Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giám Mục Úc đến Roma sau cuộc khủng hoảng mới đây của Giáo Hội Úc.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:08 09/10/2017
(EWTN News/CAN) Vatican City. Tuần trước, các lãnh đạo Giáo Hội Úc đã đến Roma gặp các đấng có thẩm quyền Vatican để bàn thảo về những cuộc khủng hoảng mới đây của Giáo Hội, đặc biệt là các vụ xâm phạm tình dục của các giáo sĩ.
Theo thông cáo ra ngày 7 tháng Mười của Vatican thì các lãnh đạo trong Hội Đồng Giám Mục Úc đã tới Vatican gặp các giới chức của Phủ Quốc vụ Khanh Tòa Thánh và các vị trong các văn phòng của Vatican để bàn về tình hình Giáo Hội Úc trong thời gian này.
Vấn đề gồm việc kết luận của Ủy Ban Hoàng Gia Úc trong Viện Bảo Vệ Trẻ Em Bị Xâm Phạm Tình Dục với đề nghị rằng Giáo Hội Công Giáo nên cho phép bãi bỏ ấn tín giữ kín của Tòa Giải Tội khi một vụ xâm phạm được xưng thú trong bí tích này.
Họ cũng thực hiện cuộc điều tra lần thứ ba vụ Đức Hồng Y George Pell, Quốc Vụ Viện Kinh Tế Tòa Thánh, liên quan đến những cáo buộc xâm phạm tình dục trong quá khứ ở Úc.
Những vấn đề khác gồm sự liên hệ giữa Giáo Hội và xã hội nói chung, sự tái tạo lòng tin tưởng sau những vụ tai tiếng xâm phạm tình dục và kêu gọi sự cộng tác của giáo dân vào những vị trí quyết định trong Giáo Hội tại Úc.
Phái đoàn gồm có Đức Tổng Giám Mục Denis James Hart của Melbourne, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc, TGM Mark Benedict Coleridge của Brisbane, Phó Chủ Tịch HĐGM Úc; Thẩm Phán Neville John Owen, Chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Chữa Lành Úc.
Cuộc thảo luận chính bắt đầu vào hôm Thứ Năm, 05 tháng Mười trong lúc hội nghị về Phẩm Giá Trẻ Em qua Kỹ Thuật Điện Toán Thế Giới (Digital World) cũng đồng thời diễn ra tại Đại Học Giáo Hoàng Gregorian ở Roma.
Về phía Vatican gồm có Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Liên Hệ các Quốc Gia là Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Chủ Tịch Thánh Bộ Giám Mục là Đức Hồng Y Marc Ouellet, và Bộ Trưởng Thánh Bộ Đức Tin là Tổng Giám Mục Giacoma Morandi.
Tưởng cũng nên nhắc lại Ủy Ban Hoàng Gia Úc đã họp ngay chỉ sau hai tháng từ khi được thành lập vào năm 2013 và đã đưa ra 85 đề nghị thay đổi trong hệ thống tư pháp Úc.
Ngoài việc đề nghị thắt chặt tiêu chuẩn kết án trong các vụ xâm phạm tình dục trong quá khứ, việc xử dụng các bằng chứng và thanh lọc, ủy ban này còn đề nghị những ai không báo cáo vụ xâm phạm tình dục, ngay cả các linh mục được biết các xâm phạm ấy qua xưng thú trong tòa giải tội, thì sẽ cấu thành tội hình.
Đề nghị này gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của giáo quyền và các ngài đã gọi quyết định này là một “sự xâm nhập của chính quyền” vào trong lãnh vực tâm linh mà từ xưa đến nay vẫn được tôn trọng và đề cao.
Chỉ sau một ngày họp, vụ ĐHY Pell được nổ ra. Ngài đã từ Vatican về Úc vào tháng Sáu để đối mặt với những cáo buộc xâm phạm tình dục trong quá khứ. Buổi điều trần tới sẽ diễn ra vào tháng Ba và ngài sẽ tự bào chữa chống lại những nhân chứng và lời khai.
Cảnh sát ở Victoria công bố vào cuối tháng Sáu rằng họ sẽ kết án ĐHY Pell, 76 tuổi, sau khi một số nhân chứng đã tố cáo ngài vào năm 2016.
Với tư cách là Quốc Vụ Viện Kinh Tế Tòa Thánh từ năm 2013 và là một thành viên trong Ủy Ban Hồng Y Cố Vấn của ĐGH Phanxicô, ĐHY Pell là viên chức cao cấp nhất của Vatican đã từng bị kết án phạm tội xâm phạm.
Với sự cho phép của ĐGH Phanxicô, ĐHY Pell đã rời chức vụ tại Vatican để trở về Úc lo cho việc tố tụng. Tại buổi điều trần ban đầu vào tháng Bẩy, ĐHY nói rằng ngài “vô tội” với tất cả các cáo buộc và sẽ ngài hiện nay được coi là vô tội.
Theo bản tin BBC, buổi điều trần tới sẽ vào ngày 5 tháng Ba và sẽ có tới 50 nhân chứng ra làm chứng trước tòa. Buổi điều trần sẽ kéo dài ít nhất là bốn tuần, sau đó thẩm phán sẽ quyết định xem vụ án có đủ bằng cớ để đưa ra xét xử hay không.
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Thánh Mẫu 2017 tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney.
Diệp Hải Dung.
07:41 09/10/2017
Chiều thứ Bảy 07/10/2017 hàng ngàn giáo dân trong Cộng Đồng và các tiểu bang đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney tham dự 2 ngày Đại Hội Thánh Mẫu nhân dịp kỷ niệm 100 Năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney tổ chức với chủ đề “ Sống Sứ Điệp Fatima ”
Xem Hình
Đúng 3 giờ chiều mọi người đều tập trung trong hội trường Trung Tâm. Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Linh hướng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và Cha long trọng tuyên bố khai mạc giờ đền tạ nguyện kinh Lòng Chúa Thương Xót ngày Đại Hội Thánh Mẫu. Sau giờ kinh nguyện, Thánh lễ khai mạc Đại Hội tại lễ đài do Đức Giám Mục Peter Ingham Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Wollongong NSW Chủ tế và quý Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Bùi Quang Đạo, Cha Phạm Minh Ước, Cha Trần Thanh Xuân cùng đồng tế. Đoàn Phụng Vụ Thánh Lễ có thêm các Thừa Tác Viên Thánh Thể, Đại Diện các Phong Trào Đoàn thể khoảng 200 người đều cầm hoa dâng kính Mẹ. Đặc biệt, 40 em giúp lễ Thiếu Nhi Cung Tháng dâng 40 ánh nến Triệu Kinh Dâng Mẹ rất đặc sắc.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney ngỏ lời cám ơn Đức Mục Peter Ingham, quý Cha và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu 2017 và Cha Paul Văn Chi trình lên Đức Giám Mục Sắc Lệnh Ơn Toàn Xá số 780/17/I của Tòa Thánh Vatican ban cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney hiệu lực 7 Năm 2017 – 2024. Đức Giám Mục tuyên đọc Sắc Lệnh đồng thời trao Sắc Lệnh cho Cha Tuyên Úy Trưởng Remy Bùi Lâm.
Thánh lễ kết thúc mọi người ở lại Trung tâm dùng bữa ăn tối tại các gian hàng Ẩm Thực và trở về hội trường Trung Tâm nghe Cha Giuse Phạm Minh Ước thuyết giảng về đề tài “Mẹ Fatima và Dân Tộc Việt Nam” sau đó mọi người tham dự buổi diễn nguyện Sứ Điệp Fatima do 3 Liên Trẻ Thiếu Nhi Thánh Thể, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo và Liên Ca đoàn Lê Bảo Tịnh cùng phối hợp trình diễn rất ý nghĩa đặc sắc và ngoạn mục.
Kết thúc đêm diễn nguyện, Đức Giám Mục, quý Cha và tất cả mọi người,với nến sáng trên tay, cùng cung nghinh rước kiệu Thánh Thể đi xuyên qua con đường 14 Chặng Đàng Thánh Giá trong khuôn viên Trung Tâm do Cha Paul Văn Chi điều hợp. Cuộc rước cung nghinh Thánh Thể rất long trọng và sốt sắng. Sau cuộc kiệu, Thánh Thể được rước về nhà nguyện hội trường của trung tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse và tại đây các Giáo Đoàn, Hội Đoàn, thay phiên nhau chầu cầu nguyện suốt đêm. Thánh tượng Mẹ Fatima ngự trị tại Lễ Đài suốt đêm để con cái Mẹ đến cầu nguyện và tạ ơn Mẹ.
Chúa Nhật 08/10/2016, sau giờ kinh phụng vụ buổi sáng. Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chào mừng mọi người đã đến Trung Tâm tham dự Đại Hội Thánh Mẫu đồng thời Cha giới thiệu Cha Giuse Bùi Đức Tiến giảng tuyết với đề tài “Đời Sống Hôn Nhân và Gia Đình theo Giáo Luật” và đề tài “Những Điểm Nóng trong Mục Vụ cho người Ly Hôn – Tái Hôn”
Sau giờ cơm trưa và thưởng lãm văn nghệ. Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Parramatta giảng thuyết với đề tài: “Cùng Mẹ Sống Đức Tin” sau đó hội thảo chung giải đáp những thắc mắc về Đức Tin và cuộc sống, Cha Paul Văn Chi điều hợp buổi hội thảo rất sôi động và hào hứng, trong đó ĐGM Nguyễn Văn Long, Cha Phạm Minh Ước, Cha Bùi Đức Tiến giải đáp các thắc mắc liên quan đến đời sống Đức Tin Công Giáo cũng như về Giáo Luật Hôn Nhân Công Giáo. Mọi người đã đặt nhiều câu hỏi về đời sống hàng ngày và đời sống Đức Tin, đã được ĐGM và quý Cha trong panel giải đáp một cách thỏa đáng.
Chấm dứt các chương trình thuyết giảng và hội thảo mọi người cùng tiến về tượng đài Đức Mẹ để bắt đầu giờ kinh đền tạ và rước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima. Ban Tây nhạc Cecilia đã khởi tấu nhạc phẩm Kính Mừng Nữ Vương. Kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ bắt đầu. Cuộc rước kiệu rất long trọng và trang nghiêm, hơn 5000 người với cờ của các Giáo đoàn, Hội đoàn Đoàn thể xen kẽ trong đoàn rước và mọi người cùng dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui nguyện xin Mẹ chúc lành cho gia đình và Cộng Đồng và Cho quê hương Việt Nam. Khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ La Vang về đến Lễ đài, các em Thiếu Nhi dâng lên những ánh nến và những nụ hoa mừng kính Đức Mẹ. Cả ngàn ngàn nụ hoa kết thành TRIỆU KINH DÂNG MẸ trên lễ đài với trên 9 triệu kinh của CĐCGVN dâng Mẹ từ tháng 5 đến tháng 10 để tạ ơn Mẹ và cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam và Úc Châu.
Trước khi Thánh lễ bắt đầu, Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và một lần nữa Cha cũng ngõ lời chào mừng Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Giáo Phận Parramatta đến với Cộng Đồng và chủ tế Thánh lễ bế mạc Đại Hội Thánh Mẫu tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly. Cùng đồng tế có quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Bùi Quang Đạo, Cha Trần Bạch Hổ, Cha Trần Kim Phú, Cha Mai Văn Thịnh, Cha Đỗ Hoàng Việt, Cha Trần Thanh Xuân, Cha Phạm Minh Ước, Cha Bùi Đức Tiến, Giuse Mai Văn Thịnh, Cha Antôn Trần Bạch Hổ, Cha Toma Bùi Thiện Thiên, Cha Vincent Nguyễn Hoàng Trung, Cha Gioan Nguyễn Thái Hòa, Cha Giuse Phan Thế Khanh, Phêrô Nguyễn Hoàng Chương, Cha Antôn Phạm Ngọc Ái, cùng với quý Cha Tuyên úy Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Đặng Đặng Đình Nên và một số Cha Khách.
Trong bài giảng Thánh lễ Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long nói : Năm nay đánh dấu 100 Năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, tiên báo hiểm họa Cộng Sản trên cả thế giới nhưng đồng thời cũng trấn an đàn con của Mẹ là không có gì ngăn cản được tình yêu Thiên Chúa và áp đạo vương quốc chánh trực. Trái tim Mẹ sẽ toàn thắng, có nghĩa là chính nghĩa sẽ thắng hung tàn, công lý sẽ thắng gian tà. Sự chiến thắng này cũng tùy thuộc vào sự hợp tác và đóng góp tích cực của chúng ta, đặc biệt là khi chúng ta thì hành 3 Mệnh Lệnh của Mẹ....
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCVN TGP Sydney ngỏ lời cám ơn ĐGM Nguyễn Văn Long, quý Cha, qúy Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người đã đến đây tham dự 2 ngày Đại Hội. Anh cũng đặc biệt cám ơn quý vị thiện nguyện viên trong và ngoài Cộng Đồng đã âm thầm phục vụ giúp cho Cộng Đồng và Đại Hội Thánh Mẫu được mọi sự thành công tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc, ĐGM làm phép qùa lưu niệm kỷ niệm 100 Năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và cùng với quý Cha trao tặng cho tất cả mọi người, Đức Giám Mục gặp gỡ mọi người trong Cộng Đồng.
Diệp Hải Dung
Xem Hình
Đúng 3 giờ chiều mọi người đều tập trung trong hội trường Trung Tâm. Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Linh hướng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và Cha long trọng tuyên bố khai mạc giờ đền tạ nguyện kinh Lòng Chúa Thương Xót ngày Đại Hội Thánh Mẫu. Sau giờ kinh nguyện, Thánh lễ khai mạc Đại Hội tại lễ đài do Đức Giám Mục Peter Ingham Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Wollongong NSW Chủ tế và quý Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Bùi Quang Đạo, Cha Phạm Minh Ước, Cha Trần Thanh Xuân cùng đồng tế. Đoàn Phụng Vụ Thánh Lễ có thêm các Thừa Tác Viên Thánh Thể, Đại Diện các Phong Trào Đoàn thể khoảng 200 người đều cầm hoa dâng kính Mẹ. Đặc biệt, 40 em giúp lễ Thiếu Nhi Cung Tháng dâng 40 ánh nến Triệu Kinh Dâng Mẹ rất đặc sắc.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney ngỏ lời cám ơn Đức Mục Peter Ingham, quý Cha và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu 2017 và Cha Paul Văn Chi trình lên Đức Giám Mục Sắc Lệnh Ơn Toàn Xá số 780/17/I của Tòa Thánh Vatican ban cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney hiệu lực 7 Năm 2017 – 2024. Đức Giám Mục tuyên đọc Sắc Lệnh đồng thời trao Sắc Lệnh cho Cha Tuyên Úy Trưởng Remy Bùi Lâm.
Thánh lễ kết thúc mọi người ở lại Trung tâm dùng bữa ăn tối tại các gian hàng Ẩm Thực và trở về hội trường Trung Tâm nghe Cha Giuse Phạm Minh Ước thuyết giảng về đề tài “Mẹ Fatima và Dân Tộc Việt Nam” sau đó mọi người tham dự buổi diễn nguyện Sứ Điệp Fatima do 3 Liên Trẻ Thiếu Nhi Thánh Thể, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo và Liên Ca đoàn Lê Bảo Tịnh cùng phối hợp trình diễn rất ý nghĩa đặc sắc và ngoạn mục.
Kết thúc đêm diễn nguyện, Đức Giám Mục, quý Cha và tất cả mọi người,với nến sáng trên tay, cùng cung nghinh rước kiệu Thánh Thể đi xuyên qua con đường 14 Chặng Đàng Thánh Giá trong khuôn viên Trung Tâm do Cha Paul Văn Chi điều hợp. Cuộc rước cung nghinh Thánh Thể rất long trọng và sốt sắng. Sau cuộc kiệu, Thánh Thể được rước về nhà nguyện hội trường của trung tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse và tại đây các Giáo Đoàn, Hội Đoàn, thay phiên nhau chầu cầu nguyện suốt đêm. Thánh tượng Mẹ Fatima ngự trị tại Lễ Đài suốt đêm để con cái Mẹ đến cầu nguyện và tạ ơn Mẹ.
Chúa Nhật 08/10/2016, sau giờ kinh phụng vụ buổi sáng. Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chào mừng mọi người đã đến Trung Tâm tham dự Đại Hội Thánh Mẫu đồng thời Cha giới thiệu Cha Giuse Bùi Đức Tiến giảng tuyết với đề tài “Đời Sống Hôn Nhân và Gia Đình theo Giáo Luật” và đề tài “Những Điểm Nóng trong Mục Vụ cho người Ly Hôn – Tái Hôn”
Sau giờ cơm trưa và thưởng lãm văn nghệ. Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Parramatta giảng thuyết với đề tài: “Cùng Mẹ Sống Đức Tin” sau đó hội thảo chung giải đáp những thắc mắc về Đức Tin và cuộc sống, Cha Paul Văn Chi điều hợp buổi hội thảo rất sôi động và hào hứng, trong đó ĐGM Nguyễn Văn Long, Cha Phạm Minh Ước, Cha Bùi Đức Tiến giải đáp các thắc mắc liên quan đến đời sống Đức Tin Công Giáo cũng như về Giáo Luật Hôn Nhân Công Giáo. Mọi người đã đặt nhiều câu hỏi về đời sống hàng ngày và đời sống Đức Tin, đã được ĐGM và quý Cha trong panel giải đáp một cách thỏa đáng.
Chấm dứt các chương trình thuyết giảng và hội thảo mọi người cùng tiến về tượng đài Đức Mẹ để bắt đầu giờ kinh đền tạ và rước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima. Ban Tây nhạc Cecilia đã khởi tấu nhạc phẩm Kính Mừng Nữ Vương. Kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ bắt đầu. Cuộc rước kiệu rất long trọng và trang nghiêm, hơn 5000 người với cờ của các Giáo đoàn, Hội đoàn Đoàn thể xen kẽ trong đoàn rước và mọi người cùng dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui nguyện xin Mẹ chúc lành cho gia đình và Cộng Đồng và Cho quê hương Việt Nam. Khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ La Vang về đến Lễ đài, các em Thiếu Nhi dâng lên những ánh nến và những nụ hoa mừng kính Đức Mẹ. Cả ngàn ngàn nụ hoa kết thành TRIỆU KINH DÂNG MẸ trên lễ đài với trên 9 triệu kinh của CĐCGVN dâng Mẹ từ tháng 5 đến tháng 10 để tạ ơn Mẹ và cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam và Úc Châu.
Trước khi Thánh lễ bắt đầu, Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và một lần nữa Cha cũng ngõ lời chào mừng Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Giáo Phận Parramatta đến với Cộng Đồng và chủ tế Thánh lễ bế mạc Đại Hội Thánh Mẫu tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly. Cùng đồng tế có quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Bùi Quang Đạo, Cha Trần Bạch Hổ, Cha Trần Kim Phú, Cha Mai Văn Thịnh, Cha Đỗ Hoàng Việt, Cha Trần Thanh Xuân, Cha Phạm Minh Ước, Cha Bùi Đức Tiến, Giuse Mai Văn Thịnh, Cha Antôn Trần Bạch Hổ, Cha Toma Bùi Thiện Thiên, Cha Vincent Nguyễn Hoàng Trung, Cha Gioan Nguyễn Thái Hòa, Cha Giuse Phan Thế Khanh, Phêrô Nguyễn Hoàng Chương, Cha Antôn Phạm Ngọc Ái, cùng với quý Cha Tuyên úy Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Đặng Đặng Đình Nên và một số Cha Khách.
Trong bài giảng Thánh lễ Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long nói : Năm nay đánh dấu 100 Năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, tiên báo hiểm họa Cộng Sản trên cả thế giới nhưng đồng thời cũng trấn an đàn con của Mẹ là không có gì ngăn cản được tình yêu Thiên Chúa và áp đạo vương quốc chánh trực. Trái tim Mẹ sẽ toàn thắng, có nghĩa là chính nghĩa sẽ thắng hung tàn, công lý sẽ thắng gian tà. Sự chiến thắng này cũng tùy thuộc vào sự hợp tác và đóng góp tích cực của chúng ta, đặc biệt là khi chúng ta thì hành 3 Mệnh Lệnh của Mẹ....
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCVN TGP Sydney ngỏ lời cám ơn ĐGM Nguyễn Văn Long, quý Cha, qúy Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người đã đến đây tham dự 2 ngày Đại Hội. Anh cũng đặc biệt cám ơn quý vị thiện nguyện viên trong và ngoài Cộng Đồng đã âm thầm phục vụ giúp cho Cộng Đồng và Đại Hội Thánh Mẫu được mọi sự thành công tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc, ĐGM làm phép qùa lưu niệm kỷ niệm 100 Năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và cùng với quý Cha trao tặng cho tất cả mọi người, Đức Giám Mục gặp gỡ mọi người trong Cộng Đồng.
Diệp Hải Dung
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam cần công lý và công bình
Hà Minh Thảo
16:47 09/10/2017
Bài này được viết để tiếp nối các bài về ông Trịnh Xuân Thanh (‘Bắt cóc và phải trả Trịnh Xuân Thanh’ và ‘Nước Ðức điều tra các nghi can người Việt’) và ông Trịnh Vĩnh Bình (Sự thật về Ðầu tư tại Việt Nam 1 và 2). Trong hai sự kiện này, Công Lý cần phải được thực thi qua các Tòa án Hình sự và Trọng tài Quốc tế. Ngoài ra, nhờ sự can thiệp của Tòa án Lương tâm từng người, Công Bình phải được thực hiện.
I.- DIỄN TIẾN MỚI TRONG TỪNG SỰ KIỆN.
A./ Nội vụ liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 04.08.2017, Tổng trưởng Ngoại giao Ðức, ông Sigmar Gabriel, tái xác nhận về vụ việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngày 23.07.2017, tại Berlin : « Chúng tôi nhận định, cách thức bắt đưa người ra khỏi nước như người ta thấy trong các bộ phim thời chiến tranh lạnh là một việc chúng tôi không thể dung thứ và sẽ không dung thứ ». Cũng chính ông, lúc đó là Tổng trưởng Kinh tế, khi công du nước Việt ngày 21.11.2014, đã tiếp xúc và đàm thoại với nhiều nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam và đã chỉ trích chế độ Việt cộng không cho phép nghiệp đoàn lao động tự do hoạt động. Nhắc đến đường lối cứng rắn của Đảng Cộng sản, ông Gabriel nói ‘Không thể tách rời Tự do kinh tế với Tự do chính trị’.
Sau khi trục xuất Tùy viên tình báo Tòa Ðại sứ Việt Nam Nguyễn Ðức Thoa, khám phá ông Hồ Ngọc Thắng là ‘Người cộng sản trong sở Di trú Liên bang’ và, ngày 13.08.2017, Cảnh sát Czech đã bắt và ông Nguyễn Hải Long, người này đã đứng ra thuê xe cho những người tham gia bắt cóc ông Thanh và có thể đã lái xe từ Prague đến giao xe tại Berlin. Ngày 23.08.2017, Cảnh sát Czech đã chấp thuận để Cảnh sát Ðức tạm giam đương sự hầu tiêÙn hành điều tra…
Ngày 01.09.2017, tại trụ sở Cảnh sát điều tra số 1 tại Berlin, ông Bùi Quang Hiếu đã nhận lại chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) - biển số 2AB-3140, có 7 chỗ ngồi bị nghi ngờ đã được dùng để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh và một nữ nhân viên Bộ Công thương Việt Nam hôm 23.07.2017 ở Berlin. Chiếc xe này mang nhiều vết máu lớn và những vết rách xước được cho là do đánh nhau giữa những người đi trong chiếc xe này, đặc biệt phát hiện thêm 2 bình thuốc mê dạng tẩm vào khăn đấp lên mặt. Trên xe có 7 chổ ngồi này, hai hàng ghế sau có thể quay lại đối diện nhau, rất thích hợp cho việc khống chế bắt giữa. Ở hàng ghế thứ nhất, một ghế dành cho người lái và ghế bên cạnh cho một người Việt sống ở Đức, thông thạo tiếng Đức để dẫn đường. Hàng ghế thứ hai có hai chổ và ba ghế ở hàng thứ ba. Chổ ông Thanh ngồi ở giữa hàng ghế thứ ba. Hai bên và đối diện là bốn mật vụ để khống chế ông này.
Trong sự kiện những tang chứng vẫn còn để lại trên xe đáng được lưu ý :
1. Tại sao những kẻ bắt cóc lại sơ hở khi để lại dấu vết như vậy. Chúng cố tình để lộ hay chúng quá sơ hở?
2. Tại sao Cảnh sát Đức đã tế nhị để lại những vật chứng và các dấu vết trên chiếc xe khi trao trả cho chủ cho thuê xe. Một thông điệp được gởi đến những kẻ bắt cóc.
Ngoài ra, Cảnh sát điều tra Berlin đang truy nã 3 người đàn ông từ Hà Nội tới Berlin trong những ngày từ 21 đến 23.07.2017 gồm một người đàn ông chỉ huy có độ tuổi khoảng 50, hai người kia thì từ 30 đến 40 tuổi. Chỉ một người nói được rất ít tiếng Anh và họ hoàn toàn không biết tiếng Đức. Họ đã trú ngụ tại khách sạn Sylte Hof tại đường Kurfürstenstraße 114, Berlin để theo dõi và bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
Camera trong khách sạn đã cung cấp cho Cảnh sát điều tra các hình ảnh rõ nét các hoạt động ra vào của những nghi phạm này, nhân dạng đã được in ra từ các thước phim Video có độ phân giải cao để phục vụ công tác điều tra.
Nhiều cửa hàng xung quanh khu vực khách sạn đã được Cảnh sát cho xem ảnh nghi phạm và yêu cầu cung cấp thông tin khi những đối tượng này xuất hiện trong thời gian lưu trú tại đây. Ba hộ chiếu Việt Nam đã được chủ khách sạn ghi chép danh tính khi thuê phòng và cung cấp cho Cảnh sát điều tra. Hiện các mẫu xét nghiệm DNA của các nghi phạm đã được thu thập tại phòng khách sạn và trên chiếc xe 7 chỗ với nhiều vết máu để truy nã các mật vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Cơ sở dữ liệu tại EUROPOL cũng được cập nhật để lập tức phát hiện và bắt giữ những người này khi họ đặt chân tới Âu châu.
Cũng trong ngày 01.09.2017, để mừng Lễ Quốc khánh 02.09.2017, Tòa Ðại sứ là cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoại quốc có nhiệm vụ làm công tác ngoại giao. Do đó, Quốc khánh là ngày lễ lớn nhất của Ðất Nước, là dịp để họ tổ chức Tiếp tân giới ngoại giao nước sở tại và những đồng vị các nước khác. Nhưng năm nay, Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Berlin chỉ tổ chức để họ chỉ tiếp đón một số thân hữu người Việt.
Ngày 02.09.2017, Lễ Quốc Khánh Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mặc dù đang có khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhưng Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Steinmeier cũng đã gửi một điện thư chúc mừng tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trong lời chúc mừng, Tổng thống Đức đã khéo léo lưu ý Việt Nam về vấn đề nhà nước pháp quyền.
Ngày 10.08.2017, tờ tuần báo Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh số 462 đăng bài báo nhục mạ Chính phủ Đức có tựa đề ‘Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu’ ký tên Vũ Hương. Ðương sự viết bài này đã phỉ báng nặng nề khi cho rằng Chính phủ Đức là một ‘lũ kền kền vô trách nhiệm’, thóa mạ là ‘những lang sói trong giới phản động ngoại quốc’, mạ lỵ báo chí truyền thông Đức là ‘các thế lực đen tối’ hay ‘các thế lực thù địch’ ám chỉ ông Tổng trưởng Bộ Ngoại giao Đức Gabriel là ‘mua phiếu… cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới’ và nhục mạ Bộ Ngoại giao Đức là ‘hồ đồ’, là ‘thần kinh’ v.v. Sau khi trang Thời Báo (báo Việt ngữ tại Ðức) đăng bài viết này với bản dịch tiếng Đức, các đảng viên chủ trương tuần báo này (Nguyễn Chí Hiếu, Tổng biên tập, Thân Thị Thu, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy và Nguyễn Thiện Nhân, Bí thu Thành ủy TP. Hồ Chí Minh) buộc phải gỡ bỏ một cách âm thầm trọn số báo điện tử 462. Hiện nay, nếu vào trang chủ của tờ Văn Nghệ TP. HCM và chọn xem báo giấy, thì sẽ thấy trong danh sách các số báo không còn số 462 nữa.
Ngày 20.09.2017, Ðài VOA Tiếng Việt loan tin ‘Vụ Trịnh Xuân Thanh: Người Việt yêu cầu chính phủ Ðức bảo vệ’. Theo đó, cộng đồng người Việt ở Ðức, qua diễn đàn của người Việt ở Đức có tên ‘Việt Nam 21’, do Tiến sĩ Dương Hồng Ân nói ‘cộng đồng người Việt tại Đức hiện nay cảm thaáy bất an vì các hoạt động của tình báo Việt Nam’ và đã gởi một bức thư đến Ngoại trưởng Sigmar Gabriel, để bày tỏ nỗi lo sợ tăng cao từ khi ông Hồ Ngọc Thắng, một nhân viên của Văn Phòng Liên Bang Đức về Di trú và Người Tị Nạn, bị cáo buộc là hoạt động tuyên truyền cho chính quyền Hà Nội, ông bị nghi là lợi dụng công việc với chính phủ Đức để dọ thám hay theo dõi đồng hương.
‘Cộng đồng người Việt ở Đức cảm thấy rất bất ổn, thấy bị theo dõi qua hoạt động của các điệp viện tình báo Việt Nam. Do đây là một vấn đề tế nhị nên tôi nghĩ nhân viên của Bộ Ngoại giao cũng phải suy nghĩ trước khi trả lời’.
Ngày 22.09.2017, Phát ngôn viên Chính phủ Đức Steffen Seibert chính thức thông báo : họ sẽ tạm ngừng vô thời hạn quan hệ hợp tác chiến lược (strategic partnership) với Việt Nam. Mối quan hệ này đã được cựu Chủ tịch nước Trương Taán Sang tuyên bố là vô cùng quan trọng khi hội kiến năm 2015 với bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức. Nước này không chỉ là quốc gia Âu châu đứng đầu trong việc đầu tư và phát triển ở Việt Nam và là nước có tiếng nói quan trọng nhất trong việc hình thành Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam (European Union-Vietnam Free Trade Agreement – gọi tắt là EVTFA).
Vụ bắt cóc này Trịnh Xuân Thanh dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng chưa lường hết, vì cả hai phía đều đang bị mắc kẹt. Chính phủ Đức xem nội vụ là ‘không thể chấp nhận được’ (unacceptable) nên không thể bỏ qua. Họ đang đang tìm những phương kế trừng phạt Việt cộng để cân nhắc tùy thái độ biết điều của đối phương. Việt cộng đang cần Đức ủng hộ EVFTA, cùng sự kiện tranh chấp tại Biển Đông. Đức là đối tác chiến lược quan trọng nhất của họ tại Liên minh Âu châu và, đối với Việt Nam, Tổ chức Quốc tế này là đối tác thương mại lớn thứ hai sau Trung Quốc và là thị trường xuất cảng lớn thứ hai sau Hoa kỳ. Thương mại song phương Viêät-Đức tăng từ 10 tỷ mỹ kim (năm 2006) lên 48 tỷ (2016). Sau khi TPP bị Hoa kỳ rời bỏ, có lẽ EVFTA là cái phao cứu duy nhất cho Việt Nam. Nhưng, Thủ tướng Angela Merkel có thể gây áp lực với các nước Âu châu phủ quyết EVFTA (dự kiến năm 2018).
Tại Berlin, nhiều doanh nghiệp kiều bào tỏ rõ lo lắng với các khoản mà họ đã đầu tư về Việt Nam và cho biết ‘Chúng tôi đang rút dần khỏi Việt Nam để đầu tư ngay tại châu Âu cho an toàn’, các tín hiệu xấu ngày càng hiện rõ với nhiều khó khăn trong thời gian tới, việc bất ổn về ngoại giao do vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin đã dẫn đến khủng hoảng niềm tin đối với vài lãnh tụ cổ hủ, không còn thích hợp cho nền chính trị Việt Nam đang cần sự đổi mới toàn diện với một nhà nước pháp quyền để có thể giúp đất nước đủ năng lực hợp tác quốc tế và cạnh tranh với thế giới.
Ngoài ra, Chính phủ Đức nói họ trục xuất nhà ngoại giao thứ nhì của Việt Nam bị tình nghi tham gia vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, theo tin AP và Channel News Asia. Oâng này và gia đình có 4 tuần để rời khỏi Đức. Ôâng Breul nói người bị trục xuất có những dấu hiệu cho thấy ‘ông ta dính líu đến vụ việc’ cùng với ‘một số’ nhân viên khác trong phái bộ ngoại giao của Việt Nam ở Berlin.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức nói Hà Nội đã không hồi đáp ‘phù hợp’ sau vụ trục xuất người phụ trách tình báo Việt Nam ở Đức vì liên quan đến vụ việc và khẳng định ‘Chúng tôi sẽ không bỏ qua vụ này. Ðức trông đợi một lời xin lỗi chính thức và cam kết sẽ không có những điệp vụ tương tự như vậy trên đất Đức’.
Ðồng thời, cũng trong ngày này, qua một Thông cáo báo chí, Chính phủ Đức đề nghị một giải pháp phù hợp và khả thi nhất. Ðó là, Việt Nam tổ chức một phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh phải diễn ra đúng theo tinh thần nhà nước pháp quyền, và phải có quan sát viên quốc tế (international observers) tham gia giám sát. Yêu cầu này được xem là một ‘lối thoát’ tốt nhất giúp nhà nước Việt Nam thoát khỏi cơn khủng hoảng ngoại giao lần này. Nhưng, để thực hiện đúng như yêu cầu này, do người cộng sản xưa nay chưa từng tiến hành một phiên toà đúng chuẩn mực quốc tế, thì sao họ phải chấp nhận tiến hành một phiên toà khác thường trong lịch sử tư pháp kể từ năm 1945 đến nay. Ðiều này không hề dễ dàng cho một chế độ toàn trị. Xây dựng nhà nước pháp quyền là phải bảo đảm quyền được xét xử công bằng (fair trial) của tất cả các bị cáo, kể cả bị cáo của các phiên tòa chính trị.
Tối ngày 24.09.2017, kết quả bầu cử Quốc hội Ðức cho thấy Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của đương kiêm Thủ tướng Angela Merkel giành hơn 34% số phiếu hợp lệ. Tuy chỉ đạt đa số tương đối và thấp hơn lần bầu cử trước, nhưng vẫn cho phép bà tiếp tục giữ chức Thủ tướng trong thêm một nhiệm kỳ thứ tư. Trong khi Ðảng Dân chủ Xã hội (SPD) mà Tổng trưởng Ngoại giao Sigmar Gabriel là đảng viên chỉ đạt gần 22%. Ðây là kết quả thấp nhất của SPD trong một cuộc tổng tuyển cử từ năm 1945 và cho biết ‘với kinh nghiệm vì những sai lầm’ khi liên minh với khối của bà Merkel, và sẽ rời Chính phủ để trở thành ‘phe đối lập’. Do đó, nhiều Việt cộng mừng vì cho rằng khi ông Gabriel rời chức vụ Ngoại trưởng và hy vọng tân Chính phủ nước Ðức sẽ thay đổi chính sách bang giao với Việt Nam, sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Họ không nhớ rằng bà Merkel và, tuy là thành viên đảng đối lập, ông Gabriel vẫn là những người phục vụ vì sự thành công của Cộng hòa Liên bang Ðức. Trái lại, nhà nước cộng sản Việt chỉ biết phục vụ đảng… Nguy hiểm hơn, chúng ta phải biết rằng việc Việt cộng cử người sang bắt cóc ông Thanh ở Berlin, đối với người Ðức, ‘không chỉ là chuyện ngoại giao, mà là vấn đề an ninh nội địa nước Đức’. Do đó, dù ai là Ngoại trưởng Đức, Vị này cũng không bỏ qua việc an ninh quốc gia của họ bị xâm phạm. Thế còn ngụy tạo ‘sự thật’ để gian dối.
Ngày 26.09.2017, tại Cần Thơ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp bà Lucia Bergfeld, Tham tán phát triển Tòa Đại sứ Đức tại Việt Nam, và hai quan chức Tổ chức Hợp tác phát triển (GIZ) để cảm ơn sự hỗ trợ của chính phủ Đức và tổ chức GIZ. Bà Bergfeld gửi lời mời lãnh đạo chính phủ Việt Nam tới dự buổi lễ kỷ niệm quốc khánh Ðức ngày vào 03.10.2017, tổ chức tại Tòa Ðại sứ Ðức ở Hà Nội.
B./ Nội vụ liên quan đến ông Trịnh Vĩnh Bình.
Ngày 21.08.2017, tại Paris, Cộng hòa Pháp, Tòa Trọng tài Quốc tế đã khai mạc tranh tụng về việc ông Trịnh Vĩnh Bình, công dân Hòa Lan gốc Việt kiện Chính phủ Việt Nam và đòi bồi thường 1,250 tỷ mỹ kim. Ngày 27.08.2017, Tòa đã bế mạc và đang nghị án.
Ông Trịnh Vĩnh Bình, vì không sống được với chế độ cộng sản Việt, nên bỏ nước ra đi và xin tị nạn tại Hòa Lan. Sau khi làm ăn thành đạt và nhập tịch nước này, tháng 2/1990, ông về ‘khảo sát thị trường’ Việt Nam cộng sản, nơi có ‘một rừng luật, nhưng thích xài luật rừng’. Sau đó, tháng 6/1990, ông bắt đầu chuyển dần số tiền 2.328.250 mỹ kim và 96 ký vàng, về Quê hương để kinh doanh thật phát đạt. Do đó, năm 1996, bọn ‘cướp ngày’ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt giữ ông với nhiều cáo buộc, như trốn thuế, hối lộ... Do đó, ông phải chịu mức án 11 năm tù và tịch thu toàn bộ tài sản sau 2 lần xét xử.
Năm 2003, ông tiến hành khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa tại Thuỵ Điển năm 2003 đòi bồi thường 100 triệu mỹ kim. Năm 2006, ông và nhà nước Việt đạt được thoả thuận ngoài toà, ký tại Singapore. Nhà nước đồng ý xóa án cho ông Bình, bồi thường 15 triệu mỹ kim và trả lại toàn bộ tài sản cho ông Bình. Đổi lại, ông Bình rút đơn kiện khỏi Tòa Quốc tế và không tiết lộ nội dung thỏa thuận.
Thời gian trôi qua, nhà nước việt cộng lờ đi nên, tháng 1/2015, ông Bình tái khởi kiện Chính phủ Việt Nam lên Trung tâm Trọng tài quốc tế, trụ sở tại Paris, với lý do chúng không thực hiện đúng cam kết trong thỏa thuận 2006 và đòi nhà nước Việt bồi thường ít nhất 1,25 tỷ mỹ kim.
Lý do mà ông Trịnh Vĩnh Bình đòi bồi thường năm 2003 là 100 triệu mỹ kim tăng đến 1.250 triệu mỹ kim là do chiếu theo án lệ có từ một vụ kiện nhốt tù oan sai ở Mỹ. Trong vụ kiện này, người bị nhốt tù oan 4,5 ngày đã được tòa xử buộc Chính phủ Mỹ phải bồi thường 5 triệu mỹ kim. Theo đó, một ngày bị tù oan được bồi thường khoảng 800.000 mỹ kim. Chiếu theo án lệ này, ông Bình quy ra số tiền đòi nhà nước Việt cộng phải bồi thường cho hơn 18 tháng họ giam giữ ông.
Nếu thất kiện, số tiền đòi bồi thường này có nhiều triển vọng sẽ bị nhà nước cộng sản đòi người dân Việt đau khổ phải góp trả qua việc tăng thuế phải trả. Như vậy, đâu là sự CÔNG BÌNH cho họ ? Chúng ta xác tín : Hòa Bình thực sự chỉ có khi hội đủ các yếu tố Sự Thật, Công Bình, Tự Do và Bác Ái. Hoà bình không chỉ là im tiếng súng và để nhà nước dùng vũ lực chiếm nhà đất của người dân cô thế. Do đó, chúng ta sẽ đề cập đến Công Bình trong phần hai của bài này.
Hà Minh Thảo
I.- DIỄN TIẾN MỚI TRONG TỪNG SỰ KIỆN.
A./ Nội vụ liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 04.08.2017, Tổng trưởng Ngoại giao Ðức, ông Sigmar Gabriel, tái xác nhận về vụ việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngày 23.07.2017, tại Berlin : « Chúng tôi nhận định, cách thức bắt đưa người ra khỏi nước như người ta thấy trong các bộ phim thời chiến tranh lạnh là một việc chúng tôi không thể dung thứ và sẽ không dung thứ ». Cũng chính ông, lúc đó là Tổng trưởng Kinh tế, khi công du nước Việt ngày 21.11.2014, đã tiếp xúc và đàm thoại với nhiều nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam và đã chỉ trích chế độ Việt cộng không cho phép nghiệp đoàn lao động tự do hoạt động. Nhắc đến đường lối cứng rắn của Đảng Cộng sản, ông Gabriel nói ‘Không thể tách rời Tự do kinh tế với Tự do chính trị’.
Sau khi trục xuất Tùy viên tình báo Tòa Ðại sứ Việt Nam Nguyễn Ðức Thoa, khám phá ông Hồ Ngọc Thắng là ‘Người cộng sản trong sở Di trú Liên bang’ và, ngày 13.08.2017, Cảnh sát Czech đã bắt và ông Nguyễn Hải Long, người này đã đứng ra thuê xe cho những người tham gia bắt cóc ông Thanh và có thể đã lái xe từ Prague đến giao xe tại Berlin. Ngày 23.08.2017, Cảnh sát Czech đã chấp thuận để Cảnh sát Ðức tạm giam đương sự hầu tiêÙn hành điều tra…
Ngày 01.09.2017, tại trụ sở Cảnh sát điều tra số 1 tại Berlin, ông Bùi Quang Hiếu đã nhận lại chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) - biển số 2AB-3140, có 7 chỗ ngồi bị nghi ngờ đã được dùng để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh và một nữ nhân viên Bộ Công thương Việt Nam hôm 23.07.2017 ở Berlin. Chiếc xe này mang nhiều vết máu lớn và những vết rách xước được cho là do đánh nhau giữa những người đi trong chiếc xe này, đặc biệt phát hiện thêm 2 bình thuốc mê dạng tẩm vào khăn đấp lên mặt. Trên xe có 7 chổ ngồi này, hai hàng ghế sau có thể quay lại đối diện nhau, rất thích hợp cho việc khống chế bắt giữa. Ở hàng ghế thứ nhất, một ghế dành cho người lái và ghế bên cạnh cho một người Việt sống ở Đức, thông thạo tiếng Đức để dẫn đường. Hàng ghế thứ hai có hai chổ và ba ghế ở hàng thứ ba. Chổ ông Thanh ngồi ở giữa hàng ghế thứ ba. Hai bên và đối diện là bốn mật vụ để khống chế ông này.
Trong sự kiện những tang chứng vẫn còn để lại trên xe đáng được lưu ý :
1. Tại sao những kẻ bắt cóc lại sơ hở khi để lại dấu vết như vậy. Chúng cố tình để lộ hay chúng quá sơ hở?
2. Tại sao Cảnh sát Đức đã tế nhị để lại những vật chứng và các dấu vết trên chiếc xe khi trao trả cho chủ cho thuê xe. Một thông điệp được gởi đến những kẻ bắt cóc.
Ngoài ra, Cảnh sát điều tra Berlin đang truy nã 3 người đàn ông từ Hà Nội tới Berlin trong những ngày từ 21 đến 23.07.2017 gồm một người đàn ông chỉ huy có độ tuổi khoảng 50, hai người kia thì từ 30 đến 40 tuổi. Chỉ một người nói được rất ít tiếng Anh và họ hoàn toàn không biết tiếng Đức. Họ đã trú ngụ tại khách sạn Sylte Hof tại đường Kurfürstenstraße 114, Berlin để theo dõi và bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
Camera trong khách sạn đã cung cấp cho Cảnh sát điều tra các hình ảnh rõ nét các hoạt động ra vào của những nghi phạm này, nhân dạng đã được in ra từ các thước phim Video có độ phân giải cao để phục vụ công tác điều tra.
Nhiều cửa hàng xung quanh khu vực khách sạn đã được Cảnh sát cho xem ảnh nghi phạm và yêu cầu cung cấp thông tin khi những đối tượng này xuất hiện trong thời gian lưu trú tại đây. Ba hộ chiếu Việt Nam đã được chủ khách sạn ghi chép danh tính khi thuê phòng và cung cấp cho Cảnh sát điều tra. Hiện các mẫu xét nghiệm DNA của các nghi phạm đã được thu thập tại phòng khách sạn và trên chiếc xe 7 chỗ với nhiều vết máu để truy nã các mật vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Cơ sở dữ liệu tại EUROPOL cũng được cập nhật để lập tức phát hiện và bắt giữ những người này khi họ đặt chân tới Âu châu.
Cũng trong ngày 01.09.2017, để mừng Lễ Quốc khánh 02.09.2017, Tòa Ðại sứ là cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoại quốc có nhiệm vụ làm công tác ngoại giao. Do đó, Quốc khánh là ngày lễ lớn nhất của Ðất Nước, là dịp để họ tổ chức Tiếp tân giới ngoại giao nước sở tại và những đồng vị các nước khác. Nhưng năm nay, Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Berlin chỉ tổ chức để họ chỉ tiếp đón một số thân hữu người Việt.
Ngày 02.09.2017, Lễ Quốc Khánh Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mặc dù đang có khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhưng Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Steinmeier cũng đã gửi một điện thư chúc mừng tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trong lời chúc mừng, Tổng thống Đức đã khéo léo lưu ý Việt Nam về vấn đề nhà nước pháp quyền.
Ngày 10.08.2017, tờ tuần báo Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh số 462 đăng bài báo nhục mạ Chính phủ Đức có tựa đề ‘Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu’ ký tên Vũ Hương. Ðương sự viết bài này đã phỉ báng nặng nề khi cho rằng Chính phủ Đức là một ‘lũ kền kền vô trách nhiệm’, thóa mạ là ‘những lang sói trong giới phản động ngoại quốc’, mạ lỵ báo chí truyền thông Đức là ‘các thế lực đen tối’ hay ‘các thế lực thù địch’ ám chỉ ông Tổng trưởng Bộ Ngoại giao Đức Gabriel là ‘mua phiếu… cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới’ và nhục mạ Bộ Ngoại giao Đức là ‘hồ đồ’, là ‘thần kinh’ v.v. Sau khi trang Thời Báo (báo Việt ngữ tại Ðức) đăng bài viết này với bản dịch tiếng Đức, các đảng viên chủ trương tuần báo này (Nguyễn Chí Hiếu, Tổng biên tập, Thân Thị Thu, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy và Nguyễn Thiện Nhân, Bí thu Thành ủy TP. Hồ Chí Minh) buộc phải gỡ bỏ một cách âm thầm trọn số báo điện tử 462. Hiện nay, nếu vào trang chủ của tờ Văn Nghệ TP. HCM và chọn xem báo giấy, thì sẽ thấy trong danh sách các số báo không còn số 462 nữa.
Ngày 20.09.2017, Ðài VOA Tiếng Việt loan tin ‘Vụ Trịnh Xuân Thanh: Người Việt yêu cầu chính phủ Ðức bảo vệ’. Theo đó, cộng đồng người Việt ở Ðức, qua diễn đàn của người Việt ở Đức có tên ‘Việt Nam 21’, do Tiến sĩ Dương Hồng Ân nói ‘cộng đồng người Việt tại Đức hiện nay cảm thaáy bất an vì các hoạt động của tình báo Việt Nam’ và đã gởi một bức thư đến Ngoại trưởng Sigmar Gabriel, để bày tỏ nỗi lo sợ tăng cao từ khi ông Hồ Ngọc Thắng, một nhân viên của Văn Phòng Liên Bang Đức về Di trú và Người Tị Nạn, bị cáo buộc là hoạt động tuyên truyền cho chính quyền Hà Nội, ông bị nghi là lợi dụng công việc với chính phủ Đức để dọ thám hay theo dõi đồng hương.
‘Cộng đồng người Việt ở Đức cảm thấy rất bất ổn, thấy bị theo dõi qua hoạt động của các điệp viện tình báo Việt Nam. Do đây là một vấn đề tế nhị nên tôi nghĩ nhân viên của Bộ Ngoại giao cũng phải suy nghĩ trước khi trả lời’.
Ngày 22.09.2017, Phát ngôn viên Chính phủ Đức Steffen Seibert chính thức thông báo : họ sẽ tạm ngừng vô thời hạn quan hệ hợp tác chiến lược (strategic partnership) với Việt Nam. Mối quan hệ này đã được cựu Chủ tịch nước Trương Taán Sang tuyên bố là vô cùng quan trọng khi hội kiến năm 2015 với bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức. Nước này không chỉ là quốc gia Âu châu đứng đầu trong việc đầu tư và phát triển ở Việt Nam và là nước có tiếng nói quan trọng nhất trong việc hình thành Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam (European Union-Vietnam Free Trade Agreement – gọi tắt là EVTFA).
Vụ bắt cóc này Trịnh Xuân Thanh dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng chưa lường hết, vì cả hai phía đều đang bị mắc kẹt. Chính phủ Đức xem nội vụ là ‘không thể chấp nhận được’ (unacceptable) nên không thể bỏ qua. Họ đang đang tìm những phương kế trừng phạt Việt cộng để cân nhắc tùy thái độ biết điều của đối phương. Việt cộng đang cần Đức ủng hộ EVFTA, cùng sự kiện tranh chấp tại Biển Đông. Đức là đối tác chiến lược quan trọng nhất của họ tại Liên minh Âu châu và, đối với Việt Nam, Tổ chức Quốc tế này là đối tác thương mại lớn thứ hai sau Trung Quốc và là thị trường xuất cảng lớn thứ hai sau Hoa kỳ. Thương mại song phương Viêät-Đức tăng từ 10 tỷ mỹ kim (năm 2006) lên 48 tỷ (2016). Sau khi TPP bị Hoa kỳ rời bỏ, có lẽ EVFTA là cái phao cứu duy nhất cho Việt Nam. Nhưng, Thủ tướng Angela Merkel có thể gây áp lực với các nước Âu châu phủ quyết EVFTA (dự kiến năm 2018).
Tại Berlin, nhiều doanh nghiệp kiều bào tỏ rõ lo lắng với các khoản mà họ đã đầu tư về Việt Nam và cho biết ‘Chúng tôi đang rút dần khỏi Việt Nam để đầu tư ngay tại châu Âu cho an toàn’, các tín hiệu xấu ngày càng hiện rõ với nhiều khó khăn trong thời gian tới, việc bất ổn về ngoại giao do vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin đã dẫn đến khủng hoảng niềm tin đối với vài lãnh tụ cổ hủ, không còn thích hợp cho nền chính trị Việt Nam đang cần sự đổi mới toàn diện với một nhà nước pháp quyền để có thể giúp đất nước đủ năng lực hợp tác quốc tế và cạnh tranh với thế giới.
Ngoài ra, Chính phủ Đức nói họ trục xuất nhà ngoại giao thứ nhì của Việt Nam bị tình nghi tham gia vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, theo tin AP và Channel News Asia. Oâng này và gia đình có 4 tuần để rời khỏi Đức. Ôâng Breul nói người bị trục xuất có những dấu hiệu cho thấy ‘ông ta dính líu đến vụ việc’ cùng với ‘một số’ nhân viên khác trong phái bộ ngoại giao của Việt Nam ở Berlin.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức nói Hà Nội đã không hồi đáp ‘phù hợp’ sau vụ trục xuất người phụ trách tình báo Việt Nam ở Đức vì liên quan đến vụ việc và khẳng định ‘Chúng tôi sẽ không bỏ qua vụ này. Ðức trông đợi một lời xin lỗi chính thức và cam kết sẽ không có những điệp vụ tương tự như vậy trên đất Đức’.
Ðồng thời, cũng trong ngày này, qua một Thông cáo báo chí, Chính phủ Đức đề nghị một giải pháp phù hợp và khả thi nhất. Ðó là, Việt Nam tổ chức một phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh phải diễn ra đúng theo tinh thần nhà nước pháp quyền, và phải có quan sát viên quốc tế (international observers) tham gia giám sát. Yêu cầu này được xem là một ‘lối thoát’ tốt nhất giúp nhà nước Việt Nam thoát khỏi cơn khủng hoảng ngoại giao lần này. Nhưng, để thực hiện đúng như yêu cầu này, do người cộng sản xưa nay chưa từng tiến hành một phiên toà đúng chuẩn mực quốc tế, thì sao họ phải chấp nhận tiến hành một phiên toà khác thường trong lịch sử tư pháp kể từ năm 1945 đến nay. Ðiều này không hề dễ dàng cho một chế độ toàn trị. Xây dựng nhà nước pháp quyền là phải bảo đảm quyền được xét xử công bằng (fair trial) của tất cả các bị cáo, kể cả bị cáo của các phiên tòa chính trị.
Tối ngày 24.09.2017, kết quả bầu cử Quốc hội Ðức cho thấy Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của đương kiêm Thủ tướng Angela Merkel giành hơn 34% số phiếu hợp lệ. Tuy chỉ đạt đa số tương đối và thấp hơn lần bầu cử trước, nhưng vẫn cho phép bà tiếp tục giữ chức Thủ tướng trong thêm một nhiệm kỳ thứ tư. Trong khi Ðảng Dân chủ Xã hội (SPD) mà Tổng trưởng Ngoại giao Sigmar Gabriel là đảng viên chỉ đạt gần 22%. Ðây là kết quả thấp nhất của SPD trong một cuộc tổng tuyển cử từ năm 1945 và cho biết ‘với kinh nghiệm vì những sai lầm’ khi liên minh với khối của bà Merkel, và sẽ rời Chính phủ để trở thành ‘phe đối lập’. Do đó, nhiều Việt cộng mừng vì cho rằng khi ông Gabriel rời chức vụ Ngoại trưởng và hy vọng tân Chính phủ nước Ðức sẽ thay đổi chính sách bang giao với Việt Nam, sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Họ không nhớ rằng bà Merkel và, tuy là thành viên đảng đối lập, ông Gabriel vẫn là những người phục vụ vì sự thành công của Cộng hòa Liên bang Ðức. Trái lại, nhà nước cộng sản Việt chỉ biết phục vụ đảng… Nguy hiểm hơn, chúng ta phải biết rằng việc Việt cộng cử người sang bắt cóc ông Thanh ở Berlin, đối với người Ðức, ‘không chỉ là chuyện ngoại giao, mà là vấn đề an ninh nội địa nước Đức’. Do đó, dù ai là Ngoại trưởng Đức, Vị này cũng không bỏ qua việc an ninh quốc gia của họ bị xâm phạm. Thế còn ngụy tạo ‘sự thật’ để gian dối.
Ngày 26.09.2017, tại Cần Thơ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp bà Lucia Bergfeld, Tham tán phát triển Tòa Đại sứ Đức tại Việt Nam, và hai quan chức Tổ chức Hợp tác phát triển (GIZ) để cảm ơn sự hỗ trợ của chính phủ Đức và tổ chức GIZ. Bà Bergfeld gửi lời mời lãnh đạo chính phủ Việt Nam tới dự buổi lễ kỷ niệm quốc khánh Ðức ngày vào 03.10.2017, tổ chức tại Tòa Ðại sứ Ðức ở Hà Nội.
B./ Nội vụ liên quan đến ông Trịnh Vĩnh Bình.
Ngày 21.08.2017, tại Paris, Cộng hòa Pháp, Tòa Trọng tài Quốc tế đã khai mạc tranh tụng về việc ông Trịnh Vĩnh Bình, công dân Hòa Lan gốc Việt kiện Chính phủ Việt Nam và đòi bồi thường 1,250 tỷ mỹ kim. Ngày 27.08.2017, Tòa đã bế mạc và đang nghị án.
Ông Trịnh Vĩnh Bình, vì không sống được với chế độ cộng sản Việt, nên bỏ nước ra đi và xin tị nạn tại Hòa Lan. Sau khi làm ăn thành đạt và nhập tịch nước này, tháng 2/1990, ông về ‘khảo sát thị trường’ Việt Nam cộng sản, nơi có ‘một rừng luật, nhưng thích xài luật rừng’. Sau đó, tháng 6/1990, ông bắt đầu chuyển dần số tiền 2.328.250 mỹ kim và 96 ký vàng, về Quê hương để kinh doanh thật phát đạt. Do đó, năm 1996, bọn ‘cướp ngày’ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt giữ ông với nhiều cáo buộc, như trốn thuế, hối lộ... Do đó, ông phải chịu mức án 11 năm tù và tịch thu toàn bộ tài sản sau 2 lần xét xử.
Năm 2003, ông tiến hành khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa tại Thuỵ Điển năm 2003 đòi bồi thường 100 triệu mỹ kim. Năm 2006, ông và nhà nước Việt đạt được thoả thuận ngoài toà, ký tại Singapore. Nhà nước đồng ý xóa án cho ông Bình, bồi thường 15 triệu mỹ kim và trả lại toàn bộ tài sản cho ông Bình. Đổi lại, ông Bình rút đơn kiện khỏi Tòa Quốc tế và không tiết lộ nội dung thỏa thuận.
Thời gian trôi qua, nhà nước việt cộng lờ đi nên, tháng 1/2015, ông Bình tái khởi kiện Chính phủ Việt Nam lên Trung tâm Trọng tài quốc tế, trụ sở tại Paris, với lý do chúng không thực hiện đúng cam kết trong thỏa thuận 2006 và đòi nhà nước Việt bồi thường ít nhất 1,25 tỷ mỹ kim.
Lý do mà ông Trịnh Vĩnh Bình đòi bồi thường năm 2003 là 100 triệu mỹ kim tăng đến 1.250 triệu mỹ kim là do chiếu theo án lệ có từ một vụ kiện nhốt tù oan sai ở Mỹ. Trong vụ kiện này, người bị nhốt tù oan 4,5 ngày đã được tòa xử buộc Chính phủ Mỹ phải bồi thường 5 triệu mỹ kim. Theo đó, một ngày bị tù oan được bồi thường khoảng 800.000 mỹ kim. Chiếu theo án lệ này, ông Bình quy ra số tiền đòi nhà nước Việt cộng phải bồi thường cho hơn 18 tháng họ giam giữ ông.
Nếu thất kiện, số tiền đòi bồi thường này có nhiều triển vọng sẽ bị nhà nước cộng sản đòi người dân Việt đau khổ phải góp trả qua việc tăng thuế phải trả. Như vậy, đâu là sự CÔNG BÌNH cho họ ? Chúng ta xác tín : Hòa Bình thực sự chỉ có khi hội đủ các yếu tố Sự Thật, Công Bình, Tự Do và Bác Ái. Hoà bình không chỉ là im tiếng súng và để nhà nước dùng vũ lực chiếm nhà đất của người dân cô thế. Do đó, chúng ta sẽ đề cập đến Công Bình trong phần hai của bài này.
Hà Minh Thảo
Tài Liệu - Sưu Khảo
''Tại sao mừng Ngày Columbus - đây là lý do''
Đồng Nhân
17:52 09/10/2017
Nhân ngày này, nhà bình luận Steve Kurtz thuộc Fox News có viết bài "Tại sao mừng Ngày Columbus - đây là vài lý do". Chúng tôi lược dịch cống hiến qúi vị độc giả.
Ngày Columbus, thứ hai thứ hai vào tháng Mười, hôm nay là một kỳ nghỉ được quốc gia Hoa Kỳ công nhận.
Nhưng bây giờ ngày này không được công nhận ở Los Angeles. Gần đây, Hội đồng Thành phố đã bỏ phiếu bãi nhiệm Columbus Day và thay thế nó bằng Ngày của những Người dân tộc thiểu số, kỷ niệm "người bản xứ, thổ dân và người bản địa". Phong trào này cho thấy Columbus là biểu tượng của sự hủy diệt, và do đó không được cử hành.
Ngày mới này được thông qua tại Berkeley, California vào năm 1992. Kể từ đó, nó đã lan rộng khắp nước Mỹ với tốc độ ngày càng tăng, vì hơn 60 thành phố từ Maine đến Washington đã ủng hộ ý tưởng về ngày mới này.
Trong khi có rất nhiều điều có thể trích dẫn để chỉ trích nhà thám hiểm Columbus, và những gì xảy ra sau khi ông đến Mỹ châu, nhưng thiết nghĩ rằng phong trào này là không nhắm đúng trọng tâm.
Đúng vậy, cuộc chinh phục châu Mỹ của người châu Âu, bắt đầu với Columbus, là rất xấu xí, và liên quan đến rất nhiều bạo lực. Nhưng điều đó, dù xấu hay tốt, chính là lịch sử từng có ở khắp nơi hàng ngàn năm. (Mặc dù cần lưu ý là phần lớn số người Mỹ bản địa chết sau khi chính phục Mỹ châu là do bệnh tật chứ không phải là bạo lực - một hậu quả không thể tránh được do bệnh tật ở Thế Giới Cũ lây sang Thế Giới Mới. Tất nhiên, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi trải qua nhiều thảm hoạ dịch hạch của riêng họ).
Nhà phê bình Steve Kurtz của Fox News nhận định rằng: Trên thực tế, lịch sử về Culumbus là câu chuyện về chinh phục. Chúng ta có thể không thích nó, nhưng đó là di sản chung của chúng ta. Không chỉ người châu Âu mà cả mọi người. Trong khi chỉ có một tài liệu và hiểu biết hạn chế về những gì xẩy ra trước khi Columbus đến Mỹ châu, nhưng thực chất đã mô tả là có chiến tranh, nô lệ, tra tấn và tàn bạo.
Nói lên điều này không phải là để bào chữa cho những điều tồi tệ nhất đã xảy ra, nhưng để hiểu nó. Và để thấy rằng cuộc chinh phục hậu quả của nó không phải là bản chất của Columbus, mà là một phần của thời đại khi đó.
Dù với những bối cảnh như vậy, có những lý do để mừng Ngày Columbus.
Phương Tây có những điểm tốt và xấu, nhưng những ý tưởng hay nhất của Tây phương về: quyền bình đẳng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, theo đúng tiến trình và thủ tục, đón nhận những nghiên cứu khoa học mới, quyền sở hữu ... đã giúp tất cả mọi người chấp nhận
Thật vậy, lời hứa của phương Tây đã từng mang lại tự do và món quà phần thưởng như nhân loại chưa bao giờ biết đến.
Và, trong khi chúng ta mừng Ngày Columbus, chúng ta có thể học hỏi từ lịch sử đồng thời cũng dành thời giờ để tôn vinh người Mỹ bản địa. Họ là những người nhập cư nguyên thủy ở Thế Giới Mới, và họ đáng được nhắc nhở tới.
Một khi chúng ta thực thi điều trên đây, thì Columbus Day (Ngày) thực sự là một Ngày nghỉ có tính cách không lọai trừ - ôm ấp tất cả. Do vậy ngày này không nhất thiết phải trở thành một chiến trường, nhưng một cơ hội để ăn mừng điều gì tốt nhất trong chúng ta.
Ngày Columbus, thứ hai thứ hai vào tháng Mười, hôm nay là một kỳ nghỉ được quốc gia Hoa Kỳ công nhận.
Ngày mới này được thông qua tại Berkeley, California vào năm 1992. Kể từ đó, nó đã lan rộng khắp nước Mỹ với tốc độ ngày càng tăng, vì hơn 60 thành phố từ Maine đến Washington đã ủng hộ ý tưởng về ngày mới này.
Trong khi có rất nhiều điều có thể trích dẫn để chỉ trích nhà thám hiểm Columbus, và những gì xảy ra sau khi ông đến Mỹ châu, nhưng thiết nghĩ rằng phong trào này là không nhắm đúng trọng tâm.
Đúng vậy, cuộc chinh phục châu Mỹ của người châu Âu, bắt đầu với Columbus, là rất xấu xí, và liên quan đến rất nhiều bạo lực. Nhưng điều đó, dù xấu hay tốt, chính là lịch sử từng có ở khắp nơi hàng ngàn năm. (Mặc dù cần lưu ý là phần lớn số người Mỹ bản địa chết sau khi chính phục Mỹ châu là do bệnh tật chứ không phải là bạo lực - một hậu quả không thể tránh được do bệnh tật ở Thế Giới Cũ lây sang Thế Giới Mới. Tất nhiên, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi trải qua nhiều thảm hoạ dịch hạch của riêng họ).
Nhà phê bình Steve Kurtz của Fox News nhận định rằng: Trên thực tế, lịch sử về Culumbus là câu chuyện về chinh phục. Chúng ta có thể không thích nó, nhưng đó là di sản chung của chúng ta. Không chỉ người châu Âu mà cả mọi người. Trong khi chỉ có một tài liệu và hiểu biết hạn chế về những gì xẩy ra trước khi Columbus đến Mỹ châu, nhưng thực chất đã mô tả là có chiến tranh, nô lệ, tra tấn và tàn bạo.
Nói lên điều này không phải là để bào chữa cho những điều tồi tệ nhất đã xảy ra, nhưng để hiểu nó. Và để thấy rằng cuộc chinh phục hậu quả của nó không phải là bản chất của Columbus, mà là một phần của thời đại khi đó.
Dù với những bối cảnh như vậy, có những lý do để mừng Ngày Columbus.
- - Để tôn vinh Người Italia (Ý) -- Mặc dù có một số vấn nạn về việc ông Columbus có coi mình là người Ý hay không - ông được cho là đã sinh ra ở Genoa, khi đó là một thành phố quốc gia độc lập mà bây giờ thuộc về nước Ý.
- - Đàng khác người Hy Lạp, người Bồ Đào Nha đến cả người Ba Lan cũng đã từng tuyên bố ông là của họ). Dầu vậy, người Ý nhận ngày này là Ngày Columbus là một cơ hội tốt để nhận ra những gì người Ý đã đóng góp cho Mỹ và thế giới.
- - Để tôn vinh Tinh thần Thám hiểm. Phải cần sự dũng cảm phi thường khi lao mình để đi đến một nơi mình không biết. Một trong những điểm siêu việt của nhân loại chúng ta là cảm giác khám phá.
- - Để tôn vinh sự Lan rộng của nền Văn minh phương Tây. Gần đây rất nhiều người đã coi thường nền móng xuống văn minh phương Tây, nhưng sự lây lan của nó là một trong những điều tuyệt vời nhất đã xảy ra cho nhân loại toàn cầu.
Phương Tây có những điểm tốt và xấu, nhưng những ý tưởng hay nhất của Tây phương về: quyền bình đẳng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, theo đúng tiến trình và thủ tục, đón nhận những nghiên cứu khoa học mới, quyền sở hữu ... đã giúp tất cả mọi người chấp nhận
Thật vậy, lời hứa của phương Tây đã từng mang lại tự do và món quà phần thưởng như nhân loại chưa bao giờ biết đến.
Và, trong khi chúng ta mừng Ngày Columbus, chúng ta có thể học hỏi từ lịch sử đồng thời cũng dành thời giờ để tôn vinh người Mỹ bản địa. Họ là những người nhập cư nguyên thủy ở Thế Giới Mới, và họ đáng được nhắc nhở tới.
Một khi chúng ta thực thi điều trên đây, thì Columbus Day (Ngày) thực sự là một Ngày nghỉ có tính cách không lọai trừ - ôm ấp tất cả. Do vậy ngày này không nhất thiết phải trở thành một chiến trường, nhưng một cơ hội để ăn mừng điều gì tốt nhất trong chúng ta.
Văn Hóa
Hai lối cài số xe của tuổi trẻ đứng trước vấn đề luân lý
Vũ Văn An
20:52 09/10/2017
Hội Nghị tại Rôma trong các ngày 3-6 tháng Mười để bàn về Phẩm Giá Trẻ Em trong Thế Giới Kỹ Thuật Số đã đưa ra một tuyên bố chung gọi là “Tuyên Bố Rôma”, gồm 13 điểm.
Ngày 6 tháng Mười, tại Vatican, một thiếu nữ Ái Nhĩ Lan, cô Muiireann O’Carroll, 16 tuổi, đã trình lên Đức Phanxicô bản tuyên bố trên “nhân danh hàng triệu người trẻ khắp thế giới đang cần thông tri và nhiều bảo vệ hơn nữa trước các nguy hiểm của hình thức lạm dụng tình dục và các hình thức lạm dụng khác trên liên mạng”.
Cô thưa với Đức Thánh Cha rằng: “Dùng chính lời của Đức Thánh Cha, chúng con tin rằng: xã hội nào cũng có thể bị phê phán bởi cung cách xử sự với trẻ em của mình”.
Phần mở đầu của tuyên bố nhắc đến nhiều cố gắng quốc tế nhằm bảo vệ trẻ em như Trung Tâm Bảo Vệ Trẻ Em của Giáo Hoàng Đại Học Gregoriana, WePROTECT Global Alliance của Anh, Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ, Hợp Tác Hoàn Cầu Để Chấm Dứt Bạo Lực Chống Trẻ Em của Liên Hiệp Quốc…
Nhưng việc làm của họ như muối bỏ biển, nên nay Hội Nghị phải kêu gọi các giới lãnh đạo xắn tay áo góp công: các nhà lãnh đạo thế giới, các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới, các quốc hội thế giới, các nhà lãnh đạo các công ty kỹ thuật, các bộ y tế công cộng trên thế giới và nhà lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chính phủ, xã hội dân sự và chấp pháp, các tổ chức chấp pháp thế giới, các định chế y khoa thế giới, các định chế của chính phủ và của tư nhân, các cơ quan hàng đầu trong lãnh vực y tế công cộng, các nhà lãnh đạo các chính phủ thế giới, các cơ quan lập pháp, kỹ nghệ tư nhân và các định chế tôn giáo…”đứng lên để bảo vệ phẩm giá trẻ em”.
Trong cuộc hội kiến với các vị tham dự Hội Nghị, Đức Phanxicô đặt cho họ một số câu hỏi “Chúng ta sẽ làm gì để bảo đảm rằng các trẻ em kia tiếp tục mỉm cười với chúng ta, bằng cặp mắt trong sáng và gương mặt đầy tín thác và hy vọng? Chúng ta sẽ làm gì để bảo đảm rằng chúng không bị cướp đi ánh sáng kia, để bảo đảm rằng những cặp mắt kia sẽ không bị tối đi và tha hóa bởi những gì các em thấy trên liên mạng, những thứ mau chóng trở thành một phần cấu tạo và quan yếu của đời sống hàng ngày của các em?”
Các câu trả lời chắc không thiếu trong các đề xuất cụ thể của Hội Nghị. Chỉ có điều, các câu trả lời này không dễ gì nhận được sự đồng thuận của thế hệ trẻ ngày nay, một thế hệ, mà theo Giáo Sư Randall Smith ở Đại Học St Thomas, Houston, Texas, có đến hai cách gài số xe khiđối mặt với các vấn đề luân lý.
Thực vậy, trong bài “The Two Gears of Student Moral Discourse” (Hai Lối Cài Số Xe của Sinh Viên Về Ngôn Từ Luân Lý), Giáo Sư Smith nói rằng hồi mới lái chiếc xe điện chơi “golf”, dường như chiếc xe này chỉ có hai tốc độ. Đạp mạnh vào hộp số, nó chồm đi phát sợ. Mà đạp nhẹ thì nó bò chậm hơn đi bộ. Phải một thời gian sau, với kinh nghiệm, mới tìm được “số” đúng…
Ông cho rằng, đứng trước vấn đề luân lý, hình như các sinh viên ngày nay cũng chỉ có hai số xe. Một là số “dù duy trì khoảng cách của tôi là không muốn xúc phạm đến ai và không phê phán bất cứ ai khác, nhưng đây là cảm nhận của tôi”. Mưu toan có chủ tâm của thứ rao hàng này có thể dài dòng và đại khái hàm ý: “tôi sinh ở Đông Texas và cha mẹ tôi tới xứ này lúc tôi còn rất trẻ, và tôi được dưỡng dục trong một gia hộ và chất liệu khá nghiêm ngặt, nhưng đây là cách cảm nhận của tôi, nhưng tôi không phê phán ai khác đâu nhé”. Thứ số xe này muốn nói “tôi biết tôi phải ý tứ với mọi điều tôi nói”. Các sinh viên này biết họ phải luôn tỏ ra hoàn toàn cởi mở và khoan dung.
Số xe kia là số xe ta thường gặp khá thường xuyên hơn trong những ngày gần đây. Đó là số xe “Sao các ông các bà dám nói hay dám chủ trương quan điểm ấy khiến tôi bị xúc phạm và la toáng vào các ông các bà và sẵn sàng nhẩy qua bàn bóp nghẹt các ông các bà cho mà coi”.
Điều lạ là trên đây không phải là hai lớp hay hai loại sinh viên khác nhau; hai thứ số xe này cùng hiện diện trong một sinh viên.
Làm sao có chuyện đó được? Làm sao có chuyện một nhóm sinh viên cố tình không muốn phê phán ai, muốn luôn tỏ ra “cởi mở” và “khoan dung” đối với quan điểm người khác lại có thể cũng là một với những sinh viên la hét giết người đối với những ai có quan điểm khác họ?
Giáo sư Randall cũng từng thắc mắc không hiểu tại sao các sinh viên hết lòng bênh vực chủ thuyết duy tương đối luân lý, coi không có gì là đúng hay sai một cách khách quan, lại là những sinh viên khiếu nại to tiếng nhất về điểm số, thứ hạng bị họ tuyệt đối coi là không hợp lẽ (unfair). Không hợp lẽ ra sao? “Anh (chị) muốn nói không hợp lẽ một cách khác quan? Hay anh (chị) cảm thấy nó không hợp lẽ, căn cứ vào cách nhìn của anh (chị), cách anh (chị) được dưỡng dục, và cách nền văn hóa đào tạo nên anh (chị), nhưng nếu tôi cảm thấy làm điều này không có chi là không hợp lẽ, căn cứ vào cách nhìn của tôi, cách tôi được dưỡng dục, và cách nền văn hóa đào tạo ra tôi thì sao?”
Ông muốn nhấn mạnh rằng mọi người đều có một điều gì đó bị họ coi “đơn giản chỉ là sai”. Không “sai đối với tôi” hay “sai đối với nền văn hóa của tôi” nhưng “đơn giản chỉ là sai”, sai thực sự, sai bét. Có thể là nạn nô lệ, có thể là nạn hiếp dâm, có thể là bạo lực đối với phụ nữ hay người đồng tính.
Nhưng vấn đề là làm sao biết được điều gì sai hay đúng về luân lý, đâu là căn bản để tôi phán đoán và bênh vực phán đoán này cách hợp lý?
Giáo sư Randall cho rằng nền văn hóa mà người trẻ hiện nay đang sống đã cương quyết từ khước không dạy họ bất cứ điều gì về nguồn gốc của các phán đoán luân lý của ta, cái gì làm “điều sai” thành sai; thay vào đó, nó nhấn mạnh rằng tất cả các phán đoán này đều “bất khoan dung”, ngoại trừ các phán đoán của những người “đúng điệu” chống lại những ai bị họ quyết đoán là “bất khoan dung”. Kết quả là: giới trẻ không hề có cách nào nghĩ tới các loại phán đoán luân lý mà tất cả chúng ta đều làm, cách này hay cách khác, và nhiều người trẻ không còn lại gì khác ngoài 2 số xe: một đàng là phương thức xu phụ, dè dặt ý tứ khi phải xem xét một bất thuận dù nhẹ nhàng nhất đối với một tội ác rành rành, và đàng kia là cơn giận đùng đùng trước một dị biệt nhẹ nhàng nhất đối với nền “chính thống” của họ.
Giáo sư cho rằng chính cái quan điểm duy tương đối về luân lý do nền văn hóa đương thịnh ghi khắc nơi người trẻ nhằm làm họ “khoan dung” đã khiến họ ra “bất khoan dung”. Thay vì học cách thảo luận các phán đoán luân lý một cách công khai, truy tìm các kết luận từ các tiền đề (premises), rồi tìm hiểu các hạn từ nền tảng trong tiền đề theo lối Socrates: ta muốn nói gì khi sử dụng chữ “công lý”? phân chia công bằng cho mọi người, hay được giữ những gì tôi kiếm được? ta lại nhấn mạnh họ không cần bước vào các luận điểm luân lý ấy chút nào cả.
Điều trên khiến họ bơ vơ và sợ sệt khi phải đứng một mình để đưa ra phán đoán luân lý cho riêng mình, nếu phán đoán này đi ngược với ý kiến đám đông. Nó cũng khiến họ bất khoan dung với lý lẽ của những người khác đối với phán đoán của họ khi những người này không nhất trí với họ vì họ không có bất cứ lý lẽ nào của riêng để có thể phản công.
Các sinh viên nào tin rằng “luận chứng không thể chứng minh được gì” và đánh mất niềm tin vào lý trí và khả năng của lý trí có thể đạt được sự thật thường cho rằng những người đứng ở phía bên kia của vấn đề không có bất cứ lý lẽ vững chãi nào cả để chứng minh điều họ nói, do đó, đã chỉ bám lấy chủ trương của mình vì thiếu thiện chí hay là “những người xấu xa”.
George Orwell, nếu còn sống, hẳn phải choáng váng. Mọi ý kiến đều ngang nhau; “nói nước đôi” trong đó bất khoan dung được dán nhãn khoan dung; đám đông mặc áo đen mang mặt nạ đập kính cửa sổ và tự cho mình là “chống phát xít”.
Thiển nghĩ người trẻ bây giờ không còn biết nghe các thế hệ cha ông nữa. Tất cả bị họ xếp vào loại bất khoan dung, hết thuốc chữa, mọi suy nghĩ của thế hệ cha ông cần bị loại bỏ. Nhiều cha mẹ than phiền: vận động chúng bỏ phiếu chống hôn nhân đồng tính, không những chúng không nghe, mà còn thất vọng, chưa đến nỗi chửi lại, nhưng khóc ròng bất mãn.
Hiện tượng trên được nền văn hóa hiện nay tán thưởng. Không những nó không tìm cách chỉnh đốn mà còn tìm cách giáng thêm những nhát búa chát chúa vào bất cứ thế giá, thẩm quyền nào của các bậc cha ông. Đúng là phải vận dụng mọi phương tiện để mở ra một hướng giáo dục mới. Giáo dục người lớn đã đành để họ từ bỏ thái độ kênh kiệu, giả hình mà nhất là giáo dục thế hệ trẻ theo hướng Giáo Sư Smith đề nghị. Dường như hệ thống giáo dục Công Giáo, ít nhất tại Úc, hiện rất e ngại phải đi theo hướng này. Cụ thể, họ rất ngại đụng đến các vấn đề luân lý tính dục mà nhiều người tự động xếp vào loại “chiến tranh văn hóa”.
Ngày 6 tháng Mười, tại Vatican, một thiếu nữ Ái Nhĩ Lan, cô Muiireann O’Carroll, 16 tuổi, đã trình lên Đức Phanxicô bản tuyên bố trên “nhân danh hàng triệu người trẻ khắp thế giới đang cần thông tri và nhiều bảo vệ hơn nữa trước các nguy hiểm của hình thức lạm dụng tình dục và các hình thức lạm dụng khác trên liên mạng”.
Cô thưa với Đức Thánh Cha rằng: “Dùng chính lời của Đức Thánh Cha, chúng con tin rằng: xã hội nào cũng có thể bị phê phán bởi cung cách xử sự với trẻ em của mình”.
Phần mở đầu của tuyên bố nhắc đến nhiều cố gắng quốc tế nhằm bảo vệ trẻ em như Trung Tâm Bảo Vệ Trẻ Em của Giáo Hoàng Đại Học Gregoriana, WePROTECT Global Alliance của Anh, Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ, Hợp Tác Hoàn Cầu Để Chấm Dứt Bạo Lực Chống Trẻ Em của Liên Hiệp Quốc…
Nhưng việc làm của họ như muối bỏ biển, nên nay Hội Nghị phải kêu gọi các giới lãnh đạo xắn tay áo góp công: các nhà lãnh đạo thế giới, các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới, các quốc hội thế giới, các nhà lãnh đạo các công ty kỹ thuật, các bộ y tế công cộng trên thế giới và nhà lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chính phủ, xã hội dân sự và chấp pháp, các tổ chức chấp pháp thế giới, các định chế y khoa thế giới, các định chế của chính phủ và của tư nhân, các cơ quan hàng đầu trong lãnh vực y tế công cộng, các nhà lãnh đạo các chính phủ thế giới, các cơ quan lập pháp, kỹ nghệ tư nhân và các định chế tôn giáo…”đứng lên để bảo vệ phẩm giá trẻ em”.
Trong cuộc hội kiến với các vị tham dự Hội Nghị, Đức Phanxicô đặt cho họ một số câu hỏi “Chúng ta sẽ làm gì để bảo đảm rằng các trẻ em kia tiếp tục mỉm cười với chúng ta, bằng cặp mắt trong sáng và gương mặt đầy tín thác và hy vọng? Chúng ta sẽ làm gì để bảo đảm rằng chúng không bị cướp đi ánh sáng kia, để bảo đảm rằng những cặp mắt kia sẽ không bị tối đi và tha hóa bởi những gì các em thấy trên liên mạng, những thứ mau chóng trở thành một phần cấu tạo và quan yếu của đời sống hàng ngày của các em?”
Các câu trả lời chắc không thiếu trong các đề xuất cụ thể của Hội Nghị. Chỉ có điều, các câu trả lời này không dễ gì nhận được sự đồng thuận của thế hệ trẻ ngày nay, một thế hệ, mà theo Giáo Sư Randall Smith ở Đại Học St Thomas, Houston, Texas, có đến hai cách gài số xe khiđối mặt với các vấn đề luân lý.
Thực vậy, trong bài “The Two Gears of Student Moral Discourse” (Hai Lối Cài Số Xe của Sinh Viên Về Ngôn Từ Luân Lý), Giáo Sư Smith nói rằng hồi mới lái chiếc xe điện chơi “golf”, dường như chiếc xe này chỉ có hai tốc độ. Đạp mạnh vào hộp số, nó chồm đi phát sợ. Mà đạp nhẹ thì nó bò chậm hơn đi bộ. Phải một thời gian sau, với kinh nghiệm, mới tìm được “số” đúng…
Ông cho rằng, đứng trước vấn đề luân lý, hình như các sinh viên ngày nay cũng chỉ có hai số xe. Một là số “dù duy trì khoảng cách của tôi là không muốn xúc phạm đến ai và không phê phán bất cứ ai khác, nhưng đây là cảm nhận của tôi”. Mưu toan có chủ tâm của thứ rao hàng này có thể dài dòng và đại khái hàm ý: “tôi sinh ở Đông Texas và cha mẹ tôi tới xứ này lúc tôi còn rất trẻ, và tôi được dưỡng dục trong một gia hộ và chất liệu khá nghiêm ngặt, nhưng đây là cách cảm nhận của tôi, nhưng tôi không phê phán ai khác đâu nhé”. Thứ số xe này muốn nói “tôi biết tôi phải ý tứ với mọi điều tôi nói”. Các sinh viên này biết họ phải luôn tỏ ra hoàn toàn cởi mở và khoan dung.
Số xe kia là số xe ta thường gặp khá thường xuyên hơn trong những ngày gần đây. Đó là số xe “Sao các ông các bà dám nói hay dám chủ trương quan điểm ấy khiến tôi bị xúc phạm và la toáng vào các ông các bà và sẵn sàng nhẩy qua bàn bóp nghẹt các ông các bà cho mà coi”.
Điều lạ là trên đây không phải là hai lớp hay hai loại sinh viên khác nhau; hai thứ số xe này cùng hiện diện trong một sinh viên.
Làm sao có chuyện đó được? Làm sao có chuyện một nhóm sinh viên cố tình không muốn phê phán ai, muốn luôn tỏ ra “cởi mở” và “khoan dung” đối với quan điểm người khác lại có thể cũng là một với những sinh viên la hét giết người đối với những ai có quan điểm khác họ?
Giáo sư Randall cũng từng thắc mắc không hiểu tại sao các sinh viên hết lòng bênh vực chủ thuyết duy tương đối luân lý, coi không có gì là đúng hay sai một cách khách quan, lại là những sinh viên khiếu nại to tiếng nhất về điểm số, thứ hạng bị họ tuyệt đối coi là không hợp lẽ (unfair). Không hợp lẽ ra sao? “Anh (chị) muốn nói không hợp lẽ một cách khác quan? Hay anh (chị) cảm thấy nó không hợp lẽ, căn cứ vào cách nhìn của anh (chị), cách anh (chị) được dưỡng dục, và cách nền văn hóa đào tạo nên anh (chị), nhưng nếu tôi cảm thấy làm điều này không có chi là không hợp lẽ, căn cứ vào cách nhìn của tôi, cách tôi được dưỡng dục, và cách nền văn hóa đào tạo ra tôi thì sao?”
Ông muốn nhấn mạnh rằng mọi người đều có một điều gì đó bị họ coi “đơn giản chỉ là sai”. Không “sai đối với tôi” hay “sai đối với nền văn hóa của tôi” nhưng “đơn giản chỉ là sai”, sai thực sự, sai bét. Có thể là nạn nô lệ, có thể là nạn hiếp dâm, có thể là bạo lực đối với phụ nữ hay người đồng tính.
Nhưng vấn đề là làm sao biết được điều gì sai hay đúng về luân lý, đâu là căn bản để tôi phán đoán và bênh vực phán đoán này cách hợp lý?
Giáo sư Randall cho rằng nền văn hóa mà người trẻ hiện nay đang sống đã cương quyết từ khước không dạy họ bất cứ điều gì về nguồn gốc của các phán đoán luân lý của ta, cái gì làm “điều sai” thành sai; thay vào đó, nó nhấn mạnh rằng tất cả các phán đoán này đều “bất khoan dung”, ngoại trừ các phán đoán của những người “đúng điệu” chống lại những ai bị họ quyết đoán là “bất khoan dung”. Kết quả là: giới trẻ không hề có cách nào nghĩ tới các loại phán đoán luân lý mà tất cả chúng ta đều làm, cách này hay cách khác, và nhiều người trẻ không còn lại gì khác ngoài 2 số xe: một đàng là phương thức xu phụ, dè dặt ý tứ khi phải xem xét một bất thuận dù nhẹ nhàng nhất đối với một tội ác rành rành, và đàng kia là cơn giận đùng đùng trước một dị biệt nhẹ nhàng nhất đối với nền “chính thống” của họ.
Giáo sư cho rằng chính cái quan điểm duy tương đối về luân lý do nền văn hóa đương thịnh ghi khắc nơi người trẻ nhằm làm họ “khoan dung” đã khiến họ ra “bất khoan dung”. Thay vì học cách thảo luận các phán đoán luân lý một cách công khai, truy tìm các kết luận từ các tiền đề (premises), rồi tìm hiểu các hạn từ nền tảng trong tiền đề theo lối Socrates: ta muốn nói gì khi sử dụng chữ “công lý”? phân chia công bằng cho mọi người, hay được giữ những gì tôi kiếm được? ta lại nhấn mạnh họ không cần bước vào các luận điểm luân lý ấy chút nào cả.
Điều trên khiến họ bơ vơ và sợ sệt khi phải đứng một mình để đưa ra phán đoán luân lý cho riêng mình, nếu phán đoán này đi ngược với ý kiến đám đông. Nó cũng khiến họ bất khoan dung với lý lẽ của những người khác đối với phán đoán của họ khi những người này không nhất trí với họ vì họ không có bất cứ lý lẽ nào của riêng để có thể phản công.
Các sinh viên nào tin rằng “luận chứng không thể chứng minh được gì” và đánh mất niềm tin vào lý trí và khả năng của lý trí có thể đạt được sự thật thường cho rằng những người đứng ở phía bên kia của vấn đề không có bất cứ lý lẽ vững chãi nào cả để chứng minh điều họ nói, do đó, đã chỉ bám lấy chủ trương của mình vì thiếu thiện chí hay là “những người xấu xa”.
George Orwell, nếu còn sống, hẳn phải choáng váng. Mọi ý kiến đều ngang nhau; “nói nước đôi” trong đó bất khoan dung được dán nhãn khoan dung; đám đông mặc áo đen mang mặt nạ đập kính cửa sổ và tự cho mình là “chống phát xít”.
Thiển nghĩ người trẻ bây giờ không còn biết nghe các thế hệ cha ông nữa. Tất cả bị họ xếp vào loại bất khoan dung, hết thuốc chữa, mọi suy nghĩ của thế hệ cha ông cần bị loại bỏ. Nhiều cha mẹ than phiền: vận động chúng bỏ phiếu chống hôn nhân đồng tính, không những chúng không nghe, mà còn thất vọng, chưa đến nỗi chửi lại, nhưng khóc ròng bất mãn.
Hiện tượng trên được nền văn hóa hiện nay tán thưởng. Không những nó không tìm cách chỉnh đốn mà còn tìm cách giáng thêm những nhát búa chát chúa vào bất cứ thế giá, thẩm quyền nào của các bậc cha ông. Đúng là phải vận dụng mọi phương tiện để mở ra một hướng giáo dục mới. Giáo dục người lớn đã đành để họ từ bỏ thái độ kênh kiệu, giả hình mà nhất là giáo dục thế hệ trẻ theo hướng Giáo Sư Smith đề nghị. Dường như hệ thống giáo dục Công Giáo, ít nhất tại Úc, hiện rất e ngại phải đi theo hướng này. Cụ thể, họ rất ngại đụng đến các vấn đề luân lý tính dục mà nhiều người tự động xếp vào loại “chiến tranh văn hóa”.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Ngày Sắp Qua/Early Evening
Robert Helfman
08:30 09/10/2017
Ảnh của Robert Helfman
Cảm tạ Chúa một ngày đã hết
Bao nhọc nhằn cùng nổi lo toan
Bóng hoàng hôn giờ cũng sắp tàn
Bao lời kinh con dâng Chúa hôm nay
Giúp đời con vững mạnh bước đi
Che chở con khỏi lạc chốn u mê.
( Sr.Maria Nguyễn Ngọc)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 9/10/2017
VietCatholic Network
00:01 09/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: Thiên Chúa không báo thù nhưng xót thương, Chúa Nhật 8 tháng 10.
2- Đức Thánh Cha bổ nhiệm Cha Nguyễn Thái Thành, tân Giám Mục Phụ Tá giáo phận Orange.
3- Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị bảo vệ trẻ em.
4- Đức Thánh Cha tiếp đón Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về sự sống.
5- Đức Thánh Cha gặp gỡ Công nghị Giáo Hội Công Giáo Canđê.
6- Đức Thánh Cha thông báo về Khóa Họp tiền Thượng Hội Đồng Giám Mục về giới trẻ
7- Thổ Nhĩ Kỳ loan tin có thể đã tìm thấy hài cốt Ông Già Nôen: tức thánh Giám Mục Nicôla.
8- Phát triển đáng lo ngại: Các nhóm chiến binh Hồi giáo bắt đầu tấn công các nhà thờ ở Mali, Tây Phi.
9- Hạ viện Hoa kỳ thông qua luật cấm phá thai hơn 20 tuần tuổi.
10- Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Sang, Nguyên Giám Mục Giáo Phận Thái Bình qua đời.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Ave Maria.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 09/10/2017 - Câu chuyện hai cha con và con lừa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:21 09/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba mùng 3 tháng 10 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã phân tích bài Phúc Âm kể lại chuyện Chúa Giêsu nhất quyết đi lên Giêrusalem, chấp nhận cuộc thương khó, chấp nhận thập giá. Chúa đang tiến bước trên con đường cùng với các môn đệ, và Chúa loan báo cho các ông về cuộc thương khó sắp tới.
Chúa Giêsu đã từng xin với Chúa Cha để tránh khỏi phải uống chén đắng. Trong vườn Cây Dầu, Chúa van xin Chúa Cha: “Nếu có thể, xin cho con khỏi uống chén này, nhưng xin đừng theo ý con, một theo Ý Cha.” Như thế Chúa Giêsu đã bước đi kiên trì, bước đi tới cùng, bước đi trong đau khổ trên thập giá, bước đi bền chí đến cùng.
Đức Thánh Cha mô tả thái độ của các tông đồ như sau:
Càng gần đến Giêrusalem, càng gần thập giá, các môn đệ càng không hiểu Thầy mình, càng xa Thầy mình. Các ông không hiểu điều Thầy loan báo về cuộc khổ nạn. Các ông không hiểu và không muốn hiểu, vì các ông đầy sợ hãi. Khi sợ hãi, các ông hoặc không muốn biết sự thật, hoặc bị phân tâm bằng cách xa tránh.
Và khi ấy, Chúa chỉ còn lại một mình. Chẳng ai đồng hành cùng Chúa trong quyết định ấy, bởi vì chẳng ai hiểu được mầu nhiệm của Chúa. Có một sự cô đơn không hề nhẹ khi Chúa một mình tiến về Giêrusalem. Chúa Giêsu tiếp tục tiến bước một mình như thế cho đến tận cùng. Chúa Giêsu bị các môn đệ bỏ rơi, còn Phêrô thì chối ba lần. Và như thế, Chúa tiếp tục bước đi một mình. Tin Mừng theo thánh Luca kể lại: chỉ có một thiên thần từ trời xuống để an ủi Chúa trong vườn Cây Dầu. Chúa Giêsu vẫn một mình.
Thật là quý giá để dành vài phút ngẫm suy xem Chúa đã yêu thương chúng ta tới mức nào. Chúa đã bước đi một mình trong đơn côi, bị hiểu lầm và bị chết treo trên thập giá, vì chúng ta. Chúng ta hãy nghĩ suy, hãy nhìn ngắm, hãy cám ơn Chúa Giêsu, vì Người đã sống vâng phục và can trường.
Để kết luận, Đức Thánh Cha dâng lên lời nguyện này:
Lạy Chúa! Ðã bao lần con cố gắng làm nhiều điều mà chưa biết nhìn lên Chúa là Ðấng đã làm tất cả vì con. Chúa đã bền chí tiến bước. Ðó là sự bền lòng bền chí của một con người và của Ðấng là Thiên Chúa. Chúa ơi! Chúa đã kiên nhẫn chịu đựng biết bao tội lỗi và phản bội của con. Con xin thưa với Chúa nhưng điều ấy. Con cám ơn Chúa.
Hôm nay, con xin dành vài phút, năm phút, mười phút, mười lăm phút, để nhìn lên Thánh Giá Chúa, để hình dung Chúa đang nhất quyết đi lên Giêrusalem, để xin ơn can đảm dám bước theo Chúa gần hơn sát hơn.
2. Niềm vui tìm lại cội nguồn.
Ai tìm thấy cội nguồn của chính mình thì người ấy sống trong niềm vui. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 05 tháng 10 tại nhà nguyện Santa Marta.
Bài đọc trích sách Nehemiah trong ngày diễn tả một buổi cử hành phụng vụ vĩ đại của toàn dân. Ðó cũng là thời điểm kết thúc 70 năm dân đi lưu đầy bên Babylon. Khi dân còn ở bên Babylon, Nehemiah bày tỏ ước muốn hồi hương, diễn tả niềm hoài cổ. Trong Thánh Vịnh, có câu nói rằng: bên bờ sông Babylon, họ ngồi than khóc, họ không thể hát. Ðó là nỗi nhớ của người di cư. Ðó là nỗi nhớ của người xa quê và muốn trở lại.
Nehemiah đã chuẩn bị cho sự trở lại và đưa dân chúng trở về quê hương. Ðây là hành trình đầy khó khăn. Ðây là hành trình đầy vất vả để tìm về cội nguồn, tìm lại gốc rễ của mọi người. Sau nhiều tháng năm, gốc rễ bị suy yếu nhưng chưa bị mất. Tìm lại cội nguồn, tìm lại tính thuộc về của một dân tộc. Nếu thiếu rễ, cây không thể sống. Cũng thế, nếu đánh mất cội nguồn, bạn không thể sống. Nếu quên đi cội rễ, bạn chỉ là một người bị bệnh.
Nếu một người không có cội nguồn, nếu một người đánh mất cội rễ của mình, thì người đó đang bị bệnh. Cần tìm kiếm, cần tìm lại cội nguồn, để có sức mạnh, để tiếp tục sinh hoa kết trái. Có một mối tương quan hữu cơ giữa cội rễ của chúng ta và những gì tốt đẹp chúng ta có thể làm.
Tuy nhiên, trong hành trình tìm lại cội nguồn, có rất nhiều ngăn trở, nhiều khó khăn, có nhiều điều dường như không thể. Ví dụ, có nhiều người thích sống lưu vong, có nhiều người thích ở lại trong tâm lý lưu vong. Có nhiều người thích ở lại trong những phóng túng của cộng đồng xã hội. Có những người không cần màng chi đến gốc rễ. Chúng ta cần nghĩ suy về căn bệnh tự kỷ này: nó rất tệ hại. Căn bệnh ấy lấy đi cội rễ. Căn bệnh ấy lấy mất từng thành viên trong cộng đồng của chúng ta.
Trong bài đọc hôm nay, dân chúng đã tiến bước, đã họp lại để bắt đầu công cuộc tái thiết. Họ lắng nghe Lời Chúa mà Ezra đọc. Họ đã khóc. Nhưng hôm nay, họ không còn than khóc sầu buồn như trước kia ở Babylon nữa, mà là khóc trong niềm vui sướng, khóc vì tìm lại được cội nguồn, khóc vì gặp lại quê hương, khóc vì cuộc gặp gỡ thân tình gắn bó trong cội rễ của chính mình. Sau khi nghe đọc Sách Thánh, họ cùng nhau dự tiệc, bữa tiệc chứa chan niềm vui của những người tìm thấy nguồn cội. Họ đầy niềm vui trong nước mắt. Họ trở về từ phương xa. Giờ đây, họ đang ở trong nhà mình, nơi quê hương thân yêu.
Hôm nay, chúng ta hãy dành thời gian đi vào ký ức của Thiên Chúa để bắt đầu hành trình khám phá cội nguồn của chính mình. Ðừng sợ hãi và khép kín. Nếu bạn sợ khóc, thì bạn cũng sẽ sợ cười. Nhưng, bạn hãy sẵn lòng khóc với nỗi buồn, và khóc cả trong niềm vui. Hãy cầu xin Chúa để mình biết khóc tiếng khóc sám hối, biết buồn vì tội lỗi bản thân, biết khóc trong niềm vui vì Chúa yêu thương tha thứ cho bạn cho tôi cho dân Chúa, vì những gì Chúa đã làm cho chúng ta. Nguyện xin Chúa ban cho ta ơn tìm lại nguồn cội của chính mình.
3. Câu chuyện hai cha con và con lừa
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Một trong những câu chuyện ngụ ngôn mà người Mỹ thường kể cho con cái nghe nhất đó là câu chuyện: “Hai cha con và con lừa”.
Có hai cha con dắt con lừa ra chợ bán. Cha ngồi trên lưng lừa, con đi bộ theo sau. Người đi đường thấy thế bèn nói: “Cha gì mà không biết thương con! Ngồi chễm chệ trên lưng lừa, trong khi con phải đi bộ!”. Nghe vậy, người cha bèn nhảy xuống khỏi lưng lừa và nhường cho con cưỡi lừa. Ði được một chốc, hai cha con lại nghe người hai bên đường chỉ trích: “Ðồ con bất hiếu, ngồi ung dung trên lưng lừa, trong khi cha lại phải cuốc bộ”. Nghe như vậy, hai cha con mới bảo nhau: “Chỉ còn một cách để cho thiên hạ khỏi nói là hai cha con ta cùng cưỡi lừa”.
Thế là hai cha con cùng leo lên lưng lừa. Nhưng đi được một quãng, họ lại bắt đầu nghe một lời phê bình khác: “Thật là đồ vô nhân đạo! Làm sao con lừa chịu đựng cả một sức nặng như thế”.
Nghe thế, hai cha con lại vội nhảy xuống khỏi lưng lừa. Lần này thì cũng có người phê bình: “Ðồ dại dột, có lừa mà không dám cưỡi lại phải đi bộ”. Hai cha con không biết nghĩ sao, đành phải nai lưng khiêng con lừa đến chợ.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Ở sao cho vừa lòng người,
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê.
Nếu chúng ta đặt tiêu chí cho cuộc đời mình là làm sao để được vui lòng mọi người, để được mọi người tôn vinh, khen ngợi, để được vênh vang trước công chúng thì chắc chắn chúng ta sẽ thất bại.
Dĩ nhiên chúng ta cần phải biết lắng nghe những ý kiến xây dựng của những người có thiện chí muốn giúp đỡ chúng ta. Tuy nhiên, chỉ có một tiêu chí duy nhất mà chúng ta phải theo đuổi đó là những gì được hướng dẫn bởi Tin Mừng. Cầu xin Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước mỗi ngày, trong mọi quyết định lớn nhỏ của đời con.
4. Kitô hữu phải là thừa sai của niềm hy vọng.
Các Kitô hữu không phải là những ngôn sứ của tai ương, không phải là những người đi dọa nạt người khác rằng tận thế đến nơi rồi, thảm hoạ sắp xảy ra. Nhiệm vụ của kitô hữu không phải là thế. Kitô hữu trong thế giới này phải trở thành các thừa sai của niềm hy vọng, mở ra các không gian của ơn cứu rỗi. Họ phải như các tế bào tái sinh, có khả năng tái trao ban nhựa sống cho những gì xem ra đã mất đi vĩnh viễn.
Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư hàng tuần, hôm mùng 4 tháng 10 vừa qua.
Ngài đã quảng diễn ý nghĩa trình thuật Phúc Âm thánh Luca chương 24 kể lại việc Chúa Kitô phục sinh hiện ra với các môn đệ,: “Trong khi các tông đồ còn đang nói, thì chính Ðức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em! “ Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: “Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy/ Thầy có đây?” Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: “Ở đây anh em có gì ăn không? “ (Lc 24,36-41).
Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay tôi muốn nói về đề tài “Các thừa sai của niềm hy vọng ngày nay”. Tôi rất vui được làm điều này vào đầu tháng 10 là tháng truyền giáo và cũng là lễ kính thánh Phanxicô thành Assisi; ngài là vị thừa sai lớn của niềm hy vọng.
Thật thế, kitô hữu không phải là một ngôn sứ của tai ương. Chúng ta không phải là các ngôn sứ cuả tai ương. Nòng cốt lời loan báo của họ ngược lại, ngược lại với tai ương: đó là Chúa Giêsu chết vì yêu thương và Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại sáng ngày Phục Sinh. Và đó là nòng cốt của niềm tin kitô. Nếu các Phúc Âm đã chỉ dừng lại trên việc an táng Chúa Giêsu, lịch sử của vị ngôn sứ này sẽ chỉ được thêm vào biết bao nhiêu tiểu sử của các nhân vật anh hùng đã tiêu hao cuộc sống cho một lý tưởng. Phúc Âm khi đó sẽ chỉ là một cuốn sách xây dựng và an ủi, nhưng sẽ không phải là một loan báo của niềm hy vọng.
Nhưng các Phúc Âm không khép lại với ngày thứ sáu tuần thánh, Tin Mừng đi xa hơn. Và chính mảnh cuối cùng này biến đổi cuộc sống chúng ta. Các môn đệ của Chúa Giêsu đã bị đánh quỵ trong ngày thứ bẩy sau vụ Ngài bị đóng đanh; hòn đá đã đuợc lăn lấp cửa mồ cũng đã đóng kín ba năm hăng say sống với vị Thầy làng Nadarét. Xem ra tất cả đã chấm dứt, và vài người thất vọng sợ hãi đã đang rời bỏ Giêrusalem.
Nhưng Chúa Giêsu sống lại! Sự kiện không chờ đợi này lật ngược và đảo lộn tâm trí các môn đệ. Bởi vì Chúa Giêsu không sống lại cho chính mình làm như thể là sự tái sinh của ngài là một đặc ân cần ganh tỵ: nếu Ngài lên với Thiên Chúa Cha là bởi vì Ngài muốn rằng sự sống lại của Ngài được chia sẻ cho mỗi người và lôi cuốn mọi thụ tạo lên cao. Và trong ngày lễ Ngũ Tuần các môn đệ được biến đổi bởi hơi thở của Chúa Thánh Thần. Các vị sẽ không chỉ có một tin đẹp mang đến cho mọi người, mà chính các vị sẽ là những người đầu tiên như được tái sinh vào cuộc sống mới. Sự sống lại của Chúa Giêsu biến đổi chúng ta với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu sống, và sống giữa chúng ta. Ngài sống và có sức mạnh biến đổi chúng ta.
Ðức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ:
Thật đẹp biết bao nghĩ rằng mình là những người loan báo sự sống lại của Chúa Giêsu không chỉ bằng lời nói, nhưng bằng cả các việc làm và với chứng tá cuộc sống nữa! Chúa Giêsu muốn các môn đệ không chỉ có khả năng lập lại các công thức đã học thuộc lòng. Ngài muốn các chứng nhân: những người loan truyền niềm hy vọng với kiểu tiếp đón, cười và yêu thương của mình. Nhất là yêu thương: bởi vì sức mạnh của sự sống lại khiến cho các kitô hữu có thể yêu thương, cả khi tình yêu xem ra đã lạc mất các lý do của nó. Có một điều “hơn” ở trong sự hiện hữu kitô, và nó không được giải thích một cách đơn sơ với sức mạnh của tâm hồn hay một sự lạc quan lớn hơn. Không, đức tin, niềm hy vọng của chúng ta không chỉ là một sự lạc quan; nó là một cái gì khác, hơn nhiều! Nó như thể các tín hữu là những người có một “mảnh trời” hơn nữa ở trên đầu. Ðiều này thật đẹp! Chúng ta là những người có một mảnh trời hơn nữa ở trên đầu, được đồng hành bởi một sự hiện diện mà ai đó không thể trực giác được.
Như thế nhiệm vụ của các kitô hữu trong thế giới này là mở ra các không gian của ơn cứu rỗi, như các tế bào của sự tái sinh có khả năng trả lại nhựa sống cho những gì xem ra đã mất luôn mãi. Khi toàn bầu trời âm u, thì thật là một phước lành ai biết nói về mặt trời.
Kitô hữu đích thật là như thế: không than van và giận dữ, nhưng xác tín nhờ sức mạnh của sự sống lại, xác tín rằng không có sự dữ nào vô tận, không có đêm đen nào mà không kết thúc, không có người nào sai lầm một cách vĩnh viễn, không có thù hận nào mà không có thể chiến thắng bởi tình yêu thương.
Chắc chắn là đôi khi các môn đệ sẽ trả giá mắc mỏ cho niềm hy vọng mà Chúa Giêsu đã ban cho họ. Chúng ta hãy nghĩ tới biết bao nhiêu kitô hữu đã không từ bỏ dân tộc của họ, khi thời bách hại đến. Họ đã ở lại đó, nơi người ta không chắc chắn với ngày mai, nơi không thể đưa ra các chương trình thuộc bất cứ loại nào, họ ở lại đó hy vọng nơi Thiên Chúa. Và chúng ta hãy nghĩ tới các anh chị em vùng Trung Ðông làm chứng cho niềm hy vọng và dâng hiến cuộc sống cho chứng tá ấy. Những người này là các kitô hữu đích thật. Những nguời này mang bầu trời trong tim, họ nhìn xa hơn, luôn luôn xa hơn.
Ai đã được ơn ôm ấp sự sống lại của Chúa Giêsu thì còn có thể hy vọng nơi điều không thể hy vọng. Các vị tử đạo thuộc mọi thời đại, với lòng trung thành của các vị với Chúa Kitô, kể lại rằng sự bất công không phải là tiếng nói cuối cùng trong cuộc sống. Nơi Chúa Kitô phục sinh chúng ta có thể tiếp tục hy vọng. Những người nam nữ có một lý do “tại sao” sống, thì có nhiều sức kháng cự hơn những người khác trong thời gian lao khốn khó. Nhưng ai có Chúa Kitô bên cạnh, thì họ thật không sợ hãi gì hết. Và chính vì vậy các kitô hữu không bao giờ là những người dễ dãi và thoả hiệp, các kitô hữu đích thật.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
Không được lầm lẫn sự dịu dàng của họ với một ý thức về sự không chắc chắn và nhượng bộ. Thánh Phaolô khích lệ Timôthê chịu đau khổ vì Tin Mừng và nói như thế này : “Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ” (2 Tm 1,7). Bị ngã họ luôn luôn đứng dậy.
Anh chị em thân mến, đó là lý do tại sao tín hữu kitô là một thừa sai của niềm hy vọng. Không phải vì công nghiệp của họ, nhưng nhờ ơn của Chúa Giêsu là hạt giống đã rơi vào lòng đất, đã chết và đã sinh nhiều bông hạt (x. Ga 12,24).
5. Ơn biết xấu hổ giúp chúng ta thoát khỏi con đường tội lỗi.
Biết xấu hổ chính là cánh cửa mở ra ơn chữa lành. Khi cảm thấy xấu hổ trước mặt Chúa, và khẩn khoản xin Ngài chữa lành, Chúa sẽ tha thứ và bảo bọc ta. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 06 tháng 10 tại nhà nguyện Santa Marta.
Sự công chính thuộc về Thiên Chúa, còn sự hổ thẹn thuộc về chúng ta, vì chúng ta đã phạm tội trước mặt Thiên Chúa. Ðó là lời của ngôn sứ Baruc trong bài đọc hôm nay. Vị ngôn sứ muốn chỉ cho dân con đường đúng đắn, mời gọi họ sám hối, và cầu xin ơn tha thứ.
Không ai có thể nói rằng: tôi là người chính trực. Cũng không ai có thể nói rằng: tôi thế này, tôi thế kia. Bởi lẽ tôi chỉ là một kẻ có tội. Chúng ta đều là những kẻ tội lỗi.
Đức Thánh Cha đã mở đầu bài giảng bằng câu hỏi: “Tại sao tất cả chúng ta là những kẻ tội lỗi?”. Ngài giải thích như sau:
Bởi vì chúng ta không tuân phục Thiên Chúa, vì chúng ta nói một đàng làm một nẻo. Vì chúng ta không lắng nghe Lời Chúa, cho dù Chúa nói nhiều lần với chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta có thể nghĩ xem: Ðã bao lần Chúa nói với tôi trong cuộc đời? Ðã bao lần tôi không lắng nghe? Chúa đã nói với cha mẹ chúng ta, nói với gia đình ta, nói với các giáo lý viên, nói trong giáo hội, nói trong tâm hồn chúng ta.
Thế nhưng, chúng ta sống theo kiểu nổi loạn. Ðó là sống theo con đường tội lỗi. Chúng ta nổi loạn, cứng đầu cứng cổ. Ðó là xu hướng thường thấy trong trái tim chúng ta, với những nhỏ nhen, tham lam, ghen tỵ, hận thù, chê bai... Những điều ấy tạo nên cuộc chiến hỗn loạn trong tâm hồn chúng ta. Những điều ấy gây ra tội lỗi và hủy hoại cuộc sống, làm cho linh hồn ta bị yếu nhược. Tội lỗi luôn là điều gì đó chống lại Thiên Chúa.
Tội lỗi không phải như một vết bẩn có thể xóa đi. Nếu là vết bẩn, chúng ta có thể làm sạch hoặc dùng thuốc nhuộm. Nhưng ở đây thì không phải thế. Tội lỗi là việc nổi loạn chống lại Thiên Chúa. Khi nghĩ về tội lỗi bản thân, thay vì bị chìm vào trầm cảm, chúng ta hãy xin ơn để cảm thấy xấu hổ. Biết xấu hổ chính là một hồng ân. Bởi lẽ, biết xấu hổ chính là cánh cửa mở ra ơn chữa lành. Khi cảm thấy xấu hổ trước mặt Chúa, tôi sẽ xin Chúa chữa lành tôi.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Khi Thiên Chúa thấy chúng ta xấu hổ vì tội lỗi mình gây ra, khi Chúa thấy ta khiêm tốn xin ơn tha thứ, thì Ngài sẽ thứ tha, sẽ xóa tội, sẽ bảo bọc che chở chúng ta, vì Ngài là Ðấng Toàn Năng. Ðó là cách mà chúng ta cần đến với ơn tha thứ. Giờ đây chúng ta hãy ngợi khen Chúa vì Ngài bày tỏ quyền năng của Ngài trong lòng thương xót và ơn thứ tha.