Ngày 07-11-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật 32 Thường Niên - Năm C
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:53 07/11/2019
CHÚA LÀ THIÊN CHÚA CỦA KẺ SỐNG

Chúa Nhật 32 Thường Niên - Năm C

(Lc 20, 27-38)

“Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống. Vì mọi người đều sống cho Chúa” hay “vì Chúa.” (Lc 20, 37-38)

Augustine nói rất đúng: Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người để từng phút giây “hướng về Ngài“. Quả thật, Thiên Chúa trao ban sự Thiện tốt hảo, kể cả chính mình cho con người để con người được sống.

Cái chết không là một phần kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa: “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong. Vì Người đã sáng tạo muôn loài cho chúng hiện hữu” (Kn 1 , 13-14). Do tội, sự chết đã du nhập vào trong tạo dựng, Thánh Phaolô nói: “Nọc của sự chết là Tội, mãnh lực của Tội là Lề luật” (1Cr 15, 56). Đúng là tội lỗi sinh ra sự chết vì sự chết cắt đứt mối liên hệ với Đấng Hằng Sống làm ra sự sống. Nhưng “Ðội ơn Thiên Chúa, Ðấng đã ban toàn thắng cho ta nhờ Chúa chúng ta, Ðức Giêsu Kitô!” (1 Cr 15 , 57) .

Xem video và nghe bài giảng

Vâng, Đức Giêsu, Chúa chúng ta, Đấng đã chiến thắng tử thần! Lời Hằng Sống đã kết thân với phận người, được đánh dấu bằng cái chết, để chiến thắng sự chết vào buổi sáng Phục Sinh. Ngày Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần, Đấng Thánh Hóa đã xuống đầy lòng chúng ta, những người chịu phép Rửa tội, ngõ hầu chiến thắng của Chúa Kitô Phục sinh hiện diện trong đời ta.

Đức Kitô đã sống lại, sự chết không làm gì được Người nữa. Nên “nếu ta sống, chính cho Chúa mà ta sống; và nếu ta chết, thì chính cho Chúa mà ta chết. Vậy dù sống, dù chết, ta vẫn thuộc về Chúa,” (Rm 14 , 8 ). Làm sao không ngạc nhiên cùng với Thánh Phaolô kêu lên: “Tử thần hỡi, đắc thắng của ngươi đâu? Tử thần hỡi, nọc của ngươi đâu?” ( 1Cr 15, 55 ). Đó là lý do tại sao “những người được coi là xứng đáng lãnh phần thưởng trong thế giới mai ngày và sự sống lại từ cõi chết, nghĩa là những người đã được rửa tội, không thể chết nữa : họ là con cái Thiên Chúa, thừa hưởng sự sống lại”.

Tất nhiên, chúng ta chưa thể mường tượng được sự viên mãn ở đời sau sẽ ra sao, các thiên thần gợi ý cho thấy một cuộc sống hoàn toàn dành cho việc ngợi khen Chúa, trong sự hiệp thông hoàn hảo và tạ ơn muôn đời. Vì sự chết sẽ không làm gì được nữa, không cần thiết để đảm bảo sự sống còn của muôn loài: hôn nhân như một tổ chức để duy trì cuộc sống không có lý do để tồn tại nữa. Chúng ta sống trong tương quan tình yêu viên mãn với Thiên Chúa và với nhau, trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần.

Như thế chúng ta sẽ hiểu câu trả lời của Chúa Giêsu cho phái Sađốc : “Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng. Họ sẽ không thể chết nữa: vì họ giống như thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại”. (Lc 20, 34-36)

Lời giải đáp của Chúa Giêsu trước vấn nạn kẻ chết sống lại của nhóm Sađốc cho thấy: Cái nhìn của họ về cuộc sống đời sau còn quá hẹp hòi. Họ không hiểu ý nghĩa của sự phục sinh hàm chứa trong câu Thánh Kinh: Thiên Chúa là Chúa các tổ phụ. Người là Thiên Chúa của kẻ sống (x. Lc 20, 37-38). Nếu tin Thiên Chúa hằng hữu thì phải tin con người có cuộc sống vĩnh cửu. Họ không chấp nhận sự kiện con người sẽ sống lại là vì họ không chịu tìm hiểu Kinh Thánh.

Mong sao các cặp vợ chồng đừng lo lắng: vì tình yêu đích thực của chúng ta trong cuộc sống hay chết này không chỉ bảo toàn nhưng biến đổi. Hôn nhân không kết thúc với cái chết, nhưng biến đổi. Chúa chúng ta làm mất đi tất cả những hạn chế đặc trưng của sự sống trên trái đất. Tương tự như thế, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hoặc giữa bạn bè với nhau sẽ không bị quên lãng. Nhưng nói rằng hôn nhân trần thế là một kinh nghiệm tiêu cực, hiểu lầm và đau khổ. Cái chết không cắt đứt các mối liên hệ có còn là lý do để sợ hãi nữa không? Không, bởi vượt qua thời gian vào cõi đời đời, cái xấu sẽ biến mất chỉ còn cái tốt. Tình yêu hiệp nhất họ với nhau, ngay cả khi nó chỉ kéo dài một thời gian ngắn, thấy phát triển đầy đủ, trong khi các khuyết điểm, hiểu lầm, đau khổ mà họ đã gây ra cho nhau sẽ tan biến.

Vậy, nói gì về những người đã lập gia đình cách hợp pháp với nhiều người như góa vợ và góa chồng rồi tái hôn, cụ thể trường hợp phái Sađốc giới thiệu với Chúa Giêsu về bảy anh em đã liên tục kết hôn với cùng một người phụ nữ. Đối với họ là bằng nhau, lặp đi lặp lại cùng một điều: đó là tình yêu đích thực và món quà mỗi cặp vợ chồng, khách quan tất cả đều tốt, Thiên Chúa sẽ không xóa nhòa nhưng hoàn tất nó ở trên trời. Trong Thiên Chúa sẽ không có sự cạnh tranh hay ghen tuông: những điều không thuộc về tình yêu đích thực, hay dưới ách thống trị do hậu quả của tội lỗi, sẽ không tồn tại ở trên trời.

Tóm lại có “một cuộc sống khác” đang chờ đợi chúng ta, như Đức Giêsu nói: “Họ là con cái Thiên Chúa”. Đối với Chúa Giêsu không có hạnh phúc lớn hơn: là con cái Thiên Chúa được chia sẻ trọn vẹn sự sống của Thiên Chúa.

Sống, yêu, ca tụng, vui mừng … tất cả những động từ này sẽ đề cập đến thực tế duy nhất tồn tại ở nơi Thiên Chúa, những người cuối cùng sẽ là “tất cả trong mọi sự” ; “Bởi lòng yêu mến Người đã tiền định cho ta được phúc làm con, nhờ Ðức Giêsu Kitô, và vì Người, chiếu theo nhã ý của thánh chỉ Người,”(Ep 1, 5 ) .

Lạy Chúa, “Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong cõi âm ty, không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần mộ. Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống: trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi!” (Tv 16). Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 32 Quanh Năm 10.11.2019
Lm Francis Lý văn Ca
16:41 07/11/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang ở trong những ngày cuối năm phụng vụ. Trong những ngày nầy, Giáo Hội muốn mượn khung cảnh của năm tháng ngày giờ, của thời tiết, để nhắc nhở cộng đoàn dân Chúa về những điều sẽ xảy ra trong những ngày sau hết.

Tất cả những bản văn dùng trong thánh lễ hôm nay sẽ là những bằng chứng hùng hồn cho chính chúng ta là những kẻ tin có đời sau, tin xác loài người sẽ sống lại. Đây là dịp để chúng ta ôn lại những điều căn bản của Giáo Hội về thời cánh chung.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Câu chuyện mà chúng ta sắp nghe, trình bày gương can đảm của anh em nhà Macabêô. Họ đã chấp nhận cái chết vì họ tin tưởng Thiên Chúa sẽ thưởng họ phần thưởng đời sau.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô viết lá thư chúng ta sắp nghe, sau thời Chúa Kitô gần 20 năm. Ngài khuyên giáo đoàn Thessalônica luôn kiên vững thi hành điều Giáo Hội truyền dạy.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Theo luật Dothái giáo, nếu trong gia đình anh cả chết đi mà không có con, thì người em thứ buộc phải kết hôn với người quả phụ đó để nối dòng. Vấn nạn nầy được đặt cho Chúa Kitô. Thế giới sau khi chết là một thế giới của Thiên Thần, con người không còn nặng mang thể xác, nhưng tinh thần quan trọng hơn.


Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu xin Chúa, qua tư tưởng các bài đọc và lời chia sẻ hôm nay, hiểu rõ giá trị cuộc sống đời sau, ngõ hầu trong tất cả mọi việc chúng ta làm đều mưu ích cho phần rỗi đời sau:
1. Xin cho những vị lãnh đạo trong nguồn máy Giáo Hội, luôn học hỏi nơi Thầy Chí Thánh Giêsu: khôn ngoan dẫn dắt Dân Thánh trên đường an bình tiến về quê trời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho ơn thánh Chúa luôn là nguồn trợ lực cho các tín hữu, xin cho những ai mất niềm cậy trông, lạc xa đàn chiên là Giáo Hội, được chỗi dậy quay trở về Nhà Cha. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho chúng ta luôn trung thành trong bổn phận hằng ngày; với tha nhân giúp đỡ không cần báo đáp. Gắn liền với mình mầu nhiệm của Chúa là Giáo Hội trong những việc tông đồ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho thế hệ trẻ Việt Nam; luôn biết học hỏi những gương sáng trong đời sống Hôn Nhân - Đạo Đức. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho những tôi trung tớ nữ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta nhớ đến cách riêng trong Mùa Báo Hiếu năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, là Chúa của kẻ sống và kẻ chết, xin gìn giữ chúng con trong tinh thần nghĩa tử. Luôn sống xứng đáng ơn gọi của trời cao, trong cuộc sống chứng nhân cho Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Chúa Nhật XXXII Thường niên -C-
Lm Jude Siciliano, OP
16:48 07/11/2019

2 Macabê 7: 1-2, 9-14; T.vịnh 16; 2 Thêxalônica 2: 16- 3:5; Luca 20:27-38

Chúa Giêsu và các môn đệ đang trên đường lên Giêrusalem. Đi đến đâu là rao giảng đến đó cho nên thu hút rất nhiều người tham dự và lắng nghe. Chúa Giêsu đã thể hiện bước đi vinh quang khi tiến vào Giêrusalem. Trên đường đi rao giảng; Ngài đã làm cho các lãnh đạo tôn giáo thất vọng và chống đối Ngài rất kịch liệt, và họ tìm cách gài bẩy Ngài. Bài phúc âm hôm nay là một nổ lực khác của họ tìm phương cách chống lại Chúa Giêsu và đồng thời làm mất uy tín của Ngài.

Lần này là những người thuộc nhóm Xa-Đốc tìm cách gài bẩy Chúa Giêsu. Thái độ giả dối của họ rất rõ ràng, vì họ hỏi Chúa Giêsu về đời sống sau này. Thánh Luca báo trước cho chúng ta biết mục đích cạm bẩy của họ. Người Xa-đóc chủ trương "không có sự sống lại ngày sau". Họ chưa hề có tư tưởng gì về sự liên hệ trong đời sống sau này? Họ đã có sẳn câu trả lời cho câu họ hỏi của họ khi đặt ra cho Chúa Giêsu, vì họ không tin là có sự sống lại.

Trong nổ lực tìm cách gài bẩy Chúa Giêsu, những người Xa-Đốc nêu lên những gì ông Môsê đã viết là một cách tạo ra lập luận để chống lại sự sống lại. Họ đặt một tình huống giả định:7 anh em trai lấy một người vợ. một người lấy vợ rồi chết không để lại con, và cứ như thế 7 người đã lấy một bà vợ và đều chết cá. Người Xa-Đốc hỏi Chúa Giê su, vậy trong đời sống sau này "người phụ nữ ấy là vợ của người nào?".

Không biết lúc đó có phụ nữ nào nghe những đối đáp chăng và tôi tự hỏi nếu họ nghe được những câu đối đáp mà người Xa-Đốc nói về một phụ nữ lấy chồng từ người này sang người khác thì họ sẽ nghĩ sao? Người Xa-Đốc không tôn trọng phụ nữ, ngay cả trong thế giới tôn giáo của họ cũng thế. Nhưng, rõ ràng trong phúc âm các mẫu chuyện về giới nữ của Chúa Giêsu, thì họ có một thế giá rõ ràngị.

Trong tất cả 4 phúc âm, Chúa Giêsu có những phụ nữ trung thành theo Ngài như là môn đệ. Khi các môn đệ nam của Ngài bỏ trốn hết lúc Ngài bị bắt. Thì các phụ nữ không như thế, họ đứng chôn chân dưới chân cây thánh giá. Và hơn nữa, vì người Xa-Đốc chông đối với sự sống lại, thế nên chính là giới nữ là người đầu tiên xem thấy mộ trống của Chúa Giêsu. Trong phúc âm thánh Mathêu và thánh Gioan phụ nữ là giới người đầu tiên thấy được Chúa Giêsu sống lại. Trong tất cả 4 phúc âm phụ nữ là người được giao phó đem tin mừng Chúa Giêsu sống lại cho các môn đệ khác.

Người Xa-Đốc dùng lời dạy của ông Môsê (Đệ Nhị Luật 25: 6-10) để nói về việc khi một người đàn ông chết không để lại con trai. Người em trai của người chết đó sẽ cưới bà góa. Ông Môsê dạy về việc chống lại những ảnh hưởng của cái chết trong một cộng đoàn nhỏ và mong manh. Sự chết có thể làm cho người ta bị thất bại. Nhưng, mặc dù trong một việc nhỏ, một người em trai cưới vợ của người anh đã chết để sinh con có thể là một thắng lợi, một thắng lợi nhỏ vượt qua cái chết.

Chúa Giêsu không thách thức luật của ông Môsê, và Ngài cũng không nói rõ chi tiết về sự liên hệ của con người trong đời sống sau này. Trái lại, Ngài nói về sự khác biệt giữa con cái "đời này" và những người thuộc "đời sống sau này". Ông Môsê nói về hoàn cảnh của đời này. Về đời sống lại ngày sau, mọi sự sẽ thay đổi và sẽ khác biệt. Sự chết không có quyền cuối cùng trên đời sống của chúng ta. Sự liên hệ giữa chúng ta và Thiên Chúa và với dân của Thiên Chúa sẽ tiếp tục sau khi chúng ta chết. Rồi Chúa Giêsu dùng lời ông Môsê đẻ chứng minh lời Ngài nói: Thiên Chúa của ông Môsê là Thiên Chúa của người sống, ngay cả của những người như đã chết như ông Abraham, ông Isaac và ông Giacob. Tất cả những ai có đời sống của Thiên Chúa đều là những người còn sống. Thiên Chúa là Chúa của người sống và "với Thiên Chúa mọi người đều sống".

Phúc âm thánh Luca không viết ra để chứng minh những điều về thần học cho một ít người Xa-Đốc. Thính giả thánh Luca la một cộng đoàn tín hữu. Như ông Abraham, ông Isaac, và ông Jacob, và tất cả những người đàn ông và đàn bà là tổ phụ của chúng ta trong đức tin. Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa của người sống. Thiên Chúa không để sự liên hệ của chúng ta tan rả sau khi chúng ta chết. Thiên Chúa là nguồn gốc của sự sống, là Đấng cho chúng ta sự sống, và là Đấng cam đoan sự sống lại ngày sau. Chúng ta có thể không biết bàn tiệc trên thiên đàng sẽ được sắp đặt như thế nào. Và chúng ta cũng không biết các thực phẩm sẽ dọn ra như thế nào. Nhưng, chúng ta biết là chúng ta sẽ có cuộc sống mới với Thiên Chúa và với nhau. Thật ra, đời sống phục sinh đẫ bắt đầu cho những ai đã tin vào Chúa Giêsu.

Sự chết như xen vào liên hệ giữa chúng ta và các người thân thương. Nhưng, Chúa Giêsu cam đoan với chúng ta là Thiên Chúa, Đấng đã ban sự sống cho loài người, Thiên Chúa của ông Abraham, ông Isaac, và ông Giacob ban đời sống đời đời cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Thật thế, đời sống mới của chúng ta bắt đầu qua Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu nói với người Xa-đốc: "vấn đề nan giải của các ông là các ông nghĩ sự sống lại chỉ là sự tiếp nối với đời sống bây giờ. Nhưng, thật ra hoàn toàn khác hẳn". Chúa Giêsu nói những ai được sống lại không thể chết được nữa, nhưng sống như các thiên thần. Nếu những người đi trước chúng ta chỉ là kẻ chết thì Thiên Chúa là Chúa của kẻ chết, không có gì khác hơn là Chúa của bóng tối của sự chết. Nhưng, sự sống mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta chính bởi Thiên Chúa của kẻ sống và là một sự sống hoàn toàn biến đổi.

Thật đau đớn biết bao khi nhớ đến đời sống của những người đã chết. Chính Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy tin vào Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống và Ngài đã không tạo ra cái chết cho chúng ta, nhưng ban cho la cho sự sống. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa sẵn sàng chịu đau khổ về cái chết bằng thân xác của loài người để giúp chúng ta không còn lo sợ và cũng cố niềm hy vọng trong mổi người chúng ta trong quyền năng cứu rỗi của Thiên Chúa cho chúng ta vượt qua tội lỗi và sự chết.

Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa của sự sống. Vậy thi không chỉ trong đời sống ngày sau mà cả đời sống hiện nay nữa, mỗi khi chúng ta gặp sự chết. Phúc âm hôm nay xứng hợp với tháng 11, là tháng chúng ta nhớ và mừng những người thân thương đã ra đi trước chúng ta. Chúng ta sống lâu chừng nào thì danh sách người thân thuộc và thân thương đã qua đời càng thêm đông hơn. Đó có phải là chương sách cuối cùng của lịch sử riêng của chúng ta hay không? Khi chúng ta qua đời thì sách về đời sống của chúng ta kết thúc và đề trên ngăn tủ đầy bụi bặm với lịch sử đời sống của những người đã ra đi trước chúng ta phải không? Hay có một cuộc sống đang chờ đợi chúng ta ở bên kia cõi chết? Và hơn thế nữa, có sự sống nào cho chúng ta ở đây trong khi chúng ta trãi qua những cái chết khác, hay có nhiều người trong chúng ta có kinh nghiệm về cái chết trong cuộc sống này?

Sau khi một người phối ngẩu chết, có đời sống nào còn tồn tại nữa hay không? Sau khi một căn bệnh tới lúc thuyên giảm, làm cho cơ thể chúng ta trở nên suy yếu vậy có còn sự sống hay không? Có cuộc sống mới đang chờ chúng ta khi một mối quan hệ lâu dài bị tan vỡ, hay ly hôn làm chấm dứt đời sống hôn nhân của chúng ta? Bây giờ chúng ta già đi, thấy cuộc sống mỗi ngày có nhiều trắc trở và hạn chế? Có cuộc sống nào khác sẽ xảy ra trong lúc sự nghiệp chúng ta bị sụp đổ, làm chúng ta phải bán nhà? Mỗi khi có sự thay đổi việc làm khiến chúng ta phải dọn nhà đi một vùng miền khác trong đất nước, nơi chúng ta không có bạn bè; vậy có còn sự sống của chúng ta khi thiếu vắng bạn bè hay không? Khi con cái chúng ta lớn lên chuyển đi xa, chúng ta không biết làm cách nào sống với đời sống mới, khi thiếu vắng chúng nó hay không? Khi chúng ta thi đậu tốt nghiệp ra trường và để bạn bè quen thuộc ở lại, thi còn có sự sống nữa hay không?

Những người Xa-đốc chất vấn Chúa Giêsu có thể nhún vai vì họ không biết. Họ muốn Chúa Giêsu chứng minh đời sống lại ngày sau bằng cách đặt ra một câu chuyện giả định với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không miêu tả đời sống xã hội của đời sau như họ muốn, và Ngài cũng nói đến những tò mò chúng ta sẽ gặp trong đời sống ngày sau. Chúa Giêsu nói điều quan trọng là chúng ta sống bây giờ và sẽ sống trong bàn tay của Thiên Chúa là Thiên Chúa của sự sống, Thiên Chúa của các tổ phụ Do thái của chúng ta, và Thiên Chúa của Chúa Giêsu là Đấng yêu thương chúng ta với tình yêu thương mà Chúa Giêsu chứng tỏ cho chúng ta bằng cách tiếp tục giảng dạy, về Thiên Chúa của tình thương, của lòng tha thứ và sự chửa lành cho tất cả. Chúa Giêsu nói "Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của người sống"

Vậy Chúa Giêsu có miêu tả chi tiết về đời sống ngày sau hay không? Không đâu. Ngài cam đoan với chúng ta là chúng ta nên tin vào lời Ngài, và Thiên Chúa ban sự sống mà Ngài mặc khải cho chúng ta. Thiên Chúa không muốn đợi đến đời sống ngày sau, nhưng Ngài đã ban cho chúng ta cuộc sống mới với hy vọng nó được triển khai cho chúng ta. Đó là Thiên Chúa mà chúng ta biết qua các câu chuyện trong Kinh Thánh mà chúng ta nghe trong lúc chúng ta thi hành phụng vụ tại bàn thờ hôm nay. Thiên Chúa, Đấng đã làm cho Chúa Giêsu sống lại từ kẻ chết đã hứa sẽ ban cho chúng ta sự sống lại nữa.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


32nd SUNDAY -C-
2 Maccabees 7: 1-2, 9-14, Ps 17; 2 Thessalonians 2: 16- 3:5; Luke 20: 27-38

Jesus and his companions have been traveling to Jerusalem, teaching as they go along and attracting large crowds. He has made his triumphant entry into Jerusalem (19:29ff). Along his journey he has frustrated those religious leaders opposed to him and his message and they are looking for ways to trap him. Today’s gospel passage is one more attempt by his enemies to find objections with Jesus and discredit him.

This time it is the Sadducees who are the ones trying to trip up Jesus. Their hypocrisy is evident since they are asking a question about the next life. Luke alerts us to their deceptive motives. The Sadducees were "those who deny that there is a Resurrection." What do they care about relationships in the next life? They already have their answer to the question they put to Jesus: they do not believe in the resurrection.

In an attempt to set Jesus up the Sadducees suggest what "Moses wrote" was an argument against the resurrection. They pose an imaginary situation: seven brothers married the same woman, had no child and all seven died. The Sadducees ask, in the next life, "whose wife will that woman be?

Surely there were women listening to this exchange. I wonder what they heard in the so-called religious discussion posed by the Sadducees, about one woman being passed from one brother to the next? The Sadducees would not have had any notion of women’s feelings – women didn’t count, even in their religious world. But it is clear from the gospel stories that for Jesus, women did count.

In all four Gospels Jesus had faithful women disciples. His male disciples flee when he is arrested, the women disciples don’t and are with him at the cross. And more: since the Sadducees are arguing against the resurrection, it was the women who were the first to discover the empty tomb. In Matthew and John women were also the first to whom the risen Lord appeared. In all four gospel accounts women were charged with bringing the news of the resurrection to the other disciples.

The Sadducees use Moses’ teaching (Dt 25:6-10): when a brother dies and does not have a son, his brother is to marry the widow. Moses’ was teaching against the effects of death on the community. Death could defeat the people, a small and fragile community. But, even in a little way, a brother marrying his dead brother’s wife and begetting children would be a victory – a small victory – over death.

Jesus’ is not challenging the Mosaic law, nor describing the details of people’s relationships in the next life. Instead, he speaks about the contrast between the children of "this age" and those who belong to the "coming age." Moses was addressing circumstances in this life – while in the resurrected life, everything will change, everything will be different. Death does not have the final word over our lives. Our relationships to God and God’s people will continue after we die. Jesus then uses Moses to support his claim: the God of Moses is the God of the living, even for those who seem to be dead, like Abraham, Isaac and Jacob. All who have life from God are alive. God is the God of the living and "to God all are alive."

Luke’s Gospel was not written to prove theological matters to just a few Sadducees. His audience was, and is, the Christian community. Like Abraham, Isaac and Jacob, and all the women and men who are our ancestors in faith, our God is the God of the living. God will not allow our relationships to dissolve after death. God is the source of life, the sustainer of our life, and the guarantor of resurrected life. We may not know the furniture arrangements at the heavenly banquet table, nor what foods will be served, but we do know that we will have life with God and one another. In fact the resurrected life has already begun for those who have placed their faith in Jesus.

Death seems to have split asunder our relationships with loved ones. But Jesus assures us that the God who gave life to humans, the God of Abraham, Isaac and Jacob, gives us eternal life in Jesus. Indeed our new life begins now through Jesus Christ. He is telling the Sadducees, "Your problem is that you think of resurrection simply as a continuation of this present life. But it is totally different." Those who experience resurrection, Jesus says, can no longer die, but are like the angels. If those who preceded us are just dead, then God is the God of the dead, nothing more than a God of the empty shadows of death. But the life Jesus gives us from our God of the living is a radically transformed life.

How painful it is to remember the lives of those who have died. What helps us is Jesus’ invitation to believe that our God is the God of the living and has not created us for death, but for life. In Jesus, God was willing to suffer our human death in order to help us overcome our fears and strengthen our hope in God’s power to save us from sin and death.

Our God of the living, then that is not just for the next life, but also for this life, whenever we are confronted by death. Today’s gospel is appropriate for the month of November, when we remember and celebrate those who have gone before us. The longer we live, the longer the list of our dead grows. Is that the final chapter of our personal history? When we die is the book of our lives closed and put on some dusty shelf with all the lives of those who have gone before us? Or, is there a life waiting for us on the other side of death? And more. Is there life for us here as we go through the other deaths, more than one or two, we experience in this life?

Is there life after a spouse dies; not mere existence, but life? Is there life after a diminishing illness that limits us? Is there life waiting for us when a long-relationship crumbles, or divorce dissolves our marriage? Is there life for us now as we age and find daily living more and more limiting? Is there life for us when a career collapses, forcing us to sell a home? Is there life for us when a job change forces us to move to another part of the country where we know no one? Is there life for us after the kids move out and we are not sure how to adapt to our new life? Is there life for us when we graduate from school and leave behind friends we’ve shared so much with?

The Sadducees who confronted Jesus would have shrugged their shoulders in ignorance. They wanted Jesus to prove the resurrection to new life by posing a hypothetical question to him. Jesus does not describe the social world of the next life the way they wanted him, nor does he address any curiosity we might have about the next life. What is more important he says, is that we are now and will be, in the hands of the God of the living, the God of our Jewish ancestors and the God of Jesus who loves us with a love that Jesus proved to us by consistently preaching the God of love, healing and forgiveness for all. "God," he tells us, "is not the God of the dead, but the God of the living."

Was Jesus describing the details of the next life for us? No. He was assuring us that we can trust his words and the life-giving God he revealed to us. God does not wait till the next life, but has already poured out on us new life, with the hope it gives us. That’s the God we learn about in these Scriptures stories and celebrate at the altar today. The God who raised Jesus from the dead and promises to raise us as well.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:18 07/11/2019

76. Thiên Chúa thấy người khiêm tốn nhận mình bất toàn thì gia ơn giúp đỡ họ cách đặc biệt, làm cho thần lực họ thêm kiên cường mạnh mẽ, không việc thiện nào mà không làm được.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 07/11/2019
56. TÓC BẠC RÂU BẠC

Cố thái bộc đang thọ tang tại gia, bi thương khác thường đến nổi tóc râu đều bạc trắng, quy định để tang chưa đến kỳ hết thì vội vàng lên kinh để nhậm chức.

Trước khi lên đường ông ta nhuộm đen râu tóc, có người nhìn thấy thì cười nói:

- “Râu tóc cũng giống như ngài mới đi nhậm chức ấy !”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 56:

Người có trách nhiệm là người biết phân biệt chuyện tư và chuyện công là hai chuyện riêng rẻ không ăn nhằm gì với nhau…

Nhà có tang chế buồn bã đau thương nên tóc râu bạc trắng là chuyện riêng, đi lên kinh thành nhậm chức là chuyện công, cho nên phải ăn mặc chỉnh tề râu tóc nhuộm đen nghiêm chỉnh, để không ai biết mình là người trong nhà đang có tang chế.

Thời nay có những người đem chuyện riêng quàn vào chuyện công để rút bòn, ăn chặn tiền bạc của cơ quan hay của tập thể cũng như trong cộng đoàn giáo xứ, dòng tu, những người này đều có đầu óc tham lam nên coi chuyện riêng của mình là chuyện của cơ quan đoàn thể; thời nay cũng có những người coi chuyện công là chuyện “của chùa” nên làm ăn bê bối vô trách nhiệm, họ là những người không có tinh thần nhiệt tình trong công tác và trễ nãi trong nhiệm vụ…

Tang chế là việc của riêng mình và nhậm chức là việc công, cho nên đừng đem bộ mặt ủ rủ đến công sở làm việc, cũng đừng đem bộ mặt đám ma đến nhà thờ, bởi vì như thế là đánh mất tám giờ làm việc vui vẻ của người bên cạnh, đó là người có ý thức cao về việc mình làm vậy.

Việc riêng của người Ki-tô hữu là hy sinh đấm ngực ăn năn tội mình, việc công của người Ki-tô hữu là đem bác ái của Đức Chúa Giê-su cho mọi người bằng chính cuộc sống vui vẻ và phục vụ của họ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Áng Mây Chiều
Nguyễn Bá Khanh
18:54 07/11/2019
ÁNG MÂY CHIỀU
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Áng mây hồng cuối trời xa ấy
Cuối chiều rồi sao vẫn rong chơi
(Trích thơ của Huỳnh Minh Nhật)