Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Chúa Nhật XXVI Thường Niên C
Lm Anthony Trung Thành
16:14 18/09/2016
Suy Niệm Chúa Nhật XXVI Thường Niên C
Trong phần sám hối đầu mỗi thánh lễ, chúng ta thường đọc kinh thú nhận: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em, tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót.” Thật vậy, chúng ta không những phạm các tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm mà còn cả những điều thiếu sót. Điều thiếu sót hay là tội thiếu sót là những tội liên quan đến bổn phận buộc chúng ta phải làm, phải nói mà chúng ta không làm, không nói. Để hiểu hơn về tội thiếu sót, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài Tin mừng hôm nay.
Thánh Luca kể rằng: “Có một nhà phú hộ kia, vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình” (Lc 16,19). Nhà phú hộ tức là người giàu có. Nhờ đâu mà ông ta giàu có? Chúng ta không biết, vì Tin mừng không nói tới. Đức Giêsu cũng không kết án ông vì tham ô tham nhũng, làm ăn bất chính hay chiếm đoạt tài sản của người khác. Cho nên, sự giàu có của ông không phải là tội. Nhưng tại sao nhà phú hộ này sau khi chết lại phải sa hỏa ngục? Thưa, nhà phú hộ đã mắc tội thiếu sót. Ông giàu có. Ông có khả năng giúp đỡ người nghèo. Người nghèo đó ở bên cạnh ông. Đó chính là ông Lazarô. Nhưng ông đã không quan tâm, không giúp đỡ, không có tình liên đới. Ông sống dửng dưng. Thánh Luca kể tiếp: “Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy" (Lc 16,20-21).
Vì lý do đó, nên ông bị kết án sa Hỏa ngục. Để hiểu hơn điều này, chúng ta nghe lại lời Đức Giêsu nói trong đoạn Tin mừng theo Thánh Mathêu, chương 25 nói về ngày phán xét chung. Chính Đức Giêsu nói với những kẻ bên trái lý do mà họ phải sa Hỏa ngục rằng: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng" (Mt 25,42-43). Đức Giêsu giải thích thêm: “Mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy”(Mt 25, 45).
Thật vậy, của cải được giao cho con người quản lý. Người được trao năm nén, người được trao hai nén, người được trao một nén (x. Mt 25, 14-30). Ai cũng phải biết làm lời số vốn được giao cho mình. Cách làm lời tốt nhất là phải biết phân phát, chia sẻ. Vì vậy, ai được Chúa trao cho nhiều tiền của phải có trách nhiệm phân phát, chia sẻ cho những người khác. Người khác ở đây chính là những người “nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù” (x. Lc 14,13). Khi chia sẻ cho người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù, không những chúng ta đang thi hành việc bác ái, mà hơn thế nữa, chúng ta đang thi hành trách nhiệm của tình liên đới giữa con người với nhau. Ông Gandhi đã nói rất chí lý rằng: “Những của cải chúng ta dư thừa là chúng ta ăn cắp của người nghèo.”
Có nhiều cách để chia sẻ: chúng ta hãy rộng tay chia sẻ cho người nghèo khi họ đến với chúng ta; có khi chúng ta đi tìm người nghèo để chia sẻ cho họ; có thể chúng ta đóng góp phần mình vào các hội từ thiện bác ái trong Giáo Hội hay ngoài xã hội... Nghĩa là chúng ta luôn chớp lấy cơ hội đến với mình, đồng thời có khi phải tạo cơ hội cho mình để phân phát, chia sẻ những gì chúng ta có cho những người nghèo, tàn tật, đui mù. Có như thế, chúng ta mới tránh được tội thiếu sót mà nhà phú hộ trong câu chuyện Tin mừng hôm nay mắc phải.
Còn ông Lazarô, có phải ông nghèo khó nên được lên Thiên đàng không? Chắc chắn không phải như vậy? Nguyên việc nghèo đói không bảo đảm cho con người được lên Thiên đàng. Trái lại, nếu vì lười biếng làm chúng ta trở nên nghèo đói, từ đó sinh ra trộm cắp, gian lận, phàn nàn kêu trách Chúa…thì lại càng không được lên Thiên đàng. Cho nên, ông Lazarô được lên Thiên đàng không phải vì ông nghèo khó, nhưng ông sống tốt bổn phận của ông trong hoàn cảnh nghèo khó. Mặc dầu nghèo khó, nhưng ông không trộm cắp, không gian lận. Ông vẫn sống tinh thần nghèo khó. Ông phó thác hoàn toàn vào tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa. Ông không phàn nàn kêu trách Chúa. Nên ông đã được lên Thiên đàng.
Thời đại nào cũng có những người giàu. Đất nước nào cũng có những người sở hữu cả khối tài sản khổng lồ. Có thể họ giàu là do chính sức lao động của họ làm nên. Cũng có thể họ giàu là do thừa kế của ông bà cha mẹ. Nhưng, vẫn có những người giàu có là do nạn tham ô tham nhũng. Đặc biệt tại đất nước Việt Nam chúng ta, có những vụ tham nhũng lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Theo báo cáo tóm tắt của Tổng thanh tra chính phủ cho biết trong 10 năm qua thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng được phát hiện gần 60.000 tỉ đồng và trên 400 ha đất. Đến nay số tiền đã thu hồi cho nhà nước là gần 5.000 tỉ đồng và hơn 200 ha đất (Theo tuoitre.vn). Mới đây, hồ sơ đại án Phạm Công Danh, cựu chủ tịch ngân hàng xây dựng cho biết, ông đã gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 9.000 tỷ đồng (Theo Trí Thức Trẻ).
Trong khi đó, rất nhiều người không có gì ăn, trẻ em suy dinh dưỡng, nhiều người phải chết đói. Nhiều trẻ em không có điều kiện để đến trường. Câu chuyện cậu bé Ksor Sôn (lớp 6, Trường THCS Trần Phú), 11 tuổi tự tử vì không có quần áo mới để đến trường là một ví dụ điển hình. Em sinh ra trong một gia đình quá khó khăn, Sôn không có nổi 1 bộ đồ mới chỉ hơn 100 ngàn đồng để nhập học, tủi thân rồi tìm đến cái chết. Rồi chuyện hai người nghèo ở Sơn La chết ở bệnh viện, người nhà không có tiền thuê xe, phải cuốn chiếu chở bằng xe máy đưa về nhà…Xem ra xã hội chúng ta đang sống vẫn còn nhiều nhà phú hộ và ông Lazarô.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta:
Thứ nhất, hãy biết sống tình liên đới, chia sẻ: Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tình liên đới sẽ vượt thắng được mọi khủng hoảng.” Nếu chúng ta may mắn là người giàu có, hoặc có của cải dư thừa…Đó là cơ hội để chúng ta sống tình liên đới, chia sẻ với những người nghèo khó, những người kém may mắn hơn chúng ta.
Thứ hai, hãy quyết tâm sống thanh liêm. Nếu phải sống trong cảnh nghèo khó không được trộm cắp, gian lận, không phàn nàn kêu trách Chúa. Cổ nhân dạy chúng ta: “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
Thứ ba, hãy làm những gì khi còn có thể: có nhiều người sống như không bao giờ chết. Chính vì thế, họ chỉ lo tích trử chứ không biết chia sẻ. Khi chết rồi họ mới hối hận về cuộc sống của mình giống như nhà phú hộ. Vậy, hãy làm những gì khi còn có thể.
Lạy Chúa Giêsu, xin đẩy xa xã hội chúng con đang sống nạn tham ô, tham nhũng. Xin cho những người giàu biết rộng lòng chia sẻ của cải cho người nghèo. Xin giúp chúng con luôn thấy được, nghe được, cảm nghiệm được sự nghèo khó của những người kém may mắn trong xã hội, để chúng con luôn biết sống tinh thần liên đới, rộng tay ban phát và chia sẻ những gì có thể cho họ. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Trong phần sám hối đầu mỗi thánh lễ, chúng ta thường đọc kinh thú nhận: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em, tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót.” Thật vậy, chúng ta không những phạm các tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm mà còn cả những điều thiếu sót. Điều thiếu sót hay là tội thiếu sót là những tội liên quan đến bổn phận buộc chúng ta phải làm, phải nói mà chúng ta không làm, không nói. Để hiểu hơn về tội thiếu sót, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài Tin mừng hôm nay.
Thánh Luca kể rằng: “Có một nhà phú hộ kia, vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình” (Lc 16,19). Nhà phú hộ tức là người giàu có. Nhờ đâu mà ông ta giàu có? Chúng ta không biết, vì Tin mừng không nói tới. Đức Giêsu cũng không kết án ông vì tham ô tham nhũng, làm ăn bất chính hay chiếm đoạt tài sản của người khác. Cho nên, sự giàu có của ông không phải là tội. Nhưng tại sao nhà phú hộ này sau khi chết lại phải sa hỏa ngục? Thưa, nhà phú hộ đã mắc tội thiếu sót. Ông giàu có. Ông có khả năng giúp đỡ người nghèo. Người nghèo đó ở bên cạnh ông. Đó chính là ông Lazarô. Nhưng ông đã không quan tâm, không giúp đỡ, không có tình liên đới. Ông sống dửng dưng. Thánh Luca kể tiếp: “Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy" (Lc 16,20-21).
Vì lý do đó, nên ông bị kết án sa Hỏa ngục. Để hiểu hơn điều này, chúng ta nghe lại lời Đức Giêsu nói trong đoạn Tin mừng theo Thánh Mathêu, chương 25 nói về ngày phán xét chung. Chính Đức Giêsu nói với những kẻ bên trái lý do mà họ phải sa Hỏa ngục rằng: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng" (Mt 25,42-43). Đức Giêsu giải thích thêm: “Mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy”(Mt 25, 45).
Thật vậy, của cải được giao cho con người quản lý. Người được trao năm nén, người được trao hai nén, người được trao một nén (x. Mt 25, 14-30). Ai cũng phải biết làm lời số vốn được giao cho mình. Cách làm lời tốt nhất là phải biết phân phát, chia sẻ. Vì vậy, ai được Chúa trao cho nhiều tiền của phải có trách nhiệm phân phát, chia sẻ cho những người khác. Người khác ở đây chính là những người “nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù” (x. Lc 14,13). Khi chia sẻ cho người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù, không những chúng ta đang thi hành việc bác ái, mà hơn thế nữa, chúng ta đang thi hành trách nhiệm của tình liên đới giữa con người với nhau. Ông Gandhi đã nói rất chí lý rằng: “Những của cải chúng ta dư thừa là chúng ta ăn cắp của người nghèo.”
Có nhiều cách để chia sẻ: chúng ta hãy rộng tay chia sẻ cho người nghèo khi họ đến với chúng ta; có khi chúng ta đi tìm người nghèo để chia sẻ cho họ; có thể chúng ta đóng góp phần mình vào các hội từ thiện bác ái trong Giáo Hội hay ngoài xã hội... Nghĩa là chúng ta luôn chớp lấy cơ hội đến với mình, đồng thời có khi phải tạo cơ hội cho mình để phân phát, chia sẻ những gì chúng ta có cho những người nghèo, tàn tật, đui mù. Có như thế, chúng ta mới tránh được tội thiếu sót mà nhà phú hộ trong câu chuyện Tin mừng hôm nay mắc phải.
Còn ông Lazarô, có phải ông nghèo khó nên được lên Thiên đàng không? Chắc chắn không phải như vậy? Nguyên việc nghèo đói không bảo đảm cho con người được lên Thiên đàng. Trái lại, nếu vì lười biếng làm chúng ta trở nên nghèo đói, từ đó sinh ra trộm cắp, gian lận, phàn nàn kêu trách Chúa…thì lại càng không được lên Thiên đàng. Cho nên, ông Lazarô được lên Thiên đàng không phải vì ông nghèo khó, nhưng ông sống tốt bổn phận của ông trong hoàn cảnh nghèo khó. Mặc dầu nghèo khó, nhưng ông không trộm cắp, không gian lận. Ông vẫn sống tinh thần nghèo khó. Ông phó thác hoàn toàn vào tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa. Ông không phàn nàn kêu trách Chúa. Nên ông đã được lên Thiên đàng.
Thời đại nào cũng có những người giàu. Đất nước nào cũng có những người sở hữu cả khối tài sản khổng lồ. Có thể họ giàu là do chính sức lao động của họ làm nên. Cũng có thể họ giàu là do thừa kế của ông bà cha mẹ. Nhưng, vẫn có những người giàu có là do nạn tham ô tham nhũng. Đặc biệt tại đất nước Việt Nam chúng ta, có những vụ tham nhũng lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Theo báo cáo tóm tắt của Tổng thanh tra chính phủ cho biết trong 10 năm qua thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng được phát hiện gần 60.000 tỉ đồng và trên 400 ha đất. Đến nay số tiền đã thu hồi cho nhà nước là gần 5.000 tỉ đồng và hơn 200 ha đất (Theo tuoitre.vn). Mới đây, hồ sơ đại án Phạm Công Danh, cựu chủ tịch ngân hàng xây dựng cho biết, ông đã gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 9.000 tỷ đồng (Theo Trí Thức Trẻ).
Trong khi đó, rất nhiều người không có gì ăn, trẻ em suy dinh dưỡng, nhiều người phải chết đói. Nhiều trẻ em không có điều kiện để đến trường. Câu chuyện cậu bé Ksor Sôn (lớp 6, Trường THCS Trần Phú), 11 tuổi tự tử vì không có quần áo mới để đến trường là một ví dụ điển hình. Em sinh ra trong một gia đình quá khó khăn, Sôn không có nổi 1 bộ đồ mới chỉ hơn 100 ngàn đồng để nhập học, tủi thân rồi tìm đến cái chết. Rồi chuyện hai người nghèo ở Sơn La chết ở bệnh viện, người nhà không có tiền thuê xe, phải cuốn chiếu chở bằng xe máy đưa về nhà…Xem ra xã hội chúng ta đang sống vẫn còn nhiều nhà phú hộ và ông Lazarô.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta:
Thứ nhất, hãy biết sống tình liên đới, chia sẻ: Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tình liên đới sẽ vượt thắng được mọi khủng hoảng.” Nếu chúng ta may mắn là người giàu có, hoặc có của cải dư thừa…Đó là cơ hội để chúng ta sống tình liên đới, chia sẻ với những người nghèo khó, những người kém may mắn hơn chúng ta.
Thứ hai, hãy quyết tâm sống thanh liêm. Nếu phải sống trong cảnh nghèo khó không được trộm cắp, gian lận, không phàn nàn kêu trách Chúa. Cổ nhân dạy chúng ta: “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
Thứ ba, hãy làm những gì khi còn có thể: có nhiều người sống như không bao giờ chết. Chính vì thế, họ chỉ lo tích trử chứ không biết chia sẻ. Khi chết rồi họ mới hối hận về cuộc sống của mình giống như nhà phú hộ. Vậy, hãy làm những gì khi còn có thể.
Lạy Chúa Giêsu, xin đẩy xa xã hội chúng con đang sống nạn tham ô, tham nhũng. Xin cho những người giàu biết rộng lòng chia sẻ của cải cho người nghèo. Xin giúp chúng con luôn thấy được, nghe được, cảm nghiệm được sự nghèo khó của những người kém may mắn trong xã hội, để chúng con luôn biết sống tinh thần liên đới, rộng tay ban phát và chia sẻ những gì có thể cho họ. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Truyền chức Linh Mục tại Lào
Lm. Raphael Trần Xuân Nhàn
18:52 18/09/2016
TRUYỀN CHỨC LINH MỤC TẠI LÀO
Niềm vui cho Giáo Hội Lào đặc biệt giáo phận Luang Prabang.
Ngày 16-09-2016 Đức Giám Mục J.M-Vianney Prida INTHIRATH giáo phận Savannakhet, Lào. truyền Chức Linh Mục 3 phó tế thuộc Hạt tông tòa Luang Prabang.
1- Michel Kanthak Vilae Luong Di (Điống-Đí).Sinh 03-08-1981
2- Augustin Saegna Sii Bunti (Bún-Tí) 20-09-1983
3- Paul Lattana Sunthon (Xún-Thong), 13-01-1975
Xem Hình
Sáng ngày 15-09 chúng tôi hiện diện tại tòa giám mục Savannakhet rất sớm vì chúng tôi đến Thakhet bằng chuyến xe đêm, cơn mưa mưa nặng hạt 2 ngày qua chợt ngưng, trả lại một bầu không khí tươi mát cho đất nước Lào, từ sáng sớm dân chúng từ nơi xa nhất mãi trên cố đô Luang Prabang, Paksè và các buôn làng đã kéo đến để chia sẻ niềm vui với Giáo Hội Mẹ, họ cắm trại chung quanh khuôn viên Tòa Giám Mục để chuẩn bị cho ngày lễ, vì sợ cơn mưa bất chợt nên ban tổ chức đã sắp xếp lễ trong nhà thờ chánh tòa.
Sáng ngày 16-09 đoàn người lũ lượt đến từ buôn làng gần, mặc dầu 10 giờ mới khai mạc nhưng chúng tôi cũng sắp xếp thời gian đến sớm hơn để cùng chia sẻ niềm vui với dân chúng, nhất là gặp gỡ các hội viên Legio Mariae khắp nơi quy tụ về dự lễ, bước vào khuôn viên TGM, chúng tôi đã chứng kiến một bầu không khi vui tươi náo nhiệt, tay bắt mặt mừng vì lâu lắm mới có một cuộc hội ngộ đặc biệt như thế này. Nhất là ai cùng mừng cho giáo phận Luang Prabang đã từ lâu không có linh mục, lại là một giáo phận rộng lớn nhưng chỉ có một Giám Mục giám quản tông tòa, 1 linh mục và 2 nữ tu phục vụ.
Đúng 10g00, sau tiếng kèn sừng, trống chiêng chào mừng, một số linh mục được xếp đặt dẫn các tân chức cùng với các lễ vật sau đoàn rước ca đoàn vang lên bài ca nhập lễ. Thánh lễ truyền chức được diễn ra trong bầu khí sốt sắng với đoàn rước nhập lễ theo nghi thức truyền thống của Lào, được khởi động từ Tòa giám mục vào nhà thờ chánh tòa thật trang nghiêm
Tham dự Thánh lễ Còn lễ truyền chức linh mục, có sự hiện diện của các Giám mục Đại diện tông tòa tại Vientiane, Luang Prabang, Savannakhet, Paksè và 2 Giám Mục Thai Lan. Cùng sự hiện diện của 57 linh mục hầu hết của Lào và một số linh mục dòng Phanxicô, Chúa Cứu Thế, Dòng Tên, dòng Don Bosco...còn có quí thầy Đại chủng viện, quí Dì dòng Mến Thánh Giá Thakhet, dòng Ture, dòng Con đức Mẹ Phù hộ, quý thầy... quí ân nhân, thân nhân và khoảng 2 ngàn giáo dân trong và ngoài giáo phận.
Giáo Phận Tông Tòa Luang Prabang
Giáo Phận Tông Tòa Luang Prabang là một giáo phận đại diện Tông Tòa ở miền Bắc Lào. Giáo phận này được thành lập ngày 11/3/1963, khi tách ra từ Giáo Phận Tông Tòa Vientiane. Diện tích Giáo Phận là 83.700 cây số vuông, và 2.560 người trong 1,2 triệu công dân trong khu vực là tín đồ Công Giáo.
Giáo phận Đại Diện Tông Tòa bao trùm các tỉnh miền Bắc, gồm Luang Prabang, Xaignabouli, Oudomxai, Phongsali, Louang Namtha và Bokeo. Giáo phận chỉ có 6 giáo xứ và một linh mục coi sóc.
Các Giám mục: Ngai của đại diện tông tòa bị bỏ trống từ năm 1975. Từ đó giáo phận đã được một Giám Quản Tông Tòa lãnh đạo, đó là Giám Quản Banchong Thopanhong (gốc người Mông) cho đến nay.
Đây là một thời điểm lịch sử đối với Giáo Hội Lào, thực sự là một năm hồng ân của Lòng Chúa Thương Xót. Đức Cha Giám mục J.M-Vianney Prida đã nói với dân chúng khi khai mạc thánh lễ long trọng này.
Sau thánh lễ Đức Giám Mục Giám Quản Banchong Thopanhong, đã có lời cảm ơn Đức Giám Mục chủ phong, Ngài nói: “Chúng tôi vui mừng nhận thấy rõ Chúa đã yêu thương chúng tôi. Chúng tôi hết lòng cảm ơn Đức Giám Mục J.M-Vianney Prida INTHIRATH, các giám mục và các linh mục đồng tế cùng nam nữ tu sỹ và mọi người đã đến tham dự thánh lễ long trọng này. Giáo phận chúng tôi từ nay thêm được ba tông đồ nhiệt tình trong cánh đồng lúa chín, sẽ theo gót chân dũng cảm của các thánh tử đạo Lào, vì các Tân linh mục đều thuộc Hạt tông tòa Luang Prabang và mang tên thánh rửa tội là ba vị tử đạo nổi tiếng. Đó là cha Paul Lattana Sunthon, Augustin Saegna Sii Bunti và Michel Kanthak Vilae Luong Di. Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Giáo Phận chúng tôi.
Sau lời cảm ơn, Đức Giám Mục trao bài sai cho cac Tân Linh Mục tại cung thánh, sau khi nhận bài sai để đi vào cánh đồng truyền giáo, các tân linh mục đồng ban phép lành đầu tay cho cộng đoàn, sau khi chụp hình lưu niệm, bữa tiệc liên hoan đã được khai mạc với điệu múa truyền thống của Lào, các Tân chức vui mừng đến từng bàn tiệc để tạ ơn và được chúc mừng.
Linh mục Raphael Trần Xuân Nhàn
Niềm vui cho Giáo Hội Lào đặc biệt giáo phận Luang Prabang.
Ngày 16-09-2016 Đức Giám Mục J.M-Vianney Prida INTHIRATH giáo phận Savannakhet, Lào. truyền Chức Linh Mục 3 phó tế thuộc Hạt tông tòa Luang Prabang.
1- Michel Kanthak Vilae Luong Di (Điống-Đí).Sinh 03-08-1981
2- Augustin Saegna Sii Bunti (Bún-Tí) 20-09-1983
3- Paul Lattana Sunthon (Xún-Thong), 13-01-1975
Xem Hình
Sáng ngày 15-09 chúng tôi hiện diện tại tòa giám mục Savannakhet rất sớm vì chúng tôi đến Thakhet bằng chuyến xe đêm, cơn mưa mưa nặng hạt 2 ngày qua chợt ngưng, trả lại một bầu không khí tươi mát cho đất nước Lào, từ sáng sớm dân chúng từ nơi xa nhất mãi trên cố đô Luang Prabang, Paksè và các buôn làng đã kéo đến để chia sẻ niềm vui với Giáo Hội Mẹ, họ cắm trại chung quanh khuôn viên Tòa Giám Mục để chuẩn bị cho ngày lễ, vì sợ cơn mưa bất chợt nên ban tổ chức đã sắp xếp lễ trong nhà thờ chánh tòa.
Đúng 10g00, sau tiếng kèn sừng, trống chiêng chào mừng, một số linh mục được xếp đặt dẫn các tân chức cùng với các lễ vật sau đoàn rước ca đoàn vang lên bài ca nhập lễ. Thánh lễ truyền chức được diễn ra trong bầu khí sốt sắng với đoàn rước nhập lễ theo nghi thức truyền thống của Lào, được khởi động từ Tòa giám mục vào nhà thờ chánh tòa thật trang nghiêm
Tham dự Thánh lễ Còn lễ truyền chức linh mục, có sự hiện diện của các Giám mục Đại diện tông tòa tại Vientiane, Luang Prabang, Savannakhet, Paksè và 2 Giám Mục Thai Lan. Cùng sự hiện diện của 57 linh mục hầu hết của Lào và một số linh mục dòng Phanxicô, Chúa Cứu Thế, Dòng Tên, dòng Don Bosco...còn có quí thầy Đại chủng viện, quí Dì dòng Mến Thánh Giá Thakhet, dòng Ture, dòng Con đức Mẹ Phù hộ, quý thầy... quí ân nhân, thân nhân và khoảng 2 ngàn giáo dân trong và ngoài giáo phận.
Giáo Phận Tông Tòa Luang Prabang
Giáo Phận Tông Tòa Luang Prabang là một giáo phận đại diện Tông Tòa ở miền Bắc Lào. Giáo phận này được thành lập ngày 11/3/1963, khi tách ra từ Giáo Phận Tông Tòa Vientiane. Diện tích Giáo Phận là 83.700 cây số vuông, và 2.560 người trong 1,2 triệu công dân trong khu vực là tín đồ Công Giáo.
Giáo phận Đại Diện Tông Tòa bao trùm các tỉnh miền Bắc, gồm Luang Prabang, Xaignabouli, Oudomxai, Phongsali, Louang Namtha và Bokeo. Giáo phận chỉ có 6 giáo xứ và một linh mục coi sóc.
Các Giám mục: Ngai của đại diện tông tòa bị bỏ trống từ năm 1975. Từ đó giáo phận đã được một Giám Quản Tông Tòa lãnh đạo, đó là Giám Quản Banchong Thopanhong (gốc người Mông) cho đến nay.
Đây là một thời điểm lịch sử đối với Giáo Hội Lào, thực sự là một năm hồng ân của Lòng Chúa Thương Xót. Đức Cha Giám mục J.M-Vianney Prida đã nói với dân chúng khi khai mạc thánh lễ long trọng này.
Sau thánh lễ Đức Giám Mục Giám Quản Banchong Thopanhong, đã có lời cảm ơn Đức Giám Mục chủ phong, Ngài nói: “Chúng tôi vui mừng nhận thấy rõ Chúa đã yêu thương chúng tôi. Chúng tôi hết lòng cảm ơn Đức Giám Mục J.M-Vianney Prida INTHIRATH, các giám mục và các linh mục đồng tế cùng nam nữ tu sỹ và mọi người đã đến tham dự thánh lễ long trọng này. Giáo phận chúng tôi từ nay thêm được ba tông đồ nhiệt tình trong cánh đồng lúa chín, sẽ theo gót chân dũng cảm của các thánh tử đạo Lào, vì các Tân linh mục đều thuộc Hạt tông tòa Luang Prabang và mang tên thánh rửa tội là ba vị tử đạo nổi tiếng. Đó là cha Paul Lattana Sunthon, Augustin Saegna Sii Bunti và Michel Kanthak Vilae Luong Di. Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Giáo Phận chúng tôi.
Sau lời cảm ơn, Đức Giám Mục trao bài sai cho cac Tân Linh Mục tại cung thánh, sau khi nhận bài sai để đi vào cánh đồng truyền giáo, các tân linh mục đồng ban phép lành đầu tay cho cộng đoàn, sau khi chụp hình lưu niệm, bữa tiệc liên hoan đã được khai mạc với điệu múa truyền thống của Lào, các Tân chức vui mừng đến từng bàn tiệc để tạ ơn và được chúc mừng.
Linh mục Raphael Trần Xuân Nhàn
Công nghệ mới - phương tiện loan truyền đức tin cho người trẻ
Hồng Thủy
15:29 18/09/2016
Jakarta – Hội nghị quốc gia Indonesia về giáo lý với chủ đề “Đức tin trong gia đình: nền tảng của xã hội Indonesia đang biến chuyển”, đã được tổ chức tại Makassar, miền nam Sulawesi trong 5 ngày, với sự tham dự của các thần
học gia, Giám mục, Linh mục và giáo lý viên giáo dân đến từ 37 Giáo phận. Hội nghị được tổ chức với sự cộng tác của Ủy ban Giáo lý thuộc Hội đồng Giám mục Indonesia, đã thảo luận về mối liên hệ giữa gia đình, các phát minh kỹ thuật và loan truyền đức tin..
Giáo sư Eko Indrajid, một chuyên viên tin học giải thích: “chúng ta đang ở trong thời đại thông tin hiện đại, với một số công cụ tiện dụng. Những thứ này có nguy cơ làm cho người ta xa cách nhau, bởi vì mọi gnười quá bận rộn với các tiện ích riêng và không có thời giờ để nói chuyện với hành xóm của mình.”
Cha FX Adisusanto, giám đốc ủy ban Truyền thông của Hội đồng Giám mục nói với hãng tin Asia rằng chủ đề về mối liên hệ giữa gia đình và các phương tiện kỹ thuật mới phải được thảo luận một cách khẩn cấp giữa các phụ huynh, các Giám mục và giáo lý viên. Mục đích là tìm ra những cách thức mới để dùng những khám phá mới vì lợi ích của xã hội, dùng chúng trong cách dạy giáo lý hiện đại.
Các tham dự viên đã thảo luận về một số phương cách sáng tạo về giao tiếp với những người trẻ. Để thúc đẩy sự hiểu biết về môi trường xã hội mới theo quan điểm của Giáo Hội, các giám mục đã quyết định yêu cầu một số linh mục trẻ nghiên cứu các công nghệ hiện đại, để họ có thể giúp đỡ trong việc phát triển một ủy ban mới. (Asia News 16/09/2016)
(Nguồn: Radio Vatican)
Giáo sư Eko Indrajid, một chuyên viên tin học giải thích: “chúng ta đang ở trong thời đại thông tin hiện đại, với một số công cụ tiện dụng. Những thứ này có nguy cơ làm cho người ta xa cách nhau, bởi vì mọi gnười quá bận rộn với các tiện ích riêng và không có thời giờ để nói chuyện với hành xóm của mình.”
Cha FX Adisusanto, giám đốc ủy ban Truyền thông của Hội đồng Giám mục nói với hãng tin Asia rằng chủ đề về mối liên hệ giữa gia đình và các phương tiện kỹ thuật mới phải được thảo luận một cách khẩn cấp giữa các phụ huynh, các Giám mục và giáo lý viên. Mục đích là tìm ra những cách thức mới để dùng những khám phá mới vì lợi ích của xã hội, dùng chúng trong cách dạy giáo lý hiện đại.
Các tham dự viên đã thảo luận về một số phương cách sáng tạo về giao tiếp với những người trẻ. Để thúc đẩy sự hiểu biết về môi trường xã hội mới theo quan điểm của Giáo Hội, các giám mục đã quyết định yêu cầu một số linh mục trẻ nghiên cứu các công nghệ hiện đại, để họ có thể giúp đỡ trong việc phát triển một ủy ban mới. (Asia News 16/09/2016)
(Nguồn: Radio Vatican)
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher: Bất đồng hữu lý không phải là kỳ thị
Vũ Văn An
19:35 18/09/2016
Ngày 12 tháng Chín vừa qua, Đức Cha Anthony Fisher, O.P., Tổng Giám Mục Sydney và là Chủ Tịch Ủy Ban Gia Đình, Tuổi Trẻ và Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Úc, đã ra bản tuyên bố sau đâu:
"Các nguyên nhân gây ra các vấn đề kém sức khỏe tâm thần như âu lo, trầm cảm và tự tử khá phức tạp và đòi phải nghiên cứu nghiêm chỉnh và được xử lý đầy cảm thương. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong cộng đồng chúng ta và chúng ta không nên chơi trò chính trị với vấn đề sức khỏe tâm thần.
"Coi những người tin theo cái hiểu truyền thống về hôn nhân như những người chủ đạo của cuồng tín và ngôn từ kỳ thị, hiện đang tiềm ẩn trong đất chúng ta. Nó biểu lộ sự bất kính đối với quan điểm của hàng triệu người Úc.
"Ngày nay, các cuộc thảo luận về hôn nhân đã đủ khó khăn rồi: không nên tầm thường hóa cả các vấn đề sức khỏe tâm thần và tạo nên các cuộc báo động giả nữa.
"Việc bất đồng hữu lý không đồng nghĩa với kỳ thị. Giúp người ta cơ hội phát biểu quan điểm của họ về định nghĩa của hôn nhân ở thùng phiếu không phải là kỳ thị. Trợ giúp tài chánh để người ta nói lên chính nghĩa có tình có lý của họ đối với cả hai phía trước khi bỏ phiếu không đồng nghĩa với kỳ thị.
"Chúng ta là một quốc gia biết tôn trọng và thông minh. Người dân Úc phải được phép có tiếng nói của họ về vấn đề này và chính phủ phải bảo đảm để một cuộc tranh luận có hiểu biết và cân bằng diễn ra".
Bối cảnh
Muốn hiểu tại sao trong một bản tuyên bố, Đức Tổng Giám Mục Fisher lại nối kết vấn đề định nghĩa hôn nhân với các bệnh tâm thần, độc giả cần theo dõi cuộc tranh luận tại Quốc Hội Liên Bang chung quanh vấn đề trưng cầu ý kiến toàn dân liên quan đến hôn nhân đồng tính.
Như độc giả đã thấy, trong cuộc bầu cử Liên Bang vừa qua ở Úc, chính phủ của ông Malcolm Turnbull đã hứa nếu được tái cử sẽ tổ chức cuộc trưng cầu ý kiến tòan dân (plebiscite) về vấn đề hôn nhân đồng tính. Chính phủ của ông, dù tái cử vơí một tỷ lệ sít sao, nhưng đã giữ lời hứa và đã “sốt sắng” quyết định: cuộc trưng cầu này sẽ được tổ chức vào ngày 11 tháng 2 năm 2017 và câu hỏi để dân trả lời là: “Luật có nên được thay đổi để cho phép các cặp đồng tính kết hôn hay không?”.
Để cuộc trưng cầu ý kiến toàn dân trên diễn ra, Thủ Tướng Turnbull đã đệ nạp dự thảo luật tổ chức nó, trong đó có điều khoản cung cấp một ngân khoản đồng đều cho hai phe “ủng hộ” (yes) và “chống” (no) hôn nhân đồng tính để họ công khai trình bầy quan điểm và dĩ nhiên vận động cho quan điểm của mình.
Điều trên hòan toàn hợp lý vì có tính rất dân chủ, mọi người dân đều có quyền phát biểu ý kiến về vấn đề này và ý kiến của họ, dù đồng ý hay chống đối, đều phải được tôn trọng. Nhưng đề xuất này đang bị chống đối dữ dội, nhiều khi bằng những ngôn từ khá hạ cấp.
Đảng Lao Động chẳng hạn, nghĩ rằng chiến dịch nói “không” có thể gây hại cho các cặp đồng tính và con cái các cặp này.
Thủ Tướng Turnbull thì cho rằng quan điểm trên nhục mạ nhân dân Úc vì hàm ý rằng họ không đáng tin để có thể có được một cuộc tranh luận lịch sự, là có ý cho "rằng công chúng Úc quá non dại, không biết tự kiềm chế, quá ẩu tả đến độ không đáng tin cậy để có được một cuộc tranh luận và đưa ra một quyết định trong vấn đề này”.
Cũng theo Ông Turnbull, điều rõ ràng là người ta không thể trông chờ Thượng Nghị Viện sẽ thông qua luật lệ này dựa trên căn bản chấp thuận nó hay bỏ rơi nó trừ khi người dân nhất trí đối với đề xuất này.
Ông Turnbull nhận định như thế sau khi Lãnh Tụ Lao Động Bill Shorten ra dấu hiệu cho thấy đảng của Ông sẽ ngăn chặn dự luật Trưng Cầu Dân Ý vì cho rằng Ông Turnbull trao “diễn đàn cho bọn cuồng tín… Turnbull chủ ý phá hoại diễn trình khiến cho ngay những người ủng hộ quyền bình đẳng hôn nhân hăng say nhất cũng khó mà ủng hộ nó… Điều rõ ràng là cánh cực hữu của Đảng Tự Do đang sắp đặt để quyền bình đẳng hôn nhân thất bại”.
Ông Turnbull thì nhấn mạnh “về phần chúng tôi, chúng tôi đặt tin tưởng nơi nhân dân Úc, và chúng tôi biết rằng câu trả lời của họ dù là ủng hộ hay chống đối, đều là câu trả lời đúng đắn”.
Ông nhấn mạnh thêm “qui cho ai tội ghét đồng tính, tội kỳ thị đồng tính… là điều cực kỳ bất kính”. Trong thời gian dành cho các câu hỏi ở Hạ Viện, ông kêu gọi phe đối lập tôn trọng ý kiến của cả hai phe tranh luận, không nên tố cáo những người bất đồng với họ là ghét người đồng tính. Ông bảo: “Đảng Lao Động phải ngưng ngay việc rao giảng thứ kỳ thị này”.
Trước khi bay qua Gia Nã Đại, Bill Shorten cho rằng sự kiện ngân quĩ công được cung cấp “để trao diễn đàn cho bọn cuồng tín” đủ cho thấy chính phủ không muốn làm việc với Lao Động trong vấn đề này.
“Bọn cuồng tín” đây Bill Shorten muốn nói đến các vị lãnh đạo tôn giáo như Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Anthony Fisher trên đây hay Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo Glenn Davies, người từng vận động để Thủ Tướng Turnbull cung cấp ngân khoản cho hai chiến dịch “ủng hộ” và “chống đối” việc thay đổi luật lệ nhằm cho phép các cặp đồg tính kết hôn. Tổ chức Kitô Giáo Úc Vận Động Bên Lề Quốc Hội (The Australian Christian Lobby) dĩ nhiên cũng bị Bill Shorten liệt vào loại này. Lyle Shelton, Tổng Giám Đốc của tổ chức này nói với Đài Phát Thanh ABC rằng: “Chúng tôi chưa bao giờ đem vào nghị trường công cộng bất cứ điều gì kỳ thị hay bôi lọ các đồng bào Úc Châu cả, mà chúng tôi cũng không bao giờ muốn làm việc này… Gom thành một để cho rằng những điều này có thể xảy ra, theo tôi, là một sự xuống cấp mới của nền chính trị Úc Châu”.
Đảng Xanh lẽ dĩ nhiên cũng về hùa với Đảng Lao Động và có lẽ còn cay cú hơn trước động thái của Thủ Tướng Turnbull. Dân biểu độc nhất của Đảng này tại Hạ Viện là Adam Bandt cho rằng động thái tài trợ cho hai phe ủng hộ và chống đối trình bầy quan điểm của họ cho công chúng trước khi bỏ phiếu là “tương đương với việc cung cấp ngân khoản cho những tên bắt nạt ở sân trường để chúng đi hạ nhục các học sinh khác”.
Không lạ gì, Thượng Nghị Sĩ của Đảng Dân Chủ Tự Do, David Leyonhjelm, người trước đây đã đệ nạp dự luật riêng của ông để cho phép người đồng tính kết hôn, nay thúc giục các đồng nghiệp trung lập (crossbenchers) xem xét lại chủ trương của mình để ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý, lên tiếng cho rằng “Cứ để cho Đảng Xanh, chắc chắn Saudi Arabia sẽ có bình đằng hôn nhân trước chúng ta”.
Tuy nhiên, Đảng Xanh vẫn chưa bao giờ nghĩ ra một chiến lược chống đối thâm độc và hèn hạ bằng Lao Động khiến Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher phải chú ý tới nó ngay ở đầu Lời Tuyên Bố trên đây của ngài.
Thực vậy, khi đệ nạp dự luật riêng của mình nhằm để cho quốc hội bỏ phiếu việc cho phép hay không cho phép người đồng tính kết hôn, chứ không cần trưng cầu ý dân, Bill Shorten đưa ra bóng ma thiếu niên tự sát để hù họa thiên hạ. Ông ta bảo: “Hãy để tôi nói hụych toẹt thế này: chiến dịch ‘chống đối’ (no) là một cơn tra tấn xúc cảm đối với các thiếu niên đồng tính, và nếu một đứa trẻ phạm tự sát vì cuộc trưng cầu ý dân, thì cũng là quá nhiều rồi”.
Hôm sau, phó lãnh tụ của ông ta là nữ dân biểu Lao Động Tanya Plibersek đã nhắc lại bóng ma trên, khi cho rằng các người trẻ đồng tính và đổi phái tính có nguy cơ bị trầm cảm 5 lần nhiều hơn các người trẻ thông thường.
Bà này cho rằng một cuộc điều tra gần đây cho hay: họ có ý nghĩ tự sát 15 lần nhiều hơn người trẻ bình thường. Bà nói với Đài Phát Thanh ABC rằng: “tôi không nghĩ là quá đáng khi nói rằng chúng ta nên quan tâm đến điều này. Là một thiếu niên mà phải nghe nói, trong cuộc tranh luận toàn quốc, rằng có điều gì đó bạn không đúng, một điều gì đó không đúng vì sự kiện bạn yêu một ai đó cùng phái tính, quả là một điều khủng khiếp”.
Nhưng dân biểu Tự Do là Bác Sĩ Andrew Laming cho rằng Đảng Lao Động “hai mặt” khi chống đối việc bỏ phiếu công cộng. Ông nói với các ký giả ở Canberra rằng: “Đây là những con người không hề có một chút huấn luyện nào về sức khỏe tâm thần mà dám lôi lá bài sức khỏe tâm thần ra chơi vì lợi ích chính trị của riêng mình”.
"Các nguyên nhân gây ra các vấn đề kém sức khỏe tâm thần như âu lo, trầm cảm và tự tử khá phức tạp và đòi phải nghiên cứu nghiêm chỉnh và được xử lý đầy cảm thương. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong cộng đồng chúng ta và chúng ta không nên chơi trò chính trị với vấn đề sức khỏe tâm thần.
"Coi những người tin theo cái hiểu truyền thống về hôn nhân như những người chủ đạo của cuồng tín và ngôn từ kỳ thị, hiện đang tiềm ẩn trong đất chúng ta. Nó biểu lộ sự bất kính đối với quan điểm của hàng triệu người Úc.
"Ngày nay, các cuộc thảo luận về hôn nhân đã đủ khó khăn rồi: không nên tầm thường hóa cả các vấn đề sức khỏe tâm thần và tạo nên các cuộc báo động giả nữa.
"Việc bất đồng hữu lý không đồng nghĩa với kỳ thị. Giúp người ta cơ hội phát biểu quan điểm của họ về định nghĩa của hôn nhân ở thùng phiếu không phải là kỳ thị. Trợ giúp tài chánh để người ta nói lên chính nghĩa có tình có lý của họ đối với cả hai phía trước khi bỏ phiếu không đồng nghĩa với kỳ thị.
"Chúng ta là một quốc gia biết tôn trọng và thông minh. Người dân Úc phải được phép có tiếng nói của họ về vấn đề này và chính phủ phải bảo đảm để một cuộc tranh luận có hiểu biết và cân bằng diễn ra".
Bối cảnh
Muốn hiểu tại sao trong một bản tuyên bố, Đức Tổng Giám Mục Fisher lại nối kết vấn đề định nghĩa hôn nhân với các bệnh tâm thần, độc giả cần theo dõi cuộc tranh luận tại Quốc Hội Liên Bang chung quanh vấn đề trưng cầu ý kiến toàn dân liên quan đến hôn nhân đồng tính.
Như độc giả đã thấy, trong cuộc bầu cử Liên Bang vừa qua ở Úc, chính phủ của ông Malcolm Turnbull đã hứa nếu được tái cử sẽ tổ chức cuộc trưng cầu ý kiến tòan dân (plebiscite) về vấn đề hôn nhân đồng tính. Chính phủ của ông, dù tái cử vơí một tỷ lệ sít sao, nhưng đã giữ lời hứa và đã “sốt sắng” quyết định: cuộc trưng cầu này sẽ được tổ chức vào ngày 11 tháng 2 năm 2017 và câu hỏi để dân trả lời là: “Luật có nên được thay đổi để cho phép các cặp đồng tính kết hôn hay không?”.
Để cuộc trưng cầu ý kiến toàn dân trên diễn ra, Thủ Tướng Turnbull đã đệ nạp dự thảo luật tổ chức nó, trong đó có điều khoản cung cấp một ngân khoản đồng đều cho hai phe “ủng hộ” (yes) và “chống” (no) hôn nhân đồng tính để họ công khai trình bầy quan điểm và dĩ nhiên vận động cho quan điểm của mình.
Điều trên hòan toàn hợp lý vì có tính rất dân chủ, mọi người dân đều có quyền phát biểu ý kiến về vấn đề này và ý kiến của họ, dù đồng ý hay chống đối, đều phải được tôn trọng. Nhưng đề xuất này đang bị chống đối dữ dội, nhiều khi bằng những ngôn từ khá hạ cấp.
Đảng Lao Động chẳng hạn, nghĩ rằng chiến dịch nói “không” có thể gây hại cho các cặp đồng tính và con cái các cặp này.
Thủ Tướng Turnbull thì cho rằng quan điểm trên nhục mạ nhân dân Úc vì hàm ý rằng họ không đáng tin để có thể có được một cuộc tranh luận lịch sự, là có ý cho "rằng công chúng Úc quá non dại, không biết tự kiềm chế, quá ẩu tả đến độ không đáng tin cậy để có được một cuộc tranh luận và đưa ra một quyết định trong vấn đề này”.
Cũng theo Ông Turnbull, điều rõ ràng là người ta không thể trông chờ Thượng Nghị Viện sẽ thông qua luật lệ này dựa trên căn bản chấp thuận nó hay bỏ rơi nó trừ khi người dân nhất trí đối với đề xuất này.
Ông Turnbull nhận định như thế sau khi Lãnh Tụ Lao Động Bill Shorten ra dấu hiệu cho thấy đảng của Ông sẽ ngăn chặn dự luật Trưng Cầu Dân Ý vì cho rằng Ông Turnbull trao “diễn đàn cho bọn cuồng tín… Turnbull chủ ý phá hoại diễn trình khiến cho ngay những người ủng hộ quyền bình đẳng hôn nhân hăng say nhất cũng khó mà ủng hộ nó… Điều rõ ràng là cánh cực hữu của Đảng Tự Do đang sắp đặt để quyền bình đẳng hôn nhân thất bại”.
Ông Turnbull thì nhấn mạnh “về phần chúng tôi, chúng tôi đặt tin tưởng nơi nhân dân Úc, và chúng tôi biết rằng câu trả lời của họ dù là ủng hộ hay chống đối, đều là câu trả lời đúng đắn”.
Ông nhấn mạnh thêm “qui cho ai tội ghét đồng tính, tội kỳ thị đồng tính… là điều cực kỳ bất kính”. Trong thời gian dành cho các câu hỏi ở Hạ Viện, ông kêu gọi phe đối lập tôn trọng ý kiến của cả hai phe tranh luận, không nên tố cáo những người bất đồng với họ là ghét người đồng tính. Ông bảo: “Đảng Lao Động phải ngưng ngay việc rao giảng thứ kỳ thị này”.
Trước khi bay qua Gia Nã Đại, Bill Shorten cho rằng sự kiện ngân quĩ công được cung cấp “để trao diễn đàn cho bọn cuồng tín” đủ cho thấy chính phủ không muốn làm việc với Lao Động trong vấn đề này.
“Bọn cuồng tín” đây Bill Shorten muốn nói đến các vị lãnh đạo tôn giáo như Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Anthony Fisher trên đây hay Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo Glenn Davies, người từng vận động để Thủ Tướng Turnbull cung cấp ngân khoản cho hai chiến dịch “ủng hộ” và “chống đối” việc thay đổi luật lệ nhằm cho phép các cặp đồg tính kết hôn. Tổ chức Kitô Giáo Úc Vận Động Bên Lề Quốc Hội (The Australian Christian Lobby) dĩ nhiên cũng bị Bill Shorten liệt vào loại này. Lyle Shelton, Tổng Giám Đốc của tổ chức này nói với Đài Phát Thanh ABC rằng: “Chúng tôi chưa bao giờ đem vào nghị trường công cộng bất cứ điều gì kỳ thị hay bôi lọ các đồng bào Úc Châu cả, mà chúng tôi cũng không bao giờ muốn làm việc này… Gom thành một để cho rằng những điều này có thể xảy ra, theo tôi, là một sự xuống cấp mới của nền chính trị Úc Châu”.
Đảng Xanh lẽ dĩ nhiên cũng về hùa với Đảng Lao Động và có lẽ còn cay cú hơn trước động thái của Thủ Tướng Turnbull. Dân biểu độc nhất của Đảng này tại Hạ Viện là Adam Bandt cho rằng động thái tài trợ cho hai phe ủng hộ và chống đối trình bầy quan điểm của họ cho công chúng trước khi bỏ phiếu là “tương đương với việc cung cấp ngân khoản cho những tên bắt nạt ở sân trường để chúng đi hạ nhục các học sinh khác”.
Không lạ gì, Thượng Nghị Sĩ của Đảng Dân Chủ Tự Do, David Leyonhjelm, người trước đây đã đệ nạp dự luật riêng của ông để cho phép người đồng tính kết hôn, nay thúc giục các đồng nghiệp trung lập (crossbenchers) xem xét lại chủ trương của mình để ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý, lên tiếng cho rằng “Cứ để cho Đảng Xanh, chắc chắn Saudi Arabia sẽ có bình đằng hôn nhân trước chúng ta”.
Tuy nhiên, Đảng Xanh vẫn chưa bao giờ nghĩ ra một chiến lược chống đối thâm độc và hèn hạ bằng Lao Động khiến Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher phải chú ý tới nó ngay ở đầu Lời Tuyên Bố trên đây của ngài.
Thực vậy, khi đệ nạp dự luật riêng của mình nhằm để cho quốc hội bỏ phiếu việc cho phép hay không cho phép người đồng tính kết hôn, chứ không cần trưng cầu ý dân, Bill Shorten đưa ra bóng ma thiếu niên tự sát để hù họa thiên hạ. Ông ta bảo: “Hãy để tôi nói hụych toẹt thế này: chiến dịch ‘chống đối’ (no) là một cơn tra tấn xúc cảm đối với các thiếu niên đồng tính, và nếu một đứa trẻ phạm tự sát vì cuộc trưng cầu ý dân, thì cũng là quá nhiều rồi”.
Hôm sau, phó lãnh tụ của ông ta là nữ dân biểu Lao Động Tanya Plibersek đã nhắc lại bóng ma trên, khi cho rằng các người trẻ đồng tính và đổi phái tính có nguy cơ bị trầm cảm 5 lần nhiều hơn các người trẻ thông thường.
Bà này cho rằng một cuộc điều tra gần đây cho hay: họ có ý nghĩ tự sát 15 lần nhiều hơn người trẻ bình thường. Bà nói với Đài Phát Thanh ABC rằng: “tôi không nghĩ là quá đáng khi nói rằng chúng ta nên quan tâm đến điều này. Là một thiếu niên mà phải nghe nói, trong cuộc tranh luận toàn quốc, rằng có điều gì đó bạn không đúng, một điều gì đó không đúng vì sự kiện bạn yêu một ai đó cùng phái tính, quả là một điều khủng khiếp”.
Nhưng dân biểu Tự Do là Bác Sĩ Andrew Laming cho rằng Đảng Lao Động “hai mặt” khi chống đối việc bỏ phiếu công cộng. Ông nói với các ký giả ở Canberra rằng: “Đây là những con người không hề có một chút huấn luyện nào về sức khỏe tâm thần mà dám lôi lá bài sức khỏe tâm thần ra chơi vì lợi ích chính trị của riêng mình”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Phỏng vấn ĐC Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên GM Giáo phận Kontum về hiện tình Giáo hội và Quê hương VN
VietCatholic Network
21:11 18/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Nhân dịp này Linh mục Giám đốc VietCatholic đã xin Đức Cha chia sẻ những kinh nghiệm mục vụ tại Việt Nam và những nhận định của Ngài về nếp sống đạo người CGVN ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại.
Những câu hỏi sau đây đã được đặt ra:
1. Trước tiên nói về tình hình Giáo Hội VN. Người CGVN vẫn thường hãnh diện mình là quốc gia có tỉ lệ Công Giáo lớn thứ hai ở Á châu, và có những sinh hoạt đa diện, có những hoạt động ảnh hưởng tới đời sống xã hội và văn hóa Việt Nam từ trước tới nay. Với kinh nghiệm là vị mục tử lâu năm và cũng từng là giáo phận truyền giáo tại vùng cao nguyên, hơn thế, ĐC đã từng đi đó đây, vậy thì Đức Cha nhìn vấn đề này như thế nào?
2. 400 năm được đón nhận Tin Mừng cứu độ nơi Chúa Giêsu, nhưng hình như một cách nào đó, vấn đề truyền giáo tại VN vẫn còn có những khó khăn và không thành công trong việc loan báo Tin Mừng đó – bỏ ngay ngoài yếu tố những khó khăn mà ai cũng biết về chế độ Cộng sản vô thần – nhưng còn có các yếu tố nào khác nhữa không? Tại sao ở bên Nam Hàn thì rất thành công, mà ở nước ta và một số quốc gia Á châu thì lý tưởng Phúc Âm chưa hoặc không thấm nhuồn như mong muốn vào được xã hội và văn hóa VN không?
Tiếp đến Video phần II sẽ đề cập tới: 4B67Y-ZTP3w
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
- Việc đối thoại của Hội Đồng GMVN với chuyến quyền Việt Nam và những vấn đề liên quan đến “luật tôn giáo”, sự tư do tôn giáo, nhân quyền...
Đâu là cách thế phù hợp nhất, hay là con đường nào mà Giáo Hội Việt Nam phải chấp nhận tiến bước trong tình trạng cụ thể hôm nay? - Kinh nghiệm riêng của Đức Cha trước những khó khăn trong việc thi hành trọng trách mục tử trong giáo phận?
- Trước những khó khăn chồng chất trong xã hội hiện tại ở Việt Nam xin cho biết vì những lý do gì mà đã làm cho xã hội xuống dốc như vậy?
- Đối diện với nguy cơ về thảm họa môi trường, như vụ nhà máy thép Formosa, xin Đức Cha cho biết nhận định Ngài?
- Đức Cha nghĩ sao về hướng giải quyết của nhà cầm quyền Việt Nam?
- Nhận định của Đức Cha về các Cộng đoàn CGVN hải ngoại?
Tập thể người CGVN hải ngoại có thể làm được gì để hỗ trợ anh chị em, hay Giáo Hội tại quê hương Việt Nam?
Video phát biểu của ĐC Micae Hoàng Đức Oanh tại cuộc Thắp Nến cầu cho quê hương ngày 16/9/2016
Trần Chiếu / VHN-TV
11:06 18/09/2016
Tối Thứ Sáu, 16 Tháng Chín, tại Trung Tâm Công Giáo thuộc thành phố Santa Ana, đông đảo giáo dân và đồng hương ở Orange County và các vùng phụ cận đã cùng thắp nến cầu nguyện cho sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam và yểm trợ cho nạn nhân của thảm họa Formosa. Chương trình do Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ và Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam miền Tây Nam Hoa Kỳ cùng các đoàn thể, các tổ chức phối hợp thực hiện.
Hòa Thượng Thích Minh Nguyện, chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, trong lời khai mạc chương trình nêu rõ: “Sở dĩ tối hôm nay chúng ta hiện diện trong buổi lễ thắp nến và cầu nguyện là để đồng hành cùng 50 ngàn đồng bào của chúng ta tại quê nhà đã và đang đứng lên tranh đấu cho môi trường sống được trong sạch và tranh đấu cho sự vẹn toàn lãnh hải, lãnh thổ tại Việt Nam. Việc thắp nến và đồng hành của chúng ta là để yểm trợ cho đồng bào tại quê nhà để họ thấy họ không đơn độc, lạc lõng mà có sự hậu thuẫn, ủng hộ của đồng bào tại hải ngoại, ở khắp mọi nơi trên thế giới để họ mạnh dạn, can đảm cùng đứng lên đáp lời sông núi tháo bỏ gông cùm, xiềng xích mà đảng CSVN đã áp đặt lên quê hương của chúng ta suốt 41 năm qua.”
Ngoài những lời phát biểu của Hoà thượng và LM Mai khải Hoàn còn có lời chào mừng và phát biểu của Đức Cha Hoàng Đức Oanh, nguyên giám mục giáo phận Kontum và Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh.
Hòa Thượng Thích Minh Nguyện, chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, trong lời khai mạc chương trình nêu rõ: “Sở dĩ tối hôm nay chúng ta hiện diện trong buổi lễ thắp nến và cầu nguyện là để đồng hành cùng 50 ngàn đồng bào của chúng ta tại quê nhà đã và đang đứng lên tranh đấu cho môi trường sống được trong sạch và tranh đấu cho sự vẹn toàn lãnh hải, lãnh thổ tại Việt Nam. Việc thắp nến và đồng hành của chúng ta là để yểm trợ cho đồng bào tại quê nhà để họ thấy họ không đơn độc, lạc lõng mà có sự hậu thuẫn, ủng hộ của đồng bào tại hải ngoại, ở khắp mọi nơi trên thế giới để họ mạnh dạn, can đảm cùng đứng lên đáp lời sông núi tháo bỏ gông cùm, xiềng xích mà đảng CSVN đã áp đặt lên quê hương của chúng ta suốt 41 năm qua.”
Ngoài những lời phát biểu của Hoà thượng và LM Mai khải Hoàn còn có lời chào mừng và phát biểu của Đức Cha Hoàng Đức Oanh, nguyên giám mục giáo phận Kontum và Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh.
Tuần Chầu Lượt, Tuần Ân Phúc tại giáo xứ Tân Lộc GP Vinh
Giáo xứ Tân lộc
16:10 18/09/2016
Giáo xứ Tân Lộc Tuần Chầu Lượt, Tuần Ân Phúc
Bước vào những ngày đầu của tuần Chúa Nhật 24 thường niên, ngày 11/9. Giáo xứ Tân Lộc từ tinh thần đên vật chất đã chuẩn bị sẵn sàng cho một tuần Hồng Phúc trong năm thánh Lòng Thương Xót Chúa. Thế rồi thử thách bắt đầu đến với giáo xứ, cơn bão số 4 đi vào miền trung, đe dọa đến các tỉnh miền trung, gây ra mưa to trên diện rộng. Giáo xứ Tân Lộc những ngày đầu tuần mưa như trút, Các Ban ngành và Ban giới trẻ, hội Têrêxa HĐ Giêsu (BGT, Hội TRX) tổ chức ngày tết Trung thu cho các em nhỏ mà trong lòng thon thót, không biết ý trời thế nào đây ? Thôi thì mọi sự phó thác trong lòng Chúa xót thương, cha quản hạt Giuse thường nói mỗi khi có những thử thách như thế này đến với con cái mình “ việc Chúa Chúa lo, việc mình mình làm” để động viên thinh thần và tin vào sự an bài của Thiên Chúa. Thế rồi đến ngày thứ tư nhất là đêm Trung thu 15/8 âl, bầu trời chợt tạnh và mọi công tác đã chuẩn bị nay được thực hiện.
Xem Hình
Ban GT Hội TRX tổ chức cắm trại, đốt lửa trại vui trung thu bằng buổi diện nguyễn và phát quà cho các em nhỏ thật vui và đầy ý nghĩa, tuy là trong thời gian mà biển Miền trung bị ô nhiễm độc hại do chất thải của Công ty Fosmosa làm cho cá chết và tất cả mọi ngành nghề liên quan đều bị ảnh hưởng, nhưng với khả năng có thể, mỗi người chung tay, chung sức để đêm trung thu cho các cháu được an ủi phần nào.
Các ngày thứ sáu, thứ bảy được qúy cha, quý cộng đoàn về hiệp dâng trong tâm tình sốt mến và vui vẻ, mọi người sốt sắng dọn mình hòa giải để đến với Chuá Giêsu Thánh Thể. Sáng Chúa Nhật, ngày trung tâm cao điểm của tuần chầu, với tình yêu thương, Đức Cha già Phaolô Maria tuy đang còn thời gian dưỡng bệnh sau vụ tại nạn, nhưng ngài đã hiện diễn chủ tế thánh lễ với Quý cha trong và ngoài giáo hạt, đem lại sự vui mầng và nguồn động viên an ủi lớn cho con cái trong giáo phận nói chung, cách riêng là con cái giáo xứ Tân Lộc thân yêu.
Trước thánh lễ, Ban giáo lý giáo hạt đã có giờ tổng kết của một năm học giáo lý, các giáo xứ và các ban ngành cùng toàn thể học sinh đã có nhiều cố gắng vươn lên trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục và chuyên tâm trong học tập. Nhiều giải thưởng được trao, kịp thời động viên khích lệ cho các cá nhân và tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học.
Chiều ngày Chúa Nhật 18/9 thánh lễ bế mạc tạ ơn kết thúc 1 tuần chầu lượt của giáo xứ thay cho giáo phận, với nổ lực của tất cả mọi người về tinh thần và vật chất, được kết lại làm thành một của lễ thơm tho đặt lên bàn thánh để dâng lên Thiên Chúa tình yêu mà cảm tạ tri ân, vì muôn ơn lành hồn xác chúa đã thương ban.
Tuần chầu đã qua đi, nhưng dư âm của nó còn mãi vương vấn quyện đọng trong lòng mọi người con giáo xứ Tân Lộc yêu thương, “hãy sống Tân Lộc, Tân Chầu Lượt” như chắc nhở ta hãy sống đạo lúc nào, ở đâu cũng là những thời khắc mới và tín thác vào tình yêu thương của Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót.
Bước vào những ngày đầu của tuần Chúa Nhật 24 thường niên, ngày 11/9. Giáo xứ Tân Lộc từ tinh thần đên vật chất đã chuẩn bị sẵn sàng cho một tuần Hồng Phúc trong năm thánh Lòng Thương Xót Chúa. Thế rồi thử thách bắt đầu đến với giáo xứ, cơn bão số 4 đi vào miền trung, đe dọa đến các tỉnh miền trung, gây ra mưa to trên diện rộng. Giáo xứ Tân Lộc những ngày đầu tuần mưa như trút, Các Ban ngành và Ban giới trẻ, hội Têrêxa HĐ Giêsu (BGT, Hội TRX) tổ chức ngày tết Trung thu cho các em nhỏ mà trong lòng thon thót, không biết ý trời thế nào đây ? Thôi thì mọi sự phó thác trong lòng Chúa xót thương, cha quản hạt Giuse thường nói mỗi khi có những thử thách như thế này đến với con cái mình “ việc Chúa Chúa lo, việc mình mình làm” để động viên thinh thần và tin vào sự an bài của Thiên Chúa. Thế rồi đến ngày thứ tư nhất là đêm Trung thu 15/8 âl, bầu trời chợt tạnh và mọi công tác đã chuẩn bị nay được thực hiện.
Xem Hình
Ban GT Hội TRX tổ chức cắm trại, đốt lửa trại vui trung thu bằng buổi diện nguyễn và phát quà cho các em nhỏ thật vui và đầy ý nghĩa, tuy là trong thời gian mà biển Miền trung bị ô nhiễm độc hại do chất thải của Công ty Fosmosa làm cho cá chết và tất cả mọi ngành nghề liên quan đều bị ảnh hưởng, nhưng với khả năng có thể, mỗi người chung tay, chung sức để đêm trung thu cho các cháu được an ủi phần nào.
Các ngày thứ sáu, thứ bảy được qúy cha, quý cộng đoàn về hiệp dâng trong tâm tình sốt mến và vui vẻ, mọi người sốt sắng dọn mình hòa giải để đến với Chuá Giêsu Thánh Thể. Sáng Chúa Nhật, ngày trung tâm cao điểm của tuần chầu, với tình yêu thương, Đức Cha già Phaolô Maria tuy đang còn thời gian dưỡng bệnh sau vụ tại nạn, nhưng ngài đã hiện diễn chủ tế thánh lễ với Quý cha trong và ngoài giáo hạt, đem lại sự vui mầng và nguồn động viên an ủi lớn cho con cái trong giáo phận nói chung, cách riêng là con cái giáo xứ Tân Lộc thân yêu.
Trước thánh lễ, Ban giáo lý giáo hạt đã có giờ tổng kết của một năm học giáo lý, các giáo xứ và các ban ngành cùng toàn thể học sinh đã có nhiều cố gắng vươn lên trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục và chuyên tâm trong học tập. Nhiều giải thưởng được trao, kịp thời động viên khích lệ cho các cá nhân và tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học.
Chiều ngày Chúa Nhật 18/9 thánh lễ bế mạc tạ ơn kết thúc 1 tuần chầu lượt của giáo xứ thay cho giáo phận, với nổ lực của tất cả mọi người về tinh thần và vật chất, được kết lại làm thành một của lễ thơm tho đặt lên bàn thánh để dâng lên Thiên Chúa tình yêu mà cảm tạ tri ân, vì muôn ơn lành hồn xác chúa đã thương ban.
Tuần chầu đã qua đi, nhưng dư âm của nó còn mãi vương vấn quyện đọng trong lòng mọi người con giáo xứ Tân Lộc yêu thương, “hãy sống Tân Lộc, Tân Chầu Lượt” như chắc nhở ta hãy sống đạo lúc nào, ở đâu cũng là những thời khắc mới và tín thác vào tình yêu thương của Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam đi về đâu?
Bảo Giang
07:06 18/09/2016
Việt Nam đi về đâu? phần 5.
V. Cuộc tràn xuống phương nam.
Không phải đến hôm nay, người Việt Nam mới biết đến sức ép, hay bị tràn bờ từ phương bắc. Trái lại, lịch sử Việt Nam đã từng ghi lại những cuộc phá dậu từ ngàn năm trước. Và rồi, chính trên mảnh đất hiện hữu này đã có những cuộc chiến, phải được coi là thánh chiến, là dân tộc chiến với những Tống, Hán, Nguyên, Thanh… để cái tên Việt Nam còn tồn tại đến hôm nay.
Tuy nhiên, cuộc tràn xuống phương nam từ phương bắc sau ngày 3-2- 1930, lại phải được coi là một cột mốc điểm lịch sử quan trọng khác của một Việt Nam u mê vào thời cận đại. Bởi lẽ, Trung cộng không dùng quân đội của họ tràn xuống phương nam như xưa để ta dễ nhận biết. Nhưng dùng Hồ Quang, trong vai Hồ chí Minh dưới lớp áo cộng sản, trong chiêu bài giải phóng để nhuộm đỏ Việt Nam, để đưa Việt Nam vào vòng thống trị mới của Tàu. Phải nói rằng, đây là một kế hoạch hoàn chỉnh hơn trăm lần con cờ Trần ích Tắc hay Lê chiêu Thống xưa kia. Nó hoàn chỉnh vì người mất nước mà không hề biết rằng mất nước. Tệ hơn, còn vỗ ngực là yêu nước, triệt hạ cuộc sống của dân tộc mình, rồi vươn vai ca tụng kẻ bán nước và kẻ cướp nước. Đó mới chính là nỗi tủi nhục cho dân tộc Việt Nam hôm nay!
1. Giai đoạn trong thời chiến:
Chúng ta và có lẽ chính Trung cộng cũng không ngờ được rằng họ có thể len lỏi vào và chiếm ngự Việt Nam dễ đến như thế. Bởi lẽ, đọc sử cũ, không một người nào trong hàng ngũ lãnh đạo Trung quốc, không toát mồ hôi hột. Từ Liễu Thăng với hàng trăm vạn binh mã, chiến thuyền. Kết qủa, xác vuí bùn không đem về được quê nhà. Nhưng nay, chỉ cần một con cá lòng tong Hồ Quang, nằm trong binh đội của Chu Đức lại có khả năng xâm nhập vào nội địa, chính trị Việt Nam bằng cái tên Hồ chí Minh một cách tài tình, khác biệt. Tại sao thế?
Khi nghiệm lại, ai cũng biết sự thành công dễ dàng này không phải do Hồ chí Minh và đảng cộng sản tạo ra, nhưng do chính lòng người Việt Nam luôn luôn chống ngoại xâm một cách quật cường mà xập bẫy. Ở đây, người Việt Nam sau gần một trăm năm bị Pháp đô hộ. Họ đã bị nhồi sọ hơn là kiêu ngạo về chuyện chống Pháp, chống Mỹ mà quên đi Hồ Quang là người Hẹ, là Thoát Hoan, là Liễu Thăng đã trá hình dưới danh tính của Nguyễn tất Thành ớ Nam Đàn. Khi chiêu bài này của CS được mở ra, nó không chỉ làm cho người Việt Nam xập bẫy vì việc chống Pháp, chống Mỹ. Tệ hơn, còn giúp cho TC khai thác con cờ Hồ Quang một cách thuận lợi, nếu như không muốn nói là hoàn hảo trong việc chiếm đoạt giang san Việt Nam bằng chính máu xương, nước mắt và công sức của người Việt Nam. Đã thế, còn tung hô Y bằng danh hiệu “cha già dân tộc”, xây đài cao, dắp tượng to để đem đến cái họa mất nước hôm nay!
2. Không có Trung cộng, Việt cộng có cướp được chính quyền hay không?
Bạn có thể buồn cười vì câu hỏi này. Tuy thế, bạn cũng không nên né tránh câu trả lời. Thay vào đó, nên một lần thành thật, trực diện với chính mình, rồi sau khi đọc lại tất cả các sách vở lịch sử đứng đắn, cũng nên có câu trả lời cho ra cái giống người là: Không có Trung cộng trợ giúp, Việt cộng không bao giờ có thể cướp được chính quyền. Không có Trung cộng trần lưng, không bao giờ có cái chiến thắng của Việt cộng tại Điện Biên Phủ. Không có Trung cộng hỗ trợ, không bao giờ có cuộc chia đôi đất nước vào ngày 20-7-1954. Không có súng đạn và người của Trung cộng nhập cuộc, không bao giờ có chế độ cộng sản tại miền bắc, nói chi đến việc miền bắc đưa người và vũ khí vào miền nam. Mở chiến tranh, tàn xát người dân trong hai mươi năm, cướp lấy chính quyền, rồi thiết lập chế độ cộng sản trên toàn đất nước này. Bạn có thể không tin điều tôi vừa viết. Không sao, cứ ngồi yên tĩnh một chút, ta sẽ tìm ra câu trả lời.
Trước hết, hãy hỏi xem, Trung cộng có giúp không công chăng? Câu trả lời xem ra dễ dàng hơn. Đến anh em ruột, làm giúp nhau một vài buổi còn phải lo cơm nước, trả công, nói chi đến kẻ bá vơ nước ngoài. Tuy nhiên, để có một chỗ tựa như hôm nay, Việt cộng đã phải trả cả vốn lẫn lời một cách qúa khổ. Khởi đầu là Công Hàm trừ nợ của Phạm văn Đồng vào năm 1958 với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Và nay, xem ra trên khắp giang sơn Việt, không một nơi nào mà không có gót chân Tàu!
Ngay từ đầu thập niên 1940, Hồ chí Minh đã công khai bái tạ với Chu ân Lai là: "Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa...." ( ghi theo tài liệu trong ML887 của CS tỵ nạn tại Hoa Kỳ). Từ đó cho thấy, cái Công Hàm ngày 19-8-1958 của Phạm văn Đồng chỉ là đoạn mở đầu cho việc cắt đất, cắt đảo qua những hiệp thương biên giới 1999-2000 và có thể tất cả sẽ được kết thúc theo văn bản của hội nghị Thành Đô vào năm 2020? Ở đó, Nguyễn văn Linh, trưởng phái đoàn VC với sự cố vấn của Phạm văn Đồng, trước khi chết đã phải than thở là: ‘ “Tôi vẫn biết theo TC là mất nước. Nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng” Hỏi xem, với giấy trắng mục đen còn đây, CS trả lời ra sao?
Theo đó, khi nhìn lại toàn bộ sự kiện và lịch sử cận đại, ai cũng biết: Nếu không có Trung cộng hỗ trợ, chỉ bảo, Hồ chí Minh không hơn gì Lê chiêu Thống và Trần ích Tắc. Y cũng chỉ là thân tàn ngã ngoài quan ải mà thôi!
VI. Lịch sử 4000 năm của Việt Nam đã dạy dân ta những gì?
Người Việt Nam luôn nhắc về câu chuyện lịch sử dài hơn 4000 năm. Nay chúng ta nhìn lại xem như thế nào? Trước hết, chúng ta không chối bỏ là trong đó có cả nghìn năm dưới sự đô hộ, khống chế của Tàu. Tuy nhiên một Văn Lang, một Giao Chỉ nhỏ bé của giống Lạc Hồng xưa kia đã vươn vai đứng dậy. Ở đó đã có những Ngô, Trần, Lê, Lý, Nguyễn… có con dân Việt tự dựng xây và giữ gìn cương thổ cho mình. Ở đó, nếu còn ghi lại tên tuổi những anh hùng dân tộc như Triệu Đà, Ngô Quyền, Hai bà Trưng, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Quang Trung gần hơn là Ngô đình Diệm thì cũng không quên ghi khắc tên của những tội đồ bán nước Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống và nay là tập đoàn CS Hồ chí Minh.
Theo đó, khi nhìn lại giòng mực cũ. Rõ ràng, nếu những kẻ đi rước voi về dày xéo quê hương như Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống… thành công, Việt Nam hẳn nhiên không còn là Việt Nam hôm nay, nhưng đã là một trong những Hàn, Triệu, Ngụy, Sở… trở thành một phần của Tống, Hán, Nguyên, Thanh và mất tên từ lâu rồi. Tuy nhiên, những Liễu Thăng, Sầm Nghi Đống lên voi, ra ngựa với những tên bán nước theo hầu đã không có ngày trở lại quê cũ và Việt Tộc nghìn thu còn ghi dấu Bạch Đằng, Ngọc Hồi, Đống Đa, Vạn Kiếp mà nước Việt vẫn rạng chốn trời Đông.
Chuyện hôm nay xem ra là khác biệt, phức tạp hơn. Hồ chí Minh (nếu là Nguyễn tất Thành) với Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Võ nguyên Giáp… lại thành công trên đường rước voi về dày mả tổ Việt Nam. Cái thành công của họ không phải chỉ là việc cắt đất, dâng biểu cho Tàu. Mà là rước Tàu vào chiếm đóng trên khắp giải giang sơn Việt Nam. Người dân nước Việt hãy ngẩng cổ lên mà xem, có còn một nơi nào trên quê hương Việt Nam hôm nay thiếu những dấu chân quan cán thuộc mọi tầng lớp, từ quân đội, hành chánh cho đến dân sự, thương buôn, thậm chí trộm cướp mang tên Tống, Hán hay không? Tự hỏi xem, liệu ta có thể sống bình yên chăng? Hay Hồ chí Minh đã dạy cho ta cách sống làm nô lệ cho TC từ 70 năm qua, nay đã quen rồi? Ta sẽ tiếp tục cúi đầu theo giặc nước, dạy con học tiếng Tàu theo Đặng xuân Khu, Phạm vũ Luận tuyên truyền để bảo vệ lấy miếng cơm “ hữu nghị” thay cho từ nô lệ chăng?
Tôi không mỉa mai một ai, chỉ viết ra những điều mắt thấy tai nghe và đề nghị một câu hỏi từ lịch sử rằng: Có lần nào Trung cộng sang Việt Nam với danh nghĩa giúp ta được Độc Lập và đem lại cơm no áo ấm cho người dân chăng? Câu trả lời rõ ràng ai cũng biết là không, không bao giờ. Nếu lịch sử đã có chỉ dẫn như thế, tại sao ngày nay CS vẫn còn bám víu vào Tàu? Tại sao chúng ta, con dân Việt Nam không đứng dậy để thanh lý môn hộ bán nước? Chẳng lẽ, mới sau 70 năm chúng ta đã quên bài học của cha ông rồi ư? Chuyện ở biên giới phía bắc năm 1979 với bao nhiêu đàn bà và trẻ con Việt bị lính Trung cộng tràn sang thảm sát, chặt đầu mổ bụng, bạn cũng quên rồi ư? Chẳng lẽ bạn mơ ước được theo chân đảng và nhà nước Việt cộng đi thắp nhang, bái lạy những nấm mồ của giặc cộng ở trên quê ta và đành lòng nhắm mắt để cho anh linh của những chiến binh Việt Nam theo nhang tàn khói lạnh ư???
VII. Việt Nam còn lại gì dưới thời cs?
1. Chuyện biển đông, biên giới.
Theo bản tin thuật lại chuyện Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng nhà nước CHXHCNVC trong cuộc đi viếng chào TC trong những ngày qua, Y đã “đề xuất các phương hướng và biện pháp lớn để đưa quan hệ hai đảng, hai nước không ngừng phát triển trong thời gian tới.” Trong đó, bao gồm “tạo điều kiện để thúc đẩy hợp tác địa phương và quản lý biên giới trên đất liền hai nước; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định trên biển, không để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của quan hệ hai đảng, hai nước.” và rồi Y mơ ước là sớm xây dựng "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC)(Vnexpress)!.
Hỏi xem cái quy tắc ấy liệu có đem lại bình đẳng, hạnh phúc cho đời dân nô lệ không? Hỏi xem, Có phải chuyện Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam đến đây đã mãn? Có phải tất cả đều teo tóp lại, không một kẻ nào dám nói đến cái công hàm của Phạm văn Đồng là vô gía trị khi đến TC? Thay vào đó, nhà nước Việt cộng chỉ xin được bấu víu vào một số quyền lợi nào đó về việc đi lại hay đánh bắt hải sản trong vùng tùy theo quyết định của TC, thay vì giải quyết vấn đề theo phán quyết của Liên hiệp Quốc. Hỏi xem, VN còn lại gì với đề nghị này? Liệu cái loa rỉ treo trên những cây chuối, cây tre ở đầu đường xó chợ còn oang oang Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nữa hay không?
2. Hệ thống đê đập của TC đưa Việt Nam về đâu?
Ngoài biển là thế, trong đất liền xem ra cũng không khá hơn. Ngày nay người ta đang nói đến việc TQ hủy diệt châu thổ sông Cửu Long, nguồn lương thực và thực phẩm chính của cả nước mỗi lúc một teo tóp lại. Rõ ràng, việc TC xây nhiều đập thủy điện ngăn sông Mê Kông, có khả năng tự gây ra hạn hán và ngập mặn trầm trọng tại đồng bằng sông Cửu Long là một việc rất đáng quan ngại. Nó sẽ giết lần mòn cuộc sinh tồn của vùng đồng bằng sông Cữu Long. Tuy nhiên, chuyện không chỉ có bấy nhiêu. Nay TQ còn xây thêm nhiều đập phía thượng nguồn sông Hồng và sông Đà. Đặt miền bắc vào cuộc sống của cạn kiệt. Tuy nhiên, nhà nước Cộng sản không một lời phản đối, trái lại, còn giúp Trung cộng phá hoại toàn thể hệ môi sinh ở Việt Nam bằng cách, trợ giúp các nhà thầu TC trúng thầu hầu hết các công trình xây dựng từ đường xá, cầu cống đến việc thuê rừng đầu nguồn, xây nhà máy, dựng hãng xưởng, trấn gĩữ các địa thế hiểm yếu, quan trọng ở VN. Đồng thời, để Nó cùng thải ra hàng trăm ngàn tấn chất độc, hủy diệt khí quyển và các nguồn sống, nguồn nước của ngưoơi Việt Nam mà Formosa chỉ là chương khởi đầu.
Bạn hãy hỏi xem, mục đích của những sách lược này là gi? Có phải TC muốn tiêu diệt dân Việt Nam như đã làm với người Mãn ở Tân cương chăng? Nếu đúng, Việt Nam sẽ còn lại gì cho tương lai?
VIII. Phẩm gía Văn Hóa dân tộc.
1. Nền luân lý, đạo đức của gia đình, xã hội về đâu dưới thời CS.
Phải nói ngay rằng, chưa bao giờ Việt Nam bị rơi vào cơn khủng hoảng Luân Lý như hôm nay. Khi mở một trang báo của nhà nước ra, tất cả mọi người đều phải rùng mình hoảng sợ khi thấy trên đó, không một ngày nào mà không có những loại tội phạm thuộc loại đại ác giết cha, giết mẹ, giết con, giết vợ, giết chồng, phá thai… chưa kể đến những tội cướp của giết người ngoài. Tại sao thế? Chỉ có một câu trả lời đơn giản và chính xác là CS dạy dân theo gương Hồ chí Minh! Học theo Y từ gương xin làm nô lệ cho Tàu đến gương Y giết người!
Thật vậy, nhìn lại qúa trình trong 70 năm qua, nền luân lý và đạo đức cơ bản của Cộng Sản được xếp đặt và truyền thụ chỉ tóm gọn trong một bài “Địa chủ ác ghê” của Hồ chí Minh mà thôi. Từ đây nó đã mở ra và khai triển nền văn hóa vô đạo của CS theo hai hướng đi chính. Trước hết, bản thân Hồ chí Minh đã hiếp và rồi, giết Nông thị Xuân, tạo nên một tội ác thuộc loại man rợ không nhân tính. Nhưng xem ra nó lại là một bước mở đường phạm tội ác cho quan cán cộng noi theo. Hơn thế, nó còn chế ngự và điều hành nền luân lý trong nhân gian của Việt Nam. Bời vì từ 1953, sau khi Hồ chí Minh phát động mùa đấu tố và toàn thể các cấp đoàn đảng của Cộng sản tung hô vang trời đất. Hầu như không có một vùng đất nào thiếu cảnh vợ đấu chồng, con cái đấu bố mẹ, anh em đâu giết nhau. Hoặc giả, bà con lối xóm, họ hàng đấu nhau, giết nhau. Rõ ràng, Nó đã đẩy Việt Nam vào cuộc khủng hoảng Luân Lý và Đạo Đức xã hội, mà cái lợi nhuận của nó có khi chỉ là gía của một con gà, con vịt hay vài lon gạo tiêu chuẩn. Thảm thay!
Thảm vì cảnh kẻ triệt hạ nền luân lý của Việt Nam là Hồ Quang cũng gọi là Hồ chí Minh lại ngạo nghễ, reo hò trong tuyên bố “ đó là một thắng lợi long trời lở đất”. Quả là một cảnh long trời lở đất thật. Bởi vì, tập đoàn cộng sản đã tự trao cho minh quyền tước đoạt mạng sống và tài sản của người dân một cách man rợ và bạo tàn. Từ đó, Nó là kẻ khơi nguồn ra mọi tội ác phá hoại đời sống và luân lý đạo đức của Việt Nam. Nó chính là cơ nguyên triệt hạ nền tảng luân thường đạo lý Nhân Lễ Nghĩa Dũng Trí Tín Trung cũng như Công Dung Ngôn Hạnh của Việt Nam. Nó đã đưa chúng ta vào đường triệt hạ cuộc sống thuần lương, nhân sinh của chính dân tộc mình.
2. Tiếng nước ta còn hay mất?
Bên cạnh một nền luân lý vô đạo do Hồ chí Minh và cộng sản thiết lập, nền văn hóa cơ bản của dân tộc cũng bị CS đào mồ, chôn sống. Ai cũng biết sau hàng ngàn năm dựng nước, Việt Nam còn mà những thế lực Hàn Sở Triệu Ngụy, Tần, Tấn… đã mất tên. Đừng bảo họ vốn là chung một gốc. Họ chỉ trở về nguồn. Thực tế, như Tân Cương, Tây Tạng, Mông Cổ có phải là trở về nguồn hay cũng đang bị tận triệt? Như thế, có ai trong chúng ta đặt câu hỏi là tại sao ta còn đứng riêng trong chốn trời Đông hay không?
Nhớ khi xưa, cụ Phạm Quỳnh nhắn bảo: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Trong khi đó, Đặng xuân Khu, tổng thư ký của đảng cộng sản, cũng là tổ chức đã giết Phạm Quỳnh lại có chủ trương khác. Y viết “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc”. “Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy - và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta - mà cũng là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế - ( Tiếng dội số 462, năm thứ 3, 1951)
Ai ngờ rằng, bài viết xin làm nô lệ ấy đã trở thành cây nhỉ nam cho đảng CS đi theo từ đó đến nay. Để, không chỉ riêng Phạm vũ Luận, bộ trưởng giáo dục và đào tạo của chế độ, mở ra những trường học buộc trẻ thơ Việt Nam phải học chữ Tàu ngay từ khi bước chân đến trường. Nhưng còn nhiều cái trống mồm gõ theo nữa. Với cuộc đổ bộ vào từ phương bắc, bao lâu nữa cả nước sẽ nói và viết tiếng Tàu? Văn hóa của ta còn không? Khi nền Văn Hóa riêng của ta không còn, ta sẽ ra sao? Có lẽ, cái ngày được thêm vào một sao trong lá cờ của Trung cộng theo hiệp Ước Thành Đô cũng không còn xa lắm? Bạn có mừng không, xin giơ tay lên nào?
IX. Việt Nam đi về đâu?
Đất còn, người còn.Văn Hóa mất, dân tộc tan!
Ai cũng biết, sau cả ngàn năm, dân Do Thái lại trở về nơi xưa để lập nghiệp, tạo thành một quốc gia như hôm nay. Điều này có nghĩa, khi người Do Thái ly tan, lúc ở hải ngoại họ luôn giữ được khí tiết riêng của mình. Việt Nam sẽ ra sao? Tương lai của nền văn hóa và sự hồi sình dân tộc có nằm trong tay những người hiện ở hải ngoại chăng? Đây là câu chuyện phải chờ xem!
Chờ xem bởi vì, ngày nay người ta không còn một chút tin tưởng nào vào việc bảo toàn nghiệp nước, nghiệp văn hóa của dân tộc từ tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh. Nói trắng ra ai cũng biết là. Nếu còn cộng sản, người Việt Nam đừng bao giờ nghĩ đến chuyện còn một Việt Nam của chúng ta và con cháu chúng ta. Bởi vì chính Nguyễn phú Trọng đã khẳng định bằng văn Bản với TC rằng: “Mở rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc”…. “ đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh. cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”. ( Nguyễn phú Trọng, ngày 15-10-2011). Hỏi xem Việt cộng sẽ ủng hộ, hỗ trợ gì cho TC trong văn bản này? Có chăng là tập đoàn Việt cộng xin làm nô lệ cho TC và xin TC bảo vệ chúng?
Rồi Trương Tấn Sang trong vai chủ tịch nước đã ký nhận “Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa. Cũng thế hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam...”(21/6/2013). Hỏi xem, Việt Nam còn lại gì sau khi cửa biên giới mở toang ra, hơn thế, cùng nhập trình theo những văn bản này?
Tôi cho rằng: Việt Nam ngày mai nếu còn cộng sản. Tuy đất vẫn còn đó, vẫn có thể còn cái tên Việt Nam trong trào lưu của Cờ 5 sao, nhưng thực tế là hồn dân tộc là văn hóa của ta đã mất, nếu như không muốn nói là chết. Khi hồn Dân Tộc và Văn Hóa của ta đã mất, ta còn lại gì? Có phải là Nô Lệ không? Như thế, kẻ tự hào là Việt cộng, là con cháu Hồ chí Minh đi theo Tàu là một sỉ nhục cho Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam.
Đến đây, tôi tin rằng mọi người Việt Nam đều khẳng định được một điều rõ ràng, không bị che khuất về vị thế và vị trí của Việt Nam sẽ ra sao, sẽ đi về đâu nếu đất nước Việt Nam còn nằm trong tay tập đoàn cộng sản? Cá nhân, như đã xác định ngay trong phần mở đầu của loạt bài này. Tôi chỉ viết dẫn lại những sự kiện về kinh tế, chính trị và xã hội mà Việt cộng đã thực hiện trên đất nước này trong hơn 70 năm qua. Riêng câu hỏi trong phần kết luận này, tôi xin trân trọng kính dành cho bạn đọc và cho mỗi một người Việt Nam còn yêu mến hai chữ Việt Nam trả lời. Bởi lẽ, mơ ước ngày Độc Lập cho Tổ Quốc. Khát vọng Tự Do, Hoà Binh và Công Lý cho đồng bào Việt Nam không phải là của riêng ai, nhưng là của mọi người. Theo đó, sự chọn lựa cũng là của tất cả chúng ta.
Bảo Giang 16-9-2016
V. Cuộc tràn xuống phương nam.
Không phải đến hôm nay, người Việt Nam mới biết đến sức ép, hay bị tràn bờ từ phương bắc. Trái lại, lịch sử Việt Nam đã từng ghi lại những cuộc phá dậu từ ngàn năm trước. Và rồi, chính trên mảnh đất hiện hữu này đã có những cuộc chiến, phải được coi là thánh chiến, là dân tộc chiến với những Tống, Hán, Nguyên, Thanh… để cái tên Việt Nam còn tồn tại đến hôm nay.
Tuy nhiên, cuộc tràn xuống phương nam từ phương bắc sau ngày 3-2- 1930, lại phải được coi là một cột mốc điểm lịch sử quan trọng khác của một Việt Nam u mê vào thời cận đại. Bởi lẽ, Trung cộng không dùng quân đội của họ tràn xuống phương nam như xưa để ta dễ nhận biết. Nhưng dùng Hồ Quang, trong vai Hồ chí Minh dưới lớp áo cộng sản, trong chiêu bài giải phóng để nhuộm đỏ Việt Nam, để đưa Việt Nam vào vòng thống trị mới của Tàu. Phải nói rằng, đây là một kế hoạch hoàn chỉnh hơn trăm lần con cờ Trần ích Tắc hay Lê chiêu Thống xưa kia. Nó hoàn chỉnh vì người mất nước mà không hề biết rằng mất nước. Tệ hơn, còn vỗ ngực là yêu nước, triệt hạ cuộc sống của dân tộc mình, rồi vươn vai ca tụng kẻ bán nước và kẻ cướp nước. Đó mới chính là nỗi tủi nhục cho dân tộc Việt Nam hôm nay!
1. Giai đoạn trong thời chiến:
Chúng ta và có lẽ chính Trung cộng cũng không ngờ được rằng họ có thể len lỏi vào và chiếm ngự Việt Nam dễ đến như thế. Bởi lẽ, đọc sử cũ, không một người nào trong hàng ngũ lãnh đạo Trung quốc, không toát mồ hôi hột. Từ Liễu Thăng với hàng trăm vạn binh mã, chiến thuyền. Kết qủa, xác vuí bùn không đem về được quê nhà. Nhưng nay, chỉ cần một con cá lòng tong Hồ Quang, nằm trong binh đội của Chu Đức lại có khả năng xâm nhập vào nội địa, chính trị Việt Nam bằng cái tên Hồ chí Minh một cách tài tình, khác biệt. Tại sao thế?
Khi nghiệm lại, ai cũng biết sự thành công dễ dàng này không phải do Hồ chí Minh và đảng cộng sản tạo ra, nhưng do chính lòng người Việt Nam luôn luôn chống ngoại xâm một cách quật cường mà xập bẫy. Ở đây, người Việt Nam sau gần một trăm năm bị Pháp đô hộ. Họ đã bị nhồi sọ hơn là kiêu ngạo về chuyện chống Pháp, chống Mỹ mà quên đi Hồ Quang là người Hẹ, là Thoát Hoan, là Liễu Thăng đã trá hình dưới danh tính của Nguyễn tất Thành ớ Nam Đàn. Khi chiêu bài này của CS được mở ra, nó không chỉ làm cho người Việt Nam xập bẫy vì việc chống Pháp, chống Mỹ. Tệ hơn, còn giúp cho TC khai thác con cờ Hồ Quang một cách thuận lợi, nếu như không muốn nói là hoàn hảo trong việc chiếm đoạt giang san Việt Nam bằng chính máu xương, nước mắt và công sức của người Việt Nam. Đã thế, còn tung hô Y bằng danh hiệu “cha già dân tộc”, xây đài cao, dắp tượng to để đem đến cái họa mất nước hôm nay!
2. Không có Trung cộng, Việt cộng có cướp được chính quyền hay không?
Bạn có thể buồn cười vì câu hỏi này. Tuy thế, bạn cũng không nên né tránh câu trả lời. Thay vào đó, nên một lần thành thật, trực diện với chính mình, rồi sau khi đọc lại tất cả các sách vở lịch sử đứng đắn, cũng nên có câu trả lời cho ra cái giống người là: Không có Trung cộng trợ giúp, Việt cộng không bao giờ có thể cướp được chính quyền. Không có Trung cộng trần lưng, không bao giờ có cái chiến thắng của Việt cộng tại Điện Biên Phủ. Không có Trung cộng hỗ trợ, không bao giờ có cuộc chia đôi đất nước vào ngày 20-7-1954. Không có súng đạn và người của Trung cộng nhập cuộc, không bao giờ có chế độ cộng sản tại miền bắc, nói chi đến việc miền bắc đưa người và vũ khí vào miền nam. Mở chiến tranh, tàn xát người dân trong hai mươi năm, cướp lấy chính quyền, rồi thiết lập chế độ cộng sản trên toàn đất nước này. Bạn có thể không tin điều tôi vừa viết. Không sao, cứ ngồi yên tĩnh một chút, ta sẽ tìm ra câu trả lời.
Trước hết, hãy hỏi xem, Trung cộng có giúp không công chăng? Câu trả lời xem ra dễ dàng hơn. Đến anh em ruột, làm giúp nhau một vài buổi còn phải lo cơm nước, trả công, nói chi đến kẻ bá vơ nước ngoài. Tuy nhiên, để có một chỗ tựa như hôm nay, Việt cộng đã phải trả cả vốn lẫn lời một cách qúa khổ. Khởi đầu là Công Hàm trừ nợ của Phạm văn Đồng vào năm 1958 với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Và nay, xem ra trên khắp giang sơn Việt, không một nơi nào mà không có gót chân Tàu!
Ngay từ đầu thập niên 1940, Hồ chí Minh đã công khai bái tạ với Chu ân Lai là: "Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa...." ( ghi theo tài liệu trong ML887 của CS tỵ nạn tại Hoa Kỳ). Từ đó cho thấy, cái Công Hàm ngày 19-8-1958 của Phạm văn Đồng chỉ là đoạn mở đầu cho việc cắt đất, cắt đảo qua những hiệp thương biên giới 1999-2000 và có thể tất cả sẽ được kết thúc theo văn bản của hội nghị Thành Đô vào năm 2020? Ở đó, Nguyễn văn Linh, trưởng phái đoàn VC với sự cố vấn của Phạm văn Đồng, trước khi chết đã phải than thở là: ‘ “Tôi vẫn biết theo TC là mất nước. Nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng” Hỏi xem, với giấy trắng mục đen còn đây, CS trả lời ra sao?
Theo đó, khi nhìn lại toàn bộ sự kiện và lịch sử cận đại, ai cũng biết: Nếu không có Trung cộng hỗ trợ, chỉ bảo, Hồ chí Minh không hơn gì Lê chiêu Thống và Trần ích Tắc. Y cũng chỉ là thân tàn ngã ngoài quan ải mà thôi!
VI. Lịch sử 4000 năm của Việt Nam đã dạy dân ta những gì?
Người Việt Nam luôn nhắc về câu chuyện lịch sử dài hơn 4000 năm. Nay chúng ta nhìn lại xem như thế nào? Trước hết, chúng ta không chối bỏ là trong đó có cả nghìn năm dưới sự đô hộ, khống chế của Tàu. Tuy nhiên một Văn Lang, một Giao Chỉ nhỏ bé của giống Lạc Hồng xưa kia đã vươn vai đứng dậy. Ở đó đã có những Ngô, Trần, Lê, Lý, Nguyễn… có con dân Việt tự dựng xây và giữ gìn cương thổ cho mình. Ở đó, nếu còn ghi lại tên tuổi những anh hùng dân tộc như Triệu Đà, Ngô Quyền, Hai bà Trưng, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Quang Trung gần hơn là Ngô đình Diệm thì cũng không quên ghi khắc tên của những tội đồ bán nước Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống và nay là tập đoàn CS Hồ chí Minh.
Theo đó, khi nhìn lại giòng mực cũ. Rõ ràng, nếu những kẻ đi rước voi về dày xéo quê hương như Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống… thành công, Việt Nam hẳn nhiên không còn là Việt Nam hôm nay, nhưng đã là một trong những Hàn, Triệu, Ngụy, Sở… trở thành một phần của Tống, Hán, Nguyên, Thanh và mất tên từ lâu rồi. Tuy nhiên, những Liễu Thăng, Sầm Nghi Đống lên voi, ra ngựa với những tên bán nước theo hầu đã không có ngày trở lại quê cũ và Việt Tộc nghìn thu còn ghi dấu Bạch Đằng, Ngọc Hồi, Đống Đa, Vạn Kiếp mà nước Việt vẫn rạng chốn trời Đông.
Chuyện hôm nay xem ra là khác biệt, phức tạp hơn. Hồ chí Minh (nếu là Nguyễn tất Thành) với Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Võ nguyên Giáp… lại thành công trên đường rước voi về dày mả tổ Việt Nam. Cái thành công của họ không phải chỉ là việc cắt đất, dâng biểu cho Tàu. Mà là rước Tàu vào chiếm đóng trên khắp giải giang sơn Việt Nam. Người dân nước Việt hãy ngẩng cổ lên mà xem, có còn một nơi nào trên quê hương Việt Nam hôm nay thiếu những dấu chân quan cán thuộc mọi tầng lớp, từ quân đội, hành chánh cho đến dân sự, thương buôn, thậm chí trộm cướp mang tên Tống, Hán hay không? Tự hỏi xem, liệu ta có thể sống bình yên chăng? Hay Hồ chí Minh đã dạy cho ta cách sống làm nô lệ cho TC từ 70 năm qua, nay đã quen rồi? Ta sẽ tiếp tục cúi đầu theo giặc nước, dạy con học tiếng Tàu theo Đặng xuân Khu, Phạm vũ Luận tuyên truyền để bảo vệ lấy miếng cơm “ hữu nghị” thay cho từ nô lệ chăng?
Tôi không mỉa mai một ai, chỉ viết ra những điều mắt thấy tai nghe và đề nghị một câu hỏi từ lịch sử rằng: Có lần nào Trung cộng sang Việt Nam với danh nghĩa giúp ta được Độc Lập và đem lại cơm no áo ấm cho người dân chăng? Câu trả lời rõ ràng ai cũng biết là không, không bao giờ. Nếu lịch sử đã có chỉ dẫn như thế, tại sao ngày nay CS vẫn còn bám víu vào Tàu? Tại sao chúng ta, con dân Việt Nam không đứng dậy để thanh lý môn hộ bán nước? Chẳng lẽ, mới sau 70 năm chúng ta đã quên bài học của cha ông rồi ư? Chuyện ở biên giới phía bắc năm 1979 với bao nhiêu đàn bà và trẻ con Việt bị lính Trung cộng tràn sang thảm sát, chặt đầu mổ bụng, bạn cũng quên rồi ư? Chẳng lẽ bạn mơ ước được theo chân đảng và nhà nước Việt cộng đi thắp nhang, bái lạy những nấm mồ của giặc cộng ở trên quê ta và đành lòng nhắm mắt để cho anh linh của những chiến binh Việt Nam theo nhang tàn khói lạnh ư???
VII. Việt Nam còn lại gì dưới thời cs?
1. Chuyện biển đông, biên giới.
Theo bản tin thuật lại chuyện Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng nhà nước CHXHCNVC trong cuộc đi viếng chào TC trong những ngày qua, Y đã “đề xuất các phương hướng và biện pháp lớn để đưa quan hệ hai đảng, hai nước không ngừng phát triển trong thời gian tới.” Trong đó, bao gồm “tạo điều kiện để thúc đẩy hợp tác địa phương và quản lý biên giới trên đất liền hai nước; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định trên biển, không để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của quan hệ hai đảng, hai nước.” và rồi Y mơ ước là sớm xây dựng "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC)(Vnexpress)!.
Hỏi xem cái quy tắc ấy liệu có đem lại bình đẳng, hạnh phúc cho đời dân nô lệ không? Hỏi xem, Có phải chuyện Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam đến đây đã mãn? Có phải tất cả đều teo tóp lại, không một kẻ nào dám nói đến cái công hàm của Phạm văn Đồng là vô gía trị khi đến TC? Thay vào đó, nhà nước Việt cộng chỉ xin được bấu víu vào một số quyền lợi nào đó về việc đi lại hay đánh bắt hải sản trong vùng tùy theo quyết định của TC, thay vì giải quyết vấn đề theo phán quyết của Liên hiệp Quốc. Hỏi xem, VN còn lại gì với đề nghị này? Liệu cái loa rỉ treo trên những cây chuối, cây tre ở đầu đường xó chợ còn oang oang Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nữa hay không?
2. Hệ thống đê đập của TC đưa Việt Nam về đâu?
Ngoài biển là thế, trong đất liền xem ra cũng không khá hơn. Ngày nay người ta đang nói đến việc TQ hủy diệt châu thổ sông Cửu Long, nguồn lương thực và thực phẩm chính của cả nước mỗi lúc một teo tóp lại. Rõ ràng, việc TC xây nhiều đập thủy điện ngăn sông Mê Kông, có khả năng tự gây ra hạn hán và ngập mặn trầm trọng tại đồng bằng sông Cửu Long là một việc rất đáng quan ngại. Nó sẽ giết lần mòn cuộc sinh tồn của vùng đồng bằng sông Cữu Long. Tuy nhiên, chuyện không chỉ có bấy nhiêu. Nay TQ còn xây thêm nhiều đập phía thượng nguồn sông Hồng và sông Đà. Đặt miền bắc vào cuộc sống của cạn kiệt. Tuy nhiên, nhà nước Cộng sản không một lời phản đối, trái lại, còn giúp Trung cộng phá hoại toàn thể hệ môi sinh ở Việt Nam bằng cách, trợ giúp các nhà thầu TC trúng thầu hầu hết các công trình xây dựng từ đường xá, cầu cống đến việc thuê rừng đầu nguồn, xây nhà máy, dựng hãng xưởng, trấn gĩữ các địa thế hiểm yếu, quan trọng ở VN. Đồng thời, để Nó cùng thải ra hàng trăm ngàn tấn chất độc, hủy diệt khí quyển và các nguồn sống, nguồn nước của ngưoơi Việt Nam mà Formosa chỉ là chương khởi đầu.
Bạn hãy hỏi xem, mục đích của những sách lược này là gi? Có phải TC muốn tiêu diệt dân Việt Nam như đã làm với người Mãn ở Tân cương chăng? Nếu đúng, Việt Nam sẽ còn lại gì cho tương lai?
VIII. Phẩm gía Văn Hóa dân tộc.
1. Nền luân lý, đạo đức của gia đình, xã hội về đâu dưới thời CS.
Phải nói ngay rằng, chưa bao giờ Việt Nam bị rơi vào cơn khủng hoảng Luân Lý như hôm nay. Khi mở một trang báo của nhà nước ra, tất cả mọi người đều phải rùng mình hoảng sợ khi thấy trên đó, không một ngày nào mà không có những loại tội phạm thuộc loại đại ác giết cha, giết mẹ, giết con, giết vợ, giết chồng, phá thai… chưa kể đến những tội cướp của giết người ngoài. Tại sao thế? Chỉ có một câu trả lời đơn giản và chính xác là CS dạy dân theo gương Hồ chí Minh! Học theo Y từ gương xin làm nô lệ cho Tàu đến gương Y giết người!
Thật vậy, nhìn lại qúa trình trong 70 năm qua, nền luân lý và đạo đức cơ bản của Cộng Sản được xếp đặt và truyền thụ chỉ tóm gọn trong một bài “Địa chủ ác ghê” của Hồ chí Minh mà thôi. Từ đây nó đã mở ra và khai triển nền văn hóa vô đạo của CS theo hai hướng đi chính. Trước hết, bản thân Hồ chí Minh đã hiếp và rồi, giết Nông thị Xuân, tạo nên một tội ác thuộc loại man rợ không nhân tính. Nhưng xem ra nó lại là một bước mở đường phạm tội ác cho quan cán cộng noi theo. Hơn thế, nó còn chế ngự và điều hành nền luân lý trong nhân gian của Việt Nam. Bời vì từ 1953, sau khi Hồ chí Minh phát động mùa đấu tố và toàn thể các cấp đoàn đảng của Cộng sản tung hô vang trời đất. Hầu như không có một vùng đất nào thiếu cảnh vợ đấu chồng, con cái đấu bố mẹ, anh em đâu giết nhau. Hoặc giả, bà con lối xóm, họ hàng đấu nhau, giết nhau. Rõ ràng, Nó đã đẩy Việt Nam vào cuộc khủng hoảng Luân Lý và Đạo Đức xã hội, mà cái lợi nhuận của nó có khi chỉ là gía của một con gà, con vịt hay vài lon gạo tiêu chuẩn. Thảm thay!
Thảm vì cảnh kẻ triệt hạ nền luân lý của Việt Nam là Hồ Quang cũng gọi là Hồ chí Minh lại ngạo nghễ, reo hò trong tuyên bố “ đó là một thắng lợi long trời lở đất”. Quả là một cảnh long trời lở đất thật. Bởi vì, tập đoàn cộng sản đã tự trao cho minh quyền tước đoạt mạng sống và tài sản của người dân một cách man rợ và bạo tàn. Từ đó, Nó là kẻ khơi nguồn ra mọi tội ác phá hoại đời sống và luân lý đạo đức của Việt Nam. Nó chính là cơ nguyên triệt hạ nền tảng luân thường đạo lý Nhân Lễ Nghĩa Dũng Trí Tín Trung cũng như Công Dung Ngôn Hạnh của Việt Nam. Nó đã đưa chúng ta vào đường triệt hạ cuộc sống thuần lương, nhân sinh của chính dân tộc mình.
2. Tiếng nước ta còn hay mất?
Bên cạnh một nền luân lý vô đạo do Hồ chí Minh và cộng sản thiết lập, nền văn hóa cơ bản của dân tộc cũng bị CS đào mồ, chôn sống. Ai cũng biết sau hàng ngàn năm dựng nước, Việt Nam còn mà những thế lực Hàn Sở Triệu Ngụy, Tần, Tấn… đã mất tên. Đừng bảo họ vốn là chung một gốc. Họ chỉ trở về nguồn. Thực tế, như Tân Cương, Tây Tạng, Mông Cổ có phải là trở về nguồn hay cũng đang bị tận triệt? Như thế, có ai trong chúng ta đặt câu hỏi là tại sao ta còn đứng riêng trong chốn trời Đông hay không?
Nhớ khi xưa, cụ Phạm Quỳnh nhắn bảo: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Trong khi đó, Đặng xuân Khu, tổng thư ký của đảng cộng sản, cũng là tổ chức đã giết Phạm Quỳnh lại có chủ trương khác. Y viết “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc”. “Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy - và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta - mà cũng là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế - ( Tiếng dội số 462, năm thứ 3, 1951)
Ai ngờ rằng, bài viết xin làm nô lệ ấy đã trở thành cây nhỉ nam cho đảng CS đi theo từ đó đến nay. Để, không chỉ riêng Phạm vũ Luận, bộ trưởng giáo dục và đào tạo của chế độ, mở ra những trường học buộc trẻ thơ Việt Nam phải học chữ Tàu ngay từ khi bước chân đến trường. Nhưng còn nhiều cái trống mồm gõ theo nữa. Với cuộc đổ bộ vào từ phương bắc, bao lâu nữa cả nước sẽ nói và viết tiếng Tàu? Văn hóa của ta còn không? Khi nền Văn Hóa riêng của ta không còn, ta sẽ ra sao? Có lẽ, cái ngày được thêm vào một sao trong lá cờ của Trung cộng theo hiệp Ước Thành Đô cũng không còn xa lắm? Bạn có mừng không, xin giơ tay lên nào?
IX. Việt Nam đi về đâu?
Đất còn, người còn.Văn Hóa mất, dân tộc tan!
Ai cũng biết, sau cả ngàn năm, dân Do Thái lại trở về nơi xưa để lập nghiệp, tạo thành một quốc gia như hôm nay. Điều này có nghĩa, khi người Do Thái ly tan, lúc ở hải ngoại họ luôn giữ được khí tiết riêng của mình. Việt Nam sẽ ra sao? Tương lai của nền văn hóa và sự hồi sình dân tộc có nằm trong tay những người hiện ở hải ngoại chăng? Đây là câu chuyện phải chờ xem!
Chờ xem bởi vì, ngày nay người ta không còn một chút tin tưởng nào vào việc bảo toàn nghiệp nước, nghiệp văn hóa của dân tộc từ tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh. Nói trắng ra ai cũng biết là. Nếu còn cộng sản, người Việt Nam đừng bao giờ nghĩ đến chuyện còn một Việt Nam của chúng ta và con cháu chúng ta. Bởi vì chính Nguyễn phú Trọng đã khẳng định bằng văn Bản với TC rằng: “Mở rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc”…. “ đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh. cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”. ( Nguyễn phú Trọng, ngày 15-10-2011). Hỏi xem Việt cộng sẽ ủng hộ, hỗ trợ gì cho TC trong văn bản này? Có chăng là tập đoàn Việt cộng xin làm nô lệ cho TC và xin TC bảo vệ chúng?
Rồi Trương Tấn Sang trong vai chủ tịch nước đã ký nhận “Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa. Cũng thế hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam...”(21/6/2013). Hỏi xem, Việt Nam còn lại gì sau khi cửa biên giới mở toang ra, hơn thế, cùng nhập trình theo những văn bản này?
Tôi cho rằng: Việt Nam ngày mai nếu còn cộng sản. Tuy đất vẫn còn đó, vẫn có thể còn cái tên Việt Nam trong trào lưu của Cờ 5 sao, nhưng thực tế là hồn dân tộc là văn hóa của ta đã mất, nếu như không muốn nói là chết. Khi hồn Dân Tộc và Văn Hóa của ta đã mất, ta còn lại gì? Có phải là Nô Lệ không? Như thế, kẻ tự hào là Việt cộng, là con cháu Hồ chí Minh đi theo Tàu là một sỉ nhục cho Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam.
Đến đây, tôi tin rằng mọi người Việt Nam đều khẳng định được một điều rõ ràng, không bị che khuất về vị thế và vị trí của Việt Nam sẽ ra sao, sẽ đi về đâu nếu đất nước Việt Nam còn nằm trong tay tập đoàn cộng sản? Cá nhân, như đã xác định ngay trong phần mở đầu của loạt bài này. Tôi chỉ viết dẫn lại những sự kiện về kinh tế, chính trị và xã hội mà Việt cộng đã thực hiện trên đất nước này trong hơn 70 năm qua. Riêng câu hỏi trong phần kết luận này, tôi xin trân trọng kính dành cho bạn đọc và cho mỗi một người Việt Nam còn yêu mến hai chữ Việt Nam trả lời. Bởi lẽ, mơ ước ngày Độc Lập cho Tổ Quốc. Khát vọng Tự Do, Hoà Binh và Công Lý cho đồng bào Việt Nam không phải là của riêng ai, nhưng là của mọi người. Theo đó, sự chọn lựa cũng là của tất cả chúng ta.
Bảo Giang 16-9-2016
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Tại sao chúng ta có Phụng Vụ?
Nguyễn Trọng Đa
08:36 18/09/2016
Giải đáp phụng vụ: Tại sao chúng ta có Phụng Vụ?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, có phụng vụ trên Thiên Đàng không? Tại sao chúng ta có phụng vụ? Đâu là cứu cánh của phụng vụ? - T. G., Salvador, Brazil.
Đáp: Đây là các câu hỏi rất quan trọng. Đôi khi chúng ta có thể bị cuốn vào các chi tiết của phụng vụ, mà chúng ta quên đi hình ảnh lớn của mầu nhiệm lớn lao của chính phụng vụ.
Có nhiều định nghĩa của phụng vụ. Một sách giáo khoa nổi tiếng được xuất bản trong thập niên 1960 đã trình bày 40 định nghĩa, và sau đó đưa thêm định nghĩa thứ 41 nữa. Vì các mục đích của chúng ta, chúng ta có thể lấy định nghĩa được cung cấp bởi hiến chế của Công đồng chung Vatican II về phụng vụ "Sacrosanctum Concilium", vốn dựa nhiều vào thông điệp "Mediator Dei" (Đấng Trung gian của Thiên Chúa) của năm 1947.
“7… Vì thế, Phụng Vụ đáng được xem là việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu tượng nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn toàn cũng được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là gồm cả Ðầu cùng các chi thể của Người.
“Do đó, vì là công việc của Chúa Kitô tư tế và Thân Thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh, và không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp.
“8. .. Phụng Vụ trần gian là nơi chúng ta tham dự bằng cảm nếm trước Phụng Vụ trên trời, được cử hành trong thánh đô Giêrusalem, nơi chúng ta là những lữ khách đang tiến về, ở đó Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa như một thừa tác viên của cung thánh, của nhà tạm đích thực; Phụng Vụ trần gian là nơi chúng ta hợp cùng toàn thể đạo binh trên trời đồng thanh ca ngợi tôn vinh Chúa: trong khi kính nhớ các Thánh, chúng ta hy vọng được thông phần và đoàn tụ với các Ngài; chúng ta mong đợi Ðấng Cứu Thế là Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, cho đến khi chính Người là sự sống chúng ta sẽ xuất hiện và chúng ta cũng sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang” (Bản dịch Việt ngữ của Phân khoa Thần học, Giáo Hoàng Học Viện thánh Piô X, Đà Lạt).
Đoạn thứ nhất của phần hai Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo phát triển các ý tưởng này trong chi tiết (các số 1076-1209).
Do đó, chúng ta có thể phân biệt được các khía cạnh khác nhau trong phụng vụ.
Trước hết, có hành động thiết yếu của Chúa Kitô Linh Mục thượng phẩm của chúng ta, Người dâng hy lễ của mình cho Chúa Cha trên trời của Người, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần. Chúng ta, là Giáo Hội của các Kitô hữu được rửa tội và thêm sức, được ưu đãi với chức linh mục vương giả hoặc phổ quát, trong sự hiệp thông phẩm trật với thừa tác vụ linh mục được truyền chức, có thể tham gia với Đức Kitô trong hy lễ đời đời này, và dâng của lễ thiêng liêng của chúng ta cùng với Người.
Một khía cạnh khác của phụng vụ là, rằng sự hiệp nhất mầu nhiệm này với Chúa Kitô linh mục thượng phẩm của chúng ta được thực hiện qua các dấu chỉ hữu hình. Một số dấu chỉ này đến từ chính Chúa Kitô, chẵng hạn việc sử dụng bánh và rượu trong Bí Tích Thánh Thể, và việc dùng nước và công thức Ba Ngôi trong Bí tích Rửa tội. Tuy nhiên, hầu hết trong chúng, chẳng hạn như các nghi thức, các bài hát và lời cầu nguyện được sử dụng trong phụng vụ, đã được phát triển qua dòng thời gian bởi Giáo Hội. Các nghi thức, bài hát và lời cầu nguyện thường được cảm hứng từ Kinh Thánh, và giúp làm sáng tỏ ý nghĩa sâu sắc của các mầu nhiệm chính trong đạo.
Các dấu chỉ cuối này, có xuất xứ từ con người, đôi khi có thể mất ý nghĩa của chúng qua dòng thời gian, và thậm chí cũng có thể làm tối nghĩa, thay vì tạo sự dễ dàng, cho sự tiếp xúc với mầu nhiệm. Vì lý do này, thẩm quyền cao nhất của Giáo Hội có quyền đưa ra các thay đổi, mà thẩm quyền xét là cần thiết cho các yếu tố, vốn không đến trực tiếp từ Chúa Kitô.
Như vậy, một câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi tại sao chúng ta có một phụng vụ, là một cách cơ bản bởi vì Chúa Kitô là Ngôi Lời nhập thể, và Người quyết định xây dựng Giáo Hội của Người, và Người sẽ trao sự cứu rỗi cho mọi người, thông qua Giáo Hội này và thông qua các bí tích, các dấu chỉ, mà Người đã thiết lập như là các sự nối dài của mầu nhiệm Nhập Thể, mà trong đó mọi người đều được mời tham gia.
Có sự vượt ra ngoài phạm vi của câu trả lời này, khi đi vào câu hỏi rằng những người ở ngoài Giáo Hội có thể được cứu độ bằng phương thức nào. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng không có các phương thức hữu hình khác của sự cứu rỗi, ngoài Chúa Kitô và Giáo Hội. Tuy nhiên, nếu ai đó được cứu độ bên ngoài Giáo Hội, thì sự cứu độ ấy đã được đạt, qua một cách mầu nhiệm nào đó, nhờ Chúa Kitô và Giáo Hội. Đây là lý do tại sao Giáo Hội cầu nguyện trong Kinh Nguyện Thánh Thể IV "cho những người hiện diện chung quanh đây, và toàn thể dân Chúa, cùng mọi người đang thành tâm tìm Chúa”, và “cho tất cả mọi người quá cố mà chỉ một mình Chúa biết lòng tin của họ” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam).
Cứu cánh của phụng vụ cũng là một câu hỏi sâu sắc. Trong một số trường hợp, như phép rửa tội, phụng vụ là một phương tiện thiết yếu của sự cứu rỗi; trong các trường hợp khác, phụng vụ là một phương tiện thánh hóa, và cũng là một trường dạy cầu nguyện và đời sống Kitô hữu. Người ta cũng phải thừa nhận rằng đây không phải là lý do chính, cho việc thực thi phụng vụ theo hình thức cử hành đầy đủ nhất của nó.
Theo một cách nào đó, chúng ta có thể nói rằng chính Giáo Hội, trong Kinh tiền tụng chung của Kinh Nguyện Thánh Thể, mở ra một chân trời mới cho lý do của phụng vụ. Trong cuộc đối thoại này, chúng ta nghe:
X. Hãy nâng tâm hồn lên
Đ. Chúng con đang hướng về Chúa
X. Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta
Đ. Thật là chính đáng
Lạy Cha chí thánh, tạ ơn Cha thật là chính đáng, tôn vinh Cha thật là phải đạo” (Bản dịch, như trên).
Như thế, lý do nền tảng mà chúng ta thực hiện phụng vụ là rằng nó là “chính đáng và phải đạo”. Không có mục đích vị lợi, và phụng vụ được thực hiện, vì không có gì lớn hơn trong thế giới mà chúng ta có thể làm gì được như thế. Chúng ta cũng thực hiện phụng vụ, bởi vì theo cách này, chúng ta tự do đáp lại tình yêu của Thiên Chúa bằng tình yêu và sự thờ phượng, và như một hệ quả, chúng ta nhận lại được quà tặng miễn phí lớn nhất, đó chính là sự sống của chính Thiên Chúa trong linh hồn chúng ta.
Đây là lý do tại sao nhà thần học vĩ đại người Đức Romano Guardini (1885-1968) đã có thể mô tả những gì, mà ngài gọi là khía cạnh giải trí của phụng vụ, hoặc phụng vụ như một trò chơi hoặc giải trí. Cũng giống như trò chơi được thực hiện, bởi vì nó là đáng thực hiện trong chính nó, và không phải là chủ yếu vị lợi, thì phụng vụ là tương tự ở chỗ rằng nó được thực hiện, bởi vì nó là “chính đáng và phải đạo”, và đáng giá trong chính nó.
Ngoài ra, cũng giống như một sự chuyền bóng hoặc ghi bàn trong môn chơi có thể được xem như là độc đáo, xuất sắc, và đẹp, chỉ vì được thực hiện bởi các cầu thủ tuân giữ các quy định, chứ không gian lận, thì tính độc đáo và vẻ đẹp trong phụng vụ được tìm thấy trong bối cảnh của các qui định và luật lệ được thiết lập của nó.
Vì vậy, có một phụng vụ trên Thiên Đàng không? Chúng ta có thể nói là có, vì trên Thiên đàng sự tham gia của chúng ta vào sự hiệp nhất hoan hỉ với Chúa Kitô linh mục thượng phẩm của chúng ta, trong hy lễ muôn đời của Người dâng lên Chúa Cha, trở thành một vật sở hữu vĩnh viễn của linh hồn.
Chúng ta cũng có thể nói là không có phụng vụ trên Thiên Đàng, nếu chúng tôi hiểu về các khía cạnh bên ngoài của phụng vụ, chẳng hạn các nghi thức và các dấu chỉ, vốn chỉ có ý nghĩa cho cuộc hành trình dương thế của chúng ta, như một sự nếm hưởng trước những gì sẽ đến mà thôi.
Các câu hỏi này là sâu sắc và rộng lớn, đến nỗi câu trả lời hiện nay của chúng tôi chắc chắn sẽ không hết sức chính xác, và có nhiều điều cần được nói thêm nữa. Chúng tôi hy vọng ít nhất rằng điều này sẽ mở ra các chân trời nữa. (Zenit.org 13-9-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, có phụng vụ trên Thiên Đàng không? Tại sao chúng ta có phụng vụ? Đâu là cứu cánh của phụng vụ? - T. G., Salvador, Brazil.
Đáp: Đây là các câu hỏi rất quan trọng. Đôi khi chúng ta có thể bị cuốn vào các chi tiết của phụng vụ, mà chúng ta quên đi hình ảnh lớn của mầu nhiệm lớn lao của chính phụng vụ.
Có nhiều định nghĩa của phụng vụ. Một sách giáo khoa nổi tiếng được xuất bản trong thập niên 1960 đã trình bày 40 định nghĩa, và sau đó đưa thêm định nghĩa thứ 41 nữa. Vì các mục đích của chúng ta, chúng ta có thể lấy định nghĩa được cung cấp bởi hiến chế của Công đồng chung Vatican II về phụng vụ "Sacrosanctum Concilium", vốn dựa nhiều vào thông điệp "Mediator Dei" (Đấng Trung gian của Thiên Chúa) của năm 1947.
“7… Vì thế, Phụng Vụ đáng được xem là việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu tượng nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn toàn cũng được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là gồm cả Ðầu cùng các chi thể của Người.
“Do đó, vì là công việc của Chúa Kitô tư tế và Thân Thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh, và không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp.
“8. .. Phụng Vụ trần gian là nơi chúng ta tham dự bằng cảm nếm trước Phụng Vụ trên trời, được cử hành trong thánh đô Giêrusalem, nơi chúng ta là những lữ khách đang tiến về, ở đó Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa như một thừa tác viên của cung thánh, của nhà tạm đích thực; Phụng Vụ trần gian là nơi chúng ta hợp cùng toàn thể đạo binh trên trời đồng thanh ca ngợi tôn vinh Chúa: trong khi kính nhớ các Thánh, chúng ta hy vọng được thông phần và đoàn tụ với các Ngài; chúng ta mong đợi Ðấng Cứu Thế là Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, cho đến khi chính Người là sự sống chúng ta sẽ xuất hiện và chúng ta cũng sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang” (Bản dịch Việt ngữ của Phân khoa Thần học, Giáo Hoàng Học Viện thánh Piô X, Đà Lạt).
Đoạn thứ nhất của phần hai Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo phát triển các ý tưởng này trong chi tiết (các số 1076-1209).
Do đó, chúng ta có thể phân biệt được các khía cạnh khác nhau trong phụng vụ.
Trước hết, có hành động thiết yếu của Chúa Kitô Linh Mục thượng phẩm của chúng ta, Người dâng hy lễ của mình cho Chúa Cha trên trời của Người, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần. Chúng ta, là Giáo Hội của các Kitô hữu được rửa tội và thêm sức, được ưu đãi với chức linh mục vương giả hoặc phổ quát, trong sự hiệp thông phẩm trật với thừa tác vụ linh mục được truyền chức, có thể tham gia với Đức Kitô trong hy lễ đời đời này, và dâng của lễ thiêng liêng của chúng ta cùng với Người.
Một khía cạnh khác của phụng vụ là, rằng sự hiệp nhất mầu nhiệm này với Chúa Kitô linh mục thượng phẩm của chúng ta được thực hiện qua các dấu chỉ hữu hình. Một số dấu chỉ này đến từ chính Chúa Kitô, chẵng hạn việc sử dụng bánh và rượu trong Bí Tích Thánh Thể, và việc dùng nước và công thức Ba Ngôi trong Bí tích Rửa tội. Tuy nhiên, hầu hết trong chúng, chẳng hạn như các nghi thức, các bài hát và lời cầu nguyện được sử dụng trong phụng vụ, đã được phát triển qua dòng thời gian bởi Giáo Hội. Các nghi thức, bài hát và lời cầu nguyện thường được cảm hứng từ Kinh Thánh, và giúp làm sáng tỏ ý nghĩa sâu sắc của các mầu nhiệm chính trong đạo.
Các dấu chỉ cuối này, có xuất xứ từ con người, đôi khi có thể mất ý nghĩa của chúng qua dòng thời gian, và thậm chí cũng có thể làm tối nghĩa, thay vì tạo sự dễ dàng, cho sự tiếp xúc với mầu nhiệm. Vì lý do này, thẩm quyền cao nhất của Giáo Hội có quyền đưa ra các thay đổi, mà thẩm quyền xét là cần thiết cho các yếu tố, vốn không đến trực tiếp từ Chúa Kitô.
Như vậy, một câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi tại sao chúng ta có một phụng vụ, là một cách cơ bản bởi vì Chúa Kitô là Ngôi Lời nhập thể, và Người quyết định xây dựng Giáo Hội của Người, và Người sẽ trao sự cứu rỗi cho mọi người, thông qua Giáo Hội này và thông qua các bí tích, các dấu chỉ, mà Người đã thiết lập như là các sự nối dài của mầu nhiệm Nhập Thể, mà trong đó mọi người đều được mời tham gia.
Có sự vượt ra ngoài phạm vi của câu trả lời này, khi đi vào câu hỏi rằng những người ở ngoài Giáo Hội có thể được cứu độ bằng phương thức nào. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng không có các phương thức hữu hình khác của sự cứu rỗi, ngoài Chúa Kitô và Giáo Hội. Tuy nhiên, nếu ai đó được cứu độ bên ngoài Giáo Hội, thì sự cứu độ ấy đã được đạt, qua một cách mầu nhiệm nào đó, nhờ Chúa Kitô và Giáo Hội. Đây là lý do tại sao Giáo Hội cầu nguyện trong Kinh Nguyện Thánh Thể IV "cho những người hiện diện chung quanh đây, và toàn thể dân Chúa, cùng mọi người đang thành tâm tìm Chúa”, và “cho tất cả mọi người quá cố mà chỉ một mình Chúa biết lòng tin của họ” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam).
Cứu cánh của phụng vụ cũng là một câu hỏi sâu sắc. Trong một số trường hợp, như phép rửa tội, phụng vụ là một phương tiện thiết yếu của sự cứu rỗi; trong các trường hợp khác, phụng vụ là một phương tiện thánh hóa, và cũng là một trường dạy cầu nguyện và đời sống Kitô hữu. Người ta cũng phải thừa nhận rằng đây không phải là lý do chính, cho việc thực thi phụng vụ theo hình thức cử hành đầy đủ nhất của nó.
Theo một cách nào đó, chúng ta có thể nói rằng chính Giáo Hội, trong Kinh tiền tụng chung của Kinh Nguyện Thánh Thể, mở ra một chân trời mới cho lý do của phụng vụ. Trong cuộc đối thoại này, chúng ta nghe:
X. Hãy nâng tâm hồn lên
Đ. Chúng con đang hướng về Chúa
X. Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta
Đ. Thật là chính đáng
Lạy Cha chí thánh, tạ ơn Cha thật là chính đáng, tôn vinh Cha thật là phải đạo” (Bản dịch, như trên).
Như thế, lý do nền tảng mà chúng ta thực hiện phụng vụ là rằng nó là “chính đáng và phải đạo”. Không có mục đích vị lợi, và phụng vụ được thực hiện, vì không có gì lớn hơn trong thế giới mà chúng ta có thể làm gì được như thế. Chúng ta cũng thực hiện phụng vụ, bởi vì theo cách này, chúng ta tự do đáp lại tình yêu của Thiên Chúa bằng tình yêu và sự thờ phượng, và như một hệ quả, chúng ta nhận lại được quà tặng miễn phí lớn nhất, đó chính là sự sống của chính Thiên Chúa trong linh hồn chúng ta.
Đây là lý do tại sao nhà thần học vĩ đại người Đức Romano Guardini (1885-1968) đã có thể mô tả những gì, mà ngài gọi là khía cạnh giải trí của phụng vụ, hoặc phụng vụ như một trò chơi hoặc giải trí. Cũng giống như trò chơi được thực hiện, bởi vì nó là đáng thực hiện trong chính nó, và không phải là chủ yếu vị lợi, thì phụng vụ là tương tự ở chỗ rằng nó được thực hiện, bởi vì nó là “chính đáng và phải đạo”, và đáng giá trong chính nó.
Ngoài ra, cũng giống như một sự chuyền bóng hoặc ghi bàn trong môn chơi có thể được xem như là độc đáo, xuất sắc, và đẹp, chỉ vì được thực hiện bởi các cầu thủ tuân giữ các quy định, chứ không gian lận, thì tính độc đáo và vẻ đẹp trong phụng vụ được tìm thấy trong bối cảnh của các qui định và luật lệ được thiết lập của nó.
Vì vậy, có một phụng vụ trên Thiên Đàng không? Chúng ta có thể nói là có, vì trên Thiên đàng sự tham gia của chúng ta vào sự hiệp nhất hoan hỉ với Chúa Kitô linh mục thượng phẩm của chúng ta, trong hy lễ muôn đời của Người dâng lên Chúa Cha, trở thành một vật sở hữu vĩnh viễn của linh hồn.
Chúng ta cũng có thể nói là không có phụng vụ trên Thiên Đàng, nếu chúng tôi hiểu về các khía cạnh bên ngoài của phụng vụ, chẳng hạn các nghi thức và các dấu chỉ, vốn chỉ có ý nghĩa cho cuộc hành trình dương thế của chúng ta, như một sự nếm hưởng trước những gì sẽ đến mà thôi.
Các câu hỏi này là sâu sắc và rộng lớn, đến nỗi câu trả lời hiện nay của chúng tôi chắc chắn sẽ không hết sức chính xác, và có nhiều điều cần được nói thêm nữa. Chúng tôi hy vọng ít nhất rằng điều này sẽ mở ra các chân trời nữa. (Zenit.org 13-9-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Vàng Bên Giậu
Thérésa Nguyễn
18:32 18/09/2016
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Hoa về bên giậu thu sang
Nhớ ngày xưa cũ, lụa vàng thướt tha.
(tn)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 13–19/09/2016: Lệnh ngưng bắn tại Syria
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:04 18/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hội đồng Tòa Thánh Tái Truyền giảng Tin mừng đã cho biết có hơn 15 triệu khách hành hương đi qua cửa Năm Thánh trong vòng 9 tháng đầu Năm Thánh Lòng thương xót.
Cha Eugene Sylva thuộc Hội đồng chia sẻ với đài Vatican về kinh nghiệm của các khách hành hương trong Năm Thánh Lòng Thương xót. Cha nhận xét là con số khách hành hương trong hai tháng 7 và 8 thật là ngạc nhiên một cách kỳ diệu, vì các du khách thường tránh đến Roma trong cái nắng thiêu đốt của mùa hè. Theo cha, “đây là bằng chứng lòng thương xót đang chạm đến trái tim của nhiều người trên khắp thế giới và soi sáng cho họ đến và đi qua Cửa Thánh để nhận hồng ân của thời gian không thể tin được này và để gặp Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng là điều quan trọng”.
Cha Sylva cũng lưu ý việc Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhớ Giáo Hội về sứ vụ lòng thương xót trong Năm Thánh và chính trên đó Giáo hộ được thành lập; đó là điều mà trong những cách thế nhỏ nhặt chúng ta có thể thể hiện và chia sẻ lòng thương xót, dù là bị bó buộc trong phòng bệnh hay trong nhà dưỡng lão. Đức Thánh Cha đã làm gương qua thực hành các ngày Thứ Sáu của lòng thương xót. Ngài muốn thực hành cách riêng tư để có kinh nghiệm cá nhân thực sự với một nhóm người. Nhưng qua chúng ta, nhiều người có thể được nhìn thấy việc ngài làm và theo gương ngài, vì các việc thiêng liêng và cụ thể của lòng thương xót rất quan trọng trong Năm thánh này.
Cha nhận định là Năm thánh cũng đưa ra một động lực mới cho việc tái truyền giảng Tin mừng. Cha nói: “Năm thánh này đang thúc đẩy chúng ta cùng với việc tái truyền giảng Tin mừng. Nó giúp chúng ta thấy kế hoạch mục vụ về những nơi kế tiếp sẽ đi và để buộc lại toàn bộ biện chứng của tình yêu và đức tin – và đức tin và tình yêu – đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, là điều rất cần thiết trong việc chúng ta thực hiện cụ thể kế hoạch đó cho việc tái truyền giảng Tin mừng.
2. Người cùi, người tị nạn ở Orissa tham dự lễ tạ ơn dịp phong thánh Mẹ Têrêsa
Trong Thánh lễ cử hành ngày 11/09 tại nhà thờ chánh tòa Thánh Vính sơn ở Bhubaneswar, thủ phủ của bang Orissa, Ấn độ, đã có khoảng 2000 tín hữu đến từ nhiều nơi tham dự; trong đó cũng có các người cùi và tị nạn cư trú tại các cơ sở do các nữ tu Thừa sai bác ái điều hành.
Nữ tu Olivet, phụ trách các nữ tu Thừa sai bác ái miền Orissa, cũng đã nhân danh những người đau bệnh, trẻ mồ côi, những người hấp hối được chăm sóc tại các cơ sở của các nữ tu Thừa sai bác ái, cám ơn cộng đoàn. Chị cho biết là những người nghèo mong muốn tha thiết được hiện diện tại buổi lễ tạ ơn, vì “qua Mẹ Têrêsa mỗi người trong họ nhận ra Thiên Chúa chăm sóc họ”.
Đức Tổng Giám mục John Barwa, chủ sự Thánh lễ đã chia sẻ: “Mẹ thánh Têrêsa là gương mẫu cho mỗi người của thời đại hiện nay. Mẹ đã mang đến cho những người bị bỏ rơi, bị gạt bên lề xã hội, những người không được cứu chữa, không được tôn trọng, không được nhận biết, một nhân phẩm, qua việc phục vụ cách yêu thương, một sự dấn thân hoàn toàn, một sự trung thành và một tinh thần huynh đệ chân thật. Chứng từ của cuộc sống và mẫugương của Mẹ giống như ‘Mẹ của các người nghèo’ nói với tất cả , những người có đức tin cũng như không có đức tin, v có thể thấy cách rõ ràng, như thành phố được xây trên một ngọn núi được ghi lại trong Tin mừng”
Nữ tu Samuela, cũng thuộc dòng Thừa sai bác ái kết luận: “Chúng ta ở đây để tạ ơn Thiên Chúa bởi ánh sáng đã chiếu soi chúng ta và toàn thế giới, qua Mẹ Têrêsa. Người phụ nữ vĩ đại của thời đại chúng ta, sứ giả của Tin Mừng, cuộc sống được đánh dấu sâu đậm bởi tình yêu, và bây giờ là một vị thánh. Chúng ta chiêm ngắm Mẹ như một gương mẫu và một nguồn linh hứng”.
3. Sứ thần Tòa Thánh hoan nghênh lệnh ngưng bắn tại Syria
Đức Tổng Giám Mục Mario Zenari, Sứ Thần Tòa Thánh tại Syria, đã hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ và Nga bảo trợ.
Sau nhiều tuần thương thảo giữa Mỹ và Nga, trong bối cảnh cuộc ngừng bắn ngày 27 tháng 2 đã hoàn toàn thất bại vì liên tiếp bị vi phạm bởi cả hai bên; một thỏa thuận đã đạt được và có hiệu lực vào lúc bình minh ngày 12 tháng 9 trùng với ngày lễ Hồi giáo Eid al-Adha.
Cuối tuần qua, các chiến đấu cơ của Nga đã ném bom dữ dội trên các phần khác nhau của Syria. Trong khi đó, máy bay chiến đấu của Syria, được hỗ trợ bởi máy bay Nga đã tấn công vào các khu vực nổi dậy ở Idlib và Aleppo.
Nhà ngoại giao của Vatican cho biết “Chúng tôi thực sự hy vọng thỏa thuận ngừng bắn sẽ thành công. Cuộc xung đột tại Syria đã đạt đến một mức độ không thể chịu đựng nổi và mọi hành động ngoại giao nhằm làm im tiếng các loại vũ khí đều đáng được hoan nghênh. Chính yếu là chấm dứt bạo lực và mang lại viện trợ nhân đạo.”
Theo thỏa thuận ký kết giữa Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa, lực lượng Syria sẽ ngừng tấn công các khu vực hiện đang được kiểm soát bởi phe đối lập. Trong cuộc hưu chiến mười ngày, Mỹ và Nga sẽ có kế hoạch phối hợp chung không kích vào các vị trí của quân khủng bố Hồi Giáo IS và các nhóm khác bao gồm nhóm Jabhat al-Sham Fateh (trước đây gọi là al-Nusra Front).
Các phương tiện truyền thông nhà nước Syria cho biết Tổng thống Syria Bashar al Assad hoan nghênh thỏa thuận này. Truyền hình nhà nước cho thấy ông đang dự lễ Eid al-Adha ở Daraya, một thành phố từng là biểu tượng của phe nổi loạn.
Tại Aleppo, tâm điểm của cuộc chiến ở Syria, thỏa thuận ngừng bắn cho phép mở lại con đường Castello, ở phía bắc của thành phố, là tuyến đường chính được sử dụng để cung cấp lương thực cho phần phía đông của thành phố nơi đang trong tay quân phiến loạn. Con đường này đã rơi vào tay lực lượng chính phủ hồi tháng Bảy năm nay. Vòng vây của quân chính phủ có thể khiến cho từ 200,000 đến 320,000 người phải chết đói.
4. Thanh trừng sau đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ: 28 thị trưởng bị mất chức, 76,000 người bị bắt
Lợi dụng tình trạng khẩn trương được công bố hôm 21 tháng 7 năm 2016 và có hiệu lực trong 3 tháng, chính phủ của tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã cách chức 28 viên thị trưởng bị nghi ngờ có những liên kết với Đảng Công nhân người Kurd (PKK), hay với giáo sĩ Fethullah Gulen, là người bị cáo buộc đã lãnh đạo cuộc đảo chính bất thành hôm 15 tháng 7.
Hầu hết các thị trưởng này được thay thế bởi những người gần gũi với tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Trong số 28 thị trưởng bị cách chức, 24 người từng là thị trưởng các thành phố ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ nơi đa số dân là người Kurd. Bốn người khác bị cáo buộc là có chân trong phong trào Fethullah Gulen. Người sáng lập phong trào này đang lưu vong tại Hoa Kỳ. Ankara đã đòi Hoa Kỳ dẫn độ ông về Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không thành công.
Bộ trưởng Nội Vụ Suleyman Soylu cho biết, sau cuộc đảo chánh thất bại, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giam 76,000. Trong số đó, 16,000 bị bắt vì bị tình nghi là có chân trong phong trào Fethullah Gulen.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang tuyển mộ 20,000 người tham gia vào lực lượng vũ trang để thay thế cho những người thiệt mạng hoặc bị loại bỏ sau cuộc đảo chính.
Nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ từng đoạt giải thưởng Nobel văn học vào năm 2006 là ông Orhan Pamuk lên tiếng tố cáo vụ bắt giữ hàng loạt các nhà báo trong đó có hai người anh em với ông là Ahmet Altan và Mehmet Altan.
5. Tổng thống Phi Luật Tân nói cứ bắn bỏ Mary Jane Veloso, No Problems.
Bất chấp những phản đối của Tòa Thánh, Liên Hiệp Quốc và nhiều nước trên thế giới, Indonesia hay còn gọi là Nam Dương, đã xử bắn một số người bị kết án vận chuyển ma túy sau những cuộc điều tra rất sơ sài.
Tháng Tư năm ngoái, biểu tình đã nổ ra dữ dội tại Úc để phản đối án tử hình và chính quyền Úc đã thực hiện một chiến dịch mạnh mẽ để cứu hai công dân đang chờ bị bắn chết tại nhà tù Nusakambangan. Tuy nhiên, tổng thống Indonesia Joko Widodo, một người ủng hộ hình phạt tử hình cho những kẻ buôn ma túy, đã nhất quyết bác bỏ yêu cầu của Úc. Sáng ngày 29 tháng Tư, 2015, Úc đã rút đại sứ về nước để phản đối Indonesia.
Trong danh sách các tù nhân sắp bị bắn có Mary Jane Veloso, người Phi Luật Tân. Cô được chừa lại không bị bắn trong một trường hợp rất hi hữu. Bà Maria Kristina Sergio, người Phi Luật Tân, là người bị cáo buộc đã nhờ Veloso vận chuyển ma túy đã tự nguyện ra đầu thú hôm thứ Hai 27 tháng Tư, 2015. Sáng thứ Ba, chính phủ Phi Luật Tân đã gởi một công hàm ngoại giao “tối khẩn” cho Indonesia đừng bắn Veloso để cô ta có thể ra hầu tòa tại Phi Luật Tân trong phiên xử Sergio. Indonesia đã chấp nhận đề nghị này.
Mary Jane Veloso, 30 tuổi, là một trường hợp rất thương tâm. Là con út trong một gia đình 5 con, cô lấy chồng từ năm 17 tuổi và đã có hai con trai trước khi bị người chồng bỏ rơi. Cô sang Dubai làm người ở nhưng bị chủ nhà toan tính hiếp dâm. Cô bị bắt hồi tháng Tư năm 2010 vì tội mang 2.6kg bạch phiến vào Indonesia. Tuy nhiên, cô đã luôn khẳng định mình vô tội và cho biết đã bị bà Sergio lừa mang giúp một vali sau khi cô mất công việc tại Malaysia.
Chỉ trong 4 ngày đã có 50,000 chữ ký tại Indonesia và từ 125 quốc gia trên thế giới xin miễn án tử hình cho cô.
Tuy nhiên, nay tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte đã bật đèn xanh cho Indonesia bắn bỏ Mary Jane Veloso.Tổng thống Joko Widodo cho biết như trên trong tuyên bố đưa ra hôm 12 tháng 9.
Tổng thống Joko Widodo cho biết trong chuyến viếng thăm hai ngày tại Indonesia, ông Duterte đã có một cuộc nói chuyện với ông. Ông nói:
“Tôi nói chuyện với tổng thống Duterte về trường hợp Mary Jane Veloso - và thực tế là người phụ nữ đó đã mang 2,6 kg heroin vào Indonesia. Ngoài ra, tôi cũng chia sẻ những suy nghĩ của tôi với ông ta về khả năng có thể huỷ bỏ án tử hình dành cho cô ấy”.
“Trong quá trình thảo luận của chúng tôi. Tổng thống Duterte nói với tôi rằng nếu nhà chức trách Indonesia quyết định tử hình thì cứ tử hình, không sao đâu”.
Như vậy, Duterte đã chọn một đường lối rất khác với cựu tổng thống Benigno Aquino của Phi Luật Tân, là người đã áp lực Indonesia hoãn thi hành án tử hình Mary Jane Veloso.
Thỉnh cầu ân xá cho Mary Jane Veloso đã đến từ Giáo Hội Phi Luật Tân, Indonesia, và một số nước châu Á. Trong những tuần gần đây, các luật sư biện hộ đã đưa ra các “bằng chứng mới” chứng minh người phụ nữ vô tội.
Từ 1979 đến 2015, Indonesia đã bắn chết 66 người bị tình nghi là mang ma túy vào nước này.
6. 1,5 triệu người Hồi Giáo hành hương Makkah
Ít nhất 1,5 triệu người Hồi Giáo được dự kiến tham dự cuộc hành hương Hajj bắt đầu hôm thứ Hai 12 tháng 9 tại Makkah.
Hơn 17,000 nhân viên an ninh và 3,000 xe cứu thương được sử dụng bởi các lực lượng an ninh Arab Saudi nhằm bảo đảm an toàn cho các khách hành hương.
Sau nghi thức sơ bộ tại Đại Đền Thờ ở Makkah, khách hành hương sẽ thực hiện đi xe buýt, xe lửa hoặc đi bộ đến Mina, cách đó 5km về phía đông, nơi theo kinh sách Hồi giáo, ông Adong và bà Evà đã được xum họp với nhau sau khi bị trục xuất họ khỏi vườn địa đàng. Truyền thống Hồi Giáo cho rằng chính người sáng lập đạo Hồi là Muhammad cũng đã từng đi trên cùng con đường này 1400 năm trước.
Năm 2013, vì lý do an ninh, Arab Saudi giảm 20% số lượng khách hành hương nước ngoài được phép đến Hajj. Mỗi quốc gia Hồi giáo có thể gửi một người hành hương cho mỗi 1,000 dân. Do số lượng lớn người hành hương tập trung về đây, đã có nhiều tai nạn nghiêm trọng trong vài năm qua.
Tháng Chín năm ngoái, khoảng 2,000 người đã chết vì giẫm đạp lên nhau trên cầu Jamarat tại Mina.
Lần đầu tiên trong vòng 30 năm qua, người hành hương Iran sẽ không đến Makkah vì căng thẳng tôn giáo và chính trị gần đây giữa Iran và Saudi Arabia gây ra bởi một cuộc tấn công của Đại Ayatollah Ali Khamenei, lãnh đạo tối cao của Iran, là người đã gọi người Arab Saudi là những kẻ ngoại đạo và phường bôi bác Hồi Giáo, “satans” và tay sai của Hoa Kỳ.
Năm 2015 khách hành hương nước ngoài đã chi tiêu tổng cộng 4,75 tỷ Euros trong cuộc hành hương này.
7. Cựu tù nhân cộng sản được tuyên Chân Phước tại Kazakhstan
Một linh mục Ba Lan là người đã phải trải qua 13 năm trong các trại lao động Liên Xô đã được tuyên Chân Phước tại nhà thờ chính tòa Karaganda, bên Kazakhstan vào ngày 11 Tháng Chín.
Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng của Bộ Tuyên Thánh, đã chủ sự thánh lễ tuyên chân phước cho cha Wladyslaw Bukowinski, sinh năm 1904 và qua đời năm 1974. Ngài là một nhà truyền giáo ở Kazakhstan trong hai thập kỷ cuối cùng của cuộc sống trên dương thế của ngài.
“Bao nhiêu cơ cực con người này đã phải chịu!” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận xét như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 11 tháng 9.
Đức Thánh Cha nói:
“Hôm nay tại Karaganda, ở Kazakhstan, Giáo Hội đã tôn phong chân phước cho linh mục Ladislao Bukowinski. Ngài đã bị sát hại vì đức tin. Trong suốt cuộc đời, cha đã bày tỏ tình yêu dạt dào cho những người yếu đuối và nghèo khổ nhất. Chứng tá của cha là kết tinh của những công việc bác ái về tinh thần cũng như thể xác.”
8. Đại đền thờ Hồi Giáo tại Rôma từ chối tham gia vào sáng kiến chống bạo lực
Đại đền thờ Hồi Giáo tại Rôma đã từ chối không chịu tham gia vào một sáng kiến cấp quốc gia tại Italia có tên là “Hãy nói không với bạo lực”. Sáng kiến này được sự hỗ trợ của hơn 2,000 cộng đồng Hồi giáo khác nhau tại Italia.
Sáng kiến “Hãy nói không với bạo lực” được cử hành vào ngày 11 tháng 9, trùng vào ngày kỷ niệm biến cố khủng bố tại Hoa Kỳ.
Theo sáng kiến này, các tín hữu Kitô và nói chung là những ai không phải là Hồi Giáo đã được chào đón tại các đền thờ Hồi giáo trong cả nước.
Nhưng Đại đền thờ Hồi Giáo tại Rôma đã từ chối không chịu tham gia. Một phát ngôn viên của đền thờ này, là ông Abdellah Redouane, nói rằng việc đó có thể gây ra “sự nhầm lẫn và mơ hồ,” và đổ lỗi cho “những ai muốn chứng minh mình trong sạch bằng bất cứ giá nào và cho rằng bản thân họ là người đại diện của đức tin Hồi giáo.”