Phụng Vụ - Mục Vụ
Sẵn sàng
Lm Vũdình Tường
06:02 08/11/2017
‘Sẵn sàng chưa’ là câu nói người nào cũng có lúc nói và người nào cũng có lúc nghe người khác hỏi mình đã sẵn sàng chưa. Trẻ em nghe cha mẹ hỏi câu này thường xuyên; người lớn cũng nghe câu hỏi này thường xuyên; vợ chồng nghe hỏi câu này thường xuyên. Có người cần rất nhiều thời gian chuẩn bị, kẻ khác lại mau chóng, nhanh gọn hơn. Hạnh phúc thay cho ai có được tính kiên nhẫn bởi gia đình họ được yên vui đầm ấm.
Trước khi ra đi cần chuẩn bị ít nhiều, đi gần chuẩn bị ít hơn, đi xa chuẩn bị nhiều hơn và người đi du lịch thường xuyên học từ kinh nghiệm. Họ mang những gì cần thiết cho chuyến đi mà không mang dư bởi nó trở thành gánh nặng cho chuyến đi. Họ cũng tính toán dự đoán những điều có thể xảy ra ngoài í muốn và chuẩn bị ít nhiều cho điều đó, đề phòng lỡ có xảy ra thì họ đã có chuẩn bị mà không lâm vào thế kẹt.
Dụ ngôn mười trinh nữ đi đón chàng rể hôm nay cho thấy có hai nhóm. Cả hai đều chuẩn bị cho chuyến đi. Nhóm một mang đèn nhưng không chuẩn bị thêm dầu kèm theo vì họ tính toán rất khít khao. Nhóm hai mang đèn còn kèm thêm dầu dự phòng trong trường hợp bất trắc xảy đến và họ đã đoán đúng. Vì lí do nào đó chàng rể đến trễ hơn dự định và nửa đêm có tiếng loan báo chàng rể đến. Cả hai cùng ngủ nhưng khi có tiếng loan báo chàng rể đến thì nhóm một nhận ra đèn của hỏ họ hết dầu. Họ xin nhóm hai chia dầu cho nhưng bị từ chối với lí do không đủ dầu cho cả hai. Trong lúc nhóm một đi mua thì chàng rể đến và họ đã trễ chuyến đi bởi cửa đã đóng và không được vào. Mới nghe thì rõ ràng là thiếu lịch sự và cảm thông cho kẻ lữ hành lỡ độ đường. Xét kĩ để biết có nhiều yếu tố quyết định chọn lựa của việc giúp đỡ khi cần thiết. Nhóm hai cho biết rõ họ mang vừa đủ dầu cho chính họ mà không có dư để chia sẻ. Giúp đỡ khi có thể, không thể giúp đỡ khi không có thể. Sợ hãi là yếu tố chính quyết định nên giúp đỡ hay từ chối giúp đỡ- sợ không đủ cho cả hai. Dụng cụ chuyển dầu từ bình vào đèn có sẵn sàng hay không, hơn nữa trường hợp gió làm tắt đèn thì làm sao thắp đèn lại được. Trong khi nhóm kia đi mua dầu thì cửa phòng đóng và đến trễ bị từ chối cho biết yếu tố thời gian khá quan trọng trong việc từ chối giúp đỡ. Hãy tưởng tượng bạn đang chờ nơi quan thuế trước khi vào máy bay mà người ta đã kêu tên bạn mau mau lên máy bay bạn có thể nhường cho ai đi trước bạn chăng. Làm thế bạn chắc chắn sẽ lỡ chuyến bay.
Xét rộng ra trong đời có nhiều thứ chúng ta không thể chia sẻ, dù muốn hết sức mình cũng đành bất lực, đứng ngó hoặc từ chối mà không thể giúp đỡ. Cha mẹ có thể dậy con bài học khôn ngoan mà không thể chia sẻ khôn ngoan của mình cho con. Cha mẹ có thể dậy cho con học hành mà không thể san sẻ túi khôn, kiến thức của mình cho con. Cha mẹ có thể chia sẻ tiền tài, của cải cho con mà không thể cho sức khoẻ. Cha mẹ có thể chạy chữa cho con mà không thể bệnh thay cho con. Bác sĩ có thể giải thích bệnh mà đôi khi không biết cách chữa trị. Thân hữu có thể cảm thông cho nhau nhưng không thể chia sẻ đau khổ của nhau. Người ta có thể than khóc người đã mất mà không thể cho họ sức sống. Giáo Hội giáo huấn đức tin mà không thể bắt người khác tin nếu người đó không chịu lãnh nhận. Cha mẹ có đạo đức nhưng không bảo đảm con cháu sẽ sống đạo đức. Phúc âm kêu gọi chúng ta chuẩn và sẵn sàng và ai làm người đó được hưởng, không thể làm thay cho người khác và cũng không thể hưởng dùm người khác. Chuẩn bị và sẵn sàng là mục đích chính trong bài bởi điều này không ai thay thế được; chính cá nhân người đó phải làm cho mình. Cộng đoàn Kitô hữu có thể cầu thay nguyện giúp, nâng đỡ, an ủi nhưng chính đương sự phải tự giúp bằng cách cộng tác với cộng đoàn để được nâng đỡ ủi an. Thời gian đóng yếu tố quan trọng nên đừng hững hờ, cho là có đủ thời gian để đối phó với sự việc. Sự việc đến lúc nửa đêm có tiếng loan báo chàng rể đến ra đón chàng. Bạn có nhiều thời gian nhưng bạn không biết khi nào chàng rể đến, nửa đêm. Đúng thế, nửa đêm nhưng khi nào là nửa đêm? Hơn nữa nửa đêm lại là lúc tối trời, cửa nhà đều đóng. Thiếu chuẩn bị và sẵn sàng là tự chuốc vạ vào thân.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Trước khi ra đi cần chuẩn bị ít nhiều, đi gần chuẩn bị ít hơn, đi xa chuẩn bị nhiều hơn và người đi du lịch thường xuyên học từ kinh nghiệm. Họ mang những gì cần thiết cho chuyến đi mà không mang dư bởi nó trở thành gánh nặng cho chuyến đi. Họ cũng tính toán dự đoán những điều có thể xảy ra ngoài í muốn và chuẩn bị ít nhiều cho điều đó, đề phòng lỡ có xảy ra thì họ đã có chuẩn bị mà không lâm vào thế kẹt.
Dụ ngôn mười trinh nữ đi đón chàng rể hôm nay cho thấy có hai nhóm. Cả hai đều chuẩn bị cho chuyến đi. Nhóm một mang đèn nhưng không chuẩn bị thêm dầu kèm theo vì họ tính toán rất khít khao. Nhóm hai mang đèn còn kèm thêm dầu dự phòng trong trường hợp bất trắc xảy đến và họ đã đoán đúng. Vì lí do nào đó chàng rể đến trễ hơn dự định và nửa đêm có tiếng loan báo chàng rể đến. Cả hai cùng ngủ nhưng khi có tiếng loan báo chàng rể đến thì nhóm một nhận ra đèn của hỏ họ hết dầu. Họ xin nhóm hai chia dầu cho nhưng bị từ chối với lí do không đủ dầu cho cả hai. Trong lúc nhóm một đi mua thì chàng rể đến và họ đã trễ chuyến đi bởi cửa đã đóng và không được vào. Mới nghe thì rõ ràng là thiếu lịch sự và cảm thông cho kẻ lữ hành lỡ độ đường. Xét kĩ để biết có nhiều yếu tố quyết định chọn lựa của việc giúp đỡ khi cần thiết. Nhóm hai cho biết rõ họ mang vừa đủ dầu cho chính họ mà không có dư để chia sẻ. Giúp đỡ khi có thể, không thể giúp đỡ khi không có thể. Sợ hãi là yếu tố chính quyết định nên giúp đỡ hay từ chối giúp đỡ- sợ không đủ cho cả hai. Dụng cụ chuyển dầu từ bình vào đèn có sẵn sàng hay không, hơn nữa trường hợp gió làm tắt đèn thì làm sao thắp đèn lại được. Trong khi nhóm kia đi mua dầu thì cửa phòng đóng và đến trễ bị từ chối cho biết yếu tố thời gian khá quan trọng trong việc từ chối giúp đỡ. Hãy tưởng tượng bạn đang chờ nơi quan thuế trước khi vào máy bay mà người ta đã kêu tên bạn mau mau lên máy bay bạn có thể nhường cho ai đi trước bạn chăng. Làm thế bạn chắc chắn sẽ lỡ chuyến bay.
Xét rộng ra trong đời có nhiều thứ chúng ta không thể chia sẻ, dù muốn hết sức mình cũng đành bất lực, đứng ngó hoặc từ chối mà không thể giúp đỡ. Cha mẹ có thể dậy con bài học khôn ngoan mà không thể chia sẻ khôn ngoan của mình cho con. Cha mẹ có thể dậy cho con học hành mà không thể san sẻ túi khôn, kiến thức của mình cho con. Cha mẹ có thể chia sẻ tiền tài, của cải cho con mà không thể cho sức khoẻ. Cha mẹ có thể chạy chữa cho con mà không thể bệnh thay cho con. Bác sĩ có thể giải thích bệnh mà đôi khi không biết cách chữa trị. Thân hữu có thể cảm thông cho nhau nhưng không thể chia sẻ đau khổ của nhau. Người ta có thể than khóc người đã mất mà không thể cho họ sức sống. Giáo Hội giáo huấn đức tin mà không thể bắt người khác tin nếu người đó không chịu lãnh nhận. Cha mẹ có đạo đức nhưng không bảo đảm con cháu sẽ sống đạo đức. Phúc âm kêu gọi chúng ta chuẩn và sẵn sàng và ai làm người đó được hưởng, không thể làm thay cho người khác và cũng không thể hưởng dùm người khác. Chuẩn bị và sẵn sàng là mục đích chính trong bài bởi điều này không ai thay thế được; chính cá nhân người đó phải làm cho mình. Cộng đoàn Kitô hữu có thể cầu thay nguyện giúp, nâng đỡ, an ủi nhưng chính đương sự phải tự giúp bằng cách cộng tác với cộng đoàn để được nâng đỡ ủi an. Thời gian đóng yếu tố quan trọng nên đừng hững hờ, cho là có đủ thời gian để đối phó với sự việc. Sự việc đến lúc nửa đêm có tiếng loan báo chàng rể đến ra đón chàng. Bạn có nhiều thời gian nhưng bạn không biết khi nào chàng rể đến, nửa đêm. Đúng thế, nửa đêm nhưng khi nào là nửa đêm? Hơn nữa nửa đêm lại là lúc tối trời, cửa nhà đều đóng. Thiếu chuẩn bị và sẵn sàng là tự chuốc vạ vào thân.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH gặp lãnh đạo Hồi Giáo Ai Cập Ahmed al-Tayeb.
Giuse Thẩm Nguyễn
09:27 08/11/2017
(Radio Vatican) Vào hôm Thứ Ba ĐGH Phanxicô đã gặp Viện Trưởng Đại Học Al-Azhar là Sheikh Ahmed Muhammad al-Tayeb, nhân dịp ông đến Roma để tham dự một hội nghị được tổ chức bởi cộng đoàn Thánh Egidio.
Chi tiết về cuộc gặp riêng của hai vị không được tiết lộ, nhưng cuộc gặp gỡ đánh dấu chuyến thăm viếng Vatican lần thứ hai trong vòng hai năm của vị lãnh đạo cao cấp nhất Hồi Giáo Ai Cập. Cuộc gặp lần đầu tiên vào tháng Năm, năm 2016 đánh dấu bước tiến quan trọng sau năm năm ngưng trệ đối thoại giữa Tòa Thánh và Đại Học danh tiếng Alhaz.
Cuộc viếng thăm Cairo của ĐGH.
Vào tháng Tư năm nay, ĐGH đã đến Cairo để thăm trung tâm học giả Hồi Giáo Sunni và tham dự một hội nghị hòa bình thế giới được tổ chức tại đó. Trong hai ngày thăm Ai Cập, ĐGH đã kêu gọi các vị lãnh đạo tôn giáo cùng lên án những hành vi bạo lực vi phạm nhân quyền và lợi dụng danh Thiên Chúa để cỗ võ bạo lực và thù hận.
Tôn trọng đối thoại liên tôn.
ĐGH cũng kêu gọi tôn trọng việc đối thoại liên tôn và nói rằng sự thay thế duy nhất cho một nền văn hóa gặp gỡ văn minh là “sự dã man của xung đột”. Nhắc lại cuộc thăm viếng Sultan ở Ai Cập của Thánh Phanxicô cách đây tám thế kỷ, ngài kêu gọi đối thoại phải dựa trên sự chân thành và can đảm để chấp nhận những khác biệt.
Giuse Thẩm Nguyễn
Cuộc viếng thăm Cairo của ĐGH.
Vào tháng Tư năm nay, ĐGH đã đến Cairo để thăm trung tâm học giả Hồi Giáo Sunni và tham dự một hội nghị hòa bình thế giới được tổ chức tại đó. Trong hai ngày thăm Ai Cập, ĐGH đã kêu gọi các vị lãnh đạo tôn giáo cùng lên án những hành vi bạo lực vi phạm nhân quyền và lợi dụng danh Thiên Chúa để cỗ võ bạo lực và thù hận.
Tôn trọng đối thoại liên tôn.
ĐGH cũng kêu gọi tôn trọng việc đối thoại liên tôn và nói rằng sự thay thế duy nhất cho một nền văn hóa gặp gỡ văn minh là “sự dã man của xung đột”. Nhắc lại cuộc thăm viếng Sultan ở Ai Cập của Thánh Phanxicô cách đây tám thế kỷ, ngài kêu gọi đối thoại phải dựa trên sự chân thành và can đảm để chấp nhận những khác biệt.
Giuse Thẩm Nguyễn
Đức Bà Paris Mang Danh Hiệu ‘‘Từ Mẫu ’’Giữa Một Thế Giới Nhiễu Nhương Bạo Lực
Lê Đình Thông
09:32 08/11/2017
Kịch bản trình chiếu giữa trời đêm, do đạo diễn Bruno Seillier dàn dựng, kết hợp giữa ánh sáng và âm thanh, với hàng ngàn ngọn đèn pha thay đổi màu sắc và nhiều trích đoạn nhạc giao hưởng và lời dẫn giải khúc chiết, nói lên Đức Bà Paris là Thánh Mẫu của hòa bình thế giới. Trên tiền đình thánh điện, nhờ tác dụng chuyển đổi của ánh sáng, 28 bức tượng hàng ngang ở phía trên và 4 thánh tượng thấp hơn bỗng nhiên cử động, tạo thêm sự sinh động cho buổi trình chiếu. Vòng tròn trên cao ghi hàng chữ : ‘‘Nhà Thờ Đức Bà Paris là khởi điểm các con đường trên khắp nước Pháp’’ (Notre Dame de Paris, point zéro des routes de France). Chỉ dẫn này không những đúng về mặt địa lý, mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng. Kết thúc buổi trình chiếu, cổng chính giữa ngôi thánh điện mở ra, chói lòa ánh sáng, rồi chuyển sang màu xanh Đức Bà. Các tín hữu, trong số có một số nhân vật trong chính giới và ngoại giao đoàn, tránh giá lạnh đêm đông, đi tìm sự ấm áp của tình mẫu tử trong lòng ngôi thánh điện uy nghi, tráng lệ.
Ngôi thánh đường giữa kinh thành Paris trải qua nhiều thế kỷ, chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử nước Pháp. Thánh điện này đã được nhà thơ Paul Claudel nhân cách hóa, từng tảng đá dạn dầy mà cũng rung cảm theo vui buồn thế nhân.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, môn đệ của nhà triết học Paul Ricoeur về hiện tượng luận và chú giải học, hiệp ý với giáo dân đến dự khán và cầu xin Đức Bà Paris ban phước cho thế giới sớm qua khỏi màn đêm bạo lực của khủng bố hồi giáo.
Lê Đình Thông
Hội đồng Giám Mục Pháp quyết định sửa lại một chữ trong kinh Lạy Cha
Lê Đình Thông
09:37 08/11/2017
Trong chương trình nghị sự, các vị giám mục Pháp đã quyết định kể từ Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng (03/12/2017), kinh Lạy Cha sẽ được sửa lại một chữ theo đúng bản gốc tiếng Hy Lạp, vì Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng bắt đầu năm phụng vụ. Theo ý kiến của Hội đồng các Hội thánh Kitô giáo tại Pháp, viết tắt CÉCEF, kinh Lạy Cha cần có một bản dịch đại kết chung cho các Hội thánh Kitô giáo trên nước Pháp, theo tinh thần hiệp nhất (Ga 17,21).
Câu ‘‘Ne nous soumets pas à la tentation’’ từ ngày 03/12/2017 sẽ được đổi lại là ‘‘Ne nous laisse pas entrer en tentation’’, theo bản gốc tiếng hy lạp : Καὶ μὴ εἰσενέγκῃς ἡμᾶς εἰς πειρασμόν (Mt 6,13 và Lc 11,4).
- SA : gốc chữ hán là 蹉 (tha), còn một phát âm khác là ‘‘sa’’. Tha điệt (蹉 跌) : vấp ngã.
- CHƯỚC : gốc chữ hán là 计 (kế) : Quỷ kế thần mưu (鬼计神谋).
‘‘Sa chước cám dỗ’’ : vấp ngã vào mưu kế của quỷ.
Theo thiển ý, bản dịch tiếng Việt hoàn toàn trung thực với bản gốc tiếng hy lạp nên không cần sửa đổi. Tuy nhiên, mỗi khi đọc kinh Lạy Cha bằng tiếng Pháp do Giám mục hoặc Linh mục người Pháp chủ lễ, cộng đoàn Giáo xứ Việt Nam tại Paris nên đọc văn bản sửa đổi để nói lên sự hiệp thông với Giáo hội Pháp.
Paris, ngày 08/11/2017
Lê Đình Thông
Lời vị Cha Chung: Khi tham dự Thánh lễ, đừng chụp hình.
Trần Mạnh Trác
14:26 08/11/2017
"Thánh Lễ không phải là một màn kịch: mà là lúc chúng ta tham dự vào sự Thương Khó và sự Phục Sinh của Chúa," Đức Giáo Hoàng nói. " Chúa đang ở đây với chúng ta, ngay lúc này. Nhiều khi chúng ta đi lễ, trong lúc vị linh mục cử hành bí tích Thánh thể, chúng ta lại nhìn vào nhiều thứ và trò chuyện với nhau,. .. "Nhưng đó là Chúa mà!"
Cách đặc biệt, ĐGH lên án việc sử dụng điện thoại di động để chụp ảnh các buổi lễ cuả giáo hoàng.
Tại một thời điểm trong Thánh Lễ vị linh mục đọc: "Hãy nâng tâm hồn lên," ĐGH nói. "Vị linh mục không nói, “Hãy nâng chiếc điện thoại lên để chụp ảnh!'"
"Đó là một việc xấu! " Và Cha nói cho các con rằng nó mang lại cho Cha quá nhiều đau buồn mỗi khi Cha dâng lễ ở đây, trong Công trường hoặc trong đền thánh và Cha thấy rất nhiều chiếc điện thoại di động nhô lên, không chỉ là các tín hữu, mà thậm chí có cả linh mục và giám mục nữa."
"Nhưng hãy nghĩ lại: khi các con dâng lễ, Chúa là ở đó! Và các con bị phân tâm. Đó là Chúa!"
Trong buổi triều yết chung, ĐGH thông báo Ngài sẽ tập trung những bài giảng trong năm tới vào mầu nhiệm Thánh Thể, bởi vì "là cơ bản cho Kitô hữu phải thấu triệt giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ để sống đầy đủ hơn và nhiều hơn nữa trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa."
Trong bí tích Thánh thể, chúng ta tái khám phá, thông qua giác quan của chúng ta, mọi điều cần thiết, Ngài nói. Cũng giống như thánh Thomas tông đồ đòi xem và chạm vào những vết thương của Chúa Giêsu sau khi Ngài phục sinh, chúng ta cũng cần những điều tương tự: "để xem và chạm vào Ngài để có thể nhận ra Ngài."
Bằng cách này, các bí tích đáp ứng "cái nhu cầu con người" của chúng ta, Ngài nói. Và đặc biệt trong bí tích Thánh thể, chúng ta có 1 đặc quyền để tìm ra cách gặp gỡ Thiên Chúa và tình yêu của Ngài.
Công đồng Vatican 2 khuyến khích các Kitô hữu hiểu biết tốt hơn về vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ trong bí tích Thánh Thể, ĐGH tiếp tục. Đây là lý do tại sao "thực hiện một sự đổi mới đầy đủ về phụng vụ dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh thần là điều cần thiết đầu tiên."
Một chủ đề chính được nhấn mạnh tại Công Đồng Vatican II là đào tạo các tín hữu về phụng vụ, ĐGH Phanxicô cho biết đó cũng là mục đích của loạt bài giảng mà Ngài bắt đầu vào ngày hôm nay: để giúp mọi người "hiểu biết thêm về món quà tuyệt vời mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta qua bí tích Thánh thể."
Như là một lưu ý bên lề, ĐGH Phanxicô đã hỏi mọi người rằng có ai để ý đến cách làm dấu Thánh Giá cuả trẻ em là hỗn loạn không, giống như là chúng muá may ở trên ngực của chúng mà thôi, và Ngài yêu cầu mọi người hãy dạy cho các em cách làm dấu thánh giá tốt hơn.
"Chúng ta cần dạy trẻ em làm dấu thánh giá cho đúng," Ngài nói, lưu ý rằng điều này là sự bắt đầu cuả Thánh Lễ, vì chỉ khi Thánh lễ bắt đầu bằng cách đúng đắn này, "thì, cuộc sống được bắt đầu, thì, ngày giờ được bắt đầu."
Tóm lược những phản ánh về Thánh Lễ và Bí Tích Thánh Thể, ĐGH Phanxicô hy vọng rằng thông qua các bài giảng ngắn gọn mỗi tuần, mọi người sẽ tái khám phá ra vẻ đẹp "tiềm ẩn trong việc cử hành bí tích Thánh Thể, và nhờ đó, cuộc sống của mọi người được trao ban cho một ý nghĩa đầy đủ."
ĐGH nói rằng Thánh Lễ là Bí Tích Thánh Thể chứ không phải là hình ảnh. Hãy cất bỏ điện thoại.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:44 08/11/2017
(EWTN News/CNA) Vào hôm thứ Tư ĐGH Phanxicô đã khiển trách những ai trong thánh lễ mà nói chuyện hay cứ nhìn vào màn hình trên điện thoại cầm tay hoặc là chụp hình khi ngài đang dâng lễ. Những điều đó gây ra sự chia trí và không tập trung vào “tâm điểm của Bí Tích Thánh Thể.”
“Thánh lễ không phải là một màn trình diễn, nhưng là đi vào tưởng niệm cuộc chịu khổ nạn và sống lại của Chúa. Thiên Chúa hiện diện với chúng ta ngay giây phút ấy. Nhiều lần chúng ta tham dự Thánh Lễ mà lại nhìn vào những thứ khác và nói chuyện với nhau trong khi linh mục chủ tế dâng Thánh Lễ trên bàn thờ...là nơi chính Chúa ngự.”
ĐGH cũng lên án việc dùng điện thoại cầm tay chụp hình khi ngài dâng lễ. Tại một thời điểm trong Thánh Lễ, vị chủ tế đọc rằng “Hãy nâng tâm hồn lên” chứ ngài không nói là “Chúng ta hãy cầm điện thoại lên để chụp hình.”
“Thật là tồi tệ. Cha nói thật với các con là cha rất buồn lòng khi cha dâng lễ ở đây, tại nơi công cộng hay Vương Cung Thánh Đường và cha đã nhìn thấy nhiều người giơ điện thoại lên, không phải chỉ là giáo dân, mà có cả linh mục và thậm chí các giám mục cũng làm thế.”
“Hãy nghĩ xem: Khi con tham dự thánh lễ, Thiên Chúa hiện diện ở đó. Và con lại lo ra trong khi đây chính là nơi Thiên Chúa hiện diện!”
Trong cuộc tiếp kiến chung, ĐGH nói rằng Bí Tích Thánh Thể sẽ được ngài chú trọng đến trong các bài giáo lý hằng tuần trong năm tới, bởi vì “đó là nền tảng của chúng ta, những tín hữu phải hiểu rõ về giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ để sống kết hợp chặt chẽ hơn với Thiên Chúa.”
Trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta tái khám phá qua cảm nhận những điều cần thiết. Như Thánh Tôma muốn được nhìn và sờ vào những vết thương, những lỗ đinh của Chúa sau khi ngài sống lại. Chúng ta cũng cần khám phá như vậy: để nhìn thấy Ngài, để đụng chạm được tới Ngài và để có thể nhận ra Ngài.”
Trong cách này, Bí Tích đáp ứng “nhu cầu rất con người” của chúng ta. Và trong Bí Tích Thánh Thể, một cách đặc biệt, chúng ta ưu tiên tìm gặp được Chúa và tình yêu của Ngài.
Công Đồng Vatican II đưa ra nhu cầu giúp các tín hữu hiểu được vẻ cao đẹp tuyệt vời của việc gặp gỡ Chúa trong Bí Tích Thánh Thể. Đó chính là nhu cầu khẩn thiết để thực thi, với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, một sự canh tân thích hợp của việc phụng vụ.
Chủ đề chính được nhấn mạnh trong Công Đồng Vatican II là nghi thức phụng vụ của các tín hữu mà ĐGH Phanxicô sẽ nhắm tới các trong loạt bài giáo lý của ngài bắt đầu từ hôm nay : để giúp mọi người “ tăng cường ý thức về món quà vô giá mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong phép Thánh Thể.”
Ngoài ra, ĐGH yêu cầu mọi người hãy dạy con em mình biết làm dấu Thánh Giá trong Thánh Lễ đúng cách vì ngài thấy một số em làm dấu thánh giá như là múa tay qua lại trước ngực.
“Chúng ta cần dạy con em làm dấu thánh giá và nhớ là Thánh Lễ bắt đầu với dấu thánh giá. Bởi vì Thánh lễ bắt đầu bằng cách làm dấu thánh giá thì “cuộc đời cũng bắt đầu như thế, một ngày cũng bắt đầu như thế.”
Kết thúc bài chia sẻ về Thánh Lễ và Bí Tích Thánh Thể, ĐGH Phanxicô nói rằng ngài hy vọng qua những bài học giáo lý ngắn hàng tuần, mọi người sẽ tái khám phá ra sự cao đẹp “ẩn chứa trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể và một khi được tỏ lộ, sẽ mang lại ý nghĩa trọn vẹn của đời sống của mỗi người chúng ta.”
Giuse Thẩm Nguyễn
“Thánh lễ không phải là một màn trình diễn, nhưng là đi vào tưởng niệm cuộc chịu khổ nạn và sống lại của Chúa. Thiên Chúa hiện diện với chúng ta ngay giây phút ấy. Nhiều lần chúng ta tham dự Thánh Lễ mà lại nhìn vào những thứ khác và nói chuyện với nhau trong khi linh mục chủ tế dâng Thánh Lễ trên bàn thờ...là nơi chính Chúa ngự.”
ĐGH cũng lên án việc dùng điện thoại cầm tay chụp hình khi ngài dâng lễ. Tại một thời điểm trong Thánh Lễ, vị chủ tế đọc rằng “Hãy nâng tâm hồn lên” chứ ngài không nói là “Chúng ta hãy cầm điện thoại lên để chụp hình.”
“Thật là tồi tệ. Cha nói thật với các con là cha rất buồn lòng khi cha dâng lễ ở đây, tại nơi công cộng hay Vương Cung Thánh Đường và cha đã nhìn thấy nhiều người giơ điện thoại lên, không phải chỉ là giáo dân, mà có cả linh mục và thậm chí các giám mục cũng làm thế.”
“Hãy nghĩ xem: Khi con tham dự thánh lễ, Thiên Chúa hiện diện ở đó. Và con lại lo ra trong khi đây chính là nơi Thiên Chúa hiện diện!”
Trong cuộc tiếp kiến chung, ĐGH nói rằng Bí Tích Thánh Thể sẽ được ngài chú trọng đến trong các bài giáo lý hằng tuần trong năm tới, bởi vì “đó là nền tảng của chúng ta, những tín hữu phải hiểu rõ về giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ để sống kết hợp chặt chẽ hơn với Thiên Chúa.”
Trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta tái khám phá qua cảm nhận những điều cần thiết. Như Thánh Tôma muốn được nhìn và sờ vào những vết thương, những lỗ đinh của Chúa sau khi ngài sống lại. Chúng ta cũng cần khám phá như vậy: để nhìn thấy Ngài, để đụng chạm được tới Ngài và để có thể nhận ra Ngài.”
Trong cách này, Bí Tích đáp ứng “nhu cầu rất con người” của chúng ta. Và trong Bí Tích Thánh Thể, một cách đặc biệt, chúng ta ưu tiên tìm gặp được Chúa và tình yêu của Ngài.
Công Đồng Vatican II đưa ra nhu cầu giúp các tín hữu hiểu được vẻ cao đẹp tuyệt vời của việc gặp gỡ Chúa trong Bí Tích Thánh Thể. Đó chính là nhu cầu khẩn thiết để thực thi, với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, một sự canh tân thích hợp của việc phụng vụ.
Chủ đề chính được nhấn mạnh trong Công Đồng Vatican II là nghi thức phụng vụ của các tín hữu mà ĐGH Phanxicô sẽ nhắm tới các trong loạt bài giáo lý của ngài bắt đầu từ hôm nay : để giúp mọi người “ tăng cường ý thức về món quà vô giá mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong phép Thánh Thể.”
Ngoài ra, ĐGH yêu cầu mọi người hãy dạy con em mình biết làm dấu Thánh Giá trong Thánh Lễ đúng cách vì ngài thấy một số em làm dấu thánh giá như là múa tay qua lại trước ngực.
“Chúng ta cần dạy con em làm dấu thánh giá và nhớ là Thánh Lễ bắt đầu với dấu thánh giá. Bởi vì Thánh lễ bắt đầu bằng cách làm dấu thánh giá thì “cuộc đời cũng bắt đầu như thế, một ngày cũng bắt đầu như thế.”
Kết thúc bài chia sẻ về Thánh Lễ và Bí Tích Thánh Thể, ĐGH Phanxicô nói rằng ngài hy vọng qua những bài học giáo lý ngắn hàng tuần, mọi người sẽ tái khám phá ra sự cao đẹp “ẩn chứa trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể và một khi được tỏ lộ, sẽ mang lại ý nghĩa trọn vẹn của đời sống của mỗi người chúng ta.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cách Mạng Tháng Mười Nga Và Những Cái Đầu Đất Sét Việt Nam
Phạm Trần
20:52 08/11/2017
Dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng 10 Nga (7/11/1917-7/11/2017) đã lộ ra những cái đầu đất sét đang nắm quyền cai trị và mị dân ở Việt Nam.
Trước hết, trong dịp trọng đại này mà nước Nga không tổ chức diễn binh, không có hàng trăm nghìn người tụ họp ăn mừng và tung hô cuộc cách mạng như trước đây. Theo Thông tín viên Thụy My của RFI tiếng Việt (Radio France International, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp) thì Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin “Vẫn thận trọng tránh né các sự kiện kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười, kể cả cuộc trình diễn ánh sáng 3D vào cuối tuần rồi trên Cung điện Mùa Đông, tại thành phố nguyên quán Saint-Petersbourg của ông.”
Thụy My nói:”Tổng thống chỉ dự khai trương một giáo đường mới ở Matxcơva, mà theo ông « mang nặng ý nghĩa biểu tượng », vì phe Cộng Sản khi lên nắm quyền năm 1917 đã đàn áp Giáo hội. Cuối tháng 10, ông Putin cũng tham dự buổi lễ khánh thành một đài tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp chính trị. Vladimir Putin không muốn kết luận dứt khoát giữa một nước Nga Sa hoàng mà ông ca ngợi sự ổn định và các giá trị truyền thống, và một nước Nga xô-viết, mà ông là sản phẩm của chế độ.”
Theo một bản tin của báo Đất Việt ở Việt Nam thì:”Ngày 3/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi bức điện chào mừng tới tất cả những người tham dự loạt hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười (1917-2017), trong đó tôn vinh ảnh hưởng đến toàn thể thế giới của cuộc cách mạng vĩ đại này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ ghi nhận sự kiện đầy kịch tính và sôi động năm 1917 là một phần không thể tách rời của lịch sử thế giới.”
Thụy My của RFI cho thính gỉa nghe tiếp:”Những lễ kỷ niệm hiếm hoi với sự tham dự của công chúng phải nhấn mạnh đến đoàn kết quốc gia, tránh các chủ đề nhạy cảm. Phát ngôn viên điện Kremlinh Dimitri Peskov hồi tháng 10 từng hỏi ngược lại báo chí « Vì sao lại phải kỷ niệm ? “
Vào ngày 7/11/2017, chỉ có ít ngàn người của đảng Cộng sản đối lập trong Quốc hội Nga đã tổ chức biểu tình kỷ niệm, nhưng theo Thụy My thì:”Đại đa số người dân Nga hầu như không hề nhận ra các hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười. Theo một cuộc nghiên cứu do đảng Cộng Sản đặt hàng, 58% dân số Nga còn không biết đến dịp kỷ niệm này. Nhà sử học Ivan Kourilla trên tờ Vedomosti nhận định : “ Đất nước mà ngày xưa nổi tiếng với Cách mạng Tháng Mười, nay kỷ niệm 100 năm trong lặng lẽ”.
Vậy tại sao Việt Nam, chỉ một trong số 5 nước còn lại trên Thế giới theo chủ nghĩa Mác-Lênin (các nước kia là Trung Hoa, Bắc Hàn, Cuba và Lào) đã tổ chức kỷ niệm linh đình Cách mạng Nga ?
Về mặt nổi, lãnh đạo Việt Nam đã lấy hết sức bình sinh để nói hay, nói đẹp cho Cách mạng tháng Mười vì ông Hồ Chí Minh, một thành viên của Quốc tế Cộng sản do Nga cầm đầu, cha đẻ đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, đã được lệnh đem Chủ nghĩa Cộng sản và chủ trương cách mạng bạo động của Lenin vào Việt Nam.
Vì vậy nhiều biểu ngữ viết “100 năm tinh thần cách mạng tháng 10 Nga bất diệt!” hoặc “Nhiệt liệt chào mừng 100 năm cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại” đã treo đầy đường phố và công sở ở Hà Nội.
Đến sáng 5/11, theo báo chí Việt Nam, thì Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội, đến dâng hương hoa Tượng đài V.I.Lênin, người lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga.
Bên cạnh những tốn phí tổ chức ngoài trời, nhà nước Việt Nam còn bày ra nhiều cuộc liên hoan trong hội trường và nhà hát có sự tham dự của ông Trọng và nhiều viên chức đảng, các viên chức Nga và ngọai giao đòan ở Hà Nội để tiếp tục ca tụng Lenin và biết ơn Nga thời Cộng sản đã cung cấp súng đạn, lương thực và tài chính cho ông Hồ theo đuổi chiến tranh 30 năm huynh đệ tương tàn.
Ngoài ra đảng còn phổ biến một số bài viết, diễn văn và tổ chức tọa đàm nói về Cách mạng Nga. Nội dung các bài viết hay phát biểu của ông Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho đến giới khoa bảng đặc sệt lý thuyết Cộng sản trong đầu của Hội đồng lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo, Quân đội, Công an và các Trường đảng đều tập trung tung hô Cách mạng tháng Mười Nga “vẫn sáng ngời”, dù cho có vật đổi sao dời.
Điển hình như trong diễn văn tại lễ kỷ niệm ngày 5/11 (2017) tại Hà Nội, ông Trọng đã cương lên rằng:”Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga thực sự đã sáng tạo ra một kỷ nguyên mới của nước Nga, đồng thời đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Nó đã vượt khỏi không gian và thời gian, trở thành biểu tượng vĩ đại của thời đại. Nhân dân Việt Nam cùng loài người tiến bộ mãi mãi ghi nhớ công ơn của lãnh tụ vĩ đại V.I.Lê-nin, của những người Bôn-sê-vích và nhân dân các dân tộc trong Liên bang Xô-viết đã phấn đấu, hy sinh làm nên sự kiện lịch sử có một không hai này! “
Nhưng vinh quang như thế mà tại sao 70 năm sau, nhà nước Nga, con đẻ của Lênin, đã tan rã và nhân dân Nga đã phỉ nhổ vào Chủ nghĩa Cộng sản rồi ném nó vào sọt rác từ năm 1991 ?
Trước đó, từ cuộc cách mạng của công nhân Ba Lan, Công đoàn Đòan Kết do người thợ điện Lech Wałesa lãnh đạo, nhân dân Ba Lan đã vùng lên lật đổ chế độ Cộng sản năm 1989. Sau đó đến lượt tan rã của các chính phủ Cộng sản ở Cộng hòa Dân chủ Đức với bức tường Bá Linh, chia đôi nước Đức bị dân phá sập, Hung Gia Lợi (Hungary), Bungary, Tiệp Khắc và Lỗ Ma Ni (Romania).
Sau khi nhân dân Nga thoát khỏi nhà nước Cộng sản hà khắc thì thế giới Cộng sản do Nga cầm đầu cũng biến mất trên qủa địa cầu.
THẢM HỌA LENIN VÀ CỘNG SẢN
Vậy vì sao mà nhóm lãnh đạo có đầu đất sét của đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luyến tiếc sự tan rã của Nga và tiếp tục tôn sùng trong hoang tưởng Chủ nghĩa Mác-Lenin để nghĩ rằng:”Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” ?
Bởi vì, trong dịp sửa đổi Hiến pháp năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói:”Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ Nghĩa Xã Hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
Ngoài ra cũng cần nên biết những tội ác của chủ nghĩa Cộng sản đã gây ra cho nhân loại từ sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917.
Theo Giáo sư Yuri Maltsev trong bài viết “ Cách mạng Nga đã gây ra những tổn thất kinh hoàng” thì ông nhận định rằng:”Marxism-Leninism là ý thức hệ tàn ác và làm chết nhiều người nhất trong lịch sử.”
Giáo sư Malltsev viết:” Lenin đã tiến hành “quét sạch” bằng những chiến dịch khủng bố bừa bãi, như những người xã hội chủ nghĩa Nga trước ông ta đã làm và những người khác sẽ tiếp tục làm sau khi ông ta chết.
Rudolph Rummel (đã quá cố), nhà nhân khẩu học nghiên cứu về những vụ giết người hàng loạt do chính phủ tiến hành, ước tính tổng thiệt hại về người mà chủ nghĩa xã hội đã gây ra trong thế kỷ XX: khoảng 61 triệu người ở Liên Xô, 78 triệu ở Trung Quốc, và khoảng 200 triệu người trên toàn thế giới. Những nạn nhân này bị chết trong những nạn đói do nhà nước tổ chức, trong quá trình tập thể hoá, trong các cuộc cách mạng văn hoá, trong những vụ thanh trừng, trong các chiến dịch chống thu nhập “bất hợp pháp” và những cuộc thí nghiệm tàn độc khác trong quá trình sắp xếp lại xã hội.
Đây là vụ khủng bố vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại
Cuộc đảo chính của Lenin, ngày 7 tháng 11 năm 1917, ngày chính phủ lâm thời của Kerensky rơi vào tay lực lượng Bolshevik, đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử nhân loại: Chế độ nô lệ dành cho tất cả mọi người. Kế hoạch hóa nền kinh tế tập thể đã dẫn tới tình trạng cưỡng bức, bạo lực và giết người hàng loạt.”
Theo Phạm Nguyên Trường ,người dịch bài viết của Giáo sư Yuri Maltsev thì ông đã bảo vệ bằng B.A và M.A. ở Đại học Quốc gia Moska và và bằng Tiến sĩ về Kinh tế học lao động tại Viện Nghiên cứu Lao động ở Moskva, Nga. Trước khi chạy sang Mỹ, năm 1989, ông là từng là thành viên của một nhóm các nhà kinh tế học Liên Xô tham gia soạn thảo gói chính sách Perestroika của Tổng thống Gorbachev.
Vậy mà trong diễn văn tưởng nhớ Lenin và Cách mạng tháng Mười Nga ngày 5/11 (2017) tại Hà Nội, ông Trọng vẫn như người thiếu sáng đi sờ voi khi nói rằng:”Suốt trong những năm tháng tồn tại của Nhà nước Xô-viết - con đẻ của Cách mạng Tháng Mười, và nhất là từ sau ngày Liên bang Xô-viết bị giải thể, các thế lực thù địch và các thế lực cơ hội thuộc đủ màu sắc luôn dùng trăm phương ngàn kế để phủ định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười và những thành quả to lớn của chế độ Xô-viết. Nhưng, sự thật vẫn là sự thật. Dù cho vật đổi sao dời, tinh thần Cách mạng Tháng Mười và những thành quả lịch sử cũng như những cống hiến to lớn của nhân dân các dân tộc trong Liên bang Xô-viết đối với loài người mãi mãi không bao giờ phai mờ, mãi mãi sẽ còn ghi đậm trong tâm trí của mọi người có lương tri trên toàn thế giới! “
“Riêng đối với Việt Nam”, ông Trọng tiếp tục nói hoang, “chúng ta có đầy đủ căn cứ để khẳng định rằng, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga cũng như sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của nhân dân Liên Xô. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta chính là người Việt Nam đầu tiên đã tiếp cận, tiếp thu và vận dụng sáng tạo rất thành công những tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười vào sự nghiệp cách mạng nước ta.”
Tất nhiên là ông Tổng Bí thư của đảng CSVN đã không dám nói đền con số trên 3 triệu người người Việt Nam đã chết vì chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lenin qua tay ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN trong 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn từ 1945 đến 1975.
Chỉ nói riêng trong 3 năm của chiến dịch Cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ 1953 đến 1956, theo lời viết trong cuốn sách Le Livre noir du communisme của nhà sử học Martin Malia, thì “Tại Việt Nam thời Dân chủ Cộng hòa có khoảng 50.000 người bị giết do bị xử oan trong cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam.”
Nhưng hàng ngũ cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn cứ lẻo mép bịa ra rằng ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đã ghi trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Từ xưa đến nay, chưa có một mống dân Việt Nam nào mở miệng xin ông Hồ và đảng CSVN du nhập chủ nghĩa sát nhân Cộng sản vào Việt Nam. Chỉ có ông Hồ làm như thế rồi truyền lại cho nhúm người kế vị ông với mục đích duy nhất là dùng bạo lực hà khắc để độc tài và độc quyền đè đầu bóp cổ nhân dân.
Vì vậy mà từ thời Đổi mới Nguyễn Văn Linh, khoá VI năm 1986 đến khóa đảng XII năm 2016 Nguyễn Phú Trọng, đảng đã không ngừng kêu gọi đảng viên phải tiếp tục kiện định và tuyệt đồi trung thành với Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.
Ông Trọng không những đã lập lại lời kêu gọi ở Hà Nội sáng 5/11/2017 mà còn lên giọng:”Bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị của Cách mạng Tháng Mười, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.
Sở dĩ ông phải nói đi nói lại nhiều lần từ khoá đảng XI năm 2011 vì chủ trương “đổi mới nhưng không đổi màu”, và “hội nhập mà không hòa tan” của đảng nay đã bị thay bằng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên. Lý do họ thay đổi vì ai cũng đã thấy hậu qủa của 87 năm ông Hồ du nhập chủ nghĩa sát nhân Cộng sản vào Việt Nam từ năm 1930 đã để lại một đất nước tan hoang, dân tình điêu đứng, chậm tiến, lạc hậu và kinh tế hòan toàn phải lệ thuộc vào làm công cho các công ty nước ngoài.
Bên cạnh là sự an nguy của Tố quốc lúc nào cũng đứng trước hàm răng nhọn hoắt của nước láng giềng âm mưu Trung Hoa, trong khi Việt Nam đã mất tự chủ ở Biển Đông.
Thế mà thảm hại thay, vẫn còn có người như ông Hà Đăng, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 07/11/2017 rằng “Từ bỏ chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lớn.”
Ông Đăng lý gỉai:”Cương lĩnh nêu lên 8 đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta xây dựng, trong đó 3 đặc trưng đầu tiên là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
Thử hỏi, con đường độc lập dân tộc đi lên CNXH xán lạn như vậy tại sao chúng ta phải từ bỏ chỉ vì mô hình XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ ? ”
Nhưng những gì người này cho là “xán lạn” thì chỉ mới thấy trên tấm giấy mà thôi. Nhân dân chưa hề thấy trong mỗi mâm cơm hay trong đời sống hàng ngày.
CÀNG BÓP CÀNG PHÌNH TO
Vì vậy Tác gỉa Xuân Dương đã đặt câu hỏi trong báo Giáo dục Việt Nam ngày 07/11/2017 rằng:”Có nên nêu khẩu hiệu “trong sạch hay là chết”? Có câu hỏi này vì cơ chế nhà nước và đảng từ trung ương xuống cơ sở có qúa nhiều tầng lớp tỉnh, thành, huyện, quận, xã, phường, khóm, cơ sở, văn phòng để hành dân và ăn hại ngân sách.
Từ năm 1986, nhiều lãnh đạo trong đảng đã đồng ý phải “đổi mới hay là chết” để cứu nguy kinh tề và an ninh của tổ quốc sau khi không còn viện trợ của Nga và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Bây giờ 31 năm sau, tại hội nghị tổng kết năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 11/1/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn than phiền:”Ông nào cũng muốn giữ quyền của ngành mình. Tư duy như vậy làm sao được…Đổi mới là khó nhưng không đổi mới cách làm, đổi mới tư duy, tiếp tục tinh thần bao cấp, quan liêu là chết”. (theo ViệtnamNet)
Lý do cần đổi mới thì mới có thể giảm bớt số nhân viên công chức qúa nhiều so với một nước nghèo như Việt Nam. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì Việt Nam có khỏang 21 triệu người ăn lương, nhưng số người có làm việc thật sự lại không nhiều. Một số thống kê cho thấy khỏang 30 phần trăm công chức, nhân viên vô công rỗi nghề lại sinh ra nhũng nhiễu
Do đó, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội mới nói :”Không “tinh”, không “giản”, còn… phình to.”
Khi được hỏi ý kiền về quyết định thu gọn cơ chế và tinh giảm biến xhế, Bà nói với báo Tuần Việt Nam ngày 26/10/2017:”Chủ trương này thực ra không có gì mới, đã nói từ lâu nhưng gần như bất lực vì không hề “tinh” hay “giản” gì được mà ngày càng phình to ra, tỷ lệ nghịch với hiệu quả công tác. Tới nay, yêu cầu tinh giản bộ máy hành chính nhà nước đã thành vấn đề cấp bách, nóng hổi không thể không làm.Nếu tôi nhớ không lầm thì từ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho tới nay, thủ tướng nhiệm kỳ nào cũng đưa ra nhiệm vụ tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính?”
Bà đưa ra một tỷ dụ khác cho thấy nói thì dễ mà làm rất khó vì đã vào được thì rất khó ra. Bà kể:”Hồi tôi còn làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, có lần Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm và làm việc. Tôi nhớ mãi cuộc trao đổi chân tình giữa tôi và Thủ tướng.
Trong nhiều nội dung quan trọng lúc ấy, có phần về bộ máy nhà nước cồng kềnh kém hiệu quả. Theo Thủ tướng, “bộ máy nhà nước ta đang như một hội từ thiện khổng lồ, ai ai cũng muốn chen chúc chui vào biên chế nhà nước để chia chác phần ngân sách ít ỏi. Lương không đủ ăn nhưng không vì thế mà người ta “chê”. Biên chế nhà nước ngày càng to ra. Đến giờ, tôi là thủ tướng có thâm niên cao nhất thế giới mà chưa kỷ luật hay tinh giản được ai”.
Bà kết luận:”Tôi chắc rằng, nếu còn sống, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng phải hoảng với bộ máy tiếp tục phình to không thể tưởng tượng nổi.”
Không những thế mà Việt Nam còn nợ nần ngập đầu từ nợ công cho đến nợ nước ngoài, trong đó có mấy chục ngàn tỷ bạc nợ của các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiếp tục làm ăn thua lỗ mà vẫn chưa giải thể hay bán cổ phần được
Báo Ngưởi Lao Động (NLĐ) đặt tựa ngày 01/11/2017 :” Chính phủ cho biết nợ công tính đến cuối năm 2017 là hơn 3,1 triệu tỉ đồng, tính trung bình mỗi người dân Việt Nam phải gánh khoảng 33 triệu đồng nợ công.”
báo NLĐ viết tiếp:”Trong báo cáo gửi đến Quốc hội, Chính phủ cho biết nợ công tính đến cuối năm 2016 là hơn 2,8 triệu tỉ đồng, bằng 63,6% GDP.
Tính ra, trung bình mỗi người dân Việt Nam phải gánh khoảng 30 triệu đồng nợ công và sẽ còn tăng tiếp vào cuối năm nay.
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2017, dự kiến nợ công có thể lên mức 3,1 triệu tỉ đồng nhưng so với tỉ trọng GDP lại giảm xuống còn 62,6% GDP. Chính phủ dự báo hết năm 2018, dư nợ công ở mức khoảng 63,9% GDP, dư nợ chính phủ ở mức khoảng 52,5% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP, nằm trong giới hạn cho phép.”
Nhưng đó là những con số chưa kết thúc hoặc chỉ là dự đòan nên số tiền mỗi người dân phải gánh nợ chưa biết chính xác là bao nhiêu trong 2 năm tới.
LỌAN XÃ HỘI -THAM NHŨNG NGẬP ĐẦU
Guồng máy Nhà nước thì như thế còn xã hội có được an toàn và quốc nạn tham nhũng đã giảm chưa sau 12 năm phòng và chống ?
Trong cuộc thảo luận tại Quốc hội ngày 06/11/17, Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nói : "Những biệt thự, biệt phủ vẫn sừng sững và nhiều 'củi tươi', 'củi khô' vẫn an toàn sau những ồn ào, gây bức xúc xã hội". (theo báo Giáo dục Việt Nam, GDVN)
Theo GDVN thì bà Hiền cũng chỉ ra, còn nhiều điểm hạn chế. Cụ thể, theo đại biểu Hiền, các vụ khởi tố điều tra vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ, tăng gần 21% về số vụ và trên 28% số bị can.
Bà than phiền:“Người dân vi phạm nhẹ hay nặng đều bị pháp luật xử lý, cán bộ gây sai phạm nghiêm trọng thì điều chuyển, vẫn an toàn sau lớp vỏ nghiêm túc kiểm điểm- rút kinh nghiệm, chịu trách nhiệm tập thể. Điều này dễ làm cho dân hiểu rằng áp dụng luật dành cho dân khác với cán bộ”.
Vì vậy, theo một Báo cáo của Chính phủ sau 10 năm chống tham nhũng thì Thanh tra Chính pohủ cho biết:”Hơn 92% số tiền tham nhũng bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được. Việc thu hồi tài sản các vụ án kinh tế, tham nhũng gặp rất nhiều khó khăn. Số tiền thu được còn quá ít so với tổng số phải thi hành. Một số trường hợp xử lý tài sản để thi hành án còn chậm.”
Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim bình luận:"Tham nhũng tràn lan, dân có thể đếm cán bộ huyện, cán bộ xã, thậm chí công chức bình thường người ta cũng đếm được số người tham nhũng, nhưng xử lý thì ít quá".
Ông Kim dẫn mấy ví dụ mà báo cáo của Thanh tra Chính phủ đề cập khiến không ít người ngỡ ngàng, không tin vào mắt mình nữa. Ông nhận xét thẳng: Báo cáo về công tác Phòng chống tham nhũng năm 2017 chưa đạt yêu cầu."Anh này chống tham nhũng, anh kia chống lưng, không biết anh nào chống thật, anh nào chống giả. Tôi đề nghị sớm tổ chức những đơn vị chuyên trách chống tham nhũng một cách hiệu quả. Hiện nay có quá nhiều sự níu kéo, trì trệ. Một vụ án mà giải quyết mất năm trời không xong, tại sao vậy?" (Dân Việt, ngày 11/09/2017)
Vẫn theo Dân Việt, “Đại biểu Nguyễn Thái Học — Trưởng ban Nội chính tỉnh Phú Yên, cũng nhận định về tình hình phòng chống tham nhũng "không sát, nguyên nhân chung chung, giải pháp không mang tính đột phá". Việc nhận định tình hình tham nhũng năm 2017 giảm, nhưng số liệu cho thấy các vụ khởi tố năm 2017 lại tăng so với năm trước."Báo cáo cũng nêu hiệu quả hoạt động của một số cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng chưa cao, vậy cụ thể là cơ quan nào, công an hay viện kiểm sát?"
Ngoài ra báo chính Phủ cũng đưa tin:
Phát biểu trước Quốc hội về Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhìn nhận:”Thực tiễn cho thấy đấu tranh phòng, chống tham nhũng là lĩnh vực rất khó khăn, phức tạp, tình hình tham nhũng vẫn còn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế như sau:
Về thể chế. Một số văn bản, đề án quan trọng phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng chậm được ban hành, việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở, bất cập của chính sách pháp luật vẫn còn chậm.
Vụ việc tham nhũng phát hiện chưa phản ánh đúng thực tế, công tác giám định tư pháp còn nhiều khó khăn, bất cập, kể cả về cơ sở vật chất, về đội ngũ cán bộ, về kinh phí. Việc thu hồi tài sản do phạm tội tham nhũng còn ít, kể cả tiền, đất đai và các loại tài sản khác.
Ý thức đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, dẫn đến nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong thực thi công vụ. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng hiệu quả chưa cao, còn hình thức, chưa đi vào thực chất. Những biểu hiện tiêu cực, suy thoái đạo đức, phẩm chất, thiếu gương mẫu của cán bộ, đảng viên đã tác động tiêu cực đến công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, thiếu kiểm tra. Việc công khai, minh bạch chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn tình trạng lạm dụng các quy định về bí mật nhà nước để không thực hiện công khai, minh bạch. Việc xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai tài sản còn hạn chế, việc phát hiện, xử lý tham nhũng ở cấp tỉnh, đặc biệt là những tỉnh có nhiều dự án đầu tư công lớn, khai thác tài nguyên, khoáng sản.. có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia chưa có chuyển biến rõ rệt.”
BẢN CŨ SAO LẠI
Cũng cần nhắc lại, ngày 12-7-2016, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, ông Trương Hòa Bình cũng đã nhìn nhận công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.
Ông nói:”Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước, lĩnh vực tín dụng ngân hàng, công tác tổ chức cán bộ... “Một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên trong đó có những người được giao những chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, chạy theo tiền tài, địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”
Như vậy thì nếu so với báo cáo năm 2017 của Chính phủ thì chống tham nhũng đã suy thoái so với năm 2016. Vậy mà ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn làm rùm beng công lao chống tham nhũng và kê khai tài sản của cán bộ đảng viên từ khi ông làm đảng Trường từ khoá XI năm 2011.
Nếu đem những “thành tích” này gắn với những điều được gọi là “con đường đi lên xán lạn” của đất nước , phát ra từ cửa mồm ông Hà Đăng, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, trong bài viết “Từ bỏ chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lớn” (trên đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 07/11/2017) thì e rằng nó có nhiều mùi phát ra từ con thuyền Nghệ An đấy. -/-
Phạm Trần
(11/017)
Trước hết, trong dịp trọng đại này mà nước Nga không tổ chức diễn binh, không có hàng trăm nghìn người tụ họp ăn mừng và tung hô cuộc cách mạng như trước đây. Theo Thông tín viên Thụy My của RFI tiếng Việt (Radio France International, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp) thì Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin “Vẫn thận trọng tránh né các sự kiện kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười, kể cả cuộc trình diễn ánh sáng 3D vào cuối tuần rồi trên Cung điện Mùa Đông, tại thành phố nguyên quán Saint-Petersbourg của ông.”
Thụy My nói:”Tổng thống chỉ dự khai trương một giáo đường mới ở Matxcơva, mà theo ông « mang nặng ý nghĩa biểu tượng », vì phe Cộng Sản khi lên nắm quyền năm 1917 đã đàn áp Giáo hội. Cuối tháng 10, ông Putin cũng tham dự buổi lễ khánh thành một đài tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp chính trị. Vladimir Putin không muốn kết luận dứt khoát giữa một nước Nga Sa hoàng mà ông ca ngợi sự ổn định và các giá trị truyền thống, và một nước Nga xô-viết, mà ông là sản phẩm của chế độ.”
Theo một bản tin của báo Đất Việt ở Việt Nam thì:”Ngày 3/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi bức điện chào mừng tới tất cả những người tham dự loạt hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười (1917-2017), trong đó tôn vinh ảnh hưởng đến toàn thể thế giới của cuộc cách mạng vĩ đại này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ ghi nhận sự kiện đầy kịch tính và sôi động năm 1917 là một phần không thể tách rời của lịch sử thế giới.”
Thụy My của RFI cho thính gỉa nghe tiếp:”Những lễ kỷ niệm hiếm hoi với sự tham dự của công chúng phải nhấn mạnh đến đoàn kết quốc gia, tránh các chủ đề nhạy cảm. Phát ngôn viên điện Kremlinh Dimitri Peskov hồi tháng 10 từng hỏi ngược lại báo chí « Vì sao lại phải kỷ niệm ? “
Vào ngày 7/11/2017, chỉ có ít ngàn người của đảng Cộng sản đối lập trong Quốc hội Nga đã tổ chức biểu tình kỷ niệm, nhưng theo Thụy My thì:”Đại đa số người dân Nga hầu như không hề nhận ra các hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười. Theo một cuộc nghiên cứu do đảng Cộng Sản đặt hàng, 58% dân số Nga còn không biết đến dịp kỷ niệm này. Nhà sử học Ivan Kourilla trên tờ Vedomosti nhận định : “ Đất nước mà ngày xưa nổi tiếng với Cách mạng Tháng Mười, nay kỷ niệm 100 năm trong lặng lẽ”.
Vậy tại sao Việt Nam, chỉ một trong số 5 nước còn lại trên Thế giới theo chủ nghĩa Mác-Lênin (các nước kia là Trung Hoa, Bắc Hàn, Cuba và Lào) đã tổ chức kỷ niệm linh đình Cách mạng Nga ?
Về mặt nổi, lãnh đạo Việt Nam đã lấy hết sức bình sinh để nói hay, nói đẹp cho Cách mạng tháng Mười vì ông Hồ Chí Minh, một thành viên của Quốc tế Cộng sản do Nga cầm đầu, cha đẻ đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, đã được lệnh đem Chủ nghĩa Cộng sản và chủ trương cách mạng bạo động của Lenin vào Việt Nam.
Vì vậy nhiều biểu ngữ viết “100 năm tinh thần cách mạng tháng 10 Nga bất diệt!” hoặc “Nhiệt liệt chào mừng 100 năm cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại” đã treo đầy đường phố và công sở ở Hà Nội.
Đến sáng 5/11, theo báo chí Việt Nam, thì Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội, đến dâng hương hoa Tượng đài V.I.Lênin, người lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga.
Bên cạnh những tốn phí tổ chức ngoài trời, nhà nước Việt Nam còn bày ra nhiều cuộc liên hoan trong hội trường và nhà hát có sự tham dự của ông Trọng và nhiều viên chức đảng, các viên chức Nga và ngọai giao đòan ở Hà Nội để tiếp tục ca tụng Lenin và biết ơn Nga thời Cộng sản đã cung cấp súng đạn, lương thực và tài chính cho ông Hồ theo đuổi chiến tranh 30 năm huynh đệ tương tàn.
Ngoài ra đảng còn phổ biến một số bài viết, diễn văn và tổ chức tọa đàm nói về Cách mạng Nga. Nội dung các bài viết hay phát biểu của ông Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho đến giới khoa bảng đặc sệt lý thuyết Cộng sản trong đầu của Hội đồng lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo, Quân đội, Công an và các Trường đảng đều tập trung tung hô Cách mạng tháng Mười Nga “vẫn sáng ngời”, dù cho có vật đổi sao dời.
Điển hình như trong diễn văn tại lễ kỷ niệm ngày 5/11 (2017) tại Hà Nội, ông Trọng đã cương lên rằng:”Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga thực sự đã sáng tạo ra một kỷ nguyên mới của nước Nga, đồng thời đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Nó đã vượt khỏi không gian và thời gian, trở thành biểu tượng vĩ đại của thời đại. Nhân dân Việt Nam cùng loài người tiến bộ mãi mãi ghi nhớ công ơn của lãnh tụ vĩ đại V.I.Lê-nin, của những người Bôn-sê-vích và nhân dân các dân tộc trong Liên bang Xô-viết đã phấn đấu, hy sinh làm nên sự kiện lịch sử có một không hai này! “
Nhưng vinh quang như thế mà tại sao 70 năm sau, nhà nước Nga, con đẻ của Lênin, đã tan rã và nhân dân Nga đã phỉ nhổ vào Chủ nghĩa Cộng sản rồi ném nó vào sọt rác từ năm 1991 ?
Trước đó, từ cuộc cách mạng của công nhân Ba Lan, Công đoàn Đòan Kết do người thợ điện Lech Wałesa lãnh đạo, nhân dân Ba Lan đã vùng lên lật đổ chế độ Cộng sản năm 1989. Sau đó đến lượt tan rã của các chính phủ Cộng sản ở Cộng hòa Dân chủ Đức với bức tường Bá Linh, chia đôi nước Đức bị dân phá sập, Hung Gia Lợi (Hungary), Bungary, Tiệp Khắc và Lỗ Ma Ni (Romania).
Sau khi nhân dân Nga thoát khỏi nhà nước Cộng sản hà khắc thì thế giới Cộng sản do Nga cầm đầu cũng biến mất trên qủa địa cầu.
THẢM HỌA LENIN VÀ CỘNG SẢN
Vậy vì sao mà nhóm lãnh đạo có đầu đất sét của đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luyến tiếc sự tan rã của Nga và tiếp tục tôn sùng trong hoang tưởng Chủ nghĩa Mác-Lenin để nghĩ rằng:”Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” ?
Bởi vì, trong dịp sửa đổi Hiến pháp năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói:”Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ Nghĩa Xã Hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
Ngoài ra cũng cần nên biết những tội ác của chủ nghĩa Cộng sản đã gây ra cho nhân loại từ sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917.
Theo Giáo sư Yuri Maltsev trong bài viết “ Cách mạng Nga đã gây ra những tổn thất kinh hoàng” thì ông nhận định rằng:”Marxism-Leninism là ý thức hệ tàn ác và làm chết nhiều người nhất trong lịch sử.”
Giáo sư Malltsev viết:” Lenin đã tiến hành “quét sạch” bằng những chiến dịch khủng bố bừa bãi, như những người xã hội chủ nghĩa Nga trước ông ta đã làm và những người khác sẽ tiếp tục làm sau khi ông ta chết.
Rudolph Rummel (đã quá cố), nhà nhân khẩu học nghiên cứu về những vụ giết người hàng loạt do chính phủ tiến hành, ước tính tổng thiệt hại về người mà chủ nghĩa xã hội đã gây ra trong thế kỷ XX: khoảng 61 triệu người ở Liên Xô, 78 triệu ở Trung Quốc, và khoảng 200 triệu người trên toàn thế giới. Những nạn nhân này bị chết trong những nạn đói do nhà nước tổ chức, trong quá trình tập thể hoá, trong các cuộc cách mạng văn hoá, trong những vụ thanh trừng, trong các chiến dịch chống thu nhập “bất hợp pháp” và những cuộc thí nghiệm tàn độc khác trong quá trình sắp xếp lại xã hội.
Đây là vụ khủng bố vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại
Cuộc đảo chính của Lenin, ngày 7 tháng 11 năm 1917, ngày chính phủ lâm thời của Kerensky rơi vào tay lực lượng Bolshevik, đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử nhân loại: Chế độ nô lệ dành cho tất cả mọi người. Kế hoạch hóa nền kinh tế tập thể đã dẫn tới tình trạng cưỡng bức, bạo lực và giết người hàng loạt.”
Theo Phạm Nguyên Trường ,người dịch bài viết của Giáo sư Yuri Maltsev thì ông đã bảo vệ bằng B.A và M.A. ở Đại học Quốc gia Moska và và bằng Tiến sĩ về Kinh tế học lao động tại Viện Nghiên cứu Lao động ở Moskva, Nga. Trước khi chạy sang Mỹ, năm 1989, ông là từng là thành viên của một nhóm các nhà kinh tế học Liên Xô tham gia soạn thảo gói chính sách Perestroika của Tổng thống Gorbachev.
Vậy mà trong diễn văn tưởng nhớ Lenin và Cách mạng tháng Mười Nga ngày 5/11 (2017) tại Hà Nội, ông Trọng vẫn như người thiếu sáng đi sờ voi khi nói rằng:”Suốt trong những năm tháng tồn tại của Nhà nước Xô-viết - con đẻ của Cách mạng Tháng Mười, và nhất là từ sau ngày Liên bang Xô-viết bị giải thể, các thế lực thù địch và các thế lực cơ hội thuộc đủ màu sắc luôn dùng trăm phương ngàn kế để phủ định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười và những thành quả to lớn của chế độ Xô-viết. Nhưng, sự thật vẫn là sự thật. Dù cho vật đổi sao dời, tinh thần Cách mạng Tháng Mười và những thành quả lịch sử cũng như những cống hiến to lớn của nhân dân các dân tộc trong Liên bang Xô-viết đối với loài người mãi mãi không bao giờ phai mờ, mãi mãi sẽ còn ghi đậm trong tâm trí của mọi người có lương tri trên toàn thế giới! “
“Riêng đối với Việt Nam”, ông Trọng tiếp tục nói hoang, “chúng ta có đầy đủ căn cứ để khẳng định rằng, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga cũng như sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của nhân dân Liên Xô. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta chính là người Việt Nam đầu tiên đã tiếp cận, tiếp thu và vận dụng sáng tạo rất thành công những tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười vào sự nghiệp cách mạng nước ta.”
Tất nhiên là ông Tổng Bí thư của đảng CSVN đã không dám nói đền con số trên 3 triệu người người Việt Nam đã chết vì chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lenin qua tay ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN trong 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn từ 1945 đến 1975.
Chỉ nói riêng trong 3 năm của chiến dịch Cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ 1953 đến 1956, theo lời viết trong cuốn sách Le Livre noir du communisme của nhà sử học Martin Malia, thì “Tại Việt Nam thời Dân chủ Cộng hòa có khoảng 50.000 người bị giết do bị xử oan trong cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam.”
Nhưng hàng ngũ cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn cứ lẻo mép bịa ra rằng ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đã ghi trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Từ xưa đến nay, chưa có một mống dân Việt Nam nào mở miệng xin ông Hồ và đảng CSVN du nhập chủ nghĩa sát nhân Cộng sản vào Việt Nam. Chỉ có ông Hồ làm như thế rồi truyền lại cho nhúm người kế vị ông với mục đích duy nhất là dùng bạo lực hà khắc để độc tài và độc quyền đè đầu bóp cổ nhân dân.
Vì vậy mà từ thời Đổi mới Nguyễn Văn Linh, khoá VI năm 1986 đến khóa đảng XII năm 2016 Nguyễn Phú Trọng, đảng đã không ngừng kêu gọi đảng viên phải tiếp tục kiện định và tuyệt đồi trung thành với Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.
Ông Trọng không những đã lập lại lời kêu gọi ở Hà Nội sáng 5/11/2017 mà còn lên giọng:”Bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị của Cách mạng Tháng Mười, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.
Sở dĩ ông phải nói đi nói lại nhiều lần từ khoá đảng XI năm 2011 vì chủ trương “đổi mới nhưng không đổi màu”, và “hội nhập mà không hòa tan” của đảng nay đã bị thay bằng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên. Lý do họ thay đổi vì ai cũng đã thấy hậu qủa của 87 năm ông Hồ du nhập chủ nghĩa sát nhân Cộng sản vào Việt Nam từ năm 1930 đã để lại một đất nước tan hoang, dân tình điêu đứng, chậm tiến, lạc hậu và kinh tế hòan toàn phải lệ thuộc vào làm công cho các công ty nước ngoài.
Bên cạnh là sự an nguy của Tố quốc lúc nào cũng đứng trước hàm răng nhọn hoắt của nước láng giềng âm mưu Trung Hoa, trong khi Việt Nam đã mất tự chủ ở Biển Đông.
Thế mà thảm hại thay, vẫn còn có người như ông Hà Đăng, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 07/11/2017 rằng “Từ bỏ chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lớn.”
Ông Đăng lý gỉai:”Cương lĩnh nêu lên 8 đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta xây dựng, trong đó 3 đặc trưng đầu tiên là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
Thử hỏi, con đường độc lập dân tộc đi lên CNXH xán lạn như vậy tại sao chúng ta phải từ bỏ chỉ vì mô hình XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ ? ”
Nhưng những gì người này cho là “xán lạn” thì chỉ mới thấy trên tấm giấy mà thôi. Nhân dân chưa hề thấy trong mỗi mâm cơm hay trong đời sống hàng ngày.
CÀNG BÓP CÀNG PHÌNH TO
Vì vậy Tác gỉa Xuân Dương đã đặt câu hỏi trong báo Giáo dục Việt Nam ngày 07/11/2017 rằng:”Có nên nêu khẩu hiệu “trong sạch hay là chết”? Có câu hỏi này vì cơ chế nhà nước và đảng từ trung ương xuống cơ sở có qúa nhiều tầng lớp tỉnh, thành, huyện, quận, xã, phường, khóm, cơ sở, văn phòng để hành dân và ăn hại ngân sách.
Từ năm 1986, nhiều lãnh đạo trong đảng đã đồng ý phải “đổi mới hay là chết” để cứu nguy kinh tề và an ninh của tổ quốc sau khi không còn viện trợ của Nga và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Bây giờ 31 năm sau, tại hội nghị tổng kết năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 11/1/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn than phiền:”Ông nào cũng muốn giữ quyền của ngành mình. Tư duy như vậy làm sao được…Đổi mới là khó nhưng không đổi mới cách làm, đổi mới tư duy, tiếp tục tinh thần bao cấp, quan liêu là chết”. (theo ViệtnamNet)
Lý do cần đổi mới thì mới có thể giảm bớt số nhân viên công chức qúa nhiều so với một nước nghèo như Việt Nam. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì Việt Nam có khỏang 21 triệu người ăn lương, nhưng số người có làm việc thật sự lại không nhiều. Một số thống kê cho thấy khỏang 30 phần trăm công chức, nhân viên vô công rỗi nghề lại sinh ra nhũng nhiễu
Do đó, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội mới nói :”Không “tinh”, không “giản”, còn… phình to.”
Khi được hỏi ý kiền về quyết định thu gọn cơ chế và tinh giảm biến xhế, Bà nói với báo Tuần Việt Nam ngày 26/10/2017:”Chủ trương này thực ra không có gì mới, đã nói từ lâu nhưng gần như bất lực vì không hề “tinh” hay “giản” gì được mà ngày càng phình to ra, tỷ lệ nghịch với hiệu quả công tác. Tới nay, yêu cầu tinh giản bộ máy hành chính nhà nước đã thành vấn đề cấp bách, nóng hổi không thể không làm.Nếu tôi nhớ không lầm thì từ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho tới nay, thủ tướng nhiệm kỳ nào cũng đưa ra nhiệm vụ tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính?”
Bà đưa ra một tỷ dụ khác cho thấy nói thì dễ mà làm rất khó vì đã vào được thì rất khó ra. Bà kể:”Hồi tôi còn làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, có lần Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm và làm việc. Tôi nhớ mãi cuộc trao đổi chân tình giữa tôi và Thủ tướng.
Trong nhiều nội dung quan trọng lúc ấy, có phần về bộ máy nhà nước cồng kềnh kém hiệu quả. Theo Thủ tướng, “bộ máy nhà nước ta đang như một hội từ thiện khổng lồ, ai ai cũng muốn chen chúc chui vào biên chế nhà nước để chia chác phần ngân sách ít ỏi. Lương không đủ ăn nhưng không vì thế mà người ta “chê”. Biên chế nhà nước ngày càng to ra. Đến giờ, tôi là thủ tướng có thâm niên cao nhất thế giới mà chưa kỷ luật hay tinh giản được ai”.
Bà kết luận:”Tôi chắc rằng, nếu còn sống, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng phải hoảng với bộ máy tiếp tục phình to không thể tưởng tượng nổi.”
Không những thế mà Việt Nam còn nợ nần ngập đầu từ nợ công cho đến nợ nước ngoài, trong đó có mấy chục ngàn tỷ bạc nợ của các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiếp tục làm ăn thua lỗ mà vẫn chưa giải thể hay bán cổ phần được
Báo Ngưởi Lao Động (NLĐ) đặt tựa ngày 01/11/2017 :” Chính phủ cho biết nợ công tính đến cuối năm 2017 là hơn 3,1 triệu tỉ đồng, tính trung bình mỗi người dân Việt Nam phải gánh khoảng 33 triệu đồng nợ công.”
báo NLĐ viết tiếp:”Trong báo cáo gửi đến Quốc hội, Chính phủ cho biết nợ công tính đến cuối năm 2016 là hơn 2,8 triệu tỉ đồng, bằng 63,6% GDP.
Tính ra, trung bình mỗi người dân Việt Nam phải gánh khoảng 30 triệu đồng nợ công và sẽ còn tăng tiếp vào cuối năm nay.
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2017, dự kiến nợ công có thể lên mức 3,1 triệu tỉ đồng nhưng so với tỉ trọng GDP lại giảm xuống còn 62,6% GDP. Chính phủ dự báo hết năm 2018, dư nợ công ở mức khoảng 63,9% GDP, dư nợ chính phủ ở mức khoảng 52,5% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP, nằm trong giới hạn cho phép.”
Nhưng đó là những con số chưa kết thúc hoặc chỉ là dự đòan nên số tiền mỗi người dân phải gánh nợ chưa biết chính xác là bao nhiêu trong 2 năm tới.
LỌAN XÃ HỘI -THAM NHŨNG NGẬP ĐẦU
Guồng máy Nhà nước thì như thế còn xã hội có được an toàn và quốc nạn tham nhũng đã giảm chưa sau 12 năm phòng và chống ?
Trong cuộc thảo luận tại Quốc hội ngày 06/11/17, Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nói : "Những biệt thự, biệt phủ vẫn sừng sững và nhiều 'củi tươi', 'củi khô' vẫn an toàn sau những ồn ào, gây bức xúc xã hội". (theo báo Giáo dục Việt Nam, GDVN)
Theo GDVN thì bà Hiền cũng chỉ ra, còn nhiều điểm hạn chế. Cụ thể, theo đại biểu Hiền, các vụ khởi tố điều tra vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ, tăng gần 21% về số vụ và trên 28% số bị can.
Bà than phiền:“Người dân vi phạm nhẹ hay nặng đều bị pháp luật xử lý, cán bộ gây sai phạm nghiêm trọng thì điều chuyển, vẫn an toàn sau lớp vỏ nghiêm túc kiểm điểm- rút kinh nghiệm, chịu trách nhiệm tập thể. Điều này dễ làm cho dân hiểu rằng áp dụng luật dành cho dân khác với cán bộ”.
Vì vậy, theo một Báo cáo của Chính phủ sau 10 năm chống tham nhũng thì Thanh tra Chính pohủ cho biết:”Hơn 92% số tiền tham nhũng bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được. Việc thu hồi tài sản các vụ án kinh tế, tham nhũng gặp rất nhiều khó khăn. Số tiền thu được còn quá ít so với tổng số phải thi hành. Một số trường hợp xử lý tài sản để thi hành án còn chậm.”
Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim bình luận:"Tham nhũng tràn lan, dân có thể đếm cán bộ huyện, cán bộ xã, thậm chí công chức bình thường người ta cũng đếm được số người tham nhũng, nhưng xử lý thì ít quá".
Ông Kim dẫn mấy ví dụ mà báo cáo của Thanh tra Chính phủ đề cập khiến không ít người ngỡ ngàng, không tin vào mắt mình nữa. Ông nhận xét thẳng: Báo cáo về công tác Phòng chống tham nhũng năm 2017 chưa đạt yêu cầu."Anh này chống tham nhũng, anh kia chống lưng, không biết anh nào chống thật, anh nào chống giả. Tôi đề nghị sớm tổ chức những đơn vị chuyên trách chống tham nhũng một cách hiệu quả. Hiện nay có quá nhiều sự níu kéo, trì trệ. Một vụ án mà giải quyết mất năm trời không xong, tại sao vậy?" (Dân Việt, ngày 11/09/2017)
Vẫn theo Dân Việt, “Đại biểu Nguyễn Thái Học — Trưởng ban Nội chính tỉnh Phú Yên, cũng nhận định về tình hình phòng chống tham nhũng "không sát, nguyên nhân chung chung, giải pháp không mang tính đột phá". Việc nhận định tình hình tham nhũng năm 2017 giảm, nhưng số liệu cho thấy các vụ khởi tố năm 2017 lại tăng so với năm trước."Báo cáo cũng nêu hiệu quả hoạt động của một số cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng chưa cao, vậy cụ thể là cơ quan nào, công an hay viện kiểm sát?"
Ngoài ra báo chính Phủ cũng đưa tin:
Phát biểu trước Quốc hội về Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhìn nhận:”Thực tiễn cho thấy đấu tranh phòng, chống tham nhũng là lĩnh vực rất khó khăn, phức tạp, tình hình tham nhũng vẫn còn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế như sau:
Về thể chế. Một số văn bản, đề án quan trọng phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng chậm được ban hành, việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở, bất cập của chính sách pháp luật vẫn còn chậm.
Vụ việc tham nhũng phát hiện chưa phản ánh đúng thực tế, công tác giám định tư pháp còn nhiều khó khăn, bất cập, kể cả về cơ sở vật chất, về đội ngũ cán bộ, về kinh phí. Việc thu hồi tài sản do phạm tội tham nhũng còn ít, kể cả tiền, đất đai và các loại tài sản khác.
Ý thức đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, dẫn đến nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong thực thi công vụ. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng hiệu quả chưa cao, còn hình thức, chưa đi vào thực chất. Những biểu hiện tiêu cực, suy thoái đạo đức, phẩm chất, thiếu gương mẫu của cán bộ, đảng viên đã tác động tiêu cực đến công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, thiếu kiểm tra. Việc công khai, minh bạch chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn tình trạng lạm dụng các quy định về bí mật nhà nước để không thực hiện công khai, minh bạch. Việc xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai tài sản còn hạn chế, việc phát hiện, xử lý tham nhũng ở cấp tỉnh, đặc biệt là những tỉnh có nhiều dự án đầu tư công lớn, khai thác tài nguyên, khoáng sản.. có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia chưa có chuyển biến rõ rệt.”
BẢN CŨ SAO LẠI
Cũng cần nhắc lại, ngày 12-7-2016, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, ông Trương Hòa Bình cũng đã nhìn nhận công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.
Ông nói:”Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước, lĩnh vực tín dụng ngân hàng, công tác tổ chức cán bộ... “Một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên trong đó có những người được giao những chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, chạy theo tiền tài, địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”
Như vậy thì nếu so với báo cáo năm 2017 của Chính phủ thì chống tham nhũng đã suy thoái so với năm 2016. Vậy mà ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn làm rùm beng công lao chống tham nhũng và kê khai tài sản của cán bộ đảng viên từ khi ông làm đảng Trường từ khoá XI năm 2011.
Nếu đem những “thành tích” này gắn với những điều được gọi là “con đường đi lên xán lạn” của đất nước , phát ra từ cửa mồm ông Hà Đăng, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, trong bài viết “Từ bỏ chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lớn” (trên đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 07/11/2017) thì e rằng nó có nhiều mùi phát ra từ con thuyền Nghệ An đấy. -/-
Phạm Trần
(11/017)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh và Thần Học
Vũ Văn An
17:59 08/11/2017
Tháng 11 là tháng các linh hồn. Cũng là tháng để ta suy niệm về sự chết, một sự kiện hãi hùng nhưng chắc chắn sẽ xẩy ra cho mọi người, ít nhất, mọi người phàm phu tục tử như chúng ta.
Dựa vào Tân Từ Điển Bách Khoa Công Giáo, chúng tôi sẽ trình bầy ít nét căn bản về ý niệm sự chết trong Thánh Kinh, và Thần Học và sau cùng, một vài nét về việc chuẩn bị đón chờ sự chết.
I. Sự Chết trong Thánh Kinh
Vì nhân học của Do Thái xưa hay quan niệm về thành phần cấu tạo ra con người rất khác với quan điểm lưỡng phân (dichotomistic) của người Hy Lạp, một quan điểm mà ngày nay không thiếu người ủng hộ, nên quả là không chính xác khi định nghĩa sự chết trong tư duy Thánh Kinh như là việc linh hồn lìa khỏi thân xác. Muốn hiểu rõ, ta cần tìm hiểu các dữ kiện Thánh Kinh. Thành thử, việc đầu tiên là cần xem xét giáo huấn Thánh Kinh về sự chết trên quan điểm sinh lý học, rồi sau đó trên quan điểm thần học, và sau cùng là các cách dùng từ ngữ này theo lối ẩn dụ.
1. Phương diện sinh lý học
Đối với người Phương Đông cổ thời, sống và chết không phải là các thực thể trừu tượng, mà là hai lãnh vực chống đối nhau. Chết (tiếng Hípri ma¯ wet) không chỉ được cảm nghiệm về không gian như một nơi dành cho người chết mà còn được cảm nghiệm một cách đầy năng động qua các sức mạnh của nó nữa (Hs 13:14). Người Do Thái không suy niệm về sự chết như một diễn trình sinh lý học; mà họ cũng không mô tả sự chết như là việc hồn lìa khỏi xác như người Hy Lạp. Đúng hơn, họ coi sự chết như một việc mất đi sinh lực một cách tối hậu và không được ta ước muốn. Chỉ ở tuổi già, sự chết mới được chấp nhận như một điều tự nhiên (Tv 90:10). Lúc hấp hối được mô tả một cách cụ thể như là sự ra đi của nepesˇ, tức linh hồn hay một sinh lực (St 35.18; 2 Sm 1.9; 1 V 17.21).
Con người mất sinh lực của họ với hơi thở cuối cùng hắt ra (G 11:20; Grm 15:9). Dựa vào quan sát thực nghiệm thấy sự sống được biểu lộ qua hơi thở, nên sự chết của con người hay thú vật đều được mô tả như hơi thở cuối cùng (tiếng Hípri: rûah) của thân xác, như trong các Tv 146:4; 104:29; G 12:10; Gv 8:8; 12:7. Với một quan niệm về sau, máu mới được coi chủ yếu là yếu tố tạo sinh lực. Máu được gọi là trung tâm sự sống; khi máu tuôn ra hết, sự sống cũng hết luôn (Lv 17:11; Đnl 12:23).
Tân Ước cũng mô tả tương tự hiện tượng sinh lý học của sự chết (qßnatoj). Cả ở đây, nguyên lý của sự sống cũng là khí (spirit) hay hơi thở (pneuma) do Thiên Chúa ban (Cv 17:25). Chết là thở ra hết thứ khí này (Mt 27:50; Lc 23:46: Ga 19:30) hay linh hồn (fucø; xem Ga 10:11; 15:17; 13:37). Không có thứ khí này, thân xác sẽ chết (Gcb 2:26); khi người chết sống lại, khí này sẽ trở lại (Lc 8:55).
2. Phương diện thần học
Trong Cựu Ước và trong Tân Ước, có một sự liên tục về giáo huấn sự chết. Vì trong cả hai, sự chết được coi như hậu quả tối hậu của tội lỗi. Thế nhưng, trong Tân Ước, vì Chúa Kitô đã chiến thắng tội lỗi và vương quốc ma qủy và do sự đồng hình đồng dạng của Kitô Hữu với cái chết và sự phục sinh của Người, nên sự chết đã mang một ý nghĩa mới, ít khủng khiếp hơn.
Trong Cựu Ước. Vì bạo lực của sự chết là một sự xấu khủng khiếp, nên con người tự nhiên nối kết nguồn gốc của nó với việc vi phạm nguyên thủy và hình phạt do đó mà ra. Chứ nó không hề có trong ý hoàn toàn tốt lành của Thiên Chúa, Đấng vốn muốn cho con người được sống (St 2:9; 3:22); chỉ vì vi phạm lề luật Thiên Chúa, nên con người mới chết (St 2:17; 3:3; xem thêm Rm 5:12-21). Chết là một tất yếu không thể tránh khỏi, thế nhưng những ai chết “sau một cuộc sống mãn nguyện” (St 25:8) hay “lúc tuổi già hạnh phúc” (St 15:15; Tl 8:32) đều được ca ngợi.
Đối với người Do Thái, sự chết không những tác động trên thân xác, mà nó còn đánh dấu việc kết thúc các sinh hoạt tôn giáo. Khó định nghĩa được mối tương quan của Thiên Chúa với Sheol (âm ty hay âm phủ, hay nơi ở của người chết) (xem Is 38:11). Nó tùy thuộc quyền lực vô biên của Người (Am 9:2; Is 7:11; Tv 139:8; G 26:6), nhưng xem ra Người không hề quan tâm tới người chết (Tv 88:6). Cũng thế, sau khi chết, con người bị cho là không thuộc về Giavê hay các kỳ công của Người nữa (Tv 6:6; 88:13). Họ không còn ca ngợi sự tốt lành và lòng trung tín của Thiên Chúa nữa (Tv 30:10; 88:12; 115:17; Is 38:18), hay không còn vinh danh Chúa hay ca tụng sự chính trực của Người nữa (Br 2:17). Đây là nhận định dứt khoát nhất và cũng tan nát cõi lòng nhất về người chết trong Cựu Ước. Nó tất nhiên tạo ra nỗi kinh hoàng đối với sự chết, một nỗi kinh hoàng chỉ được làm nhẹ bớt phần nào nhờ cuộc sống trường thọ, được coi như bằng chứng cụ thể nhất của ơn huệ Thiên Chúa. Đến mãi sau này, Do Thái Giáo mới có một ý niệm khải huyền về thế giới, và ý niệm này dọn đường cho sự thay đổi dứt khoát về thái độ đối với sự chết trong Tân Ước. Từ đó trở đi, người ta mới tin rằng Thiên Chúa chiến thắng sự chết, ít nhất, cho một phần nào đó của nhân loại, qua việc phục sinh có tính cứu rỗi cánh chung và qua việc khai mở một thời đại mới.
Trong Cựu Ước, sự chết được coi như đỉnh điểm mọi đau khổ và sầu buồn, một sự ra xa lạ tối hậu với Thiên Chúa, phát khởi từ cơn giận của Thiên Chúa và bị khiêu khích bởi tội nguyên tổ và tội bản thân (Cn 2:18; 7:27; 21:16; 22:23; Is 5:14). Cuộc sống trường thọ được coi là phần thưởng cho nhân đức và lòng trung thành giữ lề luật Thiên Chúa (Đnl 30:15-20; 32:47; Br 3:14). Khi phạm tội, người Do Thái mang cái chết yểu đến cho họ (Tv 55:24; G 15:32; 22:16). Nhờ thực hành nhân đức, các việc làm tốt lành, và bố thí, con người có thể đền bù tội lỗi mình và nhờ thế cứu mình khỏi chết sớm (Cn 10:2; 11:4; Tb 4:11; 12:9). Tuy nhiên Kn 4:7-20 cho ta thấy không nên tổng quát hóa học lý này; điều này phản ảnh một thái độ trưởng thành hơn đối với vấn đề thưởng phạt.
Trong Tân Ước. Quan tâm nổi bật trong Tân Ước không phải là sự chết, mà là sự sống trong Chúa Kitô. Cốt lõi của sơ truyền tông đồ là: sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô đem lại ơn cứu rỗi cho mọi người và bảo đảm sự phục sinh của họ. Chúa Kitô “đã tiêu diệt sự chết” (2Tm 1:10) bằng cách chính Người chịu chết và đền thay tội lỗi chúng ta. Bằng sự chết của Người, Người tiêu diệt kẻ nắm giữ đế quốc sự chết, đó là ma qủy (Dt 2:14-15). Sự chết nay không còn sức lực hữu hiệu nào nữa đối với người được cứu chuộc. Sau cùng, nói theo ngôn từ khải huyền, sự chết sẽ “bị ném vào lò lửa” (Kh 20:14), và nhờ chiến thắng của Chúa Kitô, “sự chết không còn nữa” (Kh 21:4).
3. Theo nghĩa ẩn dụ
Đôi khi, sự chết không hẳn chỉ việc hồn lìa khỏi xác, cho bằng việc mất đi những điều vốn tạo ra hạnh phúc đích thực cho con người ở đời này cũng như ở đời sau. Thí dụ, tội lỗi làm con người mất tình thân hữu của Thiên Chúa và đem đến sự chết (Cn 11:19). Ngoài ra, những con đường lắt léo của dối trá và các thói hư khác cũng dẫn tới sự chết (Cn 12:28; 14:12; 16:25; Kn 1:12). Trong Tân Ước, chữ chết thường năng được dùng để chỉ sự chết đời đời nghĩa là trầm luân, hậu quả của bất tín và tội lỗi (Ga 5:24; 8:51; Rm 7:9-11; Gcb 1:15; 1Ga 3:14; 5:16); Sách Khải Huyền sử dụng kiểu nói “cái chết thứ hai” để chỉ việc này (2:11; 20:6, 14; 21:8). Cái chết thiêng liêng sẽ được vượt qua nhờ sự phục sinh thiêng liêng nghĩa là nhờ ăn năn và hồi tâm (Cv 11:18). Sau cùng, chữ chết được Thánh Phaolô dùng theo nghĩa bóng để chỉ việc từ tình trạng tội lỗi bước qua tình trạng ơn thánh nhờ Phép Rửa: người tin “chết” cho tội lỗi (Rm 6:2-11; 1Pr 2:24), họ được chôn cất với Chúa Kitô (Rm 6:4, 8), để sống lại với Chúa Kitô trong cuộc sống mới nơi Thiên Chúa (Rm 6:5; Cl 3:1-4). Thánh Gioan cũng mô tả việc công chính hóa con người như là bước chuyển tiếp từ chết qua sống (1Ga 3:14). Ai chiếm hữu Chúa Con, nghĩa là kết hợp với Người trong đức tin và đức mến, đều được hưởng sự sống thiêng liêng mới mẻ làm con nuôi Thiên Chúa, một việc sau cùng được nên trọn trong vinh quang thiên quốc.
Kỳ sau: II. Sự Chết trong Thần Học
Dựa vào Tân Từ Điển Bách Khoa Công Giáo, chúng tôi sẽ trình bầy ít nét căn bản về ý niệm sự chết trong Thánh Kinh, và Thần Học và sau cùng, một vài nét về việc chuẩn bị đón chờ sự chết.
I. Sự Chết trong Thánh Kinh
Vì nhân học của Do Thái xưa hay quan niệm về thành phần cấu tạo ra con người rất khác với quan điểm lưỡng phân (dichotomistic) của người Hy Lạp, một quan điểm mà ngày nay không thiếu người ủng hộ, nên quả là không chính xác khi định nghĩa sự chết trong tư duy Thánh Kinh như là việc linh hồn lìa khỏi thân xác. Muốn hiểu rõ, ta cần tìm hiểu các dữ kiện Thánh Kinh. Thành thử, việc đầu tiên là cần xem xét giáo huấn Thánh Kinh về sự chết trên quan điểm sinh lý học, rồi sau đó trên quan điểm thần học, và sau cùng là các cách dùng từ ngữ này theo lối ẩn dụ.
1. Phương diện sinh lý học
Đối với người Phương Đông cổ thời, sống và chết không phải là các thực thể trừu tượng, mà là hai lãnh vực chống đối nhau. Chết (tiếng Hípri ma¯ wet) không chỉ được cảm nghiệm về không gian như một nơi dành cho người chết mà còn được cảm nghiệm một cách đầy năng động qua các sức mạnh của nó nữa (Hs 13:14). Người Do Thái không suy niệm về sự chết như một diễn trình sinh lý học; mà họ cũng không mô tả sự chết như là việc hồn lìa khỏi xác như người Hy Lạp. Đúng hơn, họ coi sự chết như một việc mất đi sinh lực một cách tối hậu và không được ta ước muốn. Chỉ ở tuổi già, sự chết mới được chấp nhận như một điều tự nhiên (Tv 90:10). Lúc hấp hối được mô tả một cách cụ thể như là sự ra đi của nepesˇ, tức linh hồn hay một sinh lực (St 35.18; 2 Sm 1.9; 1 V 17.21).
Con người mất sinh lực của họ với hơi thở cuối cùng hắt ra (G 11:20; Grm 15:9). Dựa vào quan sát thực nghiệm thấy sự sống được biểu lộ qua hơi thở, nên sự chết của con người hay thú vật đều được mô tả như hơi thở cuối cùng (tiếng Hípri: rûah) của thân xác, như trong các Tv 146:4; 104:29; G 12:10; Gv 8:8; 12:7. Với một quan niệm về sau, máu mới được coi chủ yếu là yếu tố tạo sinh lực. Máu được gọi là trung tâm sự sống; khi máu tuôn ra hết, sự sống cũng hết luôn (Lv 17:11; Đnl 12:23).
Tân Ước cũng mô tả tương tự hiện tượng sinh lý học của sự chết (qßnatoj). Cả ở đây, nguyên lý của sự sống cũng là khí (spirit) hay hơi thở (pneuma) do Thiên Chúa ban (Cv 17:25). Chết là thở ra hết thứ khí này (Mt 27:50; Lc 23:46: Ga 19:30) hay linh hồn (fucø; xem Ga 10:11; 15:17; 13:37). Không có thứ khí này, thân xác sẽ chết (Gcb 2:26); khi người chết sống lại, khí này sẽ trở lại (Lc 8:55).
2. Phương diện thần học
Trong Cựu Ước và trong Tân Ước, có một sự liên tục về giáo huấn sự chết. Vì trong cả hai, sự chết được coi như hậu quả tối hậu của tội lỗi. Thế nhưng, trong Tân Ước, vì Chúa Kitô đã chiến thắng tội lỗi và vương quốc ma qủy và do sự đồng hình đồng dạng của Kitô Hữu với cái chết và sự phục sinh của Người, nên sự chết đã mang một ý nghĩa mới, ít khủng khiếp hơn.
Trong Cựu Ước. Vì bạo lực của sự chết là một sự xấu khủng khiếp, nên con người tự nhiên nối kết nguồn gốc của nó với việc vi phạm nguyên thủy và hình phạt do đó mà ra. Chứ nó không hề có trong ý hoàn toàn tốt lành của Thiên Chúa, Đấng vốn muốn cho con người được sống (St 2:9; 3:22); chỉ vì vi phạm lề luật Thiên Chúa, nên con người mới chết (St 2:17; 3:3; xem thêm Rm 5:12-21). Chết là một tất yếu không thể tránh khỏi, thế nhưng những ai chết “sau một cuộc sống mãn nguyện” (St 25:8) hay “lúc tuổi già hạnh phúc” (St 15:15; Tl 8:32) đều được ca ngợi.
Đối với người Do Thái, sự chết không những tác động trên thân xác, mà nó còn đánh dấu việc kết thúc các sinh hoạt tôn giáo. Khó định nghĩa được mối tương quan của Thiên Chúa với Sheol (âm ty hay âm phủ, hay nơi ở của người chết) (xem Is 38:11). Nó tùy thuộc quyền lực vô biên của Người (Am 9:2; Is 7:11; Tv 139:8; G 26:6), nhưng xem ra Người không hề quan tâm tới người chết (Tv 88:6). Cũng thế, sau khi chết, con người bị cho là không thuộc về Giavê hay các kỳ công của Người nữa (Tv 6:6; 88:13). Họ không còn ca ngợi sự tốt lành và lòng trung tín của Thiên Chúa nữa (Tv 30:10; 88:12; 115:17; Is 38:18), hay không còn vinh danh Chúa hay ca tụng sự chính trực của Người nữa (Br 2:17). Đây là nhận định dứt khoát nhất và cũng tan nát cõi lòng nhất về người chết trong Cựu Ước. Nó tất nhiên tạo ra nỗi kinh hoàng đối với sự chết, một nỗi kinh hoàng chỉ được làm nhẹ bớt phần nào nhờ cuộc sống trường thọ, được coi như bằng chứng cụ thể nhất của ơn huệ Thiên Chúa. Đến mãi sau này, Do Thái Giáo mới có một ý niệm khải huyền về thế giới, và ý niệm này dọn đường cho sự thay đổi dứt khoát về thái độ đối với sự chết trong Tân Ước. Từ đó trở đi, người ta mới tin rằng Thiên Chúa chiến thắng sự chết, ít nhất, cho một phần nào đó của nhân loại, qua việc phục sinh có tính cứu rỗi cánh chung và qua việc khai mở một thời đại mới.
Trong Cựu Ước, sự chết được coi như đỉnh điểm mọi đau khổ và sầu buồn, một sự ra xa lạ tối hậu với Thiên Chúa, phát khởi từ cơn giận của Thiên Chúa và bị khiêu khích bởi tội nguyên tổ và tội bản thân (Cn 2:18; 7:27; 21:16; 22:23; Is 5:14). Cuộc sống trường thọ được coi là phần thưởng cho nhân đức và lòng trung thành giữ lề luật Thiên Chúa (Đnl 30:15-20; 32:47; Br 3:14). Khi phạm tội, người Do Thái mang cái chết yểu đến cho họ (Tv 55:24; G 15:32; 22:16). Nhờ thực hành nhân đức, các việc làm tốt lành, và bố thí, con người có thể đền bù tội lỗi mình và nhờ thế cứu mình khỏi chết sớm (Cn 10:2; 11:4; Tb 4:11; 12:9). Tuy nhiên Kn 4:7-20 cho ta thấy không nên tổng quát hóa học lý này; điều này phản ảnh một thái độ trưởng thành hơn đối với vấn đề thưởng phạt.
Trong Tân Ước. Quan tâm nổi bật trong Tân Ước không phải là sự chết, mà là sự sống trong Chúa Kitô. Cốt lõi của sơ truyền tông đồ là: sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô đem lại ơn cứu rỗi cho mọi người và bảo đảm sự phục sinh của họ. Chúa Kitô “đã tiêu diệt sự chết” (2Tm 1:10) bằng cách chính Người chịu chết và đền thay tội lỗi chúng ta. Bằng sự chết của Người, Người tiêu diệt kẻ nắm giữ đế quốc sự chết, đó là ma qủy (Dt 2:14-15). Sự chết nay không còn sức lực hữu hiệu nào nữa đối với người được cứu chuộc. Sau cùng, nói theo ngôn từ khải huyền, sự chết sẽ “bị ném vào lò lửa” (Kh 20:14), và nhờ chiến thắng của Chúa Kitô, “sự chết không còn nữa” (Kh 21:4).
3. Theo nghĩa ẩn dụ
Đôi khi, sự chết không hẳn chỉ việc hồn lìa khỏi xác, cho bằng việc mất đi những điều vốn tạo ra hạnh phúc đích thực cho con người ở đời này cũng như ở đời sau. Thí dụ, tội lỗi làm con người mất tình thân hữu của Thiên Chúa và đem đến sự chết (Cn 11:19). Ngoài ra, những con đường lắt léo của dối trá và các thói hư khác cũng dẫn tới sự chết (Cn 12:28; 14:12; 16:25; Kn 1:12). Trong Tân Ước, chữ chết thường năng được dùng để chỉ sự chết đời đời nghĩa là trầm luân, hậu quả của bất tín và tội lỗi (Ga 5:24; 8:51; Rm 7:9-11; Gcb 1:15; 1Ga 3:14; 5:16); Sách Khải Huyền sử dụng kiểu nói “cái chết thứ hai” để chỉ việc này (2:11; 20:6, 14; 21:8). Cái chết thiêng liêng sẽ được vượt qua nhờ sự phục sinh thiêng liêng nghĩa là nhờ ăn năn và hồi tâm (Cv 11:18). Sau cùng, chữ chết được Thánh Phaolô dùng theo nghĩa bóng để chỉ việc từ tình trạng tội lỗi bước qua tình trạng ơn thánh nhờ Phép Rửa: người tin “chết” cho tội lỗi (Rm 6:2-11; 1Pr 2:24), họ được chôn cất với Chúa Kitô (Rm 6:4, 8), để sống lại với Chúa Kitô trong cuộc sống mới nơi Thiên Chúa (Rm 6:5; Cl 3:1-4). Thánh Gioan cũng mô tả việc công chính hóa con người như là bước chuyển tiếp từ chết qua sống (1Ga 3:14). Ai chiếm hữu Chúa Con, nghĩa là kết hợp với Người trong đức tin và đức mến, đều được hưởng sự sống thiêng liêng mới mẻ làm con nuôi Thiên Chúa, một việc sau cùng được nên trọn trong vinh quang thiên quốc.
Kỳ sau: II. Sự Chết trong Thần Học
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trái Tim Dịu Hiền
Đặng Đức Cương
10:03 08/11/2017
Ảnh của Đặng Đức Cương
Một trái tim bé nhỏ
Trong trái tim dịu hiền
Đôi tim nồng sáng tỏa
Cõi thiên đàng vô biên…
(Trích thơ của Cao Gia An S J)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 09/11/2017: Chuyện hi hữu: Kẻ sát nhân dự lễ phong thánh cho nạn nhân
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:24 08/11/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Một nữ tu Ấn Độ bị sát hại vào năm 1995 đã được phong chân phước vào cuối tuần qua - và một trong những người tham dự lễ tuyên phong Chân Phước cho chị lại chính là người đã giết chị.
Nữ tu Rani Maria Vattalil, 41 tuổi, dòng Clarist, đang trên đường về nhà mình ở bang Kerala thì bị đâm trước mặt hơn 50 hành khách trên một xe buýt đang di chuyển qua vùng rừng núi Madhya Pradesh.
Samandar Singh, lúc đó 22 tuổi, đã giết chị thay cho những kẻ cho vay nặng lãi trong vùng. Họ bực tức vì công việc của chị Rani Maria là thành lập các nhóm giúp tiền tín dụng cho người nghèo ở giáo phận Indore.
Singh đã được gia đình của nữ tu tha thứ và được thả ra khỏi nhà tù.
“Bất cứ điều gì đã xảy ra đã xảy ra rồi. Tôi buồn và hối hận về những gì tôi đã làm. Nhưng bây giờ tôi vui mừng vì thế giới đang nhìn nhận và tôn vinh chị Rani.” Kẻ sát nhân Singh, một người theo Ấn Giáo, nói với Catholic News Service trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ làng Semlia.
Singh bị buộc tội giết người và ban đầu bị kết án tử hình. Tuy nhiên, em gái của sơ Rani Maria – là sơ Selmy - đã chính thức xin tòa khoan hồng và còn đi xa đến mức chấp nhận anh ta làm “anh trai” trong khi chờ đợi án tử hình vì thế anh ta được thả ra khỏi tù. Các quan chức Tòa án đã đồng ý phóng thích kẻ sát nhân vào năm 2006 sau khi sơ Siostra Selmy, cha mẹ cô và Đức Giám Mục Chacko Thottumarickal của giáo phận Indore nộp đơn xin khoan hồng cho đương sự.
Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, đã chủ sự lễ phong chân phước. Đức Tổng Giám Mục Giambattista Diquattro, là sứ thần Toà Thánh tại Ấn Độ, đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn vào ngày 5 tháng 11 tại Udainagar, quê hương của vị tân Chân Phước.
2. Thượng phụ Công Giáo đầu tiên được đón tiếp trên ‘miền đất của tiên tri Môhamét’
Đức Hồng Y Rai là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Maronite sẽ đến thăm Saudi Arabia trong chuyến viếng thăm lịch sử đầu tiên của một nhà lãnh đạo Kitô giáo trên ‘miền đất của tiên tri Môhamét’
Hôm thứ Sáu 3 tháng 11, Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Maronite tại Li Băng đã thông báo rằng ngài sẽ thăm Saudi Arabia trong vòng hai tuần tới, để đáp lại lời mời chính thức từ vua Salman Salman, hoàng thái tử, và nhân vật đứng thứ hai tại Saudi Arabia là Mohammad bin Salman.
Đây là chuyến viếng thăm lịch sử đầu tiên của một nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tới vương quốc của chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo Wahhabi.
Gần đây, quốc gia này đã đưa ra một loạt các cải cách kinh tế và xã hội, bao gồm việc mở các sân thể thao và cho phụ nữ được lái xe, cũng như những nỗ lực đầu tiên để giải phóng các quan điểm cực đoan Hồi giáo.
Năm 2013, Đức Hồng Y Rai cũng đã từng được quốc vưong Abdallah mời sang thăm quốc gia này. Tuy nhiên, ngay sau đó nhà vua lại xin cáo lỗi vì những lý do tế nhị mà đến nay cũng chưa biết là những lý do gì.
Lần này, người ta tin là chuyến viếng thăm trong 2 tuần tới của Đức Thượng Phụ không phải là một lời mời lơi. Hoàng thái tử là một người đang háo hức thực hiện “Vision 2030”, là một chương trình cải tổ sâu rộng về kinh tế và văn hóa xã hội.
Trong chuyến thăm Riyadh lần này, Tòa Thượng Phụ Li Băng cho biết Đức Hồng Y sẽ thảo luận với các nhà cầm quyền Saudi Arabia về tương lai của Giêrusalem và hòa bình rại Thánh Địa cũng như trong toàn vùng Trung Đông.
3. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về vụ tấn công khủng bố tại New York
Đức Hồng Y Daniel N DiNardo của Galveston-Houston, là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB), đã đưa ra tuyên bố sau đây ngay sau khi được biết về cuộc tấn công khủng bố Hồi Giáo tại Manhattan khiến ít nhất 8 người thiệt mạng.
Toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y Daniel N DiNardo như sau:
“Chiều nay chúng ta nghe nói về những gì có vẻ như là một cuộc tấn công có chủ ý nhắm vào những người vô tội tại thành phố New York. Hành động tàn ác này đè nặng lên trái tim của tất cả chúng ta. Các báo cáo về cuộc tấn công còn quá sớm để hiểu đầy đủ những gì đã xảy ra, nhưng dẫu sao nó cũng làm tôi thật đau lòng khi thấy rằng chúng ta lại một lần nữa phải đáp lại những hành động khủng bố như vậy.
Đối với gia đình và bạn bè của những người đã chết, xin vui lòng biết rằng anh chị em không cô đơn, và rằng những lời cầu nguyện của các Giám mục và của tất cả Giáo hội đang dành cho anh chị em và những người thân yêu của anh chị em.
Tôi muốn nói với anh chị em và với tất cả mọi người rằng các thế lực bóng tối luôn cố gắng xua tan đi những hy vọng của chúng ta; nhưng hy vọng của chúng ta dựa trên danh Chúa và sẽ luôn kiên vững. Chúng ta hãy nhớ đến những lời của Chúa nói cùng tiên tri Giôsuê: hãy mạnh mẽ và kiên định! Đừng sợ hãi, đừng khiếp sợ, vì Chúa, là Chúa ngươi, sẽ ở cùng ngươi mọi nơi mọi lúc.”
Bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
4. Ðức Thánh Cha viếng nghĩa trang quân đội Hoa Kỳ tại Nettuno.
Ðức Thánh Cha Phanxicô tái lên án chiến tranh tàn phá và chết chóc, nhưng đồng thời ngài mời gọi các tín hữu nuôi dưỡng niềm hy vọng nơi Thiên Chúa sự sống.
Ngài nói lên lập trường trên đây chiều ngày lễ các linh hồn, 2 tháng 11, trong cuộc viếng nghĩa trang quân đội Mỹ ở thành phố Nettuno, cách Roma 70 cây số và là nơi an táng 7,800 binh sĩ Mỹ tử trận trong cuộc giải phóng Italia hồi thế chiến thứ 2.
Ðến nghĩa trang vào lúc 3 giờ chiều, Ðức Thánh Cha đã dừng lại trước một số ngôi mộ trong đó có mộ của một người lính vô danh, Mỹ gốc Ý, và một người Do thái. Ngài mang một bó 10 hoa hồng trắng đặt tượng trưng trên 10 thánh giá màu trắng của các mộ.
Ngay sau đó, Ðức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cùng với Ðức Cha Marcello Semeraro Giám Mục giáo phận Albano sở tại, và hàng chục linh mục, trước sự tham dự của hơn 600 tín hữu và đại diện chính quyền địa phương.
Trong bài giảng ứng khẩu, dựa vào bài đọc của ngày lễ, Ðức Thánh Cha nhận xét rằng bao nhiêu lần niềm hy vọng nảy sinh và ăn rễ trong những tai ương và đau khổ của con người, trong những lúc ấy chúng ta hướng nhìn về trời. Ngài nhắc lại lời kêu gọi: không bao giờ chiến tranh nữa, không bao giờ những tàn sát vô ích nửa, như Ðức Biển Ðức 15 đã nói. Ðiều tốt hơn, đó là chúng ta hy vọng mà không phải trải qua những tàn phá như thế này, hàng ngàn người trẻ mất mạng.. Ðức Thánh Cha cũng kể lại lời một bà cụ già trước những đổ vỡ ở thành Hiroshima Nhật Bản: “Con người làm mọi sự để thi hành chiến tranh, và sau cùng con người tự hủy diệt mình”.. Chiến tranh là sự tự hủy diệt chính mình.. Bao nhiêu người nghĩ rằng với chiến tranh họ sẽ mang lại một thế giới mới, một mùa xuân mới, nhưng rồi họ phải cay đắng, rơi vào một mùa đông xấu xa, tàn ác, kinh hoàng và chết chóc”.
5. Ðức Thánh Cha chủ tế lễ cầu hồn cho 151 Hồng Y và Giám Mục.
Sáng ngày 3 tháng 11, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Ðền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho 15 Hồng Y và 137 Giám Mục qua đời trong 12 tháng qua, trong đó có 3 Giám Mục Việt Nam.
Ba Giám Mục Việt Nam là Ðức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Giám Mục Nha Trang qua đời ngày 2 tháng 2 năm 2017, Ðức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết qua đời ngày 1 tháng 3 năm 2017, và Ðức Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám Mục Thái Bình, qua đời ngày 5 tháng 10 năm 2017. Ngoài ra, còn có 7 Giám Mục ở Hoa Lục đã qua đời trong vòng 12 tháng qua.
Ðồng tế với Ðức Thánh Cha có 40 Hồng Y và 30 Giám Mục hiện diện ở Roma, với sự tham dự của hơn 1 ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, dựa vào các bài đọc thánh lễ, Ðức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy tin tưởng và hy vọng đứng trước cái chết, tín thác vào lòng thương xót của Chúa.
Ngài nói:
“Niềm tin mà chúng ta tuyên xưng nơi sự phục sinh làm cho chúng ta trở thành những con người hy vọng và không tuyệt vọng, những người của sự sống chứ không phải của sự chết, vì chúng ta được an ủi nhờ lời hứa sự sống đời đời, có cội rễ nơi sự hiệp nhất với Chúa Kitô phục sinh”.
“Niềm hy vọng ấy giúp chúng ta có thái độ tín thác đứng trước cái chết. Thực vậy, Chúa Giêsu đã chứng tỏ rằng sự chết không phải là lời nói cuối cùng, nhưng chính tình yêu thương xót của Chúa Cha biến đổi và làm cho chúng ta được sống tình hiệp thông vĩnh cửu với Chúa”.
Ðức Thánh Cha cũng nhắc đến các Hồng Y và Giám Mục đã giã từ chúng ta sau khi phục vụ Giáo Hội và dân Chúa đã được ủy thác cho các vị, trong viễn tượng vĩnh cửu. Ngài nói: “Trong khi chúng ta cảm tạ Chúa vì việc phục vụ quảng đại của các vị dành cho Tin Mừng và Giáo Hội, dường như chúng ta được nghe lập lại với Thánh Phaolô Tông Ðồ: “Niềm hy vọng không đánh lừa” (Rm 5,5). Thiên Chúa là Ðấng tín trung và niềm hy vọng của chúng ta nơi Chúa không phải là hư vô. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Maria chuyển cầu cho các vị, để họ cũng được tham dự bữa tiệc vĩnh cửu, họ đã nếm hưởng trước trong cuộc lữ hành trần thế này”.
6. Hội nghị về giáo dục Công Giáo dành cho người di dân tại Vatican
Trên toàn thế giới, hiện có trên 65 triệu người tị nạn bao gồm những người di tản ra hải ngoại và những người phải di dời trong nội địa, một nửa trong số đó là trẻ vị thành niên. Con số này xấp xỉ với dân số của Vương quốc Anh.
Một số lượng lớn những người phải sống ở bên lề của các quốc gia và xã hội, không có những phương tiện để tham gia tích cực vào sự phát triển riêng của họ cũng như của các quốc gia lưu trú. Đó không chỉ là một bi kịch của nhân loại mà còn là một sự lãng phí tiềm năng to lớn. Các tham dự viên tại một cuộc họp ở Vatican trong tuần này đã nhận định như trên.
Các nhà hoạt động, các nhà khoa học và hàng giáo sĩ từ khắp nơi trên thế giới đã họp tại Vatican từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 11 để thảo luận về vai trò của các trường đại học và nhà giáo dục trong việc giúp đỡ những người di cư đang gia tăng không ngừng trên thế giới.
Hội nghị “Những người tị nạn và người di cư trong thế giới toàn cầu hoá: Trách nhiệm và phản ứng của các trường Đại học” do Đại học Giáo Hoàng Gregoriô ở Rôma tổ chức với sự phối hợp của Liên đoàn các trường đại học Công Giáo Quốc tế (IFCU), cùng với hơn một chục cơ sở giáo dục đại học Công Giáo.
Trái với những luận điệu thường thấy trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt nơi những tổ chức có xu hướng chống di dân, những người tị nạn, dù là những người có trình độ thấp và thiếu những kỹ năng cần thiết đi nữa, cũng không thích ngửa tay xin tiền của các quốc gia lưu trú. Các tham dự viên tại hội nghị đã đồng thanh nhận xét như trên.
Khi tình hình khủng hoảng lắng dịu và các nhu cầu cơ bản của họ được đáp ứng, người di dân và người tị nạn không muốn đứng ngoài lề xã hội: Họ muốn được học hành, và muốn con cái họ thành đạt; họ mong mỏi nhận được giáo dục và đào tạo để trở thành những người hữu ích cho các quốc gia lưu trú. Và đó là một trong những nhiệm vụ cấp bách mà giáo dục Công Giáo có thể và phải mang đến cho họ.
7. Caritas Venezuela cảnh báo khoảng 280,000 trẻ em có thể chết do suy dinh dưỡng
Caritas Venezuela đã cảnh báo rằng khoảng 280,000 trẻ em có thể chết vì suy dinh dưỡng do tình trạng thiếu lương thực vẫn đang tiếp diễn tại Venezuela.
Cô Susanna Rafalli, một đại diện của Caritas ở Venezuela, đã lên tiếng báo động như trên trong một cuộc họp báo với giới truyền thông nước ngoài.
Cô Rafalli chỉ ra rằng ngoài việc thiếu lương thực, người dân Venezuela bị buộc phải đối phó với tình trạng thiếu thuốc, một tình huống “âm thầm tàn phá dân số”.
Theo báo cáo của Caritas, số lượng và phẩm chất thực phẩm đã giảm trên khắp Venezuela, do sự thiếu hụt lương thực và tỷ lệ lạm phát cao.
Caritas đang chăm sóc những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất ở bốn tiểu bang của Venezuela là Caracas, Vargas, Miranda và Zulia. Gần 10% trẻ em ở các bang này bị suy dinh dưỡng.
Báo cáo của Caritas cho biết mỗi tuần 5 hoặc 6 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng. Caritas dự đoán rằng 280,000 trẻ em cuối cùng có thể chết vì đói.
“Suy dinh dưỡng nơi trẻ em đã tăng 15% vào tháng Tám, do đó chúng tôi tuyên bố đây là một trường hợp khẩn cấp về nhân đạo. 33% trẻ em đã có mức tăng trưởng còi cọc. Sự thiệt hại này, dù là về thể xác hay tinh thần, sẽ đi kèm với họ trong suốt cuộc đời của họ.” Cô Rafalli cảnh báo.
Theo số liệu của Caritas, tỷ lệ tử vong nơi các sản phụ đã tăng 10% giữa năm 2006 và năm 1016. Tuy nhiên, trong năm qua con số này đã tăng vọt tới 65%.
Ngoài ra, 63% bệnh viện công không có nước uống, và 64% không có sữa cho trẻ em, 51% không có đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động.
8. Trước thềm chuyến tông du Miến Điện của Đức Thánh Cha, bà Aung San Suu Kyi thăm Rakhine
Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi đã đi thăm khu vực xung đột ở miền bắc bang Rakhine lần đầu tiên vào hôm thứ Năm 2 tháng 11, trong khi chính phủ của bà cho biết họ có kế hoạch hồi hương cho hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya đã chạy trốn bạo lực trong những tháng vừa qua.
Những động thái này cho thấy nhà cầm quyền Miến Điện đặc biệt quan tâm tới chuyến tông du của Đức Thánh Cha và muốn nhân cơ hội này thanh minh cùng cộng đồng quốc tế.
Bà Suu Kyi đã đến thành phố Sittwe là thủ phủ của bang Rakhine và sau đó đi đến phía bắc Rakhine, nơi có nhiều ngôi làng của người Hồi Giáo Rohingya. Trong chiến dịch tranh cử vào năm 2015, bà đã viếng thăm miền Nam Rakhine, nơi không có nhiều xung đột.
Chuyến đi của bà Suu Kyi gây bất ngờ cho các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, phát ngôn nhân của bà Suu Kyi là Zaw Htay giải thích rằng chính phủ không công bố trước kế hoạch của chuyến đi này với các phương tiện truyền thông vì những quan ngại về an ninh.
Hơn 600,000 người Rohingya từ miền bắc Rakhine đã trốn sang Bangladesh kể từ hôm 25 tháng 8, khi lực lượng an ninh Miến Điện bắt đầu những điều họ gọi là một chiến dịch “ra tay trước” nhằm đối phó với những cuộc tấn công của quân nổi dậy vào các đồn cảnh sát. Liên Hiệp Quốc cáo buộc chiến dịch này là một phản ứng không tương xứng và chỉ là cái cớ để che đậy một chính sách thanh lọc sắc tộc.
Chiến dịch của quân đội Miến Điện bao gồm việc đốt phá các ngôi làng Rohingya và những vi phạm nhân quyền tràn lan. Những người chạy trốn khỏi Rohingya đã mô tả những hành động tàn bạo của quân Miến Điện như hãm hiếp phụ nữ, đốt nhà và bắn chết những người đàn ông Hồi Giáo.
Bà Suu Kyi trong thời gian qua đã bị chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Họ yêu cầu bà phải làm nhiều hơn để chấm dứt bạo lực và lên án những người có trách nhiệm trong các vụ vi phạm nhân quyền.
9. Đức Hồng Y Giuseppe Betori khuyên các tín hữu đừng giữ tro người quá cố trong nhà
Hôm 2 tháng 11, lễ các đẳng linh hồn - Đức Hồng Y Giuseppe Betori, là Tổng Giám Mục của Florence đã khuyên các khuyên các tín hữu đừng chạy theo một trào lưu đang rất thịnh hành tại Italia là lưu giữ tro của những người quá cố trong nhà sau nghi thức hỏa táng.
Theo Đức Hồng Y Betori, hành động này làm tổn thương “phẩm giá bất khả xâm phạm của con người”.
Tòa thánh đã cho phép hỏa táng vào năm 1963 nhưng vẫn luôn dè dặt với thực hành này.
Một năm trước đây, Tòa Thánh đã đưa ra những hướng dẫn theo đó tro của người quá cố không thể bị rải tứ tán trong không trung, cũng không nên được lưu giữ tại nhà nhưng phải được đặt trong “những địa điểm linh thiêng” như nghĩa trang.
10. Huấn thị Ad resurgendum cum Christo - Để sống lại với Chúa Kitô
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Nhân tháng các linh hồn và nhân Đức Hồng Y Giuseppe Betori khuyên các tín hữu đừng giữ tro người quá cố trong nhà, trong phần cuối của chương trình, chúng tôi xin được trình bày chi tiết với quý vị và anh chị em Huấn thị “Ad resurgendum cum Christo”, nghĩa là “Để sống lại với Chúa Kitô” của bộ Giáo Lý Đức Tin.
Đối với câu hỏi được nhiều người nêu ra là an táng hay hỏa táng, Bộ Giáo Lý đức tin tái khẳng định lập trường của Giáo Hội là cổ võ việc an táng người chết thay vì hỏa táng.
Sau khi nhắc lại những lý do đạo lý khiến truyền thống của Giáo Hội cổ võ việc an táng người chết, Bộ giáo lý đức tin khẳng định rằng:
Việc hỏa táng không chạm tới linh hồn và không cản trở sự toàn năng của Chúa làm cho xác được sống lại, vì thế nó không phủ nhận khách quan đạo lý Kitô về sự bất tử của linh hồn và sự sống lại của thân xác. Việc hỏa táng không bị cấm, trừ khi hành động này được thực hiện trái với ý muốn của người quá cố hoặc người ta cố ý thực hiện nhằm chống báng đạo lý Kitô.
Tuy nhiên, Giáo Hội tiếp tục ưa chuộng việc chôn cất thi hài vì qua đó Giáo Hội bày tỏ sự quí trọng hơn đối với người quá cố.
11. Vấn đề tro cốt của người quá cố trong trường hợp hỏa táng
Huấn thị Ad resurgendum cum Christo của Bộ Giáo Lý đức tin xác quyết một cách mạnh mẽ rằng trong trường hợp phải hỏa táng, tro cốt người chết phải được giữ tại nghĩa trang hoặc tại nhà thờ và không được rải tro trong thiên nhiên.
Huấn thị khẳng định rằng “tro người chết theo luật phải được giữ ở một nơi thánh, nghĩa là tại nghĩa trang, hoặc trong một thánh đường hay một khu vực được thiết định với mục đích ấy, theo qui định của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội”.
“Việc giữ tro tại một nơi thánh có thể góp phần giảm bớt nguy cơ lén lút đưa người chết ra khỏi kinh nguyện và ký ức của thân nhân và cộng đoàn Kitô. Ngoài ra, người ta cũng tránh được tình trạng người chết có thể bị quên lãng hoặc thiếu tôn trọng, điều này có thể xảy ra nhất là khi thế hệ thứ nhất qua đi”.
“Vì những lý do nói trên, việc giữ tro người chết tại tư gia là điều không được phép. Chỉ trong những trường hợp hệ trọng và đặc biệt, do những hoàn cảnh văn hóa của địa phương, vị Bản Quyền (Đức Giám Mục giáo phận hoặc vị Tổng Đại diện), thỏa thuận với Hội Đồng Giám Mục hoặc với Hội đồng của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, có thể cho phép giữ tro ở tư gia. Nhưng tro hỏa táng không được phân tán ra giữa những người thân trong gia đình với nhau và luôn luôn phải đảm bảo sự tôn trọng và những điều kiện thích hợp để bảo tồn tro”.
12. Những lạm dụng trong trường hợp hỏa táng
Trong đoạn 7, Huấn thị dạy rằng “để tránh mọi thứ mơ hồ phiếm thần, duy thiên nhiên hay duy hư vô, các tín hữu không được phép tung tro trong không khí, trên mặt đất hoặc trong nước, hoặc theo một cách thức khác, hay giữ tro trong các đồ kỷ niệm, trong một nữ trang hoặc các vật dụng khác”
Sau cùng, trong trường hợp người quá cố đã công khai yêu cầu hỏa táng mình và tung tro của mình trong thiên nhiên, nhằm mục đích chống báng đức tin Kitô, thì không thể cử hành lễ an táng cho đương sự chiếu theo bộ Giáo Luật.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 9/11/2017
VietCatholic Network
23:03 08/11/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư 8 tháng11 năm 2017.
2- Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng “Kỳ lão” quốc tế.
3- Đức Thánh Cha mời gọi Cầu nguyện cho kitô hữu Á châu.
4- Hội nghị về giải giới vũ khí nguyên tử được họp tại Vatican.
5- Trước thềm chuyến tông du Miến Điện của Đức Thánh Cha, bà Aung San Suu Kyi thăm Rakhine.
6- Một số quá khích cố tình gây rối cuộc tông du cuả Đức Thánh Cha tại Miến Điện.
7- Thượng phụ Công Giáo đầu tiên được đón tiếp trên ‘miền đất của tiên tri Môhamét’.
8- Đức Hồng Y Giuseppe Betori khuyên, các tín hữu đừng giữ tro người quá cố trong nhà.
9- Đại hội Giới trẻ Toàn quốc Philippines 2017.
10- Vụ thảm sát tại một Thánh đường Tin Lành tại làng Sutherland Springs, Texas.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Cuộc Đời Chóng Qua.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết