Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy Nên Thánh
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
13:58 29/10/2020
Lễ Các Thánh Nam Nữ
“Hãy Nên Thánh”
Hằng năm Giáo Hội dành ngày đầu tháng 11 mừng Lễ Các Thánh Nam Nữ, long trọng tôn vinh, kính nhớ toàn thể Các Thánh trên Trời. Các Thánh là những người đã được hạnh phúc hưởng kiến thánh nhan Thiên Chúa cách trọn vẹn và vĩnh viễn.
Theo lời Sách Khải Huyền, các thánh trên trời là “một đoàn người đông đúc, không sao đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ”. Họ đang chúc tụng Thiên Chúa, Đấng ngự trên ngai và Con Chiên, là Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu độ chúng ta.
Các thánh trên trời: “là những người từ đau khổ lớn lao mà đến và đã giặt áo mình trong máu con chiên” (Kh 7,9). Các thánh là những con người như chúng ta, đã giữ đạo, đã sống đạo và đã phản chiếu được sự thánh thiện của Thiên Chúa khi sống triệt để các mối phúc Chúa dạy và đã “đã giặt áo mình trong máu con chiên”. Các ngài dám sống đức tin, dám dấn thân vì đức tin, dù có phải gặp “đau khổ lớn lao”.
Giáo Hội mừng lễ các Thánh Nam Nữ là mừng Nhà Cha rộng lớn như lòng Thiên Chúa, đủ chổ cho mọi chi tộc trong Israel. Bài đọc 2 trong sách Khải huyền Thánh Gioan viết “đã nghe nói số những kẻ được niêm ấn là 144 ngàn thuộc mọi chi tộc con cái Israel”. 144 ngàn không phải là nhiều. Nhưng 144 ngàn trong Khải huyền là một con số tượng trưng, một con số tràn đầy ( 12 x 12 = 144). Số kẻ được niêm ấn là tròn đầy.Và điều tuyệt diệu là trong thị kiến Khải huyền chi tộc nào cũng có số người được niêm ấn như nhau: 12 ngàn thuộc chi tộc Giuđa,12 ngàn thuộc chi tộc Ruben,12 ngàn thuộc chi tộc Gad…không tên họ nào lấn lướt, không tên họ bị loại trừ.Các chi tộc đều được Thiên Chúa kêu mời đầy đủ.
Không chỉ Israel được thương mời mà “Sau đó tôi còn mãi nhìn, thì này một đoàn lũ không biết cơ man nào mà kể, thuộc mọi nòi giống, dòng họ, dân tộc, tiếng nói”. Quả là đang trở thành hiện thực nơi Lời Chúa Giêsu đã thốt lên khi gặp được lòng tin của viên bách quản “Ta bảo thật các ngươi, nhiều kẻ tự phương đông, phương đoài mà đến và được dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacop trong Nước trời”.
Trong ngày lễ Các Thánh, Giáo hội nhìn lên trời có thể vui ca như cô gái Sion “vui ca lên nào thiếu nữ Sion”. Hãy đưa mắt tư bề, muôn dân đông tây đang tập trung tới ngươi.Con cháu ngươi đang từ đàng xa đổ về.Các thánh đông đảo trong Nhà Cha.Vì vậy, mừng lễ Các Thánh, người Kitô hữu vui tươi trong một nhãn giới lạc quan căn bản là có thể tin rằng Thiên đàng có nhiều chỗ hơn Hoả ngục..Niềm tin tưởng lạc quan của chúng ta lại có vẻ nghịch thường: con đường đi tới phải là con đường hẹp nhưng cửa Nước trời lại được Thiên Chúa mở rộng thênh thang.
Ngày lễ hôm nay là lễ tưởng nhớ,vui mừng hiệp thông với cả bậc tổ tiên, ông bà,cha mẹ, anh em, bạn bè, tất cả những người thân của chúng ta đã ra đi trước chúng ta mà chỉ một mình Chúa biết lòng tin của họ (Kinh Tạ Ơn IV) khi chúng ta có thể hy vọng họ được gia nhập vào hàng ngũ Các Thánh trên trời.Giáo hội vẫn mừng lễ các Thánh trước lễ cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời,các linh hồn đang ở luyện ngục.Luyện ngục dẫu sao chỉ là một thời gian tạm trú.Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả.Nói cách khác, Luyện ngục chỉ là một chuyến đò ngang,Thiên đàng mới là bờ bến.Giáo hội dành tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn,dâng thánh lễ, làm việc lành chuyển cầu cho các linh hồn. Điều ấy nói lên mối hiệp thông huyền nhiệm giữa người sống và kẻ chết trong lòng tin.Giáo hội thâm tín rằng:Thiên Chúa giàu lòng thương xót.Ơn tha thứ của Chúa cũng là ơn thánh hoá,thăng hoa con cái Chúa trở về Nhà Cha, không chỉ được ơn tha thứ mà còn được dự tiệc muôn đời.
Thiên Chúa đã dựng nên muôn loài.Trong muôn loài,có loài hoa,trong loài hoa, Thiên Chúa đã tạo ra muôn loại,muôn giống khác nhau.Có thể nói, mỗi vị Thánh là một loài hoa khoe sắc trong vườn hoa thiêng liêng.Có nhiều vị thánh rao giảng Tin mừng.Có thánh tử đạo,có thánh lo bác ái từ thiện,có thánh lo dạy học,có thánh chuyên sống đời cầu nguyện chay tịnh…Nhưng có một điểm chung nơi các thánh,đó là các Ngài đã bắt chước Chúa Kitô,sống cho hạnh phúc của người khác, it khi tìm hạnh phúc hay thú vui cho riêng mình.
Các Thánh không phải là những con người hoàn hảo,thánh thiện,tinh tuyền, không vướng mắc lỗi lầm thiếu sót hay tật xấu nào.Không ai bẩm sinh đã là Thánh.Các Thánh cũng không phải là những siêu nhân, những con người phi thường vượt trên đám đông nhân loại.Các Thánh càng không phải là những người bất thường kỳ dị.Các Thánh là những con người bình thường như mọi người,nhưng các Ngài đã sống những điều tầm thường một cách phi thường.Nhờ Ơn Chúa trợ lực,các Ngài đã cố gắng tiến tới mẫu mực của mình là Chúa Kitô.Bí quyết nên thánh của các Ngài là sống Tám Mối Phúc Thật,là đón nhận ân sủng của Chúa vô điều kiện, hợp tác với ân sủng đó,vâng theo ý Chúa,chọn điều thiện, luyện tập nhân đức.
Có rất nhiều thánh, vì có rất nhiều cách để nên thánh, nhiều con đường nên thánh. Trong bài giảng về Tám Mối Phúc, Chúa Giêsu đã trình bày tám con đường nên thánh, tám con đường để được hạnh phúc đích thực. Có người nên thánh, vì sống khó nghèo, không ham mê của cải trần gian, chỉ ham mê một điều là thích được Chúa yêu và đáp trả lại tình yêu của Chúa. Có người nên thánh, vì sống hiền lành, tử tế với mọi người, nhịn nhục, yêu thương mọi người không trừ một ai. Có người nên thánh, vì đã phải chịu đau khổ nhiều mà không ngã lòng thất vọng, còn biết dùng những đau khổ của mình, kết hợp với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, dâng lên cho Thiên Chúa làm của lễ. Có người nên thánh, vì có lòng nhân từ quảng đại và hay tha thứ, có lòng xót thương xót đối với những người đau khổ tinh thần hay thể xác.Có người nên thánh, vì khao khát Chúa, muốn sống công chính đẹp lòng Chúa. Có người nên thánh vì tâm hồn trong sạch, không vương vấn tội lỗi trần gian, không bị các thứ đam mê xác thịt làm chủ. Có người nên thánh vì hiếu hòa, không gây hấn với ai, mà còn dấn thân hoà giải những người khác, đem lại bình an cho mọi người. Có người nên thánh, vì sống tốt, sống ngay thẳng, trung thành với Chúa và giáo huấn của Người, dù phải bách hại khổ sở, có khi còn bị giết chết nữa.
Mọi cuộc đời, mọi con người đều có thể nên thánh. Có những vị thánh không có tên trong lịch phụng vụ, nhưng vẫn được gần Chúa. Có những vị thánh nông dân chân lấm tay bùn, vất vả nuôi con. Có những vị thánh nội trợ âm thầm, quét nhà nấu bếp mà lòng lúc nào cũng vui. Có những vị thánh là những người con ngoan trong gia đình, hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương quảng đại đối với anh chị em. Có những vị thánh là nữ tu, là nam tu, là linh mục, là giám mục. Có những vị thánh là những con người đam mê chân lý, như những nhà khoa học, những triết gia. Có những vị thánh là những nghệ sĩ làm đẹp cuộc đời bằng nhiều cách khác nhau, mang lại niềm vui cho mọi người…
Cẩm Nang Nên Thánh của Chân Phước Carlo Acutis như sau:
- Phải luôn hết lòng khao khát nên thánh, và nếu chưa thì hãy cầu xin Thiên Chúa ban cho bạn.
- Cố gắng tham dự Thánh lễ và rước Thánh Thể mỗi ngày.
- Hãy nhớ đọc Kinh Mân Côi mỗi ngày.
- Đọc một đoạn Kinh Thánh mỗi ngày.
- Nếu có thể hãy dành một vài phút Chầu Thánh Thể trước Nhà Tạm, nơi Chúa Giêsu thực sự hiện diện, bạn sẽ thấy mức độ thánh thiện của bạn tăng lên một cách phi thường.
- Nếu bạn có thể, hãy đón nhận Bí tích Hòa giải mỗi tuần, xưng thú cả những tội nhẹ.
- Thường xuyên quyết tâm và hy sinh cho Chúa và cho Đức Mẹ bằng cách giúp đỡ người khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô viết: "Ðể nên thánh không cần phải là một giám mục, một linh mục hay một tu sĩ. Chúng ta thường bị cám dỗ để nghĩ rằng sự thánh thiện chỉ dành cho những ai có thể rút lui khỏi công việc bình thường để dành nhiều thời gian cầu nguyện. Không phải thế. Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh bằng cách sống đời mình với tình yêu và bằng cách làm chứng trong mọi việc mình làm, ở bất cứ nơi nào mình sống. Bạn được mời gọi sống đời thánh hiến ư? Hãy nên thánh bằng cách sống sự dấn thấn ấy cách thật vui tươi. Bạn đã kết hôn ư? Hãy nên thánh bằng cách yêu thương và chăm sóc cho chồng hay vợ mình, như Đức Kitô chăm sóc cho Hội thánh. Bạn phải làm việc để kiếm sống ư? Hãy nên thánh bằng cách làm việc thật tận tụy và chu đáo để phục vụ anh chị em mình. Bạn là cha mẹ hoặc ông bà ư? Hãy nên thánh bằng cách kiên nhẫn dạy dỗ con cháu biết theo Chúa Giêsu. Bạn đang ở một địa vị có quyền lực ư? Hãy nên thánh bằng cách quên lợi riêng để phục vụ ích chung" (Tông huấn Gaudete et Exsultate, số 14).
Chỉ mình Thiên Chúa mới là Đấng Thánh, còn con người được mời gọi trở nên thánh khi tham dự vào sự thánh thiện duy nhất của Thiên Chúa. Các Thánh được tuyên phong lên bậc hiển thánh bởi vì cuộc đời các ngài là một tấm gương phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa. Ai giống Đức Kitô, người ấy trở nên thánh thiện. Ai thực hiện những giá trị Tin mừng, người ấy trở nên thánh thiện. Một sự thánh thiện như thế rất có thể được thực hiện trong một đời sống rất bình thường. Giáo hội hướng tới một sự thánh thiện tỏa rộng, một hình thức thánh thiện vừa bình dân, vừa gần gũi lại vừa có thể được thực hiện cho hết mọi người, thay vì một hình thức thánh thiện chọn lọc, dành riêng cho một thiểu số. Đó là thành quả Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô. Giáo Hội không phong thánh cốt để mà thờ, nhưng để tôn vinh Thiên Chúa, để khuyến khích chúng ta noi theo và bắt chước.
Con đường nên thánh được Chúa Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay là con đường Tám Mối Phúc Thật.
Sống các Mối Phúc Thật, chúng ta lớn lên trên đường thiêng liêng và trở nên cao lớn trước mặt Chúa. Năm Phụng vụ, Giáo hội tôn kính nhiều vị Thánh có tên tuổi. Ngày lễ các Thánh Nam Nữ, Dân Chúa tham dự thánh lễ để tôn kính tất cả, trong đó có ông bà cha mẹ, những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta và đã trở nên thánh nhân, mặc dù chưa được Giáo hội tuyên phong.
Trở nên giống Chúa Giêsu, trở nên trọn lành như Chúa Cha ở trên trời, trở nên thánh, đó là ơn gọi của mọi người Kitô hữu chúng ta và đó cũng là sứ điệp Chúa Giêsu và Giáo Hội muốn nhắn gửi qua ngày lễ kính Các Thánh Nam Nữ.
“Hãy Nên Thánh”
Hằng năm Giáo Hội dành ngày đầu tháng 11 mừng Lễ Các Thánh Nam Nữ, long trọng tôn vinh, kính nhớ toàn thể Các Thánh trên Trời. Các Thánh là những người đã được hạnh phúc hưởng kiến thánh nhan Thiên Chúa cách trọn vẹn và vĩnh viễn.
Theo lời Sách Khải Huyền, các thánh trên trời là “một đoàn người đông đúc, không sao đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ”. Họ đang chúc tụng Thiên Chúa, Đấng ngự trên ngai và Con Chiên, là Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu độ chúng ta.
Các thánh trên trời: “là những người từ đau khổ lớn lao mà đến và đã giặt áo mình trong máu con chiên” (Kh 7,9). Các thánh là những con người như chúng ta, đã giữ đạo, đã sống đạo và đã phản chiếu được sự thánh thiện của Thiên Chúa khi sống triệt để các mối phúc Chúa dạy và đã “đã giặt áo mình trong máu con chiên”. Các ngài dám sống đức tin, dám dấn thân vì đức tin, dù có phải gặp “đau khổ lớn lao”.
Giáo Hội mừng lễ các Thánh Nam Nữ là mừng Nhà Cha rộng lớn như lòng Thiên Chúa, đủ chổ cho mọi chi tộc trong Israel. Bài đọc 2 trong sách Khải huyền Thánh Gioan viết “đã nghe nói số những kẻ được niêm ấn là 144 ngàn thuộc mọi chi tộc con cái Israel”. 144 ngàn không phải là nhiều. Nhưng 144 ngàn trong Khải huyền là một con số tượng trưng, một con số tràn đầy ( 12 x 12 = 144). Số kẻ được niêm ấn là tròn đầy.Và điều tuyệt diệu là trong thị kiến Khải huyền chi tộc nào cũng có số người được niêm ấn như nhau: 12 ngàn thuộc chi tộc Giuđa,12 ngàn thuộc chi tộc Ruben,12 ngàn thuộc chi tộc Gad…không tên họ nào lấn lướt, không tên họ bị loại trừ.Các chi tộc đều được Thiên Chúa kêu mời đầy đủ.
Không chỉ Israel được thương mời mà “Sau đó tôi còn mãi nhìn, thì này một đoàn lũ không biết cơ man nào mà kể, thuộc mọi nòi giống, dòng họ, dân tộc, tiếng nói”. Quả là đang trở thành hiện thực nơi Lời Chúa Giêsu đã thốt lên khi gặp được lòng tin của viên bách quản “Ta bảo thật các ngươi, nhiều kẻ tự phương đông, phương đoài mà đến và được dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacop trong Nước trời”.
Trong ngày lễ Các Thánh, Giáo hội nhìn lên trời có thể vui ca như cô gái Sion “vui ca lên nào thiếu nữ Sion”. Hãy đưa mắt tư bề, muôn dân đông tây đang tập trung tới ngươi.Con cháu ngươi đang từ đàng xa đổ về.Các thánh đông đảo trong Nhà Cha.Vì vậy, mừng lễ Các Thánh, người Kitô hữu vui tươi trong một nhãn giới lạc quan căn bản là có thể tin rằng Thiên đàng có nhiều chỗ hơn Hoả ngục..Niềm tin tưởng lạc quan của chúng ta lại có vẻ nghịch thường: con đường đi tới phải là con đường hẹp nhưng cửa Nước trời lại được Thiên Chúa mở rộng thênh thang.
Ngày lễ hôm nay là lễ tưởng nhớ,vui mừng hiệp thông với cả bậc tổ tiên, ông bà,cha mẹ, anh em, bạn bè, tất cả những người thân của chúng ta đã ra đi trước chúng ta mà chỉ một mình Chúa biết lòng tin của họ (Kinh Tạ Ơn IV) khi chúng ta có thể hy vọng họ được gia nhập vào hàng ngũ Các Thánh trên trời.Giáo hội vẫn mừng lễ các Thánh trước lễ cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời,các linh hồn đang ở luyện ngục.Luyện ngục dẫu sao chỉ là một thời gian tạm trú.Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả.Nói cách khác, Luyện ngục chỉ là một chuyến đò ngang,Thiên đàng mới là bờ bến.Giáo hội dành tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn,dâng thánh lễ, làm việc lành chuyển cầu cho các linh hồn. Điều ấy nói lên mối hiệp thông huyền nhiệm giữa người sống và kẻ chết trong lòng tin.Giáo hội thâm tín rằng:Thiên Chúa giàu lòng thương xót.Ơn tha thứ của Chúa cũng là ơn thánh hoá,thăng hoa con cái Chúa trở về Nhà Cha, không chỉ được ơn tha thứ mà còn được dự tiệc muôn đời.
Thiên Chúa đã dựng nên muôn loài.Trong muôn loài,có loài hoa,trong loài hoa, Thiên Chúa đã tạo ra muôn loại,muôn giống khác nhau.Có thể nói, mỗi vị Thánh là một loài hoa khoe sắc trong vườn hoa thiêng liêng.Có nhiều vị thánh rao giảng Tin mừng.Có thánh tử đạo,có thánh lo bác ái từ thiện,có thánh lo dạy học,có thánh chuyên sống đời cầu nguyện chay tịnh…Nhưng có một điểm chung nơi các thánh,đó là các Ngài đã bắt chước Chúa Kitô,sống cho hạnh phúc của người khác, it khi tìm hạnh phúc hay thú vui cho riêng mình.
Các Thánh không phải là những con người hoàn hảo,thánh thiện,tinh tuyền, không vướng mắc lỗi lầm thiếu sót hay tật xấu nào.Không ai bẩm sinh đã là Thánh.Các Thánh cũng không phải là những siêu nhân, những con người phi thường vượt trên đám đông nhân loại.Các Thánh càng không phải là những người bất thường kỳ dị.Các Thánh là những con người bình thường như mọi người,nhưng các Ngài đã sống những điều tầm thường một cách phi thường.Nhờ Ơn Chúa trợ lực,các Ngài đã cố gắng tiến tới mẫu mực của mình là Chúa Kitô.Bí quyết nên thánh của các Ngài là sống Tám Mối Phúc Thật,là đón nhận ân sủng của Chúa vô điều kiện, hợp tác với ân sủng đó,vâng theo ý Chúa,chọn điều thiện, luyện tập nhân đức.
Có rất nhiều thánh, vì có rất nhiều cách để nên thánh, nhiều con đường nên thánh. Trong bài giảng về Tám Mối Phúc, Chúa Giêsu đã trình bày tám con đường nên thánh, tám con đường để được hạnh phúc đích thực. Có người nên thánh, vì sống khó nghèo, không ham mê của cải trần gian, chỉ ham mê một điều là thích được Chúa yêu và đáp trả lại tình yêu của Chúa. Có người nên thánh, vì sống hiền lành, tử tế với mọi người, nhịn nhục, yêu thương mọi người không trừ một ai. Có người nên thánh, vì đã phải chịu đau khổ nhiều mà không ngã lòng thất vọng, còn biết dùng những đau khổ của mình, kết hợp với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, dâng lên cho Thiên Chúa làm của lễ. Có người nên thánh, vì có lòng nhân từ quảng đại và hay tha thứ, có lòng xót thương xót đối với những người đau khổ tinh thần hay thể xác.Có người nên thánh, vì khao khát Chúa, muốn sống công chính đẹp lòng Chúa. Có người nên thánh vì tâm hồn trong sạch, không vương vấn tội lỗi trần gian, không bị các thứ đam mê xác thịt làm chủ. Có người nên thánh vì hiếu hòa, không gây hấn với ai, mà còn dấn thân hoà giải những người khác, đem lại bình an cho mọi người. Có người nên thánh, vì sống tốt, sống ngay thẳng, trung thành với Chúa và giáo huấn của Người, dù phải bách hại khổ sở, có khi còn bị giết chết nữa.
Mọi cuộc đời, mọi con người đều có thể nên thánh. Có những vị thánh không có tên trong lịch phụng vụ, nhưng vẫn được gần Chúa. Có những vị thánh nông dân chân lấm tay bùn, vất vả nuôi con. Có những vị thánh nội trợ âm thầm, quét nhà nấu bếp mà lòng lúc nào cũng vui. Có những vị thánh là những người con ngoan trong gia đình, hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương quảng đại đối với anh chị em. Có những vị thánh là nữ tu, là nam tu, là linh mục, là giám mục. Có những vị thánh là những con người đam mê chân lý, như những nhà khoa học, những triết gia. Có những vị thánh là những nghệ sĩ làm đẹp cuộc đời bằng nhiều cách khác nhau, mang lại niềm vui cho mọi người…
Cẩm Nang Nên Thánh của Chân Phước Carlo Acutis như sau:
- Phải luôn hết lòng khao khát nên thánh, và nếu chưa thì hãy cầu xin Thiên Chúa ban cho bạn.
- Cố gắng tham dự Thánh lễ và rước Thánh Thể mỗi ngày.
- Hãy nhớ đọc Kinh Mân Côi mỗi ngày.
- Đọc một đoạn Kinh Thánh mỗi ngày.
- Nếu có thể hãy dành một vài phút Chầu Thánh Thể trước Nhà Tạm, nơi Chúa Giêsu thực sự hiện diện, bạn sẽ thấy mức độ thánh thiện của bạn tăng lên một cách phi thường.
- Nếu bạn có thể, hãy đón nhận Bí tích Hòa giải mỗi tuần, xưng thú cả những tội nhẹ.
- Thường xuyên quyết tâm và hy sinh cho Chúa và cho Đức Mẹ bằng cách giúp đỡ người khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô viết: "Ðể nên thánh không cần phải là một giám mục, một linh mục hay một tu sĩ. Chúng ta thường bị cám dỗ để nghĩ rằng sự thánh thiện chỉ dành cho những ai có thể rút lui khỏi công việc bình thường để dành nhiều thời gian cầu nguyện. Không phải thế. Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh bằng cách sống đời mình với tình yêu và bằng cách làm chứng trong mọi việc mình làm, ở bất cứ nơi nào mình sống. Bạn được mời gọi sống đời thánh hiến ư? Hãy nên thánh bằng cách sống sự dấn thấn ấy cách thật vui tươi. Bạn đã kết hôn ư? Hãy nên thánh bằng cách yêu thương và chăm sóc cho chồng hay vợ mình, như Đức Kitô chăm sóc cho Hội thánh. Bạn phải làm việc để kiếm sống ư? Hãy nên thánh bằng cách làm việc thật tận tụy và chu đáo để phục vụ anh chị em mình. Bạn là cha mẹ hoặc ông bà ư? Hãy nên thánh bằng cách kiên nhẫn dạy dỗ con cháu biết theo Chúa Giêsu. Bạn đang ở một địa vị có quyền lực ư? Hãy nên thánh bằng cách quên lợi riêng để phục vụ ích chung" (Tông huấn Gaudete et Exsultate, số 14).
Chỉ mình Thiên Chúa mới là Đấng Thánh, còn con người được mời gọi trở nên thánh khi tham dự vào sự thánh thiện duy nhất của Thiên Chúa. Các Thánh được tuyên phong lên bậc hiển thánh bởi vì cuộc đời các ngài là một tấm gương phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa. Ai giống Đức Kitô, người ấy trở nên thánh thiện. Ai thực hiện những giá trị Tin mừng, người ấy trở nên thánh thiện. Một sự thánh thiện như thế rất có thể được thực hiện trong một đời sống rất bình thường. Giáo hội hướng tới một sự thánh thiện tỏa rộng, một hình thức thánh thiện vừa bình dân, vừa gần gũi lại vừa có thể được thực hiện cho hết mọi người, thay vì một hình thức thánh thiện chọn lọc, dành riêng cho một thiểu số. Đó là thành quả Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô. Giáo Hội không phong thánh cốt để mà thờ, nhưng để tôn vinh Thiên Chúa, để khuyến khích chúng ta noi theo và bắt chước.
Con đường nên thánh được Chúa Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay là con đường Tám Mối Phúc Thật.
Sống các Mối Phúc Thật, chúng ta lớn lên trên đường thiêng liêng và trở nên cao lớn trước mặt Chúa. Năm Phụng vụ, Giáo hội tôn kính nhiều vị Thánh có tên tuổi. Ngày lễ các Thánh Nam Nữ, Dân Chúa tham dự thánh lễ để tôn kính tất cả, trong đó có ông bà cha mẹ, những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta và đã trở nên thánh nhân, mặc dù chưa được Giáo hội tuyên phong.
Trở nên giống Chúa Giêsu, trở nên trọn lành như Chúa Cha ở trên trời, trở nên thánh, đó là ơn gọi của mọi người Kitô hữu chúng ta và đó cũng là sứ điệp Chúa Giêsu và Giáo Hội muốn nhắn gửi qua ngày lễ kính Các Thánh Nam Nữ.
Con đường tám mối
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
14:04 29/10/2020
CON ĐƯỜNG TÁM MỐI
LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ
Mừng lễ các thánh Nam Nữ, mỗi người được nhắc nhớ một điều quan trọng: ơn gọi nên thánh không là đặc quyền của cá nhân nào, nhưng là ơn gọi chung của mọi người. Bởi không ai là không nhận được lời mời gọi: “Các ngươi hãy thánh thiện như Cha các ngươi trên trời là Đấng thánh thiện” (Mt 5, 48).
Đàng khác, không ai sống trên đời, lại không muốn mình hạnh phúc. Mà ơn gọi nên thánh là nhằm thỏa mãn sự mong tìm hạnh phúc ấy. Để nên thánh hòng đạt tới hạnh phúc thật, hạnh phúc đời đời, Chúa Giêsu trao cho chúng ta một phương tiện: Đó là sống Tám mối Phúc của Chúa.
Tuy nhiên, không có chọn lựa nào, không có con đường nào mà không đòi trả giá. Để nên thánh, Tám mối Phúc thật đòi mỗi người phải phấn đấu thật nhiều, phải tập tành sống theo và hy sinh thật nhiều.
Con đường “Tám mối” đòi ta phải có tinh thần nghèo khó, luôn hiền lành, luôn khao khát sự công chính, sẵn sàng thực thi lòng thương xót, phải biết giữ tâm hồn thanh sạch, ăn ở thuận hoà và luôn kiến tạo hòa bình, sẵn sàng chịu bách hại vì lẽ công chính, cả đến chấp nhận sự thiệt thân để danh Chúa được lớn lên trong lòng thế giới.
Các thánh Nam Nữ là những đấng đã vuợt qua mọi yếu hèn của kiếp người, chọn cho mình con đường “Tám mối” để bước theo Chúa Kitô, nên môn đệ của Chúa Kitô và nên thánh.
Các thánhNam Nữ đã từng đi qua trần gian, đã chiến đấu cam go, hy sinh trầy tróc, nhất là những lúc đối đầu cùng mọi đau khổ, mọi thách thức của cuộc đời, của bệnh tật, của sự cô đơn, của sự nghèo đói... và biết bao nhiêu chông gai khác mà sự sống không ngừng ném vào từng số phận...
Có những vị thánh công nghiệp lẫy lừng mà mọi thế hệ nhân loại đều biết, nhưng cũng có những vị lại nên thánh trong cách sống thầm lặng, hằng ngày chỉ trung thành với bổn phận và thánh hóa những bổn phận ấy bằng cách hiến dâng lên Thiên Chúa từng giây phút của đời sống mình.
Có những vị thanh thoát với của cải trong tinh thần nghèo khó tuyệt đối. Có những vị nổi tiếng làm trung gian hòa giải trong Hội Thánh hoặc trong thế giới.
Có những vị một đời sống trinh tiết để hiến dâng lên Chúa trọn con tim, trọn tâm hồn và thể xác của mình.
Có những vị mạnh mẽ bênh vực đạo Chúa. Có những vị hy sinh mạng sống mình cho chân lý đức tin. Nhưng cũng có vị chọn đức hiền lành để sống cùng mọi người, luôn trao cho mọi người nụ cười khả ái, sự ấm áp của con tim bao dung, luôn chân thành đón nhận, và thân thiện với mọi người chung quanh, không tranh chấp, không đố kị...
Có những vị hằng ngày kiên trung trong bổn phận làm con, làm cha, làm mẹ, làm vợ chồng, làm anh em... cách hết sức tận tụy, khiêm tốn bên cạnh người thân yêu, mà không thiếu những khổ đau, mỏi mòn do người thân bệnh tật, trái tính, hay thiếu chung thủy, thậm chí tàn nhẫn... gây ra.
Chắc chắn, để trung thành đi con đường Tám mối, các thánh đã phải phấn đấu từng ngày để có thể giữ mãi sự trung thành với Chúa, với ơn gọi làm Kitô hữu và làm con Chúa của mình.
Thành công của các thánh Nam Nữ là gương mẫu để chúng ta định hướng cuộc đời mình. Đó là bắt chước các ngài trung thành với lẽ sống đức tin, nỗ lực từng ngày thực hành Tám mối phúc cách bền bỉ suốt cuộc đời chúng ta.
Hãy nhớ, hạnh phúc không thể đến với ai xây dựng cuộc đời mình theo tiêu chuẩn thế gian, mà chỉ dành cho ai dám chọn lựa Phúc thật để sống và để theo Chúa Giêsu mà thôi.
Nếu các thánh là những người thanh luyện bằng con đường Tám mối để theo Chúa Giêsu, chúng ta cũng phải thanh luyện như thế. Sự thanh luyện ấy được bài đọc I (trích sáng Khải Huyền) gọi là "giặt áo trong máu Con Chiên". Chỉ sau khi thanh luyện thì "áo mới trắng như tuyết", nghĩa là mới đạt đến đỉnh cao của sự thánh thiện mà thôi.
LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ
Mừng lễ các thánh Nam Nữ, mỗi người được nhắc nhớ một điều quan trọng: ơn gọi nên thánh không là đặc quyền của cá nhân nào, nhưng là ơn gọi chung của mọi người. Bởi không ai là không nhận được lời mời gọi: “Các ngươi hãy thánh thiện như Cha các ngươi trên trời là Đấng thánh thiện” (Mt 5, 48).
Đàng khác, không ai sống trên đời, lại không muốn mình hạnh phúc. Mà ơn gọi nên thánh là nhằm thỏa mãn sự mong tìm hạnh phúc ấy. Để nên thánh hòng đạt tới hạnh phúc thật, hạnh phúc đời đời, Chúa Giêsu trao cho chúng ta một phương tiện: Đó là sống Tám mối Phúc của Chúa.
Tuy nhiên, không có chọn lựa nào, không có con đường nào mà không đòi trả giá. Để nên thánh, Tám mối Phúc thật đòi mỗi người phải phấn đấu thật nhiều, phải tập tành sống theo và hy sinh thật nhiều.
Con đường “Tám mối” đòi ta phải có tinh thần nghèo khó, luôn hiền lành, luôn khao khát sự công chính, sẵn sàng thực thi lòng thương xót, phải biết giữ tâm hồn thanh sạch, ăn ở thuận hoà và luôn kiến tạo hòa bình, sẵn sàng chịu bách hại vì lẽ công chính, cả đến chấp nhận sự thiệt thân để danh Chúa được lớn lên trong lòng thế giới.
Các thánh Nam Nữ là những đấng đã vuợt qua mọi yếu hèn của kiếp người, chọn cho mình con đường “Tám mối” để bước theo Chúa Kitô, nên môn đệ của Chúa Kitô và nên thánh.
Các thánhNam Nữ đã từng đi qua trần gian, đã chiến đấu cam go, hy sinh trầy tróc, nhất là những lúc đối đầu cùng mọi đau khổ, mọi thách thức của cuộc đời, của bệnh tật, của sự cô đơn, của sự nghèo đói... và biết bao nhiêu chông gai khác mà sự sống không ngừng ném vào từng số phận...
Có những vị thánh công nghiệp lẫy lừng mà mọi thế hệ nhân loại đều biết, nhưng cũng có những vị lại nên thánh trong cách sống thầm lặng, hằng ngày chỉ trung thành với bổn phận và thánh hóa những bổn phận ấy bằng cách hiến dâng lên Thiên Chúa từng giây phút của đời sống mình.
Có những vị thanh thoát với của cải trong tinh thần nghèo khó tuyệt đối. Có những vị nổi tiếng làm trung gian hòa giải trong Hội Thánh hoặc trong thế giới.
Có những vị một đời sống trinh tiết để hiến dâng lên Chúa trọn con tim, trọn tâm hồn và thể xác của mình.
Có những vị mạnh mẽ bênh vực đạo Chúa. Có những vị hy sinh mạng sống mình cho chân lý đức tin. Nhưng cũng có vị chọn đức hiền lành để sống cùng mọi người, luôn trao cho mọi người nụ cười khả ái, sự ấm áp của con tim bao dung, luôn chân thành đón nhận, và thân thiện với mọi người chung quanh, không tranh chấp, không đố kị...
Có những vị hằng ngày kiên trung trong bổn phận làm con, làm cha, làm mẹ, làm vợ chồng, làm anh em... cách hết sức tận tụy, khiêm tốn bên cạnh người thân yêu, mà không thiếu những khổ đau, mỏi mòn do người thân bệnh tật, trái tính, hay thiếu chung thủy, thậm chí tàn nhẫn... gây ra.
Chắc chắn, để trung thành đi con đường Tám mối, các thánh đã phải phấn đấu từng ngày để có thể giữ mãi sự trung thành với Chúa, với ơn gọi làm Kitô hữu và làm con Chúa của mình.
Thành công của các thánh Nam Nữ là gương mẫu để chúng ta định hướng cuộc đời mình. Đó là bắt chước các ngài trung thành với lẽ sống đức tin, nỗ lực từng ngày thực hành Tám mối phúc cách bền bỉ suốt cuộc đời chúng ta.
Hãy nhớ, hạnh phúc không thể đến với ai xây dựng cuộc đời mình theo tiêu chuẩn thế gian, mà chỉ dành cho ai dám chọn lựa Phúc thật để sống và để theo Chúa Giêsu mà thôi.
Nếu các thánh là những người thanh luyện bằng con đường Tám mối để theo Chúa Giêsu, chúng ta cũng phải thanh luyện như thế. Sự thanh luyện ấy được bài đọc I (trích sáng Khải Huyền) gọi là "giặt áo trong máu Con Chiên". Chỉ sau khi thanh luyện thì "áo mới trắng như tuyết", nghĩa là mới đạt đến đỉnh cao của sự thánh thiện mà thôi.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Chư Thánh - Năm A 1.11.2020
Lm Francis Lý văn Ca
16:16 29/10/2020
ÐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Cùng với Giáo Hội khắp nơi trên thế giới, chúng ta mừng kính trọng thể Lễ Các Thánh Nam Nữ. Với niềm vui chung với toàn thể Giáo Hội, chúng ta mừng kính Các Thánh ở trên trời, trong số đó có ông bà, cha mẹ, bà con họ hàng, bạn hữu đã an nghỉ trước chúng ta. Các Ngài đang được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta hãnh diện vì được Các Ngài cầu bầu cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa.
Hôm nay, cũng là ngày áp lễ kính Các Linh Hồn. Theo tinh thần phụng vụ mới của Giáo Hội, thì lễ kính Các Linh Hồn không còn là lễ trọng buộc theo luật của Giáo Hội nữa. Nhưng theo lòng hiếu thảo, chúng ta là con cái của những tiền nhân đã yên nghỉ trước chúng ta, đòi buộc chúng ta phải dâng lễ, xin lễ và cầu nguyện cho Các Ngài khi chúng ta còn được may mắn hơn Các Ngài. Nếu Các Ngài không vào số Các Thánh chúng ta mừng lễ hôm nay, thì qua những công đức của chúng ta dâng cho Các Ngài, Chúa sẽ ban cho Các Ngài ơn siêu thoát.
Giờ đây, với niềm vui của Ngày Mừng Chư Thánh Hiển Vinh, cùng với ca đoàn, chúng ta xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Ðoạn sách chúng ta sắp nghe có ý an ủi những tín hữu trong thời bị bách hại. Những con số được nêu ra chỉ là tượng trưng cho một đoàn lũ đông đảo những người đã được cứu rỗi do máu của Con Chiên.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan nhắc nhở chúng ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa, vì chúng ta được nhận biết Thiên Chúa qua Giáo Hội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Làm thế nào để nên thánh? Ðường lối nên thánh được chỉ vẽ qua 8 mối Phúc Thật mà Chúa Giêsu đã rao giảng. Con đường đó đòi hỏi nơi chúng ta những hy sinh, chịu đựng gian khổ.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng hiệp nhau, mừng kính thành trì của Giáo Hội được xây dựng do cộng đoàn của Các Thánh, qua lời chuyển cầu của Các Ngài, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Xin cho Ðức Thánh Cha Phanxicô và Các Phẩm Trật của Giáo Hội luôn hướng dẫn Giáo Hội Lữ Hành Trần Thế luôn tiến bước trên đường trọn lành. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa giúp chúng ta biết chu toàn đời sống của một người Kitô hữu, trong việc tuân giữa các giới răn của Chúa và Giáo Hội, để ngày sau chúng ta cũng được hợp đoàn với Các Thánh của Chúa trong nước vinh hiển. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho Giáo Hội luôn là Hiền Thê hoàn hảo của Ðức Kitô, để các dân tộc nhìn thấy hình ảnh khả ái của Ðức Kitô trong nhiệm thể của Giáo Hội hữu hình. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta nhớ đến từng vị thánh mà chúng ta đã chọn, hoặc cha mẹ hay người đỡ đầu đã chọn cho chúng ta, dịp rửa tội hay thêm sức. Xin cho những gương sáng nơi từng vị thánh, là đèn soi bước cho chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Cùng với Giáo Hội Hoàn Vũ, chúng ta đã bước vào tháng Các Linh Hồn. Xin cho những công đức chúng ta dâng trong tháng nầy sẽ là những huân nghiệp cứu thoát Các Ngài, chúng ra không quên các nạn nhân của Covid-19, qua tình thương và lượng hải hà của Cha trên trời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là niềm vui, là niềm hoan lạc của các tôi trung đang hưởng kiến nhan thánh của Chúa. Qua ơn thánh trợ lực của Chúa và lời của cha ông cầu bầu, ngày sau chúng con sẽ được hợp tiếng với Các Ngài mà ca tụng Chúa trên thiên quốc. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Cùng với Giáo Hội khắp nơi trên thế giới, chúng ta mừng kính trọng thể Lễ Các Thánh Nam Nữ. Với niềm vui chung với toàn thể Giáo Hội, chúng ta mừng kính Các Thánh ở trên trời, trong số đó có ông bà, cha mẹ, bà con họ hàng, bạn hữu đã an nghỉ trước chúng ta. Các Ngài đang được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta hãnh diện vì được Các Ngài cầu bầu cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa.
Hôm nay, cũng là ngày áp lễ kính Các Linh Hồn. Theo tinh thần phụng vụ mới của Giáo Hội, thì lễ kính Các Linh Hồn không còn là lễ trọng buộc theo luật của Giáo Hội nữa. Nhưng theo lòng hiếu thảo, chúng ta là con cái của những tiền nhân đã yên nghỉ trước chúng ta, đòi buộc chúng ta phải dâng lễ, xin lễ và cầu nguyện cho Các Ngài khi chúng ta còn được may mắn hơn Các Ngài. Nếu Các Ngài không vào số Các Thánh chúng ta mừng lễ hôm nay, thì qua những công đức của chúng ta dâng cho Các Ngài, Chúa sẽ ban cho Các Ngài ơn siêu thoát.
Giờ đây, với niềm vui của Ngày Mừng Chư Thánh Hiển Vinh, cùng với ca đoàn, chúng ta xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Ðoạn sách chúng ta sắp nghe có ý an ủi những tín hữu trong thời bị bách hại. Những con số được nêu ra chỉ là tượng trưng cho một đoàn lũ đông đảo những người đã được cứu rỗi do máu của Con Chiên.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan nhắc nhở chúng ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa, vì chúng ta được nhận biết Thiên Chúa qua Giáo Hội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Làm thế nào để nên thánh? Ðường lối nên thánh được chỉ vẽ qua 8 mối Phúc Thật mà Chúa Giêsu đã rao giảng. Con đường đó đòi hỏi nơi chúng ta những hy sinh, chịu đựng gian khổ.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng hiệp nhau, mừng kính thành trì của Giáo Hội được xây dựng do cộng đoàn của Các Thánh, qua lời chuyển cầu của Các Ngài, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Xin cho Ðức Thánh Cha Phanxicô và Các Phẩm Trật của Giáo Hội luôn hướng dẫn Giáo Hội Lữ Hành Trần Thế luôn tiến bước trên đường trọn lành. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa giúp chúng ta biết chu toàn đời sống của một người Kitô hữu, trong việc tuân giữa các giới răn của Chúa và Giáo Hội, để ngày sau chúng ta cũng được hợp đoàn với Các Thánh của Chúa trong nước vinh hiển. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho Giáo Hội luôn là Hiền Thê hoàn hảo của Ðức Kitô, để các dân tộc nhìn thấy hình ảnh khả ái của Ðức Kitô trong nhiệm thể của Giáo Hội hữu hình. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta nhớ đến từng vị thánh mà chúng ta đã chọn, hoặc cha mẹ hay người đỡ đầu đã chọn cho chúng ta, dịp rửa tội hay thêm sức. Xin cho những gương sáng nơi từng vị thánh, là đèn soi bước cho chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Cùng với Giáo Hội Hoàn Vũ, chúng ta đã bước vào tháng Các Linh Hồn. Xin cho những công đức chúng ta dâng trong tháng nầy sẽ là những huân nghiệp cứu thoát Các Ngài, chúng ra không quên các nạn nhân của Covid-19, qua tình thương và lượng hải hà của Cha trên trời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là niềm vui, là niềm hoan lạc của các tôi trung đang hưởng kiến nhan thánh của Chúa. Qua ơn thánh trợ lực của Chúa và lời của cha ông cầu bầu, ngày sau chúng con sẽ được hợp tiếng với Các Ngài mà ca tụng Chúa trên thiên quốc. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:26 29/10/2020
9. Nếu chúng ta chỉ có thinh lặng bên ngoài mà lại thiếu thinh lặng trong tâm hồn, thì có ích chi?
(Thánh Gregory)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:29 29/10/2020
65. NHỔ LÔNG LÀM NGƯỜI
Có một con khỉ đi yết kiến diêm vương để xin lên dương gian đầu thai làm con người, diêm vương nói:
- “Mày muốn làm thân thể như con người thì cần phải nhổ hết lông mới được.”
Nói xong liền kêu quỷ dạ xoa nhổ lông con khỉ.
Quỷ dạ xoa vừa xuống tay nhổ thì con khỉ liên tục kêu đau, diêm vương nói:
- “Một sợi lông mày cũng không dám nhổ, vậy mà cũng đòi làm người sao?”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 66:
Ở đời, có những người muốn giàu có nhưng không muốn đổ mồ hôi làm việc; có những người muốn được người khác mến thương mình, nhưng mình lại không muốn yêu mến người khác; có những người muốn hoàn lương nhưng lại không muốn bỏ những bạn bè xấu...
Có những người Ki-tô hữu muốn làm thánh nhưng lại không sống kính Chúa yêu người; có một vài Ki-tô hữu muốn người khác cộng tác với mình để làm việc Chúa và Hội Thánh, nhưng lại hay nói xấu anh em và những người cộng tác; có những người chê bai người khác sống khoe khoang kiêu ngạo, nhưng lại muốn cha sở đọc tên của mình giữa nhà thờ cho mọi người nghe biết, vì mình đã ủng hộ tiền để xây dựng nhà thờ.v.v...
Con khỉ muốn làm con người nhưng lại không muốn nhổ sạch lông trên mình, bởi vì nó là con khỉ.
Muốn trở nên bạn bè với mọi người thì phải khiêm tốn và sống hòa đồng; muốn trở nên người Ki-tô hữu tốt thì phải sống và thực hành lời Đức Chúa Giê-su và giáo huấn của Giáo Hội, và muốn trở nên vị thánh thì không những phải sống Lời Chúa, mà còn phải nhổ sạch kiêu ngạo và những lông lá tự ái, ghét ghen, nói xấu, tham lam trên con người của chúng ta, bởi vì chúng ta đã được mời gọi để nên thánh.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một con khỉ đi yết kiến diêm vương để xin lên dương gian đầu thai làm con người, diêm vương nói:
- “Mày muốn làm thân thể như con người thì cần phải nhổ hết lông mới được.”
Nói xong liền kêu quỷ dạ xoa nhổ lông con khỉ.
Quỷ dạ xoa vừa xuống tay nhổ thì con khỉ liên tục kêu đau, diêm vương nói:
- “Một sợi lông mày cũng không dám nhổ, vậy mà cũng đòi làm người sao?”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 66:
Ở đời, có những người muốn giàu có nhưng không muốn đổ mồ hôi làm việc; có những người muốn được người khác mến thương mình, nhưng mình lại không muốn yêu mến người khác; có những người muốn hoàn lương nhưng lại không muốn bỏ những bạn bè xấu...
Có những người Ki-tô hữu muốn làm thánh nhưng lại không sống kính Chúa yêu người; có một vài Ki-tô hữu muốn người khác cộng tác với mình để làm việc Chúa và Hội Thánh, nhưng lại hay nói xấu anh em và những người cộng tác; có những người chê bai người khác sống khoe khoang kiêu ngạo, nhưng lại muốn cha sở đọc tên của mình giữa nhà thờ cho mọi người nghe biết, vì mình đã ủng hộ tiền để xây dựng nhà thờ.v.v...
Con khỉ muốn làm con người nhưng lại không muốn nhổ sạch lông trên mình, bởi vì nó là con khỉ.
Muốn trở nên bạn bè với mọi người thì phải khiêm tốn và sống hòa đồng; muốn trở nên người Ki-tô hữu tốt thì phải sống và thực hành lời Đức Chúa Giê-su và giáo huấn của Giáo Hội, và muốn trở nên vị thánh thì không những phải sống Lời Chúa, mà còn phải nhổ sạch kiêu ngạo và những lông lá tự ái, ghét ghen, nói xấu, tham lam trên con người của chúng ta, bởi vì chúng ta đã được mời gọi để nên thánh.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Các Linh Hồn - Năm A 2.11.2020
Lm Francis Lý văn Ca
16:31 29/10/2020
ÐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Mùa Báo Hiếu - Tháng Các Linh Hồn - đã trở về theo chu kỳ của Mùa Phụng Vụ hằng năm. Ðây là dịp để chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho những nguời đã yên nghỉ trước chúng ta. Họ đã chẳng được vào số Các Thánh chúng ta mừng lễ hôm qua, do bụi trần mà họ còn phải tạm đền nơi lửa luyện tội. Họ đang chờ những lời cầu nguyện, những thánh lễ chúng ta dâng cầu cho họ trong Mùa Báo Hiếu Nầy.
Tháng Các Linh Hồn trở về cũng là dịp để cộng đoàn tín hữu tỏ tình bác ái đối với những Kitô hữu khác - đã ra đi trước chúng ta - trong Hội Thánh thông công giữa thiên đàng, luyện ngục và trần gian qua những việc làm phúc đức. Ðồng thời, người tín hữu trong dịp nầy, cũng nghĩ đến thân phận của con người trước cái chết phải đón nhận với tinh thần tỉnh thức và cầu nguyện. Chúng ta cũng không quên nhớ đến những nạn nhân đã nằm xuống qua những diễn biến của các cuộc khủng bố và thanh trừng đã và đang diễn ra chung quanh chúng ta.
Giờ đây, cùng với ca đoàn, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I: (Khôn Ngoan: 3:1-9)
Người tín hữu luôn sẵn sàng đón nhận cái chết trong sự tỉnh thức. Chúa gọi chúng ta lúc nào cũng an vui đáp lại tiếng Ngài. Dựa vào bài đọc hôm nay trích từ sách Khôn Ngoan chúng ta sẽ suy nghĩ thêm về cái chết của các bậc thánh nhân và người công chính.
TRƯỚC BÀI II: (Roman 5:5-11)
Thánh Phaolô củng cố niềm tin của người tín hữu qua sự chết và sống lại của Ðức Kitô. Chính Ðức Kitô là niềm tin và hy vọng cho tất cả những ai đã được tái sinh qua giếng nước rửa tội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG: (Matthew 11: 25-30)
Ðoạn Tin Mừng, chúng ta sắp nghe được trích từ Lời Nguyện Hiến Tế của Ðức Kitô trong bữa Tiệc Ly, Ngài cầu xin cho những ai sẽ thuộc về Ngài qua máu Ngài sắp đổ ra trên thập giá, được đoàn tụ với Ngài trên thiên quốc.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp ý trong những lời nguyện sau đây, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những tâm tinh của cộng đoàn chúng ta cầu xin Ngài trong ngày lễ hôm nay:
1. Chúng ta nhớ đến các phẩm trật trong Giáo Hội Mẹ Việt Nam đã yên nghỉ: Các Cố Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục và tất cả những tu sĩ nam nữ. Xin cho Các Ngài được dự Tiệc Thánh muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên, cha mẹ, những vị có công sinh thành dưỡng dục. Chúng ta cũng nhớ đến những vị đã có công lao lớn đối với Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta nhớ đến những đồng bào đã chết trên con đường tìm tự do. Xin cho vong linh của những người con Việt luôn phù hộ cho chúng ta, là con cháu của Các Ngài, luôn sống xứng đáng là những người con của Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những linh hồn mồ côi, không còn ai dâng lễ, xin lễ, và những linh hồn thân bằng quyến thuộc được nghỉ yên trong nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Qua những cuộc khủng bố đã và đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, đã có biết bao vong linh đã nằm xuống phải nằm xuống cách oan kiên, những nạn nhân của khủng bố, của Covid-19. Xin cho hồn thiêng bất tử của những nạn nhân vô tội được an nghỉ trên quê trời vĩnh cửu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Trong giây phút linh thiêng nầy, chúng con dâng lên Chúa những lời van xin lượng hải hà của Chúa, mà tha phần phạt cho các tôi trung của Chúa, qua những việc đạo đức chúng con dâng trong tháng nầy, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Mùa Báo Hiếu - Tháng Các Linh Hồn - đã trở về theo chu kỳ của Mùa Phụng Vụ hằng năm. Ðây là dịp để chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho những nguời đã yên nghỉ trước chúng ta. Họ đã chẳng được vào số Các Thánh chúng ta mừng lễ hôm qua, do bụi trần mà họ còn phải tạm đền nơi lửa luyện tội. Họ đang chờ những lời cầu nguyện, những thánh lễ chúng ta dâng cầu cho họ trong Mùa Báo Hiếu Nầy.
Tháng Các Linh Hồn trở về cũng là dịp để cộng đoàn tín hữu tỏ tình bác ái đối với những Kitô hữu khác - đã ra đi trước chúng ta - trong Hội Thánh thông công giữa thiên đàng, luyện ngục và trần gian qua những việc làm phúc đức. Ðồng thời, người tín hữu trong dịp nầy, cũng nghĩ đến thân phận của con người trước cái chết phải đón nhận với tinh thần tỉnh thức và cầu nguyện. Chúng ta cũng không quên nhớ đến những nạn nhân đã nằm xuống qua những diễn biến của các cuộc khủng bố và thanh trừng đã và đang diễn ra chung quanh chúng ta.
Giờ đây, cùng với ca đoàn, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I: (Khôn Ngoan: 3:1-9)
Người tín hữu luôn sẵn sàng đón nhận cái chết trong sự tỉnh thức. Chúa gọi chúng ta lúc nào cũng an vui đáp lại tiếng Ngài. Dựa vào bài đọc hôm nay trích từ sách Khôn Ngoan chúng ta sẽ suy nghĩ thêm về cái chết của các bậc thánh nhân và người công chính.
TRƯỚC BÀI II: (Roman 5:5-11)
Thánh Phaolô củng cố niềm tin của người tín hữu qua sự chết và sống lại của Ðức Kitô. Chính Ðức Kitô là niềm tin và hy vọng cho tất cả những ai đã được tái sinh qua giếng nước rửa tội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG: (Matthew 11: 25-30)
Ðoạn Tin Mừng, chúng ta sắp nghe được trích từ Lời Nguyện Hiến Tế của Ðức Kitô trong bữa Tiệc Ly, Ngài cầu xin cho những ai sẽ thuộc về Ngài qua máu Ngài sắp đổ ra trên thập giá, được đoàn tụ với Ngài trên thiên quốc.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp ý trong những lời nguyện sau đây, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những tâm tinh của cộng đoàn chúng ta cầu xin Ngài trong ngày lễ hôm nay:
1. Chúng ta nhớ đến các phẩm trật trong Giáo Hội Mẹ Việt Nam đã yên nghỉ: Các Cố Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục và tất cả những tu sĩ nam nữ. Xin cho Các Ngài được dự Tiệc Thánh muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên, cha mẹ, những vị có công sinh thành dưỡng dục. Chúng ta cũng nhớ đến những vị đã có công lao lớn đối với Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta nhớ đến những đồng bào đã chết trên con đường tìm tự do. Xin cho vong linh của những người con Việt luôn phù hộ cho chúng ta, là con cháu của Các Ngài, luôn sống xứng đáng là những người con của Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những linh hồn mồ côi, không còn ai dâng lễ, xin lễ, và những linh hồn thân bằng quyến thuộc được nghỉ yên trong nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Qua những cuộc khủng bố đã và đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, đã có biết bao vong linh đã nằm xuống phải nằm xuống cách oan kiên, những nạn nhân của khủng bố, của Covid-19. Xin cho hồn thiêng bất tử của những nạn nhân vô tội được an nghỉ trên quê trời vĩnh cửu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Trong giây phút linh thiêng nầy, chúng con dâng lên Chúa những lời van xin lượng hải hà của Chúa, mà tha phần phạt cho các tôi trung của Chúa, qua những việc đạo đức chúng con dâng trong tháng nầy, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Lễ Các Thánh Nam Nữ
Lm. Jude Siciliano, OP
00:33 29/10/2020
CHÚA NHẬT XXXI TN (A)
Lễ Các Thánh Nam Nữ
Khải huyền. 7: 2-4, 9-14; T.vịnh 23; I Gioan 3:1-3; Mátthêu 5:1-12
Tôi đang học năm thứ 2 ở Đại học, và đang dự thánh lễ kính các Thánh trong nhà nguyện của trường Đại học. Tôi nghe các bài đọc trích từ Kinh Thánh được đọc trong thánh lễ và tôi cảm thấy bối rối. Tôi mong muốn có thể bày tỏ sự bối rối đó của tôi về một thần học sâu sắc. Nhưng tôi mới có 19 tuổi và cũng như các bạn cùng lớp với tôi không đủ kiến thức suy hiểu về những ý nghĩ thiêng liêng hay về thần học. Sau khi nghe bài đọc trích từ sách Khải Huyền, tôi rất bối rối trước câu trả lời cho câu hỏi của một vị Kỳ mục nói về tính chất của nhiều người được nói đến trong bài đọc; họ mặc áo choàng trắng: “từ mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi chủng tộc, và mọi ngôn ngữ”.
Vị Kỳ mục tự trả lời câu hỏi của ông ta "Đây là những người đã đến, sau khi trãi qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo choàng của mình trong máu Con Chiên". Và đó là nguồn gốc cho câu hỏi của tôi: làm sao có thể giặt áo choàng trong máu và chúng trở nên trắng tinh được? Mãi đến những năm học sau năm thứ 2, tôi mới quyết định đi tìm sự khó hiểu của bài sách mà tôi nghe đó.
Sách Khải Huyền cho chúng ta nhiều thị kiến sơ phác về tòa án ở thiên đàng. Trước đó, trong chương thứ 4, cho thấy hình ảnh một Thiên Chúa đang ngự trên ngai. Xung quanh Ngài có 24 Kỳ mục. Các Kỳ mục cầm hình ảnh của Con Chiên Thiên Chúa bị giết có "phú quý và quyền năng, khôn ngoan và sức mạnh, danh dự và vinh quang hiền hậu” (Kh 5:12)
Trong bài đọc hôm nay, một số rất đông dân chúng cùng với những người đó, "từ mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ”(c.9). Đó là một số người mặc áo choàng trắng, cầm nhành lá thiên tuế. Những người đó được lãnh nhận áo choàng trắng vì họ là những người đã tử vì đạo. Nhành lá thiên tuế họ cầm là tượng trưng cho sự được tung hô, dấu chỉ của dịp lễ. Họ đến từ nhiều ngôn ngữ và sắc dân được xác định trong sách khải huyền; “Đây là những người đã vượt qua cơn thử thách lớn lao”.
Vì thế mà áo choàng họ đã được giặt trong máu Con Chiên Thiên Chúa. Họ đã tử vị đạo trong cuộc bách hại lớn vì niềm tin của họ nơi chiên con của Đức Chúa. Và bây giờ các "nhân chứng" này (nghĩa là những người tử đạo), được cứu khỏi những đau đớn, đói khát và bắt bớ. Có phải họ là những người Chúa Giêsu diển tả trong bài Các Mối Phúc, những người đã chịu đựng đau khổ vì đức tin của họ "họ sẽ được ủi an vì… sẽ đước đất hứa… sẽ được hài lòng v.v…" chăng?
Trước kia, lễ các Thánh chỉ mừng những ai bị tử vì đạo trong những thời kỳ bị bách hại. Trong Giáo Hội Tiên Khởi, và trong các giáo hội thời nay, cụm từ "các Thánh" là tên gọi dành cho những người Kitô Hữu (Cr.1:2,14:33). Hôm nay chúng ta ghi nhớ, mừng vui và cam đoan với nhau rằng: "Hãy nhìn thấy điều gì Thiên Chúa đã làm cho những người bình thường! Để họ trở nên những vị Thánh, và chúng ta cũng vậy. Hãy luôn sửa soạn: "Để bây giờ chúng ta nên thánh! Hãy ca ngợi Chúa".
Nếu hôm nay chúng ta có mặt ở nhà thờ (hay tham dự thánh lễ trực tuyến) chúng ta sẽ thấy gì? Lẽ cố nhiên có nhiều điều được trích trong Kinh Thánh được đọc làm chúng ta để ý đến phần đầu của thánh lễ. Sau khi nghe Lời Chúa. chúng ta quay về bàn thờ với bánh và rượu, chúng ta sẽ dâng lên để được thánh hóa. Nhưng, trong lúc chúng ta hướng nhìn về bàn thờ, có thể mắt chúng ta sẽ nhìn thấy các thánh xung quanh chúng ta là các bức tượng và các bức tranh gắn trên tường.
Họ là những người được chúc phúc được mô tả trong phúc âm hôm nay. Họ là những người có tâm hồn nghèo khó, họ là những kẻ đã sầu khổ, họ là những người đã hiền lành, họ là những kẻ khao khát điều công chính, họ là những người đã bị sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa vì Thiên Chúa, họ là những ai đã bị tử đạo vì đức tin, họ là những ai đã xót thương người, họ là những người xây dựng hòa bình, họ là những người con trung kiên và sống động của Chúa Thánh Thần. Sau khi nhớ đến những việc lớn lao của Thiên Chúa đã thực hiện nơi các Thánh, chúng ta có lý do cảm tạ. Linh mục chủ tế sẽ dâng lời cầu nguyện bí tích Thánh Thể: "Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa, Chúa chúng ta" rồi chúng ta đáp lại "Thật là chính đáng". Thật thế, nhưng còn có nhiều điều nữa để cảm tạ, nhiều đấng thánh, không chỉ trong quá khứ, nhưng có cả những người đang đứng xung quanh chúng ta đây, Họ là ai? Làm thế nào để đời sống của họ phản ánh được sự thánh thiện của Thiên Chúa? Tạ ơn Chúa vì họ đã làm chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta, họ đã làm những gì Thiên Chúa đã làm qua Con Ngài và các thánh qua các thời đại.
Trên bàn làm việc của tôi, có một hiện vật để nhắc tôi nhớ hoạt động của Thiên Chúa trong Thánh Thần của Ngài. Đó là cuốn sách "Các Thánh" của tác giả Robert Ellsberg. Trong đó tác giả viết một bản sơ phác về tiểu sử của các thánh đã được công nhận trong Giáo Hội Công Giáo, và cũng có đời sống của các Kitô Hữu trong các giáo hội khác, cũng như người Hồi Giáo, Do thái giáo, và ngay cả những người vô tín ngưỡng với phong tục khác biệt. Đó là điều mà sách Khải Huyền nhắc nhở chúng ta hôm nay: "Sau đó tôi có thị kiến một đoàn người đông đảo mà không ai có thể đếm được, từ mọi dân tộc, mọi chủng tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ.
Lễ các Thánh là lễ của Chúa Thánh Thần. Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm người để cứu giúp chúng ta. Ngôi thứ Ba là Chúa Thánh Thần, Ngài là Thiên Chúa đang hoạt động ở giữa chúng ta, đem chương trình của Thiên Chúa thực hiện trong xác thân hèn yếu của chúng ta. Chúa Thánh Thần hoạt động dưới nhiều hình thức, nhưng, dấu chỉ có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần là sức sống cộng đoàn. Thánh Linh là máng thông ơn của Thiên Chúa tuôn đổ sự sống của Thiên Chúa xuống cho chúng ta, phàm nhân chúng ta là những người thường bị lạc lối, Thần khí Chúa làm cho chúng ta trở nên một dân tộc để đi theo đường lối của Thiên Chúa.
Theo thị kiến trong sách Khải Huyền cho chúng ta biết hôm nay "Sau đó tôi có thị kiến một đám rất đông mà không ai có thể đếm được, từ mọi dân, từ mọi chủng tộc, từ mọi nước, và mọi ngôn ngữ". Chúa Thánh Thần liên kết tất cả mọi người thông qua tình yêu thương toàn diện của Thiên Chúa. Vậy thì các thánh bởi đâu mà ra? Nhờ sự làm việc liên lỉ của Chúa Thánh Linh. Điều đó xảy ra khi nào và ở đâu? Trên mọi đất nước, và qua mọi thời đại. Nhờ Chúa Thánh Thần, ngay bây giờ đây, chúng ta đang được liên kết với Thiên Chúa và với nhau. Tôi thích truyền thống của vài giáo hội, một số nhóm giáo dân hay bắt đầu phụng vụ với lời chào đón nhau với câu "Xin chào các thánh".
Vậy phải chăng đó là điều chúng ta mừng trong ngày hôm nay, Chúa Thánh Thần luôn hoạt động ban ơn thánh sủng của Ngài cho chúng ta nên một cộng đoàn thánh thiện, một cộng đoàn các thánh phải không?
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
31st SUNDAY (A)
FEAST OF ALL SAINTS
Rev. 7: 2-4, 9-14; Psalm 24; I John 3:1-3; Matthew 5:1-12
I am a college sophomore attending Mass on the feast of All Saints at our University chapel. I hear the assigned Scriptures for the day and I am puzzled. I wish I could say my confusion was about a profound theological issue. But I’m 19 years old, not the age when I, or my classmates, pondered serious spiritual, or theological questions. After hearing the reading from the Book of Revelations I’m confused by the response to the question put by the elder about the identity of the innumerable people dressed in white robes: "from every nation, race, people and tongue."
The elder answers his own question: "These are the ones who have survived the time of great distress, they have washed their robes and made them white in the Blood of the Lamb." There is the source of my question: how can you wash robes in blood and have them come out white? It was not until years later that I decided to satisfy the quandary the reading raised in my sophomore mind.
Revelation presents us with several visions of the heavenly court. Earlier (chapter 4) it gave a vision of God sitting on a throne, surrounded by 24 elders. They are beholding the image of the slain Lamb of God, who has "power and wealth and wisdom and might and honor and glory and blessing" (5:12).
In today’s reading a vast number of people have joined the audience, "From every nation, from all tribes and peoples and languages" (v. 9). It is a white-robed throng holding palm branches. Their white robes are given them because they were martyred. Their palm branches are celebratory, signs of a feast. They are innumerable and the language that identifies them is apocalyptic, "These are the ones who survived the time of great distress."
That is how their robes were washed in the blood of the Lamb. They were martyred during the great persecutions for their faith in the Lamb of God. Now these "witnesses" (that’s what "martyrs" means) are saved from pain, hunger, thirst and persecution. Are they the people Jesus describes in the Beatitudes who, despite present afflictions for their faith in him, "will be comforted… will inherit the earth...will be satisfied, etc."?
Originally, All Saints Day celebrated those who had died as martyrs in persecutions. In the early church, and some churches today, "saints" was the name for Christians (Cor. 1:2; 14:33). Today we remember, celebrate, and assure one another, "See what God can do among ordinary people! Just as they are saints, so shall we be." Correction – "So are we now! Praise God!"
If we are in church today (or, possibly live streaming) what will we see? Of course, the Book of the Scriptures catches our attention during the first part of the Mass. After hearing God’s Word we turn to the altar and the bread and wine we will offer for consecration. But, as our eyes turn towards the altar, perhaps our gaze will fall on the images of the saints that surround us in statutes, paintings and mosaics on the walls.
There they are, those Beatitude people described in today’s gospel: once poor in spirit, mourning, lowly, justice-seekers, persecuted, martyred for their faith, merciful, peacemakers – God’s children whose lives reflected the animating and faith-sustaining presence of the Spirit. After such reminders of God’s great works in the lives of the saints, we have reason to give thanks. The presider will introduce the Eucharistic Prayer, "Let us give thanks to the Lord, our God." And we will respond, "It is right and just." True enough, but there is more to include in our thanks, more saints, not from the past. but those who are among us now. Who are they? How do their lives reflect the holiness of God? Thank you God for their witness to your presence among us, doing what you have done through your Son and his saints through the ages.
On my desk I have a reminder of God’s active and inclusive Spirit. It is Robert Ellsberg’s book, "All Saints" (New York: Crossroad, 1998). Ellsberg includes biographical sketches of those named saints by the Catholic Church. He also includes Christians from other denominations, as well as Muslims, Jews and even those without membership in any faith tradition. It is what the Book of Revelation reminds us today: "After this I had a vision of a great multitude, which no one could count, from every nation, race, people and tongue."
The feast of All Saints is a feast of the Holy Spirit. The second person of the Trinity took flesh to save us. The third person, the Holy Spirit, is God acting among us, bringing God’s plan for us humans to fulfillment. The Spirit works in many ways, but one sign of the Spirit’s presence is the creation of a community of life. The Spirit is God’s communication of grace, pouring the life of God into us limited humans, who often go astray, forming us into a people who are enabled to walk in God’s ways.
As the visionary of the Book of Revelation tells us today: "After this I had a vision of a great multitude which no one could count, from every nation, race, people and tongue." The Spirit links all humans through the universal love of God. How do saints come about? Through the limitless work of the Spirit. Where and when does this happen? In every land and every age. Through the Spirit we are, even now, being united to God and connected to one another. I like the tradition in some churches and denominations that begins prayer by greeting the gathered community with, "Good morning saints!"
And isn’t that what we celebrate today, the Spirit’s ongoing work of grace that forms us into a holy community, a community of saints?
Cuộc gặp gỡ ngoài mong đợi
Lm. Minh Anh
00:40 29/10/2020
CUỘC GẶP GỠ NGOÀI MONG ĐỢI
“Giêrusalem, Giêrusalem!
Đã bao lần Ta muốn tụ họp con cái ngươi lại như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Xin Thầy lên đường và đi khỏi đây, vì Hêrôđê toan giết Thầy”, với những lời ấy, không phải những người biệt phái lo lắng cho Chúa Giêsu; cũng không phải họ sẽ tìm cách giúp Ngài tránh cơn thịnh nộ của Hêrôđê bạo chúa; ở đây, rõ ràng, họ cảnh báo và hăm doạ Ngài, họ mượn danh Hêrôđê để đuổi khéo Ngài. Biết manh tâm của họ, Chúa Giêsu cương nghị trả lời, “Hôm nay, ngày mai và ngày hôm sau nữa, Tôi còn phải đi”. Lắng nghe cuộc trao đổi, và đặc biệt, cách thức ứng xử bất ngờ của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ rút ra những bài học thú vị một khi phải đứng trước một ‘cuộc gặp gỡ ngoài mong đợi’ trong cuộc đời.
Thi thoảng, có ai đó trá hình, đến rỉ tai một số điều bất lợi của chúng ta dưới hình thức giúp đỡ, bảo ban; đang khi thực tế, đó là một cách đe dọa tinh vi khiến chúng ta lo lắng và sợ hãi. Trong trường hợp này, hãy xem cách thức phản ứng của Chúa Giêsu khi Ngài đối mặt với sự u mê và ác ý của những kẻ chống đối Ngài. Ngài không để mình bị hăm doạ, không quan tâm chút nào đến Hêrôđê, cũng không nhượng bộ trước lời ngăm đe; đúng hơn, theo một nghĩa nào đó, Ngài muốn nói, ‘Đừng lãng phí thời gian để làm cho tôi lo lắng và sợ hãi. Tôi đang làm công việc của Cha tôi, và đó là điều tôi phải quan tâm hơn’. Cũng thế, điều duy nhất chúng ta quan tâm là phải làm theo ý muốn của Thiên Chúa; một khi tự tin làm theo ý Người, chúng ta cũng sẽ có đủ khôn ngoan và can đảm cần thiết để quở trách mọi sự lừa dối và những đe doạ ngớ ngẩn cho những ‘cuộc gặp gỡ ngoài mong đợi’.
Ở đây, chúng ta còn có một bài học quý giá khác là ‘tấm lòng vàng’ của Chúa Giêsu, “Giêrusalem, Giêrusalem, đã bao lần Ta muốn tụ họp con cái ngươi lại như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh, thế mà ngươi đã không muốn”. Các biệt phái từ chối Ngài, Ngài không từ chối họ; họ đóng lòng trước Ngài, Ngài mở lòng với họ; họ hăm doạ Ngài, Ngài yêu thương họ. Ngài không cay cú với những người khiến Ngài đau khổ; Ngài tự do dâng hiến đời mình cho Chúa Cha và nhân gian; Ngài yêu và không bao giờ ngừng yêu. Như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh, Chúa Giêsu chỉ mong đem mọi người về với Cha, kể cả những biệt phái đến với Ngài qua những ‘cuộc gặp gỡ ngoài mong đợi’.
Như Luca kể lại cuộc gặp gỡ xám xịt, hăm doạ giữa Chúa Giêsu và người Pharisêu, Thánh Phaolô hôm nay cũng mách cho chúng ta biết, mỗi người còn phải đối đầu với những cuộc gặp gỡ xám xịt tương tự, nhưng hiểm nghèo hơn. Chúng ta đang chiến đấu không chỉ với phàm nhân, nhưng còn với “những quyền lực thần thiêng”. Satan đang vây bủa, cám dỗ, lừa phỉnh chúng ta mọi nơi, mọi lúc… bất kể tuổi tác, bất chấp chức vụ và bất biết thứ hạng. Nó dụ dỗ người trẻ giết chết thời giờ, bởi games, phim ảnh; với thanh niên, bởi hiềm khích, thù hằn; với người lớn, bởi tứ đổ tường; với người giàu, bởi mua sắm, lãng phí; với người nghèo, bởi trộm cắp, lường gạt. Như thế, những ‘cuộc gặp gỡ ngoài mong đợi’ này không chỉ là bên ngoài, diện đối diện nhưng ngay tự trong tâm hồn mỗi người.
Với những ai hăm dọa mình, Chúa Giêsu dùng lời yêu thương và Lời Thiên Chúa để đối lại. Cũng thế, Thánh Phaolô khuyên chúng ta tựa nương vào Chúa là đá tảng, cầm gươm của Thần Khí tức là Lời Thiên Chúa mà đương đầu với những cuộc gặp gỡ xám xịt bên trong, bên ngoài ấy; bằng cách không ngừng yêu thương, cầu nguyện, ra khỏi chính mình để biến những ‘cuộc gặp gỡ ngoài mong đợi’ thành những cuộc gặp gỡ thân tình mang lại sức sống cho tha nhân, “Anh em hãy nhận lấy mũ chiến cứu độ và cầm gươm của Thánh Thần, tức là lời của Thiên Chúa”. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay bộc lộ tâm tình ngợi khen của ai lấy Chúa làm sức mạnh, “Chúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn”.
Cha Anthony de Mello nói, “Ở đâu có đe doạ, ở đó có sợ hãi; ở đâu có sợ hãi, ở đó không có tình yêu, bởi lẽ, chúng ta luôn luôn căm ghét những gì chúng ta sợ hãi. Tình yêu hoàn hảo gạt bỏ bóng dáng sợ hãi; bất cứ nơi đâu loại hình dục vọng này hiện diện, sợ hãi luôn đồng hành”.
Anh Chị em,
Như lời cha De Mello, trước những đe doạ, Chúa Giêsu không sợ hãi; trái lại, Ngài vẫn yêu thương. Cũng thế, trước những ngăm đe, chúng ta bắt chước Chúa Giêsu, cậy trông vào Thiên Chúa, ra sức yêu thương, cầu nguyện cho kẻ hại mình; và điều quan trọng, một chỉ bận tâm để chu toàn thánh Chúa Cha, như Ngài; và với ân sủng Thánh Thần Ngài, chúng ta sẽ vượt thắng tất cả, cả những ‘cuộc gặp gỡ ngoài mong đợi’ hiểm nguy nhất.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đôi lúc con khó ở bởi những ‘cuộc gặp gỡ ngoài mong đợi’, xin cho con biết không sợ hãi, để can trường và có một ‘tấm lòng vàng’ như Chúa; vì một khi con đầy Chúa, đó chỉ còn là những chuyện ruồi bu”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thứ Sáu 30/10: Tình yêu vượt trên lề luật - Suy Niệm của Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
05:53 29/10/2020
Phúc Âm: Lc 14, 1-6
"Trong ngày Sabbat, ai trong các ông có con lừa hay con bò rơi xuống giếng mà không kéo nó lên sao?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, vào một ngày Sabbat, Chúa Giêsu vào dùng bữa trong nhà một thủ lãnh biệt phái, thì những người hiện diện ở đó dòm xét Người. Bấy giờ có một người mắc bệnh thuỷ thũng ở trước mặt Người. Chúa Giêsu lên tiếng hỏi các Luật sĩ và biệt phái rằng: "Trong ngày Sabbat, có được phép chữa bệnh không?" Các ông ấy làm thinh. Bấy giờ Người kéo kẻ ấy lại, và chữa lành, rồi cho về. Ðoạn Người bảo các ông rằng: "Trong ngày Sabbat, ai trong các ông có con lừa hay con bò rơi xuống giếng mà không lập tức kéo nó lên sao?" Nhưng các ông không thể trả lời câu hỏi ấy.
Ðó là lời Chúa.
Hãy Nên Thánh : Suy Niệm Lễ Các Thánh Nam Nữ
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:50 29/10/2020
Hãy Nên Thánh: Suy Niệm Lễ Các Thánh Nam Nữ
(Mt 5, 1-12a)
Hàng năm cứu mỗi dịp lễ Các Thánh về, lời Chúa trong sách Lêvi, nhất là qua ngòi bút của thánh Phêrô, bằng nhiều cách lại vang lên bên tai chúng ta như muốn thôi thúc chúng ta ở mọi nơi mọi thời: "Các ngươi hãy là thánh vì Ta là Thánh" (Lv 11,44; 1Pr 1, 16).
Quả thật, trở nên thánh là mục đích của đời sống người tín hữu chúng ta. Tin Mừng thánh Matthêu đề ra những việc chúng ta có thể làm để nên thánh. Các kiểu nói như, thiên đàng, có Chúa làm gia nghiệp hay được Đất Nước làm cơ nghiệp, hoặc hưởng tôn nhan Chúa… là cách nói khác của sự nên thánh. Chúng ta phải khẳng định rằng: Là Kitô hữu, hễ nghĩ đến sứ vụ của mình trên trần gian, ta phải thấy sự nên thánh như đích đến của hành trình, như thánh Phaolô nói: “ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh” (1 Tx 4,3). Thiên Chúa muốn sắp đặt để mỗi vị thánh vào một thời điểm cụ thể trong lịch sử nào đó, là một sứ vụ, phản ánh một khía cạnh của Tin Mừng.
Công đồng Vaticanô II nêu rõ: “Được trao ban nhiều phương tiện cứu độ dồi dào và cao quý như thế, tất cả mọi tín hữu, dù trong hoàn cảnh hay bậc sống nào, cũng đều được Chúa mời gọi, để mỗi người một cách, vươn tới sự thánh thiện trọn lành như chính Chúa Cha là Đấng trọn lành” (Hiến chế Tin Lý về Hội Thánh, Lumen Gentium, 11).
Quả thật, mỗi người mỗi vẻ. Chúng ta không nên nản chí trước những sự thánh thiện có vẻ như không thể đạt được. Sách Khải Huyền nói: “Số người được đóng ấn là một trăm bốn mươi bốn ngàn người, thuộc mọi chi tộc Israel” (Kh 7, 4). Tôn chỉ của họ là Tám Mối Phúc Thật. Phúc cho những ai hiền lành, nghèo khó; họ là những người khóc lóc nay tìm được sự ủi an ở nơi Thiên Chúa; họ là những người biết thương xót người nay được Chúa xót thương; họ là những người trong sạch nay được nhìn thấy Thiên Chúa; họ là những người xây dựng hòa bình nên được gọi là con Thiên Chúa; họ là những người bị bắt bớ, “họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến” (Kh 7, 14). Họ là các Tổ phụ, các Tiên tri, các Tông đồ, Tử đạo, các thánh Hiển tu, các thánh Ẩn tu, các thánh Đồng trinh thủ tiết, các thánh nam nữ.
Tuy nhiên, nếu con số chỉ có thế thôi thì quả là một điều đáng lo sợ, bởi vì người tín hữu như ta đâu có hy vọng được vào số những người đó? Vậy con số đó là thế nào? Số một trăm bốn mươi bốn ngàn là con số biểu tượng cao đầy đủ, chỉ những người được cứu rỗi. Theo hệ thống đếm của người Do thái, một người có thể đếm cao tới mười hai ngàn. Mười hai ngàn
nhân với mười hai, thành một trăm bốn mươi bốn ngàn, một con số cao trọn vẹn tuyệt đối, chứ không phải chỉ theo nghĩa đen là một trăm bốn mươi bốn ngàn mà thôi.
Thánh Gioan đã nhìn thấy: “Đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng” (Kh 7, 9). Như thế, chúng ta có thể làm thánh được. Nghĩa là, trong một thế giới đa chiều, sự thánh thiện của Thiên Chúa trên trần gian này được phản ảnh bằng nhiều cách. Ngay cả trong những thời đại internet, hay thời mà người ta có khuynh hướng gạt phụ nữ hay giới trẻ tuổi ten sang một bên, không nhìn đến, Chúa Thánh Thần vẫn làm nổi bật lên những vị thánh tỏa chiếu hào quang, tạo nên những năng động tinh thần mới mẻ và những cải cách quan trọng trong Hội thánh. Ta có thể nhắc đến Thánh Hildegard thành Bingen, Thánh Bigitta, Thánh Catarina thành Siena, Thánh Têrêxa thành Avila và Thánh Têrêxa thành Lisieux, hay vị chân phước mới nhất là Carlo Acutis nên thánh bằng việc lập trang web, cổ võ việc tôn sùng Thánh Thể Chúa.
Hôm nay Các Thánh Nam Nữ thúc giục chúng ta cách dặc biệt: hãy cố làm thánh! Ai trong chúng ta cũng có thể làm thánh. Có rất nhiều người đã làm thánh. Ðôi khi người ta nghĩ rằng sự thánh thiện là một điều ưu tiên dành cho vài người được tuyển chọn. Nhưng thật ra, việc trở nên thánh là trách nhiệm của từng kitô hữu, hay có thể nói là của mọi người! Theo thánh Tông Ðồ Phaolô thì từ muôn thủa, Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng ta và đã tuyển chọn chúng ta trong Chúa Kitô, "để trở nên thánh thiện và không tì ố trước nhan Ngài trong tình bác ái" (Eph 1, 3-4). Như thế, tất cả mọi người đều được mời gọi sống thánh thiện; ai trong chúng ta, dù yếu đuối và tội lỗi, dù nhỏ bé và nghèo hèn, đều có thể trở nên thánh nhân, và được mời gọi trở nên thánh: "Các ngươi hãy nên trọn lành, như Cha các ngươi trên trời là Ðấng trọn lành" (Mt 5, 48).
Đức Phanxicô khuyên chúng ta: Đừng sợ nên thánh. Để nên thánh không cần phải là một giám mục, linh mục hay tu sĩ. Chúng ta thường bị cám dỗ để nghĩ rằng sự thánh thiện chỉ dành cho một số người. Không phải thế. Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh bằng cách sống đời mình với tình yêu và bằng cách làm chứng trong mọi việc mình làm, ở bất cứ nơi nào mình sống. Bạn được mời gọi sống đời thánh hiến ư? Hãy nên thánh bằng cách sống sự dấn thấn ấy cách thật vui tươi. Bạn đã kết hôn ư? Hãy nên thánh bằng cách yêu thương và chăm sóc cho chồng hay vợ mình, như Đức Kitô chăm sóc cho Hội thánh. Bạn phải làm việc để kiếm sống ư? Hãy nên thánh bằng cách làm việc thật tận tụy và chu đáo để phục vụ anh chị em mình. Bạn là cha mẹ hoặc ông bà ư? Hãy nên thánh bằng cách kiên nhẫn dạy dỗ con cháu biết theo Chúa Giêsu. Bạn đang ở một địa vị có quyền lực ư? Hãy nên thánh bằng cách quên lợi riêng để phục vụ ích chung. (x. Bài Giáo Lý, Triều Yết Chung ngày 19 tháng 11, 2014).
Mừng lễ Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa hôm nay, nhớ lại Lời Chúa mời gọi chúng ta:" Các ngươi hãy là thánh vì Ta là Thánh " (Lv 11,44; 1Pr 1, 16). Lạy Các Thánh của Chúa, xin cầu cho chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 5, 1-12a)
Hàng năm cứu mỗi dịp lễ Các Thánh về, lời Chúa trong sách Lêvi, nhất là qua ngòi bút của thánh Phêrô, bằng nhiều cách lại vang lên bên tai chúng ta như muốn thôi thúc chúng ta ở mọi nơi mọi thời: "Các ngươi hãy là thánh vì Ta là Thánh" (Lv 11,44; 1Pr 1, 16).
Quả thật, trở nên thánh là mục đích của đời sống người tín hữu chúng ta. Tin Mừng thánh Matthêu đề ra những việc chúng ta có thể làm để nên thánh. Các kiểu nói như, thiên đàng, có Chúa làm gia nghiệp hay được Đất Nước làm cơ nghiệp, hoặc hưởng tôn nhan Chúa… là cách nói khác của sự nên thánh. Chúng ta phải khẳng định rằng: Là Kitô hữu, hễ nghĩ đến sứ vụ của mình trên trần gian, ta phải thấy sự nên thánh như đích đến của hành trình, như thánh Phaolô nói: “ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh” (1 Tx 4,3). Thiên Chúa muốn sắp đặt để mỗi vị thánh vào một thời điểm cụ thể trong lịch sử nào đó, là một sứ vụ, phản ánh một khía cạnh của Tin Mừng.
Công đồng Vaticanô II nêu rõ: “Được trao ban nhiều phương tiện cứu độ dồi dào và cao quý như thế, tất cả mọi tín hữu, dù trong hoàn cảnh hay bậc sống nào, cũng đều được Chúa mời gọi, để mỗi người một cách, vươn tới sự thánh thiện trọn lành như chính Chúa Cha là Đấng trọn lành” (Hiến chế Tin Lý về Hội Thánh, Lumen Gentium, 11).
Quả thật, mỗi người mỗi vẻ. Chúng ta không nên nản chí trước những sự thánh thiện có vẻ như không thể đạt được. Sách Khải Huyền nói: “Số người được đóng ấn là một trăm bốn mươi bốn ngàn người, thuộc mọi chi tộc Israel” (Kh 7, 4). Tôn chỉ của họ là Tám Mối Phúc Thật. Phúc cho những ai hiền lành, nghèo khó; họ là những người khóc lóc nay tìm được sự ủi an ở nơi Thiên Chúa; họ là những người biết thương xót người nay được Chúa xót thương; họ là những người trong sạch nay được nhìn thấy Thiên Chúa; họ là những người xây dựng hòa bình nên được gọi là con Thiên Chúa; họ là những người bị bắt bớ, “họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến” (Kh 7, 14). Họ là các Tổ phụ, các Tiên tri, các Tông đồ, Tử đạo, các thánh Hiển tu, các thánh Ẩn tu, các thánh Đồng trinh thủ tiết, các thánh nam nữ.
Tuy nhiên, nếu con số chỉ có thế thôi thì quả là một điều đáng lo sợ, bởi vì người tín hữu như ta đâu có hy vọng được vào số những người đó? Vậy con số đó là thế nào? Số một trăm bốn mươi bốn ngàn là con số biểu tượng cao đầy đủ, chỉ những người được cứu rỗi. Theo hệ thống đếm của người Do thái, một người có thể đếm cao tới mười hai ngàn. Mười hai ngàn
nhân với mười hai, thành một trăm bốn mươi bốn ngàn, một con số cao trọn vẹn tuyệt đối, chứ không phải chỉ theo nghĩa đen là một trăm bốn mươi bốn ngàn mà thôi.
Thánh Gioan đã nhìn thấy: “Đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng” (Kh 7, 9). Như thế, chúng ta có thể làm thánh được. Nghĩa là, trong một thế giới đa chiều, sự thánh thiện của Thiên Chúa trên trần gian này được phản ảnh bằng nhiều cách. Ngay cả trong những thời đại internet, hay thời mà người ta có khuynh hướng gạt phụ nữ hay giới trẻ tuổi ten sang một bên, không nhìn đến, Chúa Thánh Thần vẫn làm nổi bật lên những vị thánh tỏa chiếu hào quang, tạo nên những năng động tinh thần mới mẻ và những cải cách quan trọng trong Hội thánh. Ta có thể nhắc đến Thánh Hildegard thành Bingen, Thánh Bigitta, Thánh Catarina thành Siena, Thánh Têrêxa thành Avila và Thánh Têrêxa thành Lisieux, hay vị chân phước mới nhất là Carlo Acutis nên thánh bằng việc lập trang web, cổ võ việc tôn sùng Thánh Thể Chúa.
Hôm nay Các Thánh Nam Nữ thúc giục chúng ta cách dặc biệt: hãy cố làm thánh! Ai trong chúng ta cũng có thể làm thánh. Có rất nhiều người đã làm thánh. Ðôi khi người ta nghĩ rằng sự thánh thiện là một điều ưu tiên dành cho vài người được tuyển chọn. Nhưng thật ra, việc trở nên thánh là trách nhiệm của từng kitô hữu, hay có thể nói là của mọi người! Theo thánh Tông Ðồ Phaolô thì từ muôn thủa, Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng ta và đã tuyển chọn chúng ta trong Chúa Kitô, "để trở nên thánh thiện và không tì ố trước nhan Ngài trong tình bác ái" (Eph 1, 3-4). Như thế, tất cả mọi người đều được mời gọi sống thánh thiện; ai trong chúng ta, dù yếu đuối và tội lỗi, dù nhỏ bé và nghèo hèn, đều có thể trở nên thánh nhân, và được mời gọi trở nên thánh: "Các ngươi hãy nên trọn lành, như Cha các ngươi trên trời là Ðấng trọn lành" (Mt 5, 48).
Đức Phanxicô khuyên chúng ta: Đừng sợ nên thánh. Để nên thánh không cần phải là một giám mục, linh mục hay tu sĩ. Chúng ta thường bị cám dỗ để nghĩ rằng sự thánh thiện chỉ dành cho một số người. Không phải thế. Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh bằng cách sống đời mình với tình yêu và bằng cách làm chứng trong mọi việc mình làm, ở bất cứ nơi nào mình sống. Bạn được mời gọi sống đời thánh hiến ư? Hãy nên thánh bằng cách sống sự dấn thấn ấy cách thật vui tươi. Bạn đã kết hôn ư? Hãy nên thánh bằng cách yêu thương và chăm sóc cho chồng hay vợ mình, như Đức Kitô chăm sóc cho Hội thánh. Bạn phải làm việc để kiếm sống ư? Hãy nên thánh bằng cách làm việc thật tận tụy và chu đáo để phục vụ anh chị em mình. Bạn là cha mẹ hoặc ông bà ư? Hãy nên thánh bằng cách kiên nhẫn dạy dỗ con cháu biết theo Chúa Giêsu. Bạn đang ở một địa vị có quyền lực ư? Hãy nên thánh bằng cách quên lợi riêng để phục vụ ích chung. (x. Bài Giáo Lý, Triều Yết Chung ngày 19 tháng 11, 2014).
Mừng lễ Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa hôm nay, nhớ lại Lời Chúa mời gọi chúng ta:" Các ngươi hãy là thánh vì Ta là Thánh " (Lv 11,44; 1Pr 1, 16). Lạy Các Thánh của Chúa, xin cầu cho chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Đến để hoán cải
Lm. Minh Anh
23:35 29/10/2020
ĐẾN ĐỂ HOÁN CẢI
“Đấng đã khởi sự trong anh em công việc tốt lành”.
Kính thưa Anh Chị em,
Trước hết, đó là sự kiện Ngài đến nhà của một thủ lãnh biệt phái để dùng bữa. Đây không phải là chuyện nhỏ; vì trên thực tế, đó sẽ là chủ đề của những cuộc thảo luận giữa những người biệt phái khác, cũng như Ngài sẽ là đề tài của những bàn tán xôn xao giữa dân chúng. Sự kiện này cho thấy Chúa Giêsu không mải mê với những gì Ngài yêu thích; Ngài không chỉ đến cho những người dễ bị tổn thương, Ngài còn đến để ‘khởi sự mọi việc tốt lành’, ‘đến để hoán cải’ cả những người giàu có và quyền lực. Chúng ta thường quên mất sự thật đơn giản này. Ngài đến vì mọi người, muốn cứu mọi người và đáp lại lời mời của tất cả những ai muốn có Ngài trong cuộc đời họ. Chúa Giêsu không ngại đến nhà vị thủ lãnh để thách thức ông, thách thức các khách mời vọng tộc của ông; Ngài muốn thay đổi lòng dạ họ; Ngài ‘đến để hoán cải’ họ, những con người mà Ngài đang cất bước kiếm tìm.
Tiếp đến, Tin Mừng nói, mọi người ‘cẩn thận quan sát’ Ngài. Một số có lẽ chỉ vì tò mò và đang tìm một điều gì đó cho những khoảnh khắc trà dư tửu hậu; nhưng với những người khác, rất có thể họ cẩn thận quan sát Chúa Giêsu vì họ thực sự muốn hiểu Ngài, hoặc có thể họ đã biết một điều gì đó độc đáo nơi Ngài và họ muốn biết thêm về Ngài; biết đâu, họ sẽ nhận ra Ngài, Đấng ‘khởi sự mọi việc tốt lành’, Đấng ‘đến để hoán cải’ tâm hồn họ vốn có thể đang rối như bòng bong, như tơ vò.
Hai bài học này cho thấy, Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, bất kể chúng ta là ai. Ngài sẽ đáp lại sự cởi mở của mỗi người trước sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống mình. Tất cả những gì chúng ta phải làm, là mời cho được Ngài và mở lòng mình ra để Ngài đến ‘dùng bữa’. Như những người hiện diện đã cẩn thận quan sát Ngài; cũng thế, chúng ta bắt chước họ, chăm chú đến Ngài và đó là một ước ao tốt lành. Mặc dầu một số người dù đã quan sát nhưng quay lưng, chế nhạo Ngài; thế mà, hẳn đã có những người quan sát Ngài cẩn thận sẽ đón nhận sứ điệp Ngài mang đến; họ nhận ra Ngài là Đấng ‘khởi sự mọi điều tốt lành’, Đấng ‘đến để hoán cải’ ma trận, mê cung lương tâm họ.
Cùng với ý hướng đó, hôm nay Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy có một trực giác siêu nhiên khi nhìn Chúa Giêsu một cách tích cực như “Đấng đã khởi sự trong anh em công việc tốt lành”, Ngài ‘đến để hoán cải’. Từ đó, thay vì quan sát Ngài cách tiêu cực như biệt phái, chúng ta thấu cảm và hiểu biết Ngài; thay vì quan sát Ngài để mặc cảm và sợ hãi, chúng ta mời Ngài vào nhà ‘dùng bữa’. Như thế, hoán cải không là gì khác ngoài việc hướng nhìn lên Chúa Giêsu như Carlo Acutis nói, “Hoán cải không gì khác hơn là hướng cái nhìn từ thấp lên cao, một chuyển động của mắt là đủ”.
Một người đàn ông quyền lực, giàu có, khá đạo đức, nhưng không chút hạnh phúc. Ông ước ao Chúa Giêsu đến ở cùng. Ngày kia, Chúa đến, ông dành cho Ngài một tầng sang trọng; ông xin Chúa toàn quyền sử dụng mọi thứ. Ít lâu sau, nhà ông nhộn nhịp, kẻ lui người tới; ông hạnh phúc khi cánh cổng rộng mở. Thì ra, khách nhà ông là những người phụ trách các phòng từ thiện. Khi thì Chúa Giêsu tặng họ chiếc đồng hồ tường bằng vàng; khi thì Ngài cho họ cặp ngà voi nạm kim cương; khi thì Ngài biếu họ bức tranh cổ… tất cả được bán, lấy tiền giúp người nghèo. Cho đến một buổi sáng, không thể chịu đựng lâu hơn, ông xin Chúa rời đi; Chúa nói, “Con xin Ta đến, Ta đến; con xin hạnh phúc, Ta ban; con xin Ta toàn quyền sử dụng mọi thứ, Ta dùng; và nay con xin Ta ra đi, Ta đi”.
Anh Chị em,
Chúa Giêsu đến, ‘khởi sự mọi điều tốt lành’, đem bình an, hạnh phúc; nhưng để được vậy, trước hết, Ngài phải ‘đến để hoán cải’ con tim. Và xem ra, điều này thật không dễ, phải có ơn Chúa cũng như cần sự cộng tác triệt để của con người. Từ việc người giàu đã có Chúa nhưng lại để mất Ngài, chúng ta nhận ra một sự thật là, một tâm hồn hoán cải là một tâm hồn bước những bước đầu tiên trên con đường có tên ‘Nên Thánh’; và đó là một công trình vĩ đại của Thiên Chúa như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tuyên xưng, “Vĩ đại thay công cuộc của Chúa”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin ‘đến để hoán cải’ và ‘khởi sự mọi việc tốt lành’ nơi mái linh hồn con, xin hãy rựt và bán đi những gì Chúa thấy cần, dù con có xót xa bao nhiêu; may ra, với ân sủng và lòng thương xót Chúa, Giáo Hội trong một tương lai không xa, có thêm một vị thánh nữa. Tại sao không?”, Amen.
( Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nạn nhân trong vụ thảm sát tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice là những ai?
Đặng Tự Do
15:17 29/10/2020
Một trong những nạn nhân đã được xác định là ông từ Nhà thờ Đức Bà thành phố Nice, Vincent L., 55 tuổi và là cha của hai cô con gái. Ông đã phục vụ Vương Cung Thánh Đường trong 10 năm qua.
Người Công Giáo ở Nice nhớ đến Vincent vì sự phục vụ tận tụy của ông đối với Giáo hội. Cha Jean-Louis Giordan, nguyên cha sở của Vương Cung Thánh Đường, nói với Vatican News rằng lần đầu tiên ngài tuyển dụng Vincent làm ông từ của Vương Cung Thánh Đường là cách đây một thập kỷ.
Một người quen thuộc với Vương Cung Thánh Đường nói với nhật báo Le Parisien của Pháp: “Anh ấy không chỉ là một ông từ giúp việc. Anh ấy đã giúp đỡ rất nhiều cho vị linh mục đã lớn tuổi. … Anh ấy là một người khéo tay. Những ngọn nến luôn được thắp sáng rực rỡ… Anh ấy rất kín đáo và rất hiệu quả. Anh ấy không nói nhiều. Anh ấy đã hành động rất khiêm nhường và kính trọng. Anh ấy là người đầu tiên chúng tôi nghĩ đến khi hay tin về vụ tấn công này.”
Cha Gil Florini, cha sở của nhà thờ Saint-Pierre-d'Arène-de-Nice, nói với tờ Le Figaro: “Anh ấy là một người đàn ông chừng mực, theo nghĩa tốt của từ đó: tốt bụng, cởi mở”.
Nạn nhân thứ hai là một người phụ nữ đến cầu nguyện.
Theo báo cáo của một công tố viên Pháp, nạn nhân thứ hai là một phụ nữ 60 tuổi, đến cầu nguyện tại Vương Cung Thánh Đường vào sáng ngày 29 tháng 10.
Tờ Le Figaro đưa tin rằng bà được phát hiện đã chết với cổ họng bị cắt, “gần như bị chặt đầu”, gần chỗ để nước thánh bên trong nhà thờ.
Công tố viên chống khủng bố quốc gia Jean-François Ricard cho biết bà đã chết bởi một “một vết chém sâu trong cổ họng nhằm chặt đứt đầu.”
Nạn nhân thứ ba là một người mẹ. Truyền thông Pháp xác định nạn nhân thứ ba là một người mẹ 44 tuổi, đã bị tấn công bên trong nhà thờ và được tường thuật là đã cố chạy ra ẩn náu trong một quán cà phê gần đó, nơi cô chết vì vết đâm. Theo kênh tin tức truyền hình Pháp BFMTV, một nhân chứng đã nghe cô ấy nói: “Hãy nói với gia đình tôi rằng tôi yêu mến họ” trước khi cô ấy chết.
Ngoài những người thiệt mạng trong vụ tấn công, cảnh sát báo cáo rằng còn có những người khác bị thương trong Vương Cung Thánh Đường.
Tên hung thủ.
Cảnh sát Pháp cho biết họ đã bắt giữ thủ phạm, được xác định là Brahim Aouissaoui, 21 tuổi. Hắn ta được cho là đã đến đảo Lampedusa của Ý, sau đó đã đến Pháp. Aouissaoui bị cảnh sát bắn bị thương và được đưa đến bệnh viện.
Source:Catholic News Agency
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Pháp về vụ thảm sát tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice
Đặng Tự Do
15:44 29/10/2020
Ngay sau khi hay tin về vụ thảm sát kinh hoàng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice, Hội Đồng Giám Mục Pháp đã đưa ra một thông cáo báo chí.
Nguyên bản tiếng Pháp có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Paris, ngày 29 tháng 10 năm 2020
Dù đau đớn, chúng ta hãy trực diện với mối đe dọa nguy hiểm và mù quáng này
Vụ thảm sát xảy ra sáng nay trong Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice khiến Hội Đồng Giám Mục Pháp chìm trong nỗi buồn vô hạn. Những suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi hướng đến các nạn nhân, những người bị thương, gia đình và những người thân yêu của họ.
Chính vì hiện diện bên trong Vương Cung Thánh Đường mà những anh chị em này đã bị tấn công, và sát hại. Họ đại diện cho một biểu tượng mà người ta muốn phá hủy. Những vụ giết hại như thế này nhắc nhở chúng ta về cuộc tử đạo của Cha Jacques Hamel.
Trước những hành vi khủng khiếp này, toàn bộ đất nước của chúng ta bị ảnh hưởng. Cuộc khủng bố này nhằm mục đích gieo rắc sự lo lắng trong toàn xã hội chúng ta. Điều cấp bách là phải tận diệt chứng hoại thư này cũng cấp bách không kém là phải tái khám phá tình huynh đệ không thể thiếu, là điều sẽ giữ cho tất cả chúng ta có thể đứng thẳng khi đối mặt với những mối đe dọa này.
Bất chấp nỗi đau đang chụp xuống trên chúng ta, những người Công Giáo không chịu khuất phục trước nỗi sợ hãi và cùng với cả dân tộc, chúng ta sẵn sàng đối mặt với mối đe dọa nguy hiểm và mù quáng này.
Bất cứ nơi nào có thể, hồi chuông báo tử tại các nhà thờ Pháp sẽ vang lên vào lúc 3 giờ chiều hôm nay. Người Công Giáo được mời gọi đến cầu nguyện cho các nạn nhân.
Source:Conférence des évêques de France
Hãi hùng: Sáng 29/10, khủng bố xông vào nhà thờ chính tòa Nice, chặt đầu 1 giáo dân, giết 2 giáo dân khác.
Đặng Tự Do
05:45 29/10/2020
Một kẻ cầm dao đã giết chết ba người và làm bị thương một số người khác trong một cuộc tấn công ngay bên trong một nhà thờ Đức Bà thành phố Nice trong vùng Côte d'Azur.
Vụ tấn công kinh hoàng xảy ra lúc 9h sáng thứ Năm 29 tháng 10, theo giờ địa phương, tức là 3 giờ chiều ngày thứ Năm giờ Việt Nam. Địa điểm xảy ra vụ tấn công là bên trong nhà thờ Đức Bà ở ngay trung tâm thành phố Nice. Theo các phương tiện truyền thông Pháp, ít nhất một phụ nữ trong số các nạn nhân đã bị chặt đầu.
Cảnh sát mô tả cảnh tượng bên trong nhà thờ chính tòa là một “khung cảnh kinh hoàng”.
Kẻ tấn công đã bị cảnh sát bắn bị thương và được đưa đến bệnh viện.
Thị trưởng thành phố Nice, Christian Estrosi, cho biết kẻ tấn công đã hô đi hô lại “Allahu Akbar” nhiều lần trong khi hắn bị cảnh sát bắt và còng tay.
Thị trưởng Christian Estrosi cũng cho biết là một nạn nhân phụ nữ đã bị chặt đầu nhưng ông không biết cho biết chi tiết về cách thức hai người khác bị giết.
Ông thị trưởng Estrosi nói: “Chúng tôi biết có hai người bị giết bên trong nhà thờ… và một người thứ ba bị giết khi đang trốn trong một quán giải khát đối diện với nhà thờ.”
Hết sức tức giận trước cảnh tượng kinh hoàng này, ông thị trưởng Estrosi nói:
“Chúng ta phải loại bỏ chủ nghĩa phát xít Hồi giáo này ra khỏi lãnh thổ của chúng ta.”
Vụ tấn công xảy ra chưa đầy hai tuần sau khi giáo viên dạy môn sử địa Samuel Paty, 47 tuổi, bị chặt đầu bên ngoài trường trung học của mình sau khi cho lớp học xem các bức tranh biếm họa bao gồm một bức vẽ nhà tiên tri Muhammad trong một cuộc thảo luận về tự do ngôn luận.
“Trước vụ này là vụ giết một giáo viên trường học, lần này chủ nghĩa man rợ phát xít Hồi Giáo đã tấn công vào bên trong một nhà thờ, vào những người vô tội đến đây để cầu nguyện. Một lần nữa, cách thức tấn công của chúng mang nặng tính biểu tượng”.
Cảnh sát xác nhận rằng đến nay đã có ít nhất ba người đã bị giết trong vụ tấn công này.
Công tố viên chống khủng bố của Pháp đã kêu gọi kết cho tên tấn công tội danh “giết người có liên quan đến một tổ chức khủng bố”.
Khi hay tin về vụ tấn công này, Tổng thống Emmanuel Macron đã tức tốc rời Paris đến Nice để thị sát tại chỗ
Nice từng bị tấn công vào tháng 7/2016 khi một tên khủng bố lái chiếc xe tải 19 tấn lao vào đám đông dân chúng đang ăn mừng ngày phá ngục Bastille trên lối đi dạo nổi tiếng Promenade des Anglais, khiến 86 người thiệt mạng và 458 người khác bị thương. Tên tài xế lái chiếc xe khủng bố này là Mohamed Lahouaiej-Bouhlel, một người Tunisia sống ở Pháp, đã bị cảnh sát bắn chết.
Sau vụ giết hại thầy giáo Paty ở Conflans-Sainte-Honorine vào ngày 16 Tháng Mười, Macron nói Pháp đã tham gia vào một cuộc chiến “sống còn” đối với Hồi giáo cuồng tín.
Những lời bình luận và sự ủng hộ của ông đối với việc xuất bản những bức tranh biếm họa gây tranh cãi về nhà tiên tri Hồi Giáo của tờ báo châm biếm Charlie Hebdo đã làm dấy lên các cuộc biểu tình giận dữ trên khắp thế giới Hồi giáo, với những bức ảnh của tổng thống bị đốt cháy và kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp.
Thủ tướng, Jean Castex, đã khẩn trương rời Quốc Hội sau một phút im lặng tưởng niệm các nạn nhân bị giết ngày hôm nay trước khi cùng Bộ trưởng Nội vụ, Gérard Darmanin, họp khẩn cấp vì âu lo sẽ còn những cuộc khủng bố khác.
Source:The Guardian
Hết bị đình chỉ vì virus Tầu độc địa, các nhà thờ ở Pháp lại bị đóng cửa bởi ung thư Hồi Giáo cực đoan
Đặng Tự Do
16:52 29/10/2020
Ít nhất hai vụ tấn công khác đã được báo cáo ở Pháp vào hôm thứ Năm 29 tháng 10, một ở Lyon và một vụ khác gần Avignon. Một người đàn ông quơ quơ một khẩu súng ngắn, và hét lên “Allahu Akbar”, đã bị cảnh sát Pháp ở Montfavet gần Avignon bắn chết trước khi hắn gây án. Trong khi đó, một tên khác trang bị một mã tấu dài đã bị bắt khi đang cố gắng lên một chuyến tàu ở Lyon. Theo Al Jazeera; người đàn ông này đã bị tình báo Pháp theo dõi từ lâu như một mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh.
Trước các diễn biến này, Đức Giám Mục André Marceau của Nice xác nhận rằng tất cả các nhà thờ trong thành phố đã phải đóng cửa và được cảnh sát bảo vệ cho đến khi có thông báo mới. Tờ Famille Chrétienne, nghĩa là Gia đình Kitô, cho biết việc đóng cửa các nhà thờ Công Giáo có thể lan ra cả các khu vực khác trên khắp nước Pháp.
Sau vụ giết hại thầy giáo Samuel Paty ở Conflans-Sainte-Honorine vào ngày 16 Tháng Mười, tổng thống Macron nói Pháp đã tham gia vào một cuộc chiến “sống còn” đối với Hồi giáo cuồng tín.
Những lời bình luận và sự ủng hộ của ông đối với việc xuất bản những bức tranh biếm họa gây tranh cãi về nhà tiên tri Hồi Giáo của tờ báo châm biếm Charlie Hebdo đã làm dấy lên các cuộc biểu tình giận dữ trên khắp thế giới Hồi giáo, với những bức ảnh của tổng thống bị đốt cháy đi kèm với lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp.
Các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ tình liên đới và nỗi buồn trước vụ tấn công kinh hoàng vào Vương Cung Thánh Đường thành phố Nice.
“Chúng tôi hiệp nhất trong lời cầu nguyện với Đức Thánh Cha Phanxicô và cầu nguyện cho cộng đồng Công Giáo ở thành phố Nice, đặc biệt là gia đình của những người đã mất người thân,” Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, tuyên bố như trên hôm thứ Năm qua Twitter. “Lạy Chúa, xin ban cho các linh hồn được yên nghỉ và xin ánh sáng ngàn thu chiếu soi lên các lhác linh hồn ấy.”
Đức Tổng Giám Mục Allen Vigneron, phó chủ tịch USCCB, đã tweet rằng ngài “vô cùng đau buồn” về vụ tấn công.
“Chúng tôi, những người Công Giáo ở đông nam Michigan, cầu nguyện cho các anh chị em của chúng tôi trong đức tin và cho tất cả người dân Pháp đang bàng hoàng trước thảm kịch này, và trước hết là các nạn nhân và gia đình của họ,” Đức Tổng Giám Mục Vigneron nói.
“Chúng tôi đặc biệt cầu xin Đức Mẹ Sầu Bi ban cho họ ân sủng hiệp nhất những đau khổ của họ với Thập giá của Chúa Kitô, để ngay cả trong giờ tối tăm này, ánh sáng của chiến thắng Phục sinh của Người sẽ chiếu sáng.”
Đức Cha Michael Burbidge, Giám Mục Arlington, Virginia cũng dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ.
“Cùng với những người thiện chí tại Giáo phận Arlington, người dân nước Pháp và trên toàn thế giới, tôi bày tỏ nỗi buồn sâu sắc và dâng lời cầu nguyện nhiệt thành cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công khủng bố tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà ở Nice, Pháp, sáng nay”. Đức Cha Burbidge nói hôm thứ Năm.
“Mặc dù bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào, được thực hiện ở bất kỳ địa điểm nào, đều đáng ghê tởm, nhưng chúng tôi đặc biệt bàng hoàng khi các cuộc tấn công xảy ra ở những nơi linh thiêng, vì không gian linh thiêng là nơi nương náu cho những người mệt mỏi và là biểu tượng của hòa bình trong một thế giới rách nát và tan vỡ. Mong mọi người thuộc mọi tín ngưỡng tiếp tục kêu gọi hòa bình khi chúng ta tăng cường cầu nguyện cho việc chấm dứt mọi hình thức bạo lực”.
Các nhà lãnh đạo khác của Hoa Kỳ đã lên án cuộc tấn công hôm thứ Năm ở Nice. Tổng thống Trump đã tweet rằng “Trái tim của chúng tôi đang ở với người dân Pháp.”
Mục sư Johnnie Moore, một thành viên trong Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, đã tweet vào hôm thứ Năm rằng “Không ai phải sợ hãi khi bước vào một nơi thờ phượng, BẤT CỨ NƠI ĐÂU, BẤT CỨ TÔN GIÁO NÀO!”
Ông đã tweet một video về những người Hồi giáo trên khắp thế giới thương tiếc các nạn nhân trong vụ tấn công, và lưu ý rằng “Những người đầu tiên tôi nghe được là những người bạn Hồi giáo, những người cảm thấy đau đớn và kinh hoàng khi những kẻ khủng bố phỉ báng Chúa bằng cách giết người nhân danh Ngài.”
Ashley McGuire, thành viên cao cấp của Hiệp hội Công Giáo, nói rằng các cuộc tấn công “là một lời nhắc nhở đáng sợ rằng chủ nghĩa cấp tiến vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo toàn cầu.”
Source:Catholic News Agency
Ông Joe Biden thề sẽ cải cách Tối Cao Pháp Viện nếu ông được đắc cử tổng thống
Đặng Tự Do
17:08 29/10/2020
Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden nói rằng ông sẽ thực hiện một đường lối từ từ nhằm cải cách Tòa Án Tối Cao, bất chấp những thành phần cực đoan thúc giục ông phải đưa thêm hàng loạt Thẩm Phán vào Tòa án Tối cao nếu ông thắng cuộc bầu cử vào tháng 11.
Những lời bình luận được đưa ra sau khi Amy Coney Barrett chính thức tuyên thệ nhậm chức thẩm phán Tòa án Tối cao vào tối thứ Hai, theo giờ địa phương.
Người phụ nữ 48 tuổi này đã được Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận với tỷ số 52 trên 48. Susan Collins là Thượng nghị sĩ duy nhất của Đảng Cộng Hòa bỏ phiếu chống lại việc đề cử cô vào Tòa Án Tối Cao.
Các đảng viên đảng Dân chủ đã vô cùng âu lo trước quyết định của Tổng thống Trump lấp đầy chỗ trống sau khi Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg, được coi là một biểu tượng cấp tiến qua đời. Họ đã cáo buộc đảng Cộng hòa là đạo đức giả. Trong một bối cảnh tương tự diễn ra vào năm 2016, lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell đã từ chối tổ chức một cuộc bỏ phiếu xác nhận ứng cử viên Merrick Garland do Barack Obama đề cử vào Tối Cao Pháp Viện với lý do gần đến cuộc bầu cử.
Sau khi Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg qua đời hôm 18 tháng 9 vừa qua, 8 ngày sau, hôm 26 tháng 9, Tổng thống Trump đã nhanh chóng đề cử Thẩm Phán Amy Coney Barrett vào Tối Cao Pháp Viện. Các Thượng nghị sĩ Mitch McConnell và Lindsay Graham, chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp, đã chạy đua với thời gian để hoàn tất việc xác nhận tại Thượng Viện Hoa Kỳ trong vòng một tháng.
Ông Biden nói với các phóng viên ở Pennsylvania rằng ông “không phải là người thích bổ sung thêm các Thẩm Phán vào Tòa Án Tối Cao” nhưng ông sẽ thành lập một ủy ban lưỡng đảng để cải cách tòa án nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng tới.
Source:Sky News Australia
Linh mục trẻ bị bắn chết ở Venezuela, trong một vụ cướp trắng trợn giữa ban ngày
Đặng Tự Do
17:09 29/10/2020
Cha José Manuel De Jesús Ferreira đã bị giết chết khi can thiệp cho một giáo dân bị bọn cướp bắt giữ.
Vị linh mục mới 39 tuổi ở thành phố San Carlos, Venezuela, đã bị sát hại vào tối thứ Ba, ngay sau khi ngài cử hành thánh lễ riêng cho một số giáo dân.
Cha là một thành viên trong Tu đoàn các Linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu và là linh mục chánh xứ của Đền thờ Thánh Thể Thánh Gioan thuộc Giáo phận San Carlos ở Bang Cojedes.
Trang web Dehonians, cho biết vị linh mục trẻ đang nói chuyện và chào tạm biệt với anh chị em giáo dân ở cửa nhà thờ thì có một số người đàn ông vũ trang đi qua và khống chế anh chị em giáo dân để cướp.
Giáo phận San Carlos nói rằng một kẻ tấn công đang bắt giữ một giáo dân, và khi vị linh mục can thiệp để giúp người đó, ngài đã bị bắn vào ngực.
Trong một tuyên bố, Đức Cha Polito Rodríguez Giám Mục San Carlos, nói, “Đức tin trong những thời điểm này nâng đỡ chúng ta. Đúng là nỗi buồn và sự đau đớn lấn át chúng ta, nhưng trên hết chúng ta hãy tin cậy nơi Chúa, vì từ Ngài, chúng ta đến và hướng về Ngài mà chúng ta đi”.
Cha Ferreira thường xuyên cử hành Bí tích Thánh Thể trên đài phát thanh FM 89.7 và các đài địa phương khác. Ngài thường kết thúc thánh lễ với lời nhắn nhủ rằng “Chúa Giêsu muốn tất cả chúng ta tham gia vào tình yêu thương đối với những người nghèo khổ và đừng thờ ơ.”
Vị linh mục quá cố sinh tại Caracas vào ngày 25 tháng 11 năm 1980, trong một gia đình nhập cư từ Bồ Đào Nha. Ngài là con thứ ba trong gia đình có bốn anh chị em. Do tình hình bất ổn ở Venezuela, mẹ ngài phải trở về Madeira, bên Bồ Đào Nha.
Vị linh mục quá cố được nhiều người biết đến với hương thơm thánh thiện, lòng bác ái mục tử và tình yêu đối với người nghèo.
Source:Dehonians
Chiến thắng phò sinh của Tổng thống Trump trên trường quốc tế: 31 quốc gia tham gia với Hoa Kỳ chống coi phá thai là nhân quyền
Đặng Tự Do
17:10 29/10/2020
Các chính phủ Brazil, Ai Cập, Hung Gia Lợi, Nam Dương, Uganda và Hoa Kỳ đã cùng bảo trợ một cuộc họp ảo ngày 22 tháng 10 năm 2020 tại Washington, DC để ký kết theo nghi thức đa quốc gia Tuyên bố Đồng thuận Geneva, được gọi như vậy vì cuộc họp này ban đầu được dự định diễn ra ở Geneva trước cuộc họp trực tiếp của Đại hội đồng Y tế Thế giới, nhưng đã bị hoãn lại vì COVID-19.
Tuyên bố này tiếp tục củng cố một liên minh các quốc gia do Hoa Kỳ lãmh đạo nhằm đạt được 4 mục tiêu trụ cột sau: sức khỏe tốt hơn cho phụ nữ, bảo vệ cuộc sống con người, củng cố gia đình như đơn vị nền tảng của xã hội, và bảo vệ chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên trong nền chính trị toàn cầu. Ví dụ, quyền của mỗi quốc gia đưa ra các luật riêng của họ liên quan đến sinh sản, mà chịu áp lực từ bên ngoài.
Chúng tôi tin rằng việc tìm kiếm các giải pháp thực sự cho các mối quan tâm về sức khỏe nên là một ưu tiên hợp nhất các Quốc gia Thành viên. Tuyên bố này cho thấy một chặng đường tích cực để thúc đẩy tiến độ đạt được những mục tiêu này.
Lễ ký kết theo nghi thức quốc tế ảo của Tuyên bố đồng thuận Geneva, do Bộ trưởng Y tế Alex Azar và Bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đồng chủ trì và được sự tham gia của các chính phủ Ba Tây, Ai Cập, Hung Gia Lợi, Nam Dương, và Uganda đã được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 lúc 11 giờ sáng theo giờ Miền Đông Hoa Kỳ. Tuyên bố Đồng thuận Geneva củng cố quyết tâm hình thành nhóm 32 quốc gia do Hoa Kỳ lãnh đạo chống lại các trào lưu coi phá thai là một nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc và ép buộc các quốc gia thành viên phải cho phép phá thai.
Source:HHS
Đức Thánh Cha Phanxicô gần gũi với cộng đoàn tang tóc ở Nice
Thanh Quảng sdb
17:31 29/10/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô gần gũi với cộng đoàn tang tóc ở Nice
Thánh Cha Phanxicô đã gửi một điện văn, thông qua Quốc vụ khanh Tòa thánh để gửi tới Giáo hội Pháp tâm tình hiệp thông của ĐTC trước vụ tấn công vào Vương cung thánh đường Công Giáo ở Nice.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ nỗi đau buồn và ngài cầu nguyện cho Giáo hội Pháp trong vụ ba người bị giết hại rất thương tâm tại Vương cung thánh đường Đức Bà vào hôm thứ Năm (29/10/2020).
Cũng qua Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, ĐTC gửi đến Đức cha André Marceau, Giám mục Giáo phận Nice một điện văn như sau:
“Được hay biết về vụ tấn công dã man xảy ra vào sáng nay (29/10/2020) tại nhà thờ Chính tòa ở Nice, gây ra cái chết của một số người vô tội, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện và trong niềm chia sẻ nỗi đau buồn với các gia đình nạn nhân. ĐTC cầu xin Chúa an ủi và ĐTC trao phó các nạn nhân cho lòng thương xót Chúa”.
ĐTC cực lực “Lên án những hành động khủng bố bạo lực như vậy, ĐTC đảm bảo với Giáo hội Pháp và tất cả mọi người dân Pháp về sự gần gũi cảm thông và hiệp nhất. ĐTC phó dâng nước Pháp cho sự che chở của Đức Mẹ, ĐTC ban Phép lành Tông tòa cho tất cả những ai bị ảnh hưởng trước thảm kịch này”.
Ngoài ra, còn một tuyên cáo của ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công tàn bạo này và ĐTC kêu gọi mọi người hãy đoàn kết, đáp trả lại cái ác bằng sự thiện:
"Đây là một khoảnh khắc đau buồn, trong một thời điểm rối ren. Khủng bố và bạo lực không bao giờ được chấp nhận! Cuộc tấn công hôm nay đã gieo rắc cái chết ở một nơi chan chứa tình thương và an ủi, trong nhà của Chúa. Đức Thánh Cha được thông báo theo dõi tình hình và ĐTC gần gũi với cộng đồng Công Giáo trong cảnh tang thương này. Ngài cầu nguyện cho các nạn nhân và những người thân yêu của họ, cầu xin cho bạo lực được chấm dứt, để chúng ta được sống với nhau như anh chị em chứ không phải là kẻ thù, để những người dân yêu quý của nước Pháp đoàn kết, có thể đáp lại cái ác bằng chính sự thiện”.
Thánh Cha Phanxicô đã gửi một điện văn, thông qua Quốc vụ khanh Tòa thánh để gửi tới Giáo hội Pháp tâm tình hiệp thông của ĐTC trước vụ tấn công vào Vương cung thánh đường Công Giáo ở Nice.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ nỗi đau buồn và ngài cầu nguyện cho Giáo hội Pháp trong vụ ba người bị giết hại rất thương tâm tại Vương cung thánh đường Đức Bà vào hôm thứ Năm (29/10/2020).
Cũng qua Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, ĐTC gửi đến Đức cha André Marceau, Giám mục Giáo phận Nice một điện văn như sau:
“Được hay biết về vụ tấn công dã man xảy ra vào sáng nay (29/10/2020) tại nhà thờ Chính tòa ở Nice, gây ra cái chết của một số người vô tội, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện và trong niềm chia sẻ nỗi đau buồn với các gia đình nạn nhân. ĐTC cầu xin Chúa an ủi và ĐTC trao phó các nạn nhân cho lòng thương xót Chúa”.
ĐTC cực lực “Lên án những hành động khủng bố bạo lực như vậy, ĐTC đảm bảo với Giáo hội Pháp và tất cả mọi người dân Pháp về sự gần gũi cảm thông và hiệp nhất. ĐTC phó dâng nước Pháp cho sự che chở của Đức Mẹ, ĐTC ban Phép lành Tông tòa cho tất cả những ai bị ảnh hưởng trước thảm kịch này”.
Ngoài ra, còn một tuyên cáo của ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công tàn bạo này và ĐTC kêu gọi mọi người hãy đoàn kết, đáp trả lại cái ác bằng sự thiện:
"Đây là một khoảnh khắc đau buồn, trong một thời điểm rối ren. Khủng bố và bạo lực không bao giờ được chấp nhận! Cuộc tấn công hôm nay đã gieo rắc cái chết ở một nơi chan chứa tình thương và an ủi, trong nhà của Chúa. Đức Thánh Cha được thông báo theo dõi tình hình và ĐTC gần gũi với cộng đồng Công Giáo trong cảnh tang thương này. Ngài cầu nguyện cho các nạn nhân và những người thân yêu của họ, cầu xin cho bạo lực được chấm dứt, để chúng ta được sống với nhau như anh chị em chứ không phải là kẻ thù, để những người dân yêu quý của nước Pháp đoàn kết, có thể đáp lại cái ác bằng chính sự thiện”.
10 năm trước, đề xuất khung pháp lý cho các kết hiệp dân sự của Đức Phanxicô đã bị các Giám Mục Á Căn Đình bác bỏ
Đặng Tự Do
18:25 29/10/2020
Sau những nhận xét trong một bộ phim tài liệu mới được phát hành của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về các kết hiệp dân sự, vị Tổng Giám Mục hiệu tòa của La Plata, Á Căn Đình, đã hồi tưởng lại cuộc tranh luận vào năm 2010 về các kết hiệp dân sự diễn ra trong Hội Đồng Giám Mục, trong khi cơ quan lập pháp của nước này chuẩn bị thông qua dự luật hôn nhân đồng giới.
Trong một bài bình luận gửi đến ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, Đức Tổng Giám Mục Héctor Aguer lưu ý rằng “tuyên bố gần đây của Đức Giáo Hoàng về việc thúc đẩy một luật cho các kết hiệp dân sự giữa những người cùng giới tính, nghĩa là, đề xuất ban cấp cho họ một khung pháp lý, đã gây ra một sự chấn động, trong Giáo hội và bên ngoài Giáo hội”
Lời bình luận của Đức Tổng Giám Mục được đưa ra sau những căng thẳng trong Giáo Hội liên quan đến “Francesco”, một bộ phim tài liệu được công chiếu tại Rôma vào tuần trước, trong đó Đức Phanxicô kêu gọi hình thành luật cho các kết hiệp dân sự. Ngài nói:
“Chúng ta phải tạo ra một luật về kết hiệp dân sự. Bằng cách đó họ được bảo đảm về mặt pháp lý. Tôi đã ủng hộ điều đó”.
Đạo diễn Evgeny Afineevsky nói rằng Đức Giáo Hoàng đã nói với ông như trên trong một cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, đó là một lời nói láo. Những nhận xét này xảy ra trong một cuộc phỏng vấn năm 2019 do mạng truyền hình Televisa của Mễ Tây Cơ thực hiện.
Kể từ sau vụ “moviegate” này, đã có thông tin rộng rãi rằng Đức Phanxicô ủng hộ ý tưởng về luật kết hiệp dân sự ngay khi còn là Tổng giám mục Buenos Aires, như một sự thỏa hiệp trong cuộc tranh luận vào năm 2010 ở Á Căn Đình về hôn nhân đồng giới.
Tuần trước, Đức Tổng Giám Mục Victor Manuel Fernandez, Tổng Giám mục đương nhiệm của La Plata, đã đăng trên Facebook rằng “ Những gì Đức Giáo Hoàng đã nói về chủ đề này là những gì ngài cũng đã nói khi còn là Tổng Giám mục Buenos Aires”.
Đức Tổng Giám Mục nói thêm rằng trước khi trở thành giáo hoàng, Đức Hồng Y Bergoglio lúc đó “dù không gọi nó là 'hôn nhân' đã luôn nhìn nhận rằng trên thực tế có những sự kết hợp rất chặt chẽ giữa những người cùng giới tính, tự bản thân chúng không ngụ ý quan hệ tình dục, nhưng đó là các kết hiệp rất mãnh liệt và ổn định”.
“Điều này có thể được tính đến trong luật và được gọi là ‘kết hiệp dân sự’ - unión civil - hoặc ‘luật sống chung dân sự’ - ley de convivencia civil, không phải là hôn nhân,” Đức Tổng Giám Mục Fernandez viết.
Đức Tổng Giám Mục Aguer, người lãnh đạo Tổng Giáo phận La Plata từ năm 2000 đến năm 2018, đã nhắc lại cuộc tranh luận hồi năm 2010 về các kết hiệp dân sự.
“Đức Hồng Y Bergoglio, khi đó đang là Tổng Giám Mục Buenos Aires, đã đề xuất trong một phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Á Căn Đình về việc nhà nước nên ủng hộ tính hợp pháp của các kết hiệp dân sự của những người đồng tính luyến ái, như một sự thay thế khả thi cho những gì đã được gọi là - và bây giờ vẫn đang được gọi là – ‘hôn nhân bình đẳng’”.
“Vào thời điểm đó, lập luận chống lại ngài cho rằng vấn đề không phải chỉ đơn thuần là về phương diện chính trị hay xã hội học, nhưng nó còn liên quan đến một phán xét đạo đức. Do đó, Giáo Hội không nên cổ xuý việc ủng hộ các luật dân sự trái với trật tự tự nhiên như thế. Cũng cần lưu ý rằng giáo huấn này đã được nêu ra nhiều lần trong các văn kiện của Công đồng Vatican II. Phiên họp toàn thể các giám mục Á Căn Đình đã bác bỏ đề xuất đó và bỏ phiếu chống lại đề xuất này,” Đức Tổng Giám Mục Aguer nói.
Ngài nói thêm rằng “vào năm 2003, Bộ Giáo lý Đức tin đã tuyên bố rằng ‘sự tôn trọng đối với những người đồng tính luyến ái không thể dẫn đến việc chấp thuận hành vi đồng tính luyến ái hoặc công nhận về mặt pháp lý các kết hiệp đồng tính’”.
Ngay cả khi các kết hiệp dân sự có thể được lựa chọn bởi những người không phải là các cặp đồng tính, như anh chị em ruột hoặc bạn bè thân thiết, thì Bộ Giáo lý Đức tin cho rằng các mối quan hệ đồng giới “có thể tiên đoán sẽ xảy ra và được pháp luật chấp thuận”, và các kết hiệp dân sự “sẽ che khuất một số giá trị đạo đức cơ bản và làm mất đi giá trị của định chế hôn nhân.”
Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin kết luận rằng: “Sự thừa nhận hợp pháp các kết hiệp đồng tính hoặc đặt những kết hiệp ấy ngang hàng với hôn nhân không chỉ có nghĩa là chấp thuận cho những hành vi lệch lạc, với hậu quả là biến nó trở thành một mô hình trong xã hội ngày nay, mà còn làm che lấp những giá trị cơ bản thuộc về di sản chung của nhân loại”.
Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng những người xác định là người đồng tính “phải được đối xử với sự tôn trọng, lòng trắc ẩn và tế nhị. Cần tránh mọi dấu chỉ phân biệt đối xử bất công đối với họ. Những người này được kêu gọi để thực hiện thánh ý Chúa trong cuộc sống của họ và, nếu họ là các Kitô hữu, họ được mời gọi kết hiệp với sự hy sinh trên Thập tự giá của Chúa những khó khăn mà họ có thể gặp phải do tình trạng của họ.”
Sách Giáo Lý nhấn mạnh thêm rằng khuynh hướng đồng tính luyến ái “một cách khách quan là rối loạn”, “hành vi đồng tính luyến ái là trái với quy luật tự nhiên”, và “những người tự nhận mình là người đồng tính nữ hay đồng tính luyến ái nam, giống như tất cả mọi người, họ được kêu gọi giữ đức khiết tịnh”.
Đức Tổng Giám Mục cho biết theo quan điểm của ngài, Sách Giáo lý đề xuất “ một con đường thăng tiến tâm linh hướng tới việc đạt được đức khiết tịnh, thông qua việc thực hành các nhân đức tự chủ, cầu nguyện và lãnh nhận các ân sủng bí tích để đạt đến tự do nội tâm”.
Đức Cha Aguer nhấn mạnh rằng “sự chấp thuận của Giáo Hội đối với các ‘kết hiệp dân sự’ sẽ gây ra tình trạng tan loãng Kitô Giáo và hạ thấp tính nhân bản của xã hội”.
Khẳng định sự tôn trọng của những đối với Đức Giáo Hoàng, nhưng Đức Tổng Giám Mục nói rằng theo quan điểm của ngài, nhận xét của giáo hoàng trong một bộ phim tài liệu “không có tính cách huấn quyền”.
“Tôi so sánh nó với các cuộc trò chuyện mà các giáo hoàng có trong các chuyến đi với các nhà báo trên máy bay. Chúng có thể thú vị, nhưng chúng thiếu các thông số kỹ thuật phù hợp với thể loại huấn quyền; mặc dù được đưa ra bởi một cá nhân có thế giá, những nhận xét ấy chỉ là những ý kiến cá nhân.”
Đức Cha Aguer nói thêm rằng “trong trường hợp một vấn đề có liên quan đến một số giáo huấn Công Giáo nhất định, nếu Đức Thánh Cha có ý định đưa ra một sự thay đổi nào đó, điều hợp lý cần đòi buộc là ngài phải trình bày điều đó rõ ràng với thẩm quyền và lý lẽ xác đáng”.
Đức Tổng Giám Mục đã cảnh báo chống lại một xu hướng mà ngài gọi là “thần tượng hoá Giáo hoàng” nơi một số người Công Giáo, và nói rằng đó là một “hành vi không lành mạnh”. Ngài lưu ý rằng “những hậu quả ban đầu” đối với những nhận xét của Đức Thánh Cha “đã gây ra những phản ứng trái ngược nhau, làm dấy lên lo ngại về sự gia tăng chia rẽ giữa các tín hữu, và làm sâu sắc thêm ‘sự rạn nứt’ đang tồn tại một cách không thể phủ nhận được trong Giáo Hội”.
“Tôi hy vọng rằng các nhà thần học, các Hồng Y và Giám Mục với sự khôn ngoan hơn và quyền hạn hơn tôi, sẽ mang lại một số ánh sáng cho những khoảnh khắc đen tối này.”
Đức Tổng Giám Mục Aguer nói thêm: “thật đau đớn khi nghĩ đến những thiệt hại về tinh thần mà các tín hữu phải gánh chịu do khuynh hướng trái tự nhiên của họ gây ra nếu Giáo hội lại đi ủng hộ việc công nhận các kết hiệp dân sự, được nhà nước công nhận như quyền có gia đình; điều này sẽ gây trở ngại cho tiến trình chữa lành đã được mô tả trong Sách Giáo Lý”.
“Chúng ta mắc nợ những người này một lòng thương xót từ chân lý,” ngài nói.
Cuối cùng Đức Tổng Giám Mục thúc giục người Công Giáo cầu nguyện, và mời gọi “hy vọng, là nhân đức thứ thắp sáng những mặt trời trong đêm đen của chúng ta”.
Source:Catholic News AgencyAfter Pope Francis' civil union remarks, archbishop recalls Argentina's civil unions debate
Trong một bài bình luận gửi đến ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, Đức Tổng Giám Mục Héctor Aguer lưu ý rằng “tuyên bố gần đây của Đức Giáo Hoàng về việc thúc đẩy một luật cho các kết hiệp dân sự giữa những người cùng giới tính, nghĩa là, đề xuất ban cấp cho họ một khung pháp lý, đã gây ra một sự chấn động, trong Giáo hội và bên ngoài Giáo hội”
Lời bình luận của Đức Tổng Giám Mục được đưa ra sau những căng thẳng trong Giáo Hội liên quan đến “Francesco”, một bộ phim tài liệu được công chiếu tại Rôma vào tuần trước, trong đó Đức Phanxicô kêu gọi hình thành luật cho các kết hiệp dân sự. Ngài nói:
“Chúng ta phải tạo ra một luật về kết hiệp dân sự. Bằng cách đó họ được bảo đảm về mặt pháp lý. Tôi đã ủng hộ điều đó”.
Đạo diễn Evgeny Afineevsky nói rằng Đức Giáo Hoàng đã nói với ông như trên trong một cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, đó là một lời nói láo. Những nhận xét này xảy ra trong một cuộc phỏng vấn năm 2019 do mạng truyền hình Televisa của Mễ Tây Cơ thực hiện.
Kể từ sau vụ “moviegate” này, đã có thông tin rộng rãi rằng Đức Phanxicô ủng hộ ý tưởng về luật kết hiệp dân sự ngay khi còn là Tổng giám mục Buenos Aires, như một sự thỏa hiệp trong cuộc tranh luận vào năm 2010 ở Á Căn Đình về hôn nhân đồng giới.
Tuần trước, Đức Tổng Giám Mục Victor Manuel Fernandez, Tổng Giám mục đương nhiệm của La Plata, đã đăng trên Facebook rằng “ Những gì Đức Giáo Hoàng đã nói về chủ đề này là những gì ngài cũng đã nói khi còn là Tổng Giám mục Buenos Aires”.
Đức Tổng Giám Mục nói thêm rằng trước khi trở thành giáo hoàng, Đức Hồng Y Bergoglio lúc đó “dù không gọi nó là 'hôn nhân' đã luôn nhìn nhận rằng trên thực tế có những sự kết hợp rất chặt chẽ giữa những người cùng giới tính, tự bản thân chúng không ngụ ý quan hệ tình dục, nhưng đó là các kết hiệp rất mãnh liệt và ổn định”.
“Điều này có thể được tính đến trong luật và được gọi là ‘kết hiệp dân sự’ - unión civil - hoặc ‘luật sống chung dân sự’ - ley de convivencia civil, không phải là hôn nhân,” Đức Tổng Giám Mục Fernandez viết.
Đức Tổng Giám Mục Aguer, người lãnh đạo Tổng Giáo phận La Plata từ năm 2000 đến năm 2018, đã nhắc lại cuộc tranh luận hồi năm 2010 về các kết hiệp dân sự.
“Đức Hồng Y Bergoglio, khi đó đang là Tổng Giám Mục Buenos Aires, đã đề xuất trong một phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Á Căn Đình về việc nhà nước nên ủng hộ tính hợp pháp của các kết hiệp dân sự của những người đồng tính luyến ái, như một sự thay thế khả thi cho những gì đã được gọi là - và bây giờ vẫn đang được gọi là – ‘hôn nhân bình đẳng’”.
“Vào thời điểm đó, lập luận chống lại ngài cho rằng vấn đề không phải chỉ đơn thuần là về phương diện chính trị hay xã hội học, nhưng nó còn liên quan đến một phán xét đạo đức. Do đó, Giáo Hội không nên cổ xuý việc ủng hộ các luật dân sự trái với trật tự tự nhiên như thế. Cũng cần lưu ý rằng giáo huấn này đã được nêu ra nhiều lần trong các văn kiện của Công đồng Vatican II. Phiên họp toàn thể các giám mục Á Căn Đình đã bác bỏ đề xuất đó và bỏ phiếu chống lại đề xuất này,” Đức Tổng Giám Mục Aguer nói.
Ngài nói thêm rằng “vào năm 2003, Bộ Giáo lý Đức tin đã tuyên bố rằng ‘sự tôn trọng đối với những người đồng tính luyến ái không thể dẫn đến việc chấp thuận hành vi đồng tính luyến ái hoặc công nhận về mặt pháp lý các kết hiệp đồng tính’”.
Ngay cả khi các kết hiệp dân sự có thể được lựa chọn bởi những người không phải là các cặp đồng tính, như anh chị em ruột hoặc bạn bè thân thiết, thì Bộ Giáo lý Đức tin cho rằng các mối quan hệ đồng giới “có thể tiên đoán sẽ xảy ra và được pháp luật chấp thuận”, và các kết hiệp dân sự “sẽ che khuất một số giá trị đạo đức cơ bản và làm mất đi giá trị của định chế hôn nhân.”
Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin kết luận rằng: “Sự thừa nhận hợp pháp các kết hiệp đồng tính hoặc đặt những kết hiệp ấy ngang hàng với hôn nhân không chỉ có nghĩa là chấp thuận cho những hành vi lệch lạc, với hậu quả là biến nó trở thành một mô hình trong xã hội ngày nay, mà còn làm che lấp những giá trị cơ bản thuộc về di sản chung của nhân loại”.
Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng những người xác định là người đồng tính “phải được đối xử với sự tôn trọng, lòng trắc ẩn và tế nhị. Cần tránh mọi dấu chỉ phân biệt đối xử bất công đối với họ. Những người này được kêu gọi để thực hiện thánh ý Chúa trong cuộc sống của họ và, nếu họ là các Kitô hữu, họ được mời gọi kết hiệp với sự hy sinh trên Thập tự giá của Chúa những khó khăn mà họ có thể gặp phải do tình trạng của họ.”
Sách Giáo Lý nhấn mạnh thêm rằng khuynh hướng đồng tính luyến ái “một cách khách quan là rối loạn”, “hành vi đồng tính luyến ái là trái với quy luật tự nhiên”, và “những người tự nhận mình là người đồng tính nữ hay đồng tính luyến ái nam, giống như tất cả mọi người, họ được kêu gọi giữ đức khiết tịnh”.
Đức Tổng Giám Mục cho biết theo quan điểm của ngài, Sách Giáo lý đề xuất “ một con đường thăng tiến tâm linh hướng tới việc đạt được đức khiết tịnh, thông qua việc thực hành các nhân đức tự chủ, cầu nguyện và lãnh nhận các ân sủng bí tích để đạt đến tự do nội tâm”.
Đức Cha Aguer nhấn mạnh rằng “sự chấp thuận của Giáo Hội đối với các ‘kết hiệp dân sự’ sẽ gây ra tình trạng tan loãng Kitô Giáo và hạ thấp tính nhân bản của xã hội”.
Khẳng định sự tôn trọng của những đối với Đức Giáo Hoàng, nhưng Đức Tổng Giám Mục nói rằng theo quan điểm của ngài, nhận xét của giáo hoàng trong một bộ phim tài liệu “không có tính cách huấn quyền”.
“Tôi so sánh nó với các cuộc trò chuyện mà các giáo hoàng có trong các chuyến đi với các nhà báo trên máy bay. Chúng có thể thú vị, nhưng chúng thiếu các thông số kỹ thuật phù hợp với thể loại huấn quyền; mặc dù được đưa ra bởi một cá nhân có thế giá, những nhận xét ấy chỉ là những ý kiến cá nhân.”
Đức Cha Aguer nói thêm rằng “trong trường hợp một vấn đề có liên quan đến một số giáo huấn Công Giáo nhất định, nếu Đức Thánh Cha có ý định đưa ra một sự thay đổi nào đó, điều hợp lý cần đòi buộc là ngài phải trình bày điều đó rõ ràng với thẩm quyền và lý lẽ xác đáng”.
Đức Tổng Giám Mục đã cảnh báo chống lại một xu hướng mà ngài gọi là “thần tượng hoá Giáo hoàng” nơi một số người Công Giáo, và nói rằng đó là một “hành vi không lành mạnh”. Ngài lưu ý rằng “những hậu quả ban đầu” đối với những nhận xét của Đức Thánh Cha “đã gây ra những phản ứng trái ngược nhau, làm dấy lên lo ngại về sự gia tăng chia rẽ giữa các tín hữu, và làm sâu sắc thêm ‘sự rạn nứt’ đang tồn tại một cách không thể phủ nhận được trong Giáo Hội”.
“Tôi hy vọng rằng các nhà thần học, các Hồng Y và Giám Mục với sự khôn ngoan hơn và quyền hạn hơn tôi, sẽ mang lại một số ánh sáng cho những khoảnh khắc đen tối này.”
Đức Tổng Giám Mục Aguer nói thêm: “thật đau đớn khi nghĩ đến những thiệt hại về tinh thần mà các tín hữu phải gánh chịu do khuynh hướng trái tự nhiên của họ gây ra nếu Giáo hội lại đi ủng hộ việc công nhận các kết hiệp dân sự, được nhà nước công nhận như quyền có gia đình; điều này sẽ gây trở ngại cho tiến trình chữa lành đã được mô tả trong Sách Giáo Lý”.
“Chúng ta mắc nợ những người này một lòng thương xót từ chân lý,” ngài nói.
Cuối cùng Đức Tổng Giám Mục thúc giục người Công Giáo cầu nguyện, và mời gọi “hy vọng, là nhân đức thứ thắp sáng những mặt trời trong đêm đen của chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
Toàn văn Thông điệp Fratelli Tutti, Chương Bẩy, tiếp theo
Vũ Văn An
18:31 29/10/2020
Xung đột chính đáng và sự tha thứ
241. Điều trên cũng không có nghĩa là kêu gọi sự tha thứ khi liên quan đến việc từ bỏ các quyền của chính chúng ta, đối đầu với các quan chức tham nhũng, tội phạm hoặc những người sẽ làm giảm phẩm giá của chúng ta. Chúng ta được mời gọi yêu thương mọi người, không trừ ai; đồng thời, yêu một kẻ áp bức không có nghĩa là để họ tiếp tục đàn áp chúng ta, hoặc để họ nghĩ rằng những gì họ làm là có thể chấp nhận được. Ngược lại, tình yêu chân chính đối với kẻ áp bức có nghĩa là tìm cách khiến người đó chấm dứt sự áp bức của họ; nó có nghĩa là tước bỏ khỏi họ một sức mạnh mà họ đã không biết cách sử dụng, và là điều làm giảm nhân tính của chính họ và của người khác. Sự tha thứ không ngụ hàm việc để những kẻ áp bức tiếp tục chà đạp lên nhân phẩm của họ và của người khác, hoặc để cho các kẻ tội phạm tiếp tục hành vi sai trái của họ. Những người bị bất công phải hết sức bảo vệ quyền lợi của chính họ và của gia đình họ, chính vì họ phải bảo tồn phẩm giá mà họ đã nhận được như một hồng ân đầy yêu thương của Thiên Chúa. Nếu một tên tội phạm đã làm hại tôi hoặc một người thân yêu, không ai có thể cấm tôi đòi hỏi công lý và bảo đảm rằng người này - hoặc bất cứ ai khác - sẽ không làm hại tôi hoặc những người khác, một lần nữa. Điều này hoàn toàn công chính; việc tha thứ không ngăn cấm nó mà thực sự đòi hỏi nó.
242. Điều quan trọng là không được châm ngòi cho sự tức giận, một điều vốn không lành mạnh cho linh hồn chúng ta và linh hồn của những người thuộc chúng ta, hoặc trở nên bị ám ảnh với việc trả thù và tiêu diệt người khác. Không ai đạt được bình an nội tâm hoặc trở lại với cuộc sống bình thường theo cách đó. Sự thật là “không một gia đình nào, không một nhóm láng giềng nào, không một nhóm sắc tộc nào, càng không một quốc gia nào, có tương lai nếu sức mạnh hợp nhất họ, đem họ lại với nhau và giải quyết các khác biệt của họ là báo thù và hận thù. Chúng ta không thể đi đến thỏa thuận và hợp nhất vì mục đích trả thù, hoặc đối xử với người khác bằng cùng một bạo lực mà họ đã đối xử với chúng ta, hoặc âm mưu tạo cơ hội trả đũa dưới sự bảo trợ biểu kiến của pháp luật” [224]. Ta sẽ không thu được gì theo cách này và cuối cùng, sẽ mất mọi thứ.
243. Chắc chắn, “Vượt qua di sản cay đắng của những bất công, thù địch và sự ngờ vực do xung đột để lại không phải là một trách vụ dễ dàng. Nó chỉ có thể thực hiện được bằng cách chiến thắng sự ác bằng sự thiện (xem Rm 12:21) và bằng cách trau dồi những nhân đức phát huy hòa giải, liên đới và hòa bình ” [225]. Bằng cách này, “những người nuôi dưỡng lòng tốt trong trái tim họ sẽ thấy rằng lòng tốt đó sẽ dẫn đến một lương tâm thanh thản và một niềm vui sâu sắc, ngay cả khi đang gặp khó khăn và hiểu lầm. Ngay cả khi bị đối đầu, lòng tốt không bao giờ yếu đuối mà trái lại, biểu lộ sức mạnh của nó bằng cách từ chối trả thù ” [226]. Mỗi người trong chúng ta nên nhận ra rằng “ngay cả bản án khắc nghiệt mà tôi giữ trong lòng đối với anh trai hoặc em gái của mình, vết thương đang gây đau không bao giờ được chữa lành, hành vi phạm tội không bao giờ được tha thứ, sự hiềm thù sẽ chỉ làm tổn thương tôi, tất cả đều là những điển hình của cuộc đấu tranh mà tôi phải mang trong mình, một ngọn lửa nhỏ tận sâu thẳm trong trái tim tôi cần được dập tắt trước khi nó biến thành ngọn lửa lớn” [227].
Cách tốt nhất để tiếp tục tiến bước
244. Khi các xung đột không được giải quyết mà được giấu kín hoặc chôn vùi trong quá khứ, sự im lặng có thể dẫn đến việc đồng lõa với những việc làm sai lầm và tội lỗi nghiêm trọng. Hòa giải đích thực không chạy trốn khỏi xung đột, mà phải đạt được trong xung đột, giải quyết nó qua đối thoại và thương lượng cởi mở, trung thực và kiên nhẫn. Xung đột giữa các nhóm khác nhau “nếu nó từ khước thù hằn và hận thù lẫn nhau, dần dần sẽ thay đổi thành một cuộc thảo luận trung thực về những khác biệt dựa trên khát vọng công lý” [228].
245. Trong nhiều trường hợp, tôi đã nói về “một nguyên tắc không thể thiếu đối với việc xây dựng tình hữu nghị trong xã hội: đó là hợp nhất lớn hơn xung đột… Điều này không hẳn là việc chọn một loại chủ nghĩa chiết trung, hoặc bắt người này phải tan hòa vào người khác, nhưng đúng hơn nhằm một giải quyết diễn ra trên bình diện cao hơn và duy trì những gì hợp lệ và hữu ích cho cả hai bên” [229]. Tất cả chúng ta đều biết rằng “khi chúng ta, trong tư cách cá nhân và cộng đồng, học cách nhìn xa hơn bản thân và những quyền lợi đặc thù của chúng ta, thì sự hiểu biết và cam kết hỗ tương sẽ đơm hoa kết trái… trong một khung cảnh trong đó, xung đột, căng thẳng và thậm chí các nhóm từng bị coi là thù nghịch có thể đạt được một sự hợp nhất nhiều mặt, điều vốn làm nảy sinh cuộc sống mới [230].
KÝ ỨC
246. Đối với những người đã phải chịu đựng nhiều đau khổ bất công và tàn ác, không nên đòi một loại “tha thứ có tính xã hội”. Hòa giải là một hành vi bản thân, và không ai có thể áp đặt nó lên toàn bộ xã hội, dù nhu cầu cổ vũ nó lớn lao đến đâu. Về phương diện hoàn toàn bản thân, một người nào đó, bằng một quyết định tự do và quảng đại, có thể quyết định không đòi trừng phạt (x. Mt 5: 44-46), ngay cả khi xã hội và hệ thống công lý của nó có quyền đòi hỏi một cách chính đáng. Tuy nhiên, không thể tuyên bố một “việc hòa giải tổng quát” (blanket reconciliation) trong nỗ lực băng bó các vết thương bằng sắc lệnh hoặc che đậy những bất công bằng chiếc chiếc áo choàng lãng quên. Ai có thể nhân danh người khác đòi hỏi tha thứ? Quả là cảm động khi thấy có những người có thể bỏ qua những tổn hại mà họ phải chịu đựng để tha thứ, nhưng về mặt con người, cũng dễ hiểu nếu có những người không thể làm thế. Dù sao, quên không bao giờ là câu trả lời.
247. Nạn Diệt Chủng Do Thái (Shoah) không nên bị lãng quên. Nó là “biểu tượng lâu dài cho những vực thẳm mà cái ác của con người có thể sa xuống khi, bị thúc đẩy bởi các ý thức hệ sai lầm, nó không nhận ra phẩm giá căn bản của mỗi con người, một điều đáng được tôn trọng vô điều kiện bất kể nguồn gốc sắc tộc hay niềm tin tôn giáo” [231]. Khi nghĩ về điều đó, tôi không thể không lặp lại lời cầu nguyện này: “Lạy Chúa, xin nhớ đến chúng con trong lòng thương xót của Chúa. Xin ban cho chúng con ơn biết xấu hổ về những gì mà loài người chúng con đã làm, xấu hổ về sự sùng bái ngẫu thần to lớn này, về việc đã khinh thường và hủy hoại xác thịt chúng con mà Chúa đã tác tạo từ trái đất, rồi ban sự sống cho nó bằng hơi thở sự sống của chính Chúa. Không bao giờ nữa, lạy Chúa, không bao giờ nữa! ” [232].
248. Chúng ta cũng không được quên những trái bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Một lần nữa, “Tôi bày tỏ lòng kính trọng đối với tất cả các nạn nhân, và tôi cúi đầu trước sức mạnh và phẩm giá của những người đã sống sót những giây phút đầu tiên đó, trong nhiều năm sau đó, đã mang trong da thịt họ sự đau khổ tột cùng, và trong tinh thần họ những hạt giống tử thần vốn rút cạn dần sinh lực của họ… Chúng ta không thể để cho các thế hệ hiện tại và tương lai mất ký ức về những gì đã xảy ra. Đó là một ký ức bảo đảm và khuyến khích việc xây dựng một tương lai công bằng và huynh đệ hơn” [233]. Chúng ta cũng không được quên những cuộc bách hại, buôn bán nô lệ và những cuộc tàn sát sắc tộc vẫn tiếp diễn ở nhiều quốc gia khác nhau, cũng như nhiều biến cố lịch sử khác khiến chúng ta xấu hổ về nhân tính của mình. Chúng cần được ghi nhớ, luôn luôn và mãi mãi. Chúng ta không bao giờ được quen hoặc nhàm với chúng.
249. Ngày nay, chúng ta dễ bị cám dỗ muốn lật sang trang, nói rằng tất cả những điều này đã xảy ra từ lâu và chúng ta nên nhìn về tương lai. Vì Thiên Chúa, đừng làm vậy! Chúng ta không bao giờ có thể tiến lên phía trước mà không nhớ đến quá khứ; chúng ta không thể tiến bộ nếu không có một ký ức trung thực và thanh thản. Chúng ta cần “giữ cho ngọn lửa lương tâm tập thể sống động, làm chứng cho các thế hệ kế tiếp về nỗi kinh hoàng của những gì đã xảy ra”, vì việc làm chứng này “đánh thức và duy trì ký ức của các nạn nhân, để lương tâm nhân loại thức tỉnh khi đối đầu với mọi khao khát thống trị và hủy diệt ” [234]. Chính các nạn nhân - các cá nhân, các nhóm xã hội hay các quốc gia - cần phải làm như vậy, kẻo họ rơi vào não trạng dẫn tới việc biện minh cho trả đũa và mọi loại bạo lực nhân danh cái ác phải chịu đựng. Vì lý do này, tôi nghĩ không những tới việc cần phải nhớ những hành động tàn bạo, mà còn tất cả những người, giữa sự vô nhân đạo và đồi trụy khủng khiếp đó, vẫn giữ được phẩm giá của họ và, bằng những cử chỉ nhỏ hay lớn, đã chọn phía liên đới, tha thứ và tình huynh đệ. Ghi nhớ sự tốt lành cũng là một điều lành mạnh.
Tha thứ nhưng không quên
250. Tha thứ không có nghĩa là quên. Hoặc đúng hơn, khi đối diện với một thực tại không thể phủ nhận, tương đối hóa hay che giấu, ta vẫn có thể tha thứ. Khi đối diện với một hành động không bao giờ có thể dung thứ, biện minh hay bào chữa, chúng ta vẫn có thể tha thứ. Đối diện với một điều gì đó không thể quên vì bất cứ lý do gì, chúng ta vẫn có thể tha thứ. Tha thứ tự do và chân thành là một điều cao quý, phản ảnh khả năng tha thứ vô hạn của Thiên Chúa. Nếu sự tha thứ là nhưng không, thì nó có thể được biểu lộ ngay cả với những người cưỡng lại sự ăn năn và không thể cầu xin sự tha thứ.
251. Những ai thật lòng tha thứ vẫn không quên. Thay vào đó, họ nhất định không nhượng bộ trước cùng một sức mạnh hủy diệt từng gây ra cho họ rất nhiều đau khổ. Họ phá vỡ cái vòng luẩn quẩn; họ ngăn chặn bước tiến của các lực lượng hủy diệt. Họ nhất định không loan truyền trong xã hội tinh thần trả thù, một tinh thần sớm muộn gì cũng sẽ trở lại đòi trả giá. Việc trả thù không bao giờ thực sự thỏa mãn nạn nhân. Một số tội ác khủng khiếp và tàn nhẫn đến nỗi hình phạt của những kẻ đã gây ra chúng không thể dùng để sửa chữa được những tổn hại đã gây ra. Ngay cả việc giết chết tên tội phạm cũng không đủ, và bất cứ hình thức tra tấn nào cũng không thể chứng minh là tương xứng với những đau khổ gây ra cho nạn nhân. Trả thù không giải quyết được gì.
252. Điều này không có nghĩa là miễn trừng phạt. Công lý được tìm kiếm một cách thích đáng chỉ vì tình yêu công lý, vì tôn trọng nạn nhân, như một phương tiện ngăn ngừa tội ác mới và bảo vệ quyền lợi chung, chứ không phải như một lối thoát cho sự tức giận bản thân. Tha thứ chính là điều giúp chúng ta theo đuổi công lý mà không rơi vào vòng xoáy trả thù hay sự bất công của lãng quên.
253. Khi sự bất công xảy ra cho cả hai bên, điều quan trọng là phải xem xét rõ ràng xem chúng có trầm trọng như nhau hay có thể so sánh bất cứ cách nào hay không. Bạo lực do nhà nước gây ra, qua việc sử dụng các cơ cấu và quyền lực của nó, không ở cùng bình diện với bạo lực do các nhóm đặc thù gây ra. Dù sao, người ta không thể cho rằng những đau khổ bất công của một bên nên được tưởng niệm. Các Giám mục Croatia đã tuyên bố rằng, “chúng ta phải tôn trọng như nhau mọi nạn nhân vô tội. Không thể có sự khác biệt về chủng tộc, quốc gia, tuyên tín hoặc đảng phái” [235].
254. Tôi cầu xin Thiên Chúa “chuẩn bị tâm hồn chúng ta để gặp gỡ anh chị em của mình, để chúng ta có thể vượt qua các dị biệt bắt nguồn từ tư duy chính trị, ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo. Chúng ta hãy cầu xin Người xức dầu cho toàn bộ con người chúng ta bằng dầu thương xót của Người, dầu thơm chữa lành các bất công do sai lầm, hiểu lầm và tranh chấp gây ra. Và chúng ta hãy cầu xin Người ban ơn cho chúng ta ra đi, trong khiêm nhường và hiền lành, trên con đường tìm kiếm hòa bình đầy đòi hỏi nhưng làm ta phong phú” [236].
Kỳ tới: Chiến TRanh và Án Tử Hình
Hội Đồng Giám mục Pháp yêu cầu đánh chuông toàn quốc cho 3 nạn nhân tại Vctd Đức Bà Lên Trời ở Nice
Trần Mạnh Trác
10:36 29/10/2020
Trong một tuyên bố ngày 29 tháng 10, Hội đồng Giám mục Pháp yêu cầu mọi giáo xứ đánh chuông báo tử vào lúc 3 giờ chiều, giờ địa phương và kêu gọi mọi người Công Giáo cầu nguyện cho các nạn nhân.
HĐGM Pháp đã đưa ra lời kêu gọi sau khi một kẻ tấn công bằng dao giết chết ba người tại Vương cung thánh đường Đức Bà vào khoảng 9 giờ sáng địa phương.
Ông Christian Estrosi, thị trưởng Nice, viết trên Twitter rằng hai trong số các nạn nhân bị thiệt mạng bên trong nhà thờ. Reuters còn đưa tin thêm là một phụ nữ đã bị chặt đầu trong số nạn nhân đó.
Ông thị trưởng nói rằng thủ phạm đã bị bắn và bị bắt giữ.
Trong lời tuyên bố, các giám mục Pháp cho biết: “Vụ giết người xảy ra sáng nay ở Nice trong Vương cung thánh đường Đức Bà đã gây cho toàn thể hội đồng giám mục Pháp một nỗi buồn vô hạn. Những suy tư và lời cầu nguyện của chúng tôi là dành cho nạn nhân, những người bị thương, cho gia đình và những người thân yêu của họ ”.
“Chính vì đang ở trong vương cung thánh đường mà những người này đã bị tấn công và sát hại. Họ trở thành những biểu tượng để tàn sát. "
Lời tuyên bố tiếp tục: “Những vụ giết người này nhắc nhở cho chúng tôi về cuộc tử đạo của Cha. Jacques Hamel. Qua hành động khủng khiếp này, toàn bộ đất nước của chúng ta bị ảnh hưởng. Cuộc khủng bố này nhằm mục đích gieo rắc kinh hoàng trên toàn thể xã hội của chúng ta. Điều cấp bách là phải chấm dứt tình trạng hoại tử này, cũng như cấp bách tái lập lại tình huynh đệ không thể thiếu để giúp tất cả chúng ta mạnh mẽ khi phải đối mặt với những đe dọa này ”
“Bất chấp nỗi đau, người Công Giáo sẽ không chịu khuất phục trước sợ hãi và cùng với toàn dân, sẽ đối mặt với mối đe dọa quỷ quyệt và mù quáng này”.
Vị Hồng Y người Guinea viết trên Twitter ngày 29 tháng 10 rằng “Chủ nghĩa Hồi giáo là một thứ cuồng tín quái dị cần phải chiến thắng bằng sức mạnh và quyết tâm”.
“Họ sẽ không dừng cuộc chiến của họ. Thật không may, những người châu Phi chúng tôi biết quá rõ điều này. Những kẻ man rợ luôn là kẻ thù của hòa bình ”, vị tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích viết.
“Phương Tây, ngày nay là Pháp, phải hiểu điều này. Chúng ta hãy cầu nguyện."
Vụ tấn công ở Nice diễn ra sau vụ chặt đầu ông Samuel Paty, một giáo viên ở Paris, trong một cuộc tấn công khủng bố Hồi giáo hồi đầu tháng.
Đức Giám Mục André Marceau của Nice nói rằng tất cả các nhà thờ trong thành phố đã đóng cửa và được cảnh sát bảo vệ cho đến khi có thông báo mới.
“Tôi buồn vô hạn với tư cách là một con người khi phải đối mặt với những gì mà những sinh vật cũng được gọi là con người có thể làm,” ngài nói.
Ngài nói tiếp: “Cầu mong tinh thần tha thứ của Chuá Kitô thắng thế trước những hành động man rợ này.”
Trong một tuyên bố, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris nhận xét: “Chúng tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ, nhưng chúng tôi cũng bị choáng váng bởi sự điên rồ giết người nhân danh Chúa Trời này. Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài là Chúa của tình yêu. Giết người nhân danh Ngài là sự báng bổ thuần tuý, duy nhất, là là một sự sỉ nhục đối với thần tính của Ngài. ”
“Chúa Giê-su Kitô nói với chúng ta trong Tin Mừng ngày lễ Các Thánh: 'Phước cho các ngươi nếu bị sỉ nhục, bị bắt bớ vì cớ cuả ta, vì phần thưởng của các ngươi là rất lớn ở trên trời.' Chúng ta biết rằng đây không chỉ là một lời nói xuông. Ngay từ thuở ban đầu, các Cơ đốc nhân đã bị bách hại, và ngay cả ngày nay, chính họ, dù rao giảng và sống bằng tình yêu thương của Đức Chúa Trời và người lân cận với nhau, nhưng vẫn phải trả một cái giá nặng nề nhất là sự thù hận và man rợ ”.
Mohammed Moussaoui, chủ tịch Hội đồng Đức tin Hồi giáo của Pháp, đã lên án vụ tấn công và yêu cầu người Hồi giáo Pháp hủy bỏ lễ hội Mawlid của họ, là lễ kỷ niệm ngày sinh của Muhammad, ngày 29 tháng 10, “như một dấu hiệu của sự thương tiếc và đoàn kết với các nạn nhân và những người thân yêu của họ. ”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô “đã được thông báo tình hình và đang cảm thông gần gũi với cộng đồng Công Giáo để tang", ông giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh Matteo Bruni nói ngày 29 tháng 10.
Ông tiếp, "đây là một thời gian đau buồn, một thời gian bối rối. Khủng bố và bạo lực không bao giờ có thể được chấp nhận."
"Cuộc tấn công ngày hôm nay gieo rắc chết chóc ở một nơi của tình yêu và sự an ủi, là một ngôi nhà của Chúa," Tuyên bố của Bruni tiếp tục.
Ông cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô "đang cầu nguyện cho các nạn nhân và những người thân yêu của họ, cho bạo lực chấm dứt, cho mọi người nhìn nhau một lần nữa như anh chị em chứ không như là kẻ thù, để người dân Pháp yêu quý, đoàn kết, có thể đáp ứng cái ác bằng cái tốt," ông nói.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Video Tái Tạo Cơ Phận Con Người Bằng Cách Nhân Tạo Là Hiện Thực
Lm Tiến Sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng phụ đề
03:07 29/10/2020
Phụ đề bằng tiếng Việt do Lm Tiến Sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng thực hiện
Lược sử các giáo phận Việt Nam: Giáo phận Hưng Hóa
GP.Hưng Hóa
17:14 29/10/2020
1. Hình thành
Giáo phận Hưng Hóa đón nhận đức tin từ các cha Dòng Tên vào thế kỷ 17, khoảng năm 1627-1630. Các thừa sai đi thuyền dọc sông Hồng gieo vãi hạt giống Tin Mừng.
Ngày 15.4.1895, Tòa Thánh tách Hưng Hóa từ giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) thành một giáo phận mới, đặt tên là Thượng Đàng Ngoài hay còn gọi là giáo phận Đoài gồm 17.000 giáo dân trong 11 giáo xứ.
Ngày 03.12.1924, giáo phận được gọi tên là Hưng Hóa vì tọa lạc tại tỉnh Hưng Hóa (nay là thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ).
Chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ, vì mất an ninh, ngày 02.11.1950, đức cha Jean-Marie Mazé (Kim) quyết định dời Tòa Giám Mục về Sơn Tây, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
Ngày 24.11.1960, Tòa Thánh thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Hưng Hóa trở thành giáo phận chính tòa thuộc giáo tỉnh Hà Nội, và đức cha Phêrô Nguyễn Huy Quang được đặt làm Giám mục chính tòa tiên khởi.
2. Địa dư
Giáo phận Hưng Hóa có diện tích 58.000 km2, trải rộng trên 9 tỉnh thuộc miền tây bắc Việt Nam, gồm trọn các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La, một phần các tỉnh Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang và một phần tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc thành phố Hà Nội.
Về ranh giới, giáo phận Hưng Hóa tiếp giáp như sau: phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, phía tây nam giáp Thanh Hóa và Ninh Bình, đông nam giáp Hà Nội, đông bắc giáp Bắc Ninh và Lạng Sơn.
3. Các Đức Giám Mục
Đến nay đã có 8 Giám mục hiệu tòa và chính tòa cai quản giáo phận :
1/ Đức cha Paul-Marie Ramond Lộc (1895-1938)
2/ Đức cha Gustave Vandæle Vạn (1938-1943)
3/ Đức cha Jean-Marie Mazé Kim (1946-1960)
4/ Đức cha Phêrô Nguyễn Huy Quang (1960-1985)
5/ Đức cha Giuse Phan Thế Hinh (1985-1989)
6/ Đức cha Giuse Nguyễn Phụng Hiểu (1991-1992)
- Trong 11 năm (1992-2003), giáo phận trống tòa, được hai cha giám quản Phaolô Đinh Tiến Cung và Giuse Nguyễn Thái Hà coi sóc.
7/ Đức cha Antôn Vũ Huy Chương (2003-2011), được đức cha Gioan-Maria Vũ Tất làm phụ tá (2010).
8/ Đức cha Gioan-Maria Vũ Tất (2011 đến nay) được đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long làm phụ tá (2013 - 1/2019).
4. Phát triển
Công cuộc phát triển của giáo phận Hưng Hóa được chia thành 3 thời kỳ sau đây :
a. Giai đoạn thứ nhất (1895-1960)
Năm 1895, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII tách 3 tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang khỏi giáo phận Tây Đàng Ngoài để lập một giáo phận tông tòa mới, gọi là giáo phận Đoài và đặt đức cha Paul-Marie Ramond Lộc coi sóc.
Đức cha Lộc đặt Tòa Giám mục tại Hưng Hóa, vì gần sông, thuyền bè đi lại dễ dàng và là nơi có nhiều người theo đạo. Ngài nghĩ ngay đến việc đào tạo linh mục cho giáo phận. Nhà Tràng Hà Thạch (tiểu chủng viện) được xây dựng năm 1896. Nhiều linh mục được đào tạo và xuất thân từ đây để phục vụ giáo phận. Dưới thời đức cha Ramond Lộc, số linh mục gia tăng từ 24 lên 58 vị, số giáo dân từ 17.000 lên 64.000 người. Đức cha đã chia tách và thành lập các giáo xứ, giáo họ mới : từ 11 lên 42 giáo xứ, và từ 96 lên 435 giáo họ.
b. Giai đoạn thứ hai (1960-1985)
Tòa Thánh thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, giáo phận tông tòa Hưng Hóa trở thành giáo phận chính tòa, và đức cha Phêrô Nguyễn Huy Quang được đặt làm Giám mục giáo phận. Đây là giai đoạn rất khó khăn của giáo phận : hoạt động tôn giáo bị hạn chế, số linh mục ít ỏi không đủ đáp ứng nhu cầu, giáo dân tản mát trong giáo phận rộng lớn không được chăm lo mục vụ cho đủ, và đức cha không thể đi lại làm mục vụ trong giáo phận. Sau khi đức cha Phêrô Quang từ trần, Tòa Thánh bổ nhiệm đức cha Giuse Phan Thế Hinh kế nhiệm. Lúc này, xã hội chuyển biến, chính sách tôn giáo cởi mở hơn, đức cha có thể đi làm mục vụ tại các giáo xứ, giáo họ trong giáo phận.
c. Giai đoạn thứ ba (1986 đến nay)
Sau 4 năm phục vụ, đức cha Giuse Phan Thế Hinh đột ngột từ trần ngày 22.01.1989. Năm 1991, đức cha Giuse Nguyễn Phụng Hiểu được đặt làm giám mục giáo phận. Nhưng chỉ hơn một năm sau, ngài từ trần vì bạo bệnh. Tuy làm giám mục không lâu, đức cha Hiểu đã gửi 13 chủng sinh vào học tại miền Nam và cho xây dựng Tòa Giám Mục tại Sơn Tây.
Vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập giáo phận (1895-1995), dù giáo phận trống tòa, nhưng cha giám quản Phaolô Đinh Tiến Cung đã tổ chức rất tốt đẹp Năm Thánh. Giáo phận đẩy mạnh kế hoạch tông đồ giáo dân nhằm phát triển đời sống đức tin và truyền giáo, trong đó việc đào tạo nhân sự như ban hành giáo, giáo lý viên, thừa tác viên ngoại thường các bí tích là việc được quan tâm hết sức.
Năm 1998, giáo phận đề ra nghị quyết xây dựng các giáo xứ, giáo họ theo 4 tiêu chí sau :
- cộng đoàn đức tin vững mạnh,
- cộng đoàn phụng tự sốt sáng,
- cộng đoàn bác ái yêu thương,
- cộng đoàn truyền giáo mạnh mẽ.
Nghị quyết này được thực hiện trong toàn giáo phận, người giáo dân được mời gọi cộng tác tích cực, nhờ đó giáo phận có được sức sống mới.
Ngày 05.8.2003, đức cha Antôn Vũ Huy Chương được Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Hưng Hóa, sau hơn 11 năm giáo phận bị trống tòa. Ngay sau khi nhận chức, đức cha bắt tay vào việc đào tạo nhân sự linh mục, tu sĩ, giáo lý viên, thừa tác viên, ban hành giáo, ca trưởng.
Đức cha Antôn tiếp tục kế hoạch xây dựng giáo phận theo 4 tiêu chí đã đề ra từ năm 1998, đồng thời quan tâm đến lãnh vực bác ái xã hội như khuyến học, lưu tâm đến các dân tộc thiểu số, người già cả neo đơn, người khuyết tật, giáo dục mầm non...
Đức cha Antôn từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho giáo phận :
- Nhà Thờ : Giáo phận Hưng Hoá có hơn 500 họ đạo nhưng chỉ khoảng 350 họ có nhà thờ hay nhà nguyện, nhiều nơi được xây mới hoặc tu bổ. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà thờ, nhà nguyện xuống cấp hoặc quá chật hẹp, cũ kỹ… Tại nhiều nơi, giáo dân vẫn phải sinh hoạt tôn giáo tại nhà tư.
- Tu viện Mến Thánh Giá : Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa được thành lập năm 1943, và không lâu sau đã gặp nhiều khó khăn. Chị em sống chen chúc trong khu đất cạnh Tòa Giám Mục. Năm 2008, đức cha Antôn cho xây dựng trụ sở chính của dòng cạnh nhà thờ Chính Tòa. Ngày nay, ai đến thăm Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa cũng phải khen ngợi công trình đồ sộ, qui mô và vững chãi.
- Trung tâm Mục vụ : Nhà Tràng Hà Thạch, cách trung tâm thị xã Phú Thọ khoảng 2 km, đã được chính quyền trao trả lại một phần. và được trùng tu để trở thành Trung Tâm Mục Vụ, nơi mở các khóa huấn luyện cho mọi thành phần Dân Chúa. Năm 2014, chính quyền tỉnh Phú Thọ đã quyết định giao trả phần đất còn lại cho Tòa Giám mục.
- Đài kính các vị Tử Đạo : Tại Sơn Tây có pháp trường Năm Mẫu, nơi 30 vị anh hùng tử đạo đã đổ máu minh chứng đức tin dưới thời các vua nhà Nguyễn. Trong số đó, 7 vị đã được tôn phong hiển thánh vào ngày 19.6.1988. Đức cha Antôn đã cho xây đài tưởng niệm các thánh tử đạo tại đây.
- Toà Giám mục : là một tòa nhà 3 tầng được xây dựng từ năm 1990 dưới thời đức cha Giuse Nguyễn Phụng Hiểu, nhỏ bé và đã xuống cấp nên không đủ để đáp ứng nhu cầu mục vụ của giáo phận.
Vì giáo phận rộng lớn, việc mục vụ rất nhiều, giáo phận cần có thêm Giám Mục Phụ Tá. Ngày 30.3.2010, đức thánh cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm cha Gioan-Maria Vũ Tất làm giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa để giúp đỡ đức cha Antôn. Mọi người chưa kịp vui mừng trước hồng ân này, thì ngày 01 tháng 3 năm 2011, đức cha Antôn Vũ Huy Chương được đổi vào giáo phận Đà Lạt, đức cha Gioan-Maria Vũ Tất lên làm giám mục chính tòa Hưng Hóa.
Chỉ 8 năm trên cương vị chủ chăn, đức cha Antôn đã làm cho giáo phận Hưng Hóa phát triển về mọi mặt. Xin tạ ơn Chúa và cám ơn đức cha Antôn.
Đức cha Gioan-Maria Vũ Tất kế thừa gia sản đáng kể về nhân sự và cơ sở hạ tầng do các đấng tiền nhiệm để lại, nhưng trước mắt vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Ngày 15.6.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm cha Anphong Nguyễn Hữu Long, giám đốc đại chủng viện Huế, làm Giám Mục Phụ Tá giáo phận Hưng Hóa. Lễ tấn phong giám mục được cử hành tại nhà thờ chính tòa ngày 06.9.2013.
Tính đến năm 2019 này, giáo phận Hưng Hóa có 116 giáo xứ và 2 chuẩn xứ, 570 giáo họ với 252.796 tín hữu, tỷ lệ 3,9%. Về nhân sự, có 154 linh mục gồm 117 linh mục giáo phận và 36 linh mục thuộc các dòng: Đaminh, Lazariste, Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thừa Sai Đức Tin, 9 thầy Phó tế, 7 Đại chủng sinh đã học xong, 104 đại chủng sinh đang theo học tại các chủng viện, 58 tiền chủng sinh, 60 tu sinh; 20 nữ tu thuộc dòng Giáo Hoàng, 360 nữ tu dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa và 3.400.Giáo lý viên
Vào thời mở cửa, giáo phận Hưng Hóa đứng trước một cánh đồng bao la với những nhiệm vụ cấp bách:
- Rao giảng Tin Mừng cho người đang giữ đạo,
- Tái rao giảng Tin Mừng cho người vì thời thế và hoàn cảnh mà lơ là đạo,
- Loan báo Tin Mừng cho muôn dân trong miền thập tỉnh tây bắc này.
Nhà thờ Chính toà Sơn Lộc được quay từ Flycam
Văn Hóa
Các Đẳng Linh Hồn
Lê Đình Thông
08:31 29/10/2020
Tháng Mười Một mưa dầm gió bấc
Dòng thời gian gang tấc tử sinh
Linh hồn các ĐẲNG luyện hình (1)
Chắp tay xin Chúa thương tình thứ tha.
Đời trần thế chỉ là thung lũng
Luôn đong đầy ướt sũng thương đau (2)
Suốt đời tội lỗi đã lâu
Cáo mình lạy tạ khẩn cầu thứ tha.
Ngọn bạch lạp ngọc ngà thắp sáng
Là linh hồn các đấng phụ thân
Nếu còn vương víu nợ nần
Khấn xin Thánh Mẫu ân cần ban ơn.
Cùng nhớ lại ân nhân giúp đỡ
Và bà con tắt thở đã lâu
Ở trong Giáo xứ năm qua
Đức Ông giờ đã qua cầu tử sinh.
Trong Hội thánh cậy, tin, đức mến
Thánh lễ dâng nhớ đến linh hồn
Thương yêu đầy đặn vuông tròn
Tinh thần đan viện vẫn còn hiển linh (3)
Ngọn lửa đỏ luyện hình thiêu đốt
Suốt đêm ngày xá tội vong nhân
Nào cùng xin lễ kính dâng
Xin ơn cứu vớt người thân luyện hình
Năm Canh Tý hồn linh quá cố
Bao bà con Giáo xứ qua đời
Cầu xin Thiên Chúa rạng ngời
Ban ơn cứu độ bao người oan khiên.
Tháng Mười Một ơn thiêng ban xuống
Bao linh hồn chết muộn cô đơn
Khẩn cầu Thiên Chúa ban ơn
Linh hồn côi cút phúc ân hưởng nhờ.
---
(1) Đẳng (等) có hai nghĩa : đẳng cấp; chờ đợi.
Các Đẳng Linh Hồn : các linh hồn mong chờ được
siêu thoát khỏi luyện hình.
(2) Thung lũng nước mắt (vallée des larmes : lacrimarum
valle) trong kinh Lạy Nữ Vương (Salve Regina).
(3) Lần đầu tiên, lễ các Đẳng được cử hành tại Đan viện
Cluny (994-1049) và được tiếp nối đến nay.
VietCatholic TV
Cả giáo phận xúc động: Cố gắng cứu giáo dân bị cướp bắt giữ, linh mục trẻ bị cướp thảm sát
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:04 29/10/2020
1. Ông Joe Biden thề sẽ cải cách Tối Cao Pháp Viện nếu ông được đắc cử tổng thống
Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden nói rằng ông sẽ thực hiện một đường lối từ từ nhằm cải cách Tòa Án Tối Cao, bất chấp những thành phần cực đoan thúc giục ông phải đưa thêm hàng loạt Thẩm Phán vào Tòa án Tối cao nếu ông thắng cuộc bầu cử vào tháng 11.
Những lời bình luận được đưa ra sau khi Amy Coney Barrett chính thức tuyên thệ nhậm chức thẩm phán Tòa án Tối cao vào tối thứ Hai, theo giờ địa phương.
Người phụ nữ 48 tuổi này đã được Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận với tỷ số 52 trên 48. Susan Collins là Thượng nghị sĩ duy nhất của Đảng Cộng Hòa bỏ phiếu chống lại việc đề cử cô vào Tòa Án Tối Cao.
Các đảng viên đảng Dân chủ đã vô cùng âu lo trước quyết định của Tổng thống Trump lấp đầy chỗ trống sau khi Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg, được coi là một biểu tượng cấp tiến qua đời. Họ đã cáo buộc đảng Cộng hòa là đạo đức giả. Trong một bối cảnh tương tự diễn ra vào năm 2016, lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell đã từ chối tổ chức một cuộc bỏ phiếu xác nhận ứng cử viên Merrick Garland do Barack Obama đề cử vào Tối Cao Pháp Viện với lý do gần đến cuộc bầu cử.
Sau khi Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg qua đời hôm 18 tháng 9 vừa qua, 8 ngày sau, hôm 26 tháng 9, Tổng thống Trump đã nhanh chóng đề cử Thẩm Phán Amy Coney Barrett vào Tối Cao Pháp Viện. Các Thượng nghị sĩ Mitch McConnell và Lindsay Graham, chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp, đã chạy đua với thời gian để hoàn tất việc xác nhận tại Thượng Viện Hoa Kỳ trong vòng một tháng.
Ông Biden nói với các phóng viên ở Pennsylvania rằng ông “không phải là người thích bổ sung thêm các Thẩm Phán vào Tòa Án Tối Cao” nhưng ông sẽ thành lập một ủy ban lưỡng đảng để cải cách tòa án nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng tới.
Source:Sky News Australia
2. Linh mục trẻ bị bắn chết ở Venezuela, trong một vụ cướp trắng trợn giữa ban ngày
Cha José Manuel De Jesús Ferreira đã bị giết chết khi can thiệp cho một giáo dân bị bọn cướp bắt giữ.
Vị linh mục mới 39 tuổi ở thành phố San Carlos, Venezuela, đã bị sát hại vào tối thứ Ba, ngay sau khi ngài cử hành thánh lễ riêng cho một số giáo dân.
Cha là một thành viên trong Tu đoàn các Linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu và là linh mục chánh xứ của Đền thờ Thánh Thể Thánh Gioan thuộc Giáo phận San Carlos ở Bang Cojedes.
Trang web Dehonians, cho biết vị linh mục trẻ đang nói chuyện và chào tạm biệt với anh chị em giáo dân ở cửa nhà thờ thì có một số người đàn ông vũ trang đi qua và khống chế anh chị em giáo dân để cướp.
Giáo phận San Carlos nói rằng một kẻ tấn công đang bắt giữ một giáo dân, và khi vị linh mục can thiệp để giúp người đó, ngài đã bị bắn vào ngực.
Trong một tuyên bố, Đức Cha Polito Rodríguez Giám Mục San Carlos, nói, “Đức tin trong những thời điểm này nâng đỡ chúng ta. Đúng là nỗi buồn và sự đau đớn lấn át chúng ta, nhưng trên hết chúng ta hãy tin cậy nơi Chúa, vì từ Ngài, chúng ta đến và hướng về Ngài mà chúng ta đi”.
Cha Ferreira thường xuyên cử hành Bí tích Thánh Thể trên đài phát thanh FM 89.7 và các đài địa phương khác. Ngài thường kết thúc thánh lễ với lời nhắn nhủ rằng “Chúa Giêsu muốn tất cả chúng ta tham gia vào tình yêu thương đối với những người nghèo khổ và đừng thờ ơ.”
Vị linh mục quá cố sinh tại Caracas vào ngày 25 tháng 11 năm 1980, trong một gia đình nhập cư từ Bồ Đào Nha. Ngài là con thứ ba trong gia đình có bốn anh chị em. Do tình hình bất ổn ở Venezuela, mẹ ngài phải trở về Madeira, bên Bồ Đào Nha.
Vị linh mục quá cố được nhiều người biết đến với hương thơm thánh thiện, lòng bác ái mục tử và tình yêu đối với người nghèo.
Source:Dehonians
3. Chiến thắng phò sinh của Tổng thống Trump trên trường quốc tế: 31 quốc gia tham gia với Hoa Kỳ chống coi phá thai là nhân quyền
Các chính phủ Brazil, Ai Cập, Hung Gia Lợi, Nam Dương, Uganda và Hoa Kỳ đã cùng bảo trợ một cuộc họp ảo ngày 22 tháng 10 năm 2020 tại Washington, DC để ký kết theo nghi thức đa quốc gia Tuyên bố Đồng thuận Geneva, được gọi như vậy vì cuộc họp này ban đầu được dự định diễn ra ở Geneva trước cuộc họp trực tiếp của Đại hội đồng Y tế Thế giới, nhưng đã bị hoãn lại vì COVID-19.
Tuyên bố này tiếp tục củng cố một liên minh các quốc gia do Hoa Kỳ lãmh đạo nhằm đạt được 4 mục tiêu trụ cột sau: sức khỏe tốt hơn cho phụ nữ, bảo vệ cuộc sống con người, củng cố gia đình như đơn vị nền tảng của xã hội, và bảo vệ chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên trong nền chính trị toàn cầu. Ví dụ, quyền của mỗi quốc gia đưa ra các luật riêng của họ liên quan đến sinh sản, mà chịu áp lực từ bên ngoài.
Chúng tôi tin rằng việc tìm kiếm các giải pháp thực sự cho các mối quan tâm về sức khỏe nên là một ưu tiên hợp nhất các Quốc gia Thành viên. Tuyên bố này cho thấy một chặng đường tích cực để thúc đẩy tiến độ đạt được những mục tiêu này.
Lễ ký kết theo nghi thức quốc tế ảo của Tuyên bố đồng thuận Geneva, do Bộ trưởng Y tế Alex Azar và Bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đồng chủ trì và được sự tham gia của các chính phủ Ba Tây, Ai Cập, Hung Gia Lợi, Nam Dương, và Uganda đã được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 lúc 11 giờ sáng theo giờ Miền Đông Hoa Kỳ. Tuyên bố Đồng thuận Geneva củng cố quyết tâm hình thành nhóm 32 quốc gia do Hoa Kỳ lãnh đạo chống lại các trào lưu coi phá thai là một nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc và ép buộc các quốc gia thành viên phải cho phép phá thai.
Source:HHS
4. Ðại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc phê bình toan tính giải thích lại nhân quyền.
Bản tin chúng tôi vừa loan là một chiến thắng phò sinh quan trọng của Tổng thống Trump trên trường quốc tế. Ngay cả những người có thể bất đồng với Tổng thống Trump về một vài chính sách nào đó cũng nên đánh giá cao tổng thống vì chiến thắng quan trọng này.
Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, ở New York, Hoa Kỳ, là Ðức Tổng giám mục Gabrielle Caccia, đã mạnh mẽ phê bình sự giải thích lại các quyền con người để mưu lợi cho những người quyền thế và gây hại cho những người yếu thế. Nhưng ngoài chuyện mạnh mẽ phản đối chúng ta chẳng làm được gì cụ thể.
Ngay cả ông António Guterres, là người Công Giáo, đảm nhận chức vụ Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc nhưng cũng chẳng làm được gì cụ thể để ngăn chặn trào lưu này.
Trong bài tham luận, hôm 6 tháng 10 năm 2020, tại khóa họp thứ III thuộc Ðại hội đồng thứ 75 của Liên Hiệp Quốc, Ðức Tổng giám mục Caccia nói rằng: “Tòa Thánh rất quan tâm vì càng ngày người ta càng tạo sức ép đòi giải thích lại chính các nền tảng của các quyền con người, và như thế làm thương tổn sự thống nhất nội tại của các quyền con người và xa lìa sự bảo vệ phẩm giá con người, và nhắm thỏa mãn những lợi lộc chính trị và kinh tế. Lối tiếp cận như thế, tạo nên một phẩm trật trong các quyền con người, bằng cách tương đối hóa phẩm giá con người và dành nhiều giá trị hơn cho các quyền được thêm vào cho những người giàu mạnh, trong khi đó lại gạt bỏ những người yếu thế”.
Vị đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đặc biệt phê bình chủ trương cổ võ phá thai và làm cho chết êm dịu, coi chúng là “nhân quyền”. Ðức Tổng giám mục Caccia nói: “Sự không hiểu bản chất và thực tại các quyền con người dẫn tới những chênh lệch và bất công trầm trọng. Ví dụ, cố tình không biết đến các thai nhi ở trong lòng mẹ hoặc đối xử với sinh mạng của người già và những người khuyết tật như những gánh nặng không thể chịu nổi đối với xã hội”.
Ðức Tổng giám mục Caccia trưng dẫn Thư “Người Samaritano nhân lành”, mà Bộ giáo lý đức tin công bố ngày 22 tháng 9 năm 2020, khẳng định rằng: “Cũng như không có quyền phá thai, thì cũng không có quyền làm cho chết êm dịu: có luật pháp qui định rằng không được giết chết, nhưng phải bảo vệ sự sống và tạo điều kiện dễ dàng cho sự sống chung giữa con người với nhau”.
Ðức Tổng giám mục Caccia nói thêm rằng chính đặc tính thánh thiêng của sự sống con người đã thúc đẩy Tòa Thánh chống lại án tử hình.
Source:Catholic News Agency
Anh chị em giáo dân bị thảm sát tại Vương Cung Thánh Đường thành phố Nice là những ai?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:47 29/10/2020
1. Các nạn nhân trong vụ thảm sát tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice là những ai?
Một trong những nạn nhân đã được xác định là ông từ Nhà thờ Đức Bà thành phố Nice, Vincent L., 55 tuổi và là cha của hai cô con gái. Ông đã phục vụ Vương Cung Thánh Đường trong 10 năm qua.
Người Công Giáo ở Nice nhớ đến Vincent vì sự phục vụ tận tụy của ông đối với Giáo hội. Cha Jean-Louis Giordan, nguyên cha sở của Vương Cung Thánh Đường, nói với Vatican News rằng lần đầu tiên ngài tuyển dụng Vincent làm ông từ của Vương Cung Thánh Đường là cách đây một thập kỷ.
Một người quen thuộc với Vương Cung Thánh Đường nói với nhật báo Le Parisien của Pháp: “Anh ấy không chỉ là một ông từ giúp việc. Anh ấy đã giúp đỡ rất nhiều cho vị linh mục đã lớn tuổi. … Anh ấy là một người khéo tay. Những ngọn nến luôn được thắp sáng rực rỡ… Anh ấy rất kín đáo và rất hiệu quả. Anh ấy không nói nhiều. Anh ấy đã hành động rất khiêm nhường và kính trọng. Anh ấy là người đầu tiên chúng tôi nghĩ đến khi hay tin về vụ tấn công này.”
Cha Gil Florini, cha sở của nhà thờ Saint-Pierre-d'Arène-de-Nice, nói với tờ Le Figaro: “Anh ấy là một người đàn ông chừng mực, theo nghĩa tốt của từ đó: tốt bụng, cởi mở”.
Nạn nhân thứ hai là một người phụ nữ đến cầu nguyện.
Theo báo cáo của một công tố viên Pháp, nạn nhân thứ hai là một phụ nữ 60 tuổi, đến cầu nguyện tại Vương Cung Thánh Đường vào sáng ngày 29 tháng 10.
Tờ Le Figaro đưa tin rằng bà được phát hiện đã chết với cổ họng bị cắt, “gần như bị chặt đầu”, gần chỗ để nước thánh bên trong nhà thờ.
Công tố viên chống khủng bố quốc gia Jean-François Ricard cho biết bà đã chết bởi một “một vết chém sâu trong cổ họng nhằm chặt đứt đầu.”
Nạn nhân thứ ba là một người mẹ. Truyền thông Pháp xác định nạn nhân thứ ba là một người mẹ 44 tuổi, đã bị tấn công bên trong nhà thờ và được tường thuật là đã cố chạy ra ẩn náu trong một quán cà phê gần đó, nơi cô chết vì vết đâm. Theo kênh tin tức truyền hình Pháp BFMTV, một nhân chứng đã nghe cô ấy nói: “Hãy nói với gia đình tôi rằng tôi yêu mến họ” trước khi cô ấy chết.
Ngoài những người thiệt mạng trong vụ tấn công, cảnh sát báo cáo rằng còn có những người khác bị thương trong Vương Cung Thánh Đường.
Tên hung thủ.
Cảnh sát Pháp cho biết họ đã bắt giữ thủ phạm, được xác định là Brahim Aouissaoui, 21 tuổi. Hắn ta được cho là đã đến đảo Lampedusa của Ý, sau đó đã đến Pháp. Aouissaoui bị cảnh sát bắn bị thương và được đưa đến bệnh viện.
Source:Catholic News AgencyNice basilica terrorist attack: Who were the victims?
Người Công Giáo ở Nice nhớ đến Vincent vì sự phục vụ tận tụy của ông đối với Giáo hội. Cha Jean-Louis Giordan, nguyên cha sở của Vương Cung Thánh Đường, nói với Vatican News rằng lần đầu tiên ngài tuyển dụng Vincent làm ông từ của Vương Cung Thánh Đường là cách đây một thập kỷ.
Một người quen thuộc với Vương Cung Thánh Đường nói với nhật báo Le Parisien của Pháp: “Anh ấy không chỉ là một ông từ giúp việc. Anh ấy đã giúp đỡ rất nhiều cho vị linh mục đã lớn tuổi. … Anh ấy là một người khéo tay. Những ngọn nến luôn được thắp sáng rực rỡ… Anh ấy rất kín đáo và rất hiệu quả. Anh ấy không nói nhiều. Anh ấy đã hành động rất khiêm nhường và kính trọng. Anh ấy là người đầu tiên chúng tôi nghĩ đến khi hay tin về vụ tấn công này.”
Cha Gil Florini, cha sở của nhà thờ Saint-Pierre-d'Arène-de-Nice, nói với tờ Le Figaro: “Anh ấy là một người đàn ông chừng mực, theo nghĩa tốt của từ đó: tốt bụng, cởi mở”.
Nạn nhân thứ hai là một người phụ nữ đến cầu nguyện.
Theo báo cáo của một công tố viên Pháp, nạn nhân thứ hai là một phụ nữ 60 tuổi, đến cầu nguyện tại Vương Cung Thánh Đường vào sáng ngày 29 tháng 10.
Tờ Le Figaro đưa tin rằng bà được phát hiện đã chết với cổ họng bị cắt, “gần như bị chặt đầu”, gần chỗ để nước thánh bên trong nhà thờ.
Công tố viên chống khủng bố quốc gia Jean-François Ricard cho biết bà đã chết bởi một “một vết chém sâu trong cổ họng nhằm chặt đứt đầu.”
Nạn nhân thứ ba là một người mẹ. Truyền thông Pháp xác định nạn nhân thứ ba là một người mẹ 44 tuổi, đã bị tấn công bên trong nhà thờ và được tường thuật là đã cố chạy ra ẩn náu trong một quán cà phê gần đó, nơi cô chết vì vết đâm. Theo kênh tin tức truyền hình Pháp BFMTV, một nhân chứng đã nghe cô ấy nói: “Hãy nói với gia đình tôi rằng tôi yêu mến họ” trước khi cô ấy chết.
Ngoài những người thiệt mạng trong vụ tấn công, cảnh sát báo cáo rằng còn có những người khác bị thương trong Vương Cung Thánh Đường.
Tên hung thủ.
Cảnh sát Pháp cho biết họ đã bắt giữ thủ phạm, được xác định là Brahim Aouissaoui, 21 tuổi. Hắn ta được cho là đã đến đảo Lampedusa của Ý, sau đó đã đến Pháp. Aouissaoui bị cảnh sát bắn bị thương và được đưa đến bệnh viện.
Source:Catholic News Agency
2. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Pháp về vụ thảm sát tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice
Ngay sau khi hay tin về vụ thảm sát kinh hoàng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice, Hội Đồng Giám Mục Pháp đã đưa ra một thông cáo báo chí.
Nguyên bản tiếng Pháp có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Paris, ngày 29 tháng 10 năm 2020
Dù đau đớn, chúng ta hãy trực diện với mối đe dọa nguy hiểm và mù quáng này
Vụ thảm sát xảy ra sáng nay trong Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice khiến Hội Đồng Giám Mục Pháp chìm trong nỗi buồn vô hạn. Những suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi hướng đến các nạn nhân, những người bị thương, gia đình và những người thân yêu của họ.
Chính vì hiện diện bên trong Vương Cung Thánh Đường mà những anh chị em này đã bị tấn công, và sát hại. Họ đại diện cho một biểu tượng mà người ta muốn phá hủy. Những vụ giết hại như thế này nhắc nhở chúng ta về cuộc tử đạo của Cha Jacques Hamel.
Trước những hành vi khủng khiếp này, toàn bộ đất nước của chúng ta bị ảnh hưởng. Cuộc khủng bố này nhằm mục đích gieo rắc sự lo lắng trong toàn xã hội chúng ta. Điều cấp bách là phải tận diệt chứng hoại thư này cũng cấp bách không kém là phải tái khám phá tình huynh đệ không thể thiếu, là điều sẽ giữ cho tất cả chúng ta có thể đứng thẳng khi đối mặt với những mối đe dọa này.
Bất chấp nỗi đau đang chụp xuống trên chúng ta, những người Công Giáo không chịu khuất phục trước nỗi sợ hãi và cùng với cả dân tộc, chúng ta sẵn sàng đối mặt với mối đe dọa nguy hiểm và mù quáng này.
Bất cứ nơi nào có thể, hồi chuông báo tử tại các nhà thờ Pháp sẽ vang lên vào lúc 3 giờ chiều hôm nay. Người Công Giáo được mời gọi đến cầu nguyện cho các nạn nhân.
Source:Conférence des évêques de FranceCommuniqué De Presse - Conférence des évêques de France
Nguyên bản tiếng Pháp có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Paris, ngày 29 tháng 10 năm 2020
Dù đau đớn, chúng ta hãy trực diện với mối đe dọa nguy hiểm và mù quáng này
Vụ thảm sát xảy ra sáng nay trong Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice khiến Hội Đồng Giám Mục Pháp chìm trong nỗi buồn vô hạn. Những suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi hướng đến các nạn nhân, những người bị thương, gia đình và những người thân yêu của họ.
Chính vì hiện diện bên trong Vương Cung Thánh Đường mà những anh chị em này đã bị tấn công, và sát hại. Họ đại diện cho một biểu tượng mà người ta muốn phá hủy. Những vụ giết hại như thế này nhắc nhở chúng ta về cuộc tử đạo của Cha Jacques Hamel.
Trước những hành vi khủng khiếp này, toàn bộ đất nước của chúng ta bị ảnh hưởng. Cuộc khủng bố này nhằm mục đích gieo rắc sự lo lắng trong toàn xã hội chúng ta. Điều cấp bách là phải tận diệt chứng hoại thư này cũng cấp bách không kém là phải tái khám phá tình huynh đệ không thể thiếu, là điều sẽ giữ cho tất cả chúng ta có thể đứng thẳng khi đối mặt với những mối đe dọa này.
Bất chấp nỗi đau đang chụp xuống trên chúng ta, những người Công Giáo không chịu khuất phục trước nỗi sợ hãi và cùng với cả dân tộc, chúng ta sẵn sàng đối mặt với mối đe dọa nguy hiểm và mù quáng này.
Bất cứ nơi nào có thể, hồi chuông báo tử tại các nhà thờ Pháp sẽ vang lên vào lúc 3 giờ chiều hôm nay. Người Công Giáo được mời gọi đến cầu nguyện cho các nạn nhân.
Source:Conférence des évêques de France
Hết bị đình chỉ vì virus Tầu độc địa, các nhà thờ Pháp lại bị đóng cửa bởi ung thư Hồi Giáo cực đoan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:22 29/10/2020
1. Tòa Thánh bàng hoàng trước tin tức về vụ thảm sát ở Vương Cung Thánh Đường Đức Bà thành phố Nice
Hôm thứ Năm 29 tháng 10, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã lên án bạo lực và nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân và những người đang than khóc họ.
Ông Bruni cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô “đã được thông báo tình hình và bày tỏ sự gần gũi cảm thông với cộng đồng Công Giáo đang than khóc tại Pháp”.
Ông nhấn mạnh rằng “đây là một thời gian đau buồn, một thời gian bối rối. Khủng bố và bạo lực không bao giờ có thể được chấp nhận.”
“Cuộc tấn công ngày hôm nay gieo rắc chết chóc ở một nơi của tình yêu và sự an ủi, là một ngôi nhà của Chúa.”
Ông cho biết thêm Đức Thánh Cha “đang cầu nguyện cho các nạn nhân và những người thân yêu của họ, cho bạo lực sớm chấm dứt, cho mọi người lại một lần nữa có thể nhìn nhau như anh chị em chứ không như là kẻ thù, và cầu xin cho người dân Pháp yêu quý có thể hiệp nhất và đáp ứng cái ác bằng cái tốt.”
Đức Hồng Y Robert Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích của Tòa Thánh bày tỏ sự bàng hoàng của ngài. Tuy nhiên, Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng các quốc gia Tây phương phải thức tỉnh trước mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.
Vị Hồng Y người Guinea viết trên Twitter ngày 29 tháng 10 rằng “Chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo là một thứ cuồng tín quá quắt cần phải chiến thắng bằng sức mạnh và quyết tâm”.
“Họ sẽ không dừng cuộc chiến của họ. Thật không may, những người Phi châu chúng tôi biết quá rõ điều này. Những kẻ man rợ luôn là kẻ thù của hòa bình”, Đức Hồng Y tổng trưởng viết.
“Phương Tây, cụ thể ngày hôm nay là nước Pháp, phải hiểu điều này. Chúng ta hãy cầu nguyện.”
Các giám mục Pháp đã yêu cầu các nhà thờ trên toàn nước Pháp đánh lên hồi chuông báo tử vào lúc 3 giờ chiều Năm để tưởng niệm ba nạn nhân bị giết tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà ở thành phố Nice /nít-s/.
Vụ tấn công ở Nice diễn ra sau vụ chặt đầu thầy giáo dạy sử địa Samuel Paty, một giáo viên ở Paris, trong một cuộc tấn công khủng bố hồi đầu tháng này.
Đức Giám Mục André Marceau /an-drê mạc-sô/ của Nice /nít-s/ nói rằng tất cả các nhà thờ trong thành phố đã phải đóng cửa và được cảnh sát bảo vệ cho đến khi có thông báo mới.
“Tôi buồn vô hạn với tư cách là một con người khi phải đối mặt với những gì mà những sinh vật cũng được gọi là con người có thể gây ra,” ngài nói.
“Cầu mong tinh thần tha thứ của Chúa Kitô thắng thế trước những hành động man rợ này.”
Trong một tuyên bố khác, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit /mi-sen ô-pơ-tít/ của Paris nhận xét: “Chúng tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ, trong khi choáng váng bởi sự điên rồ giết người nhân danh Thiên Chúa này. Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài là Chúa của tình yêu. Giết người nhân danh Ngài là một sự báng bổ kinh hoàng, quá quắt, và là một sự sỉ nhục đối với thần tính của Thiên Chúa.”
“Chúa Giêsu Kitô nói với chúng ta trong Tin Mừng ngày lễ Các Thánh: 'Phúc cho anh em nếu bị sỉ nhục, bị bắt bớ vì danh Thầy, vì anh em sẽ được phần thưởng rất lớn ở trên trời.' Chúng ta biết rằng đây không chỉ là một lời nói xuông. Ngay từ thuở ban đầu, các tín hữu Kitô đã bị bách hại, và ngay cả ngày nay, chính họ, dù rao giảng và sống trong tình yêu thương Thiên Chúa và người lân cận, vẫn phải trả một cái giá nặng nề nhất là sự thù hận và man rợ”.
Mohammed Moussaoui, chủ tịch Hội đồng Đức tin Hồi giáo của Pháp, đã lên án vụ tấn công và yêu cầu người Hồi giáo Pháp hủy bỏ lễ hội Mawlid của họ, là lễ kỷ niệm ngày sinh của nhà tiên Muhammad, ngày 29 tháng 10, “như một dấu chỉ của sự thương tiếc và đoàn kết với các nạn nhân và những người thân yêu của họ”.
Source:Catholic News Agency
2. Hết bị đình chỉ vì virus Tầu độc địa, các nhà thờ ở Pháp lại bị đóng cửa bởi ung thư Hồi Giáo cực đoan
Ít nhất hai vụ tấn công khác đã được báo cáo ở Pháp vào hôm thứ Năm 29 tháng 10, một ở Lyon và một vụ khác gần Avignon. Một người đàn ông quơ quơ một khẩu súng ngắn, và hét lên “Allahu Akbar”, đã bị cảnh sát Pháp ở Montfavet gần Avignon bắn chết trước khi hắn gây án. Trong khi đó, một tên khác trang bị một mã tấu dài đã bị bắt khi đang cố gắng lên một chuyến tàu ở Lyon. Theo Al Jazeera; người đàn ông này đã bị tình báo Pháp theo dõi từ lâu như một mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh.
Trước các diễn biến này, Đức Giám Mục André Marceau của Nice xác nhận rằng tất cả các nhà thờ trong thành phố đã phải đóng cửa và được cảnh sát bảo vệ cho đến khi có thông báo mới. Tờ Famille Chrétienne, nghĩa là Gia đình Kitô, cho biết việc đóng cửa các nhà thờ Công Giáo có thể lan ra cả các khu vực khác trên khắp nước Pháp.
Sau vụ giết hại thầy giáo Samuel Paty ở Conflans-Sainte-Honorine vào ngày 16 Tháng Mười, tổng thống Macron nói Pháp đã tham gia vào một cuộc chiến “sống còn” đối với Hồi giáo cuồng tín.
Những lời bình luận và sự ủng hộ của ông đối với việc xuất bản những bức tranh biếm họa gây tranh cãi về nhà tiên tri Hồi Giáo của tờ báo châm biếm Charlie Hebdo đã làm dấy lên các cuộc biểu tình giận dữ trên khắp thế giới Hồi giáo, với những bức ảnh của tổng thống bị đốt cháy đi kèm với lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp.
Các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ tình liên đới và nỗi buồn trước vụ tấn công kinh hoàng vào Vương Cung Thánh Đường thành phố Nice.
“Chúng tôi hiệp nhất trong lời cầu nguyện với Đức Thánh Cha Phanxicô và cầu nguyện cho cộng đồng Công Giáo ở thành phố Nice, đặc biệt là gia đình của những người đã mất người thân,” Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, tuyên bố như trên hôm thứ Năm qua Twitter. “Lạy Chúa, xin ban cho các linh hồn được yên nghỉ và xin ánh sáng ngàn thu chiếu soi lên các lhác linh hồn ấy.”
Đức Tổng Giám Mục Allen Vigneron, phó chủ tịch USCCB, đã tweet rằng ngài “vô cùng đau buồn” về vụ tấn công.
“Chúng tôi, những người Công Giáo ở đông nam Michigan, cầu nguyện cho các anh chị em của chúng tôi trong đức tin và cho tất cả người dân Pháp đang bàng hoàng trước thảm kịch này, và trước hết là các nạn nhân và gia đình của họ,” Đức Tổng Giám Mục Vigneron nói.
“Chúng tôi đặc biệt cầu xin Đức Mẹ Sầu Bi ban cho họ ân sủng hiệp nhất những đau khổ của họ với Thập giá của Chúa Kitô, để ngay cả trong giờ tối tăm này, ánh sáng của chiến thắng Phục sinh của Người sẽ chiếu sáng.”
Đức Cha Michael Burbidge, Giám Mục Arlington, Virginia cũng dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ.
“Cùng với những người thiện chí tại Giáo phận Arlington, người dân nước Pháp và trên toàn thế giới, tôi bày tỏ nỗi buồn sâu sắc và dâng lời cầu nguyện nhiệt thành cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công khủng bố tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà ở Nice, Pháp, sáng nay”. Đức Cha Burbidge nói hôm thứ Năm.
“Mặc dù bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào, được thực hiện ở bất kỳ địa điểm nào, đều đáng ghê tởm, nhưng chúng tôi đặc biệt bàng hoàng khi các cuộc tấn công xảy ra ở những nơi linh thiêng, vì không gian linh thiêng là nơi nương náu cho những người mệt mỏi và là biểu tượng của hòa bình trong một thế giới rách nát và tan vỡ. Mong mọi người thuộc mọi tín ngưỡng tiếp tục kêu gọi hòa bình khi chúng ta tăng cường cầu nguyện cho việc chấm dứt mọi hình thức bạo lực”.
Các nhà lãnh đạo khác của Hoa Kỳ đã lên án cuộc tấn công hôm thứ Năm ở Nice. Tổng thống Trump đã tweet rằng “Trái tim của chúng tôi đang ở với người dân Pháp.”
Mục sư Johnnie Moore, một thành viên trong Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, đã tweet vào hôm thứ Năm rằng “Không ai phải sợ hãi khi bước vào một nơi thờ phượng, BẤT CỨ NƠI ĐÂU, BẤT CỨ TÔN GIÁO NÀO!”
Ông đã tweet một video về những người Hồi giáo trên khắp thế giới thương tiếc các nạn nhân trong vụ tấn công, và lưu ý rằng “Những người đầu tiên tôi nghe được là những người bạn Hồi giáo, những người cảm thấy đau đớn và kinh hoàng khi những kẻ khủng bố phỉ báng Chúa bằng cách giết người nhân danh Ngài.”
Ashley McGuire, thành viên cao cấp của Hiệp hội Công Giáo, nói rằng các cuộc tấn công “là một lời nhắc nhở đáng sợ rằng chủ nghĩa cấp tiến vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo toàn cầu.”
Source:Catholic News AgencyUS bishops join Pope Francis in prayer and mourning after Nice attack
Trước các diễn biến này, Đức Giám Mục André Marceau của Nice xác nhận rằng tất cả các nhà thờ trong thành phố đã phải đóng cửa và được cảnh sát bảo vệ cho đến khi có thông báo mới. Tờ Famille Chrétienne, nghĩa là Gia đình Kitô, cho biết việc đóng cửa các nhà thờ Công Giáo có thể lan ra cả các khu vực khác trên khắp nước Pháp.
Sau vụ giết hại thầy giáo Samuel Paty ở Conflans-Sainte-Honorine vào ngày 16 Tháng Mười, tổng thống Macron nói Pháp đã tham gia vào một cuộc chiến “sống còn” đối với Hồi giáo cuồng tín.
Những lời bình luận và sự ủng hộ của ông đối với việc xuất bản những bức tranh biếm họa gây tranh cãi về nhà tiên tri Hồi Giáo của tờ báo châm biếm Charlie Hebdo đã làm dấy lên các cuộc biểu tình giận dữ trên khắp thế giới Hồi giáo, với những bức ảnh của tổng thống bị đốt cháy đi kèm với lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp.
Các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ tình liên đới và nỗi buồn trước vụ tấn công kinh hoàng vào Vương Cung Thánh Đường thành phố Nice.
“Chúng tôi hiệp nhất trong lời cầu nguyện với Đức Thánh Cha Phanxicô và cầu nguyện cho cộng đồng Công Giáo ở thành phố Nice, đặc biệt là gia đình của những người đã mất người thân,” Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, tuyên bố như trên hôm thứ Năm qua Twitter. “Lạy Chúa, xin ban cho các linh hồn được yên nghỉ và xin ánh sáng ngàn thu chiếu soi lên các lhác linh hồn ấy.”
Đức Tổng Giám Mục Allen Vigneron, phó chủ tịch USCCB, đã tweet rằng ngài “vô cùng đau buồn” về vụ tấn công.
“Chúng tôi, những người Công Giáo ở đông nam Michigan, cầu nguyện cho các anh chị em của chúng tôi trong đức tin và cho tất cả người dân Pháp đang bàng hoàng trước thảm kịch này, và trước hết là các nạn nhân và gia đình của họ,” Đức Tổng Giám Mục Vigneron nói.
“Chúng tôi đặc biệt cầu xin Đức Mẹ Sầu Bi ban cho họ ân sủng hiệp nhất những đau khổ của họ với Thập giá của Chúa Kitô, để ngay cả trong giờ tối tăm này, ánh sáng của chiến thắng Phục sinh của Người sẽ chiếu sáng.”
Đức Cha Michael Burbidge, Giám Mục Arlington, Virginia cũng dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ.
“Cùng với những người thiện chí tại Giáo phận Arlington, người dân nước Pháp và trên toàn thế giới, tôi bày tỏ nỗi buồn sâu sắc và dâng lời cầu nguyện nhiệt thành cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công khủng bố tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà ở Nice, Pháp, sáng nay”. Đức Cha Burbidge nói hôm thứ Năm.
“Mặc dù bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào, được thực hiện ở bất kỳ địa điểm nào, đều đáng ghê tởm, nhưng chúng tôi đặc biệt bàng hoàng khi các cuộc tấn công xảy ra ở những nơi linh thiêng, vì không gian linh thiêng là nơi nương náu cho những người mệt mỏi và là biểu tượng của hòa bình trong một thế giới rách nát và tan vỡ. Mong mọi người thuộc mọi tín ngưỡng tiếp tục kêu gọi hòa bình khi chúng ta tăng cường cầu nguyện cho việc chấm dứt mọi hình thức bạo lực”.
Các nhà lãnh đạo khác của Hoa Kỳ đã lên án cuộc tấn công hôm thứ Năm ở Nice. Tổng thống Trump đã tweet rằng “Trái tim của chúng tôi đang ở với người dân Pháp.”
Mục sư Johnnie Moore, một thành viên trong Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, đã tweet vào hôm thứ Năm rằng “Không ai phải sợ hãi khi bước vào một nơi thờ phượng, BẤT CỨ NƠI ĐÂU, BẤT CỨ TÔN GIÁO NÀO!”
Ông đã tweet một video về những người Hồi giáo trên khắp thế giới thương tiếc các nạn nhân trong vụ tấn công, và lưu ý rằng “Những người đầu tiên tôi nghe được là những người bạn Hồi giáo, những người cảm thấy đau đớn và kinh hoàng khi những kẻ khủng bố phỉ báng Chúa bằng cách giết người nhân danh Ngài.”
Ashley McGuire, thành viên cao cấp của Hiệp hội Công Giáo, nói rằng các cuộc tấn công “là một lời nhắc nhở đáng sợ rằng chủ nghĩa cấp tiến vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo toàn cầu.”
Source:Catholic News Agency