Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:25 22/11/2009
LẮNG NGHE ÂM THANH CỦA LOÀI ẾCH
Một đêm nọ thánh Bruno đang cầu nguyện, một con ếch trâu đang lớn tiếng kêu thật ồn ào, ngài muốn tìm cách để lỗ tai không thể nghe được, nhưng bất đắc dĩ không thể không nghe, nên chỉ biết đến bên cửa sổ lớn tiếng nạt: “Im đi, ta đang cầu nguyện.”
Bruno đã trở thành một vị thánh, cho nên ngài chỉ ra lệnh một tiếng thì tất cả các động vật nhỏ ấy đều im tiếng, hình thành một không khí im lặng khi cầu nguyện.
Nhưng, lại có một ý niệm khác từ thâm tâm của thánh Bruno nổi lên, đánh gãy sự cầu nguyện của ngài: “Tiếng của ếch trâu không nhất thiết giống tiếng hợp ca của anh, nhưng cũng có thể làm vui lòng Thiên Chúa vậy.” Thánh Bruno nhịn không được cười lớn nói: “Tiếng của ếch trâu Thiên Chúa nghe không lọt tai, chả trách.” Nhưng tận đáy lòng của ngài, ý niệm ấy càng cương quyết hơn: “Ngài nghĩ như thế nào, tại sao Thiên Chúa tạo dựng nên loại âm thanh ấy ?”
Thánh Bruno quyết tâm theo đuổi đến cùng, ngài nhô người ra bên ngoài cửa sổ, hét lớn: “Xướng lên.” Tiếng ếch trâu rộn ràng vang lên khắp bốn phía, và những con ếch vùng phụ cận cũng hòa kêu lên. Bruno nghiêng tai lắng nghe vậy mà không cảm thấy ồn ào. Ngài phát hiện một khi trong lòng không cự tuyệt thì tiếng kêu của ếch trâu vẫn thật có thể làm cho cảnh đêm tịch mịch tăng thêm nhiều cảnh sắc.
Có quan niệm ấy nên toàn bộ tâm hồn của thánh Bruno hòa lẫn với vũ trụ tương ứng, ngài lãnh hội được sự chân chính của cầu nguyện.
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Thánh Phan-xi-cô thành Át-xi-xi đã gọi mặt trời bằng anh, gọi mặt trăng bằng chị, thì dứt khoát là ngài đã cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa đang hòa lẫn trong vạn vật do chính Ngài tạo dựng.
Con người ta có linh hồn và có xác, cả hai đều có bổn phận phải tôn vinh Thiên Chúa trong cuộc sống của mình. Thân xác dùng tứ chi ngũ quan để tôn vinh, linh hồn dùng hết trí hết sức hết lòng để tôn vinh Thiên Chúa, mà tôn vinh cao cả nhất chính là sự cầu nguyện của những tâm hồn thiện chí ngay lành.
Có những cha sở giận dữ bạt tai trẻ em nói chuyện khi ngài đang cầu nguyện; có những cha sở cầm roi mây giấu sau lưng đi lùng các thanh thiếu niên đứng ngoài nhà thờ để đánh, vì họ đang đứng bên ngoài nhà thờ; có những ông bà trùm bạt tai lôi xềnh xệch các cháu thiếu nhi khi chúng nó ngủ gục trong nhà thờ...
Nếu chúng ta biết cầu nguyện thì sẽ thấy trẻ em ngủ gục trong nhà thờ rất dễ thương, vì chúng nó ngủ trong nhà Chúa; nếu chúng ta biết cầu nguyện, thì chúng ta sẽ nhắc các em thay vì nói chuyện ồn ào với nhau, thì hãy nói chuyện với Chúa Giê-su đang ngự trong nhà tạm; nếu chúng ta biết cầu nguyện, thì chắc chắn chúng ta sẽ nhìn thấy tất cả mọi người cũng đều thích thú đến với Chúa Giê-su, nếu chúng ta biết kiên nhẫn và yêu thương hướng dẫn họ...
Tiếng ếch nhái cũng là lời ca vang chúc tụng Thiên Chúa của chúng nó vậy. Các thánh nam nữ đã cảm nghiệm được tất cả vũ trụ vạn vật đều có bổn phận chúc tụng và cám tạ Thiên Chúa.
Còn chúng ta –người Ki-tô hữu- thì sao ?
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một đêm nọ thánh Bruno đang cầu nguyện, một con ếch trâu đang lớn tiếng kêu thật ồn ào, ngài muốn tìm cách để lỗ tai không thể nghe được, nhưng bất đắc dĩ không thể không nghe, nên chỉ biết đến bên cửa sổ lớn tiếng nạt: “Im đi, ta đang cầu nguyện.”
Bruno đã trở thành một vị thánh, cho nên ngài chỉ ra lệnh một tiếng thì tất cả các động vật nhỏ ấy đều im tiếng, hình thành một không khí im lặng khi cầu nguyện.
Nhưng, lại có một ý niệm khác từ thâm tâm của thánh Bruno nổi lên, đánh gãy sự cầu nguyện của ngài: “Tiếng của ếch trâu không nhất thiết giống tiếng hợp ca của anh, nhưng cũng có thể làm vui lòng Thiên Chúa vậy.” Thánh Bruno nhịn không được cười lớn nói: “Tiếng của ếch trâu Thiên Chúa nghe không lọt tai, chả trách.” Nhưng tận đáy lòng của ngài, ý niệm ấy càng cương quyết hơn: “Ngài nghĩ như thế nào, tại sao Thiên Chúa tạo dựng nên loại âm thanh ấy ?”
Thánh Bruno quyết tâm theo đuổi đến cùng, ngài nhô người ra bên ngoài cửa sổ, hét lớn: “Xướng lên.” Tiếng ếch trâu rộn ràng vang lên khắp bốn phía, và những con ếch vùng phụ cận cũng hòa kêu lên. Bruno nghiêng tai lắng nghe vậy mà không cảm thấy ồn ào. Ngài phát hiện một khi trong lòng không cự tuyệt thì tiếng kêu của ếch trâu vẫn thật có thể làm cho cảnh đêm tịch mịch tăng thêm nhiều cảnh sắc.
Có quan niệm ấy nên toàn bộ tâm hồn của thánh Bruno hòa lẫn với vũ trụ tương ứng, ngài lãnh hội được sự chân chính của cầu nguyện.
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Thánh Phan-xi-cô thành Át-xi-xi đã gọi mặt trời bằng anh, gọi mặt trăng bằng chị, thì dứt khoát là ngài đã cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa đang hòa lẫn trong vạn vật do chính Ngài tạo dựng.
Con người ta có linh hồn và có xác, cả hai đều có bổn phận phải tôn vinh Thiên Chúa trong cuộc sống của mình. Thân xác dùng tứ chi ngũ quan để tôn vinh, linh hồn dùng hết trí hết sức hết lòng để tôn vinh Thiên Chúa, mà tôn vinh cao cả nhất chính là sự cầu nguyện của những tâm hồn thiện chí ngay lành.
Có những cha sở giận dữ bạt tai trẻ em nói chuyện khi ngài đang cầu nguyện; có những cha sở cầm roi mây giấu sau lưng đi lùng các thanh thiếu niên đứng ngoài nhà thờ để đánh, vì họ đang đứng bên ngoài nhà thờ; có những ông bà trùm bạt tai lôi xềnh xệch các cháu thiếu nhi khi chúng nó ngủ gục trong nhà thờ...
Nếu chúng ta biết cầu nguyện thì sẽ thấy trẻ em ngủ gục trong nhà thờ rất dễ thương, vì chúng nó ngủ trong nhà Chúa; nếu chúng ta biết cầu nguyện, thì chúng ta sẽ nhắc các em thay vì nói chuyện ồn ào với nhau, thì hãy nói chuyện với Chúa Giê-su đang ngự trong nhà tạm; nếu chúng ta biết cầu nguyện, thì chắc chắn chúng ta sẽ nhìn thấy tất cả mọi người cũng đều thích thú đến với Chúa Giê-su, nếu chúng ta biết kiên nhẫn và yêu thương hướng dẫn họ...
Tiếng ếch nhái cũng là lời ca vang chúc tụng Thiên Chúa của chúng nó vậy. Các thánh nam nữ đã cảm nghiệm được tất cả vũ trụ vạn vật đều có bổn phận chúc tụng và cám tạ Thiên Chúa.
Còn chúng ta –người Ki-tô hữu- thì sao ?
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Suy niệm lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
LM. Joachim Phạm Công Văn
10:19 22/11/2009
SUY NIỆM LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIÊT NAM
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Chúng ta họp nhau chiều nay để dâng thánh lễ trọng thể mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đây là một cử hành phụng vụ vừa theo thông lệ, vừa có nét đặc biệt.
Quả vậy, hằng năm tại nhà nguyện Hiển Linh này, là cái Nôi ươm trồng biết bao ý chí thánh thiện thừa sai cũng như lưu giữ các chứng tích thánh thiêng anh hùng, chúng ta đều họp nhau cùng dâng thánh lễ để mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nhưng đặc biệt năm nay thánh lễ trọng này được cử hành trước ngưỡng cửa của Năm Thánh 2010 sẽ được khai mạc trọng thể vào chính ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-2009 (thứ ba tuần tới)1, tại Sở Kiện, nơi ghi dấu ý chí thánh thiện thừa sai đã nảy mầm nên Giáo Hội Việt Nam và cũng là nơi lưu giữ nhiều thánh tích của Giáo hội Việt Nam.
Hòa mình trong không gian và thời gian cứu độ, chúng ta cũng đang sánh bước với tất cả Dân Chúa Việt Nam trong « Tuần Cửu Nhật (từ ngày 15 đến 23-11-2009), (hôm nay là ngày thứ sáu), để cầu nguyện cho mọi sinh hoạt trong Năm Thánh »2.
Hội Đồng Giám Mục quyết định xin mở Năm Thánh 2010 và khai mạc vào lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với ý muốn « cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa »3.
Vậy bài học lich sử nào ta cần lắng nghe để sống chứng tá cho hiện tại và xây dựng tương lai đúng thánh ý Thiên Chúa ?
Thư công bố Năm Thánh 2010 số 2 đưa ra cho chúng ta những gợi ý định hướng nền tảng, ngoài việc tạ ơn Chúa, tri ân các tiền nhân trong đức tin, « Khai mạc Năm Thánh vào ngày lễ Các Thánh Tử Đạo mời gọi chúng ta… ý thức giá trị cao quý của hồng ân đức tin để sống và làm chứng cho Tin Mừng, tích cực xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô trong môi trường Chúa sai chúng ta đến ».
Như thế bài học từ lịch sử mà ta cần học đầu tiên là học nơi các Thánh Tử Đạo tổ tiên, học để sống và làm chứng cho Tin Mừng, vì « nên nhớ rằng chứng tá đời sống vẫn luôn là cách thế cụ thể và thuyết phục nhất trong việc làm chứng cho Tin Mừng và giới thiệu Chúa cho người khác »4.
Vậy kính thưa cộng đoàn phụng vụ. Nếu được phép thì xin có thể tóm tắt đời sống các Thánh Tử Đạo Việt Nam như sau: « Các ngài tin tưởng nơi Chúa nên hiểu biết chân lý. Các ngài trung thành trong tình yêu nên ở bên Chúa ». Nghĩa là các ngài sống chân lý trong tình yêu và sống yêu thương theo chân lý. (Khôn ngoan 3,1-9 ).
Đó là mẫu sống của người công chính như bài trích sách Khôn ngoan phát hoạ cho chúng ta. Quả thế, nhờ hồng ân đức tin các ngài đã hiểu biết chân lý vì chính « mắt đức tin » giúp nhận thức « những thực tại mà người thường không thấy » (Dt 11,1). Nhờ ơn đức tin các ngài biết chân lý về Thiên Chúa cũng như về con người. Các ngài biết được chương trình mầu nhiệm và quan phòng của Thiên Chúa là mời gọi con người chia sẻ vinh quang cùng Thiên Chúa. Cho nên vinh quang chung cục của con người chỉ có ở nơi Vương Quốc vĩnh cửu của Thên Chúa, Bỡi vì con người là công trình của một Thiên Chúa ngôi vị và tình yêu, chứa chan ân phúc và bao la từ tâm.
Một khi đã mở lòng với đức tin nên nhận biết chân lý, các ngài còn dám dấn thân sống chân lý trong tình yêu thương: yêu thương thảo hiếu Thiên Chúa và yêu thương bác ái đồng bào đồng loại.
1 Thư HĐGMVN 2010, số 2.
2 Thư HĐGMVN 2010, số 5.
3 Thư HĐGMVN 2010, số 1.
4 Thư HĐGMVN 2010, số 5. 2
Quả vậy, là người đầu đen máu đỏ tự nhiên ai cũng vị kỷ tư riêng, ai cũng ham sướng ngại khổ, ai cũng yêu sống sợ chết. Nhưng nhờ được biết cứu cánh đời người, nhờ được soi sáng cho ý nghĩa của đau khổ và cái chết, nên cuộc sống các ngài cũng được dẫn lối sáng soi để sống trong tình yêu Thiên Chúa và yêu thương đồng loại như Thiên Chúa. (Gioan 12,20-33)
Chân dung và cốt cách của mẫu người công chính sách Khôn ngoan phát hoạ được thể hiện trọn vẹn nơi Người Mẫu Công Chính là Đức Giêsu Kitô như trich đoạn Tin Mừng Gioan giới thiệu. Người là Thiên Chúa toàn vẹn và là con người hoàn hảo. Nơi Người mầu nhiệm Thiên Chúa được tỏ lộ và mầu nhiệm con người được sáng soi. Người biết rõ Thiên Chúa và Người thấu tỏ con người bỡi vì Người vừa là Thiên Chúa vừa là người. Cho nên Người biết cái nghĩa thật của đời sống cũng như giá trị cứu độ của đau khổ và cái chết. Trong tình thương Người đã mạc khải về bản thân và sứ vụ của Người cũng như bày tỏ chân lý về đời sống và lẽ sống cho chúng ta qua hình ảnh « hạt lúa gieo vào lòng đất ».
« Hạt lúa » trước tiên là chính bản thân Người, qua cuộc nhập thể, được gieo vào trần gian. Hành trình nhập thể phải được hoàn tất qua cái chết cứu độ nơi Thập giá trong vâng phục tự do của Người Con thảo, để hoàn thành công trình yêu thương chung của Thiên Chúa đối với nhân loại. Chương trình mầu nhiệm đó là mọi người được « lôi kéo » vào trong vinh quang Thiên Chúa để con người « được sống và sống dồi dào ». Chính nơi Thập giá mà mầu nhiệm Thiên Chúa Tình Thương và chân lý về con người được bày tỏ trọn vẹn cho loài người. Như vậy Đức Giêsu là Đấng Công Chính vừa mạc khải, vừa sống chân lý trong tình thương thần hướng và nhân hướng.
Rồi « Hạt lúa » Người đề cập cũng là mỗi một chúng ta được sinh vào trần gian. Chung cùng cảm nghĩ như chúng ta, Người đánh giá sự sống trên đời này thật đáng trân trọng, nhưng theo tri thức thần nhân của Người, Người dạy chúng ta không được coi đời sống trần gian là tối thượng, mà phải hướng đến dời sống mới trong Thiên Chúa.
Vốn biết rõ Thên Chúa Cha yêu thương chúng ta và cũng vốn yêu thương chúng ta, Người muốn cho chúng ta được đạt đến đời sống hạnh phúc trong tình yêu Chúa Cha. Nên Người tha thiết mời gọi sống theo Người, chia sẻ cung cách sống của Người, sống chân lý trong yêu thương để cùng với Người « tôn vinh Danh Cha » trong yêu thương theo chân lý.
Như vậy, Người là Đấng Chứng Nhân Công Chính, giải bày chân lý qua cuộc sống nhân ái và cái chết yêu thương. Người là Vị Tử Đạo nguyên khởi và tối thượng, là nguồn mạch và qui chiếu của tất cả các chứng nhân công chính, của tất cả các vị tử đạo. (Cvtđ 6,8-10.7, 54-59 )
Chính trong ánh quang mầu nhiệm của Đấng Chứng Nhân Công Chính này mà tác giả sách Công Vụ các Tông Đồ giới thiệu Têphanô vị tử đạo đầu tiên của Giáo Hội thuở khai nguyên như là một người bắt chước cuộc sống và cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Quả vậy, Têphanô, vì yêu mến Thiên Chúa và yêu thương đồng bào, nên can đảm công bố cho mọi người chân lý ngài biết được nhờ ơn đức tin vào Chúa Giêsu. Và còn hơn nữa, vi chân lý, ngài sẵn lòng chết trong yêu thương vừa hướng thần vừa đối nhân như chính Chúa Kitô. Như thế, một khi biết chân lý, Têphanô đã sống chân lý trong yêu thương và chết nhân ái vì chân lý.
Sống theo Chúa Kitô và chết như Chúa Kitô, cuộc sống và cái chết của Têphanô cũng làm trỗ sinh hoa trái cứu độ giống Chúa Kitô. Một Saolô hôm nào giữ áo của Têphanô như muốn tỏ ra tích cực can dự vào việc hành hình vị tử đạo. Ấy thế mà bỗng một ngày khi Saolô đang mải mê lao thân trong bóng tối hận thù, thì luồng gió tình yêu nhiệm mầu thổi tới làm Saolô xoay chiều 180 độ để trở thành Phaolô Tông đồ và nô lệ phục vụ Vị Kitô Giêsu mà ông từng khai trừ ! Cho nên theo một nghĩa nào đó, nhờ sống và chết vì chân lý trong yêu thương, lời cầu nguyện của Têphanô đã được đoái nhận như chính lời cầu nguyện của Chúa Kitô trong cơn hấp hối đã được nhiệm mầu đáp trả bằng ơn cứu độ ban cho muôn người trong ơn tái sinh với Đấng Phục Sinh. 3 ( Thư HĐGMVN 2010 số 4).
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ. Các Thánh Tử Đạo tổ tiên chúng ta cũng là những chứng nhân nhờ biết chân lý nên dám sống tình yêu theo chiều kích thập giá và dám sẵn lòng chết trong yêu thương bác ái để rao truyền chân lý đức tin.
Chính vì thế một Anrê Phú Yên, dù rất trai trẻ trong tuổi đời và còn quá măng non trong tuổi đạo, nhưng đã dám quyết « lấy tình yêu đáp trả tình yêu, dâng đời sống đáp đền đời sống ».
Rồi chính vì thế một Vénard Ven dù thể chất yếu đuối lại rất nặng tình với cha mẹ yêu thương, rất quyến luyền với gia đình ấm cúng, nhưng đã dốc quyết sống cho một tình yêu cao cả, nên đã chọn làm linh mục của Hội Thừa sai Balê. Ngài bí mật tới Việt Nam vào thời cấm đạo gay gắt dưới triều Minh Mạng để ngày cũng như đêm tận tuỵ rao giảng đạo Chúa. Rồi ngài bị bắt. Ðức Cha Retord, Giám mục của ngài ghi nhận: "Mặc dầu bị xiềng xích, ngài vui vẻ như chim sẻ.". Hơn nữa, với tấm lòng chan chứa yêu thương, ngài cảm hóa làm lây nhiễm tình thương chung quanh mình như thư ngài viết: «Tất cả những người canh giử tôi đều tử tế và lịch sự. Một số đông yêu thương tôi ».
Cũng chính vì thế một Anrê Dũng Lạc không chịu cho dùng tiền để chuộc mạng mình, nhưng lại sai người nhà mang rượu và 100 viên thuốc đến biếu quan huyện để cảm ơn quan vì đã khéo léo làm tờ trình để không ai bị phiền hà lây vạ vì chứa chấp ngài.
Và chính vì thế một Anê Lê thị Thành, người mẹ của 6 người con suốt đời âm thầm kiên nhẫn xây dựng tổ ấm yêu thương gia đình, biến gia đình thành nguồn suối tình thương và cùng chồng con thực thi bác ái thương giúp người khác nhất là các linh mục gặp khó khăn trong thời cấm đạo. Bỡi thế bà bị bắt cùng với Cha Lý và ông trùm Cơ. Nơi lao tù, bà gạt nước mắt khẳng khái trả lời với chồng đến khuyên giục bà nên nghĩ đến con cháu mà về với chúng. Bà nói: “Anh hãy về lo cho con, hãy trông cậy Chúa phù hộ cho anh đủ sức nuôi dưỡng chúng, còn phần tôi, tôi sẽ phó thác và theo Chúa đến cùng....” Cô Lucia Nụ, con gái út của bà đến thăm mẹ trong tù, thấy áo quần mẹ loang lổ máu, đã không cầm được nước mắt, òa khóc nức nở. Bà dí dỏm an ủi con: “Con đừng khóc, Mẹ mặc áo hoa hồng đấy. Mẹ vui lòng chịu khổ vì Chúa Giêsu, sao con lại khóc”. Bà còn nhắn nhủ cô Nụ: “Con hãy về chuyển lời mẹ bảo với anh chị con coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, sáng tối đọc kinh xem lễ, cầu nguyện cho mẹ vácThánh Giá Chúa Giêsu cho đến cùng. Rồi chẳng bao lâu nữa, mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên nước Thiên Ðàng”.
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ. Khung thời gian hạn hẹp không cho phép nối dài những tấm gương. Nhưng xin dám nói chắc rằng mỗi vị tử đạo trong 118 vị được tôn vinh là một bông hoa huyền nhiệm độc đáo, nhưng các ngài lại đều luôn có một nét đặc trưng đó là cùng toả hương chân lý chung khoe sắc yêu thương trải dài theo cuộc sống và qua cái chết.
Sống chân lý đã khó, sống chân lý trong tình thương lại càng khó hơn, nhưng nếu không sống chân lý trong tình thương làm sao có thể chết yêu thương vì chân lý. Quả thật cái khó này là cái khó của con đường hẹp thập giá nhiệm mầu mà Thiên Chúa đã chọn để mạc khải tình yêu cho ai hiểu được thì hiểu, cho ai yêu thì hiểu và hiểu thì yêu. Vả lại cũng cần luôn nhớ rằng «việc đối với loài người thì không có thể, nhưng không phải như thế đối với Thiên Chúa », « Vì ân phúc và từ tâm hằng dành cho những người Chúa chọn ».
Xác tín như thế nên trong Thư Công Bố Năm Thánh 2010, khi kêu mời « học hỏi » để biết chân lý, và cổ vũ để sống tình thương, cụ thể là « xây dựng Giáo Hội theo mô hình Hiệp thông và Tham gia », « xây dựng đời sống mình trên nền tảng những giá trị Tin Mừng » để « góp phần xây dựng xã hội trần thế », các Đức Giám mục Việt Nam đặc biệt lưu ý mọi thành phần Dân Chúa cần sống thực thi chân lý đức tin « trước hết bằng cách vun trồng sự hiệp thông sâu xa với Chúa trong đời sống ân sủng »5. Mà hiệp thông với Chúa đích thực cũng là sống chân lý trong tình yêu thương. Bỡi vì chính Thiên Chúa đã mạc khải là Thiên Chúa Tình Yêu qua một Đức Kitô Giêsu yêu thương khiêm nhường và muốn « lửa » tình yêu cháy lên giữa lòng nhân thế theo cung cách yêu thương phục vụ như Người. 4 Chính Người đã tuyên bố: « không Thầy chúng con không thể làm gì được », nghĩa là không có ơn Chúa và không theo cung cách của Chúa thì mọi cố gắng chỉ là « dã tràng xe cát biển Đông ». Nhưng ngược lại cũng có nghĩa là nếu theo cung cách của Chúa để sống chân lý trong tình thương thì chắc chắn sẽ chuyển bại thành thắng cùng với Người. Như thập giá đã thắng hận thù và cái chết, để toả sáng tình yêu và trổi dậy sự sống. Như Têphanô thắng Saolô. Hoặc như Phaolô và Sila thắng viên quan cai ngục và gia đình ông nơi nhà giam ở thành Philipphê. Và rồi như nhiều quan chức và quân lính Việt Nam được cảm hoá nhờ gương lành đời sống các Thánh Tử Đạo. Cũng như gần đây hơn một cán bộ công an có nhiệm vụ canh giữ Đức cố Hồng y đáng kính P.X. Nguyễn văn Thuận, được cảm hoá nhờ đức tin và gương sống bác ái của ngài nên đã đến Linh Địa Lavang để cầu nguyện cho ngài trong tư cách một lương dân.
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ.
Họp nhau đây cử hành lễ trọng mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam trước thềm Năm Thánh mở ra cho Giáo Hội Việt Nam để tạ ơn chúc tụng Thiên Chúa, để tôn vinh các Thánh Tổ Tiên tử đạo, và cũng là để nguyện xin. Xin « cho mọi sinh hoạt trong Năm Thánh được tiến hành tốt đẹp và mang lại nhiều ích lợi thiêng liêng cho mọi người ». Một cách cụ thể là xin cho mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam, trong mọi hoạt động, thuộc mọi lãnh vực, đừng theo « đường lối và tính toán của người đời, nhưng trước hết bằng cách vun trồng sự hiệp thông sâu xa với Chúa trong đời sống ân sủng ». Như thế cũng có nghĩa là biết noi gương các Thánh Tử Đạo theo dấu chân Chúa Giêsu Kitô sống chân lý trong yêu thương, sống yêu thương theo chân lý. Một Chân Lý tỏ bày trọn vẹn là Tình Thương. Một Tình Thương thể hiện cao điểm trong khiêm hạ, nhập thể trong “Hiệp Thông và Tham Gia”, giải bày trong “đối thoại chân thành”, thực thi trong “hợp tác lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau”. Thiển nghĩ đó là bài học nòng cốt, là khuôn thước cho sự tồn tại, đổi mới và phát triển của Giáo Hội cả về mặt đối nội cũng như đối ngoại. Trong quá khứ, các vị tiền bối của chúng ta trong đức tin đã đem ánh sáng chân lý và tình thương chiếu soi cải hoá bóng tối lầm lạc và hận thù, nhìn vào hiện tại từng cá nhân cũng như tập thể Giáo Hội cũng đang bị thách đố và xâm chiếm bỡi bóng tối dày đặc dưới nhiều sắc thái (…). Dám ước mong chính bài học này của các Thánh Tổ Tiên, kín múc từ mạc khải thập giá, giúp mỗi người tu thân, giúp Giáo hội tề gia để chung góp phần xây dựng xã hội trần thế trên nền tảng những giá trị Tin Mừng hầu cho Nước Trời nẩy nở từ những thực tại trần gian được chăm tưới bằng máu của bạch cầu chân lý và hồng cầu tình thương, máu được lọc luyện và lưu dẫn theo nhịp đập trái tim của Đấng Bi Đâm Thâu.
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Chúng ta họp nhau chiều nay để dâng thánh lễ trọng thể mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đây là một cử hành phụng vụ vừa theo thông lệ, vừa có nét đặc biệt.
Quả vậy, hằng năm tại nhà nguyện Hiển Linh này, là cái Nôi ươm trồng biết bao ý chí thánh thiện thừa sai cũng như lưu giữ các chứng tích thánh thiêng anh hùng, chúng ta đều họp nhau cùng dâng thánh lễ để mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nhưng đặc biệt năm nay thánh lễ trọng này được cử hành trước ngưỡng cửa của Năm Thánh 2010 sẽ được khai mạc trọng thể vào chính ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-2009 (thứ ba tuần tới)1, tại Sở Kiện, nơi ghi dấu ý chí thánh thiện thừa sai đã nảy mầm nên Giáo Hội Việt Nam và cũng là nơi lưu giữ nhiều thánh tích của Giáo hội Việt Nam.
Hòa mình trong không gian và thời gian cứu độ, chúng ta cũng đang sánh bước với tất cả Dân Chúa Việt Nam trong « Tuần Cửu Nhật (từ ngày 15 đến 23-11-2009), (hôm nay là ngày thứ sáu), để cầu nguyện cho mọi sinh hoạt trong Năm Thánh »2.
Hội Đồng Giám Mục quyết định xin mở Năm Thánh 2010 và khai mạc vào lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với ý muốn « cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa »3.
Vậy bài học lich sử nào ta cần lắng nghe để sống chứng tá cho hiện tại và xây dựng tương lai đúng thánh ý Thiên Chúa ?
Thư công bố Năm Thánh 2010 số 2 đưa ra cho chúng ta những gợi ý định hướng nền tảng, ngoài việc tạ ơn Chúa, tri ân các tiền nhân trong đức tin, « Khai mạc Năm Thánh vào ngày lễ Các Thánh Tử Đạo mời gọi chúng ta… ý thức giá trị cao quý của hồng ân đức tin để sống và làm chứng cho Tin Mừng, tích cực xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô trong môi trường Chúa sai chúng ta đến ».
Như thế bài học từ lịch sử mà ta cần học đầu tiên là học nơi các Thánh Tử Đạo tổ tiên, học để sống và làm chứng cho Tin Mừng, vì « nên nhớ rằng chứng tá đời sống vẫn luôn là cách thế cụ thể và thuyết phục nhất trong việc làm chứng cho Tin Mừng và giới thiệu Chúa cho người khác »4.
Vậy kính thưa cộng đoàn phụng vụ. Nếu được phép thì xin có thể tóm tắt đời sống các Thánh Tử Đạo Việt Nam như sau: « Các ngài tin tưởng nơi Chúa nên hiểu biết chân lý. Các ngài trung thành trong tình yêu nên ở bên Chúa ». Nghĩa là các ngài sống chân lý trong tình yêu và sống yêu thương theo chân lý. (Khôn ngoan 3,1-9 ).
Đó là mẫu sống của người công chính như bài trích sách Khôn ngoan phát hoạ cho chúng ta. Quả thế, nhờ hồng ân đức tin các ngài đã hiểu biết chân lý vì chính « mắt đức tin » giúp nhận thức « những thực tại mà người thường không thấy » (Dt 11,1). Nhờ ơn đức tin các ngài biết chân lý về Thiên Chúa cũng như về con người. Các ngài biết được chương trình mầu nhiệm và quan phòng của Thiên Chúa là mời gọi con người chia sẻ vinh quang cùng Thiên Chúa. Cho nên vinh quang chung cục của con người chỉ có ở nơi Vương Quốc vĩnh cửu của Thên Chúa, Bỡi vì con người là công trình của một Thiên Chúa ngôi vị và tình yêu, chứa chan ân phúc và bao la từ tâm.
Một khi đã mở lòng với đức tin nên nhận biết chân lý, các ngài còn dám dấn thân sống chân lý trong tình yêu thương: yêu thương thảo hiếu Thiên Chúa và yêu thương bác ái đồng bào đồng loại.
1 Thư HĐGMVN 2010, số 2.
2 Thư HĐGMVN 2010, số 5.
3 Thư HĐGMVN 2010, số 1.
4 Thư HĐGMVN 2010, số 5. 2
Quả vậy, là người đầu đen máu đỏ tự nhiên ai cũng vị kỷ tư riêng, ai cũng ham sướng ngại khổ, ai cũng yêu sống sợ chết. Nhưng nhờ được biết cứu cánh đời người, nhờ được soi sáng cho ý nghĩa của đau khổ và cái chết, nên cuộc sống các ngài cũng được dẫn lối sáng soi để sống trong tình yêu Thiên Chúa và yêu thương đồng loại như Thiên Chúa. (Gioan 12,20-33)
Chân dung và cốt cách của mẫu người công chính sách Khôn ngoan phát hoạ được thể hiện trọn vẹn nơi Người Mẫu Công Chính là Đức Giêsu Kitô như trich đoạn Tin Mừng Gioan giới thiệu. Người là Thiên Chúa toàn vẹn và là con người hoàn hảo. Nơi Người mầu nhiệm Thiên Chúa được tỏ lộ và mầu nhiệm con người được sáng soi. Người biết rõ Thiên Chúa và Người thấu tỏ con người bỡi vì Người vừa là Thiên Chúa vừa là người. Cho nên Người biết cái nghĩa thật của đời sống cũng như giá trị cứu độ của đau khổ và cái chết. Trong tình thương Người đã mạc khải về bản thân và sứ vụ của Người cũng như bày tỏ chân lý về đời sống và lẽ sống cho chúng ta qua hình ảnh « hạt lúa gieo vào lòng đất ».
« Hạt lúa » trước tiên là chính bản thân Người, qua cuộc nhập thể, được gieo vào trần gian. Hành trình nhập thể phải được hoàn tất qua cái chết cứu độ nơi Thập giá trong vâng phục tự do của Người Con thảo, để hoàn thành công trình yêu thương chung của Thiên Chúa đối với nhân loại. Chương trình mầu nhiệm đó là mọi người được « lôi kéo » vào trong vinh quang Thiên Chúa để con người « được sống và sống dồi dào ». Chính nơi Thập giá mà mầu nhiệm Thiên Chúa Tình Thương và chân lý về con người được bày tỏ trọn vẹn cho loài người. Như vậy Đức Giêsu là Đấng Công Chính vừa mạc khải, vừa sống chân lý trong tình thương thần hướng và nhân hướng.
Rồi « Hạt lúa » Người đề cập cũng là mỗi một chúng ta được sinh vào trần gian. Chung cùng cảm nghĩ như chúng ta, Người đánh giá sự sống trên đời này thật đáng trân trọng, nhưng theo tri thức thần nhân của Người, Người dạy chúng ta không được coi đời sống trần gian là tối thượng, mà phải hướng đến dời sống mới trong Thiên Chúa.
Vốn biết rõ Thên Chúa Cha yêu thương chúng ta và cũng vốn yêu thương chúng ta, Người muốn cho chúng ta được đạt đến đời sống hạnh phúc trong tình yêu Chúa Cha. Nên Người tha thiết mời gọi sống theo Người, chia sẻ cung cách sống của Người, sống chân lý trong yêu thương để cùng với Người « tôn vinh Danh Cha » trong yêu thương theo chân lý.
Như vậy, Người là Đấng Chứng Nhân Công Chính, giải bày chân lý qua cuộc sống nhân ái và cái chết yêu thương. Người là Vị Tử Đạo nguyên khởi và tối thượng, là nguồn mạch và qui chiếu của tất cả các chứng nhân công chính, của tất cả các vị tử đạo. (Cvtđ 6,8-10.7, 54-59 )
Chính trong ánh quang mầu nhiệm của Đấng Chứng Nhân Công Chính này mà tác giả sách Công Vụ các Tông Đồ giới thiệu Têphanô vị tử đạo đầu tiên của Giáo Hội thuở khai nguyên như là một người bắt chước cuộc sống và cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Quả vậy, Têphanô, vì yêu mến Thiên Chúa và yêu thương đồng bào, nên can đảm công bố cho mọi người chân lý ngài biết được nhờ ơn đức tin vào Chúa Giêsu. Và còn hơn nữa, vi chân lý, ngài sẵn lòng chết trong yêu thương vừa hướng thần vừa đối nhân như chính Chúa Kitô. Như thế, một khi biết chân lý, Têphanô đã sống chân lý trong yêu thương và chết nhân ái vì chân lý.
Sống theo Chúa Kitô và chết như Chúa Kitô, cuộc sống và cái chết của Têphanô cũng làm trỗ sinh hoa trái cứu độ giống Chúa Kitô. Một Saolô hôm nào giữ áo của Têphanô như muốn tỏ ra tích cực can dự vào việc hành hình vị tử đạo. Ấy thế mà bỗng một ngày khi Saolô đang mải mê lao thân trong bóng tối hận thù, thì luồng gió tình yêu nhiệm mầu thổi tới làm Saolô xoay chiều 180 độ để trở thành Phaolô Tông đồ và nô lệ phục vụ Vị Kitô Giêsu mà ông từng khai trừ ! Cho nên theo một nghĩa nào đó, nhờ sống và chết vì chân lý trong yêu thương, lời cầu nguyện của Têphanô đã được đoái nhận như chính lời cầu nguyện của Chúa Kitô trong cơn hấp hối đã được nhiệm mầu đáp trả bằng ơn cứu độ ban cho muôn người trong ơn tái sinh với Đấng Phục Sinh. 3 ( Thư HĐGMVN 2010 số 4).
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ. Các Thánh Tử Đạo tổ tiên chúng ta cũng là những chứng nhân nhờ biết chân lý nên dám sống tình yêu theo chiều kích thập giá và dám sẵn lòng chết trong yêu thương bác ái để rao truyền chân lý đức tin.
Chính vì thế một Anrê Phú Yên, dù rất trai trẻ trong tuổi đời và còn quá măng non trong tuổi đạo, nhưng đã dám quyết « lấy tình yêu đáp trả tình yêu, dâng đời sống đáp đền đời sống ».
Rồi chính vì thế một Vénard Ven dù thể chất yếu đuối lại rất nặng tình với cha mẹ yêu thương, rất quyến luyền với gia đình ấm cúng, nhưng đã dốc quyết sống cho một tình yêu cao cả, nên đã chọn làm linh mục của Hội Thừa sai Balê. Ngài bí mật tới Việt Nam vào thời cấm đạo gay gắt dưới triều Minh Mạng để ngày cũng như đêm tận tuỵ rao giảng đạo Chúa. Rồi ngài bị bắt. Ðức Cha Retord, Giám mục của ngài ghi nhận: "Mặc dầu bị xiềng xích, ngài vui vẻ như chim sẻ.". Hơn nữa, với tấm lòng chan chứa yêu thương, ngài cảm hóa làm lây nhiễm tình thương chung quanh mình như thư ngài viết: «Tất cả những người canh giử tôi đều tử tế và lịch sự. Một số đông yêu thương tôi ».
Cũng chính vì thế một Anrê Dũng Lạc không chịu cho dùng tiền để chuộc mạng mình, nhưng lại sai người nhà mang rượu và 100 viên thuốc đến biếu quan huyện để cảm ơn quan vì đã khéo léo làm tờ trình để không ai bị phiền hà lây vạ vì chứa chấp ngài.
Và chính vì thế một Anê Lê thị Thành, người mẹ của 6 người con suốt đời âm thầm kiên nhẫn xây dựng tổ ấm yêu thương gia đình, biến gia đình thành nguồn suối tình thương và cùng chồng con thực thi bác ái thương giúp người khác nhất là các linh mục gặp khó khăn trong thời cấm đạo. Bỡi thế bà bị bắt cùng với Cha Lý và ông trùm Cơ. Nơi lao tù, bà gạt nước mắt khẳng khái trả lời với chồng đến khuyên giục bà nên nghĩ đến con cháu mà về với chúng. Bà nói: “Anh hãy về lo cho con, hãy trông cậy Chúa phù hộ cho anh đủ sức nuôi dưỡng chúng, còn phần tôi, tôi sẽ phó thác và theo Chúa đến cùng....” Cô Lucia Nụ, con gái út của bà đến thăm mẹ trong tù, thấy áo quần mẹ loang lổ máu, đã không cầm được nước mắt, òa khóc nức nở. Bà dí dỏm an ủi con: “Con đừng khóc, Mẹ mặc áo hoa hồng đấy. Mẹ vui lòng chịu khổ vì Chúa Giêsu, sao con lại khóc”. Bà còn nhắn nhủ cô Nụ: “Con hãy về chuyển lời mẹ bảo với anh chị con coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, sáng tối đọc kinh xem lễ, cầu nguyện cho mẹ vácThánh Giá Chúa Giêsu cho đến cùng. Rồi chẳng bao lâu nữa, mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên nước Thiên Ðàng”.
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ. Khung thời gian hạn hẹp không cho phép nối dài những tấm gương. Nhưng xin dám nói chắc rằng mỗi vị tử đạo trong 118 vị được tôn vinh là một bông hoa huyền nhiệm độc đáo, nhưng các ngài lại đều luôn có một nét đặc trưng đó là cùng toả hương chân lý chung khoe sắc yêu thương trải dài theo cuộc sống và qua cái chết.
Sống chân lý đã khó, sống chân lý trong tình thương lại càng khó hơn, nhưng nếu không sống chân lý trong tình thương làm sao có thể chết yêu thương vì chân lý. Quả thật cái khó này là cái khó của con đường hẹp thập giá nhiệm mầu mà Thiên Chúa đã chọn để mạc khải tình yêu cho ai hiểu được thì hiểu, cho ai yêu thì hiểu và hiểu thì yêu. Vả lại cũng cần luôn nhớ rằng «việc đối với loài người thì không có thể, nhưng không phải như thế đối với Thiên Chúa », « Vì ân phúc và từ tâm hằng dành cho những người Chúa chọn ».
Xác tín như thế nên trong Thư Công Bố Năm Thánh 2010, khi kêu mời « học hỏi » để biết chân lý, và cổ vũ để sống tình thương, cụ thể là « xây dựng Giáo Hội theo mô hình Hiệp thông và Tham gia », « xây dựng đời sống mình trên nền tảng những giá trị Tin Mừng » để « góp phần xây dựng xã hội trần thế », các Đức Giám mục Việt Nam đặc biệt lưu ý mọi thành phần Dân Chúa cần sống thực thi chân lý đức tin « trước hết bằng cách vun trồng sự hiệp thông sâu xa với Chúa trong đời sống ân sủng »5. Mà hiệp thông với Chúa đích thực cũng là sống chân lý trong tình yêu thương. Bỡi vì chính Thiên Chúa đã mạc khải là Thiên Chúa Tình Yêu qua một Đức Kitô Giêsu yêu thương khiêm nhường và muốn « lửa » tình yêu cháy lên giữa lòng nhân thế theo cung cách yêu thương phục vụ như Người. 4 Chính Người đã tuyên bố: « không Thầy chúng con không thể làm gì được », nghĩa là không có ơn Chúa và không theo cung cách của Chúa thì mọi cố gắng chỉ là « dã tràng xe cát biển Đông ». Nhưng ngược lại cũng có nghĩa là nếu theo cung cách của Chúa để sống chân lý trong tình thương thì chắc chắn sẽ chuyển bại thành thắng cùng với Người. Như thập giá đã thắng hận thù và cái chết, để toả sáng tình yêu và trổi dậy sự sống. Như Têphanô thắng Saolô. Hoặc như Phaolô và Sila thắng viên quan cai ngục và gia đình ông nơi nhà giam ở thành Philipphê. Và rồi như nhiều quan chức và quân lính Việt Nam được cảm hoá nhờ gương lành đời sống các Thánh Tử Đạo. Cũng như gần đây hơn một cán bộ công an có nhiệm vụ canh giữ Đức cố Hồng y đáng kính P.X. Nguyễn văn Thuận, được cảm hoá nhờ đức tin và gương sống bác ái của ngài nên đã đến Linh Địa Lavang để cầu nguyện cho ngài trong tư cách một lương dân.
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ.
Họp nhau đây cử hành lễ trọng mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam trước thềm Năm Thánh mở ra cho Giáo Hội Việt Nam để tạ ơn chúc tụng Thiên Chúa, để tôn vinh các Thánh Tổ Tiên tử đạo, và cũng là để nguyện xin. Xin « cho mọi sinh hoạt trong Năm Thánh được tiến hành tốt đẹp và mang lại nhiều ích lợi thiêng liêng cho mọi người ». Một cách cụ thể là xin cho mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam, trong mọi hoạt động, thuộc mọi lãnh vực, đừng theo « đường lối và tính toán của người đời, nhưng trước hết bằng cách vun trồng sự hiệp thông sâu xa với Chúa trong đời sống ân sủng ». Như thế cũng có nghĩa là biết noi gương các Thánh Tử Đạo theo dấu chân Chúa Giêsu Kitô sống chân lý trong yêu thương, sống yêu thương theo chân lý. Một Chân Lý tỏ bày trọn vẹn là Tình Thương. Một Tình Thương thể hiện cao điểm trong khiêm hạ, nhập thể trong “Hiệp Thông và Tham Gia”, giải bày trong “đối thoại chân thành”, thực thi trong “hợp tác lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau”. Thiển nghĩ đó là bài học nòng cốt, là khuôn thước cho sự tồn tại, đổi mới và phát triển của Giáo Hội cả về mặt đối nội cũng như đối ngoại. Trong quá khứ, các vị tiền bối của chúng ta trong đức tin đã đem ánh sáng chân lý và tình thương chiếu soi cải hoá bóng tối lầm lạc và hận thù, nhìn vào hiện tại từng cá nhân cũng như tập thể Giáo Hội cũng đang bị thách đố và xâm chiếm bỡi bóng tối dày đặc dưới nhiều sắc thái (…). Dám ước mong chính bài học này của các Thánh Tổ Tiên, kín múc từ mạc khải thập giá, giúp mỗi người tu thân, giúp Giáo hội tề gia để chung góp phần xây dựng xã hội trần thế trên nền tảng những giá trị Tin Mừng hầu cho Nước Trời nẩy nở từ những thực tại trần gian được chăm tưới bằng máu của bạch cầu chân lý và hồng cầu tình thương, máu được lọc luyện và lưu dẫn theo nhịp đập trái tim của Đấng Bi Đâm Thâu.
Ý nghĩa của tháng các linh hồng
Lm Giuse Tuấn Việt, O.Carm
12:30 22/11/2009
Tháng mười một vẫn được dành riêng cho các linh hồn. Người Công Giáo nói chung rất quan tâm đến những ai đã ra đi, mong rằng người thân quá cố của mình được chia sẻ hạnh phúc với Thiên Chúa tình yêu. Đây là một ước muốn rất đẹp, rất tình người.
Người Công Giáo được khuyến khích thực hiện những điều thiết thực, ví dụ như xin Lễ, đọc kinh cầu nguyện, làm việc lành phúc đức,… để “an ủi” những người đã ra đi mà còn đang vướng mắc một vài trở ngại nào đó khiến họ chưa hoàn toàn chia sẻ vinh quang và hạnh phúc với Chúa. Có một vài điều cần được lưu ý khi thực hiện những việc bác ái này.
Thứ nhất, việc xin Lễ không phải để “mua phần rỗi” cho những người đã qua đời. Thiên Chúa không cần tiền của con người. Vả lại, hãy nghe Chúa Giêsu “Nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin người sao?” (Mt 7:11). Tấm lòng của Thiên Chúa bao la đến nỗi không ngôn từ nào có thể diễn tả hết được, làm sao lại có thể chịu thua tấm lòng của con người?! Những đóng góp vẫn được gọi là “xin Lễ” là một chia sẻ thiết thực để các Thừa tác viên trong Hội Thánh có phương tiện để mục vụ. Đó là một nghĩa cử rất đẹp, rất tình người vì nó diễn tả tình liên đới trong cộng đoàn con cái Chúa và cộng đồng nhân loại.
Thứ hai, “Luyện Ngục”, như cách dịch chữ purgatorium hay purgatories từ Tiếng La Tinh, không phải để chỉ một tình trạng đau khổ bị hành hạ đau đớn như có nhiều người vẫn tưởng. “Luyện Ngục” không phải là một nơi chốn của đau khổ, mà là một tình trạng chưa trọn vẹn kết hợp trong vinh quang và hạnh phúc với Thiên Chúa. Những người trong tình trạng này đã hưởng vinh quang và hạnh phúc của Thiên Chúa rồi, nhưng một cách nào đó vẫn chưa trọn vẹn vì một lý do bất toàn nào đó (ví dụ như: những việc làm tiêu cực của họ khi còn sống trên trần gian này đang để lại hay gây ra những hậu quả tiêu cực cho anh chị em). Họ sống trong vui mừng vì biết chắc chắn rằng họ sẽ kết hợp với Chúa trọn vẹn một lúc nào đó.
Thứ ba, về vấn đề “Hoả Ngục”, Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ khẳng định có một ai cụ thể đang ở trong Hoả ngục. Giáo Hội luôn cảnh giác và thúc giục con cái mình sống trong tinh thần tỉnh thức để lúc nào Chúa đến thì hân hoan chào đón Người để Người đem mình vào hạnh phúc viên mãn. Như vậy, luôn luôn có chỗ cho hy vọng, ngay cả đối với tội nhân xấu xa nhất. Và như thế, không ai có quyền lên án và kết luận về vận mệnh của người khác. Tiếng nói cuối cùng thuộc về Thiên Chúa, Đấng đã nói một cách rất rõ ràng nơi Đức Giêsu: “Ai trong các ngươi không có tội thì hãy giơ tay ném đá trước đi.” (Ga 8:7)
Cuối cùng, những ai quan tâm đến “luyện ngục” sẽ thắc mắc không biết ý nghĩa của Tháng Các Linh Hồn là gì. Những việc mình đang làm như xin Lễ, cầu nguyện, làm việc bái ái,… sẽ có lợi gì cho những người đã qua đời? Câu trả lời rất đơn giản nếu tất cả các việc trên được đặt trong chiều kích hiệp thông và nhập thể. Tất cả công trình tạo dựng của Thiên Chúa hiệp thông sâu xa trong Người. Đây chính là ý nghĩa rất đẹp, rất tuyệt vời của mối dây liên kết nhân loại mà Giáo hội vẫn gọi là “mầu nhiệm Các Thánh thông công”. Tất cả mọi người được nối kết và chia sẻ với nhau trong chính sự sống của Thiên Chúa nơi cuộc đời của mình và của anh chị em mình. Cho nên khi người này làm một việc tốt, đóng góp một hy sinh, tất cả mọi người trong cộng đồng hiệp thông ấy đều được chia sẻ. Chính Thiên Chúa đã đích thân khẳng định điều ấy qua Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu: “Mỗi lần các ngươi làm [điều tốt] cho một trong những anh chị em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta vậy.”(Mt 25:40) Ngược lại, khi một ai đó trong cộng đồng hiệp thông ấy làm một việc gây tổn thương đến người khác, mọi người đều bị ảnh hưởng ít nhiều. Cho nên, việc làm thiết thực nhất cho những ai đã qua đời là giúp họ khôi phục lại những gì họ đã làm tổn thương, và giúp họ làm những gì họ chưa làm được khi còn sống ở đời này. Làm như thế ta sẽ giúp xoa dịu nỗi dằn vặt, nỗi trăn trở họ vẫn còn đang mang vác. Làm như thế ta sẽ giúp họ đi vào hạnh phúc với bình an trọn vẹn trong Thiên Chúa, Đấng đã dùng phương thế nhập thể để dạy con người về ý nghĩa của hiệp thông.
Người Công Giáo được khuyến khích thực hiện những điều thiết thực, ví dụ như xin Lễ, đọc kinh cầu nguyện, làm việc lành phúc đức,… để “an ủi” những người đã ra đi mà còn đang vướng mắc một vài trở ngại nào đó khiến họ chưa hoàn toàn chia sẻ vinh quang và hạnh phúc với Chúa. Có một vài điều cần được lưu ý khi thực hiện những việc bác ái này.
Thứ nhất, việc xin Lễ không phải để “mua phần rỗi” cho những người đã qua đời. Thiên Chúa không cần tiền của con người. Vả lại, hãy nghe Chúa Giêsu “Nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin người sao?” (Mt 7:11). Tấm lòng của Thiên Chúa bao la đến nỗi không ngôn từ nào có thể diễn tả hết được, làm sao lại có thể chịu thua tấm lòng của con người?! Những đóng góp vẫn được gọi là “xin Lễ” là một chia sẻ thiết thực để các Thừa tác viên trong Hội Thánh có phương tiện để mục vụ. Đó là một nghĩa cử rất đẹp, rất tình người vì nó diễn tả tình liên đới trong cộng đoàn con cái Chúa và cộng đồng nhân loại.
Thứ hai, “Luyện Ngục”, như cách dịch chữ purgatorium hay purgatories từ Tiếng La Tinh, không phải để chỉ một tình trạng đau khổ bị hành hạ đau đớn như có nhiều người vẫn tưởng. “Luyện Ngục” không phải là một nơi chốn của đau khổ, mà là một tình trạng chưa trọn vẹn kết hợp trong vinh quang và hạnh phúc với Thiên Chúa. Những người trong tình trạng này đã hưởng vinh quang và hạnh phúc của Thiên Chúa rồi, nhưng một cách nào đó vẫn chưa trọn vẹn vì một lý do bất toàn nào đó (ví dụ như: những việc làm tiêu cực của họ khi còn sống trên trần gian này đang để lại hay gây ra những hậu quả tiêu cực cho anh chị em). Họ sống trong vui mừng vì biết chắc chắn rằng họ sẽ kết hợp với Chúa trọn vẹn một lúc nào đó.
Thứ ba, về vấn đề “Hoả Ngục”, Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ khẳng định có một ai cụ thể đang ở trong Hoả ngục. Giáo Hội luôn cảnh giác và thúc giục con cái mình sống trong tinh thần tỉnh thức để lúc nào Chúa đến thì hân hoan chào đón Người để Người đem mình vào hạnh phúc viên mãn. Như vậy, luôn luôn có chỗ cho hy vọng, ngay cả đối với tội nhân xấu xa nhất. Và như thế, không ai có quyền lên án và kết luận về vận mệnh của người khác. Tiếng nói cuối cùng thuộc về Thiên Chúa, Đấng đã nói một cách rất rõ ràng nơi Đức Giêsu: “Ai trong các ngươi không có tội thì hãy giơ tay ném đá trước đi.” (Ga 8:7)
Cuối cùng, những ai quan tâm đến “luyện ngục” sẽ thắc mắc không biết ý nghĩa của Tháng Các Linh Hồn là gì. Những việc mình đang làm như xin Lễ, cầu nguyện, làm việc bái ái,… sẽ có lợi gì cho những người đã qua đời? Câu trả lời rất đơn giản nếu tất cả các việc trên được đặt trong chiều kích hiệp thông và nhập thể. Tất cả công trình tạo dựng của Thiên Chúa hiệp thông sâu xa trong Người. Đây chính là ý nghĩa rất đẹp, rất tuyệt vời của mối dây liên kết nhân loại mà Giáo hội vẫn gọi là “mầu nhiệm Các Thánh thông công”. Tất cả mọi người được nối kết và chia sẻ với nhau trong chính sự sống của Thiên Chúa nơi cuộc đời của mình và của anh chị em mình. Cho nên khi người này làm một việc tốt, đóng góp một hy sinh, tất cả mọi người trong cộng đồng hiệp thông ấy đều được chia sẻ. Chính Thiên Chúa đã đích thân khẳng định điều ấy qua Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu: “Mỗi lần các ngươi làm [điều tốt] cho một trong những anh chị em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta vậy.”(Mt 25:40) Ngược lại, khi một ai đó trong cộng đồng hiệp thông ấy làm một việc gây tổn thương đến người khác, mọi người đều bị ảnh hưởng ít nhiều. Cho nên, việc làm thiết thực nhất cho những ai đã qua đời là giúp họ khôi phục lại những gì họ đã làm tổn thương, và giúp họ làm những gì họ chưa làm được khi còn sống ở đời này. Làm như thế ta sẽ giúp xoa dịu nỗi dằn vặt, nỗi trăn trở họ vẫn còn đang mang vác. Làm như thế ta sẽ giúp họ đi vào hạnh phúc với bình an trọn vẹn trong Thiên Chúa, Đấng đã dùng phương thế nhập thể để dạy con người về ý nghĩa của hiệp thông.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 22/11/2009
N2T |
19. Người biết nhẫn nại, chiến thắng mình, chiến thắng thế tục thì trở thành bạn thiết của Chúa Giê-su, trở thành con cái của thiên quốc.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:27 22/11/2009
N2T |
297. Lúc khốn khó nhất, cũng là lúc chúng ta cách thành công không xa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI được trao tặng nón an toàn mầu trắng
Bùi Hữu Thư
06:12 22/11/2009
Ngài cầu nguyện cho các nạn nhân bị quân phản loạn Columbia bắt làm con tin được giải phóng.
Vatican, (CNA).- Vào cuối buổi tiếp kiến chung tuần này, hai đại diện của một đoàn xe môtô hiện đang chạy ngang qua Âu Châu tặng Đức Thánh Cha Benedict XVI một nón an toàn trắng để biểu hiệu cho ước muốn của họ là được thấy các nạn nhân bị quân phản loạn Columbia bắt cóc, được trả tự do.
Hai ký giả báo chí Colombia Herbin Hoyos và Jenny Mendieta, có người cha là Tướng Luis Mendieta, đã bị bắt giữ làm con tin 11 năm qua. Họ đã làm một cử chỉ biểu tượng với Đức Thánh Cha. Khi họ dâng lên Đức Thánh Cha chiếc nón an toàn, một nhóm người hành hương Columbia đã la to: “Trả tự do cho những người bị bắt cóc!”
Khi nhận chiếc nón an toàn, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, “Chúng ta sẽ cầu nguyện rất nhiều cho họ. Chúng ta sẽ cầu nguyện cho họ được trả tự do.”
Đoàn xe môtô đã chạy ngang qua Tây Ban Nha, Pháp và Ý để kêu gọi sự chú ý đến nỗi thống khổ của các người bị bắt làm con tin tại Columbia. Ngày Thứ Tư họ đã được hai Đức Giám Mục và nhiều người đã bị bắt làm con tin trước đây tháp tùng.
Vatican, (CNA).- Vào cuối buổi tiếp kiến chung tuần này, hai đại diện của một đoàn xe môtô hiện đang chạy ngang qua Âu Châu tặng Đức Thánh Cha Benedict XVI một nón an toàn trắng để biểu hiệu cho ước muốn của họ là được thấy các nạn nhân bị quân phản loạn Columbia bắt cóc, được trả tự do.
Hai ký giả báo chí Colombia Herbin Hoyos và Jenny Mendieta, có người cha là Tướng Luis Mendieta, đã bị bắt giữ làm con tin 11 năm qua. Họ đã làm một cử chỉ biểu tượng với Đức Thánh Cha. Khi họ dâng lên Đức Thánh Cha chiếc nón an toàn, một nhóm người hành hương Columbia đã la to: “Trả tự do cho những người bị bắt cóc!”
Khi nhận chiếc nón an toàn, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, “Chúng ta sẽ cầu nguyện rất nhiều cho họ. Chúng ta sẽ cầu nguyện cho họ được trả tự do.”
Đoàn xe môtô đã chạy ngang qua Tây Ban Nha, Pháp và Ý để kêu gọi sự chú ý đến nỗi thống khổ của các người bị bắt làm con tin tại Columbia. Ngày Thứ Tư họ đã được hai Đức Giám Mục và nhiều người đã bị bắt làm con tin trước đây tháp tùng.
Các Nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo kêu gọi Bất Tuân Chính Quyền nếu Pháp Luật không tôn trọng Đức Tin
Phaolô Phạm Xuân Khôi
17:44 22/11/2009
Một liên minh gồm 150 lãnh tụ Công Giáo, Chính Thống Giáo và Tin Lành Phúc Âm trong một bản tuyên ngôn đã kêu gọi các Kitô hữu không nhìn nhận quyền bính thế tục – ngay cả tham gia vào việc bất tuân chính quyền - nếu luật pháp bắt buộc họ phải chấp nhận phá thai, hôn nhân đồng tính và những ý tưởng khác phản lại niềm tin tôn giáo của họ.
Ngày thứ Sáu vừa qua, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã phát hành một tài liệu dài 4,700 chữ gọi là "Tuyên Ngôn Manhattan: Một Lời Kêu Gọi Lương Tâm Kitô hữu.”
Tài liệu này được ký bởi các nhà lãnh đạo từ mục sư Chuck Colson của phái Tin Lành phúc âm (evangelical) cho đến hai giám mục Công Giáo hàng đầu trong nước Hoa Kỳ là TGM Donald Wuerl của Washington, D.C. và TGM Timothy Dolan của New York, và kêu gọi các Kitô hữu tham gia việc bất tuân chính quyền (civil disobedience) để bảo vệ giáo thuyết của họ.
Tài liệu này cũng chỉ trích chính phủ Obama, nói rằng những tệ đoan xã hội đã gia tăng từ ngày đắc cử của Tổng Thống Obama, một người ủng hộ phá thai, cùng với việc băng hoại điều gọi là “nền văn hóa hôn nhân” và sự gia tăng của ly dị, việc chấp nhận dễ dàng hơn sự bất trung và tách rời hôn nhân ra khỏi mang thai.
Mục sư Colson nói rằng chương trinh này nhằm mục đích truyền đạt những niềm tin bảo thủ về xã hội trong thế hệ mới của các tín hữu.
Ông nói với tờ New York Times rằng "Chúng tôi lý luận rằng có một bậc thang giá trị” và "Nhiều người tin Lành trẻ nói rằng họ cũng thế. Chúng tôi hy vọng sẽ giáo dục họ rằng những vấn đề này là những vấn đề quăn trọng nhất” – phá thai, hôn nhân và tự do tôn giáo.
Bản tuyên ngôn, được soạn thảo bởi Mục sư Colson, một người Tin Lành phái phúc âm, và giáo sư Robert P. George của Đại Học Princeton, một người Công Giáo, viết rằng "Chúng tôi là những Kitô hữu Chính Thống, Công Giáo và Tin Lành phái phúc âm, cùng nhau đoàn kết trong giờ này để tái xác nhận những chân lý cơ bản của chúng tôi về công lý và công ích, đồng thời kêu gọi đồng bào của chúng tôi, có tín ngưỡng hay vô tín ngưỡng, hãy cùng hợp với chúng tôi trong việc bảo vệ các chân lý này.”
Bản tuyên ngôn liệt kê “những chân lý cơ bản” như “tính thánh thiêng của sự sống con người, phẩm giá của hôn nhân như một sự liên kết phối ngẫu giữa người chồng và người vợ, quyền làm theo lương tâm và tự do tôn giáo.”
Tài liệu trưng dẫn thần tượng của phong trào Đòi Quyền Dân Sự (Civil Right) Martin Luther King và việc sẵn sàng ngồi tù vì niềm tin của ông. Tài liệu viết rằng "Qua bao thế kỷ, Kitô giáo đã dạy rằng việc bất tuân chính quyền không những được phép, mà đôi khi còn là một đòi hỏi.”
Tài liệu nói: "Bởi vì chúng tôi tôn trọng công lý và công ích, chúng tôi sẽ không tuân theo bất cứ sắc lệnh nào có ý buộc các tổ chức của chúng tôi phải tham gia vào việc phá thai, nghiên cứu liên hệ đến việc hủy diệt các phôi thai, trợ tử hay giết chết êm dịu, hoặc bất cứ một hành động chống lại sự sống nào; chúng tôi cũng không tuân theo những luật lệ nhằm mục đích buộc chúng tôi phải chúc lành cho những việc làm bạn phái tính vô luân, coi chúng như hôn nhân hoặc tương đương với hôn nhân, hoặc tránh việc công bố chân lý, như chúng tôi biết, về luân lý và vô luân lý, về hôn nhân cùng gia đình.”
Ông George và những người ký tên khác không định nghĩa rõ ràng việc bất tuân chính quyền gồm có những gì. Văn phòng ĐTGM Wuerl không nhấn mạnh đến chữ bất tuân chính quyền, và nói rằng ngài không thúc giục người Công Giáo làm "làm điều gì đặc biệt," phát ngôn viên của ngài là bà Gibbs nói với tở Washington Post. "Điều đó không phải là điều chúng tôi đã bàn đến."
Ông George nói rằng "Chúng tôi hy vọng chắc chắn rằng không đến nỗi phải làm điều ấy," ông nói với tờ Washington Times rằng ông đã đại diện một người dân ở West Virginia và người ấy đã từ chối không trả một phần thuế tiểu bang là phần tài trợ phá thai. Ông nói thêm "Tuy nhiên, chúng tôi đã thấy hết vụ này đến vụ khác thách đố tự do tôn giáo," như là bắt các dược sĩ phải bán thuốc phá thai, hay nhân viên y tế phải trợ giúp trong việc phá thai.
Ông nói, "Khi nó đã đi đến giới hạn của lương tâm và bạn không còn thể tuân hành nữa, thì thà bị đối xử bất công còn hơn là làm điếu ấy”
Tuyên ngôn này được công bố hôm thứ sáu, TGM Wuerl có mặt trong buổi họp báo ở Quận Columbia trong khi Hội Thánh địa phương [TGP Washington DC] đang cứu xét một thỏa hiệp được thành phố đề ra về luật hôn nhân đồng tính.
Ngài và các nhân viên khác của Toà Tổng Giám Mục nói rằng dự luật này sẽ đòi hỏi các nhóm theo Đức Tin như Bác Ái Công Giáo (Catholic Charities) phải trợ cấp cho những cặp đồng tính, như thế bắt các Kitô hữu phải từ bỏ sự tự do tôn giáo của họ. Hôm thứ sáu, Catholic Charities của Boston đã ngưng dịch vụ về con nuôi thay vì tuân hành luật tiểu bang là phải cho các cặp đồng tính được nhận con nuôi.
Những người khác ký tên vào tuyên ngôn là ĐHY Justin Rigali, chủ tịch gần mãn nhiệm của Ủy Ban Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ; lãnh đạo phái Pentecost, Harry Jackson, mục sư của một nhà thờ ở Beltsville; ông Tony Perkins thuộc phái Tin Lành phúc âm; và ông Leith Anderson, chủ tịch Hiệp Hội Tin Lành Phúc Âm Quốc Gia (National Association of Evangelicals).
Ông Perkins, chủ tịch Ủy Ban Nghiên Cứu Gia Đình (Family Research Council), đã nói với tờ Newsweek rằng mục đích chính của Tuyên Ngôn là thật sự muốn tránh những lầm lỗi trong quá khứ, như là khi các nhà lãnh đạo tôn giáo đã không đứng lên kịp để chống lại việc cho tự do ly dị, là điều trực tiếp đưa đến sự đổ vỡ của nhiều gia đình và số ly dị cao.
“Tôi là một cựu cảnh sát viên, và tôi không thích bất tuân chính quyền, nhưng nếu việc xảy ra đến nỗi phương hại tới sự tự do tôn giáo của chúng tôi, thì tôi không những tham gia mà còn khuyến khích người khác chống lại.”
Các nhà lãnh đạo thúc đẩy quần chúng hãy ký vào tài lìệu này trên mạng.
Xin hãy đọc toàn thể tài liệu ở đây
(http://www.demossnews.com/manhattandeclaration/press_kit/manhattan_declaration_signers)
Ngoài ĐHY Rigali và ĐTGM Weurl ra, còn có nhiều giám mục Công Giáo khác như ĐTGM Charles J. Chaput, ĐTGM Timothy Dolan, ĐTGM Joseph E. Kurtz, ĐHY Adam Cardinal Maida, ĐGM Richard J. Malone, ĐTGM John J. Myers, ĐTGM Joseph F. Naumann, ĐTGM John Nienstedt, ĐGM Thomas J. Olmsted, ĐGM Michael J. Sheridan, và ĐGM David A. Zubik.
Viết theo Newsmax - Thứ Bảy ngày 21 tháng 11, năm 2009
Ngày thứ Sáu vừa qua, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã phát hành một tài liệu dài 4,700 chữ gọi là "Tuyên Ngôn Manhattan: Một Lời Kêu Gọi Lương Tâm Kitô hữu.”
Tài liệu này được ký bởi các nhà lãnh đạo từ mục sư Chuck Colson của phái Tin Lành phúc âm (evangelical) cho đến hai giám mục Công Giáo hàng đầu trong nước Hoa Kỳ là TGM Donald Wuerl của Washington, D.C. và TGM Timothy Dolan của New York, và kêu gọi các Kitô hữu tham gia việc bất tuân chính quyền (civil disobedience) để bảo vệ giáo thuyết của họ.
Tài liệu này cũng chỉ trích chính phủ Obama, nói rằng những tệ đoan xã hội đã gia tăng từ ngày đắc cử của Tổng Thống Obama, một người ủng hộ phá thai, cùng với việc băng hoại điều gọi là “nền văn hóa hôn nhân” và sự gia tăng của ly dị, việc chấp nhận dễ dàng hơn sự bất trung và tách rời hôn nhân ra khỏi mang thai.
Mục sư Colson nói rằng chương trinh này nhằm mục đích truyền đạt những niềm tin bảo thủ về xã hội trong thế hệ mới của các tín hữu.
Ông nói với tờ New York Times rằng "Chúng tôi lý luận rằng có một bậc thang giá trị” và "Nhiều người tin Lành trẻ nói rằng họ cũng thế. Chúng tôi hy vọng sẽ giáo dục họ rằng những vấn đề này là những vấn đề quăn trọng nhất” – phá thai, hôn nhân và tự do tôn giáo.
Bản tuyên ngôn, được soạn thảo bởi Mục sư Colson, một người Tin Lành phái phúc âm, và giáo sư Robert P. George của Đại Học Princeton, một người Công Giáo, viết rằng "Chúng tôi là những Kitô hữu Chính Thống, Công Giáo và Tin Lành phái phúc âm, cùng nhau đoàn kết trong giờ này để tái xác nhận những chân lý cơ bản của chúng tôi về công lý và công ích, đồng thời kêu gọi đồng bào của chúng tôi, có tín ngưỡng hay vô tín ngưỡng, hãy cùng hợp với chúng tôi trong việc bảo vệ các chân lý này.”
Bản tuyên ngôn liệt kê “những chân lý cơ bản” như “tính thánh thiêng của sự sống con người, phẩm giá của hôn nhân như một sự liên kết phối ngẫu giữa người chồng và người vợ, quyền làm theo lương tâm và tự do tôn giáo.”
Tài liệu trưng dẫn thần tượng của phong trào Đòi Quyền Dân Sự (Civil Right) Martin Luther King và việc sẵn sàng ngồi tù vì niềm tin của ông. Tài liệu viết rằng "Qua bao thế kỷ, Kitô giáo đã dạy rằng việc bất tuân chính quyền không những được phép, mà đôi khi còn là một đòi hỏi.”
Tài liệu nói: "Bởi vì chúng tôi tôn trọng công lý và công ích, chúng tôi sẽ không tuân theo bất cứ sắc lệnh nào có ý buộc các tổ chức của chúng tôi phải tham gia vào việc phá thai, nghiên cứu liên hệ đến việc hủy diệt các phôi thai, trợ tử hay giết chết êm dịu, hoặc bất cứ một hành động chống lại sự sống nào; chúng tôi cũng không tuân theo những luật lệ nhằm mục đích buộc chúng tôi phải chúc lành cho những việc làm bạn phái tính vô luân, coi chúng như hôn nhân hoặc tương đương với hôn nhân, hoặc tránh việc công bố chân lý, như chúng tôi biết, về luân lý và vô luân lý, về hôn nhân cùng gia đình.”
Ông George và những người ký tên khác không định nghĩa rõ ràng việc bất tuân chính quyền gồm có những gì. Văn phòng ĐTGM Wuerl không nhấn mạnh đến chữ bất tuân chính quyền, và nói rằng ngài không thúc giục người Công Giáo làm "làm điều gì đặc biệt," phát ngôn viên của ngài là bà Gibbs nói với tở Washington Post. "Điều đó không phải là điều chúng tôi đã bàn đến."
Ông George nói rằng "Chúng tôi hy vọng chắc chắn rằng không đến nỗi phải làm điều ấy," ông nói với tờ Washington Times rằng ông đã đại diện một người dân ở West Virginia và người ấy đã từ chối không trả một phần thuế tiểu bang là phần tài trợ phá thai. Ông nói thêm "Tuy nhiên, chúng tôi đã thấy hết vụ này đến vụ khác thách đố tự do tôn giáo," như là bắt các dược sĩ phải bán thuốc phá thai, hay nhân viên y tế phải trợ giúp trong việc phá thai.
Ông nói, "Khi nó đã đi đến giới hạn của lương tâm và bạn không còn thể tuân hành nữa, thì thà bị đối xử bất công còn hơn là làm điếu ấy”
Tuyên ngôn này được công bố hôm thứ sáu, TGM Wuerl có mặt trong buổi họp báo ở Quận Columbia trong khi Hội Thánh địa phương [TGP Washington DC] đang cứu xét một thỏa hiệp được thành phố đề ra về luật hôn nhân đồng tính.
Ngài và các nhân viên khác của Toà Tổng Giám Mục nói rằng dự luật này sẽ đòi hỏi các nhóm theo Đức Tin như Bác Ái Công Giáo (Catholic Charities) phải trợ cấp cho những cặp đồng tính, như thế bắt các Kitô hữu phải từ bỏ sự tự do tôn giáo của họ. Hôm thứ sáu, Catholic Charities của Boston đã ngưng dịch vụ về con nuôi thay vì tuân hành luật tiểu bang là phải cho các cặp đồng tính được nhận con nuôi.
Những người khác ký tên vào tuyên ngôn là ĐHY Justin Rigali, chủ tịch gần mãn nhiệm của Ủy Ban Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ; lãnh đạo phái Pentecost, Harry Jackson, mục sư của một nhà thờ ở Beltsville; ông Tony Perkins thuộc phái Tin Lành phúc âm; và ông Leith Anderson, chủ tịch Hiệp Hội Tin Lành Phúc Âm Quốc Gia (National Association of Evangelicals).
Ông Perkins, chủ tịch Ủy Ban Nghiên Cứu Gia Đình (Family Research Council), đã nói với tờ Newsweek rằng mục đích chính của Tuyên Ngôn là thật sự muốn tránh những lầm lỗi trong quá khứ, như là khi các nhà lãnh đạo tôn giáo đã không đứng lên kịp để chống lại việc cho tự do ly dị, là điều trực tiếp đưa đến sự đổ vỡ của nhiều gia đình và số ly dị cao.
“Tôi là một cựu cảnh sát viên, và tôi không thích bất tuân chính quyền, nhưng nếu việc xảy ra đến nỗi phương hại tới sự tự do tôn giáo của chúng tôi, thì tôi không những tham gia mà còn khuyến khích người khác chống lại.”
Các nhà lãnh đạo thúc đẩy quần chúng hãy ký vào tài lìệu này trên mạng.
Xin hãy đọc toàn thể tài liệu ở đây
(http://www.demossnews.com/manhattandeclaration/press_kit/manhattan_declaration_signers)
Ngoài ĐHY Rigali và ĐTGM Weurl ra, còn có nhiều giám mục Công Giáo khác như ĐTGM Charles J. Chaput, ĐTGM Timothy Dolan, ĐTGM Joseph E. Kurtz, ĐHY Adam Cardinal Maida, ĐGM Richard J. Malone, ĐTGM John J. Myers, ĐTGM Joseph F. Naumann, ĐTGM John Nienstedt, ĐGM Thomas J. Olmsted, ĐGM Michael J. Sheridan, và ĐGM David A. Zubik.
Viết theo Newsmax - Thứ Bảy ngày 21 tháng 11, năm 2009
ĐTC nói: “Đức Kitô Vua đem lại bình an và đánh bại quyền thống trị của sự chết”
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
18:27 22/11/2009
Vatican, ngày 22, 2009 / 11:05 am (CNA).- Trong sứ điệp vào ngày Lễ Đức Kitô Vua trước hàng chục ngàn người quy tụ tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC Bênêdictô XVI đã giải thích rằng “quyền năng” của Đức Kitô khác với quyền năng của “những người vĩ đại của thế gian." Ngài nói rằng việc chọn Đức Kitô làm vua không bảo đảm sự thánh công, nhưng bảo đảm bình an và niềm vui.
ĐTC nói "Việc chọn Đức Kitô không bảo đảm sự thành công theo những tiêu chuẩn của thế giới hôm nay, nhưng bảo đảm rằng bình an va niềm vui là những điều mà chỉ có Người mới có thể ban cho.” “Điều này đã được chứng tỏ trong mọi thời đại, qua kinh nghiệm của nhiều người nam nữ, là những người, nhân danh Đức Kitô, nhân danh chân lý và công lý, đã có thể chống lại cạm bẫy của quyền lực thế gian, dưới nhiều hình thức, cho đến khi lòng trung thành của họ được đóng ấn bằng việc tử vì đạo.”
Ngài nói tiếp rằng Lễ Đức Kitô Vua là “một cuộc lễ được đưa ra khá gần đây, nhưng có nguồn gốc sâu xa về Thánh Kinh và thần học.”
"Nó bắt đầu với lời diễn tả ‘Vua Dân Do Thái’ sau đó đến ‘Vua Vũ Trụ’, Chúa của vũ trụ và lịch sử, vượt xa sự trông đợi của dân tộc Do Thái.”
ĐTC Bênêđictô XVI đã giải thích về vương quyền của Chúa Giêsu: “Vương quyền này không phải là vương quyền của vua chúa và những người vĩ đại của thế gian này, nhưng là quyền năng của Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống đời đời và giải thoát chúng ta khỏi sự dữ, để đánh bại quyền thống trị của sự chết. Đó là quyền lực của tình yêu, biết rút ra sự tốt lành từ sự dữ, làm mềm tâm hồn cứng cỏi, đem bình an đến cuộc xung đột ác liệt, biến đêm đen dầy đặc thành hy vọng.”
Ngài nói thêm: “Vương quốc ân sủng này không thể áp đặt điều gì, và luôn tôn trọng sự tự do của chúng ta, Đức Kitô đến để ‘làm chứng cho chân lý’, như Người đã nói trước mặt quan Philatô. Ai đón nhận chứng tá của Người, thì đến dưới ‘ngọn cờ’ của Người, theo một hình ảnh mà Thánh Ignatiô Loyola rất thích.”
ĐTC kết luận “Việc chọn Đức Kitô không bảo đảm thành công theo những tiêu chuẩn của thế gian này, nhưng bảo đảm rằng bình an và niềm vui là những gì chỉ có Người có thể ban cho."
ĐTC nói "Việc chọn Đức Kitô không bảo đảm sự thành công theo những tiêu chuẩn của thế giới hôm nay, nhưng bảo đảm rằng bình an va niềm vui là những điều mà chỉ có Người mới có thể ban cho.” “Điều này đã được chứng tỏ trong mọi thời đại, qua kinh nghiệm của nhiều người nam nữ, là những người, nhân danh Đức Kitô, nhân danh chân lý và công lý, đã có thể chống lại cạm bẫy của quyền lực thế gian, dưới nhiều hình thức, cho đến khi lòng trung thành của họ được đóng ấn bằng việc tử vì đạo.”
Ngài nói tiếp rằng Lễ Đức Kitô Vua là “một cuộc lễ được đưa ra khá gần đây, nhưng có nguồn gốc sâu xa về Thánh Kinh và thần học.”
"Nó bắt đầu với lời diễn tả ‘Vua Dân Do Thái’ sau đó đến ‘Vua Vũ Trụ’, Chúa của vũ trụ và lịch sử, vượt xa sự trông đợi của dân tộc Do Thái.”
ĐTC Bênêđictô XVI đã giải thích về vương quyền của Chúa Giêsu: “Vương quyền này không phải là vương quyền của vua chúa và những người vĩ đại của thế gian này, nhưng là quyền năng của Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống đời đời và giải thoát chúng ta khỏi sự dữ, để đánh bại quyền thống trị của sự chết. Đó là quyền lực của tình yêu, biết rút ra sự tốt lành từ sự dữ, làm mềm tâm hồn cứng cỏi, đem bình an đến cuộc xung đột ác liệt, biến đêm đen dầy đặc thành hy vọng.”
Ngài nói thêm: “Vương quốc ân sủng này không thể áp đặt điều gì, và luôn tôn trọng sự tự do của chúng ta, Đức Kitô đến để ‘làm chứng cho chân lý’, như Người đã nói trước mặt quan Philatô. Ai đón nhận chứng tá của Người, thì đến dưới ‘ngọn cờ’ của Người, theo một hình ảnh mà Thánh Ignatiô Loyola rất thích.”
ĐTC kết luận “Việc chọn Đức Kitô không bảo đảm thành công theo những tiêu chuẩn của thế gian này, nhưng bảo đảm rằng bình an và niềm vui là những gì chỉ có Người có thể ban cho."
Những vấn đề tồn đọng cuả cuộc Cải Tổ Y Tế
Trần Mạnh Trác
22:54 22/11/2009
Khuya thứ Bảy, mặc dù lãnh tụ đa số Thượng viện Harry Reid đã tìm ra đủ 60 phiếu theo thủ tục nội qui để bắt đầu cuộc tranh luận Cải Tổ Y Tế - nhưng tuyệt đối không có gì đảm bảo là ông ta sẽ có thể đưa dự luật đi tới đích.
40 nghị sĩ Công Hoà đoàn kết chống lại (39) hoặc bỏ phiếu trắng (1), trong số 60 phiếu còn lại cuả Dân Chủ và Độc Lâp, thì chia rẽ đã lộ rõ trên nhiều vấn đề: kế hoạch bảo hiểm công cộng, phá thai, thuế tăng vọt và cắt giảm chi phí. Phe cấp tiến muốn kế hoạch được hào phóng. Phe Ôn hoà lo sợ ngân sách sụp đổ. Và tất cả mọi người cố gắng tránh xích mích với giới cao niên.
Ngay cả trong cao điểm của chiến thắng, Reid (D-Nev.) vẫn chưa có đồng thuận về văn bản cuối cùng cho dự luật $848 tỷ. Có ít nhất bốn người trong nhóm Trung Hoà đã cam kết sẽ chống lại dự luật trong hình thức như hiện nay, phần lớn là về bảo hiểm công cộng. Reid đang phải cố giữ thăng bằng. Nhích qua bên trái một tí thì mất phiếu cuả phe Ôn Hoà. Nhích qua bên phải, thì phe Tả nổi loạn, trong khi đó phe Cấp Tiến tại Thượng Viện và hạ Viên thề sẽ không nhương bộ thêm.
Một trong những thượng nghị sĩ cấp tiến nhất, Bernie Sanders (I-Vt.), tuyên bố: "Tôi đã nói rõ ràng cho cấp lãnh đạo đảng Dân chủ rằng tôi không cam kết sẽ bỏ phiếu thuận cho văn bản cuối cùng”.
Tuy nhiên phe ủng hộ Cải Tổ Y Tế vẫn coi ngày thứ Bảy vừa qua là một mốc quan trọng, đáng kể là tỷ lệ thuận có gia tăng. Nhưng, cùng lúc đó Thượng nghị sĩ Mitch McConnell (R-Ky.), thủ lãnh phe thiểu số, đã thề, "một trận chiến vừa mới bắt đầu".
Trân chiến mới mở màn có những chiến tuyến sau đây:
1- Không có giải pháp tốt cho vấn đề bảo hiểm công cộng (public option)
Bảo hiểm công (public option) là một giấc mơ cuả đảng Dân chủ, nó mở rộng vai trò của chính phủ trong việc bảo hiểm cho những người không có bảo hiểm hiện nay, nhưng chính điểm này cũng có thể là yếu huyệt đưa cuộc Cải Tổ Y Tế đi đến chết yểu.
Những người công khai ủng hộ giải pháp công, gồm Sanders và Thượng nghị sĩ Sherrod Brown (D-Ohio), nói rằng họ đã nhượng bộ quá nhiều. Họ đã phải đồng ý bỏ một hệ thống quĩ duy nhất. Họ phải quyết định không gắn liền với Medicare. Và họ phải chấp nhận đề nghị của Reid để cho các Tiểu Bang có quyền từ chối giải pháp công. “That’s it” (Chỉ vậy mà thôi) họ thề quyết.
Ngược lại, các thành viên bảo thủ hơn của liên minh Bảo Thủ cũng sẽ không nhương bộ. Họ nhất trí cho phép các cuộc tranh luận để bắt đầu, nhưng mục đích là để giết chết ý tưởng bảo hiểm công sau này.
Ngay bây giờ, không có kế hoạch lựa chọn công nào mà có thể thu được 60 phiếu. Một kế hoạch công cộng có nhiều hy vọng gọi là "kích hoạt" (“trigger”), nghiã là sẽ áp dụng chỉ trong trường hợp bảo hiểm tư nhân không đem lại hiệu quả - kế hoạch này sẽ mất phiếu cuả Sanders nhưng sẽ được phiếu của Olympia Snowe (R-Maine) - nhưng dù sao kế hoạch cũng không có bảo đảm sẽ được Hạ Viện tán thành.
Một kế hoạch khác gọi là “Cái Búa” ("The Hammer"), là ý tưởng từ Thượng nghị sĩ Tom Carper (D-Del.). Những Tiểu Bang nào mà thiếu sự lựa chọn bảo hiểm hợp túi tiền sẽ phải cung cấp một chương trình bảo hiểm quốc gia, chương trình này sẽ không được chính phủ tài trợ hoặc do chính phủ điều hành.
Carper đã cố gắng thỏa hiệp với Thượng nghị sĩ Chuck Schumer (DN.Y.) - nhưng trở về tay không. Brown và nhiều người khác đã lên tiếng sẽ rút sự hậu thuẫn nếu đảng Dân chủ không thể giải quyết việc này.
"Chỉ có bốn thành viên của Thượng viện sẽ không thể bắt 55 người khác phải làm theo ý họ", Brown lên tiếng về các lựa chọn công cộng.
2- Không có chỗ cho thỏa hiệp về phá thai:
Đó là một trong những vấn đề nhậy cảm nhất cuả cuộc tranh luận, với các nhà hoạt động chống phá thai nhấn mạnh rằng sức khỏe cải cách không thể mở rộng sự tài trợ phá thai cuả liên bang.
Khi đảng Dân chủ thực hiện bầu phiếu cải cách y tế trong năm nay, nó sẽ trở thành một vấn đề cuả con số –sẽ có bao nhiêu nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống một dự luật mà họ không thích?
Cái khó là Reid không có khả năng mất cho dù là một phiếu duy nhất - và hình như đã có rồi, Thượng nghị sĩ Ben Nelson (D-Neb.), phản đối phá thai, đã tuyên bố nếu ngôn ngữ chống phá thai yếu kém thì có thể đủ để ông phản đối đoạn văn cuối cùng.
Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi có thể mất ít nhất 10 phiếu Dân chủ nếu Thượng viện hạ bớt ngôn ngữ cứng rắn chống phá thai trong dự luật.
Cùng lúc đó, khoảng 40 đảng viên Dân chủ ở Hạ viện nói rằng họ không thể bỏ phiếu cho một dự luật tương tự như dự luật Hạ Viện đang có, với Tu Chính Án gọi là Stupak ngăn ngừa một kế hoạch bảo hiểm công cộng cung cấp phá thai.
Nhưng cầu thủ lớn ở cuộc chơi bây giờ không phải là Reid hoặc Pelosi nhưng là Giáo Hội Công Giáo, Giáo hội đã giúp đưa Tu Chính Án Stupak vào dự luật Hạ Viện. Bất cứ ngôn ngữ về phá thai nào trong tương lai cũng phải dành được sự ủng hộ của giáo hội trước khi được các thành viên ủng hộ - và giáo hội thì có một lập trường chống phá thai cứng rắn làm phe Cấp Tiến phẫn nộ.
Có chăng một giải pháp dung hoà? Chưa ai có thể trả lời được bây giờ.
3- Đóng thuế người giàu hay giảm quyền lợi công đoàn ?
Cả ngày thứ Bảy, Đảng Cộng hòa không ngớt rêu rao một luận cứ: dự luật sức khỏe sẽ làm tăng thuế.
Và thật sự, thuế sẽ tăng!
Điều tệ hại hơn nữa cho Đảng Dân chủ là dự luật Thượng viện và Hạ viện đang đối chọi nhau trên vấn đề làm thế nào để chi trả cho chương trình cải cách. Đối với Thượng Viện thì những khoản thuế cuả Hạ Viện là không hợp nhãn, còn bên Hạ Viện, thuế cuả Thượng viện nghe khó nghe.
Trên thực tế, đây chỉ là một trò chơi chính trị. Hạ viện dùng thủ đoạn mị dân là “đóng thuế đám triệu phú cho đến chết” để trả hầu hết một nửa cuả nghìn tỷ đô la, là giá cuả dự luật. Và để thoả mãn những áp lực từ công đoàn, đảng Dân chủ cố ý tránh né bất kỳ thuế xuất nào đánh trên cái gọi là những kế hoạch "Cadillac", là những chương trình phúc lợi đắt giá mà công đoàn đã thương lượng cho công nhân của họ từ nhiều năm qua.
Ngược lại dự luật cuả Reid chủ yếu dựa vào việc đánh thuế các kế hoạch Cadillac - nhưng sẽ không chạm vào thuế triệu phú, sự thực thì loại thuế này đã không hề được nhắc tới tại Thượng viện.
Có thể có dung hoà trong vấn đề này không? Reid báo hiệu ông có thể nhượng bộ một chút cho Hạ Viện bằng cách ông sẽ tăng thuế Medicare đối với người giàu và các thuế gọi là “botax " (về phẫu thuật thẩm mỹ, cũng dường như nhằm vào người giàu), nhưng cả hai loại thuế này cũng chỉ giúp tăng có 5 tỷ.
Đây sẽ là một vấn đề nóng bỏng nhất đang đợi Hạ viện và Thượng viện khi hai viện phải họp đễ tranh luận việc thống nhất hai dự luật với nhau.
4- Giới cao niên lo ngại: cắt giảm Medicare, bảo hiểm cao hơn?
Đảng Cộng hòa đang cố gắng đánh thức anh khổng lồ đang nằm ngủ là giới Cao Niên, với luận điệu là theo kế hoạch Thượng viện cuả đảng Dân chủ, Medicare sẽ bị cắt giảm lớn lao - ít nhất là $ 300 tỷ.
"Nếu như thế, thì có phải là chúng ta đang nói cho người dân Mỹ rằng chúng ta sẽ sửa chữa y tế ở Mỹ bằng cách chúng ta trả cho việc chính phủ tiếp quản hệ thống Y Tế với cắt giảm Medicare?", Thượng nghị sĩ John McCain ( R-Ariz.) đặt câu hỏi.
Việc cắt giảm gần như chắc chắn sẽ làm giảm một số lợi ích của giới cao niên, một thực tế đã trở thành trung tâm điểm cuả đối lập từ thành thị đến thôn quê. Việc cắt giảm có thể ảnh hưởng đến hơn một nửa những người cao niên hiện đang sử dụng chương trình Advantage Medicare rất phổ biến.
Đảng Dân chủ đã nhận thức được mối nguy hiểm nếu giới cao niên nổi dậy nên luôn luôn đưa hiệp hội AARP ra làm bình phong, lý luận rằng hiệp hội lớn nhất quốc gia cuả giới cao niên này đã không ủng hộ cải cách nếu họ thấy rằng người cao niên bị thiệt thòi.
Nhưng một nguy hiểm khác đang ẩn nấp trong dự luật – đó là sự bất đồng với toà Bạch Cung khi chính phủ đạt thoả thuận với tập đoàn cung cấp dược phẩm. Nhiều đảng viên Dân chủ cảm thấy PhRMA đã hưởng lợi dễ dàng mà chỉ phải giảm giá có 80 tỷ đô la. Một số đảng viên cấp tiến đòi hỏi thay đổi các điều khoản của thỏa thuận và bắt buộc ngành công nghiệp bán thuốc với giá discount (chiết khấu) cho chính phủ liên bang.
Tập đoàn PhRMA tuyên bố rằng nếu sự thoả thuận bị thay đổi thì họ sẽ phải tăng lệ phí Medicare về thuốc lên 20 phần trăm. Và họ ngầm đe doạ sẽ quảng cáo rầm rộ để đả kích những thượng nghị sĩ nào bỏ phiếu tăng chi phí thuốc '.
"PhRMA sẽ phải vạch cho mọi người biết sự thật trần truồng", một tư vấn dược phẩm cao cấp nói. "Tôi không hiểu tại sao họ lại muốn tăng tiền đóng bảo hiểm."
5- Cải tổ Y tế làm tăng thâm thủng ngân quĩ
Khi Obama vận động cải tổ, ông cam kết sẽ cắt giảm chi phí bảo hiểm, làm giảm sự tăng vọt xoắn ốc trong chi phí y tế và không phải bỏ thêm một đô-la vào thâm hụt liên bang.
Đến bây giờ thì vẫn không rõ ràng rằng ông sẽ có thể thực hiện bất kỳ những mục tiêu nào, và công chúng bắt đầu lo ngại.
Đó thực sự là một tin xấu cho những nỗ lực của Obama, đặc biệt là ở một thời điểm mà khi các cử tri được thông báo là nền kinh tế vẫn ở mức thấp nhất và tỷ lệ thất nghiệp tăng tới 10 phần trăm.
Một cuộc thăm dò Quinnipiac cho thấy chỉ có 19 phần trăm cử tri tin tưởng lời Obama cam kết rằng cải cách y tế sẽ không tăng thâm hụt trong 10 năm tiếp theo.
Doug Elmendorf, giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội, cho rằng cả hai dự luật từ Thượng Viện hay Hạ Viện cũng sẽ không làm tăng thâm hụt liên bang. Nhưng việc liên bang chi tiêu cho Cải Tổ Y Tế sẽ tăng lên trong 10 năm tới - tăng 598 tỷ theo dự luật hạ viện, và tăng 85 tỷ theo dự luật Thượng viện.
Không ai có thể bảo đảm tiền đóng bảo hiểm sẽ không tăng. Và có những câu hỏi nghiêm trọng về việc liệu các dự luật có đi xa đủ để kiềm chế chi phí.
Cho nên đảng Dân chủ đang chỉ muốn nhấn mạnh thêm về việc dự luật sẽ mở rộng phạm vi bảo hiểm cho nhiều giới, mà tránh né bàn cãi liệu họ có thể giảm chi phí bảo hiểm cho hầu hết các gia đình không. Nhưng chính ở điểm này lại là một vấn đề lớn cho Reid và các đồng minh của ông, nhất là phải làm thế nào để trấn an các cử tri độc lập và ôn hoà đang cảm thấy băn khoăn về Cải Tổ Y Tế tại thời điểm này.
Trong khi những dữ liệu về tiền đóng bảo hiểm từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội còn chưa rõ ràng, chúng ta sẽ còn nghe nhiều khai thác yếu điểm này từ Đảng Cộng hòa.
40 nghị sĩ Công Hoà đoàn kết chống lại (39) hoặc bỏ phiếu trắng (1), trong số 60 phiếu còn lại cuả Dân Chủ và Độc Lâp, thì chia rẽ đã lộ rõ trên nhiều vấn đề: kế hoạch bảo hiểm công cộng, phá thai, thuế tăng vọt và cắt giảm chi phí. Phe cấp tiến muốn kế hoạch được hào phóng. Phe Ôn hoà lo sợ ngân sách sụp đổ. Và tất cả mọi người cố gắng tránh xích mích với giới cao niên.
Ngay cả trong cao điểm của chiến thắng, Reid (D-Nev.) vẫn chưa có đồng thuận về văn bản cuối cùng cho dự luật $848 tỷ. Có ít nhất bốn người trong nhóm Trung Hoà đã cam kết sẽ chống lại dự luật trong hình thức như hiện nay, phần lớn là về bảo hiểm công cộng. Reid đang phải cố giữ thăng bằng. Nhích qua bên trái một tí thì mất phiếu cuả phe Ôn Hoà. Nhích qua bên phải, thì phe Tả nổi loạn, trong khi đó phe Cấp Tiến tại Thượng Viện và hạ Viên thề sẽ không nhương bộ thêm.
Một trong những thượng nghị sĩ cấp tiến nhất, Bernie Sanders (I-Vt.), tuyên bố: "Tôi đã nói rõ ràng cho cấp lãnh đạo đảng Dân chủ rằng tôi không cam kết sẽ bỏ phiếu thuận cho văn bản cuối cùng”.
Tuy nhiên phe ủng hộ Cải Tổ Y Tế vẫn coi ngày thứ Bảy vừa qua là một mốc quan trọng, đáng kể là tỷ lệ thuận có gia tăng. Nhưng, cùng lúc đó Thượng nghị sĩ Mitch McConnell (R-Ky.), thủ lãnh phe thiểu số, đã thề, "một trận chiến vừa mới bắt đầu".
Trân chiến mới mở màn có những chiến tuyến sau đây:
1- Không có giải pháp tốt cho vấn đề bảo hiểm công cộng (public option)
Bảo hiểm công (public option) là một giấc mơ cuả đảng Dân chủ, nó mở rộng vai trò của chính phủ trong việc bảo hiểm cho những người không có bảo hiểm hiện nay, nhưng chính điểm này cũng có thể là yếu huyệt đưa cuộc Cải Tổ Y Tế đi đến chết yểu.
Những người công khai ủng hộ giải pháp công, gồm Sanders và Thượng nghị sĩ Sherrod Brown (D-Ohio), nói rằng họ đã nhượng bộ quá nhiều. Họ đã phải đồng ý bỏ một hệ thống quĩ duy nhất. Họ phải quyết định không gắn liền với Medicare. Và họ phải chấp nhận đề nghị của Reid để cho các Tiểu Bang có quyền từ chối giải pháp công. “That’s it” (Chỉ vậy mà thôi) họ thề quyết.
Ngược lại, các thành viên bảo thủ hơn của liên minh Bảo Thủ cũng sẽ không nhương bộ. Họ nhất trí cho phép các cuộc tranh luận để bắt đầu, nhưng mục đích là để giết chết ý tưởng bảo hiểm công sau này.
Ngay bây giờ, không có kế hoạch lựa chọn công nào mà có thể thu được 60 phiếu. Một kế hoạch công cộng có nhiều hy vọng gọi là "kích hoạt" (“trigger”), nghiã là sẽ áp dụng chỉ trong trường hợp bảo hiểm tư nhân không đem lại hiệu quả - kế hoạch này sẽ mất phiếu cuả Sanders nhưng sẽ được phiếu của Olympia Snowe (R-Maine) - nhưng dù sao kế hoạch cũng không có bảo đảm sẽ được Hạ Viện tán thành.
Một kế hoạch khác gọi là “Cái Búa” ("The Hammer"), là ý tưởng từ Thượng nghị sĩ Tom Carper (D-Del.). Những Tiểu Bang nào mà thiếu sự lựa chọn bảo hiểm hợp túi tiền sẽ phải cung cấp một chương trình bảo hiểm quốc gia, chương trình này sẽ không được chính phủ tài trợ hoặc do chính phủ điều hành.
Carper đã cố gắng thỏa hiệp với Thượng nghị sĩ Chuck Schumer (DN.Y.) - nhưng trở về tay không. Brown và nhiều người khác đã lên tiếng sẽ rút sự hậu thuẫn nếu đảng Dân chủ không thể giải quyết việc này.
"Chỉ có bốn thành viên của Thượng viện sẽ không thể bắt 55 người khác phải làm theo ý họ", Brown lên tiếng về các lựa chọn công cộng.
2- Không có chỗ cho thỏa hiệp về phá thai:
Đó là một trong những vấn đề nhậy cảm nhất cuả cuộc tranh luận, với các nhà hoạt động chống phá thai nhấn mạnh rằng sức khỏe cải cách không thể mở rộng sự tài trợ phá thai cuả liên bang.
Khi đảng Dân chủ thực hiện bầu phiếu cải cách y tế trong năm nay, nó sẽ trở thành một vấn đề cuả con số –sẽ có bao nhiêu nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống một dự luật mà họ không thích?
Cái khó là Reid không có khả năng mất cho dù là một phiếu duy nhất - và hình như đã có rồi, Thượng nghị sĩ Ben Nelson (D-Neb.), phản đối phá thai, đã tuyên bố nếu ngôn ngữ chống phá thai yếu kém thì có thể đủ để ông phản đối đoạn văn cuối cùng.
Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi có thể mất ít nhất 10 phiếu Dân chủ nếu Thượng viện hạ bớt ngôn ngữ cứng rắn chống phá thai trong dự luật.
Cùng lúc đó, khoảng 40 đảng viên Dân chủ ở Hạ viện nói rằng họ không thể bỏ phiếu cho một dự luật tương tự như dự luật Hạ Viện đang có, với Tu Chính Án gọi là Stupak ngăn ngừa một kế hoạch bảo hiểm công cộng cung cấp phá thai.
Nhưng cầu thủ lớn ở cuộc chơi bây giờ không phải là Reid hoặc Pelosi nhưng là Giáo Hội Công Giáo, Giáo hội đã giúp đưa Tu Chính Án Stupak vào dự luật Hạ Viện. Bất cứ ngôn ngữ về phá thai nào trong tương lai cũng phải dành được sự ủng hộ của giáo hội trước khi được các thành viên ủng hộ - và giáo hội thì có một lập trường chống phá thai cứng rắn làm phe Cấp Tiến phẫn nộ.
Có chăng một giải pháp dung hoà? Chưa ai có thể trả lời được bây giờ.
3- Đóng thuế người giàu hay giảm quyền lợi công đoàn ?
Cả ngày thứ Bảy, Đảng Cộng hòa không ngớt rêu rao một luận cứ: dự luật sức khỏe sẽ làm tăng thuế.
Và thật sự, thuế sẽ tăng!
Điều tệ hại hơn nữa cho Đảng Dân chủ là dự luật Thượng viện và Hạ viện đang đối chọi nhau trên vấn đề làm thế nào để chi trả cho chương trình cải cách. Đối với Thượng Viện thì những khoản thuế cuả Hạ Viện là không hợp nhãn, còn bên Hạ Viện, thuế cuả Thượng viện nghe khó nghe.
Trên thực tế, đây chỉ là một trò chơi chính trị. Hạ viện dùng thủ đoạn mị dân là “đóng thuế đám triệu phú cho đến chết” để trả hầu hết một nửa cuả nghìn tỷ đô la, là giá cuả dự luật. Và để thoả mãn những áp lực từ công đoàn, đảng Dân chủ cố ý tránh né bất kỳ thuế xuất nào đánh trên cái gọi là những kế hoạch "Cadillac", là những chương trình phúc lợi đắt giá mà công đoàn đã thương lượng cho công nhân của họ từ nhiều năm qua.
Ngược lại dự luật cuả Reid chủ yếu dựa vào việc đánh thuế các kế hoạch Cadillac - nhưng sẽ không chạm vào thuế triệu phú, sự thực thì loại thuế này đã không hề được nhắc tới tại Thượng viện.
Có thể có dung hoà trong vấn đề này không? Reid báo hiệu ông có thể nhượng bộ một chút cho Hạ Viện bằng cách ông sẽ tăng thuế Medicare đối với người giàu và các thuế gọi là “botax " (về phẫu thuật thẩm mỹ, cũng dường như nhằm vào người giàu), nhưng cả hai loại thuế này cũng chỉ giúp tăng có 5 tỷ.
Đây sẽ là một vấn đề nóng bỏng nhất đang đợi Hạ viện và Thượng viện khi hai viện phải họp đễ tranh luận việc thống nhất hai dự luật với nhau.
4- Giới cao niên lo ngại: cắt giảm Medicare, bảo hiểm cao hơn?
Đảng Cộng hòa đang cố gắng đánh thức anh khổng lồ đang nằm ngủ là giới Cao Niên, với luận điệu là theo kế hoạch Thượng viện cuả đảng Dân chủ, Medicare sẽ bị cắt giảm lớn lao - ít nhất là $ 300 tỷ.
"Nếu như thế, thì có phải là chúng ta đang nói cho người dân Mỹ rằng chúng ta sẽ sửa chữa y tế ở Mỹ bằng cách chúng ta trả cho việc chính phủ tiếp quản hệ thống Y Tế với cắt giảm Medicare?", Thượng nghị sĩ John McCain ( R-Ariz.) đặt câu hỏi.
Việc cắt giảm gần như chắc chắn sẽ làm giảm một số lợi ích của giới cao niên, một thực tế đã trở thành trung tâm điểm cuả đối lập từ thành thị đến thôn quê. Việc cắt giảm có thể ảnh hưởng đến hơn một nửa những người cao niên hiện đang sử dụng chương trình Advantage Medicare rất phổ biến.
Đảng Dân chủ đã nhận thức được mối nguy hiểm nếu giới cao niên nổi dậy nên luôn luôn đưa hiệp hội AARP ra làm bình phong, lý luận rằng hiệp hội lớn nhất quốc gia cuả giới cao niên này đã không ủng hộ cải cách nếu họ thấy rằng người cao niên bị thiệt thòi.
Nhưng một nguy hiểm khác đang ẩn nấp trong dự luật – đó là sự bất đồng với toà Bạch Cung khi chính phủ đạt thoả thuận với tập đoàn cung cấp dược phẩm. Nhiều đảng viên Dân chủ cảm thấy PhRMA đã hưởng lợi dễ dàng mà chỉ phải giảm giá có 80 tỷ đô la. Một số đảng viên cấp tiến đòi hỏi thay đổi các điều khoản của thỏa thuận và bắt buộc ngành công nghiệp bán thuốc với giá discount (chiết khấu) cho chính phủ liên bang.
Tập đoàn PhRMA tuyên bố rằng nếu sự thoả thuận bị thay đổi thì họ sẽ phải tăng lệ phí Medicare về thuốc lên 20 phần trăm. Và họ ngầm đe doạ sẽ quảng cáo rầm rộ để đả kích những thượng nghị sĩ nào bỏ phiếu tăng chi phí thuốc '.
"PhRMA sẽ phải vạch cho mọi người biết sự thật trần truồng", một tư vấn dược phẩm cao cấp nói. "Tôi không hiểu tại sao họ lại muốn tăng tiền đóng bảo hiểm."
5- Cải tổ Y tế làm tăng thâm thủng ngân quĩ
Khi Obama vận động cải tổ, ông cam kết sẽ cắt giảm chi phí bảo hiểm, làm giảm sự tăng vọt xoắn ốc trong chi phí y tế và không phải bỏ thêm một đô-la vào thâm hụt liên bang.
Đến bây giờ thì vẫn không rõ ràng rằng ông sẽ có thể thực hiện bất kỳ những mục tiêu nào, và công chúng bắt đầu lo ngại.
Đó thực sự là một tin xấu cho những nỗ lực của Obama, đặc biệt là ở một thời điểm mà khi các cử tri được thông báo là nền kinh tế vẫn ở mức thấp nhất và tỷ lệ thất nghiệp tăng tới 10 phần trăm.
Một cuộc thăm dò Quinnipiac cho thấy chỉ có 19 phần trăm cử tri tin tưởng lời Obama cam kết rằng cải cách y tế sẽ không tăng thâm hụt trong 10 năm tiếp theo.
Doug Elmendorf, giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội, cho rằng cả hai dự luật từ Thượng Viện hay Hạ Viện cũng sẽ không làm tăng thâm hụt liên bang. Nhưng việc liên bang chi tiêu cho Cải Tổ Y Tế sẽ tăng lên trong 10 năm tới - tăng 598 tỷ theo dự luật hạ viện, và tăng 85 tỷ theo dự luật Thượng viện.
Không ai có thể bảo đảm tiền đóng bảo hiểm sẽ không tăng. Và có những câu hỏi nghiêm trọng về việc liệu các dự luật có đi xa đủ để kiềm chế chi phí.
Cho nên đảng Dân chủ đang chỉ muốn nhấn mạnh thêm về việc dự luật sẽ mở rộng phạm vi bảo hiểm cho nhiều giới, mà tránh né bàn cãi liệu họ có thể giảm chi phí bảo hiểm cho hầu hết các gia đình không. Nhưng chính ở điểm này lại là một vấn đề lớn cho Reid và các đồng minh của ông, nhất là phải làm thế nào để trấn an các cử tri độc lập và ôn hoà đang cảm thấy băn khoăn về Cải Tổ Y Tế tại thời điểm này.
Trong khi những dữ liệu về tiền đóng bảo hiểm từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội còn chưa rõ ràng, chúng ta sẽ còn nghe nhiều khai thác yếu điểm này từ Đảng Cộng hòa.
Top Stories
La communion ecclésiale concrète avec la présence des cardinaux venus du monde au Vietnam
Blog Eglise au Vietnam
20:54 22/11/2009
A la veille de l’ouverture de l’année jubilaire au Vietnam, les trois cardinaux, invités de la conférence des Évêques du Vietnam sont arrivés dans le diocèse de Hanoi dont les cérémonies auront lieu à l’ancienne archevêché, l’actuel
sanctuaire des saints martyrs du Vietnam. Les deux premiers cardinaux sont des anciens présidents des conseils pontificaux: le cardinal Bernard Francis Law, et son homologue le cardinal Roger Marie Elie Etchegaray. L’Archevêque de Hanoi, Monseigneur Joseph Ngô Quang Kiêt, les a présenté comme les deux ecclésiastiques de haute responsabilité dans l’Église, mais très proche de l’Église du Vietnam et des vietnamiens depuis les années difficiles. En même temps, le cardinal André Vingt-Trois, archevêque de Paris, président de la conférence des Évêques de France, est arrivé lui-aussi au Vietnam ce matin. Il a effectué cet après-midi, une visite dans le diocèse de Bắc Ninh, berceau de la musique folklorique vietnamien ‘Quan Ho’ “à la découverte de la culture du pays”.
En cette solennité du Christ, Roi de l’univers, l’archevêque de Hanoi a invité, ce matin, le cardinal Law, et ce soir, le cardinal Etchegaray à présider la messe à la cathédrale saint Joseph de Hanoi. Tous les deux ont prononcé l’homélie en cette fête en insistant sur le sens de la foi en Christ, Roi de l’univers et invitant les chrétiens à suivre fidèlement son chemin. Ci-dessous est l’homélie complètement transcrite du cardinal Etchegaray:
«Chào các bạn», c’est l’unique phrase en vietnamien que je puisse prononcer, mais c’est une salutation très religieuse à mes frères et sœurs ici présent. Aujourd’hui, l’Église fête le Christ, Roi du l’univers en cette dernière journée de l’année liturgique avant d’entrer dans une nouvelle qui nous rappelle toute la vie de notre Sauveur, Jésus. Ce titre, le Christ, Roi de l’univers, peut choquer aujourd’hui nos mentalités. Pourtant, les raisons pour lesquelles un pape moderne, un alpiniste Pie XI avait institué cette fête il n’y a pas si longtemps, sont les plus actuelles que jamais.
Le vrai Seigneur de l’univers, et de chacun de nous, c’est le Christ, il faut le croire. Le tout est de ne pas s’étrangler sur le vrai sens de cette réalité capitale, et d’autant plus, difficile à saisir qu’elle ne ressemble en rien à quelques puissances terrestres. Le Christ n’est ni un prince, ni un empereur, ni un président chef de parti. Jésus l’a dit lui-même: « Mon royaume n’est pas de ce monde. Je suis né dans ce monde» (Jn 18,36). Il n’a accepté ce titre de roi qu’à l’heure de sa mort. Lorsque toute ambiguïté sera effacée. Certains de ses disciples voulaient faire de lui un roi sur terre. Lui, a refusé et le moment où nous chrétiens, pouvons le reconnaitre comme un Seigneur, c’est le Christ avec une couronne d’épines. Il faut bien comprendre ce que veut dire “Seigneur de l’univers ». Pour moi, j’ai été frappé, j’habite Rome, j’avais fait mes études à Rome, j’allais très souvent à une très grande basilique Saint Paul-hors-les-Murs. Pour quoi ? Parce que là-bas dans cette basilique, à l’endroit où saint Paul a été martyrisé, il y a une grande fresque qui représente le Christ, comme on dit, Roi de tous. Et on voit le Christ majestueux, et on voit à ses pieds, tout petit, le pape de l’époque, qui baise les pieds du Christ, Seigneur. Ainsi, l’Église apprend à tous ses fidèles, et même au pape, à être avant tout le serviteur de ses frères, un serviteur qui sert à table, qui lave les pieds de ses apôtres. Hélas ! Ne l’oublions pas. Il faut prendre la réalité comme elle est.
Nous vivons aujourd’hui un temps inconfortable où très peu, même parmi les chrétiens pensent que le Christ est le Seigneur de l’univers. L’endroit, le lieu sacré où on peut le mieux comprendre que le Christ est le Seigneur de l’univers, c’est ici, à la table de l’eucharistie. Le moment où, avant de mourir, Jésus non seulement a donné sa vie pour nous, son corps et son sang, toute sa vie, mais aussi, d’une manière concrète à laver les pieds des apôtres. Pour moi, le moment le plus
significatif de l’eucharistie, c’est juste après la consécration quand, d’une manière ou d’une autre on chante: “Viens, Seigneur Jésus ! Viens dans ta gloire.» La messe est l’endroit où nous attendons le retour d’un Christ crucifié, mais glorieux alors, le vrai Seigneur.
Je pense à la parole du bon larron, crucifié à côté de Jésus, et qui demande à Jésus: «Souviens-toi de moi, quand tu seras entré dans ton Royaume des cieux» (Lc 23,42). Quand nous chantons: “Viens, Seigneur Jésus », dans la tête, l’aspiration, l’appel le plus poignant de tous chrétiens au moment de la messe, nous attendons le retour d’un Christ glorieux qui va transformer toute notre vie. Et la réponse de Jésus: «En vérité, je te le dis, aujourd’hui même, tu seras avec moi dans le paradis» (Lc 23,43). Si nous voulons entendre cette parole, j’ose dire paradoxalement, nous devons nous reconnaitre des larrons, mais des larrons pénitents. Alors ce sera une grande fête pour nous tous, la grande fête de TET. Xin cám ơn.»
A la fin de la célébration, le cardinal Etchegaray a remercié les fidèles de Hanoi pour leur accueil chaleureux. Les trois bouquets de fleurs toutes fraiches, offertes au cardinal, à l’archevêque de Hanoi et au Père Etcharren, Supérieur des Missions Étrangères de Paris, se sont réunies en une seule qui, selon le cardinal, “représente l’unité de leur cœur».
Le cardinal Bernard Law |
En cette solennité du Christ, Roi de l’univers, l’archevêque de Hanoi a invité, ce matin, le cardinal Law, et ce soir, le cardinal Etchegaray à présider la messe à la cathédrale saint Joseph de Hanoi. Tous les deux ont prononcé l’homélie en cette fête en insistant sur le sens de la foi en Christ, Roi de l’univers et invitant les chrétiens à suivre fidèlement son chemin. Ci-dessous est l’homélie complètement transcrite du cardinal Etchegaray:
«Chào các bạn», c’est l’unique phrase en vietnamien que je puisse prononcer, mais c’est une salutation très religieuse à mes frères et sœurs ici présent. Aujourd’hui, l’Église fête le Christ, Roi du l’univers en cette dernière journée de l’année liturgique avant d’entrer dans une nouvelle qui nous rappelle toute la vie de notre Sauveur, Jésus. Ce titre, le Christ, Roi de l’univers, peut choquer aujourd’hui nos mentalités. Pourtant, les raisons pour lesquelles un pape moderne, un alpiniste Pie XI avait institué cette fête il n’y a pas si longtemps, sont les plus actuelles que jamais.
Le cardinal Roger Marie Etchegaray |
Nous vivons aujourd’hui un temps inconfortable où très peu, même parmi les chrétiens pensent que le Christ est le Seigneur de l’univers. L’endroit, le lieu sacré où on peut le mieux comprendre que le Christ est le Seigneur de l’univers, c’est ici, à la table de l’eucharistie. Le moment où, avant de mourir, Jésus non seulement a donné sa vie pour nous, son corps et son sang, toute sa vie, mais aussi, d’une manière concrète à laver les pieds des apôtres. Pour moi, le moment le plus
Je pense à la parole du bon larron, crucifié à côté de Jésus, et qui demande à Jésus: «Souviens-toi de moi, quand tu seras entré dans ton Royaume des cieux» (Lc 23,42). Quand nous chantons: “Viens, Seigneur Jésus », dans la tête, l’aspiration, l’appel le plus poignant de tous chrétiens au moment de la messe, nous attendons le retour d’un Christ glorieux qui va transformer toute notre vie. Et la réponse de Jésus: «En vérité, je te le dis, aujourd’hui même, tu seras avec moi dans le paradis» (Lc 23,43). Si nous voulons entendre cette parole, j’ose dire paradoxalement, nous devons nous reconnaitre des larrons, mais des larrons pénitents. Alors ce sera une grande fête pour nous tous, la grande fête de TET. Xin cám ơn.»
A la fin de la célébration, le cardinal Etchegaray a remercié les fidèles de Hanoi pour leur accueil chaleureux. Les trois bouquets de fleurs toutes fraiches, offertes au cardinal, à l’archevêque de Hanoi et au Père Etcharren, Supérieur des Missions Étrangères de Paris, se sont réunies en une seule qui, selon le cardinal, “représente l’unité de leur cœur».
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phóng sự Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Tây Úc
Nguyễn Công Tánh
04:05 22/11/2009
Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Bổn mạng của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tây Úc
tại Perth, Úc châu năm 2009
Từ sáng sớm ngày 22 tháng 11 năm 2009, hàng ngàn tín hữu từ khắp nơi trong giáo phận Perth-Tây Úc đã hoan hỉ tề tựu về nhà nguyện tại trung tâm sinh hoạt của mình để tham dự Thánh Lễ mừng kính chư Thánh Tử đạo Việt Nam Bổn Mạng của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tây Úc.
Một trăm mười bảy vị thánh tử đạo Việt Nam theo quốc tịch được chia ra như sau:
- 11 vị gốc Tây Ban Nha: 6 giám mục và 5 linh mục dòng Đa Minh.
- 10 vị gốc Pháp: 10 vị gốc Pháp: 2 giám mục và 8 linh mục thuộc hội Thừa Sai Paris.
- 96 vị là người Việt Nam bản xứ: 37 linh mục, 14 thầy giảng, 1 chủng sinh và 44 giáo dân, trong đó có một nữ thánh là bà Anê Lê thị Thành.
Thời gian bách hại và hy sinh nhiều nhất là 58 vị dưới thời Minh Mạng (1820-1841) và 50 vị dưới thời Tự Đức (1847-1883). Tuy nhiên, trong dòng lịch sử giáo hội Việt Nam, người ta ước tính có đến hàng trăm ngàn người tín hữu công giáo ở Việt Nam đã làm chứng nhân cho đức tin và tình yêu trong số đó có 117 vị được Giáo Hội tôn vinh Chân Phước qua triều đại của các Đức Giáo Hoàng Lêo XIII, Piô X, Pio XII. Ngày 5-3-2000,, Đức Gioan Phaolồ II đã tôn phong thầy giảng Andrê Phú Yên lên bậc Chân Phước. Thầy được kể như là vị tử đạo đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam.
Đây là một ngày lễ trọng đại không phải riêng cho những tín hữu Việt Nam nhưng là một đại lễ kính chư Thánh Việt Nam của giáo hội Rô ma: các Ngài là tài sản quý báu của tất cả mọi người tín hữu Công Giáo không còn là của riêng của người Việt Nam và đây là một niềm hãnh diện vô song, một hồng ân vĩ đại mà Thiên Chúa đã ban xuống cho người Công Giáo Việt Nam trên khắp thế giới. Trong ngày đại lễ nầy, tại các thánh đường, nhà nguyện, tất cả các tính hữu Anh Em không phân biệt chủng tộc, màu da đều vui mừng tôn vinh các vị Thánh Tử Đạo Việt Nam như là những bậc tiền nhân anh hùng của chính họ và riêng đối với người Việt Nam trên khắp năm châu thì đây là một ngày Tết lớn, long trọng và hoan lạc để cầu xin chư vị Thánh anh linh của mình giúp lời cầu bàu cho những con cháu hậu sinh của các Ngài vẫn con đang lận đận lao đao trong những hình thức bách hại kiểu mới.
Ngày lễ mừng kính chư Thánh Tử Ðạo Việt Nam đúng vào ngày Ðức Giáo hoàng Gioan XXIII chính thức thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam - ngày 24.11.1960 - tức là đánh dấu sự trưởng thành của Giáo hội Việt Nam. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã xin nhận lấy ngày nầy làm ngày thánh lễ mừng Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong Lịch Phụng Vụ của Tòa Thánh Rôma, ngày 24 tháng 11 hằng năm là ngày lễ chính thức trên khắp thế giới kính nhớ Thánh Andrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo và là một lễ trọng tại Việt Nam cùng với tất cả Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam ở nước ngoài.
Năm nay ngày 24 tháng 11 năm 2009 rơi vào ngày thứ ba trong tuần cho nên Thánh Lể mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam được quý vị linh mục tuyên úy quản nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc quyết định cho di dời ngày hành lễ vào Chúa Nhật 22 tháng 11 năm 2009 nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho các tín hữu bận rộn công ăn việc làm có thể đến tham dự đông đủ ngày lễ trọng đại nầy.
Chương trình thánh lễ mừng kính các thánh tử đạo Việt Nam Bổn Mạng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tây Úc năm 2009 đã được chuẩn bị và dự trù chu đáo qua sự phối hợp và phân công giữa các ban, ngành, đoàn thể của Cộng Đồng. Đặc điểm của chương trình năm là hoà hợp cũ, mới, già trẻ đều có tham gia trong việc tổ chức dưới sự hướng dẫn của quý linh mục tuyên úy, tu sĩ và ban thường vụ của Cộng Đoàn cùng với sự tham gia thông phần tích cực vào các nghi thức phụng vụ của các tín hữu Việt Nam ở tổng Giáo phận Tây Úc.
Ngay hai bên cánh trái và phải phía gian cung Thánh của nguyện đường là giàn trống chiêng truyền thống của người Việt Nam. Sau phần đọc kinh các Thánh của toàn thể giáo hữu, ba hồi chiên trống nổi lên gợi nhớ về giờ phút mà các vị thánh tử đạo Việt Nam sắp chịu bỏ mình dưới các lưỡi gươm tàn bạo của những tay đao phủ để tỏ rõ niềm tin sắc son của mình, thà chết không thà bỏ đạo. Đây là một nghi thức thể hiện nét văn hóa đặc thù của người Việt Nam ở quê nhà mà Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc có thể được xem như là đi tiên phong chủ xướng và tiếp tục áp dụng kể từ những ngày thành lập Cộng Đoàn của mình.
Thành phần giáo hữu dự lễ không phải chỉ có những ông bà lớn tuổi cụ kỵ mà còn có cả các giáo hữu trẻ thuộc thế hệ thứ 2 và thứ 3. Do đó phần dẫn nhập lễ đã được thực hiện bằng sông ngữ Anh - Việt.
Sau phần Dẫn nhập lễ, ca đoàn tổng hợp khởi xướng và nghi thức rước kiệu Xương Thánh bắt đầu vào đúng 9 giờ sáng. Đoàn rước Kiệu Xương Thánh từ phòng hội của nguyện đường đi ra theo thứ tứ tự:
- Thánh giá và đèn chầu.
- Đoàn tín hữu đại diện Cộng Đoàn dâng nhan hương trước tượng Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đoàn dâng nhang hương nầy đại diện cho 3 thế hệ của Cộng Đoàn: 2 trẻ, 2 trung niên và 2 cao niên.
- Tiếp theo là Linh mục phó quản nhiệm cung nghinh Xương Thánh cùng với 4 vị Thừa Tác Viên Giúp Lễ hầu đèn cận kề hai bên.
- Sau cùng là linh mục Chủ tế và Đồng tế. Tất cả đoàn rước kiệu uy nghiêm tiến về phía gian cung thánh.
Tất cả giáo hữu đều đứng thẳng kính cẩn cung nghinh kiệu Xương Thánh.
Hai hàng ghế đầu của nguyện đường sát với gian cung thánh hôm nay dành riêng cho quý vị Thừa Tác Viên Đặc Biệt và Thừa Tác Viên Giúp Lể với y phục chỉnh tề kín đáo và trang trọng.
Tiếp đến là phần Thánh Lễ đồng tế do linh mục quản nhiệm của Cộng Đoàn chủ tế cùng với linh mục phó quản nhiệm và một linh mục khách. Hơn cả ngàn tín hữu lãnh nhận Thánh Thể trong ngày đại lễ hôm nay.
Thánh Lễ chấm dứt, đại diện ban thường vụ chúc mừng đến quý Linh mục, tu sĩ và toàn thể Cộng Đoàn. Sau đó là buổi tiệc vui kéo dài từ 10giờ 30 đến 12 giờ trưa có phần văn nghệ bỏ túi do các danh ca, nghệ sĩ "cây nhà lá vườn" đảm trách.
Trong bài giảng lễ nhân ngày đại lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại nguyện đường đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội ngày 24-11-2007, Linh mục Laurenxô Chu Văn Minh, Giám Đốc Chủng Viện Hà Nội có đoạn thuyết giảng như sau:
"Hy sinh mạng sống đổ hết máu đào ra một lúc là hành động anh hùng, thực hiện chiến công đó thật là khó khăn, nhưng phải làm chứng cho đức tin suốt cuộc đời; từng giọt mồ hôi toát ra; từng giây, từng phút trái tim ứu máu; khi phải dứt bỏ, phải hy sinh những gì quý báu thân thiết của lòng mình đâu phải dễ!
Giáo hội thời nào cũng cần những người dám sống vì đức tin, dám làm chứng cho Chúa trước mặt người đời. Sống đức tin là một loại tử đạo không đổ máu, tuy không đòi hy sinh mạng sống, nhưng lại đòi hy sinh cả tương lai vững vàng và ổn định.
Mỗi ngày chúng ta thường bị đặt trước chọn lựa, trước thập giá của Ðức Giêsu, y như các vị tử đạo ngày xưa. Có khi chúng ta chọn mình mà chối Chúa, ta đã bước qua thập giá khi ta ươn hèn ngại khó, từ chối hy sinh để chọn cách hưởng thụ cách bất chính. Tiền bạc, tiện nghi, khoái lạc có thể là những bạo chúa, những sức mạnh gây ra những cuộc bách hại thầm lặng nhưng không kém phần khủng khiếp và tai họa. Chúng ta phải tỉnh thức luôn mà đương đầu với những thử thách và chọn lựa đó.
Chúng ta phải bảo vệ bằng mọi giá, không để mất đức tin được mua bằng giá máu của bao vị tử đạo, ước gì chúng ta không ngừng làm chứng chuyển giao đức tin đó."
(Nguồn: http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/07news/7news600.htm)
Ngày hôm nay, mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam cũng là dịp con cháu của các ngài trong Cộng Đồng Công Giáo Tây Úc khơi sáng lại lửa đức tin để biểu lộ sự hiệp thông với lòng tin của Hội Thánh cũng như kiểm điểm lại tình yêu của mình đối với Đức Kitô và Giáo Hội của Người. Các thánh tử đạo tại Việt Nam đã viết lên những trang sử đức tin sáng ngời. Sự hy sinh của chư Thánh Tử Đạo Việt Nam là bằng chứng hùng hồn để nói lên rằng: tình yêu Thiên Chúa không bao giờ hư mất và không một cường lực thế gian nào có thể tiêu diệt được chân lý và sự thật. Gương sáng đức tin của các ngài đã viết thành bài ca “không ngừng chúc tụng” để vinh danh và tạ ơn Thiên Chúa đã đưa các ngài vượt qua mọi nỗi kinh hoàng để có thể nhìn thấy dung nhan Thánh Chúa. Mẫu gương sáng ngời của chư Thánh Tử Đạo Việt Nam cần phải được khơi dậy và chiếu tỏa từ mỗi tín hữu Việt Nam, từ con cháu của các ngài ở Tây Úc, ở tại Quê Nhà và ở khắp năm châu bốn biển.
Bổn mạng của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tây Úc
tại Perth, Úc châu năm 2009
Từ sáng sớm ngày 22 tháng 11 năm 2009, hàng ngàn tín hữu từ khắp nơi trong giáo phận Perth-Tây Úc đã hoan hỉ tề tựu về nhà nguyện tại trung tâm sinh hoạt của mình để tham dự Thánh Lễ mừng kính chư Thánh Tử đạo Việt Nam Bổn Mạng của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tây Úc.
Một trăm mười bảy vị thánh tử đạo Việt Nam theo quốc tịch được chia ra như sau:
- 11 vị gốc Tây Ban Nha: 6 giám mục và 5 linh mục dòng Đa Minh.
- 10 vị gốc Pháp: 10 vị gốc Pháp: 2 giám mục và 8 linh mục thuộc hội Thừa Sai Paris.
- 96 vị là người Việt Nam bản xứ: 37 linh mục, 14 thầy giảng, 1 chủng sinh và 44 giáo dân, trong đó có một nữ thánh là bà Anê Lê thị Thành.
Thời gian bách hại và hy sinh nhiều nhất là 58 vị dưới thời Minh Mạng (1820-1841) và 50 vị dưới thời Tự Đức (1847-1883). Tuy nhiên, trong dòng lịch sử giáo hội Việt Nam, người ta ước tính có đến hàng trăm ngàn người tín hữu công giáo ở Việt Nam đã làm chứng nhân cho đức tin và tình yêu trong số đó có 117 vị được Giáo Hội tôn vinh Chân Phước qua triều đại của các Đức Giáo Hoàng Lêo XIII, Piô X, Pio XII. Ngày 5-3-2000,, Đức Gioan Phaolồ II đã tôn phong thầy giảng Andrê Phú Yên lên bậc Chân Phước. Thầy được kể như là vị tử đạo đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam.
Đây là một ngày lễ trọng đại không phải riêng cho những tín hữu Việt Nam nhưng là một đại lễ kính chư Thánh Việt Nam của giáo hội Rô ma: các Ngài là tài sản quý báu của tất cả mọi người tín hữu Công Giáo không còn là của riêng của người Việt Nam và đây là một niềm hãnh diện vô song, một hồng ân vĩ đại mà Thiên Chúa đã ban xuống cho người Công Giáo Việt Nam trên khắp thế giới. Trong ngày đại lễ nầy, tại các thánh đường, nhà nguyện, tất cả các tính hữu Anh Em không phân biệt chủng tộc, màu da đều vui mừng tôn vinh các vị Thánh Tử Đạo Việt Nam như là những bậc tiền nhân anh hùng của chính họ và riêng đối với người Việt Nam trên khắp năm châu thì đây là một ngày Tết lớn, long trọng và hoan lạc để cầu xin chư vị Thánh anh linh của mình giúp lời cầu bàu cho những con cháu hậu sinh của các Ngài vẫn con đang lận đận lao đao trong những hình thức bách hại kiểu mới.
Năm nay ngày 24 tháng 11 năm 2009 rơi vào ngày thứ ba trong tuần cho nên Thánh Lể mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam được quý vị linh mục tuyên úy quản nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc quyết định cho di dời ngày hành lễ vào Chúa Nhật 22 tháng 11 năm 2009 nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho các tín hữu bận rộn công ăn việc làm có thể đến tham dự đông đủ ngày lễ trọng đại nầy.
Chương trình thánh lễ mừng kính các thánh tử đạo Việt Nam Bổn Mạng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tây Úc năm 2009 đã được chuẩn bị và dự trù chu đáo qua sự phối hợp và phân công giữa các ban, ngành, đoàn thể của Cộng Đồng. Đặc điểm của chương trình năm là hoà hợp cũ, mới, già trẻ đều có tham gia trong việc tổ chức dưới sự hướng dẫn của quý linh mục tuyên úy, tu sĩ và ban thường vụ của Cộng Đoàn cùng với sự tham gia thông phần tích cực vào các nghi thức phụng vụ của các tín hữu Việt Nam ở tổng Giáo phận Tây Úc.
Ngay hai bên cánh trái và phải phía gian cung Thánh của nguyện đường là giàn trống chiêng truyền thống của người Việt Nam. Sau phần đọc kinh các Thánh của toàn thể giáo hữu, ba hồi chiên trống nổi lên gợi nhớ về giờ phút mà các vị thánh tử đạo Việt Nam sắp chịu bỏ mình dưới các lưỡi gươm tàn bạo của những tay đao phủ để tỏ rõ niềm tin sắc son của mình, thà chết không thà bỏ đạo. Đây là một nghi thức thể hiện nét văn hóa đặc thù của người Việt Nam ở quê nhà mà Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc có thể được xem như là đi tiên phong chủ xướng và tiếp tục áp dụng kể từ những ngày thành lập Cộng Đoàn của mình.
Thành phần giáo hữu dự lễ không phải chỉ có những ông bà lớn tuổi cụ kỵ mà còn có cả các giáo hữu trẻ thuộc thế hệ thứ 2 và thứ 3. Do đó phần dẫn nhập lễ đã được thực hiện bằng sông ngữ Anh - Việt.
Sau phần Dẫn nhập lễ, ca đoàn tổng hợp khởi xướng và nghi thức rước kiệu Xương Thánh bắt đầu vào đúng 9 giờ sáng. Đoàn rước Kiệu Xương Thánh từ phòng hội của nguyện đường đi ra theo thứ tứ tự:
- Thánh giá và đèn chầu.
- Đoàn tín hữu đại diện Cộng Đoàn dâng nhan hương trước tượng Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đoàn dâng nhang hương nầy đại diện cho 3 thế hệ của Cộng Đoàn: 2 trẻ, 2 trung niên và 2 cao niên.
- Tiếp theo là Linh mục phó quản nhiệm cung nghinh Xương Thánh cùng với 4 vị Thừa Tác Viên Giúp Lễ hầu đèn cận kề hai bên.
- Sau cùng là linh mục Chủ tế và Đồng tế. Tất cả đoàn rước kiệu uy nghiêm tiến về phía gian cung thánh.
Tất cả giáo hữu đều đứng thẳng kính cẩn cung nghinh kiệu Xương Thánh.
Hai hàng ghế đầu của nguyện đường sát với gian cung thánh hôm nay dành riêng cho quý vị Thừa Tác Viên Đặc Biệt và Thừa Tác Viên Giúp Lể với y phục chỉnh tề kín đáo và trang trọng.
Tiếp đến là phần Thánh Lễ đồng tế do linh mục quản nhiệm của Cộng Đoàn chủ tế cùng với linh mục phó quản nhiệm và một linh mục khách. Hơn cả ngàn tín hữu lãnh nhận Thánh Thể trong ngày đại lễ hôm nay.
Thánh Lễ chấm dứt, đại diện ban thường vụ chúc mừng đến quý Linh mục, tu sĩ và toàn thể Cộng Đoàn. Sau đó là buổi tiệc vui kéo dài từ 10giờ 30 đến 12 giờ trưa có phần văn nghệ bỏ túi do các danh ca, nghệ sĩ "cây nhà lá vườn" đảm trách.
Trong bài giảng lễ nhân ngày đại lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại nguyện đường đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội ngày 24-11-2007, Linh mục Laurenxô Chu Văn Minh, Giám Đốc Chủng Viện Hà Nội có đoạn thuyết giảng như sau:
"Hy sinh mạng sống đổ hết máu đào ra một lúc là hành động anh hùng, thực hiện chiến công đó thật là khó khăn, nhưng phải làm chứng cho đức tin suốt cuộc đời; từng giọt mồ hôi toát ra; từng giây, từng phút trái tim ứu máu; khi phải dứt bỏ, phải hy sinh những gì quý báu thân thiết của lòng mình đâu phải dễ!
Giáo hội thời nào cũng cần những người dám sống vì đức tin, dám làm chứng cho Chúa trước mặt người đời. Sống đức tin là một loại tử đạo không đổ máu, tuy không đòi hy sinh mạng sống, nhưng lại đòi hy sinh cả tương lai vững vàng và ổn định.
Mỗi ngày chúng ta thường bị đặt trước chọn lựa, trước thập giá của Ðức Giêsu, y như các vị tử đạo ngày xưa. Có khi chúng ta chọn mình mà chối Chúa, ta đã bước qua thập giá khi ta ươn hèn ngại khó, từ chối hy sinh để chọn cách hưởng thụ cách bất chính. Tiền bạc, tiện nghi, khoái lạc có thể là những bạo chúa, những sức mạnh gây ra những cuộc bách hại thầm lặng nhưng không kém phần khủng khiếp và tai họa. Chúng ta phải tỉnh thức luôn mà đương đầu với những thử thách và chọn lựa đó.
Chúng ta phải bảo vệ bằng mọi giá, không để mất đức tin được mua bằng giá máu của bao vị tử đạo, ước gì chúng ta không ngừng làm chứng chuyển giao đức tin đó."
(Nguồn: http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/07news/7news600.htm)
Ngày hôm nay, mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam cũng là dịp con cháu của các ngài trong Cộng Đồng Công Giáo Tây Úc khơi sáng lại lửa đức tin để biểu lộ sự hiệp thông với lòng tin của Hội Thánh cũng như kiểm điểm lại tình yêu của mình đối với Đức Kitô và Giáo Hội của Người. Các thánh tử đạo tại Việt Nam đã viết lên những trang sử đức tin sáng ngời. Sự hy sinh của chư Thánh Tử Đạo Việt Nam là bằng chứng hùng hồn để nói lên rằng: tình yêu Thiên Chúa không bao giờ hư mất và không một cường lực thế gian nào có thể tiêu diệt được chân lý và sự thật. Gương sáng đức tin của các ngài đã viết thành bài ca “không ngừng chúc tụng” để vinh danh và tạ ơn Thiên Chúa đã đưa các ngài vượt qua mọi nỗi kinh hoàng để có thể nhìn thấy dung nhan Thánh Chúa. Mẫu gương sáng ngời của chư Thánh Tử Đạo Việt Nam cần phải được khơi dậy và chiếu tỏa từ mỗi tín hữu Việt Nam, từ con cháu của các ngài ở Tây Úc, ở tại Quê Nhà và ở khắp năm châu bốn biển.
Đức Hồng y Bernard Francis Law dâng Thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Hà nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
07:22 22/11/2009
HÀ NỘI - Vào lúc 9h sáng ngày 22 tháng 11 năm 2009, kính trọng thể Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội đã diễn ra một thánh lễ trọng thể do Đức Hồng y Bernard Law cử hành. Cùng đồng tế với ngài có Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh và quý Cha.
Hình ảnh ĐHY Law và Đức TGM Hà Nội đồng tế thánh lễ tại Hà Nội
Đức Hồng y Bernard Law năm nay 78 tuổi, nguyên là Tổng Giám mục giáo phận Boston Hoa Kỳ. Sau khi từ nhiệm, ngày 27-5-2004, Đức Thánh Cha đã đặt ngài đứng đầu Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Roma – một trong bốn đại thánh đường quan trọng của giáo hội Công giáo tại Roma - với danh hiệu chính thức là “tổng linh mục” của nhà thờ St. Mary Major Basilica, một chức vị thường được trao ban cho các hồng y về hưu.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse đã vui mừng giới thiệu Đức Hồng y Bernard Law tới cộng đoàn dân Chúa tham dự. Ngài rất yêu mến Việt Nam nên có thể nói, ngài là vị lãnh đạo cao cấp đầu tiên của Giáo hội đến thăm Việt Nam. Đức Hồng y đã có nhiều sự quan tâm và giúp đỡ đặc biệt đối với giáo hội và đất nước Việt Nam, nhất là vấn đề di dân và phát triển ơn gọi nam nữ tu sĩ. Ngài cũng có mối liên hệ đặc biệt với Đức cố Hồng y Fx.Nguyễn Văn Thuận. Dù công khai hay âm thầm, ngài đã nhiều lần đến thăm Việt Nam và hôm nay, một niềm vui cho giáo dân Hà nội khi ngài đã dành thời giờ để đến thăm và cử hành thánh lễ tại nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội.
Trong phần giảng lễ, Đức Hồng y Bernard Law chia sẻ với cộng đồng dân Chúa tham dự Phụng vụ:
"Đức Giêsu Kitô là sự viên mãn của tất cả các Sách Thánh, vậy có nghĩa là niềm hy vọng của chúng ta được thực hiện nơi Đức Giêsu Vua. Sách Khải huyền chỉ cho chúng ta một cái nhìn mới, khi chỉ ra Đức Giêsu Kitô chính là Alpha và Ômega, khởi đầu và tận cùng, Ngài sẽ đến và mọi người sẽ được cảm nghiệm vinh quang Ngài.
Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa toàn năng vì Đức Tin kiên trung của các bậc tổ tiên chúng ta vào Chúa Kitô Vua Vũ trụ, ngay cả với khi phải dâng hiến mạng sống mình.
Lời kinh tiền tụng của thánh lễ hôm nay diễn tả Đức Tin kiên trung đó của các Thánh Tử Đạo. Đức Tin đó của Hội Thánh qua mọi thời. Vương quốc của Chúa được diễn tả là Vương Quốc của Sự Thật và Sự Sống, Vương Quốc của sự Thánh Thiện và Ân Sủng, Vương Quốc của sự Yêu Thương và Công Bình.
Khi chúng ta suy niệm về đoạn Tin Mừng về cuộc đối thoại giữa Philatô và Chúa Giêsu, chúng ta tự chất vấn mình chúng ta: chúng ta giống Philatô hay chúng ta giống các vị Tử Đạo, chúng ta có nghe tiếng Chúa Giêsu – Người là Vua Sự Thật, hay chúng ta chạy theo các trào lưu, theo lối số đông trong xã hội hay quyền lực thế gian chóng qua này.
Xin Đức Mẹ Lavang và chư Thánh Tử Đạo Việt Nam khẩn cầu cho chúng ta trước Tòa Thiên Chúa, để chúng ta luôn can đảm nghe theo tiếng Đức Giêsu Kitô là Vua chúng ta, và chúng ta được ban ân sủng để thuộc về vương quốc của Ngài – vương quốc của sự thật và sự sống, thánh thiện và ân sủng, công bình, yêu thương và bình an."
Kết thúc Thánh lễ, cộng đoàn dân Chúa đã vui mừng chào thăm Đức Hồng y và lãnh nhận phép lành của ngài.
Xin mời nghe Đức TGM Ngô quang Kiệt giới thiệu ĐHY Bernard Law và bài giảng của Đức hồng y và có phần dịch ra tiếng Việt:
Hình ảnh ĐHY Law và Đức TGM Hà Nội đồng tế thánh lễ tại Hà Nội
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse đã vui mừng giới thiệu Đức Hồng y Bernard Law tới cộng đoàn dân Chúa tham dự. Ngài rất yêu mến Việt Nam nên có thể nói, ngài là vị lãnh đạo cao cấp đầu tiên của Giáo hội đến thăm Việt Nam. Đức Hồng y đã có nhiều sự quan tâm và giúp đỡ đặc biệt đối với giáo hội và đất nước Việt Nam, nhất là vấn đề di dân và phát triển ơn gọi nam nữ tu sĩ. Ngài cũng có mối liên hệ đặc biệt với Đức cố Hồng y Fx.Nguyễn Văn Thuận. Dù công khai hay âm thầm, ngài đã nhiều lần đến thăm Việt Nam và hôm nay, một niềm vui cho giáo dân Hà nội khi ngài đã dành thời giờ để đến thăm và cử hành thánh lễ tại nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội.
Trong phần giảng lễ, Đức Hồng y Bernard Law chia sẻ với cộng đồng dân Chúa tham dự Phụng vụ:
"Đức Giêsu Kitô là sự viên mãn của tất cả các Sách Thánh, vậy có nghĩa là niềm hy vọng của chúng ta được thực hiện nơi Đức Giêsu Vua. Sách Khải huyền chỉ cho chúng ta một cái nhìn mới, khi chỉ ra Đức Giêsu Kitô chính là Alpha và Ômega, khởi đầu và tận cùng, Ngài sẽ đến và mọi người sẽ được cảm nghiệm vinh quang Ngài.
Lời kinh tiền tụng của thánh lễ hôm nay diễn tả Đức Tin kiên trung đó của các Thánh Tử Đạo. Đức Tin đó của Hội Thánh qua mọi thời. Vương quốc của Chúa được diễn tả là Vương Quốc của Sự Thật và Sự Sống, Vương Quốc của sự Thánh Thiện và Ân Sủng, Vương Quốc của sự Yêu Thương và Công Bình.
Khi chúng ta suy niệm về đoạn Tin Mừng về cuộc đối thoại giữa Philatô và Chúa Giêsu, chúng ta tự chất vấn mình chúng ta: chúng ta giống Philatô hay chúng ta giống các vị Tử Đạo, chúng ta có nghe tiếng Chúa Giêsu – Người là Vua Sự Thật, hay chúng ta chạy theo các trào lưu, theo lối số đông trong xã hội hay quyền lực thế gian chóng qua này.
Xin Đức Mẹ Lavang và chư Thánh Tử Đạo Việt Nam khẩn cầu cho chúng ta trước Tòa Thiên Chúa, để chúng ta luôn can đảm nghe theo tiếng Đức Giêsu Kitô là Vua chúng ta, và chúng ta được ban ân sủng để thuộc về vương quốc của Ngài – vương quốc của sự thật và sự sống, thánh thiện và ân sủng, công bình, yêu thương và bình an."
Kết thúc Thánh lễ, cộng đoàn dân Chúa đã vui mừng chào thăm Đức Hồng y và lãnh nhận phép lành của ngài.
Xin mời nghe Đức TGM Ngô quang Kiệt giới thiệu ĐHY Bernard Law và bài giảng của Đức hồng y và có phần dịch ra tiếng Việt:
Hội Thừa sai Paris cử hành lễ thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Tử đạo
Lê Đình Thông
10:29 22/11/2009
Hội Thừa sai Paris cử hành lễ thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Tử đạo
‘‘Hằng năm tại nhà nguyện Hiển Linh này, là cái Nôi ươm trồng biết bao ý chí thánh thiện thừa sai cũng như lưu giữ các chứng tích thánh thiêng anh hùng, chúng ta đều họp nhau cùng dâng thánh lễ để mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nhưng đặc biệt năm nay thánh lễ trọng thể này được cử hành trước ngưỡng cửa Năm Thánh 2010 sẽ được khai mạc trọng thể vào chính ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-2009 tại Sở Kiện, nơi ghi dấu ý chí thánh thiện thừa sai đã nảy mầm nên Giáo Hội Việt Nam và cũng là nơi lưu giữ nhiều thánh tích của Giáo hội Việt Nam’’.
Lời dẫn nhập của Linh mục Phạm Công Văn đã tóm lược đầy đủ ý nghĩa lễ thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Tử đạo, cử hành hồi 18 giờ ngày 20-11-2009 tại trụ sở Hội Thừa Sai Paris. Thánh lễ do Linh mục Jean-Baptiste Etcharren, Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris chủ tế, với sự đồng tế của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, Giám đốc Giáo xứ Việt Nam, Linh mục Jean Mourier, Bề trên Chủng viện Xuân Bích, Cha Bernard Schopepfer, Bề trên Nhà mẹ Dòng Lazaristes và 50 linh mục sinh viên Việt Nam tại Paris
Trong diễn văn chào mừng bằng tiếng Pháp, linh mục Nguyễn Thanh Sang, Đại diện các Linh mục Sinh viên Việt Nam tại Paris, gọi tắt là Lisivip, nói đến ký ức thời gian ba chiều của Giáo sử nước Việt: ‘‘Người công giáo Việt Nam đã khắc ghi ý nghĩa lịch s, thiêng liêng và đạo đức để xứng đáng với các bậc sinh thành và chuẩn bị cho tương lai cháu con: xứng đáng với tiền nhân trong Đức tin và chuẩn bị cho tương lai của Giáo hội Việt Nam. Trách nhiệm này là của chúng ta. Chúng ta tha thiết yêumến và dũng cảm đi theo Đức Kitô.’’
Lời nguyện tín hữu
Sau đó, linh mục Jean-Baptiste Etcharren, Bề trên Tổng quyền M.E.P. đã ngỏ lời bằng tiếng Việt. Ngài nói lên ý nghĩa của Lễ Thánh Tử đạo và sự hiệp thông với Giáo hội Việt Nam:
‘‘Hướng về Giáo hội quê hương mừng kinh trọng thể lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam, kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận tông tòa đầu tiên và khai mạc Năm Thánh nhân kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, chúng ta thiết tha dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện chân thành.
Các Thanh Tử Đạo Việt Nam là niềm tự hào của Giáo hội Việt Nam qua đời sống hy sinh mạng sống để làm chứng cho đức tin vào Chúa Kitô. Chúng ta cầu nguyện cho các kitô hữu ngày nay biết gìn giữ di sản đức tin quý báu của các bậc cha anh và dám làm chứng cho đức tin của mình bằng những hy sinh trong đời sống hàng ngày.
Hạt giống Tin mừng đã được gieo vào lòng đất Việt Nam hơn 350 năm. Chúng ta xin Chúa chúc lành cho những nhà truyền giáo và cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin mừng hôm nay được lan rộng khắp nơi trên thế giới; xin cho ngày càng có nhiều kitô hữu thiết tha với ơn gọi truyền giáo để danh Chúa được đến với mọi người.
Trong Năm Thánh kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, chúng ta cầu nguyện đặc biệt cho hàng giám mục, cho các linh mục, các tu sĩ và toàn thể tín hữu Việt Nam lãnh nhận dồi dào ơn thánh Chúa ban, và xin cho Giáo hột Việt Nam luôn biết hiệp thông để nên dấu chỉ của cộng đoàn Chúa Kitô trong xã hội hôm nay.
Trong niềm hiệp thông với Giáo hội Mẹ Việt Nam, xin cho các tín hữu đang sống tại hải ngoại và cách riêng cho cộng đoàn chúng ta đây sống trọn vẹn ơn gọi và sứ mạng được trao phó qua việc chuyên chăm tu luyện, học tập và nêu gương sáng cho những anh chị em của mình.
Lạy Chúa là nguồn mạch mọi ân sủng, chúng con tạ ơn Chúa vì biết bao ân huệ Chúa đã ban cho loài người; cách riêng trong Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam, chúng con lại được lãnh nhận biết bao hồng ân cao quý khác. Xin cho chúng con biết dùng ân huệ Chúa ban để làm sáng danh Chúa và mang lại hạnh phúc cho tha nhân. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.’’
Linh mục Nguyễn Thanh Lý hướng dẫn cộng đoàn dâng lên Chúa nhiều bản thánh ca mang âm hưởng ngũ cung: Anh hùng Việt Nam (Kim Long), Ngày về (Kim Long), Niềm tin kiêu hùng (Mi trầm), Tình ca vô tận (Ngọc Côn) và Đẹp thay (Mi Trầm).
Trong bài suy niệm, linh mục Phạm Công Văn đặc biệt mời gọi cộng đoàn phụng vụ hiệp thông với Giáo hội Việt Nam trong Năm Thánh 2010.
Suy niệm lễ các Thánh Tử đạo
Bài suy niệm mang chiều sâu của lịch sử cứu độ tô máu đào các Thánh Tử đạo:
‘‘Hòa mình trong không gian và thời gian cứu độ, chúng ta cũng đang sánh bước với tất cả Dân Chúa Việt Nam trong ‘‘Tuần Cửu Nhật (từ ngày 15 đến 23-11-2009), (hôm nay là ngày thứ sáu), để cầu nguyện cho mọi sinh hoạt trong Năm Thánh’’.
Hội Đồng Giám Mục quyết định xin mở Năm Thánh 2010 và khai mạc vào lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với ý muốn ‘‘cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa’’.
Thư công bố Năm Thánh 2010 số 2 đưa ra cho chúng ta những gợi ý định hướng nền tảng, ngoài việc tạ ơn Chúa, tri ân các tiền nhân trong đức tin. Như thế bài học từ lịch sử mà ta cần học đầu tiên là học nơi các Thánh Tử Đạo tổ tiên, học để sống và làm chứng cho Tin Mừng, vì ‘‘nên nhớ rằng chứng tá đời sống vẫn luôn là cách thế cụ thể và thuyết phục nhất trong việc làm chứng cho Tin Mừng và giới thiệu Chúa cho người khác’’. Các ngài tin tưởng nơi Chúa nên hiểu biết chân lý. Các ngài trung thành trong tình yêu nên ở bên Chúa’’. Nghĩa là các ngài sống chân lý trong tình yêu và sống yêu thương theo chân lý.’’ (Khôn ngoan 3,1-9). Chân dung và cốt cách của mẫu người công chính mà sách Khôn ngoan phác hoạ được thể hiện trọn vẹn nơi Người Mẫu Công Chính là Đức Giêsu Kitô như trich đoạn Tin Mừng Gioan giới thiệu. Trong tình thương Người đã mạc khải về bản thân và sứ vụ của Người cũng như bày tỏ chân lý về đời sống và lẽ sống cho chúng ta qua hình ảnh ‘‘hạt lúa gieo vào lòng đất’’.
‘‘Hạt lúa’’ trước tiên là chính bản thân Người, qua cuộc nhập thể, được gieo vào trần gian. Hành trình nhập thể phải được hoàn tất qua cái chết cứu độ nơi Thập giá
Rồi ‘‘Hạt lúa’’ Người đề cập cũng là mỗi một chúng ta được sinh vào trần gian. Chung cùng cảm nghĩ như chúng ta, Người đánh giá sự sống trên đời này thật đáng trân trọng, nhưng theo tri thức thần nhân của Người, Người dạy chúng ta không được coi đời sống trần gian là tối thượng, mà phải hướng đến dời sống mới trong Thiên Chúa. Mỗi vị tử đạo trong 118 vị được tôn vinh là một bông hoa huyền nhiệm độc đáo, nhưng các ngài lại đều luôn có một nét đặc trưng đó là cùng tỏa hương chân lý chung khoe sắc yêu thương trải dài theo cuộc sống và qua cái chết.
Sống chân lý đã khó, sống chân lý trong tình thương lại càng khó hơn, nhưng nếu không sống chân lý trong tình thương làm sao có thể chết yêu thương vì chân lý. Quả thật cái khó này là cái khó của con đường hẹp thập giá nhiệm mầu mà Thiên Chúa đã chọn để mạc khải tình yêu cho ai hiểu được thì hiểu, cho ai yêu thì hiểu và hiểu thì yêu.
Họp nhau đây cử hành lễ trọng mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam trước thềm Năm Thánh mở ra cho Giáo Hội Việt Nam để tạ ơn chúc tụng Thiên Chúa, để tôn vinh các Thánh Tổ Tiên tử đạo, và cũng là để nguyện xin. Xin ‘‘cho mọi sinh hoạt trong Năm Thánh được tiến hành tốt đẹp và mang lại nhiều ích lợi thiêng liêng cho mọi người’’. Một cách cụ thể là xin cho mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam, trong mọi hoạt động, thuộc mọi lãnh vực, đừng theo ‘‘đường lối và tính toán của người đời, nhưng trước hết bằng cách vun trồng sự hiệp thông sâu xa với Chúa trong đời sống ân sủng’’. Như thế cũng có nghĩa là biết noi gương các Thánh Tử Đạo theo dấu chân Chúa Giêsu Kitô sống chân lý trong yêu thương, sống yêu thương theo chân lý. Một Chân Lý tỏ bày trọn vẹn là Tình Thương. Một Tình Thương thể hiện cao điểm trong khiêm hạ, nhập thể trong “Hiệp Thông và Tham Gia”, giải bày trong “đối thoại chân thành”, thực thi trong “hợp tác lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau”. Thiển nghĩ đó là bài học nòng cốt, là khuôn thước cho sự tồn tại, đổi mới và phát triển của Giáo Hội cả về mặt đối nội cũng như đối ngoại. Trong quá khứ, các vị tiền bối của chúng ta trong đức tin đã đem ánh sáng chân lý và tình thương chiếu soi cải hoá bóng tối lầm lạc và hận thù, nhìn vào hiện tại từng cá nhân cũng như tập thể Giáo Hội cũng đang bị thách đố và xâm chiếm bởi bóng tối dày đặc dưới nhiều sắc thái (…). Dám ước mong chính bài học này của các Thánh Tổ Tiên, kiếm múc từ mạc khải thập giá, giúp mỗi người tu thân, giúp Giáo hội tề gia để chung góp phần xây dựng xã hội trần thế trên nền tảng những giá trị Tin Mừng hầu cho Nước Trời nẩy nở từ những thực tại trần gian được chăm tưới bằng máu của bạch cầu chân lý và hồng cầu tình thương, máu được lọc luyện và lưu dẫn theo nhịp đập trái tim của Đấng Bi Đâm Thâu.’’ (xin xem toàn văn bài suy niệm trong phần Phụng Vụ).
‘‘Hằng năm tại nhà nguyện Hiển Linh này, là cái Nôi ươm trồng biết bao ý chí thánh thiện thừa sai cũng như lưu giữ các chứng tích thánh thiêng anh hùng, chúng ta đều họp nhau cùng dâng thánh lễ để mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nhưng đặc biệt năm nay thánh lễ trọng thể này được cử hành trước ngưỡng cửa Năm Thánh 2010 sẽ được khai mạc trọng thể vào chính ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-2009 tại Sở Kiện, nơi ghi dấu ý chí thánh thiện thừa sai đã nảy mầm nên Giáo Hội Việt Nam và cũng là nơi lưu giữ nhiều thánh tích của Giáo hội Việt Nam’’.
Trong diễn văn chào mừng bằng tiếng Pháp, linh mục Nguyễn Thanh Sang, Đại diện các Linh mục Sinh viên Việt Nam tại Paris, gọi tắt là Lisivip, nói đến ký ức thời gian ba chiều của Giáo sử nước Việt: ‘‘Người công giáo Việt Nam đã khắc ghi ý nghĩa lịch s, thiêng liêng và đạo đức để xứng đáng với các bậc sinh thành và chuẩn bị cho tương lai cháu con: xứng đáng với tiền nhân trong Đức tin và chuẩn bị cho tương lai của Giáo hội Việt Nam. Trách nhiệm này là của chúng ta. Chúng ta tha thiết yêumến và dũng cảm đi theo Đức Kitô.’’
Lời nguyện tín hữu
Sau đó, linh mục Jean-Baptiste Etcharren, Bề trên Tổng quyền M.E.P. đã ngỏ lời bằng tiếng Việt. Ngài nói lên ý nghĩa của Lễ Thánh Tử đạo và sự hiệp thông với Giáo hội Việt Nam:
‘‘Hướng về Giáo hội quê hương mừng kinh trọng thể lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam, kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận tông tòa đầu tiên và khai mạc Năm Thánh nhân kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, chúng ta thiết tha dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện chân thành.
Các Thanh Tử Đạo Việt Nam là niềm tự hào của Giáo hội Việt Nam qua đời sống hy sinh mạng sống để làm chứng cho đức tin vào Chúa Kitô. Chúng ta cầu nguyện cho các kitô hữu ngày nay biết gìn giữ di sản đức tin quý báu của các bậc cha anh và dám làm chứng cho đức tin của mình bằng những hy sinh trong đời sống hàng ngày.
Hạt giống Tin mừng đã được gieo vào lòng đất Việt Nam hơn 350 năm. Chúng ta xin Chúa chúc lành cho những nhà truyền giáo và cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin mừng hôm nay được lan rộng khắp nơi trên thế giới; xin cho ngày càng có nhiều kitô hữu thiết tha với ơn gọi truyền giáo để danh Chúa được đến với mọi người.
Trong Năm Thánh kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, chúng ta cầu nguyện đặc biệt cho hàng giám mục, cho các linh mục, các tu sĩ và toàn thể tín hữu Việt Nam lãnh nhận dồi dào ơn thánh Chúa ban, và xin cho Giáo hột Việt Nam luôn biết hiệp thông để nên dấu chỉ của cộng đoàn Chúa Kitô trong xã hội hôm nay.
Trong niềm hiệp thông với Giáo hội Mẹ Việt Nam, xin cho các tín hữu đang sống tại hải ngoại và cách riêng cho cộng đoàn chúng ta đây sống trọn vẹn ơn gọi và sứ mạng được trao phó qua việc chuyên chăm tu luyện, học tập và nêu gương sáng cho những anh chị em của mình.
Lạy Chúa là nguồn mạch mọi ân sủng, chúng con tạ ơn Chúa vì biết bao ân huệ Chúa đã ban cho loài người; cách riêng trong Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam, chúng con lại được lãnh nhận biết bao hồng ân cao quý khác. Xin cho chúng con biết dùng ân huệ Chúa ban để làm sáng danh Chúa và mang lại hạnh phúc cho tha nhân. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.’’
Linh mục Nguyễn Thanh Lý hướng dẫn cộng đoàn dâng lên Chúa nhiều bản thánh ca mang âm hưởng ngũ cung: Anh hùng Việt Nam (Kim Long), Ngày về (Kim Long), Niềm tin kiêu hùng (Mi trầm), Tình ca vô tận (Ngọc Côn) và Đẹp thay (Mi Trầm).
Trong bài suy niệm, linh mục Phạm Công Văn đặc biệt mời gọi cộng đoàn phụng vụ hiệp thông với Giáo hội Việt Nam trong Năm Thánh 2010.
Suy niệm lễ các Thánh Tử đạo
Bài suy niệm mang chiều sâu của lịch sử cứu độ tô máu đào các Thánh Tử đạo:
‘‘Hòa mình trong không gian và thời gian cứu độ, chúng ta cũng đang sánh bước với tất cả Dân Chúa Việt Nam trong ‘‘Tuần Cửu Nhật (từ ngày 15 đến 23-11-2009), (hôm nay là ngày thứ sáu), để cầu nguyện cho mọi sinh hoạt trong Năm Thánh’’.
Hội Đồng Giám Mục quyết định xin mở Năm Thánh 2010 và khai mạc vào lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với ý muốn ‘‘cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa’’.
Thư công bố Năm Thánh 2010 số 2 đưa ra cho chúng ta những gợi ý định hướng nền tảng, ngoài việc tạ ơn Chúa, tri ân các tiền nhân trong đức tin. Như thế bài học từ lịch sử mà ta cần học đầu tiên là học nơi các Thánh Tử Đạo tổ tiên, học để sống và làm chứng cho Tin Mừng, vì ‘‘nên nhớ rằng chứng tá đời sống vẫn luôn là cách thế cụ thể và thuyết phục nhất trong việc làm chứng cho Tin Mừng và giới thiệu Chúa cho người khác’’. Các ngài tin tưởng nơi Chúa nên hiểu biết chân lý. Các ngài trung thành trong tình yêu nên ở bên Chúa’’. Nghĩa là các ngài sống chân lý trong tình yêu và sống yêu thương theo chân lý.’’ (Khôn ngoan 3,1-9). Chân dung và cốt cách của mẫu người công chính mà sách Khôn ngoan phác hoạ được thể hiện trọn vẹn nơi Người Mẫu Công Chính là Đức Giêsu Kitô như trich đoạn Tin Mừng Gioan giới thiệu. Trong tình thương Người đã mạc khải về bản thân và sứ vụ của Người cũng như bày tỏ chân lý về đời sống và lẽ sống cho chúng ta qua hình ảnh ‘‘hạt lúa gieo vào lòng đất’’.
‘‘Hạt lúa’’ trước tiên là chính bản thân Người, qua cuộc nhập thể, được gieo vào trần gian. Hành trình nhập thể phải được hoàn tất qua cái chết cứu độ nơi Thập giá
Rồi ‘‘Hạt lúa’’ Người đề cập cũng là mỗi một chúng ta được sinh vào trần gian. Chung cùng cảm nghĩ như chúng ta, Người đánh giá sự sống trên đời này thật đáng trân trọng, nhưng theo tri thức thần nhân của Người, Người dạy chúng ta không được coi đời sống trần gian là tối thượng, mà phải hướng đến dời sống mới trong Thiên Chúa. Mỗi vị tử đạo trong 118 vị được tôn vinh là một bông hoa huyền nhiệm độc đáo, nhưng các ngài lại đều luôn có một nét đặc trưng đó là cùng tỏa hương chân lý chung khoe sắc yêu thương trải dài theo cuộc sống và qua cái chết.
Sống chân lý đã khó, sống chân lý trong tình thương lại càng khó hơn, nhưng nếu không sống chân lý trong tình thương làm sao có thể chết yêu thương vì chân lý. Quả thật cái khó này là cái khó của con đường hẹp thập giá nhiệm mầu mà Thiên Chúa đã chọn để mạc khải tình yêu cho ai hiểu được thì hiểu, cho ai yêu thì hiểu và hiểu thì yêu.
Họp nhau đây cử hành lễ trọng mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam trước thềm Năm Thánh mở ra cho Giáo Hội Việt Nam để tạ ơn chúc tụng Thiên Chúa, để tôn vinh các Thánh Tổ Tiên tử đạo, và cũng là để nguyện xin. Xin ‘‘cho mọi sinh hoạt trong Năm Thánh được tiến hành tốt đẹp và mang lại nhiều ích lợi thiêng liêng cho mọi người’’. Một cách cụ thể là xin cho mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam, trong mọi hoạt động, thuộc mọi lãnh vực, đừng theo ‘‘đường lối và tính toán của người đời, nhưng trước hết bằng cách vun trồng sự hiệp thông sâu xa với Chúa trong đời sống ân sủng’’. Như thế cũng có nghĩa là biết noi gương các Thánh Tử Đạo theo dấu chân Chúa Giêsu Kitô sống chân lý trong yêu thương, sống yêu thương theo chân lý. Một Chân Lý tỏ bày trọn vẹn là Tình Thương. Một Tình Thương thể hiện cao điểm trong khiêm hạ, nhập thể trong “Hiệp Thông và Tham Gia”, giải bày trong “đối thoại chân thành”, thực thi trong “hợp tác lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau”. Thiển nghĩ đó là bài học nòng cốt, là khuôn thước cho sự tồn tại, đổi mới và phát triển của Giáo Hội cả về mặt đối nội cũng như đối ngoại. Trong quá khứ, các vị tiền bối của chúng ta trong đức tin đã đem ánh sáng chân lý và tình thương chiếu soi cải hoá bóng tối lầm lạc và hận thù, nhìn vào hiện tại từng cá nhân cũng như tập thể Giáo Hội cũng đang bị thách đố và xâm chiếm bởi bóng tối dày đặc dưới nhiều sắc thái (…). Dám ước mong chính bài học này của các Thánh Tổ Tiên, kiếm múc từ mạc khải thập giá, giúp mỗi người tu thân, giúp Giáo hội tề gia để chung góp phần xây dựng xã hội trần thế trên nền tảng những giá trị Tin Mừng hầu cho Nước Trời nẩy nở từ những thực tại trần gian được chăm tưới bằng máu của bạch cầu chân lý và hồng cầu tình thương, máu được lọc luyện và lưu dẫn theo nhịp đập trái tim của Đấng Bi Đâm Thâu.’’ (xin xem toàn văn bài suy niệm trong phần Phụng Vụ).
Hiện Tình Hội Linh Mục Sinh Viên Việt Nam tại Pháp và hành trình đại học
Lê Đình Thông
10:50 22/11/2009
Hội Linh Mục Sinh Viên tại Paris và hành trình đại học
Lễ Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Tử đạo cử hành tại Hội Thừa sai Paris tiếp nối trang sử hào hùng tử đạo bằng máu đào trên đất Việt. Các linh mục sinh viên chính là hoa trái tri thức của cây nhân sinh tử đạo. Với công trình tu học của các cha sinh viên, công trình phúc âm hóa từ nay không những trải rộng qua ruộng đồng lúa chín, mà còn thấm nhuần chiều sâu tri thức.
64 linh mục sinh viên học tại Đại học Công giáo Paris và Toulouse mang lại cho Giáo hội Việt Nam sức sống mới. Trong số 64 linh mục, 17 vị nội trú tại trụ sở Hội Thừa sai Paris, 12 tại Chủng viện Xuân Bích, 9 tại Dòng Thừa sai Lazaristes, 5 tại nhà xứ Saint-Sulpice, 10 vị tại trụ sở Hội Thừa sai Paris tại Toulouse và 4 vị nội trú tại Đại học Công giáo Toulouse.
Trong số 64 vị có 27 linh mục chuyên khoa Thần học, 7 Thần học Thánh kinh, 5 môn Phụng vụ, 2 Luân lý, 2 Mục vụ Giáo lý, 5 Tu đức, 1 Thánh nhạc Phụng vụ, 6 Triết học, 1 Lịch sử Giáo hội, 4 Tín lý, 3 Giáo luật, 1 Giáo phụ họ
Các linh mục sinh viên theo 3 cấp học trình 10 năm:
- cấp 1 (Cử nhân: 5 năm): đào tạo Thần học căn bản;
- cấp 2 (Cao học: 2 năm): Thần học chuyên sâu;
- cấp 3 (Tiến sĩ: 3 năm): nghiên cứu Thần học.
Theo thống kê 2008-2009 của Đại học Công giáo Paris, cấp 2 (Cao học) hiện có 153 sinh viên theo học, trong số có 65 quốc tịch Pháp; 21 Việt Nam (đứng hàng thứ 2); Triều Tiên: 7 và Trung Quốc: 3
Hiện nay, Đại học Công giáo Paris và Centre Sèvre (Dòng Tên) có 7 Linh mục và tu sĩ đang chuẩn bị luận án tiến sĩ. Trong số có 2 vị chuyên về Thần học Tín lý; 1 chuyên về Triết học; 1 chuyên về Linh đạo và 3 chuyên về Thánh kinh. Dầu khác nhau về chuyên ngành, khác nhau về chủ đề luận án, nhưng họ gặp gỡ nhau ở 3 điểm chung:
1 - Âm thầm khép mình trong thư viện;
2 - Liều mình lao vào ‘‘mạo hiểm’’ (aventure) mà chỉ trên đường đi mới nhận ra chân lý ló rạng;
3 - Tập chọn một lối đi riêng, rất riêng đôi khi phải ‘‘rớm máu’’. Trên mỗi dòng chữ, mỗi trang viết của luận án luôn để lại dấu ấn của ‘‘mồ hôi’’, ‘‘tâm huyết’’ hay một phần ‘‘sự sống’’ của người âm thầm nguyện cầu, nghiên cứu viết luận án.
Hiệp ý cùng linh mục Jean-Baptiste Etcharren, Bề trên Tổng quyền M.E.P., chúng ta khẩn cầu Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Tử đạo, ban cho các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân (2 người) hiện học tập tại Đại học Công giáo Paris ‘‘sống trọn vẹn ơn gọi và sứ mạng được trao phó qua việc chuyên chăm tu luyện, học tập và nêu gương sáng cho những anh chị em của mình.’’
Paris 20/11/09
Lê Đình Thông
64 linh mục sinh viên học tại Đại học Công giáo Paris và Toulouse mang lại cho Giáo hội Việt Nam sức sống mới. Trong số 64 linh mục, 17 vị nội trú tại trụ sở Hội Thừa sai Paris, 12 tại Chủng viện Xuân Bích, 9 tại Dòng Thừa sai Lazaristes, 5 tại nhà xứ Saint-Sulpice, 10 vị tại trụ sở Hội Thừa sai Paris tại Toulouse và 4 vị nội trú tại Đại học Công giáo Toulouse.
Trong số 64 vị có 27 linh mục chuyên khoa Thần học, 7 Thần học Thánh kinh, 5 môn Phụng vụ, 2 Luân lý, 2 Mục vụ Giáo lý, 5 Tu đức, 1 Thánh nhạc Phụng vụ, 6 Triết học, 1 Lịch sử Giáo hội, 4 Tín lý, 3 Giáo luật, 1 Giáo phụ họ
Các linh mục sinh viên theo 3 cấp học trình 10 năm:
- cấp 1 (Cử nhân: 5 năm): đào tạo Thần học căn bản;
- cấp 2 (Cao học: 2 năm): Thần học chuyên sâu;
- cấp 3 (Tiến sĩ: 3 năm): nghiên cứu Thần học.
Theo thống kê 2008-2009 của Đại học Công giáo Paris, cấp 2 (Cao học) hiện có 153 sinh viên theo học, trong số có 65 quốc tịch Pháp; 21 Việt Nam (đứng hàng thứ 2); Triều Tiên: 7 và Trung Quốc: 3
Hiện nay, Đại học Công giáo Paris và Centre Sèvre (Dòng Tên) có 7 Linh mục và tu sĩ đang chuẩn bị luận án tiến sĩ. Trong số có 2 vị chuyên về Thần học Tín lý; 1 chuyên về Triết học; 1 chuyên về Linh đạo và 3 chuyên về Thánh kinh. Dầu khác nhau về chuyên ngành, khác nhau về chủ đề luận án, nhưng họ gặp gỡ nhau ở 3 điểm chung:
1 - Âm thầm khép mình trong thư viện;
2 - Liều mình lao vào ‘‘mạo hiểm’’ (aventure) mà chỉ trên đường đi mới nhận ra chân lý ló rạng;
3 - Tập chọn một lối đi riêng, rất riêng đôi khi phải ‘‘rớm máu’’. Trên mỗi dòng chữ, mỗi trang viết của luận án luôn để lại dấu ấn của ‘‘mồ hôi’’, ‘‘tâm huyết’’ hay một phần ‘‘sự sống’’ của người âm thầm nguyện cầu, nghiên cứu viết luận án.
Hiệp ý cùng linh mục Jean-Baptiste Etcharren, Bề trên Tổng quyền M.E.P., chúng ta khẩn cầu Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Tử đạo, ban cho các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân (2 người) hiện học tập tại Đại học Công giáo Paris ‘‘sống trọn vẹn ơn gọi và sứ mạng được trao phó qua việc chuyên chăm tu luyện, học tập và nêu gương sáng cho những anh chị em của mình.’’
Paris 20/11/09
Lê Đình Thông
Từ Hội Thừa sai Paris đến Sở Kiện
Lê Đình Thông
10:53 22/11/2009
Từ Hội Thừa sai Paris đến Sở Kiện
‘‘Một lòng sắt son, xưa chịu gươm đao gông cùm trăn trói, lướt thắng gian lao ghi chiến công để muôn đời’’ (Hải Linh). Chiếc gông (cangue) mang trên cổ Đức Cha Pierre Borie (1808-1808) là chứng tích tử đạo đất Việt thứ nhất của phòng Tử đạo - Hội Thừa sai Pari,s khánh thành năm 1848. Phòng Tử đạo là một phần đất Việt giữa lòng thủ đô Paris. Xiềng xích gôm cùm trưng bầy làm sống lại trang sử bách hại đẫm máu. Bút tự của các thánh tử đạo viết trên giấy bản là bản hùng ca, lấy nhân nghĩa mà thắng bạo tàn. Hội Thừa sai Paris không chỉ có công thiết lập phòng chứng tích tử đạo. Chính các cha Thừa sai đã hòa chung máu đào, cùng con dân nước Việt viết nên tranh sử hùng anh của Giáo hội.
Ý nghĩa này đươc thể hiện qua lịch trình mục vụ của linh mục Etcharren. Sau lễ thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Tử đạo (20-11-2009), ngày 21-11-2009, vị bề trên tổng quyền khả kính, một lòng sắt son thủy chung với Giáo hiội Việt Nam đã tháp tùng Đức Hồng Y André Ving-Trois, tổng giám mục Paris, để cùng hàng Giáo phẩm Việt Nam cử hành Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010 ngày 24-11 tại Sở Kiện, nơi cất giữ nhiều chứng tích tử đạo Việt Nam.
Năm 1912, Sở Kiện là nơi đón tiếp nhiều vị giám mục và linh mục Thừa sai dự công đồng Bắc kỳ lần II. Sau gần 1 thể kỷ, cũng địa danh này được vinh dự nghênh đón Đức Hồng Y André Vingt-Trois và linh mục bề trên tổng quyền Hội Thừa sai Paris Jean-Baptiste Etcharren cùng với hàng Giáo phẩm Việt Nam khai mạc Năm Thánh. Theo thông báo của Hội đồng Giám mục Việt Nam, ‘‘Năm Thánh 2010 sẽ được khai mạc trọng thể tại Sở Kiện thuộc Tổng giáo phận Hà Nội vào ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-2009. Các Thánh Tử Đạo đã nhiệt tâm làm chứng cho đức tin đến độ dám hi sinh cả mạng sống. Máu các ngài đổ ra đã tưới thắm mảnh đất quê hương, trở nên hạt giống làm nẩy sinh nhiều cộng đòan tín hữu trên đất nước Việt Nam…” Như vậy, nguyện đường Hiển linh của Hội Thừa sai Paris và thánh đường Sở Kiện đều là ‘‘cái nôi ươm trồng biết bao ý chí thánh thiện thừa sai cũng như lưu giữ các chứng tích thánh thiêng anh hùng, ươm trồng biết bao ý chí thánh thiện thừa sai cũng như lưu giữ các chứng tích thánh thiêng anh hùng’’ như khai từ của linh mục Phạm Công Văn nói trên. Ngày 17-12-2008, ngôi giáo đường lịch sử nằm bên bờ sông Đáy đã được Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt nâng lên hàng đền thờ các Thánh Tử đạo. Sau công đồng Bắc kỳ II cách đây gần 100 năm, Sở Kiện có dịp chứng kiến thêm trang sử Năm Thánh 2010 hào hùng của Giáo hội Việt Nam.
- Ngày 20-4-1843, linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh đã gửi các chủng sinh Kẻ Vĩnh di ngôn sau đây: “Tôi, Phaolô, đang bị xiềng xích vì Chúa Kitô. Tôi xin tường thuât lại những gian nan khốn khó. Lao tù này là hình ảnh sống động của hỏa ngục đời đời. Xin anh em khẩn nguyện với Vua quyền năng dũng mãnh ban cho tôi đủ gan dạ chiến thắng. xin thương đến tôi vì tay Chúa đã đụng chạm đến tôi.” Lạy Chúa, Chúa đã cảm nghiệm vâng lời khó khăn là dường nào. Mỗi ngày Chúa nhìn thấy tôi tớ Chúa bị còng chân tay, bị đeo gông xiềng xích, bị đủ mọi thứ gian nan. Xin Chúa hãy biểu dương uy quyền của Chúa, xin hãy cứu thoát và nâng đỡ con, để trong thân xác yếu hèn này cả trăm họ sẽ nhìn thấy và ca tụng sự dũng mãnh của Chúa.” Tuy nhiên tôi vẫn tạ ơn Chúa, vì Ngài đã chọn sự yếu đuối để làm cho sự hung mạnh phải bẽ mặt, đã chọn sự hèn mọn để đả phá sự cao sang. Tôi vẫn hân hoan vì đâu tôi có đơn thương độc mã mà luôn có Chúa ở cùng. Chính Ngài, Thầy Chí Thánh, đã vác hết gánh nặng Thánh giá, tôi chỉ ghé vai chịu một chút phần đuôi. Nên tôi sẽ cam chịu tất cả những gian lao khốn khó ở đời này cho tới hơi thở cuối cùng. Giữa lúc cuồng phong vũ bảo. Tôi thả neo níu chặt vào ngai Chúa: đây là niềm tin tôi giữ mãi trong lòng.”
- Chứng từ của một linh mục Việt Nam trong Infos du Second Cycle, (Institut Catholique de Paris, 2009) đã viết: ‘‘Đức tin Công giáo gieo trồng trên mảnh đất Việt Nam vào thế kỷ XVI nhờ công trình của các cha thừa sai người Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện có 5 667 000 tín hữu; 3 tổng giáo phận; 23 giáo phận, 44 giám mục, 2 212 linh mục triều; 521 linh mục dòng; 1 778 tu sĩ không phải là linh mục, 11 443 nữ tu, 1 395 giáo dân truyền giáo; 50 605 giáo lý viên’’ (dịch từ bản tiếng Pháp).
Hội ngày mùa ‘‘Vui mừng và Hy vọng’’ trong Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam có được là nhờ các linh mục thừa sai gieo Tin mừng từ thế kỷ XVI và khoảng 300 000 người nhuôm máu đào tử đạo trên mảnh đất quê hương vào thế kỷ XVIII và XIX, trong số có Thánh Anrê Dũng Lạc và 116 bạn tử đạo, được Ðức Thánh Cha Gioan-Phaolô II phong hiển thánh ngày 19-6-1988, vì ‘‘Gieo trong đau thương sẽ gặt giữa vui mừng; đi khóc lóc u sầu sẽ về giữa muôn lời ca’’ (Tv 126,5-6).
‘‘Muôn lời ca’’cất lên từ Sở Kiện trong Thánh lễ khai mạc Năm Thánh (24-11-2009) sẽ hòa chung ‘‘ngàn tiếng hát’’ ngày mùa rộn rã khắp 3 giáo phận và 23 giáo phận, trong Năm Thánh và cũng là Năm Linh Mục: “Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán, lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt, xin Chúa ban nhiều thợ biết nhiệt thành, để nước Chúa rộng lan khắp nơi…”
Paris, ngày 20 tháng 11 năm 2009
‘‘Một lòng sắt son, xưa chịu gươm đao gông cùm trăn trói, lướt thắng gian lao ghi chiến công để muôn đời’’ (Hải Linh). Chiếc gông (cangue) mang trên cổ Đức Cha Pierre Borie (1808-1808) là chứng tích tử đạo đất Việt thứ nhất của phòng Tử đạo - Hội Thừa sai Pari,s khánh thành năm 1848. Phòng Tử đạo là một phần đất Việt giữa lòng thủ đô Paris. Xiềng xích gôm cùm trưng bầy làm sống lại trang sử bách hại đẫm máu. Bút tự của các thánh tử đạo viết trên giấy bản là bản hùng ca, lấy nhân nghĩa mà thắng bạo tàn. Hội Thừa sai Paris không chỉ có công thiết lập phòng chứng tích tử đạo. Chính các cha Thừa sai đã hòa chung máu đào, cùng con dân nước Việt viết nên tranh sử hùng anh của Giáo hội.
Năm 1912, Sở Kiện là nơi đón tiếp nhiều vị giám mục và linh mục Thừa sai dự công đồng Bắc kỳ lần II. Sau gần 1 thể kỷ, cũng địa danh này được vinh dự nghênh đón Đức Hồng Y André Vingt-Trois và linh mục bề trên tổng quyền Hội Thừa sai Paris Jean-Baptiste Etcharren cùng với hàng Giáo phẩm Việt Nam khai mạc Năm Thánh. Theo thông báo của Hội đồng Giám mục Việt Nam, ‘‘Năm Thánh 2010 sẽ được khai mạc trọng thể tại Sở Kiện thuộc Tổng giáo phận Hà Nội vào ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-2009. Các Thánh Tử Đạo đã nhiệt tâm làm chứng cho đức tin đến độ dám hi sinh cả mạng sống. Máu các ngài đổ ra đã tưới thắm mảnh đất quê hương, trở nên hạt giống làm nẩy sinh nhiều cộng đòan tín hữu trên đất nước Việt Nam…” Như vậy, nguyện đường Hiển linh của Hội Thừa sai Paris và thánh đường Sở Kiện đều là ‘‘cái nôi ươm trồng biết bao ý chí thánh thiện thừa sai cũng như lưu giữ các chứng tích thánh thiêng anh hùng, ươm trồng biết bao ý chí thánh thiện thừa sai cũng như lưu giữ các chứng tích thánh thiêng anh hùng’’ như khai từ của linh mục Phạm Công Văn nói trên. Ngày 17-12-2008, ngôi giáo đường lịch sử nằm bên bờ sông Đáy đã được Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt nâng lên hàng đền thờ các Thánh Tử đạo. Sau công đồng Bắc kỳ II cách đây gần 100 năm, Sở Kiện có dịp chứng kiến thêm trang sử Năm Thánh 2010 hào hùng của Giáo hội Việt Nam.
- Ngày 20-4-1843, linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh đã gửi các chủng sinh Kẻ Vĩnh di ngôn sau đây: “Tôi, Phaolô, đang bị xiềng xích vì Chúa Kitô. Tôi xin tường thuât lại những gian nan khốn khó. Lao tù này là hình ảnh sống động của hỏa ngục đời đời. Xin anh em khẩn nguyện với Vua quyền năng dũng mãnh ban cho tôi đủ gan dạ chiến thắng. xin thương đến tôi vì tay Chúa đã đụng chạm đến tôi.” Lạy Chúa, Chúa đã cảm nghiệm vâng lời khó khăn là dường nào. Mỗi ngày Chúa nhìn thấy tôi tớ Chúa bị còng chân tay, bị đeo gông xiềng xích, bị đủ mọi thứ gian nan. Xin Chúa hãy biểu dương uy quyền của Chúa, xin hãy cứu thoát và nâng đỡ con, để trong thân xác yếu hèn này cả trăm họ sẽ nhìn thấy và ca tụng sự dũng mãnh của Chúa.” Tuy nhiên tôi vẫn tạ ơn Chúa, vì Ngài đã chọn sự yếu đuối để làm cho sự hung mạnh phải bẽ mặt, đã chọn sự hèn mọn để đả phá sự cao sang. Tôi vẫn hân hoan vì đâu tôi có đơn thương độc mã mà luôn có Chúa ở cùng. Chính Ngài, Thầy Chí Thánh, đã vác hết gánh nặng Thánh giá, tôi chỉ ghé vai chịu một chút phần đuôi. Nên tôi sẽ cam chịu tất cả những gian lao khốn khó ở đời này cho tới hơi thở cuối cùng. Giữa lúc cuồng phong vũ bảo. Tôi thả neo níu chặt vào ngai Chúa: đây là niềm tin tôi giữ mãi trong lòng.”
Hội ngày mùa ‘‘Vui mừng và Hy vọng’’ trong Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam có được là nhờ các linh mục thừa sai gieo Tin mừng từ thế kỷ XVI và khoảng 300 000 người nhuôm máu đào tử đạo trên mảnh đất quê hương vào thế kỷ XVIII và XIX, trong số có Thánh Anrê Dũng Lạc và 116 bạn tử đạo, được Ðức Thánh Cha Gioan-Phaolô II phong hiển thánh ngày 19-6-1988, vì ‘‘Gieo trong đau thương sẽ gặt giữa vui mừng; đi khóc lóc u sầu sẽ về giữa muôn lời ca’’ (Tv 126,5-6).
‘‘Muôn lời ca’’cất lên từ Sở Kiện trong Thánh lễ khai mạc Năm Thánh (24-11-2009) sẽ hòa chung ‘‘ngàn tiếng hát’’ ngày mùa rộn rã khắp 3 giáo phận và 23 giáo phận, trong Năm Thánh và cũng là Năm Linh Mục: “Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán, lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt, xin Chúa ban nhiều thợ biết nhiệt thành, để nước Chúa rộng lan khắp nơi…”
Paris, ngày 20 tháng 11 năm 2009
Khánh thành Tượng Đài Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Cao Xá Phú Cường
Fx. Trần Kim Ngọc, OP.
11:00 22/11/2009
Đây có thể nói là một công trình nghệ thuật thánh đồ sộ, hay theo kiểu nói của Đức cha Phêrô, là một công trình rất hoành tráng; và theo kiểu nói của Cha xứ Micae Nguyễn Xuân Bắc, OP. là một sự kiện đặc biệt trong chuỗi sự kiện hướng về ngày khai mạc Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam. Các Thánh Tử Đạo là những chứng nhân kiên cường về đời sống đức tin trong mọi hoàn cảnh nhất là những lúc hiểm nguy và gian khổ nhất. Bất chấp những thử thách và bách hại, Các Vị Thánh Tử Đạo, tiền nhân của chúng ta, đã can đảm và kiên cường sống trung thành với Đức tin và Chân lý vĩnh hằng mà Đức Kitô đã rao giảng cho nhân loại. Các vị đã để lại dấu ấn đức tin với lòng yêu mến sắt son trong lòng con cháu của người dân Việt. Tượng đài Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Giáo xứ Cao Xá như muốn nói lên một quá khứ đức tin anh hùng trong lịch sử rao giảng Tin Mừng tại đất nước dấu yêu của chúng ta.
Kết thúc Thánh Lễ Tạ Ơn là bữa cơm huynh đệ. Lời bài hát do Cha phó xứ trình bày, một lần nữa, mời gọi người tín hữu “mau lên gieo bước hành trình”… để cho “đời đẹp hơn tươi hơn khi mình chấp nhận cùng người cộng góp chung xây muôn nụ cười”.
Hướng đến Năm Thánh 2010, ĐHY Vingt-Trois thăm Giáo phận Bắc Ninh: “Tôi muốn khám phá Giáo Hội Việt Nam”
PV WHĐ
11:12 22/11/2009
WHĐ / Bắc Ninh (22.11.2009) – Hôm nay, Đức Hồng y André Armand Vingt-Trois, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Paris, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, đã đến thăm giáo phận Bắc Ninh.
Hình ảnh ĐHY Vingt-Trois thăm Bắc Ninh
Chuyến viếng thăm của ĐHY nằm trong khuôn khổ chương trình ngài đại diện Hội đồng Giám mục Pháp tham dự Đại lễ Khai mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam sẽ diễn ra tại Sở Kiện (Hà Nam) ngày 24-11-2009.
Tiếp đón ĐHY, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh, nói lên niềm vui và sự vinh hạnh của cộng đoàn Dân Chúa tại Bắc Ninh được đón tiếp vị đại diện của HĐGM Pháp, nơi đã gửi nhiều thế hệ thừa sai đến truyền giáo tại Việt Nam.
Cũng trong dịp này, Đức cha Cosma đã tặng ĐHY món quà lưu niệm đầy ý nghĩa: một bức tranh miêu tả buổi diễn xướng quan họ của vùng Kinh Bắc và CD “Mười cô trinh nữ” thấm đẫm chất văn hóa miền đất “tám đời vua nhà Lý” của Luy Lâu – Đình Bảng – Kinh Bắc.
Trước sự đón tiếp ân cần và trọng thị của Giáo phân Bắc Ninh, Đức Hồng y Tổng Giám mục Tổng giáo phận Paris, nói lên tâm tình của ngài khi lần đầu tiên đến Việt Nam, lại được hân hạnh ghé thăm miền đất giàu truyền thống văn hóa: “Đến Việt Nam, tôi thăm những anh chị em của tôi trong Hội Thánh với một niềm vui lớn và một mong ước thiết tha được khám phá Giáo Hội của chúng ta tại miền đất này”.
Như một đáp lại niềm mong ước của ĐHY, các nghệ nhân làng Giềm, nơi đầu nguồn của quan họ Bắc Ninh, đã biểu diễn những bài quan họ đặc sắc, kết tinh văn hóa nghệ thuật của đất Kinh Bắc. ĐHY Vingt-Trois, người con của kinh đô Ánh sáng Paris, đã thưởng thức những làn điệu trữ tình của dân ca Việt Nam, với niềm xúc động sâu xa và sự ngạc nhiên được khám phá của một lữ khách đến từ một nền văn hóa khác.
Đáp lại tấm thịnh tình của chủ nhà Bắc Ninh, vị mục tử của Paris đã tặng Đức cha Cosma tác phẩm ngài viết nhân Năm Thánh Linh mục “Evêques, prêtres et diacres" (Ed. Mediaspaul, Paris, 2009).
Chuyến viếng thăm giáo phận Bắc Ninh của ĐHY André Armand Vingt-Trois, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Paris, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, đã đóng góp vào bầu khí chuẩn bị ngày Đại lễ Khai mạc Năm Thánh 2010 của Giáo tỉnh Hà Nội sắc thái hân hoan, trang trọng, khiến lòng người càng thêm nao nức.
Tối 22-11-2009, Chúa nhật XXXIV, Lễ Chúa Kitô Vua, tại nhà thờ Chánh tòa giáo phận Bắc Ninh, vào lúc 20g Đức Hồng y André Armand Vingt-Trois, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Paris, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, đã đến thăm giáo phận Bắc Ninh và đồng tế trong thánh lễ do Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh, chủ sự. Ngoài ra, cùng đồng tế trong thánh lễ, còn có Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục Kon Tum và các linh mục trong giáo hạt Bắc Ninh.
Chuyến viếng thăm Bắc Ninh của ĐHY Vingt-Trois nằm trong khuôn khổ cuộc viếng thăm Giáo Hội tại Việt Nam, đồng thời ngài còn đại diện Hội đồng Giám mục Pháp tham dự Lễ Khai mạc Năm Thánh được tổ chức tại Sở Kiện thuộc TGP Hà Nội vào ngày 24-11-2009.
Chào mừng các vị thượng khách của Bắc Ninh, Đức cha Cosma nói lên niềm vui mừng của ngài và của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Bắc Ninh được đón tiếp hai vị mục tử của Paris (Pháp) và Kon Tum (Việt Nam) trong khung cảnh ngày Chúa nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ và trong bối cảnh chuẩn bị Khai mạc Năm Thánh của Giáo Hội tại Việt Nam.
Trong bài giảng Thánh lễ Chúa nhật XXXIV mừng lễ Chúa Kitô Vua, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh đã chia sẻ với cộng đoàn dân Chúa Bắc Ninh về Chúa Giêsu – Đức Hoàng đế của Tình yêu – Vị Vua cưỡi trên lưng lừa, Đấng loan báo sứ điệp Hòa Bình và Tình Thương. Với sứ điệp này, Vị Vua Tình yêu và Hòa bình đã mở ra một con đường “đấu tranh” mới cho sự toàn thắng của hòa bình và nhân ái trên trần gian.
Ngỏ lời với các tín hữu vào cuối Thánh lễ, Đức cha Cosma mời gọi mọi người chuẩn bị tâm hồn bước vào Năm Thánh và trân trọng thông báo ĐHY Vingt-Trois sẽ tham dự Lễ Khai mạc Năm Thánh của giáo phận Bắc Ninh vào sáng 25-11-2009.
Thánh lễ đồng tế diễn ra vào đêm đầu đông của miền cận trung du đầy gió lạnh nhưng trang trọng và ấm cúng.
Được biết, ĐHY André Armand Vingt-Trois năm nay 67 tuổi, đã từng đảm nhận trong trách Tổng Giám mục TGP Tours từ 1999 đến 2005, Tổng Giám mục Paris từ 2005 đến nay. Ngài được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nâng lên hàng Hồng y vào năm 2007. Nhân năm Linh mục, ĐHY đã xuất bản tác phẩm “Evêques, prêtres et diacres" (Giám mục, linh mục, phó tế) trình bày những suy tư của ngài về chức linh mục trong truyền thống của Giáo Hội và trước những thách đố trong thời đại ngày nay.
Hình ảnh ĐHY Vingt-Trois thăm Bắc Ninh
Tiếp đón ĐHY, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh, nói lên niềm vui và sự vinh hạnh của cộng đoàn Dân Chúa tại Bắc Ninh được đón tiếp vị đại diện của HĐGM Pháp, nơi đã gửi nhiều thế hệ thừa sai đến truyền giáo tại Việt Nam.
Cũng trong dịp này, Đức cha Cosma đã tặng ĐHY món quà lưu niệm đầy ý nghĩa: một bức tranh miêu tả buổi diễn xướng quan họ của vùng Kinh Bắc và CD “Mười cô trinh nữ” thấm đẫm chất văn hóa miền đất “tám đời vua nhà Lý” của Luy Lâu – Đình Bảng – Kinh Bắc.
Trước sự đón tiếp ân cần và trọng thị của Giáo phân Bắc Ninh, Đức Hồng y Tổng Giám mục Tổng giáo phận Paris, nói lên tâm tình của ngài khi lần đầu tiên đến Việt Nam, lại được hân hạnh ghé thăm miền đất giàu truyền thống văn hóa: “Đến Việt Nam, tôi thăm những anh chị em của tôi trong Hội Thánh với một niềm vui lớn và một mong ước thiết tha được khám phá Giáo Hội của chúng ta tại miền đất này”.
Như một đáp lại niềm mong ước của ĐHY, các nghệ nhân làng Giềm, nơi đầu nguồn của quan họ Bắc Ninh, đã biểu diễn những bài quan họ đặc sắc, kết tinh văn hóa nghệ thuật của đất Kinh Bắc. ĐHY Vingt-Trois, người con của kinh đô Ánh sáng Paris, đã thưởng thức những làn điệu trữ tình của dân ca Việt Nam, với niềm xúc động sâu xa và sự ngạc nhiên được khám phá của một lữ khách đến từ một nền văn hóa khác.
Đáp lại tấm thịnh tình của chủ nhà Bắc Ninh, vị mục tử của Paris đã tặng Đức cha Cosma tác phẩm ngài viết nhân Năm Thánh Linh mục “Evêques, prêtres et diacres" (Ed. Mediaspaul, Paris, 2009).
Chuyến viếng thăm giáo phận Bắc Ninh của ĐHY André Armand Vingt-Trois, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Paris, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, đã đóng góp vào bầu khí chuẩn bị ngày Đại lễ Khai mạc Năm Thánh 2010 của Giáo tỉnh Hà Nội sắc thái hân hoan, trang trọng, khiến lòng người càng thêm nao nức.
Tối 22-11-2009, Chúa nhật XXXIV, Lễ Chúa Kitô Vua, tại nhà thờ Chánh tòa giáo phận Bắc Ninh, vào lúc 20g Đức Hồng y André Armand Vingt-Trois, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Paris, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, đã đến thăm giáo phận Bắc Ninh và đồng tế trong thánh lễ do Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh, chủ sự. Ngoài ra, cùng đồng tế trong thánh lễ, còn có Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục Kon Tum và các linh mục trong giáo hạt Bắc Ninh.
Chào mừng các vị thượng khách của Bắc Ninh, Đức cha Cosma nói lên niềm vui mừng của ngài và của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Bắc Ninh được đón tiếp hai vị mục tử của Paris (Pháp) và Kon Tum (Việt Nam) trong khung cảnh ngày Chúa nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ và trong bối cảnh chuẩn bị Khai mạc Năm Thánh của Giáo Hội tại Việt Nam.
Trong bài giảng Thánh lễ Chúa nhật XXXIV mừng lễ Chúa Kitô Vua, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh đã chia sẻ với cộng đoàn dân Chúa Bắc Ninh về Chúa Giêsu – Đức Hoàng đế của Tình yêu – Vị Vua cưỡi trên lưng lừa, Đấng loan báo sứ điệp Hòa Bình và Tình Thương. Với sứ điệp này, Vị Vua Tình yêu và Hòa bình đã mở ra một con đường “đấu tranh” mới cho sự toàn thắng của hòa bình và nhân ái trên trần gian.
Ngỏ lời với các tín hữu vào cuối Thánh lễ, Đức cha Cosma mời gọi mọi người chuẩn bị tâm hồn bước vào Năm Thánh và trân trọng thông báo ĐHY Vingt-Trois sẽ tham dự Lễ Khai mạc Năm Thánh của giáo phận Bắc Ninh vào sáng 25-11-2009.
Thánh lễ đồng tế diễn ra vào đêm đầu đông của miền cận trung du đầy gió lạnh nhưng trang trọng và ấm cúng.
Được biết, ĐHY André Armand Vingt-Trois năm nay 67 tuổi, đã từng đảm nhận trong trách Tổng Giám mục TGP Tours từ 1999 đến 2005, Tổng Giám mục Paris từ 2005 đến nay. Ngài được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nâng lên hàng Hồng y vào năm 2007. Nhân năm Linh mục, ĐHY đã xuất bản tác phẩm “Evêques, prêtres et diacres" (Giám mục, linh mục, phó tế) trình bày những suy tư của ngài về chức linh mục trong truyền thống của Giáo Hội và trước những thách đố trong thời đại ngày nay.
TGM Hà Nội chào mừng ĐHY Etchégaray tại Hà Nội - Xin mời nghe bài chia sẻ của ĐHY Etchégaray
Giuse Trần Ngọc Huấn
11:41 22/11/2009
Đức Hồng y Roger Etchegaray dâng thánh lễ tại nhà thờ Chính tòa Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
11:47 22/11/2009
HÀ NỘI - Vào lúc 18h chiều ngày lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, 22 tháng 11 năm 2009, Đức Hồng Y Roger Etchegaray đã long trọng chủ sự thánh lễ tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội. Cùng đồng tế với ngài có Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, Cha Jean Baptiste Etcharren – Bề trên tổng quyền hội thừa sai Balê và quý Cha.
Hình ảnh ĐHY Roger Etchegaray dâng thánh lễ tại Hà Nội
Bước vào thánh lễ, Đức Tổng Giuse đã mời gọi cộng đoàn: Hôm nay cộng đoàn dân Chúa chúng ta cùng chúc mừng Đức Hồng y Etchegaray – một vị rất quen thuộc và thân thiện đối với chúng ta – người mà cách đây đúng 20 năm trước đã đến thăm Việt Nam lần đầu tiên với tư cách là đặc sứ của Đức Thánh Cha, làm cho chúng ta được vui mừng hân hoan, mở ra cho chúng ta nhiều niềm hy vọng. Năm sau, Ngài cũng lại đến với chúng ta trong lễ an táng Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn. Ngài luôn luôn yêu mến cũng như dành tình cảm ưu ái cho Việt Nam, hôm nay, nhân dịp sang dự lễ khai mạc Năm Thánh, ngài đã dành thời giờ để đến thăm và cùng cử hành thánh lễ với cộng đoàn chúng ta.
Chúng ta cũng được đón vị khách rất đặc biệt là cha bề trên tổng quyền hội thừa sai Balê (MEP) - Baptiste Etcharren. Chúng ta kỷ niệm 350 năm hai giáo phận tông tòa đầu tiên tại Việt Nam thì cũng là do hai vị Giám mục của hội thừa sai Balê cai quản – hai vị sáng lập hội thừa sai Balê. Từ 350 năm nay, hội luôn gắn bó với Việt Nam, chính cha bề trên đương nhiệm cũng là một người rất Việt Nam.
Đức Hồng y Roger Etchegaray giảng lễ và Cha Etcharren làm thông dịch. Cộng đoàn tham dự hết sức phấn khởi khi nghe cha bề trên M.E.P nói tiếng Việt hết sức trôi chảy và truyền cảm. Trong bài giảng của mình, Đức Hồng y Etchéygaray đã chia sẻ với cộng đồng dân Chúa về mẫu gương của Đức Giêsu Kitô là Vua vũ trụ: Ngài là vua không theo nghĩa như vua chúa trần gian để được kẻ hầu người hạ, nhưng là Vua của lòng người, là vua của vương quốc công bình và yêu thương, Ngài làm vua không phải để được hầu hạ, được phục vụ nhưng Ngài làm vua để phục vụ mọi người, đã hạ mình rửa chân cho các môn đệ. Thời gian hiện tại chúng ta đang sống thật khó khăn cho đời sống thiêng liêng, nhưng luôn khuyến khích chúng ta phải ý thức và làm việc một cách tích cực hơn cho Nước Chúa trị đến.Khi chúng ta dâng Thánh lễ, chúng ta nhớ sự hy sinh của Chúa trên thánh giá, để chúng ta biết cầu nguyện: Lạy Chúa, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến con. Ước gì chúng ta sẽ được nghe tiếng của Chúa nói với mỗi chúng ta: Ta bảo thật, hôm nay anh chị em sẽ được ở trên Thiên Đàng với Ta!
Thánh lễ diễn ra hết sức trang trọng và tôn nghiêm trong sự tham dự của hàng ngàn anh chị em giáo dân. Ngôi nhà thờ chính tòa Hà nội và khuôn viên xung quanh đã không còn một chỗ trống. Hai màn hình lớn được truyền trực tiếp ra ngoài quảng trường để anh chị em giáo dân tham dự thánh lễ một cách trọn vẹn.
Sau Thánh lễ, Đức Hồng y Etchegaray với nụ cười rạng rỡ đã vui mừng chào thăm và chúc lành cho mỗi người hiện diện đang đứng để chào đón ngài bằng một sự thương mến và hết sức thân thiện.
Hình ảnh ĐHY Roger Etchegaray dâng thánh lễ tại Hà Nội
Chúng ta cũng được đón vị khách rất đặc biệt là cha bề trên tổng quyền hội thừa sai Balê (MEP) - Baptiste Etcharren. Chúng ta kỷ niệm 350 năm hai giáo phận tông tòa đầu tiên tại Việt Nam thì cũng là do hai vị Giám mục của hội thừa sai Balê cai quản – hai vị sáng lập hội thừa sai Balê. Từ 350 năm nay, hội luôn gắn bó với Việt Nam, chính cha bề trên đương nhiệm cũng là một người rất Việt Nam.
Thánh lễ diễn ra hết sức trang trọng và tôn nghiêm trong sự tham dự của hàng ngàn anh chị em giáo dân. Ngôi nhà thờ chính tòa Hà nội và khuôn viên xung quanh đã không còn một chỗ trống. Hai màn hình lớn được truyền trực tiếp ra ngoài quảng trường để anh chị em giáo dân tham dự thánh lễ một cách trọn vẹn.
Sau Thánh lễ, Đức Hồng y Etchegaray với nụ cười rạng rỡ đã vui mừng chào thăm và chúc lành cho mỗi người hiện diện đang đứng để chào đón ngài bằng một sự thương mến và hết sức thân thiện.
Sở Kiện 24 giờ trước Ngày Khai Mạc Năm Thánh 2010
Ban Truyền Thông TGP Hà Nội
11:56 22/11/2009
Đoàn của giáo phận Lạng Sơn đã lên đường từ 21h hôm trước và có mặt sớm nhất tại Sở Kiện vào sáng hôm nay. Các giáo phận khác thuộc giáo tỉnh Miền Bắc đã lần lượt có mặt. Đội trống thuộc giáo phận Bùi Chu đến với một đội ngũ hùng hậu và dàn trống hoành tráng.
Anh chị em trong tham gia biểu diễn trong đêm diễn nguyện ngòai việc mang theo trang phục và dụng cụ biểu diễn đã không quên cả chăn chiếu để đảm bảo sức khỏe cho những đêm lưu lại Sở Kiện.
Trường Phổ Thông Trung Học Thị Trấn Kiện Khê nằm ngay bên quảng trường đã được tạo điều kiện làm nơi lưu trú cho anh chị em tham gia đêm diễn nguyện. Ngôi trường này mới được xây dựng xong năm ngoái. Trước đó, các học sinh của trường này học tại các dãy nhà của Tòa Giám Mục cũ trong nhiều năm.
Không khí nhộn nhịp tưng bừng có thể được nhận thấy khắp khuôn viên từ những người tham gia chuẩn bị cho đến bà con trong vùng.
26 lá cờ của 26 giáo phận đã sẵn sàng được kéo lên đón chào Năm Thánh của tòan Giáo hội Việt Nam.
Buổi chiều hôm nay, các tiết mục đã được lắm ghép trên sân khấu lễ đài, sẵn sàng cho đêm tổng duyệt chương trình trong tối hôm nay. Những tiếng trống rộn vang đã nổi lên, dù còn chưa hòan hảo trong khâu lắp ráp, nhưng đã khiến lòng người rộn ràng trong mùa hồng phúc.
Các công tác chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, lễ đài, quảng trường, vệ sinh môi trường, trật tự, y tế, lễ tân, ẩm thực, phụng vụ … đã sẵn sàng cho ngày đại lễ.
Thời tiết tại Sở Kiện lúc này thật tuyệt vời. Không khí trong mấy ngày qua rét đậm nhưng hôm nay trời đã ấm dần lên, ánh nắng chan hòa, gió bắc đã giảm nhiều.
Trong vòng tay yêu thương của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Sở Kiện sẽ là khởi đầu cho mùa đại hồng phúc trong Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam.
Giáo xứ Vĩnh Hòa Saigòn mừng lễ Chúa Kitô Vua
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
12:42 22/11/2009
SÀIGÒN - Vào lúc 17h00, Chúa Nhật ngày 22/11/2009, tại Giáo Xứ Vĩnh Hòa, hạt Phú Thọ, các em Thiếu Nhi Thánh Thể, ca đoàn Cecilia, các Hội đoàn, toàn thể cộng đoàn, Cha Chánh Xứ Gioan Baotixita Vũ Mạnh Hùng và Cha Vicente Nguyễn Cao Dũng … Tập trung trong sân Nhà Thờ để rước kiệu Mừng Kính Đại Lễ Chúa Kitô Vua trong sự trang nghiêm và Thánh Thiện, từng lời kinh tiếng hát vang lên để ca tụng Thiên Chúa, và hiệp ý cầu nguyện cho ca đoàn Cecilia trong ngày lễ Bổn Mạng.
Hình ảnh Lễ Kitô Vua tại gx Vĩnh Hòa
Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo Hội long trọng mừng lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ. Trải qua một năm, chúng ta được Mẹ Giáo Hội dẫn dắt đi qua hành trình mầu nhiệm Thiên Chúa yêu thương cứu độ con người. Khởi đầu từ việc con Thiên Chúa làm người, để rao giảng Tin mừng Nước Trời, thực thi những nghĩa cử yêu thương và phụng vụ cho con người, chết và sống lại lên trời trong vinh quang Chúa Cha, và hôm nay chúng ta tôn vinh Đức Giêsu làVua, Ngài có uy quyền tối thượng, Vua trên hết các Vua, Vua của lòng trí con người, để chúng ta mãi mãi quy phục vương quyền Đức Giêsu Kitô
Đức Kitô là Vua của yêu thương và phụng vụ. Vương quốc của Ngài là vương quốc sự thật. Ai yêu mến sự thật thì thuộc về vương quốc của Ngài
Chúng ta cảm tạ Chúa vì đã cho chúng ta được làm con cái Chúa, được ở trong vương quyền của Chúa. Mỗi ngày trong đời sống chúng ta đang nỗ lực để giữ đức tin và làm phát triển mối dây liên kết với Chúa, đồng thời làm cho vương quyền Đức Kitô được thể hiện nơi tâm hồn chúng ta qua cuộc sống luôn đầy tràn an bình yêu thương.
Hình ảnh Lễ Kitô Vua tại gx Vĩnh Hòa
Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo Hội long trọng mừng lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ. Trải qua một năm, chúng ta được Mẹ Giáo Hội dẫn dắt đi qua hành trình mầu nhiệm Thiên Chúa yêu thương cứu độ con người. Khởi đầu từ việc con Thiên Chúa làm người, để rao giảng Tin mừng Nước Trời, thực thi những nghĩa cử yêu thương và phụng vụ cho con người, chết và sống lại lên trời trong vinh quang Chúa Cha, và hôm nay chúng ta tôn vinh Đức Giêsu làVua, Ngài có uy quyền tối thượng, Vua trên hết các Vua, Vua của lòng trí con người, để chúng ta mãi mãi quy phục vương quyền Đức Giêsu Kitô
Đức Kitô là Vua của yêu thương và phụng vụ. Vương quốc của Ngài là vương quốc sự thật. Ai yêu mến sự thật thì thuộc về vương quốc của Ngài
Chúng ta cảm tạ Chúa vì đã cho chúng ta được làm con cái Chúa, được ở trong vương quyền của Chúa. Mỗi ngày trong đời sống chúng ta đang nỗ lực để giữ đức tin và làm phát triển mối dây liên kết với Chúa, đồng thời làm cho vương quyền Đức Kitô được thể hiện nơi tâm hồn chúng ta qua cuộc sống luôn đầy tràn an bình yêu thương.
Thánh Lễ Tuyên Hứa Huynh Trưởng cấp 1 tại Giáo xứ Thủ Thiêm Sài Gòn
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
12:48 22/11/2009
SAIGÒN - vào lúc 10h00 ngày 22/11/2009. Tại Giáo Xứ Thủ Thiêm, số 58 Khu Phố 1 Phường Thủ Thiêm Quân 2, Tổng Giáo Phận Sài Gòn, các Sa Mạc Sinh trong hiệp đoàn Matthêu Lê Văn Giẫm và các sa mạc sinh Giáo Xứ Bến Cát, Chợ Quán, Đaminh, Phanxico Xavie Cha Tam, Long Bình (thuộc Giáo Phận Bà Rịa Vũng Tàu). Gồm tất cả 80 Sa Mạc Sinh được lãnh chứng chỉ khả năng huynh trưởng cấp 1 và tuyên hứa nhận nhiệm vụ của mình. Với sự Chủ Tế của Cha Gioan Maria Vianey Chu Minh Tân và Cha Laurenso Hoàng Bá Quốc Huy (Cha Phụ Tá Giáo Xứ Thủ Thiêm).
Hình ảnh Thánh Lễ Tuyên Hứa Huynh tại Thủ Thiêm
Hình ảnh Thánh Lễ Tuyên Hứa Huynh tại Thủ Thiêm
Giáo Đoàn Lakemba Sydney Mừng Kính Bổn Mạng Kitô Vua
Diệp Hải Dung
13:37 22/11/2009
SYDNEY - Chiều thứ Bảy 22/11/2009 mặc dù thời tiết rất nóng với nhiệt độ khoảng 40 độ C. các đoàn thể và quan khách đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức KiTô Vua Quan Thầy của Giáo Đoàn Lakemba.
QUÝ VỊ PHẢI ĐÁNH LỜI THIỆU VÀO ĐÂY
Mọi người đều tập trung trong sân trường của nhà thờ, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Đặc trách Giáo Đoàn xông hương kiệu Thánh tượng Chúa KiTô Vua và kiệu cung nghinh Thánh tượng Chúa rước vào nhà thờ. Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm, đi đầu Thánh Giá nến cao, cờ Úc Việt, cờ Hội Thánh, Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio Mariae, Dòng Ba Đa Minh, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, quan khách Úc Việt và Giáo dân.
Kiệu Thánh tượng Chúa KiTô Vua tiến vào nhà thờ an vị trên cung thánh, tất cả mọi người cùng quỳ đền tạ dâng mình cho Chúa KiTô, sau đó quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn và Cha Gary Rawson Chính xứ cùng hiệp dâng Thánh lễ. Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng nói về những vị Vua ở trần gian với sự giàu có và uy quyền nhưng rồi cũng sẽ mai một chẳng còn tồn tại, riêng có một vị Vua rất nghèo hèn sanh trong máng cỏ hang lừa, nhưng Ngài là Vua trên các Vua, Chúa trên các Chúa, Ngài đem đến cho nhân loại không phải sự sang giàu hay quyền quý mà là đem đến cho nhân loại một sự quý giá nhất trên đời là Sự Thật. Chúng ta sống trong Sự Thật sẽ được mãi mãi trường tồn.
Đặc biệt trong Thánh lễ có nghi thức cung nghinh Phúc Âm và Thánh Vũ do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụng vụ rất trang trọng. Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Tuy thời tiết rất là nóng nực nhưng Giáo đoàn đã tổ chức Lễ mừng kính Bổn Mạng rất tốt đẹp. Đặc biệt Ca đoàn Lakemba hát rất hay tạo cho buổi Lễ thêm phần sốt sắng. Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba cũng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng của Giáo Đoàn, Cha cám ơn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney đã đóng góp giúp ích rất nhiều cho Giáo Xứ Lakemba. Kế tiếp ông Nguyễn Ngọc Sinh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý vị Trưởng Ban các Phong Trào Đoàn Thể trong Cộng Đồng và mọi người. Với lòng ưu ái mà quý Cha cùng quý vị đã hy sinh thời giờ quý báu để đến đây tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo Đoàn nhân ngày Lễ Chúa KiTô Vua trong điều kiện thời tiết rất nóng nực như thế này, vì thế đại diện cho Giáo Đoàn và thay mặt Ban Mục Vụ. Con xin chân thành cám ơn quý Cha cùng toàn thể quý vị. Sau cùng Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên Úy chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng bên sân trường của nhà thờ và tham dự Xổ Số may mắn lấy hên.
QUÝ VỊ PHẢI ĐÁNH LỜI THIỆU VÀO ĐÂY
Mọi người đều tập trung trong sân trường của nhà thờ, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Đặc trách Giáo Đoàn xông hương kiệu Thánh tượng Chúa KiTô Vua và kiệu cung nghinh Thánh tượng Chúa rước vào nhà thờ. Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm, đi đầu Thánh Giá nến cao, cờ Úc Việt, cờ Hội Thánh, Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio Mariae, Dòng Ba Đa Minh, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, quan khách Úc Việt và Giáo dân.
Kiệu Thánh tượng Chúa KiTô Vua tiến vào nhà thờ an vị trên cung thánh, tất cả mọi người cùng quỳ đền tạ dâng mình cho Chúa KiTô, sau đó quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn và Cha Gary Rawson Chính xứ cùng hiệp dâng Thánh lễ. Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng nói về những vị Vua ở trần gian với sự giàu có và uy quyền nhưng rồi cũng sẽ mai một chẳng còn tồn tại, riêng có một vị Vua rất nghèo hèn sanh trong máng cỏ hang lừa, nhưng Ngài là Vua trên các Vua, Chúa trên các Chúa, Ngài đem đến cho nhân loại không phải sự sang giàu hay quyền quý mà là đem đến cho nhân loại một sự quý giá nhất trên đời là Sự Thật. Chúng ta sống trong Sự Thật sẽ được mãi mãi trường tồn.
Đặc biệt trong Thánh lễ có nghi thức cung nghinh Phúc Âm và Thánh Vũ do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụng vụ rất trang trọng. Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Tuy thời tiết rất là nóng nực nhưng Giáo đoàn đã tổ chức Lễ mừng kính Bổn Mạng rất tốt đẹp. Đặc biệt Ca đoàn Lakemba hát rất hay tạo cho buổi Lễ thêm phần sốt sắng. Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba cũng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng của Giáo Đoàn, Cha cám ơn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney đã đóng góp giúp ích rất nhiều cho Giáo Xứ Lakemba. Kế tiếp ông Nguyễn Ngọc Sinh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý vị Trưởng Ban các Phong Trào Đoàn Thể trong Cộng Đồng và mọi người. Với lòng ưu ái mà quý Cha cùng quý vị đã hy sinh thời giờ quý báu để đến đây tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo Đoàn nhân ngày Lễ Chúa KiTô Vua trong điều kiện thời tiết rất nóng nực như thế này, vì thế đại diện cho Giáo Đoàn và thay mặt Ban Mục Vụ. Con xin chân thành cám ơn quý Cha cùng toàn thể quý vị. Sau cùng Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên Úy chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng bên sân trường của nhà thờ và tham dự Xổ Số may mắn lấy hên.
Mừng năm thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam
Trần Văn Cảnh
20:45 22/11/2009
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
« Năm 2010 ghi dấu những sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam: 350 năm thiết lập hai giáo phận tông tòa Ðàng Ngoài và Ðàng Trong (1659-2009), 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam (1960-2010). Ðây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa ». (Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh 2010 », ngày 09.10.2009)
Trong chiều hướng nhìn lại quá khứ lịch sử ấy, để MỪNG NĂM THÁNH 2010, mời bạn đọc lùi về dĩ vãng, « XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM », từ năm 1659.
BÀI 1: CHƯƠNG TRÌNH MỪNG NĂM THÁNH 2010
A. Chương trình mừng Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
Trong bản NỘI QUI cử hành năm thánh 2010, công bố ngày 27.03.2008, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN, đã xác định ba mục đích mà việc cử hành Năm Thánh nhằm đến. Trong ba mục đích ấy, hai mục đích đầu nhằm « Nhìn lại quãng đường lịch sử » và « Nhìn lại lịch sử ». Bản Nội Qui viết:
Việc cử hành Năm Thánh 2010 nhằm:
1. Nhìn lại quãng đường lịch sử gần 500 năm truyền giáo qua 3 thời kỳ: 126 năm Bảo Hộ (1533-1659), 300 năm Tông Toà (1659-1960), đặc biệt là 50 năm Chánh Toà (1960-2010). Nhìn lại lịch sử nhằm mời gọi cộng đồng Dân Chúa Việt Nam cùng chung lòng tạ ơn Chúa đã thương ban cho Dân Người được hình thành, tồn tại và phát triển qua những thăng trầm của lịch sử, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với Toà Thánh và các bậc tiền nhân đã góp phần tích cực vào việc loan Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội trên đất nước Việt Nam.
2. Nhìn lại lịch sử cùng với những thẩm định về đời sống Giáo Hội nhằm rút ra những bài học lịch sử cho việc thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới hôm nay.
3. Đồng thời cũng nhìn tới tương lai trong bối cảnh văn hoá xã hội đang đổi thay của những thập niên đầu thiên niên kỷ III, nhằm vận động cộng đồng Dân Chúa một lòng quyết tâm đáp trả tình thương của Chúa, và làm mới hình ảnh gia đình Giáo Hội tại Việt Nam theo hình mẫu mà Công đồng Vatican II 1965 đã phác hoạ như sau:
Giáo Hội hiệp thông: đào sâu mối hiệp thông giữa cộng đoàn tín hữu với Thiên Chúa trong Đức Kitô nhờ Chúa Thánh Thần, củng cố sự hiệp thông giữa các thành phần Dân Chúa, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, trong mỗi Giáo Hội địa phương, hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương với nhau cũng như với Giáo Hội toàn cầu;
Giáo Hội tham gia: mọi thành phần Dân Chúa, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, đều có quyền và trách nhiệm tham dự vào mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ của Giáo Hội, mỗi thành phần theo đặc sủng của mình;
Giáo Hội vì loài người: quyền bính và sứ vụ của Giáo Hội là quyền và trách nhiệm yêu thương và phục vụ cho sự sống của mọi người anh em đồng bào và đồng loại. (1).
Để đạt những mục đích trên, cũng trong bản Nội Qui này, một chương trình đã được qui định. Chương trình này đã được tái xác nhận qua hai Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa về việc chuẩn bị Năm Thánh 2010, ngày 17.04.2009 và Thư HĐGMVN gửi Công đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh 2010 ngày 09.10.2009. Chương trình này gồm ba việc chính:
• khởi đầu tại Tổng Giáo Phận Hà Nội ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Viêt Nam 24.11.2009,
• cử hành trọng thể tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 21 đến 25 tháng 11 năm 2010 với Đại Hội Dân Chúa
• và bế mạc bằng cuộc hành hương lớn vào lễ Hiễn Linh, 06.01.2011 tại Linh Địa Lavang, (2).
Về phương diện tài liệu, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã công bố một số tài liệu quan trọng và chính thức, trong đó bốn tài liệu sau đây là căn bản hơn cả:
1. « Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành NĂM THÁNH 2010, NỘI QUI » dã được đức cha Chủ Tịch HĐGMVN, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, phê chuẩn ngày 27.03.2008 và phổ biến sau đó.
2. « Đề cương Giáo hội tại Việt Nam, mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ » đã được phát hành vào tháng 10.2008, do Ban Tổ Chức Năm Thánh thực hiện.
3. « Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa về việc chuẩn bị Năm Thánh 2010 », ngày 17.04.2009.
4. « Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh 2010 », ngày 09.10.2009.
Trong tương lai, chắc chắn nhiều tài liệu khác cũng sẽ được công bố. Nhưng về tầm vóc quan trọng và chính thức vì có nội dung nền tảng và giá trị ứng dụng lâu dài, ta có thể kể đến những tài liệu mà các vị hữu trách đã loan báo. Trong bản Nội Qui Cử Hành Năm Thánh 2010, về những tài liệu đã được loan báo mà chưa phổ biến có hai tài liệu quan trọng: 1- Kỷ yếu 50 năm thiết lập Phẩm trật Giáo hội Công giáo tại Việt Nam (dự kiến phát hành năm 2009); và 2- Kỷ Yếu Đại hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010 (dự kiến phát hành năm 2010 hay năm 2011).
Rồi trong Thư Ngỏ đề ngày 01.05.2009, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, chủ tịch UBVH/HĐGMVN thông báo rằng « Được sự ủy nhiệm của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, chủ tịch Ủy Ban Tổ chức Năm Thánh 2010, Ủy Ban Văn Hóa trực thuộc HĐGMVN nhận trách nhiệm thực hiện 2 cuốn sách « Kỷ Yếu Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam » và « Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam Năm Mươi năm Quan » (3).
Vị chi trong tương lai, ba tài liệu quan trọng bậc nhất sẽ được phát hành:
4. « Kỷ Yếu Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam » sẽ trình bày ba phần: 1- Giáo hội Bảo trợ (1533-1659) và Giáo hội Tông Tòa (1659-1960); 2- Giáo hội Chính tòa (1960-2010); 3- Hướng tới.
5. « Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam Năm Mươi Năm Qua » dự định trình bày ba phần: 1- Kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm việt nam; 2- Giáo hội Công giáo Việt nam năm mươi năm trưởng thành và phát triển; 3- Hướng tới (Kết luận).
6. « Kỷ Yếu Đại Hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010 » dự định « trình bày những diễn tiến và kết quả của Đại hội, đồng thời đưa ra những định hướng mục vụ cụ thể nhằm xây dựng một Giáo Hội hiệp thông, tham gia, và phục vụ sự sống của mọi người anh em đồng bào và đồng loại ».
B. Loạt bài Mửng Năm Thánh 2010, xem Lịch sử Truyền giáo Việt Nam
Khi người viết hỏi ý vài người bạn về ý định muốn tìm hiểu và chia sẻ về Lịch sử Truyền giáo Việt Nam, một người bạn đã cho hay cách đây vài ngày, một đứa con của anh ta sau khi xem Tivi đã phát biểu thế này: "Lịch sử Việt Nam đã mấy ngàn năm, trong khi lịch sử của Bác và Đảng chỉ có 80 năm, nhưng chương trình học cho học sinh VN thì 90% là chuyện của Bác và Đảng".
Lịch sử Truyền giáo Việt nam, từ lúc hai địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài được thành lập đã dài với 350 năm hiện hữu, dài gấp hơn 4 lần lịch sử Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam, có sẽ phải được phổ biến nhiều hơn 4 lần sự tuyên truyền của lý thuyết xã hội không ? Chúng ta không cần như vậy.
Nhưng, trong dịp kỷ niệm NĂM THÁNH 2010 quan trọng này, như một thành phần của Dân Chúa, vui mừng vì Giáo Hội của mình đã nhờ HỒNG ÂN mà tồn tại được trong đời sồng đức tin vững mạnh và đã hội nhập đức tin công giáo vào văn hoá Việt Nam, người viết muốn tìm hiểu thêm về Giáo Hội mình phục vụ, học hiểu thêm về những việc mà Giáo Hội mình đã thực hiện, tắt một điều, muốn « MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM ». Và muốn chia sẻ một cách vắn gọn những điều mình đã tìm ra, với đồng đạo cũng như với đồng bào của mình.
Trong Thư viết tại Xuân Lộc, ngày 09/10/2009, Gửi Cộng Ðồng Dân Chúa Công Bố Năm Thánh 2010, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã viết rõ rằng: « Năm 2010 ghi dấu những sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam: 350 năm thiết lập hai giáo phận tông tòa Ðàng Ngoài và Ðàng Trong (1659-2009), 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam (1960-2010). Ðây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa. Qua văn thư của Tòa Ân Giải Tối Cao, ký ngày 11-2-2009, Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chấp nhận đơi xin của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, cho phép chúng ta mở Năm Thánh đặc biệt từ Lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam 24-11-2009 đến Lễ Hiển Linh 6-1-2011» (4).
Qua loạt bài này, theo lời chỉ dậy của HĐGMVN, chúng ta sẽ đặc biệt nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học lịch sử của hai quãng đường quan trọng đã ghi dấu trong Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam này. Đó là thời kỳ Tông Tòa và thời kỳ Chính Tòa.
1. THỜI KỲ TÔNG TÒA, từ năm 1659 đến năm 1960, trong đó, Công Giáo đã thành lập và tổ chức 17 giáo phận đầu tiên cho Giáo Hội Việt Nam; thành lập và tổ chức hàng giáo sĩ và tu sĩ địa phương; các tín hữu đã làm chứng cho đức tin: 130.000 người tử vì đạo; và Giáo Hội đóng góp và xây dựng xã hội và văn hóa cho Việt Nam.
2. THỜI KỲ CHÍNH TÒA, từ 1960 đến 2010, trong đó, Các giáo sĩ việt nam tham gia vào giáo triều Roma với nhiều chức phận khác nhau: hồng y, chủ tịch, sứ thần, bí thư,.…; 117 vị tử đạo được phong hiển thánh; Thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; Giáo sĩ và tu sĩ việt nam đi làm mục vụ trên khắp thế giới; Giáo dân Việt Nam có một tâm thức mới: ý thức rõ rệt mình là việt nam công giáo, dấn thân tham gia trách nhiệm xây dựng quốc gia dân tộc, thậm chí dám đương đầu với các bạo lực bất công thế quyền, để bảo vệ và phát triển chân lý và công bình xã hội, mở rộng nhân bản trên nền tảng Tin Mừng.
Hy vọng rằng qua loạt bài này, bạn đọc sẽ nhìn thấy « ý định ngàn đời đầy yêu thương của Thiên Chúa muốn cứu rỗi mọi người. Chính Đức Kitô chứ không ai khác đã sai các sứ giả của Ngài đến vùng đất thân yêu này để loan truyền Tin Mừng cứu độ. Từ năm 1533, hạt giống đức tin đã được gieo trồng trên cánh đồng truyền giáo Việt Nam. Và khi đã nẩy mầm trên mảnh đất tâm hồn tự do của đoàn tín hữu, hạt giống cứ âm thầm mọc lên, bất kể ngày đêm, và cả trong gió mưa giông bão (x. Mc 4, 26-29). Những giọt mồ hôi lao nhọc của các vị thừa sai và nhất là dòng máu anh dũng của những chứng nhân tử đạo đã nên như “hạt giống trổ sinh các Kitô hữu” (Tertulianô). Giáo Hội trên đất nước này đã từng ngày lớn lên trong nguồn ơn thánh và có thể nói là đã vươn tới sự trưởng thành với hàng Giáo phẩm Việt Nam được thành lập năm 1960 (6).
Paris, ngày Lễ Chúa Giêsu Vua, 22 tháng 11 năm 2009
Ghi chú
(1). Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành NĂM THÁNH 2010: NỘI QUY, (27.03.2008)
(2). Ibid.
(3). Thư ngỏ của UB Văn Hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (01.05.2009)/ GM Giuse Vũ Duy Thống).
(4) Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh 2010 », ngày 09.10.2009.
(5). Đề cương Giáo hội tại Việt Nam, mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ, (tháng 10.2008), n°1.
« Năm 2010 ghi dấu những sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam: 350 năm thiết lập hai giáo phận tông tòa Ðàng Ngoài và Ðàng Trong (1659-2009), 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam (1960-2010). Ðây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa ». (Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh 2010 », ngày 09.10.2009)
Trong chiều hướng nhìn lại quá khứ lịch sử ấy, để MỪNG NĂM THÁNH 2010, mời bạn đọc lùi về dĩ vãng, « XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM », từ năm 1659.
BÀI 1: CHƯƠNG TRÌNH MỪNG NĂM THÁNH 2010
A. Chương trình mừng Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
Trong bản NỘI QUI cử hành năm thánh 2010, công bố ngày 27.03.2008, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN, đã xác định ba mục đích mà việc cử hành Năm Thánh nhằm đến. Trong ba mục đích ấy, hai mục đích đầu nhằm « Nhìn lại quãng đường lịch sử » và « Nhìn lại lịch sử ». Bản Nội Qui viết:
Việc cử hành Năm Thánh 2010 nhằm:
1. Nhìn lại quãng đường lịch sử gần 500 năm truyền giáo qua 3 thời kỳ: 126 năm Bảo Hộ (1533-1659), 300 năm Tông Toà (1659-1960), đặc biệt là 50 năm Chánh Toà (1960-2010). Nhìn lại lịch sử nhằm mời gọi cộng đồng Dân Chúa Việt Nam cùng chung lòng tạ ơn Chúa đã thương ban cho Dân Người được hình thành, tồn tại và phát triển qua những thăng trầm của lịch sử, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với Toà Thánh và các bậc tiền nhân đã góp phần tích cực vào việc loan Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội trên đất nước Việt Nam.
2. Nhìn lại lịch sử cùng với những thẩm định về đời sống Giáo Hội nhằm rút ra những bài học lịch sử cho việc thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới hôm nay.
3. Đồng thời cũng nhìn tới tương lai trong bối cảnh văn hoá xã hội đang đổi thay của những thập niên đầu thiên niên kỷ III, nhằm vận động cộng đồng Dân Chúa một lòng quyết tâm đáp trả tình thương của Chúa, và làm mới hình ảnh gia đình Giáo Hội tại Việt Nam theo hình mẫu mà Công đồng Vatican II 1965 đã phác hoạ như sau:
Giáo Hội hiệp thông: đào sâu mối hiệp thông giữa cộng đoàn tín hữu với Thiên Chúa trong Đức Kitô nhờ Chúa Thánh Thần, củng cố sự hiệp thông giữa các thành phần Dân Chúa, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, trong mỗi Giáo Hội địa phương, hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương với nhau cũng như với Giáo Hội toàn cầu;
Giáo Hội tham gia: mọi thành phần Dân Chúa, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, đều có quyền và trách nhiệm tham dự vào mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ của Giáo Hội, mỗi thành phần theo đặc sủng của mình;
Giáo Hội vì loài người: quyền bính và sứ vụ của Giáo Hội là quyền và trách nhiệm yêu thương và phục vụ cho sự sống của mọi người anh em đồng bào và đồng loại. (1).
Để đạt những mục đích trên, cũng trong bản Nội Qui này, một chương trình đã được qui định. Chương trình này đã được tái xác nhận qua hai Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa về việc chuẩn bị Năm Thánh 2010, ngày 17.04.2009 và Thư HĐGMVN gửi Công đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh 2010 ngày 09.10.2009. Chương trình này gồm ba việc chính:
• khởi đầu tại Tổng Giáo Phận Hà Nội ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Viêt Nam 24.11.2009,
• cử hành trọng thể tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 21 đến 25 tháng 11 năm 2010 với Đại Hội Dân Chúa
• và bế mạc bằng cuộc hành hương lớn vào lễ Hiễn Linh, 06.01.2011 tại Linh Địa Lavang, (2).
Về phương diện tài liệu, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã công bố một số tài liệu quan trọng và chính thức, trong đó bốn tài liệu sau đây là căn bản hơn cả:
1. « Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành NĂM THÁNH 2010, NỘI QUI » dã được đức cha Chủ Tịch HĐGMVN, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, phê chuẩn ngày 27.03.2008 và phổ biến sau đó.
2. « Đề cương Giáo hội tại Việt Nam, mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ » đã được phát hành vào tháng 10.2008, do Ban Tổ Chức Năm Thánh thực hiện.
3. « Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa về việc chuẩn bị Năm Thánh 2010 », ngày 17.04.2009.
4. « Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh 2010 », ngày 09.10.2009.
Trong tương lai, chắc chắn nhiều tài liệu khác cũng sẽ được công bố. Nhưng về tầm vóc quan trọng và chính thức vì có nội dung nền tảng và giá trị ứng dụng lâu dài, ta có thể kể đến những tài liệu mà các vị hữu trách đã loan báo. Trong bản Nội Qui Cử Hành Năm Thánh 2010, về những tài liệu đã được loan báo mà chưa phổ biến có hai tài liệu quan trọng: 1- Kỷ yếu 50 năm thiết lập Phẩm trật Giáo hội Công giáo tại Việt Nam (dự kiến phát hành năm 2009); và 2- Kỷ Yếu Đại hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010 (dự kiến phát hành năm 2010 hay năm 2011).
Rồi trong Thư Ngỏ đề ngày 01.05.2009, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, chủ tịch UBVH/HĐGMVN thông báo rằng « Được sự ủy nhiệm của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, chủ tịch Ủy Ban Tổ chức Năm Thánh 2010, Ủy Ban Văn Hóa trực thuộc HĐGMVN nhận trách nhiệm thực hiện 2 cuốn sách « Kỷ Yếu Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam » và « Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam Năm Mươi năm Quan » (3).
Vị chi trong tương lai, ba tài liệu quan trọng bậc nhất sẽ được phát hành:
4. « Kỷ Yếu Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam » sẽ trình bày ba phần: 1- Giáo hội Bảo trợ (1533-1659) và Giáo hội Tông Tòa (1659-1960); 2- Giáo hội Chính tòa (1960-2010); 3- Hướng tới.
5. « Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam Năm Mươi Năm Qua » dự định trình bày ba phần: 1- Kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm việt nam; 2- Giáo hội Công giáo Việt nam năm mươi năm trưởng thành và phát triển; 3- Hướng tới (Kết luận).
6. « Kỷ Yếu Đại Hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010 » dự định « trình bày những diễn tiến và kết quả của Đại hội, đồng thời đưa ra những định hướng mục vụ cụ thể nhằm xây dựng một Giáo Hội hiệp thông, tham gia, và phục vụ sự sống của mọi người anh em đồng bào và đồng loại ».
B. Loạt bài Mửng Năm Thánh 2010, xem Lịch sử Truyền giáo Việt Nam
Khi người viết hỏi ý vài người bạn về ý định muốn tìm hiểu và chia sẻ về Lịch sử Truyền giáo Việt Nam, một người bạn đã cho hay cách đây vài ngày, một đứa con của anh ta sau khi xem Tivi đã phát biểu thế này: "Lịch sử Việt Nam đã mấy ngàn năm, trong khi lịch sử của Bác và Đảng chỉ có 80 năm, nhưng chương trình học cho học sinh VN thì 90% là chuyện của Bác và Đảng".
Lịch sử Truyền giáo Việt nam, từ lúc hai địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài được thành lập đã dài với 350 năm hiện hữu, dài gấp hơn 4 lần lịch sử Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam, có sẽ phải được phổ biến nhiều hơn 4 lần sự tuyên truyền của lý thuyết xã hội không ? Chúng ta không cần như vậy.
Nhưng, trong dịp kỷ niệm NĂM THÁNH 2010 quan trọng này, như một thành phần của Dân Chúa, vui mừng vì Giáo Hội của mình đã nhờ HỒNG ÂN mà tồn tại được trong đời sồng đức tin vững mạnh và đã hội nhập đức tin công giáo vào văn hoá Việt Nam, người viết muốn tìm hiểu thêm về Giáo Hội mình phục vụ, học hiểu thêm về những việc mà Giáo Hội mình đã thực hiện, tắt một điều, muốn « MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM ». Và muốn chia sẻ một cách vắn gọn những điều mình đã tìm ra, với đồng đạo cũng như với đồng bào của mình.
Trong Thư viết tại Xuân Lộc, ngày 09/10/2009, Gửi Cộng Ðồng Dân Chúa Công Bố Năm Thánh 2010, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã viết rõ rằng: « Năm 2010 ghi dấu những sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam: 350 năm thiết lập hai giáo phận tông tòa Ðàng Ngoài và Ðàng Trong (1659-2009), 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam (1960-2010). Ðây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa. Qua văn thư của Tòa Ân Giải Tối Cao, ký ngày 11-2-2009, Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chấp nhận đơi xin của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, cho phép chúng ta mở Năm Thánh đặc biệt từ Lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam 24-11-2009 đến Lễ Hiển Linh 6-1-2011» (4).
Qua loạt bài này, theo lời chỉ dậy của HĐGMVN, chúng ta sẽ đặc biệt nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học lịch sử của hai quãng đường quan trọng đã ghi dấu trong Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam này. Đó là thời kỳ Tông Tòa và thời kỳ Chính Tòa.
1. THỜI KỲ TÔNG TÒA, từ năm 1659 đến năm 1960, trong đó, Công Giáo đã thành lập và tổ chức 17 giáo phận đầu tiên cho Giáo Hội Việt Nam; thành lập và tổ chức hàng giáo sĩ và tu sĩ địa phương; các tín hữu đã làm chứng cho đức tin: 130.000 người tử vì đạo; và Giáo Hội đóng góp và xây dựng xã hội và văn hóa cho Việt Nam.
2. THỜI KỲ CHÍNH TÒA, từ 1960 đến 2010, trong đó, Các giáo sĩ việt nam tham gia vào giáo triều Roma với nhiều chức phận khác nhau: hồng y, chủ tịch, sứ thần, bí thư,.…; 117 vị tử đạo được phong hiển thánh; Thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; Giáo sĩ và tu sĩ việt nam đi làm mục vụ trên khắp thế giới; Giáo dân Việt Nam có một tâm thức mới: ý thức rõ rệt mình là việt nam công giáo, dấn thân tham gia trách nhiệm xây dựng quốc gia dân tộc, thậm chí dám đương đầu với các bạo lực bất công thế quyền, để bảo vệ và phát triển chân lý và công bình xã hội, mở rộng nhân bản trên nền tảng Tin Mừng.
Hy vọng rằng qua loạt bài này, bạn đọc sẽ nhìn thấy « ý định ngàn đời đầy yêu thương của Thiên Chúa muốn cứu rỗi mọi người. Chính Đức Kitô chứ không ai khác đã sai các sứ giả của Ngài đến vùng đất thân yêu này để loan truyền Tin Mừng cứu độ. Từ năm 1533, hạt giống đức tin đã được gieo trồng trên cánh đồng truyền giáo Việt Nam. Và khi đã nẩy mầm trên mảnh đất tâm hồn tự do của đoàn tín hữu, hạt giống cứ âm thầm mọc lên, bất kể ngày đêm, và cả trong gió mưa giông bão (x. Mc 4, 26-29). Những giọt mồ hôi lao nhọc của các vị thừa sai và nhất là dòng máu anh dũng của những chứng nhân tử đạo đã nên như “hạt giống trổ sinh các Kitô hữu” (Tertulianô). Giáo Hội trên đất nước này đã từng ngày lớn lên trong nguồn ơn thánh và có thể nói là đã vươn tới sự trưởng thành với hàng Giáo phẩm Việt Nam được thành lập năm 1960 (6).
Paris, ngày Lễ Chúa Giêsu Vua, 22 tháng 11 năm 2009
Ghi chú
(1). Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành NĂM THÁNH 2010: NỘI QUY, (27.03.2008)
(2). Ibid.
(3). Thư ngỏ của UB Văn Hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (01.05.2009)/ GM Giuse Vũ Duy Thống).
(4) Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh 2010 », ngày 09.10.2009.
(5). Đề cương Giáo hội tại Việt Nam, mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ, (tháng 10.2008), n°1.
Bài giảng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24/11/2009 nhân dịp khai mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện
GM. Giuse Nguyễn Chí Linh
22:47 22/11/2009
BÀI GIẢNG LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 24-11-2009 NHÂN DỊP KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010
Tại Sở Kiện – Hà nội
Kính thưa Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha,
Kính thưa quý vị quan khách,
Quý cha, quý nam nữ tu sĩ và toàn thể đồng bào lương cũng như giáo.
Chúng ta đang có mặt tại Sở Kiện, còn gọi là Kẻ sở, một trong những giáo xứ lớn với 8000 giáo dân của Tổng Giáo Phận Hà-nội.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta tự hỏi tại sao lại chọn nơi này làm địa điểm khai mạc năm thánh ? Có phải vì tại đây có những công trình kiến trúc nổi tiếng hay danh lam thắng cảnh không ? Thưa rằng không. Sở Kiện đã được chọn chỉ vì nó mang nhiều vết tích lịch sử của Giáo Hội Việt Nam, cách riêng là của Giáo Hội miền Bắc.
Sau khi nhà thờ Kẻ Vĩnh, tức Vĩnh trị, bị quân triều đình phá hủy năm 1858 và tiếp theo là thỏa ước trả lại tự do tôn giáo năm 1862, Đức Cha Hubert Jeantet đã chọn Sở Kiện làm trung tâm giáo Phận Tây Đàng Ngoài. Tòa giám mục, chủng viện, trường la tinh, trường giáo lý, nhà quản lý, nhà in, Dòng Mến thánh giá, trường học và nhà thương đã được tuần tự xây dựng tại đây. Năm 1867, Đức cha Puginier đã khởi công xây dựng ngôi nhà thờ chính tòa đầu tiên của giáo phận tông tòa. Đó chính là ngôi nhà thờ đang sừng sững trước mắt chúng ta đây. Nhiều vị giám mục đã được phong chức và mai táng trong nhà thờ này. Sở Kiện cũng là nơi Đức cha Gendreau triệu tập Công đồng Bắc Kỳ lần thứ hai, tiếp nối công đồng lần thứ nhất do Đức cha Lambert de la Motte triệu tập năm 1670. Gần chúng ta hơn cả, ngày 17-12-2008, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô quang Kiệt đã nâng Sở Kiện lên hàng đền thánh tử đạo, trung tâm hành hương của Tổng Giáo Phận Hà nội.
Và hôm nay đây, Sở Kiện lại ghi thêm một trang sử mới, có lẽ là vô tiền khoáng hậu. Chưa bao giờ giáo xứ Sở Kiện đón tiếp lượng khách thập phương đông đảo như ngày hôm nay. Chưa bao giờ con dân Sở Kiện được chứng kiến sự hiện diện của Giáo Hội Việt nam đầy đủ và hùng hậu như ngày hôm nay. Hồng Y, giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân về từ mọi nẻo đường đất nước và từ bốn phương trời hải ngoại, đang nghiêm trang, sát cánh, một lòng một dạ cử hành lễ tạ ơn dưới bóng cờ bay phất phới của 26 giáo phận quê hương.
Không chỉ là một cuộc họp mặt mang tính bản xứ, cuộc họp mặt còn mang chiều kích Giáo Hội hoàn vũ. Ngoài sự quan tâm đầy tình phụ tử của Vị cha chung Giáo Hội là Đức Giáo Hoàng Bênêđitô thứ 16, của Đức Hồng Y Ivan Diaz tổng trưởng thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, Sở Kiện hôm nay còn được hân hạnh tiếp đón các Đức Hồng Y và Giám Mục đến từ Tòa Thánh Vatican, từ các giáo phận thuộc các châu lục khác. Ôi ! Còn hình ảnh hiệp thông nào đẹp hơn ? Có người công giáo Việt Nam nào không nức lòng vì cảnh sum họp đại đồng rộng lớn ngày hôm nay ?
Bên cạnh nhau, cùng với nhau về với không gian đầy dấu xưa tích cũ của Sở Kiện, chúng ta hành hương về quá khứ của Giáo Hội Việt Nam. Hành hương để ghi nhận và cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa, âm thầm, bí ẩn nhưng lai láng chặng đường 350 năm kể từ ngày khai sinh giáo phận Đàng ngoài, giáo phận tiên khởi miền Bắc. Nguyên cớ để chúng ta thực hiện cuộc hành hương này là 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt nam, một chặng đường đầy biến động nhưng cũng không bao giờ thiếu vắng yêu thương quan phòng của Thiên Chúa. Trong niềm tri ân cảm tạ, chúng ta cử hành thánh lễ đầu tiên của năm thánh 2010, trước anh linh các thánh tử đạo Việt nam đang hiện diện tại đây. Thư công bố năm thánh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã viết: « Các Thánh Tử Đạo đã nhiệt tâm làm chứng cho đức tin đến độ dám hi sinh cả mạng sống. Máu các ngài đổ ra đã tưới thắm mảnh đất quê hương, trở nên hạt giống làm nẩy sinh nhiều cộng đoàn tín hữu trên đất nước Việt Nam ».
Thật ra, không riêng gì tại Việt Nam, lịch sử của Giáo Hội nói chung là lịch sử của bách hại. Đức Giêsu, Đấng sáng lập Đạo Thánh, đã là nạn nhân đầu tiên bị bách hại. Thứ đến, hầu hết các môn đệ của Ngài đều đã chết vì bách hại. Những người Kitô hữu đầu tiên tại Rôma đã bị bách hại suốt ba trăm năm. Giáo Hội Việt Nam ngay từ lúc khai sinh, cũng đã trải qua những giờ phút đen tối đầm đìa mồ hôi, nước mắt và máu đào. Những bộ hài cốt đang nằm im lìm tại đền thánh Sở Kiện đây, chính là bằng chứng hùng hồn cho những trang sử đau thương ấy.
Lịch sử nhân loại cho thấy, một dân tộc hay một quốc gia chỉ có thể tồn tại khi có đủ sức mạnh để đương đầu với ngoại xâm và bạo loạn. Đang khi đó, Giáo Hội không phải là một chế độ chính trị, càng không phải là một thế lực cạnh tranh kinh tế hay quân sự. Những cuộc bách hại dai dẳng, liên lục và tàn bạo nhằm ngược đãi, tù đày, lừa lọc, kỳ thị, khai trừ, thậm chí triệt hạ, thủ tiêu, lẽ ra đã xóa tên Kitô giáo trên bản đồ nhân loại. Nhưng không, với con số một tỉ hai tín đồ, chiếm một phần sáu dân số thế giới, Giáo hội công giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất trên hành tinh chúng ta hiện nay.
Bao nhiêu người đã ngã xuống vì bách hại, nhưng Giáo Hội vẫn tồn tại, người Kitô hữu, nói theo ngôn từ của bài đọc thứ nhất chúng ta vừa nghe, vẫn là những người không sợ đau khổ và sự chết. Không có nghĩa họ là những người liều chết vì bướng bỉnh chống đối nhà cầm quyền. Đạo Chúa là đạo tình thương. Điểm biệt loại của các thánh tử đạo là chết trong tình thương. Họ là loại tử tội duy nhất không hận thù kẻ lên án và kết liễu mạng sống mình. Không giữ được phép nước, họ cam lòng tự nguyện chịu chết để trung thành với Chúa, chứ không phải đành chết vì thua cuộc.
Giáo Hội không phải là một tổ chức trần thế. Giáo Hội do Thiên Chúa thiết lập là một vương quốc thuộc thiên giới. Đó chính là chiều kích mầu nhiệm của Giáo Hội. Vì là một mầu nhiệm nên quy luật phát triển của nó không phải là quy luật bình thường, nhưng là quy luật của Đấng sáng lập, được Ngài phát biểu cách quyết liệt trong bài Tin Mừng hôm nay: « Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, nó chỉ trơ trọi một mình; chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác ».
Người đầu tiên tuân theo quy luật đó cách triệt để nhất, chính là Đức Giêsu. Thập giá và cái chết của Ngài đã làm phát sinh Giáo Hội và trở thành nội dung rao giảng cho môn đệ Ngài. Người đời coi thập giá là điên rồ, yếu đuối, nhưng theo lời Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay, đó lại chính là « sức mạnh của Thiên Chúa ». Đó cũng chính là bí quyết sức mạnh của các anh hùng tử đạo. Đó cũng chính là bí quyết tạo ra lịch sử thần thánh của Giáo Hội Việt Nam. Và đó cũng chính là con đường tương lai chúng ta sẽ đi và phải đi để xây dựng, gìn giữ và phát triển Giáo Hội.
Những gì chúng ta đã chia xẻ trên đây cho phép chúng ta kết luận rằng dung mạo của Giáo Hội nói chung, dung mạo của Giáo Hội Việt Nam nói riêng, được cấu tạo bằng một quá khứ mầu nhiệm, một hiện tại hiệp thông và một tương lai sứ vụ. Đó cũng chính là những tiêu đề Ủy Ban Năm Thánh, dưới sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm minh Mẫn, đã chọn để dân Chúa Việt Nam thể hiện cách đặc biệt trong năm toàn xá này. Đó cũng chính là sứ điệp căn bản phát đi từ Sở Kiện, nơi cử hành lễ khai mạc năm thánh 2010.
Cuối cùng nhân danh Giáo Hội Công giáo Việt Nam, thay mặt cho Đức Giám Mục Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi xin được có đôi lời với các vị khách mời và với tất cả những ai không cùng niềm tin tôn giáo.
Thưa quí vị,
Chúng tôi cảm thấy thật ấm lòng và rất cám ơn sự chiếu cố tận tình của đại biểu chính quyền các cấp, ngoại giao đoàn, tôn giáo bạn, bà con lương dân không cùng niềm tin, trong dịp đại lễ khai mạc hôm nay. Nhiều người cho rằng người công giáo có xu hướng cục bộ, khép kín. Nhưng sự hiện diện của quý vị và những gì diễn ra tại đây, đang chứng minh ngược lại. Do hoàn cảnh lịch sử, xã hội phức tạp, do vô tình hoặc ác ý từ phía nọ phía kia, có khi do cách sống phần nào lệch lạc của một số tín đồ, mà hình ảnh Thiên Chúa đã bị xuyên tạc méo mó và Giáo Hội công giáo đã bị ngộ nhận hiểu lầm. Qua ngày khai mạc năm thánh hôm nay, chúng tôi muốn gửi đến tất cả những ai không cùng niềm tin, thông điệp của Đức Giêsu, Đấng sáng lập Kitô giáo, thông điệp của sự hòa đồng không biên giới, “mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ và màu da”. Chúng tôi muốn chia xẻ khát vọng mở rộng vòng tay thân ái của người có đạo, của Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi với tất cả những ai, cách này hay cách khác, đã không hài lòng về người công giáo và về Giáo Hội công giáo. Đã đến lúc người Việt nam phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta đã làm khổ nhau quá nhiều vì bảo thủ chính kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm và quyền lợi. Phải khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau chia xẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xã hội, để giới trẻ của chúng ta an lòng tin tưởng tương lai. Tắt một lời: mang trái tim Việt Nam, trên đất mẹ thân yêu hay ở bất kỳ đâu, người Việt Nam là anh em một nhà.
Tôi đề nghị mọi người chúng ta hãy vỗ tay biểu đồng tình.
Xin cám ơn mọi người.
Tại Sở Kiện – Hà nội
Kính thưa Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha,
Kính thưa quý vị quan khách,
Quý cha, quý nam nữ tu sĩ và toàn thể đồng bào lương cũng như giáo.
Chúng ta đang có mặt tại Sở Kiện, còn gọi là Kẻ sở, một trong những giáo xứ lớn với 8000 giáo dân của Tổng Giáo Phận Hà-nội.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta tự hỏi tại sao lại chọn nơi này làm địa điểm khai mạc năm thánh ? Có phải vì tại đây có những công trình kiến trúc nổi tiếng hay danh lam thắng cảnh không ? Thưa rằng không. Sở Kiện đã được chọn chỉ vì nó mang nhiều vết tích lịch sử của Giáo Hội Việt Nam, cách riêng là của Giáo Hội miền Bắc.
Sau khi nhà thờ Kẻ Vĩnh, tức Vĩnh trị, bị quân triều đình phá hủy năm 1858 và tiếp theo là thỏa ước trả lại tự do tôn giáo năm 1862, Đức Cha Hubert Jeantet đã chọn Sở Kiện làm trung tâm giáo Phận Tây Đàng Ngoài. Tòa giám mục, chủng viện, trường la tinh, trường giáo lý, nhà quản lý, nhà in, Dòng Mến thánh giá, trường học và nhà thương đã được tuần tự xây dựng tại đây. Năm 1867, Đức cha Puginier đã khởi công xây dựng ngôi nhà thờ chính tòa đầu tiên của giáo phận tông tòa. Đó chính là ngôi nhà thờ đang sừng sững trước mắt chúng ta đây. Nhiều vị giám mục đã được phong chức và mai táng trong nhà thờ này. Sở Kiện cũng là nơi Đức cha Gendreau triệu tập Công đồng Bắc Kỳ lần thứ hai, tiếp nối công đồng lần thứ nhất do Đức cha Lambert de la Motte triệu tập năm 1670. Gần chúng ta hơn cả, ngày 17-12-2008, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô quang Kiệt đã nâng Sở Kiện lên hàng đền thánh tử đạo, trung tâm hành hương của Tổng Giáo Phận Hà nội.
Và hôm nay đây, Sở Kiện lại ghi thêm một trang sử mới, có lẽ là vô tiền khoáng hậu. Chưa bao giờ giáo xứ Sở Kiện đón tiếp lượng khách thập phương đông đảo như ngày hôm nay. Chưa bao giờ con dân Sở Kiện được chứng kiến sự hiện diện của Giáo Hội Việt nam đầy đủ và hùng hậu như ngày hôm nay. Hồng Y, giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân về từ mọi nẻo đường đất nước và từ bốn phương trời hải ngoại, đang nghiêm trang, sát cánh, một lòng một dạ cử hành lễ tạ ơn dưới bóng cờ bay phất phới của 26 giáo phận quê hương.
Không chỉ là một cuộc họp mặt mang tính bản xứ, cuộc họp mặt còn mang chiều kích Giáo Hội hoàn vũ. Ngoài sự quan tâm đầy tình phụ tử của Vị cha chung Giáo Hội là Đức Giáo Hoàng Bênêđitô thứ 16, của Đức Hồng Y Ivan Diaz tổng trưởng thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, Sở Kiện hôm nay còn được hân hạnh tiếp đón các Đức Hồng Y và Giám Mục đến từ Tòa Thánh Vatican, từ các giáo phận thuộc các châu lục khác. Ôi ! Còn hình ảnh hiệp thông nào đẹp hơn ? Có người công giáo Việt Nam nào không nức lòng vì cảnh sum họp đại đồng rộng lớn ngày hôm nay ?
Bên cạnh nhau, cùng với nhau về với không gian đầy dấu xưa tích cũ của Sở Kiện, chúng ta hành hương về quá khứ của Giáo Hội Việt Nam. Hành hương để ghi nhận và cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa, âm thầm, bí ẩn nhưng lai láng chặng đường 350 năm kể từ ngày khai sinh giáo phận Đàng ngoài, giáo phận tiên khởi miền Bắc. Nguyên cớ để chúng ta thực hiện cuộc hành hương này là 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt nam, một chặng đường đầy biến động nhưng cũng không bao giờ thiếu vắng yêu thương quan phòng của Thiên Chúa. Trong niềm tri ân cảm tạ, chúng ta cử hành thánh lễ đầu tiên của năm thánh 2010, trước anh linh các thánh tử đạo Việt nam đang hiện diện tại đây. Thư công bố năm thánh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã viết: « Các Thánh Tử Đạo đã nhiệt tâm làm chứng cho đức tin đến độ dám hi sinh cả mạng sống. Máu các ngài đổ ra đã tưới thắm mảnh đất quê hương, trở nên hạt giống làm nẩy sinh nhiều cộng đoàn tín hữu trên đất nước Việt Nam ».
Thật ra, không riêng gì tại Việt Nam, lịch sử của Giáo Hội nói chung là lịch sử của bách hại. Đức Giêsu, Đấng sáng lập Đạo Thánh, đã là nạn nhân đầu tiên bị bách hại. Thứ đến, hầu hết các môn đệ của Ngài đều đã chết vì bách hại. Những người Kitô hữu đầu tiên tại Rôma đã bị bách hại suốt ba trăm năm. Giáo Hội Việt Nam ngay từ lúc khai sinh, cũng đã trải qua những giờ phút đen tối đầm đìa mồ hôi, nước mắt và máu đào. Những bộ hài cốt đang nằm im lìm tại đền thánh Sở Kiện đây, chính là bằng chứng hùng hồn cho những trang sử đau thương ấy.
Lịch sử nhân loại cho thấy, một dân tộc hay một quốc gia chỉ có thể tồn tại khi có đủ sức mạnh để đương đầu với ngoại xâm và bạo loạn. Đang khi đó, Giáo Hội không phải là một chế độ chính trị, càng không phải là một thế lực cạnh tranh kinh tế hay quân sự. Những cuộc bách hại dai dẳng, liên lục và tàn bạo nhằm ngược đãi, tù đày, lừa lọc, kỳ thị, khai trừ, thậm chí triệt hạ, thủ tiêu, lẽ ra đã xóa tên Kitô giáo trên bản đồ nhân loại. Nhưng không, với con số một tỉ hai tín đồ, chiếm một phần sáu dân số thế giới, Giáo hội công giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất trên hành tinh chúng ta hiện nay.
Bao nhiêu người đã ngã xuống vì bách hại, nhưng Giáo Hội vẫn tồn tại, người Kitô hữu, nói theo ngôn từ của bài đọc thứ nhất chúng ta vừa nghe, vẫn là những người không sợ đau khổ và sự chết. Không có nghĩa họ là những người liều chết vì bướng bỉnh chống đối nhà cầm quyền. Đạo Chúa là đạo tình thương. Điểm biệt loại của các thánh tử đạo là chết trong tình thương. Họ là loại tử tội duy nhất không hận thù kẻ lên án và kết liễu mạng sống mình. Không giữ được phép nước, họ cam lòng tự nguyện chịu chết để trung thành với Chúa, chứ không phải đành chết vì thua cuộc.
Giáo Hội không phải là một tổ chức trần thế. Giáo Hội do Thiên Chúa thiết lập là một vương quốc thuộc thiên giới. Đó chính là chiều kích mầu nhiệm của Giáo Hội. Vì là một mầu nhiệm nên quy luật phát triển của nó không phải là quy luật bình thường, nhưng là quy luật của Đấng sáng lập, được Ngài phát biểu cách quyết liệt trong bài Tin Mừng hôm nay: « Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, nó chỉ trơ trọi một mình; chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác ».
Người đầu tiên tuân theo quy luật đó cách triệt để nhất, chính là Đức Giêsu. Thập giá và cái chết của Ngài đã làm phát sinh Giáo Hội và trở thành nội dung rao giảng cho môn đệ Ngài. Người đời coi thập giá là điên rồ, yếu đuối, nhưng theo lời Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay, đó lại chính là « sức mạnh của Thiên Chúa ». Đó cũng chính là bí quyết sức mạnh của các anh hùng tử đạo. Đó cũng chính là bí quyết tạo ra lịch sử thần thánh của Giáo Hội Việt Nam. Và đó cũng chính là con đường tương lai chúng ta sẽ đi và phải đi để xây dựng, gìn giữ và phát triển Giáo Hội.
Những gì chúng ta đã chia xẻ trên đây cho phép chúng ta kết luận rằng dung mạo của Giáo Hội nói chung, dung mạo của Giáo Hội Việt Nam nói riêng, được cấu tạo bằng một quá khứ mầu nhiệm, một hiện tại hiệp thông và một tương lai sứ vụ. Đó cũng chính là những tiêu đề Ủy Ban Năm Thánh, dưới sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm minh Mẫn, đã chọn để dân Chúa Việt Nam thể hiện cách đặc biệt trong năm toàn xá này. Đó cũng chính là sứ điệp căn bản phát đi từ Sở Kiện, nơi cử hành lễ khai mạc năm thánh 2010.
Cuối cùng nhân danh Giáo Hội Công giáo Việt Nam, thay mặt cho Đức Giám Mục Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi xin được có đôi lời với các vị khách mời và với tất cả những ai không cùng niềm tin tôn giáo.
Thưa quí vị,
Chúng tôi cảm thấy thật ấm lòng và rất cám ơn sự chiếu cố tận tình của đại biểu chính quyền các cấp, ngoại giao đoàn, tôn giáo bạn, bà con lương dân không cùng niềm tin, trong dịp đại lễ khai mạc hôm nay. Nhiều người cho rằng người công giáo có xu hướng cục bộ, khép kín. Nhưng sự hiện diện của quý vị và những gì diễn ra tại đây, đang chứng minh ngược lại. Do hoàn cảnh lịch sử, xã hội phức tạp, do vô tình hoặc ác ý từ phía nọ phía kia, có khi do cách sống phần nào lệch lạc của một số tín đồ, mà hình ảnh Thiên Chúa đã bị xuyên tạc méo mó và Giáo Hội công giáo đã bị ngộ nhận hiểu lầm. Qua ngày khai mạc năm thánh hôm nay, chúng tôi muốn gửi đến tất cả những ai không cùng niềm tin, thông điệp của Đức Giêsu, Đấng sáng lập Kitô giáo, thông điệp của sự hòa đồng không biên giới, “mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ và màu da”. Chúng tôi muốn chia xẻ khát vọng mở rộng vòng tay thân ái của người có đạo, của Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi với tất cả những ai, cách này hay cách khác, đã không hài lòng về người công giáo và về Giáo Hội công giáo. Đã đến lúc người Việt nam phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta đã làm khổ nhau quá nhiều vì bảo thủ chính kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm và quyền lợi. Phải khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau chia xẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xã hội, để giới trẻ của chúng ta an lòng tin tưởng tương lai. Tắt một lời: mang trái tim Việt Nam, trên đất mẹ thân yêu hay ở bất kỳ đâu, người Việt Nam là anh em một nhà.
Tôi đề nghị mọi người chúng ta hãy vỗ tay biểu đồng tình.
Xin cám ơn mọi người.
Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia kỷ niệm Đệ Tam Thập Chu Niên ngày thành lập
Bùi Hữu Thư
23:07 22/11/2009
Arlington, VA ngày 22, tháng 11, 2009.
Nhân dịp Lễ Tạ Ơn, giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA sẽ tổ chức ba bữa tiệc để mừng ngày kỷ niệm giáo xứ được thành lập 30 năm về trước. Đây là giáo xứ thể nhân đầu tiên của người Việt Nam được thành lập trên đất Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 8, năm 1979. Đức Cha Thomas J. Welsh, Đức Cha tiên khởi của Giáo Phận Arlington đã ký nghị định vào ngày kể trên vào lúc giáo xứ còn tọa lạc tại Annandale, một cơ sở đã bán lại cho một nhà thờ Tin Lành Đại Hàn.
Ngay từ khi làn sóng người Việt di cư đầu tiên đến Hoa Kỳ qua các trại tị nạn Arkansas, và Indian Town Gap, là hai trại tị nạn gần thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đã có khoảng 40,000 người định cư tại vùng Maryland, DC và Virginia. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam giáo phận Arlington đã được thành lập ngay từ tháng 7 năm 1975 với cha Đa Minh Trần Duy Nhất làm tuyên úy. Lúc đó chỉ có chừng 25 gia đình tụ họp để đi lễ hàng tuần tại nhiều nhà thờ khác nhau trong giáo phận. Vì không có phương tiện, không biết đường xá, nhiều khi cha làm lễ xong thì giáo dân mới tới. Năm 1976, giáo phận cho phép dâng thánh lễ tại hội trường giáo xứ St. James, nhưng chỉ được sử dụng nơi này đúng 1 giờ đồng hồ là phải ra khỏi bãi đậu xe. Do đó không có cách nào để có sinh hoạt các đoàn thể cũng như cho ca đoàn có chỗ học hát.
Năm 1979 giáo xứ mua được cơ sở của Salvation Army trước đó là Grange Hall, và sau nhiều tháng sữa chữa đã sẵn sang để đón tiếp đức giám mục đến làm lễ cung hiến. Cha Trần Duy Nhất được bổ nhiệm làm chánh xứ tiên khởi. Sáu năm sau, khi đã trả hết món nợ, giáo xứ di chuyển về điạ điểm hiện thời tại Arlington, VA vào năm 1985. Con số các gia đình ngày càng gia tăng, hiện nay có trên 2200 gia đình và khoảng 9.000 giáo dân.
Để đáp ứng nhu cầu về cơ sở phòng ốc, giáo xứ đang được xây cất thêm để bành trướng. Công trình được khởi sự từ ngày 25 tháng 3 đến nay đã hoàn tất được phân nửa. Hy vọng tháng Tư năm 2010 sẽ hoàn tất.
Nhờ sự chúc lành của Thiên Chúa qua sự bầu cử của Mẹ Maria và các Thánh Tử Đạo Việt Nam bổn mạng giáo xứ, nhờ sự cố gắng của các cha xứ Trần Duy Nhất, Trần Đình Nhi, Trần Bình Trọng, Đinh Minh Tiên và cha xứ đương nhiệm Nguyễn Đức Vượng, và lòng quảng đại hy sinh của giáo dân, những thành quả gặt hái được trong 30 năm qua thật đáng kể: giáo xứ hiện có 3 linh mục phục vụ, với 9 ca đoàn, 10 hội đoàn, 2 thánh lễ hàng ngày và 8 thánh lễ cuối tuần. Giáo xứ cũng có một họ lẻ tại Reston: Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang với 500 giáo dân.
Để tạ ơn Thiên Chúa, giáo xứ sẽ tổ chức ba bữa tiệc tại nhà hàng Harvest Moon, Falls Church, Virginia vào dịp Lễ Thanksgiving, ngày thứ sáu 27, thứ bẩy 28, và chủ nhật 29 tháng 11, 2009 và để mừng sinh nhật thứ 30 của giáo xứ.
Nhân dịp này, cha xứ Nguyễn Đức vượng Phó Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ kiêm Trưởng Ban Thánh Nhạc Liên Đoàn đã sáng tác bản nhạc “30 Năm Qua.” Bản nhạc này sẽ được ca đoàn tổng hợp giáo xứ hát vào lúc khai mạc ba bữa tiệc kể trên. Nhạc bản này đã được phòng thâu của nhạc sĩ Vũ Đình Ân thực hiện một nhạc bản mp3. Xin được gửi đến quý vị độc giả để thưởng thức và chia sẻ niềm vui với giáo xứ Arlington, VA.
Nhân dịp Lễ Tạ Ơn, giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA sẽ tổ chức ba bữa tiệc để mừng ngày kỷ niệm giáo xứ được thành lập 30 năm về trước. Đây là giáo xứ thể nhân đầu tiên của người Việt Nam được thành lập trên đất Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 8, năm 1979. Đức Cha Thomas J. Welsh, Đức Cha tiên khởi của Giáo Phận Arlington đã ký nghị định vào ngày kể trên vào lúc giáo xứ còn tọa lạc tại Annandale, một cơ sở đã bán lại cho một nhà thờ Tin Lành Đại Hàn.
Ngay từ khi làn sóng người Việt di cư đầu tiên đến Hoa Kỳ qua các trại tị nạn Arkansas, và Indian Town Gap, là hai trại tị nạn gần thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đã có khoảng 40,000 người định cư tại vùng Maryland, DC và Virginia. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam giáo phận Arlington đã được thành lập ngay từ tháng 7 năm 1975 với cha Đa Minh Trần Duy Nhất làm tuyên úy. Lúc đó chỉ có chừng 25 gia đình tụ họp để đi lễ hàng tuần tại nhiều nhà thờ khác nhau trong giáo phận. Vì không có phương tiện, không biết đường xá, nhiều khi cha làm lễ xong thì giáo dân mới tới. Năm 1976, giáo phận cho phép dâng thánh lễ tại hội trường giáo xứ St. James, nhưng chỉ được sử dụng nơi này đúng 1 giờ đồng hồ là phải ra khỏi bãi đậu xe. Do đó không có cách nào để có sinh hoạt các đoàn thể cũng như cho ca đoàn có chỗ học hát.
Năm 1979 giáo xứ mua được cơ sở của Salvation Army trước đó là Grange Hall, và sau nhiều tháng sữa chữa đã sẵn sang để đón tiếp đức giám mục đến làm lễ cung hiến. Cha Trần Duy Nhất được bổ nhiệm làm chánh xứ tiên khởi. Sáu năm sau, khi đã trả hết món nợ, giáo xứ di chuyển về điạ điểm hiện thời tại Arlington, VA vào năm 1985. Con số các gia đình ngày càng gia tăng, hiện nay có trên 2200 gia đình và khoảng 9.000 giáo dân.
Để đáp ứng nhu cầu về cơ sở phòng ốc, giáo xứ đang được xây cất thêm để bành trướng. Công trình được khởi sự từ ngày 25 tháng 3 đến nay đã hoàn tất được phân nửa. Hy vọng tháng Tư năm 2010 sẽ hoàn tất.
Nhà Thờ cũ |
Nhà thờ mới mặt tiền |
Nhà thờ mới mặt bên |
Nhờ sự chúc lành của Thiên Chúa qua sự bầu cử của Mẹ Maria và các Thánh Tử Đạo Việt Nam bổn mạng giáo xứ, nhờ sự cố gắng của các cha xứ Trần Duy Nhất, Trần Đình Nhi, Trần Bình Trọng, Đinh Minh Tiên và cha xứ đương nhiệm Nguyễn Đức Vượng, và lòng quảng đại hy sinh của giáo dân, những thành quả gặt hái được trong 30 năm qua thật đáng kể: giáo xứ hiện có 3 linh mục phục vụ, với 9 ca đoàn, 10 hội đoàn, 2 thánh lễ hàng ngày và 8 thánh lễ cuối tuần. Giáo xứ cũng có một họ lẻ tại Reston: Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang với 500 giáo dân.
Để tạ ơn Thiên Chúa, giáo xứ sẽ tổ chức ba bữa tiệc tại nhà hàng Harvest Moon, Falls Church, Virginia vào dịp Lễ Thanksgiving, ngày thứ sáu 27, thứ bẩy 28, và chủ nhật 29 tháng 11, 2009 và để mừng sinh nhật thứ 30 của giáo xứ.
Nhân dịp này, cha xứ Nguyễn Đức vượng Phó Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ kiêm Trưởng Ban Thánh Nhạc Liên Đoàn đã sáng tác bản nhạc “30 Năm Qua.” Bản nhạc này sẽ được ca đoàn tổng hợp giáo xứ hát vào lúc khai mạc ba bữa tiệc kể trên. Nhạc bản này đã được phòng thâu của nhạc sĩ Vũ Đình Ân thực hiện một nhạc bản mp3. Xin được gửi đến quý vị độc giả để thưởng thức và chia sẻ niềm vui với giáo xứ Arlington, VA.
Trang 1 |
Trang 2 |
Trang 3 |
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư ngỏ gởi các thầy cô Công Giáo nhân ngày hiến chương Nhà Giáo Việt Nam
LM. Giuse Trương Đình Hiền
20:31 22/11/2009
THƯ NGỎ GỞI CÁC THẦY CÔ CÔNG GIÁO NHÂN NGÀY HIẾN CHƯƠNG NHÀ GIÁO VIỆT NAM
20.11.2009
Quý Thầy, Cô, và tất cả những ai đã từng tham gia công tác giáo dục rất thân mến,
Mỗi năm, khi trời trở lạnh, những cơn mưa mùa Đông kéo đến thường xuyên và không gian thường sẫm lại mỗi chiều, khi tờ lịch của năm bước sang những ngày hạ tuần tháng 11…cũng là lúc, trên mọi nẻo đường dẫn đến các ngôi trường, từ những mái trường xiêu vẹo rách nát nơi những quê nghèo, hay những ngôi trường đại học khang trang nơi đô thành hoa lệ, tiểu học hay trung học, mẫu giáo, mầm non hay cao đẳng, trung cấp…đều nghe những tiếng kháo láo của các em học sinh, sinh viên nói với nhau về ngày thầy cô, bàn chuyện với nhau về quà tặng cho ngày Hiến Chương Nhà Giáo…
Tuy nhiên, chuyện “thầy cô”, chuyện “nhà giáo” đâu chỉ là chuyện thời sự đột xuất mỗi năm chỉ đến một lần vào ngày 20.11; mà từ lâu đã trở thành một chuyên đề, một học thuyết, và nhất là, một đạo lý: Đạo Thầy – Trò, trong lịch sử của loài người muôn nơi và muôn thuở.
Đối với người Kitô hữu, nhờ ánh sáng mặc khải chúng ta lại biết rằng: Thiên Chúa chính là nhà mô phạm, là Thầy tuyệt đối, Là Đấng mà qua mọi chặng đường Lịch sử cứu rỗi, đã không ngừng giáo dục Dân riêng Ngài chọn và qua đó, dạy dỗ toàn thể nhân loại từ con người đầu tiên A-đam, E-va (St 1,28-29; 2, 15-20) cho đến con người sau hết (Kh 21,5-8).
Đặc biệt, qua các Thánh vịnh, chúng ta vẫn thường đọc thấy những lời cầu xin lên Thiên Chúa là Đấng dạy dỗ “Lạy Chúa xin dạy con đường lối thánh chỉ, con nguyện đi theo mãi đến cùng” (Tv 119,33), “xin dạy con hiểu cho tường, xét cho đúng, vì con vẫn tin vào mệnh lệnh Ngài” (119,66), “Tay Chúa đã nắn con nên hình nên dạng, xin mở trí cho con học biết mệnh lệnh Ngài” (119,73), “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (119,105).
Và khi Con Chúa xuống thế làm người thì chính Ngài đã thể hiện cụ thể vai trò “làm Thầy của Thiên Chúa” khi Ngài tự khẳng định: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Và chúng ta cũng biết “cái giá cuối cùng cho sứ mạng làm thầy dạy của Đức Kitô chính là cái chết thập giá”(Mt 26, 65-67).
Như thế, chúng ta có thể nói được rằng, ơn gọi làm thầy dậy, làm “kỷ sư tâm hồn”, làm kẻ khai sáng cho con người mở nẻo tương lai, làm ngọn đuốc soi đường trí tuệ, làm kẻ hướng đạo khám phá cánh rừng tri thức…chính là sứ mệnh cao cả phản ảnh chính tư cách “làm Thầy” của Thiên Chúa, của “Rabbi Giêsu”. Chính trong ý nghĩa đó, Hội Thánh, trong văn kiện của Công Đồng Vatican II, Tuyên Ngôn Giáo Dục Kitô giáo đã có những nhận định sâu sắc và chân xác về ơn gọi và sứ mệnh của nững nhà giáo dục như sau:
“Như thế, thực cao đẹp nhưng cũng thực nặng nề thiên chức của tất cả những ai giúp đỡ cha mẹ chu toàn nhiệm vụ của họ và thay thế cộng đoàn nhân loại nhận lãnh chức vụ giáo dục nơi học đường. Thiên chức nầy đòi hỏi phải có những tài năng đặc biệt về trí tuệ và tâm hồn, được chuẩn bị hết sức kỹ càng, với thái độ sẵn sàng canh tân và thích nghi không ngừng”
(Tuyên Ngôn về giáo dục Kitô giáo, số 5)
Thánh Công Ðồng tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, đã tự hiến theo tinh thần Phúc Âm dấn thân vào công cuộc trọng đại này là giáo dục trong các trường thuộc mọi cấp và mọi ngành. Ðồng thời khuyến khích họ hãy quảng đại và kiên tâm trong bổn phận đã lãnh nhận, nỗ lực vươn lên trong việc đào luyện học sinh thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô, trong khoa sư phạm và trong việc trau dồi kiến thức, để họ không những đẩy mạnh cuộc canh tân bên trong Giáo Hội mà còn duy trì và phát huy thêm sự hiện diện hữu ích của Giáo Hội trong thế giới ngày nay nhất là trong giới trí thức.
(Tuyên Ngôn về giáo dục Kitô giáo, Kết luận)
Nhắc lại vài nguyên tắc nền tảng đó trong ngày “Nhà Giáo Việt nam” để quý thầy, cô và những ai đã, đang và sẽ tham gia vào công tác quý trọng và thánh thiện nầy càng ý thức hơn phẩm giá cao đẹp và sứ mệnh khó khăn của mình để can đảm hơn trong việc dấn thân làm chứng cho Chúa Kitô trong môi trường giáo dục theo như ước mong và đòi hỏi của Hội Thánh.
Thật ra, trong lịch sử Giáo Hội nói chung và tại Việt nam nói riêng, đã không thiếu những những vị thầy cô đã sống hết mình vì ơn gọi và can đảm trả giá cho sứ mệnh nhân chứng tại học đường. Trong số đó phải kể đến cô giáo Công giáo thạc sĩ Nguyễn thị Bích Hạnh, giáo viên văn giảng dạy tại trường Trung học Phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm theo diện 'thu hút nhân tài' của tỉnh Quảng Nam, vào hôm tháng 6 trong năm vừa qua, đã bị Sở giáo dục Quảng Nam-Đà Nẵng đình chỉ công tác vì đã thể hiện vai trò chứng nhân của sự thật và tự do trong học đường.
Tại Việt Nam hôm nay, trong môi trường xã hội không mấy thiện cảm, và nhiều khi đối nghịch hẵn với sứ điệp Phúc Âm, chắc chắn người thầy cô Công giáo luôn đặt mình trước những lựa chọn thật khó khăn, đôi khi là “một mất một còn”. Tuy nhiên, hãy cậy dựa vào chính Đức Kitô, Vị Tôn Sư tuyệt đối của mọi thời và là Đấng luôn hiện diện và đồng hành với các môn sinh “trên từng cây số Emmau”, hãy trông cậy vào Chúa Thánh Thần là sức mạnh của tình yêu và chân lý, và phó thác cho Thiên Chúa Cha, Đấng luôn yêu thương chăm sóc giữ gìn con cái kỹ càng và chu đáo hơn cánh hoa huệ tươi nở giữa đồng hoang hay những con chim sẽ líu lo giữa bầu trời.
Điều quan trong là hãy biết “tự làm mới mình” mỗi ngày trong quan hệ với Chúa và với tha nhân; đặc biệt, cần biết vận dụng các phương thế thiêng liêng trong tầm tay để thánh hóa và kiện toàn bản thân như Thánh lễ, nhiệm tích Giải tội, đọc và lắng nghe Lời Chúa, tham gia sinh hoạt giáo xứ, chứng nhân đời sống bác ái, yêu thương, liêm chính, phục vụ nơi môi trường chung quanh…Được như thế, người thầy cô Công Giáo chắc chắn sẽ là những “vì sao sáng giữ tối tăm”, là ngọn đuốc soi đường, là điểm tựa vững chắc cho muôn thế hệ học sinh đang khát khao và “tin tưởng những chứng nhân hơn là những thầy dạy.”
Đó cũng là lời chúc thân thương xin gởi đến quý thầy cô và tất cả những ai đã đang làm công tác giáo dục nhân ngày Hiến Chương Nhà Giáo Việt Nam năm 2009.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Chánh xứ Tuy Hòa – Hạt trưởng Phú Yên
Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo
Gravissimum Educationis
Khóa VII Ngày 28 tháng 10 Năm 1965
Phaolô Giám Mục
Tôi Tớ Các Tôi Tớ Thiên Chúa
Hiệp Nhất Với Các Nghị Phụ Của Thánh Công Ðồng
Ðể Muôn Ðời Ghi Nhớ
Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo
Lời mở đầu
Vai trò vô cùng quan trọng của việc giáo dục trong đời sống con người và ảnh hưởng của nó luôn gia tăng trên đà tiến triển của xã hội hiện nay đã được Thánh Công Ðồng đặc biệt lưu ý. Quả thực, hoàn cảnh của thời đại chúng ta làm cho việc giáo dục thanh thiếu niên, ngay cả việc tiếp tục huấn luyện giới trưởng thành, trở nên ngày một dễ dàng và khẩn cấp hơn. Vì ý thức đầy đủ hơn về phẩm giá và bổn phận của mình, nên con người ao ước được tham dự tích cực hơn vào đời sống xã hội, nhất là đời sống kinh tế và chính trị.
Những tiến bộ kỳ diệu trong lãnh vực kỹ thuật và nghiên cứu khoa học, những phương tiện truyền thông xã hội tân tiến hiến cho con người hoàn cảnh thuận tiện, nhờ đó con người còn nhiều thời giờ nhàn rỗi, không vướng mắc công việc, dễ dàng tham dự vào gia sản văn hóa và tinh thần, và bổ túc lẫn nhau nhờ những liên lạc mật thiết hơn giữa các đoàn thể cũng như giữa chính các dân tộc.
Bởi đó khắp nơi đều cố gắng đẩy mạnh công cuộc giáo dục mỗi ngày một hơn. Người ta thừa nhận những quyền lợi căn bản liên hệ đến việc giáo dục của con người, nhất là của trẻ em và cha mẹ. Các quyền lợi ấy được xác định trong nhiều văn kiện chính thức. Trước con số học sinh gia tăng mau chóng, người ta gia tăng trường ốc và cải tiến học đường, thiết lập thêm những cơ sở giáo dục khác. Các phương tiện giáo dục và giảng huấn được canh tân dựa vào những kinh nghiệm mới. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực lớn lao để đem lại những lợi ích trên cho mọi người, nhưng vẫn còn rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên chưa được hưởng sự huấn luyện căn bản và biết bao người khác vẫn còn thiếu một nền giáo dục thích hợp để phát huy chân lý và bác ái.
Vì vậy, để chu toàn sứ mệnh mà Chúa là Ðấng sáng lập đã trao ban, là loan truyền mầu nhiệm ơn cứu độ cho mọi người và thiết lập mọi sự trong Chúa Kitô, Mẹ Thánh Giáo Hội có nhiệm vụ săn sóc toàn diện đời sống con người, kể cả đời sống trần tục, trong mức độ liên hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục. Do đó, Thánh Công Ðồng tuyên bố một số nguyên tắc căn bản về giáo dục Kitô giáo, nhất là giáo dục học đường. Một Ủy Ban đặc biệt sau Công Ðồng phải giải thích cặn kẽ và các Hội Ðồng Giám Mục phải thích nghi các nguyên tắc đó tùy theo hoàn cảnh khác biệt tại mỗi địa phương.
1. Quyền hưởng một nền giáo dục xứng hợp
Tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giai cấp và tuổi tác, do phẩm giá con người, đều có một quyền bất khả nhượng là phải được hưởng một nền giáo dục đáp ứng với sứ mệnh riêng, phù hợp với cá tính của từng phái, thích nghi với văn hóa và truyền thống dân tộc, đồng thời mở rộng sự hợp tác huynh đệ với các dân tộc khác, để hỗ trợ công cuộc hợp nhất chân chính và hòa bình trên mặt đất. Vậy nền giáo dục chân chính là việc đào tạo con người, nhằm đạt tới cùng đích của mình cũng như lợi ích của các đoàn thể mà họ là đoàn viên, và họ sẽ tham gia phục vụ khi đến tuổi trưởng thành.
Bởi thế, phải để ý đến những tiến triển của khoa tâm lý, sư phạm và giáo khoa, hầu giúp trẻ em và thanh thiếu niên phát triển điều hòa những năng khiếu thể xác, luân lý và tinh thần, ý thức dần dần trách nhiệm cách rõ rệt hơn, nhờ luôn cố gắng trau dồi đúng mức đời sống cá nhân và theo đuổi sự tự do chân chính, với lòng can đảm và kiên nhẫn lướt thắng mọi trở ngại. Phải tích cực và thận trọng giáo dục chúng về phái tính tùy tứng lứa tuổi. Ngoài ra, phải huấn luyện cho chúng biết tham dự đời sống xã hội, để sau khi được chỉ dẫn đầy đủ về những phương tiện cần thiết và thích hợp, chúng có thể tích cực dấn thân vào những đoàn thể khác nhau của cộng đoàn nhân loại sẵn sàng đối thoại với người khác cũng như hăng say hoạt động để góp phần thực hiện lợi ích chung.
Cũng vậy, Thánh Công Ðồng còn tuyên bố rằng trẻ em và thanh thiếu niên có quyền được hướng dẫn trong việc phê phán những giá trị luân lý theo lương tâm thẳng thắn, tự ý chấp nhận và tuân giữ những giá trị ấy và nhận biết yêu mến Thiên Chúa cách hoàn hảo hơn. Vì thế Công Ðồng tha thiết mời gọi những nhà lãnh đạo các dân tộc hãy hướng dẫn công việc giáo dục, hãy lo lắng sao cho giới trẻ không bao giờ bị tước mất quyền lợi thiêng liêng ấy. Công Ðồng còn khuyên nhủ các con cái Giáo Hội hãy quảng đại hoạt động trong mọi lãnh vực giáo dục, nhất là để có thể sớm đem lại những lợi ích của một nền giáo dục và giáo huấn xứng hợp cho mọi người ở khắp nơi trên toàn thế giới.
2. Nền giáo dục Kitô giáo
Mọi Kitô hữu, nhờ việc tái sinh bởi nước và Thánh Thần, đã trở nên những tạo vật mới, được gọi là con Thiên Chúa và quả thực như thế, nên có quyền hưởng một nền giáo dục Kitô giáo. Nền giáo dục này không chỉ nhằm giúp con người được trưởng thành như vừa trình bày, nhưng cốt yếu là nhằm giúp những người đã rửa tội ngày càng ý thức hơn về hồng ân Ðức Tin đã nhận lãnh trong khi họ được hứơng dẫn để dần dần hiểu biết mầu nhiệm cứu rỗi. Nền giáo dục ấy còn giúp họ biết cách thờ phượng Thiên Chúa Cha trong tinh thần và chân lý (x. Ga 4,23), nhất là qua việc cử hành phụng vụ, cũng như huấn luyện họ biết sống theo con người mới trong công bình và thánh thiện của chân lý (Eph 4,22-24). Nhờ vậy họ đạt tới con người hoàn thiện, tới tuổi sung mãn của Chúa Kitô (x. Eph 4,13) và góp phần vào việc tăng trưởng của Nhiệm Thể. Hơn nữa, vì ý thức được ơn kêu gọi của mình, chính họ phải tập thói quen minh chứng niềm cậy trông của mình (x. 1P 3,15) cũng như phải giúp cải tạo thế giới theo tinh thần Kitô giáo. Nhờ đó những giá trị tự nhiên sẽ góp phần vào lợi ích của toàn thể xã hội, khi được hòa hợp vào viễn ảnh toàn vẹn của con người được Chúa Kitô cứu chuộc. Vì vậy Thánh Công Ðồng nhắc lại cho những Chủ Chăn hướng dẫn các linh hồn nhiệm vụ rất quan trọng là phải thu xếp mọi sự để các tín hữu được hưởng nhờ nền giáo dục Kitô giáo nhất là giới trẻ, niềm hy vọng của Giáo Hội.
3. Những người lãnh nhận trách nhiệm giáo dục
Là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục chúng và vì thế họ được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót thì khó lòng bổ khuyết được. Thực vậy, chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như lòng tôn kính đối với Thiên Chúa và tha nhân, để hỗ trợ việc giáo dục toàn diện cho con cái trong đời sống cá nhân, để hỗ trợ việc giáo dục toàn diện cho con cái trong đời sống cá nhân và xã hội. Do đó gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội cần thiết cho mọi đoàn thể. Nhưng đặc biệt trong gia đình Kitô giáo, vì đã nhận ân sủng cũng như bổn phận của bí tích hôn phối, nên cha mẹ phải dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ, để chúng nhận biết và thờ kính Thiên Chúa cùng yêu mến tha nhân theo đức tin chúng đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội. Chính tại nơi đây, con trẻ có kinh nghiệm đầu tiên về xã hội lành mạnh của nhân loại và về Giáo Hội. Sau hết nhờ gia đình, chúng được hướng dẫn dần dần vào cộng đoàn nhân loại cũng như vào Dân Thiên Chúa. Bởi vậy cha mẹ phải ý thức sâu xa tầm quan trọng của gia đình Kitô giáo đích thực trong đời sống và đà thăng tiến của chính dân Thiên Chúa.
Nhiệm vụ giáo dục trước hết thuộc về gia đình, nhưng cũng cần đến sự trợ giúp của toàn thể xã hội. Thực vậy, ngoài những quyền lợi của cha mẹ và của những người được cha mẹ ủy thác cho một phần công việc giáo dục, chắc chắn xã hội dân sự cũng còn có những quyền lợi và bổn phận vì xã hội dân sự có nhiệm vụ tổ chức những gì đem lại lợi ích chung trong phạm vi thế tục. Một trong những gì đem lại lợi ích chung trong phạm vi thế tục. Một trong những bổn phận của xã hội dân sự là đẩy mạnh công cuộc giáo dục giới trẻ bằng nhiều phương cách, như bảo vệ quyền lợi cha mẹ và những người góp phần vào việc giáo dục và phải giúp đỡ họ trong công tác đó. Theo nguyên tắc đồng trách nhiệm, khi cha mẹ và các đoàn thể khác thiếu sáng kiến, xã hội dân sự phải kiện toàn công việc giáo dục, nhưng cũng phải để ý đến nguyện vọng của cha mẹ. Ngoài ra còn phải thiết lập các trường ốc và cơ sở giáo dục riêng theo lợi ích chung đòi hỏi.
Sau cùng với danh nghĩa đặc biệt, Giáo Hội có trách nhiệm giáo dục không những vì Giáo Hội là xã hội trần gian, phải được thừa nhận có khả năng giáo dục, nhưng nhất là vì Giáo Hội có nhiệm vụ loan truyền cho mọi người biết con đường cứu rỗi, cũng như thông ban sự sống Chúa Kitô cho các tín hữu và luôn lo lắng giúp đỡ họ đạt tới sự viên mãn của đời sống ấy. Bởi vậy như một Người Mẹ, Giáo Hội có nhiệm vụ bảo đảm cho con cái một nền giáo dục, đem tinh thần Chúa Kitô thấm nhuần đời sống chúng, nhưng đồng thời cũng cổ võ mọi dân tộc phát triển sự hoàn thiện toàn vẹn của con người, phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn.
4. Phương thế của nền giáo dục Kitô giáo
Ðể chu toàn nhiệm vụ giáo dục, Giáo Hội quan tâm đến tất cả các phương thế thích hợp, đặc biệt là những phương thế riêng của mình. Trước hết là việc giảng dạy giáo lý nhằm soi sáng và củng cố đức tin, nuôi dưỡng đời sống theo tinh thần Chúa Kitô, đưa đến việc ý thức và tham dự linh động vào mầu nhiệm phụng vụ 17, khuyến khích hoạt động tông đồ. Nhưng Giáo Hội cũng tôn trọng và tìm cách đem tinh thần mình thấm nhuần và nâng cao những phương thế khác thuộc di sản chung của nhân loại và góp phần lớn lao vào việc trau dồi tinh thần và đào luyện con người, như các phương tiện truyền thông xã hội, các tổ chức có mục đích tập luyện tinh thần và thể xác, các phong trào thanh thiếu niên và nhất là các trường học.
5. Tầm quan trọng của học đường
Trong tất cả các phương tiện giáo dục, học đường giữ một vai trò quan trọng đặc biệt, vì học đường theo sứ mạng mình luôn lo lắng trau dồi các khả năng tinh thần, dẫn vào gia sản văn hóa mà các thế hệ trước đã thu lượm được, phát huy nhận thức về các giá trị, chuẩn bị đời sống nghề nghiệp, và khuyến khích niềm thông cảm lẫn nhau trong khi cổ cõ tình thân hữu cộng đoàn giữa những học sinh khác biệt về tâm linh và giai cấp. Hơn nữa học đường còn trở nên trung tâm hoạt động và tiến triển, tại đây cần đến sự tham dự của gia đình, thầy dạy, mọi đoàn thể có mục đích phát triển đời sống văn hóa, đời sống công dân và tôn giáo, cả chính quyền cũng như toàn thể cộng đoàn nhân loại.
Như thế, thực cao đẹp nhưng cũng thực nặng nề thiên chức của tất cả những ai giúp đỡ cha mẹ chu toàn nhiệm vụ của họ và thay thế cộng đoàn nhân loại nhận lãnh chức vụ giáo dục nơi học đường. Thiên chức này dòi phải có những tài năng đặc biệt về trí tuệ và tâm hồn, được chuẩn bị hết sức kỹ càng, với thái độ sẵn sàng canh tân và thích nghi không ngừng.
6. Nhiệm vụ và quyền lợi của cha mẹ
Nhiệm vụ và quyền lợi đầu tiên bất khả nhượng của cha mẹ là giáo dục con cái, nên họ phải được thực sự tự do trong việc lựa chọn trường học. Do đó, vì có bổn phận bảo vệ và bênh vực quyền tự do của công dân, chính quyền khi chú tâm đến công bằng phân phối phải lo phân chia những ngân khoản tài trợ chung sao cho cha mẹ có thể được thực sự tự do lựa chọn trường học cho con cái theo lương tâm mình.
Ngoài ra chính quyền còn có bổn phận lo liệu cho mọi công dân được tham dự thực sự vào nền văn hóa và được huấn luyện thích đáng để thi hành nhiệm vụ và quyền lợi công dân. Bởi thế chính quyền phải bảo đảm cho thanh thiếu niên được hưởng một nền giáo dục học đường đầy đủ, phải quan tâm đến khả năng của nhà giáo và trình độ học vấn của học sinh cũng như phải chăm sóc đến cả sức khỏe của chúng. Như thế chính quyền phải phát triển toàn diện học chế, nhưng đừng quên nguyên tắc đồng trách nhiệm. Do đó phải loại trừ mọi chế độ độc quyền học hiệu, vì tất cả mọi chế độ độc quyền thuộc loại này đều trái với quyền tự nhiên của con người, cản trở sự tiến bộ và việc phổ biến văn hóa, làm tan loãng bầu khí thuận hòa giữa các công dân và nghịch với thuyết đa dạng mà ngày nay đang thịnh hành tại nhiều cộng đoàn.
Do đó, Thánh Công Ðồng khuyến khích các Kitô hữu hãy tự động góp phần vào việc khám phá những phương pháp giáo dục thích hợp, cách tổ chức việc học hành và góp phần vào việc đào tạo các giáo chức có khả năng giáo dục thanh thiếu niên một cách đúng đắn bằng cách hỗ trợ họ, và nhất là qua các hội phụ huynh học sinh, phải theo dõi và nâng đỡ mọi công việc của nhà trường, đặc biệt việc giáo dục luân lý được giảng dạy nơi đó.
7. Giáo dục luân lý và tôn giáo nơi học đường
Hơn nữa, ý thức sâu xa nhiệm vụ vô cùng quan trọng là phải ân cần lo lắng giáo dục mọi con cái mình về phương diện luân lý và tôn giáo. Giáo Hội, bằng tấm lòng ưu ái và trợ giúp đặc biệt cần phải hiện diện cho biết bao thanh thiếu niên đang được đào luyện trong các trường không công giáo. Sự hiện diện ấy được cụ thể hóa qua chứng từ đời sống của người giảng dạy và hướng dẫn chúng, qua việc tông đồ của các bạn học, và nhất là qua lời giảng dạy giáo lý cứu rỗi của những linh mục và giáo dân có trách nhiệm bằng những phương pháp thích hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh, cùng với việc giúp đỡ thiêng liêng bằng mọi sáng kiến thích nghi theo điều kiện thời gian và sự việc.
Giáo Hội cũng nhắc nhở cho cha mẹ nhiệm vụ quan trọng cố hữu của họ là phải lo liệu mọi sự và đòi hỏi sao cho con cái họ có thể hưởng nhờ những trợ giúp ấy và được tấn tới trong việc giáo dục theo tinh thần Kitô giáo và ăn nhịp với giáo huấn trần thế.
Ngoài ra Giáo Hội còn ca ngợi những cơ quan cũng như các đoàn thể dân sự nào chủ trương thuyết đa dạng trong xã hội hiện nay và chú tâm đến quyền tự do tôn giáo, giúp đỡ các gia đình để việc giáo dục con cái nơi học đường được phù hợp với các nguyên tắc luân lý và tôn giáo riêng của gia đình họ.
8. Trường Công Giáo
Giáo Hội hiện diện đặc biệt trong lãnh vực học đường qua trường công giáo. Thực ra trường công giáo cũng theo đuổi những mục tiêu văn hóa và giáo dục nhân bản cho thanh thiếu niên không kém gì các trường khác. Ðiều riêng biệt của trường công giáo là có sứ mệnh tạo cho môi trường học đường một bầu khí ống động, thấm nhuần tự do và bác ái theo tinh thần Phúc Âm, giúp thanh thiếu niên phát triển nhân cách mình đồng thời làm phát triển con người mới đã được thành hình khi chịu phép rửa tội. Sau cùng, trường công giáo còn phải hướng nền văn hóa chung của nhân loại vào việc loan truyền ơn cứu rỗi để cho các học sinh dần dần nhận thức về thế giới, cuộc đời và con người nhờ ánh sáng đức tin soi chiếu 25. Như thế trong khi mở cửa tiếp nhận đúng mức những điều kiện của thời đại đương tiến bộ, trường công giáo huấn luyện học sinh biết mưu cầu lợi ích cho xã hội trần gian một cách hữu hiệu, và chuẩn bị cho chúng biết phục vụ để mở mang Nước Chúa. Do đó, nhờ sống đời gương mẫu và tông đồ, chúng trở nên như men cứu rỗi cho cộng đoàn nhân loại.
Thực vậy, trường công giáo còn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoàn cảnh chúng ta đang sống, vì có khả năng góp phần lớn lao trong việc chu toàn sứ mệnh của Dân Thiên Chúa và giúp cuộc đối thoại giữa Giáo Hội và cộng đoàn nhân loại nhằm đạt tới lợi ích cho cả đôi bên. Vì thế Thánh Công Ðồng tuyên bố một lần nữa rằng Giáo Hội có quyền thiết lập và điều khiển các trường thuộc các cấp và các ngành, như Quyền Giáo Huấn đã xác nhận qua nhiều văn kiện. Công Ðồng cũng nhắc lại rằng việc thi hành quyền lợi này sẽ đóng góp nhiều cho việc bảo đảm tự do lương tâm và những quyền lợi của cha mẹ cũng như sự tiên bộ của nền văn hóa.
Tuy nhiên các nhà giáo nên nhớ rằng họ là những nhân vật chính giúp cho trường công giáo thực hiện được những chương trình và sáng kiến của mình 27. Vậy họ phải được chuẩn bị hết sức chu đáo để lãnh hội những kiến thức đạo đời, được chứng thực do những văn bằng tương xứng, cũng như phương thức giáo dục phù hợp với những phát minh của thời đại tiến bộ. Các nhà giáo dục, nhờ liên kết với các bạn đồng nghiệp và với các học sinh trong tình bác ái và thấm nhiễm tinh thần tông đồ, sẽ làm chứng cho một vị Thầy duy nhất là Chúa Kitô bằng đời sống cũng như bằng lời giảng dạy. Hãy cộng tác với nhau, nhất là với các bậc phụ huynh, và trong suốt thời gian giáo huấn, hãy cùng với họ quan tâm đúng mức đến sự khác biệt phái tính và mục đích riêng của cả hai phái trong gia đình cũng như ngoài xã hội do Chúa Quan Phòng đã đặt định. Hãy cố gắng khuyến khích học sinh làm việc riêng, à khi thời gian học tập chấm dứt, hãy tiếp tục liên lạc với chúng bằng những ý kiến xây dựng, tình thân hữu và bằng việc thành lập các hiệp hội theo đúng tinh thần của Giáo Hội. Thánh Công Ðồng cũng tuyên bố rằng chức vụ của nhà giáo là một hoạt động tông đồ đích thực, rất thích hợp và cần thiết cho thời đại chúng ta, đồng thời là một phục vụ chính đáng cho xã hội. Công Ðồng còn nhắc nhở cho cha mẹ công giáo bổn phận ký thác con em vào các trường công giáo nếu hoàn cảnh thời gian và nơi chốn cho phép. Phải tùy khả năng nâng đỡ và hợp tác với các trường ấy để mưu cầu lợi ích cho con em mình.
9. Các loại trường Công Giáo
Tất cả các trường tùy thuộc Giáo Hội bằng bất cứ cách nào phải phù hợp với hình ảnh của trường công giáo trên theo khả năng mình, dù có thề mang những hình thức khác nhau tùy hoàn cảnh địa phương. Hội Thánh rất khen ngợi những trường công giáo hâu nhận cả những học sinh không công giáo, nhất là ở những miền thuộc các Giáo Hội tân lập.
Ngoài ra, khi thiết lập và điều hành các trường công giáo, cần phải để ý đến những nhu cầu của thời tân tiến. Vì thế, trong khi quan tâm đến các trường tiểu học và trung học là nền tảng của việc giáo dục, người ta cũng phải chú trọng tới những trường do hoàn cảnh hiện tại đòi hỏi, chẳng hạn những trường chuyên nghiệp và kỹ thuật, những viện giáo huấn cho lứa tuổi trưởng thành, cổ võ công tác cứu trợ xã hội, và cả những nhà dành cho những người vì tàn tật cần được chăm sóc đặc biệt, những trường sư phạm đào luyện giáo chức vừa về việc dạy giáo lý, vừa về những hình thức giáo dục khác.
Thánh Công Ðồng ân cần nhắc nhủ các Chủ Chăn của Giáo Hội cũng như mọi Kitô hữu đừng quản ngại hy sinh giúp đỡ các trường công giáo chu toàn bổn phận ngày càng hoàn hảo hơn, và nhất là quan tâm đến nhu cầu của những người thiếu thốn phương tiện vật chất, thiếu tình thương, thiếu sự nâng đỡ của gia đình hoặc còn xa lạ với đức tin.
10. Phân khoa và đại học Công Giáo
Giáo Hội cũng đặc biệt quan tâm đến những trường Cao Ðẳng, nhất là những viện Ðại Học và Phân Khoa Hơn nữa, đối với các trường hợp thuộc quyền, Giáo Hội ước mong tổ chức sao cho mỗi môn được nghiên cứu tường tận theo những nguyên tắc riêng, phương pháp riêng và quyền tự do riêng của việc nghiên cứu khoa học, để hiểu các môn học ấy ngày càng sâu xa hơn, Và để một khi đã tìm hiểu thấu đáo những vần đề mới mẻ, cũng như các công cuộc tìm tòi của thời đại đang tiến bộ, đồng thời theo đường lối của các vị Tiến Sĩ Giáo Hội, nhất là thánh Tôma thành Aquino người ta sẽ nhận thức sâu xa hơn đức tin và lý trí cùng quy hướng về một mục đích duy nhất. Như thế, tinh thần Kitô giáo sẽ hiện diện một cách công khai, vững mạnh và phổ quát trong mọi nỗ lực đưa đến một nền văn hóa sâu xa hơn, và các học viên xuất thân từ những trường ấy sẽ là những người có kiến thức vững chắc thực sự, sẵn sàng đảm nhận mọi trọng trách trong xã hội và trở nên nhân chứng đức tin nơi trần thế.
Tại các Ðại Học Công Giáo không có Phân Khoa Thần Học, nên thành lập một Viện hay một giảng đường thần học để các sinh viên giáo dân cũng có thể lĩnh hội những bài giảng huấn thích hợp. Các khoa học sở dĩ tiến bộ được là nhờ ở các cuộc khảo cứu chuyên biệt có giá trị khoa học cao độ, nên các Ðại Học và các Phân Khoa Công Giáo phải hết sức nâng đỡ các tổ chức nào có mục đích chính yếu là xúc tiến công cuộc khảo cứu khoa học.
Thánh Công Ðồng tha thiết khuyên nhủ các Viện Ðại Học và các Phân Khoa Công Giáo đã được phân phối thích đáng tại các phần đất khác nhau trên hoàn cầu, phải phát triển làm sao để nổi tiếng không phải nhờ số lượng mà nhờ ở phẩm chất của giáo huấn. Phải dễ dãi trong việc thu nhận những sinh viên có nhiều triển vọng dù họ thuộc thành phần kém may mắn, nhất là những người đến từ các quốc gia mới thành lập.
Vì tương lai của xã hội và của chính Giáo Hội liên kết mật thiết với sự tiến bộ của các thanh niên đang hấp thụ nền học vấn cao đẳng, nên các Vị Chủ Chăn trong Giáo Hội không những chỉ săn sóc đến đời sống thiêng liêng, mà còn phải chăm lo việc giáo dục tinh thần cho hết mọi sinh viên con cái mình học tại các Ðại Học Công Giáo. Vì thế, sau khi tùy hoàn cảnh tham khảo ý kiến các Giám Mục, các ngài hãy lo liệu thiết lập tại các Viện Ðại Học không Công Giáo những cư xá và trung tâm Ðại Học Công Giáo. Ở đó, những linh mục, tu sĩ và giáo dân được tuyển chọn và huấn luyện kỹ càng, sẽ thường xuyên giúp đỡ thanh niên đại học về phương diện tinh thần và trí tuệ. Các ngài cũng nên đặc biệt quan tâm và khuyến khích những thanh niên ưu tú trong các Ðại Học Công Giáo cũng như các Ðại Học khác để họ bước vào nghề giáo nếu thấy họ có khả năng giảng huấn và nghiên cứu.
11. Phân khoa dạy các môn học thánh
Giáo Hội đặt kỳ vọng vào hoạt động của các phân khoa dạy các môn học thánh. Vì thế, Giáo Hội ủy thác cho các phân khoa ấy một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là chuẩn bị sinh viên của mình, không những để họ tiến tới chức linh mục, nhưng nhất là để họ hoặc giảng dạy tại các ghế giáo sư cao đẳng của Giáo Hội, hoặc cải tiến các môn học nhờ việc nghiên cứu cá nhân hay để họ nhận lãnh những phần việc khó khăn hơn trong nhiệm vụ tông đồ cho giới trí thức. Các phân khoa ấy cũng có nhiệm vụ khảo cứu sâu xa mọi ngành khác nhau của các môn học thánh để mỗi ngày một thấu hiểu tường tận hơn Mạc Khải Thánh, mở rộng hơn di sản khôn ngoan Kitô giáo do các bậc tiền nhân truyền lại, phát động cuộc đối thoại với các anh em ly khai, với các người ngoài Kitô giáo, và sau hết để giải đáp những vấn đề do sự tiến bộ của các học thuyết đặt ra.
Vì thế, các Phân Khoa Giáo Hội phải lo tu chỉnh những điều lệ cho hợp thời để phát triển mạnh mẽ các khoa học thánh và những khoa học liên hệ. Phải sử dụng những phương pháp và phương tiện tân tiến để hưởng các sinh viên đến những cuộc khảo cứu sâu rộng hơn.
12. Hợp tác trong lãnh vực giáo dục
Sự cộng tác ngày một khẩn thiết và đang được củng cố trong phạm vi giáo phận, quốc gia và quốc tế cũng rất cần thiết trong lãnh vực học đường. Vì thế, bằng mọi cách, phải lo liệu thế nào việc hợp tác giữa các trường công giáo với nhau được thuận lợi, đồng thời vì ích lợi chung của cộng đồng nhân loại đòi hỏi, phải đẩy mạnh việc hợp tác giữa chính các trường công giáo với các trường khác.
Càng liên kết và cộng tác chặt chẽ với nhau, nhất là ở bậc Ðại Học, càng thu lượm được nhiều kết quả. Vì thế trong mỗi Ðại Học, các Phân Khoa phải hợp tác với nhau, tùy theo mục tiêu cho phép. Chính các Ðại Học cũng phải liên kết hỗ tương hành động, đồng thời cổ võ những cuộc họp mặt quốc tế, phân phối với nhau việc nghiên cứu khoa học, thông báo cho nhau những phát minh, trao đổi với nhau các giáo sư trong một thời gian nào đó và phát huy những gì mang lại việc hỗ trợ lớn lao hơn.
Kết luận
Thánh Công Ðồng tha thiết khuyên nhủ các thanh niên hãy ý thức nhiệm vụ cao cả của việc giáo dục, hãy sẵn sàng nhận lãnh nhiệm vụ này với tâm hồn quảng đại, nhất là tại những miền nào việc giáo dục thanh niên đang bị lâm nguy vì thiếu thầy dạy.
Thánh Công Ðồng tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, đã tự hiến theo tinh thần Phúc Âm dấn thân vào công cuộc trọng đại này là giáo dục trong các trường thuộc mọi cấp và mọi ngành. Ðồng thời khuyến khích họ hãy quảng đại và kiên tâm trong bổn phận đã lãnh nhận, nỗ lực vươn lên trong việc đào luyện học sinh thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô, trong khoa sư phạm và trong việc trau dồi kiến thức, để họ không những đẩy mạnh cuộc canh tân bên trong Giáo Hội mà còn duy trì và phát huy thêm sự hiện diện hữu ích của Giáo Hội trong thế giới ngày nay nhất là trong giới trí thức.
Tất cả và từng điều đã được ban bố trong Tuyên Ngôn này đều được các Nghị Phụ Thánh Công Ðồng chấp thuận. Và dùng quyền Tông Ðồ Chúa Kitô trao ban, hiệp cùng các Nghị Phụ khả kính, trong Chúa Thánh Thần, Chúng Tôi phê chuẩn, chế định và quyết nghị, và những gì đã được Thánh Công Ðồng quyết nghị, Chúng Tôi truyền công bố cho Danh Chúa cả sáng.
Roma, tại Ðền Thánh Phêrô, ngày 28.10.1965
Tôi, Phaolô Giám Mục Giáo Hội Công Giáo
Tiếp theo là chữ ký của các Nghị Phụ
THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA BENEĐICTÔ XVI
VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC
Lời giới thiệu
Thứ bảy ngày 23-2-2008, ĐTC Beneđictô XVI đã gặp 50.000 phụ huynh, giáo chức và học sinh Roma tại Quảng trường Thánh Phêrô, và ngài chính thức trao cho họ lá thư của ngài về công tác cấp thiết liên quan tới việc giáo dục.
Trong thư, ĐTC nhắc đến những khó khăn trong việc giáo dục người trẻ ngày nay trong gia đình và tại học đường, trước những khó khăn và thách đố trong xã hội hiện đại, với quá nhiều điều bấp bênh và nghi ngờ lan tràn trong xã hội và nền văn hoá chúng ta, với bao nhiêu hình ảnh bị bóp méo do các phương tiện truyền thông phổ biến. Vì thế, thật là khó đề nghị cho các thế hệ trẻ một cái gì có giá trị và chắc chắn, những quy luật cư xử và những mục tiêu đáng hiến cuộc sống mình để đạt tới. Trước tình trạng đó, nhiều phụ huynh và giáo chức bị cám dỗ muốn buông xuôi và không còn ý thức về vai trò và trách vụ giáo dục của mình nữa.
Tình trạng được ĐTC nói tới, thật ra cũng là những thách đố tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Trong đại hội thường niên hồi năm ngoái tại Hà Nội, HĐGM Việt Nam cũng đã công bố thư chung về vấn đề giáo dục tại Việt Nam. Vì thế, sau đây chúng tôi xin gửi đến quý vị nguyên văn lá thư của ĐTC.
Nguyên văn Thư của Đức Thánh Cha
Các tín hữu Roma thân mến,
Tôi đã nghĩ đến việc ngỏ lời với anh chị em qua lá thư này để nói với anh chị em về một vấn đề mà chính anh chị em đã cảm thấy và nhiều thành phần trong giáo phận chúng ta đang dấn thân giải quyết: đó là vấn đề giáo dục. Tất cả chúng ta đều quan tâm đến thiện ích của những người mà chúng ta yêu mến, đặc biệt là các trẻ em, thiếu niên và người trẻ của chúng ta. Thực vậy, chúng ta biết rằng tương lai của thành này tuỳ thuộc các em. Vì thế, chúng ta không thể không quan tâm tới việc giáo dục cho các thế hệ trẻ, chú ý đến khả năng định hướng của các em trong cuộc đời và khả năng phân biệt thiện ác; quan tâm đến sức khoẻ của các em, không những về thể lý nhưng cả về tinh thần nữa.
Nhưng giáo dục không bao giờ là điều dễ dàng và ngày nay dường như nó càng trở nên khó khăn hơn. Các cha mẹ, giáo chức, linh mục và tất cả những người có trách nhiệm giáo dục trực tiếp đều biết rõ điều đó. Vì thế, người ta nói đến một “sự cấp thiết về giáo dục”, như được chứng tỏ qua bao thất bại chúng ta gặp phải trong những nỗ lực huấn luyện những con người vững chắc, có khả năng cộng tác với người khác và mang lại một ý nghĩa cho cuộc đời của mình. Trước những thất bại ấy, người ta thường quy trách cho các thế hệ trẻ, như thể các trẻ em sinh ra ngày nay khác với những em sinh ra trong quá khứ. Ngoài ra, người ta nói về một sự “rạn nứt giữa các thế hệ”, điều này chắc chắn là có thực và có ảnh hưởng, nhưng nó là hậu quả hơn là nguyên nhân gây nên sự thiếu thông truyền những điều chắc chắn và các giá trị.
Vậy thì phải chăng chúng ta phải quy trách cho người lớn ngày nay và bảo rằng họ không còn khả năng giáo dục nữa hay sao? Điều rất chắc chắn là, nơi các bậc cha mẹ cũng như nơi các giáo chức, và nói chung nơi các nhà giáo dục, có một cám dỗ mạnh mẽ xúi giục họ buông xuôi, và hơn nữa, nơi họ có một nguy cơ không còn hiểu đâu là vai trò, hay đúng hơn, đâu là sứ mạng được uỷ thác cho họ. Trong thực tế, vấn đề ở đây không phải chỉ là trách nhiệm bản thân của người lớn hay người trẻ - những trách nhiệm này có thực và không nên che đậy - nhưng còn có một bầu không khí lan tràn, một não trạng và một hình thái văn hoá khiến cho người ta nghi ngờ về giá trị nhân vị, ý nghĩa của sự thật và sự thiện, và xét cho cùng, người ta nghi ngờ về chính đặc tính tốt lành của cuộc sống. Vì thế, thật là khó thông truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một cái gì có giá trị và chắc chắn, những quy luật cư xử, những mục tiêu đáng tin cậy để quy hướng và xây dựng chính cuộc sống của mình.
Anh chị em ở Roma thân mến, về điểm này, tôi muốn nói với anh chị em một lời rất đơn sơ: Đừng sợ! Thực vậy, tất cả những khó khăn ấy không phải là không thể vượt qua được. Có thể nói chúng là mặt trái của một hồng ân lớn lao và quý giá là tự do của chúng ta, với trách nhiệm phải đi kèm. Khác với những gì xảy ra trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc kinh tế, trong đó những tiến bộ ngày nay có thể cộng thêm với những tiến bộ trong quá khứ, trong lĩnh vực huấn luyện và tăng trưởng về luân lý của con người không có thể tích luỹ như vậy, vì tự do của con người luôn luôn là điều mới mẻ, và vì thế, mỗi người và mỗi thế hệ phải bắt đầu quyết định lại cho mình. Cả những giá trị lớn lao trong quá khứ cũng không thể để lại như những gia sản, cần biến chúng thành của ta và đổi mới qua một sự chọn lựa bản thân, nhiều khi đòi hỏi nhiều hy sinh đau khổ.
Nhưng khi những nền tảng bị rúng động và thiếu những xác tín chắc chắn thiết yếu, thì nhu cầu cần có những giá trị ấy lại được người ta cấp thiết cảm thấy: vì thế, cụ thể là càng ngày người ta càng đòi hỏi một nền giáo dục xứng với danh xưng của nó. Các cha mẹ, thường bận tâm lo lắng về tương lai của con cái, đang đòi hỏi nền giáo dục ấy; cũng vậy, đối với các giáo chức đang sống kinh nghiệm đau buồn về sự sa sút nơi các trường của họ; xã hội trong toàn bộ cũng yêu cầu nền giáo dục ấy khi thấy chính những nền tảng cơ bản của cuộc sống chung bị nghi ngờ; ngoài ra, tự thâm tâm các thiếu niên và người trẻ cũng yêu cầu nền giáo dục đúng nghĩa như vậy, họ không muốn bị bỏ rơi một mình đứng trước những thách đố của cuộc sống. Tiếp đến, những ai tin nơi Chúa Giêsu Kitô thì càng có thêm một động lực mạnh mẽ hơn để không sợ hãi: thực vậy, họ biết rằng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta và tình yêu của Chúa đến với chúng ta nơi chúng ta đang sống và trong thân phận của chúng ta, nghĩa là với những lầm than và yếu đuối của chúng ta, để mang lại cho chúng ta cơ hội mới để làm điều thiện.
Anh chị em thân mến, để làm cho những suy tư của tôi được cụ thể hơn, cũng nên lên một số đòi hỏi chung để có một nền giáo dục chân chính. Nền giáo dục này trước tiên cần có sự gần gũi và tín nhiệm nảy sinh từ tình thương: tôi nghĩ đến kinh nghiệm đầu tiên và cơ bản về tình thương mà các trẻ em cảm nhận, hay ít là phải cảm nhận với cha mẹ các em. Nhưng mỗi nhà giáo dục đích thực đều biết rằng để giáo dục thì phải trao hiến một cái gì đó từ chính bản thân mình, và chỉ như thế mới có thể giúp các học sinh của mình khắc phục những ích kỷ và trở thành người có khả năng yêu thương đích thực.
Ngay từ khi còn bé thơ, trẻ em đã có một ước muốn được biết và hiểu, được biểu lộ qua những câu hỏi liên tục và yêu cầu giải thích. Vì thế, thật là một sự giáo dục nghèo nàn nếu chỉ giới hạn vào việc thông truyền những ý niệm và thông tin, mà lại bỏ qua một bên câu hỏi lớn liên quan đến chân lý, nhất là chân lý có thể hướng dẫn cuộc sống.
Cả những đau khổ cũng là thành phần chân lý về cuộc đời chúng ta. Vì thế, khi tìm cách tránh cho người trẻ khỏi mọi khó khăn và kinh nghiệm đau thương, người ta có nguy cơ làm cho chúng trở nên yếu ớt, dòn mỏng và ít quảng đại, vì khả năng yêu thương tương ứng với khả năng chịu đau khổ và cùng chịu đau khổ”.
Các bạn tại Roma thân mến, bây giờ chúng ta đi tới một điểm có lẽ là tế nhị nhất trong công tác giáo dục: đó là làm sao tìm được sự quân bình giữa tự do và kỷ luật. Nếu không có quy luật trong việc cư xử và trong đời sống, được nêu bật ngày này qua ngày khác cả trong những chuyện bé nhỏ, thì người ta không huấn luyện tính tình người trẻ và không chuẩn bị chúng trong việc đương đầu với những thử thách trong tương lai. Nhưng quan hệ giáo dục trước tiên là một cuộc gặp gỡ giữa hai nền “tự do và kỷ luật”; và nền giáo dục thành công tốt đẹp chính là sự huấn luyện về cách thức sử dụng tự do một cách đúng đắn. Dần dần trẻ em lớn lên, trở thành một thiếu niên, rồi một thanh niên; chúng ta phải chấp nhận rủi ro của tự do, luôn quan tâm giúp đỡ chúng sửa chữa những ý tưởng và chọn lựa sai lầm. Điều chúng ta không bao giờ được làm, đó là hỗ trợ chúng trong những sai lầm, làm bộ như không thấy những sai lầm ấy, hoặc tệ hơn nữa lại chia sẻ những lầm lẫn đó, như thể đó là những biên cương mới trong sự tiến bộ của con người. Vì thế, giáo dục không thể bỏ qua uy tín làm cho việc thực thi quyền bính trở nên đáng tín nhiệm. Uy tín này là kết quả của kinh nghiệm và khả năng, nhưng người ta đạt được nó nhất là qua cuộc sống phù hợp với những gì mình nói, và nhờ sự đích thân dấn thân, biểu lộ một tình yêu thương chân thành. Do đó, nhà giáo dục là một chứng nhân về sự thật và sự thiện. Dĩ nhiên, nhà giáo dục cũng là người mỏng dòn và có thể thiếu sót, lầm lẫn, nhưng luôn tìm cách làm cho mình được phù hợp với sứ mạng đã nhận lãnh.
Các tín hữu Roma rất thân mến, từ những nhận xét đơn sơ ấy, ta thấy rõ trong việc giáo dục, ý thức trách nhiệm thật là quan trọng có tính cách quyết định: trách nhiệm của nhà giáo dục, và đó cũng là trách nhiệm của con cái, của học sinh, của người trẻ khi bước vào thế giới công việc, tuỳ theo mức độ tuổi tác gia tăng của chúng. Người trách nhiệm là người biết trả lời cho chính mình và cho tha nhân. Ngoài ra và hơn nữa, ai tin tưởng, thì họ cũng tìm cách trả lời cho Thiên Chúa là Đấng đã yêu thương họ trước. Trách nhiệm trước tiên có tính chất bản thân, nhưng cũng có một thứ trách nhiệm mà chúng ta cùng nhau chia sẻ, với tư cách là công dân của một thành phố, một quốc gia, hoặc trong tư cách là phần tử của gia đình nhân loại, và nếu chúng ta là tín hữu, trong tư cách là con của một Thiên Chúa duy nhất, là phần tử của Giáo Hội. Trong thực tế, những ý tưởng, lối sống, luật lệ, hướng đi toàn bộ của xã hội nơi chúng ta sinh sống, và hình ảnh mà xã hội tạo cho mình qua các phương tiện truyền thông xã hội, có một ảnh hưởng lớn đối với việc huấn luyện các thế hệ trẻ, mang lại điều thiện và cả điều xấu cho chúng. Nhưng xã hội không phải là một điều trừu tượng; xét cho cùng, đó là tất cả chúng ta, với những đường hướng, quy luật và những đại diện do chúng ta bầu lên, mặc dù mỗi người có những vai trò và trách nhiệm khác nhau. Vì vậy, cần có sự đóng góp của mỗi người chúng ta, của mỗi cá nhân, gia đình hoặc nhóm xã hội, để xã hội, bắt đầu từ thành phố Roma của chúng ta, trở thành một môi trường thuận lợi hơn cho việc giáo dục.
Sau cùng, tôi muốn đề ý nghị với anh chị em một tư tưởng mà tôi đã khai triển trong Thông điệp mới đây “Spe salvi” về niềm hy vọng Kitô: linh hồn của việc giáo dục, cũng như toàn thể đời sống, chỉ có thể là một niềm hy vọng đáng tín nhiệm. Ngày nay, niềm hy vọng của chúng ta bị vây bủa tấn kích từ nhiều phía và cả chúng ta cũng có nguy cơ trở thành “những người không có hy vọng và không có Thiên Chúa trong thế giới này”, giống như những người cổ xưa, như thánh Phaolô Tông đồ đã viết cho các tín hữu thành Ephêsô (Eph 2,12). Chính từ đó nảy sinh khó khăn có lẽ là sâu đậm nhất đối với một công trình giáo dục đích thực: thực vậy, nơi căn cội của cuộc khủng hoảng về giáo dục, có một cuộc khủng hoảng về sự tín thác trong cuộc sống. Bởi vậy, tôi không thể kết thúc lá thư này mà không nồng nhiệt mời gọi đặt niềm hy vọng của chúng ta nơi Thiên Chúa. Chỉ có Ngài là niềm hy vọng chống lại được mọi thất vọng; chỉ có tình yêu của Ngài không thể bị sự chết tiêu diệt; chỉ có công lý và lòng từ bi của Ngài có thể chữa lành những bất công và bù đắp những đau khổ đã phải chịu. Niềm hy vọng hướng về Thiên Chúa không bao giờ chỉ là hy vọng cho tôi mà thôi, nhưng luôn luôn là hy vọng cho người khác nữa: hy vọng ấy không cô lập chúng ta, nhưng làm cho chúng ta liên đới trong sự thiện, kích thích chúng ta giáo dục lẫn nhau về sự thật và tình thương.
Tôi thân ái chào anh chị em và cam đoan đặc biệt nhớ đến anh chị em trong kinh nguyện, trong khi tôi gửi đến anh chị em Phép lành của tôi.
Vatican, ngày 21 tháng 1 năm 2008
+ Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI
Lm. Giuse Trần Đức Anh OP, chuyển ý
20.11.2009
Quý Thầy, Cô, và tất cả những ai đã từng tham gia công tác giáo dục rất thân mến,
Mỗi năm, khi trời trở lạnh, những cơn mưa mùa Đông kéo đến thường xuyên và không gian thường sẫm lại mỗi chiều, khi tờ lịch của năm bước sang những ngày hạ tuần tháng 11…cũng là lúc, trên mọi nẻo đường dẫn đến các ngôi trường, từ những mái trường xiêu vẹo rách nát nơi những quê nghèo, hay những ngôi trường đại học khang trang nơi đô thành hoa lệ, tiểu học hay trung học, mẫu giáo, mầm non hay cao đẳng, trung cấp…đều nghe những tiếng kháo láo của các em học sinh, sinh viên nói với nhau về ngày thầy cô, bàn chuyện với nhau về quà tặng cho ngày Hiến Chương Nhà Giáo…
Tuy nhiên, chuyện “thầy cô”, chuyện “nhà giáo” đâu chỉ là chuyện thời sự đột xuất mỗi năm chỉ đến một lần vào ngày 20.11; mà từ lâu đã trở thành một chuyên đề, một học thuyết, và nhất là, một đạo lý: Đạo Thầy – Trò, trong lịch sử của loài người muôn nơi và muôn thuở.
Đối với người Kitô hữu, nhờ ánh sáng mặc khải chúng ta lại biết rằng: Thiên Chúa chính là nhà mô phạm, là Thầy tuyệt đối, Là Đấng mà qua mọi chặng đường Lịch sử cứu rỗi, đã không ngừng giáo dục Dân riêng Ngài chọn và qua đó, dạy dỗ toàn thể nhân loại từ con người đầu tiên A-đam, E-va (St 1,28-29; 2, 15-20) cho đến con người sau hết (Kh 21,5-8).
Đặc biệt, qua các Thánh vịnh, chúng ta vẫn thường đọc thấy những lời cầu xin lên Thiên Chúa là Đấng dạy dỗ “Lạy Chúa xin dạy con đường lối thánh chỉ, con nguyện đi theo mãi đến cùng” (Tv 119,33), “xin dạy con hiểu cho tường, xét cho đúng, vì con vẫn tin vào mệnh lệnh Ngài” (119,66), “Tay Chúa đã nắn con nên hình nên dạng, xin mở trí cho con học biết mệnh lệnh Ngài” (119,73), “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (119,105).
Và khi Con Chúa xuống thế làm người thì chính Ngài đã thể hiện cụ thể vai trò “làm Thầy của Thiên Chúa” khi Ngài tự khẳng định: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Và chúng ta cũng biết “cái giá cuối cùng cho sứ mạng làm thầy dạy của Đức Kitô chính là cái chết thập giá”(Mt 26, 65-67).
Như thế, chúng ta có thể nói được rằng, ơn gọi làm thầy dậy, làm “kỷ sư tâm hồn”, làm kẻ khai sáng cho con người mở nẻo tương lai, làm ngọn đuốc soi đường trí tuệ, làm kẻ hướng đạo khám phá cánh rừng tri thức…chính là sứ mệnh cao cả phản ảnh chính tư cách “làm Thầy” của Thiên Chúa, của “Rabbi Giêsu”. Chính trong ý nghĩa đó, Hội Thánh, trong văn kiện của Công Đồng Vatican II, Tuyên Ngôn Giáo Dục Kitô giáo đã có những nhận định sâu sắc và chân xác về ơn gọi và sứ mệnh của nững nhà giáo dục như sau:
“Như thế, thực cao đẹp nhưng cũng thực nặng nề thiên chức của tất cả những ai giúp đỡ cha mẹ chu toàn nhiệm vụ của họ và thay thế cộng đoàn nhân loại nhận lãnh chức vụ giáo dục nơi học đường. Thiên chức nầy đòi hỏi phải có những tài năng đặc biệt về trí tuệ và tâm hồn, được chuẩn bị hết sức kỹ càng, với thái độ sẵn sàng canh tân và thích nghi không ngừng”
(Tuyên Ngôn về giáo dục Kitô giáo, số 5)
Thánh Công Ðồng tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, đã tự hiến theo tinh thần Phúc Âm dấn thân vào công cuộc trọng đại này là giáo dục trong các trường thuộc mọi cấp và mọi ngành. Ðồng thời khuyến khích họ hãy quảng đại và kiên tâm trong bổn phận đã lãnh nhận, nỗ lực vươn lên trong việc đào luyện học sinh thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô, trong khoa sư phạm và trong việc trau dồi kiến thức, để họ không những đẩy mạnh cuộc canh tân bên trong Giáo Hội mà còn duy trì và phát huy thêm sự hiện diện hữu ích của Giáo Hội trong thế giới ngày nay nhất là trong giới trí thức.
(Tuyên Ngôn về giáo dục Kitô giáo, Kết luận)
Nhắc lại vài nguyên tắc nền tảng đó trong ngày “Nhà Giáo Việt nam” để quý thầy, cô và những ai đã, đang và sẽ tham gia vào công tác quý trọng và thánh thiện nầy càng ý thức hơn phẩm giá cao đẹp và sứ mệnh khó khăn của mình để can đảm hơn trong việc dấn thân làm chứng cho Chúa Kitô trong môi trường giáo dục theo như ước mong và đòi hỏi của Hội Thánh.
Thật ra, trong lịch sử Giáo Hội nói chung và tại Việt nam nói riêng, đã không thiếu những những vị thầy cô đã sống hết mình vì ơn gọi và can đảm trả giá cho sứ mệnh nhân chứng tại học đường. Trong số đó phải kể đến cô giáo Công giáo thạc sĩ Nguyễn thị Bích Hạnh, giáo viên văn giảng dạy tại trường Trung học Phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm theo diện 'thu hút nhân tài' của tỉnh Quảng Nam, vào hôm tháng 6 trong năm vừa qua, đã bị Sở giáo dục Quảng Nam-Đà Nẵng đình chỉ công tác vì đã thể hiện vai trò chứng nhân của sự thật và tự do trong học đường.
Tại Việt Nam hôm nay, trong môi trường xã hội không mấy thiện cảm, và nhiều khi đối nghịch hẵn với sứ điệp Phúc Âm, chắc chắn người thầy cô Công giáo luôn đặt mình trước những lựa chọn thật khó khăn, đôi khi là “một mất một còn”. Tuy nhiên, hãy cậy dựa vào chính Đức Kitô, Vị Tôn Sư tuyệt đối của mọi thời và là Đấng luôn hiện diện và đồng hành với các môn sinh “trên từng cây số Emmau”, hãy trông cậy vào Chúa Thánh Thần là sức mạnh của tình yêu và chân lý, và phó thác cho Thiên Chúa Cha, Đấng luôn yêu thương chăm sóc giữ gìn con cái kỹ càng và chu đáo hơn cánh hoa huệ tươi nở giữa đồng hoang hay những con chim sẽ líu lo giữa bầu trời.
Điều quan trong là hãy biết “tự làm mới mình” mỗi ngày trong quan hệ với Chúa và với tha nhân; đặc biệt, cần biết vận dụng các phương thế thiêng liêng trong tầm tay để thánh hóa và kiện toàn bản thân như Thánh lễ, nhiệm tích Giải tội, đọc và lắng nghe Lời Chúa, tham gia sinh hoạt giáo xứ, chứng nhân đời sống bác ái, yêu thương, liêm chính, phục vụ nơi môi trường chung quanh…Được như thế, người thầy cô Công Giáo chắc chắn sẽ là những “vì sao sáng giữ tối tăm”, là ngọn đuốc soi đường, là điểm tựa vững chắc cho muôn thế hệ học sinh đang khát khao và “tin tưởng những chứng nhân hơn là những thầy dạy.”
Đó cũng là lời chúc thân thương xin gởi đến quý thầy cô và tất cả những ai đã đang làm công tác giáo dục nhân ngày Hiến Chương Nhà Giáo Việt Nam năm 2009.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Chánh xứ Tuy Hòa – Hạt trưởng Phú Yên
Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo
Gravissimum Educationis
Khóa VII Ngày 28 tháng 10 Năm 1965
Phaolô Giám Mục
Tôi Tớ Các Tôi Tớ Thiên Chúa
Hiệp Nhất Với Các Nghị Phụ Của Thánh Công Ðồng
Ðể Muôn Ðời Ghi Nhớ
Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo
Lời mở đầu
Vai trò vô cùng quan trọng của việc giáo dục trong đời sống con người và ảnh hưởng của nó luôn gia tăng trên đà tiến triển của xã hội hiện nay đã được Thánh Công Ðồng đặc biệt lưu ý. Quả thực, hoàn cảnh của thời đại chúng ta làm cho việc giáo dục thanh thiếu niên, ngay cả việc tiếp tục huấn luyện giới trưởng thành, trở nên ngày một dễ dàng và khẩn cấp hơn. Vì ý thức đầy đủ hơn về phẩm giá và bổn phận của mình, nên con người ao ước được tham dự tích cực hơn vào đời sống xã hội, nhất là đời sống kinh tế và chính trị.
Những tiến bộ kỳ diệu trong lãnh vực kỹ thuật và nghiên cứu khoa học, những phương tiện truyền thông xã hội tân tiến hiến cho con người hoàn cảnh thuận tiện, nhờ đó con người còn nhiều thời giờ nhàn rỗi, không vướng mắc công việc, dễ dàng tham dự vào gia sản văn hóa và tinh thần, và bổ túc lẫn nhau nhờ những liên lạc mật thiết hơn giữa các đoàn thể cũng như giữa chính các dân tộc.
Bởi đó khắp nơi đều cố gắng đẩy mạnh công cuộc giáo dục mỗi ngày một hơn. Người ta thừa nhận những quyền lợi căn bản liên hệ đến việc giáo dục của con người, nhất là của trẻ em và cha mẹ. Các quyền lợi ấy được xác định trong nhiều văn kiện chính thức. Trước con số học sinh gia tăng mau chóng, người ta gia tăng trường ốc và cải tiến học đường, thiết lập thêm những cơ sở giáo dục khác. Các phương tiện giáo dục và giảng huấn được canh tân dựa vào những kinh nghiệm mới. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực lớn lao để đem lại những lợi ích trên cho mọi người, nhưng vẫn còn rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên chưa được hưởng sự huấn luyện căn bản và biết bao người khác vẫn còn thiếu một nền giáo dục thích hợp để phát huy chân lý và bác ái.
Vì vậy, để chu toàn sứ mệnh mà Chúa là Ðấng sáng lập đã trao ban, là loan truyền mầu nhiệm ơn cứu độ cho mọi người và thiết lập mọi sự trong Chúa Kitô, Mẹ Thánh Giáo Hội có nhiệm vụ săn sóc toàn diện đời sống con người, kể cả đời sống trần tục, trong mức độ liên hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục. Do đó, Thánh Công Ðồng tuyên bố một số nguyên tắc căn bản về giáo dục Kitô giáo, nhất là giáo dục học đường. Một Ủy Ban đặc biệt sau Công Ðồng phải giải thích cặn kẽ và các Hội Ðồng Giám Mục phải thích nghi các nguyên tắc đó tùy theo hoàn cảnh khác biệt tại mỗi địa phương.
1. Quyền hưởng một nền giáo dục xứng hợp
Tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giai cấp và tuổi tác, do phẩm giá con người, đều có một quyền bất khả nhượng là phải được hưởng một nền giáo dục đáp ứng với sứ mệnh riêng, phù hợp với cá tính của từng phái, thích nghi với văn hóa và truyền thống dân tộc, đồng thời mở rộng sự hợp tác huynh đệ với các dân tộc khác, để hỗ trợ công cuộc hợp nhất chân chính và hòa bình trên mặt đất. Vậy nền giáo dục chân chính là việc đào tạo con người, nhằm đạt tới cùng đích của mình cũng như lợi ích của các đoàn thể mà họ là đoàn viên, và họ sẽ tham gia phục vụ khi đến tuổi trưởng thành.
Bởi thế, phải để ý đến những tiến triển của khoa tâm lý, sư phạm và giáo khoa, hầu giúp trẻ em và thanh thiếu niên phát triển điều hòa những năng khiếu thể xác, luân lý và tinh thần, ý thức dần dần trách nhiệm cách rõ rệt hơn, nhờ luôn cố gắng trau dồi đúng mức đời sống cá nhân và theo đuổi sự tự do chân chính, với lòng can đảm và kiên nhẫn lướt thắng mọi trở ngại. Phải tích cực và thận trọng giáo dục chúng về phái tính tùy tứng lứa tuổi. Ngoài ra, phải huấn luyện cho chúng biết tham dự đời sống xã hội, để sau khi được chỉ dẫn đầy đủ về những phương tiện cần thiết và thích hợp, chúng có thể tích cực dấn thân vào những đoàn thể khác nhau của cộng đoàn nhân loại sẵn sàng đối thoại với người khác cũng như hăng say hoạt động để góp phần thực hiện lợi ích chung.
Cũng vậy, Thánh Công Ðồng còn tuyên bố rằng trẻ em và thanh thiếu niên có quyền được hướng dẫn trong việc phê phán những giá trị luân lý theo lương tâm thẳng thắn, tự ý chấp nhận và tuân giữ những giá trị ấy và nhận biết yêu mến Thiên Chúa cách hoàn hảo hơn. Vì thế Công Ðồng tha thiết mời gọi những nhà lãnh đạo các dân tộc hãy hướng dẫn công việc giáo dục, hãy lo lắng sao cho giới trẻ không bao giờ bị tước mất quyền lợi thiêng liêng ấy. Công Ðồng còn khuyên nhủ các con cái Giáo Hội hãy quảng đại hoạt động trong mọi lãnh vực giáo dục, nhất là để có thể sớm đem lại những lợi ích của một nền giáo dục và giáo huấn xứng hợp cho mọi người ở khắp nơi trên toàn thế giới.
2. Nền giáo dục Kitô giáo
Mọi Kitô hữu, nhờ việc tái sinh bởi nước và Thánh Thần, đã trở nên những tạo vật mới, được gọi là con Thiên Chúa và quả thực như thế, nên có quyền hưởng một nền giáo dục Kitô giáo. Nền giáo dục này không chỉ nhằm giúp con người được trưởng thành như vừa trình bày, nhưng cốt yếu là nhằm giúp những người đã rửa tội ngày càng ý thức hơn về hồng ân Ðức Tin đã nhận lãnh trong khi họ được hứơng dẫn để dần dần hiểu biết mầu nhiệm cứu rỗi. Nền giáo dục ấy còn giúp họ biết cách thờ phượng Thiên Chúa Cha trong tinh thần và chân lý (x. Ga 4,23), nhất là qua việc cử hành phụng vụ, cũng như huấn luyện họ biết sống theo con người mới trong công bình và thánh thiện của chân lý (Eph 4,22-24). Nhờ vậy họ đạt tới con người hoàn thiện, tới tuổi sung mãn của Chúa Kitô (x. Eph 4,13) và góp phần vào việc tăng trưởng của Nhiệm Thể. Hơn nữa, vì ý thức được ơn kêu gọi của mình, chính họ phải tập thói quen minh chứng niềm cậy trông của mình (x. 1P 3,15) cũng như phải giúp cải tạo thế giới theo tinh thần Kitô giáo. Nhờ đó những giá trị tự nhiên sẽ góp phần vào lợi ích của toàn thể xã hội, khi được hòa hợp vào viễn ảnh toàn vẹn của con người được Chúa Kitô cứu chuộc. Vì vậy Thánh Công Ðồng nhắc lại cho những Chủ Chăn hướng dẫn các linh hồn nhiệm vụ rất quan trọng là phải thu xếp mọi sự để các tín hữu được hưởng nhờ nền giáo dục Kitô giáo nhất là giới trẻ, niềm hy vọng của Giáo Hội.
3. Những người lãnh nhận trách nhiệm giáo dục
Là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục chúng và vì thế họ được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót thì khó lòng bổ khuyết được. Thực vậy, chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như lòng tôn kính đối với Thiên Chúa và tha nhân, để hỗ trợ việc giáo dục toàn diện cho con cái trong đời sống cá nhân, để hỗ trợ việc giáo dục toàn diện cho con cái trong đời sống cá nhân và xã hội. Do đó gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội cần thiết cho mọi đoàn thể. Nhưng đặc biệt trong gia đình Kitô giáo, vì đã nhận ân sủng cũng như bổn phận của bí tích hôn phối, nên cha mẹ phải dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ, để chúng nhận biết và thờ kính Thiên Chúa cùng yêu mến tha nhân theo đức tin chúng đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội. Chính tại nơi đây, con trẻ có kinh nghiệm đầu tiên về xã hội lành mạnh của nhân loại và về Giáo Hội. Sau hết nhờ gia đình, chúng được hướng dẫn dần dần vào cộng đoàn nhân loại cũng như vào Dân Thiên Chúa. Bởi vậy cha mẹ phải ý thức sâu xa tầm quan trọng của gia đình Kitô giáo đích thực trong đời sống và đà thăng tiến của chính dân Thiên Chúa.
Nhiệm vụ giáo dục trước hết thuộc về gia đình, nhưng cũng cần đến sự trợ giúp của toàn thể xã hội. Thực vậy, ngoài những quyền lợi của cha mẹ và của những người được cha mẹ ủy thác cho một phần công việc giáo dục, chắc chắn xã hội dân sự cũng còn có những quyền lợi và bổn phận vì xã hội dân sự có nhiệm vụ tổ chức những gì đem lại lợi ích chung trong phạm vi thế tục. Một trong những gì đem lại lợi ích chung trong phạm vi thế tục. Một trong những bổn phận của xã hội dân sự là đẩy mạnh công cuộc giáo dục giới trẻ bằng nhiều phương cách, như bảo vệ quyền lợi cha mẹ và những người góp phần vào việc giáo dục và phải giúp đỡ họ trong công tác đó. Theo nguyên tắc đồng trách nhiệm, khi cha mẹ và các đoàn thể khác thiếu sáng kiến, xã hội dân sự phải kiện toàn công việc giáo dục, nhưng cũng phải để ý đến nguyện vọng của cha mẹ. Ngoài ra còn phải thiết lập các trường ốc và cơ sở giáo dục riêng theo lợi ích chung đòi hỏi.
Sau cùng với danh nghĩa đặc biệt, Giáo Hội có trách nhiệm giáo dục không những vì Giáo Hội là xã hội trần gian, phải được thừa nhận có khả năng giáo dục, nhưng nhất là vì Giáo Hội có nhiệm vụ loan truyền cho mọi người biết con đường cứu rỗi, cũng như thông ban sự sống Chúa Kitô cho các tín hữu và luôn lo lắng giúp đỡ họ đạt tới sự viên mãn của đời sống ấy. Bởi vậy như một Người Mẹ, Giáo Hội có nhiệm vụ bảo đảm cho con cái một nền giáo dục, đem tinh thần Chúa Kitô thấm nhuần đời sống chúng, nhưng đồng thời cũng cổ võ mọi dân tộc phát triển sự hoàn thiện toàn vẹn của con người, phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn.
4. Phương thế của nền giáo dục Kitô giáo
Ðể chu toàn nhiệm vụ giáo dục, Giáo Hội quan tâm đến tất cả các phương thế thích hợp, đặc biệt là những phương thế riêng của mình. Trước hết là việc giảng dạy giáo lý nhằm soi sáng và củng cố đức tin, nuôi dưỡng đời sống theo tinh thần Chúa Kitô, đưa đến việc ý thức và tham dự linh động vào mầu nhiệm phụng vụ 17, khuyến khích hoạt động tông đồ. Nhưng Giáo Hội cũng tôn trọng và tìm cách đem tinh thần mình thấm nhuần và nâng cao những phương thế khác thuộc di sản chung của nhân loại và góp phần lớn lao vào việc trau dồi tinh thần và đào luyện con người, như các phương tiện truyền thông xã hội, các tổ chức có mục đích tập luyện tinh thần và thể xác, các phong trào thanh thiếu niên và nhất là các trường học.
5. Tầm quan trọng của học đường
Trong tất cả các phương tiện giáo dục, học đường giữ một vai trò quan trọng đặc biệt, vì học đường theo sứ mạng mình luôn lo lắng trau dồi các khả năng tinh thần, dẫn vào gia sản văn hóa mà các thế hệ trước đã thu lượm được, phát huy nhận thức về các giá trị, chuẩn bị đời sống nghề nghiệp, và khuyến khích niềm thông cảm lẫn nhau trong khi cổ cõ tình thân hữu cộng đoàn giữa những học sinh khác biệt về tâm linh và giai cấp. Hơn nữa học đường còn trở nên trung tâm hoạt động và tiến triển, tại đây cần đến sự tham dự của gia đình, thầy dạy, mọi đoàn thể có mục đích phát triển đời sống văn hóa, đời sống công dân và tôn giáo, cả chính quyền cũng như toàn thể cộng đoàn nhân loại.
Như thế, thực cao đẹp nhưng cũng thực nặng nề thiên chức của tất cả những ai giúp đỡ cha mẹ chu toàn nhiệm vụ của họ và thay thế cộng đoàn nhân loại nhận lãnh chức vụ giáo dục nơi học đường. Thiên chức này dòi phải có những tài năng đặc biệt về trí tuệ và tâm hồn, được chuẩn bị hết sức kỹ càng, với thái độ sẵn sàng canh tân và thích nghi không ngừng.
6. Nhiệm vụ và quyền lợi của cha mẹ
Nhiệm vụ và quyền lợi đầu tiên bất khả nhượng của cha mẹ là giáo dục con cái, nên họ phải được thực sự tự do trong việc lựa chọn trường học. Do đó, vì có bổn phận bảo vệ và bênh vực quyền tự do của công dân, chính quyền khi chú tâm đến công bằng phân phối phải lo phân chia những ngân khoản tài trợ chung sao cho cha mẹ có thể được thực sự tự do lựa chọn trường học cho con cái theo lương tâm mình.
Ngoài ra chính quyền còn có bổn phận lo liệu cho mọi công dân được tham dự thực sự vào nền văn hóa và được huấn luyện thích đáng để thi hành nhiệm vụ và quyền lợi công dân. Bởi thế chính quyền phải bảo đảm cho thanh thiếu niên được hưởng một nền giáo dục học đường đầy đủ, phải quan tâm đến khả năng của nhà giáo và trình độ học vấn của học sinh cũng như phải chăm sóc đến cả sức khỏe của chúng. Như thế chính quyền phải phát triển toàn diện học chế, nhưng đừng quên nguyên tắc đồng trách nhiệm. Do đó phải loại trừ mọi chế độ độc quyền học hiệu, vì tất cả mọi chế độ độc quyền thuộc loại này đều trái với quyền tự nhiên của con người, cản trở sự tiến bộ và việc phổ biến văn hóa, làm tan loãng bầu khí thuận hòa giữa các công dân và nghịch với thuyết đa dạng mà ngày nay đang thịnh hành tại nhiều cộng đoàn.
Do đó, Thánh Công Ðồng khuyến khích các Kitô hữu hãy tự động góp phần vào việc khám phá những phương pháp giáo dục thích hợp, cách tổ chức việc học hành và góp phần vào việc đào tạo các giáo chức có khả năng giáo dục thanh thiếu niên một cách đúng đắn bằng cách hỗ trợ họ, và nhất là qua các hội phụ huynh học sinh, phải theo dõi và nâng đỡ mọi công việc của nhà trường, đặc biệt việc giáo dục luân lý được giảng dạy nơi đó.
7. Giáo dục luân lý và tôn giáo nơi học đường
Hơn nữa, ý thức sâu xa nhiệm vụ vô cùng quan trọng là phải ân cần lo lắng giáo dục mọi con cái mình về phương diện luân lý và tôn giáo. Giáo Hội, bằng tấm lòng ưu ái và trợ giúp đặc biệt cần phải hiện diện cho biết bao thanh thiếu niên đang được đào luyện trong các trường không công giáo. Sự hiện diện ấy được cụ thể hóa qua chứng từ đời sống của người giảng dạy và hướng dẫn chúng, qua việc tông đồ của các bạn học, và nhất là qua lời giảng dạy giáo lý cứu rỗi của những linh mục và giáo dân có trách nhiệm bằng những phương pháp thích hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh, cùng với việc giúp đỡ thiêng liêng bằng mọi sáng kiến thích nghi theo điều kiện thời gian và sự việc.
Giáo Hội cũng nhắc nhở cho cha mẹ nhiệm vụ quan trọng cố hữu của họ là phải lo liệu mọi sự và đòi hỏi sao cho con cái họ có thể hưởng nhờ những trợ giúp ấy và được tấn tới trong việc giáo dục theo tinh thần Kitô giáo và ăn nhịp với giáo huấn trần thế.
Ngoài ra Giáo Hội còn ca ngợi những cơ quan cũng như các đoàn thể dân sự nào chủ trương thuyết đa dạng trong xã hội hiện nay và chú tâm đến quyền tự do tôn giáo, giúp đỡ các gia đình để việc giáo dục con cái nơi học đường được phù hợp với các nguyên tắc luân lý và tôn giáo riêng của gia đình họ.
8. Trường Công Giáo
Giáo Hội hiện diện đặc biệt trong lãnh vực học đường qua trường công giáo. Thực ra trường công giáo cũng theo đuổi những mục tiêu văn hóa và giáo dục nhân bản cho thanh thiếu niên không kém gì các trường khác. Ðiều riêng biệt của trường công giáo là có sứ mệnh tạo cho môi trường học đường một bầu khí ống động, thấm nhuần tự do và bác ái theo tinh thần Phúc Âm, giúp thanh thiếu niên phát triển nhân cách mình đồng thời làm phát triển con người mới đã được thành hình khi chịu phép rửa tội. Sau cùng, trường công giáo còn phải hướng nền văn hóa chung của nhân loại vào việc loan truyền ơn cứu rỗi để cho các học sinh dần dần nhận thức về thế giới, cuộc đời và con người nhờ ánh sáng đức tin soi chiếu 25. Như thế trong khi mở cửa tiếp nhận đúng mức những điều kiện của thời đại đương tiến bộ, trường công giáo huấn luyện học sinh biết mưu cầu lợi ích cho xã hội trần gian một cách hữu hiệu, và chuẩn bị cho chúng biết phục vụ để mở mang Nước Chúa. Do đó, nhờ sống đời gương mẫu và tông đồ, chúng trở nên như men cứu rỗi cho cộng đoàn nhân loại.
Thực vậy, trường công giáo còn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoàn cảnh chúng ta đang sống, vì có khả năng góp phần lớn lao trong việc chu toàn sứ mệnh của Dân Thiên Chúa và giúp cuộc đối thoại giữa Giáo Hội và cộng đoàn nhân loại nhằm đạt tới lợi ích cho cả đôi bên. Vì thế Thánh Công Ðồng tuyên bố một lần nữa rằng Giáo Hội có quyền thiết lập và điều khiển các trường thuộc các cấp và các ngành, như Quyền Giáo Huấn đã xác nhận qua nhiều văn kiện. Công Ðồng cũng nhắc lại rằng việc thi hành quyền lợi này sẽ đóng góp nhiều cho việc bảo đảm tự do lương tâm và những quyền lợi của cha mẹ cũng như sự tiên bộ của nền văn hóa.
Tuy nhiên các nhà giáo nên nhớ rằng họ là những nhân vật chính giúp cho trường công giáo thực hiện được những chương trình và sáng kiến của mình 27. Vậy họ phải được chuẩn bị hết sức chu đáo để lãnh hội những kiến thức đạo đời, được chứng thực do những văn bằng tương xứng, cũng như phương thức giáo dục phù hợp với những phát minh của thời đại tiến bộ. Các nhà giáo dục, nhờ liên kết với các bạn đồng nghiệp và với các học sinh trong tình bác ái và thấm nhiễm tinh thần tông đồ, sẽ làm chứng cho một vị Thầy duy nhất là Chúa Kitô bằng đời sống cũng như bằng lời giảng dạy. Hãy cộng tác với nhau, nhất là với các bậc phụ huynh, và trong suốt thời gian giáo huấn, hãy cùng với họ quan tâm đúng mức đến sự khác biệt phái tính và mục đích riêng của cả hai phái trong gia đình cũng như ngoài xã hội do Chúa Quan Phòng đã đặt định. Hãy cố gắng khuyến khích học sinh làm việc riêng, à khi thời gian học tập chấm dứt, hãy tiếp tục liên lạc với chúng bằng những ý kiến xây dựng, tình thân hữu và bằng việc thành lập các hiệp hội theo đúng tinh thần của Giáo Hội. Thánh Công Ðồng cũng tuyên bố rằng chức vụ của nhà giáo là một hoạt động tông đồ đích thực, rất thích hợp và cần thiết cho thời đại chúng ta, đồng thời là một phục vụ chính đáng cho xã hội. Công Ðồng còn nhắc nhở cho cha mẹ công giáo bổn phận ký thác con em vào các trường công giáo nếu hoàn cảnh thời gian và nơi chốn cho phép. Phải tùy khả năng nâng đỡ và hợp tác với các trường ấy để mưu cầu lợi ích cho con em mình.
9. Các loại trường Công Giáo
Tất cả các trường tùy thuộc Giáo Hội bằng bất cứ cách nào phải phù hợp với hình ảnh của trường công giáo trên theo khả năng mình, dù có thề mang những hình thức khác nhau tùy hoàn cảnh địa phương. Hội Thánh rất khen ngợi những trường công giáo hâu nhận cả những học sinh không công giáo, nhất là ở những miền thuộc các Giáo Hội tân lập.
Ngoài ra, khi thiết lập và điều hành các trường công giáo, cần phải để ý đến những nhu cầu của thời tân tiến. Vì thế, trong khi quan tâm đến các trường tiểu học và trung học là nền tảng của việc giáo dục, người ta cũng phải chú trọng tới những trường do hoàn cảnh hiện tại đòi hỏi, chẳng hạn những trường chuyên nghiệp và kỹ thuật, những viện giáo huấn cho lứa tuổi trưởng thành, cổ võ công tác cứu trợ xã hội, và cả những nhà dành cho những người vì tàn tật cần được chăm sóc đặc biệt, những trường sư phạm đào luyện giáo chức vừa về việc dạy giáo lý, vừa về những hình thức giáo dục khác.
Thánh Công Ðồng ân cần nhắc nhủ các Chủ Chăn của Giáo Hội cũng như mọi Kitô hữu đừng quản ngại hy sinh giúp đỡ các trường công giáo chu toàn bổn phận ngày càng hoàn hảo hơn, và nhất là quan tâm đến nhu cầu của những người thiếu thốn phương tiện vật chất, thiếu tình thương, thiếu sự nâng đỡ của gia đình hoặc còn xa lạ với đức tin.
10. Phân khoa và đại học Công Giáo
Giáo Hội cũng đặc biệt quan tâm đến những trường Cao Ðẳng, nhất là những viện Ðại Học và Phân Khoa Hơn nữa, đối với các trường hợp thuộc quyền, Giáo Hội ước mong tổ chức sao cho mỗi môn được nghiên cứu tường tận theo những nguyên tắc riêng, phương pháp riêng và quyền tự do riêng của việc nghiên cứu khoa học, để hiểu các môn học ấy ngày càng sâu xa hơn, Và để một khi đã tìm hiểu thấu đáo những vần đề mới mẻ, cũng như các công cuộc tìm tòi của thời đại đang tiến bộ, đồng thời theo đường lối của các vị Tiến Sĩ Giáo Hội, nhất là thánh Tôma thành Aquino người ta sẽ nhận thức sâu xa hơn đức tin và lý trí cùng quy hướng về một mục đích duy nhất. Như thế, tinh thần Kitô giáo sẽ hiện diện một cách công khai, vững mạnh và phổ quát trong mọi nỗ lực đưa đến một nền văn hóa sâu xa hơn, và các học viên xuất thân từ những trường ấy sẽ là những người có kiến thức vững chắc thực sự, sẵn sàng đảm nhận mọi trọng trách trong xã hội và trở nên nhân chứng đức tin nơi trần thế.
Tại các Ðại Học Công Giáo không có Phân Khoa Thần Học, nên thành lập một Viện hay một giảng đường thần học để các sinh viên giáo dân cũng có thể lĩnh hội những bài giảng huấn thích hợp. Các khoa học sở dĩ tiến bộ được là nhờ ở các cuộc khảo cứu chuyên biệt có giá trị khoa học cao độ, nên các Ðại Học và các Phân Khoa Công Giáo phải hết sức nâng đỡ các tổ chức nào có mục đích chính yếu là xúc tiến công cuộc khảo cứu khoa học.
Thánh Công Ðồng tha thiết khuyên nhủ các Viện Ðại Học và các Phân Khoa Công Giáo đã được phân phối thích đáng tại các phần đất khác nhau trên hoàn cầu, phải phát triển làm sao để nổi tiếng không phải nhờ số lượng mà nhờ ở phẩm chất của giáo huấn. Phải dễ dãi trong việc thu nhận những sinh viên có nhiều triển vọng dù họ thuộc thành phần kém may mắn, nhất là những người đến từ các quốc gia mới thành lập.
Vì tương lai của xã hội và của chính Giáo Hội liên kết mật thiết với sự tiến bộ của các thanh niên đang hấp thụ nền học vấn cao đẳng, nên các Vị Chủ Chăn trong Giáo Hội không những chỉ săn sóc đến đời sống thiêng liêng, mà còn phải chăm lo việc giáo dục tinh thần cho hết mọi sinh viên con cái mình học tại các Ðại Học Công Giáo. Vì thế, sau khi tùy hoàn cảnh tham khảo ý kiến các Giám Mục, các ngài hãy lo liệu thiết lập tại các Viện Ðại Học không Công Giáo những cư xá và trung tâm Ðại Học Công Giáo. Ở đó, những linh mục, tu sĩ và giáo dân được tuyển chọn và huấn luyện kỹ càng, sẽ thường xuyên giúp đỡ thanh niên đại học về phương diện tinh thần và trí tuệ. Các ngài cũng nên đặc biệt quan tâm và khuyến khích những thanh niên ưu tú trong các Ðại Học Công Giáo cũng như các Ðại Học khác để họ bước vào nghề giáo nếu thấy họ có khả năng giảng huấn và nghiên cứu.
11. Phân khoa dạy các môn học thánh
Giáo Hội đặt kỳ vọng vào hoạt động của các phân khoa dạy các môn học thánh. Vì thế, Giáo Hội ủy thác cho các phân khoa ấy một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là chuẩn bị sinh viên của mình, không những để họ tiến tới chức linh mục, nhưng nhất là để họ hoặc giảng dạy tại các ghế giáo sư cao đẳng của Giáo Hội, hoặc cải tiến các môn học nhờ việc nghiên cứu cá nhân hay để họ nhận lãnh những phần việc khó khăn hơn trong nhiệm vụ tông đồ cho giới trí thức. Các phân khoa ấy cũng có nhiệm vụ khảo cứu sâu xa mọi ngành khác nhau của các môn học thánh để mỗi ngày một thấu hiểu tường tận hơn Mạc Khải Thánh, mở rộng hơn di sản khôn ngoan Kitô giáo do các bậc tiền nhân truyền lại, phát động cuộc đối thoại với các anh em ly khai, với các người ngoài Kitô giáo, và sau hết để giải đáp những vấn đề do sự tiến bộ của các học thuyết đặt ra.
Vì thế, các Phân Khoa Giáo Hội phải lo tu chỉnh những điều lệ cho hợp thời để phát triển mạnh mẽ các khoa học thánh và những khoa học liên hệ. Phải sử dụng những phương pháp và phương tiện tân tiến để hưởng các sinh viên đến những cuộc khảo cứu sâu rộng hơn.
12. Hợp tác trong lãnh vực giáo dục
Sự cộng tác ngày một khẩn thiết và đang được củng cố trong phạm vi giáo phận, quốc gia và quốc tế cũng rất cần thiết trong lãnh vực học đường. Vì thế, bằng mọi cách, phải lo liệu thế nào việc hợp tác giữa các trường công giáo với nhau được thuận lợi, đồng thời vì ích lợi chung của cộng đồng nhân loại đòi hỏi, phải đẩy mạnh việc hợp tác giữa chính các trường công giáo với các trường khác.
Càng liên kết và cộng tác chặt chẽ với nhau, nhất là ở bậc Ðại Học, càng thu lượm được nhiều kết quả. Vì thế trong mỗi Ðại Học, các Phân Khoa phải hợp tác với nhau, tùy theo mục tiêu cho phép. Chính các Ðại Học cũng phải liên kết hỗ tương hành động, đồng thời cổ võ những cuộc họp mặt quốc tế, phân phối với nhau việc nghiên cứu khoa học, thông báo cho nhau những phát minh, trao đổi với nhau các giáo sư trong một thời gian nào đó và phát huy những gì mang lại việc hỗ trợ lớn lao hơn.
Kết luận
Thánh Công Ðồng tha thiết khuyên nhủ các thanh niên hãy ý thức nhiệm vụ cao cả của việc giáo dục, hãy sẵn sàng nhận lãnh nhiệm vụ này với tâm hồn quảng đại, nhất là tại những miền nào việc giáo dục thanh niên đang bị lâm nguy vì thiếu thầy dạy.
Thánh Công Ðồng tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, đã tự hiến theo tinh thần Phúc Âm dấn thân vào công cuộc trọng đại này là giáo dục trong các trường thuộc mọi cấp và mọi ngành. Ðồng thời khuyến khích họ hãy quảng đại và kiên tâm trong bổn phận đã lãnh nhận, nỗ lực vươn lên trong việc đào luyện học sinh thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô, trong khoa sư phạm và trong việc trau dồi kiến thức, để họ không những đẩy mạnh cuộc canh tân bên trong Giáo Hội mà còn duy trì và phát huy thêm sự hiện diện hữu ích của Giáo Hội trong thế giới ngày nay nhất là trong giới trí thức.
Tất cả và từng điều đã được ban bố trong Tuyên Ngôn này đều được các Nghị Phụ Thánh Công Ðồng chấp thuận. Và dùng quyền Tông Ðồ Chúa Kitô trao ban, hiệp cùng các Nghị Phụ khả kính, trong Chúa Thánh Thần, Chúng Tôi phê chuẩn, chế định và quyết nghị, và những gì đã được Thánh Công Ðồng quyết nghị, Chúng Tôi truyền công bố cho Danh Chúa cả sáng.
Roma, tại Ðền Thánh Phêrô, ngày 28.10.1965
Tôi, Phaolô Giám Mục Giáo Hội Công Giáo
Tiếp theo là chữ ký của các Nghị Phụ
THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA BENEĐICTÔ XVI
VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC
Lời giới thiệu
Thứ bảy ngày 23-2-2008, ĐTC Beneđictô XVI đã gặp 50.000 phụ huynh, giáo chức và học sinh Roma tại Quảng trường Thánh Phêrô, và ngài chính thức trao cho họ lá thư của ngài về công tác cấp thiết liên quan tới việc giáo dục.
Trong thư, ĐTC nhắc đến những khó khăn trong việc giáo dục người trẻ ngày nay trong gia đình và tại học đường, trước những khó khăn và thách đố trong xã hội hiện đại, với quá nhiều điều bấp bênh và nghi ngờ lan tràn trong xã hội và nền văn hoá chúng ta, với bao nhiêu hình ảnh bị bóp méo do các phương tiện truyền thông phổ biến. Vì thế, thật là khó đề nghị cho các thế hệ trẻ một cái gì có giá trị và chắc chắn, những quy luật cư xử và những mục tiêu đáng hiến cuộc sống mình để đạt tới. Trước tình trạng đó, nhiều phụ huynh và giáo chức bị cám dỗ muốn buông xuôi và không còn ý thức về vai trò và trách vụ giáo dục của mình nữa.
Tình trạng được ĐTC nói tới, thật ra cũng là những thách đố tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Trong đại hội thường niên hồi năm ngoái tại Hà Nội, HĐGM Việt Nam cũng đã công bố thư chung về vấn đề giáo dục tại Việt Nam. Vì thế, sau đây chúng tôi xin gửi đến quý vị nguyên văn lá thư của ĐTC.
Nguyên văn Thư của Đức Thánh Cha
Các tín hữu Roma thân mến,
Tôi đã nghĩ đến việc ngỏ lời với anh chị em qua lá thư này để nói với anh chị em về một vấn đề mà chính anh chị em đã cảm thấy và nhiều thành phần trong giáo phận chúng ta đang dấn thân giải quyết: đó là vấn đề giáo dục. Tất cả chúng ta đều quan tâm đến thiện ích của những người mà chúng ta yêu mến, đặc biệt là các trẻ em, thiếu niên và người trẻ của chúng ta. Thực vậy, chúng ta biết rằng tương lai của thành này tuỳ thuộc các em. Vì thế, chúng ta không thể không quan tâm tới việc giáo dục cho các thế hệ trẻ, chú ý đến khả năng định hướng của các em trong cuộc đời và khả năng phân biệt thiện ác; quan tâm đến sức khoẻ của các em, không những về thể lý nhưng cả về tinh thần nữa.
Nhưng giáo dục không bao giờ là điều dễ dàng và ngày nay dường như nó càng trở nên khó khăn hơn. Các cha mẹ, giáo chức, linh mục và tất cả những người có trách nhiệm giáo dục trực tiếp đều biết rõ điều đó. Vì thế, người ta nói đến một “sự cấp thiết về giáo dục”, như được chứng tỏ qua bao thất bại chúng ta gặp phải trong những nỗ lực huấn luyện những con người vững chắc, có khả năng cộng tác với người khác và mang lại một ý nghĩa cho cuộc đời của mình. Trước những thất bại ấy, người ta thường quy trách cho các thế hệ trẻ, như thể các trẻ em sinh ra ngày nay khác với những em sinh ra trong quá khứ. Ngoài ra, người ta nói về một sự “rạn nứt giữa các thế hệ”, điều này chắc chắn là có thực và có ảnh hưởng, nhưng nó là hậu quả hơn là nguyên nhân gây nên sự thiếu thông truyền những điều chắc chắn và các giá trị.
Vậy thì phải chăng chúng ta phải quy trách cho người lớn ngày nay và bảo rằng họ không còn khả năng giáo dục nữa hay sao? Điều rất chắc chắn là, nơi các bậc cha mẹ cũng như nơi các giáo chức, và nói chung nơi các nhà giáo dục, có một cám dỗ mạnh mẽ xúi giục họ buông xuôi, và hơn nữa, nơi họ có một nguy cơ không còn hiểu đâu là vai trò, hay đúng hơn, đâu là sứ mạng được uỷ thác cho họ. Trong thực tế, vấn đề ở đây không phải chỉ là trách nhiệm bản thân của người lớn hay người trẻ - những trách nhiệm này có thực và không nên che đậy - nhưng còn có một bầu không khí lan tràn, một não trạng và một hình thái văn hoá khiến cho người ta nghi ngờ về giá trị nhân vị, ý nghĩa của sự thật và sự thiện, và xét cho cùng, người ta nghi ngờ về chính đặc tính tốt lành của cuộc sống. Vì thế, thật là khó thông truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một cái gì có giá trị và chắc chắn, những quy luật cư xử, những mục tiêu đáng tin cậy để quy hướng và xây dựng chính cuộc sống của mình.
Anh chị em ở Roma thân mến, về điểm này, tôi muốn nói với anh chị em một lời rất đơn sơ: Đừng sợ! Thực vậy, tất cả những khó khăn ấy không phải là không thể vượt qua được. Có thể nói chúng là mặt trái của một hồng ân lớn lao và quý giá là tự do của chúng ta, với trách nhiệm phải đi kèm. Khác với những gì xảy ra trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc kinh tế, trong đó những tiến bộ ngày nay có thể cộng thêm với những tiến bộ trong quá khứ, trong lĩnh vực huấn luyện và tăng trưởng về luân lý của con người không có thể tích luỹ như vậy, vì tự do của con người luôn luôn là điều mới mẻ, và vì thế, mỗi người và mỗi thế hệ phải bắt đầu quyết định lại cho mình. Cả những giá trị lớn lao trong quá khứ cũng không thể để lại như những gia sản, cần biến chúng thành của ta và đổi mới qua một sự chọn lựa bản thân, nhiều khi đòi hỏi nhiều hy sinh đau khổ.
Nhưng khi những nền tảng bị rúng động và thiếu những xác tín chắc chắn thiết yếu, thì nhu cầu cần có những giá trị ấy lại được người ta cấp thiết cảm thấy: vì thế, cụ thể là càng ngày người ta càng đòi hỏi một nền giáo dục xứng với danh xưng của nó. Các cha mẹ, thường bận tâm lo lắng về tương lai của con cái, đang đòi hỏi nền giáo dục ấy; cũng vậy, đối với các giáo chức đang sống kinh nghiệm đau buồn về sự sa sút nơi các trường của họ; xã hội trong toàn bộ cũng yêu cầu nền giáo dục ấy khi thấy chính những nền tảng cơ bản của cuộc sống chung bị nghi ngờ; ngoài ra, tự thâm tâm các thiếu niên và người trẻ cũng yêu cầu nền giáo dục đúng nghĩa như vậy, họ không muốn bị bỏ rơi một mình đứng trước những thách đố của cuộc sống. Tiếp đến, những ai tin nơi Chúa Giêsu Kitô thì càng có thêm một động lực mạnh mẽ hơn để không sợ hãi: thực vậy, họ biết rằng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta và tình yêu của Chúa đến với chúng ta nơi chúng ta đang sống và trong thân phận của chúng ta, nghĩa là với những lầm than và yếu đuối của chúng ta, để mang lại cho chúng ta cơ hội mới để làm điều thiện.
Anh chị em thân mến, để làm cho những suy tư của tôi được cụ thể hơn, cũng nên lên một số đòi hỏi chung để có một nền giáo dục chân chính. Nền giáo dục này trước tiên cần có sự gần gũi và tín nhiệm nảy sinh từ tình thương: tôi nghĩ đến kinh nghiệm đầu tiên và cơ bản về tình thương mà các trẻ em cảm nhận, hay ít là phải cảm nhận với cha mẹ các em. Nhưng mỗi nhà giáo dục đích thực đều biết rằng để giáo dục thì phải trao hiến một cái gì đó từ chính bản thân mình, và chỉ như thế mới có thể giúp các học sinh của mình khắc phục những ích kỷ và trở thành người có khả năng yêu thương đích thực.
Ngay từ khi còn bé thơ, trẻ em đã có một ước muốn được biết và hiểu, được biểu lộ qua những câu hỏi liên tục và yêu cầu giải thích. Vì thế, thật là một sự giáo dục nghèo nàn nếu chỉ giới hạn vào việc thông truyền những ý niệm và thông tin, mà lại bỏ qua một bên câu hỏi lớn liên quan đến chân lý, nhất là chân lý có thể hướng dẫn cuộc sống.
Cả những đau khổ cũng là thành phần chân lý về cuộc đời chúng ta. Vì thế, khi tìm cách tránh cho người trẻ khỏi mọi khó khăn và kinh nghiệm đau thương, người ta có nguy cơ làm cho chúng trở nên yếu ớt, dòn mỏng và ít quảng đại, vì khả năng yêu thương tương ứng với khả năng chịu đau khổ và cùng chịu đau khổ”.
Các bạn tại Roma thân mến, bây giờ chúng ta đi tới một điểm có lẽ là tế nhị nhất trong công tác giáo dục: đó là làm sao tìm được sự quân bình giữa tự do và kỷ luật. Nếu không có quy luật trong việc cư xử và trong đời sống, được nêu bật ngày này qua ngày khác cả trong những chuyện bé nhỏ, thì người ta không huấn luyện tính tình người trẻ và không chuẩn bị chúng trong việc đương đầu với những thử thách trong tương lai. Nhưng quan hệ giáo dục trước tiên là một cuộc gặp gỡ giữa hai nền “tự do và kỷ luật”; và nền giáo dục thành công tốt đẹp chính là sự huấn luyện về cách thức sử dụng tự do một cách đúng đắn. Dần dần trẻ em lớn lên, trở thành một thiếu niên, rồi một thanh niên; chúng ta phải chấp nhận rủi ro của tự do, luôn quan tâm giúp đỡ chúng sửa chữa những ý tưởng và chọn lựa sai lầm. Điều chúng ta không bao giờ được làm, đó là hỗ trợ chúng trong những sai lầm, làm bộ như không thấy những sai lầm ấy, hoặc tệ hơn nữa lại chia sẻ những lầm lẫn đó, như thể đó là những biên cương mới trong sự tiến bộ của con người. Vì thế, giáo dục không thể bỏ qua uy tín làm cho việc thực thi quyền bính trở nên đáng tín nhiệm. Uy tín này là kết quả của kinh nghiệm và khả năng, nhưng người ta đạt được nó nhất là qua cuộc sống phù hợp với những gì mình nói, và nhờ sự đích thân dấn thân, biểu lộ một tình yêu thương chân thành. Do đó, nhà giáo dục là một chứng nhân về sự thật và sự thiện. Dĩ nhiên, nhà giáo dục cũng là người mỏng dòn và có thể thiếu sót, lầm lẫn, nhưng luôn tìm cách làm cho mình được phù hợp với sứ mạng đã nhận lãnh.
Các tín hữu Roma rất thân mến, từ những nhận xét đơn sơ ấy, ta thấy rõ trong việc giáo dục, ý thức trách nhiệm thật là quan trọng có tính cách quyết định: trách nhiệm của nhà giáo dục, và đó cũng là trách nhiệm của con cái, của học sinh, của người trẻ khi bước vào thế giới công việc, tuỳ theo mức độ tuổi tác gia tăng của chúng. Người trách nhiệm là người biết trả lời cho chính mình và cho tha nhân. Ngoài ra và hơn nữa, ai tin tưởng, thì họ cũng tìm cách trả lời cho Thiên Chúa là Đấng đã yêu thương họ trước. Trách nhiệm trước tiên có tính chất bản thân, nhưng cũng có một thứ trách nhiệm mà chúng ta cùng nhau chia sẻ, với tư cách là công dân của một thành phố, một quốc gia, hoặc trong tư cách là phần tử của gia đình nhân loại, và nếu chúng ta là tín hữu, trong tư cách là con của một Thiên Chúa duy nhất, là phần tử của Giáo Hội. Trong thực tế, những ý tưởng, lối sống, luật lệ, hướng đi toàn bộ của xã hội nơi chúng ta sinh sống, và hình ảnh mà xã hội tạo cho mình qua các phương tiện truyền thông xã hội, có một ảnh hưởng lớn đối với việc huấn luyện các thế hệ trẻ, mang lại điều thiện và cả điều xấu cho chúng. Nhưng xã hội không phải là một điều trừu tượng; xét cho cùng, đó là tất cả chúng ta, với những đường hướng, quy luật và những đại diện do chúng ta bầu lên, mặc dù mỗi người có những vai trò và trách nhiệm khác nhau. Vì vậy, cần có sự đóng góp của mỗi người chúng ta, của mỗi cá nhân, gia đình hoặc nhóm xã hội, để xã hội, bắt đầu từ thành phố Roma của chúng ta, trở thành một môi trường thuận lợi hơn cho việc giáo dục.
Sau cùng, tôi muốn đề ý nghị với anh chị em một tư tưởng mà tôi đã khai triển trong Thông điệp mới đây “Spe salvi” về niềm hy vọng Kitô: linh hồn của việc giáo dục, cũng như toàn thể đời sống, chỉ có thể là một niềm hy vọng đáng tín nhiệm. Ngày nay, niềm hy vọng của chúng ta bị vây bủa tấn kích từ nhiều phía và cả chúng ta cũng có nguy cơ trở thành “những người không có hy vọng và không có Thiên Chúa trong thế giới này”, giống như những người cổ xưa, như thánh Phaolô Tông đồ đã viết cho các tín hữu thành Ephêsô (Eph 2,12). Chính từ đó nảy sinh khó khăn có lẽ là sâu đậm nhất đối với một công trình giáo dục đích thực: thực vậy, nơi căn cội của cuộc khủng hoảng về giáo dục, có một cuộc khủng hoảng về sự tín thác trong cuộc sống. Bởi vậy, tôi không thể kết thúc lá thư này mà không nồng nhiệt mời gọi đặt niềm hy vọng của chúng ta nơi Thiên Chúa. Chỉ có Ngài là niềm hy vọng chống lại được mọi thất vọng; chỉ có tình yêu của Ngài không thể bị sự chết tiêu diệt; chỉ có công lý và lòng từ bi của Ngài có thể chữa lành những bất công và bù đắp những đau khổ đã phải chịu. Niềm hy vọng hướng về Thiên Chúa không bao giờ chỉ là hy vọng cho tôi mà thôi, nhưng luôn luôn là hy vọng cho người khác nữa: hy vọng ấy không cô lập chúng ta, nhưng làm cho chúng ta liên đới trong sự thiện, kích thích chúng ta giáo dục lẫn nhau về sự thật và tình thương.
Tôi thân ái chào anh chị em và cam đoan đặc biệt nhớ đến anh chị em trong kinh nguyện, trong khi tôi gửi đến anh chị em Phép lành của tôi.
Vatican, ngày 21 tháng 1 năm 2008
+ Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI
Lm. Giuse Trần Đức Anh OP, chuyển ý
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Kinh nói gì về ý niệm đời sau
Vũ Văn An
23:13 22/11/2009
Có người nhận xét rằng không có chủ đề nào được người ta, kể cả người tôn giáo, ít nói tới bằng chủ đề sự sống đời sau. Một số nhà thần học không phải là Công Giáo còn công khai cho rằng họ không tin sự sống đời sau như một thứ hiện hữu sau cái chết vật lý. Về phía Công Giáo, nền thần học gọi là Giải Phóng không hẳn bác bỏ nhưng rõ ràng muốn tránh né quan niệm “một thế giới khác” cho cánh chung luận, vì họ chỉ quan tâm tới việc phát triển “ở đời này” mà thôi, như phương tiện cứu rỗi.
Nói chung, trong bối cảnh văn hóa hiện nay, thái độ im lặng trước sự sống đời sau được nhiều người âm thầm chấp nhận. Có nhiều lý do tạo nên hoàn cảnh đó. Trước hết, nhãn hiệu thuốc phiện ngu dân được Marx gán cho các tôn giáo nói chung và sau đó được tâm lý học của Freud tiếp tục đã làm tư duy Phương Tây sợ hãi bất cứ những gì dính dáng tới tôn giáo. Người ta hết sức nhạy cảm đối với những hậu quả tha hóa của việc thực hành tôn giáo, bị họ coi là làm giảm giá trị, trách vụ, các cơ may của đời này, để mơ ước hướng tới một đời sau tốt đẹp hơn. Mặt khác, bên trong Giáo Hội Công Giáo, sự giải thích sai lầm Công Đồng Vatican II cũng góp phần đáng kể vào việc giữ im lặng trước cái chết nói chung, và đời sau nói riêng, bởi vì giải thích này cho rằng Công Đồng đã khẳng quyết tầm quan trọng và tính cấp bách của ơn gọi ở đời này. Công Đồng đã không khuyên người ta đừng ngần ngại góp phần vào việc xây dựng đời này, trái lại phải coi đó là nhiệm vụ của mình đó sao? Không cần phải nói, ai cũng biết Vatican II nhấn mạnh tới nhiệm vụ trên trong khung cảnh số phận đời đời của con người. Dù thế, cách giải thích trên đã ảnh hưởng khá nhiều trên tâm thức người Công Giáo nói chung.
Trên bình diện đạo đức học Kitô Giáo, ý niệm đời sau thường đem theo ý niệm thưởng phạt. Theo truyền thống, người ta vốn cảm nhận rằng ý niệm thưởng phạt sau khi chết, tức thiên đàng hay hỏa ngục, đã được dùng làm bức tường thành bảo vệ luân lý. Các nhà luân lý học ngày nay thường đặt câu hỏi: nếu bỏ đừng mang củ càrốt thiên đàng và chiếc gậy hỏa ngục ra đe dọa, liệu có thể có một nền luân lý thực sự tự do (tự ý) cho mọi người chăng? Dù sao, các nhà luân lý học này cũng cho rằng loại luân lý răn đe ấy đã khiến cho việc khai triển luân lý dừng lại ở trình độ hay giai đoạn ấu trĩ, điều được họ gọi là “giai đoạn một” hay giai đoạn “đức tin tổng hợp qui ước”. Thiên đàng và hỏa ngục, do đó, phải chịu trách nhiệm trong việc giam hãm không cho con người phát triển bản thân hướng tới giai đoạn nhận trách nhiệm thực sự dựa trên việc đánh giá phẩm giá của tôi cũng như nhu cầu, quyền lợi và sự tự do của người khác.
Sau cùng, người Kitô hữu chắc chắn còn chịu ảnh hưởng của não trạng duy vật thời nay, một não trạng luôn luôn cảm thấy không thoải mái đối với ý niệm bản thể thiêng liêng hay linh hồn, nhất là thứ linh hồn hiện hữu tách biệt khỏi vật chất. Não trạng này khó có thể hòa hợp với ý niệm truyền thống về đời sau như là tính bất tử của linh hồn. Xem ra chỉ còn giải pháp trung dung giữa việc chấp nhận theo nghĩa đen các tuyên bố của Thánh Kinh về việc thân xác sống lại và việc bác bỏ thẳng thừng bất cứ sự hiện hữu nào sau khi thân xác đã chết.
Quan điểm chính thức
Tuy nhiên, trên bình diện thính thức, Giáo Hội Công Giáo không có những chủ trương như thế. Năm 1979, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ra một tuyên ngôn nhắc lại các niềm tin truyền thống, mặc dù đã bỏ không nhấn mạnh tới các khía cạnh tiêu cực. Các bản văn phụng vụ, kinh nguyện Thánh Thể, kể cả ba kinh mới được thêm vào, nghi thức an táng, và phụng vụ các giờ kinh mới được duyệt xét, tất cả đều mạnh mẽ tái khẳng định niềm hy vọng sống lại.
Đàng khác, trên bình diện bình dân, cả bên trong lẫn bên ngoài các giới Kitô Giáo, quan tâm tới vấn đề sự sống đời sau vẫn không suy giảm. Sách báo ngày càng nói nhiều tới các kinh nghiệm sau khi chết, hay việc dùng đồng cốt giao thiệp với người đã qua đời. Việc tìm hiểu các lời dạy về đời sau nơi các tôn giáo không phải là Kitô Giáo, đặc biệt là các tôn giáo Đông Phương, cũng gia tăng đáng kể.
Các sự kiện trên không hẳn không hữu ích trong việc giúp ta một ngữ cảnh để khảo sát chứng cớ Thánh Kinh liên quan đến sự sống sau khi chết. Chú tâm của bài này là tìm hiểu các trước tác của Thánh Phaolô nhất là Thư Thứ Nhất Gửi Tín Hữu Côrintô, chương 15, là chương Thánh Phaolô khai triển khá sâu rộng về chủ đề phục sinh và là chương đóng một vai trò quan trọng nhất trong sự biến hóa của nền thần học Kitô Giáo về sự sống sau khi chết. Tuy nhiên, để mở rộng tầm nhìn, bài này cũng xét tới ngữ cảnh Do Thái Giáo, lời dạy của Chúa Giêsu, và tư tưởng thời Giáo Hội sơ khai liên quan tới chủ đề này. Ta có thể nói ngay ở đây rằng đối với Thánh Phaolô, cũng như đối với chính Chúa Giêsu, khẳng định sự sống sau khi chết là một yếu tố chủ yếu của Phúc Âm nhưng không phải là trung tâm của phúc âm này.
Tuy nhiên, trước khi đi vào chính chủ đề, tưởng cũng nên đưa ra một số nhận xét về việc sử dụng Thánh Kinh. Trước nhất, chúng ta phải dành cho Thánh Kinh thế giá nào đối với chủ đề đang bàn ở đây? Sự đóng góp chính xác của Thánh Kinh cho bất cứ vấn đề thần học nào tự nó vẫn là đầu đề cho nhiều tranh cãi kịch liệt nơi các nhà thần học trong truyền thống Kitô Giáo. Thiển nghĩ trong vấn đề đang bàn ở đây, Thánh Kinh có một thế giá nhất định, nhưng không tuyệt đối hay dứt khoát, càng không có nghĩa đen. Ta phải nhìn nhận rằng nhiều phạm vi khác cũng có phần đóng góp như truyền thống Giáo Hội (thần học và thực hành), suy tư triết học và cả giáo huấn của các tôn giáo khác cũng như các kinh nghiệm ngoại giác quan (extra-sensory) mà ta thấy càng ngày càng được chú ý.
Thứ hai, ý định tìm hiểu Thánh Kinh của ta sẽ như thế nào. Thiển nghĩ không nên quá chú trọng tới vấn đề của chúng ta mà quên không lưu ý tới tâm điểm thực sự của lời giải đáp trong Thánh Kinh. Ta nên tránh không làm điều mà trong quá khứ nhiều người đã phạm phải nghĩa là quào vơ các giải đáp đó đây, khắp nơi trong Thánh Kinh và gán cho chúng một thế giá như nhau và tuyệt đối mà không xét tới ngữ cảnh cận kề của chúng, vị trí của chúng trong việc khai triển ra toàn bộ tư tưởng Thánh Kinh, và mối liên hệ của chúng với điều vốn được nhận là chiều hướng trung tâm của Thánh Kinh đối với bất cứ chủ đề đặc thù nào.
Thứ ba, một khía cạnh có ý nghĩa nữa đối với chủ đề của chúng ta ở đây là: các phát biểu của Thánh Kinh về đời sau thường được trình bày bằng ngôn ngữ và hình thức văn chương khải huyền của Do Thái Giáo vốn rất nhiều các hình ảnh phong phú và đôi khi kỳ quái. Xử lý hình thức và thế giới quan khải huyền này vốn là trách nhiệm hàng đầu của khoa giải thích Thánh Kinh. Giữa hai khuynh hướng bác bỏ ngôn ngữ cánh chung và chấp nhận nó theo nghĩa đen hay cực đoan, chúng ta tin có con đường thứ ba.
Sự sống sau khi chết trong Do Thái Giáo
Hiện nay, ai cũng công nhận rằng ý niệm sự sống sau khi chết chỉ xuất hiện mãi về sau này trong Do Thái Giáo. Phải đợi đến cuối Sách Đanien (12:2), ý niệm rõ ràng về sống lại mới xuất hiện. Sách Isaia (26:19) và Êdêkien (37:1-14) chỉ mới dự ứng nó mà thôi. Đối với phần lớn Cựu Ước, sự chết được chấp nhận như một chấm dứt việc hiện sinh của con người theo nghĩa hẹp. Người ta quan niệm sự sống như ơn phúc qúy giá nhất. Cái thứ “phản quang” của đời này được mô tả là ‘Sheol’ chỉ tượng trưng cho việc lưu luyến hoàn toàn không có tính lôi cuốn, không nhân bản và hiển nhiên là tạm bợ trước khi bị tắt ngúm hòan toàn. Tuy nhiên, ý niệm cho rằng trong Cựu Ước, sự chết được coi như sự chấm dứt tự nhiên của mọi loài và do đó được thanh thản chấp nhận thì không được mọi người nhìn nhận. Thí dụ, trong sách Gióp, và trong nhiều Thánh Vịnh, người ta thấy có sự không hài lòng chút nào đối với sự chết, một bồn chồn áy náy khi phải bước vào thứ đêm đen đó.
Việc tiến tới được ý niệm sự sống sau khi chết trong các thế kỷ tiếp theo cuộc lưu đày thường được liên kết với việc biết trân quí công trạng của các cá nhân, nhất là những người từng chịu đau khổ vì niềm tin của mình và vì lòng trung thành đối với Luật vào thời bách hại, tức các vị tử đạo. Những người này hiển nhiên phải được dự phần vào một Israel sẽ được tái lập trong vinh quang vào ngày thế mạt. Bởi thế, Sách Đanien đã đề cập tới việc phục sinh phổ quát như là phương cách để phục hồi các vị tử đạo đời xưa trong một Israel vinh quang, để tôn vinh họ trước mặt những kẻ từng bách hại họ. Dưới ảnh hưởng tư tưởng Hy Lạp, các trước tác như Khôn Ngoan cũng chứa ý niệm linh hồn bất tử trong ngữ cảnh tôn vinh những vị tử đạo, từng bị bách hại, tức “những con người công chính”. Lẽ dĩ nhiên, ý niệm linh hồn bất tử khác với ý niệm sống lại. Tuy nhiên, nhiều học giả không chấp nhận sự khác biệt sắc cạnh giữa hai ý niệm ấy dù ý niệm sống lại vốn phát xuất từ văn hóa Do Thái, trong khi ý niệm bất tử xuất phát từ văn hóa Hy Lạp.
Đến cuối thời Cựu Ước, Do Thái Giáo đã có được nhiều cách để nói lên niềm tin rằng người công chính, sau khi chết, sẽ được chia sẻ lời hứa cứu chuộc. Tuy nhiên, có nhiều cách quan niệm về sự cứu chuộc cánh chung này: có những cánh chung luận “thuộc đời này” mà cũng có những cánh chung luận “thuộc đời khác”, có tính thiêng liêng hơn. Nhưng trong tất cả các cánh chung luận ấy, sự tiếp tục hiện hữu của cá nhân, dù dưới hình thức sống lại hay bất tử đều được nối kết với sự tái lập một Israel trung thành và sự khai mở một thời đại huy hoàng, cánh chung.
Như ta đã nhờ Phúc Âm và các nguồn văn chương Do Thái khác mà biết, niềm tin vào sự sống đời sau ấy, dù hết sức phổ thông, nhưng không hề có tính phổ quát. Phái Xa-đốc chẳng hạn đã bác bỏ nó. Phái Pharisêu coi nó như chủ trương chính. Thời Chúa Giêsu, vấn đề ấy, nhất là việc sống lại, vốn là vấn đề được bàn cãi nhiều.
Tâm tư và giáo huấn của Chúa Giêsu
Cho đến mấy năm gần đây, tâm tư hay giáo huấn của Chúa Giêsu, như đã được tường thuật trong Phúc Âm, vẫn được coi là yếu tố quyết định cho nền thần học Kitô Giáo về vấn đề đời sau. Nhưng ngày nay, một phần nhờ các nghiên cứu hiện đại về bản chất và sự cấu thành của các phúc âm, xem ra tình thế đã ra khác. Không kể sự khó khăn trong việc tìm ra những lời nói đích thực do chính Chúa Giêsu nói và nhờ đó hiểu được phần nào tâm tư của Người, còn có việc thừa nhận rằng những gì mạc khải đem lại cho ta trong các bản văn kia đều trước hết và đầu hết đã được đem lại cho ta qua đức tin của các cộng đoàn hậu Phục Sinh. Quan trọng hơn nữa, về phương diện thần học, đó cũng là điều Giáo Hội tiên khởi, dưới sự linh hứng của Thần Trí Chúa Giêsu Phục Sinh, vốn tin và giảng dạy về niềm hy vọng sống lại. Đeo đuổi bằng mọi giá để tìm cho ra bất cứ điều gì có thể kết luận là niềm tin hay giáo huấn của Chúa Giêsu lịch sử về vấn đề đời sau này đều chỉ là một thứ chủ nghĩa duy ngữ (literalism) hay cực đoan rất xa lạ với truyền thống Công Giáo, là truyền thống luôn tin tưởng coi cộng đồng hay Giáo Hội là người hàng đầu tiếp nhận mạc khải.
Nói như thế rồi, ta có thể an tâm chấp nhận sự nhất trí tổng quát giữa các học giả ngày nay. Họ vốn cho rằng Chúa Giêsu có cùng quan điểm về sự sống đời sau, nhất là về phục sinh, như phái Pharisêu. Trong các phúc âm (Mt 22:23-33; Mc 12:18-27; Lc 20:27-40), Chúa Giêsu được mô tả như người minh nhiên bác bỏ quan điểm của Phái Xa-đốc và chủ trương một quan điểm khá “thiên thần” về sự sống phục sinh. Trong giáo huấn luân lý, Chúa Giêsu được trình bày như đã đề xuất cả việc phán xét sắp tới và một hệ thống thưởng phạt đời sau cho những người có tác phong tốt và xấu.
Tuy nhiên, những lời giảng về sự phán xét không phải là trọng tâm giáo huấn của Chúa Giêsu. Các học giả nhất trí cho rằng: trọng tâm thực sự và rõ ràng trong giáo huấn và lời giảng của Chúa Giêsu chính là việc Người công bố Nước Thiên Chúa. Ý niệm này nhận được chỗ đứng hết sức nổi bật trong lời giảng của Người, so với việc nó xuất hiện trong Do Thái Giáo vào thời của Người. Căn cứ vào lời giảng của Chúa Giêsu, Nước Thiên Chúa là một thực tại khá mầu nhiệm, khó nắm bắt, chỉ có thể thông truyền chủ yếu nhờ hình ảnh và các gợi ý trong dụ ngôn. Xét theo một phương diện, Nước ấy chỉ về tương lai, mô tả tình trạng chung cục của người được cứu rỗi, với ý niệm phán xét, trong đó có ý niệm phục sinh. Nhưng xét theo phương diện khác, Nước Thiên Chúa cũng đã hiện diện ngay bây giờ rồi và ta có thể đạt được nó nhờ con người và hành động của Chúa Giêsu. Nó đòi ta phải quyết định ngay bây giờ chứ không chỉ sẵn sàng chờ một phán xét sắp tới. Người ta có thể dự phần vào Nước ấy ngay ở đây và bây giờ bằng quyết định tin vào Chúa Giêsu và điều này, xét đúng nghĩa, quả đã tương đối hóa sự phán xét trong tương lai (Lc 11:20; 17:20-21; Mt 11:12).
Việc hiện tại và tương lai nằm đè lên nhau này, cái cảm thức có thể nắm bắt tương lai ngay trong hiện tại này chính là đặc điểm của cánh chung luận Kitô Giáo và, như đã nói trên đây, nó phát nguyên từ chính lời giảng dạy của Chúa Giêsu về Nước Thiên Chúa. Cảm thức ấy không loại bỏ ý niệm về đời sống mới sẽ đến, cũng không xuống cấp niềm hy vọng mà Thiên Chúa đã dành sẵn cho các tín hữu của Người. Nhưng nó muốn nói rằng điều quan trọng hơn cả là mối liên hệ với Thiên Chúa do đức tin thiết lập ra và mối liên hệ này vượt lên trên và do đó tương đối hóa sự khác nhau giữa đời này và đời sau. Chúa Giêsu không phải chỉ là một vị rao giảng, hô hào ăn năn thống hối ở đời này để có thể thừa hưởng đời sau. Người kêu gọi ta chia sẻ mối liên hệ của Người với Thiên Chúa, một mối liên hệ bao hàm việc phó mình hoàn toàn cho sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa Cha đối với cả hiện tại lẫn tương lai (Lc 12:24-34).
Việc sống lại của Chúa Giêsu
Việc sống lại của chính Chúa Giêsu hiển nhiên là chủ yếu và điển hình cho bất cứ cuộc thảo luận nào về sự sống đời đời trong thần học Kitô Giáo. Nhưng điều quan trọng là phải xem sét việc Chúa Giêsu sống lại này bên trong ngữ cảnh tư duy đúng đắn của nó, nghĩa là bên trong khuôn khổ niềm tin khá phổ biến về việc sống lại của mọi người công chính hòng tạo thành cộng đoàn hoàn toàn thiên sai vào thời thế mạt.
Biến cố sống lại, tức việc công bố rằng một ai đó thực sự đã sống lại là điều hoàn toàn mới mẻ. Chính phạm trù sống lại thì không có gì mới mẻ cả. Nó khá quen thuộc, nếu không muốn nói từng là yếu tố gây tranh cãi nơi người Do Thái, như đã thấy trên kia. Việc công bố Chúa Giêsu là người sống lại từ cõi chết ít nhất cũng diễn tiến bằng một ngôn ngữ và phạm trù quen thuộc với người Do Thái, dù nó hàm ý: cái thời sau hết ấy đã bắt đầu ló dạng rồi.
Điểm thách thức thực sự và làm Do Thái Giáo phật lòng không phải là phạm trù sống lại mà là việc công bố rằng con người chịu đóng đinh tên là Giêsu thành Nadarét kia, mà bề ngoài rõ ràng là một tên thất bại ê chề trong âm mưu tôn mình lên làm Đấng Thiên Sai, đã được Thiên Chúa cho sống lại và lập làm Đấng Thiên Sai của Israel, tác nhân của Thiên Chúa trong việc đem lại một thời đại mới. Vào thời ấy, Do Thái Giáo chưa hề có ý niệm gì về một Đấng Thiên Sai đau khổ và nhất là một Đấng Thiên Sai chỉ vào được vương quốc của mình qua ngả sự chết và sự sống lại, dùng cái chết của mình làm giá chuộc tội cho con người. Trong các giới Do Thái Giáo, sự hiển dương Đấng Thiên Sai thuộc phạm vi tán tụng và quyền lực ở đời này, mặc dù Đấng Thiên Sai ấy luôn là một khuôn mạo tôn giáo và là một tác nhân của Thiên Chúa.
Hơn nữa, như đã thấy, tuy Do Thái Giáo có ý niệm về việc mọi người chết công chính sẽ sống lại để tái lập cộng đồng thiên sai, nhưng họ không hề có khái niệm cánh chung giống lời giảng dạy của Kitô Giáo rằng: việc sống lại của Đấng Thiên Sai phải đi trước vô hạn định việc sống lại chung của mọi người. Về phương diện thần học và hiện sinh, cả một thời đại mới cần phải có giữa thời điểm Đấng Thiên Sai sống lại và thời điểm chung cục toàn diện, một thời đại trong đó vương quốc thiên sai đã khởi đầu rồi, cộng đoàn được Chúa Thánh Thần ban dư đầy ơn phúc đã lên tiếng chứng thực mối liên hệ mới với Thiên Chúa rồi, nhưng cũng là thời đại còn đầy đau khổ, bách hại và ngay cả chết chóc nữa. Các điều đó vốn là đặc điểm của thời đại tiền thiên sai.
Cộng đoàn đầu hết của thời hậu Phục Sinh đã đương đầu với vấn nạn thần học của thời kỳ ở giữa hay thời kỳ chồng lên nhau này bằng cách triển hạn cuộc quang lâm sớm sủa của Chúa Giêsu trong tư cách Thiên Sai đầy uy quyền và Quan Án cánh chung. Tuy nhiên, niềm hy vọng Chúa Giêsu một ngày rất gần sẽ trở lại đã dần dần nhạt phai và sau đó ta thấy việc đánh giá thời kỳ ở giữa này về phương diện thần học đã trở thành trách vụ chính, nếu không muốn nói là dẫn đạo của Giáo Hội trong thế kỷ thứ nhất. Việc ấy đã lên khuôn một cách nặng nề, và có lẽ đã linh hứng phần lớn cho hai công trình Phúc Âm Luca và Tông Đồ Công Vụ. Ta cũng thấy dấu vết của nó trong phúc âm Gioan, trong đó, hai cánh chung luận ‘hướng về tương lai’ và ‘đã thể hiện’ đã được để cho chạy song song với nhau tại nhiều chỗ (như Ga 5:18-24 (đã thể hiện); 5:25-29 (hướng về tương lai)); ta có thể tìm thấy ảnh hưởng của nó trong phúc âm Mátthêu và trong Thư Do Thái. Trên hết, nếu ta khảo sát các thư của Thánh Phaolô từ thư sớm nhất (1 Tx) tới thư cuối hết (Êph), ta có thể nhận ra sự biến chuyển dần dần từ quá chú tâm tới việc Chúa trở lại tới thái độ không hẳn thôi không còn hy vọng gì tới việc ấy nữa nhưng chú trọng nhiều hơn tới nhiệm vụ hiện nay của người Kitô hữu trong việc sống thực ơn gọi làm dân cánh chung của Thiên Chúa.
Dĩ nhiên, thời kỳ ở giữa này, mà theo lược đồ của Thánh Luca, ta có thể gọi là “thời của Giáo Hội”, là thời kỳ chúng ta tiếp tục hiện hữu. Từ đầu thời kỳ này cho đến nay, vấn đề chúng ta đang bàn ở đây, tức sự sống đời sau, đã liên tiếp làm bận tâm tư duy người Kitô hữu.
Thánh Phaolô
Liên quan tới niềm hy vọng sống lại, ta nghĩ ngay tới ba đoạn thư của Thánh Phaolô: 1 Tx 4:13-18; 1Cor 15; 2Cor 5:1-5. Đoạn đáng lưu ý nhất chính là 1Cor 15. Đoạn đầu trong ba đoạn ở đây, tức 1Tx 4:13-18, có thể dùng làm giáo đầu để ta khảo sát chủ đề sống lại của 1Cor 15. Giáo đầu này chú trọng tới điều có thể gọi là chi tiết ngoại vi của khung cảnh khải huyền: “nghênh đón Chúa trên không trung” (4:17), một điều sau này sẽ dần dần bị lược bỏ. Cùng với sự chú trọng đó, ta không thấy có quan tâm gì tới điều có thể gọi là “biến đổi nhân học”: những người còn sống tới lúc Chúa đến chỉ ra nghênh đón Chúa trên không trung, chứ không thấy họ phải biến đổi chi, điều mà phần sau đoạn 1Cor 15 sẽ nhấn mạnh khá nhiều. Từ những khác biệt ấy, ta thấy có sự chuyển dịch hết sức đặc trưng trong việc khai triển ra suy tư cánh chung nơi Thánh Phaolô, một chuyển dịch từ từ không còn quá chú tâm tới ‘các biến cố’ sau chót mà quan tâm tới việc thể hiện nơi con người nhân bản kế hoạch mà Thiên Chúa đã dành sẵn cho loài người từ nguyên thủy. Kế hoạch này không là gì khác hơn sự viên mãn của nhân loại mà Chúa Phục Sinh vừa là điển hình vừa là tác nhân biến đổi. Đoạn 2Cor 5:1-5 là một đoạn nổi tiếng khó hiểu, vì chứa nhiều hàm hồ về văn bản và giải thích. Ở đây, thiển nghĩ chỉ nên nói: nó cũng giúp minh họa việc khai triển ra khuynh hướng vừa đề cập, tức việc chú trọng tới việc thay đồi nơi con người nhân bản hơn là các biến cố chung cục.
a) 1Cor 15:1-34: Đức tin phục sinh
Đích xác vấn đề xẩy ra tại Côrintô ra sao khiến Thánh Phaolô phải giải đáp bằng 1Cor 15 là việc còn đang được tranh biện. Nhiều thế giá khác nhau đã được nói ra liên quan tới nội dung của vấn đề “bác bỏ việc người chết sống lại” (câu 12). Việc bác bỏ này bao gồm những gì? Theo thiển ý, có thể hiểu: một số người Côrintô không nhìn nhận việc các Kitô hữu đã qua đời được dự phần vào vương quốc sau cùng, nghĩa là vương quốc ấy chỉ dành cho những người còn sống lúc Chúa Kitô trở lại mà thôi, và đó là điều bất hạnh cho những người đã chết trước đó. Thánh Phaolô đã cực lực phản đối ý nghĩ đó và đã bao gồm người đã chết vào vương quốc cánh chung.
Ngài làm điều đó một cách khá có ý nghĩa đối với mục đích của chúng ta ở đây. Ngay trước khi đề cập tới vấn nạn ở câu 12, bằng một công thức truyền thống (các câu 3b-5), ngài đã phác họa ra cốt lõi của Phúc Âm như ngài từng rao giảng cho người Côrintô và như họ đã chấp nhận bằng đức tin. Khai triển thêm công thức truyền thống, trong các câu 8-10, Thánh Phaolô trình bày kinh nghiệm riêng của ngài về phục sinh, một kinh nghiệm hoàn toàn ngang thế giá với kinh nghiệm của các nhân chứng khác, dù ngài là nhân chứng sau cùng. Sau khi đã nhắc tới đức tin phục sinh, với câu 12, Thánh Phaolô đã quay qua xử lý thẳng vấn đề người Côrintô bác bỏ việc người chết sống lại. Luận điểm của ngài xoay quanh mối liên kết chủ yếu giữa việc sống lại của Chúa Kitô và việc sống lại của người chết (Kitô hữu) nói chung. Bằng lối suy luận phản bác có tính giản lược, Thánh Nhân nhấn mạnh rằng bác bỏ việc sống lại của các Kitô hữu đã qua đời nhất thiết sẽ bác bỏ chính điều ngài đã rao giảng cho người Côrintô, bác bỏ chính những điều họ từng chấp nhận (các câu 14-15 và 17a), nghĩa là bác bỏ những điều ngài đã nhắc qua tại các câu 1-11. Nếu thế, thì sẽ hết đức tin, mà hết đức tin thì họ “vẫn còn ở trong tội” (câu 17b).
Cùng trong dòng suy luận này là quan điểm sau đây của Thánh Phaolô: Chúa Kitô không hề chết và sống lại như một cá nhân. Người chết và sống lại như Đấng Mêxia, tức Đấng tự mang trong mình và trong số phận mình toàn bộ cộng đồng thiên sai. Sự sống lại của Chúa Kitô, vì thế, bao hàm sự sống lại của mọi người, giống cánh chung luận khải huyền của Do Thái xưa. Bạn không thể có sự sống lại của Chúa Kitô mà lại thiếu sự sống lại của các tín hữu đã qua đời. Sự sống lại của tín hữu chính là yếu tố chủ yếu của Phúc Âm.
Dĩ nhiên, giống như buổi đầu, vấn nạn là ‘khoảng trống’ giữa việc sống lại của Đấng Thiên Sai (Mêxia) và sự sống lại của cộng đồng thiên sai. Đó chính là vấn nạn sẽ được Thánh Phaolô nói tới trong các câu 20-28. Trong một ẩn dụ khéo léo, ngài ví Chúa Kitô sống lại như “hoa quả đầu mùa”, nghĩa là phần đầu của một mùa gặt vừa có tính đại biểu vừa có tính hứa hẹn đối với những phần còn lại, sắp được thu gặt. Sau đó, ngài trình bày ‘chương trình’ phục sinh có tính chung luận, được tái duyệt dưới hình thức Kitô Giáo, nhằm lưu tâm tới khoảng trống vốn không được cánh chung luận Do Thái dự ứng. Chúa Kitô sống lại như “hoa quả đầu mùa”; mọi người còn lại chỉ theo chân khi nước thiên sai của Chúa Kitô (tức thời của Giáo Hội) đã hoàn tất, lúc mọi quyền lực thù địch đã bị dẹp tan, mà quyền lực cuối cùng chính là sự chết. Việc hạ bệ kẻ thù cuối cùng này (câu 26) sẽ là khúc giáo đầu cho cuộc sống lại toàn diện và việc trao vương quốc cho Chúa Cha (câu 24). Trước khi bàn thêm, chỉ xin thưa: trong các câu 21-22, Thánh Phaolô trình bày Chúa Kitô như một đối tác tích cực của Adong, đấng tổ phụ thất bại xưa kia của nhân loại. Và sau đó, trong các câu 27-28, triều đại thiên sai của Đấng Phục Sinh được mô tả bằng ngôn từ của Thánh Vịnh 8 (câu 6-7), tức thánh vịnh vốn diễn tả vai trò và phẩm giá nhân loại trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa.
Xem ra, từ phần đầu bàn tới phục sinh trong 1Cor 15 này, ta thấy Thánh Phaolô đã xác tín rằng, trong Phúc Âm Kitô Giáo, niềm tin vào sự phục sinh của các Kitô hữu đã qua đời là yếu tố cũng chủ yếu như niềm tin vào sự phục sinh của chính Chúa Kitô. Thực thế, cốt lõi luận điểm của ngài là việc không thể tách biệt được hai sự phục sinh ấy. Không có niềm tin vào sự sống lại của người đã qua đời, Phúc Âm sẽ vô giá trị.
Quả là một thứ ngôn từ mạnh bạo. Tuy nhiên, ngôn từ này đã được bổ túc bằng một trình bày Phúc Âm long trọng hơn và có hệ thống hơn trong thư gửi tín hữu Rôma. Bài này không bàn tới thư đó, chỉ xin thưa: chân lý của trình bày này phải được tìm ra trong chính chủ đề và cấu trúc của thư. Chủ đề này được nhắc đến như là “sự chính trực của Thiên Chúa”. Nhưng điều ấy chỉ là một trong các yếu tố của thư. Theo các câu 1:16-17, thì chủ đề đầy đủ của thư là quyền năng cứu vớt của Thiên Chúa dành cho mọi tín hữu, trên căn bản lòng chính trực của Thiên Chúa được chiếm hữu nhờ đức tin. Bốn chương đầu của thư (1:18-4:25) thiết lập ra tiền đề căn bản trên đây, tức việc người ta trở nên ‘chính trực với Thiên Chúa’ nhờ đức tin; bốn chương kế tiếp thiết lập ra điểm chính của chủ đề: niềm hy vọng cuộc sống vĩnh cửu dựa trên sự chính trực do đức tin mà có. Như thế, chính cấu trúc của thư Rôma đã thiết lập ra tính trung tâm cho xác tín về cuộc sống vĩnh cửu ở tâm điểm Phúc Âm.
b) 1Cor 15: 35-59: cuộc hiện hữu “phục sinh”
Trong phần thứ hai của 1Cor 15, Thánh Phaolô đề cập tới khía cạnh: cuộc hiện hữu phục sinh sẽ như thế nào: “Nhưng có người sẽ nói, kẻ chết trỗi dậy thế nào? Họ lấy thân thể (soma) nào mà trở về?”. Câu trả lời của Thánh Phaolô ở đây thực sự là một khảo luận nhỏ về “thân xác” hay “soma” phục sinh. Chính từ phần này, thần học của Giáo Hội về tình trạng phục sinh đã được khai triển. Do đó, nó góp phần rất quan trọng vào các xem sét của ta ở đây đối với việc thiết lập ra điểm chính cũng như các giới hạn của điều Thánh Phaolô phát biểu. Đầu tiên, ta nên xem sét hạn từ “soma” theo lối nói của Thánh Phaolô.
“Soma” thường được các bản thánh kinh dịch là thân xác. Tuy nhiên, nó là một hạn từ rất khó nắm bắt và từng gây nhiều tranh cãi. Điều chắc chắn là Thánh Phaolô có dùng nó để chỉ thân xác vật lý và đôi khi chỉ là thân xác vật lý mà thôi (xem Gl 6:17). Nhưng ngài cũng dùng nó để chỉ cả con người nữa. Dựa trên những khía cạnh nào, ngài hiểu nó có nghĩa cả con người? Dưới khía cạnh ta có thể gọi là tính thông đạt (communicability). Trong tư cách soma, tôi tự trình diện với người khác, với thế giới bên ngoài, tôi “giao tiếp đụng chạm”, vừa để tạo ra vừa để tiếp nhận các ấn tượng. Chính trong tư cách soma, tôi hiện diện hay hiện thực với người khác hay hiến thân cho người khác: soma là nền tảng của việc kết hợp bản thân và xã hội. Theo Thánh Phaolô, các Kitô hữu là ‘thân xác Chúa Kitô’, theo nghĩa họ kết hợp với Người thành một thân xác, một soma. Đồng thời, Người ‘giao tiếp đụng chạm’ với thế gian qua họ như một thân xác.
Điều Thánh Phaolô làm trong 1Cor 15:35-49 là đề cập đến nhiều cách làm ‘thân xác’: cùng một hữu thể theo yếu tính nhưng có thể hiện hữu nhiều cách khác nhau. Hình ảnh ngài dùng (câu 36-38) về hạt giống ‘chết’ đi và sau đó tái xuất hiện như một thân cây là hình ảnh tốt nhất để minh họa liên tục tính của bản ngã xuyên qua cái chết của một soma và việc tiếp nhận một soma khác. Những lời sau đó của ngài (các câu 39-41) nói về các kiểu “xác thịt” (flesh) khác nhau, cả xác thịt nhân bản lẫn xác thịt thú vật, và tới các thiên thể, đều nhằm mục đích nhấn mạnh cùng một điểm căn bản này, tuy có hơi vất vả: phải nhìn nhận có nhiều cách hiện hữu bằng thân xác khác nhau.
Trong câu 42, ngài áp dụng điều trên vào vấn đề đang bàn: nếu con người nhân bản có thể xuất hiện trong một soma vật lý dễ chết mà ta biết ở đời này, thì ít ra cũng phải nhận rằng Thiên Chúa có thể mặc cho người được cứu rỗi một soma hoàn toàn do Chúa Thánh Thần chi phối, một soma pneumatikon, một thân xác có thần khí (câu 44). Và Thánh Phaolô bỗng ngưng lại ở đây, không cố gắng mô tả thêm về sự hiện hữu phục sinh. Thiển nghĩ ngài đã khôn ngoan khi tỏ ra mình “bất khả tri”, không giống nhiều nhà thần học trong nhiều thế kỷ qua cứ loay hoay mãi ở điều được ngài bỏ lửng. Ngài chỉ yêu cầu tín hữu Côrintô dùng óc tưởng tượng mà quan niệm ra khả thể một cuộc hiện sinh nhân bản vừa khác vừa cao hơn cuộc hiện sinh trần thế hiện nay.
Tuy nhiên, Thánh Phaolô có tiến thêm bước nữa, một bước khá có ý nghĩa. Ngài trình bày sự hiện hữu bằng thân xác phục sinh của Kitô hữu trực tiếp mô phỏng sự hiện hữu của Chúa Kitô Phụ Sinh, mà đến lúc này được ngài minh nhiên gọi là “Adong cuối cùng” (câu 45): “Cũng như chúng ta đã mang hình ảnh của người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến (Chúa Kitô Phục Sinh)” (câu 49). Như thế, Chúa Kitô Phục Sinh đã trở nên cả tổ phụ lẫn mẫu mực của một nhân loại mới.
Sau đây, xin tóm tắt những điều chúng ta vừa xem sét:
1. Vì tính sâu sắc của hạn từ soma theo nghĩa của Thánh Phaolô, nên “sự sống lại của thân xác” nói ở đây không nhất thiết cột chặt vào ý nghĩa vật lý như nhiều người vẫn nghĩ. Thánh Phaolô không có cái nhìn “hồi sinh” (resuscitationist) thô thiển về phục sinh. Trái lại, ngài mở ra cả một tầm nhìn hết sức rộng về bản chất sự hiện hữu phục sinh. Ta cần nhớ rằng Thánh Phaolô, người đã đặt ý niệm hiện hữu phục sinh của Kitô hữu trên căn bản cuộc hiện hữu của Chúa Kitô Phục Sinh, cũng là người đã kể mình vào hàng ngũ các chứng nhân hàng đầu của phục sinh, như người được Chúa Phục Sinh hiện ra (1Cor 15:8), như người được thấy Chúa Phục Sinh (1Cor 9:1). Có điều cần phải nhấn mạnh ở đây là: trong tư cách chứng nhân phục sinh, nghĩa là từng đã nhìn được ý nghĩa cuộc hiện hữu phục sinh, nhưng Thánh Phaolô đã quyết định không muốn bàn gì thêm đến cuộc hiện hữu ấy, bất kể là ngài có khả năng bàn đến nó hay không.
2. Tích cực hơn, thiển nghĩ Thánh Phaolô mạnh mẽ cho rằng cuộc hiện hữu mới này là một cuộc hiện hữu thực sự có tính nhân bản, ít nhất cũng nhân bản hơn là điều chúng ta thường nghĩ. Sở dĩ như thế vì với Chúa Kitô Phục Sinh làm mẫu mực, cuộc hiện hữu này đã ứng nghiệm số phận mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại từ đầu. Khía cạnh “nhân bản” này phát xuất từ nền Kitô học “Adong cuối cùng” của Thánh Phaolô ở đây, là nền thần học tiếp nhận ý nghĩa câu 22 của thư này và được thư Rôma 5:12-21 nhắc lại khi khẳng định về số phận được hưởng sự sống vĩnh cửu.
3. Sau cùng, dù Thánh Phaolô liên kết phục sinh với số phận tương lai của Kitô hữu, coi sự sống vĩnh cửu như một đối tượng hy vọng chứ không hẳn đã nắm được ngay bây giờ, nhưng căn cứ vào các trước tác của ngài, ta cũng thấy nẩy sinh một yếu tố liên tục giữa hiện tại và tương lai. Căn bản của sự liên tục này chính là mối liên hệ mới mẻ với Thiên Chúa đã do sự chính trực tạo nên. Theo nghĩa đúng, đây là mối liên hệ sau cùng, mối liên hệ làm con được Chúa Thánh Thần chứng thực (Rm 8:14-16; Gl 4:6-7; c (Rm 8:14-16; Gl 4:6-7; xem Rm 5:5). Trong Chúa Thánh Thần, Kitô hữu đã được sống trong thực tại Nước Trời rồi; điều còn lại chỉ là việc thể hiện thực tại mới mẻ và sau cùng ấy trong khía cạnh thân xác của họ mà thôi. Và đó chính là nòng cốt của phục sinh theo Thánh Phaolô (Rm 8:23; 2Cor 4:16-18; Pl 3:21).
Kết luận
Như vậy, dựa vào chứng cớ Tân Ước, ta khám phá được gì về sự sống đời sau? Trước nhất, xem ra đối với cộng đoàn hậu Phục Sinh tiên khởi, sự chết là yếu tố rất ít khi được bàn tới. Vì cộng đoàn này tin mình là những người được chọn để chờ đón Chúa Kitô trở lại thiết lập Nước Thiên Chúa. Khi thấy Chúa Kitô không trở lại và cái chết đến thật, họ đành hòa nhập nó vào niềm hy vọng cánh chung của mình. Họ giữ vững niềm tin vào tính liên tục trong mối liên hệ mới mẻ của họ với Thiên Chúa, một mối liên hệ vượt qua nhưng không tháo bỏ sự kiện chết chóc. Họ hiểu ra rằng cả họ nữa cũng sẽ đi theo con đường của Thầy nghĩa là đạt được cuộc hiện hữu mới xuyên qua bóng tối sự chết.
Bởi thế, vấn đề sự sống sau khi chết ít được coi như một yếu tố khải huyền của Kitô Giáo sơ khai. Đây là vấn đề được phát sinh, được đối chất và tiếp nhận được một đáp ứng mạnh mẽ và tinh tế, ít nhất cũng từ Thánh Phaolô. Mạnh mẽ, vì thánh nhân coi nó là một trong những điểm cốt yếu của Phúc Âm; tinh tế, vì những hạn chế cẩn trọng mà ngài đặt để cho nó, không giống các trước tác khải huyền thời đó.
Còn đối với nhiệm vụ của Giáo Hội hiện nay trong vấn đề này, có tác giả cho rằng trách nhiệm hàng đầu trong việc rao giảng Phúc Âm là không nên công bố tính cách có sẵn của sự sống đời sau, hay nói cho ngay, không nên đẩy các linh hồn vào thiên đàng bằng bất cứ giá nào. Căn cứ vào trọng tâm lời giảng của Chúa Giêsu, thì trọng tâm lời giảng của Giáo Hội phải là lời mời gọi gia nhập Nước Trời, tức công bố rằng mối liên hệ sau cùng với Thiên Chúa đã có ngay ở đây và vào lúc này rồi, nhờ sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong Giáo Hội. Hiện nay, ta có thể thực hiện cái bước chủ yếu và bất phản hồi để, nhờ đức tin và phép rửa, ta có thể gia nhập hàng ngũ dân sau cùng của Thiên Chúa, bắt đầu ngay từ bây giờ, trở thành hoàn toàn nhân bản trong Chúa Thánh Thần, theo cách Thiên Chúa dự định sẵn cho nhân loại. Viễn ảnh sự sống vĩnh cửu, hay sự sống đời sau, dù không nằm ở trọng tâm lời rao giảng, nhưng trong Tân Ước vẫn là một yếu tố chính, trong đó, người qua đời được "phục sinh" để gia nhập cộng đoàn sau cùng của Nước Trời, giống như cánh chung luận của Do Thái xưa.
Trong phạm vi này, Giáo Hội đứng trước hai cám dỗ. Một là đặt việc rao giảng sự sống sau khi chết vào tâm điểm Phúc Âm và sao lãng đời sống Kitô giáo, cả trong bình diện tu đức lẫn bình diện luân lý. Phương thức này từng dẫn và còn tiếp tục dẫn người ta tới kiểu phúc âm “bánh bao trên trời” vốn bị những người chống đối chế nhạo. Dù sao, đối với chúng ta, điều đó chứng tỏ một đức tin không trưởng thành, chỉ biết lo cho số phận riêng mình bằng mọi giá thay vì phải sống tin cậy bên trong mối liên hệ kỳ diệu từng đã bắt đầu với Thiên Chúa. Hai là rút gọn niềm hy vọng Kitô giáo, cột chặt nó vào đời này, không còn chỗ cho kế hoạch Thiên Chúa dành cho nhân loại đã nên trọn để họ có thể vượt qua biên giới sự chết. Chấp nhận quan điểm ấy là mất hết đảm lược, là mất hết trí tưởng tượng, chứ không hẳn là một chiến thắng của đầu óc suy tư có phê phán, ít nhất cũng theo quan điểm của Thánh Phaolô trong đoạn 1Cor 15 này.
Các chứng cớ Thánh Kinh cho thấy: thái độ Kitô giáo đúng đắn phải là sẵn sàng sống trong hoàn cảnh “chồng lên nhau”: nghĩa là sống cuộc sống của dân cánh chung Thiên Chúa ngay bây giờ. Cánh chung luận khải huyền của Do Thái Giáo, dù đa dạng đến đâu, vẫn đã phân biệt sắc cạnh một bên là thế giới đau buồn hiện nay và bên kia là hế giới hạnh phúc sắp tới. Yếu tố chủ chốt tạo ra đức tin Kitô Giáo là quan niệm cho rằng trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã đột nhập và phá nát cái khung ngây ngô đó, đem tương lai vào hiện tại bằng cách nhưng không hiến tặng nhân loại tội lỗi mối liên hệ sau cùng với Người. Dưới hình thức Kitô Giáo, hy vọng đi đôi với đức tin vì hy vọng đó dựa trên niềm tin tưởng hoàn toàn rằng trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã khởi động kế sách sau cùng của Người dành cho nhân loại.
Viết theo Brendan Byrne, S.J. 'Life after Death, Some Scriptural Evidence Reconsidered', The Australasian Catholic Record, Tháng Mười 1982.
Nói chung, trong bối cảnh văn hóa hiện nay, thái độ im lặng trước sự sống đời sau được nhiều người âm thầm chấp nhận. Có nhiều lý do tạo nên hoàn cảnh đó. Trước hết, nhãn hiệu thuốc phiện ngu dân được Marx gán cho các tôn giáo nói chung và sau đó được tâm lý học của Freud tiếp tục đã làm tư duy Phương Tây sợ hãi bất cứ những gì dính dáng tới tôn giáo. Người ta hết sức nhạy cảm đối với những hậu quả tha hóa của việc thực hành tôn giáo, bị họ coi là làm giảm giá trị, trách vụ, các cơ may của đời này, để mơ ước hướng tới một đời sau tốt đẹp hơn. Mặt khác, bên trong Giáo Hội Công Giáo, sự giải thích sai lầm Công Đồng Vatican II cũng góp phần đáng kể vào việc giữ im lặng trước cái chết nói chung, và đời sau nói riêng, bởi vì giải thích này cho rằng Công Đồng đã khẳng quyết tầm quan trọng và tính cấp bách của ơn gọi ở đời này. Công Đồng đã không khuyên người ta đừng ngần ngại góp phần vào việc xây dựng đời này, trái lại phải coi đó là nhiệm vụ của mình đó sao? Không cần phải nói, ai cũng biết Vatican II nhấn mạnh tới nhiệm vụ trên trong khung cảnh số phận đời đời của con người. Dù thế, cách giải thích trên đã ảnh hưởng khá nhiều trên tâm thức người Công Giáo nói chung.
Trên bình diện đạo đức học Kitô Giáo, ý niệm đời sau thường đem theo ý niệm thưởng phạt. Theo truyền thống, người ta vốn cảm nhận rằng ý niệm thưởng phạt sau khi chết, tức thiên đàng hay hỏa ngục, đã được dùng làm bức tường thành bảo vệ luân lý. Các nhà luân lý học ngày nay thường đặt câu hỏi: nếu bỏ đừng mang củ càrốt thiên đàng và chiếc gậy hỏa ngục ra đe dọa, liệu có thể có một nền luân lý thực sự tự do (tự ý) cho mọi người chăng? Dù sao, các nhà luân lý học này cũng cho rằng loại luân lý răn đe ấy đã khiến cho việc khai triển luân lý dừng lại ở trình độ hay giai đoạn ấu trĩ, điều được họ gọi là “giai đoạn một” hay giai đoạn “đức tin tổng hợp qui ước”. Thiên đàng và hỏa ngục, do đó, phải chịu trách nhiệm trong việc giam hãm không cho con người phát triển bản thân hướng tới giai đoạn nhận trách nhiệm thực sự dựa trên việc đánh giá phẩm giá của tôi cũng như nhu cầu, quyền lợi và sự tự do của người khác.
Sau cùng, người Kitô hữu chắc chắn còn chịu ảnh hưởng của não trạng duy vật thời nay, một não trạng luôn luôn cảm thấy không thoải mái đối với ý niệm bản thể thiêng liêng hay linh hồn, nhất là thứ linh hồn hiện hữu tách biệt khỏi vật chất. Não trạng này khó có thể hòa hợp với ý niệm truyền thống về đời sau như là tính bất tử của linh hồn. Xem ra chỉ còn giải pháp trung dung giữa việc chấp nhận theo nghĩa đen các tuyên bố của Thánh Kinh về việc thân xác sống lại và việc bác bỏ thẳng thừng bất cứ sự hiện hữu nào sau khi thân xác đã chết.
Quan điểm chính thức
Tuy nhiên, trên bình diện thính thức, Giáo Hội Công Giáo không có những chủ trương như thế. Năm 1979, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ra một tuyên ngôn nhắc lại các niềm tin truyền thống, mặc dù đã bỏ không nhấn mạnh tới các khía cạnh tiêu cực. Các bản văn phụng vụ, kinh nguyện Thánh Thể, kể cả ba kinh mới được thêm vào, nghi thức an táng, và phụng vụ các giờ kinh mới được duyệt xét, tất cả đều mạnh mẽ tái khẳng định niềm hy vọng sống lại.
Đàng khác, trên bình diện bình dân, cả bên trong lẫn bên ngoài các giới Kitô Giáo, quan tâm tới vấn đề sự sống đời sau vẫn không suy giảm. Sách báo ngày càng nói nhiều tới các kinh nghiệm sau khi chết, hay việc dùng đồng cốt giao thiệp với người đã qua đời. Việc tìm hiểu các lời dạy về đời sau nơi các tôn giáo không phải là Kitô Giáo, đặc biệt là các tôn giáo Đông Phương, cũng gia tăng đáng kể.
Các sự kiện trên không hẳn không hữu ích trong việc giúp ta một ngữ cảnh để khảo sát chứng cớ Thánh Kinh liên quan đến sự sống sau khi chết. Chú tâm của bài này là tìm hiểu các trước tác của Thánh Phaolô nhất là Thư Thứ Nhất Gửi Tín Hữu Côrintô, chương 15, là chương Thánh Phaolô khai triển khá sâu rộng về chủ đề phục sinh và là chương đóng một vai trò quan trọng nhất trong sự biến hóa của nền thần học Kitô Giáo về sự sống sau khi chết. Tuy nhiên, để mở rộng tầm nhìn, bài này cũng xét tới ngữ cảnh Do Thái Giáo, lời dạy của Chúa Giêsu, và tư tưởng thời Giáo Hội sơ khai liên quan tới chủ đề này. Ta có thể nói ngay ở đây rằng đối với Thánh Phaolô, cũng như đối với chính Chúa Giêsu, khẳng định sự sống sau khi chết là một yếu tố chủ yếu của Phúc Âm nhưng không phải là trung tâm của phúc âm này.
Tuy nhiên, trước khi đi vào chính chủ đề, tưởng cũng nên đưa ra một số nhận xét về việc sử dụng Thánh Kinh. Trước nhất, chúng ta phải dành cho Thánh Kinh thế giá nào đối với chủ đề đang bàn ở đây? Sự đóng góp chính xác của Thánh Kinh cho bất cứ vấn đề thần học nào tự nó vẫn là đầu đề cho nhiều tranh cãi kịch liệt nơi các nhà thần học trong truyền thống Kitô Giáo. Thiển nghĩ trong vấn đề đang bàn ở đây, Thánh Kinh có một thế giá nhất định, nhưng không tuyệt đối hay dứt khoát, càng không có nghĩa đen. Ta phải nhìn nhận rằng nhiều phạm vi khác cũng có phần đóng góp như truyền thống Giáo Hội (thần học và thực hành), suy tư triết học và cả giáo huấn của các tôn giáo khác cũng như các kinh nghiệm ngoại giác quan (extra-sensory) mà ta thấy càng ngày càng được chú ý.
Thứ hai, ý định tìm hiểu Thánh Kinh của ta sẽ như thế nào. Thiển nghĩ không nên quá chú trọng tới vấn đề của chúng ta mà quên không lưu ý tới tâm điểm thực sự của lời giải đáp trong Thánh Kinh. Ta nên tránh không làm điều mà trong quá khứ nhiều người đã phạm phải nghĩa là quào vơ các giải đáp đó đây, khắp nơi trong Thánh Kinh và gán cho chúng một thế giá như nhau và tuyệt đối mà không xét tới ngữ cảnh cận kề của chúng, vị trí của chúng trong việc khai triển ra toàn bộ tư tưởng Thánh Kinh, và mối liên hệ của chúng với điều vốn được nhận là chiều hướng trung tâm của Thánh Kinh đối với bất cứ chủ đề đặc thù nào.
Thứ ba, một khía cạnh có ý nghĩa nữa đối với chủ đề của chúng ta ở đây là: các phát biểu của Thánh Kinh về đời sau thường được trình bày bằng ngôn ngữ và hình thức văn chương khải huyền của Do Thái Giáo vốn rất nhiều các hình ảnh phong phú và đôi khi kỳ quái. Xử lý hình thức và thế giới quan khải huyền này vốn là trách nhiệm hàng đầu của khoa giải thích Thánh Kinh. Giữa hai khuynh hướng bác bỏ ngôn ngữ cánh chung và chấp nhận nó theo nghĩa đen hay cực đoan, chúng ta tin có con đường thứ ba.
Sự sống sau khi chết trong Do Thái Giáo
Hiện nay, ai cũng công nhận rằng ý niệm sự sống sau khi chết chỉ xuất hiện mãi về sau này trong Do Thái Giáo. Phải đợi đến cuối Sách Đanien (12:2), ý niệm rõ ràng về sống lại mới xuất hiện. Sách Isaia (26:19) và Êdêkien (37:1-14) chỉ mới dự ứng nó mà thôi. Đối với phần lớn Cựu Ước, sự chết được chấp nhận như một chấm dứt việc hiện sinh của con người theo nghĩa hẹp. Người ta quan niệm sự sống như ơn phúc qúy giá nhất. Cái thứ “phản quang” của đời này được mô tả là ‘Sheol’ chỉ tượng trưng cho việc lưu luyến hoàn toàn không có tính lôi cuốn, không nhân bản và hiển nhiên là tạm bợ trước khi bị tắt ngúm hòan toàn. Tuy nhiên, ý niệm cho rằng trong Cựu Ước, sự chết được coi như sự chấm dứt tự nhiên của mọi loài và do đó được thanh thản chấp nhận thì không được mọi người nhìn nhận. Thí dụ, trong sách Gióp, và trong nhiều Thánh Vịnh, người ta thấy có sự không hài lòng chút nào đối với sự chết, một bồn chồn áy náy khi phải bước vào thứ đêm đen đó.
Việc tiến tới được ý niệm sự sống sau khi chết trong các thế kỷ tiếp theo cuộc lưu đày thường được liên kết với việc biết trân quí công trạng của các cá nhân, nhất là những người từng chịu đau khổ vì niềm tin của mình và vì lòng trung thành đối với Luật vào thời bách hại, tức các vị tử đạo. Những người này hiển nhiên phải được dự phần vào một Israel sẽ được tái lập trong vinh quang vào ngày thế mạt. Bởi thế, Sách Đanien đã đề cập tới việc phục sinh phổ quát như là phương cách để phục hồi các vị tử đạo đời xưa trong một Israel vinh quang, để tôn vinh họ trước mặt những kẻ từng bách hại họ. Dưới ảnh hưởng tư tưởng Hy Lạp, các trước tác như Khôn Ngoan cũng chứa ý niệm linh hồn bất tử trong ngữ cảnh tôn vinh những vị tử đạo, từng bị bách hại, tức “những con người công chính”. Lẽ dĩ nhiên, ý niệm linh hồn bất tử khác với ý niệm sống lại. Tuy nhiên, nhiều học giả không chấp nhận sự khác biệt sắc cạnh giữa hai ý niệm ấy dù ý niệm sống lại vốn phát xuất từ văn hóa Do Thái, trong khi ý niệm bất tử xuất phát từ văn hóa Hy Lạp.
Đến cuối thời Cựu Ước, Do Thái Giáo đã có được nhiều cách để nói lên niềm tin rằng người công chính, sau khi chết, sẽ được chia sẻ lời hứa cứu chuộc. Tuy nhiên, có nhiều cách quan niệm về sự cứu chuộc cánh chung này: có những cánh chung luận “thuộc đời này” mà cũng có những cánh chung luận “thuộc đời khác”, có tính thiêng liêng hơn. Nhưng trong tất cả các cánh chung luận ấy, sự tiếp tục hiện hữu của cá nhân, dù dưới hình thức sống lại hay bất tử đều được nối kết với sự tái lập một Israel trung thành và sự khai mở một thời đại huy hoàng, cánh chung.
Như ta đã nhờ Phúc Âm và các nguồn văn chương Do Thái khác mà biết, niềm tin vào sự sống đời sau ấy, dù hết sức phổ thông, nhưng không hề có tính phổ quát. Phái Xa-đốc chẳng hạn đã bác bỏ nó. Phái Pharisêu coi nó như chủ trương chính. Thời Chúa Giêsu, vấn đề ấy, nhất là việc sống lại, vốn là vấn đề được bàn cãi nhiều.
Tâm tư và giáo huấn của Chúa Giêsu
Cho đến mấy năm gần đây, tâm tư hay giáo huấn của Chúa Giêsu, như đã được tường thuật trong Phúc Âm, vẫn được coi là yếu tố quyết định cho nền thần học Kitô Giáo về vấn đề đời sau. Nhưng ngày nay, một phần nhờ các nghiên cứu hiện đại về bản chất và sự cấu thành của các phúc âm, xem ra tình thế đã ra khác. Không kể sự khó khăn trong việc tìm ra những lời nói đích thực do chính Chúa Giêsu nói và nhờ đó hiểu được phần nào tâm tư của Người, còn có việc thừa nhận rằng những gì mạc khải đem lại cho ta trong các bản văn kia đều trước hết và đầu hết đã được đem lại cho ta qua đức tin của các cộng đoàn hậu Phục Sinh. Quan trọng hơn nữa, về phương diện thần học, đó cũng là điều Giáo Hội tiên khởi, dưới sự linh hứng của Thần Trí Chúa Giêsu Phục Sinh, vốn tin và giảng dạy về niềm hy vọng sống lại. Đeo đuổi bằng mọi giá để tìm cho ra bất cứ điều gì có thể kết luận là niềm tin hay giáo huấn của Chúa Giêsu lịch sử về vấn đề đời sau này đều chỉ là một thứ chủ nghĩa duy ngữ (literalism) hay cực đoan rất xa lạ với truyền thống Công Giáo, là truyền thống luôn tin tưởng coi cộng đồng hay Giáo Hội là người hàng đầu tiếp nhận mạc khải.
Nói như thế rồi, ta có thể an tâm chấp nhận sự nhất trí tổng quát giữa các học giả ngày nay. Họ vốn cho rằng Chúa Giêsu có cùng quan điểm về sự sống đời sau, nhất là về phục sinh, như phái Pharisêu. Trong các phúc âm (Mt 22:23-33; Mc 12:18-27; Lc 20:27-40), Chúa Giêsu được mô tả như người minh nhiên bác bỏ quan điểm của Phái Xa-đốc và chủ trương một quan điểm khá “thiên thần” về sự sống phục sinh. Trong giáo huấn luân lý, Chúa Giêsu được trình bày như đã đề xuất cả việc phán xét sắp tới và một hệ thống thưởng phạt đời sau cho những người có tác phong tốt và xấu.
Tuy nhiên, những lời giảng về sự phán xét không phải là trọng tâm giáo huấn của Chúa Giêsu. Các học giả nhất trí cho rằng: trọng tâm thực sự và rõ ràng trong giáo huấn và lời giảng của Chúa Giêsu chính là việc Người công bố Nước Thiên Chúa. Ý niệm này nhận được chỗ đứng hết sức nổi bật trong lời giảng của Người, so với việc nó xuất hiện trong Do Thái Giáo vào thời của Người. Căn cứ vào lời giảng của Chúa Giêsu, Nước Thiên Chúa là một thực tại khá mầu nhiệm, khó nắm bắt, chỉ có thể thông truyền chủ yếu nhờ hình ảnh và các gợi ý trong dụ ngôn. Xét theo một phương diện, Nước ấy chỉ về tương lai, mô tả tình trạng chung cục của người được cứu rỗi, với ý niệm phán xét, trong đó có ý niệm phục sinh. Nhưng xét theo phương diện khác, Nước Thiên Chúa cũng đã hiện diện ngay bây giờ rồi và ta có thể đạt được nó nhờ con người và hành động của Chúa Giêsu. Nó đòi ta phải quyết định ngay bây giờ chứ không chỉ sẵn sàng chờ một phán xét sắp tới. Người ta có thể dự phần vào Nước ấy ngay ở đây và bây giờ bằng quyết định tin vào Chúa Giêsu và điều này, xét đúng nghĩa, quả đã tương đối hóa sự phán xét trong tương lai (Lc 11:20; 17:20-21; Mt 11:12).
Việc hiện tại và tương lai nằm đè lên nhau này, cái cảm thức có thể nắm bắt tương lai ngay trong hiện tại này chính là đặc điểm của cánh chung luận Kitô Giáo và, như đã nói trên đây, nó phát nguyên từ chính lời giảng dạy của Chúa Giêsu về Nước Thiên Chúa. Cảm thức ấy không loại bỏ ý niệm về đời sống mới sẽ đến, cũng không xuống cấp niềm hy vọng mà Thiên Chúa đã dành sẵn cho các tín hữu của Người. Nhưng nó muốn nói rằng điều quan trọng hơn cả là mối liên hệ với Thiên Chúa do đức tin thiết lập ra và mối liên hệ này vượt lên trên và do đó tương đối hóa sự khác nhau giữa đời này và đời sau. Chúa Giêsu không phải chỉ là một vị rao giảng, hô hào ăn năn thống hối ở đời này để có thể thừa hưởng đời sau. Người kêu gọi ta chia sẻ mối liên hệ của Người với Thiên Chúa, một mối liên hệ bao hàm việc phó mình hoàn toàn cho sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa Cha đối với cả hiện tại lẫn tương lai (Lc 12:24-34).
Việc sống lại của Chúa Giêsu
Việc sống lại của chính Chúa Giêsu hiển nhiên là chủ yếu và điển hình cho bất cứ cuộc thảo luận nào về sự sống đời đời trong thần học Kitô Giáo. Nhưng điều quan trọng là phải xem sét việc Chúa Giêsu sống lại này bên trong ngữ cảnh tư duy đúng đắn của nó, nghĩa là bên trong khuôn khổ niềm tin khá phổ biến về việc sống lại của mọi người công chính hòng tạo thành cộng đoàn hoàn toàn thiên sai vào thời thế mạt.
Biến cố sống lại, tức việc công bố rằng một ai đó thực sự đã sống lại là điều hoàn toàn mới mẻ. Chính phạm trù sống lại thì không có gì mới mẻ cả. Nó khá quen thuộc, nếu không muốn nói từng là yếu tố gây tranh cãi nơi người Do Thái, như đã thấy trên kia. Việc công bố Chúa Giêsu là người sống lại từ cõi chết ít nhất cũng diễn tiến bằng một ngôn ngữ và phạm trù quen thuộc với người Do Thái, dù nó hàm ý: cái thời sau hết ấy đã bắt đầu ló dạng rồi.
Điểm thách thức thực sự và làm Do Thái Giáo phật lòng không phải là phạm trù sống lại mà là việc công bố rằng con người chịu đóng đinh tên là Giêsu thành Nadarét kia, mà bề ngoài rõ ràng là một tên thất bại ê chề trong âm mưu tôn mình lên làm Đấng Thiên Sai, đã được Thiên Chúa cho sống lại và lập làm Đấng Thiên Sai của Israel, tác nhân của Thiên Chúa trong việc đem lại một thời đại mới. Vào thời ấy, Do Thái Giáo chưa hề có ý niệm gì về một Đấng Thiên Sai đau khổ và nhất là một Đấng Thiên Sai chỉ vào được vương quốc của mình qua ngả sự chết và sự sống lại, dùng cái chết của mình làm giá chuộc tội cho con người. Trong các giới Do Thái Giáo, sự hiển dương Đấng Thiên Sai thuộc phạm vi tán tụng và quyền lực ở đời này, mặc dù Đấng Thiên Sai ấy luôn là một khuôn mạo tôn giáo và là một tác nhân của Thiên Chúa.
Hơn nữa, như đã thấy, tuy Do Thái Giáo có ý niệm về việc mọi người chết công chính sẽ sống lại để tái lập cộng đồng thiên sai, nhưng họ không hề có khái niệm cánh chung giống lời giảng dạy của Kitô Giáo rằng: việc sống lại của Đấng Thiên Sai phải đi trước vô hạn định việc sống lại chung của mọi người. Về phương diện thần học và hiện sinh, cả một thời đại mới cần phải có giữa thời điểm Đấng Thiên Sai sống lại và thời điểm chung cục toàn diện, một thời đại trong đó vương quốc thiên sai đã khởi đầu rồi, cộng đoàn được Chúa Thánh Thần ban dư đầy ơn phúc đã lên tiếng chứng thực mối liên hệ mới với Thiên Chúa rồi, nhưng cũng là thời đại còn đầy đau khổ, bách hại và ngay cả chết chóc nữa. Các điều đó vốn là đặc điểm của thời đại tiền thiên sai.
Cộng đoàn đầu hết của thời hậu Phục Sinh đã đương đầu với vấn nạn thần học của thời kỳ ở giữa hay thời kỳ chồng lên nhau này bằng cách triển hạn cuộc quang lâm sớm sủa của Chúa Giêsu trong tư cách Thiên Sai đầy uy quyền và Quan Án cánh chung. Tuy nhiên, niềm hy vọng Chúa Giêsu một ngày rất gần sẽ trở lại đã dần dần nhạt phai và sau đó ta thấy việc đánh giá thời kỳ ở giữa này về phương diện thần học đã trở thành trách vụ chính, nếu không muốn nói là dẫn đạo của Giáo Hội trong thế kỷ thứ nhất. Việc ấy đã lên khuôn một cách nặng nề, và có lẽ đã linh hứng phần lớn cho hai công trình Phúc Âm Luca và Tông Đồ Công Vụ. Ta cũng thấy dấu vết của nó trong phúc âm Gioan, trong đó, hai cánh chung luận ‘hướng về tương lai’ và ‘đã thể hiện’ đã được để cho chạy song song với nhau tại nhiều chỗ (như Ga 5:18-24 (đã thể hiện); 5:25-29 (hướng về tương lai)); ta có thể tìm thấy ảnh hưởng của nó trong phúc âm Mátthêu và trong Thư Do Thái. Trên hết, nếu ta khảo sát các thư của Thánh Phaolô từ thư sớm nhất (1 Tx) tới thư cuối hết (Êph), ta có thể nhận ra sự biến chuyển dần dần từ quá chú tâm tới việc Chúa trở lại tới thái độ không hẳn thôi không còn hy vọng gì tới việc ấy nữa nhưng chú trọng nhiều hơn tới nhiệm vụ hiện nay của người Kitô hữu trong việc sống thực ơn gọi làm dân cánh chung của Thiên Chúa.
Dĩ nhiên, thời kỳ ở giữa này, mà theo lược đồ của Thánh Luca, ta có thể gọi là “thời của Giáo Hội”, là thời kỳ chúng ta tiếp tục hiện hữu. Từ đầu thời kỳ này cho đến nay, vấn đề chúng ta đang bàn ở đây, tức sự sống đời sau, đã liên tiếp làm bận tâm tư duy người Kitô hữu.
Thánh Phaolô
Liên quan tới niềm hy vọng sống lại, ta nghĩ ngay tới ba đoạn thư của Thánh Phaolô: 1 Tx 4:13-18; 1Cor 15; 2Cor 5:1-5. Đoạn đáng lưu ý nhất chính là 1Cor 15. Đoạn đầu trong ba đoạn ở đây, tức 1Tx 4:13-18, có thể dùng làm giáo đầu để ta khảo sát chủ đề sống lại của 1Cor 15. Giáo đầu này chú trọng tới điều có thể gọi là chi tiết ngoại vi của khung cảnh khải huyền: “nghênh đón Chúa trên không trung” (4:17), một điều sau này sẽ dần dần bị lược bỏ. Cùng với sự chú trọng đó, ta không thấy có quan tâm gì tới điều có thể gọi là “biến đổi nhân học”: những người còn sống tới lúc Chúa đến chỉ ra nghênh đón Chúa trên không trung, chứ không thấy họ phải biến đổi chi, điều mà phần sau đoạn 1Cor 15 sẽ nhấn mạnh khá nhiều. Từ những khác biệt ấy, ta thấy có sự chuyển dịch hết sức đặc trưng trong việc khai triển ra suy tư cánh chung nơi Thánh Phaolô, một chuyển dịch từ từ không còn quá chú tâm tới ‘các biến cố’ sau chót mà quan tâm tới việc thể hiện nơi con người nhân bản kế hoạch mà Thiên Chúa đã dành sẵn cho loài người từ nguyên thủy. Kế hoạch này không là gì khác hơn sự viên mãn của nhân loại mà Chúa Phục Sinh vừa là điển hình vừa là tác nhân biến đổi. Đoạn 2Cor 5:1-5 là một đoạn nổi tiếng khó hiểu, vì chứa nhiều hàm hồ về văn bản và giải thích. Ở đây, thiển nghĩ chỉ nên nói: nó cũng giúp minh họa việc khai triển ra khuynh hướng vừa đề cập, tức việc chú trọng tới việc thay đồi nơi con người nhân bản hơn là các biến cố chung cục.
a) 1Cor 15:1-34: Đức tin phục sinh
Đích xác vấn đề xẩy ra tại Côrintô ra sao khiến Thánh Phaolô phải giải đáp bằng 1Cor 15 là việc còn đang được tranh biện. Nhiều thế giá khác nhau đã được nói ra liên quan tới nội dung của vấn đề “bác bỏ việc người chết sống lại” (câu 12). Việc bác bỏ này bao gồm những gì? Theo thiển ý, có thể hiểu: một số người Côrintô không nhìn nhận việc các Kitô hữu đã qua đời được dự phần vào vương quốc sau cùng, nghĩa là vương quốc ấy chỉ dành cho những người còn sống lúc Chúa Kitô trở lại mà thôi, và đó là điều bất hạnh cho những người đã chết trước đó. Thánh Phaolô đã cực lực phản đối ý nghĩ đó và đã bao gồm người đã chết vào vương quốc cánh chung.
Ngài làm điều đó một cách khá có ý nghĩa đối với mục đích của chúng ta ở đây. Ngay trước khi đề cập tới vấn nạn ở câu 12, bằng một công thức truyền thống (các câu 3b-5), ngài đã phác họa ra cốt lõi của Phúc Âm như ngài từng rao giảng cho người Côrintô và như họ đã chấp nhận bằng đức tin. Khai triển thêm công thức truyền thống, trong các câu 8-10, Thánh Phaolô trình bày kinh nghiệm riêng của ngài về phục sinh, một kinh nghiệm hoàn toàn ngang thế giá với kinh nghiệm của các nhân chứng khác, dù ngài là nhân chứng sau cùng. Sau khi đã nhắc tới đức tin phục sinh, với câu 12, Thánh Phaolô đã quay qua xử lý thẳng vấn đề người Côrintô bác bỏ việc người chết sống lại. Luận điểm của ngài xoay quanh mối liên kết chủ yếu giữa việc sống lại của Chúa Kitô và việc sống lại của người chết (Kitô hữu) nói chung. Bằng lối suy luận phản bác có tính giản lược, Thánh Nhân nhấn mạnh rằng bác bỏ việc sống lại của các Kitô hữu đã qua đời nhất thiết sẽ bác bỏ chính điều ngài đã rao giảng cho người Côrintô, bác bỏ chính những điều họ từng chấp nhận (các câu 14-15 và 17a), nghĩa là bác bỏ những điều ngài đã nhắc qua tại các câu 1-11. Nếu thế, thì sẽ hết đức tin, mà hết đức tin thì họ “vẫn còn ở trong tội” (câu 17b).
Cùng trong dòng suy luận này là quan điểm sau đây của Thánh Phaolô: Chúa Kitô không hề chết và sống lại như một cá nhân. Người chết và sống lại như Đấng Mêxia, tức Đấng tự mang trong mình và trong số phận mình toàn bộ cộng đồng thiên sai. Sự sống lại của Chúa Kitô, vì thế, bao hàm sự sống lại của mọi người, giống cánh chung luận khải huyền của Do Thái xưa. Bạn không thể có sự sống lại của Chúa Kitô mà lại thiếu sự sống lại của các tín hữu đã qua đời. Sự sống lại của tín hữu chính là yếu tố chủ yếu của Phúc Âm.
Dĩ nhiên, giống như buổi đầu, vấn nạn là ‘khoảng trống’ giữa việc sống lại của Đấng Thiên Sai (Mêxia) và sự sống lại của cộng đồng thiên sai. Đó chính là vấn nạn sẽ được Thánh Phaolô nói tới trong các câu 20-28. Trong một ẩn dụ khéo léo, ngài ví Chúa Kitô sống lại như “hoa quả đầu mùa”, nghĩa là phần đầu của một mùa gặt vừa có tính đại biểu vừa có tính hứa hẹn đối với những phần còn lại, sắp được thu gặt. Sau đó, ngài trình bày ‘chương trình’ phục sinh có tính chung luận, được tái duyệt dưới hình thức Kitô Giáo, nhằm lưu tâm tới khoảng trống vốn không được cánh chung luận Do Thái dự ứng. Chúa Kitô sống lại như “hoa quả đầu mùa”; mọi người còn lại chỉ theo chân khi nước thiên sai của Chúa Kitô (tức thời của Giáo Hội) đã hoàn tất, lúc mọi quyền lực thù địch đã bị dẹp tan, mà quyền lực cuối cùng chính là sự chết. Việc hạ bệ kẻ thù cuối cùng này (câu 26) sẽ là khúc giáo đầu cho cuộc sống lại toàn diện và việc trao vương quốc cho Chúa Cha (câu 24). Trước khi bàn thêm, chỉ xin thưa: trong các câu 21-22, Thánh Phaolô trình bày Chúa Kitô như một đối tác tích cực của Adong, đấng tổ phụ thất bại xưa kia của nhân loại. Và sau đó, trong các câu 27-28, triều đại thiên sai của Đấng Phục Sinh được mô tả bằng ngôn từ của Thánh Vịnh 8 (câu 6-7), tức thánh vịnh vốn diễn tả vai trò và phẩm giá nhân loại trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa.
Xem ra, từ phần đầu bàn tới phục sinh trong 1Cor 15 này, ta thấy Thánh Phaolô đã xác tín rằng, trong Phúc Âm Kitô Giáo, niềm tin vào sự phục sinh của các Kitô hữu đã qua đời là yếu tố cũng chủ yếu như niềm tin vào sự phục sinh của chính Chúa Kitô. Thực thế, cốt lõi luận điểm của ngài là việc không thể tách biệt được hai sự phục sinh ấy. Không có niềm tin vào sự sống lại của người đã qua đời, Phúc Âm sẽ vô giá trị.
Quả là một thứ ngôn từ mạnh bạo. Tuy nhiên, ngôn từ này đã được bổ túc bằng một trình bày Phúc Âm long trọng hơn và có hệ thống hơn trong thư gửi tín hữu Rôma. Bài này không bàn tới thư đó, chỉ xin thưa: chân lý của trình bày này phải được tìm ra trong chính chủ đề và cấu trúc của thư. Chủ đề này được nhắc đến như là “sự chính trực của Thiên Chúa”. Nhưng điều ấy chỉ là một trong các yếu tố của thư. Theo các câu 1:16-17, thì chủ đề đầy đủ của thư là quyền năng cứu vớt của Thiên Chúa dành cho mọi tín hữu, trên căn bản lòng chính trực của Thiên Chúa được chiếm hữu nhờ đức tin. Bốn chương đầu của thư (1:18-4:25) thiết lập ra tiền đề căn bản trên đây, tức việc người ta trở nên ‘chính trực với Thiên Chúa’ nhờ đức tin; bốn chương kế tiếp thiết lập ra điểm chính của chủ đề: niềm hy vọng cuộc sống vĩnh cửu dựa trên sự chính trực do đức tin mà có. Như thế, chính cấu trúc của thư Rôma đã thiết lập ra tính trung tâm cho xác tín về cuộc sống vĩnh cửu ở tâm điểm Phúc Âm.
b) 1Cor 15: 35-59: cuộc hiện hữu “phục sinh”
Trong phần thứ hai của 1Cor 15, Thánh Phaolô đề cập tới khía cạnh: cuộc hiện hữu phục sinh sẽ như thế nào: “Nhưng có người sẽ nói, kẻ chết trỗi dậy thế nào? Họ lấy thân thể (soma) nào mà trở về?”. Câu trả lời của Thánh Phaolô ở đây thực sự là một khảo luận nhỏ về “thân xác” hay “soma” phục sinh. Chính từ phần này, thần học của Giáo Hội về tình trạng phục sinh đã được khai triển. Do đó, nó góp phần rất quan trọng vào các xem sét của ta ở đây đối với việc thiết lập ra điểm chính cũng như các giới hạn của điều Thánh Phaolô phát biểu. Đầu tiên, ta nên xem sét hạn từ “soma” theo lối nói của Thánh Phaolô.
“Soma” thường được các bản thánh kinh dịch là thân xác. Tuy nhiên, nó là một hạn từ rất khó nắm bắt và từng gây nhiều tranh cãi. Điều chắc chắn là Thánh Phaolô có dùng nó để chỉ thân xác vật lý và đôi khi chỉ là thân xác vật lý mà thôi (xem Gl 6:17). Nhưng ngài cũng dùng nó để chỉ cả con người nữa. Dựa trên những khía cạnh nào, ngài hiểu nó có nghĩa cả con người? Dưới khía cạnh ta có thể gọi là tính thông đạt (communicability). Trong tư cách soma, tôi tự trình diện với người khác, với thế giới bên ngoài, tôi “giao tiếp đụng chạm”, vừa để tạo ra vừa để tiếp nhận các ấn tượng. Chính trong tư cách soma, tôi hiện diện hay hiện thực với người khác hay hiến thân cho người khác: soma là nền tảng của việc kết hợp bản thân và xã hội. Theo Thánh Phaolô, các Kitô hữu là ‘thân xác Chúa Kitô’, theo nghĩa họ kết hợp với Người thành một thân xác, một soma. Đồng thời, Người ‘giao tiếp đụng chạm’ với thế gian qua họ như một thân xác.
Điều Thánh Phaolô làm trong 1Cor 15:35-49 là đề cập đến nhiều cách làm ‘thân xác’: cùng một hữu thể theo yếu tính nhưng có thể hiện hữu nhiều cách khác nhau. Hình ảnh ngài dùng (câu 36-38) về hạt giống ‘chết’ đi và sau đó tái xuất hiện như một thân cây là hình ảnh tốt nhất để minh họa liên tục tính của bản ngã xuyên qua cái chết của một soma và việc tiếp nhận một soma khác. Những lời sau đó của ngài (các câu 39-41) nói về các kiểu “xác thịt” (flesh) khác nhau, cả xác thịt nhân bản lẫn xác thịt thú vật, và tới các thiên thể, đều nhằm mục đích nhấn mạnh cùng một điểm căn bản này, tuy có hơi vất vả: phải nhìn nhận có nhiều cách hiện hữu bằng thân xác khác nhau.
Trong câu 42, ngài áp dụng điều trên vào vấn đề đang bàn: nếu con người nhân bản có thể xuất hiện trong một soma vật lý dễ chết mà ta biết ở đời này, thì ít ra cũng phải nhận rằng Thiên Chúa có thể mặc cho người được cứu rỗi một soma hoàn toàn do Chúa Thánh Thần chi phối, một soma pneumatikon, một thân xác có thần khí (câu 44). Và Thánh Phaolô bỗng ngưng lại ở đây, không cố gắng mô tả thêm về sự hiện hữu phục sinh. Thiển nghĩ ngài đã khôn ngoan khi tỏ ra mình “bất khả tri”, không giống nhiều nhà thần học trong nhiều thế kỷ qua cứ loay hoay mãi ở điều được ngài bỏ lửng. Ngài chỉ yêu cầu tín hữu Côrintô dùng óc tưởng tượng mà quan niệm ra khả thể một cuộc hiện sinh nhân bản vừa khác vừa cao hơn cuộc hiện sinh trần thế hiện nay.
Tuy nhiên, Thánh Phaolô có tiến thêm bước nữa, một bước khá có ý nghĩa. Ngài trình bày sự hiện hữu bằng thân xác phục sinh của Kitô hữu trực tiếp mô phỏng sự hiện hữu của Chúa Kitô Phụ Sinh, mà đến lúc này được ngài minh nhiên gọi là “Adong cuối cùng” (câu 45): “Cũng như chúng ta đã mang hình ảnh của người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến (Chúa Kitô Phục Sinh)” (câu 49). Như thế, Chúa Kitô Phục Sinh đã trở nên cả tổ phụ lẫn mẫu mực của một nhân loại mới.
Sau đây, xin tóm tắt những điều chúng ta vừa xem sét:
1. Vì tính sâu sắc của hạn từ soma theo nghĩa của Thánh Phaolô, nên “sự sống lại của thân xác” nói ở đây không nhất thiết cột chặt vào ý nghĩa vật lý như nhiều người vẫn nghĩ. Thánh Phaolô không có cái nhìn “hồi sinh” (resuscitationist) thô thiển về phục sinh. Trái lại, ngài mở ra cả một tầm nhìn hết sức rộng về bản chất sự hiện hữu phục sinh. Ta cần nhớ rằng Thánh Phaolô, người đã đặt ý niệm hiện hữu phục sinh của Kitô hữu trên căn bản cuộc hiện hữu của Chúa Kitô Phục Sinh, cũng là người đã kể mình vào hàng ngũ các chứng nhân hàng đầu của phục sinh, như người được Chúa Phục Sinh hiện ra (1Cor 15:8), như người được thấy Chúa Phục Sinh (1Cor 9:1). Có điều cần phải nhấn mạnh ở đây là: trong tư cách chứng nhân phục sinh, nghĩa là từng đã nhìn được ý nghĩa cuộc hiện hữu phục sinh, nhưng Thánh Phaolô đã quyết định không muốn bàn gì thêm đến cuộc hiện hữu ấy, bất kể là ngài có khả năng bàn đến nó hay không.
2. Tích cực hơn, thiển nghĩ Thánh Phaolô mạnh mẽ cho rằng cuộc hiện hữu mới này là một cuộc hiện hữu thực sự có tính nhân bản, ít nhất cũng nhân bản hơn là điều chúng ta thường nghĩ. Sở dĩ như thế vì với Chúa Kitô Phục Sinh làm mẫu mực, cuộc hiện hữu này đã ứng nghiệm số phận mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại từ đầu. Khía cạnh “nhân bản” này phát xuất từ nền Kitô học “Adong cuối cùng” của Thánh Phaolô ở đây, là nền thần học tiếp nhận ý nghĩa câu 22 của thư này và được thư Rôma 5:12-21 nhắc lại khi khẳng định về số phận được hưởng sự sống vĩnh cửu.
3. Sau cùng, dù Thánh Phaolô liên kết phục sinh với số phận tương lai của Kitô hữu, coi sự sống vĩnh cửu như một đối tượng hy vọng chứ không hẳn đã nắm được ngay bây giờ, nhưng căn cứ vào các trước tác của ngài, ta cũng thấy nẩy sinh một yếu tố liên tục giữa hiện tại và tương lai. Căn bản của sự liên tục này chính là mối liên hệ mới mẻ với Thiên Chúa đã do sự chính trực tạo nên. Theo nghĩa đúng, đây là mối liên hệ sau cùng, mối liên hệ làm con được Chúa Thánh Thần chứng thực (Rm 8:14-16; Gl 4:6-7; c (Rm 8:14-16; Gl 4:6-7; xem Rm 5:5). Trong Chúa Thánh Thần, Kitô hữu đã được sống trong thực tại Nước Trời rồi; điều còn lại chỉ là việc thể hiện thực tại mới mẻ và sau cùng ấy trong khía cạnh thân xác của họ mà thôi. Và đó chính là nòng cốt của phục sinh theo Thánh Phaolô (Rm 8:23; 2Cor 4:16-18; Pl 3:21).
Kết luận
Như vậy, dựa vào chứng cớ Tân Ước, ta khám phá được gì về sự sống đời sau? Trước nhất, xem ra đối với cộng đoàn hậu Phục Sinh tiên khởi, sự chết là yếu tố rất ít khi được bàn tới. Vì cộng đoàn này tin mình là những người được chọn để chờ đón Chúa Kitô trở lại thiết lập Nước Thiên Chúa. Khi thấy Chúa Kitô không trở lại và cái chết đến thật, họ đành hòa nhập nó vào niềm hy vọng cánh chung của mình. Họ giữ vững niềm tin vào tính liên tục trong mối liên hệ mới mẻ của họ với Thiên Chúa, một mối liên hệ vượt qua nhưng không tháo bỏ sự kiện chết chóc. Họ hiểu ra rằng cả họ nữa cũng sẽ đi theo con đường của Thầy nghĩa là đạt được cuộc hiện hữu mới xuyên qua bóng tối sự chết.
Bởi thế, vấn đề sự sống sau khi chết ít được coi như một yếu tố khải huyền của Kitô Giáo sơ khai. Đây là vấn đề được phát sinh, được đối chất và tiếp nhận được một đáp ứng mạnh mẽ và tinh tế, ít nhất cũng từ Thánh Phaolô. Mạnh mẽ, vì thánh nhân coi nó là một trong những điểm cốt yếu của Phúc Âm; tinh tế, vì những hạn chế cẩn trọng mà ngài đặt để cho nó, không giống các trước tác khải huyền thời đó.
Còn đối với nhiệm vụ của Giáo Hội hiện nay trong vấn đề này, có tác giả cho rằng trách nhiệm hàng đầu trong việc rao giảng Phúc Âm là không nên công bố tính cách có sẵn của sự sống đời sau, hay nói cho ngay, không nên đẩy các linh hồn vào thiên đàng bằng bất cứ giá nào. Căn cứ vào trọng tâm lời giảng của Chúa Giêsu, thì trọng tâm lời giảng của Giáo Hội phải là lời mời gọi gia nhập Nước Trời, tức công bố rằng mối liên hệ sau cùng với Thiên Chúa đã có ngay ở đây và vào lúc này rồi, nhờ sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong Giáo Hội. Hiện nay, ta có thể thực hiện cái bước chủ yếu và bất phản hồi để, nhờ đức tin và phép rửa, ta có thể gia nhập hàng ngũ dân sau cùng của Thiên Chúa, bắt đầu ngay từ bây giờ, trở thành hoàn toàn nhân bản trong Chúa Thánh Thần, theo cách Thiên Chúa dự định sẵn cho nhân loại. Viễn ảnh sự sống vĩnh cửu, hay sự sống đời sau, dù không nằm ở trọng tâm lời rao giảng, nhưng trong Tân Ước vẫn là một yếu tố chính, trong đó, người qua đời được "phục sinh" để gia nhập cộng đoàn sau cùng của Nước Trời, giống như cánh chung luận của Do Thái xưa.
Trong phạm vi này, Giáo Hội đứng trước hai cám dỗ. Một là đặt việc rao giảng sự sống sau khi chết vào tâm điểm Phúc Âm và sao lãng đời sống Kitô giáo, cả trong bình diện tu đức lẫn bình diện luân lý. Phương thức này từng dẫn và còn tiếp tục dẫn người ta tới kiểu phúc âm “bánh bao trên trời” vốn bị những người chống đối chế nhạo. Dù sao, đối với chúng ta, điều đó chứng tỏ một đức tin không trưởng thành, chỉ biết lo cho số phận riêng mình bằng mọi giá thay vì phải sống tin cậy bên trong mối liên hệ kỳ diệu từng đã bắt đầu với Thiên Chúa. Hai là rút gọn niềm hy vọng Kitô giáo, cột chặt nó vào đời này, không còn chỗ cho kế hoạch Thiên Chúa dành cho nhân loại đã nên trọn để họ có thể vượt qua biên giới sự chết. Chấp nhận quan điểm ấy là mất hết đảm lược, là mất hết trí tưởng tượng, chứ không hẳn là một chiến thắng của đầu óc suy tư có phê phán, ít nhất cũng theo quan điểm của Thánh Phaolô trong đoạn 1Cor 15 này.
Các chứng cớ Thánh Kinh cho thấy: thái độ Kitô giáo đúng đắn phải là sẵn sàng sống trong hoàn cảnh “chồng lên nhau”: nghĩa là sống cuộc sống của dân cánh chung Thiên Chúa ngay bây giờ. Cánh chung luận khải huyền của Do Thái Giáo, dù đa dạng đến đâu, vẫn đã phân biệt sắc cạnh một bên là thế giới đau buồn hiện nay và bên kia là hế giới hạnh phúc sắp tới. Yếu tố chủ chốt tạo ra đức tin Kitô Giáo là quan niệm cho rằng trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã đột nhập và phá nát cái khung ngây ngô đó, đem tương lai vào hiện tại bằng cách nhưng không hiến tặng nhân loại tội lỗi mối liên hệ sau cùng với Người. Dưới hình thức Kitô Giáo, hy vọng đi đôi với đức tin vì hy vọng đó dựa trên niềm tin tưởng hoàn toàn rằng trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã khởi động kế sách sau cùng của Người dành cho nhân loại.
Viết theo Brendan Byrne, S.J. 'Life after Death, Some Scriptural Evidence Reconsidered', The Australasian Catholic Record, Tháng Mười 1982.
Văn Hóa
Khung Trời Tươi Thắm.
Vọng Sinh
06:30 22/11/2009
- Khung Trời tươi thắm mở ra
- Niềm Tin sắt đá quyết không phai nhòa
- Vì Yêu sợ gì…chi xá!
- Liều cả tấm thân…ngọc ngà tuổi xanh.
- Ôi Bao Đấng Hùng Anh…Đấng Thánh!
- Đổ Máu Đào bảo chứng Đức Tin.
- Bao cùm gông đòn vọt vẫn trung trinh!
- Bao đớn đau cực hình…
- Thành Vinh Phúc Trường Sinh.
- Hỡi Lưỡi Đao! Cứ vung cao lên nữa!
- Cho Máu Đào tô thắm đẹp Trời Cao.
- Hỡi Cùm Gông! Xiết chặt thêm đi nào!
- Thịt Xương nát…Tin Yêu thêm bát ngát!
- Chảo dầu ơi! Sao reo vui… chua chát!
- Ngàn nhát roi… nhảy múa…nát Châu Thân!
- Mỗi đớn đau cực hình
- Một Nụ Hồng tươi xinh
- Nở thắm rực Thiên Đình
- Rước Người về lãnh Phúc Vinh Muôn Đời.
- Vinh Quang Chiến Thắng rạng ngời
- Gương Anh Linh mãi rạng soi muôn đời!
- Hôm nay cuộc sống bể khơi…
- Đoàn con cháu vẫn Máu Nòi Anh Linh.
- Vẫn không ngại khó…Hy Sinh…!
- Làm sao giữ vững Đức Tin Anh Hùng!
- Xin Các Đấng Cha Ông phù giúp
- Giữa sóng đời bao ngụp lặn… chải bơi…
- Bao đam mê cám dỗ ngợp trời
- Vẫn xứng đáng Giống Nòi Tử Đạo!
- Giòng Sông Máu Thánh hôm nao
- Xin thành Giòng Thác Dạt Dào Ân Thiêng
- Đưa Thuyền Giáo Hội Việt Nam
- Lướt trôi về Bến Bình An Yên Hàn!
Dâng Kính Mừng Năm Thánh Việt Nam 2010
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Dưới Trăng Lạnh
Đặng Đức Cương
23:13 22/11/2009
CHIM DƯỚI TRĂNG LẠNH
Ảnh của Đặng Đức Cương
Tổ ấm giờ đây khuất núi xanh
Cô đơn xa biệt chốn yên lành
Chim kêu thảng thốt chiều ly tán
Rời bỏ rừng xanh bỏ lá cành!
(Trích thơ của Hà Thiên Lương)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Regimini Ecclesiae Universae - Resignation
Nguyễn Trọng Đa
17:03 22/11/2009
Regimini Ecclesiae Universae
Tông hiến Regimini Ecclesiae Universae. Là tông hiến cho phép cải tổ Giáo triều Roma. Văn kiện này tạo ra cơ cấu pháp lý của: 1. Toàn thể Giáo triều Roma nói chung; 2. Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Hội đồng Công vụ của Giáo hội; 3. các Thánh bộ (chín Thánh bộ); 4. các Ban thư ký (có ba); 5. Hội đồng Giáo dân và Ủy ban “Công lý Hòa bình”; 6. các Tòa án (có ba); và 7. các Văn phòng (có sáu). Đức Giáo hòang Phaolô VI phê duyệt hệ thống giáo triều đã có từ nhiều thế kỷ, mà Ngài mô tả là “đã phục vụ xuất sắc cho Giáo hội hòan vũ" (ngày 15-8-1967).
Registers, Parochial
Sổ bộ giáo xứ. Là năm sổ bộ riêng biệt mà cha quản xứ phải gìn giữ liên quan đến Bí tích Rửa tội, Thêm sức và Hôn phối diễn ra trong giáo xứ, sổ tử, và sổ ghi lại điều kiện sống tinh thần thật sự của giáo xứ. Cuối năm, bản sao các sổ này, trừ sổ cuối cùng, được gửi về văn phòng Tòa giám mục.
Regulae Juris
Regulae Juris, Qui tắc pháp luật. Là một số cách ngôn pháp lý, gồm 99 qui tắc, trích từ các bộ giáo lệnh của các Đức Giáo hòang Gregory IX và Boniface VIII. Đây là các luật giải thích giáo luật, chẳng hạn “khi đã xấu thì luôn được giả định là xấu,” nghĩa là nếu được chứng minh là phạm tội thề gian thề dối, một người sẽ không cho làm chứng nhân nữa.
Regulars
Tu sĩ Dòng. Là những người nam thuộc các Dòng tu, dù là Dòng hay là Tu hội. Tuy nhiên, trong nghĩa chặt chẽ của giáo luật, tu sĩ Dòng là thành phần của các Dòng tu mà thôi. Giáo sĩ Dòng tu là các linh mục bị ràng buộc bởi luật tu trì (regula) của cộng đòan họ. (Từ nguyên Latinh regularis, liên quan đến một cái thước kẻ; chứa các luật.)
Reification
Sự vật hóa. Là quan niệm của một số triết gia vô thần, như Feuerbach và Nietzsche, cho rằng các tôn giáo là tạo ra niềm tin cho người ta. Tín hữu là người được cho là dự phóng các hy vọng chủ quan và mơ ước của mình, và biến chúng thành thực tế, chẳng hạn Chúa và thiên đàng, vốn là không hiện hữu thật sự. (Từ nguyên Latinh res, vật, sự việc + facere, làm.)
Relationship
Thân thuộc, họ hàng, bà con. Là mối quan hệ bà con giữa những người, mà theo luật Giáo hội là nền tảng cho quyền và nghĩa vụ chung, và ảnh hưởng đến tính hiệu lực hoặc tính hợp thức của hôn phối giữa những người bà con với nhau. Quan hệ họ hàng này có thể là tự nhiên theo quan hệ máu mủ hoặc huyết tộc, hoặc là họ hàng do kết hôn hay hôn thuộc, hoặc là pháp lý hay dưỡng hệ (nhận làm con nuôi), hoặc là thiêng liêng bởi phép Rửa tội hay thêm sức (bọ vú và con đỡ đầu).
Relatively Supernatural
Siêu nhiên cách tương đối. Là một ơn ban vượt quá quyền và nhu cầu của một số tạo vật, nhưng không vượt quá mọi thụ tạo. Do đó kiến thức phú bẩm là vượt quá khả năng của con người, nhưng không vượt quá các thiên thần. Khi kiến thức này được ban cho con người thì là siêu nhiên cách tương đối. Còn khi ơn ban là tự nhiên cho thiên thần, thì chúng là ngoại nhiên cho con người.
Relative Mystery
Mầu nhiệm tương đối. Là một sự thật mà sự hiện hữu của nó phải được Chúa mặc khải một cách siêu nhiên, nhưng sau khi được mặc khải rồi, yếu tính hoặc ý nghĩa của nó có thể hiểu được bằng ánh sáng của lý trí tự nhiên. Sự hiện hữu của các thiên thần là một mầu nhiệm tương đối.
Relativism
Thuyết tương đối. Trong triết học, là thuyết cho rằng không có sự thật tuyệt đối hoặc không có xác tín tuyệt đối. Thuyết nói rằng sự thật tùy thuộc hòan toàn vào các yếu tố thay đổi, chẳng hạn con người, nơi chốn, thời gian và hòan cảnh. Thuyết tương đối luân lý cho rằng không có các nguyên tắc bất biến của sự cư xử của con người, hoặc bởi vì mọi sự thật là tương đối hoặc bởi vì không có hành vi xấu tự bản chất, vì mọi sự tùy thuộc vào các yếu tố khác, chẳng hạn tập tục, qui ước hoặc sự đồng tình của xã hội.
Relator
Phúc trình viên. Là thẩm phán được một tòa án Giáo hội chỉ định để thu thập và viết thành các dữ liệu cần thiết, nhằm xét lại một vụ án theo luật. Phúc trình viên cũng là một người được chỉ định để thu thập dữ liệu về một con người, mà hồ sơ đã được đưa vào tiến trình có thể phong á thánh hoặc phong thánh.
Relic
Hài cốt thánh, thánh tích, di hài, di tích. Là một vật liên quan đến một vị thánh, chẳng hạn một phần thân thể hoặc y phục hoặc vật gì, mà thánh ấy đã sử dụng hoặc đã chạm tới. Các thánh tích đích thực được tôn kính với sự đồng ý nhiệt tình của Giáo hội. Các thánh tích này không có thể được mua hay bán. Thánh tích của các thánh tử vì đạo được đặt trên phiến đá bàn thờ khi cung hiến một bàn thờ. Các thánh tích chia làm ba loại: loại thứ nhất là hài cốt thánh nhân và là loại được đăt trên bàn thờ; loại thứ hai là y phục hay đồ dùng của thánh nhân khi Ngài còn sống; và loại thứ ba là các đồ vật khác, chẳng hạn tấm vải đã đụng chạm vào loại thánh tích thứ nhất của vị thánh. (Từ nguyên Latinh religuiae, di hài.)
Religion
Đức thờ phượng. Là nhân đức luân lý, nhờ đó một người sẵn sàng dâng lên Chúa sự thờ phượng và phụng sự, mà Chúa xứng được như vậy. Đôi khi nhân đức này được đồng hóa với đức công bình đối với Chúa, vì quyền của Chúa bén rễ trong sự thống trị hoàn toàn của Chúa trên mọi thụ tạo. Đức thờ phượng cũng là sự tổng hợp mọi nhân đức, vốn nổi lên từ mối quan hệ của con ngưởi với Chúa, như là tác giả của việc mình hiện hữu, cũng như tình yêu là kết tụ mọi nhân đức nổi lên từ sự đáp trả với Chúa, như là vận mệnh của đời mình. Do đó đức thờ phượng tương thích với việc đạo đức đối với Chúa như là Đấng sáng tạo vũ trụ này. (Từ nguyên có lẽ là Latinh religare, nối, buộc, ràng buộc, qui tụ, chăm sóc.)
Religion As Feeling
Tôn giáo của cảm tính. Là quan điểm cho rằng Kitô giáo là chủ yếu một tôn giáo của cảm tính. Quan điểm này được Friedrich Schleiermacher (1768-1834) phát triển có hệ thống trong cuốn “Đức tin Kitô giáo” của ông, vốn khởi đầu một thời kỳ trong lịch sử của thần học hiện đại. Trong khi các nhà duy lý và người theo thuyết duy siêu nhiên thực hiện cuộc đấu tranh của họ, Schleiermacher lấy nền tảng từ dưới luận điểm của họ bằng cách tước đi giả định chính yếu của luận điểm. Ông nói rằng đức tin Kitô giáo không có bất cứ luận đề tín lý nào. Đó là một điều kiện của cảm tính đạo đức, và cũng giống như các cảm nghiệm khác, chỉ là một đối tượng cần được mô tả. Chống lại các người theo thuyết duy siêu nhiên, ông chủ trương rằng Kitô giáo không được nhận lãnh từ quyền bính bên ngoài, mà là một điều kiện hướng nội của việc ta tự nhận thức. Chống lại các người duy lý, ông nói rằng tôn giáo không là một sản phẩm của tư duy thuần lý, nhưng là một cảm xúc của con tim, một cảm tính diễn ra độc lập với tâm trí. Hơn nữa, cảm tính này không là cá nhân mà là xã hội trong hình thức đạo Tin lành, bởi vì đó là kinh nghiệm chung của một cộng đồng lịch sử phái sinh từ Cuộc Cải cách.
Religionist
Người si tín. Là từ ngữ đôi khi được áp dụng cho người luôn theo đuổi việc đạo, chẳng hạn giáo sĩ hay thần học gia.
Religionum Laicalium
Sắc lệnh Religionum laicalium. Là sắc lệnh của Thánh bộ các Dòng tu, ban một số quyền cho vị tổng quyền (bề trên cả) của các Hội dòng không giáo sĩ, ngày 31-5-1966.
Religious Apostasy
Rời bỏ đời tu. Người rời bỏ đời tu là một người đã khấn vĩnh viễn trong Dòng, nhưng rời bỏ tu viện không có phép và với ý định không trở lại Dòng nữa, hoặc có phép rời nhà Dòng nhưng không trở lại Dòng nữa, bởi vì người ấy có ý định rút khỏi lời khấn vâng phục.
Religious Fugitive
Tu sĩ tự ý rời Dòng. Là người rời bỏ một Hội dòng không có phép, nhưng có ý định sẽ trở lại với đời tu.
Religious Indifference
Dửng dưng với tôn giáo. Là thái độ của những người cho rằng mọi tôn giáo là tốt như nhau, và đều có khả năng dẫn con người đến vận mệnh đời đời của họ. Trong hình thức cực đoan nhất của thái độ này, có thuyết nói rằng không có một hình thức duy nhất của đức tin tôn giáo, của việc thờ phượng, hoặc của cách sống luân lý, mà Chúa đã mặc khải.
Religious Rule
Luật Dòng. Là chương trình sống và kỷ luật, được Tòa thánh phê chuẩn, để các tu sĩ có thể sống nhằm phát triển trên đường trọn lành Kitô giáo, và thực hiện công tác tông đồ đặc trưng của Dòng mình.
Religious State
Bậc tu trì. Theo truyền thống Giáo hội, là một lối sống cố định hoặc ổn định mà một số người cùng phái tính có đời sống chung, và trong đó họ tuân giữ các lời khuyên Phúc âm qua lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục.
Reliquary
Hòm thánh tích. Là một cái hộp trong đó một thánh tích được gìn giữ và khằng kín lại. Hòm thánh tích có nhiều kích cở, tùy theo thánh tích lớn hay nhỏ, từ hòm rất nhỏ có thể mang đi cách dễ dàng, đến hòm thật lớn chứa cả thi hài thánh nhân. Thánh tích không bao giờ được trưng bày cho công chúng tôn kính, trừ phi phải đặt trong hòm thánh tích. Một số hòm thánh tích nổi tiếng về sự thiết kế độc đáo và giá trị của nó.
Remarriage
Cưới người khác. Nói chung, là cưới thêm một người trong khi người bạn đời vẫn còn sống. Trong Cựu Ước, việc cưới thêm người khác là được phép, nhưng như Chúa Kitô giải thích cho người Pharisee (Pha-ri-sêu), “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Moses (Mô-sê) đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu" (Mt 19:8). Chúa Kitô tái lập hôn nhân về tình trạng đơn hôn thuở đầu, và ban ơn cần thiết, nâng hôn nhân lên hàng bí tích. Một hôn phối hiệu lực là không thể tháo gỡ bởi bất cứ quyền lực con người nào, dù là dân sự hay giáo quyền. Do đó, các trường hợp cưới người khác là những trường hợp mà trong đó hôn nhân trước chưa phải là một bí tích, hoặc hôn phối trước chưa có hiệu lực, hoặc hai người chưa hoàn hợp hôn nhân của mình bằng việc giao hợp tự nhiên.
Remission Of Sin
Tha tội, xá tội. Là sự tha thứ các tội cách thực sự và cụ thể. Khi tội trọng được tha, việc tha này bao gồm sự tha thứ và hình phạt đời đời do tội, nhưng hình phạt tạm có thể vẫn còn. Còn khi tội nhẹ được tha, lỗi tội được cất đi, kể cả hình phạt tạm để con người sẵn sàng đón nhận ơn Chúa.
Remorse
Ăn năn, hối hận, ân hận. Là cảm giác thấm thía về tội do đã làm điều sai trái. Đây là sự tự trách mình kết hợp với một mức độ nản lòng, để không tái phạm sự lỗi tội hoặc, hiếm thấy hơn, buồn sầu sau khi được thứ tha.
Remote Occasions
Dịp tội xa. Là các tình huống có thể nhưng không dễ dẫn người ta đến phạm tội. Các dịp này có thể là tình huống trong đó một người có thể phạm tội, nhưng không phải chắc là như vậy, hoặc tình huống trong đó một người chứng tỏ rằng mình không phạm tội như một qui luật. Dịp tội xa hiện diện khắp nơi.
Remythology
Giải tỏa huyền thọai. Là thuyết của một số nhà phê bình Kinh thánh, cho rằng phải khám phá “Chúa Giêsu của lịch sử" bằng cách loại bỏ trong Tin mừng các sự lạ lùng mà họ xem là huyền thoại. Tuy nhiên, các tiền đề riêng của họ đã là một hình thức huyền thoại rồi, vì cho rằng các phép lạ là không thể được hoặc không thể chứng minh.
Renewal
Canh tân, đổi mới. Canh tân theo nghĩa tái lập một tập tục, một thói quen hoặc một định chế cho đúng với ý nghĩa hoặc mục đích ban đầu của nó. Được Công đồng chung Vatican II dùng cách đặc biệt để nói về sự canh tân tinh thần của các Dòng tu, bằng cách trở về với nền tảng Tin Mừng, đoàn sủng của đấng sáng lập Dòng, và truyền thống thánh của lịch sử Dòng.
Renewal Of Consent
Nhắc lại sự ưng thuận. Là nhắc lại cách công khai, hoặc ít nhất riêng tư, sự ưng thuận của một bên hôn phối, trong tính hiệu lực cho khế ước hôn nhân vốn là không liệu lực trước đó. Các yêu cầu và điều kiện cho việc nhắc lại sự ưng thuận này đã được nói rõ trong luật Giáo hội.
Renouncing Satan
Từ bỏ Satan, từ bỏ ma quỷ. Là sự tuyên xưng trung thành với Chúa và từ bỏ ma quỷ như là kẻ thù của Chúa Kitô, được thực hiện khi chịu phép Rửa tội bởi người được Rửa tội hay người đỡ đầu. Nó bao hàm quyết tâm chống lại các nỗ lực của ma quỷ để cám dỗ các tín hữu Chúa Kitô, sống khiêm nhượng (trái với Satan kiêu ngạo), sống vâng phục (trái với sự bất tuân của Satan), và sống thánh thiện (trái với sự xa cách hoàn toàn của Satan với Chúa).
Renovationis Causam
Huấn thị Renovationis Causam. Là Huấn thị của Thánh bộ các Tu sĩ và Tu hội đời, về sự canh tân thích hợp của việc đào tạo và chuẩn bị cho người sống đời dâng hiến. Trong khi mục tiêu trực tiếp của huấn thị là đời tu trì, được gọi đúng như thế, những người sống các hình thức khác của đời tận hiến cũng chịu ảnh hưởng bởi huấn thị này (ngày 6-1-1969).
Renunciation
Từ bỏ, bỏ mình. Là từ bỏ một điều gì mà mình cho là đã sở hữu. Một số sự từ bỏ là cần thiết theo luật Chúa; một số sự từ bỏ khác là được phép và được khuyến khích theo ý Chúa. Mỗi người phải từ bỏ tội lỗi và các thụ tạo khác, vốn là dịp tội xa cho mình. Trong hạng mục này, có sự từ bỏ Satan khi chịu phép rửa tội của người được rửa tội hay người đỡ đầu. Từ bỏ lời khấn liên quan đến sự thực thi các quyền tự nhiên, như sở hữu của cải, hôn nhân, sự độc lập theo pháp lý, hoặc sự tự quyết, sự hy sinh để yêu mến Chúa của các người tự khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục.
Reordination
Phong chức lại. Là việc lặp lại một nghi thức phong chức thông thường cho một giám mục, linh mục hay phó tế, bởi vì có các nền tảng nghiêm trọng về nghi ngờ tính hiệu lực của việc phong chức trước đó. Từ ngữ này là không chính xác, bởi vì các chức thánh, một khi đã truyền chức, là không thể lặp lại.
Repairing Scandal
Sửa chữa vấp phạm. Là sửa chữa hành vi phạm tội vốn đã gây vấp phạm cho các người khác. Một người bị buộc phải sửa chữa hay đền bù càng nhiều càng tốt. Trong một số trường hợp, không thể đền bù trực tiếp cho các người đã bị vấp phạm, bởi vì số người này quá đông hoặc xa lạ đối với mình. Tuy nhiên, trách nhiệm vẫn còn đó. Việc sửa chữa vấp phạm bằng gương tốt để không gây vấp phạm lại cho người khác là một đặc điểm nổi bật của ý nghĩa Kitô giáo về việc đền tội để được xá tội.
Reparation
Đền bù, phạt tạ, sửa lỗi, tu sửa. Là hành vi hay sự việc làm đền bù. Nó bao hàm một nỗ lực tái lập các việc vào điều kiện bình thường hoặc lành mạnh, vì các điều kiện này có trước khi việc xấu được làm. Việc này chủ yếu áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại, hoặc cho tác hại gây ra bởi việc xấu ấy. Liên quan đến Chúa, nó có nghĩa là phải gia tăng tình yêu mến để đền bù sự mất tình thương do tội; là tái lập điều gì bị lấy đi cách bất công, và đền bù rộng rãi cho tính ích kỷ, vốn gây ra thiệt hại cho người khác. (Từ nguyên Latinh reparare, tại lập, làm mới.)
Repentance
Hối hận, thống hối, ăn năn. Là sự sầu buồn tự ý vì đã xúc phạm đến Chúa, vì đã làm điều sai trái, đồng thời quyết tâm điều chỉnh cách cư xử của mình, bằng cách chọn các biện pháp cần thiết để tránh dịp tội. Ăn năn là sầu buồn về tội với việc tự kết án mình. (Từ nguyên Latinh repoenitere, rất buồn rầu, hối hận nhiều.)
Repository
Bàn thờ tạm, nhà nguyện tạm. Là một bàn thờ cạnh hoặc bàn thờ phụ, nơi Mình thánh Chúa, truyền phép ngày Thứ Năm Tuần thánh, được đặt cho người ta thờ phượng, cho đến các lễ nghi ngày Thứ Sáu Tuần thánh. (Từ nguyên Latinh repositorium, nhà kho; nghĩa đen là nơi đặt các vật.)
Reprehension
Sự khiển trách. Là sự trừng phạt chính thức đối với một người, dù là công khai hay riêng tư, vì đã gây vấp phạm hay làm mất trật tự tốt. Sự khiển trách có thể được một đấng bản quyền hay người được ủy quyền thực hiện. Sự khiển trách công khai nên làm trước mặt một lục sự hoặc hai người chứng. Nếu khiển trách bằng văn bản, cần có một bằng chứng giấy tờ nói rằng sự khiển trách (hoặc cảnh cáo) đã được tiếp nhận và đúng như văn bản nói. (Từ nguyên Latinh reprehendere, khiển trách, ngăn lại: re-, lại + prehendre, cầm giữ.)
Reprobation
Lên án, hình phạt đời đời. Là quyết định của Chúa để lọai trừ một số người khỏi hạnh phúc đời đời. Như Giáo hội dạy, Chúa đã tiền định từ đời đời một số người, do tội lỗi của họ, bị lọai khỏi thiên đàng. Cần hiểu rằng Chúa luôn muốn mọi người được cứu độ, nhưng Chúa sẽ không muốn cứu những người, do lạm dụng ơn Chúa, đã tự tách mình khỏi tình yêu của Chúa. (Từ nguyên Latinh reprobare, lọai trừ, kết án.)
Reputation
Tiếng tăm, tiếng tốt, thanh danh, danh tiếng. Là tiếng tốt mà một người hưởng trong sự mến mộ của công chúng. Mọi người đều có quyền với thanh danh của mình, kể cả người đã qua đời và pháp nhân, tức một cộng đoàn. Nếu thanh danh của một người là đích thực, tức xứng đáng hưởng, người ấy có một quyền tuyệt đối rằng không ai có thể làm tổn thương nó. Quyền của một người với thanh danh là tương đối và có giới hạn, bởi vì công ích chung lớn hơn đòi hỏi rằng đôi khi lỗi bí mật có thể được tiết lộ. Tuy nhiên không có tổn thương với thanh danh, khi các lỗi hoặc khuyết điểm nói trên đã được công chúng biết cả rồi. Sự tổn thương bất công bị phạm bởi mọi tội vu khống, và bởi sự tiết lộ các lỗi thật sự, khi sự tiết lộ không phục vụ công ích chung và cũng không phục vụ lợi ích riêng tư hợp pháp.
Req
Req, Requiescat—Xin cho linh hồn nghỉ yên.
Requiem
Lễ Requiem, lễ Cầu hồn. Là thánh lễ cầu cho người qua đời. Tên thánh lễ này phát sinh từ chữ đầu Requiem của ca nhập lễ theo Nghi lễ Latinh, trước khi thánh lễ được duyệt lại từ Công đồng chung Vatican II. Lời khẩn cầu là "Requiem aeternam dona eis, Domine" (Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời). (Từ nguyên Latinh requies, nghỉ ngơi sau lao động, thư giãn.)
Requiescat In Pace
Requiescat In Pace, Xin cho linh hồn được nghỉ yên. Là lời cầu khẩn lòng nhân từ của Chúa cho linh hồn người đã qua đời. Câu này được thấy trên một số tấm bảng trên mộ, tại các hang tọai đạo thuở Giáo hội sơ khai. Là lời nguyện quen thuộc trong phụng vụ của Giáo hội, và mọi người thưa Amen. Lời này viết tắt là R.I.P.
Reredos
Hậu đàn bình. Là tấm màn đá hay gỗ được trang trí mỹ thuật thật đẹp sau bức trang trí bàn thờ. (Từ nguyên Pháp arere, phía sau + dos, lưng.)
Rerum Novarum
Thông điệp Rerum Novarum (Tân sự). Thông điệp của Đức Giáo hòang Lêô XIII, ban hành ngày 15-5-1891, về điều kiện lao động. Thông điệp này bác bỏ các thuyết của các người theo chủ nghĩa xã hội và bênh vực quyền tư hữu. Thông điệp khuyên chủ nhân và công nhân tổ chức các hội vừa chung vừa riêng, để giúp đỡ nhau và tự bảo vệ mình.
Rescr
Rescr, Rescriptum—phúc nghị.
Rescripts
Phúc nghị. Là thư trả lời viết tay của một Đức Giáo hòang cho các câu hỏi, lời thỉnh cầu hoặc báo cáo, thường được thực hiện qua các kênh của giáo triều. Các quyết định kém quan trọng được thực hiện qua hình thức này của văn kiện Giáo hòang. Phúc nghị cho sự miễn chuẩn có thể được ban trực tiếp, hoặc tài liệu có thể trao quyền cho một giám mục ban miễn chuẩn hoặc bác bỏ sự miễn chuẩn. (Từ nguyên Latinh rescriptum, thư trả lời viết tay của hoàng đế.)
Reservation Of The Blessed Sacrament
Lưu giữ Mình Thánh. Là việc gìn giữ Mình Thánh Chúa trong nơi phù hợp (nhà tạm), để là đối tượng cho sự tôn thờ hoặc làm của ăn đàng cho bệnh nhân.
Reserved Cases
Vạ biệt hạn, vạ biệt chế. Là các tội lỗi hoặc vạ phạt, mà chỉ có một số cha giải tội hoặc bề trên Giáo hội có thể giải mà thôi. Những trường hợp này được xếp là thuộc Giáo hoàng, Giám mục hay Bề trên, tùy theo việc giải các tội này là dành cho Đức Giáo hòang, Giám mục hay Bề trên Dòng tu.
Residential See
Tòa Giám mục chính tòa, tòa Đấng bản quyền. Là một giáo phận hoặc tổng giáo phận, mà một giám mục đang là đấng bản quyền. Về mặt kỹ thuật, bất cứ nơi nào trên thế giới đều thuộc quyền tài phán của một giám mục nào đó, và thuộc về một tòa giám mục chính tòa. Nhưng tòa này gọi là chánh tòa để chủ yếu phân biệt với hiệu tòa, vốn trước kia là tòa chánh tòa nhưng không tồn tại nữa.
Resignation
Nhẫn nhục, cam chịu, sự từ bỏ, từ chức. Là việc chấp nhận ý Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời mình, và nhất là trong khi bị thử thách hoặc chịu đau khổ. Còn gọi là sự từ bỏ, nó có đối tượng là sự qui phục của sở thích riêng hoặc hy vọng riêng của mình cho sự sắp xếp của Chúa Quan phòng. Trong giáo luật, sự từ chức là việc một người tự ý rút khỏi một chức vụ được bầu chọn, hoặc được chỉ định bởi giáo quyền. Để có hiệu lực, việc từ chức phải được chấp thuận bởi người có thẩm quyền, hoặc cơ quan thẩm quyền trong Giáo hội.