Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:24 21/10/2008
MÔI GIỚI
Có người hỏi một vị đệ tử: “Tại sao anh cần phải bái sư ?”
Câu trả lời là: “Nếu nước cần phải thêm nhiệt độ, thì giữa nó và lửa tất cần phải có một đồ đựng làm môi giới chứ !”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Môi giới còn gọi là người trung gian, tùy theo công việc mà gọi: làm môi giới cho những cặp thanh niên nam nữ quen biết nhau để nên vợ chồng, công ty môi giới công việc làm ăn với nước ngoài, môi giới hôn nhân người ngoại quốc với người bản địa.v.v...Người làm môi giới thì chỉ việc giới thiệu người này với người nọ, công ty này với công ty kia, còn trách nhiệm thì khó mà nói được, bởi vì thực tế có nhiều môi giới vô lương tâm vô đạo đức.
Chúa Giê-su là Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, Ngài là Đấng –mà qua Ngài- nhân loại mới biết đến tình yêu thương của Chúa Cha đối với nhân loại, và qua Ngài mà nhân loại mới được cứu rỗi nhờ sự chết và sống lại của Ngài.
Đức Mẹ Maria là đấng trung gian giữa Chúa Giê-su với loài người, nhờ Mẹ cầu bàu mà mỗi người trong chúng ta nhận được vô vàn ân sủng của Chúa, nhờ sự vâng phục khiêm hạ của Mẹ.
Mỗi một người Ki-tô hữu phải là một người môi giới giữa những người chưa biết Chúa với Thiên Chúa, qua việc học hỏi và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình, bởi vì không ai tin tưởng vào kẻ môi giới khi mà ngay cả họ (người môi giới) cũng không biết gì về đối tượng mà mình giới thiệu, người ta gọi những người môi giới ấy là những kẻ lừa bịp, hay tập đoàn lừa bịp.
Hiểu biết về Chúa Giê-su trước, thực hành điều Ngài dạy trước, sau đó mới làm môi giới giới thiệu Ngài cho người khác.
N2T |
Có người hỏi một vị đệ tử: “Tại sao anh cần phải bái sư ?”
Câu trả lời là: “Nếu nước cần phải thêm nhiệt độ, thì giữa nó và lửa tất cần phải có một đồ đựng làm môi giới chứ !”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Môi giới còn gọi là người trung gian, tùy theo công việc mà gọi: làm môi giới cho những cặp thanh niên nam nữ quen biết nhau để nên vợ chồng, công ty môi giới công việc làm ăn với nước ngoài, môi giới hôn nhân người ngoại quốc với người bản địa.v.v...Người làm môi giới thì chỉ việc giới thiệu người này với người nọ, công ty này với công ty kia, còn trách nhiệm thì khó mà nói được, bởi vì thực tế có nhiều môi giới vô lương tâm vô đạo đức.
Chúa Giê-su là Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, Ngài là Đấng –mà qua Ngài- nhân loại mới biết đến tình yêu thương của Chúa Cha đối với nhân loại, và qua Ngài mà nhân loại mới được cứu rỗi nhờ sự chết và sống lại của Ngài.
Đức Mẹ Maria là đấng trung gian giữa Chúa Giê-su với loài người, nhờ Mẹ cầu bàu mà mỗi người trong chúng ta nhận được vô vàn ân sủng của Chúa, nhờ sự vâng phục khiêm hạ của Mẹ.
Mỗi một người Ki-tô hữu phải là một người môi giới giữa những người chưa biết Chúa với Thiên Chúa, qua việc học hỏi và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình, bởi vì không ai tin tưởng vào kẻ môi giới khi mà ngay cả họ (người môi giới) cũng không biết gì về đối tượng mà mình giới thiệu, người ta gọi những người môi giới ấy là những kẻ lừa bịp, hay tập đoàn lừa bịp.
Hiểu biết về Chúa Giê-su trước, thực hành điều Ngài dạy trước, sau đó mới làm môi giới giới thiệu Ngài cho người khác.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:27 21/10/2008
N2T |
22. Thiên Chúa dựng nên vạn vật vũ trụ đầy lòng nhân ái và thương xót, cho nên bất luận là chúng ta cầu xin ân sủng nào, thì nhứt định có thể được.
(Thánh Bernard)Trước Hang Massabielle (thơ)
LM An-rê Đỗ Xuân Quế, OP
21:28 21/10/2008
TRƯỚC HANG MASSABIELLE
Ðồn hnh huong tới nơi đây
Nhìn lên theo khói nến lung lay
Hồi tưởng lại
Thuở một trăm năm muoi nam về trước
Bấy giờ Lộ đức còn hoang sơ
Mẹ muốn nơi đây có nhà thờ.
Hon một thế kỷ qua nay nhớ lại
Bao nhiêu biến cố đã xẩy ra
Ở đây chỉ có tình thương Mẹ
Như nước trào ra tựa suối kia.
Mẹ vẫn yêu thương hết mọi người
Riêng người đau ốm kẻ ngược xuôi
Mẹ đã hiện ra và tuyên bố
Mẹ chẳng hề vương vấn tội t? truy?n.
Lời ấy về sau thành tín điều
Giáo dân hết thảy vẫn tin theo
Vinh quang của Mẹ nào ai thấu
Vẻ đẹp cao sang rất mỹ miều.
Vì Mẹ là Đấng đầy ơn phúc
Mẹ thánh bao nhiêu tốt bấy nhiêu
Ngoài ra một Chúa, còn riêng Mẹ
Vinh hiển ngàn trùng chốn cao siêu.
Hành hương Lộ đức tối hôm nay
Công giáo Việt Nam nhớ phút này
Đứng trước hang thiêng đầy vẻ Mẹ
Nhìn theo ngọn nến gió lung lay.
Bỗng thả lòng ra theo khói nến
Bay vờn lên Mẹ quyến dung nhan
Cầu nguyện xin ơn cho bạn hữu
Đồng bào lương giáo khắpp Việt Nam.
Đêm nay Lộ đức đầy sao
Lấp lánh trên trời cao.
Tưng bừng trên tay người trẩy hội
Một rừng đèn le lói
Cuồn cuộn chảy theo nhịp Ave.
Các anh người Đức, các chị Tây ban nha,
Pháp, Y, Anh, Thuy sĩ, Mỹ một nhà,
Nhà công giáo cùng là con Đức Mẹ,
Cũng như tôi, người Việt Nam nhỏ bé
Từ ngàn trùng xa thẳm tới nơi đây
Cùng chung một lòng yên mến Mẹ.
Massabielle,
Hang này tuy nhỏ bé,
Mà người đông vô kể,
Vì ở đây có tình thương của Mẹ.
(Kỷ niệm 150 năm Lộ đức 1858-2008)
L.m. An-re Ð? xun Qu? o.p.
Ðồn hnh huong tới nơi đây
Nhìn lên theo khói nến lung lay
Hồi tưởng lại
Thuở một trăm năm muoi nam về trước
Bấy giờ Lộ đức còn hoang sơ
Mẹ muốn nơi đây có nhà thờ.
Hon một thế kỷ qua nay nhớ lại
Bao nhiêu biến cố đã xẩy ra
Ở đây chỉ có tình thương Mẹ
Như nước trào ra tựa suối kia.
Mẹ vẫn yêu thương hết mọi người
Riêng người đau ốm kẻ ngược xuôi
Mẹ đã hiện ra và tuyên bố
Mẹ chẳng hề vương vấn tội t? truy?n.
Lời ấy về sau thành tín điều
Giáo dân hết thảy vẫn tin theo
Vinh quang của Mẹ nào ai thấu
Vẻ đẹp cao sang rất mỹ miều.
Vì Mẹ là Đấng đầy ơn phúc
Mẹ thánh bao nhiêu tốt bấy nhiêu
Ngoài ra một Chúa, còn riêng Mẹ
Vinh hiển ngàn trùng chốn cao siêu.
Hành hương Lộ đức tối hôm nay
Công giáo Việt Nam nhớ phút này
Đứng trước hang thiêng đầy vẻ Mẹ
Nhìn theo ngọn nến gió lung lay.
Bỗng thả lòng ra theo khói nến
Bay vờn lên Mẹ quyến dung nhan
Cầu nguyện xin ơn cho bạn hữu
Đồng bào lương giáo khắpp Việt Nam.
Đêm nay Lộ đức đầy sao
Lấp lánh trên trời cao.
Tưng bừng trên tay người trẩy hội
Một rừng đèn le lói
Cuồn cuộn chảy theo nhịp Ave.
Các anh người Đức, các chị Tây ban nha,
Pháp, Y, Anh, Thuy sĩ, Mỹ một nhà,
Nhà công giáo cùng là con Đức Mẹ,
Cũng như tôi, người Việt Nam nhỏ bé
Từ ngàn trùng xa thẳm tới nơi đây
Cùng chung một lòng yên mến Mẹ.
Massabielle,
Hang này tuy nhỏ bé,
Mà người đông vô kể,
Vì ở đây có tình thương của Mẹ.
(Kỷ niệm 150 năm Lộ đức 1858-2008)
L.m. An-re Ð? xun Qu? o.p.
Một tâm hồn (thơ)
Đinh văn Tiến Hùng
12:18 21/10/2008
MỘT TÂM HỒN
Mến tặng Con Gái và Những Người đã nhận
Thánh Teresa Hài Đồng Giêusu làm Quan Thày.
Lễ kính ngày l/10/08.
MỘT TÂM HỒN những tháng năm thơ ấu,
Người Mẹ hiền đã khuất bóng từ lâu,
Nuôi con thơ Cha lặng lẽ nguyện cầu,
Dâng cho Chúa niềm tin yêu ký thác.
Tình phụ tử ôi dạt dào man mác,
Ngồi bên cha lòng trải rộng êm đềm,
Nhìn trăng sao lấp lánh giữa màn đêm,
Giơ tay chỉ: ’Kìa tên con trên đó ‘ (1)
Cha mỉn cười cầm tay con gái nhỏ:
“Ồ đúng rồi Chúa đã chọn tên con ‘
TÊ-RÊ-SA trong danh sách vàng son,
Nơi Thiên quốc ngàn năm còn chói sáng
Rồi từ đó tuổi thơ luôn khao khát,
Dâng cuộc đời cho Thiên Chúa Tình Yêu,
Li-si-ơ dòng kín một buổi chiều
Đã đón nhận Một Tâm Hồn Bé Nhỏ.
Chín năm trời Người Nữ tu hèn mọn,
Luôn siêng năng trong mọi việc tầm thường,
Khi giặt giũ,quét dọn hay làm vườn….
Hy sinh,cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa.
TÊ-RÊ-SA quyết giữ lời tuyên hứa,
Khi không thể truyền giáo phương trời xa
Việc làm nhỏ với lời nguyện thiết tha,
Cũng chính là một Tông đồ truyền giáo.
Cuộc đời Người chẳng có gì vĩ đại
Không phép lạ,không rạng rỡ huy hoàng,
Hai mươi bốn tuổi vĩnh biệt trần gian,
Được nâng lên hàng Tiến sĩ Giáo hội.
Mưa Hoa Hồng lời ngọt ngào nhắn nhủ:
“Hãy hy sinh với cuộc sống khiêm nhừờng,
Việc Tầm thường sẽ kết quả Phi thường,
MỘT TÂM HỒN nguyện cầu trong yêu mến. (2)
(1) Có lẽ Cô bé Tê-rê-sa muốn ám chỉ chòm sao Thiên nga,tiêng La-tinh gọi
là Cygnus,tiếng Anh gọi là Nothern Cross (Bắc Thập Tự) giống chim giang cánh hình chữ T đang bay trên bầu trời.
(2)Tên cuốn Tự Truyện Thánh Tê-rê-sa viềt về cuộc đời mình.
Mến tặng Con Gái và Những Người đã nhận
Thánh Teresa Hài Đồng Giêusu làm Quan Thày.
Lễ kính ngày l/10/08.
MỘT TÂM HỒN những tháng năm thơ ấu,
Người Mẹ hiền đã khuất bóng từ lâu,
Nuôi con thơ Cha lặng lẽ nguyện cầu,
Dâng cho Chúa niềm tin yêu ký thác.
Tình phụ tử ôi dạt dào man mác,
Ngồi bên cha lòng trải rộng êm đềm,
Nhìn trăng sao lấp lánh giữa màn đêm,
Giơ tay chỉ: ’Kìa tên con trên đó ‘ (1)
Cha mỉn cười cầm tay con gái nhỏ:
“Ồ đúng rồi Chúa đã chọn tên con ‘
TÊ-RÊ-SA trong danh sách vàng son,
Nơi Thiên quốc ngàn năm còn chói sáng
Rồi từ đó tuổi thơ luôn khao khát,
Dâng cuộc đời cho Thiên Chúa Tình Yêu,
Li-si-ơ dòng kín một buổi chiều
Đã đón nhận Một Tâm Hồn Bé Nhỏ.
Chín năm trời Người Nữ tu hèn mọn,
Luôn siêng năng trong mọi việc tầm thường,
Khi giặt giũ,quét dọn hay làm vườn….
Hy sinh,cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa.
TÊ-RÊ-SA quyết giữ lời tuyên hứa,
Khi không thể truyền giáo phương trời xa
Việc làm nhỏ với lời nguyện thiết tha,
Cũng chính là một Tông đồ truyền giáo.
Cuộc đời Người chẳng có gì vĩ đại
Không phép lạ,không rạng rỡ huy hoàng,
Hai mươi bốn tuổi vĩnh biệt trần gian,
Được nâng lên hàng Tiến sĩ Giáo hội.
Mưa Hoa Hồng lời ngọt ngào nhắn nhủ:
“Hãy hy sinh với cuộc sống khiêm nhừờng,
Việc Tầm thường sẽ kết quả Phi thường,
MỘT TÂM HỒN nguyện cầu trong yêu mến. (2)
(1) Có lẽ Cô bé Tê-rê-sa muốn ám chỉ chòm sao Thiên nga,tiêng La-tinh gọi
là Cygnus,tiếng Anh gọi là Nothern Cross (Bắc Thập Tự) giống chim giang cánh hình chữ T đang bay trên bầu trời.
(2)Tên cuốn Tự Truyện Thánh Tê-rê-sa viềt về cuộc đời mình.
Đường thơ ấu thiêng liêng của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
LM Giuse Trần Đình Long, SSS
12:32 21/10/2008
CON ĐƯỜNG NÊN THÁNH của THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU
ĐƯỜNG THƠ ẤU THIÊNG LIÊNG
Vài niên hiệu về cuộc đời thánh Têrêsa Hà Đồng Giêsu:
Sinh: 02/01/1873
Rửa tội: 04/01/1873
Đức Mẹ mỉm cười: 13/05/1883
Chịu lễ lần đầu: 08/05/1884
Ơn lạ Giáng sinh: 25/12/1886
Bệ kiến Leon XII: 20/11/1887
Vào dòng kín: 09/04/1888
Mặc áo: 10/01/1889
Khấn: 08/09/1890
Đội khăn: 24/09/1890
Tận hiến cho Tình Yêu: 09/06/1895
TỪ TRẦN: 30/09/1897
Tuyên phong anh hùng: 14/08/1921
Chân phước: 29/04/1923
HIỂN THÁNH: 17/05/1925
Bổn mạng truyền giáo: 14/12/1927
Bổn mạng nước Pháp: 03/05/1944
LỄ KÍNH HÀNG NĂM: 01/10
NHẬP ĐỀ
Lễ an táng chị Têrêsa Hài Đồng Giêsu một chị dòng kín trẻ tuổi từ giã cõi đời vừa chẵn 24 xuân xanh, được cử hành tại nghĩa trang thành phố Lisieus ngày 4/10/1897. Đó là một đám táng rất đơn sơ lèo tèo vài vị giáo sĩ, một nhóm bà con bạn hữu và mấy chị dòng kín bậc hai, tất cả chỉ có thế. Cuộc sống của chị đơn sơ tầm thường quá, tới nỗi có chị đã nói: “Không biết mai đây Têrêsa có chết, chúng ta sẽ viết tiểu sử giới thiệu ra sao đây”. Con đường nên thánh của chị giản dị quá, nụ cười của chị hồn nhiên quá, lời nói của chị tình cảm quá, tới nỗi khi cuốn chuyện “Một Tâm Hồn” được gởi tới những vị có uy tín trong Giáo Hội, một vị đã đọc với một vẻ hoài nghi lạnh nhạt: “Chà, Thánh đâu như hoa lề đường, sao mà dễ thế ! Chuyện gì phải qua rồi cũng sẽ qua !”.
Nhưng không, các vị đó đã lầm, bông hoa lề đường đó đã tỏa hương thơm ngào ngạt khắp thế giới. Ngọn gió Thánh Linh thổi nhè nhẹ nhưng đã làm rung chuyển thế kỷ 20 này. Thánh nữ là sứ điệp của Thiên Chúa, là lời sống động của Thiên Chúa. Chị đã khám phá ra một con đường mới lạ, rất ngắn, rất dễ, ai cũng có thể đi để tới Thiên Chúa.
Đức Piô XII, hồi còn là Hồng y Pacelli, năm 1925 là đại diện Tòa Thánh sang Pháp nhân dịp phong Thánh cho chị Têrêsa và làm phép đền thờ Lisieur người ta xây cất kính Thánh nữ, đã nói:
“Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.
Đức Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêsa và nói: Đây là vị Thánh lớn nhất hiện đại. Thánh nữ đã trở thành:
– Cô bé cưng của thế giới
– Ngôi sao triều đại giáo hoàng của Đức Piô XI.
– Bổn mạng mọi tập viện Dòng Kín
– Quan thầy nước Pháp
– Đấng bảo trợ nước Mễ Tây Cơ và nước Nga
– Là lời nói sống động của Thiên Chúa ban cho thế giới
– Người loan báo sứ điệp mới về việc nên Thánh
– Cô bé cưng của ngôi Giáo Hoàng
– Bổn mạng các xứ truyền giáo
– Được cả người ngoại giáo yêu mến và cầu khẩn
Tuyên dương đời sống của Thánh nữ, Giáo hội cũng đã ca ngợi giáo thuyết của chị và đã công nhận con đường thơ ấu thiêng liêng rất phù hợp với tinh thần Phúc âm. Chúng ta thâm tín rằng: khi nghe theo những lời giáo huấn của Thánh nữ Têrêsa tức là chúng ta bước theo giáo thuyết Phúc âm. Đường thơ ấu thiêng liêng là một bí quyết nên Thánh cho mọi tín hữu khắp hoàn cầu. Nếu đường thiêng liêng này được phổ biến chúng ta sẽ thấy việc canh tân xã hội được thực hiện. Thiên Chúa đã muốn làm tăng giá trị cho Têrêsa bằng một hồng ân khôn ngoan rất đặc biệt. Đức Piô XII đã mạnh bạo đặt sứ mệnh quan trọng của Thánh nữ ngang với sứ mệnh của các vị tiến sĩ trong Giáo hội.
Thánh nữ thành Lisieur đã tìm ra một con đường rất thẳng, rất ngắn, rất mới lạ, lại đơn giản dễ dàng. Đức Piô XI đã phán: “Chị Dòng Kín khiêm nhượng đã đem cho thế giới một sứ điệp mới. Đường thơ ấu thiêng liêng đã mở ra trong Giáo hội một giai đoạn mới, khiến việc nên Thánh trở nên dễ dàng với mọi người. Người là một trong những đại tiến sĩ về đức trọn lành Kitô giáo”.
• “THÁNH LÀ YÊU”
Tình yêu là tâm điểm, là nguyên tắc, là tận cùng của con đường thơ ấu thiêng liêng. Nó tác tạo tâm tình đầu tiên của con cái Chúa.
“Với TÌNH YÊU không những tôi CHẠY mà còn BAY”.
• GIỐNG LÝ TƯỞNG GIA ĐÌNH.
Tinh thần Têrêsa quy tụ phần tinh túy nhất của Phúc âm. Chúng ta thuộc về một gia đình siêu nhiên kết thành huyền thể Chúa Kitô và lan tràn vô biên. Chúng ta có Thiên Chúa là Cha, trinh nữ Maria là mẹ và tất cả các Thánh trên trời dưới đất là anh chị em trong Chúa Kitô.
• NHỮNG ĐẶC TÍNH
Tiêu cực:
Tích cực:
• KHÔNG CÓ NHỮNG VIỆC HÃM XÁC KỲ LẠ
Mẹ Agnès làm chứng: Tôi thấy Têrêsa càng về cuối đời lưu đầy, càng cố sống hãm mình cách hoàn toàn đơn sơ và mực độ... Chị thường nói với tôi rằng: “Ma quỷ hay đánh lừa những linh hồn quảng đại nhưng thiếu khôn ngoan bằng cách thúc đẩy họ vào những hy sinh thái quá, vừa làm hại sức khỏe, vừa khiến họ không thể chu toàn bổn phận được, đồng thời lại muốn lấy đó làm tự mãn”.
“Chỉ với những việc làm hèn mọn vô tên tuổi, nhưng lại trung thành lãnh nhận, linh hồn sẽ đạt tới đức yêu mến tinh tuyền là sự bỏ mình hoàn toàn cách mau chóng hơn”.
Giáo hội bảo đảm chắc chắn rằng lối khổ hạnh mới mẻ gồm những việc nhỏ mọn này là con đường nên thánh đích thực không kém đường lối khổ hạnh phi thường.
• KHÔNG CÓ NHỮNG ĐẶC ÂN THẦN BÍ
– Têrêsa Avila xuất thần mọi nơi... (xem thị kiến về nhân tính Chúa Kitô...)
– Têrêsa Hài Đồng khác hẳn:
+ Không xuất thần
+ Không thị kiến
+ Không trừ quỷ
+ Không dấu lạ
Thánh V. Fersère, rất lạ... lại căn dặn: “Các con đừng ước muốn, cũng đừng van nài được những thị kiến mạc khải hay những tâm cảm đặc biệt, những ước muốn này thường phát xuất theo tính tò mò, thói khoe khoang. Linh hồn dễ bị lôi cuốn theo ảo vọng và những cám dỗ tội lỗi vì những thị kiến giả tạo và những mạc khải sai lầm”.
Cho dù đích thực đi nữa, những ân huệ thần linh vẫn tiềm tàng những nguy cơ...
Thánh Têrêsa thường nói: “Tôi chuộng những hy sinh nhỏ bé hơn mọi thứ xuất thần”. Một giáo thuyết như vậy, tất nhiên dễ loại trừ mọi mối nguy ảo tưởng.
• KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP CẦU NGUYỆN
Theo Têrêsa Avila có 7 bậc cầu nguyện:
– Bằng lời – Bằng trí – Trầm niệm – Tình niệm – Kết hợp...
Têrêsa Hài Đồng không có cấp bậc nào hết... Theo Inhaxio Loyola, nguyện gẫm bao gồm:
– Kinh dọn lòng
– 2 câu tóm tắt nguyện ngắm
– Suy gẫm 3-5 điểm của bài gợi ý.
– Sử dụng 3 năng khiếu của linh hồn: Nhớ-Hiểu-Muốn. Rồi: Tự vấn - Dốc lòng. Sau cùng xét lại kết quả giờ nguyện ngắm.
Còn Têrêsa thì: “Tôi ở như đứa trẻ không biết chữ. Tôi cứ đơn sơ thật thà trần tình với Chúa những điều tôi muốn nói và bao giờ tôi cũng được Chúa cảm thông”.
• KHÔNG CÓ NHỮNG HOẠT ĐỘNG HIỂN HÁCH
Khác Augustin – Thomas Aquino – Vincent – Phanxicô Xaviê – Cha sở họ Ars – Các nhà truyền giáo.
“Các chị đừng tưởng phải làm những việc lớn lao mới nên trọn lành được ! Chúa Giêsu không cần đến những công trình hiển hách, hay những tư tưởng quảng bác của chúng ta. Nếu Ngài muốn những quan niệm cao siêu, Ngài đã chẳng có các Thiên Thần thông biết trỗi vượt các bậc kỳ tài trần gian ư ? Vậy Chúa không đến trần gian để tìm kẻ thần thông hay các bậc thiên tài, nhưng để yêu dấu sự đơn sơ chân thành !”.
Quả không một tu đức thuyết nào có sức mạnh và hấp dẫn đến thế. Nó đã phá vỡ mọi yếu tố tùy tòng trong việc nên Thánh !
TÍCH CỰC:
• TÌNH CHA CON: SỐNG VỚI CHÚA LÀ CHA
Chân lý tối cao sáng ngời nhất trong quan niệm của Têrêsa về thế gian cũng như trong cái nhìn Kitô giáo về vũ trụ là: TÌNH CHA của Thiên Chúa đối với chúng ta.
Sở dĩ tín điệp Têrêsa có sức mạnh chinh phục là vì nó biết tìm lại chân lý căn bản của thần bí Kitô giáo. Êm dịu biết bao khi gọi Thiên Chúa là Cha và trở nên con của Ngài.
Vì dựa vào tín điều căn bản về tình Cha Con của Thiên Chúa, nên Têrêsa sống rất đơn sơ. Sống trong tình thiết nghĩa của Chúa CHA với một tâm hồn của đứa nhỏ.
• TÌNH YÊU NHÂN HẬU
Thánh nữ chỉ nhìn thấy sự dịu hiền vô tận và lòng nhân từ thương xót của Cha trên trời chiếu giãi trong ánh sáng của Thánh Linh... đơn sơ, nhưng sâu sắc.
Quả thật Tình yêu là căn nguyên mọi hoạt động của Thiên Chúa trên các vật thụ tạo... Têrêsa dễ nhận ra rằng: Lòng thương xót là nguyên nhân công việc cứu chuộc của Chúa Kitô và tất cả chương trình quan phòng của Thiên Chúa.
“Không phải vì đã được gìn giữ khỏi phạm tội trọng mà tôi phó thác yêu mến tiến về Chúa. Cả khi tôi cảm thấy lương tâm bị đè nặng bởi những tội có thể phạm, tôi cũng dám nức lòng phó thác, và với tâm hồn thống hối tôi gieo mình vào vòng tay cứu chuộc... tôi biết rằng chỉ trong nháy mắt, mọi xúc phạm sẽ tiêu tan như giọt lệ rơi trong than hồng”.
• NHÂN ĐỨC THƠ ẤU
– Sống tình cha con đậm đà
– Ngay thẳng
– Tin tưởng
– Mềm mại, đơn sơ, khiêm nhượng.
Đức Bênêdictô XV nói: “Nhưng Lời Chúa Giêsu nói: Nếu chúng con không trở nên như trẻ nhỏ, các con không được vào nước Trời (Mt 18,3) ngầm chỉ một sự bó buộc phải ra công để thu lượm lại những hồng ân của tuổi trẻ”.
Vì Giáo hội xác tín rằng: nếu thực thi một cách trung thành và sáng suốt đường thơ ấu này là có thể lành mạnh hóa được xã hội nhân loại và chu toàn những nhân đức chính yếu của Kitô giáo.
Đường thơ ấu thiêng liêng là một bản tóm lược Phúc âm – Nền tảng của nó là ý thức được sự bé nhỏ và hư vô của ta trước nhan Chúa – Chóp đỉnh của nó là cuộc khải hoàn của Tình Yêu – Và phương thế để đạt đích là sự phó thác cho Chúa quan phòng, tức là lòng tin chắc chắn can đảm nhất vào tính hiền phụ của Thiên Chúa, và để đáp lại Tình Yêu nhân hậu, phải có một lòng tin trung thành tuyệt đối và tươi vui với bổn phận trong khung cảnh rất giản dị của đời sống tầm thường, nơi mà Chúa nhân hậu đã đặt ta vào dưới sự thúc đẩy bền bỉ mạnh mẽ của Tình Yêu. Chính những sự sa ngã do tính yếu đuối của mình, giúp linh hồn vươn lên tới Chúa. Tinh thần Têrêsa quy tụ phần tinh túy nhất của Phúc âm. Chúng ta thuộc về một gia đình siêu nhiên kết thành huyền thể Chúa Kitô và lan tràn vô biên.
Chúng ta có Thiên Chúa là CHA, Trinh nữ Maria là Mẹ và tất cả các Thánh trên trời dưới đất là anh em trong Chúa Kitô.
(còn tiếp)
(Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS, viết theo M. Philipon)
ĐƯỜNG THƠ ẤU THIÊNG LIÊNG
Vài niên hiệu về cuộc đời thánh Têrêsa Hà Đồng Giêsu:
Sinh: 02/01/1873
Rửa tội: 04/01/1873
Đức Mẹ mỉm cười: 13/05/1883
Chịu lễ lần đầu: 08/05/1884
Ơn lạ Giáng sinh: 25/12/1886
Bệ kiến Leon XII: 20/11/1887
Vào dòng kín: 09/04/1888
Mặc áo: 10/01/1889
Khấn: 08/09/1890
Đội khăn: 24/09/1890
Tận hiến cho Tình Yêu: 09/06/1895
TỪ TRẦN: 30/09/1897
Tuyên phong anh hùng: 14/08/1921
Chân phước: 29/04/1923
HIỂN THÁNH: 17/05/1925
Bổn mạng truyền giáo: 14/12/1927
Bổn mạng nước Pháp: 03/05/1944
LỄ KÍNH HÀNG NĂM: 01/10
NHẬP ĐỀ
Lễ an táng chị Têrêsa Hài Đồng Giêsu một chị dòng kín trẻ tuổi từ giã cõi đời vừa chẵn 24 xuân xanh, được cử hành tại nghĩa trang thành phố Lisieus ngày 4/10/1897. Đó là một đám táng rất đơn sơ lèo tèo vài vị giáo sĩ, một nhóm bà con bạn hữu và mấy chị dòng kín bậc hai, tất cả chỉ có thế. Cuộc sống của chị đơn sơ tầm thường quá, tới nỗi có chị đã nói: “Không biết mai đây Têrêsa có chết, chúng ta sẽ viết tiểu sử giới thiệu ra sao đây”. Con đường nên thánh của chị giản dị quá, nụ cười của chị hồn nhiên quá, lời nói của chị tình cảm quá, tới nỗi khi cuốn chuyện “Một Tâm Hồn” được gởi tới những vị có uy tín trong Giáo Hội, một vị đã đọc với một vẻ hoài nghi lạnh nhạt: “Chà, Thánh đâu như hoa lề đường, sao mà dễ thế ! Chuyện gì phải qua rồi cũng sẽ qua !”.
Nhưng không, các vị đó đã lầm, bông hoa lề đường đó đã tỏa hương thơm ngào ngạt khắp thế giới. Ngọn gió Thánh Linh thổi nhè nhẹ nhưng đã làm rung chuyển thế kỷ 20 này. Thánh nữ là sứ điệp của Thiên Chúa, là lời sống động của Thiên Chúa. Chị đã khám phá ra một con đường mới lạ, rất ngắn, rất dễ, ai cũng có thể đi để tới Thiên Chúa.
Đức Piô XII, hồi còn là Hồng y Pacelli, năm 1925 là đại diện Tòa Thánh sang Pháp nhân dịp phong Thánh cho chị Têrêsa và làm phép đền thờ Lisieur người ta xây cất kính Thánh nữ, đã nói:
“Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.
Đức Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêsa và nói: Đây là vị Thánh lớn nhất hiện đại. Thánh nữ đã trở thành:
– Cô bé cưng của thế giới
– Ngôi sao triều đại giáo hoàng của Đức Piô XI.
– Bổn mạng mọi tập viện Dòng Kín
– Quan thầy nước Pháp
– Đấng bảo trợ nước Mễ Tây Cơ và nước Nga
– Là lời nói sống động của Thiên Chúa ban cho thế giới
– Người loan báo sứ điệp mới về việc nên Thánh
– Cô bé cưng của ngôi Giáo Hoàng
– Bổn mạng các xứ truyền giáo
– Được cả người ngoại giáo yêu mến và cầu khẩn
Tuyên dương đời sống của Thánh nữ, Giáo hội cũng đã ca ngợi giáo thuyết của chị và đã công nhận con đường thơ ấu thiêng liêng rất phù hợp với tinh thần Phúc âm. Chúng ta thâm tín rằng: khi nghe theo những lời giáo huấn của Thánh nữ Têrêsa tức là chúng ta bước theo giáo thuyết Phúc âm. Đường thơ ấu thiêng liêng là một bí quyết nên Thánh cho mọi tín hữu khắp hoàn cầu. Nếu đường thiêng liêng này được phổ biến chúng ta sẽ thấy việc canh tân xã hội được thực hiện. Thiên Chúa đã muốn làm tăng giá trị cho Têrêsa bằng một hồng ân khôn ngoan rất đặc biệt. Đức Piô XII đã mạnh bạo đặt sứ mệnh quan trọng của Thánh nữ ngang với sứ mệnh của các vị tiến sĩ trong Giáo hội.
Thánh nữ thành Lisieur đã tìm ra một con đường rất thẳng, rất ngắn, rất mới lạ, lại đơn giản dễ dàng. Đức Piô XI đã phán: “Chị Dòng Kín khiêm nhượng đã đem cho thế giới một sứ điệp mới. Đường thơ ấu thiêng liêng đã mở ra trong Giáo hội một giai đoạn mới, khiến việc nên Thánh trở nên dễ dàng với mọi người. Người là một trong những đại tiến sĩ về đức trọn lành Kitô giáo”.
• “THÁNH LÀ YÊU”
Tình yêu là tâm điểm, là nguyên tắc, là tận cùng của con đường thơ ấu thiêng liêng. Nó tác tạo tâm tình đầu tiên của con cái Chúa.
“Với TÌNH YÊU không những tôi CHẠY mà còn BAY”.
• GIỐNG LÝ TƯỞNG GIA ĐÌNH.
Tinh thần Têrêsa quy tụ phần tinh túy nhất của Phúc âm. Chúng ta thuộc về một gia đình siêu nhiên kết thành huyền thể Chúa Kitô và lan tràn vô biên. Chúng ta có Thiên Chúa là Cha, trinh nữ Maria là mẹ và tất cả các Thánh trên trời dưới đất là anh chị em trong Chúa Kitô.
• NHỮNG ĐẶC TÍNH
Tiêu cực:
- – Không có những việc hãm xác ký lạ
- – Không có những đặc ân thần bí
- – Không có phương pháp cầu nguyện
- – Không có hoạt động hiển hách
Tích cực:
- – Sống với Chúa là Cha – Tình yêu nhân hậu
- – Nhân đức ấu thơ – Đơn sơ khiêm hạ
- – Bổn phận tầm thường – Tâm hồn phi thường (Tình yêu)
• KHÔNG CÓ NHỮNG VIỆC HÃM XÁC KỲ LẠ
Mẹ Agnès làm chứng: Tôi thấy Têrêsa càng về cuối đời lưu đầy, càng cố sống hãm mình cách hoàn toàn đơn sơ và mực độ... Chị thường nói với tôi rằng: “Ma quỷ hay đánh lừa những linh hồn quảng đại nhưng thiếu khôn ngoan bằng cách thúc đẩy họ vào những hy sinh thái quá, vừa làm hại sức khỏe, vừa khiến họ không thể chu toàn bổn phận được, đồng thời lại muốn lấy đó làm tự mãn”.
“Chỉ với những việc làm hèn mọn vô tên tuổi, nhưng lại trung thành lãnh nhận, linh hồn sẽ đạt tới đức yêu mến tinh tuyền là sự bỏ mình hoàn toàn cách mau chóng hơn”.
Giáo hội bảo đảm chắc chắn rằng lối khổ hạnh mới mẻ gồm những việc nhỏ mọn này là con đường nên thánh đích thực không kém đường lối khổ hạnh phi thường.
• KHÔNG CÓ NHỮNG ĐẶC ÂN THẦN BÍ
– Têrêsa Avila xuất thần mọi nơi... (xem thị kiến về nhân tính Chúa Kitô...)
– Têrêsa Hài Đồng khác hẳn:
+ Không xuất thần
+ Không thị kiến
+ Không trừ quỷ
+ Không dấu lạ
Thánh V. Fersère, rất lạ... lại căn dặn: “Các con đừng ước muốn, cũng đừng van nài được những thị kiến mạc khải hay những tâm cảm đặc biệt, những ước muốn này thường phát xuất theo tính tò mò, thói khoe khoang. Linh hồn dễ bị lôi cuốn theo ảo vọng và những cám dỗ tội lỗi vì những thị kiến giả tạo và những mạc khải sai lầm”.
Cho dù đích thực đi nữa, những ân huệ thần linh vẫn tiềm tàng những nguy cơ...
Thánh Têrêsa thường nói: “Tôi chuộng những hy sinh nhỏ bé hơn mọi thứ xuất thần”. Một giáo thuyết như vậy, tất nhiên dễ loại trừ mọi mối nguy ảo tưởng.
• KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP CẦU NGUYỆN
Theo Têrêsa Avila có 7 bậc cầu nguyện:
– Bằng lời – Bằng trí – Trầm niệm – Tình niệm – Kết hợp...
Têrêsa Hài Đồng không có cấp bậc nào hết... Theo Inhaxio Loyola, nguyện gẫm bao gồm:
– Kinh dọn lòng
– 2 câu tóm tắt nguyện ngắm
– Suy gẫm 3-5 điểm của bài gợi ý.
– Sử dụng 3 năng khiếu của linh hồn: Nhớ-Hiểu-Muốn. Rồi: Tự vấn - Dốc lòng. Sau cùng xét lại kết quả giờ nguyện ngắm.
Còn Têrêsa thì: “Tôi ở như đứa trẻ không biết chữ. Tôi cứ đơn sơ thật thà trần tình với Chúa những điều tôi muốn nói và bao giờ tôi cũng được Chúa cảm thông”.
• KHÔNG CÓ NHỮNG HOẠT ĐỘNG HIỂN HÁCH
Khác Augustin – Thomas Aquino – Vincent – Phanxicô Xaviê – Cha sở họ Ars – Các nhà truyền giáo.
“Các chị đừng tưởng phải làm những việc lớn lao mới nên trọn lành được ! Chúa Giêsu không cần đến những công trình hiển hách, hay những tư tưởng quảng bác của chúng ta. Nếu Ngài muốn những quan niệm cao siêu, Ngài đã chẳng có các Thiên Thần thông biết trỗi vượt các bậc kỳ tài trần gian ư ? Vậy Chúa không đến trần gian để tìm kẻ thần thông hay các bậc thiên tài, nhưng để yêu dấu sự đơn sơ chân thành !”.
Quả không một tu đức thuyết nào có sức mạnh và hấp dẫn đến thế. Nó đã phá vỡ mọi yếu tố tùy tòng trong việc nên Thánh !
TÍCH CỰC:
• TÌNH CHA CON: SỐNG VỚI CHÚA LÀ CHA
Chân lý tối cao sáng ngời nhất trong quan niệm của Têrêsa về thế gian cũng như trong cái nhìn Kitô giáo về vũ trụ là: TÌNH CHA của Thiên Chúa đối với chúng ta.
Sở dĩ tín điệp Têrêsa có sức mạnh chinh phục là vì nó biết tìm lại chân lý căn bản của thần bí Kitô giáo. Êm dịu biết bao khi gọi Thiên Chúa là Cha và trở nên con của Ngài.
Vì dựa vào tín điều căn bản về tình Cha Con của Thiên Chúa, nên Têrêsa sống rất đơn sơ. Sống trong tình thiết nghĩa của Chúa CHA với một tâm hồn của đứa nhỏ.
• TÌNH YÊU NHÂN HẬU
Thánh nữ chỉ nhìn thấy sự dịu hiền vô tận và lòng nhân từ thương xót của Cha trên trời chiếu giãi trong ánh sáng của Thánh Linh... đơn sơ, nhưng sâu sắc.
Quả thật Tình yêu là căn nguyên mọi hoạt động của Thiên Chúa trên các vật thụ tạo... Têrêsa dễ nhận ra rằng: Lòng thương xót là nguyên nhân công việc cứu chuộc của Chúa Kitô và tất cả chương trình quan phòng của Thiên Chúa.
“Không phải vì đã được gìn giữ khỏi phạm tội trọng mà tôi phó thác yêu mến tiến về Chúa. Cả khi tôi cảm thấy lương tâm bị đè nặng bởi những tội có thể phạm, tôi cũng dám nức lòng phó thác, và với tâm hồn thống hối tôi gieo mình vào vòng tay cứu chuộc... tôi biết rằng chỉ trong nháy mắt, mọi xúc phạm sẽ tiêu tan như giọt lệ rơi trong than hồng”.
• NHÂN ĐỨC THƠ ẤU
– Sống tình cha con đậm đà
– Ngay thẳng
– Tin tưởng
– Mềm mại, đơn sơ, khiêm nhượng.
Đức Bênêdictô XV nói: “Nhưng Lời Chúa Giêsu nói: Nếu chúng con không trở nên như trẻ nhỏ, các con không được vào nước Trời (Mt 18,3) ngầm chỉ một sự bó buộc phải ra công để thu lượm lại những hồng ân của tuổi trẻ”.
Vì Giáo hội xác tín rằng: nếu thực thi một cách trung thành và sáng suốt đường thơ ấu này là có thể lành mạnh hóa được xã hội nhân loại và chu toàn những nhân đức chính yếu của Kitô giáo.
Đường thơ ấu thiêng liêng là một bản tóm lược Phúc âm – Nền tảng của nó là ý thức được sự bé nhỏ và hư vô của ta trước nhan Chúa – Chóp đỉnh của nó là cuộc khải hoàn của Tình Yêu – Và phương thế để đạt đích là sự phó thác cho Chúa quan phòng, tức là lòng tin chắc chắn can đảm nhất vào tính hiền phụ của Thiên Chúa, và để đáp lại Tình Yêu nhân hậu, phải có một lòng tin trung thành tuyệt đối và tươi vui với bổn phận trong khung cảnh rất giản dị của đời sống tầm thường, nơi mà Chúa nhân hậu đã đặt ta vào dưới sự thúc đẩy bền bỉ mạnh mẽ của Tình Yêu. Chính những sự sa ngã do tính yếu đuối của mình, giúp linh hồn vươn lên tới Chúa. Tinh thần Têrêsa quy tụ phần tinh túy nhất của Phúc âm. Chúng ta thuộc về một gia đình siêu nhiên kết thành huyền thể Chúa Kitô và lan tràn vô biên.
Chúng ta có Thiên Chúa là CHA, Trinh nữ Maria là Mẹ và tất cả các Thánh trên trời dưới đất là anh em trong Chúa Kitô.
(còn tiếp)
(Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS, viết theo M. Philipon)
Cung Nghinh (thơ)
Thiênhương Vũ
14:49 21/10/2008
Cung Nghinh
Tình đã đến trong ngày rất lạ
Nét nguyên sơ trinh nữ diệu kỳ
Cung nghinh Ngài bằng Thượng Trí nguy nga
Ơn rất Thánh của trần gian như ý.
Ôi sứ thần mang muôn vàn tinh túy
Trao về đây lộc biếc nắng huy hoàng
Trong cung lòng Trinh Nữ qúa cao sang
Ngài đã đến nơi trần gian chứng tá.
Và Tình ái chiếm đời bằng Phép lạ
Cung bậc nào thanh thoát những âm ba
Tấu lên ngàn giai điệu khắp cả Tòa
Cho thế giới trải đầy sao lân ái.
Mẹ Thánh hỡi của ngàn năm Chí Thánh
Cung lòng Người là dấu tích Tâm Khai
Bia hòm sang rực sáng giãi Ngân hà
Tầng Trời phát lời Thiên Thần vạn cả.
Nâng ánh sáng giao hòa trong Phép lạ
Với ngàn hoa chiếu Ngọc Thể sáng lòa
Mẹ Xin Vâng Lời muôn triệu vang xa
Của Đất Trời nối liền Ơn Thánh Cả.
Qùy Tấu Lạy trên những vầng sao lạ
Cho cuộc đời tất cả những Ơn Lành
Vì Tình ái Ngài đến cõi nhân sinh
Bằng chính Máu trên ngai vàng Thập Tự.
Bê Lem ơi bước chân trần Cưú Độ
Thánh Ý từ Trời trong máng cỏ Tình Yêu
Nơi cung lòng Thánh Nữ Mẹ yêu kiều
Thế gian giãi một trời cao Thượng Trí.
Tình đã đến trong ngày rất lạ
Nét nguyên sơ trinh nữ diệu kỳ
Cung nghinh Ngài bằng Thượng Trí nguy nga
Ơn rất Thánh của trần gian như ý.
Ôi sứ thần mang muôn vàn tinh túy
Trao về đây lộc biếc nắng huy hoàng
Trong cung lòng Trinh Nữ qúa cao sang
Ngài đã đến nơi trần gian chứng tá.
Và Tình ái chiếm đời bằng Phép lạ
Cung bậc nào thanh thoát những âm ba
Tấu lên ngàn giai điệu khắp cả Tòa
Cho thế giới trải đầy sao lân ái.
Mẹ Thánh hỡi của ngàn năm Chí Thánh
Cung lòng Người là dấu tích Tâm Khai
Bia hòm sang rực sáng giãi Ngân hà
Tầng Trời phát lời Thiên Thần vạn cả.
Nâng ánh sáng giao hòa trong Phép lạ
Với ngàn hoa chiếu Ngọc Thể sáng lòa
Mẹ Xin Vâng Lời muôn triệu vang xa
Của Đất Trời nối liền Ơn Thánh Cả.
Qùy Tấu Lạy trên những vầng sao lạ
Cho cuộc đời tất cả những Ơn Lành
Vì Tình ái Ngài đến cõi nhân sinh
Bằng chính Máu trên ngai vàng Thập Tự.
Bê Lem ơi bước chân trần Cưú Độ
Thánh Ý từ Trời trong máng cỏ Tình Yêu
Nơi cung lòng Thánh Nữ Mẹ yêu kiều
Thế gian giãi một trời cao Thượng Trí.
Chân dung Chân phước Gioan Dunn Scott
Quang Huyền, Ofm
22:41 21/10/2008
CHÂN DUNG CHÂN PHƯỚC GIOAN DUNS SCOT
LINH MỤC DÒNG PHANXICÔ
Nhắc đến chân phước Gioan Duns Scot người ta thường nghĩ ngay đến những đóng góp to lớn của ngài trong các lĩnh vực triết học và thần học. Thực vậy, những suy tư thần học của ngài làm cho nền triết - thần Kinh Viện thêm phần phong phú và độc đáo. Ngài cùng với thánh tiến sĩ Bônaventura, Dòng Phanxicô đã có công xây dựng một trường phái thần học Phan sinh song song với trường phái Đa minh.
Từ lâu người ta đã rất yêu quý và ngưỡng mộ Gioan Duns Scot và tặng cho ngài danh hiệu “Tiến Sĩ Tinh Tế”, nằm chỉ sự sự thông minh xuất chúng và học thức uyên bác của ngài.
Trong cuộc đời, Gioan Duns Scot đã đặt bước chân tới nhiều trung tâm học vấn nổi tiếng ở Âu Châu và đã để lại nhiều dấu ấn đẹp trong trái tim của dân chúng ở những nơi ngài đến. Từ sất sớm sau khi ngài mất, người dân ở những nơi đó đã bày tỏ lòng tôn kính ngài như một vị Chân phước.
Tuy vậy, ở Việt Nam thì có rất ít ai biết đến ngài hoặc người ta chỉ biết đến ngài như một nhà triết học và thần học Phan sinh mà thôi.
Ngày 08/11/2008 tới chúng ta sẽ mừng kỷ niệm 700 năm ngày mất của ngài và 17 năm ngài được phong chân phước.
Vì lẽ đó, chúng tôi xin được tóm tắt sơ lược vài nét chấm phá trong cuộc đời của Gioan Duns Scot qua các tài liệu thu thập được trong tầm tay, như món quà mừng lễ ngài và chia sẻ với mọi người.
1. Vài nét sơ lược về thời thơ ấu của Gioan Duns Scot.
Theo một số học giả thì Gioan Duns Scot sinh năm 1266 tại Ecosse, nước Scốtlen. Cuộc đời thơ ấu, thân sinh và thân thích của Duns Scot ít được nhắc tới, nhưng theo một sốt tác giả thì: “Chắc chắn ngài đã học trong tu viện Phan sinh ở Sốt-len hoặc ở Anh, rồi sớm đến Oxford để bắt đầu con đường học vấn của mình”.( Các trích dẫn in nghiêng trong bài này trích từ tài liệu Triết học của Lm. Nguyễn Hồng Giáo, Ofm).
Theo đó, chúng ta biết được rằng, năm 11 tuổi Duns Scot được bố mẹ gửi vào trường dòng Phan sinh, được nuôi dưỡng và giáo dục ở đó. Thời gian sau Duns Scot đã trở thành một tu sĩ Phan sinh thông thái và đạo đức, đặc biệt ngài có lòng yêu mến Đức Mẹ.
Ngài mặc áo Dòng Anh em Hèn mọn ở tu viện Dumfries, nay là trường Merton, nơi đây còn lưu giữ căn phòng và bức chân dung của ngài.
Người ta biết đến ngài là một tu sĩ linh mục ưu tú trong đời sống học thức và có nhiều đóng góp to lớn cho nền triết học và thần học Kitô giáo.
Cuộc đời và sự nghiệp của Gioan Duns Scot được gắn liền với những địa danh nổi tiếng về sự phát triển của học vấn, tri thức và văn hóa của nhân loại trong thời Trung cổ.
2. Những địa danh mang đậm dấu ấn của Gioan Duns Scot
• Tại Đại học Oxford, Anh Quốc.
Đại học Oxford là đại học nổi tiếng nhất so với các đại học khác của nước Anh lúc bấy giờ. Các sinh viên của trường này được tuyển chọn từ các đảo thuộc Anh quốc, không có sinh viên nước ngoài ở Oxford, nhưng tiếng tăm của nó vượt ra ngoài ranh giới nưới Anh.
Duns Scot đến Oxford trong tư cách là một tu sĩ Phan sinh. Tại đây “Ngài đã theo học chương trình thông thường được ấn định cho các tu sĩ trẻ Phan sinh theo học thần học”. Sau nhiều năm miệt mài với đèn sách “Ngài đã nhận được văn bằng tương đương bằng tú tài thần học, bởi vì đối với tu sĩ Phan sinh không cần phải thi tú tài”. Ngoài ra ngài cũng đã tham gia giảng dạy nhiều năm tại đại học Oxford.
Là một nguời thông minh lỗi lạc, nhưng chức danh giáo sư ở đại học này không mỉm cười với ngài, ngài không thể có được chức danh này trong thời gian ở Oxford, “vì không có một ghế giáo sư cho dòng Phan sinh tại nước Anh”. Nhưng có lẽ thánh ý Chúa nhiệm mầu không muốn người tôi tớ khôn ngoan của Ngài phải dừng lại ở đó, mà muốn ngài tiến xa hơn trên con đường học thức, để khám pha ra những chân lý cao siêu trong kho tàng mạc khải, nhằm sinh ích cho Giáo hội và phần rỗi của các linh hồn. Điều này thể hiện qua việc Tỉnh dòng Anh em Hèn mọn Anh Quốc đã gửi Duns Scot sang Paris trong thời gian không lâu sau đó.
• Tại Đại học Paris, Pháp Quốc.
Paris có một vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn trong thế giới Kitô giáo thời Trung Cổ. Đây là một trung tâm tri thức rất nổi tiếng, thu hút nhiều sinh viên từ các nước khác đến học tập, nghiên cứu và đã sản sinh ra nhiền nhà thần học lỗi lạc như: Alexandre de Halis và Thánh Bônaventura dòng Phanxicô, Tôma Aquinô dòng Đa minh. Theo tác giả Jacques Verger: “Paris đã đóng một vai trò và có một tiếng tăm còn lớn hơn cả Oxford bởi vì cương vị của nó mang tính quốc tế; người tứ xứ đến đó và những nhà thần học thời danh nhất được tuyển chọn trong các Dòng hành khất”.
Đây cũng là trung tâm học vấn có chổ đứng quan trọng của các Dòng Hành khất, là nơi tập trung những học trò và giáo sư xuất sắc nhất của các dòng này: “Các tu sĩ Phan sinh và Đa minh đã đến đó lập nhà từ những năm 1230, và mặc dù các giáo sư triều đã có một đôi lần tìm cách nếu không phải trục xuất thì ít ra cũng là giảm bớt vai trò của họ, nhưng họ vẫn chi phối việc giảng dạy thần học một cách tuyệt đối vào thế kỷ XIII. Và do đó, các Dòng Hành khất đưa các học trò xuất sắc nhất và những thầy giáo nổi tiếng nhất của mình đến Paris”.
Khỏang năm 1300 hoặc 1301, Gioan Duns Scot được các tu sĩ Phan sinh thuộc tỉnh dòng Anh Quốc gửi tới Paris, trong tư cách một tú tài để tiếp tục học tập và tranh luận. Ngài cũng đã tham gia dạy học nhiều năm tại đại học Paris, vì thế tại đại học này ngài được nhận các danh hiệu cao quí nhất của một thầy dạy. Năm 1036 ngài vinh dự được nhận chức danh giáo sư thần học của Đại học Paris: “Dunt Scot đã nhận được bằng giáo sư thần học vào lúc ấy (ngài khỏang 40 tuổi)”.
Kế đến ngài được bổ nhiệm làm giám đốc đại học Phan sinh tại Paris. Trong thời gian này thầy của Duns Scot là Gonzalve de Espagne là một giáo sư thần học Phan sinh. Ngài vừa được bầu vào chức vụ Tổng phục vụ của Hội dòng. Ngài vẫn giữ lòng quí mến với người học trò xuất sắc của mình là Scot, và chính ngài đã đề nghị Duns Scot để làm giám đốc Trường Phan sinh tại Paris. Thế là Duns Scot đã lên thay thế thầy mình và giữ chức vụ này cho đến năm 1307.
Đến thời điểm này danh tiếng của Duns Scot đã lan ra khắp nơi, nguời ta biết đến ngài như một vị “Tiến sĩ Tinh tế”, và thế là một sứ mệnh mới của ngài lại được bắt đầu.
• Tại Cologne, Đức Quốc.
Sau Oxford và Paris thì Cologne nước Đức là địa danh nổi tiếng mà Duns Scot đã từng đến. Riêng địa danh này lại có nhiều ý nghĩa trọng đại hơn trong cuộc đời của ngài, vì nơi đây ngài đã sống những ngày tháng cuối đời và được an nghĩ trong vòng tay yêu thương của các Anh em cùng dòng và sự thương tiếc của mọi người dân thành Cologne.
Cologne là một trung tâm tri thức rất lớn đối với công việc giảng dạy thần học trong thời Trung cổ. Đây chưa phải là một đại học, nhưng là một trường Chính Tòa nổi tiếng ở thế kỷ XI - XII. Hơn nữa, Cologne đã sớm trở thành một trung tâm tri thức lớn của các dòng Hành khất ở Đức, nhất là dòng Đa minh. Albert le Grand, nhà thần học đầu tiên của Dòng Đa minh đã mở trường học ở đó vào khỏang năm 1242.
Dòng Anh em Hèn mọn, cũng sớm có một tu viện ở Cologne. Sự hiện diện trong một môi trường thuận lợi cho các hoạt động tri thức, hẳn anh em Phan sinh cũng đã nghĩ tới việc thành lập một trường học của mình, bên cạnh trường học của anh em Đa minh. Đây là một trong những nguyên nhân mà Duns Scot có mặt ở Cologne.
Khỏang cuối năm 1307 Dòng Phan sinh đã gửi Gioan Duns Scot là vị tiến sĩ nổi tiếng nhất của dòng tới Cologne để thực hiện ý định trên.
Địa danh Cologne như một chân trời mới đang mở ra với Dunt Scot, có nhiều việc ngài phải làm nhằm mở mang tri thức cho nhiều người và tạo lập được mộn ảnh hưởng nào đó cho phong trào Phan sinh. Tuy nhiên, sự nghiệp của ngài ở đây không diễn ra như ý muốn. Chỉ vọn vẹn một năm sau khi đến Cologe, Gioan Duns Scot đã bị đau bệnh và mất tại đó, và được an táng một cách đơn sơ trong nguyện đường của Dòng: “Gioan Duns Scot từ trần ngày 11 tháng 8 năm 1308 và được an táng đơn sơ theo tục lệ riêng của dòng Anh em Hèn mọn. Được bọc trong áo dòng, đầu phủ một tấm khăn, ngài được an táng không có quan tài, tại đây trong nhà nguyện Ba Vua này. Một tấm đá đơn sơ khắc tên và chức danh thần học gia của ngài đánh dấu nơi ngài được chôn cất”.
Cuộc đời của chân phước Gioan Duns Scot là một cuộc hành trình liên tục đúng như tinh thần của Cha thánh Phanxicô “Lữ hành và khách lạ”. Ngài cất tiếng khóc chào đời tại Ecosse, Scotlen, được gửi đến Oxford, nơi ngài đã có một thời gian để “dùi mài kinh sử, và bắt đầu sự nghiệp tri thức của mình. Điều đặc biệt là nơi đây ngài đã được dạy dỗ và hướng dẫn để bước theo Đức Kitô trong cuộc đời thánh hiến trong Dòng Anh em Hèn mọn.
Sau đó ngài được gửi đến Paris, đây là nơi ngài gặt hái được nhiều thành công nhất trong sự nghiệp tri thức của mình với những danh hiệu cao quý, nhất là học vị Tiến sĩ Tinh tế và chức danh Giáo Sư thần học.
Cuối cùn, tại Cologne ngài sống những ngày tháng còn lại của đời người và ra đi về với Thiên Chúa trong niềm thương tiếc của Anh em cùng dòng và người dân thành Cologne.
Một món quà mà dân thành Cologne đã dâng kính ngài, dưới chân mộ của ngài bằng tiếng La tinh sẽ tóm gọn cả cuộc đời của ngài:
“Scốtlen đã thấy tôi sinh ra
Anh quốc đã làm cho tôi thành tu sĩ Phan sinh.
Pháp quốc đã dạy dỗ tôi
Nhưng Cologne đã gìn giữ tôi”.
Những dấu ấn phó phai của một cuộc đời vì Chúa và vì anh chị em, Duns Scot sớm trở thành một Bậc Đáng Kính và một vị thánh trong lòng sùng kính của mọi người.
3. Một vị Chân Phuớc trong lòng sùng kính bình dân và trong Giáo Hội.
Nhìn vào cuộc đời thánh thiện và thông thái của ngài cũng như những gì ngài đã để lại cho hậu thế, dân thành Cologne và những người cùng thời đã tôn kính ngài như một vị Chân phước. Chúng ta nhận thấy điều đó nơi “lịch sử ngôi mộ của ngài”.
Trước hết, để tỏ lòng tôn kính ngài như một bậc thầy thông thái, một người con ưu tú của Giáo hội và đáng được thưởng hạnh phúc đời đời, họ đã khắc ghi trên bia mộ của ngài một câu như sau: “Nơi đây an nghĩ-sau khi tới cùng đích-dòng sông sinh động, ngọn suối của Hội thánh, con đường đưa tới sự giáo huấn về sự công chính, bằng hoa học vấn, hòm bia Khôn Ngoan”. Các nhân đức của ngài là điều mà những người đã chứng kiến và thậm chí cả những người được biết đến một cách gián tiếp, cũng đều đem lòng ngưỡng mộ và kính phục.
Một việc làm cụ thể khác của dân thành Cologne nói rõ hơn sự tôn kính của họ đối với Gioan Duns Scot như là một Chân phước, đó là việc họ di dời hài cốt của ngài rồi đem đặt ngang hàng với vị trí dành riêng cho các vị thánh và chân phước trong cung thánh của nhà thờ: “Khoảng 80 hay 90 năm sau (ngài mất), thi hài của Scot được cải táng vào trong cung thánh của thánh đường. Một ngôi mộ ngay trong cung thánh, bên cạnh bàn thờ đó là nơi dành riêng cho các thánh, các chân phước. Từ đó người ta có thể kết luận rằng, ngay từ đầu hẳn là Scot đã được sùng kính như một vị Chân phước”. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất nói lên lòng sùnh kính của mọi người dành cho ngài trong thời gian xa xưa.
Gần đây Giáo hội cũng đã ghi nhận lòng tôn sùng của truyền thống này và ghi nhận những đóng góp to lớn của Gioan Duns Scot cho triết học và thần học Kitô Giáo. Điều đó được thể hiện qua việc Đức Giáo Hòang Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho ngài vào ngày 06/07/1991.
Việc tôn kính chân phước Gioan Duns Scot ngày nay đã trở thành chính thức cho cả Giáo Hội. Lễ kính ngài được ấn định vào ngày 08/11 hằng năm.
4. Thay lời kết
Đọc lại đôi nét về cuộc đời của chân phước Gioan Duns Scot là dịp thuận tiện giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát về cuộc đời và sự nghiệp của một nhà triết học và thần học thông thái của Giáo hội nói chung và của Phong trào Phan sinh nói riêng. Ngài là tấm gương cho đời sống học vấn của người trẻ.
Kế đến. chúng ta cũng tìm hiểu những lý do tại sao Dòng Phan sinh và vô số tín hữu khác tôn kính ngài như một vị Chân phước từ lâu đời và gần Đây Giáo hội đã phong chân phước cho ngài. Qua đó, chúng ta ôn lại các nhân đức thánh thiện của ngài, để chúng ta noi gương bắt chước ngài, nhằm làm cho đời sống thiêng liêng của chúng ta ngày càng phong phú hơn.
Hơn nữa, việc làm này cũng giúp chúng ta thêm lòng sùng kính ngài và tin tưởng hơn vào lời chuyển cầu mạnh thế của ngài bên Tòa Chúa, để chúng ta năng chạy đến với ngài, cầu khẩn ngài ra tay nâng đỡ và dẫn dắt chúng ta trong cuộc đời lữ thứ thần gian.
LINH MỤC DÒNG PHANXICÔ
Nhắc đến chân phước Gioan Duns Scot người ta thường nghĩ ngay đến những đóng góp to lớn của ngài trong các lĩnh vực triết học và thần học. Thực vậy, những suy tư thần học của ngài làm cho nền triết - thần Kinh Viện thêm phần phong phú và độc đáo. Ngài cùng với thánh tiến sĩ Bônaventura, Dòng Phanxicô đã có công xây dựng một trường phái thần học Phan sinh song song với trường phái Đa minh.
Từ lâu người ta đã rất yêu quý và ngưỡng mộ Gioan Duns Scot và tặng cho ngài danh hiệu “Tiến Sĩ Tinh Tế”, nằm chỉ sự sự thông minh xuất chúng và học thức uyên bác của ngài.
Trong cuộc đời, Gioan Duns Scot đã đặt bước chân tới nhiều trung tâm học vấn nổi tiếng ở Âu Châu và đã để lại nhiều dấu ấn đẹp trong trái tim của dân chúng ở những nơi ngài đến. Từ sất sớm sau khi ngài mất, người dân ở những nơi đó đã bày tỏ lòng tôn kính ngài như một vị Chân phước.
Tuy vậy, ở Việt Nam thì có rất ít ai biết đến ngài hoặc người ta chỉ biết đến ngài như một nhà triết học và thần học Phan sinh mà thôi.
Ngày 08/11/2008 tới chúng ta sẽ mừng kỷ niệm 700 năm ngày mất của ngài và 17 năm ngài được phong chân phước.
Vì lẽ đó, chúng tôi xin được tóm tắt sơ lược vài nét chấm phá trong cuộc đời của Gioan Duns Scot qua các tài liệu thu thập được trong tầm tay, như món quà mừng lễ ngài và chia sẻ với mọi người.
1. Vài nét sơ lược về thời thơ ấu của Gioan Duns Scot.
Theo một số học giả thì Gioan Duns Scot sinh năm 1266 tại Ecosse, nước Scốtlen. Cuộc đời thơ ấu, thân sinh và thân thích của Duns Scot ít được nhắc tới, nhưng theo một sốt tác giả thì: “Chắc chắn ngài đã học trong tu viện Phan sinh ở Sốt-len hoặc ở Anh, rồi sớm đến Oxford để bắt đầu con đường học vấn của mình”.( Các trích dẫn in nghiêng trong bài này trích từ tài liệu Triết học của Lm. Nguyễn Hồng Giáo, Ofm).
Theo đó, chúng ta biết được rằng, năm 11 tuổi Duns Scot được bố mẹ gửi vào trường dòng Phan sinh, được nuôi dưỡng và giáo dục ở đó. Thời gian sau Duns Scot đã trở thành một tu sĩ Phan sinh thông thái và đạo đức, đặc biệt ngài có lòng yêu mến Đức Mẹ.
Ngài mặc áo Dòng Anh em Hèn mọn ở tu viện Dumfries, nay là trường Merton, nơi đây còn lưu giữ căn phòng và bức chân dung của ngài.
Người ta biết đến ngài là một tu sĩ linh mục ưu tú trong đời sống học thức và có nhiều đóng góp to lớn cho nền triết học và thần học Kitô giáo.
Cuộc đời và sự nghiệp của Gioan Duns Scot được gắn liền với những địa danh nổi tiếng về sự phát triển của học vấn, tri thức và văn hóa của nhân loại trong thời Trung cổ.
2. Những địa danh mang đậm dấu ấn của Gioan Duns Scot
• Tại Đại học Oxford, Anh Quốc.
Đại học Oxford là đại học nổi tiếng nhất so với các đại học khác của nước Anh lúc bấy giờ. Các sinh viên của trường này được tuyển chọn từ các đảo thuộc Anh quốc, không có sinh viên nước ngoài ở Oxford, nhưng tiếng tăm của nó vượt ra ngoài ranh giới nưới Anh.
Duns Scot đến Oxford trong tư cách là một tu sĩ Phan sinh. Tại đây “Ngài đã theo học chương trình thông thường được ấn định cho các tu sĩ trẻ Phan sinh theo học thần học”. Sau nhiều năm miệt mài với đèn sách “Ngài đã nhận được văn bằng tương đương bằng tú tài thần học, bởi vì đối với tu sĩ Phan sinh không cần phải thi tú tài”. Ngoài ra ngài cũng đã tham gia giảng dạy nhiều năm tại đại học Oxford.
Là một nguời thông minh lỗi lạc, nhưng chức danh giáo sư ở đại học này không mỉm cười với ngài, ngài không thể có được chức danh này trong thời gian ở Oxford, “vì không có một ghế giáo sư cho dòng Phan sinh tại nước Anh”. Nhưng có lẽ thánh ý Chúa nhiệm mầu không muốn người tôi tớ khôn ngoan của Ngài phải dừng lại ở đó, mà muốn ngài tiến xa hơn trên con đường học thức, để khám pha ra những chân lý cao siêu trong kho tàng mạc khải, nhằm sinh ích cho Giáo hội và phần rỗi của các linh hồn. Điều này thể hiện qua việc Tỉnh dòng Anh em Hèn mọn Anh Quốc đã gửi Duns Scot sang Paris trong thời gian không lâu sau đó.
• Tại Đại học Paris, Pháp Quốc.
Paris có một vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn trong thế giới Kitô giáo thời Trung Cổ. Đây là một trung tâm tri thức rất nổi tiếng, thu hút nhiều sinh viên từ các nước khác đến học tập, nghiên cứu và đã sản sinh ra nhiền nhà thần học lỗi lạc như: Alexandre de Halis và Thánh Bônaventura dòng Phanxicô, Tôma Aquinô dòng Đa minh. Theo tác giả Jacques Verger: “Paris đã đóng một vai trò và có một tiếng tăm còn lớn hơn cả Oxford bởi vì cương vị của nó mang tính quốc tế; người tứ xứ đến đó và những nhà thần học thời danh nhất được tuyển chọn trong các Dòng hành khất”.
Đây cũng là trung tâm học vấn có chổ đứng quan trọng của các Dòng Hành khất, là nơi tập trung những học trò và giáo sư xuất sắc nhất của các dòng này: “Các tu sĩ Phan sinh và Đa minh đã đến đó lập nhà từ những năm 1230, và mặc dù các giáo sư triều đã có một đôi lần tìm cách nếu không phải trục xuất thì ít ra cũng là giảm bớt vai trò của họ, nhưng họ vẫn chi phối việc giảng dạy thần học một cách tuyệt đối vào thế kỷ XIII. Và do đó, các Dòng Hành khất đưa các học trò xuất sắc nhất và những thầy giáo nổi tiếng nhất của mình đến Paris”.
Khỏang năm 1300 hoặc 1301, Gioan Duns Scot được các tu sĩ Phan sinh thuộc tỉnh dòng Anh Quốc gửi tới Paris, trong tư cách một tú tài để tiếp tục học tập và tranh luận. Ngài cũng đã tham gia dạy học nhiều năm tại đại học Paris, vì thế tại đại học này ngài được nhận các danh hiệu cao quí nhất của một thầy dạy. Năm 1036 ngài vinh dự được nhận chức danh giáo sư thần học của Đại học Paris: “Dunt Scot đã nhận được bằng giáo sư thần học vào lúc ấy (ngài khỏang 40 tuổi)”.
Kế đến ngài được bổ nhiệm làm giám đốc đại học Phan sinh tại Paris. Trong thời gian này thầy của Duns Scot là Gonzalve de Espagne là một giáo sư thần học Phan sinh. Ngài vừa được bầu vào chức vụ Tổng phục vụ của Hội dòng. Ngài vẫn giữ lòng quí mến với người học trò xuất sắc của mình là Scot, và chính ngài đã đề nghị Duns Scot để làm giám đốc Trường Phan sinh tại Paris. Thế là Duns Scot đã lên thay thế thầy mình và giữ chức vụ này cho đến năm 1307.
Đến thời điểm này danh tiếng của Duns Scot đã lan ra khắp nơi, nguời ta biết đến ngài như một vị “Tiến sĩ Tinh tế”, và thế là một sứ mệnh mới của ngài lại được bắt đầu.
• Tại Cologne, Đức Quốc.
Sau Oxford và Paris thì Cologne nước Đức là địa danh nổi tiếng mà Duns Scot đã từng đến. Riêng địa danh này lại có nhiều ý nghĩa trọng đại hơn trong cuộc đời của ngài, vì nơi đây ngài đã sống những ngày tháng cuối đời và được an nghĩ trong vòng tay yêu thương của các Anh em cùng dòng và sự thương tiếc của mọi người dân thành Cologne.
Cologne là một trung tâm tri thức rất lớn đối với công việc giảng dạy thần học trong thời Trung cổ. Đây chưa phải là một đại học, nhưng là một trường Chính Tòa nổi tiếng ở thế kỷ XI - XII. Hơn nữa, Cologne đã sớm trở thành một trung tâm tri thức lớn của các dòng Hành khất ở Đức, nhất là dòng Đa minh. Albert le Grand, nhà thần học đầu tiên của Dòng Đa minh đã mở trường học ở đó vào khỏang năm 1242.
Dòng Anh em Hèn mọn, cũng sớm có một tu viện ở Cologne. Sự hiện diện trong một môi trường thuận lợi cho các hoạt động tri thức, hẳn anh em Phan sinh cũng đã nghĩ tới việc thành lập một trường học của mình, bên cạnh trường học của anh em Đa minh. Đây là một trong những nguyên nhân mà Duns Scot có mặt ở Cologne.
Khỏang cuối năm 1307 Dòng Phan sinh đã gửi Gioan Duns Scot là vị tiến sĩ nổi tiếng nhất của dòng tới Cologne để thực hiện ý định trên.
Địa danh Cologne như một chân trời mới đang mở ra với Dunt Scot, có nhiều việc ngài phải làm nhằm mở mang tri thức cho nhiều người và tạo lập được mộn ảnh hưởng nào đó cho phong trào Phan sinh. Tuy nhiên, sự nghiệp của ngài ở đây không diễn ra như ý muốn. Chỉ vọn vẹn một năm sau khi đến Cologe, Gioan Duns Scot đã bị đau bệnh và mất tại đó, và được an táng một cách đơn sơ trong nguyện đường của Dòng: “Gioan Duns Scot từ trần ngày 11 tháng 8 năm 1308 và được an táng đơn sơ theo tục lệ riêng của dòng Anh em Hèn mọn. Được bọc trong áo dòng, đầu phủ một tấm khăn, ngài được an táng không có quan tài, tại đây trong nhà nguyện Ba Vua này. Một tấm đá đơn sơ khắc tên và chức danh thần học gia của ngài đánh dấu nơi ngài được chôn cất”.
Cuộc đời của chân phước Gioan Duns Scot là một cuộc hành trình liên tục đúng như tinh thần của Cha thánh Phanxicô “Lữ hành và khách lạ”. Ngài cất tiếng khóc chào đời tại Ecosse, Scotlen, được gửi đến Oxford, nơi ngài đã có một thời gian để “dùi mài kinh sử, và bắt đầu sự nghiệp tri thức của mình. Điều đặc biệt là nơi đây ngài đã được dạy dỗ và hướng dẫn để bước theo Đức Kitô trong cuộc đời thánh hiến trong Dòng Anh em Hèn mọn.
Sau đó ngài được gửi đến Paris, đây là nơi ngài gặt hái được nhiều thành công nhất trong sự nghiệp tri thức của mình với những danh hiệu cao quý, nhất là học vị Tiến sĩ Tinh tế và chức danh Giáo Sư thần học.
Cuối cùn, tại Cologne ngài sống những ngày tháng còn lại của đời người và ra đi về với Thiên Chúa trong niềm thương tiếc của Anh em cùng dòng và người dân thành Cologne.
Một món quà mà dân thành Cologne đã dâng kính ngài, dưới chân mộ của ngài bằng tiếng La tinh sẽ tóm gọn cả cuộc đời của ngài:
“Scốtlen đã thấy tôi sinh ra
Anh quốc đã làm cho tôi thành tu sĩ Phan sinh.
Pháp quốc đã dạy dỗ tôi
Nhưng Cologne đã gìn giữ tôi”.
Những dấu ấn phó phai của một cuộc đời vì Chúa và vì anh chị em, Duns Scot sớm trở thành một Bậc Đáng Kính và một vị thánh trong lòng sùng kính của mọi người.
3. Một vị Chân Phuớc trong lòng sùng kính bình dân và trong Giáo Hội.
Nhìn vào cuộc đời thánh thiện và thông thái của ngài cũng như những gì ngài đã để lại cho hậu thế, dân thành Cologne và những người cùng thời đã tôn kính ngài như một vị Chân phước. Chúng ta nhận thấy điều đó nơi “lịch sử ngôi mộ của ngài”.
Trước hết, để tỏ lòng tôn kính ngài như một bậc thầy thông thái, một người con ưu tú của Giáo hội và đáng được thưởng hạnh phúc đời đời, họ đã khắc ghi trên bia mộ của ngài một câu như sau: “Nơi đây an nghĩ-sau khi tới cùng đích-dòng sông sinh động, ngọn suối của Hội thánh, con đường đưa tới sự giáo huấn về sự công chính, bằng hoa học vấn, hòm bia Khôn Ngoan”. Các nhân đức của ngài là điều mà những người đã chứng kiến và thậm chí cả những người được biết đến một cách gián tiếp, cũng đều đem lòng ngưỡng mộ và kính phục.
Một việc làm cụ thể khác của dân thành Cologne nói rõ hơn sự tôn kính của họ đối với Gioan Duns Scot như là một Chân phước, đó là việc họ di dời hài cốt của ngài rồi đem đặt ngang hàng với vị trí dành riêng cho các vị thánh và chân phước trong cung thánh của nhà thờ: “Khoảng 80 hay 90 năm sau (ngài mất), thi hài của Scot được cải táng vào trong cung thánh của thánh đường. Một ngôi mộ ngay trong cung thánh, bên cạnh bàn thờ đó là nơi dành riêng cho các thánh, các chân phước. Từ đó người ta có thể kết luận rằng, ngay từ đầu hẳn là Scot đã được sùng kính như một vị Chân phước”. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất nói lên lòng sùnh kính của mọi người dành cho ngài trong thời gian xa xưa.
Gần đây Giáo hội cũng đã ghi nhận lòng tôn sùng của truyền thống này và ghi nhận những đóng góp to lớn của Gioan Duns Scot cho triết học và thần học Kitô Giáo. Điều đó được thể hiện qua việc Đức Giáo Hòang Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho ngài vào ngày 06/07/1991.
Việc tôn kính chân phước Gioan Duns Scot ngày nay đã trở thành chính thức cho cả Giáo Hội. Lễ kính ngài được ấn định vào ngày 08/11 hằng năm.
4. Thay lời kết
Đọc lại đôi nét về cuộc đời của chân phước Gioan Duns Scot là dịp thuận tiện giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát về cuộc đời và sự nghiệp của một nhà triết học và thần học thông thái của Giáo hội nói chung và của Phong trào Phan sinh nói riêng. Ngài là tấm gương cho đời sống học vấn của người trẻ.
Kế đến. chúng ta cũng tìm hiểu những lý do tại sao Dòng Phan sinh và vô số tín hữu khác tôn kính ngài như một vị Chân phước từ lâu đời và gần Đây Giáo hội đã phong chân phước cho ngài. Qua đó, chúng ta ôn lại các nhân đức thánh thiện của ngài, để chúng ta noi gương bắt chước ngài, nhằm làm cho đời sống thiêng liêng của chúng ta ngày càng phong phú hơn.
Hơn nữa, việc làm này cũng giúp chúng ta thêm lòng sùng kính ngài và tin tưởng hơn vào lời chuyển cầu mạnh thế của ngài bên Tòa Chúa, để chúng ta năng chạy đến với ngài, cầu khẩn ngài ra tay nâng đỡ và dẫn dắt chúng ta trong cuộc đời lữ thứ thần gian.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giới Truyền thông không ngăn chặn được một buổi gặp gỡ giữa Hồi giáo và Công Giáo
Bùi Hữu Thư
20:34 21/10/2008
Giới Truyền thông không ngăn chặn được một buổi gặp gỡ giữa Hồi giáo và Công Giáo
Vẫn dự trù vào hai ngày 4 và 5 tháng 11
VATICAN CITY, ngày 21 tháng 10, 2008 (Zenit.org).- Mặc dầu có các thông cáo sai lệch của giới truyền thông Ý về các nhận xét được nêu lên về Hồi giáo trong Thượng Hội Đồng Giám Mục, một buổi họp giữa Công Giáo và Hồi giáo đã được dự trù vào tháng tới vẫn diễn tiến.
Các bài báo Ý cuối tuần qua đã trích dẫn sai lạc những nhận xét của một nhóm làm việc trong Thượng Hội Đồng về một vài khía cạnh của Hồi giáo, khiến cho có vẻ như các giám mục trong Thượng Hội Đồng đề nghị hủy bỏ việc đối thoại với Hồi giáo.
Các báo cáo được đăng tải chỉ vài tuần trước buổi họp giữa Công giáo và Hồi giáo với chủ đề “Yêu Thiên Chúa, Yêu Láng Giềng.” Buổi họp ngày 4-5 tháng 11, được Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn bảo trợ, sẽ tụ tập được nhiều đại biểu trong các vị trí thức và lãnh đạo Hồi giáo. 138 vị này đã cùng ký một lá thư ngỏ gửi cho các vị lãnh đạo Công giáo năm ngoái.
Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng đã nói với toàn thể cử tọa của Thượng Hội Đồng ngày Thứ Bẩy vừa qua về buổi họp với Hồi giáo. Ngài giải thích là khi nói về đối thoại Hồi giáo – Công giáo, văn kiện căn bản cho người Công giáo vẫn là "Nostra Aetate" từ Công Đồng Vatican II.
Đức Hồng Y cũng dẫn chứng một bài thuyết trình trong một Thượng Hội Đồng trước đây của Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Giám Mục Quebec, trong đó một diễn đàn Công giáo – Hồi giáo được đề nghị để thảo luận về Lời Chúa. Đức Hồng Y Tauran đề nghị là nên nói về một diễn đàn liên tôn thì thích hợp hơn, vì người Công giáo không cùng quan điểm với người Hồi giáo và coi Kinh Koran như sách khải huyền.
Trong khuôn khổ này, báo chí Ý tường trình về một nhận xét của Nhóm làm việc Tây Ban Nha A về quan niệm nhân quyền của phụ nữ. Nhóm làm việc này ghi nhận ngày Thứ Sáu vừa qua là cách đối xử của Hồi giáo với phụ nữ không phù hợp với học thuyết Kitô về quyền căn bản của con người.
Các nguồn tin được đăng tải cuối tuần qua giải thích nhận xét trên như một sự từ chối việc đối thoại. các bản tin cũng kèm theo các nhận xét của các lãnh đạo Hồi giáo chỉ trích đề nghị được giả dụ trên đây.
Mario Scialoja, một đại biểu của Liên Minh Hồi giáo thế giới, nói, trì hoãn cuộc đối thoại vì quan điểm khác biệt về nhân quyền của phụ nữ là một điều quá đáng.
Tuy nhiên, nhóm làm việc chỉ muốn ghi nhận những dị biệt khách quan giữa giáo huấn Hồi giáo và Công giáo, nhất là quan niệm về hôn nhân và gia đình.
Diễn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong Thượng Hội Đồng Giám Mục
+ ĐGH Benêđictô XVI
12:42 21/10/2008
Cần phải khắc phục chủ thuyết Nhị Nguyên giữa khoa Chú Giải Thánh Kinh và khoa Thần Học
Vatican, ngày 19/10/2008 - Hôm thứ ba, ĐTC đã công bố một bài diễn từ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục, là Thượng Hội Đồng đang nhóm họp tại Vatican cho đến ngày 26/10 để thảo luận về đề tài: “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh.”
Anh Chị Em thân mến, việc sửa soạn cho cuốn sách của tôi về Chúa Giêsu cho tôi nhiều dịp để nhìn thấy tất cả những điều tốt có thể đến từ khoa chú giải Thánh Kinh hiện đại, nhưng cũng cho tôi nhận ra những trở ngại và những nguy hiểm trong đó. Dei Verbum 12 đưa ra cho chúng ta những chỉ dẫn về phương pháp thích hợp trong việc chú giải Thánh Kinh. Trước hết, văn kiện này xác nhận sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp phân tích [phê bình] lịch sử (historical-critical method), qua việc diễn tả ngắn gọn những yếu tố thiết yếu. Nhu cầu này là kết quả của nguyên tắc Kitô giáo được hình thành trong Gioan 1:14: “Verbum caro factum est (Ngôi lời trở thành nhục thể)”. Sự kiện lịch sử là bình diện chủ yếu của Đức Tin Kitô giáo. Lịch sử cứu độ không phải là một huyền thoại, nhưng là một câu truyện có thật và vì thế phải được nghiên cứu bằng cùng những phương pháp như một cuộc nghiên cứu lịch sử quan trọng.
Tuy nhiên, lịch sử này lại có một bình diện khác, đó là tác động của Thiên Chúa. Vì điều này, “Dei Verbum” nhắc đến một mức độ phương pháp học cần thiết để giải thích đúng đắn các lời, là những lời vừa là lời loài người lại vừa là Lời Thiên Chúa.
Công Đồng nói rằng, theo một quy luật căn bản cho bất cứ việc cắt nghĩa một bản văn nào, Thánh Kinh phải được giải thích trong cùng một tinh thần mà trong đó Thánh Kinh được viết [chính ra phải dịch là trong cùng một Thánh Thần là Đấng đã viết Thánh Kinh]. Và do đó đưa ra ba yếu tố căn bản về phương pháp để không quên bình diện Thiên Chúa, là khoa thần khí học của Thánh Kinh: nghĩ là một người phải 1) giải thích bản văn mà không quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; ngày nay phương pháp này được gọi là Chú Giải Thánh Kinh theo Quy Điển (Canonical Exegesis). Vào thời điểm của Công Đồng chưa có từ này, nhưng Công Đồng đã nói cùng một điều: người ta không được quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; 2) một người cũng không được quên truyền thống sống động của toàn thể Hội Thánh, và sau cùng 3) phải tôn trọng tính loại suy Đức Tin. Chỉ khi nào cả hai mức độ về phương pháp học này, là phân tích lịch sử và thần học, được tôn trọng, thì một người có thể nói về khoa chú giải Thánh Kinh theo thần học -- một loại chú giải Thánh Kinh thích hợp cho Sách này [Thánh Kinh]. Trong khi việc chú giải Thánh Kinh ở đại học theo mức độ thứ nhất hoạt động ở một tầm mức rất cao và thật sự có ích cho chúng ta, nhưng chúng ta không thể nói như thế về mức độ kia. Thường mức độ thứ nhì này, là mức độ gồm có ba yếu tố thần học được ám chỉ bởi Dei Verbum hầu như vắng mặt. Và điều ấy đưa đến những hậu quả khá trầm trọng.
Hậu quả thứ nhất của việc vắng bóng của mức độ phương pháp học thứ nhì này là Thánh Kinh trở thành một cuốn sách chỉ nói về quá khứ. Các hậu quả về luân lý có thể được rút ra từ đó, một người có thể học về lịch sử, nhưng Sách chỉ nói về quá khứ và việc chú giải nó không còn có tính cách thần học thật sự nữa, mà trở thành thuật chép sử, là lịch sử của văn chương. Đây là hậu quả đầu tiên: Thánh Kinh tiếp tục ở trong quá khứ, chỉ nói về quá khứ. Còn có một hậu quả thứ nhì trầm trông hơn nhiều: ở đó những cách giải thích Thánh Kinh theo Đức Tin như được Dei Verbum ám chỉ bị mất dạng, mà tất yếu xuất hiện một loại giải thích Thánh Kinh khác, giải thích Thánh Kinh theo thế tục, theo chủ nghĩa thực chứng, mà nguyên tắc chính của nó là việc biết chắc chắn rằng Thiên Chúa đã không xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Theo loại chú giải Thánh Kinh này, khi nào xem ra có những yếu tố thuộc về Thiên Chúa, người ta phải giải thích nó từ đâu đến và biến nó thành yếu tố hoàn toàn nhân loại.
Vì điều này mà nổi lên những cắt nghĩa chối bỏ lịch sử tính của những yếu tố thuộc về Thiên Chúa. Thí dụ, ngày nay cái gọi là trường phái chính của khoa giải thích Thánh Kinh ở nước Đức chối từ rằng Chúa thiết lập Bí Tích Thánh Thể và nói rằng thân xác của Chúa Giêsu vẫn còn nằm trong mồ. Biến cố Phục Sinh không phải là một biến cố lịch sử, nhưng là một thị kiến thần học. Việc đó xảy ra vì không giải thích Thánh Kinh theo Đức Tin: cho nên người ta đã đưa ra một giải thích Thánh Kinh theo triết lý thế tục, là loại triết lý chối từ việc Thiên Chúa đi vào và hiện diện thật trong lịch sử là chuyện có thể xảy ra. Hậu quả của việc thiếu mức độ chú giải thứ nhì này là tạo ra một vực thẳm thật sâu giữa khoa chú giải Thánh Kinh theo khoa học và Lectio Divina. Điều này đôi khi đưa đến một hình thức lúng túng ngay cả trong việc soạn bài giảng. Khi mà việc chú giải Thánh Kinh không còn là thần học nữa, thì Thánh Kinh không còn là linh hồn của thần học, và ngược lại, khi thần học không thiết yếu là việc giải thích Thánh Kinh trong Hội Thánh, thì thần học không còn nền tảng nữa.
Cho nên đối với đời sống và sứ vụ của Hội Thánh, đối với tương lai của Đức Tin, chúng ta phải thắng vượt chủ nghĩa lưỡng phân giữa khoa chú giải Thánh Kinh và khoa thần học. Thần học theo Thánh Kinh và thần học hệ thống là hai bình diện của một thực thể duy nhất, là điều mà chúng ta gọi là Thần Học. Vì lý do này, tôi hy vọng rằng một trong những đề nghị sẽ đề cập đến nhu cầu cần phải nhớ đến hai mức độ theo phương pháp học được Dei Verbum 12 ám chỉ, cần phải khai triển một khoa chú giải Thánh Kinh không chỉ ở mức độ lịch sử, nhưng cũng phải ở mức độ thần học. Vì thế, mở rộng việc đào luyện các nhà chú giải Thánh Kinh tương lai theo nghĩa này là điều cần thiết, để thật sự mở những kho tàng của Thánh Kinh ra cho thế giới hôm nay và cho tất cả chúng ta.
Vatican, ngày 19/10/2008 - Hôm thứ ba, ĐTC đã công bố một bài diễn từ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục, là Thượng Hội Đồng đang nhóm họp tại Vatican cho đến ngày 26/10 để thảo luận về đề tài: “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh.”
Anh Chị Em thân mến, việc sửa soạn cho cuốn sách của tôi về Chúa Giêsu cho tôi nhiều dịp để nhìn thấy tất cả những điều tốt có thể đến từ khoa chú giải Thánh Kinh hiện đại, nhưng cũng cho tôi nhận ra những trở ngại và những nguy hiểm trong đó. Dei Verbum 12 đưa ra cho chúng ta những chỉ dẫn về phương pháp thích hợp trong việc chú giải Thánh Kinh. Trước hết, văn kiện này xác nhận sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp phân tích [phê bình] lịch sử (historical-critical method), qua việc diễn tả ngắn gọn những yếu tố thiết yếu. Nhu cầu này là kết quả của nguyên tắc Kitô giáo được hình thành trong Gioan 1:14: “Verbum caro factum est (Ngôi lời trở thành nhục thể)”. Sự kiện lịch sử là bình diện chủ yếu của Đức Tin Kitô giáo. Lịch sử cứu độ không phải là một huyền thoại, nhưng là một câu truyện có thật và vì thế phải được nghiên cứu bằng cùng những phương pháp như một cuộc nghiên cứu lịch sử quan trọng.
Tuy nhiên, lịch sử này lại có một bình diện khác, đó là tác động của Thiên Chúa. Vì điều này, “Dei Verbum” nhắc đến một mức độ phương pháp học cần thiết để giải thích đúng đắn các lời, là những lời vừa là lời loài người lại vừa là Lời Thiên Chúa.
Công Đồng nói rằng, theo một quy luật căn bản cho bất cứ việc cắt nghĩa một bản văn nào, Thánh Kinh phải được giải thích trong cùng một tinh thần mà trong đó Thánh Kinh được viết [chính ra phải dịch là trong cùng một Thánh Thần là Đấng đã viết Thánh Kinh]. Và do đó đưa ra ba yếu tố căn bản về phương pháp để không quên bình diện Thiên Chúa, là khoa thần khí học của Thánh Kinh: nghĩ là một người phải 1) giải thích bản văn mà không quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; ngày nay phương pháp này được gọi là Chú Giải Thánh Kinh theo Quy Điển (Canonical Exegesis). Vào thời điểm của Công Đồng chưa có từ này, nhưng Công Đồng đã nói cùng một điều: người ta không được quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; 2) một người cũng không được quên truyền thống sống động của toàn thể Hội Thánh, và sau cùng 3) phải tôn trọng tính loại suy Đức Tin. Chỉ khi nào cả hai mức độ về phương pháp học này, là phân tích lịch sử và thần học, được tôn trọng, thì một người có thể nói về khoa chú giải Thánh Kinh theo thần học -- một loại chú giải Thánh Kinh thích hợp cho Sách này [Thánh Kinh]. Trong khi việc chú giải Thánh Kinh ở đại học theo mức độ thứ nhất hoạt động ở một tầm mức rất cao và thật sự có ích cho chúng ta, nhưng chúng ta không thể nói như thế về mức độ kia. Thường mức độ thứ nhì này, là mức độ gồm có ba yếu tố thần học được ám chỉ bởi Dei Verbum hầu như vắng mặt. Và điều ấy đưa đến những hậu quả khá trầm trọng.
Hậu quả thứ nhất của việc vắng bóng của mức độ phương pháp học thứ nhì này là Thánh Kinh trở thành một cuốn sách chỉ nói về quá khứ. Các hậu quả về luân lý có thể được rút ra từ đó, một người có thể học về lịch sử, nhưng Sách chỉ nói về quá khứ và việc chú giải nó không còn có tính cách thần học thật sự nữa, mà trở thành thuật chép sử, là lịch sử của văn chương. Đây là hậu quả đầu tiên: Thánh Kinh tiếp tục ở trong quá khứ, chỉ nói về quá khứ. Còn có một hậu quả thứ nhì trầm trông hơn nhiều: ở đó những cách giải thích Thánh Kinh theo Đức Tin như được Dei Verbum ám chỉ bị mất dạng, mà tất yếu xuất hiện một loại giải thích Thánh Kinh khác, giải thích Thánh Kinh theo thế tục, theo chủ nghĩa thực chứng, mà nguyên tắc chính của nó là việc biết chắc chắn rằng Thiên Chúa đã không xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Theo loại chú giải Thánh Kinh này, khi nào xem ra có những yếu tố thuộc về Thiên Chúa, người ta phải giải thích nó từ đâu đến và biến nó thành yếu tố hoàn toàn nhân loại.
Vì điều này mà nổi lên những cắt nghĩa chối bỏ lịch sử tính của những yếu tố thuộc về Thiên Chúa. Thí dụ, ngày nay cái gọi là trường phái chính của khoa giải thích Thánh Kinh ở nước Đức chối từ rằng Chúa thiết lập Bí Tích Thánh Thể và nói rằng thân xác của Chúa Giêsu vẫn còn nằm trong mồ. Biến cố Phục Sinh không phải là một biến cố lịch sử, nhưng là một thị kiến thần học. Việc đó xảy ra vì không giải thích Thánh Kinh theo Đức Tin: cho nên người ta đã đưa ra một giải thích Thánh Kinh theo triết lý thế tục, là loại triết lý chối từ việc Thiên Chúa đi vào và hiện diện thật trong lịch sử là chuyện có thể xảy ra. Hậu quả của việc thiếu mức độ chú giải thứ nhì này là tạo ra một vực thẳm thật sâu giữa khoa chú giải Thánh Kinh theo khoa học và Lectio Divina. Điều này đôi khi đưa đến một hình thức lúng túng ngay cả trong việc soạn bài giảng. Khi mà việc chú giải Thánh Kinh không còn là thần học nữa, thì Thánh Kinh không còn là linh hồn của thần học, và ngược lại, khi thần học không thiết yếu là việc giải thích Thánh Kinh trong Hội Thánh, thì thần học không còn nền tảng nữa.
Cho nên đối với đời sống và sứ vụ của Hội Thánh, đối với tương lai của Đức Tin, chúng ta phải thắng vượt chủ nghĩa lưỡng phân giữa khoa chú giải Thánh Kinh và khoa thần học. Thần học theo Thánh Kinh và thần học hệ thống là hai bình diện của một thực thể duy nhất, là điều mà chúng ta gọi là Thần Học. Vì lý do này, tôi hy vọng rằng một trong những đề nghị sẽ đề cập đến nhu cầu cần phải nhớ đến hai mức độ theo phương pháp học được Dei Verbum 12 ám chỉ, cần phải khai triển một khoa chú giải Thánh Kinh không chỉ ở mức độ lịch sử, nhưng cũng phải ở mức độ thần học. Vì thế, mở rộng việc đào luyện các nhà chú giải Thánh Kinh tương lai theo nghĩa này là điều cần thiết, để thật sự mở những kho tàng của Thánh Kinh ra cho thế giới hôm nay và cho tất cả chúng ta.
Giáo phận Philadelphia cảnh báo sự nguy hiểm của Đạo Luật Tư Do Lựa Chọn
Đinh Văn Khang
13:38 21/10/2008
Giáo phận Philadelphia cảnh báo sự nguy hiểm của Đạo Luật Tư Do Lựa Chọn
Trách Nhiệm Lương Tâm Công Giáo Trong Việc Bầu Cử
Philadelphia ngày 19/10/2008: Trong tuần lễ vừa qua, các Đức Giám Mục trong toàn tiểu Bang Pennsylvania đã phát động chiến dịch “Tôn trọng sự sống” để đánh thức lương tâm mọi người. Đức Hồng Y Justin Rigali thuộc Giáo phận Philadelphia đã cảnh báo sự nguy hiểm của Đạo Luật Tư Do Lựa Chọn (freedom of choice act). Luật Tự Do Lựa Chọn cho phép phá thai như là “quyền căn bản” trong 9 tháng mang thai và ngăn cấm tất cả luật nào ngăn cản lại luật này hoặc chống lại những chương trình, những tài trợ cho việc phá thai. Ngài viết “ Nếu đạo luật này trở thành luật thì hàng trăm lý do hỗ trợ rộng lớn và hợp hiến cho sự sống sẽ trở thành vô giá trị. Những luật như đòi phải có sự đồng ý của cha mẹ trong trường hợp con cái dưới tuổi vị thành niên; luật bảo vệ phụ nữ trong những bệnh viện phá thai không an toàn hoặc những người phá thai không phải là bác sĩ đều trở thành vô hiệu. Chúng ta không thể cho phép điều này xảy ra. Chúng ta không thể chấp nhận để cho mạng sống của những trẻ thơ vô tội phải mất nhiều hơn nữa.”
Đức Giám Mục Joseph F. Martino ở Scranton có viết trong thư mục vụ được đọc trong các giáo xứ thay cho bài giảng Chúa Nhật, Ngài khẩn thiết kêu gọi các cử tri đừng để cho giá trị luân lý ngang hàng với các vấn đề khác như kinh tế, giáo dục, bảo hiểm sức khoẻ, công việc làm v.v…vì Giáo Hội luôn đặt lên hàng đầu việc giết hại các thai nhi vô tội.
Thánh Kinh đã nói tới “không được giết người” (Xuất Hành 20:13; Đệ Nhị Luật 5:17; Mt 19:18). Trong lòng mẹ, hài nhi đã có sự sống” Đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần’(Lc 1:41, 18:15).”Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người.” (Thư Galát 1:15)
* Những ai chủ động việc Phá Thai, thực hiện việc Phá Thai, hỗ trợ cho việc Phá Thai, và giúp người khác có cơ hội để thực hiện việc Phá Thai đều mắc tội về luân lý (Giáo Lý Công Giáo Mục 2271, và 2272)
* "Một Lương Tâm Kitô Giáo đúng đắn không cho phép bỏ phiếu cho một chương trình chánh trị hay một luật lệ nào đó vốn trái ngược với nội dung nền tảng thiết yếu nhất của đạo đức, luân lý và đức tin. "( Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin về việc Tham Dự của Những Người Công Giáo trong Đời Sống Chánh Trị, ở Mục Số 4)
*Việc dự phần vào chiến dịch quảng bá để ủng hộ luật phá thai, hay việc bỏ phiếu cho luật này chính là thứ tội trọng, xứng đáng bị vạ tuyệt thông." ( Văn kiện về Giá Trị và Tính Bất Khả Xâm Phạm của Sự Sống (Evangelium Vitae) ở Mục Số 73)
Trong lá thư có nhan đề "Xứng Đáng để lên Rước Lễ" (Worthiness to Receive Holy Communion), Đức cựu Hồng Y Ratzinger, giờ đây đã trở thành Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, ra chỉ thị rằng những chính trị gia Công Giáo nào quyết giữ vững lập trường phá thai, sau khi được Đức Giám Mục bản quyền của họ: khuyên bảo, cảnh cáo, và chỉ dẫn về cách hành động đúng đắn theo đúng với lương tâm Công Giáo và những giảng dạy của Giáo Hội có liên quan tới vấn đề sự sống, thì họ sẽ không được phép lên Rước Lễ và vị Linh Mục chủ tế phải từ chối việc cho họ Rước Lễ. Ở phần kết luận của văn kiện ngài viết “những công dân Công Giáo nào bỏ phiếu cho các chính trị gia phò phá thai, thì tự họ cũng biến họ trở thành những người không còn xứng đáng để lên Rước Lễ nữa.”
Nhìn thấy sự quan trọng của mạng sống con người đang bị đe dọa, Đức Hồng Y Tổng Giáo phận Philadelphia đã phát động chương trình Chầu Thánh Thể 40 ngày liên tiếp trong toàn Giáo Phận và ngài đã cử hành Thánh Lễ đặc biệt cầu nguyện cho Sự Sống vào ngày 5 tháng 10 vừa qua.
Phá thai là một cuộc khủng bố tàn khốc nhất của thời đại. Tại nước Mỹ, hàng năm có hơn một triệu thai nhi bị giết. Người ta đang muốn thay quyền Thiên Chúa, dùng luật lệ để tự quyết định mạng sống của mình và của người khác; người ta muốn thay đổi luật hôn nhân mà Đấng Tạo Hóa đã thiết lập là sự kết hợp giữa người nam và người nữ (Sáng Thế 2:21-24). Sẽ đắc tội nếu chúng ta làm ngơ trước những tiếng kêu gào thống thiết của hàng triệu triệu thai nhi vô tội đã và sẽ bị giết. Chúng ta không thể lặng thinh trước một nền luân lý suy đồi. Với lương tâm con người, chúng ta có trách nhiệm sử dụng lá phiếu để ủng hộ cho những ứng viên tổng thống, thượng nghị sĩ, dân biểu nào bảo vệ mạng sống, bảo vệ gia đình truyền thống, bảo vệ nền luân lý chân chính.
Ca Đoàn Seraphim GX CTTĐVN Arlington chuẩn bị tham gia 40 ngày cầu nguyện cho sự sống |
Ca Đoàn đọc kinh trước bệnh xá phá thai tại Falls Church, VA |
Biểu ngữ cầu nguyện để chấm dứt việc phá thai |
Tập hợp tại địa điểm |
Thêm hai biểu ngữ chống phá thai |
Các em TSC GX CTTĐ/VN Arlington, VA cầu nguyện về đêm |
Phiên họp toàn thể thứ 20 của Thượng Hội Đồng Giám Mục
LM Trần Đức Anh, OP
13:47 21/10/2008
VATICAN - Sáng 21-10-2008, 243 nghị phụ Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 12 đã nhóm phiên họp toàn thể thứ 20, trước sự hiện diện của ĐTC, để nghe trình bày về danh sách thống nhất 53 đề nghị bằng tiếng la tinh đúc kết công nghị GM hiện nay.
Danh sách này đã được ĐHY Tổng tường trình viên Marc Ouellet, Đức TGM Laurent Monsengwo Tổng thư ký đặc biệt và 12 vị tường trình viên của 12 nhóm sinh ngữ hoàn thành dựa vào các đề nghị do các nhóm đề ra trong 3 phiên họp cuối tuần qua.
Đi từ tiền đề về những lợi ích phong phú về thần học và mục vụ do Hiến Chế Dei Verbum, Lời Chúa, của Công đồng chung Vatican 2 mang lại, các nghị phụ bày tỏ mong ước các tín hữu gia tăng ý thức về sức mạnh cứu độ của Lời Chúa, và Giáo Hội cần tăng cường ơn gọi truyền giáo của mình.
Các đề nghị không quên nhắc đến những trình trạng xung đột và căng thẳng về tôn giáo, đồng thời mong ước sự dấn thân của các tín hữu trong việc xây dựng những nhịp cầu đối thoại, và một xã hội hòa hợp hơn.
Các nghị phụ cổ võ mỗi tín hữu hãy có cuốn Kinh Thánh riêng; và trong phụng vụ, sách Kinh Thánh phải được chỗ nổi bật tại các nhà thờ; cần đào sâu và tăng cường vai trò của các độc viên; tận dụng các phương tiện truyền thông mới mẻ.
Các nghị phụ nhấn mạnh chỗ đứng quan trọng của bài giảng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng trong kinh nguyện và được nuôi dưỡng bằng đạo lý. Các vị cũng ủng hộ việc thiết lập cuốn chỉ nam về giảng thuyết; duyệt lại sách các bài đọc thánh lễ; đề cao tầm quan trọng của phụ nữ không những trong gia đình và trong công tác huấn giáo, nhưng cả trong việc đọc các bài đọc Kinh Thánh nữa.
Vấn đề lectio divina cần được cổ võ trong các giáo xứ, gia đình, các phong trào của Giáo Hội, trong việc huấn luyện các linh mục tương lai, việc giảng dạy giáo lý, v.v..
Danh sách các đề nghị cũng bàn đề cập đến việc chú giải Kinh Thánh và cần vượt thắng thái độ nhị nguyên (dualisme) giữa khoa chú giải Kinh Thánh va thần học. Về vấn đề sứ vụ truyền giáo, có những đề nghị bàn đến việc rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, người ở ngoài lề, người tàn tật. Các nghị phụ bày tỏ lo ngại trước hiện tượng các giáo phái và cổ võ việc nghiên cứu phương thức đối phó.
Vấn đề đối thoại với người Do thái và người Hồi giáo cũng được nhắc đến trong một số đề nghị.
Sau khi nghe trình bày, các nghị phụ có nhiệm vụ góp ý sửa chữa trong 4 phiên họp nhóm, mỗi nhóm khoảng hơn 30 người. Danh sách các đề nghị sẽ được bỏ phiếu chung kết vào sáng thứ bẩy, 25-10 tới đây. Trước đó, trong phiên họp toàn thể thứ 21 vào sáng thứ sáu 24-10, các nghị phụ sẽ bỏ phiếu thông qua Sứ điệp gửi Cộng đồng Dân Chúa. (RG 21-10-2008)
Danh sách này đã được ĐHY Tổng tường trình viên Marc Ouellet, Đức TGM Laurent Monsengwo Tổng thư ký đặc biệt và 12 vị tường trình viên của 12 nhóm sinh ngữ hoàn thành dựa vào các đề nghị do các nhóm đề ra trong 3 phiên họp cuối tuần qua.
Đi từ tiền đề về những lợi ích phong phú về thần học và mục vụ do Hiến Chế Dei Verbum, Lời Chúa, của Công đồng chung Vatican 2 mang lại, các nghị phụ bày tỏ mong ước các tín hữu gia tăng ý thức về sức mạnh cứu độ của Lời Chúa, và Giáo Hội cần tăng cường ơn gọi truyền giáo của mình.
Các đề nghị không quên nhắc đến những trình trạng xung đột và căng thẳng về tôn giáo, đồng thời mong ước sự dấn thân của các tín hữu trong việc xây dựng những nhịp cầu đối thoại, và một xã hội hòa hợp hơn.
Các nghị phụ cổ võ mỗi tín hữu hãy có cuốn Kinh Thánh riêng; và trong phụng vụ, sách Kinh Thánh phải được chỗ nổi bật tại các nhà thờ; cần đào sâu và tăng cường vai trò của các độc viên; tận dụng các phương tiện truyền thông mới mẻ.
Các nghị phụ nhấn mạnh chỗ đứng quan trọng của bài giảng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng trong kinh nguyện và được nuôi dưỡng bằng đạo lý. Các vị cũng ủng hộ việc thiết lập cuốn chỉ nam về giảng thuyết; duyệt lại sách các bài đọc thánh lễ; đề cao tầm quan trọng của phụ nữ không những trong gia đình và trong công tác huấn giáo, nhưng cả trong việc đọc các bài đọc Kinh Thánh nữa.
Vấn đề lectio divina cần được cổ võ trong các giáo xứ, gia đình, các phong trào của Giáo Hội, trong việc huấn luyện các linh mục tương lai, việc giảng dạy giáo lý, v.v..
Danh sách các đề nghị cũng bàn đề cập đến việc chú giải Kinh Thánh và cần vượt thắng thái độ nhị nguyên (dualisme) giữa khoa chú giải Kinh Thánh va thần học. Về vấn đề sứ vụ truyền giáo, có những đề nghị bàn đến việc rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, người ở ngoài lề, người tàn tật. Các nghị phụ bày tỏ lo ngại trước hiện tượng các giáo phái và cổ võ việc nghiên cứu phương thức đối phó.
Vấn đề đối thoại với người Do thái và người Hồi giáo cũng được nhắc đến trong một số đề nghị.
Sau khi nghe trình bày, các nghị phụ có nhiệm vụ góp ý sửa chữa trong 4 phiên họp nhóm, mỗi nhóm khoảng hơn 30 người. Danh sách các đề nghị sẽ được bỏ phiếu chung kết vào sáng thứ bẩy, 25-10 tới đây. Trước đó, trong phiên họp toàn thể thứ 21 vào sáng thứ sáu 24-10, các nghị phụ sẽ bỏ phiếu thông qua Sứ điệp gửi Cộng đồng Dân Chúa. (RG 21-10-2008)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Giám mục Kontum chia sẻ Sứ điệp Truyền Giáo 2008 cho giáo phận Huế.
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
12:04 21/10/2008
HUẾ, Việt Nam (21-10-2008). Các dòng tu Nam Nữ, Đại chủng viện, các đại diện Hội đồng giáo xứ cùng đoàn thể hội đoàn giáo dân, đến từ các họ đạo khác nhau trong giáo phận Huế, đã dự ngày truyền giáo bằng cách lắng nghe Đức giám mục Komtum, chia sẻ Sứ Điệp truyền giáo năm 2008 của Đức Thánh Cha gửi toàn thể Hội Thánh.
Chủ đề của ngày truyền Giáo 19/10/2008 là” Xin Chúa Kitô là Thầy dạy đích thực soi sáng để chúng con chấp nhận Sứ điệp Tình yêu cứu rỗi”. Khoảng 1000 giáo dân địa phương, với Đức Tổng Giám Mục Huế, gần 30 linh mục đã tham dự ngày truyền giáo tại trung tâm Mục vụ giáo phận Huế.
Linh mục Gioanbaotixita Lê Quang Quý, đặc trách truyền giáo của giáo phận Huế đã chào đón các tham dự viên tại lễ khai mạc, ngài cho biết hội nghị được diễn ra trong bối cảnh Giáo hội mừng kỷ niệm 2000 năm ngày sinh nhật của thánh Phaolô, vị Tông đố dân ngoại được Đức Bênêđictô 16 nhắc đến trong sứ điệp ngày thế giới truyền giáo 2008.
Trước lễ khai mạc, mỗi tham dự viên được Ban Truyền giáo của giáo phận Huế, tặng tài liệu học tập về sứ điệp của Đức Thánh Cha, bảng tóm lượt cuộc đời Thánh Phaolô gồm những hình ảnh, bản đồ về cuộc hành trình truyền giáo, kèm những lời nói nổi bật của Ngài và một đĩa CD gồm nhiều bài hát về Mẹ La Vang, của linh mục nhạc sĩ Minh Anh.
Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, đặc trách Uỷ ban Giám mục Loan báo Tin mừng, đã chia sẻ sứ điệp của Đức Thánh Cha bằng những kinh nghiệm mục vụ của ngài, trong việc loan báo Tin Mừng cho người dân Tây nguyên.
“Sự kiện đồng bào Tây nguyên theo Chúa mỗi ngày mỗi tăng là do quyền năng của Chúa Thánh Thần, đang ở giữa họ”. Đức cha đến từ Komtum đã nói, trước khi mời mọi người tham dự thánh lễ khánh nhật truyền giáo.
Nhiều cộng đoàn giáo phận miền Bắc Komtum, sống cảnh “côi cút” nhiều năm, không linh mục, không tu sĩ, không được phép xây cất Nhà thờ. Vậy mà các lễ trọng của Giáo Hội, giáo dân len lỏi, băng rừng vượt núi hơn 50 cây số, kéo về toà giám mục với cơm gói, cơm ống nằm la liệt sân cỏ nhà thờ chánh toà, sân toà giám mục để dự Thánh lễ.
Với con số 180.000 giáo dân, gấp 3 lần giáo phận Huế là nhờ máu tử đạo của thánh Giám mục Etienne Théodore Cuénot Thể, vị thánh đã điều khiển giáo phận nầy suốt 26 năm từ trong hầm trú vào thời bách hại đạo Công Giáo thế kỷ 19.
Đức cha chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin mừng, kể chuyện những anh chị em Dân tộc bị một vài cán bộ địa phương, doạ nạt cấm không được theo ông Giêsu, hoặc họ bị người Kinh, kỳ thị khinh chê, một già làng nói:” dân Kinh chê mình ngu, vậy mà Ông Trời dám nhận mình làm con”. Thế là họ dẫn nhau theo ông Giêsu.
Đức cha Oanh còn cho biết, số anh em Tin Lành Tây Nguyên tăng vì mỗi người Tin Lành là một thừa sai đi truyền giáo. Ngài khuyến khíchgiáo dân “ Hãy cấp bách đi loan báo Tin Mừng” và bắt chước anh em Tin Lành, can đảm nói Lời Chúa cho mọi người vì một Thế giới đang khao khát đi tìm Chúa. Ngài khuyên họ” Chính Thánh Phaolô là mẫu gương của chúng ta”.
Một linh mục hỏi ngài về bí quyết điều hành một giáo xứ với 5000 giáo dân mà không để giáo dân thụ động. Đức cha trả lời rằng hãy trả lại giáo dân vai trò của họ, ngụ ý ngài muốn nói chính bản thân các linh mục phải chấp nhận con đường nhỏ bé, nghèo khó. “ Linh mục không nên bao thầu quá nhiều việc để giáo dân thụ động”. Vị chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin mừng nói.
Ngoài việc chia sẻ, Thánh lễ, các tham dự viên còn được xem hoạt cảnh do các Thầy Đại chủng viện Huế diển tả lại biến cố té ngã ngựa trên đường Đamas của thánh Phaolô, hành trình truyền giáo của Ngài cho đến lúc Ngài nhận triều thiên Tử Vì Đạo Chúa.
Đức Cha Oanh và Đức Cha Thể |
Linh mục Gioanbaotixita Lê Quang Quý, đặc trách truyền giáo của giáo phận Huế đã chào đón các tham dự viên tại lễ khai mạc, ngài cho biết hội nghị được diễn ra trong bối cảnh Giáo hội mừng kỷ niệm 2000 năm ngày sinh nhật của thánh Phaolô, vị Tông đố dân ngoại được Đức Bênêđictô 16 nhắc đến trong sứ điệp ngày thế giới truyền giáo 2008.
Trước lễ khai mạc, mỗi tham dự viên được Ban Truyền giáo của giáo phận Huế, tặng tài liệu học tập về sứ điệp của Đức Thánh Cha, bảng tóm lượt cuộc đời Thánh Phaolô gồm những hình ảnh, bản đồ về cuộc hành trình truyền giáo, kèm những lời nói nổi bật của Ngài và một đĩa CD gồm nhiều bài hát về Mẹ La Vang, của linh mục nhạc sĩ Minh Anh.
Các tham dự viên dự khánh nhật Truyền giáo |
“Sự kiện đồng bào Tây nguyên theo Chúa mỗi ngày mỗi tăng là do quyền năng của Chúa Thánh Thần, đang ở giữa họ”. Đức cha đến từ Komtum đã nói, trước khi mời mọi người tham dự thánh lễ khánh nhật truyền giáo.
Nhiều cộng đoàn giáo phận miền Bắc Komtum, sống cảnh “côi cút” nhiều năm, không linh mục, không tu sĩ, không được phép xây cất Nhà thờ. Vậy mà các lễ trọng của Giáo Hội, giáo dân len lỏi, băng rừng vượt núi hơn 50 cây số, kéo về toà giám mục với cơm gói, cơm ống nằm la liệt sân cỏ nhà thờ chánh toà, sân toà giám mục để dự Thánh lễ.
Với con số 180.000 giáo dân, gấp 3 lần giáo phận Huế là nhờ máu tử đạo của thánh Giám mục Etienne Théodore Cuénot Thể, vị thánh đã điều khiển giáo phận nầy suốt 26 năm từ trong hầm trú vào thời bách hại đạo Công Giáo thế kỷ 19.
Đức cha chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin mừng, kể chuyện những anh chị em Dân tộc bị một vài cán bộ địa phương, doạ nạt cấm không được theo ông Giêsu, hoặc họ bị người Kinh, kỳ thị khinh chê, một già làng nói:” dân Kinh chê mình ngu, vậy mà Ông Trời dám nhận mình làm con”. Thế là họ dẫn nhau theo ông Giêsu.
Đức cha Oanh còn cho biết, số anh em Tin Lành Tây Nguyên tăng vì mỗi người Tin Lành là một thừa sai đi truyền giáo. Ngài khuyến khíchgiáo dân “ Hãy cấp bách đi loan báo Tin Mừng” và bắt chước anh em Tin Lành, can đảm nói Lời Chúa cho mọi người vì một Thế giới đang khao khát đi tìm Chúa. Ngài khuyên họ” Chính Thánh Phaolô là mẫu gương của chúng ta”.
Một linh mục hỏi ngài về bí quyết điều hành một giáo xứ với 5000 giáo dân mà không để giáo dân thụ động. Đức cha trả lời rằng hãy trả lại giáo dân vai trò của họ, ngụ ý ngài muốn nói chính bản thân các linh mục phải chấp nhận con đường nhỏ bé, nghèo khó. “ Linh mục không nên bao thầu quá nhiều việc để giáo dân thụ động”. Vị chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin mừng nói.
Ngoài việc chia sẻ, Thánh lễ, các tham dự viên còn được xem hoạt cảnh do các Thầy Đại chủng viện Huế diển tả lại biến cố té ngã ngựa trên đường Đamas của thánh Phaolô, hành trình truyền giáo của Ngài cho đến lúc Ngài nhận triều thiên Tử Vì Đạo Chúa.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhờ qúy độc giả viết phụ đề cho bức tranh hí họa này
IK
11:31 21/10/2008
Nhờ qúy độc giả viết phụ đề cho bức tranh hí họa này
Phụ đề 1: Chết chửa ! Quên mất, sếp bảo cắt bớt câu nào nhỉ ?
Xin qúy độc giả gửi phụ đề cho bức tranh hí họa về địa chỉ E Mail: tinconggiao@gmail.com Chúng tôi sẽ thu thập các câu phụ đề có ý nghĩa và công bố để mọi người thưởng lãm.
Người Bruxelles:
Cán ngố: “Thằng nhóc tì nhân dân kia, ai cho phép mày vỗ tay tên phản động dám cắt xén cái khẩu hiệu “không thật” của Đảng kia ?”
Anh thợ sơn: “Ấy chết, xin đồng chí “Báo Đài” đừng la nó tội nghiệp. Nó thấp cổ bé miệng với không tới, nên em làm dùm cho nó. Nếu lại phải đi tù vì nói sự thật, em sẽ đi thay cho nó.”
“Tên phản động này thật đáng chết, nó cả gan dám cạnh tranh cái độc quyền cắt xén Đảng chỉ dành riêng cho cánh Báo Đài mình.”
Phụ đề 1: Chết chửa ! Quên mất, sếp bảo cắt bớt câu nào nhỉ ?
Xin qúy độc giả gửi phụ đề cho bức tranh hí họa về địa chỉ E Mail: tinconggiao@gmail.com Chúng tôi sẽ thu thập các câu phụ đề có ý nghĩa và công bố để mọi người thưởng lãm.
Người Bruxelles:
Cán ngố: “Thằng nhóc tì nhân dân kia, ai cho phép mày vỗ tay tên phản động dám cắt xén cái khẩu hiệu “không thật” của Đảng kia ?”
Anh thợ sơn: “Ấy chết, xin đồng chí “Báo Đài” đừng la nó tội nghiệp. Nó thấp cổ bé miệng với không tới, nên em làm dùm cho nó. Nếu lại phải đi tù vì nói sự thật, em sẽ đi thay cho nó.”
“Tên phản động này thật đáng chết, nó cả gan dám cạnh tranh cái độc quyền cắt xén Đảng chỉ dành riêng cho cánh Báo Đài mình.”
Từ biên giới đến kinh tế Việt - Trung
BBC
11:32 21/10/2008
Từ biên giới đến kinh tế Việt - Trung
Chuyến thăm đến Bắc Kinh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 24/25 tháng 10 sẽ xác tín chiến lược Trung Quốc của Ban lãnh đạo Việt Nam qua quan hệ hai đảng và vấn đề biên giới.
Nội dung chuyến thăm của ông Dũng là nhằm cụ thể hóa nội dung của quan hệ hợp tác chiến lược này được định ra từ chuyến thăm hồi tháng 5 của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
Tin từ Hà Nội nói ông Dũng dự kiến sẽ chứng kiến lễ ký kết hiệp định biên giới trên bộ với bản đồ 1/5000, có độ tỷ chi tiết cao nhưng chưa thấy được công bố trên các phương tiện truyền thông Việt Nam.
Theo phía Trung Quốc, hai thủ tướng Ôn Gia Bảo và Nguyễn Tấn Dũng sẽ hội đàm ở Bắc Kinh khi ASEM 7 diễn ra 24/25 tháng 10 nhưng Thủ tướng Việt Nam sẽ đến Trung Quốc từ 20/10.
Trước đó, từ ngày 23 đến 27 tháng Chín, Đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng, đã đến Bắc Kinh để bàn về biên giới.
Còn về phía mình, có vẻ như Trung Quốc coi việc hoạch định biên giới trên bộ đã chấm dứt và chỉ công nhận còn phải thảo luận về biên giới trên biển.
Tiến sĩ Từ Mậu Hồng, một nhà quan sát tình hình Đông Á tại Bắc Kinh nói với BBC Tiếng Việt hôm 17/10 rằng "Cơ bản mà nói việc phân định biên giới trên bộ coi như đã xong, chủ đề khó hơn là các hòn đảo ngoài khơi".
Vòng tay Trung Quốc
Với các vụ xử lỵ́ nhanh và mạnh về tôn giáo và báo chí vừa qua, chắc chắn các nhà lãnh đạo Việt Nam đã làm phía Trung Quốc yên tâm về định hướng chính trị giống họ.
Trong bối cảnh bản thân Trung Quốc đang phải tìm hướng giải quyết các vấn đề hết sức căn bản cho kinh tế và đối ngoại, Bắc Kinh lại càng lo lắng muốn Việt Nam không đi chệch quỹ đạo của họ.
Nếu như Olympics Bắc Kinh thể hiện được tinh thần dân tộc Trung Quốc nhưng cũng cho thấy thái độ e ngại Trung Quốc lên cao trên thế giới, vụ sữa độc melamine bộc lộc các yếu kém nghiêm trọng của hệ thống quản lý nước này.
Vấn đề nông dân và nông nghiệp ảnh hưởng tới hàng trăm triệu dân cũng phải đợi tới ba mươi năm mới được bàn đến tại Hội nghị Trung ương vừa kết thúc tại Bắc Kinh.
Tất cả cho thấy hệ thống chính trị Trung Quốc không tự tin người ta tưởng.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, Trung Quốc cũng phải tính đến việc hợp tác với Hoa Kỳ và Phương Tây chứ không thể dùng nguồn dự trữ ngoại tệ trị giá 2 nghìn tỷ đôla để gây áp lực.
Nhưng trước mắt Trung Quốc vẫn phải làm mọi cách để tự cứu mình.
Theo Tân Hoa Xã, sau cuộc nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Anh Gordon Brown về khủng hoảng tài chính, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói “Điều quan trọng nhất vẫn là Trung Quốc phải giải quyết ngay các vấn đề của mình”.
Nhìn xuống Đông Nam Á, có một Việt Nam đi chậm hơn sẽ khiến Ban lãnh đạo của ông Hồ Cẩm Đào yên tâm và làm giảm bớt các thách thức chính trị trong khi họ phải lo nhiều chuyện chiến lược khác.
Trước đó, đã có lúc “dân chủ trong đảng” được Việt Nam đề cao hơn ở Trung Quốc, đặt ra câu hỏi cho các kỳ họp của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Gần đây, việc gia tăng quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ và các nước Phương Tây dù chỉ mang tính chiến thuật và thu hút đầu tư cũng khiến Trung Quốc theo dõi kỹ.
Trong nửa năm qua, Việt Nam chuyển sang áp dụng các biện pháp chính trị giống Trung Quốc.
Các động thái hướng tới bình thường hóa quan hệ với Vatican của Hà Nội, có lúc tưởng như sẽ nhanh hơn Trung Quốc, cũng chấm dứt với việc trấn áp vụ Công giáo cầu nguyện đòi đất.
Trái với các phát biểu về hội nhập, quán tính của bộ máy tại Việt Nam trong hàng loạt vấn đề tương tự vẫn giống như Trung Quốc.
Trong lúc Hoa Kỳ và Phương Tây sa lầy trong khủng hoảng tài chính, và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ tạo một gián đoạn đến sang năm trong quan tâm của Washington về Việt Nam, sức hút từ Bắc Kinh chắc chắn sẽ còn tăng đối với Hà Nội.
(Nguồn: Đài BBC, ngày 18.10.2008)
Chuyến thăm đến Bắc Kinh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 24/25 tháng 10 sẽ xác tín chiến lược Trung Quốc của Ban lãnh đạo Việt Nam qua quan hệ hai đảng và vấn đề biên giới.
Nội dung chuyến thăm của ông Dũng là nhằm cụ thể hóa nội dung của quan hệ hợp tác chiến lược này được định ra từ chuyến thăm hồi tháng 5 của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
Thủ lãnh VN và Trung quốc |
Theo phía Trung Quốc, hai thủ tướng Ôn Gia Bảo và Nguyễn Tấn Dũng sẽ hội đàm ở Bắc Kinh khi ASEM 7 diễn ra 24/25 tháng 10 nhưng Thủ tướng Việt Nam sẽ đến Trung Quốc từ 20/10.
Trước đó, từ ngày 23 đến 27 tháng Chín, Đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng, đã đến Bắc Kinh để bàn về biên giới.
Còn về phía mình, có vẻ như Trung Quốc coi việc hoạch định biên giới trên bộ đã chấm dứt và chỉ công nhận còn phải thảo luận về biên giới trên biển.
Tiến sĩ Từ Mậu Hồng, một nhà quan sát tình hình Đông Á tại Bắc Kinh nói với BBC Tiếng Việt hôm 17/10 rằng "Cơ bản mà nói việc phân định biên giới trên bộ coi như đã xong, chủ đề khó hơn là các hòn đảo ngoài khơi".
Vòng tay Trung Quốc
Với các vụ xử lỵ́ nhanh và mạnh về tôn giáo và báo chí vừa qua, chắc chắn các nhà lãnh đạo Việt Nam đã làm phía Trung Quốc yên tâm về định hướng chính trị giống họ.
Trong bối cảnh bản thân Trung Quốc đang phải tìm hướng giải quyết các vấn đề hết sức căn bản cho kinh tế và đối ngoại, Bắc Kinh lại càng lo lắng muốn Việt Nam không đi chệch quỹ đạo của họ.
Nếu như Olympics Bắc Kinh thể hiện được tinh thần dân tộc Trung Quốc nhưng cũng cho thấy thái độ e ngại Trung Quốc lên cao trên thế giới, vụ sữa độc melamine bộc lộc các yếu kém nghiêm trọng của hệ thống quản lý nước này.
Vấn đề nông dân và nông nghiệp ảnh hưởng tới hàng trăm triệu dân cũng phải đợi tới ba mươi năm mới được bàn đến tại Hội nghị Trung ương vừa kết thúc tại Bắc Kinh.
Tất cả cho thấy hệ thống chính trị Trung Quốc không tự tin người ta tưởng.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, Trung Quốc cũng phải tính đến việc hợp tác với Hoa Kỳ và Phương Tây chứ không thể dùng nguồn dự trữ ngoại tệ trị giá 2 nghìn tỷ đôla để gây áp lực.
Nhưng trước mắt Trung Quốc vẫn phải làm mọi cách để tự cứu mình.
Theo Tân Hoa Xã, sau cuộc nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Anh Gordon Brown về khủng hoảng tài chính, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói “Điều quan trọng nhất vẫn là Trung Quốc phải giải quyết ngay các vấn đề của mình”.
Nhìn xuống Đông Nam Á, có một Việt Nam đi chậm hơn sẽ khiến Ban lãnh đạo của ông Hồ Cẩm Đào yên tâm và làm giảm bớt các thách thức chính trị trong khi họ phải lo nhiều chuyện chiến lược khác.
Trước đó, đã có lúc “dân chủ trong đảng” được Việt Nam đề cao hơn ở Trung Quốc, đặt ra câu hỏi cho các kỳ họp của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Gần đây, việc gia tăng quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ và các nước Phương Tây dù chỉ mang tính chiến thuật và thu hút đầu tư cũng khiến Trung Quốc theo dõi kỹ.
Trong nửa năm qua, Việt Nam chuyển sang áp dụng các biện pháp chính trị giống Trung Quốc.
Các động thái hướng tới bình thường hóa quan hệ với Vatican của Hà Nội, có lúc tưởng như sẽ nhanh hơn Trung Quốc, cũng chấm dứt với việc trấn áp vụ Công giáo cầu nguyện đòi đất.
Trái với các phát biểu về hội nhập, quán tính của bộ máy tại Việt Nam trong hàng loạt vấn đề tương tự vẫn giống như Trung Quốc.
Trong lúc Hoa Kỳ và Phương Tây sa lầy trong khủng hoảng tài chính, và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ tạo một gián đoạn đến sang năm trong quan tâm của Washington về Việt Nam, sức hút từ Bắc Kinh chắc chắn sẽ còn tăng đối với Hà Nội.
(Nguồn: Đài BBC, ngày 18.10.2008)
Giáo Xứ Thánh Mẫu Maria tại Hoà-Lan Cầu nguyện Hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam
Thế Truyền
15:24 21/10/2008
EDE, Hòa Lan 19/10/2008.- Để tỏ lòng hiệp thông với cuộc đấu tranh cho công lý của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và Tổng Giáo Phận Hà-Nội, Giáo Xứ Thái Hà và các linh mục giòng chúa cứu thế tại Việt Nam, vào lúc 14g00 ngày chúa nhật 19 tháng 10 vừa qua, một thánh lễ đặc biệt đã được Giáo Xứ Thánh Mẫu Maria tổ chức tại nhà thờ thánh Antonius van Padua, thành phố Ede Hoà-Lan. Khoảng 300 giáo hữu từ khắp nơi trên vương quốc Hoà-Lan đã tham dự thánh lễ cầu nguyện hiệp thông này. Ngoài sự hiện diện của các giáo hữu, còn có sự tham dự của đại diện Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà-Lan và một số đoàn thể tại Hoà-Lan.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, ông Nguyễn Đức Quán thay mặt Ban Mục Vụ Giáo Xứ Thánh Mẫu Maria đã nói lên ý nghĩa của buổi lễ cầu nguyện hiệp thông, nhằm bày tỏ sự ủng hộ cuộc đấu tranh cho công lý đang diễn ra tại giáo xứ Thái Hà và Tổng Giáo Phận Hà-Nội. Tiếp theo đó là phần trình chiếu dương ảnh về lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trong cuộc gặp mặt với Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà-Nội ngày 20-09-2008. Những lời lẽ ôn tồn nhưng đầy cương quyết của vị lãnh đạo tinh thần „Tự Do Tôn Giáo là quyền, chứ không phải là cái ân huệ „xin cho“, một lần nữa đã khẳng định với nhà cầm quyền Hà-Nội rằng bạo lực không bao giờ có thể khuất phục được niềm tin tôn giáo. Ông Trần Đức Thành, người điều hợp chương trình đã giới thiệu và so sánh về cuộc đấu tranh cho công lý dưới sự lãnh đạo của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt hiện nay với cuộc tranh đấu cho công lý vào năm 1980 của Đức Cha Oscar Romero, Tổng Giám Mục San Salvador, dù có bị giết hại bởi nhà lãnh đạo độc tài nhưng tinh thần hy sinh vì công lý của ngài vẫn sống mãi.
Bài ca “Who will speak if you don’t?” “Ai sẽ nói nếu bạn không nói?” trong phần dương ảnh đã như thôi thúc lòng người, đặt ra trách nhiệm cho mỗi người chúng ta phải lên tiếng nói thay cho những người đang bị áp bức, bị tù đày, giết hại vì đấu tranh cho công lý.
Sau phần trình chiếu dương ảnh, linh mục Trần Đức Hưng, quản nhiệm Giáo Xứ Thánh Mẫu Maria và các linh mục Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thanh Tuấn đã cùng với giáo dân thắp lên những ngọn nến sáng rực cả nhà thờ, những ngọn nến tượng trưng cho lòng tin của người tín hữu vào thượng đế và cuối cùng chân lý sẽ chiến thắng. Các vị linh mục đã cùng tiến đến đặt nến trước bàn thờ đức mẹ và dâng huơng trong khi cả nhà thờ cùng vang lên tiếng hát “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam…Mẹ hãy ra tay ban phúc bình an, nước Việt Nam ra khỏi nguy nan”. Các vị đại diện Cộng Đồng và đoàn thể tại Hoà-Lan cũng đã được mời lên thắp nhang trước bàn thờ Đức Mẹ.
Thánh lễ sau đó diễn ra thật long trọng dưới sự đồng tế của 4 vị linh mục. Các vị linh mục đã kêu gọi các giáo hữu đồng tâm cầu nguyện cho quê hương Việt Nam sớm thoát khỏi cảnh điêu linh, cầu nguyện không riêng gì cho công giáo mà cho cả các giáo hội Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài, Hoà-Hảo đang bị đàn áp, cho quyền Tự Do Tín Ngưỡng và Quyền Làm Người tại Việt Nam.
Sau khi thánh lễ kết thúc, các giáo hữu đã cùng nhau ký tên vào bản thỉnh nguyện thư sẽ được Ban Mục Vụ Giáo Xứ gởi đến chính quyền và giáo hội Hoà-Lan nêu lên tình trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Một số anh chị thuộc đảng Việt Tân cũng đã phổ biến những tài liệu liên quan đến việc đàn áp Công Giáo tại Việt Nam và những sự lên án các đàn áp này của thế giới.
Mọi người đã cùng dùng chung với nhau bánh mì và nước uống do ban tổ chức tiếp đãi. Thánh lễ kết thúc đã lâu nhưng nhiều người vẫn còn lưu luyến trò chuyện. Nến trong nhà thờ đã tắt nhưng những ngọn nến thắp lên trong lòng người vận tiếp tục cháy, kết hợp với những ngọn nến đang rực cháy tại Việt Nam để trở thành cơn bão lửa đốt cháy sự độc tài và hung tàn, để dân tộc Việt Nam có ngày được thực sự sống trong Tự Do và Hạnh Phúc.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, ông Nguyễn Đức Quán thay mặt Ban Mục Vụ Giáo Xứ Thánh Mẫu Maria đã nói lên ý nghĩa của buổi lễ cầu nguyện hiệp thông, nhằm bày tỏ sự ủng hộ cuộc đấu tranh cho công lý đang diễn ra tại giáo xứ Thái Hà và Tổng Giáo Phận Hà-Nội. Tiếp theo đó là phần trình chiếu dương ảnh về lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trong cuộc gặp mặt với Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà-Nội ngày 20-09-2008. Những lời lẽ ôn tồn nhưng đầy cương quyết của vị lãnh đạo tinh thần „Tự Do Tôn Giáo là quyền, chứ không phải là cái ân huệ „xin cho“, một lần nữa đã khẳng định với nhà cầm quyền Hà-Nội rằng bạo lực không bao giờ có thể khuất phục được niềm tin tôn giáo. Ông Trần Đức Thành, người điều hợp chương trình đã giới thiệu và so sánh về cuộc đấu tranh cho công lý dưới sự lãnh đạo của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt hiện nay với cuộc tranh đấu cho công lý vào năm 1980 của Đức Cha Oscar Romero, Tổng Giám Mục San Salvador, dù có bị giết hại bởi nhà lãnh đạo độc tài nhưng tinh thần hy sinh vì công lý của ngài vẫn sống mãi.
Bài ca “Who will speak if you don’t?” “Ai sẽ nói nếu bạn không nói?” trong phần dương ảnh đã như thôi thúc lòng người, đặt ra trách nhiệm cho mỗi người chúng ta phải lên tiếng nói thay cho những người đang bị áp bức, bị tù đày, giết hại vì đấu tranh cho công lý.
Sau phần trình chiếu dương ảnh, linh mục Trần Đức Hưng, quản nhiệm Giáo Xứ Thánh Mẫu Maria và các linh mục Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thanh Tuấn đã cùng với giáo dân thắp lên những ngọn nến sáng rực cả nhà thờ, những ngọn nến tượng trưng cho lòng tin của người tín hữu vào thượng đế và cuối cùng chân lý sẽ chiến thắng. Các vị linh mục đã cùng tiến đến đặt nến trước bàn thờ đức mẹ và dâng huơng trong khi cả nhà thờ cùng vang lên tiếng hát “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam…Mẹ hãy ra tay ban phúc bình an, nước Việt Nam ra khỏi nguy nan”. Các vị đại diện Cộng Đồng và đoàn thể tại Hoà-Lan cũng đã được mời lên thắp nhang trước bàn thờ Đức Mẹ.
Thánh lễ sau đó diễn ra thật long trọng dưới sự đồng tế của 4 vị linh mục. Các vị linh mục đã kêu gọi các giáo hữu đồng tâm cầu nguyện cho quê hương Việt Nam sớm thoát khỏi cảnh điêu linh, cầu nguyện không riêng gì cho công giáo mà cho cả các giáo hội Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài, Hoà-Hảo đang bị đàn áp, cho quyền Tự Do Tín Ngưỡng và Quyền Làm Người tại Việt Nam.
Sau khi thánh lễ kết thúc, các giáo hữu đã cùng nhau ký tên vào bản thỉnh nguyện thư sẽ được Ban Mục Vụ Giáo Xứ gởi đến chính quyền và giáo hội Hoà-Lan nêu lên tình trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Một số anh chị thuộc đảng Việt Tân cũng đã phổ biến những tài liệu liên quan đến việc đàn áp Công Giáo tại Việt Nam và những sự lên án các đàn áp này của thế giới.
Mọi người đã cùng dùng chung với nhau bánh mì và nước uống do ban tổ chức tiếp đãi. Thánh lễ kết thúc đã lâu nhưng nhiều người vẫn còn lưu luyến trò chuyện. Nến trong nhà thờ đã tắt nhưng những ngọn nến thắp lên trong lòng người vận tiếp tục cháy, kết hợp với những ngọn nến đang rực cháy tại Việt Nam để trở thành cơn bão lửa đốt cháy sự độc tài và hung tàn, để dân tộc Việt Nam có ngày được thực sự sống trong Tự Do và Hạnh Phúc.
Linh mục và Giáo dân Giáo xứ An Bằng thuộc TGP Huế bị làm khó dễ và bị đàn áp
LM Phêrô Nguyễn Hữu Giải
23:10 21/10/2008
Linh mục và Giáo dân Giáo xứ An Bằng thuộc TGP Huế bị làm khó dễ và bị đàn áp
Tường thuật:
Làng An Bằng nằm ở vùng duyên hải (xin xem bản đồ dưới đây), giữa hai cửa Thuận An và Tư Hiền, cách thành phố Huế độ 25km theo đường chim bay, hướng Đông Nam, thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Làng thành lập từ năm 1571. Trước đây, đa số là ngư dân. Ngôn từ và cung cách rất đặc sắc, không nơi nào có: cương trực, bộc phát và rộng lòng. Lương giáo chan hòa tình tương thân tương ái, sống chết có nhau như chung một con thuyền giữa biển cả. Trong ngôi làng ấy, có giáo xứ An Bằng, thuộc Tổng Giáo phận Huế, đã lãnh nhận hồng ân đức tin Công giáo từ năm 1894, hiện gồm 800 giáo dân, chia thành 4 giáp: An Bắc, An Thượng, An Trung, An Mỹ. An Bắc là giáp sát biển, dân làm nghề đánh cá.
Giáp An Bắc với Thánh giá
Từ xưa, giáo dân An Bắc thường sum họp nơi mảnh đất thuộc khu vườn của ông Lê Khinh để đọc kinh chung thờ phượng Chúa. Sau này có dịp thuận lợi tổ chức hành lễ cầu an, mừng bổn mạng, mừng Chúa Giáng sinh, Phục sinh.
Giữa năm 2007, giáo dân làm đơn xin chính quyền xã và các cấp cho phép làm một đài lễ vững bền gồm một cây Thánh Giá, một bàn thờ, một tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng của giáp, trên mảnh đất truyền thống (khoảng 600 m2) dùng làm nơi thờ tự. Sau 30 ngày, xã trả đơn và không phê duyệt gì. Tháng 12, để mừng lễ Chúa Giáng sinh, giáp dựng một cây Thánh giá gỗ, một bàn thờ xi-măng, làm một máng cỏ lớn hơn các năm trước.
Năm 2008, dựng Thánh giá bằng bê-tông, một bệ thờ bằng xi-măng. Giáo xứ hân hoan đọc kinh và dâng lễ cầu nguyện bình an cho giáp.
Cuộc Thương khó bắt đầu
• Ngày 16-09-2008, Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Phú Vang gửi văn thư số 530/UBND-NV cho tôi là Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, quản xứ giáo xứ An Bằng, yêu cầu chỉ đạo Hội đồng Giáo xứ (HĐGX) và Ban Điều hành (BĐH) giáp An Bắc tháo dỡ “các công trình xây dựng trái phép” trên thửa đất thuộc rừng phòng hộ ven biển do UBND xã Vinh An quản lý. Được biết Đức Tổng Giám mục Huế Têphanô Nguyễn Như Thể cũng nhận được văn thư với đề nghị chỉ đạo tôi, HĐGX và BĐH giáp, còn HĐGX An Bằng thì nhận được văn thư với yêu cầu chỉ đạo BĐH giáp.
Với thư phúc đáp đề ngày 18-09-2008 gửi UBND huyện Phú Vang, tôi khẳng định:
1- Chúng tôi làm đài lễ trên “đất đã thuộc quyền người dân sở hữu hợp pháp và có quyền sử dụng (ông Lê Dị và con là ông Lê Tuân), hơn nữa đã cúng cho giáp An Bắc làm nơi thờ phượng từ lâu nay”.
2- “Sau hơn một tháng, UBND xã Vinh An đã trả lại đơn ngày 08-08-2007 mà không có ghi lý do trên đơn. Chúng tôi tiến hành làm đài lễ dịp mừng Chúa Giáng sinh”.
HĐGX đã gửi thơ phúc đáp ngày 23-09-2008 với nội dung như trên.
• Chiều ngày 24-09-2008, hai ông thuộc BĐH giáp là ông Nguyễn Đức Mân và ông Lê Chuyên bị “làm việc” với cán bộ huyện tại xã. Hai ông quả quyết không vi phạm đất rừng phòng hộ.
• Ngày 26-09-2008, lúc 13g, lực lượng cán bộ xã, huyện và bộ đội biên phòng bao vây đài lễ. Một số giáo dân đọc kinh trước Thánh giá. Sau đó, số giáo dân tăng đông. Tôi cùng cộng đoàn lần hạt Mân Côi và đọc kinh A Rất Thánh Giá thật sốt sắng. Lúc 17g, tôi nói với cộng đoàn: “Chúng ta là con cái ánh sáng, chúng ta làm việc ban ngày. Đêm sắp tới và có thể bị cắt điện, chúng ta tiến về nhà thờ dâng lễ”. Gặp một cán bộ xã đứng gần đó, tôi lớn tiếng: “Ban đêm muốn làm gì thì làm. Ban ngày muốn hạ Thánh giá phải đổ máu chúng tôi”.
Kể từ hôm đó đến nay, cán bộ và bộ đội đóng hai trại canh gác đài lễ, dù mưa to gió lớn của mùa lụt bão Huế.
• Ngày 27-09-2008, cảnh sát giao thông kéo tới chốt đường về nhà thờ từ 18g. Một hiện tượng chưa bao giờ có ở vùng quê xa đường lộ và vào đêm tối.
• Ngày 29-09-2008, từ 8 đến 10g30, ông Văn Đình Trung, chủ tịch HĐGX, ông Lê Văn Lượng, phó chủ tịch và tôi bị “làm việc” tại xã. Ông Phạm Bình Tịnh, chủ tịch UBND xã, ông Dương Văn Ngọc, phó chủ tịch UBND huyện và nhiều cán bộ ban ngành buộc tội chúng tôi: hành lễ ngày 26-09 không xin phép, chiếm đất rừng phòng hộ v.v… Trước khi ký, tôi yêu cầu ghi vào biên bản:
1- Ngày 26-09 tại đài lễ có buổi cầu nguyện, không có hành lễ.
2- Làm đài lễ trên đất có chủ.
3- Có làm đơn xin phép làm đài lễ lên các cấp chính quyền.
Trong buổi làm việc, ông Ngọc nêu lên có 3 vụ đốt rừng gần đài lễ, nếu bắt được người vi phạm sẽ đưa ra tòa xử phạt nặng. Tôi phát biểu: “Trong ba vụ trên, tôi biết 2 vụ! Một do chính quyền đốt, hai do ông chủ từ đường gần đó quét rác dương quanh nhà và đốt bên hè nhà, chuẩn bị ngày chạp giỗ!” Ông Ngọc đứng lên nói to: “Có chỉ đạo!”
Khi tôi nói hồ sơ khiếu kiện đầy cả kho ở trung ương, đa số về nhà đất và sẽ còn thêm nữa, bao lâu quyền tư hữu của người dân chưa được hiến pháp tôn trọng, đúng như Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc công nhận và Việt Nam đã ký vào, ông Ngọc nhấn mạnh: “Không bao giờ! Không bao giờ! Trong chế độ này không có quyền tư hữu đất đai!!!”
• Ngày 01-10: Điện thoại bàn ở nhà quản xứ bị câm điếc!
• Ngày 03-10: Cán bộ treo loa phát thanh khắp làng, nhất là vùng nhà thờ và giáp An Bắc.
• Ngày 04-10: 7g sáng tôi viếng Thánh giá, thấy bộ đội vẫn canh gác. Khi tôi đi về, họ đứng rải rác đó đây, lưng quay về phía tôi! • Ngày 05-10, Chúa nhật: 8g sáng, cảnh sát giao thông chốt đường về nhà thờ.
• Ngày 08-10: từ 5g30, loa vang khắp làng An Bằng, nói về chính sách tự do tôn giáo của nhà nước, về luật đất đai v.v… bằng lối văn hỏi đáp, giọng nam nữ.
Lên án
• Ngày 10-10: Tôi “làm việc” tại UBND huyện từ 8g30 đến 10g30. Ông Phan Văn Quang, chủ tịch UBND, ông Dương Văn Ngọc, phó chủ tịch và khoảng 9 vị thuộc đủ ban ngành. Ông Quang buộc tội: chưa được phép xây dựng mà đã làm đài Thánh giá, nơi làm đài là đất rừng phòng hộ, buộc tháo dỡ. Tôi yêu cầu viết vào biên bản:
1- Đã có làm đơn, quá 30 ngày không trả lời là đã có pháp lý làm đài.
2- Đất làm đài là của ông Lê Khinh có trước 1945, con là ông Lê Dị, cháu nội là ông Lê Tuân thừa tự không tranh chấp. Mọi người trong vùng đều xác nhận là đất của ông Lê Khinh. Gia tộc ông không có một văn bản nào của chính quyền ra lệnh thu hồi, tịch thu đất và rừng dương của ông.
Ban chiều lúc 13g30: Ông Nguyễn Đức Mân, ông Lê Chuyên và anh Phạm Xuân Tuấn bị “làm việc” cách ly tại trụ sở công an huyện với công an huyện, tỉnh. Các ông đều xác định rằng việc làm đài lễ theo thủ tục và thực tế là đúng. Ông Lê Tuân làm việc với UBND, nói về nguồn gốc đất.
Tại đình làng An Bằng, cán bộ UBND xã huyện “làm việc” với 43 họ tộc. Ông Ngọc phó chủ tịch UBND huyện phổ biến lập luận: giáo dân giáp An Bắc chiếm đất rừng phòng hộ làm đài lễ, linh mục Giải chống nhà nước.
Trong ngày, một số thanh niên giáp An Bắc bị mời vào UBND xã, buộc không lên đài lễ nếu nhà nước tháo dỡ.
• Ngày 11-10: ông Lê Chuyên và anh Phạm Xuân Tuấn “làm việc” tiếp tại công an huyện.
Công an tới tận từng nhà dò hỏi, rỉ tai, dụ dỗ, hù dọa, như nhà ông Lê Ba, Đào Tấn Kỷ. Bầu khí nóng lên sự áp bức khiến dân làng ngao ngán. Loa đài vẫn tiếp tục sáng trưa chiều ra rả tuyên truyền, nhức óc điếc tai.
HĐGX và tôi nhận được văn thư của Hạt Kiểm lâm huyện Phú Vang số 64/CV-KL đề ngày 09-10-2008 buộc chúng tôi chỉ đạo giáp An Bắc tháo dỡ “công trình xây dựng trái phép” trên rừng phòng hộ UBND xã Vinh An quản lý. Chúng tôi gửi văn thư phúc đáp đề ngày 12-10-2008 chứng minh mảnh đất đã có chủ quyền, không vi phạm gì, không thể tháo dỡ.
• Ngày 13-10: Ông Nguyễn Đức Mân và ông Văn Đình Hiệp “làm việc” với công an tại huyện.
• Ngày 14-10: Ông Văn Đình Hiệp tiếp tục “làm việc”. Một số giáo dân và dân làng bị mời vào xã để cán bộ phỏng vấn và thu hình. Cán bộ đài truyền hình Huế về thu hình Thánh giá, bàn thờ, cổng và quang cảnh đài lễ.
• Ngày 15-10: Loa bắt đầu phát thanh những lời buộc tội giáo dân An Bằng, giáp An Bắc và tôi về tội chiếm đất rừng phòng hộ. Anh Phan Công và anh Lê Văn Tuấn làm việc với công an tại huyện.
• Ngày 16-10: Công an, cán bộ tiếp tục “thăm hỏi” từng gia đình, tiếp tục soát hộ khẩu ban đêm. Hai công an vào nhà một mệ già:
- Mệ ở với ai mà vắng vẻ…
- Với hai đứa cháu.
- Ông đi đâu?
- Việt cộng chôn sống năm Mậu Thân. Chưa có xác!
Hai anh liền chuồn lẹ!?!
• Ngày 17-10: Ban sáng, ông Văn Đình Trung, ông Đào Tấn Kỷ, ông Nguyễn Thanh thuộc HĐGX bị làm việc tại UBND huyện. Huyện bảo theo luật phải giao đất cho nhà nước rồi nhà nước cấp lại cho tôn giáo sử dụng, không được trực tiếp. Các ông quả quyết đất làm đài Thánh giá là của ông Lê Khinh cúng cho giáp từ 1961, nay mới có dịp dựng Thánh giá bằng bê-tông. Ông Lê Dị và con là Lê Tuân chỉ làm chứng không tranh chấp chứ không phải làm giấy cúng đất cho giáp. Từ trước 1975, giáo dân họp mặt tại đó để cầu nguyện. Đất đó thuộc giáp thờ tự.
Ban chiều, anh Phạm Xuân Tấn bị làm việc với công an huyện:
- Nếu chính quyền tháo dỡ đài lễ, anh có tới không?
- Tôi vẫn tới.
- Để làm gì?
- Để cầu nguyện.
- Anh đem gì theo?
- Đem tràng chuỗi.
- Anh cầu nguyện gì?
- Như Chúa Giêsu, tôi xin Chúa tha cho họ vì họ không biết việc họ làm!
Tối lại, đài truyền hình Huế chiếu cảnh rừng dương do nhà nước quản lý để bảo vệ dân và chiếu đài lễ của giáp An Bắc gồm Thánh giá, bàn thờ, mấy cọc mốc rồi lên án ông Nguyễn Đức Mân và tôi (linh mục Nguyễn Hữu Giải) “trắng trợn” vi phạm đất rừng phòng hộ. Anh quay phim dàn dựng khá độc: quay đi quay lại một gốc dương vừa bị gió đánh gãy ở khu vườn cạnh đó rồi ghép lại với đài lễ!
Chúng tôi chẳng những không cưa chặt cây dương nào mà còn bảo vệ và có kế hoạch trồng thêm cây tại đài lễ. Chúng tôi tự bảo vệ chúng tôi.
Được biết nhà nước đã đóng cột mốc làm đường “quốc phòng” dọc bờ biển, xuyên qua rừng dương. Không biết rừng phòng hộ lúc đó có còn để che chở dân biển không?
• Ngày 18-10: Loa đài vẫn ra rả khủng bố. Chiều, anh Phạm Xuân Tuấn, một ngư dân nhà ở cận kề đài lễ, bị làm việc lại với công an huyện.
Huyện cho biết sẽ tiếp tục mời từng người “làm việc”.
Người tường thuật
Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải
Quản xứ An Bằng
Bình luận của Phóng viên FNA:
Như câu cuối cùng trong bài tường thuật đã cho thấy, đang khi nhà cầm quyền CSVN vu cáo linh mục Nguyễn Hữu Giải và giáo xứ An Bằng chiếm và phá rừng phòng hộ ven biển (ngay tại địa phương qua phát thanh, hội họp nhân dân và trên cả tỉnh qua truyền hình, yêu cầu tòa Tổng Giám mục), thì chính nhà cầm quyền lại cho đóng cột mốc làm đường gọi là “đường quốc phòng” dọc bờ biển, xuyên qua rừng dương. Dĩ nhiên nếu con đường này được xây dựng, thì chắc chắn rừng dương phòng hộ ven biển (được trồng từ trước năm 1975) chạy dài từ cửa Tư Hiền lên cửa Thuận An đều bị tàn phá. Thật ra nó đã bị tàn phá ở khu vực xã Phú Diên và Vinh Xuân rồi (xem bản đồ) do việc nhiều công ty -với sự chấp thuận của chính quyền tỉnh- đào bới đất cát để lấy chất Titan từ cả chục năm nay (dân địa phương có khiếu kiện lên tỉnh về mối nguy mất rừng phòng hộ đó nhưng đã không được giải quyết, báo chí trong nước có đăng chuyện này).
Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, thật ra con đường đó không phải là “đường quốc phòng” mà là “đường du lịch”, bắt đầu từ Lăng Cô, qua cảng Chân Mây, lên tới cửa Thuận An (và có thể còn lên xa nữa theo hướng Tây Bắc). Y như con đường mang tên Nguyễn Tất Thành dọc theo bờ biển Đà Nẵng hay đường Trần Phú dọc theo bờ biển Nha Trang. Một khi con đường đã làm xong, thì phần phía đất liền đương nhiên trở thành đắt giá và dùng để xây lên các biệt thự nhìn ra biển là tuyệt. Quanh cảng Chân Mây đã xảy ra hiện tượng này rồi, và đa phần các biệt thự tại đó đều là của những vị tai to mặt lớn trong chính quyền tỉnh. Cán bộ trong chính quyền địa phương huyện Phú Vang chắc hẳn đã phân lô, chia chác (trên giấy) những mảnh đất dọc theo con đường sắp làm. Cái rủi của giáo xứ An Bằng và giáp An Bắc là phần đất có đài lễ lại nằm trên con đường đó. Nếu nó đã nằm sâu vào đất liền thì không sao (như lời một cán bộ đã vô tình nói với một giáo dân bị thẩm vấn: hãy dời đài lễ vào sâu trong đất liền!).
Thành ra, như tại Tòa Khâm sứ và xứ Thái Hà cũng như khắp cả Việt Nam, các tôn giáo và dân thường hiện bị tranh chấp đất đai chẳng qua là vì đảng viên cán bộ muốn cướp lấy, chia nhau làm tài sản riêng (hay tạm thời biến thành công trình công cộng), với đủ thứ lý do rất là chính đáng, hợp pháp, hợp lẽ. Chính cái nguyên tắc bất công, phi lý và phản nhân quyền: “Toàn bộ đất đai phải do nhà nước quản lý” (thực chất là do đảng sở hữu) cộng thêm việc hành quyền chuyên chế, lòng tham lam vô tận, thói gian dối cùng cực và sự tàn ác lạnh lùng của đảng viên cán bộ CS đã đẩy dân tình vào cảnh điêu đứng, tôn giáo vào cảnh khó khăn và xã hội vào cảnh hỗn loạn!
Tường thuật:
Làng An Bằng nằm ở vùng duyên hải (xin xem bản đồ dưới đây), giữa hai cửa Thuận An và Tư Hiền, cách thành phố Huế độ 25km theo đường chim bay, hướng Đông Nam, thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Làng thành lập từ năm 1571. Trước đây, đa số là ngư dân. Ngôn từ và cung cách rất đặc sắc, không nơi nào có: cương trực, bộc phát và rộng lòng. Lương giáo chan hòa tình tương thân tương ái, sống chết có nhau như chung một con thuyền giữa biển cả. Trong ngôi làng ấy, có giáo xứ An Bằng, thuộc Tổng Giáo phận Huế, đã lãnh nhận hồng ân đức tin Công giáo từ năm 1894, hiện gồm 800 giáo dân, chia thành 4 giáp: An Bắc, An Thượng, An Trung, An Mỹ. An Bắc là giáp sát biển, dân làm nghề đánh cá.
Giáp An Bắc với Thánh giá
Từ xưa, giáo dân An Bắc thường sum họp nơi mảnh đất thuộc khu vườn của ông Lê Khinh để đọc kinh chung thờ phượng Chúa. Sau này có dịp thuận lợi tổ chức hành lễ cầu an, mừng bổn mạng, mừng Chúa Giáng sinh, Phục sinh.
Giữa năm 2007, giáo dân làm đơn xin chính quyền xã và các cấp cho phép làm một đài lễ vững bền gồm một cây Thánh Giá, một bàn thờ, một tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng của giáp, trên mảnh đất truyền thống (khoảng 600 m2) dùng làm nơi thờ tự. Sau 30 ngày, xã trả đơn và không phê duyệt gì. Tháng 12, để mừng lễ Chúa Giáng sinh, giáp dựng một cây Thánh giá gỗ, một bàn thờ xi-măng, làm một máng cỏ lớn hơn các năm trước.
Năm 2008, dựng Thánh giá bằng bê-tông, một bệ thờ bằng xi-măng. Giáo xứ hân hoan đọc kinh và dâng lễ cầu nguyện bình an cho giáp.
Cuộc Thương khó bắt đầu
• Ngày 16-09-2008, Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Phú Vang gửi văn thư số 530/UBND-NV cho tôi là Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, quản xứ giáo xứ An Bằng, yêu cầu chỉ đạo Hội đồng Giáo xứ (HĐGX) và Ban Điều hành (BĐH) giáp An Bắc tháo dỡ “các công trình xây dựng trái phép” trên thửa đất thuộc rừng phòng hộ ven biển do UBND xã Vinh An quản lý. Được biết Đức Tổng Giám mục Huế Têphanô Nguyễn Như Thể cũng nhận được văn thư với đề nghị chỉ đạo tôi, HĐGX và BĐH giáp, còn HĐGX An Bằng thì nhận được văn thư với yêu cầu chỉ đạo BĐH giáp.
Với thư phúc đáp đề ngày 18-09-2008 gửi UBND huyện Phú Vang, tôi khẳng định:
1- Chúng tôi làm đài lễ trên “đất đã thuộc quyền người dân sở hữu hợp pháp và có quyền sử dụng (ông Lê Dị và con là ông Lê Tuân), hơn nữa đã cúng cho giáp An Bắc làm nơi thờ phượng từ lâu nay”.
2- “Sau hơn một tháng, UBND xã Vinh An đã trả lại đơn ngày 08-08-2007 mà không có ghi lý do trên đơn. Chúng tôi tiến hành làm đài lễ dịp mừng Chúa Giáng sinh”.
HĐGX đã gửi thơ phúc đáp ngày 23-09-2008 với nội dung như trên.
• Chiều ngày 24-09-2008, hai ông thuộc BĐH giáp là ông Nguyễn Đức Mân và ông Lê Chuyên bị “làm việc” với cán bộ huyện tại xã. Hai ông quả quyết không vi phạm đất rừng phòng hộ.
• Ngày 26-09-2008, lúc 13g, lực lượng cán bộ xã, huyện và bộ đội biên phòng bao vây đài lễ. Một số giáo dân đọc kinh trước Thánh giá. Sau đó, số giáo dân tăng đông. Tôi cùng cộng đoàn lần hạt Mân Côi và đọc kinh A Rất Thánh Giá thật sốt sắng. Lúc 17g, tôi nói với cộng đoàn: “Chúng ta là con cái ánh sáng, chúng ta làm việc ban ngày. Đêm sắp tới và có thể bị cắt điện, chúng ta tiến về nhà thờ dâng lễ”. Gặp một cán bộ xã đứng gần đó, tôi lớn tiếng: “Ban đêm muốn làm gì thì làm. Ban ngày muốn hạ Thánh giá phải đổ máu chúng tôi”.
Kể từ hôm đó đến nay, cán bộ và bộ đội đóng hai trại canh gác đài lễ, dù mưa to gió lớn của mùa lụt bão Huế.
• Ngày 27-09-2008, cảnh sát giao thông kéo tới chốt đường về nhà thờ từ 18g. Một hiện tượng chưa bao giờ có ở vùng quê xa đường lộ và vào đêm tối.
• Ngày 29-09-2008, từ 8 đến 10g30, ông Văn Đình Trung, chủ tịch HĐGX, ông Lê Văn Lượng, phó chủ tịch và tôi bị “làm việc” tại xã. Ông Phạm Bình Tịnh, chủ tịch UBND xã, ông Dương Văn Ngọc, phó chủ tịch UBND huyện và nhiều cán bộ ban ngành buộc tội chúng tôi: hành lễ ngày 26-09 không xin phép, chiếm đất rừng phòng hộ v.v… Trước khi ký, tôi yêu cầu ghi vào biên bản:
1- Ngày 26-09 tại đài lễ có buổi cầu nguyện, không có hành lễ.
2- Làm đài lễ trên đất có chủ.
3- Có làm đơn xin phép làm đài lễ lên các cấp chính quyền.
Trong buổi làm việc, ông Ngọc nêu lên có 3 vụ đốt rừng gần đài lễ, nếu bắt được người vi phạm sẽ đưa ra tòa xử phạt nặng. Tôi phát biểu: “Trong ba vụ trên, tôi biết 2 vụ! Một do chính quyền đốt, hai do ông chủ từ đường gần đó quét rác dương quanh nhà và đốt bên hè nhà, chuẩn bị ngày chạp giỗ!” Ông Ngọc đứng lên nói to: “Có chỉ đạo!”
Khi tôi nói hồ sơ khiếu kiện đầy cả kho ở trung ương, đa số về nhà đất và sẽ còn thêm nữa, bao lâu quyền tư hữu của người dân chưa được hiến pháp tôn trọng, đúng như Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc công nhận và Việt Nam đã ký vào, ông Ngọc nhấn mạnh: “Không bao giờ! Không bao giờ! Trong chế độ này không có quyền tư hữu đất đai!!!”
• Ngày 01-10: Điện thoại bàn ở nhà quản xứ bị câm điếc!
• Ngày 03-10: Cán bộ treo loa phát thanh khắp làng, nhất là vùng nhà thờ và giáp An Bắc.
• Ngày 04-10: 7g sáng tôi viếng Thánh giá, thấy bộ đội vẫn canh gác. Khi tôi đi về, họ đứng rải rác đó đây, lưng quay về phía tôi! • Ngày 05-10, Chúa nhật: 8g sáng, cảnh sát giao thông chốt đường về nhà thờ.
• Ngày 08-10: từ 5g30, loa vang khắp làng An Bằng, nói về chính sách tự do tôn giáo của nhà nước, về luật đất đai v.v… bằng lối văn hỏi đáp, giọng nam nữ.
Lên án
• Ngày 10-10: Tôi “làm việc” tại UBND huyện từ 8g30 đến 10g30. Ông Phan Văn Quang, chủ tịch UBND, ông Dương Văn Ngọc, phó chủ tịch và khoảng 9 vị thuộc đủ ban ngành. Ông Quang buộc tội: chưa được phép xây dựng mà đã làm đài Thánh giá, nơi làm đài là đất rừng phòng hộ, buộc tháo dỡ. Tôi yêu cầu viết vào biên bản:
1- Đã có làm đơn, quá 30 ngày không trả lời là đã có pháp lý làm đài.
2- Đất làm đài là của ông Lê Khinh có trước 1945, con là ông Lê Dị, cháu nội là ông Lê Tuân thừa tự không tranh chấp. Mọi người trong vùng đều xác nhận là đất của ông Lê Khinh. Gia tộc ông không có một văn bản nào của chính quyền ra lệnh thu hồi, tịch thu đất và rừng dương của ông.
Ban chiều lúc 13g30: Ông Nguyễn Đức Mân, ông Lê Chuyên và anh Phạm Xuân Tuấn bị “làm việc” cách ly tại trụ sở công an huyện với công an huyện, tỉnh. Các ông đều xác định rằng việc làm đài lễ theo thủ tục và thực tế là đúng. Ông Lê Tuân làm việc với UBND, nói về nguồn gốc đất.
Tại đình làng An Bằng, cán bộ UBND xã huyện “làm việc” với 43 họ tộc. Ông Ngọc phó chủ tịch UBND huyện phổ biến lập luận: giáo dân giáp An Bắc chiếm đất rừng phòng hộ làm đài lễ, linh mục Giải chống nhà nước.
Trong ngày, một số thanh niên giáp An Bắc bị mời vào UBND xã, buộc không lên đài lễ nếu nhà nước tháo dỡ.
• Ngày 11-10: ông Lê Chuyên và anh Phạm Xuân Tuấn “làm việc” tiếp tại công an huyện.
Công an tới tận từng nhà dò hỏi, rỉ tai, dụ dỗ, hù dọa, như nhà ông Lê Ba, Đào Tấn Kỷ. Bầu khí nóng lên sự áp bức khiến dân làng ngao ngán. Loa đài vẫn tiếp tục sáng trưa chiều ra rả tuyên truyền, nhức óc điếc tai.
HĐGX và tôi nhận được văn thư của Hạt Kiểm lâm huyện Phú Vang số 64/CV-KL đề ngày 09-10-2008 buộc chúng tôi chỉ đạo giáp An Bắc tháo dỡ “công trình xây dựng trái phép” trên rừng phòng hộ UBND xã Vinh An quản lý. Chúng tôi gửi văn thư phúc đáp đề ngày 12-10-2008 chứng minh mảnh đất đã có chủ quyền, không vi phạm gì, không thể tháo dỡ.
• Ngày 13-10: Ông Nguyễn Đức Mân và ông Văn Đình Hiệp “làm việc” với công an tại huyện.
• Ngày 14-10: Ông Văn Đình Hiệp tiếp tục “làm việc”. Một số giáo dân và dân làng bị mời vào xã để cán bộ phỏng vấn và thu hình. Cán bộ đài truyền hình Huế về thu hình Thánh giá, bàn thờ, cổng và quang cảnh đài lễ.
• Ngày 15-10: Loa bắt đầu phát thanh những lời buộc tội giáo dân An Bằng, giáp An Bắc và tôi về tội chiếm đất rừng phòng hộ. Anh Phan Công và anh Lê Văn Tuấn làm việc với công an tại huyện.
• Ngày 16-10: Công an, cán bộ tiếp tục “thăm hỏi” từng gia đình, tiếp tục soát hộ khẩu ban đêm. Hai công an vào nhà một mệ già:
- Mệ ở với ai mà vắng vẻ…
- Với hai đứa cháu.
- Ông đi đâu?
- Việt cộng chôn sống năm Mậu Thân. Chưa có xác!
Hai anh liền chuồn lẹ!?!
• Ngày 17-10: Ban sáng, ông Văn Đình Trung, ông Đào Tấn Kỷ, ông Nguyễn Thanh thuộc HĐGX bị làm việc tại UBND huyện. Huyện bảo theo luật phải giao đất cho nhà nước rồi nhà nước cấp lại cho tôn giáo sử dụng, không được trực tiếp. Các ông quả quyết đất làm đài Thánh giá là của ông Lê Khinh cúng cho giáp từ 1961, nay mới có dịp dựng Thánh giá bằng bê-tông. Ông Lê Dị và con là Lê Tuân chỉ làm chứng không tranh chấp chứ không phải làm giấy cúng đất cho giáp. Từ trước 1975, giáo dân họp mặt tại đó để cầu nguyện. Đất đó thuộc giáp thờ tự.
Ban chiều, anh Phạm Xuân Tấn bị làm việc với công an huyện:
- Nếu chính quyền tháo dỡ đài lễ, anh có tới không?
- Tôi vẫn tới.
- Để làm gì?
- Để cầu nguyện.
- Anh đem gì theo?
- Đem tràng chuỗi.
- Anh cầu nguyện gì?
- Như Chúa Giêsu, tôi xin Chúa tha cho họ vì họ không biết việc họ làm!
Tối lại, đài truyền hình Huế chiếu cảnh rừng dương do nhà nước quản lý để bảo vệ dân và chiếu đài lễ của giáp An Bắc gồm Thánh giá, bàn thờ, mấy cọc mốc rồi lên án ông Nguyễn Đức Mân và tôi (linh mục Nguyễn Hữu Giải) “trắng trợn” vi phạm đất rừng phòng hộ. Anh quay phim dàn dựng khá độc: quay đi quay lại một gốc dương vừa bị gió đánh gãy ở khu vườn cạnh đó rồi ghép lại với đài lễ!
Chúng tôi chẳng những không cưa chặt cây dương nào mà còn bảo vệ và có kế hoạch trồng thêm cây tại đài lễ. Chúng tôi tự bảo vệ chúng tôi.
Được biết nhà nước đã đóng cột mốc làm đường “quốc phòng” dọc bờ biển, xuyên qua rừng dương. Không biết rừng phòng hộ lúc đó có còn để che chở dân biển không?
• Ngày 18-10: Loa đài vẫn ra rả khủng bố. Chiều, anh Phạm Xuân Tuấn, một ngư dân nhà ở cận kề đài lễ, bị làm việc lại với công an huyện.
Huyện cho biết sẽ tiếp tục mời từng người “làm việc”.
Người tường thuật
Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải
Quản xứ An Bằng
Bình luận của Phóng viên FNA:
Như câu cuối cùng trong bài tường thuật đã cho thấy, đang khi nhà cầm quyền CSVN vu cáo linh mục Nguyễn Hữu Giải và giáo xứ An Bằng chiếm và phá rừng phòng hộ ven biển (ngay tại địa phương qua phát thanh, hội họp nhân dân và trên cả tỉnh qua truyền hình, yêu cầu tòa Tổng Giám mục), thì chính nhà cầm quyền lại cho đóng cột mốc làm đường gọi là “đường quốc phòng” dọc bờ biển, xuyên qua rừng dương. Dĩ nhiên nếu con đường này được xây dựng, thì chắc chắn rừng dương phòng hộ ven biển (được trồng từ trước năm 1975) chạy dài từ cửa Tư Hiền lên cửa Thuận An đều bị tàn phá. Thật ra nó đã bị tàn phá ở khu vực xã Phú Diên và Vinh Xuân rồi (xem bản đồ) do việc nhiều công ty -với sự chấp thuận của chính quyền tỉnh- đào bới đất cát để lấy chất Titan từ cả chục năm nay (dân địa phương có khiếu kiện lên tỉnh về mối nguy mất rừng phòng hộ đó nhưng đã không được giải quyết, báo chí trong nước có đăng chuyện này).
Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, thật ra con đường đó không phải là “đường quốc phòng” mà là “đường du lịch”, bắt đầu từ Lăng Cô, qua cảng Chân Mây, lên tới cửa Thuận An (và có thể còn lên xa nữa theo hướng Tây Bắc). Y như con đường mang tên Nguyễn Tất Thành dọc theo bờ biển Đà Nẵng hay đường Trần Phú dọc theo bờ biển Nha Trang. Một khi con đường đã làm xong, thì phần phía đất liền đương nhiên trở thành đắt giá và dùng để xây lên các biệt thự nhìn ra biển là tuyệt. Quanh cảng Chân Mây đã xảy ra hiện tượng này rồi, và đa phần các biệt thự tại đó đều là của những vị tai to mặt lớn trong chính quyền tỉnh. Cán bộ trong chính quyền địa phương huyện Phú Vang chắc hẳn đã phân lô, chia chác (trên giấy) những mảnh đất dọc theo con đường sắp làm. Cái rủi của giáo xứ An Bằng và giáp An Bắc là phần đất có đài lễ lại nằm trên con đường đó. Nếu nó đã nằm sâu vào đất liền thì không sao (như lời một cán bộ đã vô tình nói với một giáo dân bị thẩm vấn: hãy dời đài lễ vào sâu trong đất liền!).
Thành ra, như tại Tòa Khâm sứ và xứ Thái Hà cũng như khắp cả Việt Nam, các tôn giáo và dân thường hiện bị tranh chấp đất đai chẳng qua là vì đảng viên cán bộ muốn cướp lấy, chia nhau làm tài sản riêng (hay tạm thời biến thành công trình công cộng), với đủ thứ lý do rất là chính đáng, hợp pháp, hợp lẽ. Chính cái nguyên tắc bất công, phi lý và phản nhân quyền: “Toàn bộ đất đai phải do nhà nước quản lý” (thực chất là do đảng sở hữu) cộng thêm việc hành quyền chuyên chế, lòng tham lam vô tận, thói gian dối cùng cực và sự tàn ác lạnh lùng của đảng viên cán bộ CS đã đẩy dân tình vào cảnh điêu đứng, tôn giáo vào cảnh khó khăn và xã hội vào cảnh hỗn loạn!
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (3)
Vũ Văn An
22:43 21/10/2008
Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh(tiếp theo)
III. Sự Đáng Tin của Thánh Kinh về Phương Diện Chứng Cớ Nội Tại
1. Nguyên Tắc Chấp Nhận Hoài Nghi (Benefit of Doubt)
Các học giả cho rằng trong khoa phê bình văn học (literary critics), ta phải chấp nhận nguyên tắc bất hủ của Aristotle, tức nguyên tắc: phải cho là đúng nếu ta không có bằng chứng rõ ràng để trợ lực cho cảm giác của ta cho rằng điều nào đó có thể không đúng sự thật. Do đó, ta phải lắng nghe các khẳng định (claims) của tài liệu đang được phân tích, chứ không được giả thiết là lừa lọc hoặc sai lạc ngoại trừ tác giả tự loại bỏ mình bằng các mâu thuẫn hoặc những sai lầm rõ ràng về sự kiện (31)... Mà ngay một mâu thuẫn biểu kiến cũng chưa đủ để bác bỏ một tài liệu. Ta còn cần phải chắc chắn mình đã hiểu đúng đoạn văn, hiểu cái ý nghĩa trong đó nó sử dụng các từ ngữ hoặc con số. Mặt khác ta cũng cần phải nắm vững mọi kiến thức hiện có về vấn đề ấy, và không còn cách nào khác để soi dẫn vấn đề dù từ các hiểu biết mới, các tìm kiếm văn bản mới, hoặc khoa khảo cổ học... Khó khăn tự mình không tạo nên phản luận (objections). Những vấn đề chưa giải quyết không nhất thiết phải là những sai lạc. Ta phải đương đầu với các khó khăn và các vấn nạn phải thúc đẩy ta đi tìm ánh sáng rõ ràng hơn; tuy nhiên bao lâu ta chưa đạt được cái ánh sáng toàn diện và sau cùng kia để sáng tỏ một vấn đề nào đó, ta vẫn không có quyền khẳng định rằng: ‘đây rõ ràng là một sai lầm, một phản luận không còn thắc mắc gì nữa chống lại sự vô ngộ của Thánh Kinh’. Vì ai cũng biết rằng có biết bao nhiêu ‘phản luận’ đã từng được giải đáp trọn vẹn kể từ đầu thế kỷ này” (21).
2. Giá Trị Nguồn Nguyên Thủy (Primary source value)
Các soạn giả Thánh Kinh viết trong tư cách những người được chứng kiến tận mắt hoặc từ những tin tức tận nguồn. Ta hãy nghe Luca: “Thưa ngài Thêôphilê đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ Lời Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài” (Lc 1:1-3). Phêrô, trong thư thứ hai, nhấn mạnh hơn: “Thật vậy, khi chúng tôi nói cho anh em biết quyền năng và cuộc quang lâm của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, thì không phải chúng tôi dựa theo những chuyện hoang đường thêu dệt khéo léo, nhưng là vì chúng tôi đã được thấy tận mắt về uy phong lẫm liệt của Ngài” (2 Pr 1:16). Thánh Gioan, trong thư thứ nhất, cũng tuyên bố y như thế: “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha, và với Đức Giêsu Kitô, Con của Ngài” (1 Ga 1:3). Trong Phúc Âm do ngài soạn thảo, thánh nhân nhấn mạnh hơn: “Người xem thấy việc này đã làm chứng và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin” (Ga 19:35).
Mặt khác, các soạn giả ấy cũng đã đề cập đến những vấn đề và những sự kiện có thể bị người đương thời kiểm chứng được, vì những vấn đề và những sự kiện ấy vẫn còn sống động trong tâm trí người đọc và người nghe. Và đó là điều được sách Tông Đồ Công Vụ nhiều lần nhắc đến: “Thưa đồng bào Ít-ra-en, xin nghe những lời sau đây. Đức Giêsu Nagiarét, là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em. Và để chứng thực sứ mệnh của Người, Thiên Chúa đã cho Người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em. Chính anh em biết điều đó” (Cv 2: 22). Và nơi khác: “Ông Phaolô còn đang tự biện hộ như thế, thì ông Phét-tô lớn tiếng nói: Ông Phaolô, ông điên mất rồi! Ông hay chữ quá nên hóa điên! Ông Phaolô đáp: Thưa ngài Phét-tô đáng kính, tôi không điên đâu, nhưng tôi nói lên những điều hợp với sự thật và lẽ phải. Quả thế, đức vua biết rõ những điều ấy, và tôi mạnh dạn nói với người: tôi tin chắc rằng trong các điều ấy, không có gì mà người không biết, vì chuyện này đã không xẩy ra ở một xó góc nào đó” (Cv 26:24-26). Đúng như nhận định của F.F. Bruce, giáo sư Thánh Kinh tại đại học Manchester: “Các nhà giảng thuyết Phúc âm đầu hết biết rất rõ giá trị của chứng cớ nguyên khởi, và đã nại đến giá trị ấy rất nhiều lần. Họ không ngừng và hoàn toàn tin tưởng khẳng định rằng: “chúng tôi là nhân chứng của những việc này”. Quả thực chẳng có chi dễ dàng, như nhiều nhà văn từng nghĩ, khi tạo hoẹt ra các lời nói và việc làm mà gán cho đức Giêsu trong những ngày quá sớm sủa này, vì các môn đệ của Ngài vẫn còn quanh quẩn đâu đó, và hẳn còn nhớ rất rõ những gì đã xẩy ra và không xẩy ra.
Và các nhà giảng thuyết đầu hết ấy không những chỉ phải “tính sổ” với các nhân chứng bạn mà thôi đâu, họ còn phải dè chừng các nhân chứng ít thiện cảm khác là những người rất sành sỏi các dữ kiện liên quan đến sứ vụ và cái chết của đức Giêsu. Các môn đệ không thể liều lĩnh phạm cái tội bất cẩn sai lệch (chưa kể đến việc táy máy thay đổi các sự kiện cho khác đi) vì một hành động như thế sẵn sàng bị lột mặt nạ bởi những người quá hân hoan muốn làm điều đó. Trái lại, một trong những điểm mạnh của lời giảng tông đồ lúc ban đầu là việc tin tưởng nại đến sự hiểu chuyện của người nghe; không những các ngài chỉ nói: “chúng tôi là nhân chứng của những việc này” mà thôi, mà còn nói rằng: như “chính anh em biết điều đó” (Cv 2:22)” (11).
3. Thực Sự Là Các Tài Liệu Thuộc Nguồn Nguyên Thủy
Các học giả ngày nay đều nhất trí coi Tân Ước là các tài liệu có nguồn nguyên thủy từ thế kỷ thứ nhất (31). Hai bảng sau đây cho ta thấy hai lối xác định niên hiệu của Tân Ước:
XÁC ĐỊNH TUỔI MỘT CÁCH DÈ DẶT
XÁC ĐỊNH TUỔI MỘT CÁCH PHÓNG KHOÁNG
(Xem Werner Georg Kummel, Introduction to the New Testament, do Howard Clark Lee dịch sang tiếng Anh, NXB Abingdon Press, 1973; Everett Harrison, Introduction to the New Testament, William B. Eerdmans Publishing Co., 1971; D. Edmond Hiebert, Introduciton to the New Tstament, Vol. II, Moody Press, 1977). Dựa vào các tài liệu Biển Chết, William Foxwell Albright, một trong những nhà khảo cổ học thánh kinh nổi tiếng nhất hiện nay, quả quyết rằng: “theo ý kiến của tôi, các sách Tân Ước đều đã được các người Do-thái đã rửa tội soạn thảo giữa các thập niên 40 và thập niên 80 của thế kỷ thứ nhất (rất có thể giữa các năm 50 và 75)... Nhờ các khám phá tại Qumran, người ta đã chứng minh rằng nội dung Tân Ước đúng là điều trước nay ta vẫn tin: giáo huấn của đức Kitô và của các môn đệ trực tiếp của Ngài khoảng giữa các năm 25 và 80 công nguyên” (4). Ngay những học giả có khuynh hướng phóng khoáng từng xác định niên biểu của Tân Ước sau thế kỷ thứ nhất nay cũng cho rằng nó đã được soạn thảo trước khi Giêrusalem thất thủ nghĩa là trong khoảng các năm 70-79 (xem Dr. John A.T. Robinson, Redating The New Testament).
IV. Chứng Cớ Ngoại Tại Cho Thấy Sự Đáng Tin của Thánh Kinh
Chứng cớ ngoại tại nghĩa là liệu có những tài liệu lịch sử nào khác xác nhận hoặc bác khước chứng cớ nội tại của Thánh Kinh không?
Các Tác Giả Ngoài Thánh Kinh
Eusebius, trong cuốn Ecclesiastical History III.39, đã nhắc đến các phát biểu của Papias, giám mục Heirapolis (năm 130 A.D.), mà ông đã nhận được từ bậc Trưởng thượng (Elder tức Thánh Gioan Tông đồ): “Bậc Trưởng thượng thường cũng nói rằng:’Máccô, vốn là thông dịch viên của Phêrô, đã viết lại một cách chính xác mọi điều Phêrô nhắc đến, bất kể là lời nói hay việc làm của đức Kitô, tuy nhiên không được thứ tự... Máccô đã không phạm sai lầm nào, khi viết lại những sự việc được Phêrô nhắc đến; vì ông chú ý cẩn thận, không bỏ sót điều gì đã được nghe, không thêm nếm những lời bịa đặt nào’”. Papias cũng nhận xét như sau về Phúc âm Mátthêu: “Mátthêu ghi lại những lời sấm ký bằng tiếng A-ram”.
Irenaeus, Giám mục Lyons (năm 180 A.D.), môn đệ của Polycarp, Giám mục Smyrna, môn đệ của thánh Gioan Tông đồ, đã viết rằng: “Cơ sở của các Phúc âm vững chắc đến nỗi chính những người rối đạo cũng phải làm chứng cho chúng, và mỗi người trong họ đều đã bắt đầu từ các tài liệu ấy mà xây dựng nên các học thuyết riêng của mình” (Against Heresies III). Bốn sách Phúc âm đã trở thành định đề trong thế giới Kitô giáo đến nỗi Irenaeus nhắc đến chúng như một sự kiện đã được thiết lập và được nhìn nhận là hiển nhiên y như người ta nói đến bốn hướng của sa-bàn: “Vì cũng như có bốn phương thiên hạ và bốn hướng gió tổng quát, và vì Giáo hội đã hiện diện cùng khắp trái đất và phúc âm là trụ cột và nền tảng của Giáo hội và hơi thở sự sống, nên lẽ tự nhiên cũng cần phải có bốn trụ cột, thổi phúc trường sinh bất tử từ mỗi phía, làm cho sự sống con người được đổi mới. Do đó, hiển nhiên Ngôi Lời, kiến trúc sư của muôn loài, đấng ngự trên các thiên thần lý trí (cherubim). .. phải ban cho ta bốn sách phúc âm, được cùng Một Thần Khí kết hiệp lại với nhau... Mátthêu công bố phúc âm của mình nơi người Do-Thái bằng ngôn ngữ riêng của họ, khi Phêrô và Phaolô đang rao giảng Tin Mừng tại La-Mã và thiết lập nên hội thánh tại đó. Sau khi hai vị qua đời (truyền thuyết vững chắc cho là dưới thời Neron cấm đạo năm 64), Maccô, môn đệ và thông dịch viên của Phêrô, cũng đã để lại cho ta những điểm chủ yếu trong giáo huấn của thầy. Luca, một người theo Phaolô, cũng viết thành sách tin mừng do thầy mình truyền giảng. Rồi Gioan, môn đệ của Chúa, người đã tựa vào ngực Thầy (biến cố được kể lại trong Ga 13:25 và 21:20), cũng viết một sách Phúc âm riêng, khi đang sống tại Ephesus bên Á Châu”.
Clement Thành Rô-ma (Khoảng năm 95 A.D.) coi Thánh Kinh như sách đáng tin và chân xác. Và Ignatius (năm 70-110 A.D.), giám mục Antiôkia và chết vì đạo, môn đệ của Polycarp (học trò Thánh Gioan Tông đồ) đã đặt căn bản đức tin của mình trên sự xác thực của Thánh Kinh. Chính Polycarp cũng đã anh dũng dùng máu đào của mình làm chứng cho Sách Thánh.
Flavius Josephus, sử gia Do-Thái, đã nhắc đến một nhân vật Tân Ước cách chi tiết, đó là Gioan Tẩy giả. Ông viết như sau: “Một số người Do-Thái nghĩ rằng quân đội của Hêrốt đã bị Chúa tiêu diệt, và đó quả là một hình phạt để trả thù cho Gioan, biệt danh là Tẩy giả. Vì Hêrốt đã giết hại ông ta, dù ông ta là người tốt, luôn khuyên nhủ người Do-Thái tu thân tích đức, sống công bình với nhau, kính sợ Thiên Chúa và chịu phép rửa. Ông dạy rằng Chúa chấp nhận phép rửa miễn là họ tiếp nhận nó không phải để được tha tội, mà là để thanh tẩy thân xác, khi tâm hồn đã được thanh tẩy nhờ sự công chính. Khi thấy người ta tụ tập chung quanh ông (vì họ rất cảm kích khi nghe ông nói), Hêrốt sợ rằng sức thuyết phục nhân tâm của ông, một khi mạnh mẽ như thế, rất có thể dẫn đến nổi loạn, vì họ sẵn sàng tuân theo lời khuyên của ông trong mọi sự. Do đó, ông nghĩ chẳng thà bắt giam ông và giết ông chết trước khi ông có thể gây nên bất cứ xáo trộn nào, hơn là phải hối hận lâm vào khó khăn sau này, khi cuộc phản lọan đã xẩy ra. Vì sự đa nghi của Hêrốt, mà Gioan đã bị tống giam vào Machaerus, pháo đài mà trước đây chúng tôi đã nhắc đến, và ở đó ông bị xử tử. Người Do-Thái tin rằng chính để trả thù cho cái chết của ông mà thảm họa đã giáng xuống trên quân đội của ông, Chúa muốn đem khốn khó lại cho Hêrốt” (11). Ở đây, ta thấy Flavius khác với Phúc âm ở điểm Gioan Tẩy giả bị giết vì lý do chính trị chứ không phải vì đã tố cáo cuộc hôn nhân của Hêrốt với Herodias. Sự khác biệt này không hẳn là mâu thuẫn. Rất có thể Hêrốt nhằm cả hai: giết Gioan Tẩy giả theo yêu cầu của Herodias nhưng đồng thời cũng dứt một hậu họa. Flavius đâu có chú ý đến khía cạnh tôn giáo cho bằng khía cạnh chính trị. Điều quan trọng là những nét tổng quát trong bài tường thuật hoàn toàn đúng với lời tường thuật của Phúc Âm (11). Tatian (khoảng năm 170 A.D.) đã xếp đặt các Phúc âm thành những cột để so sánh mà ông gọi là Diatessaron.
III. Sự Đáng Tin của Thánh Kinh về Phương Diện Chứng Cớ Nội Tại
1. Nguyên Tắc Chấp Nhận Hoài Nghi (Benefit of Doubt)
Các học giả cho rằng trong khoa phê bình văn học (literary critics), ta phải chấp nhận nguyên tắc bất hủ của Aristotle, tức nguyên tắc: phải cho là đúng nếu ta không có bằng chứng rõ ràng để trợ lực cho cảm giác của ta cho rằng điều nào đó có thể không đúng sự thật. Do đó, ta phải lắng nghe các khẳng định (claims) của tài liệu đang được phân tích, chứ không được giả thiết là lừa lọc hoặc sai lạc ngoại trừ tác giả tự loại bỏ mình bằng các mâu thuẫn hoặc những sai lầm rõ ràng về sự kiện (31)... Mà ngay một mâu thuẫn biểu kiến cũng chưa đủ để bác bỏ một tài liệu. Ta còn cần phải chắc chắn mình đã hiểu đúng đoạn văn, hiểu cái ý nghĩa trong đó nó sử dụng các từ ngữ hoặc con số. Mặt khác ta cũng cần phải nắm vững mọi kiến thức hiện có về vấn đề ấy, và không còn cách nào khác để soi dẫn vấn đề dù từ các hiểu biết mới, các tìm kiếm văn bản mới, hoặc khoa khảo cổ học... Khó khăn tự mình không tạo nên phản luận (objections). Những vấn đề chưa giải quyết không nhất thiết phải là những sai lạc. Ta phải đương đầu với các khó khăn và các vấn nạn phải thúc đẩy ta đi tìm ánh sáng rõ ràng hơn; tuy nhiên bao lâu ta chưa đạt được cái ánh sáng toàn diện và sau cùng kia để sáng tỏ một vấn đề nào đó, ta vẫn không có quyền khẳng định rằng: ‘đây rõ ràng là một sai lầm, một phản luận không còn thắc mắc gì nữa chống lại sự vô ngộ của Thánh Kinh’. Vì ai cũng biết rằng có biết bao nhiêu ‘phản luận’ đã từng được giải đáp trọn vẹn kể từ đầu thế kỷ này” (21).
2. Giá Trị Nguồn Nguyên Thủy (Primary source value)
Các soạn giả Thánh Kinh viết trong tư cách những người được chứng kiến tận mắt hoặc từ những tin tức tận nguồn. Ta hãy nghe Luca: “Thưa ngài Thêôphilê đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ Lời Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài” (Lc 1:1-3). Phêrô, trong thư thứ hai, nhấn mạnh hơn: “Thật vậy, khi chúng tôi nói cho anh em biết quyền năng và cuộc quang lâm của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, thì không phải chúng tôi dựa theo những chuyện hoang đường thêu dệt khéo léo, nhưng là vì chúng tôi đã được thấy tận mắt về uy phong lẫm liệt của Ngài” (2 Pr 1:16). Thánh Gioan, trong thư thứ nhất, cũng tuyên bố y như thế: “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha, và với Đức Giêsu Kitô, Con của Ngài” (1 Ga 1:3). Trong Phúc Âm do ngài soạn thảo, thánh nhân nhấn mạnh hơn: “Người xem thấy việc này đã làm chứng và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin” (Ga 19:35).
Mặt khác, các soạn giả ấy cũng đã đề cập đến những vấn đề và những sự kiện có thể bị người đương thời kiểm chứng được, vì những vấn đề và những sự kiện ấy vẫn còn sống động trong tâm trí người đọc và người nghe. Và đó là điều được sách Tông Đồ Công Vụ nhiều lần nhắc đến: “Thưa đồng bào Ít-ra-en, xin nghe những lời sau đây. Đức Giêsu Nagiarét, là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em. Và để chứng thực sứ mệnh của Người, Thiên Chúa đã cho Người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em. Chính anh em biết điều đó” (Cv 2: 22). Và nơi khác: “Ông Phaolô còn đang tự biện hộ như thế, thì ông Phét-tô lớn tiếng nói: Ông Phaolô, ông điên mất rồi! Ông hay chữ quá nên hóa điên! Ông Phaolô đáp: Thưa ngài Phét-tô đáng kính, tôi không điên đâu, nhưng tôi nói lên những điều hợp với sự thật và lẽ phải. Quả thế, đức vua biết rõ những điều ấy, và tôi mạnh dạn nói với người: tôi tin chắc rằng trong các điều ấy, không có gì mà người không biết, vì chuyện này đã không xẩy ra ở một xó góc nào đó” (Cv 26:24-26). Đúng như nhận định của F.F. Bruce, giáo sư Thánh Kinh tại đại học Manchester: “Các nhà giảng thuyết Phúc âm đầu hết biết rất rõ giá trị của chứng cớ nguyên khởi, và đã nại đến giá trị ấy rất nhiều lần. Họ không ngừng và hoàn toàn tin tưởng khẳng định rằng: “chúng tôi là nhân chứng của những việc này”. Quả thực chẳng có chi dễ dàng, như nhiều nhà văn từng nghĩ, khi tạo hoẹt ra các lời nói và việc làm mà gán cho đức Giêsu trong những ngày quá sớm sủa này, vì các môn đệ của Ngài vẫn còn quanh quẩn đâu đó, và hẳn còn nhớ rất rõ những gì đã xẩy ra và không xẩy ra.
Và các nhà giảng thuyết đầu hết ấy không những chỉ phải “tính sổ” với các nhân chứng bạn mà thôi đâu, họ còn phải dè chừng các nhân chứng ít thiện cảm khác là những người rất sành sỏi các dữ kiện liên quan đến sứ vụ và cái chết của đức Giêsu. Các môn đệ không thể liều lĩnh phạm cái tội bất cẩn sai lệch (chưa kể đến việc táy máy thay đổi các sự kiện cho khác đi) vì một hành động như thế sẵn sàng bị lột mặt nạ bởi những người quá hân hoan muốn làm điều đó. Trái lại, một trong những điểm mạnh của lời giảng tông đồ lúc ban đầu là việc tin tưởng nại đến sự hiểu chuyện của người nghe; không những các ngài chỉ nói: “chúng tôi là nhân chứng của những việc này” mà thôi, mà còn nói rằng: như “chính anh em biết điều đó” (Cv 2:22)” (11).
3. Thực Sự Là Các Tài Liệu Thuộc Nguồn Nguyên Thủy
Các học giả ngày nay đều nhất trí coi Tân Ước là các tài liệu có nguồn nguyên thủy từ thế kỷ thứ nhất (31). Hai bảng sau đây cho ta thấy hai lối xác định niên hiệu của Tân Ước:
XÁC ĐỊNH TUỔI MỘT CÁCH DÈ DẶT
Các thư Phaolô | Năm 50-66 A.D. | (Hiebert) |
Phúc âm Mátthêu | Năm 70-80 A.D. | (Harrison) |
Phúc âm Maccô | Năm 50-60 A.D. | (Harnak) |
Năm 58-65 A.D. | (T.W. Manson) | |
Phúc âm Luca | Đầu thập niên 60 A.D. | (Harrison) |
Phúc âm Gioan | 80-100 A.D. | (Harrison) |
XÁC ĐỊNH TUỔI MỘT CÁCH PHÓNG KHOÁNG
Các thư Phaolô | Năm 50-100 A.D. | (Kummel) |
Phúc âm Mátthêu | Năm 80-100 A.D. | (Kummel) |
Phúc âm Maccô | Năm 70 A.D. | (Kummel) |
Phúc âm Luca | Năm 70-90 A.D. | (Kummel) |
Phúc âm Gioan | Năm 170 A.D. | (Baur) |
Năm 90-100 | (Kummel) |
(Xem Werner Georg Kummel, Introduction to the New Testament, do Howard Clark Lee dịch sang tiếng Anh, NXB Abingdon Press, 1973; Everett Harrison, Introduction to the New Testament, William B. Eerdmans Publishing Co., 1971; D. Edmond Hiebert, Introduciton to the New Tstament, Vol. II, Moody Press, 1977). Dựa vào các tài liệu Biển Chết, William Foxwell Albright, một trong những nhà khảo cổ học thánh kinh nổi tiếng nhất hiện nay, quả quyết rằng: “theo ý kiến của tôi, các sách Tân Ước đều đã được các người Do-thái đã rửa tội soạn thảo giữa các thập niên 40 và thập niên 80 của thế kỷ thứ nhất (rất có thể giữa các năm 50 và 75)... Nhờ các khám phá tại Qumran, người ta đã chứng minh rằng nội dung Tân Ước đúng là điều trước nay ta vẫn tin: giáo huấn của đức Kitô và của các môn đệ trực tiếp của Ngài khoảng giữa các năm 25 và 80 công nguyên” (4). Ngay những học giả có khuynh hướng phóng khoáng từng xác định niên biểu của Tân Ước sau thế kỷ thứ nhất nay cũng cho rằng nó đã được soạn thảo trước khi Giêrusalem thất thủ nghĩa là trong khoảng các năm 70-79 (xem Dr. John A.T. Robinson, Redating The New Testament).
IV. Chứng Cớ Ngoại Tại Cho Thấy Sự Đáng Tin của Thánh Kinh
Chứng cớ ngoại tại nghĩa là liệu có những tài liệu lịch sử nào khác xác nhận hoặc bác khước chứng cớ nội tại của Thánh Kinh không?
Các Tác Giả Ngoài Thánh Kinh
Eusebius, trong cuốn Ecclesiastical History III.39, đã nhắc đến các phát biểu của Papias, giám mục Heirapolis (năm 130 A.D.), mà ông đã nhận được từ bậc Trưởng thượng (Elder tức Thánh Gioan Tông đồ): “Bậc Trưởng thượng thường cũng nói rằng:’Máccô, vốn là thông dịch viên của Phêrô, đã viết lại một cách chính xác mọi điều Phêrô nhắc đến, bất kể là lời nói hay việc làm của đức Kitô, tuy nhiên không được thứ tự... Máccô đã không phạm sai lầm nào, khi viết lại những sự việc được Phêrô nhắc đến; vì ông chú ý cẩn thận, không bỏ sót điều gì đã được nghe, không thêm nếm những lời bịa đặt nào’”. Papias cũng nhận xét như sau về Phúc âm Mátthêu: “Mátthêu ghi lại những lời sấm ký bằng tiếng A-ram”.
Irenaeus, Giám mục Lyons (năm 180 A.D.), môn đệ của Polycarp, Giám mục Smyrna, môn đệ của thánh Gioan Tông đồ, đã viết rằng: “Cơ sở của các Phúc âm vững chắc đến nỗi chính những người rối đạo cũng phải làm chứng cho chúng, và mỗi người trong họ đều đã bắt đầu từ các tài liệu ấy mà xây dựng nên các học thuyết riêng của mình” (Against Heresies III). Bốn sách Phúc âm đã trở thành định đề trong thế giới Kitô giáo đến nỗi Irenaeus nhắc đến chúng như một sự kiện đã được thiết lập và được nhìn nhận là hiển nhiên y như người ta nói đến bốn hướng của sa-bàn: “Vì cũng như có bốn phương thiên hạ và bốn hướng gió tổng quát, và vì Giáo hội đã hiện diện cùng khắp trái đất và phúc âm là trụ cột và nền tảng của Giáo hội và hơi thở sự sống, nên lẽ tự nhiên cũng cần phải có bốn trụ cột, thổi phúc trường sinh bất tử từ mỗi phía, làm cho sự sống con người được đổi mới. Do đó, hiển nhiên Ngôi Lời, kiến trúc sư của muôn loài, đấng ngự trên các thiên thần lý trí (cherubim). .. phải ban cho ta bốn sách phúc âm, được cùng Một Thần Khí kết hiệp lại với nhau... Mátthêu công bố phúc âm của mình nơi người Do-Thái bằng ngôn ngữ riêng của họ, khi Phêrô và Phaolô đang rao giảng Tin Mừng tại La-Mã và thiết lập nên hội thánh tại đó. Sau khi hai vị qua đời (truyền thuyết vững chắc cho là dưới thời Neron cấm đạo năm 64), Maccô, môn đệ và thông dịch viên của Phêrô, cũng đã để lại cho ta những điểm chủ yếu trong giáo huấn của thầy. Luca, một người theo Phaolô, cũng viết thành sách tin mừng do thầy mình truyền giảng. Rồi Gioan, môn đệ của Chúa, người đã tựa vào ngực Thầy (biến cố được kể lại trong Ga 13:25 và 21:20), cũng viết một sách Phúc âm riêng, khi đang sống tại Ephesus bên Á Châu”.
Clement Thành Rô-ma (Khoảng năm 95 A.D.) coi Thánh Kinh như sách đáng tin và chân xác. Và Ignatius (năm 70-110 A.D.), giám mục Antiôkia và chết vì đạo, môn đệ của Polycarp (học trò Thánh Gioan Tông đồ) đã đặt căn bản đức tin của mình trên sự xác thực của Thánh Kinh. Chính Polycarp cũng đã anh dũng dùng máu đào của mình làm chứng cho Sách Thánh.
Flavius Josephus, sử gia Do-Thái, đã nhắc đến một nhân vật Tân Ước cách chi tiết, đó là Gioan Tẩy giả. Ông viết như sau: “Một số người Do-Thái nghĩ rằng quân đội của Hêrốt đã bị Chúa tiêu diệt, và đó quả là một hình phạt để trả thù cho Gioan, biệt danh là Tẩy giả. Vì Hêrốt đã giết hại ông ta, dù ông ta là người tốt, luôn khuyên nhủ người Do-Thái tu thân tích đức, sống công bình với nhau, kính sợ Thiên Chúa và chịu phép rửa. Ông dạy rằng Chúa chấp nhận phép rửa miễn là họ tiếp nhận nó không phải để được tha tội, mà là để thanh tẩy thân xác, khi tâm hồn đã được thanh tẩy nhờ sự công chính. Khi thấy người ta tụ tập chung quanh ông (vì họ rất cảm kích khi nghe ông nói), Hêrốt sợ rằng sức thuyết phục nhân tâm của ông, một khi mạnh mẽ như thế, rất có thể dẫn đến nổi loạn, vì họ sẵn sàng tuân theo lời khuyên của ông trong mọi sự. Do đó, ông nghĩ chẳng thà bắt giam ông và giết ông chết trước khi ông có thể gây nên bất cứ xáo trộn nào, hơn là phải hối hận lâm vào khó khăn sau này, khi cuộc phản lọan đã xẩy ra. Vì sự đa nghi của Hêrốt, mà Gioan đã bị tống giam vào Machaerus, pháo đài mà trước đây chúng tôi đã nhắc đến, và ở đó ông bị xử tử. Người Do-Thái tin rằng chính để trả thù cho cái chết của ông mà thảm họa đã giáng xuống trên quân đội của ông, Chúa muốn đem khốn khó lại cho Hêrốt” (11). Ở đây, ta thấy Flavius khác với Phúc âm ở điểm Gioan Tẩy giả bị giết vì lý do chính trị chứ không phải vì đã tố cáo cuộc hôn nhân của Hêrốt với Herodias. Sự khác biệt này không hẳn là mâu thuẫn. Rất có thể Hêrốt nhằm cả hai: giết Gioan Tẩy giả theo yêu cầu của Herodias nhưng đồng thời cũng dứt một hậu họa. Flavius đâu có chú ý đến khía cạnh tôn giáo cho bằng khía cạnh chính trị. Điều quan trọng là những nét tổng quát trong bài tường thuật hoàn toàn đúng với lời tường thuật của Phúc Âm (11). Tatian (khoảng năm 170 A.D.) đã xếp đặt các Phúc âm thành những cột để so sánh mà ông gọi là Diatessaron.
Tin Đáng Chú Ý
Trang Web mới liệt kê chi tiết bỏ phiếu Ủng Hộ Phá Thai Mạnh Mẽ của Obama
Paul Anh
15:57 21/10/2008
Trang Web mới liệt kê chi tiết bỏ phiếu Ủng Hộ Phá Thai Mạnh Mẽ của Obama
LifeSiteNews.com - Một chiến dịch vận động bởi rất nhiều nhà lãnh đạo phò sinh đã gây được sự chú ý của giới truyền thông về một bức thông điệp hết sức giản đơn đó là: Tất Cả Những Ai Bỏ Phiếu cho Obama cũng đồng nghĩa với việc cho Phép Ông ta được Sử Dụng Tiền Trả Thuế của Người Dân để Tài Trợ cho Vô Số các cuộc Phá Thai không có sự giới hạn nào cả, không những riêng tại Hoa Kỳ này, mà còn trên khắp cả Thế Giới nữa.
Chiến dịch vận động này được thực hiện bởi các Tổ Chức Phò Sinh như: Chiến Dịch Cứu Người (Operation Rescue); Liên Minh Bảo Vệ Kitô Giáo (Christian Defense Coalition) và Nhóm Những Người Kitô Giáo đấu tranh cho Công Lý Xã Hội (Christians for Social Justice).
Khi bấm/gõ vào trang www.obamawantsyou.com, du khách sẽ được một hình tượng có lồng Obama vào hình của Chú Sam (không phải hình Chú Sam da trắng theo truyền thống), mà là hình Chú Sam người da đen, với thông điệp rằng: "Obama muốn bạn trả tiền cho việc Phá Thai!" (Obama wants you to pay for abortion!).
Trang Web dành ra rất nhiều trang, cùng các bằng chứng bằng âm thanh lẫn hình ảnh, trích dẫn những lời hứa một cách điên cuồng và ngạo nghễ của Obama với quan điểm hết sức cực hữu về quyền được gọi là "tái sinh sản," của những người phụ nữ; qua đó Ông mạnh bạo thề thốt rằng: Ông sẽ cho thông qua Dự Luật Được Quyền Tự Do Chọn Lựa (Freedom Choice Act), một biện pháp hết sức cực hữu, vốn khống chế tất cả những giới hạn hiện có về việc Phá Thai tại khắp các tiểu bang ở Hoa Kỳ, và biến các luật lệ hay những giới hạn đó trở nên vô hiệu về Phá Thai và Phá Thai bán phần.
Trang Web cũng có phần trình bày về các tranh phiếm họa và các đoạn video ngắn nói về Ông Thượng Nghị Sĩ này trước vấn đề Phá Thai, cũng như sự ủng hộ điên cuồng của Ông ta cho Nền Văn Hóa Sự Chết (Culture of Death) và Nền Văn Minh Hận Thù, Cay Đắng & Tuyệt Vọng (a Civilization of Hatred, Bitterness and Hopeless) tại địa chỉ: http://obamawantsyou.com/politicalsatire.html; vốn hoàn toàn đi ngược lại những gì mà Giáo Hội, cũng như những người có Đức Tin và Lương Tâm Kitô Giáo đúng đắn đang phải cố làm để khôi phục và làm tỏ rạng Nền Văn Hóa Sự Sống cũng như Nền Văn Minh Tình Thương, Nhân Từ và Bác Ái (Civilization of Love, Mercy & Charity) cho tất cả mọi mạng sống của con người, cho dẫu là các trẻ thơ hãy còn nằm trong bụng mẹ.
Quý Vị hãy vào trang Web để tự mình tìm hiểu rõ hơn về con người thật của Obama, và hãy khuyến khích các bạn đồng sự, gốc bản xứ, của chúng ta cùng vào thăm trang Web này để Sự Thật được sáng tỏ thêm!
Chiến dịch vận động này được thực hiện bởi các Tổ Chức Phò Sinh như: Chiến Dịch Cứu Người (Operation Rescue); Liên Minh Bảo Vệ Kitô Giáo (Christian Defense Coalition) và Nhóm Những Người Kitô Giáo đấu tranh cho Công Lý Xã Hội (Christians for Social Justice).
Khi bấm/gõ vào trang www.obamawantsyou.com, du khách sẽ được một hình tượng có lồng Obama vào hình của Chú Sam (không phải hình Chú Sam da trắng theo truyền thống), mà là hình Chú Sam người da đen, với thông điệp rằng: "Obama muốn bạn trả tiền cho việc Phá Thai!" (Obama wants you to pay for abortion!).
Trang Web dành ra rất nhiều trang, cùng các bằng chứng bằng âm thanh lẫn hình ảnh, trích dẫn những lời hứa một cách điên cuồng và ngạo nghễ của Obama với quan điểm hết sức cực hữu về quyền được gọi là "tái sinh sản," của những người phụ nữ; qua đó Ông mạnh bạo thề thốt rằng: Ông sẽ cho thông qua Dự Luật Được Quyền Tự Do Chọn Lựa (Freedom Choice Act), một biện pháp hết sức cực hữu, vốn khống chế tất cả những giới hạn hiện có về việc Phá Thai tại khắp các tiểu bang ở Hoa Kỳ, và biến các luật lệ hay những giới hạn đó trở nên vô hiệu về Phá Thai và Phá Thai bán phần.
Trang Web cũng có phần trình bày về các tranh phiếm họa và các đoạn video ngắn nói về Ông Thượng Nghị Sĩ này trước vấn đề Phá Thai, cũng như sự ủng hộ điên cuồng của Ông ta cho Nền Văn Hóa Sự Chết (Culture of Death) và Nền Văn Minh Hận Thù, Cay Đắng & Tuyệt Vọng (a Civilization of Hatred, Bitterness and Hopeless) tại địa chỉ: http://obamawantsyou.com/politicalsatire.html; vốn hoàn toàn đi ngược lại những gì mà Giáo Hội, cũng như những người có Đức Tin và Lương Tâm Kitô Giáo đúng đắn đang phải cố làm để khôi phục và làm tỏ rạng Nền Văn Hóa Sự Sống cũng như Nền Văn Minh Tình Thương, Nhân Từ và Bác Ái (Civilization of Love, Mercy & Charity) cho tất cả mọi mạng sống của con người, cho dẫu là các trẻ thơ hãy còn nằm trong bụng mẹ.
Quý Vị hãy vào trang Web để tự mình tìm hiểu rõ hơn về con người thật của Obama, và hãy khuyến khích các bạn đồng sự, gốc bản xứ, của chúng ta cùng vào thăm trang Web này để Sự Thật được sáng tỏ thêm!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Con Cò Con Vạc
Dominic Đức Nguyễn
00:28 21/10/2008
CON CÒ CON VẠC
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca
Muối kia đổ ruột con gà
Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền