Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:28 18/10/2021
38. Trước khi xác thịt con lìa bỏ thế gian, thì con nên đem tâm hồn con di chuyển ra khỏi vật chất của thế gian trước.
(Thánh John Vianney)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:32 18/10/2021
86. MỘT CHỮ TIẾU LÂM
Trần Quân Hựu là học trò ở Dương Châu, thích nói chuyện tiếu lâm, Thái tổ hoàng đế rất thích ông ta, một lần nọ, ra lệnh cho anh ta nói một chữ để cười, Trần Quân Hựu xin hạn cho một ngày.
Anh ta đi tìm mười mấy người mù hát tuồng, giả thánh chỉ của hoàng đế cho mời họ vào tiếp kiến.
Qua ngày thứ hai, mười mấy người mù đánh đàn tì bà nghe triệu tập thì đi nhanh đến, Quân Hựu dẫn họ đi tiếp kiến hoàng đế, khi đến nơi lan can cầu Kim Thủy, thì Quân Hựu hô một tiếng lớn:
- “Bái !”
Mười mấy người mù vội vàng quỳ xuống lạy, có mấy người mù rơi vào trong hồ nước, Thái tổ thấy vậy thì không dám cười.
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 86:
Ác tâm nhất là nhạo báng người tàn tật, độc ác nhất là lấy người tàn tật ra làm trò cười cho thiên hạ, bởi vì đó là những việc làm bởi ma quỷ mà ra và làm tổn thương rất lớn đến tâm hồn của người tàn tật bất hạnh...
Đức Chúa Giê-su không ngần ngại nói rằng: thà mất một tay, mất một con mắt, mất một chân.v.v...( M1 18, 8-11) tức là thà bị tàn tật để vào Nước Trời, còn hơn lành lặn thân xác mà bị phạt trong hỏa ngục.
Dùng người mù để làm trò cười cho vua chúa, nhưng vua chúa dù ham vui cũng không dám cười vì trò chơi tàn nhẫn ấy, huống gì là người Ki-tô hữu môn đệ của Đức Chúa Giê-su !
Ai có tai thì hãy nghe !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trần Quân Hựu là học trò ở Dương Châu, thích nói chuyện tiếu lâm, Thái tổ hoàng đế rất thích ông ta, một lần nọ, ra lệnh cho anh ta nói một chữ để cười, Trần Quân Hựu xin hạn cho một ngày.
Anh ta đi tìm mười mấy người mù hát tuồng, giả thánh chỉ của hoàng đế cho mời họ vào tiếp kiến.
Qua ngày thứ hai, mười mấy người mù đánh đàn tì bà nghe triệu tập thì đi nhanh đến, Quân Hựu dẫn họ đi tiếp kiến hoàng đế, khi đến nơi lan can cầu Kim Thủy, thì Quân Hựu hô một tiếng lớn:
- “Bái !”
Mười mấy người mù vội vàng quỳ xuống lạy, có mấy người mù rơi vào trong hồ nước, Thái tổ thấy vậy thì không dám cười.
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 86:
Ác tâm nhất là nhạo báng người tàn tật, độc ác nhất là lấy người tàn tật ra làm trò cười cho thiên hạ, bởi vì đó là những việc làm bởi ma quỷ mà ra và làm tổn thương rất lớn đến tâm hồn của người tàn tật bất hạnh...
Đức Chúa Giê-su không ngần ngại nói rằng: thà mất một tay, mất một con mắt, mất một chân.v.v...( M1 18, 8-11) tức là thà bị tàn tật để vào Nước Trời, còn hơn lành lặn thân xác mà bị phạt trong hỏa ngục.
Dùng người mù để làm trò cười cho vua chúa, nhưng vua chúa dù ham vui cũng không dám cười vì trò chơi tàn nhẫn ấy, huống gì là người Ki-tô hữu môn đệ của Đức Chúa Giê-su !
Ai có tai thì hãy nghe !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đi Ra Vùng Ngoại Biên
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
22:05 18/10/2021
CN TRUYỀN GIÁO
Đi Ra Vùng Ngoại Biên
Tháng 10 được gọi là tháng truyền giáo, là tháng Giáo hội dành đặc biệt để cầu nguyện cho việc truyền giáo cũng như nhắc nhở các tín hữu về sứ mệnh truyền giáo của mỗi người đã lãnh nhận bí tích rửa tội. Vào Chúa Nhật áp chót của tháng 10, Giáo hội cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo. Trong Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2021, với chủ đề “Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,20), Đức Thánh Cha nói rằng, Giáo Hội ngày nay cần những tấm lòng có khả năng thúc đẩy mình đi đến “các vùng ngoại biên của thế giới”.
1. Chúa Giêsu đi về vùng ngoại biên.
“Ông Simon và các bạn kéo nhau đi tìm. Khi gặp Người, các ông thưa: Mọi người đang tìm Thầy!”. Chúa Giêsu muốn đi đến nhiều nơi. Vì vậy “Người bảo các ông : Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó. Rồi Người đi khắp miền Galilê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ” (Mc 1,36-39). Galilê là vùng ngoại biên xa trung tâm Giêrusalem. Galilê là khởi điểm Kitô giáo. Chính tại đây, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc rao giảng Tin mừng, chọn gọi các Tông đồ, tuyên bố Luật mới.
Chúa Giêsu sinh ra trong một gia đình làm nghề mộc, thuộc dạng nghèo khó. Như vậy, Người mang thân phận kẻ nghèo để chia sẻ với thế giới những người ngoại biên. Khi đi rao giảng Tin Mừng, Người ưu tiên để ý đến những người nghèo, những người tội lỗi và những người cùng khổ. Suốt đời, Chúa Giêsu đã sống gần gũi những người ngoại biên, đến với họ chia sẻ những nỗi đau của họ. Chúa Giêsu cho họ thấy Người rất thương họ, và tình thương đó là vô hạn, vô cùng. Thương đến đổ máu mình ra, chết cho họ, chết thay cho họ, và cho mọi người.Người hiến thân đến tột cùng vì tình yêu. Chính ở điểm hiến thân trên thánh giá, mà Người làm vinh danh Chúa Cha, và chính Người được tôn vinh. Người muốn các môn đệ hãy theo gương Người, đem Tin Mừng đến cho người nghèo khổ như vậy. Hiện nay, Mẹ thánh Têrêxa Calcutta đang được đề cao như một gương mẫu rao giảng Tin Mừng cho người ngoại biên. Mẹ không làm việc gì khác ngoài đi theo đường lối mà Chúa Giêsu đã đi trước. Điều đáng ngợi khen nhất nơi Mẹ là làm chứ không chỉ nói. (x.Tin Mừng cho người ngoại biên, ĐGM Bùi Tuần).
2. Giáo Hội đi ra vùng ngoại biên
Thời nay, nói theo ngôn ngữ của Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, những biên cương mới mà Giáo Hội đang quan tâm không chỉ trên phương diện địa lý nhưng còn là những con người. Chúng không chỉ có nghĩa là mới, nhưng còn có nghĩa là bị lãng quên, bị bỏ rơi, chưa đụng chạm đến. Các biên cương cần quan tâm chính là sự cộng tác của mọi thành phần trong giáo xứ, là mục vụ hôn nhân gia đình, mục vụ sau khi kết hôn, chăm sóc và bảo vệ thai nhi, mục vụ bác ái truyền giáo, mục vụ truyền thông và mục vụ di dân.
Chúa đến với những biên cương mới dẫu cho khó khăn hay thập giá.Truyền giáo ngày nay trong thế giới nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng không nhắm trước tiên hay chủ yếu vào việc "chinh phục các linh hồn" cho Chúa càng nhiều càng tốt, (chúng ta không chạy theo số lượng) nhưng đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần vào con người và vào mọi thực tại nhân sinh. Vì thế, để thi hành sứ mạng cao cả đó, chúng ta không nhất thiết phải đi tới một vùng địa lý nào khác, mà lấy chính môi trường sống của mình làm "vùng đất ngoại bang", và noi gương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chúng ta hãy coi các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là những vùng giáp ranh, những vùng biên giới mà Chúa sai chúng ta đến.
Cảm nghiệm sâu xa bước chân Chúa Giêsu đi về vùng ngoại biên, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, bị thương tích và dơ bẩn vì đã ở ngoài đường, hơn là một Giáo Hội yếu nhược vì tự giam mình và bám víu vào sự an toàn riêng của mình. Tôi không muốn một Giáo Hội quan tâm đến việc được ở vị thế trung tâm và rồi rốt cuộc bị vướng mắc vào một mạng lưới của những nỗi ám ảnh và thủ tục” (EG 49).
“Đi Ra Vùng Ngoại Biên” đã trở thành câu nói quen thuộc của nhiều tín hữu kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập trong Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng”. Ngài khuyến khích mọi người bước ra khỏi sự quen thuộc hằng ngày của mình để đi đến những nơi, với những người xa lạ ở vùng ven, vùng ngoại biên...Đây không chỉ là một lối sống thích ứng tích cực trong khuynh hướng toàn cầu hóa hiện nay, nhưng còn là một phương thế, một giải pháp để Tin Mừng Chúa Kitô được rao giảng rộng rãi hữu hiệu hơn. Chính những chuyến “đi ra vùng ngoại biên” đã neo lại nơi tâm hồn người khác nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Ngày nay, nhiều người đã đi ra ngoài khu vực an toàn của mình để “đến vùng ngoại biên” và đã chạm đến những bất công, bất minh, bất chính của trần thế. Từ nơi đó, họ thắp lên ánh sáng của Tin Mừng, của lẽ phải và công lý cho những người “còn ngồi trong bóng tối sự chết” (Lc 1,70).
3. Mục vụ ngoại biên sau Lockdown
Lm Lê Văn La Vinh OP, đã suy tư trong bài viết “sau Lockdown là gì?”. Tâm trạng dân chúng là lo âu sợ hãi vì nhiễm bệnh, trong đó có nhiều người đã chết, nhiều người thoát chết. Mọi sinh hoạt bị tê liệt, mất việc làm, mất nơi cư trú, mất người thân yêu, mất niềm tin, mất hy vọng vào tương lai. Rất nhiều người đã tháo chạy thoát thân để tìm đường sống cho bản thân và gia đình. Hệ quả kéo theo là trầm cảm, tâm thần, là cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội bị xáo trộn, bị mất thăng bằng. Đó cũng là tình cảnh của những con người trong xã hội Việt Nam sau lockdown.
Có giải pháp nào chăng, sau lockdown? Câu trả lời tùy thuộc bạn là ai: nhân viên y tế, lãnh đạo trong bộ máy chính quyền, là nhà cán sự xã hội, doanh nhân, công nhân viên, là người lao động…Trong tư cách là một linh mục Công Giáo, tôi cũng có một vài đề nghị và giải pháp cho hoàn cảnh này.
Trước tiên là mọi người, mọi thành phần xã hội cần phải tìm hiểu để nắm bắt, thực hành các ứng dụng công nghệ vào trong công việc, trách vụ hàng ngày của mình. Đó là xu hướng phát triển của thời đại, cần hội nhập để không bị tụt hậu. Thứ đến là đừng quên những bài học chúng ta học được trong mùa dịch bệnh: bài học yêu thương nhân ái, bài học tiết kiệm, bài học biết sống vì cộng đồng, bài học biết cùng nhau vươn lên vượt khó… Đây là những kỹ năng cần thiết để những con người mới bước vào cuộc sống mới sau lockdown.
Với các Kitô hữu thì những trải nghiệm thời lockdown là cơ hội tốt để chúng ta thấy được giá trị của đức tin vào Thiên Chúa. Chính Ngài là mục tiêu tối hậu, là niềm hy vọng, là chốn nương thân mà kinh nghiệm của chúng ta trong những ngày tháng phong tỏa chứng nghiệm điều này. Sau lockdown mỗi tín hữu đã nhận ra được sự cần thiết của việc giữ lửa gia đình nơi những giờ kinh chung, những bữa cơm gia đình. Có cảm nghiệm sâu sắc hơn giá trị và sự cần thiết việc tham dự thánh lễ Chúa nhật mà chúng ta thiếu vắng, khao khát trong nhiều tháng trời.
Với các linh mục trong vai trò dẫn dắt cộng đoàn, các ngài cũng phải mới. Mới trong cách điều hành, trong cách tiếp cận, trong sự hướng dẫn giảng giải và cung cách sống của mình… bởi lẽ người giáo dân hôm nay - sau lockdown – đã khác lắm rồi. Nếu chỉ thực hành theo cách truyền thống xưa nay, chúng ta có nguy cơ tụt hậu, tụt hậu nơi chính giáo xứ mình coi sóc; tụt hậu, lạc điệu và là người đứng bên lề cuộc sống với những người giáo dân mình đang có trách nhiệm.
Điều này làm cho người linh mục hôm nay không thể giữ mãi lối mòn truyền thống trong cách điều hành, cách giảng dạy… mà đòi buộc các linh mục phải mở cửa ra, phải bước tới, phải thấy, phải nghe, phải thấu hiểu cảm thông để có những giải pháp và cung cách thích hợp… Hơn thế nữa, người linh mục - sau lockdown - cần phải giống Chúa Giêsu hơn nữa khi mang trong mình trái tim, con mắt và đôi tay của Chúa Giêsu để biết nhìn mà chạnh lòng thương xót, để biết đưa tay ra chữa lành, để biết đồng hành với con người hôm nay trong chính hoàn cảnh của họ.Hiểu được điều này và có một sự chuẩn bị tốt chúng ta sẽ có một hậu lockdown thật có hậu. Mong sao điều có hậu này sớm trở thành hiện thực trên quê hương đất nước chúng ta.(x.daminhvn.net).
Trong mỗi giáo xứ, linh mục đóng vai trò chính với tư cách là mục tử. Mục tử theo gương Chúa Giêsu là mục tử biết chiên (x.Ga 10,14), biết những âu lo và hi vọng, khó khăn và thử thách của chiên để đồng hành và nâng đỡ. Biết chiên còn để quy tụ và liên kết mọi thành viên sống tình tương thân tương ái trong cộng đoàn và mở ra với mọi người. Trong hoàn cảnh giới hạn do lệnh giãn cách, nhiều anh em linh mục đã có những sáng kiến cụ thể để vun trồng đời sống đức tin trong cộng đoàn, và cứu giúp những người đang chới với vì đại dịch. Chúng tôi xin cảm ơn và mong anh em tiếp tục thi hành chức năng mục tử cách nhiệt thành và sáng tạo.(x.Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi cộng đồng dân Chúa: Sống đức tin thời đại dịch).
Khi đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu ưu tiên để ý đến những người nghèo, người tội lỗi, người ngoại và những người bệnh tật. Suốt đời, Ngài đã sống gần gũi với 4 hạng người: người nghèo, người tội lỗi, người ngoại và những người bệnh tật.Truyền giáo trong thời kỳ hậu Covid là đến với các “ngoại biên” cần phải quan tâm như sự cộng tác của mọi thành phần trong giáo xứ, như mục vụ bệnh nhân, mục vụ người nghèo, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, mục vụ giáo lý thiếu nhi, các giới các hội đoàn, mục vụ hôn nhân gia đình, mục vụ sau khi kết hôn, chăm sóc và bảo vệ thai nhi, như mục vụ bác ái, mục vụ truyền thông và mục vụ di dân…
Sứ vụ truyền giáo là sứ vụ của người ra đi mang tin vui, tin cứu độ, tin được Thiên Chúa đoái thương. “Truyền giáo là sẵn sàng suy nghĩ như Chúa Kitô, cùng với Người tin tưởng rằng những người xung quanh chúng ta cũng là anh chị em của tôi. Xin tình yêu thương từ bi của Người chạm đến trái tim chúng ta và làm cho tất cả chúng ta trở thành những môn đệ truyền giáo đích thực”. (x.Sứ điệp Truyền giáo 2021).
“Ngôi Lời đã làm người và ở cùng chúng ta”. Bước đầu tiên của mầu nhiệm Nhập Thể Cứu Độ là Thiên Chúa đến ở cùng chúng ta. Bước căn bản của Mục vụ cũng là ở cùng, hiện diện, chia sẻ. Đây chính là lúc cần thể hiện mục-vụ-ở-cùng nhiều nhất. (x.Mục vụ thời covid-19. Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm).
Chúa Giêsu đến thế gian với thân phận con người, làm con người, yêu thương con người và cứu độ con người. Người tận tụy phục vụ mọi người. Hãy cùng với Chúa “đi ra vùng ngoại biên”, ra khỏi những khung cảnh quen thuộc hằng ngày loan báo Niềm Vui Tin Mừng.
Một đời không ngủ
Lm. Minh Anh
22:32 18/10/2021
MỘT ĐỜI KHÔNG NGỦ
“Nếu canh hai hoặc canh ba, chủ trở về mà gặp thấy như vậy, thì phúc cho các đầy tớ ấy!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ngài canh thức tôi!”, “Tôi luôn sẵn sàng!”, khác nào, ‘Ngài không ngủ vì tôi’, ‘Tôi không ngủ vì Ngài!’. Và sẽ rất thú vị, nếu “những canh khuya” Chúa Giêsu nói đến trong Tin Mừng hôm nay là ba giai đoạn ‘không ngủ’ của một cuộc đời: Tuổi trẻ, canh một không ngủ; trung niên, canh hai không ngủ; và tuổi già, canh ba không ngủ. “Nếu canh hai hoặc canh ba, chủ trở về mà gặp thấy như vậy, thì phúc cho các đầy tớ ấy!”. Như vậy, một đời theo Chúa, quả là ‘một đời không ngủ!’.
Vì rằng, giữa “những canh khuya” cuộc đời, chủ có thể trở về bất chợt; Chúa Giêsu căn dặn, “Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay!”. “Hãy thắt lưng!” nghĩa là ‘buộc chặt thắt lưng’. Cụm từ này nói đến một người với chiếc áo choàng dài, khó khăn trong việc di chuyển; vì vậy, cần buộc chặt thắt lưng để chuẩn bị cho một số hoạt động thể chất; với người lính, là chuẩn bị để chiến đấu; nghĩa là sẵn sàng cho một điều gì đó khó khăn hoặc thử thách. “Hãy cầm đèn cháy sáng!”, nghĩa là, “Đừng ở trong bóng tối tội lỗi hoặc sự ngu dốt!”, “Hãy để ánh sáng bác ái chiếu rọi khi bạn đi qua cuộc đời!”, hay “Hãy để lẽ thật chiếu rọi tâm trí!”. Như vậy, nhờ ánh sáng đức tin, Kitô hữu chuẩn bị và sẵn sàng làm tất cả những gì Chúa muốn.
Với những ý nghĩa trên, Lời Chúa mời gọi hôm nay chúng ta cảnh giác trong đức tin ở mọi thời điểm cuộc đời. Vậy, sẽ rất hữu ích khi nhìn lại đời mình để tự hỏi, tôi đã trung thành thế nào ở mỗi giai đoạn? Thiên Chúa sử dụng mỗi người theo nhiều cách, thời thơ ấu, buổi trung niên và cả tuổi già. Hành trình cuộc đời là một hành trình đức tin không bao giờ kết thúc, nhưng liên tục tiến đến chỗ sâu sắc hơn theo năm tháng. Vậy mà, điều này chỉ có thể thực hiện, nếu chúng ta biết “thắt lưng” và “cầm đèn cháy sáng” suốt cả cuộc đời; nghĩa là phải liên tục chú ý đến ánh sáng đức tin, và sẵn sàng hành động mỗi khi Thiên Chúa gợi hứng. Có thể nói, bất cứ lúc nào, làm sao mỗi người đều có thể thưa lên, “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài!” như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca. Và nếu được như thế, đời Kitô hữu quả là ‘một đời không ngủ!’.
‘Một đời không ngủ’ còn mang một ý nghĩa tuyệt vời khác là sống trong ân sủng Chúa. Thư Rôma hôm nay cho biết, ‘Do một người mà tội đã nhập vào thế gian; cũng do một người mà ân sủng đổ xuống đầy tràn’. Chúa Kitô, Đấng ban ân sủng; ai sống trong ân sủng Ngài, ai tỉnh thức, giữ mình sạch tội… người ấy sống sự sống mới của con cái Thiên Chúa.
Anh Chị em,
“Phúc cho các đầy tớ ấy!”, nghĩa là phúc cho những tôi tớ ‘một đời không ngủ!’. Như vậy, Kitô hữu, không đơn giản là được sinh ra trong đức tin, nhưng Kitô hữu còn làm điều Chúa muốn trong mỗi giai đoạn đời mình, mỗi ngày một đào sâu và củng cố đức tin đó. Nếu tôi thực sự trung thành ở những giai đoạn đời mình, hãy tạ ơn Chúa và tiếp tục; nhược bằng tôi thiếu đức tin, mất cảnh giác với điều Chúa muốn, hãy thống hối và đặt điều đó trong bàn tay thương xót của Ngài và quyết tâm từ nay, sẽ làm tất cả những gì có thể để đáp lại Ngài. Đừng sợ, ‘Ngài không ngủ vì tôi!’. Chúa Giêsu luôn canh thức để bổ sức cho chúng ta; Lời Ngài soi sáng; Thánh Thần Ngài dẫn dắt; và Thánh Thể Ngài nuôi dưỡng… miễn sao chúng ta biết mở lòng mình ra để đón nhận!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘Chúa không ngủ vì con’, xin cho con dám nói, ‘Con cũng không ngủ vì Chúa’ hầu con có thể làm tất cả những gì Chúa muốn; và điều Chúa muốn là… con nên thánh!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nếu canh hai hoặc canh ba, chủ trở về mà gặp thấy như vậy, thì phúc cho các đầy tớ ấy!”.
Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ, thế giới biết đến một vị tướng ‘huyền thoại’, mệnh danh “Bức Tường Đá”, đúng như tên gọi của ông, Stonewall Jackson. Ông uy dũng chỉ huy hầu hết những cuộc chiến quan trọng tại bờ Đông. Các sử gia quân sự coi Stonewall là một trong những chỉ huy tài năng nhất của lịch sử Hoa Kỳ. Sử gia M. Brinsley viết, “Chiến trường là nơi chết chóc, ngay cả với các tướng lĩnh; thế nhưng, sẽ thật là ngây thơ nếu cho rằng, Stonewall chưa bao giờ cảm thấy sợ hãi trước cái chết. Tuy nhiên, ông luôn bình tĩnh dưới lửa đạn, một sự bình tĩnh phi thường, sâu sắc, bậc thầy, không thể tin được. Việc ông lãng quên hiểm nguy là một bí ẩn! Sau trận Manassas, ai đó đã hỏi, sao có thể như thế! Ông trả lời, “Niềm tin vào Chúa làm tôi an lòng; Chúa biết giờ chết của tôi, tôi không quan tâm nó; nhưng tôi luôn sẵn sàng, Ngài canh thức tôi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ngài canh thức tôi!”, “Tôi luôn sẵn sàng!”, khác nào, ‘Ngài không ngủ vì tôi’, ‘Tôi không ngủ vì Ngài!’. Và sẽ rất thú vị, nếu “những canh khuya” Chúa Giêsu nói đến trong Tin Mừng hôm nay là ba giai đoạn ‘không ngủ’ của một cuộc đời: Tuổi trẻ, canh một không ngủ; trung niên, canh hai không ngủ; và tuổi già, canh ba không ngủ. “Nếu canh hai hoặc canh ba, chủ trở về mà gặp thấy như vậy, thì phúc cho các đầy tớ ấy!”. Như vậy, một đời theo Chúa, quả là ‘một đời không ngủ!’.
Vì rằng, giữa “những canh khuya” cuộc đời, chủ có thể trở về bất chợt; Chúa Giêsu căn dặn, “Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay!”. “Hãy thắt lưng!” nghĩa là ‘buộc chặt thắt lưng’. Cụm từ này nói đến một người với chiếc áo choàng dài, khó khăn trong việc di chuyển; vì vậy, cần buộc chặt thắt lưng để chuẩn bị cho một số hoạt động thể chất; với người lính, là chuẩn bị để chiến đấu; nghĩa là sẵn sàng cho một điều gì đó khó khăn hoặc thử thách. “Hãy cầm đèn cháy sáng!”, nghĩa là, “Đừng ở trong bóng tối tội lỗi hoặc sự ngu dốt!”, “Hãy để ánh sáng bác ái chiếu rọi khi bạn đi qua cuộc đời!”, hay “Hãy để lẽ thật chiếu rọi tâm trí!”. Như vậy, nhờ ánh sáng đức tin, Kitô hữu chuẩn bị và sẵn sàng làm tất cả những gì Chúa muốn.
Với những ý nghĩa trên, Lời Chúa mời gọi hôm nay chúng ta cảnh giác trong đức tin ở mọi thời điểm cuộc đời. Vậy, sẽ rất hữu ích khi nhìn lại đời mình để tự hỏi, tôi đã trung thành thế nào ở mỗi giai đoạn? Thiên Chúa sử dụng mỗi người theo nhiều cách, thời thơ ấu, buổi trung niên và cả tuổi già. Hành trình cuộc đời là một hành trình đức tin không bao giờ kết thúc, nhưng liên tục tiến đến chỗ sâu sắc hơn theo năm tháng. Vậy mà, điều này chỉ có thể thực hiện, nếu chúng ta biết “thắt lưng” và “cầm đèn cháy sáng” suốt cả cuộc đời; nghĩa là phải liên tục chú ý đến ánh sáng đức tin, và sẵn sàng hành động mỗi khi Thiên Chúa gợi hứng. Có thể nói, bất cứ lúc nào, làm sao mỗi người đều có thể thưa lên, “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài!” như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca. Và nếu được như thế, đời Kitô hữu quả là ‘một đời không ngủ!’.
‘Một đời không ngủ’ còn mang một ý nghĩa tuyệt vời khác là sống trong ân sủng Chúa. Thư Rôma hôm nay cho biết, ‘Do một người mà tội đã nhập vào thế gian; cũng do một người mà ân sủng đổ xuống đầy tràn’. Chúa Kitô, Đấng ban ân sủng; ai sống trong ân sủng Ngài, ai tỉnh thức, giữ mình sạch tội… người ấy sống sự sống mới của con cái Thiên Chúa.
Anh Chị em,
“Phúc cho các đầy tớ ấy!”, nghĩa là phúc cho những tôi tớ ‘một đời không ngủ!’. Như vậy, Kitô hữu, không đơn giản là được sinh ra trong đức tin, nhưng Kitô hữu còn làm điều Chúa muốn trong mỗi giai đoạn đời mình, mỗi ngày một đào sâu và củng cố đức tin đó. Nếu tôi thực sự trung thành ở những giai đoạn đời mình, hãy tạ ơn Chúa và tiếp tục; nhược bằng tôi thiếu đức tin, mất cảnh giác với điều Chúa muốn, hãy thống hối và đặt điều đó trong bàn tay thương xót của Ngài và quyết tâm từ nay, sẽ làm tất cả những gì có thể để đáp lại Ngài. Đừng sợ, ‘Ngài không ngủ vì tôi!’. Chúa Giêsu luôn canh thức để bổ sức cho chúng ta; Lời Ngài soi sáng; Thánh Thần Ngài dẫn dắt; và Thánh Thể Ngài nuôi dưỡng… miễn sao chúng ta biết mở lòng mình ra để đón nhận!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘Chúa không ngủ vì con’, xin cho con dám nói, ‘Con cũng không ngủ vì Chúa’ hầu con có thể làm tất cả những gì Chúa muốn; và điều Chúa muốn là… con nên thánh!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dự luật về việc cấm cưỡng bức các cô gái không theo đạo Hồi bị bác bỏ
Đặng Tự Do
03:50 18/10/2021
Với sự phẫn nộ và công khai yêu cầu Quốc Hội làm rõ, các tín hữu Kitô ở Pakistan đã chỉ trích việc bác bỏ dự luật cấm cưỡng bức cải đạo các nhóm thiểu số tôn giáo. Trong phiên họp hôm 13 tháng 10, Ủy ban Quốc hội về Cưỡng bức cải đạo đã không chấp nhận dự luật do Bộ Nhân quyền soạn thảo, vì trước đó Bộ Tôn giáo và Hòa hợp Liên tôn coi dự luật này là “không có tính Hồi giáo”. Do đó, dự luật sẽ mất hiệu lực và sẽ không được trình lên Nghị viện.
Dự luật quy định tội gán hình sự đối với việc ép buộc cải đạo đối với các cô gái chưa đủ tuổi trưởng thành và không theo đạo Hồi ở Pakistan. Một linh mục Công Giáo Pakistan nói với Fides: “Hành động của Ủy ban Quốc Hội là một sự ô nhục”.
Tại Pakistan ngày nay, các Kitô Hữu bị cấm không được ép người Hồi Giáo cải đạo sang Kitô Giáo, nhưng những người Hồi Giáo ép buộc các tín hữu Kitô cải đạo sang Hồi Giáo thì chẳng bị sao cả.
Trong nhiều trường hợp, các nhóm Hồi Giáo xông vào tận nhà bắt cóc các thiếu nữ Công Giáo và buộc các trẻ em cải đạo sang Hồi Giáo. Một khi các em đã cải đạo sang Hồi Giáo, các em không còn được về với gia đình.
Source:Fides
Hán Thành: Chính phủ áp dụng chiến lược sống chung với Covid-19
Đặng Tự Do
03:51 18/10/2021
Thủ tướng Kim Phú Khiêm (Kim Boo-kyum, 김부겸) thông báo Hàn Quốc sẽ cân nhắc việc đưa ra thẻ vắc xin để dần dần trở lại trạng thái bình thường. Ông nói thêm rằng đất nước sẽ áp dụng các biện pháp “sống chung với Covid-19” trên cơ sở lâu dài.
Theo kế hoạch mới, bắt đầu từ tháng 11, Covid-19 sẽ được coi là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như một bệnh cúm theo mùa.
“Chúng tôi không nói rằng mọi người nên cởi bỏ khẩu trang y tế ngay lập tức,” Kim nói trong cuộc họp khai mạc của một ủy ban dân sự-chính phủ mới được hình thành để vạch ra quá trình chuyển đổi sang cuộc sống bình thường dưới đại dịch.
“Mặc dù chúng ta có thể giảm bớt các biện pháp kiểm dịch, nhưng chúng ta cũng nên chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.” Ủy ban tập hợp 30 chuyên gia từ khu vực tư nhân và 8 quan chức chính phủ, những người sẽ thảo luận về các cách để quay trở lại lối sống trước đại dịch.
Thẻ xanh sẽ được áp dụng khi số lượng tiêm chủng tăng lên để cho phép những người được tiêm chủng tiếp cận với một số cơ sở và cơ sở kinh doanh nhất định. Để sống chung với dịch, 70% dân số phải hoàn thành hai lần tiêm chủng. Cho đến nay, gần 61% dân số đã được tiêm cả hai liều.
Trong khi đó, quốc gia này đã có mức tăng trưởng việc làm cao nhất trong bảy năm, cho thấy sự phục hồi việc làm không bị làn sóng đại dịch thứ tư chặn lại.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, có 27,68 triệu người được tuyển dụng vào tháng 9, cao hơn 671,000 người so với một năm trước đó. Đây là kết quả cao nhất kể từ tháng 3 năm 2014, là thời điểm công ăn việc làm chỉ tăng 726 nghìn người trong một tháng.
Source:Asia News
Thị nhân trong biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima dự đoán trận chiến cuối cùng sẽ là hôn nhân, gia đình
Đặng Tự Do
16:36 18/10/2021
Nữ tu Lucia dos Santos, một trong ba trẻ em chứng kiến các cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Fatima, đã qua đời vào năm 2005. Nhưng trước khi chết, chị đã tiên đoán rằng trận chiến cuối cùng giữa Chúa Kitô và Satan sẽ là cuộc chiến về hôn nhân và gia đình.
Đức Hồng Y Carlo Caffarra cho biết như trên, và cho biết Nữ tu Lucia dos Santos đã gửi cho ngài một lá thư với lời tiên đoán này khi ngài còn là Tổng Giám mục Bologna, Italia.
Tuyên bố này của Nữ tu Lucia cũng được trình bày với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và đã được tuần báo Desde la Fe, nghĩa là “Từ đức tin”, của Tổng giáo phận Mexico City công bố vào năm 2016, giữa cuộc tranh luận do tổng thống Enrique Pena Nieto đưa ra. Lúc đó, tổng thống Mễ Tây Cơ công bố ý định thúc đẩy hôn nhân đồng giới tại quốc gia này.
Tuần báo Desde la Fe đã nhắc lại những tuyên bố mà Đức Hồng Y Caffarra đã đưa ra với báo chí Ý vào năm 2008, ba năm sau cái chết của Sơ Lucia.
Vào ngày 16 tháng 2 năm 2008, vị Hồng Y người Ý đã cử hành thánh lễ tại mộ của Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh, sau đó ngài đã trả lời phỏng vấn của tờ Tele Radio về Cha Thánh Piô. Ngài cũng được hỏi về lời tiên tri của Sơ Lucia dos Santos nói về “trận chiến cuối cùng giữa Chúa và vương quốc Satan.”
Đức Hồng Y Caffarra giải thích rằng Đức Thánh Gioan Phaolô II đã ủy quyền cho ngài lập kế hoạch và thành lập Viện Giáo hoàng về Nghiên cứu Hôn nhân và Gia đình. Khi bắt đầu công việc này, Đức Hồng Y đã viết một lá thư cho nữ tu Lucia của Fatima thông qua vị giám mục của sơ ấy, vì ngài không có địa chỉ liên lạc trực tiếp.
Vị Hồng Y người Ý nói: “Thật lạ lùng, tôi không mong đợi một hồi âm, vì tôi chỉ cầu xin cho sơ ấy những lời cầu nguyện, nhưng tôi đã nhận được một bức thư dài có chữ ký của sơ ấy, hiện đang nằm trong kho lưu trữ của Viện,”
“Trong lá thư đó, chúng tôi thấy có viết: 'Trận chiến cuối cùng giữa Chúa và vương quốc Satan sẽ là về Hôn nhân và Gia đình.' Sơ nói thêm bất cứ ai hoạt động vì sự tôn nghiêm của Hôn nhân và Gia đình sẽ luôn bị chống lại và chống đối bằng mọi cách, vì đây là vấn đề có tính chất quyết định. Sau đó, sơ ấy kết luận: ‘Tuy nhiên, Đức Mẹ đã nghiền nát đầu Satan rồi’”.
Đức Hồng Y Caffarra nói thêm rằng “trở lại với Đức Gioan Phaolô II, bạn có thể cảm thấy rằng gia đình là cốt lõi, vì nó liên quan đến trụ cột hỗ trợ cho sự sáng tạo, chân lý của mối quan hệ giữa người nam và người nữ, giữa các thế hệ. Nếu trụ móng bị hư hại, toàn bộ tòa nhà sẽ sụp đổ và chúng ta đang thấy điều này ngay bây giờ, chúng ta đang sống đúng vào thời điểm này và chúng ta thấy điều đó một cách nhãn tiền”.
“Và tôi rất xúc động khi đọc những dòng tiểu sử hay nhất về Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh khi ngài rất chú ý đến sự thánh thiện của hôn nhân và sự thánh thiện của vợ chồng, thậm chí đôi khi có sự khắt khe chính đáng.”
Source:Catholic News Agency
Từ bác sĩ phá thai trở thành nhà lãnh đạo ủng hộ sự sống: Điều gì đã thay đổi trái tim của bác sĩ này?
Đặng Tự Do
16:36 18/10/2021
Sau khi sinh nở được sáu tuần, Kathi Aultman trở lại làm việc tại một phòng khám phá thai ở Gainesville, Florida. Cô thực hiện phá thai vào cuối tuần để kiếm tiền khi đang theo học trường y.
Aultman nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn ngày 17 tháng 9: “Lúc đó, tôi cảm thấy thực sự mạnh mẽ rằng phá thai là quyền của phụ nữ”.
“Tôi thậm chí đã phá thai khi tôi đang mang thai – chính vào lúc tôi đang mang thai. Nhưng tôi không thấy có gì mâu thuẫn. Đứa con của tôi thì được chào đón, còn những đứa con của họ thì không. Nếu họ muốn phá thai, đó là quyền của họ”.
Nhưng Aultman không bao giờ quên được sự khác biệt về ca phá thai đầu tiên mà cô thực hiện sau khi sinh và chăm sóc đứa con của mình. Lần đầu tiên trong đời, Aultman kết luận rằng đứa trẻ chưa sinh mà cô đang phá thai thực chất là một đứa trẻ. Không khác với đứa con của mình. “Tôi đã nhầm lẫn khi không coi các đứa bé vô tội này là con người.”
Aultman đã hoàn thành ca phá thai, và cô tiếp tục thực hiện phá thai trong những tuần sau đó. Nhưng cô ấy nói rằng trải nghiệm của cô ấy vào ngày đầu tiên sau thời gian nghỉ sinh đánh dấu sự khởi đầu của hành trình trở thành một người ủng hộ cuộc sống.
Ngày nay, Aultman đã làm chứng về các vấn đề liên quan đến mạng sống trước các cơ quan quốc hội và tiểu bang cũng như tòa án tiểu bang, đồng thời hỗ trợ các luật sư khác nhau của tiểu bang và Bộ Tư pháp xem xét các trường hợp liên quan đến phá thai. Cô ấy là diễn giả tại March for Life năm 2019 ở Washington.
Gần đây nhất, Aultman là một trong 240 phụ nữ ủng hộ sự sống ký tên vào bản tóm tắt ủng hộ Tổ chức Y tế Phụ nữ Dobbs kiện Jackson, một trường hợp ở Mississippi có khả năng làm đảo lộn sự bảo vệ của liên bang đối với việc phá thai ở Hoa Kỳ.
Source:Catholic News Agency
Tòa Bạch Ốc xác nhận cuộc gặp gỡ ngày 29 tháng 10 giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Joe Biden
Đặng Tự Do
16:38 18/10/2021
Tòa Bạch Ốc đã xác nhận rằng Tổng thống Joe Biden và phu nhân Jill sẽ triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 29 tháng 10 tại Vatican.
Theo một tuyên bố hôm thứ Năm của thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki, Biden sẽ thảo luận một số vấn đề với Đức Giáo Hoàng, bao gồm “chấm dứt đại dịch COVID-19, giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và quan tâm đến người nghèo.”
Sự kiện ngày 29 tháng 10 sẽ đánh dấu cuộc gặp đầu tiên giữa Đức Giáo Hoàng và Biden trong cương vị tổng thống. Biden, một người Công Giáo, trước đây đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào năm 2016 với tư cách là phó tổng thống.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp trực tiếp các quan chức hàng đầu khác của Hoa Kỳ trong năm nay. Ngài đã gặp Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, cũng là một người Công Giáo, vào ngày 9 tháng 10 tại Vatican trong chuyến công du quốc tế của Pelosi. Theo văn phòng của Chủ tịch Hạ viện, cuộc thảo luận đó chủ yếu tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu.
Vào tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ Ngoại trưởng Antony Blinken trong một buổi tiếp kiến riêng kéo dài 40 phút tại Vatican. Theo Bộ Ngoại giao, hai vị đã thảo luận về Trung Quốc, cũng như “các cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Li Băng, Syria, vùng Tigray của Ethiopia và Venezuela.” Blinken cũng cảm ơn Đức Giáo Hoàng về “sự lãnh đạo” của ngài về vấn đề môi trường.
Sau khi Biden được bầu vào chức vụ tổng thống, chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, lưu ý một số lĩnh vực đồng thuận và bất đồng giữa Biden và Hội Đồng Giám Mục về các vấn đề chính sách.
“Đây là lần thứ hai, chúng ta đang trông đợi sự chuyển tiếp sang một vị tổng thống có đức tin Công Giáo. Điều này đưa ra những cơ hội nhất định nhưng cũng có những thách thức nhất định”, Đức Tổng Giám Mục Gomez nói tại cuộc họp mùa thu của các giám mục vào tháng 11 năm 2020.
“Tổng thống đắc cử đã cho chúng ta lý do để tin rằng những cam kết về đức tin của ông ấy sẽ khiến ông ấy ủng hộ một số chính sách tốt. Điều này bao gồm các chính sách cải cách nhập cư, người tị nạn và người nghèo, và chống lại phân biệt chủng tộc, án tử hình và biến đổi khí hậu
Đồng thời, ông ta cũng cho chúng ta lý do để tin rằng ông ta sẽ ủng hộ các chính sách chống lại một số giá trị cơ bản mà chúng ta yêu quý trong tư cách là người Công Giáo. Các chính sách này bao gồm: việc bãi bỏ Tu chính án Hyde và quyết liệt giữ nguyên phán quyết cho phép phá thai Roe chống Wade”.
Biden đã đệ trình một dự chi ngân sách vào đầu năm nay trong đó loại bỏ Tu chính án Hyde, để cho phép liên bang tài trợ cho các hoạt động phá thai qua Medicaid. Chính quyền của ông cũng đã tìm cách nới lỏng các hạn chế về tài trợ cho các nhà cung cấp dịch vụ phá thai trong chương trình Title X và đã cho phép liên bang tài trợ cho các nhóm ủng hộ phá thai quốc tế trong hỗ trợ y tế toàn cầu của Hoa Kỳ.
Chính quyền của ông ta cũng đã đấu tranh tại tòa án để khôi phục lại việc bắt buộc các bác sĩ phải thực hiện các phẫu thuật “chuyển đổi giới tính”, loại bỏ quyền phản đối theo lương tâm.
Ông cũng ký một lệnh hành pháp giải thích luật dân quyền liên bang chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục và bản sắc giới tính. Các chuyên gia pháp lý đã cảnh báo rằng mệnh lệnh của ông sẽ yêu cầu các không gian dành riêng cho giới tính - chẳng hạn như phòng thay quần áo dành riêng cho nữ giới, phòng tắm và thể thao - phải mở cửa cho những người nam về sinh học tự nhận mình là nữ giới.
Source:Catholic News Agency
Các giám mục Công Giáo của Pháp sẽ bảo vệ đến cùng ấn tín Bí tích Hòa Giải
Đặng Tự Do
16:39 18/10/2021
Người phát ngôn của Hội đồng Giám mục Pháp nói rõ rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo của Pháp không có ý định thỏa hiệp với các yêu cầu của chính quyền thế tục trong việc hạ giảm giáo huấn của Giáo hội theo đó ấn tín tòa giải tội là bất khả xâm phạm.
“Người ta không thể thay đổi giáo luật tại Pháp vì giáo luật mang tính quốc tế. Một linh mục ngày nay vi phạm bí mật tòa giải tội sẽ bị vạ tuyệt thông”, Karine Dalle, giám đốc truyền thông của Hội đồng giám mục Pháp, gọi tắt là CEF, nói với Solène Tadié của National Catholic Register vào ngày 13 tháng 10.
“Đây là điều mà Đức Tổng Giám Mục Moulins-Beaufort muốn nói vào tuần trước sau khi báo cáo Sauvé được công bố, khi ngài nói rằng ấn tín tòa giải tội nằm trên luật pháp của nước Cộng hòa,” Dalle giải thích.
“Đức Tổng Giám Mục đã nói sự thật, nhưng sự thật này không thể lọt lỗ tai nhiều người ở Pháp, đặc biệt đối với những người không theo Công Giáo, giữa các cuộc tranh luận về cái gọi là ‘sự tách biệt tôn giáo’”
Đức Cha Moulins-Beaufort, chủ tịch hội đồng giám mục, được mời tham dự cuộc họp với Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin sau những bình luận của ngài về ấn tín tòa giải tội trong một cuộc phỏng vấn với France Info. Những lời của ngài trong cuộc phỏng vấn này đã gây ra một sự phản đối kịch liệt.
Sau cuộc họp vào ngày 12 tháng 10, các báo cáo truyền thông cho rằng Đức Tổng Giám Mục đã thừa nhận rằng các linh mục nên thông báo cho cảnh sát về những gì nghe thấy trong tòa giải tội.
Các báo cáo đã kích động sự kinh hãi trong người Công Giáo.
Trong khi luật pháp của Pháp từ lâu đã công nhận các quy tắc nghiêm ngặt của Giáo hội về tính bảo mật của bí tích, chính phủ hiện đang dự tính sửa đổi luật dành cho những cha giải tội, như đã làm với các luật sư và các chuyên gia thế tục khác.
Cô Dalle cho biết ở Pháp, “Chính phủ đã đưa ra các điều kiện liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bắt buộc một số chuyên gia biết được các hành vi lạm dụng xảy ra đối với trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi, phải báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền”.
“Nếu luật sư hoặc bác sĩ biết về việc lạm dụng trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi, họ có nghĩa vụ không tôn trọng bí mật nghề nghiệp. Điều này là để ngăn chặn tội ác tiếp tục xảy ra, đặc biệt đối với tội ấu dâm”.
“Những gì Bộ trưởng Nội vụ Darmanin nói là trong tương lai, ấn tín tòa giải tội có thể phải phù hợp với khuôn khổ này. Tất nhiên, nó sẽ không liên quan đến tất cả ấn tín Bí tích Hòa Giải, nhưng tôi không biết điều đó sẽ dẫn đến đâu”.
“Nhưng nếu nhà nước nói với chúng tôi rằng các linh mục phải báo cáo tội ác chống lại trẻ vị thành niên được tiết lộ khi xưng tội thì điều đó vi phạm nghĩa vụ phải giữ bí mật tòa giải tội. Điều này có nghĩa là các linh mục có liên quan sẽ bị vạ tuyệt thông”
“Chắc chắn sẽ có một số điều chỉnh được đề xuất, mà Rôma sẽ chấp nhận hoặc không. Nhưng không, không có trường hợp nào Đức Tổng Giám Mục de Moulins-Beaufort nói rằng ấn tín giải tội sẽ bị gạt sang một bên. Ngài chưa bao giờ nói điều đó”.
Vatican đã mạnh mẽ bảo vệ ấn tín tòa giải tội để đáp lại các luật bắt buộc phải báo cáo được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
Tháng 6 năm 2019, Tòa Ân Giải Tối Cao đã ban hành một tuyên bố tái khẳng định tính bất khả xâm phạm của ấn tín bí tích hòa giải.
Dalle nói: “Chúng tôi biết rằng nếu những quy tắc này được thông qua, sẽ không có kẻ bạo hành nào đi xưng tội nếu họ biết rằng họ sẽ bị báo cáo khi thú nhận lạm dụng trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi.”
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ tạ ơn mừng 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam tại Seattle.
Nguyễn An Quý
09:18 18/10/2021
Tukwila. Trời đã vào thu, một buổi sáng khá đẹp trời, không mưa rơi nơi xứ cái cao nguyên tình xanh này là một điều đáng mừng lại với nhiệt độ ngoài trên dưới 65 độ F nên càng thêm dễ chịu. Hôm nay thứ Bảy ngày 16 tháng 10, giáo xứ CTTĐVN hân hoan chào đón quý nữ tu Dòng Mến Thánh Giá cư ngụ tại miền Tây Bắc Hoa Kỳ về giáo xứ mừng kỷ niệm 350 Năm Lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam 1670-2020.
Xem Hình
Chương trình Thánh Lễ tạ ơn mừng 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá được bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy ngày 16 tháng 10 năm 2021 do Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne chủ tế. Đúng 10 giờ nữ tu dại diện chị em Dòng Mến Thánh Gíá giới thiệu chương trình kỷ niệm 350 năm lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam.Kính thưa cộng đoàn dân Chúa: Chúng con Dòng Mến Thánh Giá trân trọng kính chào Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne, quý cha và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện với chúng con trong ngày mừng kỷ niệm 350 năm lập Dòng Mến Thánh Giá. Đúng ra lễ mừng 350 năm được cử hành vào năm 2020 nhưng vì hoàn cảnh của mùa đại dịch nên chúng con hôm nay mới cử hành Thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm này. Chương trình Thánh Lễ tạ ơn được bắt đầu với phần giới thiệu vài nét về vị sáng lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam qua phần chiếu Slideshow sử liệu về cuộc đời của vị sáng lập là cố Giám Mục Pierre Lambert de la Motte.
Sau phần chiếu Slideshow là mục diễn nguyện với hoạt cảnh mô tả cuộc đời của vị giám mục sáng lập Dòng là Cố Giám Mục Pierre Lambert de la Motte, từ lúc còn nhỏ ngài đã có ước mơ dấn thân vào đời sống tận hiến. Dòng Mến Thánh Giá đồng hành với Giáo Hội Việt Nam qua những thời kỳ Giáo Hội bị bách hại từ thời Văn Thân Cảnh Thịnh. Phần hoạt cảnh khá cảm động qua việc hình thành các Dòng Tu Mến Thánh Giá trong nước từ Bắc đến Nam vào thời kỳ bắt đạo và trải dài qua Lao, Cambodia, Thái Lan và mãi ra tận hải ngoại sau 1975 đến cả Ý và Hoa Kỳ. Hiện ở Hoa Kỳ có các Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp tại tiểu bang Washington, Nevada, và Connecticut; Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt tại Portland, Sacramento, và Virginia; Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tại Aloha, Oregon; Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế tại Iowa; Hội Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles tại California, và Hội Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa (quý Sơ du học tại Seattle), Hội Dòng Mến Thánh Giá Quy Nhơn và Nha Trang tại California. Kết thúc phần hoạt cảnh là ba hồi chiêng trống. Tiếng chiêng trống ngân vang làm tăng thêm vẻ thiêng liêng của ngày trọng đại mừng 350 năm lập dòng.
Tiếng chiêng trống vừa dứt. Thánh Lễ tạ ơn bắt đầu do Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne chủ tế, cùng đồng tế có 17 linh mục gồm quý linh mục trong giáo xứ và các cha từ các giáo xứ trong Tổng Giáo Phận Seattle đến dâng Thánh Lễ và 2 phó tế phụ tế Thánh lễ. Nghi doàn cùng với linh mục đoàn cung nghinh Thánh Giá tiến lên cung Thánh theo tiếng hát của Ca Đoàn với bài ca Hồng Ân Năm Thánh: Hành trình Ba trăm năm mươi năm biết bao hồng ân. Tình Ngài luôn yêu thương, yêu thương tha thiết vô ngần. Xin tri ân, xin cảm tạ tình yêu Thiên Chúa. Xin tri ân, xin cảm tạ tình Chúa cao vời.
Trước Thánh Lễ là phần tưởng niệm vị sáng lập Dòng: Cố Giám Mục Pierre Lambert de la Motte với nghi thức Dâng Nến và Dâng Hương trước di ảnh của Cố Giám Mục một cách long trọng.
Sau phần tưởng niệm, cha chánh xứ Đào Xuân Thành chào mừng Đức Tổng, quý Cha Quý Sơ và toàn thể Quý Hội Đồng, Giáo Đoàn, Hội Đoàn, các Ca Đoàn, các Ban Ngành và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện. Kế đến là Cha Phêrô Hoàng Phượng đọc Sắc Lệnh Phép Lành Toà Thánh chúc mừng dịp mừng 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam. Phần nghi thức kết thúc và Thánh Lễ được bắt đầu.
Thánh Lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Tin mừng hôm nay quý sơ đã chọn đoạn tin mừng của Thánh Luca mô tả đoạn khi hai môn đệ thuật lại những gì đã xẩy ra dọc đường thì Chúa Giêsu đã hiện ra với đoạn : "Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em! " Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: "Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?" Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: "Ở đây anh em có gì ăn không? " Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông… "
Trong bài giảng lễ Đức Tổng Giám Mục cũng nhấn mạnh về sự cần thiết của ơn gọi đời sốngtận hiến là lòng trông cậy vào lòng thương xót Chúa., hy sinh và phục vụ. Khi đề cập đến các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá ngài nói: “Quý Sơ Dòng Mến Thánh Giá cũng đã giúp cho Tổng Giáo Phận nhiều công ích qua việc giúp các Cộng Đoàn Việt Nam trong nhiều công tác phụng vụ và giáo lý. Ngài trang trọng chúc mừng quý Sơ trong ngày trọng đại mừng 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá…”
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể với đoàn dâng Lễ Vật trang trọng. Sau lời nguyện kết lễ. Sơ đại diện đã có lời cảm ơn Đức Tổng Giám Mục đã đến dâng Thánh Lễ, Cha chánh Xứ Đào Xuân Thành đã tạo mọi điều kiện tổ chức Thánh lễ tạ ơn và quý cha, cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa và quý ân nhân đã tham dự Thánh lẽ với lời cám ơn trang trọng.
Cha chánh xứ Đào Xuân Thành cũng đã trao Lời Chúc Mừng đến Quý Sơ nhân dịp mừng 350 năm Thành Lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam và tại Hải ngoại với lời cám ơn quý sơ trang trọng. Đại diện quý nữ tu của các Cộng Đoàn hiện diện đã đón nhận Bảng Chúc Mừng từ tay cha chánh xứ trao.
Cuối cùng Đức Tổng Giám Mục đã ban phép lành trọng thể trong ngày mừng 350 năm Thành lập Dòng Mến Thánh Giá đến toàn thể quý Sơ và toàn thể cộng đoàn hiện diện cũng như tham dự trên trực tuyến. Thánh Lễ kết thúc vào khoảng gần 12 giờ trưa, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Xem Hình
Chương trình Thánh Lễ tạ ơn mừng 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá được bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy ngày 16 tháng 10 năm 2021 do Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne chủ tế. Đúng 10 giờ nữ tu dại diện chị em Dòng Mến Thánh Gíá giới thiệu chương trình kỷ niệm 350 năm lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam.Kính thưa cộng đoàn dân Chúa: Chúng con Dòng Mến Thánh Giá trân trọng kính chào Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne, quý cha và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện với chúng con trong ngày mừng kỷ niệm 350 năm lập Dòng Mến Thánh Giá. Đúng ra lễ mừng 350 năm được cử hành vào năm 2020 nhưng vì hoàn cảnh của mùa đại dịch nên chúng con hôm nay mới cử hành Thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm này. Chương trình Thánh Lễ tạ ơn được bắt đầu với phần giới thiệu vài nét về vị sáng lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam qua phần chiếu Slideshow sử liệu về cuộc đời của vị sáng lập là cố Giám Mục Pierre Lambert de la Motte.
Sau phần chiếu Slideshow là mục diễn nguyện với hoạt cảnh mô tả cuộc đời của vị giám mục sáng lập Dòng là Cố Giám Mục Pierre Lambert de la Motte, từ lúc còn nhỏ ngài đã có ước mơ dấn thân vào đời sống tận hiến. Dòng Mến Thánh Giá đồng hành với Giáo Hội Việt Nam qua những thời kỳ Giáo Hội bị bách hại từ thời Văn Thân Cảnh Thịnh. Phần hoạt cảnh khá cảm động qua việc hình thành các Dòng Tu Mến Thánh Giá trong nước từ Bắc đến Nam vào thời kỳ bắt đạo và trải dài qua Lao, Cambodia, Thái Lan và mãi ra tận hải ngoại sau 1975 đến cả Ý và Hoa Kỳ. Hiện ở Hoa Kỳ có các Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp tại tiểu bang Washington, Nevada, và Connecticut; Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt tại Portland, Sacramento, và Virginia; Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tại Aloha, Oregon; Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế tại Iowa; Hội Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles tại California, và Hội Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa (quý Sơ du học tại Seattle), Hội Dòng Mến Thánh Giá Quy Nhơn và Nha Trang tại California. Kết thúc phần hoạt cảnh là ba hồi chiêng trống. Tiếng chiêng trống ngân vang làm tăng thêm vẻ thiêng liêng của ngày trọng đại mừng 350 năm lập dòng.
Tiếng chiêng trống vừa dứt. Thánh Lễ tạ ơn bắt đầu do Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne chủ tế, cùng đồng tế có 17 linh mục gồm quý linh mục trong giáo xứ và các cha từ các giáo xứ trong Tổng Giáo Phận Seattle đến dâng Thánh Lễ và 2 phó tế phụ tế Thánh lễ. Nghi doàn cùng với linh mục đoàn cung nghinh Thánh Giá tiến lên cung Thánh theo tiếng hát của Ca Đoàn với bài ca Hồng Ân Năm Thánh: Hành trình Ba trăm năm mươi năm biết bao hồng ân. Tình Ngài luôn yêu thương, yêu thương tha thiết vô ngần. Xin tri ân, xin cảm tạ tình yêu Thiên Chúa. Xin tri ân, xin cảm tạ tình Chúa cao vời.
Trước Thánh Lễ là phần tưởng niệm vị sáng lập Dòng: Cố Giám Mục Pierre Lambert de la Motte với nghi thức Dâng Nến và Dâng Hương trước di ảnh của Cố Giám Mục một cách long trọng.
Sau phần tưởng niệm, cha chánh xứ Đào Xuân Thành chào mừng Đức Tổng, quý Cha Quý Sơ và toàn thể Quý Hội Đồng, Giáo Đoàn, Hội Đoàn, các Ca Đoàn, các Ban Ngành và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện. Kế đến là Cha Phêrô Hoàng Phượng đọc Sắc Lệnh Phép Lành Toà Thánh chúc mừng dịp mừng 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam. Phần nghi thức kết thúc và Thánh Lễ được bắt đầu.
Thánh Lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Tin mừng hôm nay quý sơ đã chọn đoạn tin mừng của Thánh Luca mô tả đoạn khi hai môn đệ thuật lại những gì đã xẩy ra dọc đường thì Chúa Giêsu đã hiện ra với đoạn : "Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em! " Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: "Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?" Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: "Ở đây anh em có gì ăn không? " Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông… "
Trong bài giảng lễ Đức Tổng Giám Mục cũng nhấn mạnh về sự cần thiết của ơn gọi đời sốngtận hiến là lòng trông cậy vào lòng thương xót Chúa., hy sinh và phục vụ. Khi đề cập đến các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá ngài nói: “Quý Sơ Dòng Mến Thánh Giá cũng đã giúp cho Tổng Giáo Phận nhiều công ích qua việc giúp các Cộng Đoàn Việt Nam trong nhiều công tác phụng vụ và giáo lý. Ngài trang trọng chúc mừng quý Sơ trong ngày trọng đại mừng 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá…”
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể với đoàn dâng Lễ Vật trang trọng. Sau lời nguyện kết lễ. Sơ đại diện đã có lời cảm ơn Đức Tổng Giám Mục đã đến dâng Thánh Lễ, Cha chánh Xứ Đào Xuân Thành đã tạo mọi điều kiện tổ chức Thánh lễ tạ ơn và quý cha, cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa và quý ân nhân đã tham dự Thánh lẽ với lời cám ơn trang trọng.
Cha chánh xứ Đào Xuân Thành cũng đã trao Lời Chúc Mừng đến Quý Sơ nhân dịp mừng 350 năm Thành Lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam và tại Hải ngoại với lời cám ơn quý sơ trang trọng. Đại diện quý nữ tu của các Cộng Đoàn hiện diện đã đón nhận Bảng Chúc Mừng từ tay cha chánh xứ trao.
Cuối cùng Đức Tổng Giám Mục đã ban phép lành trọng thể trong ngày mừng 350 năm Thành lập Dòng Mến Thánh Giá đến toàn thể quý Sơ và toàn thể cộng đoàn hiện diện cũng như tham dự trên trực tuyến. Thánh Lễ kết thúc vào khoảng gần 12 giờ trưa, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Online - LM. Nguyễn Văn Nghiã
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:25 18/10/2021
Trong hoàn cảnh dịch bệnh, vì một số biện pháp cách ly xã hội của Chính Quyền dân sự, các nhà thờ bị đóng cửa, các cuộc cử hành lễ nghi tôn giáo bị cấm chỉ hoặc hạn chế số người tham dự. Thế là nảy sinh hình thức Thánh Lễ trực tuyến (online). Đây là một biện pháp tạm gọi là “chữa cháy” trong tình cảnh như bất khả kháng. Thời gian một vài tuần thì chẳng sao, nhưng nếu kéo dài nhiều tháng hay cả năm thì xem ra có vấn đề hệ lụy kéo theo.
Ngày 17/4/2003 Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ra Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia. Ngài khẳng định Giáo Hội cử hành Bí tích Thánh Thể nhưng chính Thánh Thể làm nên Giáo Hội. “Giáo Hội được khai sinh từ mầu nhiệm vượt qua. Chính vì thế mà Thánh Thể, Bí tích tuyệt hảo của mầu nhiệm vượt qua, nằm ở trung tâm đời sống Giáo Hội. Người ta nhận thấy rõ ngay từ những hình ảnh đầu tiên của Giáo Hội mà sách Công Vụ Tông Đồ đã ghi lại cho chúng ta: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Số 3).
Ngay từ thuở ban đầu hình thành thì nhờ ơn Chúa, Giáo Hội được củng cố và phát triển bằng nhiều phương thế nhưng phải kể là những buổi họp chung để cử hành “Bữa Tiệc của Chúa” vào mỗi ngày Chúa Nhật. Chính qua “Bữa Tiệc” này Kitô hữu tưởng niệm nghĩa là sống mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Khi hiệp thông với Đấng Cứu Độ, Giêsu Kitô qua Bí Tích Thánh Thể Kitô hữu được hiệp thông nên một với nhau. Đây chính là hình ảnh rõ nét về căn tính của Giáo Hội là đoàn dân Chúa được quy tụ.
Phải chăng từ ngữ nói về Giáo Hội (Ecclesia – Church – Eglise) được áp dụng chỉ về các nhà thờ (ecclesia – church – église) vốn là nơi tín hữu Kitô quy tụ để sống tình hiệp thông đặc biệt qua việc cử hành Bí tích Thánh Thể? Trong đời sống đức tin của Kitô hữu, ngoại trừ anh em Tin Lành, thì bình thường Bí tích Thánh Thể được cử hành trong Thánh lễ tại các nhà thờ, nơi cộng đoàn tín hữu quy tụ.
Vì dịch bệnh rất nhiều ngôi nhà thờ phải đóng cửa theo lệnh của Chính Quyền dân sự. Hình thức tham dự Thánh Lễ online mở ra. Cần phải nhìn nhận mặt tốt của hình thức này. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần phải cảnh giác một vài nguy cơ hay là chước cám dỗ thần dữ giăng ra. Tâm lý bình thường thì ai cũng thích sự thoải mái. Trong cung cách sống đạo, Kitô hữu cũng khó vượt qua chước cám dỗ tinh vi này. Ở nhà tham dự Thánh Lễ thì đỡ vất vả hơn và nhất là lướt qua trang mạng thông tin thì sẵn có rất nhiều khung giờ để chọn lựa. Hơn nữa nếu giả như có lỡ quên thì lương tâm bớt áy náy.
Xin bỏ qua hình thức sống đạo kiểu như còn “thiếu trưởng thành” này để lưu ý đến một nguy cơ đáng sợ hơn qua sự tham dự Thánh Lễ online đó là từ một kiểu cách sống đạo cá vị dần dẫn đến lối sống đức tin vị kỷ. Tham dự Thánh Lễ online một thời gian dài rất dễ hình thành thói quen sống đức tin vì mình, giữ đạo cho bản thân mình. Tính cộng đoàn ngày càng phai nhạt từ trong tâm trí đến lối sống thực tế. Mất đi tính cộng đoàn thì căn tính của Giáo hội sẽ không còn.
Một linh mục đã than thở: Tình hình đã khá rồi, người ta (Chính quyền) đã cho tham dự Thánh Lễ tại nhà thờ với số lượng không quá 50% công suất (sức chứa). Thế mà Chua Nhật vừa rồi nhà thờ của mình chỉ có 5 sơ và 9 vị trong Ban Hành Giáo và Ban Phụng vụ. Có thể đây là một trong những trường hợp quá cá biệt, thế nhưng đã có thông tin từ các quốc gia vốn đã cho sinh hoạt tôn giáo bình thường thì số người trở lại nhà thờ, tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật với tính cách cộng đoàn giảm đi 30%.
Chuyện kể: Hai con quỷ “cỡ bự” ngồi hầu Luxiphe, chúng bàn bạc kế sách chống phá Giáo Hội để dâng lên tướng quỷ. Bàn tới, bàn lui nhiều cách nhưng cả hai chưa thể thống nhất vì thấy Giáo Hội là một tập thể khó bẻ gãy. Thấy thế Luxiphe nói ngay: tụi bây không nhớ chuyện tích bó đũa hả. Cứ dụ cho tui nó tách ra từng đứa một như từng chiếc đũa thì bẻ gãy cái rụp. Bỗng một tên quỷ nhóc ngồi dưới cười ha hả: “Quỷ vương sáng suốt, sáng suốt. Tụi nó mà tách ra từng đứa thì tụi em khỏe, ngồi chơi xơi rượu thịt, vì khi đó tụi nó đâu còn là Giáo Hội nữa”. Luxiphe tiếp: “Nè mà nhớ là dụ làm sao cho chúng tin rằng mình vẫn giữ đạo, vẫn lo cho phần rỗi linh hồn riêng của chúng nghen”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Ngày 17/4/2003 Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ra Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia. Ngài khẳng định Giáo Hội cử hành Bí tích Thánh Thể nhưng chính Thánh Thể làm nên Giáo Hội. “Giáo Hội được khai sinh từ mầu nhiệm vượt qua. Chính vì thế mà Thánh Thể, Bí tích tuyệt hảo của mầu nhiệm vượt qua, nằm ở trung tâm đời sống Giáo Hội. Người ta nhận thấy rõ ngay từ những hình ảnh đầu tiên của Giáo Hội mà sách Công Vụ Tông Đồ đã ghi lại cho chúng ta: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Số 3).
Ngay từ thuở ban đầu hình thành thì nhờ ơn Chúa, Giáo Hội được củng cố và phát triển bằng nhiều phương thế nhưng phải kể là những buổi họp chung để cử hành “Bữa Tiệc của Chúa” vào mỗi ngày Chúa Nhật. Chính qua “Bữa Tiệc” này Kitô hữu tưởng niệm nghĩa là sống mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Khi hiệp thông với Đấng Cứu Độ, Giêsu Kitô qua Bí Tích Thánh Thể Kitô hữu được hiệp thông nên một với nhau. Đây chính là hình ảnh rõ nét về căn tính của Giáo Hội là đoàn dân Chúa được quy tụ.
Phải chăng từ ngữ nói về Giáo Hội (Ecclesia – Church – Eglise) được áp dụng chỉ về các nhà thờ (ecclesia – church – église) vốn là nơi tín hữu Kitô quy tụ để sống tình hiệp thông đặc biệt qua việc cử hành Bí tích Thánh Thể? Trong đời sống đức tin của Kitô hữu, ngoại trừ anh em Tin Lành, thì bình thường Bí tích Thánh Thể được cử hành trong Thánh lễ tại các nhà thờ, nơi cộng đoàn tín hữu quy tụ.
Vì dịch bệnh rất nhiều ngôi nhà thờ phải đóng cửa theo lệnh của Chính Quyền dân sự. Hình thức tham dự Thánh Lễ online mở ra. Cần phải nhìn nhận mặt tốt của hình thức này. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần phải cảnh giác một vài nguy cơ hay là chước cám dỗ thần dữ giăng ra. Tâm lý bình thường thì ai cũng thích sự thoải mái. Trong cung cách sống đạo, Kitô hữu cũng khó vượt qua chước cám dỗ tinh vi này. Ở nhà tham dự Thánh Lễ thì đỡ vất vả hơn và nhất là lướt qua trang mạng thông tin thì sẵn có rất nhiều khung giờ để chọn lựa. Hơn nữa nếu giả như có lỡ quên thì lương tâm bớt áy náy.
Xin bỏ qua hình thức sống đạo kiểu như còn “thiếu trưởng thành” này để lưu ý đến một nguy cơ đáng sợ hơn qua sự tham dự Thánh Lễ online đó là từ một kiểu cách sống đạo cá vị dần dẫn đến lối sống đức tin vị kỷ. Tham dự Thánh Lễ online một thời gian dài rất dễ hình thành thói quen sống đức tin vì mình, giữ đạo cho bản thân mình. Tính cộng đoàn ngày càng phai nhạt từ trong tâm trí đến lối sống thực tế. Mất đi tính cộng đoàn thì căn tính của Giáo hội sẽ không còn.
Một linh mục đã than thở: Tình hình đã khá rồi, người ta (Chính quyền) đã cho tham dự Thánh Lễ tại nhà thờ với số lượng không quá 50% công suất (sức chứa). Thế mà Chua Nhật vừa rồi nhà thờ của mình chỉ có 5 sơ và 9 vị trong Ban Hành Giáo và Ban Phụng vụ. Có thể đây là một trong những trường hợp quá cá biệt, thế nhưng đã có thông tin từ các quốc gia vốn đã cho sinh hoạt tôn giáo bình thường thì số người trở lại nhà thờ, tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật với tính cách cộng đoàn giảm đi 30%.
Chuyện kể: Hai con quỷ “cỡ bự” ngồi hầu Luxiphe, chúng bàn bạc kế sách chống phá Giáo Hội để dâng lên tướng quỷ. Bàn tới, bàn lui nhiều cách nhưng cả hai chưa thể thống nhất vì thấy Giáo Hội là một tập thể khó bẻ gãy. Thấy thế Luxiphe nói ngay: tụi bây không nhớ chuyện tích bó đũa hả. Cứ dụ cho tui nó tách ra từng đứa một như từng chiếc đũa thì bẻ gãy cái rụp. Bỗng một tên quỷ nhóc ngồi dưới cười ha hả: “Quỷ vương sáng suốt, sáng suốt. Tụi nó mà tách ra từng đứa thì tụi em khỏe, ngồi chơi xơi rượu thịt, vì khi đó tụi nó đâu còn là Giáo Hội nữa”. Luxiphe tiếp: “Nè mà nhớ là dụ làm sao cho chúng tin rằng mình vẫn giữ đạo, vẫn lo cho phần rỗi linh hồn riêng của chúng nghen”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vị đại ân nhân Dầu Tràm vùng đất Lộc Thủy GP Huế là linh mục Raphael Antoine Fasseaux
Lm. Giuse Phan Văn Quyền
09:53 18/10/2021
Vị đại ân nhân Dầu Tràm vùng đất Lộc Thủy GP Huế là linh mục Raphael Antoine Fasseaux
18/10/2021
Cha Raphaël Antoine Fasseaux (Cố Phương) đến vùng đất Nước Ngọt – Lộc Thủy vào năm: 1925 -1933 và lần thứ 2 từ năm: 1937- 1942. Giáo xứ Nước Ngọt là giáo xứ đầu tiên trong đời linh mục của cha. Nước Ngọt là một vùng đất nghèo và Cha đã phục vụ ở đây 15 năm. Cha đã đem lại cho vùng đất này một sức sống mới, một ánh sáng tràn đầy tin yêu và hi vọng. Cha xây nhà thờ để củng cố đức tin cho con chiên, xây trường học để nâng cao dân trí cho bà con lương giáo trong vùng, và xây bệnh viện để chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Cha xây cơ sở cho các nữ tu để đào tạo người cộng tác trong công việc phục vụ người nghèo và truyền giáo. Hình ảnh ông cha Tây sống đơn sơ, bình dị, vui vẻ, dễ mến và rất gần gũi với dân làng. Người ta gọi ngài với một cái tên thân thương là Cố Phương.
Cha Fasseaux sống như một nhà khổ hạnh. Trong việc đi lại nơi này đến nơi khác cha thường đi bằng chiếc xe đạp bánh cao su phương tiện duy nhất. Còn khi ở trong vùng, từ Nước Ngọt đi làm lễ các họ nhánh thì ngài đi bộ. Cha Fasseaux yêu thương tất cả mọi người không phân biệt lương giáo, ngài thường xuyên đi thăm giáo dân và những người gặp hoàn cảnh nghèo khổ, bệnh tật ngài động viên an ủi giúp đỡ họ cả vật chất lẫn tinh thần. Ngoài giờ kinh lễ, ngài cũng tham gia lao động với bà con, chỉ họ cách trồng trọt hoa màu và ngài cầm cuốc để vun vồng đậu, đánh vồng khoai như một nông dân lành nghề.
Cuộc sống của Cha thật giản đơn, thức ăn, chỗ ngủ thì rất khắc khổ. Là người Châu Âu văn minh giàu có nhưng cha vẫn thích nghi với ẩm thực của người Việt. Mỗi lần đi lao động hay đi truyền giáo, cha thường mang theo một mo cơm độn khoai sắn. Thức ăn thường là cá khô kho, muối mè hay muối đậu phụng, đặc biệt ngài thường dùng một cục đường đen để ăn với cơm. Làm việc hết giờ thì ăn trưa, nghỉ trưa tại chỗ.
Chỗ ngủ của cha là một tấm ván đơn sơ gác trên hai con bò chạm gỗ, gối kê đầu là một viên gạch hoặc một khúc gỗ khoét lõm hình bán nguyệt. Lối sống khắc khổ như vậy khiến người dân yêu mến và rất quý trọng ngài.
Khi cha nhận xứ Nước Ngọt vào năm 1925 cách đây gần 100 năm. Vùng đất Nước Ngọt, Thủy Yên, Thủy Cam, Đập, Phú Xuyên, Phước Hưng, Tam Vị…, trước đây là vùng rừng thiêng nước độc. Có nhiều côn trùng nhất là muỗi, người dân thường bị sốt rét và hay đau cảm khi thời tiết chuyển mùa hay nắng mưa thất thường. Trước tình hình dịch bệnh thường xuyên của bà con như vậy, làm cho cha trăn trở, suy nghĩ làm sao tìm ra phương thuốc để cứu giúp dân làng. Cha nghiên cứu các loại cây trong vùng và ngài tìm ra cây Tràm gió mọc hoang ngoài trạng. Ngày xưa cây tràm gió ở vùng đất này rất nhiều. Ngài bảo người dân đi chặt cây tràm gió về đốt để xung đuổi muỗi. Vì cây này có vị cay the khi đốt lên có hơi khói thì muỗi và côn trùng bỏ chạy. Cha còn chỉ cho họ cách nấu cây tràm lấy tinh dầu dùng chữa trị các bệnh: như sốt rét, trúng gió, ho, cảm, bị thương hàn hay bị côn trùng cắn… Người dân biết công hiệu của cây Tràm gió, là nhờ công ơn của cha. Và kể từ đó, vùng đất này ít muỗi, bệnh sốt rét và các bệnh khác cũng giảm nhờ cây dầu Tràm. Cây dầu Tràm trở thành cây thần dược cứu giúp bà con trong vùng. Từ 1925 – 2021 là thời gian dài 96 năm gần một thế kỷ, người ta dùng dầu tràm của vùng đất Lộc Thủy này, nhưng ít người biết rõ về nguồn gốc và sự ra đời của nó.
Trong thời gian qua, Dầu Tràm Lộc Thủy – Nước Ngọt trở thành thương hiệu được nhiều người biết đến, trong nước cũng như hải ngoại. Dầu Tràm được chiết xuất từ cây tràm gió (tên khoa học: Melaleuca cajuputi Powell, thuộc họ Sim – Myrtacea) đặc biệt tinh dầu tràm Nước Ngọt có mùi hương dịu nhẹ, thơm dễ chịu, dùng trị thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn, phòng ngừa cảm lạnh, giảm các cơn đau ở khớp, trị các vết côn trùng cắn, làm da sưng, ngứa, viêm da, cháy nắng, phát ban… dùng cho người già, sản phụ, trẻ em, bé sơ sinh và ngăn ngừa virus cúm H5N1. Trước tình hình đại dịch Corona cuối tháng 9 năm 2019 và đầu năm 2020, bộ Y tế cho biết Dầu Tràm có thể diệt được Covid-19, thế là dầu tràm trở nên sốt giá. Từ đó dầu tràm Lộc Thủy ngày càng trở nên giá trị đối với người tiêu dùng.
Sở dĩ, dầu tràm Lộc Thủy – Nước Ngọt tốt các nơi là nhờ thổ dưỡng, đất đai, khi hậu, nó hòa quyện kết tinh và chiết xuất ra loại dầu đặc biết. Bởi vì, vùng đất Lộc Thủy nắng thì chói chan khô hạn đến độ tre cũng chết, mà mưa thì triền miên thối đất. Đây là vùng đất vũ trũng có lượng mưa nhiều nhất nước trong năm, có độ ẩm cao vì xung quanh núi đồi bao bọc như một thung lũng. Lộc Thủy vùng đất cằn cỗi nhưng có sức lan tỏa và chiết xuất ra một loại dầu Tràm hảo hạn nhất nước.
Có lẽ trong nước Việt Nam và trên thế giới, không nơi nào người ta nấu dầu Tràm nhiều bằng ở Lộc Thủy. Trên Quốc lộ 1A qua địa bàn xã Lộc Thủy hai bên đường có nhiều quầy hàng bán dầu và nấu dầu với các thương hiệu khác nhau. Đây là thổ sản đặc biệt của vùng đất này. Người tạo ra thổ sản đặc biệt cho quê hương nghèo Nước Ngọt – Lộc Thủy. Chính là linh mụcRaphaël Antoine Fasseaux hay gọi là Cố Phương người Bỉ. Điều quan trọng hiện nay là người nấu dầu và bán dầu có chiết xuất ra loại dầu tràm nguyên chất như 100 năm về trước không?
*************************************
Tiểu sử của Cha Raphaël Antoine Fasseaux (Cố Phương)
Linh mục Fasseaux (gọi là Cố Phương) sinh ngày: 20-01-1896 tại Saint-Jean de la Grande-Clairière, giáo phận Manitoba, miền Trung nước Canada. Cha mẹ ngài là người Bỉ, sống ở Strée, một làng của miền Hainaut, thuộc giáo phận Tournai, nước Bỉ. Họ di cư qua Canada lập nghiệp. Sau khi đứa con đầu của họ qua đời, cha mẹ Fasseaux về lại nước Bỉ.
Từ năm 1900 đến 1906, Fasseaux học cấp I tại Strée. Sau đó, theo anh mình vào tiểu chủng viện giáo phận Cambrai, Bắc nước Pháp và học cấp II tại đó. Anh của ngài thụ phong linh mục cho giáo phận Cambrai, còn ngài vẫn thuộc về giáo phận Tournai nước Bỉ.
Ngày 18.9.1913, Fasseaux xin vào học chủng viện của hội Thừa sai Paris Pháp. Trong thời gian Thế chiến thứ I xảy ra, ngài về quê giúp cha mẹ và cuối năm 1918 vào lại đại chủng viện. Ngài chịu chức linh mục ngày: 23.12.1922, và ngày 05.02.1923, ngài được gởi qua phục vụ giáo phận Bắc Đàng Trong (giáo phận Huế bây giờ).
Khi cha Fasseaux tới Huế được Đức Giám Mục Allys niềm nở đón tiếp và bổ nhiệm ngài dạy văn chương Pháp và nhạc lý ở tiểu chủng viện An Ninh. Vì vào thời gian này, Pháp ngữ là một ngôn ngữ phổ thông trong các trường học, nhất là các trường Công Giáo, dù chưa học tiếng Việt. Tuy nhiên, ngài muốn học tiếng Việt để đi truyền giáo, nên Đức Giám Mục gởi ngài về Phủ Cam là cha sở François Antoine Stoeffler (Cố Thể) học tiếng Việt để đi truyền giáo. Cố Thể đặt tên Việt cho ngài là Phương. Sau một thời gian ngắn ngài đã nói được tiếng Việt cách dễ dàng.
Tháng 9 năm 1925, cha được bổ nhiệm làm cha sở Nước Ngọt, một giáo xứ cách Huế 50km về phía nam nay thuộc xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
Năm 1933 ngài được bổ nhiệm làm giáo sư Đại chủng viện Huế và đã ở đó đến tháng 4 năm 1936. Ngày 24 tháng 4 năm 1936 cha tháp tùng đưa Đức cha Chabanon đau yếu rời Đà Nẵng đi tàu thủy về Pháp chữa bệnh.
Cha trở lại Huế ngày 07.01.1937 và sung sướng nhận tin được làm cha sở Nước Ngọt lần thứ 2.
Năm 1938, ngài xây dựng nhà thờ, trường học và nhà nữ tu ở Thủy Cam và Thủy Yên. Ngài cũng làm như thế vào năm 1939 ở làng Đập. Năm 1940, Nước Ngọt và các giáo họ trực thuộc có 4 trường học và 1 bệnh xá. Một nhà hộ sinh và 1 nhà thương được nhà nước công nhận, đón nhiều bệnh nhân mỗi ngày.
Năm 1942, các làng Phú Xuyên và Phước Hưng cũng có trường học. Năm 1944, tại Tam Vị (nay là vùng biển Bình An, cảng Chân Mây, cách Nước Ngọt 10km giờ thuộc giáo xứ Thừa Lưu), Cố Fasseaux đã chọn đất và xây nhà cho các nữ tu đào tạo các chị để quý chị đi truyền giáo.Tuy nhiên, sau hai cuộc chiến, thì cơ sở ở đây đã bị tàn phá bình địa, giờ không còn dấu tích gì ngoài một lăng Tử đạo, nền đất cũ và số ít giáo dân.
Là công dân Bỉ, cha Fasseaux đã không gặp nhiều khó khăn trong các sự kiện năm 1945. Nhưng từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 2 năm 1947, thành phố Huế có nhiều biến động, các cha Thừa sai phải rời Huế ra Vinh.
Ngày 08.11.1947 ngài rời Việt Nam đi Hồng Kông và ở đó đến 1950, làm việc tại nhà in Nazarét. Cuối cùng, ngài về lại Bỉ, và làm cha sở giáo xứ Fontaine-Valmont, thuộc địa phận Tournai.
Ngày 01.08.1956, cha Fasseaux trở lại Việt Nam. Ngài nhận giáo xứ Mai Xá (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), một giáo xứ có số giáo dân khoảng 600, gần vĩ tuyến 17. Ngài bắt đầu xây cất một trường học lớn rồi giao cho các nữ tu Mến Thánh Giá phụ trách với một bệnh xá và một nhà nguyện. Ngài cũng làm như vậy ở Vĩnh Quang, Lâm Xuân, Lại Ân, rồi tại Chợ Hôm, một giáo họ mới ở trên bờ biển ở Quảng Trị, gần Cửa Việt. Tại đó, Ngài xây một nhà xứ kiên cố, một trường học đồng thời cũng làm nhà nguyện, và nhường giáo xứ Mai Xá lại cho cha Pierre Poncet.
Năm 1962, ngài được đặt làm cha sở xứ An Đôn, gần thị xã Quảng Trị, đồng thời làm hạt trưởng, một giáo hạt có 11.000 tín hữu với 700 tân tòng và dự tòng. Ở đó, ngài xây hai trường học lớn. Năm 1963, lại thành lập một trung tâm truyền giáo mới với bệnh xá, phòng phát thuốc, trường học, trú sở cho nữ tu và sau đó xây một nhà trên vùng đất mới.
Cuối năm 1964, vì lý do sức khoẻ, ngài được Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền mời về làm việc tại Huế, giúp đào tạo các đệ tử Dòng Mến Thánh Giá Thừa sai. Tháng 6 năm 1966, do làm việc nhiền nên sức hao lực kiệt và phải trở về lại Bỉ để nghỉ dưỡng.
Sau khi hồi hương và an dưỡng một thời gian, ngài được bổ nhiệm làm cha sở giáo xứ Ragnies, cách Strée 4km quê hương của ngài. Ngài đã trùng tu ngôi nhà thờ vốn được xếp hạng như một di tích lịch sử. Ở đó, ngài phục vụ mọi người, nhất là người già lão và bệnh tật. Tháng 10 năm 1969, ngài trải qua một cuộc giải phẫu vì nghẽn sỏi thận tại bệnh viện Gilly Charleroi, thuộc tỉnh Hainaut, bên bờ sông Escaut.
Cha qua đời ngày 12.10.1969, hưởng thọ 73 tuổi, với 43 năm linh mục, phục vụ giáo phận Huế 29 năm trong đó riêng giáo sở Nước Ngọt là 15 năm, Hồng Kông và Bỉ 14 năm. Nguyện vọng của ngài được chôn cất như một người nghèo, nên thi hài của ngài đã an nghỉ tại nghĩa trang giáo xứ Ragnies, vương quốc Bỉ. Cả cuộc đời của cha sống với người nghèo và chết như người nghèo. Cách sống và đời sống của cha như một câu chuyện cổ tích hay còn in lại trong tâm trí và cõi lòng người dân vùng đất Nước Ngọt – Lộc Thủy.
Lăng cô, ngày 17. 10. 2021
Lm. Giuse Phan Văn Quyền
18/10/2021
Cha Raphaël Antoine Fasseaux (Cố Phương) đến vùng đất Nước Ngọt – Lộc Thủy vào năm: 1925 -1933 và lần thứ 2 từ năm: 1937- 1942. Giáo xứ Nước Ngọt là giáo xứ đầu tiên trong đời linh mục của cha. Nước Ngọt là một vùng đất nghèo và Cha đã phục vụ ở đây 15 năm. Cha đã đem lại cho vùng đất này một sức sống mới, một ánh sáng tràn đầy tin yêu và hi vọng. Cha xây nhà thờ để củng cố đức tin cho con chiên, xây trường học để nâng cao dân trí cho bà con lương giáo trong vùng, và xây bệnh viện để chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Cha xây cơ sở cho các nữ tu để đào tạo người cộng tác trong công việc phục vụ người nghèo và truyền giáo. Hình ảnh ông cha Tây sống đơn sơ, bình dị, vui vẻ, dễ mến và rất gần gũi với dân làng. Người ta gọi ngài với một cái tên thân thương là Cố Phương.
Cha Fasseaux sống như một nhà khổ hạnh. Trong việc đi lại nơi này đến nơi khác cha thường đi bằng chiếc xe đạp bánh cao su phương tiện duy nhất. Còn khi ở trong vùng, từ Nước Ngọt đi làm lễ các họ nhánh thì ngài đi bộ. Cha Fasseaux yêu thương tất cả mọi người không phân biệt lương giáo, ngài thường xuyên đi thăm giáo dân và những người gặp hoàn cảnh nghèo khổ, bệnh tật ngài động viên an ủi giúp đỡ họ cả vật chất lẫn tinh thần. Ngoài giờ kinh lễ, ngài cũng tham gia lao động với bà con, chỉ họ cách trồng trọt hoa màu và ngài cầm cuốc để vun vồng đậu, đánh vồng khoai như một nông dân lành nghề.
Cuộc sống của Cha thật giản đơn, thức ăn, chỗ ngủ thì rất khắc khổ. Là người Châu Âu văn minh giàu có nhưng cha vẫn thích nghi với ẩm thực của người Việt. Mỗi lần đi lao động hay đi truyền giáo, cha thường mang theo một mo cơm độn khoai sắn. Thức ăn thường là cá khô kho, muối mè hay muối đậu phụng, đặc biệt ngài thường dùng một cục đường đen để ăn với cơm. Làm việc hết giờ thì ăn trưa, nghỉ trưa tại chỗ.
Chỗ ngủ của cha là một tấm ván đơn sơ gác trên hai con bò chạm gỗ, gối kê đầu là một viên gạch hoặc một khúc gỗ khoét lõm hình bán nguyệt. Lối sống khắc khổ như vậy khiến người dân yêu mến và rất quý trọng ngài.
Khi cha nhận xứ Nước Ngọt vào năm 1925 cách đây gần 100 năm. Vùng đất Nước Ngọt, Thủy Yên, Thủy Cam, Đập, Phú Xuyên, Phước Hưng, Tam Vị…, trước đây là vùng rừng thiêng nước độc. Có nhiều côn trùng nhất là muỗi, người dân thường bị sốt rét và hay đau cảm khi thời tiết chuyển mùa hay nắng mưa thất thường. Trước tình hình dịch bệnh thường xuyên của bà con như vậy, làm cho cha trăn trở, suy nghĩ làm sao tìm ra phương thuốc để cứu giúp dân làng. Cha nghiên cứu các loại cây trong vùng và ngài tìm ra cây Tràm gió mọc hoang ngoài trạng. Ngày xưa cây tràm gió ở vùng đất này rất nhiều. Ngài bảo người dân đi chặt cây tràm gió về đốt để xung đuổi muỗi. Vì cây này có vị cay the khi đốt lên có hơi khói thì muỗi và côn trùng bỏ chạy. Cha còn chỉ cho họ cách nấu cây tràm lấy tinh dầu dùng chữa trị các bệnh: như sốt rét, trúng gió, ho, cảm, bị thương hàn hay bị côn trùng cắn… Người dân biết công hiệu của cây Tràm gió, là nhờ công ơn của cha. Và kể từ đó, vùng đất này ít muỗi, bệnh sốt rét và các bệnh khác cũng giảm nhờ cây dầu Tràm. Cây dầu Tràm trở thành cây thần dược cứu giúp bà con trong vùng. Từ 1925 – 2021 là thời gian dài 96 năm gần một thế kỷ, người ta dùng dầu tràm của vùng đất Lộc Thủy này, nhưng ít người biết rõ về nguồn gốc và sự ra đời của nó.
Trong thời gian qua, Dầu Tràm Lộc Thủy – Nước Ngọt trở thành thương hiệu được nhiều người biết đến, trong nước cũng như hải ngoại. Dầu Tràm được chiết xuất từ cây tràm gió (tên khoa học: Melaleuca cajuputi Powell, thuộc họ Sim – Myrtacea) đặc biệt tinh dầu tràm Nước Ngọt có mùi hương dịu nhẹ, thơm dễ chịu, dùng trị thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn, phòng ngừa cảm lạnh, giảm các cơn đau ở khớp, trị các vết côn trùng cắn, làm da sưng, ngứa, viêm da, cháy nắng, phát ban… dùng cho người già, sản phụ, trẻ em, bé sơ sinh và ngăn ngừa virus cúm H5N1. Trước tình hình đại dịch Corona cuối tháng 9 năm 2019 và đầu năm 2020, bộ Y tế cho biết Dầu Tràm có thể diệt được Covid-19, thế là dầu tràm trở nên sốt giá. Từ đó dầu tràm Lộc Thủy ngày càng trở nên giá trị đối với người tiêu dùng.
Sở dĩ, dầu tràm Lộc Thủy – Nước Ngọt tốt các nơi là nhờ thổ dưỡng, đất đai, khi hậu, nó hòa quyện kết tinh và chiết xuất ra loại dầu đặc biết. Bởi vì, vùng đất Lộc Thủy nắng thì chói chan khô hạn đến độ tre cũng chết, mà mưa thì triền miên thối đất. Đây là vùng đất vũ trũng có lượng mưa nhiều nhất nước trong năm, có độ ẩm cao vì xung quanh núi đồi bao bọc như một thung lũng. Lộc Thủy vùng đất cằn cỗi nhưng có sức lan tỏa và chiết xuất ra một loại dầu Tràm hảo hạn nhất nước.
Có lẽ trong nước Việt Nam và trên thế giới, không nơi nào người ta nấu dầu Tràm nhiều bằng ở Lộc Thủy. Trên Quốc lộ 1A qua địa bàn xã Lộc Thủy hai bên đường có nhiều quầy hàng bán dầu và nấu dầu với các thương hiệu khác nhau. Đây là thổ sản đặc biệt của vùng đất này. Người tạo ra thổ sản đặc biệt cho quê hương nghèo Nước Ngọt – Lộc Thủy. Chính là linh mụcRaphaël Antoine Fasseaux hay gọi là Cố Phương người Bỉ. Điều quan trọng hiện nay là người nấu dầu và bán dầu có chiết xuất ra loại dầu tràm nguyên chất như 100 năm về trước không?
*************************************
Tiểu sử của Cha Raphaël Antoine Fasseaux (Cố Phương)
Linh mục Fasseaux (gọi là Cố Phương) sinh ngày: 20-01-1896 tại Saint-Jean de la Grande-Clairière, giáo phận Manitoba, miền Trung nước Canada. Cha mẹ ngài là người Bỉ, sống ở Strée, một làng của miền Hainaut, thuộc giáo phận Tournai, nước Bỉ. Họ di cư qua Canada lập nghiệp. Sau khi đứa con đầu của họ qua đời, cha mẹ Fasseaux về lại nước Bỉ.
Từ năm 1900 đến 1906, Fasseaux học cấp I tại Strée. Sau đó, theo anh mình vào tiểu chủng viện giáo phận Cambrai, Bắc nước Pháp và học cấp II tại đó. Anh của ngài thụ phong linh mục cho giáo phận Cambrai, còn ngài vẫn thuộc về giáo phận Tournai nước Bỉ.
Ngày 18.9.1913, Fasseaux xin vào học chủng viện của hội Thừa sai Paris Pháp. Trong thời gian Thế chiến thứ I xảy ra, ngài về quê giúp cha mẹ và cuối năm 1918 vào lại đại chủng viện. Ngài chịu chức linh mục ngày: 23.12.1922, và ngày 05.02.1923, ngài được gởi qua phục vụ giáo phận Bắc Đàng Trong (giáo phận Huế bây giờ).
Khi cha Fasseaux tới Huế được Đức Giám Mục Allys niềm nở đón tiếp và bổ nhiệm ngài dạy văn chương Pháp và nhạc lý ở tiểu chủng viện An Ninh. Vì vào thời gian này, Pháp ngữ là một ngôn ngữ phổ thông trong các trường học, nhất là các trường Công Giáo, dù chưa học tiếng Việt. Tuy nhiên, ngài muốn học tiếng Việt để đi truyền giáo, nên Đức Giám Mục gởi ngài về Phủ Cam là cha sở François Antoine Stoeffler (Cố Thể) học tiếng Việt để đi truyền giáo. Cố Thể đặt tên Việt cho ngài là Phương. Sau một thời gian ngắn ngài đã nói được tiếng Việt cách dễ dàng.
Tháng 9 năm 1925, cha được bổ nhiệm làm cha sở Nước Ngọt, một giáo xứ cách Huế 50km về phía nam nay thuộc xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
Năm 1933 ngài được bổ nhiệm làm giáo sư Đại chủng viện Huế và đã ở đó đến tháng 4 năm 1936. Ngày 24 tháng 4 năm 1936 cha tháp tùng đưa Đức cha Chabanon đau yếu rời Đà Nẵng đi tàu thủy về Pháp chữa bệnh.
Cha trở lại Huế ngày 07.01.1937 và sung sướng nhận tin được làm cha sở Nước Ngọt lần thứ 2.
Năm 1938, ngài xây dựng nhà thờ, trường học và nhà nữ tu ở Thủy Cam và Thủy Yên. Ngài cũng làm như thế vào năm 1939 ở làng Đập. Năm 1940, Nước Ngọt và các giáo họ trực thuộc có 4 trường học và 1 bệnh xá. Một nhà hộ sinh và 1 nhà thương được nhà nước công nhận, đón nhiều bệnh nhân mỗi ngày.
Năm 1942, các làng Phú Xuyên và Phước Hưng cũng có trường học. Năm 1944, tại Tam Vị (nay là vùng biển Bình An, cảng Chân Mây, cách Nước Ngọt 10km giờ thuộc giáo xứ Thừa Lưu), Cố Fasseaux đã chọn đất và xây nhà cho các nữ tu đào tạo các chị để quý chị đi truyền giáo.Tuy nhiên, sau hai cuộc chiến, thì cơ sở ở đây đã bị tàn phá bình địa, giờ không còn dấu tích gì ngoài một lăng Tử đạo, nền đất cũ và số ít giáo dân.
Là công dân Bỉ, cha Fasseaux đã không gặp nhiều khó khăn trong các sự kiện năm 1945. Nhưng từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 2 năm 1947, thành phố Huế có nhiều biến động, các cha Thừa sai phải rời Huế ra Vinh.
Ngày 08.11.1947 ngài rời Việt Nam đi Hồng Kông và ở đó đến 1950, làm việc tại nhà in Nazarét. Cuối cùng, ngài về lại Bỉ, và làm cha sở giáo xứ Fontaine-Valmont, thuộc địa phận Tournai.
Ngày 01.08.1956, cha Fasseaux trở lại Việt Nam. Ngài nhận giáo xứ Mai Xá (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), một giáo xứ có số giáo dân khoảng 600, gần vĩ tuyến 17. Ngài bắt đầu xây cất một trường học lớn rồi giao cho các nữ tu Mến Thánh Giá phụ trách với một bệnh xá và một nhà nguyện. Ngài cũng làm như vậy ở Vĩnh Quang, Lâm Xuân, Lại Ân, rồi tại Chợ Hôm, một giáo họ mới ở trên bờ biển ở Quảng Trị, gần Cửa Việt. Tại đó, Ngài xây một nhà xứ kiên cố, một trường học đồng thời cũng làm nhà nguyện, và nhường giáo xứ Mai Xá lại cho cha Pierre Poncet.
Năm 1962, ngài được đặt làm cha sở xứ An Đôn, gần thị xã Quảng Trị, đồng thời làm hạt trưởng, một giáo hạt có 11.000 tín hữu với 700 tân tòng và dự tòng. Ở đó, ngài xây hai trường học lớn. Năm 1963, lại thành lập một trung tâm truyền giáo mới với bệnh xá, phòng phát thuốc, trường học, trú sở cho nữ tu và sau đó xây một nhà trên vùng đất mới.
Cuối năm 1964, vì lý do sức khoẻ, ngài được Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền mời về làm việc tại Huế, giúp đào tạo các đệ tử Dòng Mến Thánh Giá Thừa sai. Tháng 6 năm 1966, do làm việc nhiền nên sức hao lực kiệt và phải trở về lại Bỉ để nghỉ dưỡng.
Sau khi hồi hương và an dưỡng một thời gian, ngài được bổ nhiệm làm cha sở giáo xứ Ragnies, cách Strée 4km quê hương của ngài. Ngài đã trùng tu ngôi nhà thờ vốn được xếp hạng như một di tích lịch sử. Ở đó, ngài phục vụ mọi người, nhất là người già lão và bệnh tật. Tháng 10 năm 1969, ngài trải qua một cuộc giải phẫu vì nghẽn sỏi thận tại bệnh viện Gilly Charleroi, thuộc tỉnh Hainaut, bên bờ sông Escaut.
Cha qua đời ngày 12.10.1969, hưởng thọ 73 tuổi, với 43 năm linh mục, phục vụ giáo phận Huế 29 năm trong đó riêng giáo sở Nước Ngọt là 15 năm, Hồng Kông và Bỉ 14 năm. Nguyện vọng của ngài được chôn cất như một người nghèo, nên thi hài của ngài đã an nghỉ tại nghĩa trang giáo xứ Ragnies, vương quốc Bỉ. Cả cuộc đời của cha sống với người nghèo và chết như người nghèo. Cách sống và đời sống của cha như một câu chuyện cổ tích hay còn in lại trong tâm trí và cõi lòng người dân vùng đất Nước Ngọt – Lộc Thủy.
Lăng cô, ngày 17. 10. 2021
Lm. Giuse Phan Văn Quyền
Văn Hóa
Tiểu luận IV của Edith Stein về Phụ nữ: Các Nguyên tắc Căn bản về Giáo dục Phụ nữ (1)
Vũ Văn An
20:49 18/10/2021
Đây là một bài nói chuyện của Edith Stein trước Uỷ ban Giáo dục của Liên đoàn Phụ nữ Công Giáo Đức ngày 8 tháng 11 năm 1930 ở Bendorf trên bờ Sông Rhine
Toàn bộ hệ thống giáo dục của chúng ta vốn đang trong một tình trạng khủng hoảng đã nhiều thập niên qua. Những lời kêu gọi cải cách liên tục được đưa ra ở khắp nơi. Mặc dù một số hướng dẫn quan trọng đã xuất hiện do sự nhầm lẫn của một số nỗ lực, người ta cảm thấy vẫn như đang ở giữa các thử nghiệm có tính chuẩn bị hơn là một diễn trình diễn biến êm đềm, hữu hiệu.
Giáo dục phụ nữ là một phần của cuộc khủng hoảng tổng quát này và nó cũng có những vấn đề riêng. Một giải pháp cuối cùng sẽ chỉ khả hữu song song với cuộc cải cách toàn bộ hệ thống giáo dục của Đức. Ngày nay, cả khi chúng ta cố gắng xem xét việc giáo dục phụ nữ một cách riêng biệt, chúng ta vẫn phải làm như vậy bằng cách xem xét nó trong mối tương quan của nó với vấn đề nói chung. Giáo dục phụ nữ, mặc dù là một trường hợp đặc biệt, trên thực tế, liên quan đến toàn bộ phạm vi cải cách giáo dục.
I. KHÁI NIỆM GIÁO DỤC (2)
Nếu chúng ta muốn tìm kiếm nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đã làm lung lay hệ thống cũ, chúng ta nên tìm kiếm nó trong khái niệm giáo dục có tính căn bản đối với hệ thống đó, một khái niệm mà ngày nay chúng ta coi là đã thất bại. “Hệ thống cũ” về căn bản là đứa con của Phong trào Ánh sáng. (Ở đây, tôi nghĩ tới các trường tiểu học và trung học và các trường cao đẳng sư phạm. Các trường trung học nhân văn, các đại học, chủng viện dành cho linh mục và các trường hướng nghiệp khác đã phát triển từ một nền tảng khác, nhưng, do sự đan xen thực tế, chúng cho thấy những dấu vết khác biệt chịu ảnh hưởng của phần còn lại trong hệ thống trường học).
Lý tưởng giáo dục trước đây là kiến thức bách khoa: khái niệm giả định về tâm trí là khái niệm tabula rasa (chiếc bảng chưa viết) mà trên đó càng nhiều ấn tượng càng tốt được ghi nhận qua các tri nhận tri thức và học thuộc lòng. Hệ thống phát sinh từ khái niệm này đã tạo dịp cho nhiều chỉ trích ngày càng gia tăng do các khiếm khuyết rõ ràng của nó và cuối cùng, là một cuộc tấn công toàn diện vào nó. Ngày nay, nó giống như một ngôi nhà đang bị phá bỏ - đây đó, người ta vẫn thấy một phần của bức tường gạch, cửa sổ hình cánh cung, rác rưởi chất thành đống ở giữa; ở giữa những thứ này, đây đó, một phân khúc mới được dựng lên. Tôi tự hỏi liệu có nên loại bỏ tất cả những thứ này và dựng một tòa kiến trúc mới trên nền đất kiên cố theo một kế hoạch thống nhất hay không? Xu hướng nghiêng về điều này là thế này: trong nhiều năm, chúng ta đã chứng kiến cuộc đấu tranh để có một khái niệm mới về giáo dục. Tuy nhiên, khái niệm này về căn bản là một khái niệm rất cũ.
Tôi sẽ cố gắng phác thảo ngắn gọn mục tiêu của tất cả những nỗ lực này. Giáo dục không phải là một sở hữu bên ngoài của việc học mà đúng hơn là toàn bộ cấu trúc [gestalt] (3) mà nhân cách con người lãnh hội dưới tác động của các ngoại lực đa dạng, nghĩa là diễn trình đào tạo này. Chất liệu cần được đào tạo, một mặt, là thiên hướng tâm sinh lý được thừa hưởng; mặt khác, nó là các chất liệu đào tạo liên tục được tích hợp. Cơ thể rút tỉa từ thế giới vật chất; tâm hồn từ môi trường tri thức của nó — từ thế giới của con người và từ các giá trị nuôi dưỡng nó.
Việc đào tạo căn bản đầu tiên xảy ra bên trong linh hồn. Giống như một mô thức bên trong nằm trong hạt giống của thực vật, một sức mạnh vô hình làm cho cây thông mọc lên ở chỗ này và cây sồi mọc lên ở chỗ kia, cũng theo cách này, một cái khuôn bên trong con người thúc đẩy sự biến hóa theo một hướng nhất định và hoạt động hướng tới một cấu trúc toàn bộ [gestalt] nào đó với một tính đơn nhất về mục đích không ai thấy, một nhân cách trưởng thành, phát triển đầy đủ và có tính cá thể độc đáo.
Các sức mạnh khác đi cùng với sức mạnh đầu tiên này, một số từ bên ngoài và một số từ bên trong. Đứa trẻ với thiên hướng tâm sinh lý và tính đơn nhất bẩm sinh về mục đích đã được giao vào tay các nhà điêu khắc nhân bản. Việc hoàn thành mục tiêu của em phụ thuộc vào việc các nhà điêu khắc này có cung cấp các chất liệu đào tạo cần thiết cho cơ thể và linh hồn của em hay không. Đặc điểm của các cơ năng tâm thần là chúng chỉ sinh hoa trái khi được kích hoạt trên các chất liệu thoả đáng: tức là các giác quan qua quan sát, biện phân, so sánh màu sắc và hình dạng, âm sắc và tiếng động; lý trí qua suy nghĩ và hiểu biết; ý chí qua những thành tựu của ý chí (quyết định, giải quyết, từ bỏ, v.v.); cảm xúc qua các phản ứng cảm xúc, vv. Các nhiệm vụ thỏa đáng bên ngoài góp phần tương ứng vào việc vun sới các khả năng này.
Có nhiều thiên hướng có thể ngăn cản sự phát triển được quy định bởi quyết tâm bên trong nếu để cho chúng phát triển tự do. Bàn tay đào tạo chịu uốn nắn những mầm mống hoang dại đang chớm nở như vậy sẽ có lợi cho việc đào tạo bên trong.
Cùng với các can thiệp trên, còn có các nhân tố môi trường tích cực. Chất liệu đào tạo hiện thực không những được tiếp nhận bởi các giác quan và trí hiểu mà còn được tích hợp bởi “trái tim và linh hồn” nữa. Nhưng nếu nó thực sự được biến đổi trở thành linh hồn, thì nó không còn chỉ là chất liệu nữa: nó tự hoạt động, đào tạo và phát triển; nó giúp linh hồn đạt được cấu trúc toàn diện [gestalt] dự kiến của nó.
Các năng lực đào tạo bên ngoài còn được một năng lực đào tạo bên trong khác tạo điều kiện. Đứa trẻ được đặt vào tay của những nhà giáo dục nhân bản, nhưng con người đang trưởng thành, nhờ ý thức được tự do tinh thần, cũng được trao vào tay của chính em. Chính em tự làm việc cho sự phát triển của mình qua cơ năng ý chí tự do: em có thể khám phá và phát triển các khả năng của mình; em có thể mở lòng đón nhận các ảnh hưởng đào tạo hoặc tách mình ra khỏi chúng. Em cũng bị ràng buộc bởi chất liệu nhận được và nguyên tắc đào tạo đệ nhất đẳng hoạt động từ bên trong: không ai có thể làm cho mình thành điều gì đó mà họ không là từ bản chất.
Tương phản với mọi năng lực đã nêu, chỉ có một năng lực đào tạo không bị ràng buộc vào giới hạn của bản chất, mà trái lại, có thể biến đổi mô thức bên trong xa hơn và từ bên trong: đó là năng lực của ân sủng.
Chúng ta nhận ra rằng giáo dục phức tạp và mầu nhiệm hơn và ít bị tùy thuộc ý chí võ đoán hơn so với quan niệm của phong trào Ánh sáng; và vì phong trào Ánh sáng đã không xử lý các nhân tố thiết yếu của việc đào tạo, nên hệ thống giáo dục của họ phải chịu thất bại hoàn toàn.
II. BẢN CHẤT VÀ ƠN GỌI CỦA PHỤ NỮ
Mọi công trình giáo dục chính thức phải nhìn nhận bản chất đã có. Do đó khẩu hiệu của những nhà cải cách trường học là: "Mọi sự đều tùy thuộc vào đứa trẻ!" Bởi vì bản chất đã có này là một bản chất cá thể, nên họ nhấn mạnh rằng nó cần "nền giáo dục cá nhân!" Bởi vì các khả năng chỉ phát triển nhờ sự chuyên cần, nên họ kêu gọi “Quyền tự chủ của học viên!” - “Tính tự phát!” Do đó, nếu chúng ta muốn đặt nền tảng cho một hệ thống giáo dục lành mạnh và lâu dài cho phụ nữ, chúng ta phải tự hỏi mình:
l. Bản chất của phụ nữ là gì và đâu là mục tiêu giáo dục được quy định cho bản chất này: chúng ta phải dựa vào những năng lực đào tạo bên trong nào?
2. Giáo dục chính thức có thể giúp ích gì cho diễn trình nội tâm?
Khi xem xét câu hỏi đầu tiên, tôi muốn tự giới hạn vào bản chất của phụ nữ (4). Ta không phủ nhận các khác biệt cá nhân sâu rộng; trong nhiều trường hợp, các phụ nữ cho thấy các đặc điểm chủ yếu có tính nam giới. Mỗi người phụ nữ đều mong có một chức nghiệp đặc thù theo thiên hướng và năng khiếu cá nhân; chức nghiệp này không phụ thuộc vào chức nghiệp nữ giới của họ. Đối với giáo dục tổng quát, ta phải xem xét cá tính của người ta; điều quan trọng hơn hết trong bối cảnh của chúng ta là đặt cơ sở chuyên biệt cho việc giáo dục phụ nữ.
Bản chất của người phụ nữ được xác định bởi ơn gọi nguyên thủy của họ như người phối ngẫu và người mẹ. Tư cách này phụ thuộc tư cách kia. Cơ thể của người phụ nữ được tạo hình để “trở thành một thân xác” với một người khác và nuôi dưỡng sự sống nhân bản mới trong chính nó. Một cơ thể có kỷ luật tốt là một công cụ thích nghi cho tâm trí vốn làm nó sinh động; đồng thời, nó là nguồn sức mạnh và là nơi cư trú của tâm trí. Chính vì vậy, linh hồn của người phụ nữ được thiết kế để phục tùng người đàn ông trong việc vâng lời và nâng đỡ; nó cũng được tạo hình để làm nơi trú ẩn trong đó các linh hồn khác có thể triển khai. Cả tình đồng hành thiêng liêng và tình mẫu tử thiêng liêng không bị giới hạn ở mối tương quan phối ngẫu và làm mẹ thể xác, nhưng chúng mở rộng tới tất cả những ai được người phụ nữ tiếp xúc.
Vì vậy, linh hồn người phụ nữ phải rộng mở, cởi mở với tất cả mọi người; nó phải yên tĩnh để không có ngọn lửa nhỏ yếu ớt nào bị gió bão dập tắt; ấm áp để không làm những mầm nụ mong manh tê liệt; rõ ràng, để không con sâu nào trú ngụ được trong các góc tối và hốc tường tối tăm; độc lập, để không có cuộc xâm lăng nào từ bên ngoài có thể làm cho cuộc sống bên trong lâm nguy; làm rỗng chính mình, để sự sống bên ngoài có thể có chỗ trong đó; cuối cùng, làm chủ chính mình và cả thân xác mình, để toàn bộ con người sẵn sàng đáp ứng mọi lời kêu gọi.
Đó là một hình ảnh lý tưởng của toàn bộ cấu trúc [gestalt] của linh hồn nữ giới. Linh hồn của người phụ nữ đầu tiên được đào tạo vì mục đích này, và linh hồn của Mẹ Thiên Chúa cũng được đào tạo như vậy. Nơi tất cả những phụ nữ khác kể từ cuộc Sa ngã, có một mầm mống phát triển như vậy, nhưng nó cần được chăm bón đặc biệt nếu không nó sẽ bị chết ngạt giữa đám cỏ dại mọc um tùm xung quanh nó.
Linh hồn người phụ nữ nên rộng mở; không có gì nhân bản nên xa lạ với nó. Rõ ràng, nó có thiên hướng tự nhiên muốn đạt được mục đích như vậy: xét trung bình, quan tâm chính của nó hướng đến con người và các mối tương quan giữa con người với nhau. Nhưng, nếu người ta để mặc bản năng tự nhiên cho chính nó, thì quan tâm này được phát biểu một cách độc lập đối với mục tiêu của nó. Thường thì mối quan tâm chủ yếu chỉ là sự tò mò, muốn được biết người ta và các hoàn cảnh của họ; đôi khi nó là sự tham lam thực sự muốn xâm nhập các phạm vi xa lạ. Nếu ta dung túng cho bản năng này, thì ta sẽ không giành được điều gì cho chính linh hồn đó hoặc cho các linh hồn khác. Có thể nói, nó ra khỏi chính nó, và mãi đứng ở bên ngoài nó. Nó tự đánh mất mình, mà không đem lại được điều gì cho người khác. Điều này quả không sinh ích chi, thậm chí còn gây hại nữa. Linh hồn người phụ nữ sẽ chỉ sinh ích nếu nó ra ngoài để tìm kiếm và mang về nhà kho báu ẩn giấu vốn nằm sâu trong linh hồn mỗi con người, và có thể làm phong phú thêm không những linh hồn họ mà còn cả các linh hồn khác nữa; và nó sẽ chỉ sinh ích nếu nó tìm kiếm và mang về gánh nặng ai cũng biết hoặc giấu ẩn vốn đang đè lên linh hồn mỗi con người. Chỉ những ai biết chiêm ngưỡng kính phục trước linh hồn con người mới tìm kiếm cách đó, cách biết rằng linh hồn con người là vương quốc của Thiên Chúa, biết rằng ta chỉ có thể đến gần họ khi được sai đến với họ. Nhưng bất cứ ai được sai đến đều sẽ tìm thấy điều mình đang tìm kiếm, và bất cứ ai được tìm kiếm như thế sẽ được tìm thấy và được cứu rỗi. Rồi linh hồn sẽ không đứng lại ở bên ngoài mà trái lại, sẽ mang chiến lợi phẩm về nhà; và không gian của nó hẳn sẽ mở rộng để có thể tiếp nhận những gì nó mang về.
Linh hồn phải tĩnh lặng, vì sự sống mà nó phải bảo vệ, rất e lệ và ăn nói nhỏ nhẹ; nếu chính linh hồn lại xao động, nó sẽ không nghe thấy sự sống này, một sự sống chẳng bao lâu sau sẽ hoàn toàn bặt tiếng và biến mất khỏi linh hồn. Tôi tự hỏi liệu ta có thể nói rằng linh hồn phụ nữ được bản chất lên khuôn như vậy hay không? Thoạt nhìn, điều ngược lại có vẻ đúng. Linh hồn phụ nữ xôn xao náo động rất nhiều và rất mạnh mẽ; sự náo động này tự nó tạo ra nhiều ồn ào; và, thêm vào đó, linh hồn còn được thúc giục để bày tỏ sự náo động ấy ra. Tuy nhiên, khả năng cho sự yên tĩnh này phải có đó; nếu không, nó không thể được thực hành một cách sâu sắc như hiện nay, xét cho ngay, bởi nhiều phụ nữ: những người phụ nữ này mà nơi họ người ta nương náu để tìm kiếm sự bình yên, và là những người có đôi tai dành cho những tiếng nói nhỏ nhẹ và khó nghe nhất.
Người phụ nữ sẽ thành công nếu các yêu cầu khác được đáp ứng: nếu linh hồn họ tự làm trống rỗng mình và sống độc lập. Thật vậy, khi cái tôi đầy kích động hoàn toàn không còn nữa, thì sẽ có chỗ và sự yên tĩnh để làm mình được người khác tri nhận. Nhưng không ai, cả đàn ông lẫn đàn bà, có thể tự làm cho mình được như vậy bởi một mình bản chất mà thôi. Lời kinh cổ xưa của Đức đọc rằng, “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, xin lấy con ra khỏi chính con và trao con hoàn toàn cho một mình Chúa”. Bản thân chúng ta không thể làm gì được; Thiên Chúa phải làm điều đó. Như vậy, nói chuyện với Người tự bản chất, vốn dễ dàng đối với người phụ nữ hơn là đối với đàn ông vì một ước muốn tự nhiên sống trong họ là trao mình hoàn toàn cho một ai đó. Khi họ đã một lần nhận ra rằng không ai khác ngoài Thiên Chúa có khả năng tiếp nhận họ hoàn toàn cho chính Người và quả là hành vi trộm cắp đầy tội lỗi đối với Thiên Chúa khi hiến mình hoàn toàn cho người khác ngoài Người ra, thì việc hiến mình như thế không còn khó khăn nữa và họ được giải thoát khỏi chính họ. Sau đó, điều cũng hiển nhiên đối với họ là được ở trong lâu đài của mình trong khi trước đây, họ phải hứng chịu những cơn bão vùi giập họ từ bên ngoài hết lần này đến lần khác; và trước đây, họ cũng đã đi vào thế giới để tìm kiếm thứ gì đó xa lạ có thể giải quyết cơn đói của mình. Bây giờ họ có tất cả những gì họ cần; họ vươn ra xa khi được sai đi và chỉ cởi mở đối với điều họ cho phép. Họ là nữ chủ nhân của lâu đài này trong tư cách nữ tỳ của Chúa mình, và họ sẵn sàng làm nữ tỳ cho tất cả những ai mà Chúa mong muốn họ phục vụ. Nhưng, trên hết, điều này có nghĩa họ sẵn sàng đối với người được ban cho họ như một người có chủ quyền hữu hình trên họ— bất luận là người phối ngẫu của họ hoặc những người có thẩm quyền đối với họ cách này hay cách khác.
Linh hồn phụ nữ chắc chắn là ấm áp tự bản chất, nhưng sự ấm áp tự nhiên của nó rất hiếm khi liên tục. Nó tự làm nó hao mòn và hết hoạt động khi cần thiết nhất; hoặc nó được tăng cường bởi một tia lửa thành ngọn lửa phá hủy khi nó chỉ nên ấm áp dịu dàng. Nhưng ở đây một lần nữa, điều đó chỉ có thể được trợ giúp khi, thay vì ngọn lửa trần gian, họ phải biết ngọn lửa trên trời. Khi ngọn lửa trên trời, tức tình yêu thần linh, đã thiêu rụi mọi chuyện ô uế, thì nó bùng cháy trong linh hồn như một ngọn lửa lặng lẽ không những sưởi ấm mà còn chiếu sáng; lúc đó, tất cả đều sáng láng, tinh khiết và rõ ràng. Thật vậy, sự rõ ràng cũng không tự biểu hiện như do bản chất ban cho. Ngược lại, linh hồn phụ nữ xuất hiện mờ mịt và tăm tối, mờ đục đối với chính họ và đối với người khác. Chỉ có ánh sáng thần linh mới làm cho nó rõ ràng và sáng sủa.
Do đó, mọi điều đều dẫn đến kết luận này: người phụ nữ chỉ có thể trở thành điều mà họ nên là phù hợp với ơn gọi chính yếu của họ khi việc đào tạo nhờ ân sủng đồng hành với việc đào tạo tự nhiên ở bên trong. Do đó, giáo dục tôn giáo phải là cốt lõi của việc giáo dục mọi phụ nữ.
Còn tiếp
VietCatholic TV
Giám Mục Tây Ban Nha từ chức sống với người đàn bà ma quỷ tiếp tục gây đau thương cho Giáo Hội
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:47 18/10/2021
1. Dự luật về việc cấm cưỡng bức các cô gái không theo đạo Hồi bị bác bỏ
Với sự phẫn nộ và công khai yêu cầu Quốc Hội làm rõ, các tín hữu Kitô ở Pakistan đã chỉ trích việc bác bỏ dự luật cấm cưỡng bức cải đạo các nhóm thiểu số tôn giáo. Trong phiên họp hôm 13 tháng 10, Ủy ban Quốc hội về Cưỡng bức cải đạo đã không chấp nhận dự luật do Bộ Nhân quyền soạn thảo, vì trước đó Bộ Tôn giáo và Hòa hợp Liên tôn coi dự luật này là “không có tính Hồi giáo”. Do đó, dự luật sẽ mất hiệu lực và sẽ không được trình lên Nghị viện.
Dự luật quy định tội gán hình sự đối với việc ép buộc cải đạo đối với các cô gái chưa đủ tuổi trưởng thành và không theo đạo Hồi ở Pakistan. Một linh mục Công Giáo Pakistan nói với Fides: “Hành động của Ủy ban Quốc Hội là một sự ô nhục”.
Tại Pakistan ngày nay, các Kitô Hữu bị cấm không được ép người Hồi Giáo cải đạo sang Kitô Giáo, nhưng những người Hồi Giáo ép buộc các tín hữu Kitô cải đạo sang Hồi Giáo thì chẳng bị sao cả.
Trong nhiều trường hợp, các nhóm Hồi Giáo xông vào tận nhà bắt cóc các thiếu nữ Công Giáo và buộc các trẻ em cải đạo sang Hồi Giáo. Một khi các em đã cải đạo sang Hồi Giáo, các em không còn được về với gia đình.
Source:Fides
2. Hán Thành: Chính phủ áp dụng chiến lược 'sống chung với Covid-19'
Thủ tướng Kim Phú Khiêm (Kim Boo-kyum, 김부겸) thông báo Hàn Quốc sẽ cân nhắc việc đưa ra thẻ vắc xin để dần dần trở lại trạng thái bình thường. Ông nói thêm rằng đất nước sẽ áp dụng các biện pháp “sống chung với Covid-19” trên cơ sở lâu dài.
Theo kế hoạch mới, bắt đầu từ tháng 11, Covid-19 sẽ được coi là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như một bệnh cúm theo mùa.
“Chúng tôi không nói rằng mọi người nên cởi bỏ khẩu trang y tế ngay lập tức,” Kim nói trong cuộc họp khai mạc của một ủy ban dân sự-chính phủ mới được hình thành để vạch ra quá trình chuyển đổi sang cuộc sống bình thường dưới đại dịch.
“Mặc dù chúng ta có thể giảm bớt các biện pháp kiểm dịch, nhưng chúng ta cũng nên chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.” Ủy ban tập hợp 30 chuyên gia từ khu vực tư nhân và 8 quan chức chính phủ, những người sẽ thảo luận về các cách để quay trở lại lối sống trước đại dịch.
Thẻ xanh sẽ được áp dụng khi số lượng tiêm chủng tăng lên để cho phép những người được tiêm chủng tiếp cận với một số cơ sở và cơ sở kinh doanh nhất định. Để sống chung với dịch, 70% dân số phải hoàn thành hai lần tiêm chủng. Cho đến nay, gần 61% dân số đã được tiêm cả hai liều.
Trong khi đó, quốc gia này đã có mức tăng trưởng việc làm cao nhất trong bảy năm, cho thấy sự phục hồi việc làm không bị làn sóng đại dịch thứ tư chặn lại.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, có 27,68 triệu người được tuyển dụng vào tháng 9, cao hơn 671,000 người so với một năm trước đó. Đây là kết quả cao nhất kể từ tháng 3 năm 2014, là thời điểm công ăn việc làm chỉ tăng 726 nghìn người trong một tháng.
Source:Asia News
3. Giám mục Tây Ban Nha từ chức sống với người đàn bà ma quỷ tiếp tục gây đau thương cho Giáo Hội
Trong thánh lễ kính Đức Mẹ Fatima, Đức Hồng Y Juan José Omella, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha đã kêu gọi anh chị em giáo dân cầu nguyện cho Giáo Hội tại đây đang phải trải qua nhiều sóng gió.
Tai tiếng mới nhất là vụ linh mục Juan Miguel Ferrer Grenesche, Cha sở của nhà thờ chính tòa Toledo, đã phải đệ đơn từ chức sau những cuộc biểu tình liên tục của anh chị em giáo dân vì ngài cho mượn nhà thờ để quay phim làm bối cảnh cho một video ca nhạc, trong đó có những cảnh nhảy múa khiêu gợi và các cử chỉ dâm ô trong nhà thờ.
Trong khi vụ tai tiếng này đã được giải quyết với quyết định từ chức của linh mục Juan Miguel và thánh lễ phạt tạ vào hôm Chúa Nhật 17 tháng 10, một vụ trước đó liên quan đến Giám mục Xavier Novell Gomà vẫn còn tiếp tục gây đau thương cho Giáo Hội.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vừa có bài tường thuật nhan đề “Spanish bishop who resigned from office will attempt marriage”, nghĩa là “Giám Mục Tây Ban Nha từ chức sẽ cố kết hôn”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Giám Mục Xavier Novell Gomà, người đã từ chức Giám Mục giáo phận Solsona vào tháng 8, đã nộp đơn xin kết hôn dân sự với người bạn gái của mình. Cô ta là một người đã ly hôn.
Sau nhiều yêu cầu khác nhau với các cơ quan giáo hội Tây Ban Nha của ACI Prensa, hãng thông tấn chị em bằng tiếng Tây Ban Nha của CNA, không có hồ sơ nào cho thấy Giám mục Novell, 52 tuổi, đã bị sa thải khỏi hàng giáo sĩ, ông ta thậm chí cũng chưa đưa ra yêu cầu như vậy.
Những người có chức thánh không thể kết hôn một cách hợp luật, tương tự như trường hợp những người vẫn còn bị ràng buộc bởi của một cuộc hôn nhân trước. Một giáo sĩ mưu toan kết hôn có thể bị trừng phạt, thậm chí bằng cách sa thải khỏi hàng giáo sĩ.
Theo một tài liệu được truyền thông Tây Ban Nha tiết lộ, Giám mục Novell đã đưa ra yêu cầu với Cơ quan đăng ký dân sự của Suria thuộc tỉnh Barcelona của Tây Ban Nha vào ngày 7 tháng 10.
Theo quy định do Cơ quan đăng ký dân sự Tây Ban Nha đưa ra, trong vòng 15 ngày, các nhà chức trách yêu cầu “tất cả những người biết về bất kỳ trở ngại pháp lý nào” phải nêu rõ điều đó trước khi hôn lễ diễn ra.
Trong tài liệu được ký bởi công chứng viên Jaume Bransuela Alsina, “tất cả những người biết về bất kỳ trở ngại pháp lý nào (...) được yêu cầu trình bày bằng văn bản hoặc bằng lời nói cho Tòa án này trong vòng mười lăm ngày.”
Giám mục Novell từ chức vào ngày 23 tháng 8 với lý do “hoàn toàn là lý do cá nhân”. Giáo phận đã thông báo rằng quyết định này được đưa ra một cách tự nguyện theo một khoản giáo luật trong đó yêu cầu một giám mục “thiếu khả năng hoàn thành nhiệm vụ vì sức khỏe yếu hoặc một số nguyên nhân nghiêm trọng khác… phải nộp đơn từ chức.”
Nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin vào ngày 5 tháng 9 rằng Novell đã chuyển đến Manresa để sống với Silvia Caballol, 38 tuổi, một nhà tâm lý học và tác giả của các tiểu thuyết khiêu dâm có sắc mầu thờ satan, một số trong đó chỉ giới hạn cho những người 18 tuổi trở lên.
Caballol đã ly thân với chồng và là mẹ của hai đứa con.
Giám mục Novell sinh năm 1969 tại tỉnh Lérida của Tây Ban Nha.
Ông có bằng kỹ sư kỹ thuật nông nghiệp tại Đại học Lleida, bằng cử nhân thần học tại Đại học Giáo hoàng Grêgôriô năm 1997, và bằng tiến sĩ năm 2004.
Ông được thụ phong linh mục tại giáo phận Solsona vào năm 1997, và vào năm 2010, ông được phong làm giám mục và được bổ nhiệm làm giám mục bản quyền của cùng giáo phận.
Đức Cha Romà Casanova i Casanova của Vic, là Giám quản tông tòa của Solsona, đã viết vào tháng 9 rằng sau khi Giám mục Novell từ chức, một số cảm giác mà mọi người đang trải qua là “lòng trung thành bị cắt đứt”, “tình phụ tử bị bỏ rơi” và “tình huynh đệ bị lung lay”, bởi vì mối quan hệ của một giám mục với giáo phận của mình là “còn phải mạnh hơn cả thực tế lạnh lùng của một thuyền trưởng, là người cố làm cho mọi thứ diễn ra tốt nhất có thể.”
Đức Cha Casanova nói, “Chúa không bao giờ bỏ rơi dân tộc của mình. Để thoát ra khỏi điều này, chúng ta phải sống sự hiệp thông dẫn chúng ta đến tình huynh đệ và lời cầu nguyện tín thác. Chúng ta cần nghe tiếng Chúa và cảm nghiệm sức mạnh của bàn tay Ngài không để chúng ta ra hư mất”.
Source:Catholic News Agency
Lời tự thú của người đàn bà đã thảm sát bao mạng người vô tội. Lời cảnh báo của sơ Lucia dos Santos
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:32 18/10/2021
1. Thị nhân trong biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima dự đoán 'trận chiến cuối cùng' sẽ là hôn nhân, gia đình
Nữ tu Lucia dos Santos, một trong ba trẻ em chứng kiến các cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Fatima, đã qua đời vào năm 2005. Nhưng trước khi chết, chị đã tiên đoán rằng trận chiến cuối cùng giữa Chúa Kitô và Satan sẽ là cuộc chiến về hôn nhân và gia đình.
Đức Hồng Y Carlo Caffarra cho biết như trên, và cho biết Nữ tu Lucia dos Santos đã gửi cho ngài một lá thư với lời tiên đoán này khi ngài còn là Tổng Giám mục Bologna, Italia.
Tuyên bố này của Nữ tu Lucia cũng được trình bày với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và đã được tuần báo Desde la Fe, nghĩa là “Từ đức tin”, của Tổng giáo phận Mexico City công bố vào năm 2016, giữa cuộc tranh luận do tổng thống Enrique Pena Nieto đưa ra. Lúc đó, tổng thống Mễ Tây Cơ công bố ý định thúc đẩy hôn nhân đồng giới tại quốc gia này.
Tuần báo Desde la Fe đã nhắc lại những tuyên bố mà Đức Hồng Y Caffarra đã đưa ra với báo chí Ý vào năm 2008, ba năm sau cái chết của Sơ Lucia.
Vào ngày 16 tháng 2 năm 2008, vị Hồng Y người Ý đã cử hành thánh lễ tại mộ của Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh, sau đó ngài đã trả lời phỏng vấn của tờ Tele Radio về Cha Thánh Piô. Ngài cũng được hỏi về lời tiên tri của Sơ Lucia dos Santos nói về “trận chiến cuối cùng giữa Chúa và vương quốc Satan.”
Đức Hồng Y Caffarra giải thích rằng Đức Thánh Gioan Phaolô II đã ủy quyền cho ngài lập kế hoạch và thành lập Viện Giáo hoàng về Nghiên cứu Hôn nhân và Gia đình. Khi bắt đầu công việc này, Đức Hồng Y đã viết một lá thư cho nữ tu Lucia của Fatima thông qua vị giám mục của sơ ấy, vì ngài không có địa chỉ liên lạc trực tiếp.
Vị Hồng Y người Ý nói: “Thật lạ lùng, tôi không mong đợi một hồi âm, vì tôi chỉ cầu xin cho sơ ấy những lời cầu nguyện, nhưng tôi đã nhận được một bức thư dài có chữ ký của sơ ấy, hiện đang nằm trong kho lưu trữ của Viện,”
“Trong lá thư đó, chúng tôi thấy có viết: 'Trận chiến cuối cùng giữa Chúa và vương quốc Satan sẽ là về Hôn nhân và Gia đình.' Sơ nói thêm bất cứ ai hoạt động vì sự tôn nghiêm của Hôn nhân và Gia đình sẽ luôn bị chống lại và chống đối bằng mọi cách, vì đây là vấn đề có tính chất quyết định. Sau đó, sơ ấy kết luận: ‘Tuy nhiên, Đức Mẹ đã nghiền nát đầu Satan rồi’”.
Đức Hồng Y Caffarra nói thêm rằng “trở lại với Đức Gioan Phaolô II, bạn có thể cảm thấy rằng gia đình là cốt lõi, vì nó liên quan đến trụ cột hỗ trợ cho sự sáng tạo, chân lý của mối quan hệ giữa người nam và người nữ, giữa các thế hệ. Nếu trụ móng bị hư hại, toàn bộ tòa nhà sẽ sụp đổ và chúng ta đang thấy điều này ngay bây giờ, chúng ta đang sống đúng vào thời điểm này và chúng ta thấy điều đó một cách nhãn tiền”.
“Và tôi rất xúc động khi đọc những dòng tiểu sử hay nhất về Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh khi ngài rất chú ý đến sự thánh thiện của hôn nhân và sự thánh thiện của vợ chồng, thậm chí đôi khi có sự khắt khe chính đáng.”
Source:Catholic News Agency
2. Từ bác sĩ phá thai trở thành nhà lãnh đạo ủng hộ sự sống: Điều gì đã thay đổi trái tim của bác sĩ này?
Sau khi sinh nở được sáu tuần, Kathi Aultman trở lại làm việc tại một phòng khám phá thai ở Gainesville, Florida. Cô thực hiện phá thai vào cuối tuần để kiếm tiền khi đang theo học trường y.
Aultman nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn ngày 17 tháng 9: “Lúc đó, tôi cảm thấy thực sự mạnh mẽ rằng phá thai là quyền của phụ nữ”.
“Tôi thậm chí đã phá thai khi tôi đang mang thai – chính vào lúc tôi đang mang thai. Nhưng tôi không thấy có gì mâu thuẫn. Đứa con của tôi thì được chào đón, còn những đứa con của họ thì không. Nếu họ muốn phá thai, đó là quyền của họ”.
Nhưng Aultman không bao giờ quên được sự khác biệt về ca phá thai đầu tiên mà cô thực hiện sau khi sinh và chăm sóc đứa con của mình. Lần đầu tiên trong đời, Aultman kết luận rằng đứa trẻ chưa sinh mà cô đang phá thai thực chất là một đứa trẻ. Không khác với đứa con của mình. “Tôi đã nhầm lẫn khi không coi các đứa bé vô tội này là con người.”
Aultman đã hoàn thành ca phá thai, và cô tiếp tục thực hiện phá thai trong những tuần sau đó. Nhưng cô ấy nói rằng trải nghiệm của cô ấy vào ngày đầu tiên sau thời gian nghỉ sinh đánh dấu sự khởi đầu của hành trình trở thành một người ủng hộ cuộc sống.
Ngày nay, Aultman đã làm chứng về các vấn đề liên quan đến mạng sống trước các cơ quan quốc hội và tiểu bang cũng như tòa án tiểu bang, đồng thời hỗ trợ các luật sư khác nhau của tiểu bang và Bộ Tư pháp xem xét các trường hợp liên quan đến phá thai. Cô ấy là diễn giả tại March for Life năm 2019 ở Washington.
Gần đây nhất, Aultman là một trong 240 phụ nữ ủng hộ sự sống ký tên vào bản tóm tắt ủng hộ Tổ chức Y tế Phụ nữ Dobbs kiện Jackson, một trường hợp ở Mississippi có khả năng làm đảo lộn sự bảo vệ của liên bang đối với việc phá thai ở Hoa Kỳ.
Source:Catholic News Agency
3. Tòa Bạch Ốc xác nhận cuộc gặp gỡ ngày 29 tháng 10 giữa Đức Thánh Cha Phanxicô, Joe Biden
Tòa Bạch Ốc đã xác nhận rằng Tổng thống Joe Biden và phu nhân Jill sẽ triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 29 tháng 10 tại Vatican.
Theo một tuyên bố hôm thứ Năm của thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki, Biden sẽ thảo luận một số vấn đề với Đức Giáo Hoàng, bao gồm “chấm dứt đại dịch COVID-19, giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và quan tâm đến người nghèo.”
Sự kiện ngày 29 tháng 10 sẽ đánh dấu cuộc gặp đầu tiên giữa Đức Giáo Hoàng và Biden trong cương vị tổng thống. Biden, một người Công Giáo, trước đây đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào năm 2016 với tư cách là phó tổng thống.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp trực tiếp các quan chức hàng đầu khác của Hoa Kỳ trong năm nay. Ngài đã gặp Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, cũng là một người Công Giáo, vào ngày 9 tháng 10 tại Vatican trong chuyến công du quốc tế của Pelosi. Theo văn phòng của Chủ tịch Hạ viện, cuộc thảo luận đó chủ yếu tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu.
Vào tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ Ngoại trưởng Antony Blinken trong một buổi tiếp kiến riêng kéo dài 40 phút tại Vatican. Theo Bộ Ngoại giao, hai vị đã thảo luận về Trung Quốc, cũng như “các cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Li Băng, Syria, vùng Tigray của Ethiopia và Venezuela.” Blinken cũng cảm ơn Đức Giáo Hoàng về “sự lãnh đạo” của ngài về vấn đề môi trường.
Sau khi Biden được bầu vào chức vụ tổng thống, chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, lưu ý một số lĩnh vực đồng thuận và bất đồng giữa Biden và Hội Đồng Giám Mục về các vấn đề chính sách.
“Đây là lần thứ hai, chúng ta đang trông đợi sự chuyển tiếp sang một vị tổng thống có đức tin Công Giáo. Điều này đưa ra những cơ hội nhất định nhưng cũng có những thách thức nhất định”, Đức Tổng Giám Mục Gomez nói tại cuộc họp mùa thu của các giám mục vào tháng 11 năm 2020.
“Tổng thống đắc cử đã cho chúng ta lý do để tin rằng những cam kết về đức tin của ông ấy sẽ khiến ông ấy ủng hộ một số chính sách tốt. Điều này bao gồm các chính sách cải cách nhập cư, người tị nạn và người nghèo, và chống lại phân biệt chủng tộc, án tử hình và biến đổi khí hậu
Đồng thời, ông ta cũng cho chúng ta lý do để tin rằng ông ta sẽ ủng hộ các chính sách chống lại một số giá trị cơ bản mà chúng ta yêu quý trong tư cách là người Công Giáo. Các chính sách này bao gồm: việc bãi bỏ Tu chính án Hyde và quyết liệt giữ nguyên phán quyết cho phép phá thai Roe chống Wade”.
Biden đã đệ trình một dự chi ngân sách vào đầu năm nay trong đó loại bỏ Tu chính án Hyde, để cho phép liên bang tài trợ cho các hoạt động phá thai qua Medicaid. Chính quyền của ông cũng đã tìm cách nới lỏng các hạn chế về tài trợ cho các nhà cung cấp dịch vụ phá thai trong chương trình Title X và đã cho phép liên bang tài trợ cho các nhóm ủng hộ phá thai quốc tế trong hỗ trợ y tế toàn cầu của Hoa Kỳ.
Chính quyền của ông ta cũng đã đấu tranh tại tòa án để khôi phục lại việc bắt buộc các bác sĩ phải thực hiện các phẫu thuật “chuyển đổi giới tính”, loại bỏ quyền phản đối theo lương tâm.
Ông cũng ký một lệnh hành pháp giải thích luật dân quyền liên bang chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục và bản sắc giới tính. Các chuyên gia pháp lý đã cảnh báo rằng mệnh lệnh của ông sẽ yêu cầu các không gian dành riêng cho giới tính - chẳng hạn như phòng thay quần áo dành riêng cho nữ giới, phòng tắm và thể thao - phải mở cửa cho những người nam về sinh học tự nhận mình là nữ giới.
Source:Catholic News Agency
4. Các giám mục Công Giáo của Pháp sẽ duy trì ấn tín Bí tích Hòa Giải
Người phát ngôn của Hội đồng Giám mục Pháp nói rõ rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo của Pháp không có ý định thỏa hiệp với các yêu cầu của chính quyền thế tục trong việc hạ giảm giáo huấn của Giáo hội theo đó ấn tín tòa giải tội là bất khả xâm phạm.
“Người ta không thể thay đổi giáo luật tại Pháp vì giáo luật mang tính quốc tế. Một linh mục ngày nay vi phạm bí mật tòa giải tội sẽ bị vạ tuyệt thông”, Karine Dalle, giám đốc truyền thông của Hội đồng giám mục Pháp, gọi tắt là CEF, nói với Solène Tadié của National Catholic Register vào ngày 13 tháng 10.
“Đây là điều mà Đức Tổng Giám Mục Moulins-Beaufort muốn nói vào tuần trước sau khi báo cáo Sauvé được công bố, khi ngài nói rằng ấn tín tòa giải tội nằm trên luật pháp của nước Cộng hòa,” Dalle giải thích.
“Đức Tổng Giám Mục đã nói sự thật, nhưng sự thật này không thể lọt lỗ tai nhiều người ở Pháp, đặc biệt đối với những người không theo Công Giáo, giữa các cuộc tranh luận về cái gọi là ‘sự tách biệt tôn giáo’”
Đức Cha Moulins-Beaufort, chủ tịch hội đồng giám mục, được mời tham dự cuộc họp với Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin sau những bình luận của ngài về ấn tín tòa giải tội trong một cuộc phỏng vấn với France Info. Những lời của ngài trong cuộc phỏng vấn này đã gây ra một sự phản đối kịch liệt.
Sau cuộc họp vào ngày 12 tháng 10, các báo cáo truyền thông cho rằng Đức Tổng Giám Mục đã thừa nhận rằng các linh mục nên thông báo cho cảnh sát về những gì nghe thấy trong tòa giải tội.
Các báo cáo đã kích động sự kinh hãi trong người Công Giáo.
Trong khi luật pháp của Pháp từ lâu đã công nhận các quy tắc nghiêm ngặt của Giáo hội về tính bảo mật của bí tích, chính phủ hiện đang dự tính sửa đổi luật dành cho những cha giải tội, như đã làm với các luật sư và các chuyên gia thế tục khác.
Cô Dalle cho biết ở Pháp, “Chính phủ đã đưa ra các điều kiện liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bắt buộc một số chuyên gia biết được các hành vi lạm dụng xảy ra đối với trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi, phải báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền”.
“Nếu luật sư hoặc bác sĩ biết về việc lạm dụng trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi, họ có nghĩa vụ không tôn trọng bí mật nghề nghiệp. Điều này là để ngăn chặn tội ác tiếp tục xảy ra, đặc biệt đối với tội ấu dâm”.
“Những gì Bộ trưởng Nội vụ Darmanin nói là trong tương lai, ấn tín tòa giải tội có thể phải phù hợp với khuôn khổ này. Tất nhiên, nó sẽ không liên quan đến tất cả ấn tín Bí tích Hòa Giải, nhưng tôi không biết điều đó sẽ dẫn đến đâu”.
“Nhưng nếu nhà nước nói với chúng tôi rằng các linh mục phải báo cáo tội ác chống lại trẻ vị thành niên được tiết lộ khi xưng tội thì điều đó vi phạm nghĩa vụ phải giữ bí mật tòa giải tội. Điều này có nghĩa là các linh mục có liên quan sẽ bị vạ tuyệt thông”
“Chắc chắn sẽ có một số điều chỉnh được đề xuất, mà Rôma sẽ chấp nhận hoặc không. Nhưng không, không có trường hợp nào Đức Tổng Giám Mục de Moulins-Beaufort nói rằng ấn tín giải tội sẽ bị gạt sang một bên. Ngài chưa bao giờ nói điều đó”.
Vatican đã mạnh mẽ bảo vệ ấn tín tòa giải tội để đáp lại các luật bắt buộc phải báo cáo được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
Tháng 6 năm 2019, Tòa Ân Giải Tối Cao đã ban hành một tuyên bố tái khẳng định tính bất khả xâm phạm của ấn tín bí tích hòa giải.
Dalle nói: “Chúng tôi biết rằng nếu những quy tắc này được thông qua, sẽ không có kẻ bạo hành nào đi xưng tội nếu họ biết rằng họ sẽ bị báo cáo khi thú nhận lạm dụng trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi.”
Source:Catholic News Agency