Phụng Vụ - Mục Vụ
Biểu tượng
Lm Vũdình Tường
05:14 26/10/2017
Nói đến tình yêu là nói về điều cao quí nhất trần đời nhưng tình yêu rất trừu tượng vì thế nói đến tình yêu người ta thường nói đến dấu chỉ hay biểu tượng của tình yêu. Biểu tượng được diễn tả qua lời nói hay cử chỉ, điệu bộ. Biểu tượng diễn tả tình yêu qua hành động cụ thể như nụ hôn, bắt tay thân mật, ôm choàng. Ngoài ra còn có các cử chỉ, điệu bộ diễn tả trên khuôn mặt biểu lộ tình cảm con người dành cho nhau. Khoa học kĩ thuật cũng được dùng để gởi cho nhau lời chào thân ái, tấm hình mới chụp và khung cảnh mình ngưỡng mộ. Người nhận được những tâm tình đó cảm thấy vui vì biết rằng đâu đó có người thương yêu gởi cho những tình cảm chân thành và chính họ cũng nhận biết họ được yêu thương và họ cũng chia sẻ tình yêu đó đến người khác. Tình cảm chân thành đến từ sâu thẳm của con tim yêu mến, nồng nàn và chính tình yêu đó kêu gọi khối óc phát ra hành động yêu thương, trìu mến. Bên cạnh hành động yêu thương chân thành không vụ lợi còn có hành động yêu thương có điều kiện kèm theo và thường là vụ lợi ẩn hình sau hành động yêu thương.
Người Pharisee hỏi Đức Kitô giới răn nào quan trọng nhất? Đức Kitô đáp lại, yêu Chúa hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn và kế đến là yêu tha nhân như chính mình Mat 22,36-40.
Đức Kitô đưa ngay ra câu trả lời bởi đây chính là lối sống thường ngày của Ngài. Từ gia đình Ngài được hưởng cuộc sống yêu thương như thế nên khi có người hỏi đến Ngài đáp lại bằng chính kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm sống thực tế của Ngài, phát xuất tự gia đình, được giáo dục sống như thế từ thuở nhỏ cho đến tuổi trưởng thành. Đức Kitô đáp lại cách sống yêu thương là điều Ngài thực hiện hàng ngày, hành xử trong cuộc sống. Yêu mến Chúa với tâm tình cảm tạ bởi có sự sống là do Chúa ban. Liên kết với Chúa để luôn nhận biết vô vàn yêu thương Chúa ban. Thứ đến sống vui vẻ với tha nhân bởi họ là con cái Chúa. Lối sống đầy yêu thương, yêu tha nhân như yêu mình là yêu chân thành phát xuất tự con tim nồng ấm. Yêu tha nhân ngầm mong lợi nhuận không phải là yêu chân chính đến từ con tim mà là yêu có chọn lựa, tính toán hơn thiệt, đến từ khối óc. Yêu có tính toán hơn thiệt là đổi chác, thương mại, tình yêu. Buôn bán tình yêu là biến tình yêu thành món hàng. Buôn bán, trả giá luôn đi chung với nhau nên có định giá cho tình yêu. Tình yêu chân chính đòi hy sinh, vô giá, không giá nào mua đuợc. Đức Kitô kêu gọi ai theo Ngài phải yêu Ngài bằng con tim chân chính, con tim nồng nàn yêu thương. Con tim biết nhậy cảm trước đau khổ của tha nhân, con tim biết tha thứ, con tim biết thông cảm, con tim biết nhu cầu được yêu và phân phát tình yêu vô vị lợi. Đức Kitô yêu ta bằng tình yêu đó và ta cần đáp trả bằng tình yêu chân thành đó. Đức Kitô yêu con người bằng cách tự nguyện chết cho con người, Kitô hữu cũng đáp trả bằng cách tự nguyện hiến thân mình cho Đức Kitô qua cuộc sống phục vụ các anh chị em khác.
Yêu Đức Kitô bằng môi miệng chính là tình yêu thiếu chiều sâu, chỉ có bề ngoài mà bề ngoài thì dễ thay đổi, ảnh huởng bởi ngoại cảnh, bởi điều kiện sống và lợi nhuận xã hội. Tình yêu chân chính phải đến từ sâu thẳm trong tâm hồn, không bị ngoại cảnh chi phối. Yêu trên môi miệng là yêu có điều kiện, chọn lựa trong yêu thương. Nay chọn yêu người này; mai vất bỏ chọn người khác. Nếu không vất bỏ thì cũng bỏ xó. Một đời chọn rồi bỏ nên không bao giờ yêu thật sự. Yêu tạm bợ không thể là tình yêu chân chính. Mối tình đầu đến mối tình cuối đều tạm bợ, kết qủa của chọn lựa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Người Pharisee hỏi Đức Kitô giới răn nào quan trọng nhất? Đức Kitô đáp lại, yêu Chúa hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn và kế đến là yêu tha nhân như chính mình Mat 22,36-40.
Đức Kitô đưa ngay ra câu trả lời bởi đây chính là lối sống thường ngày của Ngài. Từ gia đình Ngài được hưởng cuộc sống yêu thương như thế nên khi có người hỏi đến Ngài đáp lại bằng chính kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm sống thực tế của Ngài, phát xuất tự gia đình, được giáo dục sống như thế từ thuở nhỏ cho đến tuổi trưởng thành. Đức Kitô đáp lại cách sống yêu thương là điều Ngài thực hiện hàng ngày, hành xử trong cuộc sống. Yêu mến Chúa với tâm tình cảm tạ bởi có sự sống là do Chúa ban. Liên kết với Chúa để luôn nhận biết vô vàn yêu thương Chúa ban. Thứ đến sống vui vẻ với tha nhân bởi họ là con cái Chúa. Lối sống đầy yêu thương, yêu tha nhân như yêu mình là yêu chân thành phát xuất tự con tim nồng ấm. Yêu tha nhân ngầm mong lợi nhuận không phải là yêu chân chính đến từ con tim mà là yêu có chọn lựa, tính toán hơn thiệt, đến từ khối óc. Yêu có tính toán hơn thiệt là đổi chác, thương mại, tình yêu. Buôn bán tình yêu là biến tình yêu thành món hàng. Buôn bán, trả giá luôn đi chung với nhau nên có định giá cho tình yêu. Tình yêu chân chính đòi hy sinh, vô giá, không giá nào mua đuợc. Đức Kitô kêu gọi ai theo Ngài phải yêu Ngài bằng con tim chân chính, con tim nồng nàn yêu thương. Con tim biết nhậy cảm trước đau khổ của tha nhân, con tim biết tha thứ, con tim biết thông cảm, con tim biết nhu cầu được yêu và phân phát tình yêu vô vị lợi. Đức Kitô yêu ta bằng tình yêu đó và ta cần đáp trả bằng tình yêu chân thành đó. Đức Kitô yêu con người bằng cách tự nguyện chết cho con người, Kitô hữu cũng đáp trả bằng cách tự nguyện hiến thân mình cho Đức Kitô qua cuộc sống phục vụ các anh chị em khác.
Yêu Đức Kitô bằng môi miệng chính là tình yêu thiếu chiều sâu, chỉ có bề ngoài mà bề ngoài thì dễ thay đổi, ảnh huởng bởi ngoại cảnh, bởi điều kiện sống và lợi nhuận xã hội. Tình yêu chân chính phải đến từ sâu thẳm trong tâm hồn, không bị ngoại cảnh chi phối. Yêu trên môi miệng là yêu có điều kiện, chọn lựa trong yêu thương. Nay chọn yêu người này; mai vất bỏ chọn người khác. Nếu không vất bỏ thì cũng bỏ xó. Một đời chọn rồi bỏ nên không bao giờ yêu thật sự. Yêu tạm bợ không thể là tình yêu chân chính. Mối tình đầu đến mối tình cuối đều tạm bợ, kết qủa của chọn lựa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Chúa Nhật XXX Thường Niên A
Lm Jude Siciliano OP
07:21 26/10/2017
Xuất hành 22: 20-26; Tv 17; I Thêxalônica 1: 5c-10; Mátthêu 22: 34-40
Trước tiên tôi muốn nói về bài sách Xuất Hành, vì đó là một bài đáp lại lời Chúa Giêsu truyền dạy trong phúc âm hôm nay về thương yêu tha nhân. Chúa Giêsu nói tình thương của chúng ta đối với Thiên Chúa được thi hành và thử thách qua cách chúng ta thương yêu tha nhân. Bài đọc thứ nhất cho biết ai là "tha nhân" của tình thương của chúng ta.
Bài trích sách Xuất Hành cho thấy khung cảnh của dân Israel. Họ sống lưu đày và bị áp bức nơi đất nước xa lạ là Ai Cập. Hãy chú ý đến việc họ không được ai giúp đỡ. Thiên Chúa lập Giao Ước với họ và giúp đưa họ về Đất Chúa Hứa. Đáp lại ơn huệ đó dân chúng phải tỏ ra sự hiểu biết, và lòng tri ân với điều gì Thiên Chúa đã làm cho họ bằng cách họ là phải sống đời sống tôn giáo chân chình và trung thành. Họ phải tuân giữ luật, không phải vì bị áp bức vâng lời, nhưng qua một cuộc sống trung thành được diễn tả bằng sự hợp nhất của họ với Thiên Chúa. Giữ lề luật tôn giáo không đủ, và phải có ảnh hưởng vào đời sống xã hội. Thiên Chúa đầy lòng nhân ái và công chính phải được thể hiện trong đời sống của chúng ta, bằng không việc giữ đạo của chúng ta chỉ là những điều vô nghĩa.
Bài trích sách Xuất Hành cũng nói đến những đòi hỏi về xã hội nơi dân sống trong Giao Ước. Điều đòi hỏi được diễn tả trong cách đối xử với những người trong xã hội cần được giúp đỡ: Những người nghèo khó và yếu hèn theo luật pháp, người ngoại kiều, người bị ngược đãi và bị áp bức... Mẹ góa con côi, các người bị ức hiếp... người không được xử như chủ nợ. Nếu những điều đó không xãy ra thì chắc không cần phải có luật. (Người ngoại kiều là người thuộc đất nước khác sống giữa dân Israel. Họ không được che chở như người dân Israel nên họ bị áp bức).
Hãy chú ý cách trình bày lạ lùng của lề luật này: luật được ban ra rồi chi tiết của luật được trình bày sau. Dân Israel phải nhớ rằng "Họ đã có lần là ngoại kiều nơi đất Ai Cập". Thiên Chúa để ý đến những người ngoại kiều. Thiên Chúa đã làm như vậy khi người Israel bị lưu đày ở Ai Cập. Và Thiên Chúa tiếp tục che chở người ngoại kiều và nghười nghèo khó sống giữa dân Israel. Chúng ta chỉ có thể kết luận là Thiên Chúa không hề thay đổi thái độ Ngài về các dân tộc. Ngài không bỏ qua những ngoại kiều, những góa phụ và con côi hay người nghèo khó. Ngài không buông rơi họ nhưng lắng nghe lời kêu than của những người cần được giúp đỡ. Sự thử thách của "một dân tộc sống dưới quyền của Thiên Chúa" là Ngài sẽ xem dân tộc đó làm gì cho những người nghèo khó, những người không hợp pháp sống giữa dân tộc đó. Ông Abraham Hesched có lần nói "việc ức hiếp người nghèo đối với chúng ta là một thái độ vô luật pháp, nhưng đối với Thiên Chúa là một tai họa"
Trong phúc âm hôm nay, một người thông luật, người Pharisêu ở trong một "nhóm", đưa ra những câu hỏi thách đố quyền uy của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đang ở trong hoàn cảnh bị chống đối. Đây không phải là một câu hỏi về tôn giáo, nhưng là một cạm bẩy. Tuy vậy, Chúa Giêsu đáp lại. Bài phúc âm hôm nay có một lời chú thích quan trọng và có thể bị coi thường "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi". Chúng ta có thể nói "tôi biết điều này và hãy cứ tiếp tục". Trong Ngũ Thư có tất cả 613 lề luật. Chúng ta có thể hiểu là có người muốn rút gọn vào những lề luật chính để chỉ còn những chỉ thị cho đời sống và phụng vụ hằng ngày. (Đến đây người giảng hãy cẩn thận, không nên nghĩ là những người Do thái sùng đạo là những người quá ư theo lề luật và việc giữ luật bên ngoài). Người ta thường hỏi các lãnh đạo tôn giáo là hãy tóm tắt các điều răn trong việc dạy dỗ. Câu trả lời của các lãnh đạo sẽ cho thấy giá trị điều răn nào quan trọng hơn hết và họ cho đó là căn bản của Do thái giáo.
Đối với Chúa Giêsu, Ngài có nhiều cơ hội. Nhưng ngài chọn 2 điều răn trong các lời dạy xưa. Điều răn thứ nhất là luật căn bản của đức tin mà các người Do thái ngoan đạo đọc hằng ngày, sáng và tối, gọi là lời "Sh'ma " trong sách Đệ Nhị Luật (Tl 6:5) "Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng, hết sức anh em" Điều răn thứ hai cũng giống điều răn thứ nhất, hướng về vấn đề xã hội theo luật pháp (Lv 19:18) "Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình". Người thông luật hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?" Chúa Giêsu ngừng một chút rồi nói: Điều răn thứ hai bằng điều răn thứ nhất. Rồi Ngài lại nói tiếp là Thiên Chúa đã mạc khải tất cả các lề luật và các ngôn sứ tùy thuộc vào "hai điều răn này". Vì có nhiều điều răn, Chúa Giêsu chọn hai điều răn này liên hệ với nhau để diễn tả lời hướng dẫn căn bản của Ngài. Đời sống của chúng ta cũng phải được hướng theo tình thương. Phúc âm tình thương này không phải một điều mà tự nhiên người ta nghĩ đến. Phải có ý định muốn tim lợi ích cho người khác như tim lợi ích cho chính mình.
Ai là người thân cận của chúng ta? Hãy để ý sự liên hệ bài đọc thứ nhất và bài phúc âm trong Chúa Nhật hôm nay. Chúng ta thấy rõ ràng trong bài đọc thứ nhất, người thân cận của chúng ta là gồm những người ở giữa chúng ta: người ngoại kiều, người góa phụ và con côi, người nghèo nàn trong hàng xóm, Năm 2000 tháng 11 Hội Đồng Giám Mục ở Hoa Kỳ viết một bức thơ cho giáo dân: ĐÓN TIẾP NGOẠI KIỀU Ở GIỮA CHÚNG TA: SỰ ĐỒNG NHẤT TRONG SỰ KHÁC BIỆT. Trong bức thơ đó các Đức Giám Mục nhắc nhở chúng ta là tổ quốc chúng ta gồm biết bao người từ các văn hóa khác nhau đến. Điều đó thử thách chúng ta nên thay đổi để giáo hội là dấu chỉ sự hiệp nhất giữa các sự khác biệt đó.
Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, có nhiều bàn cãi về sự an toàn trong xã hội Hoa Kỳ. Điều đó làm tăng cường thái độ chống đối người di cư đến đất nước chúng ta. Và đó cũng là điểm quan trọng trong các cuộc bầu cử Tổng Thống, và vấn đề này còn tiếp tục mãi. Nhất là trong việc giới hạn số người được chấp nhận di cư vào Hoa Kỳ từ một số nước đặc biệt. Năm vừa qua Hoa Kỳ chấp nhận 85,000 người di cư, trong lúc đó Đức Quốc chấp nhận một triệu người di cư. Đây là những lúc không dễ dàng. Như sách Xuất Hành thách đố Israel đón nhận ngoại kiều sống giữa họ, và đối đãi một cách thông cảm với họ. Các Giám Mục ở Hoa Kỳ nhắc chúng ta hãy đón nhận những người di cư ở giữa chúng ta với lòng thông cảm và vói sự công chính.
Trong những ngày vào cuối thu này, nhiều người di cư làm việc gặt hái ở thôn quê đã gần xong. Phần đông họ không dược lãnh lương công chính, và họ không được che chở trên đất nước chúng ta. Một cách mà chúng ta có thể thực hiện để đáp lại bài đọc hôm nay là nên ủng hộ những ừng cử viên muốn thêm công việc xã hội, tăng tiền lương cho đầy đủ, thêm việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho người di cư. Tháng 11 là tháng tốt để làm những việc này trong lúc sửa soạn mừng lễ Tạ Ơn. Các giáo xứ có thể liên lạc vói các cơ quan phân phát thực phẩm và tìm cách chống nạn đói. Có ngân hàng thực phẩm luôn luôn cần tiền, thực phẩm và người tình nguyện. Lúc này cũng là lúc nên nhớ đên đến mọi người ở các quốc gia trên thế giới không có đủ lương thực thực phảm và có nhiều trẻ con thiếu ăn.
Một nơi mà chúng ta có thể "yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn" là phụng vụ Thánh Thể. Vậy thi trong phụng vụ này chúng ta tìm cách thực hiện tình yêu thương người lân cận. Và đến đây chúng ta tìm thấy ngoại kiều trong nhóm phụng vụ của chúng ta, trong những chương trình văn hóa và giáo dục. Sự hiện diện của các anh chị em ở nơi khác đến là một ơn huệ cho giáo xứ chúng ta. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị nói trong bài giảng về ngày di cư trên thế giới năm 2000 là Giáo Hội nghe lời than vản của những ai sống xa quê hương của họ, những gia đình bị tan rả, những ai vì sự thay đổi mau chóng hiện nay không tìm được một nơi sống an toàn. Giáo hội nghe những lời ai oán của những người không có năng quyền, đời sống không an toàn, phải chịu đựng áp bức, và Giáo Hội nâng đỡ họ trong sự đau khổ này.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
30th Sunday in Ordinary Time (A)
Exodus 22: 20-26; Psalm 18; I Thessalonians 1: 5c-10; Matthew 22: 34-40
I want first to spend some time on the Exodus reading because it is a good and practical response to the command Jesus gives in today’s gospel, about loving neighbor. The love we have for God is put into practice and tested, Jesus says, by how we love our neighbor. The first reading spells out some specific "neighbors" for our love.
The Exodus selection reflects the background of the Israelites; they had experienced exile and oppression in a foreign land, Egypt. Noting their helplessness, God entered into covenant with them and delivered them to the Promise Land. In response to the gift of the covenant, the people were to show their awareness and gratitude for what God had done for them by living an ethical and faithful religious life. They were to observe the Law, not out of any servile sense of obedience, but because a faithful life revealed their union with God. Religious observance is not enough, it must have social consequence. The God of compassion and justice must be visible in our lives; otherwise, our religious practices are just empty formalities.
Exodus then, reflects some of what is expected in the covenanted people’s social discourse. It calls attention to society’s most needy; those who are poor and legally vulnerable. "You shall not molest or oppress an alien....You shall not wrong any widow or orphan...You shall not act like an extortioner...." If it weren’t happening, there wouldn’t have been a need for a law. (Aliens were foreigners living among the Israelites. They didn’t have the legal status of Israelites and so were often victimized.)
Note the unusual way this law is stated: the command is given, but then the reason for it is cited. The Israelites are to remember, "you were once aliens yourselves in the land of Egypt." God looks out for the disenfranchised; God did it once when they were slaves in Egypt and God continues to do it for the aliens and poor living among them. One can only conclude that God has not had any major personality change – has not lost interest in aliens, widows, orphans or "the poor neighbor." God does not remain detached, but listens to the cry of those in need. The test of a "nation under God," will be how it provides for its poor and those without legal clout. Abraham Heschel once said, "The exploitation of the poor is to us a misdemeanor; to God it is a disaster."
In today’s gospel another religious expert, a Pharisee, continues the series of antagonistic challenges to Jesus’ authority. There may be one questioner, but there is a group of them "gathered together." Jesus is in a hostile setting; this is not a religious inquiry, but a trap. Yet, Jesus responds to the question. Today’s passage has a very famous quote and risks being overly familiar, "You shall love the Lord, your God...." We are tempted to say, "I know this one, let’s move on." There were 613 commandments drawn from the Pentateuch. One can understand the desire to reduce them to a few core statements so that one might have guiding principles for daily living and worshiping. (The preacher needs to be careful here not to stereotype devout Jews as being overly legalistic, concerned with minutiae and external observances.) Religious leaders were often asked to summarize the commandments in a succinct teaching. Their response would reveal their priorities, what they considered the golden essence of Judaism.
There were a lot of possibilities for Jesus, but he chose to put together two of the ancient teachings. The first is the basic statement of faith recited by pious Jews each day, morning and evening, the "Sh’ma" from Deut. 6:5. The second ties the first directly to the social obligations of the law, Lev. 9:18. Love of God is concretized in love of neighbor. Jesus was asked, "Teacher, which commandment in the law is the greatest?" He posits a second and says it is equal to the first. He goes still further by saying that all God has revealed, "the whole law and the prophets," depends on "these two commandments." Since there were plenty of commandments he might have chosen, linking these two reveals Jesus’ fundamental teaching – our lives are to be guided by love. This gospel love is not a feeling one spontaneously has; it requires a willed determination to look after the interests of others as we look after our own.
Who might our "neighbor" be? Well, in linking the first and the third readings on this Sunday, we have some insights. Our neighbors, the first reading suggests, include the "aliens," "any widow or orphan" and "your poor neighbors" among us. In November, 2000, the U.S. Catholic bishops published, WELCOMING THE STRANGER AMONG US: UNITY IN DIVERSITY. In this letter they remind us that our nation includes so many people of different cultures. They challenge us to a conversion (cf. "Justice Notes" below) so that as a church we might be a sign of unity amidst so much diversity.
After the terrorist attacks on 9/11, and with the national debate on "Homeland Security," there has been a swelling of anti-immigrant sentiments in our country. It was a major issue in the presidential campaign and continues to be, especially with restrictions on those seeking admission to our country from certain "banned nations." We accepted 85,000 refugees last year. In comparison to Germany which accepted one million. These are not easy times, but just as Exodus challenged the Israelites to welcome the stranger in their mist and treat them justly and compassionately, so our bishops remind us to welcome the newcomers among us with justice and compassion.
During these late Autumn days, many migrant workers are completing the harvest in our country. They tend to be the least paid and protected workers in our land. One response we can make to today’s readings is to support political office holders and legislation which extend social services, guarantee decent wages, medical attention and educational opportunities for refugees and immigrants. November is a good month to do this as we prepare for Thanksgiving. Parishes could contact local soup kitchens, food pantries and food banks engaged in fighting hunger. The national Second Harvest network has food banks and are always in need of money, food supplies and volunteers. It is also a good time to remember people throughout the rest of the world who do not have enough food and whose children are malnourished.
One place where we try to, "Love the Lord, your God, with all your heart, with all your soul, and with all your mind," is at our weekly liturgical celebration. So, we look for ways at this worship to concretize this love in love of neighbor. Here, we welcome the stranger in our midst; here, we are a sign of the unity the Eucharist calls us to be. We must integrate incoming groups into our liturgical, cultural celebrations and educational programs. The presence of brothers and sisters from other places is a true gift to our church. Pope John Paul II said, in his "Message for World Migration Day, 2000," "The Church hears the suffering of all who are uprooted from their land, of families forcefully separated, of those who, in the rapid changes of our day, are unable to find a stable home atmosphere. She senses the anguish of those without rights, without security, at the mercy of every kind of exploitation and she supports them in their unhappiness."
Trước tiên tôi muốn nói về bài sách Xuất Hành, vì đó là một bài đáp lại lời Chúa Giêsu truyền dạy trong phúc âm hôm nay về thương yêu tha nhân. Chúa Giêsu nói tình thương của chúng ta đối với Thiên Chúa được thi hành và thử thách qua cách chúng ta thương yêu tha nhân. Bài đọc thứ nhất cho biết ai là "tha nhân" của tình thương của chúng ta.
Bài trích sách Xuất Hành cho thấy khung cảnh của dân Israel. Họ sống lưu đày và bị áp bức nơi đất nước xa lạ là Ai Cập. Hãy chú ý đến việc họ không được ai giúp đỡ. Thiên Chúa lập Giao Ước với họ và giúp đưa họ về Đất Chúa Hứa. Đáp lại ơn huệ đó dân chúng phải tỏ ra sự hiểu biết, và lòng tri ân với điều gì Thiên Chúa đã làm cho họ bằng cách họ là phải sống đời sống tôn giáo chân chình và trung thành. Họ phải tuân giữ luật, không phải vì bị áp bức vâng lời, nhưng qua một cuộc sống trung thành được diễn tả bằng sự hợp nhất của họ với Thiên Chúa. Giữ lề luật tôn giáo không đủ, và phải có ảnh hưởng vào đời sống xã hội. Thiên Chúa đầy lòng nhân ái và công chính phải được thể hiện trong đời sống của chúng ta, bằng không việc giữ đạo của chúng ta chỉ là những điều vô nghĩa.
Bài trích sách Xuất Hành cũng nói đến những đòi hỏi về xã hội nơi dân sống trong Giao Ước. Điều đòi hỏi được diễn tả trong cách đối xử với những người trong xã hội cần được giúp đỡ: Những người nghèo khó và yếu hèn theo luật pháp, người ngoại kiều, người bị ngược đãi và bị áp bức... Mẹ góa con côi, các người bị ức hiếp... người không được xử như chủ nợ. Nếu những điều đó không xãy ra thì chắc không cần phải có luật. (Người ngoại kiều là người thuộc đất nước khác sống giữa dân Israel. Họ không được che chở như người dân Israel nên họ bị áp bức).
Hãy chú ý cách trình bày lạ lùng của lề luật này: luật được ban ra rồi chi tiết của luật được trình bày sau. Dân Israel phải nhớ rằng "Họ đã có lần là ngoại kiều nơi đất Ai Cập". Thiên Chúa để ý đến những người ngoại kiều. Thiên Chúa đã làm như vậy khi người Israel bị lưu đày ở Ai Cập. Và Thiên Chúa tiếp tục che chở người ngoại kiều và nghười nghèo khó sống giữa dân Israel. Chúng ta chỉ có thể kết luận là Thiên Chúa không hề thay đổi thái độ Ngài về các dân tộc. Ngài không bỏ qua những ngoại kiều, những góa phụ và con côi hay người nghèo khó. Ngài không buông rơi họ nhưng lắng nghe lời kêu than của những người cần được giúp đỡ. Sự thử thách của "một dân tộc sống dưới quyền của Thiên Chúa" là Ngài sẽ xem dân tộc đó làm gì cho những người nghèo khó, những người không hợp pháp sống giữa dân tộc đó. Ông Abraham Hesched có lần nói "việc ức hiếp người nghèo đối với chúng ta là một thái độ vô luật pháp, nhưng đối với Thiên Chúa là một tai họa"
Trong phúc âm hôm nay, một người thông luật, người Pharisêu ở trong một "nhóm", đưa ra những câu hỏi thách đố quyền uy của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đang ở trong hoàn cảnh bị chống đối. Đây không phải là một câu hỏi về tôn giáo, nhưng là một cạm bẩy. Tuy vậy, Chúa Giêsu đáp lại. Bài phúc âm hôm nay có một lời chú thích quan trọng và có thể bị coi thường "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi". Chúng ta có thể nói "tôi biết điều này và hãy cứ tiếp tục". Trong Ngũ Thư có tất cả 613 lề luật. Chúng ta có thể hiểu là có người muốn rút gọn vào những lề luật chính để chỉ còn những chỉ thị cho đời sống và phụng vụ hằng ngày. (Đến đây người giảng hãy cẩn thận, không nên nghĩ là những người Do thái sùng đạo là những người quá ư theo lề luật và việc giữ luật bên ngoài). Người ta thường hỏi các lãnh đạo tôn giáo là hãy tóm tắt các điều răn trong việc dạy dỗ. Câu trả lời của các lãnh đạo sẽ cho thấy giá trị điều răn nào quan trọng hơn hết và họ cho đó là căn bản của Do thái giáo.
Đối với Chúa Giêsu, Ngài có nhiều cơ hội. Nhưng ngài chọn 2 điều răn trong các lời dạy xưa. Điều răn thứ nhất là luật căn bản của đức tin mà các người Do thái ngoan đạo đọc hằng ngày, sáng và tối, gọi là lời "Sh'ma " trong sách Đệ Nhị Luật (Tl 6:5) "Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng, hết sức anh em" Điều răn thứ hai cũng giống điều răn thứ nhất, hướng về vấn đề xã hội theo luật pháp (Lv 19:18) "Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình". Người thông luật hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?" Chúa Giêsu ngừng một chút rồi nói: Điều răn thứ hai bằng điều răn thứ nhất. Rồi Ngài lại nói tiếp là Thiên Chúa đã mạc khải tất cả các lề luật và các ngôn sứ tùy thuộc vào "hai điều răn này". Vì có nhiều điều răn, Chúa Giêsu chọn hai điều răn này liên hệ với nhau để diễn tả lời hướng dẫn căn bản của Ngài. Đời sống của chúng ta cũng phải được hướng theo tình thương. Phúc âm tình thương này không phải một điều mà tự nhiên người ta nghĩ đến. Phải có ý định muốn tim lợi ích cho người khác như tim lợi ích cho chính mình.
Ai là người thân cận của chúng ta? Hãy để ý sự liên hệ bài đọc thứ nhất và bài phúc âm trong Chúa Nhật hôm nay. Chúng ta thấy rõ ràng trong bài đọc thứ nhất, người thân cận của chúng ta là gồm những người ở giữa chúng ta: người ngoại kiều, người góa phụ và con côi, người nghèo nàn trong hàng xóm, Năm 2000 tháng 11 Hội Đồng Giám Mục ở Hoa Kỳ viết một bức thơ cho giáo dân: ĐÓN TIẾP NGOẠI KIỀU Ở GIỮA CHÚNG TA: SỰ ĐỒNG NHẤT TRONG SỰ KHÁC BIỆT. Trong bức thơ đó các Đức Giám Mục nhắc nhở chúng ta là tổ quốc chúng ta gồm biết bao người từ các văn hóa khác nhau đến. Điều đó thử thách chúng ta nên thay đổi để giáo hội là dấu chỉ sự hiệp nhất giữa các sự khác biệt đó.
Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, có nhiều bàn cãi về sự an toàn trong xã hội Hoa Kỳ. Điều đó làm tăng cường thái độ chống đối người di cư đến đất nước chúng ta. Và đó cũng là điểm quan trọng trong các cuộc bầu cử Tổng Thống, và vấn đề này còn tiếp tục mãi. Nhất là trong việc giới hạn số người được chấp nhận di cư vào Hoa Kỳ từ một số nước đặc biệt. Năm vừa qua Hoa Kỳ chấp nhận 85,000 người di cư, trong lúc đó Đức Quốc chấp nhận một triệu người di cư. Đây là những lúc không dễ dàng. Như sách Xuất Hành thách đố Israel đón nhận ngoại kiều sống giữa họ, và đối đãi một cách thông cảm với họ. Các Giám Mục ở Hoa Kỳ nhắc chúng ta hãy đón nhận những người di cư ở giữa chúng ta với lòng thông cảm và vói sự công chính.
Trong những ngày vào cuối thu này, nhiều người di cư làm việc gặt hái ở thôn quê đã gần xong. Phần đông họ không dược lãnh lương công chính, và họ không được che chở trên đất nước chúng ta. Một cách mà chúng ta có thể thực hiện để đáp lại bài đọc hôm nay là nên ủng hộ những ừng cử viên muốn thêm công việc xã hội, tăng tiền lương cho đầy đủ, thêm việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho người di cư. Tháng 11 là tháng tốt để làm những việc này trong lúc sửa soạn mừng lễ Tạ Ơn. Các giáo xứ có thể liên lạc vói các cơ quan phân phát thực phẩm và tìm cách chống nạn đói. Có ngân hàng thực phẩm luôn luôn cần tiền, thực phẩm và người tình nguyện. Lúc này cũng là lúc nên nhớ đên đến mọi người ở các quốc gia trên thế giới không có đủ lương thực thực phảm và có nhiều trẻ con thiếu ăn.
Một nơi mà chúng ta có thể "yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn" là phụng vụ Thánh Thể. Vậy thi trong phụng vụ này chúng ta tìm cách thực hiện tình yêu thương người lân cận. Và đến đây chúng ta tìm thấy ngoại kiều trong nhóm phụng vụ của chúng ta, trong những chương trình văn hóa và giáo dục. Sự hiện diện của các anh chị em ở nơi khác đến là một ơn huệ cho giáo xứ chúng ta. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị nói trong bài giảng về ngày di cư trên thế giới năm 2000 là Giáo Hội nghe lời than vản của những ai sống xa quê hương của họ, những gia đình bị tan rả, những ai vì sự thay đổi mau chóng hiện nay không tìm được một nơi sống an toàn. Giáo hội nghe những lời ai oán của những người không có năng quyền, đời sống không an toàn, phải chịu đựng áp bức, và Giáo Hội nâng đỡ họ trong sự đau khổ này.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
30th Sunday in Ordinary Time (A)
Exodus 22: 20-26; Psalm 18; I Thessalonians 1: 5c-10; Matthew 22: 34-40
I want first to spend some time on the Exodus reading because it is a good and practical response to the command Jesus gives in today’s gospel, about loving neighbor. The love we have for God is put into practice and tested, Jesus says, by how we love our neighbor. The first reading spells out some specific "neighbors" for our love.
The Exodus selection reflects the background of the Israelites; they had experienced exile and oppression in a foreign land, Egypt. Noting their helplessness, God entered into covenant with them and delivered them to the Promise Land. In response to the gift of the covenant, the people were to show their awareness and gratitude for what God had done for them by living an ethical and faithful religious life. They were to observe the Law, not out of any servile sense of obedience, but because a faithful life revealed their union with God. Religious observance is not enough, it must have social consequence. The God of compassion and justice must be visible in our lives; otherwise, our religious practices are just empty formalities.
Exodus then, reflects some of what is expected in the covenanted people’s social discourse. It calls attention to society’s most needy; those who are poor and legally vulnerable. "You shall not molest or oppress an alien....You shall not wrong any widow or orphan...You shall not act like an extortioner...." If it weren’t happening, there wouldn’t have been a need for a law. (Aliens were foreigners living among the Israelites. They didn’t have the legal status of Israelites and so were often victimized.)
Note the unusual way this law is stated: the command is given, but then the reason for it is cited. The Israelites are to remember, "you were once aliens yourselves in the land of Egypt." God looks out for the disenfranchised; God did it once when they were slaves in Egypt and God continues to do it for the aliens and poor living among them. One can only conclude that God has not had any major personality change – has not lost interest in aliens, widows, orphans or "the poor neighbor." God does not remain detached, but listens to the cry of those in need. The test of a "nation under God," will be how it provides for its poor and those without legal clout. Abraham Heschel once said, "The exploitation of the poor is to us a misdemeanor; to God it is a disaster."
In today’s gospel another religious expert, a Pharisee, continues the series of antagonistic challenges to Jesus’ authority. There may be one questioner, but there is a group of them "gathered together." Jesus is in a hostile setting; this is not a religious inquiry, but a trap. Yet, Jesus responds to the question. Today’s passage has a very famous quote and risks being overly familiar, "You shall love the Lord, your God...." We are tempted to say, "I know this one, let’s move on." There were 613 commandments drawn from the Pentateuch. One can understand the desire to reduce them to a few core statements so that one might have guiding principles for daily living and worshiping. (The preacher needs to be careful here not to stereotype devout Jews as being overly legalistic, concerned with minutiae and external observances.) Religious leaders were often asked to summarize the commandments in a succinct teaching. Their response would reveal their priorities, what they considered the golden essence of Judaism.
There were a lot of possibilities for Jesus, but he chose to put together two of the ancient teachings. The first is the basic statement of faith recited by pious Jews each day, morning and evening, the "Sh’ma" from Deut. 6:5. The second ties the first directly to the social obligations of the law, Lev. 9:18. Love of God is concretized in love of neighbor. Jesus was asked, "Teacher, which commandment in the law is the greatest?" He posits a second and says it is equal to the first. He goes still further by saying that all God has revealed, "the whole law and the prophets," depends on "these two commandments." Since there were plenty of commandments he might have chosen, linking these two reveals Jesus’ fundamental teaching – our lives are to be guided by love. This gospel love is not a feeling one spontaneously has; it requires a willed determination to look after the interests of others as we look after our own.
Who might our "neighbor" be? Well, in linking the first and the third readings on this Sunday, we have some insights. Our neighbors, the first reading suggests, include the "aliens," "any widow or orphan" and "your poor neighbors" among us. In November, 2000, the U.S. Catholic bishops published, WELCOMING THE STRANGER AMONG US: UNITY IN DIVERSITY. In this letter they remind us that our nation includes so many people of different cultures. They challenge us to a conversion (cf. "Justice Notes" below) so that as a church we might be a sign of unity amidst so much diversity.
After the terrorist attacks on 9/11, and with the national debate on "Homeland Security," there has been a swelling of anti-immigrant sentiments in our country. It was a major issue in the presidential campaign and continues to be, especially with restrictions on those seeking admission to our country from certain "banned nations." We accepted 85,000 refugees last year. In comparison to Germany which accepted one million. These are not easy times, but just as Exodus challenged the Israelites to welcome the stranger in their mist and treat them justly and compassionately, so our bishops remind us to welcome the newcomers among us with justice and compassion.
During these late Autumn days, many migrant workers are completing the harvest in our country. They tend to be the least paid and protected workers in our land. One response we can make to today’s readings is to support political office holders and legislation which extend social services, guarantee decent wages, medical attention and educational opportunities for refugees and immigrants. November is a good month to do this as we prepare for Thanksgiving. Parishes could contact local soup kitchens, food pantries and food banks engaged in fighting hunger. The national Second Harvest network has food banks and are always in need of money, food supplies and volunteers. It is also a good time to remember people throughout the rest of the world who do not have enough food and whose children are malnourished.
One place where we try to, "Love the Lord, your God, with all your heart, with all your soul, and with all your mind," is at our weekly liturgical celebration. So, we look for ways at this worship to concretize this love in love of neighbor. Here, we welcome the stranger in our midst; here, we are a sign of the unity the Eucharist calls us to be. We must integrate incoming groups into our liturgical, cultural celebrations and educational programs. The presence of brothers and sisters from other places is a true gift to our church. Pope John Paul II said, in his "Message for World Migration Day, 2000," "The Church hears the suffering of all who are uprooted from their land, of families forcefully separated, of those who, in the rapid changes of our day, are unable to find a stable home atmosphere. She senses the anguish of those without rights, without security, at the mercy of every kind of exploitation and she supports them in their unhappiness."
Làm Sao Để Yêu Thương Tha Nhân Như Chính Mình?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:20 26/10/2017
Chúa Nhật XXX TN A
Là Kitô hữu, chúng ta không ít lần được nghe diễn giải về giới luật yêu thương là mến Chúa và yêu người. Đã từng có nhiều đấng bậc, vì muốn nhấn mạnh đến mối liên hệ hổ tương giữa đạo mến Chúa và việc yêu thương tha nhân nên đã dùng hình ảnh hai mặt của một đồng tiền. Là hình ảnh minh hoạ dĩ nhiên vẫn có đó sự khập khiễng cần chấp nhận. Tuy nhiên theo thiển ý, cái hình ảnh hai mặt của một đồng xu xem ra không chỉ khập khiễng mà còn lệch chuẩn.
Chúa Kitô đã khẳng định: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất” (Mt 22,38). Đã là điều răn đứng đầu và trọng nhất thì chỉ có một. Xét như loài thụ tạo thì nghĩa vụ thờ phượng Đấng Tạo Thành là nghĩa vụ hàng đầu và không có gì có thể thay thế. Nếu nhìn nhận mọi sự ta đang có, mọi sự đang là, đều do bởi lãnh nhận từ trên cao, thì việc thần phục Đấng Tạo Thành là chuyện mang tính sống còn. Nếu Chúa rút hơi lại thì không có loài nào được tồn tại.
Thiên Chúa ta thờ không chỉ là Đấng Tạo Thành mọi sự mà còn là Cha trọn lành. Người không chỉ nhận ta làm con theo nghĩa được dựng nên giống hình ảnh của Người mà còn nhận chúng ta làm nghĩa tử trong Con Một chí ái của Người là Đức Giêsu Kitô. Con người là chi mà Chúa đoái trông. Loài người là gì mà Chúa lại phó ban Con Một. Tất thảy chỉ vì Chúa muốn thông phần hạnh phúc cho chúng ta mà thôi. Như thế bổn phận yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực là bổn phận liên hệ đến phần phúc loài người chúng ta.
Điều răn thứ hai là yêu thương tha nhân như chính mình. Chúa Kitô nói điều răn thứ hai “cũng giống” điều răn thứ nhất. Cái từ “giống” rất dễ bị hiểu lầm là tương đương, là ngang bằng. Tuy nhiên khi nói đến trạng thái “giống” là nói đến một sự phản ánh có điểm quy chiếu. Người ta nói cái hình, cái ảnh giống với người, với vật, với cảnh, chứ không nói ngược lại rằng người, vật, cảnh giống với hình, với ảnh. Tương tự như thế, người ta nói đứa con giống người cha chứ không bao giờ nói người cha giống đứa con. Như thế người cha là nguồn, là điểm quy chiếu của sự được gọi là “giống”.
Với hệ luận như trên thì điều răn thứ nhất là yêu mến Thiên Chúa chính là nguồn, là điểm quy chiếu cho giới răn thứ hai là yêu người. Chính nhờ yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết trí khôn, vì Người là Cha toàn năng chí ái nên ta mới có thể yêu mến nhau như anh chị em. Trong tình yêu mến Thiên Chúa, nhờ lòng yêu mến Thiên Chúa và bởi việc yêu mến Thiên Chúa, chúng ta mới có thể yêu thương tha nhân cho dù họ dễ thương hay đáng ghét, cho dù làm ơn, làm phước cho ta hay làm hại và thù ghét ta…(x.Mt 5,43-48).
Điều răn thứ nhất là nguồn, là nền tảng của điều răn thứ hai. Sự thường, trên nguồn đầy nước thì hạ lưu sẽ có dòng chảy. Dòng sông không bị ngăn chặn, nếu hạ lưu không có nước chảy thì chắc chắc trên nguồn đang thiếu nước hay không có nước. Theo lôgich này thì ta hiểu được lời của Thánh Gioan Tông đồ: Khi ta không giữ giới răn thứ hai là yêu người thì chắc chắn ta không giữ giới răn thứ nhất là mến Chúa (x.1Ga 4,20).
Có thể có nhiều người diễn giải rằng tuân giữ giới răn thứ nhất là mến Chúa thì dễ còn giữ giới răn thứ hai là yêu người thì rất khó. Một sự diễn giải như gần đời thường và có vẻ mang tình hiện sinh nhưng lại hơi lệch chuẩn. Sự lệch chuẩn ở đây là nơi cách hiểu về đạo mến Chúa, vì người ta những tưởng rằng tuân giữ một vài hành vi tế tự, một vài nghi lễ thờ phượng bên ngoài là giữ đạo mến Chúa. (vd: đọc kinh, tham dự Thánh Lễ…).
Quả thật, trong thực tế, sống đạo yêu người không phải dễ dàng. Ta có thể không ngược đãi và áp bức khách ngoại kiều, mẹ goá, con côi. Ta có thể cho vay mượn mà không kiếm lãi. Ta có thể trả áo choàng người nghèo cầm cố trước khi đêm về để họ có cái mà đắp ấm. Ta cũng có thể gặt lúa, hái cà phê mà không mót phần rơi vải, nhằm để cho người nghèo mót lượm. Tuy nhiên, để yêu thương người không mấy dễ thương, yêu thương người hành khổ, thù ghét, làm hại chúng ta thì không dễ chút nào. Người ta độc chiếm quyền lực, nguời ta ra sức vơ vét của cải cách bất công, người ta không màng chi đến người nghèo, không nghĩ chi đến tương lai dân tộc, người ta lại còn gian xảo bôi nhọ các Đấng bậc trong Hội Thánh và qua đó phỉ báng đạo thánh Chúa…, thì làm sao ta có thể yêu thương họ như chính mình đây? Ngay cả những người cùng chung niềm tin, cùng một Hội Thánh mà vẫn không thiếu người thú nhận rằng đạo thì con giữ đạo nhưng con không thể làm hoà hay tha thứ cho mấy cái người làm hại con, làm hại gia đình con… Thử hỏi có bao nhiêu bà mẹ sẵn sàng nhận người giết con trai của mình làm con nuôi? Thử hỏi số vị thánh Tử đạo sẵn sàng cầu nguyện và chúc lành cho kẻ giết mình có đến con số một vài triệu? Vậy thì đại đa số người tín hữu Kitô có thực sự giữ giới răn thứ hai là yêu người chưa? Thật khó trả lời. Nhưng ta có thể khẳng định rằng nếu ta cố tâm giữ giới răn thứ nhất thì sẽ có khả năng thực thi giới răn thứ hai. Vấn đề là giữ giới răn thứ nhất như thế nào.
Thiên Chúa là Đấng không ai thấy bao giờ. Nhưng Người đã nên hữu hình nơi Đức Giêsu Kitô. Ai thấy Chúa Kitô là thấy Chúa Cha (x.Ga 14,9). Và yêu mến Chúa Kitô là yêu mến Thiên Chúa. Yêu mến Chúa Kitô là hãy ở lại trong tình yêu của Người và hãy giữ giới răn của Người (x.Ga 14 23-24).
Ở lại trong tình yêu của Chúa Kitô nghĩa là hãy để cho Chúa Kitô yêu thương ta. Ở lại trong tình yêu của Chúa Kitô là kết hiệp nên một với Người, là nên đồng hình đồng dạng với Người. Một trong những phương thế tuyệt hảo để ở lại trong tình yêu của Chúa Kitô đó là liên lĩ cầu nguyện. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên để kết hiệp với Chúa, nên một với Chúa, để nhận biết Chúa mà yêu mến Chúa, để biết thánh ý Chúa mà thực thi ý Người. Nên một với Chúa Kitô, nên đồng hình đồng dạng với Người thì ta sẽ biết cách yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta (x.Ga 15,12). Và đây là giới răn mới mà Chúa Kitô đã truyền lại cho chúng ta ngay đêm Tiệc Ly, trước khi Người chịu khổ nạn.
Vì biết cùng chung cha mẹ nên người ta nhận nhau là anh chị em, chứ không phải vì đã nhận nhau làm anh chị em nên mới biết mình cùng chung một mẹ cha. Tuy nhiên trong tình yêu, nhiều điều như nghịch lý vẫn hiện hữu. Dù không thể đòi hỏi và không có quyền đòi hỏi rằng khi anh chị em thương nhau là đã yêu cha mẹ, nhưng chính cha mẹ tự nhận lấy việc con cái yêu thương nhau là cách thế tốt đẹp mà chúng tỏ bày lòng hiếu thảo với mình. Cũng thế, là Tình Yêu, Thiên Chúa đã nhận việc loài người chúng ta yêu thương nhau là một phương thế yêu thương Người cách tốt đẹp. Chúa Kitô đã nói rõ chân lý này trong dụ ngôn ngày cánh chung (x.Mt 25,31-46).
Mến Chúa và yêu người là trọng tâm sứ điệp Kitô giáo. Là Kitô hữu, chúng ta thuộc lòng chân lý này. Tuy nhiên để thực thi đạo mến Chúa - yêu người thì cần phải biết Chúa, một sự “biết” theo nghĩa Thánh Kinh đó là gắn bó nên một với Chúa. Ngoài các giờ kinh nguyện, ngoài các buổi tham dự Phụng vụ, thì việc giữ tỉnh lặng khoảng năm, mười phút hay lâu hơn trong một ngày sẽ giúp ta can đảm và nhiệt thành mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương tha nhân như chính mình cách hữu hiệu.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Là Kitô hữu, chúng ta không ít lần được nghe diễn giải về giới luật yêu thương là mến Chúa và yêu người. Đã từng có nhiều đấng bậc, vì muốn nhấn mạnh đến mối liên hệ hổ tương giữa đạo mến Chúa và việc yêu thương tha nhân nên đã dùng hình ảnh hai mặt của một đồng tiền. Là hình ảnh minh hoạ dĩ nhiên vẫn có đó sự khập khiễng cần chấp nhận. Tuy nhiên theo thiển ý, cái hình ảnh hai mặt của một đồng xu xem ra không chỉ khập khiễng mà còn lệch chuẩn.
Chúa Kitô đã khẳng định: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất” (Mt 22,38). Đã là điều răn đứng đầu và trọng nhất thì chỉ có một. Xét như loài thụ tạo thì nghĩa vụ thờ phượng Đấng Tạo Thành là nghĩa vụ hàng đầu và không có gì có thể thay thế. Nếu nhìn nhận mọi sự ta đang có, mọi sự đang là, đều do bởi lãnh nhận từ trên cao, thì việc thần phục Đấng Tạo Thành là chuyện mang tính sống còn. Nếu Chúa rút hơi lại thì không có loài nào được tồn tại.
Thiên Chúa ta thờ không chỉ là Đấng Tạo Thành mọi sự mà còn là Cha trọn lành. Người không chỉ nhận ta làm con theo nghĩa được dựng nên giống hình ảnh của Người mà còn nhận chúng ta làm nghĩa tử trong Con Một chí ái của Người là Đức Giêsu Kitô. Con người là chi mà Chúa đoái trông. Loài người là gì mà Chúa lại phó ban Con Một. Tất thảy chỉ vì Chúa muốn thông phần hạnh phúc cho chúng ta mà thôi. Như thế bổn phận yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực là bổn phận liên hệ đến phần phúc loài người chúng ta.
Điều răn thứ hai là yêu thương tha nhân như chính mình. Chúa Kitô nói điều răn thứ hai “cũng giống” điều răn thứ nhất. Cái từ “giống” rất dễ bị hiểu lầm là tương đương, là ngang bằng. Tuy nhiên khi nói đến trạng thái “giống” là nói đến một sự phản ánh có điểm quy chiếu. Người ta nói cái hình, cái ảnh giống với người, với vật, với cảnh, chứ không nói ngược lại rằng người, vật, cảnh giống với hình, với ảnh. Tương tự như thế, người ta nói đứa con giống người cha chứ không bao giờ nói người cha giống đứa con. Như thế người cha là nguồn, là điểm quy chiếu của sự được gọi là “giống”.
Với hệ luận như trên thì điều răn thứ nhất là yêu mến Thiên Chúa chính là nguồn, là điểm quy chiếu cho giới răn thứ hai là yêu người. Chính nhờ yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết trí khôn, vì Người là Cha toàn năng chí ái nên ta mới có thể yêu mến nhau như anh chị em. Trong tình yêu mến Thiên Chúa, nhờ lòng yêu mến Thiên Chúa và bởi việc yêu mến Thiên Chúa, chúng ta mới có thể yêu thương tha nhân cho dù họ dễ thương hay đáng ghét, cho dù làm ơn, làm phước cho ta hay làm hại và thù ghét ta…(x.Mt 5,43-48).
Điều răn thứ nhất là nguồn, là nền tảng của điều răn thứ hai. Sự thường, trên nguồn đầy nước thì hạ lưu sẽ có dòng chảy. Dòng sông không bị ngăn chặn, nếu hạ lưu không có nước chảy thì chắc chắc trên nguồn đang thiếu nước hay không có nước. Theo lôgich này thì ta hiểu được lời của Thánh Gioan Tông đồ: Khi ta không giữ giới răn thứ hai là yêu người thì chắc chắn ta không giữ giới răn thứ nhất là mến Chúa (x.1Ga 4,20).
Có thể có nhiều người diễn giải rằng tuân giữ giới răn thứ nhất là mến Chúa thì dễ còn giữ giới răn thứ hai là yêu người thì rất khó. Một sự diễn giải như gần đời thường và có vẻ mang tình hiện sinh nhưng lại hơi lệch chuẩn. Sự lệch chuẩn ở đây là nơi cách hiểu về đạo mến Chúa, vì người ta những tưởng rằng tuân giữ một vài hành vi tế tự, một vài nghi lễ thờ phượng bên ngoài là giữ đạo mến Chúa. (vd: đọc kinh, tham dự Thánh Lễ…).
Quả thật, trong thực tế, sống đạo yêu người không phải dễ dàng. Ta có thể không ngược đãi và áp bức khách ngoại kiều, mẹ goá, con côi. Ta có thể cho vay mượn mà không kiếm lãi. Ta có thể trả áo choàng người nghèo cầm cố trước khi đêm về để họ có cái mà đắp ấm. Ta cũng có thể gặt lúa, hái cà phê mà không mót phần rơi vải, nhằm để cho người nghèo mót lượm. Tuy nhiên, để yêu thương người không mấy dễ thương, yêu thương người hành khổ, thù ghét, làm hại chúng ta thì không dễ chút nào. Người ta độc chiếm quyền lực, nguời ta ra sức vơ vét của cải cách bất công, người ta không màng chi đến người nghèo, không nghĩ chi đến tương lai dân tộc, người ta lại còn gian xảo bôi nhọ các Đấng bậc trong Hội Thánh và qua đó phỉ báng đạo thánh Chúa…, thì làm sao ta có thể yêu thương họ như chính mình đây? Ngay cả những người cùng chung niềm tin, cùng một Hội Thánh mà vẫn không thiếu người thú nhận rằng đạo thì con giữ đạo nhưng con không thể làm hoà hay tha thứ cho mấy cái người làm hại con, làm hại gia đình con… Thử hỏi có bao nhiêu bà mẹ sẵn sàng nhận người giết con trai của mình làm con nuôi? Thử hỏi số vị thánh Tử đạo sẵn sàng cầu nguyện và chúc lành cho kẻ giết mình có đến con số một vài triệu? Vậy thì đại đa số người tín hữu Kitô có thực sự giữ giới răn thứ hai là yêu người chưa? Thật khó trả lời. Nhưng ta có thể khẳng định rằng nếu ta cố tâm giữ giới răn thứ nhất thì sẽ có khả năng thực thi giới răn thứ hai. Vấn đề là giữ giới răn thứ nhất như thế nào.
Thiên Chúa là Đấng không ai thấy bao giờ. Nhưng Người đã nên hữu hình nơi Đức Giêsu Kitô. Ai thấy Chúa Kitô là thấy Chúa Cha (x.Ga 14,9). Và yêu mến Chúa Kitô là yêu mến Thiên Chúa. Yêu mến Chúa Kitô là hãy ở lại trong tình yêu của Người và hãy giữ giới răn của Người (x.Ga 14 23-24).
Ở lại trong tình yêu của Chúa Kitô nghĩa là hãy để cho Chúa Kitô yêu thương ta. Ở lại trong tình yêu của Chúa Kitô là kết hiệp nên một với Người, là nên đồng hình đồng dạng với Người. Một trong những phương thế tuyệt hảo để ở lại trong tình yêu của Chúa Kitô đó là liên lĩ cầu nguyện. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên để kết hiệp với Chúa, nên một với Chúa, để nhận biết Chúa mà yêu mến Chúa, để biết thánh ý Chúa mà thực thi ý Người. Nên một với Chúa Kitô, nên đồng hình đồng dạng với Người thì ta sẽ biết cách yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta (x.Ga 15,12). Và đây là giới răn mới mà Chúa Kitô đã truyền lại cho chúng ta ngay đêm Tiệc Ly, trước khi Người chịu khổ nạn.
Vì biết cùng chung cha mẹ nên người ta nhận nhau là anh chị em, chứ không phải vì đã nhận nhau làm anh chị em nên mới biết mình cùng chung một mẹ cha. Tuy nhiên trong tình yêu, nhiều điều như nghịch lý vẫn hiện hữu. Dù không thể đòi hỏi và không có quyền đòi hỏi rằng khi anh chị em thương nhau là đã yêu cha mẹ, nhưng chính cha mẹ tự nhận lấy việc con cái yêu thương nhau là cách thế tốt đẹp mà chúng tỏ bày lòng hiếu thảo với mình. Cũng thế, là Tình Yêu, Thiên Chúa đã nhận việc loài người chúng ta yêu thương nhau là một phương thế yêu thương Người cách tốt đẹp. Chúa Kitô đã nói rõ chân lý này trong dụ ngôn ngày cánh chung (x.Mt 25,31-46).
Mến Chúa và yêu người là trọng tâm sứ điệp Kitô giáo. Là Kitô hữu, chúng ta thuộc lòng chân lý này. Tuy nhiên để thực thi đạo mến Chúa - yêu người thì cần phải biết Chúa, một sự “biết” theo nghĩa Thánh Kinh đó là gắn bó nên một với Chúa. Ngoài các giờ kinh nguyện, ngoài các buổi tham dự Phụng vụ, thì việc giữ tỉnh lặng khoảng năm, mười phút hay lâu hơn trong một ngày sẽ giúp ta can đảm và nhiệt thành mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương tha nhân như chính mình cách hữu hiệu.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chủ tịch Trung Quốc tìm cách kiểm soát tôn giáo.
Giuse Thẩm Nguyễn
08:34 26/10/2017
Chủ tịch Trung Quốc tìm cách kiểm soát tôn giáo.
(EWTN News/CNA) Chủ tịch Trung Quốc là Tập Cận Bình đã tuyên bố vào tuần này rằng ông ta muốn có những biện pháp chặt chẽ hơn để Bắc Kinh có thể kiểm soát tôn giáo trong nước cộng sản này.
Nói chuyện với Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc thứ 19, Tập nói rằng tôn giáo đã không thích hợp với lý tưởng Cộng sản và là mối đe dọa cho nhà cầm quyền và đo đó phải làm cho tôn giáo “mang tính định hướng Trung Quốc hơn”
Trong khi người ta coi những tuyên bố trên đây là nhắm vào những Phật tử Tây Tặng đang cố gắng tìm cách dành độc lập từ tay trung quốc, nhưng nó cũng có nghĩa là một sự lạnh nhạt đối với những quan hệ vốn đã quá căng thẳng giữa Trung Quốc và Tòa Thánh Vatican.
Quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Trung Cộng đã chấm dứt từ năm 1951 khi đảng CS chiếm quyền tại Bắc Kinh. Đảng viên CS ở Trung Quốc về mặt hình thức không được phép theo đạo.
Mới đây, ĐGH Benedicto XVI và ĐGH Phanxicô đã làm việc để tái thiết lập ngoại giao với nước này, nhưng tiến trình rất chậm và nhiều khó khăn.
Trong lúc chính quyền Trung Quốc nói là công nhận Công Giáo như là một trong năm tôn giáo trong nước, nhưng họ lại không công nhận các lãnh đạo tôn giáo được bổ nhiệm bởi Vatican, do vậy tạo nên nhiều lãnh đạo và giáo dân hầm trú.
Chính quyền Trung Quốc cũng lập ra cái gọi là Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc (PA) là một tổ chức tay sai nối dài thay thế tôn giáo được chính quyền Trung Quốc chính thức công nhận.
ĐGH Benedicto XVI đã gọi tổ chức này là “không hợp với học thuyết Công Giáo”, vì công nhận cả các giám mục được bổ nhiệm hợp pháp lẫn không hợp pháp.
Tòa thánh và chính quyền Trung Quốc đang trong tiến trình bàn thảo về việc công nhận và bổ nhiệm các giám mục. Một giải pháp khả thi hiện nay sẽ cho phép chính quyền chọn những ứng viên và gởi danh sách cho ĐGH để ngài hoặc chấp nhận hay từ chối.
Vào tháng Năm, ĐHY Trung Quốc là Joseph Zen nói rằng giải pháp này nguy hiểm vì ĐGH có thể bị ép buộc để chấp nhận một “giám mục xấu”, hay quyết định bổ nhiệm mà bị chính quyền Trung Quốc không chấp nhận.
Hiện nay, Tòa Thánh gởi một danh sách các ứng viên cho Bắc Kinh để họ chấp thuận hay từ chối trước khi bổ nhiệm. Nhưng có một vấn đề khác là Bắc Kinh tự mình bổ nhiệm lãnh đạo cho Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc.
ĐHY Zen hy vọng rằng Giáo Hội trên toàn thế giới hãy “tha thiết cầu nguyện “ cho giáo hội tại Trung Quốc, một giáo hội đang tiếp tục bị bách hại bởi một chính quyền vô thần ngay cả khi các quan hệ được tái lập.
Theo một tường trình vào đầu năm nay của tổ chức Phi Chính Phủ vì Tự Do đặt tại Hoa Kỳ thì việc bách hại tôn giáo, cả bạo động và bất bạo động, đã gia tăng rộng khắp ở Trung Quốc từ khi họ Tập lên nắm quyền vào năm 2012.
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA) Chủ tịch Trung Quốc là Tập Cận Bình đã tuyên bố vào tuần này rằng ông ta muốn có những biện pháp chặt chẽ hơn để Bắc Kinh có thể kiểm soát tôn giáo trong nước cộng sản này.
Nói chuyện với Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc thứ 19, Tập nói rằng tôn giáo đã không thích hợp với lý tưởng Cộng sản và là mối đe dọa cho nhà cầm quyền và đo đó phải làm cho tôn giáo “mang tính định hướng Trung Quốc hơn”
Trong khi người ta coi những tuyên bố trên đây là nhắm vào những Phật tử Tây Tặng đang cố gắng tìm cách dành độc lập từ tay trung quốc, nhưng nó cũng có nghĩa là một sự lạnh nhạt đối với những quan hệ vốn đã quá căng thẳng giữa Trung Quốc và Tòa Thánh Vatican.
Quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Trung Cộng đã chấm dứt từ năm 1951 khi đảng CS chiếm quyền tại Bắc Kinh. Đảng viên CS ở Trung Quốc về mặt hình thức không được phép theo đạo.
Mới đây, ĐGH Benedicto XVI và ĐGH Phanxicô đã làm việc để tái thiết lập ngoại giao với nước này, nhưng tiến trình rất chậm và nhiều khó khăn.
Trong lúc chính quyền Trung Quốc nói là công nhận Công Giáo như là một trong năm tôn giáo trong nước, nhưng họ lại không công nhận các lãnh đạo tôn giáo được bổ nhiệm bởi Vatican, do vậy tạo nên nhiều lãnh đạo và giáo dân hầm trú.
Chính quyền Trung Quốc cũng lập ra cái gọi là Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc (PA) là một tổ chức tay sai nối dài thay thế tôn giáo được chính quyền Trung Quốc chính thức công nhận.
ĐGH Benedicto XVI đã gọi tổ chức này là “không hợp với học thuyết Công Giáo”, vì công nhận cả các giám mục được bổ nhiệm hợp pháp lẫn không hợp pháp.
Tòa thánh và chính quyền Trung Quốc đang trong tiến trình bàn thảo về việc công nhận và bổ nhiệm các giám mục. Một giải pháp khả thi hiện nay sẽ cho phép chính quyền chọn những ứng viên và gởi danh sách cho ĐGH để ngài hoặc chấp nhận hay từ chối.
Vào tháng Năm, ĐHY Trung Quốc là Joseph Zen nói rằng giải pháp này nguy hiểm vì ĐGH có thể bị ép buộc để chấp nhận một “giám mục xấu”, hay quyết định bổ nhiệm mà bị chính quyền Trung Quốc không chấp nhận.
Hiện nay, Tòa Thánh gởi một danh sách các ứng viên cho Bắc Kinh để họ chấp thuận hay từ chối trước khi bổ nhiệm. Nhưng có một vấn đề khác là Bắc Kinh tự mình bổ nhiệm lãnh đạo cho Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc.
ĐHY Zen hy vọng rằng Giáo Hội trên toàn thế giới hãy “tha thiết cầu nguyện “ cho giáo hội tại Trung Quốc, một giáo hội đang tiếp tục bị bách hại bởi một chính quyền vô thần ngay cả khi các quan hệ được tái lập.
Theo một tường trình vào đầu năm nay của tổ chức Phi Chính Phủ vì Tự Do đặt tại Hoa Kỳ thì việc bách hại tôn giáo, cả bạo động và bất bạo động, đã gia tăng rộng khắp ở Trung Quốc từ khi họ Tập lên nắm quyền vào năm 2012.
Giuse Thẩm Nguyễn
Đức Thánh Cha kêu gọi giải pháp cho vấn đề thay đổi khí hậu
Lm Trần Đức Anh OP
08:55 26/10/2017
ROMA. ĐTC kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm ra những câu trả lời mau lẹ và hữu hiệu cho vấn đề khí hậu thay đổi và bảo tồn hồng ân quí giá là nước uống cho các thế hệ mai sau.
Lập trường của ĐTC được ĐHY Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tuyên đọc trong sứ điệp tại buổi khai mạc Hội nghị Thượng Đỉnh về ”Nước và khí hậu” tổ chức tại tòa đô sảnh Roma sáng ngày 23-10-2017. Hội nghị do Bộ môi trường và bảo vệ lãnh thổ của Italia tổ chức với sự cộng tác của Ủy ban kinh tế cho Âu Châu thuộc Liên hiệp quốc và một số cơ quan quốc tế khác. Tham dự Hội nghị có nhiều đại diện của các lưu vực sông ngòi quan trọng nhất trên thế giới thuộc 5 châu. Các cuộc thảo luận xoay quanh những đe dọa đối với tương lai của nước uống, đang bị đe dọa vì sự thay đổi khí hậu, thường xuyên và mạnh mẽ hơn, với những hậu quả bi thảm là nạn lụt lội, hạn hán và phá hủy hệ thống sinh thái.
Trong sứ điệp, ĐTC cầu mong rằng ”sự dấn thân chung để cộng đồng quốc tế ý thức về những vấn đề khẩn cấp của các lưu vực sông ngòi quan trong nhất trên thế giới, không những đi tới những giải pháp thực hành nhưng còn cho thấy nhu cầu phải có một lối tiếp cận ngày càng bao gồm sự thăng tiến phát triển và phổ biến một nền văn hóa chăm sóc thiên nhiên.”
ĐTC cầu xin phúc lành của Đấng Tối Cao cho các tham dự viên, để họ khôn ngoan và kiên trì dấn thân để gây ý thức rộng lớn hơn đối với căn nhà chung của chúng ta (Rei 23-10-2017)
Trong sứ điệp, ĐTC cầu mong rằng ”sự dấn thân chung để cộng đồng quốc tế ý thức về những vấn đề khẩn cấp của các lưu vực sông ngòi quan trong nhất trên thế giới, không những đi tới những giải pháp thực hành nhưng còn cho thấy nhu cầu phải có một lối tiếp cận ngày càng bao gồm sự thăng tiến phát triển và phổ biến một nền văn hóa chăm sóc thiên nhiên.”
ĐTC cầu xin phúc lành của Đấng Tối Cao cho các tham dự viên, để họ khôn ngoan và kiên trì dấn thân để gây ý thức rộng lớn hơn đối với căn nhà chung của chúng ta (Rei 23-10-2017)
Đức Thánh Cha: Thiên đàng là đích điểm niềm hy vọng Kitô giáo
Lm Trần Đức Anh OP
08:58 26/10/2017
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung 40 ngàn tín hữu hành hương sáng ngày 25-10-2016, ĐTC đã trình bày về thiên đàng như mục tiêu niềm hy vọng Kitô giáo.
Trong số các tín hữu hiện diện có khoảng 90 người Việt từ Mỹ. Ngồi cạnh lễ đài trên thềm đền thờ, có khoảng 25 Giám mục đến từ các nước.
Mở đầu buổi tiếp kiến, mọi người nghe đọc bài Tin mừng theo thánh Luca 23,33.38-43) kể lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu trên thập giá và người trộm lành: Chúa hứa cho anh ta được vào nước thiên đàng cùng với Ngài.
Bài huấn dụ của ĐTC
Trong bài huấn dụ, ĐTC nói về đề tài ”Thiên đàng, mục tiêu niềm hy vọng của chúng ta”. Đây là bài thứ 38 và cũng là bài cuối cùng trong loạt bài giáo lý về Đức Hy vọng Kitô giáo. Ngài nói:
”Đây là bài giáo lý cuối cùng về đề tài niềm hy vọng Kitô giáo, đề tài này đã đồng hành với chúng ta từ đầu năm phụng vụ này. Và tôi kết luận qua việc nói với anh chị em về đề tài Thiên đàng, như mục tiêu niềm hy vọng của chúng ta.
'Thiên đàng' là một trong những lời cuối cùng được Chúa Giêsu nói lên trên thập giá, khi ngài ngỏ lời với người trộm lành. Chúng ta hãy dừng lại một lát nói về cảnh tượng ấy. Trên thập giá, Chúa Giêsu không cô độc. Cạnh Ngài, bên phải và bên trái, có hai kẻ bất lương. Có lẽ khi đi ngang qua 3 cây thập giá được dựng lên trên đồi Golgota, có người thở phào nhẹ nhõm, nghĩ rằng công lý đã được thực thi khi kết án tử cho những người như thế.
Cạnh Chúa Giêsu có một tội nhân đã thú nhận tội ác của mình: nhìn nhận mình đáng chịu khổ hình như thế. Chúng ta gọi anh ta là ”người trộm lành”, anh ta chống lại người kia và nói: ”Chúng ta lãnh nhận điều chúng ta đáng chịu vì những hành động của chúng ta” (Xc Lc 23,41)
Trên đồi Canvê, trong ngày thứ sáu bi thảm và thánh thiêng ấy, Chúa Giêsu đi tới tột cùng cuộc nhập thể của Ngài, liên đới với chúng ta là những kẻ tội lỗi. Chính tại đó đã ứng nghiệm điều mà ngôn sứ Isaia đã nói về Người Tôi Tớ đau khổ: ”Người bị liệt vào số những kẻ gian ác” (53,12; xc Lc 22,37).
Tại đó, trên đồi Canvê, Chúa Giêsu đã có một cuộc hẹn cuối cùng với một tội nhân, để cũng mở toang cánh cửa Nước Ngài cho anh ta. Đó là lần duy nhất từ ”thiên đàng” xuất hiện trong các sách Tin Mừng. Chúa Giêsu đề nghị thiên đàng cho một ”kẻ khốn nạn” trên thập giá đã có can đảm ngỏ với Ngài lời khiêm tốn nhất: ”Xin Ngài nhớ đến tôi khi vào trong Nước của Ngài” (Lc 23,42). Anh ta chẳng có những công việc lành để biểu dương, chẳng có gì cả, nhưng anh tín thác vào Chúa Giêsu, mà anh nhìn nhận là người vô tội, tốt lành, rất khác biệt với anh (v.41). Chỉ cần một lời khiêm tốn thống ấy ấy cũng đủ đánh động tâm hồn Chúa Giêsu.
ĐTC nhận xét rằng:
”Người trộm lành nhắc nhở chúng ta về thân phận của ta trước Thiên Chúa: chúng ta là con cái của Ngài, Ngài cảm thương chúng ta, Ngài động lòng mỗi khi chúng ta biểu lộ sự nhớ nhung đối với tình thương của Ngài. Trong các phòng của bao nhiêu nhà thương hoặc các phòng ở nhà tù, phép lạ này tái diễn vô số lần: dù đã sống gian ác thế nào đi nữa, không có người nào chỉ còn lại nỗi tuyệt vọng, ơn thánh không bị ngăn cản đối với một ai.
Trước Thiên Chúa chúng ta đến trình diện với đôi bàn tay không, phần nào giống như người thu thuế trong dụ ngôn, ông ta dừng lại cầu nguyện ở cuối đền thờ (Xc Lc 18,13). Và mỗi lần có một người, khi xét mình lần chót về cuộc sống của họ, khám phá thấy những điều gian ác của mình vượt xa những điều thiện họ làm, họ không nên thất vọng nản chí, nhưng hãy tín thác nơi lòng thương xót của Chúa.
Thiên Chúa là Cha, và Ngài chờ đợi sự trở về của chúng ta cho đến cùng. Và với người con trai hoang đàng trở về, bắt đầu xưng thú các lỗi lầm của mình, người cha bịt miệng anh ta bằng vòng tay ôm (Xc Lc 15,20).
Thiên đàng không phải là một nơi của chuyện huyền thoại, và cũng chẳng phải là vườn thần tiên. Thiên đàng là vòng tay ôm với Thiên Chúa, Đấng là tình yêu vô biên, và chúng ta vào thiên đàng nhờ Chúa Giêsu, Người đã chết trên thập giá vì chúng ta. Nơi nào có Chúa Giêsu, nơi ấy có lòng thương xót và hạnh phúc; không có Chúa thì chỉ có lạnh lẽo và tối tăm. Trong giờ chết, Kitô hữu lập lại với Chúa Giêsu: ”Xin Chúa nhớ đến con”. Và cho dù không còn ai nhớ đến chúng ta, Chúa Giêsu vẫn ở đó cạnh chúng ta. Ngài muốn đưa chúng ta vào nơi đẹp đẽ nhất. Ngài muốn đưa vào đó với ít nhiều điều thiện trong cuộc sống chúng ta, để không điều gì bị mất đi khỏi những gì Ngài đã cứu chuộc. Và trong nhà Cha, Ngài cũng mang tất cả những gì ở trong chúng ta cần được cứu chuộc: những thiếu sót và những sai lầm trong trọn cuộc sống. Đó là mục đích cuộc sống của chúng ta: tất cả được hoàn thành, được biến đối trong tình thương.
Nếu chúng ta tin điều đó, thì cái chết không còn làm cho chúng ta sợ hãi nữa và chúng ta cũng có thể hy vọng rời khỏi thế giới này một cách thanh thản, với bao nhiêu lòng tín thác. Ai đã biết Chúa Giêsu, thì không còn sợ hãi gì nữa. Và chúng ta cũng có thể lập lại những lời của cụ già Simeon, cụ cũng đã được phúc gặp gỡ Chúa Kitô, sau trọn cuộc đời chờ đợi: ”Giờ đây, lạy Chúa, xin cho tôi tớ Chúa ra đi bình an, theo lời Ngài, vì mắt con đã thấy ơn cứu độ của Chúa” (Lc 2,29-30).
Sau cùng, chính trong lúc ấy, chúng ta sẽ không còn cần gì nữa, không còn nhìn thấy mờ mờ. Không còn khóc than vô ích, vì tất cả đã qua đi; cả những lời tiên tri, cả những kiến thức. Nhưng tình yêu không qua đi, nó tồn tại. Vì ”đức ái không bao giờ chấm dứt” (1 Cr 13,8)
Trong phần chào thăm bằng tiếng Ý, ĐTC nhắc đến các nữ tu dòng Nữ tỳ Đức Maria phục vụ bệnh nhân, các cha dòng Thánh Euđê, Phong trào Sứ điệp Fatima. Với các bạn trẻ, các đôi vợ chồng mới cưới và các bệnh nhân, ngài nhắc nhở rằng vào cuối tháng 10, tôi nhắn nhủ anh chị em hãy đọc kinh Mân Côi. ”Hỡi các bạn trẻ, ước gì kinh nguyện này trở thành cơ hội cho các con đi sâu vào mầu nhiệm Chúa Kitô đang hoạt động trong cuộc sống của các con. Anh chị em bệnh nhân quí mến, hãy yêu mến kinh Mân Côi vì kinh này mang lại cho anh chị em niềm an ủi và ý nghĩa những đau khổ anh chị em đang chịu. Và Hỡi các đôi tân hôn, ước gì kinh Mân Côi trở thành cơ hội ưu tiên để anh chị em cảm nghiệm sự thân mật thiêng liêng với Thiên Chúa, là Đấng thiết lập một gia đình mới”
Mở đầu buổi tiếp kiến, mọi người nghe đọc bài Tin mừng theo thánh Luca 23,33.38-43) kể lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu trên thập giá và người trộm lành: Chúa hứa cho anh ta được vào nước thiên đàng cùng với Ngài.
Bài huấn dụ của ĐTC
Trong bài huấn dụ, ĐTC nói về đề tài ”Thiên đàng, mục tiêu niềm hy vọng của chúng ta”. Đây là bài thứ 38 và cũng là bài cuối cùng trong loạt bài giáo lý về Đức Hy vọng Kitô giáo. Ngài nói:
”Đây là bài giáo lý cuối cùng về đề tài niềm hy vọng Kitô giáo, đề tài này đã đồng hành với chúng ta từ đầu năm phụng vụ này. Và tôi kết luận qua việc nói với anh chị em về đề tài Thiên đàng, như mục tiêu niềm hy vọng của chúng ta.
'Thiên đàng' là một trong những lời cuối cùng được Chúa Giêsu nói lên trên thập giá, khi ngài ngỏ lời với người trộm lành. Chúng ta hãy dừng lại một lát nói về cảnh tượng ấy. Trên thập giá, Chúa Giêsu không cô độc. Cạnh Ngài, bên phải và bên trái, có hai kẻ bất lương. Có lẽ khi đi ngang qua 3 cây thập giá được dựng lên trên đồi Golgota, có người thở phào nhẹ nhõm, nghĩ rằng công lý đã được thực thi khi kết án tử cho những người như thế.
Cạnh Chúa Giêsu có một tội nhân đã thú nhận tội ác của mình: nhìn nhận mình đáng chịu khổ hình như thế. Chúng ta gọi anh ta là ”người trộm lành”, anh ta chống lại người kia và nói: ”Chúng ta lãnh nhận điều chúng ta đáng chịu vì những hành động của chúng ta” (Xc Lc 23,41)
Trên đồi Canvê, trong ngày thứ sáu bi thảm và thánh thiêng ấy, Chúa Giêsu đi tới tột cùng cuộc nhập thể của Ngài, liên đới với chúng ta là những kẻ tội lỗi. Chính tại đó đã ứng nghiệm điều mà ngôn sứ Isaia đã nói về Người Tôi Tớ đau khổ: ”Người bị liệt vào số những kẻ gian ác” (53,12; xc Lc 22,37).
Tại đó, trên đồi Canvê, Chúa Giêsu đã có một cuộc hẹn cuối cùng với một tội nhân, để cũng mở toang cánh cửa Nước Ngài cho anh ta. Đó là lần duy nhất từ ”thiên đàng” xuất hiện trong các sách Tin Mừng. Chúa Giêsu đề nghị thiên đàng cho một ”kẻ khốn nạn” trên thập giá đã có can đảm ngỏ với Ngài lời khiêm tốn nhất: ”Xin Ngài nhớ đến tôi khi vào trong Nước của Ngài” (Lc 23,42). Anh ta chẳng có những công việc lành để biểu dương, chẳng có gì cả, nhưng anh tín thác vào Chúa Giêsu, mà anh nhìn nhận là người vô tội, tốt lành, rất khác biệt với anh (v.41). Chỉ cần một lời khiêm tốn thống ấy ấy cũng đủ đánh động tâm hồn Chúa Giêsu.
ĐTC nhận xét rằng:
”Người trộm lành nhắc nhở chúng ta về thân phận của ta trước Thiên Chúa: chúng ta là con cái của Ngài, Ngài cảm thương chúng ta, Ngài động lòng mỗi khi chúng ta biểu lộ sự nhớ nhung đối với tình thương của Ngài. Trong các phòng của bao nhiêu nhà thương hoặc các phòng ở nhà tù, phép lạ này tái diễn vô số lần: dù đã sống gian ác thế nào đi nữa, không có người nào chỉ còn lại nỗi tuyệt vọng, ơn thánh không bị ngăn cản đối với một ai.
Trước Thiên Chúa chúng ta đến trình diện với đôi bàn tay không, phần nào giống như người thu thuế trong dụ ngôn, ông ta dừng lại cầu nguyện ở cuối đền thờ (Xc Lc 18,13). Và mỗi lần có một người, khi xét mình lần chót về cuộc sống của họ, khám phá thấy những điều gian ác của mình vượt xa những điều thiện họ làm, họ không nên thất vọng nản chí, nhưng hãy tín thác nơi lòng thương xót của Chúa.
Thiên Chúa là Cha, và Ngài chờ đợi sự trở về của chúng ta cho đến cùng. Và với người con trai hoang đàng trở về, bắt đầu xưng thú các lỗi lầm của mình, người cha bịt miệng anh ta bằng vòng tay ôm (Xc Lc 15,20).
Thiên đàng không phải là một nơi của chuyện huyền thoại, và cũng chẳng phải là vườn thần tiên. Thiên đàng là vòng tay ôm với Thiên Chúa, Đấng là tình yêu vô biên, và chúng ta vào thiên đàng nhờ Chúa Giêsu, Người đã chết trên thập giá vì chúng ta. Nơi nào có Chúa Giêsu, nơi ấy có lòng thương xót và hạnh phúc; không có Chúa thì chỉ có lạnh lẽo và tối tăm. Trong giờ chết, Kitô hữu lập lại với Chúa Giêsu: ”Xin Chúa nhớ đến con”. Và cho dù không còn ai nhớ đến chúng ta, Chúa Giêsu vẫn ở đó cạnh chúng ta. Ngài muốn đưa chúng ta vào nơi đẹp đẽ nhất. Ngài muốn đưa vào đó với ít nhiều điều thiện trong cuộc sống chúng ta, để không điều gì bị mất đi khỏi những gì Ngài đã cứu chuộc. Và trong nhà Cha, Ngài cũng mang tất cả những gì ở trong chúng ta cần được cứu chuộc: những thiếu sót và những sai lầm trong trọn cuộc sống. Đó là mục đích cuộc sống của chúng ta: tất cả được hoàn thành, được biến đối trong tình thương.
Nếu chúng ta tin điều đó, thì cái chết không còn làm cho chúng ta sợ hãi nữa và chúng ta cũng có thể hy vọng rời khỏi thế giới này một cách thanh thản, với bao nhiêu lòng tín thác. Ai đã biết Chúa Giêsu, thì không còn sợ hãi gì nữa. Và chúng ta cũng có thể lập lại những lời của cụ già Simeon, cụ cũng đã được phúc gặp gỡ Chúa Kitô, sau trọn cuộc đời chờ đợi: ”Giờ đây, lạy Chúa, xin cho tôi tớ Chúa ra đi bình an, theo lời Ngài, vì mắt con đã thấy ơn cứu độ của Chúa” (Lc 2,29-30).
Sau cùng, chính trong lúc ấy, chúng ta sẽ không còn cần gì nữa, không còn nhìn thấy mờ mờ. Không còn khóc than vô ích, vì tất cả đã qua đi; cả những lời tiên tri, cả những kiến thức. Nhưng tình yêu không qua đi, nó tồn tại. Vì ”đức ái không bao giờ chấm dứt” (1 Cr 13,8)
Trong phần chào thăm bằng tiếng Ý, ĐTC nhắc đến các nữ tu dòng Nữ tỳ Đức Maria phục vụ bệnh nhân, các cha dòng Thánh Euđê, Phong trào Sứ điệp Fatima. Với các bạn trẻ, các đôi vợ chồng mới cưới và các bệnh nhân, ngài nhắc nhở rằng vào cuối tháng 10, tôi nhắn nhủ anh chị em hãy đọc kinh Mân Côi. ”Hỡi các bạn trẻ, ước gì kinh nguyện này trở thành cơ hội cho các con đi sâu vào mầu nhiệm Chúa Kitô đang hoạt động trong cuộc sống của các con. Anh chị em bệnh nhân quí mến, hãy yêu mến kinh Mân Côi vì kinh này mang lại cho anh chị em niềm an ủi và ý nghĩa những đau khổ anh chị em đang chịu. Và Hỡi các đôi tân hôn, ước gì kinh Mân Côi trở thành cơ hội ưu tiên để anh chị em cảm nghiệm sự thân mật thiêng liêng với Thiên Chúa, là Đấng thiết lập một gia đình mới”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh hoạt Đại hội Linh mục Việt Nam Emmaus VII: Thuyết trình, tham quan Carmel Mission, và Tiệc Mừng
Lm Peter Võ Sơn
01:37 26/10/2017
San Jose, California: Thứ Tư 25/10/2017, Đại Hội Linh Mục Việt Nam – Hành Trình Emmaus VII bước sang ngày thứ ba.
Đức Cha Kevin W. Vann, Giám Mục Giáo Phận Orange County, California, chủ sự Kinh Sáng và Thánh Lễ.Trong Thánh Lễ, Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, cám ơn Đức Cha đã nhận lời làm Episcopal Moderator, Liaison (xin tạm dịch: Liên Lạc Viên) giữa Liên Đoàn Công Giáo và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ - sau 10 tháng qua các thủ tục.
Đức Cha Vann và Đức Ông Joseph Phạm Quốc Tuấn, Linh mục Giáo Phận Orange và cũng là Chủ Tịch Miền Tây Nam, giới thiệu về Đền Thánh Mẹ La Vang, sẽ được xây dựng trong khu vực Nhà Thờ Chính Tòa Kitô, Giáo Phận Orange.
Lm. Matthew Nguyễn Khắc Hy, Dòng Xuân Bích và cũng là Trưởng Ban Thần Học của Liên Đoàn, thuyết trình đề tài IV: “Đây Là Mẹ Con: Mẹ Giêsu Thượng Tế - Mẹ Linh Mục Chia Sẻ Sứ Mạng Tư Tế Chúa Kitô”.
Xem hình ảnh Sinh hoạt Đại hội Linh mục
Buổi chiều, quý Cha tham quan Các di tích lịch sử truyền giáo tại Carmel Mission, Monterey
Quý Đức Cha, quý Giáo xứ, Cộng đoàn và Giáo Dân dự Đại Tiệc Emmaus với Cộng Đồng CGVN San José tại Nhà Hàng Dynasty, Thành Phố San Jose.
Đức Cha Kevin W. Vann, Giám Mục Giáo Phận Orange County, California, chủ sự Kinh Sáng và Thánh Lễ.Trong Thánh Lễ, Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, cám ơn Đức Cha đã nhận lời làm Episcopal Moderator, Liaison (xin tạm dịch: Liên Lạc Viên) giữa Liên Đoàn Công Giáo và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ - sau 10 tháng qua các thủ tục.
Đức Cha Vann và Đức Ông Joseph Phạm Quốc Tuấn, Linh mục Giáo Phận Orange và cũng là Chủ Tịch Miền Tây Nam, giới thiệu về Đền Thánh Mẹ La Vang, sẽ được xây dựng trong khu vực Nhà Thờ Chính Tòa Kitô, Giáo Phận Orange.
Lm. Matthew Nguyễn Khắc Hy, Dòng Xuân Bích và cũng là Trưởng Ban Thần Học của Liên Đoàn, thuyết trình đề tài IV: “Đây Là Mẹ Con: Mẹ Giêsu Thượng Tế - Mẹ Linh Mục Chia Sẻ Sứ Mạng Tư Tế Chúa Kitô”.
Xem hình ảnh Sinh hoạt Đại hội Linh mục
Buổi chiều, quý Cha tham quan Các di tích lịch sử truyền giáo tại Carmel Mission, Monterey
Quý Đức Cha, quý Giáo xứ, Cộng đoàn và Giáo Dân dự Đại Tiệc Emmaus với Cộng Đồng CGVN San José tại Nhà Hàng Dynasty, Thành Phố San Jose.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thanh-Thiếu Niên Bị Đảng Cộng Sản VN Đầu Độc Như Thế Nào ?
Phạm Trần
08:53 26/10/2017
Mỗi khi có Đại hội nhiệm kỳ của Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ con cái cán bộ được gọi là “dự bị” của đảng cầm quyền thì chủ trương đầu độc tuổi trẻ Việt Nam lại hiện ra rõ nét hơn bao giờ hết.
Bằng chứng đã thể hiện trong Dự thảo Báo cáo Chính trị
của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X đang được thăm dò ý kiến để chuẩn bị cho Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI tại Hà Nội vào giữa tháng 12/2017.
Tin của tổ chức này cho biết sẽ có khỏang 1.000 đại biểu, đại diện cho hơn 7 triệu Đoàn viên cả nước sẽ tham dự Đại hội để bầu Ban lãnh đạo nhiệm kỳ 2017-2022.
Nhưng với ngân khỏan 551,505 tỉ đồng được nhà nước trao cho, như đã ghi trong dự án chi tiêu ngân sách năm 2016, tổ chức này đã làm được gì cho dân hay đó là khỏan tiền được trả công làm tay sai cho đảng để họ thay thế lớp cha anh tiếp tục cầm quyền và hưởng bổng lộc ?
BỊ XUA VÀO MÙ QÚANG
Vì vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCS), như đã được quy định trong Báo cáo Chính trị (BCCT) là phải rèn luyện đề ”Xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Nhưng lớp cha mẹ, anh em của đội ngũ “dự bị này” lại chính là lớp cán bộ, đảng viên có chức có quyền trong qúa khứ và hiện nay nên công tác chuẩn bị hành trang cho con cháu được ngồi vào chỗ người đi trước theo cách cha truyền con nối chẳng phải là chủ trương độc tài và “lợi ích nhóm” của đảng hay sao ?
Vì vậy không ai lạ khi thấy BCCT đã khẳng định đòan viên :”Luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước, phát huy truyền thống cách mạng, thể hiện rõ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, có hành động thiết thực, cụ thể vì cộng đồng.”
Nhưng “cộng đồng” của dân hay của đảng ? Trong vai trò nối gót của lớp thanh niên được gọi là “hạt giống đỏ” ưu tú của đảng trước đây và bây giờ, những người này không phải của dân. Vì dân không đẻ ra hạt giống đỏ để làm theo lệnh đảng chống lại cuộc đấu tranh chống Trung Hoa xâm lược Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đồng bào yêu nước.
Bằng chứng đã có những đòan thanh niên nam nữ mặc đồng phục xanh, nối tay nhau xếp hàng chống các cuộc biểu tình chống Tầu tự phát của người dân ở Hà Nội và Sài Gòn từ 2007 đến 2012. Cũng lớp người trẻ làm con thiêu thân cho chế độ này đã từng ăn mặc phản cảm nhảy múa nhố nhăng trong điệu nhạc ngọai lai Trung Hoa trước kỳ đài Lý Thái Tổ cạnh Hồ Gươm chống người dân truy niệm 74 chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình chống quân Tầu đánh chiếm Hòang Sa năm 1974, và 64 người lính Quân đội Nhân dân đã hy sinh chống quân Tầu ở Trường Sa năm 1988.
Cũng đội ngũ thanh niên, thiếu nữ phản động này còn cả gan tham gia chống những người biểu tình, vào mỗi tháng Hai hàng năm, truy điệu trên 40 ngàn chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới phiá Bắc chống Tầu xâm lược trong các năm 1979-1990.
Những hành động phản quốc này, ai cũng thấy đã làm nhục quốc thể và xúc phạm nặng nề đến vong linh các chiến sỹ và đồng bào, nhưng Lãnh đạo đảng vì sợ Tầu nên dửng dưng và còn cho Công an và Công an đội lốt côn đồ đàn áp nhân dân yêu nước.
Vậy mà đội ngũ lãnh đạo đã bị đảng nắm đầu của TNCS vẫn không biết hổ thẹn để khoe đã hòan thành các nhiệm vụ:” Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền, học tập các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn được triển khai với nhiều hình thức sáng tạo, như: học tập trực tuyến, thi trắc nghiệm, thi tự luận trên Internet, xây dựng phim ngắn, bản đồ tư duy tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết. Các đợt sinh hoạt chính trị “Con đường cách mạng của thanh niên thời kỳ mới”, “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”, “Tự hào tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh”, “Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn” và Hội thi “Ánh sáng soi đường” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên tham gia, được dư luận xã hội ghi nhận. Trong nhiệm kỳ, trên 30 triệu lượt cán bộ, đoàn viên, thanh niên được học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, của Đoàn và lý luận chính trị.”
Nhưng những “thành tích” quái đản này có gì mới hơn những điều họ đã được đảng nhồi sọ từ năm 2010 trong Bài học thứ nhất về “Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam” ?
Các đoàn viên TNCS cũng phải học tại sao "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ” ra đời năm 1991 đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động".
Tài liệu của đảng bảo đám Thanh niên ngây thơ rằng:”Đây là kết luận rút ra từ kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử của Đảng và của cách mạng Việt Nam trong suốt quá trình cách mạng từ khi thành lập Đảng đến nay. Đó là một quyết định có tầm lịch sử quan trọng thể hiện bước tiến trong tư duy lý luận của Đảng ta.”
Đảng CSVN lại nói dối Thanh niên rằng đến Đại hội đảng IX thì “: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh".
Từ ngày đảng CSVN ra đời năm 1930 đến nay, chưa hề bao giờ nhân dân được đảng hỏi xem có muốn theo Chủ nghĩa Cộng sản không cho nên bảo dân cũng quyết tâm với đảng là bịa đặt.
Do đó, Bài học cho rằng :”Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập để nắm vững, biết vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ và trách nhiệm hàng đầu của mỗi cán bộ, đoàn viên và thanh niên Việt Nam.”
CON AI DU HỌC ?
Nhưng học tập và nghiên cứu thứ Chủ nghĩa đã bị nhân loại vứt vào sọt rác để làm gì trong hòan cảnh Việt Nam ngày nay ?
Đó là lý do đã có không ít cha mẹ, anh em và dòng họ của TNCS biết khôn ngoan “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” để tìm đường thoát thân cho con cái bằng con đường du học.
Báo chí Việt Nam đã cho biết:”Theo Nhóm công tác Giáo dục và Đào tạo thuộc Diễn đàn doanh nghiệp thường niên (VBF) 2015, Việt Nam hiện có hơn 110.000 học sinh du học với mức học phí từ 30.000 đến 40.000 USD mỗi năm, điều này đồng nghĩa người Việt mỗi năm đang “xuất khẩu” khoảng gần 3 tỷ USD để có được nền giáo dục quốc tế. Song, điều đáng nói là Việt Nam hoàn toàn có thể giữ được phần lớn số tiền này ở lại trong nước nếu biết thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào giáo dục.”
Những con số này đã tự trả lời cho thắc mắc “nếu xã hội Việt Nam tốt đẹp và Chủ nghĩa Mác-Lênin đem lại phồn thịnh và hạnh phúc cho dân thì tại sao Việt Nam phải gửi hàng trăm ngàn lao động trẻ ra nước ngoài kiếm sống và giúp gia đình ?”
Trong khi đó, người dân cũng muốn biết tìm đâu ra tiền mà trên 100 ngàn than niên, thiếu nữ Việt Nam có thể du học với kinh phí mỗi năm bằng cả đời đi làm của một công nhân bình thường ?
LỪA DỐI –BIỆN BẠCH
Vậy thực tế đã nói gì về thiên đường Cộng sản và giấc mơ Việt Nam ?
Người Việt Nam nào, kể cả đòan viên TNCS, cũng biết tại sao nhân dân Nga và nhân dân các nước theo chủ nghĩa Mác-Lênin ở Đông Âu đã nhổ nước bọt vào Chủ nghĩa sát nhân này từ 1989 đến 1991. Những người dân yêu nước, có ao ước được sống tự do và dân chủ ở các quốc gia này đã anh dũng đứng lên lật đổ cường quyền và hòan thành cuộc cách mạng không đổ máu để thoát gông cùm Cộng sản.
Nhưng thảm hại thay, nhân dân và Thanh niên Việt Nam đã không được phép tin như thế để vùng lên cởi trói mà phải tiếp tục cúi đầu chịu ách cai trị kìm kẹp của những người Cộng sản giáo điều, bảo thủ và hà khắc.
Đảng CSVN còn lừa dối Thanh niên khi họ giải thích về sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng sản rằng:” Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân trực tiếp là Đảng Cộng sản phạm những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức bắt đầu từ sự phản bội của người lãnh đạo chủ chốt; chủ nghĩa đế quốc can thiệp vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện "diễn biến hòa bình" ở Liên Xô và các nước Đông Âu.”
Sau khi phát ngôn hoang đường để tự cứu như thế, Bài học của TNCS biện bạch rằng:” Sự đổ vỡ đó không có nghĩa là sự sụp đổ của học thuyết về chủ nghĩa xã hội, không phải là sự sụp đổ của phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới, bởi vì hiện nay một số nước xã hội chủ nghĩa vẫn đang tiếp tục đứng vững và phát triển. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: "Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là qui luật tiến hóa của lịch sử".
(Trích Bài học 3 : “Đi lên CNXH, con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn”, ngày 28/01/2010)
Đó là luận điệu của những người mơ hỏang và hy vọng hão huyền để tự đánh lừa mình và lừa bịp những con người thông minh và tiến bộ Việt Nam.
Cả thế giới bây giờ chỉ còn lại 4 nước Cộng sản là Trung Hoa, Cuba, Bắc Hàn và Việt Nam. Nhưng Cuba và Bắc Hàn vẫn đói nghèo và lạc hậu.
Riêng Trung Hoa tự cởi trói từ thời Đặng Tiểu Bình 1977 để theo đuổi chủ trương cải cách được gọi là “Xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Hoa”, nhưng đảng vẫn nắm quyền lãnh đạo tòan diện để đổi mới kinh tế nhưng không dân chủ hóa chế độ.
Việt Nam cũng bắt chước làm theo đàn anh Trung Hoa từ Đại hội đảng VI năm 1986 thời Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh với chủ trương Đổi mới để thoát chết. Nhưng CSVN, dù thực tế đã làm kinh tế theo Tư bản nhưng lại trá hình rêu rao “theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa” tối như mực tầu để tránh xấu hổ với Thế giới.
Cũng giống như Trung Hoa, đảng CSVN đã giải thích với đảng viên dù “đổi mới” nhưng không “đổi màu” và “hội nhập nhưng không hòa tan” để tiếp tục độc quyền quyền cai trị và kiểm soát dân y hệt như Bắc Kinh.
Vì vậy khi người CSVN rêu rao vô bằng cớ rằng “Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là qui luật tiến hóa của lịch sử” thì TNCS hãy cố kiên nhẫn há miệng ra mà chờ sung rụng.
Lý do vì từ khi đảng viết như thế năm 1996 đến 2017 là 21 năm mà ngay ở Việt Nam đã có rất nhiều Trí thức và lão thành Cách mạng uyên bác, cấp tiến đã sổ toẹt vào Chủ nghĩa Cộng sản ngoại lai và lên án Lãnh đạo đảng tiếp tục độc tài, thiển cận để hại dân hại nước.
Vậy Thanh niên Việt Nam đã học được gì ở đảng hay Lãnh đạo đã tìm mọi cách để đổ thuốc độc vào miệng Thanh niên ?
Phạm Trần
(10/017)
Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Hà Minh Thảo
09:01 26/10/2017
I.- CUỘC TRƯNG CẦU DÂN Ý NGÀY 23.10.1955.
A. Sự lựa chọn khó khăn.
Lúc 20 giờ ngày 29.04.1955, Kiến nghị ‘Truất phế Quốc trưởng Bảo Đại’ của Hội đồng Nhân dân Cách mạng được Đài Phát thanh Sài gòn truyền đi cho toàn quốc và thế giới biết tin cuộc cách mạng tại Việt Nam đã truất phế Quốc trưởng Bảo đại và Ủy ban Cách mạng Quốc gia kêu mời các nhân sĩ và đồng bào ngày hôm sau đến tại tòa Đô chính Sài gòn để nghe Ủy ban thuyết trình về biến cố lịch sử vừa xảy ra.
Từ sáng sớm ngày 30.04.1955, các giới nhân sĩ, các đại diện các chánh đảng, thanh niên sinh viên phụ nữ, báo chí… phấn khởi tụ tập đầy nghẹt phòng khánh tiết tòa Đô chánh Sài gòn. Sau khi được nghe tường trình về phiên đại hội ngày hôm qua, một lần nữa, ông Bảo Đại bị hạ bệ khi có người bắt thang leo lên gỡ bức ảnh to lớn hình Quốc trưởng treo trước cửa tòa Đô chính và ném xuống đất, rồi có những thanh niên nhảy lên dậm đạp cho nát bét.
Những biến cố này làm ông Ngô đình Diệm lo âu vì, trong thâm tâm mình, ông chỉ nghĩ đến một chế độ quân chủ lập hiến. Ông Diệm vẫn muốn trung thành với lời hứa cùng Quốc trưởng Bảo Đại. Nhưng để hợp với ý nguyện của các đại diện Quốc Dân, ông phải thuận ý cùng họ tiến đến một thể chế Cộng hòa cho Việt Nam. Tuy vậy, ông Diệm cũng đã viết thư trình bày cùng ông Bảo Đại sự kiện Hội đồng Nhân dân Cách mạng thỉnh cầu ‘Truất quyền Quốâc trưởng của ông’. Nhưng trong thư phúc đáp, ông Bảo Đại cho biết ông không trở lại Việt Nam. Cựu tướng Trần văn Đôn đã viết nơi trang 133, sách ‘Việt Nam Nhân Chứng’ : « Theo ông Nhu kể lại, trước ngày trưng cầu dân ý, Thủ tướng Diệm tự tay viết một là thư dài giải thích tình hình và mời Bảo Đại về nước lãnh đạo, nhưng Cựu Hoàng không trả lời ».
Những đại diện Quốc Dân đưa ra những ý kiến để ủng hộ ông Diệm nhận lãnh trọng trách đưa Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp trở thành một nước Cộng hòa độc lập và dân chủ :
1.- Trao toàn quyền dân sự và quân sự.
Ngày 18.06.1954, khi Quốc trưởng kêu gọi đến lòng ái quốc của ông Diệm để bảo vệ sự tồn vong của Việt Nam để chống lại Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa. Để đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn lúc ấy, Quốc trưởng Bảo Đại đã trao cho Ngô đình Diệm toàn quyền dân sự và quân sự. Sau sự trao quyền này, Bảo Đại chỉ còn là một Quốc trưởng tượng trưng cho quốc gia, tức chính Bảo Đại ‘tự truất phế’ khi trao toàn quyền tuyệt đối cho ông Ngô đình Diệm và, tức có thể xem đây như Bảo Đại đã gián tiếp tự mình dọn đường để lùi bước và nhường cho người khác lên thay thế mình.
2.- Phản Bội hay Trung Thành.
Vấn đề này đặt ra giữa hai ông Bảo Đại và Ngô đình Diệm có thể được coi là không đúng chổ vì :
- Thứ nhất không có vấn đề đạo đức hay luân lý vốn thuộc sự giao kết cá nhân với cá nhân trong tinh thần đạo lý thiêng liêng ràng buộc họ. Ngoài ra, về điểm này, thì đã mấy ai có thể ‘hơn’ ông Diệm?
- Thứ hai, đây là vấn đề mối tương quan chính trị giữa hai nhân vật có những chính sách, đường lối khác biệt nhau thì có thẩm quyền nào bắt buộc họ phải trung thành?
Chúng ta không nên đặt việc trung thành cho ông Diệm khi :
- Năm xưa khi cách chức Thượng Thư của ông Diệm, ông Bảo Đại đã thu lại cả Kim Khánh Bội tinh của ông Diệm, chỉ còn để lại chức hàm Tuần Vũ thì có ác quá không? Nhưng ông Diệm không thù oán gì với ông Bảo Đại vì biết Quốc trưởng chỉ thi hành lệnh của Tây!
- Khi thuyết phục ông Diệm đãm nhận trách vụ Thủ tướng, Bảo Đại biết và nói ‘Đất Nước rất bi đát, có thể bị chia cắt và cần bảo vệ nó bằng chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa’. Thế mà Quốc trưởng không làm gì để giúp đỡ ông Diệm mà còn hổ trợ để Bảy Viển cùng các giáo phái võ trang gây những khó khăn cho Đất Nước, đồng bào và ông Diệm. Ngoài ra, không ai bị bắt buộc phải trung thành với một vị ‘hôn quân’ như Bảo Đại đã bị mang tiếng là nhu nhược, thụ động, phóng đãng và xúi dục chia rẽ?
- Sau khi ông Bảo Đại bị truất phế, bà Từ Cung (thân mẫu cựu hoàng) vẫn được cấp 5000 đồng/tháng. Nha Kiến thiết vẫn tiếp tục sửa chữa cung điện ngoài Huế và ngay cả Biệt điện Đà lạt hay những nhà săn ở Ban Mê Thuột, những đồn điền hay công ty Cao nguyên, du thuyền Hương Giang hay nhà cửa đứng tên ông này bà kia vẫn để nguyên mặc dầu có lệnh tịch thâu ban hành ngày 16.12.1957. Tất cả những động sản, bất động sản đứng tên ông Vĩnh Cẩn hay Nguyễn Đệ và vợ, chính phủ không đụng tới.
- Chúng ta cũng nên nhớ : năm 1945, ông Bảo Đại đã từng thoái vị trước Việt Minh.
Bởi thế, Thủ tướng Ngô đình Diệm đã tiến hành cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955 để hợp thức hóa cuộc cách mạng thay đổi chánh thể Việt Nam từ Quân chủ sang Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tổng thống do dân cử trực tiếp với nhiệm kỳ do Hiến pháp quy định.
B. Một cuộc đảo chánh ‘bỏ túi’ bị thất bại.
Ngày 28.04.1955, đồng thời với việc triệu mời Thủ tướng Diệm sang Pháp, ông Bảo Đại cũng bổ nhiệm tướng Nguyễn văn Vỹ, chỉ huy trưởng Ngự lâm quân, Đà Lạt, vào chức vụ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia thay thế tướng Lê văn Tỵ qua Pháp. Tướng Vỹ vội kéo Ngự lâm quân về Sài gòn và, ngày 30.04.1955, đến nhà tướng Tỵ yêu cầu tướng Tỵ trao quyền cho ông theo lệnh của Quốc trưởng. Tướng Tỵ trả lời: « Tôi sẵn sàng nếu Thủ tướng ra lệnh ». Do đó, tất cả đồng ý vào Dinh gặp Thủ tướng.
Tại Dinh Độc lập, tướng Vỹ cùng các sĩ quan tùy tùng chạm trán những đại diện Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia, danh xưng mới của Ủy ban Cách mạng, sau khi trình diện Quốc Dân ở tòa Đô chánh, đến gặp Thủ tướng. Vừa gặp mặt, ông Nhị Lang chĩa thẳng súng vào người tướng Vỹ và hô to: ‘Giơ tay lên, không tôi bắn!’. Ông Vỹ hoảng hốt giơ tay cao. Ông Nhị Lang nói với ông Hồ hán Sơn: ‘Hãy bóc galon ông này cho tôi!’, ông Sơn thi hành dưới ống kính chụp hình của phóng viên François Sully và được báo Life đăng trong số phát hành tháng 7.1955. Ông Trần trung Dung kêu cứu với ông Diệm và Thủ tướng vội ra kéo Vỹ vào phòng họp. Cùng lúc, ông Ngô đình Nhu chạy đến can gián Nhị Lang: « Thôi đừng nóng, mấy ông Tướng vào họp bàn với Cụ ».
Chỉ vài giờ trước đó, tướng Vỹ và khoảng 50 sĩ quan khác kéo đến Dinh không những chỉ để đòi thay thế tướng Tỵ trong chức vụ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia mà còn để yêu cầu Thủ trướng Ngô đình Diệm từ chức, nếu cần. Bây giờ, tình thế đã thay đổi, tướng Vỹ phải ký giấy cam kết trở lại hợp tác với Thủ tướng. Thất thế, mọi người đều bỏ rơi ông, khiến ông phải cuốn gói rút quân về Đà lạt lúc đó đã 3 giờ sáng ngày hôm sau. Từ đó, tướng Vỹ sang Cao Miên rồi đến Pháp sống lưu vong.
C. Tổ chức Trưng cầu Dân ý.
Ngày 06.10.1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý như là một đáp ứng cho những đề nghị ‘dân chủ và hợp pháp’. Tiếp đó, hai hình thức truyền thông và vận động cử tri được khai triển :
1. Các cơ quan truyền thông chính phủ bắt đầu giải thích lý do tổ chức Trưng cầu Dân ý, vận động cử tri đi bầu và hướng dẫn cách thức đầu phiếu cho hợp lệ.
Cuộc trưng cầu dân ý có thể được xem như là hành vi khởi đầu gia nhập vào thế giới tự do vì, trước đó, người Việt chưa có dịp đầu phiếu cấp toàn quốc. Thủ tướng Diệm tuyên bố : « Đây chính là bước khởi đầu của người dân được tự do hành xử quyền hạn chính trị ».
Trong bản tuyên bố của chính phủ ngày 19.10.1955, ông Diệm tha thiết mời gọi cử tri hãy nắm lấy cơ hội để thực hiện quyền dân chủ của mình: « Quốc dân đồng bào, hãy mạnh dạn bày tỏ ý chí của mình! Hãy dũng cảm tiến lên con đường Tự Do, Dân Chủ và Độc Lập! ». Tờ truyền đơn giải thích “Cuộc trưng cầu dân ý là phương pháp cực kỳ dân chủ theo đó người dân có thể bày tỏ nghĩ của mình bằng cách bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như chọn lựa thể chế cho quốc gia, chọn lựa người lãnh đạo đất nước v.v… ».
Hôm 22.10.1955, qua làn sóng đài phát thanh, Thủ tướng nói: « Ngày 23 Tháng Mười tới đây là ngày đầu tiên trong lịch sử đất nước, nam cũng như nữ được hành xử một trong những quyền hạn của người dân trong chế độ dân chủ, đó là quyền bỏ phiếu ».
2. Trong khi đó, các vận động viên thuộc Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia thì chỉ trích những hành vi của Quốc trưởng (với những chứng cớ cụ thể) và đề cao những thành tích mà ông Diệm đã thực hiện được trong 10 tháng đầu tiên cầm quyền với trách nhiệm Thủ tướng, dù không được Bảo Đại trợ giúp hay viện trợ vật chất từ Hoa kỳ rất hiếm hoi.
Họ nói với người dân rằng ông Bảo Đại là kẻ bán nước, hiếu sắc chẳng khác nào một thứ của nợ làm cản bước đi lên của đất nước. Trong khi đó, ông Diệm sẽ đưa đất nước vào thời kỳ sán lạn của lịch sử Việt Nam bằng thiết lập một nền dân chủ, dân tộc tự quyết và bảo đảm quyền hạn của mọi công dân. Khắp nơi, người ta đọc thấy những bích chương và biểu ngữ ‘Dồn phiếu cho chí sĩ Ngô đình Diệm là xây dựng một xã hội công bằng và hạnh phúc’, ‘Chào mừng Ngô Chí sĩ, vị cứu tinh của dân tộc’ hay ‘Truất phế Bảo Đại là nhiệm vụ công dân của một nước tự do’. Ngoài ra, đồng bào được nghe nhắc nhở những câu hát như:
‘Phiếu đỏ ta bỏ vô bì
Phiếu xanh Bảo Đại ta thì vứt đi’.
Ngày 18.10.1955, ông Bảo Đại đưa ra lời tố cáo ông Diệm dùng cuộc trưng cầu dân ý để chủ trương độc tài cá nhân và tạo nên sự hiềm khích giữa Pháp và Hoa kỳ. Đồng thời ông tuyên bố thu hồi quyết định bổ nhiệm ông Diệm làm Thủ tướng.
D. Ngày Trưng cầu Dân ý.
Chính quyền đã công bố những chi tiết cụ thể cho việc bỏ phiếu. Việc này được xem ra quá thường đối với người Tây Phương vào thập niên 1950, nhưng nó lại rất mới lạ và quan trọng với cử tri Việt Nam vào năm 1955.
Trong một nỗ lực bảo đảm phổ thông đầu phiếu, hoặc ít ra bề ngoài là như vậy, tất cả nam nữ công dân từ 18 tuổi đã ghi danh trong cuộc kiểm tra dân số gần đó đều có quyền đi bầu và bỏ phiếu kín. Theo đó, tổng số cử tri ghi danh là 5.960.302 người. Để ngăn ngừa gian lận, những địa điểm đầu phiếu được thiết lập cho mỗi 1.000 cử tri.
Khi bước vào phòng phiếu, cử tri xuất trình thẻ căn cước để nhận phiếu bầu và một phong bì. Lá phiếu gồm hai phần :
- bên trái, lồng trong khung màu xanh (màu xui xẻo) là hình ông Bảo Đại mặc quốc phục, bên dưới có hàng chữ ‘Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hòa’ ;
- bên phải, lồng trong khung màu đỏ (màu may mắn), là hình ông Diệm trong bộ âu phục, bên dưới có hàng chữ ‘Tôi truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hòa’.
Ð. Kết quả :
- 5.721.735 phiếu thuận truất phế ông Bảo Đại và công nhận ông Ngô Đình Điệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hòa ;
- 63.017 bỏ phiếu không chịu truất phế ông Bảo Đại;
- 44.155 phiếu không hợp lệ ;
- 131.395 người không bỏ phiếu.
Nhiều nhà báo Mỹ cho rằng sự thành công của cuộc trưng cầu dân ý được coi như có khả năng củng cố nền chính trị của Miền Nam đang tách rời khỏi Pháp và nhích về phía Hoa kỳ. Việc truất phế ông Bảo Đại báo hiệu những nỗ lực cuối cùng để nắm quyền của Pháp hoàn toàn chấm dứt. Các nhà ngoại giao và ký giả Pháp cũng đồng quan điểm như vậy. Tuy vậy, Pháp đã mau chóng thừa nhận Việt Nam Cộng hòa.
E. Chuyện Bên lề.
Lang thang trên xa lộ thông tin, chúng ta được đọc ‘Cuộc Trưng Cầu Dân Ý Truất Phế Vua Bảo Ðại Năm 1955’ tại địa chỉ http://daovanbinh.cattien.us/?p=299, tác giả Ðào Văn Bình viết (xin tóm lược):
Năm 1953, khi 11 tuổi, học lớp Nhất (năm cuối tiểu học), tôi được lên Tòa Thị Chính Hải Phòng để nhận bánh Trung thu do Ðức Quốc trưởng Bảo Ðại tặng trong dịp lễ quan trọng của thiếu nhi. Từ khi Pháp chính thức trao trả độc lập cho Việt Nam năm 1949, trừ Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chánh, cờ Quốc gia (vàng và ba sọc đỏ) được ngạo nghễ tung bay khắp nông thôn tới thị thành do Chính quyền Quốc gia kiểm soát, nhất là các cơ sở công quyền. Trường Võ bị Liên quân Ðà Lạt và Trường Hành chánh Quốc gia được Quốc trưởng Bảo Ðại thiết lập và được ông Diệm đổi thành Trường Võ bị Quốc gia và Học viện Quốc gia Hành chánh.
Khi Pháp thất trận Ðiện Biên Phủ, không còn khả năng ngăn chặn làn sóng Ðỏ tràn xuống Ðông Nam Á và người Mỹ vào thế chân để tránh thảm họa xụp đổ cả vùng Ðông Nam Á. Vua Bảo Ðại đề cử ông Ngô Ðình Diệm giữ chức vụ thủ tướng thay Hoàng thân Bửu Lộc. Theo gia đình tôi di cư vào Nam, tôi tiếp tục theo học lớp Ðệ Thất tại Trung học Công Giáo Trần Lục ở Bùi Chu Phát Diệm di cư vào Nam, học nhờ trường Tiểu học Ðồ Chiểu, sát chợ Tân Ðịnh.
Bỗng dưng một tuần lễ trước ngày Trưng cầu Dân ý, học sinh chúng tôi đưa xe nhà binh chở tới chợ Bình Tây, tay cầm hình Vua Bảo Ðại bị gạch mặt, hát khan cả tiếng những bài vè mà tôi còn nhớ được vài câu như sau ‘Ve vẻ vè ve, nghe vè Bảo Ðại, là quân ăn hại…’. Sau cuộc xuống đường chửi bới Quốc trưởng Bảo Ðại, chiều hôm đó chúng tôi được các thầy/cô phát cho mỗi đứa 5 đồng gọi là tiền ‘Cụ’ thưởng cho học sinh. Số tiền 5 đồng lúc đó quá lớn và quá sướng để tha hồ ăn thịt bò khô, đậu đỏ bánh lọc và coi Ciné ở rạp Moderne cũng nằm sát chợ Tân Ðịnh. Thêm vào đó, đài phát thanh truyền đi những lời hướng dẫn đồng bào đi bỏ phiếu ‘Xanh bỏ vào giỏ, Ðỏ bỏ vào thùng’, tức lá phiếu màu xanh in hình ông Bảo Ðại thì bỏ vào giỏ rác, lá phiếu màu đỏ in hình ông Diệm thì bỏ vào thùng phiếu. Ðầu óc thơ dại của trẻ nhỏ dễ bị tiêm nhiễm, tôi bắt đầu có thiện cảm với ‘Cụ Ngô’ và căm ghét ‘Bảo Ðại bán nước’ mà không cần tìm hiểu xem thực hư thế nào.
Ê. Phản ứng của cựu Quốc trưởng Bảo Ðại.
Cựu Quốc trưởng Bảo Ðại, tuy rất bất mãn về việc bị truất phế, nhưng xem ra rất nhẹ nhàng trong việc chỉ trích ông Diệm. Lời duy nhất ông dùng tương đối nặng là câu ‘một quốc gia cảnh sát trị’ để chỉ trích chế độ Ngô đình Diệm chuyên quyền độc đoán (Con Rồng Việt Nam, trang 538).
Khoảng giữa năm 1992, sau 37 năm im lặng, cựu vương Bảo Ðại đã lên tiếng trong một buổi nói chuyện tại một trường học ở Pháp. Nhân dịp này, người ta đã hỏi ông nhiều điều về thái độ của ông trong những năm cầm quyền trong đó có một câu về việc ông trao toàn quyền cho ông Diệm, được nhà báo Phan văn Trường ghi lại và dịch từ Pháp văn như sau:
- « Tại sao Ngài lại trao quyền cho ông Ngô đình Diệm để rồi ông này lật đổ Ngài?”
Cựu vương trả lời :
- « Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía Cộng sản đã được Liên sô tích cực ủng hộ về mọi mặt nên tôi khuyên ông Diệm nên tìm sự ủng hộ của Mỹ để có thể ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản. Việc ông ta lật tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là NGƯỜI YÊU NƯỚC, lúc trao quyền tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa, vì ông ấy rất mộ đạo, là phải giữ vững miền Nam, và nếu không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả quyền lại cho tôi. Nhưng rồi ông ta đã CHẾT KHI THI HÀNH NHIỆM VỤ. Dù sao thì ông ta cũng cố giữ những lời cam kết ấy mà không được. » (trích Nguyệt san ‘Diễn Ðàn Phụ Nữ’ tháng 9 năm 1992).
II. THÀNH LẬP VIỆT NAM CỘNG HÒA.
Thể theo nguyện vọng của Quốc Dân bày tỏ qua cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, hai biến cố lịch sử đã được thực hiện :
a./ Chấm dứt quyền bính và trách nhiệm Quốc trưởng của Vua Bảo Ðại (tên khai sinh : Nguyễn Phước Vĩnh Thụy) và, đồng thời, chấm dứt chế độ Quân chủ cho Quốc gia Việt Nam (Etat du Viêt Nam).
b./ Trao quyền bính và trách nhiệm Quốc trưởng cho ông Ngô đình Diệm để thành lập chế độ Cộng hòa (République du Viêt Nam).
1.- Tuyên bố Thành lập Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 26.10.1955, trước nhiều vạn người dân hiện diện, tại Dinh Ðộc lập, Thủ tướng Ngô đình Diệm, giờ đây, hành sử chức vụ Quốc trưởng, tuyên đọc Hiến Ước tạm thời gồm ba điều quan trọng :
- Việt Nam là một nước Cộng hoà.
- Quốc trưởng lấy danh hiệu là Tổng thống.
- Quốc hội Lập Hiến sẽ xét định về Hiến Pháp.
Căn cứ vào đó, kể từ giờ phút này, chế độ Cộng hòa dân chủ được áp dụng tại Việt Nam và Tổng thống do dân bầu cho từng nhiệm kỳ.
2.- Tuyển cử Dân biểu Quốc hội Lập Hiến.
Chiếu Hiến Ước tạm thời, ngày 23.01.1956, Tổng thống Diệm ký Dụ số 8 quy định tổ chức bầu cử, trực tiếp và kín, các Dân biểu Quốc hội Lập Hiến để soạn thảo và biểu quyết Hiến Pháp, Luật căn bản của một quốc gia.
Ngày 04.03.1956, Quốc dân miền Việt Nam Cộng hòa đã nhiệt liệt hứng khởi đi đầu phiếu với khoảng 80% số cử tri ghi danh, và đã tuyển chọn 123 Dân biểu trong số 405 ứng cử viên để họp thành Quốc hội Lập Hiến. Phiên họp khai mạc ngày 17.04.1956.
Quốc Hội Lập Hiến gồm có 134 Dân Biểu thuộc bốn đảng. Uỷ Ban soạn thảo Hiến Pháp gồm có Trần Văn Lắm (Chủ Tịch), Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Vũ Quốc Thông và Trương Vĩnh Lễ. Hiến Pháp phỏng theo các Hiến Pháp Hoa Kỳ và Pháp. Phủ Tổng Thống đề nghị tu chính một số điều khoản, Quốc Hội chấp thuận. Việt Nam là một nước Cộng Hoà theo thể chế độc viện, có một Tổng Thống và Phó Tổng Thống cử theo lối phổ thông đầu phiếu. Hiến Pháp không chấp nhận một người có thể nắm giữ hai chức Hành Pháp và Lập Pháp. Không có điều khoản nào cho phép truất phế, khi Tổng Thống phạm trọng tội.
Ngày 26.10.1956, nước Việt nam Cộng hòa ra đời với Hiến pháp vừa được công bố. Nước Việt nam Cộng hòa ra đời, Thủ tướng Ngô Ðình Diệm được xác nhận là Nguyên thủ Quốc gia, dưới danh xưng là Tổng thống, với 2 nhiệm kỳ là tối đa, mỗi nhiệm kỳ là năm năm. (Lưu ý : có những người bịa đặt chuyện Tổng thống Ngô Ðình Diệm cho sửa Hiến pháp 1956 để có nhiệm kỳ 3. Ý nguyện của ông là sau nhiệm kỳ 2, ông sẽ về phụng sự Mẹ và khi Mẹ lìa trần, ông sẽ Tu tại Dòng Chúa Cứu Thế).
3.- Hiến pháp 1956 hay là căn tính của Ðệ nhứt Cộng hòa Việt Nam.
Như trên đã nói, từ ngày Hội nghị các chính đảng và các nhân sĩ miền Nam đã làm Cách mạng truất phế Quốc trưởng Bảo Ðại (ngày 29-04-1954), vai trò của C ấn lao Nh ân v ị C ách m ạng LNVCM đảng càng ngày trở nên hết sức quan trọng, với chủ thuyết Nhân vị cũng như với tổ chức nhân sự của nó. Ảnh hưởng của nó trên những biến cố chánh trị đưa đến kết quả là Hiến pháp VN Cộng hòa 1956 đều luôn luôn có tính cánh quyệt định nếu không nói là chủ động. Và cây nào sanh ra trái nấy là một lẽ tất nhiên.
Như thế Quốc dân miền Nam muốn chấm dứt chế độ Quân chủ và ủy nhiệm cho ông Ngô Ðình Diệm nhiệm vụ thiết lập chế độ Cộng hòa dân chủ. Cho nên cách nầy hay cách nọ Truất phế Quốc trưởng BÐ như là mẹ đẻ ra các Biến cố lịch sử kế tiếp, như là một quá trình tiến hóa chánh trị bất di bất dịch của lịch sử.
Ngày 26.10.1955, Thủ tướng Ngô Ðình Diệm tuyến bố Hiến chương tạm thời, theo đó, từ đây, Việt Nam là một nước Cộng hòa, người lãnh đạo là Quốc trưởng kiêm luôn chức Thủ tướng, tức là Tổng thống nước Việt Nam Cộng hòa. Ðến đây thì uy tín của Thủ tướng lên đến tuyệt đỉnh, trong nuớc cũng như trên thế giới, vì tuyệt đại đa số Quốc dân ủng hộ ông. Nhờ đó, ông giải quyết tất cả các vấn đề tồn tại với Pháp để hoàn thành độc lập Quốc gia trọn vẹn cho Việt Nam Cộng hòa.
Ngay trong trang đầu của Hiến pháp có hai từ ngữ Duy linh và Nhân vị. Thiết nghĩ hai từ ngữ nầy cũng đủ để giái thích tất cả bản chất của một Hiến pháp như là bản luật tối cao của một nước, của một Quốc gia hoàn toàn độc lập. Nhưng nội dung với những điều khoản của nó không khác mấy với những Hiến pháp các nước khác, kể cả nước CS, như là định đoạt chủ quyền thuộc về toàn dân, định đọat nhiệm vụ và bảo đảm quyền lợi của nguời dân với đầy đủ những quyền tự do của nó, tự do đi lại, cư ngụ, tự do tư tưởng, tư do ngôn luận, tư do tín nguởng., đủ thứ tự do….
Vốn chủ thuyết Duy linh Nhân vị là một lý thuyết lấy Chân lý lịch sử, lấy Sự thật khoa học làm căn bản để giải thích mọi diễn tiến của xã hội con người, cũng như nhận định con nguời (Nhân vị) như là một giá trị tuyệt đối, ngang hàng với trời đất, tức nhiên Nhân vị của con người thành ra mực thước đo lường các giá trị khác. Tuy nhiên Nhân vị còn phải có trách nhiệm với cộng đồng, để đưa cộng đồng cùng đồng tiến.
Hiến pháp Ðê nhứt Cộng hòa đã bảo đảm cho Quốc dân miền Nam được nhiều năm hết sức an lạc: Kinh tế phát triển tốt đẹp dù phải nhận thêm gần một triệu di cư chạy giặc cộng sản từ miền Bắc, Xã hội được an bình, an sinh xã hội được bảo đảm, Giáo dục được tổ chức có qui củ theo định hướng duy linh truyền thống dân tộc, vừa tiến bộ theo trào lưu khoa học của nhân loại, Văn học được nẩy nở tưng bừng…
III.- CÔNG DU TRONG DANH DỰ.
Tổng thống Dwight David Eisenhower đã gởi lời mời Tổng thống Ngô Đình Diệm công du chính thức Hoa kỳ từ năm 1955. Quốc gia này hai lần đã lập lịch trình tiếp đón nhưng, ngay khi còn là Thủ tướng, ông Diệm quá bận rộn với quốc sự sau chiến tranh và bị Pháp đô hộ. Nỗ lực tiếp đón và an cư lạc nghiệp cho 860 ngàn đồng bào di cư tìm tự do từ miền Bắc, sau khi Đất Nước bị chia đôi, là một thành quả vượt bực của ông Diệm và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Rời Sài gòn ngày 06.05.1957, ông Ngô Đình Diệm và chỉ gồm 7 thành viên đáp phi cơ đến Honolulu hôm sau, 21 phát đại bác nổ vang chào mừng. Tổng thống Eisenhower đặc biệt cử Bộ trưởng Ngoại giao John Foster Dulles đến đón và mời phái đoàn Việt Nam Cộng hòa cùng đáp phi cơ riêng Tổng thống Mỹ Columbine III để bay đến thủ đô. Đến Los Angeles, Thị trưởng ở đây ra đón và trao chìa khóa vàng cho ông Diệm. Một buổi yến tiệc được tổ chức với dao, muỗng, nĩa bằng vàng để thiết đãi. Đến phi trường quốc gia Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được chính Tổng thống Hoa kỳ tiếp đón ngay tại cầu thang phi cơ. Đồng thời, 21 phát đại bác nổ vang long trọng chào đón Nguyên Thủ Quốc gia Việt Nam. Theo Wikipedia, dọc theo đại lộ từ phi trường vào thủ đô, khoảng 50.000 người đứng hai bên vệ đường để vẫy tay chào Người.
Hôm sau, thay mặt đồng bào, Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, trước các Dân biểu và Thượng nghị sĩ Liên bang. Số lãnh đạo Á châu được hưởng niềm hãnh diện này chỉ được đếm trên các ngón tay. Nhân dịp này, Tổng thống cám ơn Nhân dân Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam: « Trong một thời gian kỷ lục, nhờ sự hy sinh của toàn dân chúng tôi và sự trợ giúp của quý Quốc, Việt Nam Tự do đã thắng được tình trạng hỗn loạn do chiến tranh và Hiệp định Genève gây ra, hoàn thành cuộc phục hưng xứ sở và ổn định tình thế để 860 ngàn người di cư có thể dự vào nền kinh tế chung với 13 triệu đồng bào khác ». Tiếp theo, ông Diệm giải thích nền tảng chính trị của mình: « Đứng trước những khối kinh tế và chính trị cấu thành những áp lực lớn lao luôn uy hiếp chúng tôi, Dân tộc tôi cảm thấy hơn các Dân tộc khác sự cần thiết phải xây dựng đời sống chính trị của mình dựa trên một căn bản rõ rệt và vững chắc và phải triệt để hướng tất cả các giai đoạn liên tiếp của sự hoạt động chúng ta vào con đường tiến bộ dân chủ ngày càng sâu rộng phài có căn bản duy linh, với Nhân Vị trong thể chất cũng như trong cố gắng để đạt tới mức toàn thiện, toàn mỹ về các phương diện lý trí, đạo đức và thiêng liêng. Chúng tôi xác nhận lòng tin vào giá trị tuyệt đối của con người có thiên mạng bất diệt và sẵn có phẩm giá từ khi xã hội được tạo thành. Dân chủ không phải chỉ là hạnh phúc vật chất, lấy mạnh hiếp yếu. Nhưng bản chất Dân chủ là nỗ lực lâu dài để tìm thấy những phương tiện chính trị hầu đảm bảo cho mọi công dân có quyền phát triển tự do và chủ động tối đa trách nhiệm về đời sống tinh thần. »
Tổng thống Diệm lưu lại Hoa thạnh đốn trong bốn ngày để gặp gỡ Tổng thống, các nhân viên cao cấp Bộ Ngoại giao và những chính khách Mỹ đã từng giúp đỡ Việt Nam. Ngoại trưởng Dulles và các phụ tá đã đến thăm và hội kiến với ông Diệm tại Dinh Blair House. Sau khi ông Diệm rời Thủ đô, Tòa Bạch ốc phát hành một văn kiện ca ngợi ‘Những thành quả đáng kể của Việt Nam Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của ông’. Tại New York, Tổng thống được Thị trưởng và Nhân dân thành phố tiếp đón long trong (Ticker Tape Parade) như đã từng tổ chức để vinh danh các Tướng thắng trận Thế chiến hay các phi hành gia không gian từ Mặt Trăng trở về. Tổng thống Việt Nam cũng đã đến nhiều Tiểu bang khác để cám ơn các cá nhân và hiệp hội tôn giáo đã giúp đở để thành công việc định cư đồng bào tị nạn tìm Tự do.
Trong những năm sau, Tổng thống Ngô Ðình Diệm đã viếng thăm nhiều nước khác để cám ơn sự ủng hộ của các quốc gia này trong việc giúp tái thiết nước Việt sau chiến tranh hay viện trợ phát triển cho Ðất Nước chúng ta.
Hà Minh Thảo
A. Sự lựa chọn khó khăn.
Lúc 20 giờ ngày 29.04.1955, Kiến nghị ‘Truất phế Quốc trưởng Bảo Đại’ của Hội đồng Nhân dân Cách mạng được Đài Phát thanh Sài gòn truyền đi cho toàn quốc và thế giới biết tin cuộc cách mạng tại Việt Nam đã truất phế Quốc trưởng Bảo đại và Ủy ban Cách mạng Quốc gia kêu mời các nhân sĩ và đồng bào ngày hôm sau đến tại tòa Đô chính Sài gòn để nghe Ủy ban thuyết trình về biến cố lịch sử vừa xảy ra.
Từ sáng sớm ngày 30.04.1955, các giới nhân sĩ, các đại diện các chánh đảng, thanh niên sinh viên phụ nữ, báo chí… phấn khởi tụ tập đầy nghẹt phòng khánh tiết tòa Đô chánh Sài gòn. Sau khi được nghe tường trình về phiên đại hội ngày hôm qua, một lần nữa, ông Bảo Đại bị hạ bệ khi có người bắt thang leo lên gỡ bức ảnh to lớn hình Quốc trưởng treo trước cửa tòa Đô chính và ném xuống đất, rồi có những thanh niên nhảy lên dậm đạp cho nát bét.
Những biến cố này làm ông Ngô đình Diệm lo âu vì, trong thâm tâm mình, ông chỉ nghĩ đến một chế độ quân chủ lập hiến. Ông Diệm vẫn muốn trung thành với lời hứa cùng Quốc trưởng Bảo Đại. Nhưng để hợp với ý nguyện của các đại diện Quốc Dân, ông phải thuận ý cùng họ tiến đến một thể chế Cộng hòa cho Việt Nam. Tuy vậy, ông Diệm cũng đã viết thư trình bày cùng ông Bảo Đại sự kiện Hội đồng Nhân dân Cách mạng thỉnh cầu ‘Truất quyền Quốâc trưởng của ông’. Nhưng trong thư phúc đáp, ông Bảo Đại cho biết ông không trở lại Việt Nam. Cựu tướng Trần văn Đôn đã viết nơi trang 133, sách ‘Việt Nam Nhân Chứng’ : « Theo ông Nhu kể lại, trước ngày trưng cầu dân ý, Thủ tướng Diệm tự tay viết một là thư dài giải thích tình hình và mời Bảo Đại về nước lãnh đạo, nhưng Cựu Hoàng không trả lời ».
Những đại diện Quốc Dân đưa ra những ý kiến để ủng hộ ông Diệm nhận lãnh trọng trách đưa Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp trở thành một nước Cộng hòa độc lập và dân chủ :
1.- Trao toàn quyền dân sự và quân sự.
Ngày 18.06.1954, khi Quốc trưởng kêu gọi đến lòng ái quốc của ông Diệm để bảo vệ sự tồn vong của Việt Nam để chống lại Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa. Để đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn lúc ấy, Quốc trưởng Bảo Đại đã trao cho Ngô đình Diệm toàn quyền dân sự và quân sự. Sau sự trao quyền này, Bảo Đại chỉ còn là một Quốc trưởng tượng trưng cho quốc gia, tức chính Bảo Đại ‘tự truất phế’ khi trao toàn quyền tuyệt đối cho ông Ngô đình Diệm và, tức có thể xem đây như Bảo Đại đã gián tiếp tự mình dọn đường để lùi bước và nhường cho người khác lên thay thế mình.
2.- Phản Bội hay Trung Thành.
Vấn đề này đặt ra giữa hai ông Bảo Đại và Ngô đình Diệm có thể được coi là không đúng chổ vì :
- Thứ nhất không có vấn đề đạo đức hay luân lý vốn thuộc sự giao kết cá nhân với cá nhân trong tinh thần đạo lý thiêng liêng ràng buộc họ. Ngoài ra, về điểm này, thì đã mấy ai có thể ‘hơn’ ông Diệm?
- Thứ hai, đây là vấn đề mối tương quan chính trị giữa hai nhân vật có những chính sách, đường lối khác biệt nhau thì có thẩm quyền nào bắt buộc họ phải trung thành?
Chúng ta không nên đặt việc trung thành cho ông Diệm khi :
- Năm xưa khi cách chức Thượng Thư của ông Diệm, ông Bảo Đại đã thu lại cả Kim Khánh Bội tinh của ông Diệm, chỉ còn để lại chức hàm Tuần Vũ thì có ác quá không? Nhưng ông Diệm không thù oán gì với ông Bảo Đại vì biết Quốc trưởng chỉ thi hành lệnh của Tây!
- Khi thuyết phục ông Diệm đãm nhận trách vụ Thủ tướng, Bảo Đại biết và nói ‘Đất Nước rất bi đát, có thể bị chia cắt và cần bảo vệ nó bằng chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa’. Thế mà Quốc trưởng không làm gì để giúp đỡ ông Diệm mà còn hổ trợ để Bảy Viển cùng các giáo phái võ trang gây những khó khăn cho Đất Nước, đồng bào và ông Diệm. Ngoài ra, không ai bị bắt buộc phải trung thành với một vị ‘hôn quân’ như Bảo Đại đã bị mang tiếng là nhu nhược, thụ động, phóng đãng và xúi dục chia rẽ?
- Sau khi ông Bảo Đại bị truất phế, bà Từ Cung (thân mẫu cựu hoàng) vẫn được cấp 5000 đồng/tháng. Nha Kiến thiết vẫn tiếp tục sửa chữa cung điện ngoài Huế và ngay cả Biệt điện Đà lạt hay những nhà săn ở Ban Mê Thuột, những đồn điền hay công ty Cao nguyên, du thuyền Hương Giang hay nhà cửa đứng tên ông này bà kia vẫn để nguyên mặc dầu có lệnh tịch thâu ban hành ngày 16.12.1957. Tất cả những động sản, bất động sản đứng tên ông Vĩnh Cẩn hay Nguyễn Đệ và vợ, chính phủ không đụng tới.
- Chúng ta cũng nên nhớ : năm 1945, ông Bảo Đại đã từng thoái vị trước Việt Minh.
Bởi thế, Thủ tướng Ngô đình Diệm đã tiến hành cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955 để hợp thức hóa cuộc cách mạng thay đổi chánh thể Việt Nam từ Quân chủ sang Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tổng thống do dân cử trực tiếp với nhiệm kỳ do Hiến pháp quy định.
B. Một cuộc đảo chánh ‘bỏ túi’ bị thất bại.
Ngày 28.04.1955, đồng thời với việc triệu mời Thủ tướng Diệm sang Pháp, ông Bảo Đại cũng bổ nhiệm tướng Nguyễn văn Vỹ, chỉ huy trưởng Ngự lâm quân, Đà Lạt, vào chức vụ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia thay thế tướng Lê văn Tỵ qua Pháp. Tướng Vỹ vội kéo Ngự lâm quân về Sài gòn và, ngày 30.04.1955, đến nhà tướng Tỵ yêu cầu tướng Tỵ trao quyền cho ông theo lệnh của Quốc trưởng. Tướng Tỵ trả lời: « Tôi sẵn sàng nếu Thủ tướng ra lệnh ». Do đó, tất cả đồng ý vào Dinh gặp Thủ tướng.
Tại Dinh Độc lập, tướng Vỹ cùng các sĩ quan tùy tùng chạm trán những đại diện Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia, danh xưng mới của Ủy ban Cách mạng, sau khi trình diện Quốc Dân ở tòa Đô chánh, đến gặp Thủ tướng. Vừa gặp mặt, ông Nhị Lang chĩa thẳng súng vào người tướng Vỹ và hô to: ‘Giơ tay lên, không tôi bắn!’. Ông Vỹ hoảng hốt giơ tay cao. Ông Nhị Lang nói với ông Hồ hán Sơn: ‘Hãy bóc galon ông này cho tôi!’, ông Sơn thi hành dưới ống kính chụp hình của phóng viên François Sully và được báo Life đăng trong số phát hành tháng 7.1955. Ông Trần trung Dung kêu cứu với ông Diệm và Thủ tướng vội ra kéo Vỹ vào phòng họp. Cùng lúc, ông Ngô đình Nhu chạy đến can gián Nhị Lang: « Thôi đừng nóng, mấy ông Tướng vào họp bàn với Cụ ».
Chỉ vài giờ trước đó, tướng Vỹ và khoảng 50 sĩ quan khác kéo đến Dinh không những chỉ để đòi thay thế tướng Tỵ trong chức vụ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia mà còn để yêu cầu Thủ trướng Ngô đình Diệm từ chức, nếu cần. Bây giờ, tình thế đã thay đổi, tướng Vỹ phải ký giấy cam kết trở lại hợp tác với Thủ tướng. Thất thế, mọi người đều bỏ rơi ông, khiến ông phải cuốn gói rút quân về Đà lạt lúc đó đã 3 giờ sáng ngày hôm sau. Từ đó, tướng Vỹ sang Cao Miên rồi đến Pháp sống lưu vong.
C. Tổ chức Trưng cầu Dân ý.
Ngày 06.10.1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý như là một đáp ứng cho những đề nghị ‘dân chủ và hợp pháp’. Tiếp đó, hai hình thức truyền thông và vận động cử tri được khai triển :
1. Các cơ quan truyền thông chính phủ bắt đầu giải thích lý do tổ chức Trưng cầu Dân ý, vận động cử tri đi bầu và hướng dẫn cách thức đầu phiếu cho hợp lệ.
Cuộc trưng cầu dân ý có thể được xem như là hành vi khởi đầu gia nhập vào thế giới tự do vì, trước đó, người Việt chưa có dịp đầu phiếu cấp toàn quốc. Thủ tướng Diệm tuyên bố : « Đây chính là bước khởi đầu của người dân được tự do hành xử quyền hạn chính trị ».
Trong bản tuyên bố của chính phủ ngày 19.10.1955, ông Diệm tha thiết mời gọi cử tri hãy nắm lấy cơ hội để thực hiện quyền dân chủ của mình: « Quốc dân đồng bào, hãy mạnh dạn bày tỏ ý chí của mình! Hãy dũng cảm tiến lên con đường Tự Do, Dân Chủ và Độc Lập! ». Tờ truyền đơn giải thích “Cuộc trưng cầu dân ý là phương pháp cực kỳ dân chủ theo đó người dân có thể bày tỏ nghĩ của mình bằng cách bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như chọn lựa thể chế cho quốc gia, chọn lựa người lãnh đạo đất nước v.v… ».
Hôm 22.10.1955, qua làn sóng đài phát thanh, Thủ tướng nói: « Ngày 23 Tháng Mười tới đây là ngày đầu tiên trong lịch sử đất nước, nam cũng như nữ được hành xử một trong những quyền hạn của người dân trong chế độ dân chủ, đó là quyền bỏ phiếu ».
2. Trong khi đó, các vận động viên thuộc Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia thì chỉ trích những hành vi của Quốc trưởng (với những chứng cớ cụ thể) và đề cao những thành tích mà ông Diệm đã thực hiện được trong 10 tháng đầu tiên cầm quyền với trách nhiệm Thủ tướng, dù không được Bảo Đại trợ giúp hay viện trợ vật chất từ Hoa kỳ rất hiếm hoi.
Họ nói với người dân rằng ông Bảo Đại là kẻ bán nước, hiếu sắc chẳng khác nào một thứ của nợ làm cản bước đi lên của đất nước. Trong khi đó, ông Diệm sẽ đưa đất nước vào thời kỳ sán lạn của lịch sử Việt Nam bằng thiết lập một nền dân chủ, dân tộc tự quyết và bảo đảm quyền hạn của mọi công dân. Khắp nơi, người ta đọc thấy những bích chương và biểu ngữ ‘Dồn phiếu cho chí sĩ Ngô đình Diệm là xây dựng một xã hội công bằng và hạnh phúc’, ‘Chào mừng Ngô Chí sĩ, vị cứu tinh của dân tộc’ hay ‘Truất phế Bảo Đại là nhiệm vụ công dân của một nước tự do’. Ngoài ra, đồng bào được nghe nhắc nhở những câu hát như:
‘Phiếu đỏ ta bỏ vô bì
Phiếu xanh Bảo Đại ta thì vứt đi’.
Ngày 18.10.1955, ông Bảo Đại đưa ra lời tố cáo ông Diệm dùng cuộc trưng cầu dân ý để chủ trương độc tài cá nhân và tạo nên sự hiềm khích giữa Pháp và Hoa kỳ. Đồng thời ông tuyên bố thu hồi quyết định bổ nhiệm ông Diệm làm Thủ tướng.
D. Ngày Trưng cầu Dân ý.
Chính quyền đã công bố những chi tiết cụ thể cho việc bỏ phiếu. Việc này được xem ra quá thường đối với người Tây Phương vào thập niên 1950, nhưng nó lại rất mới lạ và quan trọng với cử tri Việt Nam vào năm 1955.
Trong một nỗ lực bảo đảm phổ thông đầu phiếu, hoặc ít ra bề ngoài là như vậy, tất cả nam nữ công dân từ 18 tuổi đã ghi danh trong cuộc kiểm tra dân số gần đó đều có quyền đi bầu và bỏ phiếu kín. Theo đó, tổng số cử tri ghi danh là 5.960.302 người. Để ngăn ngừa gian lận, những địa điểm đầu phiếu được thiết lập cho mỗi 1.000 cử tri.
Khi bước vào phòng phiếu, cử tri xuất trình thẻ căn cước để nhận phiếu bầu và một phong bì. Lá phiếu gồm hai phần :
- bên trái, lồng trong khung màu xanh (màu xui xẻo) là hình ông Bảo Đại mặc quốc phục, bên dưới có hàng chữ ‘Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hòa’ ;
- bên phải, lồng trong khung màu đỏ (màu may mắn), là hình ông Diệm trong bộ âu phục, bên dưới có hàng chữ ‘Tôi truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hòa’.
Ð. Kết quả :
- 5.721.735 phiếu thuận truất phế ông Bảo Đại và công nhận ông Ngô Đình Điệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hòa ;
- 63.017 bỏ phiếu không chịu truất phế ông Bảo Đại;
- 44.155 phiếu không hợp lệ ;
- 131.395 người không bỏ phiếu.
Nhiều nhà báo Mỹ cho rằng sự thành công của cuộc trưng cầu dân ý được coi như có khả năng củng cố nền chính trị của Miền Nam đang tách rời khỏi Pháp và nhích về phía Hoa kỳ. Việc truất phế ông Bảo Đại báo hiệu những nỗ lực cuối cùng để nắm quyền của Pháp hoàn toàn chấm dứt. Các nhà ngoại giao và ký giả Pháp cũng đồng quan điểm như vậy. Tuy vậy, Pháp đã mau chóng thừa nhận Việt Nam Cộng hòa.
E. Chuyện Bên lề.
Lang thang trên xa lộ thông tin, chúng ta được đọc ‘Cuộc Trưng Cầu Dân Ý Truất Phế Vua Bảo Ðại Năm 1955’ tại địa chỉ http://daovanbinh.cattien.us/?p=299, tác giả Ðào Văn Bình viết (xin tóm lược):
Năm 1953, khi 11 tuổi, học lớp Nhất (năm cuối tiểu học), tôi được lên Tòa Thị Chính Hải Phòng để nhận bánh Trung thu do Ðức Quốc trưởng Bảo Ðại tặng trong dịp lễ quan trọng của thiếu nhi. Từ khi Pháp chính thức trao trả độc lập cho Việt Nam năm 1949, trừ Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chánh, cờ Quốc gia (vàng và ba sọc đỏ) được ngạo nghễ tung bay khắp nông thôn tới thị thành do Chính quyền Quốc gia kiểm soát, nhất là các cơ sở công quyền. Trường Võ bị Liên quân Ðà Lạt và Trường Hành chánh Quốc gia được Quốc trưởng Bảo Ðại thiết lập và được ông Diệm đổi thành Trường Võ bị Quốc gia và Học viện Quốc gia Hành chánh.
Khi Pháp thất trận Ðiện Biên Phủ, không còn khả năng ngăn chặn làn sóng Ðỏ tràn xuống Ðông Nam Á và người Mỹ vào thế chân để tránh thảm họa xụp đổ cả vùng Ðông Nam Á. Vua Bảo Ðại đề cử ông Ngô Ðình Diệm giữ chức vụ thủ tướng thay Hoàng thân Bửu Lộc. Theo gia đình tôi di cư vào Nam, tôi tiếp tục theo học lớp Ðệ Thất tại Trung học Công Giáo Trần Lục ở Bùi Chu Phát Diệm di cư vào Nam, học nhờ trường Tiểu học Ðồ Chiểu, sát chợ Tân Ðịnh.
Bỗng dưng một tuần lễ trước ngày Trưng cầu Dân ý, học sinh chúng tôi đưa xe nhà binh chở tới chợ Bình Tây, tay cầm hình Vua Bảo Ðại bị gạch mặt, hát khan cả tiếng những bài vè mà tôi còn nhớ được vài câu như sau ‘Ve vẻ vè ve, nghe vè Bảo Ðại, là quân ăn hại…’. Sau cuộc xuống đường chửi bới Quốc trưởng Bảo Ðại, chiều hôm đó chúng tôi được các thầy/cô phát cho mỗi đứa 5 đồng gọi là tiền ‘Cụ’ thưởng cho học sinh. Số tiền 5 đồng lúc đó quá lớn và quá sướng để tha hồ ăn thịt bò khô, đậu đỏ bánh lọc và coi Ciné ở rạp Moderne cũng nằm sát chợ Tân Ðịnh. Thêm vào đó, đài phát thanh truyền đi những lời hướng dẫn đồng bào đi bỏ phiếu ‘Xanh bỏ vào giỏ, Ðỏ bỏ vào thùng’, tức lá phiếu màu xanh in hình ông Bảo Ðại thì bỏ vào giỏ rác, lá phiếu màu đỏ in hình ông Diệm thì bỏ vào thùng phiếu. Ðầu óc thơ dại của trẻ nhỏ dễ bị tiêm nhiễm, tôi bắt đầu có thiện cảm với ‘Cụ Ngô’ và căm ghét ‘Bảo Ðại bán nước’ mà không cần tìm hiểu xem thực hư thế nào.
Ê. Phản ứng của cựu Quốc trưởng Bảo Ðại.
Cựu Quốc trưởng Bảo Ðại, tuy rất bất mãn về việc bị truất phế, nhưng xem ra rất nhẹ nhàng trong việc chỉ trích ông Diệm. Lời duy nhất ông dùng tương đối nặng là câu ‘một quốc gia cảnh sát trị’ để chỉ trích chế độ Ngô đình Diệm chuyên quyền độc đoán (Con Rồng Việt Nam, trang 538).
Khoảng giữa năm 1992, sau 37 năm im lặng, cựu vương Bảo Ðại đã lên tiếng trong một buổi nói chuyện tại một trường học ở Pháp. Nhân dịp này, người ta đã hỏi ông nhiều điều về thái độ của ông trong những năm cầm quyền trong đó có một câu về việc ông trao toàn quyền cho ông Diệm, được nhà báo Phan văn Trường ghi lại và dịch từ Pháp văn như sau:
- « Tại sao Ngài lại trao quyền cho ông Ngô đình Diệm để rồi ông này lật đổ Ngài?”
Cựu vương trả lời :
- « Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía Cộng sản đã được Liên sô tích cực ủng hộ về mọi mặt nên tôi khuyên ông Diệm nên tìm sự ủng hộ của Mỹ để có thể ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản. Việc ông ta lật tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là NGƯỜI YÊU NƯỚC, lúc trao quyền tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa, vì ông ấy rất mộ đạo, là phải giữ vững miền Nam, và nếu không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả quyền lại cho tôi. Nhưng rồi ông ta đã CHẾT KHI THI HÀNH NHIỆM VỤ. Dù sao thì ông ta cũng cố giữ những lời cam kết ấy mà không được. » (trích Nguyệt san ‘Diễn Ðàn Phụ Nữ’ tháng 9 năm 1992).
II. THÀNH LẬP VIỆT NAM CỘNG HÒA.
Thể theo nguyện vọng của Quốc Dân bày tỏ qua cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, hai biến cố lịch sử đã được thực hiện :
a./ Chấm dứt quyền bính và trách nhiệm Quốc trưởng của Vua Bảo Ðại (tên khai sinh : Nguyễn Phước Vĩnh Thụy) và, đồng thời, chấm dứt chế độ Quân chủ cho Quốc gia Việt Nam (Etat du Viêt Nam).
b./ Trao quyền bính và trách nhiệm Quốc trưởng cho ông Ngô đình Diệm để thành lập chế độ Cộng hòa (République du Viêt Nam).
1.- Tuyên bố Thành lập Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 26.10.1955, trước nhiều vạn người dân hiện diện, tại Dinh Ðộc lập, Thủ tướng Ngô đình Diệm, giờ đây, hành sử chức vụ Quốc trưởng, tuyên đọc Hiến Ước tạm thời gồm ba điều quan trọng :
- Việt Nam là một nước Cộng hoà.
- Quốc trưởng lấy danh hiệu là Tổng thống.
- Quốc hội Lập Hiến sẽ xét định về Hiến Pháp.
Căn cứ vào đó, kể từ giờ phút này, chế độ Cộng hòa dân chủ được áp dụng tại Việt Nam và Tổng thống do dân bầu cho từng nhiệm kỳ.
2.- Tuyển cử Dân biểu Quốc hội Lập Hiến.
Chiếu Hiến Ước tạm thời, ngày 23.01.1956, Tổng thống Diệm ký Dụ số 8 quy định tổ chức bầu cử, trực tiếp và kín, các Dân biểu Quốc hội Lập Hiến để soạn thảo và biểu quyết Hiến Pháp, Luật căn bản của một quốc gia.
Ngày 04.03.1956, Quốc dân miền Việt Nam Cộng hòa đã nhiệt liệt hứng khởi đi đầu phiếu với khoảng 80% số cử tri ghi danh, và đã tuyển chọn 123 Dân biểu trong số 405 ứng cử viên để họp thành Quốc hội Lập Hiến. Phiên họp khai mạc ngày 17.04.1956.
Quốc Hội Lập Hiến gồm có 134 Dân Biểu thuộc bốn đảng. Uỷ Ban soạn thảo Hiến Pháp gồm có Trần Văn Lắm (Chủ Tịch), Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Vũ Quốc Thông và Trương Vĩnh Lễ. Hiến Pháp phỏng theo các Hiến Pháp Hoa Kỳ và Pháp. Phủ Tổng Thống đề nghị tu chính một số điều khoản, Quốc Hội chấp thuận. Việt Nam là một nước Cộng Hoà theo thể chế độc viện, có một Tổng Thống và Phó Tổng Thống cử theo lối phổ thông đầu phiếu. Hiến Pháp không chấp nhận một người có thể nắm giữ hai chức Hành Pháp và Lập Pháp. Không có điều khoản nào cho phép truất phế, khi Tổng Thống phạm trọng tội.
Ngày 26.10.1956, nước Việt nam Cộng hòa ra đời với Hiến pháp vừa được công bố. Nước Việt nam Cộng hòa ra đời, Thủ tướng Ngô Ðình Diệm được xác nhận là Nguyên thủ Quốc gia, dưới danh xưng là Tổng thống, với 2 nhiệm kỳ là tối đa, mỗi nhiệm kỳ là năm năm. (Lưu ý : có những người bịa đặt chuyện Tổng thống Ngô Ðình Diệm cho sửa Hiến pháp 1956 để có nhiệm kỳ 3. Ý nguyện của ông là sau nhiệm kỳ 2, ông sẽ về phụng sự Mẹ và khi Mẹ lìa trần, ông sẽ Tu tại Dòng Chúa Cứu Thế).
3.- Hiến pháp 1956 hay là căn tính của Ðệ nhứt Cộng hòa Việt Nam.
Như trên đã nói, từ ngày Hội nghị các chính đảng và các nhân sĩ miền Nam đã làm Cách mạng truất phế Quốc trưởng Bảo Ðại (ngày 29-04-1954), vai trò của C ấn lao Nh ân v ị C ách m ạng LNVCM đảng càng ngày trở nên hết sức quan trọng, với chủ thuyết Nhân vị cũng như với tổ chức nhân sự của nó. Ảnh hưởng của nó trên những biến cố chánh trị đưa đến kết quả là Hiến pháp VN Cộng hòa 1956 đều luôn luôn có tính cánh quyệt định nếu không nói là chủ động. Và cây nào sanh ra trái nấy là một lẽ tất nhiên.
Như thế Quốc dân miền Nam muốn chấm dứt chế độ Quân chủ và ủy nhiệm cho ông Ngô Ðình Diệm nhiệm vụ thiết lập chế độ Cộng hòa dân chủ. Cho nên cách nầy hay cách nọ Truất phế Quốc trưởng BÐ như là mẹ đẻ ra các Biến cố lịch sử kế tiếp, như là một quá trình tiến hóa chánh trị bất di bất dịch của lịch sử.
Ngày 26.10.1955, Thủ tướng Ngô Ðình Diệm tuyến bố Hiến chương tạm thời, theo đó, từ đây, Việt Nam là một nước Cộng hòa, người lãnh đạo là Quốc trưởng kiêm luôn chức Thủ tướng, tức là Tổng thống nước Việt Nam Cộng hòa. Ðến đây thì uy tín của Thủ tướng lên đến tuyệt đỉnh, trong nuớc cũng như trên thế giới, vì tuyệt đại đa số Quốc dân ủng hộ ông. Nhờ đó, ông giải quyết tất cả các vấn đề tồn tại với Pháp để hoàn thành độc lập Quốc gia trọn vẹn cho Việt Nam Cộng hòa.
Ngay trong trang đầu của Hiến pháp có hai từ ngữ Duy linh và Nhân vị. Thiết nghĩ hai từ ngữ nầy cũng đủ để giái thích tất cả bản chất của một Hiến pháp như là bản luật tối cao của một nước, của một Quốc gia hoàn toàn độc lập. Nhưng nội dung với những điều khoản của nó không khác mấy với những Hiến pháp các nước khác, kể cả nước CS, như là định đoạt chủ quyền thuộc về toàn dân, định đọat nhiệm vụ và bảo đảm quyền lợi của nguời dân với đầy đủ những quyền tự do của nó, tự do đi lại, cư ngụ, tự do tư tưởng, tư do ngôn luận, tư do tín nguởng., đủ thứ tự do….
Vốn chủ thuyết Duy linh Nhân vị là một lý thuyết lấy Chân lý lịch sử, lấy Sự thật khoa học làm căn bản để giải thích mọi diễn tiến của xã hội con người, cũng như nhận định con nguời (Nhân vị) như là một giá trị tuyệt đối, ngang hàng với trời đất, tức nhiên Nhân vị của con người thành ra mực thước đo lường các giá trị khác. Tuy nhiên Nhân vị còn phải có trách nhiệm với cộng đồng, để đưa cộng đồng cùng đồng tiến.
Hiến pháp Ðê nhứt Cộng hòa đã bảo đảm cho Quốc dân miền Nam được nhiều năm hết sức an lạc: Kinh tế phát triển tốt đẹp dù phải nhận thêm gần một triệu di cư chạy giặc cộng sản từ miền Bắc, Xã hội được an bình, an sinh xã hội được bảo đảm, Giáo dục được tổ chức có qui củ theo định hướng duy linh truyền thống dân tộc, vừa tiến bộ theo trào lưu khoa học của nhân loại, Văn học được nẩy nở tưng bừng…
III.- CÔNG DU TRONG DANH DỰ.
Tổng thống Dwight David Eisenhower đã gởi lời mời Tổng thống Ngô Đình Diệm công du chính thức Hoa kỳ từ năm 1955. Quốc gia này hai lần đã lập lịch trình tiếp đón nhưng, ngay khi còn là Thủ tướng, ông Diệm quá bận rộn với quốc sự sau chiến tranh và bị Pháp đô hộ. Nỗ lực tiếp đón và an cư lạc nghiệp cho 860 ngàn đồng bào di cư tìm tự do từ miền Bắc, sau khi Đất Nước bị chia đôi, là một thành quả vượt bực của ông Diệm và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Rời Sài gòn ngày 06.05.1957, ông Ngô Đình Diệm và chỉ gồm 7 thành viên đáp phi cơ đến Honolulu hôm sau, 21 phát đại bác nổ vang chào mừng. Tổng thống Eisenhower đặc biệt cử Bộ trưởng Ngoại giao John Foster Dulles đến đón và mời phái đoàn Việt Nam Cộng hòa cùng đáp phi cơ riêng Tổng thống Mỹ Columbine III để bay đến thủ đô. Đến Los Angeles, Thị trưởng ở đây ra đón và trao chìa khóa vàng cho ông Diệm. Một buổi yến tiệc được tổ chức với dao, muỗng, nĩa bằng vàng để thiết đãi. Đến phi trường quốc gia Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được chính Tổng thống Hoa kỳ tiếp đón ngay tại cầu thang phi cơ. Đồng thời, 21 phát đại bác nổ vang long trọng chào đón Nguyên Thủ Quốc gia Việt Nam. Theo Wikipedia, dọc theo đại lộ từ phi trường vào thủ đô, khoảng 50.000 người đứng hai bên vệ đường để vẫy tay chào Người.
Hôm sau, thay mặt đồng bào, Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, trước các Dân biểu và Thượng nghị sĩ Liên bang. Số lãnh đạo Á châu được hưởng niềm hãnh diện này chỉ được đếm trên các ngón tay. Nhân dịp này, Tổng thống cám ơn Nhân dân Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam: « Trong một thời gian kỷ lục, nhờ sự hy sinh của toàn dân chúng tôi và sự trợ giúp của quý Quốc, Việt Nam Tự do đã thắng được tình trạng hỗn loạn do chiến tranh và Hiệp định Genève gây ra, hoàn thành cuộc phục hưng xứ sở và ổn định tình thế để 860 ngàn người di cư có thể dự vào nền kinh tế chung với 13 triệu đồng bào khác ». Tiếp theo, ông Diệm giải thích nền tảng chính trị của mình: « Đứng trước những khối kinh tế và chính trị cấu thành những áp lực lớn lao luôn uy hiếp chúng tôi, Dân tộc tôi cảm thấy hơn các Dân tộc khác sự cần thiết phải xây dựng đời sống chính trị của mình dựa trên một căn bản rõ rệt và vững chắc và phải triệt để hướng tất cả các giai đoạn liên tiếp của sự hoạt động chúng ta vào con đường tiến bộ dân chủ ngày càng sâu rộng phài có căn bản duy linh, với Nhân Vị trong thể chất cũng như trong cố gắng để đạt tới mức toàn thiện, toàn mỹ về các phương diện lý trí, đạo đức và thiêng liêng. Chúng tôi xác nhận lòng tin vào giá trị tuyệt đối của con người có thiên mạng bất diệt và sẵn có phẩm giá từ khi xã hội được tạo thành. Dân chủ không phải chỉ là hạnh phúc vật chất, lấy mạnh hiếp yếu. Nhưng bản chất Dân chủ là nỗ lực lâu dài để tìm thấy những phương tiện chính trị hầu đảm bảo cho mọi công dân có quyền phát triển tự do và chủ động tối đa trách nhiệm về đời sống tinh thần. »
Tổng thống Diệm lưu lại Hoa thạnh đốn trong bốn ngày để gặp gỡ Tổng thống, các nhân viên cao cấp Bộ Ngoại giao và những chính khách Mỹ đã từng giúp đỡ Việt Nam. Ngoại trưởng Dulles và các phụ tá đã đến thăm và hội kiến với ông Diệm tại Dinh Blair House. Sau khi ông Diệm rời Thủ đô, Tòa Bạch ốc phát hành một văn kiện ca ngợi ‘Những thành quả đáng kể của Việt Nam Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của ông’. Tại New York, Tổng thống được Thị trưởng và Nhân dân thành phố tiếp đón long trong (Ticker Tape Parade) như đã từng tổ chức để vinh danh các Tướng thắng trận Thế chiến hay các phi hành gia không gian từ Mặt Trăng trở về. Tổng thống Việt Nam cũng đã đến nhiều Tiểu bang khác để cám ơn các cá nhân và hiệp hội tôn giáo đã giúp đở để thành công việc định cư đồng bào tị nạn tìm Tự do.
Trong những năm sau, Tổng thống Ngô Ðình Diệm đã viếng thăm nhiều nước khác để cám ơn sự ủng hộ của các quốc gia này trong việc giúp tái thiết nước Việt sau chiến tranh hay viện trợ phát triển cho Ðất Nước chúng ta.
Hà Minh Thảo
Văn Hóa
Nhận định của một vị giải tội
Vũ Văn An
18:39 26/10/2017
Đức Ông Lorenzo Albacete (7-1,1941 – 24-10, 2014) là một nhà thần học, một khoa học gia và là một tác giả. Từng cộng tác với tờ New York Times, Đức Ông là một trong các nhà lãnh đạo ở Hoa Kỳ của phong trào Công Giáo quốc tế Hiệp Thông và Giải Phóng. Ngài là chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn của Trung Tâm Văn Hóa Crossroads.
Sinh ở Puerto Rico, Đức Ông vốn là một nhà vật lý, có bằng đại học về Khoa Học Không Gian và Vật Lý Áp Dụng cũng như có bằng cao học về thần học của Đại Học Công Giáo America ở Washington D.C., và bằng tiến sĩ thần học của Giáo Hoàng Đại Học Thánh Tôma Aquinô ở Rôma.
Từng dạy thần học tại El Escorial, Tân Ban Nha, tại The Christian Commonwealth Institute cũng như viết báo trước khi được thụ phong linh mục năm 1972. Sau đó, dạy tại Học Viện Gioan Phaolô II ở Washington D.C. và chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers, New York và từng là Viện Trưởng Đại Học Công Giáo Puerto Ricô ở Ponce.
Ngài thường xuyên giữ một mục cho tuần báo Ý Tempi, viết cho The New Yorker, và xuất hiện và được phỏng vấn trên các chương trình của CNN, The Charlie Rose Show, PBS, EWTN, Slate, The New Republic, và Godspy.
Nổi tiếng hơn cả là tác phẩm God at the Ritz: Attraction to Infinity (Crossroad Publishing Company), một cuốn sách trong đó, với tư cách linh mục vật lý gia, ngài đề cập tới khoa học, tính dục, chính trị và tôn giáo. Nhận đnịh về văn phong của ngài, Đức Hồng Y Theodore Edgar McCarrick viết rằng: “đức ông Albacete có một tầm nhìn thấu suốt về mầu nhiệm Thiên Chúa và một khiếu hài hước kỳ diệu ngay cả khi ngài đề cập các chủ đề rất hắc búa. Có lẽ vì cái khiếu hài hước và kỳ diệu này mà người thuộc mọi tín ngưỡng đã tìm đọc các bài viết của ngài…”
Tính hài hước trên thấy rõ trong một bài nhận định của Đức Ông, viết hồi tháng 5 năm 2000, về kinh nghiệm giải tội.
Lần đầu tiên, tôi nghe xưng tội là ít tuần sau khi tôi chịu chức linh mục năm 1973, tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Mátthêu ở Hoa Thịnh Đống, nơi thánh lễ cầu hồn cho Tổng Thống John F. Kennedy đã được cử hành. Hối nhân là một du khách, bước vào tòa giải tội gần như tình cờ. Anh ta nói: “Con đang trên đường tới McDonald, nhưng thấy nhà thờ và nhớ đến lễ tang của Tổng Thống Kennedy, rồi con thấy chiếc đèn mầu xanh ở tòa giải tội, nên con bước tới. Thực sự, con không biết chắc mình muốn gì”.
Tôi bảo anh ta: “À, cha hy vọng con không muốn một Big Mac với khoai chiên dòn kiểu Pháp, vì nếu thế, con sẽ lầm lớn”.
Anh ta tặc lưỡi rồi thưa: “Cha thấy đấy, thưa cha, đã lâu, đã một thời gian lâu. Con sẽ nói với cha những điều cha chưa bao giờ nghe trong tòa giải tội trước đây”.
Tôi bảo anh ta “Điều ấy không khó lắm đâu. Đây là lần đầu tiên cha nghe xưng tội mà. Điều gì con nói cũng sẽ làm cha rất ngạc nhiên cả”. Anh ta bật cười, cười sặc sụa. Những người xếp hàng ở bên ngoài bắt đầu chạy qua tòa giải tội khác.
Tôi không coi thường dịp nghe xưng tội ấy. Truyền thống huyền nhiệm có nói tới điều gọi là choáng váng trước sự thánh thiêng, một cách diễn tả sự bất cân xứng vô tận giữa bạn và mầu nhiệm mà bạn can dự vào một cách nào đó. Tôi chỉ cảm nhận sự bất cân xứng vô tận của dịp đó mà thôi.
Nhiều người nghĩ tới việc xưng tội như một việc trình bầy cách đáng sợ cái bản ngã sâu sắc nhất của mình. Vị giải tội nhìn vào những vùng đen tối nhất của tâm thức con người, bật mí những bí mật gây bối rối nhất, không những các việc bạn thực sự làm, mà còn cả những việc bạn muốn làm nữa. Thí dụ: vị giải tội hỏi: “con có tiêu khiển với các ý tưởng bậy bạ không? Hối nhân trung thực: “thưa cha không, chúng tiêu khiển con”. Và do đó, người ta làm hết cách để ngụy trang dưới những mỹ từ hay ngôn từ trừu tượng bao nhiêu có thể và, trên hết, tránh việc những người đứng ở ngoài tòa giải tội nghe thấy.
Ấy thế nhưng kinh nghiệm làm người giải tội của tôi không liên hệ gì tới việc phải nghe các bí mật rôm rả. Phần lớn các hối nhân của tôi chỉ nhắc lại các công thức họ từng được nghe lúc học ở lớp 2 và gọi tên các tội của họ bằng các phạm trù chính thức. Tôi từng được nghe những điều như “con đã bất trung 23 lần bằng việc làm và 50 lần bằng tư tưởng”. Tôi nhớ có một người biệt xứ vì chính trị xưng với tôi “con đã tra tấn các tù nhân”. Nghe thấy thế, tôi nghĩ: “Có thế chứ, một tội mới!” Nhưng tôi ăn nói thế nào với ông hối nhân này đây, bảo ông ta đừng phạm tội nữa ư? Đề nghị ông ta đi nghe huấn đạo ư? Thế rồi ông ta làm tôi ngạc nhiên, khi hỏi “Con có phải xưng với cha chính xác là bao nhiêu lần không?”
Tôi vẫn thường giải tội ở những nơi rất không thông thường, như ở đường xe điện ngầm hay trong các rạp hát. Có lần, một phi công trưởng tiến lại gần tôi giữa lúc máy bay đang bay. Sợ quá, tôi hỏi ông ta: “có phải ông biết một điều gì đó mà tôi không biết về chuyến bay này hay không?” Ông nói để tôi an tâm rằng không có gì bất thường xẩy ra cả; ông chỉ cảm thấy khẩn thiết phải xưng tội thôi. Ấy thế nhưng điều ông xưng chẳng có chi là khẩn thiết đối với tôi cả. Cả những người khác muốn xưng tội ngay tại chỗ cũng thế. Tôi quen nghĩ rằng những người cảm thấy nôn nóng phải xưng các tội nhẹ đều là những người thiếu cuộc sống nội tâm, hay đời sống bên ngoài của họ một là nhạt nhẽo hai là vô luân một cách đáng sợ, như trường hợp ông hối nhân tra tấn của tôi. Cũng thế, tôi quen nghĩ rằng xưng tội theo kiểu liệt kê là dấu chỉ một quan điểm kém phát triển và vụ luật về luân lý tính.
Cuối cùng, các vị có trách nhiệm đã thay đổi nghi thức xưng tội. Các ngài thêm các bài đọc Sách Thánh, khuyến khích lối xưng tội đối thoại và lập ra “phòng hòa giải” trông giống như văn phòng rẻ tiền của các tâm lý gia. Các linh mục nghiên cứu “khoa huấn đạo” và học cách uốn giọng nghe sao cho có vẻ có tính hỗ trợ. Việc xưng tội trở thành trị liệu pháp, và vị giải tội nào thiếu khả năng kích động một kinh nghiệm trị liệu sẽ bị coi là vô dụng. Tuy nhiên, nói thật, không có điều gì trong ơn gọi của chúng ta làm chúng ta đủ tư cách làm một nhà trị liệu.
Ngày tôi chịu chức linh mục, mẹ tôi, tự hào một cách thích đáng, đã dạy tôi bài học ấy. Mẹ bảo tôi “Má quen nghĩ các linh mục điều gì cũng biết. Nay thì mẹ lo lắng, vì con là linh mục, nhưng mẹ thấy con chẳng biết gì cả”.
Kể từ ngày ấy, tôi đã học được điều này: xưng tội không phải là trị liệu pháp, cũng không phải là kế toán pháp luân lý. Lạc quan nhất, ta có thể coi nó như một lời quả quyết rằng sự thật tối hậu của đời sống nội tâm ta là sự nghèo nàn tuyệt đối của ta, là sự lệ thuộc triệt để của ta, là cơn khát không tài nào đã khát của ta, là nhu cầu hết sức khẩn thiết được yêu thương của ta. Như Thánh Augustinô từng biết rất rõ, xưng tội, nhiên hậu, liên quan tới việc ngợi khen.
Tôi cũng thấy rằng khi xưng thú những cuộc chiến đấu cảm kích nhất, người ta đạt tới một thứ ngôn ngữ giản dị nhất, thứ ngôn ngữ của đứa trẻ đứng trước một thế giới quá hỗn độn đến không thể hiểu được. Sự ngỡ ngàng im lặng là đáp ứng tự nhiên nhất trước một mạc khải vượt quá mọi ngôn từ, một cái đẹp vượt quá mọi hình ảnh; nếu người ta phải nói một điều gì đó, thì cách tốt nhất là chỉ một vài lời có thể bảo vệ sự uy nghi vô tận của mầu nhiệm này, trong chính tính hình thức của chúng. Ngôn từ của cuộc sống nội tâm không phải là ngôn từ của các nhà chuyên môn, cũng không phải là ngôn từ của các nhà soạn kịch hùng biện nhất, cũng không phải là ngôn từ của việc tự chấp nhận mình một cách trưởng thành và lành mạnh. Ngôn từ của cuộc sống nội tâm là sự im lặng thanh thản, một thương tích sâu hoắm, một thèm khát vô bờ và, thỉnh thoảng, là giọng cười nho nhỏ.
Sinh ở Puerto Rico, Đức Ông vốn là một nhà vật lý, có bằng đại học về Khoa Học Không Gian và Vật Lý Áp Dụng cũng như có bằng cao học về thần học của Đại Học Công Giáo America ở Washington D.C., và bằng tiến sĩ thần học của Giáo Hoàng Đại Học Thánh Tôma Aquinô ở Rôma.
Từng dạy thần học tại El Escorial, Tân Ban Nha, tại The Christian Commonwealth Institute cũng như viết báo trước khi được thụ phong linh mục năm 1972. Sau đó, dạy tại Học Viện Gioan Phaolô II ở Washington D.C. và chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers, New York và từng là Viện Trưởng Đại Học Công Giáo Puerto Ricô ở Ponce.
Ngài thường xuyên giữ một mục cho tuần báo Ý Tempi, viết cho The New Yorker, và xuất hiện và được phỏng vấn trên các chương trình của CNN, The Charlie Rose Show, PBS, EWTN, Slate, The New Republic, và Godspy.
Nổi tiếng hơn cả là tác phẩm God at the Ritz: Attraction to Infinity (Crossroad Publishing Company), một cuốn sách trong đó, với tư cách linh mục vật lý gia, ngài đề cập tới khoa học, tính dục, chính trị và tôn giáo. Nhận đnịh về văn phong của ngài, Đức Hồng Y Theodore Edgar McCarrick viết rằng: “đức ông Albacete có một tầm nhìn thấu suốt về mầu nhiệm Thiên Chúa và một khiếu hài hước kỳ diệu ngay cả khi ngài đề cập các chủ đề rất hắc búa. Có lẽ vì cái khiếu hài hước và kỳ diệu này mà người thuộc mọi tín ngưỡng đã tìm đọc các bài viết của ngài…”
Tính hài hước trên thấy rõ trong một bài nhận định của Đức Ông, viết hồi tháng 5 năm 2000, về kinh nghiệm giải tội.
Lần đầu tiên, tôi nghe xưng tội là ít tuần sau khi tôi chịu chức linh mục năm 1973, tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Mátthêu ở Hoa Thịnh Đống, nơi thánh lễ cầu hồn cho Tổng Thống John F. Kennedy đã được cử hành. Hối nhân là một du khách, bước vào tòa giải tội gần như tình cờ. Anh ta nói: “Con đang trên đường tới McDonald, nhưng thấy nhà thờ và nhớ đến lễ tang của Tổng Thống Kennedy, rồi con thấy chiếc đèn mầu xanh ở tòa giải tội, nên con bước tới. Thực sự, con không biết chắc mình muốn gì”.
Tôi bảo anh ta: “À, cha hy vọng con không muốn một Big Mac với khoai chiên dòn kiểu Pháp, vì nếu thế, con sẽ lầm lớn”.
Anh ta tặc lưỡi rồi thưa: “Cha thấy đấy, thưa cha, đã lâu, đã một thời gian lâu. Con sẽ nói với cha những điều cha chưa bao giờ nghe trong tòa giải tội trước đây”.
Tôi bảo anh ta “Điều ấy không khó lắm đâu. Đây là lần đầu tiên cha nghe xưng tội mà. Điều gì con nói cũng sẽ làm cha rất ngạc nhiên cả”. Anh ta bật cười, cười sặc sụa. Những người xếp hàng ở bên ngoài bắt đầu chạy qua tòa giải tội khác.
Tôi không coi thường dịp nghe xưng tội ấy. Truyền thống huyền nhiệm có nói tới điều gọi là choáng váng trước sự thánh thiêng, một cách diễn tả sự bất cân xứng vô tận giữa bạn và mầu nhiệm mà bạn can dự vào một cách nào đó. Tôi chỉ cảm nhận sự bất cân xứng vô tận của dịp đó mà thôi.
Nhiều người nghĩ tới việc xưng tội như một việc trình bầy cách đáng sợ cái bản ngã sâu sắc nhất của mình. Vị giải tội nhìn vào những vùng đen tối nhất của tâm thức con người, bật mí những bí mật gây bối rối nhất, không những các việc bạn thực sự làm, mà còn cả những việc bạn muốn làm nữa. Thí dụ: vị giải tội hỏi: “con có tiêu khiển với các ý tưởng bậy bạ không? Hối nhân trung thực: “thưa cha không, chúng tiêu khiển con”. Và do đó, người ta làm hết cách để ngụy trang dưới những mỹ từ hay ngôn từ trừu tượng bao nhiêu có thể và, trên hết, tránh việc những người đứng ở ngoài tòa giải tội nghe thấy.
Ấy thế nhưng kinh nghiệm làm người giải tội của tôi không liên hệ gì tới việc phải nghe các bí mật rôm rả. Phần lớn các hối nhân của tôi chỉ nhắc lại các công thức họ từng được nghe lúc học ở lớp 2 và gọi tên các tội của họ bằng các phạm trù chính thức. Tôi từng được nghe những điều như “con đã bất trung 23 lần bằng việc làm và 50 lần bằng tư tưởng”. Tôi nhớ có một người biệt xứ vì chính trị xưng với tôi “con đã tra tấn các tù nhân”. Nghe thấy thế, tôi nghĩ: “Có thế chứ, một tội mới!” Nhưng tôi ăn nói thế nào với ông hối nhân này đây, bảo ông ta đừng phạm tội nữa ư? Đề nghị ông ta đi nghe huấn đạo ư? Thế rồi ông ta làm tôi ngạc nhiên, khi hỏi “Con có phải xưng với cha chính xác là bao nhiêu lần không?”
Tôi vẫn thường giải tội ở những nơi rất không thông thường, như ở đường xe điện ngầm hay trong các rạp hát. Có lần, một phi công trưởng tiến lại gần tôi giữa lúc máy bay đang bay. Sợ quá, tôi hỏi ông ta: “có phải ông biết một điều gì đó mà tôi không biết về chuyến bay này hay không?” Ông nói để tôi an tâm rằng không có gì bất thường xẩy ra cả; ông chỉ cảm thấy khẩn thiết phải xưng tội thôi. Ấy thế nhưng điều ông xưng chẳng có chi là khẩn thiết đối với tôi cả. Cả những người khác muốn xưng tội ngay tại chỗ cũng thế. Tôi quen nghĩ rằng những người cảm thấy nôn nóng phải xưng các tội nhẹ đều là những người thiếu cuộc sống nội tâm, hay đời sống bên ngoài của họ một là nhạt nhẽo hai là vô luân một cách đáng sợ, như trường hợp ông hối nhân tra tấn của tôi. Cũng thế, tôi quen nghĩ rằng xưng tội theo kiểu liệt kê là dấu chỉ một quan điểm kém phát triển và vụ luật về luân lý tính.
Cuối cùng, các vị có trách nhiệm đã thay đổi nghi thức xưng tội. Các ngài thêm các bài đọc Sách Thánh, khuyến khích lối xưng tội đối thoại và lập ra “phòng hòa giải” trông giống như văn phòng rẻ tiền của các tâm lý gia. Các linh mục nghiên cứu “khoa huấn đạo” và học cách uốn giọng nghe sao cho có vẻ có tính hỗ trợ. Việc xưng tội trở thành trị liệu pháp, và vị giải tội nào thiếu khả năng kích động một kinh nghiệm trị liệu sẽ bị coi là vô dụng. Tuy nhiên, nói thật, không có điều gì trong ơn gọi của chúng ta làm chúng ta đủ tư cách làm một nhà trị liệu.
Ngày tôi chịu chức linh mục, mẹ tôi, tự hào một cách thích đáng, đã dạy tôi bài học ấy. Mẹ bảo tôi “Má quen nghĩ các linh mục điều gì cũng biết. Nay thì mẹ lo lắng, vì con là linh mục, nhưng mẹ thấy con chẳng biết gì cả”.
Kể từ ngày ấy, tôi đã học được điều này: xưng tội không phải là trị liệu pháp, cũng không phải là kế toán pháp luân lý. Lạc quan nhất, ta có thể coi nó như một lời quả quyết rằng sự thật tối hậu của đời sống nội tâm ta là sự nghèo nàn tuyệt đối của ta, là sự lệ thuộc triệt để của ta, là cơn khát không tài nào đã khát của ta, là nhu cầu hết sức khẩn thiết được yêu thương của ta. Như Thánh Augustinô từng biết rất rõ, xưng tội, nhiên hậu, liên quan tới việc ngợi khen.
Tôi cũng thấy rằng khi xưng thú những cuộc chiến đấu cảm kích nhất, người ta đạt tới một thứ ngôn ngữ giản dị nhất, thứ ngôn ngữ của đứa trẻ đứng trước một thế giới quá hỗn độn đến không thể hiểu được. Sự ngỡ ngàng im lặng là đáp ứng tự nhiên nhất trước một mạc khải vượt quá mọi ngôn từ, một cái đẹp vượt quá mọi hình ảnh; nếu người ta phải nói một điều gì đó, thì cách tốt nhất là chỉ một vài lời có thể bảo vệ sự uy nghi vô tận của mầu nhiệm này, trong chính tính hình thức của chúng. Ngôn từ của cuộc sống nội tâm không phải là ngôn từ của các nhà chuyên môn, cũng không phải là ngôn từ của các nhà soạn kịch hùng biện nhất, cũng không phải là ngôn từ của việc tự chấp nhận mình một cách trưởng thành và lành mạnh. Ngôn từ của cuộc sống nội tâm là sự im lặng thanh thản, một thương tích sâu hoắm, một thèm khát vô bờ và, thỉnh thoảng, là giọng cười nho nhỏ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chuỗi Hạt Mân Côi
Dominic Đức Nguyễn
08:39 26/10/2017
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
(Hình chụp tại Fátima, Lisboa, Portugal)
Fatima ngày xưa, một lần Mẹ đã đến
Thương đoàn con, trong tội lỗi xiết rên
Ban mệnh lệnh, dậy con mau thống hối
Hãy cải thiện, tôn sùng, chuỗi Mân côi
(Trích thơ của Kẻ Tri Ân)