Phụng Vụ - Mục Vụ
Hiểu Biết Về Năm Thánh
Hoa Hạ, FSC
08:22 16/11/2009
Hiểu Biết Về Năm Thánh
Chúng ta đang tiến đến rất gần Năm Thánh 2010, Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 50 thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam cùng 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Thiết nghĩ nhiều bạn trẻ cần một sự hiểu biết cơ bản về Năm Thánh để đồng hành cùng Giáo Hội, sống Năm Thánh 2010 một cách có ý nghĩa hơn.
Xin giới thiệu đôi nét về Năm Thánh và Năm Thánh 2010.
1. NỀN TẢNG KINH THÁNH
1.1/ Trong Cựu Ước, Năm Thánh được nói đến trong sách Lêvi 25, 1-17. Người Do Thái cứ 7 năm một lần cử hành Năm Hưu Lễ, và cứ 7 tuần năm (7x7 = 49 năm) đến năm thứ 50 thì cử hành trọng thể Năm Yobel (Năm Hồng Ân)
- Người Do Thái cử hành những Năm Thánh để cho đất đai, súc vật nghỉ ngơi, xóa nợ nần và giải thoát nô lệ.
- Về mặt tôn giáo, Năm Thánh là dịp để người Do Thái tưởng niệm việc Thiên Chúa giải phóng họ khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, nhắc nhớ nhau rằng mọi quyền hành trên đất đai, súc vật, nô lệ, người làm công không thuộc về họ mà thuộc quyền Thiên Chúa. Con người không phải là chủ nhân ông của vũ trụ, nhưng là được Thiên Chúa đặt lên để cai quản và làm cho vũ trụ ngày càng tốt đẹp hơn.
1.2/ Trong Tân Ước, Tin Mừng Luca 4, 18-20 thuật lại, khi Chúa Giêsu và hội đường Do Thái, Người mở sách Isaia trúng ngay đoạn: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi,. ..Người sai tôi đi côngbố ơn giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, trả tự do cho người bị áp bức, côngbố một năm hồng ân" Chúa Giêsu gấp sách lại và nói: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe."
2. TRONG TRUYỀN THỐNG CÔNG GIÁO
Trong truyền thống Giáo Hội Công Giáo, Năm Thánh là năm dành riêng để cử hành hồng ân tha thứ và hòa giải mà Thiên Chúa ban cho con người qua Chúa Giêsu Kitô. Các tín hữu được Ơn Toàn Xá theoo những điều kiện và nơi chốn được Giáo Hội quy định.
3. Ý NGHĨA NĂM THÁNH
3.1/ Năm Thánh là năm ân phúc, năm tha tội, năm ân xá: Năm Thánh là thời điểm Thiên Chúa thi thố cách đặc biệt, ban ơn thánh dồi dào sung man hơn, ban ơn tha tội và tha bỗng các hình phạt do tội gây ra. Chính vì vậy, một trong những đặc điểm của Năm Thánh là Ơn Toàn Xá có thể lãnh nhận một cách rộng rãi mỗi ngày trong suốt năm với những điều kiện và nơi chốn được Giáo Hội quy định.
3.2/ Năm Thánh là năm sám hối và canh tân: Ơn tha tội bao giờ cũng đòi hỏi có ăn năn sám hối và quyết tâm cải đổi đời sống. Hoán cải và canh tân đời sống từ bỏ những hành vị tội lỗi và sống tốt lành đạo đức hơn nơi mỗi cá nhân và trong cả cộng đồng Dân Chúa.
3.3/ Năm Thánh là năm hòa giải: Hòa giải với Thiên Chúa, với anh chị em đồng loại và với tạo vật trong vũ trụ, để làm mới lại tất cả các mối quan hệ và tinh thần sống. Theo mạc khải Kinh Thánh, ơn tha tội Thiên Chúa ban cho con người để hòa giải với Ngài bao giờ cũng kéo theo nỗ lực tha thứ và hào giải giữa con người với con người và con người với các tạo vật khác trong vũ trụ.
- Hòa giải con người với nhau: Năm Thánh là năm hòa giải con người với anh chị em đồng loại của mình, đổi mới và cải thiện các quan hệ giữa người với người. Một đàng, mỗi người, mỗi tập thể phải biết nhìn nhận những sai lầm, lỗi phạm và thiếu sót của mình để đền bù và thanh toán các khoản nợ nần một cách công bằng; đàng khác, mỗi người, mỗi tập thể cũng phải biết tha thứ cho những ai vấp phạm đến mình, có thể tha bổng hay tha một phần tùy theo khả năng và lòng bác ái khoan dung để mỗi người và mọi người được sống trong bình an với chính mình và hòa bình với mọi người.
Do vậy Năm Thánh đòi hỏi phải trả lại những quyền căn bản và sự bình đẳng cho con người xứng đáng với nhân phẩm và ơn gọi làm con cái Chúa.
- Hòa giải con người với tạo vật khác: Năm Thánh là năm để nghỉ ngơi, để nhờ đó mà đất đai và súc vật được bổ dưỡng và canh tân; đồng thời mối liên hệ giữa con người với các tạo vật trong vũ trụ được cải thiện và quân bình hơn.
4. Ý NGHĨA NĂM THÁNH 2010 TẠI VIỆT NAM [1]
- Năm 2010 đánh dấu kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 50 thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam cùng 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Saigon.
- Mục đích là tạo cơ hội cho mỗi người kitô hữu Việt Nam nhìn lại hồng ân cứu độ mà Cha trên trời đã thương ban cho Giáo Hội tại Việt Nam,
- Dâng lên Ba Ngôi Thiên Chúa lòng hiếu thảo cảm mến tạ ơn,
- Bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với các bậc tiền nhân và chứng nhân đức tin đã dày công vun đắp nên gia đình Giáo Hội ngày nay.
- Nhìn tới sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội ở ngày mai, với tấm lòng hiếu thảo và biết ơn đó, mọi người tín hữu Việt Nam, hiệp ý cùng nhau khẩn cầu Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria và các thánh, thương ban ơn giúp sức cho mỗi người ý thức và quyết tâm chủ động xây dựng và phát triển bản thân cùng Giáo Hội và xã hội theo như lòng Chúa mong muốn.
5. ƠN TOÀN XÁ
Ơn Toàn Xá là ơn làm cho con người lãnh nhận được tha hết các hình phạt tạm do tội gây nên.[2] Do vậy để lãnh nhận Ơn Toàn Xá, người tín hữu phải hội đủ các điều kiện sau:
- Xưng tội và rước lễ;
- Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng;
- Thi hành một torng những việc được Giáo Hội quy định như: than dự nghi thức ban Ơn Toàn Xá, kính viếng các đền thờ, nhà thờ được chỉ định...
Ơn Toàn Xá chỉ nhận một ngày được một lần mà thôi.
Nếu tình trang tâm hồn không trọn vẹn như thế, thì Ơn Toàn Xá chỉ có giá trị một phần.
6. TRONG NĂM THÁNH 2010,
Tòa Ân Giải Tối Cao, thừa lệnh Đức Thánh Cha,[3] ban Ơn Toàn Xá cho các Kitô hữu thực tâm thống hối, trong tất cả và từng nhà thờ và nhà nguyện ở Việt Nam; họ cũng có thể nhường ân xá cho các linh hồn ở luyện ngục:
- Trong các ngày 24 tháng 11 năm 2009 và 02 tháng 01 năm 2011, tức ngày khai mạc và kết thúc trọng thể Năm Thánh mừng Kim Khánh Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam;
- Trong mọi ngày dành cho các mục đích tôn giáo chung cho toàn thế giới hoặc theo thói quen ở Việt Nam, như được xác định trong thư xin (xem những ngày được chỉ định);
- Trong các ngày có cử hành nghi lễ trọng thể do Đức Giám Mục Giáo Phận hoặc Đức Giám Mục khác thay thế ngài chủ sự;
- Mỗi lần, vì lý do đạo đức, họ đi hành hương, từng cá nhân hay theo đoàn thể, đến Nhà thờ Chính tòa hoặc một đền thánh được chỉ định trong Năm Thánh.
- Những người cao tuổi, đau yếu và những ai có lý do hợp pháp không ra khỏi nhà được, có thể hưởng ơn Toàn Xá nếu chung lòng hợp ý với những người đang tham dự phụng vụ hoặc hành hương Năm Thánh, sốt sắng đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính và lời khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria trước ảnh tượng của Người, thực lòng ghét bỏ mọi tội lỗi, và khi có thể thì giữ ba điều kiện thông thường.
- Các tín hữu Việt Nam ở hải ngoại cũng sẽ được hưởng ơn Toàn Xá trong các ngày và tại các nơi thánh được xác định đúng phép, với sự đồng ý của các Đấng Bản Quyền Giáo Phận.
7. NHỮNG NGÀY ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH TRONG NĂM THÁNH 2010
1/ 03/12/2009 Thánh Phanxicô Xaviê, Bổn mạng các Xứ truyền giáo.
2/ 27/12/2009 Thánh Gia Thất.
3/ 10/01/2010 Ngày quốc tế di dân.
4/ 02/02/2010 Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, Ngày quốc tế Đời sống thánh hiến.
5/ 11/02/2010 Đức Mẹ Lộ Đức, Ngày quốc tế Bệnh nhân.
6/ 14–16/02/2010 Tết Nguyên Đán.
7/ 19/3/2010 Thánh Giuse, Bổn mạng Hội Thánh và Giáo Hội Việt Nam.
8/ 28/3/2010 Lễ Lá, Ngày quốc tế Giới trẻ.
9/ 25/4/2010 Chúa nhật IV Phục Sinh, Ngày quốc tế cầu nguyện cho các Ơn gọi.
10/ 01/5/2010 Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (1980).
11/ 16/5/2010 Lễ Chúa Thăng Thiên, Ngày quốc tế Truyền thông xã hội.
12/ 23/5/2010 Lễ Hiện Xuống.
13/ 11/6/2010 Lễ Thánh Tâm, Ngày thế giới cầu xin ơn Thánh hóa linh mục. Nhớ ngày tấn phong Giám mục Việt Nam tiên khởi, Đức cha JB Nguyễn Bá Tòng (1933).
14/ 29/6/2010 Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, Tông Đồ.
15/ 26/7/2010 Chân phước Anrê Phú Yên, Bổn mạng các Giảng viên giáo lý Việt Nam.
16/ 15/8/2010 Đức Mẹ lên trời. Thánh Mẫu La Vang.
17/ 09/9/2010 Kỷ niệm 350 năm thành lập hai Đại diên Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
18/ 14/9/2010 Lễ Suy tôn Thánh Giá. Tước hiệu các Hội dòng Mến Thánh Giá.
19/ 01/10/2010 Lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Bổn mạng các Xứ truyền giáo.
20/ 11/10/2010 Chân phước Gioan XXIII, Vị giáo hoàng đã ký Sắc chỉ “Venerabilium Nostrorum” thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
21/ 24/10/2010 Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc truyền giáo.
22/ 21–28/11/2010 Đại hội Dân Chúa tại Việt Nam.
23/ 03/12/2010 Lễ Thánh Phanxicô Xaviê, Bổn mạng các Xứ truyền giáo.
24/ 26/12/2010 Lễ Thánh Gia Thất.
8. KẾT
Các Vị Chủ Chăn ước mong mọi thành phần Dân Chúa "cùng chung lời cầu nguyện, chung lời ngợi ca, chung tâm tình cảm tạ, sám hối, canh tân và dấn thân vì Hồng Ân Năm Thánh 2010 mà Thiên Chúa giàu lòng thương xót đã ban cho Giáo Hội tại Việt Nam."
Việc đầu tiên mà các Vị Chủ Chăn tha thiết kêu mời mọi thành phần dân Chúa là làm Tuần Cửu Nhật chuẩn bị bước vào Năm Thánh một cách sốt sắng từ ngày 15/11 – 23/11. 2009.[4]
Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria La Vang và các thánh các chân phước Tử đạo Việt Nam, xin cho mỗi chúng ta sống trọn vẹn Năm Thánh 2010 trong việc cử hành đức tin, tuyên xưng đức tin và sống đức tin, theo gương các bậc tiền nhân.
________________________________________
[1] HY. GB. Phạm Minh Mẫn, Năm Thánh 2010 Và Sự Phát Triển Con Người Cùng Giáo Hội Và Xã Hội. Nguồn VietCatholic News (14 Oct 2009 06:22)
[2] Khi xưng tội ta được tha các tội mình phạm, nhưng các hình phạt do tội gây ra ta phải đền. Do vậy ta phải làm việc đền tội, nếu khi còn sống ta chưa đền đủ thì khi chết chúng ta phải trải qua một thời gian thanh luyện, gọi đó là luyện tội. Ơn Toàn Xá có thể tha hết các hình phạt tạm vì tội đã được tha.
[3] Hồng Y Giacôbê Phanxicô Stafford, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, Văn thư số 882/08/I, ngày 11.2.2009.
[4] HY. GB. Phạm Minh Mẫn, TUẦN CỬU NHẬT CẦU NGUYỆN TRƯỚC NGÀY KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010 Của GIÁO HỘI tại VIỆT NAM.
Chúng ta đang tiến đến rất gần Năm Thánh 2010, Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 50 thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam cùng 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Thiết nghĩ nhiều bạn trẻ cần một sự hiểu biết cơ bản về Năm Thánh để đồng hành cùng Giáo Hội, sống Năm Thánh 2010 một cách có ý nghĩa hơn.
Xin giới thiệu đôi nét về Năm Thánh và Năm Thánh 2010.
1. NỀN TẢNG KINH THÁNH
1.1/ Trong Cựu Ước, Năm Thánh được nói đến trong sách Lêvi 25, 1-17. Người Do Thái cứ 7 năm một lần cử hành Năm Hưu Lễ, và cứ 7 tuần năm (7x7 = 49 năm) đến năm thứ 50 thì cử hành trọng thể Năm Yobel (Năm Hồng Ân)
- Người Do Thái cử hành những Năm Thánh để cho đất đai, súc vật nghỉ ngơi, xóa nợ nần và giải thoát nô lệ.
- Về mặt tôn giáo, Năm Thánh là dịp để người Do Thái tưởng niệm việc Thiên Chúa giải phóng họ khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, nhắc nhớ nhau rằng mọi quyền hành trên đất đai, súc vật, nô lệ, người làm công không thuộc về họ mà thuộc quyền Thiên Chúa. Con người không phải là chủ nhân ông của vũ trụ, nhưng là được Thiên Chúa đặt lên để cai quản và làm cho vũ trụ ngày càng tốt đẹp hơn.
1.2/ Trong Tân Ước, Tin Mừng Luca 4, 18-20 thuật lại, khi Chúa Giêsu và hội đường Do Thái, Người mở sách Isaia trúng ngay đoạn: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi,. ..Người sai tôi đi côngbố ơn giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, trả tự do cho người bị áp bức, côngbố một năm hồng ân" Chúa Giêsu gấp sách lại và nói: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe."
2. TRONG TRUYỀN THỐNG CÔNG GIÁO
Trong truyền thống Giáo Hội Công Giáo, Năm Thánh là năm dành riêng để cử hành hồng ân tha thứ và hòa giải mà Thiên Chúa ban cho con người qua Chúa Giêsu Kitô. Các tín hữu được Ơn Toàn Xá theoo những điều kiện và nơi chốn được Giáo Hội quy định.
3. Ý NGHĨA NĂM THÁNH
3.1/ Năm Thánh là năm ân phúc, năm tha tội, năm ân xá: Năm Thánh là thời điểm Thiên Chúa thi thố cách đặc biệt, ban ơn thánh dồi dào sung man hơn, ban ơn tha tội và tha bỗng các hình phạt do tội gây ra. Chính vì vậy, một trong những đặc điểm của Năm Thánh là Ơn Toàn Xá có thể lãnh nhận một cách rộng rãi mỗi ngày trong suốt năm với những điều kiện và nơi chốn được Giáo Hội quy định.
3.2/ Năm Thánh là năm sám hối và canh tân: Ơn tha tội bao giờ cũng đòi hỏi có ăn năn sám hối và quyết tâm cải đổi đời sống. Hoán cải và canh tân đời sống từ bỏ những hành vị tội lỗi và sống tốt lành đạo đức hơn nơi mỗi cá nhân và trong cả cộng đồng Dân Chúa.
3.3/ Năm Thánh là năm hòa giải: Hòa giải với Thiên Chúa, với anh chị em đồng loại và với tạo vật trong vũ trụ, để làm mới lại tất cả các mối quan hệ và tinh thần sống. Theo mạc khải Kinh Thánh, ơn tha tội Thiên Chúa ban cho con người để hòa giải với Ngài bao giờ cũng kéo theo nỗ lực tha thứ và hào giải giữa con người với con người và con người với các tạo vật khác trong vũ trụ.
- Hòa giải con người với nhau: Năm Thánh là năm hòa giải con người với anh chị em đồng loại của mình, đổi mới và cải thiện các quan hệ giữa người với người. Một đàng, mỗi người, mỗi tập thể phải biết nhìn nhận những sai lầm, lỗi phạm và thiếu sót của mình để đền bù và thanh toán các khoản nợ nần một cách công bằng; đàng khác, mỗi người, mỗi tập thể cũng phải biết tha thứ cho những ai vấp phạm đến mình, có thể tha bổng hay tha một phần tùy theo khả năng và lòng bác ái khoan dung để mỗi người và mọi người được sống trong bình an với chính mình và hòa bình với mọi người.
Do vậy Năm Thánh đòi hỏi phải trả lại những quyền căn bản và sự bình đẳng cho con người xứng đáng với nhân phẩm và ơn gọi làm con cái Chúa.
- Hòa giải con người với tạo vật khác: Năm Thánh là năm để nghỉ ngơi, để nhờ đó mà đất đai và súc vật được bổ dưỡng và canh tân; đồng thời mối liên hệ giữa con người với các tạo vật trong vũ trụ được cải thiện và quân bình hơn.
4. Ý NGHĨA NĂM THÁNH 2010 TẠI VIỆT NAM [1]
- Năm 2010 đánh dấu kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 50 thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam cùng 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Saigon.
- Mục đích là tạo cơ hội cho mỗi người kitô hữu Việt Nam nhìn lại hồng ân cứu độ mà Cha trên trời đã thương ban cho Giáo Hội tại Việt Nam,
- Dâng lên Ba Ngôi Thiên Chúa lòng hiếu thảo cảm mến tạ ơn,
- Bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với các bậc tiền nhân và chứng nhân đức tin đã dày công vun đắp nên gia đình Giáo Hội ngày nay.
- Nhìn tới sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội ở ngày mai, với tấm lòng hiếu thảo và biết ơn đó, mọi người tín hữu Việt Nam, hiệp ý cùng nhau khẩn cầu Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria và các thánh, thương ban ơn giúp sức cho mỗi người ý thức và quyết tâm chủ động xây dựng và phát triển bản thân cùng Giáo Hội và xã hội theo như lòng Chúa mong muốn.
5. ƠN TOÀN XÁ
Ơn Toàn Xá là ơn làm cho con người lãnh nhận được tha hết các hình phạt tạm do tội gây nên.[2] Do vậy để lãnh nhận Ơn Toàn Xá, người tín hữu phải hội đủ các điều kiện sau:
- Xưng tội và rước lễ;
- Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng;
- Thi hành một torng những việc được Giáo Hội quy định như: than dự nghi thức ban Ơn Toàn Xá, kính viếng các đền thờ, nhà thờ được chỉ định...
Ơn Toàn Xá chỉ nhận một ngày được một lần mà thôi.
Nếu tình trang tâm hồn không trọn vẹn như thế, thì Ơn Toàn Xá chỉ có giá trị một phần.
6. TRONG NĂM THÁNH 2010,
Tòa Ân Giải Tối Cao, thừa lệnh Đức Thánh Cha,[3] ban Ơn Toàn Xá cho các Kitô hữu thực tâm thống hối, trong tất cả và từng nhà thờ và nhà nguyện ở Việt Nam; họ cũng có thể nhường ân xá cho các linh hồn ở luyện ngục:
- Trong các ngày 24 tháng 11 năm 2009 và 02 tháng 01 năm 2011, tức ngày khai mạc và kết thúc trọng thể Năm Thánh mừng Kim Khánh Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam;
- Trong mọi ngày dành cho các mục đích tôn giáo chung cho toàn thế giới hoặc theo thói quen ở Việt Nam, như được xác định trong thư xin (xem những ngày được chỉ định);
- Trong các ngày có cử hành nghi lễ trọng thể do Đức Giám Mục Giáo Phận hoặc Đức Giám Mục khác thay thế ngài chủ sự;
- Mỗi lần, vì lý do đạo đức, họ đi hành hương, từng cá nhân hay theo đoàn thể, đến Nhà thờ Chính tòa hoặc một đền thánh được chỉ định trong Năm Thánh.
- Những người cao tuổi, đau yếu và những ai có lý do hợp pháp không ra khỏi nhà được, có thể hưởng ơn Toàn Xá nếu chung lòng hợp ý với những người đang tham dự phụng vụ hoặc hành hương Năm Thánh, sốt sắng đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính và lời khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria trước ảnh tượng của Người, thực lòng ghét bỏ mọi tội lỗi, và khi có thể thì giữ ba điều kiện thông thường.
- Các tín hữu Việt Nam ở hải ngoại cũng sẽ được hưởng ơn Toàn Xá trong các ngày và tại các nơi thánh được xác định đúng phép, với sự đồng ý của các Đấng Bản Quyền Giáo Phận.
7. NHỮNG NGÀY ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH TRONG NĂM THÁNH 2010
1/ 03/12/2009 Thánh Phanxicô Xaviê, Bổn mạng các Xứ truyền giáo.
2/ 27/12/2009 Thánh Gia Thất.
3/ 10/01/2010 Ngày quốc tế di dân.
4/ 02/02/2010 Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, Ngày quốc tế Đời sống thánh hiến.
5/ 11/02/2010 Đức Mẹ Lộ Đức, Ngày quốc tế Bệnh nhân.
6/ 14–16/02/2010 Tết Nguyên Đán.
7/ 19/3/2010 Thánh Giuse, Bổn mạng Hội Thánh và Giáo Hội Việt Nam.
8/ 28/3/2010 Lễ Lá, Ngày quốc tế Giới trẻ.
9/ 25/4/2010 Chúa nhật IV Phục Sinh, Ngày quốc tế cầu nguyện cho các Ơn gọi.
10/ 01/5/2010 Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (1980).
11/ 16/5/2010 Lễ Chúa Thăng Thiên, Ngày quốc tế Truyền thông xã hội.
12/ 23/5/2010 Lễ Hiện Xuống.
13/ 11/6/2010 Lễ Thánh Tâm, Ngày thế giới cầu xin ơn Thánh hóa linh mục. Nhớ ngày tấn phong Giám mục Việt Nam tiên khởi, Đức cha JB Nguyễn Bá Tòng (1933).
14/ 29/6/2010 Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, Tông Đồ.
15/ 26/7/2010 Chân phước Anrê Phú Yên, Bổn mạng các Giảng viên giáo lý Việt Nam.
16/ 15/8/2010 Đức Mẹ lên trời. Thánh Mẫu La Vang.
17/ 09/9/2010 Kỷ niệm 350 năm thành lập hai Đại diên Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
18/ 14/9/2010 Lễ Suy tôn Thánh Giá. Tước hiệu các Hội dòng Mến Thánh Giá.
19/ 01/10/2010 Lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Bổn mạng các Xứ truyền giáo.
20/ 11/10/2010 Chân phước Gioan XXIII, Vị giáo hoàng đã ký Sắc chỉ “Venerabilium Nostrorum” thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
21/ 24/10/2010 Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc truyền giáo.
22/ 21–28/11/2010 Đại hội Dân Chúa tại Việt Nam.
23/ 03/12/2010 Lễ Thánh Phanxicô Xaviê, Bổn mạng các Xứ truyền giáo.
24/ 26/12/2010 Lễ Thánh Gia Thất.
8. KẾT
Các Vị Chủ Chăn ước mong mọi thành phần Dân Chúa "cùng chung lời cầu nguyện, chung lời ngợi ca, chung tâm tình cảm tạ, sám hối, canh tân và dấn thân vì Hồng Ân Năm Thánh 2010 mà Thiên Chúa giàu lòng thương xót đã ban cho Giáo Hội tại Việt Nam."
Việc đầu tiên mà các Vị Chủ Chăn tha thiết kêu mời mọi thành phần dân Chúa là làm Tuần Cửu Nhật chuẩn bị bước vào Năm Thánh một cách sốt sắng từ ngày 15/11 – 23/11. 2009.[4]
Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria La Vang và các thánh các chân phước Tử đạo Việt Nam, xin cho mỗi chúng ta sống trọn vẹn Năm Thánh 2010 trong việc cử hành đức tin, tuyên xưng đức tin và sống đức tin, theo gương các bậc tiền nhân.
________________________________________
[1] HY. GB. Phạm Minh Mẫn, Năm Thánh 2010 Và Sự Phát Triển Con Người Cùng Giáo Hội Và Xã Hội. Nguồn VietCatholic News (14 Oct 2009 06:22)
[2] Khi xưng tội ta được tha các tội mình phạm, nhưng các hình phạt do tội gây ra ta phải đền. Do vậy ta phải làm việc đền tội, nếu khi còn sống ta chưa đền đủ thì khi chết chúng ta phải trải qua một thời gian thanh luyện, gọi đó là luyện tội. Ơn Toàn Xá có thể tha hết các hình phạt tạm vì tội đã được tha.
[3] Hồng Y Giacôbê Phanxicô Stafford, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, Văn thư số 882/08/I, ngày 11.2.2009.
[4] HY. GB. Phạm Minh Mẫn, TUẦN CỬU NHẬT CẦU NGUYỆN TRƯỚC NGÀY KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010 Của GIÁO HỘI tại VIỆT NAM.
Chuyện Bố Chuyện Con: Mặt lì!
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
16:18 16/11/2009
Chuyện Bố Chuyện Con: Mặt lì!
...— Lần trèo cây mít te tua hơn, mẹ mày chạy ra chậm, con chó bẹc-giê to như con bê con nhào tới cắn toác chân bố ra…— Hồi đó cũng vất vả lắm bố mới lấy được mẹ mày…
— Sao vậy hả bố?
— Thì còn sao nữa, nhà ông ngoại mầy giàu khét tiếng cả mấy tổng, xe ô tô nổ tiếng máy bình bịch bon bon chạy trên đường cái từ ngoài ngõ vô tới tận cửa đình. Giàu nứt vách đổ tường như vậy thì làm sao ông ngoại chịu để ý tới bố mày.
— Con tưởng hồi đó bố cũng con ông Trùm.
— Thì đã hẳn là như vậy. Nhưng cũng chỉ là ở trong họ giáo nhà ta mà thôi. Còn ông ngoại là điền chủ của mấy tổng, đời nào ông ngoại chấp nhận thằng con ông Trùm xóm giáo làm rể… Chưa kể mẹ mày lại đẹp nhất làng, mà lại là con gái của cái làng có tiếng “Gái đẹp làng Sài, trai tài làng Cao”.[1] Hồi đó hàng xóm có người mắng xéo bố, con ạ, “Đũa mốc mà lại chòi mâm son”.
— Vậy rồi sao bố lấy được mẹ?
— Thì cũng cứ lì cái mặt ra. Một lần trèo cây dừa, một lần leo cây mít làm chim se sẻ nhìn vào cửa son. Dừa cao, sẩy tay, té rớt xuống nền đất một cái bịch! Mẹ mày chạy ra đuổi chó dữ, gọi người ăn kẻ ở khiêng vào nhà bôi dầu gió… Lần trèo cây mít te tua hơn, mẹ mày chạy ra chậm, con chó bẹc-giê to như con bê con nhào tới cắn toác chân bố ra… Sợ án mạng xảy ra trong nhà, gái làng Sài hốt hoảng sai người khiêng sang nhà thầy lang ngay bên cạnh dịt thuốc. Cứ thế, có là phận thằng mõ trong làng thì con gái điền chủ cũng chạnh lòng thương xót, rồi là thương hại, cuối cùng thương luôn… Mà mẹ mày đã thương rồi thì có ai mà cản được lòng quyết tâm của cô con gái rượu cốm của ông phú hộ.
— Bố cũng lì ghê…
— Lì cũng một phần, nhưng cũng một phần là bởi quyết tâm con ạ… Ở đời mà,
Mặt lì cộng với quyết tâm, Cả hai hợp lại ra duyên vợ chồng.
Suy niệmGiakêu nổi tiếng với địa vị và tiền bạc, nhưng ông cũng nổi bật với lòng quyết tâm.
Là thủ lãnh của những người thu thuế trong vùng, “Do Thái gian-Giakêu” không được lòng của nhiều người Do Thái đương thời. Nhưng bù lại, Giakêu có địa vị trong xã hội. Là thủ lãnh của nhân viên sở thuế, tiền bạc trong nhà của Giakêu chắc chắn phải là bạc vạn bạn nghìn.
Có địa vị, có bạc tiền, nhưng lỗ hổng tâm hồn của người phú hộ thành Giêricô vẫn không được lấp đầy. Cho nên ông nghe ngóng, ông tìm tòi, ông chờ đợi. Ngày rồi cũng tới. Nghe tin Chúa vừa đặt những bước chân vào cổng thành, không ngại lời ong tiếng ve, Giakêu quyết tâm nhập vào dòng người đông đảo lên đường tìm kiếm. Nhưng Giakêu hình dạng thấp bé, mà dòng đời đông đặc ngược xuôi trước mặt tiếp tục chuyển xoay che kín hình bóng của Chúa Giêsu. Nhưng bởi lòng quyết tâm, ông trèo lên cây sung…
Cuối cùng lòng quyết tâm của người thu thuế đã được Thiên Chúa đáp trả.
Lời NguyệnLạy Chúa, xin ban cho con một trái tim quyết tâm;
Quyết tâm như trai gái quyết liệt yêu nhau;
Quyết tâm như ông Giakêu quyết liệt tìm kiếm nhìn mặt Con Trời;
Quyết tâm như Chúa chung thủy một lòng quyết liệt yêu thương con.
Chú thích[1] Sài Thị và Cao Xá, Hưng Yên
www.nguyentrungtay.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:10 16/11/2009
KHÔNG NGHIÊNG HẲN MỘT PHÍA
Phật Đà khi mới bắt đầu từ bỏ thế tục để tu đạo, thì không ngừng gò mình quá nghiêm khắc và khổ hạnh.
Một hôm, có hai nhà âm nhạc đi đường ngồi nghỉ dưới gốc cây, Phật Đà cũng đang ngồi dưới gôc cây nghĩ ngợi sâu xa, nghe được người nọ nói với người kia: “Dây đàn của anh không thể lên quá căng, bằng không thì sẽ bị dứt dây, nhưng cũng không thể quá dùn, kẻo khi đàn thì không có âm thanh, nên giữ độ vừa phải.”
Câu nói này làm Phật Đà chợt tỉnh, khiến cho chuyện tu đạo của ông ta hoàn toàn thay đổi.
Ông ta nhận định rằng mấy lời nói ấy là nói cho ông ta nghe, do đó mà lập tức buông lỏng sự khổ hạnh thái quá ấy. Sau cùng trong sự thỏa mái không nghiêng hẳn một phía thì ông ta đã giác ngộ.
Trích "Bài ca của loài ếch"
Suy tư:
Người luôn suy nghĩ lắng nghe thì dễ dàng nghe được tiếng Chúa nói với mình qua cách này hay cách khác; người luôn biết hồi tâm xét mình thì dễ dàng nhìn thấy ý Chúa tỏ hiện cho mình qua hoàn cảnh chung quanh...
Một tai nạn thảm khốc xảy ra, một lời nói giận dữ của người hàng xóm, hay một câu nói góp ý của người khác.v.v...đều làm cho người có đức tin tìm được thánh ý của Chúa đang nói với họ...
Không nghiêng hẳn một phía để làm theo cách suy nghĩ của mình mà không trông cậy vào ân sủng của Chúa, thì chỉ loay hoay trong mớ kiến thức tu đức mà thôi, cho nên dễ dàng cau có giận dữ, oán trời trách người khi tai nạn ập tới...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Phật Đà khi mới bắt đầu từ bỏ thế tục để tu đạo, thì không ngừng gò mình quá nghiêm khắc và khổ hạnh.
Một hôm, có hai nhà âm nhạc đi đường ngồi nghỉ dưới gốc cây, Phật Đà cũng đang ngồi dưới gôc cây nghĩ ngợi sâu xa, nghe được người nọ nói với người kia: “Dây đàn của anh không thể lên quá căng, bằng không thì sẽ bị dứt dây, nhưng cũng không thể quá dùn, kẻo khi đàn thì không có âm thanh, nên giữ độ vừa phải.”
Câu nói này làm Phật Đà chợt tỉnh, khiến cho chuyện tu đạo của ông ta hoàn toàn thay đổi.
Ông ta nhận định rằng mấy lời nói ấy là nói cho ông ta nghe, do đó mà lập tức buông lỏng sự khổ hạnh thái quá ấy. Sau cùng trong sự thỏa mái không nghiêng hẳn một phía thì ông ta đã giác ngộ.
Trích "Bài ca của loài ếch"
Suy tư:
Người luôn suy nghĩ lắng nghe thì dễ dàng nghe được tiếng Chúa nói với mình qua cách này hay cách khác; người luôn biết hồi tâm xét mình thì dễ dàng nhìn thấy ý Chúa tỏ hiện cho mình qua hoàn cảnh chung quanh...
Một tai nạn thảm khốc xảy ra, một lời nói giận dữ của người hàng xóm, hay một câu nói góp ý của người khác.v.v...đều làm cho người có đức tin tìm được thánh ý của Chúa đang nói với họ...
Không nghiêng hẳn một phía để làm theo cách suy nghĩ của mình mà không trông cậy vào ân sủng của Chúa, thì chỉ loay hoay trong mớ kiến thức tu đức mà thôi, cho nên dễ dàng cau có giận dữ, oán trời trách người khi tai nạn ập tới...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Chứng nhân tử đạo Việt Nam
LM. Phêrô Hồng Phúc
07:38 16/11/2009
CHỨNG NHÂN TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Dòng lịch sử Giáo Hội Việt Nam trải qua các thời đại là dòng máu của các thánh tử đạo. Suốt ba thế kỷ, từ thế kỷ XVI tới thế kỷ XIX tương đương như ba thế kỷ đầu của Giáo Hội Roma, Giáo Hội Việt Nam đã cung hiến cho Thiên Chúa hơn một trăm nghìn vị tử đạo trong số đó có 117 vị được nâng lên hàng hiển thánh và trong số 117 vị thánh tử đạo có 96 vị là người Việt Nam. Một trang sử hào hùng được viết bằng máu của các thánh tử đạo đó chính là những hạt giống, những hạt lúa mì rơi xuống đất chết đi và trổ sinh bông hạt.
Tại hang Toại Đạo ở Roma, ba thế kỷ đầu của Giáo Hội Roma, đã có tới khoảng 500.000 những hộc mộ của người Kitô hữu được chôn cất ở dưới hầm mộ. Con số của Giáo Hội Việt Nam, hơn một trăm nghìn, đó cũng là những con số để nói lên một Giáo Hội đã thoát lên từ trong đau thương và dệt nên từ những hy sinh, một Giáo hội hiến tế do các chứng nhân tử đạo được gieo trồng bằng máu. Đó là một phản ảnh mà như sách Khải Huyền thánh Gioan đã mô tả: “Họ là những người đã xung vào đoàn chiến thắng, họ từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo mình và tảy sạch áo trong máu của Con Chiên” (Kh 7,14 ). Như vậy, máu đào tử đạo là nối tiếp máu hy sinh của Chiên Thiên Chúa, thánh thiện, tinh tuyền trên Thập Giá. Đức Giêsu Kitô đã đổ máu từ trái tim mình chảy ra. Chúng ta đọc thấy trong Kinh Tiền Tụng của Hội Thánh: “Ngài đã để cho nước và máu chảy ra từ cạnh sườn, từ đó phát sinh Hội Thánh”. Cũng như Adam buổi đầu, Thiên Chúa đã khiến ông ngủ và lấy xương sườn của ông để tạo dựng Eva. Từ trên Thập Giá, cái chết của Đức Kitô – Adam mới, Thiên Chúa cũng đã lấy máu và nước từ cạnh sườn Ngài bị đâm thâu để phát sinh Hội Thánh là hiền thê của Đức Kitô. Vì vậy, máu đào của các thánh tử đạo chính là sự tạo dựng mới, một thế hệ mới: những thế hệ chứng nhân của Đức tin.
Máu là sự sống. Đức Giêsu đã ký kết một giao ước mới trong máu là trong sự sống của chính Ngài: “Các con hãy cầm lấy mà uống, này là máu Thầy, máu giao ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội” (Lc 22, 20). Lời mà Chúa truyền: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” không chỉ là một lời truyền mà các tông đồ được lãnh nhận một tác vụ thánh, tiếp tục hy tế của Chúa trên trần gian mà các ông cũng thực hiện đến cả nghĩa đen, các ông cũng đổ máu ra để ký kết vào giao ước mới và rồi đến hàng lớp, hàng lớp các anh hùng tử đạo từ Roma tới Việt Nam. Máu của các anh hùng tử đạo, của các thánh tử đạo là những lời ký kết vào sự sống đời đời, là ký vào máu giao ước mới của Đức Kitô. Cho nên, Tertuliano đã nói rất chính xác: “Máu kẻ có đạo là hạt giống sinh ra kẻ có đạo”. Từ một nhóm ban đầu tín hữu Việt Nam chỉ 5.000 người, vậy mà càng bách hại, càng giết các chứng nhân thì nguyên con số hơn 100.000 vị tử đạo đủ nói lên từ con số ban đầu 5.000 tín hữu đã lên tới hơn 100.000 tín hữu. Và khi cơn bách hại ngưng lại thì con số tín hữu của Giáo Hội Việt Nam đã lên tới 500 nghìn, tức là 1 sinh ra 100, đó là những hạt giống mà Đức Giêsu đã tiên báo: hạt 30, hạt 60, hạt 100. Giáo Hội Việt Nam đã có những hạt giống sinh ra tới 100, từ những con số khiêm tốn ban đầu cho tới khi ngưng cuộc bách hại. Từ 5.000 hạt giống ban đầu đã sinh ra 500.000 những hạt giống khác.
Hôm nay, toàn thể Giáo Hội Việt Nam long trọng mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chúng ta cử hành với lòng biết ơn. Lòng biết ơn vì Thiên Chúa đã ban cho các thánh tử đạo Việt Nam những ơn phù trợ, ơn mạnh sức để các ngài chiến thắng thế gian, chiến thắng sự chết và các ngài được hưởng lãnh triều thiên vinh quang. Chúng ta cũng cử hành với lòng biết ơn ông cha chúng ta đã để lại cho chúng ta những trang sử viết bằng máu đào để làm nên một thế hệ con Hồng cháu Lạc mà hôm nay Giáo Hội Việt Nam được thừa hưởng. Nhưng, như thế thôi thì chưa đủ. Đó mới chỉ là những kỷ niệm, đó mới chỉ là những nghi lễ. Giáo Hội Việt Nam đang đồng hành, đang hiệp thông cùng với Giáo Hội hoàn vũ trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì vậy, sự sống của Giáo Hội Việt Nam cách đây bốn thế kỷ phải là những sự sống tiếp nối hôm nay:
- Chúng ta không kỷ niệm một điều gì đã qua;
- Chúng ta không tán dương một điều gì coi là đã chết;
- Chúng ta đang làm sống lại một sự sống hiệp thông mà với sự sống ấy chính chúng ta cũng đang tiếp tục bước đi;
- Chúng ta là Người Kitô hữu Việt Nam, hôm nay được mời gọi sống những gì mà cha ông chúng ta đã sống;
- Chúng ta làm chứng những gì mà cha ông chúng ta đã trở thành chứng nhân;
- Chúng ta ký kết những gì mà cha ông chúng ta đã ký kết trong máu của giao ước mới.
Đức tin là một ân huệ từ trời. Ân huệ ấy ban cho người Kitô hữu trong ngày chịu phép rửa tội. Cha ông chúng ta là những người đã trân trọng gìn giữ đức tin đó, nuôi dưỡng đức tin đó, phát triển, lớn lên và lấy máu đào để làm cho đức tin đó được trụ vững.
Sabre, nhà côn trùng học người Pháp nói: “Tôi nhìn thấy Thiên Chúa ẩn sau màn tối bí ẩn của vũ trụ. Càng nhìn thì tôi lại càng thấy. Người ta có thể lột da tôi, nhưng người ta không thể bóc lột được lòng tin của tôi. Đối với Thiên Chúa không phải là tôi tin mà tôi thấy Người có, có thật !”. Một đức tin vững chắc, lột da cũng không thể hết. Batolomeo, vị thánh tông đồ đã bị lột da, nhưng đức tin đã ngấm vào máu. Máu các thánh tử đạo lại tiếp tục đổ ra thấm vào lòng đất, trổ sinh hoa trái là các vị tử đạo. Máu đổ ra, đức tin tiếp tục ngấm vào xương. Giáo Hội gìn giữ được xương của các thánh, đó là những mảnh xương thấm đầy đức tin. Chúng ta có thể nói như thế này: Tự máu, tự xương của các ngài chưa cần Chúa phải cho làm phép lạ từ xương đó, từ máu đó, chỉ cần chúng ta nhìn thấy máu ấy của các vị tử đạo, xương ấy của các vị tử đạo là chúng ta đã cảm động rồi. Đó là những chứng tích, những di thánh để lại. Những người con đã làm chứng, bị bóc lột da ngấm vào máu, máu đổ ra ngấm vào xương. Đức tin mạnh mẽ như vậy không thể nào phá được! Chúa Giêsu tuyên bố: “Đến hỏa ngục mở ra cũng không thể làm gì được Hội thánh của Thầy”. Một đức tin kiên trung và ngấm sâu như vậy thì thế gian không thể làm gì được. Đừng lo! Nhưng cái lo nhất là cái tự mình làm mất.
Cổ học tinh hoa kể chuyện: “Có một nhà hiền triết kia ngồi bàn và nói cho mọi người biết rằng, tất cả mọi câu hỏi đặt ra, ông ta đều có thể giải thích được hết. Một viên quan võ đi qua, khó chịu nói tên này ngạo mạn. Ông ta nắm trong tay một con chim, rồi đến trước nhà hiền triết kia hỏi: Trong tay tôi có một con chim, ông hãy trả lời cho tôi biết con chim này là con chim sống hay con chim chết. Nhà hiền triết suy nghĩ rất nhanh, đây là một câu hỏi khó, nếu bảo chim chết thì ông ta thả con chim ra; nếu bảo chim sống thì ông ta bóp cho con chim chết. Rất khó trả lời. Nhà hiền triết khôn ngoan, lập tức lên tiếng đáp. Con chim đó sống hay chết là tùy ở trong tay ngươi” (MVLC). Đúng là sống hay chết là tùy vào người đang cầm giữ. Một cách nào đó chúng ta có thể nói rằng, Thiên Chúa đã trao ban đức tin cho chúng ta, nhưng sống hay chết là do mình. Nhiều người Kitô hữu Việt Nam hôm nay đánh mất đức tin là tự mình đánh mất. Còn nếu chúng ta trân trọng gìn giữ đức tin thì cho dù gông cùm, xiềng xích, cho dù sự chết cũng không làm gì nổi được các ngài.
Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống.
Chính Chúa đã đổ máu đào hiến tế trên Thập giá
để cho chúng con được khai sinh một kỷ nguyên mới:
KỶ NGUYÊN CỨU ĐỘ.
Từ đó, máu đào của các thánh tử đạo đã viết lên lịch sử Giáo Hội Việt Nam.
Lịch sử Giáo Hội Việt Nam của chúng con rạng rỡ
cũng nhờ chính những dòng máu của các thánh tử đạo.
Xin đừng để thế hệ chúng con đánh mất dòng máu của các thánh tử đạo;
Xin đừng để chúng con đi vào ngõ cụt của thế gian;
Xin đừng để chúng con dùng tự do
mà Chúa đang ban cho ở cuộc sống đời này
bóp chết đức tin là ân huệ từ trời Chúa ban.
Không! Ngàn lần không!
Nhưng xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
phù hộ chúng con sống xứng đáng là con Hồng cháu Lạc
và sống xứng đáng ân huệ từ trời, ân huệ lớn lao:
một đức tin chiến thắng thế gian, chiến thắng sự chết
để chúng con đạt tới sự sống đời đời. Ngay bây giờ
chúng con tin, và chúng con cùng tuyên xưng đức tin. Amen.
Dòng lịch sử Giáo Hội Việt Nam trải qua các thời đại là dòng máu của các thánh tử đạo. Suốt ba thế kỷ, từ thế kỷ XVI tới thế kỷ XIX tương đương như ba thế kỷ đầu của Giáo Hội Roma, Giáo Hội Việt Nam đã cung hiến cho Thiên Chúa hơn một trăm nghìn vị tử đạo trong số đó có 117 vị được nâng lên hàng hiển thánh và trong số 117 vị thánh tử đạo có 96 vị là người Việt Nam. Một trang sử hào hùng được viết bằng máu của các thánh tử đạo đó chính là những hạt giống, những hạt lúa mì rơi xuống đất chết đi và trổ sinh bông hạt.
Tại hang Toại Đạo ở Roma, ba thế kỷ đầu của Giáo Hội Roma, đã có tới khoảng 500.000 những hộc mộ của người Kitô hữu được chôn cất ở dưới hầm mộ. Con số của Giáo Hội Việt Nam, hơn một trăm nghìn, đó cũng là những con số để nói lên một Giáo Hội đã thoát lên từ trong đau thương và dệt nên từ những hy sinh, một Giáo hội hiến tế do các chứng nhân tử đạo được gieo trồng bằng máu. Đó là một phản ảnh mà như sách Khải Huyền thánh Gioan đã mô tả: “Họ là những người đã xung vào đoàn chiến thắng, họ từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo mình và tảy sạch áo trong máu của Con Chiên” (Kh 7,14 ). Như vậy, máu đào tử đạo là nối tiếp máu hy sinh của Chiên Thiên Chúa, thánh thiện, tinh tuyền trên Thập Giá. Đức Giêsu Kitô đã đổ máu từ trái tim mình chảy ra. Chúng ta đọc thấy trong Kinh Tiền Tụng của Hội Thánh: “Ngài đã để cho nước và máu chảy ra từ cạnh sườn, từ đó phát sinh Hội Thánh”. Cũng như Adam buổi đầu, Thiên Chúa đã khiến ông ngủ và lấy xương sườn của ông để tạo dựng Eva. Từ trên Thập Giá, cái chết của Đức Kitô – Adam mới, Thiên Chúa cũng đã lấy máu và nước từ cạnh sườn Ngài bị đâm thâu để phát sinh Hội Thánh là hiền thê của Đức Kitô. Vì vậy, máu đào của các thánh tử đạo chính là sự tạo dựng mới, một thế hệ mới: những thế hệ chứng nhân của Đức tin.
Máu là sự sống. Đức Giêsu đã ký kết một giao ước mới trong máu là trong sự sống của chính Ngài: “Các con hãy cầm lấy mà uống, này là máu Thầy, máu giao ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội” (Lc 22, 20). Lời mà Chúa truyền: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” không chỉ là một lời truyền mà các tông đồ được lãnh nhận một tác vụ thánh, tiếp tục hy tế của Chúa trên trần gian mà các ông cũng thực hiện đến cả nghĩa đen, các ông cũng đổ máu ra để ký kết vào giao ước mới và rồi đến hàng lớp, hàng lớp các anh hùng tử đạo từ Roma tới Việt Nam. Máu của các anh hùng tử đạo, của các thánh tử đạo là những lời ký kết vào sự sống đời đời, là ký vào máu giao ước mới của Đức Kitô. Cho nên, Tertuliano đã nói rất chính xác: “Máu kẻ có đạo là hạt giống sinh ra kẻ có đạo”. Từ một nhóm ban đầu tín hữu Việt Nam chỉ 5.000 người, vậy mà càng bách hại, càng giết các chứng nhân thì nguyên con số hơn 100.000 vị tử đạo đủ nói lên từ con số ban đầu 5.000 tín hữu đã lên tới hơn 100.000 tín hữu. Và khi cơn bách hại ngưng lại thì con số tín hữu của Giáo Hội Việt Nam đã lên tới 500 nghìn, tức là 1 sinh ra 100, đó là những hạt giống mà Đức Giêsu đã tiên báo: hạt 30, hạt 60, hạt 100. Giáo Hội Việt Nam đã có những hạt giống sinh ra tới 100, từ những con số khiêm tốn ban đầu cho tới khi ngưng cuộc bách hại. Từ 5.000 hạt giống ban đầu đã sinh ra 500.000 những hạt giống khác.
Hôm nay, toàn thể Giáo Hội Việt Nam long trọng mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chúng ta cử hành với lòng biết ơn. Lòng biết ơn vì Thiên Chúa đã ban cho các thánh tử đạo Việt Nam những ơn phù trợ, ơn mạnh sức để các ngài chiến thắng thế gian, chiến thắng sự chết và các ngài được hưởng lãnh triều thiên vinh quang. Chúng ta cũng cử hành với lòng biết ơn ông cha chúng ta đã để lại cho chúng ta những trang sử viết bằng máu đào để làm nên một thế hệ con Hồng cháu Lạc mà hôm nay Giáo Hội Việt Nam được thừa hưởng. Nhưng, như thế thôi thì chưa đủ. Đó mới chỉ là những kỷ niệm, đó mới chỉ là những nghi lễ. Giáo Hội Việt Nam đang đồng hành, đang hiệp thông cùng với Giáo Hội hoàn vũ trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì vậy, sự sống của Giáo Hội Việt Nam cách đây bốn thế kỷ phải là những sự sống tiếp nối hôm nay:
- Chúng ta không kỷ niệm một điều gì đã qua;
- Chúng ta không tán dương một điều gì coi là đã chết;
- Chúng ta đang làm sống lại một sự sống hiệp thông mà với sự sống ấy chính chúng ta cũng đang tiếp tục bước đi;
- Chúng ta là Người Kitô hữu Việt Nam, hôm nay được mời gọi sống những gì mà cha ông chúng ta đã sống;
- Chúng ta làm chứng những gì mà cha ông chúng ta đã trở thành chứng nhân;
- Chúng ta ký kết những gì mà cha ông chúng ta đã ký kết trong máu của giao ước mới.
Đức tin là một ân huệ từ trời. Ân huệ ấy ban cho người Kitô hữu trong ngày chịu phép rửa tội. Cha ông chúng ta là những người đã trân trọng gìn giữ đức tin đó, nuôi dưỡng đức tin đó, phát triển, lớn lên và lấy máu đào để làm cho đức tin đó được trụ vững.
Sabre, nhà côn trùng học người Pháp nói: “Tôi nhìn thấy Thiên Chúa ẩn sau màn tối bí ẩn của vũ trụ. Càng nhìn thì tôi lại càng thấy. Người ta có thể lột da tôi, nhưng người ta không thể bóc lột được lòng tin của tôi. Đối với Thiên Chúa không phải là tôi tin mà tôi thấy Người có, có thật !”. Một đức tin vững chắc, lột da cũng không thể hết. Batolomeo, vị thánh tông đồ đã bị lột da, nhưng đức tin đã ngấm vào máu. Máu các thánh tử đạo lại tiếp tục đổ ra thấm vào lòng đất, trổ sinh hoa trái là các vị tử đạo. Máu đổ ra, đức tin tiếp tục ngấm vào xương. Giáo Hội gìn giữ được xương của các thánh, đó là những mảnh xương thấm đầy đức tin. Chúng ta có thể nói như thế này: Tự máu, tự xương của các ngài chưa cần Chúa phải cho làm phép lạ từ xương đó, từ máu đó, chỉ cần chúng ta nhìn thấy máu ấy của các vị tử đạo, xương ấy của các vị tử đạo là chúng ta đã cảm động rồi. Đó là những chứng tích, những di thánh để lại. Những người con đã làm chứng, bị bóc lột da ngấm vào máu, máu đổ ra ngấm vào xương. Đức tin mạnh mẽ như vậy không thể nào phá được! Chúa Giêsu tuyên bố: “Đến hỏa ngục mở ra cũng không thể làm gì được Hội thánh của Thầy”. Một đức tin kiên trung và ngấm sâu như vậy thì thế gian không thể làm gì được. Đừng lo! Nhưng cái lo nhất là cái tự mình làm mất.
Cổ học tinh hoa kể chuyện: “Có một nhà hiền triết kia ngồi bàn và nói cho mọi người biết rằng, tất cả mọi câu hỏi đặt ra, ông ta đều có thể giải thích được hết. Một viên quan võ đi qua, khó chịu nói tên này ngạo mạn. Ông ta nắm trong tay một con chim, rồi đến trước nhà hiền triết kia hỏi: Trong tay tôi có một con chim, ông hãy trả lời cho tôi biết con chim này là con chim sống hay con chim chết. Nhà hiền triết suy nghĩ rất nhanh, đây là một câu hỏi khó, nếu bảo chim chết thì ông ta thả con chim ra; nếu bảo chim sống thì ông ta bóp cho con chim chết. Rất khó trả lời. Nhà hiền triết khôn ngoan, lập tức lên tiếng đáp. Con chim đó sống hay chết là tùy ở trong tay ngươi” (MVLC). Đúng là sống hay chết là tùy vào người đang cầm giữ. Một cách nào đó chúng ta có thể nói rằng, Thiên Chúa đã trao ban đức tin cho chúng ta, nhưng sống hay chết là do mình. Nhiều người Kitô hữu Việt Nam hôm nay đánh mất đức tin là tự mình đánh mất. Còn nếu chúng ta trân trọng gìn giữ đức tin thì cho dù gông cùm, xiềng xích, cho dù sự chết cũng không làm gì nổi được các ngài.
Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống.
Chính Chúa đã đổ máu đào hiến tế trên Thập giá
để cho chúng con được khai sinh một kỷ nguyên mới:
KỶ NGUYÊN CỨU ĐỘ.
Từ đó, máu đào của các thánh tử đạo đã viết lên lịch sử Giáo Hội Việt Nam.
Lịch sử Giáo Hội Việt Nam của chúng con rạng rỡ
cũng nhờ chính những dòng máu của các thánh tử đạo.
Xin đừng để thế hệ chúng con đánh mất dòng máu của các thánh tử đạo;
Xin đừng để chúng con đi vào ngõ cụt của thế gian;
Xin đừng để chúng con dùng tự do
mà Chúa đang ban cho ở cuộc sống đời này
bóp chết đức tin là ân huệ từ trời Chúa ban.
Không! Ngàn lần không!
Nhưng xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
phù hộ chúng con sống xứng đáng là con Hồng cháu Lạc
và sống xứng đáng ân huệ từ trời, ân huệ lớn lao:
một đức tin chiến thắng thế gian, chiến thắng sự chết
để chúng con đạt tới sự sống đời đời. Ngay bây giờ
chúng con tin, và chúng con cùng tuyên xưng đức tin. Amen.
Vua chúa trần gian
LM Anphong Trần Đức Phương
07:55 16/11/2009
VUA CHÚA TRẦN GIAN
(LỄ CHÚA GIÊSU LÀ VUA VŨ TRỤ)
Ngày nay còn rất ít quốc gia theo chế độ quân chủ, hoặc quân chủ lập hiến. Danh từ “Vua Chúa” thường được coi như những quyền lực bóc lột và thống trị và là những thể chế đã lạc hậu… Tuy nhiên, con người ngày nay lại tôn thờ nhiều thứ ‘Vua Chúa’ trần gian, sống theo danh vọng, tiền bạc và lạc thú, mà bỏ chính Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng con người và cứu chuộc con người bắng chính sự hy sinh chết trên Thập Giá. Hơn nữa, lại có những tư tưởng triết học, các phong trào tự cho là trí thức, và những người cộng sản đã tuyên tuyền chủ nghĩa vô thần, phủ nhận sự hiện diện của Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã chết rồi!”, “Con người là Thiên Chúa của con người!” v.v… Như thế, họ đã “Giết chính Đấng đã ban sự sống và cứu chuộc cho mình (Sách Công Vụ 3:15).
Sau khi đã hạ bệ Thiên Chúa, con người mỗi ngày mỗi sống thác loạn, coi thường luân thường đạo lý, sống tự do luyến ái, tự do ly dị, phá thai, nam lấy nam, nữ lấy nữ mà được công nhận như vợ chồng! Lại được cả chính quyền ở một số nơi và cả một số giáo phái công nhận và thực hành!
Đứng trước những trào lưu vô thần, vô luân và sống thác loạn đó, Giáo Hội đã thiết lập Lễ Chúa Kitô Là Vua Vũ Trụ để các tín hữu ý thức cuộc sống của mỗi người, và tự đặt câu hỏi với chính mình: Ai đang làm vua của tôi, Thiên Chúa hay Tiền Bạc, hay Danh Vọng hay Lạc Thú?
Chúa Nhật XXXIV là Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng Vụ, Giáo Hội dành để kính Chúa Giêsu Là Vua Vũ Trụ. Trong Bài Phúc Âm( Năm B: Gioan 18: 33-37) Chúa Giêsu đã trả lời Philatô: “Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là để làm chứng về Chân Lý. Ai sống theo Chân Lý thì nghe tiếng tôi!” Bài Đọc I (Daniel 7:13-14): Tiên Tri Daniel, trong một thị kiến, đã được soi sáng nói tiên tri về Đấng Thiên Sai: “Ngài được ban cho quyền năng, vinh dự và vương quốc. Quyền năng của Ngài vĩnh cửu, và vương quốc của Ngài tồn tại mãi mãi.” Bài Đọc II (Sách Khải Huyền 1:5-8) cũng nói đến Đấng Thiên Sai đã đến trần gian, đã dùng máu mình đổ ra để rửa sạch tội lỗi chúng ta và quy tụ chúng ta thành một vương quốc của Chân Lý và Tình yêu.
Như vậy, Chúa Giêsu làm Vua vụ trụ và loài người chúng ta. Ngài đã hy sinh cả cuộc đời trần gian để rao giảng Phúc Âm Tình Thương và con đường Chân Lý, con đường sống cho chúng ta, và quy tụ chúng ta thành một trong Nước Chúa. Nhưng Nước Chúa không phải là nước thế gian như Chúa Giêsu đã nói thẳng với Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này…” (Gioan 18:36). Nước Chúa là chính mỗi tâm hồn tín hữu chúng ta, những người luôn cố gắng sống theo con đường yêu thương Chúa đã chỉ dạy trong Phúc Âm. Nước Chúa không thống trị bằng bạo lực, nhưng bằng tình thương; vì Thiên Chúa là Tình Yêu, ai sống trong tình yêu thì sống trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy.” (1 Gioan 4:16). Nước Chúa là nước thiêng liêng, vĩnh cửu, không bị hạn chế bởi thời gian và không gian.
Sống trong một xã hội đầy bôn chen, tranh chấp và thác loạn, chúng ta hãy dành nhiều thời giờ để cầu nguyện, để tĩnh tâm, dâng Thánh Lễ để chúng ta có thể giữ vững Đức Tin nơi Chúa là Cha yêu thương, là Đấng đã tạo dựng chúng ta, đã chết để cứu chuộc chúng ta. Đặc biệt trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta cùng hiệp lời cầu nguyện xin Chúa cho tâm trí chúng ta luôn sáng suốt và can đảm vượt thắng mọi quyến dũ của các phong trào vô thần, vô luân hiện nay, quyết tâm bảo vệ sự sống, bảo vệ tình yêu và những giá trị cao cả của gia đình. Xin Chúa luôn ngự trị trong tâm hồn mỗi người chúng ta, trong gia đình chúng ta, thế giới chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta luôn biết sống yêu thương, sống công chính và chỉ tôn thờ Thiên Chúa mà thôi.
Một cách thực tế, mỗi gia đình chúng ta phải có một Bàn Thờ Thiên Chúa nơi trang trọng nhất trong nhà, nơi đó chúng ta cần có những giây phút cầu nguyện và tôn thờ Chúa chung với nhau để cùng nâng đỡ nhau sống tinh thần đạo đức yêu thương. Mọi gia đình cũng cần có cuốn Thánh Kinh, những sách vở và báo chí đạo để chúng ta và con cháu chúng ta học hỏi thêm về Lời Chúa và những hướng dẫn sống đạo cụ thể của Giáo Hội
Xin cũng đừng quên cầu nguyện cho các Chủ Chăn và các Linh Mục luôn được ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa và hướng dẫn trong Năm Linh Mục này để các ngài được sáng suốt và can đảm dẫn dắt chúng ta đi theo con đường Sự Thật và Sự Sống của Chúa.
(LỄ CHÚA GIÊSU LÀ VUA VŨ TRỤ)
Sau khi đã hạ bệ Thiên Chúa, con người mỗi ngày mỗi sống thác loạn, coi thường luân thường đạo lý, sống tự do luyến ái, tự do ly dị, phá thai, nam lấy nam, nữ lấy nữ mà được công nhận như vợ chồng! Lại được cả chính quyền ở một số nơi và cả một số giáo phái công nhận và thực hành!
Đứng trước những trào lưu vô thần, vô luân và sống thác loạn đó, Giáo Hội đã thiết lập Lễ Chúa Kitô Là Vua Vũ Trụ để các tín hữu ý thức cuộc sống của mỗi người, và tự đặt câu hỏi với chính mình: Ai đang làm vua của tôi, Thiên Chúa hay Tiền Bạc, hay Danh Vọng hay Lạc Thú?
Chúa Nhật XXXIV là Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng Vụ, Giáo Hội dành để kính Chúa Giêsu Là Vua Vũ Trụ. Trong Bài Phúc Âm( Năm B: Gioan 18: 33-37) Chúa Giêsu đã trả lời Philatô: “Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là để làm chứng về Chân Lý. Ai sống theo Chân Lý thì nghe tiếng tôi!” Bài Đọc I (Daniel 7:13-14): Tiên Tri Daniel, trong một thị kiến, đã được soi sáng nói tiên tri về Đấng Thiên Sai: “Ngài được ban cho quyền năng, vinh dự và vương quốc. Quyền năng của Ngài vĩnh cửu, và vương quốc của Ngài tồn tại mãi mãi.” Bài Đọc II (Sách Khải Huyền 1:5-8) cũng nói đến Đấng Thiên Sai đã đến trần gian, đã dùng máu mình đổ ra để rửa sạch tội lỗi chúng ta và quy tụ chúng ta thành một vương quốc của Chân Lý và Tình yêu.
Như vậy, Chúa Giêsu làm Vua vụ trụ và loài người chúng ta. Ngài đã hy sinh cả cuộc đời trần gian để rao giảng Phúc Âm Tình Thương và con đường Chân Lý, con đường sống cho chúng ta, và quy tụ chúng ta thành một trong Nước Chúa. Nhưng Nước Chúa không phải là nước thế gian như Chúa Giêsu đã nói thẳng với Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này…” (Gioan 18:36). Nước Chúa là chính mỗi tâm hồn tín hữu chúng ta, những người luôn cố gắng sống theo con đường yêu thương Chúa đã chỉ dạy trong Phúc Âm. Nước Chúa không thống trị bằng bạo lực, nhưng bằng tình thương; vì Thiên Chúa là Tình Yêu, ai sống trong tình yêu thì sống trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy.” (1 Gioan 4:16). Nước Chúa là nước thiêng liêng, vĩnh cửu, không bị hạn chế bởi thời gian và không gian.
Sống trong một xã hội đầy bôn chen, tranh chấp và thác loạn, chúng ta hãy dành nhiều thời giờ để cầu nguyện, để tĩnh tâm, dâng Thánh Lễ để chúng ta có thể giữ vững Đức Tin nơi Chúa là Cha yêu thương, là Đấng đã tạo dựng chúng ta, đã chết để cứu chuộc chúng ta. Đặc biệt trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta cùng hiệp lời cầu nguyện xin Chúa cho tâm trí chúng ta luôn sáng suốt và can đảm vượt thắng mọi quyến dũ của các phong trào vô thần, vô luân hiện nay, quyết tâm bảo vệ sự sống, bảo vệ tình yêu và những giá trị cao cả của gia đình. Xin Chúa luôn ngự trị trong tâm hồn mỗi người chúng ta, trong gia đình chúng ta, thế giới chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta luôn biết sống yêu thương, sống công chính và chỉ tôn thờ Thiên Chúa mà thôi.
Một cách thực tế, mỗi gia đình chúng ta phải có một Bàn Thờ Thiên Chúa nơi trang trọng nhất trong nhà, nơi đó chúng ta cần có những giây phút cầu nguyện và tôn thờ Chúa chung với nhau để cùng nâng đỡ nhau sống tinh thần đạo đức yêu thương. Mọi gia đình cũng cần có cuốn Thánh Kinh, những sách vở và báo chí đạo để chúng ta và con cháu chúng ta học hỏi thêm về Lời Chúa và những hướng dẫn sống đạo cụ thể của Giáo Hội
Xin cũng đừng quên cầu nguyện cho các Chủ Chăn và các Linh Mục luôn được ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa và hướng dẫn trong Năm Linh Mục này để các ngài được sáng suốt và can đảm dẫn dắt chúng ta đi theo con đường Sự Thật và Sự Sống của Chúa.
Người là vua trên hết các vua
Gioan Lê Quang Vinh
08:08 16/11/2009
NGƯỜI LÀ VUA TRÊN HẾT CÁC VUA
Hội Thánh Việt Nam vừa mừng kính các Thánh Tử Đạo trên quê hương mình, gợi nhớ hình ảnh những vì vua tàn bạo đối với dân Chúa. Bước vào Mùa Vọng, trong các bài đọc trong Thánh Lễ, dân Chúa lại bắt gặp những ông vua dân ngoại, kể cả các vua Israel thời Cựu Ước với đầy dẫy những khiếm khuyết, và cả tội lỗi nữa. Trong bối cảnh ấy, Lễ Chúa Kytô là Vua của vũ trụ được mừng kính như một hình ảnh Đức Vua đích thực không chỉ của trần thế, không chỉ của vũ trụ hữu hình và hữu hạn này, mà hơn nữa, Người là Vua của vương quốc vô biên và muôn đời. Vậy đâu là hình ảnh đích thực của vì Vua vĩ đại ấy?
Khi ra trước toà án Philatô để tự nộp mình chịu xử án thay cho nhân loại khốn cùng, Đức Kytô Vua mang lấy thân phận bọt bèo “chẳng còn hình dạng người ta nữa”, nhưng có một điều không ai và không thế lực nào có thể phủ nhận, ấy là vương quyền vĩnh cửu của Người. Do đó, khi Philatô hỏi “Ông có phải là Vua không?” thì Người dịu dàng nhưng cương quyết xác nhận “Ông nói đúng, Ta là Vua”. Có rất nhiều khác biệt rõ nét giữa Vua Giêsu là các vị vua thế trần. Trong những bài viết trước đây về Đức Vua Giêsu, chúng ta đã góp phần chia sẻ về một vài nét đặc biệt của vương quyền Người. Nhưng con người sẽ còn phải ca ngợi đến muôn đời mà không bao giờ nói cho đủ về vương quyền ấy. Cách đây mười năm, chúng tôi lãnh nhận bí tích Hôn Phối; trong thiệp mời đám cưới, chúng tôi viết: Thánh Lễ Hôn Phối sẽ được cử hành tại thánh đường Mai Khôi, Sàigòn, ngày Chúa Nhật Lễ Kính Đức Giêsu Kytô Vua Vũ Trụ, 21 tháng 11 năm 1999. Lúc bấy giờ có vài người không Công giáo khi nhận thiệp cứ ngạc nhiên thắc mắc vì lần đầu tiên họ nghe nói Chúa Giêsu là Vua, lại là Vua vũ trụ. Có ông vua nào ở trần gian này, dù là đại đế, dám xưng mình là vua của vũ trụ đâu? Nhưng câu trả lời thì đã có sẵn.
Trước hết, Đức Giêsu là Vua của mọi con người qua mọi thời đại, là vua của muôn loài trong vũ trụ và là Vua của cả vũ trụ mà chính nhờ Người, Cha của Người đã tạo thành. Tất cả mọi loài là của Người, do đó vương quyền Người là vương quyền tuyệt đối. Các ông vua khác thường nói “giang sơn của trẫm”, nhưng làm gì có chuyện đó. Các triều đại, các thể chế cứ nói đất đai của người này, rừng biển của người nọ, do công người này giành lại, do sức người kia giữ… Tất cả chỉ là những suy nghĩ nông cạn và diễn đạt ở một chừng mực rất hạn hẹp. Mọi vua chúa và mọi thể chế chỉ là những người quản gia cho Đấng Tạo Thành, và do đó, chính họ cũng phải thần phục Đức Vua thật của mọi của cải họ được giao quản lý. Đức Kytô được Chúa Cha, là Cha quyền năng tự bản tính, trao phó tất cả cho Người, để “nhờ Người, với Người và trong Người mà mọi lời chúc tụng và vinh quang đều qui về Chúa là Cha toàn năng đến muôn thuở muôn đời”.
Đức Giêsu là Vua muôn đời. Khi vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm Đạo thì Tả quân Lê văn Duyệt là Tổng trấn Gia định thành đã tấu trình với nhà vua đại ý rằng mọi vương triều đã qua đi, chỉ có Giáo Hội Đức Kytô còn trường tồn. Tả quân mơ hồ nhìn thấy vương quyền của Chúa Kytô siêu việt trên mọi quyền bính. Ông đã đúng. Ngày Đức Kytô giáng trần, các vua chúa phải tìm đến suy tôn vì họ hiểu chỉ có Người mới cai trị vĩnh viễn. Ngày Người về Trời sau cuộc khổ nạn và Phục Sinh, vương quyền của Người được xác nhận và được bảo đảm, không phải bằng văn bản có thể biến mất, mà bằng văn bản ghi vào bầu trời, vũ trụ bao la, ghi vào giao ước của triều đình Thiên quốc cho đến muôn đời và được đóng ấn của chính Thiên Chúa Cha là Cha của Người.
Đức Giêsu là Vua của các tâm hồn. Vua chúa trần gian dù là uy quyền cũng chỉ cai trị thân xác con người hữu hình và hữu hạn. Không ông vua nào có quyền trên tâm hồn, tình cảm và lý trí con người. Nói cách khác, các vương quyền trần thế dù thừa nhận hay chối bỏ sự hiện hữu của linh hồn thì cũng không làm gì được để chạm đến phần tâm linh cao quí ấy. Các thể chế có thể chế ngự con người và tài sản của họ chứ tuyệt nhiên không thể chiếm cứ phần tâm linh. Cho nên việc đòi hỏi phải yêu kính vua này chủ kia là vô lý. Chỉ có Đức Kytô Vua mới đòi hỏi người ta yêu mến mình. Và việc yêu mến Vua Kytô là việc đương nhiên. Nếu chỉ xét đơn thuần về lý lẽ con người, không ai là không yêu cái đẹp, điều chân thật và điều tốt lành. Đức Kytô là Đường, là Sự Thật và là chính sự sống. Chỉ có tử thần và đầu mục của nó, hoặc ai không biết, mới không yêu Sự Sống muôn đời mà thôi.
Đức Kytô là Vua của muôn vì vua chúa, uy quyền vượt lên trên các vương quyền đến vô cùng. Hạnh phúc của chúng ta là được cai quản bởi một Đức Vua của Tình Yêu và quyền năng. Chúng ta còn hạnh phúc vì bên cạnh Đức Vua cao sang ấy còn có vị Nữ Vương là Mẹ của Người và là Mẹ chúng ta. Mừng Lễ Chúa Kytô Vua chính là đón chào niềm hy vọng ơn cứu độ trong Mùa Vọng đang đến. Phụng vụ Hội Thánh tuyệt vời biết bao khi mời gọi con cái chiêm ngắm những mầu nhiệm trong cái nhìn vừa thẳm sâu vừa gần gũi với cuộc sống mình. Chúng ta nhớ lại lời Đức Thánh Cha Benedicto XVI trong thông điệp Spe Salvi nhắc nhở rằng đức tin và niềm hy vọng là một. Lễ Chúa Kytô vua giúp chúng ta sống niềm trông cậy khi vững lòng tin vào vương quyền của Người, vương quyền vô biên và vô tận.
Lạy Mẹ là Nữ Vương và là Mẹ của Đức Kytô Vua, xin Mẹ dạy chúng con bài công dân giáo dục dành cho công dân của Nước Chúa, một nước chỉ có yêu thương, công lý và sự thật. Nhờ đó, chúng con không ngừng hướng về Đấng chúng con tôn thờ và không bao giờ rời xa Người trong tâm hồn và trong cách sống của chúng con. Amen.
Hội Thánh Việt Nam vừa mừng kính các Thánh Tử Đạo trên quê hương mình, gợi nhớ hình ảnh những vì vua tàn bạo đối với dân Chúa. Bước vào Mùa Vọng, trong các bài đọc trong Thánh Lễ, dân Chúa lại bắt gặp những ông vua dân ngoại, kể cả các vua Israel thời Cựu Ước với đầy dẫy những khiếm khuyết, và cả tội lỗi nữa. Trong bối cảnh ấy, Lễ Chúa Kytô là Vua của vũ trụ được mừng kính như một hình ảnh Đức Vua đích thực không chỉ của trần thế, không chỉ của vũ trụ hữu hình và hữu hạn này, mà hơn nữa, Người là Vua của vương quốc vô biên và muôn đời. Vậy đâu là hình ảnh đích thực của vì Vua vĩ đại ấy?
Khi ra trước toà án Philatô để tự nộp mình chịu xử án thay cho nhân loại khốn cùng, Đức Kytô Vua mang lấy thân phận bọt bèo “chẳng còn hình dạng người ta nữa”, nhưng có một điều không ai và không thế lực nào có thể phủ nhận, ấy là vương quyền vĩnh cửu của Người. Do đó, khi Philatô hỏi “Ông có phải là Vua không?” thì Người dịu dàng nhưng cương quyết xác nhận “Ông nói đúng, Ta là Vua”. Có rất nhiều khác biệt rõ nét giữa Vua Giêsu là các vị vua thế trần. Trong những bài viết trước đây về Đức Vua Giêsu, chúng ta đã góp phần chia sẻ về một vài nét đặc biệt của vương quyền Người. Nhưng con người sẽ còn phải ca ngợi đến muôn đời mà không bao giờ nói cho đủ về vương quyền ấy. Cách đây mười năm, chúng tôi lãnh nhận bí tích Hôn Phối; trong thiệp mời đám cưới, chúng tôi viết: Thánh Lễ Hôn Phối sẽ được cử hành tại thánh đường Mai Khôi, Sàigòn, ngày Chúa Nhật Lễ Kính Đức Giêsu Kytô Vua Vũ Trụ, 21 tháng 11 năm 1999. Lúc bấy giờ có vài người không Công giáo khi nhận thiệp cứ ngạc nhiên thắc mắc vì lần đầu tiên họ nghe nói Chúa Giêsu là Vua, lại là Vua vũ trụ. Có ông vua nào ở trần gian này, dù là đại đế, dám xưng mình là vua của vũ trụ đâu? Nhưng câu trả lời thì đã có sẵn.
Trước hết, Đức Giêsu là Vua của mọi con người qua mọi thời đại, là vua của muôn loài trong vũ trụ và là Vua của cả vũ trụ mà chính nhờ Người, Cha của Người đã tạo thành. Tất cả mọi loài là của Người, do đó vương quyền Người là vương quyền tuyệt đối. Các ông vua khác thường nói “giang sơn của trẫm”, nhưng làm gì có chuyện đó. Các triều đại, các thể chế cứ nói đất đai của người này, rừng biển của người nọ, do công người này giành lại, do sức người kia giữ… Tất cả chỉ là những suy nghĩ nông cạn và diễn đạt ở một chừng mực rất hạn hẹp. Mọi vua chúa và mọi thể chế chỉ là những người quản gia cho Đấng Tạo Thành, và do đó, chính họ cũng phải thần phục Đức Vua thật của mọi của cải họ được giao quản lý. Đức Kytô được Chúa Cha, là Cha quyền năng tự bản tính, trao phó tất cả cho Người, để “nhờ Người, với Người và trong Người mà mọi lời chúc tụng và vinh quang đều qui về Chúa là Cha toàn năng đến muôn thuở muôn đời”.
Đức Giêsu là Vua muôn đời. Khi vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm Đạo thì Tả quân Lê văn Duyệt là Tổng trấn Gia định thành đã tấu trình với nhà vua đại ý rằng mọi vương triều đã qua đi, chỉ có Giáo Hội Đức Kytô còn trường tồn. Tả quân mơ hồ nhìn thấy vương quyền của Chúa Kytô siêu việt trên mọi quyền bính. Ông đã đúng. Ngày Đức Kytô giáng trần, các vua chúa phải tìm đến suy tôn vì họ hiểu chỉ có Người mới cai trị vĩnh viễn. Ngày Người về Trời sau cuộc khổ nạn và Phục Sinh, vương quyền của Người được xác nhận và được bảo đảm, không phải bằng văn bản có thể biến mất, mà bằng văn bản ghi vào bầu trời, vũ trụ bao la, ghi vào giao ước của triều đình Thiên quốc cho đến muôn đời và được đóng ấn của chính Thiên Chúa Cha là Cha của Người.
Đức Giêsu là Vua của các tâm hồn. Vua chúa trần gian dù là uy quyền cũng chỉ cai trị thân xác con người hữu hình và hữu hạn. Không ông vua nào có quyền trên tâm hồn, tình cảm và lý trí con người. Nói cách khác, các vương quyền trần thế dù thừa nhận hay chối bỏ sự hiện hữu của linh hồn thì cũng không làm gì được để chạm đến phần tâm linh cao quí ấy. Các thể chế có thể chế ngự con người và tài sản của họ chứ tuyệt nhiên không thể chiếm cứ phần tâm linh. Cho nên việc đòi hỏi phải yêu kính vua này chủ kia là vô lý. Chỉ có Đức Kytô Vua mới đòi hỏi người ta yêu mến mình. Và việc yêu mến Vua Kytô là việc đương nhiên. Nếu chỉ xét đơn thuần về lý lẽ con người, không ai là không yêu cái đẹp, điều chân thật và điều tốt lành. Đức Kytô là Đường, là Sự Thật và là chính sự sống. Chỉ có tử thần và đầu mục của nó, hoặc ai không biết, mới không yêu Sự Sống muôn đời mà thôi.
Đức Kytô là Vua của muôn vì vua chúa, uy quyền vượt lên trên các vương quyền đến vô cùng. Hạnh phúc của chúng ta là được cai quản bởi một Đức Vua của Tình Yêu và quyền năng. Chúng ta còn hạnh phúc vì bên cạnh Đức Vua cao sang ấy còn có vị Nữ Vương là Mẹ của Người và là Mẹ chúng ta. Mừng Lễ Chúa Kytô Vua chính là đón chào niềm hy vọng ơn cứu độ trong Mùa Vọng đang đến. Phụng vụ Hội Thánh tuyệt vời biết bao khi mời gọi con cái chiêm ngắm những mầu nhiệm trong cái nhìn vừa thẳm sâu vừa gần gũi với cuộc sống mình. Chúng ta nhớ lại lời Đức Thánh Cha Benedicto XVI trong thông điệp Spe Salvi nhắc nhở rằng đức tin và niềm hy vọng là một. Lễ Chúa Kytô vua giúp chúng ta sống niềm trông cậy khi vững lòng tin vào vương quyền của Người, vương quyền vô biên và vô tận.
Lạy Mẹ là Nữ Vương và là Mẹ của Đức Kytô Vua, xin Mẹ dạy chúng con bài công dân giáo dục dành cho công dân của Nước Chúa, một nước chỉ có yêu thương, công lý và sự thật. Nhờ đó, chúng con không ngừng hướng về Đấng chúng con tôn thờ và không bao giờ rời xa Người trong tâm hồn và trong cách sống của chúng con. Amen.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:18 16/11/2009
N2T |
13. Vì thế giới này mà gia tăng công đức, vì tương lai của thế giới này mà gia tăng thánh sủng, thì không có phương pháp nào tốt hơn bằng sự kiên nhẫn và đau khổ.
(Thánh Cyprianus)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:20 16/11/2009
N2T |
291. Không biết sống, thì cũng không biết chết.
Đức Kitô- Trung Tâm Trong Tư Tưởng của Thánh Bonaventura
Quang Huyền, OFM
22:24 16/11/2009
ĐỨC KITÔ - TRUNG TÂM TRONG TƯ TƯỞNG CỦA THÁNH BONAVENTURA
1.DẪN NHẬP
Vai trò của Đức Kitô trong lịch sử cứu độ là một đề tài Kitô học được nhiều nhà thần học quan tâm bởi vì nó có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống đức tin của người Kitô hữu. Hơn nữa, tìm hiểu vai trò Đức Kitô trong chương trình tạo dựng và cứu độ của Thiên Chúa cũng là cách mà con người khắm phá các mầu nhiệm chính của niềm tin Kitô giáo.
Nhìn vào thần học Kitô giáo trong hơn hai mươi thế kỷ qua, chúng ta thấy tùy theo quan điểm và lối tiếp cận khác nhau, các nhà thần học từ cổ chí kim đã có những câu trả lời khác nhau về vai trò trung gian của Đức Kitô. Thực vậy, bằng tài năng và nhãn quan riêng của mỗi nhà thần học, vấn đề này đã được giải thích dưới những cách thức khác nhau, nhằm làm phong phú thêm sự hiểu biết về mầu nhiệm của Đức Kitô, Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là con người.
Trong bài này, người viết trở về với thần học Phan sinh để tìm hiểu quan điểm Kitô học của thánh Bonaventura; với mong muốn hiểu biết hơn về quan điểm của một vị thánh trong dòng, đồng thời cũng mở lòng mình ra để cho ánh sách mầu nhiệm đó chiếu rọi, hầu cũng cố niềm tin và niềm hy vọng vào Đức Giêsu – Kitô, Vua tình yêu.
2. ĐỨC KITÔ - TRUNG TÂM TRONG TƯ TƯỞNG CỦA THÁNH BONAVENTURA
Qua các tác phẩm của thánh Bonavetura, chúng ta nhận thấy ngài là một bậc thầy lỗi lạc về thần học. Sự đóng góp của ngài cho khoa thần học có một tầm ảnh hưởng không chỉ trên phong trào Phan sinh, nhưng còn trên nền thần học của Giáo hội. Tất cả công lao của ngài được huấn quyền nhìn bằng cách phong thánh cho ngài và tôn ngài lên hàng tiến sĩ Hội thánh.
Ngày nay, nếu chúng ta chiêm ngắm thần học của Bonaventura như một bức tranh hoàn mỹ, thì Kitô học là nét vẽ điêu luyện và độc đáo của ngài trong bức tranh đầy màu sắc ấy. Còn tác giả Ewart Cousins thì đã ví von rất hay về thần học của thánh tiến sĩ: “Thần học của Bonaventura giống như nhà thờ chính toà Logic. Hai ngọn tháp Chúa Ba Ngôi và Chúa Kitô liên kết với nhau trong những cột nhà nhân loại và thụ tạo cao vút. Nếu lấy đi hai ngọn tháp này, nhân tính sẽ bị sụp đổ. Không có Chúa Ba Ngôi thì không có Chúa Kitô. Chúa Ba Ngôi và Chúa Kitô cùng gìn giữ toà nhà vĩ đại”[1].
Thực thế, với cái nhìn tinh tế, thánh nhân muốn nối kết cả Ba Ngôi và vũ trụ tạo thành trong Đức Kitô.
*Đức Kitô trung tâm của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
Theo thánh Bonaventura Đức Kitô vừa ở giữa Thiên Chúa và thế giới, nhưng đồng thời Ngài cũng vừa ở trong Thiên Chúa và trong thế giới. Các tác phẩm của thánh Tiến Sĩ Chí Ái đề cập đến mối quan tâm này.
Bài giảng nhứ nhất trong Hexamenron, thánh Bonaventura đã giải thích rõ quan điểm Đức Kitô trung tâm: “Trung tâm của bản thể trong sự Phát Sinh Vĩnh Hằng; Trung tâm của thiên nhiên trong Nhập Thể; Trung tâm của tầm rộng trong Khổ Nạn; Trung tâm của học thuyết trong Phục Sinh; Trung tâm của sự tự chủ trong Thăng Thiên; Trung tâm của công bình trong Phán xét chung; Trung tâm của hoà hợp trong phúc thật vô cùng vô tận.”[2] Đây là một cái nhìn tổng quát, giúp chúng ta đi sâu vào từng vấn đề cụ thể của đề tài Đức Kitô - trung tâm.
Nếu thánh Tôma Aquinô bàn đến vai trò trung gian của Đức Kitô trong phạm vi cứu chuộc, đền tội, thì thánh Bonaventura lại hướng vai trò trung gian này tới một phạm vi rộng lới hơn. Rất có thể, quan điểm này được gợi hứng từ kinh nghiệm của thánh Phanxicô về Đức Kitô: “Nếu Đức Kitô đóng vai trò trọng tâm của mọi cảm nghiệm trong cuộc sống của thánh Phanxicô, thì Ngài sẽ là tâm điểm thần học trong nền tảng siêu hình của Bonavetura”[3]. Hạt nhân của nền Kitô học đó là Đức Kitô trung tâm, mà trung tâm đầu tiên là trung tâm của mầu nhiệm Ba Ngôi, trong tư cách là Ngôi Lời vĩnh cửu.
Thánh Bonavetura khởi đầu thần học với mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi của mặc khải Kitô giáo. Trong tương quan Ngôi vị thì Chúa Cha là Đấng Bất tạo và là nguồn khởi của đời sống Ba Ngôi. Từ đó trào tràn một nguồn suối chan chứa sự tốt lành và thiện hảo. Theo thuyết Lan tỏa thì tình yêu sung mãn tự nó đòi hỏi phải có một sự trao ban hay “hiến thân” trọn vẹn một cách vô biên; Chúa Cha là Tình yêu tuyệt đối, đòi hỏi phải có một sự trao ban chính mình tuyệt đối, từ đó nhiệm xuất Chúa Con: “Từ muôn thuở Cha sinh ra Con giống như chính Người và tỏ hiện chính Người một sự tương tự như chính Người, và như thế người tỏ hiện tất cả quyền năng của người”[4]; Và tình yêu giữa Cha – Con làm phát sinh Chúa Thánh Thần là tình yêu nối kết cộng đoàn Ba Ngôi, Ngài đồng bản tính và quyền năng như hai ngôi kia.
Trong mầu nhiệm Ba Ngôi, Đức Kitô có một vai trò trung tâm nối kết mọi hoạt động của các Ngôi vị: “Ngôi Lời là mầu nhiệm Ba Ngôi, và trong cấu trúc học thuyết Ba Ngôi của thánh Bonavetura, mầu nhiệm Nhập Thể là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa (Hex, 9.2). Những suy tư sâu sắc này được tìm thấy trong các tác phẩm thần bí của ngài, trong đó người nhận thức rằng tất cả mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được biểu lộ qua mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể”[5].
Theo thánh Bonaventura thì khái niệm “trung tâm” có một chỗ đứng quan trọng trong cấu trúc của Ngôi Lời, vì Ngôi Lời nối hai cực vào một trung tâm. Và theo chiều ngang cũng như chiều dọc, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là tình yêu hoàn hảo đã được thể hiện nhờ Ngôi Lời là trung gian –trung tâm[6]. Cha Paul Brown rất có lý khi cho rằng: “Thánh Bonaventura đặt Ngôi Hai tại trung tâm điểm của sự sống của Ba Ngôi, vừa đón nhận tình yêu của Chúa Cha, vừa trao trả tình yêu cho Chúa Cha, như thế phát ra cùng với Chúa Cha một tình yêu gắn bỏ cả hai chính là Chúa Thánh Thần. Vì vậy, Ngôi vị tại trung tâm điểm của Ba Ngôi là Ngôi vị làm trung gian cho tất cả mọi hoạt động của Thiên Chúa qua công cuộc tạo thành và qua lịch sử cứu độ”[7].
Tóm lại, Đức Kitô trong tư cách là Ngôi Lời vĩnh cửu là trung tâm lan tỏa trong mầu nhiệm Ba Ngôi, vì Ngài diễn đạt tất cả những gì Cha sinh ra Con giống như chính Ngài và những gì Ngài thực hiện, và như thế Ngài trở nên mô mẫu cho tất cả những gì Chúa Cha tạo nên.
* Đức Kitô là trung tâm giữa Thiên Chúa và tạo thành
Trong quan điểm về Kitô học, thánh Bonaventura quan tâm đặc biệt đến khái niệm Đức Kitô là “mô mẫu” (Exemplar) của tạo thành. Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng theo Bonaventura thì Thiên Chúa đã sáng tạo thế giới thụ tạo này theo hình ảnh của Ngôi Lời, hay Ngôi Lời là mô mẫu tuyệt vời nhất để Thiên Chúa sáng tạo thế giới vạn vật. Thánh Bonaventura đã đề cập đến điểm này trong tác phẩm Hexaermeron: “Cần phải khởi đầu từ trung tâm, tức là Chúa Kitô…Từ trước vô cùng Chúa Cha sinh ra Chúa Con giống như mình và tự diễn tả trong một hữu thể giống như mình. Khi làm như thế Ngài bộc lộ toàn thể quyền năng của mình; Ngài bộc lộ những gì Ngài có thể làm, và những gì Ngài muốn làm. Ngài bộc lộ tầt cả những gì có trong Ngài nơi Chúa Con, Đấng là chính trung tâm vạn vật. [Hex. 1,10.13]”[8]. Với khẳng định này, thì thánh Bonaventura đã nhìn nhận vai trò quan trọng của Đức Kitô trong công trình tạo dựng. Mọi vật mọi loài được hiện hữu là nhờ Đức Kitô và hiện hữu trong Ngài.
Còn trong tác phẩm “Lộ trình tâm linh”, thánh Bonaventura sử dụng các kiểu nói: “Lời bất tạo”, “Lời nhập thể” và “Lời đầy Thần Khí” để nói về vai trò trung gian của Đức Kitô trong tạo thành. Theo ngài, “Verbum increatum” (Lời bất tạo) là chỉ về Chúa Kitô là nguyên mẫu, vì trong Ngài, Thiên Chúa Cha đã diễn tả bản thân mình cũng như những gì mình định làm hay muốn làm. Như vậy, Ngôi Lời bất tạo là “quyển sách được viết ở mặt trong”. Kế đến, thánh nhân gọi Ngôi Lời là “Ars Patris” (Nghệ thuật của Thiên Chúa). Khái niệm này đồng nghĩa với “Nguyên mẫu”, muốn diễn tả Ngôi Lời là sự khôn ngoan và quyền năng, qua đó Chúa Cha tạo dựng nên vạn vật. Đức Kitô là nguồn gốc, mẫu mực của vạn vật: “Tài năng này là nguồn gốc, nguyên nhân và mẫu mực của mọi vẻ đẹp…đó là nguyên mẫu chẳng những làm phát sinh muôn loài mà còn bảo tồn và phân loại chúng”[9].
Như vậy, tạo thành được dựng nên theo những ý niệm và mẫu mực Chúa Cha đặt để nơi Ngôi Lời, nên chúng diễn tả sự hiện hữu của Thiên Chúa tuỳ theo cách thức hiện hữu của chúng trong các “vết tích”, “hình ảnh”. Dấu tích có trên các sự vật, nhưng hình ảnh chỉ có nơi con người, vì con người được dựng lên theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1,27). Vì thế, tạo thành được gọi là “quyển sách viết ở mặt ngoài” phản ánh sự hiện hữu của Thiên Chúa theo các mức độ khác nhau, giúp con người nhận ra Thiên Chúa và trở về với Ngài.
Tóm lại, thánh Bonaventura đã đề cao vai trò trung tâm của Đức Kitô giữa Thiên Chúa và tạo thành, Đức Kitô là mô mẫu của tạo thành, nhờ Ngài mà vạn vật được hiện hữu. Trong số các thụ tạo thì con người là tác phẩm tuyệt tác nhất của Thiên Chúa, nên Đức Kitô lại có một vai trò trung tâm rất đặc biệt giữa Thiên Chúa và con người.
* Đức Kitô là trung tâm giữa Thiên Chúa và con người
Từ chỗ nhìn nhận Sáng tạo và Nhập thể không phải là hai thực tại tách biệt nhau, nhưng như hai mặt của một đồng tiền, thánh Bonaventura khai triển vai trò trung tâm của Đức Kitô giữa Thiên Chúa và con người. Điều này thể hiện trong sáng tạo, nhập thể và cứu độ.
Trong sáng tạo, Thiên Chúa Cha tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài và trong mầu nhiệm nhập thể Đức Kitô là hình ảnh tròn đầy của Thiên Chúa. Tuy nhiên, mối tương qua giữa con người và Thiên Chúa bị rạn nứt bởi tội lỗi, nên cần phải được phục hồi nhờ một Đấng vừa là Chúa vừa là người. Đối với Bonaventura thì mầu nhiệm Nhập thể là sự phục hồi tương quan nguyên tuyền giữa Thiên Chúa và tạo thành và điều đó được hoàn tất qua việc Ngôi Lời Nhập Thể.
Trong nhập thể, thánh Bonaventura quan niệm mầu nhiệm nhập thể là sự trao ban hoàn toàn của Ngôi Lời, hầu có thể mặc khải sự thật và ân sủng trong mầu nhiệm Nhập thể, ở đó bản tính thấp hèn của chúng ta được kết hợp với bản tính thần linh. Nhập thể là việc đích thân Thiên Chúa đến với con người trong Đức Kitô, ngõ hầu chúng ta có thể nhận biết, yêu mến và chiêm ngưỡng Ngài. Đối với thánh Bonaventura thì Nhập thể là công trình cao quý nhất của Thiên Chúa, bởi vì tội lỗi không phải là lý do duy nhất khiến Ngôi Lời nhập thể. Nhưng vì nhiều mục đích khác nhau như: Đó là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ Nhập thể mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa được tỏ hiện trong lịch sử nhân loại; sự toàn hảo của vũ trụ cũng là mục tiêu của nhập thể, vì Trưởng Tử phải nối kế với loài thụ tạo cuối cùng, nên Ngôi Lời thần linh phải nối kết với nhân loại; khi để cho thế giới chiêm ngưỡng Thiên Chúa là Đấng thông truyền chính mình qua mầu nhiệm Nhập thể, Ngài cũng làm cho con người được chiêm người trong vĩnh cửu; và sau cùng Nhập thể là để khắc phục tội lỗi do con người gây ra và vì thấ càn phải có Thiên Chúa - con người làm trung gian (x. Hayes, Hidden Center, 172 -173)[10]. Đối với thánh Bonaventura, con người có một vị trí rất quan trọng trong vũ trụ tạo thành, vì Đức Kitô không chỉ là điểm hoàn thiện, nhưng Ngài còn là bản thiết kế, khuôn mẫu và hình ảnh mà con người được kêu gọi hướng tới sự hoàn thiện thiêng liêng, phải dựa vào đó để khuôn đúc chính mình. Chính ở điểm này mà mầu nhiệm Đức Kitô gặp gỡ mầu nhiệm con người và toàn thể tạo thành.
Nếu mầu nhiệm Vượt qua là đỉnh cao trong cuộc đời của Chúa Giêsu và là trung tâm của đời sống Kitô hữu, thì vai trò trung tâm của Đức Kitô giữa Thiên Chúa và con người càng được thể hiện rõ nét hơn. Ta thấy, trong tác phẩm “Lộ trình tâm linh”, thánh Bonaventura mô tả chặng cuối của cuộc hành trình, con người phải vượt qua thế giới khả giác để đạt đến thực tại thần linh, ở đó Đức Kitô trở thành vị trung gian duy nhất: “Người là đường và là cửa, là thang và là xe”; Ngài là nắp xá tội đặt trên hòm bia Thiên Chúa” và “là mầu niệm được giữ kín từ muôn thuở.”[11] Ở đây, thánh nhân tin rằng, nhờ việc chiêm ngưỡng Đức Kitô chịu đóng đinh, với lòng tin, cậy, mến, với lòng sùng kính ngưỡng mộ, vui mừng với lòng tôn kính, ngợi khen, hoan hỷ, thì con người cùng với Đức Kitô trải qua cuộc vượt qua cuối cùng để đạt tới niềm hạnh phục vĩnh cửa trong Thiên Chúa.
Tóm lại, theo thánh Bonaventura thì chỉ qua Đức Kitô, Ngôi Lời nhập thể, con người đại diện và giữ trong mình toàn bộ trật tự tự nhiên đã được tạo thành. Nhờ đó, con người tìm thấy lại chân lý của mọi thực tại khi noi gương Đức Kitô, Ngôi Lời và Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa. Ngày ngay, khi chúng ta cộng tác, học hỏi và chiêm ngắm Đức Kitô, dõi theo sứ vụ, những lời giáo huấn và các việc làm của Ngài, và nhất là tham dự vào cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Ngài, thì chúng ta mới có thể khám phá chiều sâu ý nghĩa đời sống đức tin của mình.
3. KẾT LUẬN
Từ việc tìm hiểu quan điểm Đức Kitô - trung tâm trong tư tưởng của Bonavetura, chúng ta đi đến một vài nhận định.
Thứ nhất, thánh Bonaventura đã có một cái nhìn rất độc đáo về vai trò trung tâm của Đức Kitô trong mầu nhiệm Ba Ngôi, chính Ngài trong tư cách và Ngôi Lời Vĩnh cửu trở thành điểm nối kết của tình yêu trao ban giữa Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Từ đời sống sung mãn của Ba Ngôi làm nẩy sinh sự tuôn tràn xuống tạo thành theo mô mẫu của Đức Kitô. Đấy là một quan điểm Kitô học rất độc đáo trong bối cảnh thần học Trung cổ. Tuy bị quên lãng trong nhiều thập kỷ, nhưng nay tư tưởng này đã lấy lại được một sự ngưỡng mộ và ưu ái của các thần học gia hiện đại.
Kế đến, Bonaventura trình bày cho chúng ta vai trò trung tâm của Đức Kitô giữa Thiên Chúa và tạo thành. Trong tư cách là Ngôi Lời vĩnh cửu, Ngài là mô mẫu để Thiên Chúa sáng tạo muôn loài thụ tạo. Nhưng trong tư cách là Ngôi Lời Nhập thể, Ngài trở thành điểm nối kết giữa Ba Ngôi Thiên Chúa với thế giới thụ tạo, giữa vĩnh cửu với thời gian và mang lại cho thế giới thụ tạo một sự thánh thiêng và cao quý trong chương trình tạo thành và cứu độ của Thiên Chúa. Chiều kích này đang được nhiều người quan tâm, nhất là trong lĩnh vực thần học môi sinh và cánh chung học.
Sau cùng, chúng ta thấy trong thế giới thụ tạo, con người là loài được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt nhất, được xem là “vương miện” của thụ tạo. Vì vậy, với con người, Đức Kitô trở thành một trung gian duy nhất, qua đó chúng ta biết Thiên Chúa là cội nguồn hạnh phúc đích thực của mình, Đức Kitô là tấm gương giúp con người noi gương bắt chước để phục hồi lại hình ảnh thánh thiêng mà mình bị đáng mất vì tội lỗi và có khả năng trở về với Thiên Chúa.
Quan điểm Đức Kitô – trung tâm theo thánh Bonaventura đã trở thành một lối mở vào đời sống thánh thiêng với Đức Kitô, trung tâm của mọi thực tại cuộc sống con người, hầu làm cho đời sống của chúng ta trở nên có ý nghĩa và đầy tràn hy vọng vào một thực tại vĩnh hằng trong Ba Ngôi Thiên Chúa.
QUANG HUYỀN, OFM
--------------------------------------------------------------------------------
[1] S. Mullholand, OFM, Tập tài liệu bài Giảng môn thần học Phan sinh, lưu hành nội bộ, tr 43.
[2] Trần Phổ, Thánh Bonaventura, Học viện Phanxicô 2005, trang 150.
[3] Ts. Paul Brown, Bài thuyết trình về đề tài Thần học Phan sinh, tại học viện Phanxicô Việt Nam, tháng 10 năm 2008.
[4] Tài liệu đã dẫn.
[5] S. Mullholand, OFM, Sđd., tr 20.
[6] X. Sđd., tr 21.
[7] X. Paul Brow, tài liệu đã dân.
[8] S. Mullholand, OFM, Sđd., tr 57.
[9] Thánh Bonavetura, Lộ trình tâm linh, Chương II, 9, tr 80.
[10]X.S. Mullholand, OFM, Sđd., tr 23.
[11] Bonaventura, Sđd., trang 61.
1.DẪN NHẬP
Vai trò của Đức Kitô trong lịch sử cứu độ là một đề tài Kitô học được nhiều nhà thần học quan tâm bởi vì nó có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống đức tin của người Kitô hữu. Hơn nữa, tìm hiểu vai trò Đức Kitô trong chương trình tạo dựng và cứu độ của Thiên Chúa cũng là cách mà con người khắm phá các mầu nhiệm chính của niềm tin Kitô giáo.
Nhìn vào thần học Kitô giáo trong hơn hai mươi thế kỷ qua, chúng ta thấy tùy theo quan điểm và lối tiếp cận khác nhau, các nhà thần học từ cổ chí kim đã có những câu trả lời khác nhau về vai trò trung gian của Đức Kitô. Thực vậy, bằng tài năng và nhãn quan riêng của mỗi nhà thần học, vấn đề này đã được giải thích dưới những cách thức khác nhau, nhằm làm phong phú thêm sự hiểu biết về mầu nhiệm của Đức Kitô, Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là con người.
Trong bài này, người viết trở về với thần học Phan sinh để tìm hiểu quan điểm Kitô học của thánh Bonaventura; với mong muốn hiểu biết hơn về quan điểm của một vị thánh trong dòng, đồng thời cũng mở lòng mình ra để cho ánh sách mầu nhiệm đó chiếu rọi, hầu cũng cố niềm tin và niềm hy vọng vào Đức Giêsu – Kitô, Vua tình yêu.
2. ĐỨC KITÔ - TRUNG TÂM TRONG TƯ TƯỞNG CỦA THÁNH BONAVENTURA
Qua các tác phẩm của thánh Bonavetura, chúng ta nhận thấy ngài là một bậc thầy lỗi lạc về thần học. Sự đóng góp của ngài cho khoa thần học có một tầm ảnh hưởng không chỉ trên phong trào Phan sinh, nhưng còn trên nền thần học của Giáo hội. Tất cả công lao của ngài được huấn quyền nhìn bằng cách phong thánh cho ngài và tôn ngài lên hàng tiến sĩ Hội thánh.
Ngày nay, nếu chúng ta chiêm ngắm thần học của Bonaventura như một bức tranh hoàn mỹ, thì Kitô học là nét vẽ điêu luyện và độc đáo của ngài trong bức tranh đầy màu sắc ấy. Còn tác giả Ewart Cousins thì đã ví von rất hay về thần học của thánh tiến sĩ: “Thần học của Bonaventura giống như nhà thờ chính toà Logic. Hai ngọn tháp Chúa Ba Ngôi và Chúa Kitô liên kết với nhau trong những cột nhà nhân loại và thụ tạo cao vút. Nếu lấy đi hai ngọn tháp này, nhân tính sẽ bị sụp đổ. Không có Chúa Ba Ngôi thì không có Chúa Kitô. Chúa Ba Ngôi và Chúa Kitô cùng gìn giữ toà nhà vĩ đại”[1].
Thực thế, với cái nhìn tinh tế, thánh nhân muốn nối kết cả Ba Ngôi và vũ trụ tạo thành trong Đức Kitô.
*Đức Kitô trung tâm của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
Theo thánh Bonaventura Đức Kitô vừa ở giữa Thiên Chúa và thế giới, nhưng đồng thời Ngài cũng vừa ở trong Thiên Chúa và trong thế giới. Các tác phẩm của thánh Tiến Sĩ Chí Ái đề cập đến mối quan tâm này.
Bài giảng nhứ nhất trong Hexamenron, thánh Bonaventura đã giải thích rõ quan điểm Đức Kitô trung tâm: “Trung tâm của bản thể trong sự Phát Sinh Vĩnh Hằng; Trung tâm của thiên nhiên trong Nhập Thể; Trung tâm của tầm rộng trong Khổ Nạn; Trung tâm của học thuyết trong Phục Sinh; Trung tâm của sự tự chủ trong Thăng Thiên; Trung tâm của công bình trong Phán xét chung; Trung tâm của hoà hợp trong phúc thật vô cùng vô tận.”[2] Đây là một cái nhìn tổng quát, giúp chúng ta đi sâu vào từng vấn đề cụ thể của đề tài Đức Kitô - trung tâm.
Nếu thánh Tôma Aquinô bàn đến vai trò trung gian của Đức Kitô trong phạm vi cứu chuộc, đền tội, thì thánh Bonaventura lại hướng vai trò trung gian này tới một phạm vi rộng lới hơn. Rất có thể, quan điểm này được gợi hứng từ kinh nghiệm của thánh Phanxicô về Đức Kitô: “Nếu Đức Kitô đóng vai trò trọng tâm của mọi cảm nghiệm trong cuộc sống của thánh Phanxicô, thì Ngài sẽ là tâm điểm thần học trong nền tảng siêu hình của Bonavetura”[3]. Hạt nhân của nền Kitô học đó là Đức Kitô trung tâm, mà trung tâm đầu tiên là trung tâm của mầu nhiệm Ba Ngôi, trong tư cách là Ngôi Lời vĩnh cửu.
Thánh Bonavetura khởi đầu thần học với mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi của mặc khải Kitô giáo. Trong tương quan Ngôi vị thì Chúa Cha là Đấng Bất tạo và là nguồn khởi của đời sống Ba Ngôi. Từ đó trào tràn một nguồn suối chan chứa sự tốt lành và thiện hảo. Theo thuyết Lan tỏa thì tình yêu sung mãn tự nó đòi hỏi phải có một sự trao ban hay “hiến thân” trọn vẹn một cách vô biên; Chúa Cha là Tình yêu tuyệt đối, đòi hỏi phải có một sự trao ban chính mình tuyệt đối, từ đó nhiệm xuất Chúa Con: “Từ muôn thuở Cha sinh ra Con giống như chính Người và tỏ hiện chính Người một sự tương tự như chính Người, và như thế người tỏ hiện tất cả quyền năng của người”[4]; Và tình yêu giữa Cha – Con làm phát sinh Chúa Thánh Thần là tình yêu nối kết cộng đoàn Ba Ngôi, Ngài đồng bản tính và quyền năng như hai ngôi kia.
Trong mầu nhiệm Ba Ngôi, Đức Kitô có một vai trò trung tâm nối kết mọi hoạt động của các Ngôi vị: “Ngôi Lời là mầu nhiệm Ba Ngôi, và trong cấu trúc học thuyết Ba Ngôi của thánh Bonavetura, mầu nhiệm Nhập Thể là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa (Hex, 9.2). Những suy tư sâu sắc này được tìm thấy trong các tác phẩm thần bí của ngài, trong đó người nhận thức rằng tất cả mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được biểu lộ qua mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể”[5].
Theo thánh Bonaventura thì khái niệm “trung tâm” có một chỗ đứng quan trọng trong cấu trúc của Ngôi Lời, vì Ngôi Lời nối hai cực vào một trung tâm. Và theo chiều ngang cũng như chiều dọc, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là tình yêu hoàn hảo đã được thể hiện nhờ Ngôi Lời là trung gian –trung tâm[6]. Cha Paul Brown rất có lý khi cho rằng: “Thánh Bonaventura đặt Ngôi Hai tại trung tâm điểm của sự sống của Ba Ngôi, vừa đón nhận tình yêu của Chúa Cha, vừa trao trả tình yêu cho Chúa Cha, như thế phát ra cùng với Chúa Cha một tình yêu gắn bỏ cả hai chính là Chúa Thánh Thần. Vì vậy, Ngôi vị tại trung tâm điểm của Ba Ngôi là Ngôi vị làm trung gian cho tất cả mọi hoạt động của Thiên Chúa qua công cuộc tạo thành và qua lịch sử cứu độ”[7].
Tóm lại, Đức Kitô trong tư cách là Ngôi Lời vĩnh cửu là trung tâm lan tỏa trong mầu nhiệm Ba Ngôi, vì Ngài diễn đạt tất cả những gì Cha sinh ra Con giống như chính Ngài và những gì Ngài thực hiện, và như thế Ngài trở nên mô mẫu cho tất cả những gì Chúa Cha tạo nên.
* Đức Kitô là trung tâm giữa Thiên Chúa và tạo thành
Trong quan điểm về Kitô học, thánh Bonaventura quan tâm đặc biệt đến khái niệm Đức Kitô là “mô mẫu” (Exemplar) của tạo thành. Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng theo Bonaventura thì Thiên Chúa đã sáng tạo thế giới thụ tạo này theo hình ảnh của Ngôi Lời, hay Ngôi Lời là mô mẫu tuyệt vời nhất để Thiên Chúa sáng tạo thế giới vạn vật. Thánh Bonaventura đã đề cập đến điểm này trong tác phẩm Hexaermeron: “Cần phải khởi đầu từ trung tâm, tức là Chúa Kitô…Từ trước vô cùng Chúa Cha sinh ra Chúa Con giống như mình và tự diễn tả trong một hữu thể giống như mình. Khi làm như thế Ngài bộc lộ toàn thể quyền năng của mình; Ngài bộc lộ những gì Ngài có thể làm, và những gì Ngài muốn làm. Ngài bộc lộ tầt cả những gì có trong Ngài nơi Chúa Con, Đấng là chính trung tâm vạn vật. [Hex. 1,10.13]”[8]. Với khẳng định này, thì thánh Bonaventura đã nhìn nhận vai trò quan trọng của Đức Kitô trong công trình tạo dựng. Mọi vật mọi loài được hiện hữu là nhờ Đức Kitô và hiện hữu trong Ngài.
Còn trong tác phẩm “Lộ trình tâm linh”, thánh Bonaventura sử dụng các kiểu nói: “Lời bất tạo”, “Lời nhập thể” và “Lời đầy Thần Khí” để nói về vai trò trung gian của Đức Kitô trong tạo thành. Theo ngài, “Verbum increatum” (Lời bất tạo) là chỉ về Chúa Kitô là nguyên mẫu, vì trong Ngài, Thiên Chúa Cha đã diễn tả bản thân mình cũng như những gì mình định làm hay muốn làm. Như vậy, Ngôi Lời bất tạo là “quyển sách được viết ở mặt trong”. Kế đến, thánh nhân gọi Ngôi Lời là “Ars Patris” (Nghệ thuật của Thiên Chúa). Khái niệm này đồng nghĩa với “Nguyên mẫu”, muốn diễn tả Ngôi Lời là sự khôn ngoan và quyền năng, qua đó Chúa Cha tạo dựng nên vạn vật. Đức Kitô là nguồn gốc, mẫu mực của vạn vật: “Tài năng này là nguồn gốc, nguyên nhân và mẫu mực của mọi vẻ đẹp…đó là nguyên mẫu chẳng những làm phát sinh muôn loài mà còn bảo tồn và phân loại chúng”[9].
Như vậy, tạo thành được dựng nên theo những ý niệm và mẫu mực Chúa Cha đặt để nơi Ngôi Lời, nên chúng diễn tả sự hiện hữu của Thiên Chúa tuỳ theo cách thức hiện hữu của chúng trong các “vết tích”, “hình ảnh”. Dấu tích có trên các sự vật, nhưng hình ảnh chỉ có nơi con người, vì con người được dựng lên theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1,27). Vì thế, tạo thành được gọi là “quyển sách viết ở mặt ngoài” phản ánh sự hiện hữu của Thiên Chúa theo các mức độ khác nhau, giúp con người nhận ra Thiên Chúa và trở về với Ngài.
Tóm lại, thánh Bonaventura đã đề cao vai trò trung tâm của Đức Kitô giữa Thiên Chúa và tạo thành, Đức Kitô là mô mẫu của tạo thành, nhờ Ngài mà vạn vật được hiện hữu. Trong số các thụ tạo thì con người là tác phẩm tuyệt tác nhất của Thiên Chúa, nên Đức Kitô lại có một vai trò trung tâm rất đặc biệt giữa Thiên Chúa và con người.
* Đức Kitô là trung tâm giữa Thiên Chúa và con người
Từ chỗ nhìn nhận Sáng tạo và Nhập thể không phải là hai thực tại tách biệt nhau, nhưng như hai mặt của một đồng tiền, thánh Bonaventura khai triển vai trò trung tâm của Đức Kitô giữa Thiên Chúa và con người. Điều này thể hiện trong sáng tạo, nhập thể và cứu độ.
Trong sáng tạo, Thiên Chúa Cha tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài và trong mầu nhiệm nhập thể Đức Kitô là hình ảnh tròn đầy của Thiên Chúa. Tuy nhiên, mối tương qua giữa con người và Thiên Chúa bị rạn nứt bởi tội lỗi, nên cần phải được phục hồi nhờ một Đấng vừa là Chúa vừa là người. Đối với Bonaventura thì mầu nhiệm Nhập thể là sự phục hồi tương quan nguyên tuyền giữa Thiên Chúa và tạo thành và điều đó được hoàn tất qua việc Ngôi Lời Nhập Thể.
Trong nhập thể, thánh Bonaventura quan niệm mầu nhiệm nhập thể là sự trao ban hoàn toàn của Ngôi Lời, hầu có thể mặc khải sự thật và ân sủng trong mầu nhiệm Nhập thể, ở đó bản tính thấp hèn của chúng ta được kết hợp với bản tính thần linh. Nhập thể là việc đích thân Thiên Chúa đến với con người trong Đức Kitô, ngõ hầu chúng ta có thể nhận biết, yêu mến và chiêm ngưỡng Ngài. Đối với thánh Bonaventura thì Nhập thể là công trình cao quý nhất của Thiên Chúa, bởi vì tội lỗi không phải là lý do duy nhất khiến Ngôi Lời nhập thể. Nhưng vì nhiều mục đích khác nhau như: Đó là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ Nhập thể mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa được tỏ hiện trong lịch sử nhân loại; sự toàn hảo của vũ trụ cũng là mục tiêu của nhập thể, vì Trưởng Tử phải nối kế với loài thụ tạo cuối cùng, nên Ngôi Lời thần linh phải nối kết với nhân loại; khi để cho thế giới chiêm ngưỡng Thiên Chúa là Đấng thông truyền chính mình qua mầu nhiệm Nhập thể, Ngài cũng làm cho con người được chiêm người trong vĩnh cửu; và sau cùng Nhập thể là để khắc phục tội lỗi do con người gây ra và vì thấ càn phải có Thiên Chúa - con người làm trung gian (x. Hayes, Hidden Center, 172 -173)[10]. Đối với thánh Bonaventura, con người có một vị trí rất quan trọng trong vũ trụ tạo thành, vì Đức Kitô không chỉ là điểm hoàn thiện, nhưng Ngài còn là bản thiết kế, khuôn mẫu và hình ảnh mà con người được kêu gọi hướng tới sự hoàn thiện thiêng liêng, phải dựa vào đó để khuôn đúc chính mình. Chính ở điểm này mà mầu nhiệm Đức Kitô gặp gỡ mầu nhiệm con người và toàn thể tạo thành.
Nếu mầu nhiệm Vượt qua là đỉnh cao trong cuộc đời của Chúa Giêsu và là trung tâm của đời sống Kitô hữu, thì vai trò trung tâm của Đức Kitô giữa Thiên Chúa và con người càng được thể hiện rõ nét hơn. Ta thấy, trong tác phẩm “Lộ trình tâm linh”, thánh Bonaventura mô tả chặng cuối của cuộc hành trình, con người phải vượt qua thế giới khả giác để đạt đến thực tại thần linh, ở đó Đức Kitô trở thành vị trung gian duy nhất: “Người là đường và là cửa, là thang và là xe”; Ngài là nắp xá tội đặt trên hòm bia Thiên Chúa” và “là mầu niệm được giữ kín từ muôn thuở.”[11] Ở đây, thánh nhân tin rằng, nhờ việc chiêm ngưỡng Đức Kitô chịu đóng đinh, với lòng tin, cậy, mến, với lòng sùng kính ngưỡng mộ, vui mừng với lòng tôn kính, ngợi khen, hoan hỷ, thì con người cùng với Đức Kitô trải qua cuộc vượt qua cuối cùng để đạt tới niềm hạnh phục vĩnh cửa trong Thiên Chúa.
Tóm lại, theo thánh Bonaventura thì chỉ qua Đức Kitô, Ngôi Lời nhập thể, con người đại diện và giữ trong mình toàn bộ trật tự tự nhiên đã được tạo thành. Nhờ đó, con người tìm thấy lại chân lý của mọi thực tại khi noi gương Đức Kitô, Ngôi Lời và Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa. Ngày ngay, khi chúng ta cộng tác, học hỏi và chiêm ngắm Đức Kitô, dõi theo sứ vụ, những lời giáo huấn và các việc làm của Ngài, và nhất là tham dự vào cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Ngài, thì chúng ta mới có thể khám phá chiều sâu ý nghĩa đời sống đức tin của mình.
3. KẾT LUẬN
Từ việc tìm hiểu quan điểm Đức Kitô - trung tâm trong tư tưởng của Bonavetura, chúng ta đi đến một vài nhận định.
Thứ nhất, thánh Bonaventura đã có một cái nhìn rất độc đáo về vai trò trung tâm của Đức Kitô trong mầu nhiệm Ba Ngôi, chính Ngài trong tư cách và Ngôi Lời Vĩnh cửu trở thành điểm nối kết của tình yêu trao ban giữa Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Từ đời sống sung mãn của Ba Ngôi làm nẩy sinh sự tuôn tràn xuống tạo thành theo mô mẫu của Đức Kitô. Đấy là một quan điểm Kitô học rất độc đáo trong bối cảnh thần học Trung cổ. Tuy bị quên lãng trong nhiều thập kỷ, nhưng nay tư tưởng này đã lấy lại được một sự ngưỡng mộ và ưu ái của các thần học gia hiện đại.
Kế đến, Bonaventura trình bày cho chúng ta vai trò trung tâm của Đức Kitô giữa Thiên Chúa và tạo thành. Trong tư cách là Ngôi Lời vĩnh cửu, Ngài là mô mẫu để Thiên Chúa sáng tạo muôn loài thụ tạo. Nhưng trong tư cách là Ngôi Lời Nhập thể, Ngài trở thành điểm nối kết giữa Ba Ngôi Thiên Chúa với thế giới thụ tạo, giữa vĩnh cửu với thời gian và mang lại cho thế giới thụ tạo một sự thánh thiêng và cao quý trong chương trình tạo thành và cứu độ của Thiên Chúa. Chiều kích này đang được nhiều người quan tâm, nhất là trong lĩnh vực thần học môi sinh và cánh chung học.
Sau cùng, chúng ta thấy trong thế giới thụ tạo, con người là loài được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt nhất, được xem là “vương miện” của thụ tạo. Vì vậy, với con người, Đức Kitô trở thành một trung gian duy nhất, qua đó chúng ta biết Thiên Chúa là cội nguồn hạnh phúc đích thực của mình, Đức Kitô là tấm gương giúp con người noi gương bắt chước để phục hồi lại hình ảnh thánh thiêng mà mình bị đáng mất vì tội lỗi và có khả năng trở về với Thiên Chúa.
Quan điểm Đức Kitô – trung tâm theo thánh Bonaventura đã trở thành một lối mở vào đời sống thánh thiêng với Đức Kitô, trung tâm của mọi thực tại cuộc sống con người, hầu làm cho đời sống của chúng ta trở nên có ý nghĩa và đầy tràn hy vọng vào một thực tại vĩnh hằng trong Ba Ngôi Thiên Chúa.
QUANG HUYỀN, OFM
--------------------------------------------------------------------------------
[1] S. Mullholand, OFM, Tập tài liệu bài Giảng môn thần học Phan sinh, lưu hành nội bộ, tr 43.
[2] Trần Phổ, Thánh Bonaventura, Học viện Phanxicô 2005, trang 150.
[3] Ts. Paul Brown, Bài thuyết trình về đề tài Thần học Phan sinh, tại học viện Phanxicô Việt Nam, tháng 10 năm 2008.
[4] Tài liệu đã dẫn.
[5] S. Mullholand, OFM, Sđd., tr 20.
[6] X. Sđd., tr 21.
[7] X. Paul Brow, tài liệu đã dân.
[8] S. Mullholand, OFM, Sđd., tr 57.
[9] Thánh Bonavetura, Lộ trình tâm linh, Chương II, 9, tr 80.
[10]X.S. Mullholand, OFM, Sđd., tr 23.
[11] Bonaventura, Sđd., trang 61.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Sự sống con ngưởi là một Hồng Ân, chứ không phải là một Sản Phẩm
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
12:09 16/11/2009
ĐTC thôi thùc càc GM Ba Tây giáo dục Lương tâm
VATICAN, ngày 15-11-2009 (Zenit.org).- ĐTC Bênêđictô XVI thúc giục các giám mục phải giáo dục lương tâm các Kitô hữu để họ có thể quý trọng sự sống con người như một hồng ân của Thiên Chúa chứ không phải chỉ như một sản phẩm thương mại.
ĐTC đã nói hôm thứ bảy vừa qua trong cuộc tiếp kiến các giám mục miền nam Ba Tây đến thăm viếng Rôma trong dịp thăm viếng năm năm của các ngài.
Ngài công nhận rằng, "Dân của các hiền huynh giữ trong lòng họ những tâm tình tôn giáo cao quý và những truyền thống cao thượng, được bắt nguồn từ Kitô giáo, được diễn tả qua những biểu lộ tôn giáo cùng dân sự chân thành và xác thực.”
ĐTC khuyến khích các giám mục tiếp tục công việc Truyền Giáo của các ngài, ghi nhận rằng “đời sống xã hội chân chính bắt đầu từ lương tâm mỗi người."
Ngài nói tiếp, "Vì tin rằng một lương tâm được đào luyện vững chắc đưa đến việc thỏa mãn những điều tốt đẹp chân chính của con người, Hội Thánh, qua việc xác định những điều tốt lành này là gì, soi sáng con người, và toàn thể đời sống Kitô hữu, cố gắng giáo dục lương tâm của họ."
ĐTC thôi thúc các giám mục hãy “đánh thức các luơng tâm, hãy đồng tâm nhất trí trong một cố gắng chung chống lại làn sóng đang lớn mạnh của bạo lực cùng coi thường con người."
Ngài nói rằng sự sống con người là “một hồng ân mà chúng ta nhận được từ Thiên Chúa trong tình ân ái yêu thương của hôn nhân giữa môt người nam và một người nữ,” nhưng nó thường bị coi như chỉ là một sản phẩm của con người."
ĐTC giải thích rằng “Sự tin chắc vào lý do chính đáng và sự chắc chắn của Đức Tin rằng sự sống con người, từ khi thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, thuộc về Thiên Chúa chứ không thuộc về con người, ban cho nó tính chất thánh thiêng và phẩm giá con người, đưa đến chỉ một thái độ hợp pháp và luân lý chính đáng, là thái độ tôn trọng sâu xa."
Ngài quả quyết rằng "Chúng ta không bao giờ được nản lòng trong việc nại vào lương tâm.”
ĐTC thúc giục các giám mục: "Hãy tiếp tục công việc làm cho đại nghĩa của Thiên Chúa được toàn thắng, không phải với tinh thần bi quan của một người chỉ thấy những thiếu thốn và nguy hiểm, nhưng với một niềm tin tưởng vững chắc của một người ý thức rằng mình có thể tin chắc vào chiến thắng của Đức Kitô.”
VATICAN, ngày 15-11-2009 (Zenit.org).- ĐTC Bênêđictô XVI thúc giục các giám mục phải giáo dục lương tâm các Kitô hữu để họ có thể quý trọng sự sống con người như một hồng ân của Thiên Chúa chứ không phải chỉ như một sản phẩm thương mại.
ĐTC đã nói hôm thứ bảy vừa qua trong cuộc tiếp kiến các giám mục miền nam Ba Tây đến thăm viếng Rôma trong dịp thăm viếng năm năm của các ngài.
Ngài công nhận rằng, "Dân của các hiền huynh giữ trong lòng họ những tâm tình tôn giáo cao quý và những truyền thống cao thượng, được bắt nguồn từ Kitô giáo, được diễn tả qua những biểu lộ tôn giáo cùng dân sự chân thành và xác thực.”
ĐTC khuyến khích các giám mục tiếp tục công việc Truyền Giáo của các ngài, ghi nhận rằng “đời sống xã hội chân chính bắt đầu từ lương tâm mỗi người."
Ngài nói tiếp, "Vì tin rằng một lương tâm được đào luyện vững chắc đưa đến việc thỏa mãn những điều tốt đẹp chân chính của con người, Hội Thánh, qua việc xác định những điều tốt lành này là gì, soi sáng con người, và toàn thể đời sống Kitô hữu, cố gắng giáo dục lương tâm của họ."
ĐTC thôi thúc các giám mục hãy “đánh thức các luơng tâm, hãy đồng tâm nhất trí trong một cố gắng chung chống lại làn sóng đang lớn mạnh của bạo lực cùng coi thường con người."
Ngài nói rằng sự sống con người là “một hồng ân mà chúng ta nhận được từ Thiên Chúa trong tình ân ái yêu thương của hôn nhân giữa môt người nam và một người nữ,” nhưng nó thường bị coi như chỉ là một sản phẩm của con người."
ĐTC giải thích rằng “Sự tin chắc vào lý do chính đáng và sự chắc chắn của Đức Tin rằng sự sống con người, từ khi thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, thuộc về Thiên Chúa chứ không thuộc về con người, ban cho nó tính chất thánh thiêng và phẩm giá con người, đưa đến chỉ một thái độ hợp pháp và luân lý chính đáng, là thái độ tôn trọng sâu xa."
Ngài quả quyết rằng "Chúng ta không bao giờ được nản lòng trong việc nại vào lương tâm.”
ĐTC thúc giục các giám mục: "Hãy tiếp tục công việc làm cho đại nghĩa của Thiên Chúa được toàn thắng, không phải với tinh thần bi quan của một người chỉ thấy những thiếu thốn và nguy hiểm, nhưng với một niềm tin tưởng vững chắc của một người ý thức rằng mình có thể tin chắc vào chiến thắng của Đức Kitô.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đến thăm Malta năm 2010
Bùi Hữu Thư
14:25 16/11/2009
Ngài cũng sẽ du hành tới Bồ Đào Nha, Chypre và Anh Cát Lợi
Rôma, thứ hai ngày 16 tháng 11, 2009 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ đến Malta vào ngày 17 và 18 tháng 4, 2010, trước ngày kỷ niệm sinh nhật 83 tuổi của ngài.
Đức Thánh Cha đã hân hoan đáp trả lời mời của các giám mục Malta, nhân dịp kỷ niệm năm thứ 1950 vụ đắm tầu của Thánh Phaolô trên bờ biển Malta (khoảng năm 60 sau Thiên Chúa) trong khi ngài bị các giới chức của Hoàng Đế dẫn giải về Rôma (CVTĐ 28,2). Tại nơi đây ngài bị rắn cắn và phải ở trên đảo này trong 3 năm.
Một thông cáo ngày 14 tháng 11, của Đức Tổng Giám Mục Paul Cremona giáo phận La Valette, cho hay “Đức Thánh Cha Benedict sẽ viếng thăm Malta và sẽ ở đó cầu nguyện tại hang Thánh Phaolô.”
Đức Thánh Cha sẽ đến Malta ngày thứ bẩy 17 tháng Tư vào buổi chiều. Ngày chủ nhật 18 tháng Tư ngài sẽ chủ tế Thánh Lễ ngoài trời, tại quảng trường Granaries, ở Floriana, tại ngoại ô La Valette. Vào buổi chiều, ngài sẽ gặp gỡ giới trẻ trước bãi biển La Valette.
Đây là lần thứ ba một Đức Thánh Cha đến thăm viếng Malta, sau hai chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II năm 1990 và 2001.
Malta có khoảng 410.000 dân cư, với 98 % người Công Giáo. Đảo này gia nhập Liên Hiệp Chung Âu Châu từ ngày 1 tháng 5 năm 2004 và đã được nhập vùng tiền tệ Euro ngày 1 tháng 1, 2008.
Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ còn làm 3 chuyến tông du khác bên ngoài nước Ý năm 2010: Bồ Đào Nha (Lisbonne và Fatima) từ ngày 11 đến 14 tháng 5; tại Chypre (đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của một Đức Thánh Cha tại miền đất có đa số là người Chính Thống Giáo) từ 4 đến 6 tháng 6, và cuối cùng tại Anh vào giữa tháng Chín: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến đây vào tháng 5, 1982.
Rôma, thứ hai ngày 16 tháng 11, 2009 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ đến Malta vào ngày 17 và 18 tháng 4, 2010, trước ngày kỷ niệm sinh nhật 83 tuổi của ngài.
Đức Thánh Cha đã hân hoan đáp trả lời mời của các giám mục Malta, nhân dịp kỷ niệm năm thứ 1950 vụ đắm tầu của Thánh Phaolô trên bờ biển Malta (khoảng năm 60 sau Thiên Chúa) trong khi ngài bị các giới chức của Hoàng Đế dẫn giải về Rôma (CVTĐ 28,2). Tại nơi đây ngài bị rắn cắn và phải ở trên đảo này trong 3 năm.
Một thông cáo ngày 14 tháng 11, của Đức Tổng Giám Mục Paul Cremona giáo phận La Valette, cho hay “Đức Thánh Cha Benedict sẽ viếng thăm Malta và sẽ ở đó cầu nguyện tại hang Thánh Phaolô.”
Đức Thánh Cha sẽ đến Malta ngày thứ bẩy 17 tháng Tư vào buổi chiều. Ngày chủ nhật 18 tháng Tư ngài sẽ chủ tế Thánh Lễ ngoài trời, tại quảng trường Granaries, ở Floriana, tại ngoại ô La Valette. Vào buổi chiều, ngài sẽ gặp gỡ giới trẻ trước bãi biển La Valette.
Đây là lần thứ ba một Đức Thánh Cha đến thăm viếng Malta, sau hai chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II năm 1990 và 2001.
Malta có khoảng 410.000 dân cư, với 98 % người Công Giáo. Đảo này gia nhập Liên Hiệp Chung Âu Châu từ ngày 1 tháng 5 năm 2004 và đã được nhập vùng tiền tệ Euro ngày 1 tháng 1, 2008.
Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ còn làm 3 chuyến tông du khác bên ngoài nước Ý năm 2010: Bồ Đào Nha (Lisbonne và Fatima) từ ngày 11 đến 14 tháng 5; tại Chypre (đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của một Đức Thánh Cha tại miền đất có đa số là người Chính Thống Giáo) từ 4 đến 6 tháng 6, và cuối cùng tại Anh vào giữa tháng Chín: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến đây vào tháng 5, 1982.
Đức Thánh Cha viếng thăm Tổ chức Lương Nông Quốc Tế (FAO)
G. Trần Đức Anh OP
14:59 16/11/2009
VATICAN. Sáng 16-11-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã đến viếng thăm tổ chức Lương Nông Quốc Tế (FAO) ở Roma, nhân dịp khai mạc Hội nghị thượng đỉnh của tổ chức này về an ninh lương thực. Ngài kêu gọi liên đới giải quyết nạn đói trên thế giới.
Hội nghị tiến hành từ ngày 16 đến 18-11-2009 với với sự tham dự của 67 vị nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và hàng trăm đại diện của các quốc gia thành viên trên thế giới.
Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, LM Lombardi, nhận xét rằng ”Hội nghị Thượng đỉnh FAO diễn ra trong một bối cảnh người ta dễ quên tính chất thê thảm của nạn đói. Năm 2000, Hội nghị Thượng Đỉnh Ngàn Năm Mới đã tuyên bố rằng số người đói trên thế giới bấy giờ là 800 triệu sẽ giảm xuống 400 triệu người vào năm 2015. Nhưng năm nay, 2009, số người đói lên tới 1 tỷ 200 triệu người. Một thảm trạng kinh khủng, một sức đẩy rất mạnh thúc giục dân nghèo di cư, một đe dọa rất lớn cho nền hòa bình.. Hiển nhiên là con đường chính để đương đầu với tệ nạn này là tạo điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp tại các nước nghèo nhất, giúp cộng động địa phương can dự tối đa, nghĩa là đặt con người ở trung tâm sự phát triển. Đây thực là điều có lợi cho cộng đồng quốc tế. Các tham dự viên Hội nghị Thượng Đỉnh FAO chắc chắn hiểu rõ điều đó, nhưng điều quan trọng là hành động phù hợp sau đó, nếu không số người chết đói sẽ còn tăng thêm”.
Giới báo chí cũng ghi nhận sự vắng bóng của các vị thủ lãnh các nước giàu tại Hội nghị hiện nay của tổ chức FAO. Trong khối G-8, 8 cường quốc kinh tế, chỉ có Ông Silvio Berlusconi, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia hiện diện, trong tư cách là chủ nhà. Cả tổng thống Italia, ông Giorgio Napolitano, cũng vắng mặt vì bận công du bên Thổ Nhĩ Kỳ.
Diễn văn của ĐTC
Khi đến nơi vào lúc 11 giờ 30, ĐTC đã được Ông Tổng thư ký LHQ Ban Kimoon, và Ông Tổng Giám Đốc tổ chức FAO, Jacques Diouf tiếp đón, và hướng dẫn vào đại thính đường. Chủ tịch Hội nghị là Ông Silvio Berlusconi, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, đã chào mừng ĐTC, tiếp đến là lời cám ơn của Ông Diouf vì ngài đã nhận lời đến thăm và phát biểu tại Hội nghị này.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhấn mạnh đến thảm trạng nạn đói trên thế giới và những nguyên nhân sâu xa gây ra tệ trạng này. Ngài cũng đề ra một số nguyên tắc góp phần giải quyết. ĐTC nói:
”Trong những năm gần đây, Cộng đồng quốc tế đang đương đầu với một cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và tài chánh. Các thống kê cho thấy sự gia tăng thê thảm số người bị đói. Góp phần vào tình trạng này có sự tăng giá lương thực, sự suy giảm khả năng kinh tế của những người dân nghèo nhất, sự thu hẹp khả năng gia nhập thị trường và lương thực. Tất cả những điều ấy xảy ra giữa lúc người ta xác nhận rằng trái đất có khả năng nuôi sống tất cả mọi người dân trên thế giới. Thực vậy, cho dù tại một số miền, mức sản xuất nông nghiệp vẫn còn thấp, đôi khi vì sự thay đổi khí hậu, nhưng nói chung nông sản trên thế giới đủ để thỏa mãn nhu cầu hiện nay cũng như nhu cầu có thể dự kiến trong tương lai của nhân loại. Những dữ kiện đó chứng tỏ nạn đói không phải do sự gia tăng dân số, và người ta càng thấy rõ điều đó qua sự kiện đáng tiếc lương thực bị phá hủy để bảo tồn lợi tức. Trong thông điệp ”Bác ái trong chân lý”, tôi đã nhận xét rằng ”Nạn đói không tùy thuộc sự thiếu tài nguyên vật chất cho bằng thiếu các tài nguyên xã hội, trong số này quan trọng hơn cả là sự thiếu sót trong lãnh vực cơ chế. Thực vậy, hiện đang thiếu sự tổ chức các cơ cấu kinh tế có khả năng bảo đảm lương thực và nước một cách thường xuyên và thích hợp, cũng như có thể đáp ứng các nhu cầu căn bản và cấp thiết do cuộc khủng hoảng lương thực gây ra”. Và tôi viết thêm rằng ”Vấn đề thiếu an ninh lương thực phải được cứu xét và giải quyết trong viễn tượng dài hạn, loại bỏ các nguyên nhân cơ cấu gây ra tình trạng ấy, đồng thời thăng tiến sự phát triển nông nghiệp tại các nước nghèo nhất, qua sự đầu tư vào những cơ cấu hạ tầng ở nông thôn, hệ thống dẫn thủy nhập điền, chuyên chở, tổ chức thị trường, huấn luyện và phổ biến các kỹ thuật canh tác thích hợp, nghĩa là có khả năng sử dụng tốt đẹp nhân lực, cũng như các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên kinh tế xã hội dễ tìm thấy nhất tại địa phương, làm sao bảo đảm cho chúng được nguồn lợi kinh tế lâu bền dài hạn” (n.27). Trong bối cảnh đó, cũng cần phản đối một số hình thức tài trợ nông phẩm gây xáo trầm trọng cho lãnh vực nông nghiệp, cũng như tình trạng kéo dài những kiểu mẫu lương thực chỉ nhắm tiêu thụ và thiếu viễn tượng bao quát hơn, và nhất là vượt thắng sự ích kỷ khiến nạn đầu cơ xâm nhập thị trường ngũ cốc, đặt lương thực ngang hàng với mọi loại hàng hóa khác”.
ĐTC nhận xét rằng việc triệu tập Hội nghị thượng đỉnh này, theo một nghĩa nào đó, chứng tỏ sự yếu kém của các cơ cấu hiện nay trong việc bảo đảm an ninh lương thực và cần phải xét lại các cơ cấu ấy. Thực vậy, cho dù những nước nghèo nhất ngày nay được hội nhập vào nền kinh tế thế giới nhiều hơn so với trước kia, nhưng cách thức tiến hành các thị trường quốc tế làm cho các nước ấy dễ bị tổn thương hơn và buộc họ phải cần đến trợ giúp của các tổ chức liên chính phụ, dù rằng các cơ quan này mang lại một sự hỗ trợ quí giá và không thể thiếu được. Tuy nhiên, ý niệm cộng tác phải dung hợp với nguyên tắc phụ đới: cần làm sao để các cộng đồng địa phương dấn thân trong sự chọn lựa và quyết định về việc sử dụng đất đai canh tác, vì sự phát triển nhân bản toàn diện đòi phải có những chọn lựa trong tinh thần trách nhiệm từ phía tất cả mọi người và đòi phải có một thái độ liên đới, không coi viện trợ hoặc tình trạng cấp thiết như một cơ hội có lợi cho những người cung cấp các tài nguyện, hoặc cho những nhóm sung túc được thuộc vào số những người được hưởng lợi. Đứng trước những quốc gia cần được ngoại viện, Cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ đáp lại bằng những phương thế cộng tác, với ý thức mình đồng trách nhiệm đối với sự phát triển của các nước nghèo ấy, qua sự liên đới trong việc hiện diện, tháp tùng, huấn luyện và tôn trọng (n.47). Trong bối cảnh tinh thần trách nhiệm ấy, có quyền của mỗi quốc gia được xác định kiểu mẫu kinh tế của mình, dự kiến những thể thức bảo đảm tự do chọn lựa và ấn định các mục tiêu. Theo viễn tượng ấy, sự cộng tác phải trở thành một phương thế hữu hiệu, không bị bó buộc hoặc không bị cắt xén mất một phần không nhỏ các tài nguyên dành cho việc phát triển. Ngoài ra cần nhần mạnh rằng con đường liên đới, vốn rất quan trọng đối với sự phát triển các nước nghèo, cũng có thể là con đường giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay trên thế giới. Thực vậy, khi nâng đỡ các nước nghèo bằng những kế hoạch tài trợ theo tinh thần liên đới, để các nước ấy tự thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ và phát triển của họ, thì không những người ta giúp tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế của các nước ấy, nhưng còn tạo nên những âm hưởng tích cực đối với sự phát triển nhân bản toàn diện tại các nước khác nữa (cf 27).
Trong phần còn lại của bài diễn văn, ĐTC nói đến nhu cầu của nông thôn và cần tránh để cho xu hướng giảm bớt sự đóng góp của các nước ân nhân tạo nên sự bấp bênh về việc tài trợ các hoạt động cộng tác. Ngài nói: ”Không nên quên các quyền căn bản của con người, trong đó nổi bật quyền được có lương thực đầy đủ, lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng, cũng như quyền có nước uống. Các quyền này giữ một vai trò quan trọng đối với các quyền khác, bắt đầu là quyền sống. Thêm vào đó, các phương pháp sản xuất lương thực đòi phải chú ý đến sự phát triển và bảo vệ môi sinh. Ước muốn sở hữu và sử dụng một cách thái quá, bừa bãi các tài nguyên của trái đất chính là nguyên nhân đầu tiên gây ra sự suy thoái môi sinh. Vì thế sự bảo vệ môi sinh chính là một thách đố thời sự để bảo tồn sự phát triển hài hòa, tôn trọng ý định sáng tạo của Thiên Chúa, và nhờ đó có thể bảo tồn trái đất.”
Sau bài diễn văn, ĐTC đã đích thân chào các vị quốc trưởng hiện diện, rồi trở về Vatican.
Trong ngày họp hôm 16-11-2009, Hội nghị thượng đỉnh đã đồng thanh thông qua tuyên ngôn trong đó cộng đồng quốc tế cam kết đẩy mạnh tiến trình ”chấm dứt ngay sự gia tăng con số người đói trên thế giới, đồng thời giảm bớt đáng kể số người thiếu dinh dưỡng”.
Tuyên ngôn khẳng định rằng: Để bài trừ nạn đói, có 5 hành động cần được thi hành, gọi là ”5 nguyên tắc Roma”: qui định việc đầu tư vào các chương trình phát triển nông thôn do mỗi chính phủ đề ra. Tiếp đến là thực hiện sự phối hợp kế hoạch ở bình diện quốc gia, miền và hoàn vũ, để cải tiến sự quản trị và cổ võ sự cung cấp các tài nguyên một cách tốt đẹp hơn. Nguyên tắc thứ ba là hoạt động trực tiếp để xóa bỏ nạn đói nơi các thành phần dân chúng dễ bị tổn thương nhất và chấp thuận những chương trình trung hạn và dài hạt để loại trừ những nguyên nhân sâu xa gây nên nghèo đói. Ngoài ra, cần củng cố sự cộng tác giữa các tổ chức khác nhau lo về an ninh lương thực, và nguyên tắc sau cùng là cần cảnh giác sao cho những lời hứa trợ giúp được thể hiện một cách cụ thể.
Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, LM Lombardi, nhận xét rằng ”Hội nghị Thượng đỉnh FAO diễn ra trong một bối cảnh người ta dễ quên tính chất thê thảm của nạn đói. Năm 2000, Hội nghị Thượng Đỉnh Ngàn Năm Mới đã tuyên bố rằng số người đói trên thế giới bấy giờ là 800 triệu sẽ giảm xuống 400 triệu người vào năm 2015. Nhưng năm nay, 2009, số người đói lên tới 1 tỷ 200 triệu người. Một thảm trạng kinh khủng, một sức đẩy rất mạnh thúc giục dân nghèo di cư, một đe dọa rất lớn cho nền hòa bình.. Hiển nhiên là con đường chính để đương đầu với tệ nạn này là tạo điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp tại các nước nghèo nhất, giúp cộng động địa phương can dự tối đa, nghĩa là đặt con người ở trung tâm sự phát triển. Đây thực là điều có lợi cho cộng đồng quốc tế. Các tham dự viên Hội nghị Thượng Đỉnh FAO chắc chắn hiểu rõ điều đó, nhưng điều quan trọng là hành động phù hợp sau đó, nếu không số người chết đói sẽ còn tăng thêm”.
Giới báo chí cũng ghi nhận sự vắng bóng của các vị thủ lãnh các nước giàu tại Hội nghị hiện nay của tổ chức FAO. Trong khối G-8, 8 cường quốc kinh tế, chỉ có Ông Silvio Berlusconi, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia hiện diện, trong tư cách là chủ nhà. Cả tổng thống Italia, ông Giorgio Napolitano, cũng vắng mặt vì bận công du bên Thổ Nhĩ Kỳ.
Diễn văn của ĐTC
Khi đến nơi vào lúc 11 giờ 30, ĐTC đã được Ông Tổng thư ký LHQ Ban Kimoon, và Ông Tổng Giám Đốc tổ chức FAO, Jacques Diouf tiếp đón, và hướng dẫn vào đại thính đường. Chủ tịch Hội nghị là Ông Silvio Berlusconi, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, đã chào mừng ĐTC, tiếp đến là lời cám ơn của Ông Diouf vì ngài đã nhận lời đến thăm và phát biểu tại Hội nghị này.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhấn mạnh đến thảm trạng nạn đói trên thế giới và những nguyên nhân sâu xa gây ra tệ trạng này. Ngài cũng đề ra một số nguyên tắc góp phần giải quyết. ĐTC nói:
”Trong những năm gần đây, Cộng đồng quốc tế đang đương đầu với một cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và tài chánh. Các thống kê cho thấy sự gia tăng thê thảm số người bị đói. Góp phần vào tình trạng này có sự tăng giá lương thực, sự suy giảm khả năng kinh tế của những người dân nghèo nhất, sự thu hẹp khả năng gia nhập thị trường và lương thực. Tất cả những điều ấy xảy ra giữa lúc người ta xác nhận rằng trái đất có khả năng nuôi sống tất cả mọi người dân trên thế giới. Thực vậy, cho dù tại một số miền, mức sản xuất nông nghiệp vẫn còn thấp, đôi khi vì sự thay đổi khí hậu, nhưng nói chung nông sản trên thế giới đủ để thỏa mãn nhu cầu hiện nay cũng như nhu cầu có thể dự kiến trong tương lai của nhân loại. Những dữ kiện đó chứng tỏ nạn đói không phải do sự gia tăng dân số, và người ta càng thấy rõ điều đó qua sự kiện đáng tiếc lương thực bị phá hủy để bảo tồn lợi tức. Trong thông điệp ”Bác ái trong chân lý”, tôi đã nhận xét rằng ”Nạn đói không tùy thuộc sự thiếu tài nguyên vật chất cho bằng thiếu các tài nguyên xã hội, trong số này quan trọng hơn cả là sự thiếu sót trong lãnh vực cơ chế. Thực vậy, hiện đang thiếu sự tổ chức các cơ cấu kinh tế có khả năng bảo đảm lương thực và nước một cách thường xuyên và thích hợp, cũng như có thể đáp ứng các nhu cầu căn bản và cấp thiết do cuộc khủng hoảng lương thực gây ra”. Và tôi viết thêm rằng ”Vấn đề thiếu an ninh lương thực phải được cứu xét và giải quyết trong viễn tượng dài hạn, loại bỏ các nguyên nhân cơ cấu gây ra tình trạng ấy, đồng thời thăng tiến sự phát triển nông nghiệp tại các nước nghèo nhất, qua sự đầu tư vào những cơ cấu hạ tầng ở nông thôn, hệ thống dẫn thủy nhập điền, chuyên chở, tổ chức thị trường, huấn luyện và phổ biến các kỹ thuật canh tác thích hợp, nghĩa là có khả năng sử dụng tốt đẹp nhân lực, cũng như các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên kinh tế xã hội dễ tìm thấy nhất tại địa phương, làm sao bảo đảm cho chúng được nguồn lợi kinh tế lâu bền dài hạn” (n.27). Trong bối cảnh đó, cũng cần phản đối một số hình thức tài trợ nông phẩm gây xáo trầm trọng cho lãnh vực nông nghiệp, cũng như tình trạng kéo dài những kiểu mẫu lương thực chỉ nhắm tiêu thụ và thiếu viễn tượng bao quát hơn, và nhất là vượt thắng sự ích kỷ khiến nạn đầu cơ xâm nhập thị trường ngũ cốc, đặt lương thực ngang hàng với mọi loại hàng hóa khác”.
ĐTC nhận xét rằng việc triệu tập Hội nghị thượng đỉnh này, theo một nghĩa nào đó, chứng tỏ sự yếu kém của các cơ cấu hiện nay trong việc bảo đảm an ninh lương thực và cần phải xét lại các cơ cấu ấy. Thực vậy, cho dù những nước nghèo nhất ngày nay được hội nhập vào nền kinh tế thế giới nhiều hơn so với trước kia, nhưng cách thức tiến hành các thị trường quốc tế làm cho các nước ấy dễ bị tổn thương hơn và buộc họ phải cần đến trợ giúp của các tổ chức liên chính phụ, dù rằng các cơ quan này mang lại một sự hỗ trợ quí giá và không thể thiếu được. Tuy nhiên, ý niệm cộng tác phải dung hợp với nguyên tắc phụ đới: cần làm sao để các cộng đồng địa phương dấn thân trong sự chọn lựa và quyết định về việc sử dụng đất đai canh tác, vì sự phát triển nhân bản toàn diện đòi phải có những chọn lựa trong tinh thần trách nhiệm từ phía tất cả mọi người và đòi phải có một thái độ liên đới, không coi viện trợ hoặc tình trạng cấp thiết như một cơ hội có lợi cho những người cung cấp các tài nguyện, hoặc cho những nhóm sung túc được thuộc vào số những người được hưởng lợi. Đứng trước những quốc gia cần được ngoại viện, Cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ đáp lại bằng những phương thế cộng tác, với ý thức mình đồng trách nhiệm đối với sự phát triển của các nước nghèo ấy, qua sự liên đới trong việc hiện diện, tháp tùng, huấn luyện và tôn trọng (n.47). Trong bối cảnh tinh thần trách nhiệm ấy, có quyền của mỗi quốc gia được xác định kiểu mẫu kinh tế của mình, dự kiến những thể thức bảo đảm tự do chọn lựa và ấn định các mục tiêu. Theo viễn tượng ấy, sự cộng tác phải trở thành một phương thế hữu hiệu, không bị bó buộc hoặc không bị cắt xén mất một phần không nhỏ các tài nguyên dành cho việc phát triển. Ngoài ra cần nhần mạnh rằng con đường liên đới, vốn rất quan trọng đối với sự phát triển các nước nghèo, cũng có thể là con đường giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay trên thế giới. Thực vậy, khi nâng đỡ các nước nghèo bằng những kế hoạch tài trợ theo tinh thần liên đới, để các nước ấy tự thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ và phát triển của họ, thì không những người ta giúp tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế của các nước ấy, nhưng còn tạo nên những âm hưởng tích cực đối với sự phát triển nhân bản toàn diện tại các nước khác nữa (cf 27).
Trong phần còn lại của bài diễn văn, ĐTC nói đến nhu cầu của nông thôn và cần tránh để cho xu hướng giảm bớt sự đóng góp của các nước ân nhân tạo nên sự bấp bênh về việc tài trợ các hoạt động cộng tác. Ngài nói: ”Không nên quên các quyền căn bản của con người, trong đó nổi bật quyền được có lương thực đầy đủ, lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng, cũng như quyền có nước uống. Các quyền này giữ một vai trò quan trọng đối với các quyền khác, bắt đầu là quyền sống. Thêm vào đó, các phương pháp sản xuất lương thực đòi phải chú ý đến sự phát triển và bảo vệ môi sinh. Ước muốn sở hữu và sử dụng một cách thái quá, bừa bãi các tài nguyên của trái đất chính là nguyên nhân đầu tiên gây ra sự suy thoái môi sinh. Vì thế sự bảo vệ môi sinh chính là một thách đố thời sự để bảo tồn sự phát triển hài hòa, tôn trọng ý định sáng tạo của Thiên Chúa, và nhờ đó có thể bảo tồn trái đất.”
Sau bài diễn văn, ĐTC đã đích thân chào các vị quốc trưởng hiện diện, rồi trở về Vatican.
Trong ngày họp hôm 16-11-2009, Hội nghị thượng đỉnh đã đồng thanh thông qua tuyên ngôn trong đó cộng đồng quốc tế cam kết đẩy mạnh tiến trình ”chấm dứt ngay sự gia tăng con số người đói trên thế giới, đồng thời giảm bớt đáng kể số người thiếu dinh dưỡng”.
Tuyên ngôn khẳng định rằng: Để bài trừ nạn đói, có 5 hành động cần được thi hành, gọi là ”5 nguyên tắc Roma”: qui định việc đầu tư vào các chương trình phát triển nông thôn do mỗi chính phủ đề ra. Tiếp đến là thực hiện sự phối hợp kế hoạch ở bình diện quốc gia, miền và hoàn vũ, để cải tiến sự quản trị và cổ võ sự cung cấp các tài nguyên một cách tốt đẹp hơn. Nguyên tắc thứ ba là hoạt động trực tiếp để xóa bỏ nạn đói nơi các thành phần dân chúng dễ bị tổn thương nhất và chấp thuận những chương trình trung hạn và dài hạt để loại trừ những nguyên nhân sâu xa gây nên nghèo đói. Ngoài ra, cần củng cố sự cộng tác giữa các tổ chức khác nhau lo về an ninh lương thực, và nguyên tắc sau cùng là cần cảnh giác sao cho những lời hứa trợ giúp được thể hiện một cách cụ thể.
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Bộ Truyền Giáo
G. Trần Đức Anh OP
15:01 16/11/2009
VATICAN. Trong sứ điệp gửi các tham dự viên khóa họp toàn thể của Bộ truyền giáo, ĐTC Biển Đức 16 mời gọi toàn thể Giáo Hội dấn thân trong các môi trường truyền giáo mới với các thách đố đi kèm.
Sứ điệp được tuyên đọc trong phiên họp khai mạc sáng 16-11-2009 của Bộ truyền giáo tại Đại học Giáo Hoàng Urbaniana. Khóa họp kéo dài trong 3 ngày, tới 18-11-2009 về đề tài ”Thánh Phaolô và các diễn trường mới”.
Tham dự khóa họp dưới quyền chủ tọa của ĐHY Tổng trưởng Ivan Dias, có gần 60 thành viên, trong đó có 41 Hồng Y, đặc biệt là ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, TGM giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh, 6 GM, 4 LM giám đốc toàn quốc các Hội Giáo Hoàng truyền giáo và 4 Bề trên Tổng quyền các dòng nam.
ĐTC khích lệ mọi thành phần Giáo Hội bằng câu nói của Chúa Giêsu nói với thánh Phaolô trong thị kiến ở Corinto: ”Con đừng sợ; hãy tiếp tục nói và đừng im lặng, vì Ta ở với con và không ai tìm cách làm hại con” (Cv 18,9-10). ĐTC viết: ”Cần nhìn các diễn trường mới với tinh thần như thế: một số diễn trường trở thành chung cho cả thế giới, trong khi một số diễn trường khác xảy ra tại một số đại lục, như chúng ta thấy trong Thượng HĐGM Phi châu mới đây.”
ĐTC nhấn mạnh rằng ”Hoạt động truyền giáo của Giáo Hội cần được hướng về những trung tâm chủ yếu của xã hội ngàn năm thứ ba. Cũng không nên coi nhẹ ảnh hưởng của nền văn hóa duy tương đối, nhiều khi thiếu các giá trị, nó đang xâm nhập cung thánh của gia đình, đột nhập vào lãnh vực giáo dục, và các môi trường khác của xã hội, làm ô nhiễm chúng, lèo lái các lương tâm con người, nhất là người trẻ”.
Tuy có những thách đố như thế, ĐTC mời gọi Giáo Hội hãy ý thức Chúa Thánh Thần luôn hoạt động. Người mở ra những cánh cửa mới cho Tin Mừng và mở rộng lòng khao khát một sự canh tân thực sự về linh đạo và tông đồ”.
Tại khóa họp hiện nay của Bộ Truyền giáo, làm căn bản cho các cuộc thảo luận là một tài liệu làm việc, theo nội dung 20 bài huấn giáo của ĐTC Biển Đức 16 trong Năm Thánh Phaolô Tông đồ. Suy tư về công cuộc truyền giáo theo gương thừa sai của thánh Phaolô nêu bật sự cần thiết phải vạch rõ những diễn trường mới trong thời đại ngày nay, tức là những môi trường, hoàn cảnh và các nhóm cần được thông truyền những xác tín và hy vọng của việc rao giảng Tin Mừng.
Tài liệu làm việc cứu xét những thực tại mới cần được rao giảng đức tin rõ rệt như các khía cạnh và cấp độ hoàn cầu hóa, thế giới truyền thông, những hoàn cảnh khác nhau do hiện tượng di cư khơi dậy, nền văn hóa thịnh hành gắn liền với cuộc sống sung túc và hiệu nang của một thế giới bị tục hóa, hiện tượng các giáo phái lan tràn. Thêm vào đó là môi trường đối thoại liên tôn và liên văn hóa.
Có 3 vị được ủy nhiệm trình bày tài liệu làm việc trong khóa họp của Bộ truyền giáo là giáo sư Jan Górski về truyền giáo học, ĐHY Anthony Olubunmi Okogie, TGM giáo phận Lagos bên Nigeria và ĐHY Théodore Adrien Sarr, TGM giáo phận Dakar, thủ đô Sénégal (SD 15, 16-11-2009)
Sứ điệp được tuyên đọc trong phiên họp khai mạc sáng 16-11-2009 của Bộ truyền giáo tại Đại học Giáo Hoàng Urbaniana. Khóa họp kéo dài trong 3 ngày, tới 18-11-2009 về đề tài ”Thánh Phaolô và các diễn trường mới”.
Tham dự khóa họp dưới quyền chủ tọa của ĐHY Tổng trưởng Ivan Dias, có gần 60 thành viên, trong đó có 41 Hồng Y, đặc biệt là ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, TGM giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh, 6 GM, 4 LM giám đốc toàn quốc các Hội Giáo Hoàng truyền giáo và 4 Bề trên Tổng quyền các dòng nam.
ĐTC khích lệ mọi thành phần Giáo Hội bằng câu nói của Chúa Giêsu nói với thánh Phaolô trong thị kiến ở Corinto: ”Con đừng sợ; hãy tiếp tục nói và đừng im lặng, vì Ta ở với con và không ai tìm cách làm hại con” (Cv 18,9-10). ĐTC viết: ”Cần nhìn các diễn trường mới với tinh thần như thế: một số diễn trường trở thành chung cho cả thế giới, trong khi một số diễn trường khác xảy ra tại một số đại lục, như chúng ta thấy trong Thượng HĐGM Phi châu mới đây.”
ĐTC nhấn mạnh rằng ”Hoạt động truyền giáo của Giáo Hội cần được hướng về những trung tâm chủ yếu của xã hội ngàn năm thứ ba. Cũng không nên coi nhẹ ảnh hưởng của nền văn hóa duy tương đối, nhiều khi thiếu các giá trị, nó đang xâm nhập cung thánh của gia đình, đột nhập vào lãnh vực giáo dục, và các môi trường khác của xã hội, làm ô nhiễm chúng, lèo lái các lương tâm con người, nhất là người trẻ”.
Tuy có những thách đố như thế, ĐTC mời gọi Giáo Hội hãy ý thức Chúa Thánh Thần luôn hoạt động. Người mở ra những cánh cửa mới cho Tin Mừng và mở rộng lòng khao khát một sự canh tân thực sự về linh đạo và tông đồ”.
Tại khóa họp hiện nay của Bộ Truyền giáo, làm căn bản cho các cuộc thảo luận là một tài liệu làm việc, theo nội dung 20 bài huấn giáo của ĐTC Biển Đức 16 trong Năm Thánh Phaolô Tông đồ. Suy tư về công cuộc truyền giáo theo gương thừa sai của thánh Phaolô nêu bật sự cần thiết phải vạch rõ những diễn trường mới trong thời đại ngày nay, tức là những môi trường, hoàn cảnh và các nhóm cần được thông truyền những xác tín và hy vọng của việc rao giảng Tin Mừng.
Tài liệu làm việc cứu xét những thực tại mới cần được rao giảng đức tin rõ rệt như các khía cạnh và cấp độ hoàn cầu hóa, thế giới truyền thông, những hoàn cảnh khác nhau do hiện tượng di cư khơi dậy, nền văn hóa thịnh hành gắn liền với cuộc sống sung túc và hiệu nang của một thế giới bị tục hóa, hiện tượng các giáo phái lan tràn. Thêm vào đó là môi trường đối thoại liên tôn và liên văn hóa.
Có 3 vị được ủy nhiệm trình bày tài liệu làm việc trong khóa họp của Bộ truyền giáo là giáo sư Jan Górski về truyền giáo học, ĐHY Anthony Olubunmi Okogie, TGM giáo phận Lagos bên Nigeria và ĐHY Théodore Adrien Sarr, TGM giáo phận Dakar, thủ đô Sénégal (SD 15, 16-11-2009)
Kinh Truyền tin Chúa Nhật áp chót năm phụng vụ
Bình Hòa
15:03 16/11/2009
Trong tháng 11, khi tưởng nhớ những người đã qua đời, chúng ta cũng có cơ hội suy nghĩ đến lúc mình phải từ giã cuộc đời, được gọi là sự cánh chung. Ngoài “cánh chung cá nhân”, phụng vụ còn mời gọi chúng ta suy nghĩ đến sự tận cùng của vạn vật, quen gọi là “cánh chung phổ quát”. Tuy nhiên, “cánh chung” không chỉ có nghĩa là tận cùng chấm dứt, nhưng còn có nghĩa là đạt đến mục tiêu cuối cùng. Cuộc sống của con người không kết liễu với cái chết, nhưng tiếp tục với sự kết hiệp vĩnh viễn với Thiên Chúa. Vũ trụ này sẽ qua đi nhường chỗ cho trời mới đất mới. Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật hôm qua, dựa theo đoạn Tin mừng Chúa Nhật thứ 32 mùa Thường niên, nghĩa là áp chót năm phụng vụ, Đức Thánh Cha đã suy niệm câu kết luận “trời đất sẽ qua đi nhưng lời Ta sẽ không qua đi”, phân biệt cái gì sẽ qua đi với cái gì sẽ tồn tại mãi mãi, và nêu bật rằng những yếu tố vĩnh hằng đã bắt đầu tác dụng ngay từ cuộc đời này rồi. Sau khi ban phép lành Tòa Thánh, trong những lời chào thăm gửi đến các phái đoàn hành hương, ngài nhắc đến ngày Thế giới tưởng niệm những nạn nhân tai nạn giao thông, để cầu nguyện cho họ đồng thời cũng kêu gọi những người lái xe hãy cẩn thận biết tôn trọng tính mạng tha nhân và của chính mình. Ngoài ra, nhân dịp các nông dân Italia cử hành ngày tạ ơn sau mùa gặt, đức thánh cha cũng hợp ý chúc tụng Thiên Chúa vì hoa trái ruộng đất cũng như kêu gọi bảo vệ môi trường vì đó là nguồn mạch quý báu được trao cho chúng ta quản lý. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Chúng ta đã đến hai tuần lễ cuối cùng của năm phụng vụ. Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta, một lần nữa, được hoàn tất cuộc hành trình đức tin – vừa cổ nhưng vẫn luôn mới mẻ - ở trong đại gia đình thiêng liêng của Hội thánh. Đây là một ân huệ vô giá cho phép chúng ta được sống mầu nhiệm của Chúa Kitô trong lịch sử, qua việc tiếp nhận vào cuộc sống cá nhân và cộng đoàn hạt giống của Lời Chúa, hạt giống của cõi vĩnh hằng làm biến đổi thế giới từ bên trong, và mở rộng đến Nước Trời. Năm nay, trong những bài đọc Sách Thánh các ngày chúa nhật, chúng ta được hướng dẫn bởi Tin mừng thánh Marcô, mà hôm nay trình bày một phần bài giảng của Chúa Giêsu về thời tận thế. Trong bài giảng ấy, có một câu nói đập mạnh vào chúng ta do tính cách gọn ghẽ và minh bạch: “Trời và đất sẽ qua đi, nhưng các lời của Ta sẽ không qua” (Mc 13,31). Chúng ta hãy dừng lại đôi chút để suy nghĩ về lời tiên báo này của Chúa Kitô.
Thuật ngữ “trời và đất” thường được Kinh thánh sử dụng để ám chỉ toàn thể vũ trụ. Chúa Giêsu tuyên bố rằng tất cả thế giới sẽ qua đi; không những là trái đất mà thôi nhưng cả trời nữa, ở đây được hiểu về vũ trụ chứ không hiểu là Thiên Chúa. Về điều này Kinh Thánh không mập mờ gì nữa: tất cả mọi thọ tạo đều mang dấu tích của sự hữu hạn, kể cả những yếu tố được các huyền thoại cổ điển gán cho tính cách thần thiêng: giữa các thọ tạo và Đấng Tạo hóa có một sự khác biệt rõ rệt chứ không có chuyện trà trộn. Với sự phân biệt minh bạch như vậy, Chúa Giêsu khẳng định rằng những lời của Người sẽ “không trôi qua”, nghĩa là đứng về phía của Thiên Chúa và vì thế mang tính vĩnh cửu. Tuy những lời ấy được nói lên cách cụ thể trong một thời khắc lịch sử, nhưng các lời ấy có tính cách tiên tri vượt bực, như chính Người đã quả quyết ở nơi khác khi khẩn nài Chúa Cha: “Những lời mà Cha đã ban cho con thì con đã trao lại cho họ. Họ đã đón nhận chúng và biết rằng những lời ấy là bởi con, và họ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17,8). Trong một dụ ngôn rất quen thuộc, Chúa Kitô ví mình như người gieo giống, và giải thích rằng hạt giống là Lời (xc Mc 4,14): những ai lắng nghe, đón nhận lời và làm sinh hoa kết trái (xc Mc 4,20) thì trở nên phần tử của Nước Trời, nghĩa là sống dưới quyền chỉ đạo của Người; họ sống trong thế gian nhưng không còn thuộc về thế gian nữa; họ mang trong mình hạt giống của vĩnh cửu, một nguyên uỷ biến hóa được biểu lộ ngay từ bây giờ qua một cuộc sống tốt lành, được linh hoạt nhờ tình yêu, và sau cùng sẽ đưa đến sự phục sinh thân xác. Quyền năng của Lời Chúa Kitô là như thế đó.
Các bạn thân mến. Đức Trinh nữ Maria là dấu chỉ sống động của sự thật vừa nói. Trái tim của Người đã là “mảnh đất tốt”, sẵn sàng đón nhận Lời Chúa, cũng như trót cuộc đời của Người, được biến đổi giống như hình ảnh của Người Con mình, nay đã được dẫn đưa vào cõi vĩnh cửu, cả hồn và xác, tiên báo trước ơn gọi vào đời sống vĩnh cửu dành cho hết mọi nhân sinh. Giờ đây, trong lúc cầu nguyện, chúng ta hãy dùng lời Người đáp trả sứ thần như là của mình “Xin để cho lời ngài thể hiện nơi tôi” (Lc 1,38), ngõ hầu nhờ việc đi theo Chúa Kitô trên đường thập giá, chúng ta cũng được đạt đến vinh quang phục sinh.
Anh chị em thân mến
Chúng ta đã đến hai tuần lễ cuối cùng của năm phụng vụ. Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta, một lần nữa, được hoàn tất cuộc hành trình đức tin – vừa cổ nhưng vẫn luôn mới mẻ - ở trong đại gia đình thiêng liêng của Hội thánh. Đây là một ân huệ vô giá cho phép chúng ta được sống mầu nhiệm của Chúa Kitô trong lịch sử, qua việc tiếp nhận vào cuộc sống cá nhân và cộng đoàn hạt giống của Lời Chúa, hạt giống của cõi vĩnh hằng làm biến đổi thế giới từ bên trong, và mở rộng đến Nước Trời. Năm nay, trong những bài đọc Sách Thánh các ngày chúa nhật, chúng ta được hướng dẫn bởi Tin mừng thánh Marcô, mà hôm nay trình bày một phần bài giảng của Chúa Giêsu về thời tận thế. Trong bài giảng ấy, có một câu nói đập mạnh vào chúng ta do tính cách gọn ghẽ và minh bạch: “Trời và đất sẽ qua đi, nhưng các lời của Ta sẽ không qua” (Mc 13,31). Chúng ta hãy dừng lại đôi chút để suy nghĩ về lời tiên báo này của Chúa Kitô.
Thuật ngữ “trời và đất” thường được Kinh thánh sử dụng để ám chỉ toàn thể vũ trụ. Chúa Giêsu tuyên bố rằng tất cả thế giới sẽ qua đi; không những là trái đất mà thôi nhưng cả trời nữa, ở đây được hiểu về vũ trụ chứ không hiểu là Thiên Chúa. Về điều này Kinh Thánh không mập mờ gì nữa: tất cả mọi thọ tạo đều mang dấu tích của sự hữu hạn, kể cả những yếu tố được các huyền thoại cổ điển gán cho tính cách thần thiêng: giữa các thọ tạo và Đấng Tạo hóa có một sự khác biệt rõ rệt chứ không có chuyện trà trộn. Với sự phân biệt minh bạch như vậy, Chúa Giêsu khẳng định rằng những lời của Người sẽ “không trôi qua”, nghĩa là đứng về phía của Thiên Chúa và vì thế mang tính vĩnh cửu. Tuy những lời ấy được nói lên cách cụ thể trong một thời khắc lịch sử, nhưng các lời ấy có tính cách tiên tri vượt bực, như chính Người đã quả quyết ở nơi khác khi khẩn nài Chúa Cha: “Những lời mà Cha đã ban cho con thì con đã trao lại cho họ. Họ đã đón nhận chúng và biết rằng những lời ấy là bởi con, và họ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17,8). Trong một dụ ngôn rất quen thuộc, Chúa Kitô ví mình như người gieo giống, và giải thích rằng hạt giống là Lời (xc Mc 4,14): những ai lắng nghe, đón nhận lời và làm sinh hoa kết trái (xc Mc 4,20) thì trở nên phần tử của Nước Trời, nghĩa là sống dưới quyền chỉ đạo của Người; họ sống trong thế gian nhưng không còn thuộc về thế gian nữa; họ mang trong mình hạt giống của vĩnh cửu, một nguyên uỷ biến hóa được biểu lộ ngay từ bây giờ qua một cuộc sống tốt lành, được linh hoạt nhờ tình yêu, và sau cùng sẽ đưa đến sự phục sinh thân xác. Quyền năng của Lời Chúa Kitô là như thế đó.
Các bạn thân mến. Đức Trinh nữ Maria là dấu chỉ sống động của sự thật vừa nói. Trái tim của Người đã là “mảnh đất tốt”, sẵn sàng đón nhận Lời Chúa, cũng như trót cuộc đời của Người, được biến đổi giống như hình ảnh của Người Con mình, nay đã được dẫn đưa vào cõi vĩnh cửu, cả hồn và xác, tiên báo trước ơn gọi vào đời sống vĩnh cửu dành cho hết mọi nhân sinh. Giờ đây, trong lúc cầu nguyện, chúng ta hãy dùng lời Người đáp trả sứ thần như là của mình “Xin để cho lời ngài thể hiện nơi tôi” (Lc 1,38), ngõ hầu nhờ việc đi theo Chúa Kitô trên đường thập giá, chúng ta cũng được đạt đến vinh quang phục sinh.
Chiến thuật mới cuả phe Đồng Tính? dọa giết
Trần Mạnh Trác
21:19 16/11/2009
Augusta, Maine, 14 Tháng 11 2009 / 7:30 (CNA). - Những người ủng hộ Question-1 (Câu hỏi số 1: phủ quyết luật hôn nhân đồng tính) của tiểu bang Maine thông báo đã nhận được nhiều đe dọa bị giết từ những đối thủ giận giữ vì cuộc trưng cầu dân ý đã phủ quyết luật cho phép "hôn nhân" đồng tính cuả họ. Đáp lại, một trong những nhà lãnh đạo đồng tính trước đây nói rằng những người ủng hộ không nên "sống trong sợ hãi" nhưng "nên tỏ ra mạnh mẽ" và cho thấy tình yêu có thể giúp kẻ thù của họ thay đổi.
Ngày 3 tháng 11 vừa qua, cử tri Maine chấp thuận Question-1 bằng tỷ số thuận 53-47 phần trăm, gây thất vọng và mất tinh thần cho đối thủ.
Vào ngày mùng 9 Tháng 11, trụ sở văn phòng Stand for Marriage tại Maine đã nhận được một điện thoại từ một phụ nữ đe dọa: "Mày sẽ chết. Nếu không hôm nay, thì là ngày mai, nhưng sau cùng... mày cũng phải chết. "
Theo Portland Press Herald, phát ngôn viên cuả Stand for Marriage là Scott Fish cho biết một nhân viên đang đóng cửa các văn phòng tại Yarmouth phát hiện ra tin nhắn đó.
Đội trưởng Cảnh sát Yarmouth Sgt. Daniel Gallant cho biết tin nhắn đã không nêu rõ ai là mục tiêu. Nhưng ông báo cáo rằng cảnh sát coi mối đe dọa là nghiêm trọng và sẽ cố gắng theo dõi các cuộc gọi điện thoại. Cảnh sát sẽ phỏng vấn những người liên hệ với Stand for Marriage đã từng bị đe dọa trong chiến dịch.
Thứ Sáu vừa qua, một người ẩn danh gọi tới Civic Christian League of Maine (cũng ủng hộ Question-1) đe dọa vị cựu giám đốc của tổ chức này.
"Tôi nhắn cho ông Mike Heath, là giám đốc điều hành của Christian Civic League của Maine. Ông ta nghĩ rằng cần phải thu hồi quyền của những người đồng tính.. Vâng tôi có thể nói cho ông ta hay - Tôi là một gã đồng tính có súng, và ông ta là mục tiêu tiếp theo của tôi. "
Tờ Portland Press Herald cho biết ông Heath không còn làm việc cho tổ chức và không tích cực tham gia vào chiến dịch Question-1. Nhưng trong quá khứ ông đã tham gia vào việc phản đối dự luật đồng tính được đề nghị vào những năm 1998, 2000 và 2005.
Cảnh sát Augusta đang điều tra mối đe dọa này. Ông Heath đã được cảnh sát thông báo.
Nhiều Kitô hữu thuộc nhóm Civic League báo cáo đã nhận được nhiều lời phê phán rằng họ "sẽ bị thiêu trong lửa hoả ngục" vì không tin vào thông điệp "bình đẳng cho tất cả mọi người". Những lời phê phán cũng bảo rằng Chúa Giêsu ghê tởm tổ chức này và sẽ tấn công các tổ chức đang thúc đẩy "thù hận, cố chấp, và dối trá. "
Theo MyFoxMaine.com, Chiến Dịch Không (nhóm chống lại Question-1) cho biết họ lên án "bất cứ lời nói hay hành động thiếu trân trọng nào... những ủng hộ viên của chúng tôi cũng đã từng phải đương đầu với những đe dọa tương tự."
Chiến Dịch Không nói họ chia xẻ quan điểm cuả vị giám đốc Stand for Marriage Mark Mutty, đã nói rằng các đối thủ phải đối xử với nhau giống như là "hàng xóm và đồng nghiệp."
CNA đề cập những mối đe dọa ở Maine với Michael Glatze, một cựu lãnh đạo phong trào đồng tính, nay đã ngừng nhận mình là đồng tính.
"Sự việc này thực sự là đáng ngại", ông nói về các mối đe dọa. "Bất cứ khi nào bạn nói bất cứ điều gì về đồng tính luyến ái thì sẽ gây ra rất nhiều thù hận và nhiều người sẽ nổi giận và bực tức. Mà đó lại là những người đang đòi hỏi pháp luật đặt thù ghét thành tội phạm (hate crime).
"Thật là đáng sợ cho bất kỳ ai đang cổ động những gì đi ngược với trào lưu xã hội.
"Tôi cảm thấy áy náy cho người dân ở tiểu bang Maine đã phải trải qua nhửng sự cố đó", Glatze nói về những mối đe dọa giết người.
Glatze cho biết vấn đề là "đáng sợ hơn nữa vì" trong khi một số người đang "cố gắng để làm đúng", nhưng càng ngày càng nhiều người hơn nói "bỏ chuyện đó đi, tôi không muốn bận tâm, cái gì thì cũng được cả, tôi không muốn sống trong lo sợ. "
Ông nói với CNA ông không phải là người ủng hộ hôn nhân "đồng tính" bởi vì ông tin rằng cuộc hôn nhân là "một kết hiệp giữa một người đàn ông và một phụ nữ, một giao ước tạo ra để hỗ trợ và nâng cao đời sống của trẻ em."
"Đây là một giao ước cuả Chúa, không phải cuả con người vì vậy tôi nghĩ rằng toàn bộ phong trào hôn nhân đồng tính là kiêu căng rõ ràng, vì nó tuyên bố rằng người ta có thể làm lại giao ước thiêng liêng cho phù hợp với mong muốn riêng tư của mình, đó là những mong muốn mâu thuẫn với hạnh phúc con người và sự thành công của cuộc sống. "
Đối với lời buộc tội rằng những người chủ trương hôn nhân truyền thống là do động lực của thù hận, ông cho luận điệu đó là "kinh khủng" và làm cho ông ta muốn bệnh.
Glatze mô tả với CNA một cuộc hội thoại của ông với một đồng nghiệp cũ và những người bạn cùng phòng đã gọi ông là đáng ghét chỉ vì quan điểm hiện tại của ông.
"Sự mỉa mai là tôi khá bình tĩnh, và càng bình tĩnh bao nhiêu thì anh ta càng tức giận bấy nhiêu và anh càng kịch liệt cố gắng cho tôi biết là tôi đáng ghét như thế nào. Tôi không thể mô tả cái mỉa mai đó.
"Tình hình bây giờ là rất khó khăn vì những người đó đã sống trong một cái vỏ một thời gian quá dài. Họ được hỗ trợ bởi nền văn hóa hiện tại và ngày càng được tăng cường bằng các tuyên ngôn từ những nhà lãnh đạo uy tín, từ tổ chức khoa học, từ Hollywood, hầu như từ tất cả mọi người trừ các Kitô hữu, thật là không may."
Khi được hỏi về quá khứ của ông, Glatze nói ông bắt đầu nhận mình là đồng tính ở tuổi 19 và đã trở thành một nhà cổ động để cố gắng "tạo ra một sự khác biệt" và "loại bỏ sự hận thù những người đồng tính."
"Rồi thì tôi đã được đưa vào một ủy ban ở Harvard và tôi được yêu cầu trả lời một lô câu hỏi. Tôi nhớ đã nói một số những quan điểm đồng tính, và tôi nhận ra rằng tôi đã không hoàn toàn chắc chắn rằng tôi đã đồng ý với những quan điểm đó.
"Cuối cùng tôi hiểu rằng tôi đã không đồng ý thực sự", ông giải thích, mô tả sự hiểu biết này như là một "kinh nghiệm rất, rất đáng sợ" vì nó có nghĩa là ông đã phải nhổ tận rễ những niềm tin vững chắc nhất của ông.
"Cuối cùng thì tôi đã vượt qua những sai lầm của tôi và bắt đầu một lối sống rộng mở và không phê phán, đó là một lối sống ngược với lối sống mà những người cổ động cho đồng tính mong muốn.
Ông nói rằng khi ông đang sống trong lối suy nghĩ trước kia, tình yêu của gia đình đã thực sự giúp ông ta.
Khi ông đang trên đà trở thành một nhà lãnh đạo nổi bật cuả phong trào (đồng tính), thậm chí có tên trong tạp chí Time, ông cho biết gia đình Kitô giáo của ông vẫn cho ông "một tình yêu mà bạn chỉ có thể có qua Thiên Chúa."
"Điều đó thực sự thấm nhuần qua tất cả mọi thứ, qua mọi nhãn quan" ông nói với CNA.
Lúc đó dù ông có nói ông vừa xuất bản số đầu tiên của một tạp chí đồng tính chuyên nghiệp, thì gia đình ông cũng "sẽ không là thẩm phán mà nói rằng họ không đồng ý. Họ sẽ nói, Oh tốt, Michael, chúng tôi tự hào về anh. "
"Đó là một tình yêu vượt qua tất cả mọi thứ. Họ vẫn ở đó, họ vẫn đợi tôi. Cuối cùng tình yêu đã cho phép tôi thay đổi đời của tôi. "
Những người bị đe dọa tại Maine và những người ở các tiểu bang khác, ông cho biết, nên "không bao giờ ngừng yêu, Thiên Chúa là tình yêu, và không bao giờ nghi ngờ nó."
"Nhưng cùng một lúc phải cẩn thận. Tôi nghĩ rằng chúng ta thực sự cần phải mạnh mẽ và giúp đỡ nhau vì đây một tình hình nghiêm trọng, ".
"Tôi đã cũng có những e-mail tương tự như vậy. Họ đe dọa tôi, họ làm cho tôi rất lo sợ.
"Đó là thực tế của chúng ta bây giờ."
Ngày 3 tháng 11 vừa qua, cử tri Maine chấp thuận Question-1 bằng tỷ số thuận 53-47 phần trăm, gây thất vọng và mất tinh thần cho đối thủ.
Vào ngày mùng 9 Tháng 11, trụ sở văn phòng Stand for Marriage tại Maine đã nhận được một điện thoại từ một phụ nữ đe dọa: "Mày sẽ chết. Nếu không hôm nay, thì là ngày mai, nhưng sau cùng... mày cũng phải chết. "
Theo Portland Press Herald, phát ngôn viên cuả Stand for Marriage là Scott Fish cho biết một nhân viên đang đóng cửa các văn phòng tại Yarmouth phát hiện ra tin nhắn đó.
Đội trưởng Cảnh sát Yarmouth Sgt. Daniel Gallant cho biết tin nhắn đã không nêu rõ ai là mục tiêu. Nhưng ông báo cáo rằng cảnh sát coi mối đe dọa là nghiêm trọng và sẽ cố gắng theo dõi các cuộc gọi điện thoại. Cảnh sát sẽ phỏng vấn những người liên hệ với Stand for Marriage đã từng bị đe dọa trong chiến dịch.
Thứ Sáu vừa qua, một người ẩn danh gọi tới Civic Christian League of Maine (cũng ủng hộ Question-1) đe dọa vị cựu giám đốc của tổ chức này.
"Tôi nhắn cho ông Mike Heath, là giám đốc điều hành của Christian Civic League của Maine. Ông ta nghĩ rằng cần phải thu hồi quyền của những người đồng tính.. Vâng tôi có thể nói cho ông ta hay - Tôi là một gã đồng tính có súng, và ông ta là mục tiêu tiếp theo của tôi. "
Tờ Portland Press Herald cho biết ông Heath không còn làm việc cho tổ chức và không tích cực tham gia vào chiến dịch Question-1. Nhưng trong quá khứ ông đã tham gia vào việc phản đối dự luật đồng tính được đề nghị vào những năm 1998, 2000 và 2005.
Cảnh sát Augusta đang điều tra mối đe dọa này. Ông Heath đã được cảnh sát thông báo.
Nhiều Kitô hữu thuộc nhóm Civic League báo cáo đã nhận được nhiều lời phê phán rằng họ "sẽ bị thiêu trong lửa hoả ngục" vì không tin vào thông điệp "bình đẳng cho tất cả mọi người". Những lời phê phán cũng bảo rằng Chúa Giêsu ghê tởm tổ chức này và sẽ tấn công các tổ chức đang thúc đẩy "thù hận, cố chấp, và dối trá. "
Theo MyFoxMaine.com, Chiến Dịch Không (nhóm chống lại Question-1) cho biết họ lên án "bất cứ lời nói hay hành động thiếu trân trọng nào... những ủng hộ viên của chúng tôi cũng đã từng phải đương đầu với những đe dọa tương tự."
Chiến Dịch Không nói họ chia xẻ quan điểm cuả vị giám đốc Stand for Marriage Mark Mutty, đã nói rằng các đối thủ phải đối xử với nhau giống như là "hàng xóm và đồng nghiệp."
CNA đề cập những mối đe dọa ở Maine với Michael Glatze, một cựu lãnh đạo phong trào đồng tính, nay đã ngừng nhận mình là đồng tính.
"Sự việc này thực sự là đáng ngại", ông nói về các mối đe dọa. "Bất cứ khi nào bạn nói bất cứ điều gì về đồng tính luyến ái thì sẽ gây ra rất nhiều thù hận và nhiều người sẽ nổi giận và bực tức. Mà đó lại là những người đang đòi hỏi pháp luật đặt thù ghét thành tội phạm (hate crime).
"Thật là đáng sợ cho bất kỳ ai đang cổ động những gì đi ngược với trào lưu xã hội.
"Tôi cảm thấy áy náy cho người dân ở tiểu bang Maine đã phải trải qua nhửng sự cố đó", Glatze nói về những mối đe dọa giết người.
Glatze cho biết vấn đề là "đáng sợ hơn nữa vì" trong khi một số người đang "cố gắng để làm đúng", nhưng càng ngày càng nhiều người hơn nói "bỏ chuyện đó đi, tôi không muốn bận tâm, cái gì thì cũng được cả, tôi không muốn sống trong lo sợ. "
Ông nói với CNA ông không phải là người ủng hộ hôn nhân "đồng tính" bởi vì ông tin rằng cuộc hôn nhân là "một kết hiệp giữa một người đàn ông và một phụ nữ, một giao ước tạo ra để hỗ trợ và nâng cao đời sống của trẻ em."
"Đây là một giao ước cuả Chúa, không phải cuả con người vì vậy tôi nghĩ rằng toàn bộ phong trào hôn nhân đồng tính là kiêu căng rõ ràng, vì nó tuyên bố rằng người ta có thể làm lại giao ước thiêng liêng cho phù hợp với mong muốn riêng tư của mình, đó là những mong muốn mâu thuẫn với hạnh phúc con người và sự thành công của cuộc sống. "
Đối với lời buộc tội rằng những người chủ trương hôn nhân truyền thống là do động lực của thù hận, ông cho luận điệu đó là "kinh khủng" và làm cho ông ta muốn bệnh.
Glatze mô tả với CNA một cuộc hội thoại của ông với một đồng nghiệp cũ và những người bạn cùng phòng đã gọi ông là đáng ghét chỉ vì quan điểm hiện tại của ông.
"Sự mỉa mai là tôi khá bình tĩnh, và càng bình tĩnh bao nhiêu thì anh ta càng tức giận bấy nhiêu và anh càng kịch liệt cố gắng cho tôi biết là tôi đáng ghét như thế nào. Tôi không thể mô tả cái mỉa mai đó.
"Tình hình bây giờ là rất khó khăn vì những người đó đã sống trong một cái vỏ một thời gian quá dài. Họ được hỗ trợ bởi nền văn hóa hiện tại và ngày càng được tăng cường bằng các tuyên ngôn từ những nhà lãnh đạo uy tín, từ tổ chức khoa học, từ Hollywood, hầu như từ tất cả mọi người trừ các Kitô hữu, thật là không may."
Khi được hỏi về quá khứ của ông, Glatze nói ông bắt đầu nhận mình là đồng tính ở tuổi 19 và đã trở thành một nhà cổ động để cố gắng "tạo ra một sự khác biệt" và "loại bỏ sự hận thù những người đồng tính."
"Rồi thì tôi đã được đưa vào một ủy ban ở Harvard và tôi được yêu cầu trả lời một lô câu hỏi. Tôi nhớ đã nói một số những quan điểm đồng tính, và tôi nhận ra rằng tôi đã không hoàn toàn chắc chắn rằng tôi đã đồng ý với những quan điểm đó.
"Cuối cùng tôi hiểu rằng tôi đã không đồng ý thực sự", ông giải thích, mô tả sự hiểu biết này như là một "kinh nghiệm rất, rất đáng sợ" vì nó có nghĩa là ông đã phải nhổ tận rễ những niềm tin vững chắc nhất của ông.
"Cuối cùng thì tôi đã vượt qua những sai lầm của tôi và bắt đầu một lối sống rộng mở và không phê phán, đó là một lối sống ngược với lối sống mà những người cổ động cho đồng tính mong muốn.
Ông nói rằng khi ông đang sống trong lối suy nghĩ trước kia, tình yêu của gia đình đã thực sự giúp ông ta.
Khi ông đang trên đà trở thành một nhà lãnh đạo nổi bật cuả phong trào (đồng tính), thậm chí có tên trong tạp chí Time, ông cho biết gia đình Kitô giáo của ông vẫn cho ông "một tình yêu mà bạn chỉ có thể có qua Thiên Chúa."
"Điều đó thực sự thấm nhuần qua tất cả mọi thứ, qua mọi nhãn quan" ông nói với CNA.
Lúc đó dù ông có nói ông vừa xuất bản số đầu tiên của một tạp chí đồng tính chuyên nghiệp, thì gia đình ông cũng "sẽ không là thẩm phán mà nói rằng họ không đồng ý. Họ sẽ nói, Oh tốt, Michael, chúng tôi tự hào về anh. "
"Đó là một tình yêu vượt qua tất cả mọi thứ. Họ vẫn ở đó, họ vẫn đợi tôi. Cuối cùng tình yêu đã cho phép tôi thay đổi đời của tôi. "
Những người bị đe dọa tại Maine và những người ở các tiểu bang khác, ông cho biết, nên "không bao giờ ngừng yêu, Thiên Chúa là tình yêu, và không bao giờ nghi ngờ nó."
"Nhưng cùng một lúc phải cẩn thận. Tôi nghĩ rằng chúng ta thực sự cần phải mạnh mẽ và giúp đỡ nhau vì đây một tình hình nghiêm trọng, ".
"Tôi đã cũng có những e-mail tương tự như vậy. Họ đe dọa tôi, họ làm cho tôi rất lo sợ.
"Đó là thực tế của chúng ta bây giờ."
Top Stories
PHILIPPINES: Emigrés philippins: les hommes, principaux clients d’un site catholique de conseil en ligne
Eglises d'Asie
11:21 16/11/2009
PHILIPPINES: Emigrés philippins: les hommes, principaux clients d’un site catholique de conseil en ligne
L’émigration des Philippins, hommes et femmes, est un phénomène bien connu: il est estimé que 8 millions des 91 millions de Philippins, soit un cinquième de la population active, vivent à l’étranger. L’Eglise catholique a souvent dénoncé les dangers de cette émigration systématique; elle a aussi œuvré à mettre en place des structures pour venir en aide aux Philippins partis s’employer à l’étranger. A l’heure d’Internet, la célèbre université jésuite de Manille, l’Ateneo de Manila University, a mis en place un site dédié aux migrants et à leur famille, OFWOnline.com (pour Overseas Filipino Workers Online), afin d’apporter à cette population aide et conseil personnalisés.
Lancé en juillet dernier, le site est animé par un département de l’université jésuite, le Center for Organization Research and Development (CORD). Disponible en tagalog, langue vernaculaire de la partie nord des Philippines, et en anglais, il permet aux internautes qui viennent s’y connecter de discuter en ligne avec leur famille restée au pays, de prendre part à des forums de discussion afin d’échanger sur leurs expériences de vie, et enfin de contacter directement et personnellement un conseiller spécialement formé par le CORD.
Regina Hechanova fait partie des conseillers choisis pour répondre aux questions des émigrés philippins et de leurs familles. Psychologue de formation, elle explique que le flot des connexions va régulièrement en augmentant depuis le lancement du site. Environ 60 % des visites proviennent du Moyen-Orient, le reste étant réparti entre l’Asie, l’Afrique, l’Australie et l’Amérique du Nord; une petite partie du trafic vient des migrants qui sont rentrés au pays et se connectent pour chercher conseil. Parmi toutes les motivations qui amènent les Overseas Filipino Workers (OFW) à se connecter, la principale, analyse Regina Hechanova, est la solitude, suivie des questions liées à la fidélité dans le couple, l’homosexualité, les problèmes financiers ou bien encore le harcèlement sexuel au travail. « Les problèmes liés aux relations interpersonnelles sont les plus fréquents », note la psychologue, les Philippins partis gagner leur vie au bout du monde se plaignant du fait qu’ils vivent loin de leur femme et disant craindre l’infidélité conjugale. « Ils vivent mal ce qu’ils ressentent comme des pressions exercées sur eux par leur foyer et ils ne comprennent pas ce que leurs proches attendent d’eux », poursuit-elle.
Après quelques mois de fonctionnement du site, une des principales surprises est que les OFW qui se connectent sont en majorité des Philippins – et non des Philippines. « Traditionnellement, dans le domaine du conseil personnel, ce sont les femmes qui répondent majoritairement présentes », reconnaît pourtant Regina Hechanova. Or, il s’avère que trois sur quatre des visiteurs du site – à qui il est demandé de s’enregistrer avec un identifiant et un mot de passe – sont des hommes. Cette caractéristique, « très inédite », s’expliquerait par le fait que, parmi les Philippines et les Philippins expatriés, les hommes ont un accès à Internet plus facile que les femmes. De plus, le fait que le site garantisse à ses utilisateurs que, s’ils le souhaitent, leur anonymat est préservé rassure sans doute certains hommes, qui, dans le cas contraire, s’estimeraient « menacés » ou « honteux » de chercher ainsi à se faire aider.
« Parmi nos utilisateurs, ce sont principalement des ‘cols blancs’ qui se connectent: des architectes, des infirmières, des informaticiens; il y a peu d’employées de maison ou de travailleurs non qualifiés, précise encore Regina Hechanova. Ceci explique certainement pourquoi les hommes sont surreprésentés sur notre site: ils ont accès à Internet dans le cadre de leur travail. »
Pour le P. Edwin Corros, secrétaire exécutif de la Commission pour la pastorale des migrants de la Conférence épiscopale philippine, le succès d’OWFOnline indique qu’il y avait là une demande et il se réjouit que l’Eglise sache y répondre. Toutefois, souligne-t-il pour le déplorer, ceux des émigrés qui ont sans doute le plus besoin des conseils proposés ne figurent pas ou peu parmi les « clients » du site, à savoir « les employées de maison ou bien les travailleurs isolés et vulnérables ».
Regina Hechanova espère qu’à l’avenir, le site parviendra à toucher ces personnes. Des contacts ont été pris avec les organismes publics qui organisent le départ de la main-d’œuvre philippine à l’étranger. Dorénavant, les candidats au départ seront informés de l’existence du site et des services qu’il propose durant les formations qu’ils suivent avant de quitter les Philippines.
L’émigration des Philippins, hommes et femmes, est un phénomène bien connu: il est estimé que 8 millions des 91 millions de Philippins, soit un cinquième de la population active, vivent à l’étranger. L’Eglise catholique a souvent dénoncé les dangers de cette émigration systématique; elle a aussi œuvré à mettre en place des structures pour venir en aide aux Philippins partis s’employer à l’étranger. A l’heure d’Internet, la célèbre université jésuite de Manille, l’Ateneo de Manila University, a mis en place un site dédié aux migrants et à leur famille, OFWOnline.com (pour Overseas Filipino Workers Online), afin d’apporter à cette population aide et conseil personnalisés.
Lancé en juillet dernier, le site est animé par un département de l’université jésuite, le Center for Organization Research and Development (CORD). Disponible en tagalog, langue vernaculaire de la partie nord des Philippines, et en anglais, il permet aux internautes qui viennent s’y connecter de discuter en ligne avec leur famille restée au pays, de prendre part à des forums de discussion afin d’échanger sur leurs expériences de vie, et enfin de contacter directement et personnellement un conseiller spécialement formé par le CORD.
Regina Hechanova fait partie des conseillers choisis pour répondre aux questions des émigrés philippins et de leurs familles. Psychologue de formation, elle explique que le flot des connexions va régulièrement en augmentant depuis le lancement du site. Environ 60 % des visites proviennent du Moyen-Orient, le reste étant réparti entre l’Asie, l’Afrique, l’Australie et l’Amérique du Nord; une petite partie du trafic vient des migrants qui sont rentrés au pays et se connectent pour chercher conseil. Parmi toutes les motivations qui amènent les Overseas Filipino Workers (OFW) à se connecter, la principale, analyse Regina Hechanova, est la solitude, suivie des questions liées à la fidélité dans le couple, l’homosexualité, les problèmes financiers ou bien encore le harcèlement sexuel au travail. « Les problèmes liés aux relations interpersonnelles sont les plus fréquents », note la psychologue, les Philippins partis gagner leur vie au bout du monde se plaignant du fait qu’ils vivent loin de leur femme et disant craindre l’infidélité conjugale. « Ils vivent mal ce qu’ils ressentent comme des pressions exercées sur eux par leur foyer et ils ne comprennent pas ce que leurs proches attendent d’eux », poursuit-elle.
Après quelques mois de fonctionnement du site, une des principales surprises est que les OFW qui se connectent sont en majorité des Philippins – et non des Philippines. « Traditionnellement, dans le domaine du conseil personnel, ce sont les femmes qui répondent majoritairement présentes », reconnaît pourtant Regina Hechanova. Or, il s’avère que trois sur quatre des visiteurs du site – à qui il est demandé de s’enregistrer avec un identifiant et un mot de passe – sont des hommes. Cette caractéristique, « très inédite », s’expliquerait par le fait que, parmi les Philippines et les Philippins expatriés, les hommes ont un accès à Internet plus facile que les femmes. De plus, le fait que le site garantisse à ses utilisateurs que, s’ils le souhaitent, leur anonymat est préservé rassure sans doute certains hommes, qui, dans le cas contraire, s’estimeraient « menacés » ou « honteux » de chercher ainsi à se faire aider.
« Parmi nos utilisateurs, ce sont principalement des ‘cols blancs’ qui se connectent: des architectes, des infirmières, des informaticiens; il y a peu d’employées de maison ou de travailleurs non qualifiés, précise encore Regina Hechanova. Ceci explique certainement pourquoi les hommes sont surreprésentés sur notre site: ils ont accès à Internet dans le cadre de leur travail. »
Pour le P. Edwin Corros, secrétaire exécutif de la Commission pour la pastorale des migrants de la Conférence épiscopale philippine, le succès d’OWFOnline indique qu’il y avait là une demande et il se réjouit que l’Eglise sache y répondre. Toutefois, souligne-t-il pour le déplorer, ceux des émigrés qui ont sans doute le plus besoin des conseils proposés ne figurent pas ou peu parmi les « clients » du site, à savoir « les employées de maison ou bien les travailleurs isolés et vulnérables ».
Regina Hechanova espère qu’à l’avenir, le site parviendra à toucher ces personnes. Des contacts ont été pris avec les organismes publics qui organisent le départ de la main-d’œuvre philippine à l’étranger. Dorénavant, les candidats au départ seront informés de l’existence du site et des services qu’il propose durant les formations qu’ils suivent avant de quitter les Philippines.
VIETNAM: Le président de la Conférence épiscopale appelle les catholiques vietnamiens à ouvrir un dialogue avec la société tout entière
Eglises d'Asie
11:23 16/11/2009
VIETNAM: Le président de la Conférence épiscopale appelle les catholiques vietnamiens à ouvrir un dialogue avec la société tout entière
En dehors de la remise en mémoire de leur histoire et de la prière d’action de grâces, la communion dans l’Eglise et le dialogue avec la société seront, selon Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, évêque de Dalat et président de la Conférence épiscopale, les objectifs des catholiques vietnamiens au cours de l’année sainte qui va s’ouvrir dans une semaine, le 24 novembre 2009. Dans une interview mise en ligne le 12 novembre dernier (1), il a précisé ce qu’impliquait cette double visée. S’il n’a mentionné aucun événement précis, il s’est cependant appliqué à ne pas rester sur le plan des principes, plus particulièrement lorsqu’il a évoqué le dialogue de l’Eglise avec la société en vue de son développement intégral.
Selon lui, le dialogue ne peut qu’être accompagné par le respect mutuel et la collaboration. Il serait tout à fait inefficace sans la présence de ces deux éléments. Ainsi, dit-il, si l’un des partenaires n’est pas respecté et reconnu dans les valeurs qu’il défend et dans le rôle qu’il tient, le dialogue se transformera en « monologue ». Ce respect exige aussi que les paroles du dialogue ne soient ni transformées ni tronquées.
Par ailleurs, Mgr Nhon refuse de limiter ce dialogue au seul domaine des relations entre l’Eglise et l’Etat. L’objectif de l’Eglise étant le développement intégral de l’homme et de la société, le partenaire principal de l’Eglise reste la société vietnamienne tout entière, une société qu’elle doit contribuer à transformer en tous ses domaines, dans un dialogue qui n’est pas seulement fait de paroles, mais aussi d’activités et d’attitudes. Nous traduisons ci-dessous, la réponse de Mgr Nhon à la question concernant ce dialogue.
L’Eglise en dialogue
« On peut dire que le dialogue est le moyen le plus adapté pour contribuer au développement intégral de l’homme et de la société selon l’esprit de l’Evangile, et plus particulièrement selon l’orientation pastorale du concile Vatican II. Cela est vrai pour la mission de toute l’Eglise universelle à notre époque et pas seulement pour la société vietnamienne. Cependant, il n’existe de dialogue, comme nous le savons tous, que s’il y a « collaboration » et « respect mutuel ». Sans eux, il n’y a plus qu’un « monologue ». Sans compter que, lorsque le respect mutuel fait défaut, les paroles peuvent être alors interprétées d’une façon erronée, tronquées en fonction des objectifs de chacune des parties.
Par ailleurs, le respect mutuel suppose que chacune des parties soit reconnue dans les valeurs qui sont les siennes et le rôle légitime tenu par elles. Les valeurs et le rôle des religions en général et du christianisme en particulier dans les divers domaines de la société vietnamienne restent encore un problème à débattre… Dans les faits, l’Eglise continue d’élever la voix en vue du dialogue et elle ne veut que sa parole soit toujours et partout accueillie et communiquée fidèlement.
C’est pour cela que la Conférence épiscopale du Vietnam est en train d’essayer de mettre en place un lieu « officiel » pour faire entendre sa voix et nous espérons que le site Internet de la Conférence des évêques du Vietnam pourra, pour une part, jouer ce rôle.
Pour en revenir à la question du dialogue comme un moyen de contribuer au développement humain intégral, il me semble que nous devons prendre en compte toute la dimension du problème. Il ne s’agit pas de le réduire aux relations entre l’Eglise et l’Etat. Dialoguer dans l’esprit de l’Evangile, c’est dialoguer avec l’homme et pour l’homme, quel qu’il soit. Plus encore, le dialogue revêt une signification « salvifique ». Il ne se limite pas à la parole, surtout lorsque la parole devient inutile ou peu efficace. Alors l’engagement de l’action est plus convaincante une manière d’élever la voix. Nous ne devons pas attendre que les autres reconnaissent notre rôle et nos valeurs pour commencer à les vivre et pour agir. Au contraire, nous devons nous engager, nous devons vivre les valeurs de l’Evangile comme des témoins. Ainsi notre présence au sein de la société aura par elle-même une force d’attirance. Dans ce sens, l’Eglise du Vietnam, à travers les diverses composantes du peuple de Dieu, a élevé la voix fortement, et l’élève encore aujourd’hui par ses activités en de nombreux domaines de la société, de l’éducation en passant par la santé jusqu’au monde des migrants… bien que ce soient là des domaines où la voix de l’Eglise n’est pas encore reconnue de façon officielle. Des voix de chrétiens, silencieuses mais fermes et décidées, ont dialogué avec la société pour protéger et faire progresser l’homme.
C’est pourquoi, en fin de compte, l’œuvre nouvelle qui nous reste à accomplir, ce n’est pas seulement de nous efforcer de dialoguer en paroles, mais encore avec notre cœur, de nous efforcer de renouveler notre charité et de réveiller l’ardeur de notre engagement chrétien dans tous les domaines de la vie humaine telle qu’elle est vécue dans notre patrie bien-aimée…»
L’Eglise en communion
Dans la première partie de l’interview, Mgr Nhon a renouvelé l’appel de la Conférence épiscopale, invitant les fidèles à édifier l’Eglise sur le modèle de la communion et de la participation. Il a déclaré en particulier: « Nous construisons l’Eglise. En même temps, nous sommes nous-mêmes l’Eglise du Christ. Car nous – les membres du peuple de Dieu – ne pouvons construire l’Eglise sans une conversion profonde et intégrale, conformément aux exigences de la Bonne Nouvelle. Ceux qui portent la responsabilité de diriger dans l’Eglise, comme les évêques, les prêtres, ne peuvent édifier l’Eglise s’ils ne sont, eux-mêmes, animés par l’esprit du serviteur, qui les invite à servir et non pas à être servis. (…). Les laïcs ne pourront pas non plus édifier l’Eglise s’ils ne sont pas animés par l’esprit de l’Evangile, c’est-à-dire s’ils n’abandonnent pas leurs projets d’ascension sociale ou leurs désirs de gains matériels. Ils devront en même temps avoir une conscience juste de leur propre dignité ainsi que de leur vocation en tant que membres du corps du Christ et ouvrier de la vigne du Seigneur. Toute contribution des membres, aussi humble qu’elle soit, sera profitable à l’ensemble du corps. A plus forte raison, si tous les membres vivent en conformité avec leur vocation, ils permettent à l’ensemble du corps de se développer avec force. Chacun des fidèles est également appelé à travailler dans la vigne du Seigneur. (…) »
(1) http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1048&CateID=63
En dehors de la remise en mémoire de leur histoire et de la prière d’action de grâces, la communion dans l’Eglise et le dialogue avec la société seront, selon Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, évêque de Dalat et président de la Conférence épiscopale, les objectifs des catholiques vietnamiens au cours de l’année sainte qui va s’ouvrir dans une semaine, le 24 novembre 2009. Dans une interview mise en ligne le 12 novembre dernier (1), il a précisé ce qu’impliquait cette double visée. S’il n’a mentionné aucun événement précis, il s’est cependant appliqué à ne pas rester sur le plan des principes, plus particulièrement lorsqu’il a évoqué le dialogue de l’Eglise avec la société en vue de son développement intégral.
Selon lui, le dialogue ne peut qu’être accompagné par le respect mutuel et la collaboration. Il serait tout à fait inefficace sans la présence de ces deux éléments. Ainsi, dit-il, si l’un des partenaires n’est pas respecté et reconnu dans les valeurs qu’il défend et dans le rôle qu’il tient, le dialogue se transformera en « monologue ». Ce respect exige aussi que les paroles du dialogue ne soient ni transformées ni tronquées.
Par ailleurs, Mgr Nhon refuse de limiter ce dialogue au seul domaine des relations entre l’Eglise et l’Etat. L’objectif de l’Eglise étant le développement intégral de l’homme et de la société, le partenaire principal de l’Eglise reste la société vietnamienne tout entière, une société qu’elle doit contribuer à transformer en tous ses domaines, dans un dialogue qui n’est pas seulement fait de paroles, mais aussi d’activités et d’attitudes. Nous traduisons ci-dessous, la réponse de Mgr Nhon à la question concernant ce dialogue.
L’Eglise en dialogue
« On peut dire que le dialogue est le moyen le plus adapté pour contribuer au développement intégral de l’homme et de la société selon l’esprit de l’Evangile, et plus particulièrement selon l’orientation pastorale du concile Vatican II. Cela est vrai pour la mission de toute l’Eglise universelle à notre époque et pas seulement pour la société vietnamienne. Cependant, il n’existe de dialogue, comme nous le savons tous, que s’il y a « collaboration » et « respect mutuel ». Sans eux, il n’y a plus qu’un « monologue ». Sans compter que, lorsque le respect mutuel fait défaut, les paroles peuvent être alors interprétées d’une façon erronée, tronquées en fonction des objectifs de chacune des parties.
Par ailleurs, le respect mutuel suppose que chacune des parties soit reconnue dans les valeurs qui sont les siennes et le rôle légitime tenu par elles. Les valeurs et le rôle des religions en général et du christianisme en particulier dans les divers domaines de la société vietnamienne restent encore un problème à débattre… Dans les faits, l’Eglise continue d’élever la voix en vue du dialogue et elle ne veut que sa parole soit toujours et partout accueillie et communiquée fidèlement.
C’est pour cela que la Conférence épiscopale du Vietnam est en train d’essayer de mettre en place un lieu « officiel » pour faire entendre sa voix et nous espérons que le site Internet de la Conférence des évêques du Vietnam pourra, pour une part, jouer ce rôle.
Pour en revenir à la question du dialogue comme un moyen de contribuer au développement humain intégral, il me semble que nous devons prendre en compte toute la dimension du problème. Il ne s’agit pas de le réduire aux relations entre l’Eglise et l’Etat. Dialoguer dans l’esprit de l’Evangile, c’est dialoguer avec l’homme et pour l’homme, quel qu’il soit. Plus encore, le dialogue revêt une signification « salvifique ». Il ne se limite pas à la parole, surtout lorsque la parole devient inutile ou peu efficace. Alors l’engagement de l’action est plus convaincante une manière d’élever la voix. Nous ne devons pas attendre que les autres reconnaissent notre rôle et nos valeurs pour commencer à les vivre et pour agir. Au contraire, nous devons nous engager, nous devons vivre les valeurs de l’Evangile comme des témoins. Ainsi notre présence au sein de la société aura par elle-même une force d’attirance. Dans ce sens, l’Eglise du Vietnam, à travers les diverses composantes du peuple de Dieu, a élevé la voix fortement, et l’élève encore aujourd’hui par ses activités en de nombreux domaines de la société, de l’éducation en passant par la santé jusqu’au monde des migrants… bien que ce soient là des domaines où la voix de l’Eglise n’est pas encore reconnue de façon officielle. Des voix de chrétiens, silencieuses mais fermes et décidées, ont dialogué avec la société pour protéger et faire progresser l’homme.
C’est pourquoi, en fin de compte, l’œuvre nouvelle qui nous reste à accomplir, ce n’est pas seulement de nous efforcer de dialoguer en paroles, mais encore avec notre cœur, de nous efforcer de renouveler notre charité et de réveiller l’ardeur de notre engagement chrétien dans tous les domaines de la vie humaine telle qu’elle est vécue dans notre patrie bien-aimée…»
L’Eglise en communion
Dans la première partie de l’interview, Mgr Nhon a renouvelé l’appel de la Conférence épiscopale, invitant les fidèles à édifier l’Eglise sur le modèle de la communion et de la participation. Il a déclaré en particulier: « Nous construisons l’Eglise. En même temps, nous sommes nous-mêmes l’Eglise du Christ. Car nous – les membres du peuple de Dieu – ne pouvons construire l’Eglise sans une conversion profonde et intégrale, conformément aux exigences de la Bonne Nouvelle. Ceux qui portent la responsabilité de diriger dans l’Eglise, comme les évêques, les prêtres, ne peuvent édifier l’Eglise s’ils ne sont, eux-mêmes, animés par l’esprit du serviteur, qui les invite à servir et non pas à être servis. (…). Les laïcs ne pourront pas non plus édifier l’Eglise s’ils ne sont pas animés par l’esprit de l’Evangile, c’est-à-dire s’ils n’abandonnent pas leurs projets d’ascension sociale ou leurs désirs de gains matériels. Ils devront en même temps avoir une conscience juste de leur propre dignité ainsi que de leur vocation en tant que membres du corps du Christ et ouvrier de la vigne du Seigneur. Toute contribution des membres, aussi humble qu’elle soit, sera profitable à l’ensemble du corps. A plus forte raison, si tous les membres vivent en conformité avec leur vocation, ils permettent à l’ensemble du corps de se développer avec force. Chacun des fidèles est également appelé à travailler dans la vigne du Seigneur. (…) »
(1) http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1048&CateID=63
INDE: Bengale-Occidental: inauguration d’une cathédrale construite avec les dons de chrétiens, d’hindous et de musulmans
Eglises d'Asie
08:01 16/11/2009
INDE: Bengale-Occidental: inauguration d’une cathédrale construite avec les dons de chrétiens, d’hindous et de musulmans
Pour la toute première fois, une cathédrale catholique vient d’être inaugurée dans la ville de Baruipur, au Bengale-Occidental, sous le double patronage de la Vierge Marie et de Mère Teresa de Calcutta. Un symbole d’autant plus fort que l’édifice a été construit grâce aux fonds réunis par des chrétiens, des musulmans et des hindous.
Le 12 novembre dernier, soit deux ans seulement après la pose de la première pierre, la cathédrale du Cœur Immaculé de Marie et de la bienheureuse Mère Teresa a été inaugurée conjointement par Sr Mary Prema, supérieure générale des Missionnaires de la Charité, qui a succédé à Mère Teresa, et par Mgr Lucas Sickar, archevêque de Calcutta. Le prélat, entouré de cinq évêques, a béni le nouveau sanctuaire devant une assemblée de plus de 2 000 personnes.
« Il était temps pour le diocèse d’avoir sa cathédrale », a déclaré Mgr Salvadore Lobo, évêque de Baruipur depuis 1998, soulignant qu’il s’agit ici de « la première cathédrale au monde à avoir deux patrons ». Bien qu’il fasse partie du district des 24-Parganas-Sud, où les hindous sont très majoritaires (76 % selon le recensement de 2001), le diocèse de Baruipur, érigé en 1977 d’une partition de l’archidiocèse de Calcutta, s’est considérablement développé ces quinze dernières années, créant notamment huit nouvelles paroisses (1). Peinte en blanc, la cathédrale arbore, selon le style local, un massif clocher-porche à étages; elle abrite 24 fresques et 32 vitraux réalisés par des artisans locaux, ainsi qu’une petite statue de Mère Teresa.
Conscient que, dans ce district, près de la moitié de la population, rurale à plus de 80 %, est illettrée, Mgr Lobo a insisté sur la valeur pédagogique des fresques, qui « aident à comprendre les bases essentielles de la foi catholique ». Autre symbole fort qui réjouit le prélat: la construction de la nouvelle cathédrale, qui a coûté 10 millions de roupies (146 000 euros), n’aurait pas pu se faire sans les dons des différentes communautés religieuses de Baruipur, hindoues et musulmanes comprises. « C’est un geste de solidarité qui a permis de développer l’entente entre les différentes religions », a-t-il déclaré.
Mohammed Inul Khan, qui tient une papeterie tout près de la cathédrale, est l’un des musulmans qui ont versé une contribution pour la construction du lieu de culte. « C’est le même Dieu, sous des noms différents », dit-il, ajoutant qu’« Il fera tomber sa bénédiction » sur lui et sa famille. Quant à Ranjit Ghosh, il explique que de nombreux chrétiens de la région ont donné de l’argent pour les fêtes hindoues, qu’il est de son devoir de leur retourner leur geste de générosité. Contribuer à l’édification de la cathédrale de Baruipur, démontre aux membres de toutes religions qu’il est bon de se soutenir les uns les autres, conclut-t-il.
(1) Chiffres du diocèse catholique de Baruipur (www.baruipurdiocese.org). Selon les statistiques de l’Eglise catholique, il y avait 6 % de catholiques en 2996 dans le diocèse de Baruipur.
(2) Sources: IANS, 13 novembre 2009, Ucanews, 16 novembre 2009, www.indiancatholic.in,16 novembre 2009.
Pour la toute première fois, une cathédrale catholique vient d’être inaugurée dans la ville de Baruipur, au Bengale-Occidental, sous le double patronage de la Vierge Marie et de Mère Teresa de Calcutta. Un symbole d’autant plus fort que l’édifice a été construit grâce aux fonds réunis par des chrétiens, des musulmans et des hindous.
Le 12 novembre dernier, soit deux ans seulement après la pose de la première pierre, la cathédrale du Cœur Immaculé de Marie et de la bienheureuse Mère Teresa a été inaugurée conjointement par Sr Mary Prema, supérieure générale des Missionnaires de la Charité, qui a succédé à Mère Teresa, et par Mgr Lucas Sickar, archevêque de Calcutta. Le prélat, entouré de cinq évêques, a béni le nouveau sanctuaire devant une assemblée de plus de 2 000 personnes.
« Il était temps pour le diocèse d’avoir sa cathédrale », a déclaré Mgr Salvadore Lobo, évêque de Baruipur depuis 1998, soulignant qu’il s’agit ici de « la première cathédrale au monde à avoir deux patrons ». Bien qu’il fasse partie du district des 24-Parganas-Sud, où les hindous sont très majoritaires (76 % selon le recensement de 2001), le diocèse de Baruipur, érigé en 1977 d’une partition de l’archidiocèse de Calcutta, s’est considérablement développé ces quinze dernières années, créant notamment huit nouvelles paroisses (1). Peinte en blanc, la cathédrale arbore, selon le style local, un massif clocher-porche à étages; elle abrite 24 fresques et 32 vitraux réalisés par des artisans locaux, ainsi qu’une petite statue de Mère Teresa.
Conscient que, dans ce district, près de la moitié de la population, rurale à plus de 80 %, est illettrée, Mgr Lobo a insisté sur la valeur pédagogique des fresques, qui « aident à comprendre les bases essentielles de la foi catholique ». Autre symbole fort qui réjouit le prélat: la construction de la nouvelle cathédrale, qui a coûté 10 millions de roupies (146 000 euros), n’aurait pas pu se faire sans les dons des différentes communautés religieuses de Baruipur, hindoues et musulmanes comprises. « C’est un geste de solidarité qui a permis de développer l’entente entre les différentes religions », a-t-il déclaré.
Mohammed Inul Khan, qui tient une papeterie tout près de la cathédrale, est l’un des musulmans qui ont versé une contribution pour la construction du lieu de culte. « C’est le même Dieu, sous des noms différents », dit-il, ajoutant qu’« Il fera tomber sa bénédiction » sur lui et sa famille. Quant à Ranjit Ghosh, il explique que de nombreux chrétiens de la région ont donné de l’argent pour les fêtes hindoues, qu’il est de son devoir de leur retourner leur geste de générosité. Contribuer à l’édification de la cathédrale de Baruipur, démontre aux membres de toutes religions qu’il est bon de se soutenir les uns les autres, conclut-t-il.
(1) Chiffres du diocèse catholique de Baruipur (www.baruipurdiocese.org). Selon les statistiques de l’Eglise catholique, il y avait 6 % de catholiques en 2996 dans le diocèse de Baruipur.
(2) Sources: IANS, 13 novembre 2009, Ucanews, 16 novembre 2009, www.indiancatholic.in,16 novembre 2009.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ làm phép chuông tại giáo xứ Phú Bình
Martin Lê Hoàng Vũ
08:16 16/11/2009
THÁNH LỄ LÀM PHÉP CHUÔNG MỚI GIÁO XỨ PHÚ BÌNH
Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật ngày 15.11.2009 tại giáo xứ Phú Bình, giáo hạt Phú Thọ, giáo phận Sài Gòn đã diễn ra thánh lễ tạ ơn làm phép 3 quả chuông mới.Thánh lễ được cử hành tại nhà thờ tạm vì ngôi nhà thờ của giáo xứ đang trong thời gian xây dựng.Cha tổng đại diện giáo phận đã đến chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế có sự hiện diện của cha Giuse Nguyễn Văn Niệm chánh xứ Phú Bình, cha phụ tá giáo xứ Tân Phước, cùng một cha khách mời và sự tham dự của đông đảo bà con giáo dân và các em thiếu nhi trong giáo xứ.
Trước khi bước vào thánh lễ là nghi thức làm phép chuông. Ba quả chuông mới được đặt ở bên hông nhà thờ và được trang trí cẩn thận. Cha tổng đại diện đọc lời nguyện làm phép chuông.Ý nghĩa của tiếng chuông trong đời sống của cộng đoàn Giáo hội và của từng người tín hữu, là giúp cho chúng ta hướng lòng lên Chúa, cảm nghiệm được sự hiện diện yêu thương của Chúa, chúng ta được Chúa qui tụ lại với nhau trong ngôi thánh đường để tham dự những cử hành phụng vụ. Tiếp đến, cha tổng đại diện cùng quý cha và các vị ân nhân kéo những tiếng chuông đầu tiên vang lên giữa cộng đoàn phụng vụ. Sau đó,Thánh lễ diễn tiến theo Phụng vụ các bài đọc lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam.
Trong phần bài giảng, vì là thánh lễ sáng Chúa nhật dành riêng cho thiếu nhi nên cha Tổng đại diện đã ngỏ lời riêng với các em thiếu nhi. Cha nhắc nhở các em: Các thánh tử đạo là những người đã chết vì đạo, vì trung thành với Chúa. Các thánh tử đạo đã không thù ghét những người hành hạ, bắt bớ, làm cho mình đau khổ và phải chết. Chúng ta phải noi gương các ngài ở lòng can đảm trung thành với Chúa. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta học với các ngài ở tấm lòng biết yêu thương mọi người. Các thánh tử đạo đã noi theo gương Chúa Giêsu, chấp nhận đi theo con đường thập giá. Chúa Giêsu mời gọi các thánh tử đạo ngày xưa và chúng ta ngày nay cùng vác thánh giá với Ngài. Chúa Giêsu cho chúng ta thấy tình thương của Chúa Giêsu và của Chúa Cha ở trên trời. Chúng ta phải cầu xin Chúa cho chúng ta biết sống tình yêu thương, yêu thương và tha thứ cho những người thù ghét mình nữa.
Phấn tiếp theo của thánh lễ là việc trao quyền Thừa tác viên. Hai ông trong giáo xứ được giao trách nhiệm là cho anh chị em giáo dân rước lễ và đem Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân tại nhà.
Kết thúc thánh lễ, một ông trong HĐMVGX giáo xứ đã nói vài lời cám ơn cha tổng đại diên, cám ơn quý cha và các ân nhân đã giúp đỡ cho giáo xứ trong việc xây dựng ngôi thánh đường mới. Cha Tổng đại diện chúc mừng giáo xứ Phú Bình hôm nay có ba quả chuông mới va cầu chúc cho ngôi nhà thờ giáo xứ sớm hoàn tất như lòng Chúa mong ước và như lòng mong ước của cha xứ, các ân nhân và cả cộng đoàn giáo xứ.
Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật ngày 15.11.2009 tại giáo xứ Phú Bình, giáo hạt Phú Thọ, giáo phận Sài Gòn đã diễn ra thánh lễ tạ ơn làm phép 3 quả chuông mới.Thánh lễ được cử hành tại nhà thờ tạm vì ngôi nhà thờ của giáo xứ đang trong thời gian xây dựng.Cha tổng đại diện giáo phận đã đến chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế có sự hiện diện của cha Giuse Nguyễn Văn Niệm chánh xứ Phú Bình, cha phụ tá giáo xứ Tân Phước, cùng một cha khách mời và sự tham dự của đông đảo bà con giáo dân và các em thiếu nhi trong giáo xứ.
Trong phần bài giảng, vì là thánh lễ sáng Chúa nhật dành riêng cho thiếu nhi nên cha Tổng đại diện đã ngỏ lời riêng với các em thiếu nhi. Cha nhắc nhở các em: Các thánh tử đạo là những người đã chết vì đạo, vì trung thành với Chúa. Các thánh tử đạo đã không thù ghét những người hành hạ, bắt bớ, làm cho mình đau khổ và phải chết. Chúng ta phải noi gương các ngài ở lòng can đảm trung thành với Chúa. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta học với các ngài ở tấm lòng biết yêu thương mọi người. Các thánh tử đạo đã noi theo gương Chúa Giêsu, chấp nhận đi theo con đường thập giá. Chúa Giêsu mời gọi các thánh tử đạo ngày xưa và chúng ta ngày nay cùng vác thánh giá với Ngài. Chúa Giêsu cho chúng ta thấy tình thương của Chúa Giêsu và của Chúa Cha ở trên trời. Chúng ta phải cầu xin Chúa cho chúng ta biết sống tình yêu thương, yêu thương và tha thứ cho những người thù ghét mình nữa.
Phấn tiếp theo của thánh lễ là việc trao quyền Thừa tác viên. Hai ông trong giáo xứ được giao trách nhiệm là cho anh chị em giáo dân rước lễ và đem Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân tại nhà.
Kết thúc thánh lễ, một ông trong HĐMVGX giáo xứ đã nói vài lời cám ơn cha tổng đại diên, cám ơn quý cha và các ân nhân đã giúp đỡ cho giáo xứ trong việc xây dựng ngôi thánh đường mới. Cha Tổng đại diện chúc mừng giáo xứ Phú Bình hôm nay có ba quả chuông mới va cầu chúc cho ngôi nhà thờ giáo xứ sớm hoàn tất như lòng Chúa mong ước và như lòng mong ước của cha xứ, các ân nhân và cả cộng đoàn giáo xứ.
Cộng đoàn Công giáo Việt Nam TGP Melbourne mừng kính Lễ CácThánh tử đạo Việt Nam
Trần Văn Minh
08:34 16/11/2009
Cộng đoàn Công giáo Việt Nam TGP Melbourne mừng kính Lễ CácThánh tử đạo Việt Nam Trọng thể.
Melbourne, Vào lúc 2 giờ, Ngày Chuá nhật, 15 Tháng 11 Năm 2009. Tại nhà thờ Chánh toà St Patrick, TGP Melbourne. Một Thánh lễ kính các Thánh Tử đạo Việt Nam đã được Đức Tổng giám mục TGP Melbourne Denis Hart chủ tế. Cùng đồng tế với Đức Tổng giám mục là các cha tuyên uý các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam trong TGP Melbourne. Gồm LM. Raphael Thiện cuả Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. LM. Bart Huỳnh San thuộc Cộng đoàn Hoan Thiện. Cùng các LM Peter Hoàng Kim Huy, Và LM Lê Công Bình.
Xem hình bấm vào đây
Lễ kính mừng lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam năm nay, Cộng đoàn hiệp thông với Giáo hội Công giáo Việt Nam ở quê nhà, cũng là để mừng Năm Thánh kỷ niệm 350 năm, thành lập hai Giáo phận Đàng trong và Giáo phận Đàng Ngoài, cùng mừng 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam.
Mặc dù trời tuần nay ở Melbourne rất nóng. Giáo dân Công giáo Việt Nam trong TGP đã nô nức kéo nhau về Nhà thờ Chánh toà để cùng nhau tham dự Thánh lễ mừng kính cách đặc biệt Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cùng hướng về Giáo hội Công Giáo Việt Nam, mừng Năm Thánh. Mở đầu là cuộc rước kiệu chung quanh khuân viên Nhà thờ Chánh toà. Với các hội đoàn, đoàn thể trong các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam, mà chủ yếu là Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm và Cộng đoàn Thánh Hoan Thiện.
Thánh Giá nến cao dẫn đầu đoàn rước với ba vị cũng áo dài thụng xanh và khăn đống cùng mầu. Sau Thánh giá nến cao, chúng tôi thấy có hội trống và trắc đi tiếp theo. Tiếng trống và trắc được các em thiếu nhi muá rất nhịp nhàng và đẹp mắt, đây là một nét văn hoá không thể thiếu ở các cuộc rước ở các xứ đạo Việt Nam, mà một số vị trong cộng đoàn đã cố công tổ chức và thành lập các thành viên hội trống và trắc.
Kế tiếp là các em trong hội Thiếu nhi Thánh Thể, rồi kế tiếp các đoàn hội như Liên Minh Thánh Tâm, Dòng Ba Đa Minh, các cụ bà mặc áo tấc đỏ và các cụ ông áo tấc xanh. Kiệu Đức Mẹ với kiệu sơn son thếp vàng do các chị trong đồng phục áo dài. Đức Mẹ đứng trước bản đồ Việt Nam và cây Thánh giá biểu tượng cho Giáo Hội Việt Nam. Theo sau kiệu Đức Mẹ là kiệu ảnh 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam do quý ông cung nghinh. Đoàn rước đi chung quanh khuân viên phiá phải nhà thờ Chánh toà TGP. Melbourne.
Trong phần chia sẻ Đức TGM đã nhắc tới lịch sử anh hùng cuả các Thánh Tử đạo Việt Nam, nói về hàng giáo phẩm và những kỷ niệm mà năm nay Giáo hội Việt Nam vui mừng tổ chức Năm Thánh một cách trọng thể. Ngài cũng nói về lịch sử cuả Giáo hội Công giáo Việt Nam, ca ngợi về lòng nhiệt thành và cách sống đạo sốt sắng, giữ vững đức tin cùng sống theo gương các Thánh Tử Đạo mà Giáo dân Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Melbourne, đã được Tổng Giáo phận đánh giá cao mà ngài rất quý mến và cảm phục.
Ngài cũng ca ngợi những gia đình có con luôn lãnh nhận ơn gọi, nhờ đó mà tại Đại chủng viện Melbourne cũng có nhiều chủng sinh Việt Nam theo học.
Buổi lễ kết thúc vào lúc 4 giờ cùng ngày trong không khí chan hoà ánh nắng, và niềm vui hân hoan cuả toàn thể cộng đoàn Công giáo Việt Nam trong Tổng Giáo phận, mọi người hãnh diện đã là con cái các Thánh Tử Đạo anh hùng luôn giữ vững niềm tin yêu, trung thành với Thiên Chuá, Đấng xuống thế cứu chuộc chúng ta.
Melbourne 15 Tháng 11 Năm 2009.
Melbourne, Vào lúc 2 giờ, Ngày Chuá nhật, 15 Tháng 11 Năm 2009. Tại nhà thờ Chánh toà St Patrick, TGP Melbourne. Một Thánh lễ kính các Thánh Tử đạo Việt Nam đã được Đức Tổng giám mục TGP Melbourne Denis Hart chủ tế. Cùng đồng tế với Đức Tổng giám mục là các cha tuyên uý các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam trong TGP Melbourne. Gồm LM. Raphael Thiện cuả Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. LM. Bart Huỳnh San thuộc Cộng đoàn Hoan Thiện. Cùng các LM Peter Hoàng Kim Huy, Và LM Lê Công Bình.
Xem hình bấm vào đây
Lễ kính mừng lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam năm nay, Cộng đoàn hiệp thông với Giáo hội Công giáo Việt Nam ở quê nhà, cũng là để mừng Năm Thánh kỷ niệm 350 năm, thành lập hai Giáo phận Đàng trong và Giáo phận Đàng Ngoài, cùng mừng 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam.
Mặc dù trời tuần nay ở Melbourne rất nóng. Giáo dân Công giáo Việt Nam trong TGP đã nô nức kéo nhau về Nhà thờ Chánh toà để cùng nhau tham dự Thánh lễ mừng kính cách đặc biệt Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cùng hướng về Giáo hội Công Giáo Việt Nam, mừng Năm Thánh. Mở đầu là cuộc rước kiệu chung quanh khuân viên Nhà thờ Chánh toà. Với các hội đoàn, đoàn thể trong các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam, mà chủ yếu là Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm và Cộng đoàn Thánh Hoan Thiện.
Thánh Giá nến cao dẫn đầu đoàn rước với ba vị cũng áo dài thụng xanh và khăn đống cùng mầu. Sau Thánh giá nến cao, chúng tôi thấy có hội trống và trắc đi tiếp theo. Tiếng trống và trắc được các em thiếu nhi muá rất nhịp nhàng và đẹp mắt, đây là một nét văn hoá không thể thiếu ở các cuộc rước ở các xứ đạo Việt Nam, mà một số vị trong cộng đoàn đã cố công tổ chức và thành lập các thành viên hội trống và trắc.
Kế tiếp là các em trong hội Thiếu nhi Thánh Thể, rồi kế tiếp các đoàn hội như Liên Minh Thánh Tâm, Dòng Ba Đa Minh, các cụ bà mặc áo tấc đỏ và các cụ ông áo tấc xanh. Kiệu Đức Mẹ với kiệu sơn son thếp vàng do các chị trong đồng phục áo dài. Đức Mẹ đứng trước bản đồ Việt Nam và cây Thánh giá biểu tượng cho Giáo Hội Việt Nam. Theo sau kiệu Đức Mẹ là kiệu ảnh 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam do quý ông cung nghinh. Đoàn rước đi chung quanh khuân viên phiá phải nhà thờ Chánh toà TGP. Melbourne.
Trong phần chia sẻ Đức TGM đã nhắc tới lịch sử anh hùng cuả các Thánh Tử đạo Việt Nam, nói về hàng giáo phẩm và những kỷ niệm mà năm nay Giáo hội Việt Nam vui mừng tổ chức Năm Thánh một cách trọng thể. Ngài cũng nói về lịch sử cuả Giáo hội Công giáo Việt Nam, ca ngợi về lòng nhiệt thành và cách sống đạo sốt sắng, giữ vững đức tin cùng sống theo gương các Thánh Tử Đạo mà Giáo dân Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Melbourne, đã được Tổng Giáo phận đánh giá cao mà ngài rất quý mến và cảm phục.
Ngài cũng ca ngợi những gia đình có con luôn lãnh nhận ơn gọi, nhờ đó mà tại Đại chủng viện Melbourne cũng có nhiều chủng sinh Việt Nam theo học.
Buổi lễ kết thúc vào lúc 4 giờ cùng ngày trong không khí chan hoà ánh nắng, và niềm vui hân hoan cuả toàn thể cộng đoàn Công giáo Việt Nam trong Tổng Giáo phận, mọi người hãnh diện đã là con cái các Thánh Tử Đạo anh hùng luôn giữ vững niềm tin yêu, trung thành với Thiên Chuá, Đấng xuống thế cứu chuộc chúng ta.
Melbourne 15 Tháng 11 Năm 2009.
Giáo xứ Cầu Rầm và Đại Chủng Viện Vinh Thanh: Bài học truyền giáo
Lữ Khách cuối tuần
08:53 16/11/2009
Giáo xứ Cầu Rầm và Đại Chủng Viện Vinh Thanh: Bài học truyền đạo
Mỗi chiều Chủ nhật, tôi hay rời thành phố Vinh đi về các thôn làng để tận hưởng bầu không khí đồng quê và cầm theo chiếc máy ảnh để chụp đôi cảnh thiên nhiên cho khuây khỏa đầu óc. Chủ nhật này, ngày 15.11.2009, tôi đi về miệt huyện Hưng Nguyên, cụ thể là xã Hưng Yên. Nhưng khi về đây, tôi không chỉ được giải trí cuối tuần bởi cảnh sắc ngoại ô, mà còn học được bài học quý giá từ các tu sỹ Công giáo.
Vài tuần nay thời tiết Bắc và Trung Bộ đã vào mùa đông. Khoác trên mình chiếc áo ấm, đi dưới bầu trời đầy mây phủ, tôi cảm thấy lòng khoan khoái nhưng lại có cái gì đó đưa mình vào yên tĩnh nội tâm. Giữa sự phẳng lặng tâm hồn và cảnh quan đất trời, tôi bất chợt bị xáo động, rộn ràng bởi một đám đông đứng kín một đoạn đường trong tiếng la hét, vung tay đá chân vui sướng. Tiến lại gần, nhìn xuyên qua đám đông, tôi thấy có hai đội bóng đang thi đấu. Vốn là một "tín đồ" của "túc cầu giáo", tôi không bỏ lỡ cơ hội để xem trận bóng này. Khi mới tới gần, nghe các cổ động viên la ó sảng khoái, tôi nghĩ chắc hai đội này đá hay lắm. Nhưng quan sát một chút, tôi thấy các cầu thủ thi đấu ở mức độ trung bình. Nhưng có lẽ vì lai lịch các cầu thủ này và cách thức mà họ tổ chức trận đấu đã làm cho đám đông bị cuốn hút.
Trước hết là lai lịch của các cầu thủ. Không phải là các cầu thủ đến từ các câu lạc bộ hạng 2, hạng 3, không phải là các sinh viên tại các trường đại học của chính phủ, cũng chẳng phải là các trai làng vạm vỡ cơ bắp, sức khỏe hơn người, mà là những thanh niên trai trẻ đến từ hai trung tâm đào tạo tu trì Công giáo: Khóa VIII của Đại chủng viện (ĐCV) Vinh Thanh và Khóa VI lớp Tu Sinh tại giáo xứ Cầu Rầm, trung tâm TP. Vinh.
Có lẽ lâu nay, nhiều người dân nói chung, trong đó có cả tôi nghĩ rằng giới tu trì thì chỉ biết kinh kệ, nghiêm nghị trong bộ áo nhà tu, nếu có vui đùa thì chỉ là những câu chuyện, những bài giảng ở lớp học và bục giảng mà thôi. Vì thế, hôm nay thấy các tu sỹ đá bóng với nhau, có những động tác kỹ thuật khá cơ bản, thi đấu nhiệt tình nhưng không hề có va chạm ác ý, thậm chí khi đối thủ bị chấn thương, chính cầu thủ bên kia chăm sóc một cách tận tình, đã khiến nhiều tín hữu và những người dân khác kéo đến xem.
Bên cạnh sự biểu diễn của các cầu thủ trên sân cỏ, phía ngoài sân cũng có sự khác thường so với các trận đấu nằm trong khuôn khổ điều hành của Ngành Thể Thao, là họ có loa đài, có người bình luận trực tiếp. Cái hay của nhóm bình luận nơi đây, mà theo một số người đứng xem và cả chính bản thân tôi, là họ bình luận rất trung dung, công bằng và có nghệ thuật tạo hứng thú cho người xem. Các bình luận viên trung dung ở chỗ không thốt ra những từ ngữ có ý thiên vị bên nào. Thêm vào đó còn biết biện minh một cách hợp lý cho những động tác không có tính kỹ thuật cao khiến khán giả được gợi ý sự cảm thông và vui cười, cũng như các cầu thủ không bị ảnh hưởng tâm lý, ngược lại còn thất tự tin, phấn khởi hơn. Tôi đã phải xem hết hơn một hiệp đấu về cuối, với mục đích vừa để thả hồn theo những đường bóng của các tăng sỹ, vừa để xem nhóm bình luận viên này sẽ tiếp tục nói những gì. Lắng nghe kỹ điều họ nói, tôi thấy họ tổ chức một trận bóng đá với nhiều mục đích, và theo tôi, họ đã thành công.
Lấy mục đích hàng đầu là giao lưu bóng đá giữa lớp đàn anh cuối kỳ đào tạo ở ĐCV và lớp đàn em đầu đời tu trì, nhưng đàng sau đó họ có những mục đích khác thật cao cả và ý nghĩa.
Đầu tiên là "thâm ý" của vị linh mục quản xứ và là giám sư của lớp Tu sỹ Cầu Rầm, linh mục Hoàng Sỹ Hướng, trong việc chọn thời gian và địa điểm thi đấu. Ông không tổ chức vào những dịp đại lễ Noel, Chúa sống lại, hay gần hơn là ngày lễ Nhà Giáo Việt Nam - 20.11, mà chọn Chủ nhật ngày 15.11.2009.
Được biết, ngày hôm qua, đạo Công giáo Việt Nam mừng lễ Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, ngày mà như nhóm bình luận nói là ngày giỗ cha ông của họ, ngày tưởng nhớ các chứng nhân bất khuất của niềm tin. Bài học mà vị linh mục quản xứ Cầu Rầm cùng linh mục đặc trách Văn Hóa Thể Thao của ĐCV Nguyễn Hiệu Phượng muốn gửi tới học trò của mình và các tín hữu là: Muốn được vinh quang trong đời sống đức tin cũng như trong đời sống trần thế thì họ phải biết nỗ lực, biết cố gắng, họ phải biết học lời dạy của sứ đồ Paul là kiêng khem, tập luyện và tiến tới để đạt được triều thiên trong Thiên quốc.
Bên cạnh thời gian là việc chọn địa điểm. Ông không mượn các sân bóng trong nội thành, không đến sân bãi của các giáo họ nằm trong địa bàn Thành phố, mà lại chọn sân bãi của giáo họ nhỏ bé Yên Pháp ở ngoại ô. Đơn giản là vì sân cỏ này nằm sát bên trục đường đi về một số xã vùng Hưng Nguyên, địa bàn mà đang có những nghi vấn là nguyên quán của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Địa điểm thuận lợi và có loa đài rộn ràng khiến nhiều khách qua đường, nhiều ít gì cũng đã đứng lại ngó xem và nghe những điều họ nói.
Ý nghĩa sâu xa của linh mục Hoàng Sỹ Hướng khi có lời mời giao lưu bóng đá đã đành, mà theo tôi các tu sỹ đến từ Xã Đoài có cao ý không kém khi chỉ chọn giáo xứ Cầu Rầm để giao lưu bóng đá trong dịp này.
Cũng theo nhóm bình luận, tôi được biết, Cầu Rầm trong nghi vấn là giáo điểm Kẻ Rum mà nhà truyền giáo và cũng là nhà sáng tạo ra chữ quốc ngữ cho Việt Nam, Alexande de Rhodes, nói đến trong tác phẩm Hành Trình Truyền Giáo và Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài. Người bình luận nói rằng, trong hai tác phẩm ấy, Alexande de Rhodes cho biết, sau khi ở Quảng Bình mấy tuần, Alexande de Rhodes trở lại Nghệ An (1629), nơi mà trước đó một thời gian ngắn ông đã làm phép nhập đạo cho một số người. Và khi trở lại đây, được phép của nhà cầm quyền tỉnh lỵ Nghệ An, ông và đồng nghiệp đã làm phép nhập đạo cho khoảng 4.000 người.
Nhìn lại địa hình TP. Vinh tôi nghĩ điều mà người bình luận đó nói có lý, bởi thành Vinh nằm sát cửa sông Lam và rất gần với biển đông. Với phương tiện di chuyển thời xưa, thì chắc là nhà truyền đạo đó đã theo cửa sông Lam vào gặp quan Nghệ An để xin phép truyền đạo. Và một khi đã được phép thì ông chẳng cần đi đâu xa, khu vực thành Vinh và các làng xã lận cận ven các con sông quanh thành Vinh đủ cho Alexande de Rhodes dạy đạo. Nếu điều đó là sự thật, thì thầy trò nhóm khóa VIII có một cách hành hương và truyền gửi sứ điệp thật sâu sắc. Người bình luận cho biết: Chỉ tuần sau thôi, Đạo Công giáo Việt Nam sẽ mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm, và kỷ niệm 300 năm thành lập hai địa phận đầu tiên ở Việt Nam, nên nhóm sứ đồ tương lai này hành hương về đây để gợi nhắc sứ mạng truyền giáo cho mình và để gọi mời các tín hữu trong cứ điểm truyền giáo cách đây 390 năm của Alexande de Rhodes nhớ đến món quà đức tin và cũng là "món nợ" mà họ cần phải trả cho người khác. Họ đã thành công không chỉ nhắc nhở chính mình và gửi sứ điệp cho các đồng đạo, mà còn công khai nói đến chuyện đạo, nói lời của Đức Chúa Giêsu cho những người đến xem đá bóng và khách qua đường.
Bài học cho tôi là, trong cuộc sống, nếu một khi mình đã có lý tưởng cao cả thực sự và có khát khao thể hiện lý tưởng, thì mình sẽ có cách để bày tỏ. Và điều mà các tôn giáo có thể học được bài học là họ có thể tận dụng những trò chơi trong cuộc sống để qua đó nói về đạo lý, nói về ý nghĩa của cuộc sống một cách sinh động, khiến người nghe không cảm thấy bị gượng ép mà còn phấn khởi muốn nghe.
Lữ khách cuối tuần
Mỗi chiều Chủ nhật, tôi hay rời thành phố Vinh đi về các thôn làng để tận hưởng bầu không khí đồng quê và cầm theo chiếc máy ảnh để chụp đôi cảnh thiên nhiên cho khuây khỏa đầu óc. Chủ nhật này, ngày 15.11.2009, tôi đi về miệt huyện Hưng Nguyên, cụ thể là xã Hưng Yên. Nhưng khi về đây, tôi không chỉ được giải trí cuối tuần bởi cảnh sắc ngoại ô, mà còn học được bài học quý giá từ các tu sỹ Công giáo.
Vài tuần nay thời tiết Bắc và Trung Bộ đã vào mùa đông. Khoác trên mình chiếc áo ấm, đi dưới bầu trời đầy mây phủ, tôi cảm thấy lòng khoan khoái nhưng lại có cái gì đó đưa mình vào yên tĩnh nội tâm. Giữa sự phẳng lặng tâm hồn và cảnh quan đất trời, tôi bất chợt bị xáo động, rộn ràng bởi một đám đông đứng kín một đoạn đường trong tiếng la hét, vung tay đá chân vui sướng. Tiến lại gần, nhìn xuyên qua đám đông, tôi thấy có hai đội bóng đang thi đấu. Vốn là một "tín đồ" của "túc cầu giáo", tôi không bỏ lỡ cơ hội để xem trận bóng này. Khi mới tới gần, nghe các cổ động viên la ó sảng khoái, tôi nghĩ chắc hai đội này đá hay lắm. Nhưng quan sát một chút, tôi thấy các cầu thủ thi đấu ở mức độ trung bình. Nhưng có lẽ vì lai lịch các cầu thủ này và cách thức mà họ tổ chức trận đấu đã làm cho đám đông bị cuốn hút.
Trước hết là lai lịch của các cầu thủ. Không phải là các cầu thủ đến từ các câu lạc bộ hạng 2, hạng 3, không phải là các sinh viên tại các trường đại học của chính phủ, cũng chẳng phải là các trai làng vạm vỡ cơ bắp, sức khỏe hơn người, mà là những thanh niên trai trẻ đến từ hai trung tâm đào tạo tu trì Công giáo: Khóa VIII của Đại chủng viện (ĐCV) Vinh Thanh và Khóa VI lớp Tu Sinh tại giáo xứ Cầu Rầm, trung tâm TP. Vinh.
Có lẽ lâu nay, nhiều người dân nói chung, trong đó có cả tôi nghĩ rằng giới tu trì thì chỉ biết kinh kệ, nghiêm nghị trong bộ áo nhà tu, nếu có vui đùa thì chỉ là những câu chuyện, những bài giảng ở lớp học và bục giảng mà thôi. Vì thế, hôm nay thấy các tu sỹ đá bóng với nhau, có những động tác kỹ thuật khá cơ bản, thi đấu nhiệt tình nhưng không hề có va chạm ác ý, thậm chí khi đối thủ bị chấn thương, chính cầu thủ bên kia chăm sóc một cách tận tình, đã khiến nhiều tín hữu và những người dân khác kéo đến xem.
Bên cạnh sự biểu diễn của các cầu thủ trên sân cỏ, phía ngoài sân cũng có sự khác thường so với các trận đấu nằm trong khuôn khổ điều hành của Ngành Thể Thao, là họ có loa đài, có người bình luận trực tiếp. Cái hay của nhóm bình luận nơi đây, mà theo một số người đứng xem và cả chính bản thân tôi, là họ bình luận rất trung dung, công bằng và có nghệ thuật tạo hứng thú cho người xem. Các bình luận viên trung dung ở chỗ không thốt ra những từ ngữ có ý thiên vị bên nào. Thêm vào đó còn biết biện minh một cách hợp lý cho những động tác không có tính kỹ thuật cao khiến khán giả được gợi ý sự cảm thông và vui cười, cũng như các cầu thủ không bị ảnh hưởng tâm lý, ngược lại còn thất tự tin, phấn khởi hơn. Tôi đã phải xem hết hơn một hiệp đấu về cuối, với mục đích vừa để thả hồn theo những đường bóng của các tăng sỹ, vừa để xem nhóm bình luận viên này sẽ tiếp tục nói những gì. Lắng nghe kỹ điều họ nói, tôi thấy họ tổ chức một trận bóng đá với nhiều mục đích, và theo tôi, họ đã thành công.
Lấy mục đích hàng đầu là giao lưu bóng đá giữa lớp đàn anh cuối kỳ đào tạo ở ĐCV và lớp đàn em đầu đời tu trì, nhưng đàng sau đó họ có những mục đích khác thật cao cả và ý nghĩa.
Đầu tiên là "thâm ý" của vị linh mục quản xứ và là giám sư của lớp Tu sỹ Cầu Rầm, linh mục Hoàng Sỹ Hướng, trong việc chọn thời gian và địa điểm thi đấu. Ông không tổ chức vào những dịp đại lễ Noel, Chúa sống lại, hay gần hơn là ngày lễ Nhà Giáo Việt Nam - 20.11, mà chọn Chủ nhật ngày 15.11.2009.
Được biết, ngày hôm qua, đạo Công giáo Việt Nam mừng lễ Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, ngày mà như nhóm bình luận nói là ngày giỗ cha ông của họ, ngày tưởng nhớ các chứng nhân bất khuất của niềm tin. Bài học mà vị linh mục quản xứ Cầu Rầm cùng linh mục đặc trách Văn Hóa Thể Thao của ĐCV Nguyễn Hiệu Phượng muốn gửi tới học trò của mình và các tín hữu là: Muốn được vinh quang trong đời sống đức tin cũng như trong đời sống trần thế thì họ phải biết nỗ lực, biết cố gắng, họ phải biết học lời dạy của sứ đồ Paul là kiêng khem, tập luyện và tiến tới để đạt được triều thiên trong Thiên quốc.
Bên cạnh thời gian là việc chọn địa điểm. Ông không mượn các sân bóng trong nội thành, không đến sân bãi của các giáo họ nằm trong địa bàn Thành phố, mà lại chọn sân bãi của giáo họ nhỏ bé Yên Pháp ở ngoại ô. Đơn giản là vì sân cỏ này nằm sát bên trục đường đi về một số xã vùng Hưng Nguyên, địa bàn mà đang có những nghi vấn là nguyên quán của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Địa điểm thuận lợi và có loa đài rộn ràng khiến nhiều khách qua đường, nhiều ít gì cũng đã đứng lại ngó xem và nghe những điều họ nói.
Ý nghĩa sâu xa của linh mục Hoàng Sỹ Hướng khi có lời mời giao lưu bóng đá đã đành, mà theo tôi các tu sỹ đến từ Xã Đoài có cao ý không kém khi chỉ chọn giáo xứ Cầu Rầm để giao lưu bóng đá trong dịp này.
Cũng theo nhóm bình luận, tôi được biết, Cầu Rầm trong nghi vấn là giáo điểm Kẻ Rum mà nhà truyền giáo và cũng là nhà sáng tạo ra chữ quốc ngữ cho Việt Nam, Alexande de Rhodes, nói đến trong tác phẩm Hành Trình Truyền Giáo và Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài. Người bình luận nói rằng, trong hai tác phẩm ấy, Alexande de Rhodes cho biết, sau khi ở Quảng Bình mấy tuần, Alexande de Rhodes trở lại Nghệ An (1629), nơi mà trước đó một thời gian ngắn ông đã làm phép nhập đạo cho một số người. Và khi trở lại đây, được phép của nhà cầm quyền tỉnh lỵ Nghệ An, ông và đồng nghiệp đã làm phép nhập đạo cho khoảng 4.000 người.
Nhìn lại địa hình TP. Vinh tôi nghĩ điều mà người bình luận đó nói có lý, bởi thành Vinh nằm sát cửa sông Lam và rất gần với biển đông. Với phương tiện di chuyển thời xưa, thì chắc là nhà truyền đạo đó đã theo cửa sông Lam vào gặp quan Nghệ An để xin phép truyền đạo. Và một khi đã được phép thì ông chẳng cần đi đâu xa, khu vực thành Vinh và các làng xã lận cận ven các con sông quanh thành Vinh đủ cho Alexande de Rhodes dạy đạo. Nếu điều đó là sự thật, thì thầy trò nhóm khóa VIII có một cách hành hương và truyền gửi sứ điệp thật sâu sắc. Người bình luận cho biết: Chỉ tuần sau thôi, Đạo Công giáo Việt Nam sẽ mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm, và kỷ niệm 300 năm thành lập hai địa phận đầu tiên ở Việt Nam, nên nhóm sứ đồ tương lai này hành hương về đây để gợi nhắc sứ mạng truyền giáo cho mình và để gọi mời các tín hữu trong cứ điểm truyền giáo cách đây 390 năm của Alexande de Rhodes nhớ đến món quà đức tin và cũng là "món nợ" mà họ cần phải trả cho người khác. Họ đã thành công không chỉ nhắc nhở chính mình và gửi sứ điệp cho các đồng đạo, mà còn công khai nói đến chuyện đạo, nói lời của Đức Chúa Giêsu cho những người đến xem đá bóng và khách qua đường.
Bài học cho tôi là, trong cuộc sống, nếu một khi mình đã có lý tưởng cao cả thực sự và có khát khao thể hiện lý tưởng, thì mình sẽ có cách để bày tỏ. Và điều mà các tôn giáo có thể học được bài học là họ có thể tận dụng những trò chơi trong cuộc sống để qua đó nói về đạo lý, nói về ý nghĩa của cuộc sống một cách sinh động, khiến người nghe không cảm thấy bị gượng ép mà còn phấn khởi muốn nghe.
Lữ khách cuối tuần
12 năm vững bước trong mầu nhiệm đức tin của sinh viên TGP Hà Nội
Paulus Lê Sơn
09:01 16/11/2009
12 năm vững bước trong mầu nhiệm đức tin của sinh viên TGP Hà Nội
Đại hội truyền thống kỷ niện 12 năm thành lập của sinh viên tổng giáo phận Hà Nội đã kết thúc thành công tốt đẹp trong tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa. Qua sự thành công này sinh viên tổng giáo phận đã minh chứng một điều rất cụ thể, rõ ràng và chắc chắn là họ có thể vững bước trong con đường xây dựng một đại gia đình chung cho tất cả sinh viên công giáo trong tổng giáo phận Hà Nội. Một đại gia đình tri thức, hiệp nhất yêu thương và phục vụ trong Thiên Chúa.
Không có thành công nào mà không phải trả giá, không tránh được những khó khăn thách đố. Để đạt được một sự kết hợp tuyệt vời này, một sự kết hợp rộng lớn và chiều sâu. Sinh viên 10 giáo phận với đủ thành phần; văn hóa, sắc tộc, tính cách, v.v… vậy mà họ đã nên một. Mọi thứ gianh giới, rào cản đã hòa chung, quyện vào với nhau thành một khối hiệp nhất trong tin yêu, trong Thiên Chúa. Để có thành quả như ngày hôm nay sinh viên tổng giáo phận đã có những bước đi đầy gian khó và đôi khi bị dẫm đạp, đè bẹp trong những thách thức của xã hội, của những thế lực ma quỉ. Nhưng niềm tin mạnh mẽ đã giúp họ chiến thắng.
Bước đầu thành lập
“Cách đây 12 năm, vào ngày 7 tháng 12 năm 2009, Đức cố Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đinh Tụng đã chính thức thành lập hội sinh viên Công giáo tổng giáo phận Hà Nội.
Mười 12 năm trôi qua là mười 12 măm trải qua những gian nan và thử thách. Có nhưng lúc tưởng như tan rã và không thể đứng vững. Nhưng với sức mạnh của niềm tin, với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và với tình yên thương của Thiên Chúa, Hội sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà nội vẫn ngày càng phát triển và phát triển một cách mạnh mẽ.
Mười 12 năm trôi qua là mười 12 năm sống trong sự bao bọc và quan phòng của Thiên Chúa. Ngài đã gửi đến cho chúng ta những con người khôn ngoan tài đức và luôn có trái tim rộng mở như: Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, quý Cha đặc trách, quý ân nhân để cùng đồng hành và nâng đỡ. Để rồi, từ trong những gian nan và thử thách, Hội sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội vẫn ngày càng lớn mạnh và lớn mạnh như chúng ta đã trông thấy và đang trông thấy.
Thưa các bạn sinh viên! “Cây có cội suối có nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Với những truyền thống đạo lý này mà hôm nay chúng ta tổ chức Đại hội. Tổ chức Đại hội là để chúng ta cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và tri ân các đấng tiền nhân. Tổ chức Đại hội là để nhìn lại một hành trình. Một hành trình mà th? h? cha anh đã đi qua, đã để lại và từ đó chúng ta sẽ tiếp nối và bước đi cho một hành trình mới.”
Đây là lời tuyên bố của ban tổ chức trước giờ khai mạc. Lời tuyên bố này đã nói lên những điều mà sinh viên tổng giáo phận muốn khẳng định lại giá trị của tình yêu Thiên Chúa ngang qua các đấng bậc đã quan tâm. Dù trong muôn vàn khó khăn nhưng với sự khôn ngoan, can đảm và hiệp nhất giữa chủ chăn và đàn chiên. Hôm nay đàn chiên lớn mạnh, vững vàng và đang sinh ra những hoa trái thơm ngon. Sinh viên tổng giáo phận cảm tạ và tri ân hông ân Thiên Chúa cùng những mục tử tốt lành đã đồng hành, sẻ chia cùng sinh viên. Giờ đây họ nhìn lại hành trình mà thế hệ cha anh đã tiến bước và họ sẽ tiếp tục bước đi trong những hành trình mới. Đó là hành trình đi tìm Công lý - Hòa bình - sự thật, họ đi tìm giá trị cao cả cho cuộc sống, để kiến tạo nên một cuộc đời chứa chan tình yêu, họ đang tìm những điều đó nơi Thánh Giá Chúa.
Hai thế hệ chung một nỗi niềm
Đồng hành cùng đại hội nay năm có rất nhiều những anh chị cựu sinh viên đến từ khắp nơi trong tổng giáo phận Hà Nội. Một hiện tượng đang có chiều hướng gia tăng, những anh chị cựu sinh viên giờ đây họ là những doanh nhân thành đạt và có vị thế trong xã hội. Sự hiện diện của họ một phần nào đó khiến cho thế hệ sinh viên hôm nay có được sự học hỏi những bài học kinh nghiệm đáng quí trong cái xã hội này. Một xã hội mà những anh chị sinh viên đã chịu trận với những biến cố đau thương trực tiếp đến họ hoặc gián tiếp. Quả thật, điều này có ý nghĩa lớn lao cho sinh viên trong bối cảnh hiện tại. Một cựu sinh viên – giám đốc một công ty đã chia sẻ: “những thập niên trước đây, là những thập niên khó khăn, buồn đau mà cha ông chúng ta và thế hệ chúng tôi đã phải chịu trận rất nhiều chỉ vì tin yêu theo Chúa. Những biến cố khó khăn đau buồn đối với chúng tôi thì nhiều lắm, chỉ có điều là chúng tôi không có cơ hội bày tỏ cho ai được biết. Chúng tôi cũng muốn tạo lập một hội sinh viên công giáo để anh em có nơi chia sẻ, trò chuyện và mong giữ được đức tin trong cái thời khủng bố đó, nhưng khó lắm, phải nói là cực khó khăn. Thậm chí chúng tôi muốn gặp nhau để học hát, học giáo lý nếu bị phát hiện cũng bị đánh đuổi. Giờ đây thấy các bạn có được mái nhà chung quả nhiên chúng tôi rất vui mừng, mong rằng các bạn hãy cố gắng tiến bước và triển nở trong tình yêu của Thiên Chúa”. Một cựu sinh viên khác chia sẻ: “Tôi thấy rằng một mái nhà chung để sinh viên công giáo hội tụ trong niềm tin vào Thiên Chúa là rất quan trọng. Như tôi ngày trước, không có môi trường tham gia, không được trau dồi. Thế rồi tôi niềm tin bị vơi cạn, tôi lao đầu vào công danh sự nghiệp hão huyền, tôi đã bỏ Chúa mà để mong được là đảng viên đảng cộng sản. Mà có là đảng viên thì mới tiến lên được, mới có chức có quyền, thì mới giàu có được, nhưng mà thấy mình luôn trong cái thế bất an vì những ý nghĩ, mong muốn điên khùng đó. Một thời gian dài tôi trượt ngã như vậy. May thay, nhờ ơn Chúa tôi đã tỉnh thức trở lại. Tôi từ bỏ ý định vào đảng. Tôi thấy mình trở lại thế cân bằng hơn trong cuộc sống và thế rồi thời gian tôi đã dần khẳng định mình, đến giờ này tôi không cần đảng tôi vẫn có tiền. Nhưng tôi thấy tôi thật sự bình an và vững trãi trong Thiên Chúa. Rất mong rằng, các bạn sinh viên hãy cống hiến tài năng, sức trẻ, chất sám của mình cho giáo hội, cho quê hương đất nước trong cái tâm của người công giáo”. Một mái nhà chung, đó là sự hiệp nhất, đồng lòng, yêu thương nhau. Mong ước của tất cả mọi người không chỉ các bạn sinh viên mà đó cũng là nỗi niềm của cha anh.
Với các bạn sinh viên hiện tại thì sao? Một bạn sinh viên Hưng Hóa tâm sự “12 năm trôi qua và giờ đây chúng tôi được sống trong bầu khí của một gia đình tình yêu như thế này. Đã làm cho bản thân tôi vô cùng xúc động, tôi thấy năm nay số lượng các bạn sinh viên rất đông đảo, và không chỉ sinh viên công giáo, có rất nhiều bạn sinh viên không phải là công giáo cũng đến chung chia niềm vui, không chỉ có số lượng tăng lên mà chất lượng sinh viên tổng giáo phận cũng có chiều sâu rõ nét qua những việc làm, hành động cụ thể cho giáo hội và xã hội. Sinh viên đã mạnh mẽ, can đảm hơn để nói lên tiếng nói của mình đối với những biến cố của giáo hội đã và đang gặp phải. Những công việc bác ái xã hội, những chuyến đến với vùng miền nghèo khó, mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi và rất nhiều những công việc khác đã dần khẳng định cái chất của sinh viên công giáo. Nhưng quan trọng hơn, tôi thiết nghĩ đó là niềm tin, là tiếng nói, là sự hiệp nhất, là tình yêu đối với Thiên Chúa, với giáo hội. Tôi rất hi vọng, mái nhà chung sinh viên công giáo sẽ thật sự vững trãi, là nơi cất cao tiếng nói của tình yêu, của sự hiệp nhất trong Chúa và sẽ vượt thắng mọi sự dữ. Kết tinh lại trong một bước đi, đó là bước đi tìm Sự thật – Công lý – Hòa bình cho một xã hội tươi đẹp, thánh thiện trong Thiên Chúa”.
Sinh viên công giáo, họ đang dựng xây và phát triển, họ đang tự hào và tiến bước trong ý định của Thiên Chúa, ý định của Thiên Chúa muốn họ làm chứng cho Sự Thật – Công Lý – Hòa bình. Đúng như những ước vọng của mỗi sinh viên trong tâm tình của ngày đại hội.
Nguyện xin Thiên chúa chúc lành cho tổng hội sinh viên, cho mỗi con người, mỗi bạn sinh viên để họ là bàn tay nối dài của Chúa thực hiện ý định trong Chúa cho giáo hội, cho xã hội. Cho họ có đủ sức mạnh, can trường để là chứng nhân cho Công lý – Sự Thật – Hòa Bình.
Hà Nội 16/11/2009
Đại hội truyền thống kỷ niện 12 năm thành lập của sinh viên tổng giáo phận Hà Nội đã kết thúc thành công tốt đẹp trong tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa. Qua sự thành công này sinh viên tổng giáo phận đã minh chứng một điều rất cụ thể, rõ ràng và chắc chắn là họ có thể vững bước trong con đường xây dựng một đại gia đình chung cho tất cả sinh viên công giáo trong tổng giáo phận Hà Nội. Một đại gia đình tri thức, hiệp nhất yêu thương và phục vụ trong Thiên Chúa.
Không có thành công nào mà không phải trả giá, không tránh được những khó khăn thách đố. Để đạt được một sự kết hợp tuyệt vời này, một sự kết hợp rộng lớn và chiều sâu. Sinh viên 10 giáo phận với đủ thành phần; văn hóa, sắc tộc, tính cách, v.v… vậy mà họ đã nên một. Mọi thứ gianh giới, rào cản đã hòa chung, quyện vào với nhau thành một khối hiệp nhất trong tin yêu, trong Thiên Chúa. Để có thành quả như ngày hôm nay sinh viên tổng giáo phận đã có những bước đi đầy gian khó và đôi khi bị dẫm đạp, đè bẹp trong những thách thức của xã hội, của những thế lực ma quỉ. Nhưng niềm tin mạnh mẽ đã giúp họ chiến thắng.
Bước đầu thành lập
“Cách đây 12 năm, vào ngày 7 tháng 12 năm 2009, Đức cố Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đinh Tụng đã chính thức thành lập hội sinh viên Công giáo tổng giáo phận Hà Nội.
Mười 12 năm trôi qua là mười 12 măm trải qua những gian nan và thử thách. Có nhưng lúc tưởng như tan rã và không thể đứng vững. Nhưng với sức mạnh của niềm tin, với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và với tình yên thương của Thiên Chúa, Hội sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà nội vẫn ngày càng phát triển và phát triển một cách mạnh mẽ.
Mười 12 năm trôi qua là mười 12 năm sống trong sự bao bọc và quan phòng của Thiên Chúa. Ngài đã gửi đến cho chúng ta những con người khôn ngoan tài đức và luôn có trái tim rộng mở như: Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, quý Cha đặc trách, quý ân nhân để cùng đồng hành và nâng đỡ. Để rồi, từ trong những gian nan và thử thách, Hội sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội vẫn ngày càng lớn mạnh và lớn mạnh như chúng ta đã trông thấy và đang trông thấy.
Thưa các bạn sinh viên! “Cây có cội suối có nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Với những truyền thống đạo lý này mà hôm nay chúng ta tổ chức Đại hội. Tổ chức Đại hội là để chúng ta cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và tri ân các đấng tiền nhân. Tổ chức Đại hội là để nhìn lại một hành trình. Một hành trình mà th? h? cha anh đã đi qua, đã để lại và từ đó chúng ta sẽ tiếp nối và bước đi cho một hành trình mới.”
Đây là lời tuyên bố của ban tổ chức trước giờ khai mạc. Lời tuyên bố này đã nói lên những điều mà sinh viên tổng giáo phận muốn khẳng định lại giá trị của tình yêu Thiên Chúa ngang qua các đấng bậc đã quan tâm. Dù trong muôn vàn khó khăn nhưng với sự khôn ngoan, can đảm và hiệp nhất giữa chủ chăn và đàn chiên. Hôm nay đàn chiên lớn mạnh, vững vàng và đang sinh ra những hoa trái thơm ngon. Sinh viên tổng giáo phận cảm tạ và tri ân hông ân Thiên Chúa cùng những mục tử tốt lành đã đồng hành, sẻ chia cùng sinh viên. Giờ đây họ nhìn lại hành trình mà thế hệ cha anh đã tiến bước và họ sẽ tiếp tục bước đi trong những hành trình mới. Đó là hành trình đi tìm Công lý - Hòa bình - sự thật, họ đi tìm giá trị cao cả cho cuộc sống, để kiến tạo nên một cuộc đời chứa chan tình yêu, họ đang tìm những điều đó nơi Thánh Giá Chúa.
Hai thế hệ chung một nỗi niềm
Đồng hành cùng đại hội nay năm có rất nhiều những anh chị cựu sinh viên đến từ khắp nơi trong tổng giáo phận Hà Nội. Một hiện tượng đang có chiều hướng gia tăng, những anh chị cựu sinh viên giờ đây họ là những doanh nhân thành đạt và có vị thế trong xã hội. Sự hiện diện của họ một phần nào đó khiến cho thế hệ sinh viên hôm nay có được sự học hỏi những bài học kinh nghiệm đáng quí trong cái xã hội này. Một xã hội mà những anh chị sinh viên đã chịu trận với những biến cố đau thương trực tiếp đến họ hoặc gián tiếp. Quả thật, điều này có ý nghĩa lớn lao cho sinh viên trong bối cảnh hiện tại. Một cựu sinh viên – giám đốc một công ty đã chia sẻ: “những thập niên trước đây, là những thập niên khó khăn, buồn đau mà cha ông chúng ta và thế hệ chúng tôi đã phải chịu trận rất nhiều chỉ vì tin yêu theo Chúa. Những biến cố khó khăn đau buồn đối với chúng tôi thì nhiều lắm, chỉ có điều là chúng tôi không có cơ hội bày tỏ cho ai được biết. Chúng tôi cũng muốn tạo lập một hội sinh viên công giáo để anh em có nơi chia sẻ, trò chuyện và mong giữ được đức tin trong cái thời khủng bố đó, nhưng khó lắm, phải nói là cực khó khăn. Thậm chí chúng tôi muốn gặp nhau để học hát, học giáo lý nếu bị phát hiện cũng bị đánh đuổi. Giờ đây thấy các bạn có được mái nhà chung quả nhiên chúng tôi rất vui mừng, mong rằng các bạn hãy cố gắng tiến bước và triển nở trong tình yêu của Thiên Chúa”. Một cựu sinh viên khác chia sẻ: “Tôi thấy rằng một mái nhà chung để sinh viên công giáo hội tụ trong niềm tin vào Thiên Chúa là rất quan trọng. Như tôi ngày trước, không có môi trường tham gia, không được trau dồi. Thế rồi tôi niềm tin bị vơi cạn, tôi lao đầu vào công danh sự nghiệp hão huyền, tôi đã bỏ Chúa mà để mong được là đảng viên đảng cộng sản. Mà có là đảng viên thì mới tiến lên được, mới có chức có quyền, thì mới giàu có được, nhưng mà thấy mình luôn trong cái thế bất an vì những ý nghĩ, mong muốn điên khùng đó. Một thời gian dài tôi trượt ngã như vậy. May thay, nhờ ơn Chúa tôi đã tỉnh thức trở lại. Tôi từ bỏ ý định vào đảng. Tôi thấy mình trở lại thế cân bằng hơn trong cuộc sống và thế rồi thời gian tôi đã dần khẳng định mình, đến giờ này tôi không cần đảng tôi vẫn có tiền. Nhưng tôi thấy tôi thật sự bình an và vững trãi trong Thiên Chúa. Rất mong rằng, các bạn sinh viên hãy cống hiến tài năng, sức trẻ, chất sám của mình cho giáo hội, cho quê hương đất nước trong cái tâm của người công giáo”. Một mái nhà chung, đó là sự hiệp nhất, đồng lòng, yêu thương nhau. Mong ước của tất cả mọi người không chỉ các bạn sinh viên mà đó cũng là nỗi niềm của cha anh.
Với các bạn sinh viên hiện tại thì sao? Một bạn sinh viên Hưng Hóa tâm sự “12 năm trôi qua và giờ đây chúng tôi được sống trong bầu khí của một gia đình tình yêu như thế này. Đã làm cho bản thân tôi vô cùng xúc động, tôi thấy năm nay số lượng các bạn sinh viên rất đông đảo, và không chỉ sinh viên công giáo, có rất nhiều bạn sinh viên không phải là công giáo cũng đến chung chia niềm vui, không chỉ có số lượng tăng lên mà chất lượng sinh viên tổng giáo phận cũng có chiều sâu rõ nét qua những việc làm, hành động cụ thể cho giáo hội và xã hội. Sinh viên đã mạnh mẽ, can đảm hơn để nói lên tiếng nói của mình đối với những biến cố của giáo hội đã và đang gặp phải. Những công việc bác ái xã hội, những chuyến đến với vùng miền nghèo khó, mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi và rất nhiều những công việc khác đã dần khẳng định cái chất của sinh viên công giáo. Nhưng quan trọng hơn, tôi thiết nghĩ đó là niềm tin, là tiếng nói, là sự hiệp nhất, là tình yêu đối với Thiên Chúa, với giáo hội. Tôi rất hi vọng, mái nhà chung sinh viên công giáo sẽ thật sự vững trãi, là nơi cất cao tiếng nói của tình yêu, của sự hiệp nhất trong Chúa và sẽ vượt thắng mọi sự dữ. Kết tinh lại trong một bước đi, đó là bước đi tìm Sự thật – Công lý – Hòa bình cho một xã hội tươi đẹp, thánh thiện trong Thiên Chúa”.
Sinh viên công giáo, họ đang dựng xây và phát triển, họ đang tự hào và tiến bước trong ý định của Thiên Chúa, ý định của Thiên Chúa muốn họ làm chứng cho Sự Thật – Công Lý – Hòa bình. Đúng như những ước vọng của mỗi sinh viên trong tâm tình của ngày đại hội.
Nguyện xin Thiên chúa chúc lành cho tổng hội sinh viên, cho mỗi con người, mỗi bạn sinh viên để họ là bàn tay nối dài của Chúa thực hiện ý định trong Chúa cho giáo hội, cho xã hội. Cho họ có đủ sức mạnh, can trường để là chứng nhân cho Công lý – Sự Thật – Hòa Bình.
Hà Nội 16/11/2009
Linh Mục Đoàn TGP Hà Nội Kết Thúc Kỳ Tĩnh Tâm Năm
TGP Hà Nội
09:03 16/11/2009
Linh Mục Đoàn TGP Hà Nội Kết Thúc Kỳ Tĩnh Tâm Năm
Hà Nội, 14-11-09, Linh mục đoàn TGP Hà Nội đã kết thúc tuần tĩnh tâm từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 11 tại đan viện Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục Giáo phận Bắc Ninh.
Hà Nội, 14-11-09, Linh mục đoàn TGP Hà Nội đã kết thúc tuần tĩnh tâm từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 11 tại đan viện Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục Giáo phận Bắc Ninh.
Việc tĩnh tâm của linh mục đoàn TGP Hà Nội trong 1 năm thường được sắp xếp: thứ 4 đầu tháng lẻ tĩnh tâm linh mục đoàn toàn TGP tại Toà Tổng Giám Mục Hà Nội; tháng chẵn các linh mục trong hạt tĩnh tâm với nhau một ngày; đầu tháng 11 tĩnh tâm toàn thể linh mục đoàn trong 1 tuần.
Tuần tĩnh tâm năm nay vắng 4 linh mục vì lý do sức khoẻ và 2 linh mục phải lo đốc thúc việc chuẩn bị lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện.
Châu Sơn là địa điểm lý tưởng cho việc tĩnh tâm nhờ vào khung cảnh yên tĩnh và thoáng mát. Hơn nữa, năm nay Đan Viện đã hoàn thiện khu nhà đủ cho trên dưới 100 người lưu lại để tĩnh tâm. trước tuần tĩnh tiâm của linh mục đoàn TGP Hà Nội, tại đây đã đón tiếp 2 đợt tĩnh tâm của linh mục đoàn Giáo phận Hải Phòng và linh mục đoàn Giáo phận Lạng Sơn.
Đức Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt đã hướng dẫn cho tuần tĩnh tâm năm nay. Các bài gợi ý của Ngài được dựa trên tập sách “Lời Hứa Ban Sự Sống” của linh mục Timothy Radcliff, OP. Xen kẽ vào đó, Đức TGM Giuse và Đức Giám mục Phụ tá Laurenxô đã luân phiên trình bày về 3 lời khuyên Phúc Âm - Khiết tịnh, Khó nghèo, Vâng lời - vào giờ huấn dụ mỗi ngày.
Việc tách ra khỏi Địa phận để đến ở một nơi riêng biệt là dịp để mỗi linh mục kết hiệp đặc biệt với Chúa, đồng thời là dịp để sống tình huynh đệ với nhau. Trong dịp này, linh mục đoàn TGP Hà Nội còn được dịp sống tốt hơn lời kinh Phụng Vụ mỗi ngày của mình nhờ việc hát kinh chung với các đan sỹ dòng Xitô Kinh giờ 6 và Kinh chiều mỗi ngày.
Vào chiều ngày cuối cùng trong tuần tĩnh tâm, toàn thể linh mục đoàn đã đi đàng Thánh giá trọng thể trên con đường lên hang núi Đức Mẹ.
Kết thúc tuần tĩnh tâm năm của Linh mục trong Giáo phận, Đức TGM Giuse đã chia sẻ cùng Đức Cha Phụ Tá và các linh mục hiện diện diễn tiến Ngài đệ đơn trình bày với Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 về tình trạng yếu sức khỏe của Ngài.
Trong bầu khí gia đình hiệp nhất thân thương, Đức cha Phụ tá Laurenxô đã thay mặt Linh mục đòan bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc và yêu mến chân thành của mình cũng như của mọi anh em linh mục đối với Đức TGM Giuse.
Đức Cha Phụ tá cũng xin các linh mục trong giáo phận tiếp tục mời gọi giáo dân cầu nguyện thật nhiều cho Đức TGM Giuse để Ngài sớm hồi phục hầu tiếp tục hướng dẫn giáo phận đang trên đà phát triển và hòan thành tốt đẹp nhiệm vụ Chúa và Giáo Hội trao phó.
Trở về với công việc của Tổng Giáo Phận, Đức TGM Giuse và linh mục đoàn đã có hơn 3 tiếng đồng hồ để cùng duyệt xét lại công tác tổ chức của từng ban cho ngày lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Sở Kiện sắp tới.
Hà Nội, 14-11-09, Linh mục đoàn TGP Hà Nội đã kết thúc tuần tĩnh tâm từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 11 tại đan viện Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục Giáo phận Bắc Ninh.
Hà Nội, 14-11-09, Linh mục đoàn TGP Hà Nội đã kết thúc tuần tĩnh tâm từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 11 tại đan viện Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục Giáo phận Bắc Ninh.
Việc tĩnh tâm của linh mục đoàn TGP Hà Nội trong 1 năm thường được sắp xếp: thứ 4 đầu tháng lẻ tĩnh tâm linh mục đoàn toàn TGP tại Toà Tổng Giám Mục Hà Nội; tháng chẵn các linh mục trong hạt tĩnh tâm với nhau một ngày; đầu tháng 11 tĩnh tâm toàn thể linh mục đoàn trong 1 tuần.
Tuần tĩnh tâm năm nay vắng 4 linh mục vì lý do sức khoẻ và 2 linh mục phải lo đốc thúc việc chuẩn bị lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện.
Châu Sơn là địa điểm lý tưởng cho việc tĩnh tâm nhờ vào khung cảnh yên tĩnh và thoáng mát. Hơn nữa, năm nay Đan Viện đã hoàn thiện khu nhà đủ cho trên dưới 100 người lưu lại để tĩnh tâm. trước tuần tĩnh tiâm của linh mục đoàn TGP Hà Nội, tại đây đã đón tiếp 2 đợt tĩnh tâm của linh mục đoàn Giáo phận Hải Phòng và linh mục đoàn Giáo phận Lạng Sơn.
Đức Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt đã hướng dẫn cho tuần tĩnh tâm năm nay. Các bài gợi ý của Ngài được dựa trên tập sách “Lời Hứa Ban Sự Sống” của linh mục Timothy Radcliff, OP. Xen kẽ vào đó, Đức TGM Giuse và Đức Giám mục Phụ tá Laurenxô đã luân phiên trình bày về 3 lời khuyên Phúc Âm - Khiết tịnh, Khó nghèo, Vâng lời - vào giờ huấn dụ mỗi ngày.
Việc tách ra khỏi Địa phận để đến ở một nơi riêng biệt là dịp để mỗi linh mục kết hiệp đặc biệt với Chúa, đồng thời là dịp để sống tình huynh đệ với nhau. Trong dịp này, linh mục đoàn TGP Hà Nội còn được dịp sống tốt hơn lời kinh Phụng Vụ mỗi ngày của mình nhờ việc hát kinh chung với các đan sỹ dòng Xitô Kinh giờ 6 và Kinh chiều mỗi ngày.
Vào chiều ngày cuối cùng trong tuần tĩnh tâm, toàn thể linh mục đoàn đã đi đàng Thánh giá trọng thể trên con đường lên hang núi Đức Mẹ.
Kết thúc tuần tĩnh tâm năm của Linh mục trong Giáo phận, Đức TGM Giuse đã chia sẻ cùng Đức Cha Phụ Tá và các linh mục hiện diện diễn tiến Ngài đệ đơn trình bày với Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 về tình trạng yếu sức khỏe của Ngài.
Trong bầu khí gia đình hiệp nhất thân thương, Đức cha Phụ tá Laurenxô đã thay mặt Linh mục đòan bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc và yêu mến chân thành của mình cũng như của mọi anh em linh mục đối với Đức TGM Giuse.
Đức Cha Phụ tá cũng xin các linh mục trong giáo phận tiếp tục mời gọi giáo dân cầu nguyện thật nhiều cho Đức TGM Giuse để Ngài sớm hồi phục hầu tiếp tục hướng dẫn giáo phận đang trên đà phát triển và hòan thành tốt đẹp nhiệm vụ Chúa và Giáo Hội trao phó.
Trở về với công việc của Tổng Giáo Phận, Đức TGM Giuse và linh mục đoàn đã có hơn 3 tiếng đồng hồ để cùng duyệt xét lại công tác tổ chức của từng ban cho ngày lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Sở Kiện sắp tới.
Thông tin cần biết khi tham dự lễ khai mạc năm thánh 2010 tại Sở Kiện
TGP Hà Nội
09:06 16/11/2009
VÀI THÔNG TIN CẦN BIẾT KHI THAM DỰ LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH
1- Địa chỉ: Nơi cử hành lễ Khai mạc: Nhà thờ Sở Kiện, thị trấn Kiện Khê, tỉnh Hà nam. Cách Hà nội 70Km về phía nam. Cách Phủ lý 5Km về phía nam. Cách thành phố Ninh bình 28Km về phía bắc. Có ô tô buýt thường xuyên. Và xe ôm luôn túc trực.
VÀI THÔNG TIN CẦN BIẾT KHI THAM DỰ LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH TẠI SỞ KIỆN 224-11-2009
1- Địa chỉ: Nơi cử hành lễ Khai mạc: Nhà thờ Sở Kiện, thị trấn Kiện Khê, tỉnh Hà nam. Cách Hà nội 70Km về phía nam. Cách Phủ lý 5Km về phía nam. Cách thành phố Ninh bình 28Km về phía bắc. Có ô tô buýt thường xuyên. Và xe ôm luôn túc trực.
Từ Miền Trung ra: Các tuyến xe khách đi Hà Nội đều đi qua Sở Kiện.
Từ phía Hà Nội xuống: các tuyến xe đi Vinh, Thanh Hóa, Huế, Ninh Bình tại bến xe Phía Nam (Giáp Bát) và bến xe Mỹ Đình đều đi qua Sở Kiện. Xe đi Nam Định sẽ tới Phủ Lý (cách Sở Kiện 5km).
2- Chương trình: Chiều ngày 23-11-2009 bắt đầu rước kiệu Các Thánh Tử Đạo vào lúc 17:30. Sáng ngày 24-11-2009 bắt đầu rước đoàn đồng tế vào lúc 08:30. Các cha mặc áo lễ trước 30’. Giáo dân nên đến sớm hơn để ổn định chỗ ngồi. Mọi người mang theo nến để cầm khi đi rước kiệu.
3- Thời tiết: Tại Sở Kiện tuần này khá lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 12 đến 18 độ C. Cần mặc ấm. Nhất là nếu muốn nghỉ qua đêm. Có thể có mưa phùn. Mang theo nón, mũ, ô dù chắc không thừa.
4- Trật tự: Các loại xe phải để trong các bãi giữ xe đã qui định. Trong thánh lễ mọi người ngồi suốt cuộc lễ trừ lúc chịu lễ. Tuyệt đối giữ các lối đi thông thoáng. Tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của các trật tự viên. Khi ra về cần kiên nhẫn và thoải mái. Luôn cảnh giác kẻ gian lợi dụng đám đông chen lấn.
5- Nơi đón tiếp
1. Đón tiếp Qúy Đức cha trong HĐGM VN - Qúy khách quốc tế và Qúy cha Giám đốc các ĐCV.
Khách sạn Hòa Bình.
Đ/C: Số 104, Đ. Trần Phú, P. Quang Trung, Tp Phủ Lý, Hà Nam
ĐT: (0351) 3851005
2. Đón tiếp Qúy cha Tổng Đại diện và một số khách đã đặt phòng trước.
Khách sạn Hương Việt.
Đ/C: Số 278, Đ. 1A, Tp Phủ Lý, Hà Nam.
ĐT: (0351) 3842674
3. Đón tiếp Qúy linh mục và các nam tu sĩ: được chia về các nhà dân.
Khu vực Giáo xứ Sở Kiện.
Đ/C: Thị trấn Kiện Khê – Thanh Liêm – Hà Nam.
Các nữ tu sẽ nghỉ tại Nhà Dòng Sở và Kiện.
Dự phòng: Các nhà dân xứ Lan Mát và Lại Xá: cách Sở Kiện 2,5 Km
4. Đón tiếp đại biểu giáo dân của giáo tỉnh Huế và Sài Gòn.
Giáo xứ An Phú (Kẻ Tâng)
Đ/C: Xã Thanh Hương – Thanh Liêm – Hà Nam. Đi từ Ninh Bình dừng lại ở Km 24; đi từ Phủ Lý xuống dừng lại ở Km 10.
ĐT liên hệ: Cha Giuse Hưng: 0985372035
Ông Chánh Toàn: 01697079410
5. Đón tiếp đại biểu giáo dân của giáo tỉnh Hà Nội.
Giáo xứ Tràng Châu.
Đ/C: Thôn Tràng Châu, xã Châu Sơn, Tp Phủ Lý, Hà Nam.
ĐT liên hệ: Thầy Tự - Tu đoàn Truyền Tin: 0987205608
Ông Trùm Sơn: (0351) 3501132
1- Địa chỉ: Nơi cử hành lễ Khai mạc: Nhà thờ Sở Kiện, thị trấn Kiện Khê, tỉnh Hà nam. Cách Hà nội 70Km về phía nam. Cách Phủ lý 5Km về phía nam. Cách thành phố Ninh bình 28Km về phía bắc. Có ô tô buýt thường xuyên. Và xe ôm luôn túc trực.
VÀI THÔNG TIN CẦN BIẾT KHI THAM DỰ LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH TẠI SỞ KIỆN 224-11-2009
1- Địa chỉ: Nơi cử hành lễ Khai mạc: Nhà thờ Sở Kiện, thị trấn Kiện Khê, tỉnh Hà nam. Cách Hà nội 70Km về phía nam. Cách Phủ lý 5Km về phía nam. Cách thành phố Ninh bình 28Km về phía bắc. Có ô tô buýt thường xuyên. Và xe ôm luôn túc trực.
Từ Miền Trung ra: Các tuyến xe khách đi Hà Nội đều đi qua Sở Kiện.
Từ phía Hà Nội xuống: các tuyến xe đi Vinh, Thanh Hóa, Huế, Ninh Bình tại bến xe Phía Nam (Giáp Bát) và bến xe Mỹ Đình đều đi qua Sở Kiện. Xe đi Nam Định sẽ tới Phủ Lý (cách Sở Kiện 5km).
2- Chương trình: Chiều ngày 23-11-2009 bắt đầu rước kiệu Các Thánh Tử Đạo vào lúc 17:30. Sáng ngày 24-11-2009 bắt đầu rước đoàn đồng tế vào lúc 08:30. Các cha mặc áo lễ trước 30’. Giáo dân nên đến sớm hơn để ổn định chỗ ngồi. Mọi người mang theo nến để cầm khi đi rước kiệu.
3- Thời tiết: Tại Sở Kiện tuần này khá lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 12 đến 18 độ C. Cần mặc ấm. Nhất là nếu muốn nghỉ qua đêm. Có thể có mưa phùn. Mang theo nón, mũ, ô dù chắc không thừa.
4- Trật tự: Các loại xe phải để trong các bãi giữ xe đã qui định. Trong thánh lễ mọi người ngồi suốt cuộc lễ trừ lúc chịu lễ. Tuyệt đối giữ các lối đi thông thoáng. Tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của các trật tự viên. Khi ra về cần kiên nhẫn và thoải mái. Luôn cảnh giác kẻ gian lợi dụng đám đông chen lấn.
5- Nơi đón tiếp
1. Đón tiếp Qúy Đức cha trong HĐGM VN - Qúy khách quốc tế và Qúy cha Giám đốc các ĐCV.
Khách sạn Hòa Bình.
Đ/C: Số 104, Đ. Trần Phú, P. Quang Trung, Tp Phủ Lý, Hà Nam
ĐT: (0351) 3851005
2. Đón tiếp Qúy cha Tổng Đại diện và một số khách đã đặt phòng trước.
Khách sạn Hương Việt.
Đ/C: Số 278, Đ. 1A, Tp Phủ Lý, Hà Nam.
ĐT: (0351) 3842674
3. Đón tiếp Qúy linh mục và các nam tu sĩ: được chia về các nhà dân.
Khu vực Giáo xứ Sở Kiện.
Đ/C: Thị trấn Kiện Khê – Thanh Liêm – Hà Nam.
Các nữ tu sẽ nghỉ tại Nhà Dòng Sở và Kiện.
Dự phòng: Các nhà dân xứ Lan Mát và Lại Xá: cách Sở Kiện 2,5 Km
4. Đón tiếp đại biểu giáo dân của giáo tỉnh Huế và Sài Gòn.
Giáo xứ An Phú (Kẻ Tâng)
Đ/C: Xã Thanh Hương – Thanh Liêm – Hà Nam. Đi từ Ninh Bình dừng lại ở Km 24; đi từ Phủ Lý xuống dừng lại ở Km 10.
ĐT liên hệ: Cha Giuse Hưng: 0985372035
Ông Chánh Toàn: 01697079410
5. Đón tiếp đại biểu giáo dân của giáo tỉnh Hà Nội.
Giáo xứ Tràng Châu.
Đ/C: Thôn Tràng Châu, xã Châu Sơn, Tp Phủ Lý, Hà Nam.
ĐT liên hệ: Thầy Tự - Tu đoàn Truyền Tin: 0987205608
Ông Trùm Sơn: (0351) 3501132
Cảm xúc về giờ cầu nguyện Taize tại Đại hội truyền thống SVTGP Hà Nội.
Nguyễn Thu Trang/ Ban Truyền Thông
09:42 16/11/2009
Cảm xúc về giờ cầu nguyện Taize tại Đại hội truyền thống SVTGP Hà Nội.
Từ những ngày đầu tham gia vào Hội Sinh viên Tổng Giáo phận (SVTGP) Hà Nội, tôi được làm quen với một cách thức cầu nguyện mới: cầu nguyện Taizê. Tôi thường tham gia những giờ cầu nguyện Taizê này, đó là những giờ cầu nguyện phần nhiều giữ im lặng tuyệt đối, thả hồn theo tiếng nhạc du dương không lời, để những tiếng nói tận sâu trong đáy lòng bạn tự lên tiếng, dẫn dắt bạn trò chuyện với Chúa và tới những phần sâu kín nhất trong tâm hồn mà đôi khi những tiếng nói ấy bị lấn át quá lâu bởi những tạp âm trong cuộc sống thường nhật hối hả. Nếu bạn mệt mỏi, mất niềm tin và phương hướng thì đây quả là “liều thuốc” chữa khỏi “căn bệnh” cách hiệu quả nhất.
Xem hình bấm vào đây
Tham gia Đại hội truyền thống SVTGP Hà Nội lần thứ 12 năm nay, tôi được tham dự giờ cầu nguyện Taize sau đêm văn nghệ tối 14/11/2009 và thực sự nó đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng và cảm xúc. Thú thật, lúc đầu mải mê giao lưu ở các trại, tôi không có ý định tham gia vào phần cầu nguyện này; nhưng rồi nghe tiếng nhạc nhẹ nhàng, những lời linh hướng sâu sắc, lay động của Thầy Tôma Vũ Trung Tín; chứng kiến những bước chân dò dẫm, rụt rè, những đôi vai run run lên vì xúc động, tôi quyết định gia nhập. Nhắm mắt thật chặt, tôi đưa tay cho người dẫn đường, bắt đầu hòa mình vào dòng nhạc và bóng tối... Tôi không mang theo mình tấm khăn nhỏ để che kín đôi mắt như các bạn, vì thế những bước chân đầu tiên cũng là một thử thách đối với tôi, tôi muốn mở to đôi mắt mình để nhìn thấy đường, để khỏi sợ hãi khi bị bóng tối vây quanh … nhưng cuối cùng cái bản tính tò mò trong tôi cũng chiến thắng: “Để xem có gì thú vị đang chờ đợi mình?”.
Cảm giác đầu tiên của tôi khi bắt đầu nhập vào bóng tối là cảm giác xúc động lan nhanh từ cánh tay tới cả thân người. Mắt tôi không còn nhìn thấy những sự vật xung quanh nữa, nhưng những giác quan còn lại bỗng trở nên nhạy cảm vô cùng… Tôi cảm nhận rõ cái lạnh đầu mùa đang thấm nhanh qua da thịt, vai tôi cảm thấy những cái siết nhẹ và cái “rùng mình” khe khẽ của bạn gái phía sau mỗi khi một cơn gió lạnh lùa qua. Tôi đếm được cả nhịp của những bước chân xung quanh mình, những bước chân e dè, thận trọng “biết đâu lại vấp ngã”… Càng về khuya trời càng lạnh, gió và những cơn mưa nhỏ thi nhau tạt qua mặt tôi lạnh buốt. “Chúa từ nhân ơi, xin đừng thử thách con, vì con mệt mỏi lắm rồi…”, tiếng hát vang lên êm đềm tha thiết, đẩy những cảm xúc trong lòng lên cao, tôi thấy mi mắt mình bắt đầu đẫm nước…
Càng bước, tôi càng hòa mình vào sâu hơn, không phải trong bóng tối mà trong dòng cảm xúc của mình. Tôi sợ bị tuột tay khỏi vai người phía trước, bị lạc đường, sợ vấp ngã, sợ cái ảo giác trong đầu đang vẽ ra viễn cảnh tôi bị rơi vào một vực thẳm nào đó nếu chẳng may bước không cẩn thận. Tôi hình dung ra cảnh loài người lầm lũi bước đi trong đêm tối, không người chỉ lối dẫn đường; chìm đắm trong sợ hãi, yếu đuối, đói khát, lạnh lẽo, hoang mang không biết mình sẽ đi đâu, về đâu… Phải chăng đó là lúc con người không nhận biết Chúa, không cậy trông vào Chúa để bị những tội lỗi, những hời hợt buông thả, những lầm lạc cuốn vào tăm tối, để xa rời Chúa và vòng tay bao bọc yêu thương của Người? Tiếng nhạc vẫn vang lên da diết theo mỗi bước chân tôi: “Con không tựa vào Ngài, đời con như lá úa phai…”. Tôi tự hỏi đã bao lần trong cuộc sống tôi cũng đã “bỏ rơi” Chúa chạy theo những thú vui của riêng mình.
Chúng tôi tiếp tục bước. Tiếng nhạc du dương xa dần, cái lạnh lẽo và im lặng bao trùm xung quanh, nỗi sợ hãi vẫn chế ngự tâm trí. Rồi một bàn tay ai đó nắm lấy tay tôi đặt vào một sợi dây nhỏ ngang tầm tay, sợi dây mảnh nhưng được kéo căng và vững chắc. Chúng tôi nương theo sợi dây, vẫn bước từng bước nhỏ nhưng đã chắc chắn và tự tin hơn. Tôi lại liên tưởng đến con người, và sợi dây kia chính là mối liên hệ với Chúa, là bàn tay Chúa yêu thương đang dẫn dắt chúng tôi đến với Người.
Đi xa hơn, những tế bào ánh sáng nhạy cảm trong đôi mắt nhắm nghiền của tôi lần này hoàn toàn không còn cảm nhận được gì nữa. Gió vẫn thổi từng cơn lạnh buốt, thậm chí còn mạnh hơn lúc trước nhiều, tôi cảm nhận được con đường dưới chân mình thoai thoải dốc gồ ghề, một vài cái hố nhỏ, những cành cây khô bị dẫm lên kêu lạo xạo, mùi cỏ tươi nồng nồng thoang thoảng xung quanh. Sợi dây không còn trong tay nữa, chúng tôi bước những bước ngắn, khó khăn hơn, sợ hãi và hơi lạnh lại cuốn lấy chúng tôi gào thét. Chúng tôi được hướng dẫn ngồi xuống nghỉ ngơi 1 lúc trước khi bước tiếp, hình như cảm nhận được sự run rẩy và cái lạnh lẽo từ tôi, bạn nữ ngồi cạnh tôi xoa xoa những ngón tay nhỏ mềm vào đôi tay tôi giúp tôi bớt lạnh dù tay bạn cũng không ấm hơn tay tôi nhiều lắm. Tôi cảm động mà quên cả nói lời cảm ơn với bạn.
Rồi chúng tôi lại tiếp tục đứng dậy, dò dẫm bước thêm một đoạn nữa trước khi dừng hẳn lại. Gió chưa thôi tạt những hạt mưa lạnh buốt vào mặt, vào người nhưng tôi thấy yên tâm hơn, “có lẽ mình sắp tới nơi rồi”. Bỗng từ đâu tiếng sấm ầm ầm, tiếng thét, tiếng khóc, tiếng kêu gào, tiếng cười đắc thắng, tiếng kêu đau đớn… vang lên khắp nơi xung quanh tôi. Tôi có cảm giác như ngày tận thế đã đến, xung quanh tôi là tiếng quỷ dữ thắng thế và tiếng kêu gào của những nạn nhân của chúng. Tôi cũng nghe thấy tiếng kêu la thất thanh sợ hãi của những người bạn mình. Tôi quàng 2 tay ôm chặt lấy đôi vai người bạn bên cạnh, run lên. Nước mắt thi nhau tràn qua đôi mắt nhắm nghiền chảy xuống mặt tôi lạnh lẽo. Tôi rơi vào sợ hãi và xúc động đến tột cùng! Rồi tôi lại nghe thấy tiếng nhạc vang lên nhẹ nhàng, tiếng kêu khóc cũng chấm dứt, chúng tôi được hướng dẫn đưa tay tháo khăn che mắt cho những người xung quanh mình. Tôi mở choàng mắt, sợ hãi và bóng tối không còn nữa, tôi thấy mình đang đứng trước một cánh đồng rộng, ở giữa là một đống củi rất to đã được chuẩn bị từ trước có lẽ là để dành cho lửa trại.
Vẫn còn thổn thức nhưng tôi cùng mọi người nhanh chóng quây thành những vòng tròn đồng tâm quanh đống củi. Lửa được thắp lên xua tan hơi lạnh và sự im lặng trước đó không lâu. Dưới sự hướng dẫn của Thầy Tôma và các anh chị SVCG Thạch Bích, chúng tôi bắt đầu nhảy cử điệu quanh đống lửa hát hò vui vẻ trước khi thắp nến cầu nguyện cho những em nhỏ được chôn cất cách đây không xa, các em chưa bao giờ được cất tiếng khóc chào đời do sự lan tràn của nạn nạo phá thai, lời của Thầy Toma trầm ấm vang lên: “Con người quá nhỏ nhoi, yếu đuối để có thể khẳng định rằng, có những tội mình sẽ không bao giờ mắc phạm”. Theo tiếng nhạc của ca khúc “Hãy thắp sáng lên”, chúng tôi trang nghiêm tiến vào một ngọn tháp nho nhỏ, xếp những cây nến đang cháy lung linh lên những mảnh xốp hình trái tim và mang ra hồ gần đó để thả xuống, thay cho những lời cầu nguyện cho các em. Chúng tôi đứng quanh hồ lặng yên để mỗi người tự cảm nhận và cầu nguyện theo cảm xúc của riêng mình.
Giờ cầu nguyện kết thúc, nhưng tôi chắc rằng không chỉ tôi mà tất cả các bạn đều có một ấn tượng sâu sắc với giờ cầu nguyện ý nghĩa và thiêng liêng thế này. Sau những “giây phút hồi tâm”, cảm nhận được bóng tối và sợ hãi chắc ai ai cũng ý thức được thân phận con người yếu đuối, mỏng manh của mình nếu không có bàn tay phù trì chăm sóc của Chúa. Qua đó, giờ cầu nguyện giúp tất cả mọi người biết đặt niềm tin và tín thác vào Chúa để Người dẫn lối về chốn bình an.
Từ những ngày đầu tham gia vào Hội Sinh viên Tổng Giáo phận (SVTGP) Hà Nội, tôi được làm quen với một cách thức cầu nguyện mới: cầu nguyện Taizê. Tôi thường tham gia những giờ cầu nguyện Taizê này, đó là những giờ cầu nguyện phần nhiều giữ im lặng tuyệt đối, thả hồn theo tiếng nhạc du dương không lời, để những tiếng nói tận sâu trong đáy lòng bạn tự lên tiếng, dẫn dắt bạn trò chuyện với Chúa và tới những phần sâu kín nhất trong tâm hồn mà đôi khi những tiếng nói ấy bị lấn át quá lâu bởi những tạp âm trong cuộc sống thường nhật hối hả. Nếu bạn mệt mỏi, mất niềm tin và phương hướng thì đây quả là “liều thuốc” chữa khỏi “căn bệnh” cách hiệu quả nhất.
Xem hình bấm vào đây
Tham gia Đại hội truyền thống SVTGP Hà Nội lần thứ 12 năm nay, tôi được tham dự giờ cầu nguyện Taize sau đêm văn nghệ tối 14/11/2009 và thực sự nó đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng và cảm xúc. Thú thật, lúc đầu mải mê giao lưu ở các trại, tôi không có ý định tham gia vào phần cầu nguyện này; nhưng rồi nghe tiếng nhạc nhẹ nhàng, những lời linh hướng sâu sắc, lay động của Thầy Tôma Vũ Trung Tín; chứng kiến những bước chân dò dẫm, rụt rè, những đôi vai run run lên vì xúc động, tôi quyết định gia nhập. Nhắm mắt thật chặt, tôi đưa tay cho người dẫn đường, bắt đầu hòa mình vào dòng nhạc và bóng tối... Tôi không mang theo mình tấm khăn nhỏ để che kín đôi mắt như các bạn, vì thế những bước chân đầu tiên cũng là một thử thách đối với tôi, tôi muốn mở to đôi mắt mình để nhìn thấy đường, để khỏi sợ hãi khi bị bóng tối vây quanh … nhưng cuối cùng cái bản tính tò mò trong tôi cũng chiến thắng: “Để xem có gì thú vị đang chờ đợi mình?”.
Cảm giác đầu tiên của tôi khi bắt đầu nhập vào bóng tối là cảm giác xúc động lan nhanh từ cánh tay tới cả thân người. Mắt tôi không còn nhìn thấy những sự vật xung quanh nữa, nhưng những giác quan còn lại bỗng trở nên nhạy cảm vô cùng… Tôi cảm nhận rõ cái lạnh đầu mùa đang thấm nhanh qua da thịt, vai tôi cảm thấy những cái siết nhẹ và cái “rùng mình” khe khẽ của bạn gái phía sau mỗi khi một cơn gió lạnh lùa qua. Tôi đếm được cả nhịp của những bước chân xung quanh mình, những bước chân e dè, thận trọng “biết đâu lại vấp ngã”… Càng về khuya trời càng lạnh, gió và những cơn mưa nhỏ thi nhau tạt qua mặt tôi lạnh buốt. “Chúa từ nhân ơi, xin đừng thử thách con, vì con mệt mỏi lắm rồi…”, tiếng hát vang lên êm đềm tha thiết, đẩy những cảm xúc trong lòng lên cao, tôi thấy mi mắt mình bắt đầu đẫm nước…
Càng bước, tôi càng hòa mình vào sâu hơn, không phải trong bóng tối mà trong dòng cảm xúc của mình. Tôi sợ bị tuột tay khỏi vai người phía trước, bị lạc đường, sợ vấp ngã, sợ cái ảo giác trong đầu đang vẽ ra viễn cảnh tôi bị rơi vào một vực thẳm nào đó nếu chẳng may bước không cẩn thận. Tôi hình dung ra cảnh loài người lầm lũi bước đi trong đêm tối, không người chỉ lối dẫn đường; chìm đắm trong sợ hãi, yếu đuối, đói khát, lạnh lẽo, hoang mang không biết mình sẽ đi đâu, về đâu… Phải chăng đó là lúc con người không nhận biết Chúa, không cậy trông vào Chúa để bị những tội lỗi, những hời hợt buông thả, những lầm lạc cuốn vào tăm tối, để xa rời Chúa và vòng tay bao bọc yêu thương của Người? Tiếng nhạc vẫn vang lên da diết theo mỗi bước chân tôi: “Con không tựa vào Ngài, đời con như lá úa phai…”. Tôi tự hỏi đã bao lần trong cuộc sống tôi cũng đã “bỏ rơi” Chúa chạy theo những thú vui của riêng mình.
Chúng tôi tiếp tục bước. Tiếng nhạc du dương xa dần, cái lạnh lẽo và im lặng bao trùm xung quanh, nỗi sợ hãi vẫn chế ngự tâm trí. Rồi một bàn tay ai đó nắm lấy tay tôi đặt vào một sợi dây nhỏ ngang tầm tay, sợi dây mảnh nhưng được kéo căng và vững chắc. Chúng tôi nương theo sợi dây, vẫn bước từng bước nhỏ nhưng đã chắc chắn và tự tin hơn. Tôi lại liên tưởng đến con người, và sợi dây kia chính là mối liên hệ với Chúa, là bàn tay Chúa yêu thương đang dẫn dắt chúng tôi đến với Người.
Đi xa hơn, những tế bào ánh sáng nhạy cảm trong đôi mắt nhắm nghiền của tôi lần này hoàn toàn không còn cảm nhận được gì nữa. Gió vẫn thổi từng cơn lạnh buốt, thậm chí còn mạnh hơn lúc trước nhiều, tôi cảm nhận được con đường dưới chân mình thoai thoải dốc gồ ghề, một vài cái hố nhỏ, những cành cây khô bị dẫm lên kêu lạo xạo, mùi cỏ tươi nồng nồng thoang thoảng xung quanh. Sợi dây không còn trong tay nữa, chúng tôi bước những bước ngắn, khó khăn hơn, sợ hãi và hơi lạnh lại cuốn lấy chúng tôi gào thét. Chúng tôi được hướng dẫn ngồi xuống nghỉ ngơi 1 lúc trước khi bước tiếp, hình như cảm nhận được sự run rẩy và cái lạnh lẽo từ tôi, bạn nữ ngồi cạnh tôi xoa xoa những ngón tay nhỏ mềm vào đôi tay tôi giúp tôi bớt lạnh dù tay bạn cũng không ấm hơn tay tôi nhiều lắm. Tôi cảm động mà quên cả nói lời cảm ơn với bạn.
Rồi chúng tôi lại tiếp tục đứng dậy, dò dẫm bước thêm một đoạn nữa trước khi dừng hẳn lại. Gió chưa thôi tạt những hạt mưa lạnh buốt vào mặt, vào người nhưng tôi thấy yên tâm hơn, “có lẽ mình sắp tới nơi rồi”. Bỗng từ đâu tiếng sấm ầm ầm, tiếng thét, tiếng khóc, tiếng kêu gào, tiếng cười đắc thắng, tiếng kêu đau đớn… vang lên khắp nơi xung quanh tôi. Tôi có cảm giác như ngày tận thế đã đến, xung quanh tôi là tiếng quỷ dữ thắng thế và tiếng kêu gào của những nạn nhân của chúng. Tôi cũng nghe thấy tiếng kêu la thất thanh sợ hãi của những người bạn mình. Tôi quàng 2 tay ôm chặt lấy đôi vai người bạn bên cạnh, run lên. Nước mắt thi nhau tràn qua đôi mắt nhắm nghiền chảy xuống mặt tôi lạnh lẽo. Tôi rơi vào sợ hãi và xúc động đến tột cùng! Rồi tôi lại nghe thấy tiếng nhạc vang lên nhẹ nhàng, tiếng kêu khóc cũng chấm dứt, chúng tôi được hướng dẫn đưa tay tháo khăn che mắt cho những người xung quanh mình. Tôi mở choàng mắt, sợ hãi và bóng tối không còn nữa, tôi thấy mình đang đứng trước một cánh đồng rộng, ở giữa là một đống củi rất to đã được chuẩn bị từ trước có lẽ là để dành cho lửa trại.
Vẫn còn thổn thức nhưng tôi cùng mọi người nhanh chóng quây thành những vòng tròn đồng tâm quanh đống củi. Lửa được thắp lên xua tan hơi lạnh và sự im lặng trước đó không lâu. Dưới sự hướng dẫn của Thầy Tôma và các anh chị SVCG Thạch Bích, chúng tôi bắt đầu nhảy cử điệu quanh đống lửa hát hò vui vẻ trước khi thắp nến cầu nguyện cho những em nhỏ được chôn cất cách đây không xa, các em chưa bao giờ được cất tiếng khóc chào đời do sự lan tràn của nạn nạo phá thai, lời của Thầy Toma trầm ấm vang lên: “Con người quá nhỏ nhoi, yếu đuối để có thể khẳng định rằng, có những tội mình sẽ không bao giờ mắc phạm”. Theo tiếng nhạc của ca khúc “Hãy thắp sáng lên”, chúng tôi trang nghiêm tiến vào một ngọn tháp nho nhỏ, xếp những cây nến đang cháy lung linh lên những mảnh xốp hình trái tim và mang ra hồ gần đó để thả xuống, thay cho những lời cầu nguyện cho các em. Chúng tôi đứng quanh hồ lặng yên để mỗi người tự cảm nhận và cầu nguyện theo cảm xúc của riêng mình.
Giờ cầu nguyện kết thúc, nhưng tôi chắc rằng không chỉ tôi mà tất cả các bạn đều có một ấn tượng sâu sắc với giờ cầu nguyện ý nghĩa và thiêng liêng thế này. Sau những “giây phút hồi tâm”, cảm nhận được bóng tối và sợ hãi chắc ai ai cũng ý thức được thân phận con người yếu đuối, mỏng manh của mình nếu không có bàn tay phù trì chăm sóc của Chúa. Qua đó, giờ cầu nguyện giúp tất cả mọi người biết đặt niềm tin và tín thác vào Chúa để Người dẫn lối về chốn bình an.
Đêm nhạc hội tưng bừng của SV Tổng giáo phận Hà Nội.
BTT SVCG Hà Nội
11:26 16/11/2009
Đêm nhạc hội tưng bừng của SV Tổng giáo phận Hà Nội.
Hàng ngàn người đã đổ về chật kín khuôn viên nhà thờ giáo xứ Thạch Bích để chờ đón những tiết mục đặc sắc của các tài năng văn nghệ trong giới sinh viên Tổng giáo phận Hà nội.
Đêm văn nghệ chào mừng Đại hội được tiến hành ngay sau thánh lễ chiều và thời gian nghỉ ngơi ¬– ăn tối. Tuy các tiết mục văn nghệ đều là sản phẩm “cây nhà lá vườn” nhưng bằng nhiệt huyết của mình, các bạn biểu diễn đã thực sự hâm nóng bầu không khí lạnh giá của trời đất đêm nay.
Những tiết mục văn nghệ chuẩn bị công phu đã có sức hấp dẫn với khán giả. Maria Vũ Thu Trang, một bạn SV trực tiếp tham gia biểu diễn tiết mục văn nghệ đã cho biết cảm giác của mình: “Đây là lần đầu tiên mình tham dự biểu diễn trong đại hội SVCG TGP, tuy rằng có phần hổi hộp nhưng mình đến đây mong muốn được giao lưu với tất cả các bạn sinh viên thắt chặt thêm tình đoàn kết của SVTGP Hà Nội”. Mỗi nhóm đều cố gắng trình bày điệu hát đặc trưng của địa phương mình như làn điệu quan họ Bắc Ninh, hò kết hợp hoạt cảnh của Vinh, các nhóm nhảy, các vũ điệu dân tộc.
Trong không khí sôi nổi của buổi văn nghệ, sinh viên Phaolô Trần Quốc Việt, đến từ nhóm SVCG Nam Định cho biết: “Mình thấy chương trình hôm nay rất hấp dẫn với nhiều tiết mục đặc sắc mang đậm phong cách của từng nhóm. Riêng mình đặc biệt ấn tượng với màn múa cử điệu “Every time” của các bạn SV giáo xứ chủ nhà Thạch Bích rất sôi động mang đậm màu sắc trẻ trung, năng động của SV”.
Anh Nguyễn Đức Long, một sinh viên ngoài Công giáo cũng đến xem chương trình văn nghệ và chia sẻ: “Thật sự mình rất bất ngờ với khả năng tổ chức của các bạn, các bạn đã tổ chức được chương trình văn nghệ thật hoành tráng các tiết mục như múa khèn, múa Ấn Độ …. mình thấy các bạn rất chuyên nghiệp”
Bác Giuse Hiền, một giáo dân giáo xứ Thạch Bích tâm sv: “Bác thấy buổi văn nghệ rất tuyệt vời, bác thích tất cả các tiết mục vì tiết mục nào cũng thật trẻ trung, giống như các bạn sinh viên vậy, bác thấy mình như trẻ lại, mong rằng các bạn sinh viên tiếp tục tổ chức được những chương trình hay như thế này”.
Điều đặc biệt trong đêm diễn là sự có mặt của ca sỹ Gia Ân đến từ Giáo phận Sài Gòn. Anh là giọng ca nổi tiếng trong giới Công giáo Việt Nam hiện nay, anh hiện diện tại Đại hội này theo lời mời của Ban Điều hành SVTGP. Trao đổi với Phóng viên Ban Truyền thông trước giờ khai diễn anh cho biết anh cảm thấy rất vui khi tham gia các hoạt động của giới trẻ. Đã có một lần anh được hát tại nhà thờ Giảng Võ với SV Giáo phận Thái Bình. Đêm ấy đã để lại một ấn tượng trong anh về các bạn sinh viên miền Bắc. Anh cũng cho biết rất sẵn lòng tham gia các chương trình của SVTGP Hà Nội nếu điều kiện cho phép.
Sự có mặt của người ca sỹ nổi tiếng này đem lại niềm vui rất lớn với các khán giả. Anh Giuse Nguyễn Văn Sơn vượt qua 20km từ giáo xứ Sơn Lãng cho biết: “Hai ca khúc “Bao la tình Chúa” và “Phó thác” do ca sỹ Gia Ân trình bày đã giúp không chỉ riêng mình mà chắc hẳn tất cả các bạn có mặt ở đây hôm nay có thể cảm nhận được Hồng Ân Thiên Chúa quan phòng cho chúng ta”.
Bao trùm sân nhà thờ giáo xứ Thạch Bích trong suốt chương trình văn nghệ tối 14/11 là bầu không khí vui tươi, phấn khởi, trẻ trung. Tất cả mọi ánh mắt đều hướng về phía sân khấu chính chăm chú theo dõi, nhiệt liệt hưởng ứng và cổ vũ động viên tinh thần các bạn SV trẻ bằng những tràng pháo tay không dứt.
Hàng ngàn người đã đổ về chật kín khuôn viên nhà thờ giáo xứ Thạch Bích để chờ đón những tiết mục đặc sắc của các tài năng văn nghệ trong giới sinh viên Tổng giáo phận Hà nội.
Đêm văn nghệ chào mừng Đại hội được tiến hành ngay sau thánh lễ chiều và thời gian nghỉ ngơi ¬– ăn tối. Tuy các tiết mục văn nghệ đều là sản phẩm “cây nhà lá vườn” nhưng bằng nhiệt huyết của mình, các bạn biểu diễn đã thực sự hâm nóng bầu không khí lạnh giá của trời đất đêm nay.
Những tiết mục văn nghệ chuẩn bị công phu đã có sức hấp dẫn với khán giả. Maria Vũ Thu Trang, một bạn SV trực tiếp tham gia biểu diễn tiết mục văn nghệ đã cho biết cảm giác của mình: “Đây là lần đầu tiên mình tham dự biểu diễn trong đại hội SVCG TGP, tuy rằng có phần hổi hộp nhưng mình đến đây mong muốn được giao lưu với tất cả các bạn sinh viên thắt chặt thêm tình đoàn kết của SVTGP Hà Nội”. Mỗi nhóm đều cố gắng trình bày điệu hát đặc trưng của địa phương mình như làn điệu quan họ Bắc Ninh, hò kết hợp hoạt cảnh của Vinh, các nhóm nhảy, các vũ điệu dân tộc.
Trong không khí sôi nổi của buổi văn nghệ, sinh viên Phaolô Trần Quốc Việt, đến từ nhóm SVCG Nam Định cho biết: “Mình thấy chương trình hôm nay rất hấp dẫn với nhiều tiết mục đặc sắc mang đậm phong cách của từng nhóm. Riêng mình đặc biệt ấn tượng với màn múa cử điệu “Every time” của các bạn SV giáo xứ chủ nhà Thạch Bích rất sôi động mang đậm màu sắc trẻ trung, năng động của SV”.
Anh Nguyễn Đức Long, một sinh viên ngoài Công giáo cũng đến xem chương trình văn nghệ và chia sẻ: “Thật sự mình rất bất ngờ với khả năng tổ chức của các bạn, các bạn đã tổ chức được chương trình văn nghệ thật hoành tráng các tiết mục như múa khèn, múa Ấn Độ …. mình thấy các bạn rất chuyên nghiệp”
Bác Giuse Hiền, một giáo dân giáo xứ Thạch Bích tâm sv: “Bác thấy buổi văn nghệ rất tuyệt vời, bác thích tất cả các tiết mục vì tiết mục nào cũng thật trẻ trung, giống như các bạn sinh viên vậy, bác thấy mình như trẻ lại, mong rằng các bạn sinh viên tiếp tục tổ chức được những chương trình hay như thế này”.
Điều đặc biệt trong đêm diễn là sự có mặt của ca sỹ Gia Ân đến từ Giáo phận Sài Gòn. Anh là giọng ca nổi tiếng trong giới Công giáo Việt Nam hiện nay, anh hiện diện tại Đại hội này theo lời mời của Ban Điều hành SVTGP. Trao đổi với Phóng viên Ban Truyền thông trước giờ khai diễn anh cho biết anh cảm thấy rất vui khi tham gia các hoạt động của giới trẻ. Đã có một lần anh được hát tại nhà thờ Giảng Võ với SV Giáo phận Thái Bình. Đêm ấy đã để lại một ấn tượng trong anh về các bạn sinh viên miền Bắc. Anh cũng cho biết rất sẵn lòng tham gia các chương trình của SVTGP Hà Nội nếu điều kiện cho phép.
Sự có mặt của người ca sỹ nổi tiếng này đem lại niềm vui rất lớn với các khán giả. Anh Giuse Nguyễn Văn Sơn vượt qua 20km từ giáo xứ Sơn Lãng cho biết: “Hai ca khúc “Bao la tình Chúa” và “Phó thác” do ca sỹ Gia Ân trình bày đã giúp không chỉ riêng mình mà chắc hẳn tất cả các bạn có mặt ở đây hôm nay có thể cảm nhận được Hồng Ân Thiên Chúa quan phòng cho chúng ta”.
Bao trùm sân nhà thờ giáo xứ Thạch Bích trong suốt chương trình văn nghệ tối 14/11 là bầu không khí vui tươi, phấn khởi, trẻ trung. Tất cả mọi ánh mắt đều hướng về phía sân khấu chính chăm chú theo dõi, nhiệt liệt hưởng ứng và cổ vũ động viên tinh thần các bạn SV trẻ bằng những tràng pháo tay không dứt.
Bế mạc Đại hội truyền thống Sinh viên Tổng Giáo phận Hà Nội.
BTT SVCG Hà Nội
11:32 16/11/2009
Bế mạc Đại hội truyền thống Sinh viên Tổng Giáo phận Hà Nội.
Trưa ngày 15/11/2009, tại nhà thờ Thạch Bích đã diễn ra thánh lễ tổng kết Đại hội truyền thống lần thứ 12 của Sinh viên Tổng giáo phận Hà Nội. Thánh lễ do linh mục Gioan Lê Trọng Cung chủ tế.
Xem hình bấm vào đây
Sau thánh lễ là nghi thức sai đi với thông điệp gửi đến các bạn sinh viên: hãy dấn thân phục vụ và làm sáng tỏ Đức tin Công giáo trong môi trường giáo dục của xã hội hiện đại hôm nay.
Đồng thời, Ban Tổ chức Đại hội cũng tổ chức phát quà cho các nhóm tham dự.
Sau thánh lễ bế mạc, trên 2000 anh chị em ở các nhóm đã có giờ liên hoan vui vẻ, ấm cúng trong tình huynh đệ SVCG.
Đại hội truyền thống SVTGP Hà Nội diễn ra trong hai ngày 14-15/2009 tại giáo xứ Thạch Bích đã thành công tốt đẹp. Hẹn gặp lại Đại hội lần thứ 13 vào tháng 11/2010.
Trưa ngày 15/11/2009, tại nhà thờ Thạch Bích đã diễn ra thánh lễ tổng kết Đại hội truyền thống lần thứ 12 của Sinh viên Tổng giáo phận Hà Nội. Thánh lễ do linh mục Gioan Lê Trọng Cung chủ tế.
Xem hình bấm vào đây
Sau thánh lễ là nghi thức sai đi với thông điệp gửi đến các bạn sinh viên: hãy dấn thân phục vụ và làm sáng tỏ Đức tin Công giáo trong môi trường giáo dục của xã hội hiện đại hôm nay.
Đồng thời, Ban Tổ chức Đại hội cũng tổ chức phát quà cho các nhóm tham dự.
Sau thánh lễ bế mạc, trên 2000 anh chị em ở các nhóm đã có giờ liên hoan vui vẻ, ấm cúng trong tình huynh đệ SVCG.
Đại hội truyền thống SVTGP Hà Nội diễn ra trong hai ngày 14-15/2009 tại giáo xứ Thạch Bích đã thành công tốt đẹp. Hẹn gặp lại Đại hội lần thứ 13 vào tháng 11/2010.
Phỏng vấn linh mục Nguyễn Duy, Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc, nhân phát hành Tuyển tập Thánh ca Việt Nam
WHĐ
16:46 16/11/2009
Phỏng vấn linh mục Nguyễn Duy, Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc, nhân phát hành Tuyển tập Thánh ca Việt Nam
WHĐ (16.11.2009) – Như tin đã đưa, ngày 10-11-2009, ngày 10-11-2009, tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP HCM (6 bis, Tôn Đức Thắng, quận I, TP HCM), đã diễn ra Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 25 của Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Trong cuộc Hội thảo này, linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy, Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc, thông báo: Tuyển tập Thánh ca Việt Nam (quyển I) chính thức phát hành. Đây là công trình chào mừng Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm tại Việt Nam.
Nhân sự kiện này, WHĐ đã phỏng vấn cha Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc, linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy.
* * *
– WHĐ: Thưa Cha, Tuyển tập Thánh ca Việt Nam (quyển I) vừa chính thức phát hành. Xin cha cho biết việc tuyển chọn đã diễn ra như thế nào: thành phần ban tuyển chọn, tiêu chí chọn bài, tổ chức công việc tuyển chọn…
– Lm. Nguyễn Duy: Như Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBTN/HĐGMVN đã viết trong phần giới thiệu Tuyển tập Thánh ca Việt Nam, quyển 1, tại Việt Nam thời gian gần đây nở rộ lên một phong trào sáng tác Thánh ca. Đây là một điểm đáng mừng, nhưng cũng kèm theo nhiều lo âu, vì có bài đã qua kiểm duyệt, có bài không.
Đứng trước tình trạng này, cần phải lựa chọn bài hát cho bảo đảm để tránh nạn “tam sao thất bản”, và nhất là để thi hành đúng Quy chế Tổng quát sách lễ Rôma ban hành ngày 3/4/1969 (số 25 và 56i) và ấn bản thứ ba ban hành ngày 20/4/2000 (số 48 và 87). Theo Quy chế này: Những bài hát dùng thay thế Đối ca Nhập lễ, Hiệp lễ, bản văn phải được Hội đồng Giám mục chuẩn nhận. Từ năm 1997, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã muốn Ủy ban Thánh nhạc thực hiện Tuyển tập Thánh ca để các giáo phận cùng sử dụng. Công việc này đã được khởi sự và tiếp tục qua hai nhiệm kỳ đặc trách Thánh nhạc của Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nho và Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên. Những bước đầu đã đạt được một số thành quả tốt đẹp.
Mới đây, qua Huấn thị thứ năm để áp dụng đúng đắn Hiến chế Phụng vụ Thánh, ban hành ngày 28/3/2001 (số 108) Bộ Phụng tự đã quy định: Hội đồng Giám mục phải soạn thảo một Tập Chỉ nam hay một danh mục các bản văn dùng hát trong phụng vụ. Vì thế, năm 2007, một Ban tuyển chọn mới được thành lập với những phương pháp làm việc mới.
Ban tuyển chọn mới này gồm Ban Sơ Tuyển và Chung Tuyển. Ban Sơ Tuyển do linh mục TTK đứng đầu với các thành viên có khả năng về nhiều phương diện khác nhau: Cha Phêrô Nguyễn Văn Võ (Kinh thánh), Soeur Trầm Hương (nhạc sĩ), nhà giáo Khổng Thành Ngọc (Ngữ văn), nhà thơ Lê Đình Bảng, nhạc sĩ Phanxicô, nhạc sĩ Nguyễn Bách (Giảng viên Nhạc viện TP. HCM), Ca trưởng nhạc sĩ Ngọc Linh, nhạc sĩ Minh Tâm, nhạc sĩ Anh Tuấn, nhạc sĩ Quốc Vinh, nhạc sĩ Tiến Linh.
Ban này đã tiến hành việc tuyển chọn rất công phu, căn cứ vào những tiêu chuẩn phụng vụ, thánh nhạc và mục vụ, đồng thời cũng quan tâm đến sự chọn lọc của thời gian với đôi chút chỉnh sửa khi cần thiết (như không dùng danh xưng “Giavê” trong các bản văn phụng vụ; theo ý các nhà thần học, không dùng danh xưng “Cha” cho Chúa Giêsu).
Khi chọn xong Ban Sơ tuyển đã trình lên Ban Chung tuyển do Đức cha Chủ tịch và cha phó Chủ tịch UBTN/HĐGMVN đảm nhận để duyệt xét và chỉnh sửa trước khi chính thức in ấn và phát hành.
Sau 4 năm làm việc, Ban Tuyển chọn đã hoàn tất cuốn THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 1, và nay được hân hạnh ra mắt cùng cộng đồng Dân Chúa. Tuyển tập này gồm những bài Thánh ca (đã được phép sử dụng) được phổ biến từ những ngày đầu khai sinh nền Thánh Nhạc Việt Nam cho đến khoảng năm 1973-1975, với tổng số lên đến gần 506 bài và các Bộ Lễ.
1. Những bài thánh ca trong quyển 1 này được tuyển chọn từ hơn 4000 bài hát của nhiều tác giả từ ngày đầu tiên khai sinh nền thánh nhạc VN cho đến khoảng năm 1975. Gồm các sáng tác của các nhạc đoàn và các nhạc sĩ: - Lê Bảo Tịnh (Hà Nội) gồm Hợp tuyển, Tuyển tập, Tuyển tập Tân biên - Sao Mai (Bùi Chu) trong đó có Nhạc sĩ Hải Linh - Tiếng chuông Nam (Thanh Hoá) - Nhóm Ca Thánh (Phát Diệm) - Nhóm Thiên Cung (Hải Phòng) - Nhóm Minh Nhạc (Bắc Ninh) - Cha Thích (Huế) – Cha Phaolô Qui, Phaolồ Đạt (Sàigòn) - Thánh Gia, Philipphê Minh (Vĩnh Long) - Suối Nhạc (Cha Tiến Dũng) và các linh mục nhạc sĩ: Đinh Quang Tịnh, Chính Trung, Hoàng Diệp, Thiện Cẩm,v..v..- Vinh Hạnh, Kim Long, Phạm Liên Hùng, Hương Phong, Văn Chi, Dao Kim và các nhạc sĩ trong tuyển tập Chúc Tụng Chúa 1 và 2 của Đại Chủng Viện Sài Gòn.
2. Tiêu chuẩn tuyển chọn:
- Các bài xuất hiện nhiều trong các tuyển tập thánh ca của các giáo phận, các cộng đoàn dòng tu, các giáo xứ, v.v...
- Các bài đúng và hay (đúng trước, hay sau: xét về Lời và Nhạc; Lời: ưu tiên)
- Những bài có tính phổ thông (ít bè), dễ hát, dễ thuộc.
3. Các bước tuyển chọn:
- Thu thập tài liệu gốc;
- Sao thành nhiều bản và gửi các bài đã sơ tuyển này đến các Cha trưởng ban thánh nhạc và thành viên của 26 giáo phận và quý cha giáo đặc trách thánh nhạc của 7 ĐCV để xin ý kiến, xin ghi chú những gì cần xem lại trong từng bài hát để ban tuyển chọn dễ dàng lưu tâm (và sửa lại nếu được).
- Các thành viên gặp nhau 2 tuần 1 lần, hoặc 3 tuần 1 lần, cùng duyệt chung và chỉ chọn bài khi có sự nhất trí cao (từ 70 đến 90% đồng thuận).
- Trong thời gian tuyển chọn, ban Sơ tuyển cũng đã đón nhận thêm nhiều bài hát quý báu được sử dụng tại nhiều địa phương khác nhau (mà ban tuyển chọn không có trong tay), làm cho danh mục tuyển chọn được phong phú và đa dạng.
– Thưa Cha, việc tuyển chọn chắc đã mất không ít thời gian?
– Lm. Nguyễn Duy: Công việc nào cũng cần có thời gian. Công việc tuyển chọn những bài thánh ca tiêu biểu để dùng chung cho các cộng đoàn phụng vụ Việt Nam càng cần nhiều thời gian hơn nữa. Vì đây là việc tuyển chọn những bài ca dùng trong phụng vụ, phải đáp ứng được các quy định về thánh ca trong phụng vụ theo giáo huấn của Giáo Hội. Việc tuyển chọn vì thế phải được tiến hành hết sức cẩn trọng, khách quan và từng bước, bởi việc làm này không phải là chuyện “mì ăn liền” hay “vì phong trào”. Thêm vào đó, các anh em trong ban tuyển chọn đều là những người có quá nhiều công việc và bổn phận khác phải lo. Nên việc tuyển chọn đã mất rất nhiều thời gian. Thời gian 4 năm cho việc thực hiện tuyển tập I tuy dài, nhưng vẫn chưa phải là dài!
– Như Cha vừa trình bày, việc tuyển chọn thật vất vả, nhọc nhằn, nhưng chắc cũng có những niềm vui? Ấn tượng sâu đậm nhất của Cha sau khi hoàn thành Quyển I của bộ Tuyển tập?
– Lm. Nguyễn Duy: Vất vả, nhọc nhằn và niềm vui đan xen nhau như những phách mạnh yếu trong bài ca, như lúc diễn tấu hay ngưng nghỉ của dòng nhạc, việc tiến hành tuyển chọn cũng vậy. Anh em có những lúc mệt mỏi, có những lúc bị động vì công việc này, công việc kia, khiến tôi cũng bị tác động không ít; nhưng Chúa ban niềm vui nhiều hơn: niềm vui vì ai cũng tha thiết với nền thánh nhạc, niềm vui được chia sẻ những đồng cảm về một bài thánh ca khi ngẫm nghĩ đến ca từ, khi “nhâm nhi” giai điệu của những bài thánh ca đẹp, v.v...
Ấn tượng sâu đậm nhất khi hoàn thành Quyển I của bộ Tuyển tập chính là anh em trong ban tuyển chọn “đã cùng mang đến bàn xét tuyển những ân huệ khác biệt và thích thú phục vụ lẫn nhau trong hiệp nhất và hiệp thông để dụng xây một Giáo Hội luôn mới như lòng Chúa ước mong”; anh em đã thể hiện lòng tri ân các vị cha anh bằng một món quà thiết thực: cố gắng duy trì, gìn giữ và phát huy kho tàng thánh nhạc mà các ngài để lại; vui mừng khi nghĩ đến dù đi đến bất cứ cộng đoàn phụng vụ nào, anh em cũng có một quyển thánh ca chung để “chung lời ngợi ca Thiên Chúa”.
– Thưa Cha, Quyển I đã xong, vậy bao giờ sẽ đến Quyển II, III và…
– Lm. Nguyễn Duy: Trước khi phát hành tuyển tập I, anh em đã bắt đầu việc tuyển chọn những bài thánh ca từ năm 1975 cho đến nay từ những sách thánh ca của các nhạc sĩ đã phổ biến. Nhờ có thêm kinh nghiệm từ việc tuyển chọn quyển I, với nhiệt tình “nhà Chúa” của anh em, lại được các Đấng Bậc trong Hội Thánh tận tình hướng dẫn, hy vọng khi kết thúc Năm Thánh (ngày 6-1-2011) mọi người sẽ vui mừng có trên tay tuyển tập THÁNH CA VIỆT NAM, q.II.
Xin cám ơn WHĐ đã luôn ưu ái và quan tâm đến công việc thầm lặng của Ban Tuyển chọn những bài thánh ca tiêu biểu của Giáo Hội Việt Nam.
– Xin cảm ơn Cha đã dành thời giờ cho WHĐ thực hiện bài phỏng vấn này.
WHĐ (16.11.2009) – Như tin đã đưa, ngày 10-11-2009, ngày 10-11-2009, tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP HCM (6 bis, Tôn Đức Thắng, quận I, TP HCM), đã diễn ra Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 25 của Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Trong cuộc Hội thảo này, linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy, Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc, thông báo: Tuyển tập Thánh ca Việt Nam (quyển I) chính thức phát hành. Đây là công trình chào mừng Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm tại Việt Nam.
Nhân sự kiện này, WHĐ đã phỏng vấn cha Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc, linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy.
* * *
– WHĐ: Thưa Cha, Tuyển tập Thánh ca Việt Nam (quyển I) vừa chính thức phát hành. Xin cha cho biết việc tuyển chọn đã diễn ra như thế nào: thành phần ban tuyển chọn, tiêu chí chọn bài, tổ chức công việc tuyển chọn…
Đứng trước tình trạng này, cần phải lựa chọn bài hát cho bảo đảm để tránh nạn “tam sao thất bản”, và nhất là để thi hành đúng Quy chế Tổng quát sách lễ Rôma ban hành ngày 3/4/1969 (số 25 và 56i) và ấn bản thứ ba ban hành ngày 20/4/2000 (số 48 và 87). Theo Quy chế này: Những bài hát dùng thay thế Đối ca Nhập lễ, Hiệp lễ, bản văn phải được Hội đồng Giám mục chuẩn nhận. Từ năm 1997, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã muốn Ủy ban Thánh nhạc thực hiện Tuyển tập Thánh ca để các giáo phận cùng sử dụng. Công việc này đã được khởi sự và tiếp tục qua hai nhiệm kỳ đặc trách Thánh nhạc của Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nho và Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên. Những bước đầu đã đạt được một số thành quả tốt đẹp.
Mới đây, qua Huấn thị thứ năm để áp dụng đúng đắn Hiến chế Phụng vụ Thánh, ban hành ngày 28/3/2001 (số 108) Bộ Phụng tự đã quy định: Hội đồng Giám mục phải soạn thảo một Tập Chỉ nam hay một danh mục các bản văn dùng hát trong phụng vụ. Vì thế, năm 2007, một Ban tuyển chọn mới được thành lập với những phương pháp làm việc mới.
Ban tuyển chọn mới này gồm Ban Sơ Tuyển và Chung Tuyển. Ban Sơ Tuyển do linh mục TTK đứng đầu với các thành viên có khả năng về nhiều phương diện khác nhau: Cha Phêrô Nguyễn Văn Võ (Kinh thánh), Soeur Trầm Hương (nhạc sĩ), nhà giáo Khổng Thành Ngọc (Ngữ văn), nhà thơ Lê Đình Bảng, nhạc sĩ Phanxicô, nhạc sĩ Nguyễn Bách (Giảng viên Nhạc viện TP. HCM), Ca trưởng nhạc sĩ Ngọc Linh, nhạc sĩ Minh Tâm, nhạc sĩ Anh Tuấn, nhạc sĩ Quốc Vinh, nhạc sĩ Tiến Linh.
Ban này đã tiến hành việc tuyển chọn rất công phu, căn cứ vào những tiêu chuẩn phụng vụ, thánh nhạc và mục vụ, đồng thời cũng quan tâm đến sự chọn lọc của thời gian với đôi chút chỉnh sửa khi cần thiết (như không dùng danh xưng “Giavê” trong các bản văn phụng vụ; theo ý các nhà thần học, không dùng danh xưng “Cha” cho Chúa Giêsu).
Khi chọn xong Ban Sơ tuyển đã trình lên Ban Chung tuyển do Đức cha Chủ tịch và cha phó Chủ tịch UBTN/HĐGMVN đảm nhận để duyệt xét và chỉnh sửa trước khi chính thức in ấn và phát hành.
Sau 4 năm làm việc, Ban Tuyển chọn đã hoàn tất cuốn THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 1, và nay được hân hạnh ra mắt cùng cộng đồng Dân Chúa. Tuyển tập này gồm những bài Thánh ca (đã được phép sử dụng) được phổ biến từ những ngày đầu khai sinh nền Thánh Nhạc Việt Nam cho đến khoảng năm 1973-1975, với tổng số lên đến gần 506 bài và các Bộ Lễ.
1. Những bài thánh ca trong quyển 1 này được tuyển chọn từ hơn 4000 bài hát của nhiều tác giả từ ngày đầu tiên khai sinh nền thánh nhạc VN cho đến khoảng năm 1975. Gồm các sáng tác của các nhạc đoàn và các nhạc sĩ: - Lê Bảo Tịnh (Hà Nội) gồm Hợp tuyển, Tuyển tập, Tuyển tập Tân biên - Sao Mai (Bùi Chu) trong đó có Nhạc sĩ Hải Linh - Tiếng chuông Nam (Thanh Hoá) - Nhóm Ca Thánh (Phát Diệm) - Nhóm Thiên Cung (Hải Phòng) - Nhóm Minh Nhạc (Bắc Ninh) - Cha Thích (Huế) – Cha Phaolô Qui, Phaolồ Đạt (Sàigòn) - Thánh Gia, Philipphê Minh (Vĩnh Long) - Suối Nhạc (Cha Tiến Dũng) và các linh mục nhạc sĩ: Đinh Quang Tịnh, Chính Trung, Hoàng Diệp, Thiện Cẩm,v..v..- Vinh Hạnh, Kim Long, Phạm Liên Hùng, Hương Phong, Văn Chi, Dao Kim và các nhạc sĩ trong tuyển tập Chúc Tụng Chúa 1 và 2 của Đại Chủng Viện Sài Gòn.
2. Tiêu chuẩn tuyển chọn:
- Các bài xuất hiện nhiều trong các tuyển tập thánh ca của các giáo phận, các cộng đoàn dòng tu, các giáo xứ, v.v...
- Các bài đúng và hay (đúng trước, hay sau: xét về Lời và Nhạc; Lời: ưu tiên)
- Những bài có tính phổ thông (ít bè), dễ hát, dễ thuộc.
3. Các bước tuyển chọn:
- Thu thập tài liệu gốc;
- Sao thành nhiều bản và gửi các bài đã sơ tuyển này đến các Cha trưởng ban thánh nhạc và thành viên của 26 giáo phận và quý cha giáo đặc trách thánh nhạc của 7 ĐCV để xin ý kiến, xin ghi chú những gì cần xem lại trong từng bài hát để ban tuyển chọn dễ dàng lưu tâm (và sửa lại nếu được).
- Các thành viên gặp nhau 2 tuần 1 lần, hoặc 3 tuần 1 lần, cùng duyệt chung và chỉ chọn bài khi có sự nhất trí cao (từ 70 đến 90% đồng thuận).
- Trong thời gian tuyển chọn, ban Sơ tuyển cũng đã đón nhận thêm nhiều bài hát quý báu được sử dụng tại nhiều địa phương khác nhau (mà ban tuyển chọn không có trong tay), làm cho danh mục tuyển chọn được phong phú và đa dạng.
– Thưa Cha, việc tuyển chọn chắc đã mất không ít thời gian?
– Lm. Nguyễn Duy: Công việc nào cũng cần có thời gian. Công việc tuyển chọn những bài thánh ca tiêu biểu để dùng chung cho các cộng đoàn phụng vụ Việt Nam càng cần nhiều thời gian hơn nữa. Vì đây là việc tuyển chọn những bài ca dùng trong phụng vụ, phải đáp ứng được các quy định về thánh ca trong phụng vụ theo giáo huấn của Giáo Hội. Việc tuyển chọn vì thế phải được tiến hành hết sức cẩn trọng, khách quan và từng bước, bởi việc làm này không phải là chuyện “mì ăn liền” hay “vì phong trào”. Thêm vào đó, các anh em trong ban tuyển chọn đều là những người có quá nhiều công việc và bổn phận khác phải lo. Nên việc tuyển chọn đã mất rất nhiều thời gian. Thời gian 4 năm cho việc thực hiện tuyển tập I tuy dài, nhưng vẫn chưa phải là dài!
– Như Cha vừa trình bày, việc tuyển chọn thật vất vả, nhọc nhằn, nhưng chắc cũng có những niềm vui? Ấn tượng sâu đậm nhất của Cha sau khi hoàn thành Quyển I của bộ Tuyển tập?
– Lm. Nguyễn Duy: Vất vả, nhọc nhằn và niềm vui đan xen nhau như những phách mạnh yếu trong bài ca, như lúc diễn tấu hay ngưng nghỉ của dòng nhạc, việc tiến hành tuyển chọn cũng vậy. Anh em có những lúc mệt mỏi, có những lúc bị động vì công việc này, công việc kia, khiến tôi cũng bị tác động không ít; nhưng Chúa ban niềm vui nhiều hơn: niềm vui vì ai cũng tha thiết với nền thánh nhạc, niềm vui được chia sẻ những đồng cảm về một bài thánh ca khi ngẫm nghĩ đến ca từ, khi “nhâm nhi” giai điệu của những bài thánh ca đẹp, v.v...
Ấn tượng sâu đậm nhất khi hoàn thành Quyển I của bộ Tuyển tập chính là anh em trong ban tuyển chọn “đã cùng mang đến bàn xét tuyển những ân huệ khác biệt và thích thú phục vụ lẫn nhau trong hiệp nhất và hiệp thông để dụng xây một Giáo Hội luôn mới như lòng Chúa ước mong”; anh em đã thể hiện lòng tri ân các vị cha anh bằng một món quà thiết thực: cố gắng duy trì, gìn giữ và phát huy kho tàng thánh nhạc mà các ngài để lại; vui mừng khi nghĩ đến dù đi đến bất cứ cộng đoàn phụng vụ nào, anh em cũng có một quyển thánh ca chung để “chung lời ngợi ca Thiên Chúa”.
– Thưa Cha, Quyển I đã xong, vậy bao giờ sẽ đến Quyển II, III và…
– Lm. Nguyễn Duy: Trước khi phát hành tuyển tập I, anh em đã bắt đầu việc tuyển chọn những bài thánh ca từ năm 1975 cho đến nay từ những sách thánh ca của các nhạc sĩ đã phổ biến. Nhờ có thêm kinh nghiệm từ việc tuyển chọn quyển I, với nhiệt tình “nhà Chúa” của anh em, lại được các Đấng Bậc trong Hội Thánh tận tình hướng dẫn, hy vọng khi kết thúc Năm Thánh (ngày 6-1-2011) mọi người sẽ vui mừng có trên tay tuyển tập THÁNH CA VIỆT NAM, q.II.
Xin cám ơn WHĐ đã luôn ưu ái và quan tâm đến công việc thầm lặng của Ban Tuyển chọn những bài thánh ca tiêu biểu của Giáo Hội Việt Nam.
– Xin cảm ơn Cha đã dành thời giờ cho WHĐ thực hiện bài phỏng vấn này.
Nhạc Phẩm Mùa Hồng Ân (HĐGMVN)
Vũ Thanh Cảnh & Văn Duy Tùng
21:39 16/11/2009
Biên Tập & Dàn Dựng: Lm. Vũ Thanh Cảnh (Trưởng Ban Thánh Nhạc TGP Hànội)
Hoà âm phối khí: Văn Duy Tùng
Ban Hợp Xướng: Lạc Việt
Sẽ được trình diễn trong Chương Trình Khai Mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, Việt Nam
Xin bấm vào cái link này để thấy nhạc phẩm dạng pdf:
Nhạc Phẩm Mùa Hồng Ân
Hoà âm phối khí: Văn Duy Tùng
Ban Hợp Xướng: Lạc Việt
Sẽ được trình diễn trong Chương Trình Khai Mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, Việt Nam
Xin bấm vào cái link này để thấy nhạc phẩm dạng pdf:
Nhạc Phẩm Mùa Hồng Ân
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Linh Mục đoàn GP Vĩnh Long hiệp thông với Đức Cha Tôma, Giám Mục Vĩnh Long
GP Vĩnh Long
08:42 16/11/2009
LINH MỤC ĐOÀN GIÁO PHẬN VĨNH LONG HIỆP THÔNG
VỚI ĐỨC CHA TÔMA, GIÁM MỤC VĨNH LONG
Vĩnh Long, ngày 15/11/2009
Kính gởi: Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân
Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long
Trọng kính Đức Cha Tôma,
Chúng con là các Linh Mục Hạt Trưởng, thay mặt cho tất cả các Linh Mục Giáo phận Vĩnh Long, qua thư này, chúng con muốn chia sẻ tâm tình và ý nghĩ của Đức Cha, khi nhớ lại những biến cố “Ngày đại nạn” của Giáo phận vào năm 1977: Nhà thờ Chánh Toà, Đại Chủng viện, Dòng Thánh Phaolô, Thánh Giá Học viện bị phong toả, bị bắt di dời… và biến cố mới đây: nơi tu hành của Dòng Thánh Phaolô tại số 3 đường Tô Thị Huỳnh - Vĩnh long, bị biến thành “nơi sinh hoạt vui chơi, giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao…”. Cũng như Đất Thánh Vĩnh Long, nơi phần mộ của bà con giáo dân Vĩnh Long đã bị biến thành “Công viên vui chơi giải trí” từ lâu!
Chúng con hoàn toàn hiệp nhất với nhau cùng hưởng ứng theo lời kêu gọi của Đức Cha, và thực hành những việc cụ thể sau:
•Chúng con đã đọc, sẽ tiếp tục đọc và giải thích thư Mục vụ ngày 28/10/2009 của Đức Cha cho giáo dân trong Họ đạo mình hiểu biết về giai đoạn lịch sử đau thương của Giáo phận và ý thức trách nhiệm của mình trước tình hình hiện nay.
•Chúng con kêu gọi giáo dân trong tháng 11 hãy cầu nguyện cho Các Đẳng linh hồn, và cầu nguyện cho “những ai đang gánh chịu những đối xử bất công” được an ủi và kiên nhẫn.
•Chúng con cầu xin Chúa “tháo gở con người khỏi mọi tham lam ích kỷ, mọi thứ áp bức và cư xử bất công với đồng loại …” Nhờ đó, con người biết tôn trọng nhau hơn và xã hội đáng được hưởng thái bình thịnh đạt.
Trân trọng kính chào Đức Cha.
Chúa Nhật, kính trọng thể Lễ Các Thánh Tử Đạo VN.
Chúng con đồng ký tên:
•Phaolô Lưu Văn Kiệu, Tổng Đại diện
•Phêrô Dương Văn Thạnh, Hạt Trưởng Vĩnh Long
•Giuse Phan Trung Nghĩa, Hạt Trưởng Mai Phốp
•Antôn Nguyễn Long Khương, Hạt Trưởng Trà Vinh
•Phaolô Nguyễn Phước Thuận, Hạt Trưởng Vĩnh Kim
•Giuse Lâm Quang Bỉ, Hạt Trưởng Thạnh Phú
•Giuse Nguyễn Ngọc Thích, Hạt Trưởng Cái Mơn
•Phanxicô Nguyễn Văn Thạnh, Hạt Trưởng Bình Đại
•Đaminh Bùi Văn Đằng, Hạt Trưởng Bến Tre
•Matthêu Nguyễn Văn Văn, Hạt Trưởng Sa Đéc
•Tôma Nguyễn Văn Thành, Q. Hạt Trưởng Mặc Bắc
VỚI ĐỨC CHA TÔMA, GIÁM MỤC VĨNH LONG
Vĩnh Long, ngày 15/11/2009
Kính gởi: Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân
Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long
Trọng kính Đức Cha Tôma,
Chúng con là các Linh Mục Hạt Trưởng, thay mặt cho tất cả các Linh Mục Giáo phận Vĩnh Long, qua thư này, chúng con muốn chia sẻ tâm tình và ý nghĩ của Đức Cha, khi nhớ lại những biến cố “Ngày đại nạn” của Giáo phận vào năm 1977: Nhà thờ Chánh Toà, Đại Chủng viện, Dòng Thánh Phaolô, Thánh Giá Học viện bị phong toả, bị bắt di dời… và biến cố mới đây: nơi tu hành của Dòng Thánh Phaolô tại số 3 đường Tô Thị Huỳnh - Vĩnh long, bị biến thành “nơi sinh hoạt vui chơi, giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao…”. Cũng như Đất Thánh Vĩnh Long, nơi phần mộ của bà con giáo dân Vĩnh Long đã bị biến thành “Công viên vui chơi giải trí” từ lâu!
Chúng con hoàn toàn hiệp nhất với nhau cùng hưởng ứng theo lời kêu gọi của Đức Cha, và thực hành những việc cụ thể sau:
•Chúng con đã đọc, sẽ tiếp tục đọc và giải thích thư Mục vụ ngày 28/10/2009 của Đức Cha cho giáo dân trong Họ đạo mình hiểu biết về giai đoạn lịch sử đau thương của Giáo phận và ý thức trách nhiệm của mình trước tình hình hiện nay.
•Chúng con kêu gọi giáo dân trong tháng 11 hãy cầu nguyện cho Các Đẳng linh hồn, và cầu nguyện cho “những ai đang gánh chịu những đối xử bất công” được an ủi và kiên nhẫn.
•Chúng con cầu xin Chúa “tháo gở con người khỏi mọi tham lam ích kỷ, mọi thứ áp bức và cư xử bất công với đồng loại …” Nhờ đó, con người biết tôn trọng nhau hơn và xã hội đáng được hưởng thái bình thịnh đạt.
Trân trọng kính chào Đức Cha.
Chúa Nhật, kính trọng thể Lễ Các Thánh Tử Đạo VN.
Chúng con đồng ký tên:
•Phaolô Lưu Văn Kiệu, Tổng Đại diện
•Phêrô Dương Văn Thạnh, Hạt Trưởng Vĩnh Long
•Giuse Phan Trung Nghĩa, Hạt Trưởng Mai Phốp
•Antôn Nguyễn Long Khương, Hạt Trưởng Trà Vinh
•Phaolô Nguyễn Phước Thuận, Hạt Trưởng Vĩnh Kim
•Giuse Lâm Quang Bỉ, Hạt Trưởng Thạnh Phú
•Giuse Nguyễn Ngọc Thích, Hạt Trưởng Cái Mơn
•Phanxicô Nguyễn Văn Thạnh, Hạt Trưởng Bình Đại
•Đaminh Bùi Văn Đằng, Hạt Trưởng Bến Tre
•Matthêu Nguyễn Văn Văn, Hạt Trưởng Sa Đéc
•Tôma Nguyễn Văn Thành, Q. Hạt Trưởng Mặc Bắc
Linh Mục đoàn GP Vĩnh Long hiệp thông với quý Nữ Tu dòng thánh Phaolô, Tỉnh Dòng Mỹ Tho
GP Vĩnh Long
08:45 16/11/2009
LINH MỤC ĐOÀN GIÁO PHẬN VĨNH LONG HIỆP THÔNG
VỚI QUÝ NỮ TU DÒNG THÁNH PHAOLÔ, TỈNH DÒNG MỸ THO
Vĩnh Long, ngày 15/11/2009
Kính gởi: Chị Giám Tỉnh và các Chị Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô
Tỉnh Dòng Mỹ Tho, Việt Nam
Các Chị thân mến,
Chúng tôi là các Linh Mục Hạt Trưởng, thay mặt các Linh Mục Giáo phận Vĩnh Long, xin gởi đến các Chị đôi lời cảm thông và hiệp ý cầu nguyện với các Chị nhân biến cố ngày 02/11/2009 vừa qua.
Vào ngày 07 tháng 09 năm 1977, ngày “Đại nạn” của Giáo phận Vĩnh Long, các chị đã bị mất một nơi tu hành, nơi thờ phượng Chúa, nơi phục vụ trẻ em mồ côi. Và mới đây, nơi tu hành của các chị ngày xưa, có dự kiến biến thành “Khách sạn 4 sao” để phục vụ người nghèo !!!, thì nay lại biến thành “nơi vui chơi, giải trí, thể thao…” nhằm phục vụ mọi tầng lớp nhân dân….
Chúng tôi xin cảm thông và chia sẻ nỗi đau thương mất mát mà các Chị đang gánh chịu, vì chúng tôi cũng từng trải qua nỗi mất mát, đau thương đó.
Chúng tôi cầu xin Chúa cho các Chị được kiên trì làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong cảnh đau thương thử thách này.
Các Chị thân mến, có thể có nhiều trường hợp mà mọi hi sinh và cố gắng của ta không thể làm thay đổi được gì, không mang lại kết quả như lòng ta mong ước, nhưng với cái nhìn đức tin, Chúa sẽ dùng những hi sinh đó để biến đổi lòng dạ con người nên tốt đẹp hơn.
Xin Chúa ban phước lành và thêm sức mạnh cho các Chị.
Chúa Nhật, Kính trọng thể Lễ Các Thánh Tử Đạo VN.
Các Linh Mục Hạt Trưởng đồng ký tên:
•Phaolô Lưu Văn Kiệu, Tổng Đại diện
•Phêrô Dương Văn Thạnh, Hạt Trưởng Vĩnh Long
•Giuse Phan Trung Nghĩa, Hạt Trưởng Mai Phốp
•Antôn Nguyễn Long Khương, Hạt Trưởng Trà Vinh
•Phaolô Nguyễn Phước Thuận, Hạt Trưởng Vĩnh Kim
•Giuse Lâm Quang Bỉ, Hạt Trưởng Thạnh Phú
•Giuse Nguyễn Ngọc Thích, Hạt Trưởng Cái Mơn
•Phanxicô Nguyễn Văn Thạnh, Hạt Trưởng Bình Đại
•Đaminh Bùi Văn Đằng, Hạt Trưởng Bến Tre
•Matthêu Nguyễn Văn Văn, Hạt Trưởng Sa Đéc
•Tôma Nguyễn Văn Thành, Q. Hạt Trưởng Mặc Bắc
VỚI QUÝ NỮ TU DÒNG THÁNH PHAOLÔ, TỈNH DÒNG MỸ THO
Vĩnh Long, ngày 15/11/2009
Kính gởi: Chị Giám Tỉnh và các Chị Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô
Tỉnh Dòng Mỹ Tho, Việt Nam
Các Chị thân mến,
Chúng tôi là các Linh Mục Hạt Trưởng, thay mặt các Linh Mục Giáo phận Vĩnh Long, xin gởi đến các Chị đôi lời cảm thông và hiệp ý cầu nguyện với các Chị nhân biến cố ngày 02/11/2009 vừa qua.
Vào ngày 07 tháng 09 năm 1977, ngày “Đại nạn” của Giáo phận Vĩnh Long, các chị đã bị mất một nơi tu hành, nơi thờ phượng Chúa, nơi phục vụ trẻ em mồ côi. Và mới đây, nơi tu hành của các chị ngày xưa, có dự kiến biến thành “Khách sạn 4 sao” để phục vụ người nghèo !!!, thì nay lại biến thành “nơi vui chơi, giải trí, thể thao…” nhằm phục vụ mọi tầng lớp nhân dân….
Chúng tôi xin cảm thông và chia sẻ nỗi đau thương mất mát mà các Chị đang gánh chịu, vì chúng tôi cũng từng trải qua nỗi mất mát, đau thương đó.
Chúng tôi cầu xin Chúa cho các Chị được kiên trì làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong cảnh đau thương thử thách này.
Các Chị thân mến, có thể có nhiều trường hợp mà mọi hi sinh và cố gắng của ta không thể làm thay đổi được gì, không mang lại kết quả như lòng ta mong ước, nhưng với cái nhìn đức tin, Chúa sẽ dùng những hi sinh đó để biến đổi lòng dạ con người nên tốt đẹp hơn.
Xin Chúa ban phước lành và thêm sức mạnh cho các Chị.
Chúa Nhật, Kính trọng thể Lễ Các Thánh Tử Đạo VN.
Các Linh Mục Hạt Trưởng đồng ký tên:
•Phaolô Lưu Văn Kiệu, Tổng Đại diện
•Phêrô Dương Văn Thạnh, Hạt Trưởng Vĩnh Long
•Giuse Phan Trung Nghĩa, Hạt Trưởng Mai Phốp
•Antôn Nguyễn Long Khương, Hạt Trưởng Trà Vinh
•Phaolô Nguyễn Phước Thuận, Hạt Trưởng Vĩnh Kim
•Giuse Lâm Quang Bỉ, Hạt Trưởng Thạnh Phú
•Giuse Nguyễn Ngọc Thích, Hạt Trưởng Cái Mơn
•Phanxicô Nguyễn Văn Thạnh, Hạt Trưởng Bình Đại
•Đaminh Bùi Văn Đằng, Hạt Trưởng Bến Tre
•Matthêu Nguyễn Văn Văn, Hạt Trưởng Sa Đéc
•Tôma Nguyễn Văn Thành, Q. Hạt Trưởng Mặc Bắc
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đường Tình Ta Đi
Lê Trị
23:13 16/11/2009
ĐUỜNG TÌNH TA ĐI
Ảnh của Lê Trị
Để tôi về chỗ hương thề
Thấy thu ngây ngất còn về trong tay
Để tôi về chỗ hôm nay
Thấy thu ngoan nhé thêm say cuộc đời..
(Trích thơ của Nguyễn Đăng Tuấn)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền