Ngày 17-11-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:34 17/11/2013
QUỶ DẠ XOA NỬA NGƯỜI NỬA NGỰA

N2T


La Sát cũng có rất nhiều khuôn mặt, chẳng hạn như con quỷ nhỏ Đạt Du Tư thường ở bên cạnh ma vương gây hạn hán Phu Lợi Đặc; Ngõa Nhị Đế Ca là con quỷ thường xúi giục con người làm điều ác; mà bên cạnh thần chiến tranh Cưu Ma La thì có yêu tinh Ca Lợi Ha, chúng nó luôn luôn quấy phá linh hồn của con người, khiến cho con người bị sa vào trong sự thống khổ, tinh thần lộn xộn.

Dạ Xoa thì ở trong ngọn núi Hi Mã Lạp Nga, tinh linh nửa người nửa ngựa, chúng nguyên là những tinh linh vừa nghịch ngợm vừa lương thiện, thích đùa bỡn với du khách trên núi, nhưng con người thì lại rất sợ hình dáng nửa người nửa ngựa của chúng nó, nên vung tay đánh đuổi chúng nó, thế là chúng nó bắt đầu ngăn chặn đường lên núi của con người, biến thành quỷ Dạ Xoa ăn thịt người rất là đáng sợ, chúng nó thường ẩn hiện trong núi sâu giữa rừng khi hoàng hôn đến, bất kỳ người nào đơn độc trong núi rừng thì đều có thể trở thành thức ăn cho quỷ Dạ Xoa.

(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:

Ma quỷ thì có muôn hình muôn mặt, theo thần thoại cùa người Ấn Độ thì chúng nó thường biến thành nhiều khuôn mặt khác nhau để đem đau khổ đến cho con người, có khi chúng nó làm hại đến linh hồn của con người. Từ những truyện thần thoại này mà chúng ta biết được con người –dù bất kỳ thời đại nào- dù chưa biết đến tôn giáo, thì trong lòng họ vẫn cứ tin tưởng có những vị thần ác và thần thiện, thần dử và thần lành.v.v...

Ma quỷ ở khắp nơi:

- Nơi đâu có quỷ hận thù ghen ghét thì ở đó vắng bóng yêu thương.

- Nơi đâu có quỷ kiêu ngạo thì ở đó sự khiêm tốn sẽ lẫn tránh.

- Nơi đâu có quỷ tranh chấp thì ở đó hòa bình chỉ là giấc mơ.

- Nơi đâu có quỷ dâm dục thống trị thì ở đó phẩm giá con người sẽ bị đạp dưới bùn nhơ.

- Nơi đâu có quỷ tham lam thì ở đó tìm không thấy sự chia sẻ của lòng bác ái.

Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, không có chỗ nào mà Thiên Chúa không nhìn thấy, nhưng Thiên Chúa rất yêu thích ngự trị trong tâm hồn của chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch và viết suy tư


---------------

http://nhantai.info

http://www.vietcatholic.net/nhantai

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:31 17/11/2013
N2T

9. Chân của các con bị xiềng xích xiềng lại, giải thoát các con khỏi xiềng xích không phải là cưa sắt, mà chính là Thiên Chúa của mình.

(Thánh Cyprian)<
-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cảnh giác chống tiên tri giả và kêu gọi cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại
LM. Trần Đức Anh OP
12:04 17/11/2013
VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 17-11-2013 tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC cảnh giác các tín hữu đối với các tiên tri giả và kêu gọi cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã diễn giải bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ 33 thường niên năm C hôm qua về ngày tận thế, với lời Chúa cảnh giác chống lại những tiên tri giả và hãy sống trong tỉnh thức và hy vọng. Ngài nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (Lc 21,5-19) chứa đựng phần thứ nhất bài giảng của Chúa Giêsu về thời sau hết. Chúa Giêsu nói bài này ở Jerusalem, gần Đền Thờ; và dịp để ngài nói chính là sự kiện dân chúng lúc ấy đang nói về đền thờ và ca ngợi vẻ đẹp của Đền này. Đền thờ bấy giờ thật là đẹp. Bấy giờ Chúa Giêsu nói: ”Sẽ đến ngày Đền thờ mà anh chị em đang thấy sẽ không còn hòn đá nào trên hòn đá nào” (Lc 21,6). Dĩ nhiên họ hỏi ngài: ”Khi nào thì điều ấy xảy ra? Đâu là những dấu hiệu? Nhưng Chúa Giêsu chuyển sự chú ý của họ đối với những khía cạnh cụ thể - bao giờ xảy ra? sẽ như thế nào?- sang những vấn đề đích thực. Có hai vấn đề. Thứ nhất: là đừng để mình bị những tiên tri giả đánh lừa, và đừng để mình bị tê liệt vì sợ hãi. Thứ hai: sống thời gian chờ đợi như thời gian làm chứng và kiên trì. Và chúng ta đang ở trong thời gian chờ đợi, chờ đợi Chúa đến.

Diễn văn này của Chúa Giêsu luôn có tính chất thời sự, kể cả đối với chúng ta là những người đang sống trong thế kỷ 21. Chúa lập lại với chúng ta: ”Các con hãy coi chừng, đừng để mình bị đánh lừa. Thực thế, nhiều người sẽ đến mạo danh Thầy” (v.8). Đó là một lời mời gọi phân định, đây là nhân đức Kitô giáo hiểu đâu là tinh thần của Chúa và đâu là thần dữ. Đúng vậy, ngày nay cũng có những kẻ cứu thế giả, toan tính thay thế Chúa Giêsu: thủ lãnh của thế gian này, các đạo sĩ giả, cả những tên phù thủy, những nhân vật muốn thu hút về mình tâm trí của người khác, nhất là của những người trẻ. Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta: ”Các con đừng đi theo chúng!”.

Và Chúa cũng giúp chúng ta đừng sợ hãi: đứng trước chiến tranh, cách mạng, và cả những thiên tai, dịch tễ, Chúa Giêsu giải thoát chúng ta khỏi thái độ cam chịu số phận, khỏi những quan niệm sai trái về tận thế.

Khía cạnh thứ hai gọi hỏi chúng ta trong tư cách là Kitô hữu và như là Giáo Hội, đó là Chúa Giêsu loan báo trước những thử thách đau thương và bách hại mà các môn đệ của ngài sẽ phải chịu vì Ngài. Nhưng Ngài trấn an: 'Dù một sợi tóc trên đầu các con không rơi xuống' (v.18). Chúa nhắc nhở rằng chúng ta hoàn toàn ở trong tay Thiên Chúa! Những nghịch cảnh chúng ta gặp vì đức tin và vì lòng gắn bó của chúng ta với Tin Mừng là những cơ hội để làm chứng tá; chúng không được làm cho chúng ta xa Chúa, nhưng thúc đẩy chúng ta càng phó thác hơn cho Chúa, cho sức mạnh của Thánh Linh và ơn thánh của Ngài.

Trong lúc này đây, tôi nghĩ, và tất cả chúng ta cùng nghĩ tới bao nhiêu anh chị em Kitô hữu chúng ta đang chịu đau khổ vì bị bách hại đức tin. Và có bao nhiêu người bị như vậy. Có lẽ nhiều hơn cả những thế kỷ đầu tiên. Chúa Giêsu đang ở với họ. Cả chúng ta cũng liên kết với họ bằng lời cầu nguyện và lòng quí mến. Cả chúng ta cũng ngưỡng mộ lòng can đảm và chứng tá của họ. Họ là anh chị em chúng ta, đang chịu đau khổ tại bao nhiêu nơi trên thế giới vì trung thành với Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta thành tâm chào thăm họ với lòng quí mến.

Sau cùng Chúa Giêsu nói lên một lời hứa là bảo đảm chiến thắng: ”Với lòng kiên trì, các con sẽ cứu được mạng sống mình” (v. 19) Biết bao nhiêu hy vọng trong những lời này! Đó là một lời kêu gọi hy vọng và kiên nhẫn, biết chờ đợi những thành quả chắc chắn của ơn cứu độ, tín thác nơi ý nghĩa sâu xa của cuộc sống và lịch sử: những thử thách và khó khăn là điều thuộc về một kế hoạch rộng lớn hơn; Chúa là chủ tể lịch sử, ngài hướng dẫn mọi sự đến chỗ viên mãn. Dầu có những xáo trộn và tai ương làm chao đảo thế giới, nhưng kế hoạch từ nhân và thương xót của Thiên Chúa sẽ viên mãn! Và đây là niềm hy vọng của chúng ta: tiến bước như thế trên con đường này, trong ý định của Thiên Chúa sẽ được hoàn thành. Đó là niềm hy vọng của chúng ta.

Sứ điệp này của Chúa Giêsu làm cho chúng ta suy tư về hiện tại của chúng ta và mang cho chúng ta sức mạnh đương đầu với hiện tại trong can đảm và hy vọng, được Mẹ Maria tháp tùng, Mẹ luôn đồng hành với chúng ta.

Chào thăm

Sau phép lành, ĐTC chào thăm các tất cả các gia đình, các hiệp hội và các nhóm đến đây từ Roma, Italia, và bao nhiêu khác trên thế giới như Tây Ban Nha, Pháp, Phần Lan, Hòa Lan. Ngài nói: Tôi đặc biệt chào thăm các tín hữu đến từ Vercelli, Salerno, Lizznello, v.v.

Ngài cũng nhắc đến cộng đoàn người Eritrea Phi châu ở Roma đang mừng lễ thánh Micae và chân thành chào thăm họ.

ĐTC nói rằng hôm nay là ngày tưởng niệm các nạn nhân lưu thông. Tôi cầu nguyện cho họ và khuyến khích theo đuổi quyết tâm phòng ngừa vì sự thận trọng và tôn trọng các luật lệ lưu thông là hình thức đầu tiên bảo vệ bản thân và tha nhân.

Sau cùng, ĐTC nhắc đến và khuyến khích một sáng kiến do Đức TGM Konrad Krajewski, Chánh sở từ thiện của ngài đề ra, gọi là sáng kiến thuốc tinh thần. Ngài nói: có lẽ có người nghĩ DGH làm dược sĩ hay sao? Đây là thứ thuốc đặc biệt để cụ thể hóa thành quả Năm Đức Tin sắp chấm dứt. Đây là một thứ thuốc gồm 59 hạt liên kết thành một chuỗi. Một thứ thuốc tinh thần gọi là ”Từ Bi”. Có một hộp nhỏ trong đó có chuỗi 59 hạt, Trong hộp này có chứa đựng thứ thuốc ấy và một số người thiện nguyện sẽ phát cho anh chị em khi rời quảng trường này. Anh chị em hãy dùng thuốc đó. Đó là một chuỗi mân côi, anh chị em có thể dùng để cầu nguyện kể cả xâu chuỗi Lòng Thương Xót Chúa, một trợ lực tinh thần cho tâm hồn và để phổ biến khắp nơi tình thương, sự tha thứ và tình huynh đệ. Anh chị em đừng quên dùng thuốc này, vì nó mưu ích cho anh chị em. Nó có ích cho con tim, cho tâm hồn và trọn cuộc sống của anh chị em.

Hộp thuốc có in bằng 4 thứ tiếng cách sử dụng thuốc tinh thần: hãy mang lòng từ bi vào tâm hồn, và cảm thấy sự thanh thản trong con tim. Hiệu năng của thuốc này được bảo đảm nhờ lời Chúa giêsu. Hãy sử dụng thuốc này khi muốn cho các tội nhân hoán cải, khi cảm thấy cần được trợ lực, khi thấy thiếu sức mạnh để chống lại cơn cám dỗ, khi không thể tha thứ được cho một người, khi muốn lòng từ bi Chúa cho một ngừơi sắp chết và khi muốn thờ lạy Chúa vì tất cả những ơn lành đã lãnh nhận.

20 ngàn hộp thuốc tinh thần đã được phân phát cho mọi người.
 
Top Stories
Pope Francis at Angelus: Don't be tricked by false saviours who try to substitute Jesus: Pray for the many persecuted Christians.
Vatican Radio
09:29 17/11/2013
2013-11-17 Vatican - At his Angelus address Pope Francis warned the faithful not to be taken in by false saviours or leaders in our world who seek to influence the minds of people, especially the young. He also urged solidarity with the many Christians undergoing persecution throughout the world, praising their courage and testimony.

The Pope’s Angelus reflections were taken from this Sunday’s gospel reading where Jesus warns his disciples of the future trials and tribulations they will face along with the false prophets they will encounter en route. The Pope said the two main messages contained here are: “Firstly, do not be taken in by false messiahs and don’t be paralysed by fear . Secondly, live this time of waiting as a time of witness and perseverance.”

He told the faithful that this message from Jesus is just as valid in our present time and encourages us to show "discernment. " “Nowadays,” he continued, “there are many false saviours who try to substitute Jesus, leaders in this world, fake saints and personalities who wish to influence the hearts and minds of people, especially the young.” But Jesus warns us, said the Pope: “Don’t follow them.” At the same time, Jesus also helps us not to be afraid when faced with "wars, revolutions and natural disasters."

Quoting from Christ’s warning to his disciples about “the painful trials and persecutions” facing Christians , the Pope said these trials are an opportunity for witness and stressed they should not cause us to move away from the Lord. Let us spare a thought, he continued, for "our many Christian brothers and sisters who suffer persecution because of their faith. There are so many of them. Maybe, many more than in the early centuries.” “We admire their courage and testimony.”

In his address after the Angelus prayer, Pope Francis noted that Sunday was the World Day in memory of the Victims of Road Accidents and urged drivers to be prudent and respect the rules, saying this helps to protect both the driver and other road users. He concluded by holding up a small box containing 59 threaded beads of the rosary and urging those in the crowd to collect a box from the volunteers distributing it as they left St. Peter’s Square. The Pope described it as “a spiritual medicine,” saying it helps “our souls” and helps “to spread love, forgiveness and fraternity.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Tổng giáo phận Melbourne, mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Trần Văn Minh
18:00 17/11/2013
Xem các hình ảnh khác ở đây

Melbourne, chiều Chúa Nhật 17 tháng 11 năm 2013. Tại Nhà thờ Chánh tòa Tổng giáo phận Melbourne, Saint Patrick. Cộng đồng Công Giáo Việt Nam trong Tổng giáo phận đã tề tựu thật đông đảo để hiệp cùng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nơi quê nhà mừng kính Năm Thánh kỷ niệm ngày phong 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam.

Sau cả tuần thời tiết bất thường mưa gió. Hôm nay nhờ các Thánh Tử đao cầu bầu, trời Melbourne có một ngày trời đẹp, nắng ấm áp. Từ rất sớm, mọi thành phần dân Chúa từ nam phụ lão ấu. Các tu sĩ nam nữ đã cùng quy tụ về nơi quảng trường Nhà thờ Chánh tòa để hân hoan tham dự Thánh Lễ.

Mới một giờ rưỡi trưa, trong một ngày trời thật đẹp, các tà áo dài muôn mầu có dịp khoe sắc tươi thắm, từ các nơi tụ hội về. Trên nét mặt ai cũng mừng vui chờ đón, mọi người tập trung trong ngôi Thánh đường to lớn và cổ kính để nghe hướng dẫn chương trình của buổi rước kiệu. Như mọi năm hai cỗ kiệu, một là kiệu tượng Mẹ Maria La Vang rất Thánh và kiệu ảnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam và tháp linh hài xương các Thánh.

Các hội đoàn Phan Sinh tại thế, và Dòng Ba Đa Minh mặc áo dòng, các chị khiêng kiệu gọn gàng trong tà áo màu thiên thanh, kết hợp cùng màu áo dài đỏ thẫm của các chị trong Ngành nữ tông đồ Liên Minh Thánh Tâm và màu trắng khăn xanh của Hội các bà Mẹ Công Giáo.

Thánh giá nến cao được các em đại diện thiếu nhi Thánh Thể cung nghinh, cùng với cờ đại diện Cộng đồng Việt Nam màu Vàng với ba sọc đỏ, cờ Úc cùng cờ hội Thánh. Tiếp theo là cờ 12 cộng đoàn Công Giáo trong cộng đồng, Liên đoàn Thiếu nhi Thánh thể Việt Nam TGP Melbourne cũng đồng phục áo trắng và khăn quàng cổ mầu đỏ.

Đoàn rước kiệu được rất đông giáo dân rước đi chung quanh khu quảng trường, ai nấy đều thật trang nghiêm, miệng cùng đọc kinh Mân Côi và hát những bài ca tôn vinh Đức Mẹ và các Thánh Tử đạo Việt Nam. Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Giám mục phụ tá TGP Melbourne cùng các cha và nữ tu Việt Nam đi theo sau kiệu.

Sau khi hai cỗ kiệu đã an vị trước bàn Thánh. Đoàn đồng tế được rước vòng từ cuối nhà thờ tiến lên, Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long đã xông hương tượng ảnh và Thánh lễ mừng kính được cử hành.

Thánh lễ do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long và các linh mục Việt Nam trong Tổng giáo phận Melbourne đồng tế. Mở đầu, Ngài nói hôm nay Giáo Hội VN và chúng ta cùng mừng kính Các Thánh Tử đạo Việt Nam. Với phần phụng vụ Thánh ca thật đặc sắc của Liên Ca đoàn Các Thánh Tử đạo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne phụ trách.

Trong phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục Raphael Võ Đức Thiện đã nhắc lại gương anh dũng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các Ngài đã hiên ngang bước lên pháp trường, chọn cái chết để làm chứng tá cho đạo Chúa, viết lên trang sử oai hùng của người Công Giáo Việt Nam.

Ngày 19 tháng 6 Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã phong 117 Các Thánh Tử đạo Việt Nam trong số hàng ngàn anh hùng Tử Đạo Việt Nam mà hôm nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới vui mừng kính các Ngài. Với lời kềt trong Thánh vịnh. Ai gieo trong lệ sầu sẽ gặt trong vinh quang.

Trong lời nguyện Giáo dân, cộng đồng cũng dâng lên Thiên Chúa lời cầu xin tha thiết, xin soi sáng và ban sức mạnh cho quý linh mục, tu sĩ và mọi người dân Chúa, con cháu các Thánh tử đạo, luôn kiên trì bền vững để chống lại sự dữ, noi gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam và xin các Thánh cầu bầu xin Thiên Chúa ban an bình cho quê hương. Cầu cho các nạn nhân bị bão lụt tại Phillippines

Ông Phao Lô Nguyễn Ngọc Trúc đại diện Ban mục vụ Cộng đồng đã cám ơn Đức Cha, quý cha và toàn thể Cộng đồng đã về tham dự và dâng lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thật đông đảo. Ông mong ước được toàn thể cộng đồng luôn luôn tham dự các lễ do cộng đồng tổ chức. Và cũng nhắc lại những thành công lớn của cộng đồng trong dịp Đại hội Thánh Mẫu La Vang tiên khởi hồi tháng 10 vừa qua.

“Đây bài ca ngàn trùng” được Liên ca đoàn hát kết thúc Thánh lễ thật hào hùng và sốt sắng, như toàn thể các bài Thánh ca mà ca đoàn đã tuyển chọn tập luyện và hát phụng vụ Thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Năm 2013.

Để giúp đỡ nạn nhận của cơn bão Haiyan. Cộng đồng đã quyên góp tiền và đặc biệt Liên ca đoàn Các Thánh tử đạo đã có một nghĩa cử rất đẹp là dùng số tiền để mở tiệc ăn mừng bổn mạng trong ngày lễ hôm nay dâng tặng cho các nạn nhân cơn bão vừa qua tại Phillippines.

Melbourne 17/11/2013

Trần Văn Minh.
 
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Tây Úc
Đồng Văn Vượng
05:46 17/11/2013


 
Lễ hội bế mạc năm đức tin của người công giáo Việt Nam tại Đan Mạch
Nguyễn Trọng Lưu
10:34 17/11/2013
Lễ hội bế mạc năm đức tin của người Công Giáo Việt Nam tại Đan Mạch

Thứ bảy ngày 09. 11. 2013, vào lúc 12.30, Đức Giám Mục Giáo Phận Czeslaw Kozon - cùng với cha phó giáo xứ Århus, Adolf Meister sj. và 5 Linh Mục Việt Nam: J. Chu Huy Châu, P. Nguyễn Ngọc Tuyến, P. Nguyễn Kim Thăng và JB. Nguyễn Ngọc Thế sj.,- đã cử hành Thánh Lễ bế mạc năm đức tin cho người Công Giáo Việt Nam tại Đan Mạch tại nhà thờ Katolske Vor Frue Kirke, Århus. Đã có sự tham dự của gần 600 anh chị em Công Giáo Việt Nam đến từ nhiều tỉnh trong toàn vương quốc.



Xem hình

Lời chào mừng của ban chấp hành cộng đoàn Århus, với hai ngôn ngữ Đan mạch và Việt nam - đã nói lên ý nghĩa của Thánh Lễ bế mạc: trước hết, là một lời tạ ơn Thiên Chúa đã ban ơn củng cố niềm tin của mọi người trong một thế giới mà nhiều người muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời để thả mình vào một ngõ cụt vô vọng. Nhưng Thánh Lễ bế mạc cũng là lời đưa các tín hữu vào đời để mang Chúa đến với mọi người bên cạnh trong cuộc sống ngày thường, như lời Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Cha muốn mọi người ra đi! Cha muốn Giáo Hội ra ngoài đường phố! Cha muốn chúng ta tự bảo vệ chống lại những gì là thế gian, là định lập, là thoải mái, là giáo sĩ trị, là khép kín vào chính mình!”

Năm nay cũng là năm kỷ niệm 25 năm Chân Phước Giáo Hoàng Yoan Phaolô 2 phong hiển thánh cho 117 vị tử đạo Việt nam, nên các em thiếu nhi thuộc cộng đoàn Århus đã mở đầu Thánh Lễ với vũ khúc ”Tiếng Nhạc Oai Hùng”. Trang phục và cử điệu thành kính của các em đã đánh động được tâm lòng của hết mọi người trong giáo đường. Đoạn Tin Mừng về hạt giống được gieo trong nhiều miếng đất khác nhau, mà Đức Giám Mục Giáo Phận đã lồng vào khung cảnh cấm cách của Giáo Hội Việt Nam ngày xưa cũng như những khó khăn trong cuộc sống đức tin trong lòng xã hội Đan Mạch ngày hôm nay, cũng đã được chuyển ngữ để giúp cho những người lớn tuổi thấu hiểu trọn vẹn.

Sau bữa ăn trưa do cộng đoàn Århus khoản đãi, Đức Giám Mục đã cùng với quý cha và tất cả mọi người tiếp tục phần lễ hội. Lễ hội được mở đầu bằng lời kinh dâng kính Mẹ La Vang, Mẹ Giáo Hội Việt Nam và được nối tiếp với diễn nguyện về thánh tử đạo Anna Lê Thị Thành, thánh nữ đầu tiên của Việt Nam. Diễn xuất đã làm cho nhiều người xúc động vì đã nêu cao gương của thánh nữ, lúc nào cũng chăm lo dạy giáo lý cho các con - mà hiện trong cộng đoàn Århus đang mở lớp giáo lý song ngữ cho các em tuổi từ 5-17. Khởi từ hai lần được xức dầu khi nhận lãnh bí tích rửa tội, một giáo dân cũng đã chia sẻ cảm nghiệm về năm đức tin như một xác tín và tháp nhập vào sứ mạng làm ngôn sứ cho Đức Chúa. ”Ngôn sứ”- trong Cựu Ước gọi là ”Nabi” - là những người được kêu gọi ngay từ lúc còn trong lòng mẹ để sau này ra đi rao truyền Lời Chúa, để làm chứng về Đức Chúa Tình yêu - đã là một dấu tích tìm thấy nơi các Thánh Tử Đạo Việt Nam và thật là trùng hợp với lời kêu gọi ”ra đi, ra ngoài đường phố” của Đức Thánh Cha Phanxicô mới đây.

Đức Giám Mục Giáo Phận đã kết thúc lễ hội với những cảm nghĩ thật tuyệt vời. Ngài cám tạ Thiên Chúa đã đưa người Công Giáo Việt Nam đến giáo phận Đan Mạch, để làm sinh động đức tin cho xã hội Đan Mạch - thường bị coi là một xã hội tục hóa, vô thần. Ngài cũng cầu mong cho lòng đạo đức và tinh thần liên đới của người Công Giáo Việt Nam tại Đan Mạch sẽ mãi mãi triển nở như là chứng từ sống động về ân phúc của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
 
Mừng Ngày Nhà Giáo các Anh Chị Giáo Lý Viên Kim Ngọc
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:46 17/11/2013
Chiều Chúa Nhật 17.11.2013 - Lễ Thiếu Nhi, Giáo Xứ Kim Ngọc tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho Giáo Lý Viên nhân Ngày Nhà Giáo sắp đến.

Hình ảnh

Các anh chị Giáo Lý Viên nhận được những lời chúc mừng và những quà tặng của đoàn Thiếu Nhi.

Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, tân Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo đã gởi bức thư đến anh chị em Giáo chức Công Giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.2013. Ngài viết: “Trong truyền thống văn hóa của đất nước ta, nghề dạy học luôn được coi trọng vì người thầy không đơn thuần là người dạy bảo một kiến thức mà hơn thế nhiều, là người truyền đạt một lý tưởng sống với cái tâm cao đẹp của mình. Trong ánh sáng đức tin Công Giáo, giá trị cao quý này còn được nhân lên nhiều lần vì đây là sứ mệnh Thiên Chúa trao phó để cộng tác với các gia đình, với Giáo Hội dẫn đường chỉ lối và nêu gương cho các thế hệ con em trên hành trình học hỏi và luyện tập, trở nên những con người xứng đáng cho Giáo Hội và Xã Hội” (WHĐ).

Giáo Lý Viên chính là thầy cô, giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ. Một sứ vụ rất cao đẹp.

Giáo Lý Viên tích cực cộng tác với cha xứ góp phần đào tạo cho các thế hệ Thiếu nhi lớn lên trong đức tin. Thư mục vụ Năm Đức Tin, HĐGMVN nhắn gởi các Linh mục: Giáo dục đức tin là trách nhiệm gắn liền với thừa tác vụ Linh mục. Do đó, trong sự hiệp thông với giám mục và linh mục đoàn giáo phận, anh em Linh mục hãy dành thời giờ, năng lực và nhiệt tâm cho công việc hết sức quan trọng và cần thiết này, đặc biệt trong việc giảng Lời Chúa và dạy giáo lý cho thiếu nhi và giới trẻ. Anh em cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo đội ngũ giáo lý viên, những người trực tiếp cộng tác với chúng ta trong việc thông truyền đức tin cho thế hệ trẻ. (Số 9).

Căn tính của giáo lý xoay quanh 3 trục chính: Lời Chúa, Đức tin và Giáo Hội.

- Dạy giáo lý là tác vụ Lời Chúa. Vì vậy, dạy giáo lý là phục vụ Tin Mừng, là thông truyền sứ điệp Kitô giáo và loan báo Đức Kitô.
- Dạy giáo lý là giáo dục đức tin. Trong công cuộc giáo dục này, Giáo Hội giữ vai trò trung gian để giúp cho đức tin nảy sinh và tăng trưởng nơi từng người cũng như nơi cộng đoàn.
- Dạy giáo lý là hoạt động của Giáo Hội. Hoạt động này diễn tả thực tại và sứ mạng chính yếu của Giáo Hội.

Giáo Hội luôn coi trọng vai trò Giáo Lý Viên.

- Đức Hồng Y Jozep Tomko, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo đã nói: Trong giai đọan lịch sử hết sức nhạy bén và thuận lợi này, vì nhiều lý do, do ảnh hưởng của sứ điệp kitô giáo, Bộ Truyền giáo đặc biệt quan tâm đến một số người giữ vai trò quyết định trong họat động truyền giáo: Quả vậy, sau khi duyệt xét việc huấn luyện trong các đại chủng viện (1986), nhận định đời sống và sứ vụ các linh mục (1989), Bộ quan tâm đến các giáo dân là giáo lý viên, trong Hội nghị khoáng đại tháng 4 năm 1992.

- Thông điệp Redemptoris Missio đã quả quyết: Các giáo lý viên luôn đóng góp phần quan trọng trong công cuộc truyền bá Tin Mừng của Hội Thánh tại thế. Ngày nay họ vẫn được xem là những người truyền bá Tin Mừng không thể thay thế được, như Chính Đức Thánh Cha đã xác định vai trò đặc biệt của giáo lý viên như sau: Trong các cuộc thăm viếng mục vụ, tôi nhận thấy các giáo lý viên, nhất là trong các xứ truyền giáo, góp phần đặc biệt và hết sức cần thiết cho việc loan truyền đức tin và mở mang Hội Thánh.

- Cũng trong Thông Điệp Redemptoris Missio, Đức Gioan-Phaolô II đã mô tả lực lượng giáo lý viên hôm nay như “những chuyên viên, những chứng nhân trực tiếp, những người loan báo Tin Mừng không thể thiếu, những người tiêu biểu cho sức mạnh cơ bản của các cộng đoàn tín hữu, đặc biệt trong các Giáo Hội trẻ.”.

Giáo Hội xem ơn gọi làm Giáo Lý Viên là một đặc sủng. Ơn gọi Giáo Lý Viên không những bắt nguồn từ bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, mà còn do lời mời gọi đặc biệt của Chúa Thánh Thần, hay một ‘đặc sủng được Giáo Hội nhìn nhận’ và được giám mục minh nhiên ủy nhiệm… Trong thực tế truyền giáo, ơn gọi giáo lý viên vừa có tính ‘chuyên biệt’ vì dành riêng cho Huấn giáo, vừa có tính ‘tổng quát’ vì tham gia vào các tác vụ tông đồ để gieo trồng và phát triển Giáo Hội.

Bởi vậy giáo lý viên không phải đơn thuần chỉ là người giúp đỡ vị linh mục, nhưng thực sự là chứng nhân của Đức Kitô trong cộng đoàn của mình. Giáo lý viên, theo định nghĩa của Bộ Truyền giáo, là một giáo dân được Giáo Hội đặc cử, tùy theo những nhu cầu tại chỗ, để làm cho Đức Kitô được nhận biết, yêu mến và noi theo, nơi những người chưa biết Chúa cũng như nơi các tín hữu.”.

Giáo lý Viên là những cộng sự viên đắc lực của Linh mục quản xứ. Giáo lý Viên giúp các em thiếu nhi gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng “là Đường là Sự Thật và là Sự Sống”. Giáo lý Viên thắp sáng niềm tin trong sứ mạng giáo dục đức tin cho các thế hệ trẻ.

Nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam, tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho Giáo Lý Viên cũng là dịp nhắc nhớ các bậc phụ huynh và các em thiếu nhi nhớ ơn những “thầy dạy đức tin” âm thầm phục vụ tận tụy theo gương Chúa Giêsu vị Thầy mẫu mực. Nhớ ơn để tri ân. Đó cũng là nét đẹp trong giáo dục đức tin.
 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa hoàn thành cơ bản nhà mục vụ
Nguyễn Đức
11:23 17/11/2013
TU ĐOÀN TÔNG ĐỒ GIÁO SĨ NHÀ CHÚA: HOÀN THÀNH CƠ BẢN NHÀ MỤC VỤ

Sáng Chúa Nhật ngày 17/11/2013 trời xanh nắng đẹp, những dây cờ trước tiền đường Nhà Thờ Thánh Nguyễn Duy Khang - Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa tọa lạc tại 195/29 XVNT, P.17, Q. Bình Thạnh trong giáo hạt Gia Định TGP. Sài Gòn khoe sắc tung bay trong gió. Trong ngoài Nhà Thờ có nhiều hoa lá được trang hoàng tươi đẹp khiến lòng người rộn rã, hân hoan. Nhiều anh chị em giáo dân trong giáo xứ đến Nhà Thờ từ sáng sớm để lo đón khách và chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo cho Thánh lễ Tạ ơn mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng bậc nhì Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa và hoàn thành cơ bản Nhà Mục Vụ.

08g30’ trong niềm hân hoan Tạ ơn Thiên Chúa, Gia đình giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang - Tu đoàn Nhà Chúa đã mừng đón Đức Cha phụ tá Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, Đan Viện Phụ Ma-ri-a Mát-thêu Nguyễn Bá Linh của Đan Viện Thiên Phước Bà Rịa - Vũng Tàu, quý cha trong và ngoài giáo hạt cùng khá đông quý khách trong và ngoài giáo phận về dâng Thánh lễ. Quý cha, tu sĩ, ân nhân, thân nhân và quý khách lần lượt đến giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang và được Ban Tiếp Tân ân cần tiếp đón, trò chuyện và hướng dẫn mọi người tham quan Nhà Mục Vụ mới.

Đúng 09g30’, sau hồi trống khẩu, cộng đoàn hướng về cuối nhà thờ để đón đoàn đồng tế. Đi đầu là thánh giá nến cao. Đoàn đồng tế và ban tông đồ với kiệu rước di ảnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được khởi đi từ Đài Đức Mẹ trong khuôn viên Tu viện hòa trong niềm vui rộn ràng tiếng trống, tiếng kèn. Mọi người cùng tiến vào Nhà thờ dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho Tu đoàn Nhà Chúa. Ca đoàn hân hoan hát ca nhập lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam theo lịch phụng vụ hôm nay.

Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha chủ tế Phê-rô chia vui với Tu đoàn Nhà Chúa khi được cùng dâng thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bổn mạng của Hội Thánh Công Giáo Việt Nam, và bổn mạng bậc nhì của Tu Đoàn Nhà Chúa. Đồng thời, ngài mời gọi mọi người tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam những chứng nhân anh dũng trong đời sống đức tin và máu của các ngài đổ ra đã nảy sinh hạt giống các Ki-tô hữu trên quê hương đất nước. Cùng với tâm tình tạ ơn đó, hết thảy chúng ta cầu xin cho chính mình, cho Hội Thánh Việt Nam tiếp tục sống tinh thần đức tin và tinh thần thừa sai mà cha ông đã để lại cho chúng ta.

Trong bài giảng Đức Cha chủ tế nhấn mạnh: “Nhà Mục Vụ của Tu Đoàn Nhà Chúa như ‘là một công trình của đức tin’ và ‘là một công trình phục vụ công cuộc Phúc-âm-hóa’”. Ngài quảng diễn: “Chúng ta mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay ở vào một thời điểm rất đặc biệt đó là thời điểm kết thúc Năm Đức Tin. Chúa Nhật tới, lễ Chúa Ki-tô Vua, Hội Thánh toàn cầu chính thức cử hành bế mạc Năm Đức Tin. Khi kết thức Năm Đức Tin, Hội Thánh mời gọi chúng ta mở ra cho công cuộc Phúc-âm-hóa, và cả Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng kêu gọi chúng ta như thế. Chính trong thời điểm này mà Tu Đoàn Nhà Chúa mời hết thảy chúng ta đến đây để chia sẻ niềm vui khác nữa đó là hoàn thành cơ bản Nhà Mục Vụ. Đặt mình vào trong những thời điểm như thế, chúng ta thấy Nhà Mục Vụ của Tu Đoàn Nhà Chúa như là một công trình của đức tin và là một công trình phục vụ công cuộc Phúc-âm-hóa…”

Sau lời nguyện tín hữu, thánh lễ tiếp tục diễn ra như thường lệ. Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha An-tôn Đoàn Văn Vinh, SDD, Tổng Phụ Trách Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa đã đại diện Tu đoàn hết lòng dâng lời cảm ơn Đức Cha Phê-rô, Đan Viện Phụ Ma-ri-a Mát-thêu, quý cha đồng tế, quý tu sĩ, quý ân nhân, thân nhân, quý khách, các cấp chính quyền và mọi thành phần trong giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang. Trong đó, đặc biệt ghi ơn cha Gioan Bao-ti-xi-ta Nguyễn Kim Sơn tại Canada là nghĩa tử của cha cố Giu-se Ma-ri-a Vũ Khoa Cử, Bề trên sáng lập Tu Đoàn Nhà Chúa với bao ưu ái và công sức khó nhọc.. trong hơn hai năm qua để mang một diện mạo mới cho Tu Đoàn Nhà Chúa có được ngôi Nhà Mục Vụ gồm một tầng trệt và năm tầng lầu cơ bản được hoàn thành khang trang, nâng cấp sạch đẹp... Cũng trong tâm tình của người “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, Tu đoàn Nhà Chúa tri ân cách riêng đến quý ân nhân đã cầu nguyện, giúp đỡ về tinh thần, vật chất và công sức xây dựng Nhà Mục Vụ mới.

Trong phần đáp từ, Đức Cha Phê-rô rất vui mừng và cảm kích trước công sức và những vất vả của Cộng thể Tu Đoàn Nhà Chúa về ngôi Nhà Mục Vụ đã nên hình, nên dạng. Đức Cha xin chúc mừng và ước mong Ngôi Nhà Mục Vụ phải là công trình đức tin để đời này qua đời kia phục vụ cho công việc của Hội Thánh.. Cuối cùng, ngài gọi mọi người chung lòng nguyện một kinh Lạy Cha để lãnh ơn toàn xá trong Năm Đức Tin với ý chỉ cầu nguyện cho các linh hồn.

Thánh lễ kết thúc, mọi người tiến vào Nhà Mục Vụ mới cùng ăn bữa cơm thân tình chia sẻ niềm vui với Tu đoàn Nhà Chúa nhân dịp vừa hoàn thành cơ bản ngôi Nhà Mục Vụ hết sức khang trang.

Được biết Nhà Mục Vụ Tu Đoàn Nhà Chúa, được xây dựng qua giấy phép số 243/GPXD, ngày 10/11/2010, trên diện tích sử dụng 6955,30m2 được chia ra như sau:

- Tầng hầm: 930,76 m2

- Tâng 1: 1240,00 m2

- Tầng lửng: 980,77 m2

- Tầng 2: 1240,00 m2

- Tầng 3: 956,77 m2

- Tầng 4-5: 1438,00 m2

- Cầu thang: 169,00 m2

Xin mọi người tiếp tục yêu thương, cầu nguyện và giúp đỡ Tu đoàn Nhà Chúa này. Xin Thiên Chúa nhân lành ban ơn và trả công bội hậu cho tất cả những tấm lòng quảng đại, hăng say lo việc nhà Chúa.

Vài nét về Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa

Nguồn gốc:

Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa (Domus Dei Clerical Society Of Apostolic Life, SDD), gọi tắt là Tu Đoàn Nhà Chúa. Sứ vụ là “giúp các linh mục giáo xứ làm việc tông đồ và thánh hóa các gia đình”.

Năm 1630, cha Anlexandre de Rhodes đã thành lập tổ chức Nhà Đức Chúa Trời tại Bắc Việt Nam. Các tu sĩ đầu tiên là những thầy giảng, đã đóng góp rất nhiều cho công cuộc truyền giáo tại Việt Nam vào thời kỳ đầu.

Năm 1954, một số linh mục và tu sĩ thuộc tổ chức Nhà Đức Chúa Trời di chuyển từ giáo phận Thái Bình vào Sài Gòn.

Quá trình hình thành:

Năm 1956, để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại, linh mục Giu-se Ma-ri-a Vũ Khoa Cử đã cải tổ Nhà Đức Chúa Trời thành Tu Hội Nhà Chúa. Ngày 10/02/1960, Tu hội được ĐGM. Si-mon Hòa Nguyễn Văn Hiền cho phép thử nghiệm.

Ngày 02/05/1971, ĐTGM. Phao-lô Nguyễn Văn Bình, Tổng giám mục TGP. Sài Gòn ký Sắc lệnh (Decretum Instituti Domus Dei Erectionis) số 150/VP/71, ngày 20.05.1971 thành lập tạm thời. Tu hội chính thức được thành lập ngày 29/06/1977 sau những năm thử nghiệm, cũng chính ĐTGM. Phao-lô đã ban hành Sắc lệnh thành lập vĩnh viễn (Decretum Erectionis Definitivae Instituti Domus Dei) số 105/VP/77, ngày 29.06.1977.

Tuy nhiên, Sắc lệnh thành lập vĩnh viễn này (trước khi Giáo Hội ban hành Bộ Giáo luật năm 1983) không xác định rõ rệt bản chất của Tu Hội Nhà Chúa. Vì thế, căn cứ theo các tiêu chuẩn do Bộ Giáo luật 1983 ấn định, Đức Giám Mục Ni-cô-la Huỳnh Văn Nghi, Giám Quản Tông Toà TGP. Sài Gòn đã xác định bản chất pháp lý của Tu Hội Nhà Chúa là Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa bằng Tuyên ngôn Declaratio de natura juridica Domus Dei, ban hành ngày 25/12/1996.

Ngày 04/01/2009, ĐHY. GBt. Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục TGP. Sài Gòn đã quyết định phê chuẩn Hiến pháp và Nội quy của Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa.

Hiện nay, Tu Đoàn Nhà Chúa hiện nay đang hoạt động tại các giáo phận: Tổng giáo phận Sài Gòn, giáo phận Xuân Lộc, giáo phận Houma-Thibodaux (Sắc lệnh thành lập Decretum Erectionis in Dioecesi Houmensi-Thibodensi instituti Domus Dei, do ĐGM. Waren Louis Boudreaux, giáo phận Houma-Thibodaux ban hành ngày 18/07/1983, USA), giáo phận Thái Bình (Sắc lệnh (Decretum) thành lập Chi nhánh Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa, do ĐGM Fx. Nguyễn Văn Sang ban hành ngày 27/07/2007).

Hiện nay Tu đoàn Nhà Chúa có tám mươi thành viên, gồm linh mục, tu sĩ và trợ sĩ. Các thành viên luôn ý thức sứ mệnh truyền giáo của Tu đoàn, nhiệt tâm phục vụ Giáo Hội và xã hội theo tinh thần Nhà Đức Chúa Trời, và đường hướng của cha Bề Trên Giu-se Ma-ri-a Vũ Khoa Cử.

Linh đạo:

Với châm ngôn: “Phục vụ trong khiêm hạ”, tu đoàn gắn bó sứ mạng mình vào di ngôn của Đức Kitô: “Hãy đi rao giảng tin mừng” (Mt 28, 19), và hân hoan thực hiện sứ mạng tông đồ bất cứ nơi nào.

Mục tiêu của việc tông đồ truyền giáo: Thánh hóa các gia đình theo mẫu gương Thánh Gia. Thể hiện mục tiêu trước hết là trong đời sống chung của cộng đoàn, biến cộng đoàn huynh đệ thành một gia đình thân ái. Hoạt động nơi giáo xứ, giáo họ, hoặc những nơi Đấng Bản Quyền ủy thác.

Ban Phụ trách:

Tổng phụ trách: Linh mục An-tôn Đoàn Văn Vinh, SDD.

Phó Tổng phụ trách: Linh mục Đa-minh Vũ Kim Khanh, SDD.

Sinh hoạt tông đồ:

- Mục vụ giáo xứ và các giáo điểm truyền giáo.

- Mục vụ thánh hóa các gia đình, dạy giáo lý.

- Bác ái xã hội:

- Giúp đỡ các gia đình nghèo neo đơn.

- Cùng với giáo dân sửa chữa và làm mới một số nhà tình thương.

- Vận động giúp đỡ các em có hoàn cảnh nghèo hiếu học.

Địa chỉ liên lạc:

Tu viện Thánh Nguyễn Duy Khang.

195/29 XVNT, P.17, Q. Bình Thạnh. Tp. HCM – Việt Nam

Điện thoại: 08.38. 996. 681

BTT. HĐ/Senatus Việt Nam
 
Giáo hạt Thuận Nghĩa bế mạc năm Đức tin và mừng lễ Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa
Phêrô Nghĩa Vĩnh
10:51 17/11/2013
Sáng Chúa Nhật 17-11-2013, trong niềm hân hoan của Giáo Hội mừng kính các thánh tử đạo Việt Nam, tại quảng trường Vũ Đăng Khoa, giáo hạt Thuận Nghĩa long trọng tổ chức mừng Đại lễ Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa lần thứ 175 (1838-2012), đồng thời bế mạc năm đức tin 2012-2013.

Hình ảnh

Theo truyền thống của giáo xứ, chương trình đại lễ được diễn ra từ 17h đêm trước với phần dâng hương thánh tổ tại đền thánh và thánh lễ vọng vào lúc 20h. Đã bao đời nay, linh đền Thánh Vũ Đăng Khoa đã trở thành một điểm hẹn đức tin cho những ai trông cậy vào lòng thương xót Chúa. Chương trình đêm lễ vọng là những giây phút linh thiêng để mỗi người con quay về nguồn cội và thắp lên nén hương lòng tri ân bậc tiền bối.

Sáng ngày 17-11-2013 thánh lễ cao điểm diễn ra vào lúc 7h30, trước sự hiện diện của đông đảo quý cha trong ngoài giáo hạt, quý tu sỹ nam nữ và khoảng 20.000 giáo dân trong toàn giáo hạt. Trước thánh lễ, quý cha trong giáo hạt cùng ban giáo lý đã trao bằng khen và phần thưởng cho những cá nhân và tập thể đạt giải trong năm học vừa qua.

Khi đoàn rước đến trước lễ đài là nghi thức Thượng Cờ Hội Thánh. Sau đó, Cha quản hạt làm phép tượng Thánh Phêrê Vũ Đăng Khoa. Bức tượng làm bằng đá có chiều cao 3,5m. Thánh nhân được đặt giữa trung tâm quảng trường mang tên Ngài, quảng trường Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa.

Trong cái nhìn về chiều sâu đức tin và hướng về mẫu gương các thánh tử đạo, cha quản hạt chia sẻ trong thánh lễ đã ôn lại những chứng tích lịch sử thánh Vũ Đăng Khoa và các thánh tử đạo Việt Nam. Qua đó, ngài mời gọi cộng đoàn noi gương các bậc tiền nhân, làm chứng cho Chúa Kitô và “tử đạo” theo cách thế của mỗi người bằng những hành động cụ thể trước xã hội biến đổi nhanh chóng như hôm nay. Như lời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI: “Người thời nay không thích nghe các thầy dạy, mà chỉ thích các chứng nhân và giả sử người ta có thích nghe các thầy dạy, thì các thầy dạy đó trước tiên phải là những chứng nhân.” Kết thúc bài chia sẻ, ngài vạch ra những định hướng hoạt động của giáo hạt trong năm tới với những lịch trình và hành động cụ thể, để cùng với Giáo Hội Việt Nam hướng tới chặng đường mới trong năm tới: Năm Phúc Âm hoá đời sống gia đình.

Thánh lễ mừng kính quan thầy giáo xứ và bế mạc năm đức tin hôm nay mang một dấu ấn đặc biệt. Năm Đức Tin khép lại với nhiều hoạt động cao điểm trong toàn giáo hạt kỷ niệm 50 năm khai mạc công đồng Vaticanô II và 20 năm xuất bản sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo. Những thành quả đó như phẩm vật gói trọn sự cố gắng hi sinh của quý cha và cộng đoàn trong toàn hạt dâng lên Chúa Toàn Năng qua bàn tay bầu cử của thánh tử đạo Phêrô Vũ Đăng Khoa.

Như lời cha quản hạt, “tử đạo là một ân huệ đặc biệt Chúa ban cho ai tuỳ ý ngài muốn, nhưng nỗ lực làm chứng cho Chúa thì không dành riêng cho ai cả”. Năm đức tin đã khép lại, nhưng sứ mạng chứng tá đức tin vẫn luôn theo sát cuộc đời mỗi người. Niềm tin mãnh liệt, lòng quả cảm hi sinh đến giây phút cuối cùng của thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa và các bạn tử đạo luôn là hành trang quý giá và động lực sung mãn cho mỗi Kitô hữu trên suốt hành trình dương thế.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những Chứng Nhân Của Tình Yêu - Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 2013
Lm. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
03:42 17/11/2013
Hôm nay anh chị em di dân gốc Thuận Nghĩa sống trong miền thành phố Sài Gòn họp nhau mừng lễ giỗ thứ 175 của thánh Phê-rô Vũ Đăng Khoa tử đạo ngày 24-11-1838. Thánh Vũ Đăng Khoa gốc làng Thuận Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là 1 trong 117 vị thánh Tử Đạo Việt Nam được Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mừng kính trọng thể ngày hôm nay. Ta hãy đặt câu hỏi : đâu là ý nghĩa của ngày lễ này đối với chúng ta.

Tử đạo hay chứng nhân

Suốt hơn ba thế kỷ đạo Chúa Ki-tô có mặt tại Việt Nam, đã có cả trăm ngàn tín hữu đã chết để làm chứng cho Chúa. Con số 117 vị được tôn phong hiển thánh năm 1988 mới chỉ là một con số tượng trưng trên tổng số những người đã chết vì Chúa Ki-tô. Các vị thánh được gọi là “tử đạo” (chết vì đạo) trong tiếng Việt chúng ta, thì theo nguyên ngữ Hy-lạp cũng như La-tinh có nghĩa là “chứng nhân”. Trước và trên hết mọi sự, các ngài là những người đã tin theo Chúa Ki-tô, đã trở thành chứng nhân của Ngài trong cuộc sống, cuối cùng là qua cái chết. Chính vì tầm quan trọng của việc làm chứng mà chúng ta đã có những thánh như Ma-ri-a Go-rét-ti hay Mắc-xi-mi-li-a-nô Kôn-bê, các ngài vẫn được ghi vào danh bạ các thánh tử đạo, cho dù không phải theo nghĩa thông thường. Ma-ri-a Go-rét-ti là một thiếu nữ bị anh bạn hàng xóm hãm hiếp rồi đâm chết ; dù mới ở tuổi hoa niên, thiếu nữ đã chấp nhận thà chết chứ không phạm tội làm mất lòng Chúa, như thánh Phao-lô khẳng định trong bài đọc 2 : “Cho dầu là sự chết hay sự sống… không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa” (Rm 8,38-39). Còn Mắc-xi-mi-li-a-nô Kôn-bê là một linh mục Phan-xi-cô, người tù trong một trại tập trung thời Đức quốc xã, chấp nhận chết thay cho đồng bạn bị kết án tử hình.

Tử đạo, chuyện lỗi thời ?

Lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam có ý nghĩa gì với chúng ta hôm nay ? Phải chăng chúng đang tốn công nhắc lại chuyện tử đạo, một chuyện đã lùi xa vào quá khứ ? Nói cách khác phải chăng tử đạo đã là chuyện lỗi thời ? Nhìn lại lịch sử truyền giáo, từ đầu thế kỷ XVII thời Chúa Nguyễn trong Nam và Chúa Trịnh ngoài Bắc, nhất là thời các vua triều Nguyễn, các cuộc bách hại có lúc hết sức tàn khốc đã dẫn đến cái chết của trên 100 000 Ki-tô hữu. Người có đạo nếu không công khai chối đạo bằng lời nói hay cử chỉ như giẫm đạp lên cây thánh giá thì phải chịu tù đày, chịu tra tấn dã man, cuối cùng bị treo cổ, bị chém rồi bêu đầu hoặc thả xác trôi sông, hay phải chịu một cực hình dã man khác. Đúng là những cách đối xử man rợ như thế với người có đạo ngày nay không còn nữa.

Từ biến cố 1975 đến đầu thập niên 90, tình hình tôn giáo còn rất khó khăn, nhưng sau đó, từ từ mọi chuyện đã trở nên dễ dàng, từ chuyện xây cất các cơ sở tôn giáo đến chuyện đào tạo linh mục, tu sĩ. Du khách đến Việt Nam, chứng kiến các cơ sở tôn giáo đồ sộ khang trang, có khi lộng lẫy, các cuộc lễ lúc nào cũng đầy ắp tín hữu, khó có thể nghi ngờ về sự tự do tôn giáo trong nước Việt Nam cộng sản hôm nay. Nhưng cái giá phải trả để được các thứ “tự do” đó, là đạo chỉ được phép đóng khung trong khuôn viên nhà thờ, trong các nghi lễ tôn giáo. Trong khi đó, sứ mạng người Ki-tô hữu không đơn thuần chỉ là thực hành một số nghi thức, mà phải là men, là muối trong thúng bột nghĩa là trong xã hội, thì lại không có điều kiện thi hành sứ mạng thiêng liêng cao cả của mình, đặc biệt trong các lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội. Chính quyền cộng sản tự nhận là vô thần nên chỉ chấp nhận thứ tôn giáo lễ hội, đó là việc của họ. Nhưng khi người có đạo hài lòng với thứ tôn giáo lễ hội đó, liệu có còn trung thành hay không với Chúa Ki-tô, Đấng đã ra điều kiện phải vác thập giá cho ai muốn theo Ngài.

Bây giờ để tiếp tục triển khai ý tưởng tử đạo là làm chứng hay trở thành chứng nhân, tôi xin đưa ra mấy ví dụ cụ thể mang tính thời sự.

Chứng nhân của lòng yêu nước : Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Năm nay tại Hoa Kỳ, tại Úc và nhiều nước Châu Âu, người Việt quốc gia tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại vì yêu nước, vì muốn giữ chủ quyền quốc gia, không chấp nhận cho quân đội Mỹ ồ ạt vào Việt Nam. Chính quyền Mỹ đã vịn cớ chống độc tài và gia đình trị, dùng bàn tay Phật giáo để lật đổ nền Đệ nhất cộng hoà và giết tổng thống Ngô Đình Diệm. Và như thế tổng thống Diệm đích thực là một anh hùng dân tộc, một người hy sinh vì tổ quốc, một chứng nhân của lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Ta hãy nghe Đức Cha Nguyễn Văn Long, một tu sĩ Phan-xi-cô làm giám mục Phụ tá Melbourne, Úc Châu, nói về tổng thống Diệm, dịp lễ Các Thánh 2012 và cũng là giỗ thứ 49 của tổng thống Diệm như sau : “Hôm nay cũng là ngày tưởng nhớ một vị mà cả cuộc đời, khi nhìn theo lăng kính Ki-tô Giáo, đã được định nghĩa bởi Tám Mối Phúc Thật, cũng như đã hiến mình cho quê hương dân tộc. Quả thế, tôi mạnh dạn dùng những lời này để nói về vị nguyên thủ quốc gia và người khai sinh ra nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, cụ Gio-an Bao-ti-xi-ta Ngô Đình Diệm. Cuộc sống giản dị của cụ, ngay cả khi cụ có đủ điều kiện để hưởng thụ, đã phản ảnh đức tin được thấm nhuần và tôi luyện ngay từ thuở còn thiếu thời. Người ta có thể phác họa nhiều hình ảnh tiêu cực về cụ ; thậm chí nhiều kẻ đã bóp méo lịch sử để triệt hạ cả danh dự của cụ. Nhưng ít ai còn chút lương tâm có thể phủ nhận một con người liêm khiết, đức độ, nhân ái, một tinh thần ái quốc, kiêu hãnh với chủ quyền đất nước và trung kiên với vận mệnh dân tộc.

Ở một góc cạnh nào đó, cụ là một con người thật bất hạnh… Nhưng nếu chúng ta nhìn bằng lăng kính đức tin, thì phải chăng cụ là người có phúc vì cụ đã “bị giết hại vì lẽ công chính” ? Phải chăng, cuộc đời và sự hy sinh của cụ phản ảnh một sự hiến thân hoàn toàn của Đức Ki-tô ? Phải chăng cụ –như Thầy Chí Thánh- là phiến đá mà người thợ xây loại bỏ, đã trở nên tảng đá góc tường ? Phải chăng tấm gương vị quốc vong thân, phải chăng ước mơ xây dựng một triều đại chính trực trên quê hương của cụ sẽ mãi mãi làm ngọn đuốc soi đường cho thế hệ mai sau ?”

Điều đáng nói là trong khi tại khắp nơi trên thế giới, tại những nơi có người Việt quốc gia, lễ tưởng niệm 50 năm biến cố đau thương 2-11-1963 được cử hành hết sức trọng thể, thì ngay tại Việt Nam, ngay trong các cộng đoàn Công Giáo, tổng thống Diệm vẫn không được nhắc tới, ít là một cách công khai. Người ta giả vờ quên biến cố đau thương là người công chính, người yêu nước bị sát hại, và cũng giả vờ không biết rằng biến cố đó đã dẫn đến thực tế phũ phàng là dân chủ, tự do đã mất, mà độc lập quốc gia cũng không còn. Dù vậy, tại Sài Gòn, sáng ngày 1-11 vừa qua, ban truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế đã dẫn đầu một nhóm bạn trẻ tới dâng thánh lễ và cầu nguyện trước mộ phần Tổng Thống. Trong số các hình ảnh được truyền đi trên mạng, nổi bật nhất là hình cô bé Phương Uyên ôm bó hoa huệ đứng bên mộ phần Tổng Thống, khiến ta nghĩ đến lời trăng trối của vị anh hùng dân tộc : “Tôi tiến, hãy theo tôi, tôi lùi, hãy giết tôi, tôi chết hãy nối chí tôi.” Phương Uyên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam đang đi theo con đường dấn thân cho chính nghĩa độc lập và chủ quyền quốc gia. Như thế, tổng thống Ngô Đình Diệm đã thể hiện lời Chúa Giê-su : Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15,13). Và đến đây, ta có thể khẳng định : Tổng Thống Ngô Đình Diệm đích thực là một chứng nhân của Chúa Ki-tô.

Chứng nhân của tình yêu đồng bào, yêu tổ quốc

Nếu Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4,16), nếu yêu tha nhân là dấu chỉ để nhận ra người môn đệ Chúa Giê-su (x. Ga 13,35) thì dưới cái nhìn của người Ki-tô hữu, những người yêu mến tha nhân, xả thân cho đồng loại, hy sinh cho dân tộc, cho đất nước, vẫn là chứng nhân của tình yêu, của Thiên Chúa, được Chúa Ki-tô nhìn nhận là môn đệ. Trong hoàn cảnh bi thảm của đất nước hôm nay, trong cái xã hội tan nát vì độc tài, tham nhũng, vì áp bức, bất công, nền đạo đức hoàn toàn băng hoại, nền độc lập quốc gia đã mất, lãnh thổ hết còn toàn vẹn, thì những con người Việt Nam mạnh mẽ và kiên cường đấu tranh cho sự thật, cho tự do, công lý, cho chủ quyền quốc gia, bất chấp mọi gian khổ, chấp nhận bị sách nhiễu, bị bắt bớ, bị đày ải, những con người đó đích thực là nguyên khí quốc gia, là chứng nhân của tình yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Xin miễn kể ra đây những tên tuổi đã được công luận biết đến nhiều trong những năm qua, chỉ xin đưa ra một tấm gương bạn trẻ làm ví dụ, đó là cô Đỗ Thị Minh Hạnh, năm nay 28 tuổi.

Minh Hạnh là một sinh viên trường Cao Đẳng Kinh Tế, sinh năm 1985 trong một gia đình mà ông nội là lão thành cách mạng, bà nội là liệt sĩ. Lên 18 tuổi, cô đã tham gia công tác xã hội. Năm 2005 cô đến Hà Nội giúp đỡ dân oan khiếu kiện. Năm 2007 cô tổ chức cho công nhân người Việt bị áp bức tại các công ty nước ngoài biểu tình và đình công để được tăng lương và bảo đảm an toàn lao động. Tết Canh Dần, cô cùng hai người bạn rải truyền đơn “Ngàn năm Thăng Long”, trả lời phỏng vấn các đài truyền thanh nước ngoài tố cáo nhà cầm quyền cộng sản, cảnh báo công luận về nguy cơ mất nước, về hiểm hoạ xâm lăng của giặc Tàu. Tháng 2 năm 2010 Minh Hạnh bị bắt vì bị cáo buộc “xúi giục” công nhân của một công ty giày da tỉnh Trà Vinh tổ chức đình công. Ngày 27-10-2010 Minh Hạnh bị xử 7 năm tù giam với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân. Vào tù, Minh Hạnh tiếp tục đấu tranh phản kháng sự áp bức bóc lột sức lao động của các tù nhân từ các công an trại giam. Ta hãy nghe lời Minh Hạnh nói với Mẹ : “Con rất là đau buồn, con không buồn cho thân thể con, ở tù bao nhiêu năm cũng được… Họ bảo con hãy nhận tội đi rồi sẽ được giảm xuống 4 năm, nhưng không, ở đời thì chết chỉ có một lần mà thôi… để cho họ thấy rằng, họ không được phép coi thường tinh thần bất khuất của dân tộc. Làm sao để cho mọi người hiểu rằng, trước hết là phải bảo vệ danh dự của dân tộc… họ đánh đập công nhân, lấy giầy ném vào mặt công nhân, làm sao con có thể chịu đựng được, rồi sỉ nhục dân tộc, nói phụ nữ Việt Nam đi làm đĩ, họ có quyền gì để nói lên điều đó, mà tại sao Nhà Nước không bảo vệ công nhân mà lại đi bảo vệ chủ ?” Tháng 10 vừa qua Minh Hạnh bị chuyển trại, trong xe thùng đặc chủng trên đường ra Bắc bị còng tay, xích chân, ngất xỉu. Chắc trong tình cảnh đó của cô mà từ Hoa Kỳ, thi sĩ Trần Trung Đạo viết tặng cô bài thơ mang tựa đề “Đất nước mình không có hôm nay” diễn tả lòng cảm phục của thi sĩ trước sự hy sinh cao cả của cô sinh viên 28 tuổi : Xin đọc những đoạn trích sau đây :

Em ra đời
Mười năm sau cuộc chiến
Bom đạn đã thôi rơi, sao tiếng khóc chưa ngừng,
Câu hát hòa bình, sao nước mắt rưng rưng…
Tuổi thơ em
Được nuôi bằng những giọt tình thương
Mẹ vắt ra từ bầu sữa cạn,
Bằng giọt mồ hôi cha trong sớm chiều lận đận
Cõng cuộc đời trên chiếc lưng cong.
Những nỗi nhọc nhằn đã làm em khôn lớn thêm nhanh
Để biết thương yêu đồng bào lao động…
Đất nước mình không có hôm nay
Nếu hai ngàn năm trước không có bà Trưng, bà Triệu
Và sẽ tiếp tục sống trong độc tài nô lệ
Nếu không có những người con gái như em.
Dòng sông dài và phiến đá chông chênh
Nhưng nếu tất cả đều co ro, sợ hãi
Nếu tất cả đều đứng nhìn, e ngại
Dân tộc này rồi sẽ ra sao ?
Em bước vào tù khi tuổi mới hai mươi
Tuổi đẹp nhất của thời con gái
Bên ngoài trại giam, mùa xuân đang qua
và không trở lại
Nhưng trong trái tim em, xuân mãi mãi không tàn.
Hạnh phúc của em là hạnh phúc của dân oan
Của những con người không có quyền được nói.
Niềm vui của em là niềm vui của đàn em thơ mới lớn
Của những mái đầu bị xóa mất màu xanh.
Đảng xô em
vào vũng bùn đen lọc lừa, giả dối, gian manh
Em lọc ra những giọt nước ngọt ngào, tinh khiết.
Đảng trồng trong nhận thức em cây hận thù chém giết
Em chăm sóc cây để trổ trái tình người.
Đảng đốt cuộc đời em bằng ngọn lửa bạo tàn rực đỏ khắp nơi
Em thổi tắt để thành nguồn sưởi ấm.
Đảng biến em làm con sâu đo
uốn mình quanh bốn vòng cửa cấm
Em thoát thân thành cánh bướm vàng.
Hôm nay
Lịch sử đang chờ em để bước sang trang
Dân tộc vịn vai em để đi cùng nhân loại…
Đừng gục xuống, đừng than thân trách phận
Hãy mỉm cười như một chuyến đi xa.
Mẹ sẽ chờ em dù năm tháng trôi qua
Sông núi chờ em trong ngày hội lớn.
Những uất hận ngày nào chảy theo dòng sông Hát
Đang trở thành những lớp phù sa.

Tác giả Trần Trung Đạo cũng như bất cứ ai quan tâm đến vận mạng đất nước đều có thể thấy nơi Đỗ Minh Hạnh cũng như tất cả những ai đang chấp nhận bao gian truân khổ ải là những chứng nhân của lòng yêu nước, khiến ta dám tin rằng hoàn cảnh đất nước có bi thảm đến đâu, ta cũng không có quyền tuyệt vọng.

Kết luận

“Thiên Chúa không chấp nhận làm người thua cuộc”. Đó là lời Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô trong bài giảng ngày 07-11-2013 vừa qua tại nhà nguyện thánh Mác-ta khi giải thích ý nghĩa dụ ngôn người nội trợ đốt đèn tìm đồng tiền đánh mất và người mục tử vượt suối băng ngàn đi tìm con chiên lạc. Đức Giáo Hoàng nói : để không làm người thua cuộc, Thiên Chúa đã cất công đi tìm. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời cấm đạo tại Việt Nam, các thánh Tử Đạo đã chấp nhận trả giá để đi tìm cho được tự do đích thực của người tin, tìm cho được sự sống muôn đời, và đã trở nên nhân chứng của Thiên Chúa Tình Yêu. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Đỗ Thị Minh Hạnh, cũng như tất cả những người đang chấp nhận bao oan khiên, bao đau khổ thể xác và tinh thần để đi tìm tự do dân chủ, để dành lại quê hương đã mất, đã trở thành nhân chứng của tình yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Dưới cặp mắt đức tin, chúng ta nhận ra những con người đó đã và đang thể hiện Lời Chúa Giê-su : “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người dám hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Nay liệu chúng ta sẽ làm gì để xứng đáng là con cháu các thánh Tử Đạo, là con dân nước Việt, là tín hữu Chúa Ki-tô ?

Hội Trường Học Viện Phan-xi-cô Thủ Đức,
ngày 17 tháng 11 năm 2013

Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm

địa chỉ mới : pascaltinh2011@gmail.com
 
Thông Báo
Cáo phó: LM Augustinô Maria Phạm Minh Tri qua đời tại Maryland, Hoa Kỳ
Tang gia
18:51 17/11/2013
CÁO PHÓ

Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô đã chết và phục sinh, gia đình chúng con xin kính báo:

Linh mục Augustinô Maria Phạm Minh Tri
Sinh ngày 30 tháng 12 năm 1936 tại Làng Duyên Mậu, Ninh Bình, Việt Nam.
Thụ phong Linh Mục ngày 02 tháng 06 năm 1963 thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Việt Nam.
đã được Chúa thương gọi về Nhà Cha trên Trời lúc 18 giờ 27 Thứ Bảy, ngày 16 tháng 11 năm 2013
tại Trung Tâm Điều Dưỡng Stella Maris, Timonium, Maryland, Hoa Kỳ.
Hưởng Thọ 78 tuổi

Chúng con kính xin Đức Hồng Y, Quí Đức Cha, Quí Linh Mục, Quí Tu sĩ Nam Nữ,
toàn thể Quí Cộng đoàn Giáo dân và thân bằng quyến thuộc bạn hữu xa gần
cùng hiệp dâng lời cầu nguyện cho Linh mục Augustinô Maria Phạm Minh Tri sớm được về hưởng dung nhan Thánh Chúa.


Tiểu sử Linh mục Augustinô Maria Phạm Minh Tri (1936-2013 )

Linh mục Phạm minh Tri sinh ngày 30 tháng 12 năm 1936, tại Làng Duyên Mậu, Yên Khánh, Tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.
Đã tu học tại Chủng viện Ninh Cường, Bùi Chu, và Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Cường Để, Sài Gòn.
Thụ phong Linh Mục ngày 02 tháng 06 năm 1963, do Đức GM Đôminicô Hoàng Văn Đoàn chủ phong tại Nhà thờ Chính toà Qui Nhơn.
Đã phục vụ Truyền giáo tại Nhà thờ Tam Kỳ, Quảng Tín, kiêm Hiệu trưởng Trường Trung học Đức Trí ( 1963-1970),
Nhà thờ Ái Nghĩa, Quảng Nam (1970-1972), Văn Phòng Tòa Giám Mục Đà Nẵng (1972-1973),
Nhà thờ Mẫu Tâm, Quảng Đà, Long Khánh ( 1973-1975 ), Nhà thờ An Lạc, Chí Hoà, Sài Gòn ( 1975-1983 ),
Nhà thờ Tân Chí Linh, Chí Hoà, Sài Gòn ( 1983-1992 ), Nhà thờ Vinh Sơn, Chí Hòa, Sài Gòn ( 1992-2009 ).
Nghỉ hưu và dưỡng bệnh tại Nhà Hưu Dưỡng Linh mục Chí Hòa, Sài Gòn ( 2009 - 2010 ).
Nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa, đã được sang Hoa Kỳ chữa bệnh dài hạn (2010-2013),
và sau một thời gian dài đã chịu đựng những đau đớn của bệnh tật
để được kết hợp với sự Thương khó của Chúa Kitô, nay đã được Chúa thương gọi về Nhà Cha trên Trời.
Xin dâng Lời Cảm Tạ và Chúc Tụng Thiên Chúa đến muôn ngàn đời, và Xin Thiên Chúa là Cha rất nhân từ
trả công bội hậu cho những ai đã nâng đỡ, góp công sức và cầu nguyện
cho Linh Mục Augustinô Maria được hưởng phúc trường sinh trên trời.

TANG GIA ĐỒNG KÍNH BÁO
- EM: Linh mục Luca Phạm Quốc Sử, Hoa Kỳ.
- CHÁU: Linh Mục Phêrô Vũ Gia Long, Hoa Kỳ.
- NGHĨA TỬ: Linh Mục Vinh Sơn Hoàng Long, Việt Nam.
- EM: Bà Quả phụ Đôminicô Phạm Quang Trang (Nhũ danh Phạm Thị Hòa) và các con cháu, Việt Nam.
- EM: Anna Phạm Thị Quỳ, chồng và các con cháu, Hoa Kỳ.
- EM: Giuse Phạm Hoàng Quỳnh, vợ và các con, Hoa Kỳ.
 
Tin Đáng Chú Ý
Tình hình kinh tế nước Pháp
Hà Minh Thảo
09:20 17/11/2013
Ngày 08.11.2013, cơ quan định mức tín nhiệm tài chính (agence de notation) Standard & Poor đã quyết định hạ điểm tín nhiệm nước Pháp từ AA+ xuống còn AA vì chính sách kinh tế của chính phủ Pháp đã không giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Ngày 11.11.2013, tuần báo ‘Le Point.online’ đăng tãi Thăm dò dân ý do viện thống kê Ipsos thực hiện cho thấy chỉ 21% những người được phỏng vấn có ý kiến thuận với hành động của Tổng thống Pháp.

I.- THẤT NGHIỆP NGÀY CÀNG TĂNG CAO.

Trong mùa tranh cử Tổng thống năm 2012, hai ứng cử viên đã đưa ra những đề nghị khác nhau để làm giảm bớt số người thất nghiệp tại Pháp. Ưùng cử viên đương kiêm Tổng thống Nicolas Sarkozy cho biết sẽ tiếp tục chính sách kiệm ước để tranh toán sớm công nợ (mức nợ cao buộc phải trả tiền lời nhiều). Ưùng cử viên đảng xã hội Francois Hollande thì đề nghị một chương trình nhằm vào tăng trưởng kinh tế và, nhờ đó, tuyển dụng thêm nhân viên. Trong ngày bầu cử vòng hai 06.05.2012, 51,80% cử tri tham gia đã tín nhiệm ông Hollande vào chức vụ Tổng thống nhiệm kỳ 2012-2017. Từ khi ông Hollande bắt tay vào việc, số người thất nghiệp vẫn gia tăng. Trong kỳ bầu dân biểu Quốc hội tháng 06.2012, Thủ tướng Jean-Marc Ayrault (phụ trách vận động tranh cử) và đảng Xã hội cứ buộc tội đảng UMP đối lập gây nạn thất nghiệp trong khi ông Hollande (nguyên tắc là Tổng thống của mọi công dân Pháp, đứng trên mọi cuộc tranh cử) đã không ngăn chận được cuộc đấu đá giữ hai bà vợ không hôn thú khiến bà cũ Ségolène Royal bị thất cử…

Kết quả, tăng trưởng kinh tế không thấy mà chỉ thấy thuế ngày càng gia tăng khiến mãi lực ngày càng giảm. Để biện minh cho sự ‘có giữ lời hứa’, Tổng trưởng Tư pháp, bà Christiane Taubira, đưa ra dự luật ‘Mariage pour Tous’, và ‘cấm’ những tranh luận công khai vì ‘khi bầu ông Hollande làm Tổng thống’ người Pháp đã đồng thuận đề nghị này. Do đó, ngày nay, có những người Pháp mỉa mai : ‘Mariage pour Tous, nhưng trừ Hollande’ vì ông này sống chung với bà Valérie Trierweiler không có đám cưới. Một đạo luật bất công vì chỉ bình quyền (hưởng tiền trợ cấp gia đình) mà không đồng nghĩa vụ (mang nặng đẻ đau để sinh tạo thế hệ mới dân Pháp) đã đẩy cả triệu người xuống đường gây bao đỗ vở cho tình đoàn kết đồng bào. Khi phán quyết tính cách hợp hiến của đạo luật, Hội đồng Hiến pháp ghi nhận đạo luật chỉ do ý muốn của các nhà lập pháp, chứ đâu phải do nguyện vọng của toàn dân Pháp quốc. Chánh phủ còn quyết định bồi thường 100% chi phí phá thai từ quỹ bảo hiểm bịnh (assurance maladie) có chính đáng không vì phá thai đâu phải là bịnh.

Theo số liệu cuối cùng do Bộ Lao động công bố cho thấy số người thất nghiệp toàn thời gian (loại A) ở Pháp đã gia tăng 60.000 người trong tháng 09.2013, tức tăng 1,90% so với tháng 08.2013, đưa tổng số người thất nghiệp loại này toàn nước Pháp lên đến 3,296 triệu người, tức 10,50% dân Pháp trong tuổi lao động. Nếu cộng thêm số người thất nghiệp các loại (catégories) khác tức làm việc trên 72 giờ trong tháng và đang được huấn nghệ, tổng số người thất nghiệp ghi danh tại sở Tìm Việc làm (Pôle Emploi) Pháp là 5,14 triệu người. Trong năm qua, số người thất nghiệp đã tăng 8,10%. Cuối tháng 08.2013, chỉ có 2.857.700 người thất nghiệp được cơ quan này bồi hoàn tiền trợ cấp. Nhiều người trong họ không tìm được việc làm đã phải xuất ngoại để phục vụ nền kinh tế nước ngoài mà, nhiều khi, để cạnh tranh với Pháp và chế độ hưu bổng rất thấp. Khi đi hưu trở về quê, với mức hưu bổng thấp, ngân sách quốc gia phải giúp thêm phần trợ cấp người lớn tuổi (allocation solidarité pour personnes agées) để đủ sống (787,26 euro một người và 1.222,27 euro cho hai vợ chồng). Sau cùng, để có số ước tính về những người không làm việc tại quốc gia này phải cộng thêm số người bị bôi tên hay không tiếp tục ghi danh tại Pôle Emplpoi lên đến 8 triệu người.

Số người thất nghiệp gia tăng kéo theo sự sụt giảm mãi lực của họ vì trợ cấp thất nghiệp khá thấp so với lương, được chọn số tiền cao giữa hai cách tính :
- 40,40% lương tham chiếu/ngày (salaire journalier de référence) được tính từ lương trong một năm trước đó + 11,64 euro (từ ngày 01.07.2013);
- 57,40% lương tham chiếu/ngày.
Tuy nhiên, số tiền trợ cấp thất nghiệp mỗi ngày không thể thấp hơn 28,38 euro (từ ngày 01.07.2013) và cao nhất bằng 3 lần lương tham chiếu/ngày.

Mãi lực người tiêu thụ bị giảm buộc họ phải mua ít hơn trước, trừ khi họ phải đi vay mà điều kiện để vay rất khó cho họ có thể đáp ứng. Kết quả, tăng trưởng kinh tế nước Pháp tăng rất chậm : mức tăng đó là 0,50% trong Quý (hay Tam cá nguyệt) II/2013 so với Quý I/2013, nhưng đã có số âm 0,10% trong Quý III/2013 so với Quý II/2013. Mức tăng trưởng kinh tế một quốc gia còn có thể nhờ vào sự xuất cảng, tức sản xuất hàng hóa và dịch vụ để bán ra nước ngoài cho các người tiêu thụ ngoại quốc. Nhưng trong lãnh vực này, nước Pháp không thể tranh nổi với Đức vì chi phí về nhân công cao. Gần đây, Ủy ban âu châu lên tiếng về việc nước Đức không có lương giờ tối thiểu (salaire horaire minimum).

Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ bị giảm thì việc thu thuế Trị giá gia tăng (TVA, taxe sur la valeur ajoutée) cũng bị giảm khiến chính phủ phải tăng Thuế Lợi tức bằng không tăng các định mức tính thuế Lợi tức (barèmes de l'impôt) làm khoảng 1,5 triệu hộ thuế từ trước đến nay được miễn thuế nay phải trả. Tại Pháp, gần 50% các hộ thuế được miễn thuế.

II.- HẬU QUẢ THÃM TRẠNG THẤT NGHIỆP.

A./ Hậu quả đến cá nhân và gia đình.


Luật Lao động quy định các điều kiện hợp lý để chủ nhân chia tay với công nhân viên xí nghiệp mướn qua một hợp đồng làm việc, trong đó ghi những thỏa thuận chi tiết. Trong các công ty cổ phần, còn gọi là công ty vô danh (SA, société anonyme), chủ thật sự xí nghiệp là các cổ đông, những người có tư bản (vốn, capitaliste) góp vào công ty dưới hình thức cổ phần (actions) để hưởng cổ tức (tiền lời từ cổ phần, dividende). Tại Đại hội, các cổ đông bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị (Président du Conseil d’administration) và Tổng Giám đốc có nhiệm vụ làm tăng cổ tức càng cao càng tốt, nếu không, họ có thể bị bãi nhiệm. Do đó, họ phải tìm cách giảm chi phí mà, nếu chi phí về nhân viên cao thì buộc họ phải giảm số nhân viên và làm tăng số người thất nghiệp. Khi có lòng tốt, họ thuận cấp bồi thường nghỉ việc cao hơn luật định.

Sau khi nhận thanh toán mọi khoản tiền (solde tout compte), người thất nghiệp đến ghi danh tại Pôle Emploi chờ nhận bồi thường thất nghiệp. Mỗi tháng, sau khi trả tiền vay nợ mua nhà hay các khoản tín dụng khác, số thu nhập còn lại không bao nhiêu để trả tiền ăn mặc, điện nước sưởi… là những chi tiêu tối cần thiết để nuôi sống bản thân và gia đình. Nếu không, gia cảnh có thể gặp khủng hoảng và tan rã.

B./ Hậu quả đến xã hội.

Số người thất nghiệp tăng cao thì số tiền đóng góp (cotisations) vào các quỹ an ninh xã hội (bảo hiểm bịnh, phụ cấp gia đình, tai nạn lao động và hưu liễm) bị giảm sụt. Khi số thu này không đủ để thanh toán các số bồi hoàn và chi phí các quỹ thì tạo ra sự khiếm hụt. Các chính quyền trung ương và địa phương cũng vậy, khi việc thu thuế hay cung cấp dịch vụ (cấp thẻ thông hành, bằng lái xe, v.v…) không đủ chi trả thì cũng tạo ra sự khiếm hụt. Tất cả những sự khiếm hụt được gọi chung là khiếm hụt ngân sách (déficit budgétaire) và Chính phủ phải đi vay, được gọi là Công Nợ (dette publique) để bù vào chổ khiếm hụt đó. Đương nhiên, khi vay thì phải trả tiền lời mà lãi suất thường được tham chiếu theo ấn định của các cơ quan định mức tín nhiệm tài chính mà chúng ta đã nói đầu bài này. Phân tích của Standard & Poor cho thấy khả năng cải thiện ngân sách của Pháp rất hạn hẹp. Trong tương lai, Pháp cần xây dựng một kế hoạch tổng hợp hầu phát triển tiềm năng tăng trưởng, nhờ đó mà số thất nghiệp có thể. Tỷ lệ thất nghiệp cao làm giảm sự ủng hộ của người dân đối với các cải cách cơ cấu, ngành nghề, do đó, ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trong dài hạn.

Khi nền kinh tế và tài chánh một quốc gia bị xấu đi thì các cơ quan định mức tín nhiệm tài chính cho điểm thấp xuống tức phải trả tiền lời/năm với bách phân cao hơn vì được coi là khả năng hoàn trái xuống thấp hơn. Hiện nay, trên thế giới có 3 cơ quan được tin cậy toàn cầu là Moody (được thành lập đầu tiên năm 1909 bởi John Moody, người Mỹ), Fitch Ratings (1913, kiểm soát bởi doanh nhân người Pháp Marc Ladreit) và Standard & Poor (lập năm 1941) chiếm 90% thị phần thế giới. Thị phần còn lại được chia những cơ quan nhỏ, kể cả cơ quan Dagong (Trung quốc).

Những tuyên bố của Chính phủ về việc áp dụng thuế sinh thái đánh trên xe tải (écotaxe) và tăng thuế Trị giá gia tăng từ ngày 01.01.2014 (thuế suất 19,6% tăng thành 20% hy vọng thu được 2,6 tỷ euro, 7% lên 10% và 5,5% xuống 5%, nhưng không phải cho tất cả các mặt hàng cần chờ Luật Ngân sách 2014 được thông qua. Thuế sinh thái hình thành bởi chính phủ Fillon, nhưng chưa thi hành vì làm giá nông phẩm Pháp cao hơn từ các nước khác tới khiến thên người thất nghiệp. Việc tăng thuế Trị giá gia tăng do Tổng thống Sarkozy quyết định, bị ứng cử viên Hollande phản đối. Nay lên Tổng thống, ông lại áp dụng sự tăng thuế này. Do đó, những cuộc biểu tình bạo động đã được diễn ra tại vùng Bretagne.

Trả lời trên đài truyền hình Canal+, chủ tịch vùng Poitou-Charentes, bà Ségolène Royal, bạn cũ sống chung với ông Hollande có 4 con, ứng cử viên Tổng thống đảng Xã hội năm 2007, nhận định : ề Cuộc phản kháng của công dân ở vùng Bretagne (biểu tình chống thuế sinh thái) là chính đáng, trước sắc thuế kỳ quặc này Ừ. Hiện nay, các cuộc biểu tình bằng người và xe vận tãi vẫn tiếp tục. Thêm vào đó, các cuộc đập phá các máy để rà soát các xe vận tãi lưu thông để tính écotaxe và những rađa chụp tốc độ xe trên các xa lộ, gây thiệt hại nhiều trăm triệu euro.

Cuộc điều tra Tilder-LCI-Opinionway cho thấy 72% số người Pháp được phỏng vấn khẳng định việc bất bình xã hội có thể dẫn đến một phong trào chống đối lớn. Ngoài ra, cuộc điều tra dân ý do CSA thực hiên cho BFM TV, 64% người Pháp cho biết sẽ xuống đường để phản đối việc tăng thuế.

C./ Hậu quả đến chính trị.

Ngày 08.11.2013, ứng cử viên đảng Xã hội vào chức Đô trưởng Paris, bà Anne Hidalgo, cho rằng : « Chính sách hiện nay là đúng, nhưng cần có một chính phủ mới, đoàn kết gắn bó và năng động hơn, trong đó các Tổng trưởng cần có ảnh hưởng lớn hơn đến bộ máy hành chính của mình. » (‘Grand Rendez-Vous’ Europe 1-Le Monde-iTélé).

Trong buỗi lễ kỷ niệm ngày đình chiến 11.11.2013, mở đầu đánh dấu 100 năm Đệ nhất Thế chiến 1914-1919, Tổng thống Hollande đã bị một nhóm người la ó những khẩu hiệu như « Hollande hãy từ chức », « Độc tài xã hội chủ nghĩa » … và đã đụng độ với lực lượng an ninh và 70 người đã bị cảnh sát bắt. Đây là điều chưa từng xảy ra trong một buổi lễ trang nghiêm tại Pháp. Ngày 14.11.2013, báo ‘Le Figaro’ cho đăng một tài liệu mật đề ngày 25.10.2013, các Đại biểu chính phủ (Préfets) báo động cho tình hình thuế vụ và xã hội của quốc gia. Thuế sinh thái hình đang là lý do để người ta tập hợp sức lực để chống đối tại ít nhất 23 tỉnh (départements).

Không chỉ các chính khách đối và các cực tả hữu mà cả vài người thuộc đảng xã hội cũng kêu gọi cải tổ chính phủ hay thay Thủ tướng Jean-Marc Ayrault hoặc giải tán Quốc hội. Tổng thống Hollande sẽ chọn giải pháp nào và khi nào ? Tại các quốc gia dân chủ, chế tài chính trị các vị dân cử không thực thi các lời hứa khi tranh cử hay vô tài là dùng lá phiếu bầu cho người khác.

Chúng ta biết rằng cử tri Pháp sẽ được mời tham gia tuyển cử các nghị viên thành phố vòng một ngày 23.03.2014 và, nếu cần, vòng hai ngày 30.03.2014. Sau đó, ngày 25.02.2014, cử tri Pháp sẽ bầu Dân biểu Nghị viện Aâu châu mà Điều tra dân ý do viện IFOF thực hiện cho Nouvel Observateur đăng này 07.10.2013 cho thấy Mặt trận Quốc gia về đầu với 24% số phiếu bầu hợp lệ, UMP (hữu phái) 22%, đảng Xã hội 19%... Đây là cuộc đầu phiếu tỷ lệ sở thích của Mặt trận Quốc gia. Bầu cử nghị viên thành phố theo thể thức hai vòng thuận lợi cho UMP và xã hội. Tuy nhiên, kỳ này, Mặt trận Quốc gia sẽ tăng thêm số nghị viên.

Theo Hiến pháp hiện hành thì Tổng thống chọn Thủ tướng để thi hành chính sách của mình đương nhiên phải là người thân cận với mình. Đây là giải pháp mà Tổng thống Hollande sẽ chọn, nhưng ông không muốn bây giờ mà chỉ thực hiện một lần sau hai cuộc bầu cử nói trên vì mọi người đều biết đảng Xã hội sẽ bị thất bại. Như vậy, chỉ một lần thay Chính phủ mà thôi.

Giải pháp ‘giải tán Quốc hội’ thật nguy hiễm cho Tổng thống khi thấy rõ đảng Xã hội sẽ mất đa số tại Viện này. Nhưng đây là biện pháp dân chủ nhất. Khi tình hình chính trị không lối thoát thì việc hỏi ý toàn dân qua lá phiếu để ủy nhiệm tân chính phủ điều hành quốc sự với ủng hộ của toàn dân.

Ngày 21.04.1997, Tổng thống Jacques Chirac đã tuyên bố và nói lý do ‘giải tán Quốc hội’ để ‘hỏi ý toàn dân hầu nước Pháp có một đa số mới có sức mạnh và thời gian để vượt qua những thử thách hiện nay’. Qua hai vòng đầu phiếu ngày 25.05 và 01.06.1997, cử tri toàn quốc tín nhiệm giao đa số tại Quốc hội cho đảng Xã hội và liên minh mệnh danh là ‘tả phái số nhiều’ (gauche plurielle). Sau gần 5 năm tồn tại, ngày 21.04.2002, Thủ tướng Lionel Jospin bị loại khởi cuộc chay đua vào Điện Elysée ngay tại vòng đầu. Trái lại, trong cuộc khủng hoảng chính trị năm 1968, ngày 30.05.1968, Tổng thống Charles De Gaulle tuyên bố ‘giải tán Quốc hội’. Trong hai vòng đầu phiếu ngày 23 và 30.06.1968, cử tri toàn quốc trao quyền đa số lớn hơn tại Quốc hội giúp Tổng thống giải quyêÙt tốt đẹp cuộc khủng hoảng.

Trong tình hình hiện nay tại Pháp, quốc dân đang chờ một chính phủ mới với một đường lối chánh trị rõ ràng hơn để tạo một tăng trưởng kinh tế vững mạnh hầu giảm bớt số người thất nghiệp. Cuộc thăm dò dân ý do YouGov thực hiện cho Le Huffington Post et i>Télé phổ biến ngày 14.11.2013 cho thấy mức tín nhiệm vào nhị vị lãnh đạo Hành pháp chỉ còn 15% số người được phỏng vấn. Thiết tưởng, Tổng thống Hollande không thể tiếp tục không nghe biết ý nguyện của đồng bào.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Biển Chiều
Đặng Đức Cương
22:05 17/11/2013
BIỂN CHIỀU
Ảnh của Đặng Đức Cương
Nắng chiều thật ấm, nóng như cánh tay ôm
Mặt biển dịu dàng trãi dài đón nhận
Thấy như...chiếc hôn gió của tụi mình...
(Trích thơ của Song Ngư)