Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:03 11/11/2011
QUAN VIÊN THAM Ô
Có một quan châu nọ vì tham ô nên bị kết tội, giáng cấp và bị đổi đi qua huyện khác làm quan huyện. Khi ông ta đến nhậm chức, trong vệ môn có một tiểu quan muốn thử thách ông quan huyện này, thế là dùng bạc đúc hình một em bé nhỏ nặng một ký, bỏ trên bàn ở phòng khách của quan, sau đó đi vào nói với quan huyện:
- “Gia huynh ở trên bàn ngoài phòng khách đợi ngài đó”.
Tri huyện đi ra coi, té ra là một tượng em bé bằng bạc, bèn lấy và đi vào.
Về sau, tên tiểu quan ấy cũng bị kết tội vì tham ô, khi quan huyện định tội thì tên tiểu quan vội vàng nói:
- “Nhìn gia huynh trên bàn mà bớt tội dùm”.
Quan huyện nhe được thì lập tức trách tên tiểu quan:
- “Lệnh huynh là kẻ xảo quyệt, tại sao chỉ đến một lần, sau đó thì không thấy đến nữa ?”
Suy tư:
Người tham ô thì có “chiêu” moi tiền người khác theo kiểu của người tham ô; người hối lộ thì có cách “cho” tiền quan trên theo cách của người hối lộ. Cách nào cũng đều là không đúng, lấy tiền của người khác cách bất hợp pháp hoặc hối lộ cấp trên để đạt mục đích của mình, cũng đều là những việc làm sai trái phi pháp…
Có một vài người Ki-tô hữu cũng hối lộ Thiên Chúa như thế:
- Khi cầu nguyện thì họ ra điều kiện với Chúa phải ban cho họ điều này điều nọ, thì họ mới đi dự lễ.
- Khi con cái chuẩn bị thi đại học, thì họ đem một số tiền đến để xin lễ cho con thi đậu, nhưng họ không muốn đi nhà thờ.
- Khi làm ăn buôn bán phát đạt thì họ đem tiền cúng nhà thờ với điều kiện là phải ghi tên họ trong sổ vàng, khắc tên họ nơi bảng đồng.
Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên vũ trụ, mọi sự trên trời dưới đất là của Ngài, như Thánh Vịnh đã ca ngợi:
“Một lời Chúa phán làm ra chin tầng trời,
một hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú.
Chúa dồn đại dương về một chỗ,
Người đem biển cả trữ vào kho”. (Tv 33, 5b-8)
Thiên Chúa cần tấm lòng sám hối, hơn là “hối lộ” cho Ngài bằng những vật chất mà do chính Ngài ban cho mỗi người chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một quan châu nọ vì tham ô nên bị kết tội, giáng cấp và bị đổi đi qua huyện khác làm quan huyện. Khi ông ta đến nhậm chức, trong vệ môn có một tiểu quan muốn thử thách ông quan huyện này, thế là dùng bạc đúc hình một em bé nhỏ nặng một ký, bỏ trên bàn ở phòng khách của quan, sau đó đi vào nói với quan huyện:
- “Gia huynh ở trên bàn ngoài phòng khách đợi ngài đó”.
Tri huyện đi ra coi, té ra là một tượng em bé bằng bạc, bèn lấy và đi vào.
Về sau, tên tiểu quan ấy cũng bị kết tội vì tham ô, khi quan huyện định tội thì tên tiểu quan vội vàng nói:
- “Nhìn gia huynh trên bàn mà bớt tội dùm”.
Quan huyện nhe được thì lập tức trách tên tiểu quan:
- “Lệnh huynh là kẻ xảo quyệt, tại sao chỉ đến một lần, sau đó thì không thấy đến nữa ?”
Suy tư:
Người tham ô thì có “chiêu” moi tiền người khác theo kiểu của người tham ô; người hối lộ thì có cách “cho” tiền quan trên theo cách của người hối lộ. Cách nào cũng đều là không đúng, lấy tiền của người khác cách bất hợp pháp hoặc hối lộ cấp trên để đạt mục đích của mình, cũng đều là những việc làm sai trái phi pháp…
Có một vài người Ki-tô hữu cũng hối lộ Thiên Chúa như thế:
- Khi cầu nguyện thì họ ra điều kiện với Chúa phải ban cho họ điều này điều nọ, thì họ mới đi dự lễ.
- Khi con cái chuẩn bị thi đại học, thì họ đem một số tiền đến để xin lễ cho con thi đậu, nhưng họ không muốn đi nhà thờ.
- Khi làm ăn buôn bán phát đạt thì họ đem tiền cúng nhà thờ với điều kiện là phải ghi tên họ trong sổ vàng, khắc tên họ nơi bảng đồng.
Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên vũ trụ, mọi sự trên trời dưới đất là của Ngài, như Thánh Vịnh đã ca ngợi:
“Một lời Chúa phán làm ra chin tầng trời,
một hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú.
Chúa dồn đại dương về một chỗ,
Người đem biển cả trữ vào kho”. (Tv 33, 5b-8)
Thiên Chúa cần tấm lòng sám hối, hơn là “hối lộ” cho Ngài bằng những vật chất mà do chính Ngài ban cho mỗi người chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:04 11/11/2011
N2T |
12. Con đường chân chính dẫn con người đến sự sống, khi mới bắt đầu thì nhỏ hẹp, nhưng tiến hành theo thời gian thì sẽ vui tươi và ngọt ngào rộng mở, không miệng lưỡi nào có thể tả được.
(Thánh Bernard)Qua đời
Lm Anphong Trần Đức Phương
06:24 11/11/2011
Có nhiều tiếng để chỉ cái chết của một người; nhưng động từ “QUA ĐỜI” có một ý nghĩa đặc biệt đối với những người có niềm tin vào cuộc sống đời sau, tin con người khác các con vật khác, vì con người vừa có phần xác, vừa có phần linh hồn. Đối với loài vật, chết là hết không còn gì nữa; nhưng đối với con người, chết chỉ là qua cuộc đời này để sang một cuộc đời khác. Trong tiếng Anh cũng thường dùng từ “Pass Away” và trong Kinh Tiền Tụng về Lễ Cầu Hồn cho những người đã qua đời, có câu “Nơi Chúa Kitô, niềm hy vọng sống lại vinh phúc đã chiếu tỏa trên chúng tôi, để những ai buồn sầu về số phận chắc chắn phải chết, cũng được an ủi, vì Chúa đã hứa ban phúc trường sinh bất diệt sau này. Đối với các tín hữu của Chúa, sự sống thay đổi, chứ không mất đi, và khi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan, thì lại được một chổ cư ngụ vĩnh viễn trên trời.” Trong sách Kinh Thánh Cựu Ước, có câu “Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Đối với những người không hiểu biết, thì hình như các Ngài đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta là đi vào chỗ tiêu diệt. Nhưng thật ra các ngài sống trong bình an…Khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các Ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu tỏa ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau… (Sách Khôn Ngoan 3: 1-9). Trong Phúc Âm Chúa Giêsu nói; “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta, dù có chết cũng sẽ được sống…” (Phúc Âm Gioan 11: 25…)
Sự sống lại trong nước Chúa của chúng ta sau cái chết là nhờ vào cuộc Khổ Nạn, Phục Sinh và Lên Trời vinh hiển của Chúa Kitô. Trong Thánh Lễ an táng, trước khi rước quan tài người quá cố lên gần Cung Thánh, có nghi thức làm phép xác ở cuối nhà thờ, vị chủ tế rẩy nước thánh trên quan tài và đọc: “ Xin Chúa làm phép thi thể của…. Với nước thánh nhắc nhở Bí Tích Rửa Tội, như Thánh Phaolô viết: tất cả chúng ta đã được rửa tội trong Chúa Giêsu Kitô, tức là đã chịu phép rửa trong sự chết của Người… Vì nếu chúng ta được liên kết với Người trong cùng một cái chết, giống như cái chết của Người, thì chúng ta cũng được hiệp nhất với Người trong sự sống lại giống như vậy.” Các Bài Đọc Sách Thánh trong ba Lễ ngày lễ các linh hồn đều lưu ý chúng ta về chủ điểm: “Sự sống thay đổi chứ không mất đi” nhờ vào cuộc Tử Nạn, sự Sống Lại và Lên Trời vinh hiển của Chúa Giêsu Kitô.
Khi chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chính là lúc chúng ta cũng chết đi với tội lỗi và sống lại với Chúa Kitô trong cuộc sống mới, một cuộc sống không còn nô lệ với tội lỗi, với đam mê xác thịt, nhưng được sống trong tự do của con cái Thiên Chúa.
Vậy trong tháng 11 là tháng cuối cùng của Niên Lịch Phụng vụ, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta đặc biệt nhớ đến các vị đã qua đời. Trong đó, có những vị đã được nên Thánh và chúng ta kính chung vào ngày 1/11 hằng năm (Tất cả các vị đã được lên Nước Chúa đều là Thánh, dù mỗi ngày trong suốt năm phụng vụ của Giáo Hội đều có lễ kính một vị thánh đặc biệt nào đó để chúng ta có dịp suy ngẫm về cuộc sống tuyệt vời của các Ngài nơi trần gian, mà tạ ơn Chúa cho các Ngài, và noi theo đời sống hy sinh, bác ái, thánh thiện của các Ngài, nhất là cái chết anh hùng của các Thánh Tử Đạo - Như các Thánh Tử Đạo Việt Nam cha ông của chúng ta).
Còn có những vị đã qua đời mà chưa được lên Nước Chúa, vì chưa được thanh luyện xứng đáng, chưa đền bù xứng đáng những lỗi phạm về phép công bằng, và phải thanh luyện nơi luyện tội, thì Giáo Hội cầu nguyện chung vào ngày 2/11 và khuyến khích chúng ta cầu nguyện nhiều cho các vị trong suốt tháng Linh Hồn; dù chúng ta vẫn cầu nguyện hằng ngày cho các linh hồn, và trong mỗi Thánh lễ đều có phần kinh đọc cầu cho các Linh Hồn trong các Kinh nguyện Thánh Thể.
Việc dâng lễ Kinh các Thánh và cầu cho các Linh Hồn nơi luyện tội là thuộc mầu nhiệm liên kết giữa Giáo Hội trên Thiên Quốc (Giáo Hội Chiến Thắng), Giáo Hội nơi Luyện Tội (Giáo Hội đau khổ) và Giáo Hội Trần Thế (Giáo Hội chiến đấu).
Vậy sự chết dù là điều chắc chắn xẩy ra cho mọi người chúng ta và thường xẩy ra lúc chúng ta không ngờ. Dẫu vậy, chúng ta không bi quan, sợ hãi, nhưng đặt tin tưởng nơi Chúa Phục Sinh. Miễn là chúng ta hãy luôn sống sẵn sàng: thánh hóa bản thân, tôn thờ Chúa và hết lòng phục vụ Chúa qua những người nghèo khó, bịnh tật, những người cần sự giúp đỡ của chúng ta. Ngày phán xét, Chúa sẽ phân xử chúng ta theo những việc bác ái, yêu thương mà chúng ta đã làm trong suốt cuộc đời chúng ta: “ Khi Cha đói, các con đã cho Cha ăn; khi Cha khát, các con đã cho Cha uống; khi Cha mình trần, các con đã cho Cha áo mặc…”(Matthêu 25:31-46).
Sự sống lại trong nước Chúa của chúng ta sau cái chết là nhờ vào cuộc Khổ Nạn, Phục Sinh và Lên Trời vinh hiển của Chúa Kitô. Trong Thánh Lễ an táng, trước khi rước quan tài người quá cố lên gần Cung Thánh, có nghi thức làm phép xác ở cuối nhà thờ, vị chủ tế rẩy nước thánh trên quan tài và đọc: “ Xin Chúa làm phép thi thể của…. Với nước thánh nhắc nhở Bí Tích Rửa Tội, như Thánh Phaolô viết: tất cả chúng ta đã được rửa tội trong Chúa Giêsu Kitô, tức là đã chịu phép rửa trong sự chết của Người… Vì nếu chúng ta được liên kết với Người trong cùng một cái chết, giống như cái chết của Người, thì chúng ta cũng được hiệp nhất với Người trong sự sống lại giống như vậy.” Các Bài Đọc Sách Thánh trong ba Lễ ngày lễ các linh hồn đều lưu ý chúng ta về chủ điểm: “Sự sống thay đổi chứ không mất đi” nhờ vào cuộc Tử Nạn, sự Sống Lại và Lên Trời vinh hiển của Chúa Giêsu Kitô.
Khi chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chính là lúc chúng ta cũng chết đi với tội lỗi và sống lại với Chúa Kitô trong cuộc sống mới, một cuộc sống không còn nô lệ với tội lỗi, với đam mê xác thịt, nhưng được sống trong tự do của con cái Thiên Chúa.
Vậy trong tháng 11 là tháng cuối cùng của Niên Lịch Phụng vụ, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta đặc biệt nhớ đến các vị đã qua đời. Trong đó, có những vị đã được nên Thánh và chúng ta kính chung vào ngày 1/11 hằng năm (Tất cả các vị đã được lên Nước Chúa đều là Thánh, dù mỗi ngày trong suốt năm phụng vụ của Giáo Hội đều có lễ kính một vị thánh đặc biệt nào đó để chúng ta có dịp suy ngẫm về cuộc sống tuyệt vời của các Ngài nơi trần gian, mà tạ ơn Chúa cho các Ngài, và noi theo đời sống hy sinh, bác ái, thánh thiện của các Ngài, nhất là cái chết anh hùng của các Thánh Tử Đạo - Như các Thánh Tử Đạo Việt Nam cha ông của chúng ta).
Còn có những vị đã qua đời mà chưa được lên Nước Chúa, vì chưa được thanh luyện xứng đáng, chưa đền bù xứng đáng những lỗi phạm về phép công bằng, và phải thanh luyện nơi luyện tội, thì Giáo Hội cầu nguyện chung vào ngày 2/11 và khuyến khích chúng ta cầu nguyện nhiều cho các vị trong suốt tháng Linh Hồn; dù chúng ta vẫn cầu nguyện hằng ngày cho các linh hồn, và trong mỗi Thánh lễ đều có phần kinh đọc cầu cho các Linh Hồn trong các Kinh nguyện Thánh Thể.
Việc dâng lễ Kinh các Thánh và cầu cho các Linh Hồn nơi luyện tội là thuộc mầu nhiệm liên kết giữa Giáo Hội trên Thiên Quốc (Giáo Hội Chiến Thắng), Giáo Hội nơi Luyện Tội (Giáo Hội đau khổ) và Giáo Hội Trần Thế (Giáo Hội chiến đấu).
Vậy sự chết dù là điều chắc chắn xẩy ra cho mọi người chúng ta và thường xẩy ra lúc chúng ta không ngờ. Dẫu vậy, chúng ta không bi quan, sợ hãi, nhưng đặt tin tưởng nơi Chúa Phục Sinh. Miễn là chúng ta hãy luôn sống sẵn sàng: thánh hóa bản thân, tôn thờ Chúa và hết lòng phục vụ Chúa qua những người nghèo khó, bịnh tật, những người cần sự giúp đỡ của chúng ta. Ngày phán xét, Chúa sẽ phân xử chúng ta theo những việc bác ái, yêu thương mà chúng ta đã làm trong suốt cuộc đời chúng ta: “ Khi Cha đói, các con đã cho Cha ăn; khi Cha khát, các con đã cho Cha uống; khi Cha mình trần, các con đã cho Cha áo mặc…”(Matthêu 25:31-46).
Những cái chết thắm nồng lửa yêu mến và hừng sáng niềm hy vọng
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
06:28 11/11/2011
Kính các thánh tử đạo Việt Nam
Trong những ngày qua, người ta nói đến rất nhiều những cái chết oan khiên và tức tưởi trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra hôm ngày 7.11, trên quốc lộ 1, đoạn ngang qua xã Hồng Sơn, Huyện Hàm Thuận Bắc. Đặc biệt là cái chết của một cô gái ở tuổi đôi mươi và cái chết của một bà mẹ có đứa con thơ.
Sau cú đấu đầu kinh hoàng giữa chiếc container và chiếc xe khách 54 chỗ, cô gái trẻ này đã cố nhoài người ra khỏi chiếc xe để tránh lửa, nhưng đôi chân của cô bị kẹt cứng. Cô ta đã khóc lóc van xin mọi người chặt đôi chân mình để lôi cô ra, nhưng không ai làm được. Mọi người đành bất lực nhìn ngọn lửa nuốt trọn thi thể nạn nhân. Một người dân chứng kiến ngẹn lời kể lại với phóng viên : "Cảnh tượng thật khủng khiếp. Còn hơn cả những gì có trong phim. Chắc suốt cả đời tôi không sao quên được giây phút kinh hoàng ấy".
Một trường hợp khác cũng khiến nhiều người có mặt tại hiện trường phải rơi nước mắt. Bé gái khoảng 5 tuổi may mắn được mẹ đẩy ra khỏi xe và được cứu sống, nhưng người mẹ ấy lại không thể tự thoát ra được do bị mắc kẹt. Đứng ngoài gọi mẹ mãi không được, đứa trẻ gào khóc, năn nỉ mọi người : "Cứu mẹ con với, mẹ còn ở bên trong...". Nhưng ngọn lửa bùng cháy quá lớn, mọi người chỉ biết chạy tới chạy lui trong tiếng khóc lóc thảm thiết của em.
Một số người bị thương khác cũng bị kẹt lại trên xe và bị ngọn lửa nuốt chửng trước sự bất lực và vô vọng của những người dân tiếp cứu. Tổng cộng đã có 10 người chết cháy, trong đó 8 ngưòi chết tại chỗ và 2 người chết tại bệnh viện.
Có những cái chết đớn đau bi thảm, có những cái chết oan khiên tuyệt vọng, như những cái chết của các nạn nhân trong vụ tai nạn trên…. Và gần 12.000 người chết trong các vụ tai nạn giao thông khác tại Việt Nam trong một năm. Chắc chắn đây toàn là những cái chết oan khiên tức tưởi thương đau, không những cho người ra đi mà cho cả những người thân còn đang ở lại.
Nhưng cũng có cái chết tràn đầy bi hùng, và tràn trào hy vọng. Đó là cái chết của các vị tử vì đạo. Các ngài chết nhưng không cảm thấy đau đớn, không cảm thấy bi thương sầu thảm. Trái lại, lòng các ngài rộn lên nỗi hân hoan yêu mến, và dạ các ngài sáng lên niềm hy vọng bình an.
- Cái chết của các vị tử đạo là cái chết đầy lòng yêu mến. Trên hết là lòng yêu mến Chúa, Đấng đã mời gọi các ngài làm người và làm con Thiên Chúa….Sau là lòng yêu mến đối với Giáo Hội đã sinh ra và nuôi dưỡng các ngài trong ơn thánh. Và sau nữa là yêu mến cả đối với những người bách hại vì đã cho các ngài cơ hội để làm chứng cho đức tin và dịp may để lãnh triều thiên sự sống mai sau.
Các ngài ra đi mà lòng thanh thoát và thấm đẫm lòng mến yêu, chứ không uất hận như những nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông. Uất hận đối với những tài xế tắc trách ẩu tả và coi thường tính mạng của người khác. Uất hận đối với những chủ xe tham lam bóc lột sức lao động của các tài xế khiến họ vừa lái xe vừa ngủ gục trong tay thần chết. Uất hận đối với những tuyến đường quốc lộ chật hẹp không dải phân cách khiến cho xe cộ đấu đầu nhau gây tan nạn thảm khốc. Uất hận đối với cả những chiếc xe chỉ có duy nhất một cửa ra vào khiến cho nhiều người bị kẹt và chết oan do không tìm được lối thoát….
Cái chết của các vị tử đạo khác hẳn. Khi cổ mang gông, tay bị xiềng đi ra nơi chịu chết, các vị tử đạo luôn cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa. Lòng yêu thương tha thứ của các vị tử đạo đối với những kẻ đánh đập và giết chết mình cũng xuất phát từ trái tim Chúa Giêsu nơi thập giá đã xin Cha Ngài tha thứ cho những kẻ làm khốn Ngài (x. Lc 23,34) .
Quả thế, các ngài đã không xem việc tử đạo như là một cực hình đau khổ, nhưng lại coi đó như một quà tặng tình yêu mà Thiên Chúa đã ưu ái ban phúc cho mình, nên cương quyết dành lấy nhành lá vạn tuế khải hoàn. Chính vì thế, Giáo Hội luôn coi việc tử đạo như một ân huệ lớn lao và là một bằng chứng cao cả về đức ái.
Những sự lạ lùng và sức mạnh siêu vời của các vị tử đạo như trên, khác hẳn với anh hùng thế gian. Đức Piô XII trong thông điệp nói về trái tim Đức Giêsu đã viết: “Chính tình yêu siêu nhiên của trái tim Đức Kitô và của Thần Khí Ngài mang cho các vị tử đạo lòng can đảm anh dũng đến chết trong máu đào”.
Thiên Chúa đã chúc phúc cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam, như Kinh Thánh nói : “Phúc cho các con khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Các con hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho các con trên trời thật lớn lao” (Mt 5,11-12). Nói cách khác, chính cái chết vì Chúa và vì Tin Mừng đã đưa các ngài lên đài cao vinh quang nhận lãnh vương miện của người chiến thắng. Nhưng không phải vương miện hay hư nát, mà là vương miện bất hoại, vương miện trường tồn vĩnh cửu.
- Cái chết của các vị tử đạo cũng là cái chết tràn trào niềm hy vọng. Trong giờ kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngày 6/11 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã nói rằng sự khác nhau giữa những người tin và không tin về sự chết “là quyết định dứt khoát”. Bởi vì những người tin vào Thiên Chúa là những người được Yêu “sống và chết trong hy vọng”, giống như một ngọn đèn qua đêm sau khi chết và vươn tới sự ngợi khen vô bờ của cuộc đời.
Thiết tưởng những lời trên đây của Đức Thánh Cha là rất phù hợp khi nói đến cái chết của các vị chứng nhân tử đạo. Quả vậy, bị lăng nhục, hành hạ, tra tấn và bị kết án tử, nhưng các vị tiền bối tử đạo vẫn khẳng khái hiên ngang, vui tươi, bình an và chứa chan hy vọng về một cuộc sống bất diệt. Các ngài nhẫn nại và can trường trong đau khổ vì đã có được Đức Kitô là nền tảng đích thực của niềm hy vọng hằng sống: “Các con hãy vui mừng vì phần thưởng dành cho các con ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,12). Thánh Bảo Tịnh đã nói lên điều xác tín đó: “Giữa cơn bão táp của bách hại, tôi đã thả một cái neo vào tận ngai Thiên Chúa, đó là niềm hy vọng sống động trong lòng tôi”.
“Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”, các vị tử đạo đã trở nên chứng nhân cho Chúa Kitô đã toàn thắng sự chết, là dấu chỉ hy vọng cho thế giới, khi lấy chính cái chết của mình diễn tả chân lý về sự sống bất diệt và hạnh phúc trường cửu ở nơi Thiên Chúa.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã trở nên hạt giống được gieo vào lòng đất, chịu mục nát, thối rữa, để có thể trổ sinh vô số bông hạt đức tin, đúng như lời thánh giáo phụ Tertulianô đã nói: “Máu các vị tử đạo là hạt giống đức tin”. Các ngài là những chứng nhân đã gieo hạt giống ân sủng trong nước mắt, để hôm nay hứa hẹn một mùa thu hoạch dồi dào. Tất cả những gian lao đau khổ, máu và nước mắt của các vị tử đạo hướng đến mùa lúa vàng của Thiên Chúa, trên cánh đồng Giáo Hội: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo. Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 125,5-6).
Ngày nay, Cây Đức Tin của Giáo Hội Việt Nam đã đâm rễ sâu trong lòng đất Việt, được nuôi dưỡng bằng mầm đất thấm máu các vị tử đạo, cây đó đang lớn mạnh, cành lá sum xuê, hoa trái dồi dào, khác nào cây trồng bên suối nước được diễn tả trong sách Khải huyền : “Những chòm cây hằng sống, có quả mười hai lần, mỗi tháng một lần”.
Là con cháu các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta có hãnh diện hay không? Nhất là chúng ta đã thực sự sống xứng đáng là con cháu các ngài hay chưa ?
Trong những ngày qua, người ta nói đến rất nhiều những cái chết oan khiên và tức tưởi trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra hôm ngày 7.11, trên quốc lộ 1, đoạn ngang qua xã Hồng Sơn, Huyện Hàm Thuận Bắc. Đặc biệt là cái chết của một cô gái ở tuổi đôi mươi và cái chết của một bà mẹ có đứa con thơ.
Sau cú đấu đầu kinh hoàng giữa chiếc container và chiếc xe khách 54 chỗ, cô gái trẻ này đã cố nhoài người ra khỏi chiếc xe để tránh lửa, nhưng đôi chân của cô bị kẹt cứng. Cô ta đã khóc lóc van xin mọi người chặt đôi chân mình để lôi cô ra, nhưng không ai làm được. Mọi người đành bất lực nhìn ngọn lửa nuốt trọn thi thể nạn nhân. Một người dân chứng kiến ngẹn lời kể lại với phóng viên : "Cảnh tượng thật khủng khiếp. Còn hơn cả những gì có trong phim. Chắc suốt cả đời tôi không sao quên được giây phút kinh hoàng ấy".
Một trường hợp khác cũng khiến nhiều người có mặt tại hiện trường phải rơi nước mắt. Bé gái khoảng 5 tuổi may mắn được mẹ đẩy ra khỏi xe và được cứu sống, nhưng người mẹ ấy lại không thể tự thoát ra được do bị mắc kẹt. Đứng ngoài gọi mẹ mãi không được, đứa trẻ gào khóc, năn nỉ mọi người : "Cứu mẹ con với, mẹ còn ở bên trong...". Nhưng ngọn lửa bùng cháy quá lớn, mọi người chỉ biết chạy tới chạy lui trong tiếng khóc lóc thảm thiết của em.
Một số người bị thương khác cũng bị kẹt lại trên xe và bị ngọn lửa nuốt chửng trước sự bất lực và vô vọng của những người dân tiếp cứu. Tổng cộng đã có 10 người chết cháy, trong đó 8 ngưòi chết tại chỗ và 2 người chết tại bệnh viện.
Có những cái chết đớn đau bi thảm, có những cái chết oan khiên tuyệt vọng, như những cái chết của các nạn nhân trong vụ tai nạn trên…. Và gần 12.000 người chết trong các vụ tai nạn giao thông khác tại Việt Nam trong một năm. Chắc chắn đây toàn là những cái chết oan khiên tức tưởi thương đau, không những cho người ra đi mà cho cả những người thân còn đang ở lại.
Nhưng cũng có cái chết tràn đầy bi hùng, và tràn trào hy vọng. Đó là cái chết của các vị tử vì đạo. Các ngài chết nhưng không cảm thấy đau đớn, không cảm thấy bi thương sầu thảm. Trái lại, lòng các ngài rộn lên nỗi hân hoan yêu mến, và dạ các ngài sáng lên niềm hy vọng bình an.
- Cái chết của các vị tử đạo là cái chết đầy lòng yêu mến. Trên hết là lòng yêu mến Chúa, Đấng đã mời gọi các ngài làm người và làm con Thiên Chúa….Sau là lòng yêu mến đối với Giáo Hội đã sinh ra và nuôi dưỡng các ngài trong ơn thánh. Và sau nữa là yêu mến cả đối với những người bách hại vì đã cho các ngài cơ hội để làm chứng cho đức tin và dịp may để lãnh triều thiên sự sống mai sau.
Các ngài ra đi mà lòng thanh thoát và thấm đẫm lòng mến yêu, chứ không uất hận như những nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông. Uất hận đối với những tài xế tắc trách ẩu tả và coi thường tính mạng của người khác. Uất hận đối với những chủ xe tham lam bóc lột sức lao động của các tài xế khiến họ vừa lái xe vừa ngủ gục trong tay thần chết. Uất hận đối với những tuyến đường quốc lộ chật hẹp không dải phân cách khiến cho xe cộ đấu đầu nhau gây tan nạn thảm khốc. Uất hận đối với cả những chiếc xe chỉ có duy nhất một cửa ra vào khiến cho nhiều người bị kẹt và chết oan do không tìm được lối thoát….
Cái chết của các vị tử đạo khác hẳn. Khi cổ mang gông, tay bị xiềng đi ra nơi chịu chết, các vị tử đạo luôn cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa. Lòng yêu thương tha thứ của các vị tử đạo đối với những kẻ đánh đập và giết chết mình cũng xuất phát từ trái tim Chúa Giêsu nơi thập giá đã xin Cha Ngài tha thứ cho những kẻ làm khốn Ngài (x. Lc 23,34) .
Quả thế, các ngài đã không xem việc tử đạo như là một cực hình đau khổ, nhưng lại coi đó như một quà tặng tình yêu mà Thiên Chúa đã ưu ái ban phúc cho mình, nên cương quyết dành lấy nhành lá vạn tuế khải hoàn. Chính vì thế, Giáo Hội luôn coi việc tử đạo như một ân huệ lớn lao và là một bằng chứng cao cả về đức ái.
Những sự lạ lùng và sức mạnh siêu vời của các vị tử đạo như trên, khác hẳn với anh hùng thế gian. Đức Piô XII trong thông điệp nói về trái tim Đức Giêsu đã viết: “Chính tình yêu siêu nhiên của trái tim Đức Kitô và của Thần Khí Ngài mang cho các vị tử đạo lòng can đảm anh dũng đến chết trong máu đào”.
Thiên Chúa đã chúc phúc cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam, như Kinh Thánh nói : “Phúc cho các con khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Các con hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho các con trên trời thật lớn lao” (Mt 5,11-12). Nói cách khác, chính cái chết vì Chúa và vì Tin Mừng đã đưa các ngài lên đài cao vinh quang nhận lãnh vương miện của người chiến thắng. Nhưng không phải vương miện hay hư nát, mà là vương miện bất hoại, vương miện trường tồn vĩnh cửu.
- Cái chết của các vị tử đạo cũng là cái chết tràn trào niềm hy vọng. Trong giờ kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngày 6/11 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã nói rằng sự khác nhau giữa những người tin và không tin về sự chết “là quyết định dứt khoát”. Bởi vì những người tin vào Thiên Chúa là những người được Yêu “sống và chết trong hy vọng”, giống như một ngọn đèn qua đêm sau khi chết và vươn tới sự ngợi khen vô bờ của cuộc đời.
Thiết tưởng những lời trên đây của Đức Thánh Cha là rất phù hợp khi nói đến cái chết của các vị chứng nhân tử đạo. Quả vậy, bị lăng nhục, hành hạ, tra tấn và bị kết án tử, nhưng các vị tiền bối tử đạo vẫn khẳng khái hiên ngang, vui tươi, bình an và chứa chan hy vọng về một cuộc sống bất diệt. Các ngài nhẫn nại và can trường trong đau khổ vì đã có được Đức Kitô là nền tảng đích thực của niềm hy vọng hằng sống: “Các con hãy vui mừng vì phần thưởng dành cho các con ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,12). Thánh Bảo Tịnh đã nói lên điều xác tín đó: “Giữa cơn bão táp của bách hại, tôi đã thả một cái neo vào tận ngai Thiên Chúa, đó là niềm hy vọng sống động trong lòng tôi”.
“Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”, các vị tử đạo đã trở nên chứng nhân cho Chúa Kitô đã toàn thắng sự chết, là dấu chỉ hy vọng cho thế giới, khi lấy chính cái chết của mình diễn tả chân lý về sự sống bất diệt và hạnh phúc trường cửu ở nơi Thiên Chúa.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã trở nên hạt giống được gieo vào lòng đất, chịu mục nát, thối rữa, để có thể trổ sinh vô số bông hạt đức tin, đúng như lời thánh giáo phụ Tertulianô đã nói: “Máu các vị tử đạo là hạt giống đức tin”. Các ngài là những chứng nhân đã gieo hạt giống ân sủng trong nước mắt, để hôm nay hứa hẹn một mùa thu hoạch dồi dào. Tất cả những gian lao đau khổ, máu và nước mắt của các vị tử đạo hướng đến mùa lúa vàng của Thiên Chúa, trên cánh đồng Giáo Hội: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo. Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 125,5-6).
Ngày nay, Cây Đức Tin của Giáo Hội Việt Nam đã đâm rễ sâu trong lòng đất Việt, được nuôi dưỡng bằng mầm đất thấm máu các vị tử đạo, cây đó đang lớn mạnh, cành lá sum xuê, hoa trái dồi dào, khác nào cây trồng bên suối nước được diễn tả trong sách Khải huyền : “Những chòm cây hằng sống, có quả mười hai lần, mỗi tháng một lần”.
Là con cháu các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta có hãnh diện hay không? Nhất là chúng ta đã thực sự sống xứng đáng là con cháu các ngài hay chưa ?
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:36 11/11/2011
CHÍN TRĂM
Thời ngũ đại, Bằng Đạo và Hòa Ngưng cùng làm quan trong triều, một hôm Hòa Ngưng nhìn thấy Bằng Đạo mang đôi ủng mới, bèn hỏi Bằng Đạo mua bao nhiêu tiền, Bằng Đạo đưa một chân ra nói: “Chín trăm”.
Hòa Ngưng vừa nghe, lập tức quay đầu lại chửi đầy tớ của mình:
- “Đôi ủng này của ta tại sao mày lại mưa một ngàn tám trăm đồng hử ?”
Lúc ấy, Bằng Đạo lại đưa chân khác ra và nói:
- “Chiếc này cũng là chin trăm”.
Suy tư:
Vội vàng trách mắng cấp dưới của cấp trên là do sự nóng nảy mà ra, sự nóng không biết kiềm chế này thì sẽ sinh ra nhiều hậu họa không những cho bản thân mà còn có hại cho người khác nữa, và có khi cho những dự tính của mình cũng như của cộng đoàn.
Chúa Giê-su dạy chúng ta phải khiêm nhường trong lòng, tự trong lòng chứ không phải bên ngoài, khi có sự khiêm nhường trong lòng thì sẽ không nóng nảy vội, không tức giận, không phê bình, không chỉ trích và không chửi mắng người khác. Bởi vì một khi sự khiêm nhường đầy tràn tâm hồn, thì tình yêu cũng từ đó mà đi vào trong tim của chúng ta, mà ở đâu có yêu thương thì ở đó có Thiên Chúa ngự trị vậy.
Một chiếc ủng chin trăm đồng, mà một đôi là một ngàn tám trăm đồng, điều này thì ai cũng biết, chỉ có những người vội vàng hấp tấp nóng nảy mới không để ý mà thôi, do đó mà đem lại sự bất bình nơi người khác.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời ngũ đại, Bằng Đạo và Hòa Ngưng cùng làm quan trong triều, một hôm Hòa Ngưng nhìn thấy Bằng Đạo mang đôi ủng mới, bèn hỏi Bằng Đạo mua bao nhiêu tiền, Bằng Đạo đưa một chân ra nói: “Chín trăm”.
Hòa Ngưng vừa nghe, lập tức quay đầu lại chửi đầy tớ của mình:
- “Đôi ủng này của ta tại sao mày lại mưa một ngàn tám trăm đồng hử ?”
Lúc ấy, Bằng Đạo lại đưa chân khác ra và nói:
- “Chiếc này cũng là chin trăm”.
Suy tư:
Vội vàng trách mắng cấp dưới của cấp trên là do sự nóng nảy mà ra, sự nóng không biết kiềm chế này thì sẽ sinh ra nhiều hậu họa không những cho bản thân mà còn có hại cho người khác nữa, và có khi cho những dự tính của mình cũng như của cộng đoàn.
Chúa Giê-su dạy chúng ta phải khiêm nhường trong lòng, tự trong lòng chứ không phải bên ngoài, khi có sự khiêm nhường trong lòng thì sẽ không nóng nảy vội, không tức giận, không phê bình, không chỉ trích và không chửi mắng người khác. Bởi vì một khi sự khiêm nhường đầy tràn tâm hồn, thì tình yêu cũng từ đó mà đi vào trong tim của chúng ta, mà ở đâu có yêu thương thì ở đó có Thiên Chúa ngự trị vậy.
Một chiếc ủng chin trăm đồng, mà một đôi là một ngàn tám trăm đồng, điều này thì ai cũng biết, chỉ có những người vội vàng hấp tấp nóng nảy mới không để ý mà thôi, do đó mà đem lại sự bất bình nơi người khác.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 33 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:37 11/11/2011
CHỦ NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt25, 14-30.
“Được giao ít mà anh đã trung thành, hãy vào mà hưởng niềm vui của mình”.
Anh chị em thân mến,
Ân sủng của Thiên Chúa được Chúa Giê-su ví như những nén bạc trao cho con người: người nhận năm nén, người nhận hai nén và người nhận một nén, tùy theo khả năng mà Thiên Chúa trao cho, chứ Ngài không tùy tiện trao năm nén cho người chỉ có khả năng làm lợi hai nén. Nhưng dù mỗi người trong chúng ta dù có nhận bao nhiêu nén đi chăng nữa, thì cũng là đã nhận nén bạc mà Thiên Chúa đã trao cho để với mục đích làm lợi cho chính bản thân mình và mưu ích cho tha nhân.
Chúa Giê-su tùy khả năng của mỗi người mà trao cho họ nén bạc, để họ tùy theo khả năng và nén bạc được trao mà làm sinh lợi cho Ngài thêm những nén bạc khác :
- Có những người được ơn tình nguyện đi phục vụ các bệnh nhân bị nhiễm HIV, họ đã làm lợi thêm những nén bạc khác bằng hành động phục vụ của mình.
- Có những người tình nguyện vào vùng sâu vùng xa, để đem ánh sáng văn hóa đến cho những trẻ em và những người không có điều kiện đến trường, họ đang làm lợi thêm những nén bạc khác bằng hành động tự nguyện hy sinh của mình.
- Có những người dù đang thiếu thốn, nhưng vẫn cứ vui vẻ chia sẻ những gì mình có cho người không có, họ đang làm lợi thêm những nén bạc khác cho Thiên Chúa...
Có những người lại đem nén bạc mà Thiên Chúa trao cho chôn giấu trong đất, họ là những người không thấy được sự tín nhiệm của Thiên Chúa dành cho mình, họ đem ân sủng chôn vùi trong trong những tham lam dục vọng của họ, khi mà chung quanh họ có rất nhiều người đang cần đến “đồng tiền ân sủng” của họ để có chút an vui và hy vọng.
Anh chị em thân mến,
Dụ ngôn nén bạc là cách giảng dạy của Chúa Giê-su, để cho ai ai cũng hiểu được và trân quý những ân sủng của Thiên Chúa ban cho mỗi người trong chúng ta.
Nhận năm nén, hai nén hoặc chỉ một nén đều không quan trọng, cái quan trọng là trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cần phải nổ lực, chớp thời cơ để làm lợi thêm nén bạc nữa, đó chính là điểm chính yêu mà Chúa Giê-su muốn dạy dỗ chúng ta qua dụ ngôn nén bạc này.
Câu hỏi gợi ý :
1. Có lúc nào bạn nghĩ rằng Thiên Chúa đã trao cho mình năm nén bạc không ?
2. Trong những lúc gặp hoàn cảnh khó khăn, bạn có nghĩ rằng mình là người may mắn nhất vì đang giữ nén bạc của Thiên Chúa trong mình ?
3. Theo bạn hiểu, thế nào là phung phí ân sủng của Thiên Chúa ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Mt25, 14-30.
“Được giao ít mà anh đã trung thành, hãy vào mà hưởng niềm vui của mình”.
Anh chị em thân mến,
Ân sủng của Thiên Chúa được Chúa Giê-su ví như những nén bạc trao cho con người: người nhận năm nén, người nhận hai nén và người nhận một nén, tùy theo khả năng mà Thiên Chúa trao cho, chứ Ngài không tùy tiện trao năm nén cho người chỉ có khả năng làm lợi hai nén. Nhưng dù mỗi người trong chúng ta dù có nhận bao nhiêu nén đi chăng nữa, thì cũng là đã nhận nén bạc mà Thiên Chúa đã trao cho để với mục đích làm lợi cho chính bản thân mình và mưu ích cho tha nhân.
Chúa Giê-su tùy khả năng của mỗi người mà trao cho họ nén bạc, để họ tùy theo khả năng và nén bạc được trao mà làm sinh lợi cho Ngài thêm những nén bạc khác :
- Có những người được ơn tình nguyện đi phục vụ các bệnh nhân bị nhiễm HIV, họ đã làm lợi thêm những nén bạc khác bằng hành động phục vụ của mình.
- Có những người tình nguyện vào vùng sâu vùng xa, để đem ánh sáng văn hóa đến cho những trẻ em và những người không có điều kiện đến trường, họ đang làm lợi thêm những nén bạc khác bằng hành động tự nguyện hy sinh của mình.
- Có những người dù đang thiếu thốn, nhưng vẫn cứ vui vẻ chia sẻ những gì mình có cho người không có, họ đang làm lợi thêm những nén bạc khác cho Thiên Chúa...
Có những người lại đem nén bạc mà Thiên Chúa trao cho chôn giấu trong đất, họ là những người không thấy được sự tín nhiệm của Thiên Chúa dành cho mình, họ đem ân sủng chôn vùi trong trong những tham lam dục vọng của họ, khi mà chung quanh họ có rất nhiều người đang cần đến “đồng tiền ân sủng” của họ để có chút an vui và hy vọng.
Anh chị em thân mến,
Dụ ngôn nén bạc là cách giảng dạy của Chúa Giê-su, để cho ai ai cũng hiểu được và trân quý những ân sủng của Thiên Chúa ban cho mỗi người trong chúng ta.
Nhận năm nén, hai nén hoặc chỉ một nén đều không quan trọng, cái quan trọng là trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cần phải nổ lực, chớp thời cơ để làm lợi thêm nén bạc nữa, đó chính là điểm chính yêu mà Chúa Giê-su muốn dạy dỗ chúng ta qua dụ ngôn nén bạc này.
Câu hỏi gợi ý :
1. Có lúc nào bạn nghĩ rằng Thiên Chúa đã trao cho mình năm nén bạc không ?
2. Trong những lúc gặp hoàn cảnh khó khăn, bạn có nghĩ rằng mình là người may mắn nhất vì đang giữ nén bạc của Thiên Chúa trong mình ?
3. Theo bạn hiểu, thế nào là phung phí ân sủng của Thiên Chúa ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:40 11/11/2011
N2T |
13. Linh hồn ơi, ngươi phải nhiệt tình yêu mến và thiết tha kỳ vọng cuộc sống hạnh phúc trên trời của các thánh, trong cuộc sống này có hoạt động mà không có lao nhọc, có nghỉ ngơi mà không có mệt nhọc, có sự sống mà không có sự chết, có các thiên thần không ngừng ca ngợi Thiên Chúa.
(Thánh Augustine)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:42 11/11/2011
ĐỌC SÁCH NHIỀU
Trong lớp học tìm hiểu thêm về phụng vụ của giáo xứ nọ, cha sở thường khoe với giáo dân là mình ở nước ngoài từ nhỏ, đọc nhiều sách (thực ra ngài vượt biên khi khoảng 20, 21 tuổi, sau biến cố “bảy lăm”, chưa học đại học), dạy rằng:
- “Hàng giáo sĩ có hai loại: một là các giám mục, linh mục và phó tế; hai là tất cả những ai phục vụ bàn thờ như người đọc sách, người giúp lễ, người cắm hoa, người hát đáp ca, đều là hạng giáo sĩ.v.v… (1)
Giáo dân nghe mà kinh ngạc, vì từ trước đến nay chưa hề nghe giáo lý như thế bao giờ.
(1) Chỉ có chức Tư tế mới có 2 loại: một là chức tư tế phổ quát, tức là tất cả những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội; hai là chức tư tế đặc biệt, tức là các linh mục và giám mục.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Trong lớp học tìm hiểu thêm về phụng vụ của giáo xứ nọ, cha sở thường khoe với giáo dân là mình ở nước ngoài từ nhỏ, đọc nhiều sách (thực ra ngài vượt biên khi khoảng 20, 21 tuổi, sau biến cố “bảy lăm”, chưa học đại học), dạy rằng:
- “Hàng giáo sĩ có hai loại: một là các giám mục, linh mục và phó tế; hai là tất cả những ai phục vụ bàn thờ như người đọc sách, người giúp lễ, người cắm hoa, người hát đáp ca, đều là hạng giáo sĩ.v.v… (1)
Giáo dân nghe mà kinh ngạc, vì từ trước đến nay chưa hề nghe giáo lý như thế bao giờ.
(1) Chỉ có chức Tư tế mới có 2 loại: một là chức tư tế phổ quát, tức là tất cả những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội; hai là chức tư tế đặc biệt, tức là các linh mục và giám mục.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh tích Chân phước GH Gioan Phaolô II tới Trung quốc
Trầm Thiên Thu
09:26 11/11/2011
HONG KONG (UCANews, 10-10-2011) – Một lọn tóc của chân phước GH Gioan Phaolô II sẽ đến Hong Kong vào cuối tuần này là một phần mừng Năm Giáo Dân.
CCác nhân chứng đã gặp vị cố giáo hoàng này sẽ được nghe trình bày vào ngày 12-11-2011, sau đó là giờ cầu nguyện và thánh lễ tại Thánh đường Vô Nhiễm do ĐGM Gioan Tong Hon, GP Hong Kong, chủ tế.
LM tổng đại diện Đa Minh Chan nói rằng lọn tóc này sẽ được đặt trong “mặt nhật”.
LM tổng đại diện nói rằng ngài rất ngạc nhiên khi Tòa thánh chấp nhận đơn của ĐGM Tong xin rước thánh tích chưa đầy 2 tuần qua. “Có thể vì chúng tôi là một giáo phận Trung quốc”, ngài nói.
Lúc sinh thời, chân phước GH Gioan Phaolô II rất quan tâm tới TQ. Ngài rất muốn bình thường hóa quan hệ với Giáo hội TQ.
Trên một blog nhân dịp phong chân phước ĐGH Gioan Phaolô II, ĐHY Giuse Zen Ze-kiun đã nhớ lại khi ĐGH Gioan Phaolô II đón tiếp ngài và ĐGM Tong tại Rôma sau lần phong chức năm 1997, ĐGH Gioan Phaolô II đã bày tỏ ước muốn đến thăm TQ.
Năm 1999, chân phước GH Gioan Phaolô II gần đạt được ước muốn sau khi ban hành tông thư Giáo hội Á châu (Ecclesia in Asia) do kết quả của công nghị các giám mục Á châu được công bố tại Hong Kong.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương từ chối và cho rằng việc đó “không thích hợp”.
Chân phước GH Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng duy nhất tới thăm TQ năm 1970, khi Hong Kong còn là thuộc địa của Anh. Ngài đã cử hành thánh lễ ngoài trời cho 20.000 người tham dự trong chuyến viếng thăm 3 giờ của ngài.
CCác nhân chứng đã gặp vị cố giáo hoàng này sẽ được nghe trình bày vào ngày 12-11-2011, sau đó là giờ cầu nguyện và thánh lễ tại Thánh đường Vô Nhiễm do ĐGM Gioan Tong Hon, GP Hong Kong, chủ tế.
LM tổng đại diện Đa Minh Chan nói rằng lọn tóc này sẽ được đặt trong “mặt nhật”.
LM tổng đại diện nói rằng ngài rất ngạc nhiên khi Tòa thánh chấp nhận đơn của ĐGM Tong xin rước thánh tích chưa đầy 2 tuần qua. “Có thể vì chúng tôi là một giáo phận Trung quốc”, ngài nói.
Lúc sinh thời, chân phước GH Gioan Phaolô II rất quan tâm tới TQ. Ngài rất muốn bình thường hóa quan hệ với Giáo hội TQ.
Trên một blog nhân dịp phong chân phước ĐGH Gioan Phaolô II, ĐHY Giuse Zen Ze-kiun đã nhớ lại khi ĐGH Gioan Phaolô II đón tiếp ngài và ĐGM Tong tại Rôma sau lần phong chức năm 1997, ĐGH Gioan Phaolô II đã bày tỏ ước muốn đến thăm TQ.
Năm 1999, chân phước GH Gioan Phaolô II gần đạt được ước muốn sau khi ban hành tông thư Giáo hội Á châu (Ecclesia in Asia) do kết quả của công nghị các giám mục Á châu được công bố tại Hong Kong.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương từ chối và cho rằng việc đó “không thích hợp”.
Chân phước GH Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng duy nhất tới thăm TQ năm 1970, khi Hong Kong còn là thuộc địa của Anh. Ngài đã cử hành thánh lễ ngoài trời cho 20.000 người tham dự trong chuyến viếng thăm 3 giờ của ngài.
Xã hội lành mạnh tùy thuộc vào gia đình
Jos. Tú Nạc, NMS
06:20 11/11/2011
VATICAN (News.VA) – “Gia đình được xác tín là một mối giao kết yêu thương, toàn vẹn, giao ước chân thành giữa một người nam và một người nữ trong hôn nhân, không phải là sự tồn tại xoay quanh tự nó. Bởi thiên hướng của nó tạo sự chung xây tuyệt đối và tuyệt vời đối với lợi ích chung của xã hội và nhiệm vụ của Giáo Hội.” ĐTC Benedict XVI đã viết trong thông điệp gửi Đại hội Gia đình Quốc gia Ecuador II (II Ecuadorian Nation Family Congress).
Đại hội này với đề tài “Nhiệm vụ Gia đình Ecuador: làm việc và nghỉ ngơi vơi sự phục vụ của cá nhân và lợi ích cộng đồng” diễn ra trong bối cảnh của Nhiệm vụ Đại lục được thúc đẩy bởi Hội đồng Giám mục Mỹ La tinh và vùng Caribi, cùng với sự chuẩn bị cho Hội nghị Gia đình Thế giới lần thứ bẩy, được sắp xết tổ chức tại Milan, Ý, vào tháng Sáu năm 2012.
“Xã hội không chỉ đơn thuần là một liên kết cá nhân, mà còn là kết quả của những mối quan giữa con người – chồng với vợ, cha mẹ với con cái, anh chị em ruột hoặc cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ - nền tảng của nó phải được tìm thấy trong đời sống gia đình, và trong những mối ràng buộc của sự thương yêu được bắt nguồn từ đó. Mỗi gia đình, qua con cái, mang đến cho xã hội những trải nghiệm của chính nó cho sự phong phú nhân loại. Chúng ta có thể đề cao rằng sự lành mạnh và giá trị của những mối quan hệ liên đới trong xã hội tùy thuộc vào sự lành mạnh và giá trị của những mối quan hệ liên đới trong gia đình.”
“Làm việc và nghỉ ngơi gắn bó một cách đặc biệt với đời sống gia đình: nó ảnh hưởng đến những lựa chọn mà gia đình tạo ra, cũng chi phối những mối liên kết giữa những người phối ngẫu và giữa cha mẹ với con cái, và ảnh hưởng đến những ràng buộc của gia đình với xã hội và với Giáo Hội.”
“Qua việc làm, con người đến để tự gặp mình như người tham gia vào kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa. Đây là lý do tại sao nạn thất nghiệp hay việc làn không ổn định làm suy thoái phẩm cách con người, sáng tạo không chỉ là những tình huống bất công và khổ hạnh mà còn thường xuyên làm thoái hóa, biến chất trong sự thuyệt vọng, tội ác và bạo lực, mà cũng cón là những khủng hoảng của tính đồng nhất. Vậy, đó là sự quan trọng sống còn, những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả và đúng đắn phải được dựa trên tất cả mọi khía cạnh, được bổ sung, trợ giúp bằng một ý chí kiên định và quyết tâm để tìm thấy những phương thức bảo đảm rằng mọi người đều có cơ hội được vươn lên, tiền công đàng hoàng và ổn định, qua đó họ có thể tìm thấy sự thiêng liêng và tham gia một cách linh hoạt trong sự phát triển của xã hội, sôi nổi liên kết và lao động có tinh thần trách nhiệm với thời gian tương xứng cho một cuộc sống gia đình sung túc, thành công và hòa thuận.”
“Một môi trường gia đình hữu ích và an tâm, với những bổn phận của nó và yêu thương của nó, là ngôi trường đầu tiên của hoạt động và là nơi tốt nhất mà trong một con người có thể khám phá tiềm năng, sự nuôi dưỡng những hoài bão của mình, và cổ vũ những khát vọng cao quí nhất của mình. Hơn nữa, đời sống gia đình dạy chúng ta chiến thắng sự ích kỷ, ấp ủ sự đoàn kết, không coi thường sự hy sinh hạnh phúc cho tha nhân, để nhận biết giá trị đâu là chân đâu là thiện, và thích ứng với niềm tin kiên định và khoan dung nhân danh sự sung mãn chung và lợi ích hỗ tương của chúng ta, thể hiện tinh thần trách nhiệm về phía chúng ta, tha nhân và môi trường xung quanh.”
“Nghỉ ngơi tạo thời gian của chúng ta thuôc con người nhiều hơn, mở rộng nó để gặp gỡ với Thiên Chúa, với tha nhân và với thiên nhiên. Ví lý do này, gia đình cần phải tái hiện tầm quan trọng xác thực của việc nghỉ ngơi, và nhất là ngày Chúa Nhật, ngày của Chúa và con người. Trong nghi lễ Chúa Nhật của Phép Thánh Thể, mọi gia đình trải qua sự hiện diện đích thực của Chúa Phục Sinh tại đây và giờ đây, họ lãnh nhận cuộc sống mới, đón mừng món quà của Thần Khí, làm tăng thêm tình yêu của họ cho Giáo Hội, lắng nghe Lời Chúa và đón nhận tình anh em.”
Đại hội này với đề tài “Nhiệm vụ Gia đình Ecuador: làm việc và nghỉ ngơi vơi sự phục vụ của cá nhân và lợi ích cộng đồng” diễn ra trong bối cảnh của Nhiệm vụ Đại lục được thúc đẩy bởi Hội đồng Giám mục Mỹ La tinh và vùng Caribi, cùng với sự chuẩn bị cho Hội nghị Gia đình Thế giới lần thứ bẩy, được sắp xết tổ chức tại Milan, Ý, vào tháng Sáu năm 2012.
“Xã hội không chỉ đơn thuần là một liên kết cá nhân, mà còn là kết quả của những mối quan giữa con người – chồng với vợ, cha mẹ với con cái, anh chị em ruột hoặc cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ - nền tảng của nó phải được tìm thấy trong đời sống gia đình, và trong những mối ràng buộc của sự thương yêu được bắt nguồn từ đó. Mỗi gia đình, qua con cái, mang đến cho xã hội những trải nghiệm của chính nó cho sự phong phú nhân loại. Chúng ta có thể đề cao rằng sự lành mạnh và giá trị của những mối quan hệ liên đới trong xã hội tùy thuộc vào sự lành mạnh và giá trị của những mối quan hệ liên đới trong gia đình.”
“Làm việc và nghỉ ngơi gắn bó một cách đặc biệt với đời sống gia đình: nó ảnh hưởng đến những lựa chọn mà gia đình tạo ra, cũng chi phối những mối liên kết giữa những người phối ngẫu và giữa cha mẹ với con cái, và ảnh hưởng đến những ràng buộc của gia đình với xã hội và với Giáo Hội.”
“Qua việc làm, con người đến để tự gặp mình như người tham gia vào kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa. Đây là lý do tại sao nạn thất nghiệp hay việc làn không ổn định làm suy thoái phẩm cách con người, sáng tạo không chỉ là những tình huống bất công và khổ hạnh mà còn thường xuyên làm thoái hóa, biến chất trong sự thuyệt vọng, tội ác và bạo lực, mà cũng cón là những khủng hoảng của tính đồng nhất. Vậy, đó là sự quan trọng sống còn, những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả và đúng đắn phải được dựa trên tất cả mọi khía cạnh, được bổ sung, trợ giúp bằng một ý chí kiên định và quyết tâm để tìm thấy những phương thức bảo đảm rằng mọi người đều có cơ hội được vươn lên, tiền công đàng hoàng và ổn định, qua đó họ có thể tìm thấy sự thiêng liêng và tham gia một cách linh hoạt trong sự phát triển của xã hội, sôi nổi liên kết và lao động có tinh thần trách nhiệm với thời gian tương xứng cho một cuộc sống gia đình sung túc, thành công và hòa thuận.”
“Một môi trường gia đình hữu ích và an tâm, với những bổn phận của nó và yêu thương của nó, là ngôi trường đầu tiên của hoạt động và là nơi tốt nhất mà trong một con người có thể khám phá tiềm năng, sự nuôi dưỡng những hoài bão của mình, và cổ vũ những khát vọng cao quí nhất của mình. Hơn nữa, đời sống gia đình dạy chúng ta chiến thắng sự ích kỷ, ấp ủ sự đoàn kết, không coi thường sự hy sinh hạnh phúc cho tha nhân, để nhận biết giá trị đâu là chân đâu là thiện, và thích ứng với niềm tin kiên định và khoan dung nhân danh sự sung mãn chung và lợi ích hỗ tương của chúng ta, thể hiện tinh thần trách nhiệm về phía chúng ta, tha nhân và môi trường xung quanh.”
“Nghỉ ngơi tạo thời gian của chúng ta thuôc con người nhiều hơn, mở rộng nó để gặp gỡ với Thiên Chúa, với tha nhân và với thiên nhiên. Ví lý do này, gia đình cần phải tái hiện tầm quan trọng xác thực của việc nghỉ ngơi, và nhất là ngày Chúa Nhật, ngày của Chúa và con người. Trong nghi lễ Chúa Nhật của Phép Thánh Thể, mọi gia đình trải qua sự hiện diện đích thực của Chúa Phục Sinh tại đây và giờ đây, họ lãnh nhận cuộc sống mới, đón mừng món quà của Thần Khí, làm tăng thêm tình yêu của họ cho Giáo Hội, lắng nghe Lời Chúa và đón nhận tình anh em.”
ĐTC tiếp kiến Hội đồng Tôn giáo Israel
LM Trần Đức Anh OP
07:38 11/11/2011
VATICAN- ĐTC Biển Đức 16 cổ võ các vị lãnh đạo tôn giáo tại Israel kiến tạo bầu không khí tín nhiệm và đối thoại giữa mọi tôn giáo tại Thánh Địa.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 10-11-2011 dành cho 27 thành viên thuộc hội đồng tôn giáo Israel. Trong số các thành viên có Đại Rabbi Jona Metzger, Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Công Giáo la tinh ở Jerusalem, Chủ tịch Hội đồng Imam Hồi giáo ở Israel, Ông Mohamad Kiwan, và thủ lãnh Hồi giáo Druse là ông Sheik Moufak Tarif.
Trong bài diễn văn, ĐTC khẳng định rằng ”Trong thời đại bị xáo trộn ngày nay, đối thoại giữa các tôn giáo đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để kiến tạo một bầu không khi cảm thông và tôn trọng lẫn nhau, có thể dẫn tới tình bạn và sự tín nhiệm vững chắc đối với nhau”.
ĐTC nhắc lại điều ngài đã nói tại Assisi hôm 27-10 vừa qua: ”Ngày nay chúng ta đang pải đương đầu với 2 thứ bạo lực: một đàng là sự sử dụng bạo lực nhân danh tôn giáo, và đàng khác, bạo lực là hậu quả của sự phủ nhận Thiên Chúa thường thấy trong đời sống xã hội tân tiến ngày nay. Trong tình trạng đó, với tư cách là các vị lãnh đạo tôn giáo, chúng ta được kêu gọi tái khẳng định rằng quan hệ ngay chính của con người với Thiên Chúa là một sức mạnh hòa bình. Đây là chân lý cần được biểu lộ rõ ràng hơn qua cách thức chúng ta sống với nhau hằng ngày. Vì thế, tôi khích lệ quí vị cổ võ một bầu không khí tín nhiệm và đối thoại giữa các vị lãnh đạo và các phần tử của mọi truyền thống tôn giáo hiện diện tại Thánh Địa”.
Cũng trong bài diễn văn, ĐTC nhắc đến thực tại bị phân hóa tại Thánh địa và nói rằng: ”Đáng tiếc là thực tại thế giới chúng ta thường bị phân hóa và có nhiều khiếm khuyết, kể cả tại Thánh Địa. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi tái dấn thân thăng tiến công lý sâu rộng hơn và phẩm giá con người, để làm cho thế giới chúng ta được phong phú và mang lại cho thế giới một chiều kích nhân bản trọn vẹn. Công lý, cùng với sự thật, tình thương và tự do, chính là điều kiện cơ bản cần phải có để kiến tạo một nền hòa bình lâu bền và an ninh trên thế giới”.
Sau cùng, ĐTC nhắc lại lời cầu nguyện mà ngài đã viết và đặt vào khe Bước tường Phía tây của Đền thờ Jerusalem trong cuộc viếng thăm tại đây hồi tháng 5 năm 2009. Trong lời kinh ấy có câu: 'Lạy Thiên Chúa của mọi thời đại, khi viếng thăm Thành Jerusalem, thành Hòa Bình này, là quê hương tinh thần của người Do thái, Kitô cũng như Hồi giáo, con dâng lên Chúa những vui mừng, hy vọng, khát vọng, cơ cực, đau khổ của mọi dân tộc của Chúa trên thế giới. Lạy Thiên Chúa của Tổ phụ Abraham, Isaac và Giacob, xin lắng nghe tiếng kêu của những người sầu khổ, những người lo sợ, bị bỏ rơi, và Chúa xin ban hòa bình cho Thánh Địa, cho Trung Đông và toàn thể nhân loại” (SD 10-11-2011)
Tuyên ngôn chung
Trong tuyên ngôn chung công bố sau cuộc gặp gỡ với ĐTC, các vị lãnh đạo tôn giáo tại Israel cám ơn ngài vì cuộc gặp gỡ này, và tái bày tỏ quyết tâm bênh vực tính chất thánh thiêng của sự sống con người, loại bỏ bạo lực, nhất là khi bạo lực được thi hành nhân danh tôn giáo: hành động như thế là một sự phạm thánh.
Các vị cũng khẳng định rằng: ”Để duy trì hòa bình và tôn trọng lẫn nhau qua các cộng đoàn tôn giáo hiện diện tại đất nước chúng tôi, chúng tôi có nghĩa vụ giáo dục con em và các cộng đoàn tôn giáo của mình theo những nguyên tắc vừa nói để phòng ngừa mọi sự xúc phạm đến tình cảm hoặc tín ngưỡng của người khác”.
Các vị lãnh đạo nói đến nghĩa vụ bảo tồn tính chất thánh thiêng về tôn giáo của các Nơi Thánh và tầm quan trọng của các nơi này về văn hóa. ”Cần phải bảo tồn đặc tính duy nhất và đặc biệt của các Nơi Thánh, chống lại mọi hình thức bạo lưc và xúc phạm. Trách nhiệm của các vị lãnh đạo tôn giáo là củng cố nguyên tắc này và mời gọi các cộng đoàn của mình đảm bảo sao cho các Nơi Thánh của các tôn giáo khác không bị thiệt hại”.
Sau cùng, các vị không quên bênh vực quyền tự do của các tín hữu lui tới các nơi thánh của mình. Quyền này phải được chính quyền dân sự có thẩm quyền bảo đảm (SD 10-11-2011)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 10-11-2011 dành cho 27 thành viên thuộc hội đồng tôn giáo Israel. Trong số các thành viên có Đại Rabbi Jona Metzger, Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Công Giáo la tinh ở Jerusalem, Chủ tịch Hội đồng Imam Hồi giáo ở Israel, Ông Mohamad Kiwan, và thủ lãnh Hồi giáo Druse là ông Sheik Moufak Tarif.
Trong bài diễn văn, ĐTC khẳng định rằng ”Trong thời đại bị xáo trộn ngày nay, đối thoại giữa các tôn giáo đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để kiến tạo một bầu không khi cảm thông và tôn trọng lẫn nhau, có thể dẫn tới tình bạn và sự tín nhiệm vững chắc đối với nhau”.
ĐTC nhắc lại điều ngài đã nói tại Assisi hôm 27-10 vừa qua: ”Ngày nay chúng ta đang pải đương đầu với 2 thứ bạo lực: một đàng là sự sử dụng bạo lực nhân danh tôn giáo, và đàng khác, bạo lực là hậu quả của sự phủ nhận Thiên Chúa thường thấy trong đời sống xã hội tân tiến ngày nay. Trong tình trạng đó, với tư cách là các vị lãnh đạo tôn giáo, chúng ta được kêu gọi tái khẳng định rằng quan hệ ngay chính của con người với Thiên Chúa là một sức mạnh hòa bình. Đây là chân lý cần được biểu lộ rõ ràng hơn qua cách thức chúng ta sống với nhau hằng ngày. Vì thế, tôi khích lệ quí vị cổ võ một bầu không khí tín nhiệm và đối thoại giữa các vị lãnh đạo và các phần tử của mọi truyền thống tôn giáo hiện diện tại Thánh Địa”.
Cũng trong bài diễn văn, ĐTC nhắc đến thực tại bị phân hóa tại Thánh địa và nói rằng: ”Đáng tiếc là thực tại thế giới chúng ta thường bị phân hóa và có nhiều khiếm khuyết, kể cả tại Thánh Địa. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi tái dấn thân thăng tiến công lý sâu rộng hơn và phẩm giá con người, để làm cho thế giới chúng ta được phong phú và mang lại cho thế giới một chiều kích nhân bản trọn vẹn. Công lý, cùng với sự thật, tình thương và tự do, chính là điều kiện cơ bản cần phải có để kiến tạo một nền hòa bình lâu bền và an ninh trên thế giới”.
Sau cùng, ĐTC nhắc lại lời cầu nguyện mà ngài đã viết và đặt vào khe Bước tường Phía tây của Đền thờ Jerusalem trong cuộc viếng thăm tại đây hồi tháng 5 năm 2009. Trong lời kinh ấy có câu: 'Lạy Thiên Chúa của mọi thời đại, khi viếng thăm Thành Jerusalem, thành Hòa Bình này, là quê hương tinh thần của người Do thái, Kitô cũng như Hồi giáo, con dâng lên Chúa những vui mừng, hy vọng, khát vọng, cơ cực, đau khổ của mọi dân tộc của Chúa trên thế giới. Lạy Thiên Chúa của Tổ phụ Abraham, Isaac và Giacob, xin lắng nghe tiếng kêu của những người sầu khổ, những người lo sợ, bị bỏ rơi, và Chúa xin ban hòa bình cho Thánh Địa, cho Trung Đông và toàn thể nhân loại” (SD 10-11-2011)
Tuyên ngôn chung
Trong tuyên ngôn chung công bố sau cuộc gặp gỡ với ĐTC, các vị lãnh đạo tôn giáo tại Israel cám ơn ngài vì cuộc gặp gỡ này, và tái bày tỏ quyết tâm bênh vực tính chất thánh thiêng của sự sống con người, loại bỏ bạo lực, nhất là khi bạo lực được thi hành nhân danh tôn giáo: hành động như thế là một sự phạm thánh.
Các vị cũng khẳng định rằng: ”Để duy trì hòa bình và tôn trọng lẫn nhau qua các cộng đoàn tôn giáo hiện diện tại đất nước chúng tôi, chúng tôi có nghĩa vụ giáo dục con em và các cộng đoàn tôn giáo của mình theo những nguyên tắc vừa nói để phòng ngừa mọi sự xúc phạm đến tình cảm hoặc tín ngưỡng của người khác”.
Các vị lãnh đạo nói đến nghĩa vụ bảo tồn tính chất thánh thiêng về tôn giáo của các Nơi Thánh và tầm quan trọng của các nơi này về văn hóa. ”Cần phải bảo tồn đặc tính duy nhất và đặc biệt của các Nơi Thánh, chống lại mọi hình thức bạo lưc và xúc phạm. Trách nhiệm của các vị lãnh đạo tôn giáo là củng cố nguyên tắc này và mời gọi các cộng đoàn của mình đảm bảo sao cho các Nơi Thánh của các tôn giáo khác không bị thiệt hại”.
Sau cùng, các vị không quên bênh vực quyền tự do của các tín hữu lui tới các nơi thánh của mình. Quyền này phải được chính quyền dân sự có thẩm quyền bảo đảm (SD 10-11-2011)
Bình Nhưỡng 'mở cửa' cho các mục sư Tin Lành
Nguyễn Trọng Đa
09:10 11/11/2011
Bình Nhưỡng 'mở cửa' cho các mục sư Tin Lành
Seoul - Một nhóm các nhà lãnh đạo Hội thánh Tin Lành Hàn Quốc thăm chính thức Cộng Hoà Dân chủ Nhân Dân (CHDCND) Triều Tiên. Nhóm đã tổ chức một buổi cầu nguyện chung cho “hòa bình trên bán đảo Triều Tiên", với các đối tác của Bắc Triều Tiên thuộc Liên đoàn Kitô giáo Triều Tiên.
Các mục sư Hàn Quốc thăm Hội thánh Pongsu và Hội thánh Chilgol, hai Hội thánh hiếm hoi được công nhận công khai của đất nước Cộng sản này.
Tuy nhiên, rất ít người tin rằng các nhà thờ Tin lành này thực sự là nơi thờ phượng, bởi vì tôn giáo duy nhất được cho phép tại nước này là tôn giáo Chủ tịch Kim Jong-il và thân phụ ông, cố Chủ tịch Kim Il-sung.
Không nhà thờ nào ở CHDCND Triều Tiên có mục sư tự do, nhưng chỉ có thành viên của các hội tôn giáo yêu nước.
Tuy nhiên, sự giả tạo như một cuộc họp như vậy là có thể có được, khi một số người tin rằng họ "đại diện cho một cơ hội để xem xét tình hình và mở ra cho người bên ngoài. Đó là một cách để thuyết phục Seoul khởi động lại việc cung cấp viện trợ nhân đạo. Họ vẫn có thể tạo ra các kết quả bất ngờ".
Chuyến thăm này là chuyến thăm thứ hai của loại hình này trong mười năm qua. Hồi tháng Chín, Seoul cho phép một nhóm Phật tử, trong đó có vị đứng đầu Tông phái Tào Khê, đến thăm các ngôi chùa ở CHDCND Triều Tiên, và gặp gỡ các người dân địa phương tự cho là "nhà sư". (AsiaNews 10-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Seoul - Một nhóm các nhà lãnh đạo Hội thánh Tin Lành Hàn Quốc thăm chính thức Cộng Hoà Dân chủ Nhân Dân (CHDCND) Triều Tiên. Nhóm đã tổ chức một buổi cầu nguyện chung cho “hòa bình trên bán đảo Triều Tiên", với các đối tác của Bắc Triều Tiên thuộc Liên đoàn Kitô giáo Triều Tiên.
Các mục sư Hàn Quốc thăm Hội thánh Pongsu và Hội thánh Chilgol, hai Hội thánh hiếm hoi được công nhận công khai của đất nước Cộng sản này.
Tuy nhiên, rất ít người tin rằng các nhà thờ Tin lành này thực sự là nơi thờ phượng, bởi vì tôn giáo duy nhất được cho phép tại nước này là tôn giáo Chủ tịch Kim Jong-il và thân phụ ông, cố Chủ tịch Kim Il-sung.
Không nhà thờ nào ở CHDCND Triều Tiên có mục sư tự do, nhưng chỉ có thành viên của các hội tôn giáo yêu nước.
Tuy nhiên, sự giả tạo như một cuộc họp như vậy là có thể có được, khi một số người tin rằng họ "đại diện cho một cơ hội để xem xét tình hình và mở ra cho người bên ngoài. Đó là một cách để thuyết phục Seoul khởi động lại việc cung cấp viện trợ nhân đạo. Họ vẫn có thể tạo ra các kết quả bất ngờ".
Chuyến thăm này là chuyến thăm thứ hai của loại hình này trong mười năm qua. Hồi tháng Chín, Seoul cho phép một nhóm Phật tử, trong đó có vị đứng đầu Tông phái Tào Khê, đến thăm các ngôi chùa ở CHDCND Triều Tiên, và gặp gỡ các người dân địa phương tự cho là "nhà sư". (AsiaNews 10-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ĐTC Biển Đức XVI nhắc lại các câu chuyện của thân mẫu Ngài
Nguyễn Trọng Đa
09:10 11/11/2011
ĐTC Biển Đức XVI nhắc lại các câu chuyện của thân mẫu Ngài
Ngài được gọi là Công dân danh dự của quê hương bà ngoại Ngài
VATICAN – Ngày 9-11, ĐTC Biển Đức XVI hồi tưởng lại các câu chuyện mà thân mẫu đã kể với Ngài, khi Ngài được trao quyền công dân danh dự của một thị trấn miền bắc nước Ý, nơi bà ngoại và bà cố ngoại của Ngài chào đời.
Cuối buổi tiếp kiến chung như thường lệ, một đoàn đại biểu của thị trấn Natz-Schabs (Naz-Siaves), nằm trên địa bàn tỉnh Bolzano của Ý, trao bằng Công dân danh dự cho Đức Giáo Hoàng.
Bà cố ngoại Elisabeth Maria Tauber, và bà ngoại Maria Tauber-Peintner của ĐTC Biển Đức XVI, được lần lượt sinh ra vào năm 1832 và 1855 tại thị trấn này.
Đài phát thanh Vatican đưa tin lời ĐTC Biển Đức XVI nói, và Ngài ứng khẩu thành lời chứ không soạn bài sẵn trước.
Ngài nói: “Miền Nam Tyrol là một vùng đặc biệt, và bén rễ trong tâm trí tôi qua các câu chuyện mà tôi nghe thân mẫu kể. Tôi không bao giờ biết bà cố ngoại cũng như bà ngoại - bà ngoại qua đời khi tôi lên ba tuổi - nhưng tôi đã nghe nhiều câu chuyện về bà, và trên tất cả trong suốt cuộc đời của bà, bà rất nhớ Nam Tyrol, và không bao giờ thực sự hoà nhập vào Bavaria. Trong khi bị bệnh lần cuối, bà còn nói: "Giá mà bây giờ tôi có thể có được một xô nước từ quê hương của tôi, tôi chắc là sẽ được chữa khỏi".
ĐTC Biển Đức XVI 84 tuổi nói tiếp: "Suy nghĩ về điều này, tôi nhớ đến một câu chuyện nhỏ khác. Khi còn là thanh nữ, mẹ tôi đã làm việc cho một gia đình ở Kufstein, và mẹ có một người bạn, sau đó người ấy kết hôn với một ông làm bánh mì. Khi còn bé, tôi có gặp ông này. Ông là người dễ thương, và thường nói: "Maretl, bạn cần nhớ một điều: miền Tyrol được các thiên thần làm ra đó “ [nói tiếng địa phương]. Và mẹ tôi giữ điều này như một loại di chúc, mà sau đó mẹ truyền lại cho chúng tôi. Trong thâm tâm, mẹ tin rằng điều ấy là sự thật".
ĐTC Biển Đức XVI nhắc lại rằng khi lên 13 tuổi, Ngài và hai anh chị khác đã đi tham quan một vòng khu vực bằng xe đạp, và Ngài nói: "Chúng tôi có thể thấy rằng thực sự là miền đất ấy được các thiên thần làm nên".
Ngài nói thêm: "Sau đó, trong thập niên 1950, tôi đã đi đến Nam Tyrol, nơi tôi có thể cảm thấy sự gần gũi đặc biệt của Chúa, vốn được thể hiện trong vẻ đẹp của vùng đất này. Chứ không chỉ thông qua sự Tạo thành. Vùng đất đẹp, vì con người đã đáp trả với Chúa: nếu chúng ta nghĩ về các tháp kiến trúc Gothic, các ngôi nhà đẹp, sự nồng nhiệt và lòng tốt của con người, âm nhạc tuyệt vời, chúng ta biết rằng con người đáp trả, và từ sự hợp tác này - giữa Đấng Tạo Hóa, các thiên thần và con người - một vùng đất đẹp hình thành, một vùng đất của cái đẹp phi thường. Và tôi tự hào và hạnh phúc được là một phần của nó, bằng cách này hay cách khác".
ĐTC Biển Đức XVI bày tỏ hy vọng rằng vùng Nam Tyrol vẫn là như vậy, "thiên nhiên, sự tạo thành và cuộc sống con người" tiếp tục tạo ra "một giai điệu duy nhất", rằng đức tin "mang niềm vui và giúp vượt qua các hoàn cảnh khó khăn". (Zenit.org 9-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Ngài được gọi là Công dân danh dự của quê hương bà ngoại Ngài
VATICAN – Ngày 9-11, ĐTC Biển Đức XVI hồi tưởng lại các câu chuyện mà thân mẫu đã kể với Ngài, khi Ngài được trao quyền công dân danh dự của một thị trấn miền bắc nước Ý, nơi bà ngoại và bà cố ngoại của Ngài chào đời.
Cuối buổi tiếp kiến chung như thường lệ, một đoàn đại biểu của thị trấn Natz-Schabs (Naz-Siaves), nằm trên địa bàn tỉnh Bolzano của Ý, trao bằng Công dân danh dự cho Đức Giáo Hoàng.
Bà cố ngoại Elisabeth Maria Tauber, và bà ngoại Maria Tauber-Peintner của ĐTC Biển Đức XVI, được lần lượt sinh ra vào năm 1832 và 1855 tại thị trấn này.
Đài phát thanh Vatican đưa tin lời ĐTC Biển Đức XVI nói, và Ngài ứng khẩu thành lời chứ không soạn bài sẵn trước.
Ngài nói: “Miền Nam Tyrol là một vùng đặc biệt, và bén rễ trong tâm trí tôi qua các câu chuyện mà tôi nghe thân mẫu kể. Tôi không bao giờ biết bà cố ngoại cũng như bà ngoại - bà ngoại qua đời khi tôi lên ba tuổi - nhưng tôi đã nghe nhiều câu chuyện về bà, và trên tất cả trong suốt cuộc đời của bà, bà rất nhớ Nam Tyrol, và không bao giờ thực sự hoà nhập vào Bavaria. Trong khi bị bệnh lần cuối, bà còn nói: "Giá mà bây giờ tôi có thể có được một xô nước từ quê hương của tôi, tôi chắc là sẽ được chữa khỏi".
ĐTC Biển Đức XVI 84 tuổi nói tiếp: "Suy nghĩ về điều này, tôi nhớ đến một câu chuyện nhỏ khác. Khi còn là thanh nữ, mẹ tôi đã làm việc cho một gia đình ở Kufstein, và mẹ có một người bạn, sau đó người ấy kết hôn với một ông làm bánh mì. Khi còn bé, tôi có gặp ông này. Ông là người dễ thương, và thường nói: "Maretl, bạn cần nhớ một điều: miền Tyrol được các thiên thần làm ra đó “ [nói tiếng địa phương]. Và mẹ tôi giữ điều này như một loại di chúc, mà sau đó mẹ truyền lại cho chúng tôi. Trong thâm tâm, mẹ tin rằng điều ấy là sự thật".
ĐTC Biển Đức XVI nhắc lại rằng khi lên 13 tuổi, Ngài và hai anh chị khác đã đi tham quan một vòng khu vực bằng xe đạp, và Ngài nói: "Chúng tôi có thể thấy rằng thực sự là miền đất ấy được các thiên thần làm nên".
Ngài nói thêm: "Sau đó, trong thập niên 1950, tôi đã đi đến Nam Tyrol, nơi tôi có thể cảm thấy sự gần gũi đặc biệt của Chúa, vốn được thể hiện trong vẻ đẹp của vùng đất này. Chứ không chỉ thông qua sự Tạo thành. Vùng đất đẹp, vì con người đã đáp trả với Chúa: nếu chúng ta nghĩ về các tháp kiến trúc Gothic, các ngôi nhà đẹp, sự nồng nhiệt và lòng tốt của con người, âm nhạc tuyệt vời, chúng ta biết rằng con người đáp trả, và từ sự hợp tác này - giữa Đấng Tạo Hóa, các thiên thần và con người - một vùng đất đẹp hình thành, một vùng đất của cái đẹp phi thường. Và tôi tự hào và hạnh phúc được là một phần của nó, bằng cách này hay cách khác".
ĐTC Biển Đức XVI bày tỏ hy vọng rằng vùng Nam Tyrol vẫn là như vậy, "thiên nhiên, sự tạo thành và cuộc sống con người" tiếp tục tạo ra "một giai điệu duy nhất", rằng đức tin "mang niềm vui và giúp vượt qua các hoàn cảnh khó khăn". (Zenit.org 9-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Nhật: Các Giám mục Công giáo đề nghị chính phủ đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân
Phạm Kim An
09:11 11/11/2011
Nhật: Các Giám mục Công giáo đề nghị chính phủ đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân
Khi kết thúc khoá họp toàn thể, các Giám mục Công giáo Nhật đã kêu gọi chính phủ ngay lập tức đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân của đất nước.
Ngày 10-11, trong cuộc họp báo gần nhà thờ chính toà Motoderakoji của Sendai, giáo phận bị ảnh hưởng nhất bởi thảm họa Fukushima, các ngài đã công bố một văn kiện mang tên "Chấm dứt Năng lượng hạt nhân hôm nay: sự cần thiết phải tính đến thảm họa bị gây ra bởi sự cố bi thảm của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi".
Trong khi chính phủ Nhật lo lắng về tương lai điện hạt nhân, khẳng định đã từ bỏ việc gia tăng điện hạt nhân từ 30% lên 50% vào năm 2030 trong việc sản xuất điện, trong khi vào ngày 1-11 cho phép khởi động lại một nhà máy hạt nhân ở Kyushu, cử chỉ của các Giám mục muốn tỏ ra dứt khoát.
Tại hội nghị ngày 10-10, năm Giám mục hiện diện trước các phóng viên đã trích dẫn một tài liệu của Hội đồng Giám mục Nhật công bố năm 2001. Người ta có thể đọc trong văn kiện này khuyến nghị sau đây về điện hạt nhân: "Để tránh một thảm kịch, chúng ta phải phát triển các nguồn năng lượng thay thế chắc chắn để sản xuất năng lượng".
Trong văn kiện công bố tại Sendai, các Giám mục Nhật giải thích rằng "bi kịch" được gợi lên cách đây 10 năm "đã trở thành hiện thực với sự cố Fukushima Daiichi". Các ngài không che giấu rằng trong trường hợp ngưng các nhà máy điện hạt nhân, Nhật phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, nhưng các ngài cũng nhấn mạnh rằng đất nước có thể sống với rất ít nhà máy điện hoạt động. Thật vậy, trong 54 lò phản ứng hạt nhân đã lắp đặt, chỉ có mười lò là đang hoạt động, và một số trong các lò ấy sẽ phải tạm ngưng hoạt động để bảo trì.
Các Giám mục cũng nói các ngài nhận thức rằng trong đất nước, hầu như không có nguồn năng lượng nội địa, việc sử dụng gia tăng các năng lượng hóa thạch có thể ngăn chặn Nhật đạt các mục tiêu, vốn được qui định bởi Nghị định thư Kyoto về thải khí CO ².
Tuy nhiên, các ngài nhấn mạnh rằng, con người chịu trách nhiệm về các hành vi của mính, và phải bảo vệ "thiên nhiên và toàn bộ sự sống, vốn là công trình của Thiên Chúa". Con người hôm nay phải truyền lại cho các thế hệ tương lai một "môi trường lành mạnh", theo các ngài. Nước Nhật có "một nền văn hóa, sự khôn ngoan và truyền thống, mà vì chúng việc sống hòa hợp với thiên nhiên" là một yếu tố trung tâm. Thần đạo và Phật giáo đã góp phần lan truyền trong xã hội tinh thần đó, "và trong Kitô giáo, chúng tôi cũng có ý chí để sống một cách tiết độ”.
Do đó, các Giám mục nói tiếp, tất cả mọi người ở Nhật được mời gọi thay đổi hoàn toàn lối sống của mình: "Điểm chính yếu là thích ứng các hành vi của chúng ta, vốn rất tuỳ thuộc vào năng lượng hạt nhân. Chính nước Nhật và người dân Nhật phải suy nghĩ lại cách họ sống".
Theo Đức Giám mục Isao Kikuchi, Giáo phận Niigata, một trong năm Giám mục giới thiệu văn kiện của Hội đồng Giám mục cho các phóng viên, “sau thảm họa Fukushima, sự suy nghĩ lại là cần thiết. Chúng tôi đề nghị công dân của chúng tôi hãy thay đổi và đơn giản hóa lối sống của họ. Ngày nay, phần lớn người dân chia sẻ các mối sợ hãi liên quan đến các ảnh hưởng tiêu cực của điện hạt nhân. Những người khác nghĩ rằng thay đổi cuộc sống của một quốc gia nói chung là không thể được, và do đó người ta không thể ngưng các nhà máy điện. Chúng tôi, các Giám mục, đã thảo luận vấn đề này với nhau. Có lẽ chúng tôi sẽ nhận được những lời chỉ trích, nhưng thực tế là rằng lợi ích lớn nhất là bảo vệ cuộc sống và việc bảo vệ tạo vật. Chúng tôi có bổn phận nói lên như vậy”.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin Fides, Ngài kết luận bằng cách nói: "Chúng tôi thúc giục chính phủ phải đầu tư nhiều hơn vào các nguồn năng lượng mới thay thế, chẳng hạn năng lượng mặt trời. Văn kiện của chúng tôi không có tính chính trị, nhưng là có bản chất tôn giáo và xã hội; chúng tôi dựa vào sự hỗ trợ của các tín hữu của mọi tôn giáo".
Sự cam kết của Giáo Hội Công Giáo Nhật – vốn chỉ chiếm 0,4% dân số nước này- cho việc ngưng các nhà máy điện hạt nhân, là đã có trước vụ tai nạn tại nhà máy Fukushima, sau trận động đất và sóng thần ngày 11-3 qua. Ngoài văn kiện năm 2001, hồi tháng 10-1999, Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám Mục đã tuyên bố chính phủ nên từ bỏ năng lượng hạt nhân, và hãy phát triển các nguồn năng lượng thay thế.
Vào thời điểm đó, lời kêu gọi của Giáo Hội đã không được lắng nghe, và chương trình hạt nhân vẫn tiếp tục. Ngày nay, với dư luận Nhật không mấy thích năng lượng hạt nhân, lời kêu gọi của các Giám mục có thể khiến các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác lên tiếng về vấn đề, theo chiều hướng này.
Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, các chính trị gia dường như không quyết định tuyên bố gì. Thống đốc Tokyo, nhân vật nổi tiếng về việc nói thẳng thắn và các ý tưởng dân tộc của mình, đã tuyên bố hồi tháng Bảy rằng các nhà hoạch định chính sách Nhật không nên xem xét các "phản ứng cuồng loạn" sau vụ Fukushima, và rằng Nhật không thể tự cho phép từ bỏ các nhà máy điện.
Về phần mình, chính phủ tìm cách bảo tồn ngành công nghiệp hạt nhân Nhật, đặc biệt là xuất khẩu, trong khi trì hoãn việc sản xuất năng lượng hạt nhân trên lãnh thổ, khẳng định muốn “chia tay chính sách năng lượng dài hạn”. (Églises d’Asie 10-11-2011)
Phạm Kim An
Khi kết thúc khoá họp toàn thể, các Giám mục Công giáo Nhật đã kêu gọi chính phủ ngay lập tức đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân của đất nước.
Ngày 10-11, trong cuộc họp báo gần nhà thờ chính toà Motoderakoji của Sendai, giáo phận bị ảnh hưởng nhất bởi thảm họa Fukushima, các ngài đã công bố một văn kiện mang tên "Chấm dứt Năng lượng hạt nhân hôm nay: sự cần thiết phải tính đến thảm họa bị gây ra bởi sự cố bi thảm của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi".
Trong khi chính phủ Nhật lo lắng về tương lai điện hạt nhân, khẳng định đã từ bỏ việc gia tăng điện hạt nhân từ 30% lên 50% vào năm 2030 trong việc sản xuất điện, trong khi vào ngày 1-11 cho phép khởi động lại một nhà máy hạt nhân ở Kyushu, cử chỉ của các Giám mục muốn tỏ ra dứt khoát.
Tại hội nghị ngày 10-10, năm Giám mục hiện diện trước các phóng viên đã trích dẫn một tài liệu của Hội đồng Giám mục Nhật công bố năm 2001. Người ta có thể đọc trong văn kiện này khuyến nghị sau đây về điện hạt nhân: "Để tránh một thảm kịch, chúng ta phải phát triển các nguồn năng lượng thay thế chắc chắn để sản xuất năng lượng".
Trong văn kiện công bố tại Sendai, các Giám mục Nhật giải thích rằng "bi kịch" được gợi lên cách đây 10 năm "đã trở thành hiện thực với sự cố Fukushima Daiichi". Các ngài không che giấu rằng trong trường hợp ngưng các nhà máy điện hạt nhân, Nhật phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, nhưng các ngài cũng nhấn mạnh rằng đất nước có thể sống với rất ít nhà máy điện hoạt động. Thật vậy, trong 54 lò phản ứng hạt nhân đã lắp đặt, chỉ có mười lò là đang hoạt động, và một số trong các lò ấy sẽ phải tạm ngưng hoạt động để bảo trì.
Các Giám mục cũng nói các ngài nhận thức rằng trong đất nước, hầu như không có nguồn năng lượng nội địa, việc sử dụng gia tăng các năng lượng hóa thạch có thể ngăn chặn Nhật đạt các mục tiêu, vốn được qui định bởi Nghị định thư Kyoto về thải khí CO ².
Tuy nhiên, các ngài nhấn mạnh rằng, con người chịu trách nhiệm về các hành vi của mính, và phải bảo vệ "thiên nhiên và toàn bộ sự sống, vốn là công trình của Thiên Chúa". Con người hôm nay phải truyền lại cho các thế hệ tương lai một "môi trường lành mạnh", theo các ngài. Nước Nhật có "một nền văn hóa, sự khôn ngoan và truyền thống, mà vì chúng việc sống hòa hợp với thiên nhiên" là một yếu tố trung tâm. Thần đạo và Phật giáo đã góp phần lan truyền trong xã hội tinh thần đó, "và trong Kitô giáo, chúng tôi cũng có ý chí để sống một cách tiết độ”.
Do đó, các Giám mục nói tiếp, tất cả mọi người ở Nhật được mời gọi thay đổi hoàn toàn lối sống của mình: "Điểm chính yếu là thích ứng các hành vi của chúng ta, vốn rất tuỳ thuộc vào năng lượng hạt nhân. Chính nước Nhật và người dân Nhật phải suy nghĩ lại cách họ sống".
Theo Đức Giám mục Isao Kikuchi, Giáo phận Niigata, một trong năm Giám mục giới thiệu văn kiện của Hội đồng Giám mục cho các phóng viên, “sau thảm họa Fukushima, sự suy nghĩ lại là cần thiết. Chúng tôi đề nghị công dân của chúng tôi hãy thay đổi và đơn giản hóa lối sống của họ. Ngày nay, phần lớn người dân chia sẻ các mối sợ hãi liên quan đến các ảnh hưởng tiêu cực của điện hạt nhân. Những người khác nghĩ rằng thay đổi cuộc sống của một quốc gia nói chung là không thể được, và do đó người ta không thể ngưng các nhà máy điện. Chúng tôi, các Giám mục, đã thảo luận vấn đề này với nhau. Có lẽ chúng tôi sẽ nhận được những lời chỉ trích, nhưng thực tế là rằng lợi ích lớn nhất là bảo vệ cuộc sống và việc bảo vệ tạo vật. Chúng tôi có bổn phận nói lên như vậy”.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin Fides, Ngài kết luận bằng cách nói: "Chúng tôi thúc giục chính phủ phải đầu tư nhiều hơn vào các nguồn năng lượng mới thay thế, chẳng hạn năng lượng mặt trời. Văn kiện của chúng tôi không có tính chính trị, nhưng là có bản chất tôn giáo và xã hội; chúng tôi dựa vào sự hỗ trợ của các tín hữu của mọi tôn giáo".
Sự cam kết của Giáo Hội Công Giáo Nhật – vốn chỉ chiếm 0,4% dân số nước này- cho việc ngưng các nhà máy điện hạt nhân, là đã có trước vụ tai nạn tại nhà máy Fukushima, sau trận động đất và sóng thần ngày 11-3 qua. Ngoài văn kiện năm 2001, hồi tháng 10-1999, Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám Mục đã tuyên bố chính phủ nên từ bỏ năng lượng hạt nhân, và hãy phát triển các nguồn năng lượng thay thế.
Vào thời điểm đó, lời kêu gọi của Giáo Hội đã không được lắng nghe, và chương trình hạt nhân vẫn tiếp tục. Ngày nay, với dư luận Nhật không mấy thích năng lượng hạt nhân, lời kêu gọi của các Giám mục có thể khiến các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác lên tiếng về vấn đề, theo chiều hướng này.
Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, các chính trị gia dường như không quyết định tuyên bố gì. Thống đốc Tokyo, nhân vật nổi tiếng về việc nói thẳng thắn và các ý tưởng dân tộc của mình, đã tuyên bố hồi tháng Bảy rằng các nhà hoạch định chính sách Nhật không nên xem xét các "phản ứng cuồng loạn" sau vụ Fukushima, và rằng Nhật không thể tự cho phép từ bỏ các nhà máy điện.
Về phần mình, chính phủ tìm cách bảo tồn ngành công nghiệp hạt nhân Nhật, đặc biệt là xuất khẩu, trong khi trì hoãn việc sản xuất năng lượng hạt nhân trên lãnh thổ, khẳng định muốn “chia tay chính sách năng lượng dài hạn”. (Églises d’Asie 10-11-2011)
Phạm Kim An
Canada: Các Giám mục dâng tặng ĐTC cuốn Sách Lễ theo bản dịch mới
Phạm Kim An
09:12 11/11/2011
Canada: Các Giám mục dâng tặng ĐTC cuốn Sách Lễ theo bản dịch mới
VATICAN - Ban lãnh đạo của Hội đồng Giám mục Canada dâng tặng ĐTC Biển Đức XVI bản in đầu tiên của cuốn Sách Lễ Roma theo bản dịch mới bằng tiếng Anh Canada.
ĐTC Biển Đức XVI đã tiếp nhận cuốn sách Lễ Roma, dành riêng cho Ngài, trong cuộc tiếp kiến riêng các Giám mục Canada ngày 7-11.
Ấn bản duyệt lại bằng tiếng Anh Canada của cuốn Sách Lễ Roma được chính thức phát hành ngày 17-10, nhân hội nghị toàn thể của các Giám mục Canada. Sách lễ này được chính thức sử dụng ở Canada, cũng như trong các nước nói tiếng Anh khác, vào ngày Chủ Nhật thứ nhất Mùa Vọng sắp tới.
Tại hội nghị toàn thể, bản in thứ hai của Sách Lễ Roma đã được trao tặng cho Đức Tổng Giám mục Pedro Lopez Quintana, Sứ thần Toà thánh tại Canada.
Đức Tổng Giám Mục Richard Smith, tổng Giáo phận Edmonton, chủ tịch Hội đồng Giám mục Canada, cũng dâng tặng ĐTC Biển Đức XVI một bản sao cuốn sách kỷ niệm lễ khánh thành chủng viện thánh Giuse ở Edmonton. Đây là cuốn đầu tiên trong một bộ sách có tiêu đề “Các nơi thánh / một địa lý đức tin” (Lieux sacrés / A Geography of Faith).
Phái đoàn Giám mục Canada đang tiếp tục chuyến thăm tại Rome và gặp gỡ với các cơ quan Giáo triều cho đến ngày 18-11. (Zenit.org 9-11-2011)
Phạm Kim An
VATICAN - Ban lãnh đạo của Hội đồng Giám mục Canada dâng tặng ĐTC Biển Đức XVI bản in đầu tiên của cuốn Sách Lễ Roma theo bản dịch mới bằng tiếng Anh Canada.
ĐTC Biển Đức XVI đã tiếp nhận cuốn sách Lễ Roma, dành riêng cho Ngài, trong cuộc tiếp kiến riêng các Giám mục Canada ngày 7-11.
Ấn bản duyệt lại bằng tiếng Anh Canada của cuốn Sách Lễ Roma được chính thức phát hành ngày 17-10, nhân hội nghị toàn thể của các Giám mục Canada. Sách lễ này được chính thức sử dụng ở Canada, cũng như trong các nước nói tiếng Anh khác, vào ngày Chủ Nhật thứ nhất Mùa Vọng sắp tới.
Tại hội nghị toàn thể, bản in thứ hai của Sách Lễ Roma đã được trao tặng cho Đức Tổng Giám mục Pedro Lopez Quintana, Sứ thần Toà thánh tại Canada.
Đức Tổng Giám Mục Richard Smith, tổng Giáo phận Edmonton, chủ tịch Hội đồng Giám mục Canada, cũng dâng tặng ĐTC Biển Đức XVI một bản sao cuốn sách kỷ niệm lễ khánh thành chủng viện thánh Giuse ở Edmonton. Đây là cuốn đầu tiên trong một bộ sách có tiêu đề “Các nơi thánh / một địa lý đức tin” (Lieux sacrés / A Geography of Faith).
Phái đoàn Giám mục Canada đang tiếp tục chuyến thăm tại Rome và gặp gỡ với các cơ quan Giáo triều cho đến ngày 18-11. (Zenit.org 9-11-2011)
Phạm Kim An
Thay đổi Sách Lễ tiếng Anh: Máu Chúa đã đổ ra cho mọi người hay chỉ cho một số người?
Trần Mạnh Trác
14:41 11/11/2011
Vào Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng ngày 27 tháng 11 sắp tới, các thánh lễ cử hành bằng tiếng Anh (Mỷ, Anh, Gia Nả Đại, Úc, Tân Tây lan...) sẽ sử dụng Sách Lễ mới là bản kinh đã được các ủy ban của các gíao phận nói tiếng Anh trên tòan thế giới dịch lại cho đúng với bản gốc từ tiếng La tinh.
Một trong những thay đổi quan trọng liên quan đến lời truyền phép Thánh Thể. Trong khi đọc lời truyền phép, theo văn bản của Việt Nam, vị chủ tế có lời nguyện như thế này:
"...vì nầy là chén máu ta, máu tân ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội..."
Văn bản của Việt Nam ta đã dịch sát chữ "Pro Multis" (nhiều người, muôn người) của La Tinh thành ra là "nhiều người", nhưng văn bản của Mỹ, họ đã dịch như thế này:
"..sẽ đổ ra cho các con và mọi người (for all) đựơc tha tội",
Cho nên bây giờ họ phải đổi lại là
" sẽ đổ ra cho các con và nhiều người (for many) được tha tội".
Ý nghĩa rất là khác nhau giữa hai cụm từ "mọi người" và "nhiều người", và nhiều tranh luận đã gây không it hoang mang trong những cộng đòan Công Giáo nói tiếng Anh.
Hội đồng các giám mục Hoa Kỳ đã chính thức trả lời 6 câu hỏi liên quan đến vấn đề trên như sau:
1- Quyết định liên quan đến việc dịch lại cụm từ "Pro Multis" đến từ đâu?
Theo thông tư của Đức Hồng Y Francis Arinze, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, Ngày 17 Tháng Mười 2006, thì sau khi tham khảo ý kiến với Hội nghị của các Giám Mục trên toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã xác định rằng câu "qui pro vobis et pro multis effundtur in remissinem peccatrum" sẽ được dùng lảm căn bản.
Bản dịch hiện nay của chúng ta là "...sẽ được đổ ra cho các con và cho mọi người được tha tội," trong Sách Lễ Rôma mới sẽ được thay đổi thành ra "...cho nhiếu người được tha tội" .
2- Tại sao Đức Thánh Cha lại chọn chữ "Pro Multis" với ý nghĩa là "cho nhiều người" chứ không phải là "cho tất cả mọi người"?
Việc dùng cụm từ "cho nhiều người" (for many) thì chính xác hơn với cụm từ tiếng Latin "Pro Multis". Đây là những từ đã được sử dụng trong những đọan trong Tân Ước kể lại Bữa Tiệc Ly của hai thánh Matheo và thánh Marco:
Theo Tin Mừng thánh Matheo : "Rồi người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói 'Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội'" (Mt 26 : 28) (bản dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Tòa TGM, TP HCM, 1998).
Theo Tin Mừng Thánh Marco: "Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông :'Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người' " (Mc 14:24) (bản dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Tòa TGM, TP HCM, 1998).
3- Điều này có nghĩa rằng Chúa Kitô đã không chết cho tất cả mọi người?
Không phải như vậy. Giáo điều của Giáo Hội là Chúa Kitô đã chết trên thập giá cho tất cả mọi người dù đàn ông hay phụ nữ (x. Gioan 11:52; 2 Cô-rinh-tô 5:14-15, Tít 2:11, 1 John 2:02). Cụm từ 'cho nhiều người, cho muôn người', trong khi vẫn bao gồm ý nghĩa cho từng người một, còn phản ánh một thực tế rằng ơn cứu độ không tự động đến một cách máy móc, mà không có sự sẵn sàng tham gia. Vậy, mọi tín hữu, qua đức tin, được mời gọi để nhận lãnh món quà cứu chuộc đang được trao ban và nhận được sự sống siêu nhiên được trao cho những người tham gia mầu nhiệm này, sống cuộc sống nhân chứng và để được là một trong số nhiều người mà văn bản đã gới ý.
4- Vậy ý nghĩa quan trọng của cụm từ 'nhiều người' trong bối cảnh của Tin Mừng là gì?
Với những lời này, Chúa Giêsu xác định sứ mệnh của mình là mang lại ơn cứu rỗi qua Cuộc Khổ Nạn và cái chết của Người, ngài liều mạng sống mình cho những người khác. Một cách đặc biệt, Ngài thực hiện lời tiên tri của Isaia trong đọan ' Người Tôi Tớ đau khổ' , là người hứng chịu và cất đi những tội lỗi của nhiều người khác (Is 53:12).
5- Sự thay đổi sẽ tạo ra những vấn đề gì khi áp dụng Phụng Vụ theo Sách Lễ Rôma, ấn bản thứ ba?
Khi bắt đầu Mùa Vọng 2011, sự thay đổi cụm từ 'cho tất cả' thành ra 'cho nhiếu người' có thể bị hiểu lầm là hành vi cứu độ của Chúa Giêsu bị thu hẹp lại . Cho nên chúng ta cần chú tâm vào bối cảnh của câu chuyện trong Phúc Âm và trong những nghi thức phụng vụ.
Trong bối cảnh của Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã có ý nói cho Nhóm Mười Hai rằng sự hy sinh của Ngài vượt ra ngoài ranh giới của các môn đệ gần gũi nhất.
Trong bối cảnh của việc cử hành Thánh Thể, cụm từ 'cho các con và nhiều người' đặc biệt nhấn mạnh đến ý nghĩa rằng cộng đòan giáo dân đang có mặt ở đây được liên kết với một Giáo Hội lớn hơn vượt qua mọi thời gian và không gian, nói một cách khác, rằng không chỉ có những người ở đây mà thôi, nhưng còn cho nhiều người khác nữa. Nhìn theo cái nhìn của hình ảnh ngày Cánh Chung thì đây là một hình ảnh vượt ra ngòai những con số hạn chế cụ thể.
6- Thế còn các văn bản bằng các ngôn ngữ khác thì sẽ thay đổi ra sao?
Bức thông tư năm 2006 giải quyết vấn đề không chỉ riêng cho Hoa Kỳ hoặc cho thế giới nói tiếng Anh mà thôi, nhưng là cho tất cả các Hội Đồng Giám Mục của tất cả các ngôn ngữ. Ví dụ, trong tiếng Tây Ban Nha, những gì đã được dịch là 'por todos' thì sẽ được dịch là 'por muchos.' Sự thay đổi đó sẽ được thực hiện khi bản dịch Sách Lễ Rôma tiếng Tây Ban Nha được phê duyệt và công bố cho các giáo phận của Hoa Kỳ.
(Như vậy, đối với các cộng đòan Công Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ thì chúng ta sẽ vẫn áp dụng sách lễ của HĐGM VN)
Một trong những thay đổi quan trọng liên quan đến lời truyền phép Thánh Thể. Trong khi đọc lời truyền phép, theo văn bản của Việt Nam, vị chủ tế có lời nguyện như thế này:
"...vì nầy là chén máu ta, máu tân ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội..."
Văn bản của Việt Nam ta đã dịch sát chữ "Pro Multis" (nhiều người, muôn người) của La Tinh thành ra là "nhiều người", nhưng văn bản của Mỹ, họ đã dịch như thế này:
"..sẽ đổ ra cho các con và mọi người (for all) đựơc tha tội",
Cho nên bây giờ họ phải đổi lại là
" sẽ đổ ra cho các con và nhiều người (for many) được tha tội".
Ý nghĩa rất là khác nhau giữa hai cụm từ "mọi người" và "nhiều người", và nhiều tranh luận đã gây không it hoang mang trong những cộng đòan Công Giáo nói tiếng Anh.
Hội đồng các giám mục Hoa Kỳ đã chính thức trả lời 6 câu hỏi liên quan đến vấn đề trên như sau:
1- Quyết định liên quan đến việc dịch lại cụm từ "Pro Multis" đến từ đâu?
Theo thông tư của Đức Hồng Y Francis Arinze, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, Ngày 17 Tháng Mười 2006, thì sau khi tham khảo ý kiến với Hội nghị của các Giám Mục trên toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã xác định rằng câu "qui pro vobis et pro multis effundtur in remissinem peccatrum" sẽ được dùng lảm căn bản.
Bản dịch hiện nay của chúng ta là "...sẽ được đổ ra cho các con và cho mọi người được tha tội," trong Sách Lễ Rôma mới sẽ được thay đổi thành ra "...cho nhiếu người được tha tội" .
2- Tại sao Đức Thánh Cha lại chọn chữ "Pro Multis" với ý nghĩa là "cho nhiều người" chứ không phải là "cho tất cả mọi người"?
Việc dùng cụm từ "cho nhiều người" (for many) thì chính xác hơn với cụm từ tiếng Latin "Pro Multis". Đây là những từ đã được sử dụng trong những đọan trong Tân Ước kể lại Bữa Tiệc Ly của hai thánh Matheo và thánh Marco:
Theo Tin Mừng thánh Matheo : "Rồi người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói 'Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội'" (Mt 26 : 28) (bản dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Tòa TGM, TP HCM, 1998).
Theo Tin Mừng Thánh Marco: "Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông :'Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người' " (Mc 14:24) (bản dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Tòa TGM, TP HCM, 1998).
3- Điều này có nghĩa rằng Chúa Kitô đã không chết cho tất cả mọi người?
Không phải như vậy. Giáo điều của Giáo Hội là Chúa Kitô đã chết trên thập giá cho tất cả mọi người dù đàn ông hay phụ nữ (x. Gioan 11:52; 2 Cô-rinh-tô 5:14-15, Tít 2:11, 1 John 2:02). Cụm từ 'cho nhiều người, cho muôn người', trong khi vẫn bao gồm ý nghĩa cho từng người một, còn phản ánh một thực tế rằng ơn cứu độ không tự động đến một cách máy móc, mà không có sự sẵn sàng tham gia. Vậy, mọi tín hữu, qua đức tin, được mời gọi để nhận lãnh món quà cứu chuộc đang được trao ban và nhận được sự sống siêu nhiên được trao cho những người tham gia mầu nhiệm này, sống cuộc sống nhân chứng và để được là một trong số nhiều người mà văn bản đã gới ý.
4- Vậy ý nghĩa quan trọng của cụm từ 'nhiều người' trong bối cảnh của Tin Mừng là gì?
Với những lời này, Chúa Giêsu xác định sứ mệnh của mình là mang lại ơn cứu rỗi qua Cuộc Khổ Nạn và cái chết của Người, ngài liều mạng sống mình cho những người khác. Một cách đặc biệt, Ngài thực hiện lời tiên tri của Isaia trong đọan ' Người Tôi Tớ đau khổ' , là người hứng chịu và cất đi những tội lỗi của nhiều người khác (Is 53:12).
5- Sự thay đổi sẽ tạo ra những vấn đề gì khi áp dụng Phụng Vụ theo Sách Lễ Rôma, ấn bản thứ ba?
Khi bắt đầu Mùa Vọng 2011, sự thay đổi cụm từ 'cho tất cả' thành ra 'cho nhiếu người' có thể bị hiểu lầm là hành vi cứu độ của Chúa Giêsu bị thu hẹp lại . Cho nên chúng ta cần chú tâm vào bối cảnh của câu chuyện trong Phúc Âm và trong những nghi thức phụng vụ.
Trong bối cảnh của Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã có ý nói cho Nhóm Mười Hai rằng sự hy sinh của Ngài vượt ra ngoài ranh giới của các môn đệ gần gũi nhất.
Trong bối cảnh của việc cử hành Thánh Thể, cụm từ 'cho các con và nhiều người' đặc biệt nhấn mạnh đến ý nghĩa rằng cộng đòan giáo dân đang có mặt ở đây được liên kết với một Giáo Hội lớn hơn vượt qua mọi thời gian và không gian, nói một cách khác, rằng không chỉ có những người ở đây mà thôi, nhưng còn cho nhiều người khác nữa. Nhìn theo cái nhìn của hình ảnh ngày Cánh Chung thì đây là một hình ảnh vượt ra ngòai những con số hạn chế cụ thể.
6- Thế còn các văn bản bằng các ngôn ngữ khác thì sẽ thay đổi ra sao?
Bức thông tư năm 2006 giải quyết vấn đề không chỉ riêng cho Hoa Kỳ hoặc cho thế giới nói tiếng Anh mà thôi, nhưng là cho tất cả các Hội Đồng Giám Mục của tất cả các ngôn ngữ. Ví dụ, trong tiếng Tây Ban Nha, những gì đã được dịch là 'por todos' thì sẽ được dịch là 'por muchos.' Sự thay đổi đó sẽ được thực hiện khi bản dịch Sách Lễ Rôma tiếng Tây Ban Nha được phê duyệt và công bố cho các giáo phận của Hoa Kỳ.
(Như vậy, đối với các cộng đòan Công Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ thì chúng ta sẽ vẫn áp dụng sách lễ của HĐGM VN)
Cuộc nghiên cứu cho thấy những người đi lễ nhà thờ lạc quan hơn và ít trầm cảm hơn
Bùi Hữu Thư
18:45 11/11/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Các cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy những người tham dự thánh lễ ít ra một tuần một lần có khuynh hướng sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.
Bây giờ, một nghiên cứu mới cho hay những ai thường xuyên đi lễ nhà thờ cũng sống những năm dài hơn, lạc quan hơn và được sự yểm trợ về tinh thần và xã hội mạnh hơn là những người khác.
Một cuộc nghiên cứu thu lượm tin tức của trên 92.000 phụ nữ đã tắt kinh cho thấy những người thường xuyên đi lễ hàng tuần nằm trong phân xuất 56 phần trăm trên mức trung bình về mức độ lạc quan.
Họ cũng ít bị trầm cảm hơn nhiều và không có tính tình hay xung khắc và đố kị.
Cuộc nghiên cứu mang danh “Các đặc tính Tâm Lý và Xã Hội Liên Quan đến việc Đạo Đức của các Tham Dự Viên vào Kế Hoạch Sức Khoẻ Phụ Nữ,” được đăng trền Tuần Báo Tôn Giáo và Sức Khỏe số ngày 11 tháng 11.
Cuộc nghiên cứu được một nhóm người thực hiện dưới sự hướng dẫn của Eliezer Schnall, Phụ Tá Giáo sư về tâm lý trị liệu tại Đại Học Yeshiva University ở New York.
Trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại bởi hãng thông tấn Catholic News Service ngày 10 tháng 11, Giáo sư Schnall nói rằng cuộc nghiên cứu này là một nối tiếp tự nhiên cho một nghiên cứu của ông trước đây cho thấy những ai đi lễ hàng tuần có phân xuất thấp hơn về tử tuất trong thời kỳ nghiên cứu dài tám năm so với những ai ít tham dự hay không tham dự thánh lễ.
Ông Schnall nói: Cuộc nghiên cứu mới là “một cuộc tìm hiểu đầu tiên” xem có những yếu tố tiêu cực hay những căng thẳng về xã hội liên quan đến việc thường xuyên tham dự thánh lễ hay không.
Ông so sánh những yếu tố này với những ảnh hưởng tiêu cực ngoài lề đôi khi có thể xẩy ra do việc sử dụng một vài loại thuốc men để chữa trị một căn bệnh nào đó.
Ông nói: Nhóm nghiên cứu đặt ra một giả dụ là “có thể có một vài sự căng thẳng về xã hội vì bị mệnh danh là người có đạo hay trực thuộc một nhóm hay một tổ chức nào đó.
Ông tiếp: “Chẳng hạn, có thể là có một hệ thống yểm trợ nhưng lại bị khuyên không được giao thiệp với người khác không có cùng một tín ngưỡng, hay có thể là có một tình trạng căng thẳng trong hôn nhân hay có những sự bất đồng ý kiến” với các thân nhân hay bạn bè khác.
Bây giờ, một nghiên cứu mới cho hay những ai thường xuyên đi lễ nhà thờ cũng sống những năm dài hơn, lạc quan hơn và được sự yểm trợ về tinh thần và xã hội mạnh hơn là những người khác.
Một cuộc nghiên cứu thu lượm tin tức của trên 92.000 phụ nữ đã tắt kinh cho thấy những người thường xuyên đi lễ hàng tuần nằm trong phân xuất 56 phần trăm trên mức trung bình về mức độ lạc quan.
Họ cũng ít bị trầm cảm hơn nhiều và không có tính tình hay xung khắc và đố kị.
Cuộc nghiên cứu mang danh “Các đặc tính Tâm Lý và Xã Hội Liên Quan đến việc Đạo Đức của các Tham Dự Viên vào Kế Hoạch Sức Khoẻ Phụ Nữ,” được đăng trền Tuần Báo Tôn Giáo và Sức Khỏe số ngày 11 tháng 11.
Cuộc nghiên cứu được một nhóm người thực hiện dưới sự hướng dẫn của Eliezer Schnall, Phụ Tá Giáo sư về tâm lý trị liệu tại Đại Học Yeshiva University ở New York.
Trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại bởi hãng thông tấn Catholic News Service ngày 10 tháng 11, Giáo sư Schnall nói rằng cuộc nghiên cứu này là một nối tiếp tự nhiên cho một nghiên cứu của ông trước đây cho thấy những ai đi lễ hàng tuần có phân xuất thấp hơn về tử tuất trong thời kỳ nghiên cứu dài tám năm so với những ai ít tham dự hay không tham dự thánh lễ.
Ông Schnall nói: Cuộc nghiên cứu mới là “một cuộc tìm hiểu đầu tiên” xem có những yếu tố tiêu cực hay những căng thẳng về xã hội liên quan đến việc thường xuyên tham dự thánh lễ hay không.
Ông so sánh những yếu tố này với những ảnh hưởng tiêu cực ngoài lề đôi khi có thể xẩy ra do việc sử dụng một vài loại thuốc men để chữa trị một căn bệnh nào đó.
Ông nói: Nhóm nghiên cứu đặt ra một giả dụ là “có thể có một vài sự căng thẳng về xã hội vì bị mệnh danh là người có đạo hay trực thuộc một nhóm hay một tổ chức nào đó.
Ông tiếp: “Chẳng hạn, có thể là có một hệ thống yểm trợ nhưng lại bị khuyên không được giao thiệp với người khác không có cùng một tín ngưỡng, hay có thể là có một tình trạng căng thẳng trong hôn nhân hay có những sự bất đồng ý kiến” với các thân nhân hay bạn bè khác.
Cầu nguyện cho Hòa bình ở Jerusalem
Jos. Tú Nạc, NMS
22:47 11/11/2011
VATICAN – ĐTC Benedict XVI hôm thứ Năm, ngày 10/ 11 đã gặp các nhà lãnh đạo Ki-tô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo và Duze, những người thành lập Ủy ban Tôn giáo Israel. Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha đã nhắc lại chuyến viếng thăm Jerusalem của Ngài vào năm 2009 và lời cầu nguyện của Ngài tại bức Tường phía Tây cho hòa bình ở Holy Land. Đức Thánh Cha lưu ý rằng “trong lúc tình hình phức tạp của chúng ta hiện nay, việc đối thoại giữa những tôn giáo khác nhau trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong tất cả những người sinh ra cùng thời của một bầu khí tôn trọng và hiểu biết nhau để dẫn đến tình hữu nghị và niền tin vững chắc trong nhau. Điều này đang đòi hỏi cấp bách những nhà lãnh đạo tôn giáo của Holy Land là ai, trong lúc sống ở một nơi tràn đầy những kỷ niệm thiêng liêng bất khả xâm đối với những truyền thống của chúng ta, bị thử thách hàng ngày bởi những khó khăn cùng nhau chung sống trong sự hòa thuận.”
Hồi tưởng cuộc họp gần đây của Ngài tại Assisi với những đại diện của tất cả những tuyền thống đức tin chính của thế giới, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng “với tư cách là những nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng ta phải kêu gọi để tái xác nhận mối quan hệ sống một cách công bằng, hợp lý của con người đối với Thiên Chúa là sức mạnh cho hòa bình.” Ngài nói thêm “tất cả chúng ta phải kêu gọi để tự chúng ta cam kết một lần nữa cho sự thăng tiến công lý và lòng tự trọng mạnh mẽ hơn, để làm giàu thế giới của chúng và cho nó một tầm vóc nhân loại hoàn toàn. Công lý, cùng với chân lý, thân ái và tự do.” Ngài nói “là yêu cầu thiết yếu cho hòa bình ổn định lâu dài trên thế giới. Phong trào hướng tới sự thống nhất yêu cầu can đảm và sự nhạy bén không ngoan về chính trị, cũng như tin rằng đó là Thiên Chúa, người mà sẽ chỉ ra cho chúng ta con đường ấy.”
Hồi tưởng cuộc họp gần đây của Ngài tại Assisi với những đại diện của tất cả những tuyền thống đức tin chính của thế giới, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng “với tư cách là những nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng ta phải kêu gọi để tái xác nhận mối quan hệ sống một cách công bằng, hợp lý của con người đối với Thiên Chúa là sức mạnh cho hòa bình.” Ngài nói thêm “tất cả chúng ta phải kêu gọi để tự chúng ta cam kết một lần nữa cho sự thăng tiến công lý và lòng tự trọng mạnh mẽ hơn, để làm giàu thế giới của chúng và cho nó một tầm vóc nhân loại hoàn toàn. Công lý, cùng với chân lý, thân ái và tự do.” Ngài nói “là yêu cầu thiết yếu cho hòa bình ổn định lâu dài trên thế giới. Phong trào hướng tới sự thống nhất yêu cầu can đảm và sự nhạy bén không ngoan về chính trị, cũng như tin rằng đó là Thiên Chúa, người mà sẽ chỉ ra cho chúng ta con đường ấy.”
Tế bào gốc: sức khoẻ tương lai của chúng ta?
Jos. Tú Nạc, NMS
22:49 11/11/2011
VATICAN (News.VA) – Hơn 250 nhà khoa học, vậy lý và các chuyên gia tế bào gốc trưởng thành đã tập trung tại Vatican để nghe những đồng sự dẫn giải công trình nghiên cứu mới khám phá tại cuộc hội thảo quốc tế ba ngày với đề tài “Tế bào gốc trường thành: Khoa học và tương lai của con người và văn hóa.” Sự kiện này, được tổ chức bởi U.S Stem for Life Foundation và Hội đồng Văn hóa Giáo hoàng, với mục đích ủng hộ công trình nghiên cứu và gia tăng ý thức cộng đồng của việc sử dụng tế bào gốc trưởng thành trị liệu trong y học. Cùng tham dự cuộc hội thảo này gồm những đại diện tôn giáo, những chính trị gia, những nhà giáo dục và công nghệ.
Vatican Radio đã phỏng vấn Ts. Robin Smith, Chủ tịch Stem for Life Foundation và CEO của công ty vi sinh NeoStem, tại sao vấn đề nghiên cứu tế bào gốc phôi bị lên án thuộc phạm vi đạo đức này tiếp tục thu hút tranh luận rộng rãi trong lúc công trình nghiên cứu về tế bào gốc trưởng thành có thể được chấp nhận thuộc phạm trù đạo đức và thành công vượt bậc đã không nhất quán để đạt được với những nỗ lực quan tâm tương tự.
“Đó là tranh cãi,” Ts. Smith giải thích ai nói rằng đó là “lý do tại sao người ta đang nói về nó nhiều. Tôi càng nghĩ chúng ta đang nhìn vào dự kiện để thể hiện những lợi ích và tiềm năng của cách điều trị bằng tế bào gốc trưởng thành trong tương lai và dữ kiện như chúng ta thấy. Nhiều người sẽ hiểu những khả năng và tầm quan trọng của việc thực hiện những vấn đề này từ phòng thí nghiệm vào trong phòng khám.”
Ts. Smith mô tả cuộc hội thảo Vatican như “một khám phá mới ba ngày’ và nói “sự lưu tâm nhất đó là những bệnh nhân.”
Qua hai ngày đầu của cuộc hội thảo, bây giờ những bệnh nhân trong suốt 14 năm với sự thuyên giảm từ bệnh Bạch cầu, Sơ cứng rải rác và những căn bệnh chết người khác đã chia sẻ những sự kiện về sự tuyệt vọng và sự suy yếu vì bệnh tật của họ, cùng sự trở lại với sức khỏe tốt với cuộc sống bình thường của họ sau khi điều trị bằng tế bào gốc trưởng thành. Một số người đã nói, với những bác sỹ trước đây họ chỉ có thể sống được vài tháng.
Ts, Smith nói: “Nhìn nhưng bệnh nhân này, nghe những câu chuyện của họ, chúng ta thực sự kinh hoàng làm sao và làm thế nào sự thay đổi trong y học để dùng tế bào chữa trị không chỉ là một giấc mơ mà là một hiện thực.”
Vatican Radio đã phỏng vấn Ts. Robin Smith, Chủ tịch Stem for Life Foundation và CEO của công ty vi sinh NeoStem, tại sao vấn đề nghiên cứu tế bào gốc phôi bị lên án thuộc phạm vi đạo đức này tiếp tục thu hút tranh luận rộng rãi trong lúc công trình nghiên cứu về tế bào gốc trưởng thành có thể được chấp nhận thuộc phạm trù đạo đức và thành công vượt bậc đã không nhất quán để đạt được với những nỗ lực quan tâm tương tự.
“Đó là tranh cãi,” Ts. Smith giải thích ai nói rằng đó là “lý do tại sao người ta đang nói về nó nhiều. Tôi càng nghĩ chúng ta đang nhìn vào dự kiện để thể hiện những lợi ích và tiềm năng của cách điều trị bằng tế bào gốc trưởng thành trong tương lai và dữ kiện như chúng ta thấy. Nhiều người sẽ hiểu những khả năng và tầm quan trọng của việc thực hiện những vấn đề này từ phòng thí nghiệm vào trong phòng khám.”
Ts. Smith mô tả cuộc hội thảo Vatican như “một khám phá mới ba ngày’ và nói “sự lưu tâm nhất đó là những bệnh nhân.”
Qua hai ngày đầu của cuộc hội thảo, bây giờ những bệnh nhân trong suốt 14 năm với sự thuyên giảm từ bệnh Bạch cầu, Sơ cứng rải rác và những căn bệnh chết người khác đã chia sẻ những sự kiện về sự tuyệt vọng và sự suy yếu vì bệnh tật của họ, cùng sự trở lại với sức khỏe tốt với cuộc sống bình thường của họ sau khi điều trị bằng tế bào gốc trưởng thành. Một số người đã nói, với những bác sỹ trước đây họ chỉ có thể sống được vài tháng.
Ts, Smith nói: “Nhìn nhưng bệnh nhân này, nghe những câu chuyện của họ, chúng ta thực sự kinh hoàng làm sao và làm thế nào sự thay đổi trong y học để dùng tế bào chữa trị không chỉ là một giấc mơ mà là một hiện thực.”
Top Stories
Pope meets Mideast religious leaders
AP
07:41 11/11/2011
VATICAN CITY (AP) — A delegation of Muslim, Christian, Jewish and Druse religious leaders in Israel met Thursday with Pope Benedict XVI in a high-profile display of their efforts to promote interfaith peace initiatives in the region.
The Council of Religious Leaders in Israel was created in 2007 in Jerusalem to bring together Christian, Muslim and Jewish leaders in Israel to raise awareness about the need for interfaith dialogue and cooperation in the Holy Land.
The audience with the Pope was designed in part to boost the profile of the council, which counts among its members representatives of Israel's Islamic, or Sharia courts.
Sheik Kiwan Mohamad, who heads an association of some 500 imams in Israel, said the fact that the council exists was proof that people of different faiths can live together peacefully, even amid the political unrest in the Middle East.
"Islam is a religion of peace that loves life and condemns any act in the name of religion against the very principles of the religion," he said. "The people who act in this way are selfish; they do so for themselves and out of personal motives and interests."
I s rael i chief Rabbi Yonah Metzger praised the "historic" nature of the audience with the German-born Pope and noted that it fell on the anniversary of the Kristallnacht, the Nazi's 1938 anti- Jewish pogrom which left 91 Jews dead, damaged more than 1,000 synagogues and left some 7,500 Jewish businesses ransacked and looted.
"We, the religious leaders of the Holy Land, have come to prove once and for all that we can live in peace," he told the Pope.
Benedict has long promoted interfaith dialogue and two weeks ago invited some 30 religious leaders from around the world to take part in a pilgrimage to Assisi, commemorating the 25th anniversary of a similar prayer day for peace hosted by Pope John Paul II.
He welcomed the council members and urged them to continue working to "foster a climate of trust and dialogue" among all leaders of the region.
Sheikh Muaffaq Tarif, leader of Israel's Druze community, said he hoped Thursday's audience would serve as an example to leaders around the world. The Druse religion is a secretive offshoot of Islam; the Druse within Israel are well integrated into society, serving as ministers, lawmakers and army generals.
While the council is represented by most of the main faiths present in the Holy Land, including the Anglican Church, there is no Greek Orthodox representation due to Orthodox-Catholic tensions, council members said.
In addition, the two most significant Islamic groups in Israel aren't represented: the conservative Southern Islamic Movement and its more radical breakaway stepchild, the Northern Islamic Movement. It's not clear how large either group is, but between them, they represent a fair indicator of popular religious Muslim sentiment in Israel.
(Source: http://www.mb.com.ph/articles/340921/pope-meets-mideast-religious-leaders)
The Council of Religious Leaders in Israel was created in 2007 in Jerusalem to bring together Christian, Muslim and Jewish leaders in Israel to raise awareness about the need for interfaith dialogue and cooperation in the Holy Land.
The audience with the Pope was designed in part to boost the profile of the council, which counts among its members representatives of Israel's Islamic, or Sharia courts.
Sheik Kiwan Mohamad, who heads an association of some 500 imams in Israel, said the fact that the council exists was proof that people of different faiths can live together peacefully, even amid the political unrest in the Middle East.
"Islam is a religion of peace that loves life and condemns any act in the name of religion against the very principles of the religion," he said. "The people who act in this way are selfish; they do so for themselves and out of personal motives and interests."
I s rael i chief Rabbi Yonah Metzger praised the "historic" nature of the audience with the German-born Pope and noted that it fell on the anniversary of the Kristallnacht, the Nazi's 1938 anti- Jewish pogrom which left 91 Jews dead, damaged more than 1,000 synagogues and left some 7,500 Jewish businesses ransacked and looted.
"We, the religious leaders of the Holy Land, have come to prove once and for all that we can live in peace," he told the Pope.
Benedict has long promoted interfaith dialogue and two weeks ago invited some 30 religious leaders from around the world to take part in a pilgrimage to Assisi, commemorating the 25th anniversary of a similar prayer day for peace hosted by Pope John Paul II.
He welcomed the council members and urged them to continue working to "foster a climate of trust and dialogue" among all leaders of the region.
Sheikh Muaffaq Tarif, leader of Israel's Druze community, said he hoped Thursday's audience would serve as an example to leaders around the world. The Druse religion is a secretive offshoot of Islam; the Druse within Israel are well integrated into society, serving as ministers, lawmakers and army generals.
While the council is represented by most of the main faiths present in the Holy Land, including the Anglican Church, there is no Greek Orthodox representation due to Orthodox-Catholic tensions, council members said.
In addition, the two most significant Islamic groups in Israel aren't represented: the conservative Southern Islamic Movement and its more radical breakaway stepchild, the Northern Islamic Movement. It's not clear how large either group is, but between them, they represent a fair indicator of popular religious Muslim sentiment in Israel.
(Source: http://www.mb.com.ph/articles/340921/pope-meets-mideast-religious-leaders)
Pope's Address to Israeli Interreligious Dialogue Group: ''The Rightly Lived Relationship of Man to God Is a Force for Peace''
Vatican Press
09:23 11/11/2011
Your Beatitude,
Your Excellencies,
Dear Friends,
It is a great pleasure for me to welcome you, the members of the Israeli Religious Council, representing as you do the religious communities present in the Holy Land, and I thank you for the kind words addressed to me in the name of all present.
In our troubled times, dialogue between different religions is becoming ever more important in the generation of an atmosphere of mutual understanding and respect that can lead to friendship and solid trust in each other. This is pressing for the religious leaders of the Holy Land who, while living in a place full of memories sacred to our traditions, are tested daily by the difficulties of living together in harmony.
As I remarked in my recent meeting with religious leaders at Assisi, today we find ourselves confronted by two kinds of violence: on the one hand, the use of violence in the name of religion and, on the other, the violence that is the consequence of the denial of God which often characterises life in modern society. In this situation, as religious leaders we are called to reaffirm that the rightly lived relationship of man to God is a force for peace. This is a truth that must become ever more visible in the way in which we live with each other on a daily basis. Hence, I wish to encourage you to foster a climate of trust and dialogue among the leaders and members of all the religious traditions present in the Holy Land.
We share a grave responsibility to educate the members of our respective religious communities, with a view to nurturing a deeper understanding of each other and developing an openness towards cooperation with people of religious traditions other than our own. Unfortunately, the reality of our world is often fragmentary and flawed, even in the Holy Land. All of us are called to commit ourselves anew to the promotion of greater justice and dignity, in order to enrich our world and to give it a fully human dimension. Justice, together with truth, love and freedom, is a fundamental requirement for lasting and secure peace in the world. Movement towards reconciliation requires courage and vision, as well as the trust that it is God himself who will show us the way. We cannot achieve our goals if God does not give us the strength to do so.
When I visited Jerusalem in May 2009, I stood in front of the Western Wall and, in my written prayer placed between the stones of the Wall, I asked God for peace in the Holy Land. I wrote: "God of all ages, on my visit to Jerusalem, the ‘City of Peace’, spiritual home to Jews, Christians and Muslims alike, I bring before you the joys, the hopes and the inspirations, the trials, the suffering and the pain of all your people throughout the world. God of Abraham, Isaac and Jacob, hear the cry of the afflicted, the fearful, the bereft; send your peace upon this Holy Land, upon the Middle East, upon the entire human family; stir the hearts of all who call upon your name to walk humbly in the path of justice and compassion. ‘The Lord is good to those who wait for him, to the soul that seeks him!’" (Lam 3:25).
May the Lord hear my prayer for Jerusalem today and fill your hearts with joy during your visit to Rome. May he hear the prayer of all men and women who ask him for the peace of Jerusalem. Indeed, let us never cease praying for the peace of the Holy Land, with confidence in God who himself is our peace and consolation. Entrusting you and those whom you represent to the Almighty's merciful care, I willingly invoke upon all of you divine blessings of joy and peace.
Press Release: On the abuse of social media system, police and gangs by the communist government of Vietnam against Thai Ha Parish
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
11:23 11/11/2011
(For immediate release)
Contact: Rev. Paul Van- Chi Chu
Tel: (02) 9773 0933
Mobile: 0410 552 650
Sydney -November 10, 2011 - The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media protests before the international community and sternly condemns the ongoing abuse of social media system, police and gangs by the communist government of Vietnam to repress and sully the will for justice, peace, and truth of our brother and sister parishioners of Thai Ha, Hanoi.
At 14:45 on November 3, 2011 a group of about 100 people, who, from nowhere, broke into the courtyard of Thai Ha parish church with two loud speakers in their hands cursing at our religious, priests, and parishioners, before physically attacking them. The intruders also insulted and threatened to kill many clergy and parishioners. More outrageously, they even used sledgehammers to smash the church's properties. They only abandoned their act of terror, and withdrew when the bells started tolling and countless people from the neighbouring parishes came to rescue.
The terrorists were gone, but the aftermath at Thai Ha parish and Redemptorist monastery these days seems to be worsened as Hanoi authorities are increasing their vengeful pressure on the shaken Thai Ha monastery and parish. A small army of secret and plainclothes police, as well as militiamen is closely watching and monitoring the movements in and out of Thai Ha church all days and nights, with the aids of high tech cameras strategically installed around the parish church and the activity centre.
This violent attack bore resemblance to the 2008 surprise attack also aimed at Thai Ha parish. On Sunday Sep. 21, 2008 the monastery's chapel was ransacked with statues destroyed, and books torn to pieces. In addition, "the gang yelled out slogans threatening to kill priests, religious, faithful and even our archbishop,” wrote Fr. Matthew Vu Khoi Phung, Superior of Hanoi Redemptorist Monastery in a protest letter sent to People's Committee of Hanoi City and police agencies of Hanoi and Dong Da district, referring to then Archbishop of Hanoi Joseph Ngo Quang Kiet.
As a response to his complaint, on Nov. 11, a second attack came by an even larger crowd of thugs.
The Vietnamese government has repeatedly denied any responsibilities for these violent actions attributing them to “spontaneous people” who had acted “to protect the society, and to prevent Catholics from causing social chaos.”
The last terrorist episode at Thai Ha parish was met with fierce criticism from the religious leaders and communities throughout Vietnam. Right after the attack, Hanoi’s Archbishop and Kontum’s Bishop voiced their support to the position of Thai Ha Redemptorists and parishioners. Catholic congregations from North to South have held numerous prayer vigils in communion with Thai Ha community. On the internet, many non-Christians had expressed their concerns and supports for the Thai Ha cause, marginalizing the effect of a massive media attack by state run outlets before and immediately after the Nov 3 incident for the purpose of misleading the public about the Thai Ha priests, parishioners and their relentless quest for justice and truth.
For years, Redemptorist priests and their faithful have requested for the requisition of their land illegally seized by the state.
What has repeatedly named as "public property" on the state claims was actually purchased by the Redemptorists in 1928 for the sole purpose of building a monastery and a church. The Redemptorist monastery was dedicated on May 7, 1929 and the church 6 years later. After the communist took control over North Vietnam, the local government had nibbled piece by piece on the monastery and parish land. The area occupied by the monastery had been reduced from 61,455 square meters down to 2,700 square meters.
On Jan. 6, 2008, parishioners protested a State plan to sell their land to private estate developers for profit. In response, after a series of attacks, arrests and even putting on trials against parishioners, the government hastily converted the land into a public park.
While the need to expand space for worship and parish activities keeps swelling, the clergy and faithful at Thai Ha have no other choice than asking for their land and properties back. While maintaining its right to manage the properties, the Vietnamese government so far has not been able to produce any legal documents to back their illegal claims on the disputed areas because the land and structures were arbitrarily taken from the Catholics by the local officials. The seizure was illegal by the very definition of Vietnam's law, a system of rules which grossly violates the international convention on the rights to private property.
The Federation of the Vietnamese Catholics Mass Media sternly condemns and denounces before international community the terroristic act done upon the Thai Ha parish and ask the communist government of Vietnam to do the followings:
1) ) Stop the terroristic acts against the Redemptorist monastery Thai Ha and parish.
2) Stop the persecution of the Catholic Church and other religions. Enforce security at places of worship of all religions.
3) Solemnly abide the law promulgated by its own government and return all seized properties to the Catholic Church and other religions in Vietnam.
4) Absolutely respect Human Rights and Religious Freedom as the Charter of the United Nations affirmed.
With our complete trust in God, we would be in communion, share and accompany Thai Ha parish in their way of the cross. We earnestly call for all Congresses, governments, political parties of all nations, the Human Rights organizations, the Amnesty Internationals,
the International Commission on Human Rights, any organizations with special concerns for Freedom and Human Rights in Vietnam, and the World Communication Agencies to please accompany us in the struggle for Human Rights and Religious Freedom in Vietnam.
Contacts:
Monsignor Peter Nguyen Van Tai
Director of Radio VERITAS Asia
Rev. John Tran Cong Nghi
Director of VietCatholic News Agency
Rev. Joachim Viet-Chau Nguyen Duc
Editor of the People of God Monthly Magazine ( in America)
Rev. Anthony Nguyen Huu Quang
Editor of the People of God Monthly Magazine ( in Australia )
Rev. Stephen Luu Thuong Bui
Editor of the People of God Monthly Magazine (in Europe)
Rev. Paul Van- Chi Chu
Vice President of Vietcatholic Network, Sydney Australia
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ban hợp xướng Trùng Dương và đêm thánh ca “Ngợi ca và nhớ ơn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam”
Maria Vũ Loan
10:21 11/11/2011
SAIGÒN - Ban hợp xướng Trùng Dương vừa có hai đêm trình diễn thánh ca với chủ đề “Ngợi ca và nhớ ơn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam” tại hội trường An Phong, dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, do cha Bề trên Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành kết hợp tổ chức vào ngày 07/11/2011. Và tại giáo xứ Mạc Ty Nho, cha chánh xứ Gioan Lê Quang Việt cũng kết hợp cùng ban hợp xướng tổ chức vào ngày thứ năm 10/11/2011.
Xem hình ảnh
Tại hai nơi, ban hợp xướng đều trình bày chín bài thánh ca, nhưng cách tổ chức có khác nhau một chút. Tại giáo xứ Mạc Ty Nho, sân khấu cũng là cung thánh của nhà thờ, tuy nhỏ hơn nhưng cách trang trí làm cho người dự thấy ấm cúng như đang ngồi trong một khán phòng mà thưởng thức âm nhạc. Ban hợp xướng Trùng Dương đã có quá trình sinh hoạt từ năm 1962, hôm nay nhiều thành viên cũ mới có mặt, đặc biệt là có sự tham gia của các thầy dòng Chúa Cứu Thế (Mai Thôn).
Mở đầu chương trình, sau lời giới thiệu quan khách là một phút thinh lặng để chiêu niệm Các Thánh Tử Đạo trong tiếng cồng chiêng. Tiếp theo là lời dẫn vào từng bài hát do MC nhà thơ Lê Đình Bảng trình bày. Đặc biệt, sau ba bài đầu tiên, cha chánh xứ Gioan Lê Quang Việt diễn giải về thời kỳ Tông Tòa 1659 – 1960 với mười phẩm chất oai hùng của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đó là: không cuồng tín, không để liên lụy, không man trá, cuộc đời như một thánh lễ, tôn trọng pháp quyền, gắn kết cộng đoàn, tuyên xưng đức tin, trung tín đến cùng, lòng bao dung thứ tha và xác tín với niềm tin Phục Sinh.
Trước khi sang chương II, linh mục MC Giuse Tiến Lộc đã giới thiệu đoạn phim Quo Vadis trên màn hình, người dự được xem cảnh các Kitô hữu đầu tiên bị đưa ra hí trường La Mã với cái chết bi thảm trở thành trò chơi cho các vua chúa quan quyền trong tiếng reo hò vô cảm của dân chúng thời bấy giờ.
Có thể nói người đến tham dự đêm nhạc nhớ ơn các bậc tử đạo được dẫn vào từng bài ca rất hay:
• Bài VẾT TỬ HÙNG của Tâm Bảo & Văn Thi
Đây là một trong những bài thánh ca xuất hiện rất sớm ở buổi hừng đông của lịch sử thánh nhạc – thánh ca Việt Nam (1945), được in trong tuyển tập Cung Thánh I của nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh.
Nay được vang lên với nghệ thuật hòa âm hừng hực lửa cháy của Hồ Đăng Tín, một nhạc sĩ chưa từng cúi đầu bên giếng thánh, nhưng chúng ta có thể tin rằng - trong hạnh ngộ của một trải nghiệm đức tin – ông đã được rửa tội bằng chính ngọn lửa Thánh Thần.
• Bài ĐỪNG BỎ TÔI và TÔI VẪN TRÔNG CẬY VÀO NGÀI
Giữa hang hùm miệng sói. Giữa dầu bỏng lửa sôi. Giữa bùa mê lầm lạc. Lạy Chúa, xin đừng bỏ tôi, đừng bỏ tôi một mình.
Trong âm điệu mênh mông của làn hơi dân ca Việt Nam, nhạc sĩ Viết Chung – qua trích đoạn từ Giáo trường ca Niềm Tin Đông Phương – mời gọi chúng ta đồng hành với ông trên đôi cánh bay cao của nghệ thuật lĩnh xướng và hợp xướng.
• MẸ VẪN Ở ĐẦU NON của Lê Đình Bảng & Hồ Đăng Tín
Cuộc vật lộn giữa lịch sử và đức tin – nói theo Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI – cũng chính là cuộc vật lộn cam go của con người với chính mình, với Thiên Chúa. Nó còn tiếp diễn mãi tới buổi hoàng hôn của lịch sử.
Họ đã chạy cùng đường. Và Mẹ Maria đã đoái thương hiện ra để cứu vớt tổ tiên chúng con giữa thời loạn ly cấm cách, khốn khổ trăm bề tại La Vang năm 1798.
• KINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
- Lời Kinh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
- Nhạc của Vũ Văn Tuynh
Đây là lần thứ hai, chúng ta hát lời kinh bằng cung bậc âm nhạc của nhạc sĩ Vũ Văn Tuynh. Đã một lần cách đây không lâu, từ Australia, nhạc sĩ lão thành gửi về Đại Hội La Vang lời “Kinh Thánh Mẫu La Vang”. Thế mới biết kinh là lời vàng, là tao phách của tiền nhân. Có thể nói, cơm nuôi phần xác, kinh nuôi phần hồn.
“ Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Là con thảo của Cha trên trời
Là chứng nhân anh dũng của Đức Kitô
Là thành phần trung kiên của Hội Thánh…”
• LIỄU ĐẠO HÙNG CA (LES MARTYRS AUX ARÈNES)
- Laurent de Rilles
- Trần Văn Tín cải soạn 4 bè
- Lời Việt: Bùi Ngọc Lâm
Tác phẩm này đã từng đoạt giải khôi nguyên hợp xướng tại Pháp cách nay nửa thế kỷ. Cố nhạc sĩ Anrê Trần Văn Tín (1922- 1983), nguyên là Đại tá chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Quân Nhạc của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, được trao giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật về hợp xướng năm 1970.
• KINH CẦU THÁNH PHANXICÔ
- Nhạc: Sebastian Temple
- Hòa âm: James Whitbourn và DH
- Việt ngữ: Phạm Tất Hanh, Nguyễn Phước và Nguyễn Hanh
Bài kinh này rất phổ biến trên toàn thế giới vì là lời nguyện cầu của chính thánh Phanxicô Assisi thốt ra cửa miệng. Đêm nay, ban hợp xướng Trùng Dương xin gửi gắm một ước mơ bé bỏng: ai ơi, xin đem bình an đến cho mọi người, mọi nơi.
• CA NGUYỆN HÒA BÌNH
• KINH LẠY CHA của Linh mục GB. Nguyễn Văn Vinh (1912-1971)
Cha GB. Vinh là một linh mục, một nhạc sĩ tài hoa, một chứng nhân đức tin anh dũng. Sau sự kiện Noel 1958 ở Hà Nội, tác giả bị kết án 18 tháng tù. 12 năm biệt giam qua các nhà tù, để rồi lặng lẽ ra đi. Xin hiệp thông cầu nguyện cho Cha.
• ĐƯỜNG HY VỌNG của Cao Huy Hoàng
Cuối năm 1977, Đức Cha FX. Nguyễn Văn Thuận đang ở tù rất xa. Ngài có gửi cho anh chị em ở giáo phận Nha Trang một bức thư, ân cần nhắn nhủ: “Các con hãy luôn sống trong niềm hy vọng. Con đường hy vọng là con đường phải đi qua thập giá, sẽ dẫn đến vinh quang”. Cảm xúc vì tâm tình ấy, nhạc sĩ Cao Huy Hoàng đã viết ra ca khúc lên đường này.
Sau tám bài thánh ca, cha chánh xứ Mạc Ty Nho đã nói lời cảm ơn và những người trong ban tổ chức cùng bước lên với ban hợp xướng hát bài Đường Hy Vọng. Một bó hoa tươi thắm của ai đó đã dành tặng nhạc trưởng Hoàng Hương. Sẽ còn một đêm diễn nữa tại Trung Tâm Mục Vụ GP Sài Gòn vào ngày thứ tư 16/11/2011.
Đêm nhạc khép lại. Hẳn là trong lòng người nghe còn trầm bổng dư âm hào hùng cũng như bi thương của những giai điệu ngợi ca Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Xem hình ảnh
Tại hai nơi, ban hợp xướng đều trình bày chín bài thánh ca, nhưng cách tổ chức có khác nhau một chút. Tại giáo xứ Mạc Ty Nho, sân khấu cũng là cung thánh của nhà thờ, tuy nhỏ hơn nhưng cách trang trí làm cho người dự thấy ấm cúng như đang ngồi trong một khán phòng mà thưởng thức âm nhạc. Ban hợp xướng Trùng Dương đã có quá trình sinh hoạt từ năm 1962, hôm nay nhiều thành viên cũ mới có mặt, đặc biệt là có sự tham gia của các thầy dòng Chúa Cứu Thế (Mai Thôn).
Mở đầu chương trình, sau lời giới thiệu quan khách là một phút thinh lặng để chiêu niệm Các Thánh Tử Đạo trong tiếng cồng chiêng. Tiếp theo là lời dẫn vào từng bài hát do MC nhà thơ Lê Đình Bảng trình bày. Đặc biệt, sau ba bài đầu tiên, cha chánh xứ Gioan Lê Quang Việt diễn giải về thời kỳ Tông Tòa 1659 – 1960 với mười phẩm chất oai hùng của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đó là: không cuồng tín, không để liên lụy, không man trá, cuộc đời như một thánh lễ, tôn trọng pháp quyền, gắn kết cộng đoàn, tuyên xưng đức tin, trung tín đến cùng, lòng bao dung thứ tha và xác tín với niềm tin Phục Sinh.
Trước khi sang chương II, linh mục MC Giuse Tiến Lộc đã giới thiệu đoạn phim Quo Vadis trên màn hình, người dự được xem cảnh các Kitô hữu đầu tiên bị đưa ra hí trường La Mã với cái chết bi thảm trở thành trò chơi cho các vua chúa quan quyền trong tiếng reo hò vô cảm của dân chúng thời bấy giờ.
Có thể nói người đến tham dự đêm nhạc nhớ ơn các bậc tử đạo được dẫn vào từng bài ca rất hay:
• Bài VẾT TỬ HÙNG của Tâm Bảo & Văn Thi
Đây là một trong những bài thánh ca xuất hiện rất sớm ở buổi hừng đông của lịch sử thánh nhạc – thánh ca Việt Nam (1945), được in trong tuyển tập Cung Thánh I của nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh.
Nay được vang lên với nghệ thuật hòa âm hừng hực lửa cháy của Hồ Đăng Tín, một nhạc sĩ chưa từng cúi đầu bên giếng thánh, nhưng chúng ta có thể tin rằng - trong hạnh ngộ của một trải nghiệm đức tin – ông đã được rửa tội bằng chính ngọn lửa Thánh Thần.
• Bài ĐỪNG BỎ TÔI và TÔI VẪN TRÔNG CẬY VÀO NGÀI
Giữa hang hùm miệng sói. Giữa dầu bỏng lửa sôi. Giữa bùa mê lầm lạc. Lạy Chúa, xin đừng bỏ tôi, đừng bỏ tôi một mình.
Trong âm điệu mênh mông của làn hơi dân ca Việt Nam, nhạc sĩ Viết Chung – qua trích đoạn từ Giáo trường ca Niềm Tin Đông Phương – mời gọi chúng ta đồng hành với ông trên đôi cánh bay cao của nghệ thuật lĩnh xướng và hợp xướng.
• MẸ VẪN Ở ĐẦU NON của Lê Đình Bảng & Hồ Đăng Tín
Cuộc vật lộn giữa lịch sử và đức tin – nói theo Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI – cũng chính là cuộc vật lộn cam go của con người với chính mình, với Thiên Chúa. Nó còn tiếp diễn mãi tới buổi hoàng hôn của lịch sử.
Họ đã chạy cùng đường. Và Mẹ Maria đã đoái thương hiện ra để cứu vớt tổ tiên chúng con giữa thời loạn ly cấm cách, khốn khổ trăm bề tại La Vang năm 1798.
• KINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
- Lời Kinh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
- Nhạc của Vũ Văn Tuynh
Đây là lần thứ hai, chúng ta hát lời kinh bằng cung bậc âm nhạc của nhạc sĩ Vũ Văn Tuynh. Đã một lần cách đây không lâu, từ Australia, nhạc sĩ lão thành gửi về Đại Hội La Vang lời “Kinh Thánh Mẫu La Vang”. Thế mới biết kinh là lời vàng, là tao phách của tiền nhân. Có thể nói, cơm nuôi phần xác, kinh nuôi phần hồn.
“ Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Là con thảo của Cha trên trời
Là chứng nhân anh dũng của Đức Kitô
Là thành phần trung kiên của Hội Thánh…”
• LIỄU ĐẠO HÙNG CA (LES MARTYRS AUX ARÈNES)
- Laurent de Rilles
- Trần Văn Tín cải soạn 4 bè
- Lời Việt: Bùi Ngọc Lâm
Tác phẩm này đã từng đoạt giải khôi nguyên hợp xướng tại Pháp cách nay nửa thế kỷ. Cố nhạc sĩ Anrê Trần Văn Tín (1922- 1983), nguyên là Đại tá chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Quân Nhạc của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, được trao giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật về hợp xướng năm 1970.
• KINH CẦU THÁNH PHANXICÔ
- Nhạc: Sebastian Temple
- Hòa âm: James Whitbourn và DH
- Việt ngữ: Phạm Tất Hanh, Nguyễn Phước và Nguyễn Hanh
Bài kinh này rất phổ biến trên toàn thế giới vì là lời nguyện cầu của chính thánh Phanxicô Assisi thốt ra cửa miệng. Đêm nay, ban hợp xướng Trùng Dương xin gửi gắm một ước mơ bé bỏng: ai ơi, xin đem bình an đến cho mọi người, mọi nơi.
• CA NGUYỆN HÒA BÌNH
• KINH LẠY CHA của Linh mục GB. Nguyễn Văn Vinh (1912-1971)
Cha GB. Vinh là một linh mục, một nhạc sĩ tài hoa, một chứng nhân đức tin anh dũng. Sau sự kiện Noel 1958 ở Hà Nội, tác giả bị kết án 18 tháng tù. 12 năm biệt giam qua các nhà tù, để rồi lặng lẽ ra đi. Xin hiệp thông cầu nguyện cho Cha.
• ĐƯỜNG HY VỌNG của Cao Huy Hoàng
Cuối năm 1977, Đức Cha FX. Nguyễn Văn Thuận đang ở tù rất xa. Ngài có gửi cho anh chị em ở giáo phận Nha Trang một bức thư, ân cần nhắn nhủ: “Các con hãy luôn sống trong niềm hy vọng. Con đường hy vọng là con đường phải đi qua thập giá, sẽ dẫn đến vinh quang”. Cảm xúc vì tâm tình ấy, nhạc sĩ Cao Huy Hoàng đã viết ra ca khúc lên đường này.
Sau tám bài thánh ca, cha chánh xứ Mạc Ty Nho đã nói lời cảm ơn và những người trong ban tổ chức cùng bước lên với ban hợp xướng hát bài Đường Hy Vọng. Một bó hoa tươi thắm của ai đó đã dành tặng nhạc trưởng Hoàng Hương. Sẽ còn một đêm diễn nữa tại Trung Tâm Mục Vụ GP Sài Gòn vào ngày thứ tư 16/11/2011.
Đêm nhạc khép lại. Hẳn là trong lòng người nghe còn trầm bổng dư âm hào hùng cũng như bi thương của những giai điệu ngợi ca Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Lễ Khai mạc Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX
Peter Dũng
06:49 11/11/2011
BẮC NINH - “Thầy gọi anh em là bạn” là chủ đề xuyên suốt của lễ Khai mạc Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Văn hóa Kinh Băc, tỉnh Bắc Ninh. Vào đúng 15h chiều nay, 11/11/2011. Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục giáo phận Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đến dự và tuyên bố khai mạc Đại hội.
Xem hình ảnh
Theo thứ tự luân phiên mỗi năm một lần , năm nay giáo phận Bắc Ninh được chọn là điểm đến của Đại Hội giới trẻ lần IX. Đây là lần đầu tiên, Bắc Ninh trở thành chủ nhà của một trong những sự kiện tôn giáo quan trọng, quy tụ hàng chục ngàn bạn trẻ Công giáo đến từ 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội và trên khắp cả nước.
Đến dự lễ khai mạc có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục giáo phận Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục giáo phận Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đức Cha Antôn Vũ Tất; Giám mục giáo phận Hưng Hóa; Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục giáo phận Bắc Ninh; Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng, Chủ tịch Ủy ban Giới trẻ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đức Cha Phêrô Nguyễn Năng, Giám mục giáo phận Phát Diệm; Đức Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận Buôn Mê Thuật… cùng 225 quý linh mục, 500 chủng sinh và đông đảo tu sĩ.
Về phía chính quyền địa phương, có ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó trưởng ban thường trực Tôn giáo chính phủ; ông Nguyễn Huy Chiến, Phó chủ tịch thường trực tỉnh Bắc Ninh… cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tấn báo chí tỉnh Bắc Ninh.
Sau phần phát biểu chào mừng của linh mục Tổng Đại diện giáo phận Bắc Ninh là Nghi thức cung nghinh Thánh giá. Trong tiếng kèn đồng trầm hùng, tiếng trống rộn rã... từ tượng đài Lý Thái Tổ, Thánh Giá – biểu tượng cao quý của người Kitô hữu được các bạn trẻ long trọng cung nghinh lên phía lễ đài. Tiếp đó, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục giáo phận Hưng Hóa tôn kính và đặt vòng hoa trước Thánh Giá.
Đúng 15h, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục giáo phận Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã long trọng tuyên bố khai mạc chính thức kỳ Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX.
Đại diện chính quyền tỉnh Phú Thọ, Nguyễn Thanh Xuân, Phó trưởng ban thường trực Tôn giáo chính phủ đã lên tặng hoa chúc mừng Đại hội.
Chương trình đại hội được tiếp diễn với tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc của “Miền quan họ”, những liền anh, liền chị với tiết mục “Mời Trầu” đã đem toàn bộ quan khách cùng tất cả các bạn giới trẻ như về lại cái nét xưa, nét truyền thống đầy tình cảm của người Việt. Sau đó Đức cha Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng, Chủ tịch ủy ban giới trẻ HĐGM Việt Nam và Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục giáo phận Bắc Ninh đã thuyết trình và trao đổi với các bạn trẻ về “SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI” và diễn giải câu chủ đề ĐHGT “ THẦY GỌI ANH EM LÀ BẠN”. Buổi chia sẻ diễn ra rất sôi nổi các bạn trẻ đặt câu hỏi các Đức cha trả lời rất vui vẻ và thú vị.
Theo chương trình của Ban Tổ chức, tối nay, vào lúc 19h15, chương trình diễn nguyện sẽ được bắt đầu với phần trình diễn của các giáo phận. Sáng mai, sau buổi nói chuyện trao đổi của Đức cha các giáo phận với giới trẻ giáo phận mình và buổi thuyết trình về chủ đề “Mối tương tácvới giới trẻ khi sử dụng phương tiện truyền thông” là Thánh lễ bế mạc.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật và truyền tải tới các bạn ccs thông tin mới nhất của ĐHGT TGP Hà Nội lần thứ IX
(Từ Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Bắc Ninh)
Xem hình ảnh
Theo thứ tự luân phiên mỗi năm một lần , năm nay giáo phận Bắc Ninh được chọn là điểm đến của Đại Hội giới trẻ lần IX. Đây là lần đầu tiên, Bắc Ninh trở thành chủ nhà của một trong những sự kiện tôn giáo quan trọng, quy tụ hàng chục ngàn bạn trẻ Công giáo đến từ 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội và trên khắp cả nước.
Đến dự lễ khai mạc có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục giáo phận Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục giáo phận Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đức Cha Antôn Vũ Tất; Giám mục giáo phận Hưng Hóa; Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục giáo phận Bắc Ninh; Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng, Chủ tịch Ủy ban Giới trẻ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đức Cha Phêrô Nguyễn Năng, Giám mục giáo phận Phát Diệm; Đức Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận Buôn Mê Thuật… cùng 225 quý linh mục, 500 chủng sinh và đông đảo tu sĩ.
Về phía chính quyền địa phương, có ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó trưởng ban thường trực Tôn giáo chính phủ; ông Nguyễn Huy Chiến, Phó chủ tịch thường trực tỉnh Bắc Ninh… cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tấn báo chí tỉnh Bắc Ninh.
Sau phần phát biểu chào mừng của linh mục Tổng Đại diện giáo phận Bắc Ninh là Nghi thức cung nghinh Thánh giá. Trong tiếng kèn đồng trầm hùng, tiếng trống rộn rã... từ tượng đài Lý Thái Tổ, Thánh Giá – biểu tượng cao quý của người Kitô hữu được các bạn trẻ long trọng cung nghinh lên phía lễ đài. Tiếp đó, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục giáo phận Hưng Hóa tôn kính và đặt vòng hoa trước Thánh Giá.
Đúng 15h, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục giáo phận Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã long trọng tuyên bố khai mạc chính thức kỳ Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX.
Đại diện chính quyền tỉnh Phú Thọ, Nguyễn Thanh Xuân, Phó trưởng ban thường trực Tôn giáo chính phủ đã lên tặng hoa chúc mừng Đại hội.
Chương trình đại hội được tiếp diễn với tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc của “Miền quan họ”, những liền anh, liền chị với tiết mục “Mời Trầu” đã đem toàn bộ quan khách cùng tất cả các bạn giới trẻ như về lại cái nét xưa, nét truyền thống đầy tình cảm của người Việt. Sau đó Đức cha Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng, Chủ tịch ủy ban giới trẻ HĐGM Việt Nam và Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục giáo phận Bắc Ninh đã thuyết trình và trao đổi với các bạn trẻ về “SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI” và diễn giải câu chủ đề ĐHGT “ THẦY GỌI ANH EM LÀ BẠN”. Buổi chia sẻ diễn ra rất sôi nổi các bạn trẻ đặt câu hỏi các Đức cha trả lời rất vui vẻ và thú vị.
Theo chương trình của Ban Tổ chức, tối nay, vào lúc 19h15, chương trình diễn nguyện sẽ được bắt đầu với phần trình diễn của các giáo phận. Sáng mai, sau buổi nói chuyện trao đổi của Đức cha các giáo phận với giới trẻ giáo phận mình và buổi thuyết trình về chủ đề “Mối tương tácvới giới trẻ khi sử dụng phương tiện truyền thông” là Thánh lễ bế mạc.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật và truyền tải tới các bạn ccs thông tin mới nhất của ĐHGT TGP Hà Nội lần thứ IX
(Từ Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Bắc Ninh)
Trước thềm Đại hội Giới Trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX tại Bắc Ninh
Teresa Avila Thùy Chi
07:11 11/11/2011
Từ ngày 01–10 /10/2011, các giáo phận đăng ký con số bạn trẻ tham dự Đại hội. Giáo phận Bắc Ninh đăng cai tổ chức Đại hội sẽ tài trợ cho mỗi bạn trẻ của các giáo phận đến tham dự Đại hội một chiếc mũ và một chiếc khăn quàng của Đại hội; thẻ đeo, phiếu 3 bữa ăn tối ngày 11, sáng và trưa ngày 12 tại Trung Tâm Văn Hoá Kinh Bắc. Hạn chót đăng ký danh sách tham dự Đại hội là ngày mồng 10.10.2011. Nhưng vì có những thay đổi khách quan nên việc thêm bớt danh sách đăng ký được chốt vào 21 giờ ngày mồng 9.11.2011. Tính đến thời điểm này số lượng người tham dự là trong đó có 21.548 bạn trẻ của 10 giáo phận đăng ký tham dự Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội lần thứ IX; 11 giám mục của 10 giáo phận; số linh mục đến với Đại Hội lần này là 225 vị cùng với 204 tu sĩ nam nữ . Tất cả các bạn trẻ tuổi từ 16 đến 35 chưa lập gia đình (chỉ những người ở độ tuổi này mà thôi), không hạn chế số lượng, được mời gọi tham dự Đại hội.đi tham dự Đại hội. Các bạn trẻ phải tự túc kinh phí đi lại. Tuy nhiên, khi các bạn trẻ đăng ký đi theo đoàn của giáo xứ trong giáo phận thì các cha xứ sẽ chia sẻ với các bạn về kinh phí đi lại bằng ôtô, một bữa ăn nhẹ trước giờ khởi hành. Mỗi bạn trẻ đăng ký danh sách đi tham dự Đại Hội sẽ được Tòa Giám mục tặng một chiếc áo có in hình logo của giáo phận mình.
Đến với Đại Hội Giới Trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX các bạn trẻ có dịp được gặp gỡ và làm quen với nhau, đó cũng chính là một trong những ý nghĩa từ chủ đề “Thầy Gọi Anh Em Là Bạn” (Ga 15, 15) của Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội năm nay. Buổi chiều ngày 11.11.2011, Đức Cha Giuse Vũ văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải phòng – Đặc trách giới trẻ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam diễn giảng SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỞI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI nhằm giúp các bạn trẻ học hỏi tài liệu của Đại hội và có thêm kiến thực hiểu biết về Giáo Hội Công Giáo hiện tại. Sau bài diễn giảng của Đức cha Giuse Vũ văn Thiên. Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Tổng Thư ký của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chia sẻ về tình bạn với chủ đề THẦY GỌI ANH EM LÀ BẠN (Ga 15,15). Buổi sáng ngày 12.11.2011, Đức cha Phê rô Nguyễn văn Đệ, Giám mục Thái Bình diễn giảng và chia sẻ với các bạn trẻ về đề tài GIỚI TRẺ VÀ TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO. Ngài đưa ra 6 câu hỏi thảo luận, đó là những câu hỏi sau:
1. Truyền thông Công giáo là gì?
2. Truyền thông Công giáo gồm những yếu tố chính nào?
3. Bạn có thể làm gì cho truyền thông Công giáo?
4. Trong các phương tiện truyền thông hiện nay, bạn thích phương tiện truyền thông nào nhất?
5. Bạn có thể làm gì với phưong tiện truyền thông này trong việc loan truyền Chúa?
6. Bạn hãy kể các loại phương tiện truyền thông thích hợp, dễ dàng, thuận lợi trong việc thông truyền Chúa đến cho nhiều người.
Thời gian chia sẻ và thảo luận về đề tài Giới Trẻ Và Truyền Thông Công Giáo là 60 phút. Có thể là chưa đủ thời gian để tất cả các bạn trẻ nói lên suy nghĩ và quan điểm của mình, nhưng với đề tài về truyền thông chắc chắn là sẽ đọng lại trong lòng mỗi người những ý thức về tính truyền thông Công giáo.
Những ngày chuẩn bị ngày Đại Hội Giới Trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX, khí hậu và thời tiết tại thành phố Bắc Ninh se se lạnh vì đợt gió mùa Đông – Bắc hôm đầu tuần, mặc dù ban ngày trời có nắng nhẹ nhưng khi chiều về tắt nắng, có sương xuống trong đêm thì nhiệt độ ban đêm xuống ở mức 17 - 20 độ C. Theo Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Trung Ương cho biết, nhiệt độ trong hai ngày từ thứ Sáu ngày 11 đến thứ Bảy ngày 12.11.2011, đêm không mưa, ban ngày trời có nắng, gió Đông Bắc, sáng sớm có sương mù nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất là 18 độ, nhiệt độ cao nhất là 27 độ. Với thời tiết lý tưởng này, các bạn trẻ nên mang theo một chiếc áo len mỏng và áo khoác gió.
Về vấn đề an ninh và trật tự, Ban tổ chức Đại hội khuyến cáo tới mỗi người hãy luôn lưu ý tới tài sản cá nhân của mình, tự bảo vệ chính mình là điều tốt nhất. Trong những trường hợp cần thiết hãy liên hệ với những người có trách nhiệm, đó là trưởng đoàn, phó đoàn của đoàn giáo phận mình; liên hệ với linh mục phụ trách về lễ tân (Cha Nguyễn Văn Thắng: 0985.183.353), về trật tự (Cha Hoàng Trọng Lịch: 0989.852.997), về y tế (Nguyễn Xuân Hùng: 0913 326 475), về truyền thông (Cha Nguyễn Đức Đại: 0984.962.269)... Cuối cùng, để có một chuyến đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX tốt đẹp thì ngay từ bây giờ bạn trẻ hãy giữ tinh thần thật sảng khoái và vui tươi. Vì ngày hôm đó, gương mặt rạng rỡ và nụ cười của bạn là món quà tinh thần trao ban cho mỗi người trẻ mà bạn gặp gỡ và làm quen.
ĐÊM TỔNG DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH DIỄN NGUYỆN ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ GIÁO TỈNH HÀ NỘI LẦN THỨ IX
Chiều nay, thứ Năm ngày 10.11.2011, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh), Đức Giám mục Giáo phận, quí cha trong Ban Tổ Chức, ban Phụng Vụ và ban Diễn Nguyện, ban Thông Tin cùng đông đảo các diễn viên thuộc thành phần giới trẻ tuổi từ 16 đến 35 của 10 giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội đã hiện diện tại khu lễ đài để chuẩn bị cho việc tổng duyệt Chương trình Diễn nguyện Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội lần thứ IX.
Đúng 18 giờ, buổi tổng duyệt Đêm Diễn Nguyện với đầy đủ các tiết mục từ đầu đến cuối chương trình được bắt đầu. Tiết mục mở đầu của Đêm Diễn Nguyện ngày mai do các diễn viên của đoàn giáo phận Bắc Ninh lên sân khấu ghép phần nhạc cảnh “Calve trên đỉnh Sóc Sơn”. Đoàn Giáo phận Bắc Ninh có số diễn viên là 530 người, số diễn viên đông nhất trong 10 đoàn giáo phận. Sau mỗi tiết mục, Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt có đôi lời nhận xét, cảm ơn và động viên các bạn trẻ. Chương trình Diễn Nguyện dự tính trong khoảng 90 phút nên thời gian của mỗi tiết mục được tính sát từng giây từng phút để không “cháy” chương trình. Mỗi diễn viên cũng ý thức được mình đang cộng tác chung trong việc đưa dẫn tâm tình cầu nguyện, sốt sắng qua các vũ điệu và những động tác di chuyển của mình. Ai ai cũng cố gắng hết mình cho buổi tổng duyệt đạt thành công thì đêm Diễn Nguyện chính thức của Đại Hội sẽ có được kết quả tốt đẹp và những dấu ấn sâu đậm trong trái tim của những bạn trẻ đến tham dự Đại Hội năm nay tại Bắc Ninh.
Đến 20 giờ 15 phút buổi tổng duyệt kết thúc. Ban tổ chức, các biên đạo và trưởng nhóm diễn viên của các đoàn họp nhau lại ngay tại sân khấu với những góp ý, những điểm cần lưu tâm trong đón nhận vui vẻ để buổi diễn nguyện ngay tối hôm sau thật tâm tình và sốt sắng hơn.
Sương đêm lạnh đã bao trùm cả Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc, các đoàn của các giáo phận lên xe trở về địa điểm nghỉ đêm. Sau những chặng đường xa với một ngày mệt nhọc trôi qua, những cố gắng, những hy sinh và nổi bật là sự nhiệt tình của tinh thần người trẻ dường như không thể thấy vì những tiếng í ới gọi nhau để cùng chia nhau chiếc bánh mỳ và ngụm nước khoáng mát lịm.
(Thùy Chi, Ban Thông Tin ĐHGT Giáo Tỉnh Hà Nội)
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: các tôi trung kiên cường
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:12 11/11/2011
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM- Chúa Nhật XXXIII Thường Niên A
Từ ngữ “tử đạo” vốn dễ được mến mộ theo nguyên nghĩa của từ gốc. Tử đạo là làm chứng. Các Thánh Tử đạo là những vị đáng tôn kính cách đặc biệt. Trong Kitô giáo, các Ngài được xếp sau hàng các Thánh Tông đồ và một vài Đấng đặc biệt như Mẹ Maria, Thánh cả Giuse, Thánh Gioan Tẩy Giả. Thế nhưng, chúng ta cần chân nhận một thực tế đó là hàng Thánh Tử đạo thường mang tính cục bộ của từng tôn giáo. Một vị tử đạo trong tôn giáo này chưa hẳn được trân trọng bởi người tôn giáo khác so với các bậc Thánh hiển tu, nhất là những vị Thánh có đời sống nổi bật về đức ái. Hơn nữa hai từ tử đạo ngày nay xem ra đang bị lợi dụng và cả lạm dụng khiến người ta dễ nghi ngờ, khi mà đã và đang có đó những người ôm bom tự sát làm thiệt hại mạng sống của nhiều người vô tội.
Nói rằng các Thánh Tử đạo là những người chịu chết vì đạo thì không sai. Tuy nhiên cái nhìn này còn hạn chế và mang dáng vẻ tiêu cực. Xin mạo muội gọi các Ngài là những vị “Thánh sống đạo bằng cả giá máu”. Các Ngài sống đạo kính mến Chúa và yêu thương tha nhân bằng cả mạng sống mình.
“Chúa Giêsu nói với mọi người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Lc 9, 23-24). Chúng ta đừng quên Chúa Giêsu ngõ những lời ấy với tất cả mọi người. Chính vì thế, đã là Kitô hữu, thì chúng ta phải là những người sống đạo bằng cả giá máu, dĩ nhiên là có người đổ máu ra cách hữu hình và có người đổ máu ra cách vô hình. Xin được gợi ý về một trong những cách thế sống đạo đến hy sinh bằng cả giá máu, đó là trung thành một cách hiên ngang với Chúa Kitô và Lời của Người. “Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy...” (Lc 9 26).
Trung thành một cách hiên ngang với Đức Giêsu, Đấng cứu nhân độ thế: Theo Chúa Giêsu là phải trung thành với công cuộc cứu thế, độ nhân, phải thực thi đức bác ái với hết mọi người, bất phân chủng tộc, màu da hay chính kiến, phải sống yêu thương trong mọi hoàn cảnh, lúc thuận lợi cũng như lúc gian nan. Quả thật cái tâm lý tìm kiếm hiệu năng trước mắt, đã khiến chúng ta tính toán quá nhiều theo cách nghĩ suy nhân loại. Một đôi khi chúng ta cần biết khôn ngoan “đừng quẳng ngọc trai trước mặt heo”, nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng Thiên Chúa không ngần ngại gieo hạt giống trên các thửa đất, có khi rơi vãi trên cả vệ đường. Chỉ cần có hạt rơi vào đất tốt thì kết quả thu được sẽ lợi hơn nhiều so với phần xem như hoang phí. Hơn nữa, với ơn Chúa và sự cộng tác của con người thì dù là vệ đường, là đất cằn khô, đất gai góc đều có thể trở nên đất tốt. Khi trong tay đã đủ điều kiện vật chất lẫn tinh thần, khi điều kiện ngoại cảnh đang thuận lợi thì sẽ có đó nhiều người tuy khác niềm tin vẫn có thể thi hành việc độ thế cứu nhân. Khi điều kiện còn thiếu, hoàn cảnh còn khó khăn mà chúng ta vẫn kiên trì trong đức ái thì tình yêu của chúng ta mới nên giống tình Chúa đã yêu thương ta. Vì khi ấy tình yêu ta dành cho tha nhân mới đậm nét vị tha và vô cầu.
Trung thành và hiên ngang với Lời cứu độ: Một trong những cơn cám dỗ tinh tế mà ma quỷ gieo vào lòng chúng ta đó là cải biến nội dung lời mạc khải cho phù hợp với hoàn cảnh bên ngoài. Dù rằng Hội Thánh dạy ta cần học hỏi, nghiên cứu để phân biệt đâu là ý tác giả Thánh Kinh muốn trình bày theo hình thức văn chương, theo nền văn hóa của từng thời kỳ và đâu là Thánh ý Chúa muốn dạy. Có thể có sự không trùng khớp giữa những gì các tác giả nhân loại trình bày với ý Thiên Chúa muốn dạy. Điều này ta dễ nhận ra trong Cựu Ước và cả trong Tân Ước. Tuy nhiên luôn có đó những lời mà các nhà nghiên cứu đã đồng thuận đúng là những lời đích thị từ miệng Đấng Cứu Thế (ipsisima verba). Lời Chúa, cách riêng lời của Chúa Giêsu như lưỡi gươm sắc bén, phân rẽ tâm hồn. Chính vì thế tính thách đố luôn có trong Lời Chúa. Chúng ta nhận ra điều này nơi miệng các sứ ngôn thời Cựu Ước và cách rõ nét nơi Lời của Đấng Cứu độ. Tin Mừng tường thuật rằng khi nghe những lời của Chúa Giêsu, nhiều Biệt Phái và luật sĩ đã phải tím bầm ruột gan.
Không một ai được phép tự tiện uốn nắn nội dung Lời Chúa vì bất cứ lý do gì. Hãy để cho Lời Chúa trực diện với lòng ta, với tha nhân, với môi trường xã hội, với mọi thể chế, luật lệ của con người. Xin đừng nhân danh hiệu năng mà cắt xén hay cải biên lời Chúa. Xin chớ nhân danh đức ái mà uốn ép lời Chúa cho “mềm mại” và “dễ nghe”. Những điều “dễ nghe” và “mềm mại” thường là thiếu sự thật, ít trung thực và nếu có thì chỉ là phiến diện. Ánh sáng thì chói chang. Sự thật thì mất lòng. Khi ta trung thành loan báo cách trung thực lời cứu độ thì thập giá luôn có đó.
Các tiên tổ anh hùng Tử đạo của chúng ta quả thực là những vị đã sống đạo yêu thương cho đến cùng. Martinô Thọ, Phanxicô Trung, Micae Hy, Emmanuel Triệu...không chỉ yêu thương vợ con, cha mẹ nhiệt tâm, nhiệt tình mà còn yêu thương bà con lối xóm, những người khốn khổ bất hạnh, yêu thương quê hương dân tộc, yêu cả vua quan, những người đang hành hạ mình. Và trên hết các Ngài yêu mến Đấng các Ngài tôn thờ, Thiên Chúa toàn năng, chí tôn, chí thiện. Các Ngài đã trung thành với Thầy Chí Thánh và lời của Người một cách dũng cảm, hiên ngang. “Tâu bệ hạ, đánh Tây thì hạ thần đánh hết mình, nhưng bỏ đạo thì không bao giờ” (Thánh Phanxicô Trung ) “ Chúng tôi không phạm tội ác, không chống lệnh vua, không lỗi luật nước, chúng tôi chết chỉ vì là Kitô hữu” (thánh Phaolô Khoan). Dòng máu đào đổ ra chỉ là điểm đến của một cuộc đời sống đạo đến cùng mà thôi. Quả thật nếu như máu có đổ đến giọt cuối cùng mà không sống đạo yêu thương thì chỉ là tử nạn chứ không có tử đạo.
Từ ngữ “tử đạo” vốn dễ được mến mộ theo nguyên nghĩa của từ gốc. Tử đạo là làm chứng. Các Thánh Tử đạo là những vị đáng tôn kính cách đặc biệt. Trong Kitô giáo, các Ngài được xếp sau hàng các Thánh Tông đồ và một vài Đấng đặc biệt như Mẹ Maria, Thánh cả Giuse, Thánh Gioan Tẩy Giả. Thế nhưng, chúng ta cần chân nhận một thực tế đó là hàng Thánh Tử đạo thường mang tính cục bộ của từng tôn giáo. Một vị tử đạo trong tôn giáo này chưa hẳn được trân trọng bởi người tôn giáo khác so với các bậc Thánh hiển tu, nhất là những vị Thánh có đời sống nổi bật về đức ái. Hơn nữa hai từ tử đạo ngày nay xem ra đang bị lợi dụng và cả lạm dụng khiến người ta dễ nghi ngờ, khi mà đã và đang có đó những người ôm bom tự sát làm thiệt hại mạng sống của nhiều người vô tội.
Nói rằng các Thánh Tử đạo là những người chịu chết vì đạo thì không sai. Tuy nhiên cái nhìn này còn hạn chế và mang dáng vẻ tiêu cực. Xin mạo muội gọi các Ngài là những vị “Thánh sống đạo bằng cả giá máu”. Các Ngài sống đạo kính mến Chúa và yêu thương tha nhân bằng cả mạng sống mình.
“Chúa Giêsu nói với mọi người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Lc 9, 23-24). Chúng ta đừng quên Chúa Giêsu ngõ những lời ấy với tất cả mọi người. Chính vì thế, đã là Kitô hữu, thì chúng ta phải là những người sống đạo bằng cả giá máu, dĩ nhiên là có người đổ máu ra cách hữu hình và có người đổ máu ra cách vô hình. Xin được gợi ý về một trong những cách thế sống đạo đến hy sinh bằng cả giá máu, đó là trung thành một cách hiên ngang với Chúa Kitô và Lời của Người. “Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy...” (Lc 9 26).
Trung thành một cách hiên ngang với Đức Giêsu, Đấng cứu nhân độ thế: Theo Chúa Giêsu là phải trung thành với công cuộc cứu thế, độ nhân, phải thực thi đức bác ái với hết mọi người, bất phân chủng tộc, màu da hay chính kiến, phải sống yêu thương trong mọi hoàn cảnh, lúc thuận lợi cũng như lúc gian nan. Quả thật cái tâm lý tìm kiếm hiệu năng trước mắt, đã khiến chúng ta tính toán quá nhiều theo cách nghĩ suy nhân loại. Một đôi khi chúng ta cần biết khôn ngoan “đừng quẳng ngọc trai trước mặt heo”, nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng Thiên Chúa không ngần ngại gieo hạt giống trên các thửa đất, có khi rơi vãi trên cả vệ đường. Chỉ cần có hạt rơi vào đất tốt thì kết quả thu được sẽ lợi hơn nhiều so với phần xem như hoang phí. Hơn nữa, với ơn Chúa và sự cộng tác của con người thì dù là vệ đường, là đất cằn khô, đất gai góc đều có thể trở nên đất tốt. Khi trong tay đã đủ điều kiện vật chất lẫn tinh thần, khi điều kiện ngoại cảnh đang thuận lợi thì sẽ có đó nhiều người tuy khác niềm tin vẫn có thể thi hành việc độ thế cứu nhân. Khi điều kiện còn thiếu, hoàn cảnh còn khó khăn mà chúng ta vẫn kiên trì trong đức ái thì tình yêu của chúng ta mới nên giống tình Chúa đã yêu thương ta. Vì khi ấy tình yêu ta dành cho tha nhân mới đậm nét vị tha và vô cầu.
Trung thành và hiên ngang với Lời cứu độ: Một trong những cơn cám dỗ tinh tế mà ma quỷ gieo vào lòng chúng ta đó là cải biến nội dung lời mạc khải cho phù hợp với hoàn cảnh bên ngoài. Dù rằng Hội Thánh dạy ta cần học hỏi, nghiên cứu để phân biệt đâu là ý tác giả Thánh Kinh muốn trình bày theo hình thức văn chương, theo nền văn hóa của từng thời kỳ và đâu là Thánh ý Chúa muốn dạy. Có thể có sự không trùng khớp giữa những gì các tác giả nhân loại trình bày với ý Thiên Chúa muốn dạy. Điều này ta dễ nhận ra trong Cựu Ước và cả trong Tân Ước. Tuy nhiên luôn có đó những lời mà các nhà nghiên cứu đã đồng thuận đúng là những lời đích thị từ miệng Đấng Cứu Thế (ipsisima verba). Lời Chúa, cách riêng lời của Chúa Giêsu như lưỡi gươm sắc bén, phân rẽ tâm hồn. Chính vì thế tính thách đố luôn có trong Lời Chúa. Chúng ta nhận ra điều này nơi miệng các sứ ngôn thời Cựu Ước và cách rõ nét nơi Lời của Đấng Cứu độ. Tin Mừng tường thuật rằng khi nghe những lời của Chúa Giêsu, nhiều Biệt Phái và luật sĩ đã phải tím bầm ruột gan.
Không một ai được phép tự tiện uốn nắn nội dung Lời Chúa vì bất cứ lý do gì. Hãy để cho Lời Chúa trực diện với lòng ta, với tha nhân, với môi trường xã hội, với mọi thể chế, luật lệ của con người. Xin đừng nhân danh hiệu năng mà cắt xén hay cải biên lời Chúa. Xin chớ nhân danh đức ái mà uốn ép lời Chúa cho “mềm mại” và “dễ nghe”. Những điều “dễ nghe” và “mềm mại” thường là thiếu sự thật, ít trung thực và nếu có thì chỉ là phiến diện. Ánh sáng thì chói chang. Sự thật thì mất lòng. Khi ta trung thành loan báo cách trung thực lời cứu độ thì thập giá luôn có đó.
Các tiên tổ anh hùng Tử đạo của chúng ta quả thực là những vị đã sống đạo yêu thương cho đến cùng. Martinô Thọ, Phanxicô Trung, Micae Hy, Emmanuel Triệu...không chỉ yêu thương vợ con, cha mẹ nhiệt tâm, nhiệt tình mà còn yêu thương bà con lối xóm, những người khốn khổ bất hạnh, yêu thương quê hương dân tộc, yêu cả vua quan, những người đang hành hạ mình. Và trên hết các Ngài yêu mến Đấng các Ngài tôn thờ, Thiên Chúa toàn năng, chí tôn, chí thiện. Các Ngài đã trung thành với Thầy Chí Thánh và lời của Người một cách dũng cảm, hiên ngang. “Tâu bệ hạ, đánh Tây thì hạ thần đánh hết mình, nhưng bỏ đạo thì không bao giờ” (Thánh Phanxicô Trung ) “ Chúng tôi không phạm tội ác, không chống lệnh vua, không lỗi luật nước, chúng tôi chết chỉ vì là Kitô hữu” (thánh Phaolô Khoan). Dòng máu đào đổ ra chỉ là điểm đến của một cuộc đời sống đạo đến cùng mà thôi. Quả thật nếu như máu có đổ đến giọt cuối cùng mà không sống đạo yêu thương thì chỉ là tử nạn chứ không có tử đạo.
Ngày Đại hội Giới Trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thức IX
Teresa Avila Thùy Chi
22:52 11/11/2011
- Hướng đi từ Trung tâm thành phố Hà Nội, vượt qua cầu Thanh Trì (chỉ dành riêng cho ôtô) hoặc cầu Vĩnh Tuy hay cầu Chương Dương theo quốc lộ 1A tới Bắc Ninh khoảng 30km.
- Hướng đi từ tỉnh Vĩnh Phúc các phương tiện đi xuôi theo quốc lộ 2, rồi rẽ vào quốc lộ 18 tới Bắc Ninh khoảng 40 km.
- Hướng đi từ tỉnh Hải Phòng qua thị trấn Phả Lại, tỉnh Hải Dương đi ngược theo quốc lộ 18 tới Bắc Ninh khoảng 27 km.
- Hướng đi từ tỉnh Lạng Sơn đi xuôi theo quốc lộ 1A tới thành phố Bắc Ninh là 121km
Ngay từ 7 giờ sáng nay, ngày 11.11.2011, ban lễ tân đã đón tiếp và hướng dẫn các đoàn giáo phận, quí Đức cha, quí cha, quí tu sĩ nam nữ, quí khách và các bạn trẻ tại các điểm từ đường quốc lộ 1A dẫn vào thành phố Bắc Ninh. Rồi các xe tiếp tục được chỉ dẫn vào bãi đỗ theo qui định, cách Trung Tâm Văn Hoá Kinh Bắc 300m. Khi xuống xe, quí Đức cha, quí cha, quí thầy Phó tế và tu sĩ được đón tiếp tại Tòa Giám Mục Bắc Ninh; các bạn trẻ và những người khác đi cùng sẽ được đón tiếp tại Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc. Đêm thứ Sáu ngày 11.11.2011, quí Đức cha, quí cha, quí thầy Phó tế và tu sĩ ngủ tại Tòa Giám Mục; các bạn trẻ và những người khác cùng đi ngủ nghỉ tại một không gian có mái che rộng lớn là Nhà Trưng Bày trong Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc, nằm sàn trải bạt.
Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội lần thứ IX tại Bắc Ninh qui tụ tất cả các bạn trẻ tuổi từ 16 đến 35 chưa lập gia đình (chỉ những người ở độ tuổi này), không hạn chế số lượng, được mời gọi tham dự Đại Hội. Mọi người đăng kí dự Đại Hội đều được cấp phát mũ, khăn quàng, thẻ đeo, phiếu 3 bữa ăn tối ngày 11, sáng và trưa ngày 12 tại Trung Tâm Văn Hoá Kinh Bắc. Quí Đức cha và quí cha được tặng áo lễ in logo Đại Hội. Đại diện các đoàn được tặng gạch men trang trí in hình Chúa Giêsu và khẩu hiệu Đại Hội “Thầy Gọi Anh Em Là Bạn” (Ga 15,15).Quí Đức cha và Linh mục Tổng Đại diện dùng cơm trưa ngày 11, sáng và trưa ngày 12 tại Tòa Giám Mục, cơm tối ngày 11 cùng với khách Chính quyền các tỉnh tại phòng ăn Trung Tâm Văn Hoá Kinh Bắc. Quí cha và quí thầy Phó tế, tu sĩ nam nữ và 21.548 bạn trẻ đến từ10 giáo phận cùng chia sẻ Bữa Ăn Hiệp Thông tại quảng trường Trung Tâm Văn Hoá Kinh Bắc.
Chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội lần thứ IX đã được Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh chọn từ Thánh kinh theo thánh Gioan: “Thầy gọi anh em là bạn” (Ga 15, 15). Với chủ đề Thầy Gọi Anh Em Là Bạn sẽ đánh động tâm hồn mỗi người trẻ khi đến tham dự Đại Hội Giới Trẻ. Bởi vì mỗi người Kitô hữu được liên kết với Chúa Giêsu nhờ đức tin, cầu nguyện và lời của Người. Điều mà Chúa Giêsu mong muốn ở chúng ta trước hết là chia sẻ tâm tư của Người. Như thế chúng ta trở thành bạn hữu của Người, hiểu biết Người như một Đấng yêu mến chúng ta và hành động nơi chúng ta. Rồi sau đó chúng ta sẽ sinh hoa trái đích thực của tình yêu, là những gì của phục vụ, hiểu biết, hành động vì công bằng xã hội, hay sống tận hiến cho Thiên Chúa trong thinh lặng, tất cả đều ở trên cây nho duy nhất là Chúa Kitô.
Những ngày chuẩn bị ngày Đại Hội Giới Trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX, khí hậu và thời tiết tại thành phố Bắc Ninh se se lạnh vì đợt gió mùa Đông – Bắc hôm đầu tuần, mặc dù ban ngày trời có nắng nhẹ nhưng khi chiều về tắt nắng, có sương xuống trong đêm thì nhiệt độ ban đêm xuống ở mức 17 - 20 độ C. Theo Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Trung Ương cho biết, nhiệt độ trong hai ngày từ thứ Sáu ngày 11 đến thứ Bảy ngày 12.11.2011, đêm không mưa, ban ngày trời có nắng, gió Đông Bắc, sáng sớm có sương mù nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất là 18 độ, nhiệt độ cao nhất là 27 độ. Với thời tiết lý tưởng này, các bạn trẻ nên mang theo một chiếc áo len mỏng và áo khoác gió.
Về vấn đề an ninh và trật tự, Ban tổ chức Đại hội khuyến cáo tới mỗi người hãy luôn lưu ý tới tài sản cá nhân của mình, tự bảo vệ chính mình là điều tốt nhất. Trong những trường hợp cần thiết hãy liên hệ với những người có trách nhiệm, đó là trưởng đoàn, phó đoàn của đoàn giáo phận mình; liên hệ với linh mục phụ trách về lễ tân (Cha Nguyễn Văn Thắng: 0985.183.353), về trật tự (Cha Hoàng Trọng Lịch: 0989.852.997), về y tế (Nguyễn Xuân Hùng: 0913 326 475), về truyền thông (Cha Nguyễn Đức Đại: 0984.962.269)... Cuối cùng, để có những ngày tham dự Đại Hội Giới Trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX tốt đẹp thì ngay từ bây giờ bạn trẻ hãy giữ tinh thần thật sảng khoái và vui tươi. Vì ngày hôm nay, gương mặt rạng rỡ và nụ cười của bạn là món quà tinh thần trao ban cho mỗi người trẻ mà bạn gặp gỡ và làm quen.
Nguyện xin Thiên Chúa ban xuống trên quí Đức cha, quí cha, quí sơ, quí thầy và các bạn trẻ tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tử vì đạo trong thời Văn Thân
LM Fx Nguyễn hùng Oánh
22:45 11/11/2011
Sách Tục ngử ca dao dân ca Việt nam, Vũ Ngọc Phan ghi các câu thơ :
Bước sang năm Tuất
Văn thân nổi lên,
Gông cùm đặt ra,
Chiêu cờ sát tả,
Lấy làm thảm thiết,
Đứng làm tướng cả
Kẻ thì trôi sông,
Là huyện Thanh Tiên
Máu chảy đầy sông
Tú Trân nổi lên
Máu chảy đầy đồng
Gọi bằng Bang Cố
Thây trôi khắp bến,
Đội Dục, Thừa Tố
Lấy ai kháo kiện,
Là tiền hậu quân
Lấy ai kêu van
Thánh giá tùy thân
Tại việc trời làm,
Thầy nào tớ ấy ,
Hại nhân, nhân hại,
Mồng ba tháng bảy
Xã Đoài, Thuần Ngãi,
Kéo ra chợ Si ,
Thanh dạ. Thọ kỳ
Tin tức một khi,
Tin tức một khi ,
Các toán, các chi
Đào hào, xây đá,
Hội đồng kéo đến
Canh giờ nhật hạ
Dao vàng , ác chiến
Bước sang năm Tuất
Các tỉnh mới yên,
Văn thân nổi lên,
Gông cùm đặt ra,
Chiêu cờ sát tả,
Đứng làm tướng cả
Là huyện Thanh Tiên
Máu chảy đầy sông
Tú Trân nổi lên
Gọi bằng Bang Cố
Thây trôi khắp bến,
Dục, Thừa Tố
Là tiền hậu quân
Lấy ai kêu van
Thánh giá tùy thân
Thầy nào tớ ấy ,
Mồng ba tháng bảy
Xã Đoài, Thuần Ngãi,
Kéo ra chợ Si ,
Tin tức một khi,
Tin tức một khi ,
Các toán, các chi
Hội đồng kéo đến
Dao vàng , ác chiến
Mục dục, gươm trần
Truyền tất cả dân
Đâulà tả đạo
Không kỳ già lão
Con trẻ, đàn bà,
Lấy làm thảm thiết,
Kẻ thì trôi sông,
Máu chảy đầy đồng
Lấy ai kháo kiện,
Tại việc trời làm,
Hại nhân, nhân hại,
Thanh dạ. Thọ kỳ
Đào hào, xây đá,
Canh giờ nhật hạ
Nghiêm cấm ra vào
Thấy thế sự cũng nao
Thấy cơ quan cũng sợ …
Nghiêm cấm ra vào
Mục dục, gươm trần
Thấy thế sự cũng nao
Truyền tất cả dân
Thấy cơ quan cũng sợ …
(Vũ ngọc Phan, Tục ngử ca dao dân ca Việt nam, NXB Văn Học , 2006, trang 442) .
Dương Kinh Quốc trong Việt Nam những sự kiện lich sử viết: "Tháng bảy 1861, Triều đình Huế ra lệnh tăng cường quản lý nghiêm ngặt số dân theo đạo : Đối với dân theo đạo Gia-Tô – không kể già trẻ, trai, gái, không kể đã bỏ đạo hay chưa bỏ đạo - đều phải thích chữ vào mặt và chia ghép đến ở các xã thôn không có người theo đạo để tiện việc quản thúc ; đối với những giáo dân đầu sỏ, hung ác, phải giam giữ cẩn thận ; trường hợp quân Pháp – Tây Ban Nha kéo quân đến vùng có dân đạo ở, thì lập tức phải đem giết hết dân đạo. Nơi nào không làm tròn việc nầy, sẽ chiếu quân luật trị tội”. (Dương Kinh Quốc , Việt Nam những sự kiện lịch sử, NXB Giáo dục, 2006, tr 27)
"Tháng mười hai 1861 , Triều đình cho công bố một số hình thức xử lý đối với dân theo đạo . Chia làm hai loại : Loại đang bị đưa đi phục dịch việc quân : nếu cố tình không bỏ đạo, sẽ bị giam giữ cho đến chết ; nếu là loại đầu sỏ, hung hăng, sẽ loại ra cho thắt cổ chết ngay ( quan địa phương chịu trách nhiệm giáo dục và mổi tháng phải kiểm tra 2 lần để phân loại). Loại đang bị đưa đi an trí : ai đã bỏ đạo nhưng xét chưa thực tâm, sẽ bị đánh 60 trượng, ai trốn đi nơi khác, bắt được sẽ đánh 100 trượng. ( Do lệnh nầy ( và các lệnh trước đó) nguyên tỉnh Nam định đã có 4800 giáo dân bị giết ) . ( sách dẫn trên trang 29) .
Kẻ viết bài nầy ở làng Tân yên (Phú yên) huyện Quynh lưu, tình Nghệ an cách làng Thanh dạ ba cây số, cách làng Thuần ngãi bảy cây số , cách làng Quỳnh đôi (quê hương của nử sỹ Hồ Xuân Hương) . Làng Quỳnh đôi là trung tâm hoạt động của Văn thân . Các vị tướng lãnh Văn thân đã đến Quỳnh đôi chỉ huy một số quân đi đến các làng Công giáo : làng Thanh dạ ( đa số là Hồ Sỹ cùng một tổ với Hồ sỹ ở làng Quỳnh đôi là quan trạng Hội nguyên, Đình nguyên, Hoàng giáp Hồ Sỹ Đống , năm Cảnh Hưng thứ 33 (1772), khoa Nhâm Thìn ), làng Thuần ngãi , làng Cầm trường, làng Tân yên, làng Vỉnh yên, làng Mành sơn . Những người già lão cách đây hơn bốn chục năm kể lại : dân làng Tân yển , thời gian đầu phải trốn ra rừng “sác” (cây đước) , dân Mành sơn có núi, trốn vào hang động , dân Thanh dạ , dân Thuần ngãi kháng cự bị thiệt hại nhiều .
Sau đó phải tự vệ để sống : rào làng, canh gác nghiêm nhặt , luyện võ , nhưng luôn luôn bị giới răn thứ năm “cấm giết người” chi phố . Các cụ kể chuyện vì địa thế làng Tân yên như hòn đảo : nước bao bọc , chỉ có một con đường đầu làng xuyên qua hói , ở giữa có cầu . Thanh niên tên Bân nằm ở dưới cầu , một vị tướng trườn qua cầu bị anh nầy chém chết . Báo tin vào địa phận : một mặt Bể trên khen tinh thần cao, một mặt bị phạt tội giết người .
Và các làng Công giáo đã nhờ thời cơ bất ngờ (một số tướng rút khỏi làng Quỳnh đôi) , tới bao vây và đốt làng Quỳnh đôi . Chiến lởi phẩm được chia cho làng tôi hiện vẫn còn là kiệu sơn son thiếp vàng có mái úp . Dân làng Quỳnh chỉ bị thiệt hại tài sản thôi . Từ đó có mồi hiềm thù giữa con cháu Hồ Sỹ ( Thanh dạ và Quynh đôi) . Năm 1955, tôi vào Sai gòn , dịp may không ngờ gặp Cha Hồ Sỹ Thuyên, tu sỹ dòng Đaminh (Ba chuông) , ngài hỏi : Quỳnh đôi và Thanh dạ có còn hiềm khich nhau nữa không con ? Ngài là người Quỳnh đôi . Thởi nhỏ , hễ đi qua nhà thờ làng nào đếu dùng ná bắn chim, thay ví bắn chim sẻ đậu trên mái nhà thờ, ngài bắn vào Thánh giá . Lớn lên, ngài đi đạo Chúa và vào dòng Đa minh . Năm nay tôi 74 tuổi , thời nhỏ đi lên làng Quỳnh đôi , không thấy có sự hiềm khích gì hết . Họ hàng chúng tôi ỡ bên làng lương Phú nghỉa thượng (làng Mơ), ông lớn của họ chúng tôi là Trương Minh Công , cứ 12 năm đứng đầu tổ chức “giặc Cà hóp “,họ hàng rất hạnh diện . Nhất là sau Cách Mạng Tháng Tám thành công .
Cách mạng cướp chính quyền , đuổi thưc dân Pháp, là công của mọi người dân Viêt nam, bên Công giáo ỏ huyện Quynh lưu hăng hái hơn hẳn các làng khác : đi đấu mít tinh, biểu tình ở huyện lỵ, mấy thiếu nhi ờ làng tôi ( Nghiêu, Thới Thái với anh Huy) hát
Quốc ca . Khẩu hiệu “ Lương Giáo đoàn kết một lòng ” được mọi người hưởng ứng . Cha Hậu mời được Ông Chủ tịch huyện vào Nhà thờ và giới thiệu cho mọi người . Dân làng tôi với bao nhiêu người Công giáo khác đến đình làng Phú nghĩa dự Thánh lễ do dân làng đó mời tới .
Riêng vể quan hoàng giáp Hồ Sỹ Đống , thiếu nhi làng tôi đã ngồi nghe Ông Trùm Cảnh kể chuyện : gia đình ông Đống nghèo lắm, mẹ bán nước vối ỡ Chợ Nồi , ông Đống như là người hầu của sỹ tử nhà giàu . Có lần đi qua cầu cáy (cầu khỉ trong Nam) , một nho sinh giàu ra câu đồi : Lòm còm di qua cầu cáy . Ông Đống đã đối : Thấp thoáng đứng giữa sân rống . Và khi ra Thăng long dự thi, ông Đống phải đóm điếu cho các sỹ từ nhà giàu. Lúc ra xem bảng để thi ở sân rồng, ông về nói với các thầy : tôi chì thấy một đống ở trên bảng .Trẻ con chúng tôi xem quan hoàng giáp Hồ Sỹ Đống như thần tượng .
Nhớ lại cảnh tượng những tướng Văn thân múa đao hét : quân tà đạo, quân tả đạo là quân tử đạo (đường chết, đạo chết ) chém , bao nhiêu đầu rới, máu phun với lời hét tuyên xưng Đức Tin : tử vì Đạo , tất cả đều có một khí phách ...
Văn Hóa
Chọn lựa
Thanh Sơn
06:26 11/11/2011
Gởi về NGÀI lời của đứa con thơ
Trước mặt NGÀI luôn mãi mãi dại khờ
Xa tình NGÀI vật vờ trong hiu quạnh
Bốn bề như gió mưa thu chẳng tạnh
Tạt vào hồn rất mạnh lúc xa CHA
Lũ ba thù chèn ép chúng hoan ca
Khi thiếu vắng ơn CHA làm con yếu
Xin CHA ban Thánh Linh cho con hiểu
Phải làm gì khi trí thiếu thông minh
Mắt mờ đi trước ham muốn đời mình
Chúng quyến rũ thình lình khắp nơi chốn
Phải đối đầu bả vinh hoa hay trốn
Cho con sức từ tốn trong nghĩ suy
Biết chọn lựa con đường thiện bước đi
Dù khó nhọc gian nguy và đau đớn
Dù mang theo khổ Giá lẫn cô đơn
Để trưởng thành lên hơn theo ngày tháng
Cuối con đường bên kia là cõi Sáng
Vẫn chờ con năm tháng CHA đợi mong
Bước đường đời ai cũng phải đi xong
Tròn bổn phận hay không tự mình biết
Đường dài ngắn là do NGÀI tự quyết
Gọi con về là hết đường nhân gian
Vào kiếp sau trong hạnh phúc hân hoan
Hay khổ lụy muôn ngàn năm tôi luyện
Tẩy cho trong để vào nơi thánh thiện
Vào bàn Thánh Bánh Miến với Rượu Nho
Hưởng nhan NGÀI ôi! chí Thánh thơm tho
Và đời đời thỏa no trong hạnh phúc
Ở nơi ấy chẳng bao giờ vẩn đục
Sống muôn đời vĩnh phúc ở trong CHA.
Ban Mục vụ Gia đình: Sinh hoạt chuyên đề “Dạy con thời hiện đại”
Hoa Tâm
06:57 11/11/2011
Làm sao để ngăn chặn ngay mầm mống của bạo lực và tội ác đang lớn dần trong thế giới tuổi teen; làm sao để giúp các bạn trẻ đối mặt với những áp lực từ cuộc sống, dù điều kiện vật chất của chúng rất dồi dào; làm sao để giúp các bậc phụ huynh vững vàng đối mặt với những tính khí thất thường của đứa con đang độ tuổi mới lớn... Những trăn trở trên đã thúc giục Ban Mục vụ Gia đình TGP TP.HCM tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Dạy con thời hiện đại” cho các bậc phụ huynh trong Giáo phận. Thuyết trình viên là thầy Nguyễn Thành Nhân, chuyên gia của Trung tâm Đào tạo Tài năng trẻ Châu Á Thái Bình Dương.
Đúng 14g30 ngày 05/11/2011, tại Trung tâm Mục vụ TGP TP.HCM, trong Hội trường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, diễn giả đã chia sẻ những thao thức với gần 200 phụ huynh Công giáo.
Mở đầu, diễn giả nêu lên những nguyên nhân và giải pháp để huấn luyện trẻ có tính ích kỷ, ngang bướng, nổi loạn. Theo ông, phụ huynh bao bọc trẻ như “nuôi gà công nghiệp”, trẻ không biết tự phục vụ vì cha mẹ luôn làm thay cho chúng. Từ tâm lý được bảo bọc sẽ dẫn đến tình trạng đứa trẻ “được đàng chân lên đàng đầu!”. Bên cạnh đó, có nhiều phụ huynh mải mê kiếm tiền, không dành thời giờ cho con, không quan tâm đến con nên không hiểu các nhu cầu của con. Không loại trừ có phụ huynh mang tâm tâm lý vật chất hóa tình cảm, ông bố bà mẹ có thể cho con thật nhiều tiền, nhưng không dành ít phút nói chuyện với con. Cha mẹ sẵn sàng bỏ tiền để lo cho con vào trường điểm, trường quốc tế vì muốn con mình trở thành thiên tài, nhưng không để ý đến nguyện vọng và khả năng, học lực của con cái.
Bên cạnh đó, phụ huynh thiếu kỹ năng dạy trẻ, không kềm chế để lắng nghe con trình bày. Nhiều gia đình không còn sự gắn kết, không còn những bữa cơm gia đình đấm ấm, đứa trẻ thiếu vắng sự ôm hôn, vỗ về yêu thương của cha mẹ và người thân, chúng sẽ dễ có có những phản ứng nổi loạn khi cha mẹ không lắng nghe tâm tư của chúng.
Mặt khác, phim ảnh và hoàn cảnh xã hội hiện nay đã đẩy giới trẻ đến con đường sống vội, ăn vội, nói vội, và sống thực dụng. Giới trẻ sẽ cảm thấy bị thiếu bạn bè và cô đơn trong căn phòng đầy đủ vật chất, vì cha mẹ cấm đoán không cho chơi với ai vì sợ con mình hư. Trẻ học nói dối từ cha mẹ, cha mẹ nói dối thì con cũng thế, vì con cái là bản sao của cha mẹ. Cha mẹ nên có những lời nói động viên, nâng đỡ trẻ đúng lúc.
Diễn giả cũng trình bày một số bệnh tâm lý của giới trẻ hiện nay:
- Bệnh sợ yêu - Lúc nhỏ, con cái được cha mẹ chăm sóc vỗ về. Khi khôn lớn, cha mẹ lo làm ăn, không còn những cử chỉ thân thiện với con, nên con sẽ đi tìm tình yêu nơi bạn bè, nơi những người xa lạ. Cha mẹ hãy nhớ con cái là báu vật Thiên Chúa trao tặng, hãy dành cho chúng tình yêu thương mãi mãi, để khi lớn lên, chính tình cảm, những cái hôn âu yếm của cha mẹ, sẽ giúp chúng sống gắn bó với gia đình hơn.
- Bệnh ganh tỵ - Ganh tỵ với đứa em khi còn trong bụng mẹ, vì nhiều khi người mẹ vô tình nói với con: “Mẹ có em bé trong bụng rồi, mẹ không còn thương con nữa đâu!”. Ganh tỵ với anh em ruột thịt trong nhà sẽ rất nguy hiểm, cần cho chúng hiểu rằng, hai người thân và quan trọng trong cuộc đời là cha mẹ và anh chị em mình.
- Bệnh đua đòi - Khi cha mẹ nhuộm tóc, con cũng sẽ bắt chước. Cha mẹ sử dụng điện thoại mắc tiền, con cũng đòi mua để không thua kém bạn bè... dẫn đến tình trạng học hành sa sút, vì chúng tập trung vào cái này, sẽ không tập trung vào việc khác. Vì thế, cha mẹ phải là người làm gương cho con cái, để uốn nắn, dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ.
- Bệnh tự cho mình là con bệnh - Dẫn đến tình trạng sống tự ti, yêu đuối và vô tình trở thành người quấy rối mọi người.
- Bệnh nghiện gam online - Khi không còn bầu khí gia đình, lại được cha mẹ nuông chiều mua máy tính đặt trong phòng, trẻ sẽ tha hồ tham gia chơi game và nghiện game, vì chúng muốn được tôn sùng làm bang chủ trên thế giới ảo. Biểu hiện của nghiện game là ăn cắp vặt, nói lời hỗn láo khó chịu... Muốn cai nghiện game cho trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đến Trung tâm huấn luyện để giải phóng năng lượng cho trẻ, để cho trẻ chia sẽ với những thần tường mà nó yêu quý, để thần tượng tác động đến tâm lý đứa trẻ.
- Bệnh ích kỷ - Khi còn nhỏ được cha mẹ nuông chiều, nên lớn lên chúng sẽ lỳ và muốn gì được nấy, thích làm ngược ý của người lớn.
Vì vậy, “Dạy con trong thời hiện đại” là cả một nghệ thuật. Cha mẹ cần phải hiểu con cái, thể hiện tình thương của mình với trẻ, ngay khi chúng khôn lớn, để giúp chúng hiểu rằng cha mẹ luôn thương yêu chúng, dạy dỗ chúng vì tình thương, muốn chúng nên người chứ không phải ghét bỏ chúng.
Ông đã nêu lên tấm gương hy sinh của một người mẹ, cả cuộc đời hy sinh cho con, ngay cả chấp nhận bị mất một con mắt cho con để con được sáng mắt. Thế nhưng, khi người con được ăn học thành tài, lại không dám nhìn nhận người mẹ quê mùa của mình. Để rồi, ngày đứa con hồi tỉnh, người mẹ đã trở thành người thiên cổ.
Ông không quên căn dặn, phụ huynh đừng dán nhãn cho trẻ, đừng chì chiết chúng, đừng so sánh chúng thua kém với những đứa trẻ khác... Khi khen chúng thì nên khen trước mặt nhiều người, nhưng khi chê thì nên chỉ cho mình nó biết, và chỉ hướng để nó khắc phục. Chuyện sai trái của chúng có to thì hãy làm cho nhỏ lại, nếu chuyện nhỏ hãy xem như không có.
Kết thúc, ông mong muốn phụ huynh hãy cùng chung vai sát cánh, cộng hưởng với nhau để giáo dục con cái trở nên tốt hơn. Trong các dịp hè, gia đình nên cùng con cái đi dã ngoại, đi hưởng bầu khí trong lành, bình yên ở miền quê... để giúp trẻ có thời gian trải nghiệm cuộc sống với thiên nhiên và mọi người tốt hơn.
Cầu chúc cho mọi gia đình, mọi phụ huynh và con cái, đều cảm nghiệm được những điều tốt đẹp, và tự rèn luyện mình, để cuộc sống trở nên đáng quý hơn, góp phần xây dựng Giáo hội và xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Mở đầu, diễn giả nêu lên những nguyên nhân và giải pháp để huấn luyện trẻ có tính ích kỷ, ngang bướng, nổi loạn. Theo ông, phụ huynh bao bọc trẻ như “nuôi gà công nghiệp”, trẻ không biết tự phục vụ vì cha mẹ luôn làm thay cho chúng. Từ tâm lý được bảo bọc sẽ dẫn đến tình trạng đứa trẻ “được đàng chân lên đàng đầu!”. Bên cạnh đó, có nhiều phụ huynh mải mê kiếm tiền, không dành thời giờ cho con, không quan tâm đến con nên không hiểu các nhu cầu của con. Không loại trừ có phụ huynh mang tâm tâm lý vật chất hóa tình cảm, ông bố bà mẹ có thể cho con thật nhiều tiền, nhưng không dành ít phút nói chuyện với con. Cha mẹ sẵn sàng bỏ tiền để lo cho con vào trường điểm, trường quốc tế vì muốn con mình trở thành thiên tài, nhưng không để ý đến nguyện vọng và khả năng, học lực của con cái.
Bên cạnh đó, phụ huynh thiếu kỹ năng dạy trẻ, không kềm chế để lắng nghe con trình bày. Nhiều gia đình không còn sự gắn kết, không còn những bữa cơm gia đình đấm ấm, đứa trẻ thiếu vắng sự ôm hôn, vỗ về yêu thương của cha mẹ và người thân, chúng sẽ dễ có có những phản ứng nổi loạn khi cha mẹ không lắng nghe tâm tư của chúng.
Mặt khác, phim ảnh và hoàn cảnh xã hội hiện nay đã đẩy giới trẻ đến con đường sống vội, ăn vội, nói vội, và sống thực dụng. Giới trẻ sẽ cảm thấy bị thiếu bạn bè và cô đơn trong căn phòng đầy đủ vật chất, vì cha mẹ cấm đoán không cho chơi với ai vì sợ con mình hư. Trẻ học nói dối từ cha mẹ, cha mẹ nói dối thì con cũng thế, vì con cái là bản sao của cha mẹ. Cha mẹ nên có những lời nói động viên, nâng đỡ trẻ đúng lúc.
Diễn giả cũng trình bày một số bệnh tâm lý của giới trẻ hiện nay:
- Bệnh sợ yêu - Lúc nhỏ, con cái được cha mẹ chăm sóc vỗ về. Khi khôn lớn, cha mẹ lo làm ăn, không còn những cử chỉ thân thiện với con, nên con sẽ đi tìm tình yêu nơi bạn bè, nơi những người xa lạ. Cha mẹ hãy nhớ con cái là báu vật Thiên Chúa trao tặng, hãy dành cho chúng tình yêu thương mãi mãi, để khi lớn lên, chính tình cảm, những cái hôn âu yếm của cha mẹ, sẽ giúp chúng sống gắn bó với gia đình hơn.
- Bệnh ganh tỵ - Ganh tỵ với đứa em khi còn trong bụng mẹ, vì nhiều khi người mẹ vô tình nói với con: “Mẹ có em bé trong bụng rồi, mẹ không còn thương con nữa đâu!”. Ganh tỵ với anh em ruột thịt trong nhà sẽ rất nguy hiểm, cần cho chúng hiểu rằng, hai người thân và quan trọng trong cuộc đời là cha mẹ và anh chị em mình.
- Bệnh đua đòi - Khi cha mẹ nhuộm tóc, con cũng sẽ bắt chước. Cha mẹ sử dụng điện thoại mắc tiền, con cũng đòi mua để không thua kém bạn bè... dẫn đến tình trạng học hành sa sút, vì chúng tập trung vào cái này, sẽ không tập trung vào việc khác. Vì thế, cha mẹ phải là người làm gương cho con cái, để uốn nắn, dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ.
- Bệnh tự cho mình là con bệnh - Dẫn đến tình trạng sống tự ti, yêu đuối và vô tình trở thành người quấy rối mọi người.
- Bệnh nghiện gam online - Khi không còn bầu khí gia đình, lại được cha mẹ nuông chiều mua máy tính đặt trong phòng, trẻ sẽ tha hồ tham gia chơi game và nghiện game, vì chúng muốn được tôn sùng làm bang chủ trên thế giới ảo. Biểu hiện của nghiện game là ăn cắp vặt, nói lời hỗn láo khó chịu... Muốn cai nghiện game cho trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đến Trung tâm huấn luyện để giải phóng năng lượng cho trẻ, để cho trẻ chia sẽ với những thần tường mà nó yêu quý, để thần tượng tác động đến tâm lý đứa trẻ.
- Bệnh ích kỷ - Khi còn nhỏ được cha mẹ nuông chiều, nên lớn lên chúng sẽ lỳ và muốn gì được nấy, thích làm ngược ý của người lớn.
Vì vậy, “Dạy con trong thời hiện đại” là cả một nghệ thuật. Cha mẹ cần phải hiểu con cái, thể hiện tình thương của mình với trẻ, ngay khi chúng khôn lớn, để giúp chúng hiểu rằng cha mẹ luôn thương yêu chúng, dạy dỗ chúng vì tình thương, muốn chúng nên người chứ không phải ghét bỏ chúng.
Ông đã nêu lên tấm gương hy sinh của một người mẹ, cả cuộc đời hy sinh cho con, ngay cả chấp nhận bị mất một con mắt cho con để con được sáng mắt. Thế nhưng, khi người con được ăn học thành tài, lại không dám nhìn nhận người mẹ quê mùa của mình. Để rồi, ngày đứa con hồi tỉnh, người mẹ đã trở thành người thiên cổ.
Ông không quên căn dặn, phụ huynh đừng dán nhãn cho trẻ, đừng chì chiết chúng, đừng so sánh chúng thua kém với những đứa trẻ khác... Khi khen chúng thì nên khen trước mặt nhiều người, nhưng khi chê thì nên chỉ cho mình nó biết, và chỉ hướng để nó khắc phục. Chuyện sai trái của chúng có to thì hãy làm cho nhỏ lại, nếu chuyện nhỏ hãy xem như không có.
Kết thúc, ông mong muốn phụ huynh hãy cùng chung vai sát cánh, cộng hưởng với nhau để giáo dục con cái trở nên tốt hơn. Trong các dịp hè, gia đình nên cùng con cái đi dã ngoại, đi hưởng bầu khí trong lành, bình yên ở miền quê... để giúp trẻ có thời gian trải nghiệm cuộc sống với thiên nhiên và mọi người tốt hơn.
Cầu chúc cho mọi gia đình, mọi phụ huynh và con cái, đều cảm nghiệm được những điều tốt đẹp, và tự rèn luyện mình, để cuộc sống trở nên đáng quý hơn, góp phần xây dựng Giáo hội và xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Ráng thêm chút nữa
Nhật Lam
07:04 11/11/2011
RÁNG THÊM CHÚT NỮA!
(Lá thư viết cho Ba Mẹ)
Ba Mẹ ơi,
Chiều thứ Bảy ngày 05/11 vừa qua, con đến Trung Tâm Mục Vụ dự Chương Trình Chuyên Đề thứ 127 với chủ đề “Dạy con thời hiện đại” của Thầy Nguyễn Thầy Nhân. Con đã thoáng nghĩ: Giá như Ba Mẹ dành chút thời gian đến tham dự buổi nói chuyện này, hẳn Ba Mẹ sẽ hiểu con hơn. “Dạy con thời hiện đại” mà, chứ có phải là thời xưa như Ông Bà Nội, Ông Bà Ngoại dạy Ba Mẹ đâu. Hôm nay, giữa những bộn bề lo toan của cuộc sống gia đình và công việc, Ba Mẹ hãy dành chút ít thời giờ để nghe con tâm sự, dù chỉ là qua lá thư này, được không Ba Mẹ?
Con đang ở độ tuổi mới lớn, độ tuổi mà người ta thường bảo là nổi loạn, muốn thoát ra khỏi những khuôn phép của gia đình. Thật ra không hẳn là con muốn “bức phá” tất cả đâu Ba Mẹ ạ. Con chỉ muốn Ba Mẹ nhìn thấy là con đã lớn hơn một tí rồi. Con có những suy nghĩ riêng và có thể tự mình làm được nhiều việc mang lại cho con niềm vui và sự tự tin. Con có thể tự đạp xe đi học một cách hết sức cẩn thận. Con biết là con có thể tự học tốt môn Toán, chỉ có môn Anh Văn là chưa tốt. Ba Mẹ cho con đi học thêm môn Anh Văn thôi, đừng ép con đi học cả Toán, cả Lý nữa! Ngày nào cũng 9, 10 giờ tối con mới được về nhà, leo lên giường là “hết xí quách” luôn! Mẹ cho con tự pha nước chanh đi! Mẹ đừng sợ con làm vương vãi đường ra bàn. Con sẽ cố gắng làm hết sức gọn gàng, và giả như mặt bàn có tèm lem nước chanh, con sẽ dọn dẹp sạch sẽ ngay mà. Mẹ cũng đừng nhất nhất không cho con rửa chén vì sợ con làm bể đồ hay làm bầy hầy, rồi Mẹ phải mất công dọn dẹp hay làm lại. Người họa sĩ giỏi cỡ nào cũng cần có cục gôm bên cạnh khi cây bút chì của họ lướt đi trên mặt giấy mà Ba Mẹ. Vậy thì tại sao lại sợ cục gôm cuộc đời của mình mòn đi để sửa những lỗi sai và rút kinh nghiệm hả Ba Mẹ? Những khi con lén Mẹ làm những việc cỏn con đó, con thấy tự tin hơn, cảm thấy mình lớn hơn một chút, mình đang dần dần tự lập được rồi… Ba mẹ hãy cho con được đóng góp một chút công sức vào việc nhà, và nhất là cho con cơ hội để làm những công việc ấy mỗi ngày một tốt hơn.
Hôm 08/3 vừa rồi, con năn nỉ lắm Ba mới chịu cùng tụi con nấu ăn mừng ngày đặc biệt của Mẹ. Ba nói Ba bận lắm, để Ba dẫn cả nhà đi nhà hàng ăn cho lẹ, vừa ngon vừa đỡ mất công nấu và dọn dẹp. Nhưng mà Ba có thấy là bữa cơm hôm đó cả nhà mình ai cũng vui không? Những lần trước, cứ cuối tuần là Ba dẫn cả nhà ra ngoài ăn. Ngon thì đúng là ngon thiệt đó Ba, nhưng mà mình không được cười ha hả, không được giỡn với nhau rần rần, hay có nhiều chuyện con muốn kể riêng cho nhà mình thôi cũng không tiện vì nhà hàng đông người quá... Ngày 08/3 vừa rồi, bữa cơm gia đình mình rộn ràng và Mẹ xúc động tới muốn khóc, Ba thấy không? Anh Hai còn chọc là vì hai anh em tụi con “nhường” cho Ba làm bếp trưởng ngày hôm đó, nên Ba đã lén bỏ một chút… Tình Dược vào trong chén của Mẹ làm cả nhà được một trận cười đã đời!
Hôm bữa vào phòng con, thấy con mới mang ở đâu về 3,4 cái poster mới toanh của nhóm Super Junior, Mẹ la con không còn manh giáp nào ngày trước mặt bốn đứa bạn cùng nhóm của con! Mẹ nói con đua đòi, học không lo học, lo chạy theo ba cái mode thần tượng này kia. Trong cơn bực mình đó, Mẹ lôi hết những khuyết điểm của con ra mà la mắng. Mẹ có biết con đã cảm thấy tổn thương như thế nào và rất xấu hổ trước mặt các bạn không? Thật ra con chỉ thích chứ đâu có si mê nhóm nhạc đó đâu. Con biết con cũng có những khả năng nghệ thuật đặc biệt như họ vậy. Con phát hiện ra mình có năng khiếu vẽ. Con đã bỏ hết mọi tự ái để làm hòa với Mẹ, xin Mẹ cho con đi học vẽ vào cuối tuần, nhưng Mẹ lại nói giờ đó để sắp xếp học thêm môn Văn cho khỏi thua bạn, thua bè… Con thực sự cảm thấy rất áp lực và chuyện học hành với con chợt trở nên như một gánh nặng.
Con biết Ba Mẹ kỳ vọng vào con nhiều lắm, nhưng đừng bắt ép con phải trở thành một thiên tài! Đã rất nhiều lúc, không tìm được sự đồng cảm nơi Ba Mẹ, con đã đi tìm sự an ủi của những người xa lạ trên thế giới ảo. Họ lúc nào cũng cảm thông cho con, nói với con những lời êm ái, chẳng bao giờ la con như Ba Mẹ cả. Khi trái tim con lỡ nhịp trước ánh mắt của một bạn nam cùng lớp, con đã biết là con phải giấu kín tình cảm này với Ba Mẹ. Nhưng rồi Ba Mẹ cũng phát hiện ra, đánh con một trận vì cái tội yêu đương sớm. Nhưng Ba Mẹ có biết là bạn ấy đã phần nào bù đắp những khoảng trống tình cảm mà con không tìm được nơi gia đình mình, khi Ba Mẹ quá bận rộn không?
Nếu Ba Mẹ biết con đã khóc rất nhiều và tay con run rẩy khi cầm bút viết lá thư này, hẳn Ba Mẹ sẽ ôm chầm lấy con và hôn con thật nhiều… Những cử chỉ đơn sơ mà ý nghĩa ấy, từ lâu rồi, đã trở thành một cái gì đó thật xa xỉ mà con không với tới được nữa! Con cũng đã khóc và nghe cả hội trường lặng đi khi Thầy Nhân kể những câu chuyện cảm động về tình thương yêu vô bờ bến và sự hy sinh cao cả mà các bậc cha mẹ dành cho con cái của mình. Con biết Ba Mẹ rất yêu thương con nhưng vòng xoay cuộc sống khiến Ba Mẹ mỏi mệt, thiếu thời giờ để gần gũi, lắng nghe chúng con.
Con ao ước trong những tất bật của đời thường, Ba Mẹ không quên dừng lại một chút và nói: “Ráng thêm chút nữa, nhé con!”, để con luôn cảm thấy được thấu hiểu, được chở che và nâng đỡ, để con cố gắng trong việc học hành cũng như trong việc giúp Ba Mẹ hiểu con hơn, giúp gia đình mình có những bữa ăn tự nấu thường xuyên hơn... Con cũng muốn nói với Ba Mẹ là: “Ráng thêm chút nữa, Ba Mẹ nhé!”, để mỗi ngày cả nhà mình có được những giờ phút quây quần bên nhau chứ không phải đợi tới cuối tuần nữa, để chúng con có thể an tâm vì cảm nhận Ba Mẹ luôn yêu thương và chăm sóc chúng con…
Chúng ta cùng “ráng thêm chút nữa, Ba Mẹ nhé! Vì con biết con là triều thiên của Ba Mẹ, và Ba Mẹ là báu vật của con!
Con của Ba Mẹ,
(Lá thư viết cho Ba Mẹ)
Ba Mẹ ơi,
Con đang ở độ tuổi mới lớn, độ tuổi mà người ta thường bảo là nổi loạn, muốn thoát ra khỏi những khuôn phép của gia đình. Thật ra không hẳn là con muốn “bức phá” tất cả đâu Ba Mẹ ạ. Con chỉ muốn Ba Mẹ nhìn thấy là con đã lớn hơn một tí rồi. Con có những suy nghĩ riêng và có thể tự mình làm được nhiều việc mang lại cho con niềm vui và sự tự tin. Con có thể tự đạp xe đi học một cách hết sức cẩn thận. Con biết là con có thể tự học tốt môn Toán, chỉ có môn Anh Văn là chưa tốt. Ba Mẹ cho con đi học thêm môn Anh Văn thôi, đừng ép con đi học cả Toán, cả Lý nữa! Ngày nào cũng 9, 10 giờ tối con mới được về nhà, leo lên giường là “hết xí quách” luôn! Mẹ cho con tự pha nước chanh đi! Mẹ đừng sợ con làm vương vãi đường ra bàn. Con sẽ cố gắng làm hết sức gọn gàng, và giả như mặt bàn có tèm lem nước chanh, con sẽ dọn dẹp sạch sẽ ngay mà. Mẹ cũng đừng nhất nhất không cho con rửa chén vì sợ con làm bể đồ hay làm bầy hầy, rồi Mẹ phải mất công dọn dẹp hay làm lại. Người họa sĩ giỏi cỡ nào cũng cần có cục gôm bên cạnh khi cây bút chì của họ lướt đi trên mặt giấy mà Ba Mẹ. Vậy thì tại sao lại sợ cục gôm cuộc đời của mình mòn đi để sửa những lỗi sai và rút kinh nghiệm hả Ba Mẹ? Những khi con lén Mẹ làm những việc cỏn con đó, con thấy tự tin hơn, cảm thấy mình lớn hơn một chút, mình đang dần dần tự lập được rồi… Ba mẹ hãy cho con được đóng góp một chút công sức vào việc nhà, và nhất là cho con cơ hội để làm những công việc ấy mỗi ngày một tốt hơn.
Hôm 08/3 vừa rồi, con năn nỉ lắm Ba mới chịu cùng tụi con nấu ăn mừng ngày đặc biệt của Mẹ. Ba nói Ba bận lắm, để Ba dẫn cả nhà đi nhà hàng ăn cho lẹ, vừa ngon vừa đỡ mất công nấu và dọn dẹp. Nhưng mà Ba có thấy là bữa cơm hôm đó cả nhà mình ai cũng vui không? Những lần trước, cứ cuối tuần là Ba dẫn cả nhà ra ngoài ăn. Ngon thì đúng là ngon thiệt đó Ba, nhưng mà mình không được cười ha hả, không được giỡn với nhau rần rần, hay có nhiều chuyện con muốn kể riêng cho nhà mình thôi cũng không tiện vì nhà hàng đông người quá... Ngày 08/3 vừa rồi, bữa cơm gia đình mình rộn ràng và Mẹ xúc động tới muốn khóc, Ba thấy không? Anh Hai còn chọc là vì hai anh em tụi con “nhường” cho Ba làm bếp trưởng ngày hôm đó, nên Ba đã lén bỏ một chút… Tình Dược vào trong chén của Mẹ làm cả nhà được một trận cười đã đời!
Hôm bữa vào phòng con, thấy con mới mang ở đâu về 3,4 cái poster mới toanh của nhóm Super Junior, Mẹ la con không còn manh giáp nào ngày trước mặt bốn đứa bạn cùng nhóm của con! Mẹ nói con đua đòi, học không lo học, lo chạy theo ba cái mode thần tượng này kia. Trong cơn bực mình đó, Mẹ lôi hết những khuyết điểm của con ra mà la mắng. Mẹ có biết con đã cảm thấy tổn thương như thế nào và rất xấu hổ trước mặt các bạn không? Thật ra con chỉ thích chứ đâu có si mê nhóm nhạc đó đâu. Con biết con cũng có những khả năng nghệ thuật đặc biệt như họ vậy. Con phát hiện ra mình có năng khiếu vẽ. Con đã bỏ hết mọi tự ái để làm hòa với Mẹ, xin Mẹ cho con đi học vẽ vào cuối tuần, nhưng Mẹ lại nói giờ đó để sắp xếp học thêm môn Văn cho khỏi thua bạn, thua bè… Con thực sự cảm thấy rất áp lực và chuyện học hành với con chợt trở nên như một gánh nặng.
Con biết Ba Mẹ kỳ vọng vào con nhiều lắm, nhưng đừng bắt ép con phải trở thành một thiên tài! Đã rất nhiều lúc, không tìm được sự đồng cảm nơi Ba Mẹ, con đã đi tìm sự an ủi của những người xa lạ trên thế giới ảo. Họ lúc nào cũng cảm thông cho con, nói với con những lời êm ái, chẳng bao giờ la con như Ba Mẹ cả. Khi trái tim con lỡ nhịp trước ánh mắt của một bạn nam cùng lớp, con đã biết là con phải giấu kín tình cảm này với Ba Mẹ. Nhưng rồi Ba Mẹ cũng phát hiện ra, đánh con một trận vì cái tội yêu đương sớm. Nhưng Ba Mẹ có biết là bạn ấy đã phần nào bù đắp những khoảng trống tình cảm mà con không tìm được nơi gia đình mình, khi Ba Mẹ quá bận rộn không?
Nếu Ba Mẹ biết con đã khóc rất nhiều và tay con run rẩy khi cầm bút viết lá thư này, hẳn Ba Mẹ sẽ ôm chầm lấy con và hôn con thật nhiều… Những cử chỉ đơn sơ mà ý nghĩa ấy, từ lâu rồi, đã trở thành một cái gì đó thật xa xỉ mà con không với tới được nữa! Con cũng đã khóc và nghe cả hội trường lặng đi khi Thầy Nhân kể những câu chuyện cảm động về tình thương yêu vô bờ bến và sự hy sinh cao cả mà các bậc cha mẹ dành cho con cái của mình. Con biết Ba Mẹ rất yêu thương con nhưng vòng xoay cuộc sống khiến Ba Mẹ mỏi mệt, thiếu thời giờ để gần gũi, lắng nghe chúng con.
Con ao ước trong những tất bật của đời thường, Ba Mẹ không quên dừng lại một chút và nói: “Ráng thêm chút nữa, nhé con!”, để con luôn cảm thấy được thấu hiểu, được chở che và nâng đỡ, để con cố gắng trong việc học hành cũng như trong việc giúp Ba Mẹ hiểu con hơn, giúp gia đình mình có những bữa ăn tự nấu thường xuyên hơn... Con cũng muốn nói với Ba Mẹ là: “Ráng thêm chút nữa, Ba Mẹ nhé!”, để mỗi ngày cả nhà mình có được những giờ phút quây quần bên nhau chứ không phải đợi tới cuối tuần nữa, để chúng con có thể an tâm vì cảm nhận Ba Mẹ luôn yêu thương và chăm sóc chúng con…
Chúng ta cùng “ráng thêm chút nữa, Ba Mẹ nhé! Vì con biết con là triều thiên của Ba Mẹ, và Ba Mẹ là báu vật của con!
Con của Ba Mẹ,
Tấm gương vượt qua số phận
Trầm Thiên Thu
09:10 11/11/2011
PHILIPPINES (UCANews, 11-11-2011) – Jessica Cox là người Mỹ gốc Philippine, mọi thứ đối với cô bắt đầu từ gia đình vì cô tin gia đình đã giúp cô thành công.
Cô sinh ra không có đôi tay, cô nói rằng thành công của cô khiến cô là phi công không có tay đầu tiên trên thế giới được cấp giấy phép, điều này đã được ghi trong Sách Kỷ lục Thế giới, và đai đen taekwondo phản ánh cách mà cô được gia đình giáo dục.
Cô sinh trưởng tại Tucson, Arizona, và là xướng ngôn viên năng động. Cô nói: “Cách giáo dục tốt của gia đình thực sự giúp đỡ tôi phát triển niềm tin và các giá trị, đồng thời giúp tôi tự tin hơn. Nếu người ta có thể tự tin, biết đánh giá và khuyến khích thì trẻ em sẽ trở thành người lớn sống hạnh phúc”.
Không chỉ lái máy bay, Cox còn lái xe hơi và là người lái khinh khí cầu được chứng nhận. Cô còn học lướt sóng khi sống ở Hawaii. Cô quyết định vượt qua số phận và đã được nhiều người khâm phục, trong đó có cả những vị lãnh đạo thế giới.
Tháng 7-2010, Cox đã gặp tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc, và đầu năm 2011 cô đã tới Tòa thánh gặp ĐGH Bênêđictô XVI và cho ngài xem tấm huy chương vàng kỷ lục thế giới.
Nhấn mạnh sự ảnh hưởng của gia đình đối với con cái, nhất là những em khuyết tật, Cox nói rằng cách phản ứng của cha mẹ là yếu tố ảnh hưởng và sẽ hình thành tương lai con cái.
Cox nói rằng cha mẹ phải cố gắng làm cho con cái tích cực – và cha mẹ của các em khuyết tật cần cố gắng nhiều để tìm ra những điều thích hợp với con cái.
Cô nói: “Cha Mẹ có thể tổ chức các hoạt động sáng tạo cho con cái thích nghi với các thử thách thể lý và trí tuệ, điều đó làm tăng mức tự tin ở con cái trong khi giải quyết các nhu cầu cá nhân. Cha Mẹ tôi dạy tôi rằng tôi có thể làm bất kỳ thứ gì và tôi không bao giờ là nạn nhân của bất cứ hoàn cảnh nào. Niềm tin là điều quan trọng”.
Cô nói rằng thật không may khi vẫn có những người thiếu nhận thức và hiểu biết về những người có hoàn cảnh đặc biệt. Cô nói: “Tôi may mắn sinh trong một gia đình không coi tôi là một sự nguyền rủa… vì có một số người nghĩ những người như tôi là không thể chấp nhận”.
Ngày 10-11-2011, trước khi rời Manila sau 1 tháng đi nghỉ mát bằng chiếc Mercedes, cô trở về nhà mẹ ở phía Đông tỉnh Samar để thăm bà con họ hàng. Cô nói rằng cô sẽ cố gắng sống một cuộc đời trọn vên nhất.
Là xướng ngôn viên, cô đi khắp thế giới để kể chuyện đời mình và cảm hứng những người khác. Cô nói: “Tôi chia sẻ những thông điệp với người khác và nhắc nhở họ về tiềm năng mà họ có, về vệc chấp nhận những gì mình có và những gì mình không có. Chúng ta có những kinh nghiệm tiêu cực trong đời sống khiến chúng ta nghĩ mọi thứ không thể xảy ra, thế nên tôi chỉ muốn nhắc nhở người ta rằng họ có thể làm nhiều thứ”.
Cô sinh ra không có đôi tay, cô nói rằng thành công của cô khiến cô là phi công không có tay đầu tiên trên thế giới được cấp giấy phép, điều này đã được ghi trong Sách Kỷ lục Thế giới, và đai đen taekwondo phản ánh cách mà cô được gia đình giáo dục.
Jessica Cox đang dùng chân viết lên tấm hình cô chụp với ĐGH Bênêđictô XVI |
Không chỉ lái máy bay, Cox còn lái xe hơi và là người lái khinh khí cầu được chứng nhận. Cô còn học lướt sóng khi sống ở Hawaii. Cô quyết định vượt qua số phận và đã được nhiều người khâm phục, trong đó có cả những vị lãnh đạo thế giới.
Tháng 7-2010, Cox đã gặp tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc, và đầu năm 2011 cô đã tới Tòa thánh gặp ĐGH Bênêđictô XVI và cho ngài xem tấm huy chương vàng kỷ lục thế giới.
Nhấn mạnh sự ảnh hưởng của gia đình đối với con cái, nhất là những em khuyết tật, Cox nói rằng cách phản ứng của cha mẹ là yếu tố ảnh hưởng và sẽ hình thành tương lai con cái.
Cox nói rằng cha mẹ phải cố gắng làm cho con cái tích cực – và cha mẹ của các em khuyết tật cần cố gắng nhiều để tìm ra những điều thích hợp với con cái.
Cô nói: “Cha Mẹ có thể tổ chức các hoạt động sáng tạo cho con cái thích nghi với các thử thách thể lý và trí tuệ, điều đó làm tăng mức tự tin ở con cái trong khi giải quyết các nhu cầu cá nhân. Cha Mẹ tôi dạy tôi rằng tôi có thể làm bất kỳ thứ gì và tôi không bao giờ là nạn nhân của bất cứ hoàn cảnh nào. Niềm tin là điều quan trọng”.
Cô nói rằng thật không may khi vẫn có những người thiếu nhận thức và hiểu biết về những người có hoàn cảnh đặc biệt. Cô nói: “Tôi may mắn sinh trong một gia đình không coi tôi là một sự nguyền rủa… vì có một số người nghĩ những người như tôi là không thể chấp nhận”.
Ngày 10-11-2011, trước khi rời Manila sau 1 tháng đi nghỉ mát bằng chiếc Mercedes, cô trở về nhà mẹ ở phía Đông tỉnh Samar để thăm bà con họ hàng. Cô nói rằng cô sẽ cố gắng sống một cuộc đời trọn vên nhất.
Là xướng ngôn viên, cô đi khắp thế giới để kể chuyện đời mình và cảm hứng những người khác. Cô nói: “Tôi chia sẻ những thông điệp với người khác và nhắc nhở họ về tiềm năng mà họ có, về vệc chấp nhận những gì mình có và những gì mình không có. Chúng ta có những kinh nghiệm tiêu cực trong đời sống khiến chúng ta nghĩ mọi thứ không thể xảy ra, thế nên tôi chỉ muốn nhắc nhở người ta rằng họ có thể làm nhiều thứ”.
Nhạc phẩm ''Vầng Mây Trắng'': Nhạc của Phạm Trung, Thơ Quyên Di
Phạm Trung
14:30 11/11/2011
Nhân dịp giỗ đầy năm Lm An-Ré Trần Cao Tường. Xin giới thiệu bài hát "Vầng Mây Trắng" phổ từ thơ của nhà văn Quyên Di. Với những ảnh nghệ thuật và chân dung tưởng nhớ ngài.
VietCatholic TV
Thế giới nhìn từ Vatican 3/11/2011 - 10/11-2011
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:57 11/11/2011
Giáo Hội Công Giáo dành tháng 11 để cầu nguyện cho những người đã ra đi trước chúng ta. Sáng 3 tháng 11, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho 10 vị Hồng Y và hàng chục Giám Mục đã qua đời trong năm qua.
“Chúng ta dâng lời cầu nguyện được linh hoạt bởi đức tin nơi cuộc sống vĩnh cửu và nơi mầu nhiệm hiệp thông với các thánh lên Thiên Chúa để cầu cho tất cả và cho mỗi một người”.
Ngài nhấn mạnh rằng thật khó mà chấp nhận cái chết, nhưng sự Phục sinh của Chúa Kitô là điều làm cho mọi sự trở nên có ý nghĩa.
“Cái chết của Chúa Kitô là nguồn mạch sự sống vì nơi cái chết ấy Thiên Chúa tuôn đổ tất cả tình yêu của Ngài, như một dòng thác lũ cuồn cuộn.”
Thánh lễ cầu nguyện cho các vị Hồng Y và Giám Mục đã được cử hành tại đền thờ Thánh Phêrô với sự hiện diện của các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục trong giáo triều Rôma.
Cũng trong khuôn khổ tháng các linh hồn, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện tại tầng hầm của đền thờ Thánh Phêrô nơi chôn cất thi hài các vị tiền nhiệm của ngài.
Ngài đã dành vài phút cầu nguyện trước mộ thánh Phêrô cùng với ca đoàn Sistina của Tòa Thánh. Đức Thánh Cha đã không đến nơi để thi hài Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II như các năm trước vì sau khi được phong chân phước thi hài của Đức Cố Giáo Hoàng đã được di chuyển ra đền thờ Thánh Phêrô.
Theo thông cáo của Tòa Thánh được đưa ra hôm 3 tháng 11, giáo phận lớn thứ ba tại Thụy Sĩ sẽ có tân giám mục.
Tòa Thánh vừa công bố một quyết định quan trọng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16. Ngài đã cử một linh mục dòng Đa Minh là cha Charles Morerod người Thụy Sĩ làm tân Giám Mục Lausanne, Geneva và Fribourg. Cho đến nay, ngài là hiệu trưởng Đại Học Angelicum tại Rôma và là tổng thư ký của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế. Trong cương vị mới, ngài sẽ là chủ chăn một giáo phận lớn thứ ba tại quê hương ngài.
Đức tân Giám Mục vừa tròn 50 tuổi gần đây. Ngài đã gia nhập dòng Đa Minh từ năm 22 tuổi và nhanh chóng trở thành một thần học gia và một triết gia lừng danh trên thế giới. Ngài là một trong những thành viên trong ủy ban Tòa Thánh đối thoại với Huynh Đoàn Thánh Piô thứ 10.
Ngài được bổ nhiệm để thay thế cho Đức Giám Mục Bernard Genoud /dze: noud/ qua đời tháng 9 năm 2010.
Hồng Y đoàn còn 112 vị sau khi Đức Hồng Y Bernard Francis Law mừng sinh nhật thứ 80.
Đức Hồng Y Bernard Francis Law vừa tròn 80 hôm 4 tháng 11 vừa qua. Ngày sinh nhật này có nghĩa là ngài không còn quyền bầu Giáo Hoàng nữa.
Từ năm 2004, vị Hồng Y nguyên Tổng Giám Mục Boston, Hoa Kỳ đã là linh mục trưởng của Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma.
Đức Hồng Y Law đã được tấn phong Hồng Y bởi Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1985. Năm 2005, ngài đã tham dự Cơ Mật Viện để bầu Đức Hồng Y Joseph Ratzinger làm Giáo Hoàng.
Sau Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 6 tháng 11, Đức Thánh Cha đã kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Nigeria.
Ngày thứ sáu tuần vừa qua lực lượng hồi cuống tín Boko Haram đã ném lựu đạn và xả súng bắn vào người dân kitô sống trong nhiều khu phố ở Damaturu, thủ phủ bang Yobe bắc Nigeria, khiến cho hơn một trăm người thiệt mạng. Đức Thánh Cha nói: Tôi chú ý theo dõi các biến cố thê thảm đã xảy ra trong các ngày vừa qua tại Nigeria. Trong khi cầu nguyện cho các nạn nhân, tôi mời gọi chấm dứt mọi bạo lực không giúp giải quyết mà chỉ gia tăng các vấn đề, bằng cách gieo rắc thù hận và chia rẽ cả giữa các tín hữu.
Đức Thánh Cha cũng đã nhớ tới các nạn nhân lũ lụt tại Genova, tây bắc Italia. Ngài tỏ tình liên đới và cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ cũng như tất cả mọi người đang gánh chịu các thiệt thòi và mất mát vì lũ lụt.
Trong buổi tiếp đại sứ Bờ Biển Ngà đến trình quốc thư hôm 7 tháng 11, Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự đau buồn của ngài về những vi phạm nhân quyền vẫn đang tiếp diễn tại quốc gia này.
Ông Joseph Tebah-Kla, tân đại sứ Bờ Biển Ngà đã trình quốc thư lên Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16. Đức Thánh Cha đã nhắc lại cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại Bờ Biển Ngà trong thời gian qua đã vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và gây thương vong cho cơ man những nạn nhân.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã yêu cầu tân đại sứ và chính phủ nước này cổ vũ cho các sáng kiến dẫn đến hòa bình và công lý.
Ông Joseph Tebah-Kla năm nay 63 tuổi đã lập gia đình và có 3 con.
Cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, vừa thông báo về quyết định đóng cửa đại sứ quán Ireland cạnh Tòa Thánh và cho biết quyết định này không gây ảnh hưởng đến qun hệ ngoại giao giữa Ireland và Tòa Thánh.
Cộng Hòa Ireland đã đóng cửa đại sứ quán cạnh Toà Thánh và một số nước khác trong khuôn khổ cắt giảm chi tiêu quốc gia. Đức Hồng Y Sean Brady là Tổng Giám Mục Armagh cũng là Thượng Phụ Toàn Ireland bày tỏ sự thất vọng của ngài trước quyết định này.
Trong khi đó, cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết “Tòa Thánh ghi nhận quyết định của Ireland về việc đóng cửa đại sứ quán của mình tại Roma bên cạnh Toà Thánh. Lẽ tất nhiên mỗi nước có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh được tự do quyết định, trên cơ sở các khả năng và lợi ích của mình, có một đại sứ bên cạnh Tòa Thánh ở tại Roma hoặc ở tại một nước khác".
Cha Lombardi nhấn mạnh: “Điều quan trọng chính là các mối quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và các quốc gia, và đối với Ireland hiện nay, nước này không xét lại các quan hệ ngoại giao của mình với Tòa Thánh”.
Ngày 3-11, Bộ Ngoại giao Ireland thông báo đóng cửa đại sứ quán của mình bên cạnh Tòa Thánh tại Roma. Iran và Đông Timor.
Chính phủ Dublin nhắc đến sự cần thiết về kinh tế và tài chính để "đáp ứng các mục tiêu chương trình của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và để duy trì các chi tiêu công ở mức độ có thể chấp nhận được", và vì vậy Ireland phải cắt giảm nhiều “cơ sở công cộng”.
Nhiều nước có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, và trong khi có một đại sứ quán bên cạnh nước Ý, lại không có tòa đại sứ đặc biệt bên cạnh Tòa Thánh tại Roma. Cũng xảy ra trường hợp là một đại sứ ở một nước khác của châu Âu đồng thời là Đại sứ bên cạnh Tòa Thánh.
200 vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục các giáo phận tại Hoa Kỳ đang tham dự ad limina từ đây đến các tháng đầu năm 2012.
Các Đức Giám Mục Hoa Kỳ đang dự ad limina tức là viếng mộ các thánh Tông Đồ và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh mỗi 5 năm một lần.
Các ngài sẽ có những báo cáo và trao đổi với giáo triều Rôma về tình hình các giáo phận Hoa Kỳ hiện nay.
Cuộc ad limina của các Giám Mục Hoa Kỳ gồm khoảng 200 vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục sẽ được chia thành 15 nhóm. Các vị sẽ đến Rôma trong khoảng thời gian tháng 11 và các tháng đầu năm 2012. Nhóm thứ nhất do Đức Hồng Y Sean O' Malley, Tổng Giám Mục Boston, dẫn đầu. Trong cuộc gặp gỡ với các vị Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ có 5 bài diễn văn phản ánh những suy tư của ngài về tình hình Giáo Hội tại Hoa Kỳ.
Đây là lần đầu tiên, Đức Thánh Cha tiếp kiến các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục Hoa Kỳ trong khuôn khổ ad limina.
Hàng ngàn sinh viên các trường Đại Học tại Rôma đã tham dự buổi kinh chiều tạ ơn với Đức Thánh Cha nhân dịp khai giảng năm học mới.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã chủ sự buổi kinh chiều với sinh viên các Đại Học tại Rôma hôm 4 tháng 11 vừa qua.
Buổi kinh chiều nằm trong khuôn khổ chào đón năm học mới vừa diễn ra sau kỳ nghỉ hè đã được cử hành tại đền thờ Thánh Phêrô với sự tham dự đông đảo của sinh viên các trường đại học tại Rôma.
Một Giám Mục tại Trung Mỹ đã bày tỏ ước muốn trở thành tổng thống sau khi ngài về hưu.
Đức Cha Luis Santos Villeda, Giám Mục giáo phận Santa Rosa de Copan tròn 75 tuổi trong tháng 11 này. Theo giáo luật, ngài đã đệ đơn xin từ chức và đã được Đức Thánh Cha chấp thuận.
Dù đã được chấp thuận cho từ chức, Đức Cha Luis Santos Villeda vẫn còn chức thánh và giáo luật không cho phép ngài giữ các chức vụ công quyền. Tuy nhiên, ngài hy vọng giáo triều Rôma sẽ chuẩn chước cho trường hợp của ngài.
Đức Cha Luis Santos Villeda nói rằng ngài trở thành tổng thống không phải là ước muốn của ngài: “Các nhà lãnh đạo đảng Tự Do đã yêu cầu tôi ra tranh cử tổng thống vào thập niên 1990 và lần thứ hai vào năm 2009, nhưng cả 2 lần tôi đã từ chối”.
Đức Thánh Cha nói với tân đại sứ Đức quốc cạnh Tòa Thánh rằng xã hội chỉ có thể nhân bản nếu biết tôn trọng sự sống con người.
Hôm 7 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp tân đại sứ Reinhard Schweppe đến trình quốc thư. Trong buổi tiếp ngài nhấn mạnh rằng “Giáo Hội không bảo vệ các lợi ích của chính mình nhưng là phẩm giá con người”.
Ngài cũng cảnh cáo rằng “chỉ một xã hội biết tôn trọng và bảo vệ phẩm giá mỗi con người một cách vô điều kiện, từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên mới có thể gọi là một xã hội nhân bản”.
Đức Thánh Cha cũng đặc biệt cảnh báo về tình trạng những phim khiêu dâm trê Internet đang là một mối lo của các gia đình Đức và nói rằng Giáo Hội Công Giáo tại Đức phải chống lại “hình thức lạm dụng này một cách rõ rệt và quyết liệt”.
Đức Thánh Cha được kể là một trong các nhân vật có ảnh hưởng đến đời sống toàn thế giới.
Tạp chí Forbes vừa đưa ra danh sách các nhân vật có ảnh hưởng nhất trên đời sống nhân loại trong năm 2011. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã được kể là nhân vật thứ 7.
Nhân vật thứ nhất là tổng thống Hoa Kỳ ông Barack Obama. Tiếp đó là thủ tướng Nga ông
Vladamir Putin. Nhân vật thứ ba là trùm cộng sản Tầu Hồ Cẩm Đào.
Hai nhân vật tiếp theo là nữ thủ tướng Đức Angela Merkel và ông Bill Gates chủ nhân công ty điện toán Microsoft. Kế đó là vua Abdullah bin Abdul Aziz của Ả rập xê út.
Chủ tịch ngân hàng dự trữ Hoa Kỳ Ben Bernanke là nhân vật thứ 8 sau Đức Thánh Cha. Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook đứng thứ 9 và thủ tướng Anh David Cameron đứng thứ 10.
Việc xếp hạng dựa trên các khả năng tài chính, và ảnh hưởng của các nhân vật này đối với những biến cố trên thế giới.
Đoàn đại biểu Illinois sẽ được vinh danh tại Rôma vì chống án tử hình.
Trong tháng Ba vừa qua, Thống Đốc Pat Quinn của bang Illinois đã ban hành luật hủy bỏ án tử hình tại bang này. Đây là kết quả của những nỗ lực trường kỳ của các nhóm phò sinh. Một đoàn đại biểu các nhóm này sẽ được chào mừng tại Rôma.
Cộng đoàn Thánh Egidio tại Rôma đã mời các đại biểu bang Illinois đến Vatican để vinh danh các cố gắng chiến đấu cho nhân quyền và bảo vệ người nghèo của người Công Giáo bang Illinois, Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha sẽ tiếp kiến đoàn trong buổi triều yết chung sáng thứ Tư 30 tháng 11.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ viếng thăm mục vụ nước Benin
Trong các ngày 18-20 tháng 11 này Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ viếng thăm mục vụ nước Benin, để công bố Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu Kỳ II và kỷ niệm 150 năm truyền giáo tại Benin.
Đức Cha Barthélemy Adoukonou, tổng thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hoá đã cho biết một vài nhận định sau về chuyến công du mục vụ của Đức Thánh Cha tại Benin.
“Benin đã chẩn bị cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha với sự phấn khởi. Giáo Hội điạ phương đã hoạt động khẩn trương trong gần một năm qua từ khi chuyến tông du được công bố. Nhà cầm quyền cũng tích cực chuẩn bị không kém để cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha được trôi chảy”.
Đức Thánh Cha sẽ đến Benin vào thứ Sáu 18 tháng 11. Sau khi đến nơi, Đức Thánh Cha sẽ công bố Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu đã nhóm tại Vatican hồi tháng 10 năm 2009.
Đức Cha Barthélemy Adoukonou cho biết thêm:
“Trong thánh lễ tại Cotonou, Đức Thánh Cha sẽ công bố tài liệu này cho Giáo Hội tại Phi Châu. Giờ phút ngài công bố Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục là một thời khắc quan trọng. Thượng Hội Đồng đầu tiên của Phi Châu đã xác định Giáo Hội tại Phi Châu như là gia đình của Thiên Chúa. Thượng Hội Đồng thứ 2 này sẽ thúc đẩy chúng ta chuyển hoá xã hội”.
Benin rộng 112.620 cây số vuông có hơn 7 triệu dân, gồm khoảng 40 chủng tộc. Chủng tộc lớn nhất là người Fon chiếm 40%, tiếp đến là người Youba chiếm 12%, người Adja chiếm 11%, người Somba chiếm 5%, người Ani chiếm 3%, các chủng tộc khác chiếm 29%. Về phương diện tôn giáo 65% dân Benin theo đạo thờ vật linh, 17% theo Công giáo, 15% theo Hồi giáo và 3% theo Tin lành.
Benin xưa kia thuộc vương quốc Dahomey. Vào thế kỷ XVII vương quốc Dahomey trở nên phồn thịnh nhờ các liên hệ qua việc buôn bán nô lệ với người tây phương, đặc biệt với người Bồ Đào Nha và Hòa Lan, đã tới đây hồi thế kỷ XV.
Vào thế kỷ XVIII vương quốc Dahomey bị nứt rạn, và năm 1892 rơi vào quyền kiểm soát của người Pháp. Năm 1958 Cộng hòa Dahomey được tự trị, rồi được độc lập năm 1960. Tiếp đến là thời gian xáo trộn với nhiều cuộc đảo chánh và thay đổi chính quyền cho tới khi mọi quyền hành nằm trong tay ông Matthieu Kérékou. Ông Kérékou thiết lập chế độ kiểu mác xít và đổi tên nước là Cộng hòa dân chủ Benin. Vào thập niên 1980 ông bỏ chế độ mác xít và quyết định thành lập nền dân chủ. Bị thất cử năm 1991 ông trở lại nắm quyền hồi năm 1996. Từ năm 2006 tổng thống dân cử là ông Yayi Boni. Tổng thống Boni đã tái đắc cử trong cuộc đầu phiếu ngày 13 tháng 3 năm nay 2011.
Thông cáo báo chí lên án việc dùng bạo lực chống lại giáo xứ Thái Hà của nhà nước Việt Nam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:47 11/11/2011
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
(FOR IMMEDIATE RELEASE)
Liên Lạc: Lm. Paul Van Chi Chu
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650
Sydney ngày 10 tháng 11 năm 2011 - Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam phản đối trước cộng đồng thế giới và nghiêm khắc lên án việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục dùng hệ thống truyền thông, công an và côn đồ để trấn áp và xuyên tạc ý chí đòi công lý, hòa bình, và sự thật của anh chị em giáo dân Giáo Xứ Thái Hà, Hà Nội.
Vào lúc 14g45 ngày 03 tháng 11 năm 2011 có một toán khoảng chừng 100 người không biết từ đâu ùa vào sân Nhà thờ Giáo xứ Thái Hà cầm 2 loa tay chửi bới các linh mục, tu sĩ, và anh chị em giáo dân. Họ cũng đã lăng mạ và dọa giết các vị chức sắc và giáo dân. Hung hăng hơn, họ đã dùng búa tạ đập phá tài sản nhà thờ. Họ chỉ ngưng và rút lui sau khi chuông nhà thờ đổ và anh chị giáo dân các nơi ùa đến tiếp cứu.
Những kẻ khủng bố đã rút lui nhưng tình hình tại giáo xứ Thái Hà và nhà dòng Chúa Cứu Thế trong những ngày này xem ra càng nghiêm trọng hơn vì nhà cầm quyền Hà Nội liên tục tăng cường khủng bố giáo dân Thái Hà, dầy đặc mật vụ, công an, dân phòng bao vây nhà thờ, tu viện. Các thiết bị điện tử tối tân được huy động đến để giám sát mọi di chuyển trong khu vực nhà thờ và trung tâm sinh hoạt.
Cuộc tấn công bạo lực lần này tương tự vụ tấn công bất ngờ vào năm 2008 cũng nhắm vào Thái Hà. Đêm 21 tháng 9 năm 2008, nhà nguyện của tu viện bị phá phách, các tượng bị đập bể, sách kinh bị xé nát.Thêm vào đó, “những kẻ côn đồ còn hét lớn những khẩu hiệu doạ giết các linh mục, tu sĩ và cả Đức Tổng Giám Mục,” cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng, Bề Trên Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội đã cho biết như trên trong kháng thư gởi cho Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội và quận Đống Đa, và cho Đức Tổng Giám Mục Hà Nội lúc bấy giờ là Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt.
Đáp lại kháng thư của ngài, một vụ tấn công lần thứ hai nổ ra vào tháng 11 cùng năm với quy mô đông hơn.
Nhà nước Việt Nam luôn phủ nhận mọi trách nhiệm đối với những hành vi bạo lực này và quy cho các thành phần tự phát của dân chúng muốn “bảo vệ xã hội chống lại những bất ổn do người Công Giáo gây ra”.
Cuộc tấn công cuối cùng tại Thái Hà đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo tôn giáo và các cộng đồng khắp Việt Nam. Ngay sau vụ tấn công, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và Đức Giám Mục Kontum đã bày tỏ sự ủng hộ của các ngài đối với lập trường của các linh mục dòng Chúa Cứu Thế và anh chị em giáo dân Thái Hà. Các cộng đoàn Công Giáo từ Bắc chí Nam đã có những buổi thắp nến cầu nguyện hiệp thông với Thái Hà. Trên mạng lưới điện toán toàn cầu nhiều người không Công Giáo cũng bày tỏ quan ngại và sự ủng hộ của họ với Thái Hà, qua đó làm thất bại những cố gắng xuyên tạc của truyền thông nhà nước trước và ngay sau biến cố hôm 3 tháng 11.
Trong nhiều năm qua, các linh mục, tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và anh chị em giáo dân đã thỉnh cầu việc trả lại các tài sản của họ bị nhà nước tịch thu trái phép. “Tài sản công cộng” được đề cập đến trong cáo buộc của nhà nước Việt Nam thực ra là phần đất của giáo xứ đã được các cha Dòng Chúa Cứu Thế mua từ năm 1928 để xây nhà dòng và nhà thờ. Nhà dòng đã được khánh thành ngày 7/5/1929, và 6 năm sau nhà thờ cũng được khánh thành vào năm 1935. Sau khi cộng sản chiếm được miền Bắc, nhà cầm quyền địa phương đã chiếm dần đất đai của nhà dòng và giáo xứ. Diện tích nhà dòng trước đây từ 61,455 thước vuông bây giờ chỉ còn 2,700 thước vuông.
Ngày 6 tháng Giêng năm 2008, anh chị em giáo dân đã phản đối việc nhà nước bán đất của họ cho tư nhân để kiếm lời. Đáp lại, sau một loạt những vụ tấn công, bắt bớ và ngay cả đưa giáo dân ra tòa, nhà nước đã vội vã biến khu đất thành công viên.
Khi các hoạt động phụng tự và sinh hoạt tăng lên, các giáo sĩ và anh chị em giáo dân không còn cách nào khác là phải tiếp tục đòi lại tài sản và đất đai hợp pháp của họ. Trong khi đó, nhà nước Việt Nam luôn khẳng định phần đất này là tài sản do nhà nước quản lý. Tuy nhiên, họ không đưa ra được một văn bản pháp lý nào biện minh cho hành động cưỡng chiếm của họ vì tất cả việc chiếm đoạt đất đai đã diễn ra tùy tiện bởi các quan chức địa phương; và như thế là bất hợp pháp ngay cả đối với luật pháp của nhà cầm quyền Việt Nam, một thứ luật pháp vi phạm trầm trọng những công ước quốc tế về quyền tư hữu.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam nghiêm khắc lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế những hành vi khủng bố tại giáo xứ Thái Hà và yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam:
1) Chấm dứt những hành vi khủng bố Giáo Xứ Thái Hà.
2) Chấm dứt việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo và các tôn giáo khác. Bảo đảm an ninh cho các nơi thờ tự của tất cả các tôn giáo.
3) Nghiêm chỉnh tôn trọng luật pháp do chính họ ban hành và trả lại tất cả tài sản đã chiếm đoạt của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và của các tôn giáo bạn.
4) Tuyệt đối tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo theo như bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khẳng định.
Trong niềm tin vào Thiên Chúa, chúng tôi hiệp thông, chia sẻ, và đồng hành với Giáo Xứ Thái Hà.
Chúng tôi tha thiết kêu gọi Quý Quốc Hội, Chính Phủ, Quý Đảng Phái Chính Trị các quốc gia, Quý Tổ Chức Nhân Quyền, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, Quý Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế, các tổ chức thường quan tâm đến Tự Do và Nhân Quyền cho Việt Nam, cùng Quý Cơ Quan Truyền Thông Thế Giới, cùng đồng hành đấu tranh cho Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam.
Liên hệ:
Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Giám Đốc Radio VERITAS Asia
Lm. Gioan Trần Công Nghị
Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic
Lm. Joachim Nguyễn Đức Việt Châu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu
Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu
Lm. Paul Chu Văn Chi
Phó Giám Đốc Vietcatholic Network, Sydney Australia
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
(FOR IMMEDIATE RELEASE)
Liên Lạc: Lm. Paul Van Chi Chu
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650
Sydney ngày 10 tháng 11 năm 2011 - Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam phản đối trước cộng đồng thế giới và nghiêm khắc lên án việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục dùng hệ thống truyền thông, công an và côn đồ để trấn áp và xuyên tạc ý chí đòi công lý, hòa bình, và sự thật của anh chị em giáo dân Giáo Xứ Thái Hà, Hà Nội.
Vào lúc 14g45 ngày 03 tháng 11 năm 2011 có một toán khoảng chừng 100 người không biết từ đâu ùa vào sân Nhà thờ Giáo xứ Thái Hà cầm 2 loa tay chửi bới các linh mục, tu sĩ, và anh chị em giáo dân. Họ cũng đã lăng mạ và dọa giết các vị chức sắc và giáo dân. Hung hăng hơn, họ đã dùng búa tạ đập phá tài sản nhà thờ. Họ chỉ ngưng và rút lui sau khi chuông nhà thờ đổ và anh chị giáo dân các nơi ùa đến tiếp cứu.
Những kẻ khủng bố đã rút lui nhưng tình hình tại giáo xứ Thái Hà và nhà dòng Chúa Cứu Thế trong những ngày này xem ra càng nghiêm trọng hơn vì nhà cầm quyền Hà Nội liên tục tăng cường khủng bố giáo dân Thái Hà, dầy đặc mật vụ, công an, dân phòng bao vây nhà thờ, tu viện. Các thiết bị điện tử tối tân được huy động đến để giám sát mọi di chuyển trong khu vực nhà thờ và trung tâm sinh hoạt.
Cuộc tấn công bạo lực lần này tương tự vụ tấn công bất ngờ vào năm 2008 cũng nhắm vào Thái Hà. Đêm 21 tháng 9 năm 2008, nhà nguyện của tu viện bị phá phách, các tượng bị đập bể, sách kinh bị xé nát.Thêm vào đó, “những kẻ côn đồ còn hét lớn những khẩu hiệu doạ giết các linh mục, tu sĩ và cả Đức Tổng Giám Mục,” cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng, Bề Trên Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội đã cho biết như trên trong kháng thư gởi cho Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội và quận Đống Đa, và cho Đức Tổng Giám Mục Hà Nội lúc bấy giờ là Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt.
Đáp lại kháng thư của ngài, một vụ tấn công lần thứ hai nổ ra vào tháng 11 cùng năm với quy mô đông hơn.
Nhà nước Việt Nam luôn phủ nhận mọi trách nhiệm đối với những hành vi bạo lực này và quy cho các thành phần tự phát của dân chúng muốn “bảo vệ xã hội chống lại những bất ổn do người Công Giáo gây ra”.
Cuộc tấn công cuối cùng tại Thái Hà đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo tôn giáo và các cộng đồng khắp Việt Nam. Ngay sau vụ tấn công, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và Đức Giám Mục Kontum đã bày tỏ sự ủng hộ của các ngài đối với lập trường của các linh mục dòng Chúa Cứu Thế và anh chị em giáo dân Thái Hà. Các cộng đoàn Công Giáo từ Bắc chí Nam đã có những buổi thắp nến cầu nguyện hiệp thông với Thái Hà. Trên mạng lưới điện toán toàn cầu nhiều người không Công Giáo cũng bày tỏ quan ngại và sự ủng hộ của họ với Thái Hà, qua đó làm thất bại những cố gắng xuyên tạc của truyền thông nhà nước trước và ngay sau biến cố hôm 3 tháng 11.
Trong nhiều năm qua, các linh mục, tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và anh chị em giáo dân đã thỉnh cầu việc trả lại các tài sản của họ bị nhà nước tịch thu trái phép. “Tài sản công cộng” được đề cập đến trong cáo buộc của nhà nước Việt Nam thực ra là phần đất của giáo xứ đã được các cha Dòng Chúa Cứu Thế mua từ năm 1928 để xây nhà dòng và nhà thờ. Nhà dòng đã được khánh thành ngày 7/5/1929, và 6 năm sau nhà thờ cũng được khánh thành vào năm 1935. Sau khi cộng sản chiếm được miền Bắc, nhà cầm quyền địa phương đã chiếm dần đất đai của nhà dòng và giáo xứ. Diện tích nhà dòng trước đây từ 61,455 thước vuông bây giờ chỉ còn 2,700 thước vuông.
Ngày 6 tháng Giêng năm 2008, anh chị em giáo dân đã phản đối việc nhà nước bán đất của họ cho tư nhân để kiếm lời. Đáp lại, sau một loạt những vụ tấn công, bắt bớ và ngay cả đưa giáo dân ra tòa, nhà nước đã vội vã biến khu đất thành công viên.
Khi các hoạt động phụng tự và sinh hoạt tăng lên, các giáo sĩ và anh chị em giáo dân không còn cách nào khác là phải tiếp tục đòi lại tài sản và đất đai hợp pháp của họ. Trong khi đó, nhà nước Việt Nam luôn khẳng định phần đất này là tài sản do nhà nước quản lý. Tuy nhiên, họ không đưa ra được một văn bản pháp lý nào biện minh cho hành động cưỡng chiếm của họ vì tất cả việc chiếm đoạt đất đai đã diễn ra tùy tiện bởi các quan chức địa phương; và như thế là bất hợp pháp ngay cả đối với luật pháp của nhà cầm quyền Việt Nam, một thứ luật pháp vi phạm trầm trọng những công ước quốc tế về quyền tư hữu.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam nghiêm khắc lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế những hành vi khủng bố tại giáo xứ Thái Hà và yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam:
1) Chấm dứt những hành vi khủng bố Giáo Xứ Thái Hà.
2) Chấm dứt việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo và các tôn giáo khác. Bảo đảm an ninh cho các nơi thờ tự của tất cả các tôn giáo.
3) Nghiêm chỉnh tôn trọng luật pháp do chính họ ban hành và trả lại tất cả tài sản đã chiếm đoạt của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và của các tôn giáo bạn.
4) Tuyệt đối tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo theo như bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khẳng định.
Trong niềm tin vào Thiên Chúa, chúng tôi hiệp thông, chia sẻ, và đồng hành với Giáo Xứ Thái Hà.
Chúng tôi tha thiết kêu gọi Quý Quốc Hội, Chính Phủ, Quý Đảng Phái Chính Trị các quốc gia, Quý Tổ Chức Nhân Quyền, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, Quý Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế, các tổ chức thường quan tâm đến Tự Do và Nhân Quyền cho Việt Nam, cùng Quý Cơ Quan Truyền Thông Thế Giới, cùng đồng hành đấu tranh cho Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam.
Liên hệ:
Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Giám Đốc Radio VERITAS Asia
Lm. Gioan Trần Công Nghị
Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic
Lm. Joachim Nguyễn Đức Việt Châu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu
Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu
Lm. Paul Chu Văn Chi
Phó Giám Đốc Vietcatholic Network, Sydney Australia
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam