Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:58 21/09/2016
24. CHỈ CÓ MỘT BÌNH.
Có người được mời làm khách, ông ta rất nghiện rượu, uống từ bình này đến bình khác mà vẫn còn muốn uống.
Chủ nhà cười nói:
- “Tôi kể câu chuyện nghe chơi: có một người đi buôn bán đồ bình khí, trên đường đi đột nhiên gặp phải một con cọp đang há to miệng nhảy vồ đến, người ấy kinh hoảng đem một bình khí ném vào nó, con cọp không lùi bước, lại ném thêm một bình khí nữa, nhưng con cọp vẫn không lùi bước.
“Sau khi vác tất cả các bình khí ném hết chỉ còn lại một bình, người ấy lớn tiếng nói: súc sinh, súc sinh, mày đi cũng là bình này, mày không đi cũng chỉ có bình này !”
(Sự Lâm Quảng ký)
Suy tư 24:
Người tế nhị là người biết “nhìn trước coi sau” khi tiếp xúc hay khi đến một nơi nào đó, nhìn trước coi sau không phải là để…ăn trộm, cũng không phải là đề phòng người khác hãm hại, nhưng là nhìn xem đối tượng muốn gì, có thể là họ không muốn mình nói chuyện lâu giờ vì họ bận nhiều công việc, có thể là họ muốn mình đừng nói chuyện của ai trước mặt họ, nhưng vì tế nhị mà họ không nói ra, cho nên người tế nhị càng phải tế nhị hơn nữa.
Có người mãi mê nói chuyện xấu người khác mà không nhìn thấy nét mặt của người đối diện thay đổi, có ngừơi mãi mê khoe khoang thành tích của mình mà không nhìn thấy người đối diện đang ngoạy ngọ muốn bỏ đi, lại có người oang oang la hét khi trong nhà người ta có bệnh nhân đang cần được nghỉ ngơi.
Tế nhị là một phép lịch sự căn bản mà ai cũng biết, bởi vì đó là nét văn minh của con người, cho nên không có luật trừ cho ông to bà lớn, cho ông cha bà phước miễn ngoại lệ.
Có nhiều linh mục cứ mỗi lần gặp nhau là ăn to nói lớn, cười vang lên bất kể có người khác đứng bên, các ngài không nhìn thấy sự khó chịu của các giáo dân trẻ, giáo dân già đang khó chịu nhìn các linh mục của mình, chắc chắn trong lòng họ cũng nói rằng: “Cha cố gì mà ăn nói không giữ mồm giữ miệng !”.
Hai chữ linh mục, tự nó cũng đáng được người ta kính trọng, huống hồ là bản thân linh mục, nhưng nếu không chịu xem xét lại hành vi cử chỉ của mình, thì các ngài cũng như bao ngừơi khác mà thôi, không ai muốn kính trọng các ngài nữa, và như thế cũng có nghĩa là Lời Chúa đang bị stop lại, vì chính các mục tử của Chúa đã làm cho giáo dân ngao ngán trước cái bệnh không tế nhị của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có người được mời làm khách, ông ta rất nghiện rượu, uống từ bình này đến bình khác mà vẫn còn muốn uống.
Chủ nhà cười nói:
- “Tôi kể câu chuyện nghe chơi: có một người đi buôn bán đồ bình khí, trên đường đi đột nhiên gặp phải một con cọp đang há to miệng nhảy vồ đến, người ấy kinh hoảng đem một bình khí ném vào nó, con cọp không lùi bước, lại ném thêm một bình khí nữa, nhưng con cọp vẫn không lùi bước.
“Sau khi vác tất cả các bình khí ném hết chỉ còn lại một bình, người ấy lớn tiếng nói: súc sinh, súc sinh, mày đi cũng là bình này, mày không đi cũng chỉ có bình này !”
(Sự Lâm Quảng ký)
Suy tư 24:
Người tế nhị là người biết “nhìn trước coi sau” khi tiếp xúc hay khi đến một nơi nào đó, nhìn trước coi sau không phải là để…ăn trộm, cũng không phải là đề phòng người khác hãm hại, nhưng là nhìn xem đối tượng muốn gì, có thể là họ không muốn mình nói chuyện lâu giờ vì họ bận nhiều công việc, có thể là họ muốn mình đừng nói chuyện của ai trước mặt họ, nhưng vì tế nhị mà họ không nói ra, cho nên người tế nhị càng phải tế nhị hơn nữa.
Có người mãi mê nói chuyện xấu người khác mà không nhìn thấy nét mặt của người đối diện thay đổi, có ngừơi mãi mê khoe khoang thành tích của mình mà không nhìn thấy người đối diện đang ngoạy ngọ muốn bỏ đi, lại có người oang oang la hét khi trong nhà người ta có bệnh nhân đang cần được nghỉ ngơi.
Tế nhị là một phép lịch sự căn bản mà ai cũng biết, bởi vì đó là nét văn minh của con người, cho nên không có luật trừ cho ông to bà lớn, cho ông cha bà phước miễn ngoại lệ.
Có nhiều linh mục cứ mỗi lần gặp nhau là ăn to nói lớn, cười vang lên bất kể có người khác đứng bên, các ngài không nhìn thấy sự khó chịu của các giáo dân trẻ, giáo dân già đang khó chịu nhìn các linh mục của mình, chắc chắn trong lòng họ cũng nói rằng: “Cha cố gì mà ăn nói không giữ mồm giữ miệng !”.
Hai chữ linh mục, tự nó cũng đáng được người ta kính trọng, huống hồ là bản thân linh mục, nhưng nếu không chịu xem xét lại hành vi cử chỉ của mình, thì các ngài cũng như bao ngừơi khác mà thôi, không ai muốn kính trọng các ngài nữa, và như thế cũng có nghĩa là Lời Chúa đang bị stop lại, vì chính các mục tử của Chúa đã làm cho giáo dân ngao ngán trước cái bệnh không tế nhị của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:59 21/09/2016
11. Bí tích Thánh Thể là kỷ niệm của khổ nạn và sự chết của Đức Chúa Giê-su.
(Thánh Thomas Aquinas)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Đời Này Và Đời Sau
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:29 21/09/2016
Đời Này Và Đời Sau
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVI Năm – C
(Lc 16, 19-31)
Dụ ngôn Đức Giêsu kể cho chúng ta hôm nay được xếp vào loại chú giải “các dụ ngôn khủng hoảng đạo đức”, giúp chúng ta nhận ra rằng sau thời gian của lòng thương xót là đến sự phán xét.
Cốt truyện của dụ ngôn thật hợp lý hợp tình, từ việc dựng cảnh cho đến giới thiệu các nhân vật, rồi cái kết bất ngờ, khiến chúng ta phải im lặng và suy nghĩ.
Chi tiết “người phú hộ vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình” (Lc 16,19) chứng tỏ đây là người không có nhân đức chừng mực ; nhưng không nói ông đã làm giầu cách bất lương : ông dùng của cải ông có. Tương phản với “anh Lagiarô nghèo” (Lc16,20), gợi lên những chỉ trích phê bình. Người phú hộ, nếu có điều kiện ông sẽ chè chén, đó là việc làm của ông ; nhưng ông không nhận ra anh Lagiarô nghèo nằm ở cổng nhà mình là một điều không thể chấp nhận được. Và Thiên Chúa toàn năng phán : “Khốn cho các người là những kẻ phú quí ở Sion... vì chẳng thương hại gì đến nỗi băn khoăn của Giuse” (Am 6, ).
Đời sống ích kỷ khiến người giầu chỉ chú ý đến mình, qui mọi sự về mình, bị mắc kẹt trong sự thờ ơ, trở thành tù nhân của nhà tù mạ vàng của chính mình, mù quáng trước nhu cầu của người đồng loại, và điếc trước tiếng gọi của Thiên Chúa từ bi nhân ái.
Sự kiện bất ngờ ập đến nhà phú hộ và anh Lagiarô nghèo là cả hai cùng chết, cùng chịu xét xử. Đức Giêsu cho thấy, bản án thật nghiêm khắc : người nghèo vui mừng và đầy tràn hoan lạc, được đem vào lòng Abraham, vui mừng giữa triều thần thánh. Còn nhà phú hộ được đem chôn vào lòng đất (x. Lc 16,22). Mỗi người bằng bắt đầu cuộc sống của mình sau cái chết : người nghèo được tách khỏi thế gian này, anh có thể được cất nhắc lên trời ; người giầu khám phá ra sự hư không của một cuộc đời với những thú vui trần thế.
Thật đáng ngạc nhiên khi tình thế hoàn toàn bị đảo ngược sau khi chết, cuộc đối thoại giữa Abraham và người giầu khẳng định điều đó : nhà phú hộ đau khổ tột cùng, ông nài xin Lagiarô cho ông một chút nước để làm mát lưỡi. Thật không thể nào hiều nổi một ‘vực thẳm’ ngăn cách, khiến người ta không thể làm được một cử chỉ nào với lòng thương xót . ‘Vực thẳm không thể qua được này’ đề cập đến sự cần thiết phải hoán cải ngay lập tức. Lời Chúa hôm nay thêm một động lực giúp ta thực hành Lời Chúa tuần trước là : “Hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời” (Lc 16, 9).
Dụ ngôn kết thúc, như một lời nhắc nhở hữu ích về ảo tưởng của sự giầu sang mà tiên tri Amos đã loan báo trong bài đọc I. Tuy nhiên trong trình thuật, Đức Giêsu lại làm nổi bật hơn, khi đưa ra một vấn đề thời sự khá bất ngờ, buộc người nghe phải đặt mình trong tương quan với bản thân.
Nhà phú hộ xin với Cha Abraham, nếu không bớt được đau khổ cho ông thì ít ra cũng cảnh báo anh em ông khỏi rơi vào cảnh buồn tủi thế này. Câu trả lời của tổ phụ Abraham nại đến “Môisen và các tiên tri” sẽ thức tỉnh lương tâm họ : nhưng theo nhà phú hộ thì các chứng nhân Cựu Ước không đủ để thức tỉnh anh em ông về sự quyến rũ của thế gian này. Nên ông nài nỉ : “Nhưng nếu có ai đó trong kẻ chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải” (Lc 16,30). Lời khước từ của Abraham khép lại dụ ngôn ngay lập tức : “Nếu chúng không chịu nghe Môisen và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu” (Lc 16,31).
Rõ ràng : nếu chúng ta từ chối nghe lời Thiên Chúa không ngừng kêu gọi sám hối ăn năn, cứ đóng kín lòng mình trong sự ích kỷ của cái tôi, chúng ta sẽ không thể gia nhập cộng đoàn huynh đệ đã được Đức Kitô Phục sinh khai mở.
Cánh cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đang từ từ khép lại, thiết tưởng chúng ta cùng nhau nghe lời dạy của Thánh Công Đồng Vaticanô II :
“Của cải trần gian là để cho mọi người hưởng dụng. Thiên Chúa đã đặt định trái đất và mọi vật trên trái đất thuộc quyền xử dụng của mọi người và mọi dân tộc. Chính vì thế, của cải được tạo dựng phải được phân phối cho tất cả mọi người một cách hợp lý theo luật công bằng là luật đi liền với bác ái. Dù chấp nhận bất cứ hình thức tư hữu nào đã được nhìn nhận bằng các định chế hợp pháp của các dân tộc, tuy nhiên tùy theo hoàn cảnh khác biệt và thay đổi, phải luôn luôn lưu ý đến mục đích chung hưởng của cải. Vì thế, khi xử dụng của cải, con người phải coi của cải vất chất mà mình làm chủ một cách chính đáng không chỉ như của riêng mình, nhưng còn là của chung nữa: nghĩa là, của cải đó có thể sinh ích không những cho riêng mình mà còn cho cả người khác. Vả lại, mọi người đều có quyền có một phần của cải đầy đủ cho mình và cho gia đình mình. Các Giáo Phụ và các Tiến Sĩ Giáo Hội đã nghĩ như thế. Các ngài dạy rằng mọi người có bổn phận phải nâng đỡ người nghèo và không phải chỉ giúp đỡ bằng của dư thừa. Còn những người sống trong cảnh cùng quẫn cực độ, họ có quyền lấy ở của cải người khác những gì cần thiết cho mình. Trước con số quá lớn những người đói khổ trong thế giới, Thánh Công Ðồng thiết tha kêu gọi mọi người hoặc mọi chính quyền hãy nhớ lại lời sau đây của các Giáo Phụ: “hãy cho kẻ sắp chết đói của ăn, vì nếu không cho họ ăn tức là đã giết họ”. Tùy theo khả năng, họ nên thực sự san sẻ và dùng của cải của mình đặc biệt để giúp phương tiện cho mỗi người hoặc cả một dân tộc để chính họ có thể tự túc và phát triển”. (Gaudium et Spes) § 69.
Vậy, hãy hướng nhìn về Chúa Giêsu, là nguồn gốc và cùng đích của đời sống đức tin, và sống tình bác ái huynh đệ cho tới ngày chúng ta ra trước tòa Thiên Chúa, “là Chúa tể duy nhất, là Vua các vua, Chúa các chúa,” đón chúng ta vào nhà Chúa, theo sự quan phòng nhân từ của Ngài đối với chúng ta, qua Đức Giêsu Kitô…Nơi Người, mọi vinh quang và quyền lực dến muôn đời. Amen !” (x. 1Tm 6,16)
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVI Năm – C
(Lc 16, 19-31)
Dụ ngôn Đức Giêsu kể cho chúng ta hôm nay được xếp vào loại chú giải “các dụ ngôn khủng hoảng đạo đức”, giúp chúng ta nhận ra rằng sau thời gian của lòng thương xót là đến sự phán xét.
Cốt truyện của dụ ngôn thật hợp lý hợp tình, từ việc dựng cảnh cho đến giới thiệu các nhân vật, rồi cái kết bất ngờ, khiến chúng ta phải im lặng và suy nghĩ.
Chi tiết “người phú hộ vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình” (Lc 16,19) chứng tỏ đây là người không có nhân đức chừng mực ; nhưng không nói ông đã làm giầu cách bất lương : ông dùng của cải ông có. Tương phản với “anh Lagiarô nghèo” (Lc16,20), gợi lên những chỉ trích phê bình. Người phú hộ, nếu có điều kiện ông sẽ chè chén, đó là việc làm của ông ; nhưng ông không nhận ra anh Lagiarô nghèo nằm ở cổng nhà mình là một điều không thể chấp nhận được. Và Thiên Chúa toàn năng phán : “Khốn cho các người là những kẻ phú quí ở Sion... vì chẳng thương hại gì đến nỗi băn khoăn của Giuse” (Am 6, ).
Đời sống ích kỷ khiến người giầu chỉ chú ý đến mình, qui mọi sự về mình, bị mắc kẹt trong sự thờ ơ, trở thành tù nhân của nhà tù mạ vàng của chính mình, mù quáng trước nhu cầu của người đồng loại, và điếc trước tiếng gọi của Thiên Chúa từ bi nhân ái.
Sự kiện bất ngờ ập đến nhà phú hộ và anh Lagiarô nghèo là cả hai cùng chết, cùng chịu xét xử. Đức Giêsu cho thấy, bản án thật nghiêm khắc : người nghèo vui mừng và đầy tràn hoan lạc, được đem vào lòng Abraham, vui mừng giữa triều thần thánh. Còn nhà phú hộ được đem chôn vào lòng đất (x. Lc 16,22). Mỗi người bằng bắt đầu cuộc sống của mình sau cái chết : người nghèo được tách khỏi thế gian này, anh có thể được cất nhắc lên trời ; người giầu khám phá ra sự hư không của một cuộc đời với những thú vui trần thế.
Thật đáng ngạc nhiên khi tình thế hoàn toàn bị đảo ngược sau khi chết, cuộc đối thoại giữa Abraham và người giầu khẳng định điều đó : nhà phú hộ đau khổ tột cùng, ông nài xin Lagiarô cho ông một chút nước để làm mát lưỡi. Thật không thể nào hiều nổi một ‘vực thẳm’ ngăn cách, khiến người ta không thể làm được một cử chỉ nào với lòng thương xót . ‘Vực thẳm không thể qua được này’ đề cập đến sự cần thiết phải hoán cải ngay lập tức. Lời Chúa hôm nay thêm một động lực giúp ta thực hành Lời Chúa tuần trước là : “Hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời” (Lc 16, 9).
Dụ ngôn kết thúc, như một lời nhắc nhở hữu ích về ảo tưởng của sự giầu sang mà tiên tri Amos đã loan báo trong bài đọc I. Tuy nhiên trong trình thuật, Đức Giêsu lại làm nổi bật hơn, khi đưa ra một vấn đề thời sự khá bất ngờ, buộc người nghe phải đặt mình trong tương quan với bản thân.
Nhà phú hộ xin với Cha Abraham, nếu không bớt được đau khổ cho ông thì ít ra cũng cảnh báo anh em ông khỏi rơi vào cảnh buồn tủi thế này. Câu trả lời của tổ phụ Abraham nại đến “Môisen và các tiên tri” sẽ thức tỉnh lương tâm họ : nhưng theo nhà phú hộ thì các chứng nhân Cựu Ước không đủ để thức tỉnh anh em ông về sự quyến rũ của thế gian này. Nên ông nài nỉ : “Nhưng nếu có ai đó trong kẻ chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải” (Lc 16,30). Lời khước từ của Abraham khép lại dụ ngôn ngay lập tức : “Nếu chúng không chịu nghe Môisen và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu” (Lc 16,31).
Rõ ràng : nếu chúng ta từ chối nghe lời Thiên Chúa không ngừng kêu gọi sám hối ăn năn, cứ đóng kín lòng mình trong sự ích kỷ của cái tôi, chúng ta sẽ không thể gia nhập cộng đoàn huynh đệ đã được Đức Kitô Phục sinh khai mở.
Cánh cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đang từ từ khép lại, thiết tưởng chúng ta cùng nhau nghe lời dạy của Thánh Công Đồng Vaticanô II :
“Của cải trần gian là để cho mọi người hưởng dụng. Thiên Chúa đã đặt định trái đất và mọi vật trên trái đất thuộc quyền xử dụng của mọi người và mọi dân tộc. Chính vì thế, của cải được tạo dựng phải được phân phối cho tất cả mọi người một cách hợp lý theo luật công bằng là luật đi liền với bác ái. Dù chấp nhận bất cứ hình thức tư hữu nào đã được nhìn nhận bằng các định chế hợp pháp của các dân tộc, tuy nhiên tùy theo hoàn cảnh khác biệt và thay đổi, phải luôn luôn lưu ý đến mục đích chung hưởng của cải. Vì thế, khi xử dụng của cải, con người phải coi của cải vất chất mà mình làm chủ một cách chính đáng không chỉ như của riêng mình, nhưng còn là của chung nữa: nghĩa là, của cải đó có thể sinh ích không những cho riêng mình mà còn cho cả người khác. Vả lại, mọi người đều có quyền có một phần của cải đầy đủ cho mình và cho gia đình mình. Các Giáo Phụ và các Tiến Sĩ Giáo Hội đã nghĩ như thế. Các ngài dạy rằng mọi người có bổn phận phải nâng đỡ người nghèo và không phải chỉ giúp đỡ bằng của dư thừa. Còn những người sống trong cảnh cùng quẫn cực độ, họ có quyền lấy ở của cải người khác những gì cần thiết cho mình. Trước con số quá lớn những người đói khổ trong thế giới, Thánh Công Ðồng thiết tha kêu gọi mọi người hoặc mọi chính quyền hãy nhớ lại lời sau đây của các Giáo Phụ: “hãy cho kẻ sắp chết đói của ăn, vì nếu không cho họ ăn tức là đã giết họ”. Tùy theo khả năng, họ nên thực sự san sẻ và dùng của cải của mình đặc biệt để giúp phương tiện cho mỗi người hoặc cả một dân tộc để chính họ có thể tự túc và phát triển”. (Gaudium et Spes) § 69.
Vậy, hãy hướng nhìn về Chúa Giêsu, là nguồn gốc và cùng đích của đời sống đức tin, và sống tình bác ái huynh đệ cho tới ngày chúng ta ra trước tòa Thiên Chúa, “là Chúa tể duy nhất, là Vua các vua, Chúa các chúa,” đón chúng ta vào nhà Chúa, theo sự quan phòng nhân từ của Ngài đối với chúng ta, qua Đức Giêsu Kitô…Nơi Người, mọi vinh quang và quyền lực dến muôn đời. Amen !” (x. 1Tm 6,16)
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Cho Kẻ Rách Rưới Ăn Mặc
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:04 21/09/2016
Cho Kẻ Rách Rưới Ăn Mặc
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVI Năm – C
(Lc 16, 19-31)
Sự phân hóa giàu nghèo trên thế giới nói chung và ở nước ta nó riêng ngày càng nghiêm trọng và ai cũng nhận ra qua thực tế của cuộc sống hàng ngày. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, những hình ảnh kẻ giầu người nghèo đối chiếu như giữa đô thị rực rỡ đèn màu về đêm, vẫn chen chúc những căn lều xiêu vẹo trong con hẻm tối tăm, hay trong khi có các đại gia chi tiêu hàng chục triệu đồng cho một buổi tiệc tiếp đãi các bạn bè thì vẫn có những gia đình không đủ ngày hai bữa cơm.
Câu chuyện Chúa Giêsu kể ngày xưa, hôm nay vẫn còn mang tính thời sự. Người đặt chúng ta đối diện với tình trạng bất công xã hội phát sinh từ sự chênh lệch giữa kẻ giàu, người nghèo. Phải chăng cái hố sâu giàu nghèo chưa khiến chúng ta đau lòng hay sao mà phải làm đậm nét thêm phần bi thảm? Câu chuyện về anh chàng Lagiarô nghèo làm chúng ta giày vò và thấy cần phải điều tiết công bằng xã hội, một bên là : “Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy”. Bên kia là người : “Vận toàn gấp vóc lụa là, ngày ngày yếu tiệc linh đình”. Rõ ràng là phân hóa: người giàu có quần áo sang trọng mặc, trong khi người nghèo được bao phủ với những vết loét ghé chốc (x. Lc 16,19-21).
Tình thế cân bằng đã đến khi : cả hai cùng chết. Nhưng, chính lúc đó, sự khác biệt càng gia tăng : vì người thì được đưa vào lòng Abraham, kẻ thì được đem chôn. Nếu ai chưa bao giờ nghe đọc câu chuyện của Chúa Giêsu, hẳn người ta sẽ phỏng đoán, người giành được phần thưởng hẳn phải là người giàu, và người bị bỏ rơi nơi phần mộ, đương nhiên là người nghèo rồi. Thật lôgích.
Nhưng lời miệng Abraham, người cha trong đức tin, đã tiết lộ cho chúng ta thấy bản án cuối cùng thật rõ nét : “Abraham nói lại: Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Lagiarô gặp toàn sự khốn khổ” (Lc 16,25). Sự công chính của Thiên Chúa đã thay đổi tình thế. Thiên Chúa không thể để người nghèo cứ khổ đau, túng cực và nghèo hèn mãi.
Thật không có câu chuyện nào thê thảm hơn người nhà giàu, ông chỉ mong muốn được giải thoát khỏi sự khổ đau đời đời, sau khi đã sống một cuộc đời giàu sang, gấm vóc lụa là, ngày ngày yến tiệc, nhưng lại chẳng biết xót thương người ngay trước cửa nhà đói khổ, phơi trần những vết thương. Đây là thái độ vô cảm. Vô cảm đến độ có mắt mà không thấy, sống mà không biết rung động tâm can, để rồi dù thật hối hận ở đời sau, nhưng đã muộn. Phải chăng ông ta đã tự chọn cho mình số phận như thế?
Bài học của người giầu có trên là một bài học đắt giá cho mỗi người chúng ta, những người có niềm tin vào Chúa đang sống Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Lời Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn còn vang lên như tiếng chuông báo động.
Cởi mở tâm hồn đối với những người đang sống trong tình trạng bấp bênh, đau khổ; những anh chị em bị tước đoạt phẩm giá. Hãy phá vỡ hàng rào của sự dửng dưng lãnh đạm là thái độ đang lan tràn, che đậy sự giả hình và ích kỷ.
Vui mừng thực thi những công việc bác ái về thể lý và tinh thần, “để thức tỉnh lương tâm ngái ngủ của chúng ta trước thảm trạng nghèo đói” và đừng quên rằng “vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về đức bác ái” (lời Thánh Gioan Thánh Giá).
Đức Thánh Cha khuyên chúng ta thực hành Mười Bốn Mối Thương Xót, trong đó Tin Mừng hôm nay đề cập đến : Thứ Ba cho kẻ rách rưới ăn mặc.
Chúa Giêsu hiện diện trước cửa nhà giầu nơi Lagiarô nghèo khó, rách rưới, đang cần đến miếng cơm của thương xót, chiếc áo của lòng từ bi, để che phủ những vết ghẻ chốc, để vực dậy và gìn giữ phẩm giá cao quý của con người. Phẩm giá này không bao giờ mất đi, dù con người có ghẻ chốc đi chăng nữa.
Trải qua lịch sử với thời gian, câu chuyện của Chúa Giêsu đã đánh động hàng triệu con tim những người giàu và đã có biết bao người hoán cải; Nhưng đâu là sứ điệp chúng ta cần ngày hôm nay, trong một xã hội phát triển, đô thị hóa nông thôn, toàn cầu hóa khu vực? Chúng ta giải thích thế nào về tình trạng bất công xã hội, chênh lệch giầu nghèo ngày càng gia tăng mà chúng ta đang là tác nhân, ít hay nhiều, hoặc là đồng lõa ?
Tất cả những ai nghe sứ điệp của Chúa Giêsu đều nghĩ rằng mình có thể vẫn ở trong lòng Abraham, nhưng, trong thế giới ngày nay, có biết bao nhiêu người không đành lòng sau khi chết được chôn cất, mà không nhận được sự an ủi của Chúa Cha trời? Sự giàu có đích thực sẽ đến, chính là ngày được nhìn thấy Thiên Chúa, và điều chúng ta thiếu chỉ là điều thánh Augustinô khẳng định: “Theo con người và ta sẽ đến với Chúa”. Ước gì Lagiarô giúp con người thời nay tìm thấy Chúa.
Lạy Chúa xin mở mắt con, để con luôn nhân từ, và nhìn thấy anh chị em bên cạnh con, trong lúc họ rơi vào tình trạng đói khát, rách rưới, bệnh tật mà ra tay giúp đỡ.
Xin đánh động trái tim con, để con cảm nhận được những khổ đau của anh chị em bên cạnh, và không từ chối giúp đỡ họ. Lạy Chúa, xin cho lòng thương xót của Chúa luôn hiện diện trong con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVI Năm – C
(Lc 16, 19-31)
Sự phân hóa giàu nghèo trên thế giới nói chung và ở nước ta nó riêng ngày càng nghiêm trọng và ai cũng nhận ra qua thực tế của cuộc sống hàng ngày. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, những hình ảnh kẻ giầu người nghèo đối chiếu như giữa đô thị rực rỡ đèn màu về đêm, vẫn chen chúc những căn lều xiêu vẹo trong con hẻm tối tăm, hay trong khi có các đại gia chi tiêu hàng chục triệu đồng cho một buổi tiệc tiếp đãi các bạn bè thì vẫn có những gia đình không đủ ngày hai bữa cơm.
Câu chuyện Chúa Giêsu kể ngày xưa, hôm nay vẫn còn mang tính thời sự. Người đặt chúng ta đối diện với tình trạng bất công xã hội phát sinh từ sự chênh lệch giữa kẻ giàu, người nghèo. Phải chăng cái hố sâu giàu nghèo chưa khiến chúng ta đau lòng hay sao mà phải làm đậm nét thêm phần bi thảm? Câu chuyện về anh chàng Lagiarô nghèo làm chúng ta giày vò và thấy cần phải điều tiết công bằng xã hội, một bên là : “Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy”. Bên kia là người : “Vận toàn gấp vóc lụa là, ngày ngày yếu tiệc linh đình”. Rõ ràng là phân hóa: người giàu có quần áo sang trọng mặc, trong khi người nghèo được bao phủ với những vết loét ghé chốc (x. Lc 16,19-21).
Tình thế cân bằng đã đến khi : cả hai cùng chết. Nhưng, chính lúc đó, sự khác biệt càng gia tăng : vì người thì được đưa vào lòng Abraham, kẻ thì được đem chôn. Nếu ai chưa bao giờ nghe đọc câu chuyện của Chúa Giêsu, hẳn người ta sẽ phỏng đoán, người giành được phần thưởng hẳn phải là người giàu, và người bị bỏ rơi nơi phần mộ, đương nhiên là người nghèo rồi. Thật lôgích.
Nhưng lời miệng Abraham, người cha trong đức tin, đã tiết lộ cho chúng ta thấy bản án cuối cùng thật rõ nét : “Abraham nói lại: Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Lagiarô gặp toàn sự khốn khổ” (Lc 16,25). Sự công chính của Thiên Chúa đã thay đổi tình thế. Thiên Chúa không thể để người nghèo cứ khổ đau, túng cực và nghèo hèn mãi.
Thật không có câu chuyện nào thê thảm hơn người nhà giàu, ông chỉ mong muốn được giải thoát khỏi sự khổ đau đời đời, sau khi đã sống một cuộc đời giàu sang, gấm vóc lụa là, ngày ngày yến tiệc, nhưng lại chẳng biết xót thương người ngay trước cửa nhà đói khổ, phơi trần những vết thương. Đây là thái độ vô cảm. Vô cảm đến độ có mắt mà không thấy, sống mà không biết rung động tâm can, để rồi dù thật hối hận ở đời sau, nhưng đã muộn. Phải chăng ông ta đã tự chọn cho mình số phận như thế?
Bài học của người giầu có trên là một bài học đắt giá cho mỗi người chúng ta, những người có niềm tin vào Chúa đang sống Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Lời Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn còn vang lên như tiếng chuông báo động.
Cởi mở tâm hồn đối với những người đang sống trong tình trạng bấp bênh, đau khổ; những anh chị em bị tước đoạt phẩm giá. Hãy phá vỡ hàng rào của sự dửng dưng lãnh đạm là thái độ đang lan tràn, che đậy sự giả hình và ích kỷ.
Vui mừng thực thi những công việc bác ái về thể lý và tinh thần, “để thức tỉnh lương tâm ngái ngủ của chúng ta trước thảm trạng nghèo đói” và đừng quên rằng “vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về đức bác ái” (lời Thánh Gioan Thánh Giá).
Đức Thánh Cha khuyên chúng ta thực hành Mười Bốn Mối Thương Xót, trong đó Tin Mừng hôm nay đề cập đến : Thứ Ba cho kẻ rách rưới ăn mặc.
Chúa Giêsu hiện diện trước cửa nhà giầu nơi Lagiarô nghèo khó, rách rưới, đang cần đến miếng cơm của thương xót, chiếc áo của lòng từ bi, để che phủ những vết ghẻ chốc, để vực dậy và gìn giữ phẩm giá cao quý của con người. Phẩm giá này không bao giờ mất đi, dù con người có ghẻ chốc đi chăng nữa.
Trải qua lịch sử với thời gian, câu chuyện của Chúa Giêsu đã đánh động hàng triệu con tim những người giàu và đã có biết bao người hoán cải; Nhưng đâu là sứ điệp chúng ta cần ngày hôm nay, trong một xã hội phát triển, đô thị hóa nông thôn, toàn cầu hóa khu vực? Chúng ta giải thích thế nào về tình trạng bất công xã hội, chênh lệch giầu nghèo ngày càng gia tăng mà chúng ta đang là tác nhân, ít hay nhiều, hoặc là đồng lõa ?
Tất cả những ai nghe sứ điệp của Chúa Giêsu đều nghĩ rằng mình có thể vẫn ở trong lòng Abraham, nhưng, trong thế giới ngày nay, có biết bao nhiêu người không đành lòng sau khi chết được chôn cất, mà không nhận được sự an ủi của Chúa Cha trời? Sự giàu có đích thực sẽ đến, chính là ngày được nhìn thấy Thiên Chúa, và điều chúng ta thiếu chỉ là điều thánh Augustinô khẳng định: “Theo con người và ta sẽ đến với Chúa”. Ước gì Lagiarô giúp con người thời nay tìm thấy Chúa.
Lạy Chúa xin mở mắt con, để con luôn nhân từ, và nhìn thấy anh chị em bên cạnh con, trong lúc họ rơi vào tình trạng đói khát, rách rưới, bệnh tật mà ra tay giúp đỡ.
Xin đánh động trái tim con, để con cảm nhận được những khổ đau của anh chị em bên cạnh, và không từ chối giúp đỡ họ. Lạy Chúa, xin cho lòng thương xót của Chúa luôn hiện diện trong con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 26 Mùa Quanh Năm C. 25.9.2016
Lm Francis Lý văn Ca
15:36 21/09/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chủ đề của các bài đọc hôm nay hướng cộng đoàn tín hữu về tuơng lai đời sau theo tinh thần Chúa dạy. Nếu chúng ta biết coi thường danh, lợi, thú, mà sống tinh thần Chúa dạy thì hạnh phúc sau nầy sẽ thật tuyệt vời. Đời sống của người tín hữu đúng nghĩa là người luôn biết chia sẻ hơn là chiếm hữu cho bản thân. Đa số trong chúng ta phải vật lộn với đời, với nghề nghiệp, trao đổi biết mồ hôi, thời giờ và có khi cả nưóc mắt nữa mớ có một cuộc sống khá tương đối..
Nhìn vào gương người phú hộ trong bài Tin Mừng hôm nay và người ăn xin ngồi chờ những mẩu bánh vụn từ bàn ăn của người phú hộ rơi xuống, chúng ta hãy tưởng tượng còn biết bao Lazarô trên thế giới cũng đang chờ lòng hảo tâm của từng ngưòi trong chúng ta là những người may mắn hơn họ trng kiếp sống làm người như họ.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Amos kết án những người giau sang thời của ông, Chúa đã phạt họ vì những sự phú quý thừa thãi trong những yến tiệc linh đình của họ.
TRƯỚC BÀI II:
Chúng ta mang trên người nhãn hiệu Kitô hữu - những ngưòi có Chúa Kitô trong mình thì phải sống Tin Mừng Đức Kitô rao giảng cách trung thành.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện người phú hộ với người ăn mày, được thánh sử Luca trình bày cách độc đáo. Hãy đón nhận đoạn Tin Mừng nầy và áp dụng vào cuộc sống cách cụ thể.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu xin Chúa, qua sự quảng đại của nhiều người, nhiều quốc gia giàu tài nguyên, trong xứ sở của họ, giúp đỡ những ngưòi nghèo đói kém may mắn trên thế giới hiện nay:
1. Xin cho các quốc gia có điều kiện về thực phẩm, tài nguyên trên thế giới, biết dung những gì Chúa ban cứu trợ những quốc gia nghèo đói trên thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta với tâm hồn quảng đại, biết chia sẻ của cải vật chất trong tình tương thân tương ái với tha nhân. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho chúng ta biết xử dụng của cải đời nầy, trong cách tiêu xài, ăn uống nơi gia đình trong tinh thần luôn nghĩ đến những người kém may mắn hơn chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Vì qua báo chí, truyền thanh truyền hình, chúng ta thấy còn quá nhiều Lazarô nghèo đói, đang cần chúng ta chia sẻ những hồng ân mà chúng ta may mắn hơn họ. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho giới trẻ; luôn ý thức trong cách tiêu xài hằng ngày, bằng một cuộc sống giản dị và luôn nghĩ đến tha nhân. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, đặc biệt những người có cuộc sống kém may mắn khi ở trần gian, giờ đây hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Xin cho chúng con biết đón nhận sứ điệp của Chúa gởi đế chúng con hôm nay. Với tinh thần tông đồ, chúng con đem áp dụng Tin Mừng của Chúa vào cuộc sống hằng ngày.Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Chủ đề của các bài đọc hôm nay hướng cộng đoàn tín hữu về tuơng lai đời sau theo tinh thần Chúa dạy. Nếu chúng ta biết coi thường danh, lợi, thú, mà sống tinh thần Chúa dạy thì hạnh phúc sau nầy sẽ thật tuyệt vời. Đời sống của người tín hữu đúng nghĩa là người luôn biết chia sẻ hơn là chiếm hữu cho bản thân. Đa số trong chúng ta phải vật lộn với đời, với nghề nghiệp, trao đổi biết mồ hôi, thời giờ và có khi cả nưóc mắt nữa mớ có một cuộc sống khá tương đối..
Nhìn vào gương người phú hộ trong bài Tin Mừng hôm nay và người ăn xin ngồi chờ những mẩu bánh vụn từ bàn ăn của người phú hộ rơi xuống, chúng ta hãy tưởng tượng còn biết bao Lazarô trên thế giới cũng đang chờ lòng hảo tâm của từng ngưòi trong chúng ta là những người may mắn hơn họ trng kiếp sống làm người như họ.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Amos kết án những người giau sang thời của ông, Chúa đã phạt họ vì những sự phú quý thừa thãi trong những yến tiệc linh đình của họ.
TRƯỚC BÀI II:
Chúng ta mang trên người nhãn hiệu Kitô hữu - những ngưòi có Chúa Kitô trong mình thì phải sống Tin Mừng Đức Kitô rao giảng cách trung thành.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện người phú hộ với người ăn mày, được thánh sử Luca trình bày cách độc đáo. Hãy đón nhận đoạn Tin Mừng nầy và áp dụng vào cuộc sống cách cụ thể.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu xin Chúa, qua sự quảng đại của nhiều người, nhiều quốc gia giàu tài nguyên, trong xứ sở của họ, giúp đỡ những ngưòi nghèo đói kém may mắn trên thế giới hiện nay:
1. Xin cho các quốc gia có điều kiện về thực phẩm, tài nguyên trên thế giới, biết dung những gì Chúa ban cứu trợ những quốc gia nghèo đói trên thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta với tâm hồn quảng đại, biết chia sẻ của cải vật chất trong tình tương thân tương ái với tha nhân. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho chúng ta biết xử dụng của cải đời nầy, trong cách tiêu xài, ăn uống nơi gia đình trong tinh thần luôn nghĩ đến những người kém may mắn hơn chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Vì qua báo chí, truyền thanh truyền hình, chúng ta thấy còn quá nhiều Lazarô nghèo đói, đang cần chúng ta chia sẻ những hồng ân mà chúng ta may mắn hơn họ. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho giới trẻ; luôn ý thức trong cách tiêu xài hằng ngày, bằng một cuộc sống giản dị và luôn nghĩ đến tha nhân. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, đặc biệt những người có cuộc sống kém may mắn khi ở trần gian, giờ đây hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Xin cho chúng con biết đón nhận sứ điệp của Chúa gởi đế chúng con hôm nay. Với tinh thần tông đồ, chúng con đem áp dụng Tin Mừng của Chúa vào cuộc sống hằng ngày.Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Những điều thiếu sót
Lm. Vũ Xuân Hạnh
16:00 21/09/2016
NHỮNG ĐIỀU THIẾU SÓT
Chúa Nhật XXVI THƯỜNG NIÊN NĂM C
Mỗi khi bắt đầu thánh lễ, ta vẫn thường cử hành nghi thức sám hối với kinh Cáo mình: “…Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…”.
Trong bốn điều đưa tới phạm tội, có lẽ chưa bao giờ ta ý thức đầy đủ cả bốn. Phạm tội trong tư tưởng, lời nói, và việc làm, ít hay nhiều, lúc này, lúc khác có thể xuất hiện trong ý thức của mình.
Nhưng điều thứ bốn: sự thiếu sót, vẫn thường xuyên bị bỏ quên. Bởi thế, từ nay về sau, bạn và tôi hãy ý thức hơn nữa những “điều thiếu sót” của bản thân đối với Thiên Chúa, đối với chính mình, đối với tha nhân. Vì chính những điều thiếu sót, có khi lại làm thành tội khiến ta mất ơn phần rỗi đời đời.
Dụ ngôn người giàu có – giàu đến mức Chúa Giêsu đã không gọi tên anh ta, thay cho tên gọi, Chúa gọi anh là “nhà phú hộ” – và người nghèo tên là Lazarô nhắc mỗi người ý thức về tội thiếu sót trong bổn phận sống bác ái, chia sẻ những gì có thể chia sẻ cho anh chị em, nhất là giúp đỡ những người túng cực, nghèo đói…
Khi đưa ra hai hình ảnh đối lập giữa người phú hộ và người nghèo Lazarô, Chúa Giêsu như muốn nhấn mạnh đến sự chia sẻ của cải, tiền bạc, lương thực. Nếu không làm như thế, đồng nghĩa với việc ta tự mình chuốc lấy hỏa ngục.
Người ta kể câu chuyện về một chú chim khờ dại như sau: Ngày nọ, khi đang dừng chân nghỉ cánh trên một mái nhà trong một nông trại, tình cờ chú chim hoang dã nhìn thấy một lũ chim rất đông sống trong một cái chuồng lớn. Lũ chim xem ra quá sung sướng: máng đầy ắp thức ăn. Suốt ngày chúng chỉ có mấy việc phải làm: đói, đáp xuống ăn; no, lại bay lên rỉa lông, rỉa cánh.
Nhìn lại mình, quá khổ sở: bay rong suốt ngày để kiếm ăn còn không đủ thời gian, nói chi đến việc chăm chút bộ lông. Có hôm bay đến lả cả người, mỏi cả đôi cánh, nhiều lúc như muốn quỵ vì đói, vậy mà vẫn không tìm thấy bất cứ cái gì bỏ vào bụng.
Nghĩ như vậy, chú càng tủi thân, khóc cho thân phận mình. Chú tự nhủ: “Chẳng thà có những bữa ăn được dọn sẵn trong căn nhà ấm áp còn hơn tự do mà phải vất vả quá đỗi thế này”. Thế là chú quyết tâm tìm cách vào chuồng chim cho bằng được.
Tìm mãi rồi cũng có chỗ. Nhìn quanh không thấy ai để ý, chú chim hoang dã gắng hết sức lách mình vào khe hở phía trên mái chuồng chim. Đúng là ngu dại! Chú chỉ nhìn thấy cái trước mắt, đó là sống thoải mái, sống dễ dãi, lương thực dư đầy, mà không hiểu rằng, đàng sau sự sống có vẻ sung sướng ấy sẽ đến một ngày chú bị giết.
Khi tự mình bước vào chuồng chim, cũng như tất cả những chú chim trong chuồng, chú không biết rằng mình tự nộp mình cho cái chết thê thảm nhất. Vì người chủ nông trại vừa bàn với vợ: cuối tháng này ông sẽ gọi người của nhà hàng đến bán sạch chuồng chim, lo cho mấy đứa con đi học đầu năm mới…
Nhà phú hộ trong Tin Mừng hôm nay được diễn tả là người có đời sống chẳng những thoải mái, dễ dãi, mà còn sang trọng, bình yên, thừa thải. Ông “vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình”. Bị trói buộc bởi tiền của và hưởng thụ, ông chẳng còn đủ ánh mắt sáng suốt nào để nhìn thấy người nghèo Lazarô ở sát cạnh ông.
Tự giam mình trong chiếc lồng sơn son, thiếp vàng của sự sung sướng nơi bản thân, đích cuối cùng mà ông phải đi tới đó là hỏa ngục! Thậm chí khi từ bỏ cuộc đời, kết thúc tất cả sự giàu sang trong cái chết, ông chỉ xin có một giọt nước mà thôi, nhằm làm dịu đi trong khoảnh khắc, ngọn lửa tàn nhẫn của hỏa ngục, cũng không thể được.
Chọn cho mình cuộc sống thoải mái, ông đã nhận lấy sự đau đớn còn lớn hơn gấp bội lần sự khốn cùng của Lazarô khi còn sống.
Thực ra, nếu xét về mặt tội lỗi để buộc người phú hộ phải mất linh hồn đời đời nơi hỏa ngục, ta thấy ông chẳng có tội nào để phải chuốc lấy án phạt lớn như thế. Ông không hề chiếm đoạt tài sản của bất cứ ai. Ông cũng không phải chịu trách nhiệm trên sự nghèo nàn và thống khổ của Lazarô. Còn chuyện ông dư dật và ăn xài cũng không hẳn đã thành tội, vì đó là của cải của ông. Chúa Giêsu không kê khai bất cứ tội nào của ông. Người cũng không cho biết người nghèo Lazarô đã xin nhà phú hộ giúp đỡ, hay nhà phú hộ đã từ chối giúp đỡ Lazarô. Vậy tại sao ông phải sa hỏa ngục? Hay Chúa quá ghét người giàu?
Nếu xét theo kinh Cáo mình thì: Tội trong tư tưởng, ông không có; tội trong lời nói, ông không phạm; tội do việc làm, cũng không. Nhưng tội thứ bốn, “những điều thiếu sót”, thì không thể chối được: Vì ông đã không làm gì để cải thiện đời sống của người anh em nghèo khó ở sát cạnh mình.
Đó là “người hành khất tên là Lazarô, nằm bên cổng nhà ông, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn rơi xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy”. “Những điều thiếu sót” mà nhà phú hộ đã không nhận thấy đã đưa ông đến chỗ trầm luân đời đời.
Không có mức án nào lớn bằng mức án hỏa ngục. Nhưng bất cứ mức án nào dù lớn hay nhỏ, đều không phải do Thiên Chúa thù nghịch với con người rồi dành cho họ theo tình cảm thương hay ghét của Người. Tất cả đều do con người lựa chọn bằng bất cứ thái độ sống nào mà mình đã từng thể hiện trên cõi đời này.
Bịt tai, bịt mắt để khỏi phải nghe, khỏi phải nhìn thấy cảnh khốn cùng của anh chị em là một thái độ trọng tội mà nhiều người đã chọn. Bạn và tôi đã chọn cho mình thái độ sống nào? Đó cũng có nghĩa là mình đã chọn lựa phần thưởng hay phần phạt?
Sống trong đời, bạn và tôi hãy tập nhìn xuống để có thể thấy biết bao nhiêu anh chị em đói khổ. Có như thế ta mới mở lòng ra, chứ không biến lòng mình thành pháo đài ích kỷ, tham lam, hà tiện, khép kín, tự mãn, hưởng thụ, tích trữ, bị ám ảnh bởi vật chất, mê hoặc bởi lợi nhuận…
Mở lòng ra và không xây pháo đài như thế, mới mong phần thưởng đời đời trên quê trời thuộc về bản thân ta.
Từ nay về sau, mỗi khi đọc kinh Cáo mình, trước khi đấm ngực thú nhận rằng: “Lỗi tại tôi. Lỗi tại tôi… mọi đàng”, chúng ta hãy ăn năn tội thật, hãy khiêm nhường nhìn nhận thân phận tội lỗi thật, chứ đừng đọc như một công thức cho qua lần chiếu lệ mà thôi.
Hãy xét mình về mọi phương diện: tư tưởng, lời nói, việc làm, những điều thiếu sót, không bỏ sót một phương diện nào. Có nhìn thấy mình trong tư thế trần trụi, xấu xa và tội lỗi, ta mới hy vọng nhìn thấy anh chị em quanh mình, nhìn thấy cả sự thiếu thốn, oán thương, muộn phiền mà họ phải chịu.
Vậy chúng ta hãy mềm lòng khi cất cao lời tạ tội: “…Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…”
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Chúa Nhật XXVI THƯỜNG NIÊN NĂM C
Mỗi khi bắt đầu thánh lễ, ta vẫn thường cử hành nghi thức sám hối với kinh Cáo mình: “…Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…”.
Trong bốn điều đưa tới phạm tội, có lẽ chưa bao giờ ta ý thức đầy đủ cả bốn. Phạm tội trong tư tưởng, lời nói, và việc làm, ít hay nhiều, lúc này, lúc khác có thể xuất hiện trong ý thức của mình.
Nhưng điều thứ bốn: sự thiếu sót, vẫn thường xuyên bị bỏ quên. Bởi thế, từ nay về sau, bạn và tôi hãy ý thức hơn nữa những “điều thiếu sót” của bản thân đối với Thiên Chúa, đối với chính mình, đối với tha nhân. Vì chính những điều thiếu sót, có khi lại làm thành tội khiến ta mất ơn phần rỗi đời đời.
Dụ ngôn người giàu có – giàu đến mức Chúa Giêsu đã không gọi tên anh ta, thay cho tên gọi, Chúa gọi anh là “nhà phú hộ” – và người nghèo tên là Lazarô nhắc mỗi người ý thức về tội thiếu sót trong bổn phận sống bác ái, chia sẻ những gì có thể chia sẻ cho anh chị em, nhất là giúp đỡ những người túng cực, nghèo đói…
Khi đưa ra hai hình ảnh đối lập giữa người phú hộ và người nghèo Lazarô, Chúa Giêsu như muốn nhấn mạnh đến sự chia sẻ của cải, tiền bạc, lương thực. Nếu không làm như thế, đồng nghĩa với việc ta tự mình chuốc lấy hỏa ngục.
Người ta kể câu chuyện về một chú chim khờ dại như sau: Ngày nọ, khi đang dừng chân nghỉ cánh trên một mái nhà trong một nông trại, tình cờ chú chim hoang dã nhìn thấy một lũ chim rất đông sống trong một cái chuồng lớn. Lũ chim xem ra quá sung sướng: máng đầy ắp thức ăn. Suốt ngày chúng chỉ có mấy việc phải làm: đói, đáp xuống ăn; no, lại bay lên rỉa lông, rỉa cánh.
Nhìn lại mình, quá khổ sở: bay rong suốt ngày để kiếm ăn còn không đủ thời gian, nói chi đến việc chăm chút bộ lông. Có hôm bay đến lả cả người, mỏi cả đôi cánh, nhiều lúc như muốn quỵ vì đói, vậy mà vẫn không tìm thấy bất cứ cái gì bỏ vào bụng.
Nghĩ như vậy, chú càng tủi thân, khóc cho thân phận mình. Chú tự nhủ: “Chẳng thà có những bữa ăn được dọn sẵn trong căn nhà ấm áp còn hơn tự do mà phải vất vả quá đỗi thế này”. Thế là chú quyết tâm tìm cách vào chuồng chim cho bằng được.
Tìm mãi rồi cũng có chỗ. Nhìn quanh không thấy ai để ý, chú chim hoang dã gắng hết sức lách mình vào khe hở phía trên mái chuồng chim. Đúng là ngu dại! Chú chỉ nhìn thấy cái trước mắt, đó là sống thoải mái, sống dễ dãi, lương thực dư đầy, mà không hiểu rằng, đàng sau sự sống có vẻ sung sướng ấy sẽ đến một ngày chú bị giết.
Khi tự mình bước vào chuồng chim, cũng như tất cả những chú chim trong chuồng, chú không biết rằng mình tự nộp mình cho cái chết thê thảm nhất. Vì người chủ nông trại vừa bàn với vợ: cuối tháng này ông sẽ gọi người của nhà hàng đến bán sạch chuồng chim, lo cho mấy đứa con đi học đầu năm mới…
Nhà phú hộ trong Tin Mừng hôm nay được diễn tả là người có đời sống chẳng những thoải mái, dễ dãi, mà còn sang trọng, bình yên, thừa thải. Ông “vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình”. Bị trói buộc bởi tiền của và hưởng thụ, ông chẳng còn đủ ánh mắt sáng suốt nào để nhìn thấy người nghèo Lazarô ở sát cạnh ông.
Tự giam mình trong chiếc lồng sơn son, thiếp vàng của sự sung sướng nơi bản thân, đích cuối cùng mà ông phải đi tới đó là hỏa ngục! Thậm chí khi từ bỏ cuộc đời, kết thúc tất cả sự giàu sang trong cái chết, ông chỉ xin có một giọt nước mà thôi, nhằm làm dịu đi trong khoảnh khắc, ngọn lửa tàn nhẫn của hỏa ngục, cũng không thể được.
Chọn cho mình cuộc sống thoải mái, ông đã nhận lấy sự đau đớn còn lớn hơn gấp bội lần sự khốn cùng của Lazarô khi còn sống.
Thực ra, nếu xét về mặt tội lỗi để buộc người phú hộ phải mất linh hồn đời đời nơi hỏa ngục, ta thấy ông chẳng có tội nào để phải chuốc lấy án phạt lớn như thế. Ông không hề chiếm đoạt tài sản của bất cứ ai. Ông cũng không phải chịu trách nhiệm trên sự nghèo nàn và thống khổ của Lazarô. Còn chuyện ông dư dật và ăn xài cũng không hẳn đã thành tội, vì đó là của cải của ông. Chúa Giêsu không kê khai bất cứ tội nào của ông. Người cũng không cho biết người nghèo Lazarô đã xin nhà phú hộ giúp đỡ, hay nhà phú hộ đã từ chối giúp đỡ Lazarô. Vậy tại sao ông phải sa hỏa ngục? Hay Chúa quá ghét người giàu?
Nếu xét theo kinh Cáo mình thì: Tội trong tư tưởng, ông không có; tội trong lời nói, ông không phạm; tội do việc làm, cũng không. Nhưng tội thứ bốn, “những điều thiếu sót”, thì không thể chối được: Vì ông đã không làm gì để cải thiện đời sống của người anh em nghèo khó ở sát cạnh mình.
Đó là “người hành khất tên là Lazarô, nằm bên cổng nhà ông, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn rơi xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy”. “Những điều thiếu sót” mà nhà phú hộ đã không nhận thấy đã đưa ông đến chỗ trầm luân đời đời.
Không có mức án nào lớn bằng mức án hỏa ngục. Nhưng bất cứ mức án nào dù lớn hay nhỏ, đều không phải do Thiên Chúa thù nghịch với con người rồi dành cho họ theo tình cảm thương hay ghét của Người. Tất cả đều do con người lựa chọn bằng bất cứ thái độ sống nào mà mình đã từng thể hiện trên cõi đời này.
Bịt tai, bịt mắt để khỏi phải nghe, khỏi phải nhìn thấy cảnh khốn cùng của anh chị em là một thái độ trọng tội mà nhiều người đã chọn. Bạn và tôi đã chọn cho mình thái độ sống nào? Đó cũng có nghĩa là mình đã chọn lựa phần thưởng hay phần phạt?
Sống trong đời, bạn và tôi hãy tập nhìn xuống để có thể thấy biết bao nhiêu anh chị em đói khổ. Có như thế ta mới mở lòng ra, chứ không biến lòng mình thành pháo đài ích kỷ, tham lam, hà tiện, khép kín, tự mãn, hưởng thụ, tích trữ, bị ám ảnh bởi vật chất, mê hoặc bởi lợi nhuận…
Mở lòng ra và không xây pháo đài như thế, mới mong phần thưởng đời đời trên quê trời thuộc về bản thân ta.
Từ nay về sau, mỗi khi đọc kinh Cáo mình, trước khi đấm ngực thú nhận rằng: “Lỗi tại tôi. Lỗi tại tôi… mọi đàng”, chúng ta hãy ăn năn tội thật, hãy khiêm nhường nhìn nhận thân phận tội lỗi thật, chứ đừng đọc như một công thức cho qua lần chiếu lệ mà thôi.
Hãy xét mình về mọi phương diện: tư tưởng, lời nói, việc làm, những điều thiếu sót, không bỏ sót một phương diện nào. Có nhìn thấy mình trong tư thế trần trụi, xấu xa và tội lỗi, ta mới hy vọng nhìn thấy anh chị em quanh mình, nhìn thấy cả sự thiếu thốn, oán thương, muộn phiền mà họ phải chịu.
Vậy chúng ta hãy mềm lòng khi cất cao lời tạ tội: “…Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…”
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Tầm quan trọng của việc năng làm việc bác ái
Lm Jude Siciliano, OP
19:36 21/09/2016
Chúa Nhật 26 THƯỜNG NIÊN (C)
Amốt 6: 1, 4-7;T.vịnh 145; I Timôthê 6: 11-16; Luca 16: 19-31
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NĂNG LÀM VIỆC BÁC ÁI
Chắc bạn sẽ vui khi một người nào muốn giải thích một điều mà không nói loanh quanh phải không? Khi người ta nói không rõ ràng hay nói quá nhiều lời, chúng ta thường muốn hỏi họ "các bạn muốn nói gì vậy?"
Trong các bài sách đọc hôm nay, không có nhủ̃ng lối nói loanh quanh đó. Chúng ta biết ngay điểm chính là gì. Rõ ràng Thiên Chúa thủỏng ngủỏ̀i nghèo, và chống lại nhủ̃ng ngủỏ̀i giàu làm hại kẻ khác, hay không quan tâm đến ngủỏ̀i nghèo. Tình thủỏng của Thiên Chúa nhủ thế đã hiễn hiện trong Cụ̉u và Tân Ủỏ́c. Chúng ta nghe thí dụ rõ ràng trong các bài sách đọc hôm nay.
Ngủỏ̀i Israel thủỏ̀ng nghĩ ngủỏ̀i nào có nhiều của cải là bằng chủ́ng Thiên Chúa đã yêu thủỏng họ. (Ngay cả bây giờ cũng có người nghĩ như thế). Vì dân Israel có liên hệ đặc biệt vỏ́i Thiên Chúa, nên ngủỏ̀i ta nghĩ Thiên Chúa ban nhiều ỏn lành cho họ. Lẽ cố nhiên là chính nhủ̃ng ngủỏ̀i giàu có đã có niềm tin và đủọ̉c vổ an trong nếp nghĩ nhủ vậy. Họ mong đọ̉i Thiên Chúa đến để bảo chủ́ng cho sụ̉ an toàn của họ. Nhủng, ngôn sủ́ Amos đã cay đắng lên tiếng để đánh thủ́c họ bước ra khỏi sụ̉ tự mãn đó. Thiên Chúa đã nhận thấy ngủỏ̀i giàu có đã tụ̉ bàu chủ̉a cho mình, và ông Amos diễn tả nhủ̃ng điều họ làm thật quá đáng. Ông ta không nói đến hoàn cảnh ngủòi nghèo. Nhủng ngủỏ̀i đọc sách Amos không cần phải so sánh để thấy điểm chính.
Ngủỏ̀i giàu có nằm trên "giủỏ̀ng ngà, thỏng thủọ̉t trên nhủ̃ng sập gụ" khác vỏ́i nhủ̃ng giủỏ̀ng đất và rỏm của ngủỏ̀i nghèo. Họ "ân nhủ̃ng chiên con và nhủ̃ng bê nhốt chuồng" trong khi ngủỏ̀i nghèo phải khổ cụ̉c để kiếm từng miếng bánh cho gia đình. Ngủỏ̀i giàu, có bao nhiêu thì giỏ̀ nhàn rỗi để nghe tiếng đàn hát, khác vỏ́i hoàn cảnh của ngủỏ̀i nghèo phải làm lụng cụ̉c khổ để sinh sống. Ngủòi giàu uống rủọ̉u hang tô và xức dầu thủọ̉ng hạng để ăn chơi; đó là những cảnh tương phản được mô tả trong sách Amos.
Trong khi chúng ta không nằm trên giủỏ̀ng ngà, chúng ta nghe lỏ̀i ngôn sủ́ Amos lên án về sụ̉ vô tủ của ngủỏ̀i giàu đối vỏ́i ngủỏ̀i nghèo. Nhủ̃ng ngủỏ̀i may mắn nhắm mắt làm ngỏ đối vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i không có gỉ cả. Khi ngôn sủ́ Amos xét xủ̉ gọn ghẻ rõ ràng, đó là điểm chính mà ông ta nhắm vào.
Vủ̀a rồi, nhủ̃ng điều giáo hội dạy dỗ nhắc chúng ta (mặc dù chúng ta không cần đủọ̉c nhắc nhỏ̉) là chúng ta có trách nhiệm lo lắng cho nhủ̃ng ngủỏ̀i bé mọn thấp kém trong chúng ta. Thí dụ nhủ dùng phung phí nhủ̃ng nguyên liệu của trái đất có thể làm hại cho ngủỏ̀i nghèo, nhất là ỏ̉ nhủ̃ng vùng nguyên vật liệu của các nủỏ́c tiền tiến đang khai thác các nguyên vật liệu của các nủỏ́c nghèo. Vậy chúng ta có phải là nhủ nhủ̃ng ngủỏ̀i giàu mằm giủỏ̀ng ngà, và ăn nhủ̃ng của hão hạng của trái đất hay không? Nhủ̃ng nủỏ́c giàu có giống nhủ nhủ̃ng ngủỏ̀i giàu hằng ngày không để ý đến ông Ladarô, và không đếm xĩa gì đến nhủ̃ng nhu cầu của Ladarô hay không? Đủ́c Thánh Cha và các đủ́c Giám Mục kêu gọi chúng ta nên bàn cãi và hành động về nhủ̃ng vấn đề liên hệ đến môi trủỏ̀ng. Nhủ: dùng nguyên liệu phung phí, trách niệm quản lý đất đai, ô nhiễm và khai thác sông và biển quá mủ́c v.v...
Dụ ngôn ông nhà giàu và anh Ladarô cũng "nói đến điểm chính". Giống nhủ ngôn sủ́ Amos, Chúa Giêsu bênh vụ̉c nhủ̃ng ngủỏ̀i yếu hèn, bị thủỏng tích hay bị bỏ quên. Nhủ̃ng ngủỏ̀i đó đủọ̉c nhắc nhỏ̉ đến rõ ràng trong dụ ngôn hôm nay. Mấy con chó còn để ý đến Ladarô hỏn là ông nhà giàu ăn mặc "toàn lụa và gấm vóc, và hằng ngày yến tiệc linh đình". Có phải ông nhà giàu giống nhủ nhủ̃ng kẻ an nhàn ỏ̉ Sion mà ngôn sủ́ Amos đã phán xét rằng: Những kẻ khốn nạn nằm trên giủỏ̀ng ngà và ăn nhủ̃ng chiên, củ̀u cùng bê nhốt chuồng, và uống rủọ̉u cả tô hay không?.
Phần đông trong cộng đoàn chúng ta không đủọ̉c tả là giàu sang và chắc không giống nhủ̃ng ngủỏ̀i theo ngôn sủ́ Amos được xem là khốn nạn, hay nhủ ông nhà giàu trong dụ ngôn hôm nay. Chúng ta nên để ý là trong câu chuyện, anh Ladarô là người có tên, nhủng ông nhà giàu lại không có tên. Đó là điều chủ́ng tỏ Chúa Giêsu để ý đến ai. Dụ ngôn cũng tiếp tục xử dụng những điểm chính trong phúc âm thánh Luca: của cải và bạc tiền có thể làm các môn đệ Chúa Giêsu xao lãng. Phúc âm thánh Luca diễn tả Thiên Chúa thủỏng yêu ngủỏ̀i yếu hèn, bắt đầu vỏ́i lỏ̀i của Đủ́c Nủ̃ Maria đang mang thai ca ngọ̉i Thiên Chúa trong bài Magnificat: vỏ́i kẻ đói Thiên Chúa ban cho của đầy dư, và ngủỏ̀i giàu có lại đuổi về tay trắng (Lc 1: 52-53).
Trong khi thánh Luca coi thường của cải, ông ta không khuyến khích nhủ̃ng ngủỏ̀i theo Chúa Giêsu nên bỏ lại tất cả. Nhủ hai cô Maria và Mát-ta có nhà để đón tiếp Chúa Giêsu trong nhủ̃ng năm Ngài thi hành sứ vụ. Hình nhủ thánh Luca muốn khuyên chúng ta nên thận trọng về của cải. Mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta nên suy nghĩ chúng ta xủ̉ dụng của cải nhủ thế nào để phục vụ cho triều đại Thiên Chúa. Chúng ta đủọ̉c nhắc nhỏ̉ là khi chú trọng đến của cải, chúng ta sẽ bỏ bê những gì Kinh Thánh dạy, và có thể đưa đến chán nản và xa cách Thiên Chúa.
Dụ ngôn này ngắn, nhủng chủ́a đụ̉ng nhủ̃ng chi tiết dồi dào. Ông nhà giàu không để ý đến anh Ladarô. Khi tiếp tục vào đỏ̀i sau ông ta xin ông Abraham sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nủỏ́c nhỏ trên lủỏ̃i ông ta cho bỏ́t đau khổ. Hình nhủ ông nhà giàu vẫn còn nghĩ anh Ladarô là nhủ một ngủỏ̀i đầy tỏ́ lo cho nhu cầu ông ta. Câu chuyện không chú ý đến viếc diễn tả đỏ̀i sống ngày sau. Dù vậy câu chuyện tiếp tục tín ngủỏ̃ng Do thái là Thiên Chúa yêu thủỏng ngủỏ̀i nghèo khó, Ngài sẽ nâng họ lên, cho họ đủọ̉c hoàn lại nhủ̃ng điều họ đã mất mát.
Câu chuyện lại tiếp tục trong việc đối thoại giủ̃a ông Abraham và ông nhà giàu. (ông nhà giàu trủò́c kia có thể có địa vị quan trọng trên trần gian nhưng lại không có tên trong câu chuyện Chúa Giêsu nói). Việc đối thoại giủ̃a Ông Abraham và ông nhà giàu nhấn mạnh tầm quang trọng của Kinh Thánh Do thái được diễn tả bỏ̉i các ngôn sủ́ và Ông Môsê; như là cội rễ đủ́c tin. Chúa Giêsu sẽ sống lại tủ̀ kẻ chết, nhủng Kinh Thánh sẽ không bị thay thế nhủ là đối tượng của đủ́c tin. Thay vì các lỏ̀i giảng dạy của giáo hội tiên khỏ̉i sẽ nhấn mạnh việc Thiên Chúa đã thụ̉c hiện các lỏ̀i hủ́a đã đủọ̉c mặc khải trong đỏ̀i sống, sụ̉ chết và sụ̉ sống lại của Chúa Giêsu.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
26th SUNDAY -C-
Amos 6: 1, 4-7; Psalm 146; I Timothy 6: 11-16; Luke 16: 19-31
Don’t you appreciate when someone is trying to make a point, or explain something to you and they don’t beat around the bush? When people are vague, or just too wordy, we are tempted to ask them, "What’s your point?"
No such ambiguity or circumlocution exists in today’s readings. We get the point. It’s quite clear that God’s heart lies with the vulnerable and poor and against the rich who victimize, or are indifferent to them. This manifestation of God’s sentiments runs through both Testaments, and we get a good example of that in today’s readings.
There was a tendency among the Israelites to think that wealth was a sign of God’s favor. (Still a current belief among some.) Since Israel was in a special relationship with God, the thinking went, God was bestowing bounty on the people. Of course it was the wealthy and well-placed who favored this belief. They looked forward to God’s coming to approve and confirm them in their security. But the prophet Amos’ harsh words were meant to shake them out of their complacency. God had noticed the self-indulgence of the rich and Amos describes their excesses. He doesn’t mention the condition of the poor, but it doesn’t take much for the reader to draw out the comparison and get the point.
The wealthy slept on "beds of ivory stretched comfortably on their couches," which would be in contrast to the earthen, or straw beds of the poor. They ate "young lambs and calves," while the poor would have struggled to get bread for their families. The rich had plenty of free time to indulge in songs, unlike the slavish work conditions of the poor struggling to survive. There were bowls of wine and fine ointments to round out Amos’ contrasting description of the rich.
While we may not sleep on beds of ivory, we hear Amos’ outrage at the indifference of those who have much towards those who have little, or nothing. The fortunate closed a blind eye to the have-nots and Amos is succinct and clear in his condemnation. He gets to the point.
Recent church teachings have made reminded us (though we shouldn’t have needed reminding!) that we have a responsibility to care for the most vulnerable among us. (Cf. "Quotable" below) So, for example, excessive use of the earth’s resources affects the poor, especially in areas where the developed countries take from the natural resources of the poor nations. Are we now like those rich on the ivory beds, who eat and consume Earth’s best? Are not the wealthy nations like the rich man, who passes Lazarus daily without seeing him and his needs? Our Pope and bishops have called us to discussion and action on issues that affect our environment, like: overconsumption, responsible stewardship of the land, pollution, depletion of the seas and rivers, etc.
The parable of Lazarus and the rich man also "gets to the point." Like the prophet Amos, Jesus defends the vulnerable who are victimized or ignored, and powerfully portrayed in today’s parable. The dogs pay more attention to Lazarus than the rich man, who "dressed in purple garments and fine linens and dined sumptuously each day." Doesn’t he sound like "the complacent of Zion" whom Amos castigated, lying on their beds of ivory, who ate lambs and calves, accompanied by bowls of wine?
Most in our congregation would not be described as rich, certainly not like the recipients of Amos’ fire, or the parable’s rich man. Notice that it is Lazarus and not the rich man who is named in the story. It’s a poetic touch indicating where Jesus’ attention lies. The parable also continues a strong theme in Luke: the suspicion that wealth and material goods can distract the disciple. Luke’s Gospel shows God favoring the least, beginning with pregnant Mary’s praise of God filling the hungry with good things and sending the rich away empty (1:52-53).
While Luke casts suspicion on riches, he doesn’t recommend that everyone who follows Jesus should leave everything behind. For example, Mary and Martha have a home to which they welcome Jesus in his ministry (8:1-3). It seems Luke wants to advise us to be cautious about our possessions; each of us has to discern how we are to use them wisely in service to the kingdom of God. We are reminded that an emphasis on possessions neglects what the Scriptures teach and will only lead to disappointment and separation from God.
It is a short parable, but packed with rich detail. The rich man’s indifference to Lazarus continues into the next life as he asks Abraham to send Lazarus with water to relieve his sufferings. It’s as if he sees Lazarus as just another servant to his needs. The story isn’t meant to describe something about the details of the next life. However, it does continue the Hebrew Testament’s belief that God loves the poor, will raise them up and set right those who have been wronged.
The story goes further in its description of the conversation between Abraham and the rich man. (The rich man may have been important in his world, but doesn’t even have a name in Jesus’ narrative.) The exchange between the two emphasizes the importance of the Jewish Scriptures, illustrated by the prophets and Moses, as a source for faith. Jesus will be raised from the dead, but the Scriptures will not be replaced as an object of faith. Rather the preachings of the early church will reinforce the fulfillment of God’s promises revealed in Jesus’ life, death and resurrection.
Amốt 6: 1, 4-7;T.vịnh 145; I Timôthê 6: 11-16; Luca 16: 19-31
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NĂNG LÀM VIỆC BÁC ÁI
Chắc bạn sẽ vui khi một người nào muốn giải thích một điều mà không nói loanh quanh phải không? Khi người ta nói không rõ ràng hay nói quá nhiều lời, chúng ta thường muốn hỏi họ "các bạn muốn nói gì vậy?"
Trong các bài sách đọc hôm nay, không có nhủ̃ng lối nói loanh quanh đó. Chúng ta biết ngay điểm chính là gì. Rõ ràng Thiên Chúa thủỏng ngủỏ̀i nghèo, và chống lại nhủ̃ng ngủỏ̀i giàu làm hại kẻ khác, hay không quan tâm đến ngủỏ̀i nghèo. Tình thủỏng của Thiên Chúa nhủ thế đã hiễn hiện trong Cụ̉u và Tân Ủỏ́c. Chúng ta nghe thí dụ rõ ràng trong các bài sách đọc hôm nay.
Ngủỏ̀i Israel thủỏ̀ng nghĩ ngủỏ̀i nào có nhiều của cải là bằng chủ́ng Thiên Chúa đã yêu thủỏng họ. (Ngay cả bây giờ cũng có người nghĩ như thế). Vì dân Israel có liên hệ đặc biệt vỏ́i Thiên Chúa, nên ngủỏ̀i ta nghĩ Thiên Chúa ban nhiều ỏn lành cho họ. Lẽ cố nhiên là chính nhủ̃ng ngủỏ̀i giàu có đã có niềm tin và đủọ̉c vổ an trong nếp nghĩ nhủ vậy. Họ mong đọ̉i Thiên Chúa đến để bảo chủ́ng cho sụ̉ an toàn của họ. Nhủng, ngôn sủ́ Amos đã cay đắng lên tiếng để đánh thủ́c họ bước ra khỏi sụ̉ tự mãn đó. Thiên Chúa đã nhận thấy ngủỏ̀i giàu có đã tụ̉ bàu chủ̉a cho mình, và ông Amos diễn tả nhủ̃ng điều họ làm thật quá đáng. Ông ta không nói đến hoàn cảnh ngủòi nghèo. Nhủng ngủỏ̀i đọc sách Amos không cần phải so sánh để thấy điểm chính.
Ngủỏ̀i giàu có nằm trên "giủỏ̀ng ngà, thỏng thủọ̉t trên nhủ̃ng sập gụ" khác vỏ́i nhủ̃ng giủỏ̀ng đất và rỏm của ngủỏ̀i nghèo. Họ "ân nhủ̃ng chiên con và nhủ̃ng bê nhốt chuồng" trong khi ngủỏ̀i nghèo phải khổ cụ̉c để kiếm từng miếng bánh cho gia đình. Ngủỏ̀i giàu, có bao nhiêu thì giỏ̀ nhàn rỗi để nghe tiếng đàn hát, khác vỏ́i hoàn cảnh của ngủỏ̀i nghèo phải làm lụng cụ̉c khổ để sinh sống. Ngủòi giàu uống rủọ̉u hang tô và xức dầu thủọ̉ng hạng để ăn chơi; đó là những cảnh tương phản được mô tả trong sách Amos.
Trong khi chúng ta không nằm trên giủỏ̀ng ngà, chúng ta nghe lỏ̀i ngôn sủ́ Amos lên án về sụ̉ vô tủ của ngủỏ̀i giàu đối vỏ́i ngủỏ̀i nghèo. Nhủ̃ng ngủỏ̀i may mắn nhắm mắt làm ngỏ đối vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i không có gỉ cả. Khi ngôn sủ́ Amos xét xủ̉ gọn ghẻ rõ ràng, đó là điểm chính mà ông ta nhắm vào.
Vủ̀a rồi, nhủ̃ng điều giáo hội dạy dỗ nhắc chúng ta (mặc dù chúng ta không cần đủọ̉c nhắc nhỏ̉) là chúng ta có trách nhiệm lo lắng cho nhủ̃ng ngủỏ̀i bé mọn thấp kém trong chúng ta. Thí dụ nhủ dùng phung phí nhủ̃ng nguyên liệu của trái đất có thể làm hại cho ngủỏ̀i nghèo, nhất là ỏ̉ nhủ̃ng vùng nguyên vật liệu của các nủỏ́c tiền tiến đang khai thác các nguyên vật liệu của các nủỏ́c nghèo. Vậy chúng ta có phải là nhủ nhủ̃ng ngủỏ̀i giàu mằm giủỏ̀ng ngà, và ăn nhủ̃ng của hão hạng của trái đất hay không? Nhủ̃ng nủỏ́c giàu có giống nhủ nhủ̃ng ngủỏ̀i giàu hằng ngày không để ý đến ông Ladarô, và không đếm xĩa gì đến nhủ̃ng nhu cầu của Ladarô hay không? Đủ́c Thánh Cha và các đủ́c Giám Mục kêu gọi chúng ta nên bàn cãi và hành động về nhủ̃ng vấn đề liên hệ đến môi trủỏ̀ng. Nhủ: dùng nguyên liệu phung phí, trách niệm quản lý đất đai, ô nhiễm và khai thác sông và biển quá mủ́c v.v...
Dụ ngôn ông nhà giàu và anh Ladarô cũng "nói đến điểm chính". Giống nhủ ngôn sủ́ Amos, Chúa Giêsu bênh vụ̉c nhủ̃ng ngủỏ̀i yếu hèn, bị thủỏng tích hay bị bỏ quên. Nhủ̃ng ngủỏ̀i đó đủọ̉c nhắc nhỏ̉ đến rõ ràng trong dụ ngôn hôm nay. Mấy con chó còn để ý đến Ladarô hỏn là ông nhà giàu ăn mặc "toàn lụa và gấm vóc, và hằng ngày yến tiệc linh đình". Có phải ông nhà giàu giống nhủ nhủ̃ng kẻ an nhàn ỏ̉ Sion mà ngôn sủ́ Amos đã phán xét rằng: Những kẻ khốn nạn nằm trên giủỏ̀ng ngà và ăn nhủ̃ng chiên, củ̀u cùng bê nhốt chuồng, và uống rủọ̉u cả tô hay không?.
Phần đông trong cộng đoàn chúng ta không đủọ̉c tả là giàu sang và chắc không giống nhủ̃ng ngủỏ̀i theo ngôn sủ́ Amos được xem là khốn nạn, hay nhủ ông nhà giàu trong dụ ngôn hôm nay. Chúng ta nên để ý là trong câu chuyện, anh Ladarô là người có tên, nhủng ông nhà giàu lại không có tên. Đó là điều chủ́ng tỏ Chúa Giêsu để ý đến ai. Dụ ngôn cũng tiếp tục xử dụng những điểm chính trong phúc âm thánh Luca: của cải và bạc tiền có thể làm các môn đệ Chúa Giêsu xao lãng. Phúc âm thánh Luca diễn tả Thiên Chúa thủỏng yêu ngủỏ̀i yếu hèn, bắt đầu vỏ́i lỏ̀i của Đủ́c Nủ̃ Maria đang mang thai ca ngọ̉i Thiên Chúa trong bài Magnificat: vỏ́i kẻ đói Thiên Chúa ban cho của đầy dư, và ngủỏ̀i giàu có lại đuổi về tay trắng (Lc 1: 52-53).
Trong khi thánh Luca coi thường của cải, ông ta không khuyến khích nhủ̃ng ngủỏ̀i theo Chúa Giêsu nên bỏ lại tất cả. Nhủ hai cô Maria và Mát-ta có nhà để đón tiếp Chúa Giêsu trong nhủ̃ng năm Ngài thi hành sứ vụ. Hình nhủ thánh Luca muốn khuyên chúng ta nên thận trọng về của cải. Mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta nên suy nghĩ chúng ta xủ̉ dụng của cải nhủ thế nào để phục vụ cho triều đại Thiên Chúa. Chúng ta đủọ̉c nhắc nhỏ̉ là khi chú trọng đến của cải, chúng ta sẽ bỏ bê những gì Kinh Thánh dạy, và có thể đưa đến chán nản và xa cách Thiên Chúa.
Dụ ngôn này ngắn, nhủng chủ́a đụ̉ng nhủ̃ng chi tiết dồi dào. Ông nhà giàu không để ý đến anh Ladarô. Khi tiếp tục vào đỏ̀i sau ông ta xin ông Abraham sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nủỏ́c nhỏ trên lủỏ̃i ông ta cho bỏ́t đau khổ. Hình nhủ ông nhà giàu vẫn còn nghĩ anh Ladarô là nhủ một ngủỏ̀i đầy tỏ́ lo cho nhu cầu ông ta. Câu chuyện không chú ý đến viếc diễn tả đỏ̀i sống ngày sau. Dù vậy câu chuyện tiếp tục tín ngủỏ̃ng Do thái là Thiên Chúa yêu thủỏng ngủỏ̀i nghèo khó, Ngài sẽ nâng họ lên, cho họ đủọ̉c hoàn lại nhủ̃ng điều họ đã mất mát.
Câu chuyện lại tiếp tục trong việc đối thoại giủ̃a ông Abraham và ông nhà giàu. (ông nhà giàu trủò́c kia có thể có địa vị quan trọng trên trần gian nhưng lại không có tên trong câu chuyện Chúa Giêsu nói). Việc đối thoại giủ̃a Ông Abraham và ông nhà giàu nhấn mạnh tầm quang trọng của Kinh Thánh Do thái được diễn tả bỏ̉i các ngôn sủ́ và Ông Môsê; như là cội rễ đủ́c tin. Chúa Giêsu sẽ sống lại tủ̀ kẻ chết, nhủng Kinh Thánh sẽ không bị thay thế nhủ là đối tượng của đủ́c tin. Thay vì các lỏ̀i giảng dạy của giáo hội tiên khỏ̉i sẽ nhấn mạnh việc Thiên Chúa đã thụ̉c hiện các lỏ̀i hủ́a đã đủọ̉c mặc khải trong đỏ̀i sống, sụ̉ chết và sụ̉ sống lại của Chúa Giêsu.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
26th SUNDAY -C-
Amos 6: 1, 4-7; Psalm 146; I Timothy 6: 11-16; Luke 16: 19-31
Don’t you appreciate when someone is trying to make a point, or explain something to you and they don’t beat around the bush? When people are vague, or just too wordy, we are tempted to ask them, "What’s your point?"
No such ambiguity or circumlocution exists in today’s readings. We get the point. It’s quite clear that God’s heart lies with the vulnerable and poor and against the rich who victimize, or are indifferent to them. This manifestation of God’s sentiments runs through both Testaments, and we get a good example of that in today’s readings.
There was a tendency among the Israelites to think that wealth was a sign of God’s favor. (Still a current belief among some.) Since Israel was in a special relationship with God, the thinking went, God was bestowing bounty on the people. Of course it was the wealthy and well-placed who favored this belief. They looked forward to God’s coming to approve and confirm them in their security. But the prophet Amos’ harsh words were meant to shake them out of their complacency. God had noticed the self-indulgence of the rich and Amos describes their excesses. He doesn’t mention the condition of the poor, but it doesn’t take much for the reader to draw out the comparison and get the point.
The wealthy slept on "beds of ivory stretched comfortably on their couches," which would be in contrast to the earthen, or straw beds of the poor. They ate "young lambs and calves," while the poor would have struggled to get bread for their families. The rich had plenty of free time to indulge in songs, unlike the slavish work conditions of the poor struggling to survive. There were bowls of wine and fine ointments to round out Amos’ contrasting description of the rich.
While we may not sleep on beds of ivory, we hear Amos’ outrage at the indifference of those who have much towards those who have little, or nothing. The fortunate closed a blind eye to the have-nots and Amos is succinct and clear in his condemnation. He gets to the point.
Recent church teachings have made reminded us (though we shouldn’t have needed reminding!) that we have a responsibility to care for the most vulnerable among us. (Cf. "Quotable" below) So, for example, excessive use of the earth’s resources affects the poor, especially in areas where the developed countries take from the natural resources of the poor nations. Are we now like those rich on the ivory beds, who eat and consume Earth’s best? Are not the wealthy nations like the rich man, who passes Lazarus daily without seeing him and his needs? Our Pope and bishops have called us to discussion and action on issues that affect our environment, like: overconsumption, responsible stewardship of the land, pollution, depletion of the seas and rivers, etc.
The parable of Lazarus and the rich man also "gets to the point." Like the prophet Amos, Jesus defends the vulnerable who are victimized or ignored, and powerfully portrayed in today’s parable. The dogs pay more attention to Lazarus than the rich man, who "dressed in purple garments and fine linens and dined sumptuously each day." Doesn’t he sound like "the complacent of Zion" whom Amos castigated, lying on their beds of ivory, who ate lambs and calves, accompanied by bowls of wine?
Most in our congregation would not be described as rich, certainly not like the recipients of Amos’ fire, or the parable’s rich man. Notice that it is Lazarus and not the rich man who is named in the story. It’s a poetic touch indicating where Jesus’ attention lies. The parable also continues a strong theme in Luke: the suspicion that wealth and material goods can distract the disciple. Luke’s Gospel shows God favoring the least, beginning with pregnant Mary’s praise of God filling the hungry with good things and sending the rich away empty (1:52-53).
While Luke casts suspicion on riches, he doesn’t recommend that everyone who follows Jesus should leave everything behind. For example, Mary and Martha have a home to which they welcome Jesus in his ministry (8:1-3). It seems Luke wants to advise us to be cautious about our possessions; each of us has to discern how we are to use them wisely in service to the kingdom of God. We are reminded that an emphasis on possessions neglects what the Scriptures teach and will only lead to disappointment and separation from God.
It is a short parable, but packed with rich detail. The rich man’s indifference to Lazarus continues into the next life as he asks Abraham to send Lazarus with water to relieve his sufferings. It’s as if he sees Lazarus as just another servant to his needs. The story isn’t meant to describe something about the details of the next life. However, it does continue the Hebrew Testament’s belief that God loves the poor, will raise them up and set right those who have been wronged.
The story goes further in its description of the conversation between Abraham and the rich man. (The rich man may have been important in his world, but doesn’t even have a name in Jesus’ narrative.) The exchange between the two emphasizes the importance of the Jewish Scriptures, illustrated by the prophets and Moses, as a source for faith. Jesus will be raised from the dead, but the Scriptures will not be replaced as an object of faith. Rather the preachings of the early church will reinforce the fulfillment of God’s promises revealed in Jesus’ life, death and resurrection.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình Thế Giới Tại Assisi 2016
VietCatholic Network
08:25 21/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đây là lần thứ ba ngài viếng thăm thành phố Assisi, quê hương của thánh Phanxicô. Lần đầu ngày 4 tháng 10, 2013, ngài đã hành hương thăm viếng ngôi mộ của Thánh Phanxicô và Thánh Clara. Ngài cũng đã gặp gỡ các trẻ em mắc bệnh hay tật nguyền, và những người nghèo. Gần đây, ngày 4 tháng 8 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 800 năm “Ơn xá giải thành Assisi”.
Ba ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức năm nay có đề tài là “Khát khao hoà bình. Đối thoại giữa các tôn giáo và các nền văn hoá”.
Cộng đồng thánh Egidio đã được giao trách nhiệm tổ chức các ngày liên tôn cầu nguyện cho hoà bình tại Assisi tiếp theo sau ngày cầu nguyện cho hoà bình tại Assisi đầu tiên do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tổ chức lần đầu tiên ngày 27 tháng 10 năm 1986. Năm nay là kỷ niệm 30 năm ngày liên tôn cầu nguyện cho hoà bình thế giới đầu tiên.
Sáng kiến của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hồi đó đã quy tụ được 50 đại diện các Giáo Hội Kitô và 60 đại diện các tôn giáo lớn toàn thế giới.
Phát biểu nhân dịp này Đức Gioan Phaolô II đã nói: “Ngày cầu nguyện này tự nó là một lời mời gọi thế giới ý thức rằng có một chiều kích khác của hoà bình, và có một cách thức khác để thăng tiến hoà bình. Nó không phải chỉ là kết qủa của các cuộc thương thuyết hay các giàn xếp chính trị kinh tế. Lời cầu nguyện và chứng tá của các tín hữu thuộc bất cứ truyền thống tôn giáo nào cũng đều có thể góp phần rất nhiều cho nền hoà bình trên thế giới”.
Mặc dù cuộc gặp gỡ này đã đẩy mạnh sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tôn giáo, thăng tiến tình hữu nghị giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo hoàn cầu để hỗ trợ các sáng kiến hòa bình cụ thể, nó vẫn không tránh khỏi bị chỉ trích là theo chủ nghĩa chiết trung, đạo nào cũng tốt.
Cần phải khẳng định rằng đó không phải là ý hướng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thực vậy, ngay từ đầu, ngài đã tuyên bố rõ ràng rằng: “Sự kiện chúng ta tới đây không bao hàm bất cứ ý định nào muốn đi tìm một đồng thuận tôn giáo giữa chúng ta hay thương lượng các xác tín trong đức tin của ta. Nó cũng không muốn nói rằng: các tôn giáo có thể hoà hợp với nhau trên bình diện một dấn thân chung vào một dự án thế trần… Nó cũng không phải là một tương nhượng đối với chủ nghĩa tương đối về các tín ngưỡng tôn giáo”.
Nhóm chỉ trích mạnh nhất Huynh Đoàn Thánh Piô 10 của Tổng Giám Mục Lefèvbre. Nhóm này rất kỳ vọng Đức Bênêđíctô XVI sẽ hủy bỏ cuộc gặp gỡ này, vì ngài là người mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa tương đối tôn giáo.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ Assisi năm 2006 để đánh dấu 20 năm cuộc gặp gỡ 1986, với sự tham dự của Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Phật Giáo, Thần Giáo, Đức Bênêđíctô XVI đã lên tiếng ca tụng cuộc gặp gỡ ấy, mô tả nó như “một sứ điệp sống động thăng tiến hòa bình và như một biến cố để lại dấu ấn trên lịch sử thời đại ta”. Ngài cũng ca ngợi cái nhìn sáng suốt và có tính tiên tri trong sáng kiến của vị tiền nhiệm mình.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau 35 phút bay, lúc 11h05 Đức Thánh Cha đã đáp xuống sân thể thao Migaghelli của Vương Cung Thánh Đường Đức Maria Nữ Vương Các Thánh Thiên Thần. Tại đây, ngài được Đức Cha Domenico Sorrentino, Tổng Giám Mục Assisi-Nocera đón tiếp cùng với ông Catiuscia Marini, chủ tịch miền Umbria và bà Stefania Proietti, là thị trưởng Assisi đón tiếp.
Đức Thánh Cha sau đó đã đi xe hơi đến Tu Viện Thánh Assisi. Đến nơi lúc 11:30, Đức Thánh Cha đã được cha Mauro Gambetti, Bề Trên Tu Viện đón tiếp cùng với Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô là Thượng phụ thành Constantinople và cũng là Thượng phụ danh dự toàn Chính Thống Giáo, Đức Thượng Phụ Ignatius Ephrem II là Thượng Phụ Chính thống Syriac thành Antiôkia, Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo Justin Welby của Canterbury, Rabbi Do Thái Giáo David Rosen, và vị lãnh đạo của Phật Giáo Tendai Nhật Bản. Sau đó các vị đã di chuyển đến Phòng Họp Thánh Giáo Hoàng Sixtô Đệ Tứ nơi quy tụ 400 nhà lãnh đạo tôn giáo khác cùng với các Giám Mục miền Umbria.
Trước các nhà lãnh đạo các tôn giáo, Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta đến Assisi như những khách hành hương tìm kiếm hòa bình. Chúng ta khao khát hòa bình; chúng ta mong muốn làm chứng cho hòa bình.”
Ngài nói thêm là để đạt được hòa bình, thế giới phải “giải phóng mình khỏi những gánh nặng của chủ nghĩa cực đoan và sự thù ghét.”
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng bữa trưa với những nhà lãnh đạo các tôn giáo và một số nạn nhân chiến tranh.
Sau bữa ăn trưa, lúc 3:15 Đức Thánh Cha đã có cuộc họp riêng với Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo Justin Welby, Đức Thượng Phụ Ignatius Ephrem II, và Rabbi Do Thái Giáo David Rosen.
Lúc 4 giờ chiều, các nghi thức cầu nguyện theo từng tôn giáo đã diễn ra tại các địa điểm khác nhau. Riêng các hệ phái Kitô đã có buổi cầu nguyện đại kết tại tầng dưới Vương Cung Thánh Đường.
Sau các nghi thức cầu nguyện, các vị đã tập trung tại khán đài ở bên ngoài quảng trường đền thờ để dự nghi thức bế mạc.
Đức Tổng Giám Mục Domenico Sorrentino đã gởi lời chào đến các nhà lãnh đạo các tôn giáo và cộng đoàn đông đảo các tín hữu đứng chật quảng trường.
Một số chứng từ của các nạn nhân chiến tranh đã được đọc.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô đã nhấn mạnh đến tự do tôn giáo và việc tôn trọng thiên nhiên.
Đức Thượng Phụ nói:
“Không thể có hòa bình nếu không có sự tôn trọng và công nhận lẫn nhau, không thể có hòa bình nếu không có công bằng, không thể có hòa bình nếu không có sự hợp tác hiệu quả giữa tất cả các dân tộc trên thế giới. Hòa bình đòi phải có công lý. Công lý là sự canh tân nền kinh tế toàn cầu trong đó chú ý tới nhu cầu của người nghèo; công lý liên quan đến việc chăm sóc tình trạng của hành tinh chúng ta; công lý liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên, là sự sáng tạo của Thiên Chúa cho các tín hữu, nhưng cũng là ngôi nhà chung của mọi người.”
Sau phát biểu của Đức Thượng Phụ là phát biểu của đại diện Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Phật Giáo Nhật Bản và phát biểu của giáo sư Andrea Riccardi, là vị sáng lập Cộng đồng thánh Egidio.
Phát biểu sau cùng, Đức Thánh Cha nói:
Đứng trước Chúa Giêsu chịu đóng đinh, chúng ta nghe những lời của Ngài vang lên với cả chúng ta nữa: “Ta khát” (Ga 19:28). Khát, hơn cả đói, là nhu cầu lớn nhất của nhân loại, và cũng là sự đau khổ lớn lao của nhân sinh. Chúng ta hãy chiêm ngắm mầu nhiệm của Thiên Chúa Toàn Năng Đấng vì lòng xót thương đã trở thành nghèo khó giữa nhân loại.
Chúa khao khát điều gì? Chắc chắn là nước, là thứ thiết yếu cho cuộc sống. Nhưng trên tất cả, Ngài khát khao cho tình yêu, là điều thiết yếu không kém cho cuộc sống. Ngài khao khát ban cho chúng ta nước hằng sống là tình yêu của Ngài, nhưng cũng khát khao nhận được tình yêu của chúng ta. Tiên tri Giêrêmia diễn tả khát khao của Thiên Chúa về tình yêu của chúng ta như sau: “Ta nhớ lại lòng trung nghĩa của ngươi lúc ngươi còn trẻ, tình yêu của ngươi khi ngươi mới thành hôn” (Gr 2: 2). Nhưng vị tiên tri cũng đề cập đến tiếng nói đau khổ của Thiên Chúa, khi con người bạc bẽo bỏ rơi tình yêu. Có vẻ như thể Chúa cũng đang nói những lời này ngày hôm nay – “chúng đã bỏ Ta là mạch nước trường sinh để làm những hồ nứt rạn, không giữ được nước.” (c. 13). Đó là bi kịch của “một con tim khô héo”, của một tình yêu không được hồi đáp, một bi kịch được mở ra một lần nữa trong Tin Mừng, khi đáp lại cái khát của Chúa Giêsu, người ta đã đưa giấm chua cho Ngài uống. Như vịnh gia đã than thở một cách tiên tri: “Con khát nước, chúng lại cho uống giấm chua” (Tv 69:21).
“Tình yêu không được yêu”: thực tế này, theo nhiều trình thuật, là những gì làm Thánh Phanxicô thành Assisi khó chịu. Yêu mến Chúa chịu khổ đau, thánh nhân không ngại ngùng khóc to và ta thán (x. Fonti Francescane, số 1413). Thực tế này cũng phải ở trong trái tim của chúng ta khi chúng ta chiêm ngắm Chúa Kitô chịu đóng đinh, là Đấng khao khát tình yêu. Mẹ Têrêsa Calcutta mong muốn rằng trong mỗi nhà nguyện của các cộng đoàn các nữ tu của Mẹ những lời “Ta khát” phải được viết ngay bên cạnh thánh giá. Phản ứng của Mẹ là để làm dịu cơn khát của Chúa Giêsu cho tình yêu trên Thánh Giá qua việc phục vụ những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Cái khát của Chúa được dập tắt bởi tình yêu thương bác ái thực sự của chúng ta; Ngài được an ủi khi, trong danh Ngài, chúng ta cúi xuống trước những đau khổ của người khác. Vào ngày phán xét họ sẽ được gọi là những người được “chúc phúc” vì cho kẻ khát uống. Đó là những người trao ra những cử chỉ thương yêu thật sự cho những người đang túng quẫn: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”(Mt 25:40).
Những lời của Chúa Giêsu thách thức chúng ta. Những lời ấy kiếm tìm một chỗ trong con tim chúng ta và một phản ứng liên quan đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Trong tiếng “Ta khát” của Ngài chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu của sự thống khổ, tiếng than của những người vô tội đang bị thế giới này từ khước, lời cầu xin buồn thảm của những người nghèo và những người tha thiết cần đến hòa bình. Chiến tranh đang làm nhơ bẩn nhân loại với sự thù ghét và làm dơ trái đất này với vũ khí. Những nạn nhân của chiến tranh cầu xin hòa bình; anh chị em của chúng ta, đang sống dưới sự đe dọa của bom đạn và bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ ra đi vào một phương trời bất định, bị tước đoạt tất cả mọi thứ, đang khẩn khoản van xin hòa bình. Họ đều là anh chị em của Đấng chịu đóng đinh, là những người nhỏ bé trong Vương Quốc của Ngài, là các thành viên bị thương và bị khô héo của thân thể Ngài. Họ khát. Nhưng, như Chúa Giêsu, họ thường xuyên được trao cho dấm chua cay đắng của sự khước từ. Ai lắng nghe họ? Ai chịu khó đáp lại họ? Quá thường khi họ gặp phải sự im lặng điếc đặc của sự thờ ơ, sự ích kỷ của những bực mình vì bị quấy rầy, cái lạnh lùng của những ai bịt tai trước tiếng kêu của họ mong được giúp đỡ dễ dàng như thay đổi một kênh truyền hình trên TV.
Trước Đức Kitô chịu đóng đinh, là “sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cor 1:24), chúng ta được mời gọi để chiêm ngưỡng mầu nhiệm của tình yêu không được yêu thương, và được kêu mời tuôn đổ lòng thương xót ra với thế giới này. Trên thập giá, cây sự sống, cái ác đã được cải biên thành điều thiện; chúng ta cũng như các môn đệ của Đấng chịu đóng đinh, được mời gọi trở thành “cây của sự sống” hấp thụ cái ô nhiễm của sự thờ ơ, để rồi phục hồi lại không khí tinh khiết của tình yêu cho thế giới. Từ cạnh sườn Chúa Kitô trên Thánh Giá nước chảy ra, đó là biểu tượng của Chúa Thánh Thần Đấng mang lại sự sống (Ga 19,34); để từ chúng ta, những môn đệ của Ngài, lòng từ bi cũng được tuôn chảy ra cho những ai đang khát ngày hôm nay.
Như Đức Maria dưới chân Thánh Giá, xin Chúa ban cho chúng ta được kết hợp với Người và gần gũi với những ai đang đau khổ. Khi đến gần với những ai sống như đang chịu đóng đinh, và khi được củng cố bởi tình yêu của Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh, cầu xin cho sự hòa hợp và hiệp thông của chúng ta được sâu đậm hơn nữa. “Chính Người là bình an của chúng ta” (Eph 2:14), “Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần” (c. 17). Cầu xin Ngài giữ gìn tất cả chúng ta trong tình yêu của Ngài và hiệp nhất chúng ta, để chúng ta có thể nên “một” (Ga 17:21) như Ngài mong muốn.
Trước khi bế mạc các nhà lãnh đạo tôn giáo đã ký một tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại và khoan dung. “Đây là tinh thần linh hoạt chúng ta: mang đến các cuộc gặp gỡ thông qua đối thoại và phản đối mọi hình thức bạo lực và lạm dụng tôn giáo để tìm cách biện minh cho chiến tranh và khủng bố”.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo khẳng định rằng “Danh của Thiên Chúa là sự bình an. Chiến tranh nhân danh tôn giáo là một cuộc chiến chống lại chính tôn giáo.”
Toàn văn tuyên bố của các nhà lãnh đạo tôn giáo như sau:
Là những người nam nữ thuộc các tôn giáo khác nhau, chúng tôi họp nhau như những người lữ hành tại thành của thánh Phanxicô. Tại đây cách đây 30 năm, vào năm 1986, theo lời mời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, các vị đại diện tôn giáo toàn thế giới, lần đâu tiên tham dự một cách trọng thể, để khẳng định mối liên hệ không thể tách rời giữa đại thiện ích hòa bình và thái độ tôn giáo chân chính. Từ biến cố lịch sử ấy, đã khởi sự một cuộc lữ hành dài, qua nhiều thành phố trên thế giới, đưa nhiều tín hữu can dự vào cuộc đối thoại và cầu nguyện cho hòa bình; đã liên kết nhưng không tạo nên sự lẫn lộn, mang lại những tình bạn liên tôn vững chắc và góp phần dập tắt không ít các cuộc xung đột. Đây là tinh thần đang linh hoạt chúng tôi: thực hiện cuộc gặp gỡ trong đối thoại, chống lại mọi hình thức bạo lực và lạm dụng tôn giáo để biện minh cho chiến tranh và khủng bố. Tuy nhiên, trong những năm qua, vẫn còn bao nhiêu dân tộc đang bị thương tổn đau thương vì chiến tranh. Người ta vẫn luôn không hiểu rằng chiến tranh làm cho thế giới xấu hơn, để lại gia sản đau thương và oán thù. Tất cả bị mất mát với chiến tranh, kể cả những kẻ thắng trận.
Chúng tôi đã dâng lời khẩn nguyện lên Thiên Chúa, xin Ngài ban hồng ân hòa bình cho thế giới. Chúng tôi nhìn nhận sự cần thiết phải liên lỷ cầu nguyện cho hòa bình, vì lời cầu nguyện bảo vệ và soi sáng thế giới. Hòa bình là danh xưng của Thiên Chúa. Ai khẩn cầu danh Thiên Chúa để biện minh cho khủng bố, bạo lực và chiến tranh, thì không đi theo con đường của Chúa: chiến tranh nhân danh tôn giáo trở thành chiến tranh tôn giáo. Với xác tín mạnh mẽ, chúng tôi tái khẳng định rằng bạo lực và khủng bố trái ngược với tinh thần tôn giáo chân chính.
Chúng tôi đã lắng nghe tiếng kêu của người nghèo, các trẻ em, các thế hệ trẻ, các phụ nữ và bao nhiêu anh chị em đang đau khổ vì chiến tranh; cùng với họ chúng tôi mạnh mẽ nói rằng: Không chấp nhận chiến tranh! Ước gì tiếng kêu đau thương của bao nhiêu người vô tội được lắng nghe. Chúng tôi khẩn thiết xin các vị lãnh đạo các dân nước hãy giải trừ những động lực chiến tranh: sự ham hố quyền bính và tiền bạc, lòng tham lam của những kẻ buôn bán võ khí, những lợi lộc phe phái, những trả thù vì quá khứ. Xin gia tăng sự dấn thân cụ thể để lại trừ những nguyên nhân tiềm ẩn của các cuộc xung đọt: những tình trạng nghèo đói, bất công, và chênh lệch, sự bóc lột và coi rẻ sự sống con người.
Sau cùng, hãy mở ra một thời đại mới, trong đó thế giới hoàn cầu hóa trở thành gia đình các dân tộc. xin thực thi trách nhiệm kiến tạo hào bình chân thực, quan tâm đến những nhu cầu đích thực của con người và của các dân tộc, vượt thắng những xung đột bằng sự cộng tác, chiến thắng những oán thù và vượt lên trên những hàng rào bằng cuộc gặp gỡ và đói thoại. Không gì bị mất mát khi thực sự thi hành đối thoại. Không gì là không có thể nếu chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa trong kinh nguyện. Tất cả đều có thể là những người xây dựng hòa bình; từ Assisi chúng tôi quyết tâm canh tâm dấn thân trở thành những người xây dựng hòa bình với sự phù giúp của Thiên Chúa, cùng với tất cả những người nam nữ thiện chí.
Sau khi tuyên ngôn hòa bình được công bố, mọi người đã thinh lặng mặc niệm các nạn nhân chiến tranh, trước khi các vị đại diện tôn giáo ký vào Lời Kêu Gọi hòa bình, và thắp sáng hai cây đèn nhiều ngành.
Ngày cầu nguyện được kết thúc với cử chỉ trao ban bình an giữa các tham dự viên.
[Trúc Ly]
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 6:30, Đức Thánh Cha đã đi xe hơi ra sân thể thao Migaghelli của Vương Cung Thánh Đường Đức Maria Nữ Vương Các Thánh Thiên Thần. Tại đây, ngài đã đáp trực thăng về lại Vatican lúc 7:35 tối.
Trước đó, vào buổi sáng khi dâng thánh lễ tại Vatican trước khi đáp máy bay trực thăng đến Assisi, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài đã viết thư cho tất cả các giám mục trên thế giới, yêu cầu các ngài tham gia trong lời cầu nguyện vào ngày hòa bình thế giới tại Assisi.
Đức Thánh Cha nói:
“Không có thần chiến tranh. Đó là điều ác. Chính là ma quỷ phát động chiến tranh và muốn giết tất cả mọi người”.
Vatican xác nhận thẩm quyền hợp thức của Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn đang bị chính quyền Trung Quốc bắt cóc
Chân Phương
20:22 21/09/2016
Vatican xác nhận thẩm quyền hợp thức của Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn đang bị chính quyền Trung Quốc bắt cóc
Trong một thông cáo hôm 21 tháng 9 năm 2016, Vatican xác nhận rằng Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin) là giám mục kế vị của Giáo phận Ôn Châu, sau khi Đức Giám Mục Vincent Chu Duy Phương (Zhu Weifang) qua đời.
Đức Giám Mục Chu Duy Phương qua đời hồi đầu tháng này sau một cuộc chiến dài chống chọi căn bệnh ung thư, thọ 90 tuổi. Còn Đức Giám Mục Thiệu Chúc Mẫn đã được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục phó, với quyền kế vị ngài. Tuy nhiên, Đức Giám Mục Thiệu lại không được công nhận bởi Hiệp hội Công Giáo Yêu nước do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn.
Một thời gian chớp nhoáng trước khi vị giám mục lão niên qua đời, chính quyền Trung Quốc đã bắt cóc Đức Cha Thiệu. Mặc dù với lời giải thích rằng Đức Cha Thiệu đang có một "chuyến du lịch nghỉ dưỡng" ở miền tây bắc Trung Quốc, nhưng người Công Giáo địa phương đoan chắc rằng ngài đã bị bắt cóc trong hoàn cảnh đó để ngài không thể cử hành tang lễ cho Đức Cha Chu, và vì vậy Hiệp hội Yêu nước có thể chớp lấy thời cơ này nhằm bổ nhiệm một giám mục theo ý riêng của họ mà không cần sự chấp thuận của Vatican.
Trong thông cáo hôm 21 tháng 9, bên cạnh việc bày tỏ thương tiếc về việc Đức Giám Mục Chu qua đời, Văn phòng báo chí Vatican cũng ra tuyên bố để đảm bảo không thể xảy ra khả năng đó. Thông cáo kết thúc đơn giản rằng: "Theo Giáo luật, Đức Giám Mục Phêrô Thiệu Chúc Mẫn - giám mục phó của giáo phận, nay kế vị Đức Giám Mục đã qua đời".
Chân Phương
Đức Giám Mục Chu Duy Phương qua đời hồi đầu tháng này sau một cuộc chiến dài chống chọi căn bệnh ung thư, thọ 90 tuổi. Còn Đức Giám Mục Thiệu Chúc Mẫn đã được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục phó, với quyền kế vị ngài. Tuy nhiên, Đức Giám Mục Thiệu lại không được công nhận bởi Hiệp hội Công Giáo Yêu nước do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn.
Một thời gian chớp nhoáng trước khi vị giám mục lão niên qua đời, chính quyền Trung Quốc đã bắt cóc Đức Cha Thiệu. Mặc dù với lời giải thích rằng Đức Cha Thiệu đang có một "chuyến du lịch nghỉ dưỡng" ở miền tây bắc Trung Quốc, nhưng người Công Giáo địa phương đoan chắc rằng ngài đã bị bắt cóc trong hoàn cảnh đó để ngài không thể cử hành tang lễ cho Đức Cha Chu, và vì vậy Hiệp hội Yêu nước có thể chớp lấy thời cơ này nhằm bổ nhiệm một giám mục theo ý riêng của họ mà không cần sự chấp thuận của Vatican.
Trong thông cáo hôm 21 tháng 9, bên cạnh việc bày tỏ thương tiếc về việc Đức Giám Mục Chu qua đời, Văn phòng báo chí Vatican cũng ra tuyên bố để đảm bảo không thể xảy ra khả năng đó. Thông cáo kết thúc đơn giản rằng: "Theo Giáo luật, Đức Giám Mục Phêrô Thiệu Chúc Mẫn - giám mục phó của giáo phận, nay kế vị Đức Giám Mục đã qua đời".
Chân Phương
Hơn Năm Trăm Học Giả Công Giáo Tái Khẳng Định Giáo Huấn của Giáo Hội về Ngừa Thai
Vũ Văn An
22:03 21/09/2016
Ba cơ quan có quyền thế của Liên Hiệp Quốc đứng ra bảo trợ một tài liệu nhằm kêu gọi Giáo Hội Công Giáo thay đổi giáo huấn của mình về ngừa thai. Tài liệu này được soạn thảo bởi một cựu linh mục Công Giáo tên là John Wijngaards, có trụ sở tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh) và được hơn một trăm nhà khoa bảng bất đồng với Giáo Hội Công Giáo ký thự.
Tuyên bố Wijngaards
Tài liệu trên được soạn thảo để chuẩn bị việc kỷ niệm năm thứ 50 ngày công bố Thông Điệp Humanae Vitae của Đức Phaolô VI vào năm 2018. Thông Điệp này nhắc lại giáo huấn truyền thống của Giáo Hội, một giáo huấn dạy rằng ngừa thai là điều sai lạc về luân lý và các cặp vợ chồng Công Giáo không được phép dùng.
Tuyên bố của Wijngaards nhằm chống lại tính bất khả ngộ của giáo huấn Công Giáo về ngừa thai. Tuyên bố này lý luận rằng không thể coi Humanae Vitae là bất khả ngộ vì đây không phải là chân lý mạc khải, nó cũng không giải thích hay bênh vực một chân lý của “mạc khải Kitô Giáo”.
Các học giả này, thuộc các đại học khắp thế giới, lý luận rằng hành vi vợ chồng không nhất thiết mở ra cho việc truyền sinh vì hành vi này có nhiều mục đích khác, trong đó có “khoái cảm, tình yêu, ủi an, mừng vui, và đồng hành”.
Tài liệu kêu gọi một diễn trình mới mẻ và dân chủ trong Giáo Hội trong đó, các “chuyên viên” sẽ khảo sát các vấn đề khác nhau và ấn định xem giáo huấn mới của Công Giáo sẽ phải ra sao. Các chuyên viên này không nhất thiết là người Công Giáo. Các người ký thự hy vọng rằng thứ “mật nghị viện” chuyên viên này cũng được quyền xem xét việc thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về thủ dâm, đồng tính luyến ái và thụ thai trong ống nghiệm.
Quan điểm của Liên Hiệp Quốc rất mạnh trong tài liệu này. Nó nhắc nhiều tới Các Mục Tiêu Phát Triền Thiên Niên Kỷ nay đã không còn. Mặt khác, tài liệu này được tài trợ bởi Qũy Dân Số Liên Hiệp Quốc, Cơ Quan Phụ Nữ Liên Hiệp Quốc, và cơ quan AIDS Liên Hiệp Quốc, ngân sách của ba cơ quan này lên tới hơn 1 tỷ đôla mỗi năm.
Các người cổ vũ việc kế hoạch hóa gia đình theo kiểu Liên Hiệp Quốc, một kiểu kế hoạch hóa bao gồm cả việc cưỡng bức phải thiết lập các chương trình kiểm soát sinh đẻ, từ lâu vốn coi Giáo Hội Công Giáo như kẻ thù số một của họ. Họ tin rằng Giáo Hội cản trở việc cả thế giới chấp nhận “các phương thế ngừa thai hiện đại”.
Theo Liên Hiệp Quốc, thế giới hiện đang tắm gội trong thuốc ngừa thai. Chỉ một số ít nơi là không sử dụng chúng mà thôi. Các người vận động của Liên Hiệp Quốc quả quyết rằng phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi bởi điều họ gọi là “nhu cầu không được thỏa mãn” về thuốc ngừa thai hiện đại. Kiểu nói “nhu cầu không được thỏa mãn” là một kiểu nói chính trị, chứ không phải y khoa, có ý nói tới các phụ nữ phản đối việc sử dụng thuốc ngừa thai vì lý do luân lý và tôn giáo, và cả các phụ nữ không dùng chúng vì họ muốn có con.
Điều đáng lưu ý là tài liệu trên không nhắc gì tới các giáo huấn Công Giáo về ngừa thai, các giáo huấn vốn có từ thời Giáo Hội sơ khai, thay vào đó, nó chỉ nhắc tới “lập trường” Công Giáo về ngừa thai như thể đây chỉ là chuyện chính sách.
Người đứng đàng sau tài liệu trên, John Wijngaards, bất đồng với các giáo huấn Công Giáo hầu như suốt đời. Ông rời chức linh mục vì chống lại giáo huấn của Giáo Hội về việc phong chức cho phụ nữ.
Tài liệu trên đã được công bố ngày 20 tháng Chín vừa qua tại Hội Trường Salvation Army ở New York.
Giáo huấn của Giáo Hội về Ngừa Thai
Cũng ngày trên, tại Hoa Thịnh Đốn, hơn 500 học giả đã ra một bản tuyên bố long trọng tái khẳng định giáo huấn truyền thống của Giáo Hội về việc ngừa thai.
Trong một cuộc họp báo tại Đại Học Công Giáo America, các học giả trên đã công bố một bản văn tựa là “Khẳng Định Giáo Huấn của Giáo Hội về Hồng Phúc Tính Dục” nhằm trả lời “Bản Tuyên Bố Wijngaards". Bản văn này quả quyết rằng “Sự ủng hộ của giới học giả đối với giáo huấn của Giáo Hội về hồng phúc tính dục, về hôn nhân và về ngừa thai đã nở rộ trong các thập niên vừa qua. Mặt khác, các viện và chương trình ủng hộ giáo huấn này đã được thiết lập khắp thế giới. Ngay cả một số nhà duy nữ và chương trình thế tục cũng đã bắt đầu thừa nhận các tai hại của ngừa thai” và Tuyên Bố Wijngaards "không cung cấp bất cứ điều gì mới cho các cuộc thảo luận về luân lý tính của việc ngừa thai”.
Tuyên bố Wijngaards cho rằng Humanae Vitae, tức thông điệp chống ngừa thai năm 1968 của Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI, nay đã được chứng minh là không thỏa đáng. Các tác giả của “Khẳng Định” đã nhất quyết không đồng ý như vậy.
John Grabowski, một giáo sư thần học của Đại Học Công Giáo từng làm chuyên viên tại Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015, cho rằng: “bất hạnh một điều, Tuyên Bố Wijngaards đã không chịu thừa nhận sự xác minh cho Chân Phúc Phaolô VI trong hơn 48 năm qua của khoa học, của khoa xã hội học, và sự khai triển thêm về nó bởi giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II và sự hỗ trợ nó của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Mary Rice Hasson nhận định thêm: “Tuyên bố Wijngaards là thứ tin tức cũ mèm, với các luận điểm tái chế biến vốn vô giá trị năm 1968 và hiện vẫn vô giá trị. Hiện nay, đang có sự hoạt động hết sức tích cực và hào hứng nơi phụ nữ Công Giáo, nhất là các phụ nữ trẻ, đối với nền đạo đức học tính dục biết kính trọng họ là ai, và đối với các phương pháp kế hoạch hóa gia đình, như các phương pháp dựa vào sự hiểu biết khả năng sinh sản, vốn là các phương pháp có lợi cho sức khỏe, cho mối liên hệ và cho đức tin của họ”.
Các nhân vật nổi tiếng sau đây đã ký vào Bản Khẳng Định:
• Janet Smith, giáo sư thần học luân lý tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm ở Detroit;
• John Garvey, chủ tịch Đại Học Công Giáo America;
• John Haas, chủ tịch Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Toàn Quốc;
• J. Budziszewski, giáo sư triết học tại Đại Học Texas ở Austin;
• Cha Wojciech Giertych, OP, thần học gia của Phủ Giáo Hoàng;
• Traci Rowland, khoa trưởng Viện Gioan Phaolô II ở Melbourne, Úc Châu;
• George Weigel, tiểu sử gia của Thánh Gioan Phaolô II;
• Michael Novak, giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Công Giáo America và người lãnh giải Templeton.
• John S. Grabowski, PhD, Giáo Sư và Giám Đốc Thần Học Luân Lý/Đạo Đức, Đại Học Công Giáo America; tác giả Sex and Virtue: An Introduction to Sexual Ethics
• Mary Rice Hasson, JD, giám đốc Nghị Hội Phụ Nữ Công Giáo, Trung Tâm Đạo Đức và Chính Sách Công, chủ biên Catholic Women Reflect on Feminism, Complementarity, and the Church
• Helen M. Alvare, JD, giáo sư Luật tại Đại Học George Mason, chủ biên: Breaking Through: Catholic Women Speak for Themselves
• Richard J. Fehring, PhD, RN, FAAN, giáo sư và giám đốc hưu trí, Viện Kế Hoạch Hóa Gia Đình Tự Nhiên của Đại Học Marquette…
Nguyên văn Bản Khẳng Định của hơn 500 học giả Công Giáo
Chúng tôi, các học giả ký tên dưới đây, khẳng định rằng các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về hồng phúc tính dục, về hôn nhân, và về việc ngừa thai là chân thật và có thể bảo vệ được trên nhiều cơ sở, trong đó, có các sự thật của lý trí và của mạc khải liên quan đến phẩm giá nhân vị.
Sự ủng hộ của giới học giả đối với giáo huấn của Giáo Hội về hồng phúc tính dục, về hôn nhân và về ngừa thai đã nở rộ trong các thập niên vừa qua. Mặt khác, các viện và chương trình ủng hộ giáo huấn này đã được thiết lập khắp thế giới. Ngay cả một số nhà duy nữ và chương trình thế tục cũng đã bắt đầu thừa nhận các tai hại của ngừa thai.
Tuy nhiên, các sự kiện trên xem ra đã không có được sự chú ý của các tác giả tài liệu “Về Đạo Đức Học của Việc Sử Dụng Các Phương Tiện Ngừa Thai” (từ đây, được gọi là Tuyên Bố Wijngaards), một tài liệu thúc giục Giáo Hội Công Giáo thay đổi giáo huấn của mình và công bố một “văn kiện huấn quyền chính thức (nhằm) rút lại lệnh cấm tuyệt đối về việc sử dụng các phương tiện ngừa thai ‘nhân tạo’, và cho phép việc sử dụng các phương tiện ngừa thai hiện đại không có tính phá thai vì các mục đích phòng bệnh và kế hoạch hóa gia đình”. Bất hạnh một điều là: Tuyên Bố Wijngaards không cung cấp được điều gì mới mẻ cho các cuộc thảo luận về luân lý tính của việc ngừa thai và, trên thực tế, chỉ nhắc lại các luận điểm mà Giáo Hội vốn bác bỏ và nhiều học giả đã bàn thảo và bác bỏ từ năm 1968.
Tuyên bố Wijngaards đã trình bầy một cách sai lầm nghiêm trọng chủ trương chân chính của Giáo Hội Công Giáo. Trong số các chủ trương sai lầm hơn cả của Tuyên Bố Wijngaards là: cả Sách Thánh lẫn luật tự nhiên không hề hỗ trợ cho giáo huấn của Giáo Hội, một giáo huấn dạy rằng ngừa thai không bao giờ tương hợp với kế hoạch của Thiên Chúa dành cho tính dục và hôn nhân. Trong nửa thế kỷ qua, đã có một số lượng rất lớn các suy tư sáng tạo của giới học giả liên quan đến giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai, trong đó có các suy tư sâu sắc về Thần Học Thân Xác, chủ nghĩa nhân vị, và luật tự nhiên. Thêm vào đó, còn có việc tìm tòi và phân tích sâu rộng các tác dụng tiêu cực của việc ngừa thai đối với các cá nhân, các mối liên hệ, và văn hóa.
Tuyên Bố Wijngaards, thay vì vận dụng nền học giả mới đây để ủng hộ giáo huấn của Giáo Hội, đã sai lầm hướng dẫn cuộc thảo luận ngay từ đầu bằng cách cho rằng luận điểm chống ngừa thai trong Humanae Vitae chủ yếu dựa
trên “các định luật sinh học”. Nhưng thực ra, Humanae Vitae tập chú vào mối liên hệ của con người đối với Thiên Chúa và các nhân vị khác, như nó vốn nên làm.
Các điểm dưới đây vắn tắt phác họa căn bản chân thật của giáo huấn Giáo Hội, một giáo huấn dạy rằng ngừa thai không phù hợp với kế hoạch Thiên Chúa dành cho tính dục và hôn nhân. Nó cũng trả lời một số chủ trương sai lầm trong Tuyên Bố Wijngaards.
1. Thiên Chúa là tình yêu
Thiên Chúa, Đấng đã tạo nên thế giới đẹp đẽ và có trật tự này là một Tiên Chúa yêu thương và tốt lành. Trọn bộ sáng thế của Người là một quà phúc đầy yêu thương cho nhân loại. Ngay cả sau cuộc Sa Ngã, Thiên Chúa vẫn tiếp tục vươn tay ra nắm lấy dân của Người, từ từ tự mạc khải Người và độ thẳm sâu trong tình yêu và lòng thương xót của Người cho họ thấy. Việc Chúa Cha ban Con Một của Người là Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mạng sống của mình trên Thập Giá, là một sự tự hiến tối hậu và trọn vẹn nhất. Tình yêu vĩ đại và triệt để này đã được thuật lại trong Sách Thánh, trong đó, các soạn giả thánh kinh trong Cựu Ước thường nói về Thiên Chúa dưới hình ảnh người chồng và về dân của Người dưới hình ảnh người vợ của Người, và trong Tân Ước, các ngài diễn tả Chúa Kitô như chú rể còn Giáo Hội như nàng dâu của Người. Suốt trong lịch sử Giáo Hội, nhiều người vẫn coi hình ảnh vợ chồng này như chìa khóa để hiểu mối liên hệ của Thiên Chúa với mọi linh hồn con người.
2. Được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa
Vì Thiên Chúa là tình yêu, tức sự hiệp thông giữa các Ngôi Thiên Chúa, nên Người đã tạo dựng người đàn ông và người đàn bà theo hình ảnh của Người: nghĩa là có khả năng lý luận và chọn lựa tự do, có khả năng yêu thương và sống trong các mối liên hệ yêu thương.
3. Tự hiến
Thiên Chúa mời gọi mọi người chia sẻ tình yêu của Người. Do đó, ai cũng được Thiên Chúa yêu thương và được Người dựng nên để sống trong các mối liên hệ yêu thương; mọi người đều đã được dựng nên để hiến mình cho Thiên Chúa và người khác. Tự hiến có nghĩa là sống một cách khiến có thể cổ vũ thiện ích của mọi người, nhất là những người ta có mối liên hệ gần gũi.
4. Hôn nhân: một hiệp thông độc đáo các ngôi vị
Hôn nhân được Thiên Chúa đặt kế sách giúp một người đàn ông và một người đàn bà có thể sống thực bản sắc cốt lõi của nhân tính như những kẻ yêu nhau và hiến tặng sự sống, giúp hai người trở nên “một thân xác” (St 2:24) và giúp một thân xác này “trổ sinh hoa trái, tăng bội và tràn đầy mặt đất” (St 1:28). Các liên hệ tính dục nhân bản chỉ hoàn thành ý hướng của Thiên Chúa khi chúng tôn trọng ý nghĩa sinh sản của hành vi tính dục và bao hàm việc hiến mình hoàn toàn giữa đôi bạn kết hôn.
5. Luật Thiên Chúa, không phải luật con người
“Tín lý mà Huấn Quyền Giáo Hội thường giải thích là như thế này: có một nối kết không thể bẻ gẫy giữa ý nghĩa kết hợp và ý nghĩa sinh sản [trong hành vi vợ chồng], và cả hai đều nội tại trong hành vi vợ chồng. Sự nối kết này được Thiên Chúa thiết lập và các hữu thể nhân bản không được phép bẻ gẫy bằng ý muốn riêng của họ” (HV 12). Giáo huấn dạy rằng ngừa thai luôn chống lại kế hoạch của Thiên Chúa dành cho tính dục, cho hôn nhân và cho hạnh phúc không đặt căn bản trên luật con người: “Giáo huấn của Giáo Hội về việc cách quãng con cái cách thích đáng là một công bố của chính luật Thiên Chúa” (HV 20).
6. Đức tin và lý trí
Thiên Chúa đã mạc khải các sự thật về tính dục cho con người xuyên qua viễn kiến của Sách Thánh về nhân vị và cũng làm cho lý trí ta nắm được viễn kiến này. Một số phát biểu rất hợp luận lý về việc bảo vệ “luật tự nhiên” đã hỗ trợ giáo huấn của Giáo Hội, tức giáo huấn cho rằng ngừa thai không phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa dành cho tính dục và hôn nhân. Mỗi lối phát biểu ấy bắt đầu bằng các sự thật căn bản khác nhau và do đó, đã xây dựng các luận điểm của mình cách khác nhau.
7. Thần Học Thân Xác: Sự Đóng Góp của Thánh Gioan Phaolô II
Cuốn “Man and Woman He Created Them: A Theology of the Body” của Thánh Gioan Phaolô II, một cuốn sách mà Tuyên Bố Wijngaards hầu như phớt lờ, đã mạnh mẽ bênh vực quan điểm cho rằng ngừa thai không phù hợp với cái hiểu về nhân vị như đã được Sách Thánh và Thánh Truyền Công Giáo truyền thụ. Ngài nói tới “ngôn ngữ thân xác” và chứng minh rằng vi phạm ý nghĩa sinh sản của hành vi vợ chồng cũng vi phạm ý nghĩa kết hợp (nói lên cam kết) của hành vi này. Ở đấy, ngài cũng chứng minh rằng thân xác chúng ta có một ngôn ngữ và một “ý nghĩa phu thê”, thân xác này phát biểu sự thật này: chúng ta hiện hữu trong các liên hệ yêu thương và sinh hoa trái với người khác.
8. Humanae Vitae có tính tiên tri
Humanae Vitae lên tiếng chống lại quan điểm bóp méo về tính dục con người và các liên hệ thân mật mà nhiều người trong thế giới hiện đại đang quảng bá. Humanae Vitae đầy tính tiên tri khi liệt kê một số tai hại có thể phát sinh từ việc sử dụng rộng rãi việc ngừa thai. Rất nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng ngừa thai, như các phương tiện ngừa thai dùng hoóc môn và các dụng cụ đặt bên trong tử cung, có thể gây nên nhiều vấn đề trầm trọng cho sức khỏe phụ nữ. Việc sử dụng rộng rãi các phương tiện ngừa thai đã góp phần rất lớn vào việc gia tăng việc làm tình ở bên ngoài hôn nhân, gia tăng các vụ thai nghén ở bên ngoài hôn nhân, phá thai, cha mẹ đơn lẻ, sống chung, ly dị, nghèo khổ, bóc lột phụ nữ, giảm tỷ lệ hôn nhân cũng như giảm việc tăng dân số tại nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra, việc làm hại đến môi trường bởi các phương tiện ngừa thai hóa học cũng đang càng ngày càng có nhiều chứng cớ hơn.
9. Một trợ giúp thực tế cho các cặp vợ chồng: Các phương pháp kế hoạch hóa gia đình dựa trên việc hiểu biết chu kỳ sinh sản
Để có thể sống thực kế sách của Thiên Chúa dành cho tình yêu vợ chồng, chồng và vợ cần đến các phương pháp kế hoạch hóa gia đình hợp luân lý. Các Phương Pháp Kế Hoạch Hóa Gia Đình Dựa Trên Việc Hiểu Biết Khả Năng Có Thai (Fertility Awareness Based Methods of Family Planning, viết tắt là FABMs, tức các hình thức Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên) tôn trọng việc kết hợp vợ chồng và tiềm năng sinh sản. FABMs hoàn toàn nhất quán với giáo huấn của Giáo Hội về sự trong sạch vợ chồng. Các cặp vợ chồng sử dụng các phương pháp này không hề mưu toan làm hỏng khả năng của các hành vi phu thê trong việc chúng có thể dẫn đến việc hạ sinh những con người mới. Các phương pháp này tôn trọng kế sách của Thiên Chúa dành cho tính dục; chúng giúp các cá nhân lớn mạnh trong việc tự làm chủ lấy mình; chúng có tiềm năng củng cố hôn nhân và tôn trọng sức khỏe thể lý và tâm lý của phụ nữ. Hơn nữa, khoa học còn chứng minh rằng chúng rất hữu hiệu cả trong việc giúp các cặp vợ chồng giới hạn cỡ của gia đình họ khi cần thiết lẫn trong việc họ có thai khi thích hợp.
10. Tôn trọng các giá trị văn hóa, tôn trọng tự do
Các tổ chức quốc tế và các chính phủ nên tôn trọng các giá trị và niềm tin của các gia đình và các nền văn hóa muốn coi con cái như một hồng phúc, và, do đó, không nên áp đặt, lên các cá nhân, các gia đình, hay các nền văn hóa, các thực hành phản đạo đức đối với các giá trị và các niềm tin của họ về con cái và kế hoạch hóa gia đình. Các chính phủ và các tổ chức quốc tế nên biến việc giáo dục về FABMs hay về kế hoạch hóa gia đình thành một ưu tiên. FABMs dựa trên cái hiểu khoa học vững chắc về chu kỳ có thể sinh sản của phụ nữ, rất dễ học đối với các phụ nữ tại các nước đang mở mang, gần như không phải chịu phí tổn nào, mà lại cổ vũ được việc tôn trọng phụ nữ.
11. Chúa Kitô ban ơn thánh
Vì tội nguyên tổ, người đàn ông và người đàn bà phải chịu nhiều cơn cám dỗ mà đôi lúc xem ra như không thể vượt qua được. Chúa Kitô xuống thế không phải chỉ để phục hồi sự tốt lành nguyên thùy của chúng ta mà còn giúp ta có khả năng đạt được sự thánh thiện. Giáo Hội Công Giáo mời gọi các cặp vợ chồng tham sự vào sự sống của Chúa Kitô, tham dự các bí tích, nhất là Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể. Giáo Hội yêu cầu tín hữu thâm hậu hóa mối liên hệ của họ với Thiên Chúa Cha, mở lòng ra tiếp nhận sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, và xin Chúa Kitô ban các ơn thánh cần thiết để sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa đối với cuộc sống vợ chồng của họ, dù gặp các sự thật luân lý khó khăn.
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, chủ trương rằng giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai là chân thật và có thể bênh vực được dựa vào Thánh Kinh và lý trí. Chúng tôi chủ trương rằng giáo huấn Công Giáo tôn trọng nhân vị và là đường dẫn tới hạnh phúc.
Tuyên bố Wijngaards
Tài liệu trên được soạn thảo để chuẩn bị việc kỷ niệm năm thứ 50 ngày công bố Thông Điệp Humanae Vitae của Đức Phaolô VI vào năm 2018. Thông Điệp này nhắc lại giáo huấn truyền thống của Giáo Hội, một giáo huấn dạy rằng ngừa thai là điều sai lạc về luân lý và các cặp vợ chồng Công Giáo không được phép dùng.
Tuyên bố của Wijngaards nhằm chống lại tính bất khả ngộ của giáo huấn Công Giáo về ngừa thai. Tuyên bố này lý luận rằng không thể coi Humanae Vitae là bất khả ngộ vì đây không phải là chân lý mạc khải, nó cũng không giải thích hay bênh vực một chân lý của “mạc khải Kitô Giáo”.
Các học giả này, thuộc các đại học khắp thế giới, lý luận rằng hành vi vợ chồng không nhất thiết mở ra cho việc truyền sinh vì hành vi này có nhiều mục đích khác, trong đó có “khoái cảm, tình yêu, ủi an, mừng vui, và đồng hành”.
Tài liệu kêu gọi một diễn trình mới mẻ và dân chủ trong Giáo Hội trong đó, các “chuyên viên” sẽ khảo sát các vấn đề khác nhau và ấn định xem giáo huấn mới của Công Giáo sẽ phải ra sao. Các chuyên viên này không nhất thiết là người Công Giáo. Các người ký thự hy vọng rằng thứ “mật nghị viện” chuyên viên này cũng được quyền xem xét việc thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về thủ dâm, đồng tính luyến ái và thụ thai trong ống nghiệm.
Quan điểm của Liên Hiệp Quốc rất mạnh trong tài liệu này. Nó nhắc nhiều tới Các Mục Tiêu Phát Triền Thiên Niên Kỷ nay đã không còn. Mặt khác, tài liệu này được tài trợ bởi Qũy Dân Số Liên Hiệp Quốc, Cơ Quan Phụ Nữ Liên Hiệp Quốc, và cơ quan AIDS Liên Hiệp Quốc, ngân sách của ba cơ quan này lên tới hơn 1 tỷ đôla mỗi năm.
Các người cổ vũ việc kế hoạch hóa gia đình theo kiểu Liên Hiệp Quốc, một kiểu kế hoạch hóa bao gồm cả việc cưỡng bức phải thiết lập các chương trình kiểm soát sinh đẻ, từ lâu vốn coi Giáo Hội Công Giáo như kẻ thù số một của họ. Họ tin rằng Giáo Hội cản trở việc cả thế giới chấp nhận “các phương thế ngừa thai hiện đại”.
Theo Liên Hiệp Quốc, thế giới hiện đang tắm gội trong thuốc ngừa thai. Chỉ một số ít nơi là không sử dụng chúng mà thôi. Các người vận động của Liên Hiệp Quốc quả quyết rằng phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi bởi điều họ gọi là “nhu cầu không được thỏa mãn” về thuốc ngừa thai hiện đại. Kiểu nói “nhu cầu không được thỏa mãn” là một kiểu nói chính trị, chứ không phải y khoa, có ý nói tới các phụ nữ phản đối việc sử dụng thuốc ngừa thai vì lý do luân lý và tôn giáo, và cả các phụ nữ không dùng chúng vì họ muốn có con.
Điều đáng lưu ý là tài liệu trên không nhắc gì tới các giáo huấn Công Giáo về ngừa thai, các giáo huấn vốn có từ thời Giáo Hội sơ khai, thay vào đó, nó chỉ nhắc tới “lập trường” Công Giáo về ngừa thai như thể đây chỉ là chuyện chính sách.
Người đứng đàng sau tài liệu trên, John Wijngaards, bất đồng với các giáo huấn Công Giáo hầu như suốt đời. Ông rời chức linh mục vì chống lại giáo huấn của Giáo Hội về việc phong chức cho phụ nữ.
Tài liệu trên đã được công bố ngày 20 tháng Chín vừa qua tại Hội Trường Salvation Army ở New York.
Giáo huấn của Giáo Hội về Ngừa Thai
Cũng ngày trên, tại Hoa Thịnh Đốn, hơn 500 học giả đã ra một bản tuyên bố long trọng tái khẳng định giáo huấn truyền thống của Giáo Hội về việc ngừa thai.
Trong một cuộc họp báo tại Đại Học Công Giáo America, các học giả trên đã công bố một bản văn tựa là “Khẳng Định Giáo Huấn của Giáo Hội về Hồng Phúc Tính Dục” nhằm trả lời “Bản Tuyên Bố Wijngaards". Bản văn này quả quyết rằng “Sự ủng hộ của giới học giả đối với giáo huấn của Giáo Hội về hồng phúc tính dục, về hôn nhân và về ngừa thai đã nở rộ trong các thập niên vừa qua. Mặt khác, các viện và chương trình ủng hộ giáo huấn này đã được thiết lập khắp thế giới. Ngay cả một số nhà duy nữ và chương trình thế tục cũng đã bắt đầu thừa nhận các tai hại của ngừa thai” và Tuyên Bố Wijngaards "không cung cấp bất cứ điều gì mới cho các cuộc thảo luận về luân lý tính của việc ngừa thai”.
Tuyên bố Wijngaards cho rằng Humanae Vitae, tức thông điệp chống ngừa thai năm 1968 của Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI, nay đã được chứng minh là không thỏa đáng. Các tác giả của “Khẳng Định” đã nhất quyết không đồng ý như vậy.
John Grabowski, một giáo sư thần học của Đại Học Công Giáo từng làm chuyên viên tại Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015, cho rằng: “bất hạnh một điều, Tuyên Bố Wijngaards đã không chịu thừa nhận sự xác minh cho Chân Phúc Phaolô VI trong hơn 48 năm qua của khoa học, của khoa xã hội học, và sự khai triển thêm về nó bởi giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II và sự hỗ trợ nó của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Mary Rice Hasson nhận định thêm: “Tuyên bố Wijngaards là thứ tin tức cũ mèm, với các luận điểm tái chế biến vốn vô giá trị năm 1968 và hiện vẫn vô giá trị. Hiện nay, đang có sự hoạt động hết sức tích cực và hào hứng nơi phụ nữ Công Giáo, nhất là các phụ nữ trẻ, đối với nền đạo đức học tính dục biết kính trọng họ là ai, và đối với các phương pháp kế hoạch hóa gia đình, như các phương pháp dựa vào sự hiểu biết khả năng sinh sản, vốn là các phương pháp có lợi cho sức khỏe, cho mối liên hệ và cho đức tin của họ”.
Các nhân vật nổi tiếng sau đây đã ký vào Bản Khẳng Định:
• Janet Smith, giáo sư thần học luân lý tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm ở Detroit;
• John Garvey, chủ tịch Đại Học Công Giáo America;
• John Haas, chủ tịch Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Toàn Quốc;
• J. Budziszewski, giáo sư triết học tại Đại Học Texas ở Austin;
• Cha Wojciech Giertych, OP, thần học gia của Phủ Giáo Hoàng;
• Traci Rowland, khoa trưởng Viện Gioan Phaolô II ở Melbourne, Úc Châu;
• George Weigel, tiểu sử gia của Thánh Gioan Phaolô II;
• Michael Novak, giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Công Giáo America và người lãnh giải Templeton.
• John S. Grabowski, PhD, Giáo Sư và Giám Đốc Thần Học Luân Lý/Đạo Đức, Đại Học Công Giáo America; tác giả Sex and Virtue: An Introduction to Sexual Ethics
• Mary Rice Hasson, JD, giám đốc Nghị Hội Phụ Nữ Công Giáo, Trung Tâm Đạo Đức và Chính Sách Công, chủ biên Catholic Women Reflect on Feminism, Complementarity, and the Church
• Helen M. Alvare, JD, giáo sư Luật tại Đại Học George Mason, chủ biên: Breaking Through: Catholic Women Speak for Themselves
• Richard J. Fehring, PhD, RN, FAAN, giáo sư và giám đốc hưu trí, Viện Kế Hoạch Hóa Gia Đình Tự Nhiên của Đại Học Marquette…
Nguyên văn Bản Khẳng Định của hơn 500 học giả Công Giáo
Chúng tôi, các học giả ký tên dưới đây, khẳng định rằng các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về hồng phúc tính dục, về hôn nhân, và về việc ngừa thai là chân thật và có thể bảo vệ được trên nhiều cơ sở, trong đó, có các sự thật của lý trí và của mạc khải liên quan đến phẩm giá nhân vị.
Sự ủng hộ của giới học giả đối với giáo huấn của Giáo Hội về hồng phúc tính dục, về hôn nhân và về ngừa thai đã nở rộ trong các thập niên vừa qua. Mặt khác, các viện và chương trình ủng hộ giáo huấn này đã được thiết lập khắp thế giới. Ngay cả một số nhà duy nữ và chương trình thế tục cũng đã bắt đầu thừa nhận các tai hại của ngừa thai.
Tuy nhiên, các sự kiện trên xem ra đã không có được sự chú ý của các tác giả tài liệu “Về Đạo Đức Học của Việc Sử Dụng Các Phương Tiện Ngừa Thai” (từ đây, được gọi là Tuyên Bố Wijngaards), một tài liệu thúc giục Giáo Hội Công Giáo thay đổi giáo huấn của mình và công bố một “văn kiện huấn quyền chính thức (nhằm) rút lại lệnh cấm tuyệt đối về việc sử dụng các phương tiện ngừa thai ‘nhân tạo’, và cho phép việc sử dụng các phương tiện ngừa thai hiện đại không có tính phá thai vì các mục đích phòng bệnh và kế hoạch hóa gia đình”. Bất hạnh một điều là: Tuyên Bố Wijngaards không cung cấp được điều gì mới mẻ cho các cuộc thảo luận về luân lý tính của việc ngừa thai và, trên thực tế, chỉ nhắc lại các luận điểm mà Giáo Hội vốn bác bỏ và nhiều học giả đã bàn thảo và bác bỏ từ năm 1968.
Tuyên bố Wijngaards đã trình bầy một cách sai lầm nghiêm trọng chủ trương chân chính của Giáo Hội Công Giáo. Trong số các chủ trương sai lầm hơn cả của Tuyên Bố Wijngaards là: cả Sách Thánh lẫn luật tự nhiên không hề hỗ trợ cho giáo huấn của Giáo Hội, một giáo huấn dạy rằng ngừa thai không bao giờ tương hợp với kế hoạch của Thiên Chúa dành cho tính dục và hôn nhân. Trong nửa thế kỷ qua, đã có một số lượng rất lớn các suy tư sáng tạo của giới học giả liên quan đến giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai, trong đó có các suy tư sâu sắc về Thần Học Thân Xác, chủ nghĩa nhân vị, và luật tự nhiên. Thêm vào đó, còn có việc tìm tòi và phân tích sâu rộng các tác dụng tiêu cực của việc ngừa thai đối với các cá nhân, các mối liên hệ, và văn hóa.
Tuyên Bố Wijngaards, thay vì vận dụng nền học giả mới đây để ủng hộ giáo huấn của Giáo Hội, đã sai lầm hướng dẫn cuộc thảo luận ngay từ đầu bằng cách cho rằng luận điểm chống ngừa thai trong Humanae Vitae chủ yếu dựa
trên “các định luật sinh học”. Nhưng thực ra, Humanae Vitae tập chú vào mối liên hệ của con người đối với Thiên Chúa và các nhân vị khác, như nó vốn nên làm.
Các điểm dưới đây vắn tắt phác họa căn bản chân thật của giáo huấn Giáo Hội, một giáo huấn dạy rằng ngừa thai không phù hợp với kế hoạch Thiên Chúa dành cho tính dục và hôn nhân. Nó cũng trả lời một số chủ trương sai lầm trong Tuyên Bố Wijngaards.
1. Thiên Chúa là tình yêu
Thiên Chúa, Đấng đã tạo nên thế giới đẹp đẽ và có trật tự này là một Tiên Chúa yêu thương và tốt lành. Trọn bộ sáng thế của Người là một quà phúc đầy yêu thương cho nhân loại. Ngay cả sau cuộc Sa Ngã, Thiên Chúa vẫn tiếp tục vươn tay ra nắm lấy dân của Người, từ từ tự mạc khải Người và độ thẳm sâu trong tình yêu và lòng thương xót của Người cho họ thấy. Việc Chúa Cha ban Con Một của Người là Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mạng sống của mình trên Thập Giá, là một sự tự hiến tối hậu và trọn vẹn nhất. Tình yêu vĩ đại và triệt để này đã được thuật lại trong Sách Thánh, trong đó, các soạn giả thánh kinh trong Cựu Ước thường nói về Thiên Chúa dưới hình ảnh người chồng và về dân của Người dưới hình ảnh người vợ của Người, và trong Tân Ước, các ngài diễn tả Chúa Kitô như chú rể còn Giáo Hội như nàng dâu của Người. Suốt trong lịch sử Giáo Hội, nhiều người vẫn coi hình ảnh vợ chồng này như chìa khóa để hiểu mối liên hệ của Thiên Chúa với mọi linh hồn con người.
2. Được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa
Vì Thiên Chúa là tình yêu, tức sự hiệp thông giữa các Ngôi Thiên Chúa, nên Người đã tạo dựng người đàn ông và người đàn bà theo hình ảnh của Người: nghĩa là có khả năng lý luận và chọn lựa tự do, có khả năng yêu thương và sống trong các mối liên hệ yêu thương.
3. Tự hiến
Thiên Chúa mời gọi mọi người chia sẻ tình yêu của Người. Do đó, ai cũng được Thiên Chúa yêu thương và được Người dựng nên để sống trong các mối liên hệ yêu thương; mọi người đều đã được dựng nên để hiến mình cho Thiên Chúa và người khác. Tự hiến có nghĩa là sống một cách khiến có thể cổ vũ thiện ích của mọi người, nhất là những người ta có mối liên hệ gần gũi.
4. Hôn nhân: một hiệp thông độc đáo các ngôi vị
Hôn nhân được Thiên Chúa đặt kế sách giúp một người đàn ông và một người đàn bà có thể sống thực bản sắc cốt lõi của nhân tính như những kẻ yêu nhau và hiến tặng sự sống, giúp hai người trở nên “một thân xác” (St 2:24) và giúp một thân xác này “trổ sinh hoa trái, tăng bội và tràn đầy mặt đất” (St 1:28). Các liên hệ tính dục nhân bản chỉ hoàn thành ý hướng của Thiên Chúa khi chúng tôn trọng ý nghĩa sinh sản của hành vi tính dục và bao hàm việc hiến mình hoàn toàn giữa đôi bạn kết hôn.
5. Luật Thiên Chúa, không phải luật con người
“Tín lý mà Huấn Quyền Giáo Hội thường giải thích là như thế này: có một nối kết không thể bẻ gẫy giữa ý nghĩa kết hợp và ý nghĩa sinh sản [trong hành vi vợ chồng], và cả hai đều nội tại trong hành vi vợ chồng. Sự nối kết này được Thiên Chúa thiết lập và các hữu thể nhân bản không được phép bẻ gẫy bằng ý muốn riêng của họ” (HV 12). Giáo huấn dạy rằng ngừa thai luôn chống lại kế hoạch của Thiên Chúa dành cho tính dục, cho hôn nhân và cho hạnh phúc không đặt căn bản trên luật con người: “Giáo huấn của Giáo Hội về việc cách quãng con cái cách thích đáng là một công bố của chính luật Thiên Chúa” (HV 20).
6. Đức tin và lý trí
Thiên Chúa đã mạc khải các sự thật về tính dục cho con người xuyên qua viễn kiến của Sách Thánh về nhân vị và cũng làm cho lý trí ta nắm được viễn kiến này. Một số phát biểu rất hợp luận lý về việc bảo vệ “luật tự nhiên” đã hỗ trợ giáo huấn của Giáo Hội, tức giáo huấn cho rằng ngừa thai không phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa dành cho tính dục và hôn nhân. Mỗi lối phát biểu ấy bắt đầu bằng các sự thật căn bản khác nhau và do đó, đã xây dựng các luận điểm của mình cách khác nhau.
7. Thần Học Thân Xác: Sự Đóng Góp của Thánh Gioan Phaolô II
Cuốn “Man and Woman He Created Them: A Theology of the Body” của Thánh Gioan Phaolô II, một cuốn sách mà Tuyên Bố Wijngaards hầu như phớt lờ, đã mạnh mẽ bênh vực quan điểm cho rằng ngừa thai không phù hợp với cái hiểu về nhân vị như đã được Sách Thánh và Thánh Truyền Công Giáo truyền thụ. Ngài nói tới “ngôn ngữ thân xác” và chứng minh rằng vi phạm ý nghĩa sinh sản của hành vi vợ chồng cũng vi phạm ý nghĩa kết hợp (nói lên cam kết) của hành vi này. Ở đấy, ngài cũng chứng minh rằng thân xác chúng ta có một ngôn ngữ và một “ý nghĩa phu thê”, thân xác này phát biểu sự thật này: chúng ta hiện hữu trong các liên hệ yêu thương và sinh hoa trái với người khác.
8. Humanae Vitae có tính tiên tri
Humanae Vitae lên tiếng chống lại quan điểm bóp méo về tính dục con người và các liên hệ thân mật mà nhiều người trong thế giới hiện đại đang quảng bá. Humanae Vitae đầy tính tiên tri khi liệt kê một số tai hại có thể phát sinh từ việc sử dụng rộng rãi việc ngừa thai. Rất nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng ngừa thai, như các phương tiện ngừa thai dùng hoóc môn và các dụng cụ đặt bên trong tử cung, có thể gây nên nhiều vấn đề trầm trọng cho sức khỏe phụ nữ. Việc sử dụng rộng rãi các phương tiện ngừa thai đã góp phần rất lớn vào việc gia tăng việc làm tình ở bên ngoài hôn nhân, gia tăng các vụ thai nghén ở bên ngoài hôn nhân, phá thai, cha mẹ đơn lẻ, sống chung, ly dị, nghèo khổ, bóc lột phụ nữ, giảm tỷ lệ hôn nhân cũng như giảm việc tăng dân số tại nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra, việc làm hại đến môi trường bởi các phương tiện ngừa thai hóa học cũng đang càng ngày càng có nhiều chứng cớ hơn.
9. Một trợ giúp thực tế cho các cặp vợ chồng: Các phương pháp kế hoạch hóa gia đình dựa trên việc hiểu biết chu kỳ sinh sản
Để có thể sống thực kế sách của Thiên Chúa dành cho tình yêu vợ chồng, chồng và vợ cần đến các phương pháp kế hoạch hóa gia đình hợp luân lý. Các Phương Pháp Kế Hoạch Hóa Gia Đình Dựa Trên Việc Hiểu Biết Khả Năng Có Thai (Fertility Awareness Based Methods of Family Planning, viết tắt là FABMs, tức các hình thức Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên) tôn trọng việc kết hợp vợ chồng và tiềm năng sinh sản. FABMs hoàn toàn nhất quán với giáo huấn của Giáo Hội về sự trong sạch vợ chồng. Các cặp vợ chồng sử dụng các phương pháp này không hề mưu toan làm hỏng khả năng của các hành vi phu thê trong việc chúng có thể dẫn đến việc hạ sinh những con người mới. Các phương pháp này tôn trọng kế sách của Thiên Chúa dành cho tính dục; chúng giúp các cá nhân lớn mạnh trong việc tự làm chủ lấy mình; chúng có tiềm năng củng cố hôn nhân và tôn trọng sức khỏe thể lý và tâm lý của phụ nữ. Hơn nữa, khoa học còn chứng minh rằng chúng rất hữu hiệu cả trong việc giúp các cặp vợ chồng giới hạn cỡ của gia đình họ khi cần thiết lẫn trong việc họ có thai khi thích hợp.
10. Tôn trọng các giá trị văn hóa, tôn trọng tự do
Các tổ chức quốc tế và các chính phủ nên tôn trọng các giá trị và niềm tin của các gia đình và các nền văn hóa muốn coi con cái như một hồng phúc, và, do đó, không nên áp đặt, lên các cá nhân, các gia đình, hay các nền văn hóa, các thực hành phản đạo đức đối với các giá trị và các niềm tin của họ về con cái và kế hoạch hóa gia đình. Các chính phủ và các tổ chức quốc tế nên biến việc giáo dục về FABMs hay về kế hoạch hóa gia đình thành một ưu tiên. FABMs dựa trên cái hiểu khoa học vững chắc về chu kỳ có thể sinh sản của phụ nữ, rất dễ học đối với các phụ nữ tại các nước đang mở mang, gần như không phải chịu phí tổn nào, mà lại cổ vũ được việc tôn trọng phụ nữ.
11. Chúa Kitô ban ơn thánh
Vì tội nguyên tổ, người đàn ông và người đàn bà phải chịu nhiều cơn cám dỗ mà đôi lúc xem ra như không thể vượt qua được. Chúa Kitô xuống thế không phải chỉ để phục hồi sự tốt lành nguyên thùy của chúng ta mà còn giúp ta có khả năng đạt được sự thánh thiện. Giáo Hội Công Giáo mời gọi các cặp vợ chồng tham sự vào sự sống của Chúa Kitô, tham dự các bí tích, nhất là Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể. Giáo Hội yêu cầu tín hữu thâm hậu hóa mối liên hệ của họ với Thiên Chúa Cha, mở lòng ra tiếp nhận sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, và xin Chúa Kitô ban các ơn thánh cần thiết để sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa đối với cuộc sống vợ chồng của họ, dù gặp các sự thật luân lý khó khăn.
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, chủ trương rằng giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai là chân thật và có thể bênh vực được dựa vào Thánh Kinh và lý trí. Chúng tôi chủ trương rằng giáo huấn Công Giáo tôn trọng nhân vị và là đường dẫn tới hạnh phúc.
Top Stories
Vietnam: L’évêque de Vinh dit le désarroi et la colère de la population d’un diocèse ravagé par la pollution
Eglises d'Asie
09:21 21/09/2016
Mgr Nguyên Thai Hop hausse le ton. L’évêque du diocèse de Vinh a accordé une interview à l’agence d’information catholique VietCatholic News. Il revient en détail sur les conséquences de la pollution de l’environnement maritime du Centre-Vietnam causée en avril dernier par les rejets en mer d’une usine sidérurgique à capitaux taïwanais. Trois des quatre provinces touchées par la pollution se trouvent sur le territoire du diocèse de Vinh. Mgr Hop passe en revue les nombreux problèmes en relation avec cette catastrophe écologique dont les conséquences sont loin d’être achevées. Les jugements portés par l’évêque catholique sur les responsables directs et indirects ainsi que les victimes de ce drame sont d’une franchise parfois abrupte et n’épargnent aucune autorité.
La vidéo de l’entretien a été mise en ligne le 13 septembre 2016 sur le site de VietCatholic News. Mgr Hop est interviewé par le P. Trân Công Nghi, directeur de l’agence de presse fondée en 1996 et basée aux Etats-Unis. Le texte vietnamien a été traduit en français par la rédaction d’Eglises d’Asie.
VietCatholic News : [Le directeur de l’agence de presse fait part à l’évêque de Vinh de l’émotion des Vietnamiens de la diaspora face à la pollution qui a ravagé les côtes du Centre-Vietnam. Les manifestations de protestation du 7 août dernier ont été suivies de près par les Vietnamiens à l’étranger. La presse officielle du Vietnam a présenté les faits avec une certaine partialité.] Bien qu’à des milliers de lieues de chez vous, nous pouvons imaginer la situation qui est celle des pêcheurs qui ne peuvent plus exercer leur profession… Pouvez-vous nous faire connaître les informations les plus récentes sur les difficultés subies aujourd’hui par la population du diocèse de Vinh ainsi que par l’ensemble des habitants du Centre-Vietnam ?
Mgr Nguyên Thai Hop : Tout d’abord, je voudrais profiter de cette occasion pour saluer et remercier les lecteurs proches ou lointains, les téléspectateurs et toutes les personnes de bonne volonté qui ont collaboré avec nous au cours des mois écoulés. J’espère que nous nous reverrons à l’avenir pour parler des préoccupations les plus élevées de notre pays.
Je ne suis pas un scientifique, pas plus qu’un spécialiste en économie ou un océanographe. Cependant, en tant qu’enfant du Centre-Vietnam, ayant vu le jour sur cette terre ingrate, et, surtout, et au titre d’évêque de Vinh depuis six ans, j’ai l’honneur de fouler en tous sens les entrailles de ce pays du centre, de cette terre inféconde. Aujourd’hui, j’ai l’occasion de parcourir encore davantage les chemins de cette pauvre terre et j’ai un sentiment de tristesse lorsque je regarde les mères du Centre-Vietnam : aujourd’hui, elles sont déjà pauvres et mènent une vie difficile, mais elles vont le devenir encore davantage et vivront encore plus difficilement…, à cause de la catastrophe de la pollution de l’environnement maritime.
La mer est la source de la vie ; telle était la tradition laissée par nos ancêtres. De la mer viennent les ressources qui permettent aux riverains de nourrir et d’élever leurs enfants, les ressources grâce auxquelles ils peuvent construire leur maison, subvenir aux dépenses nécessaires pour survivre. Certains peuvent même s’acheter des voitures, construire des bateaux, grâce aux ressources de la mer. Aujourd’hui, avec ce désastre environnemental, la population est dans le désarroi et le désespoir. Beaucoup ont déjà quitté leurs villages et sont partis. Les enfants ne vont plus à l’école et de nombreuses personnes ont perdu leur emploi. Non seulement les pêcheurs et les propriétaires de marais salants, mais aussi beaucoup d’autres services ainsi que la population qui vit tout autour sont affectés. Tous sont marqués par cette tragédie. Il n’y a désormais plus de poissons et cela fait déjà plus de quatre mois que nous n’avons pas consommé ce plat traditionnel de la population côtière.
Outre les difficultés supportées par la population des quatre provinces touchées par cette pollution, plus largement, comment voyez-vous les conséquences de cette pollution dans l’avenir ?
La population et moi-même éprouvons de grandes inquiétudes à ce sujet. Car jusqu’à présent, cinq mois après les événements, rien n’a été mis en œuvre pour dépolluer l’environnement maritime de notre région. Nous savons que les sédiments déposés au fond de la mer ne peuvent être traités que grâce à des technologies de haut niveau. Lors d’une récente réunion qui a eu lieu dans la province de Ha Tinh, une personne a posé la question précise aux hauts fonctionnaires du ministère de l’Environnement ainsi qu’aux spécialistes venus de Hanoi. Elle a demandé pourquoi ne pas avoir utilisé les technologies modernes pour assainir la mer. La réponse des spécialistes et des fonctionnaires a été : « Parce que c’est trop cher ! ».
Ils ont expliqué qu’il aurait été possible d’utiliser différentes techniques de dépollution, mais que la moins chère coûtait trois dollars le mètre carré et la plus chère plusieurs milliers de dollars le mètre carré. Est-ce pour cela que le Vietnam n’a entrepris aucun traitement, à ce jour, et n’a pas assaini l’environnement grâce à une technologie de haut niveau ? De plus, aujourd’hui, nous commençons à découvrir que des personnes sont atteintes par un certain nombre de maladies.
J’ai rencontré un prêtre du Quang Binh, chez qui, après un examen approfondi, il a été découvert une dose de plomb dans le sang, et une tension beaucoup plus élevée que la normale. Un certain nombre de personnes devant partir en Corée pour y travailler comme ouvrier conformément au programme d’assistance du gouvernement avec ce pays n’ont pas pu y aller car l’examen de santé a révélé un taux de plomb bien trop élevé. Cela ne fait que commencer ! Que se passera-t-il demain ? Faut-il penser que cette région maritime du Centre va connaître la situation qui, au Japon, a engendré ce qu’on a appelé la maladie de Minamata (maladie causée par l’absorption du mercure rejeté en mer par une usine pétrochimique) ? Et ces maladies s’attaqueront aussi bien aux générations actuelles qu’aux générations à venir. Tel est notre plus grand souci. D’autant plus que nous savons que le territoire pollué au Japon ne dépassait pas les 50 km. Chez nous, la pollution s’est étendue sur 250 km de côtes. C’est pourquoi les conséquences seront beaucoup plus graves.
Malgré toutes ces difficultés endurées, les autorités cherchent encore à abuser la population. Elles ont déclaré que la mer recouvrerait automatiquement sa pureté. Les fonctionnaires sont allés se baigner pour montrer que l’eau n’était plus polluée.… Quels sont vos remarques au sujet de cette façon de régler les problèmes utilisée par le pouvoir vietnamien ?
Lorsqu’un de mes amis a entendu et lu cette information, il a réagi ainsi : « Le Vietnam est un pays héroïque, les Vietnamiens sont des héros, non seulement eux, mais leur mer aussi. Pour être assainie, la mer doit être traitée par des technologies de haut niveau. La mer vietnamienne, elle, n’a eu besoin que de trois ou quatre mois pour retrouver sa pureté d’antan. Hourra pour la mer du Vietnam !!! »
Mais ceci n’est qu’une plaisanterie ! Plus nous réfléchissons, plus notre souffrance augmente ! Ce n’est pas sans raison que quelqu’un a critiqué les fonctionnaires, proclamant qu’ils étaient sans cœur. Cette tragédie aura des conséquences de longue durée sur la jeunesse. Comment est-il possible de traiter ce fléau de la pollution maritime au moyen de conférences, de communiqués, au lieu de s’associer aux scientifiques pour traiter le mal par des moyens industriels de haut niveau et véritablement assainir la mer ?
On se demande aussi à quoi cela sert d’organiser des conférences alors que la population veut obtenir une réponse à la question suivante : « Quand les poissons vont-ils revenir dans les quatre provinces du Centre-Vietnam ? Quand la population aura-t-elle le droit de consommer du poisson ? » Tant que l’on n’aura pas donné de réponse exhaustive à cette interrogation, les fonctionnaires pourront toujours organiser des repas de poissons et des bains de mer ! Souhaitons que cette question fondamentale posée par la population trouve chez les autorités une réponse juste à la hauteur de leur conscience, de leur connaissance et de leur responsabilité…
Il existe des informations contradictoires sur la somme d’argent versée en guise d’indemnisation par l’entreprise Formosa. Pouvez-vous nous éclairer à ce sujet ?
Cela préoccupe beaucoup de monde. La somme versée par Formosa est-elle de 500 millions de dollars ou de 1,2 milliard de dollars ou bien encore de 20 milliards de dollars ? Cette question, nous l’avons posée. Mais, dans notre pays, la situation est telle que les nouvelles sont limitées et souvent falsifiées. C’est pour cela que nous nous inquiétons et espérons que, grâce aux nouvelles venues d’une société de progrès, vous nous donnerez vous-même la réponse. Quand vous l’aurez, envoyez-moi un e-mail avec la nouvelle exacte.
Vous avez élevé la voix avec courage et vous continuez de le faire pour demander la justice et la paix pour vos frères et vos compatriotes du Centre-Vietnam. Vous suscitez ainsi toute notre admiration. Dans l’encyclique La joie de l’Evangile, nous avons été invités à ne pas rester indifférents face au cri des pauvres, à ne pas détourner notre regard des souffrances d’autrui. Cependant, nous savons qu’au Vietnam les médias déforment en permanence les paroles du pape Benoît XVI, à savoir : « Un bon catholique est un bon citoyen ». Avec une arrière-pensée, celle de placer la religion dans une dimension individuelle sans rapport avec la vie sociale et nationale, sans rapport avec la société civile. Nous souhaiterions entendre votre opinion à ce sujet.
Cette question est délicate. Mais puisque vous m’interrogez, je dois répondre. C’est juste ! Un certain nombre de catholiques au Vietnam débattent sur cette expression à deux volets : « Un bon catholique est aussi un bon citoyen. » Car selon les enseignements de la doctrine sociale de l’Eglise, un catholique doit accomplir deux missions : son appartenance au royaume des cieux et sa citoyenneté en ce monde ; il doit s’engager dans son propre pays.
Nous ne pouvons pas rester indifférents face aux problèmes, aux tristesses, aux dangers encourus par notre pays. Jésus a pleuré pour son peuple à cause des fléaux qui le frappaient. Cependant, il faut relire cette phrase que le Saint-Père nous a laissée, y réfléchir pour envisager la question d’une manière sereine.
En réalité, dans une société normale, une société libre, les deux volets de cette fameuse phrase peuvent rester parallèles. Mais dans des conditions anormales, dans une société où les droits de l’homme, spécialement la liberté religieuse et le droit à l’égalité de tous les citoyens quelle que soit leur religion, ne sont pas entièrement respectés, il n’est pas possible ou il est très difficile d’associer les deux propositions (bon catholique - bon citoyen). Ainsi au Vietnam, aujourd’hui, un catholique, en tant que croyant d’une religion, ne peut assumer de hautes responsabilités dans son pays. Même les personnes travaillant dans des secteurs spécialisés comme, par exemple, la médecine, ne peuvent, en tant que catholique, accéder à des hautes fonctions, comme la direction ou d’autres postes d’importance. Il faut adhérer au Parti pour assumer de tels postes. Seuls les membres du Parti ont une influence sur le destin du pays. Quant aux autres, qui n’appartiennent pas au Parti, ils ne peuvent pas jouer de rôles importants dans leur propre pays.
Aujourd’hui, une phrase est souvent utilisée pour expliquer le secret de la réussite : « En premier, la parenté, en second, l’argent, en troisième, les relations et, seulement en quatrième position, le talent. » Mais, si le talent est lié à une religion, il aura beaucoup de peine à s’exercer en ce pays. C’est pour cela, à cause d’une telle situation, qu’il est difficile de faire fonctionner ensemble les deux volets de la fameuse phrase : « Un bon catholique est aussi un bon citoyen. »
Ces dernières années, j’ai beaucoup réfléchi sur cette question. Pour y répondre, la Conférence épiscopale et beaucoup de membres de l’Eglise ont émis des propositions. On peut citer, par exemple, la proposition de la Conférence épiscopale à l’occasion de la révision et des amendements de la Constitution, proposant notamment d’abandonner le marxisme pour se tourner vers la tradition nationale, d’adopter les cultures de notre peuple comme un point de convergence susceptible de rassembler l’ensemble des membres du peuple vietnamien, sans distinction, que ce soit à l’intérieur ou à l’extérieur du pays.
Ensuite, il y a eu la loi sur les croyances et la religion. De très nombreuses opinions ont été émises. On a demandé de reconnaître la liberté religieuse comme un droit fondamental de l’homme. Les croyants des diverses religions doivent faire une demande pour que l’Etat accorde une autorisation ; or, la liberté religieuse est un droit fondamental de l’homme. Il faut en créer les conditions pour que tous les citoyens vietnamiens, appartenant ou non à une religion, puissent également jouir du droit de vivre dans leur pays. C’est pourquoi, la contribution du diocèse de Vinh, celle des évêques de tous les diocèses, les diverses revendications des intellectuels, ont également demandé d’abandonner le système de demande et d’autorisation tel qu’il fonctionne aujourd’hui en matière religieuse.
En ce qui concerne les autres questions fondamentales comme les questions de structure, d’organisation et de législation, beaucoup de personnes ont élevé la voix pour demander l’établissement d’une société de droit, dans laquelle il y aurait séparation des pouvoirs entre le législatif, l’exécutif et le judiciaire, de telle façon que le peuple vietnamien marche d’un même pas avec tous les autres pays progressistes du monde.
A propos de l’économie de marché à orientation socialiste, nous demandons avec insistance aux détenteurs du pouvoir de réviser ce postulat. Car, jusqu’à présent, personne n’a encore donné la définition d’une économie de marché à orientation socialiste. Comment cela fonctionne-t-il ? Quel est le sens de cette expression ? Au contraire pour qu’une économie de marché se développe aujourd’hui d’une façon plus harmonieuse, beaucoup de personnes, dont moi-même, avons proposé de faire en sorte d’établir une société harmonieuse fonctionnant grâce à l’alliance de trois principes : un Etat de droit, la force invisible du marché et la solidarité de la société civile. L’association de ces trois principes permet à chaque partie de développer les points positifs et de diminuer les effets des points négatifs.
La question de la mer d’Orient [mer du Sud ou mer de Chine méridionale, en chinois - NdT] en est arrivée à un point où la population exige des autorités qu’elles adoptent une attitude plus claire à l’égard de nos voisins du Nord. Puisse la société que nous établirons se fonder sur le droit, un droit plus moderne que celui d’aujourd’hui ! Ainsi, tous les citoyens, tous les membres de notre nation, toutes les ethnies minoritaires pourront vivre dans l’égalité face à la loi. Alors, je pense que les bons catholiques feront aussi des bons citoyens…
Conformément à une coutume très ancienne, on a l’habitude de calomnier celui qui élève la voix pour lutter pour les pauvres et pour les droits de l’homme. Pourriez-vous nous parler de la situation de vos prêtres et fidèles, aujourd’hui, engagés dans la lutte pour la justice ? Rencontrent-t-il des difficultés auprès des autorités ? Recevez-vous quelque soutien moral et matériel ?
Poser la question c’est en même temps donner la réponse. Récemment, lors de la journée consacrée à l’environnement, nous avons manifesté avec notre conscience catholique, avec la conscience de notre responsabilité, la conscience d’être des citoyens soucieux de l’avenir du pays. Les revendications ont été celles des fidèles, à savoir que le complexe industriel Formosa indemnise les dégâts qu’il a causés, et qu’il quitte notre pays. Cette attitude, ces revendications leur ont été reprochées.
On les a calomniés en disant qu’une force venue de l’étranger, une force hostile, se tenait derrière eux et les manipulait. Moi aussi, je désir que l’on dise quelle est cette force hostile, quels sont les instruments, de ce parti de l’étranger. C’est à la Sécurité publique de nous le révéler ! Car, nous sommes des citoyens catholiques. Nous luttons pour la dignité humaine, les droits de l’homme et pour notre environnement, poussés par la conscience de notre responsabilité et animés par la doctrine sociale de l’Eglise. Actuellement, il est très regrettable des personnes qui luttent pour cet idéal rencontrent des difficultés. De tous côtés, ils se heurtent à la calomnie, à ceux qui sont stipendiés pour les calomnier.
Nous vous remercions, Monseigneur, de nous avoir consacré cette interview et espérons de tout cœur vous retrouver ainsi à l’avenir.
Je remercie sincèrement VietCatholic News de m’avoir donné l’occasion d’exprimer ma reconnaissance aux personnes de bonne volonté proches et lointaines. Merci aux bienfaiteurs qui nous ont généreusement aidés, qui ont collaboré auprès des victimes du fléau de la pollution de l’environnement maritime tous ces jours derniers. Merci pour leur participation spirituelle et pour leur partage matériel. Dans certains cas, conformément au proverbe vietnamien, ce sont véritablement des « feuilles saines qui ont enveloppé des feuilles déchirées… ». Il y a même eu des cas très émouvants où « des feuilles déchirées » sont venues réconforter « des feuilles moins déchirées qu’elles ». Nous vous remercions et nous vous faisons part de notre très sincère reconnaissance.
A côté de ces personnes qui ont ainsi essayé de nous aider de tout cœur, nous avons entendu parler de divers groupes ou de certains mouvements à l’étranger qui nous auraient envoyé des millions de dollars pour nous aider à manifester. Nous ne connaissons pas ces personnes et nous n’avons jamais reçu une piastre destinée à cela. Au contraire, nous avons reçu beaucoup d’assistance des diocèses du pays, des associations Caritas de Saigon, de Xuân Lôc, des diocèses du Nord aussi bien que de très nombreuses paroisses de des Etats-Unis. Beaucoup de personnes ont envoyé individuellement de l’argent ; ce sont souvent des dons minimes qu’ils ont voulu partager avec leurs frères dans le malheur.
Jusqu’à présent nous les avons transmis aux victimes, sous forme de riz, d’argent, de livres de classe, de bourses… Au total, la somme d’argent reçue atteint 1,5 milliard de dongs (60 000 euros). Nous espérons qu’elle sera entièrement entre les mains des victimes dans les jours à venir. Nous souhaitons que vous continuiez votre effort et que vous nous assistiez afin que notre population du Centre-Vietnam, déjà pauvre auparavant, et qui, avec la pollution, l’est devenue encore davantage, soit réconfortée par l’humanité de compatriotes vivants. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 21 septembre 2016)
La vidéo de l’entretien a été mise en ligne le 13 septembre 2016 sur le site de VietCatholic News. Mgr Hop est interviewé par le P. Trân Công Nghi, directeur de l’agence de presse fondée en 1996 et basée aux Etats-Unis. Le texte vietnamien a été traduit en français par la rédaction d’Eglises d’Asie.
VietCatholic News : [Le directeur de l’agence de presse fait part à l’évêque de Vinh de l’émotion des Vietnamiens de la diaspora face à la pollution qui a ravagé les côtes du Centre-Vietnam. Les manifestations de protestation du 7 août dernier ont été suivies de près par les Vietnamiens à l’étranger. La presse officielle du Vietnam a présenté les faits avec une certaine partialité.] Bien qu’à des milliers de lieues de chez vous, nous pouvons imaginer la situation qui est celle des pêcheurs qui ne peuvent plus exercer leur profession… Pouvez-vous nous faire connaître les informations les plus récentes sur les difficultés subies aujourd’hui par la population du diocèse de Vinh ainsi que par l’ensemble des habitants du Centre-Vietnam ?
Mgr Nguyên Thai Hop : Tout d’abord, je voudrais profiter de cette occasion pour saluer et remercier les lecteurs proches ou lointains, les téléspectateurs et toutes les personnes de bonne volonté qui ont collaboré avec nous au cours des mois écoulés. J’espère que nous nous reverrons à l’avenir pour parler des préoccupations les plus élevées de notre pays.
Je ne suis pas un scientifique, pas plus qu’un spécialiste en économie ou un océanographe. Cependant, en tant qu’enfant du Centre-Vietnam, ayant vu le jour sur cette terre ingrate, et, surtout, et au titre d’évêque de Vinh depuis six ans, j’ai l’honneur de fouler en tous sens les entrailles de ce pays du centre, de cette terre inféconde. Aujourd’hui, j’ai l’occasion de parcourir encore davantage les chemins de cette pauvre terre et j’ai un sentiment de tristesse lorsque je regarde les mères du Centre-Vietnam : aujourd’hui, elles sont déjà pauvres et mènent une vie difficile, mais elles vont le devenir encore davantage et vivront encore plus difficilement…, à cause de la catastrophe de la pollution de l’environnement maritime.
La mer est la source de la vie ; telle était la tradition laissée par nos ancêtres. De la mer viennent les ressources qui permettent aux riverains de nourrir et d’élever leurs enfants, les ressources grâce auxquelles ils peuvent construire leur maison, subvenir aux dépenses nécessaires pour survivre. Certains peuvent même s’acheter des voitures, construire des bateaux, grâce aux ressources de la mer. Aujourd’hui, avec ce désastre environnemental, la population est dans le désarroi et le désespoir. Beaucoup ont déjà quitté leurs villages et sont partis. Les enfants ne vont plus à l’école et de nombreuses personnes ont perdu leur emploi. Non seulement les pêcheurs et les propriétaires de marais salants, mais aussi beaucoup d’autres services ainsi que la population qui vit tout autour sont affectés. Tous sont marqués par cette tragédie. Il n’y a désormais plus de poissons et cela fait déjà plus de quatre mois que nous n’avons pas consommé ce plat traditionnel de la population côtière.
Outre les difficultés supportées par la population des quatre provinces touchées par cette pollution, plus largement, comment voyez-vous les conséquences de cette pollution dans l’avenir ?
La population et moi-même éprouvons de grandes inquiétudes à ce sujet. Car jusqu’à présent, cinq mois après les événements, rien n’a été mis en œuvre pour dépolluer l’environnement maritime de notre région. Nous savons que les sédiments déposés au fond de la mer ne peuvent être traités que grâce à des technologies de haut niveau. Lors d’une récente réunion qui a eu lieu dans la province de Ha Tinh, une personne a posé la question précise aux hauts fonctionnaires du ministère de l’Environnement ainsi qu’aux spécialistes venus de Hanoi. Elle a demandé pourquoi ne pas avoir utilisé les technologies modernes pour assainir la mer. La réponse des spécialistes et des fonctionnaires a été : « Parce que c’est trop cher ! ».
Ils ont expliqué qu’il aurait été possible d’utiliser différentes techniques de dépollution, mais que la moins chère coûtait trois dollars le mètre carré et la plus chère plusieurs milliers de dollars le mètre carré. Est-ce pour cela que le Vietnam n’a entrepris aucun traitement, à ce jour, et n’a pas assaini l’environnement grâce à une technologie de haut niveau ? De plus, aujourd’hui, nous commençons à découvrir que des personnes sont atteintes par un certain nombre de maladies.
J’ai rencontré un prêtre du Quang Binh, chez qui, après un examen approfondi, il a été découvert une dose de plomb dans le sang, et une tension beaucoup plus élevée que la normale. Un certain nombre de personnes devant partir en Corée pour y travailler comme ouvrier conformément au programme d’assistance du gouvernement avec ce pays n’ont pas pu y aller car l’examen de santé a révélé un taux de plomb bien trop élevé. Cela ne fait que commencer ! Que se passera-t-il demain ? Faut-il penser que cette région maritime du Centre va connaître la situation qui, au Japon, a engendré ce qu’on a appelé la maladie de Minamata (maladie causée par l’absorption du mercure rejeté en mer par une usine pétrochimique) ? Et ces maladies s’attaqueront aussi bien aux générations actuelles qu’aux générations à venir. Tel est notre plus grand souci. D’autant plus que nous savons que le territoire pollué au Japon ne dépassait pas les 50 km. Chez nous, la pollution s’est étendue sur 250 km de côtes. C’est pourquoi les conséquences seront beaucoup plus graves.
Malgré toutes ces difficultés endurées, les autorités cherchent encore à abuser la population. Elles ont déclaré que la mer recouvrerait automatiquement sa pureté. Les fonctionnaires sont allés se baigner pour montrer que l’eau n’était plus polluée.… Quels sont vos remarques au sujet de cette façon de régler les problèmes utilisée par le pouvoir vietnamien ?
Lorsqu’un de mes amis a entendu et lu cette information, il a réagi ainsi : « Le Vietnam est un pays héroïque, les Vietnamiens sont des héros, non seulement eux, mais leur mer aussi. Pour être assainie, la mer doit être traitée par des technologies de haut niveau. La mer vietnamienne, elle, n’a eu besoin que de trois ou quatre mois pour retrouver sa pureté d’antan. Hourra pour la mer du Vietnam !!! »
Mais ceci n’est qu’une plaisanterie ! Plus nous réfléchissons, plus notre souffrance augmente ! Ce n’est pas sans raison que quelqu’un a critiqué les fonctionnaires, proclamant qu’ils étaient sans cœur. Cette tragédie aura des conséquences de longue durée sur la jeunesse. Comment est-il possible de traiter ce fléau de la pollution maritime au moyen de conférences, de communiqués, au lieu de s’associer aux scientifiques pour traiter le mal par des moyens industriels de haut niveau et véritablement assainir la mer ?
On se demande aussi à quoi cela sert d’organiser des conférences alors que la population veut obtenir une réponse à la question suivante : « Quand les poissons vont-ils revenir dans les quatre provinces du Centre-Vietnam ? Quand la population aura-t-elle le droit de consommer du poisson ? » Tant que l’on n’aura pas donné de réponse exhaustive à cette interrogation, les fonctionnaires pourront toujours organiser des repas de poissons et des bains de mer ! Souhaitons que cette question fondamentale posée par la population trouve chez les autorités une réponse juste à la hauteur de leur conscience, de leur connaissance et de leur responsabilité…
Il existe des informations contradictoires sur la somme d’argent versée en guise d’indemnisation par l’entreprise Formosa. Pouvez-vous nous éclairer à ce sujet ?
Cela préoccupe beaucoup de monde. La somme versée par Formosa est-elle de 500 millions de dollars ou de 1,2 milliard de dollars ou bien encore de 20 milliards de dollars ? Cette question, nous l’avons posée. Mais, dans notre pays, la situation est telle que les nouvelles sont limitées et souvent falsifiées. C’est pour cela que nous nous inquiétons et espérons que, grâce aux nouvelles venues d’une société de progrès, vous nous donnerez vous-même la réponse. Quand vous l’aurez, envoyez-moi un e-mail avec la nouvelle exacte.
Vous avez élevé la voix avec courage et vous continuez de le faire pour demander la justice et la paix pour vos frères et vos compatriotes du Centre-Vietnam. Vous suscitez ainsi toute notre admiration. Dans l’encyclique La joie de l’Evangile, nous avons été invités à ne pas rester indifférents face au cri des pauvres, à ne pas détourner notre regard des souffrances d’autrui. Cependant, nous savons qu’au Vietnam les médias déforment en permanence les paroles du pape Benoît XVI, à savoir : « Un bon catholique est un bon citoyen ». Avec une arrière-pensée, celle de placer la religion dans une dimension individuelle sans rapport avec la vie sociale et nationale, sans rapport avec la société civile. Nous souhaiterions entendre votre opinion à ce sujet.
Cette question est délicate. Mais puisque vous m’interrogez, je dois répondre. C’est juste ! Un certain nombre de catholiques au Vietnam débattent sur cette expression à deux volets : « Un bon catholique est aussi un bon citoyen. » Car selon les enseignements de la doctrine sociale de l’Eglise, un catholique doit accomplir deux missions : son appartenance au royaume des cieux et sa citoyenneté en ce monde ; il doit s’engager dans son propre pays.
Nous ne pouvons pas rester indifférents face aux problèmes, aux tristesses, aux dangers encourus par notre pays. Jésus a pleuré pour son peuple à cause des fléaux qui le frappaient. Cependant, il faut relire cette phrase que le Saint-Père nous a laissée, y réfléchir pour envisager la question d’une manière sereine.
En réalité, dans une société normale, une société libre, les deux volets de cette fameuse phrase peuvent rester parallèles. Mais dans des conditions anormales, dans une société où les droits de l’homme, spécialement la liberté religieuse et le droit à l’égalité de tous les citoyens quelle que soit leur religion, ne sont pas entièrement respectés, il n’est pas possible ou il est très difficile d’associer les deux propositions (bon catholique - bon citoyen). Ainsi au Vietnam, aujourd’hui, un catholique, en tant que croyant d’une religion, ne peut assumer de hautes responsabilités dans son pays. Même les personnes travaillant dans des secteurs spécialisés comme, par exemple, la médecine, ne peuvent, en tant que catholique, accéder à des hautes fonctions, comme la direction ou d’autres postes d’importance. Il faut adhérer au Parti pour assumer de tels postes. Seuls les membres du Parti ont une influence sur le destin du pays. Quant aux autres, qui n’appartiennent pas au Parti, ils ne peuvent pas jouer de rôles importants dans leur propre pays.
Aujourd’hui, une phrase est souvent utilisée pour expliquer le secret de la réussite : « En premier, la parenté, en second, l’argent, en troisième, les relations et, seulement en quatrième position, le talent. » Mais, si le talent est lié à une religion, il aura beaucoup de peine à s’exercer en ce pays. C’est pour cela, à cause d’une telle situation, qu’il est difficile de faire fonctionner ensemble les deux volets de la fameuse phrase : « Un bon catholique est aussi un bon citoyen. »
Ces dernières années, j’ai beaucoup réfléchi sur cette question. Pour y répondre, la Conférence épiscopale et beaucoup de membres de l’Eglise ont émis des propositions. On peut citer, par exemple, la proposition de la Conférence épiscopale à l’occasion de la révision et des amendements de la Constitution, proposant notamment d’abandonner le marxisme pour se tourner vers la tradition nationale, d’adopter les cultures de notre peuple comme un point de convergence susceptible de rassembler l’ensemble des membres du peuple vietnamien, sans distinction, que ce soit à l’intérieur ou à l’extérieur du pays.
Ensuite, il y a eu la loi sur les croyances et la religion. De très nombreuses opinions ont été émises. On a demandé de reconnaître la liberté religieuse comme un droit fondamental de l’homme. Les croyants des diverses religions doivent faire une demande pour que l’Etat accorde une autorisation ; or, la liberté religieuse est un droit fondamental de l’homme. Il faut en créer les conditions pour que tous les citoyens vietnamiens, appartenant ou non à une religion, puissent également jouir du droit de vivre dans leur pays. C’est pourquoi, la contribution du diocèse de Vinh, celle des évêques de tous les diocèses, les diverses revendications des intellectuels, ont également demandé d’abandonner le système de demande et d’autorisation tel qu’il fonctionne aujourd’hui en matière religieuse.
En ce qui concerne les autres questions fondamentales comme les questions de structure, d’organisation et de législation, beaucoup de personnes ont élevé la voix pour demander l’établissement d’une société de droit, dans laquelle il y aurait séparation des pouvoirs entre le législatif, l’exécutif et le judiciaire, de telle façon que le peuple vietnamien marche d’un même pas avec tous les autres pays progressistes du monde.
A propos de l’économie de marché à orientation socialiste, nous demandons avec insistance aux détenteurs du pouvoir de réviser ce postulat. Car, jusqu’à présent, personne n’a encore donné la définition d’une économie de marché à orientation socialiste. Comment cela fonctionne-t-il ? Quel est le sens de cette expression ? Au contraire pour qu’une économie de marché se développe aujourd’hui d’une façon plus harmonieuse, beaucoup de personnes, dont moi-même, avons proposé de faire en sorte d’établir une société harmonieuse fonctionnant grâce à l’alliance de trois principes : un Etat de droit, la force invisible du marché et la solidarité de la société civile. L’association de ces trois principes permet à chaque partie de développer les points positifs et de diminuer les effets des points négatifs.
La question de la mer d’Orient [mer du Sud ou mer de Chine méridionale, en chinois - NdT] en est arrivée à un point où la population exige des autorités qu’elles adoptent une attitude plus claire à l’égard de nos voisins du Nord. Puisse la société que nous établirons se fonder sur le droit, un droit plus moderne que celui d’aujourd’hui ! Ainsi, tous les citoyens, tous les membres de notre nation, toutes les ethnies minoritaires pourront vivre dans l’égalité face à la loi. Alors, je pense que les bons catholiques feront aussi des bons citoyens…
Conformément à une coutume très ancienne, on a l’habitude de calomnier celui qui élève la voix pour lutter pour les pauvres et pour les droits de l’homme. Pourriez-vous nous parler de la situation de vos prêtres et fidèles, aujourd’hui, engagés dans la lutte pour la justice ? Rencontrent-t-il des difficultés auprès des autorités ? Recevez-vous quelque soutien moral et matériel ?
Poser la question c’est en même temps donner la réponse. Récemment, lors de la journée consacrée à l’environnement, nous avons manifesté avec notre conscience catholique, avec la conscience de notre responsabilité, la conscience d’être des citoyens soucieux de l’avenir du pays. Les revendications ont été celles des fidèles, à savoir que le complexe industriel Formosa indemnise les dégâts qu’il a causés, et qu’il quitte notre pays. Cette attitude, ces revendications leur ont été reprochées.
On les a calomniés en disant qu’une force venue de l’étranger, une force hostile, se tenait derrière eux et les manipulait. Moi aussi, je désir que l’on dise quelle est cette force hostile, quels sont les instruments, de ce parti de l’étranger. C’est à la Sécurité publique de nous le révéler ! Car, nous sommes des citoyens catholiques. Nous luttons pour la dignité humaine, les droits de l’homme et pour notre environnement, poussés par la conscience de notre responsabilité et animés par la doctrine sociale de l’Eglise. Actuellement, il est très regrettable des personnes qui luttent pour cet idéal rencontrent des difficultés. De tous côtés, ils se heurtent à la calomnie, à ceux qui sont stipendiés pour les calomnier.
Nous vous remercions, Monseigneur, de nous avoir consacré cette interview et espérons de tout cœur vous retrouver ainsi à l’avenir.
Je remercie sincèrement VietCatholic News de m’avoir donné l’occasion d’exprimer ma reconnaissance aux personnes de bonne volonté proches et lointaines. Merci aux bienfaiteurs qui nous ont généreusement aidés, qui ont collaboré auprès des victimes du fléau de la pollution de l’environnement maritime tous ces jours derniers. Merci pour leur participation spirituelle et pour leur partage matériel. Dans certains cas, conformément au proverbe vietnamien, ce sont véritablement des « feuilles saines qui ont enveloppé des feuilles déchirées… ». Il y a même eu des cas très émouvants où « des feuilles déchirées » sont venues réconforter « des feuilles moins déchirées qu’elles ». Nous vous remercions et nous vous faisons part de notre très sincère reconnaissance.
A côté de ces personnes qui ont ainsi essayé de nous aider de tout cœur, nous avons entendu parler de divers groupes ou de certains mouvements à l’étranger qui nous auraient envoyé des millions de dollars pour nous aider à manifester. Nous ne connaissons pas ces personnes et nous n’avons jamais reçu une piastre destinée à cela. Au contraire, nous avons reçu beaucoup d’assistance des diocèses du pays, des associations Caritas de Saigon, de Xuân Lôc, des diocèses du Nord aussi bien que de très nombreuses paroisses de des Etats-Unis. Beaucoup de personnes ont envoyé individuellement de l’argent ; ce sont souvent des dons minimes qu’ils ont voulu partager avec leurs frères dans le malheur.
Jusqu’à présent nous les avons transmis aux victimes, sous forme de riz, d’argent, de livres de classe, de bourses… Au total, la somme d’argent reçue atteint 1,5 milliard de dongs (60 000 euros). Nous espérons qu’elle sera entièrement entre les mains des victimes dans les jours à venir. Nous souhaitons que vous continuiez votre effort et que vous nous assistiez afin que notre population du Centre-Vietnam, déjà pauvre auparavant, et qui, avec la pollution, l’est devenue encore davantage, soit réconfortée par l’humanité de compatriotes vivants. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 21 septembre 2016)
Tin Giáo Hội Việt Nam
New York: Hãy đến cùng Thánh Mẫu La Vang - Mẹ của lòng thương xót.
Lm Giuse Đinh Tuấn Việt, O.Carm.
22:06 21/09/2016
HÃY ĐẾN CÙNG THÁNH MẪU LA VANG – MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Ngày 10 tháng 9 năm 2016 là một ngày đặc biệt đối với cộng đồng Công Giáo Việt Nam miền Đông Bắc Hoa Kỳ nói chung và anh em tu sĩ dòng Cát Minh nói riêng.
Ban tổ chức trông trời trông đất trông mây, e ngại một chút rằng trời sẽ nóng. Nhưng đêm hôm trước trời bỗng đổ mưa cho đến tận sáng sớm thứ bảy. Tạ ơn Chúa quan phòng cho đất Cát Minh có một ngày hành hương tươi sáng. Con cái Mẹ cảm nghiệm ngay sự chăm sóc gần gũi của Mẹ!
Xem Hình
Anh chị em thuộc mọi thành phần dân Chúa - giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân – đã tề tựu về đây từ nhiều tiểu bang như New York, New Jersey, Connecticut, Pennsylvania, Massachusetts, Delaware, Maryland, Washington DC, Virginia, Florida, …
Chương trình bắt đầu bằng bữa điểm tâm nhẹ nhàng, vui vẻ và mang phong cách Việt Nam. Tiếp theo là các giờ ca ngợi, suy gẫm về Mẹ Maria, chầu Thánh Thể trong bầu khí năm thánh Lòng Chúa Thương Xót. Những giọt nước mắt cảm động đã nhẹ rơi. Cha Mátthêu Nguyễn Khắc Hy, một linh mục giáo sư nổi tiếng, dẫn bà con qua một chuỗi những kinh nghiệm vừa khôn ngoan vừa chuyên môn vừa thực tế cho đời sống gia đình theo gương Mẹ Maria. Những suy tư về Mẹ lấy từ Kinh Thánh, kết hợp với văn hóa Việt Nam và Hoa Kỳ, cộng thêm chuyên môn về tâm lý học, gắn tiếp với kinh nghiệm mục vụ của cha nhiều năm, đã gửi đến bà con Việt Nam những bài học thực tế cho gia đình mình xen lẫn những tiếng cười thoải mái và những cái gật đầu tâm đắc. Hoa trái thiêng liêng cũng tuôn trào từ Bí Tích Hòa Giải được quý cha cử hành bên ngoài đền thánh giữa cảnh thiên nhiên, gió thoảng nhè nhẹ. Một sự bình an lộ rõ trên khuôn mặt nhiều anh chị em. Giờ ăn trưa được phục vụ miễn phí cho cộng đoàn. Dù đã dự liệu thêm mấy trăm phần ăn, vài món bị thiếu hụt một chút vì anh chị em í ới nhau thế nào đó mà số người về tham dự đông gấp đôi so với con số dự tính của ban tổ chức. Không sao. Ngược lại, mọi người đều hoan hỉ vì đó là dấu hiệu của lòng yêu mến Mẹ La Vang của con cái Mẹ. Có những bà con san sẻ thức ăn từ dĩa của mình cho người khác. Đẹp quá tình Việt Nam! Như thế mới thực là vui trọn vẹn. Như thế mới là sống hành hương. Như thế mới là no đầy tình yêu. Và như thế mới là thành công.
Những tiếng ca ngợi lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa lại vang lên trong đền thánh của Mẹ. Chắc chắn Mẹ hạnh phúc lắm khi thấy con cái Mẹ đến dìm mình vào lòng nhân hậu của Chúa. Những giọt nước mắt lại tuôn ra một cách tuyệt đẹp. Suối nguồn hồng ân lại trào vọt tắm mát tâm hồn Việt Nam. Cha Hy tiếp tục dẫn bà con bước theo Mẹ để thăng tiến đời sống gia đình mình. Mới đó mà gần hết ngày rồi. Thời gian ơi xin dừng lại!
Nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây tượng đài Mẹ La Vang trên đất Cát Minh diễn ra trong bầu khí cảm động và thân thương. Cha giám tỉnh Micheal Kissane chính thức dâng công trình này cho Mẹ, cầu mong nó sẽ được hoàn tất trước ngày hành hương năm tới. Những điệu múa nhịp nhàng và những chiếc bong bóng bay lên cao như mang ước nguyện của con cái Việt Nam dâng lên trước tòa Mẹ. “Mẹ ơi, đoái thương quê hương Việt Nam!”
Đoàn con rước kiệu Mẹ bước qua Cửa Thánh vào trong đền như đi sâu vào cung lòng của Thiên Chúa tình yêu – Đấng chỉ có lòng thương xót vô tận dành cho mỗi người. Thánh Lễ đại trào có đông đảo quý cha đến từ nhiều nơi. Cha cựu giám tỉnh Mario Esposito là người Mỹ nhưng cử hành Thánh Lễ bằng Tiếng Việt rất sốt sắng. Cha Giuse Đinh Tuấn Việt, dòng Cát Minh, mời bà con cùng suy niệm một cách đơn sơ về tên M-A-R-I-A của Mẹ trong khung cảnh sống năm thánh Lòng Thương Xót. Lý do Mẹ hiện ra nhiều lần và nhiều nơi, trong đó có dòng Cát Minh và La Vang, là vì Mẹ là Mẹ (M) lúc nào cũng dõi theo chăm sóc con cái. Nhìn lên Mẹ, chúng ta chạm vào ánh mắt (A) của Thiên Chúa dịu hiền. Theo chân Mẹ, chúng ta rao truyền (R) những hồng ân Chúa đã thương ban cho đời mình và như thế là sống lòng thương xót vì ta đã trao tặng cho người khác món quà quý giá nhất là chính Thiên Chúa. Như Mẹ đã “giữ tất cả trong lòng và hằng suy đi gẫm lại”, ta cũng tập im lặng (I) để lắng nghe tiếng Chúa và lắng nghe nhau. Im lặng để người khác được chia sẻ, được hiểu và được thông cảm là đang sống lòng thương xót. Trong dòng đời này, đã bao người tìm được sự an ủi (A) nơi Mẹ vì chính Mẹ đã đau khổ hơn họ và có thể hiểu thấu nỗi niềm của mọi con cái. Cộng đoàn cùng lắng đọng xin Mẹ tiếp tục an ủi những nạn nhân của vụ khủng bố 11 tháng 9 nhân dịp kỉ niệm 15 năm ngày kinh hoàng ấy. Cộng đoàn cũng đặc biệt dâng lên Mẹ quê hương Việt Nam đang trải qua những khổ sở hoạn nạn rất đau lòng. Thánh Lễ thấm đượm một bầu khí của tri ân, sốt sắng và hạnh phúc.
Tuy đây mới chỉ là lần đầu tiên một cuộc hành hương như thế được tổ chức tại mảnh đất Cát Minh, nhiều anh chị em đã bày tỏ sự hỉ hoan và cảm động chân thành. Có một sự gắn bó thiêng liêng và tự nhiên nào đó đã nảy sinh nơi lòng khách hành hương. Nhiều quý cha và anh chị em đã khen đất của Mẹ ở đây thật thanh bình và xinh đẹp. Sự thành công này là nhờ ơn Chúa đã yêu thương hoạt động cách kỳ diệu qua tấm lòng quảng đại của nhiều người con Mẹ La Vang đang dấn thân phục vụ nơi nhiều hội đoàn. Tuy đây là cuộc hành hương dành cho anh chị em Việt Nam, các cha các thầy và giáo dân người Mỹ - Phi Luật Tân – Trinidad – Puerto Rico cũng hăng hái góp một tay. Thật là vui. Thật là huynh đệ.
Còn bao điều của ân sủng cần phải tạ ơn và tạ ơn mãi. Chúng con xin ngợi khen tình yêu hải hà của Ba Ngôi Thiên Chúa đã thương ban cho tất cả chúng con.
Giờ phút chia tay, mọi người lưu luyến. Lòng thầm thĩ thưa “Mẹ ơi, con về nha” mà tay níu bàn tay trao lời hẹn “gặp nhau năm tới nhé!”
Vâng, một lần nữa, chúng con tu sĩ dòng Cát Minh tại New York xin chân thành cảm ơn tất cả quý ông bà anh chị em. Chúng con cũng xin mọi người thương tình bỏ qua cho chúng con những thiếu sót mắc phải và xin tiếp tục cầu nguyện cho chúng con. Hẹn gặp lại mọi người ngày đầu tháng 7 năm tới.
Chúng con yêu Chúa!
Chúng con yêu Mẹ!
Chúng con yêu nhau!
Alleluia.
Tường thuật: Lm Giuse Đinh Tuấn Việt, O.Carm.
Ngày 10 tháng 9 năm 2016 là một ngày đặc biệt đối với cộng đồng Công Giáo Việt Nam miền Đông Bắc Hoa Kỳ nói chung và anh em tu sĩ dòng Cát Minh nói riêng.
Ban tổ chức trông trời trông đất trông mây, e ngại một chút rằng trời sẽ nóng. Nhưng đêm hôm trước trời bỗng đổ mưa cho đến tận sáng sớm thứ bảy. Tạ ơn Chúa quan phòng cho đất Cát Minh có một ngày hành hương tươi sáng. Con cái Mẹ cảm nghiệm ngay sự chăm sóc gần gũi của Mẹ!
Xem Hình
Anh chị em thuộc mọi thành phần dân Chúa - giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân – đã tề tựu về đây từ nhiều tiểu bang như New York, New Jersey, Connecticut, Pennsylvania, Massachusetts, Delaware, Maryland, Washington DC, Virginia, Florida, …
Chương trình bắt đầu bằng bữa điểm tâm nhẹ nhàng, vui vẻ và mang phong cách Việt Nam. Tiếp theo là các giờ ca ngợi, suy gẫm về Mẹ Maria, chầu Thánh Thể trong bầu khí năm thánh Lòng Chúa Thương Xót. Những giọt nước mắt cảm động đã nhẹ rơi. Cha Mátthêu Nguyễn Khắc Hy, một linh mục giáo sư nổi tiếng, dẫn bà con qua một chuỗi những kinh nghiệm vừa khôn ngoan vừa chuyên môn vừa thực tế cho đời sống gia đình theo gương Mẹ Maria. Những suy tư về Mẹ lấy từ Kinh Thánh, kết hợp với văn hóa Việt Nam và Hoa Kỳ, cộng thêm chuyên môn về tâm lý học, gắn tiếp với kinh nghiệm mục vụ của cha nhiều năm, đã gửi đến bà con Việt Nam những bài học thực tế cho gia đình mình xen lẫn những tiếng cười thoải mái và những cái gật đầu tâm đắc. Hoa trái thiêng liêng cũng tuôn trào từ Bí Tích Hòa Giải được quý cha cử hành bên ngoài đền thánh giữa cảnh thiên nhiên, gió thoảng nhè nhẹ. Một sự bình an lộ rõ trên khuôn mặt nhiều anh chị em. Giờ ăn trưa được phục vụ miễn phí cho cộng đoàn. Dù đã dự liệu thêm mấy trăm phần ăn, vài món bị thiếu hụt một chút vì anh chị em í ới nhau thế nào đó mà số người về tham dự đông gấp đôi so với con số dự tính của ban tổ chức. Không sao. Ngược lại, mọi người đều hoan hỉ vì đó là dấu hiệu của lòng yêu mến Mẹ La Vang của con cái Mẹ. Có những bà con san sẻ thức ăn từ dĩa của mình cho người khác. Đẹp quá tình Việt Nam! Như thế mới thực là vui trọn vẹn. Như thế mới là sống hành hương. Như thế mới là no đầy tình yêu. Và như thế mới là thành công.
Những tiếng ca ngợi lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa lại vang lên trong đền thánh của Mẹ. Chắc chắn Mẹ hạnh phúc lắm khi thấy con cái Mẹ đến dìm mình vào lòng nhân hậu của Chúa. Những giọt nước mắt lại tuôn ra một cách tuyệt đẹp. Suối nguồn hồng ân lại trào vọt tắm mát tâm hồn Việt Nam. Cha Hy tiếp tục dẫn bà con bước theo Mẹ để thăng tiến đời sống gia đình mình. Mới đó mà gần hết ngày rồi. Thời gian ơi xin dừng lại!
Nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây tượng đài Mẹ La Vang trên đất Cát Minh diễn ra trong bầu khí cảm động và thân thương. Cha giám tỉnh Micheal Kissane chính thức dâng công trình này cho Mẹ, cầu mong nó sẽ được hoàn tất trước ngày hành hương năm tới. Những điệu múa nhịp nhàng và những chiếc bong bóng bay lên cao như mang ước nguyện của con cái Việt Nam dâng lên trước tòa Mẹ. “Mẹ ơi, đoái thương quê hương Việt Nam!”
Đoàn con rước kiệu Mẹ bước qua Cửa Thánh vào trong đền như đi sâu vào cung lòng của Thiên Chúa tình yêu – Đấng chỉ có lòng thương xót vô tận dành cho mỗi người. Thánh Lễ đại trào có đông đảo quý cha đến từ nhiều nơi. Cha cựu giám tỉnh Mario Esposito là người Mỹ nhưng cử hành Thánh Lễ bằng Tiếng Việt rất sốt sắng. Cha Giuse Đinh Tuấn Việt, dòng Cát Minh, mời bà con cùng suy niệm một cách đơn sơ về tên M-A-R-I-A của Mẹ trong khung cảnh sống năm thánh Lòng Thương Xót. Lý do Mẹ hiện ra nhiều lần và nhiều nơi, trong đó có dòng Cát Minh và La Vang, là vì Mẹ là Mẹ (M) lúc nào cũng dõi theo chăm sóc con cái. Nhìn lên Mẹ, chúng ta chạm vào ánh mắt (A) của Thiên Chúa dịu hiền. Theo chân Mẹ, chúng ta rao truyền (R) những hồng ân Chúa đã thương ban cho đời mình và như thế là sống lòng thương xót vì ta đã trao tặng cho người khác món quà quý giá nhất là chính Thiên Chúa. Như Mẹ đã “giữ tất cả trong lòng và hằng suy đi gẫm lại”, ta cũng tập im lặng (I) để lắng nghe tiếng Chúa và lắng nghe nhau. Im lặng để người khác được chia sẻ, được hiểu và được thông cảm là đang sống lòng thương xót. Trong dòng đời này, đã bao người tìm được sự an ủi (A) nơi Mẹ vì chính Mẹ đã đau khổ hơn họ và có thể hiểu thấu nỗi niềm của mọi con cái. Cộng đoàn cùng lắng đọng xin Mẹ tiếp tục an ủi những nạn nhân của vụ khủng bố 11 tháng 9 nhân dịp kỉ niệm 15 năm ngày kinh hoàng ấy. Cộng đoàn cũng đặc biệt dâng lên Mẹ quê hương Việt Nam đang trải qua những khổ sở hoạn nạn rất đau lòng. Thánh Lễ thấm đượm một bầu khí của tri ân, sốt sắng và hạnh phúc.
Tuy đây mới chỉ là lần đầu tiên một cuộc hành hương như thế được tổ chức tại mảnh đất Cát Minh, nhiều anh chị em đã bày tỏ sự hỉ hoan và cảm động chân thành. Có một sự gắn bó thiêng liêng và tự nhiên nào đó đã nảy sinh nơi lòng khách hành hương. Nhiều quý cha và anh chị em đã khen đất của Mẹ ở đây thật thanh bình và xinh đẹp. Sự thành công này là nhờ ơn Chúa đã yêu thương hoạt động cách kỳ diệu qua tấm lòng quảng đại của nhiều người con Mẹ La Vang đang dấn thân phục vụ nơi nhiều hội đoàn. Tuy đây là cuộc hành hương dành cho anh chị em Việt Nam, các cha các thầy và giáo dân người Mỹ - Phi Luật Tân – Trinidad – Puerto Rico cũng hăng hái góp một tay. Thật là vui. Thật là huynh đệ.
Còn bao điều của ân sủng cần phải tạ ơn và tạ ơn mãi. Chúng con xin ngợi khen tình yêu hải hà của Ba Ngôi Thiên Chúa đã thương ban cho tất cả chúng con.
Giờ phút chia tay, mọi người lưu luyến. Lòng thầm thĩ thưa “Mẹ ơi, con về nha” mà tay níu bàn tay trao lời hẹn “gặp nhau năm tới nhé!”
Vâng, một lần nữa, chúng con tu sĩ dòng Cát Minh tại New York xin chân thành cảm ơn tất cả quý ông bà anh chị em. Chúng con cũng xin mọi người thương tình bỏ qua cho chúng con những thiếu sót mắc phải và xin tiếp tục cầu nguyện cho chúng con. Hẹn gặp lại mọi người ngày đầu tháng 7 năm tới.
Chúng con yêu Chúa!
Chúng con yêu Mẹ!
Chúng con yêu nhau!
Alleluia.
Tường thuật: Lm Giuse Đinh Tuấn Việt, O.Carm.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lập hội cho dân hay cho đảng ?
Phạm Trần
15:45 21/09/2016
LẬP HỘI CHO DÂN HAY CHO ĐẢNG ?
Quốc hội Cộng sản Việt Nam đã có kế họach thảo luận Dự luật về Hội trong phiên họp kỳ 2/khóa 14, tháng 10/2016, nhưng ích cho dân thì ít mà lợi cho nhà nước thì nhiều, kể cả khả năng ngăn chận việc thành lập Công đòan độc lập của công nhân.
Dự thảo có 8 Chương, 37 Điều “quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về hội.”
Ngay trong mục 2 của Điều 1 đã quy định rằng:” Luật này không áp dụng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng.”
Ngoài các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng thuộc lĩnh vực tâm linh, các Tổ chức khác đều là của đảng thành lập từ lâu. Chúng được hưởng các quyền lợi vật chất và hoạt động bằng ngân sách nhà nước. Nhân sự điều hành và nhiều đòan viên là những cán bộ,công nhân viên và đảng viên ăn lương của dân để phục vụ đảng cầm quyền.
“Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” là thành phần con ông cháu cha hay thuộc dòng tộc “có công với cách mạng” hoặc được chọn từ hàng ngũ “con cháu các gia đình liệt sỹ”. Đòan viên là những đảng viên kế thừa cho đảng trong tương lai. Họ được đảng nâng đỡ từ việc học đến việc làm và hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi của nhà nước vượt xa con dân thường.
Nhưng các Tổ chức này lại không chịu bất cứ hình thức chế tài nào của luật lập Hội là một quyết định bất công và kỳ thị rõ ràng đối với các tổ chức và hội của dân.
Bởi lẽ khỏan 1 của Điều 2 Dự thảo viết rằng :” Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có tôn chỉ, mục đích phù hợp quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, đoàn kết, giúp đỡ nhau, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; góp phần phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.”
Như vậy, các Hội của dân rõ ràng có mục đích hoạt động nhân đạo, phục vụ công ích cho xã hội và người dân hơn các Tổ chức của đảng và nhà nước ghi trong Điều 2 của Dự thảo luật. Ai ở Việt Nam cũng biết các tổ chức do đảng lập ra chỉ để thi hành công tác cho đảng và bảo vệ quyền lợi cho nhau. Nhân dân nếu có, như Công đoàn Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam, trong thực chất, chỉ làm lợi cho nhà nước về mặt tuyên truyền hơn là đem phúc lợi vật chất và tinh thần cho hội viên và người dân trong xã hội.
BÀN TAY NHÀ NƯỚC
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy chỗ nào trong 37 Điều của Dự thảo cũng có bàn tay của nhà nước.
Chẳng hạn như Khoản 4 của Điều 4 viết:” Nhà nước có chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, phân công sang làm việc tại hội.”
Tại sao nhà nước phải đặt cán bộ vào các “Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có tôn chỉ, mục đích phù hợp quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận…” ?
Nếu không để kiểm soát thì vào đó làm gì ?
Cơ quan nhà nước còn “nắm đầu” luôn cả người đứng đầu Hội như quy định trong khỏan 4, Điều 21:” Người đứng đầu hội là người đại diện theo pháp luật của hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của hội. Người đứng đầu hội do ban lãnh đạo bầu trong số các ủy viên ban lãnh đạo theo quy định của pháp luật và điều lệ hội. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bãi nhiệm chức danh người đứng đầu hội.”
Việc “công nhận” và “bãi nhiệm” sẽ được “Chính phủ quy định chi tiết thủ tục công nhận và bãi nhiệm chức danh người đứng đầu hội.” (khỏan 5)
Đến chuyện gọi là “qủan lý Nhà nước về Hội” thì các điểm ghi trong Điều 31 đã vạch trần mọi mánh lới của đảng trong công tác kiểm sóat Hội.
Luật cho phép nhà nước được:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hội.
2. Cấp đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội.
3. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý hội.
4. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về hội.
5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội; kiểm tra việc thực hiện điều lệ hội đối với các hội.
6. Quản lý việc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế, gia nhập các tổ chức quốc tế của hội, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp nhận viện trợ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật.
7. Quản lý tài sản, tài chính do Nhà nước cấp, khoán, hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ được giao và do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ theo quy định của pháp luật.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về hội.
9. Tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Về phần gọi là “qủan lý” thì Điều 32 của Dự Luật quy định:
1. “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hội trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hội theo sự phân công của Chính phủ.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm ban hành cơ chế, chính sách để hội tham gia thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của mình.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cấp đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội đối với hội hoạt động trong phạm vi địa phương mình; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của mình.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp được ủy quyền có trách nhiệm cấp đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội đối với hội hoạt động trong phạm vi địa phương mình; thanh tra,kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của mình.”
Khi bị nhà nước kiểm soát như thế thì Hội phải làm gì theo đòi hỏi của Luật ?
Điều 25 giải thích hết “ Nghĩa vụ của hội” phải tuần hành trong những điểm chính dưới đây:
1. Chấp hành các quy định của pháp luật và tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
2. Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó.
3. Khi thay đổi chức vụ lãnh đạo hội, thay đổi trụ sở, hội phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động.
4. Báo cáo việc thành lập pháp nhân thuộc hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động.
5. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm, hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này (*) và cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động.
6. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật và điều lệ hội.
Khoản 9 của Điều 25 còn cho phép Nhà nước kiểm soát chi tiêu của Hội :” Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành quy định của pháp luật và điều lệ hội. Hàng năm, hội phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài.”
(*) Điều 14 của Dự thảo ghi trong khỏan 5 trên đây ấn định “Thẩm quyền cấp giấy đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội” được phân chia như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận chức danh người đứng đầu hội đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cấp giấy đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công chức danh người đứng đầu hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) cấp giấy đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận chức danh người đứng đầu hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
Đối với các Tổ chức hội ở cấp Quốc gia đã có từ lâu thì “Thẩm quyền phê duyệt điều lệ hội” thuộc về Thủ tướng.
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
Các hội không nằm trong khỏan (a) thì việc chấp thuận điều lệ thuộc quyền cấp dưới Thủ tướng :”b) Đối với các hội không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hội quy định tại Khoản 1 Điều này phê duyệt điều lệ hội.”
Như vậy, từ khi thành lập đến tổ chức nhận sự, thay đổi nhân sự của hội, ngân sách hoạt động và điều lệ của hội đều phải qua tay kiểm soát của nhà nước các cấp từ trung ương xuống cơ sở.
Với những ràng buộc bị trói như thế thì hội có còn là của dân nữa không, hay đã bị nhà nước hoá từ đầu đến chân ?
Nhưng chưa hết. Nhà nước còn kiểm soát cả những việc làm thuộc nội bộ của hội như ghi trong Điều 20 quy định về việc tổ chức và bầu cử.
Dự luật viết:”Chậm nhất 30 (ba mươi) ngày trước khi tổ chức đại hội, ban lãnh đạo hội thông báo bằng văn bản về việc tổ chức đại hội cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này. Hội tổ chức đại hội sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này.” (mục 6)
Mục 7 viết:”Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc đại hội, ban lãnh đạo hội gửi báo cáo kết quả đại hội, đề nghị đổi tên, công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có) và chức danh người đứng đầu hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này.”
Mục 8 ghi:” Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả đại hội, đề nghị đổi tên, công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung và chức danh người đứng đầu hội, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Mục 9:” Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục báo cáo tổ chức đại hội, báo cáo kết quả đại hội và việc đổi tên, phê duyệt điều lệ sửa đổi, bổ sung của hội.”
NGĂN CẤM VÀ TRÙNG LẮP
Cũng giống như mọi Luật liên quan đến hoạt động và quyền lợi của công dân, dự luật về Hội cũng có những điều ngăm cấm mơ hồ và tùy tiện để nhà nước có thể lợi dụng.
Điều 8 có 2 khỏan liệt kê “các hành vi bị nghiêm cấm” là:
1. “Cản trở, ép buộc, can thiệp vào việc thành lập, tổ chức, hoạt động hội trái quy định của pháp luật.
2. Thành lập, hoạt động trái pháp luật, trái quy tắc đạo đức xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc, quyền con người, quyền công dân.”
Trong khỏan 2, Dự thảo không giải thích thế nào là “xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân.” Cũng như thế nào là “gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc, quyền con người, quyền công dân.”
Cả hai vế cấm mơ hồ này đều là cửa ngõ rộng mở để nhà nước xử lý tùy tiện và tự do xâm hại các tổ chức Hội. Trong nhiều năm qua nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã nổi tiếng đàn áp người dân bằng cách gán cho dân đã vi phạm “an ninh quốc gia” và “an tòan xã hội”. Họ còn lấy cớ bảo vệ “khối đại đoàn kết dân tộc, quyền con người, quyền công dân” để đàn áp dã man các cuộc biểu tình tự phát của người dân chống xâm lược Trung Quốc ở Biển Đông và chống bất công xã hội.
Đảng và nhà nước CSVN cũng đã nhân danh bảo vệ “an ninh quốc gia” và “an tòan xã hội” để ra tay đàn áp những cuộc tập hợp của dân ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi trong nước muốn tưởng nhớ và ghi ơn 74 chiến sỹ quân đội Việt Nam Cộng đã hy sinh trong cuộc chiến chống Tầu bảo vệ quần đào Hòang Sa tháng 1/1974; tưởng niệm 45,000 quân nhân và đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến biên giới chống Tầu năm 1979; và nhớ ơn 64 chiến sỹ Quân đội Nhân dân đã bỏ mình tại cuộc chiến chống quân Tầu ở Trường Sa năm 1988.
Ngòai những điều gây khó khăn và kiểm soát Hội, dự Luật cũng nghiêm cấm sự “trùng hợp hoạt động” như ghi trong khỏan 3 của Điều 9 về Hội.
Họ buộc:”Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động.”
Sự cấm đóan này là chính đáng để tránh dẫm chân lên nhau, nếu không có chuyện Công đòan độc lập có thể được thành hình ở Việt Nam khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans- Pacific Partnership) có hiệu lực.
Hiện nay nhà nước CSVN có Tổng liên đòan Lao động Việt Nam (hay còn được gọi là Công đòan Việt Nam) mang danh nghĩa là nghiệp đòan lao động lớn nhất của tập thể công nhân nhưng cũng quy định “là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác.”
Trên nguyên tắc, tổ chức này có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Nhưng trong thực tế cán bộ của Công đòan đã ăn lương của chủ nhân và rất ít khi dám đứng ra bênh vực quyền lợi cho công nhân. Nhiều vụ biểu tình đình công tự phát của công nhân đã xẩy ra khắp nơi trong nước đòi quyền lợi và chống chủ nhân bóc lột, sau khi cán bộ Công đòan đã bỏ công nhân theo chủ để có bổng lộc.
Do đó, nếu có Công đòan độc lập hoạt động song song với Tổng Liên đòan Lao động Việt Nam của nhà nước thì sẽ có xung đột về nhiệm vụ và quyền lợi.
Vì vậy, khi Điều 9 của dự thuật ngăn cấm hoạt động gọi là “trùng lắp” với “hội đã được thành lập hợp pháp trước đó” như Tổng Liên đòan Lao động Việt Nam thì hy vọng ra đời của Công đòan lao động độc lập càng bị thu hẹp lại, hay sẽ không xẩy ra.
Tuy nhiên, Quốc hội Việt Nam vẫn chưa có kế họach phê chuẩn TPP trong kỳ họp thứ 2, dự trù khai mạc ngày 20/10/2016 nên chưa biết tương lai của Công đòan độc lập sẽ ra sao.
Theo Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) quy định về “Quyền tự do hiệp hội và việc bảo vệ quyền được tổ chức” thì “ Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó.” (Điều 2)
Hay: (1) “ Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý, tự do bầu các đại diện, tổ chức việc điều hành hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình.” (2) “Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó.”
Quan trọng hơn, Điều 4 khẳng định: “ Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động không thể bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ.”
Nhằm tạo sức mạnh cho quyền của người Lao động, Công ước 87 viết trong Điều 5: “Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền hợp thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập đều có quyền liên kết với các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động.”
Để bảo đảm sự minh bạch và công bằng giữa người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước, Điều 8 nói rõ: “ (1) Trong khi thi hành những quyền mà Công ước này đã thừa nhận cho mình, người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức tương ứng của họ, cũng như mọi người và mọi tập thể có tổ chức khác, đều phải tôn trọng pháp luật trong nước.”
Tuy nhiên trách nhiệm phải tuân thủ Công ước 87 cũng buộc nhà nước Việt Nam phải thi hành khỏan 2 của Điều 8 viết rằng: “ (2) Pháp luật quôc gia không được có những quy định mang tính chất xâm hại, cũng như không được áp dụng với mục đích xâm hại tới những đảm bảo đã được quy định trong Công ước này.”
Như vậy những điều quan trọng được trích ra từ Dự Luật về Hội có ghi trong bài này cho thấy nhà nước Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc về “Quyền tự do hiệp hội và việc bảo vệ quyền được tổ chức” của Công ước 87 do Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) ban hành.
Ngoài những chướng ngại vật cản đường công nhân lập hội, Dự luật còn cho phép cơ quan nhà nước xía mũi vào việc “công nhận ban vận động” lập Hội trước khi thành hình Hội.
Khỏan 1, Điều 10 viết:”Công dân, tổ chức Việt Nam có nhu cầu thành lập hội phải dự kiến danh sách những người tham gia ban vận động thành lập hội, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội.”
Như vậy là không trừ khâu nào trong tiến trình lập Hội mà không có bàn tay lem luốc của nhà nước. Vấn đề bây giờ là liệu khi đem ra thảo luận vào tháng 10, các Đại biểu Quốc hội có ý thức được rằng quyền lập hội của dân, ngoài việc thi hành Luật của quốc gia còn phải tuân thủ Luật pháp Quốc tế nữa.
Trường hợp của Tổ chức Công đòan độc lập là một tỷ dụ. Được thành lập hay không sẽ là một thách đố cho Quốc hội khi hai chữ “trùng lắp” được đem ra thảo luận . -/-
Phạm Trần
(09/016)
Quốc hội Cộng sản Việt Nam đã có kế họach thảo luận Dự luật về Hội trong phiên họp kỳ 2/khóa 14, tháng 10/2016, nhưng ích cho dân thì ít mà lợi cho nhà nước thì nhiều, kể cả khả năng ngăn chận việc thành lập Công đòan độc lập của công nhân.
Dự thảo có 8 Chương, 37 Điều “quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về hội.”
Ngay trong mục 2 của Điều 1 đã quy định rằng:” Luật này không áp dụng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng.”
Ngoài các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng thuộc lĩnh vực tâm linh, các Tổ chức khác đều là của đảng thành lập từ lâu. Chúng được hưởng các quyền lợi vật chất và hoạt động bằng ngân sách nhà nước. Nhân sự điều hành và nhiều đòan viên là những cán bộ,công nhân viên và đảng viên ăn lương của dân để phục vụ đảng cầm quyền.
“Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” là thành phần con ông cháu cha hay thuộc dòng tộc “có công với cách mạng” hoặc được chọn từ hàng ngũ “con cháu các gia đình liệt sỹ”. Đòan viên là những đảng viên kế thừa cho đảng trong tương lai. Họ được đảng nâng đỡ từ việc học đến việc làm và hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi của nhà nước vượt xa con dân thường.
Nhưng các Tổ chức này lại không chịu bất cứ hình thức chế tài nào của luật lập Hội là một quyết định bất công và kỳ thị rõ ràng đối với các tổ chức và hội của dân.
Bởi lẽ khỏan 1 của Điều 2 Dự thảo viết rằng :” Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có tôn chỉ, mục đích phù hợp quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, đoàn kết, giúp đỡ nhau, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; góp phần phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.”
Như vậy, các Hội của dân rõ ràng có mục đích hoạt động nhân đạo, phục vụ công ích cho xã hội và người dân hơn các Tổ chức của đảng và nhà nước ghi trong Điều 2 của Dự thảo luật. Ai ở Việt Nam cũng biết các tổ chức do đảng lập ra chỉ để thi hành công tác cho đảng và bảo vệ quyền lợi cho nhau. Nhân dân nếu có, như Công đoàn Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam, trong thực chất, chỉ làm lợi cho nhà nước về mặt tuyên truyền hơn là đem phúc lợi vật chất và tinh thần cho hội viên và người dân trong xã hội.
BÀN TAY NHÀ NƯỚC
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy chỗ nào trong 37 Điều của Dự thảo cũng có bàn tay của nhà nước.
Chẳng hạn như Khoản 4 của Điều 4 viết:” Nhà nước có chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, phân công sang làm việc tại hội.”
Tại sao nhà nước phải đặt cán bộ vào các “Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có tôn chỉ, mục đích phù hợp quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận…” ?
Nếu không để kiểm soát thì vào đó làm gì ?
Cơ quan nhà nước còn “nắm đầu” luôn cả người đứng đầu Hội như quy định trong khỏan 4, Điều 21:” Người đứng đầu hội là người đại diện theo pháp luật của hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của hội. Người đứng đầu hội do ban lãnh đạo bầu trong số các ủy viên ban lãnh đạo theo quy định của pháp luật và điều lệ hội. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bãi nhiệm chức danh người đứng đầu hội.”
Việc “công nhận” và “bãi nhiệm” sẽ được “Chính phủ quy định chi tiết thủ tục công nhận và bãi nhiệm chức danh người đứng đầu hội.” (khỏan 5)
Đến chuyện gọi là “qủan lý Nhà nước về Hội” thì các điểm ghi trong Điều 31 đã vạch trần mọi mánh lới của đảng trong công tác kiểm sóat Hội.
Luật cho phép nhà nước được:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hội.
2. Cấp đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội.
3. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý hội.
4. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về hội.
5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội; kiểm tra việc thực hiện điều lệ hội đối với các hội.
6. Quản lý việc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế, gia nhập các tổ chức quốc tế của hội, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp nhận viện trợ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật.
7. Quản lý tài sản, tài chính do Nhà nước cấp, khoán, hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ được giao và do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ theo quy định của pháp luật.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về hội.
9. Tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Về phần gọi là “qủan lý” thì Điều 32 của Dự Luật quy định:
1. “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hội trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hội theo sự phân công của Chính phủ.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm ban hành cơ chế, chính sách để hội tham gia thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của mình.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cấp đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội đối với hội hoạt động trong phạm vi địa phương mình; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của mình.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp được ủy quyền có trách nhiệm cấp đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội đối với hội hoạt động trong phạm vi địa phương mình; thanh tra,kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của mình.”
Khi bị nhà nước kiểm soát như thế thì Hội phải làm gì theo đòi hỏi của Luật ?
Điều 25 giải thích hết “ Nghĩa vụ của hội” phải tuần hành trong những điểm chính dưới đây:
1. Chấp hành các quy định của pháp luật và tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
2. Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó.
3. Khi thay đổi chức vụ lãnh đạo hội, thay đổi trụ sở, hội phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động.
4. Báo cáo việc thành lập pháp nhân thuộc hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động.
5. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm, hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này (*) và cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động.
6. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật và điều lệ hội.
Khoản 9 của Điều 25 còn cho phép Nhà nước kiểm soát chi tiêu của Hội :” Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành quy định của pháp luật và điều lệ hội. Hàng năm, hội phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài.”
(*) Điều 14 của Dự thảo ghi trong khỏan 5 trên đây ấn định “Thẩm quyền cấp giấy đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội” được phân chia như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận chức danh người đứng đầu hội đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cấp giấy đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công chức danh người đứng đầu hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) cấp giấy đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận chức danh người đứng đầu hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
Đối với các Tổ chức hội ở cấp Quốc gia đã có từ lâu thì “Thẩm quyền phê duyệt điều lệ hội” thuộc về Thủ tướng.
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
Các hội không nằm trong khỏan (a) thì việc chấp thuận điều lệ thuộc quyền cấp dưới Thủ tướng :”b) Đối với các hội không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hội quy định tại Khoản 1 Điều này phê duyệt điều lệ hội.”
Như vậy, từ khi thành lập đến tổ chức nhận sự, thay đổi nhân sự của hội, ngân sách hoạt động và điều lệ của hội đều phải qua tay kiểm soát của nhà nước các cấp từ trung ương xuống cơ sở.
Với những ràng buộc bị trói như thế thì hội có còn là của dân nữa không, hay đã bị nhà nước hoá từ đầu đến chân ?
Nhưng chưa hết. Nhà nước còn kiểm soát cả những việc làm thuộc nội bộ của hội như ghi trong Điều 20 quy định về việc tổ chức và bầu cử.
Dự luật viết:”Chậm nhất 30 (ba mươi) ngày trước khi tổ chức đại hội, ban lãnh đạo hội thông báo bằng văn bản về việc tổ chức đại hội cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này. Hội tổ chức đại hội sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này.” (mục 6)
Mục 7 viết:”Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc đại hội, ban lãnh đạo hội gửi báo cáo kết quả đại hội, đề nghị đổi tên, công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có) và chức danh người đứng đầu hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này.”
Mục 8 ghi:” Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả đại hội, đề nghị đổi tên, công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung và chức danh người đứng đầu hội, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Mục 9:” Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục báo cáo tổ chức đại hội, báo cáo kết quả đại hội và việc đổi tên, phê duyệt điều lệ sửa đổi, bổ sung của hội.”
NGĂN CẤM VÀ TRÙNG LẮP
Cũng giống như mọi Luật liên quan đến hoạt động và quyền lợi của công dân, dự luật về Hội cũng có những điều ngăm cấm mơ hồ và tùy tiện để nhà nước có thể lợi dụng.
Điều 8 có 2 khỏan liệt kê “các hành vi bị nghiêm cấm” là:
1. “Cản trở, ép buộc, can thiệp vào việc thành lập, tổ chức, hoạt động hội trái quy định của pháp luật.
2. Thành lập, hoạt động trái pháp luật, trái quy tắc đạo đức xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc, quyền con người, quyền công dân.”
Trong khỏan 2, Dự thảo không giải thích thế nào là “xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân.” Cũng như thế nào là “gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc, quyền con người, quyền công dân.”
Cả hai vế cấm mơ hồ này đều là cửa ngõ rộng mở để nhà nước xử lý tùy tiện và tự do xâm hại các tổ chức Hội. Trong nhiều năm qua nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã nổi tiếng đàn áp người dân bằng cách gán cho dân đã vi phạm “an ninh quốc gia” và “an tòan xã hội”. Họ còn lấy cớ bảo vệ “khối đại đoàn kết dân tộc, quyền con người, quyền công dân” để đàn áp dã man các cuộc biểu tình tự phát của người dân chống xâm lược Trung Quốc ở Biển Đông và chống bất công xã hội.
Đảng và nhà nước CSVN cũng đã nhân danh bảo vệ “an ninh quốc gia” và “an tòan xã hội” để ra tay đàn áp những cuộc tập hợp của dân ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi trong nước muốn tưởng nhớ và ghi ơn 74 chiến sỹ quân đội Việt Nam Cộng đã hy sinh trong cuộc chiến chống Tầu bảo vệ quần đào Hòang Sa tháng 1/1974; tưởng niệm 45,000 quân nhân và đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến biên giới chống Tầu năm 1979; và nhớ ơn 64 chiến sỹ Quân đội Nhân dân đã bỏ mình tại cuộc chiến chống quân Tầu ở Trường Sa năm 1988.
Ngòai những điều gây khó khăn và kiểm soát Hội, dự Luật cũng nghiêm cấm sự “trùng hợp hoạt động” như ghi trong khỏan 3 của Điều 9 về Hội.
Họ buộc:”Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động.”
Sự cấm đóan này là chính đáng để tránh dẫm chân lên nhau, nếu không có chuyện Công đòan độc lập có thể được thành hình ở Việt Nam khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans- Pacific Partnership) có hiệu lực.
Hiện nay nhà nước CSVN có Tổng liên đòan Lao động Việt Nam (hay còn được gọi là Công đòan Việt Nam) mang danh nghĩa là nghiệp đòan lao động lớn nhất của tập thể công nhân nhưng cũng quy định “là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác.”
Trên nguyên tắc, tổ chức này có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Nhưng trong thực tế cán bộ của Công đòan đã ăn lương của chủ nhân và rất ít khi dám đứng ra bênh vực quyền lợi cho công nhân. Nhiều vụ biểu tình đình công tự phát của công nhân đã xẩy ra khắp nơi trong nước đòi quyền lợi và chống chủ nhân bóc lột, sau khi cán bộ Công đòan đã bỏ công nhân theo chủ để có bổng lộc.
Do đó, nếu có Công đòan độc lập hoạt động song song với Tổng Liên đòan Lao động Việt Nam của nhà nước thì sẽ có xung đột về nhiệm vụ và quyền lợi.
Vì vậy, khi Điều 9 của dự thuật ngăn cấm hoạt động gọi là “trùng lắp” với “hội đã được thành lập hợp pháp trước đó” như Tổng Liên đòan Lao động Việt Nam thì hy vọng ra đời của Công đòan lao động độc lập càng bị thu hẹp lại, hay sẽ không xẩy ra.
Tuy nhiên, Quốc hội Việt Nam vẫn chưa có kế họach phê chuẩn TPP trong kỳ họp thứ 2, dự trù khai mạc ngày 20/10/2016 nên chưa biết tương lai của Công đòan độc lập sẽ ra sao.
Theo Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) quy định về “Quyền tự do hiệp hội và việc bảo vệ quyền được tổ chức” thì “ Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó.” (Điều 2)
Hay: (1) “ Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý, tự do bầu các đại diện, tổ chức việc điều hành hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình.” (2) “Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó.”
Quan trọng hơn, Điều 4 khẳng định: “ Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động không thể bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ.”
Nhằm tạo sức mạnh cho quyền của người Lao động, Công ước 87 viết trong Điều 5: “Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền hợp thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập đều có quyền liên kết với các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động.”
Để bảo đảm sự minh bạch và công bằng giữa người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước, Điều 8 nói rõ: “ (1) Trong khi thi hành những quyền mà Công ước này đã thừa nhận cho mình, người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức tương ứng của họ, cũng như mọi người và mọi tập thể có tổ chức khác, đều phải tôn trọng pháp luật trong nước.”
Tuy nhiên trách nhiệm phải tuân thủ Công ước 87 cũng buộc nhà nước Việt Nam phải thi hành khỏan 2 của Điều 8 viết rằng: “ (2) Pháp luật quôc gia không được có những quy định mang tính chất xâm hại, cũng như không được áp dụng với mục đích xâm hại tới những đảm bảo đã được quy định trong Công ước này.”
Như vậy những điều quan trọng được trích ra từ Dự Luật về Hội có ghi trong bài này cho thấy nhà nước Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc về “Quyền tự do hiệp hội và việc bảo vệ quyền được tổ chức” của Công ước 87 do Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) ban hành.
Ngoài những chướng ngại vật cản đường công nhân lập hội, Dự luật còn cho phép cơ quan nhà nước xía mũi vào việc “công nhận ban vận động” lập Hội trước khi thành hình Hội.
Khỏan 1, Điều 10 viết:”Công dân, tổ chức Việt Nam có nhu cầu thành lập hội phải dự kiến danh sách những người tham gia ban vận động thành lập hội, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội.”
Như vậy là không trừ khâu nào trong tiến trình lập Hội mà không có bàn tay lem luốc của nhà nước. Vấn đề bây giờ là liệu khi đem ra thảo luận vào tháng 10, các Đại biểu Quốc hội có ý thức được rằng quyền lập hội của dân, ngoài việc thi hành Luật của quốc gia còn phải tuân thủ Luật pháp Quốc tế nữa.
Trường hợp của Tổ chức Công đòan độc lập là một tỷ dụ. Được thành lập hay không sẽ là một thách đố cho Quốc hội khi hai chữ “trùng lắp” được đem ra thảo luận . -/-
Phạm Trần
(09/016)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Têresa Calcutta kêu gọi việc tạo dựng một nền văn hóa ưu tiên cho những người yếu đuối nhất
Bùi Hữu Thư
09:07 21/09/2016
Báo KoC Columbia tháng 9, 2016: Mẹ Têresa biết rõ nạn nghèo khó. Sau khi đã hy sinh cả cuộc đời sống trên các hè phố ở Calcutta, Ấn Độ - và các nơi khác trên thế giới – mẹ đã chăm sóc cho những người mà ai ai cũng phải cho là những người nghèo khó nhất trên thế giới.
Người nghèo là mối đam mê và là công trình trọn đời của mẹ. Không có ai gần gũi và thông cảm những người nghèo khó nhiều bằng mẹ. Khi mẹ thuyết trình trong lễ mãn khóa các sinh viên Harvard năm 1982, mẹ đã nói về sự nghèo khó mà đa số sinh viên không thể hình dung ra được.
Mẹ đã nói ngày hôm đó về sự nghèo khó, nhưng không phải là sự nghèo khó ở một nơi nào xa xôi.
Mẹ Têresa giải thích rằng, sự nghèo khó cùng cực không phải ở các khu nghèo nàn tại Ấn Độ, mà ở ngay các khu vực lân cận chúng ta tại Hoa kỳ. Mẹ coi việc phá thai là “một sự nghèo khổ lớn lao nhất. Một quốc gia, một dân tộc, một gia đình cho phép và chấp nhận việc phá thai là những người nghèo khó nhất giữa những người nghèo khó.”
Năm 1981, khi mẹ viếng thăm Hoa Thịnh Đốn, mẹ đã tiếp chuyện với Ông Carl Anderson, Đại Hiệp Tối Cao của Đoàn Hiệp Sĩ Kha Luân Bố. Mẹ đã hết sức cảm động khi nói về sinh họat của mẹ tại Calcutta và nhất là về việc giúp đỡ những thai nhi chưa sinh ra. Mẹ đã kể về những trường hợp hết sức tệ hại, khi một sơ trong dòng đã tìm thấy tám thai nhi sống sót sau vụ phá thai nằm trong một cái chậu bên ngoài một bệnh xá. Mẹ nói mẹ đã có thể cứu sống sáu em và tìm được các gia đình nhận chúng làm con nuôi.
Mẹ tiếp: “Thiên Chúa đã ban cho quốc gia các bạn quá nhiều. Xin đừng sợ hãi có con. Xin đừng quay lưng lại với những thai nhi chưa sinh ra. Sinh hãy bênh vực các trẻ vô tội này. Tôi cầu nguyện cho các bạn và cho toàn thể quốc gia của các bạn có thể thực hiện sự cao cả của tình yêu Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta và cho toàn thế giới.”
Ngôn ngữ này cho thấy một chủ đề kiên trì của mẹ. Năm 1979, khi mẹ lãnh giải thưởng Nobel về Hoà Bình, mẹ Têresa nói: “Đối với tôi, các quốc gia đã hợp pháp hóa việc phá thai là những quốc gia nghèo khó nhất. Họ sợ hãi những đứa trẻ chưa sinh, và chúng phải chết vì họ không muốn phải nuôi dưỡng và dậy dỗ thêm một đứa trẻ nữa.”
Sự lo lắng cho các đời sống chưa sanh là ưu tư quan trọng nhất của mẹ giữa những lo lắng cho những người nghèo khó và sống ngoài lề xã hội.
Năm 1994, trong bữa ăn sáng của Ngày Cầu Nguyện Toàn Quốc, có sự tham dự của các lãnh tụ quốc hội lưỡng đảng và Tổng Thống và bà Clinton, Mẹ Têresa đã trực tiếp kêu cầu dân tộc Hoa Kỳ: “Tôi nghĩ rằng sự tàn phá nền hoà bình khủng khiếp nhất hiện nay phải là việc phá thai, vì đây là cuộc chiến chống lại các trẻ em, một sự trực tiếp tiêu diệt các trẻ thơ vô tội, một sự sát nhân do người mẹ chủ mưu. Và nếu chúng ta chấp nhận cho người mẹ có thể giết chết chính đứa con của mình, thì làm sao chúng ta có thể bảo người ta không được chém giết lẫn nhau?”
Mẹ tiếp: “Bất cứ quốc gia nào chấp nhận việc phá thai thì không giảng dậy cho dân tộc mình biết yêu thương, và đã khuyến khích họ dùng bạo lực để chiếm đọat những gì họ mong muốn.”
Ông Carl Anderson viết: “Chúng ta cần nghe theo lời khuyên nhủ của Mẹ Têresa khi mẹ lãnh giải thưởng Nobel năm 1979. Chúng ta hãy lấy một quyết định vững chắc: Chúng ta sẽ cứu sống mọi thai nhi, mọi hài nhi chưa sinh, và cho chúng có cơ hội được sanh ra đời, có cơ hội để biết yêu và được yêu thương, và tôi nghĩ rằng nhờ ơn Chúa chúngta sẽ có thể đem lại hoà bình cho thế giới.
Người nghèo là mối đam mê và là công trình trọn đời của mẹ. Không có ai gần gũi và thông cảm những người nghèo khó nhiều bằng mẹ. Khi mẹ thuyết trình trong lễ mãn khóa các sinh viên Harvard năm 1982, mẹ đã nói về sự nghèo khó mà đa số sinh viên không thể hình dung ra được.
Mẹ đã nói ngày hôm đó về sự nghèo khó, nhưng không phải là sự nghèo khó ở một nơi nào xa xôi.
Mẹ Têresa giải thích rằng, sự nghèo khó cùng cực không phải ở các khu nghèo nàn tại Ấn Độ, mà ở ngay các khu vực lân cận chúng ta tại Hoa kỳ. Mẹ coi việc phá thai là “một sự nghèo khổ lớn lao nhất. Một quốc gia, một dân tộc, một gia đình cho phép và chấp nhận việc phá thai là những người nghèo khó nhất giữa những người nghèo khó.”
Năm 1981, khi mẹ viếng thăm Hoa Thịnh Đốn, mẹ đã tiếp chuyện với Ông Carl Anderson, Đại Hiệp Tối Cao của Đoàn Hiệp Sĩ Kha Luân Bố. Mẹ đã hết sức cảm động khi nói về sinh họat của mẹ tại Calcutta và nhất là về việc giúp đỡ những thai nhi chưa sinh ra. Mẹ đã kể về những trường hợp hết sức tệ hại, khi một sơ trong dòng đã tìm thấy tám thai nhi sống sót sau vụ phá thai nằm trong một cái chậu bên ngoài một bệnh xá. Mẹ nói mẹ đã có thể cứu sống sáu em và tìm được các gia đình nhận chúng làm con nuôi.
Mẹ tiếp: “Thiên Chúa đã ban cho quốc gia các bạn quá nhiều. Xin đừng sợ hãi có con. Xin đừng quay lưng lại với những thai nhi chưa sinh ra. Sinh hãy bênh vực các trẻ vô tội này. Tôi cầu nguyện cho các bạn và cho toàn thể quốc gia của các bạn có thể thực hiện sự cao cả của tình yêu Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta và cho toàn thế giới.”
Ngôn ngữ này cho thấy một chủ đề kiên trì của mẹ. Năm 1979, khi mẹ lãnh giải thưởng Nobel về Hoà Bình, mẹ Têresa nói: “Đối với tôi, các quốc gia đã hợp pháp hóa việc phá thai là những quốc gia nghèo khó nhất. Họ sợ hãi những đứa trẻ chưa sinh, và chúng phải chết vì họ không muốn phải nuôi dưỡng và dậy dỗ thêm một đứa trẻ nữa.”
Sự lo lắng cho các đời sống chưa sanh là ưu tư quan trọng nhất của mẹ giữa những lo lắng cho những người nghèo khó và sống ngoài lề xã hội.
Năm 1994, trong bữa ăn sáng của Ngày Cầu Nguyện Toàn Quốc, có sự tham dự của các lãnh tụ quốc hội lưỡng đảng và Tổng Thống và bà Clinton, Mẹ Têresa đã trực tiếp kêu cầu dân tộc Hoa Kỳ: “Tôi nghĩ rằng sự tàn phá nền hoà bình khủng khiếp nhất hiện nay phải là việc phá thai, vì đây là cuộc chiến chống lại các trẻ em, một sự trực tiếp tiêu diệt các trẻ thơ vô tội, một sự sát nhân do người mẹ chủ mưu. Và nếu chúng ta chấp nhận cho người mẹ có thể giết chết chính đứa con của mình, thì làm sao chúng ta có thể bảo người ta không được chém giết lẫn nhau?”
Mẹ tiếp: “Bất cứ quốc gia nào chấp nhận việc phá thai thì không giảng dậy cho dân tộc mình biết yêu thương, và đã khuyến khích họ dùng bạo lực để chiếm đọat những gì họ mong muốn.”
Ông Carl Anderson viết: “Chúng ta cần nghe theo lời khuyên nhủ của Mẹ Têresa khi mẹ lãnh giải thưởng Nobel năm 1979. Chúng ta hãy lấy một quyết định vững chắc: Chúng ta sẽ cứu sống mọi thai nhi, mọi hài nhi chưa sinh, và cho chúng có cơ hội được sanh ra đời, có cơ hội để biết yêu và được yêu thương, và tôi nghĩ rằng nhờ ơn Chúa chúngta sẽ có thể đem lại hoà bình cho thế giới.
Tản mạn về Công lý của Thiên Chúa
Lm. Bosco Dương Trung Tín
08:28 21/09/2016
Tản mạn về Công lý của Thiên Chúa
“Công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót”.
(Trích “Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống ky-tô hữu”; số 3; của Đức Hồng Y Kasper).
Nói đến công lý là nói đến công bằng và lý đúng, lẽ phải. Công bằng là thưởng người lành và phạt kẻ dữ. Khi Thiên Chúa phạt kẻ dữ, xem ra cũng đáng tội họ, nhưng làm sao nói được về một Thiên Chúa có lòng thương xót? Thiên Chúa có lòng thương xót, sao lại trừng phạt con người như thế? Thế nhưng nếu Thiên Chúa có lòng thương xót, tha thứ thì đâu là một Thiên Chúa công bằng? Lý lẽ ở đâu; lẽ phải ở đâu; lý đúng ở đâu; công bằng ở đâu?
Nói “công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót” có ý nghĩa gì? Nếu bạn hỏi: công lý của Thiên Chúa là gì? Câu trả lời là: công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót. Nếu bạn hỏi: Lòng thương xót của Thiên Chúa là gì? Câu trả lời là: Lòng thương xót của Thiên Chúa chính là công lý. Kinh Thánh nói: Thiên Chúa là tình yêu”(x.1Ga4,8), thì ta cũng có thể nói : Thiên Chúa là lòng thương xót.
Con người ta thường nói đến công lý; mà thế gian có công lý bao giờ, “toàn là bất công, bạo tàn và xảo kế; đầy những chước độc mưu thâm”. Có công lý chăng chỉ là công lý báo thù. Nghĩa là một sự trả thù không hơn không kém. Đời ông, đời cha gây oán, gây thù, để rồi đời con, đời cháu trả thù, trả oán. Xưa người ta làm cho mình thế nào, thì bây giờ ta sẽ làm cho lại như thế, có khi còn thâm độc hơn, theo kiểu “Mắt đền mắt, răng đền răng”(x.Mt5,38); và cứ như thế, con người trả thù trả oán suốt không ngơi nghỉ. Đó là công lý của con người.
Tại tòa án thì sao? Có công lý không? Đó cũng chỉ là công lý của kẻ mạnh; công lý của tiền. Có tiền là có công lý; có tiền sẽ thắng; có tiền thì có thể biến trắng thành đen, đen thành trắng; có thể biến có tội thành vô tội và biến vô tội thành có tội. “Mạnh được yếu thua” mà. Và thế là người ta mong đợi công lý từ Thiên Chúa để trừng trị những kẻ độc ác, gian tà, đã bẻ cong công lý; đã hãm hại bao nhiêu kẻ vô tội. Thế mà lại nói: công lý của Thiên Chúa là lòng xót thương” là sao? Trên đời này đã không có công lý; trên trời cũng không có công lý luôn sao?
Quả thật công lý của Thiên Chúa không phải là công lý báo thù; công lý trả thù, mà là công lý xót thương; công lý cứu độ. Thiên Chúa là Thiên Chúa cứu độ chứ không phải là Thiên Chúa báo thù; không phải là Thiên Chúa trừng phạt. Thế thì người ta nói: Tại sao trong Kinh Thánh Cựu Ước, xem ra Chúa là Thiên Chúa nghiêm khắc, hình như cứ rình xem con người phạm tội hay làm điều xấu là ra tay trừng phạt. Thiên Chúa dữ dằn quá!
Lịch sử con người, từ khi có con người đầu tiên cho đến bây giờ, nó giống như sự phát triển của một con người từ lúc sinh ra cho đến lớn. Thời Cựu Ước như là thời hồng hoang, con người như mới được sinh ra, chưa hiểu biết gì, nên sự giáo dục Thiên Chúa như người cha, người mẹ hơi nghiêm khắc một chút, thường ra hình phạt nhiều hơn là phần thưởng hay đối thoại; giải thích. Cốt ý cho con người sợ mà đừng làm điều xấu. Qua 10 điều răn, ta thấy hết 9 điều là cấm, là “không được”; chỉ có một điều “hãy” là : Hãy thảo kính cha mẹ(điều răn thứ 4)
Thế nhưng bây giờ con người xem ra như một con người trưởng thành, đã biết suy, biết nghĩ nên không còn thích hợp để rao giảng một Thiên Chúa của Cựu Ước nữa. Phải rao giảng Thiên Chúa của Tân Ước, một Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Với 8 mối phúc thật; 8 điều chúc phúc chứ không cấm đoán nữa. Dầu vậy ta cũng có thể tìm thấy nơi các bản văn Kinh Thánh Cựu Ước nói về một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Cũng nhiều lắm chứ không ít đâu.
Ngay thời lập quốc của dân Israel, thời Xuất hành: “Thiên Chúa là Thiên Chúa nhân hậu và từ bi; hay nén giận; giàu ân nghĩa và thành tín”(x.Xh34,6). Một hình ảnh rất đẹp và ý nghĩa trong sách Tiên tri Ê-dê-ki-en16,3-63, mô tả Dân Israel như một người thiếu nữ. Dân Israel như một đưa trẻ gái bị bỏ rơi giữa đồng khi mới lọt lòng mẹ; Thiên Chúa đã đến cứu vớt, chăm nom, nuôi dưỡng để Israel nên một đất nước hùng mạnh và giàu có; xinh đẹp và lộng lẫy như một Hoa hậu thế giới. Thế nhưng từ khi thấy mình hùng mạnh và giàu có; xinh đẹp và lộng lẫy lại kiêu ngạo, không biết đến người cứu vớt và nuôi dưỡng mình là ai; không biết Thiên Chúa là ai. Bởi đó mà Thiên Chúa ra tay trừng phạt, cho phải xấu hổ và khốn đốn; bị phân tán và đày ải khỏi quê hương cho biết thân.
Đường lối giáo dục của Thiên Chúa là thế đó, nên không thể thấy như vậy là nói Thiên Chúa nghiêm khắc, Thiên Chúa dữ dằn được. Đường lối của Thiên Chúa là muốn cho kẻ gian ác ăn năn sám hối mà được sống: “Chẳng lẽ Ta lại vui thích vì kẻ gian ác phải chết. Ta lại không muốn cho nó từ bỏ đường lối của nó mà được sống sao?”(x.Ed 18,23).
Lòng thương xót của Thiên Chúa đã được biểu lộ cách đặc biệt và rõ ràng qua con người của Đức Giê-su Ky-tô: “Đức Ky-tô là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa Cha. Lòng thương xót này đã trở nên sống động và hữu hình nới Đức Giê-su thành Na-gia-rét và đạt đỉnh cao nơi Ngài. Đức Giê-su thành Na-gia-rét, qua lời nói, hành động và toàn bộ con người của Ngài đã thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa”(Trích “Tông chiếu Năm thánh ngoại thường về lòng thương xót”, số 1).
Như thế Thiên Chúa của Cựu Ước và Thiên Chúa của Tân Ước là một, mãi mãi và luôn luôn là một Thiên Chúa giầu lòng thương xót. Có thể nói: Lòng thương xót là yếu tính siêu hình của Thiên Chúa, nghĩa là ta có thể định nghĩa về Thiên Chúa: Thiên Chúa là lòng thương xót; Thiên Chúa là tình yêu. “Lòng thương xót của Thiên Chúa là mối quan tâm từ ái của Ngài cho mỗi người chúng ta. Ngài cảm thấy như có trách nhiệm, nghĩa là Ngài ước muốn sự khang an cho chúng ta và muốn thấy chúng ta hạnh phúc, tràn đầy niềm vui và bình an”(x.Tông chiếu số 9).
Nói như thánh Phao-lô: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận ra chân lý”(1Tm2,4). Thiên Chúa giàu lòng xót thương hằng muốn cho mọi người được cứu độ nghĩa là được sống khang an, tràn đầy niềm vui và bình an ở đời này lẫn ở đời sau. Và nhận ra chân lý này: Thiên Chúa là lòng thương xót; Thiên Chúa là tình yêu. Đó cũng là công lý của Thiên Chúa. Công lý của Thiên Chúa là lòng xót thương.
Nói đến công lý là nói đến xét xử. Vậy Thiên Chúa sẽ xét xử con người thế nào?
Qua bài thánh ca Ep1,3-10, ta thấy được kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Trong Đức Ky-tô và nhờ Đức Ky-tô, Thiên Chúa đã tha thứ mọi lỗi lầm của con người; đã giáng phúc và cứu chuộc con người:
“Trong Đức Ky-tô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc, cho ta hưởng muôn vàn ân phúc của Thánh Thần”(c.3). “Trong Đức Ky-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện nhờ tình thương của Người”(c.4). “Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử, nhờ Đức Giê-su Ky-tô”(c.5). “Để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu”(c.6). “Trong Thánh Tử, nhớ máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi, theo lượng ân sủng rất phong phú của Người”(c.7). “Người cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu, thiên ý này là kế hoạch yêu thương, Người đã định từ trước trong Đức Ky-tô”.(c.9)
Chính Đức Giê-su đã nói: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì được sống đời đời”(x.Ga3,16). Có thể nói qua cuộc khổ nạn, cái chết và sự Phục sinh của Đức Ky-tô, hỏa ngục đã bị phá hủy, giờ chỉ còn thiên đàng và luyện ngục thôi. Hỏa ngục có còn là cho ma quỉ chứ không cho con người. Con người đã được Đức Giê-su chết thay cho rồi mà. Theo đức công bằng, Đức Giê-su cũng đã đền thay cho mọi người rồi, không còn gì để ma quỉ khiếu nại nữa. Ma quỉ không thể nói Thiên Chúa không công bằng được.
Với cái chết của Đức Giê-su, coi như Chúa đã bao tiền tháng điện thọai cho ta; coi như Chúa đã bao cho ta khỏi vào hỏa ngục rồi; còn ta gọi bao nhiều cuộc, ta phải trả bấy nhiêu; ta phạm bao nhiêu tội; ta làm bao nhiêu sự xấu thì ta tự đền bấy nhiêu. Chúa cũng tuyệt quá đấy chứ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Sự công bằng, sự xét xử của Thiên Chúa bây giờ đều được xét theo nhãn quan của lòng thương xót, nghĩa là con người sẽ được bênh vực hết sức; sẽ được biện hộ hết sức và giảm khinh tối đa. Thiên Chúa tìm ra những điểm tốt dù là bé xíu. Có “bé”, Chúa cũng “xé ra to”. Cuộc xét xử của Thiên Chúa trở thành cuộc biện hộ; không chỉ để con người được trắng án mà nhất là để cho con người được cứu độ; được hưởng sự khoan hồng; được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa. Trong cuộc phán xét đó, nếu có điều bất lợi cho con người, dù có nhiều, có to, có lớn đến đâu, sẽ được thu hẹp hết sức; còn điều có lợi cho con người sẽ được mở rộng hết sức, dù nhỏ, dù ít đến đâu. Bởi đó ai cố gắng sống tốt, sống công chính và làm việc tốt bao nhiêu sẽ được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa bấy nhiêu. Ai sống xấu xa, độc ác; bất công, bất chính bao nhiêu thì sẽ được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa ít bấy nhiêu. Thế là công bằng!!!
Vậy ta hãy xác tín rằng: Công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót và lòng thương xót của Thiên Chúa chính là công lý”. Là con người, ai mà không cần đến lòng thương xót của Chúa và Thiên Chúa sẵn sàng ban lòng thương xót cho ta tùy theo sự cố gắng và cách sống của ta. Ta mà cố gắng bao có thể khi sống trên trần gian này thì sau này, trên thiên đàng ta sẽ được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa bấy nhiêu. Quả thật, Thiên Chúa không trừng phạt nhưng chỉ biểu lộ và trao ban lòng thương xót của Ngài mà thôi.
“Công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót”.
(Trích “Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống ky-tô hữu”; số 3; của Đức Hồng Y Kasper).
Nói đến công lý là nói đến công bằng và lý đúng, lẽ phải. Công bằng là thưởng người lành và phạt kẻ dữ. Khi Thiên Chúa phạt kẻ dữ, xem ra cũng đáng tội họ, nhưng làm sao nói được về một Thiên Chúa có lòng thương xót? Thiên Chúa có lòng thương xót, sao lại trừng phạt con người như thế? Thế nhưng nếu Thiên Chúa có lòng thương xót, tha thứ thì đâu là một Thiên Chúa công bằng? Lý lẽ ở đâu; lẽ phải ở đâu; lý đúng ở đâu; công bằng ở đâu?
Nói “công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót” có ý nghĩa gì? Nếu bạn hỏi: công lý của Thiên Chúa là gì? Câu trả lời là: công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót. Nếu bạn hỏi: Lòng thương xót của Thiên Chúa là gì? Câu trả lời là: Lòng thương xót của Thiên Chúa chính là công lý. Kinh Thánh nói: Thiên Chúa là tình yêu”(x.1Ga4,8), thì ta cũng có thể nói : Thiên Chúa là lòng thương xót.
Con người ta thường nói đến công lý; mà thế gian có công lý bao giờ, “toàn là bất công, bạo tàn và xảo kế; đầy những chước độc mưu thâm”. Có công lý chăng chỉ là công lý báo thù. Nghĩa là một sự trả thù không hơn không kém. Đời ông, đời cha gây oán, gây thù, để rồi đời con, đời cháu trả thù, trả oán. Xưa người ta làm cho mình thế nào, thì bây giờ ta sẽ làm cho lại như thế, có khi còn thâm độc hơn, theo kiểu “Mắt đền mắt, răng đền răng”(x.Mt5,38); và cứ như thế, con người trả thù trả oán suốt không ngơi nghỉ. Đó là công lý của con người.
Tại tòa án thì sao? Có công lý không? Đó cũng chỉ là công lý của kẻ mạnh; công lý của tiền. Có tiền là có công lý; có tiền sẽ thắng; có tiền thì có thể biến trắng thành đen, đen thành trắng; có thể biến có tội thành vô tội và biến vô tội thành có tội. “Mạnh được yếu thua” mà. Và thế là người ta mong đợi công lý từ Thiên Chúa để trừng trị những kẻ độc ác, gian tà, đã bẻ cong công lý; đã hãm hại bao nhiêu kẻ vô tội. Thế mà lại nói: công lý của Thiên Chúa là lòng xót thương” là sao? Trên đời này đã không có công lý; trên trời cũng không có công lý luôn sao?
Quả thật công lý của Thiên Chúa không phải là công lý báo thù; công lý trả thù, mà là công lý xót thương; công lý cứu độ. Thiên Chúa là Thiên Chúa cứu độ chứ không phải là Thiên Chúa báo thù; không phải là Thiên Chúa trừng phạt. Thế thì người ta nói: Tại sao trong Kinh Thánh Cựu Ước, xem ra Chúa là Thiên Chúa nghiêm khắc, hình như cứ rình xem con người phạm tội hay làm điều xấu là ra tay trừng phạt. Thiên Chúa dữ dằn quá!
Lịch sử con người, từ khi có con người đầu tiên cho đến bây giờ, nó giống như sự phát triển của một con người từ lúc sinh ra cho đến lớn. Thời Cựu Ước như là thời hồng hoang, con người như mới được sinh ra, chưa hiểu biết gì, nên sự giáo dục Thiên Chúa như người cha, người mẹ hơi nghiêm khắc một chút, thường ra hình phạt nhiều hơn là phần thưởng hay đối thoại; giải thích. Cốt ý cho con người sợ mà đừng làm điều xấu. Qua 10 điều răn, ta thấy hết 9 điều là cấm, là “không được”; chỉ có một điều “hãy” là : Hãy thảo kính cha mẹ(điều răn thứ 4)
Thế nhưng bây giờ con người xem ra như một con người trưởng thành, đã biết suy, biết nghĩ nên không còn thích hợp để rao giảng một Thiên Chúa của Cựu Ước nữa. Phải rao giảng Thiên Chúa của Tân Ước, một Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Với 8 mối phúc thật; 8 điều chúc phúc chứ không cấm đoán nữa. Dầu vậy ta cũng có thể tìm thấy nơi các bản văn Kinh Thánh Cựu Ước nói về một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Cũng nhiều lắm chứ không ít đâu.
Ngay thời lập quốc của dân Israel, thời Xuất hành: “Thiên Chúa là Thiên Chúa nhân hậu và từ bi; hay nén giận; giàu ân nghĩa và thành tín”(x.Xh34,6). Một hình ảnh rất đẹp và ý nghĩa trong sách Tiên tri Ê-dê-ki-en16,3-63, mô tả Dân Israel như một người thiếu nữ. Dân Israel như một đưa trẻ gái bị bỏ rơi giữa đồng khi mới lọt lòng mẹ; Thiên Chúa đã đến cứu vớt, chăm nom, nuôi dưỡng để Israel nên một đất nước hùng mạnh và giàu có; xinh đẹp và lộng lẫy như một Hoa hậu thế giới. Thế nhưng từ khi thấy mình hùng mạnh và giàu có; xinh đẹp và lộng lẫy lại kiêu ngạo, không biết đến người cứu vớt và nuôi dưỡng mình là ai; không biết Thiên Chúa là ai. Bởi đó mà Thiên Chúa ra tay trừng phạt, cho phải xấu hổ và khốn đốn; bị phân tán và đày ải khỏi quê hương cho biết thân.
Đường lối giáo dục của Thiên Chúa là thế đó, nên không thể thấy như vậy là nói Thiên Chúa nghiêm khắc, Thiên Chúa dữ dằn được. Đường lối của Thiên Chúa là muốn cho kẻ gian ác ăn năn sám hối mà được sống: “Chẳng lẽ Ta lại vui thích vì kẻ gian ác phải chết. Ta lại không muốn cho nó từ bỏ đường lối của nó mà được sống sao?”(x.Ed 18,23).
Lòng thương xót của Thiên Chúa đã được biểu lộ cách đặc biệt và rõ ràng qua con người của Đức Giê-su Ky-tô: “Đức Ky-tô là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa Cha. Lòng thương xót này đã trở nên sống động và hữu hình nới Đức Giê-su thành Na-gia-rét và đạt đỉnh cao nơi Ngài. Đức Giê-su thành Na-gia-rét, qua lời nói, hành động và toàn bộ con người của Ngài đã thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa”(Trích “Tông chiếu Năm thánh ngoại thường về lòng thương xót”, số 1).
Như thế Thiên Chúa của Cựu Ước và Thiên Chúa của Tân Ước là một, mãi mãi và luôn luôn là một Thiên Chúa giầu lòng thương xót. Có thể nói: Lòng thương xót là yếu tính siêu hình của Thiên Chúa, nghĩa là ta có thể định nghĩa về Thiên Chúa: Thiên Chúa là lòng thương xót; Thiên Chúa là tình yêu. “Lòng thương xót của Thiên Chúa là mối quan tâm từ ái của Ngài cho mỗi người chúng ta. Ngài cảm thấy như có trách nhiệm, nghĩa là Ngài ước muốn sự khang an cho chúng ta và muốn thấy chúng ta hạnh phúc, tràn đầy niềm vui và bình an”(x.Tông chiếu số 9).
Nói như thánh Phao-lô: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận ra chân lý”(1Tm2,4). Thiên Chúa giàu lòng xót thương hằng muốn cho mọi người được cứu độ nghĩa là được sống khang an, tràn đầy niềm vui và bình an ở đời này lẫn ở đời sau. Và nhận ra chân lý này: Thiên Chúa là lòng thương xót; Thiên Chúa là tình yêu. Đó cũng là công lý của Thiên Chúa. Công lý của Thiên Chúa là lòng xót thương.
Nói đến công lý là nói đến xét xử. Vậy Thiên Chúa sẽ xét xử con người thế nào?
Qua bài thánh ca Ep1,3-10, ta thấy được kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Trong Đức Ky-tô và nhờ Đức Ky-tô, Thiên Chúa đã tha thứ mọi lỗi lầm của con người; đã giáng phúc và cứu chuộc con người:
“Trong Đức Ky-tô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc, cho ta hưởng muôn vàn ân phúc của Thánh Thần”(c.3). “Trong Đức Ky-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện nhờ tình thương của Người”(c.4). “Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử, nhờ Đức Giê-su Ky-tô”(c.5). “Để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu”(c.6). “Trong Thánh Tử, nhớ máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi, theo lượng ân sủng rất phong phú của Người”(c.7). “Người cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu, thiên ý này là kế hoạch yêu thương, Người đã định từ trước trong Đức Ky-tô”.(c.9)
Chính Đức Giê-su đã nói: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì được sống đời đời”(x.Ga3,16). Có thể nói qua cuộc khổ nạn, cái chết và sự Phục sinh của Đức Ky-tô, hỏa ngục đã bị phá hủy, giờ chỉ còn thiên đàng và luyện ngục thôi. Hỏa ngục có còn là cho ma quỉ chứ không cho con người. Con người đã được Đức Giê-su chết thay cho rồi mà. Theo đức công bằng, Đức Giê-su cũng đã đền thay cho mọi người rồi, không còn gì để ma quỉ khiếu nại nữa. Ma quỉ không thể nói Thiên Chúa không công bằng được.
Với cái chết của Đức Giê-su, coi như Chúa đã bao tiền tháng điện thọai cho ta; coi như Chúa đã bao cho ta khỏi vào hỏa ngục rồi; còn ta gọi bao nhiều cuộc, ta phải trả bấy nhiêu; ta phạm bao nhiêu tội; ta làm bao nhiêu sự xấu thì ta tự đền bấy nhiêu. Chúa cũng tuyệt quá đấy chứ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Sự công bằng, sự xét xử của Thiên Chúa bây giờ đều được xét theo nhãn quan của lòng thương xót, nghĩa là con người sẽ được bênh vực hết sức; sẽ được biện hộ hết sức và giảm khinh tối đa. Thiên Chúa tìm ra những điểm tốt dù là bé xíu. Có “bé”, Chúa cũng “xé ra to”. Cuộc xét xử của Thiên Chúa trở thành cuộc biện hộ; không chỉ để con người được trắng án mà nhất là để cho con người được cứu độ; được hưởng sự khoan hồng; được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa. Trong cuộc phán xét đó, nếu có điều bất lợi cho con người, dù có nhiều, có to, có lớn đến đâu, sẽ được thu hẹp hết sức; còn điều có lợi cho con người sẽ được mở rộng hết sức, dù nhỏ, dù ít đến đâu. Bởi đó ai cố gắng sống tốt, sống công chính và làm việc tốt bao nhiêu sẽ được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa bấy nhiêu. Ai sống xấu xa, độc ác; bất công, bất chính bao nhiêu thì sẽ được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa ít bấy nhiêu. Thế là công bằng!!!
Vậy ta hãy xác tín rằng: Công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót và lòng thương xót của Thiên Chúa chính là công lý”. Là con người, ai mà không cần đến lòng thương xót của Chúa và Thiên Chúa sẵn sàng ban lòng thương xót cho ta tùy theo sự cố gắng và cách sống của ta. Ta mà cố gắng bao có thể khi sống trên trần gian này thì sau này, trên thiên đàng ta sẽ được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa bấy nhiêu. Quả thật, Thiên Chúa không trừng phạt nhưng chỉ biểu lộ và trao ban lòng thương xót của Ngài mà thôi.
Giải đáp phụng vụ: Các thông báo được đọc khi nào trong Thánh lễ?
Nguyễn Trọng Đa
08:31 21/09/2016
Giải đáp phụng vụ: Các thông báo được đọc khi nào trong Thánh lễ?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Liệu các thông báo cho cộng đoàn, chẳng hạn ngày họp thanh niên, khóa học hôn nhân, ngày nào buổi cầu nguyện sẽ được tổ chức, vv, có nên đọc sau khi Rước lễ không, thưa cha? Hoặc liệu chúng nên đọc sau khi lễ xong (nghĩa là ngoài phụng vụ)?
Hỏi 2: Liệu đàn phong cầm (organ) có được tiếp tục chơi nhẹ nhàng, khi linh mục tráng chén sau Rước Lễ, và nhà tạm vẫn còn mở cửa? - L. B., Rabat, Malta.
Đáp: Trả lời cho câu hỏi 1, chúng ta có thể nói rằng thời điểm chính xác cho các thông báo này là sau lời nguyện Hiệp lễ, nhưng trước khi linh mục ban phép lành cuối lễ. Nếu cần, các tín hữu nên ngồi để nghe thông báo. Do đó, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma [GIRM] nói như sau về các nghi thức kết thúc:
"90. Nghi thức kết thúc gồm có:
“a. Loan báo ngắn, nếu cần;
“b. Chào và ban phép lành: có những ngày và có những trường hợp phép lành này được diễn tả một cách phong phú bằng một lời nguyện trên dân Chúa hay một công thức long trọng hơn;
“c. Giải tán cộng đoàn giáo dân do phó tế hay vị tư tế nói;
“d. Vị tư tế và phó tế hôn bàn thờ và sau đó các vị này cùng với các thừa tác viên khác cúi mình sâu chào bàn thờ.
"166. Ðọc lời nguyện Hiệp Lễ xong, nếu có điều gì cần loan báo cho giáo dân, thì nói vắn tắt.
"184. Khi vị tư tế đã đọc lời nguyện Hiệp Lễ, nếu cần loan báo điều gì cho giáo dân, thầy phó tế sẽ nói vắn tắt, trừ khi chính linh mục muốn làm việc này” (Bản dịch Việt ngữ của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Các qui chế dường như nêu ra rằng linh mục hay thầy phó tế đọc các thông báo này. Đây là một sự thực hành khá phổ biến, tuy nhiên, ít nhất vào một số dịp, một giáo dân có thể đọc thông báo đặc biệt, thí dụ, một đại diện của giới trẻ giáo xứ, hoặc một đại diện của một hội đoàn mời gọi tham gia các sinh hoạt đoàn thể.
Các chỉ dẫn nhấn mạnh rằng các thông báo như thế cần phải ngắn gọn. Chỉ trong trường hợp rất đặc biệt, thời gian thông báo có thể dài hơn trong các thánh lễ thông thường. Trong những dịp đặc biệt, như lễ truyền chức linh mục hay phó tế, thời gian này có thể được sử dụng cho một bài cám ơn ngắn. Trong lễ tang, một bài điếu văn có thể được đọc vào lúc này, mặc dù qui chế và tập tục thay đổi từ nước này sang nước khác.
Đối với âm nhạc sau Rước lễ, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma có các điều sau đây về âm nhạc:
"88. Sau khi cho rước lễ, vị tư tế và giáo dân tùy nghi cầu nguyện trong lòng một khoảng thời gian. Nếu muốn, tất cả cộng đoàn cũng có thể hát một thánh thi, một thánh vịnh hay một bài thánh ca ngợi khen nào khác.
"163. Cho rước lễ xong, vị tư tế rước hết rượu thánh hiến còn lại ngay tại bàn thờ; còn bánh thánh còn dư thì hoặc rước hết tại bàn thờ hay đưa cất trong nhà tạm.
Vị tư tế trở lại bàn thờ, thu những mụn bánh nếu có; rồi ngài đứng sang phía cạnh bàn thờ hay tới bàn phụ mà gạt các mụn bánh trên đĩa thánh và trong bình thánh vào chén thánh; ngài vừa tráng chén, vừa đọc thầm: "Quod ore sumpsimus, Lạy Chúa, miệng chúng con..." và dùng khăn lau chén mà lau. Nếu tráng chén trên bàn thờ, thì sau đó người giúp lễ sẽ đem bình và chén xuống bàn phụ. Cũng có thể để bình chưa tráng, nhất là khi có nhiều bình, trên một khăn thánh ở bàn thờ hay bàn phụ, che đậy lại tùy nghi, để liền sau lễ, khi giải tán dân chúng rồi, sẽ tráng.
“164. Sau đó, vị tư tế có thể trở về ghế. Có thể giữ thinh lặng thánh một lúc, hoặc hát thánh ca ngợi khen hay thánh vịnh (x. số 88).
"313. Còn phong cầm và các nhạc cụ khác đã được chấp thuận cách hợp pháp, thì phải đặt vào chỗ thích hợp, để chúng có thể trợ giúp ca đoàn và giáo dân hát và, nếu độc tấu, thì mọi người có thể nghe tốt được. Nên làm phép đàn phong cầm, trước khi sử dụng trong phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong sách Nghi thức Rôma.
Trong Mùa Vọng được phép đánh phong cầm và các nhạc cụ khác cách vừa phải, phù hợp với đặc tính của mùa này, nhưng đừng đi trước niềm vui trọn vẹn của lễ Chúa Giáng Sinh.
Trong Mùa Chay tiếng phong cầm và các nhạc cụ khác chỉ để giúp hát mà thôi, trừ Chúa Nhật Laetare (IV Mùa Chay), lễ trọng và lễ kính” (Bản dịch, như trên).
Do đó, chúng ta có thể phân biệt hai thời điểm, là khi linh mục tráng chén và khi linh mục trở về ghế. Cũng có hai bài hát khác nhau. Bài hát trong khi Rước lễ, và một bài thánh thi hoặc bài thánh vịnh tùy chọn được hát trong lúc tạ ơn, trừ khi cộng đoàn giữ một khoảng thời gian thinh lặng.
Tôi có thể nói rằng, ngoại trừ trong Mùa Chay, đàn phong cầm có thể tiếp tục chơi một số đoạn của bài hát Rước lễ, trong lúc tráng chén. Nhiều tín hữu đã ngưng hát, và bắt đầu cảm tạ Chúa cách riêng tư, và đôi khi ca đoàn Rước lễ vào lúc này sau khi các tín hữu đã Rước lễ.
Tuy nhiên, trong khi việc giữ thinh lặng thường được ưa thích hơn, các qui chế trên dường như chỉ ra rằng nếu một bài thánh vịnh hoặc thánh thi suy ngắm được chọn, thì bài này nên được mọi người hát, chứ không là bài dành cho đàn phong cầm. (Zenit.org 20-9-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Liệu các thông báo cho cộng đoàn, chẳng hạn ngày họp thanh niên, khóa học hôn nhân, ngày nào buổi cầu nguyện sẽ được tổ chức, vv, có nên đọc sau khi Rước lễ không, thưa cha? Hoặc liệu chúng nên đọc sau khi lễ xong (nghĩa là ngoài phụng vụ)?
Hỏi 2: Liệu đàn phong cầm (organ) có được tiếp tục chơi nhẹ nhàng, khi linh mục tráng chén sau Rước Lễ, và nhà tạm vẫn còn mở cửa? - L. B., Rabat, Malta.
Đáp: Trả lời cho câu hỏi 1, chúng ta có thể nói rằng thời điểm chính xác cho các thông báo này là sau lời nguyện Hiệp lễ, nhưng trước khi linh mục ban phép lành cuối lễ. Nếu cần, các tín hữu nên ngồi để nghe thông báo. Do đó, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma [GIRM] nói như sau về các nghi thức kết thúc:
"90. Nghi thức kết thúc gồm có:
“a. Loan báo ngắn, nếu cần;
“b. Chào và ban phép lành: có những ngày và có những trường hợp phép lành này được diễn tả một cách phong phú bằng một lời nguyện trên dân Chúa hay một công thức long trọng hơn;
“c. Giải tán cộng đoàn giáo dân do phó tế hay vị tư tế nói;
“d. Vị tư tế và phó tế hôn bàn thờ và sau đó các vị này cùng với các thừa tác viên khác cúi mình sâu chào bàn thờ.
"166. Ðọc lời nguyện Hiệp Lễ xong, nếu có điều gì cần loan báo cho giáo dân, thì nói vắn tắt.
"184. Khi vị tư tế đã đọc lời nguyện Hiệp Lễ, nếu cần loan báo điều gì cho giáo dân, thầy phó tế sẽ nói vắn tắt, trừ khi chính linh mục muốn làm việc này” (Bản dịch Việt ngữ của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Các qui chế dường như nêu ra rằng linh mục hay thầy phó tế đọc các thông báo này. Đây là một sự thực hành khá phổ biến, tuy nhiên, ít nhất vào một số dịp, một giáo dân có thể đọc thông báo đặc biệt, thí dụ, một đại diện của giới trẻ giáo xứ, hoặc một đại diện của một hội đoàn mời gọi tham gia các sinh hoạt đoàn thể.
Các chỉ dẫn nhấn mạnh rằng các thông báo như thế cần phải ngắn gọn. Chỉ trong trường hợp rất đặc biệt, thời gian thông báo có thể dài hơn trong các thánh lễ thông thường. Trong những dịp đặc biệt, như lễ truyền chức linh mục hay phó tế, thời gian này có thể được sử dụng cho một bài cám ơn ngắn. Trong lễ tang, một bài điếu văn có thể được đọc vào lúc này, mặc dù qui chế và tập tục thay đổi từ nước này sang nước khác.
Đối với âm nhạc sau Rước lễ, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma có các điều sau đây về âm nhạc:
"88. Sau khi cho rước lễ, vị tư tế và giáo dân tùy nghi cầu nguyện trong lòng một khoảng thời gian. Nếu muốn, tất cả cộng đoàn cũng có thể hát một thánh thi, một thánh vịnh hay một bài thánh ca ngợi khen nào khác.
"163. Cho rước lễ xong, vị tư tế rước hết rượu thánh hiến còn lại ngay tại bàn thờ; còn bánh thánh còn dư thì hoặc rước hết tại bàn thờ hay đưa cất trong nhà tạm.
Vị tư tế trở lại bàn thờ, thu những mụn bánh nếu có; rồi ngài đứng sang phía cạnh bàn thờ hay tới bàn phụ mà gạt các mụn bánh trên đĩa thánh và trong bình thánh vào chén thánh; ngài vừa tráng chén, vừa đọc thầm: "Quod ore sumpsimus, Lạy Chúa, miệng chúng con..." và dùng khăn lau chén mà lau. Nếu tráng chén trên bàn thờ, thì sau đó người giúp lễ sẽ đem bình và chén xuống bàn phụ. Cũng có thể để bình chưa tráng, nhất là khi có nhiều bình, trên một khăn thánh ở bàn thờ hay bàn phụ, che đậy lại tùy nghi, để liền sau lễ, khi giải tán dân chúng rồi, sẽ tráng.
“164. Sau đó, vị tư tế có thể trở về ghế. Có thể giữ thinh lặng thánh một lúc, hoặc hát thánh ca ngợi khen hay thánh vịnh (x. số 88).
"313. Còn phong cầm và các nhạc cụ khác đã được chấp thuận cách hợp pháp, thì phải đặt vào chỗ thích hợp, để chúng có thể trợ giúp ca đoàn và giáo dân hát và, nếu độc tấu, thì mọi người có thể nghe tốt được. Nên làm phép đàn phong cầm, trước khi sử dụng trong phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong sách Nghi thức Rôma.
Trong Mùa Vọng được phép đánh phong cầm và các nhạc cụ khác cách vừa phải, phù hợp với đặc tính của mùa này, nhưng đừng đi trước niềm vui trọn vẹn của lễ Chúa Giáng Sinh.
Trong Mùa Chay tiếng phong cầm và các nhạc cụ khác chỉ để giúp hát mà thôi, trừ Chúa Nhật Laetare (IV Mùa Chay), lễ trọng và lễ kính” (Bản dịch, như trên).
Do đó, chúng ta có thể phân biệt hai thời điểm, là khi linh mục tráng chén và khi linh mục trở về ghế. Cũng có hai bài hát khác nhau. Bài hát trong khi Rước lễ, và một bài thánh thi hoặc bài thánh vịnh tùy chọn được hát trong lúc tạ ơn, trừ khi cộng đoàn giữ một khoảng thời gian thinh lặng.
Tôi có thể nói rằng, ngoại trừ trong Mùa Chay, đàn phong cầm có thể tiếp tục chơi một số đoạn của bài hát Rước lễ, trong lúc tráng chén. Nhiều tín hữu đã ngưng hát, và bắt đầu cảm tạ Chúa cách riêng tư, và đôi khi ca đoàn Rước lễ vào lúc này sau khi các tín hữu đã Rước lễ.
Tuy nhiên, trong khi việc giữ thinh lặng thường được ưa thích hơn, các qui chế trên dường như chỉ ra rằng nếu một bài thánh vịnh hoặc thánh thi suy ngắm được chọn, thì bài này nên được mọi người hát, chứ không là bài dành cho đàn phong cầm. (Zenit.org 20-9-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Tà giáo, Bội giáo và Ly giáo là những tội gì?
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
15:15 21/09/2016
Hỏi: Xin cha giải thích thế nào là Tà giáo, Bội giáo và Ly giáo trong Giáo Hội
Trả lời:
Lịch sử Giáo Hội trên 2000 năm đã trải qua nhiều khó khăn và thách đố đến từ bên trong cũng như từ bên ngoài. Con Thuyền Phê rô đã nhiều phen bị chao đảo vì sống gió tứ bề nổi lên uy hiếp. Nhưng ơn Chúa vẫn đủ để giúp đứng vững,và “quyền lực của tử thần sẽ không thắng nổi ” như Chúa Giêsu đã hứa khi Người thiếp lập Giáo Hội và trao quyền lãnh đạo cho Phêrô. (Mt 16:18).
Những khó khăn lớn từ bên ngoài đưa tới là những cuộc bách đạo ngay từ thế kỷ đầu của Giáo Hội sơ khai cho đến ngày nay, khiến cho hầu hết các Tông Đồ và rất nhiều giáo hữu đã được phúc tử đạo, vì đã kiên cường bảo vệ và sống đức tin Kitô Giáo trước mọi thế lực thù nghịch muốn tiêu diệt. Nhờ máu các anh hùng tử đạo đổ ra mà hạt giống đức tin đã đâm bông, phát sinh hoa trái xum xuê ở khắp mọi nơi trên cánh đồng truyền giáo, khiến cho Giáo Hội không những đứng vững mà còn tăng trưởng mạnh mẽ về mọi mặt cho đến ngày nay.
Ngoài khó khăn trên, Giáo Hội –qua thời gian- còn phải đương đầu với những tà thuyết, như thuyết vô ngộ,(Gnosticism) thuyết tương đối (Relativism), thuyết vô thần(Atheism), thuyết cộng sản (communism), chũ nghĩa vật chất (materialism) chủ nghiã chuộng khoái lạc (hedonism) chủ nghĩa tục hóa(secularism) cùng với “văn hóa của sự chết” (culture of death)…tất cả đều có hại cho niềm tin Kitô Giao mà Giáo Hội có bổn phạm phải chống đỡ để hướng dẫn con cái mình giữ vũng đức tin trước mọi thách đô của thế giới tục hóa xưa và nay.
Và để giữ vững đức tin Kitô Giáo, Giáo Hội còn phải đương đầu với ba tà thuyết xuất phát từ bên trong, đó là Tà giáo (heresy) bội giáo (Apostasy) và Ly giáo (Schism).
1-Tà giáo là gì?
Tà giáo (heresy) hay lạc giáo tức rối đạo, là chối hay nghi ngờ một chân lý đức tin đã được mặc khải mà Giáo Hội tin và giảng dạy cho con cái mình phải tin và tuân giữ cho được rỗi linh hồn. Thí dụ tín điều về Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngôi thứ Hai xuông thế làm Người sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Tín điều Đức Mẹ trọn đời đồng trinh và lên trời cả hồn xác, Tin điều các Thánh Thông Công, tin xác loài người ngày sau sống lại v.v..
Như vậy, nếu ai chối bỏ hay hoài nghi một trong những điều phải tin thì mắc tội rối đạo hay tà giáo, đặc biệt là những ai dạy điều gì trái với niềm tin Kitô Giáo.
Giáo luật của Giáo Hội cũng nói rõ tà giáo hay lạc giáo là “cố chấp phủ nhận hay nghi ngờ một chân lý phải tin, sau khi được chịu phép Rửa tội…(x giáo luật số 751)
Trong thời Tân Ước, Thánh Phao lô đã tố cáo nhứng kẻ mượn danh Tông Đồ để giảng dạy những điều sai lạc về Đức tin như sau:
“Điều tôi làm, tôi sẽ tiếp tục làm, để những kẻ muốn có cơ hội tự phu là những người ngang hàng với chúng tôi, không còn có cơ hội đó nữa. Vì những kẻ đó là tông đồ giả, là thợ gian xảo, đội lốt tông đồ của Chúa Kitô.” (2 Cor 11:12=13)
Thánh Phê rô cũng đã lưu ý tín hữu về sự xuất hiện của những tiên tri giả, nhừng thầy dạy sai lầm, khiến gây hoang mang cho giáo hữu thời sơ khai như sau:
“Trong dân cũng đã xuất hiện những ngôn sứ giả; giữa anh em cũng vậy, sẽ có những thầy dạy giả hiêu; đó là những kẻ sẽ lén lút đưa vào nhừng tà thuyết đẫn tới diệt vong…” (2 Pr 2)
Thánh Gioan cũng nói về nguy cơ có những thầy dạy không thuộc hàng ngũ Tông Đồ. Đó là các kẻ phản Kitô vì sẽ dạy những điều sai lầm, sai lạc giáo lý của Chúa:
“Chúng xuất thân từ hàng ngũ chúng ta. Nhưng không phải là người của chúng ta. Vì nếu là người của chúng ta, chúng đã ở lại với chúng ta.Nhưng như thế mới rõ: Không phải ai ai cũng là người của chúng ta. (1 Ga 2:19)
Sau đây là một vài điển hình về những người đã dạy sai lạc giáo lý đức tin, trong mấy thế kỷ đầu của Giáo Hội. Đó là Arius, Nestorius và Pelagius:
Arius là một linh mục ở Alexandria, đã dạy sai lầm là Chúa Giê su không cũng bản thể và uy quyền với Chúa Cha, khi xuống trần gian làm Con Người, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Tà thuyết này đã bị Công Đồng Nicaea năm 325 lên án và bác bỏ vì sai lạc hoàn toàn với giáo lý của Giáo Hội về Ba Ngôi Thiên Chúa cũng một bản thể (substance) và oai quyền (dignity).
Cùng chia sẻ sai lầm với Arius là Nestorius, một linh mục khác ở Antioch năm 428 A,D cũng phân biệt thần tính (divine nature) và nhân tính (human nature) của Chúa Kitô, và cho rằng Mẹ Maria chỉ là Mẹ về mặt nhân tính của Chúa Kitô mà thôi.
Tà thuyết này đã bị Công Đồng Ephesus lên án năm 431 vì đã dạy sai lầm về hai hai bản tính không hề tách rời nhau của Chúa Kitô như Giáo Hội tin và dạy không sai lầm. Từ đó Công Đông cũng tuyên bố Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos= God bearer) vì là Mẹ thật của Chúa Kitô, là Ngôi Hai cùng bản thể với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi Một Thiên Chúa. Từ đó, Giáo Hội cũng dạy phải kính Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa trong ngày đầu năm dương lịch mỗi năm.
Cùng bị lên án với Nestorius là Pelarius, một luân lý gia nghiêm khắc đã phủ nhận tội Nguyên tổ original sin) với lập luận sai lầm là linh hồn con người do Chúa tạo dựng nên không thể vướng mắc tội được. Do đó, chỉ những người lớn (adults) mới cần rửa tội, còn trẻ con thì không cần, vì chúng chưa biết phạm tội.
2- Bội giáo hay chối Đạo (Apostasy)
Đây là tội rất nghiêm trọng mà một người đã được rửa tội, đã tuyên xưng đức tin nhưng sau đó đã chối bỏ hoàn toàn đức tin về Chúa và về quyền bính của Giáo Hội. Tác giả Thư Do Thái đã nói như sau về tội này:
“Quả thật, những kẻ đã một lần được chiếu sáng, đã được nếm thử ân huệ bởi trời, đã được thông chia Thánh Thần, đã được thưởng thức Lời tốt đẹp của Thiên Chúa…những kẻ ấy mà sa ngã, thì không thể được đổi mới một lần nữa để sám hối ăn năn vì họ đã tự đóng đanh Con Thiên Chúa vào thập giá một lần nữa và đã công khai sỉ nhục Người…” (Dt 6:4-8)
Trong thời Cựu Ước, Dân Do Thái mỗi lần bất trung với Thiên Chúa, họ đã phạm tội này như ngôn sứ Giê rê mia đã nói rõ như sau:
“Sự gian ác của ngươi phải sửa trị ngươi
Hành vi phản bội của ngươi sẽ trừng phạt người
Ngươi phải biết, ngươi phải thấy rằng
Lìa bỏ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi
Không còn kính sợ Người, thì thật là xấu xa và cay đắng” (Gr 2:19)
Tác giả Sách Giô-suê (Joshua) cũng nói như sau về tội bội giáo:
“ĐỨC CHÚA, Thần các thần, chinh Người biết và It-ra-en cũng phải biết:nếu đó là một cuộc nổi loạn hay là một tội bất trung đối với ĐỨC CHÚA, thì xin Người đừng cứu chúng tôi hôm nay,” (Joshua 22:22)
Thánh Phaolô sau này cũng cảnh giác các tín hữu về nguy cơ chối Đạo như sau:
“Trước đó phải có hiện tượng chối Đạo, và người ta sẽ phải thấy xuất hiện người gian ác, đứa hư hỏng.” (Tx 2:3)
Giáo luật của Giáo Hội cũng nói rõ “bội giáo là chối bỏ toàn bộ đức tin Kitô giáo.” (Giáo luật số 751)
Như thế, sau khi được rửa tội để gia nhập Giáo Hội, ai công khải chối Đạo, bỏ Đạo, tức chối bỏ mọi niềm tin Kitô Giáo thì mắc tội bội giáo nói trên. (x giáo luật số 751)
3- LY GIÁO (Schism)
Theo ngữ căn (etymology) Hy lạp thì từ “Schism” có nghĩa xé rách ra. Áp dụng vào đời sống của Giáo Hội, thì từ Schism=Ly giáo là hành vi cố ý rút ra khỏi mọi hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, đặt dưới quyền chăn dắt của Đức Thánh Cha, là Đại Diện duy nhất thay mặt (Vicar) Chúa Kitô trong Sứ mệnh lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ với sự hiệp thông và vâng phuc trọn vẹn của Giám Mục Đoàn (College of Bishops).
Lich sử Giáo Hội nghi nhận có hai cuộc ly giáo nghiêm trọng đã xẩy ra trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo Phương Tây (Rome) (Western Schism) và giữa Giáo Hội Phương Tây với một số Giáo Hội Chính Thống Đông phương (Eastern Orthodox Churches) được tóm lược như sau:
A. Đại Ly giáo Tây Phương (Great Western Schism)
Cuộc ly giáo này kéo dài từ năm 1378 cho đến năm 1417.
Nguyên nhân chính là do sự tranh chấp của một số phe phái trong Giáo Hội về ngôi Giáo Hoàng La Mã, sau khi Tòa Thánh, dưới triều Đức Giáo Hoàng Gregory XI rời đô trở lại Roma từ Avignon (Pháp) năm 1377.
Thời gian này có ba Giáo Hoàng cũng tranh ngôi Giáo Hoàng La mã. Đó là
UrbanVI ở Rome, Clement VII (Pháp) quay trở lại Avignon và Alexander V do Công Đồng Pisa bầu lên năm 1409 nhưng một năm sau (1410) thì được thay thế với Gioan XXIII.Nhưng vị này,sau đó, lại bị coi là ngụy Giáo Hoàng (antipope) nên sau này, năm 1958 Đức Hông Y Roncali được bầu lên kế vị Đức Thánh Cha Piô XII qua đời, ngài đã lấy lai danh hiệu Gioan XXIII cho Giáo Hội.
Trở lại phần trên, Giáo Hội một lúc đã có ba Giáo Hoàng :Urban VI ở Rome, Clement VII ở Avignon và Gioan XXIII (ngụy giáo hoàng).
Sau nhiều cố gắng điều đình giữa các phe tranh trấp, cuối cùng Công Đồng Constance (1414-18) đã bầu được Giáo Hoàng mới cho Giáo Hội. Đó là Hồng Y Oddo Colona, một giáo dân chưa có chức linh mục và giám mục. Nên sau khi được bầu, ngài đã được chịu chức linh mục và giám mục trước khi đăng quang để trở thành Giáo Hoàng Martin V ngày 21 tháng 11 năm 1417. Công Đồng cũng chấp nhận sự từ chức của hai giáo hoàng, một ở Avignon, một ở Rome và truất phế ngụy giáo hoàng Gioan XXIII, chấm dứt cuộc ly giáo Tây Phương kéo dài từ năm 1378 đến 1417 mà nguyên nhân chì vì có sự tranh chấp giữa các phe phái trong nội bộ Giáo Hội Tây Phương (Rome) về ngôi vị Giáo Hoàng.
B- Ly giáo Đông Tây (Eastern Schism)
Đây là vết thương to lớn và kéo dài lâu nhất từ năm 1054 cho đến nay mà vẫn chưa có cơ may hàn gắn.
Đó là cuộc ly giáo giữa Giáo Hội Công Giáo La Mã phương tây và một số các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương do Thượng Phụ Giáo Chủ ở Contantinople (Hy Lạp) cầm đầu.Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng điểm tín lý quan trọng bất hòa là từ ngữ Filioque (and from the Son) trong Kinh Tin Kinh Nicene của Giáo Hội Công Giáo tuyên xưng Chúa Thánh Thần bới Chúa Cha và Chúa Con mà ra.Về mặt quyền bình, các Giáo Hội Đông Phương hiệp thông với Tòa Thượng Phụ Constantinople Hy Lạp không công nhận vai trò Đai Diên Chúa Kitô của Đức Giáo Hoàng La Mã trong việc lãnh đạo Giáo Hội, và đây là điểm khó hòa giải nhất giữa Contantinople xưa và Istanbul nay (thổ Nhĩ Kỳ) với Roma cho đến nay. Hai bên đã ra vạ tuyệt thông (anathemas) cho nhau từ năm 1054. Nhưng vạ này đã được tháo gỡ sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Thượng Phụ Giáo Chủ Chính thống Hy lạp là Athenagoras I và Đức Thánh Cha Phaolô VI năm 1966. Hai Giáo Hội Công Giáo La Mã và Chính Thông Đông Phương đều có chung nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession) vì cũng là kết quả truyền giáo của hai Thánh Phêrô (ở Tây phương) và Anrê em ngài ở Đông Phương. Vì thể cả hai Giáo Hội đều có những bí tích hữu hiệu như nhau.
Ngoài các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, còn có các giáo phái Tin Lành (Protestantism) và Anh giáo (Anglican Communion) là những nhóm Kitô Giáo đã tự ý tách khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã từ thế kỷ thứ 16 đến nay và cũng chưa trở lại hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo vì những bất đồng về quyền bính và một vài điểm tín lý, và phụng vụ.
Như vậy, ai đã gia nhập Giáo Hội qua Phép Rửa mà bỏ Đạo để quay sang một tôn giáo khác thì mắc tội ly giáo trên đây, kể cả những nhóm có ý tách ra khỏi hiệp thông với Giáo Hôi vì lý do riêng của họ.
Tuy nhiên, để tỏ thiện chí muốn hiệp nhất Kitô Giáo, Giáo Hội Công Giáo không lên án những anh em ly khai và luôn hướng về họ với ước mong đạt được sự hiệp nhất(unity) và hiệp thông trọn vẹn (full communion) với các anh em cùng tin Chúa Kitô và giáo lý của Chúa nhưng đang ở bên ngoài Giáo Hội.
Dầu vậy, các gương xấu như tà giáo, bội giáo và ly giáo vẫn bị coi là những tội mắc vạ tuyệt thông tiền kết (đương nhiên mắc vạ) dành riêng cho Đức Thánh Cha quyền tháo gỡ.(x. giáo luật số 1364& 1)
Ước mong những giải đáp trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.
Văn Hóa
Chuyện Xóm Mù
Nguyễn Trung Tây
18:51 21/09/2016
□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện Xóm Mù (Luca 16:19-31)
Nhà Giàu Vô Danh và Nhà Nghèo Lazarô
Theo như thánh sử Luca 16:19-31, tại một thành phố kia có một người nhà giàu ngày đêm yến tiệc linh đình. Ngày ngày ông ta khoác vào người một bộ quần áo đẹp sang trọng. Nằm ngay trước cửa nhà ông là người hàng xóm hành khất Lazarô ghẻ lở đầy mình. Người hành khất bần hàn chỉ có một giấc mơ nhỏ nhoi là được ăn những mảnh vụn của thức ăn dư thừa rơi từ bàn ăn của ông nhà giàu. Nhưng rất tiếc ước mơ nhỏ nhoi này cũng không bao giờ trở thành hiện thực. Ngày ngày Lazarô nằm trước cửa nhà của ông nhà giàu. Không ai để ý tới sự hiện diện của người hành khất ngoại trừ những con chó, ngày ngày chạy đến liếm những vết thương ghẻ lở trên thân thể của ông ta. Cuối cùng người nhà giàu và ông hành khất cũng qua đời. Trong khi người hàng xóm bần hàn thuả xưa được đưa thẳng về trời, ông nhà giàu lãnh cái vé xe lửa tốc hành một chiều đi thẳng tới Hỏa Ngục.
Vào một ngày kia ngước mắt nhìn lên, ông nhà giầu nhận ra người hàng xóm Lazarô đang ngồi trong lòng của tổ phụ Abraham, hình ảnh của Thiên Chúa. Người nhà giàu mở miệng xin một giọt nước, bởi ông ta bị đốt cháy trong ngọn lửa nóng. Nhưng Thiên Chúa nói qua miệng của tổ phụ Abraham,
— Trễ quá rồi con! Trễ quá rồi!
Một giọt nước chẳng là chi. Một trăm giọt nước cộng lại ra một chén nước lạnh cũng không là gì. Không ai buôn bán một giọt nước. Chẳng ai nỡ lòng từ chối một chén nước lạnh với người qua đường. Nhưng yêu cầu nhỏ nhoi, một giọt nước làm nguội đầu lưỡi của ông nhà giàu trong Hỏa Ngục cũng bị Thiên Chúa, một Thiên Chúa của từ bi và nhân hậu thẳng thắn chối từ. Thiên Chúa không phạt ông nhà giàu bởi sự giàu có của ông ta, bởi nếu con cái của Ngài trở thành triệu phú, sống trong nhung êm nệm gấm, Thiên Chúa cũng mừng vui cho họ. Ông nhà giàu bị phạt rớt thẳng xuống Hỏa Ngục bởi đời sống thiếu bác ái, nói một cách khác, đời sống ích kỷ của chính ông ta. Cả một đời sống trong cơm ngon áo đẹp, không bao giờ ông ta mở mắt nhìn đến người hàng xóm đang ngày ngày nằm ngay trước cửa nhà của mình. Có một điều khá lạ, tên của người hành khất được đánh vần viết rõ từng chữ, Lazarô, nhưng tên của người nhà giàu là chi, không ai biết, chẳng ai hay. Người nhà giàu trở thành một nhân vật vô danh bởi tên tuổi của ông ta không được thánh sử Luca nhắc tới. Một trong những cách để giải thích hiện tượng thiếu vắng tên tuổi này là bởi vì đời sống ích kỷ của ông ta đã biến người nhà giàu trở thành một thứ rác rưởi của xã hội. Một người có đời sống rác rưởi như vậy, tên tuổi của người đó không xứng đáng được ai nhắc tới. Hỏa Ngục hay Sheol trong tiếng Cổ Do Thái cũng có nghĩa là nơi chứa rác rưởi. Ðời sống ích kỷ của người nhà giàu đã biến ông thành rác rưởi. Bởi vậy, Sheol, Hỏa Ngục, nơi chứa rác rưởi là nơi duy nhất xứng đáng dành cho những con người rác rưởi như ông ta định cư lâu đời và định cư mãi mãi.
Theo như thánh sử Matthew, vào ngày cuối đời, Thiên Chúa sẽ chất vấn những người đứng bên tay trái và bên tay phải của Ngài đúng một câu hỏi, “Khi xưa ta đói, các con có cho Ta ăn? Ta khát, các con có cho Ta uống? Ta là khách lạ, các con có tiếp rước? Ta trần truồng, các con có cho Ta mặc? Ta đau yếu, các con có thăm viếng? Ta ngồi tù, các con có hỏi thăm?” (Matt 25:35-36). Dựa vào Matt 25:31-46, chúng ta kinh ngạc khám phá ra một điều, theo như thánh sử Mátthêu, vé vào cửa Thiên Đàng sẽ được đóng mộc bởi một và chỉ một con dấu mà thôi, con dấu của lòng từ tâm. Ngày xưa, khi bị Thiên Chúa chất vấn, “Em con đâu rồi?”, Cain nhún vai nói, “Con không biết. Con có phải là người chăm sóc em con hay không?” (Genesis 4:9). Giavê Thiên Chúa không chấp nhận câu trả lời này. Mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đều là con cái của Chúa, bởi vì vào ngày thứ Sáu trong tuần nhân loại đã được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa (Genesis 1:27). Bởi thần đề căn bản này, mọi người trên trái đất đều có nhiệm vụ phải săn sóc và bảo vệ những người kém may mắn hơn mình. Câu hỏi Giavê Thiên Chúa hỏi Cain thuả xưa, “Em con đâu rồi” (Genesis 4:9), Ngài sẽ hỏi lại tôi một lần nữa, khi tôi đứng trước mặt Tòa Án Tối Cao trên Nước Trời. Tùy theo câu trả lời, tôi sẽ được đứng bên tay phải hay tay trái của Thiên Chúa. Nếu giàu từ tâm, tôi đứng bên phía của ông Lazarô. Nếu thiếu từ tâm, tôi xếp hàng với ông nhà giàu vô danh.
Xóm Mù!
Xóm nằm trên khu nghĩa trang. Hồi đó người Pháp kéo đại bác vào tấn công thành Gia Định. Tây rút đi, xác lính triều và lính tây nằm lẫn lộn lên nhau, thối sình, tử khí bốc cao. Tàn cuộc chiến, quan quân triều đình đào lỗ chôn tất cả. Bắt đầu từ hồi đó, đêm đêm có người vẫn cứ nói ma chơi hiện ra chập chờn, ma tây béo và tròn, ma ta gầy và méo.
Cả xóm đi ăn mày. Ngày lê la ngoài phố chợ, tối về ngủ dưới những túp lều lụp xụp. Xóm không có tên nhưng có người cắc cớ gọi Xóm Chó Ỉa.
Bỗng một hôm từng đoàn xe vận tải kéo tới đổ từng đống gạch và bê tông cốt sắt xuống ngay giữa khu đất bỏ trống giữa xóm. Ngày hôm sau nhân công đầu đội mũ bảo hộ màu vàng mặc áo màu cam tấp nập kéo tới. Từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến nửa đêm ngày nào cũng thế, tiếng đinh tiếng búa, tiếng xe vận tải rền vang một khu đất trống. Thiên hạ trong xóm ngơ ngác hỏi nhau,
— Ủa, họ xây cái chi vậy?
— Không biết, đi mà hỏi ông chủ. Ổng đứng bên kia kià. Cái mặt trắng tròn tròn, trắng hồng hồng như trái táo đó.
Chỉ trong vòng một tháng, tòa nhà cao ngất trời thành hình.
Hôm tân niên có đốt pháo. Xe BMW và xe Mercedez bóng lộn đậu một hàng dài từ ngoài ngõ kéo vào tới gần cổng. Quan khách tham dự tiệc tân gia ai cũng mặc vét, cổ thắt cà vạt, phụ nữ son phấn lụa là, mùi nước hoa mắc tiền thơm nức đẩy xô mùi hôi của xóm.
Trong khi tiệc tân gia đang tưng bừng nổ vang tiếng pháo pha tiếng rượu sâm banh, nhiều người nghèo đói ghẻ lở đầy mình kéo tới trước cửa chìa tay ăn xin. Cánh cửa bật tung mở ra, đầy tớ trong nhà mặc quần tây áo ủi thẳng cứng đi ra thẳng tay xua đuổi,
— Đi! Đi chỗ khác chơi…
Nhìn đám đông không chuyển đổi hình dạng, ông chủ tiến ra nhổ nước miếng xuống nền gạch,
— Thế kỷ 20 rồi, lịch sự một chút có được không?
Cánh cửa đóng lại, nhưng ăn mày vẫn không giải tán. Từ trong nhà có người khách ngứa tay quẳng cục xương ngang qua khung cửa sổ, bao nhiêu thân hình còm cõi lao tới một đích điểm! Thế là xóm trên khu dưới nườm nượp kéo tới. Người người chảy ứa nước miếng nhìn cơm gạo trắng Nàng Hương và thịt heo quay chiên dòn... Một lần nữa, cánh cửa mở ra, nhưng lần này không phải là những người hầu mà là bầy chó dữ xua ra với hàm răng trắng nhởn. Có thằng bé ăn mày làm mặt bướng, cứ sấn tới, con chó dữ nhất nhào tới, thằng bé té lăn quay ra sàn nhà, máu đỏ loang lổ sàn gạch mới tinh.
Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Nhưng thằng bé ăn mày không đổ ruột, cho nên vẫn chẳng có chuyện gì xẩy ra. Xương bên trong tiếp tục ném ra, bên ngoài thiên hạ tiếp tục tranh nhau nhặt xương nhai, tiếng xương nhai nghe rau ráu, rôm rốp, vui tai, và ròn tan. Thằng bé ăn mày bị chó cắn vẫn nằm đó, vết cắn sâu hoắm, máu đỏ chảy thông thốc có vòi, tuôn ồng ộc như nước phông tên. Nhìn ông chủ khuôn mặt tròn xoe có mầu hồng đào của táo đang đứng bất động ngay cánh cửa làm bằng gỗ lim mầu nâu bóng, ông bố bế thằng con bị chó cắn lên tay yên lặng bỏ đi, miệng không nói chi nhưng ánh mắt khó hiểu.
Cứ thế, tòa lâu đài của xóm tiếp tục tiếng nhạc rập rình, xe hơi nối đuôi xếp hàng trước ngõ, và dân trong xóm tiếp tục đi ăn mày vào lòng từ tâm của khắp cùng thiên hạ.
Tối hôm đó, vầng trăng lưỡi liềm vừa vắt ngang qua cột dây điện cao thế của tòa nhà, người trong xóm hốt hoảng nhận ra tiếng rú như lợn bị thọc tiết phát ra từ tòa cao ốc. Người người chạy tới chỉ để nhận ra xác người mặt tròn mầu trái táo rớt từ trên lầu cao chót vót giờ đang nằm sõng soài ngay trước sân gạch, đúng ngay nơi thằng bé ăn mày bị chó cắn té vật mặt xuống, giờ đã chết, chôn được hơn nửa tháng.
Một tháng sau, tòa nhà treo bảng, “Bán nhà!”.
Có mấy người mặt tròn tròn mầu táo ghé vào hỏi thăm. Nhưng chỉ vỏn vẹn được ba bữa nửa tháng căn nhà lại treo bảng bán bởi tiếng đồn nhà có ma.
Thiên hạ đổi tên gọi Xóm Mù!
Vào một buổi sáng, người trong thôn nhìn thấy một vị thiền sư trường phái khất thực, mặt trẻ măng vác bình bát đi ngang qua Xóm Ma. Thấy căn nhà đồ sộ rũ mình trong hoang phế, thiền sư hỏi chuyện. Nghe xong, ông yên lặng bỏ đi.
Sáng hôm sau, người ta nhìn thấy trên cánh cửa bám dính màng nhện của tòa nhà có dán một bài thơ, chữ sắc và gọn,
Sống Tử Tế
Nếu biết rằng, dù có là phú quý cao sang,
cửa nhà gác tiá lộng lẫy huy hoàng,
vàng chôn trong nhà, phần chìm phần nổi,
nhưng đời nhân gian rồi cũng sẽ chìm vào dĩ vãng,
tôi sẽ sống khác, khác rõ ràng,
tương tự cõi âm phủ và chốn dương gian.
Nếu biết rằng không phải chỉ có riêng tôi sống trên mặt đất,
nhưng còn bao nhiêu triệu triệu người khác,
giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,
biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,
thì tôi sẽ sống khác,
sống tử tế hơn.
Và tôi sẽ không bao giờ sống
lạnh tanh như một xác chết đã chôn,
tối thui cặp mắt mù lòa,
không nhận ra
nhân diện của Chúa,
trên khuôn mặt của nhân gian,
và của những người anh chị em đói khổ bần hàn
sống chung quanh.
Những cuộc đời như thế, nhạt! tanh!
Buồn ơi là buồn cho những mảnh vụn đời có máu lạnh!
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Chuyện Xóm Mù (Luca 16:19-31)
Nhà Giàu Vô Danh và Nhà Nghèo Lazarô
Theo như thánh sử Luca 16:19-31, tại một thành phố kia có một người nhà giàu ngày đêm yến tiệc linh đình. Ngày ngày ông ta khoác vào người một bộ quần áo đẹp sang trọng. Nằm ngay trước cửa nhà ông là người hàng xóm hành khất Lazarô ghẻ lở đầy mình. Người hành khất bần hàn chỉ có một giấc mơ nhỏ nhoi là được ăn những mảnh vụn của thức ăn dư thừa rơi từ bàn ăn của ông nhà giàu. Nhưng rất tiếc ước mơ nhỏ nhoi này cũng không bao giờ trở thành hiện thực. Ngày ngày Lazarô nằm trước cửa nhà của ông nhà giàu. Không ai để ý tới sự hiện diện của người hành khất ngoại trừ những con chó, ngày ngày chạy đến liếm những vết thương ghẻ lở trên thân thể của ông ta. Cuối cùng người nhà giàu và ông hành khất cũng qua đời. Trong khi người hàng xóm bần hàn thuả xưa được đưa thẳng về trời, ông nhà giàu lãnh cái vé xe lửa tốc hành một chiều đi thẳng tới Hỏa Ngục.
Vào một ngày kia ngước mắt nhìn lên, ông nhà giầu nhận ra người hàng xóm Lazarô đang ngồi trong lòng của tổ phụ Abraham, hình ảnh của Thiên Chúa. Người nhà giàu mở miệng xin một giọt nước, bởi ông ta bị đốt cháy trong ngọn lửa nóng. Nhưng Thiên Chúa nói qua miệng của tổ phụ Abraham,
— Trễ quá rồi con! Trễ quá rồi!
Một giọt nước chẳng là chi. Một trăm giọt nước cộng lại ra một chén nước lạnh cũng không là gì. Không ai buôn bán một giọt nước. Chẳng ai nỡ lòng từ chối một chén nước lạnh với người qua đường. Nhưng yêu cầu nhỏ nhoi, một giọt nước làm nguội đầu lưỡi của ông nhà giàu trong Hỏa Ngục cũng bị Thiên Chúa, một Thiên Chúa của từ bi và nhân hậu thẳng thắn chối từ. Thiên Chúa không phạt ông nhà giàu bởi sự giàu có của ông ta, bởi nếu con cái của Ngài trở thành triệu phú, sống trong nhung êm nệm gấm, Thiên Chúa cũng mừng vui cho họ. Ông nhà giàu bị phạt rớt thẳng xuống Hỏa Ngục bởi đời sống thiếu bác ái, nói một cách khác, đời sống ích kỷ của chính ông ta. Cả một đời sống trong cơm ngon áo đẹp, không bao giờ ông ta mở mắt nhìn đến người hàng xóm đang ngày ngày nằm ngay trước cửa nhà của mình. Có một điều khá lạ, tên của người hành khất được đánh vần viết rõ từng chữ, Lazarô, nhưng tên của người nhà giàu là chi, không ai biết, chẳng ai hay. Người nhà giàu trở thành một nhân vật vô danh bởi tên tuổi của ông ta không được thánh sử Luca nhắc tới. Một trong những cách để giải thích hiện tượng thiếu vắng tên tuổi này là bởi vì đời sống ích kỷ của ông ta đã biến người nhà giàu trở thành một thứ rác rưởi của xã hội. Một người có đời sống rác rưởi như vậy, tên tuổi của người đó không xứng đáng được ai nhắc tới. Hỏa Ngục hay Sheol trong tiếng Cổ Do Thái cũng có nghĩa là nơi chứa rác rưởi. Ðời sống ích kỷ của người nhà giàu đã biến ông thành rác rưởi. Bởi vậy, Sheol, Hỏa Ngục, nơi chứa rác rưởi là nơi duy nhất xứng đáng dành cho những con người rác rưởi như ông ta định cư lâu đời và định cư mãi mãi.
Theo như thánh sử Matthew, vào ngày cuối đời, Thiên Chúa sẽ chất vấn những người đứng bên tay trái và bên tay phải của Ngài đúng một câu hỏi, “Khi xưa ta đói, các con có cho Ta ăn? Ta khát, các con có cho Ta uống? Ta là khách lạ, các con có tiếp rước? Ta trần truồng, các con có cho Ta mặc? Ta đau yếu, các con có thăm viếng? Ta ngồi tù, các con có hỏi thăm?” (Matt 25:35-36). Dựa vào Matt 25:31-46, chúng ta kinh ngạc khám phá ra một điều, theo như thánh sử Mátthêu, vé vào cửa Thiên Đàng sẽ được đóng mộc bởi một và chỉ một con dấu mà thôi, con dấu của lòng từ tâm. Ngày xưa, khi bị Thiên Chúa chất vấn, “Em con đâu rồi?”, Cain nhún vai nói, “Con không biết. Con có phải là người chăm sóc em con hay không?” (Genesis 4:9). Giavê Thiên Chúa không chấp nhận câu trả lời này. Mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đều là con cái của Chúa, bởi vì vào ngày thứ Sáu trong tuần nhân loại đã được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa (Genesis 1:27). Bởi thần đề căn bản này, mọi người trên trái đất đều có nhiệm vụ phải săn sóc và bảo vệ những người kém may mắn hơn mình. Câu hỏi Giavê Thiên Chúa hỏi Cain thuả xưa, “Em con đâu rồi” (Genesis 4:9), Ngài sẽ hỏi lại tôi một lần nữa, khi tôi đứng trước mặt Tòa Án Tối Cao trên Nước Trời. Tùy theo câu trả lời, tôi sẽ được đứng bên tay phải hay tay trái của Thiên Chúa. Nếu giàu từ tâm, tôi đứng bên phía của ông Lazarô. Nếu thiếu từ tâm, tôi xếp hàng với ông nhà giàu vô danh.
Xóm Mù!
Xóm nằm trên khu nghĩa trang. Hồi đó người Pháp kéo đại bác vào tấn công thành Gia Định. Tây rút đi, xác lính triều và lính tây nằm lẫn lộn lên nhau, thối sình, tử khí bốc cao. Tàn cuộc chiến, quan quân triều đình đào lỗ chôn tất cả. Bắt đầu từ hồi đó, đêm đêm có người vẫn cứ nói ma chơi hiện ra chập chờn, ma tây béo và tròn, ma ta gầy và méo.
Cả xóm đi ăn mày. Ngày lê la ngoài phố chợ, tối về ngủ dưới những túp lều lụp xụp. Xóm không có tên nhưng có người cắc cớ gọi Xóm Chó Ỉa.
Bỗng một hôm từng đoàn xe vận tải kéo tới đổ từng đống gạch và bê tông cốt sắt xuống ngay giữa khu đất bỏ trống giữa xóm. Ngày hôm sau nhân công đầu đội mũ bảo hộ màu vàng mặc áo màu cam tấp nập kéo tới. Từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến nửa đêm ngày nào cũng thế, tiếng đinh tiếng búa, tiếng xe vận tải rền vang một khu đất trống. Thiên hạ trong xóm ngơ ngác hỏi nhau,
— Ủa, họ xây cái chi vậy?
— Không biết, đi mà hỏi ông chủ. Ổng đứng bên kia kià. Cái mặt trắng tròn tròn, trắng hồng hồng như trái táo đó.
Chỉ trong vòng một tháng, tòa nhà cao ngất trời thành hình.
Hôm tân niên có đốt pháo. Xe BMW và xe Mercedez bóng lộn đậu một hàng dài từ ngoài ngõ kéo vào tới gần cổng. Quan khách tham dự tiệc tân gia ai cũng mặc vét, cổ thắt cà vạt, phụ nữ son phấn lụa là, mùi nước hoa mắc tiền thơm nức đẩy xô mùi hôi của xóm.
Trong khi tiệc tân gia đang tưng bừng nổ vang tiếng pháo pha tiếng rượu sâm banh, nhiều người nghèo đói ghẻ lở đầy mình kéo tới trước cửa chìa tay ăn xin. Cánh cửa bật tung mở ra, đầy tớ trong nhà mặc quần tây áo ủi thẳng cứng đi ra thẳng tay xua đuổi,
— Đi! Đi chỗ khác chơi…
Nhìn đám đông không chuyển đổi hình dạng, ông chủ tiến ra nhổ nước miếng xuống nền gạch,
— Thế kỷ 20 rồi, lịch sự một chút có được không?
Cánh cửa đóng lại, nhưng ăn mày vẫn không giải tán. Từ trong nhà có người khách ngứa tay quẳng cục xương ngang qua khung cửa sổ, bao nhiêu thân hình còm cõi lao tới một đích điểm! Thế là xóm trên khu dưới nườm nượp kéo tới. Người người chảy ứa nước miếng nhìn cơm gạo trắng Nàng Hương và thịt heo quay chiên dòn... Một lần nữa, cánh cửa mở ra, nhưng lần này không phải là những người hầu mà là bầy chó dữ xua ra với hàm răng trắng nhởn. Có thằng bé ăn mày làm mặt bướng, cứ sấn tới, con chó dữ nhất nhào tới, thằng bé té lăn quay ra sàn nhà, máu đỏ loang lổ sàn gạch mới tinh.
Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Nhưng thằng bé ăn mày không đổ ruột, cho nên vẫn chẳng có chuyện gì xẩy ra. Xương bên trong tiếp tục ném ra, bên ngoài thiên hạ tiếp tục tranh nhau nhặt xương nhai, tiếng xương nhai nghe rau ráu, rôm rốp, vui tai, và ròn tan. Thằng bé ăn mày bị chó cắn vẫn nằm đó, vết cắn sâu hoắm, máu đỏ chảy thông thốc có vòi, tuôn ồng ộc như nước phông tên. Nhìn ông chủ khuôn mặt tròn xoe có mầu hồng đào của táo đang đứng bất động ngay cánh cửa làm bằng gỗ lim mầu nâu bóng, ông bố bế thằng con bị chó cắn lên tay yên lặng bỏ đi, miệng không nói chi nhưng ánh mắt khó hiểu.
Cứ thế, tòa lâu đài của xóm tiếp tục tiếng nhạc rập rình, xe hơi nối đuôi xếp hàng trước ngõ, và dân trong xóm tiếp tục đi ăn mày vào lòng từ tâm của khắp cùng thiên hạ.
Tối hôm đó, vầng trăng lưỡi liềm vừa vắt ngang qua cột dây điện cao thế của tòa nhà, người trong xóm hốt hoảng nhận ra tiếng rú như lợn bị thọc tiết phát ra từ tòa cao ốc. Người người chạy tới chỉ để nhận ra xác người mặt tròn mầu trái táo rớt từ trên lầu cao chót vót giờ đang nằm sõng soài ngay trước sân gạch, đúng ngay nơi thằng bé ăn mày bị chó cắn té vật mặt xuống, giờ đã chết, chôn được hơn nửa tháng.
Một tháng sau, tòa nhà treo bảng, “Bán nhà!”.
Có mấy người mặt tròn tròn mầu táo ghé vào hỏi thăm. Nhưng chỉ vỏn vẹn được ba bữa nửa tháng căn nhà lại treo bảng bán bởi tiếng đồn nhà có ma.
Thiên hạ đổi tên gọi Xóm Mù!
Vào một buổi sáng, người trong thôn nhìn thấy một vị thiền sư trường phái khất thực, mặt trẻ măng vác bình bát đi ngang qua Xóm Ma. Thấy căn nhà đồ sộ rũ mình trong hoang phế, thiền sư hỏi chuyện. Nghe xong, ông yên lặng bỏ đi.
Sáng hôm sau, người ta nhìn thấy trên cánh cửa bám dính màng nhện của tòa nhà có dán một bài thơ, chữ sắc và gọn,
Sống Tử Tế
Nếu biết rằng, dù có là phú quý cao sang,
cửa nhà gác tiá lộng lẫy huy hoàng,
vàng chôn trong nhà, phần chìm phần nổi,
nhưng đời nhân gian rồi cũng sẽ chìm vào dĩ vãng,
tôi sẽ sống khác, khác rõ ràng,
tương tự cõi âm phủ và chốn dương gian.
Nếu biết rằng không phải chỉ có riêng tôi sống trên mặt đất,
nhưng còn bao nhiêu triệu triệu người khác,
giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,
biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,
thì tôi sẽ sống khác,
sống tử tế hơn.
Và tôi sẽ không bao giờ sống
lạnh tanh như một xác chết đã chôn,
tối thui cặp mắt mù lòa,
không nhận ra
nhân diện của Chúa,
trên khuôn mặt của nhân gian,
và của những người anh chị em đói khổ bần hàn
sống chung quanh.
Những cuộc đời như thế, nhạt! tanh!
Buồn ơi là buồn cho những mảnh vụn đời có máu lạnh!
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tây Hồ
Nguyễn Ngọc Liên
19:19 21/09/2016
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Hồ Tây đẹp tựa Tây Thi
Mênh mang sóng nước thầm thì đa mang
ngàn năm sông hỏi thời gian
Lấp vùi bao nỗi gian nan cõi người.
(Trích thơ của Trần Thái Sơn)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 15 – 21/09/2016: Cuộc xâm lược văn hóa Hồi Giáo tại châu Âu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:40 21/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sáng 17-9, Đức Thánh Cha đã đồng tế thánh lễ với 106 vị Đại diện Tòa Thánh và sau đó đã gặp gỡ các vị để nhắn nhủ về việc chu toàn sứ mạng được ủy thác.
Các vị Sứ Thần và Khâm Sứ Tòa Thánh về Roma để cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót từ 15 đến hết ngày 17-9.
Trong bài huấn dụ dài tại cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha nhiệt liệt cám ơn các vị Đại diện Tòa Thánh vì lòng quảng đại, tận tụy và hy sinh trong việc chu toàn sứ mạng liên kết giữa Người Kế Vị Thánh Phêrô và các Giáo Hội địa phương, kiến tạo và thăng tiến tình hiệp thông là “nhựa sống cho đời sống Giáo Hội và cho việc loan báo sứ điệp của Giáo Hội”.
Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc nhở các vị Đại diện Tòa Thánh hãy “phục vụ trong tinh thần hy sinh như những sứ giả khiêm tốn, như Chân phước Giáo Hoàng Phaolô 6 đã nói: “Hoạt động của vị Đại diện Tòa Thánh trước tiên là một việc phục vụ quí giá cho cac Giám Mục, linh mục, tu sĩ và mọi tín hữu Công Giáo ở địa phương, họ tìm được nơi vị Đại diện Tòa Thánh một sự nâng đỡ và bảo vệ, trong tư cách ngài đại diện một quyền bính cao hơn, để mưu ích cho tất cả mọi người”.
Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng: “Nếu không có lòng khiêm tốn thì không dịch vụ nào có thể thực hiện được hoặc có đặc tính phong phú. Sự khiêm tốn của một Sứ Thần Tòa Thánh được biểu lộ qua lòng yêu mến đối với đất nước và Giáo Hội nơi ngài được kêu gọi phục vụ”.
Đức Thánh Cha khuyến khích các vị Đại diện Tòa Thánh không những chỉ “quan sát, phân tích và tường trình”, nhưng còn cần “gặp gỡ, lắng nghe, đối thoại, chia sẻ, đề nghị và cộng tác, để làm nổi bật lòng yêu mến chân thành, thiện cảm và cảm thông đối với dân chúng và Giáo Hội địa phương”.
Ngài cũng nhận xét: Ngày nay, những đe dọa từ bên ngoài của chó sói, bắt cóc và tấn công đoàn chiên, làm cho đoàn chiên hoang mang, phân tán và bị phá hủy vẫn còn là điều thời sự. Chó sói ngày nay vẫn có những điểm giống như trước, đó là sự thiếu thông cảm, đố kỵ, gian ác, bách hại, xóa bỏ sự thật, chống lại sự tốt lành, khép kín đối với tình yêu, đố kỵ về văn hóa, và nghi kỵ..”. Đức Thánh Cha nói: “Tôi nghĩ đến các tín hữu Kitô ở Trung Đông, cuộc vây hãm bạo lực chống lại họ dường như nhắm tiêu diệt họ với sự im lặng đồng lõa của bao nhiêu người”.
Đức Thánh Cha không quên nhắc các vị Đại diện Tòa Thánh hãy dành thời giờ cho các Giám Mục, linh mục, tu sĩ, các giáo xứ, các tổ chức văn hóa và xã hội... Hãy tháp tùng Giáo Hội địa phương với tâm hồn của một vị mục tử. “Cần di động. Những thư từ và bá cáo lạnh lùng không đủ. Những điều nghe nói mà thôi không đủ. Còn cần phải nhìn tận mắt hạt giống tốt của Tin Mừng đang triển nở thế nào. Đừng đợi người ta đến gặp anh em để trình bày một vấn đề hoặc muốn giải quyết một việc. Anh em hãy đi tới các giáo dận, các dòng tu, các giáo xứ, các chủng viện, để hiểu Dân Chúa đang sống, suy nghĩ và thắc mắc thế nào. Nghĩa là Anh em hãy thực sự biểu lộ một Giáo Hội “đi ra ngoài”, “một bệnh viện dã chiến”, có khả năng sống chiều kích của Giáo Hội địa phương, của đất nước và của tổ chức mà anh em được sai tới”.
Đức Thánh Cha cho biết một quan tâm sâu xa của ngài là việc tuyển chọn các Giám Mục tương lai và ngài đã nói với Bộ Giám Mục đề ra danh sách những đức tính và khả năng mà các vị Chủ Chăn của Giáo Hội ngày nay phải có: các Giám Mục phải là chứng nhân của Đấng Phục Sinh chứ không phải là những người mang lý lịch; các Giám Mục phải là người cầu nguyện, quen thuộc với những điều từ trên cao và không bị đè bẹp vì gánh nặng từ bên dưới; các Giám Mục phải có khả năng đi vào sự hiện diện của Thiên Chúa “trong kiên nhẫn”; các Giám Mục phải là mục tử, chứ không phải là những ông hoàng hoặc công chức”
2. Các Giám Mục Canada khẳng định không có sự thay đổi trong kỷ luật bí tích đối với những người ly dị và tái hôn
Các giám mục Công Giáo thuộc Alberta và các vùng lãnh thổ Tây Bắc của Canada đã ban hành một hướng dẫn mới dành cho các linh mục liên quan đến việc chăm sóc mục vụ cho những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn. Các ngài khẳng định rằng những ai trong hoàn cảnh như thế muốn được rước lễ cần phải quyết tâm sống như anh em với nhau.
Các Giám Mục nhận định rằng ngày nay đang có sự hoang mang trong các tín hữu Công Giáo về các khả năng của một sự thay đổi trong kỷ luật bí tích của Giáo Hội:
“Điều này có thể xảy ra thông qua các phương tiện truyền thông, bạn bè, hoặc gia đình khiến nhiều cặp vợ chồng hiểu nhầm rằng có một sự thay đổi trong thực hành của Giáo Hội, cụ thể là giờ đây những người ly dị và tái hôn có thể được Rước Lễ trong các Thánh Lễ miễn là họ có một cuộc trò chuyện với một linh mục. Quan điểm này là sai lầm.”
Các Giám Mục dạy rằng trong những trường hợp như thế, các mục tử cần tháp tùng các cặp vợ chồng trong “một cuộc hành trình chữa lành và hòa giải,” dẫn họ đến với việc tham khảo ý kiến của các toà án hôn nhân.
Viện dẫn các giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II trong Familiaris Consortio, các giám mục viết: “Những ai tham gia vào một cuộc hôn nhân thứ hai bất hợp pháp và không muốn chấm dứt tình trạng này, vì có con cái trong kết hiệp đó, thì cần phải tránh sự thân mật tình dục và phải sống trong khiết tịnh như anh trai em gái.”
3. Đức Hồng Y Schönborn làm rõ nhận định của ngài về khả năng của một cuộc xâm lược văn hóa Hồi Giáo tại châu Âu
Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna đã ra một tuyên bố phủ nhận rằng ngài đã cảnh báo chống lại âm mưu chinh phục châu Âu của người Hồi Giáo.
Bài giảng thánh lễ Chúa Nhật 11 tháng 9 của ngài tại nhà thờ chánh tòa Thánh Stêphanô đang thu hút sự chú ý trên toàn thế giới, đặc biệt trong cộng đồng Hồi Giáo. Trong bài giảng này vị Hồng Y, Tổng Giám Mục thủ đô Vienna đã nói về khả năng chinh phục châu Âu của người Hồi Giáo.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố nhằm giải thích ý kiến của ngài, Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: “Căn tính Kitô giáo của châu Âu đang gặp nguy hiểm, vì chúng ta những người châu Âu coi rẻ nó.” Đức Hồng Y thêm rằng, người Hồi giáo bây giờ đang chuẩn bị để điền vào khoảng trống văn hóa đó.
Đức Hồng Y Schönborn nói rằng bài giảng của ngài bị “các phương tiện truyền thông diễn dịch sai lạc như thể đó là một cuộc tấn công vào người Hồi giáo và thậm chí chống lại những người tị nạn.” Thực ra, Đức Hồng Y cho rằng, thách đố đối với các Kitô hữu châu Âu là phải khôi phục lại bản sắc văn hóa của mình.
“Rõ ràng có nhiều người Hồi giáo muốn lợi dụng sự yếu đuối của chúng ta,” Đức Hồng Y nói, “Họ không phải chịu trách nhiệm về chuyện đó. Nhưng chính chúng ta phải chịu trách nhiệm.”
4. Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Luật làm rõ những cản trở trong việc thụ phong linh mục
Nam giới đã từng tham gia vào một vụ giết người, phá thai, hoặc đã từng tự tử không thể được coi là ứng viên chức linh mục. Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Luật cho biết như trên hôm thứ Năm 15 tháng 9, 2016.
Làm rõ khoản 1041 trong Bộ Giáo Luật của Giáo Hội Công Giáo, Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Luật cho biết sự hợp tác trong việc phá thai hay giết người là một trở ngại cho chức linh mục. Điều này cũng được áp dụng trong việc toan tính tự tử hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho chính mình. Các phán quyết mới đã được sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Cha Juan Ignacio Arrieta, tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Luật nói rằng mặc dù những tội liên quan đến những hành động này có thể được tha thứ thông qua bí tích hòa giải, những điều này “vẫn còn là những dấu hiệu cảnh báo” nghiêm trọng về khả năng thực hiện thừa tác vụ linh mục.
Tuy nhiên, Đức Cha Arrieta cho biết thêm là Đức Giám Mục bản quyền sau khi cân nhắc và phân định trong những trường hợp cụ thể có thể loại bỏ các chướng ngại này.
5. Nhận định của các Giám Mục Trung và Đông Âu về tương lai của châu Âu
Đại diện các Hội đồng Giám mục Công Giáo ở Trung và Đông Âu đã có cuộc gặp gỡ tại Bratislava để thảo luận về cuộc khủng hoảng của gia đình và sinh suất quá thấp ở châu Âu.
“Điều cần thiết là phải thúc đẩy những suy tư về bản sắc châu Âu, là điều luôn được liên kết với gia đình dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người phụ nữ”, Hội đồng các Giám Mục Trung và Đông Âu đã cho biết như trên trong một tuyên bố sau cuộc họp.
Các ngài nhấn mạnh rằng: “Chỉ xã hội nào coi trọng con cái mới là một xã hội có hy vọng.”
“Hiện nay, châu Âu, trước hết, cần có những gia đình ổn định và một chính sách dân số thận trọng. Nhập cư không phải là giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhân khẩu học.”
Các giám mục cũng đã thảo luận về các chủ đề khác, bao gồm người tị nạn và cuộc bách hại các Kitô hữu trên thế giới, và bày tỏ niềm hy vọng rằng “Châu Âu sẽ trở thành một lục địa đặt sự sống con người - từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên - lên trên hết; hết mình hỗ trợ cho gia đình, và hôn nhân phải có một vị trí ưu tiên trong nhận thức của các vị đại diện dân cử”
6. Một phụ nữ Công Giáo bị chặt đứt chân tay cho đến chết tại bang Punjab của Ấn Độ
Một phụ nữ Công Giáo, sống trong khu vực Punjab của Ấn Độ, bị khuyết tật trí tuệ nghiêm trọng đã bị giết một cách dã man bởi các tín hữu theo đạo Sikh là những người nghĩ rằng cô đã làm nhục sách thánh của họ.
Đức Giám Mục Franco Mulakkai của giáo phận Jalandhar cho thông tấn xã Công Giáo AsiaNews biết là cô Balwinder Kaur, 55 tuổi, đã qua đời vào ngày 11 tháng 9 sau khi cô bị kéo lê từ nhà mình ra đường, bị đánh đập dã man, và bị chặt đứt chân tay bằng rìu. Cô bị để cho chảy máu đến chết, một cách từ từ và đau đớn.
Đức Cha nói: “Tất cả những điều này là những bằng chứng cho thấy đang có những cuộc bách hại công khai ở Punjab.”
7. Đức Thánh Cha viếng thăm các bệnh nhân
Chiều 16-9 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến viếng thăm 2 nhà thương ở Roma trong chương trình thực thi các việc từ bi thương xót mỗi tháng 1 lần vào ngày thứ sáu.
Trước tiên ngài đến thăm khu cứu cấp và khu trẻ sơ sinh của bệnh viện thánh Gioan không xa Đền thờ Thánh Gioan Laterano. Tại khu này có 12 hài nhi được trị liệu vì những bệnh khác nhau. 5 em bị bệnh nặng và ở trong các lồng chữa trị khẩn trương. Ở tầng trên của khu này có một phòng dành cho các em bệnh nhân khác.
Các nhân viên kinh ngạc khi thấy Đức Thánh Cha đến thăm. Ngài cũng đeo khẩu trang và mặc áo khử trùng để tôn trọng môi trường vô trùng, dừng lại tại mỗi lồng trẻ em, thăm hỏi, an ủi và khích lệ cha mẹ các em hiện diện.
Sau đó, Đức Thánh Cha đến thăm Nhà Dưỡng lão “Biệt Thự Hy vọng” (Villa Speranza) nơi có 30 bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời. Nhà này thuộc bệnh viện Gemelli của Đại Học CG Thánh Tâm, ở đường Pineta Sacchetti.
Đến nơi, sau khi được các vị hữu trách chào đón, Đức Thánh Cha đã chào từng bệnh nhân trong phòng của họ. Các bệnh nhân và thân nhân rất ngạc nhiên và cảm động vì sự thăm viếng của Ngài.
Qua cuộc viếng thăm Thứ Sáu Thương Xót vừa qua, Đức Thánh Cha muốn mang lại một dấu chỉ mạnh mẽ về tầm quan trọng của sự sống, từ lúc đầu tiên cho đến lúc chấm dứt tự nhiên. Ngài đã nhiều lần nhấn mạnh về việc tiếp đón sự sống và bảo đảm phẩm giá của con người trong mọi giai đoạn phát triển.
8. Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục thực thi lòng thương xót
Sáng ngày 16-9, trong buổi tiếp kiến 154 Giám Mục thuộc Bộ Giám Mục và Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, Đức Thánh Cha mời gọi các vị trở thành những “mục tử của lòng thương xót”.
Đây là những Giám Mục mới thụ phong gần đây, trong số các vị có một người Việt Nam là Đức Cha Giuse Nguyễn Thế Phương, tân Giám Mục giáo phận Kamloop, ở miền tây Canada.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các Giám Mục chu toàn nghĩa vụ làm cho lòng từ bi thương xót trở thành trọng tâm toàn thể công việc mục vụ. Ngài nói: “Cần làm sao để lòng thương xót hình thành và chi phối tới các cơ cấu mục vụ trong các giáo phận của anh em. Đây không phải là hạ thấp những đòi hỏi hoặc bán rẻ các hạt ngọc trai của chúng ta. Trái lại điều kiện duy nhất để hạt trai quí giá đặt ra cho những người tìm thấy nó, đó là cần phải chấp nhận mọi rủi ro để đạt được nó”.
“Anh em đừng sợ đề nghị Lòng Thương Xót như tóm lược tất cả những gì Thiên Chúa cống hiến cho thế giới, vì đó là điều lớn nhất mà trái tim của con người có thể khao khát”.
Đức Thánh Cha cũng đề ra một loạt các lời khuyên cho các Giám Mục mới để biến lòng thương xót thành trọng tâm việc mục vụ, ví dụ: “Anh em hãy trở thành những Giám Mục có khả năng thu hút tâm hồn con người,.. hãy làm cho sứ vụ anh em trở thành biểu tượng lòng thương xót, là sức mạnh duy nhất có khả năng thu hút và lôi kéo trường kỳ trái tim con người... Anh em hãy trở thành những Giám Mục có khả năng giáo huấn những người được ủy thác cho anh em.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng “Tôi nhắc nhở anh em hãy chăm lo vun trồng cuộc sống thân mật với Thiên Chúa là nguồn mạch sự tự chủ và hiến thân, tự do đi ra ngoài và trở về.”
Hằng năm Bộ Giám Mục và Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương vẫn tổ chức khóa bồi dưỡng kéo dài khoảng 10 ngày tại Học viện Nữ Vương các Tông Đồ của dòng Đạo Binh Chúa Kitô dành cho các Giám Mục mới chịu chức thuộc thẩm quyền của hai bộ, còn Bộ Truyền giáo tổ chức khóa tương tự, hai năm một lần, tại Giáo Hoàng Học viện thánh Phaolô.
9. Đức Thánh Cha tiếp Thái tử Abu Dhabi
Hôm thứ Năm 15 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Thái tử xứ Abu Dhabi, là ông Mohamed bin Zayed. Abu Dhabi là một trong bảy tiểu vương quốc hình thành nên United Arab Emirates hay còn gọi là Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất.
Cuối buổi tiếp kiến Thái tử đã tặng Đức Thánh Cha một tấm thảm Afghanistan, đến từ một xưởng dệt thảm Afghanistan do con gái ông điều hành trong một dự án từ thiện.
Đáp lại, Đức Thánh Cha đã tặng cho Thái tử một huy chương miêu tả ‘Cây Hòa bình’, và giải thích với Thái tử rằng “hòa bình là ơn gọi của chúng ta.”
Một tweet từ văn phòng của Thái tử Mohamed bin Zayed nói Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất đánh giá cao “các nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhằm đối đầu với bạo lực và chủ nghĩa cực đoan.”
Sau cuộc họp với Đức Thánh Cha, Thái tử và doàn tùy tùng đã gặp gỡ với Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Một tweet khác từ văn phòng của Hoàng tử nói trong cuộc gặp gỡ này các vị đã thảo luận về việc “tăng cường quan hệ song phương, và về những vấn đề hai bên cùng quan tâm.”
10. Đức Thượng Phụ Công Giáo Canđê hoan nghênh các nỗ lực giải phóng vùng bình nguyên Ninivê
Đức Hồng Y Raphael Louis Sako lên tiếng hoan nghênh các nỗ lực của quân Kurd nhằm loại bỏ các loại bom mìn do bọn khủng bố Hồi Giáo IS cài lại sau khi bị đánh bật khỏi 11 làng trong vùng bình nguyên Ninivê.
Ngày 14 tháng 8, dưới sự yểm trợ của không quân Hoa Kỳ và liên quân, các chiến binh Kurd đã giải phóng được 11 làng chỉ trong vòng hai ngày. Khu vực giải phóng bao gồm 150 km vuông.
Hôm 13 tháng 9, Đức Hồng Y Louis Sako bày tỏ hy vọng rằng các loại mìn cần phải được loại bỏ trước khi các trường học và trạm y tế được xây dựng lại cho những người tản cư có thể an toàn trở về cố hương.
Tại khu vực cầu Gwer, trong ba ngày, công binh Kurd đã loại bỏ 280 mìn các loại, hai hầm chứa mìn và một địa đạo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Chiến dịch giải phóng Mosul hiện nay vấp phải một nan đề là sự lo lắng về đất đai của chính phủ Baghdad. Họ lo ngại người Kurd sẽ mở rộng khu tự trị Kurdistan.
Sau khi quân Kurd giải phóng được 11 làng, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi bày tỏ mối quan tâm của ông trước đà tiến quá nhanh của người Kurd nên yêu cầu quân Kurd rút lui và bàn giao các vùng giải phóng được cho các lực lượng an ninh Iraq.
Trong khi đó, Khasro Goran, một thành viên người Kurd của quốc hội ở thủ đô Baghdad, phản đối đề nghị này và nói rằng vùng mới giải phóng từ quân khủng bố Hồi Giáo IS là một phần của khu Kurdistan, và người Kurd sẽ không rút lui.
11. Đức Thánh Cha tiếp đại diện Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Đức Tổng Giám Mục Trưởng Hilarion của giáo phận Volokolamsk, là chủ tịch của Ủy Ban Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, hôm 15 tháng 9.
Theo Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, hai vị đã thảo luận về tình trạng bách hại các Kitô hữu tại Trung Đông, các nỗ lực chung trong lĩnh vực văn hóa, và tuyên bố chung hồi tháng Hai vừa qua tại Cuba giữa Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Kirill.
Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã tặng Đức Thánh Cha Phanxicô một món quà từ Thượng Phụ Kirill, đó là một di tích của một tu sĩ Nga, là Thánh Seraphim thành Sarov sinh năm 1754 và qua đời năm 1833.
Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã được Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh tiếp kiến.
Thông cáo do Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đưa ra sau đó cho biết:
“Hai vị đã tập trung vào tình hình của các Kitô hữu tại Trung Đông và Bắc Phi đang đau khổ dưới bàn tay của những kẻ khủng bố. Đức Tổng Giám Mục Hilarion và Đức Hồng Y Pietro Parolin xem tình hình này là rất khó khăn, nhưng hy vọng các cuộc đàm phán giữa các quan chức cấp cao của Nga và Mỹ sẽ mang lại những hoa trái tốt.”
12. Kỷ niệm 200 năm đoàn Hiến Binh Vatican
Hôm Chúa Nhật 18 tháng 9, Đức Thánh Cha đã dâng lễ cầu nguyện cho lực lượng an ninh Vatican và bày tỏ lòng tri ân vì công việc cảnh báo chống tội phạm không mệt mỏi của họ. Chúa Nhật 18 tháng 9 cũng là dịp kỷ niệm 200 năm đoàn Hiến Binh Vatican.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài trên bài đọc trong ngày trích từ sách tiên tri Amos về 3 loại người khác nhau: những kẻ khai thác, quân lừa đảo và những người trung thành.
“Quân lừa đảo yêu thích những mánh khoé và ghét sự trung thực. Những kẻ gian trá này yêu thích hối lộ, và những thỏa thuận được thực hiện trong bóng tối. Điều này tồi tệ hơn bất cứ thứ gì khác, vì hắn tin rằng hắn đang trung thực.”
Và Đức Thánh Cha chỉ ra rằng kẻ lừa đảo “chà đạp lên người nghèo” mà chẳng hề quan tâm hay nghĩ đến những hậu quả do các hành động của mình gây ra.
Đức Thánh Cha cũng nói đến tình trạng nhiều người trong thế giới ngày nay có “các ngành công nghiệp lớn thu hút cơ man những lao động nô lệ” và nhận xét một cách cay đắng rằng “trong thế giới ngày nay lao động nô lệ đã trở thành một phong cách quản lý.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng trình bày các suy tư của ngài về hình ảnh của người trung thành, là người đã được Chúa Giêsu mô tả là “một con người cầu nguyện, trong hai ý nghĩa: Thứ nhất người ấy cầu nguyện cho những người khác, và thứ hai là người ấy tin tưởng vào lời cầu nguyện của những người khác cho mình.”
Đức Thánh Cha nói với những người hiện diện rằng trách nhiệm của họ là phục vụ những người khác bằng cách chiến đấu chống lại “những trò lừa đảo, những kẻ gian, và những kẻ khai thác”.
Nhận định rằng trách nhiệm của các hiến binh là để bảo vệ sự trung thực Đức Thánh Cha nói: “Tôi cảm ơn các anh em vì sự phục vụ trong hai trăm năm qua, và tôi cầu chúc cho tất cả anh em được xã hội của thành phố Vatican, Tòa Thánh, từ người thấp nhất đến người cao nhất, nhìn nhận sứ vụ của anh em”.
Đoàn hiến binh Vatican là lực lượng liên tục giám sát an ninh của thành phố Vatican và các khu vực bên ngoài thuộc về Tòa Thánh. Đoàn hiến binh bảo đảm sự an toàn của những nơi này, duy trì trật tự công cộng, và các công trình nhằm ngăn ngừa và chặn đứng các tội phạm. Bên cạnh đó họ còn thực hiện nhiệm vụ của cảnh sát tư pháp và biên phòng.
Đức Thánh Cha Piô Đệ Thất đã thành lập lực lượng này vào năm 1816 sau khi Hội nghị Vienna dẫn đến sự phục hồi quốc gia Đức Giáo Hoàng.
13. Tự sắc của Đức Thánh Cha thay đổi bộ Giáo Luật cho hài hòa với các Giáo Hội Đông Phương
Trong tự sắc được công bố hôm thứ Năm 15 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã sửa đổi bộ Giáo Luật của Giáo Hội Công Giáo Rôma nhằm hài hòa với giáo luật dành cho các Giáo Hội Công Giáo Đông phương.
Các thay đổi trong bộ Giáo Luật là kết quả của 15 năm nghiên cứu nhằm loại bỏ những xung khắc giữa các thực hành bí tích trong Giáo Hội Công Giáo nghi lễ La-tinh và trong các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương.
Đức Cha Juan Ignacio Arrieta, tổng thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Bản Luật giải thích rằng các thay đổi này là cần thiết trước sự gia tăng đông đảo những thành viên của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương sống trong các khu vực nghi thức La-tinh chiếm ưu thế. Các thay đổi trong tự sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng phản ảnh các mối quan hệ chặt chẽ giữa các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương và các Giáo Hội Chính Thống.
Những thay đổi chính được Đức Thánh Cha chấp thuận là:
- Các phó tế nghi lễ La-tinh từ nay không thể chủ sự một lễ cưới trong đó có một bên là thành viên của một Giáo Hội Đông Phương, vì các Giáo Hội Đông Phương đòi hỏi một lễ cưới như thế phải được thực hiện bởi một linh mục.
- Tại thời điểm kết hôn, một người Công Giáo nghi lễ La-tinh có thể chọn để trở thành một thành viên của Giáo Hội Công Giáo Đông phương của người phối ngẫu. Đương sự có thể trở về với Giáo Hội nghi lễ La-tinh khi cuộc hôn nhân kết thúc.
- Khi trẻ em được sinh ra trong một cuộc hôn nhân giữa một người thuộc nghi lễ La-tinh và người phối ngẫu thuộc nghi lễ Đông phương, hai vợ chồng có thể lựa chọn cho con mình là thành viên của nghi lễ nào cũng được. Nếu có sự bất đồng, thì ý muốn của người cha có tính chất quyết định. Các em có thể tự do lựa chọn theo nghi thức riêng của mình khi đến tuổi trưởng thành.
- Những người Công Giáo thuộc một nghi lễ có thể nhận lãnh các bí tích trong một Giáo Hội Công Giáo theo nghi thức khác; khi làm như thế họ không tự động trở thành một thành viên chính thức của nghi thức này.
- Khi một người Công Giáo nghi lễ Đông phương được rửa tội trong nhà thờ theo nghi thức La-tinh, hồ sơ rửa tội của họ vẫn ghi nhận họ là thành viên của Giáo Hội Đông phương.
- Các Giám mục Công Giáo nghi lễ La-tinh có thể ban thẩm quyền cho các linh mục của mình cử hành lễ cưới cho các cặp vợ chồng Chính Thống, nếu cặp vợ chồng này “đồng thanh yêu cầu như thế” – với giả định là không có linh mục Chính thống trong vùng.
- Các Linh mục nghi lễ La-tinh có thể ban phép rửa tội cho các trẻ em có cha mẹ là các tín hữu Chính Thống - với giả định là không có linh mục Chính thống trong vùng – và với nhận thức rằng hồ sơ rửa tội vẫn ghi nhận họ là thành viên của Giáo Hội Chính Thống.
14. Đức Thánh Cha kêu gọi bảo vệ phẩm giá con người
Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 15 tháng 9, dành cho 150 thành viên Hiệp Hội Kinh Thánh Italia, Đức Thánh Cha kêu gọi bảo vệ phẩm giá con người chống lại nhiều thứ đe dọa.
Hiệp hội nhóm họp nhân dịp Tuần lễ toàn quốc Italia về Kinh Thánh, với chủ đề: “Chúng ta hãy tạo dựng con người .. nam và nữ: những đặc tính của nam - nữ trong Kinh Thánh”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng “phẩm giá Thiên Chúa ban cho con người chúng ta có thể bị suy thoái, con người có thể tự làm băng hoại nhân phẩm của mình. Điều này xảy ra khi chúng ta thương lượng về phẩm giá, khi chúng ta thờ thần tượng, khi chúng ta dành chỗ cho kinh nghiệm về thần tượng trong con tim chúng ta. Trong cuộc Xuất Hành ra khỏi Ai Cập, khi dân mệt mọi vì Ông Môisê chậm xuống khỏi núi, họ bị ma quỉ cám dỗ và đã kiến tạo một thần tượng (Xc Xh 32). Thần tượng đó bằng vàng: điều này làm ta nghĩ đến sức thu hút của giàu sang, nghĩ đến sự kiện con người đánh mất phẩm giá của mình khi trong tâm hồn họ, của cải giàu sang chiếm chỗ của Thiên Chúa”.
15. Chương trình Đức Thánh Cha viếng thăm Georgia và Azerbaigian
Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Cộng hòa Georgia và Azerbaigian từ ngày 30-9 đến 2-10 tới đây.
Ngài sẽ rời Roma lúc 9 giờ sáng thứ sáu, 30-9, và bay đến thủ đô Tbilisi của Georgia lúc 3 giờ chiều giờ địa phương.
Sau nghi thức tiếp đón, ngài sẽ về phủ tổng thống để gặp gỡ chính quyền, cùng với các đại diện thành phần xã hội và ngoại giao đoàn.
Tiếp đến, lúc gần 5 giờ chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp Đức Thượng Phụ Ilia II, Giáo Chủ Chính Thống Georgia, trước khi gặp gỡ cộng đoàn tín hữu Assiro-Canđê vào lúc 6 giờ chiều tại Nhà thờ Công Giáo Canđê thánh Simon Bar Bassae.
- Thứ bẩy, 1-10, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ lúc 10 giờ tại sân thể thao Meskhi cho các tín hữu. Ban chiều cùng ngày, lúc gần 4 giờ, ngài sẽ gặp gỡ các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và các nhân viên mục vụ tại Nhà thờ Đức Mẹ Mông Triệu, rồi gặp những người được các nhân viên từ thiện của Giáo Hội giúp đỡ, tại khuôn viên trước trung tâm từ thiện của các tu sĩ dòng thánh Camilliano.
Sau cùng, lúc quá 6 giờ, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Nhà thờ chính tòa Thượng Phụ Svetutskhoveli ở Mtsckheta .
- Sáng Chúa Nhật 2-10, Đức Thánh Cha sẽ giã từ Georgia vào lúc 8 giờ 10, để bay sang thủ đô Baku của Cộng hòa Azerbaigian. Sau nghi thức tiếp đón đơn sơ tại phi trường, lúc 10 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm ở trung tâm của dòng Don Bosco cũng ở thủ đô Baku rồi dùng bữa trưa với Cộng đoàn dòng này.
Ban chiều vào lúc 3 giờ rưỡi, sẽ có nghi thức chào đón chính thức dành cho Đức Thánh Cha tại Phủ Tổng Thống Azerbaigian. Sau đó ngài viếng thăm đài tưởng niệm chiến sĩ đã chết cho nền độc lập của nước này, trước khi gặp gỡ chính quyền tại trung tâm Heydar Aliyev. Đức Thánh Cha cũng sẽ gặp riêng với vị Thủ lãnh Hồi giáo miền Caucase tại Đền thờ Heydar Aliyev, trước khi tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn vào lúc 6 giờ chiều, cùng với đại diện các cộng đoàn tôn giáo tại Azerbaigian.
Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ ra phi trường để đáp máy bay lúc quá 7 giờ chiều trở về Roma, dự kiến ngài sẽ đến phi trường Ciampino vào lúc 10 giờ tối.
Trong số gần 5 triệu dân tại Georgia, 84% là tín hữu Chính Thống, 10% theo Hồi giáo, chỉ có 0,8% là tín hữu Công Giáo.
Tại Azerbaigian chỉ có 560 tín hữu Công Giáo trên tổng số 9 triệu 500 ngàn dân cư, hầu hết theo Hồi giáo. Các tín hữu họp thành một phủ doãn tông tòa do cha Vladimir Fekete dòng Don Bosco coi sóc với sự cộng tác của 7 linh mục dòng, 10 tu huynh và 5 nữ tu.
16. Đức Thánh Cha và các Hồng Y cứu xét việc bổ nhiệm Giám Mục
Đức Thánh Cha và Hội đồng 9 Hồng Y Cố vấn tiếp tục cứu xét các đức tính và khả năng về linh đạo và mục vụ cần thiết cho một Giám Mục.
Thông cáo do Phòng báo chí Tòa Thánh phổ biến hôm 14-9, sau 3 ngày nhóm họp của Đức Thánh Cha với các Hồng Y cố vấn, cho biết trong khóa hop các vị cũng cứu xét hoạt động của ngành ngoại giao Tòa Thánh và việc huấn luyện bổ nhiệm các vị Sứ thần Tòa Thánh.
Các vấn đề trên đây đã được Đức Thánh Cha và các Hồng Y Cố vấn đề cập đến trong phiên họp hồi tháng 4 năm nay, và đã cứu xét bản câu hỏi thường được các vị Sứ thần hoặc Khâm Sứ Tòa Thánh gửi đến các Giám Mục, linh mục, và những người khác để tham khảo ý kiến ứng viên Giám Mục. Các vị đại diện Tòa Thánh thẩm định các câu trả lời và gửi về Bộ Giám Mục hoặc Bộ truyền giáo, để cứu xét và đề nghị tên ứng viên lên Đức Thánh Cha để ngài bổ nhiệm.
Trong khóa họp vừa qua, Đức Hồng Y Marc Ouellet, người Canada, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, đã trình bày công việc của Bộ và Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh, do ngài làm chủ tịch. Ngoài ra, Đức Thánh Cha và các Hồng Y cố vấn cứu thảo luận về công việc của Bộ giáo sĩ, Bộ giáo dục Công Giáo và Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô.
Sau cùng khóa họp kết thúc với một nghiên cứu về đặc tính phục vụ của công lý, hoạt động cho công lý như một dịch vụ được động lực tôn giáo thúc đẩy.
Khóa họp thứ 17 của Hội đồng 9 Hồng Y Cố vấn được ấn định từ ngày 12 đến 14-12 năm nay.