Phụng Vụ - Mục Vụ
Nếu chúng con có đức tin
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:11 04/10/2013
Chúa Nhật XXVII THƯỜNG NIÊN, năm C ( LỄ MẸ MÂN CÔI ).
Lc 17, 5-10
NẾU CHÚNG CON CÓ ĐỨC TIN…
Sống trên đời ai mà chả muốn có địa vị, có danh vọng, có chỗ đứng trong xã hội. Các môn đệ của Chúa Giêsu cũng thế: họ sống bên cạnh Chúa Giêsu, gần gũi Ngài, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với Ngài, nhưng thực tế, họ ganh tị nhau, tranh dành nhau xem ai làm lớn làm bé trong Vương Quốc Thiên Chúa. Dù rằng họ bị Chúa mắng nhiếc, nhưng họ vẫn muốn chung thủy với Chúa, nên hôm nay họ đến gặp Chúa và xin Chúa:” Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con “. Nói như thế có nghĩa họ muốn xin Chúa củng cố lòng tin cho họ để họ trung thành với Chúa, để họ được Chúa ban cho những ơn cần thiết cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng bằng lời nói, bằng hành động, bằng những phép lạ kèm theo…Tuy nhiên, câu trả lời của Chúa Giêsu làm họ rất ngạc nhiên, bỡ ngỡ…Ngài trả lời :” Nếu chúng con có đức tin bằng hạt cải thì dầu các con khiến cây dâu này ra trồng dưới biển, nó sẽ vâng nghe các con “. Thánh Matthêu viết :” Nếu chúng con có lòng tin bằng hạt cải thì chúng con khiến hòn núi dời đi nó cũng nghe theo “ ( Mt 21,21 ).
Khi Chúa trả lời với các môn đệ như vậy, Chúa không có ý né tránh vấn đề, nhưng Chúa muốn cho các Ông chú ý và quan tâm đến đức tin vì đức tin là điều tối quan trọng cho mọi người.Vâng, đức tin không thể cân đếm đong lường được nhưng đức tin quan trọng ở hiệu năng của nó. Một hạt cải tuy nhỏ bé nhưng khi được gieo xuống đất tốt, hạt sẽ nẩy mầm và mọc lên tươi tốt đến nỗi chim trời có thể đến đậu. Hạt cải bé nhỏ thật đấy, nhưng nếu chúng ta có đức tin bé nhỏ bằng hạt cải, chúng ta có thể khiến núi, khiến đồi dời đi nơi khác. Đó là hiệu năng tuyệt vời của đức tin. Đạo Công Giáo là đạo mạc khải nhưng cũng là đạo đức tin, đạo tình thương. Quả thực nếu không có đức tin chúng ta sẽ không nhận ra đâu là đường lối, đâu là giáo lý, đâu là những phép lạ Chúa đã làm. Chúa Giêsu đã từng khen ngợi những người có đức tin trong Tin Mừng như Viên Bách Quản, như một bà bị loạn huyết, như người bị bất toại…Đọc lịch sử Giáo Hội, chúng ta nhận ra các thánh là những người có đức tin bằng hạt cải, tuy hạt cải đức tin nhỏ bé nhưng các thánh đã làm được những việc thật kỳ diệu khiến mọi người đều ca ngợi. Chẳng hạn các thánh tu rừng, các thánh hiển tu, các thánh tử đạo là những anh hùng đã say mê vác trhập giá và làm chứng cho Chúa Giêsu. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu chỉ là một nữ tu nhỏ bé, một hạt cát nhỏ nhưng chị thánh đã làm được điều kỳ diệu mà bao người đã không làm được.Thánh nữ đã nói :” Ơn gọi của tôi là tình yêu “. Thánh Maximilianô Maria Kolbê đã chết thay cho một tử tù. Ngài đã làm một việc kỳ diệu mà chỉ có đức tin sâu xa mới có thể làm được.Những kẻ bé mọn lại là những kẻ đã làm được việc lớn, những kẻ đã làm đẹp lòng Thiên Chúa. Tội của người Biệt phái, Pharisêu, Ký lục, Kinh sư là tội muốn tiếm đoạt quyền Thiên Chúa. Họ không biết nhận ra sự giới hạn của mình. Thực tế, con người chỉ là đầy tớ vô dụng.
Bertrand Révillion viết :” Đức tin là một công việc…Chúng ta phải làm lớn lên và mang đến cho thế giới niềm hy vọng mà Thiên Chúa đã đặt trong chúng ta vào ngày chúng ta chịu Phép Rửa. Thánh Phaolô đã viết điều này cho ông Timôthê :” Tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng mà anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh “ ( 2 Tm 1, 6 ). Bước theo sau Chúa Giêsu, đó là từ từ bước ra khỏi bóng đêm kém đức tin của chúng ta, đi về bình minh của sự Phục Sinh, mỗi ngày đi vào hơn nữa trong ý thức mình là con cái được “ Đấng Tối Cao “ yêu mến “.
Hôm nay, Giáo Hội cũng mừng kính Mẹ Mân Côi…Mừng kính Mẹ Mân Côi mỗi người chúng ta hãy nghe lời Mẹ khuyên nhủ và thực hành điều Mẹ truyền dạy :” Hãy ăn năn sám hối, cải tà qui chánh và hãy siêng năng lần chuỗi Mân Côi “. Tràng chuỗi Mân Côi là mối dây liên kết chúng ta với Mẹ, là chuỗi bền đỗ của mỗi người chúng ta. Mẹ đã nhiều lần hiện ra trên thế giới và khuyên nhủ mọi người : “ Ăn năn đền tội và siêng lần hạt “.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Mân Côi, xin Mẹ đưa chúng con tới Chúa để chúng con muôn đời chiêm ngưỡng Chúa và cùng Mẹ ca ngợi lòng thương xót Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin gieo vào tâm hồn chúng con hạt giống đức tin để chúng con sinh hoa kết quả tươi tốt. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Hạt cải có ý nghĩa gì ?
2.Tại sao Chúa nói :” Ngài đến phục vụ, chứ không phải để được phục vụ “
3.Tội của người Pharisêu là tội gì ?
4.Đức tin cần gì cho chúng ta ?
Lc 17, 5-10
NẾU CHÚNG CON CÓ ĐỨC TIN…
Sống trên đời ai mà chả muốn có địa vị, có danh vọng, có chỗ đứng trong xã hội. Các môn đệ của Chúa Giêsu cũng thế: họ sống bên cạnh Chúa Giêsu, gần gũi Ngài, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với Ngài, nhưng thực tế, họ ganh tị nhau, tranh dành nhau xem ai làm lớn làm bé trong Vương Quốc Thiên Chúa. Dù rằng họ bị Chúa mắng nhiếc, nhưng họ vẫn muốn chung thủy với Chúa, nên hôm nay họ đến gặp Chúa và xin Chúa:” Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con “. Nói như thế có nghĩa họ muốn xin Chúa củng cố lòng tin cho họ để họ trung thành với Chúa, để họ được Chúa ban cho những ơn cần thiết cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng bằng lời nói, bằng hành động, bằng những phép lạ kèm theo…Tuy nhiên, câu trả lời của Chúa Giêsu làm họ rất ngạc nhiên, bỡ ngỡ…Ngài trả lời :” Nếu chúng con có đức tin bằng hạt cải thì dầu các con khiến cây dâu này ra trồng dưới biển, nó sẽ vâng nghe các con “. Thánh Matthêu viết :” Nếu chúng con có lòng tin bằng hạt cải thì chúng con khiến hòn núi dời đi nó cũng nghe theo “ ( Mt 21,21 ).
Khi Chúa trả lời với các môn đệ như vậy, Chúa không có ý né tránh vấn đề, nhưng Chúa muốn cho các Ông chú ý và quan tâm đến đức tin vì đức tin là điều tối quan trọng cho mọi người.Vâng, đức tin không thể cân đếm đong lường được nhưng đức tin quan trọng ở hiệu năng của nó. Một hạt cải tuy nhỏ bé nhưng khi được gieo xuống đất tốt, hạt sẽ nẩy mầm và mọc lên tươi tốt đến nỗi chim trời có thể đến đậu. Hạt cải bé nhỏ thật đấy, nhưng nếu chúng ta có đức tin bé nhỏ bằng hạt cải, chúng ta có thể khiến núi, khiến đồi dời đi nơi khác. Đó là hiệu năng tuyệt vời của đức tin. Đạo Công Giáo là đạo mạc khải nhưng cũng là đạo đức tin, đạo tình thương. Quả thực nếu không có đức tin chúng ta sẽ không nhận ra đâu là đường lối, đâu là giáo lý, đâu là những phép lạ Chúa đã làm. Chúa Giêsu đã từng khen ngợi những người có đức tin trong Tin Mừng như Viên Bách Quản, như một bà bị loạn huyết, như người bị bất toại…Đọc lịch sử Giáo Hội, chúng ta nhận ra các thánh là những người có đức tin bằng hạt cải, tuy hạt cải đức tin nhỏ bé nhưng các thánh đã làm được những việc thật kỳ diệu khiến mọi người đều ca ngợi. Chẳng hạn các thánh tu rừng, các thánh hiển tu, các thánh tử đạo là những anh hùng đã say mê vác trhập giá và làm chứng cho Chúa Giêsu. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu chỉ là một nữ tu nhỏ bé, một hạt cát nhỏ nhưng chị thánh đã làm được điều kỳ diệu mà bao người đã không làm được.Thánh nữ đã nói :” Ơn gọi của tôi là tình yêu “. Thánh Maximilianô Maria Kolbê đã chết thay cho một tử tù. Ngài đã làm một việc kỳ diệu mà chỉ có đức tin sâu xa mới có thể làm được.Những kẻ bé mọn lại là những kẻ đã làm được việc lớn, những kẻ đã làm đẹp lòng Thiên Chúa. Tội của người Biệt phái, Pharisêu, Ký lục, Kinh sư là tội muốn tiếm đoạt quyền Thiên Chúa. Họ không biết nhận ra sự giới hạn của mình. Thực tế, con người chỉ là đầy tớ vô dụng.
Bertrand Révillion viết :” Đức tin là một công việc…Chúng ta phải làm lớn lên và mang đến cho thế giới niềm hy vọng mà Thiên Chúa đã đặt trong chúng ta vào ngày chúng ta chịu Phép Rửa. Thánh Phaolô đã viết điều này cho ông Timôthê :” Tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng mà anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh “ ( 2 Tm 1, 6 ). Bước theo sau Chúa Giêsu, đó là từ từ bước ra khỏi bóng đêm kém đức tin của chúng ta, đi về bình minh của sự Phục Sinh, mỗi ngày đi vào hơn nữa trong ý thức mình là con cái được “ Đấng Tối Cao “ yêu mến “.
Hôm nay, Giáo Hội cũng mừng kính Mẹ Mân Côi…Mừng kính Mẹ Mân Côi mỗi người chúng ta hãy nghe lời Mẹ khuyên nhủ và thực hành điều Mẹ truyền dạy :” Hãy ăn năn sám hối, cải tà qui chánh và hãy siêng năng lần chuỗi Mân Côi “. Tràng chuỗi Mân Côi là mối dây liên kết chúng ta với Mẹ, là chuỗi bền đỗ của mỗi người chúng ta. Mẹ đã nhiều lần hiện ra trên thế giới và khuyên nhủ mọi người : “ Ăn năn đền tội và siêng lần hạt “.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Mân Côi, xin Mẹ đưa chúng con tới Chúa để chúng con muôn đời chiêm ngưỡng Chúa và cùng Mẹ ca ngợi lòng thương xót Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin gieo vào tâm hồn chúng con hạt giống đức tin để chúng con sinh hoa kết quả tươi tốt. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Hạt cải có ý nghĩa gì ?
2.Tại sao Chúa nói :” Ngài đến phục vụ, chứ không phải để được phục vụ “
3.Tội của người Pharisêu là tội gì ?
4.Đức tin cần gì cho chúng ta ?
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:29 04/10/2013
THẦN HỎA NGUYỀN RỦA CÁ
Khi trời đất mới được tạo dựng, Phạn Thiên đã dùng cái rốn của mình để sáng tạo ra tám vị thiên thần, trong đó năng lực của thần hỏa A Kỳ Ni là mạnh nhất. Khi A Kỳ Ni vừa đến thế giới thì các thiên thần hy vọng ông ta có thể trở thành một tư tế cúng tế trong các lễ nghi, nhưng hồi ấy A Kỳ Ni không có năng lực trường sinh bất tử, ông ta lo lắng là sau khi lửa cúng tế tắt thì sinh mạng của ông ta cũng sẽ kết thúc, thế là ông ta trốn trong hồ nước không dám xuất hiện.
Cuối cùng các loại cá trong hồ nước chịu không nổi khí nóng phát ra từ thân thể của A Kỳ Ni, nên báo cáo với thiên thần là ông ta trốn trong hồ nước, A Kỳ Ni tức giận nguyền rủa cá, nói:
- ”Tất cả loại cá đều bị lửa nướng chín đem lên bàn ăn.”
Từ đó về sau tất cả các loại cá đều trở thành thức ăn cho con người, mà Phạn Thiên thì ban cho A Kỳ Ni năng lực trường sinh bất tử, khiến ông ta tình nguyện làm tư tế.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)
Suy tư:
Thiên Chúa tạo dựng nên trời đất muôn vật là để thông ban tình yêu của Ngài cho muôn loài; Thiên Chúa tạo dựng nên chim trời cá biển và các loài động vật trên mặt đất là để cho con người hưởng dùng: trâu bò dùng để làm thịt ăn bồi bổ thân thể con người cường tráng, các loại cá trong hồ và ngoài biển khơi đều cung cấp thức ăn cho con người, đó là ý muốn của Thiên Chúa –Đấng tạo hóa- chứ không phải do thần hỏa A Kỳ Ni nguyền rủa bầy cá bị nướng, chiên, kho để làm thức ăn cho con người...
Lời nguyền rủa của thần hỏa A Kỳ Ni đối với loài cá chỉ là truyện thần thoại của người Ấn Độ, bởi vì họ tin rằng khi thần linh nguyền rủa thì sẽ lời nguyền rủa sẽ ứng nghiệm. Nhưng người Ki-tô hữu tin rằng không có một vị thiên thần nào của Chúa đi nguyền rủa các loài khác, mà chỉ có ma quỷ mới cám dỗ con người nguyền rủa nhau từ khi nguyên tổ loài người phạm tội.
----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Khi trời đất mới được tạo dựng, Phạn Thiên đã dùng cái rốn của mình để sáng tạo ra tám vị thiên thần, trong đó năng lực của thần hỏa A Kỳ Ni là mạnh nhất. Khi A Kỳ Ni vừa đến thế giới thì các thiên thần hy vọng ông ta có thể trở thành một tư tế cúng tế trong các lễ nghi, nhưng hồi ấy A Kỳ Ni không có năng lực trường sinh bất tử, ông ta lo lắng là sau khi lửa cúng tế tắt thì sinh mạng của ông ta cũng sẽ kết thúc, thế là ông ta trốn trong hồ nước không dám xuất hiện.
Cuối cùng các loại cá trong hồ nước chịu không nổi khí nóng phát ra từ thân thể của A Kỳ Ni, nên báo cáo với thiên thần là ông ta trốn trong hồ nước, A Kỳ Ni tức giận nguyền rủa cá, nói:
- ”Tất cả loại cá đều bị lửa nướng chín đem lên bàn ăn.”
Từ đó về sau tất cả các loại cá đều trở thành thức ăn cho con người, mà Phạn Thiên thì ban cho A Kỳ Ni năng lực trường sinh bất tử, khiến ông ta tình nguyện làm tư tế.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)
Suy tư:
Thiên Chúa tạo dựng nên trời đất muôn vật là để thông ban tình yêu của Ngài cho muôn loài; Thiên Chúa tạo dựng nên chim trời cá biển và các loài động vật trên mặt đất là để cho con người hưởng dùng: trâu bò dùng để làm thịt ăn bồi bổ thân thể con người cường tráng, các loại cá trong hồ và ngoài biển khơi đều cung cấp thức ăn cho con người, đó là ý muốn của Thiên Chúa –Đấng tạo hóa- chứ không phải do thần hỏa A Kỳ Ni nguyền rủa bầy cá bị nướng, chiên, kho để làm thức ăn cho con người...
Lời nguyền rủa của thần hỏa A Kỳ Ni đối với loài cá chỉ là truyện thần thoại của người Ấn Độ, bởi vì họ tin rằng khi thần linh nguyền rủa thì sẽ lời nguyền rủa sẽ ứng nghiệm. Nhưng người Ki-tô hữu tin rằng không có một vị thiên thần nào của Chúa đi nguyền rủa các loài khác, mà chỉ có ma quỷ mới cám dỗ con người nguyền rủa nhau từ khi nguyên tổ loài người phạm tội.
----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:32 04/10/2013
N2T |
8. Mức độ của người tham lam, có thể nói là mức độ vô mức độ.
(Thánh nữ Veronica)----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tháng Mân Côi và Con Đường Thơ Ấu Thiêng Liêng
Lm. Nguyễn Công Đoan, SJ
07:56 04/10/2013
Trong bài phỏng vấn đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đăng tải trên nhiều báo in và trang mạng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về cách cầu nguyện của ngài: buổi sáng ngài cầu nguyện bằng giờ kinh Phụng Vụ, dâng lễ, rồi lần chuỗi mân côi. Buổi tối chầu Thánh Thể một giờ. Ngài thú tội là có chia trí và đôi khi ngủ gục nữa! [An ủi cho chúng ta đấy, vì Đức Giáo Hoàng cũng có khi chia trí và ngủ gục kia mà!!! Nhưng nếu chỉ bắt chước chia trí và ngủ gục thôi thì là ăn gian đấy nhé, coi như ăn bánh chưng mà chỉ moi lấy cục nhân đậu và thịt thôi!]. Những lúc phải chờ đợi, ngay chờ ở phòng khám của nha sĩ, những lúc không biết làm gì thì ngài cầu nguyện trong lòng…
Đức Thánh Cha lần hạt mân côi mỗi buổi sáng đấy.
Một sự trùng hợp lý thú : khi hàng triệu người đọc bài phỏng vấn này là tháng 10, tháng mân côi.
Sự khiêm nhừơng, đơn sơ, phó thác của ĐTC Phanxicô thì đã hiển hiện trước mắt mọi người ngay từ ngày đầu tiên, khi ngài xuất hiện trên bao lơn Đền thánh Phêrô.
Một sự trùng hợp quan trọng hơn là bài Tin Mừng liên tiếp trong ba ngày lễ đầu tháng 10:
ngày 1/10 lễ thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu : Mt 18,1-5 “nếu không trở lại và nên như trẻ nhỏ…”
ngày 2/10 lễ các thêin thần bổn mạng: Mt 18,1-5
ngày 4/10 lễ thánh Phanxicô At-xi-di: Mt 11,25-30: “Cha mặc khải cho những người bé mọn”.
Tinh thần đơn sơ, khiêm nhường, bé nhỏ là nét đặc biệt của Đức Mẹ, nét đầu tiên chúng ta biết về Đức Mẹ khi Đức Mẹ xuất hiện lần đầu trong Sách Tin Mừng Mt 1,18-25 và Lc 1,26-55.
1- Con đường thơ ấu thiêng liêng trong Cựu Ước.
Cựu Ước khởi đi từ một kinh nghiệm lịch sử được lặp lại nhiều lần: Thiên Chúa cứu vớt một dân bị áp bức, giải thóat họ khỏi ách nô lệ và cho họ mọi điều kiện để sống độc lập tự do. Nhưng khi họ quên Thiên Chúa thì Thiên Chúa lại để cho họ bị áp bức. Họ hối cải kêu xin thì Thiên Chúa lại cứu.
Đó là luận đề của sách Thủ Lãnh.
Khi Thiên Chúa ban Lề Luật để dạy họ sống làm dân của Thiên Chúa thì lại dựa trên việc Thiên Chúa đã giải thóat họ. Họ phải thờ phượng một mình Thiên Chúa vì Thiên Chúa đã giải thóat họ. Họ phải yêu thương nhau, không được áp bức lẫn nhau vì Thiên Chúa đã giải thóat họ khỏi cảnh áp bức: Xh 20,1-17; 22,20: “người ngọai kiều ngươi không được áp bức, vì chính các ngươi đã là ngọai kiều ở đất Ai Cập. Mẹ góa con côi, các ngươi không được ức hiếp…”
Từ kinh nghiệm lịch sử và lời rao giảng của các ngôn sứ, Cựu Ước đã đi tới một hình ảnh về Thiên Chúa: Đấng bênh vực kẻ nghèo hèn, Đấng bảo vệ quyền lợi của dân cùng khổ, của mẹ góa con côi và kẻ ngụ cư.
Các ngôn sứ tố cáo những kẻ áp bức kẻ nghèo hèn và công bố lời hứa của Thiên Chúa là bênh vực người nghèo hèn, bị áp bức. Các thánh vịnh lặp đi lặp lại nhiều lần.
Làm vua theo như Thiên Chúa muốn, là “phân xử công minh cho kẻ nghèo hèn túng thiếu”
(Gr 22,16).
Chính trong thời kỳ lưu đày Babilon Dân Chúa đã hoàn thành sự chuyển biến từ kinh nghiệm lịch sử sang thái độ tâm linh: con đường thơ ấu thiêng liêng.
Is 58 giảng về cách ăn chay được Thiên Chúa chấp nhận là mở xiềng xích, tháo gông cùm, chia cơm cho người đói…
Is 57,15: “Ta ngự chốn cao vời và thánh thiện, nhưng vẫn ở với tâm hồn khiêm cung tan nát, để ban sức sống cho tâm hồn những kẻ khiêm cung và ban sinh lực cho những tấm lòng tan nát”
Xôphônia 3,12: “Ta sẽ cho sót lại giữa ngươi một dân nghèo hèn và bé nhỏ; chúng sẽ tìm nương ẩn nơi Danh Đức Chúa”.
Thánh vịnh 131 tóm tắt tuyệt vời con đường thơ ấu thiêng liêng:
Lòng con chẳng dám tự cao, mắt con chẳng dám tự hào Chúa ơi;
Đường cao vọng chẳng đời nào bước, việc diệu kỳ vượt sức chẳng cầu;
hồn con con vẫn trước sau, giữ cho thinh lặng giữ sao thanh bình.
Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con hồn lặng lẽ an vui.
Thánh vịnh mở đầu bằng bốn chữ “chẳng”, liên quan tới lòng, mắt và chân: theo sát bản văn Hip-ri thì có ba chữ không:
Lòng không tự cao
Mắt không ngước lên cao
[Chân] không bước theo những điều to lớn – và những sự lạ lùng quá sức con.
Tất cả bắt đầu từ trong lòng, như Chúa Giêsu nói: “Từ lòng người phát xuất những ý định xấu… kiêu ngạo ngông cuồng” (Mc 7,21-22).
Kiêu ngạo là đầu mọi tính xấu, nên Tv 19,14 có lời cầu xin:
“Xin cũng giữ cho tôi tớ Ngài khỏi kiêu ngạo, đừng để tính xấu này thống trị con. Như thế con sẽ nên vẹn toàn không còn vương trọng tội”.
“Con mắt là cửa ngõ của linh hồn”; “mắt có thấy thì lòng mới dấy”. Ngước mắt nhìn lên cao trong Cựu Ước có hai nghĩa đối nghịch vì một đàng nơi cao thường là nơi dân ngọai thờ các thần của họ, nên ngước lên nơi cao là nhìn lên các ngẫu thần của dân ngọai; khi đã có Đền Thờ trên núi Xion thì ngước lên núi cao lại là hướng về Núi Thánh. Ở đây Tv 131 nói đến đưa mắt nhìn lên cao, nghĩa bóng là kiêu căng, nhưng cũng gợi lên nghĩa đen là nhìn lên nơi cao, nơi thờ ngẫu tượng của dân ngọai. Đặt tin tưởng vào bất cứ cái gì ngoài Thiên Chúa đều là thờ ngẫu tượng. Chữ “không” ở đây cho phép hiểu rằng không đưa mắt nhìn lên cao không phải là đồng nghĩa với kiêu căng, nhưng là không nhìn lên nơi thờ ngẫu tượng, không thờ thần nào ngoài Thiên Chúa. “Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta” (Xh 20,3).
Thánh vịnh 120,1 cho biết phải nhìn lên đâu: “Tôi ngước mắt nhìn lên răng núi, ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao? Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa, là Đấng dưng nên cả đất trời.”
Chữ không thứ ba liên quan tới đôi chân:
con mắt khơi cho lòng thèm muốn, “con mắt có thấy thì lòng mới dấy”, lòng thèm muốn thì đôi chân đi tìm.
Tội đầu tiên của loài người là muốn nên bằng Thiên Chúa.
Và từ khi có hai anh em thì thằng anh muốn thống trị thằng em, muốn độc quyền giữ cả Chúa cho riêng mình.
Ai cũng muốn những điều to lớn cho mình, ai cũng muốn trở thành “vĩ đại”.
Mười hai tông đồ theo Chúa suốt mấy năm trời, cho đến lúc Chúa bảo cái chết đã kề bên tay Chúa “bàn tay kẻ nộp Thầy đang cùng đặt với Thầy trên bàn” thì các ông cũng chỉ có một mối quan tâm: “Các ông còn cãi nhau sôi nổi xem ai trong nhóm được coi là người lớn nhất” (Lc 22,24).
Người ta có thể dùng cả Chúa, cả Hội Thánh, cả Chức Thánh, cả giáo xứ, cả nhà dòng… để làm công cụ cho mình trở nên một ông bà lớn, một nhân vật quan trọng. Đó là điều mà ĐTC Phanxicô đang ra sức loại trừ ngay trong Tòa Thanh Vatican.
Sau ba chữ không thì thánh vịnh nói lên thái độ tích cực với hình ảnh trẻ thơ nép mình lòng mẹ.
Từ trẻ thơ trong bản văn Hip-ri chỉ về em bé đã cai sữa (chứ không phải như có bản tiếng Việt dịch là “bé no sữa nép mình lòng mẹ”). Khác nhau lắm đấy. Đứa bé còn bế ngửa, khi no sữa rồi nằm yên, ngủ yên trong lòng mẹ là chuyện bình thường. Ở đây là đứa bé đã cai sữa, trong Kinh Thánh là 3 tuổi (x.St 21,8-9;I Sm 1,23-24), có thể chạy chơi, nhưng chưa thể tự đi kiếm đồ ăn, nước uống, chưa thể tự vệ, vẫn hoàn toàn lệ thuộc cha mẹ, khi cần gì hay khi sợ hãi, vui hay buồn đều chạy vào lòng mẹ, hoàn toàn bình an khi dựa vào lòng mẹ.
2- Con đường thơ ấu thiêng liêng trong Tân Ước
Trong Tin Mừng (Mt 18,1-5; Mc 9,33-37; Lc 9,46-48), khi trả lời nỗi thắc mắc hay đúng hơn sửa dạy các môn đệ về chuyện ông nào cũng muốn làm nhân vật số hai sau Chúa Giêsu, Chúa đem một em bé đặt giữa các ông, rõ ràng không phải em bé còn bú đang nằm trong tay mẹ, nhưng là một em bé đang lê la trên vỉa hè hay chơi trong sân nhà thánh Phêrô…
Khi người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu (Mt 19,13-15; Mc10,13-16;Lc 18,15-17), các môn đệ xua đuổi, la rầy thì Chúa bảo “Cứ để trẻ em đến với Thầy… vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng”, thì cũng vậy.
Nên giống như trẻ nhỏ không phải là “làm thơ” [làm bộ ngây thơ], nhưng là một sự hóan cải, bởi vì Chúa nhìn tâm hồn chứ không nhìn bề ngoài. Thánh vịnh 131 cũng nói lên thái độ bên trong:
“Hồn con, con vẫn trước sau, giữ cho thinh lặng giữ sao thanh bình,
như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con hồn lặng lẽ an vui.
Cậy vào Chúa It-ra-en ơi, từ nay đến mãi muôn đời muôn năm”.
Đức Mẹ chính là mẫu gương của tâm hồn trẻ thơ khi phó nộp hoàn toàn cho Thiên Chúa:
“Này tôi Đây là nữ tì của Chúa, xin Người cứ thực hiện cho tôi như lời thiên sứ đã nói” (Lc 1,38).
Kinh mân côi là một bảng tóm tắt Tin Mừng cho mọi người, từ Đức Giáo Hoàng cho đến bà già quê không hề bíêt đọc bíêt víêt, nhờ đó chúng ta chiêm ngắm ơn cứu độ Thiên Chúa đã thực hiện như lời sứ thần loan báo, và Đức Mẹ có mặt từ mầu nhiệm truyền tin cho tới khi ơn cứu độ hoàn toàn thể hiện nơi Mẹ trong vinh quang của Chúa Kitô phục sinh đang ngự bên hữu Thiên Chúa.
“Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng…”
Đức Thánh Cha lần hạt mân côi mỗi buổi sáng đấy.
Một sự trùng hợp lý thú : khi hàng triệu người đọc bài phỏng vấn này là tháng 10, tháng mân côi.
Sự khiêm nhừơng, đơn sơ, phó thác của ĐTC Phanxicô thì đã hiển hiện trước mắt mọi người ngay từ ngày đầu tiên, khi ngài xuất hiện trên bao lơn Đền thánh Phêrô.
Một sự trùng hợp quan trọng hơn là bài Tin Mừng liên tiếp trong ba ngày lễ đầu tháng 10:
ngày 1/10 lễ thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu : Mt 18,1-5 “nếu không trở lại và nên như trẻ nhỏ…”
ngày 2/10 lễ các thêin thần bổn mạng: Mt 18,1-5
ngày 4/10 lễ thánh Phanxicô At-xi-di: Mt 11,25-30: “Cha mặc khải cho những người bé mọn”.
Tinh thần đơn sơ, khiêm nhường, bé nhỏ là nét đặc biệt của Đức Mẹ, nét đầu tiên chúng ta biết về Đức Mẹ khi Đức Mẹ xuất hiện lần đầu trong Sách Tin Mừng Mt 1,18-25 và Lc 1,26-55.
1- Con đường thơ ấu thiêng liêng trong Cựu Ước.
Cựu Ước khởi đi từ một kinh nghiệm lịch sử được lặp lại nhiều lần: Thiên Chúa cứu vớt một dân bị áp bức, giải thóat họ khỏi ách nô lệ và cho họ mọi điều kiện để sống độc lập tự do. Nhưng khi họ quên Thiên Chúa thì Thiên Chúa lại để cho họ bị áp bức. Họ hối cải kêu xin thì Thiên Chúa lại cứu.
Đó là luận đề của sách Thủ Lãnh.
Khi Thiên Chúa ban Lề Luật để dạy họ sống làm dân của Thiên Chúa thì lại dựa trên việc Thiên Chúa đã giải thóat họ. Họ phải thờ phượng một mình Thiên Chúa vì Thiên Chúa đã giải thóat họ. Họ phải yêu thương nhau, không được áp bức lẫn nhau vì Thiên Chúa đã giải thóat họ khỏi cảnh áp bức: Xh 20,1-17; 22,20: “người ngọai kiều ngươi không được áp bức, vì chính các ngươi đã là ngọai kiều ở đất Ai Cập. Mẹ góa con côi, các ngươi không được ức hiếp…”
Từ kinh nghiệm lịch sử và lời rao giảng của các ngôn sứ, Cựu Ước đã đi tới một hình ảnh về Thiên Chúa: Đấng bênh vực kẻ nghèo hèn, Đấng bảo vệ quyền lợi của dân cùng khổ, của mẹ góa con côi và kẻ ngụ cư.
Các ngôn sứ tố cáo những kẻ áp bức kẻ nghèo hèn và công bố lời hứa của Thiên Chúa là bênh vực người nghèo hèn, bị áp bức. Các thánh vịnh lặp đi lặp lại nhiều lần.
Làm vua theo như Thiên Chúa muốn, là “phân xử công minh cho kẻ nghèo hèn túng thiếu”
(Gr 22,16).
Chính trong thời kỳ lưu đày Babilon Dân Chúa đã hoàn thành sự chuyển biến từ kinh nghiệm lịch sử sang thái độ tâm linh: con đường thơ ấu thiêng liêng.
Is 58 giảng về cách ăn chay được Thiên Chúa chấp nhận là mở xiềng xích, tháo gông cùm, chia cơm cho người đói…
Is 57,15: “Ta ngự chốn cao vời và thánh thiện, nhưng vẫn ở với tâm hồn khiêm cung tan nát, để ban sức sống cho tâm hồn những kẻ khiêm cung và ban sinh lực cho những tấm lòng tan nát”
Xôphônia 3,12: “Ta sẽ cho sót lại giữa ngươi một dân nghèo hèn và bé nhỏ; chúng sẽ tìm nương ẩn nơi Danh Đức Chúa”.
Thánh vịnh 131 tóm tắt tuyệt vời con đường thơ ấu thiêng liêng:
Lòng con chẳng dám tự cao, mắt con chẳng dám tự hào Chúa ơi;
Đường cao vọng chẳng đời nào bước, việc diệu kỳ vượt sức chẳng cầu;
hồn con con vẫn trước sau, giữ cho thinh lặng giữ sao thanh bình.
Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con hồn lặng lẽ an vui.
Thánh vịnh mở đầu bằng bốn chữ “chẳng”, liên quan tới lòng, mắt và chân: theo sát bản văn Hip-ri thì có ba chữ không:
Lòng không tự cao
Mắt không ngước lên cao
[Chân] không bước theo những điều to lớn – và những sự lạ lùng quá sức con.
Tất cả bắt đầu từ trong lòng, như Chúa Giêsu nói: “Từ lòng người phát xuất những ý định xấu… kiêu ngạo ngông cuồng” (Mc 7,21-22).
Kiêu ngạo là đầu mọi tính xấu, nên Tv 19,14 có lời cầu xin:
“Xin cũng giữ cho tôi tớ Ngài khỏi kiêu ngạo, đừng để tính xấu này thống trị con. Như thế con sẽ nên vẹn toàn không còn vương trọng tội”.
“Con mắt là cửa ngõ của linh hồn”; “mắt có thấy thì lòng mới dấy”. Ngước mắt nhìn lên cao trong Cựu Ước có hai nghĩa đối nghịch vì một đàng nơi cao thường là nơi dân ngọai thờ các thần của họ, nên ngước lên nơi cao là nhìn lên các ngẫu thần của dân ngọai; khi đã có Đền Thờ trên núi Xion thì ngước lên núi cao lại là hướng về Núi Thánh. Ở đây Tv 131 nói đến đưa mắt nhìn lên cao, nghĩa bóng là kiêu căng, nhưng cũng gợi lên nghĩa đen là nhìn lên nơi cao, nơi thờ ngẫu tượng của dân ngọai. Đặt tin tưởng vào bất cứ cái gì ngoài Thiên Chúa đều là thờ ngẫu tượng. Chữ “không” ở đây cho phép hiểu rằng không đưa mắt nhìn lên cao không phải là đồng nghĩa với kiêu căng, nhưng là không nhìn lên nơi thờ ngẫu tượng, không thờ thần nào ngoài Thiên Chúa. “Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta” (Xh 20,3).
Thánh vịnh 120,1 cho biết phải nhìn lên đâu: “Tôi ngước mắt nhìn lên răng núi, ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao? Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa, là Đấng dưng nên cả đất trời.”
Chữ không thứ ba liên quan tới đôi chân:
con mắt khơi cho lòng thèm muốn, “con mắt có thấy thì lòng mới dấy”, lòng thèm muốn thì đôi chân đi tìm.
Tội đầu tiên của loài người là muốn nên bằng Thiên Chúa.
Và từ khi có hai anh em thì thằng anh muốn thống trị thằng em, muốn độc quyền giữ cả Chúa cho riêng mình.
Ai cũng muốn những điều to lớn cho mình, ai cũng muốn trở thành “vĩ đại”.
Mười hai tông đồ theo Chúa suốt mấy năm trời, cho đến lúc Chúa bảo cái chết đã kề bên tay Chúa “bàn tay kẻ nộp Thầy đang cùng đặt với Thầy trên bàn” thì các ông cũng chỉ có một mối quan tâm: “Các ông còn cãi nhau sôi nổi xem ai trong nhóm được coi là người lớn nhất” (Lc 22,24).
Người ta có thể dùng cả Chúa, cả Hội Thánh, cả Chức Thánh, cả giáo xứ, cả nhà dòng… để làm công cụ cho mình trở nên một ông bà lớn, một nhân vật quan trọng. Đó là điều mà ĐTC Phanxicô đang ra sức loại trừ ngay trong Tòa Thanh Vatican.
Sau ba chữ không thì thánh vịnh nói lên thái độ tích cực với hình ảnh trẻ thơ nép mình lòng mẹ.
Từ trẻ thơ trong bản văn Hip-ri chỉ về em bé đã cai sữa (chứ không phải như có bản tiếng Việt dịch là “bé no sữa nép mình lòng mẹ”). Khác nhau lắm đấy. Đứa bé còn bế ngửa, khi no sữa rồi nằm yên, ngủ yên trong lòng mẹ là chuyện bình thường. Ở đây là đứa bé đã cai sữa, trong Kinh Thánh là 3 tuổi (x.St 21,8-9;I Sm 1,23-24), có thể chạy chơi, nhưng chưa thể tự đi kiếm đồ ăn, nước uống, chưa thể tự vệ, vẫn hoàn toàn lệ thuộc cha mẹ, khi cần gì hay khi sợ hãi, vui hay buồn đều chạy vào lòng mẹ, hoàn toàn bình an khi dựa vào lòng mẹ.
2- Con đường thơ ấu thiêng liêng trong Tân Ước
Trong Tin Mừng (Mt 18,1-5; Mc 9,33-37; Lc 9,46-48), khi trả lời nỗi thắc mắc hay đúng hơn sửa dạy các môn đệ về chuyện ông nào cũng muốn làm nhân vật số hai sau Chúa Giêsu, Chúa đem một em bé đặt giữa các ông, rõ ràng không phải em bé còn bú đang nằm trong tay mẹ, nhưng là một em bé đang lê la trên vỉa hè hay chơi trong sân nhà thánh Phêrô…
Khi người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu (Mt 19,13-15; Mc10,13-16;Lc 18,15-17), các môn đệ xua đuổi, la rầy thì Chúa bảo “Cứ để trẻ em đến với Thầy… vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng”, thì cũng vậy.
Nên giống như trẻ nhỏ không phải là “làm thơ” [làm bộ ngây thơ], nhưng là một sự hóan cải, bởi vì Chúa nhìn tâm hồn chứ không nhìn bề ngoài. Thánh vịnh 131 cũng nói lên thái độ bên trong:
“Hồn con, con vẫn trước sau, giữ cho thinh lặng giữ sao thanh bình,
như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con hồn lặng lẽ an vui.
Cậy vào Chúa It-ra-en ơi, từ nay đến mãi muôn đời muôn năm”.
Đức Mẹ chính là mẫu gương của tâm hồn trẻ thơ khi phó nộp hoàn toàn cho Thiên Chúa:
“Này tôi Đây là nữ tì của Chúa, xin Người cứ thực hiện cho tôi như lời thiên sứ đã nói” (Lc 1,38).
Kinh mân côi là một bảng tóm tắt Tin Mừng cho mọi người, từ Đức Giáo Hoàng cho đến bà già quê không hề bíêt đọc bíêt víêt, nhờ đó chúng ta chiêm ngắm ơn cứu độ Thiên Chúa đã thực hiện như lời sứ thần loan báo, và Đức Mẹ có mặt từ mầu nhiệm truyền tin cho tới khi ơn cứu độ hoàn toàn thể hiện nơi Mẹ trong vinh quang của Chúa Kitô phục sinh đang ngự bên hữu Thiên Chúa.
“Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng…”
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC nói các nữ tu phải thể hiện niềm vui xuất phát từ việc biết Chúa, đừng giữ khuôn mặt buồn rười rượi
Đặng Tự Do
17:40 04/10/2013
Trong chuyến thăm Assisi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Đền Thánh Clara, nơi dòng chị em khó nghèo Thánh Clara được thành lập bởi chính vị thánh này. Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha nói các nữ tu phải thể hiện niềm vui và một diện mạo nhân bản xuất phát từ việc nhận biết Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha nói:
"Khi chị em bước vào cuộc hành trình suy niệm về Chúa Giêsu Kitô, cầu nguyện và sám hối với Ngài, lòng nhân bản của chị em phát triển. Nữ tu dòng kín được mời gọi là con người với lòng nhân bản tuyệt vời, một tấm lòng nhân bản như Giáo Hội Mẹ chúng ta. Làm thế nào để một nữ tu thể hiện lòng nhân bản của mình? Thông qua niềm vui, và ngày càng hân hoan hơn nữa! Tôi thật buồn khi nhìn thấy các nữ tu với khuôn mặt buồn rười rượi. Họ có thể mỉm cười, nhưng đó là một nụ cười giả tạo như những nụ cười của một tiếp viên hàng không. Không! Chị em hãy cho thấy nụ cười hân hoan đến từ niềm vui nội tâm nhé? "
Đức Giáo Hoàng đã ngồi trong cùng một căn phòng nơi lưu giữ Thánh Giá Damiano là cây thánh giá lớn mà khoảng 800 năm trước đây, khi Thánh Phanxicô đang cầu nguyện trước Thánh Giá này thì ngài nghe thấy một giọng nói: " Phanxicô, hãy tái thiết nhà thờ của Ta. "
Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi các nữ tu chăm sóc cho đời sống cộng đoàn, bất chấp những thách đố ngày nay.
Ngài nói:
"Hãy tha thứ, hãy cho thấy sự kiên nhẫn. Thật không phải dễ dàng sống trong một cộng đoàn. Ma quỷ lợi dụng sự khác biệt của chị em. Chị em có thể sẽ nói: "Tôi không muốn thô lỗ, nhưng ... ' Không được! Bởi vì nó chẳng đi đến đâu. Nó chỉ dẫn đến sự chia rẽ. Hãy nâng niu tình bạn của tình yêu mến nhau giữa các chị em. Một tu viện không phải là một luyện ngục, nó phải là một gia đình."
Vào cuối cuộc họp Đức Giáo Hoàng đích thân chào đón từng nữ tu. Đầu tiên, với những chị bệnh hoạn đau yếu, sau đó ngài chăm chú lắng nghe những chia sẻ của mỗi chị trong tu viện.
Đức Thánh Cha nói:
"Khi chị em bước vào cuộc hành trình suy niệm về Chúa Giêsu Kitô, cầu nguyện và sám hối với Ngài, lòng nhân bản của chị em phát triển. Nữ tu dòng kín được mời gọi là con người với lòng nhân bản tuyệt vời, một tấm lòng nhân bản như Giáo Hội Mẹ chúng ta. Làm thế nào để một nữ tu thể hiện lòng nhân bản của mình? Thông qua niềm vui, và ngày càng hân hoan hơn nữa! Tôi thật buồn khi nhìn thấy các nữ tu với khuôn mặt buồn rười rượi. Họ có thể mỉm cười, nhưng đó là một nụ cười giả tạo như những nụ cười của một tiếp viên hàng không. Không! Chị em hãy cho thấy nụ cười hân hoan đến từ niềm vui nội tâm nhé? "
Đức Giáo Hoàng đã ngồi trong cùng một căn phòng nơi lưu giữ Thánh Giá Damiano là cây thánh giá lớn mà khoảng 800 năm trước đây, khi Thánh Phanxicô đang cầu nguyện trước Thánh Giá này thì ngài nghe thấy một giọng nói: " Phanxicô, hãy tái thiết nhà thờ của Ta. "
Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi các nữ tu chăm sóc cho đời sống cộng đoàn, bất chấp những thách đố ngày nay.
Ngài nói:
"Hãy tha thứ, hãy cho thấy sự kiên nhẫn. Thật không phải dễ dàng sống trong một cộng đoàn. Ma quỷ lợi dụng sự khác biệt của chị em. Chị em có thể sẽ nói: "Tôi không muốn thô lỗ, nhưng ... ' Không được! Bởi vì nó chẳng đi đến đâu. Nó chỉ dẫn đến sự chia rẽ. Hãy nâng niu tình bạn của tình yêu mến nhau giữa các chị em. Một tu viện không phải là một luyện ngục, nó phải là một gia đình."
Vào cuối cuộc họp Đức Giáo Hoàng đích thân chào đón từng nữ tu. Đầu tiên, với những chị bệnh hoạn đau yếu, sau đó ngài chăm chú lắng nghe những chia sẻ của mỗi chị trong tu viện.
Đức Thánh Cha nói vợ chồng không được giận nhau hết ngày này sang ngày khác
Đặng Tự Do
18:12 04/10/2013
Trong âm nhạc và các bài ca rộn rã, anh chị em giáo dân tại Assisi đã hân hoan chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đền thờ Thánh Ruffian nơi Thánh Phanxicô thành Assisi đã được rửa tội.
Đức Thánh Cha hỏi anh chị em giáo dân:
"Anh chị em có biết ngày Rửa Tội của mình không? Ít thế! Bây giờ anh chị em có một số bài tập về nhà làm đây."
Bắt đầu một bài diễn văn rất sinh động, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tầm quan trọng của Bí Tích Rửa Tội, bởi vì bí tích ấy báo hiệu sự chào đời của mỗi cá nhân chúng ta trong lòng Giáo Hội Mẹ .
Sau đó, ngài nhấn mạnh đến ba khía cạnh chính trong cuộc sống tâm linh, đó là lắng nghe Lời Chúa, đồng hành với nhau như một, và mang đức tin đến những vùng ngoại ô .
Ngài nói:
"Đọc Kinh Thánh thôi chưa đủ. Chúng ta cần phải lắng nghe tiếng Chúa Giêsu, Ngài là Đấng nói với ta trong Kinh Thánh. Chúng ta cần phải là ăng-ten tiếp nhận đúng Lời Chúa, và cũng là ăng-ten để truyền đạt Lời Ngài."
Điểm thứ hai, theo Đức Thánh Cha Phanxicô là đặc biệt quan trọng đối với các tu sĩ. Họ là một phần của một cộng đoàn, trong một cộng đoàn lớn hơn là Giáo Hội. Và để tiến lên, tất cả các thành viên phải tiến bước trong sự đoàn kết, với Chúa Kitô ở bên cạnh họ.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc nhở tất cả các tu sĩ về nghĩa vụ truyền giáo của họ. Họ phải thực hành tấm gương của thánh Phanxicô là đến các vùng ngoại ô, ra khỏi các khu vực đầy đủ tiện nghi, để rao giảng Lời Chúa.
Ngài nhấn mạnh:
"Đừng để thành kiến, thói quen, hoặc tâm tính cứng nhắc ngăn chặn anh chị em. Hoặc nói theo kiểu mục vụ rằng ‘chúng tôi đã luôn luôn thực hiện theo cách này.’ Anh chị em chỉ có thể đi đến những vùng ngoại ô nếu anh chị em mang Lời Chúa trong trái tim mình và đồng hành với Giáo Hội, như Thánh Phanxicô. "
Đôi khi, Đức Giáo Hoàng bỏ qua một bên bài phát biểu đã được chuẩn bị của mình để ứng khẩu nói với đám đông. Ngài nói về khao khát của mình là các linh mục phải biết tên của toàn bộ anh chị em giáo dân trong cộng đoàn của họ.
Khi nói về sự cần thiết phải tha thứ và xin sự tha thứ để giữ tình đoàn kết với nhau, Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự thất vọng của mình khi thấy những đôi vợ chồng giận hờn, oán ghét, chiến đấu chống lại nhau và sau đó chia tay sau nhiều năm chung sống. Ngài đã chia sẻ một số lời khuyên cho vợ chồng mới cưới.
Đức Thánh Cha nói:
"Muốn tranh luận thì cứ tranh luận, chén dĩa bắt đầu bay, cứ để chúng bay. Nhưng không bao giờ chờ cho đến cuối ngày rồi mà vẫn chưa tái lập hòa bình. Đừng bao giờ! "
Gần cuối buổi lễ, cộng đoàn hát mừng bài sinh nhật truyền thống “Happy Birth Day to You” để chúc mừng Đức Giáo Hoàng, vì ngài mang tông hiệu Phanxicô.
Đức Thánh Cha hỏi anh chị em giáo dân:
"Anh chị em có biết ngày Rửa Tội của mình không? Ít thế! Bây giờ anh chị em có một số bài tập về nhà làm đây."
Bắt đầu một bài diễn văn rất sinh động, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tầm quan trọng của Bí Tích Rửa Tội, bởi vì bí tích ấy báo hiệu sự chào đời của mỗi cá nhân chúng ta trong lòng Giáo Hội Mẹ .
Sau đó, ngài nhấn mạnh đến ba khía cạnh chính trong cuộc sống tâm linh, đó là lắng nghe Lời Chúa, đồng hành với nhau như một, và mang đức tin đến những vùng ngoại ô .
Ngài nói:
"Đọc Kinh Thánh thôi chưa đủ. Chúng ta cần phải lắng nghe tiếng Chúa Giêsu, Ngài là Đấng nói với ta trong Kinh Thánh. Chúng ta cần phải là ăng-ten tiếp nhận đúng Lời Chúa, và cũng là ăng-ten để truyền đạt Lời Ngài."
Điểm thứ hai, theo Đức Thánh Cha Phanxicô là đặc biệt quan trọng đối với các tu sĩ. Họ là một phần của một cộng đoàn, trong một cộng đoàn lớn hơn là Giáo Hội. Và để tiến lên, tất cả các thành viên phải tiến bước trong sự đoàn kết, với Chúa Kitô ở bên cạnh họ.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc nhở tất cả các tu sĩ về nghĩa vụ truyền giáo của họ. Họ phải thực hành tấm gương của thánh Phanxicô là đến các vùng ngoại ô, ra khỏi các khu vực đầy đủ tiện nghi, để rao giảng Lời Chúa.
Ngài nhấn mạnh:
"Đừng để thành kiến, thói quen, hoặc tâm tính cứng nhắc ngăn chặn anh chị em. Hoặc nói theo kiểu mục vụ rằng ‘chúng tôi đã luôn luôn thực hiện theo cách này.’ Anh chị em chỉ có thể đi đến những vùng ngoại ô nếu anh chị em mang Lời Chúa trong trái tim mình và đồng hành với Giáo Hội, như Thánh Phanxicô. "
Đôi khi, Đức Giáo Hoàng bỏ qua một bên bài phát biểu đã được chuẩn bị của mình để ứng khẩu nói với đám đông. Ngài nói về khao khát của mình là các linh mục phải biết tên của toàn bộ anh chị em giáo dân trong cộng đoàn của họ.
Khi nói về sự cần thiết phải tha thứ và xin sự tha thứ để giữ tình đoàn kết với nhau, Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự thất vọng của mình khi thấy những đôi vợ chồng giận hờn, oán ghét, chiến đấu chống lại nhau và sau đó chia tay sau nhiều năm chung sống. Ngài đã chia sẻ một số lời khuyên cho vợ chồng mới cưới.
Đức Thánh Cha nói:
"Muốn tranh luận thì cứ tranh luận, chén dĩa bắt đầu bay, cứ để chúng bay. Nhưng không bao giờ chờ cho đến cuối ngày rồi mà vẫn chưa tái lập hòa bình. Đừng bao giờ! "
Gần cuối buổi lễ, cộng đoàn hát mừng bài sinh nhật truyền thống “Happy Birth Day to You” để chúc mừng Đức Giáo Hoàng, vì ngài mang tông hiệu Phanxicô.
Kết quả cuộc họp lịch sử cải tổ giáo triều: sẽ có Cải Tổ toàn diện
Trần Mạnh Trác
10:32 04/10/2013
Bản tông hiến hiện hành có tên là Pastor Bonus, là những hướng dẫn cuả Chân Phước Gioan Phaolô II về việc quản trị Giáo Triều Rôma, phát hành năm 1988.
"Ý tưởng là sẽ không giới hạn vào việc thay đổi nhỏ nhặt ở đây ở đó để cập nhật bản tông hiến hiện hành của Giáo Triều. Thay vào đó, Đức Giáo Hoàng dự định sẽ soạn thảo một văn bản mới bao gồm những thay đổi có ý nghiã. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể mong đợi một bản Hiến Pháp mới, " là lời cuả Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí cuả Toà Thánh.
Tổ chức Giáo Triều (Secretariat of State):
Hiến Pháp mới cuả Giáo Triều sẽ làm nổi bật hai khía cạnh chính. Thứ nhất, Giáo triều Rôma không còn là một cơ chế quyền bính, nhưng phải là (một cơ quan) 'phục vụ' cho Giáo Hội hoàn vũ. Thứ hai, Phủ Quốc Vụ Khanh sẽ chỉ là một chi nhánh chứ sẽ không còn là một cơ cấu quyền lực tập trung.
Hội Đồng Hồng Y khuyến nghị nên bổ nhiệm thêm một 'điều phối viên' (moderator) để điều hợp mối quan hệ giữa Đức Giáo Hoàng và các văn phòng của Giáo Hội.
Trước đây giáo triều đã có chức vụ "điều phối viên giáo triều" ("moderator Curiae"), một loại " giám đốc điều hành " để phối hợp các nhiệm vụ hành chính và giám sát những quan chức. Hiện nay một số nhiệm vụ trên còn được vị phụ tá Quốc Vụ Khanh (sostituto) thi hành , nhưng Hội Đồng Hồng Y đánh giá là không đủ.
Đây có thể là một đáp ứng với lời chỉ trích của Đức Hồng Y Walter Kasper cuả Đức , cựu chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo . Đức Hồng Y đã kêu gọi phải có những cuộc họp hàng tháng giữa các người đứng đầu cuả các văn phòng và Đức Giáo Hoàng mà không phải thông qua phủ Quốc Vụ Khanh .
"Bàn tay phải không biết bàn tay trái đang làm gì, " theo lời Đức Hồng Y Kasper noí về Giáo Triều Roma, được biết Ngài đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ cao cấp tại Vatican qua hơn một thập kỷ dưới cả hai triều cuả Đức Gioan Phaolô II và Đức Benedict XVI . Ngài chỉ trích thêm rằng chức vụ Quốc Vụ Khanh "đã dần dà trở thành một thứ con buôn làm trung gian với chính phủ. (government middleman)"
Tổ chức Thượng Hội Đồng (Synod ):
Tổ chức của Thượng Hội Đồng Giám Mục mà Đức Giáo Hoàng triệu tập để thảo luận về các chủ đề cụ thể của đời sống Giáo Hội cũng đã được bàn thảo để thay đổi lại. Cha Lombardi nói vấn đề này đã được đưa lên đầu của chương trình nghị sự vì Thượng Hội Đồng sẽ họp tại Vatican vào những ngày 07-và 08 tháng 10 .
Cha Lombardi cho biết chủ đề của Thượng Hội Đồng sẽ bàn vẫn chưa được biết đến, nhưng nói thêm rằng Đức Giáo Hoàng có nhắc đến một "chủ đề có tính chất nhân học , cuộc sống gia đình theo Phúc Âm , tuy nhiên, nó vẫn chưa là chính xác lắm".
Vai trò Giáo Dân:
Vai trò của giáo dân và sự đóng góp của họ cho Giáo Hội cũng đã được thảo luận nhiều trong các cuộc họp . Đức Giáo Hoàng và các vị Hồng Y đã bàn luận để "làm thế nào đảm bảo rằng thực thể này cuả Giáo Hội được nhìn nhận đầy đủ hơn và được chăm sóc hiệu quả hơn trong việc cai quản Giáo Hội".
"Sẽ chú ý đặc biệt để làm sao cho các cơ quan có thể sử dụng giáo dân và khả năng cuả họ (các dịch vụ mà họ cung cấp cho Giáo Hội) một cách đầy đủ hơn. Hiện nay chúng ta đã có một Hội Đồng (tư vấn) Giáo hoàng (Pontifical Council), nhưng mối quan hệ và sự hiện diện cuả họ có thể được tăng thêm để cho Giáo triều có những liên hệ (involve) với giáo dân nhiều hơn ".
Cha Lombardi nói "Đã có một Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân , nhưng vẫn còn có nhiều khía cạnh phải được tăng cường thêm. "
Đối thoại cởi mở và xây dựng
Cha Lombardi nói rằng Đức Giáo Hoàng coi trọng lời khuyên của tám vị Hồng Y và đề cao việc giúp đỡ cuả họ để " có một phương pháp tiếp cận phù hợp nhất " cho việc cai quản Giáo Hội. "Đây không phải là một nhiệm vụ không đáng kể , vì nhờ lòng tự tin và tự trọng đã tạo ra một môi trường thanh thản cần thiết cho một cuộc đối thoại cởi mở và xây dựng ".
Cuộc họp ba ngày giữa Đức Giáo Hoàng và Hội đồng tư vấn kết thúc vào thứ năm. Qua ngày thứ Sáu, 8 vị HY đã tháp tùng Đức Giáo Hoàng đi hành hương đến Assisi, và cùng cầu nguyện trước ngôi mộ của Thánh Phanxicô.
Hội Đồng Hồng Y sẽ họp với Đức Giáo Hoàng vào tháng Mười Hai tới, và sau đó vào tháng Hai năm 2014.
Xem video buổi họp báo
Đức Thánh Cha Phanxicô hành hương tại Assisi
LM. Trần Đức Anh OP
10:57 04/10/2013
ASSISI. Hôm 4-10-2013, ĐTC Phanxicô đã dành 13 tiếng đồng hồ, từ 7 giờ sáng cho đến 8 giờ tối, để viếng thăm Assisi cách Roma 200 cây số, quê hương vị Thánh ngài đã chọn làm bổn mạng và là vị hướng đạo cho triều đại Giáo Hoàng của ngài.
Đức Phanxicô là vị giáo hoàng thứ 19 đến viếng thăm Assisi nhưng ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên mang tên vị thánh nghèo.
Máy bay trực thăng của không lực Italia chở ĐTC đã đáp xuống sân vận động gần Viện Seraphicum lúc 7 giờ rưỡi sáng và đã được Chủ tịch Thượng viện Italia, Ông Piero Grasso, Đức GM sở tại và ông thị trưởng Assisi cùng với nhiều quan chức đạo đời và đông đảo tín hữu tiếp đón. Tháp tùng ĐTC trong chuyến viếng thăm này đặc biệt có 8 Hồng Y thuộc Hội đồng cố vấn, giúp ngài trong việc cai quản Giáo Hội hoàn vũ và cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Trong số 8 vị có ĐHY Sean O'Malley, dòng Phanxicô Capuchino TGM giáo phận Boston, Hoa kỳ.
Thăm các trẻ em khuyết tật
Seraphicum là một viện săn sóc các trẻ em khuyết tật do cha Ludovico da Casoria dòng Phanxicô thành lập ngày 17-9-1871 đúng ngày kỷ niệm thánh tổ phụ chịu 5 dấu thánh và hiện có 60 em.
ĐTC đã vào nhà nguyện của Viện để cầu nguyện ít phút trước khi gặp gỡ các em khuyết tật, cũng với những người săn sóc và một số bệnh nhân khác. Ngài thân ái chào thăm mọi người, hôn các em bé bệnh nhân trong bầu khí thật cảm động.
Lên tiếng sau lời chào mừng của Ông thị trưởng và bà giám đốc Viện Seraphicum, ĐTC bỏ qua bài diễn văn dọn sẵn, và ứng khẩu nói với mọi người:
”Chúng ta đang ở giữa những vết thương của Chúa Giêsu: những vết thương này đang được lắng nghe, và nhìn nhận.. Chúa Giêsu ẩn trong các trẻ em, các thiếu niên này. Trên bàn thờ chúng ta thờ lại Mình Chúa Giêsu, nơi các em này, chúng ta thấy những vết thương của Chúa.. Các em cần được những người nói mình là Kitô hữu lắng nghe và đón nhận”.
ĐTC nhận xét rằng ”rất tiếc là xã hội bị ô nhiễm vì văn hóa gạt tỏ, trái ngược với văn hóa tiếp đón. Nạn nhân của thứ văn hóa gạt bỏ chính là những người yếu thế, mong mang nhất. Trong bối cảnh đó, ngài kêu gọi các vị lãnh đạo chính trị và chính quyền đặt những người bị thiệt thòi nơi trung tâm những quan tâm về chính trị và xã hội.
Sau bài huấn dụ, ĐTC còn dừng lại chào thăm từng em khuyết tật và các bác sĩ, y tá, thân nhân và những người săn sóc các em.
Gặp gỡ người nghèo
Liền đó, ngài đến viếng Đền thánh Damiano, trước khi đến tòa GM Assisi để gặp những người nghèo được Caritas trợ giúp. Cuộc gặp gỡ diễn ra tại phòng gọi là ”cởi bỏ”, nơi thánh Phanxicô đã cởi bỏ y phục trả lại cho thân phụ và những gì mình có thể hoàn toàn sống theo lý tưởng thanh bần.
Trong lời chào ĐTC, Đức TGM Sorrentino của giáo phận Assisi nhận xét rằng đây là lần đầu tiên từ 800 năm nay một vị giáo hoàng đến viếng phòng ”cởi bỏ” này.. ”Chúng con cũng xin ĐTC giúp chúng con hiểu làm sao chúng con phải cởi bỏ chính mình để luôn được tự do hầu có thể phục vụ”.
Trong dịp này, ĐTC cũng ứng khẩu và nói “đây là cơ hội để mời gọi Giáo Hội cởi bỏ. Nhưng Giáo Hội là tất cả chúng ta, từ người đầu tiên chịu phép rửa. Tất cả chúng ta đều phải đi theo con đường của Chúa Giêsu, Đấng đã đi trên con đường cởi bỏ, đã trở thành người tôi tớ, người phục vụ, đã muốn hạ mình cho đến thập giá. Nếu chúng ta muốn là Kitô hữu, thì không có con đường nào khác. Nhưng có người nói: Chúng ta không thể làm một Kitô giáo nhân bản hơn, không có thánh giá, không có Chúa Giêsu, không có sự cởi bỏ sao? Nhưng làm như thế, chúng ta sẽ trở thành những Kitô hữu của tiệm bánh ngọt, như những chiếc bánh ngọt thật đẹp, nhưng không phải là Kitô hữu đích thực.”
”Nhưng chúng ta phải cởi bỏ cái gì? Thưa ngày nay Giáo Hội phải cởi bỏ một nguy hiểm rất trầm trọng đe dọa mỗi ngừơi trong Giáo Hội, đó là nguy hiểm tinh thần thế gian. Kitô hữu không thể sống với tinh thần của thế gian. Tinh thần này đưa chúng ta đến chỗ háo danh, quyền lực, hà hiếp, kiêu ngạo. Đó là một thứ ngẫu tượng chứ không phải là Thiên Chúa, và tội thờ thần tược là tội nặng nhất! Tất cả chúng ta đều phải cởi bỏ tinh thần thế tục, trái ngược với tinh thần các Mối Phúc, tinh thần của Chúa Giêsu.
Thánh lễ
Giã từ những người nghèo tại tòa GM Assisi, ĐTC đã đến Vương cung thánh đường thánh Phanxicô lúc 10 giờ 20. Tại đây ngài được cha Tổng quyền dòng Phanxicô Viện tu cùng với cha Bề trên thánh tu viện tiếp đón. ĐTC đã chào thăm đông đảo các tu sĩ của dòng trong Thánh đường trên, trước khi đi xuống hầm đền thờ để quì cầu nguyện trước mộ của thánh Phanxicô.
Sau đó, ngài bắt đầu cử hành thánh lễ tại Quảng trước đền thờ, cùng với các HY tháp tùng, tất cả các GM miền Umbria, và hàng trăm linh mục triều và dòng. Trong số các giới chức chính quyền hiện diện, đặc biệt có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, Ông Nicola Letta. Các tín hữu ngồi hết mọi chỗ trong quảng trường trước Đền thờ.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương thánh Phanxicô mặc lấy Chúa Giêsu, gắn bó với Chúa, tìm an bình đích thực bắt nguồn từ Chúa, và tôn trọng thiên nhiên, nhất là con người. Ngài nói:
”Lạy Cha, là Chúa Trời Đất, con chúc tụng Cha vì Cha đã giấu những điều ấy với những người khôn ngoan và thông thái, và đã tỏ lộ cho những người bé nhỏ” (Mt 11,25)
”An bình và thiện hảo cho tất cả anh chị em! Với lời chào Phanxicô này tôi cám ơn anh chị em đã đến đây, tại Quảng trường này, đầy lịch sử và đức tin, để cùng cầu nguyện.
”Hôm nay, như bao tín hữu hành hương khác, tôi đến đây để chúc tụng Chúa Cha vì tất cả những gì ngài muốn tỏ lộ cho một trong những người bé mọn mà Tin Mừng nói với chúng ta, đó là Phanxicô, con của một thương gia giàu có ở Assisi. Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu đưa Phanxicô đến chỗ cởi bỏ một đời sống thoải mái và phóng túng, để kết hôn với ”Bà Chúa Nghèo” và sống như người con đích thực của Cha ở trên trời. Sự chọn lựa này của Phanxicô, diễn tả một cách quyết liệt sự noi gương Chúa Kitô, mặc lấy Đấng giàu sang đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta trở nên giàu nhờ cái nghèo của Ngài (Xc 2 Cr 8,9). Trong trọn cuộc đời của Phanxicô, lòng yêu mến người nghèo và noi gương Chúa Kitô nghèo là hai yếu tố gắn liền với nhau không thể tách rời được, hai mặt của cùng một mề đai.
Thánh Phanxicô chứng tỏ điều gì cho chúng ta ngày nay? Ngài nói với gì chúng ta, không phải bằng lời nói, vốn là điều dễ dàng, nhưng bằng chính cuộc sống?
1. Điều thứ I, điều cơ bản mà thánh Phanxicô chứng tỏ cho chúng ta là: sống như Kitô hữu có nghĩa là có một quan hệ sinh tử với Con người của Chúa Giêsu, là mặc lấy Chúa, là đồng hóa với Chúa.
”Đâu là điểm khởi hành con đường của Thánh Phanxicô hướng về Chúa Kitô? Thưa từ cái nhìn của Chúa Giêsu trên Thánh Giá. Để cho mình được Chúa ngắm nhìn trong lúc Chúa ban sự sống cho chúng ta và lôi kéo chúng ta về với Ngài. Phanxicô đã trải qua kinh nghiệm này một cách đặc biệt trong ngôi thánh đường Thánh Damiano nhỏ bé, khi cầu nguyện trước tượng Chúa Chịu Đóng Đanh, mà hôm nay tôi được kính viếng. Trong tượng Đóng Đanh ấy, Chúa không xuất hiện như người chết, nhưng như người sống! Máu chảy xuống từ vết thương nơi bàn tay, chân và cạnh sườn Chúa, nhưng máu ấy biểu lộ sự sống. Chúa Giêsu không có đôi mắt khép lại, nhưng mở toang: một cái nhìn nói với con tim. Và Chúa Chịu Đóng Đanh không nói với chúng ta về sự thất bại; trái lại nói với chúng ta về một cái chết cũng là sự sống, sinh ra sự sống, vì nói với chúng ta về tình thương, vì Ngài là Tình Thương của Thiên Chúa nhập thể, và Tình Thương không chết, trái lại, đánh bại sự ác và sự chết. Ai để cho mình được Chúa Giêsu Chịu Đóng Đanh ngắm nhìn thì được tái tạo trở thành một ”thụ tạo mới”. Đây là điểm khởi hành của mọi sự: đó là kinh nghiệm về Ơn Thánh biến đổi, được yêu mến mà không có công trạng gì, dù là ngừơi tội lỗi. Vì thế thánh Phanxicô có thể nói như thánh Phaolô: ”Về phần tôi, tôi không hãnh diện về điều nào khác ngoài thập giá của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta”(Gl 6,14)
Lạy thánh Phanxicô, chúng con hướng về ngài và cầu xin: xin dạy chúng con ở lại trước Thánh Giá Chúa chịu đóng đanh, để cho Chúa nhìn, để Chúa tha thứ và được tình thương Chúa tái tạo.
2. Trong Tin Mừng chúng ta đã nghe những lời này: ”Hỡi tất cả những ai mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng tôi và tôi sẽ bổ sức cho. Hãy mang lấy ách của tôi và học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,28-29)
Đây là điều thứ hai mà thánh Phanxicô làm chứng cho chúng ta: Ai theo Chúa Giêsu, thì nhận được an bình đích thực. Thánh Phanxicô được nhiều người gắn liền với hòa bình, nhưng ít người đi vào chiều sâu. Đâu là hòa bình mà thánh Phanxicô đã lãnh nhận, đã sống và thông truyền cho chúng ta? Thưa đó là hòa bình của Chúa Kitô, được trải qua tình yêu lớn nhất, tình yêu của Thập Giá. Đó là hòa bình mà Chúa Giêsu Phục Sinh đã ban cho các môn để khi Ngài hiện ra giữa họ và nói: ”Bình an cho các con!” và Ngài nói điều đó, tỏ cho họ đôi tay bị vết thương và cạnh sườn bị đâm thâu qua (Xc Ga 20,19.20)
An bình theo tinh thần Phanxicô không phải là một tình cảm ủy mị. Xin lưu ý điều này: không hề có thánh Phanxicô như thế! Và hòa bình ấy cũng không phải là một sự hòa hợp phiếm thần với những năng lượng của vũ trụ.. Cả điều này cũng không phải là tinh thần Phanxicô, nhưng là một ý tưởng mà vài người đã tạo ra! Hòa bình của thánh Phanxicô là hòa bình của Chúa Kitô, và thánh nhân tìm được khi mang lấy ách của Chúa, nghĩa là giới răn của Chúa: Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con (Xc Ga 13,34; 15,12). Và cái ách này không thể mang với sự kiêu hãnh, tự phụ, kiêu ngạo, nhưng chỉ có thể mang được với sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng.
Lạy Thánh Phanxicô, chúng con hướng về ngài, và cầu xin: Xin dạy chúng con trở nên ”khí cụ hòa bình”, thứ hòa bình có nguồn mạch nơi Thiên Chúa, hòa bình mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta.
3. ”Lạy Đấng Tối Cao, toàn năng, Chúa nhân từ, chúc tụng Chúa.. cùng với tất cả các thụ tạo của Chúa” (FF 1820). Bài ca của thánh Phanxicô bắt đầu với những lời như thế. Lòng yêu mến của thánh nhân đối với toàn thể công trình sáng tạo, sự hòa hợp của công trình này. Vị Thánh thành Assisi chứng tỏ lòng tôn trọng đối với tất cả những gì Thiên Chúa đã tạo dựng và con người được mời gọi giữ gìn và bảo vệ, nhưng nhất là ngài chứng tỏ lòng tôn trọng và yêu mến đối với mỗi người. Thiên Chúa đã sáng tạo thế giới để nó trở thành nơi tăng trưởng trong hòa hợp và an bình. Hòa hợp và an bình! Thánh Phanxicô là một người hài hòa và an bình. Từ thành phố hòa bình này, tôi lập lại một cách mạnh mẽ và dịu dàng rằng: chúng ta hãy tôn trọng thiên nhiên, chúng ta đừng trở thành những dụng cụ phá hoại! Chúng ta hãy tôn trọng mỗi người: hãy chấm dứt các cuộc xung đột võ trang đang làm trái đất đẫm máu, khí giới hãy im tiếng và oán thù ở mọi nơi hãy nhường chỗ cho tình thương, xúc phạm nhường chỗ cho tha thứ, và bất hòa nhường chỗ cho đoàn kết. Chúng ta hãy nghe tiếng kêu của những người đang khóc lóc, đau khổ và chết vì bao lực, vì khủng bố hoặc chiến tranh, tại Thánh Địa, vốn được thánh Phanxicô rất yêu mến, tại Siria, toàn vùng Trung Đông và trên thế giới.
Lạy thánh Phanxicô chúng con hướng về ngài, và cầu xin: xin thánh nhân cầu xin Thiên Chúa ban ơn này: xin cho thế giới chúng con được hòa hợp và an bình.
Sau cùng, chúng ta không thể quên rằng hôm nay Italia mừng kính thánh Phanxicô bổn mạng. Tôi cũng biểu lộ cử chỉ truyền thống tặng dầu cho đèn chầu, năm nay đến lượt miền Umbria cung cấp. Chúng ta hãy cầu nguyện cho quốc dân Italia, để mỗi người luôn hoạt động cho công ích, để ý đến những gì liên kết hơn là tới những gì gây chia rẽ.
”Tôi lập lại lời kinh của thánh Phanxicô cho Assisi, cho Italia và thế giới: 'Vì vậy lạy Chúa Giêsu Kitô, là Cha từ bi, con cầu xin Chúa đừng nhìn đến sự vô ơn của chúng con, nhưng luôn nhớ lại lòng thương xốt dồi dào Chúa đã chứng tỏ tạoi thành này, để nơi ấy luôn là địa điểm và là nơi ở của những người thực sự biết Cha và tôn vinh danh Chúa được chúc tụng và vinh hiển đến muôn đời. Amen” (Specchio di perfezione, 124, FF 1824).
Cuối thánh lễ, có nghi thức tặng dầu cho đèn được đốt tại mộ thánh Phanxicô bổn mạng Italia. ĐTC đã làm phép dầu này, và Ông thị trưởng thành Assisi đã mang đến đổ vào đèn và thắp lên.
Sau đó, ĐTC đã đến dùng bữa trưa với những người nghèo tại Trung tâm tiếp đón đầu tiên của Caritas, gần Nhà ga xe lửa Đức Mẹ các Thiên Thần.
Lúc 2 giờ 15 phút chiều, ngài tiếp tục cuộc thăm viếng tại Đan viện Carceri nơi sườn núi Subasio. Đan viện này được kiến thiết trên những hang đá nơi thánh Phanxicô đến cầu nguyện. Theo truyền thống thánh nhân đã nói chuyện với chim chóc tại đây.
Gặp gỡ linh mục, tu sĩ và giáo dân dấn thân
Sau đó, ĐTC đến nhà thờ chính tòa thánh Rufino của giáo phận Assisi, để gặp gỡ hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và các thành viên Hội đồng mục vụ của giáo phận.
Trong bài huấn dụ nhân dịp này, nhắc nhở mọi người về 3 điểm:
1. Trước tiên là lắng nghe Lời Chúa. Giáo Hội là cộng đồng lắng nghe trong tinh thần tin yêu những gì Chúa nói. Kế hoạch mục vụ mà anh chị em đang sống nhấn mạnh đặc biệt về chiều kích cơ bản này... Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có thể cải tiến khía cạnh này: đó là ngày càng trở nên người lắng nghe Lời Chúa, để bớt giầu lời nói của chúng ta đồng thời giầu hơn nhờ Lời Chúa nói. Tôi nghĩ đến linh mục có nhiệm vụ rao giảng. Làm sao LM có thể giảng nếu trước đó không lắng nghe tiếng Chúa trong thinh lặng, trong con tim của mình? Tôi nghĩ đến các cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên: làm sao họ có thể giáo dục nếu lương tâm họ không được Lời Chúa soi sáng, nếu cách thức suy tư và hành động của họ khôgn được Lời Chúa hướng dẫn? Họ nêu gương nào cho con cái?...
2. Thứ hai là bước đi. Đây là lời tôi thích khi nghĩ đến Kitô hữu và Giáo Hội. Nhưng đối với anh chị em, lời này có một nghĩa đặc biệt: anh chị em đang bước vào Công nghị giáo phận, và công nghị ở đây, Sinodo, có nghĩa là đồng hành với nhau. Đây thực là một kinh nghiệm đẹp nhất mà chúng ta sống: được là thành phần của dân đang tiến bước trong lịch sử, cùng với Chúa, Đấng đi giữa chúng ta.
Tôi cũng nghĩ đến các linh mục. Có gì đẹp hơn đối với chúng ta nếu không phải là đồng hành với dân của chúng ta, khích lệ, nâng đỡ dân, cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau, tha thứ cho nhau, cùng tiến bước trong sự đoàn kết, không chạy trốn về đằng trước, cũng chẳng nhớ nhung quá khứ.
3. Thứ ba là loan báo cho đến tận những vùng ven bờ, vùng ngoại ô của cuộc sống. Điều quan trọng là ra ngoài, để gặp gỡ tha nhân trong các khu ngoại ô, nhất là những con người, trong những hoàn cảnh khác nhau.
Đây là những khu ”ngoại ô” của anh chị em? Đó là những vùng có nguy cơ ở ngoài lề, không được ánh đèn chiếu vào. Đó là những ngừơi, những thực tại con người bị gạt ra ngoài lề, bị coi rẻ. Đó là những người tuy ở trung tâm, nhưng tinh thần thì xa xăm.
Anh chị em đừng sợ ra ngoại và gặp gỡ những ngừơi ấy, những hoàn cảnh ấy. Đừng để mình bị ngăn chặn vì những thành kiến, thói quen, sự cứng nhắc về não trạng hoặc về mục vụ..
Sau cuộc gặp gỡ tại Nhà thờ chính tòa Assisi, lúc quá 4 giờ chiều, ĐTC đến viếng thăm Vương cung thánh đường thánh nữ Clara, viếng mộ của thánh nữ và cầu nguyện tại Nhà nguyện trước Thánh giá thánh Damiano, chào thăm các nữ Đan sĩ tại đây.
Cuộc viếng thăm của ĐTC được tiếp tục tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ các thiên thần của dòng Anh em Hèn Mọn Phanxicô, cách đó 4 cây số, rồi gặp gỡ 12 ngàn người trẻ miền Umbria vào lúc gần 6 giờ chiều tại quảng trường trước Đền thánh và ngài trả lời các câu hỏi do 4 bạn trẻ nêu lên. Tiếp đến ĐTC viếng Đền thánh Rivotorto trước khi đáp trực thăng trở về Vatican, dự kiến vào lúc 8 giờ tối. Rivotorto là nơi có những căn nhà nhỏ thánh Phanxicô và các bạn đồng hành đầu tiên của ngài cư ngụ.
Máy bay trực thăng của không lực Italia chở ĐTC đã đáp xuống sân vận động gần Viện Seraphicum lúc 7 giờ rưỡi sáng và đã được Chủ tịch Thượng viện Italia, Ông Piero Grasso, Đức GM sở tại và ông thị trưởng Assisi cùng với nhiều quan chức đạo đời và đông đảo tín hữu tiếp đón. Tháp tùng ĐTC trong chuyến viếng thăm này đặc biệt có 8 Hồng Y thuộc Hội đồng cố vấn, giúp ngài trong việc cai quản Giáo Hội hoàn vũ và cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Trong số 8 vị có ĐHY Sean O'Malley, dòng Phanxicô Capuchino TGM giáo phận Boston, Hoa kỳ.
Thăm các trẻ em khuyết tật
Seraphicum là một viện săn sóc các trẻ em khuyết tật do cha Ludovico da Casoria dòng Phanxicô thành lập ngày 17-9-1871 đúng ngày kỷ niệm thánh tổ phụ chịu 5 dấu thánh và hiện có 60 em.
ĐTC đã vào nhà nguyện của Viện để cầu nguyện ít phút trước khi gặp gỡ các em khuyết tật, cũng với những người săn sóc và một số bệnh nhân khác. Ngài thân ái chào thăm mọi người, hôn các em bé bệnh nhân trong bầu khí thật cảm động.
Lên tiếng sau lời chào mừng của Ông thị trưởng và bà giám đốc Viện Seraphicum, ĐTC bỏ qua bài diễn văn dọn sẵn, và ứng khẩu nói với mọi người:
”Chúng ta đang ở giữa những vết thương của Chúa Giêsu: những vết thương này đang được lắng nghe, và nhìn nhận.. Chúa Giêsu ẩn trong các trẻ em, các thiếu niên này. Trên bàn thờ chúng ta thờ lại Mình Chúa Giêsu, nơi các em này, chúng ta thấy những vết thương của Chúa.. Các em cần được những người nói mình là Kitô hữu lắng nghe và đón nhận”.
ĐTC nhận xét rằng ”rất tiếc là xã hội bị ô nhiễm vì văn hóa gạt tỏ, trái ngược với văn hóa tiếp đón. Nạn nhân của thứ văn hóa gạt bỏ chính là những người yếu thế, mong mang nhất. Trong bối cảnh đó, ngài kêu gọi các vị lãnh đạo chính trị và chính quyền đặt những người bị thiệt thòi nơi trung tâm những quan tâm về chính trị và xã hội.
Sau bài huấn dụ, ĐTC còn dừng lại chào thăm từng em khuyết tật và các bác sĩ, y tá, thân nhân và những người săn sóc các em.
Gặp gỡ người nghèo
Liền đó, ngài đến viếng Đền thánh Damiano, trước khi đến tòa GM Assisi để gặp những người nghèo được Caritas trợ giúp. Cuộc gặp gỡ diễn ra tại phòng gọi là ”cởi bỏ”, nơi thánh Phanxicô đã cởi bỏ y phục trả lại cho thân phụ và những gì mình có thể hoàn toàn sống theo lý tưởng thanh bần.
Trong lời chào ĐTC, Đức TGM Sorrentino của giáo phận Assisi nhận xét rằng đây là lần đầu tiên từ 800 năm nay một vị giáo hoàng đến viếng phòng ”cởi bỏ” này.. ”Chúng con cũng xin ĐTC giúp chúng con hiểu làm sao chúng con phải cởi bỏ chính mình để luôn được tự do hầu có thể phục vụ”.
Trong dịp này, ĐTC cũng ứng khẩu và nói “đây là cơ hội để mời gọi Giáo Hội cởi bỏ. Nhưng Giáo Hội là tất cả chúng ta, từ người đầu tiên chịu phép rửa. Tất cả chúng ta đều phải đi theo con đường của Chúa Giêsu, Đấng đã đi trên con đường cởi bỏ, đã trở thành người tôi tớ, người phục vụ, đã muốn hạ mình cho đến thập giá. Nếu chúng ta muốn là Kitô hữu, thì không có con đường nào khác. Nhưng có người nói: Chúng ta không thể làm một Kitô giáo nhân bản hơn, không có thánh giá, không có Chúa Giêsu, không có sự cởi bỏ sao? Nhưng làm như thế, chúng ta sẽ trở thành những Kitô hữu của tiệm bánh ngọt, như những chiếc bánh ngọt thật đẹp, nhưng không phải là Kitô hữu đích thực.”
”Nhưng chúng ta phải cởi bỏ cái gì? Thưa ngày nay Giáo Hội phải cởi bỏ một nguy hiểm rất trầm trọng đe dọa mỗi ngừơi trong Giáo Hội, đó là nguy hiểm tinh thần thế gian. Kitô hữu không thể sống với tinh thần của thế gian. Tinh thần này đưa chúng ta đến chỗ háo danh, quyền lực, hà hiếp, kiêu ngạo. Đó là một thứ ngẫu tượng chứ không phải là Thiên Chúa, và tội thờ thần tược là tội nặng nhất! Tất cả chúng ta đều phải cởi bỏ tinh thần thế tục, trái ngược với tinh thần các Mối Phúc, tinh thần của Chúa Giêsu.
Thánh lễ
Giã từ những người nghèo tại tòa GM Assisi, ĐTC đã đến Vương cung thánh đường thánh Phanxicô lúc 10 giờ 20. Tại đây ngài được cha Tổng quyền dòng Phanxicô Viện tu cùng với cha Bề trên thánh tu viện tiếp đón. ĐTC đã chào thăm đông đảo các tu sĩ của dòng trong Thánh đường trên, trước khi đi xuống hầm đền thờ để quì cầu nguyện trước mộ của thánh Phanxicô.
Sau đó, ngài bắt đầu cử hành thánh lễ tại Quảng trước đền thờ, cùng với các HY tháp tùng, tất cả các GM miền Umbria, và hàng trăm linh mục triều và dòng. Trong số các giới chức chính quyền hiện diện, đặc biệt có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, Ông Nicola Letta. Các tín hữu ngồi hết mọi chỗ trong quảng trường trước Đền thờ.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương thánh Phanxicô mặc lấy Chúa Giêsu, gắn bó với Chúa, tìm an bình đích thực bắt nguồn từ Chúa, và tôn trọng thiên nhiên, nhất là con người. Ngài nói:
”Lạy Cha, là Chúa Trời Đất, con chúc tụng Cha vì Cha đã giấu những điều ấy với những người khôn ngoan và thông thái, và đã tỏ lộ cho những người bé nhỏ” (Mt 11,25)
”An bình và thiện hảo cho tất cả anh chị em! Với lời chào Phanxicô này tôi cám ơn anh chị em đã đến đây, tại Quảng trường này, đầy lịch sử và đức tin, để cùng cầu nguyện.
”Hôm nay, như bao tín hữu hành hương khác, tôi đến đây để chúc tụng Chúa Cha vì tất cả những gì ngài muốn tỏ lộ cho một trong những người bé mọn mà Tin Mừng nói với chúng ta, đó là Phanxicô, con của một thương gia giàu có ở Assisi. Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu đưa Phanxicô đến chỗ cởi bỏ một đời sống thoải mái và phóng túng, để kết hôn với ”Bà Chúa Nghèo” và sống như người con đích thực của Cha ở trên trời. Sự chọn lựa này của Phanxicô, diễn tả một cách quyết liệt sự noi gương Chúa Kitô, mặc lấy Đấng giàu sang đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta trở nên giàu nhờ cái nghèo của Ngài (Xc 2 Cr 8,9). Trong trọn cuộc đời của Phanxicô, lòng yêu mến người nghèo và noi gương Chúa Kitô nghèo là hai yếu tố gắn liền với nhau không thể tách rời được, hai mặt của cùng một mề đai.
Thánh Phanxicô chứng tỏ điều gì cho chúng ta ngày nay? Ngài nói với gì chúng ta, không phải bằng lời nói, vốn là điều dễ dàng, nhưng bằng chính cuộc sống?
1. Điều thứ I, điều cơ bản mà thánh Phanxicô chứng tỏ cho chúng ta là: sống như Kitô hữu có nghĩa là có một quan hệ sinh tử với Con người của Chúa Giêsu, là mặc lấy Chúa, là đồng hóa với Chúa.
”Đâu là điểm khởi hành con đường của Thánh Phanxicô hướng về Chúa Kitô? Thưa từ cái nhìn của Chúa Giêsu trên Thánh Giá. Để cho mình được Chúa ngắm nhìn trong lúc Chúa ban sự sống cho chúng ta và lôi kéo chúng ta về với Ngài. Phanxicô đã trải qua kinh nghiệm này một cách đặc biệt trong ngôi thánh đường Thánh Damiano nhỏ bé, khi cầu nguyện trước tượng Chúa Chịu Đóng Đanh, mà hôm nay tôi được kính viếng. Trong tượng Đóng Đanh ấy, Chúa không xuất hiện như người chết, nhưng như người sống! Máu chảy xuống từ vết thương nơi bàn tay, chân và cạnh sườn Chúa, nhưng máu ấy biểu lộ sự sống. Chúa Giêsu không có đôi mắt khép lại, nhưng mở toang: một cái nhìn nói với con tim. Và Chúa Chịu Đóng Đanh không nói với chúng ta về sự thất bại; trái lại nói với chúng ta về một cái chết cũng là sự sống, sinh ra sự sống, vì nói với chúng ta về tình thương, vì Ngài là Tình Thương của Thiên Chúa nhập thể, và Tình Thương không chết, trái lại, đánh bại sự ác và sự chết. Ai để cho mình được Chúa Giêsu Chịu Đóng Đanh ngắm nhìn thì được tái tạo trở thành một ”thụ tạo mới”. Đây là điểm khởi hành của mọi sự: đó là kinh nghiệm về Ơn Thánh biến đổi, được yêu mến mà không có công trạng gì, dù là ngừơi tội lỗi. Vì thế thánh Phanxicô có thể nói như thánh Phaolô: ”Về phần tôi, tôi không hãnh diện về điều nào khác ngoài thập giá của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta”(Gl 6,14)
Lạy thánh Phanxicô, chúng con hướng về ngài và cầu xin: xin dạy chúng con ở lại trước Thánh Giá Chúa chịu đóng đanh, để cho Chúa nhìn, để Chúa tha thứ và được tình thương Chúa tái tạo.
2. Trong Tin Mừng chúng ta đã nghe những lời này: ”Hỡi tất cả những ai mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng tôi và tôi sẽ bổ sức cho. Hãy mang lấy ách của tôi và học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,28-29)
Đây là điều thứ hai mà thánh Phanxicô làm chứng cho chúng ta: Ai theo Chúa Giêsu, thì nhận được an bình đích thực. Thánh Phanxicô được nhiều người gắn liền với hòa bình, nhưng ít người đi vào chiều sâu. Đâu là hòa bình mà thánh Phanxicô đã lãnh nhận, đã sống và thông truyền cho chúng ta? Thưa đó là hòa bình của Chúa Kitô, được trải qua tình yêu lớn nhất, tình yêu của Thập Giá. Đó là hòa bình mà Chúa Giêsu Phục Sinh đã ban cho các môn để khi Ngài hiện ra giữa họ và nói: ”Bình an cho các con!” và Ngài nói điều đó, tỏ cho họ đôi tay bị vết thương và cạnh sườn bị đâm thâu qua (Xc Ga 20,19.20)
An bình theo tinh thần Phanxicô không phải là một tình cảm ủy mị. Xin lưu ý điều này: không hề có thánh Phanxicô như thế! Và hòa bình ấy cũng không phải là một sự hòa hợp phiếm thần với những năng lượng của vũ trụ.. Cả điều này cũng không phải là tinh thần Phanxicô, nhưng là một ý tưởng mà vài người đã tạo ra! Hòa bình của thánh Phanxicô là hòa bình của Chúa Kitô, và thánh nhân tìm được khi mang lấy ách của Chúa, nghĩa là giới răn của Chúa: Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con (Xc Ga 13,34; 15,12). Và cái ách này không thể mang với sự kiêu hãnh, tự phụ, kiêu ngạo, nhưng chỉ có thể mang được với sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng.
Lạy Thánh Phanxicô, chúng con hướng về ngài, và cầu xin: Xin dạy chúng con trở nên ”khí cụ hòa bình”, thứ hòa bình có nguồn mạch nơi Thiên Chúa, hòa bình mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta.
3. ”Lạy Đấng Tối Cao, toàn năng, Chúa nhân từ, chúc tụng Chúa.. cùng với tất cả các thụ tạo của Chúa” (FF 1820). Bài ca của thánh Phanxicô bắt đầu với những lời như thế. Lòng yêu mến của thánh nhân đối với toàn thể công trình sáng tạo, sự hòa hợp của công trình này. Vị Thánh thành Assisi chứng tỏ lòng tôn trọng đối với tất cả những gì Thiên Chúa đã tạo dựng và con người được mời gọi giữ gìn và bảo vệ, nhưng nhất là ngài chứng tỏ lòng tôn trọng và yêu mến đối với mỗi người. Thiên Chúa đã sáng tạo thế giới để nó trở thành nơi tăng trưởng trong hòa hợp và an bình. Hòa hợp và an bình! Thánh Phanxicô là một người hài hòa và an bình. Từ thành phố hòa bình này, tôi lập lại một cách mạnh mẽ và dịu dàng rằng: chúng ta hãy tôn trọng thiên nhiên, chúng ta đừng trở thành những dụng cụ phá hoại! Chúng ta hãy tôn trọng mỗi người: hãy chấm dứt các cuộc xung đột võ trang đang làm trái đất đẫm máu, khí giới hãy im tiếng và oán thù ở mọi nơi hãy nhường chỗ cho tình thương, xúc phạm nhường chỗ cho tha thứ, và bất hòa nhường chỗ cho đoàn kết. Chúng ta hãy nghe tiếng kêu của những người đang khóc lóc, đau khổ và chết vì bao lực, vì khủng bố hoặc chiến tranh, tại Thánh Địa, vốn được thánh Phanxicô rất yêu mến, tại Siria, toàn vùng Trung Đông và trên thế giới.
Lạy thánh Phanxicô chúng con hướng về ngài, và cầu xin: xin thánh nhân cầu xin Thiên Chúa ban ơn này: xin cho thế giới chúng con được hòa hợp và an bình.
Sau cùng, chúng ta không thể quên rằng hôm nay Italia mừng kính thánh Phanxicô bổn mạng. Tôi cũng biểu lộ cử chỉ truyền thống tặng dầu cho đèn chầu, năm nay đến lượt miền Umbria cung cấp. Chúng ta hãy cầu nguyện cho quốc dân Italia, để mỗi người luôn hoạt động cho công ích, để ý đến những gì liên kết hơn là tới những gì gây chia rẽ.
”Tôi lập lại lời kinh của thánh Phanxicô cho Assisi, cho Italia và thế giới: 'Vì vậy lạy Chúa Giêsu Kitô, là Cha từ bi, con cầu xin Chúa đừng nhìn đến sự vô ơn của chúng con, nhưng luôn nhớ lại lòng thương xốt dồi dào Chúa đã chứng tỏ tạoi thành này, để nơi ấy luôn là địa điểm và là nơi ở của những người thực sự biết Cha và tôn vinh danh Chúa được chúc tụng và vinh hiển đến muôn đời. Amen” (Specchio di perfezione, 124, FF 1824).
Cuối thánh lễ, có nghi thức tặng dầu cho đèn được đốt tại mộ thánh Phanxicô bổn mạng Italia. ĐTC đã làm phép dầu này, và Ông thị trưởng thành Assisi đã mang đến đổ vào đèn và thắp lên.
Sau đó, ĐTC đã đến dùng bữa trưa với những người nghèo tại Trung tâm tiếp đón đầu tiên của Caritas, gần Nhà ga xe lửa Đức Mẹ các Thiên Thần.
Lúc 2 giờ 15 phút chiều, ngài tiếp tục cuộc thăm viếng tại Đan viện Carceri nơi sườn núi Subasio. Đan viện này được kiến thiết trên những hang đá nơi thánh Phanxicô đến cầu nguyện. Theo truyền thống thánh nhân đã nói chuyện với chim chóc tại đây.
Gặp gỡ linh mục, tu sĩ và giáo dân dấn thân
Sau đó, ĐTC đến nhà thờ chính tòa thánh Rufino của giáo phận Assisi, để gặp gỡ hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và các thành viên Hội đồng mục vụ của giáo phận.
Trong bài huấn dụ nhân dịp này, nhắc nhở mọi người về 3 điểm:
1. Trước tiên là lắng nghe Lời Chúa. Giáo Hội là cộng đồng lắng nghe trong tinh thần tin yêu những gì Chúa nói. Kế hoạch mục vụ mà anh chị em đang sống nhấn mạnh đặc biệt về chiều kích cơ bản này... Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có thể cải tiến khía cạnh này: đó là ngày càng trở nên người lắng nghe Lời Chúa, để bớt giầu lời nói của chúng ta đồng thời giầu hơn nhờ Lời Chúa nói. Tôi nghĩ đến linh mục có nhiệm vụ rao giảng. Làm sao LM có thể giảng nếu trước đó không lắng nghe tiếng Chúa trong thinh lặng, trong con tim của mình? Tôi nghĩ đến các cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên: làm sao họ có thể giáo dục nếu lương tâm họ không được Lời Chúa soi sáng, nếu cách thức suy tư và hành động của họ khôgn được Lời Chúa hướng dẫn? Họ nêu gương nào cho con cái?...
2. Thứ hai là bước đi. Đây là lời tôi thích khi nghĩ đến Kitô hữu và Giáo Hội. Nhưng đối với anh chị em, lời này có một nghĩa đặc biệt: anh chị em đang bước vào Công nghị giáo phận, và công nghị ở đây, Sinodo, có nghĩa là đồng hành với nhau. Đây thực là một kinh nghiệm đẹp nhất mà chúng ta sống: được là thành phần của dân đang tiến bước trong lịch sử, cùng với Chúa, Đấng đi giữa chúng ta.
Tôi cũng nghĩ đến các linh mục. Có gì đẹp hơn đối với chúng ta nếu không phải là đồng hành với dân của chúng ta, khích lệ, nâng đỡ dân, cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau, tha thứ cho nhau, cùng tiến bước trong sự đoàn kết, không chạy trốn về đằng trước, cũng chẳng nhớ nhung quá khứ.
3. Thứ ba là loan báo cho đến tận những vùng ven bờ, vùng ngoại ô của cuộc sống. Điều quan trọng là ra ngoài, để gặp gỡ tha nhân trong các khu ngoại ô, nhất là những con người, trong những hoàn cảnh khác nhau.
Đây là những khu ”ngoại ô” của anh chị em? Đó là những vùng có nguy cơ ở ngoài lề, không được ánh đèn chiếu vào. Đó là những ngừơi, những thực tại con người bị gạt ra ngoài lề, bị coi rẻ. Đó là những người tuy ở trung tâm, nhưng tinh thần thì xa xăm.
Anh chị em đừng sợ ra ngoại và gặp gỡ những ngừơi ấy, những hoàn cảnh ấy. Đừng để mình bị ngăn chặn vì những thành kiến, thói quen, sự cứng nhắc về não trạng hoặc về mục vụ..
Sau cuộc gặp gỡ tại Nhà thờ chính tòa Assisi, lúc quá 4 giờ chiều, ĐTC đến viếng thăm Vương cung thánh đường thánh nữ Clara, viếng mộ của thánh nữ và cầu nguyện tại Nhà nguyện trước Thánh giá thánh Damiano, chào thăm các nữ Đan sĩ tại đây.
Cuộc viếng thăm của ĐTC được tiếp tục tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ các thiên thần của dòng Anh em Hèn Mọn Phanxicô, cách đó 4 cây số, rồi gặp gỡ 12 ngàn người trẻ miền Umbria vào lúc gần 6 giờ chiều tại quảng trường trước Đền thánh và ngài trả lời các câu hỏi do 4 bạn trẻ nêu lên. Tiếp đến ĐTC viếng Đền thánh Rivotorto trước khi đáp trực thăng trở về Vatican, dự kiến vào lúc 8 giờ tối. Rivotorto là nơi có những căn nhà nhỏ thánh Phanxicô và các bạn đồng hành đầu tiên của ngài cư ngụ.
Hình ảnh vui nhộn cuả việc tặng mũ cho ĐGH ở Assisi.
Trần Mạnh Trác
19:20 04/10/2013
Tháng Tư năm ngoái một cặp vợ chồng người Mỹ mang biếu cho ĐGH một chiếc mũ (loại mũ do thái gọi là Zucchetto,) nhưng vị Hồng Y cuả phái đoàn cho biết rằng Toà Thánh không có nghi lễ nào cho phép một việc như thế bao giờ.
Tuy nhiên trước sự ngạc nhiên cuả mọi người, ĐTC đã thử chiếc mũ và đồng thời tặng lại chiếc mũ cuả mình cho cặp vợ chồng may mắn ấy.
Hình ảnh cuả cuộc trao đổi mũ đó đã lan truyền đi khắp nơi, gợi hứng cho nhiều người học theo, trở thành một truyền thống từ đó.
Ngày hôm nay cũng vậy, trong chuyến hành hương ở Assisi, một thanh niên đã tặng cho ĐTC một chiếc mũ. Ngài đã cầm lấy, cửi mũ cuả mình ra để thử và kết quả là...
Xin coi video sau để biết tiếp...
Top Stories
Pope's Homily for solemn mass in Assisi
Vatican Radio
10:44 04/10/2013
2013-10-04 Vatican - Pope Francis on Friday is celebrating an outdoor solemn mass in the St. Francis Square of the central Italian town of Assisi where he says he is a pilgrim “like countless other pilgrims” who has come to give thanks for the gift of St. Francis to the Church. Today, October 4th, is the Saint’s feast day. As the Pope recalled in his homily in this morning’s liturgy, his namesake and Patron of Italy was the son of a wealthy merchant of Assisi whose “encounter with Jesus led him to strip himself of an easy and carefree life in order to espouse ‘Lady Poverty’ and to live as a true son of our heavenly Father.”
Below we publish the Pope's prepared English text of his Homily:
I give you thanks, Father, Lord of heaven and earth, for you have hidden these things from the wise and understanding, and revealed them to babes” (Mt 11:25).
Peace and all good to each and every one of you! With this Franciscan greeting I thank you for being here, in this Square so full of history and faith, to pray together.
Today, I too have come, like countless other pilgrims, to give thanks to the Father for all that he wished to reveal to one of the “little ones” mentioned in today’s Gospel: Francis, the son of a wealthy merchant of Assisi. His encounter with Jesus led him to strip himself of an easy and carefree life in order to espouse “Lady Poverty” and to live as a true son of our heavenly Father. This decision of Saint Francis was a radical way of imitating Christ: he clothed himself anew, putting on Christ, who, though he was rich, became poor in order to make us rich by his poverty (cf. 2 Cor 8:9). In all of Francis’ life, love for the poor and the imitation of Christ in his poverty were inseparably united, like the two sides of a coin.
What does Saint Francis’s witness tell us today? What does he have to say to us, not merely with words – that is easy enough – but by his life?
1. His first and most essential witness is this: that being a Christian means having a living relationship with the person of Jesus; it means putting on Christ, being conformed to him.
Where did Francis’s journey to Christ begin? It began with the gaze of the crucified Jesus. With letting Jesus look at us at the very moment that he gives his life for us and draws us to himself. Francis experienced this in a special way in the Church of San Damiano, as he prayed before the cross which I too will have an opportunity to venerate. On that cross, Jesus is depicted not as dead, but alive! Blood is flowing from his wounded hands, feet and side, but that blood speaks of life. Jesus’ eyes are not closed but open, wide open: he looks at us in a way that touches our hearts. The cross does not speak to us about defeat and failure; paradoxically, it speaks to us about a death which is life, a death which gives life, for it speaks to us of love, the love of God incarnate, a love which does not die, but triumphs over evil and death. When we let the crucified Jesus gaze upon us, we are re-created, we become “a new creation”. Everything else starts with this: the experience of transforming grace, the experience of being loved for no merits of our own, in spite of our being sinners. That is why Saint Francis could say with Saint Paul: “Far be it for me to glory except in the cross of our Lord Jesus Christ” (Gal 6:14).
We turn to you, Francis, and we ask you: Teach us to remain before the cross, to let the crucified Christ gaze upon us, to let ourselves be forgiven, and recreated by his love.
2. In today’s Gospel we heard these words: “Come to me, all who labour and are heavy laden, and I will give you rest. Take my yoke upon you and learn from me, for I am gentle and lowly in heart” (Mt 11:28-29).
This is the second witness that Francis gives us: that everyone who follows Christ receives true peace, the peace that Christ alone can give, a peace which the world cannot give. Many people, when they think of Saint Francis, think of peace; very few people however go deeper. What is the peace which Francis received, experienced and lived, and which he passes on to us? It is the peace of Christ, which is born of the greatest love of all, the love of the cross. It is the peace which the Risen Jesus gave to his disciples when he stood in their midst and said: “Peace be with you!”, and in saying this, he showed them his wounded hands and his pierced side (cf. Jn 20:19-20).
Franciscan peace is not something saccharine. Hardly! That is not the real Saint Francis! Nor is it a kind of pantheistic harmony with forces of the cosmos… That is not Franciscan either; it is a notion some people have invented! The peace of Saint Francis is the peace of Christ, and it is found by those who “take up” their “yoke”, namely, Christ’s commandment: Love one another as I have loved you (cf. Jn 13:34; 15:12). This yoke cannot be borne with arrogance, presumption or pride, but only with meekness and humbleness of heart.
We turn to you, Francis, and we ask you: Teach us to be “instruments of peace”, of that peace which has its source in God, the peace which Jesus has brought us. francis
3. “Praised may you be, Most High, All-powerful God, good Lord… by all your creatures (FF, 1820). This is the beginning of Saint Francis’s Canticle. Love for all creation, for its harmony. Saint Francis of Assisi bears witness to the need to respect all that God has created, and that men and women are called to safeguard and protect, but above all he bears witness to respect and love for every human being. God created the world to be a place where harmony and peace can flourish. Harmony and peace! Francis was a man of harmony and peace. From this City of Peace, I repeat with all the strength and the meekness of love: Let us respect creation, let us not be instruments of destruction! Let us respect each human being. May there be an end to armed conflicts which cover the earth with blood; may the clash of arms be silenced; and everywhere may hatred yield to love, injury to pardon, and discord to unity. Let us listen to the cry of all those who are weeping, who are suffering and who are dying because of violence, terrorism or war, in the Holy Land, so dear to Saint Francis, in Syria, throughout the Middle East and everywhere in the world.
We turn to you, Francis, and we ask you: Obtain for us God’s gift of harmony and peace in this our world!
Finally, I cannot forget the fact that today Italy celebrates Saint Francis as her patron saint. The traditional offering of oil for the votive lamp, which this year is given by the Region of Umbria, is an expression of this. Let us pray for Italy, that everyone will always work for the common good, and look more to what unites us, rather than what divides us.
I make my own the prayer of Saint Francis for Assisi, for Italy and for the world: “I pray to you, Lord Jesus Christ, Father of mercies: Do not look upon our ingratitude, but always keep in mind the surpassing goodness which you have shown to this City. Grant that it may always be the home of men and women who know you in truth and who glorify your most holy and glorious name, now and for all ages. Amen.” (The Mirror of Perfection, 124: FF, 1824).
Below we publish the Pope's prepared English text of his Homily:
I give you thanks, Father, Lord of heaven and earth, for you have hidden these things from the wise and understanding, and revealed them to babes” (Mt 11:25).
Peace and all good to each and every one of you! With this Franciscan greeting I thank you for being here, in this Square so full of history and faith, to pray together.
Today, I too have come, like countless other pilgrims, to give thanks to the Father for all that he wished to reveal to one of the “little ones” mentioned in today’s Gospel: Francis, the son of a wealthy merchant of Assisi. His encounter with Jesus led him to strip himself of an easy and carefree life in order to espouse “Lady Poverty” and to live as a true son of our heavenly Father. This decision of Saint Francis was a radical way of imitating Christ: he clothed himself anew, putting on Christ, who, though he was rich, became poor in order to make us rich by his poverty (cf. 2 Cor 8:9). In all of Francis’ life, love for the poor and the imitation of Christ in his poverty were inseparably united, like the two sides of a coin.
What does Saint Francis’s witness tell us today? What does he have to say to us, not merely with words – that is easy enough – but by his life?
1. His first and most essential witness is this: that being a Christian means having a living relationship with the person of Jesus; it means putting on Christ, being conformed to him.
Where did Francis’s journey to Christ begin? It began with the gaze of the crucified Jesus. With letting Jesus look at us at the very moment that he gives his life for us and draws us to himself. Francis experienced this in a special way in the Church of San Damiano, as he prayed before the cross which I too will have an opportunity to venerate. On that cross, Jesus is depicted not as dead, but alive! Blood is flowing from his wounded hands, feet and side, but that blood speaks of life. Jesus’ eyes are not closed but open, wide open: he looks at us in a way that touches our hearts. The cross does not speak to us about defeat and failure; paradoxically, it speaks to us about a death which is life, a death which gives life, for it speaks to us of love, the love of God incarnate, a love which does not die, but triumphs over evil and death. When we let the crucified Jesus gaze upon us, we are re-created, we become “a new creation”. Everything else starts with this: the experience of transforming grace, the experience of being loved for no merits of our own, in spite of our being sinners. That is why Saint Francis could say with Saint Paul: “Far be it for me to glory except in the cross of our Lord Jesus Christ” (Gal 6:14).
We turn to you, Francis, and we ask you: Teach us to remain before the cross, to let the crucified Christ gaze upon us, to let ourselves be forgiven, and recreated by his love.
2. In today’s Gospel we heard these words: “Come to me, all who labour and are heavy laden, and I will give you rest. Take my yoke upon you and learn from me, for I am gentle and lowly in heart” (Mt 11:28-29).
This is the second witness that Francis gives us: that everyone who follows Christ receives true peace, the peace that Christ alone can give, a peace which the world cannot give. Many people, when they think of Saint Francis, think of peace; very few people however go deeper. What is the peace which Francis received, experienced and lived, and which he passes on to us? It is the peace of Christ, which is born of the greatest love of all, the love of the cross. It is the peace which the Risen Jesus gave to his disciples when he stood in their midst and said: “Peace be with you!”, and in saying this, he showed them his wounded hands and his pierced side (cf. Jn 20:19-20).
Franciscan peace is not something saccharine. Hardly! That is not the real Saint Francis! Nor is it a kind of pantheistic harmony with forces of the cosmos… That is not Franciscan either; it is a notion some people have invented! The peace of Saint Francis is the peace of Christ, and it is found by those who “take up” their “yoke”, namely, Christ’s commandment: Love one another as I have loved you (cf. Jn 13:34; 15:12). This yoke cannot be borne with arrogance, presumption or pride, but only with meekness and humbleness of heart.
We turn to you, Francis, and we ask you: Teach us to be “instruments of peace”, of that peace which has its source in God, the peace which Jesus has brought us. francis
3. “Praised may you be, Most High, All-powerful God, good Lord… by all your creatures (FF, 1820). This is the beginning of Saint Francis’s Canticle. Love for all creation, for its harmony. Saint Francis of Assisi bears witness to the need to respect all that God has created, and that men and women are called to safeguard and protect, but above all he bears witness to respect and love for every human being. God created the world to be a place where harmony and peace can flourish. Harmony and peace! Francis was a man of harmony and peace. From this City of Peace, I repeat with all the strength and the meekness of love: Let us respect creation, let us not be instruments of destruction! Let us respect each human being. May there be an end to armed conflicts which cover the earth with blood; may the clash of arms be silenced; and everywhere may hatred yield to love, injury to pardon, and discord to unity. Let us listen to the cry of all those who are weeping, who are suffering and who are dying because of violence, terrorism or war, in the Holy Land, so dear to Saint Francis, in Syria, throughout the Middle East and everywhere in the world.
We turn to you, Francis, and we ask you: Obtain for us God’s gift of harmony and peace in this our world!
Finally, I cannot forget the fact that today Italy celebrates Saint Francis as her patron saint. The traditional offering of oil for the votive lamp, which this year is given by the Region of Umbria, is an expression of this. Let us pray for Italy, that everyone will always work for the common good, and look more to what unites us, rather than what divides us.
I make my own the prayer of Saint Francis for Assisi, for Italy and for the world: “I pray to you, Lord Jesus Christ, Father of mercies: Do not look upon our ingratitude, but always keep in mind the surpassing goodness which you have shown to this City. Grant that it may always be the home of men and women who know you in truth and who glorify your most holy and glorious name, now and for all ages. Amen.” (The Mirror of Perfection, 124: FF, 1824).
Inde: Le lotus et la croix: la grande séduction
Eglises d'Asie
09:51 04/10/2013
– Quand les hindouistes tentent de rallier les électeurs chrétiens du Kerala –
A l’approche des élections nationales de 2014, le BJP (Parti du peuple indien), vitrine politique de la mouvance hindouiste, lance une offensive de charme au Kerala, où l’électorat chrétien pèse d’un poids significatif (20 % de la
population). Dans cet Etat du sud de l’Inde, deux partis politiques se partagent le pouvoir en alternance depuis des décennies: le Parti communiste et le Parti du Congrès, qui a remporté le dernier scrutin en 2011. Dans l’analyse ci-dessous, le journaliste indien Jeemon Jacob (1) décrypte la campagne de séduction actuellement menée par les hindouistes envers les chrétiens du Kerala. Publié le 30 septembre 2013 par l’agence Ucanews, son texte a été traduit en français par la rédaction d’Eglises d’Asie.
« En Inde, les élections sont un temps béni pour deux catégories de la population, les pauvres et les minorités religieuses, comme les chrétiens. Celles-ci sont alors l’objet de toutes les attentions de chaque parti politique qui les courtisent de façon éhontée. Tout homme politique qui rêve d’emporter la victoire fait alors son maximum pour leur faire les propositions les plus séduisantes.
Les pauvres sont particulièrement recherchés car ils constituent plus de 70 % des électeurs en Inde. Mais les minorités religieuses sont elles aussi, devenues une cible de choix des politiques car leur vote pour faire basculer vers la victoire ou la défaite. Après tout, les quelque 150 millions de musulmans et 25 millions de chrétiens qui sont disséminés à travers le pays, représentent « une réserve de voix » non négligeable pouvant décider de l’issue des scrutins dans certaines régions.
L’une de ces régions est le Kerala, Etat situé dans le sud de l’Inde, où le parti nationaliste hindou, le Bharatiya Janata Party (BJP), n’a encore jamais obtenu un seul siège au Parlement.
La semaine dernière a vu le parti intensifier sa campagne de séduction des chrétiens dans le but de gagner au moins l’un des 29 sièges du Parlement de l’Etat, lors des prochaines élections nationales, en 2014 (2). Les chrétiens, qui sont 7 millions sur les 33 millions d’habitants que compte le Kerala, constituent, à n’en pas douter, une opportunité électorale à ne pas manquer.
Le candidat du BJP au poste de Premier ministre, Narendra Modi (3), s’est rendu la semaine dernière au Kerala pour tenter de gagner l’adhésion des chrétiens. Pour lui, il s’agit de faire d’une pierre deux coups: au niveau national, cela redorerait son blason en l’aidant à faire oublier son étiquette de persécuteur des minorités religieuses et, au niveau régional [celui du Kerala], cela lui donnerait les moyens d’ouvrir à son parti la voie d’une victoire politique.
Son équipe de campagne ne ménage pas ses efforts sur le terrain pour tenter de convaincre les communautés chrétiennes que le BJP est prêt à protéger les intérêts des chrétiens. Dans ce but, elle essaye de présenter Modi comme l’homme qui a apporté le développement au Gujarat, Etat dont il est le ministre-président.
Les leaders du BJP veulent que les chrétiens oublient le massacre des chrétiens par les hindous au Kandhamal, en Orissa, ainsi que les pogroms antimusulmans lors des émeutes du Gujarat. Chrétiens comme hindous sont encouragés à oublier le passé pour regarder vers l’avenir. Le parti assure que les communautés minoritaires pourront s’épanouir sous le règne de Modi, dans le cadre de son projet qu’il déclare avoir pour but de développer l’Inde tout entière.
A en croire le BJP, le parti a mis au point une entente tactique avec l’Eglise syriaque de Mar Thoma (4), basée au Kerala, qui compte un million de fidèles à travers le monde. L’ancien métropolite de l’Eglise Mar Thoma, Philipose Mar Chrysostom, a partagé la tribune avec Modi alors qu’il assistait à l’anniversaire de Mata Amritananandamai, la « hugging Hindu god-woman » (5), qui draine des adeptes venus de tous les pays.
Les médias rapportent que les dirigeants du BJP auraient contacté Mgr Mathew Arackal, évêque catholique de Kanjirapally (6), pour une « réunion secrète » avec Modi lors de son passage au Kerala. Mais les responsables du diocèse ont formellement démenti cette information et ont déclaré à Ucanews que cette histoire était « une fausse rumeur ».
Il est vrai que l’évêque avait été nommé membre de la Planning Commission of India, la plus haute instance du pays dans ce domaine, à l’époque où la coalition menée par le BJP était au pouvoir à New Delhi, il y a une dizaine d’années. « [La commission] avait reconnu le côté novateur de son travail dans le domaine social. Ce n’était pas une nomination politique », a commenté un proche de Mgr Arackal.
Les leaders du BJP ont senti qu’ils pourraient se rapprocher davantage des catholiques du Kerala par l’intermédiaire de Mgr Arackal. « Nous travaillons à une stratégie pour rallier les communautés sympathisantes et la population de l’Etat. Nous voulons obtenir au moins un siège au Kerala où n’avons jamais gagné [aux élections] », a déclaré un responsable du BJP.
Ce dernier a ajouté que le BJP ne pouvait s’attendre à ce que tous les hindous votent pour eux. Bien qu’ils soient majoritaires dans l’Etat – quelque 56,2 % de la population totale (soit 19 millions de personnes), les hindous apportent leur vote à d’autres partis comme celui du Congrès ou le Parti communiste.
Le fait que peu d’électeurs au Kerala votent pour le BJP s’est révélé particulièrement évident lors des dernières élections dans l’Etat, où le parti hindouiste n’a remporté que 6,4 % des suffrages. Quant aux chrétiens, ils votent traditionnellement pour le Congrès.
Le BJP a donc désespérément besoin de se rapprocher des chrétiens au Kerala afin de provoquer un changement marquant dans les habitudes électorales. « Rallier les chrétiens est très important pour le BJP et cela nous aiderait à affaiblir le Congrès dans l’Etat. La présence de Modi et son aura de ‘bon gouvernant’ [en tant que ministre-président du Gujarat. NdT] sont d’une importance capitale pour convaincre les leaders chrétiens », explique un autre responsable du BJP.
Selon des sources internes au parti hindouiste, le BJP a déjà pris contact avec des groupes protestants, dont l’évangéliste multimillionnaire et auto-proclamé archevêque, K. P. Yohannan, qui souhaite avoir des relations non conflictuelles avec le futur parti au pouvoir.
Le BJP, comme tous les autres partis politiques en Inde, croit fermement qu’il n’y a pas d’ennemis irréductibles en politique. Il voudrait bien que le symbole de son parti, le lotus, fleurisse également au Kerala. Il serait même très content de voir le lotus fleurir sur la croix.
Peut-être que les nouveaux amis du BJP croient réellement qu’ils n’ont rien à perdre, mais seulement tout à gagner, si le BJP arrive au pouvoir. .. » (eda/msb)
(1) Jeemon Jacob, ancien collaborateur de Reuters, a reçu de nombreux prix pour son travail d’investigation journalistique. Basé aujourd’hui à Thiruvananthapuram, capitale du Kerala, il écrit entre autres médias, pour le magazine Tehelka, où il vient de signer une série d’articles sur la campagne de Modi au Kerala. NdT.
(2) Prévues pour le deuxième trimestre 2014, les élections législatives vont renouveler la Chambre basse du Parlement indien, le Lok Sabha. Le parti majoritaire désignera ensuite le nouveau gouvernement de l’Inde. Si le Parti du Congrès, au pouvoir depuis 2004 au sein de l’alliance progressiste unie (UPA), brigue un nouveau mandat, les récents scandales qui ont décrédibilisé plusieurs de ses membres risquent de fragiliser sa position. Il sera confronté en 2014 à l’Alliance démocratique nationale (NDA), coalition dirigée par le BJP et le Front de gauche. NdT.
(3) Fin septembre, le BJP a annoncé la candidature de l’actuel ministre-président de l’Etat de Gujarat, Narendra Modi, au poste de Premier ministre en cas de victoire au Lok Sabha (Parlement) à l’occasion des élections de 2014. En Inde, après l’annonce des résultats des élections législatives, le parti avec le plus grand nombre de sièges forme le gouvernement et choisit le Premier ministre. NdT
(4) L’Eglise Mar Thoma est une Eglise syrienne se réclamant directement de l’évangélisation de saint Thomas l’Apôtre. Appelée également Eglise malankare Mar Thomas, elle fait partie de la Communion anglicane. Son actuel métropolite est Joseph Mar Thoma. NdT.
(5) Mata Amritanandamayi, ou Amma, née le 27 septembre 1953, a fondé le mouvement Embracing the World, dont le siège est au Kerala. Elle prône une religion hindoue universelle dont elle symbolise « la vocation d’amour » en étreignant au cours de ‘darshan’ (assemblées) des millions d’individus dans ses bras. NdT.
(6) Mgr Arackal, à la tête de l’éparchie de Kanjirapally, est évêque de l’Eglise catholique de rite syro-malabare. Cette Eglise compte près de 4 millions de fidèles, dont la très grande majorité se trouve au Kerala, son foyer historique. Après la communauté latine, elle représente, par le nombre des fidèles, la deuxième Eglise catholique d’Inde.
(Source: Eglises d'Asie, 4 octobre 2013)
A l’approche des élections nationales de 2014, le BJP (Parti du peuple indien), vitrine politique de la mouvance hindouiste, lance une offensive de charme au Kerala, où l’électorat chrétien pèse d’un poids significatif (20 % de la
« En Inde, les élections sont un temps béni pour deux catégories de la population, les pauvres et les minorités religieuses, comme les chrétiens. Celles-ci sont alors l’objet de toutes les attentions de chaque parti politique qui les courtisent de façon éhontée. Tout homme politique qui rêve d’emporter la victoire fait alors son maximum pour leur faire les propositions les plus séduisantes.
Les pauvres sont particulièrement recherchés car ils constituent plus de 70 % des électeurs en Inde. Mais les minorités religieuses sont elles aussi, devenues une cible de choix des politiques car leur vote pour faire basculer vers la victoire ou la défaite. Après tout, les quelque 150 millions de musulmans et 25 millions de chrétiens qui sont disséminés à travers le pays, représentent « une réserve de voix » non négligeable pouvant décider de l’issue des scrutins dans certaines régions.
L’une de ces régions est le Kerala, Etat situé dans le sud de l’Inde, où le parti nationaliste hindou, le Bharatiya Janata Party (BJP), n’a encore jamais obtenu un seul siège au Parlement.
La semaine dernière a vu le parti intensifier sa campagne de séduction des chrétiens dans le but de gagner au moins l’un des 29 sièges du Parlement de l’Etat, lors des prochaines élections nationales, en 2014 (2). Les chrétiens, qui sont 7 millions sur les 33 millions d’habitants que compte le Kerala, constituent, à n’en pas douter, une opportunité électorale à ne pas manquer.
Le candidat du BJP au poste de Premier ministre, Narendra Modi (3), s’est rendu la semaine dernière au Kerala pour tenter de gagner l’adhésion des chrétiens. Pour lui, il s’agit de faire d’une pierre deux coups: au niveau national, cela redorerait son blason en l’aidant à faire oublier son étiquette de persécuteur des minorités religieuses et, au niveau régional [celui du Kerala], cela lui donnerait les moyens d’ouvrir à son parti la voie d’une victoire politique.
Son équipe de campagne ne ménage pas ses efforts sur le terrain pour tenter de convaincre les communautés chrétiennes que le BJP est prêt à protéger les intérêts des chrétiens. Dans ce but, elle essaye de présenter Modi comme l’homme qui a apporté le développement au Gujarat, Etat dont il est le ministre-président.
Les leaders du BJP veulent que les chrétiens oublient le massacre des chrétiens par les hindous au Kandhamal, en Orissa, ainsi que les pogroms antimusulmans lors des émeutes du Gujarat. Chrétiens comme hindous sont encouragés à oublier le passé pour regarder vers l’avenir. Le parti assure que les communautés minoritaires pourront s’épanouir sous le règne de Modi, dans le cadre de son projet qu’il déclare avoir pour but de développer l’Inde tout entière.
A en croire le BJP, le parti a mis au point une entente tactique avec l’Eglise syriaque de Mar Thoma (4), basée au Kerala, qui compte un million de fidèles à travers le monde. L’ancien métropolite de l’Eglise Mar Thoma, Philipose Mar Chrysostom, a partagé la tribune avec Modi alors qu’il assistait à l’anniversaire de Mata Amritananandamai, la « hugging Hindu god-woman » (5), qui draine des adeptes venus de tous les pays.
Les médias rapportent que les dirigeants du BJP auraient contacté Mgr Mathew Arackal, évêque catholique de Kanjirapally (6), pour une « réunion secrète » avec Modi lors de son passage au Kerala. Mais les responsables du diocèse ont formellement démenti cette information et ont déclaré à Ucanews que cette histoire était « une fausse rumeur ».
Il est vrai que l’évêque avait été nommé membre de la Planning Commission of India, la plus haute instance du pays dans ce domaine, à l’époque où la coalition menée par le BJP était au pouvoir à New Delhi, il y a une dizaine d’années. « [La commission] avait reconnu le côté novateur de son travail dans le domaine social. Ce n’était pas une nomination politique », a commenté un proche de Mgr Arackal.
Les leaders du BJP ont senti qu’ils pourraient se rapprocher davantage des catholiques du Kerala par l’intermédiaire de Mgr Arackal. « Nous travaillons à une stratégie pour rallier les communautés sympathisantes et la population de l’Etat. Nous voulons obtenir au moins un siège au Kerala où n’avons jamais gagné [aux élections] », a déclaré un responsable du BJP.
Ce dernier a ajouté que le BJP ne pouvait s’attendre à ce que tous les hindous votent pour eux. Bien qu’ils soient majoritaires dans l’Etat – quelque 56,2 % de la population totale (soit 19 millions de personnes), les hindous apportent leur vote à d’autres partis comme celui du Congrès ou le Parti communiste.
Le fait que peu d’électeurs au Kerala votent pour le BJP s’est révélé particulièrement évident lors des dernières élections dans l’Etat, où le parti hindouiste n’a remporté que 6,4 % des suffrages. Quant aux chrétiens, ils votent traditionnellement pour le Congrès.
Le BJP a donc désespérément besoin de se rapprocher des chrétiens au Kerala afin de provoquer un changement marquant dans les habitudes électorales. « Rallier les chrétiens est très important pour le BJP et cela nous aiderait à affaiblir le Congrès dans l’Etat. La présence de Modi et son aura de ‘bon gouvernant’ [en tant que ministre-président du Gujarat. NdT] sont d’une importance capitale pour convaincre les leaders chrétiens », explique un autre responsable du BJP.
Selon des sources internes au parti hindouiste, le BJP a déjà pris contact avec des groupes protestants, dont l’évangéliste multimillionnaire et auto-proclamé archevêque, K. P. Yohannan, qui souhaite avoir des relations non conflictuelles avec le futur parti au pouvoir.
Le BJP, comme tous les autres partis politiques en Inde, croit fermement qu’il n’y a pas d’ennemis irréductibles en politique. Il voudrait bien que le symbole de son parti, le lotus, fleurisse également au Kerala. Il serait même très content de voir le lotus fleurir sur la croix.
Peut-être que les nouveaux amis du BJP croient réellement qu’ils n’ont rien à perdre, mais seulement tout à gagner, si le BJP arrive au pouvoir. .. » (eda/msb)
(1) Jeemon Jacob, ancien collaborateur de Reuters, a reçu de nombreux prix pour son travail d’investigation journalistique. Basé aujourd’hui à Thiruvananthapuram, capitale du Kerala, il écrit entre autres médias, pour le magazine Tehelka, où il vient de signer une série d’articles sur la campagne de Modi au Kerala. NdT.
(2) Prévues pour le deuxième trimestre 2014, les élections législatives vont renouveler la Chambre basse du Parlement indien, le Lok Sabha. Le parti majoritaire désignera ensuite le nouveau gouvernement de l’Inde. Si le Parti du Congrès, au pouvoir depuis 2004 au sein de l’alliance progressiste unie (UPA), brigue un nouveau mandat, les récents scandales qui ont décrédibilisé plusieurs de ses membres risquent de fragiliser sa position. Il sera confronté en 2014 à l’Alliance démocratique nationale (NDA), coalition dirigée par le BJP et le Front de gauche. NdT.
(3) Fin septembre, le BJP a annoncé la candidature de l’actuel ministre-président de l’Etat de Gujarat, Narendra Modi, au poste de Premier ministre en cas de victoire au Lok Sabha (Parlement) à l’occasion des élections de 2014. En Inde, après l’annonce des résultats des élections législatives, le parti avec le plus grand nombre de sièges forme le gouvernement et choisit le Premier ministre. NdT
(4) L’Eglise Mar Thoma est une Eglise syrienne se réclamant directement de l’évangélisation de saint Thomas l’Apôtre. Appelée également Eglise malankare Mar Thomas, elle fait partie de la Communion anglicane. Son actuel métropolite est Joseph Mar Thoma. NdT.
(5) Mata Amritanandamayi, ou Amma, née le 27 septembre 1953, a fondé le mouvement Embracing the World, dont le siège est au Kerala. Elle prône une religion hindoue universelle dont elle symbolise « la vocation d’amour » en étreignant au cours de ‘darshan’ (assemblées) des millions d’individus dans ses bras. NdT.
(6) Mgr Arackal, à la tête de l’éparchie de Kanjirapally, est évêque de l’Eglise catholique de rite syro-malabare. Cette Eglise compte près de 4 millions de fidèles, dont la très grande majorité se trouve au Kerala, son foyer historique. Après la communauté latine, elle représente, par le nombre des fidèles, la deuxième Eglise catholique d’Inde.
(Source: Eglises d'Asie, 4 octobre 2013)
Chine: Exode rural et urbanisation rapide, nouveaux défis de l’Eglise
Eglises d'Asie
09:51 04/10/2013
Depuis un peu plus de trente ans, la géographie humaine de la Chine est bouleversée en profondeur par un phénomène massif: un exode rural très rapide, dont le corollaire est la croissance phénoménale que connaissent les villes. Selon le Bureau national des statistiques, un cap a été franchi fin 2011 lorsque, pour la première fois dans l’histoire du pays, la Chine a dénombré plus de citadins que de ruraux: 690,79 millions de résidents des villes face à 656,56 millions d’habitants des campagnes. De ce vaste mouvement de population, l’Eglise n’est pas absente et doit elle aussi s’adapter.
Né dans une province de l’intérieur du pays, Bosco Wang a quitté son village dès le début des années 1990 pour trouver à s’embaucher dans un atelier du Guangdong. Catholique, il a pourtant fréquenté un temple protestant durant toute la durée de son séjour dans la province méridionale: à l’église catholique, le prêtre ne s’exprimait qu’en cantonais, au contraire du pasteur protestant, qui prêchait en mandarin. Plus tard, ayant trouvé un nouvel emploi dans une fabrique textile de Cixi, ville portuaire du Zhejiang, située juste au sud de Shanghai, il a remarqué que nombreux étaient les paroissiens qui, durant la messe dominicale, récitaient à voix basse leur rosaire plutôt que de prendre part à la liturgie en écoutant les lectures et le sermon du prêtre. Là encore, l’assemblée des fidèles, composée en grande partie de migrants issus de toutes les provinces du pays, n’était pas en mesure de comprendre le dialecte du Ningbo dans lequel s’exprimait le célébrant.
Les nombreuses études qui sont produites aujourd’hui en Chine autour de la question de l’exode rural soulignent à quel point les migrants connaissent des difficultés lorsqu’ils s’installent dans des villes situées loin de leurs foyers d’origine: travaux sales ou dangereux, salaires moindres, statut de deuxième catégorie faute de détenir un hukou (certificat de résidence) urbain, etc. Sans oublier une adaptation pas nécessairement aisée à un nouveau climat, à des habitudes alimentaires ou à une langue différentes.
Pour les institutions religieuses, ces bouleversements que connaît le pays ont également des conséquences. Dans le cas de Bosco Wang, migrant catholique, ce sont les difficultés d’adaptation linguistique qui sont citées, mais, au-delà de son cas personnel, c’est à un redéploiement complet de la carte géographique du catholicisme que l’on assiste aujourd’hui en Chine.
Dans une dépêche de l’agence Ucanews du 2 octobre dernier, Bosco Wang explique qu’il éprouvait beaucoup d’amertume à ne se sentir bien à l’église qu’aux trop rares occasions où il rentrait dans son village natal, lors des grandes fêtes. Il lui a fallu du temps, témoigne-t-il, pour convaincre le curé de la paroisse catholique qu’il fréquentait d’accepter de célébrer une messe en mandarin, le dimanche soir, pour desservir la communauté grandissante des fidèles issus des rangs des travailleurs migrants. Ce n’est qu’après plusieurs années et à la faveur de l’arrivée d’un nouveau curé que la résistance des paroissiens du cru, souvent âgés et attachés à la célébration de la messe dans leur dialecte local, a été circonvenue. Aujourd’hui, sur les quelque 500 travailleurs migrants catholiques qui se sont fait connaître de la paroisse, une centaine assiste à la messe dominicale en mandarin et prend part aux activités organisées en soirée, aux projets caritatifs et aux pèlerinages que monte la paroisse.
A la fin des années 1970, dans une Chine qui émergeait de la tourmente révolutionnaire à la faveur des réformes initiées par Deng Xiaoping, le catholicisme a d’abord commencé par refaire ses forces dans les paroisses rurales où la vie ecclésiale reprenait peu à peu de la vigueur. Or, depuis une vingtaine d’années, ce sont ces villages qui se vident de leurs habitants du fait de l’exode rural. Dans nombre de villages, ne vivent plus sur place que les personnes âgées à qui sont confiées la garde et l’éducation de leurs petits-enfants, les adultes dans la force de l’âge étant partis s’embaucher là où il y a du travail, dans les villes, proches ou lointaines.
Dans le nord-ouest du Hebei, au sein du diocèse de Xiwanzi, le village d’Erquanjing comptait, il y a une dizaine d’années encore, quelque 2 200 habitants, presque tous de religion catholique. Aujourd’hui, la population est tombée à une centaine d’âmes. A en croire Huang Jianbo, professeur d’anthropologie à Renmin Daxue (Université du peuple de Chine) à Pékin, entre 80 et 100 villages disparaissent chaque jour en Chine, leurs habitants quittant une terre qui ne les nourrit plus.
Dans les villes, qu’elles soient de grandes métropoles ou ne dépassent pas le million d’habitants, la croissance démographique est continue. Et cet essor se ressent jusque dans les paroisses de l’Eglise catholique. Au Shanxi, dans le district du Yuci, adjacent à la ville de Jinzhong (250 000 habitants), le P. Joseph Yang témoigne du fait que « de nouveaux visages apparaissent chaque semaine au point qu’il est difficile pour un curé de savoir combien il a de paroissiens ». Ces nouveaux fidèles viennent de la campagne, précise-t-il.
Le mouvement ne concerne pas que l’Eglise catholique. A l’église protestante de Haidan, située non loin de la prestigieuse université Tsinghua à Pékin, l’assemblée des fidèles a bondi de 850 pratiquants réguliers en 2003 à près de 11 000 aujourd’hui, dont une grande majorité de jeunes, étudiants pour la plupart.
L’ampleur et la rapidité de ces changements démographiques ne vont pas sans poser de réelles difficultés d’adaptation. En milieu rural, les croyants engagés dans le service de l’Eglise se font rares et ceux qui restent, peinent à desservir les ruraux laissés sur place. Dans les villes, les tensions qui existent entre les urbains, détenteurs du précieux hukou ouvrant droit aux services sociaux, d’éducation et de santé, et les migrants, rejetés dans un statut de citoyens de seconde zone, se retrouvent à l’intérieur des communautés chrétiennes. Il arrive que des chrétiens venus de régions rurales, où l’expression de la foi a pu rester traditionnelle dans la forme, se sentent décalés ou perdus dans des églises nouvellement restaurées ou rebâties et où « l’expression de la foi, l’approche et l’expérience de Dieu diffèrent de ce qu’ils connaissent », analyse le Pr Huang Jianbo.
(Source: Eglises d'Asie, 4 octobre 2013)
Les nombreuses études qui sont produites aujourd’hui en Chine autour de la question de l’exode rural soulignent à quel point les migrants connaissent des difficultés lorsqu’ils s’installent dans des villes situées loin de leurs foyers d’origine: travaux sales ou dangereux, salaires moindres, statut de deuxième catégorie faute de détenir un hukou (certificat de résidence) urbain, etc. Sans oublier une adaptation pas nécessairement aisée à un nouveau climat, à des habitudes alimentaires ou à une langue différentes.
Pour les institutions religieuses, ces bouleversements que connaît le pays ont également des conséquences. Dans le cas de Bosco Wang, migrant catholique, ce sont les difficultés d’adaptation linguistique qui sont citées, mais, au-delà de son cas personnel, c’est à un redéploiement complet de la carte géographique du catholicisme que l’on assiste aujourd’hui en Chine.
Dans une dépêche de l’agence Ucanews du 2 octobre dernier, Bosco Wang explique qu’il éprouvait beaucoup d’amertume à ne se sentir bien à l’église qu’aux trop rares occasions où il rentrait dans son village natal, lors des grandes fêtes. Il lui a fallu du temps, témoigne-t-il, pour convaincre le curé de la paroisse catholique qu’il fréquentait d’accepter de célébrer une messe en mandarin, le dimanche soir, pour desservir la communauté grandissante des fidèles issus des rangs des travailleurs migrants. Ce n’est qu’après plusieurs années et à la faveur de l’arrivée d’un nouveau curé que la résistance des paroissiens du cru, souvent âgés et attachés à la célébration de la messe dans leur dialecte local, a été circonvenue. Aujourd’hui, sur les quelque 500 travailleurs migrants catholiques qui se sont fait connaître de la paroisse, une centaine assiste à la messe dominicale en mandarin et prend part aux activités organisées en soirée, aux projets caritatifs et aux pèlerinages que monte la paroisse.
A la fin des années 1970, dans une Chine qui émergeait de la tourmente révolutionnaire à la faveur des réformes initiées par Deng Xiaoping, le catholicisme a d’abord commencé par refaire ses forces dans les paroisses rurales où la vie ecclésiale reprenait peu à peu de la vigueur. Or, depuis une vingtaine d’années, ce sont ces villages qui se vident de leurs habitants du fait de l’exode rural. Dans nombre de villages, ne vivent plus sur place que les personnes âgées à qui sont confiées la garde et l’éducation de leurs petits-enfants, les adultes dans la force de l’âge étant partis s’embaucher là où il y a du travail, dans les villes, proches ou lointaines.
Dans le nord-ouest du Hebei, au sein du diocèse de Xiwanzi, le village d’Erquanjing comptait, il y a une dizaine d’années encore, quelque 2 200 habitants, presque tous de religion catholique. Aujourd’hui, la population est tombée à une centaine d’âmes. A en croire Huang Jianbo, professeur d’anthropologie à Renmin Daxue (Université du peuple de Chine) à Pékin, entre 80 et 100 villages disparaissent chaque jour en Chine, leurs habitants quittant une terre qui ne les nourrit plus.
Dans les villes, qu’elles soient de grandes métropoles ou ne dépassent pas le million d’habitants, la croissance démographique est continue. Et cet essor se ressent jusque dans les paroisses de l’Eglise catholique. Au Shanxi, dans le district du Yuci, adjacent à la ville de Jinzhong (250 000 habitants), le P. Joseph Yang témoigne du fait que « de nouveaux visages apparaissent chaque semaine au point qu’il est difficile pour un curé de savoir combien il a de paroissiens ». Ces nouveaux fidèles viennent de la campagne, précise-t-il.
Le mouvement ne concerne pas que l’Eglise catholique. A l’église protestante de Haidan, située non loin de la prestigieuse université Tsinghua à Pékin, l’assemblée des fidèles a bondi de 850 pratiquants réguliers en 2003 à près de 11 000 aujourd’hui, dont une grande majorité de jeunes, étudiants pour la plupart.
L’ampleur et la rapidité de ces changements démographiques ne vont pas sans poser de réelles difficultés d’adaptation. En milieu rural, les croyants engagés dans le service de l’Eglise se font rares et ceux qui restent, peinent à desservir les ruraux laissés sur place. Dans les villes, les tensions qui existent entre les urbains, détenteurs du précieux hukou ouvrant droit aux services sociaux, d’éducation et de santé, et les migrants, rejetés dans un statut de citoyens de seconde zone, se retrouvent à l’intérieur des communautés chrétiennes. Il arrive que des chrétiens venus de régions rurales, où l’expression de la foi a pu rester traditionnelle dans la forme, se sentent décalés ou perdus dans des églises nouvellement restaurées ou rebâties et où « l’expression de la foi, l’approche et l’expérience de Dieu diffèrent de ce qu’ils connaissent », analyse le Pr Huang Jianbo.
(Source: Eglises d'Asie, 4 octobre 2013)
Pope in Assisi: Christians must strip themselves of worldliness
Vatican Radio
10:42 04/10/2013
ASSISI 2013-10-04 - Christians and the Church must strip themselves of worldliness, said Pope Francis while addressing some of the poor in the Italian hill town of Assisi early Friday. The Pope offered this message in the same hall in which St. Francis, about 800 years ago, undressed himself and laid his fine clothes at his wealthy father’s feet, renouncing his riches and inheritance in favour of a life of poverty consecrated to God.
The Pope once again put aside his prepared speech and began his impromptu remarks by debunking a notion that had circulated in the press in recent days: that he would imitate St. Francis by divesting the bishops, the cardinals and himself, as well. However, he said, today serves as a good occasion to invite the Church to strip itself of worldliness.
All of the baptized comprise the Church and all have to follow Jesus, who stripped himself and chose to be a servant and to be humiliated on his way to the Cross. “And if we want to be Christians, there is no other way,” he said.
Without the Cross, without Jesus and without stripping ourselves of worldliness, he said, “we become pastry shop Christians… like nice sweet things but not real Christians.”
“We need to strip the Church,” he said. “We are in very grave danger. We are in danger of worldliness.”
The Christian cannot enter into the spirit of the world, which leads to vanity, arrogance and pride, he continued. And these lead to idolatry, which is the gravest sin.
The Church is not just the clergy, the hierarchy and religious, he said. “The Church is all of us and we all have to strip ourselves of this worldliness. Worldliness does us harm. It is so sad to find a worldly Christian.”
“Our Lord told us: We cannot serve two masters: either we serve money or we serve God.…We can’t cancel with one hand what we write with another,” he remarked. “The Gospel is the Gospel.”
The Pope acknowledged the local poor who were gathered with him, saying: “Many of you have been stripped by this savage world that does not give work, that does not help, that does not care if children die of hunger …, that does not care if many families do not have anything to eat or money to bring bread home.”
Referring to the hundreds of refugees who died in a shipwreck off the Italian island of Lampedusa Thursday, the Pope lamented the large numbers of people who die trying to escape dire conditions in their home countries.
It is ridiculous that a Christian would want to follow a worldly path, he continued. “The worldly spirit kills; it kills people; it kills the Church.”
The Pope then asked the Lord to bestow upon Christians the courage to strip themselves of the spirit of the world, which he called “the leprosy, the cancer of society and the cancer of the revelation of God and the enemy of Jesus.”
He concluded: “I ask the Lord that he gives us all the grace to strip ourselves.”
The Pope once again put aside his prepared speech and began his impromptu remarks by debunking a notion that had circulated in the press in recent days: that he would imitate St. Francis by divesting the bishops, the cardinals and himself, as well. However, he said, today serves as a good occasion to invite the Church to strip itself of worldliness.
All of the baptized comprise the Church and all have to follow Jesus, who stripped himself and chose to be a servant and to be humiliated on his way to the Cross. “And if we want to be Christians, there is no other way,” he said.
Without the Cross, without Jesus and without stripping ourselves of worldliness, he said, “we become pastry shop Christians… like nice sweet things but not real Christians.”
“We need to strip the Church,” he said. “We are in very grave danger. We are in danger of worldliness.”
The Christian cannot enter into the spirit of the world, which leads to vanity, arrogance and pride, he continued. And these lead to idolatry, which is the gravest sin.
The Church is not just the clergy, the hierarchy and religious, he said. “The Church is all of us and we all have to strip ourselves of this worldliness. Worldliness does us harm. It is so sad to find a worldly Christian.”
“Our Lord told us: We cannot serve two masters: either we serve money or we serve God.…We can’t cancel with one hand what we write with another,” he remarked. “The Gospel is the Gospel.”
The Pope acknowledged the local poor who were gathered with him, saying: “Many of you have been stripped by this savage world that does not give work, that does not help, that does not care if children die of hunger …, that does not care if many families do not have anything to eat or money to bring bread home.”
Referring to the hundreds of refugees who died in a shipwreck off the Italian island of Lampedusa Thursday, the Pope lamented the large numbers of people who die trying to escape dire conditions in their home countries.
It is ridiculous that a Christian would want to follow a worldly path, he continued. “The worldly spirit kills; it kills people; it kills the Church.”
The Pope then asked the Lord to bestow upon Christians the courage to strip themselves of the spirit of the world, which he called “the leprosy, the cancer of society and the cancer of the revelation of God and the enemy of Jesus.”
He concluded: “I ask the Lord that he gives us all the grace to strip ourselves.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ mở tay tạ ơn của 3 tân Linh Mục tại giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
15:17 04/10/2013
LỄ MỞ TAY TẠ ƠN CỦA 3 TÂN LINH MỤC TẠI GXVN PARIS
Paris, Chúa Nhật 29.09.2013, ba tân linh mục mới chịu chức ngày 12/06/2013, thuộc giáo phận Thanh Hóa đã đến dâng Lễ Tạ Ơn và cám ơn GXVN Paris vì bao nhiêu liên lạc thân tình với giáo xứ từ 7, 8 năm nay. Ba linh mục đó là cha Augustinô Đoàn Văn Chủng, cha Antôn Nguyễn Văn Kiên và cha Phêrô Nguyễn Văn Trường. Cả ba ngài khi là đại chủng sinh đều đã theo học tại các đại chủng viện ở Pháp, đã được Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh gọi về chịu chức linh mục tại Thanh Hóa tháng 06 vừa qua, và nay được gửi trở lại tiếp tục học trình. Hai cha sẽ tiếp tục học thạc sĩ tại Pháp và cha thứ ba sẽ học thạc sĩ ở Mỹ. Cộng đoàn Giáo Xứ Paris, theo lời mời của Ban Giám Đốc, đã đông đủ đến dụ lễ, cầu nguyện và chúc mừng cho ba cha được nhiều hồng ân cần thiết.
CHA ANTÔN NGUYỄN VĂN KIÊN CHỦ TẾ, NÓI LỜI CHÀO MỪNG CỘNG ĐOÀN
11g30, Đoàn đồng tế 20 người : 4 em giúp lễ, 4 thầy sáu và 12 cha, trong đó có 3 cha mới. Cha Antôn Nguyễn Văn Kiên, người cao lớn nhất chủ tế. Sau lời chào mừng và giới thiệu ba cha mới của Đức Ông Mai Đức Vinh, cha Kiên đã thay hai linh mục bạn nói lới chào mừng Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đông đảo đến cầu nguyện hôm nay. Ngài bày tỏ niềm vui và vinh dự được đến Giáo Xứ Việt Nam Paris để dâng thánh lễ hôm nay. Trước nhất là để tạ ơn. « Tạ ơn Chúa đã chọn và dắt dìu ba anh em chúng con lên bàn thánh, lãnh chức linh mục để phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội của Ngài. Tạ ơn Đức Ông Giám Đốc, các cha, các thầy và tất cả Cộng đoàn Giáo Xứ đã đón tiếp ba anh em chúng con
trong các dịp nghỉ hè, giúp đỡ chúng con bằng nhiều cách khác nhau, từ nhiều năm qua. Và thứ đến là để cầu nguyện. Cầu nguyện cho Đức Ông, các cha, các thầy, các tu sĩ và toàn giáo dân trong Giáo Xứ. Cầu nguyện cho những người đã qua đời trong Giáo Xứ. Và cầu nguyện cho nhau. Trong tâm tình tạ ơn và cầu nguyện như vậy, để bắt đầu thánh lễ, xin toàn thể Cộng Đoàn chúng ta cùng nhau xin Chúa thứ tha mọi lỗi lầm, mà chúng ta đã lỗi phạm ».
CHA PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TRƯỜNG CHIA SẺ TIN MỪNG
Với một giọng « Ba làng » rất dễ thương, cha Phêrô Nguyễn Văn Trường đã chia sẻ Tin Mừng thánh Luca chương 16, câu 19-31 về dụ ngôn “Ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khổ”.
Khở đầu bài chia sẻ bằng câu chuyện một nhà báo kể về bữa tiệc ở Thiên Đàng và bữa tiệc ở Hỏa Ngục. Cả hai bữa tiệc đều nhiều sơn hào, hải vị. Và các người dự tiệc đều tay bị buộc vào xiên muỗng cồng kềnh. Nhưng trong bữa tiệc ở Hỏa Ngục thì các người dự tiệc đều ích kỷ, ai cũng muốn tranh dành xiên xúc thức ăn cho mình. Rút cuộc, cho đến cuối tiệc, vì xiên muỗng cồng kềnh, không ai lấy được thức ăn đưa vào miệng mình, ai cũng bị đói, cạu cọ, buồn bực, bất hạnh. Trái lại trong bữa tiệc ở Thiên Đàng, thì những người dự tiệc khôn ngoan, không ai tự lấy cho mình, nhưng mỗi người đều liên đới với nhau, người này xiên xúc cho người kia. Rút cuộc, ai cũng được ăn uống thỏa thuê, mãn nguyện, vui vẻ, hạnh phúc. Sự khác biệt giữa hỏa ngục bất hạnh và thiên đàng hạnh phúc đến từ sự ích kỷ và tình liên đới.
Ông nhà giầu được mô tả là người giàu có, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Ông nhà giàu không làm điều gì xấu xa cả. Ông ta tiêu sài tiền bạc của mình. Nhưng ông ta vô tâm, dửng dưng đối với người nghèo khổ, đói rách đang nằm trước cổng nhà ông. Người hành khất nghèo này chỉ cần những gì thừa thải rớt xuống từ trên bàn ăn của người giàu có để đủ nuôi sống mình, nhưng anh ta cũng không thể có được. Người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được ăn những thứ trên bàn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Rồi cả hai cùng chết. Ông nhà giàu phải lãnh nhận những cực hình dưới âm phủ. Người hành khất nghèo Ladarô nhận lãnh phần thưởng rất lớn lao là được ngồi trong cung lòng của Ábraham trên thiên quốc.
Sự giầu có không phải là một tội lỗi. Sự nghèo khổ không phải là một nhân đức. Nhưng giầu mà vô cảm, dửng dưng với người nghèo, không biết quan tâm, liên đới, bác ái giúp đỡ những người túng thiếu. Đó là điều không làm đẹp lòng Thiên Chúa Tình Yêu và đáng bị kết án, trừng phạt. Xin Chúa cho chúng ta hiểu được bài học tình yêu mà Chúa Kytô đã đậy ta, khi bị treo mình trên thập giá, không giữ lại gì cho mình : tay chân bị trói buộc vì đinh đóng, áo quần bị lột trần. Tất cả chỉ vì hai chữ « Yêu Thương ». Yêu Chúa và Yêu anh em đồng loại.
CHA AUGUSTINÔ ĐOÀN VĂN CHỦNG NÓI LỜI CÁM ƠN CỘNG ĐOÀN
Sau Thánh Lễ tạ ơn, Chị Nguyễn Thị Kim Chi, Phó chủ tịch HĐMV Giáo xứ đã đại diện Cộng Đoàn lên tặng quà, cám ơn ba cha, chúc các ngài luôn bền đỗ, trung thành với ơn gọi. Chị nói : « Trong tâm tình cảm tạ ngợi khen Thiên Chúa, Giáo xứ chúng con xin chúc mừng ba cha mới : cha Augustinô Đoàn Văn Chủng, cha Antôn Nguyễn Văn Kiên và cha Phêrô Nguyễn Văn Trường, thụ phong linh mục ngày 12/06/2013 tại Thanh Hóa, Do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám Mục Giáo Phận Thanh Hóa chủ phong.
Nguyện xin Thiên Chúa ban muôn hồng ân cho ba Cha mới để ba Cha luôn sống đời linh mục như Chúa Giêsu và Giáo Hội mong muốn. « Mục đích mà các Linh Mục theo đuổi trong chức vụ và đời sống các ngài là phải tìm kiếm vinh danh Thiên Chúa Cha trong Chúa Kitô. Vinh danh này hệ tại việc mọi người đón nhận công trình của Thiên Chúa đã được hoàn tất trong Chúa Kitô một cách ý thức, tự do và biết ơn, lại biểu lộ công trình đó trong suốt cuộc đời mình. (Sắc Lệnh về Chức Vụ và Ðời Sống các Linh Mục, số 2).
Rồi chị mời các cha chụp tấm hình lưu niệm với Ban Giám Đốc, lên phòng tiếp tân dùng cơm trưa với HĐMV.
Đáp lời Chị Đại Diện Hội Đồng Mục Vụ, cha Augustinô Đoàn Văn Chủng đã thay hai cha bạn ngỏ lời cám ơn Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Cũng như cha Kiên ở đầu lễ, cha Chủng bày tỏ niềm vui tràn trề được trở về Giáo Xứ dâng Thánh Lễ Tạ Ơn.
Tạ ơn Chúa vì muôn vàn hồng ân Chúa đã ban cho ba anh em chúng con, mà hồng ân lớn nhất là được Chúa chọn, được lãnh nhận Thiên Chức Linh Mục, dẫu chúng con còn bất xứng, còn nhiếm khuyết. Xin Chúa cho lời chúc của chị Phó Chủ Tịch được thể hiện nơi chúng con là biết tìm kiếm Vinh Danh Thiên Chúa Cha trong Chúa Kytô, biết đón nhận và biểu lộ công trình của Thiên Chúa Cha đã được hoàn tất trong Chúa Kytô một cách ý thức, tự do suốt cuộc đời chúng con.
Tạ ơn tất cả Giáo Xứ, từ Đức Ông Giám Đốc, các cha, các thầy, các tu sĩ và toàn thể các cố, các ông bà, anh chị em trong Giáo Xứ, về những giúp đỡ, chở che, quan tâm, nhất là những ngày tháng bước đầu, khi chúng con mới bước chân đến Pháp. Đã tiếp nhận chúng con trong các cuộc nghỉ hè. Đã mở đường cho chúng con khi gặp những khó khăn về học bổng. Đã đồng hành cầu nguyện cho chúng con. Đã chỉ dẫn, khuyên nhủ, như những người anh đầy tình huynh đệ. Đã dậy chúng con biết nói và viết pháp văn đúng cách hơn, trôi chảy hơn, nhờ đó sự học tập của chúng con đã dễ dàng hơn. Đã cho và dậy chúng con biết phục vụ. Đã cho chúng con những kỷ niệm nhớ đời : sơn nhà nguyện, dự nhiều tiệc chung, riêng ở Giáo Xứ.
Xin Đức Ông, các cha, các thầy, các cố và các ông bà anh chị em thêm lời cầu nguyện, để chúng con luôn là một tín hữu trung kiên, và sẽ mãi là một linh mục cậy mến.
Tiếng pháo tay to và dài của cả cộng đoàn vang dội khắp nhà nguyện. Cả cộng đoàn đứng lên, nhận phép lành của ba tân linh mục và của chín linh mục khác. Và cùng hướng về Đức mẹ, cùng ca đoàn hát bài “Trên con đường về quê”.
Paris, ngày 29 tháng 09 năm 2013
Trần Văn Cảnh
CHA ANTÔN NGUYỄN VĂN KIÊN CHỦ TẾ, NÓI LỜI CHÀO MỪNG CỘNG ĐOÀN
11g30, Đoàn đồng tế 20 người : 4 em giúp lễ, 4 thầy sáu và 12 cha, trong đó có 3 cha mới. Cha Antôn Nguyễn Văn Kiên, người cao lớn nhất chủ tế. Sau lời chào mừng và giới thiệu ba cha mới của Đức Ông Mai Đức Vinh, cha Kiên đã thay hai linh mục bạn nói lới chào mừng Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đông đảo đến cầu nguyện hôm nay. Ngài bày tỏ niềm vui và vinh dự được đến Giáo Xứ Việt Nam Paris để dâng thánh lễ hôm nay. Trước nhất là để tạ ơn. « Tạ ơn Chúa đã chọn và dắt dìu ba anh em chúng con lên bàn thánh, lãnh chức linh mục để phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội của Ngài. Tạ ơn Đức Ông Giám Đốc, các cha, các thầy và tất cả Cộng đoàn Giáo Xứ đã đón tiếp ba anh em chúng con
CHA PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TRƯỜNG CHIA SẺ TIN MỪNG
Với một giọng « Ba làng » rất dễ thương, cha Phêrô Nguyễn Văn Trường đã chia sẻ Tin Mừng thánh Luca chương 16, câu 19-31 về dụ ngôn “Ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khổ”.
Khở đầu bài chia sẻ bằng câu chuyện một nhà báo kể về bữa tiệc ở Thiên Đàng và bữa tiệc ở Hỏa Ngục. Cả hai bữa tiệc đều nhiều sơn hào, hải vị. Và các người dự tiệc đều tay bị buộc vào xiên muỗng cồng kềnh. Nhưng trong bữa tiệc ở Hỏa Ngục thì các người dự tiệc đều ích kỷ, ai cũng muốn tranh dành xiên xúc thức ăn cho mình. Rút cuộc, cho đến cuối tiệc, vì xiên muỗng cồng kềnh, không ai lấy được thức ăn đưa vào miệng mình, ai cũng bị đói, cạu cọ, buồn bực, bất hạnh. Trái lại trong bữa tiệc ở Thiên Đàng, thì những người dự tiệc khôn ngoan, không ai tự lấy cho mình, nhưng mỗi người đều liên đới với nhau, người này xiên xúc cho người kia. Rút cuộc, ai cũng được ăn uống thỏa thuê, mãn nguyện, vui vẻ, hạnh phúc. Sự khác biệt giữa hỏa ngục bất hạnh và thiên đàng hạnh phúc đến từ sự ích kỷ và tình liên đới.
Sự giầu có không phải là một tội lỗi. Sự nghèo khổ không phải là một nhân đức. Nhưng giầu mà vô cảm, dửng dưng với người nghèo, không biết quan tâm, liên đới, bác ái giúp đỡ những người túng thiếu. Đó là điều không làm đẹp lòng Thiên Chúa Tình Yêu và đáng bị kết án, trừng phạt. Xin Chúa cho chúng ta hiểu được bài học tình yêu mà Chúa Kytô đã đậy ta, khi bị treo mình trên thập giá, không giữ lại gì cho mình : tay chân bị trói buộc vì đinh đóng, áo quần bị lột trần. Tất cả chỉ vì hai chữ « Yêu Thương ». Yêu Chúa và Yêu anh em đồng loại.
CHA AUGUSTINÔ ĐOÀN VĂN CHỦNG NÓI LỜI CÁM ƠN CỘNG ĐOÀN
Sau Thánh Lễ tạ ơn, Chị Nguyễn Thị Kim Chi, Phó chủ tịch HĐMV Giáo xứ đã đại diện Cộng Đoàn lên tặng quà, cám ơn ba cha, chúc các ngài luôn bền đỗ, trung thành với ơn gọi. Chị nói : « Trong tâm tình cảm tạ ngợi khen Thiên Chúa, Giáo xứ chúng con xin chúc mừng ba cha mới : cha Augustinô Đoàn Văn Chủng, cha Antôn Nguyễn Văn Kiên và cha Phêrô Nguyễn Văn Trường, thụ phong linh mục ngày 12/06/2013 tại Thanh Hóa, Do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám Mục Giáo Phận Thanh Hóa chủ phong.
Rồi chị mời các cha chụp tấm hình lưu niệm với Ban Giám Đốc, lên phòng tiếp tân dùng cơm trưa với HĐMV.
Đáp lời Chị Đại Diện Hội Đồng Mục Vụ, cha Augustinô Đoàn Văn Chủng đã thay hai cha bạn ngỏ lời cám ơn Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Cũng như cha Kiên ở đầu lễ, cha Chủng bày tỏ niềm vui tràn trề được trở về Giáo Xứ dâng Thánh Lễ Tạ Ơn.
Tạ ơn Chúa vì muôn vàn hồng ân Chúa đã ban cho ba anh em chúng con, mà hồng ân lớn nhất là được Chúa chọn, được lãnh nhận Thiên Chức Linh Mục, dẫu chúng con còn bất xứng, còn nhiếm khuyết. Xin Chúa cho lời chúc của chị Phó Chủ Tịch được thể hiện nơi chúng con là biết tìm kiếm Vinh Danh Thiên Chúa Cha trong Chúa Kytô, biết đón nhận và biểu lộ công trình của Thiên Chúa Cha đã được hoàn tất trong Chúa Kytô một cách ý thức, tự do suốt cuộc đời chúng con.
Xin Đức Ông, các cha, các thầy, các cố và các ông bà anh chị em thêm lời cầu nguyện, để chúng con luôn là một tín hữu trung kiên, và sẽ mãi là một linh mục cậy mến.
Tiếng pháo tay to và dài của cả cộng đoàn vang dội khắp nhà nguyện. Cả cộng đoàn đứng lên, nhận phép lành của ba tân linh mục và của chín linh mục khác. Và cùng hướng về Đức mẹ, cùng ca đoàn hát bài “Trên con đường về quê”.
Paris, ngày 29 tháng 09 năm 2013
Trần Văn Cảnh
Hành trình của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đến với người dân vùng bão lũ sau cơn bão số 10
BTT GPVO
21:16 04/10/2013
VINH - Khúc ruột Miền Trung dường như chưa có năm nào mà không phải oằn mình hứng chịu những tác hại khủng khiếp của thiên tai. Một người con xứ Nghệ đã phải đau đáu thốt lên:
"Quê tôi gạt sỏi tìm cơm
Hết mưa, thôi hạn, lại cơn bão gần"
Xem hình ảnh
Và cơn bão số 10 hay còn gọi là bão Wutip, đổ bộ vào vùng đất Hà Tĩnh – Quảng Bình trong chiều tối 30.9 vừa qua, mà những gì còn sót lại thêm một lần cho những ai đến đây không khỏi phải xót xa, thảng thốt.
Sau khi vượt qua biển Đông, siêu bão Wutip tiến vào đất liền vẫn với cường độ lớn, khiến cho nhiều người đến tận mấy ngày sau vẫn chưa thôi bàng hoàng, sợ hãi. Cơn bão mạnh nhất trong suốt 6 năm qua này đã để lại những hậu quả tang thương cho vùng đất vốn đã phải hứng chịu những khắc nghiệt của thiên nhiên. Theo nhiều nguồn tin, cơn bão đã làm ít nhất 3 người chết, nhiều người bị thương, hàng nghìn ngôi nhà bị hư hại nghiêm trọng, kinh tế thiệt hại rất nặng nề.
Đau nỗi đau của đồng bào vùng mạn nam Giáo phận, xót nỗi mất mát lớn lao của những nạn nhân sau thiên tai, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp - Vị chăn chăn Giáo phận đã không khỏi thổn thức, lo lắng. Chính vì thế, ngay sáng hôm sau cơn bão tan (01.10.2013), khi vừa kết thánh lễ khai giảng năm học mới của Tiền chủng viện Xã Đoài, Đức Cha Phaolô đã lập tức lên đường bắt đầu chuyến thăm hai ngày đến với những vùng miền đang bị thiệt hại nặng nề nhất. Những bồn chồn, âu lo hiện rõ trên khuôn mặt ngài và những lời kinh trên chuyến hành trình như thống thiết hơn thường lệ. Điện thoại liên tục nhận tin từ các nơi báo tình hình cũng như hiệp thông chia sẻ với Đức Cha.
Cảnh hoang tàn với những ngôi nhà bị tốc mái, bị sập, cây cối đổ ngổn ngang... dọc hai bên đường đi dấy lên một dự cảm chẳng lành với đồng bào nơi tâm bão đi qua. Tiến sâu vào đất Quảng Bình thì dự cảm đó đã là một hiện thực.
Trong những vùng miền Đức Cha đến thăm, có lẽ Ba Đồn là nơi bị thiệt hại nặng nề nhất. Cảnh nhà bị tốc mái, đổ sập, cây cối đổ ngổn ngang, cột điện, cột viễn thông bị gãy... dày đặc hai bên đường đi. Giao thông nhiều đoạn bị tắc nghẽn bởi cây đổ và ngập úng. Có những vùng như hoang tàn, lại có nơi còn ngập trong nước lũ từ các con sông dâng cao do hoàn lưu của bão.
Hầu như các ngôi nhà trong vùng đều bị tốc mái ít nhiều. Các nhà thờ, nhà xứ của các giáo xứ ở Quảng Bình cũng không ngoại lệ. Thậm chí có nhà thờ bị sập đổ hoàn toàn như ở giáo xứ Trung Quán, hay chỉ còn lại bộ khung trơ trọi giữa gió mưa như ở giáo họ Thuận Trang - xứ Tam Trang... Nghe những người chứng kiến cơn bão hoành hành trong gần 4 giờ đồng hồ ở đây kể lại mới thấy hết sự đáng sợ của siêu bão. Nỗi sợ hãi, lo lắng của người dân vốn khắc khổ nơi đây vẫn còn hiện rõ trên khuôn mặt suốt mấy ngày sau.
Trung Quán, giáo xứ cực nam của Giáo phận, nơi còn rất khó khăn về nhiều mặt mà trước năm 2005 còn thuộc về Giáo phận Huế. Mọi thứ ở đây mới chỉ là tạm bợ, nên khi siêu bão đi qua, cảnh tan hoang còn lại cũng không quá bất ngờ. Ngôi nhà thờ bằng tranh tre, dựng lên ngay trước túp nhà 2 gian (cũng bị hỏng nặng) mà Cha quản nhiệm Phaolô Nguyễn Chí Thiện cùng bà con nơi đây vẫn phải cúi khom người mỗi lần ra vào và phải ngủ trên bàn thờ dâng lễ mỗi khi lũ đến, đã sập đổ hoàn toàn. Đồ đạc trong nhà thờ, nhà xứ bị hư hại nghiêm trọng. Để vào được tận nơi cũng thật sự rất vất vả, bởi cây cối đổ chặn gần hết con đường nhỏ dẫn vào. Ngay đầu làng là cảnh tượng một ngôi nhà của người dân bị cột viễn thông đổ đè lên tan nát. Nhiều hộ dân lương giáo khác trong vùng cũng bị thiệt hại rất đáng kể, thậm chí là toàn bộ cơ ngơi, gia sản của một bần nông.
Ở các giáo xứ như Hướng Phương, Đan Sa, Nhân Thọ, Tân Mỹ, Kinh Nhuận, Cồn Sẻ, Minh Cầm, Đá Nện... cũng bị thiệt hại nặng. Nhà thờ, nhà xứ bị tốc mái, nước mưa chảy vào lênh láng trong nhà, cây cối, cột đèn gãy đổ ngổn ngang, tàu bè hư hỏng. Đường vào Tân Mỹ vẫn chưa được khai thông, phải đi lối vòng. Riêng tại giáo xứ Nhân Thọ thì tất cả các phòng giáo lý bị sập đổ hoàn toàn, làm thành những đống hỗn độn, gãy nát.
Còn các hộ dân thì hầu như đều bị ảnh hưởng. Khốn nỗi, những gia đình bị nặng nhất lại là những hộ nghèo, bởi nhà cửa không được mấy kiên cố. Nhiều gia đình như anh Hóa, bà Hạnh, anh Khương, anh Lĩnh ở Hướng Phương; cụ Minh, mẹ con bà Mỉa ở Đan Sa đã phải cảnh màn trời chiếu đất, hoang tàn sau cơn bão. Hầu như tất cả gia sản ít ỏi của họ đã bị cuốn đi trong nháy mắt. Cụ Minh hiện ở một mình, còn bà Mỉa thì ở với một đứa con tật nguyền, hoàn cảnh như càng bi đát hơn.
Vì thời gian khá gấp rút và phải đến nhiều nơi, Đức Cha Phaolô chỉ có thể đến thăm được một số gia đình chịu thiệt hại nặng do bão. Ngài đã lội nước đến với họ, ân cần thăm hỏi, động viên với những phần quà hỗ trợ mà ngài mang theo cho các cha xứ và các gia đình bị thiệt hại nặng nhất. Đồng thời, Đức Cha yêu cầu cha Phêrô Trần Văn Thành, đặc trách Caritas ở Quảng Bình đến tận nơi các giáo xứ, làm thống kê báo cáo cụ thể, đầy đủ để ngài và Giáo phận có hướng giúp đỡ người bị nạn vượt qua cơn khó khăn.
Tối ngày 01 và sáng ngày 02.10.2013, Đức Giám Mục Phaolô đã đến dâng thánh thánh lễ tại thánh đường giáo xứ Đan Sa vẫn còn lẵm chẵm nước. Vị Chủ chăn Giáo phận đã chia sẻ những khó khăn của bà con nơi đây và cầu nguyện cho những ai đang lâm hoạn nạn, cách riêng là tại Quảng Bình. Đồng thời, Đức Cha mời gọi mọi người dâng nhưng hy sinh khó nhọc ấy lên Chúa với trọn niềm tín thác.
Còn rất nhiều giáo xứ bị thiệt hại nặng nề mà Đức Cha Phaolô đã không thể đến viếng thăm như dự tính được bởi giao thông còn bị tắc nghẽn, nước ngập sâu... Có những giáo xứ có thể gọi điện hỏi thăm tình hình như ở Xuân Sơn (đường bị ngập sâu), Đông Yên ở Kỳ Anh.... nhưng còn rất nhiều xứ khác không thể liên lạc được vì mất sóng điện thoại. Khi nhận được thông tin nước lũ gây thiệt hại nặng nề ở vùng Hoàng Mai (Nghệ An), vì không thể kịp về thăm, Đức Cha đã gọi điện hỏi thăm và chia sẻ với các cha quản xứ trên địa bàn vùng lũ và kêu mời các ngài tận dụng mọi nguồn lực để giúp đỡ bà con lương giáo ở đây sớm qua cơn hoạn nạn do thiên tai.
Về đến Tòa Giám mục thì trời đã tối. Nỗi lo lắng, ưu tư vì những khó khăn mà bà con ở vùng bão lũ đang phải đối diện vẫn còn hằn in trên gương mặt của Đức Cha Phaolô. Tạ ơn Chúa vì đã có nhiều người chia sẻ những thao thức, trăn trở đó của ngài và thể hiện bằng những việc làm cụ thể, đầy quảng đại.
Thiên tai đi qua, những tang thương để lại thật khó bù đắp nổi. Thêm một lần nữa, tinh thần tương thân tương ái, tình liên đới yêu thương được mời gọi để xoa dịu những nỗi thương đau, mất mát. Ước mong tinh thần đó tiếp tục được thể hiện sâu rộng để người dân tại vùng bão lũ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Mọi hỗ trợ xin gửi về Tòa Giám mục Xã Đoài theo chương mục sau:
Vietcombank Vinh branch
20 Quang Trung, Tp. Vinh
Swift: BFTVVNVX 010
Số tài khoản: 0101001025009 (VN Đồng)
0101371024985 (USD)
Chủ tài khoản: Nguyễn Thái Hợp
"Quê tôi gạt sỏi tìm cơm
Hết mưa, thôi hạn, lại cơn bão gần"
Xem hình ảnh
Và cơn bão số 10 hay còn gọi là bão Wutip, đổ bộ vào vùng đất Hà Tĩnh – Quảng Bình trong chiều tối 30.9 vừa qua, mà những gì còn sót lại thêm một lần cho những ai đến đây không khỏi phải xót xa, thảng thốt.
Sau khi vượt qua biển Đông, siêu bão Wutip tiến vào đất liền vẫn với cường độ lớn, khiến cho nhiều người đến tận mấy ngày sau vẫn chưa thôi bàng hoàng, sợ hãi. Cơn bão mạnh nhất trong suốt 6 năm qua này đã để lại những hậu quả tang thương cho vùng đất vốn đã phải hứng chịu những khắc nghiệt của thiên nhiên. Theo nhiều nguồn tin, cơn bão đã làm ít nhất 3 người chết, nhiều người bị thương, hàng nghìn ngôi nhà bị hư hại nghiêm trọng, kinh tế thiệt hại rất nặng nề.
Đau nỗi đau của đồng bào vùng mạn nam Giáo phận, xót nỗi mất mát lớn lao của những nạn nhân sau thiên tai, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp - Vị chăn chăn Giáo phận đã không khỏi thổn thức, lo lắng. Chính vì thế, ngay sáng hôm sau cơn bão tan (01.10.2013), khi vừa kết thánh lễ khai giảng năm học mới của Tiền chủng viện Xã Đoài, Đức Cha Phaolô đã lập tức lên đường bắt đầu chuyến thăm hai ngày đến với những vùng miền đang bị thiệt hại nặng nề nhất. Những bồn chồn, âu lo hiện rõ trên khuôn mặt ngài và những lời kinh trên chuyến hành trình như thống thiết hơn thường lệ. Điện thoại liên tục nhận tin từ các nơi báo tình hình cũng như hiệp thông chia sẻ với Đức Cha.
Cảnh hoang tàn với những ngôi nhà bị tốc mái, bị sập, cây cối đổ ngổn ngang... dọc hai bên đường đi dấy lên một dự cảm chẳng lành với đồng bào nơi tâm bão đi qua. Tiến sâu vào đất Quảng Bình thì dự cảm đó đã là một hiện thực.
Trong những vùng miền Đức Cha đến thăm, có lẽ Ba Đồn là nơi bị thiệt hại nặng nề nhất. Cảnh nhà bị tốc mái, đổ sập, cây cối đổ ngổn ngang, cột điện, cột viễn thông bị gãy... dày đặc hai bên đường đi. Giao thông nhiều đoạn bị tắc nghẽn bởi cây đổ và ngập úng. Có những vùng như hoang tàn, lại có nơi còn ngập trong nước lũ từ các con sông dâng cao do hoàn lưu của bão.
Hầu như các ngôi nhà trong vùng đều bị tốc mái ít nhiều. Các nhà thờ, nhà xứ của các giáo xứ ở Quảng Bình cũng không ngoại lệ. Thậm chí có nhà thờ bị sập đổ hoàn toàn như ở giáo xứ Trung Quán, hay chỉ còn lại bộ khung trơ trọi giữa gió mưa như ở giáo họ Thuận Trang - xứ Tam Trang... Nghe những người chứng kiến cơn bão hoành hành trong gần 4 giờ đồng hồ ở đây kể lại mới thấy hết sự đáng sợ của siêu bão. Nỗi sợ hãi, lo lắng của người dân vốn khắc khổ nơi đây vẫn còn hiện rõ trên khuôn mặt suốt mấy ngày sau.
Trung Quán, giáo xứ cực nam của Giáo phận, nơi còn rất khó khăn về nhiều mặt mà trước năm 2005 còn thuộc về Giáo phận Huế. Mọi thứ ở đây mới chỉ là tạm bợ, nên khi siêu bão đi qua, cảnh tan hoang còn lại cũng không quá bất ngờ. Ngôi nhà thờ bằng tranh tre, dựng lên ngay trước túp nhà 2 gian (cũng bị hỏng nặng) mà Cha quản nhiệm Phaolô Nguyễn Chí Thiện cùng bà con nơi đây vẫn phải cúi khom người mỗi lần ra vào và phải ngủ trên bàn thờ dâng lễ mỗi khi lũ đến, đã sập đổ hoàn toàn. Đồ đạc trong nhà thờ, nhà xứ bị hư hại nghiêm trọng. Để vào được tận nơi cũng thật sự rất vất vả, bởi cây cối đổ chặn gần hết con đường nhỏ dẫn vào. Ngay đầu làng là cảnh tượng một ngôi nhà của người dân bị cột viễn thông đổ đè lên tan nát. Nhiều hộ dân lương giáo khác trong vùng cũng bị thiệt hại rất đáng kể, thậm chí là toàn bộ cơ ngơi, gia sản của một bần nông.
Ở các giáo xứ như Hướng Phương, Đan Sa, Nhân Thọ, Tân Mỹ, Kinh Nhuận, Cồn Sẻ, Minh Cầm, Đá Nện... cũng bị thiệt hại nặng. Nhà thờ, nhà xứ bị tốc mái, nước mưa chảy vào lênh láng trong nhà, cây cối, cột đèn gãy đổ ngổn ngang, tàu bè hư hỏng. Đường vào Tân Mỹ vẫn chưa được khai thông, phải đi lối vòng. Riêng tại giáo xứ Nhân Thọ thì tất cả các phòng giáo lý bị sập đổ hoàn toàn, làm thành những đống hỗn độn, gãy nát.
Còn các hộ dân thì hầu như đều bị ảnh hưởng. Khốn nỗi, những gia đình bị nặng nhất lại là những hộ nghèo, bởi nhà cửa không được mấy kiên cố. Nhiều gia đình như anh Hóa, bà Hạnh, anh Khương, anh Lĩnh ở Hướng Phương; cụ Minh, mẹ con bà Mỉa ở Đan Sa đã phải cảnh màn trời chiếu đất, hoang tàn sau cơn bão. Hầu như tất cả gia sản ít ỏi của họ đã bị cuốn đi trong nháy mắt. Cụ Minh hiện ở một mình, còn bà Mỉa thì ở với một đứa con tật nguyền, hoàn cảnh như càng bi đát hơn.
Vì thời gian khá gấp rút và phải đến nhiều nơi, Đức Cha Phaolô chỉ có thể đến thăm được một số gia đình chịu thiệt hại nặng do bão. Ngài đã lội nước đến với họ, ân cần thăm hỏi, động viên với những phần quà hỗ trợ mà ngài mang theo cho các cha xứ và các gia đình bị thiệt hại nặng nhất. Đồng thời, Đức Cha yêu cầu cha Phêrô Trần Văn Thành, đặc trách Caritas ở Quảng Bình đến tận nơi các giáo xứ, làm thống kê báo cáo cụ thể, đầy đủ để ngài và Giáo phận có hướng giúp đỡ người bị nạn vượt qua cơn khó khăn.
Tối ngày 01 và sáng ngày 02.10.2013, Đức Giám Mục Phaolô đã đến dâng thánh thánh lễ tại thánh đường giáo xứ Đan Sa vẫn còn lẵm chẵm nước. Vị Chủ chăn Giáo phận đã chia sẻ những khó khăn của bà con nơi đây và cầu nguyện cho những ai đang lâm hoạn nạn, cách riêng là tại Quảng Bình. Đồng thời, Đức Cha mời gọi mọi người dâng nhưng hy sinh khó nhọc ấy lên Chúa với trọn niềm tín thác.
Còn rất nhiều giáo xứ bị thiệt hại nặng nề mà Đức Cha Phaolô đã không thể đến viếng thăm như dự tính được bởi giao thông còn bị tắc nghẽn, nước ngập sâu... Có những giáo xứ có thể gọi điện hỏi thăm tình hình như ở Xuân Sơn (đường bị ngập sâu), Đông Yên ở Kỳ Anh.... nhưng còn rất nhiều xứ khác không thể liên lạc được vì mất sóng điện thoại. Khi nhận được thông tin nước lũ gây thiệt hại nặng nề ở vùng Hoàng Mai (Nghệ An), vì không thể kịp về thăm, Đức Cha đã gọi điện hỏi thăm và chia sẻ với các cha quản xứ trên địa bàn vùng lũ và kêu mời các ngài tận dụng mọi nguồn lực để giúp đỡ bà con lương giáo ở đây sớm qua cơn hoạn nạn do thiên tai.
Về đến Tòa Giám mục thì trời đã tối. Nỗi lo lắng, ưu tư vì những khó khăn mà bà con ở vùng bão lũ đang phải đối diện vẫn còn hằn in trên gương mặt của Đức Cha Phaolô. Tạ ơn Chúa vì đã có nhiều người chia sẻ những thao thức, trăn trở đó của ngài và thể hiện bằng những việc làm cụ thể, đầy quảng đại.
Thiên tai đi qua, những tang thương để lại thật khó bù đắp nổi. Thêm một lần nữa, tinh thần tương thân tương ái, tình liên đới yêu thương được mời gọi để xoa dịu những nỗi thương đau, mất mát. Ước mong tinh thần đó tiếp tục được thể hiện sâu rộng để người dân tại vùng bão lũ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Mọi hỗ trợ xin gửi về Tòa Giám mục Xã Đoài theo chương mục sau:
Vietcombank Vinh branch
20 Quang Trung, Tp. Vinh
Swift: BFTVVNVX 010
Số tài khoản: 0101001025009 (VN Đồng)
0101371024985 (USD)
Chủ tài khoản: Nguyễn Thái Hợp
Đại Hội Ve Chai TGP Hà Nội lần thứ IV
Tin Yêu
10:19 04/10/2013
HÀ NỘI – Đại Hội Ve Chai TGP Hà nội lần thứ tư đã diễn ra ngày 29/09/2013 tại giáo xứ Hà Thao. Đại hội chọn chủ đề với câu lời Chúa: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”.(Mt 25,40)
Xem hình ảnh
Đại hội đã quy tụ 38 nhóm Ve Chai thuộc các xứ họ trong TGP Hà nội. Danh sách đăng ký tham gia đại hội là 745 nhưng hiện diện trong đại hội thì khoảng gần 1000 thành viên.
Đúng 8h45 cha Bruno Phạm Bá Quế - Giám đốc Caritas Hà nội đã phát biểu khai mạc ngày hội. Cha Bruno vui mừng vì thấy các bạn tham gia ve chai mỗi năm một đông hơn. Sau khai mạc là phần báo cáo tổng kết và văn nghệ của các nhóm ve chai trong TGP. Nhìn chung các nhóm ve chai đều tích cực hoạt động, có nhiều sáng kiến để phát triển nhóm và thực thi bác ái nơi vùng miền của mình. Tiêu biểu như nhóm ve chai Đàn Giản đã thu hút nhiều thành viên ở nhiều độ tuổi khác nhau, một năm qua đã ve chai được hàng 100 triệu, và thực thi bác ái ở những địa bàn rất rộng như Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An đặc biệt là vùng Hòa Bình thuộc TGP Hà nội.
Sau phần báo cáo tổng kết và văn nghệ của các nhóm ve chai, Cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn đặc trách ve chai TGP đã lên phát biểu, đúc kết và định hướng cho năm tới. Theo đó ngài cũng thông báo về hai ngôi nhà “tình thương”mà gia đình ve chai đã đóng góp và quyết định xây trong dịp tới. Hai ngôi nhà sẽ xây thuộc miền Hòa Bình – TGP Hà nội.
Cao điểm của đại hội là thánh lễ mừng kính thánh Vincent De Paul quan thầy ve chai TGP. Thánh lễ được cử hành lúc 11h15. Chủ tế thánh lễ là cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn, chính xứ Thạch Bích, quản hạt Thanh Oai, đặc trách ve chai TGP. Cùng đồng tế với ngài, có cha Bruno Phạm Bá Quế - Giám đốc Caritas TGP Hà nội, cha Giacôbê Nguyễn Văn Tập quản hạt Phú Xuyên, cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn – quản hạt Hà Nam và quý cha trong giáo phận.
Cuối thánh lễ, Cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn đại diện cho gia đình ve chai TGP cám ơn quý cha, ban tổ chức, ban hành giáo giáo xứ Hà Thao và cộng đoàn dân Chúa. Sau thánh lễ gia đình ve chai cùng liên hoan tiệc buffet tại sân phía sau nhà thờ.
Đại hội ve chai đã giúp cho mọi thành viên ý thức được rằng: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”.(Mt 25,40). Đại hội cũng là dịp để các thành viên ve chai giao lưu học hỏi và cổ vũ tinh thần cho nhau. Đại hội kết thúc, mọi người ra về ai cũng vui mừng vì như được tiếp thêm một sức mạnh mới và để ngày mai các bạn lại: “trong mọi nơi, trong mọi lúc, tinh thần phục vụ bừng sáng như đuốc thiêng… soi vào cõi âm u. Phục vụ là cho không, phục vụ là quên mình, phục vụ không đòi đền đáp… phục vụ vì Chúa Ki-tô”
Tin Yêu
Xem hình ảnh
Đại hội đã quy tụ 38 nhóm Ve Chai thuộc các xứ họ trong TGP Hà nội. Danh sách đăng ký tham gia đại hội là 745 nhưng hiện diện trong đại hội thì khoảng gần 1000 thành viên.
Đúng 8h45 cha Bruno Phạm Bá Quế - Giám đốc Caritas Hà nội đã phát biểu khai mạc ngày hội. Cha Bruno vui mừng vì thấy các bạn tham gia ve chai mỗi năm một đông hơn. Sau khai mạc là phần báo cáo tổng kết và văn nghệ của các nhóm ve chai trong TGP. Nhìn chung các nhóm ve chai đều tích cực hoạt động, có nhiều sáng kiến để phát triển nhóm và thực thi bác ái nơi vùng miền của mình. Tiêu biểu như nhóm ve chai Đàn Giản đã thu hút nhiều thành viên ở nhiều độ tuổi khác nhau, một năm qua đã ve chai được hàng 100 triệu, và thực thi bác ái ở những địa bàn rất rộng như Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An đặc biệt là vùng Hòa Bình thuộc TGP Hà nội.
Sau phần báo cáo tổng kết và văn nghệ của các nhóm ve chai, Cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn đặc trách ve chai TGP đã lên phát biểu, đúc kết và định hướng cho năm tới. Theo đó ngài cũng thông báo về hai ngôi nhà “tình thương”mà gia đình ve chai đã đóng góp và quyết định xây trong dịp tới. Hai ngôi nhà sẽ xây thuộc miền Hòa Bình – TGP Hà nội.
Cao điểm của đại hội là thánh lễ mừng kính thánh Vincent De Paul quan thầy ve chai TGP. Thánh lễ được cử hành lúc 11h15. Chủ tế thánh lễ là cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn, chính xứ Thạch Bích, quản hạt Thanh Oai, đặc trách ve chai TGP. Cùng đồng tế với ngài, có cha Bruno Phạm Bá Quế - Giám đốc Caritas TGP Hà nội, cha Giacôbê Nguyễn Văn Tập quản hạt Phú Xuyên, cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn – quản hạt Hà Nam và quý cha trong giáo phận.
Cuối thánh lễ, Cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn đại diện cho gia đình ve chai TGP cám ơn quý cha, ban tổ chức, ban hành giáo giáo xứ Hà Thao và cộng đoàn dân Chúa. Sau thánh lễ gia đình ve chai cùng liên hoan tiệc buffet tại sân phía sau nhà thờ.
Đại hội ve chai đã giúp cho mọi thành viên ý thức được rằng: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”.(Mt 25,40). Đại hội cũng là dịp để các thành viên ve chai giao lưu học hỏi và cổ vũ tinh thần cho nhau. Đại hội kết thúc, mọi người ra về ai cũng vui mừng vì như được tiếp thêm một sức mạnh mới và để ngày mai các bạn lại: “trong mọi nơi, trong mọi lúc, tinh thần phục vụ bừng sáng như đuốc thiêng… soi vào cõi âm u. Phục vụ là cho không, phục vụ là quên mình, phục vụ không đòi đền đáp… phục vụ vì Chúa Ki-tô”
Tin Yêu
Tỉnh dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam mừng bổn mạng
Maria Vũ Loan
10:23 04/10/2013
SAIGÒN - Sáng ngày thứ sáu, 04/10/2013, tại giáo xứ Thánh Phanxicô Đakao, thánh lễ đồng tế của Tỉnh Dòng “Anh Em Hèn Mọn” Việt Nam mừng bổn mạng được cử hành trọng thể với sự tham dự của quí linh mục, tu sĩ, dòng ba Phan Sinh và đông đảo giáo dân.
Xem hình ảnh
Có thể nói đây là hoạt động thường xuyên hằng năm, vì cứ vào ngày lễ thánh Phanxicô Assisi tại giáo xứ này có những hoạt động mừng bổn mạng một cách trang trọng mà thánh lễ do cha Giám tỉnh Phanxicô X. Vũ Phan Long chủ tế và giảng lễ là đỉnh cao của niềm vui.
Cụ thể là ngày Chúa Nhật 22/9/2013 cộng đoàn giáo xứ đã tĩnh tâm để chuẩn bị tâm hồn. Đặc biệt, ngày 28/9/2013 có một buổi hội thảo với chủ đề “NIỀM VUI SỐNG ĐẠO” với ba bài thuyết trình của ba đại diện tôn giáo là Công Giáo, Cao Đài và Phật giáo.
Theo quan niệm của đạo Cao Đài, niềm vui là một trạng thái nội tâm thể hiện sự hài lòng do thỏa mãn ước muốn và bản chất của niềm vui phụ thuộc vào bản chất của ước muốn. Trên thực tế, không bao giờ tồn tại những cảnh vật vui tươi đối với một người đang buồn, mà cũng không có chuyện gì thật sự đáng buồn đối với một người đang vui. Như vậy, nếu sử dụng ngôn từ theo phong cách đạo Cao Đài thì có “niềm vui đúng đạo lý” và “niềm vui trái đạo lý”. Có được niềm vui đúng đạo lý là do trải nghiệm cái đúng đắn (chân), niềm vui do trải nghiệm cái tốt lành (thiện) và niềm vui do trải nghiệm cái đẹp đẽ (mỹ). Còn niềm vui trái đạo lý là những cái vui không phù hợp với ba giá trị căn bản Chân, Thiện, Mỹ của nhân loại.
Còn quan niệm niềm vui theo Công Giáo thì chỉ cần 1 từ “Tin Mừng” là đủ. Có thể tóm lược như sau: Niềm vui của Thiên Chúa là niềm vui tạo dựng, niềm vui cứu độ; còn niềm vui của người Công Giáo là niềm vui được tái tạo; niềm vui được thánh hóa; niềm vui được tha thứ; niềm vui cần được chia sẻ và chiều kích cộng đoàn của niềm vui.
Còn niềm vui trong Phật giáo là một tâm tình “hoan lạc”.
Riêng ngày Chúa Nhật 29/9/2013, giáo dân và các đoàn thể tham gia những sinh hoạt như hội chợ ẩm thực, hội thi cắm hoa và chương trình Xổ Số trúng thưởng.
Trong thánh lễ hôm nay, màu sắc trong thánh đường nghiêng về màu nâu sòng của tu sĩ, dòng ba Phan Sinh và màu trắng của 80 bạn trẻ đang trong giai đoạn tìm hiểu dòng.
Bài giảng lễ của cha bề trên giám tỉnh không quá dài, đủ để người tham dự hiểu về tinh thần Phanxicô.
“Có một người ăn xin kia đeo tấm bảng: “Tôi bị mù, xin vui lòng giúp đỡ!”. Một tình nguyện viên xã hội đi qua đã sửa lại tấm bảng đó là: “Hôm nay là một ngày đẹp trời, thế mà tôi lại không biết đến!”. Một bài học được rút ra qua sự việc trên là than thở để xin người khác chú ý đến ta thì sẽ không được chiếu cố, còn nếu hiệp thông vào niềm vui với người khác thì sẽ được chú ý.
Điều xảy ra trong lãnh vực xã hội dường như cũng đúng trong lãnh vực đức tin. Vào những năm tháng cuối đời, với cặp mắt gần như mù, trên mình mang nhiều thứ bệnh, thánh Phanxicô nghỉ dưỡng tại đan viện.... Vào buổi sáng một ngày trong năm 1225, sau một đêm đau đớn cùng cực, Ngài lại mời gọi muôn loài nhìn lên và ca tụng Thiên Chúa bằng bài ca Anh Mặt Trời. Con người Ngài rất ý thức và cố gắng sống thân phận hèn mọn, lại mời cả vũ trụ ca tụng Thiên Chúa như thế.
Thánh nhân cũng đã xử sự như vậy khi viết thư cho các tín hữu, cho các lãnh đạo nhân dân để mời gọi họ biết hỗ trợ cho đời sống đức tin của dân chúng. Hay (ở trong chương 23 của Lập Công Xác Thịt) Ngài kêu gọi mọi phẩm trật của Hội Thánh và mọi dân mọi nước yêu mến và phụng sự Thiên Chúa. Bài ca Anh Mặt Trời là chứng từ về việc Phanxicô thay đổi thế giới nhỏ bé – là bản thân của Ngài – bằng ngôn từ đơn giản, để nói với thế giới và cuối cùng là đưa thế giới đến chỗ thay đổi. Bài ca Anh Mặt Trời là bản đúc kết một hành trình xác định, chọn lựa, phấn đấu sống niềm tin đơn sơ và tinh trong vào tình yêu Thiên Chúa mà Phanxicô đã khám phá ra trong vũ trụ, trong cuộc sống và trong chính cái chết....”
Sau thánh lễ, tất cả mọi người dự lễ đều được mời dùng tiệc buffet. Khuôn viên giáo xứ đông vui với tiếng nói, tiếng cười. Các bạn trẻ đang tìm hiểu ơn gọi dòng Phanxicô phục vụ vui vẻ, tận tình. Trong đám đông ấy, một mẩu đối thoại vui, mang tính tác nghiệp báo chí diễn ra:
“ – Xin bạn cho biết, dòng Phanxicô vốn khó nghèo, không tiền bạc bao bị, không nhà lầu xe sang thế mà sao các bạn vẫn tìm hiểu để lựa chọn?
- Thưa cô, vì con yêu mến Chúa! Thế thôi!
- Còn bạn thì sao?
- Tuy sống khó nghèo nhưng “lời lãi” rất nhiều cô ạ!
- Còn bạn này, ở ngoài đời thì có vợ đẹp con khôn, nhà cao cửa rộng...cũng hạnh phúc lắm chứ, sao lại chọn dòng khó nghèo?
- Chưa chắc con đã tìm được hạnh phúc trong hoàn cảnh đó.
Nhiều người đi qua đi lại chọn món ăn trong khi quí cha trò chuyện với người này người nọ, nắng buổi trưa mà nhẹ tênh, khuôn viên giáo xứ lại sậm màu nâu xen màu trắng, trông hay hay.
Lễ mừng bổn mạng kết thúc, cha bề trên chánh xứ Giuse Phạm Văn Bình thổ lộ cảm tưởng của mình: “Tâm tình của tôi hôm nay là biết ơn Thiên Chúa đã cho thánh Phanxicô có dịp trở thành khí cụ bình an và thực sự đã đem lại bình an cho Giáo Hội thời trung cổ. Anh em chúng tôi còn biết ơn những người đã góp phần làm đẹp Giáo Hội, trong đó có các anh chị em thuộc gia đình Phan Sinh dòng nhất, dòng nhì, dòng ba và những người có thiện chí. Không phải chỉ dừng lại đây để ca ngợi thánh Phanxicô và ca tụng nhau, mà phải hướng về tương lai đặt một câu hỏi: “Liệu tình yêu của thánh Phanxicô dành cho Thiên Chúa, Giáo Hội đã nung nấu thánh nhân; tình yêu ấy có còn nung nấu trong tâm hồn mình nữa không, để tiếp tục trở thành bàn tay, đôi chân của thánh nhân vì xã hội hôm nay đang cần đế hòa bình và bình an. Là những người hâm mộ thánh Phanxicô, việc cam kết trở thành khí cụ bình an của Chúa thì chúng ta có thể làm được gì? Nên làm gì và sẽ phải làm gì?”
Cái nắng vẫn nhẹ tênh khi đã quá trưa và mọi người theo các ngả đường mà về nhà mình.
Xem hình ảnh
Có thể nói đây là hoạt động thường xuyên hằng năm, vì cứ vào ngày lễ thánh Phanxicô Assisi tại giáo xứ này có những hoạt động mừng bổn mạng một cách trang trọng mà thánh lễ do cha Giám tỉnh Phanxicô X. Vũ Phan Long chủ tế và giảng lễ là đỉnh cao của niềm vui.
Cụ thể là ngày Chúa Nhật 22/9/2013 cộng đoàn giáo xứ đã tĩnh tâm để chuẩn bị tâm hồn. Đặc biệt, ngày 28/9/2013 có một buổi hội thảo với chủ đề “NIỀM VUI SỐNG ĐẠO” với ba bài thuyết trình của ba đại diện tôn giáo là Công Giáo, Cao Đài và Phật giáo.
Theo quan niệm của đạo Cao Đài, niềm vui là một trạng thái nội tâm thể hiện sự hài lòng do thỏa mãn ước muốn và bản chất của niềm vui phụ thuộc vào bản chất của ước muốn. Trên thực tế, không bao giờ tồn tại những cảnh vật vui tươi đối với một người đang buồn, mà cũng không có chuyện gì thật sự đáng buồn đối với một người đang vui. Như vậy, nếu sử dụng ngôn từ theo phong cách đạo Cao Đài thì có “niềm vui đúng đạo lý” và “niềm vui trái đạo lý”. Có được niềm vui đúng đạo lý là do trải nghiệm cái đúng đắn (chân), niềm vui do trải nghiệm cái tốt lành (thiện) và niềm vui do trải nghiệm cái đẹp đẽ (mỹ). Còn niềm vui trái đạo lý là những cái vui không phù hợp với ba giá trị căn bản Chân, Thiện, Mỹ của nhân loại.
Còn quan niệm niềm vui theo Công Giáo thì chỉ cần 1 từ “Tin Mừng” là đủ. Có thể tóm lược như sau: Niềm vui của Thiên Chúa là niềm vui tạo dựng, niềm vui cứu độ; còn niềm vui của người Công Giáo là niềm vui được tái tạo; niềm vui được thánh hóa; niềm vui được tha thứ; niềm vui cần được chia sẻ và chiều kích cộng đoàn của niềm vui.
Còn niềm vui trong Phật giáo là một tâm tình “hoan lạc”.
Riêng ngày Chúa Nhật 29/9/2013, giáo dân và các đoàn thể tham gia những sinh hoạt như hội chợ ẩm thực, hội thi cắm hoa và chương trình Xổ Số trúng thưởng.
Trong thánh lễ hôm nay, màu sắc trong thánh đường nghiêng về màu nâu sòng của tu sĩ, dòng ba Phan Sinh và màu trắng của 80 bạn trẻ đang trong giai đoạn tìm hiểu dòng.
Bài giảng lễ của cha bề trên giám tỉnh không quá dài, đủ để người tham dự hiểu về tinh thần Phanxicô.
“Có một người ăn xin kia đeo tấm bảng: “Tôi bị mù, xin vui lòng giúp đỡ!”. Một tình nguyện viên xã hội đi qua đã sửa lại tấm bảng đó là: “Hôm nay là một ngày đẹp trời, thế mà tôi lại không biết đến!”. Một bài học được rút ra qua sự việc trên là than thở để xin người khác chú ý đến ta thì sẽ không được chiếu cố, còn nếu hiệp thông vào niềm vui với người khác thì sẽ được chú ý.
Điều xảy ra trong lãnh vực xã hội dường như cũng đúng trong lãnh vực đức tin. Vào những năm tháng cuối đời, với cặp mắt gần như mù, trên mình mang nhiều thứ bệnh, thánh Phanxicô nghỉ dưỡng tại đan viện.... Vào buổi sáng một ngày trong năm 1225, sau một đêm đau đớn cùng cực, Ngài lại mời gọi muôn loài nhìn lên và ca tụng Thiên Chúa bằng bài ca Anh Mặt Trời. Con người Ngài rất ý thức và cố gắng sống thân phận hèn mọn, lại mời cả vũ trụ ca tụng Thiên Chúa như thế.
Thánh nhân cũng đã xử sự như vậy khi viết thư cho các tín hữu, cho các lãnh đạo nhân dân để mời gọi họ biết hỗ trợ cho đời sống đức tin của dân chúng. Hay (ở trong chương 23 của Lập Công Xác Thịt) Ngài kêu gọi mọi phẩm trật của Hội Thánh và mọi dân mọi nước yêu mến và phụng sự Thiên Chúa. Bài ca Anh Mặt Trời là chứng từ về việc Phanxicô thay đổi thế giới nhỏ bé – là bản thân của Ngài – bằng ngôn từ đơn giản, để nói với thế giới và cuối cùng là đưa thế giới đến chỗ thay đổi. Bài ca Anh Mặt Trời là bản đúc kết một hành trình xác định, chọn lựa, phấn đấu sống niềm tin đơn sơ và tinh trong vào tình yêu Thiên Chúa mà Phanxicô đã khám phá ra trong vũ trụ, trong cuộc sống và trong chính cái chết....”
Sau thánh lễ, tất cả mọi người dự lễ đều được mời dùng tiệc buffet. Khuôn viên giáo xứ đông vui với tiếng nói, tiếng cười. Các bạn trẻ đang tìm hiểu ơn gọi dòng Phanxicô phục vụ vui vẻ, tận tình. Trong đám đông ấy, một mẩu đối thoại vui, mang tính tác nghiệp báo chí diễn ra:
“ – Xin bạn cho biết, dòng Phanxicô vốn khó nghèo, không tiền bạc bao bị, không nhà lầu xe sang thế mà sao các bạn vẫn tìm hiểu để lựa chọn?
- Thưa cô, vì con yêu mến Chúa! Thế thôi!
- Còn bạn thì sao?
- Tuy sống khó nghèo nhưng “lời lãi” rất nhiều cô ạ!
- Còn bạn này, ở ngoài đời thì có vợ đẹp con khôn, nhà cao cửa rộng...cũng hạnh phúc lắm chứ, sao lại chọn dòng khó nghèo?
- Chưa chắc con đã tìm được hạnh phúc trong hoàn cảnh đó.
Nhiều người đi qua đi lại chọn món ăn trong khi quí cha trò chuyện với người này người nọ, nắng buổi trưa mà nhẹ tênh, khuôn viên giáo xứ lại sậm màu nâu xen màu trắng, trông hay hay.
Lễ mừng bổn mạng kết thúc, cha bề trên chánh xứ Giuse Phạm Văn Bình thổ lộ cảm tưởng của mình: “Tâm tình của tôi hôm nay là biết ơn Thiên Chúa đã cho thánh Phanxicô có dịp trở thành khí cụ bình an và thực sự đã đem lại bình an cho Giáo Hội thời trung cổ. Anh em chúng tôi còn biết ơn những người đã góp phần làm đẹp Giáo Hội, trong đó có các anh chị em thuộc gia đình Phan Sinh dòng nhất, dòng nhì, dòng ba và những người có thiện chí. Không phải chỉ dừng lại đây để ca ngợi thánh Phanxicô và ca tụng nhau, mà phải hướng về tương lai đặt một câu hỏi: “Liệu tình yêu của thánh Phanxicô dành cho Thiên Chúa, Giáo Hội đã nung nấu thánh nhân; tình yêu ấy có còn nung nấu trong tâm hồn mình nữa không, để tiếp tục trở thành bàn tay, đôi chân của thánh nhân vì xã hội hôm nay đang cần đế hòa bình và bình an. Là những người hâm mộ thánh Phanxicô, việc cam kết trở thành khí cụ bình an của Chúa thì chúng ta có thể làm được gì? Nên làm gì và sẽ phải làm gì?”
Cái nắng vẫn nhẹ tênh khi đã quá trưa và mọi người theo các ngả đường mà về nhà mình.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Truyền thông: Đôi điều suy nghĩ
Anmai, CSsR
12:14 04/10/2013
TRUYỀN THÔNG : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
Có lẽ chưa bao giờ mà sức mạnh của truyền thông mạnh như bây giờ. Sức mạnh của truyền thông không đơn thuần ảnh hưởng trong một vài quốc gia nào đó nhưng nó lan truyền và ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Người "lớn" nói thì ảnh hưởng, thì sức mạnh cũng lớn theo vị thế của người đó. Người "nhỏ" nói cũng sẽ đương đầu với dư luận trong phạm vi nhỏ hơn của người "nhỏ" đó.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI khi còn đương nhiệm, Ngài đã từng điêu đứng vì bài diễn văn tại Regensburg. Bài diễn văn này làm dậy sóng trong ngành truyền thông toàn cầu. Chẳng bao lâu sau đó, hiện nay Đức Thánh Cha Phanxicô cũng phải đối diện với nhiều lời chỉ trích sau khi ngài trả lời phỏng vấn báo La Civiltà Cattolica.
Vấn đề đặt ra là sóng gió không đến từ chính nội dung bài phỏng vấn cho bằng từ cách hành xử của giới truyền thông.
Có thể nói rằng đây là bài phỏng vấn quy mô và công phu nhất từ trước đến nay. La Civiltà Cattolica cộng tác với nhiều tờ báo khác của dòng Tên trên toàn thế giới như America, Thingking Faith… để thực hiện cuộc phỏng vấn. Linh mục Antonio Spadaro, S.J., Tổng biên tập tờ La Civiltà Cattolica đã đúc kết những vấn đề mà Ban biên tập của những tờ báo trên gửi các câu hỏi về cho ngài. Cha Antonio được gặp Đức Phanxicô 3 lần tại Casa Santa Marta để tiến hành cuộc phỏng vấn.
Bài phỏng vấn được đưa ra đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, nhiều nước trên thế giới, kể cả những người ngoài Công Giáo. Trong bài phỏng vấn, Đức Thánh Cha đưa ra những kinh nghiệm thiêng liêng và mục vụ, phương pháp làm việc và quản trị và về vài vấn đề nhạy cảm.
Thật đáng tiếc là bài phỏng vấn đã gây ra những phản ứng tiêu cực, không phải vì chính nội dung nhưng vì lối hành xử của ngành truyền thông. Nếu hành xử không đúng mực thì tác hại của truyền thông không thể lường trước được.
Trở về với khung cảnh nhỏ bé của chúng ta, đã hơn một lần kinh nghiệm cho lời phát biểu của một người cha thân yêu bị cắt xén. Cha đã rút ruột ra để nói về cảm nhận, cảm xúc của Cha khi được mời phát biểu trước những người có trách nhiệm. Tưởng chừng được cảm thông, tưởng chừng được thấu hiểu nhưng ngờ đâu vào sáng sớm của ngày hôm sau, giới truyền thông đã đẩy người cha thân yêu đó lên đến tận "chín tầng mây". Nào là đặt cho Cha là người phản quốc, người kích động, người không xứng đáng là công dân nước Việt. Và, bao nhiêu búa rìu của dư luận, thậm chí của cả những người anh em thân thương ngày nào cùng chấm chung một chén, cùng sánh bước lên Đền Thánh cũng bĩu môi chế giễu.
Người cha ấy nay sống âm thầm lặng lẽ trong cô tịch để gắn bó mật thiết với Chúa hơn trong đời sống chiêm niệm.
Và, những ngày gần đây, búa rìu của dư luận, búa rìu của truyền thông cũng đang chĩa mũi dùi vào một người cha thân yêu nữa. Có lẽ, quan điểm của Cha khác quan điểm của những người khác để rồi ngày hôm nay Cha cũng đi theo "lối mòn" của người em xưa kia bị cắt xén lời phát biểu. Cũng với cung cách đó, cũng với cách hành xử đó, người ta không ngần ngại buông ra những lời thóa mạ cho một tâm hồn yêu nước thương dân.
Cứ xét theo lẽ thường, một người đã bỏ mọi sự trong cuộc đời để dâng hiến thì dĩ nhiên người đó cũng chỉ duy nhất đi theo con đường tận hến vì người nghèo, vì Nước Trời. Chẳng ai đi vào trong con đường đối nghịch, phản dân bán quốc làm gì cho mệt xác nhưng rồi lại cứ bị vu oan.
Sự đời là như vậy ! Tốt cũng do bởi cách hành xử, cách làm truyền thông. Xấu cũng do bởi cách hành xử của truyền thông thôi.
Bản thân truyền thông không có tội nhưng tội ở những người hành xử, những người làm truyền thông không đúng với lương tâm, không đúng với đạo đức của con người.
Truyền thông cũng sẽ đưa con người ta xích lại gần nhau hơn hay làm cho con người ta căm thù nhau hơn. Nếu như những người làm truyền thông có đạo đức, có thành ý làm cho con người ta yêu thương nhau hơn, gần nhau hơn thì họ cũng sẽ cố gắng gạt bỏ những ý tưởng làm cho con người ta xa cách nhau hơn.
Giả sử như có chút gì đó hiểu lầm hay thiếu sót trong lời phát biểu, trong bài phỏng vấn, trong tâm tình chia sẻ thì vì tình thương, vì lòng bác ái sẽ làm cho những ý tưởng ấy được nhẹ nhàng hơn, được chuẩn mực hơn. Thế nhưng, đáng tiếc là ngay cả thiện ý, thành ý của người phát biểu, người chia sẻ cũng bị cắt cụp để người đó thành kẻ tội đồ.
Chuyện cũng dễ hiểu khi người ta vì mục đích nào đó có lợi cho bản thân ai đó, và hơn nữa, cho một tập thể nào đó thì họ sẵn sàng bóp méo tất cả những sự thật.
Sự thật vẫn có đó, vẫn còn đó nhưng lòng người đã bóp méo sự thật, đã làm cho sự thật không còn thật như bản chất của nó nữa. Đau đầu hơn nữa khi ngày hôm nay các phương tiện cắt xén, cắt ghép quá tài tình. Và, đau hơn nữa là người ta ngụy trang những người dữ tợn cùng "đồng hành" với những người lương thiện để đi tìm công lý, đi tìm sự thật ! Mãi mãi công lý, mãi mãi sự thật sẽ không bao giờ có khi người ta không dám nhìn sự thật và không dám sống thật.
"Sự thật sẽ giải thoát anh em". (Ga 8, 32)
Chỉ có sự thật mới giải thoát con người khỏi nhưng đau khổ, những bất công nơi con người và trong con người. Khi con người đánh mất lương tâm, khi con người đánh mất sự thật nơi mình thì mãi mãi con người sẽ bất an dù rằng bên ngoài họ đạt được mục đích và vui vẻ với chiến thắng, thành công. Thế nhưng, tự hỏi trong đáy lòng, trong sâu thẳm của lương tâm họ cảm thấy có bình an thanh thản hay không ?
Nếu những người làm truyền thông có tay sạch lòng thanh thì ắt hẳng họ sẽ không làm tổn thương Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, Đức Giáo Hoàng Pha xicô, Đức Cha Giuse, Đức Cha Phaolô và nhiều người khác nữa. Xin những người làm truyền thông hãy có tấm lòng, có cái nhìn thật, có cái nhìn thiện cảm hơn để nhìn thấy tấm lòng yêu thương bác ai, chân thật nơi những bài phát biểu, nơi những bài phỏng vấn, nơi những tâm tình chia sẻ của các Đấng các bậc hơn.
Cần có một con mắt sáng để đọc một bài chia sẻ, một bài phỏng vấn, một tâm tình nhưng cần hơn nữa một tâm sáng để đọc những chia sẻ, phỏng, vấn, tâm tình của người khác được sáng. Và, rất cần có một cái tâm sáng để viết một bài viết, một bài chia sẻ, một hành xử truyền thông sáng để mọi người gần gũi và yêu thương nhau hơn..
Hãy đặt lòng mình vào lòng của người khác, hãy đặt vị thế của mình vào vị thế của người khác, hạy đặt hoàn cảnh của mình vào hoàn cảnh của người khác, hãy đặt tâm tình của mình vào tâm tình của người khác thì khi ấy ta dễ dàng cảm thông, tha thứ và yêu thương hơn. Chỉ khi hành xử như vậy, truyền thông sẽ bác ái hơn, sẽ yêu thương hơn và con người sẽ xích lại gần nhau hơn.
Chỉ biết thêm lời nguyện xin Thần Chân Lý đến để giải thoát con người khỏi bóng đêm của tội lỗi, của sự dữ để con người sống thật với lòng mình, với lương tâm của mình. Và cũng xin Thần Chân Lý đến soi sáng cho những người làm truyền thông có một tấm lòng đạo đức trong sáng để phần nào bớt gây đau khổ cho anh chị em đồng loại của mình hơn mà thôi.
Anmai, CSsR
Có lẽ chưa bao giờ mà sức mạnh của truyền thông mạnh như bây giờ. Sức mạnh của truyền thông không đơn thuần ảnh hưởng trong một vài quốc gia nào đó nhưng nó lan truyền và ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Người "lớn" nói thì ảnh hưởng, thì sức mạnh cũng lớn theo vị thế của người đó. Người "nhỏ" nói cũng sẽ đương đầu với dư luận trong phạm vi nhỏ hơn của người "nhỏ" đó.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI khi còn đương nhiệm, Ngài đã từng điêu đứng vì bài diễn văn tại Regensburg. Bài diễn văn này làm dậy sóng trong ngành truyền thông toàn cầu. Chẳng bao lâu sau đó, hiện nay Đức Thánh Cha Phanxicô cũng phải đối diện với nhiều lời chỉ trích sau khi ngài trả lời phỏng vấn báo La Civiltà Cattolica.
Vấn đề đặt ra là sóng gió không đến từ chính nội dung bài phỏng vấn cho bằng từ cách hành xử của giới truyền thông.
Có thể nói rằng đây là bài phỏng vấn quy mô và công phu nhất từ trước đến nay. La Civiltà Cattolica cộng tác với nhiều tờ báo khác của dòng Tên trên toàn thế giới như America, Thingking Faith… để thực hiện cuộc phỏng vấn. Linh mục Antonio Spadaro, S.J., Tổng biên tập tờ La Civiltà Cattolica đã đúc kết những vấn đề mà Ban biên tập của những tờ báo trên gửi các câu hỏi về cho ngài. Cha Antonio được gặp Đức Phanxicô 3 lần tại Casa Santa Marta để tiến hành cuộc phỏng vấn.
Bài phỏng vấn được đưa ra đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, nhiều nước trên thế giới, kể cả những người ngoài Công Giáo. Trong bài phỏng vấn, Đức Thánh Cha đưa ra những kinh nghiệm thiêng liêng và mục vụ, phương pháp làm việc và quản trị và về vài vấn đề nhạy cảm.
Thật đáng tiếc là bài phỏng vấn đã gây ra những phản ứng tiêu cực, không phải vì chính nội dung nhưng vì lối hành xử của ngành truyền thông. Nếu hành xử không đúng mực thì tác hại của truyền thông không thể lường trước được.
Trở về với khung cảnh nhỏ bé của chúng ta, đã hơn một lần kinh nghiệm cho lời phát biểu của một người cha thân yêu bị cắt xén. Cha đã rút ruột ra để nói về cảm nhận, cảm xúc của Cha khi được mời phát biểu trước những người có trách nhiệm. Tưởng chừng được cảm thông, tưởng chừng được thấu hiểu nhưng ngờ đâu vào sáng sớm của ngày hôm sau, giới truyền thông đã đẩy người cha thân yêu đó lên đến tận "chín tầng mây". Nào là đặt cho Cha là người phản quốc, người kích động, người không xứng đáng là công dân nước Việt. Và, bao nhiêu búa rìu của dư luận, thậm chí của cả những người anh em thân thương ngày nào cùng chấm chung một chén, cùng sánh bước lên Đền Thánh cũng bĩu môi chế giễu.
Người cha ấy nay sống âm thầm lặng lẽ trong cô tịch để gắn bó mật thiết với Chúa hơn trong đời sống chiêm niệm.
Và, những ngày gần đây, búa rìu của dư luận, búa rìu của truyền thông cũng đang chĩa mũi dùi vào một người cha thân yêu nữa. Có lẽ, quan điểm của Cha khác quan điểm của những người khác để rồi ngày hôm nay Cha cũng đi theo "lối mòn" của người em xưa kia bị cắt xén lời phát biểu. Cũng với cung cách đó, cũng với cách hành xử đó, người ta không ngần ngại buông ra những lời thóa mạ cho một tâm hồn yêu nước thương dân.
Cứ xét theo lẽ thường, một người đã bỏ mọi sự trong cuộc đời để dâng hiến thì dĩ nhiên người đó cũng chỉ duy nhất đi theo con đường tận hến vì người nghèo, vì Nước Trời. Chẳng ai đi vào trong con đường đối nghịch, phản dân bán quốc làm gì cho mệt xác nhưng rồi lại cứ bị vu oan.
Sự đời là như vậy ! Tốt cũng do bởi cách hành xử, cách làm truyền thông. Xấu cũng do bởi cách hành xử của truyền thông thôi.
Bản thân truyền thông không có tội nhưng tội ở những người hành xử, những người làm truyền thông không đúng với lương tâm, không đúng với đạo đức của con người.
Truyền thông cũng sẽ đưa con người ta xích lại gần nhau hơn hay làm cho con người ta căm thù nhau hơn. Nếu như những người làm truyền thông có đạo đức, có thành ý làm cho con người ta yêu thương nhau hơn, gần nhau hơn thì họ cũng sẽ cố gắng gạt bỏ những ý tưởng làm cho con người ta xa cách nhau hơn.
Giả sử như có chút gì đó hiểu lầm hay thiếu sót trong lời phát biểu, trong bài phỏng vấn, trong tâm tình chia sẻ thì vì tình thương, vì lòng bác ái sẽ làm cho những ý tưởng ấy được nhẹ nhàng hơn, được chuẩn mực hơn. Thế nhưng, đáng tiếc là ngay cả thiện ý, thành ý của người phát biểu, người chia sẻ cũng bị cắt cụp để người đó thành kẻ tội đồ.
Chuyện cũng dễ hiểu khi người ta vì mục đích nào đó có lợi cho bản thân ai đó, và hơn nữa, cho một tập thể nào đó thì họ sẵn sàng bóp méo tất cả những sự thật.
Sự thật vẫn có đó, vẫn còn đó nhưng lòng người đã bóp méo sự thật, đã làm cho sự thật không còn thật như bản chất của nó nữa. Đau đầu hơn nữa khi ngày hôm nay các phương tiện cắt xén, cắt ghép quá tài tình. Và, đau hơn nữa là người ta ngụy trang những người dữ tợn cùng "đồng hành" với những người lương thiện để đi tìm công lý, đi tìm sự thật ! Mãi mãi công lý, mãi mãi sự thật sẽ không bao giờ có khi người ta không dám nhìn sự thật và không dám sống thật.
"Sự thật sẽ giải thoát anh em". (Ga 8, 32)
Chỉ có sự thật mới giải thoát con người khỏi nhưng đau khổ, những bất công nơi con người và trong con người. Khi con người đánh mất lương tâm, khi con người đánh mất sự thật nơi mình thì mãi mãi con người sẽ bất an dù rằng bên ngoài họ đạt được mục đích và vui vẻ với chiến thắng, thành công. Thế nhưng, tự hỏi trong đáy lòng, trong sâu thẳm của lương tâm họ cảm thấy có bình an thanh thản hay không ?
Nếu những người làm truyền thông có tay sạch lòng thanh thì ắt hẳng họ sẽ không làm tổn thương Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, Đức Giáo Hoàng Pha xicô, Đức Cha Giuse, Đức Cha Phaolô và nhiều người khác nữa. Xin những người làm truyền thông hãy có tấm lòng, có cái nhìn thật, có cái nhìn thiện cảm hơn để nhìn thấy tấm lòng yêu thương bác ai, chân thật nơi những bài phát biểu, nơi những bài phỏng vấn, nơi những tâm tình chia sẻ của các Đấng các bậc hơn.
Cần có một con mắt sáng để đọc một bài chia sẻ, một bài phỏng vấn, một tâm tình nhưng cần hơn nữa một tâm sáng để đọc những chia sẻ, phỏng, vấn, tâm tình của người khác được sáng. Và, rất cần có một cái tâm sáng để viết một bài viết, một bài chia sẻ, một hành xử truyền thông sáng để mọi người gần gũi và yêu thương nhau hơn..
Hãy đặt lòng mình vào lòng của người khác, hãy đặt vị thế của mình vào vị thế của người khác, hạy đặt hoàn cảnh của mình vào hoàn cảnh của người khác, hãy đặt tâm tình của mình vào tâm tình của người khác thì khi ấy ta dễ dàng cảm thông, tha thứ và yêu thương hơn. Chỉ khi hành xử như vậy, truyền thông sẽ bác ái hơn, sẽ yêu thương hơn và con người sẽ xích lại gần nhau hơn.
Chỉ biết thêm lời nguyện xin Thần Chân Lý đến để giải thoát con người khỏi bóng đêm của tội lỗi, của sự dữ để con người sống thật với lòng mình, với lương tâm của mình. Và cũng xin Thần Chân Lý đến soi sáng cho những người làm truyền thông có một tấm lòng đạo đức trong sáng để phần nào bớt gây đau khổ cho anh chị em đồng loại của mình hơn mà thôi.
Anmai, CSsR
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoàng Hôn
Nguyễn Đức Cung
21:32 04/10/2013
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hoàng hôn nào phải ngày đã hết
Phía trước chân trời ánh bình minh.
(nđc)