Ngày 10-11-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật 32 Quanh Năm 11/11/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
01:02 10/11/2018
Bài Ðọc I: 1 V 17, 10-16

"Bà goá lấy bột làm một cái bánh nhỏ, rồi mang đên cho ông Êlia".

Trích sách Các Vua quyển thứ nhất.

Trong những ngày ấy, tiên tri Êlia chỗi dậy lên đường đi Sarephta. Khi ông đến trước cửa thành, ông thấy một quả phụ đang lượm củi; ông gọi bà và nói với bà rằng: "Xin đem cho tôi một ít nước trong bình để tôi uống". Ðương lúc bà đi lấy nước, ông gọi lại mà nói: "Xin cũng mang cho tôi một miếng bánh".

Bà thưa: "Có Chúa là Thiên Chúa hằng sống chứng giám: Tôi không có sẵn bánh, tôi chỉ còn một nắm bột trong hũ với một ít dầu trong bình. Này đây tôi lượm vài que củi về nấu cho tôi và con trai tôi ăn, rồi chết thôi".

Êlia trả lời bà rằng: "Bà đừng lo, cứ đi và làm như bà đã nói. Nhưng, với chút bột ấy trước hết hãy làm cho tôi một cái bánh nhỏ, đem ra đây cho tôi, sau đó hãy làm cho bà và con trai bà. Vì Chúa là Thiên Chúa Israel truyền rằng: 'Hũ bột sẽ không cạn và bình dầu sẽ không vơi đi cho đến ngày Chúa cho mưa xuống trên mặt đất'".

Bà đi làm theo lời ông Êlia; chính ông và bà cùng cả nhà đều đủ ăn; từ ngày đó hũ bột không cạn và bình dầu không vơi như lời Chúa đã dùng Êlia mà phán.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10

Ðáp: Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa! (c. 1).

Xướng:

1) Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức,

và ban cho những kẻ đói được cơm ăn.

Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội.

2) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù,

Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục,

Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân,

Thiên Chúa che chở những khách kiều cư.

3) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ,

và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân.

Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi,

Ðức Thiên Chúa của người sẽ làm vua

tự đời này sang đời khác.

Bài Ðọc II: Dt 9, 24-28

"Ðức Kitô chỉ tế lễ chính mình một lần để huỷ diệt nhiều tội lỗi".

Trích thư gửi tín hữu Do-thái.

Ðức Giêsu không tiến vào cung thánh do tay người phàm làm ra chỉ là hình bóng cung thánh thật, nhưng Người vào chính thiên đàng, để từ đây xuất hiện trước tôn nhan Thiên Chúa vì chúng ta. Người không còn hiến dâng chính mình nhiều lần, như vị thượng tế vào cung thánh mỗi năm một lần với máu không phải của mình. Chẳng vậy, từ tạo thiên lập địa, Người đã phải chết nhiều lần; nhưng từ nay cho đến tận thế, Người chỉ xuất hiện một lần tế lễ chính mình để huỷ diệt tội lỗi. Như đã quy định, người ta chỉ chết một lần thế nào, sau đó là phán xét, thì Ðức Kitô cũng hiến tế một lần như vậy, để xoá tội lỗi của nhiều người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, không phải để chuộc tội, nhưng để cứu độ những ai trông đợi Người.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Mt 24, 42a và 44

Alleluia, alleluia! - Các con hãy tỉnh thức và sẵn sàng: vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến. - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 12, 41-44 {hoặc 38-44}

"Bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, {Chúa Giêsu phán cùng dân chúng trong khi giảng dạy rằng: "Các ngươi hãy coi chừng bọn luật sĩ. Họ thích đi lại trong bộ áo thụng, ưa được bái chào ngoài công trường, chiếm những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc. Họ giả bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài sản của các bà goá: Họ sẽ bị kết án nghiêm ngặt hơn".}

Chúa Giêsu ngồi đối diện với hòm tiền, quan sát dân chúng bỏ tiền vào hòm, và có lắm người giàu bỏ nhiều tiền. Chợt có một bà goá nghèo đến bỏ hai đồng tiền là một phần tư xu. Người liền gọi các môn đệ và bảo: "Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa, còn bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống mình".

Ðó là lời Chúa.
 
CN 32B : hai bà góa, ba cách cho
LM. Anphong Nguyễn Công Minh
09:54 10/11/2018
Bài đọc I và bài Tin Mừng Chuá Nhật hôm nay, cho chúng ta hai khuôn mặt của hai bà góa. Một bà thời Cựu Ước, một bà thời Tân Ước.

1. HAI BÀ GÓA

-Khuôn mặt thứ nhất, đó là bà góa tại Sarepta.

Đọc bài I trong sách Các Vua quyển thứ I, ta thấy thật cảm động, Khi ấy hạn hán mấy năm liền, nên dân chúng đói, mà tiên tri Elia cũng đói. Ông liền đứng dậy đi Xa-rép-ta, vùng dân ngoại. Khi đến cổng thành, ông thấy có một bà goá đang lượm củi. Ông gọi bà ấy và nói : "Bà làm ơn đem bình lấy cho tôi chút nước để tôi uống." Bà ấy liền đi lấy nước. Uống xong, Êlia nói : "Bà làm ơn lấy cho tôi miếng bánh nữa !" Bà trả lời : "Có ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa hằng sống của ông tôi thề là tôi không có bánh. Tôi chỉ còn nắm bột trong hũ và chút dầu trong vò. Tôi đang đi lượm vài thanh củi, rồi về nhà nấu nướng cho tôi và con tôi. Chúng tôi sẽ ăn rồi chết." Ông Ê-li-a nói với bà : "Bà đừng sợ, cứ về làm như bà vừa nói. Nhưng trước tiên, bà hãy lấy những thứ đó mà làm cho tôi một chiếc bánh nhỏ, và đem ra cho tôi, rồi sau đó bà sẽ làm cho bà và con bà. Vì ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en phán thế này : "Hũ bột sẽ không vơi vò dầu sẽ chẳng cạn cho đến ngày ĐỨC CHÚA đổ mưa xuống trên mặt đất."

Bà góa này đã làm y như lời tiên tri Êlia, và đã xảy ra y như Êlia tiên tri.

-Khuôn mặt thứ hai là bà góa dâng tiền vào đền thờ.

Chúa Giêsu lúc bấy giờ đứng trong đền thờ và quan sát. Những người Do Thái giàu có thường tỏ ra rộng rãi trong việc dâng cúng. Họ bỏ vào hòm những đồng tiền vàng sáng chói. Thế nhưng điều đáng trách nơi họ, đó là họ muốn cho mọi người biết đến và lên tiếng ca tụng họ.

Trong khi đó, một bà góa nghèo tiến đến, gương mặt thì già nua, áo quần thì cũ kỹ, tất cả đều nói lên thân phận túng cực của bà. Bà bỏ vào hòm hai đồng xu nhỏ. Tính thành tiền đồng Việt Nam bây giờ (2015) thì hai xu khoảng hơn hai nghìn đồng giấy. Có lẽ chính bà cũng cảm thấy xấu hổ, vì số tiền không đáng là bao nhiêu. Thế nhưng bà tin tưởng rằng Chúa sẽ biết, bởi vì cái chẳng là bao nhiêu ấy lại là tất cả những gì bà thu quén được.

Chúa Giêsu đã gọi các môn đệ lại và nói cho các ông hay, chính bà góa này mới là người góp nhiều nhất, bởi vì tất cả những người kia chỉ góp phần nào cái dư thừa của mình. Còn bà góa này đang cơn túng thiếu, đã dâng tất cả những gì mình có để nuôi sống.

Điểm giống nhau giữa hai bà góa, là các bà đã dâng hiến cả những cái cần thiết nhất cho cuộc sống của mình. Bà góa tại Sarepta thì dâng nắm bột còn lại và tí dầu dính đáy. Còn bà góa tại đền thờ thì dâng những đồng tiền tuy nhỏ mọn nhưng lại cực cần thiết cho cuộc sống. Ở đây chính là “của ít lòng nhiều,” và hơn thế nữa, “của rất ít mà lòng bao la.” Mà ở đây cũng có thể khai thác khía cạnh “cách cho.” Người ta nói “của cho không bằng cách cho.” Có ít là ba cách cho.

II. BA CÁCH CHO

Có một cặp vợ chồng trở về quê thăm họ hàng. Họ xuống xe ngoài đường cái, đi bộ được một quãng thì trời đổ mưa tầm tã. Đêm đã khuya mà họ thì lại không quen thuộc đường lối. Thế là họ bèn gõ cửa một căn nhà có ánh đèn hắt ra. Khi họ bước vào thì gặp hai ông bà già. Trước lời xin trú ngụ qua đêm của cặp vợ chồng, hai ông bà đã vui vẻ nói: Được lắm, chúng tôi có sẵn một căn phòng trống.

Sáng hôm sau, cặp vợ chồng dậy sớm và chuẩn bị ra đi. Vì không muốn quấy rầy chủ nhà, người vợ đặt mấy chục ngàn lên bàn, rồi rón rén mở cửa bước ra. Và họ thực sự bỡ ngỡ khi nhìn thấy hai ông bà già đang co ro nằm ngủ trên sàn nhà. Thì ra hai ông bà già này đã nhường chỗ cho cặp vợ chồng trẻ. Còn mình thì phải nằm ngủ dưới đất.

Từ câu chuyện trên chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay, và chúng ta nhận thấy: giống như bà góa, đôi vợ chồng già không phải cho đi phần thừa thãi (tức căn phòng trống), mà cho đi chính tiện nghi ít ỏi của mình. Họ cho đi một cách quảng đại, vui vẻ và thực lòng. Nếu suy nghĩ, chúng ta thấy có ít là ba cách cho đi.

1) Cách thứ nhất là cho đi một cách bất đắc dĩ. Những người này thường nói: Tôi bực bội vì phải cho đi. Tôi miễn cưỡng phải cho đi. Họ cứ đứng lì ra đó, giờ này qua giờ khác, cho để họ đi cho rồi. Cho bất đắc dĩ. Nhiều khi còn ném tiền để họ phải cúi xuống nhặt.

2) Cách thứ hai là cho đi vì bổn phận. Những người này thường bảo: Tôi buộc phải cho. Họ cho, mà lòng nặng trĩu vì bổn phận trói buộc. Là bà con, họ xin, tôi có bổn phận phải cho. Người ta xin, tôi là linh mục có bổn phận phải cho để làm gương. Các người ăn xin khá khôn lẻo khi tìm đến nơi anh chị hẹn hò để xin. Anh thường phải cho vì bổn phận, tức vì sĩ diện trước bạn gái của mình.

3) Sau cùng, cách thứ ba đó là cho đi với tình yêu thương. Những người này thường vui vẻ nói: Tôi muốn cho đi. Họ cho đi với tất cả tấm lòng chân thành của mình. Không phải vì ép buộc, cũng không phải vì bổn phận thúc đẩy, mà vì yêu thương. Mà với yêu thương, một đồng xu cũng gây nên bão. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã là một ví dụ. Nhặt một cọng rác, một cây kim… vì lòng mến cũng có giá trị cứu một linh hồn. Lòng yêu mến sẽ là như cây đũa thần, biến những hy sinh nhỏ bé và những công việc tầm thường của chúng ta trở thành những sợi chỉ vàng, dệt nên tấm vải cuộc đời và làm cho cuộc đời chúng ta thực sự có được một giá trị to lớn trước mặt Thiên Chúa.

Cho đi không phải chỉ là tiền bạc, của cải, mà nhiều thứ giá trị hơn, -với lòng yêu mến. Có một bài thơ diển tả những cho đi, những quà tặng, thật ý nghĩa :

Quà tặng đẹp nhất

Cho kẻ thù, chính là sự tha thứ.

Cho bạn bè chính là sự trung thành.

Cho các em nhỏ chính là gương sáng.

Cho người cha chính là lòng tôn kính.

Cho người mẹ chính là tình yêu.

Và cho người chung quanh chính là đôi tay của chúng ta.

Hãy cứ cho đi một cách quảng đại, chắc chắn Chúa sẽ không bao giờ chịu thua trước sự rộng rãi của chúng ta. Bởi vì,

Khi tôi xin một bông hoa nhỏ, thì Ngài cho cả bó to bông.

Khi tôi xin một giọt nước, thì Ngài cho cả đại dương.

Khi tôi xin một hạt cát, thì Ngài cho cả sa mạc.

Và khi tôi xin ăn, thì Ngài ban cho cả Thịt Máu Ngài.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Pew: Hoa Kỳ là quốc gia sùng đạo nhất trong các nước dân chủ Tây phương giàu có
Lệ Hằng, F.M.A.
16:12 10/11/2018
Trung tâm Pew, cơ quan chuyên nghiên cứu về các vấn đề xã hội, tôn giáo và ý kiến công cộng có trụ sở tại Washington, DC vừa công bố kết quả cuộc nghiên cứu mới nhất của họ, cho thấy người dân Mỹ trong thực tế là những người sốt sắng tham gia vào các buổi lễ và sinh hoạt tôn giáo hơn hẳn người dân các nước dân chủ Tây phương giàu có khác như Canada, Úc, và các nước Âu Châu.

Theo nghiên cứu này, hơn một nửa số người Mỹ trưởng thành (55%) cho biết họ vẫn cầu nguyện hàng ngày, so với 25% ở Canada, 18% ở Úc và 6% ở Anh. Căn cứ trên các con số thống kê đưa ra, thói quen cầu nguyện hàng ngày của người Mỹ, trong thực tế cũng giống như dân chúng ở nhiều quốc gia nghèo, chậm phát triển như Nam Phi (52%), Bangladesh (57%) và Bolivia (Nam Mỹ- 56 %) - so với các quốc gia giàu có hơn.

Như thế, Hoa Kỳ là nước duy nhất trong số 102 quốc gia được PEW khảo sát có số dân chúng vừa giàu có vừa cầu nguyện thường xuyên cao hơn mức trung bình trên thế giới. Ở mỗi nước được khảo sát khác với tổng sản lượng quốc gia hơn 30.000 USD cho mỗi đầu người, chỉ có ít hơn 40% người trưởng thành nói rằng họ cầu nguyện mỗi ngày.

Khuynh hướng sùng đạo hơn của người Mỹ so với nhiều nước Tây phương khác đã thu hút các nhà khoa học xã hội . Một lập luận phổ biến trong số những nhà xã hội học đương đại là sự tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ đã cho phép các tôn giáo được tự do truyền đạo mà không có sự can thiệp của chính quyền, tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận gần gũi để tìm hiểu sâu sắc hơn về tôn giáo. Một số những nhà xã hội học khác gần đây cho rằng có mối tương quan giữa mức thu nhập của người Mỹ với việc sùng đạo của họ. Theo những khoa học gia này, càng những người có thu nhập thấp thì càng sốt sắng cầu nguyện hơn những người có thu nhập cao. Những khám phá từ cuộc khảo sát của PEW cho thấy một thực tế trong đời sống tâm linh của người Mỹ không giống như nhận xét của những khoa học gia nói trên.

Vào năm 1966, tạp chí Time đã nổi tiếng với cuộc khảo sát liệu Hoa Kỳ có đang trở nên thế tục hóa hay không khi tạp chí này đăng câu hỏi “Chúa Đã Chết Rồi Sao?” ngay trên trang bìa. Tuy nhiên, câu hỏi này đã bị cho là quá hấp tấp: Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia duy tâm mạnh mẽ và có nhiều người mộ đạo nhất trong tổng số các nước dân chủ phương Tây giàu có nhất thế giới.

Tại Việt Nam thì sao? Cuộc khảo sát cho thấy Việt Nam nằm ở gần chót của cả hai nấc thang thu nhập (tổng sản phẩm quốc nội là 5 ngàn đô một năm cho mỗi đầu người) và tỷ lệ người trưởng thành với thói quen cầu nguyện hàng ngày ở mức khoảng 14%. So với Trung cộng (14 ngàn đô, 1%); Vương quốc Anh (41 ngàn đô và 6%); Thuỵ điển (58 ngàn đô và 7%); Afghnistan ở mức nghèo nhất nhì thế giới (2 ngàn đô) nhưng lại là dân tộc sùng đạo nhất với khoảng 96% người cầu nguyện hàng ngày.


Source: Pew Research Center Americans are far more religious than adults in other wealthy nations
 
Công an Trung Quốc bắt 4 linh mục hầm trú
Anthony Nguyễn
16:45 10/11/2018
Bốn linh mục thuộc Giáo Hội Công Giáo hầm trú ở tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc đã bị công an Trung Quốc giam giữ đưa đi học tập cải tạo.

Bản tin của Asia News hôm 5 tháng 11 cho biết các ngài bị bắt để cán bộ “truyền bá chính sách tôn giáo của chính phủ Trung Quốc” vì cho đến nay các ngài vẫn tiếp tục từ chối ghi danh vào Hiệp hội Công Giáo Yêu nước.

Trong số 4 linh mục bị bắt có hai vị thuộc giáo phận Tuyên Hoá (Xuanhua 宣化) và hai vị còn lại thuộc giáo phận Tây Loan Tử (Xiwanzi 西彎子).

Trong khi đó, Asia News ghi nhận hàng loạt các nhà thờ Công Giáo tại các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Quý Châu, Thiểm Tây và Sơn Đông đã bị triệt hạ sau khi thỏa thuận Vatican - Trung Quốc được ký kết hôm 22 tháng 9.

Thỏa thuận trên đã được ký kết trong bối cảnh người Công Giáo Trung Quốc và các nhóm tôn giáo thiểu số khác, đáng chú ý là những người Hồi giáo Tân Cương, đang phải chịu đựng một sự đàn áp gay gắt nhất trong nhiều thập kỷ qua. Nghiêm trọng nhất là việc Trung Quốc giam giữ một triệu người Tân Cương trong các trại cải tạo tẩy não, một hành động có thể cấu thành các tội ác chống lại nhân loại.

Ký kết thỏa hiệp với một thế lực tàn bạo như thế, Tòa Thánh đã bị các nhóm nhân quyền trên thế giới phê phán mạnh mẽ. Một số nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng lên tiếng chỉ trích, bao gồm cả Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, giám mục hiệu tòa của Hương Cảng.


Source: Asia News Hebei, four underground priests disappear in police custody
 
Top Stories
Taïwan oscille entre espoir et inquiétude
Eglises d'Asie
09:53 10/11/2018
Publié le 10/11/2018 -- L’accord signé entre le Vatican et la Chine sur la nomination des évêques le 22 septembre dernier a été accueilli diversement à travers le monde, a fortiori à Taïwan qui est un allié diplomatique du Saint-Siège depuis 76 ans et qui compte fermement sur ces relations officielles dans un contexte diplomatique délicat. Les réactions sont donc dans l’ensemble mitigées entre les considérations d’ordre diplomatique, le point de vue des enjeux de cet accord pour la communauté chrétienne du monde chinois ou encore en ce qui concerne l’évolution des relations entre Taïwan et le Vatican sur le long terme.

Si l’annonce de la signature de l’accord provisoire entre le Vatican et la Chine a surpris la communauté internationale du fait que les négociations existaient de longue date sans jamais réussir à se concrétiser, force est de constater que Taïwan s’y préparait non sans une certaine résignation. Ainsi, dès le mois de mai, lors de la visite ad limina des évêques taïwanais à Rome, l’archevêque de Taipei Mgr John Hung Shan-chuan demandait au Pape François de « n’abandonner Taïwan dans aucune circonstance » et au Vatican de « protéger Taïwan » dans les discussions sino-vaticanes, selon ses propos confiés à Radio Free Asia au retour de la délégation épiscopale à Taïwan.

Une affaire d’ordre pastoral qui cache mal la crainte des autorités taïwanaises

En réponse, lors de la signature de l’accord, le Vatican a précisé que l’entente portait sur des considérations religieuses et n’impliquait aucun volet d’ordre politique ni ne constituait une reconnaissance diplomatique entre Rome et Pékin, ce que Taïwan considère comme une concession majeure de la partie chinoise qui avait toujours exigé du Saint-Siège qu’il rompe tout lien avec l’île comme condition préalable aux négociations par le passé. Le but affiché du Vatican est d’encourager la réconciliation et l’unité des catholiques chinois, divisés entre l’Église souterraine fidèle au Pape et l’Église patriotique fidèle au parti communiste. Cette volonté d’améliorer le sort des catholiques chinois et l’expression de la liberté de croyance trouve d’ailleurs un écho très favorable à Taïwan, tant du côté des autorités politiques que du côté des catholiques qui se prononcent en majorité en faveur de cet accord. S’ils ne représentent qu’à peine 2 % des 23,5 millions de Taïwanais, les catholiques de l’île estiment en effet capital d’encourager la liberté de religion sur le continent chinois et affichent un réel espoir de voir les répressions cesser et la situation s’améliorer grâce à cet accord. Toutefois, cet optimisme reste très mesuré du fait qu’aucun signe ne semble aller dans ce sens à l’heure actuelle. Lors de sa visite au Vatican en octobre dernier à l’occasion de la canonisation du pape Paul VI et de six autres bienheureux, le vice-président taïwanais Philip Chen Chien-jen, de confession catholique, s’est félicité de l’aspect évangélique de cet accord entre le Vatican et la Chine en évoquant l’image biblique du Bon Pasteur qui rassemble toutes ses brebis, ces dernières écoutant sa voix. Par cette visite officielle et l’audience que le vice-président taïwanais a pu avoir avec le pape François avant la cérémonie de canonisation le 14 octobre, Taïwan compte afficher sa détermination à renforcer ses liens et échanges avec le Saint-Siège pour ne pas rester en marge du rapprochement entre Rome et Pékin. De son côté, le Vatican a envoyé des signaux positifs à Taïwan en accueillant chaleureusement Chen Chien-jen et en soignant son séjour au Vatican.

Un contexte diplomatique délicat pour Taïwan

Néanmoins, ce qui peut sembler comme une avancée ou un atout pour Taïwan par cet accord non conditionné à une rupture diplomatique entre le Saint-Siège et Taipei, pourrait ne pas l’être en réalité. Certains observateurs notent en effet que sous couvert d’un accord d’ordre religieux, Pékin développe une double stratégie visant à terme à envoyer un message clair mais en filigrane à Taipei. Depuis l’accession de la présidente Tsai Ing-wen à la tête de Taïwan en mai 2016, Pékin a réussi à arracher à Taipei cinq alliés diplomatiques dont trois cette année (Sao Tomé et Principe, le Panama, la République dominicaine, le Burkina Faso et le Salvador). D’où l’inquiétude des autorités taïwanaises de voir l’accord signé entre le Vatican et la Chine se transformer sur le moyen ou long terme en une reconnaissance officielle qui impliquerait la perte pour Taïwan de son unique allié officiel en Europe. Inexorablement, même si le Vatican a souligné le caractère strictement pastoral de cet accord historique mais provisoire à plusieurs reprises, il n’empêche qu’il constitue un levier de pression non négligeable pour la Chine sur la question de Taïwan. Certains observateurs y voient d’ailleurs une stratégie de Pékin, conscient que le maintien des liens diplomatiques avec le Saint-Siège s’avère crucial pour Taipei qui voit son espace international et le nombre de ses alliés se réduire à peau de chagrin. Dans ce contexte, l’accord peut être interprété comme un avertissement indirect de la Chine à Taïwan que les velléités du mouvement indépendantiste renforcé depuis l’élection du DPP à la présidence et majoritaire au Parlement sont vouées à l’échec. À ce titre, le père Paul Xie, un prêtre chinois, confiait récemment à UCAnews que « l’idée que des relations diplomatiques entre la Chine et le Vatican puissent être établies à tout moment est devenue une épée de Damoclès au-dessus de Taïwan. »

Des relations stables et fructueuses sur le partage des mêmes valeurs

En dépit de ce contexte diplomatique complexe, Rome ne délaisse pas l’Église de Taïwan pour autant. Même si la présence du Saint-Siège sur l’île a été rétrogradée au rang de « chargé d’affaires par intérim » pour diriger la nonciature de Taipei (ce qui laisse une certaine liberté d’action au Vatican de nommer un nonce apostolique – donc au rang d’ambassadeur – à Taipei ou ailleurs, une souplesse vis-à-vis de la Chine depuis 1971 et l’accession de la Chine à l’ONU, sans diminuer la teneur des relations officielles entretenues avec Taïwan depuis 1942), les actions et échanges entre Rome et Taipei restent importants sur les plans humanitaire et religieux ou encore culturel et éducatif. Taïwan apporte ainsi son aide aux réfugiés, aux victimes de catastrophes naturelles et aux démunis à travers le monde et soutient l’action humanitaire du Vatican en passant par les ONG de l’île, faute de pouvoir proposer une aide directe de l’État à cause des pressions de la Chine. Au niveau des échanges, l’accord entre la Chine et le Vatican n’a pas mis un terme aux programmes en cours, et le Saint-Siège a fait part de son intention de poursuivre son partenariat avec Taïwan. À ce titre, l’île a par exemple accueilli le mois dernier le tout premier dialogue international chrétien-bouddhiste pour les religieuses coorganisé par le Conseil pontifical pour le dialogue interreligieux et qui a réuni 70 religieuses catholiques et nones bouddhistes sur le thème de l’action contemplative et du rôle des femmes dans la vie religieuse catholique et bouddhiste.

C’est d’ailleurs sur ce partage des mêmes valeurs prônées entre Taipei et le Saint-Siège qu’insistent les autorités taïwanaises pour tenter de renforcer les échanges et programmes de coopérations avec le Vatican. Dans un discours prononcé lors d’un banquet d’État organisé par l’ambassade taïwanaise près le Saint-Siège, le vice-président Chen Chien-jen affichait la détermination de l’île « en tant que modèle de liberté de religion et d’harmonie » à continuer d’approfondir « les échanges de fond avec le Vatican et le partenariat bilatéral pour promouvoir la paix ainsi que les œuvres humanitaires et caritatives ». Taïwan cherche à multiplier les signes de bonne volonté et les gages de stabilité des relations avec le Vatican et l’Église catholique en général, à l’instar de la grande réception tenue au Palais présidentiel par la Présidente Tsai Ing-wen en l’honneur des missionnaires catholiques étrangers présents de longue date sur l’île. C’est même le 1er octobre, jour où les catholiques célèbrent sainte Thérèse de Lisieux, patronne des missionnaires, que la Présidente a choisi d’adresser la reconnaissance de la nation à ces missionnaires tout donnés à l’éducation, aux soins médicaux, au service auprès des personnes handicapées, des personnes âgées et des plus démunis.

Un héraut de paix muselé sur la scène internationale

Autrement dit, l’accord entre le Vatican et la Chine ne revêt pas d’impact direct sur les relations entre Taïwan et son seul et précieux allié en Europe. L’évolution de ces relations ainsi que de l’Église de Taïwan s’inscrit dans la continuité des échanges bâtis depuis 76 ans. Néanmoins, Taïwan ne peut pas se permettre le luxe de s’opposer frontalement à l’accord en en soulignant les risques, et préfère adopter le même espoir de voir l’émergence de la liberté de croyance en Chine et d’unité des chrétiens du continent, mais aussi du monde chinois dans son ensemble. À cet égard, la communauté chrétienne caresse l’espoir d’être plus encore la plateforme d’accès du monde chinois à l’Évangile, à l’Église et donc, d’épouser le rôle de trait d’union privilégié entre Rome et les deux Églises chinoises. Pour les fidèles taïwanais, l’essentiel est de vivre et de partager leur foi, mais ils ne cachent pas qu’une rupture diplomatique au profit d’une reconnaissance de Pékin serait vécue comme un sentiment d’abandon du pape à leur égard, ce qui serait difficile à comprendre et accepter. Finalement, sur le plan politique, Taipei n’a pas réellement d’intérêt dans le dernier rapprochement entre le Vatican et la Chine et sa seule marge de manœuvre consiste à « maintenir et poursuivre la démocratie qui suscite l’admiration du monde » et espérer que « si la liberté religieuse en Chine continentale se concrétise un jour (…), elle apporte une certaine paix politique interdétroit » comme l’analyse Alexandre Chen Tsung-ming, chercheur à l’Institut Ferdinand Verbiest.

(Source: Eglises d'Asie le 10/11/2018 / François-Xavier Boulay)
 
Vietnam: L’Église vietnamienne, une Église familiale
Eglises d'Asie
09:59 10/11/2018
Publié le 10/11/2018 -- Du nord au sud du Vietnam, les vocations sont nombreuses et de qualité, les religieuses jeunes et nombreuses. Ces jeunes générations n’ont pas connu les persécutions. Les prêtres sont nombreux et entreprenants, portés et respectés par leurs communautés, elles-mêmes fortes de fidèles très pratiquants, généreux et organisés. Cette Église familiale vit dans une société filiale, fondée sur le culte des ancêtres et des morts, sur le respect des anciens.

Au Vietnam, l’Église ne se cache pas, pas plus à Hanoï qu’ailleurs. À la périphérie de cette mégapole de huit millions d’habitants, en développement constant, le grand séminaire de Co Nhué, immense bâtisse moderne construite en 2006, accueille, en ce début septembre, la messe de rentrée. Plus de 300 jeunes hommes en soutane noire se pressent dans un joyeux brouhaha. Au Nord Vietnam, deux autres grands séminaires, à Bui Chu et Thai Binh, accueillent, eux aussi, respectivement 174 et 70 étudiants. C’est l’évêque jésuite du diocèse voisin de Bac Ninh, Mgr Cosma Hoang Van Dat, qui donne la leçon inaugurale. Cet ancien étudiant du Centre Sèvres, à Paris, propose une méditation sur la porte étroite. Mais c’est plutôt un vaste portail qu’ont franchi ces jeunes gens. Issus de familles nombreuses catholiques, ils ont choisi cette voie, portés par leurs familles, leurs paroisses et leurs prêtres. Derrière la houle vigoureuse des chants, entonnés à tue-tête, comme dans toutes les célébrations vietnamiennes, transparaît la tranquillité d’une vie sereinement choisie.

Saïgon : 1 000 prêtres, 300 séminaristes, 7 000 religieuses

Ainsi Joseph Nguyen Van Tanh, 26 ans : « Quand j’étais lycéen, mon curé m’a posé la question de la vocation. J’ai dit oui. Ma famille me soutient pleinement. Pour moi, être prêtre, c’est obéir aux ordres de l’évêque ! » Son voisin, Joseph Luong Vanh Huan, a 29 ans. Il était étudiant en agronomie, ancien enfant de chœur : « J’aime bien la vie consacrée, sa sincérité. Je veux vivre l’amour pour le Christ. » Aucun d’entre eux n’a rencontré le moindre problème avec les autorités. « Cette génération n’a pas connu les difficultés et les persécutions vécues par leurs prédécesseurs », constate leur professeur de philosophie, le P. Joseph An Vu Cong. À l’opposé du sort vécu par le recteur du séminaire depuis 2006, Mgr Laurent Chu Van Ninh, âgé bientôt de 75 ans, évêque auxiliaire d’Hanoï : il a dû attendre trente années l’autorisation d’entrer au séminaire…

Le clergé vietnamien, s’il est aujourd’hui prospère, souffre ainsi d’un « trou de génération » : entre 1954 et les années 2000, c’est au compte-gouttes que les autorités communistes, après avoir fermé les séminaires et confisqué les bâtiments, délivraient les autorisations de formation et d’ordination. Plus rien de tel depuis une dizaine d’années. Pourtant, les recteurs de séminaire sont bien conscients des limites de cette période féconde. Mgr Laurent Vaan Ninh le reconnaît : « Quand la vie est facile, il y a moins de vocations. » Son homologue de Ho-Chi-Minh-Ville (1 000 prêtres, 300 séminaristes, 7 000 religieuses), le P. Joseph Trac, constate : « Les familles catholiques font moins d’enfants. Nous aurons donc moins de vocations. » À ses côtés, le P. Nguyen Thanh Sang, enseignant en théologie morale, désigne la mégapole riche et survoltée qui entoure le havre de paix du séminaire : « Avec l’argent roi, les meilleurs peuvent devenir très riches. Autrefois, ils entraient au séminaire. Aujourd’hui, c’est moins évident. »

« Pourquoi sommes-nous catholiques ? »

À une heure d’autoroute de Ho Chi Minh Ville, le grand séminaire de Xuan Loc dresse ses imposants bâtiments au cœur du delta du Mékong, où ont afflué, après 1954, des centaines de milliers de catholiques fuyant le communisme au Nord. Plus de 400 séminaristes y préparent leur ordination. Mais Mgr Joseph Dinh Duc Dao, qui fut recteur de ce séminaire avant d’être évêque, se veut lucide : « Nos vocations viennent des familles du Nord. Mais notre diocèse rural devient urbain. Le vent de la sécularisation, de l’attrait des richesses, souffle ici comme ailleurs. » Pour l’instant, se rassure-t-il, « paroisses et familles sont les deux réalités vitales de la foi. » Pour combien de temps encore ? Les évêques vietnamiens ne se voilent pas la face. D’où l’ambitieux projet du tout nouvel Institut catholique du Vietnam, né il y a trois ans à Hô Chi Minh ville, dont l’évêque de Xuan Loc est aussi le recteur. Tout juste autorisé par le pouvoir communiste, jusque-là plus que réticent à toute incursion de l’Église dans le domaine de l’enseignement, a fortiori supérieur, il veut répondre à une nécessité vitale pour l’avenir de l’Église, pointée par Mgr Dinh Duc Dao : « Après les guerres, le communisme, le temps est venu de développer ce que nous n’avons pas développé auparavant. Car tous les pays sont exposés à tous les courants d’idées : nous devons encourager nos prêtres, nos fidèles, à réfléchir plus. La tradition seule n’est pas suffisante. Nous devons entrer en dialogue avec les mouvements culturels, avec les institutions culturelles contemporaines, nous consacrer à la recherche. Les acteurs de la pastorale n’ont pas le temps pour cela. La vie a changé, notre ‘foi pastorale’ doit également changer. Nous devons pouvoir nous interroger : pourquoi sommes-nous catholiques ? »

Cette question, les prêtres vietnamiens ne se la posent pas encore, tant la réponse est aujourd’hui évidente. À 35 km au sud de Hanoï, le P. Joseph Dao Ba Thuyet est responsable de la paroisse de Hoang Nguyen. Dans ce delta du Fleuve Rouge où le P. Théophane Vénard, l’une des figures de proue des Saints Martyrs du Vietnam où a vécu, été arrêté puis exécuté, le curé quadragénaire affiche sa fierté d’être « un héritier de Théophane Vénard, qui a laissé ici une paroisse pleine de vertus ». Dans cette plaine rizicole où les clochers piquent l’horizon des rizières, il a terminé en 2012 la construction d’une nouvelle église. Sobre, celle-ci n’a coûté que 650 000 dollars : « Les fidèles ont donné beaucoup d’heures de travail gratuit ! » se réjouit le curé. Et ils ont également été généreux. Sa paroisse compte 5 300 baptisés « pratiquants à 95 % » sourit-il. Responsable de la Caritas du secteur, il entretient de bonnes relations avec les autorités, qui ont facilité la création d’une maison d’accueil pour une trentaine de personnes handicapées. Elle est animée par des Filles de la charité. « Un curé, au Vietnam, n’est jamais seul, conclut l’un de ses confrères et voisin. Il est toujours entouré d’équipes pastorales actives, de religieuses, de séminaristes. Il y a un très grand respect pour notre personne », explique-t-il.

6 000 Amantes de la Croix

De fait, sans les religieuses, l’Église du Vietnam ne serait pas ce qu’elle est. Face à l’archevêché de Hanoï, une école maternelle pimpante accueille chaque matin deux cents enfants de 2 à 5 ans. Ces établissements, animés par des religieuses, ici les Amantes de la Croix, sont nombreux à travers le pays. Pour cette tranche d’âge, les autorités ne disposent pas d’un réseau suffisant pour répondre à la demande. Elles laissent donc l’Église développer son savoir-faire. Sœur Thérèse Vu Thi Dinh, membre du Conseil de la Congrégation, est la supérieure de cette communauté, l’une des quarante présentes dans le diocèse de Hanoï, regroupant 600 religieuses, dont 200 novices. Les Amantes de la Croix ont été fondées en 1670 par Mgr Lambert de La Motte, l’un des fondateurs des Missions Etrangères de Paris. Aujourd’hui, elles sont 6 000 dans tout le Vietnam, jeunes pour la plupart, à l’œuvre dans le service aux plus pauvres, les écoles maternelles, les dispensaires, auprès des minorités ethniques, le soin aux malades, la catéchèse.

En un mot, Sœur Thérèse résume : « Nous faisons tout ce que les évêques et les prêtres demandent. » Pour son établissement, la demande est si forte que les sœurs ont mis en œuvre un vaste programme immobilier de rénovation. « Le gouvernement ne nous pose plus de problème », constate Sr Thérèse. « Les difficultés viennent plutôt de la société. » Pourtant, même si celle-ci est gagnée par le culte de l’argent facile, elle reste, à ce jour, fondée sur les valeurs traditionnelles de l’univers confucéen : le respect dû aux aînés, aux ancêtres, à la famille. Ainsi, Joseph, jeune cadre à Saïgon et catholique pratiquant, veille-t-il, chaque année, à célébrer comme il se doit l’anniversaire de ses aïeux décédés. Avec l’autel des ancêtres, qui figure en bonne place à son domicile, il marque ainsi son appartenance à une harmonie universelle dans laquelle le christianisme, fondé sur la filiation, incarnée et spirituelle, trouve subtilement sa place.

(Source: Eglises d'Asie 10/11/2018 / Frédéric Mounier)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Bạn Người Cùi Việt Nam Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
01:07 10/11/2018
Melbourne, một ngày trời rất đẹp, đẹp như nghĩa cử và lòng của mọi người trong Hội Bác Ái Thánh Martin tiền thân của Hội Bạn Người Cùi Việt Nam tại Melbourne. Với đủ mọi thành phần nam, phụ, lão, ấu, đã từ khắp mọi vùng, kéo về ngôi Nhà thờ Thánh Đa Minh cổ kính tại Vùng Camberwell để cùng nhau dâng thánh lễ tạ ơn, mừng bổn mạng Thánh Martin lần thứ 28, vào lúc 11 giờ, sáng Thứ Bảy Ngày 10/11/2018.

Xem hình

Thánh lễ đồng tế do Linh mục Phê Rô Nguyễn Văn Toàn, Tuyên úy Hội Bạn Người Cùi Việt Nam – Úc Châu chủ tế, cùng với Linh mục Phạm Hữu Trường và Nguyễn Văn Cung đồng tế. Phụ trách thánh ca vẫn là Ca đoàn Cung Chiều, ca đoàn đã gắn bó với hội trong suốt thời gian 28 năm qua.

Qua phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục Phạm Hữu Trường đã kể lại một câu chuyện của một cậu bé tìm Mẹ, đã nhân rộng những lời nhắn từ một người ra đến hàng vạn người. Công việc mà chúng ta đang làm hôm nay, lúc đầu chỉ có mấy người làm, với ước mơ nhỏ bé là làm sao xoa dịu được phần nào nỗi đau của những anh em bất hạnh nơi quê nhà. Thời gian thấm thoát đã qua 28 năm trường, chúng ta đã chung tay giúp sức để làm cho những người bạn cùi nhiều chương trình ngắn hạn và cả những chương trình dài hạn.

Sau phần chia sẻ của Linh mục Phạm Hữu Trường. Hội đã cho chiếu các hình ảnh trong năm mà đích thân Linh mục Tuyên Úy Nguyễn Văn Toàn đã đến tận những vùng xa xôi để gặp gỡ thăm hỏi và trao những phần qùa nhỏ bé cho những gia đình Người Cùi trên vùng cao nguyên Việt Nam. Những chương trình nước sạch, những nhà trẻ nuôi dưỡng các em, cho các em ăn, dậy các em học, ăn ở vệ sinh và nhất là ngăn ngừa sự lây lan bệnh tật từ cha mẹ các em truyền qua.

Cuối lễ, ông Đoàn Hùng đã lên báo cáo tài chánh trong tài khóa 2017 – 2018. Với ngân khoản quyên góp trong thánh lễ, quyên góp ngoài thánh lễ được AUD 42, 270.00. Quỹ đã chi hết và còn âm 130 AUD.

Sau lễ, trước khi dự bữa ăn trưa nhẹ cùng nhau. Mọi người được mời đến trước tượng đài Thánh Martin để đọc kinh và hát mừng bổn mạng. Sau đó trở lại bên khuôn viên nhà Dòng để cùng nhau ăn trưa và hàn huyên tâm sự
 
Tổng Giáo phận Hà Nội phản đối việc chiếm cướp đất nhà thờ tại 29 Phố Nhà Chung
JB. Nguyễn Hữu Vinh /RFA
16:27 10/11/2018
Tổng Giáo phận Hà Nội phản đối việc chiếm cướp đất nhà thờ tại 29 Phố Nhà Chung

Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đã Đơn Kiến nghị khẩn cấp số VP2018/11CQ do Đức Hồng Y Phê rô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội và Đức Giám Mục Phụ Tá Laurenxo Chu Văn Minh ký tên thay mặt hàng linh mục Tổng Giáo phận Hà Nội và toàn thể giáo dân gửi đến Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và các cơ quan chính quyền Hà Nội phản đối mạnh mẽ việc chính quyền Hà Nội đã ngang nhiên xây dựng trên đất đai và cơ sở của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.

Văn bản cho biết: Nhà cầm quyền Hà Nội đã tự ý xây dựng tại 29 phố Nhà Chung, là khu đất thuộc quyền sở hữu của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội được chứng nhận tại bằng khoán điền thổ số 1794, quyển 9, trang 191.

Đây là cơ sở Trường Dũng Lạc của Tổng Giáo phận Hà Nội.

Cho đến nay, Tòa TGM Hà Nội chưa hề có bất cứ một văn bản nào về việc hiến, tặng, cho hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất và tài sản tại đây cho bất cứ ai.

Việc xây dựng đã được tiến hành lén lút, bởi dự án không có bất cứ một thông báo, bản vẽ và những thông tin cần thiết theo luật định cho việc tiến hành một dự án.

Đặc biệt, đây là khu đất của Tòa Tổng giám mục Hà Nội đã bị chiếm cướp làm trường học và nay tự ý xây dựng công trình nào đó mà Tòa TGM không hề được thông qua, người dân không hề được biết.

Ngang nhiên hơn nữa, để xây dựng công trình này, chính quyền Hà Nội đã tự ý xây bịt lối đi, đưa máy móc vào hoạt động như chỗ không người.

Hình chụp đơn kiến nghị của Tổng Giám mục Hà Nội gửi lãnh đạo Hà Nội hôm 5/11/2018Hình chụp đơn kiến nghị của Tổng Giám mục Hà Nội gửi lãnh đạo Hà Nội hôm 5/11/2018 Blog J.B Nguyễn Hữu Vinh

Cần nhớ rằng, trước đây, cuối năm 2007 và năm 2008, Tòa TGM Hà Nội đã yêu cầu chính quyền Hà Nội trả lại Tòa Khâm sứ thuộc Tòa TGM Hà Nội bị nhà cầm quyền Hà Nội chiếm để làm nơi ăn chơi nhảy múa, khiêu khích cơ sở tôn giáo tôn nghiêm tại đây và sau đó bán cho một cơ sở tư nhân.

Toàn thể giáo dân Hà Nội cũng như giáo dân cả nước đã cực lực phản đối dưới sự hướng dẫn của Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Việc phản đối kéo dài đã gây nên những căng thẳng và đã thể hiện tinh thần của Giáo dân, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Sự phản ứng mạnh mẽ của nhiều cơ quan ngoại giao, các nước quan tâm đã buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải nhả miếng đất vàng của tôn giáo định chia chác này và biến thành một vườn hoa khẩn cấp.

Cho đến nay, người dân Hà Nội vẫn gọi đó là Vườn hoa ô nhục của chính quyền Hà Nội.

Kể từ sau sự kiện đó, nhà cầm quyền Hà Nội đã hòa hoãn với Giáo Hội Công Giáo bằng nhiều hình thức, đặc biệt là xoa dịu Giáo Hội Công Giáo bằng nhiều mưu đồ khác nhau.

Cho đến nay, khi mà mọi việc đã tạm lắng xuống, nhà cầm quyền Hà Nội nhầm tưởng rằng có thể khuynh loát được Giáo Hội Công Giáo tại đây. Vì thế nhà cầm quyền Hà Nội lại tiếp tục âm mưu mới với những cơ sở tôn giáo của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung và TGP Hà Nội nói riêng.

Việc nhà cầm quyền Hà Nội lại bắt đầu chiến dịch cướp đất đai, tài sản của Giáo Hội Công Giáo một lần nữa, báo động cho tất cả giáo dân, giáo hội và những người quan tâm về những âm mưu dai dẳng và chính sách tiêu diệt các tôn giáo không thể khuynh loát của nhà cầm quyền CSVN là không thay đổi.
 
Lễ Giỗ 55 Năm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm Tại Thành Phố St. Paul , Minnesota
Lê Quốc Hùng
21:57 10/11/2018
Lễ Giỗ 55 Năm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm Tại Thành Phố St. Paul , Minnesota

Thứ Bảy ngày 03/11/2018 đã diễn ra Lễ Giỗ 55 năm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diêm tại Nhà Thờ St Columba , Thành Phố St. Paul , TB Minnesota do Hội Ái Hữu Tinh Thần Ngô Đình Diệm MN tổ chức . Khoảng 300 đồng hương đã đến tham dự , đặc biệt năm nay có rất đông quý vị cựu Chiến Sĩ Quân Lực VNCH đã đến tham dự trong những bộ quân phục rất trang trọng.

Xem Hình

Chương trình chia làm 2 phần :

- Thánh Lễ trong nhà thờ

- Lễ Tưởng Niệm theo nghi thức Quân Cách tại Hội Trường GX

I / THÁNH LỄ TRONG NHÀ THỜ :

Đúng 11AM . Mở đầu Thánh Lễ là đoàn rước từ cuối nhà thờ lên với Thánh Giá Nến Cao và Đoàn quân danh dự của các Cựu Chiến Sĩ QLVNCH , tiếp theo là các linh mục đồng tế. Gồm tất cả 4 cha : Cha Nguyễn Đình Hoàng , Cha Phạm Hữu Độ , Cha Vương Thiện Quốc và Cha Thái Ngọc Sanh . Các Cha đã thắp Hương tại Bàn Thờ Di Ảnh Ngô Tổng Thống trước Thánh Lễ.

Cha xứ St. Columba GB Nguyễn Đình Hoàng chủ tế Thánh Lễ đã nói lên ý nghĩa của buổi Lễ như sau :

“ Tiết trực tâm hư giữ nước non

Vị Quốc Vong Thân nghĩa vẹn tròn

Đời đời nhớ ơn Ngô Tổng Thống

Trọn đời hiến tron tấm lòng son “

Để ghi nhớ công ơn của Ngô Tổng Thống , người đã dành trọn cả đời cho quê hương tổ quốc , người đã hy sinh thân mình vì tiền đồ dân tộc ,thủy chung với non sông …

Hôm nay chúng ta là những hậu bối tới đây để dâng Thánh Lễ , thắp nén hương lòng , cầu cho cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm , và bào đệ là Cố vấn Ngô Điình Nhu , cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và tất cả các Quân – Dân – Cán -Chính VNCH đã vì Chính Nghĩa “ Vị Quốc Vong Thân “

Đồng thời chúng ta tới đây để cầu nguyện cho Tổ Quốc Việt Nam, Quê Cha Đất Tổ đang bị đảng cộng sản cai trị một cách độc tài , vô thần , vô tổ quốc , một chế độ dã man , tàn ác , vô nhân đạo , và nhất là đang can tâm làm tay sai cho Tàu Cộng . Đất nước Việt Nam đang bị đe dọa bởi giặc ngoại xâm phương Bắc : giặc Tàu .

Có câu nói : “ Quốc Gia Hưng Vong – Thất Phu Hữu Trách “ . Ý thức được rằng : dù là người Công Giáo , Phật giáo , Tin lành , Cao đài , Hòa hảo hay bất cứ tôn giáo nào khác thì mỗi người chúng ta vẫn là một Người Việt Nam mang giòng máu Lạc Hồng trong huyết quản .

Vì vậy , trước sự sống còn của quê hương đất nước , tất cả chúng ta hãy hướng về Tổ Quốc , thắp lên một nén hương , dâng lên một lời cầu nguyện cho Quê Hương . Chúng ta cầu cho người dân Việt dám can đảm loại bỏ chế độ cộng sản đang âm mưu nhựơng biển , bán đất cho Tàu cộng và đang dần dần đồng hóa dân Việt chúng ta .

Dù sống xa quê hương , nhưng tất cả chúng ta không bao giờ quên cội nguồn của mình, chúng ta không bao giờ quên là chúng ta có một tổ quốc Việt Nam thân yêu … Vì thế chúng ta không thể thờ ơ , không thể vô cảm trước Viễn cảnh mất nước . Nếu điều đó xảy ra thì chúng ta sẽ là người không còn tổ quốc , là người mất gốc .

Là con cháu Lạc Hồng chúng ta không bao giờ chịu khuất phục trước ngoại bang. Cha ông đã dựng nước , đã hy sinh xương máu để bảo vệ giang sơn cho chúng ta . Là con cháu chúng ta cũng noi gương cha ông biết dấn thân, biết đáp lời sông núi ,để bảo vệ giang sơn quê cha đất tổ. Dành lại cho Việt Nam một đất nước Tự Do , Độc Lập , Dân Chủ và tôn trọng Nhân Quyền….

Trong tâm tình đó chúng ta thành tâm sốt sắng dâng Thánh Lễ hôm nay để xin Chúa ban cho chúng ta những ý nguyện đó .

Sau bài Phúc Âm cha Louis Phạm Hữu Độ , chánh xứ GX Giuse Hiển đã chia sẽ lời Chúa , cha nói về Lòng Biết Ơn và sự Nhớ Ơn là rất cần thiết trong cuộc đời , khi còn sống đã đành mà cả sau khi đã chết . Người chết buồn nhất là không còn ai nhớ đến họ . “ Forget Me Not “ . “ Đừng Quên Tôi nhé “ . Không còn ai tưởng niệm đến họ , không còn ai cầu nguyện cho họ… Việc chúng ta làm lễ tưởng niệm và xin lễ cầu cho Tổng Thống Ngô Điình Diệm và tất cả những người đã hy sinh cho tổ quốc là một việc làm rất tốt và cần thiết . Nói lên long biết ơn : Uống Nước Nhớ Nguồn…..là văn hóa tốt lành của Người Việt Nam từ ngàn xưa.

Cuối Thánh Lễ Các Linh Mục đã chụp hình lưu Niệm cùng đồng hương

II / LỄ TƯỞNG NIỆM THEO NGHI THỨC QUÂN CÁCH TẠI HỘI TRƯỜNG GIÁO XỨ

Lễ Tưởng Niệm được mở đầu bằng Lễ Rước Quốc Kỳ và Lễ Chào Cờ , Phút Mặc Niệm do Hôội Cựu Chiến Sĩ Quân Lực VNCH đảm trách .

Sau đó là Lễ Niệm Hương trước Bàn Thờ Di ảnh Ngô Tổng Thống của các vị Đại Diện các tổ chức , đoàn thể và các thân hào nhân sĩ trong Cộng Đồng tiếp theo là các cá nhân lên niệm hương.

Chương trình văn nghệ là những bài hát được sáng tác thời đệ nhất cộng hòa , mọi người đều rất xúc động khi nghe lại các nhạc phẩm như : GHÉ BẾN SÀI GÒN , SAI GON ĐẸP LẮM , NẮNG ĐẸP MIỆN NAM , ANH VỀ THỦ ĐÔ ..v.v.

Và tất cả cùng nắm tay đồng ca bài hát TRẢ LẠI CHO DÂN

Ban tổ chức đã chuẩn bị bữa ăn trưa để khoản đãi quý quan khách và đồng hương đến tham dự .

Lễ Tưởng Niệm kết thúc vào lúc 3PM cùng ngày .

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
TT Ngô đình Diệm và con đường dang dở. P.3.
Bảo Giang
09:59 10/11/2018
TT Ngô đình Diệm và con đường dang dở. P.3.

I. Công cuộc đổi mới tại miền nam sau 1954

Dẫu thời gian có trôi đi hoặc là phôi pha thì ngàn ngàn năm sau nữa, còn Việt Nam là còn triệu triệu người dân ở đó nhớ đến và ngưỡng mộ vị Tổng Thống đã tạo dựng nên một nhà Việt Nam Độc Lập sau hơn 70 năm dười thời Pháp thuộc. Đồng thời họ cũng không quên nhắc nhở đến những kẻ như tội phạm của dân tộc trước đó, hay ngay trong ngày 02-11-1963 khi chúng nhúng tay vào máu người Liêm - Chính.

Thật vậy, khi nhìn về đoạn đường mở đầu của Việt Nam Cộng Hòa người ta thấy những gì? Có phải ở đó là một xã hội hỗn độn, vô luật pháp không? Ngành công an, cảnh sát thì nằm trong tay những kẻ sống bằng nghề trộm cướp nổi danh, có tài tổ chức cờ bạc xòng bài nha phiến và đĩ điếm là Lê văn Viễn. Phía quân đội, lực lượng nòng cốt để bảo vệ Quốc Ga thì nằm trong tay một kẻ bồi tây là Nguyễn văn Hinh. Hỏi xem, ngành an ninh như thế thì làm sao đất nước được trị an, nói chi đến đời sống thái bình của người dân? Lại nữa, đến dinh thự của một Thủ Tướng chính phủ lại được bảo vệ bằng cái đám Bình Xuyên này thì tương lai của nhà nước, hơn là tính mạng của viên Thủ Tướng ra sao? Ấy là chưa kể đến uy danh của thập nhị sứ quân, mỗi kẻ chiếm cứ lấy một nơi như của riêng. Hỏi xem số phận của đất nước của dân tộc này ra sao?

Đó là bức tranh vẽ toàn cảnh Việt Nam vào thời điểm ông Ngô đình Diệm về nước. Với tình hình này, bất cứ ai cũng biết rõ câu trả lời là dân nước ta đã nằm trong đáy đường tuyệt vọng. Hầu như chẳng còn một phương cách nào cứu vãn. Bởi lẽ, bên trong thì bè phái cát cứ, ngoại biên thì bọn Việt Minh do Hồ chí Minh chỉ đạo không ngừng săn tay áo lên và đưa dao mã tấu xuống trên cổ dân để chiếm đất chiếm nhà. Xem ra tất cả là tuyệt vọng. Ngoại trừ, có một phép mầu nào đó.

Thật vậy, khi đất nước và người dân nằm ở cuối đường tuyệt vọng ấy, ông Ngô đình Diệm đã về nhận lãnh trách nhiệm. Khi ấy, có hàng ngàn câu hỏi được đặt ra và cũng có hàng trăm lời tiên đóan là ông chẳng tại vị được vài ba tháng đến nửa năm! Kết qủa, tất cả những dự đoán đều sai. Ông đã yên vị. Hơn thế, chỉ trong một thời gian ngắn ngủi chừng một năm, Ông đã đem lại sự ổn định cho đất nước. Kế đến, mở ra một tương lai sáng lạng cho nhà Việt Nam bằng cái tâm và công sức của ông. Nhờ ông, từ những đổ nát tang thương, tất cả đã trở mình. Nhà thương, đường xá, cầu cống, sân bay đến ruộng đồng đều theo nhau vươn mình đổi mới. Hơn thế, vận hội đất nước đã nở hoa.

Sở dĩ có cuộc chuyễn mình này là ngay từ đầu TT Diệm đã có một cái nhìn chuẩn xác cho Việt Nam. Đó là con đường Độc Lập của xứ sở. Và chỉ với con đường này, Việt Nam mới có thể xây dựng Quốc gia, giữ toàn vẹn lãnh thổ và đẩy khối cộng sản Tàu, Nga ra khỏi bắc Việt. Từ chủ trương này, Ông đã cương quyết không chấp nhận tổ chức tổng tuyển cử như hiệp định Geneve ấn định. Bởi lẽ, nếu đất nước không có chủ quyền thì tất cả đều không có tiếng nói. Từ đó, Ông đòi Thực Dân Pháp phải trao trả toàn vẹn chủ quyền cho Việt Nam, chứ không phải chỉ là cái lối trao trả bằng mồm hay là từng phần theo kiểu Thực Dân với chủ trương đề cao danh tính Việt Nam là một Quốc Gia Độc Lập và thống nhất, nhưng thực tế nằm trên thớt trong cái vỏ Liên Hiệp Pháp. Bởi vì, Việt Nam không có quyền ngoại giao, mọi giao dịch với nước ngoài phải qua Liên Hiệp Pháp. Việt Nam vẫn nằm trong tay Pháp như Miên, Lào và nhận sự lãnh đạo cũng như quyền tài phán của Cao ủy Pháp.

Kết quả, với chủ trương mạnh mẽ của ông, tất cả là đổi mới. Việt Nam, từ một quốc gia bị trị thành một quốc gia Độc Lập. Đây là cuộc đổi mới đến độ kinh ngạc. Đổi đến độ người ta cho rằng: Ở nơi ông chỉ có mỗi từ Quốc Gia và đồng bào là điều con người cần phải phục vụ, phần bản thân mình, hoặc của mỗi cá nhân đều là không! Thật vậy, ngày nay với những hình ảnh, sách vở cũ được phơi bày, ai ai cũng biết. Ông sống và làm việc là vì mưu cầu sự tốt đẹp, vinh quang cho đất nước cũng như phúc lợi của người dân. Phần bản thân ông thì không màng chi đến danh lợi. Khi ăn, chén cơm nguội với dĩa thịt kho, qủa cà ghém đã là hạnh phúc. Khi ngủ, lúc nghỉ ngơi chỉ cần một cái giường tre, hay tấm phản để “tri túc tiện túc hà thời túc” là vui mừng. Vậy đó, tất cả chỉ từ những đơn giản như thế mà hoa muôn màu, muôn sắc đã triển nở tại miền nam Việt Nam từ sau 1954.

1. Công tác Xã Hội, kinh tế.

Đất nước tuy đã có độc lập. Nhưng không phải có Độc Lập là người ta tự có cơm ăn, áo mặc. Trái lại, mọi người cần phải lao nhọc nhiều hơn để bảo vệ lấy những thành qủa mà quốc gia mới thu về. Cũng thế, với chính phủ, để bảo đảm cho người dân có đời “an cư lạc nghiệp”, Ông đã thi hành những chính sách sau:

Ngày 15 tháng 2 năm 1955, TT Diệm ra lệnh đóng cửa sòng bạc Kim Chung, Đại Thế Giới của Bảy Viễn. Sau đó, mở chiến dịch bài trừ tứ đổ tường, đặc biệt là trừ khử nạn buôn bán nha phiến, mãi dâm, du đảng cũng như nạn cờ bạc.

Ông đã lập nhiều Cô nhi Viện, các trại cùi, các trung tâm Y tế công cộng, các trung tâm sinh hoạt và giáo dục dành cho người tật nguyền.

Lập các quán cơm xã hội giúp cho người lao động và các học sinh nghèo có chỗ ăn uống no đủ với tiền túi của mình.

Đặc biệt, chiết giảm nhiều quyền lợi và ảnh hưởng của người Hoa trên thị trường, đồng thời trợ giúp người Việt Nam dần dần có vai trò mạnh hơn trong các ngành sản xuất, kỹ nghệ.

Về Tài Chánh. Chính thức phát hành tiền tệ riêng, một biểu tượng của quốc gia độc lập. Từ đây, Việt Nam rời bỏ khu vực đồng Franc và gia nhập khu vực đồng Mỹ kim. Gía trị nguyên khởi của đồng bạc Việt Nam thời đó là $1VN = $ 0,02857 US.

Kế đến, vào ngày 3/12/1954, Thủ Tướng Diệm ký sắc lệnh thành lập Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam và Viện Hối Đoái.

2. Xây dựng quân đội.

Với một chủ trương rõ ràng, dứt khoát: Sức mạnh là do ta, không phải từ ngoại bang ban cho. Từ đó, ta phải bảo vệ lấy nhà của ta. Với chủ trương này, TT Ngô đình Diệm đã nhanh chóng hoàn chỉnh guồng máy quân đội để bảo vệ trọn vẹn nửa phần đất quê hương chờ ngày Thống Nhất đất nước.

Trước hết, ngoài việc ưu tiên tăng quân số để bảo vệ cho đời sống an ninh của người dân. TT Diệm đã đổi tên Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Ai cũng biết, Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt được thành lập từ năm 1950. Đây là trường quân sự chuyên nghiệp nhằm đào tạo sĩ quan cho quân đội quốc gia Việt Nam với thời gian thụ huấn cho sinh viên là 1 năm. Nhưng ngay khi thu hồi độc lập, chính phủ Ngô Đình Diệm đã cải tổ và hoàn chỉnh các khóa huấn luyện ở đây.

Theo nghị định của Bộ Quốc phòng ngày 29-7-1959 ngoài việc chính thức đổi danh xưng, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam từ đây nhận trach nhiệm huấn luyện và đào tạo các sỹ quan hiện dịch cho ba binh chủng chính của quân đội là Hải Quân, Lục Quân, và Không Quân. Khởi đầu chương trình thụ huấn là 2 năm, sau tăng lên 3 năm. Các sỹ quan tốt nghiệp nơi đây, ngoài khả năng chuyên môn về quân sự họ còn có những cấp bằng về văn hóa tương đương của trường đại học dân sự. Ngoài ra chính phủ còn nâng cao trình độ cho các học viên thuộc các trung tâm huấn luyện Hải Quân và Không quân tại Nha Trang.

Có thể nói, Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người đã tái thiết miền Nam sau chiến tranh Việt Pháp 1946-1954, đã đưa miền Nam Việt Nam trở thành một quốc gia có một nền kinh tế tốt đẹp và một quân đội hùng mạnh nhằm bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho toàn xứ sở. Bên cạnh đó là sự cương quyết, không bao giờ khoan nhượng với CS, TT Diệm đã làm tất cả những điều có thể, ngõ hầu một ngày lấp sông Bến Hải, thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ.

3. Học đường

“Học sinh là người Tổ Quốc mong cho mai sau…” ( Lê Thương Ngô Đình Hộ) Có ai là một người đến trường vào thời VNCH mà không biết đến bài tâm ca này? Dĩ nhiên là không ai không biết. Hơn thế, người học sinh của miền nam hôm nào luôn bước vào đời với một mộng ước lớn là góp bàn tay vào việc xây dựng và phát triển đất nước sau thời bị đô hộ và chiến tranh. Kết qủa, không một lãnh vực nào tư kinh tế, xã hội đến y tế mà không có những bước chuyển dời. Tuy thế, học đường mới chính là trung tâm mở ra cái nhìn mới vào tương lai do Đệ Nhất Cộng Hòa thực hiện.

Với chủ trương xây dựng, tài bồi dân trí cho ngày mai, TT Diệm đã khai mở các lớp học từ thành thị cho đến thôn quê. Từ đây, không một nơi nào mà không có các trường học mọc lên. Đặc biệt là trong các làng quê nơi người dân xứ bắc vừa định cư. Ở đó, các trường học đã mọc lên như nấm. Với chủ trương, lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của dân làm căn bản. Con người được nhìn như là một cứu cánh của xã hội chứ không phải là một phương tiện sản xuất, hay mục tiêu phục vụ cho cá nhân hoặc tổ chức nào khác.

Hơn thế, với chủ trương khai phóng xã hội, triết lý trong nền giáo dục của miền nam được xây dựng trên chủ thuyết Nhân Bản, Dân Tộc và cộng đồng. Hiến Pháp đầu tiên của Việt Nam nhấn mạnh đến quyền tự do trong môi trường giáo dục. Trong đó cũng cho rằng, nền giáo dục cơ bản (bậc trung và tiểu học) có tính cách cưỡng bách nên hoàn toàn được miễn phí. Riêng nền giáo dục đại học có thể được tự trị. Tuy nhiên, cho đến ngày 30-4-1975, nền giáo dục công lập miễn phí cả ỡ trung tiểu học vẫn rộng mỡ tại miền nam Việt Nam, chỉ có ít trường trung học tư thục và đại học được khai trương mà thôi. Tuy thế, tất cả các trường tư thục này đều phải bước đi theo quy trình chính thức trong chương trình học và mục tiêu giáo dục của bộ giáo dục đã đề ra.

Sau 1954, khởi đầu cho chương trình văn học của Việt Nam Cộng Hòa là việc Việt Hóa các trường Trung Tiểu Học và Đại Học. Riêng việc thành lập thêm Đại Học Huế đã là bước đường đưa nền gíao dục của Việt Nam vào cuộc khai trương mới, rất đáng nể phục. Bởi lẽ, trước khi ông Diệm về nước, Việt Nam chỉ có một Viện Đại Học, đó là Viện Đại Học Hà Nội. Sau năm 1954 ĐH Hà Nội được di chuyển vào Sài Gòn. Vào thời điểm ấy, không chỉ trường Đại Học mà hầu như tất cả các trường Trung Tiểu học ở miền Nam đều giảng dậy bằng Pháp Ngữ. Chỉ sau khi Thủ Tướng Diệm về chấp chính, nền giáo dục tại Việt Nam mới được cải tổ và từ đây Việt Ngữ được dùng để giảng dậy ở trong mọi cấp lớp từ Tiểu Học cho đến Trung rồi Đại Học.

Sau đây là một vài con số căn bản qua từng niên khóa :

Bậc tiểu học:

Niên học số học sinh số lớp học

1955 400,806 8191

1963 1450679 30123

1970 2556000 44104

Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, năm ngày mỗi tuần. Theo chỉ dẫn này, vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 2,5 triệu học sinh tiểu học, chiếm hơn 80% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi và có 5.208 trường tiểu học.

“ Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức hơn 20% tổngsố thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18; có 534 trường trung học. Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.

“ Ngoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học. Con số này tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học

“ Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là người Việt gốc Hoa cũng là một tư thục. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ Đề ở nhiều tỉnh thành, tính đến năm 1970 trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65 trường trung học với tổng số học sinh là 58.466. Chương trình học chính trong các trường tư vẫn theo chương trình mà Bộ Quốc gia Giáo dục đã đề ra.( lựợc theo nền Văn Học Việt Nam Cộng Hòa, niềm tiếc nhớ khôn nguôi)

Tuy nhiên, câu chuyện huy hoàng về học đường ấy đã vụt tắt. Sau 30- 4- 1975, dưới thời Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Cộng, ngoài các trường công lập, tất cả 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt Nam đều bị giải thể và bị đổi tên. Nhiều trường phải mang tên của những tên giết người như Nguyễn văn Trổi, Nguyễn thái Bình hoặc gỉa Lê văn Tám… hay Hồ chí Minh! Và cũng từ đây, học sinh đi học phải đóng tiền học phí. Nền văn học Nhân Bản hoàn toàn bị chấm hết. Thay vào đó là nền văn hóa phi nhân bản, vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo của cộng sản đua nở.

4. Cải cách ruộng đất

Ngày 22-10-1956, TT Ngô Ðình Diệm ban hành Dụ số 57, thiết lập chính sách cải cách điền địa tại Việt Nam. Sau dây là các điểm chính:

– Số diện tích đất tư hữu được quyền giữ lại. Mỗi điền chủ được quyền giữ tối đa 100 ha ruộng lúa, trong số nầy 30 ha được phép trực canh, và 70 ha có thể cho tá điền thuê, đúng theo quy chế tá canh. Ðiền chủ bị truất hữu được chính phủ bồi thuờng thiệt hại một cách công bằng và thỏa đáng:

• 10% trị giá ruộng đất bị truất hữu đuợc trả ngay bằng tiền mặt. 90% được trả trong thời hạn 12 năm, dưới hình thức là trái phiếu được chính phủ bảo đảm….

Trong 9 năm cầm quyền (1955-1956), có 176.130 gia đình nghèo thuộc thành phần tá điền, nông dân đã được tái định cư, trở thành tiểu điền chủ có từ 1 đến 5 mẫu ruộng với những con số như sau: 126050 tá điền, với tổng số diện tích là 252.218 ha (chiếu theo Dụ số 57). 50.080 gia đình tái định cư với tổng số diện tích là 109.879 ha. (thống kê)

Theo bản thống kê này, tổng kết chiến dịch có 176.180 gia đình thuộc diện nghèo đã trở thành điền chủ (khoảng 20% số tá điền) với tổng số diện tích là 361.595 mẫu ruộng. Đời sống của họ từ đây nhờ vào kỹ thuật canh tác và nhờ có phân bón hóa học, năng suất các ruộng lúa đã gia tăng từ 1,4 tấn/ha trong những năm 1950-1954, nay đã vươn lên con số 2t/ha năm 1960-1963. Sư kiện nầy đã làm cho các nhà nông phấn khởi. Họ có cuộc sống sung túc hơn và VNCH bắt đầu xuất cảng gạo và phó sản với koảng 70.000 tấn trong năm 1955 nay đã tăng lên khoảng 323.000 tấn năm 1963.

Và đây chính là cảnh sống của người miền nam dươi thời TT Ngô đình Diệm:

Cửa thái bình chen vai cả nước,

Ngõ giang sơn vững bước quang hòa,

Đất bồi nở rộ muôn hoa,

Vườn trong oanh yến đường xa chén mời.

Bãi cỏ hoang vương mùi lúa tới,

Khoảng rừng sâu đổi mới từng ngày,

Vầng trăng dọi tỏ bước mây,

Người già yên giấc thơ ngây ấm lòng…

Vậy đó, công cuộc cải cách của ông đã đem lại một đời sống ấm êm, thịnh vượng cho tất cả mọi người. Nó hòan toàn khác biệt với cuộc cải cách ruộng đất tắm máu người dân ở ngoài bắc do Hồ chí Minh thực hiện bởi những cuộc đấu tố với 172,000 trưởng gia đình mất mạng, và gia đình họ bị tản lạc khi CS chiếm đoạt toàn bộ sản nghiệp do nhiều đời để lại.

Kế đến, theo “Kế hoạch 5 năm” từ 57-61 với mục đích kỹ nghệ hoá đất nước, miền nam ngoài việc gia tăng trong khu vực sản xuất lúa gạo và cao su, khu kỹ nghệ Biên Hoà được mở ra. Ở đó, nhiều nhà máy dệt, nhà máy giấy, nhà máy ván ép được xây cất. Rồi cầu đường được xây dựng, xa lộ Biên Hòa mở cửa và đường xe lửa xuyên Việt được tái lập. Nơi nơi như cùng chen vai, tạo nên một nhà Việt Nam mới trên mảnh đất yên bình miền nam.

5. Với tôn giáo

Theo báo cáo của Tướng Trần Tử Oai trình bày trước phái đoàn LHQ, dưới thời Đệ I Cộng Hoà đã có thêm 1275 ngôi chùa mới xây trên tổng số 4766 chùa. Trong khi đó, theo tác giả Nguyễn Văn Minh trong tác phẩm “Dòng họ Ngô Đình. Ước mơ chưa đạt” (tái bản lần 4, 2004, trang 137-155) viết: Năm 1958, TT Diệm đã giúp thêm một số tiền 2 triệu đồng để xây chùa Xá Lợi hầu có chỗ cho việc nghiên cứu Phật học. Số tiền này đã được ông Hoàng Quang Chính (tị nạn tại Hoa-kì), chánh văn phòng sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội trực thuộc Phủ tổng thống trao cho ông Mai Thọ Truyền là người chủ trì việc xây chùa. Chùa Vĩnh Nghiêm đã được xây trên thửa đất hơn một mẫu tây thuộc Bộ Tài chánh, mà TT Diệm đã tự quyết định nhượng lại cho Thượng toạ Thích Tâm Giác và mẹ vợ của phật tử Huỳnh Văn Lang với giá tượng trưng 1 đồng bạc (sự kiện do chính ông Huỳnh Văn Lang kể lại trong Hồi ký của ông).

Ngoài ra, người ta có đầy đủ bằng chứng, chứng minh đạo Phật phục hưng rất mạnh trong những năm cầm quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trước tiên là về số chùa được xây dựng. Trong cuốn “Our Vietnam Nightmare” bà Maguerite Higgins cho biết: “1275 ngôi chùa được xây cất, 1295 ngôi chùa được trùng tu dưới trào Ngô Đình Diệm”. Theo cụ Đoàn Thêm và cụ Mai Thọ Truyền thì trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2206 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất, tu bổ.

Riêng về các sở văn hóa thì ai đã sống ở miền nam Việt Nam trong giai đoạn này đều biết rõ là trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm về chấp chánh không có một trường học nào do phật giáo xây dựng, lãnh đạo. Chỉ ở dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề mới ra đời. Chính Đỗ Mậu một kẻ điên cuồng, phản chủ, cũng xác nhận là “vào năm 1970 Phật giáo có 160 trường trung tiểu học trong cả nước. Nhưng hầu hết những trường sở này đã được xây cất trước ngày 1.11.1963”. Về phía Hoa Kỳ, TT Richard Nixon trong cuốn hồi ký của ông “No More Vietnams” (New York 1985) cũng đưa ra những thống kê tương tự như trên. Ngoài ra, ông còn cho biết rõ là trong 38 Tỉnh trưởng có 12 Công Giáo và 26 Phật hoặc Khổng gíao.

6. Gia tài của một Tổng Thống vì nước.

Câu châm ngôn của tổng thống Ngô Đình Diệm :" Không có gì quý hơn nồi cơm đầy" chính vì lẻ đó mà trong suốt cuộc đời mình, Tổng thống Ngô đình Diệm đem thân mình đấu tranh chống lại 3 loại kẻ thù hung bạo tàn phá VN: Phong kiến, Thực dân, Cộng sản. Và mục tiêu thực tế là khi đất nước hết giặc là mỗi gia đình người dân VN đều có nồi cơm đầy, bát canh ngon....

Ước mơ và rồi đem hết tâm sức ra để xây dựng cho đất nước và cho dân nghèo là thế. Đến khi nắng vừa lên, Ông gíap mặt bọn phản tướng. Ông bị chúng sát hại với hai tay bị trói quặt ra sau lưng. Than ôi, có ai ngờ, vị Tổng Thống quyền uy, một đời vì nước vì dân mà tr ư ớc kia, mỗi lần gặp ông, chúng phải tự đi giật lùi sau khi nghiêm chào. Nay “tôm lộn cứt lên đầu”, Ông bị chúng sát hại, rồi bị vất bỏ trong lòng chiếc thiết vận xa M113 với những viên đạn và dao găm trả lễ từ chính những kẻ mà ông đã thương yêu, và nuôi lớn lên trong từng ngày! Và từ đây, mãi mãi còn để lại tiếng ca cho hậu thế:

Một ánh sao băng, lặng giữa trời.

Giang sơn cô lẻ gởi đời thôi.

Người đi nghĩa khí rạng sông núi.

Kẻ ở tranh ăn nhục với đời!.. (còn tiếp)

Bảo Giang

10 -11-2018

 
Văn Hóa
Phát Biểu Ngày Khánh Thành Bia Tri Ân Ngài Alexandre De Rhodes, Isfahan, Ba Tư, 5/11/2018
GS. Nguyễn Đăng Hưng
13:23 10/11/2018
Phát Biểu Ngày Khánh Thành Bia Tri Ân Ngài Alexandre De Rhodes, Isfahan, Ba Tư, 5/11/2018

GS Nguyễn Đăng Hưng, Viện Trưởng Viện Vinh Danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn Tiếng Việt, Đại học Duy Tân Đà Nẵng

Kính thưa các vị khách quý,

Basalame khanoomha va agkayan

Thưa các bạn

Vẫn biết lúc ban đầu các giáo sỹ cơ đốc chỉ muốn tạo dựng một phương tiện hữu hiệu để truyền đạo, nhưng tính cách nghiêm túc và khoa học của công trình của họ đã cho ra đời một sản phẩm văn hóa tuyệt vời giúp cho người Việt có cơ hội nhanh chóng hòa nhập với thế giới văn minh, giúp các trẻ em Việt Nam có thể nhanh chóng biết đọc và biết viết, thoát ra những rối rắm của cách viết tượng hình vay mượn từ Trung Hoa.

Các chí sỹ yêu nước của các phong trào canh tân đất nước như Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục… đã sớm ý thức được lợi thế này và đã chọn chữ quốc ngữ làm phương tiện truyền bá những tư tưởng dân chủ tiến bộ, mưu cầu giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp.

Sự ra đời và phổ biến của chữ quốc có công sức của nhiều người: Các giáo sỹ Bồ Đào Nha, Pháp, Ý, các cộng tác viên người Việt, các học giả người Việt: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục…, các chí sỹ của phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục: Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Lương văn Can, Nguyễn Quyền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng… các thành viên chủ chốt của Hội Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ: Nguyễn Văn Tố, Hoàng Xuân Hãn, Bùi Kỷ, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Hữu Đang.... Họ đã là những nhân tố tích cực cho việc mở mang dân trí, phổ biến các tư tưởng tiến bộ cho toàn dân dẫn đến độc lập dân tộc và thông nhất đất nước Việt Nam.

Nhưng công đầu có lẽ thuộc về cha Alexandre de Rhodes.

Năm 1651 sau khi bổ sung và hoàn thiện các công trình tiếng Việt khởi đầu từ các công trình của các giáo sỹ Bồ Đào Nha (Francisco De Pina, Gaspar De Amaral, Antonio Barbosa) ngài cho ra đời tại Roma, quyển tự điển Từ điển Việt–Bồ–La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum), công bố khoa học đầu tiên về Tiếng Việt và cách viết dùng ký tự La Tinh.

Đây là cả một nỗ lực, khổ luyện cá nhân hiếm có. Cha ADR đã ghi lại:

"Khi tôi vừa đến đàng trong VN và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế. Thêm vào đó, tôi thấy hai cha Emmanuel Fernandez và Buzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt... "

Cha ADR đã góp phần to lớn, giúp cho dân tộc Việt Nam hòa nhập với thế giới văn minh trước hơn 350 năm so với các nước khác tại Á Châu!

Đây cũng là thành quả giao lưu văn hóa Âu-Á trong sáng và trường tồn vào bậc nhất của nhân loại. Có công trình giao lưu văn hóa nào ngay thế kỷ 17 mà đã có hợp tác của đông đảo các quốc tịch: Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha, Nhật, Trung Hoa, Pháp và Việt Nam... đế sáng tạo, hình thành và đạt kết quả mỹ mãn như tiếng Quốc Ngữ mà ta có ngày nay?

Hôm nay, chúng tôi, những phó thường dân từ Việt Nam xa xôi, là hướng dẫn viên du lịch, là chuyên gia nhiếp ảnh, là nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà sử học, giáo sư đại học, đến từ Nam, Trung, Bắc, có người định cư ở nước ngoài hồi hương, chúng tôi vượt không gian trên 6000 km tụ tập về đây, nhân ngày giỗ thứ 358 của ngài.

Chúng tôi kính cẩn đặt bia tri ân, với tư cách là người Việt Nam, nói tiếng Việt và sử dụng mỗi ngày Chữ Quốc Ngữ.

Chúng tôi ghi rõ lòng biết ơn của chúng tôi lên bia đá:

“Tri ân Cha Alexandre de Rhodes đã đóng góp to lớn trong việc tạo tác Chữ Quốc Ngữ - chữ Việt viết theo ký tự Latinh” (We are very grateful to Father Alexandre de Rhodes who contributed greatly to the creation of Chữ Quốc Ngữ, Vietnamese script using the Latin alphabet).

Chúng tôi cũng mang sang đây một tấm bia ngắn, cho khắc in chân dung ngài và hình ảnh cuốn từ điển trứ danh của ngài.

Chúng tôi tin tưởng rằng từ nay, tấm bia đá lấy từ Quảng Nam này, nơi ngài lần dầu đặt chân đến học tiếng Việt, sẽ mãi mãi đứng dưới chân ngài, đem đến cho ngài hơi ấm của lòng biết ơn sâu sắc của người Việt chúng tôi!

Thật vậy, Chữ Quốc Ngữ đã quyện cùng tiếng Việt, thấm vào hồn người Việt và trong giai đoạn khó khăn đầy bất trắc hôm nay của đất nước, chúng tôi tin tưởng không gì có thể lay chuyển được là Vinh danh Chữ Quốc Ngữ chính là bảo tồn tiếng Việt, chính là bảo vệ đất nước Việt Nam!

Xin cám ơn quý vị…

Sepas gozaram

GS Nguyễn Đăng Hưng

Viện Trưởng Viện Vinh Danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn Tiếng Việt

Đại học Duy Tân Đà Nẵng
 
Ghi Chú về Kinh Lạy Cha của Raissa Maritain, Chương II, tiết 3
Vũ Văn An
18:00 10/11/2018
Tiết 3: Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời

Thiên Chúa cao cả - và sự viên mãn của bản thể Người vô hạn – đến nỗi, để biết, theo cách nhân bản của chúng ta, điều ở trong Người hoàn toàn là một và không thể phân chia, chúng ta cần sử dụng đến tính đa nguyên của khái niệm. Do đó, trong ý chí của Thiên Chúa, các nhà thần học phân biệt một số loại ý chí, mà họ chỉ định bằng các từ ngữ không cho thấy một nỗ lực đặc biệt hân hoan nào của trí tưởng tượng ngôn từ nhưng liên quan đến những điều rất quan trọng cần xem xét.

Đầu tiên, chúng ta hãy hướng về điều các nhà thần học gọi là voluntas signi [ý chí qua dấu chỉ] (đối lập với voluntas beneplaciti [ý chí qua ý muốn], hay ý muốn đúng nghĩa): đây là ý chí của Thiên Chúa hiểu theo nghĩa ẩn dụ, như người ta thường gọi phương thức biểu hiện này hay phương thức biểu hiện nọ (ví dụ, giới răn, luật cấm, lời tư vấn {1}) là "ý muốn của Thiên Chúa" mà thực ra đối với chúng ta là dấu chỉ của một hành động của ý chí. Những người thực thi các giới luật của Chúa đã làm theo ý muốn của Người. Vì vậy, khi nói, “ý Cha thể hiện,” chúng ta xin cho chính chúng ta và anh chị em của chúng ta thực hiện tất cả những gì Chúa Cha quy định, tránh tất cả những gì Người ngăn cấm, và trung thành tuân theo sự linh hứng của các lời chỉ bảo của Người.

Điều ấy khá hiển nhiên. "Nếu các con yêu mến Thầy, các con sẽ giữ các điều răn của Thầy"{2}.

*

Chúng ta cũng nên suy niệm thêm một phân biệt thần học khác, một phân biệt sẽ dẫn chúng ta vào mầu nhiệm không thể nào hiểu thấu này một cách sâu sắc hơn. Khi xem xét ý muốn theo nghĩa chính xác của Thiên Chúa, các nhà thần học phân biệt voluntas antecedens (ý chí đi trước) – hay ý chí nguyên ủy [priomordial] hoặc ‘ý chí không theo hoàn cảnh’ – và voluntas consequens (ý chí đi sau)", mà chúng ta có thể gọi là sau cùng [definitive] hay ý chí ‘theo hoàn cảnh'. Chính ý chí sau cùng hoặc ý chí theo hoàn cảnh mới luôn được hoàn tất{3}, và là ý chí không điều gì trên thế giới có thể thoát được; đó là ý chí tuyệt đối của Thiên Chúa. Nhưng ý chí nguyên ủy hoặc không theo hoàn cảnh, tức ý chí qua đó "Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi và tiến đến chỗ biết sự thật", mới rất thực và thực từ nền tảng, mặc dù có điều kiện; nó không phải là một ước muốn (velléité) đơn giản {5}, nó là gốc rễ đầu tiên của toàn bộ nhiệm cục Thiên Chúa (l’économie divine). Khi gọi nó là nguyên ủy hay đi trước, điều rõ ràng là người ta không có ý nói nó đi trước ý chí sau cùng về thời gian (trong Thiên Chúa, cả hai đều cùng là một ý chí vĩnh cửu duy nhất và cao cả; đi trước và đi sau chỉ là việc thuộc trật tự luận lý và chỉ liên quan tới lối suy nghĩ của con người chúng ta mà thôi); khi gọi nó là nguyên ủy hoặc đi trước, chúng ta muốn nói điều này liên quan đến trật tự luận lý của việc gia tăng quyết tâm theo đó đối tượng được ước muốn sẽ được nắm lấy; đó chính là thúc đẩy nguyên thủy của Lòng Tốt vô hạn, qua đó, chỉ xem xét đến chính nó và để qua một bên mọi xem xét khác, ý chí này muốn rằng tất cả những gì xuất phát từ nó phải tốt và không có bất cứ dấu vết nào của sự ác. Nhưng một ý chí như vậy có thể bị thối chí, ngã lòng (frustré) {6}.

Và vì sự kiện có những tạo vật, nên ta có thể nói rằng ý chí đi trước nhất định sẽ thấy mình thất vọng trong một chừng mực nào đó. Vì Thiên Chúa thường cư xử đẹp với các hữu thể và không muốn hạn chế các bản nhiên của chúng hoặc làm cho các bản nhiên này trở nên vô dụng bằng cách thay thế chúng bằng một chế độ luôn luôn lạ lùng: không một thế giới vật chất nào mà không bị hủy diệt, và nhất là, từ lúc sự sống động vật xuất hiện, mà không chịu đau khổ. Không có tinh thần nào mà lại không có tự do lựa chọn và (bao lâu họ không được thần hóa bởi viễn kiến Thiên Chúa) mà không có khả thể lựa chọn điều ác thay vì điều thiện. Cố hữu trong ý chí tự do của chúng ta, khả thể phá vỡ các thúc đẩy của Thiên Chúa nhằm làm chúng ta nghiêng về phía điều tốt, bằng "các cuộc hư vô hóa" (néantements) của mình, có hậu quả này là các hành động xấu xa về mặt đạo đức sẽ được cho phép, nhưng sáng kiến đầu tiên, chính vì chúng xấu, nên thuộc một mình chúng ta; theo một cách khiến các tránh né và từ khước của chúng ta, dưới con mắt vĩnh cửu, đều là những hoàn cảnh theo đó, trong cuộc chiến đấu vĩ đại đang diễn ra như thế, ý chí đi sau hay tùy thuộc hoàn cảnh sẽ chấp nhận cho ý chí đi trước các thất bại khiến các thánh phải khóc lóc và sẽ quyết định cho nó các đền bù và các siêu bồi thường khiến Thánh Phaolô kinh ngạc đến phải bái gối – tất cả đều qui hướng lẫn nhau về cuộc chiến thắng sau cùng của lòng đại độ thần thiêng, một cuộc chiến thắng càng rực rỡ hơn khi ở trên đường nó càng bị thương nhiều hơn.

*

Ý chí của Thiên Chúa đáng thờ phượng trong mọi phương diện và dưới mọi khía cạnh của nó.

Điều rõ ràng là qua lời cầu xin thứ ba của Kinh Lạy Cha, linh hồn Kitô hữu, cùng một lúc, đã xin cho voluntas signi [ý chí qua dấu chỉ], ý chí đến sau hay tùy hoàn cảnh, và ý chí đi trước và không tùy thuộc hoàn cảnh sẽ được thể hiện. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng ước nguyện tỏ bầy trong lời cầu xin thứ ba này đề cập chủ yếu đến ý chí đi trước.

Tuy nhiên, chúng ta có nhiệm vụ nói tới ý chí đến sau trước nhất.

Ý chí đến sau hay tùy hoàn cảnh sẽ được thể hiện luôn luôn và tuyệt đối. Như thế tại sao còn phải xin cho nó được thể hiện? Điều gì đã được quyết định thì nhất định sẽ xảy ra trong bất cứ trường hợp nào. Đúng, chắc chắn như thế; nhưng qua lời cầu xin này, chính chúng ta tự do đặt mình vào trạng thái nhất trí với ý chí này và, dù trong niềm vui hay buồn phiền, đều ca ngợi các thiết kế khôn dò của nó: thật là xứng đáng và công bình và mưu ích cho phần rỗi chúng con (dignum et justum est, aequum et salutare. . .) . Chính chúng ta, những người, trong tôn kính và tạ ơn, và bằng một hành động đức tin đôi khi xé nát cõi lòng chúng ta, chúng ta tuyên bố rằng tất cả những gì Cha của chúng ta trên trời muốn, bất cứ Người ra lệnh điều gì và Người cho phép điều gì, đều tốt cả vì chính Người đã muốn điều ấy. “Khi nói 'Ý Cha thể hiện', chúng ta hân hoan vì không có gì xấu xa trong ý chí của Thiên Chúa ngay cả khi Người cư xử nghiêm khắc với chúng ta ..." {7]

Do đó, xin cho ý Thiên Chúa, tức là, ý chí đến sau hay tùy hoàn cảnh của Người, được thể hiện đôi khi là một hiến thân và từ bỏ bản thân chúng ta trong đau đớn hoàn toàn. Có khi đến chỗ cần phải đổ mồ hôi máu. Chúa Giêsu đã làm gương như thế cho chúng ta.

Sau khi nói: "Lạy Cha, nếu có thể, xin cất chén này khỏi Con", Người nói thêm: "Tuy nhiên, không phải theo ý Con, nhưng theo ý Cha" {8}. Verum tamen non mea voluntas, sed tua fiat. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu này nằm ở tâm điểm mọi nỗi buồn sầu và mọi niềm hy vọng của con người. Người đã phải chết vì Người đã tự gánh lấy mọi tội lỗi và mọi đau khổ của thế giới - trong sự hoàn thành đức vâng lời và công việc Người đã tới để thực hiện. Chính là trước ý chí tuyệt đối, ý chí đến sau và dứt khoát của Đấng được Người yêu hơn cả linh hồn và sự sống của mình, mà Người đã để ý chí nhân bản của mình chịu khuất phục và từ bỏ nó.

Qua lời cầu xin thứ ba của Kinh Lạy Cha, chúng ta cũng xin cho việc thể hiện ý chí đi trước của Thiên Chúa, một ý chí vốn phát xuất nguyên khởi từ sự tốt lành của Người nhưng có thể phải nhìn nhận các trở ngại. Và quả thực, như chúng ta đã nói, chúng ta cầu xin trước nhất, trước bất cứ điều gì khác, sự thể hiện của ý chí đi trước này. Tại sao thế? Đó là vì Chúa Giêsu đã bảo chúng ta xin: "Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời".

*

Sicut in coelo (cũng như trên trời) – đây chính là điều chúng ta không thấy thể hiện ở dưới đất. Nên ý muốn của Thiên Chúa lại càng phải được thể hiện ở đấy cũng như ở trên trời.

Sicut in coelo, nghĩa là như nó đã được chu toàn bởi các thiên thần và các thánh, trong thế giới khác vốn là thế giới được thấy Thiên Chúa và cũng sẽ là thế giới của sự phục sinh thân xác - nơi mà ý chí tự do, dù vẫn còn đang tập luyện liên quan đến mọi điều không được chính Thiên Chúa yêu thương, đã trở thành không thể phạm tội – ở đấy, các thiên thần "hằng hà sa số" lớn tiếng tung hô: "Xứng đáng thay Chiên Con đã bị giết để lãnh nhận quyền năng, giàu sang, khôn ngoan, sức mạnh, vinh dự, vinh quang và chúc phúc", và nơi mọi tạo vật trong toàn bộ vũ trụ tôn vinh " Đấng ngự trên ngai và Chiên Con"{9}. "Lạy Chúa, như các thiên thần trên trời chu toàn thánh ý Chúa, xin cho cũng điều này được chu toàn dưới đất”{10}.

Theo Tertullianô, qua lời cầu xin thứ ba, "chúng ta xin cho ý Người được thể hiện nơi mọi người" (11). Và theo Thánh Cyprianô: "Chúa Kitô dạy chúng ta cầu xin cho sự cứu rỗi của mọi người" (12) Còn Thánh Augustinô thì viết: "qua lời cầu xin này, chúng ta xin cho sự hoàn thiện" (13). Và ngài viết thêm: "Ý Cha thể hiện bởi mọi người, thậm chí bởi cả các thiên thần" (Sicut ab angelis, ita ab hominibus) (14). Ngài cũng đã viết: " để ý Người được thể hiện bởi chúng tôi cũng như được thể hiện trên thiên đàng bởi các thiên thần của Người"(Ut sic a nobis fiat voluntas ejus, quemadmodum fit in coelestibus ab Angelis ejus) {15}. Cũng như bởi các thiên thần - trong mọi người - vì sự cứu rỗi của mọi người - vì sự hoàn hảo của mọi con người ở dưới thế này: điều rõ ràng là hiểu dưới toàn bộ sức mạnh của sicut in coelo, lời cầu xin thứ ba có đối tượng đầu tiên của nó, không phải là ý chí đến sau hay tùy hoàn cảnh của Thiên Chúa, là điều luôn được thể hiện, nhưng là ý chí nguyên thủy của Người. Nó đề cập trước tiên và chủ yếu đến ý chí đi trước, nhờ đó, Thiên Chúa muốn rằng mọi người đều được cứu rỗi, và trong sáng thế, chỉ có điều tốt được tìm thấy, ở các mức độ đa dạng, chứ không có bất kỳ tà ác nào, kể cả tà ác theo nghĩa tương đối hay tà ác đau khổ, lẫn tà ác theo nghĩa tuyệt đối, hay tà ác tội lỗi. Chính vì sự thể hiện của ý chí này mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện trước nhất và trên tất cả mọi điều, vì chính ý chí nhân bản của Người, tự nó và trên hết, hằng khao khát sự thể hiện của ý chí này.

Ý chí nguyên ủy và không tùy thuộc hoàn cảnh trên, nếu được phép nói, có thể bị vượt cấp (surclassée), như khi một điều thiện nào đó được ước muốn trong các sự vật lại hướng về một đau khổ trong chính các sự vật này {16}.

Như chúng tôi đã lưu ý trên đây, nó cũng có thể bị thối chí, ngã lòng. Chính theo nghĩa này, "Thiên Chúa đã bị tổn thương bởi tội lỗi của chúng ta"{17}. Vì "Thiên Chúa không làm được điều tốt nơi 1 con người nếu họ sẽ không muốn điều đó"{18}, và con người có khả năng không muốn điều này; họ có thể né tránh sự kích hoạt của Thiên Chúa khiến họ hướng về điều tốt, và cùng một lúc, đặt chướng ngại vật trước ý chí đi trước này{19}.

Tội lỗi là xúc phạm tới Thiên Chúa. Nhưng kiểu nói này có ý nghĩa gì? Ý nghĩa thực sự của nó là gì, nếu không là: tội lỗi tước mất của ý chí Thiên Chúa – tức ý chí nguyên ủy hay đi trước - một điều gì đó nó thực sự muốn? "Trong ý muốn đi trước của Người, Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi, và Người cũng muốn mọi hành động của tôi đều tốt lành. Nếu tôi phạm tội, một điều gì đó được Thiên Chúa mong muốn và yêu thương, sẽ mãi mãi không có. Điều này là do sáng kiến của tôi trước nhất. Do đó, tôi là nguyên nhân - nguyên nhân hư vô hoá - của việc tước bỏ liên quan đến Thiên Chúa, một việc tước bỏ liên quan tới hạn kỳ (terme) hay hiệu quả được ước muốn (chứ không hề liên quan tới điều tốt của chính Thiên Chúa) ... Tội lỗi không chỉ tước đoạt của vũ trụ một điều tốt lành, nó còn tước đoạt của chính Thiên Chúa một điều được Người ước muốn một cách có điều kiện nhưng đích thực. Các lỗi lầm luân lý không hề ảnh hưởng chút nào đến chính Đấng Không Phải Được Tạo Thành – Người hoàn toàn bất khả xâm phạm - nhưng trong các sự vật và hiệu quả được Người ước muốn và yêu thương. Về phương diện này, chúng ta có thể nói Thiên Chúa là Đấng dễ bị tổn thương nhất trong các hữu thể. Không cần các mũi tên tẩm độc, súng đại bác hay súng máy; một cử động vô hình trong trái tim một tác nhân tự do đủ làm Người bị trọng thương, đủ tước mất của ý chí đi trước của Người một điều gì đó ở dưới đất này mà Người vốn ước muốn và yêu thương từ thuở đời đời, và điều này sẽ không bao giờ có"{ 20}.

*

Đến lúc này, làm thế nào chúng ta có thể không bàn đến vấn đề mà trái tim Chúa Giêsu, trong vinh quang, từng bị ảnh hưởng bởi các lần đào ngũ của chúng ta, và những dòng nước mắt của Đức Trinh Nữ, Đấng đã xuống các đồi núi của chúng ta để nói với hai trẻ, không để chúng ta trốn tránh?

Lý trí nổi loạn đối với ý tưởng nối kết đau khổ với Mối Phúc. “Mối Phúc là viên mãn tuyệt đối, còn đau khổ là tiếng than của người bị thương. Nhưng Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa bị đóng đinh; mối phúc mà Người không thể bị tước mất không ngăn cản Người khỏi sợ hãi hoặc khóc than, hoặc khỏi đổ mồ hôi máu trong cơn Hấp Hối không thể tưởng tượng được, hoặc khỏi phải vượt qua những quằn quại đau đớn của cái chết trên Thập Giá, hoặc khỏi cảm giác bị bỏ rơi”{21}. Chính nhờ một Thiên Chúa đau khổ mà chúng ta đã được cứu chuộc.

Ta có thể nhận xét xa hơn rằng "đối với một tạo vật, có khả năng chịu đau khổ là một sự hoàn hảo thực sự, nó là số phần của sự sống và tinh thần; nó là sự vĩ đại của con người.

Vấn đề còn lại là "vì chính ý tưởng đau khổ vốn hàm ngụ một số sự bất toàn, nên ta không thể gán nó cho ‘Yếu Tính khôn dò’. Nhưng dưới một hình thức nào đó mà không con người nào có thể gọi tên, há không cần thiết phải tìm thấy trong Yếu Tính đó toàn bộ yếu tố hoàn hảo mầu nhiệm vốn thuộc sự đau khổ của tạo vật đó ư?"

Những chỗ sâu kín không thể giải thích được của Ánh Sáng này, "loại vinh quang của đau khổ này, có lẽ tương ứng với nó trên trái đất này là các đau khổ của người vô tội, những dòng nước mắt của trẻ em, một số những sỉ nhục và khốn cùng quá đỗi mà gần như trái tim không thể chấp nhận mà không bị xúc phạm, và là những điều, khi bộ mặt của thế giới khó hiểu này qua đi, sẽ xuất hiện ở đỉnh cao của các Mối Phúc" {22}.

Các đoạn trích trên đây lấy từ cuốn Grandes Amitiés (Những Tình Bạn Lớn). Tác giả đã cẩn thận tự bào chữa cho mình "vì những điều tối nghĩa trong các suy tư này", và nhắc lại với lòng kính phục những lời nổi tiếng sau đây của Léon Bloy: "Khi người ta nói một cách đầy yêu thương về Thiên Chúa, mọi lời lẽ của con người đều giống như những con sư tử mù tìm dòng suối trong sa mạc".

*

Chính ở lời cuối cùng trong ba lời cầu xin đầu tiên của Kinh Lạy Cha mà ta thấy rõ ràng hơn cả đặc điểm mầu nhiệm mà nó có chung với hai lời cầu xin khác vốn là lời cầu nguyện với Thiên Chúa cho Thiên Chúa, một ước nguyện mà tình yêu con thảo của Chúa Kitô và của anh em Người ngỏ cùng Thiên Chúa cho chính Thiên Chúa, cho chiến thắng của Người, cho niềm vui vĩnh cửu và vô tận của Người, một niềm vui muốn nhận vào nó các tạo vật thông minh mà Người đã tạo ra. Trong lời cầu xin thứ ba này, có một sự âu yếm nồng nàn đến nỗi nó không ngần ngại đi xa hơn điều có thể: sicut in coelo et in terra (dưới đất cũng như ở trên trời), "bởi con người, thậm chí bởi các thiên thần nữa".

"Khi các môn đệ yêu cầu Chúa Kitô dạy họ cầu nguyện, Người ban cho họ Kinh Lạy Cha, và ba lời cầu xin nghịch lý đầu tiên mà họ phải ngỏ cùng Thiên Chúa" cho "những điều thuộc Thiên Chúa", những điều, do đó, một phần, sẽ phụ thuộc sáng kiến của con người chúng ta. Ta phải kết luận rằng lòng nhiệt thành mà các bạn bè của Thiên Chúa dùng để cầu nguyện sẽ quyết định, đến một mức độ rất lớn, sự tuôn đổ ơn trợ giúp của Thiên Chúa, bất kể là thông thường hoặc lạ lùng, các bước tiến của Kinh Thành Thiên Chúa, và bất cứ tiến bộ nào trong việc hoán cải thế giới"{23}.

Người ta có thể nói được rằng từ giai đoạn này sang giai đoạn nọ, lời cầu xin càng lúc càng trở nên thân mật hơn và đi sâu hơn vào thiện ích của chính Thiên Chúa. Ước chi vinh dự và chứng tá được dành cho sự thánh thiện của Người. Ước chi triều đại của Người đến với tất cả mọi người, và vương quốc nơi chính Thần Tính của Người được chia sẻ bởi những tâm trí thụ tạo. Ước chi tình yêu dư thừa, vốn là một với Hữu Thể Người, ước chi ước muốn của trái tim Người, ước chi ý chí của Người được thể hiện mà không gặp trở ngại nào trong thế giới con người cũng như trong thế giới của các người đã được hưởng phước trên thiên đàng.

Lời cầu xin thứ ba là một lời cầu nguyện chấp nhận trong yêu thương, rất thường có nghĩa là một lời cầu nguyện phó thác bản thân và tùng phục giữa những thử thách nát lòng và có tính hủy hoại, một lời cầu nguyện sấp mình để tham dự vào sự sỉ nhục của Đấng Cứu Thế. Nhưng nó cũng là, và có khi nhất là, một lời cầu nguyện hoan hỉ, sốt sắng và khao khát nhiệt tình, một lời cầu nguyện không biết chán, bừng bừng yêu thương, một lời cầu nguyện làm chúng ta nhập vào những ham muốn nguyên thủy của Thiên Chúa và của Con nhập thể của Người, và là lời cầu nguyện xin vinh quang cho Chúa Cha, một vinh quang sẽ không bao giờ được thể hiện đầy đủ ở dưới thế này và không thể thể hiện được{24}, nhưng là một vinh quang phải được cầu xin một cách nhiệt tình và kiên trì hơn và sẽ được thể hiện vào lúc kết thúc mọi sự một cách đẹp đẽ hơn đến nỗi mọi tâm trí thụ tạo sẽ thán phục trong nó.
____________________________________________________________________________________
Ghi Chú

{1} Có năm dấu hiệu biểu lộ ý chí Thiên Chúa: cấm đoán, giới luật, chỉ bảo, hành động và cho phép. Xem Sum. theol., I, 19, 12.
{2} Ga 14:21.
{3} Sum. theol., I, 19, 6.
{4} 1 Tm. 2: 4.
{5} Nghĩa là một khởi đầu (inchoation) chưa đạt tới tình trạng một hành động của ý chí, nói cách khác một chuyển động yếu ớt qua đó, người ta không tha thiết muốn một điều gì đó, mà chỉ muốn được muốn nó. Khi Thánh Tôma sử dụng từ velleitas (Sum. Theol., I, 19, 6), nó có nghĩa hoàn toàn khác và để biểu thị một ý chí chính thức và được gọi tên đúng nhưng không phải là vô điều kiện và không phải lúc nào cũng được thi hành. Xem Jean de Saint-Thomas, Cursus theol., T. III, disp. 5, a. 7 và 8.
{6} Chắc chắn không theo nghĩa theo đó một ước muốn bị thất vọng nơi ta (bởi một tác nhân nào đó từ bên ngoài tước mất của ta điều chúng ta muốn). Ý chí đi trước sẽ "thất vọng", nhưng bởi một sự tự do mà chính Thiên Chúa đã tạo ra, và là điều Người cho phép trốn tránh Người nếu nó muốn, và là điều thực sự chỉ thừa nhận một hành động xấu xa với sự cho phép của Người.

Đàng khác, ta nên lưu ý: khi, vì một toàn bộ các hoàn cảnh, Thiên Chúa tạo ra một điều gì đó nhằm một điều thiện mà sự hoàn thành của nó tùy thuộc tự do ta, thí dụ một bệnh nhân nào đó được chữa lành để họ đền bù một sự bất công mà họ đã phạm, sự việc ở đây (chữa lành người bệnh) nhất định (infailliblement) sẽ xẩy ra do ý chí đến sau nhưng ý chí đến sau này, một phần (liên quan tới tương lai), vẫn đi trước và không có điều kiện. Có thể xẩy ra điều này là người này không đền bù và thậm chí còn làm nặng thêm sự bất công mà họ đã phạm.

{7} Tertullianô, De Oratione, cap. 4, P.L. 1, 1158.
{8} Mt. 26:39; Lc 22:42.
{9} Xem Kh. 5: 11-13. – Xem Tv. 103 (102): 21: Ministri ejus, qui faciunt voluntatem ejus (hàng hầu cận và thi hành thánh ý).
{10} Thánh Cyriliô thành Giêrusalem, Catéchèses mystagogiques, XIV, P.G., 33, 1120.
{11} De Oratione, cap. 4, xem ở trên, p. 39, n. 1.

{12} Oratione Dominica, n. 17, P.L, 4, 530.

{13} Serm. 56, cap. 5, n. 8, P.L, 34, 1278.

{14} De Serm. Dom. in monte, lib.II, cap. 6, P.L., 34, 1278

{15} Ad Probam, P.L., 33, 502 (n. 21).

{16} Sự ác đau khổ chắc chắn không trực tiếp được ước muốn và và do chính nó (per se); tuy nhiên nó được ước muốn do tình cờ (per accidens), hoặc được ý chí đi sau "cho phép".

{17} Charles Journet, Le Mal, Essai Théologique, Paris, Desclée De Brouwer, 1961, p.197.

{18} Thánh Gioan Kim Khẩu, Opus imperfectum, Hom. 14, sup. Matth., cap. 6 (Paris: Gaume, 1836), t. VI, p. 811: "Nam sicut homo non potest facere bonum, nisi habuerit adjutorium Dei: sic nec Deus bonum operatur in homine, nisi homo voluerit" (vì như con người không thể làm điều tốt trừ khi có ơn trợ giúp của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa cũng không thể làm điều tốt nơi conngười, nếu họ không muốn). Trích dẫn trong Catena aurea, in Matth. 6 (Marietti, 1953), t. I, p. 105.
{19} Xem Thánh Tôma, I Sent., dist. 47, q. 1, a. 2, ad. 1. “Những người không đi với Thiên Chúa là chống lại Thiên Chúa, do sự kiện họ đi ngược lại ý chí đi trước của Thiên Chúa "(trích dẫn bởi Đức Ông Journet, op. cit., trang 183).
{20} Jacques Maritain, Neuf leçons sur les notions premières de la philosophie morale, pp. 175-6.
{21} Raïssa Maritain, Les Grandes Amitiés, p. 199.
{22} Les Grandes Amitiés, p. 200.
{23} Charles Journet, Le Mal, p. 187.
{24} Xem tác phẩn nhỏ của Thánh Tôma, In Orationem Dominicam Expositio, trong Opuscula Theologica (Turin: Marietti, 1954), t. II, n. 1068: “Thánh ý Thiên Chúa là anh em nên thánh” (1Tx 4:3). Thánh ý này của Thiên Chúa không thể hoàn thành hoàn toàn ở đời này; nó được hoàn toàn hoàn thành trong ngày phục sinh của các thánh, khi các thân xác sống lại vinh hiển và không còn hư nát.

Kỳ Sau: Chương III, Tiết 4: Xin Cha ban cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chốn Hằng Sống
Tấn Đạt
09:07 10/11/2018
CHỐN HẰNG SỐNG
Ảnh của Tấn Đạt
Tháng 11 tưởng nhớ
và cầu nguyện cho những người qúa cố