Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:52 15/10/2019
57. Nếu con tập trung tư tưởng nghĩ đến lai lịch của con thì thấy thực là đáng hổ thẹn, nghĩ đến chuyện con đang làm hôm nay thì thật đáng khóc, nghĩ đến chuyện sau khi con chết thì lại thật đáng sợ hãi.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:00 15/10/2019
37. CÂU TRẢ LỜI KỲ DIỆU
Có người dùng một cái lồng gỗ lớn nhốt một con hưu, một con hoẵng rồi đem đến biếu cho phụ thân của Vương Nguyên Trạch.
Hồi ấy, Vương Nguyên Trạch chỉ là một đứa bé, người ấy cố ý muốn thử tài nó, bèn hỏi:
- “Mày nhìn thử coi, con nào là hưu và con nào là hoẵng ?”
Vương Nguyên Thạch không biết hai con vật này, nhưng trí óc rất linh hoạt bèn trả lời:
- “Bên cạnh con hưu là con hoẵng, bên cạnh con hoẵng là con hưu”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 37:
“Bên cạnh con hưu là con hoẵng, bên cạnh con hoẵng là con hưu”, nếu người lớn trả lời như thế thì người ta sẽ cho là nói càn, nhưng đây là câu trả lời hay của một em bé.
Bên cạnh thiên đàng là hỏa ngục, bên cạnh hỏa ngục là thiên đàng, cả hai tuy xa cách ngàn trùng nhưng lại rất gần nhau, gần nhau là vì thiên đàng và hỏa ngục nó ở ngay trong con người của chúng ta: một cái với tay hay một lời nói đều có thể làm cho chúng ta trong tíc tắc lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục…
Có những người Ki-tô hữu cứ tưởng rằng thiên đàng ở rất xa rất cao nên Thiên Chúa nhìn…không tới, và hỏa ngục ở rất sâu nên ma quỷ khó mà cám dỗ được, thế là họ cứ hoan lạc trong tội lỗi, họ cứ nhỡn nhơ trong vũng bùn tội lỗi mà vẫn cứ cười ha ha…
Trong một cái lồng lớn thì hai con hưu và con hoẵng ở bên nhau, trong một xã hội thì người xấu và người tốt ở bên nhau, cho nên thiên đàng và hỏa ngục cũng ở sát bên nhau, cái quan trọng là chúng ta có nhận ra ơn của Thiên Chúa ban cho để làm lành được lên thiên đàng, và lánh dữ để khỏi xuống hỏa ngục không mà thôi…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người dùng một cái lồng gỗ lớn nhốt một con hưu, một con hoẵng rồi đem đến biếu cho phụ thân của Vương Nguyên Trạch.
Hồi ấy, Vương Nguyên Trạch chỉ là một đứa bé, người ấy cố ý muốn thử tài nó, bèn hỏi:
- “Mày nhìn thử coi, con nào là hưu và con nào là hoẵng ?”
Vương Nguyên Thạch không biết hai con vật này, nhưng trí óc rất linh hoạt bèn trả lời:
- “Bên cạnh con hưu là con hoẵng, bên cạnh con hoẵng là con hưu”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 37:
“Bên cạnh con hưu là con hoẵng, bên cạnh con hoẵng là con hưu”, nếu người lớn trả lời như thế thì người ta sẽ cho là nói càn, nhưng đây là câu trả lời hay của một em bé.
Bên cạnh thiên đàng là hỏa ngục, bên cạnh hỏa ngục là thiên đàng, cả hai tuy xa cách ngàn trùng nhưng lại rất gần nhau, gần nhau là vì thiên đàng và hỏa ngục nó ở ngay trong con người của chúng ta: một cái với tay hay một lời nói đều có thể làm cho chúng ta trong tíc tắc lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục…
Có những người Ki-tô hữu cứ tưởng rằng thiên đàng ở rất xa rất cao nên Thiên Chúa nhìn…không tới, và hỏa ngục ở rất sâu nên ma quỷ khó mà cám dỗ được, thế là họ cứ hoan lạc trong tội lỗi, họ cứ nhỡn nhơ trong vũng bùn tội lỗi mà vẫn cứ cười ha ha…
Trong một cái lồng lớn thì hai con hưu và con hoẵng ở bên nhau, trong một xã hội thì người xấu và người tốt ở bên nhau, cho nên thiên đàng và hỏa ngục cũng ở sát bên nhau, cái quan trọng là chúng ta có nhận ra ơn của Thiên Chúa ban cho để làm lành được lên thiên đàng, và lánh dữ để khỏi xuống hỏa ngục không mà thôi…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thi ca suy niệm Chúa nhật tuần 29C thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:40 15/10/2019
(Luca 18: 1-8)
CẦU NGUYỆN
Kiên tâm cầu nguyện không ngừng,
Thân tâm kết hợp, vui mừng phó dâng.
Dụ ngôn Chúa dậy xin vâng,
Chớ đừng chán nản, đỡ nâng phận người.
Một người thẩm phán biếng lười,
Coi thường đạo lý, nhạo cười người ta.
Minh oan chẳng xét nhiều ca,
Thời gian trì hoãn, thật là bất công.
Thương thay bà góa chết chồng,
Nài van kêu cứu, thông đồng ém đi.
Ngày qua tháng lại hoài nghi,
Thành tâm kiên nhẫn, ngại gì thời gian.
Quấy rầy nhức óc quí quan,
Yêu cầu thẩm phán, giải oan sớm chiều.
Bất lương cũng phải biết điều,
Định ngày minh xử, đừng khiêu khích lòng.
Các con cầu khẩn trông mong,
Thành tâm phó thác, ẩn trong tâm hồn.
Một lòng thờ phượng kính tôn,
Chúa thương chúc phúc, ơn khôn đổ tràn.
Bài Phúc âm nói về người đàn bà góa xin ông thẩm phán minh oan cho khỏi tay kẻ thù. Qua một thời gian lâu dài, ông không đáp lời nhưng vì sự nài nỉ quấy rầy của bà, ông đã giải quyết cho bà. Qua câu truyện kiên tâm chờ đợi của người đàn bà góa, Chúa dạy chúng ta bài học kiên trì trong sự cầu nguyện. Cầu nguyện là tâm tình và thưa truyện với Chúa.
Muốn có sự liên hệ thông cảm lẫn nhau, chúng ta cần có những cầu nối. Giữa dòng điện nối tiếp nhau, chúng ta có cầu giao và cầu chì. Giữa con người với nhau chúng ta cũng cần bắc một chiếc cầu, gọi là cầu thông cảm. Giữa con người với các thánh nhân, chúng ta có sự liên hệ gọi là cầu bầu, cầu khẩn hay cầu xin. Giữa Thiên Chúa và con người có một khoảng cách xa vời, muốn đến với Chúa, chúng ta có thể bắc một chiếc cầu bằng những kinh nguyện, gọi là cầu nguyện.
Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện qua Kinh Lạy Cha. Kinh Lạy Cha là mẫu mực của tất cả các kinh nguyện. Qua đó chúng ta có thể thân thưa với Chúa. Cầu nguyện không phải là kể lể hay kinh kệ dài dòng mà được nhiều ơn. Cốt lõi của sự cầu nguyện là gặp gỡ thân mật với Chúa. Chính Chúa Giêsu là mẫu gương của sự cầu nguyện. Chúa thưa truyện với Chúa Cha hằng ngày, đặc biệt trong những biến cố lớn như chọn lựa các Tông đồ, Chúa cầu nguyện thâu đêm. Thường khi cầu nguyện chúng ta qùi gối khiêm hạ cầu xin hoặc ngước nhìn lên Chúa, đó là thái độ trút bỏ mọi sự để hướng lòng lên cùng Chúa. Gặp gỡ Chúa phải là sự gặp gỡ thực sự, thân mật và nội tâm.
Khi cầu nguyện, chúng ta sẽ thấy lòng ta lắng xuống và tâm hồn thư thái nhẹ nhàng vì Chúa chính là nguồn ủi an, là suối an bình và là nguồn tươi mát cho tâm hồn. Chúng ta có thể cầu nguyện mọi nơi mọi lúc. Có một anh hỏi rằng: Khi cầu nguyện có được hút thuốc không? Tôi trả lời: Không nên, vì cầu nguyện là chúng ta tâm sự với Chúa nhưng trái lại, trong khi anh hút thuốc anh vẫn có thể cầu nguyện. Chúng ta có thể cầu nguyện khi đi bộ, khi lái xe, khi chờ đợi, khi làm việc, trong công xưởng, ngoài đường, tại nhà và tốt nhất cầu nguyện chung trong nhà thờ. Chúng ta nhớ thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã cầu nguyện trong mọi viêc làm hằng ngày, từ những mái chổi quét nhà tới việc giặt quần áo nhỏ mọn.
Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn. Cầu nguyện liên lỉ đừng chán nản. Chúa Giêsu nói rằng: Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày mà khoan giãn với họ mãi sao?
THỨ HAI, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 13-21).
GIA TÀI
Có người thưa Chúa xin rằng:
Lạy Thầy xin bảo, công bằng phân chia.
Gia tài cha mẹ đã lìa,
Anh em gây gỗ, của kia dự phần.
Ai nên quan xét nợ nần,
Hồi môn chia cắt, đòi phần hơn thua.
Chúa rằng của cải phân bua,
Coi chừng mọi thứ, tranh đua ở đời.
Tham lam gom góp của hời,
Giầu sang phú quí, cũng rời xa ta.
Một người phú hộ sa đà,
Chất đầy kho lẫm, đường tà vui chơi.
Nghỉ ngơi ăn uống thú đời,
Linh hồn an hưởng, một thời sướng thay.
Hỡi người ngu dại thế này,
Bạc vàng chất đống, đêm nay gọi hồn.
THỨ BA, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 35-38).
TỈNH THỨC
Các con tỉnh thức đợi chờ,
Thắt lưng đứng sẵn, vào giờ không hay,
Cầm đèn cháy sáng trong tay,
Như người đợi chủ, mở ngay cửa chào.
Chủ về gõ cửa bước vào,
Phúc cho đầy tớ, việc trao chu toàn.
Cuộc đời chi phối lo toan,
Trăm công nghìn việc, đa đoan phân trần.
Mỗi người trách nhiệm một phần,
Chu toàn bổn phận, tinh thần tỉnh tao.
Canh ba canh bốn có sao,
Chăm nom săn sóc, việc trao hoàn thành.
Kẻ nào trung tín thi hành,
Vui thay đầy tớ, phúc lành trao ban.
Cuộc đời muôn nỗi gian nan,
Ai mà thức tỉnh, bình an tâm hồn.
THỨ TƯ, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 39-48).
SẮN SÀNG
Các con học biết điều này,
Hãy luôn tỉnh thức, hăng say nhiệt tình.
Tâm thần sáng suốt bình sinh,
Tương lai hiện tại, anh minh rạng ngời.
Sự gì xảy đến trong đời,
Mấy ai dự liệu, mọi nơi sẵn sàng.
Chúa thương dậy bảo dân làng,
Coi chừng kẻ trộm, nó đang khoét tường.
Con Người sẽ đến bất thường,
Ngày giờ không biết, tứ phương ngóng chờ.
Là người quản lý đúng giờ,
Phân chia lúa thóc, trông nhờ gia nhân.
Chủ về quan sát trong dân,
Hoàn thành trách nhiệm, chia phần quản cai.
Phúc thay đầy tớ miệt mài,
Thưởng công thăng chức, hiền tài phát huy.
THỨ NĂM, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 49-53).
LỬA THIÊNG
Thầy đem lửa xuống trần gian,
Mong sao lửa cháy, tràn lan mọi miền.
Lửa thiêng nung nấu triền miên,
Xả thân cứu độ, cửa thiên đón mời.
Hoàn thành phép rửa trong đời,
Biết bao khắc khoải, cao vời hiến thân.
Thầy đem phân rẽ trong dân,
Năm người chia rẽ, thành phần mỗi nơi.
Hai ba chống đối, hỡi ơi,
Con trai chống lại những lời của cha.
Tính tình con gái kiêu sa,
Nàng dâu chống mẹ, chạm va gia đình.
Hy sinh đòi hỏi hiến mình,
Bước đi theo Chúa, tâm linh rạng ngời.
Tu thân cắt bỏ sự đời,
Hãm mình dẹp xác, gọi mời chứng nhân.
THỨ SÁU, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 54-59).
DẤU CHỈ
Phía Tây mây nổi dật dờ,
Cơn dông sắp tới, mây mờ trở mưa.
Gió Nam thổi đến giữa trưa,
Khi trời nóng bức, lại vừa nắng oi.
Các ngươi nhận diện ngắm coi,
Chuyển vần trời đất, rạng soi cận kề.
Giả hình hiểu biết mọi bề,
Tiến trình thời đại, chẳng hề lưu tâm.
Tận tình suy nghĩ trầm ngâm,
Nhận ra dấu chỉ, đường lầm tránh xa.
Nước Trời xuất hiện bên ta,
Quyền uy dấu lạ, mưa sa phúc lành.
Thức thời nhận biết thi hành,
Cảm thông hòa giải, tranh dành bỏ qua.
Khôn ngoan tính toán trước tòa,
Công bằng xá giải, thứ tha lỗi lầm.
THỨ BẢY, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 13, 1-9).
HỐI CẢI
Có người tự thuật truyện này,
Tế sinh các vật, hòa ngay máu đào.
Số người bị giết hôm nao,
Nhục hình khinh dể, khơi mào gớm ghê.
Nghĩ rằng ngược đãi ê chề,
Là người tội lỗi, bội thề xấu xa.
Chúa khuyên nhắc nhủ người ta,
Ăn năn hối cải, xin tha lỗi lầm.
Si-lô đổ xuống chôn ngầm,
Số người mười tám, chết bầm xót xa.
Không phải tội lỗi hơn ta,
Nếu không hối cải, cả nhà suy vong.
Trong vườn cây vả hằng mong,
Sinh hoa kết quả, trong lòng vui thay.
Cây nào không trái năm nay,
Bón phân tưới nước, cơ may sống còn.
Chúa Giêsu dạy cầu nguyện
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:00 15/10/2019
Chúa Nhật 29 Thường Niên C
Theo tục lệ của người Do thái, Chúa Giêsu cầu nguyện một ngày 3 lần: buổi sáng khi mặt trời mọc, buổi chiều vào lúc cử hành hy tế trong đền thờ Giêrusalem (3giờ chiều) và ban tối khi màn đêm buông xuống. Trước và sau bữa ăn còn có những lời kinh tạ ơn. Các giờ cầu nguyện đó là thói quen hàng ngày của bất cứ người Do thái đạo đức nào. Nhưng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu còn có một cái gì đó vượt cao hơn mô hình truyền thống Do thái.
Lời Chúa hôm nay cho thấy giá trị và tầm quan trọng của cầu nguyện, cách thức cầu nguyện, lòng kiên trì và tính khiêm tốn trong lời cầu nguyện.
1. Chúa Giêsu cầu nguyện.
Các sách Tin Mừng cho thấy, Chúa Giêsu cầu nguyện vào những giây phút quan trọng nhất trong cuộc đời của Người. Khi chịu Phép Rửa và nhận lãnh sứ mạng Chúa Cha giao phó (Lc 3,21); đêm trước khi chọn các môn đệ (Lc 6,12); trước khi biến hình (Lc 9,28); trước khi chữa bệnh cho nhiều người (Ga Lc 5,16); trước khi đặt ra cho các môn đệ câu hỏi quan trọng: người ta bảo Thầy là ai?; khi dạy các môn đệ cầu nguyện (Lc 11,1-2); khi các môn đệ đi truyền giáo lần đầu tiên trở về; trước khi chịu thương khó (Lc 22,34-46); trong bữa Tiệc Ly; đêm thương khó; trên Thánh giá (Lc 23,34.46)… Lời cầu nguyện đã nuôi sống tất cả sứ mạng của Người.
Các Tông đồ đã nhiều lần thấy Thầy cầu nguyện. Có lẽ khi Thầy cầu nguyện có một cái gì đó thật đẹp, thật huyền bí và cũng thật lôi cuốn tỏa ra từ nơi con người Thầy.
Vào một buổi sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Chúa Giêsu đã ra khỏi nhà ông Phêrô để tìm một nơi thanh vắng mà cầu nguyện (Mc 1,35). Chúa Giêsu phấn khởi trong Thánh Thần, Ngài ngước mắt lên trời và cầu nguyện: “Con ngợi khen Cha là Chúa trời đất, vì Cha đã mạc khải cho những kẻ bé mọn những điều mà Cha giấu không cho những bậc khôn ngoan và trí thức biết” (Lc 10,21).
Chúa Giêsu ngước mắt lên trời tâm sự với Chúa Cha rằng: “Con cảm tạ Cha vì Cha đã nghe lời con cầu xin. Vâng, con biết rằng lúc nào Cha cũng vẫn nghe lời con xin. Sở dĩ con nói thế là để những người đang đứng bên con đây tin rằng Cha đã sai con” (Ga 11,41-41). Đặc biệt là trong phòng Tiệc Ly, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời để cầu nguyện với Chúa Cha. Tâm sự ngỏ với Cha rất nhiều lời tha thiết (Ga 17).
Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu quỳ gối và cầu nguyện: “Lạy Cha, nếu đựoc thì xin cho con khỏi uống chén này, nhưng xin đừng theo ý con, xin chỉ thực hiện ý của Cha” (Lc 22,42).
Lúc hấp hối trên Thánh giá, Chúa Giêsu cầu nguyện dâng lên ba lời tâm sự tha thiết: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm; Lạy Cha, sao Cha bỏ con?; Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.
Chiêm ngắm Chúa Giêsu cầu nguyện, ta có thể hiểu rằng:
- Tư thế cầu nguyện rất linh động: có thể quỳ, có thể đứng, có thể ngồi…Ánh mắt ngước lên trời cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa Cha trong cõi vô biên, hoặc nhắm mắt lại để cho hồn xoáy vào vô biên ấy.
- Nội dung cầu nguyện là ngỏ bày tâm tình của mình cho Chúa Cha. Tâm tình có khi là ngợi khen, chúc tụng, cảm tạ, có khi là thống hối, cầu xin. Luôn luôn kết thúc bằng hai ý nguyện: xin đừng theo ý con mà là theo ý Cha và con xin phó thác hồn con trong tay Cha.
- Nơi chốn cầu nguyện có thể là một nơi thanh vắng (Lc 5,16), trên núi (Lc 6,12;9,28), mà cũng có thể là nơi chỗ đông người (Ga 12,28).
- Thời gian cầu nguyện là bất cứ lúc nào, nhưng tốt nhất là sáng sớm tinh mơ hay lúc đêm về.
- Đỉnh cao của cầu nguyện chính là “xin đừng theo ý con mà theo ý Cha”.
2. Chúa Giêsu dạy cầu nguyện
Chúa Giêsu dạy phải cầu nguyện như Người hằng cầu nguyện (Lc 6,12); cầu nguyện cho các địch thù (Lc 6,28; Mt 5,34); kiên trì và tin tưởng cầu nguyện (Lc 11,5-8.9-13; Mt 7,7-11); cầu nguyện với lòng khiêm tốn để nhận ơn tha thứ (Lc18,9-14); vững tâm cầu nguyện đón chờ ngày Chúa đến (Lc 21,36); cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ (Lc 22,40.46)... Khi các môn đệ xin Người dạy cách cầu nguyện, Người dạy họ cầu nguyện với kinh Lạy Cha (Lc 11,2-4; Mt 6,9-13). Chúa Giêsu mang theo cả nhân loại trong lời cầu nguyện của mình. Người nói chuyện với Chúa Cha, bàn bạc với Chúa Cha về những việc Người làm cho công cuộc cứu độ nhân loại.
Tin mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu dạy về sự cần thiết và hiệu nghiệm của lời cầu xin. Phải cầu nguyện liên lỉ, đừng bao giờ nhàm chán, đừng ngã lòng. Chúa dùng Dụ ngôn minh hoạ, ông quan toà bất lương gặp bà goá kêu nài.
Bà góa cô thân cô thế nhưng lại kiên trì cương quyết, bà tin chắc cứ kêu nài, cứ van xin, thế nào quan tòa cũng chịu xét xử. Quan tòa là người chẳng sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì, nhưng cũng chịu thua bà góa. Ông minh xử cho bà goá không phải vì yêu thương, chẳng phải vì trách nhiệm mà là vì sợ bị quấy rầy. Một quan tòa vô đạo, bất công mà còn xét xử cho người van xin thì huống là Thiên Chúa, Đấng công minh chính trực, thưởng phạt công bằng, Đấng giàu lòng xót thương, luôn bênh đỡ những kẻ bé mọn kêu cầu Ngài!
Khi nói dụ ngôn này, Chúa Giêsu không có ý nói phải cầu xin thật dai dẳng thì mới được Thiên Chúa nhậm lời, nhưng Người muốn chúng ta tin tưởng vào hiệu lực của lời cầu xin, bởi vì “Có người cha nào, khi con mình xin cái bánh mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn? Nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, Người sẽ ban những của tốt lành cho những kẻ xin Người” (Mt 7,9-11).
3. Sự cần thiết của đời sống cầu nguyện
Sống lời Chúa Giêsu dạy, Thánh Phaolô khuyên các tín hữu cầu nguyện liên tục, không ngừng, ngày đêm. Ngài nói lên sự cần thiết của cầu nguyện bằng những lời tâm tình mời gọi: “Hãy chuyên cần cầu nguyện” (Rm 12,12); “Anh em hãy bền đỗ cầu nguyện, tỉnh thức cầu nguyện và tạ ơn” (Co 14,2), “Đừng ngớt cầu nguyện” (1Thes 5,7; Rm 8,26-27).
Cầu nguyện là một vấn đề cần thiết, tối quan trọng, là một vấn đề sinh tử. Thánh Gioan Kim Khẩu so sánh sự cần thiết của lời cầu nguyện với chuyện cá trong nước. Bao lâu cá ở trong nước, nó vẫn sống, hoạt động và tăng trưởng, nhưng nếu cá bị bắt ra ngoài, chắc chắn nó sẽ chết. Cũng vậy, con người muốn sống siêu nhiên cần phải cầu nguyện, nếu không cầu nguyện họ sẽ mất ơn Chúa giúp, rồi dần dà họ sẽ mất sự sống siêu việt không khác nào cá phải chết vì không có nước.
Thánh Bênađô cũng đã so sánh sự hô hấp cần thiết cho con người như thế nào, thì lời cầu nguyện cũng cần thiết cho con người như vậy. Đối với linh hồn, cầu nguyện cần thiết cũng như hô hấp cần cho cơ thể con người. Nếu con người hô hấp khó khăn thì thân xác sẽ thành tiều tuỵ, và nếu hô hấp đình chỉ thì con người sẽ chết. Cũng thế, khi ta ít cầu nguyện, linh hồn biến thành bạc nhược, và khi ta không cầu nguyện tí nào, linh hồn ta sẽ chết đi trước mặt Chúa.
Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn, là sự sống, là sức mạnh của người Kitô hữu. Một đức tin không có cầu nguyện thì chỉ là một niềm tin vô ngã, vật chất.
Cầu nguyện là lẽ sống. Lời cầu nguyện có một tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc sống. Lời cầu nguyện chỉ thực sự có giá trị và sức mạnh khi phát xuất từ một đức tin có chất lượng và sống động.
4. Đỉnh cao cầu nguyện
Phần đông người tín hữu chúng ta ít khi biết cầu nguyện trong thinh lặng. Hễ cầu nguyện là chỉ biết đọc kinh. Đọc kinh ở nhà thờ, đọc kinh ở nhà. Có khi đọc kinh nhiều mà cầu nguyện chẳng bao nhiêu. Nhưng phút giây thinh lặng là những phút giây quan trọng để lắng nghe Chúa nói. Đỉnh cao của cầu nguyện là thinh lặng kính thờ Chúa.
Cầu nguyện không phải là vấn đề của kiến thức hay kỹ thuật. Cầu nguyện luôn đi đôi với đức tin và lòng mến. Vì thế phải cầu nguyện trong Thánh Thần (Rm 8,1), đơn sơ (Lc 18,15-17), khiếm tốn (Lc 18,14), trong thầm kín (Mt 6,6).
Khi cầu nguyện tâm trí được nâng lên cùng Thiên Chúa hầu suy tôn, tán tụng, cảm mến, tạ tội, xin ơn. Trình độ cầu nguyện cao nhất là : xin đừng theo ý con mà theo ý Cha.
Trong một thế giới ồn ào náo động như hiện nay, một thế giới bị ô nhiễm về môi sinh và bị ô nhiễm về tinh thần, người Kitô hữu phải là chứng nhân cầu nguyện. Với nền công nghệ tiên tiến hiện đại, người ta “muốn là được”, chỉ cần một cái nhấp chuột là biết vô vàn thông tin cho nên con người ít kiên nhẫn và rất lười cầu nguyện, người Kitô phải nêu gương sáng trong đời sống cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện vì muốn nên giống Chúa Giêsu, Đấng hằng cầu nguyện liên lỉ với Cha và dạy chúng ta cách thức cầu nguyện.
Lạy Chúa Giêsu, chiêm ngắm Chúa cầu nguyện, lắng nghe Chúa dạy cầu nguyện, chúng con nhận thấy đời sống cầu nguyện thật cần thiết cho đời tâm linh. Xin cho chúng con luôn yêu mến đời sống cầu nguyện; xin cho chúng con xác tín rằng, tự sức riêng, chúng con không làm được gì cả, nhưng với ơn Chúa, chúng con làm được nhiều điều tốt lành trong cuộc sống hàng ngày. Amen.
Theo tục lệ của người Do thái, Chúa Giêsu cầu nguyện một ngày 3 lần: buổi sáng khi mặt trời mọc, buổi chiều vào lúc cử hành hy tế trong đền thờ Giêrusalem (3giờ chiều) và ban tối khi màn đêm buông xuống. Trước và sau bữa ăn còn có những lời kinh tạ ơn. Các giờ cầu nguyện đó là thói quen hàng ngày của bất cứ người Do thái đạo đức nào. Nhưng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu còn có một cái gì đó vượt cao hơn mô hình truyền thống Do thái.
Lời Chúa hôm nay cho thấy giá trị và tầm quan trọng của cầu nguyện, cách thức cầu nguyện, lòng kiên trì và tính khiêm tốn trong lời cầu nguyện.
1. Chúa Giêsu cầu nguyện.
Các sách Tin Mừng cho thấy, Chúa Giêsu cầu nguyện vào những giây phút quan trọng nhất trong cuộc đời của Người. Khi chịu Phép Rửa và nhận lãnh sứ mạng Chúa Cha giao phó (Lc 3,21); đêm trước khi chọn các môn đệ (Lc 6,12); trước khi biến hình (Lc 9,28); trước khi chữa bệnh cho nhiều người (Ga Lc 5,16); trước khi đặt ra cho các môn đệ câu hỏi quan trọng: người ta bảo Thầy là ai?; khi dạy các môn đệ cầu nguyện (Lc 11,1-2); khi các môn đệ đi truyền giáo lần đầu tiên trở về; trước khi chịu thương khó (Lc 22,34-46); trong bữa Tiệc Ly; đêm thương khó; trên Thánh giá (Lc 23,34.46)… Lời cầu nguyện đã nuôi sống tất cả sứ mạng của Người.
Các Tông đồ đã nhiều lần thấy Thầy cầu nguyện. Có lẽ khi Thầy cầu nguyện có một cái gì đó thật đẹp, thật huyền bí và cũng thật lôi cuốn tỏa ra từ nơi con người Thầy.
Vào một buổi sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Chúa Giêsu đã ra khỏi nhà ông Phêrô để tìm một nơi thanh vắng mà cầu nguyện (Mc 1,35). Chúa Giêsu phấn khởi trong Thánh Thần, Ngài ngước mắt lên trời và cầu nguyện: “Con ngợi khen Cha là Chúa trời đất, vì Cha đã mạc khải cho những kẻ bé mọn những điều mà Cha giấu không cho những bậc khôn ngoan và trí thức biết” (Lc 10,21).
Chúa Giêsu ngước mắt lên trời tâm sự với Chúa Cha rằng: “Con cảm tạ Cha vì Cha đã nghe lời con cầu xin. Vâng, con biết rằng lúc nào Cha cũng vẫn nghe lời con xin. Sở dĩ con nói thế là để những người đang đứng bên con đây tin rằng Cha đã sai con” (Ga 11,41-41). Đặc biệt là trong phòng Tiệc Ly, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời để cầu nguyện với Chúa Cha. Tâm sự ngỏ với Cha rất nhiều lời tha thiết (Ga 17).
Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu quỳ gối và cầu nguyện: “Lạy Cha, nếu đựoc thì xin cho con khỏi uống chén này, nhưng xin đừng theo ý con, xin chỉ thực hiện ý của Cha” (Lc 22,42).
Lúc hấp hối trên Thánh giá, Chúa Giêsu cầu nguyện dâng lên ba lời tâm sự tha thiết: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm; Lạy Cha, sao Cha bỏ con?; Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.
Chiêm ngắm Chúa Giêsu cầu nguyện, ta có thể hiểu rằng:
- Tư thế cầu nguyện rất linh động: có thể quỳ, có thể đứng, có thể ngồi…Ánh mắt ngước lên trời cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa Cha trong cõi vô biên, hoặc nhắm mắt lại để cho hồn xoáy vào vô biên ấy.
- Nội dung cầu nguyện là ngỏ bày tâm tình của mình cho Chúa Cha. Tâm tình có khi là ngợi khen, chúc tụng, cảm tạ, có khi là thống hối, cầu xin. Luôn luôn kết thúc bằng hai ý nguyện: xin đừng theo ý con mà là theo ý Cha và con xin phó thác hồn con trong tay Cha.
- Nơi chốn cầu nguyện có thể là một nơi thanh vắng (Lc 5,16), trên núi (Lc 6,12;9,28), mà cũng có thể là nơi chỗ đông người (Ga 12,28).
- Thời gian cầu nguyện là bất cứ lúc nào, nhưng tốt nhất là sáng sớm tinh mơ hay lúc đêm về.
- Đỉnh cao của cầu nguyện chính là “xin đừng theo ý con mà theo ý Cha”.
2. Chúa Giêsu dạy cầu nguyện
Chúa Giêsu dạy phải cầu nguyện như Người hằng cầu nguyện (Lc 6,12); cầu nguyện cho các địch thù (Lc 6,28; Mt 5,34); kiên trì và tin tưởng cầu nguyện (Lc 11,5-8.9-13; Mt 7,7-11); cầu nguyện với lòng khiêm tốn để nhận ơn tha thứ (Lc18,9-14); vững tâm cầu nguyện đón chờ ngày Chúa đến (Lc 21,36); cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ (Lc 22,40.46)... Khi các môn đệ xin Người dạy cách cầu nguyện, Người dạy họ cầu nguyện với kinh Lạy Cha (Lc 11,2-4; Mt 6,9-13). Chúa Giêsu mang theo cả nhân loại trong lời cầu nguyện của mình. Người nói chuyện với Chúa Cha, bàn bạc với Chúa Cha về những việc Người làm cho công cuộc cứu độ nhân loại.
Tin mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu dạy về sự cần thiết và hiệu nghiệm của lời cầu xin. Phải cầu nguyện liên lỉ, đừng bao giờ nhàm chán, đừng ngã lòng. Chúa dùng Dụ ngôn minh hoạ, ông quan toà bất lương gặp bà goá kêu nài.
Bà góa cô thân cô thế nhưng lại kiên trì cương quyết, bà tin chắc cứ kêu nài, cứ van xin, thế nào quan tòa cũng chịu xét xử. Quan tòa là người chẳng sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì, nhưng cũng chịu thua bà góa. Ông minh xử cho bà goá không phải vì yêu thương, chẳng phải vì trách nhiệm mà là vì sợ bị quấy rầy. Một quan tòa vô đạo, bất công mà còn xét xử cho người van xin thì huống là Thiên Chúa, Đấng công minh chính trực, thưởng phạt công bằng, Đấng giàu lòng xót thương, luôn bênh đỡ những kẻ bé mọn kêu cầu Ngài!
Khi nói dụ ngôn này, Chúa Giêsu không có ý nói phải cầu xin thật dai dẳng thì mới được Thiên Chúa nhậm lời, nhưng Người muốn chúng ta tin tưởng vào hiệu lực của lời cầu xin, bởi vì “Có người cha nào, khi con mình xin cái bánh mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn? Nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, Người sẽ ban những của tốt lành cho những kẻ xin Người” (Mt 7,9-11).
3. Sự cần thiết của đời sống cầu nguyện
Sống lời Chúa Giêsu dạy, Thánh Phaolô khuyên các tín hữu cầu nguyện liên tục, không ngừng, ngày đêm. Ngài nói lên sự cần thiết của cầu nguyện bằng những lời tâm tình mời gọi: “Hãy chuyên cần cầu nguyện” (Rm 12,12); “Anh em hãy bền đỗ cầu nguyện, tỉnh thức cầu nguyện và tạ ơn” (Co 14,2), “Đừng ngớt cầu nguyện” (1Thes 5,7; Rm 8,26-27).
Cầu nguyện là một vấn đề cần thiết, tối quan trọng, là một vấn đề sinh tử. Thánh Gioan Kim Khẩu so sánh sự cần thiết của lời cầu nguyện với chuyện cá trong nước. Bao lâu cá ở trong nước, nó vẫn sống, hoạt động và tăng trưởng, nhưng nếu cá bị bắt ra ngoài, chắc chắn nó sẽ chết. Cũng vậy, con người muốn sống siêu nhiên cần phải cầu nguyện, nếu không cầu nguyện họ sẽ mất ơn Chúa giúp, rồi dần dà họ sẽ mất sự sống siêu việt không khác nào cá phải chết vì không có nước.
Thánh Bênađô cũng đã so sánh sự hô hấp cần thiết cho con người như thế nào, thì lời cầu nguyện cũng cần thiết cho con người như vậy. Đối với linh hồn, cầu nguyện cần thiết cũng như hô hấp cần cho cơ thể con người. Nếu con người hô hấp khó khăn thì thân xác sẽ thành tiều tuỵ, và nếu hô hấp đình chỉ thì con người sẽ chết. Cũng thế, khi ta ít cầu nguyện, linh hồn biến thành bạc nhược, và khi ta không cầu nguyện tí nào, linh hồn ta sẽ chết đi trước mặt Chúa.
Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn, là sự sống, là sức mạnh của người Kitô hữu. Một đức tin không có cầu nguyện thì chỉ là một niềm tin vô ngã, vật chất.
Cầu nguyện là lẽ sống. Lời cầu nguyện có một tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc sống. Lời cầu nguyện chỉ thực sự có giá trị và sức mạnh khi phát xuất từ một đức tin có chất lượng và sống động.
4. Đỉnh cao cầu nguyện
Phần đông người tín hữu chúng ta ít khi biết cầu nguyện trong thinh lặng. Hễ cầu nguyện là chỉ biết đọc kinh. Đọc kinh ở nhà thờ, đọc kinh ở nhà. Có khi đọc kinh nhiều mà cầu nguyện chẳng bao nhiêu. Nhưng phút giây thinh lặng là những phút giây quan trọng để lắng nghe Chúa nói. Đỉnh cao của cầu nguyện là thinh lặng kính thờ Chúa.
Cầu nguyện không phải là vấn đề của kiến thức hay kỹ thuật. Cầu nguyện luôn đi đôi với đức tin và lòng mến. Vì thế phải cầu nguyện trong Thánh Thần (Rm 8,1), đơn sơ (Lc 18,15-17), khiếm tốn (Lc 18,14), trong thầm kín (Mt 6,6).
Khi cầu nguyện tâm trí được nâng lên cùng Thiên Chúa hầu suy tôn, tán tụng, cảm mến, tạ tội, xin ơn. Trình độ cầu nguyện cao nhất là : xin đừng theo ý con mà theo ý Cha.
Trong một thế giới ồn ào náo động như hiện nay, một thế giới bị ô nhiễm về môi sinh và bị ô nhiễm về tinh thần, người Kitô hữu phải là chứng nhân cầu nguyện. Với nền công nghệ tiên tiến hiện đại, người ta “muốn là được”, chỉ cần một cái nhấp chuột là biết vô vàn thông tin cho nên con người ít kiên nhẫn và rất lười cầu nguyện, người Kitô phải nêu gương sáng trong đời sống cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện vì muốn nên giống Chúa Giêsu, Đấng hằng cầu nguyện liên lỉ với Cha và dạy chúng ta cách thức cầu nguyện.
Lạy Chúa Giêsu, chiêm ngắm Chúa cầu nguyện, lắng nghe Chúa dạy cầu nguyện, chúng con nhận thấy đời sống cầu nguyện thật cần thiết cho đời tâm linh. Xin cho chúng con luôn yêu mến đời sống cầu nguyện; xin cho chúng con xác tín rằng, tự sức riêng, chúng con không làm được gì cả, nhưng với ơn Chúa, chúng con làm được nhiều điều tốt lành trong cuộc sống hàng ngày. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tư lệnh hiến binh Vatican nộp đơn từ chức dù chẳng có lỗi chi trong vụ rò rỉ tài liệu
Đặng Tự Do
00:22 15/10/2019
Người đứng đầu lực lượng hiến binh quốc gia Thành phố Vatican - “Corps of Gendarmerie of Vatican City”, đã từ chức, sau khi một chỉ thị nội bộ bí mật liên quan đến việc đình chỉ một số quan chức và nhân viên của Vatican, và hạn chế quyền truy cập của họ vào Vatican bị rò rỉ ra các phương tiện truyền thông.
Các quan chức bị đình chỉ nêu trong bản chỉ thị này có liên quan đến một cuộc khám xét bất ngờ vào ngày 1 tháng Mười tại một số văn phòng ở Vatican, trong một cuộc điều tra chưa được công bố chi tiết, và được giám sát bởi một công tố viên, được gọi “promoter of justice” – “Chưởng Lý” - trong hệ thống tòa án của quốc gia thành Vatican.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết ông Domenico Giani, Tư lệnh hiến binh Vatican, không phải chịu trách nhiệm cá nhân gì về vụ rò rỉ này.
Tuy nhiên, thông báo ngày 14 tháng 10 của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Để đảm bảo sự thanh thản thích đáng cho cuộc điều tra đang diễn ra, được điều phối bởi viên Chưởng Lý và được thực hiện bởi hiến binh, vì vẫn chưa biết được ai là thủ phạm lưu hành ra bên ngoài lệnh này – vốn chỉ được lưu hành trong các hiến binh và ngự lâm quân Thụy Sĩ bảo vệ Đức Giáo Hoàng - nên dù người Chỉ huy hiến binh Vatican không phải chịu trách nhiệm cá nhân khi các sự kiện này bị tiết lộ, ông Domenico Giani đã từ chức với Đức Thánh Cha vì tình yêu đối với Giáo hội và lòng trung thành với Người kế vị Thánh Phêrô.”
Tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói thêm rằng "Việc rò rỉ tài liệu này đã làm phương hại đến phẩm giá của những người liên quan và hình ảnh của hiến binh."
Ông Giani là Tư lệnh hiến binh Vatican, và đã từng là một thành viên của lực lượng cảnh sát và an ninh Vatican trong hơn 20 năm qua.
Chỉ thị được ký bởi ông Giani ngày 2 tháng 10 đã bị rò rỉ và được công bố trên tờ L’Espresso. Chỉ thị này được đưa ra sau cuộc khám xét bất ngờ ngày 1 tháng 10 các văn phòng trong phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Trong số các nhân viên bị đình chỉ có Đức Ông Mauro Carlino, người giám sát tài liệu tại phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cùng với giáo dân Tomasso Di Ruzza, giám đốc Cơ quan Tình báo Tài chính Vatican.
Hai người đàn ông và một phụ nữ khác cũng có tên trong danh sách bị đình chỉ. Trong cuộc khám xét bất ngờ này, các tài liệu và thiết bị lấy đi liên quan đến một cuộc điều tra theo sau những khiếu nại của Viện Giáo Vụ - thường được gọi là Ngân hàng Vatican - và Văn phòng Tổng Kiểm toán, về một loạt các giao dịch tài chính được thực hiện “trong một thời gian”, một tuyên bố của Vatican ngày 1 tháng Mười cho biết.
Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là văn phòng điều hành trung ương của Giáo Hội Công Giáo và là một cơ quan của Giáo triều La Mã làm việc chặt chẽ nhất với Đức Giáo Hoàng. Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng chịu trách nhiệm quản lý quốc gia thành Vatican. Cơ quan tình báo tài chính Vatican giám sát việc điều tra các giao dịch tài chính đáng ngờ và được giao nhiệm vụ bảo đảm rằng các chính sách ngân hàng của Vatican được tuân thủ theo các tiêu chuẩn tài chính quốc tế.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê duyệt các tài liệu quản lý mới dành cho Ngân hàng Vatican vào mùa hè năm ngoái, chuyển ngân hàng từ thực hành trước đây là sử dụng kiểm toán viên nội bộ sang sử dụng kiểm toán viên bên ngoài để xem xét tình trạng tài chính và các giao dịch của ngân hàng. Ngân hàng có một lịch sử lâu dài về các giao dịch tài chính phức tạp, đã phải đối mặt với các vụ tai tiếng và bị chỉ trích vì thiếu minh bạch tài chính.
Đức Thánh Cha đã xem việc cải cách Ngân hàng Vatican là một trong những ưu tiên trong triều giáo hoàng của ngài.
Tuyên bố ngày 14 tháng 10 nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện rất lâu với ông Giani khi ông nộp đơn từ chức và ngài bày tỏ sự cảm kích với viên chỉ huy hiến binh về cử chỉ này của ông, một biểu hiện tự do và nhạy cảm, trong đó một lần nữa tôn vinh Tư lệnh Giani và công việc ông đã thực hiện một cách khiêm tốn và thận trọng trong sự phục vụ người kế vị Thánh Phêrô và Tòa thánh.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng ông Giani đã mang đến “một sự chuyên nghiệp không thể tranh cãi” cho đoàn hiến binh Vatican, một lực lượng cảnh sát và an ninh gồm hơn 100 viên chức, mà ông Giani lãnh đạo từ năm 2006.
Các hiến binh Vatican hợp tác với lực lượng ngự lâm quân Thụy Sĩ trong việc bảo vệ cá nhân Đức Giáo Hoàng. Ngoài ra, các hiến binh còn giám sát các hoạt động an ninh chung ở quốc gia thành Vatican, cùng với các cuộc điều tra hình sự và các hoạt động chống khủng bố.
Thông tin chi tiết về lý do của cuộc điều tra tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vẫn chưa được đưa ra.
Source:Catholic News AgencyVatican City security head resigns after confidential memo was leaked
Các quan chức bị đình chỉ nêu trong bản chỉ thị này có liên quan đến một cuộc khám xét bất ngờ vào ngày 1 tháng Mười tại một số văn phòng ở Vatican, trong một cuộc điều tra chưa được công bố chi tiết, và được giám sát bởi một công tố viên, được gọi “promoter of justice” – “Chưởng Lý” - trong hệ thống tòa án của quốc gia thành Vatican.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết ông Domenico Giani, Tư lệnh hiến binh Vatican, không phải chịu trách nhiệm cá nhân gì về vụ rò rỉ này.
Tuy nhiên, thông báo ngày 14 tháng 10 của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Để đảm bảo sự thanh thản thích đáng cho cuộc điều tra đang diễn ra, được điều phối bởi viên Chưởng Lý và được thực hiện bởi hiến binh, vì vẫn chưa biết được ai là thủ phạm lưu hành ra bên ngoài lệnh này – vốn chỉ được lưu hành trong các hiến binh và ngự lâm quân Thụy Sĩ bảo vệ Đức Giáo Hoàng - nên dù người Chỉ huy hiến binh Vatican không phải chịu trách nhiệm cá nhân khi các sự kiện này bị tiết lộ, ông Domenico Giani đã từ chức với Đức Thánh Cha vì tình yêu đối với Giáo hội và lòng trung thành với Người kế vị Thánh Phêrô.”
Tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói thêm rằng "Việc rò rỉ tài liệu này đã làm phương hại đến phẩm giá của những người liên quan và hình ảnh của hiến binh."
Ông Giani là Tư lệnh hiến binh Vatican, và đã từng là một thành viên của lực lượng cảnh sát và an ninh Vatican trong hơn 20 năm qua.
Chỉ thị được ký bởi ông Giani ngày 2 tháng 10 đã bị rò rỉ và được công bố trên tờ L’Espresso. Chỉ thị này được đưa ra sau cuộc khám xét bất ngờ ngày 1 tháng 10 các văn phòng trong phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Trong số các nhân viên bị đình chỉ có Đức Ông Mauro Carlino, người giám sát tài liệu tại phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cùng với giáo dân Tomasso Di Ruzza, giám đốc Cơ quan Tình báo Tài chính Vatican.
Hai người đàn ông và một phụ nữ khác cũng có tên trong danh sách bị đình chỉ. Trong cuộc khám xét bất ngờ này, các tài liệu và thiết bị lấy đi liên quan đến một cuộc điều tra theo sau những khiếu nại của Viện Giáo Vụ - thường được gọi là Ngân hàng Vatican - và Văn phòng Tổng Kiểm toán, về một loạt các giao dịch tài chính được thực hiện “trong một thời gian”, một tuyên bố của Vatican ngày 1 tháng Mười cho biết.
Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là văn phòng điều hành trung ương của Giáo Hội Công Giáo và là một cơ quan của Giáo triều La Mã làm việc chặt chẽ nhất với Đức Giáo Hoàng. Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng chịu trách nhiệm quản lý quốc gia thành Vatican. Cơ quan tình báo tài chính Vatican giám sát việc điều tra các giao dịch tài chính đáng ngờ và được giao nhiệm vụ bảo đảm rằng các chính sách ngân hàng của Vatican được tuân thủ theo các tiêu chuẩn tài chính quốc tế.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê duyệt các tài liệu quản lý mới dành cho Ngân hàng Vatican vào mùa hè năm ngoái, chuyển ngân hàng từ thực hành trước đây là sử dụng kiểm toán viên nội bộ sang sử dụng kiểm toán viên bên ngoài để xem xét tình trạng tài chính và các giao dịch của ngân hàng. Ngân hàng có một lịch sử lâu dài về các giao dịch tài chính phức tạp, đã phải đối mặt với các vụ tai tiếng và bị chỉ trích vì thiếu minh bạch tài chính.
Đức Thánh Cha đã xem việc cải cách Ngân hàng Vatican là một trong những ưu tiên trong triều giáo hoàng của ngài.
Tuyên bố ngày 14 tháng 10 nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện rất lâu với ông Giani khi ông nộp đơn từ chức và ngài bày tỏ sự cảm kích với viên chỉ huy hiến binh về cử chỉ này của ông, một biểu hiện tự do và nhạy cảm, trong đó một lần nữa tôn vinh Tư lệnh Giani và công việc ông đã thực hiện một cách khiêm tốn và thận trọng trong sự phục vụ người kế vị Thánh Phêrô và Tòa thánh.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng ông Giani đã mang đến “một sự chuyên nghiệp không thể tranh cãi” cho đoàn hiến binh Vatican, một lực lượng cảnh sát và an ninh gồm hơn 100 viên chức, mà ông Giani lãnh đạo từ năm 2006.
Các hiến binh Vatican hợp tác với lực lượng ngự lâm quân Thụy Sĩ trong việc bảo vệ cá nhân Đức Giáo Hoàng. Ngoài ra, các hiến binh còn giám sát các hoạt động an ninh chung ở quốc gia thành Vatican, cùng với các cuộc điều tra hình sự và các hoạt động chống khủng bố.
Thông tin chi tiết về lý do của cuộc điều tra tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vẫn chưa được đưa ra.
Source:Catholic News Agency
Tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh về đơn từ chức của Tư lệnh hiến binh
Đặng Tự Do
02:18 15/10/2019
Ngày 14 tháng Mười, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã ra thông báo về việc Tư lệnh hiến binh từ chức. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt ngữ.
Vào ngày 2 tháng Mười, một số cơ quan truyền thông đã công bố một lệnh nội bộ, được ký bởi Tư lệnh hiến binh Vatican, ông Domenico Giani, liên quan đến những hệ quả của những hạn chế hành chính nhất định đối với các nhân viên của Tòa Thánh. Việc rò rỉ tài liệu này đã làm phương hại đến phẩm giá của những người liên quan và hình ảnh của hiến binh.
Để đảm bảo sự thanh thản thích đáng cho cuộc điều tra đang diễn ra, được điều phối bởi viên Chưởng Lý và được thực hiện bởi hiến binh, vì vẫn chưa biết được ai là thủ phạm lưu hành ra bên ngoài lệnh này – vốn chỉ được lưu hành trong các hiến binh và ngự lâm quân Thụy Sĩ bảo vệ Đức Giáo Hoàng - nên dù người Chỉ huy hiến binh Vatican không phải chịu trách nhiệm cá nhân khi các sự kiện này bị tiết lộ, ông Domenico Giani đã từ chức với Đức Thánh Cha vì tình yêu đối với Giáo hội và lòng trung thành với Người kế vị Thánh Phêrô.
Khi nhận được đơn từ chức, Đức Thánh Cha đã nói chuyện rất lâu với ông Domenico Giani và bày tỏ sự cảm kích với viên Chỉ huy về cử chỉ của ông, một biểu hiện của tự do và nhạy cảm đối với Tòa Thánh, là điều vinh danh Tư lệnh Giani và công việc mà ông đã thực hiện với sự khiêm nhường và thận trọng trong việc phục vụ thừa tác vụ Phêrô và Tòa thánh. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc lại 20 năm trung thành và tận tụy không ai có thể đặt vấn đề được của ông Domenico Giani và nhấn mạnh rằng khi đưa ra các chứng tá xuất sắc ở nhiều nơi trên thế giới, Chỉ huy Giani đã có thể thiết lập và bảo đảm bầu không khí thanh thản và an ninh lâu dài xung quanh Đức Thánh Cha.
Trong lời từ biệt với ông Domenico Giani, Đức Thánh Cha cũng cảm ơn ông vì năng lực cao độ thể hiện trong việc thực hiện nhiều nhiệm vụ nhạy cảm của mình, cả ở bình diện quốc tế; và vì sự chuyên nghiệp không thể chối cãi mà ông đã mang đến cho hiến binh Vatican.
Source:Holy See Press OfficeComunicato della Sala Stampa della Santa Sede, 14.10.2019
Vào ngày 2 tháng Mười, một số cơ quan truyền thông đã công bố một lệnh nội bộ, được ký bởi Tư lệnh hiến binh Vatican, ông Domenico Giani, liên quan đến những hệ quả của những hạn chế hành chính nhất định đối với các nhân viên của Tòa Thánh. Việc rò rỉ tài liệu này đã làm phương hại đến phẩm giá của những người liên quan và hình ảnh của hiến binh.
Để đảm bảo sự thanh thản thích đáng cho cuộc điều tra đang diễn ra, được điều phối bởi viên Chưởng Lý và được thực hiện bởi hiến binh, vì vẫn chưa biết được ai là thủ phạm lưu hành ra bên ngoài lệnh này – vốn chỉ được lưu hành trong các hiến binh và ngự lâm quân Thụy Sĩ bảo vệ Đức Giáo Hoàng - nên dù người Chỉ huy hiến binh Vatican không phải chịu trách nhiệm cá nhân khi các sự kiện này bị tiết lộ, ông Domenico Giani đã từ chức với Đức Thánh Cha vì tình yêu đối với Giáo hội và lòng trung thành với Người kế vị Thánh Phêrô.
Khi nhận được đơn từ chức, Đức Thánh Cha đã nói chuyện rất lâu với ông Domenico Giani và bày tỏ sự cảm kích với viên Chỉ huy về cử chỉ của ông, một biểu hiện của tự do và nhạy cảm đối với Tòa Thánh, là điều vinh danh Tư lệnh Giani và công việc mà ông đã thực hiện với sự khiêm nhường và thận trọng trong việc phục vụ thừa tác vụ Phêrô và Tòa thánh. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc lại 20 năm trung thành và tận tụy không ai có thể đặt vấn đề được của ông Domenico Giani và nhấn mạnh rằng khi đưa ra các chứng tá xuất sắc ở nhiều nơi trên thế giới, Chỉ huy Giani đã có thể thiết lập và bảo đảm bầu không khí thanh thản và an ninh lâu dài xung quanh Đức Thánh Cha.
Trong lời từ biệt với ông Domenico Giani, Đức Thánh Cha cũng cảm ơn ông vì năng lực cao độ thể hiện trong việc thực hiện nhiều nhiệm vụ nhạy cảm của mình, cả ở bình diện quốc tế; và vì sự chuyên nghiệp không thể chối cãi mà ông đã mang đến cho hiến binh Vatican.
Source:Holy See Press Office
Tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh về việc bổ nhiệm tân Tư lệnh đoàn hiến binh Vatican
Đặng Tự Do
06:23 15/10/2019
Trong những diễn biến rất đột ngột, hôm 15 tháng Mười, Phòng Báo Chí Tòa Thánh vừa ra thêm một thông cáo nữa liên quan đến cơ quan an ninh Tòa Thánh. Toàn văn tuyên bố như sau:
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Giám đốc Dịch vụ An ninh và Bảo vệ Dân sự của Quốc gia Thành Vatican và Tư lệnh đoàn hiến binh.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Tiến sĩ Gianluca Gauzzi Broccoletti làm Giám đốc Dịch vụ An ninh và Bảo vệ Dân sự của Quốc gia Thành Vatican và Tư lệnh đoàn hiến binh. Trước bổ nhiệm này, Tiến sĩ Gianluca Gauzzi Broccoletti là Phó Giám đốc và Phó Chỉ huy.
Tiến sĩ Gianluca Gauzzi Broccoletti
Sinh ra tại Gubbio ngày 3 tháng 6 năm 1974, tốt nghiệp ngành Kỹ thuật An toàn và An ninh tại Đại học “La Sapienza” của Rome, ông đã kết hôn và có hai đứa con. Ông gia nhập hiến binh vào năm 1995. Từ năm 1999, ông chịu trách nhiệm thiết kế cơ sở hạ tầng mạng lưới an ninh Quốc gia Thành Vatican và an ninh mạng cho Tòa Thánh.
Năm 2010, ông được chuyển sang Trung Tâm Điều Phối An Ninh và được thăng tiến dần trong các trách nhiệm được giao và các cấp bậc tương ứng cho đến khi ông lên đến chức Trưởng Phòng vào năm 2017, và Phó Giám đốc và Phó Chỉ huy năm 2018. Trong thời gian qua, ông đã thiết lập được các quan hệ tín nhiệm các thư ký đặc biệt của Đức Thánh Cha, các cơ quan có thẩm quyền cao nhất của phủ thống đốc Quốc gia Thành Vatican và của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Ông đã tháp tùng Đức Thánh Cha trong nhiều chuyến tông du và các chuyến viếng thăm mục vụ ở Ý và trên thế giới. Ông cũng từng điều phối các chuyến đi nghỉ hè của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và của Đức Giáo Hoàng Danh dự Bênêđíctô thứ 16; và từng là Phó Chỉ huy của Biệt đội hiến binh đóng tại Gandolfo trong kỳ nghỉ hè của Đức Bênêđíctô XVI trong Biệt thự Giáo hoàng. Ông là thành viên của bộ phận chịu trách nhiệm quản lý công nghệ an ninh trong Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng vào năm 2005 và 2013.
Được Giám đốc Dịch vụ An ninh và Tư lệnh đoàn hiến binh giao các nhiệm vụ trong các trường hợp đa dạng liên quan đến các cuộc gặp gỡ giữa thành phố Rôma và các đơn vị cảnh sát khác nhau trong các đại biến cố Năm Thánh, khi có thể có sự hiện diện của Đức Thánh Cha, ông đã tham dự nhiều khóa học, hội thảo và thực tập với nhiều lực lượng cảnh sát Ý và quốc tế.
Source:Holy See Press OfficeRinunce e nomine, 15.10.2019
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Giám đốc Dịch vụ An ninh và Bảo vệ Dân sự của Quốc gia Thành Vatican và Tư lệnh đoàn hiến binh.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Tiến sĩ Gianluca Gauzzi Broccoletti làm Giám đốc Dịch vụ An ninh và Bảo vệ Dân sự của Quốc gia Thành Vatican và Tư lệnh đoàn hiến binh. Trước bổ nhiệm này, Tiến sĩ Gianluca Gauzzi Broccoletti là Phó Giám đốc và Phó Chỉ huy.
Tiến sĩ Gianluca Gauzzi Broccoletti
Sinh ra tại Gubbio ngày 3 tháng 6 năm 1974, tốt nghiệp ngành Kỹ thuật An toàn và An ninh tại Đại học “La Sapienza” của Rome, ông đã kết hôn và có hai đứa con. Ông gia nhập hiến binh vào năm 1995. Từ năm 1999, ông chịu trách nhiệm thiết kế cơ sở hạ tầng mạng lưới an ninh Quốc gia Thành Vatican và an ninh mạng cho Tòa Thánh.
Năm 2010, ông được chuyển sang Trung Tâm Điều Phối An Ninh và được thăng tiến dần trong các trách nhiệm được giao và các cấp bậc tương ứng cho đến khi ông lên đến chức Trưởng Phòng vào năm 2017, và Phó Giám đốc và Phó Chỉ huy năm 2018. Trong thời gian qua, ông đã thiết lập được các quan hệ tín nhiệm các thư ký đặc biệt của Đức Thánh Cha, các cơ quan có thẩm quyền cao nhất của phủ thống đốc Quốc gia Thành Vatican và của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Ông đã tháp tùng Đức Thánh Cha trong nhiều chuyến tông du và các chuyến viếng thăm mục vụ ở Ý và trên thế giới. Ông cũng từng điều phối các chuyến đi nghỉ hè của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và của Đức Giáo Hoàng Danh dự Bênêđíctô thứ 16; và từng là Phó Chỉ huy của Biệt đội hiến binh đóng tại Gandolfo trong kỳ nghỉ hè của Đức Bênêđíctô XVI trong Biệt thự Giáo hoàng. Ông là thành viên của bộ phận chịu trách nhiệm quản lý công nghệ an ninh trong Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng vào năm 2005 và 2013.
Được Giám đốc Dịch vụ An ninh và Tư lệnh đoàn hiến binh giao các nhiệm vụ trong các trường hợp đa dạng liên quan đến các cuộc gặp gỡ giữa thành phố Rôma và các đơn vị cảnh sát khác nhau trong các đại biến cố Năm Thánh, khi có thể có sự hiện diện của Đức Thánh Cha, ông đã tham dự nhiều khóa học, hội thảo và thực tập với nhiều lực lượng cảnh sát Ý và quốc tế.
Source:Holy See Press Office
Phiên họp toàn thể thứ 11 của Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon: Phải có một cơ cấu giám mục thường trực về Amazon
Vũ Văn An
19:02 15/10/2019
Theo Vatican News, phiên họp toàn thể thứ 11 của Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon đã diễn ra vào sáng Thứ Ba ngày 15/10 tại Hội trường Thượng Hội Đồng với sự hiện diện của 180 nghị phụ, dưới sự chủ tọa của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Sự cần thiết phải khẩn trương tạo ra một cơ cấu giám mục thường trực và có tính đại diện, được REPAM (Mạng lưới Giáo hội Pan-Amazonia) phối hợp, để cổ vũ tính đồng nghị ở Amazon: đây là một trong những gợi ý đã xuất hiện trong phiên họp buổi sáng. Được tích nhập với CELAM (Hội đồng Giám mục Mỹ Latinh), cơ cấu được đề nghị sẽ giúp triển khai việc thực hiện bộ mặt của Giáo hội Amazon, nhằm mục đích chăm sóc mục vụ chung, hữu hiệu hơn – đồng thời đưa ra hình thức cụ thể cho bất cứ định mức nào Đức Giáo hoàng Phanxicô có thể mong muốn cung cấp sau Thượng hội đồng - và làm việc để bảo vệ quyền của các dân tộc bản địa, việc đào tạo toàn diện các tác nhân mục vụ và tạo lập các chủng viện Amazon. Hành động mục vụ chung này, được khai triển một cách đồng nghị bởi tất cả các giáo phận Toàn Vùng Amazon sẽ hữu ích để đương đầu với các vấn đề chung, như khai thác lãnh thổ, tội phạm, buôn bán ma túy, buôn bán người và mại dâm.
Vọng quan sát nhân quyền và bảo vệ Amazon
Các tham dự viên phiên họp toàn thể buổi sáng sau đó đã chú ý đến các dân tộc bản địa, tập trung vào các vấn đề phát xuất từ việc thực dân hóa, di dân nội địa và việc thúc đẩy các mô hình kinh tế trấn lột và thực dân, thường sát hại. Điều này đòi hỏi việc sung công và trục xuất các cộng đồng khỏi lãnh thổ của họ, buộc họ phải di cư trái với ý muốn của họ. Các dân tộc bản địa du mục phải được thấu hiểu qua một việc chăm sóc mục vụ chuyên biệt, để các nhân quyền và các quyền môi trường của họ luôn được đảm bảo. Điều này bao gồm quyền của họ được tham khảo và thông báo trước khi bất cứ hành động nào diễn ra trên lãnh thổ tương ứng của họ. Về phương diện này, một vọng quan sát thường trực về nhân quyền và bảo vệ Amazon đã được đề nghị. Tiếng kêu của trái đất và của các dân tộc Amazon phải được lắng nghe, trên hết, phải đem tiếng nói lại cho những người trẻ tuổi, vì đây là một vấn đề công lý liên thế hệ.
Hội nhập văn hóa và giáo dục
Chủ đề hội nhập văn hóa cũng đã được thảo luận: sự cần thiết của việc Giáo hội phải cởi mở và khám phá ra những nẻo đường mới trong tính đa dạng phong phú của các nền văn hóa Amazon để trở thành giống như một môn đệ và chị em hơn là một Cô Giáo và một bà Mẹ, với một thái độ lắng nghe, phục vụ , liên đới, tôn trọng, công lý và hòa giải. Liên kết với chủ đề hội nhập văn hóa, việc giáo dục các dân tộc bản địa Amazon đã được nêu lên một lần nữa, một nền giáo dục, không may, đã có các đặc điểm ngèo nàn và gián đoạn. Giáo hội có thể làm gì với tư cách là một trong những định chế có tư cách và quyền lực nhất trong lĩnh vực đào tạo? Có ý kiến cho rằng các cơ cấu nên phối hợp với nhau cách tốt đẹp hơn để cung cấp các dịch vụ cải tiến hơn cho các dân tộc bản địa. Thí dụ, các trường đại học Công Giáo có thể du nhập phương thức ưu tiên chọn giáo dục các dân tộc bản địa, hoặc tạo ra các chiến lược liên đới để hỗ trợ kinh tế cho các trường đại học bản địa, như Nopoki, ở Peru. Mục đích của việc này là để bảo vệ quyền có bản sắc văn hóa và bảo vệ túi khôn tổ tiên của các dân tộc gốc Amazon, nhân danh đối thoại và trao đổi văn hóa, sự nhạy cảm, ngôn ngữ và viễn kiến.
Cam kết truyền giảng tin mừng và làm chứng tử đạo
Các nghị phụ sau đó đã suy tư về chủ đề bạo lực: đã có sự nhấn mạnh rằng Amazon giống như một người phụ nữ bị hãm hiếp và tiếng khóc của họ cần được lắng nghe, bởi vì chỉ bằng cách này, việc truyền giảng tin mừng mới có thể được đánh thức lại. Việc loan báo Tin Mừng hữu hiệu chỉ diễn ra khi nó tiếp xúc với nỗi đau của thế giới, một thế giới đang chờ đợi để được cứu chuộc bởi tình yêu của Chúa Kitô, nhờ một nền thần học về sự sống. Các nghị phụ đã mạnh mẽ nhắc đến gương sáng quý giá của các nhà truyền giáo tử đạo của khu vực, như Giám mục Alejandro Labaka, nữ tu dòng Capuchin Inés Arango và nữ tu Dorothy Stang, những người đã hiến mạng sống của mình nhân danh chính nghĩa của các dân tộc Amazon không người bảo vệ và để bảo vệ lãnh thổ. Tại Hội trường Thượng Hội Đồng, đã có vị nhắc lại rằng công việc truyền giáo ở Amazon phải được hỗ trợ nhiều hơn nữa. Vì lý do này, đã có ý tưởng về việc lập ra một quỹ tài chính, cả trong nước và quốc tế, để tăng cường sứ mệnh trong vùng, đặc biệt là trang trải các chi phí vận chuyển và đào tạo chính các nhà truyền giáo.
Thử thách đại kết
Cam kết truyền giáo cũng phải được thực hiện theo góc độ đại kết vì một Giáo hội truyền giáo cũng là một Giáo hội đại kết. Thách đố này cũng liên quan đến Amazon: khác xa bất cứ loại chủ nghĩa cải đạo hay chủ nghĩa thực dân nội bộ nào trong Kitô giáo, việc truyền giảng tin mừng Kitô giáo là lời mời tự do, liên quan đến tự do của người khác, bước vào thông đạt và tham gia cuộc đối thoại mang lại sự sống. Do đó, một việc truyền giảng tin mừng hấp dẫn sẽ là bằng chứng của một chủ trương đại kết đáng tin cậy. Một điểm khác để suy tư đã được âm nhạc cung cấp; đây là một ngôn ngữ phổ biến được mọi người hiểu, dẫn họ tới việc suy tư về việc thông đạt đức tin. Các nghị phụ giải thích, nó không nên mâu thuẫn với tín lý, nhưng phải làm cho nó được thấu hiểu qua tính nhạy cảm nhân bản. Theo cách này, Tin mừng sẽ thu hút mọi người, cùng hành trình hướng tới sự tái sinh của thể thánh thiêng vốn được sống ngay ở những vùng xa xôi của Amazon.
Đáp ứng của Bí tích Thánh Thể
Đứng trước các tình huống khó khăn từng được cảm nghiệm ở Amazon, những câu trả lời quan trọng đã phát xuất từ Bí tích Thánh Thể, qua đó, ơn thánh của Thiên Chúa được chuyển giao và từ một thừa tác vụ trải rộng, một thừa tác vụ cũng bao gồm phụ nữ, những người chủ đạo không bị tranh cãi khi nói tới ý nghĩa triệt để của sự sống. Tại Hội trường Thượng hội đồng, có vị gợi ý rằng chúng ta phải tự hỏi có cần phải suy nghĩ lại thừa tác vụ hay không. Nhiều cộng đồng gặp khó khăn trong việc cử hành Thánh Thể vì thiếu linh mục. Có gợi ý cho rằng cần thay đổi các tiêu chuẩn lựa chọn và chuẩn bị các thừa tác viên được ủy quyền cử hành Thánh Thể, để không chỉ giới hạn thừa tác vụ này trong tay một ít người.
Phụ nữ trong thừa tác vụ, theo gương thời xưa
Các nghị phụ Thượng hội đồng đã tái khẳng định rằng các nẻo đường mới là điều cần thiết đối với các truyền thống cổ xưa. Một số trong các can thiệp tại phiên họp toàn thể đã nhắc lại các tập tục cổ xưa cho thấy các thừa tác vụ vốn được liên kết với phụ nữ. Các nghị phụ đã suy tư về khả thể khôi phục lại các thừa tác vụ tương tự, nhất là thừa tác viên đọc sách và Thánh thể. Một can thiệp khác đề cập đến khả thể miễn chuẩn luật độc thân, để phong chức cho những người đàn ông đã kết hôn làm “các thừa tác viên”, những người, dưới sự giám sát của một linh mục địa phương có tinh thần trách nhiệm, có thể phục vụ tại các cộng đồng giáo hội xa xôi. Đồng thời, có gợi ý cho rằng nên thành lập một quỹ để tài trợ cho việc đào tạo giáo dân trong các lãnh vực Kinh thánh, thần học và mục vụ, để họ có thể đóng góp tốt hơn vào sứ mạng truyền giảng tin mừng của Giáo hội. Một suy tư cuối cùng đã xem xét tầm quan trọng của các cộng đồng cơ sở và đời sống thánh hiến, vốn đem sứ điệp tiên tri đến tận cùng trái đất.
Sự cần thiết phải khẩn trương tạo ra một cơ cấu giám mục thường trực và có tính đại diện, được REPAM (Mạng lưới Giáo hội Pan-Amazonia) phối hợp, để cổ vũ tính đồng nghị ở Amazon: đây là một trong những gợi ý đã xuất hiện trong phiên họp buổi sáng. Được tích nhập với CELAM (Hội đồng Giám mục Mỹ Latinh), cơ cấu được đề nghị sẽ giúp triển khai việc thực hiện bộ mặt của Giáo hội Amazon, nhằm mục đích chăm sóc mục vụ chung, hữu hiệu hơn – đồng thời đưa ra hình thức cụ thể cho bất cứ định mức nào Đức Giáo hoàng Phanxicô có thể mong muốn cung cấp sau Thượng hội đồng - và làm việc để bảo vệ quyền của các dân tộc bản địa, việc đào tạo toàn diện các tác nhân mục vụ và tạo lập các chủng viện Amazon. Hành động mục vụ chung này, được khai triển một cách đồng nghị bởi tất cả các giáo phận Toàn Vùng Amazon sẽ hữu ích để đương đầu với các vấn đề chung, như khai thác lãnh thổ, tội phạm, buôn bán ma túy, buôn bán người và mại dâm.
Vọng quan sát nhân quyền và bảo vệ Amazon
Các tham dự viên phiên họp toàn thể buổi sáng sau đó đã chú ý đến các dân tộc bản địa, tập trung vào các vấn đề phát xuất từ việc thực dân hóa, di dân nội địa và việc thúc đẩy các mô hình kinh tế trấn lột và thực dân, thường sát hại. Điều này đòi hỏi việc sung công và trục xuất các cộng đồng khỏi lãnh thổ của họ, buộc họ phải di cư trái với ý muốn của họ. Các dân tộc bản địa du mục phải được thấu hiểu qua một việc chăm sóc mục vụ chuyên biệt, để các nhân quyền và các quyền môi trường của họ luôn được đảm bảo. Điều này bao gồm quyền của họ được tham khảo và thông báo trước khi bất cứ hành động nào diễn ra trên lãnh thổ tương ứng của họ. Về phương diện này, một vọng quan sát thường trực về nhân quyền và bảo vệ Amazon đã được đề nghị. Tiếng kêu của trái đất và của các dân tộc Amazon phải được lắng nghe, trên hết, phải đem tiếng nói lại cho những người trẻ tuổi, vì đây là một vấn đề công lý liên thế hệ.
Hội nhập văn hóa và giáo dục
Chủ đề hội nhập văn hóa cũng đã được thảo luận: sự cần thiết của việc Giáo hội phải cởi mở và khám phá ra những nẻo đường mới trong tính đa dạng phong phú của các nền văn hóa Amazon để trở thành giống như một môn đệ và chị em hơn là một Cô Giáo và một bà Mẹ, với một thái độ lắng nghe, phục vụ , liên đới, tôn trọng, công lý và hòa giải. Liên kết với chủ đề hội nhập văn hóa, việc giáo dục các dân tộc bản địa Amazon đã được nêu lên một lần nữa, một nền giáo dục, không may, đã có các đặc điểm ngèo nàn và gián đoạn. Giáo hội có thể làm gì với tư cách là một trong những định chế có tư cách và quyền lực nhất trong lĩnh vực đào tạo? Có ý kiến cho rằng các cơ cấu nên phối hợp với nhau cách tốt đẹp hơn để cung cấp các dịch vụ cải tiến hơn cho các dân tộc bản địa. Thí dụ, các trường đại học Công Giáo có thể du nhập phương thức ưu tiên chọn giáo dục các dân tộc bản địa, hoặc tạo ra các chiến lược liên đới để hỗ trợ kinh tế cho các trường đại học bản địa, như Nopoki, ở Peru. Mục đích của việc này là để bảo vệ quyền có bản sắc văn hóa và bảo vệ túi khôn tổ tiên của các dân tộc gốc Amazon, nhân danh đối thoại và trao đổi văn hóa, sự nhạy cảm, ngôn ngữ và viễn kiến.
Cam kết truyền giảng tin mừng và làm chứng tử đạo
Các nghị phụ sau đó đã suy tư về chủ đề bạo lực: đã có sự nhấn mạnh rằng Amazon giống như một người phụ nữ bị hãm hiếp và tiếng khóc của họ cần được lắng nghe, bởi vì chỉ bằng cách này, việc truyền giảng tin mừng mới có thể được đánh thức lại. Việc loan báo Tin Mừng hữu hiệu chỉ diễn ra khi nó tiếp xúc với nỗi đau của thế giới, một thế giới đang chờ đợi để được cứu chuộc bởi tình yêu của Chúa Kitô, nhờ một nền thần học về sự sống. Các nghị phụ đã mạnh mẽ nhắc đến gương sáng quý giá của các nhà truyền giáo tử đạo của khu vực, như Giám mục Alejandro Labaka, nữ tu dòng Capuchin Inés Arango và nữ tu Dorothy Stang, những người đã hiến mạng sống của mình nhân danh chính nghĩa của các dân tộc Amazon không người bảo vệ và để bảo vệ lãnh thổ. Tại Hội trường Thượng Hội Đồng, đã có vị nhắc lại rằng công việc truyền giáo ở Amazon phải được hỗ trợ nhiều hơn nữa. Vì lý do này, đã có ý tưởng về việc lập ra một quỹ tài chính, cả trong nước và quốc tế, để tăng cường sứ mệnh trong vùng, đặc biệt là trang trải các chi phí vận chuyển và đào tạo chính các nhà truyền giáo.
Thử thách đại kết
Cam kết truyền giáo cũng phải được thực hiện theo góc độ đại kết vì một Giáo hội truyền giáo cũng là một Giáo hội đại kết. Thách đố này cũng liên quan đến Amazon: khác xa bất cứ loại chủ nghĩa cải đạo hay chủ nghĩa thực dân nội bộ nào trong Kitô giáo, việc truyền giảng tin mừng Kitô giáo là lời mời tự do, liên quan đến tự do của người khác, bước vào thông đạt và tham gia cuộc đối thoại mang lại sự sống. Do đó, một việc truyền giảng tin mừng hấp dẫn sẽ là bằng chứng của một chủ trương đại kết đáng tin cậy. Một điểm khác để suy tư đã được âm nhạc cung cấp; đây là một ngôn ngữ phổ biến được mọi người hiểu, dẫn họ tới việc suy tư về việc thông đạt đức tin. Các nghị phụ giải thích, nó không nên mâu thuẫn với tín lý, nhưng phải làm cho nó được thấu hiểu qua tính nhạy cảm nhân bản. Theo cách này, Tin mừng sẽ thu hút mọi người, cùng hành trình hướng tới sự tái sinh của thể thánh thiêng vốn được sống ngay ở những vùng xa xôi của Amazon.
Đáp ứng của Bí tích Thánh Thể
Đứng trước các tình huống khó khăn từng được cảm nghiệm ở Amazon, những câu trả lời quan trọng đã phát xuất từ Bí tích Thánh Thể, qua đó, ơn thánh của Thiên Chúa được chuyển giao và từ một thừa tác vụ trải rộng, một thừa tác vụ cũng bao gồm phụ nữ, những người chủ đạo không bị tranh cãi khi nói tới ý nghĩa triệt để của sự sống. Tại Hội trường Thượng hội đồng, có vị gợi ý rằng chúng ta phải tự hỏi có cần phải suy nghĩ lại thừa tác vụ hay không. Nhiều cộng đồng gặp khó khăn trong việc cử hành Thánh Thể vì thiếu linh mục. Có gợi ý cho rằng cần thay đổi các tiêu chuẩn lựa chọn và chuẩn bị các thừa tác viên được ủy quyền cử hành Thánh Thể, để không chỉ giới hạn thừa tác vụ này trong tay một ít người.
Phụ nữ trong thừa tác vụ, theo gương thời xưa
Các nghị phụ Thượng hội đồng đã tái khẳng định rằng các nẻo đường mới là điều cần thiết đối với các truyền thống cổ xưa. Một số trong các can thiệp tại phiên họp toàn thể đã nhắc lại các tập tục cổ xưa cho thấy các thừa tác vụ vốn được liên kết với phụ nữ. Các nghị phụ đã suy tư về khả thể khôi phục lại các thừa tác vụ tương tự, nhất là thừa tác viên đọc sách và Thánh thể. Một can thiệp khác đề cập đến khả thể miễn chuẩn luật độc thân, để phong chức cho những người đàn ông đã kết hôn làm “các thừa tác viên”, những người, dưới sự giám sát của một linh mục địa phương có tinh thần trách nhiệm, có thể phục vụ tại các cộng đồng giáo hội xa xôi. Đồng thời, có gợi ý cho rằng nên thành lập một quỹ để tài trợ cho việc đào tạo giáo dân trong các lãnh vực Kinh thánh, thần học và mục vụ, để họ có thể đóng góp tốt hơn vào sứ mạng truyền giảng tin mừng của Giáo hội. Một suy tư cuối cùng đã xem xét tầm quan trọng của các cộng đồng cơ sở và đời sống thánh hiến, vốn đem sứ điệp tiên tri đến tận cùng trái đất.
Sứ điệp ngày Thế giới Truyền Giáo cử hành trong toàn Giáo Hội vào ngày 20/10/2019
J.B. Đặng Minh An dịch
23:19 15/10/2019
Lúc 10g sáng Chúa Nhật 20 tháng Mười, Đức Thánh Cha, các vị trong giáo triều Rôma và các nghị phụ đang tham dự Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon sẽ đồng tế thánh lễ Khánh Nhật Truyền Giáo tại đền thờ Thánh Phêrô. Đây là ngày Thế giới Truyền Giáo lần thứ 93 và cũng là trùng vào năm kỷ niệm 100 năm Tông Thư Maximum Illud của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV (30 tháng 11, 1919).
Trong sứ điệp cho ngày Thế giới Truyền Giáo năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô viết:
Được Rửa Tội và Sai Đi: Giáo Hội Chúa Kitô trong sứ mạng giữa thế giới
Anh chị em thân mến,
Hướng đến Tháng Mười 2019, tôi đã xin toàn thể Giáo Hội làm sống lại ý thức và dấn thân truyền giáo khi chúng ta kỷ niệm bách niên Tông Thư Maximum Illud của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV (30 tháng 11, 1919). Viễn kiến tiên tri của Tông Thư này về các hoạt động tông đồ đã giúp tôi một lần nữa nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới dấn thân truyền giáo của Giáo Hội và tạo ra động lực Tin Mừng mới cho công cuộc rao giảng và đem đến cho thế giới ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết và đã phục sinh.
Tựa đề của Sứ Điệp này cũng là tựa đề của Tháng Truyền Giáo Ngoại Thường diễn ra trong Tháng Mười: Được Rửa Tội và Sai Đi: Giáo Hội Chúa Kitô trong sứ mạng giữa thế giới. Cử hành tháng này sẽ giúp chúng ta trước hết tái khám phá chiều kích truyền giáo của đức tin chúng ta nơi Đức Giêsu Kitô, một đức tin đã được Thiên Chúa thương ban cho chúng ta trong phép Rửa. Mối quan hệ con thảo của chúng ta với Thiên Chúa không chỉ đơn thuần là một điều gì đó riêng tư, nhưng luôn luôn liên quan đến Giáo Hội. Qua sự hiệp thông của chúng ta với Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, chúng ta cùng với cơ man các anh chị em của mình được sinh ra cho sự sống mới. Sự sống thần linh này không phải là sản phẩm để mua bán - chúng ta không thực hành việc chiêu dụ tín đồ - nhưng là một kho báu để trao tặng, truyền thông và công bố: đó là ý nghĩa của việc truyền giáo. Chúng ta được ban tặng món quà này cách nhưng không và chúng ta chia sẻ nó cách nhưng không với người khác (x. Mt 10:8), không loại trừ một ai. Thánh ý Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi bằng cách nhận biết chân lý và trải nghiệm lòng thương xót của Người qua sứ vụ của Giáo Hội, là mầu nhiệm phổ quát của ơn cứu độ (x. 1 Tm 2:4; Lumen Gentium – Ánh sáng Muôn dân, 48).
Giáo Hội Chúa Kitô trong sứ mạng giữa thế giới. Đức tin vào Đức Giêsu Kitô giúp chúng ta nhìn mọi sự trong viễn cảnh đúng của chúng, khi chúng ta nhìn thế giới bằng con mắt và trái tim của Thiên Chúa. Đức cậy mở lòng chúng ta ra hướng đến những chân trời vĩnh cửu của sự sống thần linh mà chúng ta được thông phần. Đức ái mà chúng ta được nếm trước trong các bí tích và tình yêu thương huynh đệ, thúc đẩy chúng ta đi đến mọi tận cùng của thế giới (x. Mk 5:4; Mt 28:19; Cv 1:8; Rm 10:18). Một Giáo Hội quyết tiến tới những vùng biên cương xa xôi nhất cần phải có một sự hoán cải truyền giáo thường hằng. Biết bao vị thánh, biết bao những người nam nữ có đức tin, làm chứng cho sự thật rằng sự cởi mở vô hạn này, sự tiến ra trong tình yêu thương xót này quả thật là khả thi và thực tế, vì nó được thúc đẩy bởi tình yêu và ý nghĩa sâu xa nhất của nó như là hồng ân, hy tế và tính nhưng không (x. 2 Cr 5:14-21)! Người rao giảng về Thiên Chúa phải là một người của Thiên Chúa (x. Maximum Illud).
Sứ mạng truyền giáo này chạm tới bản thân chúng ta: Tôi là một nhà truyền giáo, luôn luôn là phải như thế; anh chị em là một nhà truyền giáo, luôn luôn là như vậy; mỗi người nam người nữ đã chịu phép Rửa là một nhà truyền giáo. Ai đang yêu thì không bao giờ bất động; họ bị lôi cuốn; và đến lượt mình lại lôi cuốn người khác; họ hiến mình cho người khác và xây dựng những mối quan hệ trao ban sự sống. Trong mọi việc liên quan đến tình yêu của Thiên Chúa, không ai là vô ích hay vô nghĩa. Mỗi người chúng ta là một nhà truyền giáo cho thế giới này, vì mỗi người chúng ta là hoa trái của tình yêu của Thiên Chúa. Cho dù những người cha người mẹ có thể phản bội tình yêu của mình bằng những lời dối trá, thù hằn và bất trung, Thiên Chúa không bao giờ lấy lại món quà sự sống của Người. Từ thuở đời đời Người đã tiền định cho mọi con cái của Người đều được dự phần vào sự sống thần linh vĩnh cửu của Người (x. Ep 1:3-6).
Sự sống này được ban cho chúng ta trong phép Rửa, qua đó chúng ta nhận được hồng ân đức tin vào Đức Giêsu Kitô, Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết. phép Rửa tái sinh chúng ta theo hình ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa, và làm chúng ta thành những chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô, là Giáo Hội. Theo nghĩa này, phép Rửa thực sự cần thiết đối với ơn cứu rỗi vì nó bảo đảm rằng, mọi nơi mọi lúc, chúng ta là con cái trong nhà Cha, chứ không bao giờ là những cô nhi, những người xa lạ hay nô lệ. Nơi người tín hữu Kitô là một thực tại bí tích, được viên mãn trong Thánh Thể, và được tìm thấy trong ơn gọi và vận mệnh của mọi người nam nữ đang tìm kiếm ơn hoán cải và ơn cứu độ. Vì phép Rửa hoàn thành lời hứa về ân sủng của Thiên Chúa khiến mọi người trở nên con cái trong Chúa Con. Chúng ta là con cái của cha mẹ ruột chúng ta, nhưng trong phép Rửa chúng ta nhận được nguồn mạch của mọi tình phụ tử và mẫu tử đích thực: Không ai có thể gọi Thiên Chúa là Cha nếu không có mẹ là Giáo Hội của Người (x. Thánh Cyprianô, De Cath. Eccl., 6).
Sứ vụ của chúng ta, do đó, bắt nguồn từ tình phụ tử của Thiên Chúa và tình mẫu tử của Giáo Hội. Lệnh Chúa Giêsu Phục Sinh truyền cho các môn đệ vào ngày Phục Sinh gắn liền với phép Rửa: Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em, là những người đã được tràn đầy Thánh Thần, để thế gian được giao hoà (x. Ga 20:19-23; Mt 28:16-20). Sứ vụ này là một phần trong căn tính Kitô hữu của chúng ta; nó khiến chúng ta phải có trách nhiệm giúp mọi người nhận thức ơn gọi làm nghĩa tử của Chúa Cha, nhận ra nhân phẩm của mình và quí trọng giá trị nội tại của mọi sự sống con người, từ lúc thụ thai tới cái chết tự nhiên. Chủ nghĩa thế tục đang tung hoành ngang dọc ngày nay, khi nó nhất quyết từ chối tình phụ tử chủ động của Thiên Chúa trong lịch sử chúng ta, thì nó là một cản trở cho tình huynh đệ đích thực của nhân loại, được thể hiện trong sự kính trọng sự sống của người khác. Không có Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, mọi sự khác biệt đều bị giản lược thành là một mối đe dọa hiểm nghèo, khiến người ta không thể nào chấp nhận lẫn nhau trong tình huynh đệ chân thành và trong tình hiệp nhất sinh hoa kết quả trong nhân loại.
Tính phổ quát của ơn cứu độ được Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô đã khiến Đức Thánh Cha Bênêđíctô XV đưa ra lời kêu gọi chấm dứt mọi hình thức của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa chủng tộc, hay sự kết hiệp giữa việc rao giảng Tin Mừng với các lợi kích kinh tế và quân sự của các cường quốc thực dân. Trong Tông Thư Maximum Illud, Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng sứ vụ phổ quát của Giáo Hội đòi hỏi phải gạt bỏ các ý tưởng độc quyền về tư cách thành viên trong chính đất nước và nhóm sắc tộc của ta. Sự cởi mở của nền văn hoá và cộng đồng trước tính mới mẻ cứu độ của Đức Giêsu Kitô đòi hỏi phải bỏ lại đàng sau mọi hình thức quy hướng vào bên trong về mặt sắc tộc và giáo hội. Hôm nay cũng vậy, Giáo Hội cần những người nam nữ, theo phép Rửa đã được lãnh nhận, quảng đại đáp lại tiếng gọi bỏ lại nhà cửa, gia đình, xứ sở, ngôn ngữ và giáo hội địa phương của họ, để được sai đến với các dân tộc khác, đến với một thế giới chưa được chuyển hoá bởi các bí tích của Đức Giêsu Kitô và Giáo Hội Người. Bằng việc rao giảng Lời Chúa, làm chứng cho Tin Mừng và cử hành sự sống của Thần Khí, họ kêu gọi các dân tộc mà họ được gửi đến hoán cải, làm phép Rửa cho họ và trao ban ơn cứu độ của Đức Kitô, với sự tôn trọng tự do của mỗi người và trong sự đối thoại với các nền văn hoá và tôn giáo của họ. Nhờ đó, sứ vụ truyền giáo cho muôn dân, missio ad gentes, là điều thiết yếu đối với Giáo Hội trong mọi thời đại, có thể góp phần một cách căn bản cho tiến trình hoán cải thường xuyên nơi mọi Kitô hữu. Đức tin nơi biến cố Phục sinh của Đức Giêsu; sứ mạng truyền giáo được lãnh nhận trong phép Rửa; sự thoát ly khỏi các ràng buộc địa lý và văn hoá của bản thân và gia đình mình; nhu cầu giải thoát khỏi tội lỗi và giải phóng khỏi những sự dữ cá nhân và xã hội: tất cả những điều này đều đòi hỏi một sứ vụ truyền giáo vươn đến những tận cùng của bờ cõi trái đất.
Sự trùng hợp quan phòng của dịp kỷ niệm bách niên Tông Thư này với Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon cho phép tôi nhấn mạnh rằng sứ mạng mà Đức Giêsu uỷ thác cho chúng ta với ơn sủng từ Thần Khí Người cũng đúng lúc và cần thiết cho các vùng đất và các dân tộc ấy. Một lễ Hiện Xuống mới đang mở rộng cửa cho Giáo Hội, để không một nền văn hóa nào bị đóng kín trong chính nó và không một dân tộc nào bị cắt đứt khỏi sự hiệp thông phổ quát của đức tin. Không một ai phải bị đóng kín trong tình trạng tự hấp thu, tự qui chiếu vào sắc tộc và tôn giáo của mình. Biến cố Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô phá vỡ những giới hạn chật hẹp của các thế giới, các tôn giáo và các nền văn hoá, khi kêu gọi chúng vươn lên trong sự tôn trọng nhân phẩm của mọi người và hướng tới một sự hoán cải sâu xa để trở về với sự thật của Chúa Phục Sinh, Đấng ban sự sống đích thực cho mọi người.
Ở đây tôi muốn nhắc lại những lời của Đức Bênêđíctô XVI khi ngài khai mạc Hội Nghị các Giám Mục Châu Mỹ Latinh tại Aparecida, Brazil, năm 2007. Tôi muốn lặp lại và mượn lại những lời này: “Nhưng các quốc gia Mỹ Châu Latinh và vùng Caribê hiểu việc đón nhận đức tin Kitô có nghĩa là gì đối với họ? Đối với họ, nó có nghĩa là biết và đón tiếp Đức Kitô, vị Thiên Chúa vô danh mà các tổ tiên của họ hằng tìm kiếm mà không nhận ra trong các truyền thống tôn giáo phong phú của họ. Đức Kitô là Đấng Cứu Độ mà họ âm thầm khao khát. Nó cũng có nghĩa là họ đã lãnh nhận, trong nước rửa tội, sự sống thần linh làm cho họ trở thành những dưỡng tử của Thiên Chúa; hơn nữa, họ đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, Đấng đã đến để làm cho các nền văn hoá của họ sinh hoa kết quả, khi thanh luyện và phát triển nhiều hạt giống mà Lời Nhập Thể đã gieo trong các nền văn hoá ấy, qua đó dẫn họ đi trên những con đường của Tin Mừng. Lời Thiên Chúa, khi nhập thể nơi Đức Giêsu Kitô, cũng trở thành lịch sử và văn hoá. Cái hoang tưởng quay trở lại để thổi hơi sự sống vào các tôn giáo thời kỳ tiền-Kha Luân Bố, trong khi tách biệt con người với Đức Kitô và với Giáo Hội hoàn vũ, sẽ không thể là một bước tiến tới phía trước: nhưng thực ra, nó sẽ là một bước giật lùi. Trên thực tế, sẽ là một bước thụt lùi về một giai đoạn lịch sử bám chặt vào quá khứ” (Diễn từ khai mạc Hội Nghị, 13 tháng Năm, 2007: Insegnamenti III, 1 [2007], 855-856).
Chúng ta phó thác sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội cho Đức Maria Mẹ chúng ta. Trong tình hiệp nhất với Con của Mẹ từ lúc Nhập Thể, Đức Trinh Nữ Maria đã cất bước trên con đường hành hương của Mẹ. Mẹ dự phần hoàn toàn vào sứ vụ của Đức Giêsu, một sứ mạng đã trở thành sứ mạng của chính Mẹ khi đứng dưới chân Thánh Giá: đó là sứ mạng cộng tác, với tư cách là Mẹ Giáo Hội, trong việc mang những con cái mới của Thiên Chúa đến với sự tái sinh trong Thần Khí và đức tin.
Tôi muốn kết thúc sứ điệp này với vài lời vắn tắt về các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, đã từng được đề nghị trong Tông Thư Maximum Illud như là một nguồn tài nguyên truyền giáo. Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo phục vụ tính phổ quát của Giáo Hội như là một mạng lưới toàn cầu hỗ trợ Đức Giáo Hoàng trong dấn thân truyền giáo của ngài qua lời cầu nguyện, là linh hồn của việc truyền giáo, và qua những việc quyên góp bác ái từ các Kitô hữu trên khắp thế giới. Các khoản quyên góp của họ giúp Đức Giáo Hoàng trong các cố gắng loan báo Tin Mừng của các Giáo Hội địa phương (Hội Giáo Hoàng Truyền Bá Đức Tin), trong việc đào tạo hàng giáo sĩ địa phương (Hội Giáo Hoàng Thánh Phêrô Tông Đồ), trong việc gây ý thức truyền giáo giữa các trẻ em (Hội Giáo Hoàng Thiếu Nhi Truyền Giáo), và trong việc cổ vũ chiều kích truyền giáo của đức tin Kitô (Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo). Trong khi nhắc lại sự ủng hộ của tôi đối với các Hội này, tôi tin tưởng rằng Tháng Mười Truyền Giáo Ngoại Thường 2019 này sẽ góp phần canh tân việc phục vụ truyền giáo của các hội này cho sứ vụ của tôi.
Tôi thân ái ban phép lành cho mọi người nam nữ truyền giáo, và cho tất cả những ai, qua phép Rửa, đang bằng cách này hay cách khác tham gia vào việc truyền giáo của Giáo Hội.
Từ Vatican, 9 tháng 6, 2019
Đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
Source:Libreria Editrice VaticanaMESSAGE OF HIS HOLINESS FRANCIS FOR WORLD MISSION DAY 2019 Baptized and Sent: The Church of Christ on Mission in the World
Trong sứ điệp cho ngày Thế giới Truyền Giáo năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô viết:
Được Rửa Tội và Sai Đi: Giáo Hội Chúa Kitô trong sứ mạng giữa thế giới
Anh chị em thân mến,
Hướng đến Tháng Mười 2019, tôi đã xin toàn thể Giáo Hội làm sống lại ý thức và dấn thân truyền giáo khi chúng ta kỷ niệm bách niên Tông Thư Maximum Illud của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV (30 tháng 11, 1919). Viễn kiến tiên tri của Tông Thư này về các hoạt động tông đồ đã giúp tôi một lần nữa nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới dấn thân truyền giáo của Giáo Hội và tạo ra động lực Tin Mừng mới cho công cuộc rao giảng và đem đến cho thế giới ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết và đã phục sinh.
Tựa đề của Sứ Điệp này cũng là tựa đề của Tháng Truyền Giáo Ngoại Thường diễn ra trong Tháng Mười: Được Rửa Tội và Sai Đi: Giáo Hội Chúa Kitô trong sứ mạng giữa thế giới. Cử hành tháng này sẽ giúp chúng ta trước hết tái khám phá chiều kích truyền giáo của đức tin chúng ta nơi Đức Giêsu Kitô, một đức tin đã được Thiên Chúa thương ban cho chúng ta trong phép Rửa. Mối quan hệ con thảo của chúng ta với Thiên Chúa không chỉ đơn thuần là một điều gì đó riêng tư, nhưng luôn luôn liên quan đến Giáo Hội. Qua sự hiệp thông của chúng ta với Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, chúng ta cùng với cơ man các anh chị em của mình được sinh ra cho sự sống mới. Sự sống thần linh này không phải là sản phẩm để mua bán - chúng ta không thực hành việc chiêu dụ tín đồ - nhưng là một kho báu để trao tặng, truyền thông và công bố: đó là ý nghĩa của việc truyền giáo. Chúng ta được ban tặng món quà này cách nhưng không và chúng ta chia sẻ nó cách nhưng không với người khác (x. Mt 10:8), không loại trừ một ai. Thánh ý Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi bằng cách nhận biết chân lý và trải nghiệm lòng thương xót của Người qua sứ vụ của Giáo Hội, là mầu nhiệm phổ quát của ơn cứu độ (x. 1 Tm 2:4; Lumen Gentium – Ánh sáng Muôn dân, 48).
Giáo Hội Chúa Kitô trong sứ mạng giữa thế giới. Đức tin vào Đức Giêsu Kitô giúp chúng ta nhìn mọi sự trong viễn cảnh đúng của chúng, khi chúng ta nhìn thế giới bằng con mắt và trái tim của Thiên Chúa. Đức cậy mở lòng chúng ta ra hướng đến những chân trời vĩnh cửu của sự sống thần linh mà chúng ta được thông phần. Đức ái mà chúng ta được nếm trước trong các bí tích và tình yêu thương huynh đệ, thúc đẩy chúng ta đi đến mọi tận cùng của thế giới (x. Mk 5:4; Mt 28:19; Cv 1:8; Rm 10:18). Một Giáo Hội quyết tiến tới những vùng biên cương xa xôi nhất cần phải có một sự hoán cải truyền giáo thường hằng. Biết bao vị thánh, biết bao những người nam nữ có đức tin, làm chứng cho sự thật rằng sự cởi mở vô hạn này, sự tiến ra trong tình yêu thương xót này quả thật là khả thi và thực tế, vì nó được thúc đẩy bởi tình yêu và ý nghĩa sâu xa nhất của nó như là hồng ân, hy tế và tính nhưng không (x. 2 Cr 5:14-21)! Người rao giảng về Thiên Chúa phải là một người của Thiên Chúa (x. Maximum Illud).
Sứ mạng truyền giáo này chạm tới bản thân chúng ta: Tôi là một nhà truyền giáo, luôn luôn là phải như thế; anh chị em là một nhà truyền giáo, luôn luôn là như vậy; mỗi người nam người nữ đã chịu phép Rửa là một nhà truyền giáo. Ai đang yêu thì không bao giờ bất động; họ bị lôi cuốn; và đến lượt mình lại lôi cuốn người khác; họ hiến mình cho người khác và xây dựng những mối quan hệ trao ban sự sống. Trong mọi việc liên quan đến tình yêu của Thiên Chúa, không ai là vô ích hay vô nghĩa. Mỗi người chúng ta là một nhà truyền giáo cho thế giới này, vì mỗi người chúng ta là hoa trái của tình yêu của Thiên Chúa. Cho dù những người cha người mẹ có thể phản bội tình yêu của mình bằng những lời dối trá, thù hằn và bất trung, Thiên Chúa không bao giờ lấy lại món quà sự sống của Người. Từ thuở đời đời Người đã tiền định cho mọi con cái của Người đều được dự phần vào sự sống thần linh vĩnh cửu của Người (x. Ep 1:3-6).
Sự sống này được ban cho chúng ta trong phép Rửa, qua đó chúng ta nhận được hồng ân đức tin vào Đức Giêsu Kitô, Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết. phép Rửa tái sinh chúng ta theo hình ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa, và làm chúng ta thành những chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô, là Giáo Hội. Theo nghĩa này, phép Rửa thực sự cần thiết đối với ơn cứu rỗi vì nó bảo đảm rằng, mọi nơi mọi lúc, chúng ta là con cái trong nhà Cha, chứ không bao giờ là những cô nhi, những người xa lạ hay nô lệ. Nơi người tín hữu Kitô là một thực tại bí tích, được viên mãn trong Thánh Thể, và được tìm thấy trong ơn gọi và vận mệnh của mọi người nam nữ đang tìm kiếm ơn hoán cải và ơn cứu độ. Vì phép Rửa hoàn thành lời hứa về ân sủng của Thiên Chúa khiến mọi người trở nên con cái trong Chúa Con. Chúng ta là con cái của cha mẹ ruột chúng ta, nhưng trong phép Rửa chúng ta nhận được nguồn mạch của mọi tình phụ tử và mẫu tử đích thực: Không ai có thể gọi Thiên Chúa là Cha nếu không có mẹ là Giáo Hội của Người (x. Thánh Cyprianô, De Cath. Eccl., 6).
Sứ vụ của chúng ta, do đó, bắt nguồn từ tình phụ tử của Thiên Chúa và tình mẫu tử của Giáo Hội. Lệnh Chúa Giêsu Phục Sinh truyền cho các môn đệ vào ngày Phục Sinh gắn liền với phép Rửa: Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em, là những người đã được tràn đầy Thánh Thần, để thế gian được giao hoà (x. Ga 20:19-23; Mt 28:16-20). Sứ vụ này là một phần trong căn tính Kitô hữu của chúng ta; nó khiến chúng ta phải có trách nhiệm giúp mọi người nhận thức ơn gọi làm nghĩa tử của Chúa Cha, nhận ra nhân phẩm của mình và quí trọng giá trị nội tại của mọi sự sống con người, từ lúc thụ thai tới cái chết tự nhiên. Chủ nghĩa thế tục đang tung hoành ngang dọc ngày nay, khi nó nhất quyết từ chối tình phụ tử chủ động của Thiên Chúa trong lịch sử chúng ta, thì nó là một cản trở cho tình huynh đệ đích thực của nhân loại, được thể hiện trong sự kính trọng sự sống của người khác. Không có Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, mọi sự khác biệt đều bị giản lược thành là một mối đe dọa hiểm nghèo, khiến người ta không thể nào chấp nhận lẫn nhau trong tình huynh đệ chân thành và trong tình hiệp nhất sinh hoa kết quả trong nhân loại.
Tính phổ quát của ơn cứu độ được Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô đã khiến Đức Thánh Cha Bênêđíctô XV đưa ra lời kêu gọi chấm dứt mọi hình thức của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa chủng tộc, hay sự kết hiệp giữa việc rao giảng Tin Mừng với các lợi kích kinh tế và quân sự của các cường quốc thực dân. Trong Tông Thư Maximum Illud, Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng sứ vụ phổ quát của Giáo Hội đòi hỏi phải gạt bỏ các ý tưởng độc quyền về tư cách thành viên trong chính đất nước và nhóm sắc tộc của ta. Sự cởi mở của nền văn hoá và cộng đồng trước tính mới mẻ cứu độ của Đức Giêsu Kitô đòi hỏi phải bỏ lại đàng sau mọi hình thức quy hướng vào bên trong về mặt sắc tộc và giáo hội. Hôm nay cũng vậy, Giáo Hội cần những người nam nữ, theo phép Rửa đã được lãnh nhận, quảng đại đáp lại tiếng gọi bỏ lại nhà cửa, gia đình, xứ sở, ngôn ngữ và giáo hội địa phương của họ, để được sai đến với các dân tộc khác, đến với một thế giới chưa được chuyển hoá bởi các bí tích của Đức Giêsu Kitô và Giáo Hội Người. Bằng việc rao giảng Lời Chúa, làm chứng cho Tin Mừng và cử hành sự sống của Thần Khí, họ kêu gọi các dân tộc mà họ được gửi đến hoán cải, làm phép Rửa cho họ và trao ban ơn cứu độ của Đức Kitô, với sự tôn trọng tự do của mỗi người và trong sự đối thoại với các nền văn hoá và tôn giáo của họ. Nhờ đó, sứ vụ truyền giáo cho muôn dân, missio ad gentes, là điều thiết yếu đối với Giáo Hội trong mọi thời đại, có thể góp phần một cách căn bản cho tiến trình hoán cải thường xuyên nơi mọi Kitô hữu. Đức tin nơi biến cố Phục sinh của Đức Giêsu; sứ mạng truyền giáo được lãnh nhận trong phép Rửa; sự thoát ly khỏi các ràng buộc địa lý và văn hoá của bản thân và gia đình mình; nhu cầu giải thoát khỏi tội lỗi và giải phóng khỏi những sự dữ cá nhân và xã hội: tất cả những điều này đều đòi hỏi một sứ vụ truyền giáo vươn đến những tận cùng của bờ cõi trái đất.
Sự trùng hợp quan phòng của dịp kỷ niệm bách niên Tông Thư này với Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon cho phép tôi nhấn mạnh rằng sứ mạng mà Đức Giêsu uỷ thác cho chúng ta với ơn sủng từ Thần Khí Người cũng đúng lúc và cần thiết cho các vùng đất và các dân tộc ấy. Một lễ Hiện Xuống mới đang mở rộng cửa cho Giáo Hội, để không một nền văn hóa nào bị đóng kín trong chính nó và không một dân tộc nào bị cắt đứt khỏi sự hiệp thông phổ quát của đức tin. Không một ai phải bị đóng kín trong tình trạng tự hấp thu, tự qui chiếu vào sắc tộc và tôn giáo của mình. Biến cố Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô phá vỡ những giới hạn chật hẹp của các thế giới, các tôn giáo và các nền văn hoá, khi kêu gọi chúng vươn lên trong sự tôn trọng nhân phẩm của mọi người và hướng tới một sự hoán cải sâu xa để trở về với sự thật của Chúa Phục Sinh, Đấng ban sự sống đích thực cho mọi người.
Ở đây tôi muốn nhắc lại những lời của Đức Bênêđíctô XVI khi ngài khai mạc Hội Nghị các Giám Mục Châu Mỹ Latinh tại Aparecida, Brazil, năm 2007. Tôi muốn lặp lại và mượn lại những lời này: “Nhưng các quốc gia Mỹ Châu Latinh và vùng Caribê hiểu việc đón nhận đức tin Kitô có nghĩa là gì đối với họ? Đối với họ, nó có nghĩa là biết và đón tiếp Đức Kitô, vị Thiên Chúa vô danh mà các tổ tiên của họ hằng tìm kiếm mà không nhận ra trong các truyền thống tôn giáo phong phú của họ. Đức Kitô là Đấng Cứu Độ mà họ âm thầm khao khát. Nó cũng có nghĩa là họ đã lãnh nhận, trong nước rửa tội, sự sống thần linh làm cho họ trở thành những dưỡng tử của Thiên Chúa; hơn nữa, họ đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, Đấng đã đến để làm cho các nền văn hoá của họ sinh hoa kết quả, khi thanh luyện và phát triển nhiều hạt giống mà Lời Nhập Thể đã gieo trong các nền văn hoá ấy, qua đó dẫn họ đi trên những con đường của Tin Mừng. Lời Thiên Chúa, khi nhập thể nơi Đức Giêsu Kitô, cũng trở thành lịch sử và văn hoá. Cái hoang tưởng quay trở lại để thổi hơi sự sống vào các tôn giáo thời kỳ tiền-Kha Luân Bố, trong khi tách biệt con người với Đức Kitô và với Giáo Hội hoàn vũ, sẽ không thể là một bước tiến tới phía trước: nhưng thực ra, nó sẽ là một bước giật lùi. Trên thực tế, sẽ là một bước thụt lùi về một giai đoạn lịch sử bám chặt vào quá khứ” (Diễn từ khai mạc Hội Nghị, 13 tháng Năm, 2007: Insegnamenti III, 1 [2007], 855-856).
Chúng ta phó thác sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội cho Đức Maria Mẹ chúng ta. Trong tình hiệp nhất với Con của Mẹ từ lúc Nhập Thể, Đức Trinh Nữ Maria đã cất bước trên con đường hành hương của Mẹ. Mẹ dự phần hoàn toàn vào sứ vụ của Đức Giêsu, một sứ mạng đã trở thành sứ mạng của chính Mẹ khi đứng dưới chân Thánh Giá: đó là sứ mạng cộng tác, với tư cách là Mẹ Giáo Hội, trong việc mang những con cái mới của Thiên Chúa đến với sự tái sinh trong Thần Khí và đức tin.
Tôi muốn kết thúc sứ điệp này với vài lời vắn tắt về các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, đã từng được đề nghị trong Tông Thư Maximum Illud như là một nguồn tài nguyên truyền giáo. Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo phục vụ tính phổ quát của Giáo Hội như là một mạng lưới toàn cầu hỗ trợ Đức Giáo Hoàng trong dấn thân truyền giáo của ngài qua lời cầu nguyện, là linh hồn của việc truyền giáo, và qua những việc quyên góp bác ái từ các Kitô hữu trên khắp thế giới. Các khoản quyên góp của họ giúp Đức Giáo Hoàng trong các cố gắng loan báo Tin Mừng của các Giáo Hội địa phương (Hội Giáo Hoàng Truyền Bá Đức Tin), trong việc đào tạo hàng giáo sĩ địa phương (Hội Giáo Hoàng Thánh Phêrô Tông Đồ), trong việc gây ý thức truyền giáo giữa các trẻ em (Hội Giáo Hoàng Thiếu Nhi Truyền Giáo), và trong việc cổ vũ chiều kích truyền giáo của đức tin Kitô (Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo). Trong khi nhắc lại sự ủng hộ của tôi đối với các Hội này, tôi tin tưởng rằng Tháng Mười Truyền Giáo Ngoại Thường 2019 này sẽ góp phần canh tân việc phục vụ truyền giáo của các hội này cho sứ vụ của tôi.
Tôi thân ái ban phép lành cho mọi người nam nữ truyền giáo, và cho tất cả những ai, qua phép Rửa, đang bằng cách này hay cách khác tham gia vào việc truyền giáo của Giáo Hội.
Từ Vatican, 9 tháng 6, 2019
Đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
Source:Libreria Editrice Vaticana
Phiên họp toàn thể thứ 12 của Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon: dành chỗ cho sự tuôn đổ Chúa Thánh Thần
Vũ Văn An
23:53 15/10/2019
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tham dự phiên toàn thể thứ 12 và cuối cùng của Thượng hội đồng Giám mục vào chiều thứ Ba. Có 173 nghị phụ hiện diện. Vào sáng thứ Tư, các nghị phụ sẽ trở lại làm việc trong các nhóm ngôn ngữ nhỏ. Việc làm của họ sẽ được trình bày trước phiên họp toàn thể vào chiều thứ Năm, ngày 17 tháng Mười.
Thế giới Amazon muốn một Giáo hội liên minh với nó. Các tham dự viên của Thượng hội đồng được nhắc nhở rằng Giáo hội không thể nói về người nghèo trong khi quên rằng người ta đang bị đóng đinh. Đó sẽ là tội thờ ơ, quên sót. Giáo hội được kêu gọi đảm nhiệm tiếng khóc của người ta và của trái đất, lấy Tin Mừng làm điểm xuất phát của mình. Đây là cách duy nhất để Giáo Hội mặc lấy diện mạo của người Samaritanô tốt lành, trở thành nhà truyền giáo, có khả năng bảo vệ những người bé nhỏ nhất, mà không sợ khả thể tử đạo. Một vị mạnh dạn tuyên bố “thà chết khi chiến đấu cho sự sống, hơn là sống cho cái chết”. Do đó, Thượng hội đồng tiếp tục cuộc hành trình của mình với lời nhắc nhở từng được đưa ra trong một số can thiệp phải dành chỗ cho sự tuôn đổ dồi dào của Chúa Thánh Thần thay vì tự đóng khung bằng các giải pháp có tính chức năng.
Nói không với việc biến người khác thành nạn nhân, cùng chịu trách nhiệm nhiều hơn
Dân ở một số vùng dễ bị tổn thương hơn của Amazon thấy mình thường xuyên bị bỏ rơi. Một điển hình là trẻ em đường phố. Giáo hội được kêu gọi giúp họ nâng cao lòng tự trọng, ngăn họ trở thành nạn nhân. Xét cho cùng, điều này cũng là một nguy cơ vì nó không giải quyết được các vấn đề tiềm ẩn. Không thể phủ nhận vùng này là nạn nhân của lạm dụng. Có ghi nhận cho rằng điều thực sự cần thiết là giúp chính người ta cảm thấy cùng chịu trách nhiệm đối với việc xây dựng số phận của chính họ. Do đó, các tín hữu nên đi đầu trong việc đòi lại quyền lợi của mình và đảm nhận nghĩa vụ sống đơn giản và đầy hy vọng khi họ đang trên đường về Nước Trời như Thiên Chúa từng hứa ban cho con cái của Người.
Đóng góp căn bản của khoa học đối với việc chăm sóc sáng thế
Tiếng kêu cứu phát sinh cả từ người dân lẫn trái đất đòi một đáp ứng của mọi người. Các tín hữu được kêu gọi nhìn nhận giá trị của mọi tạo vật. Thực thế, chăm sóc Ngôi nhà chung của chúng ta bắt nguồn từ ơn gọi Kitô giáo. Hành động là điều bắt buộc đối với các cá nhân, cộng đồng và thế giới. Một đáp ứng hững hờ là điều không thể. Tương lai của toàn bộ các thế hệ đang bị đe dọa. Bảo vệ Amazon khỏi sự hủy diệt do con người tạo ra là trách nhiệm của toàn nhân loại. Do đó, đã có lời kêu gọi phải có một đáp ứng hoàn cầu đối với việc thay đổi khí hậu qua việc tạo ra một thực thể nhằm phối hợp các nhà khoa học và các nhà học thuật ở bình diện quốc tế với Giáo hoàng Hàn lâm viện Khoa học. Cũng có hy vọng cho rằng sẽ có nhiều điều hơn nữa được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục để công chúng mẫn cảm đối với việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Thậm chí có vị còn đề nghị rằng phải thêm phần giáo luật mới, tức giáo luật sinh thái, vào Bộ Giáo luật hiện nay để xử lý các nghĩa vụ của Kitô hữu đối với môi trường.
Ra chỗ biển sâu để có được một hoán cải sinh thái sâu sắc
Lời kêu gọi của Giáo Hội là ra khơi, tiếp nhận lời kêu gọi bước vào một sự hoán cải sinh thái sâu sắc, đồng nghị và hoàn toàn hướng về Chúa Kitô và Tin Mừng của Người. Cùng bước đi với nhau như một gia đình hoàn vũ là lời mời đang được đưa ra, trong niềm xác tín rằng vùng Amazon không thuộc về các chính phủ hoặc những người cai trị các chính phủ này. Đúng hơn, họ là các quản trị viên và họ phải giải trình trách nhiệm về những gì họ đang làm.
Qua việc hiến mình hàng ngày của hàng ngũ giáo dân, cả người thánh hiến lẫn người có gia đình, Giáo hội như “bí tích” sẽ thực sự được hình thành ở Amazon, và sẽ biểu lộ sự hiện diện của Chúa Kitô tại vùng đó. Có vị nói đến nhu cầu phải có một nền linh đạo và một nền thần học bí tích có khả năng cho phép mình được thách thức bởi kinh nghiệm sống của các cộng đồng và các ơn phúc họ đã nhận được. Về phương diện này, việc thực hiện sự phối hợp các nỗ lực ở bình diện Giáo Hội địa phương (như REPAM) đã được khuyến khích.
Sự cân xứng trong các mối tương quan
Một cuộc đối thoại liên văn hóa được Chúa Thánh Thần của Lễ Ngũ Tuần linh hứng cũng được được nhấn mạnh. Lời mời là từ bỏ thói quen áp đặt hoặc chiếm đoạt để tiếp nhận, điều vốn được gọi là, sự “cân xứng trong các mối tương quan” (symmetry of relations). Đức khiêm nhường đã được nêu ra như một thái độ cần thiết cho một cuộc đối thoại như vậy, đặt nền tảng trên niềm tin chung rằng chúng ta cùng chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc ngôi nhà chung. Điều không thể làm một mình có thể được làm cùng với nhau. Điều này đòi hỏi phải xây dựng khẩn cấp một thứ “chúng ta” có tính bao gồm, trong đó mọi người, dù mỗi người một khác nhau, đều cần thiết chính vì sự khác nhau đó. Do đó, có đề nghị thiết lập các diễn trình đào tạo trong cuộc đối thoại liên văn hóa, trong đó lý thuyết có thể được thử nghiệm bằng thực hành.
Bi kịch của các cộng đồng không có linh mục
Một lần nữa, các tham dự viên Thượng Hội Đồng đã được nhắc nhở về bi kịch có thực của nhiều cộng đồng, ước tính lên tới 70% ở vùng Amazon, chỉ được một linh mục đến thăm một hoặc hai lần mỗi năm. Họ bị tước mất các bí tích, Lời Chúa, các cử hành rất quan trọng đối với đời sống Kitô hữu, như lễ Phục sinh, lễ Hiện xuống, lễ Giáng sinh. Một số người chọn đi lại với các giáo phái Kitô giáo khác để không ở mãi trong tình trạng “chiên không người chăn”. Giáo hội hoàn vũ không thể mãi thờ ơ với tình huống này. Các lựa chọn can đảm, cởi mở với tiếng nói của Chúa Thánh Thần, cần phải được thực hiện. Cũng có vị nhấn mạnh rằng việc cầu nguyện với “Chúa mùa gặt” là điều căn bản xiết bao để Người sai các lao công vào mùa thu hoạch của Người. Một nghị phụ quả quyết, việc chăm sóc mục vụ cho dân Chúa “đầu tiên và trên hết là mối quan tâm của Chúa”. Vì vậy, chúng ta phải cầu xin Người ban cho các giải pháp.
Truyền giáo: theo chân Chúa Giêsu
Với một số người, dường như niềm đam mê truyền giáo đã phai mờ ở những vùng xa xôi nhất. Một số vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hậu quả gây ra từ các dự án khai mỏ lớn lao, không bền vững: bệnh tật (một số không thể chữa trị), buôn bán ma túy, mất bản sắc. Cộng đồng quốc tế cần được khuyến cáo không đầu tư vào các dự án kỹ nghệ gây tác hại và bệnh tật cho dân cư xung quanh. Ngoài ra, Amazon cần các nhà truyền giáo, vì họ là những người duy nhất mà dân cư địa phương còn tin tưởng.
Một trong những nỗ lực truyền giáo được nói đến là sự đóng góp quý báu của các nhóm truyền giáo lưu hành được Chúa Giêsu linh hứng đã đến thăm hết làng này sang làng khác mà không dừng lại, thậm chí không có nơi để ở lại. Điều này cung cấp mô hình cho một Giáo hội luôn luôn “ở thế di chuyển”, để lại phía sau một thừa tác mục vụ chỉ nhằm duy trì quá khứ thay vì một thừa tác có tính sáng tạo. Có vị nhận xét rằng một số cơ cấu đã lỗi thời và rất cần được cập nhật hóa. Chúng ta không còn có thể “lỗi thời” nữa trong khi phần còn lại của thế giới đang tiến lên phía trước. Thực thế, Tin Mừng luôn có điều mới mẻ nào đó để nói. Đây cũng là một phần của việc hoán cải sinh thái. Việc cởi mở đối với các hình thức thừa tác vụ mới có nghĩa là phải kết nhập phụ nữ và những người trẻ tuổi.
Di dân trong vác thành phố, bị tách khỏi các lãnh thổ của họ
Giáo hội được mời gọi đi vào đời sống hàng ngày của các người nam nữ. Một lần nữa, chủ đề những người di cư - những người bị bứng rễ và đem trồng trong các thành phố - đã được trình bầy để kéo chú ý của mọi người trong Hội trường. Ở đó, tại các thành phố, họ buộc phải đương đầu với những tình huống tương phản mạnh mẽ: chính trị, xã hội, kinh tế, khoảng trống hiện sinh, chủ nghĩa cá nhân trầm trọng hơn. Làm cho Tin mừng hiện diện ở đó là một bổn phận, và nhờ cách này, thành phố sẽ trở thành nơi truyền giáo và thánh hóa.
Do đó, có khuyến nghị rằng một thừa tác vụ chuyên biệt cần được cổ vũ trong bối cảnh này, một thừa tác vụ coi di dân bản địa như những người chủ đạo. Sự nối kết lãnh thổ với một dân tộc đặc thù, như đã được phát biểu trong Kinh Thánh, giúp hiểu được sự trầm trọng của việc tách một người ra khỏi lãnh thổ của họ. Bảo vệ lãnh thổ của họ là điều vô cùng quan trọng đối với quần thể sinh vật Amazon và đối với lối sống của người dân địa phương. Theo nghĩa này, việc “bảo vệ không khoan nhượng” các dân tộc bản địa đã được khuyến nghị. Điều này bao gồm quyền có nền văn hóa của chính họ, nền thần học của chính họ, tôn giáo của chính họ - đây là những kho tàng cần được bảo vệ vì lợi ích của toàn nhân loại.
Cuối cùng, vấn đề thực phẩm đã được nêu lên. Với nước ngọt của nó, Amazon có thể góp phần vào việc giảm đói trên thế giới. Thực thế, 26% nguồn nước ngọt trên thế giới phát xuất từ vùng này. Do sự kiện này, một vị gợi ý cho rằng các dự án bền vững nên được khuyến khích.
Vào cuối phiên họp toàn thể thứ 12, ngay trước phần dành riêng cho các can thiệp tự phát, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được yêu cầu phát biểu. Khi ngài kết thúc, các vị hiện diện trong Hội trường đã xem một bộ phim về bệnh viện nổi được đặt theo tên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được khánh thành vào tháng 8 vừa qua. Bệnh viện này phục vụ hai mục đích: đó là mang Tin Mừng và chăm sóc sức khỏe đến hàng trăm ngàn người sống ở bang Parà của Ba Tây dọc theo sông Amazon, những người chỉ có thể được tiếp xúc bằng đường sông.
Thế giới Amazon muốn một Giáo hội liên minh với nó. Các tham dự viên của Thượng hội đồng được nhắc nhở rằng Giáo hội không thể nói về người nghèo trong khi quên rằng người ta đang bị đóng đinh. Đó sẽ là tội thờ ơ, quên sót. Giáo hội được kêu gọi đảm nhiệm tiếng khóc của người ta và của trái đất, lấy Tin Mừng làm điểm xuất phát của mình. Đây là cách duy nhất để Giáo Hội mặc lấy diện mạo của người Samaritanô tốt lành, trở thành nhà truyền giáo, có khả năng bảo vệ những người bé nhỏ nhất, mà không sợ khả thể tử đạo. Một vị mạnh dạn tuyên bố “thà chết khi chiến đấu cho sự sống, hơn là sống cho cái chết”. Do đó, Thượng hội đồng tiếp tục cuộc hành trình của mình với lời nhắc nhở từng được đưa ra trong một số can thiệp phải dành chỗ cho sự tuôn đổ dồi dào của Chúa Thánh Thần thay vì tự đóng khung bằng các giải pháp có tính chức năng.
Nói không với việc biến người khác thành nạn nhân, cùng chịu trách nhiệm nhiều hơn
Dân ở một số vùng dễ bị tổn thương hơn của Amazon thấy mình thường xuyên bị bỏ rơi. Một điển hình là trẻ em đường phố. Giáo hội được kêu gọi giúp họ nâng cao lòng tự trọng, ngăn họ trở thành nạn nhân. Xét cho cùng, điều này cũng là một nguy cơ vì nó không giải quyết được các vấn đề tiềm ẩn. Không thể phủ nhận vùng này là nạn nhân của lạm dụng. Có ghi nhận cho rằng điều thực sự cần thiết là giúp chính người ta cảm thấy cùng chịu trách nhiệm đối với việc xây dựng số phận của chính họ. Do đó, các tín hữu nên đi đầu trong việc đòi lại quyền lợi của mình và đảm nhận nghĩa vụ sống đơn giản và đầy hy vọng khi họ đang trên đường về Nước Trời như Thiên Chúa từng hứa ban cho con cái của Người.
Đóng góp căn bản của khoa học đối với việc chăm sóc sáng thế
Tiếng kêu cứu phát sinh cả từ người dân lẫn trái đất đòi một đáp ứng của mọi người. Các tín hữu được kêu gọi nhìn nhận giá trị của mọi tạo vật. Thực thế, chăm sóc Ngôi nhà chung của chúng ta bắt nguồn từ ơn gọi Kitô giáo. Hành động là điều bắt buộc đối với các cá nhân, cộng đồng và thế giới. Một đáp ứng hững hờ là điều không thể. Tương lai của toàn bộ các thế hệ đang bị đe dọa. Bảo vệ Amazon khỏi sự hủy diệt do con người tạo ra là trách nhiệm của toàn nhân loại. Do đó, đã có lời kêu gọi phải có một đáp ứng hoàn cầu đối với việc thay đổi khí hậu qua việc tạo ra một thực thể nhằm phối hợp các nhà khoa học và các nhà học thuật ở bình diện quốc tế với Giáo hoàng Hàn lâm viện Khoa học. Cũng có hy vọng cho rằng sẽ có nhiều điều hơn nữa được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục để công chúng mẫn cảm đối với việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Thậm chí có vị còn đề nghị rằng phải thêm phần giáo luật mới, tức giáo luật sinh thái, vào Bộ Giáo luật hiện nay để xử lý các nghĩa vụ của Kitô hữu đối với môi trường.
Ra chỗ biển sâu để có được một hoán cải sinh thái sâu sắc
Lời kêu gọi của Giáo Hội là ra khơi, tiếp nhận lời kêu gọi bước vào một sự hoán cải sinh thái sâu sắc, đồng nghị và hoàn toàn hướng về Chúa Kitô và Tin Mừng của Người. Cùng bước đi với nhau như một gia đình hoàn vũ là lời mời đang được đưa ra, trong niềm xác tín rằng vùng Amazon không thuộc về các chính phủ hoặc những người cai trị các chính phủ này. Đúng hơn, họ là các quản trị viên và họ phải giải trình trách nhiệm về những gì họ đang làm.
Qua việc hiến mình hàng ngày của hàng ngũ giáo dân, cả người thánh hiến lẫn người có gia đình, Giáo hội như “bí tích” sẽ thực sự được hình thành ở Amazon, và sẽ biểu lộ sự hiện diện của Chúa Kitô tại vùng đó. Có vị nói đến nhu cầu phải có một nền linh đạo và một nền thần học bí tích có khả năng cho phép mình được thách thức bởi kinh nghiệm sống của các cộng đồng và các ơn phúc họ đã nhận được. Về phương diện này, việc thực hiện sự phối hợp các nỗ lực ở bình diện Giáo Hội địa phương (như REPAM) đã được khuyến khích.
Sự cân xứng trong các mối tương quan
Một cuộc đối thoại liên văn hóa được Chúa Thánh Thần của Lễ Ngũ Tuần linh hứng cũng được được nhấn mạnh. Lời mời là từ bỏ thói quen áp đặt hoặc chiếm đoạt để tiếp nhận, điều vốn được gọi là, sự “cân xứng trong các mối tương quan” (symmetry of relations). Đức khiêm nhường đã được nêu ra như một thái độ cần thiết cho một cuộc đối thoại như vậy, đặt nền tảng trên niềm tin chung rằng chúng ta cùng chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc ngôi nhà chung. Điều không thể làm một mình có thể được làm cùng với nhau. Điều này đòi hỏi phải xây dựng khẩn cấp một thứ “chúng ta” có tính bao gồm, trong đó mọi người, dù mỗi người một khác nhau, đều cần thiết chính vì sự khác nhau đó. Do đó, có đề nghị thiết lập các diễn trình đào tạo trong cuộc đối thoại liên văn hóa, trong đó lý thuyết có thể được thử nghiệm bằng thực hành.
Bi kịch của các cộng đồng không có linh mục
Một lần nữa, các tham dự viên Thượng Hội Đồng đã được nhắc nhở về bi kịch có thực của nhiều cộng đồng, ước tính lên tới 70% ở vùng Amazon, chỉ được một linh mục đến thăm một hoặc hai lần mỗi năm. Họ bị tước mất các bí tích, Lời Chúa, các cử hành rất quan trọng đối với đời sống Kitô hữu, như lễ Phục sinh, lễ Hiện xuống, lễ Giáng sinh. Một số người chọn đi lại với các giáo phái Kitô giáo khác để không ở mãi trong tình trạng “chiên không người chăn”. Giáo hội hoàn vũ không thể mãi thờ ơ với tình huống này. Các lựa chọn can đảm, cởi mở với tiếng nói của Chúa Thánh Thần, cần phải được thực hiện. Cũng có vị nhấn mạnh rằng việc cầu nguyện với “Chúa mùa gặt” là điều căn bản xiết bao để Người sai các lao công vào mùa thu hoạch của Người. Một nghị phụ quả quyết, việc chăm sóc mục vụ cho dân Chúa “đầu tiên và trên hết là mối quan tâm của Chúa”. Vì vậy, chúng ta phải cầu xin Người ban cho các giải pháp.
Truyền giáo: theo chân Chúa Giêsu
Với một số người, dường như niềm đam mê truyền giáo đã phai mờ ở những vùng xa xôi nhất. Một số vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hậu quả gây ra từ các dự án khai mỏ lớn lao, không bền vững: bệnh tật (một số không thể chữa trị), buôn bán ma túy, mất bản sắc. Cộng đồng quốc tế cần được khuyến cáo không đầu tư vào các dự án kỹ nghệ gây tác hại và bệnh tật cho dân cư xung quanh. Ngoài ra, Amazon cần các nhà truyền giáo, vì họ là những người duy nhất mà dân cư địa phương còn tin tưởng.
Một trong những nỗ lực truyền giáo được nói đến là sự đóng góp quý báu của các nhóm truyền giáo lưu hành được Chúa Giêsu linh hứng đã đến thăm hết làng này sang làng khác mà không dừng lại, thậm chí không có nơi để ở lại. Điều này cung cấp mô hình cho một Giáo hội luôn luôn “ở thế di chuyển”, để lại phía sau một thừa tác mục vụ chỉ nhằm duy trì quá khứ thay vì một thừa tác có tính sáng tạo. Có vị nhận xét rằng một số cơ cấu đã lỗi thời và rất cần được cập nhật hóa. Chúng ta không còn có thể “lỗi thời” nữa trong khi phần còn lại của thế giới đang tiến lên phía trước. Thực thế, Tin Mừng luôn có điều mới mẻ nào đó để nói. Đây cũng là một phần của việc hoán cải sinh thái. Việc cởi mở đối với các hình thức thừa tác vụ mới có nghĩa là phải kết nhập phụ nữ và những người trẻ tuổi.
Di dân trong vác thành phố, bị tách khỏi các lãnh thổ của họ
Giáo hội được mời gọi đi vào đời sống hàng ngày của các người nam nữ. Một lần nữa, chủ đề những người di cư - những người bị bứng rễ và đem trồng trong các thành phố - đã được trình bầy để kéo chú ý của mọi người trong Hội trường. Ở đó, tại các thành phố, họ buộc phải đương đầu với những tình huống tương phản mạnh mẽ: chính trị, xã hội, kinh tế, khoảng trống hiện sinh, chủ nghĩa cá nhân trầm trọng hơn. Làm cho Tin mừng hiện diện ở đó là một bổn phận, và nhờ cách này, thành phố sẽ trở thành nơi truyền giáo và thánh hóa.
Do đó, có khuyến nghị rằng một thừa tác vụ chuyên biệt cần được cổ vũ trong bối cảnh này, một thừa tác vụ coi di dân bản địa như những người chủ đạo. Sự nối kết lãnh thổ với một dân tộc đặc thù, như đã được phát biểu trong Kinh Thánh, giúp hiểu được sự trầm trọng của việc tách một người ra khỏi lãnh thổ của họ. Bảo vệ lãnh thổ của họ là điều vô cùng quan trọng đối với quần thể sinh vật Amazon và đối với lối sống của người dân địa phương. Theo nghĩa này, việc “bảo vệ không khoan nhượng” các dân tộc bản địa đã được khuyến nghị. Điều này bao gồm quyền có nền văn hóa của chính họ, nền thần học của chính họ, tôn giáo của chính họ - đây là những kho tàng cần được bảo vệ vì lợi ích của toàn nhân loại.
Cuối cùng, vấn đề thực phẩm đã được nêu lên. Với nước ngọt của nó, Amazon có thể góp phần vào việc giảm đói trên thế giới. Thực thế, 26% nguồn nước ngọt trên thế giới phát xuất từ vùng này. Do sự kiện này, một vị gợi ý cho rằng các dự án bền vững nên được khuyến khích.
Vào cuối phiên họp toàn thể thứ 12, ngay trước phần dành riêng cho các can thiệp tự phát, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được yêu cầu phát biểu. Khi ngài kết thúc, các vị hiện diện trong Hội trường đã xem một bộ phim về bệnh viện nổi được đặt theo tên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được khánh thành vào tháng 8 vừa qua. Bệnh viện này phục vụ hai mục đích: đó là mang Tin Mừng và chăm sóc sức khỏe đến hàng trăm ngàn người sống ở bang Parà của Ba Tây dọc theo sông Amazon, những người chỉ có thể được tiếp xúc bằng đường sông.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ - Emmaus VIII đã khai mạc
Đồng Nhân
10:09 15/10/2019
Đại Hội Linh Mục Việt Nam - Emmaus VIII đã đã chính thức khai mạc lúc 5:00 g chiều ngày 14 tháng 10 tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam giáo phận Orange với thánh lể đồng tế của hơn 200 linh mục.
Hình ảnh (Kingston Bùi)
Xem Hình ảnh (William Nguyễn)
Đại Hội Linh Mục được tổ chức 2 năm một lần. Đây là dịp các Linh mục gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, khuyến khích và nâng đỡ nhau trong việc phục vụ Giáo Hội và mọi người.
Ngay từ lúc 12:30PM Ban ghi danh và Ban thường trực và Ban Tổ chức có mặt để tiếp đón chào mừng tham dự viên… trao bảng tên, tài liệu và các chi tiết cần thiết.
Cha Thành Tài là người được trao trách nhiệm giúp giữ chương trình và sinh hoạt, và làm hoạt náo viên ngày hôm đã ghi lại cảm tưởng như sau: “Không khí vui tươi trong tinh thần yêu thương và đoàn kết của hơn 200 linh một trên toàn nước Hoa Kỳ. Đã lâu lắm con mới cảm nhận được điều này. Trong lúc nghi danh, các cha ngồi xuống ngồi nói chuyện, tậm tình với nhau thật sống động…”
Lúc 5:00 PM-có Thánh Lễ Khai Mạc tại Nhà nguyện Trung Tâm CGVN, Orange, Chủ tế và thuyết giảng là Đức Cha Osca Solis, Giám Mục Giáo Phận Salt Lake City, Utah; kiêm chức vụ “the chairperson of the subcommittee on Asian and Pacific Island Affairs of the U.S. Conference of Catholic“.
Cùng đồng tế với ngài, Đức Tổng Christophe Pierre, Khâm Sứ Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, và hơn 200 Linh mục tham dự Đại Hội. Trong Thánh Lễ, Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn, đã chào mừng và tuyên bố khai mạc Đại Hội Linh Mục – Hành Trình Emmaus VIII.
Quí cha dùng cơm tối với các món ăn thơm mùi vị quê hương được Cha Thượng giới thiệu do “Nhóm Khát Vọng Sống” đảm trách rất ngon miệng.
Sau cơm tối là giờ sinh hoạt chúng quý Cha giới thiệu và chào đón nhau; quý Cha Chủ tịch Miền trình bày về các sinh họat của miền.
Sinh hoạt hôm nay kết thúc vào lúc 9:00PM
Hình ảnh (Kingston Bùi)
Xem Hình ảnh (William Nguyễn)
Đại Hội Linh Mục được tổ chức 2 năm một lần. Đây là dịp các Linh mục gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, khuyến khích và nâng đỡ nhau trong việc phục vụ Giáo Hội và mọi người.
Ngay từ lúc 12:30PM Ban ghi danh và Ban thường trực và Ban Tổ chức có mặt để tiếp đón chào mừng tham dự viên… trao bảng tên, tài liệu và các chi tiết cần thiết.
Cha Thành Tài là người được trao trách nhiệm giúp giữ chương trình và sinh hoạt, và làm hoạt náo viên ngày hôm đã ghi lại cảm tưởng như sau: “Không khí vui tươi trong tinh thần yêu thương và đoàn kết của hơn 200 linh một trên toàn nước Hoa Kỳ. Đã lâu lắm con mới cảm nhận được điều này. Trong lúc nghi danh, các cha ngồi xuống ngồi nói chuyện, tậm tình với nhau thật sống động…”
Lúc 5:00 PM-có Thánh Lễ Khai Mạc tại Nhà nguyện Trung Tâm CGVN, Orange, Chủ tế và thuyết giảng là Đức Cha Osca Solis, Giám Mục Giáo Phận Salt Lake City, Utah; kiêm chức vụ “the chairperson of the subcommittee on Asian and Pacific Island Affairs of the U.S. Conference of Catholic“.
Cùng đồng tế với ngài, Đức Tổng Christophe Pierre, Khâm Sứ Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, và hơn 200 Linh mục tham dự Đại Hội. Trong Thánh Lễ, Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn, đã chào mừng và tuyên bố khai mạc Đại Hội Linh Mục – Hành Trình Emmaus VIII.
Quí cha dùng cơm tối với các món ăn thơm mùi vị quê hương được Cha Thượng giới thiệu do “Nhóm Khát Vọng Sống” đảm trách rất ngon miệng.
Sau cơm tối là giờ sinh hoạt chúng quý Cha giới thiệu và chào đón nhau; quý Cha Chủ tịch Miền trình bày về các sinh họat của miền.
Sinh hoạt hôm nay kết thúc vào lúc 9:00PM
Hội nghị thường niên Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình lần X
Gioan Lê Quang Vinh
14:02 15/10/2019
Vào lúc 14g chiều nay 15 tháng 10 năm 2019, Hội nghị Thường niên của Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình lần X đã khai mạc tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn. Chủ tọa Đại Hội là Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục Giáo phận Đà Lạt, tân Chủ tịch UBMVGĐ và Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, TGP Sàigòn, nguyên Thư ký UBMVGĐ.
Tham dự Hội nghị lần này có gần 40 linh mục Trưởng và Phó Ban Mục Vụ Gia đình của 27 giáo phận trong cả nước, một nữ tu và một số giáo dân là thư ký của Ủy Ban.
Xem Hình
Đức Cha Louis tuyên bố khai mạc và nêu lý do của Hội nghị lần này. Ngài giới thiệu Đức Cha Đaminh, tân Chủ tịch UBMVGĐ. Đức Cha Chủ tịch chia sẻ niềm vui được làm việc với UBGĐ. Sau đó, Đức Cha Louis nói về Giáo Hội và người trẻ. Ngài trình bày vắn tắt nội dung Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục VN sau Đại Hội lần thứ XVI tại Hải Phòng. Thư Chung gợi lên cơ hội lắng nghe, phân định và hành động theo gương mẫu hành trình Emmaus. Đức Cha nói “hành động đây là hành động mục vụ, đồng hành với người trẻ. Ngài cũng nói đến khả năng tổ chức Đại hội Giới trẻ toàn quốc sau 3 năm giới trẻ.
Đức Cha Louis cũng chia sẻ Tông huấn Christus Vivit (Chúa Kitô đang sống) dưới hình thức trình bày các vấn đề thực tế. Ngài đặt vấn đề mục vụ gia đình liên kết như thế nào với mục vụ giới trẻ. Mỗi đối tượng mục vụ đều liên kết với gia đình.
Sau phần trình bày của Đức Cha Louis, Đức Cha Đaminh chủ tịch đã giới thiệu Cha Thư ký mới của Ủy Ban MVGĐ: Cha Giuse Hà Đăng Định, hiện đang là trưởng ban MVGĐ giáo phận Xuân Lộc.
Phần trình bày tiếp theo do Cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ với chủ đề Cứu chữa vết thương của tình yêu trong Tông huấn Amoris Laetitia. Cha Augustinô là trưởng ban nghiên huấn của Ủy Ban. Đức Cha Louis gọi ngài là người anh cả, học xa hiểu rộng. Ngài đã chia sẻ các vấn đề gia đình trong Tông huấn, nhấn mạnh đến mục vụ đồng hành với sự kiên trì, nhẫn nại của người mục tử.
Ngày làm việc tiếp theo, Hội nghị sẽ thảo luận các đề tài về Phòng tránh xâm hại tình dục, đồng thời một bác sĩ sẽ nói đến vấn đề giáo dục giới tính cho giới trẻ.
Thánh Lễ đồng tế tạ ơn sẽ được cử hành trước khi hội nghị kết thúc vào trưa thứ tư 16 tháng 10.
Gioan Lê Quang Vinh Gioan Lê Quang Vinh
Tham dự Hội nghị lần này có gần 40 linh mục Trưởng và Phó Ban Mục Vụ Gia đình của 27 giáo phận trong cả nước, một nữ tu và một số giáo dân là thư ký của Ủy Ban.
Xem Hình
Đức Cha Louis tuyên bố khai mạc và nêu lý do của Hội nghị lần này. Ngài giới thiệu Đức Cha Đaminh, tân Chủ tịch UBMVGĐ. Đức Cha Chủ tịch chia sẻ niềm vui được làm việc với UBGĐ. Sau đó, Đức Cha Louis nói về Giáo Hội và người trẻ. Ngài trình bày vắn tắt nội dung Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục VN sau Đại Hội lần thứ XVI tại Hải Phòng. Thư Chung gợi lên cơ hội lắng nghe, phân định và hành động theo gương mẫu hành trình Emmaus. Đức Cha nói “hành động đây là hành động mục vụ, đồng hành với người trẻ. Ngài cũng nói đến khả năng tổ chức Đại hội Giới trẻ toàn quốc sau 3 năm giới trẻ.
Sau phần trình bày của Đức Cha Louis, Đức Cha Đaminh chủ tịch đã giới thiệu Cha Thư ký mới của Ủy Ban MVGĐ: Cha Giuse Hà Đăng Định, hiện đang là trưởng ban MVGĐ giáo phận Xuân Lộc.
Phần trình bày tiếp theo do Cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ với chủ đề Cứu chữa vết thương của tình yêu trong Tông huấn Amoris Laetitia. Cha Augustinô là trưởng ban nghiên huấn của Ủy Ban. Đức Cha Louis gọi ngài là người anh cả, học xa hiểu rộng. Ngài đã chia sẻ các vấn đề gia đình trong Tông huấn, nhấn mạnh đến mục vụ đồng hành với sự kiên trì, nhẫn nại của người mục tử.
Ngày làm việc tiếp theo, Hội nghị sẽ thảo luận các đề tài về Phòng tránh xâm hại tình dục, đồng thời một bác sĩ sẽ nói đến vấn đề giáo dục giới tính cho giới trẻ.
Thánh Lễ đồng tế tạ ơn sẽ được cử hành trước khi hội nghị kết thúc vào trưa thứ tư 16 tháng 10.
Gioan Lê Quang Vinh Gioan Lê Quang Vinh
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Buộc trưng Thánh giá Chúa Chịu Nạn không? Nói thêm về Giếng Rửa tội.
Nguyễn Trọng Đa
09:24 15/10/2019
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong giáo xứ của con, cha xứ đã quyết định cất Thánh Giá Chúa Chịu Nạn (Crucifix), và thay vào đó là một Thánh giá (Cross) thường. Cha nói rằng bởi vì Chúa Kitô đã sống lại, một Thánh giá trống rỗng là đủ rồi. Điều này làm cho nhà thờ của chúng con trông giống như một nhà thờ Tin lành. Con đã nói chuyện với các linh mục trong giáo xứ, và các ngài dường như hoặc buồn bã về điều đó hoặc thờ ơ, nhưng không thể làm gì được. Con đi lễ và lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày, và vẫn không thể quen với thực tế là trong một nhà thờ Công Giáo, không có Thánh Giá Chúa Chịu Nạn, hay biểu tượng nào của Chúa chúng ta đang hiện diện. Chỉ có một tượng Đức Mẹ và tượng Thánh Giuse thôi. Thưa cha, đây có phải là bình thường cho một nhà thờ Công Giáo không? - C. A., Geneva, Thụy Sĩ.
Đáp: Tôi sẽ nói rằng không phải bình thường cho một nhà thờ Công Giáo mà chỉ có một Thánh giá đơn thuần, chứ không có Thánh Giá Chúa Chịu Nạn ngoài Thánh lễ. Tuy nhiên, thực tế này có thể vẫn nằm trong giới hạn của luật phụng vụ.
Tuy nhiên, nếu điều kiện này vẫn tồn tại trong khi cử hành Thánh lễ, thì đó sẽ là một sự vi phạm luật.
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói:
“117. Phải có ít là một khăn trải màu trắng trên bàn thờ. Trong mọi cử hành, trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, phải đặt hai, hoặc bốn, hoặc sáu chân nến, có nến thắp; nếu Giám Mục giáo phận cử hành Thánh Lễ, thì đặt bảy chân nến. Ðàng khác, trên bàn thờ hay gần bàn thờ phải đặt thánh giá có hình Chúa chịu nạn. Có thể mang theo chân nến và thánh giá có hình Chúa chịu nạn khi rước chủ tế vào hành lễ. Trên bàn thờ, có thể đặt sẵn một sách Tin Mừng khác với sách Bài Ðọc, trừ khi sách Tin Mừng này được mang theo khi rước chủ tế vào hành lễ.
“122. Khi tới bàn thờ, vị tư tế và các thừa tác viên cúi mình sâu.
Nếu có mang Thánh giá có hình Chúa chịu nạn trong khi đi rước, thì đặt thánh giá gần bàn thờ để thành thánh giá bàn thờ. Chỉ để một thánh giá thôi, nên nếu có rồi thì đem thánh giá đi rước cất đi. Ðèn thì đặt trên bàn thờ hay bên cạnh; sách Tin Mừng, thì đặt trên bàn thờ.
“308. Trên bàn thờ hay gần cạnh, phải có Thánh giá có hình Chúa chịu nạn, mà giáo dân tập họp có thể thấy rõ. Thánh giá như thế sẽ gợi cho trí các giáo dân nhớ sự thương khó cứu độ của Chúa, và được để thường xuyên gần bàn thờ ngay cả ngoài lúc cử hành phụng vụ.” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Do đó, trong bốn lần, Sách Lễ khẳng định rằng Thánh giá được sử dụng cho Thánh lễ phải là một Thánh Giá Chúa Chịu Nạn, chứ không phải là Thánh giá đơn giản. Số 308 cũng khuyến nghị, mặc dù không bắt buộc, Thánh Giá Chúa Chịu Nạn này thường xuyên hiện diện trong nhà thờ. Điều này ít nhất chỉ ra rằng Hội Thánh không chia sẻ lập luận thần học của cha xứ ấy, vốn cho rằng một Thánh giá đơn giản là đủ vì Chúa Kitô đã sống lại.
Điều hơi nực cười là rằng trong số các tác phẩm đầu tiên của vị Giám mục nổi tiếng nhất của giáo phận Geneva, Thánh Phanxicô Xalêxiô (1567-1622), có một cuốn mang tên “The Defense of the Standard of the Cross, Bảo vệ tiêu chuẩn của Thánh giá”, tức là sự giải thích về thực hành tôn kính Thánh giá và ý nghĩa của Thánh giá, Thánh Giá Chúa Chịu Nạn và dấu Thánh giá trong lòng đạo đức Kitô giáo.
Sau khi tôi trả lời ngày 1-10-2019 cho câu hỏi Giếng Rửa tội, một câu hỏi tương tự đã xuất hiện cùng lúc:
“Chúng con có một nhà thờ trong 11 năm qua, và chúng con đang xem xét một vài thay đổi để đảm bảo chúng con có một cung thánh thật phù hợp “đúng cách”. Gần đây cha đã có một bài viết rất hay về Nhà tạm (ngày 24-9-2019) và chúng con sẽ xem xét các nhận định ấy. Chúng con tự hỏi liệu cha có bài viết tương tự nào về Giếng Rửa tội và vị trí của Giếng Rửa tội không. Hiện tại, Giếng Rửa tội của chúng con nằm trong cung thánh, vì vậy chúng tôi đang xem xét di chuyển Nhà tạm đến một nơi cao nổi bật hơn (nơi đặt Giếng Rửa tội hiện tại), và đặt Giếng Rửa tội nơi Nhà tạm từng đặt - vẫn còn trong cung thánh, nhưng không ở nơi nổi bật nữa. Giếng Rửa tội được nằm trên các bánh xe nên rất dễ di chuyển.”
Đối với các tài liệu chính thức liên quan đến vấn đề này, tôi đã nói trong bài viết ngày 1-10. Tôi chỉ nhận xét như sau:
Giếng Rửa tội không nên được đặt trong cung thánh. Một Giếng Rửa tội di động, chẳng hạn như một Giếng Rửa tội được bạn đọc nhắc tới, có thể được đặt trong cung thánh theo yêu cầu, đặc biệt là cho phép Rửa tội trong Thánh lễ, nhưng thường không được để lại trong cung thánh.
Do đó, điều được khuyến khích nhất là, trong khi tái sửa sang nhà thờ, nên dự tính đặt một Giếng Rửa tội vĩnh viễn, mặc dù Giếng Rửa tội di động đôi khi vẫn có thể được sử dụng trong các trường hợp nêu trên. (Zenit.org 15-10-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/when-a-crucifix-is-absent/
Hỏi: Trong giáo xứ của con, cha xứ đã quyết định cất Thánh Giá Chúa Chịu Nạn (Crucifix), và thay vào đó là một Thánh giá (Cross) thường. Cha nói rằng bởi vì Chúa Kitô đã sống lại, một Thánh giá trống rỗng là đủ rồi. Điều này làm cho nhà thờ của chúng con trông giống như một nhà thờ Tin lành. Con đã nói chuyện với các linh mục trong giáo xứ, và các ngài dường như hoặc buồn bã về điều đó hoặc thờ ơ, nhưng không thể làm gì được. Con đi lễ và lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày, và vẫn không thể quen với thực tế là trong một nhà thờ Công Giáo, không có Thánh Giá Chúa Chịu Nạn, hay biểu tượng nào của Chúa chúng ta đang hiện diện. Chỉ có một tượng Đức Mẹ và tượng Thánh Giuse thôi. Thưa cha, đây có phải là bình thường cho một nhà thờ Công Giáo không? - C. A., Geneva, Thụy Sĩ.
Đáp: Tôi sẽ nói rằng không phải bình thường cho một nhà thờ Công Giáo mà chỉ có một Thánh giá đơn thuần, chứ không có Thánh Giá Chúa Chịu Nạn ngoài Thánh lễ. Tuy nhiên, thực tế này có thể vẫn nằm trong giới hạn của luật phụng vụ.
Tuy nhiên, nếu điều kiện này vẫn tồn tại trong khi cử hành Thánh lễ, thì đó sẽ là một sự vi phạm luật.
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói:
“117. Phải có ít là một khăn trải màu trắng trên bàn thờ. Trong mọi cử hành, trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, phải đặt hai, hoặc bốn, hoặc sáu chân nến, có nến thắp; nếu Giám Mục giáo phận cử hành Thánh Lễ, thì đặt bảy chân nến. Ðàng khác, trên bàn thờ hay gần bàn thờ phải đặt thánh giá có hình Chúa chịu nạn. Có thể mang theo chân nến và thánh giá có hình Chúa chịu nạn khi rước chủ tế vào hành lễ. Trên bàn thờ, có thể đặt sẵn một sách Tin Mừng khác với sách Bài Ðọc, trừ khi sách Tin Mừng này được mang theo khi rước chủ tế vào hành lễ.
“122. Khi tới bàn thờ, vị tư tế và các thừa tác viên cúi mình sâu.
Nếu có mang Thánh giá có hình Chúa chịu nạn trong khi đi rước, thì đặt thánh giá gần bàn thờ để thành thánh giá bàn thờ. Chỉ để một thánh giá thôi, nên nếu có rồi thì đem thánh giá đi rước cất đi. Ðèn thì đặt trên bàn thờ hay bên cạnh; sách Tin Mừng, thì đặt trên bàn thờ.
“308. Trên bàn thờ hay gần cạnh, phải có Thánh giá có hình Chúa chịu nạn, mà giáo dân tập họp có thể thấy rõ. Thánh giá như thế sẽ gợi cho trí các giáo dân nhớ sự thương khó cứu độ của Chúa, và được để thường xuyên gần bàn thờ ngay cả ngoài lúc cử hành phụng vụ.” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Do đó, trong bốn lần, Sách Lễ khẳng định rằng Thánh giá được sử dụng cho Thánh lễ phải là một Thánh Giá Chúa Chịu Nạn, chứ không phải là Thánh giá đơn giản. Số 308 cũng khuyến nghị, mặc dù không bắt buộc, Thánh Giá Chúa Chịu Nạn này thường xuyên hiện diện trong nhà thờ. Điều này ít nhất chỉ ra rằng Hội Thánh không chia sẻ lập luận thần học của cha xứ ấy, vốn cho rằng một Thánh giá đơn giản là đủ vì Chúa Kitô đã sống lại.
Điều hơi nực cười là rằng trong số các tác phẩm đầu tiên của vị Giám mục nổi tiếng nhất của giáo phận Geneva, Thánh Phanxicô Xalêxiô (1567-1622), có một cuốn mang tên “The Defense of the Standard of the Cross, Bảo vệ tiêu chuẩn của Thánh giá”, tức là sự giải thích về thực hành tôn kính Thánh giá và ý nghĩa của Thánh giá, Thánh Giá Chúa Chịu Nạn và dấu Thánh giá trong lòng đạo đức Kitô giáo.
Sau khi tôi trả lời ngày 1-10-2019 cho câu hỏi Giếng Rửa tội, một câu hỏi tương tự đã xuất hiện cùng lúc:
“Chúng con có một nhà thờ trong 11 năm qua, và chúng con đang xem xét một vài thay đổi để đảm bảo chúng con có một cung thánh thật phù hợp “đúng cách”. Gần đây cha đã có một bài viết rất hay về Nhà tạm (ngày 24-9-2019) và chúng con sẽ xem xét các nhận định ấy. Chúng con tự hỏi liệu cha có bài viết tương tự nào về Giếng Rửa tội và vị trí của Giếng Rửa tội không. Hiện tại, Giếng Rửa tội của chúng con nằm trong cung thánh, vì vậy chúng tôi đang xem xét di chuyển Nhà tạm đến một nơi cao nổi bật hơn (nơi đặt Giếng Rửa tội hiện tại), và đặt Giếng Rửa tội nơi Nhà tạm từng đặt - vẫn còn trong cung thánh, nhưng không ở nơi nổi bật nữa. Giếng Rửa tội được nằm trên các bánh xe nên rất dễ di chuyển.”
Đối với các tài liệu chính thức liên quan đến vấn đề này, tôi đã nói trong bài viết ngày 1-10. Tôi chỉ nhận xét như sau:
Giếng Rửa tội không nên được đặt trong cung thánh. Một Giếng Rửa tội di động, chẳng hạn như một Giếng Rửa tội được bạn đọc nhắc tới, có thể được đặt trong cung thánh theo yêu cầu, đặc biệt là cho phép Rửa tội trong Thánh lễ, nhưng thường không được để lại trong cung thánh.
Do đó, điều được khuyến khích nhất là, trong khi tái sửa sang nhà thờ, nên dự tính đặt một Giếng Rửa tội vĩnh viễn, mặc dù Giếng Rửa tội di động đôi khi vẫn có thể được sử dụng trong các trường hợp nêu trên. (Zenit.org 15-10-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/when-a-crucifix-is-absent/
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Bờ Vai Mẹ
Nguyễn Trung Tây Lm.
21:47 15/10/2019
BÊN BỜ VAI MẸ
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
“Mẹ,
đưa con vào đời,
nuôi con dòng sữa, thơm mùi lúa mới!
Mẹ,
ôm con vào lòng,
ầu ơ ví dầu, kín một bờ vai!”
(NTT)
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
“Mẹ,
đưa con vào đời,
nuôi con dòng sữa, thơm mùi lúa mới!
Mẹ,
ôm con vào lòng,
ầu ơ ví dầu, kín một bờ vai!”
(NTT)
VietCatholic TV
Tư lệnh hiến binh Vatican bất ngờ từ chức sau 20 năm bảo vệ 3 vị Giáo Hoàng
Giáo Hội Năm Châu
17:14 15/10/2019
Người đứng đầu lực lượng hiến binh quốc gia Thành phố Vatican - “Corps of Gendarmerie of Vatican City”, đã từ chức, sau khi một chỉ thị nội bộ bí mật liên quan đến việc đình chỉ một số quan chức và nhân viên của Vatican, và hạn chế quyền truy cập của họ vào Vatican bị rò rỉ ra các phương tiện truyền thông.
Các quan chức bị đình chỉ nêu trong bản chỉ thị này có liên quan đến một cuộc khám xét bất ngờ vào ngày 1 tháng Mười tại một số văn phòng ở Vatican, trong một cuộc điều tra chưa được công bố chi tiết, và được giám sát bởi một công tố viên, được gọi “promoter of justice” – “Chưởng Lý” - trong hệ thống tòa án của quốc gia thành Vatican.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết ông Domenico Giani, Tư lệnh hiến binh Vatican, không phải chịu trách nhiệm cá nhân gì về vụ rò rỉ này.
Tuy nhiên, thông báo ngày 14 tháng 10 của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Để đảm bảo sự thanh thản thích đáng cho cuộc điều tra đang diễn ra, được điều phối bởi viên Chưởng Lý và được thực hiện bởi hiến binh, vì vẫn chưa biết được ai là thủ phạm lưu hành ra bên ngoài lệnh này – vốn chỉ được lưu hành trong các hiến binh và ngự lâm quân Thụy Sĩ bảo vệ Đức Giáo Hoàng - nên dù người Chỉ huy hiến binh Vatican không phải chịu trách nhiệm cá nhân khi các sự kiện này bị tiết lộ, ông Domenico Giani đã từ chức với Đức Thánh Cha vì tình yêu đối với Giáo hội và lòng trung thành với Người kế vị Thánh Phêrô.”
Tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói thêm rằng "Việc rò rỉ tài liệu này đã làm phương hại đến phẩm giá của những người liên quan và hình ảnh của hiến binh."
Ông Giani là Tư lệnh hiến binh Vatican, và đã từng là một thành viên của lực lượng cảnh sát và an ninh Vatican trong hơn 20 năm qua.
Chỉ thị được ký bởi ông Giani ngày 2 tháng 10 đã bị rò rỉ và được công bố trên tờ L’Espresso. Chỉ thị này được đưa ra sau cuộc khám xét bất ngờ ngày 1 tháng 10 các văn phòng trong phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Trong số các nhân viên bị đình chỉ có Đức Ông Mauro Carlino, người giám sát tài liệu tại phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cùng với giáo dân Tomasso Di Ruzza, giám đốc Cơ quan Tình báo Tài chính Vatican.
Hai người đàn ông và một phụ nữ khác cũng có tên trong danh sách bị đình chỉ. Trong cuộc khám xét bất ngờ này, các tài liệu và thiết bị lấy đi liên quan đến một cuộc điều tra theo sau những khiếu nại của Viện Giáo Vụ - thường được gọi là Ngân hàng Vatican - và Văn phòng Tổng Kiểm toán, về một loạt các giao dịch tài chính được thực hiện “trong một thời gian”, một tuyên bố của Vatican ngày 1 tháng Mười cho biết.
Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là văn phòng điều hành trung ương của Giáo Hội Công Giáo và là một cơ quan của Giáo triều La Mã làm việc chặt chẽ nhất với Đức Giáo Hoàng. Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng chịu trách nhiệm quản lý quốc gia thành Vatican. Cơ quan tình báo tài chính Vatican giám sát việc điều tra các giao dịch tài chính đáng ngờ và được giao nhiệm vụ bảo đảm rằng các chính sách ngân hàng của Vatican được tuân thủ theo các tiêu chuẩn tài chính quốc tế.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê duyệt các tài liệu quản lý mới dành cho Ngân hàng Vatican vào mùa hè năm ngoái, chuyển ngân hàng từ thực hành trước đây là sử dụng kiểm toán viên nội bộ sang sử dụng kiểm toán viên bên ngoài để xem xét tình trạng tài chính và các giao dịch của ngân hàng. Ngân hàng có một lịch sử lâu dài về các giao dịch tài chính phức tạp, đã phải đối mặt với các vụ tai tiếng và bị chỉ trích vì thiếu minh bạch tài chính.
Đức Thánh Cha đã xem việc cải cách Ngân hàng Vatican là một trong những ưu tiên trong triều giáo hoàng của ngài.
Tuyên bố ngày 14 tháng 10 nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện rất lâu với ông Giani khi ông nộp đơn từ chức và ngài bày tỏ sự cảm kích với viên chỉ huy hiến binh về cử chỉ này của ông, một biểu hiện tự do và nhạy cảm, trong đó một lần nữa tôn vinh Tư lệnh Giani và công việc ông đã thực hiện một cách khiêm tốn và thận trọng trong sự phục vụ người kế vị Thánh Phêrô và Tòa thánh.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng ông Giani đã mang đến “một sự chuyên nghiệp không thể tranh cãi” cho đoàn hiến binh Vatican, một lực lượng cảnh sát và an ninh gồm hơn 100 viên chức, mà ông Giani lãnh đạo từ năm 2006.
Các hiến binh Vatican hợp tác với lực lượng ngự lâm quân Thụy Sĩ trong việc bảo vệ cá nhân Đức Giáo Hoàng. Ngoài ra, các hiến binh còn giám sát các hoạt động an ninh chung ở quốc gia thành Vatican, cùng với các cuộc điều tra hình sự và các hoạt động chống khủng bố.
Thông tin chi tiết về lý do của cuộc điều tra tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vẫn chưa được đưa ra.
Source:Catholic News AgencyVatican City security head resigns after confidential memo was leaked
Các quan chức bị đình chỉ nêu trong bản chỉ thị này có liên quan đến một cuộc khám xét bất ngờ vào ngày 1 tháng Mười tại một số văn phòng ở Vatican, trong một cuộc điều tra chưa được công bố chi tiết, và được giám sát bởi một công tố viên, được gọi “promoter of justice” – “Chưởng Lý” - trong hệ thống tòa án của quốc gia thành Vatican.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết ông Domenico Giani, Tư lệnh hiến binh Vatican, không phải chịu trách nhiệm cá nhân gì về vụ rò rỉ này.
Tuy nhiên, thông báo ngày 14 tháng 10 của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Để đảm bảo sự thanh thản thích đáng cho cuộc điều tra đang diễn ra, được điều phối bởi viên Chưởng Lý và được thực hiện bởi hiến binh, vì vẫn chưa biết được ai là thủ phạm lưu hành ra bên ngoài lệnh này – vốn chỉ được lưu hành trong các hiến binh và ngự lâm quân Thụy Sĩ bảo vệ Đức Giáo Hoàng - nên dù người Chỉ huy hiến binh Vatican không phải chịu trách nhiệm cá nhân khi các sự kiện này bị tiết lộ, ông Domenico Giani đã từ chức với Đức Thánh Cha vì tình yêu đối với Giáo hội và lòng trung thành với Người kế vị Thánh Phêrô.”
Tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói thêm rằng "Việc rò rỉ tài liệu này đã làm phương hại đến phẩm giá của những người liên quan và hình ảnh của hiến binh."
Ông Giani là Tư lệnh hiến binh Vatican, và đã từng là một thành viên của lực lượng cảnh sát và an ninh Vatican trong hơn 20 năm qua.
Chỉ thị được ký bởi ông Giani ngày 2 tháng 10 đã bị rò rỉ và được công bố trên tờ L’Espresso. Chỉ thị này được đưa ra sau cuộc khám xét bất ngờ ngày 1 tháng 10 các văn phòng trong phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Trong số các nhân viên bị đình chỉ có Đức Ông Mauro Carlino, người giám sát tài liệu tại phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cùng với giáo dân Tomasso Di Ruzza, giám đốc Cơ quan Tình báo Tài chính Vatican.
Hai người đàn ông và một phụ nữ khác cũng có tên trong danh sách bị đình chỉ. Trong cuộc khám xét bất ngờ này, các tài liệu và thiết bị lấy đi liên quan đến một cuộc điều tra theo sau những khiếu nại của Viện Giáo Vụ - thường được gọi là Ngân hàng Vatican - và Văn phòng Tổng Kiểm toán, về một loạt các giao dịch tài chính được thực hiện “trong một thời gian”, một tuyên bố của Vatican ngày 1 tháng Mười cho biết.
Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là văn phòng điều hành trung ương của Giáo Hội Công Giáo và là một cơ quan của Giáo triều La Mã làm việc chặt chẽ nhất với Đức Giáo Hoàng. Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng chịu trách nhiệm quản lý quốc gia thành Vatican. Cơ quan tình báo tài chính Vatican giám sát việc điều tra các giao dịch tài chính đáng ngờ và được giao nhiệm vụ bảo đảm rằng các chính sách ngân hàng của Vatican được tuân thủ theo các tiêu chuẩn tài chính quốc tế.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê duyệt các tài liệu quản lý mới dành cho Ngân hàng Vatican vào mùa hè năm ngoái, chuyển ngân hàng từ thực hành trước đây là sử dụng kiểm toán viên nội bộ sang sử dụng kiểm toán viên bên ngoài để xem xét tình trạng tài chính và các giao dịch của ngân hàng. Ngân hàng có một lịch sử lâu dài về các giao dịch tài chính phức tạp, đã phải đối mặt với các vụ tai tiếng và bị chỉ trích vì thiếu minh bạch tài chính.
Đức Thánh Cha đã xem việc cải cách Ngân hàng Vatican là một trong những ưu tiên trong triều giáo hoàng của ngài.
Tuyên bố ngày 14 tháng 10 nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện rất lâu với ông Giani khi ông nộp đơn từ chức và ngài bày tỏ sự cảm kích với viên chỉ huy hiến binh về cử chỉ này của ông, một biểu hiện tự do và nhạy cảm, trong đó một lần nữa tôn vinh Tư lệnh Giani và công việc ông đã thực hiện một cách khiêm tốn và thận trọng trong sự phục vụ người kế vị Thánh Phêrô và Tòa thánh.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng ông Giani đã mang đến “một sự chuyên nghiệp không thể tranh cãi” cho đoàn hiến binh Vatican, một lực lượng cảnh sát và an ninh gồm hơn 100 viên chức, mà ông Giani lãnh đạo từ năm 2006.
Các hiến binh Vatican hợp tác với lực lượng ngự lâm quân Thụy Sĩ trong việc bảo vệ cá nhân Đức Giáo Hoàng. Ngoài ra, các hiến binh còn giám sát các hoạt động an ninh chung ở quốc gia thành Vatican, cùng với các cuộc điều tra hình sự và các hoạt động chống khủng bố.
Thông tin chi tiết về lý do của cuộc điều tra tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vẫn chưa được đưa ra.
Source:Catholic News Agency