Phụng Vụ - Mục Vụ
Bài giảng lễ an táng cha cố Tanila Hoàng Đắc Ánh
Lm Anrê Đỗ Xuân Quế
07:02 06/10/2015
BÀI GIẢNG LỄ AN TÁNG CHA CỐ TA-NI-LA HOÀNG ĐẮC ÁNH
Thưa anh chị em,
Hôm nay, tôi được phân công giảng trong lễ an táng cha cố Ta-ni-la Hoàng Đắc Ánh. Việc phân công này là do tôi biết và sống với cha cố nhiều năm, từ năm 1956 đến ngày 1.10.2015.
Cha Ta-ni-la đến Mai Khôi vào mùa hè năm 1956 thì tôi cũng đến cùng thời với cha để chuẩn bị vào Nhà Tập ngày 7.10.1956. Ngày 7.10.1957, cha khấn đơn, tôi cũng khấn đơn. Ngày 10.10.1960 cha khấn trọng tôi cũng khấn trọng và ngày 8.7.1961, cha chịu chức linh mục, tôi cũng chịu chức linh mục. Hai người nối tiếp nhau, kẻ trước người sau, cách nhau có mấy phút.
Sau khi chịu chức linh mục, mỗi người chúng tôi được gửi đi học một nơi : cha sang Roma, còn tôi ở lại Pháp. Tôi về nước mùa hè năm 1965 thì cha từ Giê-ru-sa-lem về đầu năm 1966.
Sau khi về nước, cha được cử xuống Cần Thơ, còn tôi ở lại Sài-gòn. Đến năm 1974 cha lên Sài-gòn ở tu viện Mai Khôi để dịch Kinh Thánh với Tin Lành theo tinh thần Đại Kết do Đức Tổng Bình yêu cầu. Tôi xuống Cần Thơ thay cha để coi cư xá sinh viên. Đầu tháng 5.1975 tôi về Mai Khôi và ở chung với cha dưới một mái nhà cho đến ngày 1.10.2015, ngày cha bị đột quị, nhồi mau cơ tim, ra đi đột ngột, để lại sự ngỡ ngàng và thương tiếc cho những người quen biết cha.
Do biết và sống gần cha cố như vậy, nên tôi có rất nhiều điều để nói về cha. Nhưng vì phụng vụ trong nghi thức an táng khuyên không nên biến bài giảng thành một bản điếu văn ca ngợi đức độ và sự nghệp của người quá cố, mà nên tập trung vào việc cầu nguyện cho người thân mau được vào hưỏng nhan thánh Chúa.
Vì vậy, tuy biết nhiều và biết kỹ về cha cố Ta-ni-la, nhưng tôi sẽ không nói dài, mà chỉ xin vắn tắt rằng cha cố Ta-ni-la là người đã sống hết mình cho lý tưởng đời tu Đa Minh, khi chuyên cần học hành nghiên cứu, giảng dạy Kinh Thánh, , Thần Học, siêng năng đi đọc kinh chung với anh em ở nơi ca nguyện, cẩn thận giữ các lời khấn và kỷ luật trong đời sống tu trì, cũng như sống chan hòa với anh em trong đời sống chung.
Đó là những giá trị căn bản trong đời tu Đa Minh mà cha cố Ta-ni-la đã sông. Điều này nhiều người trong chúng tôi có thể làm chứng. Vì vậy, tôi xin phép chỉ nói bấy nhiêu về cha cố, và bây giờ xin được nhân cơ hội nói về niềm hy vọng của mỗi người chúng ta khi đến giây phút phải cuốn lều lìa khỏi cõi đời này.
Lều là một hình ảnh được dùng trong Cưu Ước để nói về đời sống con ngưởi ở trần gian này. Khi chết là như lúc người ta cuốn lều để rời đi nơi khác. Bản chất của lều là tạm bợ. Thay vì nói là chết thì người ta dùng kiểu nói cuốn lều cho hợp với lẽ tuần hoàn trong trời đất “sinh ký, tử qui”.
Nếu sống là gửi và chết là về thì mục đích khi lìa đời là được ngắm nhìn Thiên Chúa như ông Gióp, là được biến đổi để mặc lấy sự bất tử như thánh Phao-lô dạy, là được sống muôn đời và sống lại trong ngày sau hết như lời Đức Ki-tô đã hứa.
Trong bài sách Gióp 19,1.23-27, ông Gióp tin chắc rằng Đấng bênh vực ông vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất, và sau khi da ông bị tiêu hủy, ông sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa. Lòng tin này, ông không muốn giữ cho riêng mình mình biết, mà còn muốn cho hậu thế “đúc bằng sắt, trám bằng chì, tạc vào đá” để ai nấy được vững lòng trông cậy vào thế giới mai sau.
Sau ông Gióp là thánh Phao-lô, người viết trong 1 Cr 15,.51-57 rằng tử thần đã bị chôn vùi. Tử thần bị chôn vùi, vì Đức Ki-tô đã đánh bại nó, khi Người từ trong đám kẻ chết chỗi dậy. Thánh Phao-lô còn viết thêm : “Không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến dổi”. Mọi người phải chết về thể xác, nhưng cái thể xác rữa nát và tan biến kia sẽ được biến đổi trong ngày Chúa Quang Lâm. Đó là sự xác tín của chúng ta. Cái thân xác phải chết của chúng ta sẽ có ngày được mặc lấy sự bất tử như lời Chúa nói với cô Mác-ta : “Ai sống và tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết.” (Ga 17,27)
Sự sống thay đổi chứ không mất đi. Vì thế, trong thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời, chúng ta thường nghe đọc : “Lạy Chúa, đối với chúng con là những tín hữu, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi trú ngụ dưới trần thế bị tiêu hùy, chúng con được về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên trời.”
Cuối cùng là lời hứa của Chúa Giê-su : “Ai tin vào Con Thiên Chúa thì được sống muôn đời và được cho sống lại trong ngày sau hết”.
Thưa anh chị em,
Mỗi lần đi dự tang lễ là một lần chúng ta có dịp được nghe nhắc lại định mệnh đời đời của mình. Quê hương đích thật của chúng ta ở trên trời. Chúng ta sống ở đời này như những khách hành hương. Nhiều khi bị cầm chân và cuốn hút bởi cuôc đời hiện tại, chúng ta ít nghĩ đến và chuẩn bị cho cuộc đời mai sau, thì hôm nay nhân ngày lễ an táng cha cố Ta-ni-la, chúng ta dành thời giờ để cầu nguyện cho cha và cho tất cả chúng ta biết chuẩn bị cho giờ phút cuốn lều của mình. Giờ này có khi sẽ xẩy ra một cách bất ưng, như đã xẩy ra cho cha cố Ta-ni-la, ngày 1.10.2015 vừa qua.
Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng để ra đi mà không nuối tiếc, để lại tất cả mà không ngậm ngùi. Ngoài ra là điều chỉnh lại các mối liên hệ của mình đối với Thiên Chúa, giữa chúng ta với những người khác. Muốn như vậy, phải có thời giờ. Chúng ta bằng lòng mất thời giờ cho nhiều việc khác, còn việc liên hệ đến vận mệnh cuối cùng của đới mình, lẽ nào chúng ta lại chẳng quan tâm.
Về điều này, Đức Thánh Giáo Hoàng Gio-an XXIII viết cho một người em là Xê-vê-ri-ô như sau : “Tám mươi năm trong của đời của tôi, nhắc lại cho tôi cũng như cho chú và mọi người trong gia đình chúng ta rằng : điều đáng kể hơn hết là phải luôn luôn sẵn sàng lên đường vào lúc bất ngờ, vì điều quan trọng hơn cả là phải nắm chắc được sự sống đời đời, nhờ trông cậy vào lòng từ bi của Chúa là Đấng nhìn thấy hết mọi sự..”
Ngoài việc chuẩn bị đón cái chết có thể xẩy ra bất ngờ cho chúng ta, là cố gắng làm cho tốt những việc phải làm như Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI tâm sự : “Bây giờ vào cuối đời, tôi thích ở trong ánh sáng. Thường trong giai đoạn cuối cùng có một thứ ánh sáng riêng. Trong buổi hoàng hôn sáng tỏ này, một ý tưởng khác làm tôi bận tâm : đó là nỗi lo lắng phải làm sao lợi dụng giờ thứ mười một, nghĩa là phải vội vàng làm một cái gì quan trọng trước khi quá muộn. Làm thế nào để sửa lại những gì mình đã làm không tốt, làm thế nào để lấy lại thời gian đã mất, làm thế nào để nắm được sự cần duy nhất trong giai đoạn cuối cùng còn được lựa chọn này. Ít là tôi làm được điều này là kêu xin lòng nhân từ của Chúa và tuyên xưng Người là Đấng Cao Cả có khả năng vô biên để cứu độ tôi. Đứng trước sự chết, sự chết đang dạy cho biết sống, tôi nghĩ rằng biến cố lớn nhất đối với tôi cũng như đối với hết mọi người là gặp được Đức Ki-tô, gặp được Sự Sống. Sự chết như một cây đèn tỏa ánh rạng ngời, một cây đèn đưa tới sự gặp gỡ đó. Chúng ta sinh ra nào có lợi gì, nếu không được cứu độ. Đó là một khám phá trong lời ca ngợi mầu nhiệm Phục Sinh và là tiêu chuẩn thẩm định mọi mối liên quan đến đời sống con người, đến vận mệnh đích thực và duy nhất của đời sống, khi nó được qui hướng về Đức Ki-tô.”
Như vậy, qua những lời vừa trích dẫn, sự chết dạy cho người ta biết sống và khi nghĩ đến cũng như chuẩn bị cho cái chết là lúc người ta chuẩn bị sống cho ra sống, hầu tới một lúc nào đó được gặp Đức Ki-tô là gặp được sự sống. Đó là đỉch điểm của đới chúng ta.
Do đấy, mỗi lần cử hành lễ an táng là một lần chúng ta ở bên cạnh người thân mà cầu nguyện cho, với lòng mến thương, đồng thời cũng là lúc chúng ta nghĩ đến ngày ra đi của mình mà chuẩn bị theo lẽ “nay người mai ta.” Amen.
Mai Khôi 3.10.2015
An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
Thưa anh chị em,
Hôm nay, tôi được phân công giảng trong lễ an táng cha cố Ta-ni-la Hoàng Đắc Ánh. Việc phân công này là do tôi biết và sống với cha cố nhiều năm, từ năm 1956 đến ngày 1.10.2015.
Cha Ta-ni-la đến Mai Khôi vào mùa hè năm 1956 thì tôi cũng đến cùng thời với cha để chuẩn bị vào Nhà Tập ngày 7.10.1956. Ngày 7.10.1957, cha khấn đơn, tôi cũng khấn đơn. Ngày 10.10.1960 cha khấn trọng tôi cũng khấn trọng và ngày 8.7.1961, cha chịu chức linh mục, tôi cũng chịu chức linh mục. Hai người nối tiếp nhau, kẻ trước người sau, cách nhau có mấy phút.
Sau khi chịu chức linh mục, mỗi người chúng tôi được gửi đi học một nơi : cha sang Roma, còn tôi ở lại Pháp. Tôi về nước mùa hè năm 1965 thì cha từ Giê-ru-sa-lem về đầu năm 1966.
Sau khi về nước, cha được cử xuống Cần Thơ, còn tôi ở lại Sài-gòn. Đến năm 1974 cha lên Sài-gòn ở tu viện Mai Khôi để dịch Kinh Thánh với Tin Lành theo tinh thần Đại Kết do Đức Tổng Bình yêu cầu. Tôi xuống Cần Thơ thay cha để coi cư xá sinh viên. Đầu tháng 5.1975 tôi về Mai Khôi và ở chung với cha dưới một mái nhà cho đến ngày 1.10.2015, ngày cha bị đột quị, nhồi mau cơ tim, ra đi đột ngột, để lại sự ngỡ ngàng và thương tiếc cho những người quen biết cha.
Do biết và sống gần cha cố như vậy, nên tôi có rất nhiều điều để nói về cha. Nhưng vì phụng vụ trong nghi thức an táng khuyên không nên biến bài giảng thành một bản điếu văn ca ngợi đức độ và sự nghệp của người quá cố, mà nên tập trung vào việc cầu nguyện cho người thân mau được vào hưỏng nhan thánh Chúa.
Vì vậy, tuy biết nhiều và biết kỹ về cha cố Ta-ni-la, nhưng tôi sẽ không nói dài, mà chỉ xin vắn tắt rằng cha cố Ta-ni-la là người đã sống hết mình cho lý tưởng đời tu Đa Minh, khi chuyên cần học hành nghiên cứu, giảng dạy Kinh Thánh, , Thần Học, siêng năng đi đọc kinh chung với anh em ở nơi ca nguyện, cẩn thận giữ các lời khấn và kỷ luật trong đời sống tu trì, cũng như sống chan hòa với anh em trong đời sống chung.
Đó là những giá trị căn bản trong đời tu Đa Minh mà cha cố Ta-ni-la đã sông. Điều này nhiều người trong chúng tôi có thể làm chứng. Vì vậy, tôi xin phép chỉ nói bấy nhiêu về cha cố, và bây giờ xin được nhân cơ hội nói về niềm hy vọng của mỗi người chúng ta khi đến giây phút phải cuốn lều lìa khỏi cõi đời này.
Lều là một hình ảnh được dùng trong Cưu Ước để nói về đời sống con ngưởi ở trần gian này. Khi chết là như lúc người ta cuốn lều để rời đi nơi khác. Bản chất của lều là tạm bợ. Thay vì nói là chết thì người ta dùng kiểu nói cuốn lều cho hợp với lẽ tuần hoàn trong trời đất “sinh ký, tử qui”.
Nếu sống là gửi và chết là về thì mục đích khi lìa đời là được ngắm nhìn Thiên Chúa như ông Gióp, là được biến đổi để mặc lấy sự bất tử như thánh Phao-lô dạy, là được sống muôn đời và sống lại trong ngày sau hết như lời Đức Ki-tô đã hứa.
Trong bài sách Gióp 19,1.23-27, ông Gióp tin chắc rằng Đấng bênh vực ông vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất, và sau khi da ông bị tiêu hủy, ông sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa. Lòng tin này, ông không muốn giữ cho riêng mình mình biết, mà còn muốn cho hậu thế “đúc bằng sắt, trám bằng chì, tạc vào đá” để ai nấy được vững lòng trông cậy vào thế giới mai sau.
Sau ông Gióp là thánh Phao-lô, người viết trong 1 Cr 15,.51-57 rằng tử thần đã bị chôn vùi. Tử thần bị chôn vùi, vì Đức Ki-tô đã đánh bại nó, khi Người từ trong đám kẻ chết chỗi dậy. Thánh Phao-lô còn viết thêm : “Không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến dổi”. Mọi người phải chết về thể xác, nhưng cái thể xác rữa nát và tan biến kia sẽ được biến đổi trong ngày Chúa Quang Lâm. Đó là sự xác tín của chúng ta. Cái thân xác phải chết của chúng ta sẽ có ngày được mặc lấy sự bất tử như lời Chúa nói với cô Mác-ta : “Ai sống và tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết.” (Ga 17,27)
Sự sống thay đổi chứ không mất đi. Vì thế, trong thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời, chúng ta thường nghe đọc : “Lạy Chúa, đối với chúng con là những tín hữu, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi trú ngụ dưới trần thế bị tiêu hùy, chúng con được về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên trời.”
Cuối cùng là lời hứa của Chúa Giê-su : “Ai tin vào Con Thiên Chúa thì được sống muôn đời và được cho sống lại trong ngày sau hết”.
Thưa anh chị em,
Mỗi lần đi dự tang lễ là một lần chúng ta có dịp được nghe nhắc lại định mệnh đời đời của mình. Quê hương đích thật của chúng ta ở trên trời. Chúng ta sống ở đời này như những khách hành hương. Nhiều khi bị cầm chân và cuốn hút bởi cuôc đời hiện tại, chúng ta ít nghĩ đến và chuẩn bị cho cuộc đời mai sau, thì hôm nay nhân ngày lễ an táng cha cố Ta-ni-la, chúng ta dành thời giờ để cầu nguyện cho cha và cho tất cả chúng ta biết chuẩn bị cho giờ phút cuốn lều của mình. Giờ này có khi sẽ xẩy ra một cách bất ưng, như đã xẩy ra cho cha cố Ta-ni-la, ngày 1.10.2015 vừa qua.
Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng để ra đi mà không nuối tiếc, để lại tất cả mà không ngậm ngùi. Ngoài ra là điều chỉnh lại các mối liên hệ của mình đối với Thiên Chúa, giữa chúng ta với những người khác. Muốn như vậy, phải có thời giờ. Chúng ta bằng lòng mất thời giờ cho nhiều việc khác, còn việc liên hệ đến vận mệnh cuối cùng của đới mình, lẽ nào chúng ta lại chẳng quan tâm.
Về điều này, Đức Thánh Giáo Hoàng Gio-an XXIII viết cho một người em là Xê-vê-ri-ô như sau : “Tám mươi năm trong của đời của tôi, nhắc lại cho tôi cũng như cho chú và mọi người trong gia đình chúng ta rằng : điều đáng kể hơn hết là phải luôn luôn sẵn sàng lên đường vào lúc bất ngờ, vì điều quan trọng hơn cả là phải nắm chắc được sự sống đời đời, nhờ trông cậy vào lòng từ bi của Chúa là Đấng nhìn thấy hết mọi sự..”
Ngoài việc chuẩn bị đón cái chết có thể xẩy ra bất ngờ cho chúng ta, là cố gắng làm cho tốt những việc phải làm như Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI tâm sự : “Bây giờ vào cuối đời, tôi thích ở trong ánh sáng. Thường trong giai đoạn cuối cùng có một thứ ánh sáng riêng. Trong buổi hoàng hôn sáng tỏ này, một ý tưởng khác làm tôi bận tâm : đó là nỗi lo lắng phải làm sao lợi dụng giờ thứ mười một, nghĩa là phải vội vàng làm một cái gì quan trọng trước khi quá muộn. Làm thế nào để sửa lại những gì mình đã làm không tốt, làm thế nào để lấy lại thời gian đã mất, làm thế nào để nắm được sự cần duy nhất trong giai đoạn cuối cùng còn được lựa chọn này. Ít là tôi làm được điều này là kêu xin lòng nhân từ của Chúa và tuyên xưng Người là Đấng Cao Cả có khả năng vô biên để cứu độ tôi. Đứng trước sự chết, sự chết đang dạy cho biết sống, tôi nghĩ rằng biến cố lớn nhất đối với tôi cũng như đối với hết mọi người là gặp được Đức Ki-tô, gặp được Sự Sống. Sự chết như một cây đèn tỏa ánh rạng ngời, một cây đèn đưa tới sự gặp gỡ đó. Chúng ta sinh ra nào có lợi gì, nếu không được cứu độ. Đó là một khám phá trong lời ca ngợi mầu nhiệm Phục Sinh và là tiêu chuẩn thẩm định mọi mối liên quan đến đời sống con người, đến vận mệnh đích thực và duy nhất của đời sống, khi nó được qui hướng về Đức Ki-tô.”
Như vậy, qua những lời vừa trích dẫn, sự chết dạy cho người ta biết sống và khi nghĩ đến cũng như chuẩn bị cho cái chết là lúc người ta chuẩn bị sống cho ra sống, hầu tới một lúc nào đó được gặp Đức Ki-tô là gặp được sự sống. Đó là đỉch điểm của đới chúng ta.
Do đấy, mỗi lần cử hành lễ an táng là một lần chúng ta ở bên cạnh người thân mà cầu nguyện cho, với lòng mến thương, đồng thời cũng là lúc chúng ta nghĩ đến ngày ra đi của mình mà chuẩn bị theo lẽ “nay người mai ta.” Amen.
Mai Khôi 3.10.2015
An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
“Kết nối” với Chúa Giêsu qua Đức Mẹ.
Lm Vũ Xuân Hạnh
12:22 06/10/2015
“KẾT NỐI” VỚI CHÚA
1. Đôi dòng lịch sử hình thành kinh Mân côi.
Kinh mân côi nguyên tiếng Latinh là Rosarium, tiếng Anh, tiếng Pháp là Rose, nghĩa là hoa hồng. Ý muốn nói rằng, những kinh Kính mừng mà chúng ta đọc và suy gẫm kết thành chuỗi Hoa Hồng thiêng dâng kính Đức Mẹ.
Xưa kia, khi tràn chuỗi chưa ra đời, người ta đếm kinh bằng hạt sỏi, dần dần người ta kết những hạt khác thành chuỗi Mân côi gọi là Rosary.
Trong Hội Thánh, có thói quen cầu nguyện bằng Thánh vịnh, nhưng đối với đại đa số người, 150 Thánh vịnh dài quá không thể đọc được. Từ thế kỷ XII, người ta thay thế bằng việc đọc 150 kinh Lạy Cha. Dần dần người ta đọc 150 kinh Kính Mừng thay 150 kinh Lạy Cha. Do đó Thánh Đaminh gọi là “Thánh vịnh Đức Mẹ”.
Ban đầu, kinh Kính mừng chỉ có lời chào của thiên thần Gabriel: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc. Thiên Chúa ở cùng Bà” (Lc 1, 28). Sau đó, người ta thêm lời chào của bà Elizabeth: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ. Và Con lòng Bà gồm phúc lạ” (Lc 1, 42). Cũng trong thế kỷ XII, Đức Mẹ hiện ra trao tràng hạt Mân côi cho Thánh Đaminh và dạy thánh nhân phổ biến tràn hạt này, như là phương thế cầu nguyện để cải hoá bè rối Albigensê đang tung hoành ở phía nam nước Pháp. Sang thế kỷ XIII, Đức Urbanô IV thêm vào lời chào của bà Elizabeth Thánh Danh “Giêsu”. Từ đó, chúng ta đọc là “…Và Giêsu Con lòng Bà…”.
Thời đó, người ta đọc 150 kinh Kính mừng cùng với 150 kinh Lạy Cha, nghĩa là mỗi kinh Kính mừng một kinh Lạy Cha. Đến thế kỷ XIV, thầy Henry Kalkar (1328-1408), dòng Carthusian do Thánh Brunô sáng lập, chia 150 kinh Kính mừng thành từng chục 10 kinh, đầu mỗi chục kinh là một kinh Lạy Cha.
Thế kỷ XV, Cha Đaminh Prussia (1384-1460) cũng dòng Carthusian chia 150 Kinh Kính mừng thành 3 chỗi 50. Cũng trong thế kỷ này, Chân phước Alanô de la Roche thêm phần suy niệm các mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng trong khi lần chuỗi. Từ nay tràng kinh Mân côi gọi là “Vòng hoa hồng”.
Chân phước Alanô nhiệt thành phổ biến kinh Mân côi mà Đức Mẹ đã truyền cho Thánh Đaminh. Ngài cũng thành lập Hội Mân côi năm 1480 và được Đức Mẹ hứa ban 15 ơn cho những ai trung thành đọc kinh Mân côi.
Năm 1521, linh mục Albertô da Castello, sửa lại: trước mỗi kinh Lạy Cha và chục kinh Kính mừng được kết vào một mầu nhiệm. Năm 1569, Đức Thánh Cha Piô V cho thêm phần thứ hai của kinh Kính mừng: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời...” và kinh Sáng danh ở cuối mỗi chục.
Tháng 10.2002, thánh Gioan Phaolô II mở năm kinh Mân côi và thêm vào chuỗi Mân côi truyền thống năm mươi kinh Kính mừng đi liền với năm mầu nhiệm về cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, gọi là năm mầu nhiệm sự Sáng.
Với việc thêm này, chuỗi Mân côi từ nay có đến 200 kinh Kính mừng. Kể từ đó, kinh Mân côi có hình thức như chúng ta đọc ngày nay.
2. “Kết nối” với Chúa Giêsu qua Đức Mẹ.
Chuỗi Mân côi, chuỗi hoa hồng. Người tín hữu đọc kinh Mân côi với ý nghĩa là từng lời kinh mà họ đọc được ví như từng đóa hoa hồng dâng lên Đức Mẹ, và kết hợp với Đức Mẹ, dâng lên Chúa Giêsu.
Vì thế, mỗi khi lần chuỗi, người tín hữu kết thành tràn hoa hồng thánh thiện, dâng tấm lòng, dâng tình mến, dâng tâm hồn, dâng quyết tâm sống đẹp lòng Chúa như Đức Mẹ. Do đó, khi lần chuỗi, là người tín hữu ấp ủ hoa hồng thiêng liêng, hoa hồng mầu nhiệm của lòng mình kính dâng Đức Mẹ và hợp với Đức Mẹ mà tôn thờ Chúa.
Đặc biệt, dù kinh Mân côi là lời kinh mà người tín hữu dùng để cầu nguyện, và tỏ lòng yêu mến Đức Mẹ, thì cũng là lời kinh mà chính Đức Mẹ cũng dùng để cầu nguyện. Bởi thật lạ lùng, trong những lần hiện ra ở Lộ Đức hay ở Phatima, người ta đều nhìn thấy Đức Mẹ cầm tràn chuỗi và lần chuỗi. Đức Mẹ cùng cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi với con cái của mình.
Đọc những kinh Kính mừng, vì là lời kinh trực tiếp hướng lên Đức Mẹ, do đó, cũng là lời kinh cho ta được kết nối với Đức Mẹ.
Nhưng quan trọng hơn, khi đọc kinh Mân côi, ta lại được cùng Đức Mẹ kết nối với Chúa Kitô. Điều đó được thấy rõ qua hai bằng chứng:
- Trong kinh Kính Mừng chỉ có hai danh xưng Maria và Giêsu được xướng lên, mở đầu bằng Maria và kết thúc bằng Giêsu: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ”, nghĩa là kết nối với Đức Mẹ để được nối kết với Con của Người. Qua Đức Mẹ đến với Chúa Giêsu.
- Nhưng kết nối với Chúa Giêsu được thấy rõ nhất là qua những mầu nhiệm Mân côi: mùa Vui, mùa Sáng, mùa Thương, mùa Mừng. Vui trong mầu nhiệm Nhập Thể Chúa Giêsu xuống thế làm người sống cho mọi người; Sáng trong mầu nhiệm Chúa Giêsu công khai loan báo Tin Mừng, công bố ơn tha tội và ban Nước Trời cho mọi người tin; Thương trong mầu nhiệm Tử nạn, Chúa Giêsu chịu chết, chuộc tội cho cả nhân loại; Mừng trong mầu nhiệm Phục Sinh, Đức Giêsu bước vào vinh quang mang ơn cứu độ đời đời cho mọi người.
Kết nối với Chúa Giêsu là kết nối nền tảng và là đỉnh cao. Thiếu sự kết nối này, kết nối với Đức Maria sẽ còn lỏng lẻo, chưa lên đến đỉnh điểm, chưa mang lại sức sống cứu độ. Bởi Chỉ có Chúa Kitô, mới là Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng ta. Vì thế, chỉ có kết nối với Người, ta mới đạt tới sự thánh thiện hoàn hảo. Đức Maria chỉ là con đường dẫn ta đến cùng Chúa Kitô.
Trên đường trọn lành của ta có Đức Mẹ cùng đồng hành, đó là điều quý giá vô cùng. Để Đức Mẹ hướng dẫn, giáo dụ, đó chắc chắn là điều Chúa Giêsu muốn. Bởi Chúa ban cho Đức Mẹ được mẹ chúng ta, và chúng ta được làm con của Đức Mẹ, tất cả đều không ngoài mục đích: Chúa dạy chúng ta, muốn đi về vĩnh cửu, hãy học gương thánh thiện của Đức Mẹ, hãy để Đức Mẹ đồng hành, hãy “nối kết” liên lỉ với Chúa cùng Đức Mẹ và như Đức Mẹ.
Bằng tràn chuỗi Mân côi, chúng ta, con của Đức Mẹ, sẽ sống trong phúc lành của Chúa. Bởi Chúa đã yêu Đức Mẹ, thì chúng ta, những môn đệ của Chúa, chắc chắn cũng sẽ được Chúa tỏ lòng mến thương không kém.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
1. Đôi dòng lịch sử hình thành kinh Mân côi.
Kinh mân côi nguyên tiếng Latinh là Rosarium, tiếng Anh, tiếng Pháp là Rose, nghĩa là hoa hồng. Ý muốn nói rằng, những kinh Kính mừng mà chúng ta đọc và suy gẫm kết thành chuỗi Hoa Hồng thiêng dâng kính Đức Mẹ.
Xưa kia, khi tràn chuỗi chưa ra đời, người ta đếm kinh bằng hạt sỏi, dần dần người ta kết những hạt khác thành chuỗi Mân côi gọi là Rosary.
Trong Hội Thánh, có thói quen cầu nguyện bằng Thánh vịnh, nhưng đối với đại đa số người, 150 Thánh vịnh dài quá không thể đọc được. Từ thế kỷ XII, người ta thay thế bằng việc đọc 150 kinh Lạy Cha. Dần dần người ta đọc 150 kinh Kính Mừng thay 150 kinh Lạy Cha. Do đó Thánh Đaminh gọi là “Thánh vịnh Đức Mẹ”.
Ban đầu, kinh Kính mừng chỉ có lời chào của thiên thần Gabriel: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc. Thiên Chúa ở cùng Bà” (Lc 1, 28). Sau đó, người ta thêm lời chào của bà Elizabeth: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ. Và Con lòng Bà gồm phúc lạ” (Lc 1, 42). Cũng trong thế kỷ XII, Đức Mẹ hiện ra trao tràng hạt Mân côi cho Thánh Đaminh và dạy thánh nhân phổ biến tràn hạt này, như là phương thế cầu nguyện để cải hoá bè rối Albigensê đang tung hoành ở phía nam nước Pháp. Sang thế kỷ XIII, Đức Urbanô IV thêm vào lời chào của bà Elizabeth Thánh Danh “Giêsu”. Từ đó, chúng ta đọc là “…Và Giêsu Con lòng Bà…”.
Thời đó, người ta đọc 150 kinh Kính mừng cùng với 150 kinh Lạy Cha, nghĩa là mỗi kinh Kính mừng một kinh Lạy Cha. Đến thế kỷ XIV, thầy Henry Kalkar (1328-1408), dòng Carthusian do Thánh Brunô sáng lập, chia 150 kinh Kính mừng thành từng chục 10 kinh, đầu mỗi chục kinh là một kinh Lạy Cha.
Thế kỷ XV, Cha Đaminh Prussia (1384-1460) cũng dòng Carthusian chia 150 Kinh Kính mừng thành 3 chỗi 50. Cũng trong thế kỷ này, Chân phước Alanô de la Roche thêm phần suy niệm các mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng trong khi lần chuỗi. Từ nay tràng kinh Mân côi gọi là “Vòng hoa hồng”.
Chân phước Alanô nhiệt thành phổ biến kinh Mân côi mà Đức Mẹ đã truyền cho Thánh Đaminh. Ngài cũng thành lập Hội Mân côi năm 1480 và được Đức Mẹ hứa ban 15 ơn cho những ai trung thành đọc kinh Mân côi.
Năm 1521, linh mục Albertô da Castello, sửa lại: trước mỗi kinh Lạy Cha và chục kinh Kính mừng được kết vào một mầu nhiệm. Năm 1569, Đức Thánh Cha Piô V cho thêm phần thứ hai của kinh Kính mừng: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời...” và kinh Sáng danh ở cuối mỗi chục.
Tháng 10.2002, thánh Gioan Phaolô II mở năm kinh Mân côi và thêm vào chuỗi Mân côi truyền thống năm mươi kinh Kính mừng đi liền với năm mầu nhiệm về cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, gọi là năm mầu nhiệm sự Sáng.
Với việc thêm này, chuỗi Mân côi từ nay có đến 200 kinh Kính mừng. Kể từ đó, kinh Mân côi có hình thức như chúng ta đọc ngày nay.
2. “Kết nối” với Chúa Giêsu qua Đức Mẹ.
Chuỗi Mân côi, chuỗi hoa hồng. Người tín hữu đọc kinh Mân côi với ý nghĩa là từng lời kinh mà họ đọc được ví như từng đóa hoa hồng dâng lên Đức Mẹ, và kết hợp với Đức Mẹ, dâng lên Chúa Giêsu.
Vì thế, mỗi khi lần chuỗi, người tín hữu kết thành tràn hoa hồng thánh thiện, dâng tấm lòng, dâng tình mến, dâng tâm hồn, dâng quyết tâm sống đẹp lòng Chúa như Đức Mẹ. Do đó, khi lần chuỗi, là người tín hữu ấp ủ hoa hồng thiêng liêng, hoa hồng mầu nhiệm của lòng mình kính dâng Đức Mẹ và hợp với Đức Mẹ mà tôn thờ Chúa.
Đặc biệt, dù kinh Mân côi là lời kinh mà người tín hữu dùng để cầu nguyện, và tỏ lòng yêu mến Đức Mẹ, thì cũng là lời kinh mà chính Đức Mẹ cũng dùng để cầu nguyện. Bởi thật lạ lùng, trong những lần hiện ra ở Lộ Đức hay ở Phatima, người ta đều nhìn thấy Đức Mẹ cầm tràn chuỗi và lần chuỗi. Đức Mẹ cùng cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi với con cái của mình.
Đọc những kinh Kính mừng, vì là lời kinh trực tiếp hướng lên Đức Mẹ, do đó, cũng là lời kinh cho ta được kết nối với Đức Mẹ.
Nhưng quan trọng hơn, khi đọc kinh Mân côi, ta lại được cùng Đức Mẹ kết nối với Chúa Kitô. Điều đó được thấy rõ qua hai bằng chứng:
- Trong kinh Kính Mừng chỉ có hai danh xưng Maria và Giêsu được xướng lên, mở đầu bằng Maria và kết thúc bằng Giêsu: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ”, nghĩa là kết nối với Đức Mẹ để được nối kết với Con của Người. Qua Đức Mẹ đến với Chúa Giêsu.
- Nhưng kết nối với Chúa Giêsu được thấy rõ nhất là qua những mầu nhiệm Mân côi: mùa Vui, mùa Sáng, mùa Thương, mùa Mừng. Vui trong mầu nhiệm Nhập Thể Chúa Giêsu xuống thế làm người sống cho mọi người; Sáng trong mầu nhiệm Chúa Giêsu công khai loan báo Tin Mừng, công bố ơn tha tội và ban Nước Trời cho mọi người tin; Thương trong mầu nhiệm Tử nạn, Chúa Giêsu chịu chết, chuộc tội cho cả nhân loại; Mừng trong mầu nhiệm Phục Sinh, Đức Giêsu bước vào vinh quang mang ơn cứu độ đời đời cho mọi người.
Kết nối với Chúa Giêsu là kết nối nền tảng và là đỉnh cao. Thiếu sự kết nối này, kết nối với Đức Maria sẽ còn lỏng lẻo, chưa lên đến đỉnh điểm, chưa mang lại sức sống cứu độ. Bởi Chỉ có Chúa Kitô, mới là Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng ta. Vì thế, chỉ có kết nối với Người, ta mới đạt tới sự thánh thiện hoàn hảo. Đức Maria chỉ là con đường dẫn ta đến cùng Chúa Kitô.
Trên đường trọn lành của ta có Đức Mẹ cùng đồng hành, đó là điều quý giá vô cùng. Để Đức Mẹ hướng dẫn, giáo dụ, đó chắc chắn là điều Chúa Giêsu muốn. Bởi Chúa ban cho Đức Mẹ được mẹ chúng ta, và chúng ta được làm con của Đức Mẹ, tất cả đều không ngoài mục đích: Chúa dạy chúng ta, muốn đi về vĩnh cửu, hãy học gương thánh thiện của Đức Mẹ, hãy để Đức Mẹ đồng hành, hãy “nối kết” liên lỉ với Chúa cùng Đức Mẹ và như Đức Mẹ.
Bằng tràn chuỗi Mân côi, chúng ta, con của Đức Mẹ, sẽ sống trong phúc lành của Chúa. Bởi Chúa đã yêu Đức Mẹ, thì chúng ta, những môn đệ của Chúa, chắc chắn cũng sẽ được Chúa tỏ lòng mến thương không kém.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng: Ngày thứ hai, 6 tháng Mười, 2015
Vũ Văn An
18:31 06/10/2015
Theo Đài Phát Thanh Vatican, vào chiều thứ Ba, các tham dự viên tại Thượng Hội Đồng về gia đình đã chia từng nhóm thảo luận nhỏ theo ngôn ngữ, sau một ngày rưỡi được nghe các bài trình bầy tại các phiên họp toàn thể.
Khó có thể tóm lược 72 bài đóng góp của các tham dự viên trong 24 giờ qua. Nhưng theo Đài Vatican, ta có thể phân biệt được hai cách các nhà lãnh đạo này của Giáo Hội đang suy tư về các thách đố của gia đình ngày nay.
Phương thức đầu có tính triết lý, khởi đi từ Thánh Kinh và tín lý, để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề trong nền văn hóa thế tục hiện đang đe dọa các niềm tin và truyền thống Công Giáo. Một vị giám mục cảnh báo rằng nếu ta mở cửa cho não trạng thế tục này, thì sói rừng sẽ ập vào.
Phương thức thứ hai do nhiều vị giám mục khác đề xuất là khởi đi từ các thay đổi sâu xa đang diễn ra trong xã hội để tìm hiểu xem Giáo Hội có thể dùng Thánh Kinh và Thánh Truyền ra sao để vẫn còn liên hệ tới đời sống của người thời nay. Không sống trong sợ hãi đối với một nền văn hóa thù nghịch và vô thượng đế, nhưng đúng hơn là can dự vào nó, đề xuất Tin Vui Phúc Âm cho bất cứ ai đang tìm ý nghĩa đời người.
Từ quan điểm vừa nói, phần trình bầy có tính dẫn nhập của Đức Hồng Y Peter Erdo vào hôm thứ Hai có thể được coi là bài trình bầy sắc sảo và cổ điển về giáo huấn gia đình của Giáo Hội. Tuy nhiên, như Đức Tổng Giám Mục Paul-André Durocher, nguyên chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Canada, từng nói, đây chỉ là một mảnh của câu đố khó giải mà thôi. Đúng hơn, thay vì là lời sau cùng đối với các giám mục, đây mới chỉ là một khởi điểm, để từ đó, các nhóm nhỏ theo ngôn ngữ bắt đầu thảo luận. Chính trong khung cảnh nhỏ hơn, nhưng nhiều tương tác hơn này, mọi tham dự viên, kể cả các giáo dân nam nữ, kể luôn các đại biểu không phải là Công Giáo, có thể chia sẻ cung cách duy trì giáo huấn Giáo Hội trong khi vẫn tiếp xúc được với đời sống thực của người ta. Hoặc nói theo ngôn ngữ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: làm cách nào trở thành một Giáo Hội biết mở rộng cửa, không dính chặt vào phòng áo lễ mà là đi ra ngoài phố khiến tay mình ra dơ bẩn.
Về ngữ vựng, rất nhiều bài nói sử dụng một ngôn từ không làm những người đang khát khao được nghe lời Chúa cảm thấy xa lạ. Một vài tham dự viên cảnh cáo cách mạnh mẽ chống thứ ngôn ngữa loại trừ, nhất là khi nói về những người đang sống trong các cuộc hôn nhân thứ hai hay trong các liên hệ đồng tính. Dù ta dễ nhất trí đối với việc sử dụng ngôn từ nhậy cảm và bao gồm để nói về các nạn nhân của bạo lực, về người nghèo hay những người bị hắt hủi khác, ta vẫn chưa tìm được sự đồng thuận đối với ngôn từ được dùng để mô tả những người đồng tính, coi họ như thành phần của chính gia đình ta, như anh chị em của chính ta.
Bạo lực chống phụ nữ cũng là một chủ đề nóng bỏng khác được một số nghị phụ Thượng Hội Đồng nêu lên. Một trong các vị này trưng dẫn những con số thống kê khiến ta giật mình, cho thấy tới một phần ba phụ nữ trên thế giới đang là nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Ngài kêu gọi Thượng Hội Đồng dùng những lời lẽ mạnh mẽ nhất để nhấn mạnh rằng không bao giờ được dùng Thánh Kinh để biện minh cho việc thống trị của đàn ông hay cho việc bạo hành đối với phụ nữ. Ngài cũng đề nghị rằng Giáo Hội nên chứng tỏ là mình nghiêm túc trong việc khai mở một vai trò lớn hơn cho phụ nữ trong Giáo Hội và tại các Giáo Hội địa phương hay trong việc cho phép các giáo dân nam nữ được giảng trong các Thánh Lễ, làm nổi bật sự thống nhất giữa lời Chúa và cuộc sống hàng ngày của họ.
Nếu tất cả những điều trên xem ra hơi có tính áp đảo hoặc đôi chút lạc ra ngoài các tiêu chí chặt chẽ của Tài Liệu Làm Việc, thì một tham dự viên cho ta một hình ảnh khá hữu ích: đôi khi cứ dựa vào hệ thống chỉ dẫn của vệ tinh để lái xe, nhưng gặp một chỗ chặn đường, thì làm sao đi. Lúc ấy, ta lại phải tin vào kỹ thuật mới để đi theo một nẻo đường khác với nẻo đường cũ để đến đích mà thôi.
Đức Phanxicô can thiệp
Phần trình bầy hôm qua của Đức Hồng Y Erdo, Tổng Tường Trình Viên của Thượng Hội Đồng, khiến rất nhiều người phấn khởi, vì ngài chính thức đóng chiếc đinh cuối cùng lên chiếc quan tài chôn sống đề xuất của Đức Hồng Y Kasper khi ngài nói rằng: điều khiến những người ly dị tái hôn không được rước lễ không phải vì cuộc hôn nhân đầu thất bại của họ mà vì cuộc hôn nhân thứ hai, bị coi là ngoại tình, cần phải loại bỏ, mới mong được rước lễ.
Tờ Catholic World Reporter cho rằng quan điểm của Đức Hồng Y Erdo gây bối rối và hoảng sợ cho phe cấp tiến. Và có lẽ vì vậy, Tòa Thánh đã lên tiếng trấn an họ, cho rằng cuộc tranh luận về người ly dị và tái hôn cũng như người đồng tính chưa bị đóng lại.
Tế nhị hơn, trong ngày đầy đủ thứ hai của Thượng Hội Đồng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng can thiệp bằng cách chính thức tuyên bố điều chủ yếu này: tính liên tục giữa việc làm của Thượng Hội Đồng đặc biệt năm 2014 và việc làm của Thượng Hội Đồng thường lệ năm 2015. Điều này có nghĩa: văn kiện chính thức để dựa vào đó mà thảo luận là Tài Liệu Làm Việc. Đây là lần đầu tiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trực tiếp can thiệp trong các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng.
Trong cuộc họp báo với các ký giả nói tiếng Anh, Cha Thomas Rosica cho hay, vào ngày thứ hai của Thượng Hội Đồng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đọc một diễn từ ngắn sau diễn từ của Đức Hồng Y Baldisseri. Đức Giáo Hoàng nhắc nhở các nghị phụ tham chiếu ba văn kiện chính thức: bài diễn văn khai mạc và bài diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng đặc biệt năm 2014 của ngài và Tường Trình sau cùng (Relatio Synodi) của Thượng Hội Đồng đó.
Ngài cũng nhấn mạnh điều này nữa: việc thảo luận vấn đề cho người ly dị tái hôn rước lễ không phải là chủ đề của Thượng Hội Đồng, mà chỉ là một trong nhiều ưu tiên của nó.
Theo Cha Rosica, trong số khoảng 70 “can thiệp” vừa qua bằng tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức và tiếng Bồ Đào Nha, các vấn đề di dân, nghèo đói, nhân dụng, chiến tranh và vấn đề tỵ nạn đã được nhấn mạnh. Các vấn đề bạo hành trong gia đình, bạo hành trong Giáo Hội, và lạm dụng tình dục cũng đã được nói tới.
Liên quan tới việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ, Cha cho hay: một số vị cho rằng khó có thể có giải pháp cho hoàn vũ, cùng lắm có giải pháp cho từng vùng mà thôi. Vấn đề đa hôn cũng thế, chỉ nên xem xét cho từng vùng.
Nói về ngôn từ nên sử dụng, Cha Rosica cho hay nhiều vị giám mục nghĩ rằng: khi nói tới người đồng tính, “họ có thế nào, ta nhìn nhận họ như vậy: họ là con trai, con gái, anh, chị, em, hàng xóm láng giềng và đồng nghiệp ta”.
Còn với những người sống chung với nhau chẳng hạn, ta có thể nói: “Này các bạn, các bạn thế nào và ở đâu Chúa cũng thương yêu các bạn hết, nhưng Chúa không muốn các bạn ở đó mãi. Người muốn các bạn tiến xa hơn”.
Tưởng cũng nên chú ý tới bài giảng của Đức Hồng Y George Alencherry, thuộc Giáo Hội Syro-Malabar, Ấn Độ, trong giờ kinh sáng khai mạc ngày thứ hai của Thượng Hội Đồng. Ngài nhấn mạnh tới vai trò tiên tri chịu khổ và tự hủy (kenosis) của Thượng Hội Đồng theo gương tiên tri Giêrêmia.
Sau khi cho rằng tại nhiều nơi trên thế giới, con người đang bị tước đoạt công lý và sự chính trực bởi bàn tay của chủ nghĩa duy cá nhân, duy khoái lạc và áp chế, Đức Hồng Y đặt câu hỏi: “liệu các nhà lãnh đạo của Giáo Hội có tiến bước trong vai trò tiên tri của mình theo kiều Giêrêmia để hỗ trợ người ta bằng lời Chúa và bằng chứng tá bản thân hay không?”
Làm thế, Đức Hồng Y bảo, Giêrêmia đã phải chịu nhiều hy sinh: không kết hôn, không dự đám tang, không dự tiệc tùng.
Khó có thể tóm lược 72 bài đóng góp của các tham dự viên trong 24 giờ qua. Nhưng theo Đài Vatican, ta có thể phân biệt được hai cách các nhà lãnh đạo này của Giáo Hội đang suy tư về các thách đố của gia đình ngày nay.
Phương thức đầu có tính triết lý, khởi đi từ Thánh Kinh và tín lý, để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề trong nền văn hóa thế tục hiện đang đe dọa các niềm tin và truyền thống Công Giáo. Một vị giám mục cảnh báo rằng nếu ta mở cửa cho não trạng thế tục này, thì sói rừng sẽ ập vào.
Phương thức thứ hai do nhiều vị giám mục khác đề xuất là khởi đi từ các thay đổi sâu xa đang diễn ra trong xã hội để tìm hiểu xem Giáo Hội có thể dùng Thánh Kinh và Thánh Truyền ra sao để vẫn còn liên hệ tới đời sống của người thời nay. Không sống trong sợ hãi đối với một nền văn hóa thù nghịch và vô thượng đế, nhưng đúng hơn là can dự vào nó, đề xuất Tin Vui Phúc Âm cho bất cứ ai đang tìm ý nghĩa đời người.
Từ quan điểm vừa nói, phần trình bầy có tính dẫn nhập của Đức Hồng Y Peter Erdo vào hôm thứ Hai có thể được coi là bài trình bầy sắc sảo và cổ điển về giáo huấn gia đình của Giáo Hội. Tuy nhiên, như Đức Tổng Giám Mục Paul-André Durocher, nguyên chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Canada, từng nói, đây chỉ là một mảnh của câu đố khó giải mà thôi. Đúng hơn, thay vì là lời sau cùng đối với các giám mục, đây mới chỉ là một khởi điểm, để từ đó, các nhóm nhỏ theo ngôn ngữ bắt đầu thảo luận. Chính trong khung cảnh nhỏ hơn, nhưng nhiều tương tác hơn này, mọi tham dự viên, kể cả các giáo dân nam nữ, kể luôn các đại biểu không phải là Công Giáo, có thể chia sẻ cung cách duy trì giáo huấn Giáo Hội trong khi vẫn tiếp xúc được với đời sống thực của người ta. Hoặc nói theo ngôn ngữ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: làm cách nào trở thành một Giáo Hội biết mở rộng cửa, không dính chặt vào phòng áo lễ mà là đi ra ngoài phố khiến tay mình ra dơ bẩn.
Về ngữ vựng, rất nhiều bài nói sử dụng một ngôn từ không làm những người đang khát khao được nghe lời Chúa cảm thấy xa lạ. Một vài tham dự viên cảnh cáo cách mạnh mẽ chống thứ ngôn ngữa loại trừ, nhất là khi nói về những người đang sống trong các cuộc hôn nhân thứ hai hay trong các liên hệ đồng tính. Dù ta dễ nhất trí đối với việc sử dụng ngôn từ nhậy cảm và bao gồm để nói về các nạn nhân của bạo lực, về người nghèo hay những người bị hắt hủi khác, ta vẫn chưa tìm được sự đồng thuận đối với ngôn từ được dùng để mô tả những người đồng tính, coi họ như thành phần của chính gia đình ta, như anh chị em của chính ta.
Bạo lực chống phụ nữ cũng là một chủ đề nóng bỏng khác được một số nghị phụ Thượng Hội Đồng nêu lên. Một trong các vị này trưng dẫn những con số thống kê khiến ta giật mình, cho thấy tới một phần ba phụ nữ trên thế giới đang là nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Ngài kêu gọi Thượng Hội Đồng dùng những lời lẽ mạnh mẽ nhất để nhấn mạnh rằng không bao giờ được dùng Thánh Kinh để biện minh cho việc thống trị của đàn ông hay cho việc bạo hành đối với phụ nữ. Ngài cũng đề nghị rằng Giáo Hội nên chứng tỏ là mình nghiêm túc trong việc khai mở một vai trò lớn hơn cho phụ nữ trong Giáo Hội và tại các Giáo Hội địa phương hay trong việc cho phép các giáo dân nam nữ được giảng trong các Thánh Lễ, làm nổi bật sự thống nhất giữa lời Chúa và cuộc sống hàng ngày của họ.
Nếu tất cả những điều trên xem ra hơi có tính áp đảo hoặc đôi chút lạc ra ngoài các tiêu chí chặt chẽ của Tài Liệu Làm Việc, thì một tham dự viên cho ta một hình ảnh khá hữu ích: đôi khi cứ dựa vào hệ thống chỉ dẫn của vệ tinh để lái xe, nhưng gặp một chỗ chặn đường, thì làm sao đi. Lúc ấy, ta lại phải tin vào kỹ thuật mới để đi theo một nẻo đường khác với nẻo đường cũ để đến đích mà thôi.
Đức Phanxicô can thiệp
Phần trình bầy hôm qua của Đức Hồng Y Erdo, Tổng Tường Trình Viên của Thượng Hội Đồng, khiến rất nhiều người phấn khởi, vì ngài chính thức đóng chiếc đinh cuối cùng lên chiếc quan tài chôn sống đề xuất của Đức Hồng Y Kasper khi ngài nói rằng: điều khiến những người ly dị tái hôn không được rước lễ không phải vì cuộc hôn nhân đầu thất bại của họ mà vì cuộc hôn nhân thứ hai, bị coi là ngoại tình, cần phải loại bỏ, mới mong được rước lễ.
Tờ Catholic World Reporter cho rằng quan điểm của Đức Hồng Y Erdo gây bối rối và hoảng sợ cho phe cấp tiến. Và có lẽ vì vậy, Tòa Thánh đã lên tiếng trấn an họ, cho rằng cuộc tranh luận về người ly dị và tái hôn cũng như người đồng tính chưa bị đóng lại.
Tế nhị hơn, trong ngày đầy đủ thứ hai của Thượng Hội Đồng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng can thiệp bằng cách chính thức tuyên bố điều chủ yếu này: tính liên tục giữa việc làm của Thượng Hội Đồng đặc biệt năm 2014 và việc làm của Thượng Hội Đồng thường lệ năm 2015. Điều này có nghĩa: văn kiện chính thức để dựa vào đó mà thảo luận là Tài Liệu Làm Việc. Đây là lần đầu tiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trực tiếp can thiệp trong các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng.
Trong cuộc họp báo với các ký giả nói tiếng Anh, Cha Thomas Rosica cho hay, vào ngày thứ hai của Thượng Hội Đồng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đọc một diễn từ ngắn sau diễn từ của Đức Hồng Y Baldisseri. Đức Giáo Hoàng nhắc nhở các nghị phụ tham chiếu ba văn kiện chính thức: bài diễn văn khai mạc và bài diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng đặc biệt năm 2014 của ngài và Tường Trình sau cùng (Relatio Synodi) của Thượng Hội Đồng đó.
Ngài cũng nhấn mạnh điều này nữa: việc thảo luận vấn đề cho người ly dị tái hôn rước lễ không phải là chủ đề của Thượng Hội Đồng, mà chỉ là một trong nhiều ưu tiên của nó.
Theo Cha Rosica, trong số khoảng 70 “can thiệp” vừa qua bằng tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức và tiếng Bồ Đào Nha, các vấn đề di dân, nghèo đói, nhân dụng, chiến tranh và vấn đề tỵ nạn đã được nhấn mạnh. Các vấn đề bạo hành trong gia đình, bạo hành trong Giáo Hội, và lạm dụng tình dục cũng đã được nói tới.
Liên quan tới việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ, Cha cho hay: một số vị cho rằng khó có thể có giải pháp cho hoàn vũ, cùng lắm có giải pháp cho từng vùng mà thôi. Vấn đề đa hôn cũng thế, chỉ nên xem xét cho từng vùng.
Nói về ngôn từ nên sử dụng, Cha Rosica cho hay nhiều vị giám mục nghĩ rằng: khi nói tới người đồng tính, “họ có thế nào, ta nhìn nhận họ như vậy: họ là con trai, con gái, anh, chị, em, hàng xóm láng giềng và đồng nghiệp ta”.
Còn với những người sống chung với nhau chẳng hạn, ta có thể nói: “Này các bạn, các bạn thế nào và ở đâu Chúa cũng thương yêu các bạn hết, nhưng Chúa không muốn các bạn ở đó mãi. Người muốn các bạn tiến xa hơn”.
Tưởng cũng nên chú ý tới bài giảng của Đức Hồng Y George Alencherry, thuộc Giáo Hội Syro-Malabar, Ấn Độ, trong giờ kinh sáng khai mạc ngày thứ hai của Thượng Hội Đồng. Ngài nhấn mạnh tới vai trò tiên tri chịu khổ và tự hủy (kenosis) của Thượng Hội Đồng theo gương tiên tri Giêrêmia.
Sau khi cho rằng tại nhiều nơi trên thế giới, con người đang bị tước đoạt công lý và sự chính trực bởi bàn tay của chủ nghĩa duy cá nhân, duy khoái lạc và áp chế, Đức Hồng Y đặt câu hỏi: “liệu các nhà lãnh đạo của Giáo Hội có tiến bước trong vai trò tiên tri của mình theo kiều Giêrêmia để hỗ trợ người ta bằng lời Chúa và bằng chứng tá bản thân hay không?”
Làm thế, Đức Hồng Y bảo, Giêrêmia đã phải chịu nhiều hy sinh: không kết hôn, không dự đám tang, không dự tiệc tùng.
Marie Collins thuộc Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em chỉ trích Đức Giáo Hoàng vì ngài bênh vực một Giám Mục Chí Lợi
Đặng Tự Do
18:52 06/10/2015
Các quan sát viên ghi nhận một cách âu lo rằng một số thành viên trong Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em có khuynh hướng hành động theo cảm tính, và đầy cá nhân tính theo nhịp điệu những lời vỗ tay của truyền thông thế tục. Thật vậy, chỉ 4 tháng sau khi Peter Saunders tấn công vô cớ Đức Hồng Y George Pell, nay thì đến lượt Marie Collins, một thành viên giáo dân khác thuộc Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em lên tiếng chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc ngài lên tiếng bênh vực việc bổ nhiệm Đức Cha Juan Barros làm Giám Mục giáo phận Osorno, Chí Lợi (hay còn gọi là Chi Lê).
Hôm 26 tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha đã quyết định thuyên chuyển Đức Cha Juan Barros từ Giám Mục giáo phận quân đội Chí Lợi về làm Giám Mục giáo phận Osorno.
Một số người đã lên tiếng chống lại việc bổ nhiệm này vì cho rằng cách đây 31 năm, lúc đó Đức Cha Juan Barros, trong tư cách là linh mục thư ký của tổng giáo phận Santiago de Chile, đã tìm cách bao che cho thầy mình là linh mục Fernando Karadima, một người đã gây ra những tai tiếng rất tai hại cho Giáo Hội tại Chí Lợi.
Cha Fernando Karadima đã từng là một gương mặt rất có thế giá trong Giáo Hội tại nước này. Ông đã giúp đào tạo khoảng 40 linh mục trong đó có 4 vị sau này là Giám Mục, trong đó có Đức Cha Juan Barros.
Tháng 2 năm 2011, Bộ giáo lý Đức Tin tuyên bố rằng những cuộc điều tra tại Chí Lợi cho thấy cha Karadima đã lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và truyền cho cha Karadima, lúc ấy đã 84 tuổi, phải lui vào sống ẩn dật, chấm dứt mọi thừa tác vụ công khai. Quyết định của Bộ giáo lý Đức Tin đã được đưa ra dù rằng trước đó tòa án đời đã hủy bỏ những cáo buộc chống lại cha Karadima xét vì những vụ lạm dụng đã xảy ra quá lâu và đương sự đã quá già.
Tai tiếng trong vụ cha Karadima gây ra những thiệt hại nặng nề cho Giáo Hội vì những cáo buộc cho rằng Đức Tổng Giám Mục Juan Francisco Fresno, Tổng Giám Mục Santiago de Chile, đã bao che cho những tội lỗi của cha Karadima trước những cáo buộc của anh chị em giáo dân từ năm 1984.
Đức Cha Juan Barros lúc ấy là cha thư ký cho Đức Tổng Giám Mục. Vì thế, ngài bị nghi ngờ đã có những ý kiến chống lại việc mở một cuộc điều tra các tội lỗi của cha Karadima - là thày dạy cũ của mình.
Cha Ciro Benedettini, Phó giám đốc văn phòng báo chí Vatican, cho biết vào ngày thứ Hai 31 tháng 3 rằng trước khi Đức Thánh Cha tuyên bố việc thuyên chuyển Đức Cha Juan Barros từ Giám Mục giáo phận quân đội Chí Lợi về làm Giám Mục giáo phận Osorno, “Bộ Giám Mục đã xem xét cẩn thận việc đề cử vị giám mục này và không tìm thấy lý do khách quan nào chống lại với bổ nhiệm”
Hôm 24 tháng 10 vừa qua, trong khi Đức Thánh Cha đang thăm Hoa Kỳ, đài truyền hình Mega của Chí Lợi tung ra một đoạn video trong đó Đức Thánh Cha nói với các giáo sĩ Chí Lợi rằng các tín hữu tại Osorno không nên “bị ảnh hưởng bởi những lời cáo buộc vô căn cứ của những người cánh tả”.
Bà Marie Collins, một phụ nữ Ái Nhĩ Lan thuộc Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em nhận xét trên account Twitter của bà về diễn biến này như sau:
"Thật nản lòng và buồn vì điều này!". Trong một cái tweet khác, bà nói: "Thật là một sự lãng phí để sang Rôma về chuyện Barros, khi nhìn thấy các nạn nhân dũng cảm của Karadima bị phân loại kiểu này."
Trong một tuyên bố với báo chí, bà tỏ ra nghi ngờ thiện chí của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Bà nói: “Là một người từng bị lạm dụng, tôi rất kinh ngạc trước việc bổ nhiệm ở Chí Lợi vì nó có vẻ đi ngược lại chính những gì Đức Thánh Cha đã nói về việc không chấp nhận bất cứ ai giữ các vị trí đáng tin cậy trong Giáo Hội mà không có hồ sơ hoàn toàn 100 phần trăm bảo vệ trẻ em”.
Người ta kinh ngạc và lo lắng trước cách hành xử của nhiều thành viên trong Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em, là cơ quan không có thẩm quyền để điều tra hay đưa ra những phán quyết về các trường hợp cụ thể.
Nhiều thành viên trong Ủy ban tỏ ra đi quá xa. Đức Giáo Hoàng Phanxicô theo sự phân định và trên cơ sở các thông tin từ Bộ Giám Mục có thẩm quyền bổ nhiệm Giám Mục mà không cần bà Marie Collins phê chuẩn.
Trước đây không lâu Peter Saunders, cũng là một trong 17 thành viên của Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em, trong chương trình 60 Minutes tối Chúa Nhật 31 tháng Năm, Peter Saunders, một người chưa từng đến Úc, chưa từng gặp Đức Hồng Y George Pell, đã tấn công ngài rất nặng nề với những luận cứ rất mơ hồ và sai lầm.
Peter Saunders nói:
“Cá nhân tôi nghĩ rằng ông ta không giữ vững được vị trí của mình đâu, vì giờ đây ông ta có một lô những phủ nhận. Ông ta có cả lô những thứ như hạ nhục con người, hành động nhẫn tâm, lạnh lòng từ tâm – bất lương, tôi dám nói như vậy”.
Được giới thiệu như “cố vấn cho Đức Giáo Hoàng”, Peter Saunders không ngại đưa ra phán quyết:
“Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là ông ta phải bị loại sang một bên – là ông ta phải bị trả về Úc Đại Lợi và Đức Giáo Hoàng phải có hành động mạnh nhất chống lại ông ta. Ông ta là một cái gai khổng lồ bên cạnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô nếu ông ta được phép ở lại”.
Những mạ lỵ chống lại Đức Hồng Y Pell là không thể chấp nhận được vì trên tất cả các bằng chứng sẵn có, Đức Hồng Y Pell là một trong số các giám mục Công Giáo đầu tiên trên thế giới đề cập mạnh mẽ đến vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em bởi các giáo sĩ. Ngay khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Melbourne vào tháng Bảy năm 1996, ba tháng sau, tức là tháng 10 năm 1996, ngài đã hình thành ngay cơ quan Melbourne Response để đối phó với tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em.
Trả lời phỏng vấn của các phương tiện truyền thông tại Úc, các Giám Mục Úc Châu đã bày tỏ sự ngỡ ngàng và thất vọng trước việc Peter Saunders gay gắt lên án Đức Hồng Y George Pell trong chương trình truyền hình tối Chúa Nhật 31 tháng 5 rằng Đức Hồng Y có một thái độ “gần như là bất lương” khi giải quyết các cáo buộc lạm dụng tính dục.
Peter Saunders, người chưa từng gặp Đức Hồng Y, sống ở một đất nước cách xa nước Úc hơn nửa vòng trái đất, không biết gì đến những thành tích chống lạm dụng tính dục của một vị Hồng Y được nhiều người Úc yêu mến đã tấn công Đức Hồng Y dưới chiêu bài là “cố vấn của Đức Giáo Hoàng”. Điều này đã mở đường cho truyền thông thế tục chà đạp Đức Hồng Y nói riêng và Giáo Hội Công Giáo tại Úc nói chung, cũng như gây hoang mang trong anh chị em giáo dân.
Ngày 3 tháng 6, các Giám Mục tại Úc đã đưa ra tuyên bố chung sau đây:
“Hôm thứ Hai Đức Tổng Giám Mục Denis Hart đã đưa ra một tuyên bố về Đức Hồng Y George Pell, là những điều sau đó ngài đã trả lời các cuộc phỏng vấn. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ những ý kiến này.
Chúng tôi biết rõ Đức Hồng Y Pell qua sự cộng tác chung với ngài trong nhiều năm qua dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Ngài là một người liêm chính dấn thân cho sự thật và luôn giúp đỡ người khác, nhất là những người dễ bị tổn thương hay những người đang phải vất vả vật lộn với cuộc sống. Phong cách của ngài có thể là mạnh mẽ, thẳng thắn, và bộc trực. Nhưng bên trong ngài có một trái tim vĩ đại dành cho người dân.
Đức Hồng Y Pell là một trong những vị giám mục đầu tiên trên thế giới đề ra và áp dụng một chương trình phản ứng toàn diện của Giáo Hội nhằm điều tra những cáo buộc về lạm dụng tình dục của các linh mục, và trợ giúp cho những nạn nhân với những bồi thường và tư vấn. Ngài đã đáp lại những lời chỉ trích cách thức ngài giải quyết các vấn đề này trong những năm qua, thẳng thắn thừa nhận những sai lầm, và xin lỗi về những điều đó.
Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ mạnh mẽ và bền bỉ của Đức Hồng Y cho các công việc quan trọng của Ủy ban Hoàng gia và thiện chí luôn sẵn sàng hỗ trợ Ủy ban Hoàng gia bất cứ khi nào ngài được yêu cầu.”
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Tổng Giám mục của Brisbane
Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe SDB, Tổng Giám Mục Perth
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher OP, Tổng Giám Mục Sydney
Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous, Tổng Giám mục của Hobart
Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse, Tổng Giám mục của Canberra-Goulburn
Đức Giám Mục Peter Comensoli, Giám Mục Broken Bay
Đức Giám Mục Terence Brady, Giám mục phụ tá của Sydney
Hôm 26 tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha đã quyết định thuyên chuyển Đức Cha Juan Barros từ Giám Mục giáo phận quân đội Chí Lợi về làm Giám Mục giáo phận Osorno.
Một số người đã lên tiếng chống lại việc bổ nhiệm này vì cho rằng cách đây 31 năm, lúc đó Đức Cha Juan Barros, trong tư cách là linh mục thư ký của tổng giáo phận Santiago de Chile, đã tìm cách bao che cho thầy mình là linh mục Fernando Karadima, một người đã gây ra những tai tiếng rất tai hại cho Giáo Hội tại Chí Lợi.
Cha Fernando Karadima đã từng là một gương mặt rất có thế giá trong Giáo Hội tại nước này. Ông đã giúp đào tạo khoảng 40 linh mục trong đó có 4 vị sau này là Giám Mục, trong đó có Đức Cha Juan Barros.
Tháng 2 năm 2011, Bộ giáo lý Đức Tin tuyên bố rằng những cuộc điều tra tại Chí Lợi cho thấy cha Karadima đã lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và truyền cho cha Karadima, lúc ấy đã 84 tuổi, phải lui vào sống ẩn dật, chấm dứt mọi thừa tác vụ công khai. Quyết định của Bộ giáo lý Đức Tin đã được đưa ra dù rằng trước đó tòa án đời đã hủy bỏ những cáo buộc chống lại cha Karadima xét vì những vụ lạm dụng đã xảy ra quá lâu và đương sự đã quá già.
Tai tiếng trong vụ cha Karadima gây ra những thiệt hại nặng nề cho Giáo Hội vì những cáo buộc cho rằng Đức Tổng Giám Mục Juan Francisco Fresno, Tổng Giám Mục Santiago de Chile, đã bao che cho những tội lỗi của cha Karadima trước những cáo buộc của anh chị em giáo dân từ năm 1984.
Đức Cha Juan Barros |
Bà Marie Collins |
Cha Ciro Benedettini, Phó giám đốc văn phòng báo chí Vatican, cho biết vào ngày thứ Hai 31 tháng 3 rằng trước khi Đức Thánh Cha tuyên bố việc thuyên chuyển Đức Cha Juan Barros từ Giám Mục giáo phận quân đội Chí Lợi về làm Giám Mục giáo phận Osorno, “Bộ Giám Mục đã xem xét cẩn thận việc đề cử vị giám mục này và không tìm thấy lý do khách quan nào chống lại với bổ nhiệm”
Hôm 24 tháng 10 vừa qua, trong khi Đức Thánh Cha đang thăm Hoa Kỳ, đài truyền hình Mega của Chí Lợi tung ra một đoạn video trong đó Đức Thánh Cha nói với các giáo sĩ Chí Lợi rằng các tín hữu tại Osorno không nên “bị ảnh hưởng bởi những lời cáo buộc vô căn cứ của những người cánh tả”.
Bà Marie Collins, một phụ nữ Ái Nhĩ Lan thuộc Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em nhận xét trên account Twitter của bà về diễn biến này như sau:
"Thật nản lòng và buồn vì điều này!". Trong một cái tweet khác, bà nói: "Thật là một sự lãng phí để sang Rôma về chuyện Barros, khi nhìn thấy các nạn nhân dũng cảm của Karadima bị phân loại kiểu này."
Trong một tuyên bố với báo chí, bà tỏ ra nghi ngờ thiện chí của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Bà nói: “Là một người từng bị lạm dụng, tôi rất kinh ngạc trước việc bổ nhiệm ở Chí Lợi vì nó có vẻ đi ngược lại chính những gì Đức Thánh Cha đã nói về việc không chấp nhận bất cứ ai giữ các vị trí đáng tin cậy trong Giáo Hội mà không có hồ sơ hoàn toàn 100 phần trăm bảo vệ trẻ em”.
Người ta kinh ngạc và lo lắng trước cách hành xử của nhiều thành viên trong Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em, là cơ quan không có thẩm quyền để điều tra hay đưa ra những phán quyết về các trường hợp cụ thể.
Nhiều thành viên trong Ủy ban tỏ ra đi quá xa. Đức Giáo Hoàng Phanxicô theo sự phân định và trên cơ sở các thông tin từ Bộ Giám Mục có thẩm quyền bổ nhiệm Giám Mục mà không cần bà Marie Collins phê chuẩn.
Trước đây không lâu Peter Saunders, cũng là một trong 17 thành viên của Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em, trong chương trình 60 Minutes tối Chúa Nhật 31 tháng Năm, Peter Saunders, một người chưa từng đến Úc, chưa từng gặp Đức Hồng Y George Pell, đã tấn công ngài rất nặng nề với những luận cứ rất mơ hồ và sai lầm.
Peter Saunders nói:
“Cá nhân tôi nghĩ rằng ông ta không giữ vững được vị trí của mình đâu, vì giờ đây ông ta có một lô những phủ nhận. Ông ta có cả lô những thứ như hạ nhục con người, hành động nhẫn tâm, lạnh lòng từ tâm – bất lương, tôi dám nói như vậy”.
Được giới thiệu như “cố vấn cho Đức Giáo Hoàng”, Peter Saunders không ngại đưa ra phán quyết:
“Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là ông ta phải bị loại sang một bên – là ông ta phải bị trả về Úc Đại Lợi và Đức Giáo Hoàng phải có hành động mạnh nhất chống lại ông ta. Ông ta là một cái gai khổng lồ bên cạnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô nếu ông ta được phép ở lại”.
Những mạ lỵ chống lại Đức Hồng Y Pell là không thể chấp nhận được vì trên tất cả các bằng chứng sẵn có, Đức Hồng Y Pell là một trong số các giám mục Công Giáo đầu tiên trên thế giới đề cập mạnh mẽ đến vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em bởi các giáo sĩ. Ngay khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Melbourne vào tháng Bảy năm 1996, ba tháng sau, tức là tháng 10 năm 1996, ngài đã hình thành ngay cơ quan Melbourne Response để đối phó với tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em.
Trả lời phỏng vấn của các phương tiện truyền thông tại Úc, các Giám Mục Úc Châu đã bày tỏ sự ngỡ ngàng và thất vọng trước việc Peter Saunders gay gắt lên án Đức Hồng Y George Pell trong chương trình truyền hình tối Chúa Nhật 31 tháng 5 rằng Đức Hồng Y có một thái độ “gần như là bất lương” khi giải quyết các cáo buộc lạm dụng tính dục.
Peter Saunders, người chưa từng gặp Đức Hồng Y, sống ở một đất nước cách xa nước Úc hơn nửa vòng trái đất, không biết gì đến những thành tích chống lạm dụng tính dục của một vị Hồng Y được nhiều người Úc yêu mến đã tấn công Đức Hồng Y dưới chiêu bài là “cố vấn của Đức Giáo Hoàng”. Điều này đã mở đường cho truyền thông thế tục chà đạp Đức Hồng Y nói riêng và Giáo Hội Công Giáo tại Úc nói chung, cũng như gây hoang mang trong anh chị em giáo dân.
Ngày 3 tháng 6, các Giám Mục tại Úc đã đưa ra tuyên bố chung sau đây:
“Hôm thứ Hai Đức Tổng Giám Mục Denis Hart đã đưa ra một tuyên bố về Đức Hồng Y George Pell, là những điều sau đó ngài đã trả lời các cuộc phỏng vấn. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ những ý kiến này.
Chúng tôi biết rõ Đức Hồng Y Pell qua sự cộng tác chung với ngài trong nhiều năm qua dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Ngài là một người liêm chính dấn thân cho sự thật và luôn giúp đỡ người khác, nhất là những người dễ bị tổn thương hay những người đang phải vất vả vật lộn với cuộc sống. Phong cách của ngài có thể là mạnh mẽ, thẳng thắn, và bộc trực. Nhưng bên trong ngài có một trái tim vĩ đại dành cho người dân.
Đức Hồng Y Pell là một trong những vị giám mục đầu tiên trên thế giới đề ra và áp dụng một chương trình phản ứng toàn diện của Giáo Hội nhằm điều tra những cáo buộc về lạm dụng tình dục của các linh mục, và trợ giúp cho những nạn nhân với những bồi thường và tư vấn. Ngài đã đáp lại những lời chỉ trích cách thức ngài giải quyết các vấn đề này trong những năm qua, thẳng thắn thừa nhận những sai lầm, và xin lỗi về những điều đó.
Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ mạnh mẽ và bền bỉ của Đức Hồng Y cho các công việc quan trọng của Ủy ban Hoàng gia và thiện chí luôn sẵn sàng hỗ trợ Ủy ban Hoàng gia bất cứ khi nào ngài được yêu cầu.”
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Tổng Giám mục của Brisbane
Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe SDB, Tổng Giám Mục Perth
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher OP, Tổng Giám Mục Sydney
Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous, Tổng Giám mục của Hobart
Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse, Tổng Giám mục của Canberra-Goulburn
Đức Giám Mục Peter Comensoli, Giám Mục Broken Bay
Đức Giám Mục Terence Brady, Giám mục phụ tá của Sydney
Hệ thống Bệnh Viện Chúa Ba Ngôi tại Hoa Kỳ đang bị kiện vì từ chối cung cấp dịch vụ phá thai.
Giuse Thẩm Nguyễn
20:46 06/10/2015
Hệ thống Bệnh Viện Chúa Ba Ngôi tại Hoa Kỳ đang bị kiện vì từ chối cung cấp dịch vụ phá thai.
Hệ Thống Bệnh Viện Chúa Ba Ngôi ( Trinity Health Corporation) là một trong những bệnh viện chăm sóc sức khỏe của Công Giáo lớn nhất nước Mỹ , đang nỗ lực nhằm bãi bỏ vụ kiện của một nhóm với cái tên là Quyền Tự Do Mỹ (American Civil Liberties Union = ACLU) ) về việc bệnh viện này từ chối cung cấp cho phụ nữ các dịch vụ phá thai tại các bệnh viện của họ .
“Vụ kiện này là một vụ kiện thiếu cơ sở pháp lý. Tóa Án Liên Bang đã có lần bãi bỏ vụ kiện tương tự như vụ này của nhóm ACLU và chúng ta đang nỗ lực để bãi bỏ vụ kiện này với những lý do tương tự. Giám Đốc ngoại vụ của bệnh viện là Eve Pidgeon đã tuyên bố như vậy.
Hệ Thống Bệnh Viện Trinity là một công ty có nhiều chi nhánh, trụ sở chính tại Livonia, vùng ngoại ô của Detroit, với trên 80 chi nhánh hoạt động khắp trên nước Mỹ.
Bệnh viện tuân thủ những chỉ dạy của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ về luân lý và việc thực hành y tế, trong đó bao gồm việc từ chối thực hiện phá thai và thắt ống dẫn trứng trong phạm vi bệnh viện.
Ngoài ra, bệnh viện Trinity luôn áp dụng chặt chẽ các chỉ thị của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) về những vấn đề chăm sóc y tế, từ việc chăm sóc cho những bệnh nhân với những chứng bệnh hiểm nghèo, chứng bệnh không hy vọng chữa khỏi cho đến việc ngừa thai.
Nhóm ACLU của Michigan đang kiện bệnh viện Trinity với những cáo buộc rằng những bà mẹ mang thai đã bị từ chối “ chăm sóc y tế khẩn cấp”, đặc biệt là phá thai khi họ cần đến sự chăm sóc của bệnh viện. Nhóm này cũng cáo buộc bệnh viện là đã nghe theo chỉ thị của đấng bản quyền Công Giáo mà không thực hiện việc thắt ống dẫn trứng cho phụ nữ mang thai.
Nhóm ACLU cho rằng bệnh viện đã vi phạm luật Điều Trị Y Tế Khẩn Cấp và Luật Lao Động (EMTALA). Theo nhóm này thì khi không thực hiện phá thai vì lý do tôn giáo là vi phạm Luật Liên Bang.
Tuy nhiên, một vụ kiện tương tự đã xảy ra trước đây đối với Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ vào năm 2013, khi ấy Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục, đã gọi vụ kiện là vụ kiện “vớ vẩn”, vụ kiện “vô căn cớ.” Ngài nói chỉ thị y tế của Hội Đồng Giám Mục là“sự chăm sóc với lòng tôn trọng và cảm thương cho cả những bà mẹ và những đức con, trong và sau khi mang thai.”
Vụ kiện này đã bị bác bỏ vào tháng Sáu bởi một Tòa Án Liêng Bang. Sau đó một tháng, nhóm ACLU đã làm đơn kháng cáo nhưng đã chẳng đi tới đâu.
Bệnh viện Trinity cũng bác bỏ cáo buộc hiện nay của nhóm ACLU, trong khi vẫn phát huy việc thực hành đạo đức y tế nhằm mang lại sức khỏe tốt nhất cho phụ nữ.
“Các chỉ thị về đạo đức và tôn giáo hoàn toàn phù hợp với việc chăm sóc sức khỏe với chất lượng cao, và các bác sĩ của chúng tôi tiếp tục cung cấp dịch vụ chăm sóc tuyệt vời cho mọi người chúng tôi phục vụ,” Giám đốc bệnh viện Pidgeon đã khẳng định như vậy khi đề cập đến những quy định của Hội Đồng Giám Mục.
“Chúng tôi tự hào rằng với trên 25,000 bác sĩ có giấy phép hành nghề làm việc trong hệ thống bệnh viện của chúng tôi và cùng chúng tôi cam kết phục vụ con người là chính,” và “chúng tôi luôn duy trì tiêu chuẩn phục vụ của chúng tôi.” Giám đốc Pidgeon nói tiếp.
Vụ kiện bệnh viện Trinity đã được thông báo vào ngày 1 tháng 10 tại một tòa án ở Detroit và bệnh viện đang phản bác để bãi bỏ vụ kiện.
Nhóm ACLU đã từ lâu chống đối lại các bệnh viện Công Giáo đang hoạt động theo giáo huấn của Giáo Hội. Nhóm này và những phe nhóm chống đối khác của một kế hoạch mang tên là MergerWatch 2013, đã cay cú than rằng sự phát triển của các bệnh viện Công Giáo là một “ sự xảy thai của y tế.”(miscarriage of medicine)
Nhóm ACLU trong kế hoạch chống đối các bệnh viện Công Giáo được sự tiếp tay đắc lực của hai nhà tài trợ giấu tên và các tổ chức thù địch như Arcus, Herb Bloc, Robert Sterling Clark, George Gund, William và Flora Hewlett, Jesie Smith Neyes,David ,Lucile Pakard & Scherman và bè lũ satan
(EWTN News/CAN/By Maggie Maslak)
Giuse Thẩm Nguyễn
Hệ Thống Bệnh Viện Chúa Ba Ngôi ( Trinity Health Corporation) là một trong những bệnh viện chăm sóc sức khỏe của Công Giáo lớn nhất nước Mỹ , đang nỗ lực nhằm bãi bỏ vụ kiện của một nhóm với cái tên là Quyền Tự Do Mỹ (American Civil Liberties Union = ACLU) ) về việc bệnh viện này từ chối cung cấp cho phụ nữ các dịch vụ phá thai tại các bệnh viện của họ .
“Vụ kiện này là một vụ kiện thiếu cơ sở pháp lý. Tóa Án Liên Bang đã có lần bãi bỏ vụ kiện tương tự như vụ này của nhóm ACLU và chúng ta đang nỗ lực để bãi bỏ vụ kiện này với những lý do tương tự. Giám Đốc ngoại vụ của bệnh viện là Eve Pidgeon đã tuyên bố như vậy.
Hệ Thống Bệnh Viện Trinity là một công ty có nhiều chi nhánh, trụ sở chính tại Livonia, vùng ngoại ô của Detroit, với trên 80 chi nhánh hoạt động khắp trên nước Mỹ.
Bệnh viện tuân thủ những chỉ dạy của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ về luân lý và việc thực hành y tế, trong đó bao gồm việc từ chối thực hiện phá thai và thắt ống dẫn trứng trong phạm vi bệnh viện.
Ngoài ra, bệnh viện Trinity luôn áp dụng chặt chẽ các chỉ thị của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) về những vấn đề chăm sóc y tế, từ việc chăm sóc cho những bệnh nhân với những chứng bệnh hiểm nghèo, chứng bệnh không hy vọng chữa khỏi cho đến việc ngừa thai.
Nhóm ACLU của Michigan đang kiện bệnh viện Trinity với những cáo buộc rằng những bà mẹ mang thai đã bị từ chối “ chăm sóc y tế khẩn cấp”, đặc biệt là phá thai khi họ cần đến sự chăm sóc của bệnh viện. Nhóm này cũng cáo buộc bệnh viện là đã nghe theo chỉ thị của đấng bản quyền Công Giáo mà không thực hiện việc thắt ống dẫn trứng cho phụ nữ mang thai.
Nhóm ACLU cho rằng bệnh viện đã vi phạm luật Điều Trị Y Tế Khẩn Cấp và Luật Lao Động (EMTALA). Theo nhóm này thì khi không thực hiện phá thai vì lý do tôn giáo là vi phạm Luật Liên Bang.
Tuy nhiên, một vụ kiện tương tự đã xảy ra trước đây đối với Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ vào năm 2013, khi ấy Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục, đã gọi vụ kiện là vụ kiện “vớ vẩn”, vụ kiện “vô căn cớ.” Ngài nói chỉ thị y tế của Hội Đồng Giám Mục là“sự chăm sóc với lòng tôn trọng và cảm thương cho cả những bà mẹ và những đức con, trong và sau khi mang thai.”
Vụ kiện này đã bị bác bỏ vào tháng Sáu bởi một Tòa Án Liêng Bang. Sau đó một tháng, nhóm ACLU đã làm đơn kháng cáo nhưng đã chẳng đi tới đâu.
Bệnh viện Trinity cũng bác bỏ cáo buộc hiện nay của nhóm ACLU, trong khi vẫn phát huy việc thực hành đạo đức y tế nhằm mang lại sức khỏe tốt nhất cho phụ nữ.
“Các chỉ thị về đạo đức và tôn giáo hoàn toàn phù hợp với việc chăm sóc sức khỏe với chất lượng cao, và các bác sĩ của chúng tôi tiếp tục cung cấp dịch vụ chăm sóc tuyệt vời cho mọi người chúng tôi phục vụ,” Giám đốc bệnh viện Pidgeon đã khẳng định như vậy khi đề cập đến những quy định của Hội Đồng Giám Mục.
“Chúng tôi tự hào rằng với trên 25,000 bác sĩ có giấy phép hành nghề làm việc trong hệ thống bệnh viện của chúng tôi và cùng chúng tôi cam kết phục vụ con người là chính,” và “chúng tôi luôn duy trì tiêu chuẩn phục vụ của chúng tôi.” Giám đốc Pidgeon nói tiếp.
Vụ kiện bệnh viện Trinity đã được thông báo vào ngày 1 tháng 10 tại một tòa án ở Detroit và bệnh viện đang phản bác để bãi bỏ vụ kiện.
Nhóm ACLU đã từ lâu chống đối lại các bệnh viện Công Giáo đang hoạt động theo giáo huấn của Giáo Hội. Nhóm này và những phe nhóm chống đối khác của một kế hoạch mang tên là MergerWatch 2013, đã cay cú than rằng sự phát triển của các bệnh viện Công Giáo là một “ sự xảy thai của y tế.”(miscarriage of medicine)
Nhóm ACLU trong kế hoạch chống đối các bệnh viện Công Giáo được sự tiếp tay đắc lực của hai nhà tài trợ giấu tên và các tổ chức thù địch như Arcus, Herb Bloc, Robert Sterling Clark, George Gund, William và Flora Hewlett, Jesie Smith Neyes,David ,Lucile Pakard & Scherman và bè lũ satan
(EWTN News/CAN/By Maggie Maslak)
Giuse Thẩm Nguyễn