Ngày 21-11-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Chúa Nhật I mùa vọng A
Lm. Anthony Trung Thành
11:15 21/11/2016
Suy niệm Chúa Nhật I MÙA VỌNG A

Mùa vọng là mùa trông chờ, là mùa hy vọng. Tiếng La tinh là “Adventus”. Adventus có nghĩa là “đến”. Người đến đó chính là Đức Giêsu. Đức Giêsu đã đến thế gian cách đây hơn 2000, đó là lần đến thứ nhất. Mùa vọng là mùa chuẩn bị để kỷ niệm lần đến thứ nhất này của Ngài trong ngày lễ Giáng Sinh. Nhưng, Mùa vọng cũng nhắc nhở chúng ta chuẩn bị sẵn sàng để đón chờ Đức Giêsu đến lần thứ hai: Đến với mỗi người trong giờ chết và đến với toàn thể nhân loại trong ngày tận thế.

Ngày chết của mỗi người chúng ta và ngày tận thế không ai biết trước được, nó luôn mang tính bất ngờ. Bất ngờ như thời ông Noe: “Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy” (x. Mt 24, 38-39). Bất ngờ như kẻ trộm: “Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu” (x. Mt 24,43). Vì tính cách bất ngờ như vậy, cho nên Đức Giêsu mời gọi: “Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (x. Mt 24,44). Nhưng phải tỉnh thức và sẵn sàng như thế nào? Dựa vào thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi giáo đoàn Rôma mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ hai, xin được gợi ý mấy điểm sau đây:

1. Hãy từ bỏ những hành vi ám muội

Thực tế, trong cuộc sống những hành vi ám muội thì rất nhiều, nhưng chúng ta chỉ nói tới ba hành vi mà Thánh Phaolô đề cập đến, đó là: “Không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị” (Rm 13,13).

Thứ nhất, “không ăn uống say sưa”: Ăn uống là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của con người. Nhưng người ta thường nói: ăn uống để sống chứ không phải sống để ăn uống. Trong Bảy mối tội đầu có tội “mê ăn uống”. Người mê ăn uống không những mắc tội mà còn sinh ra nhiều hậu quả khác nữa: Ăn nhiều quá, sinh ra nhiều thứ bệnh tật, có khi bội thực mà chết. Người say rượu thường gây gỗ với người khác nhất là hay gây ra tai nạn giao thông, chết bất đức kỳ tử. Người nghiện rượu thường mắc nhiều chứng mệnh hiểm nghèo. Báo sức khỏe và đời sống còn cho biết người nghiện rượu thường mắc 5 chứng bệnh sau đây: viêm gan, sảng run, bệnh gút, bệnh tim mạch, bệnh viêm loát dạ dày tá tràng. Người mê ăn uống thường bị hạ thấp phẩm giá, bị người ta coi thường, ghét bỏ. Thử hỏi các bà vợ và những người con trong gia đình có lễ 99,9 % trong số họ sẽ trả lời là không muốn người chồng người cha của họ say xỉn.

Thứ hai, “không chơi bời dâm đảng": Đây là tội thứ ba trong Bảy mối tội đầu, cũng là những tội phạm đến điều răn thứ sáu và thứ chín. Tội phạm đến điều răn thứ sáu là những hành vi dâm ô bề ngoài như: ăn nói tục tĩu, xem sách báo xấu, tranh ảnh khiêu dâm, làm điều dâm ô nơi thân xác mình hay nơi thân xác kẻ khác, hưởng thụ bất chính những khoái cám sinh lý. Còn tội phạm đến điều răng thứ chín là những tội liên quan đến ước muốn những điều dâm ô. Đức Giêsu nói: “ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5,28). Ngoài ra còn có các tội nghịch đến đời sống hôn nhân như: ngoại tình, ly dị, đa phu đa thê, loạn luân, đồng tính luyến ái, tự do sống chung như vợ chồng ngoài hôn nhân.

Thời đại chúng ta đang sống, do ảnh hưởng những trang mạng xấu nên dễ dẫn con người đến việc “chơi bời dâm đảng.” Vì vậy, để tỉnh thức sẵn sàng chúng ta cố gắng xa tránh những tội thứ tội trên bề trong lẫn bề ngoài và quyết tâm sống trong sạch. Bởi vì, Thánh Phaolô nói những ai phạm những thứ tội do tính xác thịt gây ra, trong đó có tội dâm đãng thì “sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa” (x. Gl 5,19-21). Ngược lại, Đức Giêsu đề cao đức tính trong sạch: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8).

Thứ ba, không tranh chấp ghen tị: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu vụ tranh chấp: Giữa cá nhân với cá nhân; giữa gia đình này với gia đình khác; giữa nhóm này với nhóm nọ; thậm chí có khi xảy ra tranh chấp giữa các thành viên trong một gia đình, như giữa cha mẹ và con cái, anh chị em ruột thịt với nhau; giữa nước này với nước khác; giữa nhiều nước với nhau...Lý do xảy ra tranh chấp có thể là do tiền bạc, của cải, đất đai, lãnh thổ…Khi có tranh chấp, sẽ có xung đột, chiến tranh…nên thường dẫn đến những thiệt hại về người và của cải. Chính vì vậy, Lời Chúa mời gọi chúng ta “không được tranh chấp” nhưng phải cố gắng sống chung hòa bình. Muốn sống chung hòa bình cần để Chúa làm trọng tài phân xử mọi sự, như nội dung bài đọc I mời gọi: “Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc.” Như vậy, mọi người sẽ được sống chung trong hòa bình: “Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến” (Is 2,4).

Còn về tính ghen tỵ: Ghen tị là một tính xấu. Thấy người khác tốt hơn mình nên ghen. Thấy người khác giỏi hơn mình, đẹp hơn mình nên ghen…Bắt đầu sinh ghen, dẫn đến làm hại, thậm chí gây ra những hậu quả khôn lường. Câu chuyện về ổ khóa và chìa khóa sau đây giúp chúng ta hiểu điều đó:

Một đêm nọ, ổ khóa thức chìa khóa dậy rồi trách móc: “Ngày nào tôi cũng vất vả giữ nhà cho chủ nhân, thế mà chủ nhân lại thích anh, lúc nào cũng mang theo anh bên mình, thật ghen tỵ với anh quá!” Còn chìa khóa cũng không phục: “Ngày nào anh cũng ở nhà, chơi bời thoải mái, thật là nhàn hạ chứ không như tôi cứ lặn lội gió mưa vô cùng cực khổ, tôi càng ghen tỵ với anh hơn đấy!”

Có một lần, chìa khóa cũng muốn được hưởng thụ cảm giác nhàn hạ của ổ khóa nên tự mình giấu mình đi. Sau khi chủ nhân về không tìm thấy chìa khóa nên tức giận đập ổ khóa rồi vứt nó vào thùng rác. Sau khi vào phòng, chủ nhân lại tìm thấy chìa, ông ta lại tức giận nói rằng: “Ổ khóa vứt rồi giờ giữ lại nhà ngươi còn có ích gì nữa.” Nói xong, chủ nhân liền vứt chìa vào thùng rác.

Trong thùng rác, ổ khóa và chìa khóa gặp lại nhau, cả hai cùng than thở: “Hôm nay cả hai chúng ta đều rơi vào hoàn cảnh như thế này là vì chúng ta đều không nhận ra giá trị cũng như công sức của đối phương mà lại đứng núi này trông núi nọ, lúc nào cũng tính toán chi li, đố kỵ lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau.”

Quan hệ giữa con người với nhau là mối quan hệ tương tác, chỉ có hòa hợp vào nhau, tin tưởng lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau, quý trọng lẫn nhau thì cuộc sống của chúng ta mới tươi đẹp. Để được như vậy, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy loại trừ khỏi chúng ta sự “tranh chấp và tính ghen tỵ.”

2. Mang khí giới ánh sáng

Khí giới ở đây là: Lời Chúa, các Bí tích, đời sống cầu nguyện.

Thứ nhất, đọc, suy gẫm và sống Lời Chúa: Khi Satan cám dỗ, Đức Giêsu biến đá thành bánh mà ăn, Ngài trả lời rằng: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Bởi vì, Lời Chúa là chân lý (x. Lc 1, 2-4); Lời Chúa là Lời hằng sống (Ga 6,68); Lời Chúa là ánh sáng (Ga 8,12); Lời Chúa là bánh hằng sống (x. Ga 6,48). “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước; Là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 118,105). Vì vậy, đọc và suy niệm Lời Chúa là kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời mỗi người chúng ta, giúp chúng ta sống tỉnh thức và sẵn sàng luôn. Đức Giêsu nói: “Ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 8,51).

Thứ hai, lãnh nhận các Bí tích: Bí tích là dấu bên ngoài Chúa Giêsu đã lập để chỉ ý nghĩa và chuyển thông ơn bên trong cho ta được nên thánh. Vì thể, để tỉnh thức và sẵn sàng người kitô hữu cần năng lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Giao hòa và Bí tích Thánh Thể. Bí tích Giao hòa giúp chúng ta làm hòa với Chúa và anh chị em mình, nhất là khi chúng ta mắc tội nặng hay tội nhẹ cố tình. Bí tích Thánh Thể giúp chúng ta luôn kết hợp chặt chẽ với Đức Giêsu, bồi dưỡng chúng ta về đời sống thiêng liêng. Ngoài ra, khi đau yếu, chúng ta cần lãnh nhận Bí tích xức dầu. Bởi vì, khi lãnh nhận Bí tích Xức Dầu, Chúa Thánh Thần sẽ ban sức mạnh, bình an, can đảm để chúng ta lướt thắng cám dỗ, chữa lành linh hồn và nếu Chúa muốn thì thể xác cũng được chữa lành. Nếu bệnh nhân phạm tội thì cũng đuợc tha (Gc 5:15; Cđ Trentô DS 1717). Việc xức dầu lần cuối giúp chúng ta an toàn trong cuộc chiến đấu cuối cùng để tiến về Nhà Cha (Cđ Trentô: DS 1694).

Thứ ba, chuyên cần cầu nguyện: Cầu nguyện không chỉ để kết hợp với Chúa mà còn là vũ khí để chống lại ba thù: thế gian, ma quỷ và xác thịt. Đức Giêsu đã mời gọi chúng ta: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Mc 14,38). Ngài cũng dặn chúng ta: “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người" (Lc 21,36).

Thứ tư, “Hãy mặc lấy Đức Giêsu”: Mặc lấy Đức Giêsu là trở nên đồng hình đồng dạng với Người. Mặc lấy Đức Giêsu là mặc lấy những tâm tình, cử chỉ, lời nói, việc làm. Nghĩa là cuộc sống của chúng ta phải phản ánh cuộc sống của Đức Giêsu, nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).

Tóm lại, để tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi Đức Giêsu đến, cần phải từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng. Xin cho mỗi người chúng ta ý thức và thực hiện những điều đó, để khi Chúa đến chúng ta sẵn sàng ra đón Người. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:07 21/11/2016
71. SAY MÊ CON ĐƯỜNG LÀM QUAN
Vương Văn Khang bị bệnh lậu quấy rầy rất là đau đớn khổ não, lần lượt mời các thầy thuốc nổi tiếng đến điều trị nhưng vẫn không lành.
Về sau được thăng lên làm phó lệnh cơ yếu thì bệnh lậu được chữa lành, nhưng sau khi bãi quan về hưu thì bệnh lậu lại phát sinh.
Có người cười nhạo Vương Văn Khang, nói:
- “Nếu muốn trị lành bệnh lậu, chỉ cần dùng một thang thuốc “phó lệnh cơ yếu” là khỏi, nhưng mà cần phải uống luôn, như thế mới có thể đề phòng bệnh tái phát về sau.”
(Đông Hiên bút lục)

Suy tư 71:
Thời nay có nhiều căn bệnh lạ xuất hiện làm cho các nhà y học phải đau đầu nhức óc, nhưng dù bệnh lạ hay quen thì trước sau gì thì các nhà khoa học cũng sẽ tìm ra căn bệnh.
Nhưng có một thứ bệnh mà không thuốc nào ở trần gian có thể chữa lành, đó là bệnh thích “tỏ uy quyền” với người khác, cơn bệnh này không phải hệ tại môi trường sinh thái dơ bẩn, cũng không phải vì ghiện xì ke ma tuý, càng không phải vì phục vụ bệnh nhân trại cùi mà bị nhiễm bệnh, nhưng chính là do tâm hồn kiêu ngạo và bất an, tức là tâm không an bình mà phát sinh ra.
Có người mới chịu chức linh mục liền muốn tỏ uy quyền với anh em: ăn nói kẻ cả, chỉ huy ra lệnh, tớ tớ mày mày không giống như hồi còn làm thầy đại chủng sinh.
Có người mới được đặt làm một “chức” phụ tá rất thấp trong cộng đoàn, nhưng lại luôn tỏ ra vẻ ta đây có uy quyền: nạt người này, thoá mạ người kia, hống hách với anh em, thậm chí với những người lớn tuổi...
Có người mới bước chân vào chủng viện, được người ta gọi là thầy, liền lên mặt “tỏ uy quyền” như cha sở với các giáo dân...
Bệnh thích “tỏ uy quyền” rất xa lạ với Đức Chúa Giê-su, lại càng xa lạ với các mục tử của Chúa, bởi vì lịch sử đã chứng minh: mỗi lần Đức Chúa Giê-su chữa lành một cơn bệnh nào đó, làm cho người khác được hạnh phúc, thì Ngài đều cấm họ công bố việc Ngài đã làm cho họ. Đức Chúa Giê-su chỉ tỏ uy quyền của Ngài với ma quỷ, với những kẻ buôn bán trong đền thờ làm ô uế nhà Cha của Ngài...
Người thích lên mặt “tỏ uy quyền” với người khác là người có một quá trình suy nghĩ lệch lạc về chức vụ trong Giáo Hội hay ngoài xã hội, tất cả bởi vì sự kiêu ngạo mà ra. Bệnh này chỉ có Đức Chúa Giê-su mới chữa được mà thôi.
“Lạy Đức Chúa Giê-su, trong cuộc sống hằng ngày, đã có rất nhiều lần con đã “tỏ uy quyền” với người anh em chị em và với tha nhân mình, bởi vì tâm hồn của chúng con đầy ắp những kiêu ngạo và ghen tị với họ, bởi vì tâm hồn chúng con đầy những bất an vì chúng con quá chú trọng đến việc tranh giành ảnh hưởng với người khác. Xin Chúa ban cho chúng con được sự bình an trong tâm hồn, để con có sự khiêm tốn của Chúa trong cuộc sống của chúng con. Amen”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:09 21/11/2016

19. Yêu mến rước lễ thì có thể cứu người từ trong tội, củng cố thiện chí của con người.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Raymond Burke đề nghị “một hành động sửa sai chính thức” Tông Huấn Amoris Laetitia
Đặng Tự Do
13:43 21/11/2016
Đức Hồng Y Raymond Burke cho biết các Giám Mục Công Giáo có thể thực hiện một bước ngoại thường là “thực thi một hành động chính thức nhằm sửa sai một sai lầm nghiêm trọng” nếu Đức Thánh Cha Phanxicô không làm rõ giáo huấn được nêu trong Tông Huấn Amoris Laetitia.

Trong một cuộc phỏng vấn với National Catholic Register, vị Hồng Y người Mỹ nói rằng ngài và ba Hồng Y khác đã công khai kêu gọi Đức Giáo Hoàng minh định một số điểm trong Tông Huấn Amoris Laetitia vì có “một sự hoang mang to lớn” trong Giáo Hội phổ quát. Ngài nhấn mạnh rằng lời thỉnh cầu này đã được thúc đẩy bởi sự quan tâm đến lợi ích của Giáo Hội.

Đức Hồng Y nói:

“Đối với chúng tôi việc giữ im lặng trước những mô hồ căn bản này, dấy lên từ văn bản của Tông Huấn Amoris Laetitia, về phần chúng tôi, là một thiếu sót nghiêm trọng đức bác ái đối với Đức Giáo Hoàng và là một sự thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện các nghĩa vụ mà chúng tôi được giao phó trong Giáo Hội.”

Đức Hồng Y Burke cho biết tiếp rằng nếu Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục giữ im lặng trước các thắc mắc của các Hồng Y, thì “chúng tôi sẽ phải giải quyết tình hình đó”.

Theo Đức Hồng Y, Truyền Thống của Giáo Hội có quy định việc sửa sai Đức Giáo Hoàng. Ngài nói: “Đó là một điều họa hiếm. Nhưng nếu không có hồi đáp cho những câu hỏi này, thì vấn đề một hành động chính thức nhằm sửa sai một sai lầm nghiêm trọng sẽ được đặt ra.”

Đáp lại nhận xét rằng chỉ có ba vị Hồng Y khác tham gia cùng với ngài trong lời thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng làm rõ Tông Huấn Amoris Laetitia, Đức Hồng Y Burke nói: “Con số không phải vấn đề. Vấn đề là sự thật.”

Source: Catholic World News - Prelates may issue ‘formal act of correction’ on Amoris Laetitia: Cardinal Burke
 
Video Công nghị tấn phong Hồng Y
VietCatholic Network
07:36 21/11/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Học Công Giáo miền tây nước Pháp thăm Học Viện Công Giáo Việt Nam
Sr. Hồng Sáng
10:57 21/11/2016
Sáng ngày 17/11/2016, Học Viện Công Giáo Việt Nam (HVCGVN) đã hân hạnh đón tiếp phái đoàn của Đại học Công Giáo Miền Tây nước Pháp - L'Université catholique de l'Ouest (UCO) đến thăm và trao đổi sự hợp tác làm việc trong tương lai gần. Phái đoàn UCO gồm có: Giáo sư Dominique Vermersch - Viện Trưởng UCO, Giáo sư Jeanm Robin - đặc trách học vụ của UCO và Bà Dương Quỳnh Giao - phụ trách học vụ Á Châu.

Phái đoàn đã có cuộc gặp gỡ với sinh viên Khóa I Cao học thần học chuyên ngành Tín Lý và Thánh Kinh của HVCGVN. Sau đó phái đoàn UCO làm việc với Đức Cha Viện Trưởng cùng các giáo sư của Học Viện về sự hợp tác trong tương lai giữa HVCGVN và UCO.

Giáo sư Viện Trưởng UCO nhấn mạnh đến ý nghĩa của chuyến viếng thăm HVCGVN là muốn mở rộng sự hợp tác tương trợ lẫn nhau trong sứ vụ phục vụ Giáo Hội, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục: “Đại học Công Giáo có sứ mạng phục vụ Giáo Hội và chúng ta cùng nâng đỡ nhau để làm tốt sứ mạng này.” Với tinh thần trên, chuyến viếng thăm đã mở ra một viễn ảnh tốt đẹp cho sự hợp tác của hai đại học Công Giáo Việt Nam và Pháp Quốc.

Sr. Hồng Sáng
 
Giáo xứ Thị Cầu, Xuân Lộc : Thánh lễ tạ ơn mừng ngày nhà giáo
Giáo xứ Thị Cầu
10:53 21/11/2016
GIÁO XỨ THỊ CẦU: THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO 20-11

* Giới Gia Trưởng – Hiền Mẫu Giáo Dâng hoa tặng quà cho quý Anh Chị Giáo lý viên và quý Thầy Cô trong Giáo xứ.

Sáng Chúa Nhật 20.11.2016 (Thánh lễ dành cho Thiếu nhi) trong tâm tình Tạ ơn Chúa, hướng đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, giáo xứ Thị Cầu (hạt Phước Lý, Giáo phận Xuân Lộc) dâng Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho quý Anh Chị Giáo lý viên đã hoặc đang công tác giảng dạy Giáo lý và quý Thầy- Cô đang và đã giảng dạy tại các trường công trên địa bàn giáo xứ.

Xem Hình

Trong hiệp thông với Giáo phận, cha xứ hướng cộng đoàn đến đại lễ Bế Mạc Năm thánh Lòng Chúa thương xót trong sáng nay tại Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi.

Trong bài chia sẻ lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, cha xứ có ý, mỗi người Kitô hữu nhờ lãnh nhận phép Rửa Tội đã thực sự tham gia vào chức Vương Quyền của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là vua Tình yêu vua Sự thật… Tiếp tục sứ vụ vương quyền của Ngài, mỗi người chúng ta tiếp tục phát tỏa Tình yêu – Sự thật trong môi trường mình sống và công tác.

Cha xứ nói qua những thách đố, khó khăn, hy sinh của người Kitô hữu nói chung, nhất là Thầy cô giáo Công Giáo trong môi trường tục hóa, trong đất nước vẫn lấy ý thức hệ (đã rất lỗi thời) là chủ nghĩa duy vật- vô thần làm chủ đạo xã hội, trong bối cảnh nền Giáo dục nước nhà đã và đang xuống câp trầm trọng gây bức xúc cho tất cả những người có lương tri… thì việc sống chức Vương Giả của người Kitô hữu càng thêm thách đố, càng khẩn thiết dẫu không ngừng thêm ‘tử đạo’ bởi những hy sinh, thiệt thòi. Tuy nhiên, dưới góc độ khác, đây là cơ hội rất tốt để phát sáng ‘vương quyền’ của Chúa Giêsu Kitô qua việc sống có trách nhiệm, tôn trọng sự thật- tôn trọng sự sống.

Cha xứ minh họa gương sáng một Cô giáo cùng là Giáo lý viên dạy đầy trách nhiệm và lương tâm. Không có truyện dạy ‘à ới, qua loa…’ trên trường để ‘làm mồi’ bắt học trò học thêm (dẫu môn Anh ngữ Cô dạy rất dễ hái ra tiền, với nhiều chiêu trò bắt học thêm). Cô không mở lớp dạy thêm, song những em cần ôn thi hay học yếu Cô sẵn sàng dạy không công.

Kết bài chia sẻ, cha xứ cầu chúc cho quý Anh Chị Giáo lý viên, cách riêng Thầy Cô giáo nhờ ơn Chúa và tích cực cộng tác với ơn Chúa trở nên Niềm Tin Yêu và Hy Vọng cho Xã hội, nhất là cho nền Giáo dục nước nhà.

Sau Thánh lễ, giới Gia trưởng- Hiền Mẫu có nghi thức tri ân các Anh Chị Giáo lý viên và quý Thầy Cô Công Giáo đang dạy hoặc đã nghỉ hưu thuộc giáo xứ.

Một em Thiếu nhi thay mặt các Bạn Thiếu nhi và học sinh trong giáo xứ có lời chúc Mừng Ngày Nhà giáo 20-22 đến Anh Chị Giáo lý viên và quý Thầy, Cô (bài cám ơn xin xem ở sau)

Sau đó cha xứ và đại diện giới Gia trưởng- Hiền mẫu tặng hoa và quà cho từng Anh Chị Giáo lý viên và Thầy, Cô.

Được biết, hôm trước (thứ Bảy) cha xứ và Ban hành giáo thay mặt Giáo xứ Thị Cầu có gởi những lắng hoa Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam đến bốn trường học trên địa bàn giáo xứ (trường Mẫu giáo, cấp I- II- III).

Tin, ảnh: TT Thị Cầu

BÀI CHÚC MỪNG- CÁM ƠN CỦA THIẾU NHI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIÊTN NAM 20-11

Trọng Kính thưa Cha chánh xứ, Ban Hành giáo!

Kính thưa quý Thầy Cô, đặc biệt quý Anh Chị Giáo lý viên.

Nhân ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11, con xin đại diện cho các bạn trong mái nhà Thiếu nhi Thánh thể, các Bạn học sinh xin có lời chúc mừng, tri ân sâu sắc tới quý Thầy Cô giáo đã và đang tham gia công tác giảng dạy trên ghế nhà trường; đặc biệt quý Anh Chị Giáo lý viên- những người đang tham gia việc dạy Giáo lý trong gia đình Giáo xứ.

Truyền sống tốt đẹp dân tộc ta bên cạnh Đạo hiếu - ‘uống nước nhớ nguồn’, ông bà còn căn dạy ‘Tôn Sư trọng đạo’. Quả thế không người Việt nào lại không nhớ câu ca nằm nôi ‘Cơm Cha- áo Mẹ- chữ Thầy, nghĩ sao cho bõ những ngày còn thơ’.

Ngảy Nhà giáo Việt Nam 20-11, lần nữa nhắc nhở chúng con nhớ đến công ơn của những người đã rày công dạy dỗ mình, không chỉ kiến thức xã hội, quan trọng hơn kiến thức về Đạo Thánh, gương sáng.

Quý Thầy Cô giáo, cách riêng quý Anh Chị Giáo lý viên kính yêu của chúng con!

Chúng con có được ngày hôm nay không chỉ nhờ ơn cao dầy của Cha Mẹ sinh dưỡng, chúng con còn được sự dìu dắt dạy dỗ tận tình về mặt chữ nghĩa của Thầy Cô, đặc biệt góp phần về giáo dục Đức Tin của quý Anh Chị Giáo lý viên.

Nói đến quý Anh Chị Giáo lý viên - những giảng viên Giáo lý thầm lặng, nêu cao gương sáng phục vụ là hy sinh- phục vụ là quên mình- phục vụ không cần đền đáp… theo gương Chúa Giêsu. Chúng con hiểu và yêu mến Chúa Giêsu và Giáo Hội của Chúa hơn, sống chăm ngoan thảo hiếu hơn… không chỉ nhờ những lời dạy dỗ mà bằng chính gương sáng quảng đại quên mình phục vụ của quý Anh Chị Giáo lý viên. Trong Nhà trường Giê Su, chúng con không những biết được Thiên Chúa là ai, Ngài có quyền năng như thế nào, Ngài yêu thương con người và mỗi người ra sao mà còn biết mọi người là anh chị em trong gia đình Thiên Chúa, sống sao để nên chứng nhân Tin mừng, niềm hy vọng…

Nếu như ông bà ta nói ‘nhất tự vi sư bán tự vi sư’- một chữ nửa chữ cũng là thầy’ thì công ơn dạy dỗ nên người- nên Ki tô hữu thánh thiện, sống cuộc đời có ý nghĩa không chỉ bằng kiến thức mà còn cả bằng cả cuộc sống nữa của Thầy cô, quý Anh Chị GLV thì chúng con quả khó có thể trả ơn cho cân xứng.

Biết thế, song chúng con, không ít bạn vì ươn lười, hay có những lời nói, thái độ ngỗ nghịch làm những người đang thay mặt Chúa dạy bảo buồn lòng.

Nhân dịp này, chúng con mong quý Anh Chị Giáo lý viên, qúy Thầy Cô lượng thứ cho chúng con.

Trong ơn Chúa, chúng con hứa sẽ cố gắng hơn trong việc siêng chăm học tập, chịu khó đi học Giáo lý, siêng năng đi Lễ, sống thảo hiếu…nên người học trò chăm ngoan, một Thiếu nhi thánh thiện.

Trước công ơn lớn lao của thầy cô, Anh Chị Giáo lý viên chưng con chỉ biết xin Chúa trả công bội hậu đến Thầy Cô, Anh Chị Giáo lý viên và gia đình.

Nhân đây, chúng con xin cảm ơn Ông Bà Cha Mẹ đã luôn đồng hành giáo dục cùng với nhà trường, với Giáo xứ trong việc nêu gương sống đạo, chu toàn trách nhiệm trong yêu thương.

Chúng con xin cảm ơn Cha xứ, Ban hành giáo, cách riêng Giới Gia Trưởng- Hiền Mẫu kính yêu của chúng con đã quan tâm, tạo điều kiện và tích cực để chúng con có được Thánh Lễ tri ân Chúa và tri ân những người đã dạy dỗ chúng con.

Nguyện xin Thiên Chúa là Cha toàn năng ban nhiều ơn ích thiêng liêng trên Cha xứ, Ban hành giáo, quý Cha Mẹ, nhất là trên quý Anh chị Giáo lý viên, Thầy Cô, có thêm nhiều học trò ngoan, biết thăng tiến giúp ích xây dựng gia đình, giáo xứ và xã hội trong việc tôn trọng sự thật- tôn trọng sự sống, sống thảo hiếu..

Con xin hết
 
Giáo xứ Phú Bình : Tôn vinh Vua Giêsu
Martino Lê Hoàng Vũ
11:11 21/11/2016
Giáo xứ Phú Bình: Tôn vinh Vua Giêsu

Chiều Chúa Nhật ngày 20.11.2016,Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ,hòa chung với Giáo Hội hoàn vũ,giáo xứ Phú Bình đã hân hoan mừng lễ Đức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ,bổn mạng khu đạo.

Xem Hình

Trước thánh lễ theo chương trình dự tính có cuộc rước kiệu tôn vinh Đức Giêsu Vua chung quanh khuôn viên nhà thờ.Nhưng do thời tiết xấu trời mưa lớn, cộng đoàn suy niệm bên trong nhà thờ.Chân dung Đức Giêsu Vua vũ trụ,vua tình yêu và phục vụ được khai triển rõ nét trong phần suy niệm, nhờ đó mọi người biết bước theo Đức Giêsu, luôn sống thật tốt trong mọi tương quan với tha nhân,gieo rắc niềm vui Tin Mừng của Chúa Kitô đi khắp mọi nơi.

Vào lúc 17g 30,cha chánh xứ Phú Bình Giuse Vương Sĩ Tuấn chủ tế thánh lễ mừng bổn mạng khu đạo.

Trong lời mở đầu,cha chánh xứ nhấn mạnh: Đức Giêsu là Vua muôn vua,là Chúa các chúa, là Đấng tạo thành vũ trụ và cả loài người chúng ta.Chúng ta hãy bước theo Đức Giêsu,bởi vì trong lịch sử nhân loại không có Đức Giêsu Kitô Vua thì không có sự gì hết.

Sau các bài đọc của Phụng vụ Lễ Chúa Kitô Vua,cha chánh xứ chia sẻ như sau:

-Trong bối cảnh thế giới đang bất hòa, bị xâu xé bởi chiến tranh bạo lực,sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất,có những nhà độc tài muốn thống trị thế giới,lễ Đức Giêsu Vua vũ trụ được ra đời.Điều này Giáo Hội muốn nói rằng,chỉ có Đức Giêsu Vua mới đem lại cho con người những điều tốt đẹp,trong sự phát triển xã hội dựa trên tình yêu thương công bằng và liên đới.Chúa Giêsu làm Vua khác nhiều so với những vị của vua trần thế.Vua Giêsu vác trên vai mọi đau khổ của nhân loại,Ngài nối kết mọi người lại với nhau,Ngài không để cho con người trong hư mất,nhưng cho con người được hạnh phúc,không phải chịu chiến tranh hay hận thù chia rẽ.

Chúng ta suy tôn vị Vua trên thánh giá,Vị Vua khiêm hạ, phục vụ và đó là lời mời gọi cho chúng ta và toàn thể Giáo Hội phải lên đường ra đi.Chúng ta phải đi đến với những anh chị em còn bần cùng khốn khổ,đang túng thiếu những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống,cơm ăn,áo mặc,trả lại tư cách cho những người bị xúc phạm nhân phẩm.

Chúng ta học với Vua Giêsu thái độ sống yêu thương như Ngài đã sống,cũng biết mang vác những anh chị em đang bị bỏ rơi. Chúng ta hãy nỗ lực sống yêu thương theo gương vua Giêsu và để xứng đáng được là thần dân nước trời

Trong phần cuối lễ,ông Trưởng khu đạo Kitô Vua cám ơn Cha chánh xứ,cha phó và cộng đoàn.Vì trong thời gian 10 tháng chăm sóc cộng đoàn giáo xứ,cha chánh xứ đã cống hiến hết mình phục vụ giáo xứ.Qua những bài giảng hấp dẫn cha đem nhiều người đến với Chúa Giêsu Vua.10 tháng trong nhiệm vụ chánh xứ tuy ngắn ngủi nhưng cha để lại trong lòng chúng con lòng biết ơn kính yêu cha và thời gian này như là hồng ân Chúa ban cho giáo xứ.Cha chánh xứ đáp từ bằng tâm tình cám ơn cộng đoàn hiện diện.Cha cũng nói lời chia tay với cộng đoàn chiều Chúa Nhật thật đông đảo,vì thời gian tới cha có nhiệm vụ mới không thể tiếp tục đồng hành với mọi người.Cha ước mong những thời gian tới đây,thánh lễ Chúa Nhật hằng tuần vẫn đông đủ như bây giờ.Để nhờ việc nghe bài giảng hằng tuần,chúng ta tìm được động lực sống đạo trong thời đại hôm nay.

Martino Lê Hoàng Vũ
 
Đền Thánh Bác Trạch - Thái Bình, Thánh Lễ Bế Mạc Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót .
Giêrônimô Phạm Thiềm.
21:49 21/11/2016
Đền Thánh Bác Trạch - Thái Bình, Thánh Lễ Bế Mạc Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót .

Chiều Chúa Nhật, ngày 20/11/2016. Tại Đền Thánh Bác Trạch, hiệp nhất với Giáo Hội hoàn cầu, đặc biệt là Đức Thánh Cha Phanxiccô chủ sự nghi lễ đóng Cửa Thánh tại đền thờ thánh Phêrô và bế mạc Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót, cách riêng tại Đền Thánh Bác Trạch được Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ SDB, Giám Mục Giáo Phận Thái Bình, đã long trọng cử hành Đại lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, bế mạc Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót.

Xem Hình

Quảng Trường Đền Thánh Bác Trạch hôm nay rợp bóng cờ hoa muôn sắc, tung bay theo gió như đón chào qúy khách hành hương, khắp các con đường dẫn vào Đền Thánh, từng dòng người, lớp lớp, rất đông đảo, nô nức, trở về cùng vị Chủ chăn Giáo phận dâng lên Chúa lời tạ ơn.

Vào lúc 16g00”, mọi thành phần quy tụ tại linh đài Đức Mẹ Lavang khu khuôn viên phía đầu nhà thờ để cung nghinh kiệu lòng Chúa Thương Xót. Đoàn rước hôm nay có quý thầy chủng sinh ĐCV Thánh Tâm Mỹ Đức, quý thầy và anh em tu sinh tại Toà Giám mục, cùng với các ban nghành đoàn hội thuộc Đền thánh Bác Trạch. Những bộ áo dài của các đoàn với đủ muôn màu sắc được nối tiếp nhau thành hai hàng, đoàn rước bước đi trong tiếng trống, tiếng kèn của ban kim nhạc, làm cho bầu khí ngày kết thúc Năm Thánh trở nên linh thiêng trang trọng và sốt sắng hơn.

Thánh lễ chiều nay do Đức Cha Phêrô chủ tế, với sự hiệp dâng thánh lễ của quý Đức Ông, quý Cha trong Giáo phận, quý thầy phó tế, quý tu sĩ các Dòng tu, quý Thầy chủng sinh và đông đảo quý khách hành hương và cộng đoàn tham dự.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha nói: “Hôm nay Giáo Phận Thái Bình đã long trọng cử hành bế mặc năm thánh tại nhà thờ Chính Tòa và giờ này tại Đền Thánh Bác Trạch chúng ta tiếp tục cử hành Thánh Lễ bế mạc Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót. Không phải là kết thúc nhưng để mở ra một thời đại mới. Dù chúng ta có nhiều xúc phạm với Cha trên trời nhưng lòng thương xót của Chúa Cha vẫn tiếp tục yêu thương và tha thứ cho mọi người chúng ta trong suốt Năm Thánh vừa qua. Giáo phận Thái Bình nói chung, cách riêng là Đền Thánh Bác Trạch đã đón nhận biết bao hồng ân của Chúa. Điển hình trong năm qua Đền Thánh Bác Trạch đã đón hơn 215 đoàn hành hương, khắp nơi trong nước và 4 đoàn quốc tế, từ các nước đến hành hương, tôn kính và xin ơn Lòng Chúa Thương Xót. Đây là một quà tặng Thiên Chúa ban cho Đền Thánh Bác Trạch”.

Tiếp tục bài giảng, Đức Cha Giáo phận đã hướng dẫn cho gần 10 nghìn tín hữu tham dự thánh lễ trong ngày trọng đại này, Ngài đã chia sẻ về tình yêu thương của Thiên Chúa như Lòng Thương Xót ấy vẫn dành cho mỗi người chúng ta, lòng thương xót đã tồn tại từ đời đời và cho đến muôn đời. Qua đó cộng đoàn được hiểu và tận dụng hồng ân cao quý này mà kín múc được nguồn ơn thiêng sung mãn nơi tình yêu thương vô bờ bến của Chúa.

Trước khi nhận phép lành cuối lễ, Đức Ông Thomas Trần Trung Hà, Giám đốc Đền Thánh Bác Trạch, bày tỏ tâm tình cám ơn Đức Cha Phêrô đã thương và tạo mọi điều kiện cho mọi thành phần dân Chúa, trong Giáo Phận và ngoài Giáo Phận đã được hành hương và đón nhận Ơn Toàn Xá trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót. Đức Ông cũng nói lời cám ơn tới quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, quý thầy chủng sinh, quý khách hành hương và toàn thể cộng đoàn đã hiện diện và hiệp thông trong ngày lễ bế mạc hôm nay.

Như vậy, Cửa Thánh, trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót đã khép lại nơi Đền Thánh Bác Trạch, nhưng tinh thần Năm Thánh vẫn còn tiếp tục với mọi người. Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn còn trải dài trên mỗi người Kitô hữu chúng ta. Như lời Thánh vịnh 136 cất lên rằng: “Lòng thương xót của Chúa tồn tại đến muôn đời”.

Giêrônimô Phạm Thiềm BTTGP.
 
Hôi Các Bà Mẹ Công Giáo hạt Phú Thọ : Mừng lễ bổn mạng Đức Mẹ dâng mình
Martino Lê Hoàng Vũ
21:57 21/11/2016
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo hạt Phú Thọ: Mừng lễ bổn mạng Đức Mẹ dâng mình

Chiều thứ hai ngày 21.11.2016 lễ Đức Mẹ Dâng mình, các Bà Mẹ Công Giáo từ các giáo xứ trong giáo hạt Phú Thọ đã về nhà thờ Phú Bình hiệp dâng thánh lễ mừng bổn mạng.

Xem Hình

Vào lúc 17g các bà mẹ cung nghinh Mẹ Maria chung quanh thánh đường.Trên đường kiệu cùng với quý cha, quý bà ca hát những bài thánh ca quen thuộc,tung hô chúc tụng Mẹ Maria với lòng yêu mến Mẹ,quyết tâm sống xứng đáng với những ân huệ mà Thiên Chúa ban cho trong cuộc sống đời thường.

Lời mở đầu thánh lễ,cha Hạt trưởng Phú Thọ kiêm chánh xứ Hòa Hưng Giuse Phạm Bá Lãm mời gọi cộng đoàn phụng vụ sống tâm tình tạ ơn Thiên Chúa như Mẹ Maria năm xưa.Mẹ đã dâng mình trong Đền thờ và trở nên khí cụ nhỏ bé trong bàn tay Thiên Chúa, tùy thuộc vào Thiên Chúa.Chúa đã ban cho các bà mẹ một cuộc rước kiệu tốt đẹp,dù thời tiết không tốt lắm, sau một cơn mưa. Chúng ta tạ ơn Chúa và cùng với Mẹ Maria ra khơi loan báo Tin Mừng.

Thánh lễ trọng thể do cha Hạt Trưởng Giuse Phạm Bá Lãm chủ tế, cùng với cha Giuse Vương Sĩ Tuấn chánh xứ Phú Bình,cha Giuse Vũ Minh Danh chánh xứ Tân Phước,cha Anphongso Hoàng Ngọc Bao chánh xứ Bắc Hà quân 10,và một cha thuộc Dòng Máu Châu Báu Chúa Giêsu.

Các bà mẹ Công Giáo hạt phụ trách các bài đọc Phụng vụ trong thánh lễ chiều nay.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng,cha Hạt trưởng nói đến việc Đức Mẹ Maria được dâng mình vào Đền thờ cho Thiên Chúa.Theo truyền thống của Giáo Hội, ông bà Gioakim và Anna hiếm muộn,nên sinh ra Đức Maria ông bà ý thức,có được một người con là một ân ban của Thiên Chúa.Vì thế, Đức Maria đã được cha mẹ dâng cho Chúa từ lúc lên 3 tuổi và cho cho đến suốt cả cuộc đời Mẹ luôn sống tư cách của một người con,học hỏi giới luật Chúa,sống thánh thiện trong sạch.

Là các bà mẹ Công Giáo,chúng ta thấy gì khi nhìn vào thực trạng con cái chúng ta hôm nay.Con cái chúng ta phải được dâng cho Thiên Chúa,chúng phải luôn sống theo lời Chúa dạy.Nhất là khi con cái chúng ta lớn lên,bước vào tuổi 12, tuổi ô mai,tuổi xa rời nhà thờ,sau khi các em lãnh nhận bí tích Thêm sức là thôi không còn đi học giáo lý hay không đi nhà thờ nữa.

Cha nhắn nhủ với các bà mẹ phải sống hoàn toàn thuôc về Mẹ Maria như khẩu hiệu của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II "Totus Tuus".Các bà phải dâng mình mỗi ngày để cho Chúa dẫn dắt cuộc đời mình. Các bà dâng con cái mình cho Chúa.Các bà mẹ làm việc bổn phận với lòng yêu mến Chúa,hết lòng vì Chúa và vì người thân yêu của mình.Chính trong gia đình mình, các bà chăm lo dạy dỗ giáo dục con cái,để con cái sau này trở nên một Kitô hữu tốt.Chúng ta cũng tích cực với công việc của hội,của giáo xứ, sống bác ái yêu thương mọi người.Khi làm tất cả những việc đó,mỗi người chúng ta thưa với Chúa Giêsu “con chỉ là người đầy tớ vô dụng và chỉ làm việc theo bổn phận đấy thôi”.

Sau lời nguyện hiệp lễ,bà Maria Hồ Thị Xuân Hương,Ban chấp hành Hội Các Bà Mẹ Công Giáo hạt Phú Thọ cám ơn cha hạt trưởng cũng là linh hướng của hội, quý cha đồng tế và cộng đoàn hiện diện.

Bà cám ơn cha chánh xứ Phú Bình luôn ưu ái quan tâm đến hội Các bà mẹ CG dù cha mới về giáo hạt Phú Thọ được 10 tháng.Đáp lời,cha Hạt trưởng Phú Thọ cám ơn sự hiện diện đông đủ của các bà mẹ trong thánh lễ này và cầu chúc quý bà luôn dâng mình cho Chúa và thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng.Kế đó,cha chánh xứ Phú Bình có những tâm tình thể hiện niềm vui khi được sống và phục vụtrong giáo hạt Phú Thọ,có những thuận lợi để phát triển,thiên thời - địa lợi nhân hòa.Riêng với các bà mẹ Công Giáo Phú Thọ luôn vui tươi,chu đáo rất hăng say nhiệt tình.vì vậy cha có dịp hướng dẫn quý bà mẹ trong chương trình thường huấn cho vào tháng 8 vừa qua tại Đà lạt.

Thánh lễ mừng bổn mạng kết thúc,quý cha cùng quý bà mẹ và khách mời được chia sẻ niềm vui trong buổi liên hoan thân thương ấm áp nơi Hội trường giáo xứ Phú Bình.

Martino Lê Hoàng Vũ
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Gương Ngô Đình Diệm cho người Công Giáo Việt Nam
Hà Minh Thảo
15:42 21/11/2016
GƯƠNG NGÔ ĐÌNH DIỆM CHO NGƯỜI Công Giáo VIỆT

« Các tín hữu giáo dân có nhiệm vụ cho thấy đức bác ái trong chân lý là sức mạnh hữu hiệu nhất có thể biến đổi thế giới, Tin Mừng là bảo đảm cho tự do và sứ điệp giải thoát.. Các tín hữu giáo dân có nhiệm vụ tham gia tích cực vào đời sống chính trị, phù hợp với giáo huấn của Hội thánh, chia sẻ những lý do có nền tảng vững chắc và các lý tưởng cao cả trong nền dân chủ và trong sự tìm kiếm đồng thuận sâu rộng với tất cả những người quan tâm bảo vệ sự sống và tự do, bảo vệ chân lý và thiện ích của gia đình, tình liên đới với người túng thiếu và sự tìm kiếm công ích ». Ðó là lời Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 kêu gọi trong buổi tiếp kiến sáng 21.05.2010 dành cho 100 tham dự viên khóa họp toàn thể lần thứ 24 Hội đồng Tòa Thánh về Giáo dân nhóm từ ngày 20 đến 22.05.2010 về chủ đề ‘Chứng nhân Ðức Kitô trong cộng đồng chính trị’.

I.- GIÁO DÂN NGÔ ÐÌNH DIỆM.

Trưa ngày 01.11.1963, nhân dịp nghỉ Lễ Các Thánh Nam Nữ, tôi đạp xe đi đến Ðất Thánh để viếng nơi an nghỉ của các Sư huynh Dòng Lasan. Nhưng tới ngả tư Cộng hòa và Nguyễn Trãi, các quân nhân buộc phải quay về… Sau đó, qua đài phát thanh Sài Gòn, người dân nghe các tướng tá kể lại các trọng tội mà nhà nước cùng báo chí Mỹ lẫn Hà nội cộng sản gắn cho Tổng thống dân cử Ngô Ðình Diệm. Sau đó, từng người trong họ xứng danh mình. Ðược đào tạo bởi thực dân Pháp, nay được phục vụ bọn thực dân Mỹ, họ mơ thành những tướng văn võ vẹn toàn. Nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa để đảo chánh, họ làm ô nhục Tập thể Quân nhân vì ‘quân nhân chỉ phục vụ Tổ quốc, chứ không làm chính trị đảng phái. Hơn nửa, tiền của CIA (Central Intelligence Agency, Trung ương tình báo Hoa kỳ) cho và quyền họ ban cho nhau khiến họ quên đi ‘Huynh đệ chi binh để phải giết và thủ tiêu xác các Ðại tá Hồ Tấn Quyền, Tư lệnh Hải quân, và Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng Ðặc biệt… cùng các ‘chiến hữu’ khác.

A. Con Người cao thượng.

Trái với những hành động ác nhân đó, giáo dân Gioan Baotixita Ngô Ðình Diệm, hành xử quyền Tổng thống dân cử và Tổng Tư lịnh tối cao Quân đội, đã đối xử với ‘thuộc cấp’ khi Ðại tá Nguyễn Hữu Duệ gọi điện thoại xin phép Tổng thống đem xe thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho. Hiện diện bên Tổng thống lúc đó, ông Cao Xuân Vỹ nhắc lại: « Chính tôi nghe điện thoại của ông Duệ và trình lên Tổng thống. Ông la tôi: Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Dân Nghệ An các anh chỉ thích làm loạn. Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ Tổ quốc hả?

Tôi thưa: Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?

Ông quát lên: Chết thì đã sao.

Đúng, đối với Ông chết thì đã sao. Nhưng đối với chúng ta thì cái chết của Ông là cái chết dần của miền Nam. Ông còn nói Quân Ðội là để bảo vệ Tổ quốc chứ không phải để bảo vệ cá nhân Tổng thống.

Ông bảo tôi liên lạc với ông Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cho triệu tập Quốc hội để ông ra từ chức trước Quốc hội, hòng tránh cảnh đổ máu. Nhưng tôi gọi ông Lễ 4 lần không được.

Lúc ấy, không phải chỉ có Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống xin lên tấn công tổng hành dinh của nhóm đảo chính. Mà còn có cả một Ðại đội biệt kích thuộc Lực lượng Đặc biệt đi hành quân ở Tây Ninh vừa về đến Sài Gòn cũng báo cáo là lực lượng phòng vệ của các tướng đảo chính ở Tổng Tham mưu rất yếu, đại đội biệt kích xin phối hợp với 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn để đột kích vào bắt hết các tướng đảo chính. Tướng Phạm Văn Phú, lúc ấy còn là Thiếu tá (vị này tử tiết ngày 30.04.1975), đã tiếp xúc với tôi về việc này. Nhưng như vừa nói, Tổng thống không chấp thuận.

B. Tinh thần phục vụ và xây dựng.

Kitô hữu Ngô Đình Diệm xây dựng miền Nam Việt Nam trở thành một Quốc gia dưới chính thể Cộng hoà, bao gồm các đặc tính độc lập, tự do và dân chủ. Do đó, Việt Nam Cộng hòa được cộng đồng quốc tế công nhận và nể nang vì với Sài Gòn, thủ đô, được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Ðông. Ông đã gầy dựng nước Việt Nam Cộng hòa từ một đống tro tàn và những hệ lụy của những năm tháng chiến tranh điêu linh, những tàn tích của thực dân và phong kiến, với các tệ nạn xã hội (cờ bạc, mãi dâm, á phiện). Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã ổn định được cuộc sống cho gần một triệu người từ miền Bắc di cư vào Nam tránh nạn cộng sản. Toàn thể lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà đã được bình định. Những thành công này đã được Hành pháp và Lập pháp Hoa kỳ tán thưởng qua cuộc công du Liên bang này năm 1957.

Ngoài những ổn định chính trị và quốc phòng, các lãnh vực kinh tế, giáo dục được chú trọng và phát triển một cách nhịp nhàng, với những thăng tiến xã hội. Quốc dân đồng bào từ phía Nam vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau sống trong cảnh thanh bình no ấm. Hiến pháp ngày 26.10.1956 đã ghi dấu bước tiến lịch sử, trên hành trình xây dựng một Ðất Nước cộng hòa, được soạn thảo với những kế hoạch và dự liệu hầu phục vụ nhân phẩm và quyền sống con người. Tài năng của ông, một lãnh tụ ngoại hạng, đã vượt qua bao khó khăn hiểm nguy. Đạo đức của một lãnh tụ liêm khiết, thanh bần, đã giúp ông tuyệt đối tôn trọng nền tảng đạo đức dân tộc và luật pháp. Ông đã uy dũng, hiên ngang xây dựng cơ đồ cho sự trường tồn của một Việt Nam thực sự tự do, dân chủ.

C. Ðôi lời chân thành từ một giáo dân làm chính trị.

1.- Tại Dinh Gia Long, ngày Quốc Khánh 26.10.1963, đã có một không khí khác biệt. Sau những lời chúc từ của đại diện các cơ quan, đoàn thể, Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ đáp từ rất vắn tắt, rồi đột nhiên, với một giọng cương quyết, nhấn mạnh từng chữ và tuyên bố: « Tình thế biến chuyển, vận nước đổi thay ra sao, sử sách sau này sẽ ghi rõ… Riêng về phần tôi, nếu tôi tiến, các ông hãy theo tôi, nếu tôi lùi các ông cứ giết tôi. Nếu tôi chết các ông hãy theo gương tôi! ». Nói xong, Tổng thống cáo từ, rồi rút lui. (Viêát theo lời kể của ông Cao Văn Chiểu, nguyên Dân biểu nền Đệ I Cộng hòa)

[Lưu ý : Việt cộng vô luân đã thay câu ‘Nếu tôi chết các ông hãy theo gương tôi!’ bằng ‘Nếu tôi chết các ông hãy trả thù cho tôi!’. Chúng lường gạt đồng bào là ông Diệm không biết tha thứ, chỉ lo ‘trả thù, không noi gương Ðức Kitô.]

2.- Ông Diệm tâm sự : « Tôi không phải là thần thánh, tôi chỉ là một người bình thường, tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc».

3.- Ngày 17.09.1955, khi chủ tọa Lễ khánh thành đập Đồng Cam (Tuy Hòa) Tổng thống Ngô Ðình Diệm đã tiên tri để cảnh cáo Ðồng bào : « Nếu Việt cộng thắng, thì Việt Nam sẽ bị tiêu diệt và sẽ biến thành một tỉnh của Trung cộng. Hơn nữa, toàn dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo».

[Chúng ta nghĩ sao khi thời hạn năm 2020 đang đến? Nhiều người cho rằng đó là mật ước do Tàu cộng đặt ra và tuyên tryền. Chúng tôi cũng muốn tin như vậy, nhưng đề phòng vẫn hơn. Cộng đảng biết chọn sắt thép Formosa hơn đời sống người dân 4 tỉnh Miền Trung chưa làm sáng mắt chúng ta sao ?]

II.- SỰ THẬT NGÀY ÐẢO CHÍNH 01.11.1975.

A. Các tài liệu chứng minh Sự Thật.

Năm 1991, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ xuất bản ‘Foreign Relations of the Unitied States’ Tập IV, 1961 – 1963, về việc tổ chức đảo chánh này. Năm 1995, ‘In Retrospect, Tragedy and Lesson of Vietnam’, hồi ký của Bộ trưởng Quốc phòng Robert S. McNamara được xuất bản. Năm 1998, Thư viện John F. Kennedy công bố bộ băng thu tại tòa Bạch ốc dài 37 giờ, ghi lại những phát biểu của Tổng thống Kennedy về cuộc đảo chánh. Ba tài liệu đã cho thấy sự thật lịch sử.

Ông McNamara viết sự kiện tại Tòa Bạch ôÙc như sau khi nghe tin ông Diệm đã bị giết : « Lúc 9 giờ 30 ngày 02.11.1963, chúng tôi gặp Tổng thống để tiếp tục cuộc họp chiều qua, thảo luận về các biến cố. Lúc bắt đầu, chưa ai rõ số phận ông Diệm và ông Nhu ra sao. Sau đó, Mike Forrestal từ Phòng Tình hình tông cửa chạy vào. Trạm CIA tại Saigon báo cáo rằng họ được các nhân vật đối tác của Saigon cho biết hai anh em ông đã tự vẫn ‘trên đường đến Bộ Tổng Tham mưu... Nhận được tin này, mặt ông Kennedy tái xanh. Tôi chưa bao giờ thấy ông xúc động mạnh đến như thế. Cái chết của hai người ‘đã làm cho ông buồn bực về cả phương diện luân lý lẫn tôn giáo... làm lung lay lòng tin tưởng... về những gì ông đã khuyến cáo liên quan đến Nam Việt Nam». Đọc xong bản tin, ông Kennedy nghĩ đến ảnh hưởng của cái chết của hai người có tác dụng xấu ngay trong nước và ở hải ngoại... Rằng sau hai mươi năm phục vụ quê hương Việt nam, sinh mạng ông Diệm không thể kết thúc như vậy. Ðó cũng giống như lời Mao Trạch Đông đã nói với Edgar Snow khi đến phỏng vấn năm 1965 rằng Hoa kỳ không chịu nghe lời ông Diệm. Mao cho biết ông và Hồ Chí Minh đều nghĩ rằng ông Ngô Đình Diệm là người có tài. Rốt cuộc, ông hỏi rằng sau khi giết ông Diệm thì chuyện giữa Thiên đàng và Địa ngục có bình yên không? Những ám chỉ trong lời nói của Mao về các biến cố tại Việt Nam chỉ được biết sau khi cả Trung cộng lẫn Việt cộng mở văn khố của họ, nhưng quan trọng hơn, câu nói đó đang tạo rất nhiều vấn đề. Sự xúc động lớn nhất là Hoa kỳ phải đối phó với một khoảng trống chính trị hoàn toàn ở Nam Việt Nam và không có căn bản nào để xúc tiến về bất cứ tiến trình nào phù hợp với các mục tiêu của Hoa kỳ.’ Chiều hôm 02.11.1963, ông Kennedy và vợ con dùng trực thăng bay về ngôi nhà mới ở Rattlesnake Mountain. Khi dùng cơm, bà Mary Gimbel, một người bạn, đã nói với ông về ông Diệm và ông Nhu: - Họ đúng là những nhà độc tài.

Ôâng Kennedy trả lời: - Không, họ ở trong một tình trạng khó khăn. Họ đã làm cái tốt đẹp nhất mà họ có thể làm cho quê hương họ. (Richard Reeves, President Kennedy, Profile of Power, Touchstone, New York 1994, tr. 651).

Ngày 22.11.1963, Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas (Texas).

B. Ngụy tạo Nguyên nhân để giết Người.

Ngày 09.05.1961, Phó Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, khi đến Việt Nam, đã gặp Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Bắt đầu câu chuyện, ông ca tụng ông Diệm là một Churchill của Á châu : « Đối với thế đứng của Hoa kỳ tại Á châu, Tổng thống Ngô Đình Diệm là nhân vật, là người bạn không thể thiếu được». Nhưng, khi trở về Mỹ, ông lại báo cáo cho ông Kennedy và các nhân vật chính trị cao cấp : « Ông Diệm vẫn giữ vững lập trường không có quân chiến đấu Mỹ ở Việt Nam, trừ phi cộng sản Hà nội xua quân tràn qua vĩ tuyến 17 một cách đại quy mô như cộng sản Bắc Hàn đã làm qua vĩ tuyến 38 năm 1950 ». Do lập trường cương quyết Bảo vệ Chủ quyền Quốc gia, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã luôn hy sinh để tranh đấu cho sự Độc lập Dân tộc và, hôm đó, đã bày tỏ với ông Johnson là quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng, việc gửi Quân đội tác chiến đến Việt Nam, ông cương quyết từ chối: « Nếu quý vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi ? Với người Việt, hình ảnh hãi hùng Quân đội Viễn chinh Pháp còn ghi sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện của Quân đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ tin theo những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất chính nghĩa. Tháng 11.1961, Đại sứ Frederick Nolting được yêu cầu từ tòa Bạch ốc gặp Tổng thống Diệm về vấn đề quân chiến đấu Mỹ (được xem như ‘chia sẽ trách nhiệm’). Ông Diệm trả lời: «Chắc Đại sứ cũng hiểu, những đề nghị ấy đụng chạm tới vấn đề trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam, Việt Nam không muốn là một nước bị bảo hộ (Vietnam does not want to be a protectorate) ».

{Lòng yêu nước và sự sáng suốt của một giáo dân, ông Diệm biết chắc sự hiện diện trên Quê hương Việt của lính chiến Mỹ sẽ làm mất Chính nghĩa Tự vệ, băng hoại nhiều gia đình và xã hội cùng khủng hoảng kinh tế (sản xuất đình trệ, lạm phát gia tăng…). Ngoài ra, đó sẽ là lý do để chiến tranh leo thang bởi Nga Hoa sẽ cung cấp súng đạn cho Bắc việt xăm lăng như tuyên truyền ‘chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô, Trung quốc’. Những tiên đoán của ông Diệm đã xảy ra đúng như vậy và ngày 30.04.1975, Việt Nam Cộng hòa bị xóa tên và, Sài gòn, Hòn Ngọc Viễn Ðông, từ đó, mang tên một xác chết. Thật đáng ‘đánh đòn’ linh mục đảng viên huỳnh công minh đổi tên Tổng Giáo phận Sài Gòn thành TGP tp.hồ chí minh}.

Ép Tổng thống Ngô Ðình Diệm không được, các tên thực dân Mỹ ‘đàn em’ của Tổng thống Kennedy (một lãnh đạo không lập trường) tạo ra vụ ‘Ðàn áp Phật giáo’ mà, nếu do chính họ dựng nên vụ nổ ở Ðài Phát thanh Huế ngày 08.05.1963 thì họ đã biết ai là thủ phạm, chúng ta không muốn tranh luận vì chất nổ đó Quân đội Cộng hòa lẫn khủng bố Việt công đều không có. Ngày 07.06.1963, bà Ngô Đình Nhu lên tiếng tố cáo người Mỹ đã cố tình nhúng tay vào, tạo nên vụ biến động này và thúc đẩy cho ngày một thêm trầm trọng, phức tạp thêm, nhằm khuynh đảo chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm vì Tổng thống cương quyết không chấp nhận chính sách can thiệp chính trị và quân sự của người Mỹ, là chính sách đi ngược lại ý nguyện và quyền lợi dân chúng Việt Nam. Ngày 11.06.1963, Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn, để phản đối cái gọi là ‘chính sách kỳ thị tôn giáo cuả chính phủ’. Ðâu là ‘sự thật’ vì, theo nghĩa thông thường, ‘tự thiêu’ là tự mình châm lửa đốt mình vì một mục đích nào đó. Thế mà, đến nay đã 53 năm qua, qua hình ảnh, người ta vẫn cho là Thượng tọa bị đốt. Ngoài ra, vai trò tuyên truyền các nhà báo Mỹ đã bi thảm hóa vụ này qua các hình ảnh. Sự kiện này xảy ra khi Tổng thống Ngô Ðình Diệm đang dự Thánh Lễ, do Ðức cha Phao lô Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Sài Gòn cử hành để Cầu Hồn cho Thánh Giáo Hoàng Gioan 23. Thánh Lễ vừa dứt, ông Bùi Văn Lương, Bộ trưởng Nội vụ báo ‘ác tin’ cho Tổng thống. Người rất buồn vì thương tiếc nạn nhân và nói ‘có gì mà phải làm như vậy !’. Là một giáo dân đạo đức, Tổng thống thấy mình có trách nhiệm. Lịch sử vẫn còn đó và đang tiếp diễn : Các chùa chiền được ông Diệm giúp đở xây cất vẫn hiện diện và ông Hồ ngày càng được thỉnh lên bàn thờ tại các chùa, bên cạnh Ðức Phật. Ngày 08.09.2016, chùa Liên trì, quận 2 Thành Hồ bị bọn cầm quyền dùng vũ lực để cưởng chế và đập phá. Thầy trụ trì ‘bị’ chở đi cứu cấp.

Cuộc đảo chính 01.11.1963 được ‘bật đèn xanh’ bởi công điện số 243 do Roger Hilsman, Vụ trưởng Viễn đông Bộ Ngoại giao Hoa kỳ gửi cho Đại sứ Henry Cabot Lodge, ngày 24.08.1963 (tóm ý) : ‘Chưa rõ quân đội đề nghị thiết quân luật hay ông Nhu lừa họ làm vậy, để đập phá chùa chiền với Cảnh sát và Lực lượng Đặc biệt và đổ tội cho quân đội. Chính quyền Mỹ không chấp nhận để quyền lực trong tay Nhu. Cho ông Diệm cơ hội để loại Nhu và vây cánh và thay thế bằng những nhân vật chính trị và quân sự tốt nhất. Nếu Diệm vẫn ngoan cố và từ chối, chúng ta phải tính tới khả năng không giữ chính ông Diệm’.

Công điện đánh dấu sự thay đổi chính sách này được đưa ra vào một ngày thứ Bảy khi Tổng thống Kennedy, Phó Tổng thống Johnson, Ngoại trưởng Rusk, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy và Bộ trưởng Tư pháp R. Kennedy đều đi vắng. Dù không hài lòng với lời lẽ trong điện tín, ông Kennedy và các nhân vật trọng yếu Hoa kỳ khác đã có thái độ 'tùy cơ ứng biến' với tình hình ở Sài Gòn trong các cuộc họp liên tục sau khi công điện 243 được gửi đi.

Sau khi ông Diệm và Cố vấn Nhu bị sát hại, Tổng thống Kennedy nói: «Tôi cảm thấy tôi phải chịu phần trách nhiệm lớn đối với vụ việc, bắt đầu với công điện hồi đầu tháng Tám trong đó chúng tôi gợi ý đảo chính. Theo tôi, công điện đó đã được viết ẩu và lẽ ra không nên gửi nó đi vào thứ Bảy.

« Đáng ra tôi không nên đồng ý mà không có hội nghị bàn tròn để nghe ý kiến của ông McNamara và Tướng Maxwell Taylor ». Các tài liệu giải mật gần đây cho thấy Tổng thống Kennedy đồng ý phải lật đổ người đồng nhiệm ở Sài Gòn, ông Ngô Đình Diệm, hồi năm 1963.

C. Giết Người vô tội để đi tới việc mất Nước.

Thi hành công điện đó, Lodge trao quyền cho Lucien Conein, đặc vụ CIA, để ‘chỉ huy’ các tướng đảo chính do Trần Văn Ðôn đứng đầu và, sau đó, chi tiền. Dương Văn Minh hay Ðôn chỉ là những tướng háo danh, chứ được CIA tin cậy chính là Trần Thiện Khiêm, sau là Nguyễn Văn Thiệu. Các phản tướng Thiệu, Khiêm đã phải chịu áp lực của Kissinger để ký Hiệp ước Paris 27.01.1973 màViệt cộng đã xé nó khi tiến chiếm Việt Nam Cộng hòa, với sự chứng kiến của hắn và Lê Ðức Thọ (hai khôi nguyên Nobel Hòa bình 1973, Kissinger lãnh tiền và Thọ ‘chê’ không nhận) và, ngày 30.04.1975, anh hùng cách mạng 1963 ‘Big’ Minh, Tổng thống ‘vi hiến’ ra lệnh cho quân nhân Cộng hòa buông súng và giao Miền Nam cho cộng sản.

Trở lại ngày 02.11.1963, khoảng 10 giờ, Đài phát thanh Sài gòn loan tin vắn tắt ‘Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ lớn, và đã tự tử!’ Dư luận không tin là nhị Vị tự sát vì ai cũng biết: Tổng Thống Diệm và bào đệ là những người ngoan đạo, mà đạo Thiên Chúa cấm tự sát. Hơn thế nữa, sau đó, những hình ảnh cho thấy tay hai ông bí trói thì làm sao tự tử ?

{Trong cuộc họp báo ngày 18.05.2016 tại Yên Bái, thiếu tướng công an Ðặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh, cho biết hai lãnh đạo tỉnh bị bắn chết trong phòng làm việc bởi Ðỗ Cường Minh, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh. Sau đó, ông này tự sát bằng một viên đạn ‘xuyên từ sau gáy ra trước’. Ðạn đạo này gây khả nghi là ông Minh bị người khác bắn. Nên khi tướng Chiêu xác định ‘Do đối tượng gây án đã tử vong nên không khởi tố vụ án theo quy định. Sau đó, một thiếu tướng khác tên Hồ Sỹ Tiến đã nói ngược lại là ‘dù nghi can đã chết nhưng vẫn phải khởi tố để làm rõ nguyên nhân và kết luận vụ việc một cách thận trọng’. Cuối cùng, đến nay, gần 6 tháng, nội vụ đã rơi vào quên lãng, đúng như lời Chiêu ?}

Nhận được hung tin hai cậu chết đau đớn như vậy, Linh mục P.X Nguyễn Văn Thuận liền đến gặp mẹ, bà Ngô Ðình Thị Hiệp. Bà an ủi con bằng những ngôn từ chính xác để đưa con về với thực tế. Bà dẫn con đến bàn làm việc, mở ngăn bàn và rút ra một tờ giấy. Bà lại đưa con vào nơi cầu nguyện của gia đình và nhẹ nhàng nói : « Bây giờ chính là lúc con đọc tờ này mà mẹ đã cất giữ một thời gian dài ». Cha Thuận đứng lại để đọc và nhận ra ngay đó là chữ viết của cậu Diệm… Ðây là văn kiện ghi những lời mà cậu đã hứa, như một ‘oblat’ ngày 01.01.1954 tại tu viện André ở Bruges (Vương quốc Bĩ, Dòng Thánh Benoit). Văn kiện ghi rõ tên dòng là Odilon. Hai tay Cha bắt đầu run vì cậu đã chọn tên của Thánh được mừng lễ ngày đầu tháng giêng. Một sự chọn lựa mang tính tiên tri vì Thánh Odilon là Thánh Bổn Mạng cho những người Tị nạn và cậu Diệm đã nổ lực để chu toàn sứ nhiệm trong tám năm (1954-1962) việc tiếp đón và an cư lạc nghiệp cho hơn 800 ngàn người tìm Tự Do từ Bắc vô Nam… Bà Hiệp nói khẻ với con : « Cậu của con hiến trọn đời cho Ðất Nước. Như vậy, không có điều bất thường khi cậu phải chết vì lý tưởng đó. Vì là ẩn sĩ, cậu cũng đã hiến đời sống cho Thiên Chúa. Do đó, cũng không gì quá đáng khi cậu phải ra đi khi Người gọi cậu về Nhà Cha ».

III. PHẦN CHÚNG TA, HÃY NOI GƯƠNG NGƯỜI.

A. Trên Quê hương.

Sau ngày 30.04.1975, sự ra đời của cái gọi là Ðàn két, bao gồm các linh mục quốc doanh (những giáo sĩ, từ con người được đồng bào cho xuống hàng xí nghiệp để tạo lợi nhuận cho đảng và nhà nước cộng sản). Những tu sĩ (không có Thánh chức Linh mục) và giáo dân thì có giá ‘bèo’ hơn. Muốn phá đạo, cộng sản trả lương, bằng tiền thuế đồng bào đóng, để các linh mục vi phạm Giáo Luật, làm gương xấu cho giáo dân. Huỳnh công Minh cần gì phải để Lê Hiếu Ðằng, người quảng cáo cộng sản ở Ðại học Luật Sài gòn, chuẩn nhận rằng linh mục ‘hợp luật’ để làm đảng viên và đại biểu quốc hội. Trước khi lìa đời, ông Ðằng mới biết mình rao hàng giả : phi dân chủ, hèn với giặc, ác với dân…

Bao nhiêu bất công đã gởi tặng cho các Linh mục ‘chui’ khi một vị ‘gốc Huế’ được nhà nước cộng sản ‘o bế’ muốn bôi nhọ Cha Phan Văn Lợi bằng từ ‘Linh mục chui’ (khi giảng Tĩnh tâm 2000 tại Giáo triều, Ðức cha Thuận có kể chuyện này) khiến nhiều cựu sinh viên Công Giáo bị mắc bẩy lên tiếng chê các Linh mục ‘chui’ vì không cập nhật hóa hiện tình Giáo Hội đau thương Việt Nam, nên cần phải giải thích là tất cả những Linh mục được phong chức trước 30.04.1975 đều Linh mục ‘chui’, tức không có phép nhà nước cộng sản mà chỉ được chọn bởi Giám mục ban Bí Tích Truyền chức Thánh.

Ðó là một vài chuyện buồn và thật ‘đáng tiếc’ nơi Quê Nhà, nơi không có Sự Thật, Công Bằng, Tự Do và Bác Aùi. Không có 4 yếu tố này thì đừng nói Hòa Bình như Việt cộng tuyên truyền láo. Lời chê các Linh mục ‘chui’ là một hành động không Bác ái.

B. Nơi hải ngoại.

1. Lời tiên tri.

Biết sự tạo phản của các tướng được thuê mướn bởi bọn thực dân (những tên dùng tiền viện trợ nước mình cho nước khác, thường là những nước nghèo, để áp buộc chính phủ những nước này phải hành động theo ý chúng) Mỹ, Tổng thống Ngô Ðình Diệm tâm sự với những người thân tín, với giọng buồn tiếc ‘sau khi ông bị đảo chính, quân Mỹ sẽ được đưa vào Việt Nam và, khi họ thua, những người đảo chính cũng phải chạy theo’. Lời tiên đoán này đã xảy ra chẳng những đúng như vậy mà còn tệ và nguy hiễm hơn.

2. Sự phân hóa do Mỹ và cộng sản thả câu.

Các tướng Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm, sau khi từ chức Tổng thống và Thủ tướng, được CIA buộc rời Việt Nam ngày 25.04.1975 đến Ðài Bắc (Trung hoa Dân quốc hay Ðài Loan). Sau đó, Khiêm được đi Hoa kỳ và Thiệu đi Anh quốc, sau đó, mới đến Hoa kỳ và qua đời tại đây. Trong thời gian đầu, nhiều tướng khó tìm được việc làm do chính mình chê việc hay bị từ chối vì người Mỹ không thể mướn một tướng đi lái xe. Do đó, họ có giờ tranh luận về sự mất Quê hương. Chuyện tướng ‘hề’ (từng đứng ra ‘đã đão độc tài’ trong nhóm sinh viên chống ông) Nguyễn Khánh tố cáo ông Thiệu lấy và đem đi 16 tấn vàng, không phải từ Ngân khố mà được lưu trử ở Ngân hàng Quốc gia. Việt cộng đã lấy cắp số vàng này cho chúng hay gia cho Liên xô. CIA chia rẽ bằng cách tung tin tướng này hay tướng nọ được chúng liên lạc để làm việc này hay việc khác.

Sau đó, khi Việt cộng nhận được dồi dào mỹ kim do viện trợ hay đồng bào tị nạn gởi về. Chúng dùng số ngoại tệ này và, với Nghị quyết 36, để mua chuộc thành viên các hội đoàn để lũng đoạn các tập thể này. Tiếp theo, các Việt cộng to cở Bộ hay Thứ trưởng sang Mỹ để chiêu hồi những sĩ quan trung cấp tị nạn về giúp nước do đảng cộng sản lãnh đạo.

3. Ðem Ðạo vào Ðời để cứu Ðời.

Ðó là nguyên tắc chính đáng phải có, nhưng vẫn thấy những Cộng đoàn Công Giáo hiện hữu những hiện tượng và các giáo dân hành động đem ‘Ðời vào Ðạo’ là điều không phù họp và sai trái.

a. Giáo xứ hay Cộng đoàn không phải là một Hiệp hội.

Giáo xứ hay Cộng đoàn là một tập thể qui tụ các giáo dân Công Giáo đến khi hội đủ các điều kiện Giáo luật định, Giám mục Giáo phận cử Linh mục đến để tổ chức việc Sống Ðạo cho các giáo dân này. Cha Sở hay Tuyên Uùy, đồng dạng với Ðức Kitô, nhờ Ðức Tin, tuyên bố ‘Này là Mình Thầy và này là Máu Thầy’ để nuôi chúng ta. Linh mục được Thiên Chúa ban nhiều Hồng ân Người để chu toàn nhiệm vụ nặng hơn giáo dân. Thiên Chúa là Ðấng công bình tuyệt đối. Tại Hội đồng Mục vụ, ý kiến giáo dân hay Linh mục khác chỉ có tính cách cố vấn và ý kiến Cha Sở hay Tuyên Uùy mới có giá trị quyết định.

Hiệp hội được thành lập do ý chí như nhau của mọi hội viên, nên quyền và nghĩa vụ từng người ngang nhau. Các thành viên Ban Ðiều hành có quyền hành nhiều hơn là do các hội viên khác ủy nhiệm và có trách nhiệm lớn hơn.

b. Tuân thuận các phán quyết của thẩm quyền tài phán.

Khi nhờ một cơ quan tài phán phân xử tranh chấp giữa mình và đệ tam nhân thì khi phán quyết được đưa ra mình phải tuân thuận và thi hành. Những nhận xét hay lý do của mình thường có tính cách chủ quan hay không đủ hiểu biết chuyên môn…

c. Luật Ðạo phù hợp với luật Thiên nhiên, nên nếu đem áp dụng vào Ðời thì sẽ cứu được Ðời. Thí dụ : Tổng thống Mỹ Obama phản đối Tổng thống Phi luật tân Duterte đã để cảnh sát hạ sát kẻ buôn á phiện không xét xử. Ðó là điều chúng ta cũng phản đối. Nhưng, tại Hoa kỳ, chỉ cần luật được Lập pháp lưỡng viện thông qua thì người Mỹ có thể phá thai, nạo thai khi thai nhi đã thành nguyên hình người bằng bẻ tay, cắt đầu thì sao ? Ðó là tội ác trái luật Thiên nhiên. Do đó, bà Clinton, dù được Obama ‘hết thời’ ủng hộ ra mặt, vẫn bị thất cử Tổng thống không phải là điều lạ.

d. Tại nhiều Giáo xứ và Cộng đoàn tòng nhân, người Công Giáo Việt hải ngoại đã mang những nguyên tắc Ðời vào để giải quyết viêäc Ðạo như tranh chấp, nghi ngờ nhau về Ngân quỹ… Trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương xót, người ta đọc kinh do Ðức Thánh Cha Phanxicô viết nhân dịp này đã nêu tên các ‘người không tốt’ như ông Giakêu và Matthiêu, người đàn bà ngoại tình và bà Mađalêna và ông Phêrô khóc than sau khi chối Chúa cùng người trộm lành biết thống hối… Tất cả đều được hưởng Lòng Thương xót Chúa nơi Thiên Ðàng và được tuyên phong Hiển Thánh như Phêrô, Mattiêu, Mađalêna.

Ðối với chúng ta, Thiên Chúa cũng chờ để tha thứ và Người cũng mong muốn chúng ta cũng sẳn sàng hòa giải và tha thứ với tha nhân đồng bào.

KẾT LUẬN.

Tại vài Giáo xứ và Cộng đoàn tòng nhân, trước kia, hàng năm, nhân dịp Lễ Chư Thánh Tử Ðạo Việt Nam, Thánh Lễ trọng thể được hiệp dâng bởi con cháu các Thánh, tiếng ca hát hợp với tâm tình người Việt. Ngày nay, vắng mặt nhiều tín hữu, Thánh Lễ vẫn trọng thể, nhưng sự thiếu lời ca ‘oai hùng’ để tán tụng các Thánh đã tưới máu Tử Ðạo trên QuêHương. Ngày 02.11.1963, các phản Tướng giết ông Ngô Ðình Diệm để trao Việt Nam Cộng cho Mỹ điều động ‘những nhân vật chính trị và quân sự tốt nhất’ (x. công điện số 243) để đưa đến ngày 30.04.1975. Không đoàn kết, tương trợ lẫn nhau… thời gian 2020 gần kề… nếu Việt Nam giống như Tây Tạng thì phải nhớ rằng, ngày nay, chúng ta có nghe đến Giáo Hội Tây Tạng không ?

Ngày 20.11.2016, Lễ Chúa Kitô Vua.

Bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót tại Vatican

Hà Minh Thảo

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Mùa Vọng Phụng vụ được hình thành như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
21:37 21/11/2016
Giải đáp phụng vụ: Mùa Vọng Phụng vụ được hình thành như thế nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Xin cha giúp con hiểu biết về vấn đề mùa Vọng, vì Mùa này sắp đến rồi. Sự hình thành và thần học của nó là như thế nào, thưa cha? - D. K., Harare, Zimbabwe

Đáp: Đây là một câu hỏi quá rộng và thật là không dễ dàng để trả lời nó cách ngắn gọn được. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp ít nhất một số ý tưởng cơ bản.

Hệ thống hiện nay của chúng ta về tổ chức chu kỳ phụng vụ bắt đầu với Mùa Vọng. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì tất cả mọi sự trong Giáo Hội bắt đầu với sự xuất hiện của Chúa Kitô.

Tuy nhiên, năm phụng vụ đã không luôn được xếp đặt theo cách này và do đó không được tổ chức trong mọi gia đình phụng vụ. Các dấu vết sớm nhất của một chu kỳ phụng vụ đi theo tập tục của người Do Thái, và bắt đầu năm mới với lễ Phục sinh, mà ngày lễ này vẫn xác định nhiều ngày lễ khác.

Điều này cũng là hài hòa với sự khởi đầu của năm dân sự, vốn bắt đầu, không trong tháng Giêng, nhưng trong tháng Ba. Theo một số truyền thống Kitô giáo, ngày xuân phân, vốn rơi vào ngày 25-3, là ngày đầu tiên của sự sáng tạo, ngày của mầu nhiệm Nhập Thể, và ngày của Chúa bị đóng đinh. Là một nhân chứng cho truyền thống này, chúng tôi biết Sách bài đọc lâu đời nhất, đó là bản viết trên da cừu của Wolfenbüttel (sáng tác trước năm 452), vốn có chu kỳ các bài đọc bắt đầu từ lễ Phục Sinh, và kết thúc vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh của năm sau.

Khi việc cử hành lễ Giáng sinh trở nên phổ biến hơn, cùng với sự việc rằng một số Giáo Hội chuyển lễ Truyền Tin vào trước lễ Giáng sinh, để loại nó khỏi Mùa Chay, ý tưởng bắt đầu năm phụng vụ trong khoảng thời gian này dần dần manh nha. Điều này được phản ánh trong các sách phụng vụ của thế kỷ VI và thế kỷ VII, vốn bắt đầu bằng lễ Giáng sinh. Một hoặc hai thế kỷ sau đó, khi mùa Vọng được quan niệm như là một sự chuẩn bị cho lễ Giáng sinh, chúng ta tìm thấy các cuốn sách bắt đầu với Chúa Nhật I Mùa Vọng, và sự sử dụng này là phổ biến sau thế kỷ IX.

Dường như việc cử hành phụng vụ Mùa Vọng có nguồn gốc ở miền nam nước Pháp và Tây Ban Nha, đôi khi với một tính cách sám hối đáng kể. Tại Rôma, chúng tôi tìm thấy các dấu vết đầu tiên của việc cử hành phụng vụ này vào thế kỷ VI, đôi khi với năm hoặc sáu Chúa Nhật. Chúa Nhật IV mùa Vọng có thể đã được thiết lập bởi Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả sau năm 546, mặc dù mùa Vọng dài hơn vẫn còn tìm thấy ở một số nơi cho đến thế kỷ XI, và vẫn còn tồn tại trong nghi lễ Ambrôxiô ở Milan.

Dưới ảnh hưởng của sự thực hành phụng vụ Tây Ban Nha và Pháp, mùa Vọng Rôma bắt đầu từ từ đưa vào tính cách đền tội, ăn chay, sử dụng lễ phục màu tím, bỏ qua kinh Te Deum và kinh Vinh Danh (Gloria), không sử dụng đàn phong cầm và không chưng hoa bàn thờ. Tuy nhiên, tính cách sám hối không đi vào các bản văn phụng vụ Thánh Lễ và Thần vụ Thánh, vốn thường bày tỏ sự mong muốn đón nhận Chúa đang đến.

Từ một quan điểm lịch sử, các kinh nguyện sử dụng trong Mùa Vọng được lấy từ các bản viết tay cổ xưa, được gọi là Cuộn giấy da ở Ravenna (từ thế kỷ V đến thế kỷ VI) và Sách Bí tích Gêlaxiô (thế kỷ VII). Chủ đề liên tục của chúng là sự xuất hiện của Chúa Kitô, cả trong sự nhập thể (sự đến lần thứ nhất) và vào ngày tận thế (sự tái lâm). Chúng đề cập đến sự thanh luyện cần thiết để xứng đáng đón nhận Chúa, nhưng không có dấu vết của sự sợ hãi hay sầu buồn.

Các cải cách hiện tại của lịch phụng vụ và Sách lễ, trong khi giữ lại một số yếu tố này như là cần thiết cho việc chuẩn bị tinh thần cho lễ Giáng sinh, đã giảm bớt phần nào khía cạnh đền tội, cho phép việc chưng hoa cách vừa phải, và sử dụng đàn phong cầm nhiều hơn trước kia.

Do đó, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 305 cho biết:

"Trong Mùa Vọng, bàn thờ được chưng hoa cách vừa phải, thích hợp với đặc tính của mùa, để không cho thấy quá sớm niềm vui trọn vẹn của ngày Sinh Nhật Chúa"

Và GIRM số 313:

"Trong Mùa Vọng được phép đánh phong cầm và các nhạc cụ khác cách vừa phải, phù hợp với đặc tính của mùa này, nhưng đừng đi trước niềm vui trọn vẹn của lễ Chúa Giáng Sinh" (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang)

Do đó, mặc dù Mùa Vọng không còn được coi là một mùa sám hối, việc lưu giữ một số các yếu tố trước kia như lễ phục màu tím, bỏ qua kinh Vinh Danh (Gloria), nhấn mạnh sự tương phản giữa thời gian chuẩn bị và niềm vui ngày lễ Giáng sinh.

Về linh đạo của mùa Vọng, qui chế tổng quát cho lịch phụng vụ nói:

"39. Mùa Vọng có hai đậc tính: vừa là mùa chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, trong lễ này kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người, vừa là mùa qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được coi như là mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi”.

"40. Mùa Vọng bắt đầu bằng giờ Kinh Chiều I của Chúa Nhật, vốn rơi vào gần ngày 30-11, và kết thúc trước Kinh Chiều I của lễ Giáng sinh.

"41. Các Chúa Nhật của mùa này được gọi là Chúa Nhật I Mùa Vọng, Chúa Nhật II Mùa Vọng, Chúa Nhật III Mùa Vọng và Chúa Nhật IV Mùa Vọng.

"Các ngày trong tuần từ ngày 17 đến ngày 24-12 giúp chuẩn bị trực tiếp hơn cho ngày sinh của Chúa".

Lời giải thích, vốn đi kèm với phần giới thiệu qui chế tổng quát cho lịch phụng vụ, nêu rõ:

"Các bản văn phụng vụ Mùa Vọng trình bày một sự thống nhất, được chứng minh bởi việc đọc hầu như hàng ngày sách ngôn sứ Isaia. Tuy nhiên, hai phần của Mùa Vọng có thể được phân biệt rõ ràng, mỗi phần có ý nghĩa riêng của nó, như các kinh tiền tụng mới minh họa rõ ràng. Từ Chúa Nhật I Mùa Vọng cho đến ngày 16-12, phụng vụ diễn tả tính cách cánh chung của Mùa Vọng, và thúc giục chúng ta mong chờ sự tái lâm của Chúa Kitô. Từ ngày 17 đến ngày 24-12, các phần riêng của Thánh lễ và Giờ Kinh Phụing Vụ chuẩn bị trực tiếp hơn cho việc cử hành lễ Giáng Sinh".

Sau Công đồng chung Vatican II, Sách bài đọc mới cho mùa Vọng tăng số lượng các bài đọc. Các người soạn thảo Sách bài đọc mới đã thực hiện một nghiên cứu toàn diện của tất cả các Sách bài đọc của Giáo Hội Phương Tây cho khoảng thời gian 1.500 năm, và chọn tất cả các bài tốt nhất và truyền thống nhất. Kết quả là gồm có 75 bài đọc. Hai Chúa Nhật đầu tiên công bố sự xuất hiện của Chúa để phán xét, Chúa Nhật III diễn tả niềm vui của việc Chúa đã gần đến, Chúa Nhật IV và là Chúa Nhật cuối cùng "xuất hiện như là một Chúa Nhật của các tổ phụ của Cựu Ước và Đức Trinh Nữ Maria, với dự báo của sự ra đời của Chúa Kitô". Các bài đọc trong tuần tuân theo thần học, vốn đã được diễn tả trong ngày Chúa Nhật trước đó.

Trong khi Sách lễ của hình thức ngoại thường chỉ có các kinh nguyện riêng cho Chúa Nhật và các ngày gần lễ Giáng Sinh, Sách Lễ Rôma hiện tại có một lời nguyện chung cho mỗi ngày của Mùa Vọng, một lựa chọn rộng hơn các lời nguyện khác cho Thánh Lễ, và hai kinh tiền tụng theo mùa, vốn chưa từng có trước đây.

Cuối cùng, một yếu tố đặc trưng của mùa này là các điệp ca O tuyệt vời, được một số tác giả gán cho Giáo Hoàng Grêgôriô Cả, mặc dù được đưa vào phụng vụ trễ hơn. Chúng được sử dụng trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và trong Sách bài đọc trong các ngày từ ngày 17 đến 24-12, và loan báo Chúa Kitô đến với muôn dân. (Zenit.org 15-11-2016)

Nguyễn Trọng Đa

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Rằm
Mỹ Lê
19:12 21/11/2016
TRĂNG RẰM
Ảnh của Mỹ Lê
(Hình chụp “Super Moon” tháng 11/2016 tại Hoa Kỳ)

Bao nhiêu khuôn mặt ngắm trăng
Chẳng khuôn nào sánh chị Hằng Nga kia!
(Trích thơ của Basho, Gs. L.V. Vịnh phóng ngữ)
 
VietCatholic TV
Nghi thức đóng Cửa Thánh và bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:29 21/11/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Năm Thánh Ngoại Thường Lòng Thương Xót được tổ chức từ ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 08 tháng 12 năm ngoái 2015, đến Lễ Chúa Kitô Vua 20 tháng 11 năm nay 2016; trong khoảng thời gian 349 ngày.

Đây là năm thánh thứ 27 trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Ngày khai mạc năm thánh này cũng là ngày kỷ niệm lần thứ năm mươi thánh lễ bế mạc Công đồng chung Vatican II.

Năm Thánh là khoảng thời gian trong đó Giáo Hội nhiệt thành cầu nguyện để canh tân và đón nhận ơn thánh Chúa. Như được gợi ý từ tên gọi, Năm Thánh Lòng Thương Xót tập trung vào sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa.

Đây là một Năm Thánh Ngoại Thường bởi vì năm thánh này không theo chu kỳ được ấn định trước là mỗi 25 năm một lần. Năm Thánh bình thường gần nhất là Đại Năm Thánh 2000. Như thế, theo chu kỳ, Năm Thánh bình thường sẽ diễn ra vào năm 2025.

Năm Thánh Lòng Thương Xót đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố vào ngày 13 tháng 3 năm 2015 trong khi cử hành 24 giờ cho Chúa.

Ngài nói:

“Anh chị em thân mến, tôi thường suy nghĩ xem làm thế nào để Giáo Hội có thể làm nổi bật hơn sứ mạng của mình là làm chứng nhân về lòng từ bi. Đó là một con đường bắt đầu bằng sự hoán cải tinh thần. Vì thế, tôi quyết định ấn định Năm Thánh đặc biệt, có trọng tâm là lòng từ bi của Chúa. Đây sẽ là một Năm Thánh Từ Bi. Chúng ta muốn sống năm này dưới ánh sáng lời Chúa nói: ‘Các con hãy có lòng từ bi thương xót như Chúa Cha” (Xc Lc 6,36).

Tháng 4, 2015, Đức Thánh Cha đã công bố Tông Chiếu Misericordiae Vultus, có nghĩa là Khuôn Mặt Xót Thương, ấn định các chi tiết cho việc cử hành Năm Thánh Ngoại Thường Về Lòng Thương Xót trong toàn thể Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô muốn Năm Thánh này được tổ chức không chỉ ở Rôma mà trên toàn thế giới. Do đó, lần đầu tiên cửa thánh được mở tại tất cả các giáo phận trên toàn thế giới.

Tấc cả các cửa thánh tại các giáo phận trên toàn thế giới và tại 3 đại đền thờ của Rôma đã được đóng lại hôm 13 tháng 11 vừa qua. Và giờ đây cửa thánh cuối cùng trên thế giới sắp được đóng lại.

Theo thông cáo của Ban Nghi Lễ Phủ Giáo Hoàng, tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô để tham dự nghi thức đóng cửa thánh này sẽ nhận được ơn toàn xá miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Nghi thức đóng Cửa Thánh

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đoàn rước gồm Đức Thánh Cha và các chức sắc đang tiến ra trước cửa thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Trong khi đó, ca đoàn Sistina của Tòa Thánh hát bài “Misericordes sicut Pater”, nghĩa là “Hãy thương xót như Chúa Cha”. Đó là bài hát chính thức của Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Giờ đây Đức Thánh Cha làm dấu bắt đầu nghi lễ đóng Cửa Thánh .

Nhân danh Cha và con và Thánh Thần.

Rồi Đức Thánh Cha gởi lời chào Phụng Vụ đến cộng đoàn. Ngài nói:

Hãy chúc tụng Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng giàu lòng thương xót, nơi Chúa Giêsu, Ngài đã mạc khải tình yêu tuyệt vời của Ngài cho chúng ta.

Đáp: Tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời.

Hãy ngợi khen Đức Chúa Giêsu Kitô, đã xuống thế làm người nơi cung lòng Đức Mẹ Đồng Trinh, để công bố một năm thương xót và hồng ân kéo dài bất tận.

Đáp: Tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời.

Hãy ngợi khen Chúa Thánh Thần, Đấng Bào Chữa, hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta khi chúng ta chiêm ngắm dung nhan Chúa Cha đầy lòng thương xót.

Đáp: Tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời.

Lòng thương xót của Chúa Cha, tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em.

Đáp: Và ở cùng cha.

Giờ đây, Đức Thánh Cha dâng lời nguyện sau trước khi đóng Cửa Thánh

Lạy Chúa, Đấng Toàn Năng và Thánh Thiện, với tình yêu vô biên của Cha, Chúa Giêsu Con Chúa đã xuống thế làm người nơi cung lòng Đức Trinh Nữ Maria, mạc khải cho chúng con thấy khuôn mặt của lòng thương xót vô hạn của Cha, xin nhìn đến Giáo Hội đang tụ tập cầu nguyện vào lúc kết thúc Năm Thánh này. Với lòng biết ơn đối với những ân sủng nhận được và được khích lệ để làm chứng, trong lời nói và việc làm, cho sự dịu dàng của tình yêu thương xót Chúa, giờ đây chúng con đóng cửa Thánh này, xin Đấng Thánh Hóa canh tân miềm hy vọng của chúng con trong Đức Kitô Cứu Thế, xin cho cửa này luôn mở ra cho những ai tìm kiếm Chúa với trái tim chân thành, đó là cửa duy nhất dẫn vào vương quốc sẽ trị đến của Chúa. Chúc tụng Cha, là Đấng Tạo Hóa và là nguồn mạch của sự sống, nhờ Đức Giêsu Kitô, là Vua và là Chúa chúng con, trong Chúa Thánh Thần Đấng An ủi, tất cả danh dự và vinh quang đến muôn đời. Amen.

Trong khi ca đoàn hát bài O clavis David, Đức Thánh Cha tiến đến và lặng lẽ đóng Cửa Thánh.

Sau khi đã đóng Cửa Thánh, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, Cửa Thánh đã được đóng lại theo nghi lễ, nhưng nó vẫn mở ra cho chúng ta những nguồn mạch vô tận của ân sủng và lòng thương xót, phát sinh từ mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu Đấng luôn được đổi mới trong các cử hành bí tích. Với lòng hân hoan biết ơn vì những ơn ích nhận được trong Năm Thánh này, chúng ta hãy đến gần với bàn tiệc Lời Chúa và Bánh Sự Sống, để tiến bước trên con đường nên thánh theo chân của Vua chúng ta là Chúa Giêsu Kitô.

Thánh Lễ Bế Mạc Năm Thánh

Giờ đây, đoàn đồng tế gồm Đức Thánh Cha, các vị Hồng Y, trong đó đặc biệt có các vị tân Hồng Y vừa được trao mũ đỏ ngày hôm qua, các vị Thượng Phụ của Công Giáo nghi lễ Đông phương, các Tổng Giám Mục, Giám Mục trong giáo triều Rôma đang tiến ra trước quảng trường Thánh Phêrô.

Ca đoàn hát bài Dio regna, esulti la terra; nghĩa là Chúa thống trị, điạ cầu hãy reo vui.

Trong khi đoàn rước đang tiến ra, ca đoàn và cộng đoàn đối đáp những lời sau:

Hãy chúc tụng Chúa chúng ta, tất cả các tôi tớ của Ngài

Reo lên Alleluia hỡi những ai kính sợ Ngài.

Reo lên Alleluia Thiên Chúa chúng ta là Đấng Toàn Năng

Hãy reo mừng hân hoan

Reo lên Alleluia Chúc tụng vinh quang Chúa

Hãy reo mừng vì cuộc hôn nhân với Chiên Con;

Hallelujah. Tân nương đã sẵn sàng.

Hallelujah.

Kinh Vinh Danh

Sau khi hát kinh Vinh Danh, Đức Thánh Cha dâng lời nguyện sau:

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã muốn quy tụ muôn loài dưới quyền lãnh đạo của Ðức Kitô là người Con Chúa hằng ưu ái, và là Vua toàn thể vũ trụ. Xin cho hết mọi loài thọ sinh đã được cứu khỏi vòng nô lệ tội lỗi biết phụng thờ Chúa là Ðấng cao cả uy linh và không ngớt lời ngợi khen chúc tụng. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Con Chúa, Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

BÀI ĐỌC I: 2 Sm 5, 1-3

“Họ xức dầu phong Đavít làm vua Israel”.

Bài trích sách Samuel quyển thứ hai.

Trong những ngày ấy, toàn thể chi tộc Israel đến cùng Đavít tại Hebron mà nói rằng: “Đây chúng tôi là cốt nhục của ngài. Nhưng từ trước đến giờ, khi Saolê đang làm vua chúng tôi, thì chính ngài đã dẫn dắt Israel. Và Chúa đã nói với ngài rằng: Chính ngươi sẽ chăn dắt Israel dân Ta, và sẽ trở nên thủ lãnh Israel”.

Vậy tất cả các vị kỳ lão Israel đều đến tìm nhà vua tại Hebron, và tại đó, vua Đavít ký kết với họ một giao ước trước mặt Chúa. Họ liền xức dầu phong Đavít làm vua Israel. Đó là Lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5

Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: “Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa”.

1. Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: “Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa”. Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi.

2. Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể. Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên.

3. Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà thẩm phán, ngai toà của nhà Đavít.

BÀI ĐỌC II: Cl 1, 12-20

“Người đã đem chúng ta về Nước Con yêu dấu của Người”.

Bài trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cảm tạ Chúa Cha, Đấng đã làm cho anh chị em xứng đáng lãnh phần gia nghiệp các thánh trong ánh sáng. Chúa đã cứu chúng ta thoát khỏi quyền lực u tối, đem chúng ta về nước Con yêu dấu của Chúa, trong Người chúng ta được ơn cứu rỗi nhờ máu Người, và được ơn tha tôi.

Người là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử mọi tạo vật; vì trong Người, muôn loài trên trời dưới đất đã được tác thành, mọi vật hữu hình và vô hình, dù là các Bệ thần hay Quản thần, dù là Chủ thần hay Quyền thần: Mọi vật đã được tạo thành nhờ Người và trong Người. Và Người có trước mọi loài, và mọi loài tồn tại trong Người.

Người là đầu thân thể tức là Hội thánh, là nguyên thuỷ và là trưởng tử giữa kẻ chết, để Người làm bá chủ mọi loài. Vì chưng Thiên Chúa đã muốn đặt tất cả viên mãn nơi Người, và Thiên Chúa đã giao hoà vạn vật nhờ Người và vì Người; nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa ban hoà bình trên trời dưới đất.

Đó là Lời Chúa.

ALLELUIA: Mc 11, 10

Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến: chúc tụng nước Đavid tổ phụ chúng ta đã đến. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Lc 23, 35-43

“Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, các thủ lãnh cùng với dân chúng cười nhạo Chúa Giêsu mà rằng: “Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi, nếu nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn”. Quân lính đều chế diễu Người và đưa dấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi”. Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy-lạp, La-tinh và Do-thái như sau: “NGƯỜI NÀY LÀ VUA DÂN DO THÁI”.

Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục Người rằng: “Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa”. Đối lại, tên kia mắng nó rằng: “Mi cũng chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao? Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì chúng ta chịu xứng với việc chúng ta đã làm, còn ông này, ông có làm gì xấu đâu?” Và anh ta thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi”. Chúa Giêsu đáp: “Ta bảo thật ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.

Đó là Lời Chúa.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Vương quyền của Ngài mâu thuẫn: ngai của Ngài là thập giá, triều thiên của Ngài là mạo gai; Ngài không có một vương trượng, nhưng có một cây sậy trong tay; Ngài không mặc y phục sang trọng, nhưng bị lột áo khoác; Ngài không có các nhẫn lóng lánh trên các ngón tay, nhưng tay bị đinh đâm thâu; Ngài không có một kho tàng, nhưng bị bán với 30 đồng bạc. Nước của Chúa Giêsu không thuộc thế gian này, nhưng nơi nó chúng ta tìm được ơn cứu độ và tha thứ. Bởi vì sự cao cả của Vương quốc Ngài không phải là quyền năng theo thế gian, nhưng là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu có khả năng đạt tới và chữa lành mọi sự. Vì tình yêu ấy Chúa Kitô đã hạ mình xuống cho tới chúng ta, đã mặc lấy sự bần cùng nhân loại của chúng ta, đã cảm nhận điều kiện tật nguyền của chúng ta: bất công, phản bội, bỏ rơi; đã sống kinh nghiệm cái chết, bị chôn trong mộ và xuống ngục tổ tông. Qua đó Vua của chúng ta đã đi tới tận cùng các ranh giới của vũ trụ để ôm và cứu rỗi mọi sinh linh. Ngài đã không kết án chúng ta, Ngài cũng không chinh phục chúng ta , ngài đã không bao giờ vi phạm sự tự do cuả chúng ta, nhưng đã mở đường với tình yêu khiêm tốn, tha thứ tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13,7). Chỉ có tình yêu đó đã chiến thắng và tiếp tục chiến thắng các thù địch to lớn của chúng ta là tội lỗi cái chết và sự sợ hãi.

Hôm nay chúng ta công bố chiến thắng đặc biệt ấy, qua đó Chúa Kitô đã trở thành vua đời đời, Chúa của lịch sử, chỉ với sự toàn năng của tình yêu, là bản tính của Thiên Chúa, là chính sự sống của Ngài, và nó sẽ không bao giờ cùng. Chức là Chúa của Ngài biến đổi tội lỗi thành ơn thánh, cái chết thành sự phục sinh, sự sợ hãi thành niềm tin cậy… Nhưng mọi sự ấy sẽ vô ích, nếu chúng ta không chấp nhận Ngài là Chúa của đời mình một cách riêng tư, và không chấp nhận kiểu cai trị của Ngài.

Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha đã phân tích thái độ của các nhân vật trong trình thuật Phúc Âm kể lại cái chết của Chúa Kitô Vua: sự xa cách của dân chúng đứng nhìn xem điều xảy ra, không đến gần nữa như họ đã làm khi có nhu cầu được Chúa cứu giúp. Trước các hoàn cảnh cuộc sống hay các chờ mong không hiện thực chúng ta cũng có thể bị cám dỗ đứng xa vương quyền của Chúa Giêsu, không hoàn toàn chấp nhận gương mù tình yêu khiêm tốn của Ngài, gây âu lo và khó chịu cho cái tôi của chúng ta. Nhưng dân thánh có Chúa Giêsu là Vua được mời gọi đi theo con đường tình yêu cụ thể của Ngài, và mỗi ngày tự hỏi “tình yêu của Chúa đòi hỏi tôi điều, thúc đẩy tôi tới đâu? Tôi trả lời với Chúa Giêsu ra sao với cuộc sống của tôi ?”

Các nhân vật thứ hai là nhóm các thủ lãnh, binh lính và một tên trộm cướp. Họ khiêu khích và cám dỗ Chúa Giêsu hãy tự cứu lấy mình , khước từ cai trị theo kiểu của Thiên Chúa, làm theo cái luận lý của thế gian xuống khỏi thập giá, đánh bại kẻ thù, tỏ lộ quyền năng cao vươt là Thiên Chúa… Đó là cám dỗ dễ sợ nhất, cám dỗ đầu tiên và cuối cùng trong Phúc Âm. Nhưng trước sự tấn kích ấy Chúa Giêsu tiếp tục yêu thương, tha thứ, sống thời điểm của sự thử thách theo ý muốn của Thiên Chúa Cha, và xác tín rằng tình yêu sẽ đem lại hoa trái.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài giảng: để tiếp nhận vương quyền của Chúa Giêsu chúng ta được mời gọi chiến đấu chống lại cám dỗ này, dán chặt cái nhìn vào Chúa bị đóng đanh, để luôn trung thành với Ngài hơn. Có biết bao lần chúng ta cũng tìm các an ninh hấp dẫn thế gian cống hiến cho chúng ta. Có biết bao lần chúng ta bị cám dỗ xuống khỏi thập giá. Sức mạnh lôi cuốn của quyền lực và thành công xem ra là một con đường dễ dãi và mau chóng giúp phổ biến Tin Mừng, và chúng ta mau chóng quên vương quốc của Thiên Chúa hoạt động như thế nào. Áp dung vào Năm Thánh kết thúc Đức Thánh Cha nói:

Năm Thánh Lòng Thương Xót này mời gọi chúng ta tái khám phá ra trọng tâm, trở về với điều nòng cốt. Thời điểm này mời gọi chúng ta nhìn lên gương mặt của Vua chúng ta, gương mặt rạng ngời trong ngày Phục Sinh, và tái khám phá ra gương mặt tươi trẻ của Giáo Hội, sáng ngời khi tiếp đón, tự do, trung thành, nghèo nàn trong các phương tiện và giầu có trong tình yêu thương truyền giáo. Khi đưa chúng ta vào trong trung tâm của Phúc Âm, lòng thương xót cũng khích lệ chúng ta từ bỏ các thói quen và tập quán có thể ngăn cản viêc phục vụ Nước Thiên Chúa, chỉ tìm hướng tới vương quyền khiêm tốn vĩnh cửu của Chúa Giêsu, chứ không thích ứng với các vương quyền tạm bợ và các quyền bính hay thay đổi của mọi thời đại.

Nhắc tới người trộm lành và lời ông xin Chúa Giêsu nhớ tới ông và câu Chúa trả lời ông sẽ ở trên thiên đàng với Ngài, Đức Thánh Cha nói: Thiên Chúa nhớ tới chúng ta, vừa khi chúng ta cho ngài khả thể này. Ngài sẵn sàng xóa bỏ hoàn toàn và luôn mãi tội lỗi, bởi vì ký ức của Ngài không ghi nhận sự dữ đã phạm và không luôn mãi chú ý tới các sai lầm phải chịu như ký ức của chúng ta. Thiên Chúa không nhớ tới tội lỗi, nhưng nhớ tới từng người trong chúng ta là con cái được Ngài yêu thương. Và Ngài luôn tin rằng có thể bắt đầu trở lại và đứng lên.

Chúng ta cũng hãy xin ơn có ký ức rộng mở và sống động này. Chúng ta hãy xin được ơn không bao giờ đóng cửa của sự hoà giải và tha thứ, nhưng biết vượt qua sự dữ và các khác biệt, bằng cách mở rộng mọi con đường của niềm hy vọng. Như Thiên Chúa tin tưởng nơi chúng ta, chúng ta cũng được mời gọi trao ban hy vọng, và cho tha nhân cơ may. Bởi vì cả khi Cửa Thánh có đóng, cửa lòng thương xót thật, là Trái Tim Chúa Giêsu, luôn luôn rộng mở. Từ cạnh suờn bị đâm thâu của Chúa Phục Sinh vọt lên lòng thương xót, sự ủi an và niềm hy vọng cho đến tận cùng thời gian.

Chúng ta hãy cảm tạ Chúa và nhớ rằng chúng ta đã được mặc lấy các tâm tình của lòng thương xót để trở nên dụng cụ lòng xót thương. Xin Mẹ Maria, là Mẹ dịu hiền của Giáo Hội, Đấng đứng dưới chân thập giá, trông thấy người trộm lành nhận ơn tha thứ của Chúa, và nhận môn đệ của Chúa Giêsu làm con mình, xin Mẹ của lòng thương xót đồng hành với chúng ta. Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ mọi tình trạng, mọi lời cầu hướng tới đôi mắt xót thương của Mẹ và Mẹ sẽ nhận lời.

Lời Nguyện Giáo Dân

Hướng về các tín hữu, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cùng cầu nguyện:

Anh chị em thân mến, giờ đây với lòng tín thác, chúng ta hãy dâng những lời nguyện sau lên Chúa Cha, Đấng trong Chúa Giêsu Con Ngài đã hòa giải mọi sự với Ngài.

Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con

Ý chỉ đầu tiên, bằng tiếng Tây Ban Nha, cầu cho các tân Hồng Y

Xin Chúa ban cho các ngài ân sủng dư dật, xin biến các ngài thành các mục tử theo lòng mong ước của Chúa, để các ngài quảng đại dâng hiến mạng sống mình vì phần rỗi anh chị em của mình.

Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con

Ý chỉ thứ hai, bằng tiếng Trung Hoa, cầu cho các nhà cầm quyền trên thế giới

Xin Chúa đổ đầy các nhà cầm quyền với ơn khôn ngoan tuôn trào từ Thánh Giá Chúa, để họ biết hướng dẫn người dân trong công lý và hòa bình và thúc đẩy sự tôn trọng đối với cuộc sống và gia đình.

Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con

Ý chỉ thứ ba, bằng tiếng Sesotho, cầu cho những ai đã nhận được Lòng Thương Xót

Xin Chúa nâng đỡ họ bằng các ân sủng của Chúa, để họ sống cuộc sống mới nhận được như một ân sủng cho anh chị em họ và công bố vẻ đẹp của sự tha thứ của Chúa.

Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con

Ý chỉ thứ tư, bằng tiếng Bồ Đào Nha, cầu cho những người tội lỗi và bất an trong tâm hồn

Xin Chúa chạm đến tâm hồn họ với sự dịu ngọt của Chúa, để họ biết thừa nhận tội lỗi và tín thác nơi lòng từ nhân của Chúa.

Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con

Ý chỉ thứ năm, bằng tiếng Albania, cầu cho những người đang đau khổ và những người bị bỏ rơi

Xin Chúa an ủi họ với sự hiện diện đầy dịu ngọt của Chúa, để trong đau đớn, họ vẫn tìm thấy hy vọng nơi các hoạt động trợ giúp bác ái huynh đệ.

Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện sau:

Lạy Cha, xin nhìn đến Chúa Giêsu, Con Chúa, là Vua và là Chúa chúng con, là Đấng trao ban chính mình trên thánh giá để cứu chuộc chúng con và canh tân nơi chúng con sự kinh ngạc trước Lòng Thương Xót Chúa. Người hằng sống hằng trị cùng Chúa và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

Lời nguyện tiến lễ

Lạy Chúa, chúng con thành khẩn dâng lên Chúa lễ tế hoà giải của Ðức Kitô, và tha thiết van nài cho mọi dân, mọi nước, nhờ Người, được hiệp nhất và bình an. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.

Lời tiền tụng

Lạy Chúa là Cha chí thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc thật là chính đáng phải đạo và sinh ơn cứu độ cho chúng con.

Chúa đã xức dầu hoan lạc tấn phong Con Một Chúa là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con làm linh mục đời đời và làm vua vũ trụ, để khi hiến thân trên bàn thờ thập giá làm lễ phẩm hoà giải và tinh tuyền, người hoàn tất mầu nhiệm cứu chuộc chúng con. Khi đã bắt mọi loài quy phục quyền bính mình, Người trao lại cho Chúa là Ðấng uy linh cao cả, một vương quốc vĩnh cữu và vô biên: vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an.

Vì thế, cùng với toàn thể Thiên thần và các thánh, chúng con không ngừng hát bài ca chúc tụng Chúa vinh hiển và tung hô rằng:

Thánh! Thánh! Thánh!...

Lời nguyện hiệp lễ

Lạy Chúa, chúng con được vinh dự sống theo lời giáo huấn của Ðức Kitô là Vua toàn thể vũ trụ, chúng con cũng vừa lãnh nhận thần lương ban sự sống muôn đời: xin cho chúng con được mãi mãi cùng Người hưởng vinh quang thiên quốc. Người hằng sống và hiển trị muôn đời

Kết thúc:

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sau một năm thánh nhiệt thành và sốt mến, giờ đây, chúng ta phó thác đời sống của Giáo Hội, của nhân loại, và của toàn bộ vũ trụ cho quyền Chủ Tể của Chúa Kitô, xin Ngài tuôn đổ lòng thương xót trên chúng ta như sương mai, để mọi người có thể làm việc cùng nhau hầu xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Xin Chúa ban cho chúng ta được ngập tràn trong lòng thương xót, để chúng ta có thể vươn ra với mọi người nam nữ, mang đến với họ sự tốt lành và dịu dàng của Thiên Chúa! Xin cho dầu thương xót tuôn đến với tất cả mọi người, cả những tín hữu lẫn những người đã lìa xa, như một dấu chỉ cho thấy Nước Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng ta rồi!