Ngày 15-11-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lừa gạt
Lm Vũđình Tường
04:44 15/11/2013
Hầu như ai cũng có kinh nghiệm nhận những điện thư của bọn lừa gạt quốc tế. Những điện thư lừa gạt này hoặc là khơi dậy lòng xót thương hoàn cảnh bi thảm của anh ta để giúp cho ít tài chánh. Cũng có những điện thư khơi dậy lòng tham con người bằng cách kêu gọi cho đầy đủ chi tiết để họ biếu tặng một phần món tiền khổng lồ của người quá cố hay tiền tiết kiệm lâu năm của người khác. Điện thư lừa gạt thường do cá nhân hay một tổ hợp dăm bảy người chủ trương sống lừa gạt. Tổ chức lừa gạt qui củ nhất thế giới là tổ chức chính trị, thứ đến là tôn giáo phỉnh gạt giáo dân mong thu lợi nhuận cho kẻ sáng lập giáo phái.

Đức Kitô cảnh cáo các tông đồ hãy coi chừng tránh để hào nhoáng bề ngoại lừa giác quan. Các tông đồ nhìn thấy vẻ vĩ đại, hùng vĩ của Đền Thánh Jerusalem. Các ông bị vẻ đẹp lộng lẫy, cột trụ đá chà bóng láng, nóc Đền Thánh cao ngất trời và hàng hiên trải dài như vô tận hớp hồn. Các ông tin kiến trúc Đền Thánh tồn tại muôn đời. Biết các ông đang bị cảnh đồ sộ, vĩ đại nhập tâm Đức Kitô cảnh cáo những gì đang thấy, ngày gần đây sẽ bị tàn phá. Bàn tay người này tạo được sẽ có bàn tay khác phá nát. Đền Thánh sẽ bị nát tan không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Vì sao? Vì tinh thần thờ ngẫu tượng đã xâm nhập Đền Thánh. Đức Kitô lên tiếng cảnh cáo trước hết cho các tông đồ rồi sau đó cho những kẻ lợi dụng Đền Thánh bằng đủ mọi hình thức kiếm cơm ngon, áo đẹp.

Sẽ tới ngày quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm Lc.19,44

Vẻ hào hùng, uy nghi bề ngoài không thể hiện sự thật bên trong Đền Thờ, đằng sau những bức tường đẹp tuyệt vời, cao ngất ngưởng là những man trá, cướp giật trên tay kẻ nghèo khó chân thành viếng Đền Thờ. Tinh thần thờ phượng bị lung lay tận gốc rễ vì những lợi nhuận buôn bán trong Đền Thờ. Tinh thần tục hoá và lòng tham xâm chiếm đền thờ. Thực ra tinh thần này xâm chiếm tâm hồn kẻ lãnh đạo Đền Thờ rồi từ đó bén rễ, bò lan sang các nghi thức lễ tế, thờ phượng, dâng cúng lễ vật. Như thế thì Đền Thờ trong tâm hồn người lãnh đạo bị tàn phá nhiều năm trước khi đền thờ bằng gỗ đá bị tàn phá. Tâm hồn kẻ lãnh đạo bị tục hoá, mọi sự chung quanh người lãnh đạo sẽ bị tục hoá. Tinh thần lãnh đạo thối nát, những gì người đó coi sóc sao mang mùi thum thủm. Điều người ta không dễ nhận biết là kẻ lãnh đạo có ơn thánh từ cửa miệng trở ra, còn trong lòng đã mất từ lâu. Rao giảng về ơn thánh mà tâm không thành tín là tự lừa dối mình, gạt người. Điều này thể hiện qua việc làm. Thứ nhất Đức Kitô tố cáo họ biến Đền Thờ thành hang trộm cướp. Thứ hai nhiều lần họ chất vấn Đức Kitô về quyền rao giảng của Ngài và nhiều hần họp kín tìm cách gài bẫy Đức Kitô.

Lừa gạt dưới hình thức rao giảng điều không tin. Xa hơn là tạo luật ngăn cấm, cuối cùng là hành hung, bắt bớ, cáo gian, bỏ tù, kết tội và xử tử. Đức Kitô kêu gọi trong trường hợp như thế tín hữu trung kiên ngẩng đầu cao làm chứng cho Đức Kitô. Đừng để đau khổ phần xác hành hạ tâm hồn, cũng đừng để doạ nạt làm mờ hình ảnh Thiên Chúa cùng đồng hành trong tâm trí. Hãy trung kiên, ngẩng đầu cao vì ơn Cứu Độ và Phục Sinh dành sẵn cho tâm hồn kiên tâm, bền chí trong hành trình làm nhân chứng đức tin.

Có kiên trì anh em mới giữ được mạng sống mình c.19

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Vua tình yêu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:14 15/11/2013
Chúa Nhật XXXIV THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 23, 35-43

VUA TÌNH YÊU

Thực tế khi nói đến tước vị Vua của Chúa Giêsu, người ta nghĩ ngay tới chức vụ làm Vua vũ trụ của Chúa nghĩa là Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ tạo dựng muôn loài, tạo dựng thế giới và dựng nên con người.Tuy nhiên, chức vị Vua của Chúa Giêsu hoàn toàn khác với Vua thế gian. Chúa làm Vua nhưng là Vua tình yêu, Vua Hòa bình, Vua Khiêm nhượng. Chúa là Vua nhưng Vua cưỡi trên mình lừa, Vua đến để phục vụ, chứ không phải đến để được hầu hạ.

Đọc lại Tin mừng của Chúa Giêsu, chúng ta không khỏi ngạc nhiên vì trước những cám dỗ của các môn đệ Chúa, họ muốn tôn Chúa lên làm Vua theo ý nghĩ của họ và cứ tưởng rằng Chúa đến để khôi phục lại Nước Israen theo kiểu trần gian và rồi các tông đồ sẽ được chia nhau chỗ ngồi trong Vương Quốc của Chúa Giêsu, Chúa Giêsu vẫn làm thinh, rồi khi về chỗ nghỉ, Ngài đã hỏi xem các môn đệ lúc đang đi dọc đường đã tranh luận gì thế ? Ngài hỏi các tông đồ nhưng Ngài đã hiểu rõ thâm ý của các Ông. Các tông đồ im lặng, một sự im lặng thật mỉa mai vì họ không hiểu ý của Thầy, họ tranh dành nhau theo kiểu người đời. Việc Chúa Giêsu loan báo, Ngài sẽ lên Giêrusalem để chịu người đời bắt bớ, kết án, Ngài sẽ chết và ba ngày sẽ sống lại vẫn không làm cho các tông đồ hiểu được ý của Thiên Chúa Cha. Cám dỗ làm lớn làm bé trong Nước Chúa làm chúng ta nhớ tới ma quỷ đã thử thách, đã cám dỗ Chúa vì chúng lầm tưởng Ngài cũng ham thích danh vọng, ham thích làm Vua theo kiểu thế trần. Ma quỷ tưởng rằng Ngài sẽ tự kiêu, sẽ làm trò ngoạn mục là gieo mình từ nóc Đền thờ xuống đất theo lời chúng khiêu khích.Sự khiêu khích này cho chúng ta hiểu được ma quỷ luôn chống đối và thử thách Chúa, việc thử thách và khiêu khích được biểu lộ qua lời nói của tên cướp bị đóng đinh cùng với Chúa Giêsu trên đồi Canvê :” Nếu Ông là Vua, hãy tự cứu mình đi, hãy xuống khỏi thập giá xem nào “. Đây là lời lăng nhục, khiếm nhã trước một Vị Chúa dựng nên con người, tạo dựng nên vũ trụ, muôn loài, muôn vật. Lời nói, lời khích bác của tên gian phi không thương tiếc một Vị Chúa đang hấp hối trước đám đông không biết thương xót. Chúa Giêsu, Vua Tình Yêu vẫn im lặng. Sự im lặng thánh cho chúng ta hiểu được Chúa hoàn toàn thắng ma quỷ khi chúng cám dỗ Ngài trong sa mạc, đồng thời hôm nay Chúa vẫn trung thành với chọn lựa của mình, Ngài đã chịu treo trên thập giá với những lời nhạo báng kinh khủng. Trên thập giá Chúa đã chiến thắng tất cả. Bởi vì, chết mới nói lên tất cả. Chết mới diễn tả được tình yêu mà Ngài đã hiến cho nhân loại, cho con người, cho mỗi người.
Lời thách thức của tên gian ác cũng như những luận điệu cám dỗ của ma quỷ trong sa mạc luôn theo sát sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu.

Xem ra sự cám dỗ làm lớn, làm bé, địa vị, danh vọng, giầu sang phú quí vẫn là những thử thách mãi mãi của con người. Chúa Giêsu luôn có lối suy nghĩ khác:” Nếu anh em không trở nên con trẻ thì anh em không vào được Nước Trời “. Trở nên như con trẻ có nghĩa là chấp nhận mình là không trước mặt Chúa, không có Chúa, con người không làm được gì “. Phêrô chỉ nhận ra mình khi Ông yếu đuối và biết quay trở lại. Phêrô bị chìm xuống biển khi Ngài tỏ ra yếu tin và nghi ngờ. Chúa Giêsu là Vua nhưng là Vua Yêu Thương, Ngài đã đồng hóa mình với những người yếu hèn, với những người đau khổ, bệnh hoạn, tật nguyền, người đã tự hạ mình để rửa chân cho các môn đệ.

Vâng, Vua Tình Yêu đã thất bại trong ngày thứ sáu thánh theo ý nghĩ của trần gian, nhưng Ngài chính là Vua đã chiến thắng sự chết, Vua Yêu Thương đã sống lại khải hoàn vào đầu ngày thứ nhất trong tuần.

Lạy Chúa Giêsu, Vua Tình Yêu, xin giúp chúng con luôn biết noi gương bắt chước Chúa vì Chúa đã từ trời xuống không phải để làm theo ý mình mà là làm theo ý Thiên Chúa Cha. Xin cho chúng con luôn khiêm nhường vì Chúa đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ ?

1.Tại sao các tông đồ lại tranh nhau địa vị lớn bé trong Vương Quốc của Thiên Chúa ?
2.Vua theo ý Chúa là gì ?
3.Tại sao ma quỷ lại thử thách Chúa ?
4.Ma quỷ thách thức Chúa Giêsu làm dấu lạ để làm gì ?
5.Khi tên gian phi phỉ báng Chúa và khiêu khích Chúa xuống khỏi thập giá, hắn muốn gì ?
 
Mặt trời công chính sẽ mọc lên
Lm Jude Siciliano OP
05:44 15/11/2013
Chúa Nhật XXXIII THƯỜNG NIÊN -C-
Malaki 3: 19-20; T.vịnh 98; Thêxalônica 3: 7-12; Luca 21: 5-19

MẶT TRỜI CÔNG CHÍNH SẼ MỌC LÊN

Có những đứa trẻ thích nghe chuyện ma và chuyện yêu tinh, mặc dù sau khi nghe những câu chuyện đó chúng có thể gặp ác mộng, và không sao ngủ lại được nếu không nằm với cha mẹ. Có những người lại thích đi xem phim kinh dị, dẫu cho xem trên màn hình toàn những thứ làm họ nổi da gà và gào thét inh ỏi. Khi xem xong những phim đáng sợ như thế, người ta rời rạp chiếu phim và trở về với cuộc sống thường ngày của họ. Họ để lại sau lưng sự choáng váng và nỗi sợ hãi đó trong bóng tối.

Bài đọc I và Tin Mừng hôm nay tựa như những kịch bản cho một trong số những câu chuyện kinh hoàng đó. Khi những câu chuyện này được đọc lên, các bậc cha mẹ muốn bịt tai con mình lại vì sợ chúng bị ảnh hưởng. Những đoạn văn này không phải dành cho người nhút nhát. Mặc dù chúng kết hợp những đặc điểm giàu tính văn chương, nhưng đây không phải là câu chuyện đêm khuya ngày lễ Halloween để kể cho các trẻ em dạn dĩ. Nhưng các bài đọc này nhằm thức tỉnh những tâm hồn cần thay đổi đời sống, hoặc những ai bị giam cầm cần đến niềm hy vọng khi họ thấy toàn là sự ảm đạm.

Cuốn sách ngắn gọn của ngôn sứ Malachi đã khép lại Kinh Thánh Hípri, Cựu Ước. Tác giả giữ bí mật danh tánh của mình vì lời bình luận sắc bén về những tư tế và các nhà lãnh đạo dân chúng. Danh xưng Malachi có nghĩa là “Sứ Giả Của Tôi.” Đó là những vị ngôn sứ, sứ giả từ Thiên Chúa, họ mang đến những ngôn từ khẩn thiết cho dân chúng: có nhiều vị đem đến một lời an ủi giữa những đau buồn; các vị khác thì lại đưa ra những lời cảnh báo chói tai cho dân chúng, những ai vi phạm mối quan hệ giao ước với Thiên Chúa.

Chúng ta tìm thấy hai thông điệp trong bản văn hôm nay từ sách Malachi. Thứ nhất, phần “phim rùng rợn.” Vị ngôn sứ cảnh báo về “ngày” sẽ đến. Những người Dothái chịu đau khổ và bị lưu đày đang mong mỏi “ngày của Đức Chúa,” khi Thiên Chúa ra tay đầy quyền năng chống lại những kẻ ngược đãi họ, và Thiên Chúa đến để giải thoát họ. Một lần nữa, Thiên Chúa đến giải thoát, dẫn họ ra khỏi ách nô lệ, và đưa về quê hương. Nhưng họ đã lơ là sống bổn phận giao ước. Thế nên, ngôn sứ Malachi đã lớn tiếng chỉ trích việc tuân thủ đạo nghĩa của dân chúng, đặc biệt sự thực hành lỏng lẻo và không đúng cách của các tư tế. Ngài cũng kết án những ai đã lừa gạt người nghèo và góa phụ.

Thiên Chúa không chỉ là Thiên Chúa nơi cung thánh, bị giới hạn bởi bốn bức tường trong đền thời hay nơi thánh đường. Thiên Chúa tỏ lòng xót thương với người nghèo khổ, và lên án những ai cậy dựa quyền thế để trục lợi. Vì ngày bất công của Thiên Chúa đến sẽ là ngày tính sổ. Nhưng trong lời cảnh báo của ngôn sứ Malachi còn có ân sủng; ngày đó chưa đến và vì thế, vẫn còn thời gian để thay đổi. Thực ra, những lời tiên báo của ngôn sứ Malachi đã giúp thúc giục Ezra và Nehemiah sửa đổi.

Những ai trung tín với Thiên Chúa, hoặc những người biết ăn năn, thì “ngày của Đức Chúa” sẽ được thể hiện rõ bởi lòng trắc ẩn của Thiên Chúa. Đối với họ, Thiên Chúa đến sẽ mang theo ánh sáng vào nơi tối tăm, bởi lẽ, “Mặt trời công chính sẽ mọc lên, mang theo các tia sáng chữa lành bệnh.”

Ngôn sứ Malachi nói với chúng ta khi chúng ta thờ phượng “ngày của Đức Chúa”, nghĩa là ngày Chúa Nhật. Chúng ta đã đến thờ phượng nhiều lần trong suốt cuộc đời của mình, điều đó trở thành lệ thường, vậy liệu chúng ta có phải làm điều gì nữa trong tuần hay không? Chúng ta có thấy cần thiết để làm điều gì khác nữa hay không? Nếu cầu nguyện tất cả mọi việc, thì liệu những lời cầu nguyện của ta có chiếu lệ hay không? Chúng ta phải tuân theo vài bước để làm hồi sinh những thực hành đạo đức.

Một vài bản tin của giáo xứ có đính kèm những phần phụ trương mang tính giáo dục liên quan vấn đề đức tin. Chúng ta có thể bắt đầu sự hồi sinh của mình bằng cách dành thời gian đọc và suy tư về những gì nằm trong tầm tay chúng ta ở những bản tin đó. Vậy, chúng ta có thể làm được gì? Hãy đến nhà thờ sớm hơn để dành thời gian suy gẫm trước khi buổi lễ bắt đầu. Hãy ghé thăm thư viện giáo xứ, hoặc quầy sách tôn giáo ở địa phương. Hãy hỏi một người nào đó trong hội đồng giáo xứ, hoặc một người bạn am hiểu để được giới thiệu một cuốn sách làm món ăn tinh thần. Có những người thức dậy sớm hơn vài phút để lặng lẽ suy tư trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới của mình. Người khác nữa lại cài những phần mềm trong điện thoại, và nhận những suy gẫm từ những bài đọc phụng vụ hằng ngày.

Ngôn sứ Malachi thúc đẩy chúng ta suy tư và quay về cuộc sống tinh thần. Liệu tinh thần đó có đầy sức sống và mạnh mẽ hay không? Hoặc tinh thần đó đang ngủ mê và chẳng hướng dẫn gì cho đời sống hằng ngày của chúng ta chăng? “Ngày đó” đến với chúng ta thật tình cờ qua một khủng hoảng cá nhân, hoặc một biến cố làm thay đổi trầm trọng về trật tự cuộc sống của chúng ta. Khi “ngày đó” đến, liệu chúng ta có tìm thấy những nhu cầu, và sự thiếu thốn mà chúng ta cần có hay không?

Trong phần hai của bài đọc sách ngôn sứ Malachi nói về những thay đổi của hòn đá và ám chỉ những ai bị căng thẳng và gặp khủng hoảng. Người tín hữu sẽ nhìn thấy “Mặt trời công chính mang theo các tia sáng chữa lành bệnh.” Tác giả đã mượn hình ảnh từ những tôn giáo ngoại bang của vùng Persia và Aicập. Họ tôn thờ thần mặt trời như là nguồn ánh sáng và nguồn mạch của sự sống. Ngôn sứ Malachi đặt danh hiệu “mặt trời công chính” là nhằm ám chỉ Thiên Chúa của dân Israel. Đối với những ai coi cuộc đời của mình như sự ảm đạm, hoặc sống dưới một bóng mây đen tối, thì “mặt trời công chính” là dấu chỉ đầy hy vọng. Nơi nào có bóng tối thì Thiên Chúa sẽ chiếu dọi ánh sáng. Những lời của ngôn sứ nuôi dưỡng niềm hy vọng chúng ta khi chúng ta chưa nhận ra những dấu chỉ rõ ràng mà chỉ biết trông cậy vào niềm hy vọng.

Nếu những bóng tối do bất công tạo ra sẽ được lan truyền vào “ngày đó”, thì khi “Mặt trời công chính” đến sẽ mang theo các tia sáng chữa lành bệnh. Chúng ta biết được lý do tại sao những người Kitô hữu tiên khởi đã mượn hình ảnh mặt trời công chính và đặt danh hiệu đó cho Đức Kitô. Như thánh Gioan đã nói: “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng” (Ga 1,5).

Có người trả lời với thánh Gioan rằng, vẫn còn bóng tối, và bóng tối đã gây thiệt hại trên những người đang đấu tranh để giữ vững đức tin. Đó là bóng tối về: ốm đau bệnh tật, những nạn nhân của chiến tranh không nơi nương tựa, các trẻ em nghiện ngập, sự thờ ơ của chính phủ đối với những người cùng cực, căn bệnh thế kỷ AIDS, v.v… Thêm vào đó, chúng ta có trong mình những bóng tối về tinh thần, có lẽ đó là kết cục của việc sao lãng hoặc thờ ơ những đường lối của Thiên Chúa. Nhiều lúc chính điều đó làm cho ta cảm giác rằng bóng tối lại tiêu diệt ánh sáng.

Tuy vậy, chúng ta vẫn đặt hy vọng vào những gì ngôn sứ Malachi nói với chúng ta. Thiên Chúa thấu suốt thân phận của ta. Khi “ngày đó” đến thì công lý của Thiên Chúa sẽ mang lại một sự đảo ngược lớn lao. Việc làm sai trái sẽ bị kết án, và mọi quốc gia sẽ đối diện với ánh sáng mặt trời rực rỡ của công lý Thiên Chúa. Không còn chừa lại “một rễ hay cành” nào. Người Kitô hữu chờ đợi ngày đó với lòng kiên nhẫn nhờ thông điệp của vị ngôn sứ nuôi dưỡng.

Như đề cập ở trên, danh xưng Malachi có nghĩa là “Vị Sứ Giả Của Tôi.” Ngày xưa là như thế, nhưng đây là chuyện thời nay. Vậy, giờ đây ai là những “sứ giả” để nói lên những lời của ngôn sứ Malachi? Ai sẽ lên tiếng chống lại “kẻ ngạo mạn và mọi kẻ làm điều gian ác?” Ai sẽ chiếu dọi ánh sáng vào những nơi tối tăm của thế giới này, nơi mà sự lừa dối và trục lợi cứ tràn lan trong lãnh vực kinh doanh. Ai sẽ là ánh sáng cho những người gặp tai ương và đau thương? Nói cách khác, ai sẽ trở thành một ngôn sứ Malachi, phát ngôn viên cho Thiên Chúa, để nhờ đó, “mặt trời công chính” một lần nữa sẽ mang theo các “tia sáng” chữa lành bệnh?


Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp



33rd SUNDAY -C-
Malachi 3: 19-20; Psalm 98; 2 Thessalonians 3: 7-12; Luke 21: 5-19


Some children like to hear ghost and goblin stories, even though they might get nightmares after hearing them and want to sleep with their parents the rest of the night. Some people like going to scary movies, even though what they see on the screen gives them goose bumps and causes them to scream. As frightening as those movies are, when they end, people can leave the theater and return to their regular lives. The shock and fright are left behind in the dark.

Today’s first and gospel readings sound like scripts for one of those scary movies. When they are read parents might want to cover the ears of their impressionable children. The passages are not for the faint hearted. Though they incorporate rich literary features they weren’t meant as Halloween bedtime stories to tell to stouthearted children. They are meant to awaken the spirits of those who need to make changes in their lives, as well as those under duress, who need hope when all they see is bleakness.

The Hebrew Scriptures, the Old Testament, closes with the brief book of Malachi. The writer kept his name secret because of his sharp criticism of the priests and rulers of the people. Malachi, means "My Messenger." That’s who prophets are, messengers from God, bearing an urgent word for the people: for some a word of consolation amid affliction; for others, a word of harsh warnings for people who are violating their covenant relationship with God.

Today’s passage captures two messages found in the Book of Malachi. First, the "scary-movie" part. The prophet warns of the coming "day." The Jews in pain and exile longed for "the day of the Lord," when God would act powerfully against their persecutors and come to rescue them. God did come to their rescue once again and led them out of their slavery to bring them home. But they failed to live their covenant responsibilities. Malachi is vociferous in his criticism of the people’s religious observances, especially the lax and improper practices of their priests. He also condemned those who defrauded the poor and widows.

God is not just a God of the sanctuary, confined by the four walls of temple or church. God casts an eye of mercy on the poor and judgment on those who profit from their condition. For the unjust "the day" of God’s coming will be a day of reckoning. But there is a grace in Malachi’s warning; the day has not yet come and so there is time to change. In fact, Malachi’s prophetic words helped precipitate the reforms of Ezra and Nehemiah.

For those who are faithful to God, or who repent, the "day of the Lord" will be marked by God’s compassion. For them God’s coming will bring light into their darkness, "There will arise the sun of justice with his healing rays."

Malachi speaks to us as we worship on this our "Day of the Lord," our Sunday. Have we come to worship so many times over the course of our lives that it is becoming routine, one more thing we have to do in the course of the week? Something we do because we are supposed to? If we pray at all, are our prayers said in a perfunctory way? We may have to take some steps to revive our religious practices.

Some parish bulletins have educational inserts related to issues of faith. We could begin our renewal by taking time to read and reflect on what is at our fingertips in the bulletins. And then, what could we do? Come early for some reflection time before the service begins. Visit the parish library, or local religious bookstore. Ask someone on the parish staff, or a knowledgeable friend, to recommend a book to feed our spirit. Some people rise a few minutes early for quiet reflection before they begin their work day. Others have apps on their phones and receive reflections on the daily liturgical readings.

Malachi is challenging us to reflect and tend to the life of our spirit. Is it vibrant and growing? Or, is it dormant and not guiding our daily lives? "The day" can come upon us by surprise with a personal crisis, or an event that drastically changes our structured lives. When "the day" comes will we be found wanting, lacking the reserves we need?

In the second part of our reading Malachi’s tone shifts and addresses those who are stressed and in crisis. The faithful will see the "sun of justice with its healing rays." He is borrowing an image from the pagan religions of Persia and Egypt. They worshiped a sun god as the source of light and life. Malachi applies the title "sun of justice" to Israel’s God. For those whose would describe their lives as bleak, living under a dark cloud, "the sun of justice" is a hopeful sign. Where there is darkness God will shine light. The prophet’s words nourish our hope when we can’t discern any visible signs to pin our hopes on.

The dark shadows caused by injustice will be dispersed on that "day" when the "sun of justice" comes with its healing rays. We can see why the first Christians adapted the image and applied it to Christ. As St. John says, "The light shines on in darkness, a darkness that did not overcome it" (John 1:5).

Some might respond to John that there is still darkness and it takes its toll on people struggling to hold on to their faith. It’s the darkness of: debilitating illness, displaced victims of war, children succumbing to drugs, government’s neglect of the neediest, AIDS in Africa and on and on. In addition, we have our own spiritual darkness, perhaps the result of neglect or indifference to the ways of God. It does feel at times that the darkness can overcome the light.

Still, we put hope in what Malachi tells us. God has observed our condition. When "the day" comes God’s justice will bring about a great reversal. The evil will be judged and all nations will face the clear sunlight of God’s justice. There will be no hiding no "root or branch" to cling to. The faithful wait for that day with their perseverance nourished by the message of the prophet.

As mentioned above, the name Malachi means "My Messenger." That was then – but this is now. So, who are the "messengers" to speak Malachi’s word now? Who will speak out against "the proud and all evildoers?" Who will shine a light into the dark corners of our world where deceit and profit are the order of business. Who will be the light for those grieving and afflicted? Who, in other words, will be a Malachi, a spokesperson for God, so that "the sun of justice" will again bring its healing "rays?
 
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 33 mùa thường niên năm C 17.11..2013
Mai Tá
06:16 15/11/2013
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 33 mùa thường niên năm C 17.11..2013

“Đống gạch vụn chất trong lò ngôn ngữ,”
“Đò phù sa theo nước nhuộm xanh đồng.”
(dẫn từ thơ Trầm Mặc Thiên Thu)
Lc 21: 5-19
Gạch vụn một đống, không chỉ có ở ngôn ngữ mới hôm nay. Đồng xanh nước nhuộm, cũng đã từng có ở trình thuật, rất lâu rày.
Trình thuật, nay thánh Luca lại đã mô tả cảnh Đền Giêrusalem trở thành gạch vụn, tưởng chừng như thơ. Thơ sầu hận, ngày nguyệt tận, đâu nào tả ngày thế tận mà về ngày tàn của đền thánh rất Giêrusalem. Với người Do thái, Đền thờ là chốn thánh rất tột bực ở địa cầu; là: chốn Chúa tiếp cận với dân con Ngài hằng trân trọng.
Về Đền thánh, người Do thái có tất cả đến ba ngôi đền được xây xong rồi bị phá do những con người bất ưng, thù hận gây nên. Đền thờ ban đầu, do vua Salômôn xây, đã bị phá hủy vào năm 587 trước khi dân con lưu đày trở về từ Babylon. Đền thứ hai, lại được người Do thái xây sau ngày trở về, để nối kết mọi người đến mà thờ phượng Gievê, Đức Chúa. Đền thứ ba, do Hêrôđê xây tuy chưa hoàn tất vào thời Chúa sống nhưng vẫn lộng lấy, dát vàng thật tráng lệ.
Sống vào thời của Chúa, chẳng cần sắc sảo/tinh khôn cũng có thể đoán được rằng đền thờ này lại sẽ bị phá hủy cùng với thành Giêrusalem đi theo đó. Lúc ấy, người La Mã kiểm soát khắp mọi nơi chốn. Họ lại là người tàn bạo, dữ dằn nên sẽ không nương tay tàn phá những đền đài hoặc thành phố do họ chiếm, nếu chống đối. Giả như người Do thái lại tìm cách chống cự người La Mã, thì thế giới của dinh thự, hoặc đền đài cũng bị triệt tiêu.
Dân con của Chúa vốn dĩ luôn hy vọng/nguyện cầu sao cho triều đại đế quốc La Mã thống trị mọi người mau chấm dứt. Họ mơ ước ngày ấy cũng sẽ là ngày thế giới bị tận tuyệt. Và bỗng nhiên, ngôn sứ giả mạo như Theudas và 400 người đi theo đã nổi lên ở nhiều nơi khiến người La Mã đã phải ra tay tiêu diệt cho tận tuyệt. Tình trạng chính trị lại càng hỗn loạn. Thiên tai, động đất, mất mùa cứ thế xảy ra. Và, dân con cứ nguyện cầu Chúa ra tay can thiệp giúp người Do thái chiến thắng đám quân tham tàn, giống giòng La Mã.
Và, vào năm 70, đền thờ của người Do thái lại đã bị quân La Mã triệt hạ, không thương tiếc. 6000 dân con Do thái đã quanh quẩn khu vực đền thờ khi thành Giêrusalem bị đoàn quân của Titus trấn giữ, và toàn bộ người dân vô tội đã thiệt mạng. Và đền thờ từ ngày ấy đến nay như thế, chẳng bao giờ được xây dựng lại suốt 20 thế kỷ. Ngày nay, duy nhất chỉ một tường thành trơ trụi còn trơ lại để người Do thái và người đạo khác đến nguyện cầu Đấng Thiên Sai sẽ tái lâm, gầy dựng lại từ đầu.
Trình thuật hôm nay được viết vào năm 90 sau Công nguyên, phần lớn các sự kiện như thế đã xảy đến. Thánh sử Luca cũng đã viết về những lời tiên đoán đặt lên môi miệng của Chúa, vì thánh-nhân đã thấy toàn bộ sự việc tàn phá đã xảy ra như trước mắt. Và, thánh-nhân đã sử dụng văn phong phổ biến vào thời đó, vẫn được gọi là thể văn “cánh chung luận”, rất tận thế.
Cánh chung luận, là một thể loại văn chương nhằm tỏ lộ còn gọi là “mặc khải” những điều rất bí mật chưa từng được gửi đến cho ai hết. Cánh chung, là ý nghĩa chỉ về những ngày sau hết của thế giới gian trần, tức ngày “thế tận” của vũ trụ. Người Do thái vào thế kỷ đầu cứ nghĩa rằng thời hiện tại vẫn ở trong tay ác thần/sự dữ quyết đè nén, bách hại cộng đồng người công chính, chứ không chỉ mỗi người La Mã thôi.
Toàn bộ thế giới tạm bợ sẽ chấm dứt rất chóng trong một tai hoạ khủng khiếp hơn cả đám cháy khắp hoàn cầu. Dân con mọi người đều đã nguyện cầu cho ác thần sự dữ biến mất trong trận chiến cuối cùng, vào khi đó kẻ gian ác sẽ bị trừng phạt, giết chết đến triệt hạ. Và khi ấy, người công chính sẽ trỗi dậy vào cuộc sống vinh quang, không còn âu sầu, đau đớn bởi kỷ nguyên mới được Chúa cho khởi đầu từ lúc ấy. Dĩ nhiên, chuyện này đến nay vẫn chưa xảy đến, nhưng đó vẫn là niềm hy vọng trong sáng như lời tiên tri ta sẽ thắng vào ngày rất gần.
Sử dụng biểu tượng, người viết trình bày ngày tàn của thế giới đền đài cùng với hy vọng kết tận thế giới thống trị của người La Mã, thế giới của sự dữ và khởi đầu một thế giới mới được Chúa phú ban cho ta như một bí mật này được mặc khải cho ta.
Rõ ràng là, tác giả trình thuật muốn mọi người đọc trình thuật này không nên hiểu theo nghĩa đen. Bởi ta thật chẳng biết trình thuật có ý nói về ngày cùng tận của vũ trụ vạn vật không. Cũng chẳng rõ, lịch sử diễn tiến thế nào, hoặc giả như người Do thái và Kitô-hữu cuối cùng có được sống an bình vào thời sau hết hay không. Bởi, nếu đọc và hiểu các đoạn trình thuật như thế hoàn toàn theo nghĩa đen, ta sẽ có vài ý tưởng rất ngộ nghĩa, lạ kỳ. Thành thử, chẳng nên coi đó như mục đích tác giả muốn viết theo nghĩa thực tế rất đen ngòm; nhưng, hãy tìm xem thông-điệp ở trình thuật nói gì về sự sống ở đây, và thời này.
Điều mà thánh-sử Luca muốn nói đến, là: ta hãy có động thái đổi thay hướng về cuộc sống ngay lúc này. Thay đổi động-thái, là: hãy cứ hy vọng và kiên trì bền bỉ ở nơi đó và làm những gì có thể làm được. “Sự kiện chính” sẽ xảy ra không phải trong tương lai, trên “thiên quốc” mà ta sẽ có tất cả những gì mình cần đến ngay ở đây, nếu muốn và nếu mình thực sự làm điều gì cho sự kiện đó. Nếu ta sống như thế ngay ở đây, bây giờ, thì “tương lai” và “thiên quốc” cũng sẽ đến với ta.
Làm chút gì như thế, tức: hoạt động nhằm đổi thay xã hội mình sống. Thông điệp được thánh-sử gửi, là: cố sống hết mình hầu đổi thay xã hội, cho tốt đẹp. Chỉ bằng cách đó, ta mới có thể thay đổi được xã hội, dù rất ít. Ít, nhưng cũng đem lại cho thế giới một ý nghĩa về công bằng khiến xã hội được công bằng hơn để người sống thẳng thắn, có kết quả. Điều quan trọng là sống sao cho công bằng, biết tôn trọng luân thường đạo lý cho người nghèo và có ý thức trực tiếp về họ. Điều đó đòi mọi người biết cảm thông mà đi vào hành động, ngay lập tức.
Điều ta cần đổi thay thế giới này, bây giờ là đặc biệt những ai lâu nay sở hữu thế giới đã đổ vỡ. Hiện đang có những người, không chỉ nghèo về vật chất thôi, mà cả những người cảm thấy thế giới của họ đang tan tành, gẫy đổ. Họ mất nhà, mất cả tiền bạc cũng như bạn bè người thân, mất cả công ăn việc làm, niềm tự tin và lòng tự trọng nữa. Họ thấy mình bị bỏ rơi khỏi thế giới trong khi người khác lại cứ sống ăn trên ngồi chốc, nhờ vào mồ hôi nước mặt của người nghèo hèn. Chúa đến, mang đến cho họ niềm hy vọng thấy được đường lối sống tốt đẹp hơn, tức: sống cho mọi người, ngay ở đây, bây giờ để mọi người đến với nhau bằng tình yêu không hạn chế.
Trình thuật hôm nay cốt mang đến cho mọi người niềm hy vọng để sống. Sống có thay đổi và làm một chút gì đó cho mọi người. Quả là khi xưa Hội thánh ta lại quá nhấn mạng đến mục tiêu và chú trọng mỗi chuyện làm gì để lên được thiên đàng thẳng cánh, chứ không làm nhiều cho cuộc sống dưới thế này. Nếu ta thương yêu giùm giúp lẫn nhau và giúp người khác sống cho ra sống, thì việc “lên thiên đàng thẳng cánh” sẽ là tự chăm lo cho ta và mọi người. Có như thế, ta mới sẵn sàng để sống ở nơi đó, cách thoải mái.
Trong tâm tình cảm nhận được sự thể như thế, cũng nên trở về ngâm lại vần thơ bỏ dở, rằng:

“Đống gạch vụn chất trong lò ngôn ngữ,”
“Đò phù sa theo nước nhuộm xanh đồng.
Triệu tinh cầu lấp lánh giữa tầng không,
Thập loại chúng sinh trong ba ngàn thế giới.
Chữ của ta có niềm vui rất mới,
Có nỗi buồn đọng lại tự thiên thu
Có lời ru trong khúc hát căm thù
Có tiếng thét trong bài ca hoan lạc.”
(Trầm Mặc Thiên Thu – Tôi Không Phải Là Thi Sĩ)

Lời ru hay tiếng thét, trong đống gạch vụn đổ vỡ ngày thế tận, vẫn không là nỗi buồn đọng lại tự thiên thu. Nhưng, vẫn mang nhiều hy vọng về niềm vui rất mới, chốn thiên đường bay thẳng cánh. Ở đây. Bây giờ.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Thảo và Thánh Lễ mừng Ngân Khánh Đại Lễ Phong Thánh cho Các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam
Phaolô Phạm Xuân Khôi
21:10 15/11/2013
Tin Houston – Nhân dịp mừng Ngân Khánh Đại Lễ Phong Thánh cho Các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, Tu Hội Nhập Thể Tận Hiến Truyền Giáo sẽ tổ chức một ngày Hội Thảo, có Thánh Lễ và Văn Nghệ, vào ngày 7 tháng 12 năm 2013, từ 9 giờ sáng đến 7:30 tối, tại Trung Tâm Truyền Giáo Thánh Anrê Dũng-Lạc (Nhà Tĩnh Tâm Lê Thị Thành), Waller, TX.với chủ đề: “Sức Sống Đức Tin trong dòng lịch sử của người Công Giáo Việt Nam” để:

• Tạ ơn Thiên Chúa, Đấng đã thực hiện những điều lạ lung trong đời sống các ngài

• Tôn vinh các bậc Tiền Nhân là những “hoa trái đầu mùa của Giáo Hội Việt Nam”

• Noi gương các ngài để lại bằng nỗ lực sống đức tin

• Phát huy lòng tôn kính các ngài

Muốn biết thêm chi tiết xin tải thư mời và chương trình dưới đây.

• Thư Mời: http://giaoly.org/download/ThuMoiKyNiemPhongThanh.pdf

• Chương Trình và Chi Tiết: http://giaoly.org/download/KyNiemPhongThanhFlyer.pdf
 
Chung quanh tin ĐGH Phanxicô có thể bị hãm hại.
Nguyễn Long Thao
15:02 15/11/2013
Chung quanh bản tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể bị hãm hại.

Bản tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô có nguy cơ bị ám sát được các cơ quan truyền thông quốc tế trên toàn thế giới như CNN, CBS, ABC, Fox loan tin rộng rãi làm nhiều người lo âu. Tại Việt Nam tờ Thanh Niên trên mạng lưới điện tử cũng đưa tin với tựa đề "Giáo Hoàng có nguy cơ bị ám sát”.

Nguồn tin Đức Giáo Hoàng có nguy cơ bị ám hại đầu tiên xuất phát từ Ý khi thẩm phán Nicola Gratteri trả lời phỏng vấn tờ báo Il Fatto. Ông cho rằng vì quyết tâm lên án tội phạm, gây cản trở cho công việc làm ăn của Mafia, nên ĐGH Phanxicô có thể trở thành mục tiêu của các “bố già” tội phạm này.

Vị thẩm phán Gratteri là người nổi tiếng và quyết tâm chống mafia từ năm 1989. Hiện nay ông được cảnh sát Ý bảo vệ rất cẩn mật 24/24 giờ mỗi ngày.

Ông Frédéric Lenoir trả lời báo Le Journal du Dimanche của Pháp: “Tính mạng của giáo hoàng có thể bị đe dọa. Thế lực ngầm không từ thủ đoạn gì để ngăn cản kế hoạch cải cách có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của họ"

Trước tin trên, người ta lo ngại vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người cởi mở, gần gũi, mở rộng vòng tay đón tiếp giáo dân và không chịu dùng xe có lồng kính chống đạn. Sau mỗi buổi lễ vào sáng thứ tư hằng tuần, Đức Thánh Cha thường trực tiếp bắt tay với hàng trăm giáo dân. Chính vì vậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dễ bị người xấu hãm hại. ĐGH Gioan Phaolô II dù được bảo vệ cẩn mật cũng đã bị kẻ quá khích người Thổ Nhĩ Kỳ tên Mehmet Ali Agca bắn bị thương vào ngày 13.5.1981.

Trong khi tin ĐGH có thể bị ám hại đang được loan truyền một cách rộng rãi trên các cơ quan truyền thông thì tại Vatican phát ngôn viên Tòa Thánh cha Federico Lombardi nói chúng tôi “rất bình tĩnh”

Trả lời hệ thống truyền hình ABC tại Mỹ cha Federico Lombardi nói “ Không có lý do cụ thể nào làm chúng tôi phải quan tâm, cũng không thấy có lý do gì hỗ trợ cho lời cảnh báo đó.”
 
Thông điệp đặc biệt từ Hội Đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ: Chúng tôi sẽ không bao giờ tuân thủ Sắc Lệnh Y Tế .
Trần Mạnh Trác
13:50 15/11/2013


Hội Đồng Giám Mục Kỳ cam kết sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lại Sắc Lệnh ủy Quyền cuả Bộ Y Tế (HHS Mandate), sẽ hiệu lực từ 1 tháng 1. HDGMHK vừa phát hành một " thông điệp đặc biệt " sau khi bầu tân ban chấp hành tại Đại hội hàng năm ở Baltimore.

" Trong lúc mà Sắc Lệnh Y Tế của chính phủ chống lại chúng ta sắp được mang ra thi hành, hàng giám mục chúng tôi thống nhất đứng chung trong quyết tâm chống lại gánh nặng này và bảo vệ sự tự do tôn giáo của chúng ta, " theo bản thông điệp.

Các giám mục lưu ý rằng nghiã vụ cuả người Công Giáo là rao giảng Tin Mừng, " nuôi người nghèo, chữa người bệnh, giáo dục giới trẻ"

"Tuy nhiên, với sắc lệnh cưỡng chế của Bộ Y tế (HHS Mandate), chính phủ từ khước không duy trì nghĩa vụ tôn trọng quyền tôn giáo, " các giám mục viết.

Sắc lệnh y tế HHS đòi hỏi mọi người sử dụng lao động phải bảo hiềm phá thai, triệt sản, và các biện pháp tránh thai. Những tổ chức không tuân thủ sắc lệnh có thể bị phạt tiền $ 100 cho mỗi nhân viên mỗi ngày, trong nhiều trường hợp, số tiền phạt có thể lên tới hàng triệu đô la một năm.

Các giám mục đã nêu ra ba mối quan tâm chưa được phải quyết. Đầu tiên, những miễn trừ không bao gồm nhiều cơ sở mục vụ, và do đó " giảm thiểu sự tự do tôn giáo thành ra là tự do thờ phượng mà thôi", thứ hai, nó buộc những cơ sở đó phải cung cấp cho nhân viên những dịch vụ vi phạm nghiêm trọng giáo huấn luân lý Công Giáo, và thứ ba, nó không có miễn trừ 'lương tâm' cho các chủ doanh nghiệp tư.

Các giám mục tuy nhất trí trong việc phản đối sắc lệnh nhưng chưa thống nhất về những biện pháp ứng phó nếu cuộc chiến không thành công.

Một số giám mục tuyên bố sẽ trả tiền phạt, và cuối cùng là đóng cửa các cơ sở, chứ không chịu tuân theo pháp luật bất công.

Ngày Thứ Ba vừa qua, khi lên làm chứng tại Toà án Liên Bang, Đức Giám Mục David Zubik của Pittsiburgh và Đức Giám Mục Lawrence Persico của Erie cho biết họ sẽ không lùi bước ngay cả khi phải đối mặt với tiền phạt.

"Tôi sẽ không thể sống với bản thân mình khi biết rằng tôi đang mâu thuẫn với những gì tôi tin, " là lời cuả DGM Zubik nói theo tin cuả tờ Pittsburgh Tribune-Review.

Nhưng cũng có vị GM cho rằng như vậy là đi quá xa.

Trong một bài phỏng vấn với tờ báo Boston Globe, Đức Hồng Y Sean O'Malley của Boston cho rằng "Việc đóng cửa các cơ sở mục vụ thì cũng là một tai họa không kém."

Tuy nhiên, Đức Hống Y O'Malley đã từng đóng cửa các dịch vụ con nuôi cuả Công Giáo ở Boston khi Massachusetts áp đặt một bộ luật đòi hỏi các cơ sở này tạo điều kiện cho người đồng tính nhận con nuôi.

Cho nên Thông điệp cuả các giám mục cũng hé lộ cho thấy những khó khăn phải ứng phó như thế nào.

" Ngay cả trong khi các giám mục chúng tôi đấu tranh để giải quyết vấn đề, chúng tôi cũng cùng nhau phấn đấu để phát triển những lối thoát khả dĩ có thể đáp ứng với tình hình khó khăn này. Chúng tôi tìm kiếm câu trả lời có thể thoả mãn lời gọi cuả Phúc Âm để phục vụ người láng giềng, đáp ứng nghĩa vụ cung cấp bảo hiểm y tế cho mọi người, bảo vệ tự do tôn giáo, và không bị cưỡng chế phải vi phạm lương tâm. "

"Chúng tôi xin được tỏ lòng biết ơn đối với với những người Mỹ của tất cả các tôn giáo và không tôn giáo đã biểu lộ tình đoàn kết, chia sẻ quan điểm cuả chúng ta trong lĩnh vực này. Hy vọng của chúng tôi là các cơ sở mục vụ và giáo dân của chúng ta sẽ có khả năng tiếp tục cung cấp bảo hiểm một cách phù hợp với đức tin của Giáo Hội. "

Và thông điệp cũng cho biết cuộc tranh đấu trên hai mặt trận Chính Trị và Tư Pháp sẽ tiếp tục.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục những nỗ lực ở Quốc hội và đặc biệt là các sáng kiến ​​đầy hứa hẹn ở tòa án để bảo vệ tự do tôn giáo, đảm bảo khả năng của chúng ta có thể thực hiện đầy đủ Tin Mừng bằng cách phục vụ lợi ích chung. "

Toàn bộ bản văn cuả thông điệp như sau:

Thông điệp đặc biệt từ các Giám Mục Hoa Kỳ

Toàn thể các giám mục của quốc gia này vừa kết thúc một khoá họp mùa thu truyền thống tại Baltimore và đã dành nhiều thời gian để bàn thảo về các vấn đề quan trọng như: cứu giúp những nạn nhân cuả cơn bão Haiyan, cập nhật tình hình ở Haiti, vấn đề thờ phượng và giảng dạy; dịch vụ cho người nghèo, và việc cải cách toàn diện vấn đề nhập cư. Trong những ưu tiên đó là vấn đề bảo vệ tự do tôn giáo, đặc biệt là khi chúng ta đang bị đe dọa bởi pháp lệnh cuả Bộ Y tế.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta rằng "Trong bối cảnh của xã hội, chỉ có một điều mà Giáo Hội rõ ràng cần có: đó là sự tự do hoàn toàn để rao giảng Tin Mừng, ngay cả khi việc rao giảng này đi ngược với (trào lưu cuả ) thế giới, ngay cả khi nó đi ngược lại giòng thủy triều. "

Các giám mục chúng tôi cùng đứng chung với nhau như là những mục tử mang trách nhiệm loan báo toàn bộ Tin Mừng. Tin Mừng kêu gọi chúng ta phải nuôi người nghèo, chữa người bệnh, giáo dục giới trẻ, và khi làm như vậy chúng ta làm chứng cho sự viên mãn cuả đức tin. Những dịch vụ tuyệt vời của chúng ta và hàng giáo sĩ, nam nữ tu sĩ, và các tín hữu giáo dân, đặc biệt là những người tham gia các hiệp hội tông đồ, đang cố gắng để đáp lại 'lời gọi cuả Tin Mừng' này mỗi ngày, và Hiến pháp và pháp luật cuả Quốc Gia cũng đã bảo vệ sự tự do cho chúng ta được làm như vậy.

Tuy nhiên, với sắc lệnh cưỡng chế của Bộ Y tế (HHS Mandate), chính phủ từ khước không duy trì nghĩa vụ tôn trọng quyền tôn giáo. Ngay từ tháng ba năm 2012, qua liên hiệp United for Religious Freedom (Đoàn Kết cho Tự Do Tôn Giáo ), chúng tôi đã xác định ba vấn đề cơ bản với Sắc Lệnh cuả Bộ Y tế: Nó Thiết lập một cấu ​​trúc sai lầm về tự do tôn giáo vì nó lọai bỏ các cơ quan mục vụ của chúng ta và do đó giảm thiểu sự tự do tôn giáo thành ra là tự do thờ phượng mà thôi, nó buộc các cơ quan của chúng ta phải tham gia vào việc cung cấp các loại thuốc gây sẩy thai và các thiết bị khử trùng và tránh thai, là những điều vi phạm niềm tin của chúng ta một cách sâu sắc; và nó buộc những tín hữu trung thành của chúng ta trong lãnh vực kinh doanh phải hành động chống lại giáo lý, không hề có bất kỳ miễn trừ nào cho họ cả.

Bất chấp nhiều nỗ lực của chúng tôi nhằm hướng tới đối thoại và một giải pháp, những vấn ấy vẫn còn tồn tại. Sắc Lệnh Y Tế Không chỉ làm suy yếu khả năng làm chứng cho Tin Mừng là nhiệm vụ cốt lõi cuả các cơ sở mục vụ chúng ta, nhưng các hình phạt còn áp đặt một gánh nặng lớn trên các cơ sở đó, đe dọa khả năng có thể tồn tại và phục vụ cho nhiều người đang nương tựa vào chúng.

Sự bế tắc hiện nay còn là một sự phiền não hơn nữa bởi vì Giáo Hội Công Giáo từ lâu đã là nhà cung cấp đứng hàng đầu, và biện hộ cho vấn đề tiếp cận các dịch vụ săn sóc có lợi ích cho sự sống. Chúng ta rất muốn dành những năm vừa qua để làm việc hướng tới mục tiêu chung này thay vì chống lại sự xâm nhập vào tự do tôn giáo của chúng ta. Chúng ta đã buộc phải dành thời gian và nguồn lực để chống lại cuộc xung đột, mà chúng ta đã không gây ra hoặc tìm kiếm.

Trong lúc mà Sắc Lệnh Y Tế của chính phủ chống lại chúng ta sắp được mang ra thi hành, hàng giám mục chúng tôi thống nhất đứng chung trong quyết tâm chống lại gánh nặng này và bảo vệ sự tự do tôn giáo của chúng ta. Ngay cả trong khi các giám mục chúng tôi đấu tranh để giải quyết vấn đề, chúng tôi cũng cùng nhau phấn đấu để phát triển những lối thoát khả dĩ có thể đáp ứng với tình hình khó khăn này. Chúng tôi tìm kiếm câu trả lời có thể thoả mãn lời gọi cuả Phúc Âm để phục vụ người láng giềng, đáp ứng nghĩa vụ cung cấp bảo hiểm y tế cho mọi người, bảo vệ tự do tôn giáo, và không bị cưỡng chế phải vi phạm lương tâm. Chúng tôi xin được tỏ lòng biết ơn đối với với những người Mỹ của tất cả các tôn giáo và không tôn giáo đã biểu lộ tình đoàn kết, chia sẻ quan điểm cuả chúng ta trong lĩnh vực này. Hy vọng của chúng tôi là các cơ sở mục vụ và giáo dân của chúng ta sẽ có khả năng tiếp tục cung cấp bảo hiểm một cách phù hợp với đức tin của Giáo Hội. Chúng tôi sẽ tiếp tục những nỗ lực ở Quốc hội và đặc biệt là các sáng kiến ​​đầy hứa hẹn ở tòa án để bảo vệ tự do tôn giáo, đảm bảo khả năng của chúng ta có thể thực hiện đầy đủ Tin Mừng bằng cách phục vụ lợi ích chung.

Quyết tâm này, như là một sự quan phòng đặc biệt cuả Chuá, được thực hiện trong ngày lễ của vị thánh quan thầy cuả người nhập cư, Nữ Thánh Frances Xavier Cabrini. Ngài là một phụ nữ dũng cảm đã mang sức sống tràn đầy niềm tin tôn giáo sâu sắc của mình để phục vụ những người bệnh, người nghèo, trẻ em, người già, và người nhập cư. Chúng ta trông cậy vào sự cầu bầu cuả Thánh Nữ, khi chúng ta thống nhất tuân theo mệnh lệnh của Chúa Giêsu là phục vụ các anh chị em bé nhỏ nhất của chúng ta.
 
Một chiến thắng cho Tự Do Tôn Giáo: Toà án khiển trách chính quyền Obama vì quan điểm hẹp hòi về tự do tôn giáo.
Trần Mạnh Trác
17:57 15/11/2013


Ngày 15 Tháng 11 năm 2013 (CNA / EWTN News) - Tòa phúc thẩm Liên Bang quận 7 vừa đưa ra phán quyết rằng những lý luận cuả Bộ Y tế của chính quyền Obama là " không lành mạnh và bất thường " khi cho rằng các chủ doanh nghiệp không có thể được bảo vệ tự do tôn giáo.

" Lập luận của chính phủ dựa trên trên một cái nhìn quá hẹp hòi về tự do tôn giáo: đó là tự do tôn giáo chỉ được bảo vệ trong nhà riêng và nhà thờ chứ không ở nơi đâu khác, " Toà án đã viết như vậy ngày 12 tháng 11 về vụ Grote Industries chống lại Sebelius. (Sebelius là bà bộ trưởng Y tế )

" Những người tin đạo không thực hành đức tin của họ một cách đóng khuôn như vậy ( compartmentalized way), những quyền tự do không nên bị hạn chế như thế. "

Bắt buộc các chủ doanh nghiệp và công ty của họ phải cung cấp dịch vụ như thuốc phá thai và các thiết bị triệt sản, và biện pháp tránh thai " đặt một gánh nặng đáng kể lên quyền được tự do hành đạo của họ ", tòa án viết.

Lập luận của chính phủ cho rằng các lập luận tôn giáo không có giá trị trên các hoạt động thương mại sẽ khiến cho " việc hành đạo hoàn toàn không được bảo vệ trong lĩnh vực thương mại. "

"Dựa vào sự hiểu biết của chính quyền về tự do tôn giáo, thì một nhà hàng của người Do Thái hoạt động vì lợi nhuận có thể bị từ chối không được hạn chế đồ ăn cho đúng với sự kiêng cữ goị là Kosher (không ăn thịt heo vv). "

" Điều đó là không đúng. Vì vốn đã không có sự tương nghịch giữa việc thực hành tôn giáo và tìm kiếm lợi nhuận. "

Vụ án xảy ra giữa Grote Industries ở Indiana, một nhà sản xuất và tiếp thị đèn xe hơi và các hệ thống an toàn. Sở hữu chủ là người Công Giáo đã phản đối Sắc Lệnh Y tế HHS, trong đó bắt buộc những người sử dụng lao động phải cung cấp bảo hiểm cho các biện pháp tránh thai, triệt sản và các loại thuốc phá thai sớm, ngay cả khi làm như vậy vi phạm niềm tin tôn giáo của họ.

Matt Bowman, cố vấn pháp lý cao cấp của Liên minh Bảo vệ Tự do (Alliance Defending Freedom), thay mặt cho công ty trước toà.

"Quyết định vừa qua đã nhìn thấy trước một cách chính xác sự nguy hiểm cuả việc cho phép chính quyền có loại quyền lực như thế này, " ông tuyên bố. "Nếu chính phủ có thể buộc các doanh nghiệp gia đình phải hành động trái ngược với niềm tin sâu xa nhất của họ bằng cách phạt tiền làm cho họ phải rời khỏi việc kinh doanh, thì đó là một mối nguy hiểm cho tất cả mọi người. "

Ông Bowman cho biết đa số các phán quyết khác về sắc lệnh y tế HHS cũng đã cho rằng nó " có quá nhiều xung đột với quyền tự do tôn giáo cuả tất cả người Mỹ. "

" Tất cả người Mỹ, bao gồm cả những người tạo ra công ăn việc làm, nên được tự do để tôn vinh Thiên Chúa và sống theo đức tin của họ. "

Quyết định cuả toà đã tạm ngừng việc thi hành sắc lệnh y tế HHS cho gia đình và Grote Industries. Ngoài ra, gia đình Kortes và công ty xây dựng của họ K & L ở Illinois cũng được hưởng chung phán quyết này.

Tòa phúc thẩm phán quyết rằng một công ty thì hội đủ điều kiện là một pháp nhân theo Đạo luật Tự do Tôn giáo và có thể nêu lên lý do đó để bảo vệ cho mình.

Hiện nay sắc lệnh y tế HHS đang là bị cáo của hàng chục vụ kiện trên toàn quốc với gần 200 nguyên đơn. Một số tòa án và tòa phúc thẩm đã phán quyết có lợi cho các nguyên đơn.

Thí dụ vào ngày 01 tháng 11 Tòa phúc thẩm Quận Columbia Hoa Kỳ đã ra phán quyết có lợi cho người kháng cáo trong vụ Gilardi vs Bộ Y Tế.

Tòa án thấy rằng sắc lệnh tạo ra một "gánh nặng đáng kể " về tự do tôn giáo cho hai ông Phanxicô và Philip Gilardi, là hai anh em người Công Giáo và là sở hữu chủ của hãng thực phẩm Freshway và Freshway Logistics.

Tòa án nói rằng anh em Gilardi đang " cố gắng hoạt động kinh doanh theo quy định của niềm tin tôn giáo của họ ", mặc dù toà lúc đó đã không đưa ra phán quyết rằng một công ty cũng có quyền tự do tôn giáo.

Thẩm phán Brown, viết ý kiến cho tòa án quận 7, cho biết, " chúng tôi kết luận rằng Đạo Luật Y Tế đã. .. dày đạp lên quyền tự do. Là một quyền cốt lõi trong hiến pháp của chúng ta "

Hơn nữa, quyết định còn lưu ý rằng một số các thuốc tránh thai (cuả chính quyền) đã bị Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization ) phân loại là những chất gây ra ung thư và đã trưng ra những bằng cớ về một nguy cơ gia tăng ung thư vú, cổ tử cung và ung thư gan, nói rằng " về mặt khoa học thì các chất thuốc này là đáng tranh cãi và do đó làm suy yếu lập luận của chính phủ. "

Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (The International Agency for Research on Cancer )- một phần của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization )- đã liệt kê loại thuốc uống estrogen - progestogen ( tránh thai) là một chất gây ra ung thư nhóm 1, cùng một thể loại với các chất asbestos, thuốc lá và tia bức xạ cực tím.
 
Tin thêm về việc Đức Thánh Cha trở thành mục tiêu cuả Mafia.
Trần Mạnh Trác
21:28 15/11/2013
Tin về việc Đức Thánh Cha Phanxicô trở thành mục tiêu cuả Mafia xuất phát từ tờ nhật báo cuà Ý Il Fatto Quotidiano và sau đó được tờ báo cuả Anh The Guardian trích thuật. Nguồn tin mau chóng trở thành nóng hổi ở bên Á Châu sau khi các tờ báo cuả Ấn độ trích dẫn từ tờ The Guardian.

Tại Mỹ, tuy hệ thống truyền thông có loan tin, nhưng hầu như mọi người coi đó là tin giật gân chưa kiểm chứng và không được đưa lên trang nhất và cũng không có cập nhật sau này.

Nếu đọc kỹ lời phát ngôn cuả 'nguồn tin', thì rõ ràng ông ta cũng thú nhận: " Tôi không biết nếu bọn tội phạm có tổ chức đang ở trong một vị trí để làm một cái gì đó không..."

Do đó chúng ta có thể hiểu rằng đây chỉ là một tin suy đóan mà thôi, và có thể là dịp khui ra những cái xấu xa để bôi lọ Giáo Hội.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin lược dịch bản tin cuả The Guardian đăng ngày 13 tháng 11 vừa qua:

Cuộc thập tự chinh chống tham nhũng cuả Đức Thánh Cha Phanxicô đã khiến Ngài trở thành mục tiêu cho các gia tộc mafia ghê gớm của Ý, một công tố viên chống băng đảng hàng đầu đã cảnh báo như vậy.

Nicola Gratteri, người đang chiến đấu với nhóm 'Ndrangheta, là bóng ma cuả nhóm mafia Calabria, cho biết hôm thứ Tư rằng nỗ lực của ĐGH Phanxicô nhằm mang lại sự minh bạch cho Vatican đã làm cho những tên tội phạm áo trắng (nhóm làm việc văn phòng) đang kinh doanh với các giám mục tham nhũng " bị lên cơn thần kinh và kích động ".

Ông nói với nhật báo Ý Il Fatto Quotidiano: " Đức Thánh Cha Phanxicô đang tháo dỡ các trung tâm quyền lực kinh tế trong Vatican.

" Nếu các tay 'bố già' có thể loại Ngài ra thì họ sẽ không ngần ngại. Tôi không biết nếu bọn tội phạm có tổ chức đang ở trong một vị trí để làm một cái gì đó không, nhưng họ chắc chắn đang suy nghĩ về caí gì đó. Họ có thể rất nguy hiểm. "

Đức Phanxicô đã kêu gọi " một Giáo Hội nghèo ", đã ủng hộ cải cách ngân hàng của Vatican, từng bị nghi ngờ trong nhiều năm là một kênh để rửa tiền cuả băng đảng. Cảnh sát tuần này đã tịch biên một khách sạn sang trọng trên đồi Janiculum của Rome - trước đây là một tu viện - mà 'Ndrangheta bị cáo buộc mua từ một dòng tu.

Trong một bài giảng bốc lửa hôm Thứ hai, Đức Phanxicô kêu gọi chống tham nhũng và trích dẫn lời Kinh Thánh là những tên tội phạm nên bị ném xuống biển với một cối xay buộc quanh cổ.

" Bọn mafia đang đầu tư, đang rửa tiền, mà do đó có quyền lực thực sự, là bọn mafia trở nên giàu có trong nhiều năm từ việc thông đồng với Giáo Hội, " Gratteri nói. " Đây là những người đang cảm thấy lo lắng. "

Gratteri chỉ trích các linh mục và giám mục ở miền nam Ý, là những người đã hợp pháp hóa những tên tội phạm. "Các linh mục liên tục ghé thăm những ngôi nhà của các 'bố già' để uống cà phê, do đó mang lại cho các tên 'bố già' sức mạnh và tính hợp pháp phổ biến ", ông nói. Một giám mục ở Locri trong vùng Calabria đã phạt vạ tuyệt thông những tên cướp sau khi chúng làm hư hại cây trái thuộc sở hữu của Giáo Hội, ông nói. " Nhưng trước sự kiện đó, thì các tên 'bố già' đã giết chết hàng ngàn người " mà không bị xử phạt, ông nói thêm.

Thúc đẩy sự liên kết mạnh mẽ giữa bọn cướp và nhà thờ là sự sùng đạo một cách khốc liệt của các tên băng đảng, ông nói, và thêm rằng trong 26 năm làm việc như là một thẩm phán ông đã chưa từng đột kích một nơi ẩn náu của mafia nào mà không nhìn thấy một hình ảnh tôn giáo. "Không có một nghi thức băng đảng nào mà không bắt chước một ý niệm tôn giáo. 'Ndrangheta và nhà thờ đi với nhau tay trong tay ", ông nói.

Một cuộc khảo sát của những tên tội phạm bị bỏ tù cho biết rằng 88% là có đạo, ông nói thêm. " Trước khi giết người, một thành viên của 'Ndrangheta cầu nguyện. Hắn cầu xin Đức Mẹ bảo vệ hắn. "

Gratteri cho biết bọn cướp đã không coi mình là những kẻ phạm tội, lấy ví dụ về một tên mafia gây áp lực một chủ doanh nghiệp đòi trả tiền bảo vệ, đầu tiên hắn bắn lên cơ sở của ông ta, sau đó hắn đánh gẫy chân ông ta. " Nếu ông ta vẫn từ chối, tên cướp là ' buộc ' phải giết ông. Vì hắn không có sự lựa chọn nào khác, cho nên hắn không phạm tội. "
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ủy ban “đàn két” sắp đại hội VI, nhiều trò hay đang diễn
Thiên Hà
12:54 15/11/2013
Theo giấy mời thì ngày 19 và 20-11-2013 sẽ diễn ra đại hội “đàn két” lần thứ VI. Chắc để phản đối dư luận lâu nay cứ kêu ca là mấy ông bà “đàn két” chắc không phải là người mà là “ngợm” nên lần này giấy mời đại hội ghi hẳn 2 chữ người (xem ảnh) cho thiên hạ biết. Còn địa điểm chọn ngay nhà hát Âu Cơ để diễn và chắc sẽ có nhiều trò hay.

Theo lịch trình, thì sáng ngày 19-11 sẽ có đoàn đại biểu vào báo cáo với Tòa TGM Hà Nội nhưng Tòa TGM đã từ chối tiếp vì lý do bận. Mấy vị “đàn két” liền cậy nhờ hẳn ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Mặt trận can thiệp, Tòa TGM vẫn cáo bận. Hoan hô sự dũng cảm của TGM Nguyễn Văn Nhơn.

Sắp đại hội mà nhân sự chóp bu vẫn rối như canh hẹ. Cụ lm Nguyễn Công Danh bảo không thể để Ủy ban thành hội người “siêu cao tuổi”, toàn ông già lụ khụ, điếc lác, lẩm cẩm. Nhưng sau khi cả cụ Danh và cụ Phan Khắc Từ được Tòa TGM Sài Gòn cho nghỉ hưu thì các cụ lại buồn, muốn cống hiến sức lực cho “đàn két” để sưu tập cho trọn bộ các huân chương nên dự kiến nhân sự vẫn y nguyên như cũ. Trong khi Mặt trận Trung ương, nơi cấp tiền hàng tháng cho các cụ, cấp xe cho các cụ đi vi vu thì muốn đổi nên ông Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Mặt trận Trung ương đi vận động linh mục Dương Phú Oanh (hưu trí của Hưng Hóa) làm Chủ tịch và linh mục Trần Xuân Mạnh (Thanh Hóa) là Tổng thư ký.

Cụ Danh, cụ Từ liền bay ngay ra Hà Nội phản đối cho là “đảo chính và can thiệp vào công việc nội bộ của các cụ”. Khổ nỗi các cụ không biết rằng Trung ương chán các cụ lắm rồi vì đưa các cụ ra ứng cử Quốc hội mấy lần, cũng vận động ngầm hết cách mà cụ Danh, cụ Từ, cụ Thiện Cẩm đều trượt vỏ chuối, ê cả Mặt trận đứng ra giới thiệu.

Một GSTS đi dự hội thảo ở Đà Nẵng do Ủy ban “đàn két” tổ chức nói, cụ Danh lẩm cẩm quá rồi, phải ba lần đọc lời khai mạc mới đúng. Khổ nỗi do đám văn phòng soạn đưa cho cụ cả tập nên chưa khai mạc cụ đã lôi bế mạc ra đọc.

Hôm đại hội “đàn két” ở Sài Gòn, các cụ lên xuống đều có hai người xốc nách. Người ta nói ầm lên: già quá rồi, 80 rồi nghỉ đi cho người trẻ làm…

Khổ nỗi các cụ nặng tai đâu có nghe thấy lời thiên hạ. Nên sáng 11-11, cụ Danh, cụ Từ vẫn chủ trì họp báo nói đại hội vẫn như dự kiến trong khi Mặt trận Trung ương dự kiến khác sẽ đưa linh mục Nguyễn Văn Hậu (hưu trí của Bà Rịa Vũng Tàu) làm Chủ tịch và linh mục Mạnh là Tổng thư ký vì cụ Oanh không dám đưa mặt lên truyền hình, báo chí nên nhà nước không thích áo gấm đi đêm, mất bao tiền mà thi thoảng lên báo cũng sợ thì ích gì.

Tại văn phòng “đàn két” cũng chưa bao giờ đoàn kết. Ông Trần Văn Khánh- chánh văn phòng và ông Lâm Văn Cách cũng quyết “lành làm gáo mẻ làm muôi”. Ông Cách tố ông Khánh 10 tội có thể đi tù nhưng ông Khánh là người của ông Vũ Trọng Kim- Ủy viên Trung ương, Phó Chủ tịch Mặt trận Trung ương đưa về nên không hề chi, trái lại tố ông Cách cũng đủ tội. Thế là lần này cả 2 ông đều mất ghế Thường trực “đàn két”.

Trong ngày khai mạc có màn chúc mừng của giáo dân Hà Nội. Mặt trận Hà Nội lại thuê 30 người của Hoàn Kiếm mang lẵng hoa và cử người trưởng đoàn cùng đọc lời chào là bà Đỗ Thị Thái nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận huyện Thường Tin vừa nghỉ hưu, là đảng viên. Bà Thái lấy chồng là sĩ quan cao cấp của công an thì đến làm phép cưới cũng chẳng dám (vì công an không cho lấy người Công Giáo). Bản thân bà không giữ đạo, con cái cũng không nốt làm sao có thể đại diện cho giáo dân Hà Nội được. Người ta còn đang định tiến cử bà vào “đàn két” Trung ương vì đây là “tổ chức tiêu biều của người Công Giáo”. Không biết xứ La Phù và Tòa TGM Hà Nội có ra thông báo: Hà Nội không có giáo dân nào là Đỗ Thị Thái cả giống như TGM Bắc Ninh đã từng thông báo Bắc Ninh không có linh mục nào là Nguyễn Quốc Hiếu ở Ủy ban đoàn kết Công Giáo Bắc Ninh.

Cơ quan ngôn luận của “đàn két” là báo Người Công Giáo Việt Nam và Trang tin điện tử có viết bài của Lê Cúc nói rằng tướng Giáp nay đã hiển thánh đang hưởng dung nhan Chúa trên trời! Thật kỳ lạ, tướng Giáp là đảng viên cộng sản, vô thần, chống mọi tôn giáo sao lại là thánh được. Đúng là giáo lý mới của “đàn két” nhưng không thấy Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phê bình hay phản đối. Có lẽ chẳng ai đọc nên cũng chẳng thèm chấp chăng?

Chắc chắn còn nhiều trò hay nữa vì cụ Thiện Cẩm vẫn nói: Ủy ban này ông Danh là Chúa Cha, ông Từ là Chúa Con, tôi là ngôi Ba. Nay “ngôi Ba” bị bệnh nằm liệt một chỗ rồi, hai ngôi kia nguy cơ lại ra rìa mà theo cụ Khóa, nguyên chủ tịch Ủy ban “đàn két” này nói: Ủy ban này là của mấy ông Từ, ông Cần, ông Danh, mấy ông ấy chết thì Ủy ban cũng tan. Không biết lần này nó đã tan chưa?
 
Văn Hóa
Leo đồi cát
Lm Vũđình Tường
06:00 15/11/2013
Người ta thích cảnh biển, chọn cảnh biển, sống gần biển và hãnh diện có căn nhà gần bờ biển. Quê tôi, dân nghèo không còn chọn được nơi nào tốt hơn đành phải cắm dùi những nơi mọi người đều chê. Dân miền Tây chọn sống cảnh bọt bèo, sóng nước trên con thuyền tẻo teo, đầu tù, đuôi cụt, trôi nổi bồng bềnh trên sông rạch. Nơi gần biển chọn sống bạn đời với hạt cát. Gần bờ biển, cạnh thung lũng cát, không cảnh trí, cũng chẳng ai thèm đoái hoài đến xóm vắng sống gần như ngoài lề xã hội. Gia đình thuộc vào hạng khá giả trong xóm có được cái radio. Chúng tôi hay tụ nhau lại nghe hát. Ngày nào chủ nhà bận rộn, hoặc không thích nhạc chúng tôi đều tõn tè, đi không rồi lại cũng về không, đành nghêu ngao những câu ca cũ lõm bõm nhớ được. Cả xóm không có TV. Thỉnh thoảng có người ra phố mua được kí báo cũ mang về chia nhau, để dành, làm giấy vấn thuốc.

Với xã hội, gia đình tôi không có ai làm quan, cũng chẳng có ai giầu có, ăn nên, làm ra. Người nào cũng sống cuộc sống bình thường của người dân đen. Mặc dù xã hội không nói ra nhưng coi thường, khinh miệt, âm thầm cho vào sổ vô danh, tiểu tốt, liệt vào dạng thân cát bụi. Mạng sống dân nghèo, rẻ mạt, sống hay chết có đáng chi, ai thèm để ý, lưu tâm. Nhà ở cạnh biển, ngày đêm nghe sóng vỗ rì rào nhưng tôi mang mặc cảm nhà nghèo không dám hé môi khoe với bạn nhà gần biển. Nhà cạnh bờ biển cát trắng mịn, nước trong xanh, có gió biển, cát biển quanh nhà. Thơ mộng thế mà tôi lại mặc cảm. Thơ mộng thì có thơ mộng nhưng chả mấy ngày không phải chổng mông xúc cát. Mộng và mông gần nhau đến thế. Mấy ai đạt được mộng mơ mà không phải hoặc cong lưng cầy, hoặc mài mông trên ghế mong thành đạt.

Sống sau đồi cát an toàn, tránh được gió to, sóng lớn nhưng chúng tôi khổ vì những hạt cát ‘du ca’. Gió thổi cát hát lên những tiếng rào rạo nghe rởn tóc gáy. Chúng bay lang thang lạc lối về, mượn sân trước nhà làm chốn dừng chân. Toàn xóm chổng mông vì những hạt cát du ca, bay bướm này. Nếu chẳng may chúng vào xin cơm, canh thì khổ cho ai là nạn nhân của hạt cát ăn mày. Không cần nhiều, chỉ vài ba hạt đủ làm nổi tóc gáy khi nhai trúng hạt cát. Đang nhai ngon miệng, bỗng nghe tiếng đốp. Toàn thân ngưng trệ, bủn rủn, hàm tê cứng, người nổi da gà, tóc gáy dựng ngược, âm vang vi vút tận mang tai, coi như xong. Thức ăn ngon mấy cũng thành dở. Đói mấy cũng bỏ đũa, sợ nhai phải hạt cát nữa. Phàm ăn mấy cũng phải ngồi khựng chịu trận. Để chống đói, người ta nhai dập dạp rồi nuốt. Vừa ăn, vừa nghe ngóng nuốt cái nghèo. Nuốt hết ngày này qua năm nọ vẫn không hết cảnh nghèo.

Thú leo đồi

Ngọn đồi không cao lắm, độ bốn trăm thước. Bốn trăm thước cát mềm lún chân người leo, khiến họ phải vất vả lắm mới leo tới đỉnh đồi. Hơn nữa khí nóng do cát bốc ra toát lên toàn thân nóng bức, khó chịu, mau mệt, lại khát nước. Từ dưới chân đồi cát ngó lên, du khách coi thường, nghĩ có thể đi một lèo lên tận đỉnh đồi. Nhiều người leo một lèo rồi nghỉ. Leo một lèo nữa rồi lại nghỉ. Nhìn lên, nản chí, leo một lèo xuống chân đồi. Cái ý tưởng leo một lèo biến tan trong cát. Một số leo một lèo, hai lèo, ba lèo, nhìn ngược, nhìn xuôi, quyết định bỏ cuộc. Số khác cứ nhích được mươi bước ngoái lại lên cao mức nào. Số khác vừa bước vừa dừng lại nghỉ, ngó mông lung như đang giằng co giữa hai tư tưởng tiếp tục tiến hay lui. Ít ai ngờ cái đồi cát coi lùn tẹt mà khi leo lại cao vời vợi. Du khách khỏe chân đạt tới đỉnh ngoái lại réo gọi bạn. Hãy cố lên, cảnh đẹp lắm. Nhìn xa tới tận chân trời, gió mát. Cố gắng lên, đến nơi xứng đáng, bõ công leo. Nghe gọi thế, bà kia mừng thầm, cắm cổ, quyết tâm đi một lèo, nửa đường té chúi mặt xuống cát. Gắng gượng đứng dậy, miệng dính cát, ngó lên thấy xa vời vợi. Cổ khát khô rồi, không tiến thêm được nữa. Bỏ cuộc. Lời thúc giục quên tuốt. Quay ngược trở lại. Đi xuống đỡ mệt hơn nhưng ngán ngẫm làm sao. Bụng bảo dạ, chừa đến chết không bao giờ leo đồi nữa. Mệt bỏ xừ, trối chết, may mà cát không vào mắt, chứ không thì tốn khối tiền lấy nó ra.

Đúng lúc đó tôi vai đeo giỏ nước lạnh đến bán. Bà mua chai nước, uống vội mấy hớp, không kịp trả tiền, dựa lưng thành xe nghỉ, mắt nhắm ghiền. Tôi đợi có lẽ đến mươi phút, bà mới trả tiền chai nước. Chưa kịp quay bước, bà năn nỉ tìm dùm cái mắt kiếng. Lúc té chúi xuống bà không biết mất mắt kiếng, nghỉ cho tỉnh táo mới biết thì trễ quá rồi.

Bà thuê tôi đi tìm kiếng. Tôi từ chối viện lí do phải đi bán nước. Bán không hết mấy chai nước, mẹ la cho, khổ lắm. Bà ngỏ ý mua với điều kiện tôi đi tìm kiếng. Thoả thuận xong tôi vù chạy. Với tôi leo đồi cát có chi là khó. Ngày nào tôi không leo đồi cát bán nước. Chai nước trên đỉnh đồi giá tăng vọt gấp đôi. Ít ai trả giá, chê đắt, chê rẻ.

Tôi phóng nhanh lên đồi, đảo tới, đảo lui vài ba vòng trở lại tay không. Vẻ thất vọng hằn lên trên mặt, lại năn nỉ thêm với lời hứa cho quà. Quà gì chưa biết, chỉ biết dân du lịch chơi sang hơn dân địa phương. Tôi bằng lòng sau khi nghe tả rõ ràng nơi bị té.

Lần này tôi tìm được mắt kiếng trong nháy mắt. Tôi vui mừng ôm bọc kẹo trong lòng. Cái mùi đường thơm ngây ngất bay lên tận mũi. Muốn mở ra ăn một cái cho bớt thèm nhưng nghĩ đến những đứa em, chờ mang về ăn chung. Thôi đành nuốt nước miếng vã.

Ngày trở về

Ngày trở lại đồi cát, mọi sự đổi thay. Quanh đâu đó có nhiều nhà hơn, con đường vào nhà tôi bay bướm hơn vì có nhiều rác hơn. Giấy bay chung với cát. Cát sạm màu không còn trắng như trước. Mái tóc đen mẹ tôi nay ngã màu cát, không còn lấy một sợi đen, toàn một mầu trắng, phất phới trước gió như tơ trời. Tấm hình cha tôi cũng bạc màu cát vì cái khí hậu nóng lạnh bất thường của gió biển. Đồi cát trước kia tôi phóng một lèo lên tới đỉnh nay phải vã mồ hôi hột mới gượng tới nơi. Thế mới biết, không leo đồi cát thường xuyên sẽ lục nghề. Phải mất mấy tuần, ngày nào cũng leo mới quen. Tôi trung thành leo đồi cát vì mỗi lần leo là một lần thiên nhiên dành cho ngạc nhiên mới. Có ngày hưởng gió mát, khi gió lốc, lúc lặng gió. Có ngày gió lạnh, khi mưa phảng phất. Có ngày trời âm u, mây mù nhìn đại dương mờ mờ, có ngày thấy con thuyền chìm trong tầm mắt. Leo đồi cát ngày nào có thú riêng ngày đó. Thú riêng quyến rũ tôi leo đồi cát mỗi ngày.

Điều chắc chắn nếu không hy sinh leo đồi sẽ không thể thưởng thức niềm vui thiên nhiên dành cho. Khi leo đồi ít ai biết trước thành quả thiên nhiên dành cho. Mỗi lần leo đồi được thưởng thức một món quà mới, không đoán trước được, chỉ có ước mong và đôi khi điều mong ước đó toại nguyện.

Ngọn đồi tâm linh

Tôi có cảm tưởng so sánh thành quả leo đồi cát với giờ cầu nguyện của người Kitô hữu. Cuộc sống cầu nguyện của người Kitô hữu không khác kinh nghiệm leo đồi cát bao nhiêu. Cứ gẫm mà xem. Có người cầu nguyện bỏ ngang nửa chừng. Có người bắt đầu rồi rút vắn tắt lại. Có người mới có ý định bắt đầu đã gặp trở ngại. Nhiều gia đình không bao giờ cầu nguyện. Người ta giải thích cầu nguyện khô khan, xin hoài không kết quả, cầu cũng vậy mà không cũng vậy. Một số khác viện lí do lười, mệt mỏi và thiếu quyết tâm, kiên trì trong cầu nguyện. Lí do nào cũng không chính đáng vì thiếu chân thành. Ló do đúng nhất là thiếu lòng yêu mến Thiên Chúa vì tình yêu thắng vượt sự chết. Đưa ra lí do tránh cầu nguyện chỉ vì thiếu lòng mến.

Những ai kiên trì trong cầu nguyện sớm muộn gì cũng được nếm thử những giờ phút vui như khi leo đồi cát. Có lần cầu nguyện thấy say sưa, có lần thấy thời gian qua mau, có lần thấy bình an tâm hồn, có lần thấy thảnh thơi, có lần nhận tư tưởng mới lạ, có lần lạc vào tiên cảnh, có lần thấy mây mù. Cũng có lần thấy chán nản, nóng bức. Có lần thấy trống rỗng, hụt hẫng, bâng khuâng, hay nhẹ nhàng tan biến. Cũng có lần thấy Chúa xa vời vợi, lần khác Chúa lại kề bên. Có lần chìm vào vực sâu đen tối cuộc đời, lần khác lại gặp ánh vinh quang. Cũng có lần gặp hình hài quỉ dữ cám dỗ, lúc khác gặp thiên thần ca hát từ không trung. Cũng có lần trốn chạy như bị đuổi bắt, lúc khác Chúa dơ tay ra cứu. Thành quả của các buổi cầu nguyện là thế. Không lần nào giống lần nào. Mỗi lần cầu nguyện là một kinh nghiệm mới trời ban. Có những kinh nghiệm ta vui thích đón chào, có những kinh nghiệm ta sợ hãi cắm cổ chạy, lánh xa.

Điều chắc chắn là phải vất vả gian nan, leo đồi mới nhìn thấy phong cảnh. Tất nhiên không lần nào giống lần nào. Tương tự như thành quả leo đồi cát thiên nhiên thưởng cho. Không ai có thể định thành quả trước khi cầu nguyện. Tất cả chỉ là phó dâng, hy vọng nhưng không thể xác quyết thành quả giờ cầu nguyện. Sống tinh thần cầu nguyện là sống tâm tình tạ ơn và hy vọng. Bất cứ thành quả đó như thế nào ta cũng chỉ biết dâng lời tạ ơn.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Cuộc chiến chống lại sự sống vô sinh tại Âu Châu
Lm. Nguyễn Hữu Thy
09:08 15/11/2013
Cuộc chiến chống lại sự sống vô sinh tại Âu Châu

Tại Nghị Viện Liên Hiệp Âu Châu các đảng phái cánh tả đang phát động một cuộc chiến đầy kịch tính chống lại phong trào bảo vệ sự sống. Một nhóm các dân biểu mà đa số thuộc Đảng Xã Hội đang ra sức tiếp tục bác bỏ quyền được sống của các trẻ em vô sinh và trung lập hóa phong trào đại chúng phò sự sống “One of us“ bằng một nghị quyết dựa theo bài phát biểu của nữ dân biểu Edite Estrela thuộc Đảng Xã Hội(1). Dân biểu Michael Cashmann thuộc Đảng Xã Hội Anh quốc, phát ngôn viên của nhóm những người đàn bà và đàn ông đồng tính luyến ái, lưỡng tính luyến ái và á nam á nữ LGBT (2), đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn báo chí về một „cuộc chiến chớp nhoáng chống lại việc bảo vệ sự sống.“ Trước khi đệ trình Nghị Viện, Khối các dân biểu thuộc đảng Xã Hội của ông ta đã tổ chức một cuộc hội kiến nội bộ, và có tới 2/3 dân biểu đồng tình với đề nghị của bà Estrela. Cả tổ chức phò phá thai và được Liên Hiệu Âu Châu EU tài trợ tài chính cũng hung hăng tìm mọi cách chống báng phong trào phò sự sống „One of us“, một phong trào mãi cho tới hiện tại đã đã mang lại những thành công to lớn bất ngờ nhất định.

Trong cuộc tranh luận tại Nghị Viện về đề tài đã nêu, các dân biểu thuộc các khối đối lập đã có những phát biểu chống đối nhau vô cùng sôi động và đầy kịch tính. Nữ dân biểu thuộc Đảng Thiên Chúa Giáo Dân Chủ Anna Zaborska, người Séc, đã hăng say đưa ra những lý luận vững chãi về quyền được sống của mỗi con người, kể các trẻ em vô sinh. Đồng thời bà cũng thông báo cho các dân biểu thuộc khối Đảng EVP (3), tức Đảng Thiên Chúa Giáo Dân Chủ (Christdemokraten) tại Nghị Viện biết rằng bài tường trình của bà Edite Estrela có những bằng chứng rõ ràng là đang cổ xúy cho tội phạm ấu dâm, khi bà ta có thái độ hoàn toàn ngậm miệng im lặng trước tội ác ấy. Theo bài tường trình của nữ dân biểu Edite Estrela, thì Nghị Viện Âu Châu cần phải đặt ra một „trương trình giáo dục bắt buộc về sự quan hệ tính dục“ cho tất cả mọi học sinh từ mẫu giáo cho tới cấp hai trong một „bầu không khí hoàn toàn tự do không úp mở và hỗ tương,“ không đố kỵ và „không cần sự đồng ý của phụ huynh.“ Nữ dân biểu Anna Zaborska đã nêu một câu hỏi với các đồng nghiệp của bà: „Một giáo án về quan hệ tính dục tự do không úp mở và hỗ tương giữa thầy giáo và học trò mẫu giáo và cấp hai sẽ diễn ra thế nào khi không có sự đồng ý của các phụ huynh? Phải chăng đó không phải là một hình thức mở đường cho tội ấu dâm với con dấu thị thực của Nghị Viện Âu châu?“

Đa số các dân biểu thuộc Đảng Thiên Chúa Giáo Dân Chủ đã bỏ phiếu phủ quyết đề nghị của nữ dân biểu Estrela và của khối Đảng Xã Hội trong cuộc họp khoáng đại vào ngày thứ ba, 22.10.2013. Dĩ nhiên không phải tất cả mọi dân biểu thuộc khối cùng đồng quan điểm. Nhất là các dân biểu người Pháp thuộc Đảng UMP(4) thuộc cánh hữu của cựu tổng thống Nicolas Sarkozy chẳng những không có lập trường rõ ràng, mà còn đe dọa sẽ rời khỏi khối thuộc khối cánh hữu EVP. Dân biểu Jean Pierre Andy, phát ngôn viên của Đảng UMP còn cho rằng khối các đảng thuộc cánh hữu EVP đã „quỵ lụy những thế lực phản động“, một điều mà Đảng UMP với tư cách là một Đảng Phong Trào Quốc Dân Thống Nhất tân tiến „không thể chấp nhận được.“ Nói cách khác, để được gọi là một một Đảng Quốc Dân tân tiến thì phải đồng ý công nhận quyền được tự do phá thai, các hình thức sống chung giữa những người đồng phái tính và coi các hình thức sống chung ấy ngang hàng với các gia đình truyền thống trong mọi lãnh vực của cuộc sống xã hội.

Nhiều quan sát viên cho rằng các dân biểu thuộc Đảng UMP có chiều hướng là sẽ rời bỏ khối Đảng Thiên Chúa Giáo Dân Chủ EVP và thành lập một khối riêng trong Nghị Viện Âu Châu tương tự như Đảng Bảo Thủ Anh. Trong trường hợp này Đảng UMP sẽ ủng hộ đề nghị Estrela là cho tự do phái thai.

Trong khi đó thì người ta đã đệ trình một kiến nghị đòi hỏi phải có một lối giải quyết khác, có liên quan thực sự đến vần đề sức khỏe của những người phụ nữ đang mang thai và của các bà mẹ. Tiếp đến, kiến nghị ấy còn đề cập tới quyền lợi, phẩm giá, sức khỏe và bảo đảm an ninh thể lý của giới phụ nữ nói chung và của các thiếu nữ nói riêng. Sau cùng, kiến nghị nói trên còn nhấn mạnh đến những quyền lợi nền tảng của con người về tự do tôn giáo và tự do lương tâm và quyền giáo dục con cái của các bậc cha mẹ. Kiến nghị này là kiến nghị đầu tiên đòi hỏi một sự thay đổi nghiêm chỉnh đã được Nghị Viện đầu phiếu. Nếu nó được thông qua, thì tất nhiên kiến nghị Estrela sẽ bị phủ quyết. Đa số các dân biểu thuộc các Đảng Xã Hội (SPD), Đảng Tự Do (FDP) và Đảng Xanh đều ủng hộ kiến nghị Estrela với sự đòi hỏi quyền được tự do phá thai trong 28 nước thành viên của Liên Hiệp Âu Châu.

Tổ chức FAFCE(5), một tổ chức đứng đầu tất các tổ chức gia đình Công Giáo trên toàn Âu Châu đã thông báo cho các thành viên của mình biết và xin họ hãy cực lực ủng hộ trong cuộc chiến chống lại phong trào bài sự sống của nhóm tả khuynh ở Nghị Viện Âu Châu. Người ta cần phải gặp gỡ và nói chuyện trực tiếp với từng dân biểu của từng nước và thông báo cho họ biết rõ sự quan trọng của cuộc đầu phiếu có liên quan tới sứ mệnh bảo vệ sự sống trong toàn Âu Châu và quan niệm chân chính về dân chủ.

Ở đây vấn đề không chỉ liên quan tới tội ác phá thai mà thôi, nhưng còn liên quan tới nền tảng cơ bản của sự tự do dân chủ ở Âu Châu nữa. Bà Maria Hildingsson, người Thụy Điển, tổng thư ký của tổ chức FAFCE đã cho hay: „Ở đây cái võ trấu của não trạng duy tự do và tương đối hóa luân lý đã tự tách rời khỏi hạt gạo của sứ mệnh bảo vệ sự sống và kiến tạo tương là“ cho con người.

Nhưng một sự thật không ai có thể phủ nhận được, đó là hơn bao giờ hết, trong một xã hội duy vật, vô thần và bị tục hóa trầm trọng như xã hội Âu châu hôm nay, sự sống của các thai nhi, của các trẻ em còn vô sinh luôn phải đối mặt với một sự đe dọa khủng khiếp đến từ chính con người. Nhưng điều đáng buồn hơn nữa là sự đe dọa khủng khiếp ấy đối với sự sống còn của các trẻ em còn vô sinh, trước hết lại đến từ những người mà lẽ ra là trong mọi trường hợp họ phải xã thân bênh vực và bảo vệ cho chúng, đó là cha mẹ của chúng và các thầy thuốc. Thật là khủng khiếp và man rợ!
________________________
1. Edite Estrela, tên đầy đủ là Edite Fatima dos Santos Estrela, sinh này 28.10.1949, một dân biểu thuộc Đảng Xã Hội Bồ Đào Nha, ngày 22.10.2013 trong cuộc họp khoáng đại của Nghị Viện, đã đại diện cho nhóm dân biểu thuộc khối tả khuynh tại Nghị Viện Âu châu đệ trình lên Nghị Viện một bài tường trình (Estrela-Bericht) và yêu cầu dự thảo thành luật về „hành động tự do phá thai như là một quyền căn bản“ của người phụ nữ và „giáo dục học sinh về việc quan hệ tính dục như một môn học bắt buộc“ ở các trường học trong tất các nước thuộc Liên Hiệp Âu châu. Nhưng với đa số phiếu của các dân biểu thuộc khối Đảng Thiên Chúa giáo và Đảng Tự Do, Nghị Viện Âu châu đã bác bỏ đề nghị của bà Estrela.
2. LGBT: Lesbian, gay, bisexual and Transgender.
3. EVP: Europäische Volkspartei.
4. UMP: Union pour un mouvement populaire.
5. FAFCE: The Federation of Catholic Family Associations in Europe.

 
Nghe bản nhạc ''Những Gì Ta Cho Đi'' cầu nguyện và giúp cho nạn nhân bão Haiyan
Lm Hải Đăng
11:40 15/11/2013
Những Gì Ta Cho Đi >

Bản nhạc Những Gì Ta Cho Đi của Lm Hải Đăng mời gọi chúng ta cùng nghe, cùng nhìn, cùng suy niệm cầu nguyện và giúp đỡ cho các nạn nhân trong Siêu Bão Haiyan.

Cái còn lại sau đời này không phải những gì ta thu tích.
Cái còn lại sau cuộc đời chính là những gì ta cho đi.

Người hỡi người có biết chăng?
Đã bao lần cơn bão thật hãi hùng
Tàn phá mọi cố gắng đắp xây,
suốt một đời nay đã chẳng còn gì?
Nhà nát người mất, tiếng khóc than.
Sóng vỗ gào đê vỡ làm lụt lội.
Ruộng lúa, trường lớp bị cuốn trôi,
biết bao người nay đã thành trắng tay.

Người hỡi người có thấy chăng?
Không quyền lực trần thế nào cưỡng được?
Dập tắt mọi gió bão thiên tai.
Sức con người ta chẳng làm được gì?
Người hỡi người có thấu biết chăng?
Với sức mạnh chan chứa đầy tình người.
Tình mến, trợ giúp cùng sẻ chia,
chúng ta cùng xua tắt mọi tai ương.
 
Mừng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
P. Trần Đình Phan Tiến
11:58 15/11/2013
THƠ MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 2013

Muôn Tia Máu Hồng !
Muôn tia Máu Hồng bừng lai láng
Ánh hào quang tỏa sáng muôn phương
Ôi ! Gương Tử Đạo đẹp lạ thường
Là Hồng Phúc Thiên Đường ban tặng
Chẳng oán than, hờn căm sâu nặng !
Khi lưỡi thép sáng lòa đè nặng
Lòng trung kiên, quà tặng muôn đời
Quyền vua trần gian trong gang tấc
Sánh sao ” Vua Thật” Đấng Chí Công ?
Lòng vàng đá, bền trông vĩnh cửu
Theo Vua Trời mãi mãi trung trinh
Gương Tử Đạo bình minh chiếu giọi
Trải thảm hồng cho lớp hậu sinh
Nghiêng mình bái phục đức trung trinh
Của tiền nhân, lớp người đi trước
Bậc cha anh, ôi ! Bậc hiền đức
Thấm “Lời” gieo châu ngọc chào thua
Minh chứng bằng Máu Đào anh dũng
Đủ tầng lớp, quan ,dân, linh mục
Lý trưởng , dân buôn, người mẫu mực
Giàu , nghèo , có chức phận hay không
Vẫn thản nhiên dùng chính Máu Hồng
Mặc gông cùm dọa đe mạng sống
Quyết dâng lên Hy Tế Hiến Dâng
Cùng “Thầy Chí Thánh”, tình mặn nồng
Xứng với dòng dõi xưa Hiến Tế
Dòng Máu Việt không thua tiền thế
Gương Tử Đạo ai kể kém sao ?
Nguyện xin Chư Vị Đổ Máu Đào
Để dân Việt dồi dào Ân Phúc
Đến mai sau thần phục anh linh
Gương Tử Đạo sáng ngời trung tiết
Muôn Tia Máu Hồng chiếu giọi chung
Gắn vào lịch sử cách hào hùng
Muôn đời ghi nhớ tình không đổi
Ân nghĩa Chúa Trời mãi không thôi./.

17/11/2013
 
Bản chất của nhân đức
Vũ Văn An
22:51 15/11/2013
Trong các dòng sau đây, ta sẽ xem sét điều tất cả chúng ta đều quan tâm, cách này hay cách khác, đó là nhân đức. Từ ngữ này có lẽ làm ta hơi bối rối, thậm chí bất lợi nữa, vì nghe ra nó cổ lỗ làm sao, thuộc loại răn đời thế nào ấy.

Tuy nhiên, bốn mươi năm trước đây, triết gia Max Scheler viết một tiểu luận tựa là “Tiến Tới Việc Phục Chế Nhân Đức” (Toward the Rehabilitation of Virtue) (1). Tựa đề này nghe hơi lạ nhưng dễ hiểu, nếu ta biết rằng vào lúc đó, đạo đức học, vốn đã bị hóa đá và trở thành một học thuyết về nhiệm vụ dưới ảnh hưởng của Kant (2) nay đang cựa quậy và người ta đang bắt đầu nghĩ tới sự thiện như một điều gì sống động, có liên quan tới toàn bộ con người. Nhân cơ hội này, Scheler nhắc tới các thay đổi của hạn từ và ý niệm nhân đức này trong dòng lịch sử cho tới lúc chúng bị khóac cho một đặc tính thảm hại vẫn còn phảng phất đâu đây.

Đối với người Hy Lạp, nhân đức hay areté vốn là bản chất của người có tâm hồn cao thượng và phát triển cao về văn hóa; còn đối với người Rôma, nhân đức hay virtus có nghĩa là sự cứng rắn và vững chắc mà người cao thượng duy trì được trong sinh hoạt công cũng như tư; thời Trung Cổ hiểu nhân đức (tugent) là tác phong của người mã thượng. Rồi dần dần, nhân đức trở thành cư xử tốt và hữu dụng, cho tới khi nó mang cái âm sắc kỳ cục gây bối rối cho người bình thường.

Nếu ngôn ngữ của ta có một từ ngữ khác, có lẽ ta đã dùng nó rồi. Nhưng vì ngôn ngữ này chỉ có nó; nên ta đành phải bắt đầu bằng cách nhất trí rằng nhân đức chỉ một điều sống động và đẹp đẽ. Nhưng điều này có nghĩa gì? Nó có nghĩa: các động lực, các năng lực, các hành động, và hữu thể con người, vào một lúc nhất định nào đó được hội nhập vào một toàn bộ độc đáo nhờ một giá trị luân lý dứt khoát, một yếu tố đạo đức nổi bật, có thể nói như thế.

Ta hãy đơn cử một nhân đức rất thông thường là tính ngăn nắp thứ tự (orderliness). Nhân đức này có nghĩa: người có nó biết một sự vật nào đó ở đâu, và thì giờ thích hợp để làm một hành động nào đó là lúc nào... Nó cho thấy một ý thức về qui luật và việc lặp đi lặp lại qui luật này cũng như cảm thấy điều gì cần thiết khiến một điều kiện hay một sắp xếp nào đó tồn tại. Khi tính ngăn nắp trở thành một nhân đức, người thực hành không chỉ muốn thể hiện nó trong một quyết định đơn độc mà thôi, như khi phải làm một công việc nào đó, nhưng lại thích làm một điều gì khác, họ vận động toàn bộ con người của họ và nhất định làm việc phải làm.

Tính ngăn nắp thứ tự trở thành một thái độ của cả cuộc sống họ, một thiên hướng trổi vượt khắp nơi và xác định không những các hành động của họ mà cả khu vực bao quanh họ nữa, đến nỗi toàn bộ môi trường nhận được một phẩm tính rõ ràng và đáng tin cậy.

Nhưng, muốn là một điều sống động, nhân đức thứ tự ngăn nắp cũng phải liên quan tới các nhân đức khác nữa. Để một cuộc đời được sắp xếp đúng cách, ta không thể để tính ngăn nắp này trở thành một cái ách đè nặng và làm ta khó chịu; đúng hơn, nó phải góp phần vào việc tăng trưởng của ta. Do đó, nó phải lưu ý tới điều gây trở ngại cho cuộc sống và điều làm dễ dàng cuộc sống ấy. Như thế, nhân cách sẽ được sắp xếp đúng đắn nếu nó thủ đắc được nghị lực và có khả năng vượt thắng mình; nhưng nó cũng phải có khả năng phá luật, nếu điều đó cần thiết để không bị co quắp tê liệt.

Muốn chân thực, một nhân đức phải có khả năng thẩm thấu toàn bộ cuộc sống ta. Như đã nói, trong nhân đức này, một giá trị đạo đức trở thành trổi vượt và hội tụ trọn vẹn sự viên mãn của nhân cách.

Bây giờ, ta xét tới hai cách thể hiện nhân đức ngăn nắp. Nó có thể bẩm sinh; lúc đó, nó phát xuất một cách dễ dàng và hiển nhiên ngay trong bản chất người sở hữu. Ai cũng phải biết một người như thế: bàn giấy của họ luôn luôn sạch sẽ và tay họ đụng tới đâu, mọi sự xem ra đều có chỗ phù hợp với chúng. Nhiệm vụ của người này chỉ là vun sới phẩm tính bẩm sinh của mình và phát triển để nó trở thành một việc đương nhiên làm cho cuộc sống ngăn nắp và tươi đẹp. Nhưng người này cũng cần thận trọng đừng rơi vào thoái hóa, vì ngăn nắp quá độ khiến ta trở thành cứng cỏi và hẹp hòi. Nó có thể khiến ta thành mô phạm, mọi điều quanh ta đều ra khô cứng.

Nhưng cũng có những người có thiên hướng khác; đối với họ, ngăn nắp không hẳn là một đặc điểm tự nhiên. Họ có khuynh hướng tuân theo các thúc đẩy nhất thời, và do đó, hành động của họ thiếu nhất quán. Họ bỏ đở điều vừa bắt đầu vì thấy không hứng thú; họ để đồ vật nằm ở chỗ chúng rơi rớt vì bận phải ra ngoài. Thực ra, tự nó, thứ tự làm phiền họ. Họ coi một căn phòng ngăn nắp không mấy ấm cúng; cứ phải dự trù trước và sắp xếp mọi sự xem ra mô phạm quá; tính sổ chi thu và quyết toán (balance) chúng xem ra gò bó bực mình làm sao. Sự kiện cần có qui luật khiến họ ngứa ngáy, những muốn vi phạm, vì đối với họ, tự do là khả thể luôn luôn chỉ làm điều được xúc cảm thúc giục họ làm mà thôi. Những người loại này chỉ có thể ngăn nắp nhờ hiểu ra rằng nó là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống, cuộc sống cá nhân và cả cuộc sống cộng đồng nữa. Họ phải tự khép mình vào kỷ luật, bắt đầu lại mỗi khi thất bại và tranh đấu để có ngăn nắp thứ tự. Theo cách này, nhân đức ngăn nắp nơi họ có đặc điểm hữu thức và khá vất vả mới có được, cuối cùng rồi cũng đạt được một mức độ tự nhiên nào đó, nhưng luôn có nguy cơ thất bại.

Cả hai hình thức ngăn nắp trên đều tốt và cần thiết. Lầm lẫn lớn là nghĩ rằng chỉ có tính ngăn nắp phát xuất tự nhiên từ thiên hướng của một người là tính ngăn nắp chân chính, cũng như bảo chỉ những gì nhờ đau đớn và vất vả mà có được mới hợp đạo đức. Cả hai thứ ấy đều là nhân đức cả, đều là nhân tính được huấn luyện về luân lý, chỉ thể hiện theo các lối khác nhau mà thôi.

Có lẽ ta cũng có thể cho rằng ngăn nắp thứ tự đúng nghĩa sẽ mang đặc điểm khác tùy theo phạm vi nó gặp phải. Các đồ vật vô tri trong nhà kho được sắp thứ tự khác với các thú vật có sự sống trong chuồng thú vật, hay người ta trong một kỹ nghệ nào đó; binh lính trong quân ngũ có thứ tự khác với trẻ em trong trường học.

Thành thử ra, về chủ đề này, người ta có rất nhiều điều để nói về. Liên quan tới giá trị nhân bản và địa vị xã hội, ý thức thứ tự đem đến tác phong đúng đắn trong sinh hoạt xã hội cùng với sự nhậy cảm đối với hoàn cảnh...

Nhân đức cũng là vấn đề thái độ của ta đối với thế giới. Người mà cảm tính đối với ngăn nắp thứ tự đã trở thành kiến hiệu, thì sẽ nhìn thế giới ra sao? Hẳn họ sẽ thấy mọi vật trên thế giới đều được “xếp đặt thứ tự theo kích thước, con số và trọng lượng” (3) như Thánh Kinh từng ghi. Họ biết rằng không có gì ngẫu nhiên xẩy ra cả và mọi vật đều có một ý nghĩa và tương quan. Họ vui khi thấy trật tự này. Họ có thể nghĩ tới vũ trụ luận của phái Pythgore, là những người ví các định luật của vũ trụ như các định luật trong hòa âm âm nhạc, cho rằng tiếng đàn của Apollo đã điều hướng mọi dòng biến cố.

Ai có thiên hướng này cũng thấy lịch sử có thứ tự, và muốn thấy các định luật sâu xa có giá trị ở đấy; họ cho rằng mọi sự đều có nguyên nhân và không điều gì không có hiệu quả. Người Hy Lạp phát biểu điều này bằng ý niệm themis, theo đó, mọi hoạt động nhân bản đều được luật và công lý thần linh điều hòa. Thành thử, nhân đức này chỉ mối tương quan với toàn thể hiện hữu và giúp ta khả năng khám phá được nhiều khía cạnh mà người quen sống trong vô trật tự không bao giờ hiểu rõ.

Lẽ dĩ nhiên, quan điểm trên cũng có thể trở nên cứng ngắc đến nỗi coi trật tự chỉ là trật tự tự nhiên, thậm chí chỉ là một tất yếu có tính máy móc. Hiểu như thế, hình thức nguyên thủy và hiệu xuất sống động sẽ biến mất; cũng như tất cả những gì vốn được coi là viên mãn, tự do và sáng tạo thiêng liêng; và cuộc hiện hữu sẽ trở thành đông lạnh trong một tất yếu tẻ nhạt và vô âm sắc.

Nhưng người nhậy cảm đối với trật tự cũng có thể chịu hậu quả. Thực thế, mọi nhân đức chân chính đều mang theo mình một bẩm chất hân hoan cũng như đau khổ tâm linh. Người vô trật tự luôn dửng dưng đối với cái rắc rối của nhân sự, bao lâu chúng không trực tiếp ảnh hưởng tới con người của họ, hay bao lâu họ không xem chúng như yếu tố bẩm sinh của mình để thụ hưởng. Nhưng ai đã biết ý nghĩa của trật tự, thẩy đều ý thức được mối nguy, thậm chí sự nham hiểm của vô trật tự nữa. Điều này có thể được diễn tả bằng ý niệm hỗn mang cổ xưa, hay hủy diệt hiện hữu. Hình thể trở thành vô thể nơi quái vật, rồng lộn, ma sói, và rắn biển huyền thoại. Ở đây, ta thấy bản chất người anh hùng thực sự [Gilgamesh,(4) Heracles, (5) Siegfried (6)] là người không lên đường tìm kiếm mạo hiểm hay danh vọng, mà vì biết rằng nhiệm vụ của mình là thắng vượt hỗn mang. Họ chiến thắng điều từng biến thế giới thành quái tượng, không thể náo sống được; họ tạo nên tự do và những điều kiện xứng hợp để sống. Với người mong muốn trật tự, mọi vô trật tự trong cuộc sống nội tâm của con người, trong các liên hệ nhân bản, trong sự nghiệp của họ, và trong quốc gia, đều đáng báo động, thậm chí còn là điều dằn vặt họ nữa.

Nhân đức cũng có thể trở thành bệnh hoạn. Ta đã đề cập tới điểm này rồi. Trật tự có thể trở thành một cái còng tròng vào cổ con người. Người có tài cũng có thể phát biểu như sau: “khi đã quyết định làm một điều gì đó, tôi không còn khả năng thay đổi quyết định đó được nữa dù có muốn làm thế đi chăng nữa”. Trong trường hợp này, trật tự đã trở thành cưỡng bức. Ta hãy nghĩ tới người có tính bối rối lương tâm; tính này dằn vặt họ, buộc họ luôn thấy mình phải làm một điều gì đó và phải làm đi làm lại, bất tận, vì bị đun đẩy bởi một thôi thúc không bao giờ rời khỏi họ. Hay thầy giáo luôn buộc mọi sự phải theo qui luật cứng ngắc để mãi mãi thống trị được học trò, vì không làm sao tạo được một trật tự mềm dẻo phù hợp với mục tiêu đời người...

Ở đây, sự cưỡng bức đã làm mất hết nội dung đích thực của trật tự. Trong mọi nhân đức, luôn có khả hể cưỡng bức này. Bởi thế, điều cần là phải làm chủ chính mình, thậm chí làm chủ cả nhân đức của mình để đạt được sự tự do trong tư cách hình ảnh Thiên Chúa.

Nhân đức trải dài qua suốt cuộc hiện sinh của ta, nó hoà hợp và qui tụ mọi sự về một mối. Nó cũng vươn lên tới Thiên Chúa hay đúng hơn nó từ Người mà xuống. Platông biết rõ điều này, khi ông dành cho Thiên Chúa danh xưng Agathon, “Đấng Tốt Lành”. Chính từ sự tốt lành đời đời của Thiên Chúa, mà giác ngộ luân lý đã đi vào hồn người dễ tiếp thu. Nó ban cho các tính khí khác nhau xu hướng liên hệ hướng tới sự thiện. Cái hiểu này đạt tới toàn thiện trong Đức Tin Kitô Giáo. Ta nhớ lại thị kiến huyền nhiệm trong Sách Khải Huyền, trong đó, hiện thân của trật tự, tức Thành Thánh, từ Thiên Chúa xuống với con người (7). Xin trình bày một vài nét căn bản về Thành Thánh này.

Thứ nhất, ta thấy có sự thật, một thực tại mà mọi trật tự của hiện sinh đều tùy thuộc vào. Sự thực là chỉ một mình Thiên Chúa là Thiên Chúa mà thôi, còn con người là tạo vật và là hình ảnh của Người; sự thực là Thiên Chúa thực sự là Thiên Chúa, chứ không phải là nguyên lý vô danh của vũ trụ, cũng không phải chỉ là một ý niệm, hay mầu nhiệm của hiện hữu, nhưng là Đấng có thật và sống động, là Chúa và là Hóa Công, còn con người là tạo vật của Người và có bổn phận vâng lệnh Chúa Tể Tối Cao.

Đó là trật tự căn bản của mọi điều kiện và sinh hoạt trần thế. Người đầu tiên đã nổi loạn chống lại trật tự này khi để mình bị thuyết phục rằng mình có thể “như Thiên Chúa” (8) và cuộc nổi loạn này vẫn tiếp diễn cho tới ngày nay, cả bậc vĩ nhân lẫn người thấp hèn, cả bậc thiên tài lẫn người lắp bắp. Nhưng nếu trật tự này bị khuấy động, thì bất kể chiếm được bao nhiêu quyền lực, bảo đảm được bao nhiêu an sinh, hay phát triển văn hóa tới mức nào, mọi sự vẫn tiếp tục trong tình trạng hỗn mang.

Một cách nữa để Thiên Chúa thiết lập nhân đức trật tự ngăn nắp là định luật không thể nào đảo ngược được này: mọi điều sai đều đòi một đền trả (expiation). Con người thích gán các quên sót của mình cho lịch sử và nghĩ rằng khi họ làm sai, mọi sự rồi đâu cũng vào đó cả: hậu quả họ nhắm còn đó, nhưng điều sai thì đã lui vào dĩ vãng, bị hủy tiêu. Một ý niệm về nhà nước đã được phát sinh, theo đó, nhà nước được phép làm bất cứ điều sai nào miễn có lợi cho quyền hành, cho thịnh vượng và tiến bộ. Đạt được các mục tiêu này, thì mọi cái sai đều được tẩy xóa.

Nhưng thực ra, cái sai vẫn còn đó, trong chất thể và trong tính liên tục của lịch sử, trong đời sống những ai phạm nó và trong đời sống những ai chịu thiệt hại vì nó, trong ảnh hưởng nó tạo nơi người khác, và trong dấu ấn trên dư luận, trong ngôn ngữ, và các thái độ đánh dấu thời đại. Và nó đòi phải được đền trả vào một ngày nào đó; nhất định thế, không trốn được. Thiên Chúa bảo đảm điều này.

Điểm thứ ba là mạc khải về phán xét. Lịch sử không phải là diễn trình tự biện minh một cách tự nhiên; đúng hơn, nó phải trả lẽ, nhưng không trả lẽ cho công luận hay cho khoa học và học thuật. Cũng là điều không đúng khi bảo rằng dòng lịch sử vốn tự nó đã là một phán xét rồi, một phán xét phần lớn bị dấu kín, lãng quên, và trách nhiệm đối với nhiều sự việc đã bị đặt sai chỗ. Không, phán xét chỉ dành cho một mình Thiên Chúa mà thôi. Mọi sự sẽ phải tới trước sự thật của Người và sẽ lộ nguyên hình. Mọi sự đều phải ra trước công lý của Người và nhận lấy bản án sau cùng.

Ta thấy điều ta gọi là “nhân đức ngăn nắp thứ tự”, thoạt nhìn tưởng là tầm thường, nhưng thực sự mỗi lúc nó mỗi vào sâu hơn và trở nên mỗi lúc mỗi bao gồm hơn và sau cùng vươn lên tới chính Thiên Chúa, và từ Người xuống với con người. Đó chính là chiều hành động của nhân đức.

Sau đây, ta sẽ xem xét một loạt các cấu trúc trong mối tương quan của ta với sự thiện. Ta sẽ không dựa vào bất cứ hệ thống nào, nhưng sẽ dùng nhiều hình ảnh, vì chỉ có hình ảnh mới nói hết đa dạng tính của kinh nghiệm nhân bản. Việc này sẽ giúp ta hiểu được con người một cách tốt đẹp hơn, thấy rõ họ sống ra sao, cuộc đời trở thành một bổn phận đối với họ như thế nào, và họ phải sống thế nào cho có ý nghĩa hay lại phung phí nó như một canh bạc.

Điều này cũng giúp ta sống cuộc sống ta một cách thực tiễn. Vì quả có mối liên hệ chọn lựa giữa nhiều bẩm chất khác nhau đối với các nhân đức khác nhau. Các nhân đức này không phải là khuôn thước tổng quát áp dụng cho mọi người, nhưng tự chúng vốn là nhân tính sống động, bao lâu nhân tính này nghe lời kêu gọi của sự thiện và ra sức thể hiện trọn vẹn lời kêu gọi này. Còn sự thiện, nó là một kho tàng sống động, từ Thiên Chúa toả sáng đến ta, tận gốc thì vô cùng phong phú nhưng lại đơn giản, nhưng khi tiếp xúc với kinh nghiệm nhân bản nó trở thành nhiều mảnh và từ từ triển khai.

Mỗi nhân đức là một nhiễu xạ (diffraction) của sự đơn giản vô cùng phong phú kia khi đụng tới tiềm năng tính của con người. Điều này có nghĩa tùy theo tiềm năng tính của họ, các cá nhân khác nhau có liên hệ hay tỏ ra xa lạ ít hay nhiều đối với các nhân đức. Bởi thế, một người có khuynh hướng xã hội, tức người sẵn sàng thiết lập liên hệ với người khác, sẽ thấy nhân đức thông cảm (understanding) là điều dễ dàng và tự nhiên, trong khi đó, nó khá xa lạ đối với những ai cương quyết thực hiện cho bằng được các mục tiêu của mình. Một con người có tinh thần sáng tạo sẽ rất uyển chuyển đối với một hoàn cảnh nào đó, trong khi một người sống nhiều với óc luận lý, thì duy trì các qui luật nhất định là điều họ quan tâm hơn cả.

Nắm được các điểm trên là điều quan trọng giúp ta hiểu rõ đời sống luân lý của các cá nhân khác nhau. Nó cũng quan trọng cho cuộc sống hàng ngày của ta, vì trong việc phát triển đời sống luân lý của ta, ta phải bắt đầu với những gì quen thuộc sau đó mới tiến qua những điều ít quen thuộc hơn.
___________________________________________________________________________
(1) Max Scheler, “On the Reversal of Values,” Tuyển Tập (Bern: 1955), III, 13 ff.
(2) Immanuel Kant (1724-1804), triết gia Đức.
(3) Khôn Ngoan 11:20.
(4) Anh hùng ca Sumeria và Babylone
(5) Hercules, người anh hùng trong thần thoại cổ điển, người đã thủ đắc được một sức mạnh phi thường.
(6) Vai chính trong kịch phẩm “The Ring of the Nibelungs” của Richard Wagner
(7) Kh. 21:10 ff.
(8) Xem St 3:5.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hải Đăng Ngày Mù Sương
Nguyễn Đức Cung
22:15 15/11/2013
HẢI ĐĂNG NGÀY MÙ SƯƠNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Bơ vơ đảo vắng thân thầm lặng.
Tỏa ánh đèn đưa tuyến hải trình.
Lữ khách qua đường vô tình quá.
Có biết Hải Đăng tủi phận mình.
(Trích thơ của Nguyên Thạch)