ thống các trường trung tiểu học Công Giáo và có 137 trường trung tiểu học mang tên Bồ Đề. Đến năm 1974 có trên 1.2 học sinh miền nam thụ huấn trong hệ thống trường tư thục
*. Về các trường đại học được ghi nhận như sau: Viện Đại học Đà Lạt: Thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1957. thuộc Giáo Hội Công Giáo đã có 26.551 người tốt nghiệp về chuyên môn như ngành Chính Trị kinh doanh, Khoa học, Sư phạm.
*Viện Đại học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinh viên.
• Viện Đại học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam Quốc Tự của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Vào thập niên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.
• Viện Đại học An Giang (Hòa Hảo): Thành lập năm 1970 ở Long Xuyên . Viện Đại học này trực thuộc Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo.
• Viện Đại học Cao Đài: Thành lập năm 1971 ở Tây Ninh . Viện Đại học này trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh.
• Viện Đại học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn. Viện Đại học này do Giáo Hội Công Giáo điều hành ( wikepedia)
B. Các cơ sở khu vực công.
Ở khu vực công. Vào niên khoá 1955 trên toàn miền nam có 8191 lớp học với 800,465 học sinh tiểu học, và 890 lớp học cho bậc trung học vời con sồ học sinh khá khiêm tốn là 51465. Đến niên học 1970 khu vực công có 44104 lớp tiểu học với 2,556,000 học sinh và 9069 lớp học bậc trung học với 632,000 học sinh trên toàn quốc,(wikipedia) tất cả đều không thu học phí. “Vào năm học 1973-1974, con số được tổng kết bao gồm cả hai lãnh vực tư và công có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh Trung học, và 101.454 sinh viên Đại học ( không bao gồm Quốc Gia Hành Chánh và các trường đại học cộng đồng). Số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số.”.( nhìn lại nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa)
Riêng về cấp đại học, các cơ sở công gồm có: Viện đại học Sài Gòn, Viện đại học huế, Viện Đại Học Cần Thơ, Viện Đại Học bách Khoa thủ Đức. Ngoài ra còn có Học viện Quốc Gia Hành Chánh. Học Viện Quốc Gia Nông Lâm, Nghiệp. Tất cả đều không phải dóng học phí. Tổng số sinh viên trên toàn quốc được ghi nhận vào niên khoá 1974-75 là 176,475. Họ có đầy đủ các cơ sở học hành và nghiên cứu trên tổng dân số ước tính là 19 triệu người.( wikipedia) Đây là con số khá cao xo với thời chiến khi thanh niên phải lên đường tòng chinh và chỉ được tiếp tục ở lại học đại học theo tiêu chuẩn 18+1. Nghĩa là 18 tuổi phải vào đại học và mỗi năm được cộng thêm một tuổi. Sau mỗi kỳ thi lại có nhiều sinh viên phải nhập ngũ (sỹ quan trừ bị) vì không còn đủ điều kiện 18+1 (1972)
“Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), tuy nhiên, nền Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển”( nhìn lại giáo dục VNCH)
2. Các cở sở giáo dục theo sách lược ngu dân của Việt cộng sau 30-4-1975.
Với con số vào khoảng 1,4 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học niên khoá 1975, không kể đại học, cho thấy, khu vực tư đã đóng góp rất nhiều trong việt đạt mục dích của nền giáo dục cao qúy, tốt đẹp, tinh hoa của miền nam Việt Nam. Tuy nhiên, sau ngày 20-7-1954 tại miền bắc và sau ngày 30-4-1975 tất cả các cơ sở giáo dục của tôn giáo và tư nhân bao gồm 1087 trường tư và hệ thống trường công lập, từ tiểu học, trung học đến các viện đại học công, tư đều bị cộng sản dùng buá để sang đoạt, chiếm hữu và đặt cho những ngôi trường này những cái tên như ma qủy. Sau đó, CS thiết lập hệ thống giáo dục bá đạo theo chủ nghĩa tam vô, và áp đặt sách lược ngu dân trên phần đất Việt Nam.
Từ đây CS giữ độc quyền về giáo dục. Để biểu lộ việc thi hành sách lược ngu dân một cách tuyệt đối, Việt Cộng đã lấy những cái tên như Lê văn Láo (Tám), Nguyễn văn Trổi, Võ thị Sáu… cùng nhiều cái tên có nợ máu với nhân dân Việt Nam khác như Hồ chí Minh, Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Lê Duẩn, Nguyễn văn Linh, Nguyễn lương Bằng, Tôn đức Thắng… và sẽ là Đỗ Mười, Lê đức Anh… để đặt tên cho các trường trung tiểu học tại Việt Nam. Việt Nam được gì từ hệ thống giáo dục bần cùng này?
a. Hệ thống trường mang tên những kẻ có nợ máu với nhân dân:
Với những cái tên trường mang tên Hồ chí Minh, kẻ được xếp vào hàng đồ tể, đứng thứ 7 trên thế giới chỉ sau Lênin, Hitler, Mao, … đến Lê Duẫn, kẻ chủ trương “ đánh chiếm, giết dân miền nam là đánh cho Trung Quốc”. Phạm văn Đồng với công hàm bán nước 1958 và Trường Chinh với lời kêu gọi người Việt Nam hãy “bỏ học chữ Quốc Ngữ, học chữ Tàu, uống thuốc Tàu để được làm chư hầu cho Trung Cộng”, đã đem lại hay đạt được những thành quả nào?
Trả lời, nó tạo ra được lớp quan cán cộng từ cao nhất như Hồ chí Minh đến chủ tịch nuớc, thủ tướng, nội các, tổ quốc hội, xuống hàng tỉnh, huyện, dân phường, dân phố, xã thôn, cũng như hệ thống đảng cộng, không một kẻ nào không thạo nghề buôn dân bán nước. Không một kẻ nào không rành nghề chặt chém, bòn rút, khoét đục của công cũng như tư. Không một kẻ nào không tàn độc, gian trá, lừa đảo. “Hiện tại, không có ai sống bằng đồng lương thật, kể cả người lao động bình thường cho đến những quan chức ở cấp bậc cao nhất… (Dương Trung Quốc, ĐBQH, báo Dân Trí).
b. Với các trường trung tiểu học mang tên Lê văn Láo (Tám) ra sao?
Trước tiên, tôi gọi nó là trường Lê văn Láo thay vì Lê văn Tám. Lý do, cái tên Lê văn Tám chỉ là một cái tên giả tưởng ngụy tạo, được dựng nên, vẽ ra hay hư cấu từ chuyện kho xăng Nhà Bè trong thời Pháp bị bốc cháy để lừa bịp trong chiến tranh tuyên truyền. Không hề có một nhân vật nào trong sự kiện. Theo đó, câu chuyện này dùng trong chốn rác rưởi, tuyên truyền đã là một điều đáng kinh tởm, nói chi đến dùng nó trong hệ thống giáo dục, nên tôi phải gọi nó là trường Lê văn Láo.
Nhắc lại, cho đến nay, lý do nào khiến cái kho xăng Nhà Bè bị bốc cháy? Vì bị phá hoại, vì bất cẩn, không có bất cứ nguồn tin chính thức nào được xác nhận. Tuy nhiên, Trần huy Liệu, bộ trưởng tuyên truyền bịp của Việt cộng đã nhân vụ cháy này mà hư cấu ra một thanh thiếu niên tên Lê văn Tám để làm tuyên truyền, láo lếu vẽ ra gương anh hùng, dũng cảm cho Việt cộng noi theo (giống như trường hợp Hồ chí Minh). Như thế, bản chất của nó là láo, là gian trá, là không có gía trị. Một cái tên đã không có thật, không có gía trị thì việc gì phải tôn trọng. Theo đó, tôi gọi đó là trường Lê văn Láo, hay Hồ chí Láo nghe ra còn trung thực hơn cái tên Lê văn Tám của Trần huy Liệu rất nhiều. Bởi lẽ, tôi đã xác nhận nó là láo! Đã Láo thì không thể tồn tại. Và đây là bằng chứng rất láo do Liệu hư cấu và được Việt cộng Phan huy Lê ghi lại như sau:
“GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại. Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu … Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng. Ngoài công việc biên soạn công trình, GS thường… kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình”. Về câu chuyện Lê Văn Tám, Phan Huy Lê viết lại theo lời dặn của Trần Huy Liệu như sau:” Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị cháy vào khoảng tháng 10 – 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi ( Trần Huy Liệu) đã “dựng” lên, ( tạo ra, hư cấu) câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét”.
“ Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS Trần huy Liệu đã tự trách là vì thiếu cân nhắc (ngu dốt) về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý ( Phan huy Lê). Tôi cũng không đánh giá điều Phan huy Lê viết là đáng tin cậy hơn. Bởi y cũng là một Việt cộng. Tuy nhiên, trong hai điều dối trá, ta có thể chọn điều nghe ra có lý và bớt dối trá hơn. Người bị đốt cháy như ngọn lửa thì không thể chạy thêm được mấy bước! Điều đó xác định Trần huy Liệu là hư cấu, là dựng chuyện.
Sự dối trá của Trần huy Liệu như thế vẫn chưa kinh vì nó ở trong thời chiến và cần tuyên truyền lừa bịp. Nhưng với đoạn trích sau cho thấy cái chủ đích gian trá của nền giáo dục CS ra sao. “ Cập nhật lúc 17:47 20/11/2014 KTĐT - Hôm nay (20/11), thầy trò Trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Hai Bà Trưng) vinh dự đón Bằng công nhận Trường chuẩn Quốc gia mức độ I của UBND/ TP Hà Nội và Bằng khen của Bộ GD&ĐT.” Không biết nó đạt điểm chuẩn về cái gì? Gian trá, láo lếu, độc ác hay tất cả những thứ đó cộng lại để được nhận bằng tuyên công?
Có thể nhiều người không trách Trần Huy Liệu hư cấu ra câu chuyện Lê văn Tám để làm tuyên truyền, cổ động trong chiến tranh. Nhưng việc chủ trương lấy một cái tên hư cấu gian trá trong tuyên truyền mà đặt cho nhiều trường trung tiểu học tại Việt Nam, để cho học sinh noi gương là một hành động vô ý thức, vô liêm sỷ, nếu như không muốn nói đó là hành động vô giáo dục, là một hành động mang tính gây tội ác. Bởi vì nó đã đem sự láo lếu, gian trá, chà đạp công lý và đầu độc nhiều thế hệ ngay từ lúc trẻ thơ. Nó phải bị lên án và dẹp bỏ tức khắc. Giáo dục không thể là gian trá.
b. Trường mang tên Nguyễn văn Trổi, Võ thị Sáu… thế nào?
Võ thị Sáu có lẽ cũng không khác câu chuyện của Lê văn Láo là mấy. Phần Nguyễn văn Trổi, theo Lê diễn Đức, một cựu học sinh từ Hà nội trong thời chiến tranh cho biết: “Sự dối trá về Nguyễn Văn Trỗi cũng tương tự như "ngọn đuốc sống" Lê Văn Tám trong thời chống Pháp, một nhân vật được Trần Huy Liệu, dựng lên. Trớ trêu thay, cho đến ngày nay, người ta cũng bất chấp dư luận, sống sượng và vô liêm sỉ đến mức vẫn lấy tên Lê Văn Tám để đặt tên cho nhiều truờng học và công viên ở Việt Nam. Họ cũng chẳng chỉnh sửa, đính chính những điều không có về hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi”.
“Trong xã hội miền Bắc, con người sống như bị giam hãm trong "trại súc vật", bị tẩy não, bị thuần hoá, mù tịt thông tin, chỉ biết thế giới bên ngoài qua các phương tiện báo chí truyền thông của đảng. Lúc ấy cũng chưa có Internet, dường như ai ai cũng tin, tin như đinh đóng cột vào cả những điều phi lý hiển nhiên. Một con người nơi pháp trường đã bị trói gập khuỷ tay làm sao có thể giật mảnh băng đen bịt mắt. Rằng, đã bị súng bắn chết gục sao còn có thể đứng "thẳng dậy" mà hô khẩu hiệu! Nhưng tuyệt nhiên không hề có một sự nghi kị nào!... Nó bị xiên xẹo, bịa đặt, dối trá. Cả một nửa đất nước đã bị lừa gạt thảm hại.". (Nguyễn văn Trổi, sản phảm dối trá, Lê diễn Đức)
Thật ra, việc Việt Cộng dùng một cái tên như Hồ chí Minh, Lê văn Tám làm tuyên truyền là quyền của họ, nhưng khi mang nó đặt tên cho những trường học, những cơ sở giáo dục nó lại là một tội ác. Nó là một tội ác, bởi vì: thứ nhất, nó phỉ nhổ, chà đạp nhân bản tính và lòng tự trọng, sự chân thật của dân tộc Việt Nam. Tiền nhân ta nhân dân ta dù từ “một thước kiếm xây nền Độc Lập”, Nhưng ý chí vẫn là “Đem đại Nghĩa để thắng hung tàn, “Lấy chí nhân mà thay cường bạo”, Không bao giờ dung túng cho sự ác, cho gian trá. Kế đến, nó chủ trương đầu độc và hủy diệt nhân bản tính và văn hóa của dân tộc Việt Nam bằng những bài giáo khoa kiểu “thực hành kỹ năng” do cán bộ diện hộ lý làm công tác viết sách dạy trẻ như sau:
Đây là nội dung "Tình huống 2" trong sách “ Bài tập thực hành kĩ năng số 4”. Do hai cán bộ Hộ Lý: Lưu Thu Thuỷ ( chủ biên) Trần thị Thái Hà – Đào văn Vi phụ tá, biên soạn. ( Không biết em tên Nam mấy tuổi là nam hay nữ?)
Đoạn viết này rõ ràng là một đại họa cho nền văn hóa nói chung, và lòng trong trắng của trẻ thơ nói riêng. Tôi không tìm ra lý do họ đưa đoạn viết này vào sách giáo khoa cho trẻ. Bạn tôi lý giải: “ có thể do được học tập, thực hiện từ nhỏ, hoặc đã trực tiếp hướng dẫn nhiều người thực hiện kỹ năng này với bản thân, nên họ truyền kinh nghiệm cho ngưòi khác. Ở đây, nó lại phản giáo dục, nó không phải là bài học, vì thực tế chỉ có kẻ lớn hơn dụ dỗ rồi thực hiện hành vi dâm loạn với trẻ em trong lúc vắng mặt những người khác.”! Rồi bạn đọc đã nghe câu chuyện này chưa?
Phóng viên: “Vĩnh Phúc đang chuẩn bị xây dựng trung tâm thể thao, với dự án 5,600 tỷ liệu có khó khăn gì không?
Chánh văn phòng tỉnh Vĩnh Phúc: “Ai bảo khó khăn? Mày có biết là ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc đứng thứ bao nhiêu cả nước không?”.
Hỡi ôi là gíao dục Xã Hội Chủ Nghĩa! Nó vô đạo, tàn bạo đến thế là cùng. Người ta không thể biện minh cho nó dù lý luận từ chiều chủ quan hay khách quan: Hướng chủ quan thì nó tạo ra càn dở, đần độn, thô bạo và nô lệ. Nó đã không nhìn ra được sự sự thiếu giáo hóa của chính bản thân, nhưng lại tự cho mình là cao nhất, hay nhất, trên tất cả. Muốn làm gì thì làm, muốn viết gì thì viết, muốn nói gì thì nói. Theo đó, nó không thể ngụy biện đoạn viết trên là “ dạy kỹ năng”. Vì thực tế, đó là phản ảnh từ một tình huống “đạo đức bất cập” mà cộng sản theo gương Hồ chí Minh đã cài, cấy vào trong lòng trẻ qua bàn tay của những loại cán bộ bại hoại, vô đạo đức, nhưng thừa kinh nghiệm bản thân để đầu độc học sinh. Nó là một hành vi tội ác, làm băng hoại luân thường đạo lý của xã hội do chính nhà nước cộng sản chủ trương.
Đến khách quan. Lý luận một chiều, nên bản thân không tiếp nhận được trí năng và sự hiểu biết của xã hội. Bản thân không sáng tạo, khô cứng, lệch lạc, bệnh họan, không phát triển. Rồi càng lúc càng nhai lại ý tưởng hạ cấp, mất nhân tính nên đặt niềm tin vào bạo lực và quyền lực, rồi tạo ra bất ổn và bạo động từ học đường, hủy hoại nguồn sinh lực của xã hội. Ngày nay, ai cũng thấy trẻ rất bạo động, không có lòng kinh trọng và tin tưởng cô thầy. Ở chiều ngược lại, thầy cô ngoài lớp cán bộ “đẳng cấp” sẵn sàng đầu độc trẻ thơ bằng những bài học bại hoại luân lý như Lưu thu Thủy, Trần thị Thái Hà, Đào văn Vi, tuyệt đại đa số còn lại thì rất ích kỷ và mặc kệ … “chúng”, học được gì thì học. Họ không còn mang tâm tình của những “ Lương Sư hưng Quốc” vì tương lai đất nước. Phần vì, luôn phải đối diện với lũ cán sự đảng rình rập quanh trường, dẫu muốn, họ cũng không thể bước ra ngoài những cuốn sách do chúng viết ra. Phần vì cuộc sống tất bật lo chén cơm manh áo.
Kết qủa, xã hội phải gánh lấy hậu qủa như tại họa trong nền giáo dục của cộng sản. Đến trường thì gặp cán cộng ác độc nhiều hơn thày cô. Về nhà đối diện với cái nghèo khổ cùng cực. Tất cả giống như một thảm họa không thể tránh. Điển hình là chuyện tang thương vừa xảy ra ở Tân Biên, Tây Ninh. Bốn cha con ông Tâm đã cùng bị chết cháy vì cái nghèo khổ và sự đổ vỡ của gia đình. Trong đó có hoàn cảnh “ các cháu bé rất ngoan, nhất là bé Quý, năm vừa qua do gia đình không có tiền nên Qúy đã nghỉ học, ở nhà”!
Trước những thảm hoạ này, muốn thay đổi, muốn cải thiện nền văn hóa giáo dục, muốn canh tân Việt Nam, vào lúc này, một em nhỏ cũng biết là chỉ có một con đường duy nhất. Triệt căn nền văn hóa cộng sản, rồi xây dựng một mô hình Văn Hóa Nhân Bản Dân Tộc nhắm đến hai mục đích: Phát triển đất nước và bảo vệ Công Bằng, Lợi Ích cho xã hội. Việc xây dựng này đựa trên những nguyên tắc sau:
- Chấm dứt việc đưa chính trị đảng phái vào trường học. Miễn toàn bộ học phí cho các cấp, hay miễn giãm một phần cho sinh viên đại học.
- Chấm dứt độc quyền giáo dục. Phải trả lại các cơ sở, trường học, viện mồ côi mà cộng sản đã cướp đoạt, chiếm hữu của các tôn giáo và từ nhân trước hay sau ngày 30-4-1975 vô điều kiện. Kêu gọi những tổ chức này góp công sức vào việc xây dựng nền giáo dục mới trong tinh thần Nhân Bản Dân Tộc.
- Giáo dục là Tín, Nghĩa. Phải đào tạo thực dụng trong tín nghĩa. Công bằng trong Tín Nghĩa. Tín nghĩa như một tờ giấy phẳng. Nếu nó đã bị vò nát thì không có thể làm cho nó phẳng lại được nữa. Theo đó, phải giữ Tín Nghĩa trong việc bảo đảm, tôn trọng quyền chính trị của người dân.
Hướng đi là thế, tiếc là trong muôn vàn cái khó của cuộc sống hôm nay, phụ huynh chỉ biết còng lưng đi làm và đóng thuế, còn lại bao nhiêu là lo cho gia đình. Họ không còn nhiều thời giờ để nhìn thấy những biến động của xã hội. Không nhìn thấy việc cộng sản đã thành công trong việc áp đặt nền văn hóa vô đạo tại Việt Nam. Nó đã biến đổi bản tính nhân ái, bao dung, của người dân ta thành độc ác, ghen tương đố kỵ, đầy lòng thù hận. Tệ hơn, biến đổi rất nhanh bản tính thuần lương của lứa tuồi vừa lên trung học. Để ở đó, thanh thiếu niên tuổi 13-16 đã có đủ những chiêu trò chém giết, ghen tương, yêu đương và phá thai. Là những câu chuyện làm cho các phụ huynh bàng hoàng, đau xót trong hoảng loạn, khóc gào, không phương cách giải quyết khi nó ập đến.
Trong khi đó, cũng làng xóm đó, xúm nhau lại đánh đến chết một tên ăn trộm chó, trộm gà, nhưng khi những tên côn đồ của nhà nưóc đến đánh đập, thậm chí là hãm hiếp, cướp đất, cướp nhà của người hàng xóm thì rửng rưng, khoanh tay đứng nhìn. Nghĩa khí thế nào, tình nghĩa đồng bào còn không? Hai loại trộm cướp này, loại nào chúng ta cần phải tiêu diệt để đem lại yên vui cho xóm làng đây? Bọn ăn trộm chó, trộm gà hay bọn côn đồ cường quyền CS?
Hỏi thế, không phải là để khó cho nhau. Trái lại, đã đến lúc không thể chần chờ gì thêm nữa. Muốn thực hiện việc cải cách, canh tân trong văn hóa giáo dục để bảo vệ con cái chúng ta khỏi biến dạng thành những kẻ côn đồ, không nhân tính, chúng ta chỉ còn một con đường duy nhất để đi. Tất cả cùng đứng lên, ra khỏi nhà, nắm chặt lấy bàn tay của người lối xóm, cùng lên đường thành Phong Trào đòi buộc nhà nước phải Miễn, Giảm Học Phí cho học sinh, sinh viên. Yêu cầu chấm dứt việc xây các “tượng đứng đái” mang tên bất cứ kẻ nào, bởi nó sẽ bị đạp đổ sau đó nếu nó không thuộc về lịch sử dân tộc và phải dùng ngân qũy đó cho giáo dục học đường, xây cầu, làm đường cho con em đến trường. Đòi đến khi nào thành công mới thôi.
Đây không phải chỉ là bước tiến như ngọn thủy triều dâng để tự cứu nhà, cứu nước và cứu lấy nền Văn Hóa Nhân Bản Dân Tộc. Nhưng còn là phương cách để cải tạo xã hội, khôi phục lại những gía trị truyền thống trong nền văn hóa và luân lý của dân tộc. Là một phương cách hữu hiệu nhất để giảm thiểu con số trẻ bỏ học, giảm thểu con số ‘Những thiên thần mất cuộc sống” trong các nghĩa trang hài nhi. Giảm bớt những nỗi lo âu, căng thẳng, hoảng loạn của mỗi gia đình, và giảm bớt thực sự con số “Những thiên thần mất cuộc sống” trong đời thường. Bởi vì, nhờ bước đi của chúng ta, người người, từ trẻ thơ đến tuổi tác đều tìm lại được nguồn an vui, tín nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. Mọi người sẽ cảm nhận cuộc sống đáng sống và có ý nghĩa hơn.
Tóm lại, chỉ còn một phương cách duy nhất. Phải triệt căn nền văn hóa vô đạo của Cộng sản và thay thế bằng nền văn hóa đạo đức, tín nghĩa, nhân bản của dân tộc. Ngoài ra, chẳng còn một phương cách nào khác.
Bảo Giang.
9-2015
Những “thiên thần” mất cuộc sống, phần kết.
- “Hiện tại, không có ai sống bằng đồng lương thật, kể cả người lao động bình thường cho đến những quan chức ở cấp bậc cao nhất… (Dương Trung Quốc, ĐBQH, báo Dân Trí).
VI. Chấm dứt độc quyền giáo dục.
1. Các cơ sở học đường tại miền nam trước 30-4-1975
Ai cũng cho rằng, miền nam Việt Nam có được một nền giáo dục phong phú, đạt tiêu chuẩn Quốc Tế là vì, ở đó, chính phủ đã hòa đồng với cuộc sống khốn cùng của ngưòi dân. Chính phủ đã thực sự cùng đi trong khát vọng phát triển đất nước của dân tộc. Đã mở ra rất nhiều trường học tại các địa phương, và đã hết lòng hỗ trợ cho các học sinh có cơ hội đến trường miễn phí. Hơn thế, sau khi đưa ra một chính sách giáo dục nhân bản, nhằm thăng tiến đời sống con người và xã hội về mọi mặt. Chính phủ đã trực tiếp hỗ trợ và kêu gọi các tôn giáo, và tư nhân, cùng tiếp tay với chính phủ để khai triển nền giáo dục nhân bản để phục vụ đời sống dân sinh và xã hội.
A. Về cơ sở, khu vực tư
- Trong cuốn "Our Vietnam Nightmare" bà Maguerite Higgins cho biết:"có 1275 ngôi chùa mới được xây cất, và có 1295 ngôi chùa được trùng tu dưới thời Ngô Đình Diệm (Đệ Nhất Cộng Hòa)".
- Theo hai ông Đoàn Thêm và Mai Thọ Truyền “ thì trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2206 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất”.
- Về các cơ sở văn hóa, trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Phật Giáo chưa mở trường học. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời. Cho đến năm 1970, hệ thống trường Bồ Đề trên toàn miền nam có 137 trường gồm có 65 trường Trung Học Với tổng số học sinh trên dưới 60,000. “Hầu như tất cả các trường này đều được chính phủ hỗ trợ và xây dựng trước ngày 1-11-1963. Chỉ có một số nhỏ được xây dựng sau ngày này” (Đỗ Mậu)
- Thời Đệ Nhất Cộng Hòa niên khoá 1960 có 1,514620 học sinh Tiểu và Trung học. Tăng 200% so với niên học 1955, lúc mới thu hồi Độc Lập từ tay Pháp.. ( Wikipedia)
-Thập niên 1970 -71 có trên 1000 trường Trung, Tiểu học tư thục trên toàn quốc. Trong đó có qúa một nửa là hệ thống các trường trung tiểu học Công Giáo và có 137 trường trung tiểu học mang tên Bồ Đề. Đến năm 1974 có trên 1.2 học sinh miền nam thụ huấn trong hệ thống trường tư thục
*. Về các trường đại học được ghi nhận như sau: Viện Đại học Đà Lạt: Thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1957. thuộc Giáo Hội Công Giáo đã có 26.551 người tốt nghiệp về chuyên môn như ngành Chính Trị kinh doanh, Khoa học, Sư phạm.
*Viện Đại học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinh viên.
• Viện Đại học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam Quốc Tự của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Vào thập niên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.
• Viện Đại học An Giang (Hòa Hảo): Thành lập năm 1970 ở Long Xuyên . Viện Đại học này trực thuộc Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo.
• Viện Đại học Cao Đài: Thành lập năm 1971 ở Tây Ninh . Viện Đại học này trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh.
• Viện Đại học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn. Viện Đại học này do Giáo Hội Công Giáo điều hành ( wikepedia)
B. Các cơ sở khu vực công.
Ở khu vực công. Vào niên khoá 1955 trên toàn miền nam có 8191 lớp học với 800,465 học sinh tiểu học, và 890 lớp học cho bậc trung học vời con sồ học sinh khá khiêm tốn là 51465. Đến niên học 1970 khu vực công có 44104 lớp tiểu học với 2,556,000 học sinh và 9069 lớp học bậc trung học với 632,000 học sinh trên toàn quốc,(wikipedia) tất cả đều không thu học phí. “Vào năm học 1973-1974, con số được tổng kết bao gồm cả hai lãnh vực tư và công có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh Trung học, và 101.454 sinh viên Đại học ( không bao gồm Quốc Gia Hành Chánh và các trường đại học cộng đồng). Số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số.”.( nhìn lại nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa)
Riêng về cấp đại học, các cơ sở công gồm có: Viện đại học Sài Gòn, Viện đại học huế, Viện Đại Học Cần Thơ, Viện Đại Học bách Khoa thủ Đức. Ngoài ra còn có Học viện Quốc Gia Hành Chánh. Học Viện Quốc Gia Nông Lâm, Nghiệp. Tất cả đều không phải dóng học phí. Tổng số sinh viên trên toàn quốc được ghi nhận vào niên khoá 1974-75 là 176,475. Họ có đầy đủ các cơ sở học hành và nghiên cứu trên tổng dân số ước tính là 19 triệu người.( wikipedia) Đây là con số khá cao xo với thời chiến khi thanh niên phải lên đường tòng chinh và chỉ được tiếp tục ở lại học đại học theo tiêu chuẩn 18+1. Nghĩa là 18 tuổi phải vào đại học và mỗi năm được cộng thêm một tuổi. Sau mỗi kỳ thi lại có nhiều sinh viên phải nhập ngũ (sỹ quan trừ bị) vì không còn đủ điều kiện 18+1 (1972)
“Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), tuy nhiên, nền Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển”( nhìn lại giáo dục VNCH)
2. Các cở sở giáo dục theo sách lược ngu dân của Việt cộng sau 30-4-1975.
Với con số vào khoảng 1,4 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học niên khoá 1975, không kể đại học, cho thấy, khu vực tư đã đóng góp rất nhiều trong việt đạt mục dích của nền giáo dục cao qúy, tốt đẹp, tinh hoa của miền nam Việt Nam. Tuy nhiên, sau ngày 20-7-1954 tại miền bắc và sau ngày 30-4-1975 tất cả các cơ sở giáo dục của tôn giáo và tư nhân bao gồm 1087 trường tư và hệ thống trường công lập, từ tiểu học, trung học đến các viện đại học công, tư đều bị cộng sản dùng buá để sang đoạt, chiếm hữu và đặt cho những ngôi trường này những cái tên như ma qủy. Sau đó, CS thiết lập hệ thống giáo dục bá đạo theo chủ nghĩa tam vô, và áp đặt sách lược ngu dân trên phần đất Việt Nam.
Từ đây CS giữ độc quyền về giáo dục. Để biểu lộ việc thi hành sách lược ngu dân một cách tuyệt đối, Việt Cộng đã lấy những cái tên như Lê văn Láo (Tám), Nguyễn văn Trổi, Võ thị Sáu… cùng nhiều cái tên có nợ máu với nhân dân Việt Nam khác như Hồ chí Minh, Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Lê Duẩn, Nguyễn văn Linh, Nguyễn lương Bằng, Tôn đức Thắng… và sẽ là Đỗ Mười, Lê đức Anh… để đặt tên cho các trường trung tiểu học tại Việt Nam. Việt Nam được gì từ hệ thống giáo dục bần cùng này?
a. Hệ thống trường mang tên những kẻ có nợ máu với nhân dân:
Với những cái tên trường mang tên Hồ chí Minh, kẻ được xếp vào hàng đồ tể, đứng thứ 7 trên thế giới chỉ sau Lênin, Hitler, Mao, … đến Lê Duẫn, kẻ chủ trương “ đánh chiếm, giết dân miền nam là đánh cho Trung Quốc”. Phạm văn Đồng với công hàm bán nước 1958 và Trường Chinh với lời kêu gọi người Việt Nam hãy “bỏ học chữ Quốc Ngữ, học chữ Tàu, uống thuốc Tàu để được làm chư hầu cho Trung Cộng”, đã đem lại hay đạt được những thành quả nào?
Trả lời, nó tạo ra được lớp quan cán cộng từ cao nhất như Hồ chí Minh đến chủ tịch nuớc, thủ tướng, nội các, tổ quốc hội, xuống hàng tỉnh, huyện, dân phường, dân phố, xã thôn, cũng như hệ thống đảng cộng, không một kẻ nào không thạo nghề buôn dân bán nước. Không một kẻ nào không rành nghề chặt chém, bòn rút, khoét đục của công cũng như tư. Không một kẻ nào không tàn độc, gian trá, lừa đảo. “Hiện tại, không có ai sống bằng đồng lương thật, kể cả người lao động bình thường cho đến những quan chức ở cấp bậc cao nhất… (Dương Trung Quốc, ĐBQH, báo Dân Trí).
b. Với các trường trung tiểu học mang tên Lê văn Láo (Tám) ra sao?
Trước tiên, tôi gọi nó là trường Lê văn Láo thay vì Lê văn Tám. Lý do, cái tên Lê văn Tám chỉ là một cái tên giả tưởng ngụy tạo, được dựng nên, vẽ ra hay hư cấu từ chuyện kho xăng Nhà Bè trong thời Pháp bị bốc cháy để lừa bịp trong chiến tranh tuyên truyền. Không hề có một nhân vật nào trong sự kiện. Theo đó, câu chuyện này dùng trong chốn rác rưởi, tuyên truyền đã là một điều đáng kinh tởm, nói chi đến dùng nó trong hệ thống giáo dục, nên tôi phải gọi nó là trường Lê văn Láo.
Nhắc lại, cho đến nay, lý do nào khiến cái kho xăng Nhà Bè bị bốc cháy? Vì bị phá hoại, vì bất cẩn, không có bất cứ nguồn tin chính thức nào được xác nhận. Tuy nhiên, Trần huy Liệu, bộ trưởng tuyên truyền bịp của Việt cộng đã nhân vụ cháy này mà hư cấu ra một thanh thiếu niên tên Lê văn Tám để làm tuyên truyền, láo lếu vẽ ra gương anh hùng, dũng cảm cho Việt cộng noi theo (giống như trường hợp Hồ chí Minh). Như thế, bản chất của nó là láo, là gian trá, là không có gía trị. Một cái tên đã không có thật, không có gía trị thì việc gì phải tôn trọng. Theo đó, tôi gọi đó là trường Lê văn Láo, hay Hồ chí Láo nghe ra còn trung thực hơn cái tên Lê văn Tám của Trần huy Liệu rất nhiều. Bởi lẽ, tôi đã xác nhận nó là láo! Đã Láo thì không thể tồn tại. Và đây là bằng chứng rất láo do Liệu hư cấu và được Việt cộng Phan huy Lê ghi lại như sau:
“GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại. Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu … Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng. Ngoài công việc biên soạn công trình, GS thường… kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình”. Về câu chuyện Lê Văn Tám, Phan Huy Lê viết lại theo lời dặn của Trần Huy Liệu như sau:” Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị cháy vào khoảng tháng 10 – 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi ( Trần Huy Liệu) đã “dựng” lên, ( tạo ra, hư cấu) câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét”.
“ Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS Trần huy Liệu đã tự trách là vì thiếu cân nhắc (ngu dốt) về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý ( Phan huy Lê). Tôi cũng không đánh giá điều Phan huy Lê viết là đáng tin cậy hơn. Bởi y cũng là một Việt cộng. Tuy nhiên, trong hai điều dối trá, ta có thể chọn điều nghe ra có lý và bớt dối trá hơn. Người bị đốt cháy như ngọn lửa thì không thể chạy thêm được mấy bước! Điều đó xác định Trần huy Liệu là hư cấu, là dựng chuyện.
Sự dối trá của Trần huy Liệu như thế vẫn chưa kinh vì nó ở trong thời chiến và cần tuyên truyền lừa bịp. Nhưng với đoạn trích sau cho thấy cái chủ đích gian trá của nền giáo dục CS ra sao. “ Cập nhật lúc 17:47 20/11/2014 KTĐT - Hôm nay (20/11), thầy trò Trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Hai Bà Trưng) vinh dự đón Bằng công nhận Trường chuẩn Quốc gia mức độ I của UBND/ TP Hà Nội và Bằng khen của Bộ GD&ĐT.” Không biết nó đạt điểm chuẩn về cái gì? Gian trá, láo lếu, độc ác hay tất cả những thứ đó cộng lại để được nhận bằng tuyên công?
Có thể nhiều người không trách Trần Huy Liệu hư cấu ra câu chuyện Lê văn Tám để làm tuyên truyền, cổ động trong chiến tranh. Nhưng việc chủ trương lấy một cái tên hư cấu gian trá trong tuyên truyền mà đặt cho nhiều trường trung tiểu học tại Việt Nam, để cho học sinh noi gương là một hành động vô ý thức, vô liêm sỷ, nếu như không muốn nói đó là hành động vô giáo dục, là một hành động mang tính gây tội ác. Bởi vì nó đã đem sự láo lếu, gian trá, chà đạp công lý và đầu độc nhiều thế hệ ngay từ lúc trẻ thơ. Nó phải bị lên án và dẹp bỏ tức khắc. Giáo dục không thể là gian trá.
b. Trường mang tên Nguyễn văn Trổi, Võ thị Sáu… thế nào?
Võ thị Sáu có lẽ cũng không khác câu chuyện của Lê văn Láo là mấy. Phần Nguyễn văn Trổi, theo Lê diễn Đức, một cựu học sinh từ Hà nội trong thời chiến tranh cho biết: “Sự dối trá về Nguyễn Văn Trỗi cũng tương tự như "ngọn đuốc sống" Lê Văn Tám trong thời chống Pháp, một nhân vật được Trần Huy Liệu, dựng lên. Trớ trêu thay, cho đến ngày nay, người ta cũng bất chấp dư luận, sống sượng và vô liêm sỉ đến mức vẫn lấy tên Lê Văn Tám để đặt tên cho nhiều truờng học và công viên ở Việt Nam. Họ cũng chẳng chỉnh sửa, đính chính những điều không có về hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi”.
“Trong xã hội miền Bắc, con người sống như bị giam hãm trong "trại súc vật", bị tẩy não, bị thuần hoá, mù tịt thông tin, chỉ biết thế giới bên ngoài qua các phương tiện báo chí truyền thông của đảng. Lúc ấy cũng chưa có Internet, dường như ai ai cũng tin, tin như đinh đóng cột vào cả những điều phi lý hiển nhiên. Một con người nơi pháp trường đã bị trói gập khuỷ tay làm sao có thể giật mảnh băng đen bịt mắt. Rằng, đã bị súng bắn chết gục sao còn có thể đứng "thẳng dậy" mà hô khẩu hiệu! Nhưng tuyệt nhiên không hề có một sự nghi kị nào!... Nó bị xiên xẹo, bịa đặt, dối trá. Cả một nửa đất nước đã bị lừa gạt thảm hại.". (Nguyễn văn Trổi, sản phảm dối trá, Lê diễn Đức)
Thật ra, việc Việt Cộng dùng một cái tên như Hồ chí Minh, Lê văn Tám làm tuyên truyền là quyền của họ, nhưng khi mang nó đặt tên cho những trường học, những cơ sở giáo dục nó lại là một tội ác. Nó là một tội ác, bởi vì: thứ nhất, nó phỉ nhổ, chà đạp nhân bản tính và lòng tự trọng, sự chân thật của dân tộc Việt Nam. Tiền nhân ta nhân dân ta dù từ “một thước kiếm xây nền Độc Lập”, Nhưng ý chí vẫn là “Đem đại Nghĩa để thắng hung tàn, “Lấy chí nhân mà thay cường bạo”, Không bao giờ dung túng cho sự ác, cho gian trá. Kế đến, nó chủ trương đầu độc và hủy diệt nhân bản tính và văn hóa của dân tộc Việt Nam bằng những bài giáo khoa kiểu “thực hành kỹ năng” do cán bộ diện hộ lý làm công tác viết sách dạy trẻ như sau:
Đây là nội dung "Tình huống 2" trong sách “ Bài tập thực hành kĩ năng số 4”. Do hai cán bộ Hộ Lý: Lưu Thu Thuỷ ( chủ biên) Trần thị Thái Hà – Đào văn Vi phụ tá, biên soạn. ( Không biết em tên Nam mấy tuổi là nam hay nữ?)
Đoạn viết này rõ ràng là một đại họa cho nền văn hóa nói chung, và lòng trong trắng của trẻ thơ nói riêng. Tôi không tìm ra lý do họ đưa đoạn viết này vào sách giáo khoa cho trẻ. Bạn tôi lý giải: “ có thể do được học tập, thực hiện từ nhỏ, hoặc đã trực tiếp hướng dẫn nhiều người thực hiện kỹ năng này với bản thân, nên họ truyền kinh nghiệm cho ngưòi khác. Ở đây, nó lại phản giáo dục, nó không phải là bài học, vì thực tế chỉ có kẻ lớn hơn dụ dỗ rồi thực hiện hành vi dâm loạn với trẻ em trong lúc vắng mặt những người khác.”! Rồi bạn đọc đã nghe câu chuyện này chưa?
Phóng viên: “Vĩnh Phúc đang chuẩn bị xây dựng trung tâm thể thao, với dự án 5,600 tỷ liệu có khó khăn gì không?
Chánh văn phòng tỉnh Vĩnh Phúc: “Ai bảo khó khăn? Mày có biết là ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc đứng thứ bao nhiêu cả nước không?”.
Hỡi ôi là gíao dục Xã Hội Chủ Nghĩa! Nó vô đạo, tàn bạo đến thế là cùng. Người ta không thể biện minh cho nó dù lý luận từ chiều chủ quan hay khách quan: Hướng chủ quan thì nó tạo ra càn dở, đần độn, thô bạo và nô lệ. Nó đã không nhìn ra được sự sự thiếu giáo hóa của chính bản thân, nhưng lại tự cho mình là cao nhất, hay nhất, trên tất cả. Muốn làm gì thì làm, muốn viết gì thì viết, muốn nói gì thì nói. Theo đó, nó không thể ngụy biện đoạn viết trên là “ dạy kỹ năng”. Vì thực tế, đó là phản ảnh từ một tình huống “đạo đức bất cập” mà cộng sản theo gương Hồ chí Minh đã cài, cấy vào trong lòng trẻ qua bàn tay của những loại cán bộ bại hoại, vô đạo đức, nhưng thừa kinh nghiệm bản thân để đầu độc học sinh. Nó là một hành vi tội ác, làm băng hoại luân thường đạo lý của xã hội do chính nhà nước cộng sản chủ trương.
Đến khách quan. Lý luận một chiều, nên bản thân không tiếp nhận được trí năng và sự hiểu biết của xã hội. Bản thân không sáng tạo, khô cứng, lệch lạc, bệnh họan, không phát triển. Rồi càng lúc càng nhai lại ý tưởng hạ cấp, mất nhân tính nên đặt niềm tin vào bạo lực và quyền lực, rồi tạo ra bất ổn và bạo động từ học đường, hủy hoại nguồn sinh lực của xã hội. Ngày nay, ai cũng thấy trẻ rất bạo động, không có lòng kinh trọng và tin tưởng cô thầy. Ở chiều ngược lại, thầy cô ngoài lớp cán bộ “đẳng cấp” sẵn sàng đầu độc trẻ thơ bằng những bài học bại hoại luân lý như Lưu thu Thủy, Trần thị Thái Hà, Đào văn Vi, tuyệt đại đa số còn lại thì rất ích kỷ và mặc kệ … “chúng”, học được gì thì học. Họ không còn mang tâm tình của những “ Lương Sư hưng Quốc” vì tương lai đất nước. Phần vì, luôn phải đối diện với lũ cán sự đảng rình rập quanh trường, dẫu muốn, họ cũng không thể bước ra ngoài những cuốn sách do chúng viết ra. Phần vì cuộc sống tất bật lo chén cơm manh áo.
Kết qủa, xã hội phải gánh lấy hậu qủa như tại họa trong nền giáo dục của cộng sản. Đến trường thì gặp cán cộng ác độc nhiều hơn thày cô. Về nhà đối diện với cái nghèo khổ cùng cực. Tất cả giống như một thảm họa không thể tránh. Điển hình là chuyện tang thương vừa xảy ra ở Tân Biên, Tây Ninh. Bốn cha con ông Tâm đã cùng bị chết cháy vì cái nghèo khổ và sự đổ vỡ của gia đình. Trong đó có hoàn cảnh “ các cháu bé rất ngoan, nhất là bé Quý, năm vừa qua do gia đình không có tiền nên Qúy đã nghỉ học, ở nhà”!
Trước những thảm hoạ này, muốn thay đổi, muốn cải thiện nền văn hóa giáo dục, muốn canh tân Việt Nam, vào lúc này, một em nhỏ cũng biết là chỉ có một con đường duy nhất. Triệt căn nền văn hóa cộng sản, rồi xây dựng một mô hình Văn Hóa Nhân Bản Dân Tộc nhắm đến hai mục đích: Phát triển đất nước và bảo vệ Công Bằng, Lợi Ích cho xã hội. Việc xây dựng này đựa trên những nguyên tắc sau:
- Chấm dứt việc đưa chính trị đảng phái vào trường học. Miễn toàn bộ học phí cho các cấp, hay miễn giãm một phần cho sinh viên đại học.
- Chấm dứt độc quyền giáo dục. Phải trả lại các cơ sở, trường học, viện mồ côi mà cộng sản đã cướp đoạt, chiếm hữu của các tôn giáo và từ nhân trước hay sau ngày 30-4-1975 vô điều kiện. Kêu gọi những tổ chức này góp công sức vào việc xây dựng nền giáo dục mới trong tinh thần Nhân Bản Dân Tộc.
- Giáo dục là Tín, Nghĩa. Phải đào tạo thực dụng trong tín nghĩa. Công bằng trong Tín Nghĩa. Tín nghĩa như một tờ giấy phẳng. Nếu nó đã bị vò nát thì không có thể làm cho nó phẳng lại được nữa. Theo đó, phải giữ Tín Nghĩa trong việc bảo đảm, tôn trọng quyền chính trị của người dân.
Hướng đi là thế, tiếc là trong muôn vàn cái khó của cuộc sống hôm nay, phụ huynh chỉ biết còng lưng đi làm và đóng thuế, còn lại bao nhiêu là lo cho gia đình. Họ không còn nhiều thời giờ để nhìn thấy những biến động của xã hội. Không nhìn thấy việc cộng sản đã thành công trong việc áp đặt nền văn hóa vô đạo tại Việt Nam. Nó đã biến đổi bản tính nhân ái, bao dung, của người dân ta thành độc ác, ghen tương đố kỵ, đầy lòng thù hận. Tệ hơn, biến đổi rất nhanh bản tính thuần lương của lứa tuồi vừa lên trung học. Để ở đó, thanh thiếu niên tuổi 13-16 đã có đủ những chiêu trò chém giết, ghen tương, yêu đương và phá thai. Là những câu chuyện làm cho các phụ huynh bàng hoàng, đau xót trong hoảng loạn, khóc gào, không phương cách giải quyết khi nó ập đến.
Trong khi đó, cũng làng xóm đó, xúm nhau lại đánh đến chết một tên ăn trộm chó, trộm gà, nhưng khi những tên côn đồ của nhà nưóc đến đánh đập, thậm chí là hãm hiếp, cướp đất, cướp nhà của người hàng xóm thì rửng rưng, khoanh tay đứng nhìn. Nghĩa khí thế nào, tình nghĩa đồng bào còn không? Hai loại trộm cướp này, loại nào chúng ta cần phải tiêu diệt để đem lại yên vui cho xóm làng đây? Bọn ăn trộm chó, trộm gà hay bọn côn đồ cường quyền CS?
Hỏi thế, không phải là để khó cho nhau. Trái lại, đã đến lúc không thể chần chờ gì thêm nữa. Muốn thực hiện việc cải cách, canh tân trong văn hóa giáo dục để bảo vệ con cái chúng ta khỏi biến dạng thành những kẻ côn đồ, không nhân tính, chúng ta chỉ còn một con đường duy nhất để đi. Tất cả cùng đứng lên, ra khỏi nhà, nắm chặt lấy bàn tay của người lối xóm, cùng lên đường thành Phong Trào đòi buộc nhà nước phải Miễn, Giảm Học Phí cho học sinh, sinh viên. Yêu cầu chấm dứt việc xây các “tượng đứng đái” mang tên bất cứ kẻ nào, bởi nó sẽ bị đạp đổ sau đó nếu nó không thuộc về lịch sử dân tộc và phải dùng ngân qũy đó cho giáo dục học đường, xây cầu, làm đường cho con em đến trường. Đòi đến khi nào thành công mới thôi.
Đây không phải chỉ là bước tiến như ngọn thủy triều dâng để tự cứu nhà, cứu nước và cứu lấy nền Văn Hóa Nhân Bản Dân Tộc. Nhưng còn là phương cách để cải tạo xã hội, khôi phục lại những gía trị truyền thống trong nền văn hóa và luân lý của dân tộc. Là một phương cách hữu hiệu nhất để giảm thiểu con số trẻ bỏ học, giảm thểu con số ‘Những thiên thần mất cuộc sống” trong các nghĩa trang hài nhi. Giảm bớt những nỗi lo âu, căng thẳng, hoảng loạn của mỗi gia đình, và giảm bớt thực sự con số “Những thiên thần mất cuộc sống” trong đời thường. Bởi vì, nhờ bước đi của chúng ta, người người, từ trẻ thơ đến tuổi tác đều tìm lại được nguồn an vui, tín nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. Mọi người sẽ cảm nhận cuộc sống đáng sống và có ý nghĩa hơn.
Tóm lại, chỉ còn một phương cách duy nhất. Phải triệt căn nền văn hóa vô đạo của Cộng sản và thay thế bằng nền văn hóa đạo đức, tín nghĩa, nhân bản của dân tộc. Ngoài ra, chẳng còn một phương cách nào khác.
Bảo Giang.
9-2015
Văn Hóa
Những Pháo đài kiên cố ở thành Velletta và các Hiệp Sĩ Malta hào hùng
Lm Trần Công Nghị
08:40 18/09/2015
MALTA - Tầu cập bến Valletta từ sáng sơm tinh mơ ngày 17/9/2015, từ khoang tầu nhìn trước mặt, khách du lịch sẽ choáng ngợp vì quang cảnh hùng vĩ và vẻ đẹp kiêu sa của thành phố một thời vang bóng đang hiện ra trong ánh sáng hừng đông vừa mới hé mở. Thật là vĩ đại và tuyệt vời! Bạn sẽ mong ước được đi viếng cảnh ngay lập tức.
Hình ảnh
Chúng tôi đã đi theo đoàn du lịch bằng xe bus tiện nghi đi thăm các pháo đài, các dinh thự, nhà thờ chính tòa Malta và Tòa tổng giám mục. Trên khắp các nẻo đường quanh đào hầu như tất cả các tòa nhà đều cùng một mầu đá vàng mộc mạc giống nhau, trông đạm bạc, nhưng kiên cố và không phai vết với thời gian.
Chúng tôi đã tới thăm một làng đánh cá cổ xưa có tên là làng Saint Paul, đã có từ thời dân Phoenician đến đây lập nghiệp mấy ngàn năm trước và trải qua các thời đại với nhiều sắc dân khác ghi vết chân mà nay vết tích về ngôn ngữ và di sản kiến trúc và nghệ thuật. Nay làng này phát triển thêm thành một nơi nghĩ mát lý tưởng và sang trọng với các villa tân tiến và các du thuyền mượt đậu khắp đây đó, vì làng nằm gần một vịnh bao quanh là các sườn đồi núi cao.
Tiếp đến, chúng tôi cũng đi thăm và ăn trưa tại một làng đánh cá truyền thông khác, nơi có tên gọi rất cổ đại là "Pompei" và có nhà thờ dâng kính Đức Bà Pompei. Chắc hản những người di dân tới đây ban đầu là từ thành Pompei bị núi lửa tàn phá ngàn năm trước...
Cuối cùng chúng tôi thăm pháo đài Elmo cửa ngõ ra vào hải cảng Valletta. Tại đây chúng tôi được xem cuốn phim "Malta Experience" nói về lịch sử ngàn năm anh hùng của dân Malta trải qua các cuộc chinh chiến mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa, truyền thống đức tin và địa vị quan trọng của mình là trung tâm điểm giao thoa văn hóa và thương mại trong biển rộng mênh mông của Địa Trung Hải.
Thành Valletta là thủ đô của đảo quốc Malta. Valletta là thủ phủ cực nam của châu Âu với dân số trên 6.000 người và nếu tính cả các khu vực đô thị xung quanh thì có tới gần 400.000 người.
Thành phố Valletta đã chính thức được UNESCO công nhận là một di sản thế giới vào năm 1980. Và tmới đây Valletta đã được chọn là Thủ đô Văn hóa châu Âu cho Đại hội vào năm 2018.
Valletta có nhiều tòa nhà được xây dựng từ thế kỷ 16 trở đi, trong thời gian Hội Dòng Order of St. John of Jerusalem, (còn được gọi là các Hiệp Sĩ chăm sóc Bệnh nhân và Khách trọ - Knights Hospitaller) và dưới triều các Hiệp Sĩ thuộc Order of Malta.
Nói đến Malta ai là người Công Giáo cũng đã từng có nghe đến tên các Hiệp Sĩ Malta. Đảo quốc Malta rất thời danh vì là thủ phủ Hiệp Sĩ Malta là một Hội Dòng Hiệp Sĩ của Giáo Hội Công Giáo.
Tìm hiểu về Hiệp sĩ Malta
Hội Dòng Order of Malta là một trong số ít các Dòng được lập ra trong thời Trung Cổ và vẫn còn hoạt động ngày nay. Đây không chỉ là một tổ chức cùng là tôn giáo mà cũng có chủ quyền chính trị và quân sự. Ngày nay các Hiệp sĩ không còn lý do đi chinh chiến nữa nên mục tiêu quân sự cũng không còn lý do tồn tại và đã biến mất trong sinh hoạt của Dòng.
Bản chất Hiệp Sĩ giải thích và biện minh cho việc duy trì bản chất cao quý của Dòng. Như hầu hết các Hiệp Sĩ khác trong Giáo Hội, họ thường xuất thân từ các gia đình Công Giáo hào hiệp, quảng đại và cao thượng. Ngày nay, phần lớn các Hiệp sĩ Malta thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Các thành viên Hiệp sĩ Malta có thể được định nghĩa là người Công Giáo sinh động bởi lòng thượng nghĩa vị tha trong tinh thần và hành vi.
Tất cả Hiệp sĩ Malta phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu truyền thống để trở thành Hiệp sĩ tức là phải có đức tính đặc biệt. Bản chất hiệp sĩ là giữ giá trị đạo đức, đặc trưng bởi tinh thần phục vụ, hy sinh và tuân theo kỷ luật của Hiệp Sĩ Malta.
Cuộc chiến hôm này không còn chiến đấu với thanh kiếm, nhưng là bằng các công cụ thanh bình trong cuộc chiến chống lại bệnh tật, nghèo đói, bị cô lập xã hội và bất khoan dung, cũng như chứng tỏ bằng cuộc sống Kitô hữu và bảo vệ đức tin.
Tất cả các 13.500 Hiệp sĩ Nam Nữ của Order of Malta phải hành xử và làm gương Kitô hữu trong cuộc sống riêng tư và công cộng của họ, và việc tiếp tục truyền thống của Dòng là cộng tác hiệu quả trong các bệnh xá và các công tác xã hội.
Theo Hiến pháp, các thành viên của Order of Malta được chia thành ba cấp Bậc. Các thành viên phải sống gương mẫu phù hợp với giáo lý và giới luật của Giáo Hội Công Giáo và họ dành thì giờ cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo của Dòng.
Các thành viên Cấp Nhất gồm các Hiệp sĩ của Công Lý, các Hiệp sĩ có khấn Dòng và các Tuyên úy có lời khấn "nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục sống hoàn thiện theo Tin Mừng". Họ là những các tu sĩ đích thật theo Giáo luật, nhưng không bắt buộc phải sống trong cộng đồng tu viện như các Dòng khác.
Các thành viên cấp Hai, có lời Khấn Vâng Lời, cam kết sống theo nhưng nguyên tắc Kitô và các nguyên tắc truyền cảm của Dòng. Họ được chia thành ba loại: 1/ Knights and Dames of Honour and Devotion trong sự vâng lời. 2/ Knights and Dames of Grace and Devotion trong sự vâng lời. 3/ Knights and Dames of Magistral Grace trong sự vâng lời.
Các thành viên cấp Ba, bao gồm các thành viên giáo dân không có lời tuyên khấn, nhưng muốn sống theo các nguyên tắc của Giáo Hội và Hội Dòng. Họ được chia thành sáu loại: 1/ Knights and Dames of Honour and Devotion. 2/ Các Tuyên úy danh dự. 3/ Knights và Dames of Grace and Devotion. 4/ Các Magistral Tuyên úy. 5/ Knights and Dames của Magistral Grace. 6/ Donats of Devotion (nam và nữ).
Hội Order of Malta đã để lại những dấu ấn quan trọng và khó phai mờ trên quần đảo Malta trong suốt 250 năm Hội Dòng. Từ cuộc sống hàng ngày cho đến các cuốc chiến đấu dũng cảm của họ, tất cả được ghi lại trong các tài liệu lưu trữ, kiến trúc và văn hóa của quần đảo Malta.
Trên khắp các đảo Malta, bạn sẽ tìm thấy nhiều bằng chứng hơn về trải nghiệm của các Hiệp sĩ trong kỹ thuật và kiến trúc: pháo đài, tháp canh, acquaducts, nhà thờ và dinh thự. Ngoài ra họ còn để lại di sản phong phú gồm các tác phẩm nghệ thuật, đồ nội thất, đồ bạc và điêu khắc. Một sản phẩm không kém phần quan trọng khác là họ đã để lại lịch sử y học. những bệnh viện của các Hiệp sĩ ở thành Valletta là những bệnh viện hàng đầu của châu Âu.
Thánh giá Malta là biểu hiệu chính thức của Dòng.
Thánh giá có tám điểm tượng trưng cho tám nghĩa vụ của các hiệp sĩ, cụ thể là: "sống trong sự thật, sống đức tin, ăn năn tội lỗi của mình, sống khiêm nhường, yêu công lý, thương cảm, chân thành và tận tâm, chịu đựng ngược đãi ".
Vài nét sơ lược về thành phố Valletta
Kiến trúc cơ bản của thành phố là kiểu Baroque và tân Cổ điển (Neo-Classical) xen lẫn với Mannerist và kiến trúc hiện đại trong một số khu vựa của thành phố. Mặc dù chiến tranh thế giới II để lại những vết sẹo tàn phá lớn trên thành phố, đặc biệt là sự hủy diệt Tòa nhà Hát - The Royal Opera House, nhưng xem toàn cảnh thì đây là một thành phố nguy nga, đẹp cổ điển với những pháo đài đồ sộ và kiên vững.
Tên chính thức mà Dòng Order of Saint John đặt tên cho thành phố là "Humilissima Civitas Valletta" (thành phố khiêm tốn Valleta). Nhưng với những pháo đài, vườn ngự uyển, các thánh đường và những sinh thự lộng lẫy, Valletta xứng đáng với tên riêng là "Superbissima" (Hãnh diện nhất).
Việc xây dựng một thành phố trên bán đảo Malta đã được đề xuất bởi Order of Saint John vào đầu năm 1524. Lúc đầu chỉ có một tháp canh nhỏ xây dựng vào năm 1488 và dâng kính cho Erasmus (thánh Elmo). Năm 1552, tháp canh bị phá và pháo đài Fort Saint Elmo được xây dựng ở vị trí này.
Trong cuộc vây hãm thành vào năm 1565, pháo đài Fort Saint Elmo rơi vào tay quân Ottoman, nhưng cuối cùng Dòng Order of Saint John cũng thắng cuộc bao vây với sự giúp đỡ của quân tiếp viện từ Tây Ban Nha. Ngay sau cuộc thắng trận vẻ vang, Đại Hiệp Sĩ (Grand Master) Jean de Valette đã ngay lập tức cho lệnh xây dựng một thành kiên cố mới trên bán đảo Sciberras để củng cố vị trí của Dòng tại Malta và cột chân liên kết các Hiệp Sĩ gắn bó với đảo quốc này. Thành phố đặt tên mới theo tên vị Đại Hiệp sĩ "La Valletta".
Đại Hiệp Sĩ xin các vua và hoàng tử châu Âu giúp đỡ xây thành mới và ông nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, nhất là sau cuộc đại thắng của Dòng thoát cuộc vây hãm của quân Hồi giáo. Đức Giáo Hoàng Piô V gửi kiến trúc sư riêng là Francesco Laparelli đến để thiết kế thành phố mới, trong khi vua Philip II của Tây Ban Nha gửi viện trợ tiền bạc rất đáng kể. Đại Hiệp Sĩ đặt viên đá nền tảng đầu tiên xây thành phố vào ngày 28 tháng 3 năm 1566. Chính viên đá này sau trở thành nơi xây Nhà thờ Đức Bà Chiến Thắng (Our Lady of Victories Church).
De Valette chết vì một cơn đột quỵ vào ngày 21 tháng 8 năm 1568 thọ 74 tuổi và không nhìn thấy việc hoàn tất thành phố mới của mình. Lúc đầu xác của ông được chôn cất tại nhà thờ Đức Bà Chiếng Thắng, sau này hài cốt của ông được cải táng chôn trong Nhà thờ St. John, nơi có mộ của các Đại Hiệp Sĩ Malta khác nữa.
Francesco Laparelli là nhà thiết kế chính của thành phố và kế hoạch của ông rời khỏi cấu trúc Maltese thời trung cổ, trong đó trưng bày đường phố quanh co không đều và ngõ hẻm. Ông đã thiết kế thành phố mới với một kế hoạch lưới hình chữ nhật, và không bị ràng cuộc các tòa nhà quan trọng vào khu vực nào cả. Các đường phố được thiết kế để được rộng và thẳng, bắt đầu tập trung từ cổng thành phố và kết thúc ở pháo đài Fort Saint Elmo nhìn ra Địa Trung Hải. Trợ lý của ông là kiến trúc sư Maltese Girolamo Cassar, đã giám sát việc xây dựng các thành phố chính sau khi Laparelli qua đời vào năm 1570.
Vì Malta có vị trí trọng tâm nằm giữa biển Địa Trung Hải, nên trở thành điểm nối quan trọng thương mại, vị trí chiến lược và giao lưu văn hóa. Chính vì thế nên Malta đã trải qua nhiều cuộc chinh chiến, bị chiếm đóng và bị cai trị bởi nhiều đế quốc khác nhau, hầu như qua suốt lịch sử của mình: khi thì quân Ottaman, đến Tây ban nha, Pháp quốc, Đức quốc và Anh quốc.
Cuộc không kích của Đức Quốc xã và phát xít trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra nhiều sự tàn phá khắp thành Valletta. Khu vực các tòa nhà ở cảng biển và Nhà hát lớn The Royal Opera House, được xây dựng vào thế kỷ 19, bị tấn công hại nặng nề nhất.
Các công trình có tầm quan trọng lịch sử bao gồm:
Nhà thờ St John, trước đây là nhà thờ tu viện của các Hiệp sĩ của Malta. Nơi đây có kiệt tác bức tranh vẽ lớn nhất của họa sĩ tài ba Michelangelo Merisi da Caravaggio.
Nhà trọ Auberge de Castille et Leon, trước đây là văn phòng chính thức của các Hiệp sĩ Malta, thuộc Castille, Léon và Bồ Đào Nha, bây giờ là văn phòng của Thủ tướng Chính phủ của Malta.
Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia là một Cung điện Rococo xây vào cuối thập niên 1570s, trước đây một thời là nơi ở chính thức của Đại Nguyên Soái của Hạm đội Địa Trung Hải trong thời quân Anh chiếm đóng từ những năm 1820 trở đi.
Nhà hát Manoel (Maltese: Teatru Manoel) được xây dựng năm 1731, theo lệnh của Đại Hiệp Sĩ António Manoel de Vilhena, và là một trong những nhà hát cổ nhất ở châu Âu.
Những lễ hội chính thức của malta gồm có:
Lễ Đức Mẹ Núi Carmelô được tổ chức vào ngày 16 tháng 7
Lễ Thánh Phaolô được tổ chức vào ngày 10 tháng 2 (Thánh Phaolô đã đến rao giảng tại Đảo)
Lễ Thánh Dominicô cử hành ngày 4 Tháng 8
Lễ Thánh Augustinô được tổ chức vào Chúa Nhật thứ ba sau lễ Phục Sinh
Cư dân của thành phố cũng tiến hành một cuộc rước hàng năm để tôn vinh Thánh Rita.
Hình ảnh
Chúng tôi đã đi theo đoàn du lịch bằng xe bus tiện nghi đi thăm các pháo đài, các dinh thự, nhà thờ chính tòa Malta và Tòa tổng giám mục. Trên khắp các nẻo đường quanh đào hầu như tất cả các tòa nhà đều cùng một mầu đá vàng mộc mạc giống nhau, trông đạm bạc, nhưng kiên cố và không phai vết với thời gian.
Tiếp đến, chúng tôi cũng đi thăm và ăn trưa tại một làng đánh cá truyền thông khác, nơi có tên gọi rất cổ đại là "Pompei" và có nhà thờ dâng kính Đức Bà Pompei. Chắc hản những người di dân tới đây ban đầu là từ thành Pompei bị núi lửa tàn phá ngàn năm trước...
Cuối cùng chúng tôi thăm pháo đài Elmo cửa ngõ ra vào hải cảng Valletta. Tại đây chúng tôi được xem cuốn phim "Malta Experience" nói về lịch sử ngàn năm anh hùng của dân Malta trải qua các cuộc chinh chiến mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa, truyền thống đức tin và địa vị quan trọng của mình là trung tâm điểm giao thoa văn hóa và thương mại trong biển rộng mênh mông của Địa Trung Hải.
Thành Valletta là thủ đô của đảo quốc Malta. Valletta là thủ phủ cực nam của châu Âu với dân số trên 6.000 người và nếu tính cả các khu vực đô thị xung quanh thì có tới gần 400.000 người.
Thành phố Valletta đã chính thức được UNESCO công nhận là một di sản thế giới vào năm 1980. Và tmới đây Valletta đã được chọn là Thủ đô Văn hóa châu Âu cho Đại hội vào năm 2018.
Valletta có nhiều tòa nhà được xây dựng từ thế kỷ 16 trở đi, trong thời gian Hội Dòng Order of St. John of Jerusalem, (còn được gọi là các Hiệp Sĩ chăm sóc Bệnh nhân và Khách trọ - Knights Hospitaller) và dưới triều các Hiệp Sĩ thuộc Order of Malta.
Nói đến Malta ai là người Công Giáo cũng đã từng có nghe đến tên các Hiệp Sĩ Malta. Đảo quốc Malta rất thời danh vì là thủ phủ Hiệp Sĩ Malta là một Hội Dòng Hiệp Sĩ của Giáo Hội Công Giáo.
Tìm hiểu về Hiệp sĩ Malta
Hội Dòng Order of Malta là một trong số ít các Dòng được lập ra trong thời Trung Cổ và vẫn còn hoạt động ngày nay. Đây không chỉ là một tổ chức cùng là tôn giáo mà cũng có chủ quyền chính trị và quân sự. Ngày nay các Hiệp sĩ không còn lý do đi chinh chiến nữa nên mục tiêu quân sự cũng không còn lý do tồn tại và đã biến mất trong sinh hoạt của Dòng.
Bản chất Hiệp Sĩ giải thích và biện minh cho việc duy trì bản chất cao quý của Dòng. Như hầu hết các Hiệp Sĩ khác trong Giáo Hội, họ thường xuất thân từ các gia đình Công Giáo hào hiệp, quảng đại và cao thượng. Ngày nay, phần lớn các Hiệp sĩ Malta thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Các thành viên Hiệp sĩ Malta có thể được định nghĩa là người Công Giáo sinh động bởi lòng thượng nghĩa vị tha trong tinh thần và hành vi.
Tất cả Hiệp sĩ Malta phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu truyền thống để trở thành Hiệp sĩ tức là phải có đức tính đặc biệt. Bản chất hiệp sĩ là giữ giá trị đạo đức, đặc trưng bởi tinh thần phục vụ, hy sinh và tuân theo kỷ luật của Hiệp Sĩ Malta.
Cuộc chiến hôm này không còn chiến đấu với thanh kiếm, nhưng là bằng các công cụ thanh bình trong cuộc chiến chống lại bệnh tật, nghèo đói, bị cô lập xã hội và bất khoan dung, cũng như chứng tỏ bằng cuộc sống Kitô hữu và bảo vệ đức tin.
Tất cả các 13.500 Hiệp sĩ Nam Nữ của Order of Malta phải hành xử và làm gương Kitô hữu trong cuộc sống riêng tư và công cộng của họ, và việc tiếp tục truyền thống của Dòng là cộng tác hiệu quả trong các bệnh xá và các công tác xã hội.
Theo Hiến pháp, các thành viên của Order of Malta được chia thành ba cấp Bậc. Các thành viên phải sống gương mẫu phù hợp với giáo lý và giới luật của Giáo Hội Công Giáo và họ dành thì giờ cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo của Dòng.
Các thành viên Cấp Nhất gồm các Hiệp sĩ của Công Lý, các Hiệp sĩ có khấn Dòng và các Tuyên úy có lời khấn "nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục sống hoàn thiện theo Tin Mừng". Họ là những các tu sĩ đích thật theo Giáo luật, nhưng không bắt buộc phải sống trong cộng đồng tu viện như các Dòng khác.
Các thành viên cấp Hai, có lời Khấn Vâng Lời, cam kết sống theo nhưng nguyên tắc Kitô và các nguyên tắc truyền cảm của Dòng. Họ được chia thành ba loại: 1/ Knights and Dames of Honour and Devotion trong sự vâng lời. 2/ Knights and Dames of Grace and Devotion trong sự vâng lời. 3/ Knights and Dames of Magistral Grace trong sự vâng lời.
Các thành viên cấp Ba, bao gồm các thành viên giáo dân không có lời tuyên khấn, nhưng muốn sống theo các nguyên tắc của Giáo Hội và Hội Dòng. Họ được chia thành sáu loại: 1/ Knights and Dames of Honour and Devotion. 2/ Các Tuyên úy danh dự. 3/ Knights và Dames of Grace and Devotion. 4/ Các Magistral Tuyên úy. 5/ Knights and Dames của Magistral Grace. 6/ Donats of Devotion (nam và nữ).
Hội Order of Malta đã để lại những dấu ấn quan trọng và khó phai mờ trên quần đảo Malta trong suốt 250 năm Hội Dòng. Từ cuộc sống hàng ngày cho đến các cuốc chiến đấu dũng cảm của họ, tất cả được ghi lại trong các tài liệu lưu trữ, kiến trúc và văn hóa của quần đảo Malta.
Trên khắp các đảo Malta, bạn sẽ tìm thấy nhiều bằng chứng hơn về trải nghiệm của các Hiệp sĩ trong kỹ thuật và kiến trúc: pháo đài, tháp canh, acquaducts, nhà thờ và dinh thự. Ngoài ra họ còn để lại di sản phong phú gồm các tác phẩm nghệ thuật, đồ nội thất, đồ bạc và điêu khắc. Một sản phẩm không kém phần quan trọng khác là họ đã để lại lịch sử y học. những bệnh viện của các Hiệp sĩ ở thành Valletta là những bệnh viện hàng đầu của châu Âu.
Thánh giá Malta là biểu hiệu chính thức của Dòng.
Vài nét sơ lược về thành phố Valletta
Kiến trúc cơ bản của thành phố là kiểu Baroque và tân Cổ điển (Neo-Classical) xen lẫn với Mannerist và kiến trúc hiện đại trong một số khu vựa của thành phố. Mặc dù chiến tranh thế giới II để lại những vết sẹo tàn phá lớn trên thành phố, đặc biệt là sự hủy diệt Tòa nhà Hát - The Royal Opera House, nhưng xem toàn cảnh thì đây là một thành phố nguy nga, đẹp cổ điển với những pháo đài đồ sộ và kiên vững.
Tên chính thức mà Dòng Order of Saint John đặt tên cho thành phố là "Humilissima Civitas Valletta" (thành phố khiêm tốn Valleta). Nhưng với những pháo đài, vườn ngự uyển, các thánh đường và những sinh thự lộng lẫy, Valletta xứng đáng với tên riêng là "Superbissima" (Hãnh diện nhất).
Việc xây dựng một thành phố trên bán đảo Malta đã được đề xuất bởi Order of Saint John vào đầu năm 1524. Lúc đầu chỉ có một tháp canh nhỏ xây dựng vào năm 1488 và dâng kính cho Erasmus (thánh Elmo). Năm 1552, tháp canh bị phá và pháo đài Fort Saint Elmo được xây dựng ở vị trí này.
Trong cuộc vây hãm thành vào năm 1565, pháo đài Fort Saint Elmo rơi vào tay quân Ottoman, nhưng cuối cùng Dòng Order of Saint John cũng thắng cuộc bao vây với sự giúp đỡ của quân tiếp viện từ Tây Ban Nha. Ngay sau cuộc thắng trận vẻ vang, Đại Hiệp Sĩ (Grand Master) Jean de Valette đã ngay lập tức cho lệnh xây dựng một thành kiên cố mới trên bán đảo Sciberras để củng cố vị trí của Dòng tại Malta và cột chân liên kết các Hiệp Sĩ gắn bó với đảo quốc này. Thành phố đặt tên mới theo tên vị Đại Hiệp sĩ "La Valletta".
Đại Hiệp Sĩ xin các vua và hoàng tử châu Âu giúp đỡ xây thành mới và ông nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, nhất là sau cuộc đại thắng của Dòng thoát cuộc vây hãm của quân Hồi giáo. Đức Giáo Hoàng Piô V gửi kiến trúc sư riêng là Francesco Laparelli đến để thiết kế thành phố mới, trong khi vua Philip II của Tây Ban Nha gửi viện trợ tiền bạc rất đáng kể. Đại Hiệp Sĩ đặt viên đá nền tảng đầu tiên xây thành phố vào ngày 28 tháng 3 năm 1566. Chính viên đá này sau trở thành nơi xây Nhà thờ Đức Bà Chiến Thắng (Our Lady of Victories Church).
De Valette chết vì một cơn đột quỵ vào ngày 21 tháng 8 năm 1568 thọ 74 tuổi và không nhìn thấy việc hoàn tất thành phố mới của mình. Lúc đầu xác của ông được chôn cất tại nhà thờ Đức Bà Chiếng Thắng, sau này hài cốt của ông được cải táng chôn trong Nhà thờ St. John, nơi có mộ của các Đại Hiệp Sĩ Malta khác nữa.
Francesco Laparelli là nhà thiết kế chính của thành phố và kế hoạch của ông rời khỏi cấu trúc Maltese thời trung cổ, trong đó trưng bày đường phố quanh co không đều và ngõ hẻm. Ông đã thiết kế thành phố mới với một kế hoạch lưới hình chữ nhật, và không bị ràng cuộc các tòa nhà quan trọng vào khu vực nào cả. Các đường phố được thiết kế để được rộng và thẳng, bắt đầu tập trung từ cổng thành phố và kết thúc ở pháo đài Fort Saint Elmo nhìn ra Địa Trung Hải. Trợ lý của ông là kiến trúc sư Maltese Girolamo Cassar, đã giám sát việc xây dựng các thành phố chính sau khi Laparelli qua đời vào năm 1570.
Vì Malta có vị trí trọng tâm nằm giữa biển Địa Trung Hải, nên trở thành điểm nối quan trọng thương mại, vị trí chiến lược và giao lưu văn hóa. Chính vì thế nên Malta đã trải qua nhiều cuộc chinh chiến, bị chiếm đóng và bị cai trị bởi nhiều đế quốc khác nhau, hầu như qua suốt lịch sử của mình: khi thì quân Ottaman, đến Tây ban nha, Pháp quốc, Đức quốc và Anh quốc.
Cuộc không kích của Đức Quốc xã và phát xít trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra nhiều sự tàn phá khắp thành Valletta. Khu vực các tòa nhà ở cảng biển và Nhà hát lớn The Royal Opera House, được xây dựng vào thế kỷ 19, bị tấn công hại nặng nề nhất.
Các công trình có tầm quan trọng lịch sử bao gồm:
Nhà thờ St John, trước đây là nhà thờ tu viện của các Hiệp sĩ của Malta. Nơi đây có kiệt tác bức tranh vẽ lớn nhất của họa sĩ tài ba Michelangelo Merisi da Caravaggio.
Nhà trọ Auberge de Castille et Leon, trước đây là văn phòng chính thức của các Hiệp sĩ Malta, thuộc Castille, Léon và Bồ Đào Nha, bây giờ là văn phòng của Thủ tướng Chính phủ của Malta.
Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia là một Cung điện Rococo xây vào cuối thập niên 1570s, trước đây một thời là nơi ở chính thức của Đại Nguyên Soái của Hạm đội Địa Trung Hải trong thời quân Anh chiếm đóng từ những năm 1820 trở đi.
Nhà hát Manoel (Maltese: Teatru Manoel) được xây dựng năm 1731, theo lệnh của Đại Hiệp Sĩ António Manoel de Vilhena, và là một trong những nhà hát cổ nhất ở châu Âu.
Những lễ hội chính thức của malta gồm có:
Lễ Đức Mẹ Núi Carmelô được tổ chức vào ngày 16 tháng 7
Lễ Thánh Phaolô được tổ chức vào ngày 10 tháng 2 (Thánh Phaolô đã đến rao giảng tại Đảo)
Lễ Thánh Dominicô cử hành ngày 4 Tháng 8
Lễ Thánh Augustinô được tổ chức vào Chúa Nhật thứ ba sau lễ Phục Sinh
Cư dân của thành phố cũng tiến hành một cuộc rước hàng năm để tôn vinh Thánh Rita.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trái Tim
Tấn Đạt
21:53 18/09/2015
Ảnh của Tấn Đạt
Ở chỗ nhân gian không thể hiểu
Tôi với người chung một trái tim.
(Trích thơ của Du Tử Lê)