Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống lòng biết ơn Thiên Chúa
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
09:28 06/10/2016
SỐNG LÒNG BIẾT ƠN Thiên Chúa
Chúa Nhật XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C
Noi gương hai “kẻ ngoại” trong phần Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật tuần này, Chúa Nhật XXVIII thường niên, chúng ta hãy sống và thực hành lòng biết ơn Thiên Chúa.
1. NỘI DUNG LỜI CHÚA.
“Kẻ ngoại” thứ nhất: Trích sách Các Vua quyển thứ II, kể chuyện tướng Naaman, người Aram, được tiên tri Êlisa, nhân danh Thiên Chúa chữa lành bệnh cùi. Naaman trở lại tạ ơn Chúa. Trước mặt vị tiên tri, Naaman cất cao lời tuyên xưng danh Chúa:
“Nay tôi biết rằng: trên khắp mặt đất, không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Israel”. Naaman thực hiện nghĩa cử hết sức ý nghĩa: Trong khi hạ mình trước mặt tiên tri Êlisa, ông xin ít đất để lập bàn thờ, thờ Thiên Chúa: “Xin cho phép tôi tớ ngài đây mang về một số đất vừa sức hai con lừa chở được, vì tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài Đức Chúa”.
“Kẻ ngoại” thứ hai: Tin Mừng cho biết, có mười người đến xin Chúa Giêsu chữa lành bệnh cùi. Chín người Dothái giáo, sau khi được lành, không bao giờ trở lại. Họ quên ơn. Chỉ một người Samari tạ ơn Thiên Chúa. Hành động của “kẻ ngoại” đáng ta phục: Anh “quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Chúa Giêsu mà tạ ơn”.
Thực tế có bao nhiêu kẻ “có đạo” sống vô ơn. Có khi kẻ đó chính là bản thân ta. Hãy học cách sống lòng biết ơn Thiên Chúa. Hãy “mắc cỡ” trước tấm gương biết ơn Thiên Chúa của những người ngoài Kitô giáo, những kẻ mà nhiều khi ta xúc phạm, gọi họ là “kẻ ngoại”.
Biết bao nhiêu người trong những “kẻ ngoại”, những kẻ bị ta xúc phạm, hơn ta nhiều về lòng tin, về tình mến dành cho Thiên Chúa. Hãy để tấm gương biết ơn Thiên Chúa của những anh em ngoài Kitô giáo dạy ta bài học SỐNG LÒNG BIẾT ƠN Thiên Chúa.
2. SỐNG LÒNG BIẾT ƠN Thiên Chúa.
Tôi từng đọc “Năm chiếc bánh và hai con cá” của Đức Hồng Y Phanxicô Saviê Nguyễn Văn Thuận. Xin ghi nhận tư tưởng của Đức Hồng Y để giúp sống lòng biết ơn Thiên Chúa. Nhờ biết ơn Chúa, ta chấp nhận để Chúa sử dụng mình, nhằm lợi ích cho danh Chúa, cho phần rỗi muôn người, cho chính phần rỗi của mình, như bánh và cá trong tay Chúa vậy:
- Chiếc bánh thứ nhất: Sống phút hiện tại. Sử dụng cách tối đa giây phút mà tôi đang có đây để làm được bất cứ điều gì cho sáng danh Chúa, cho tình yêu Hội Thánh, cho Nước Trời, tôi sẽ thực hành ngay, không chần chừ.
- Chiếc bánh thứ hai: Phân biệt giữa Chúa và việc của Chúa. Chúng ta hay bị cám dỗ lao vào công việc. Lắm lúc mất ăn, mất ngủ vì công việc. Đến khi phải chuyển công tác, ta lại cảm thấy thất vọng, muốn buông xuôi. Sự năng động ấy tốt, nhưng đó không phải chính Chúa. Thậm chí, nhiều lúc lao vào công ciệc, dễ làm ta kiêu ngạo.
Điều quan trọng là ta vâng Thánh ý Chúa. Ta tìm chính Chúa, khám phá Chúa trong mọi hoàn cảnh, mọi thái độ vâng phục của mình. Nếu cần lao vào việc, thì hãy tìm chính Chúa nơi sự miệt mài mà ta có với việc ấy. Chúa muốn ta tìm Chúa chứ không tìm việc của Chúa.
- Chiếc bánh thứ ba: Một bí quyết: Cầu nguyện. Hãy cầu nguyện. Hãy chuyện trò với Chúa để Chúa soi sáng, Chúa dạy dỗ từ trong nội tâm. Cầu nguyện sẽ mang lại niềm bình an vô song, bù đắp tất cả những gì thiếu thốn nơi con người mỏng dòn của ta.
- Chiếc bánh thứ tư: Sức mạnh duy nhất: Phép Thánh Thể. Sống và kết hợp với Thánh Thể Chúa phải là việc đạo đức hàng đầu, không bao giờ quên. Thánh Thể Chúa là sức mạnh huyền diệu giúp ta vững vàng trong mọi nguy biến. Thánh Thể Chúa tăng lực để ta đạp dưới chân mọi đá sỏi gai góc nhất. Thánh Thể là liều thuốc cực mạnh đưa ta đến bến bờ bình an.
- Chiếc bánh thứ năm: Yêu thương đến hiệp nhất. Chúc thư Chúa Giêsu. Như Chúa Giêsu yêu thương hết mọi người, ta yêu thương không phân biệt người ngay, kẻ gian. Như Chúa Giêsu tha thứ cho hết mọi người, ta tha thứ cho cả địch thù, cả kẻ sát hại ta. Như Chúa Giêsu cầu nguyện cho hết mọi người, ta cầu nguyện cho cả người không thiện cảm với mình. Như Chúa Giêsu hiến mình cho hết mọi người, ta không chối từ hy sinh, nếu hy sinh ấy cứu được linh hồn hay sự sống đồng loại quanh mình…
Tình yêu là sợi dây xiết chặt mọi trái tim con người. Tình yêu biến đổi thù hận thành bạn bè. Tình yêu mang lại tươi vui, bình an. Tình yêu làm cho cuộc đời đáng sống, đáng phục vụ.
- Con cá thứ nhất: mối tình đầu của tôi: Mẹ Maria vô nhiễm. Đức Mẹ từng hạnh phúc và đau khổ khi đồng hành cùng thánh ý Chúa suốt đời. Hạnh phúc, đau khổ đan xen suốt đời Đức Mẹ từ khi được chọn làm mẹ của Chúa, trải dài qua các mầu nhiệm Giáng Sinh, Ẩn Dật, Công Khai, Vượt Qua của Chúa, đến tận cùng cuộc đời dương thế của Đức Mẹ.
Đức Mẹ hiểu chúng ta. Trong vui – buồn – sướng – khổ của đời mình, hãy chạy đến cùng Đức Mẹ để được Đức Mẹ đồng hành, sớt chia, cùng hiến dâng và cùng chấp nhận.
- Con cá thứ hai: Tôi chọn Chúa. Chúa là giá trị độc nhất vô nhị của đời tôi. Chỉ có Chúa, chỉ vì Chúa mà tôi yêu; tôi hoạt động; tôi thao thức; tôi suy tư; tôi cảm thông; tôi vui; tôi làm việc; tôi tương quan với mọi người, với thiên nhiên, với muôn vật, với mọi cảnh huống…; tôi cầu nguyện cho tôi, cho con người, cho sự vật…; tôi học tập; tôi rao giảng; tôi truyền giáo… Chúa là khởi và đích của tôi, để trong tất cả, tôi ra đi từ Chúa và quay về với Chúa.
Với hình ảnh “năm chiếc bánh và hai con cá” trong trình thuật Tin Mừng của thánh Gioan (Ga 6,1-15), qua tấm gương và những gợi ý của Đức Hồng Y, chúng ta bước theo Chúa Giêsu, dâng chính đời mình trong tay Chúa. Xin Chúa làm cho chúng ta nên ích lợi như Chúa muốn, theo cách Chúa thực hiện trên “năm chiếc bánh và hai con cá”, là chính lòng biết ơn của ta.
Hãy đọc lại Thánh vịnh 32, hòa cùng mạc khải của Chúa, ta cảm tạ Chúa. Thời điểm năm Lòng thương xót, lời Thánh vịnh càng là động lực thúc đẩy ta thường xuyên tạ ơn Chúa.
Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa,
kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen.
Tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn cầm,
kính mừng Người, gảy muôn cung đàn sắt.
Nào dâng Chúa một khúc tân ca,
rập tiếng hoan hô, nhã nhạc vang lừng.
Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng,
mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin...
Lòng mỗi người, chính Chúa dựng nên,
việc họ làm, Chúa thông suốt cả…
Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa,
kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương,
hầu cứu họ khỏi tay thần chết
và nuôi sống trong buổi cơ hàn.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Chúa Nhật XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C
Noi gương hai “kẻ ngoại” trong phần Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật tuần này, Chúa Nhật XXVIII thường niên, chúng ta hãy sống và thực hành lòng biết ơn Thiên Chúa.
1. NỘI DUNG LỜI CHÚA.
“Kẻ ngoại” thứ nhất: Trích sách Các Vua quyển thứ II, kể chuyện tướng Naaman, người Aram, được tiên tri Êlisa, nhân danh Thiên Chúa chữa lành bệnh cùi. Naaman trở lại tạ ơn Chúa. Trước mặt vị tiên tri, Naaman cất cao lời tuyên xưng danh Chúa:
“Nay tôi biết rằng: trên khắp mặt đất, không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Israel”. Naaman thực hiện nghĩa cử hết sức ý nghĩa: Trong khi hạ mình trước mặt tiên tri Êlisa, ông xin ít đất để lập bàn thờ, thờ Thiên Chúa: “Xin cho phép tôi tớ ngài đây mang về một số đất vừa sức hai con lừa chở được, vì tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài Đức Chúa”.
“Kẻ ngoại” thứ hai: Tin Mừng cho biết, có mười người đến xin Chúa Giêsu chữa lành bệnh cùi. Chín người Dothái giáo, sau khi được lành, không bao giờ trở lại. Họ quên ơn. Chỉ một người Samari tạ ơn Thiên Chúa. Hành động của “kẻ ngoại” đáng ta phục: Anh “quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Chúa Giêsu mà tạ ơn”.
Thực tế có bao nhiêu kẻ “có đạo” sống vô ơn. Có khi kẻ đó chính là bản thân ta. Hãy học cách sống lòng biết ơn Thiên Chúa. Hãy “mắc cỡ” trước tấm gương biết ơn Thiên Chúa của những người ngoài Kitô giáo, những kẻ mà nhiều khi ta xúc phạm, gọi họ là “kẻ ngoại”.
Biết bao nhiêu người trong những “kẻ ngoại”, những kẻ bị ta xúc phạm, hơn ta nhiều về lòng tin, về tình mến dành cho Thiên Chúa. Hãy để tấm gương biết ơn Thiên Chúa của những anh em ngoài Kitô giáo dạy ta bài học SỐNG LÒNG BIẾT ƠN Thiên Chúa.
2. SỐNG LÒNG BIẾT ƠN Thiên Chúa.
Tôi từng đọc “Năm chiếc bánh và hai con cá” của Đức Hồng Y Phanxicô Saviê Nguyễn Văn Thuận. Xin ghi nhận tư tưởng của Đức Hồng Y để giúp sống lòng biết ơn Thiên Chúa. Nhờ biết ơn Chúa, ta chấp nhận để Chúa sử dụng mình, nhằm lợi ích cho danh Chúa, cho phần rỗi muôn người, cho chính phần rỗi của mình, như bánh và cá trong tay Chúa vậy:
- Chiếc bánh thứ nhất: Sống phút hiện tại. Sử dụng cách tối đa giây phút mà tôi đang có đây để làm được bất cứ điều gì cho sáng danh Chúa, cho tình yêu Hội Thánh, cho Nước Trời, tôi sẽ thực hành ngay, không chần chừ.
- Chiếc bánh thứ hai: Phân biệt giữa Chúa và việc của Chúa. Chúng ta hay bị cám dỗ lao vào công việc. Lắm lúc mất ăn, mất ngủ vì công việc. Đến khi phải chuyển công tác, ta lại cảm thấy thất vọng, muốn buông xuôi. Sự năng động ấy tốt, nhưng đó không phải chính Chúa. Thậm chí, nhiều lúc lao vào công ciệc, dễ làm ta kiêu ngạo.
Điều quan trọng là ta vâng Thánh ý Chúa. Ta tìm chính Chúa, khám phá Chúa trong mọi hoàn cảnh, mọi thái độ vâng phục của mình. Nếu cần lao vào việc, thì hãy tìm chính Chúa nơi sự miệt mài mà ta có với việc ấy. Chúa muốn ta tìm Chúa chứ không tìm việc của Chúa.
- Chiếc bánh thứ ba: Một bí quyết: Cầu nguyện. Hãy cầu nguyện. Hãy chuyện trò với Chúa để Chúa soi sáng, Chúa dạy dỗ từ trong nội tâm. Cầu nguyện sẽ mang lại niềm bình an vô song, bù đắp tất cả những gì thiếu thốn nơi con người mỏng dòn của ta.
- Chiếc bánh thứ tư: Sức mạnh duy nhất: Phép Thánh Thể. Sống và kết hợp với Thánh Thể Chúa phải là việc đạo đức hàng đầu, không bao giờ quên. Thánh Thể Chúa là sức mạnh huyền diệu giúp ta vững vàng trong mọi nguy biến. Thánh Thể Chúa tăng lực để ta đạp dưới chân mọi đá sỏi gai góc nhất. Thánh Thể là liều thuốc cực mạnh đưa ta đến bến bờ bình an.
- Chiếc bánh thứ năm: Yêu thương đến hiệp nhất. Chúc thư Chúa Giêsu. Như Chúa Giêsu yêu thương hết mọi người, ta yêu thương không phân biệt người ngay, kẻ gian. Như Chúa Giêsu tha thứ cho hết mọi người, ta tha thứ cho cả địch thù, cả kẻ sát hại ta. Như Chúa Giêsu cầu nguyện cho hết mọi người, ta cầu nguyện cho cả người không thiện cảm với mình. Như Chúa Giêsu hiến mình cho hết mọi người, ta không chối từ hy sinh, nếu hy sinh ấy cứu được linh hồn hay sự sống đồng loại quanh mình…
Tình yêu là sợi dây xiết chặt mọi trái tim con người. Tình yêu biến đổi thù hận thành bạn bè. Tình yêu mang lại tươi vui, bình an. Tình yêu làm cho cuộc đời đáng sống, đáng phục vụ.
- Con cá thứ nhất: mối tình đầu của tôi: Mẹ Maria vô nhiễm. Đức Mẹ từng hạnh phúc và đau khổ khi đồng hành cùng thánh ý Chúa suốt đời. Hạnh phúc, đau khổ đan xen suốt đời Đức Mẹ từ khi được chọn làm mẹ của Chúa, trải dài qua các mầu nhiệm Giáng Sinh, Ẩn Dật, Công Khai, Vượt Qua của Chúa, đến tận cùng cuộc đời dương thế của Đức Mẹ.
Đức Mẹ hiểu chúng ta. Trong vui – buồn – sướng – khổ của đời mình, hãy chạy đến cùng Đức Mẹ để được Đức Mẹ đồng hành, sớt chia, cùng hiến dâng và cùng chấp nhận.
- Con cá thứ hai: Tôi chọn Chúa. Chúa là giá trị độc nhất vô nhị của đời tôi. Chỉ có Chúa, chỉ vì Chúa mà tôi yêu; tôi hoạt động; tôi thao thức; tôi suy tư; tôi cảm thông; tôi vui; tôi làm việc; tôi tương quan với mọi người, với thiên nhiên, với muôn vật, với mọi cảnh huống…; tôi cầu nguyện cho tôi, cho con người, cho sự vật…; tôi học tập; tôi rao giảng; tôi truyền giáo… Chúa là khởi và đích của tôi, để trong tất cả, tôi ra đi từ Chúa và quay về với Chúa.
Với hình ảnh “năm chiếc bánh và hai con cá” trong trình thuật Tin Mừng của thánh Gioan (Ga 6,1-15), qua tấm gương và những gợi ý của Đức Hồng Y, chúng ta bước theo Chúa Giêsu, dâng chính đời mình trong tay Chúa. Xin Chúa làm cho chúng ta nên ích lợi như Chúa muốn, theo cách Chúa thực hiện trên “năm chiếc bánh và hai con cá”, là chính lòng biết ơn của ta.
Hãy đọc lại Thánh vịnh 32, hòa cùng mạc khải của Chúa, ta cảm tạ Chúa. Thời điểm năm Lòng thương xót, lời Thánh vịnh càng là động lực thúc đẩy ta thường xuyên tạ ơn Chúa.
Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa,
kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen.
Tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn cầm,
kính mừng Người, gảy muôn cung đàn sắt.
Nào dâng Chúa một khúc tân ca,
rập tiếng hoan hô, nhã nhạc vang lừng.
Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng,
mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin...
Lòng mỗi người, chính Chúa dựng nên,
việc họ làm, Chúa thông suốt cả…
Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa,
kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương,
hầu cứu họ khỏi tay thần chết
và nuôi sống trong buổi cơ hàn.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:37 06/10/2016
40. BÍ QUYẾT TRƯỜNG THỌ.
Bồ Chuyên Chính sau khi đến Hàng châu, thì có một phương sĩ (người ở địa phương) biết coi thiên văn và biết phân biệt sự khác nhau của âm dương, muốn được ông ta tiếp kiến.
Người phương sĩ này đã chín mươi tuổi nhưng không có chút gì là già cả, Bồ Chuyên Chính liền mời ông ta dạy cho mình cách sống lâu trường thọ.
Phương sĩ nói:
- “Tôi cũng không có bí quyết sống lâu gì cả , ăn uống vẫn bình thường không kiêng kỵ món nào, chỉ là không gần nữ sắc mà thôi.”
Bồ Chuyên Chính cúi đầu trầm tư, một lúc sau mới nói:
- “Người như ngài vậy thì quả là sống ngàn tuổi, nhưng lại có ích gì chứ ?”
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)
Suy tư 40:
Con người ta ai cũng thích sống lâu, có người thích sống lâu để hưởng thụ những thành quả do mình làm lụng; có người thích sống lâu để được nhìn thấy con đàn cháu đống; có người thích sống lâu để tiếp tục làm nốt công việc đang dở dang của mình...
Tôi thấy có người đã chín mươi mấy tuổi rồi mà vẫn còn khoẻ mạnh rất hiểu tâm lý người trẻ, nên được rất nhiều người kính nể và thương mến; tôi cũng thấy có người mới hơn sáu mươi mà tính nết đã thay đổi, đòi hỏi con cháu phải cung phụng mình như hồi còn làm ông này bà nọ, mà không thấy con cháu đang ngày càng nghèo lên vì đòi hỏi của họ...
Sống lâu là một ơn lành của Thiên Chúa ban cho, chúng ta nên cám ơn Ngài vì những ân huệ này.
Có rất nhiều người lấy làm tiếc vì không được sống lâu để làm tiếp những công việc của mình, như thế sống lâu đối với họ thật có ý nghĩa, nhưng sống lâu mà không làm gì có lợi cho anh chị em, cho bản thân, thì sống lâu cũng chẳng có ích lợi gì. Có người ví con người chúng ta khi về già thì “tệ” hơn con chó con trâu, vì con chó con trâu người ta có thể làm thịt để ăn nhậu, chứ con người thì chỉ tổ làm phiền người khác khi về già. Quan niệm như trên thì quả là coi thường giá trị của con người, coi thường giá máu cứu chuộc của Đức Chúa Giê-su trên thập giá, những người này họ quên mất mình là ai, là súc vật hay là thiên thần ? Sống lâu là một ân huệ Chúa ban, có cha mẹ sống lâu là một hồng phúc cho con cháu, vì con cháu có dịp đền ơn trả hiếu cho cha mẹ.
Xin chúc mừng những người có cha mẹ trường thọ, vì chính họ đang được đền đáp công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà người khác không có.
Đó cũng chính là bí quyết để sống trường sinh với Thiên Chúa vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Bồ Chuyên Chính sau khi đến Hàng châu, thì có một phương sĩ (người ở địa phương) biết coi thiên văn và biết phân biệt sự khác nhau của âm dương, muốn được ông ta tiếp kiến.
Người phương sĩ này đã chín mươi tuổi nhưng không có chút gì là già cả, Bồ Chuyên Chính liền mời ông ta dạy cho mình cách sống lâu trường thọ.
Phương sĩ nói:
- “Tôi cũng không có bí quyết sống lâu gì cả , ăn uống vẫn bình thường không kiêng kỵ món nào, chỉ là không gần nữ sắc mà thôi.”
Bồ Chuyên Chính cúi đầu trầm tư, một lúc sau mới nói:
- “Người như ngài vậy thì quả là sống ngàn tuổi, nhưng lại có ích gì chứ ?”
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)
Suy tư 40:
Con người ta ai cũng thích sống lâu, có người thích sống lâu để hưởng thụ những thành quả do mình làm lụng; có người thích sống lâu để được nhìn thấy con đàn cháu đống; có người thích sống lâu để tiếp tục làm nốt công việc đang dở dang của mình...
Tôi thấy có người đã chín mươi mấy tuổi rồi mà vẫn còn khoẻ mạnh rất hiểu tâm lý người trẻ, nên được rất nhiều người kính nể và thương mến; tôi cũng thấy có người mới hơn sáu mươi mà tính nết đã thay đổi, đòi hỏi con cháu phải cung phụng mình như hồi còn làm ông này bà nọ, mà không thấy con cháu đang ngày càng nghèo lên vì đòi hỏi của họ...
Sống lâu là một ơn lành của Thiên Chúa ban cho, chúng ta nên cám ơn Ngài vì những ân huệ này.
Có rất nhiều người lấy làm tiếc vì không được sống lâu để làm tiếp những công việc của mình, như thế sống lâu đối với họ thật có ý nghĩa, nhưng sống lâu mà không làm gì có lợi cho anh chị em, cho bản thân, thì sống lâu cũng chẳng có ích lợi gì. Có người ví con người chúng ta khi về già thì “tệ” hơn con chó con trâu, vì con chó con trâu người ta có thể làm thịt để ăn nhậu, chứ con người thì chỉ tổ làm phiền người khác khi về già. Quan niệm như trên thì quả là coi thường giá trị của con người, coi thường giá máu cứu chuộc của Đức Chúa Giê-su trên thập giá, những người này họ quên mất mình là ai, là súc vật hay là thiên thần ? Sống lâu là một ân huệ Chúa ban, có cha mẹ sống lâu là một hồng phúc cho con cháu, vì con cháu có dịp đền ơn trả hiếu cho cha mẹ.
Xin chúc mừng những người có cha mẹ trường thọ, vì chính họ đang được đền đáp công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà người khác không có.
Đó cũng chính là bí quyết để sống trường sinh với Thiên Chúa vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:39 06/10/2016
25. Trong bí tích Thánh Thể thần ân được ban rất nhiều, linh hồn mất sức mạnh có thể bù đắp. Nhưng khi phạm tội thì mất tất cả vẻ đẹp có thể hồi phục.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Ý thức chúa hiện diện
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
20:33 06/10/2016
Ý THỨC CHÚA HIỆN DIỆN
Chúa Nhật XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C
1. NIỀM VUI TẠ ƠN.
Kinh tiền tụng chung thứ IV có một lời cầu nguyện rất hay: “Chúa không cần chúng con ca tụng, nhưng việc chúng con cảm tạ Chúa lại là một hồng ân Chúa ban, vì những lời chúng con ca tụng chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ”.
Chúa đâu có thiếu thôn gì. Chúa là Đấng giàu có. Sự giàu có tuyệt đối, giàu có đúng nghĩa. Tất cả mọi sự tốt lành, tất cả mọi ân ban, mọi lợi ích của thụ tạo dù vật chất hay tinh thần, đều xuất phát từ Chúa. Chúa là nguồn gốc và cùng đích của toàn bộ tạo thành.
Do vậy, tạ ơn Chúa đâu phải là để bù đắp cho Chúa điều gì, nhưng là chính chúng ta được. Ta được cứu độ ngay chính lúc mình tạ ơn. Ta đạt niềm vui trọn vẹn, ngay chính việc tạ ơn mà mình dâng lên Chúa. Ta càng thắt chặt với Chúa hơn ngay trong niềm vui tạ ơn ấy.
Chúng ta đã nhận lãnh tình yêu của Chúa cả khi bản thân còn quên hay chưa tạ ơn Chúa. Chúa trao ban tất cả. Chúa đâu chờ đợi lòng biết ơn. Và niềm vui tạ ơn, ngoài ơn cứu độ của Chúa, còn mang lại cho ta cuộc sống bình an, tự tin, hạnh phúc… ngay ở cõi đời này.
Niềm vui tạ ơn, niềm vui cảm nhận phúc lành của Chúa là điều mà tướng Naaman, người Syria đã đạt được. Ông bị phong cùi và được chữa lành. Ông trở lại tạ ơn Chúa. Ông xin một ít đất ở Israel - miền đất Chúa chúc lành, miền đất mà từ ngàn xưa Chúa hứa ban cho Israe, và nay Israel đã tận hưởng - về lập bàn thờ, để trên bàn thờ, nói lên lòng biết ơn Chúa.
Đó cũng là niềm vui tạ ơn mà người Samari, một trong mười người được Chúa chữa lành bệnh cùi, quay trở lại lớn tiếng chúc tụng, tạ ơn Chúa. Anh quỳ xuống dưới chân Chúa mà thờ lạy Chúa. Lòng biết ơn của anh được Chúa chấp nhận, xác nhận và khen ngợi: “Đứng dậy về đi!Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”.
Phần chúng ta, hãy để niềm vui tạ ơn mà những nhân vật Thánh Kinh thể hiện tràn về trong cõi tâm hồn chúng ta. Hãy sống đức tin, hãy sống lòng biết ơn Chúa bằng ý thức luôn luôn, ý thức không ngơi nghỉ: CHÚA LUÔN HIỆN DIỆN.
2. Ý THỨC CHÚA HIỆN DIỆN.
“Ta đã dẫn các ngươi bốn mươi năm trong sa mạc, mà áo các ngươi mặc đã không rách, dép chân các ngươi đi đã không mòn. Của ăn các ngươi không phải là bánh, thức uống các ngươi không phải là rượu và đồ uống có men, để các ngươi biết rằng Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Đnl 29, 4-5).
“Hãy nghe tiếng Ta thì Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi, các ngươi sẽ là dân của Ta. Hãy bước theo mọi đường lối Ta truyền dạy, để các ngươi được hạnh phúc” (Gr 7, 23).
“Từ ngày cha ông chúng ra khỏi đất Aicập tới nay, ngày này qua ngày khác, Ta không ngừng sai tất cả các tôi tớ của Ta là các ngôn sứ đến với chúng” (Gr 7, 25).
“Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giã, là dâng thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1Pr 3, 9).
“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và âm phủ” (Kh 1, 17-18).
Những lời đầy yêu thương, an ủi như thế, chúng ta vô cùng dễ dàng tìm thấy trong cả cuốn Thánh Kinh, bất kể Cựu hay Tân Ước.
Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã là Thiên Chúa thích hiện diện. Người ở cùng chúng ta. Người kêu gọi chúng ta. Người tuyển chọn chúng ta. Người sống trong chúng ta. Người dắt dìu chúng ta. Người che chở chúng ta. Người thánh hiến chúng ta cho Người. Người không ngừng cứu độ chúng ta…
Không thể kể hết mọi điều Thiên Chúa, vì lòng xót thương, luôn ham thích hiện diện và giáng mọi ơn, trao mọi tặng phẩm trên cuộc đời mỗi con người.
Suy niệm và cảm nhận Lời Thiên Chúa, để ngày qua ngày, chúng ta sống mầu nhiệm tình yêu của Chúa bằng cách ý thức luôn, Chúa đang hiện diện.
Nơi chúng ta, dù bất kỳ tình trạng nào: phức tạp nhất, kịch tính nhất, hay thoải mái nhất, vui tươi nhất, Chúa luôn có đó, luôn ân cần, luôn từ tâm, luôn thông chia, luôn đôn hậu, luôn là “khiên che thuẫn đỡ” (Tv 91, 4).
Thấy Chúa luôn hiện diện để trong thương đau sẽ không ngã lòng; trong vui tươi không quên nhiệm vụ; trong từng ngày lặng lẽ trôi sẽ thấy niềm vui phục vụ; trong sự bị hiểu lầm, luôn trọn niềm tín thác; trong khi bị chống đối, sẽ nhận ra khuôn mặt dịu dàng của Chúa; trong cám dỗ sẽ chống trả vững vàng; trong sự bị đốn ngã do tội, sẽ mạnh mẽ đứng lên; trong mọi cái nhìn sẽ là những cái nhìn thánh thiện; trong mọi bận bịu sẽ tận hưởng niềm vui dâng hiến; trong lúc giải lao sẽ nhận ra ơn Chúa phủ đầy; trong giờ cầu nguyện sẽ thêm yêu mến; trong giờ làm việc sẽ thêm hăng say; trong nỗi đơn côi sẽ nhận ra Chúa đồng hành; trong bệnh tật sẽ thấy Chúa là sức sống; trong những thổn thức giữa những bi – hài của cuộc đời sẽ cảm nhận tình yêu quan phòng của Chúa…
Cảm nhận Chúa hiện diện là phương thế tốt để sống lòng biết ơn Chúa. Ý thức Chúa luôn hiện diện là cách khám phá không ngừng lòng thương xót Chúa dành cho chúng ta lớn không thể nói hết.
Hãy ý thức Chúa luôn hiện diện. Hãy sống niềm vui Chúa hiện diện. Nhờ đó, cuộc đời ta, từng giây, từng phút, sẽ chạm đến lòng Chúa, sẽ tận hưởng tình yêu của Chúa, sẽ sở hữu lòng thương xót vô biên của Chúa, sẽ hòa nhập nơi trái tim giàu nhân nghĩa của Chúa, nhờ đó, ta được Chúa thay đổi số phận của ta.
Hãy ý thức Chúa luôn hiện diện để cảm tạ Chúa không ngừng, để càng ngày càng tiến tới ơn cứu độ Chúa ban cách chắc chăn hơn, hiệu quả hơn. Vì được cảm tạ Chúa là hồng ân. Nhờ cảm tạ Chúa, mà chính sự cảm tạ mang ơn cứu độ cho ta (x. Tiền tụng chung IV).
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Chúa Nhật XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C
1. NIỀM VUI TẠ ƠN.
Kinh tiền tụng chung thứ IV có một lời cầu nguyện rất hay: “Chúa không cần chúng con ca tụng, nhưng việc chúng con cảm tạ Chúa lại là một hồng ân Chúa ban, vì những lời chúng con ca tụng chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ”.
Chúa đâu có thiếu thôn gì. Chúa là Đấng giàu có. Sự giàu có tuyệt đối, giàu có đúng nghĩa. Tất cả mọi sự tốt lành, tất cả mọi ân ban, mọi lợi ích của thụ tạo dù vật chất hay tinh thần, đều xuất phát từ Chúa. Chúa là nguồn gốc và cùng đích của toàn bộ tạo thành.
Do vậy, tạ ơn Chúa đâu phải là để bù đắp cho Chúa điều gì, nhưng là chính chúng ta được. Ta được cứu độ ngay chính lúc mình tạ ơn. Ta đạt niềm vui trọn vẹn, ngay chính việc tạ ơn mà mình dâng lên Chúa. Ta càng thắt chặt với Chúa hơn ngay trong niềm vui tạ ơn ấy.
Chúng ta đã nhận lãnh tình yêu của Chúa cả khi bản thân còn quên hay chưa tạ ơn Chúa. Chúa trao ban tất cả. Chúa đâu chờ đợi lòng biết ơn. Và niềm vui tạ ơn, ngoài ơn cứu độ của Chúa, còn mang lại cho ta cuộc sống bình an, tự tin, hạnh phúc… ngay ở cõi đời này.
Niềm vui tạ ơn, niềm vui cảm nhận phúc lành của Chúa là điều mà tướng Naaman, người Syria đã đạt được. Ông bị phong cùi và được chữa lành. Ông trở lại tạ ơn Chúa. Ông xin một ít đất ở Israel - miền đất Chúa chúc lành, miền đất mà từ ngàn xưa Chúa hứa ban cho Israe, và nay Israel đã tận hưởng - về lập bàn thờ, để trên bàn thờ, nói lên lòng biết ơn Chúa.
Đó cũng là niềm vui tạ ơn mà người Samari, một trong mười người được Chúa chữa lành bệnh cùi, quay trở lại lớn tiếng chúc tụng, tạ ơn Chúa. Anh quỳ xuống dưới chân Chúa mà thờ lạy Chúa. Lòng biết ơn của anh được Chúa chấp nhận, xác nhận và khen ngợi: “Đứng dậy về đi!Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”.
Phần chúng ta, hãy để niềm vui tạ ơn mà những nhân vật Thánh Kinh thể hiện tràn về trong cõi tâm hồn chúng ta. Hãy sống đức tin, hãy sống lòng biết ơn Chúa bằng ý thức luôn luôn, ý thức không ngơi nghỉ: CHÚA LUÔN HIỆN DIỆN.
2. Ý THỨC CHÚA HIỆN DIỆN.
“Ta đã dẫn các ngươi bốn mươi năm trong sa mạc, mà áo các ngươi mặc đã không rách, dép chân các ngươi đi đã không mòn. Của ăn các ngươi không phải là bánh, thức uống các ngươi không phải là rượu và đồ uống có men, để các ngươi biết rằng Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Đnl 29, 4-5).
“Hãy nghe tiếng Ta thì Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi, các ngươi sẽ là dân của Ta. Hãy bước theo mọi đường lối Ta truyền dạy, để các ngươi được hạnh phúc” (Gr 7, 23).
“Từ ngày cha ông chúng ra khỏi đất Aicập tới nay, ngày này qua ngày khác, Ta không ngừng sai tất cả các tôi tớ của Ta là các ngôn sứ đến với chúng” (Gr 7, 25).
“Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giã, là dâng thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1Pr 3, 9).
“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và âm phủ” (Kh 1, 17-18).
Những lời đầy yêu thương, an ủi như thế, chúng ta vô cùng dễ dàng tìm thấy trong cả cuốn Thánh Kinh, bất kể Cựu hay Tân Ước.
Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã là Thiên Chúa thích hiện diện. Người ở cùng chúng ta. Người kêu gọi chúng ta. Người tuyển chọn chúng ta. Người sống trong chúng ta. Người dắt dìu chúng ta. Người che chở chúng ta. Người thánh hiến chúng ta cho Người. Người không ngừng cứu độ chúng ta…
Không thể kể hết mọi điều Thiên Chúa, vì lòng xót thương, luôn ham thích hiện diện và giáng mọi ơn, trao mọi tặng phẩm trên cuộc đời mỗi con người.
Suy niệm và cảm nhận Lời Thiên Chúa, để ngày qua ngày, chúng ta sống mầu nhiệm tình yêu của Chúa bằng cách ý thức luôn, Chúa đang hiện diện.
Nơi chúng ta, dù bất kỳ tình trạng nào: phức tạp nhất, kịch tính nhất, hay thoải mái nhất, vui tươi nhất, Chúa luôn có đó, luôn ân cần, luôn từ tâm, luôn thông chia, luôn đôn hậu, luôn là “khiên che thuẫn đỡ” (Tv 91, 4).
Thấy Chúa luôn hiện diện để trong thương đau sẽ không ngã lòng; trong vui tươi không quên nhiệm vụ; trong từng ngày lặng lẽ trôi sẽ thấy niềm vui phục vụ; trong sự bị hiểu lầm, luôn trọn niềm tín thác; trong khi bị chống đối, sẽ nhận ra khuôn mặt dịu dàng của Chúa; trong cám dỗ sẽ chống trả vững vàng; trong sự bị đốn ngã do tội, sẽ mạnh mẽ đứng lên; trong mọi cái nhìn sẽ là những cái nhìn thánh thiện; trong mọi bận bịu sẽ tận hưởng niềm vui dâng hiến; trong lúc giải lao sẽ nhận ra ơn Chúa phủ đầy; trong giờ cầu nguyện sẽ thêm yêu mến; trong giờ làm việc sẽ thêm hăng say; trong nỗi đơn côi sẽ nhận ra Chúa đồng hành; trong bệnh tật sẽ thấy Chúa là sức sống; trong những thổn thức giữa những bi – hài của cuộc đời sẽ cảm nhận tình yêu quan phòng của Chúa…
Cảm nhận Chúa hiện diện là phương thế tốt để sống lòng biết ơn Chúa. Ý thức Chúa luôn hiện diện là cách khám phá không ngừng lòng thương xót Chúa dành cho chúng ta lớn không thể nói hết.
Hãy ý thức Chúa luôn hiện diện. Hãy sống niềm vui Chúa hiện diện. Nhờ đó, cuộc đời ta, từng giây, từng phút, sẽ chạm đến lòng Chúa, sẽ tận hưởng tình yêu của Chúa, sẽ sở hữu lòng thương xót vô biên của Chúa, sẽ hòa nhập nơi trái tim giàu nhân nghĩa của Chúa, nhờ đó, ta được Chúa thay đổi số phận của ta.
Hãy ý thức Chúa luôn hiện diện để cảm tạ Chúa không ngừng, để càng ngày càng tiến tới ơn cứu độ Chúa ban cách chắc chăn hơn, hiệu quả hơn. Vì được cảm tạ Chúa là hồng ân. Nhờ cảm tạ Chúa, mà chính sự cảm tạ mang ơn cứu độ cho ta (x. Tiền tụng chung IV).
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên bố chung Công Giáo và Anh Giáo về Hợp Nhất
Vũ Văn An
10:05 06/10/2016
Như qúy độc giả đã biết, ngày 5 tháng Mười vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Tiến Sĩ Justin Welby, Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo, đã cùng chủ tọa buổi kinh chiều và ký một tuyên bố chung khẳng định cam kết quyết tâm thực hiện tiến bộ đại kết.
Tại buổi kinh chiều này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi mọi giám mục, cả Công Giao lẫn Anh Giáo, “thành dụng cụ của hiệp thông, mọi lúc và mọi nơi”.
Ngài nhấn mạnh: “chúng tôi nhìn nhận mình là anh em thuộc các truyền thống khác nhau, nhưng được thúc đẩy bởi cùng một Tin Mừng để đảm nhiệm cùng một sứ vụ trong thế giới”.
Về phần Tiến Sĩ Welby, trong các nhận định của mình, đã cảnh giác chống lại các tranh chấp giữa các giám mục, những cuộc tranh chấp được ngài ví như “cuộc giác đấu trong đó, người thua không được tỏ một chút thương xót nào”.
Trong buổi cầu nguyện này, hai vị đã ký một bản tuyên bố chung, quả quyết rằng: “Các người Công Giáo và Anh Giáo thừa nhận rằng chúng tôi là những người thừa kế kho tàng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô và ơn gọi chia sẻ kho tàng này với toàn thế giới”.
Tuyên bố chung nhìn nhận các “trở ngại nghiêm trọng” đối với sự hợp nhất giữa người Công Giáo và người Anh Giáo, nổi bật nhất là quyết định của Anh Giáo phong chức cho phụ nữ làm linh mục và giám mục. Tuy nhiên, trích dẫn điển hình được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Tổng Giám Mục Michael Ramsey của Canterbury nêu cao khi khởi đầu cuộc đối thoại đại kết năm 1996, các ngài đoan hứa sẽ tiếp tục cuộc đối thoại “một cách trung thành với lời kinh của Chúa từng cầu xin cho các môn đệ Người được nên một”.
Buổi kinh chiều đại kết được tổ chức tại nhà thờ Thánh Grêgôriô Cả, vị thánh giáo hoàng đã phái Thánh Augustinô thành Canterbury qua Anh rao giảng Tin Mừng.
Và sau đây là nguyên văn Bản Tuyên Bố Chung:
Năm mươi năm trước đây, các vị tiền nhiệm của chúng tôi, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Tổng Giám Mục Michael Ramsey đã gặp nhau tại thành phố này, thành phố đã được thánh hóa bằng thừa tác vụ và máu của các Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Sau đó, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với Đức Tổng Giám Mục Robert Runcie, và sau đó với Đức Tổng Giám Mục George Carey, và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI với Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams, đã cầu nguyện với nhau ở đây trong Nhà Thờ Thánh Grêgôriô trên đồi Chêliô này, nơi Đức Giáo Hoàng Grêgôriô đã gửi Thánh Augustinô đi giảng Tin Mừng cho người Anglo-Saxon. Trong cuộc hành hương viếng mộ các tông đồ và tổ tiên thánh thiện này, người Công Giáo và Anh giáo nhận ra rằng chúng tôi là những người thừa kế kho tàng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô và ơn gọi chia sẻ kho tàng này cho cả thế giới. Chúng tôi đã nhận được Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô qua đời sống thánh thiện của những người nam nữ biết rao giảng Tin Mừng bằng lời nói và việc làm và chúng tôi đã được ủy nhiệm và được lên sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để làm chứng cho Chúa Kitô "cho đến tận cùng trái đất" (Cv 1: 8). Chúng tôi hợp nhất trong xác tín này: ngày nay, "tận cùng trái đất" không phải chỉ là một thuật ngữ địa lý, nhưng là một lời hiệu triệu mang sứ điệp cứu độ của Tin Mừng đặc biệt đến những người sống bên lề và những vùng ngoại vi của các xã hội chúng tôi.
Trong cuộc gặp lịch sử của các ngài vào năm 1966, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Tổng Giám Mục Ramsey đã thiết lập ra Ủy ban Quốc tế Anh Giáo và Công Giáo Rôma để theo đuổi một cuộc đối thoại thần học nghiêm túc, một cuộc đối thoại "vì được xây dựng trên các Tin Mừng và trên các truyền thống chung cổ xưa, nên có thể dẫn đến sự hợp nhất trong sự thật, mà Chúa Kitô đã cầu nguyện cho". Năm mươi năm sau, chúng tôi tạ ơn vì những thành tựu của Ủy ban Quốc tế Anh Giáo và Công Giáo Rôma; Ủy Ban đã xem xét, về phương diện lịch sử, các học thuyết gây chia rẽ, theo viễn cảnh tươi mới biết tôn trọng và thương yêu lẫn nhau. Ngày nay, chúng tôi cảm tạ đặc biệt vì các văn kiện của ARCIC II, là các văn kiện sẽ được chúng tôi thẩm định, và chúng tôi chờ đợi kết các khám phá của ARCIC III khi nó khảo sát bối cảnh mới và các thách thức mới đối với sự hợp nhất của chúng tôi.
Năm mươi năm trước đây, các vị tiền nhiệm của chúng tôi đã nhìn nhận "các trở ngại nghiêm trọng" vốn án ngữ việc phục hồi đức tin và đời sống bí tích hoàn toàn giữa chúng tôi. Tuy nhiên, các ngài đã không hề nao núng lên đường, dù không biết phải tiến những bước tiến nào trên con đường này, nhưng luôn trung thành với lời cầu nguyện của Chúa xin cho các môn đệ được nên một. Nhiều tiến bộ đã đạt được liên quan đến nhiều lĩnh vực từng khiến chúng tôi xa cách nhau. Ấy thế nhưng, các hoàn cảnh mới đã đem tới các bất đồng mới giữa chúng tôi, đặc biệt là liên quan đến việc truyền chức cho phụ nữ và nhiều vấn đề gần đây hơn liên quan đến tính dục con người. Đằng sau các khác biệt này là vấn đề lâu năm về việc phải thể hiện quyền bính ra sao trong cộng đồng Kitô Giáo. Ngày nay, đó là một số quan ngại đang tạo trở ngại nghiêm trọng cho sự hợp nhất hoàn toàn của chúng tôi. Giống như các vị tiền nhiệm của chúng tôi, dù chính chúng tôi chưa tìm được giải pháp cho các trở ngại trước mắt chúng tôi, nhưng chúng tôi không nao núng. Trong sự tín thác và hân hoan của chúng tôi trong Chúa Thánh Thần, chúng tôi tự tin rằng đối thoại và tương tác với nhau sẽ làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của chúng tôi và giúp chúng tôi biện phân được tâm trí của Chúa Kitô đối với Giáo Hội của Người. Chúng tôi tín thác vào ân sủng và sự quan phòng của Thiên Chúa, vì biết rằng Chúa Thánh Thần sẽ mở ra nhiều cánh cửa mới và dẫn chúng tôi vào mọi sự thật (xem Ga 16: 13).
Những khác biệt trên mà chúng tôi vừa nêu ra không thể ngăn cản chúng tôi nhận ra nhau như anh chị em trong Chúa Kitô do phép rửa chung của chúng tôi. Chúng không bao giờ nên giữ chúng tôi lại, không cho chúng tôi khám phá và vui mừng trong đức tin Kitô giáo sâu sắc và sự thánh thiện mà chúng tôi tìm thấy trong các truyền thống của nhau. Những khác biệt này không được dẫn đến việc suy giảm các nỗ lực đại kết của chúng tôi. Lời cầu nguyện của Chúa Kitô tại Bữa tiệc cuối cùng xin cho tất cả có thể nên một (x Jn 17: 20-23) là một mệnh lệnh đối với các môn đệ của Người ngày hôm nay cũng như nó đã là một mệnh lệnh vào thời điểm Người sắp phải chịu khổ nạn, chịu chết và được phục sinh, và sau đó, hạ sinh ra Giáo Hội. Các khác biệt của chúng tôi cũng không nên án ngữ việc cầu nguyện chung của chúng tôi: không những chúng tôi có thể cầu nguyện với nhau, mà chúng tôi còn phải cầu nguyện với nhau, lên tiếng cho đức tin và niềm vui chung của chúng tôi vào Tin Mừng của Chúa Kitô, vào các Kinh Tin Kính xưa, và vào sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, một sức mạnh trở nên hiện diện trong Chúa Thánh Thần, để vượt qua mọi tội lỗi và phân chia. Và như thế, cùng với các vị tiền nhiệm của chúng tôi, chúng tôi kêu gọi các giáo sĩ và tín hữu đừng sao lãng hay đánh giá thấp sự hiệp thông chắc chắn tuy chưa hoàn hảo mà chúng ta đã đang chia sẻ.
Rộng hơn và sâu sắc hơn các khác biệt của chúng tôi là niềm tin mà chúng tôi đang chia sẻ và niềm vui chung của chúng tôi trong Tin Mừng. Chúa Kitô đã cầu nguyện để các môn đệ của Người có thể tất cả là một "nhờ vậy, thế giới có thể tin" (Ga 17: 21). Niềm khao khát hợp nhất mà chúng tôi phát biểu trong Tuyên bố chung này có liên hệ mật thiết với ý nguyện chung của chúng tôi là mọi người nam nữ tiến đến chỗ tin rằng Thiên Chúa đã sai Con của Người, là Chúa Giêsu, vào thế giới để cứu thế giới khỏi sự ác đang đàn áp và làm giảm toàn bộ sáng thế. Chúa Giêsu đã hiến sự sống của Người trong tình yêu, và khi sống lại từ cõi chết, đã vượt thắng cả cái chết. Kitô hữu, những người đã đến với đức tin này, đã gặp gỡ Chúa Giêsu và sự chiến thắng của tình yêu Người trong đời sống họ, đều được thúc giục phải chia sẻ niềm vui của Tin Mừng này với người khác. Khả năng của chúng tôi đến với nhau để khen ngợi và cầu nguyện với Thiên Chúa và làm chứng cho thế giới dựa trên niềm tin rằng chúng tôi cùng chia sẻ một đức tin chung và một mức độ thỏa thuận đáng kể về đức tin.
Thế giới phải nhìn thấy chúng tôi làm chứng cho đức tin chung vào Chúa Giêsu này bằng cách hành động với nhau. Chúng tôi có thể, và phải, làm việc với nhau để bảo vệ và giữ gìn căn nhà chung của chúng tôi: sống, giảng dạy và hành động theo hướng có lợi cho việc kết thúc nhanh chóng sự hủy diệt môi trường, một việc xúc phạm Đấng Tạo Hóa và hạ giá các tạo vật của Người, và xây dựng các khuôn mẫu tác phong cá nhân và tập thể có thể cổ vũ việc phát triển bền vững và tòan diện vì lợi ích của mọi người. Chúng tôi có thể, và phải, hợp nhất trong một chính nghĩa chung để duy trì và bảo vệ phẩm giá của mọi người. Con người nhân bản bị hạ giá vì tội lỗi cá nhân và xã hội. Trong một nền văn hóa dửng dưng, các bức tường ghẻ lạnh cô lập chúng ta khỏi người khác, khỏi các đấu tranh và đau khổ của họ, những đấu tranh và đau khổ mà nhiều anh chị em chúng tôi trong Chúa Kitô ngày nay vẫn đang phải chịu. Trong một nền văn hóa vứt bỏ, cuộc sống của những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội thường bị thiệt thòi và bị loại bỏ. Trong một nền văn hóa kỳ thị, chúng tôi thấy nhiều hành vi bạo lực không thể nào tả xiết, thường được biện minh bằng một sự hiểu biết méo mó về tín ngưỡng tôn giáo. Đức tin Kitô giáo của chúng tôi dẫn chúng tôi tới việc nhìn nhận các giá trị vô giá của mọi sự sống con người, và vinh danh nó trong các hành vi thương xót bằng cách đem lại giáo dục, chăm sóc y tế, thực phẩm, nước sạch và nơi trú ẩn và luôn luôn tìm cách giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình. Là các môn đệ của Chúa Kitô, chúng tôi coi các con người nhân bản là thánh thiêng, và như các tông đồ của Chúa Kitô, chúng tôi phải là những người bênh vực họ.
Năm mươi năm trước đây, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Tổng Giám Mục Ramsey đã lấy làm nguồn cảm hứng cho các ngài những lời của thánh tông đồ: "quên đi những điều ở phía sau, và vươn tới những điều ở phía trước, tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Kitô Giêsu"(Pl 3: 13-14). Hôm nay, "những điều ở phía sau" – các thế kỷ đau đớn của chia rẽ - đang được chữa lành một phần nhờ năm mươi năm tình bạn. Chúng tôi cảm tạ vì năm mươi năm của Trung tâm Anh giáo ở Rôma dành riêng làm nơi gặp gỡ và tình bạn. Chúng tôi đã trở thành các đối tác và bạn đồng hành trên hành trình hành hương của chúng tôi, đối diện với cùng những khó khăn, và tăng cường lẫn nhau nhờ việc học được cách đánh giá các hồng phúc mà Thiên Chúa đã ban cho người khác, và đón nhận chúng như là của riêng chúng tôi trong sự khiêm nhường và biết ơn.
Chúng tôi không kiên nhẫn đối với sự tiến bộ đáng lẽ đã có thể hoàn toàn hợp nhất trong việc công bố, bằng lời nói và hành động, tin mừng cứu vớt và chữa lành của Chúa Kitô cho mọi người. Vì lý do này, chúng tôi thấy mình được khích lệ lớn lao bởi cuộc gặp mặt trong những ngày này của rất nhiều giám mục Công Giáo và Anh giáo trong Ủy ban Quốc tế Anh giáo và Công Giáo Rôma về Thống nhất và Sứ vụ (IARCCUM), những vị, dựa vào tất cả những gì các ngài có chung, mà các thế hệ học giả ARCIC đã cẩn thận khám phá ra, sẵn sàng tiến lên phía trước trong sứ vụ hợp tác và làm chứng cho "đến tận cùng trái đất". Hôm nay chúng tôi hân hoan ủy nhiệm các ngài và phái các ngài đi từng đôi như Chúa sai bảy mươi hai môn đệ ra đi. Hãy để sứ mệnh đại kết của các ngài nơi những người sống bên lề xã hội thành nhân chứng cho mọi người chúng ta, và từ nơi thánh này, hãy để sứ điệp được gửi đi, như Tin Mừng đã được gửi đi từ nhiều thế kỷ trước, rằng người Công Giáo và Anh giáo sẽ làm việc với nhau để nói lên đức tin chung của chúng tôi vào Chúa Giêsu Kitô, để mang sự cứu giúp đến những người đau khổ, để mang hòa bình đến những nơi có xung đột, để mang nhân phẩm đến những nơi nó bị bác bỏ và chà đạp.
Tại Nhà Thờ Thánh Grêgôriô Cả này, chúng tôi tha thiết khẩn cầu các phước lành của Ba Ngôi Chí Thánh xuống trên công trình liên tiếp của ARCIC và IARCCUM, và xuống trên tất cả những người cầu nguyện cho và đóng góp vào việc phục hồi sự hợp nhất giữa chúng tôi.
Rôma, ngày 5 tháng 10 năm 2016
Đức Tổng Giám Mục Justin Welby
Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Tại buổi kinh chiều này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi mọi giám mục, cả Công Giao lẫn Anh Giáo, “thành dụng cụ của hiệp thông, mọi lúc và mọi nơi”.
Về phần Tiến Sĩ Welby, trong các nhận định của mình, đã cảnh giác chống lại các tranh chấp giữa các giám mục, những cuộc tranh chấp được ngài ví như “cuộc giác đấu trong đó, người thua không được tỏ một chút thương xót nào”.
Trong buổi cầu nguyện này, hai vị đã ký một bản tuyên bố chung, quả quyết rằng: “Các người Công Giáo và Anh Giáo thừa nhận rằng chúng tôi là những người thừa kế kho tàng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô và ơn gọi chia sẻ kho tàng này với toàn thế giới”.
Tuyên bố chung nhìn nhận các “trở ngại nghiêm trọng” đối với sự hợp nhất giữa người Công Giáo và người Anh Giáo, nổi bật nhất là quyết định của Anh Giáo phong chức cho phụ nữ làm linh mục và giám mục. Tuy nhiên, trích dẫn điển hình được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Tổng Giám Mục Michael Ramsey của Canterbury nêu cao khi khởi đầu cuộc đối thoại đại kết năm 1996, các ngài đoan hứa sẽ tiếp tục cuộc đối thoại “một cách trung thành với lời kinh của Chúa từng cầu xin cho các môn đệ Người được nên một”.
Buổi kinh chiều đại kết được tổ chức tại nhà thờ Thánh Grêgôriô Cả, vị thánh giáo hoàng đã phái Thánh Augustinô thành Canterbury qua Anh rao giảng Tin Mừng.
Và sau đây là nguyên văn Bản Tuyên Bố Chung:
Năm mươi năm trước đây, các vị tiền nhiệm của chúng tôi, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Tổng Giám Mục Michael Ramsey đã gặp nhau tại thành phố này, thành phố đã được thánh hóa bằng thừa tác vụ và máu của các Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Sau đó, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với Đức Tổng Giám Mục Robert Runcie, và sau đó với Đức Tổng Giám Mục George Carey, và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI với Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams, đã cầu nguyện với nhau ở đây trong Nhà Thờ Thánh Grêgôriô trên đồi Chêliô này, nơi Đức Giáo Hoàng Grêgôriô đã gửi Thánh Augustinô đi giảng Tin Mừng cho người Anglo-Saxon. Trong cuộc hành hương viếng mộ các tông đồ và tổ tiên thánh thiện này, người Công Giáo và Anh giáo nhận ra rằng chúng tôi là những người thừa kế kho tàng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô và ơn gọi chia sẻ kho tàng này cho cả thế giới. Chúng tôi đã nhận được Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô qua đời sống thánh thiện của những người nam nữ biết rao giảng Tin Mừng bằng lời nói và việc làm và chúng tôi đã được ủy nhiệm và được lên sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để làm chứng cho Chúa Kitô "cho đến tận cùng trái đất" (Cv 1: 8). Chúng tôi hợp nhất trong xác tín này: ngày nay, "tận cùng trái đất" không phải chỉ là một thuật ngữ địa lý, nhưng là một lời hiệu triệu mang sứ điệp cứu độ của Tin Mừng đặc biệt đến những người sống bên lề và những vùng ngoại vi của các xã hội chúng tôi.
Trong cuộc gặp lịch sử của các ngài vào năm 1966, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Tổng Giám Mục Ramsey đã thiết lập ra Ủy ban Quốc tế Anh Giáo và Công Giáo Rôma để theo đuổi một cuộc đối thoại thần học nghiêm túc, một cuộc đối thoại "vì được xây dựng trên các Tin Mừng và trên các truyền thống chung cổ xưa, nên có thể dẫn đến sự hợp nhất trong sự thật, mà Chúa Kitô đã cầu nguyện cho". Năm mươi năm sau, chúng tôi tạ ơn vì những thành tựu của Ủy ban Quốc tế Anh Giáo và Công Giáo Rôma; Ủy Ban đã xem xét, về phương diện lịch sử, các học thuyết gây chia rẽ, theo viễn cảnh tươi mới biết tôn trọng và thương yêu lẫn nhau. Ngày nay, chúng tôi cảm tạ đặc biệt vì các văn kiện của ARCIC II, là các văn kiện sẽ được chúng tôi thẩm định, và chúng tôi chờ đợi kết các khám phá của ARCIC III khi nó khảo sát bối cảnh mới và các thách thức mới đối với sự hợp nhất của chúng tôi.
Năm mươi năm trước đây, các vị tiền nhiệm của chúng tôi đã nhìn nhận "các trở ngại nghiêm trọng" vốn án ngữ việc phục hồi đức tin và đời sống bí tích hoàn toàn giữa chúng tôi. Tuy nhiên, các ngài đã không hề nao núng lên đường, dù không biết phải tiến những bước tiến nào trên con đường này, nhưng luôn trung thành với lời cầu nguyện của Chúa xin cho các môn đệ được nên một. Nhiều tiến bộ đã đạt được liên quan đến nhiều lĩnh vực từng khiến chúng tôi xa cách nhau. Ấy thế nhưng, các hoàn cảnh mới đã đem tới các bất đồng mới giữa chúng tôi, đặc biệt là liên quan đến việc truyền chức cho phụ nữ và nhiều vấn đề gần đây hơn liên quan đến tính dục con người. Đằng sau các khác biệt này là vấn đề lâu năm về việc phải thể hiện quyền bính ra sao trong cộng đồng Kitô Giáo. Ngày nay, đó là một số quan ngại đang tạo trở ngại nghiêm trọng cho sự hợp nhất hoàn toàn của chúng tôi. Giống như các vị tiền nhiệm của chúng tôi, dù chính chúng tôi chưa tìm được giải pháp cho các trở ngại trước mắt chúng tôi, nhưng chúng tôi không nao núng. Trong sự tín thác và hân hoan của chúng tôi trong Chúa Thánh Thần, chúng tôi tự tin rằng đối thoại và tương tác với nhau sẽ làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của chúng tôi và giúp chúng tôi biện phân được tâm trí của Chúa Kitô đối với Giáo Hội của Người. Chúng tôi tín thác vào ân sủng và sự quan phòng của Thiên Chúa, vì biết rằng Chúa Thánh Thần sẽ mở ra nhiều cánh cửa mới và dẫn chúng tôi vào mọi sự thật (xem Ga 16: 13).
Những khác biệt trên mà chúng tôi vừa nêu ra không thể ngăn cản chúng tôi nhận ra nhau như anh chị em trong Chúa Kitô do phép rửa chung của chúng tôi. Chúng không bao giờ nên giữ chúng tôi lại, không cho chúng tôi khám phá và vui mừng trong đức tin Kitô giáo sâu sắc và sự thánh thiện mà chúng tôi tìm thấy trong các truyền thống của nhau. Những khác biệt này không được dẫn đến việc suy giảm các nỗ lực đại kết của chúng tôi. Lời cầu nguyện của Chúa Kitô tại Bữa tiệc cuối cùng xin cho tất cả có thể nên một (x Jn 17: 20-23) là một mệnh lệnh đối với các môn đệ của Người ngày hôm nay cũng như nó đã là một mệnh lệnh vào thời điểm Người sắp phải chịu khổ nạn, chịu chết và được phục sinh, và sau đó, hạ sinh ra Giáo Hội. Các khác biệt của chúng tôi cũng không nên án ngữ việc cầu nguyện chung của chúng tôi: không những chúng tôi có thể cầu nguyện với nhau, mà chúng tôi còn phải cầu nguyện với nhau, lên tiếng cho đức tin và niềm vui chung của chúng tôi vào Tin Mừng của Chúa Kitô, vào các Kinh Tin Kính xưa, và vào sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, một sức mạnh trở nên hiện diện trong Chúa Thánh Thần, để vượt qua mọi tội lỗi và phân chia. Và như thế, cùng với các vị tiền nhiệm của chúng tôi, chúng tôi kêu gọi các giáo sĩ và tín hữu đừng sao lãng hay đánh giá thấp sự hiệp thông chắc chắn tuy chưa hoàn hảo mà chúng ta đã đang chia sẻ.
Rộng hơn và sâu sắc hơn các khác biệt của chúng tôi là niềm tin mà chúng tôi đang chia sẻ và niềm vui chung của chúng tôi trong Tin Mừng. Chúa Kitô đã cầu nguyện để các môn đệ của Người có thể tất cả là một "nhờ vậy, thế giới có thể tin" (Ga 17: 21). Niềm khao khát hợp nhất mà chúng tôi phát biểu trong Tuyên bố chung này có liên hệ mật thiết với ý nguyện chung của chúng tôi là mọi người nam nữ tiến đến chỗ tin rằng Thiên Chúa đã sai Con của Người, là Chúa Giêsu, vào thế giới để cứu thế giới khỏi sự ác đang đàn áp và làm giảm toàn bộ sáng thế. Chúa Giêsu đã hiến sự sống của Người trong tình yêu, và khi sống lại từ cõi chết, đã vượt thắng cả cái chết. Kitô hữu, những người đã đến với đức tin này, đã gặp gỡ Chúa Giêsu và sự chiến thắng của tình yêu Người trong đời sống họ, đều được thúc giục phải chia sẻ niềm vui của Tin Mừng này với người khác. Khả năng của chúng tôi đến với nhau để khen ngợi và cầu nguyện với Thiên Chúa và làm chứng cho thế giới dựa trên niềm tin rằng chúng tôi cùng chia sẻ một đức tin chung và một mức độ thỏa thuận đáng kể về đức tin.
Thế giới phải nhìn thấy chúng tôi làm chứng cho đức tin chung vào Chúa Giêsu này bằng cách hành động với nhau. Chúng tôi có thể, và phải, làm việc với nhau để bảo vệ và giữ gìn căn nhà chung của chúng tôi: sống, giảng dạy và hành động theo hướng có lợi cho việc kết thúc nhanh chóng sự hủy diệt môi trường, một việc xúc phạm Đấng Tạo Hóa và hạ giá các tạo vật của Người, và xây dựng các khuôn mẫu tác phong cá nhân và tập thể có thể cổ vũ việc phát triển bền vững và tòan diện vì lợi ích của mọi người. Chúng tôi có thể, và phải, hợp nhất trong một chính nghĩa chung để duy trì và bảo vệ phẩm giá của mọi người. Con người nhân bản bị hạ giá vì tội lỗi cá nhân và xã hội. Trong một nền văn hóa dửng dưng, các bức tường ghẻ lạnh cô lập chúng ta khỏi người khác, khỏi các đấu tranh và đau khổ của họ, những đấu tranh và đau khổ mà nhiều anh chị em chúng tôi trong Chúa Kitô ngày nay vẫn đang phải chịu. Trong một nền văn hóa vứt bỏ, cuộc sống của những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội thường bị thiệt thòi và bị loại bỏ. Trong một nền văn hóa kỳ thị, chúng tôi thấy nhiều hành vi bạo lực không thể nào tả xiết, thường được biện minh bằng một sự hiểu biết méo mó về tín ngưỡng tôn giáo. Đức tin Kitô giáo của chúng tôi dẫn chúng tôi tới việc nhìn nhận các giá trị vô giá của mọi sự sống con người, và vinh danh nó trong các hành vi thương xót bằng cách đem lại giáo dục, chăm sóc y tế, thực phẩm, nước sạch và nơi trú ẩn và luôn luôn tìm cách giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình. Là các môn đệ của Chúa Kitô, chúng tôi coi các con người nhân bản là thánh thiêng, và như các tông đồ của Chúa Kitô, chúng tôi phải là những người bênh vực họ.
Năm mươi năm trước đây, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Tổng Giám Mục Ramsey đã lấy làm nguồn cảm hứng cho các ngài những lời của thánh tông đồ: "quên đi những điều ở phía sau, và vươn tới những điều ở phía trước, tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Kitô Giêsu"(Pl 3: 13-14). Hôm nay, "những điều ở phía sau" – các thế kỷ đau đớn của chia rẽ - đang được chữa lành một phần nhờ năm mươi năm tình bạn. Chúng tôi cảm tạ vì năm mươi năm của Trung tâm Anh giáo ở Rôma dành riêng làm nơi gặp gỡ và tình bạn. Chúng tôi đã trở thành các đối tác và bạn đồng hành trên hành trình hành hương của chúng tôi, đối diện với cùng những khó khăn, và tăng cường lẫn nhau nhờ việc học được cách đánh giá các hồng phúc mà Thiên Chúa đã ban cho người khác, và đón nhận chúng như là của riêng chúng tôi trong sự khiêm nhường và biết ơn.
Chúng tôi không kiên nhẫn đối với sự tiến bộ đáng lẽ đã có thể hoàn toàn hợp nhất trong việc công bố, bằng lời nói và hành động, tin mừng cứu vớt và chữa lành của Chúa Kitô cho mọi người. Vì lý do này, chúng tôi thấy mình được khích lệ lớn lao bởi cuộc gặp mặt trong những ngày này của rất nhiều giám mục Công Giáo và Anh giáo trong Ủy ban Quốc tế Anh giáo và Công Giáo Rôma về Thống nhất và Sứ vụ (IARCCUM), những vị, dựa vào tất cả những gì các ngài có chung, mà các thế hệ học giả ARCIC đã cẩn thận khám phá ra, sẵn sàng tiến lên phía trước trong sứ vụ hợp tác và làm chứng cho "đến tận cùng trái đất". Hôm nay chúng tôi hân hoan ủy nhiệm các ngài và phái các ngài đi từng đôi như Chúa sai bảy mươi hai môn đệ ra đi. Hãy để sứ mệnh đại kết của các ngài nơi những người sống bên lề xã hội thành nhân chứng cho mọi người chúng ta, và từ nơi thánh này, hãy để sứ điệp được gửi đi, như Tin Mừng đã được gửi đi từ nhiều thế kỷ trước, rằng người Công Giáo và Anh giáo sẽ làm việc với nhau để nói lên đức tin chung của chúng tôi vào Chúa Giêsu Kitô, để mang sự cứu giúp đến những người đau khổ, để mang hòa bình đến những nơi có xung đột, để mang nhân phẩm đến những nơi nó bị bác bỏ và chà đạp.
Tại Nhà Thờ Thánh Grêgôriô Cả này, chúng tôi tha thiết khẩn cầu các phước lành của Ba Ngôi Chí Thánh xuống trên công trình liên tiếp của ARCIC và IARCCUM, và xuống trên tất cả những người cầu nguyện cho và đóng góp vào việc phục hồi sự hợp nhất giữa chúng tôi.
Rôma, ngày 5 tháng 10 năm 2016
Đức Tổng Giám Mục Justin Welby
Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Khảo sát cho hay: Đa số dân chúng Mỹ tin con người có thể được chữa lành do quyền năng của Thiên Chúa.
Giuse Thẩm Nguyễn
08:49 06/10/2016
Khảo sát cho hay: Đa số dân chúng Mỹ tin rằng con người có thể được chữa lành do quyền năng siêu nhiên của Thiên Chúa.
(CNSNews.com) - Cơ quan nghiên cứu và thống kê Barna Group vừa mới công bố kết quả cuộc khảo sát của họ với kết quả là đa số dân chúng Mỹ tin rằng con người có thể được chữa lành một cách siêu nhiên bởi Thiên Chúa.
Đây là bản tường trình:
Dù vẫn có những tranh luận về vấn đề này, cả về thần học và khoa học – đa số dân chúng Mỹ (66%) tin rằng con người có thể được chữa lành phần xác bởi quyền năng siêu nhiên của Thiên Chúa. Đa số này gồm những người tin tưởng chắc chắn (33%) và những người tin lưng chừng (33%) cho rằng phần xác có thể được chữa lành bởi Thiên Chúa. Phần còn lại (34%) là hoài nghi, gồm những người hoàn toàn hoài nghi (19%) và những người lưng chừng (15%).
Bản tường trình cho hay người theo Phúc Âm Hóa là nhóm tin tưởng mạnh nhất xác tín con người có thể được chữa lành phần xác bởi Thiên Chúa với tỷ lệ 87%. Kitô Hữu Thực Hành là nhóm thứ hai với tỷ lệ là 61% Tin lành là nhóm tin tưởng thứ ba với tỷ lệ 55% và tín hữu Công Giáo là 19%.
Chỉ có 21% gồm các người tin khác, bao gồm Hồi Giáo và Do Thái Giáo tin vào việc chữa lành do quyền năng siêu nhiên. Còn lại 7% thì không tin vào việc chữa lành bởi năng quyền siêu nhiên, trong đó gồm có cả những người không hề có đức tin.
Cuộc nghiên cứu được thực hiện trên mạng từ 28 tháng Giêng đến 4 tháng Hai năm 2016. Số người tham gia là 1,011 người. Sai số là cộng/trừ 2.9 phần trăm với mức tin tưởng là 95 phần trăm. Nhóm được chia ra là Phúc Âm Hóa, Kitô Hữu Thực Hành, niềm tin khác và không có niềm tin.
Cuộc khảo sát còn cho biết là trong khi đa số tin rằng con người có thể được chữa lành bởi quyền năng Thiên Chúa và 68 phần trăm đã từng cầu nguyện để xin chữa lành, 27 phần trăm đã cảm nhận được ơn chữa lành “như một phép mầu không thể giải thích được và họ được lành không phải là việc chữa trị bình thường, hay qua thuốc men hay qua việc tự phục hồi của cơ thể.
Bản tường trình của Barna kết luận “Đây là một thống kê đáng chú ý. Một phần tư dân số Mỹ nói rằng họ đã từng được chữa lành do quyền năng siêu nhiên.”
Giuse Thẩm Nguyễn
(CNSNews.com) - Cơ quan nghiên cứu và thống kê Barna Group vừa mới công bố kết quả cuộc khảo sát của họ với kết quả là đa số dân chúng Mỹ tin rằng con người có thể được chữa lành một cách siêu nhiên bởi Thiên Chúa.
Đây là bản tường trình:
Dù vẫn có những tranh luận về vấn đề này, cả về thần học và khoa học – đa số dân chúng Mỹ (66%) tin rằng con người có thể được chữa lành phần xác bởi quyền năng siêu nhiên của Thiên Chúa. Đa số này gồm những người tin tưởng chắc chắn (33%) và những người tin lưng chừng (33%) cho rằng phần xác có thể được chữa lành bởi Thiên Chúa. Phần còn lại (34%) là hoài nghi, gồm những người hoàn toàn hoài nghi (19%) và những người lưng chừng (15%).
Bản tường trình cho hay người theo Phúc Âm Hóa là nhóm tin tưởng mạnh nhất xác tín con người có thể được chữa lành phần xác bởi Thiên Chúa với tỷ lệ 87%. Kitô Hữu Thực Hành là nhóm thứ hai với tỷ lệ là 61% Tin lành là nhóm tin tưởng thứ ba với tỷ lệ 55% và tín hữu Công Giáo là 19%.
Chỉ có 21% gồm các người tin khác, bao gồm Hồi Giáo và Do Thái Giáo tin vào việc chữa lành do quyền năng siêu nhiên. Còn lại 7% thì không tin vào việc chữa lành bởi năng quyền siêu nhiên, trong đó gồm có cả những người không hề có đức tin.
Cuộc nghiên cứu được thực hiện trên mạng từ 28 tháng Giêng đến 4 tháng Hai năm 2016. Số người tham gia là 1,011 người. Sai số là cộng/trừ 2.9 phần trăm với mức tin tưởng là 95 phần trăm. Nhóm được chia ra là Phúc Âm Hóa, Kitô Hữu Thực Hành, niềm tin khác và không có niềm tin.
Cuộc khảo sát còn cho biết là trong khi đa số tin rằng con người có thể được chữa lành bởi quyền năng Thiên Chúa và 68 phần trăm đã từng cầu nguyện để xin chữa lành, 27 phần trăm đã cảm nhận được ơn chữa lành “như một phép mầu không thể giải thích được và họ được lành không phải là việc chữa trị bình thường, hay qua thuốc men hay qua việc tự phục hồi của cơ thể.
Bản tường trình của Barna kết luận “Đây là một thống kê đáng chú ý. Một phần tư dân số Mỹ nói rằng họ đã từng được chữa lành do quyền năng siêu nhiên.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Thượng Hội đồng Giám mục khóa tiếp theo sẽ tập trung vào giới trẻ
Chân Phương
20:40 06/10/2016
Thượng Hội đồng Giám mục khóa tiếp theo sẽ tập trung vào giới trẻ
Một thông cáo báo chí của Vatican hôm Thứ Năm ngày 6 tháng 10 cho biết, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau khi tham vấn ý kiến của các Hội đồng Giám mục, các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản (sui iuris) và Liên hiệp Bề trên Thượng cấp, đồng thời thể theo lời đề xuất của các nghị phụ trong Thượng Hội đồng Giám mục khóa trước đây thì ngài đã quyết định chọn chủ đề cho Thượng Hội đồng Giám mục Thường lệ Khóa XV sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2018 là "Giới trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi".
Thông cáo giải thích rằng, chủ đề này "như là một dấu chỉ về mối quan tâm mục vụ mà Giáo Hội dành cho giới trẻ". Thông cáo còn cho biết chủ đề được chọn này chính là sự tiếp nối cho việc đào sâu nội dung của Thượng Hội đồng Giám mục gần đây về gia đình, và những đúc kết nằm trong Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu Thương) hậu Thượng Hội Đồng ấy. Khi nhóm họp về chủ đề này, "Thượng Hội đồng muốn sánh bước cùng giới trẻ dọc theo hành trình đời sống của họ để hướng đến sự trưởng thành; qua một tiến trình phân định, họ có thể khám phá ra kế hoạch cuộc đời mình để nhận lấy được niềm hân hoan, cởi mở bản thân mình cho một cuộc gặp gỡ Thiên Chúa và nhân loại, để rồi tích cực tham gia vào việc xây dựng Giáo Hội và xã hội".
Chân Phương
Một thông cáo báo chí của Vatican hôm Thứ Năm ngày 6 tháng 10 cho biết, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau khi tham vấn ý kiến của các Hội đồng Giám mục, các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản (sui iuris) và Liên hiệp Bề trên Thượng cấp, đồng thời thể theo lời đề xuất của các nghị phụ trong Thượng Hội đồng Giám mục khóa trước đây thì ngài đã quyết định chọn chủ đề cho Thượng Hội đồng Giám mục Thường lệ Khóa XV sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2018 là "Giới trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi".
Thông cáo giải thích rằng, chủ đề này "như là một dấu chỉ về mối quan tâm mục vụ mà Giáo Hội dành cho giới trẻ". Thông cáo còn cho biết chủ đề được chọn này chính là sự tiếp nối cho việc đào sâu nội dung của Thượng Hội đồng Giám mục gần đây về gia đình, và những đúc kết nằm trong Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu Thương) hậu Thượng Hội Đồng ấy. Khi nhóm họp về chủ đề này, "Thượng Hội đồng muốn sánh bước cùng giới trẻ dọc theo hành trình đời sống của họ để hướng đến sự trưởng thành; qua một tiến trình phân định, họ có thể khám phá ra kế hoạch cuộc đời mình để nhận lấy được niềm hân hoan, cởi mở bản thân mình cho một cuộc gặp gỡ Thiên Chúa và nhân loại, để rồi tích cực tham gia vào việc xây dựng Giáo Hội và xã hội".
Chân Phương
Một Giám Mục Nigerian: Đọc kinh Mân Côi đánh bại nhóm Boka Haram
Giuse Thẩm Nguyễn
20:37 06/10/2016
(Nhân Tháng Mân Côi Kính Đức Mẹ)
Một Giám Mục Nigerian: Đọc kinh Mân Côi đánh bại nhóm Boka Haram
(EWTN News/CNA) - Giữa lúc nhóm Hồi Giáo cực đoan Boka Haram đang có sự suy giảm rõ rệt thì Giám Mục xứ Nigeria, người đã nhiều lần được thị kiến Đức Kitô nhắc nhở những tín hữu của ngài rằng chính sự cầu nguyện bằng kinh Mân Côi sẽ mang lại chiến thắng trên nhóm quá khích này.
Giám Mục Oliver Dashe Doeme của giáo phận Maiduguri đã nói rằng việc thị kiến của ngài với Đức Kitô luôn khuyến khích giáo dân trong giáo phận của ngài tin rằng “ kinh Mân Côi cuối cùng sẽ mang lại cho chúng ta sự chiến thắng trên tội ác xấu xa này.”
Ngài nói với tờ báo Công Giáo của Anh Quốc rằng “Bọn Hồi Giáo quá khích (ISIS) là ma quỷ. Bao lâu chúng ta còn biết chạy đến Mẹ Thiên Chúa, đặc biệt qua việc đọc kinh Mân Côi, một hình thức tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt, chúng ta sẽ chiến thắng.”
Cũng theo Đức Giám Mục, “Nhóm Boko Haram rồi sẽ sớm tan rã, chủ yếu là do những lời cầu nguyện của chúng ta. Trước đây nhóm này xuất hiện khắp nơi, nhưng nay thì không như thế nữa. Bọn chúng đã bị đẩy lùi vào rừng sâu.”
Đức Giám Mục Doeme cai quản giáo phận Maiduguri, tiểu bang Borno nằm phía đông bắc của Nigeria. Vào năm 2009, giáo dân của ngài vào khoảng 125,000 người. Từ khi nhóm Boko Haram bạo động nổi dậy, hằng chục ngàn người đã phải bỏ xứ để lánh nạn.
Do xung khắc, có đến 2.6 triệu người phải di tản. Ước đoán có khoảng 800 ngàn người đang phải sống ở các làng mạc bị cháy rụi và các trại tạm cư khắp bang Borno. Theo báo cáo mới đây của Ủy Ban Cứu Trợ Liên Hiệp Quốc, nếu không có sự cứu trợ kịp thời thì có tới 3.8 triệu người dân trong vùng bị suy dinh dưỡng và khoảng 49 ngàn trẻ sẽ bị chết.
Năm ngoái nhóm Boko Haram cam kết liên minh với nhà nước Hồi Giáo, một tổ chức được biết đến là ISIS hay Daesh.
Tuy nhiên, theo CNN thì nhóm này đã chia rẽ vì tranh dành quyền lực. Quân đội Nigeria cho biết rằng nhóm này đang rất suy yếu và có những người đã bỏ hàng ngũ để về với gia đình.
Vào tháng Mười Hai năm 2015, Tổng Thống Negeria là Muhammadu Buhari đã nói với hãng tin BBC News rằng nhóm Boko Haram không còn khả năng mở các cuộc tấn công nữa dù một số nhà phê bình đã đặt vấn đề về mức độ thành công của quân đội chống lại nhóm này.
Đức Giám Mục Doeme nói rằng kinh mân côi “đã mang lại những điều kỳ diệu và đã giải phóng đất nước.” Ngài nhắc đến trận chiến Lapanto vào năm 1571 đánh bại một hạm đội Thỗ Nhĩ Kỳ cứu thoát những Kitô hữu phương tây khỏi tay Ottoman Turks và sự truất phế Tổng Thống độc tài tham nhũng Ferdinand Marco của Phi Luật Tân vào năm 1986.
Ngài nói với tờ báo chính thức của Công Giáo rằng Đức Kitô đã hiện ra với ngài vào năm 2014 “để an ủi giáo dân của ngài và Mẹ Thiên Chúa cùng đồng hành với chúng ta.”
Đức Giám Mục kể về thị kiến của ngài vào năm 2015 với đài CNN.
“Vào những ngày cuối năm ngoái khi tôi đang ở nhà nguyện trước Thánh Thể…đọc kinh Mân Côi thì bất thình lình Chúa Giêsu hiện ra. Thoạt đầu, Chúa không nói gì, nhưng đưa ra một thanh kiếm và tôi chồm ra để lấy thanh kiếm đó. Ngay khi tôi nhận được thanh kiếm thì nó liền biến ra một chuỗi Mân Côi. Rồi Chúa nói với tôi “Boko Haram sẽ tan tành.” Tôi không cần tới nhà tiên tri nào để giải thích về việc này “Quả rất rõ ràng rằng với kinh Mân Côi chúng ta sẽ đánh đuổi được bọn Boka Haram.”
Đức Giám Mục đã muốn giữ kín thị kiến này nhưng ngài cảm thấy “Thánh Thần Chúa như muốn thúc giục ngài nói ra.”
Ngài nói với đài CNA “Hãy cầu nguyện, đặc biệt là đọc kinh Mân Côi, sẽ cứu chúng ta thoát khỏi nanh vuốt của ma quỷ, của khủng bố. Quả thật, điều ấy đang xảy ra.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Một Giám Mục Nigerian: Đọc kinh Mân Côi đánh bại nhóm Boka Haram
(EWTN News/CNA) - Giữa lúc nhóm Hồi Giáo cực đoan Boka Haram đang có sự suy giảm rõ rệt thì Giám Mục xứ Nigeria, người đã nhiều lần được thị kiến Đức Kitô nhắc nhở những tín hữu của ngài rằng chính sự cầu nguyện bằng kinh Mân Côi sẽ mang lại chiến thắng trên nhóm quá khích này.
Giám Mục Oliver Dashe Doeme của giáo phận Maiduguri đã nói rằng việc thị kiến của ngài với Đức Kitô luôn khuyến khích giáo dân trong giáo phận của ngài tin rằng “ kinh Mân Côi cuối cùng sẽ mang lại cho chúng ta sự chiến thắng trên tội ác xấu xa này.”
Ngài nói với tờ báo Công Giáo của Anh Quốc rằng “Bọn Hồi Giáo quá khích (ISIS) là ma quỷ. Bao lâu chúng ta còn biết chạy đến Mẹ Thiên Chúa, đặc biệt qua việc đọc kinh Mân Côi, một hình thức tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt, chúng ta sẽ chiến thắng.”
Cũng theo Đức Giám Mục, “Nhóm Boko Haram rồi sẽ sớm tan rã, chủ yếu là do những lời cầu nguyện của chúng ta. Trước đây nhóm này xuất hiện khắp nơi, nhưng nay thì không như thế nữa. Bọn chúng đã bị đẩy lùi vào rừng sâu.”
Đức Giám Mục Doeme cai quản giáo phận Maiduguri, tiểu bang Borno nằm phía đông bắc của Nigeria. Vào năm 2009, giáo dân của ngài vào khoảng 125,000 người. Từ khi nhóm Boko Haram bạo động nổi dậy, hằng chục ngàn người đã phải bỏ xứ để lánh nạn.
Do xung khắc, có đến 2.6 triệu người phải di tản. Ước đoán có khoảng 800 ngàn người đang phải sống ở các làng mạc bị cháy rụi và các trại tạm cư khắp bang Borno. Theo báo cáo mới đây của Ủy Ban Cứu Trợ Liên Hiệp Quốc, nếu không có sự cứu trợ kịp thời thì có tới 3.8 triệu người dân trong vùng bị suy dinh dưỡng và khoảng 49 ngàn trẻ sẽ bị chết.
Năm ngoái nhóm Boko Haram cam kết liên minh với nhà nước Hồi Giáo, một tổ chức được biết đến là ISIS hay Daesh.
Tuy nhiên, theo CNN thì nhóm này đã chia rẽ vì tranh dành quyền lực. Quân đội Nigeria cho biết rằng nhóm này đang rất suy yếu và có những người đã bỏ hàng ngũ để về với gia đình.
Vào tháng Mười Hai năm 2015, Tổng Thống Negeria là Muhammadu Buhari đã nói với hãng tin BBC News rằng nhóm Boko Haram không còn khả năng mở các cuộc tấn công nữa dù một số nhà phê bình đã đặt vấn đề về mức độ thành công của quân đội chống lại nhóm này.
Đức Giám Mục Doeme nói rằng kinh mân côi “đã mang lại những điều kỳ diệu và đã giải phóng đất nước.” Ngài nhắc đến trận chiến Lapanto vào năm 1571 đánh bại một hạm đội Thỗ Nhĩ Kỳ cứu thoát những Kitô hữu phương tây khỏi tay Ottoman Turks và sự truất phế Tổng Thống độc tài tham nhũng Ferdinand Marco của Phi Luật Tân vào năm 1986.
Ngài nói với tờ báo chính thức của Công Giáo rằng Đức Kitô đã hiện ra với ngài vào năm 2014 “để an ủi giáo dân của ngài và Mẹ Thiên Chúa cùng đồng hành với chúng ta.”
Đức Giám Mục kể về thị kiến của ngài vào năm 2015 với đài CNN.
“Vào những ngày cuối năm ngoái khi tôi đang ở nhà nguyện trước Thánh Thể…đọc kinh Mân Côi thì bất thình lình Chúa Giêsu hiện ra. Thoạt đầu, Chúa không nói gì, nhưng đưa ra một thanh kiếm và tôi chồm ra để lấy thanh kiếm đó. Ngay khi tôi nhận được thanh kiếm thì nó liền biến ra một chuỗi Mân Côi. Rồi Chúa nói với tôi “Boko Haram sẽ tan tành.” Tôi không cần tới nhà tiên tri nào để giải thích về việc này “Quả rất rõ ràng rằng với kinh Mân Côi chúng ta sẽ đánh đuổi được bọn Boka Haram.”
Đức Giám Mục đã muốn giữ kín thị kiến này nhưng ngài cảm thấy “Thánh Thần Chúa như muốn thúc giục ngài nói ra.”
Ngài nói với đài CNA “Hãy cầu nguyện, đặc biệt là đọc kinh Mân Côi, sẽ cứu chúng ta thoát khỏi nanh vuốt của ma quỷ, của khủng bố. Quả thật, điều ấy đang xảy ra.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bác Ái Xã Hội Caritas Hạt Hố Nai mừng lễ bổn mạng
Hoàng Bá Quý
08:43 06/10/2016
Bác Ái Xã Hội Caritas Hạt Hố Nai mừng lễ bổn mạng
HỐ NAI - Trong niềm vui chung cùng với Giáo Hội hoàn vũ mừng lễ kính thánh Phanxicô Assisi. Ban Bác Ái Xã Hội Caritas của 17 giáo xứ trong hạt Hố Nai đã tề tựu về Nhà thờ giáo xứ Hải Dương để long trọng cử hành lễ bổn mạng, diễn ra lúc 17g30 chiều thứ Ba ngày 04/10/2016 vừa qua.
Xem Hình
Để ngày lễ quan thầy sinh nhiều hoa trái thiêng liêng cho các hội viên. Trước đó, hồi 18g30 thứ Hai ngày 03/10/2016, toàn thể hội viên đã tập trung tại Nhà thờ Cha quản hạt - giáo xứ Bắc Hải để tĩnh tâm và cầu nguyện Thánh Thể. Đây là cuộc hành hương cần thiết và mang một ý nghĩa rất thiết thực bởi được diễn ra trong bối cảnh Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót. Với nghi thức bước qua "Cửa Thánh" mỗi hội viên đã cảm nhận được sâu sa hơn về thời gian ân sủng còn lại, hầu có ý thức trách nhiệm cao hơn về nhiệm vụ thực thi những công việc bác ái mà Giáo Hội trao phó.
Cùng dâng lễ tạ ơn với Cha đặc trách Giuse Trần Phú Vinh. Ban Bác Ái Xã Hội Caritas hạt Hố Nai rất vui mừng khi có sự hiện diện của Đức ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, quý Cha Bề trên, quý Cha đồng tế, quý tu sĩ, quý chức, quý ân nhân, gia đình chăm sóc bệnh nhân và toàn thể hội viên Caritas của giáo hạt.
Giảng trong thánh lễ, Đức ông Vinh Sơn đã miêu tả cách rõ nét cuộc đời khó nghèo của thánh Phanxicô Assisi. Dù được sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng thánh nhân đã hiểu rõ rằng của cải đời này chỉ là thứ yếu còn gia tài Nước Trời ngày sau mới là đích điểm hạnh phúc. Ngài thường xuyên bố thí cho người nghèo, không chỉ bản thân sống hèn mọn mà còn thích đi xin những người khác để giúp ích cho người nghèo khó. Ngài yêu tất cả tạo vật đẹp đẽ của Thiên Chúa tạo dựng và học cách tôn trọng nó như một trải nghiệm sẻ chia.
Liên hệ đến thông điệp môi sinh "Laudato si" của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức ông Vinh Sơn kêu gọi người tín hữu nơi đây hãy yêu thương vũ trụ và chung tay bảo vệ môi trường thiên nhiên xung quanh nơi sinh sống, đừng gây ô nhiễm và huỷ hoại tài sản chung của Thiên Chúa. Với anh chị em hội viên Caritas, mỗi người hãy noi gương thánh Phanxico Assisi - yêu thương vạn vật, luôn giúp đỡ người nghèo khó và bệnh tật trong xã hội để vừa khám phá giá trị của lòng bác ái vừa xoa dịu nỗi đau của cộng đồng.
Trước khi kết lễ, vị đại diện Caritas hạt Hố Nai đã có đôi lời cảm ơn đến Đức ông Vinh Sơn, quý Cha Bề trên, Cha đặc trách và quý Cha đồng tế vì tình yêu thương đã dâng lễ tạ ơn và cầu nguyện cho các hội viên. Tất cả là hồng ân Chúa ban cho Caritas hạt Hố Nai. Xin Chúa qua lời bầu cử của thánh Phanxico Assisi bổn mạng ban ơn cho mỗi hội viên luôn trung thành với sứ mạng phục vụ dấn thân để xoa dịu phần nào nỗi khổ đau của người nghèo, người đau bệnh, và kém may mắn trong xã hội ngày nay.
Thánh lễ mừng quan thầy kết thúc thật sốt sắng, mỗi hội viên Caritas hạt Hố Nai ai nấy đều vui mừng hân hoan hướng về nhà Cha, dẫu biết rằng trên hành trình phục vụ ấy sẽ gặp nhiều khó khăn và vất vả.
HỐ NAI - Trong niềm vui chung cùng với Giáo Hội hoàn vũ mừng lễ kính thánh Phanxicô Assisi. Ban Bác Ái Xã Hội Caritas của 17 giáo xứ trong hạt Hố Nai đã tề tựu về Nhà thờ giáo xứ Hải Dương để long trọng cử hành lễ bổn mạng, diễn ra lúc 17g30 chiều thứ Ba ngày 04/10/2016 vừa qua.
Xem Hình
Để ngày lễ quan thầy sinh nhiều hoa trái thiêng liêng cho các hội viên. Trước đó, hồi 18g30 thứ Hai ngày 03/10/2016, toàn thể hội viên đã tập trung tại Nhà thờ Cha quản hạt - giáo xứ Bắc Hải để tĩnh tâm và cầu nguyện Thánh Thể. Đây là cuộc hành hương cần thiết và mang một ý nghĩa rất thiết thực bởi được diễn ra trong bối cảnh Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót. Với nghi thức bước qua "Cửa Thánh" mỗi hội viên đã cảm nhận được sâu sa hơn về thời gian ân sủng còn lại, hầu có ý thức trách nhiệm cao hơn về nhiệm vụ thực thi những công việc bác ái mà Giáo Hội trao phó.
Cùng dâng lễ tạ ơn với Cha đặc trách Giuse Trần Phú Vinh. Ban Bác Ái Xã Hội Caritas hạt Hố Nai rất vui mừng khi có sự hiện diện của Đức ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, quý Cha Bề trên, quý Cha đồng tế, quý tu sĩ, quý chức, quý ân nhân, gia đình chăm sóc bệnh nhân và toàn thể hội viên Caritas của giáo hạt.
Giảng trong thánh lễ, Đức ông Vinh Sơn đã miêu tả cách rõ nét cuộc đời khó nghèo của thánh Phanxicô Assisi. Dù được sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng thánh nhân đã hiểu rõ rằng của cải đời này chỉ là thứ yếu còn gia tài Nước Trời ngày sau mới là đích điểm hạnh phúc. Ngài thường xuyên bố thí cho người nghèo, không chỉ bản thân sống hèn mọn mà còn thích đi xin những người khác để giúp ích cho người nghèo khó. Ngài yêu tất cả tạo vật đẹp đẽ của Thiên Chúa tạo dựng và học cách tôn trọng nó như một trải nghiệm sẻ chia.
Liên hệ đến thông điệp môi sinh "Laudato si" của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức ông Vinh Sơn kêu gọi người tín hữu nơi đây hãy yêu thương vũ trụ và chung tay bảo vệ môi trường thiên nhiên xung quanh nơi sinh sống, đừng gây ô nhiễm và huỷ hoại tài sản chung của Thiên Chúa. Với anh chị em hội viên Caritas, mỗi người hãy noi gương thánh Phanxico Assisi - yêu thương vạn vật, luôn giúp đỡ người nghèo khó và bệnh tật trong xã hội để vừa khám phá giá trị của lòng bác ái vừa xoa dịu nỗi đau của cộng đồng.
Trước khi kết lễ, vị đại diện Caritas hạt Hố Nai đã có đôi lời cảm ơn đến Đức ông Vinh Sơn, quý Cha Bề trên, Cha đặc trách và quý Cha đồng tế vì tình yêu thương đã dâng lễ tạ ơn và cầu nguyện cho các hội viên. Tất cả là hồng ân Chúa ban cho Caritas hạt Hố Nai. Xin Chúa qua lời bầu cử của thánh Phanxico Assisi bổn mạng ban ơn cho mỗi hội viên luôn trung thành với sứ mạng phục vụ dấn thân để xoa dịu phần nào nỗi khổ đau của người nghèo, người đau bệnh, và kém may mắn trong xã hội ngày nay.
Thánh lễ mừng quan thầy kết thúc thật sốt sắng, mỗi hội viên Caritas hạt Hố Nai ai nấy đều vui mừng hân hoan hướng về nhà Cha, dẫu biết rằng trên hành trình phục vụ ấy sẽ gặp nhiều khó khăn và vất vả.
Giáo hạt Thuận Nghĩa: Hội Mân Côi Tĩnh tâm và Mừng Bổn Mạng
Jos. Đức Tiến
09:00 06/10/2016
Giáo hạt Thuận Nghĩa: Hội Mân Côi Tĩnh tâm và Mừng Bổn Mạng
“Hội Mân Côi là một tổ chức rất cao trọng quảng bá về Mầu nhiệm Mân Côi, về những ơn lành được Chúa ban cho nhờ việc gia nhập Hội Mân Côi để cùng cầu nguyện hiệp thông bằng việc lần Chuỗi Mân Côi.”
Xem Hình
Vào lúc 14h30 ngày 05/10/2016, tại giáo xứ Thuận Nghĩa, hội Mân Côi giáo hạt Thuận Nghĩa tổ chức tĩnh tâm và mừng lễ Bổn Mạng – Lễ nhớ Đức Mẹ Mân Côi.
Tràng hạt Mân Côi từ xưa đã được xem là phương tiện đơn giản nhất nhưng lại là vũ khí tối trọng nhất trong cuộc chiến chống sự dữ và là con đường ngắn nhất để đến Nước Trời. Chính vì lẽ đó, từ lúc còn nhỏ, người Công Giáo đã biết đến tràng hạt Mân côi và cách lần hạt Mân côi.
Trước đây rất lâu, sau khi biết đến hội Mân Côi với những mục đích tốt lành và ý nghĩa, đem lại ơn ích cho Giáo Hội và thế giới, đặc biệt là các thành viên trong hội. Tại các giáo xứ trong hạt Thuận Nghĩa đã tập trung thành từng nhóm nhỏ để đọc kinh Mân Côi và sinh hoạt riêng lẻ. Cho đến năm 2013, dưới sự hướng dẫn của Cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, hội Mân Côi giáo hạt chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Hiện nay, Giáo hạt Thuận Nghĩa có trên 8700 hội viện, có ban điều hành và có Cha đặc trách Jb. Nguyễn Đình Thục dẫn dắt.
Năm nay, trong tinh thần Tháng Mân Côi, tất cả các thành viên của hội từ các giáo xứ qui tụ về trung tâm giáo hạt – thánh đường giáo xứ Thuận Nghĩa để tham dự tĩnh tâm và mừng lễ Bổn mạng.
Từ 14h30 đến 16h00, chương trình tĩnh tâm do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên dẫn dắt. Trong bài chia sẻ, Đức Cha đã nhấn mạnh về 5 điểm chính của sứ điệp Đức Mẹ Mễ Du: Cầu nguyện, ăn chay, đọc Kinh thánh, đến với Bí tích Hòa giải, tham dự thánh lễ và rước lễ. Qua đó, Ngài giúp cho mọi người hiểu và biết sống đời sống nội tâm hơn, để trong cuộc sống được vững vàng trước khó khăn và mạnh mẽ trước sự dữ. Sau khi nghe Đức Cha Phaolô Maria giảng tĩnh tâm, các hội viên được các Cha trong giáo hạt giúp làm hòa với Chúa qua bí tích hòa giải để mừng lễ cách trọn vẹn và sốt sắng hơn.
Đúng 16h15, đoàn rước nhập lễ bắt đầu từ khuôn viên nhà xứ tiến vào nhà thờ trong niềm hân hoan phấn khởi. Hình tượng Đức Mẹ Mân Côi được kiệu đi trong tiếng kèn, tiếng hát, cùng đoàn người với đủ màu sắc lung linh đã phần nào tôn lên vẻ đẹp trinh trắng và oai hùng của Mẹ.
Thánh lễ nhớ Đức Mẹ Mân Côi được diễn ra nghiêm trang và linh thiêng trước sự hiện diện của Đức Cha chủ sự Phaolô Maria, Cha đặc trách hội Mân côi giáo phận, cùng quý Cha trong giáo hạt. Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha diễn giải về vai trò của Đức Mẹ và sức mạnh của Tràng hạt Mân Côi. Ngài nói: “Qua Mẹ tới Chúa” và “Lần hạt Mân Côi là một trong những phương tiện cứu vãn hòa bình đắc lực nhất”. Đi sâu vào đời sống trong gia đình, Ngài chia sẻ lời của Thánh Giáo Hoàng Pi-ô X rằng: “Khi gia đình anh chị em không được an vui hòa thuận, khi vợ chồng xung khắc nhau, hãy lần hạt Mân Côi để xin Mẹ tạo bầu khí cảm thông và tha thứ”. Để cụ thể hơn, Đức Cha còn ngược lại dòng lịch sử cho mọi người xem lại những chiến thắng vẻ vang của Kinh Mân Côi trước bè rối Albigeois ở Pháp, hay cuộc chiến với phiến quân hồi giáo năm 1371.
Đúc kết bài chia sẻ, Đức Cha nhắn nhủ tới tất cả mọi người, đặc biệt là các hội viên Mân Côi rằng: “Hãy siêng năng và sốt sắng lần hạt Mân côi để cải thiện đời sống, vì đó là sứ điệp của Mẹ Maria. Và cải thiện đời sống là điều kiện để sống hòa bình trên trái đất và được sống hạnh phúc vĩnh cửu trong Nước Trời”.
Kết thúc thánh lễ, đại diện hội Mân côi giáo hạt gửi đến Đức Cha và quý Cha đồng tế lời tri ân. Và đáp lại vị đại diện, Đức Cha Phaolô Maria nói lên tâm tình của mình về những ơn ích mà các hội đoàn mang lại, trong đó có hội Mân Côi. Ngài khuyến khích các giáo xứ, các Cha xứ nên thành lập và giúp cho các giáo dân được vào sinh hoạt trong các hội đoàn. Và một lần nữa, Ngài khuyên tất cả mọi người: “Hãy siêng năng lần hạt và chạy đến Đức Mẹ”.
Chắc chắn rằng, với những gì được nhận trong ngày mừng lễ bổn mạng hôm nay, các hội viên Mân côi đã cảm nhận được nhiều tình yêu Chúa qua bàn tay của Mẹ với chuỗi hạt Mân côi. Hy vọng hội Mân Côi giáo hạt Thuận Nghĩa tiếp tục phát triển không ngừng về số lượng cũng như chất lượng, để đem đến nhiều ơn ích hơn nữa cho Giáo Hội và toàn thế giới, cách riêng là trong giáo xứ, giáo hạt Thuận Nghĩa này.
Jos. Đức Tiến
“Hội Mân Côi là một tổ chức rất cao trọng quảng bá về Mầu nhiệm Mân Côi, về những ơn lành được Chúa ban cho nhờ việc gia nhập Hội Mân Côi để cùng cầu nguyện hiệp thông bằng việc lần Chuỗi Mân Côi.”
Xem Hình
Vào lúc 14h30 ngày 05/10/2016, tại giáo xứ Thuận Nghĩa, hội Mân Côi giáo hạt Thuận Nghĩa tổ chức tĩnh tâm và mừng lễ Bổn Mạng – Lễ nhớ Đức Mẹ Mân Côi.
Tràng hạt Mân Côi từ xưa đã được xem là phương tiện đơn giản nhất nhưng lại là vũ khí tối trọng nhất trong cuộc chiến chống sự dữ và là con đường ngắn nhất để đến Nước Trời. Chính vì lẽ đó, từ lúc còn nhỏ, người Công Giáo đã biết đến tràng hạt Mân côi và cách lần hạt Mân côi.
Trước đây rất lâu, sau khi biết đến hội Mân Côi với những mục đích tốt lành và ý nghĩa, đem lại ơn ích cho Giáo Hội và thế giới, đặc biệt là các thành viên trong hội. Tại các giáo xứ trong hạt Thuận Nghĩa đã tập trung thành từng nhóm nhỏ để đọc kinh Mân Côi và sinh hoạt riêng lẻ. Cho đến năm 2013, dưới sự hướng dẫn của Cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, hội Mân Côi giáo hạt chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Hiện nay, Giáo hạt Thuận Nghĩa có trên 8700 hội viện, có ban điều hành và có Cha đặc trách Jb. Nguyễn Đình Thục dẫn dắt.
Năm nay, trong tinh thần Tháng Mân Côi, tất cả các thành viên của hội từ các giáo xứ qui tụ về trung tâm giáo hạt – thánh đường giáo xứ Thuận Nghĩa để tham dự tĩnh tâm và mừng lễ Bổn mạng.
Từ 14h30 đến 16h00, chương trình tĩnh tâm do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên dẫn dắt. Trong bài chia sẻ, Đức Cha đã nhấn mạnh về 5 điểm chính của sứ điệp Đức Mẹ Mễ Du: Cầu nguyện, ăn chay, đọc Kinh thánh, đến với Bí tích Hòa giải, tham dự thánh lễ và rước lễ. Qua đó, Ngài giúp cho mọi người hiểu và biết sống đời sống nội tâm hơn, để trong cuộc sống được vững vàng trước khó khăn và mạnh mẽ trước sự dữ. Sau khi nghe Đức Cha Phaolô Maria giảng tĩnh tâm, các hội viên được các Cha trong giáo hạt giúp làm hòa với Chúa qua bí tích hòa giải để mừng lễ cách trọn vẹn và sốt sắng hơn.
Đúng 16h15, đoàn rước nhập lễ bắt đầu từ khuôn viên nhà xứ tiến vào nhà thờ trong niềm hân hoan phấn khởi. Hình tượng Đức Mẹ Mân Côi được kiệu đi trong tiếng kèn, tiếng hát, cùng đoàn người với đủ màu sắc lung linh đã phần nào tôn lên vẻ đẹp trinh trắng và oai hùng của Mẹ.
Thánh lễ nhớ Đức Mẹ Mân Côi được diễn ra nghiêm trang và linh thiêng trước sự hiện diện của Đức Cha chủ sự Phaolô Maria, Cha đặc trách hội Mân côi giáo phận, cùng quý Cha trong giáo hạt. Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha diễn giải về vai trò của Đức Mẹ và sức mạnh của Tràng hạt Mân Côi. Ngài nói: “Qua Mẹ tới Chúa” và “Lần hạt Mân Côi là một trong những phương tiện cứu vãn hòa bình đắc lực nhất”. Đi sâu vào đời sống trong gia đình, Ngài chia sẻ lời của Thánh Giáo Hoàng Pi-ô X rằng: “Khi gia đình anh chị em không được an vui hòa thuận, khi vợ chồng xung khắc nhau, hãy lần hạt Mân Côi để xin Mẹ tạo bầu khí cảm thông và tha thứ”. Để cụ thể hơn, Đức Cha còn ngược lại dòng lịch sử cho mọi người xem lại những chiến thắng vẻ vang của Kinh Mân Côi trước bè rối Albigeois ở Pháp, hay cuộc chiến với phiến quân hồi giáo năm 1371.
Đúc kết bài chia sẻ, Đức Cha nhắn nhủ tới tất cả mọi người, đặc biệt là các hội viên Mân Côi rằng: “Hãy siêng năng và sốt sắng lần hạt Mân côi để cải thiện đời sống, vì đó là sứ điệp của Mẹ Maria. Và cải thiện đời sống là điều kiện để sống hòa bình trên trái đất và được sống hạnh phúc vĩnh cửu trong Nước Trời”.
Kết thúc thánh lễ, đại diện hội Mân côi giáo hạt gửi đến Đức Cha và quý Cha đồng tế lời tri ân. Và đáp lại vị đại diện, Đức Cha Phaolô Maria nói lên tâm tình của mình về những ơn ích mà các hội đoàn mang lại, trong đó có hội Mân Côi. Ngài khuyến khích các giáo xứ, các Cha xứ nên thành lập và giúp cho các giáo dân được vào sinh hoạt trong các hội đoàn. Và một lần nữa, Ngài khuyên tất cả mọi người: “Hãy siêng năng lần hạt và chạy đến Đức Mẹ”.
Chắc chắn rằng, với những gì được nhận trong ngày mừng lễ bổn mạng hôm nay, các hội viên Mân côi đã cảm nhận được nhiều tình yêu Chúa qua bàn tay của Mẹ với chuỗi hạt Mân côi. Hy vọng hội Mân Côi giáo hạt Thuận Nghĩa tiếp tục phát triển không ngừng về số lượng cũng như chất lượng, để đem đến nhiều ơn ích hơn nữa cho Giáo Hội và toàn thế giới, cách riêng là trong giáo xứ, giáo hạt Thuận Nghĩa này.
Jos. Đức Tiến
Nhận Hào Quang Xương Thánh Faustina Kowalska tại đền Thánh Lòng Thương Xót Cracow, Ba-Lan
Lm Nguyễn Đức Vượng, O.P
09:34 06/10/2016
HOUSTON - Ngày 22 tháng 9 năm 2016, tại Đền Thánh kính Lòng Chúa Thương Xót, Sr. M. Diana Kuczek Đại Diện Cộng Đoàn các Nữ Tu Dòng Đức Mẹ Thương Xót (The Congregation of the Sisters of Our Lady of Mercy) tại thành phố Cracow, nước Ba-Lan đã trao Hào Quang Xương Thánh Faustina Kowalska cho thày Phó Tế Michael Nguyễn Kim Khánh theo thỉnh nguyện của Cha Chính Xứ Giáo Xứ Đức Mẹ La-Vang, Houston JB. Nguyễn Đức Vượng, O.P
Phó tế Michael Nguyễn Kim Khánh đã nhận Hào Quang Xương Thánh Faustina Kowalska từ tay Sr. Diana như một món quà tặng Giáo Xứ Đức Mẹ Lavang Houston, USA. Cùng đi trong chuyến Hành Hương Năm Thánh Lòng Thương xót do thày Phó Tế Khánh làm trưởng đoàn có LM Nguyễn Quang Thụy và 18 thành viên, đa số là giáo dân Giáo Xứ Đức Mẹ La-Vang, St. Ignatius Loyola, và Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể tại Houston. Đoàn Hành Hương đã đi thăm Ba Lan, Roma, Assisi và Lộ Đức.
Trong hình cũng có vị Linh Mục Tuyên Úy Tu Viện, thuộc Tổng Giáo Phân Cracow, Poland, ngay sau Thánh Lễ và Nghi Thức trao Hào Quang.
Phó tế Michael Nguyễn Kim Khánh đã nhận Hào Quang Xương Thánh Faustina Kowalska từ tay Sr. Diana như một món quà tặng Giáo Xứ Đức Mẹ Lavang Houston, USA. Cùng đi trong chuyến Hành Hương Năm Thánh Lòng Thương xót do thày Phó Tế Khánh làm trưởng đoàn có LM Nguyễn Quang Thụy và 18 thành viên, đa số là giáo dân Giáo Xứ Đức Mẹ La-Vang, St. Ignatius Loyola, và Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể tại Houston. Đoàn Hành Hương đã đi thăm Ba Lan, Roma, Assisi và Lộ Đức.
Trong hình cũng có vị Linh Mục Tuyên Úy Tu Viện, thuộc Tổng Giáo Phân Cracow, Poland, ngay sau Thánh Lễ và Nghi Thức trao Hào Quang.
Ban Thường vụ mới và Chủ tịch các Uỷ ban trực thuộc HĐGMVN
Gioan Lê Vinh
09:47 06/10/2016
Theo nguồn tin từ Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (www.hdgmvietnam.org), tại phiên họp buổi chiều ngày thứ hai Đại hội lần thứ XIII của Hội đồng Giám mục Việt Nam, thứ Tư, 5/10/2016, các Đức Giám Mục Việt Nam đã bầu Ban Thường vụ và Chủ tịch các Uỷ ban trực thuộc HĐGMVN cho nhiệm kỳ mới (2016-2019) như sau:
1. Chủ tịch HĐGMVN: Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục giáo phận Thanh Hoá;
2. Phó Chủ tịch HĐGMVN: Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục giáo phận Phát Diệm;
3. Tổng Thư ký HĐGMVN: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho;
4. Phó Tổng Thư ký HĐGMVN: Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng.
Các Chủ tịch các Uỷ ban trực thuộc HĐGMVN:
1. UB Giáo lý Đức tin: Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục Tổng giáo phận TP. HCM;
2. UB Kinh thánh: Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục giáo phận Nha Trang;
3. UB Phụng tự: Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Giám mục phó giáo phận Bà Rịa;
4. UB Nghệ thuật thánh: Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục giáo phận Qui Nhơn;
5. UB Thánh nhạc: Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột;
6. UB Loan báo Tin mừng: Đức Cha Alphonsô Nguyễn Hữu Long, Giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hoá;
7. UB Giáo sĩ chủng sinh: Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận Đà Lạt;
8. UB Tu sĩ: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, S.D.B., Giám mục giáo phận Thái Bình;
9. UB Giáo dân: Đức Cha Giuse Trần Văn Toản, Giám mục phụ tá giáo phận Long Xuyên;
10. UB Truyền thông Xã hội: Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục giáo phận Phú Cường;
11. UB Giáo dục Công Giáo: Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục giáo phận Xuân Lộc;
12. UB Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mục phụ tá giáo phận Vinh;
13. UB Văn hoá: Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục giáo phận Phan Thiết;
14. UB Công lý và Hoà bình: Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P., Giám mục giáo phận Vinh;
15. UB Mục vụ Gia đình: Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục giáo phận Lạng Sơn–Cao Bằng;
16. UB Bác ái Xã hội–Caritas: Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám mục giáo phận Bùi Chu;
17. UB Mục vụ Di dân: Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sàigòn.
Với thành phần nhân sự trên đây, chúng ta nhận thấy Ban Thường Vụ HĐGMVN đã hoàn toàn thay đổi, trừ Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm vẫn giữ chức vụ Tổng Thư Ký.
Về chức vụ chủ tịch các Ủy Ban chúng ta nhận thấy hầu như vẫn giữ nguyên vì các Ủy Ban đang làm việc “thuận buồm xuôi gió”. Một số Ủy Ban có thay đổi Đức Cha Chủ tịch, đó là các Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ và Thiếu Nhi, Ủy Ban Mục Vụ Di Dân, do các Đức Cha nguyên Chủ tịch nhận trách nhiệm mới.
Gioan Lê Quang Vinh
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hay ho gì thông tin chính thống mà khoe ?
Phạm Trần
09:30 06/10/2016
HAY HO GÌ THÔNG TIN CHÍNH THỐNG MÀ KHOE ?
Quyền thông tin và được thông tin của dân bị Ban Tuyên giáo đảng Cộng sản hạn chế, vo tròn bóp méo và đổi trắng thay đen cho hợp với khẩu vị nhà nước đang gia tăng mỗi ngày ở Việt Nam.
Chủ trương này không mới, nhưng Lãnh đạo đảng đã ăn ngủ không yên khi thấy các mạng “báo lề dân” tiếp tục tràn ngập các tin và bài viết làm lu mờ các thông tin một chiều của báo, đài nhà nước.
Bằng chứng đã thấy trong các thông tin về thảm họa môi trường Vũng Áng (Hà Tĩnh), từ tháng 4/2016 và nhiều vụ việc khác.
Người dân trong nước, ngày càng nhiều, cũng đã xa dần các “báo lể đảng” để được thông tin nhanh và chính xác hơn của “báo lề dân” .
Vì vậy hai báo Nhân Dân (của Đảng) và Quân đội Nhân dân (của Bộ Quốc phòng) đã được lệnh đi tiên phong trong chiến dịch chống các mạng xã hội của công dân để bảo vệ thông tin cho đảng.
Với tựa đề “Xử lý thông tin trong “chợ trời thông tin”, Công Minh viết trên Quân đội Nhân dân (QĐND) ngày 03/10/2016:”Đã có quá nhiều bài học cho thấy, internet và mạng xã hội dù là cái kho tin đồ sộ, dù mạng xã hội sản sinh ra nhiều cái gọi là “nhà báo công dân” nhưng thông tin mạng không thể thay thế thông tin báo chí chính thống.”
Nhưng trong trường hợp Việt Nam thì cái gọi là “báo chí chính thống” đã đóng góp gì cho công cuộc xây dựng đất nước và giáo dục công dân ?
Có nhiều việc để chứng minh nền báo chí này đã làm được ít việc có ích nhưng nhiều việc có hại cho dân mà vẫn được ăn một phần không nhỏ ngân sách quốc gia do dân đóng thuế.
Hãy lấy vụ Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang) bỏ trốn ra nước ngoài là một tỷ dụ.
Tin trong nước loan truyền ông Thanh đã làm thua lỗ khỏang 3.500 tỷ đồng, tuy báo chí nước ngoài nói con số thiệt hại thực tế có thể lên tới 5.700 tỷ đồng. Nhưng các báo nhà nước đã không dám tự ý mở cuộc điều tra cho ra trắng đen mà chỉ biết trông chờ vào tin phổ biến của chính phủ.
Một tin trong nuớc cho biết:”Ông Trịnh Xuân Thanh được cho là rời khỏi Việt Nam khoảng cuối tháng 7. Khi đó ông đã gửi đơn đến tỉnh uỷ Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19/8, ông Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích từ đó.”
Tòan bộ hệ thống đảng và nhà nước đã vào cuộc điều tra để bắt ông Thanh (50 tuổi), nhưng ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư xác nhận với cử tri Đà Nẵng ngày 4/10/2016 rằng ông Thanh đã trốn qua Âu Châu.
Các báo đã đồng lọat đưa tin, nhưng không có báo nào dám hỏi “làm thế nào mà ông Huynh biết chắc ông Thanh đang ở Châu Âu, hay đích danh nước nào ?”
Sự lệ thuộc vào thông tin của nhà nước của “báo lề đảng”, một lần nữa đã chứng minh nền báo chí này không có tự do, ngay cả trong lĩnh vực điều tra tham nhũng từ khi có Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.
Báo chí đảng cũng chẳng dám đứng về phía dân khi cả nước rộ lên phong trào nông dân đi khiếu kiện oan sai, chống cưỡng chế đất đai và tịch thu tài sản.
Những người mang danh “nhà báo” đã đứng ở đâu khi nhân dân xuống đường tuần hành chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo ? Một số người còn về hùa với các dư luận viên để im lặng hoặc xuyên tạc nhiều cuộc tập trung chống Tầu xâm lược của người dân yêu nước tại Đền Vua Lý Thái Tổ hay Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ ở Hà Nội.
Rồi khi có số đông đảo nguyên lãnh đạo, lão thành cách mạng và trí thức trong cả nước, kể cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn sinh thời, đứng lên đòi Chính phủ ngưng dự án phiêu lưu Bauxite trên Tây Nguyên thì đã có những người làm báo ăn bùa nhà nước sẵn sàng làm tay sai chống chế cho kế họach thua lỗ này.
CÔNG LÝ VÀ PHÁ HỌAI ?
Bây giờ đến chuyện thảm họa môi trường và biển chết ở 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Qủang Bình, Qủang Trị, Huế-Thừa Thiên) do Formosa Hà Tĩnh gây ra từ tháng 4/2016, cũng đã có báo xuyên tạc những việc làm chính đáng của các nạn nhân.
Bằng chứng như bài viết có tựa đề “Đập tan âm mưu làm loạn của phần tử xấu lợi dụng sự cố Formosa”, ngày 1/10/2016 của Phóng viên Huy Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam)
Huy Nam viết:”Âm mưu kích động, lôi kéo tuần hành, tụ tập gây mất trật tự tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị người người dân, chính quyền phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Lợi dụng sự cố môi trường biển do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra, thời gian qua, một số phần tử xấu, cơ hội đã lôi kéo, kích động người dân vùng bị ảnh hưởng tại Thị xã Kỳ Anh tuần hành, tụ tập gây mất trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, mục đích xấu này đã bị người dân phát hiện, tẩy chay.
Theo ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị xã Kỳ Anh, ngay sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, gây cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Thị xã có những diễn biến phức tạp. Lợi dụng sự bức xúc trong nhân dân từ sự cố, một số thế lực thù địch, phần tử xấu, cơ hội dùng các thủ đoạn để lôi kéo, kích động nhân dân. Từ khi xảy ra sự cố môi trường đến nay, đã có 3 lần các phần tử xấu lôi kéo người dân tụ tập trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn Thị xã Kỳ Anh.
Gần đây nhất là vào chiều 26/9 nhiều người dân tụ tập tại Quốc lộ 1A, đoạn qua phường Sông Trí gây ắc tắc giao thông. Ông Nguyễn Quốc Hà cho biết, đứng sau những người dân tụ tập là các phần tử xấu, kích động nhằm gây chia rẽ khối đại đoàn kết. Tuy nhiên, sau khi được chính quyền giải thích, chỉ ra mục đích xấu của các phần tử cơ hội thì người dân đã hiểu: “Giai đoạn đầu một số phần tử xấu, đối tượng đã lôi kéo, xúi giục. Nhưng sau khi hệ thống chính trị của Tỉnh, thị xã và cơ sở phân tích, tuyên truyền bằng các kênh, người dân từng bước hiểu rõ được bản chất của các đối tượng này. Chính quyền đã có chỉ đạo vừa theo dõi, nhắc nhở rà soát, phân loại đối tượng để có xử lý nghiêm minh”.
Đáng chú ý là bài viết của Huy Nam đã được báo điện tử Tuyên Giáo của Ban Tuyên giáo đảng lấy đăng lại còn viết thêm rằng:”Đại diện chính quyền Thị xã Kỳ Anh cho biết, trước thực trạng lôi kéo người dân của một số phần tử xấu, kích động, các ngành chức năng đã cử cán bộ xuống địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc. Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn là mục tiêu, mong muốn chung của chính quyền cũng như người dân Thị xã Kỳ Anh.
Ông Trần Văn Thanh, ở xã Kỳ Lợi, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, người gắn với nghề biển 30 năm nay cho biết, sau khi xảy ra hiện tượng cá chết, nhất là kết luận nguyên nhân từ nhà máy của Công ty Formosa, một số phần tử xấu đã có ý dụ dỗ, lôi kéo các ngư dân trong xã phản đối chính quyền.”
Kèm theo bài của Huy Nam còn có bản tin ngắn của VOV viết:”Trong quý 3/2016, số lao động thất nghiệp gia tăng đột biến. Một trong nhưng nguyên nhân là do sự cố môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra.
Ban đầu, có người cũng đã nghe theo, nhưng sau khi nhận ra mục đích của các đối tượng là gây rối trật tự, nên mọi người đã phản đối. Ông Trần Văn Thành nói: ”Sau khi được tuyên truyền, hiểu rõ vấn đề, người dân chấp hành chủ trương chính sách của Nhà nước chứ không đi theo những phần tử phản động lợi dụng để làm ảnh hưởng an ninh trật tự trên địa bàn. Mong muốn của người dân là các cấp các ngành quan tâm ổn định phát triển kinh tế. Không ai muốn gây mất trật tự trên địa bàn vì trước hết là ảnh hưởng đến chính mình”
CHỬI VÀO MẶT VOV
Nhưng sự thật đã khác trong nội dung bài tường thuật của Phóng viên Đức Hùng của báo VietNamExpress (của Bộ Khoa học-Công nghệ)
Đức Hùng viết:”Do cuộc sống bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển Formosa, hơn 500 ngư dân Hà Tĩnh, Nghệ An đã đâm đơn kiện đòi bồi thường.
TAND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thông báo đến trưa nay đã tiếp nhận tổng cộng hơn 500 đơn của người dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) và xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) cùng khởi kiện Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Gần 40 đơn khác bị tòa từ chối tiếp nhận vì cho rằng chưa đủ thủ tục.
Từ chiều 26/9, hàng trăm người dân đã tập trung ở trụ sở tòa án để gửi đơn kiện, tuy nhiên thời điểm đó tòa mới tiếp nhận hơn 200 đơn. Trong nội dung khởi kiện, đa số ngư dân yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại trong khai thác hải sản, làm muối, làm mắm… do ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển.
Một lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh cho VnExpress biết, chiều 26/9 khi thấy 13 ôtô 24 chỗ chở gần 300 người dân ở huyện Quỳnh Lưu đi vào thị xã, nhiều người dân ở xã Kỳ Hà đã hòa vào cùng. Dòng người đi nộp đơn kéo dài hơn 200m.
Ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho hay sáng nay cán bộ TAND tỉnh và Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã vào hỗ trợ giúp thị xã Kỳ Anh trong việc này. Về nguyên tắc, khi công dân có đơn kiện, cơ quan chức năng phải tiếp nhận. Sau 5 ngày, nhà chức trách sẽ trả lời có thụ lý hay không.
Theo Phó giám đốc Sở Tư pháp Văn Đình Minh, đây là lần đầu tiên tại Hà Tĩnh có đông người tham gia kiện cùng một doanh nghiệp
Một luật sư cho biết, nếu tòa thụ lý, mỗi đơn kiện sẽ được xét xử riêng biệt.”
Tuyệt nhiên, trong bài tường thuật của Đức Hùng, có soi đèn hay vạch là tìm sâu cũng không thấy có những chữ như : ” một số thế lực thù địch, phần tử xấu, cơ hội dùng các thủ đoạn để lôi kéo, kích động nhân dân” như “Phóng viên” Huy Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) đã gán cho ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh. Hay là Huy Nam đã bịa ra theo chỉ thị của ban Tuyên Giáo ?
BÁO CÔNG AN VIẾT GÌ ?
Cũng viết về vụ người dân kéo nhau đi kiện, Phóng viên Văn Tình của báo Công an Online viết trong số báo ra ngày 28/09/2016:” (CAO) Cho rằng Formosa đã gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, hàng trăm ngư dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh kéo đến UBND thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện công ty này để đòi bồi thường thiệt hại.
Ngày 27-9, ông Nguyễn Quốc Hà – Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, cho biết chính quyền thị xã Kỳ Anh đang tiếp tục phối hợp với TAND tỉnh Hà Tĩnh và Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận đơn của người dân kiện Formosa.
Theo đó, từ chiều 26-9 đến 27-9, chính quyền địa phương này đã tiếp nhận 539 lá đơn của người dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) và xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) nộp để kiện Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, yêu cầu bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển xảy ra trong thời gian qua.
Theo nội dung đơn kiện, những người dân này yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại vì đã gây ô nhiễm môi trường biển khiến việc đánh bắt, nuôi trồng hải sản, làm muối, làm mắm bị ảnh hưởng nặng nề.
Bước đầu, qua rà soát trong số 539 đơn, chính quyền địa phương xác định có gần 40 đơn không hợp lệ do chưa đầy đủ thủ tục nên không tiếp nhận.
Ông Hà cho biết thêm: “Bất cứ công dân nào trên lãnh thổ Việt Nam, khi có việc khiếu kiện liên quan đến tất cả những lĩnh vực do thị xã Kỳ Anh quản lý thì phía chính quyền sẽ có các bộ phận chuyên môn đứng ra tiếp nhận đơn. Tiếp đó, chúng tôi sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật xem xét thụ lý”.
Tính đến chiều 27-9, TAND thị xã Kỳ Anh tiếp nhận 506 đơn kiện hợp lệ của ngư dân.” (Văn Tình)
Bài viết của Phóng viên Văn Tình, báo Công an Online cũng không có chỗ nào ghi lại lời tố cáo đã có các “thế lực thù địch, phần tử xấu, cơ hội dùng các thủ đoạn để lôi kéo, kích động nhân dân” đi kiện Formosa !
Như vậy thì ai đã xuyên tạc việc làm chính đáng mà luật pháp cho phép của người dân Hà Tĩnh và Nghệ An khi họ kéo nhau đi nạp đơn kiện Formosa Hà Tĩnh ngày 26/09/2016 ?
Phóng viên Huy Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đã âm mưu gì khi vu oan cáo vạ các nạn nhân của thảm họa Formosa bằng thứ ngôn từ bịa đặt như :thế lực thù địch, phần tử xấu, cơ hội dùng các thủ đoạn để lôi kéo, kích động nhân dân” ?
Do đó, thiết tưởng Tác gỉa Lam Sơn cũng phải soi gương để xem lại mặt mình xem có tư cách gì để viết trên báo Nhân Dân (ngày 04/10/2016) rằng:”Ở Việt Nam, trong khi số đông người sử dụng mạng xã hội coi đây là nơi bày tỏ ý kiến nghiêm túc về các vấn đề họ quan tâm thì lại có một số người lợi dụng mạng xã hội để công bố tin tức bịa đặt, dối trá hoặc đưa ra ý kiến tiêu cực nhằm gây bất an trong dư luận. Các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí cũng lợi dụng và biến mạng xã hội thành ma trận của các thủ đoạn "tuyên truyền trắng, xám, đen" để lung lạc đời sống tinh thần xã hội, tiến công vào Ðảng, Nhà nước Việt Nam. Loại thông tin độc hại này đã trực tiếp làm mạng xã hội trở thành thế giới ảo theo đúng nghĩa đen, và làm cho thiện chí, sự lương thiện của hàng triệu người lành mạnh, tử tế dùng mạng xã hội như bị chìm lấp trong trận đồ bát quái giữa thật và giả, giữa trắng và đen, giữa tích cực và tiêu cực…”
Nên biết ở Việt Nam hiện đang có trên 45 triệu người sử dụng Internet và trên 30 triệu người khác dùng Facebook để trao đổi và truyền tải thông tin hàng ngày.
Do đó, giữa cái xấu và cái tốt thì những “nhà báo” của đảng cũng cần có con mắt sáng và tinh thần minh mẫn để nhận ra sự khác biệt giữa hai báo “lề dân” và “lề đảng”.
Nếu thiếu lương tâm hay chỉ có trái tim máu lạnh thì làm sao biết được có gì đáng coi trong “báo chính thống” ? -/-
Phạm Trần
(10/016)
Quyền thông tin và được thông tin của dân bị Ban Tuyên giáo đảng Cộng sản hạn chế, vo tròn bóp méo và đổi trắng thay đen cho hợp với khẩu vị nhà nước đang gia tăng mỗi ngày ở Việt Nam.
Chủ trương này không mới, nhưng Lãnh đạo đảng đã ăn ngủ không yên khi thấy các mạng “báo lề dân” tiếp tục tràn ngập các tin và bài viết làm lu mờ các thông tin một chiều của báo, đài nhà nước.
Bằng chứng đã thấy trong các thông tin về thảm họa môi trường Vũng Áng (Hà Tĩnh), từ tháng 4/2016 và nhiều vụ việc khác.
Người dân trong nước, ngày càng nhiều, cũng đã xa dần các “báo lể đảng” để được thông tin nhanh và chính xác hơn của “báo lề dân” .
Vì vậy hai báo Nhân Dân (của Đảng) và Quân đội Nhân dân (của Bộ Quốc phòng) đã được lệnh đi tiên phong trong chiến dịch chống các mạng xã hội của công dân để bảo vệ thông tin cho đảng.
Với tựa đề “Xử lý thông tin trong “chợ trời thông tin”, Công Minh viết trên Quân đội Nhân dân (QĐND) ngày 03/10/2016:”Đã có quá nhiều bài học cho thấy, internet và mạng xã hội dù là cái kho tin đồ sộ, dù mạng xã hội sản sinh ra nhiều cái gọi là “nhà báo công dân” nhưng thông tin mạng không thể thay thế thông tin báo chí chính thống.”
Nhưng trong trường hợp Việt Nam thì cái gọi là “báo chí chính thống” đã đóng góp gì cho công cuộc xây dựng đất nước và giáo dục công dân ?
Có nhiều việc để chứng minh nền báo chí này đã làm được ít việc có ích nhưng nhiều việc có hại cho dân mà vẫn được ăn một phần không nhỏ ngân sách quốc gia do dân đóng thuế.
Hãy lấy vụ Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang) bỏ trốn ra nước ngoài là một tỷ dụ.
Tin trong nước loan truyền ông Thanh đã làm thua lỗ khỏang 3.500 tỷ đồng, tuy báo chí nước ngoài nói con số thiệt hại thực tế có thể lên tới 5.700 tỷ đồng. Nhưng các báo nhà nước đã không dám tự ý mở cuộc điều tra cho ra trắng đen mà chỉ biết trông chờ vào tin phổ biến của chính phủ.
Một tin trong nuớc cho biết:”Ông Trịnh Xuân Thanh được cho là rời khỏi Việt Nam khoảng cuối tháng 7. Khi đó ông đã gửi đơn đến tỉnh uỷ Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19/8, ông Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích từ đó.”
Tòan bộ hệ thống đảng và nhà nước đã vào cuộc điều tra để bắt ông Thanh (50 tuổi), nhưng ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư xác nhận với cử tri Đà Nẵng ngày 4/10/2016 rằng ông Thanh đã trốn qua Âu Châu.
Các báo đã đồng lọat đưa tin, nhưng không có báo nào dám hỏi “làm thế nào mà ông Huynh biết chắc ông Thanh đang ở Châu Âu, hay đích danh nước nào ?”
Sự lệ thuộc vào thông tin của nhà nước của “báo lề đảng”, một lần nữa đã chứng minh nền báo chí này không có tự do, ngay cả trong lĩnh vực điều tra tham nhũng từ khi có Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.
Báo chí đảng cũng chẳng dám đứng về phía dân khi cả nước rộ lên phong trào nông dân đi khiếu kiện oan sai, chống cưỡng chế đất đai và tịch thu tài sản.
Những người mang danh “nhà báo” đã đứng ở đâu khi nhân dân xuống đường tuần hành chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo ? Một số người còn về hùa với các dư luận viên để im lặng hoặc xuyên tạc nhiều cuộc tập trung chống Tầu xâm lược của người dân yêu nước tại Đền Vua Lý Thái Tổ hay Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ ở Hà Nội.
Rồi khi có số đông đảo nguyên lãnh đạo, lão thành cách mạng và trí thức trong cả nước, kể cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn sinh thời, đứng lên đòi Chính phủ ngưng dự án phiêu lưu Bauxite trên Tây Nguyên thì đã có những người làm báo ăn bùa nhà nước sẵn sàng làm tay sai chống chế cho kế họach thua lỗ này.
CÔNG LÝ VÀ PHÁ HỌAI ?
Bây giờ đến chuyện thảm họa môi trường và biển chết ở 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Qủang Bình, Qủang Trị, Huế-Thừa Thiên) do Formosa Hà Tĩnh gây ra từ tháng 4/2016, cũng đã có báo xuyên tạc những việc làm chính đáng của các nạn nhân.
Bằng chứng như bài viết có tựa đề “Đập tan âm mưu làm loạn của phần tử xấu lợi dụng sự cố Formosa”, ngày 1/10/2016 của Phóng viên Huy Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam)
Huy Nam viết:”Âm mưu kích động, lôi kéo tuần hành, tụ tập gây mất trật tự tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị người người dân, chính quyền phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Lợi dụng sự cố môi trường biển do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra, thời gian qua, một số phần tử xấu, cơ hội đã lôi kéo, kích động người dân vùng bị ảnh hưởng tại Thị xã Kỳ Anh tuần hành, tụ tập gây mất trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, mục đích xấu này đã bị người dân phát hiện, tẩy chay.
Theo ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị xã Kỳ Anh, ngay sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, gây cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Thị xã có những diễn biến phức tạp. Lợi dụng sự bức xúc trong nhân dân từ sự cố, một số thế lực thù địch, phần tử xấu, cơ hội dùng các thủ đoạn để lôi kéo, kích động nhân dân. Từ khi xảy ra sự cố môi trường đến nay, đã có 3 lần các phần tử xấu lôi kéo người dân tụ tập trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn Thị xã Kỳ Anh.
Gần đây nhất là vào chiều 26/9 nhiều người dân tụ tập tại Quốc lộ 1A, đoạn qua phường Sông Trí gây ắc tắc giao thông. Ông Nguyễn Quốc Hà cho biết, đứng sau những người dân tụ tập là các phần tử xấu, kích động nhằm gây chia rẽ khối đại đoàn kết. Tuy nhiên, sau khi được chính quyền giải thích, chỉ ra mục đích xấu của các phần tử cơ hội thì người dân đã hiểu: “Giai đoạn đầu một số phần tử xấu, đối tượng đã lôi kéo, xúi giục. Nhưng sau khi hệ thống chính trị của Tỉnh, thị xã và cơ sở phân tích, tuyên truyền bằng các kênh, người dân từng bước hiểu rõ được bản chất của các đối tượng này. Chính quyền đã có chỉ đạo vừa theo dõi, nhắc nhở rà soát, phân loại đối tượng để có xử lý nghiêm minh”.
Đáng chú ý là bài viết của Huy Nam đã được báo điện tử Tuyên Giáo của Ban Tuyên giáo đảng lấy đăng lại còn viết thêm rằng:”Đại diện chính quyền Thị xã Kỳ Anh cho biết, trước thực trạng lôi kéo người dân của một số phần tử xấu, kích động, các ngành chức năng đã cử cán bộ xuống địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc. Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn là mục tiêu, mong muốn chung của chính quyền cũng như người dân Thị xã Kỳ Anh.
Ông Trần Văn Thanh, ở xã Kỳ Lợi, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, người gắn với nghề biển 30 năm nay cho biết, sau khi xảy ra hiện tượng cá chết, nhất là kết luận nguyên nhân từ nhà máy của Công ty Formosa, một số phần tử xấu đã có ý dụ dỗ, lôi kéo các ngư dân trong xã phản đối chính quyền.”
Kèm theo bài của Huy Nam còn có bản tin ngắn của VOV viết:”Trong quý 3/2016, số lao động thất nghiệp gia tăng đột biến. Một trong nhưng nguyên nhân là do sự cố môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra.
Ban đầu, có người cũng đã nghe theo, nhưng sau khi nhận ra mục đích của các đối tượng là gây rối trật tự, nên mọi người đã phản đối. Ông Trần Văn Thành nói: ”Sau khi được tuyên truyền, hiểu rõ vấn đề, người dân chấp hành chủ trương chính sách của Nhà nước chứ không đi theo những phần tử phản động lợi dụng để làm ảnh hưởng an ninh trật tự trên địa bàn. Mong muốn của người dân là các cấp các ngành quan tâm ổn định phát triển kinh tế. Không ai muốn gây mất trật tự trên địa bàn vì trước hết là ảnh hưởng đến chính mình”
CHỬI VÀO MẶT VOV
Nhưng sự thật đã khác trong nội dung bài tường thuật của Phóng viên Đức Hùng của báo VietNamExpress (của Bộ Khoa học-Công nghệ)
Đức Hùng viết:”Do cuộc sống bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển Formosa, hơn 500 ngư dân Hà Tĩnh, Nghệ An đã đâm đơn kiện đòi bồi thường.
TAND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thông báo đến trưa nay đã tiếp nhận tổng cộng hơn 500 đơn của người dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) và xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) cùng khởi kiện Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Gần 40 đơn khác bị tòa từ chối tiếp nhận vì cho rằng chưa đủ thủ tục.
Từ chiều 26/9, hàng trăm người dân đã tập trung ở trụ sở tòa án để gửi đơn kiện, tuy nhiên thời điểm đó tòa mới tiếp nhận hơn 200 đơn. Trong nội dung khởi kiện, đa số ngư dân yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại trong khai thác hải sản, làm muối, làm mắm… do ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển.
Một lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh cho VnExpress biết, chiều 26/9 khi thấy 13 ôtô 24 chỗ chở gần 300 người dân ở huyện Quỳnh Lưu đi vào thị xã, nhiều người dân ở xã Kỳ Hà đã hòa vào cùng. Dòng người đi nộp đơn kéo dài hơn 200m.
Ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho hay sáng nay cán bộ TAND tỉnh và Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã vào hỗ trợ giúp thị xã Kỳ Anh trong việc này. Về nguyên tắc, khi công dân có đơn kiện, cơ quan chức năng phải tiếp nhận. Sau 5 ngày, nhà chức trách sẽ trả lời có thụ lý hay không.
Theo Phó giám đốc Sở Tư pháp Văn Đình Minh, đây là lần đầu tiên tại Hà Tĩnh có đông người tham gia kiện cùng một doanh nghiệp
Một luật sư cho biết, nếu tòa thụ lý, mỗi đơn kiện sẽ được xét xử riêng biệt.”
Tuyệt nhiên, trong bài tường thuật của Đức Hùng, có soi đèn hay vạch là tìm sâu cũng không thấy có những chữ như : ” một số thế lực thù địch, phần tử xấu, cơ hội dùng các thủ đoạn để lôi kéo, kích động nhân dân” như “Phóng viên” Huy Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) đã gán cho ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh. Hay là Huy Nam đã bịa ra theo chỉ thị của ban Tuyên Giáo ?
BÁO CÔNG AN VIẾT GÌ ?
Cũng viết về vụ người dân kéo nhau đi kiện, Phóng viên Văn Tình của báo Công an Online viết trong số báo ra ngày 28/09/2016:” (CAO) Cho rằng Formosa đã gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, hàng trăm ngư dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh kéo đến UBND thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện công ty này để đòi bồi thường thiệt hại.
Ngày 27-9, ông Nguyễn Quốc Hà – Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, cho biết chính quyền thị xã Kỳ Anh đang tiếp tục phối hợp với TAND tỉnh Hà Tĩnh và Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận đơn của người dân kiện Formosa.
Theo đó, từ chiều 26-9 đến 27-9, chính quyền địa phương này đã tiếp nhận 539 lá đơn của người dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) và xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) nộp để kiện Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, yêu cầu bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển xảy ra trong thời gian qua.
Theo nội dung đơn kiện, những người dân này yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại vì đã gây ô nhiễm môi trường biển khiến việc đánh bắt, nuôi trồng hải sản, làm muối, làm mắm bị ảnh hưởng nặng nề.
Bước đầu, qua rà soát trong số 539 đơn, chính quyền địa phương xác định có gần 40 đơn không hợp lệ do chưa đầy đủ thủ tục nên không tiếp nhận.
Ông Hà cho biết thêm: “Bất cứ công dân nào trên lãnh thổ Việt Nam, khi có việc khiếu kiện liên quan đến tất cả những lĩnh vực do thị xã Kỳ Anh quản lý thì phía chính quyền sẽ có các bộ phận chuyên môn đứng ra tiếp nhận đơn. Tiếp đó, chúng tôi sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật xem xét thụ lý”.
Tính đến chiều 27-9, TAND thị xã Kỳ Anh tiếp nhận 506 đơn kiện hợp lệ của ngư dân.” (Văn Tình)
Bài viết của Phóng viên Văn Tình, báo Công an Online cũng không có chỗ nào ghi lại lời tố cáo đã có các “thế lực thù địch, phần tử xấu, cơ hội dùng các thủ đoạn để lôi kéo, kích động nhân dân” đi kiện Formosa !
Như vậy thì ai đã xuyên tạc việc làm chính đáng mà luật pháp cho phép của người dân Hà Tĩnh và Nghệ An khi họ kéo nhau đi nạp đơn kiện Formosa Hà Tĩnh ngày 26/09/2016 ?
Phóng viên Huy Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đã âm mưu gì khi vu oan cáo vạ các nạn nhân của thảm họa Formosa bằng thứ ngôn từ bịa đặt như :thế lực thù địch, phần tử xấu, cơ hội dùng các thủ đoạn để lôi kéo, kích động nhân dân” ?
Do đó, thiết tưởng Tác gỉa Lam Sơn cũng phải soi gương để xem lại mặt mình xem có tư cách gì để viết trên báo Nhân Dân (ngày 04/10/2016) rằng:”Ở Việt Nam, trong khi số đông người sử dụng mạng xã hội coi đây là nơi bày tỏ ý kiến nghiêm túc về các vấn đề họ quan tâm thì lại có một số người lợi dụng mạng xã hội để công bố tin tức bịa đặt, dối trá hoặc đưa ra ý kiến tiêu cực nhằm gây bất an trong dư luận. Các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí cũng lợi dụng và biến mạng xã hội thành ma trận của các thủ đoạn "tuyên truyền trắng, xám, đen" để lung lạc đời sống tinh thần xã hội, tiến công vào Ðảng, Nhà nước Việt Nam. Loại thông tin độc hại này đã trực tiếp làm mạng xã hội trở thành thế giới ảo theo đúng nghĩa đen, và làm cho thiện chí, sự lương thiện của hàng triệu người lành mạnh, tử tế dùng mạng xã hội như bị chìm lấp trong trận đồ bát quái giữa thật và giả, giữa trắng và đen, giữa tích cực và tiêu cực…”
Nên biết ở Việt Nam hiện đang có trên 45 triệu người sử dụng Internet và trên 30 triệu người khác dùng Facebook để trao đổi và truyền tải thông tin hàng ngày.
Do đó, giữa cái xấu và cái tốt thì những “nhà báo” của đảng cũng cần có con mắt sáng và tinh thần minh mẫn để nhận ra sự khác biệt giữa hai báo “lề dân” và “lề đảng”.
Nếu thiếu lương tâm hay chỉ có trái tim máu lạnh thì làm sao biết được có gì đáng coi trong “báo chính thống” ? -/-
Phạm Trần
(10/016)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tịnh Thiền
Nguyễn Đức Cung
20:45 06/10/2016
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Đôi khi lòng động tâm chao
Khoanh chân thiền tịnh: thanh tao, nhẹ nhàng.
(nđc)
Thánh Ca
Dòng Đời - Nhạc: Mai Nguyên Vũ - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
14:53 06/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây