Phụng Vụ - Mục Vụ
Mùa Vọng : Mùa của hy vọng và chờ mong
Lm Jude Siciliano OP
10:55 04/12/2015
Chúa Nhật II mùa Vọng (C)
Barúc 5: 1-9; T. vịnh 125; Philipphê 1: 4-6, 8-11; Luca 3: 1-6
MÙA VỌNG: MÙA CỦA HY VỌNG VÀ CHỜ MONG
Những gì một số các nhân vật diễn xuất: Hoàng đế Tiberiô, Tổng trấn Phongxiô Philatô, Tiểu vương Herođê ở miền Galilê, em là Philipphê, tiểu vương miền Iturê và Trakhonit, Lyxania, tiểu vương miền Abilen, Khanna và Caipha làm thượng tế. Trong thế giới của đế quốc và tôn giáo sự việc đó không thể nào sinh động hơn. Đây là lời cha dòng Tên Alfred Delp bị xử tử bởi Đức quốc xã viết về bài phúc âm hôm nay trong một thời kỳ ảm đạm nhất của lịch sử thế giới.
"Bao giờ sẽ có hy vọng? Và lúc đó Lời Thiên Chúa đến với ông Gioan. Chính lời của Thiên Chúa... Sự sợ hải của người khác biến đi, lo lắng không đáng kể, và sự lật đổ của loài người dần dần tan đi" (xin hãy ban cho chúng con trong ngày ấy: lời cầu nguyện của người Công Giáo hiện nay ) Cha Delp bắt đầu nguyện ngẫm với lời than thở "Lời Thiên Chúa". Cha tiếp tục viết, chúng ta Phải vâng phục Thiên Chúa và chiến đấu với Lời của Thiên Chúa.
Nếu chúng ta làm như thế, chúng ta sẽ nhận lãnh ơn bên trong để đương đầu với hoàn cảnh và thời gian hiện tại của chúng ta "với sự căng thẳng và mong ước, với bóng tối và tất cả những điều không nói ra được". Hoàn cảnh và thời gian hiện tại "đó là cảnh náo động khi Cha Delp viết trong lúc hoảng loạn của đế Đức quốc xã, và đó là lúc náo động của biết bao nhiêu người trên thế giới hiện nay, vì có bao nhiêu mâu thuần và sự hoạt động được nghĩ lại liên quan đến những sự điên rồ trên thế giới với vụ khủng bố ở Paris. Có lời gì có thể nói ra những đau khổ và xáo trộn đó hay không? Nói cách thông thường với sự khoan dung cũng không đủ để thâm nhập vào trong bóng tối của sự dữ và vô vọng. Nhưng, Lời nói của Thiên Chúa có thể làm được.
Phúc âm hôm nay nói rõ Lời Thiên Chúa không phải là lời của phàm nhân. Lời Thiên Chúa chú trọng đến đời sống tương lai trong thế giới của thiên đàng. Thánh Luca rõ ràng thành thật đặt Lời Thiên Chúa tại nơi vào lúc ông Gioan Tẩy Giả đến. Luca nói rõ ngày giờ, hoàn cảnh quyền binh chính trị và tôn giáo xãy đến. Đối với thánh Luca và chúng ta, Lời Thiên Chúa ở trong thì hiện tại và đang cụ thể hoá.
Thánh Luca cũng nghĩ đến thành quả của Lời Thiên Chúa khi ông ta chú thích lời ngôn sứ Isaia. Khi ngôn sứ Isaia tiên đoán thung lũng sẽ lấp bằng, núi non sẽ san phẳng , thánh Luca không nói đến công việc của sở công chánh. Thành quả của Lời Thiên Chúa trên thế giới là chữa lành, hoà giải ở nơi có lo lắng, nơi bạo lực, nơi cô đơn và di tản. Ông Gioan nhận lời đó và rao giảng sự thay đổi để sửa soạn sự chào đón Ngôi Lời sẽ nhập thể. Ông Gioan cùng ông Isaia kêu gọi khó khăn sẽ chia rẻ chúng ta với Thiên Chúa và với nhau, để đượcn san bằng. Cả hai ngôn sứ cùng kêu gọi. Chúng ta hãy nhìn vào thung lũng trong đời sống chúng ta, hãy chấp nhận sự trống vắng và mong ướcđược mối liên kết tốt đẹp hơn, với tinh thần cầu nguyện, và lối sống trong an binh mà chỉ Thiên Chúa mới ban cho.
Phung vụ năm mới bắt đầu từ tuần vừa qua, và đưa vào phúc âm theo thánh Luca. Một trong các đề tài của phúc âm thánh Luca là ơn cứu chuộc là một sự kiện trong lịch sử. Chúng ta nghe thấy điều này trong phần đầu của đoạn thứ ba: "Năm thứ 15 dưới triều Hoàng đế Tiberiô....." Thiên Chúa đến trong lịch sử loài người và Gioan Tẩy Giả là người dẫn đường.
Trong bài đọc thứ nhất chúng ta nghe ngôn sứ Baruc cũng báo tin đó. Ngôn sứ Baruc viết cho dân Do thái đang bị tù đày ở đế quốc Babylon. Ngôn sứ báo tin đầy hy vọng cho những người bị thất bại và tù đày. Thiên Chúa không quên họ và hứa sẽ khôi phục đất nước họ và kinh thành Giêrusalem bị tàn phá. Sẽ có một lần Xuất Hành mới ra khỏi cỏi giam cầm. Một vùng đất hứa mới, đang chờ đón ho. Đáp lại, thánh vịnh 125 ca ngợi hy vọng của dân chúng là một lần nữa Thiên Chúa sẽ đem những người lưu đày trở về quê quán của họ.
Ngôn sứ Baruc và tác giả thánh vịnh cho chúng ta hy vọng trong Mùa Vọng này. Chúng ta mong đợi Thiên Chúa làm việc chỉ có Ngài mới làm được - là làm moi sự nên ngay thẳng toàn mỹ để cứu thế giới hỗn loạn của chúng ta. Sự khủng bố ở Paris làm chúng ta nghĩ đến bạo lực có trong trái tim của một số người. Mặc dù chỉ có một ít người khủng bố, nhưng họ có thể gây đau khổ lớn lao cho bao người khác. Lời Thiên Chúa đến với chúng ta qua miệng các ngôn sứ hôm nay, và chúng ta nghe Lời Thiên Chúa qua ông Gioan Tẩy Giả thức tỉnh chúng ta là Thiên Chúa sẽ đến trong đời sống chúng ta. Ông Gioan kêu gọi chúng ta hãy ăn năn, hãy quay đi không những chối từ tội lỗi, mà cả những cảm nghĩ yếu đuối và thất bại. Chúng ta học hỏi từ kinh nghiệm là chúng ta không thể kiểm soát lối sống chúng ta và còn ít hơn nữa là kiểm soát thế giới chúng ta đang sống. Để sửa soạn đón Lời Thiên Chúa đến ,chúng ta cần phải giải tỏa những gì cản trở như núi non, đường quanh co, và thung lũng chia rẽ làm chúng ta không thể mở lòng trí đón nhận Thiên Chúa.
Đây là việc chúng ta có thể làm trong Mùa Vọng năm nay, và việc này không dễ dàng đâu: "Ngôi Lời Thiên Chúa đến với ông Gioan, con ông Zacharia trong sa mạc là nơi hoang vu, yên tĩnh và khó khăn. Theo truyền thống Kinh Thánh, sa mạc cũng là nơi cám dỗ, gặp thú rừng và nhiều nguy hiểm khác. Nhưng, trong phúc âm thánh Luca, sa mạc là nơi Chúa Giêsu sẽ đến cầu nguyện và nguyện ngẫm trước khi Ngài bắt đầu những sứ vụ của mình. Dưới đây là phần khó khăn: có nơi nào xa tiếng động, xa cảnh ồn ào quảng cáo thương mại hoá mà chúng ta có thể sống Mùa Vọng chúng ta như cảnh "sa mạc" hay không? Cầu nguyện trong yên tĩnh, đọc Kinh Thánh, sống thinh lặng, để giúp chúng ta lắng nghe Lời Thiên Chúa nói với chúng ta. Lời Thiên Chúa hoạt động, và sống động. Thiên Chúa sẵn sàng nói với bất kỳ ai trong chúng ta là người tìm phương thế để sống trong sa mạc của minh. Chúng ta tin là khi Thiên Chúa nói, Thiên Chúa làm những gì Ngài nói trong tâm hồn của người lắng nghe với đức tin.
Trong yên tĩnh của sa mạc chúng ta, Thiên Chúa sẽ nói lời bình an, và gây cho chúng ta một tâm hồn bình an trong Chúa. Thiên Chúa sẽ nói lời hy vọng để nâng tâm hồn chúng ta lên. Thiên Chúa sẽ nói lời chữa lành để hàn gắn những gì làm chúng ta đau khổ. Thiên Chúa sẽ nói lời nâng cao năng lực để giúp chúng ta đủ can đảm đương đầu vói khó khăn hiện tại. Thiên Chúa sẽ nói lời công chinh giúp chúng ta đứng vững để sửa mọi sự cho ngay thẳng trên thế giới.
Ngôn sứ Baruc và ông Gioan Tẩy Giả nhắc chúng ta là qua lời của Thiên Chúa, Ngài có thể chữa lành và gây công chinh. Lời ông Gioan Tẩy Giả vang từ trong sa mạc khuyến khích chúng ta mở lòng trí trong Mùa Vọng này để dẹp qua một bên những gì cản trở, và để dọn lòng chúng ta chào đón ơn cứu chuộc Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Chúa Giêsu Kitô.
Hôm nay thánh Phaolo cho chúng ta lời cam đoan của Mùa Vọng: là Thiên Chúa đang hoạt động trong chúng ta, và Thiên Chúa sẽ hoàn tất điều gì Ngài đã bắt đầu. Và đây là lời hứa của Mùa Vọng một lần nữa. Thiên Chúa sẽ đến để làm moi sự tốt đẹp trong thế giới. Đó là hy vọng Lời Chúa dấy nên trong chúng ta: Lời mà chúng ta nghe từ trong sa mạc của tâm hồn của chúng ta khi chúng ta xoá đi những cản trở để chúng ta có thể lắng nghe lời Thiên Chúa với tai và tâm hồn chúng ta hướng tới Chúa.
Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP
2nd Sunday of Advent -C-
Baruch 5: 1-9; Psalm 126; Philippians 1: 4-6, 8-11; Luke 3: 1-6
What a cast of characters. Tiberius Caesar, Pontius Pilate, Herod, Philip the tetrarch, Lysanias, and the high priests Annas and Caiaphas. In the worlds of empire and religion things couldn't have been more grim. Here's what Father Alfred Delp, a Jesuit executed by the Nazis, wrote about today's gospel at another grim time in world history.
"When was there a more hopeless hour? And then the Word of the Lord came to John. The Word of the Lord!… The fear of other people disappears, anxiety that unworthy, and a subversion of [humankind], fades away." (Give Us This Day: Daily Prayer for Today's Catholic," December 2015, page 71). Delp began his reflection with the exclamation, "The Word of the Lord!" He goes on to say we must subject ourselves to God and wrestle with God's Word.
If we do, we will receive insight to deal with our present time and situation, "with that the stress and with the yearning, and the darkness and all the unspeakable things" (page 71). The "present time and situation" – it was grim when Delp wrote during the horrors of the Nazi's and it is grim for many people in the world today, because of personal conflicts and the vivid, recent reminder of the crazies of the world with the terrorists' attack in Paris. What can a word do amid all that pain and confusion? Our ordinary words, as well-intention as they might be, cannot do very much to penetrate the darkness of violence and despair. But God's Word can.
It is clear from today's gospel that God's Word is not other-worldly, just directed to some future life in a heavenly realm. Luke is very specific and concrete in placing where and when the Word of God came to John. He spells out the date and the political and religious powers of the time. For him and us, the Word of God is present tense and concrete.
Luke also envisions the fruits of the Word as he quotes the Isaian prophecy. When Isaiah anticipated valleys being filled and mountains leveled, he wasn't talking about a public works project. The effects of God's Word on the world will be healing and reconciliation where there is anguish, violence, loneliness and displacement. John receives that Word and preaches reform in preparation and anticipation of the Word's soon taking flesh. John aligned with Isaiah’s call for the mountains, that separate us from God and one another, to be leveled. The two prophets also call us to look into the valleys of our lives: acknowledge the emptiness and yearning for better relationships, a deeper spirit of prayer and a life filled with the peace that only God can give.
The new liturgical year began last week and introduced the Gospel of Luke. One of the themes in Luke is that salvation is a historical event. We hear this in the way he begins the third chapter: "In the 15th year of the reign of Tiberius Caesar…." God is entering human history and John the Baptist is preparing the way.
In our first reading from Baruch we hear a familiar message. The prophet wrote for the Jewish people taken into exile by the Babylonian Empire. To these defeated and displaced people he offers a message of hope. God has not forgotten them and promises to restore the nation and the destroyed Jerusalem. There will be a new Exodus from captivity, a new promise land awaits the exiles. In response to our first reading Psalm 126 celebrates the hope the people have that God can again bring back the exiled nation to a restored homeland.
The prophet Baruch and the Psalmist stir up our hopes this Advent season. We long for God to do what only God can do – set things right and come with fullness to save our conflicted world. The Paris attacks remind us how much violence there is in some people’s hearts. Though they are only a few, the pain they can inflict on so many is enormous. The Word of God comes to us through the prophets this day and we hear God’s message through John the Baptist who awakens us to God’s present coming into our lives. John calls us to repent, turn away, not only from sin, but from a sense of helplessness and defeatism. We learn through experience that we cannot control our lives, much less the world in which we live. To prepare for God’s coming we need to clear away whatever obstacles, mountains, winding roads and valleys preventing our openness to God’s new arrival.
Here is an Advent practice for us, and is not going to be easy. "The Word of God came to John, the son of Zechariah, in the desert." Deserts are empty, quiet and austere places. In the biblical tradition they are also places one encounters temptation, wild animals and various other dangers. But in Luke the desert is a place Jesus will go for prayer and reflection before starting his mission. Here is the hard part: is there any way, amid the noise and commercialism that we can build into our Advent days our own "desert?" – quiet prayer, scripture reading, some solitude, to help us turn our attention to what God has to say us. God’s Word is active and alive and God is ready to speak to any of us who find some way to go to a desert of our own making. We believe that when God speaks, God does what God says in the hearts of faithful listeners.
In the quiet of our desert God may speak a word of peace and create a peaceful spirit in us. God may utter a word of hope to lift our spirits. Got may speak a word of healing to mend past hurts. Got may speak a word of strength giving us the courage to face present difficulties. God may proclaim a word of justice standing us on our feet to set things right in the world.
Baruch and John the Baptist remind us that through God’s word God can accomplish healing and justice. John’s voice from the desert urges us this Advent to open our ears and hearts to put aside obstacles and make room to receive God’s gift of salvation that comes with Jesus Christ.
Paul brings Advent assurance to us today: that God is at work in us and will bring to completion what God has begun. There is the Advent promise again: God is coming to set things right in the world. That’s the hope God’s Word stirs up in us; the word we hear in our desert hearts when we clear away obstacles so that we can listen with ears and hearts turned in God’s direction.
Barúc 5: 1-9; T. vịnh 125; Philipphê 1: 4-6, 8-11; Luca 3: 1-6
MÙA VỌNG: MÙA CỦA HY VỌNG VÀ CHỜ MONG
Những gì một số các nhân vật diễn xuất: Hoàng đế Tiberiô, Tổng trấn Phongxiô Philatô, Tiểu vương Herođê ở miền Galilê, em là Philipphê, tiểu vương miền Iturê và Trakhonit, Lyxania, tiểu vương miền Abilen, Khanna và Caipha làm thượng tế. Trong thế giới của đế quốc và tôn giáo sự việc đó không thể nào sinh động hơn. Đây là lời cha dòng Tên Alfred Delp bị xử tử bởi Đức quốc xã viết về bài phúc âm hôm nay trong một thời kỳ ảm đạm nhất của lịch sử thế giới.
"Bao giờ sẽ có hy vọng? Và lúc đó Lời Thiên Chúa đến với ông Gioan. Chính lời của Thiên Chúa... Sự sợ hải của người khác biến đi, lo lắng không đáng kể, và sự lật đổ của loài người dần dần tan đi" (xin hãy ban cho chúng con trong ngày ấy: lời cầu nguyện của người Công Giáo hiện nay ) Cha Delp bắt đầu nguyện ngẫm với lời than thở "Lời Thiên Chúa". Cha tiếp tục viết, chúng ta Phải vâng phục Thiên Chúa và chiến đấu với Lời của Thiên Chúa.
Nếu chúng ta làm như thế, chúng ta sẽ nhận lãnh ơn bên trong để đương đầu với hoàn cảnh và thời gian hiện tại của chúng ta "với sự căng thẳng và mong ước, với bóng tối và tất cả những điều không nói ra được". Hoàn cảnh và thời gian hiện tại "đó là cảnh náo động khi Cha Delp viết trong lúc hoảng loạn của đế Đức quốc xã, và đó là lúc náo động của biết bao nhiêu người trên thế giới hiện nay, vì có bao nhiêu mâu thuần và sự hoạt động được nghĩ lại liên quan đến những sự điên rồ trên thế giới với vụ khủng bố ở Paris. Có lời gì có thể nói ra những đau khổ và xáo trộn đó hay không? Nói cách thông thường với sự khoan dung cũng không đủ để thâm nhập vào trong bóng tối của sự dữ và vô vọng. Nhưng, Lời nói của Thiên Chúa có thể làm được.
Phúc âm hôm nay nói rõ Lời Thiên Chúa không phải là lời của phàm nhân. Lời Thiên Chúa chú trọng đến đời sống tương lai trong thế giới của thiên đàng. Thánh Luca rõ ràng thành thật đặt Lời Thiên Chúa tại nơi vào lúc ông Gioan Tẩy Giả đến. Luca nói rõ ngày giờ, hoàn cảnh quyền binh chính trị và tôn giáo xãy đến. Đối với thánh Luca và chúng ta, Lời Thiên Chúa ở trong thì hiện tại và đang cụ thể hoá.
Thánh Luca cũng nghĩ đến thành quả của Lời Thiên Chúa khi ông ta chú thích lời ngôn sứ Isaia. Khi ngôn sứ Isaia tiên đoán thung lũng sẽ lấp bằng, núi non sẽ san phẳng , thánh Luca không nói đến công việc của sở công chánh. Thành quả của Lời Thiên Chúa trên thế giới là chữa lành, hoà giải ở nơi có lo lắng, nơi bạo lực, nơi cô đơn và di tản. Ông Gioan nhận lời đó và rao giảng sự thay đổi để sửa soạn sự chào đón Ngôi Lời sẽ nhập thể. Ông Gioan cùng ông Isaia kêu gọi khó khăn sẽ chia rẻ chúng ta với Thiên Chúa và với nhau, để đượcn san bằng. Cả hai ngôn sứ cùng kêu gọi. Chúng ta hãy nhìn vào thung lũng trong đời sống chúng ta, hãy chấp nhận sự trống vắng và mong ướcđược mối liên kết tốt đẹp hơn, với tinh thần cầu nguyện, và lối sống trong an binh mà chỉ Thiên Chúa mới ban cho.
Phung vụ năm mới bắt đầu từ tuần vừa qua, và đưa vào phúc âm theo thánh Luca. Một trong các đề tài của phúc âm thánh Luca là ơn cứu chuộc là một sự kiện trong lịch sử. Chúng ta nghe thấy điều này trong phần đầu của đoạn thứ ba: "Năm thứ 15 dưới triều Hoàng đế Tiberiô....." Thiên Chúa đến trong lịch sử loài người và Gioan Tẩy Giả là người dẫn đường.
Trong bài đọc thứ nhất chúng ta nghe ngôn sứ Baruc cũng báo tin đó. Ngôn sứ Baruc viết cho dân Do thái đang bị tù đày ở đế quốc Babylon. Ngôn sứ báo tin đầy hy vọng cho những người bị thất bại và tù đày. Thiên Chúa không quên họ và hứa sẽ khôi phục đất nước họ và kinh thành Giêrusalem bị tàn phá. Sẽ có một lần Xuất Hành mới ra khỏi cỏi giam cầm. Một vùng đất hứa mới, đang chờ đón ho. Đáp lại, thánh vịnh 125 ca ngợi hy vọng của dân chúng là một lần nữa Thiên Chúa sẽ đem những người lưu đày trở về quê quán của họ.
Ngôn sứ Baruc và tác giả thánh vịnh cho chúng ta hy vọng trong Mùa Vọng này. Chúng ta mong đợi Thiên Chúa làm việc chỉ có Ngài mới làm được - là làm moi sự nên ngay thẳng toàn mỹ để cứu thế giới hỗn loạn của chúng ta. Sự khủng bố ở Paris làm chúng ta nghĩ đến bạo lực có trong trái tim của một số người. Mặc dù chỉ có một ít người khủng bố, nhưng họ có thể gây đau khổ lớn lao cho bao người khác. Lời Thiên Chúa đến với chúng ta qua miệng các ngôn sứ hôm nay, và chúng ta nghe Lời Thiên Chúa qua ông Gioan Tẩy Giả thức tỉnh chúng ta là Thiên Chúa sẽ đến trong đời sống chúng ta. Ông Gioan kêu gọi chúng ta hãy ăn năn, hãy quay đi không những chối từ tội lỗi, mà cả những cảm nghĩ yếu đuối và thất bại. Chúng ta học hỏi từ kinh nghiệm là chúng ta không thể kiểm soát lối sống chúng ta và còn ít hơn nữa là kiểm soát thế giới chúng ta đang sống. Để sửa soạn đón Lời Thiên Chúa đến ,chúng ta cần phải giải tỏa những gì cản trở như núi non, đường quanh co, và thung lũng chia rẽ làm chúng ta không thể mở lòng trí đón nhận Thiên Chúa.
Đây là việc chúng ta có thể làm trong Mùa Vọng năm nay, và việc này không dễ dàng đâu: "Ngôi Lời Thiên Chúa đến với ông Gioan, con ông Zacharia trong sa mạc là nơi hoang vu, yên tĩnh và khó khăn. Theo truyền thống Kinh Thánh, sa mạc cũng là nơi cám dỗ, gặp thú rừng và nhiều nguy hiểm khác. Nhưng, trong phúc âm thánh Luca, sa mạc là nơi Chúa Giêsu sẽ đến cầu nguyện và nguyện ngẫm trước khi Ngài bắt đầu những sứ vụ của mình. Dưới đây là phần khó khăn: có nơi nào xa tiếng động, xa cảnh ồn ào quảng cáo thương mại hoá mà chúng ta có thể sống Mùa Vọng chúng ta như cảnh "sa mạc" hay không? Cầu nguyện trong yên tĩnh, đọc Kinh Thánh, sống thinh lặng, để giúp chúng ta lắng nghe Lời Thiên Chúa nói với chúng ta. Lời Thiên Chúa hoạt động, và sống động. Thiên Chúa sẵn sàng nói với bất kỳ ai trong chúng ta là người tìm phương thế để sống trong sa mạc của minh. Chúng ta tin là khi Thiên Chúa nói, Thiên Chúa làm những gì Ngài nói trong tâm hồn của người lắng nghe với đức tin.
Trong yên tĩnh của sa mạc chúng ta, Thiên Chúa sẽ nói lời bình an, và gây cho chúng ta một tâm hồn bình an trong Chúa. Thiên Chúa sẽ nói lời hy vọng để nâng tâm hồn chúng ta lên. Thiên Chúa sẽ nói lời chữa lành để hàn gắn những gì làm chúng ta đau khổ. Thiên Chúa sẽ nói lời nâng cao năng lực để giúp chúng ta đủ can đảm đương đầu vói khó khăn hiện tại. Thiên Chúa sẽ nói lời công chinh giúp chúng ta đứng vững để sửa mọi sự cho ngay thẳng trên thế giới.
Ngôn sứ Baruc và ông Gioan Tẩy Giả nhắc chúng ta là qua lời của Thiên Chúa, Ngài có thể chữa lành và gây công chinh. Lời ông Gioan Tẩy Giả vang từ trong sa mạc khuyến khích chúng ta mở lòng trí trong Mùa Vọng này để dẹp qua một bên những gì cản trở, và để dọn lòng chúng ta chào đón ơn cứu chuộc Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Chúa Giêsu Kitô.
Hôm nay thánh Phaolo cho chúng ta lời cam đoan của Mùa Vọng: là Thiên Chúa đang hoạt động trong chúng ta, và Thiên Chúa sẽ hoàn tất điều gì Ngài đã bắt đầu. Và đây là lời hứa của Mùa Vọng một lần nữa. Thiên Chúa sẽ đến để làm moi sự tốt đẹp trong thế giới. Đó là hy vọng Lời Chúa dấy nên trong chúng ta: Lời mà chúng ta nghe từ trong sa mạc của tâm hồn của chúng ta khi chúng ta xoá đi những cản trở để chúng ta có thể lắng nghe lời Thiên Chúa với tai và tâm hồn chúng ta hướng tới Chúa.
Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP
2nd Sunday of Advent -C-
Baruch 5: 1-9; Psalm 126; Philippians 1: 4-6, 8-11; Luke 3: 1-6
What a cast of characters. Tiberius Caesar, Pontius Pilate, Herod, Philip the tetrarch, Lysanias, and the high priests Annas and Caiaphas. In the worlds of empire and religion things couldn't have been more grim. Here's what Father Alfred Delp, a Jesuit executed by the Nazis, wrote about today's gospel at another grim time in world history.
"When was there a more hopeless hour? And then the Word of the Lord came to John. The Word of the Lord!… The fear of other people disappears, anxiety that unworthy, and a subversion of [humankind], fades away." (Give Us This Day: Daily Prayer for Today's Catholic," December 2015, page 71). Delp began his reflection with the exclamation, "The Word of the Lord!" He goes on to say we must subject ourselves to God and wrestle with God's Word.
If we do, we will receive insight to deal with our present time and situation, "with that the stress and with the yearning, and the darkness and all the unspeakable things" (page 71). The "present time and situation" – it was grim when Delp wrote during the horrors of the Nazi's and it is grim for many people in the world today, because of personal conflicts and the vivid, recent reminder of the crazies of the world with the terrorists' attack in Paris. What can a word do amid all that pain and confusion? Our ordinary words, as well-intention as they might be, cannot do very much to penetrate the darkness of violence and despair. But God's Word can.
It is clear from today's gospel that God's Word is not other-worldly, just directed to some future life in a heavenly realm. Luke is very specific and concrete in placing where and when the Word of God came to John. He spells out the date and the political and religious powers of the time. For him and us, the Word of God is present tense and concrete.
Luke also envisions the fruits of the Word as he quotes the Isaian prophecy. When Isaiah anticipated valleys being filled and mountains leveled, he wasn't talking about a public works project. The effects of God's Word on the world will be healing and reconciliation where there is anguish, violence, loneliness and displacement. John receives that Word and preaches reform in preparation and anticipation of the Word's soon taking flesh. John aligned with Isaiah’s call for the mountains, that separate us from God and one another, to be leveled. The two prophets also call us to look into the valleys of our lives: acknowledge the emptiness and yearning for better relationships, a deeper spirit of prayer and a life filled with the peace that only God can give.
The new liturgical year began last week and introduced the Gospel of Luke. One of the themes in Luke is that salvation is a historical event. We hear this in the way he begins the third chapter: "In the 15th year of the reign of Tiberius Caesar…." God is entering human history and John the Baptist is preparing the way.
In our first reading from Baruch we hear a familiar message. The prophet wrote for the Jewish people taken into exile by the Babylonian Empire. To these defeated and displaced people he offers a message of hope. God has not forgotten them and promises to restore the nation and the destroyed Jerusalem. There will be a new Exodus from captivity, a new promise land awaits the exiles. In response to our first reading Psalm 126 celebrates the hope the people have that God can again bring back the exiled nation to a restored homeland.
The prophet Baruch and the Psalmist stir up our hopes this Advent season. We long for God to do what only God can do – set things right and come with fullness to save our conflicted world. The Paris attacks remind us how much violence there is in some people’s hearts. Though they are only a few, the pain they can inflict on so many is enormous. The Word of God comes to us through the prophets this day and we hear God’s message through John the Baptist who awakens us to God’s present coming into our lives. John calls us to repent, turn away, not only from sin, but from a sense of helplessness and defeatism. We learn through experience that we cannot control our lives, much less the world in which we live. To prepare for God’s coming we need to clear away whatever obstacles, mountains, winding roads and valleys preventing our openness to God’s new arrival.
Here is an Advent practice for us, and is not going to be easy. "The Word of God came to John, the son of Zechariah, in the desert." Deserts are empty, quiet and austere places. In the biblical tradition they are also places one encounters temptation, wild animals and various other dangers. But in Luke the desert is a place Jesus will go for prayer and reflection before starting his mission. Here is the hard part: is there any way, amid the noise and commercialism that we can build into our Advent days our own "desert?" – quiet prayer, scripture reading, some solitude, to help us turn our attention to what God has to say us. God’s Word is active and alive and God is ready to speak to any of us who find some way to go to a desert of our own making. We believe that when God speaks, God does what God says in the hearts of faithful listeners.
In the quiet of our desert God may speak a word of peace and create a peaceful spirit in us. God may utter a word of hope to lift our spirits. Got may speak a word of healing to mend past hurts. Got may speak a word of strength giving us the courage to face present difficulties. God may proclaim a word of justice standing us on our feet to set things right in the world.
Baruch and John the Baptist remind us that through God’s word God can accomplish healing and justice. John’s voice from the desert urges us this Advent to open our ears and hearts to put aside obstacles and make room to receive God’s gift of salvation that comes with Jesus Christ.
Paul brings Advent assurance to us today: that God is at work in us and will bring to completion what God has begun. There is the Advent promise again: God is coming to set things right in the world. That’s the hope God’s Word stirs up in us; the word we hear in our desert hearts when we clear away obstacles so that we can listen with ears and hearts turned in God’s direction.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:43 04/12/2015
71. BỆNH TẠI NƠI VUA.
Có một em bé, ba nó bị bệnh sốt rét, rất đau khổ, nó bèn đi tìm thuốc chữa bệnh cho ba.
Có một chủ tiệm hỏi nó:
- “Ba của mày được gọi là quân tử đức sáng, sao lại bị bệnh chứ ?”
Em bé trả lời:
- “Nguồn bệnh đến từ vua, cho nên gia phụ cũng bị sốt theo”.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 71:
Khổng tử nói: “Người quân tử biết rõ về việc nghĩa, kẻ tiểu nhân thì rành về việc lợi” , cho nên thấy nhà vua ham mê tửu sắc không lo việc triều chính, thì người quân tử phát bệnh trong tâm vậy.
Nhìn thấy các linh mục là những cộng sự viên của mình và là người anh em của mình không sống đúng với thiên chức linh mục đã lãnh nhận, thử hỏi có giám mục nào vui vẻ, phấn khởi và lạc quan chứ ? Nhìn thấy các mục tử của mình không sống thánh thiện đạo đức, không tận tâm phục vụ người nghèo, không thân cận với con chiên, thì thử hỏi có giáo dân nào không cảm thấy buồn phiền và có chút mắc cở chứ ?
Bệnh sống đạo thờ ơ, xa cách Chúa Mẹ, bỏ bê nhà thờ nơi các tín hữu, một phần nào đó là do các mục tử mà ra, bởi vì các mục tử là người đi phía trước đàn chiên, nếu mục tử, thay vì dẫn chiên đi đến đồng cỏ xanh tươi, thì lại dẫn chiên đi đến nơi khô cằn hạn hán, một cây cỏ cũng không có, thì chiên làm sao được béo tốt ? Mục tử là đầu tàu, nếu đầu tàu trật đường rầy, thì các toa xe không thể bon bon trên đường ray được, tất nhiên phải lật nhào...
Các tín hữu là những quân tử của thời đại hiện nay, họ rất nhạy cảm và nhạy bén trước vấn đề linh mục sống và hành đạo. Tạ ơn Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một em bé, ba nó bị bệnh sốt rét, rất đau khổ, nó bèn đi tìm thuốc chữa bệnh cho ba.
Có một chủ tiệm hỏi nó:
- “Ba của mày được gọi là quân tử đức sáng, sao lại bị bệnh chứ ?”
Em bé trả lời:
- “Nguồn bệnh đến từ vua, cho nên gia phụ cũng bị sốt theo”.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 71:
Khổng tử nói: “Người quân tử biết rõ về việc nghĩa, kẻ tiểu nhân thì rành về việc lợi” , cho nên thấy nhà vua ham mê tửu sắc không lo việc triều chính, thì người quân tử phát bệnh trong tâm vậy.
Nhìn thấy các linh mục là những cộng sự viên của mình và là người anh em của mình không sống đúng với thiên chức linh mục đã lãnh nhận, thử hỏi có giám mục nào vui vẻ, phấn khởi và lạc quan chứ ? Nhìn thấy các mục tử của mình không sống thánh thiện đạo đức, không tận tâm phục vụ người nghèo, không thân cận với con chiên, thì thử hỏi có giáo dân nào không cảm thấy buồn phiền và có chút mắc cở chứ ?
Bệnh sống đạo thờ ơ, xa cách Chúa Mẹ, bỏ bê nhà thờ nơi các tín hữu, một phần nào đó là do các mục tử mà ra, bởi vì các mục tử là người đi phía trước đàn chiên, nếu mục tử, thay vì dẫn chiên đi đến đồng cỏ xanh tươi, thì lại dẫn chiên đi đến nơi khô cằn hạn hán, một cây cỏ cũng không có, thì chiên làm sao được béo tốt ? Mục tử là đầu tàu, nếu đầu tàu trật đường rầy, thì các toa xe không thể bon bon trên đường ray được, tất nhiên phải lật nhào...
Các tín hữu là những quân tử của thời đại hiện nay, họ rất nhạy cảm và nhạy bén trước vấn đề linh mục sống và hành đạo. Tạ ơn Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:03 04/12/2015
N2T |
3. Đừng hối hận khi con đã khấn, nhưng con phải vui vẻ, bởi vì từ nay về sau con không thể tùy ý làm việc gì có hại cho con. (Thánh Augustinus)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Sửa đường cho ngay thẳng để đón Chúa đến
Lm. Đan Vinh
18:31 04/12/2015
HIỆP SỐNG LỜI CHÚA
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG C
Br 5,1-9 ; Pl 1,4-6.8-11 ; Lc 3,1-6
Sửa đường cho ngay thẳng để đón Chúa đến
I. HỌC LỜI CHÚA:
1. TIN MỪNG: Lc 3,1-6
(1) Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô, thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn miền Giu-đê, Hê-rô-đê làm tiểu vương miền Ga-li-lê, người em là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-kho-nít; Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên; (2) Khan-na và Cai-pha làm thượng tế. Có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gio-an trong hoang địa. (3) Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội, (4) như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. (5) Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng. (6) Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.
2. Ý CHÍNH: “MỌI NGƯỜI PHÀM SẼ THẤY ƠN CỨU ĐỘ” (Lc 3,6).
Bài Tin mừng hôm nay mô tả khung cảnh thời gian và không gian, khi Gio-an, con ông Da-ca-ri-a bắt đầu thi hành ơn gọi làm tiền sứ của Đấng Thiên Sai.. Lời sấm ngôn của I-sai-a về việc dọn đường cho Đức Chúa đến để cứu thoát dân Ít-ra-en khỏi cảnh lưu đầy, giờ đây được ứng nghiệm nơi Gio-an Tiền sứ. Ông tự nhận mình chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, đi trước loan báo Đấng Thiên Sai sắp đến. Ong cũng kêu gọi mọi người hãy chuẩn bị tâm hồn đón Chúa đến bằng việc ăn năn sám hối tội lỗi, và chịu phép rửa do ông thực hiện trong dòng nước sông Gio-đan.
3) CHÚ GIẢI:
- HỎI 1: TIN MỪNG CHO BIẾT GÌ VỀ THÂN THẾ, SỨ MỆNH VÀ CUỘC ĐỜI CỦA VỊ TIỀN SỨ GIO-AN TẨY GIẢ?
ĐÁP: Gio-an là con của hai ông bà Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét (hay I-sa-ve), và đã được hòai thai cách khác thường (x. Lc 1,57-68). Từ nhỏ, ông đã sống khắc khổ chay tịnh trong hoang địa như ngôn sứ Ê-li-a (x. Mc 1,6). Sau đó ông được kêu gọi làm ngôn sứ để loan báo tin mừng Đấng Thiên Sai (x. Lc 1,76). Ông thi hành sứ mệnh tại vùng sông Gio-đan. Chính ông đã làm phép rửa cho Đức Giê-su và đã được chứng kiến cuộc Thần hiện xảy ra sau khi Người chịu phép rửa (x. Mt 3,16-17). Sau đó ông bắt đầu giới thiệu Người là Chiên Thiên Chúa (x. Ga 1,29), và khuyến khích hai đồ đệ bỏ mình đi theo làm môn đệ Người (x. Ga 1,35-37.43). Ông cũng loan báo về Đấng Thiên Sai sắp đến (x. Mc 1,7-8) và khiêm tốn nói rằng: “Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người... Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Ga 3,28.30). Cuối cùng Gio-an đã kết thúc cuộc đời tiền sứ bằng cái “chết vì lẽ công chính” ở trong nhà ngục (x. Mt 14,3-12), vì đã dám khiển trách tội loạn luân của vua Hê-rô-đê (x. Lc 3,19). Đức Giê-su đã khen Gio-an: “Trong số các phàm nhân đã lọt lòng mẹ, không ai cao trọng hơn Gio-an” (Lc 7,28).
- HỎI 2: KỶ NGUYÊN CHUNG HAY CÔNG NGUYÊN LÀ GÌ? CÔNG NGUYÊN CÓ TỪ KHI NÀO VÀ DO AI SÁNG LẬP? KỶ NGUYÊN CHUNG DỰA TRÊN MỐC THỜI GIAN LÀ NGÀY SINH CỦA AI? VIỆC TÍNH TOÁN THỜI ĐIỂM ẤY ĐÚNG SAI THẾ NÀO?
ĐÁP:
Công Nguyên, Anno Domini, viết tắt AD, nghĩa là Kỷ nguyên Ki-tô. bắt đầu bằng năm sinh của Chúa Giê-su. Các năm trước đó được gọi là trước Công Nguyên (TCN).
Từ xa xưa, mỗi nước đều sử dụng lịch riêng của nước mình, không có sự thống nhất nên rất khó giao thương với nhau. Do đó các nhà lãnh đạo đều mong muốn có một lịch chung, một kỷ nguyên chung hay cũng gọi là công nguyên cho toàn thế giới.
Vào thế kỷ thứ VI, một tu sĩ tên là DI-O-NY-SI-US E-XI-GU-US đặt ra vào thế kỷ 6 khi ông tính lịch cho ngày lễ Phục Sinh. Ông đã chọn Đức Giê-su làm nhân vật trung tâm của lịch sử nhân lọai. Dựa vào các thông tin về cuộc đời của Đức Giê-su trong các sách Tin mừng như: sinh ra dưới thời Hê-rô-đê Đại vương (x. Mt 2,1); trong lúc Rô-ma đang làm sổ kiểm tra dân số và Qui-ri-nô làm toàn quyền xứ Sy-ri-a (x. Lc 2,2); Khi ra giảng đạo, Đức Giê-su trạc độ 30 tuổi (x. Lc 3,23); Gio-an Tẩy giả thi hành sứ mệnh tiền sứ vào năm thứ 15 triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô (x. Lc 3,1)... Tu sĩ Di-o-ny-si-us đã so sánh các chi tiết trên với lịch sử của đế quốc Rô-ma để tìm ra năm sinh của Đức Giê-su tương ứng với lịch Rô-ma tính từ ngày thành lập thành Rô-ma, và chọn năm này là năm thứ nhất của Kỷ Nguyên Chung. Từ đó mọi nước trên thế giới đều thống nhất dùng lịch chung này. Như vậy năm 2012 nghĩa là năm thứ 2012 tính từ năm Chúa Giê-su giáng sinh.
Tuy nhiên, ngày nay người ta đã khám phá ra có sự sai sót trong cách tính của Di-o-ny-si-us. Hầu hết các học giả Kinh Thánh hiện nay cho rằng Di-o-ny-si-us đã tính sai, và rằng trên thực tế Chúa Giê-su sinh trong khoảng từ năm 8 TCN tới năm 4 TCN (tức vào khoảng năm 748-750 tính từ ngày thành lập thành Rô-ma). Có như vậy sự giáng sinh của Chúa Giê-su mới trùng hợp với cái chết của Hê-ro-đê Đại Đế (x Mt 2,15) vào năm 4 TCN.
Nhưng sai sót này không quan trọng và không ảnh hưởng đến lịch chung đang được sử dụng trên thế giới hiện nay.
- HỎI 3: CÓ MẤY THỨ PHÉP RỬA VÀ PHÂN BIỆT VỚI NHAU THẾ NÀO?:
ĐÁP: Tin mừng Gio-an cho thấy có hai thứ phép rửa: Một là “phép rửa trong nước” của Gio-an Tiền Sứ (x Ga 1,26.31), và hai là “phép rửa trong Chúa Thánh Thần” của Đức Giê-su (x Ga 1,.32-34).
Phép rửa của Gio-an chỉ là một nghi lễ, giúp người ta tỏ lòng sám hối để cầu xin Chúa xá tội. Còn phép rửa do Đức Giê-su thiết lập đem lại ơn cứu độ cho người lãnh nhận như sau: Một là được ơn tha tội tổ tông truyền và các tội đã phạm từ khi có trí khôn, nhờ công nghiệp chết và sống lại của Chúa Giê-su. Hai là được tái sinh làm con Thiên Chúa nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần.
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Hãy sửa lối cho thẳng để Người đi”(Lc 3,4b).
2. CÂU CHUYỆN:
1) AI LÀ KẺ KHỜ DẠI NHẤT ?
Kho truyện cổ Tây Phương có kể tích truyện một anh hề ở cung điện vua, được vua trao cho phủ việt, biểu tượng của vương quyền, để làm cho nhà vua giải phiền. Một hôm nhà vua gọi anh hề lại và truyền cho anh: "Ngươi hãy giữ lấy phủ việt nầy cho đến khi ngươi tìm được một người nào ngây ngô và khờ dại hơn ngươi thì ngươi trao lại cho nó". Từ đó, mỗi khi có thết đãi triều, anh hề đến với phủ việt trong tay, dáng điệu vênh váo, ngông nghênh, cốt chọc cười mua vui cho nhà vua.
Mấy năm sau, nhà vua lâm bệnh nặng. Biết mình sắp chết, nhà vua cho gọi anh hề lại. Vua buồn bã nói: "Ta sắp sửa đi du lịch ở một nơi xa lắm".
- "Nhà vua đi tận đâu lận?", anh hề hỏi.
- "Ta chẳng biết nữa".
- "Nhà vua đi có lâu không?".
- "Đi hoài và không trở về đây nữa".
- "Nhà vua đã chuẩn bị hành trang chưa?"
- "Chưa hề".
Bấy giờ anh hề liền cười hóm hỉnh và lễ phép tâu vua: "Vậy xin Hoàng Thượng cầm lấy phủ việt nầy. Hạ thần xin trao lại cho Hoàng Thượng, bởi vì nay hạ thần đã tìm được một người ngây ngô và khờ dại hơn hạ thần rồi".
Lời Chúa nhắc nhở mỗi người chúng ta trong Mùa Vọng này: "Hãy sẵn sàng, vì lúc anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến"
2) GIẢI NÔ-BEN HÒA BÌNH
AN-PHỚT NÔ-BEN (ALFRED NOBEL) sinh ngày 21 tháng 10 năm 1833 tại SÌ-TỐC-KHÔM (Stockholm) Thụy Điển, là con trai thứ ba của nhà khoa học Imanuel Nobel. Từ nhỏ Nobel đã theo gia đình đến sinh sống tại Le-nin-grad nước Nga.
Nobel đặc biệt thích văn học, nhưng vâng lời cha, ông theo học ngành khoa học kỹ thuật và nghiên cứu về thuốc súng và thuỷ, địa lôi. Ông đã phát minh ra chất nổ và cũng nhờ bán đi bằng sáng chế này mà ông đã trở thành một nhân vật nổi tiếng giàu có nhất thế giới thời bấy giờ.
Vào ngày 3 tháng 9 năm 1864, nhà máy Nobel phát nổ, rất nhiều công nhân bị thiệt mạng, trong đó có cả Emil Nobel là em út của Nobel. No-ben bàng hoàng khi ngay từ sáng sớm hầu hết các tờ báo phát hành đều loan tin sai lạc về cái chết của chính ông, người mà họ mô tả là kẻ đã sáng chế ra cốt mìn, một thứ vũ khí giết người hàng loạt. Các bài viết mang những tựa đề lớn như: “Nhà buôn cái chết đã chết” – hoặc: "Tiến sĩ Alfred Nobel, người đã trở nên giàu có sau khi phát minh ra cách thức giết con người nhanh chóng hơn bao giờ hết, đã qua đời ngày hôm qua". Thực ra báo chí đã hiểu lầm về bản chất con người ông. Việc phát minh ra chất nổ của No-ben ban đầu chỉ là công trình khoa học nhằm phục vụ cho nhân lọai. Chẳng hạn: Phá đá làm đường hầm xuyên qua núi, hoặc lấy đá làm nguyên liệu xi măng xây dựng đường xá, cầu cống, nhà cửa và các công trình phục vụ công ích. Nhưng về sau khi chiến tranh nổ ra, chính quyền đã lạm dụng phát minh của No-ben chế tạo mìn sát thương trái với ý muốn nhân đạo của ông.
Ngay sáng hôm đó, Nô-ben đã quyết định nhờ luật sư làm di chúc để tình nguyện hiến toàn bộ tài sản to lớn phục vụ nhân lọai. Đó là nguồn gốc của giải thưởng Nô-ben được công bố hằng năm ngày nay. Mỗi năm, số tiền lời phát sinh từ tài sản kếch xù ban đầu của No-ben đã được sử dụng làm giải thưởng có giá trị cao cho bất cứ ai, không phân biệt quốc tịch, có công sáng chế phục vụ nhân lọai về năm lãnh vực: vật lý, hoá học, y học, văn học và đấu tranh cho hòa bình.
3) CÁCH ỨNG XỬ BÁC ÁI KHÔN NGOAN CỦA MỘT ÔNG TRÙM HỌ ĐẠO ?
Trong một xóm đạo ở miền quê nọ, các nhà trong xóm đều được thiết kế liền kề, cách nhau vài ba chục mét. Nhà này thường phân cách nhà kia bằng một hàng phên tre sơ sài. Có nhà nuôi gà nhốt trong chuồng cẩn thận, nhưng cũng có nhà cho gà tự do sang bên hàng xóm đào bới kiếm ăn. Một ông trùm họ sống trong xóm có trồng thêm vài luống rau ăn hằng ngày trong khu vườn sau nhà. Tuy nhiên hầu như ngày nào ông cũng mất công đi đuổi lũ gà hàng xóm, chui qua rào vào vườn nhà ông đào bới lung tung, làm hư hại mấy luống rau ông đang chăm sóc. Ông trùm đã vài lần sang nói chuyện phải trái với mấy nhà giáp ranh để yêu cầu họ nhốt gà lại, nhưng họ không mấy quan tâm và chuyện đâu vẫn còn đó. Vốn là một người sống đạo đức có chiều sâu, ông trùm luôn chủ trương sống Lời Chúa dạy và không muốn chuyện nhỏ biến thành chuyện lớn, nên ông đành im lặng chịu đựng. Một hôm ông đã tìm ra một giải pháp ổn thỏa như sau: Trong nhà ông cũng có nuôi được ít gà mái đang thời đẻ trứng trong chuồng và ngày nào chúng cũng đẻ được một hai quả trứng. Cứ cách vài ba ngày, ông trùm lại sai con mang mấy quả trứng gà nhà mới đẻ sang trao cho bên hàng xóm với lời giải thích: đó là mấy quả trứng do gà ai đó đẻ rơi trong vườn nhà mình. Ông làm như thế vài lần thì đã có được kết quả tốt đẹp: các nhà hàng xóm giáp ranh đều đã rào giậu cẩn thận để tránh gà nhà sang đẻ rơi bên nhà ông. Thế là chỉ mất một ít trứng gà mà ông trùm đã tránh được tranh chấp có thể gây thành chuyện lớn.
4) CHÚA ĐẾN GÕ CỬA LÒNG MỖI NGƯỜI CHÚNG TA:
Trong một cuộc triển lãm, họa sĩ VANGOG có trưng bày một bức tranh rất đẹp với tựa đề ‘Chúa đến’. Ông vẽ Chúa Giêsu đang đứng gõ cửa trước một căn phòng. Một người bạn xem tranh và tấm tắc khen tài nghệ xuất chúng của ông, nhưng sau đó anh chân thành góp ý với họa sĩ: “Này anh Vangog, bức tranh của anh tương đối đã hoàn hảo rồi. Nhưng tôi thấy còn thiếu xót một chi tiết nhỏ mà có lẽ anh đã quên không để ý tới là: Căn phòng Chúa đứng gõ cửa còn thiếu một nắm đấm để mở ra”. Bấy giờ Vangog liền trả lời: “ Không phải thế đâu anh bạn. Chúa đang đứng gõ cửa phòng tâm hồn của mỗi người chúng ta. Còn bạn hay tôi, chúng ta có sẵn sàng mở cửa lòng mình ra hay không là do chính chúng ta quyết định. Nắm đấm để mở cửa căn phòng nằm ở phía bên trong, chứ không nằm phía bên ngoài”.
Trong mùa vọng, chúng ta đợi chờ Chúa đến. Người đang đến gõ cửa tâm hồn từng người. Cửa phòng có được mở ra hay không, và Chúa có đi vào được căn phòng tâm hồn của chúng ta hay không, là tùy thuộc vào chính mỗi người chúng ta như lời Chúa phán trong sách Khải huyền: “Này đây, Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa tối với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa tối với Ta” (Kh 3,20).
3. THẢO LUẬN: Từ các câu chuyện trên, bạn rút ra bài học gì để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa đến trong Mùa Vọng này ?
4. SUY NIỆM:
1) BÀI HỌC TỪ NÔ-BEN: Chính nhờ có cái tâm bác ái quảng đại, sẵn sàng hy sinh toàn bộ tài sản phục vụ công ích, cũng như nhờ biết ứng xử khôn ngoan, mà No-ben đang từ một kẻ bị người đời nguyền rủa là tác nhân gây ra chết chóc... trở thành một nhân vật được cả thế giới ngưỡng mộ, và được công nhận là ân nhân của nhân lọai, vì đã cổ võ hòa bình, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các dân tộc trên thế giới. Còn bạn, bạn sẽ làm gì trong những ngày này để phục vụ công ích và gây hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, khu xóm và nơi làm việc của bạn?
2) “HÃY SỬA ĐƯỜNG CHÚA CHO NGAY THẲNG”: Trong Mùa Vọng này Giáo Hội mời gọi các tín hữu chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh bằng việc thực hành theo lời thánh Gio-an Tiền Sứ: “Sửa đường cho ngay thẳng đón Chúa đến” như sau:
* Mọi thung lũng phải lấp cho đầy: Cần lấp đầy tâm hồn bằng sự tha thứ, hoà giải trong tình huynh đệ yêu thương thay cho chia rẽ, thù ghét lẫn nhau...
* Mọi núi đồi phải bạt cho phẳng: Cần tránh khoe khoang thành tích, làm việc để tìm tiếng khen. Cần tỏ lòng kính trọng tha nhân bằng cách xưng hô xứng hợp với địa vị mỗi người. Tránh tự cao khi nghĩ mình hơn kẻ khác và khinh thường những ai không bằng mình về trình độ, địa vị, tiền bạc, tài năng….
* Đường quanh co phải uốn cho ngay: Cần tránh những lời nói thiếu trung thực, dối trá, chua cay hay tục tĩu.
* Đường lồi lõm phải san cho bằng: Phải tránh tính nóng giận bằng sự làm chủ bản thân, thay nét mặt cau có bằng nụ cười thân ái. Tránh tranh cãi to tiếng. Tránh thói ganh tị nhỏ nhen, gàn dở cố chấp và ích kỷ hại nhân...
3) HÃY ĂN NĂN SÁM HỐI: Nội dung chính trong lời kêu gọi của Gio-an Tiền sứ là “Hãy sám hối”. Sám hối bao gồm sự nhìn nhận tội lỗi của mình, hối tiếc vì tội đã phạm tội, và quyết tâm chừa cải để quay về xin lỗi làm hòa với Chúa. Thiếu một trong ba yếu tố trên thì không còn là sám hối. Giu-đa biết tội của mình, hối tiếc vì tội đã phạm và lẽ ra phải quay về xin Chúa tha thứ, thì ông ta lại đi treo cổ tự tử! (x. Mt 27,5) nên ông đã bị Chúa trách: “Thà nó đừng sinh ra thì hơn!” (x. Mc 14,21). Còn thánh Phê-rô sau khi ý thức tội chối Thầy của mình, đã hồi tâm sám hối (x. Mt 26,75) và trông cậy vào lòng khoan dung của Chúa, nên đã được Chúa tha tội. Cũng nhờ đã yêu mến Chúa nhiều, nên ông còn được trao quyền chăn dắt đòan chiên (x. Ga 21,15-17).
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Sám hối không phải là điều dễ thực hiện, bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn để nhận ra lầm lỗi của mình. Xin cho chúng con học tập nơi Chúa sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Chúa là Đấng trong sạch thánh thiện, thế mà lại tình nguyện đến xếp hàng, đứng chung với các tội nhân để xin Gio-an làm phép rửa. Tuy vô tội, nhưng Chúa đã muốn trở nên bạn đồng hành của lòai người chúng con khi mang lấy thân phận mỏng dòn yếu đuối của chúng con.
- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con biết điều chỉnh cách suy nghĩ và lối sống của chúng con: Luôn tỉnh thức để khỏi rơi vào ảo tưởng, thành thật để không tự dối mình. Ước gì Chúa ban cho chúng con được ơn sám hối thực sự trong mùa Vọng này. Cho chúng con quyết tâm làm những việc lành cụ thể, và can đảm chấp nhận những lời phê bình của tha nhân để ngày một nên tốt hơn, như người đời thường nói: “Thuốc đắng dã tật”.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG C
Br 5,1-9 ; Pl 1,4-6.8-11 ; Lc 3,1-6
Sửa đường cho ngay thẳng để đón Chúa đến
I. HỌC LỜI CHÚA:
1. TIN MỪNG: Lc 3,1-6
(1) Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô, thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn miền Giu-đê, Hê-rô-đê làm tiểu vương miền Ga-li-lê, người em là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-kho-nít; Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên; (2) Khan-na và Cai-pha làm thượng tế. Có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gio-an trong hoang địa. (3) Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội, (4) như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. (5) Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng. (6) Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.
2. Ý CHÍNH: “MỌI NGƯỜI PHÀM SẼ THẤY ƠN CỨU ĐỘ” (Lc 3,6).
Bài Tin mừng hôm nay mô tả khung cảnh thời gian và không gian, khi Gio-an, con ông Da-ca-ri-a bắt đầu thi hành ơn gọi làm tiền sứ của Đấng Thiên Sai.. Lời sấm ngôn của I-sai-a về việc dọn đường cho Đức Chúa đến để cứu thoát dân Ít-ra-en khỏi cảnh lưu đầy, giờ đây được ứng nghiệm nơi Gio-an Tiền sứ. Ông tự nhận mình chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, đi trước loan báo Đấng Thiên Sai sắp đến. Ong cũng kêu gọi mọi người hãy chuẩn bị tâm hồn đón Chúa đến bằng việc ăn năn sám hối tội lỗi, và chịu phép rửa do ông thực hiện trong dòng nước sông Gio-đan.
3) CHÚ GIẢI:
- HỎI 1: TIN MỪNG CHO BIẾT GÌ VỀ THÂN THẾ, SỨ MỆNH VÀ CUỘC ĐỜI CỦA VỊ TIỀN SỨ GIO-AN TẨY GIẢ?
ĐÁP: Gio-an là con của hai ông bà Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét (hay I-sa-ve), và đã được hòai thai cách khác thường (x. Lc 1,57-68). Từ nhỏ, ông đã sống khắc khổ chay tịnh trong hoang địa như ngôn sứ Ê-li-a (x. Mc 1,6). Sau đó ông được kêu gọi làm ngôn sứ để loan báo tin mừng Đấng Thiên Sai (x. Lc 1,76). Ông thi hành sứ mệnh tại vùng sông Gio-đan. Chính ông đã làm phép rửa cho Đức Giê-su và đã được chứng kiến cuộc Thần hiện xảy ra sau khi Người chịu phép rửa (x. Mt 3,16-17). Sau đó ông bắt đầu giới thiệu Người là Chiên Thiên Chúa (x. Ga 1,29), và khuyến khích hai đồ đệ bỏ mình đi theo làm môn đệ Người (x. Ga 1,35-37.43). Ông cũng loan báo về Đấng Thiên Sai sắp đến (x. Mc 1,7-8) và khiêm tốn nói rằng: “Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người... Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Ga 3,28.30). Cuối cùng Gio-an đã kết thúc cuộc đời tiền sứ bằng cái “chết vì lẽ công chính” ở trong nhà ngục (x. Mt 14,3-12), vì đã dám khiển trách tội loạn luân của vua Hê-rô-đê (x. Lc 3,19). Đức Giê-su đã khen Gio-an: “Trong số các phàm nhân đã lọt lòng mẹ, không ai cao trọng hơn Gio-an” (Lc 7,28).
- HỎI 2: KỶ NGUYÊN CHUNG HAY CÔNG NGUYÊN LÀ GÌ? CÔNG NGUYÊN CÓ TỪ KHI NÀO VÀ DO AI SÁNG LẬP? KỶ NGUYÊN CHUNG DỰA TRÊN MỐC THỜI GIAN LÀ NGÀY SINH CỦA AI? VIỆC TÍNH TOÁN THỜI ĐIỂM ẤY ĐÚNG SAI THẾ NÀO?
ĐÁP:
Công Nguyên, Anno Domini, viết tắt AD, nghĩa là Kỷ nguyên Ki-tô. bắt đầu bằng năm sinh của Chúa Giê-su. Các năm trước đó được gọi là trước Công Nguyên (TCN).
Từ xa xưa, mỗi nước đều sử dụng lịch riêng của nước mình, không có sự thống nhất nên rất khó giao thương với nhau. Do đó các nhà lãnh đạo đều mong muốn có một lịch chung, một kỷ nguyên chung hay cũng gọi là công nguyên cho toàn thế giới.
Vào thế kỷ thứ VI, một tu sĩ tên là DI-O-NY-SI-US E-XI-GU-US đặt ra vào thế kỷ 6 khi ông tính lịch cho ngày lễ Phục Sinh. Ông đã chọn Đức Giê-su làm nhân vật trung tâm của lịch sử nhân lọai. Dựa vào các thông tin về cuộc đời của Đức Giê-su trong các sách Tin mừng như: sinh ra dưới thời Hê-rô-đê Đại vương (x. Mt 2,1); trong lúc Rô-ma đang làm sổ kiểm tra dân số và Qui-ri-nô làm toàn quyền xứ Sy-ri-a (x. Lc 2,2); Khi ra giảng đạo, Đức Giê-su trạc độ 30 tuổi (x. Lc 3,23); Gio-an Tẩy giả thi hành sứ mệnh tiền sứ vào năm thứ 15 triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô (x. Lc 3,1)... Tu sĩ Di-o-ny-si-us đã so sánh các chi tiết trên với lịch sử của đế quốc Rô-ma để tìm ra năm sinh của Đức Giê-su tương ứng với lịch Rô-ma tính từ ngày thành lập thành Rô-ma, và chọn năm này là năm thứ nhất của Kỷ Nguyên Chung. Từ đó mọi nước trên thế giới đều thống nhất dùng lịch chung này. Như vậy năm 2012 nghĩa là năm thứ 2012 tính từ năm Chúa Giê-su giáng sinh.
Tuy nhiên, ngày nay người ta đã khám phá ra có sự sai sót trong cách tính của Di-o-ny-si-us. Hầu hết các học giả Kinh Thánh hiện nay cho rằng Di-o-ny-si-us đã tính sai, và rằng trên thực tế Chúa Giê-su sinh trong khoảng từ năm 8 TCN tới năm 4 TCN (tức vào khoảng năm 748-750 tính từ ngày thành lập thành Rô-ma). Có như vậy sự giáng sinh của Chúa Giê-su mới trùng hợp với cái chết của Hê-ro-đê Đại Đế (x Mt 2,15) vào năm 4 TCN.
Nhưng sai sót này không quan trọng và không ảnh hưởng đến lịch chung đang được sử dụng trên thế giới hiện nay.
- HỎI 3: CÓ MẤY THỨ PHÉP RỬA VÀ PHÂN BIỆT VỚI NHAU THẾ NÀO?:
ĐÁP: Tin mừng Gio-an cho thấy có hai thứ phép rửa: Một là “phép rửa trong nước” của Gio-an Tiền Sứ (x Ga 1,26.31), và hai là “phép rửa trong Chúa Thánh Thần” của Đức Giê-su (x Ga 1,.32-34).
Phép rửa của Gio-an chỉ là một nghi lễ, giúp người ta tỏ lòng sám hối để cầu xin Chúa xá tội. Còn phép rửa do Đức Giê-su thiết lập đem lại ơn cứu độ cho người lãnh nhận như sau: Một là được ơn tha tội tổ tông truyền và các tội đã phạm từ khi có trí khôn, nhờ công nghiệp chết và sống lại của Chúa Giê-su. Hai là được tái sinh làm con Thiên Chúa nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần.
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Hãy sửa lối cho thẳng để Người đi”(Lc 3,4b).
2. CÂU CHUYỆN:
1) AI LÀ KẺ KHỜ DẠI NHẤT ?
Kho truyện cổ Tây Phương có kể tích truyện một anh hề ở cung điện vua, được vua trao cho phủ việt, biểu tượng của vương quyền, để làm cho nhà vua giải phiền. Một hôm nhà vua gọi anh hề lại và truyền cho anh: "Ngươi hãy giữ lấy phủ việt nầy cho đến khi ngươi tìm được một người nào ngây ngô và khờ dại hơn ngươi thì ngươi trao lại cho nó". Từ đó, mỗi khi có thết đãi triều, anh hề đến với phủ việt trong tay, dáng điệu vênh váo, ngông nghênh, cốt chọc cười mua vui cho nhà vua.
Mấy năm sau, nhà vua lâm bệnh nặng. Biết mình sắp chết, nhà vua cho gọi anh hề lại. Vua buồn bã nói: "Ta sắp sửa đi du lịch ở một nơi xa lắm".
- "Nhà vua đi tận đâu lận?", anh hề hỏi.
- "Ta chẳng biết nữa".
- "Nhà vua đi có lâu không?".
- "Đi hoài và không trở về đây nữa".
- "Nhà vua đã chuẩn bị hành trang chưa?"
- "Chưa hề".
Bấy giờ anh hề liền cười hóm hỉnh và lễ phép tâu vua: "Vậy xin Hoàng Thượng cầm lấy phủ việt nầy. Hạ thần xin trao lại cho Hoàng Thượng, bởi vì nay hạ thần đã tìm được một người ngây ngô và khờ dại hơn hạ thần rồi".
Lời Chúa nhắc nhở mỗi người chúng ta trong Mùa Vọng này: "Hãy sẵn sàng, vì lúc anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến"
2) GIẢI NÔ-BEN HÒA BÌNH
AN-PHỚT NÔ-BEN (ALFRED NOBEL) sinh ngày 21 tháng 10 năm 1833 tại SÌ-TỐC-KHÔM (Stockholm) Thụy Điển, là con trai thứ ba của nhà khoa học Imanuel Nobel. Từ nhỏ Nobel đã theo gia đình đến sinh sống tại Le-nin-grad nước Nga.
Nobel đặc biệt thích văn học, nhưng vâng lời cha, ông theo học ngành khoa học kỹ thuật và nghiên cứu về thuốc súng và thuỷ, địa lôi. Ông đã phát minh ra chất nổ và cũng nhờ bán đi bằng sáng chế này mà ông đã trở thành một nhân vật nổi tiếng giàu có nhất thế giới thời bấy giờ.
Vào ngày 3 tháng 9 năm 1864, nhà máy Nobel phát nổ, rất nhiều công nhân bị thiệt mạng, trong đó có cả Emil Nobel là em út của Nobel. No-ben bàng hoàng khi ngay từ sáng sớm hầu hết các tờ báo phát hành đều loan tin sai lạc về cái chết của chính ông, người mà họ mô tả là kẻ đã sáng chế ra cốt mìn, một thứ vũ khí giết người hàng loạt. Các bài viết mang những tựa đề lớn như: “Nhà buôn cái chết đã chết” – hoặc: "Tiến sĩ Alfred Nobel, người đã trở nên giàu có sau khi phát minh ra cách thức giết con người nhanh chóng hơn bao giờ hết, đã qua đời ngày hôm qua". Thực ra báo chí đã hiểu lầm về bản chất con người ông. Việc phát minh ra chất nổ của No-ben ban đầu chỉ là công trình khoa học nhằm phục vụ cho nhân lọai. Chẳng hạn: Phá đá làm đường hầm xuyên qua núi, hoặc lấy đá làm nguyên liệu xi măng xây dựng đường xá, cầu cống, nhà cửa và các công trình phục vụ công ích. Nhưng về sau khi chiến tranh nổ ra, chính quyền đã lạm dụng phát minh của No-ben chế tạo mìn sát thương trái với ý muốn nhân đạo của ông.
Ngay sáng hôm đó, Nô-ben đã quyết định nhờ luật sư làm di chúc để tình nguyện hiến toàn bộ tài sản to lớn phục vụ nhân lọai. Đó là nguồn gốc của giải thưởng Nô-ben được công bố hằng năm ngày nay. Mỗi năm, số tiền lời phát sinh từ tài sản kếch xù ban đầu của No-ben đã được sử dụng làm giải thưởng có giá trị cao cho bất cứ ai, không phân biệt quốc tịch, có công sáng chế phục vụ nhân lọai về năm lãnh vực: vật lý, hoá học, y học, văn học và đấu tranh cho hòa bình.
3) CÁCH ỨNG XỬ BÁC ÁI KHÔN NGOAN CỦA MỘT ÔNG TRÙM HỌ ĐẠO ?
Trong một xóm đạo ở miền quê nọ, các nhà trong xóm đều được thiết kế liền kề, cách nhau vài ba chục mét. Nhà này thường phân cách nhà kia bằng một hàng phên tre sơ sài. Có nhà nuôi gà nhốt trong chuồng cẩn thận, nhưng cũng có nhà cho gà tự do sang bên hàng xóm đào bới kiếm ăn. Một ông trùm họ sống trong xóm có trồng thêm vài luống rau ăn hằng ngày trong khu vườn sau nhà. Tuy nhiên hầu như ngày nào ông cũng mất công đi đuổi lũ gà hàng xóm, chui qua rào vào vườn nhà ông đào bới lung tung, làm hư hại mấy luống rau ông đang chăm sóc. Ông trùm đã vài lần sang nói chuyện phải trái với mấy nhà giáp ranh để yêu cầu họ nhốt gà lại, nhưng họ không mấy quan tâm và chuyện đâu vẫn còn đó. Vốn là một người sống đạo đức có chiều sâu, ông trùm luôn chủ trương sống Lời Chúa dạy và không muốn chuyện nhỏ biến thành chuyện lớn, nên ông đành im lặng chịu đựng. Một hôm ông đã tìm ra một giải pháp ổn thỏa như sau: Trong nhà ông cũng có nuôi được ít gà mái đang thời đẻ trứng trong chuồng và ngày nào chúng cũng đẻ được một hai quả trứng. Cứ cách vài ba ngày, ông trùm lại sai con mang mấy quả trứng gà nhà mới đẻ sang trao cho bên hàng xóm với lời giải thích: đó là mấy quả trứng do gà ai đó đẻ rơi trong vườn nhà mình. Ông làm như thế vài lần thì đã có được kết quả tốt đẹp: các nhà hàng xóm giáp ranh đều đã rào giậu cẩn thận để tránh gà nhà sang đẻ rơi bên nhà ông. Thế là chỉ mất một ít trứng gà mà ông trùm đã tránh được tranh chấp có thể gây thành chuyện lớn.
4) CHÚA ĐẾN GÕ CỬA LÒNG MỖI NGƯỜI CHÚNG TA:
Trong một cuộc triển lãm, họa sĩ VANGOG có trưng bày một bức tranh rất đẹp với tựa đề ‘Chúa đến’. Ông vẽ Chúa Giêsu đang đứng gõ cửa trước một căn phòng. Một người bạn xem tranh và tấm tắc khen tài nghệ xuất chúng của ông, nhưng sau đó anh chân thành góp ý với họa sĩ: “Này anh Vangog, bức tranh của anh tương đối đã hoàn hảo rồi. Nhưng tôi thấy còn thiếu xót một chi tiết nhỏ mà có lẽ anh đã quên không để ý tới là: Căn phòng Chúa đứng gõ cửa còn thiếu một nắm đấm để mở ra”. Bấy giờ Vangog liền trả lời: “ Không phải thế đâu anh bạn. Chúa đang đứng gõ cửa phòng tâm hồn của mỗi người chúng ta. Còn bạn hay tôi, chúng ta có sẵn sàng mở cửa lòng mình ra hay không là do chính chúng ta quyết định. Nắm đấm để mở cửa căn phòng nằm ở phía bên trong, chứ không nằm phía bên ngoài”.
Trong mùa vọng, chúng ta đợi chờ Chúa đến. Người đang đến gõ cửa tâm hồn từng người. Cửa phòng có được mở ra hay không, và Chúa có đi vào được căn phòng tâm hồn của chúng ta hay không, là tùy thuộc vào chính mỗi người chúng ta như lời Chúa phán trong sách Khải huyền: “Này đây, Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa tối với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa tối với Ta” (Kh 3,20).
3. THẢO LUẬN: Từ các câu chuyện trên, bạn rút ra bài học gì để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa đến trong Mùa Vọng này ?
4. SUY NIỆM:
1) BÀI HỌC TỪ NÔ-BEN: Chính nhờ có cái tâm bác ái quảng đại, sẵn sàng hy sinh toàn bộ tài sản phục vụ công ích, cũng như nhờ biết ứng xử khôn ngoan, mà No-ben đang từ một kẻ bị người đời nguyền rủa là tác nhân gây ra chết chóc... trở thành một nhân vật được cả thế giới ngưỡng mộ, và được công nhận là ân nhân của nhân lọai, vì đã cổ võ hòa bình, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các dân tộc trên thế giới. Còn bạn, bạn sẽ làm gì trong những ngày này để phục vụ công ích và gây hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, khu xóm và nơi làm việc của bạn?
2) “HÃY SỬA ĐƯỜNG CHÚA CHO NGAY THẲNG”: Trong Mùa Vọng này Giáo Hội mời gọi các tín hữu chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh bằng việc thực hành theo lời thánh Gio-an Tiền Sứ: “Sửa đường cho ngay thẳng đón Chúa đến” như sau:
* Mọi thung lũng phải lấp cho đầy: Cần lấp đầy tâm hồn bằng sự tha thứ, hoà giải trong tình huynh đệ yêu thương thay cho chia rẽ, thù ghét lẫn nhau...
* Mọi núi đồi phải bạt cho phẳng: Cần tránh khoe khoang thành tích, làm việc để tìm tiếng khen. Cần tỏ lòng kính trọng tha nhân bằng cách xưng hô xứng hợp với địa vị mỗi người. Tránh tự cao khi nghĩ mình hơn kẻ khác và khinh thường những ai không bằng mình về trình độ, địa vị, tiền bạc, tài năng….
* Đường quanh co phải uốn cho ngay: Cần tránh những lời nói thiếu trung thực, dối trá, chua cay hay tục tĩu.
* Đường lồi lõm phải san cho bằng: Phải tránh tính nóng giận bằng sự làm chủ bản thân, thay nét mặt cau có bằng nụ cười thân ái. Tránh tranh cãi to tiếng. Tránh thói ganh tị nhỏ nhen, gàn dở cố chấp và ích kỷ hại nhân...
3) HÃY ĂN NĂN SÁM HỐI: Nội dung chính trong lời kêu gọi của Gio-an Tiền sứ là “Hãy sám hối”. Sám hối bao gồm sự nhìn nhận tội lỗi của mình, hối tiếc vì tội đã phạm tội, và quyết tâm chừa cải để quay về xin lỗi làm hòa với Chúa. Thiếu một trong ba yếu tố trên thì không còn là sám hối. Giu-đa biết tội của mình, hối tiếc vì tội đã phạm và lẽ ra phải quay về xin Chúa tha thứ, thì ông ta lại đi treo cổ tự tử! (x. Mt 27,5) nên ông đã bị Chúa trách: “Thà nó đừng sinh ra thì hơn!” (x. Mc 14,21). Còn thánh Phê-rô sau khi ý thức tội chối Thầy của mình, đã hồi tâm sám hối (x. Mt 26,75) và trông cậy vào lòng khoan dung của Chúa, nên đã được Chúa tha tội. Cũng nhờ đã yêu mến Chúa nhiều, nên ông còn được trao quyền chăn dắt đòan chiên (x. Ga 21,15-17).
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Sám hối không phải là điều dễ thực hiện, bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn để nhận ra lầm lỗi của mình. Xin cho chúng con học tập nơi Chúa sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Chúa là Đấng trong sạch thánh thiện, thế mà lại tình nguyện đến xếp hàng, đứng chung với các tội nhân để xin Gio-an làm phép rửa. Tuy vô tội, nhưng Chúa đã muốn trở nên bạn đồng hành của lòai người chúng con khi mang lấy thân phận mỏng dòn yếu đuối của chúng con.
- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con biết điều chỉnh cách suy nghĩ và lối sống của chúng con: Luôn tỉnh thức để khỏi rơi vào ảo tưởng, thành thật để không tự dối mình. Ước gì Chúa ban cho chúng con được ơn sám hối thực sự trong mùa Vọng này. Cho chúng con quyết tâm làm những việc lành cụ thể, và can đảm chấp nhận những lời phê bình của tha nhân để ngày một nên tốt hơn, như người đời thường nói: “Thuốc đắng dã tật”.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô và lòng thương xót thật
Vũ Văn An
17:55 04/12/2015
Theo dõi cuộc tông du của Đức Phanxicô ở ba thành phố Mỹ trở về, tân Giám Mục phụ tá của Los Angeles, Robert Barron, tin chắc rằng giới truyền thông rất yêu thương vị Đại Diện của Chúa Kitô. Ngài là “trái bom” của các nhà bình luận, phê bình, chủ chương trình, và viết xã luận. Người ta đặc biệt ca ngợi phong thái nhân từ của ngài đối với người khuyết tật, đối với trẻ thơ, và nhất là cách tiếp cận có tính “thương xót” và “bao gồm mọi người” của ngài, sự sẵn lòng của ngài muốn vươn tay ra với những người ở bên lề. Đôi khi người ta nghe những chữ như “cách mạng” và “thay cuộc chơi” được nói về ngài.
Nói chung, phần lớn đánh giá cao tính mới mẻ trong phương thức tiếp cận của Đức Phanxicô và cách khéo léo của ngài trong việc thổi sinh khí mới vào Giáo Hội. Tuy nhiên, Đức Cha Barron không nghĩ Đức Phanxicô đại biểu cho một cuộc cách mạng hoặc ngài quay lưng lại các vị tiền nhiệm của ngài. Vì quả khó mà cho rằng ngài chỉ là thứ nùi bông thoa phấn mềm lòng, dửng dưng đối với tội lỗi.
Theo Đức Cha Barron, lý do khiến nhiều người nghĩ ngài là người mềm lòng chẳng qua do họ giải thích sai về việc ngài nhấn mạnh tới lòng thương xót. Thực ra, nói rằng thuộc tính chủ yếu của Thiên Chúa là lòng thương xót thì không hẳn đúng. Đúng hơn, phải nói rằng thuộc tính chủ yếu của Thiên Chúa là tình yêu, vì tình yêu mới là điều hiện hành giữa Ba Ngôi Thiên Chúa từ thuở đời đời. Lòng thương xót là điều trông giống như tình yêu khi tình yêu này hướng về phía người tội lỗi. Do đó, nói rằng lòng thương xót thuộc chính bản tính Thiên Chúa là hàm ý muốn nói: tội lỗi hiện hữu nơi Thiên Chúa, một điều hoàn toàn phi lý.
Điều trên rất quan trọng, vì một số người coi sứ điệp thương xót gần như là lời bác bỏ thực tại tội lỗi, như thể tội lỗi không còn nữa. Thực ra, ngược lại mới đúng. Nói đến thương xót là ý thức thâm hậu được tội và sức tàn phá khủng khiếp của nó. Hay nói theo một trong các ẩn dụ ưa thích của Đức Phanxicô, thì đây là việc ý thức mình bị thương nặng đến nỗi đòi được chữa trị, không phải qua loa, mà một cách khẩn cấp và đầy chăm chú tại một bệnh viện kế cận chiến trường. Ta hãy nhớ: trong một cuộc phỏng vấn thời danh cách nay hai năm, khi được hỏi, Đức Phanxicô đã tự mô tả mình là người tội lỗi. Rồi ngài nói thêm: “người tọi lỗi được Chúa đoái nhìn bằng nét mặt thương xót”. Điều ấy làm cho mối liên hệ đúng đắn trở lại. Ta cũng nên nhớ rằng cậu thiếu niên Jorge Mario Bergoglio đạt được mối liên hệ sâu sắc, có tính đổi đời, với Chúa Kitô chính là nhờ tòa giải tội. Như nhiều người nhấn mạnh, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về ma quỉ nhiều hơn bất cứ vị tiền nhiệm nào của ngài, và ngài không giản lược quyền lực tối tăm vào một trừu tượng hóa mơ hồ hay một biểu tượng vô hại. Ngài hiểu Satan là nhân vật có thực và rất nguy hiểm.
Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói tới những người ở bên lề, ngài quả nói tới những con người thực sự đang bất lợi về kinh tế và chính trị, nhưng ngài cũng không quên nói tới những con người bị cắt đứt khỏi sự sống Thiên Chúa, trở nên nghèo về tâm linh. Và ngài vươn tay ra với những người ở bên lề về vật chất để đem họ vào trung tâm thế nào, ngài cũng vươn tay ra với những ai đang ở bên lề hiện sinh để đem họ tới một nơi tốt đẹp hơn như thế. Khi nói tới lòng thương xót và việc bao gồm mọi người, ngài nhất định không nói rằng “tôi không sao, bạn không sao”. Ngài kêu gọi người ta hoán cải. Hay như Đức Hồng Y Francis George, nguyên Tổng Giám Mục Chicago, từng nói: “Mọi người đều được chào đón trong Giáo Hội, nhưng theo điều kiện của Chúa Kitô chứ không theo điều kiện của chính họ”.
Không điều nào gây mơ hồ lẫn lộn về phương diện này bằng lời nhận định của Đức Phanxicô liên quan tới một linh mục có khuynh hướng đồng tính, “tôi là ai mà dám phê phán?” Người ta dám chắc: đến 95% những người nghe câu này đều nghĩ: theo Đức Phanxicô, hoạt động đồng tính thực sự không có tội. Không gì sai lạc hơn. Đức Giáo Hoàng chỉ trả lời một giả định liên quan tới một linh mục có khuynh hướng đồng tính đã sa ngã trong quá khứ và nay đang cố gắng sống phù hợp với luật luân lý, nói tóm lại, một kẻ tội lỗi nay biết nhìn lên gương mặt thương xót.
Lòng thương xót trong sứ điệp Kitô Giáo
Năm Thánh Thương Xót là dịp rất tốt để người Công Giáo suy niệm và thực hành một trong các ý niệm quan trọng nhất của Kitô Giáo. Và không nhắc nhở nào rõ rệt hơn là cử chỉ Đức Giáo Hoàng Phanxicô mở năm thánh tại Nhà Thờ Chính Tòa Bangui, Thủ Đô Cộng Hoà Trung Phi, một trong những nước nghèo nhất thế giới, ngoài ra còn là nạn nhân của nhiều tranh chấp sắc tộc và tôn giáo. Trong khi báo chí thế giới lưu ý đến nhiều khía cạnh tôn giáo và chính trị khác của chuyến đi, thì đây mới thực sự là cử chỉ có ý nghĩa nhất của nó.
Vì lòng thương xót vốn là một ý niệm xuyên suốt sứ điệp của Tin Mừng Kitô Giáo.
Đôi khi ý niệm này được miêu tả bằng những hạn từ có tính cá nhân, cho rằng ta có thể có mối liên hệ tốt với Thiên Chúa không dựa vào “công trạng” của ta hay dựa vào việc ta làm tốt được một điều gì đó, mà là dựa vào tình yêu Thiên Chúa. Đây là một tín lý quan trọng, một tín lý từng thay đổi rất nhiều cuộc đời.
Tuy nhiên, sứ điệp thương xót của Kitô Giáo có nghĩa rộng hơn thế. Tin Mừng Gioan 3:16 có lẽ là câu được biết nhiều nhất trong toàn bộ Thánh Kinh, “Vì Thiên Chúa quá yêu thế giới nên đã ban Con Một của Người để bất cứ ai tin vào Người sẽ không bị hủy diệt nhưng sẽ được sự sống đời đời” nhưng câu kế tiếp cũng không kém quan trọng: “Quả vậy, Thiên Chúa đã không sai Con của Người xuống thế giới để kết án thế giới, nhưng để thế giới nhờ Người Con mà được cứu vớt”.
Tín lý Kitô Giáo về việc creatio ex nihilo (dựng nên từ hư vô), vốn rút ra từ đầu Sách Sáng Thế, vốn dạy rằng Thiên Chúa dựng nên thế giới hoàn toàn vì lòng đại lượng, không phải vì Người mà vì các tạo vật của Người. Nói cách khác, toàn bộ hiện sinh ta, và mọi sự quanh ta, tự nó, là một hành vi thương xót. Lòng thương xót Kitô Giáo không phải, hay không phải chỉ, nói về một giao dịch có tính luật pháp qua đó Thiên Chúa quyết định tha thứ tội lỗi cho ta vì Người cảm thấy làm thế là điều tốt, nhưng là nói tới sự kiện: Thiên Chúa luôn hành động vì lòng đại lượng vượt quá bổn phận của Người đối với chúng ta.
Như thế, các Kitô hữu được mời gọi đáp lại lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lòng thương xót của họ, trở thành tác nhân của lòng thương xót Thiên Chúa trong đời họ và chung quanh họ. Trong Đạo Công Giáo, các trụ cột cầu nguyện và làm việc lành của đời sống Kitô hữu được lần lượt gọi là “các việc thương người về phần hồn” (thương linh hồn bẩy mối) và “các việc thương người về phần xác” (thương xác bẩy mối).
Trong thế giới ngoại giáo, nơi xuất hiện Kitô Giáo, đó là điều gây ngạc nhiên hơn hết nơi các Kitô hữu. Thế giới ngoại giáo không phải là thế giới phi luân lý, ngược lại là đáng khác, nhưng luân lý của họ nhấn mạnh tới công bằng, một thứ rất có thể ở thế căng thẳng đối với lòng thương xót: vì công bằng là lấy những gì người ta nợ mình, thương xót là lấy nhiều hơn điều người ta nợ mình, là gặp cơ may không phải vì mình đáng được, mà cả khi mình không đáng được.
Và tất cả chúng ta đều biết điều đó từ chính đời mình. Tất cả chúng ta đều đã tới một lúc nào đó ở trong đời khi điều ta trông đợi chỉ còn là lòng thương xót. Khi điều ta cần là một cơ may, dù ta không đáng được. Và nếu ta được cơ may ấy, nếu có ai đó siêu việt mà ban nó cho ta, thì đó có thể là tia sáng sẽ thay đổi đời ta.
Trong Đạo Công Giáo, lòng thương xót mặc một hình thức đặc biệt: bí tích xưng tội, một bí tích mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhiều lần nhấn mạnh. Các cuộc thăm dò chính trị thích phân chia người Công Giáo theo phương diện xã hội, hay theo khía cạnh ai đi lễ ai không, nhưng thiển nghĩ điều phân chia họ rõ ràng nhất phải là việc ai xưng tội ai không.
Và nếu bạn không đi xưng tội, cũng không ai trách bạn cả. Bởi đó là việc khó nhất ở trên đời, còn có gì khó bằng đối mặt với bất cứ điều gì mình làm sai và xin lòng thương xót? Nhưng đó lại chính là lý do tại sao sự giải khuây, sự tăng trưởng thiêng liêng, phát xuất từ việc xưng tội, lại mạnh mẽ đến thế. Nó nhằm để người ta cảm nghiệm giống như việc đóng đinh, nhưng kết thúc bằng một sự sống mới, khỏe khoắn, một cuộc sống lại.
Người ta thường thắc mắc về việc liệu có một “Hiệu Lực Phanxicô” hay không, liệu sự lôi cuốn về Giao Tế Nhân Sự tuyệt vời và những cử chỉ tượng trưng hết sức mạnh mẽ của Đức Phanxicô có đang hay sẽ gây một tác động đáng kể nào đó lên đức tin và lòng đạo của quảng đại quần chúng Công Giáo hay không. Thiển nghĩ tiêu chuẩn đúng đắn để đo Hiệu Lực Phanxicô là bao nhiêu người Công Giáo bắt đầu đi xưng tội trở lại. Điều này, chứ không phải bạn có đồng ý với Giáo Hội về điều này hay điều nọ, hoặc bạn có làm thiện nguyện, hay có đi lễ hay không, mới là dấu hiệu chủ yếu của sức khỏe thiêng liêng.
Nói chung, phần lớn đánh giá cao tính mới mẻ trong phương thức tiếp cận của Đức Phanxicô và cách khéo léo của ngài trong việc thổi sinh khí mới vào Giáo Hội. Tuy nhiên, Đức Cha Barron không nghĩ Đức Phanxicô đại biểu cho một cuộc cách mạng hoặc ngài quay lưng lại các vị tiền nhiệm của ngài. Vì quả khó mà cho rằng ngài chỉ là thứ nùi bông thoa phấn mềm lòng, dửng dưng đối với tội lỗi.
Theo Đức Cha Barron, lý do khiến nhiều người nghĩ ngài là người mềm lòng chẳng qua do họ giải thích sai về việc ngài nhấn mạnh tới lòng thương xót. Thực ra, nói rằng thuộc tính chủ yếu của Thiên Chúa là lòng thương xót thì không hẳn đúng. Đúng hơn, phải nói rằng thuộc tính chủ yếu của Thiên Chúa là tình yêu, vì tình yêu mới là điều hiện hành giữa Ba Ngôi Thiên Chúa từ thuở đời đời. Lòng thương xót là điều trông giống như tình yêu khi tình yêu này hướng về phía người tội lỗi. Do đó, nói rằng lòng thương xót thuộc chính bản tính Thiên Chúa là hàm ý muốn nói: tội lỗi hiện hữu nơi Thiên Chúa, một điều hoàn toàn phi lý.
Điều trên rất quan trọng, vì một số người coi sứ điệp thương xót gần như là lời bác bỏ thực tại tội lỗi, như thể tội lỗi không còn nữa. Thực ra, ngược lại mới đúng. Nói đến thương xót là ý thức thâm hậu được tội và sức tàn phá khủng khiếp của nó. Hay nói theo một trong các ẩn dụ ưa thích của Đức Phanxicô, thì đây là việc ý thức mình bị thương nặng đến nỗi đòi được chữa trị, không phải qua loa, mà một cách khẩn cấp và đầy chăm chú tại một bệnh viện kế cận chiến trường. Ta hãy nhớ: trong một cuộc phỏng vấn thời danh cách nay hai năm, khi được hỏi, Đức Phanxicô đã tự mô tả mình là người tội lỗi. Rồi ngài nói thêm: “người tọi lỗi được Chúa đoái nhìn bằng nét mặt thương xót”. Điều ấy làm cho mối liên hệ đúng đắn trở lại. Ta cũng nên nhớ rằng cậu thiếu niên Jorge Mario Bergoglio đạt được mối liên hệ sâu sắc, có tính đổi đời, với Chúa Kitô chính là nhờ tòa giải tội. Như nhiều người nhấn mạnh, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về ma quỉ nhiều hơn bất cứ vị tiền nhiệm nào của ngài, và ngài không giản lược quyền lực tối tăm vào một trừu tượng hóa mơ hồ hay một biểu tượng vô hại. Ngài hiểu Satan là nhân vật có thực và rất nguy hiểm.
Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói tới những người ở bên lề, ngài quả nói tới những con người thực sự đang bất lợi về kinh tế và chính trị, nhưng ngài cũng không quên nói tới những con người bị cắt đứt khỏi sự sống Thiên Chúa, trở nên nghèo về tâm linh. Và ngài vươn tay ra với những người ở bên lề về vật chất để đem họ vào trung tâm thế nào, ngài cũng vươn tay ra với những ai đang ở bên lề hiện sinh để đem họ tới một nơi tốt đẹp hơn như thế. Khi nói tới lòng thương xót và việc bao gồm mọi người, ngài nhất định không nói rằng “tôi không sao, bạn không sao”. Ngài kêu gọi người ta hoán cải. Hay như Đức Hồng Y Francis George, nguyên Tổng Giám Mục Chicago, từng nói: “Mọi người đều được chào đón trong Giáo Hội, nhưng theo điều kiện của Chúa Kitô chứ không theo điều kiện của chính họ”.
Không điều nào gây mơ hồ lẫn lộn về phương diện này bằng lời nhận định của Đức Phanxicô liên quan tới một linh mục có khuynh hướng đồng tính, “tôi là ai mà dám phê phán?” Người ta dám chắc: đến 95% những người nghe câu này đều nghĩ: theo Đức Phanxicô, hoạt động đồng tính thực sự không có tội. Không gì sai lạc hơn. Đức Giáo Hoàng chỉ trả lời một giả định liên quan tới một linh mục có khuynh hướng đồng tính đã sa ngã trong quá khứ và nay đang cố gắng sống phù hợp với luật luân lý, nói tóm lại, một kẻ tội lỗi nay biết nhìn lên gương mặt thương xót.
Lòng thương xót trong sứ điệp Kitô Giáo
Năm Thánh Thương Xót là dịp rất tốt để người Công Giáo suy niệm và thực hành một trong các ý niệm quan trọng nhất của Kitô Giáo. Và không nhắc nhở nào rõ rệt hơn là cử chỉ Đức Giáo Hoàng Phanxicô mở năm thánh tại Nhà Thờ Chính Tòa Bangui, Thủ Đô Cộng Hoà Trung Phi, một trong những nước nghèo nhất thế giới, ngoài ra còn là nạn nhân của nhiều tranh chấp sắc tộc và tôn giáo. Trong khi báo chí thế giới lưu ý đến nhiều khía cạnh tôn giáo và chính trị khác của chuyến đi, thì đây mới thực sự là cử chỉ có ý nghĩa nhất của nó.
Vì lòng thương xót vốn là một ý niệm xuyên suốt sứ điệp của Tin Mừng Kitô Giáo.
Đôi khi ý niệm này được miêu tả bằng những hạn từ có tính cá nhân, cho rằng ta có thể có mối liên hệ tốt với Thiên Chúa không dựa vào “công trạng” của ta hay dựa vào việc ta làm tốt được một điều gì đó, mà là dựa vào tình yêu Thiên Chúa. Đây là một tín lý quan trọng, một tín lý từng thay đổi rất nhiều cuộc đời.
Tuy nhiên, sứ điệp thương xót của Kitô Giáo có nghĩa rộng hơn thế. Tin Mừng Gioan 3:16 có lẽ là câu được biết nhiều nhất trong toàn bộ Thánh Kinh, “Vì Thiên Chúa quá yêu thế giới nên đã ban Con Một của Người để bất cứ ai tin vào Người sẽ không bị hủy diệt nhưng sẽ được sự sống đời đời” nhưng câu kế tiếp cũng không kém quan trọng: “Quả vậy, Thiên Chúa đã không sai Con của Người xuống thế giới để kết án thế giới, nhưng để thế giới nhờ Người Con mà được cứu vớt”.
Tín lý Kitô Giáo về việc creatio ex nihilo (dựng nên từ hư vô), vốn rút ra từ đầu Sách Sáng Thế, vốn dạy rằng Thiên Chúa dựng nên thế giới hoàn toàn vì lòng đại lượng, không phải vì Người mà vì các tạo vật của Người. Nói cách khác, toàn bộ hiện sinh ta, và mọi sự quanh ta, tự nó, là một hành vi thương xót. Lòng thương xót Kitô Giáo không phải, hay không phải chỉ, nói về một giao dịch có tính luật pháp qua đó Thiên Chúa quyết định tha thứ tội lỗi cho ta vì Người cảm thấy làm thế là điều tốt, nhưng là nói tới sự kiện: Thiên Chúa luôn hành động vì lòng đại lượng vượt quá bổn phận của Người đối với chúng ta.
Như thế, các Kitô hữu được mời gọi đáp lại lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lòng thương xót của họ, trở thành tác nhân của lòng thương xót Thiên Chúa trong đời họ và chung quanh họ. Trong Đạo Công Giáo, các trụ cột cầu nguyện và làm việc lành của đời sống Kitô hữu được lần lượt gọi là “các việc thương người về phần hồn” (thương linh hồn bẩy mối) và “các việc thương người về phần xác” (thương xác bẩy mối).
Trong thế giới ngoại giáo, nơi xuất hiện Kitô Giáo, đó là điều gây ngạc nhiên hơn hết nơi các Kitô hữu. Thế giới ngoại giáo không phải là thế giới phi luân lý, ngược lại là đáng khác, nhưng luân lý của họ nhấn mạnh tới công bằng, một thứ rất có thể ở thế căng thẳng đối với lòng thương xót: vì công bằng là lấy những gì người ta nợ mình, thương xót là lấy nhiều hơn điều người ta nợ mình, là gặp cơ may không phải vì mình đáng được, mà cả khi mình không đáng được.
Và tất cả chúng ta đều biết điều đó từ chính đời mình. Tất cả chúng ta đều đã tới một lúc nào đó ở trong đời khi điều ta trông đợi chỉ còn là lòng thương xót. Khi điều ta cần là một cơ may, dù ta không đáng được. Và nếu ta được cơ may ấy, nếu có ai đó siêu việt mà ban nó cho ta, thì đó có thể là tia sáng sẽ thay đổi đời ta.
Trong Đạo Công Giáo, lòng thương xót mặc một hình thức đặc biệt: bí tích xưng tội, một bí tích mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhiều lần nhấn mạnh. Các cuộc thăm dò chính trị thích phân chia người Công Giáo theo phương diện xã hội, hay theo khía cạnh ai đi lễ ai không, nhưng thiển nghĩ điều phân chia họ rõ ràng nhất phải là việc ai xưng tội ai không.
Và nếu bạn không đi xưng tội, cũng không ai trách bạn cả. Bởi đó là việc khó nhất ở trên đời, còn có gì khó bằng đối mặt với bất cứ điều gì mình làm sai và xin lòng thương xót? Nhưng đó lại chính là lý do tại sao sự giải khuây, sự tăng trưởng thiêng liêng, phát xuất từ việc xưng tội, lại mạnh mẽ đến thế. Nó nhằm để người ta cảm nghiệm giống như việc đóng đinh, nhưng kết thúc bằng một sự sống mới, khỏe khoắn, một cuộc sống lại.
Người ta thường thắc mắc về việc liệu có một “Hiệu Lực Phanxicô” hay không, liệu sự lôi cuốn về Giao Tế Nhân Sự tuyệt vời và những cử chỉ tượng trưng hết sức mạnh mẽ của Đức Phanxicô có đang hay sẽ gây một tác động đáng kể nào đó lên đức tin và lòng đạo của quảng đại quần chúng Công Giáo hay không. Thiển nghĩ tiêu chuẩn đúng đắn để đo Hiệu Lực Phanxicô là bao nhiêu người Công Giáo bắt đầu đi xưng tội trở lại. Điều này, chứ không phải bạn có đồng ý với Giáo Hội về điều này hay điều nọ, hoặc bạn có làm thiện nguyện, hay có đi lễ hay không, mới là dấu hiệu chủ yếu của sức khỏe thiêng liêng.
Vatican trình bày những sự kiện then chốt của Năm Thánh
Phạm Đình Ngọc, S.J.
21:39 04/12/2015
Vatican trình bày những sự kiện then chốt của Năm Thánh
Trưởng ban tổ chức Năm Thánh trình bày lịch trình của Năm Thánh, và trao tặng giấy chứng nhận cho từng người khi đi qua Cửa Thánh của Vương cung Thánh đường Phêrô. Để làm được điều này, tất cả người tham gia phải đăng ký trên trang Website Năm Thánh chính thức.
Năm Thánh sẽ bắt đầu vào ngày 08 tháng 12 và kéo dài đến ngày 20 tháng 11 năm 2016. Trong những tháng sắp tới, Đức Giáo Hoàng sẽ tổ chức các cuộc gặp gỡ đặc biệt với khách hành hương vào mỗi cuối tuần và sẽ gặp các tổ chức từ thiện vào một ngày thứ sáu trong tháng. Làm điều này với mục đích là để chuyển tải thông điệp sau đây:
Tổng Giám mục Rino Fisichella, trưởng ban tổ chức năm thánh nói: “Để đưa đến một cuộc hoán cải thiêng liêng vốn có thể đặt làm trung tâm của đời sống chúng ta và cũng là bản chất của Tin Mừng, đó là lòng thương xót; và do đó hãy trở nên những khí cụ của lòng thương xót.”
Vatican nói rằng các biện pháp an ninh đã sẵn sàng tại địa điểm mà khách hành hương đến Rome để chuyến hành hương của họ được hoàn tất trong an toàn và thảnh thơi.
Tổng Giám mục Rino Fisichella nói tiếp: “Chúng tôi có mọi lý do để tin rằng những khách hành hương đến Rome sẽ được an toàn. Nhưng rõ ràng là chúng ta vẫn phải tiếp tục đề phòng, giống như mọi nơi khác trên thế giới.”
Năm Thánh sẽ bắt đầu vào thứ Ba (8-12) với việc mở Cửa Thánh của vương cung thánh đường Phêrô. Để ghi nhớ biến cố này, hình ảnh từ khắp nơi trên thế giới sẽ được trình chiếu lên mặt tiền của Vương cung Thánh đường này trong suốt buổi tối.
(Romereports, 5-12-2015)
Chuyển ngữ: Phạm Đình Ngọc, S.J.
Năm Thánh sẽ bắt đầu vào ngày 08 tháng 12 và kéo dài đến ngày 20 tháng 11 năm 2016. Trong những tháng sắp tới, Đức Giáo Hoàng sẽ tổ chức các cuộc gặp gỡ đặc biệt với khách hành hương vào mỗi cuối tuần và sẽ gặp các tổ chức từ thiện vào một ngày thứ sáu trong tháng. Làm điều này với mục đích là để chuyển tải thông điệp sau đây:
Tổng Giám mục Rino Fisichella, trưởng ban tổ chức năm thánh nói: “Để đưa đến một cuộc hoán cải thiêng liêng vốn có thể đặt làm trung tâm của đời sống chúng ta và cũng là bản chất của Tin Mừng, đó là lòng thương xót; và do đó hãy trở nên những khí cụ của lòng thương xót.”
Vatican nói rằng các biện pháp an ninh đã sẵn sàng tại địa điểm mà khách hành hương đến Rome để chuyến hành hương của họ được hoàn tất trong an toàn và thảnh thơi.
Tổng Giám mục Rino Fisichella nói tiếp: “Chúng tôi có mọi lý do để tin rằng những khách hành hương đến Rome sẽ được an toàn. Nhưng rõ ràng là chúng ta vẫn phải tiếp tục đề phòng, giống như mọi nơi khác trên thế giới.”
Năm Thánh sẽ bắt đầu vào thứ Ba (8-12) với việc mở Cửa Thánh của vương cung thánh đường Phêrô. Để ghi nhớ biến cố này, hình ảnh từ khắp nơi trên thế giới sẽ được trình chiếu lên mặt tiền của Vương cung Thánh đường này trong suốt buổi tối.
(Romereports, 5-12-2015)
Chuyển ngữ: Phạm Đình Ngọc, S.J.
Top Stories
Corée du Nord: Cinq évêques sud-coréens en visite en Corée du Nord
Eglises d'Asie
09:14 04/12/2015
04/12/2015 -Mardi 1er décembre, cinq évêques catholiques sud-coréens se sont envolés pour Pyongyang, avec une délégation de dix-sept personnes. L’objet annoncé du voyage de cette délégation, placé sous l’égide du « Comité spécial des évêques pour la réconciliation coréenne », est d’évoquer les réparations à entreprendre sur la
cathédrale de Changchung, à Pyongyang, l’unique lieu de culte catholique du pays, et de développer, autant que faire se peut, les relations entre les catholiques de Corée du Nord et ceux de Corée du Sud. Parmi eux, l’archevêque de Gwangju et les évêques de Daegu, Uijeongbu, Chuncheon ainsi qu’un représentant de l’abbaye de Waegan.
« J’espère qu’à l’avenir, davantage de prêtres sud-coréens pourront se rendre en Corée du Nord et y célébrer la messe », a déclaré Mgr Kim Hee-jong, archevêque de Gwangju, à l’agence NKnews, le 1er décembre. « Il y a beaucoup d’interrogations au sujet des catholiques nord-coréens. Ceux que nous rencontrons sont-ils de véritables catholiques ? J’espère que cette rencontre va nous permettre d’accepter sans réserve leur manière de pratiquer leur foi et nous permettre de développer des relations entre les deux Eglises », a ajouté l’archevêque de Gwanju.
Pour le P. Lee Young-seok, porte-parole de la Conférence des évêques catholiques de Corée du Sud, bien que ce ne soit pas la première fois que des évêques sud-coréens se rendent en Corée du Nord, c’est la première fois que « cinq évêques sont invités personnellement par Kang Ji-young, le président de l’Association catholique de Corée (organe officiel du régime nord-coréen). Jusqu’à récemment, les seules relations que nous avions avec la Corée du Nord passaient par le biais de programmes humanitaires », a-t-il précisé.
Autre élément discret mais peut-être significatif: deux administrateurs apostoliques de territoires ecclésiastiques situés en Corée du Nord font partie de la délégation des évêques invités à Pyongyang: Mgr John Chang Yik, évêque de Chuncheon (1) et administrateur apostolique de Hamhung, ainsi que le père abbé Simon Peter Ri Hyeong-u, de l’abbaye bénédictine de Waegan, administrateur apostolique du territoire de l’abbaye de Tokwon.
Assiste-ton aux prémices d’une amélioration des relations entre les deux Eglises de Corée, ou simplement à une rencontre de plus, organisée de toute pièce par le régime nord-coréen dans le but de démentir l’absence de liberté religieuse ? Difficile pour l’heure de se prononcer… Pourtant, force est de constater que les rencontres entre les deux pays se sont intensifiées ces derniers mois, après une période de statu quo.
Le 25 août dernier, des responsables de haut niveau des deux Corée étaient tombés « d’accord pour que Séoul et Pyongyang entretiennent des relations à court terme, afin d’améliorer les liens nord-sud, et établissent des négociations et un dialogue à multiple-facettes », pouvait-on lire dans le document officiel de cette rencontre. Le 26 novembre dernier, les autorités des deux Corées se sont de nouveau rencontrées, à Panmunjom (2). Les deux délégations devaient, entre autres, évoquer de possibles entretiens à haut niveau qui pourraient relancer une coopération économique et humanitaire avec le Nord. Selon le JoongAng Daily, c’est lors de cette réunion qu’a été confirmée la rencontre du 11 décembre prochain entre de hauts dirigeants nord- et sud-coréens, une première depuis huit ans, les deux derniers sommets bilatéraux remontant à 2000 et à 2007.
Néanmoins, pour Cheong Seong-chang, chercheur au Sejong Institute de Séoul, le fait que la prochaine rencontre rassemble des vice-ministres des deux pays, et non pas les ministres eux-mêmes, prouve « un manque réel de volonté de la part des deux pays à franchir une étape décisive dans le processus de négociation. Il existe un fossé énorme entre les capacités d’actions d’un ministre du gouvernement et celles d’un simple vice-ministre », analyse-t-il. (eda/nfb)
(1) Le territoire du diocèse de Chuncheon, ville située en Corée du Sud, à 80 km au nord-est de Séoul, couvre la province de Gangwon-Nord (en Corée du Nord) ainsi que deux districts de la province de Gyeonggi et une partie de la province de Gangwon (en Corée du Sud).
(Source: Eglises d'Asie, le 4 décembre 2015)
« J’espère qu’à l’avenir, davantage de prêtres sud-coréens pourront se rendre en Corée du Nord et y célébrer la messe », a déclaré Mgr Kim Hee-jong, archevêque de Gwangju, à l’agence NKnews, le 1er décembre. « Il y a beaucoup d’interrogations au sujet des catholiques nord-coréens. Ceux que nous rencontrons sont-ils de véritables catholiques ? J’espère que cette rencontre va nous permettre d’accepter sans réserve leur manière de pratiquer leur foi et nous permettre de développer des relations entre les deux Eglises », a ajouté l’archevêque de Gwanju.
Pour le P. Lee Young-seok, porte-parole de la Conférence des évêques catholiques de Corée du Sud, bien que ce ne soit pas la première fois que des évêques sud-coréens se rendent en Corée du Nord, c’est la première fois que « cinq évêques sont invités personnellement par Kang Ji-young, le président de l’Association catholique de Corée (organe officiel du régime nord-coréen). Jusqu’à récemment, les seules relations que nous avions avec la Corée du Nord passaient par le biais de programmes humanitaires », a-t-il précisé.
Autre élément discret mais peut-être significatif: deux administrateurs apostoliques de territoires ecclésiastiques situés en Corée du Nord font partie de la délégation des évêques invités à Pyongyang: Mgr John Chang Yik, évêque de Chuncheon (1) et administrateur apostolique de Hamhung, ainsi que le père abbé Simon Peter Ri Hyeong-u, de l’abbaye bénédictine de Waegan, administrateur apostolique du territoire de l’abbaye de Tokwon.
Assiste-ton aux prémices d’une amélioration des relations entre les deux Eglises de Corée, ou simplement à une rencontre de plus, organisée de toute pièce par le régime nord-coréen dans le but de démentir l’absence de liberté religieuse ? Difficile pour l’heure de se prononcer… Pourtant, force est de constater que les rencontres entre les deux pays se sont intensifiées ces derniers mois, après une période de statu quo.
Le 25 août dernier, des responsables de haut niveau des deux Corée étaient tombés « d’accord pour que Séoul et Pyongyang entretiennent des relations à court terme, afin d’améliorer les liens nord-sud, et établissent des négociations et un dialogue à multiple-facettes », pouvait-on lire dans le document officiel de cette rencontre. Le 26 novembre dernier, les autorités des deux Corées se sont de nouveau rencontrées, à Panmunjom (2). Les deux délégations devaient, entre autres, évoquer de possibles entretiens à haut niveau qui pourraient relancer une coopération économique et humanitaire avec le Nord. Selon le JoongAng Daily, c’est lors de cette réunion qu’a été confirmée la rencontre du 11 décembre prochain entre de hauts dirigeants nord- et sud-coréens, une première depuis huit ans, les deux derniers sommets bilatéraux remontant à 2000 et à 2007.
Néanmoins, pour Cheong Seong-chang, chercheur au Sejong Institute de Séoul, le fait que la prochaine rencontre rassemble des vice-ministres des deux pays, et non pas les ministres eux-mêmes, prouve « un manque réel de volonté de la part des deux pays à franchir une étape décisive dans le processus de négociation. Il existe un fossé énorme entre les capacités d’actions d’un ministre du gouvernement et celles d’un simple vice-ministre », analyse-t-il. (eda/nfb)
(1) Le territoire du diocèse de Chuncheon, ville située en Corée du Sud, à 80 km au nord-est de Séoul, couvre la province de Gangwon-Nord (en Corée du Nord) ainsi que deux districts de la province de Gyeonggi et une partie de la province de Gangwon (en Corée du Sud).
(Source: Eglises d'Asie, le 4 décembre 2015)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Trao Khăn Trợ Uý Tại Giáo xứ Thuận Nghĩa
Jos. Đức Tiến
18:38 04/12/2015
Lễ Trao Khăn Trợ Uý Tại Giáo xứ Thuận Nghĩa
Trợ Uý là các tu sĩ nam nữ cộng tác với Cha Tuyên Uý về việc huấn luyện tinh thần đạo đức cho Huynh Trưởng và Đoàn sinh trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Phê-rô Vũ Đăng Khoa – Gx.Thuận Nghĩa tiếp tục đón nhận niềm vui khi có thêm 12 Trợ Uý cùng 5 Huynh Trưởng.
Xem Hình
Sau khi ra mắt Xứ Đoàn với đội ngũ các ngành đoàn sinh hùng hậu, các Huynh trưởng cùng các Trợ tá hăng say nhiệt tình trong sứ vụ thì Cha Tuyên uý Antôn Nguyễn Văn Đính đã ấp ủ hy vọng có một đội ngũ Trợ Uý cộng tác với mình trong việc linh hướng, cố vấn, huấn luyện tinh thần đạo đức, nâng đỡ và khuyến khích các sinh hoạt trong Xứ Đoàn. Vì vậy, bắt đầu từ ngày 01/11/2015 Ngài đã mở khoá huấn luyện giúp các nữ tu thuộc hai sở dòng Mến Thánh Giá và Thừa Sai Bác Ái tại Thuận Nghĩa học hỏi về các kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn của phong trào.
Ngày 01/12/2015, Sa mạc với chủ để “Lên Đường” đã được diễn ra trong sự dấn thân với lòng yêu mến của quý Sr. đối với lý tưởng của phong trào là chính Chúa Giê-su Thánh Thể. Các kiến thức của phong trào được Cha Tuyên Uý Antôn đúc kết và hướng dẫn qua bài khoá: “Các đức tính và phương thế làm việc của người lãnh đạo trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể”. Các kỹ năng chuyên môn được quý chị thực hiện thuần thục qua các trò chơi thi đua, hành trình giải mật thư, ... Kết thúc ngày sa mạc đầy tâm tình và ý nghĩa qua giờ lửa thiêng.
Vào lúc 19h00 ngày 03/12/2015, nghi thức trao khăn cho 12 Trợ Uý và tuyên hứa cho 5 huynh trưởng được diễn ra long trọng trong thánh lễ mừng kính thánh Phanxicô Xaviê. Trong thánh lễ, gương truyền giáo của thánh Phanxicô được Cha Antôn làm sáng tỏ, giúp mọi người và đặc biệt là quý Trợ Uý và quý Huynh Trưởng đón nhận nhiệm vụ mới trong hành trình truyền giáo của mình. Sau bài giảng, nghi thức trao khăn cho 12 Trợ uý và tuyên hứa cho 5 Huynh trưởng được diễn ra long trọng và sốt sắng trước các Đoàn sinh và cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ.
Như vậy, trên con đường của quý nữ tu đang đi, giờ đây Chúa Giê-su Thánh Thể tiếp tục cách kỳ diệu trong mầu nhiệm Nhập Thể và Phục Sinh của đời quý chị qua việc hướng dẫn giới trẻ trong sứ mệnh: “Để trẻ nhỏ đến cùng Chúa và để Chúa trở nên niềm vui của tuổi thanh xuân”. Nguyện xin Chúa tiếp tục ban sức mạnh, lòng yêu mến và sự can đảm dấn thân trên con đường lý tưởng mà quý chị đang đi, và đặc biệt trên con đường mới với vai trò Trợ uý và Huynh trưởng trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Xứ Đoàn Phêrô Vũ Đăng Khoa Thuận Nghĩa hiện có 12 Trợ uý, 16 Trợ tá, 130 Huynh trưởng, 180 Dự trưởng và gần 2000 Đoàn sinh, dưới sự hướng dân của Cha Tuyên uý Antôn Nguyễn Văn Đính.
Jos. Đức Tiến
Trợ Uý là các tu sĩ nam nữ cộng tác với Cha Tuyên Uý về việc huấn luyện tinh thần đạo đức cho Huynh Trưởng và Đoàn sinh trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Phê-rô Vũ Đăng Khoa – Gx.Thuận Nghĩa tiếp tục đón nhận niềm vui khi có thêm 12 Trợ Uý cùng 5 Huynh Trưởng.
Xem Hình
Sau khi ra mắt Xứ Đoàn với đội ngũ các ngành đoàn sinh hùng hậu, các Huynh trưởng cùng các Trợ tá hăng say nhiệt tình trong sứ vụ thì Cha Tuyên uý Antôn Nguyễn Văn Đính đã ấp ủ hy vọng có một đội ngũ Trợ Uý cộng tác với mình trong việc linh hướng, cố vấn, huấn luyện tinh thần đạo đức, nâng đỡ và khuyến khích các sinh hoạt trong Xứ Đoàn. Vì vậy, bắt đầu từ ngày 01/11/2015 Ngài đã mở khoá huấn luyện giúp các nữ tu thuộc hai sở dòng Mến Thánh Giá và Thừa Sai Bác Ái tại Thuận Nghĩa học hỏi về các kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn của phong trào.
Ngày 01/12/2015, Sa mạc với chủ để “Lên Đường” đã được diễn ra trong sự dấn thân với lòng yêu mến của quý Sr. đối với lý tưởng của phong trào là chính Chúa Giê-su Thánh Thể. Các kiến thức của phong trào được Cha Tuyên Uý Antôn đúc kết và hướng dẫn qua bài khoá: “Các đức tính và phương thế làm việc của người lãnh đạo trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể”. Các kỹ năng chuyên môn được quý chị thực hiện thuần thục qua các trò chơi thi đua, hành trình giải mật thư, ... Kết thúc ngày sa mạc đầy tâm tình và ý nghĩa qua giờ lửa thiêng.
Vào lúc 19h00 ngày 03/12/2015, nghi thức trao khăn cho 12 Trợ Uý và tuyên hứa cho 5 huynh trưởng được diễn ra long trọng trong thánh lễ mừng kính thánh Phanxicô Xaviê. Trong thánh lễ, gương truyền giáo của thánh Phanxicô được Cha Antôn làm sáng tỏ, giúp mọi người và đặc biệt là quý Trợ Uý và quý Huynh Trưởng đón nhận nhiệm vụ mới trong hành trình truyền giáo của mình. Sau bài giảng, nghi thức trao khăn cho 12 Trợ uý và tuyên hứa cho 5 Huynh trưởng được diễn ra long trọng và sốt sắng trước các Đoàn sinh và cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ.
Như vậy, trên con đường của quý nữ tu đang đi, giờ đây Chúa Giê-su Thánh Thể tiếp tục cách kỳ diệu trong mầu nhiệm Nhập Thể và Phục Sinh của đời quý chị qua việc hướng dẫn giới trẻ trong sứ mệnh: “Để trẻ nhỏ đến cùng Chúa và để Chúa trở nên niềm vui của tuổi thanh xuân”. Nguyện xin Chúa tiếp tục ban sức mạnh, lòng yêu mến và sự can đảm dấn thân trên con đường lý tưởng mà quý chị đang đi, và đặc biệt trên con đường mới với vai trò Trợ uý và Huynh trưởng trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Xứ Đoàn Phêrô Vũ Đăng Khoa Thuận Nghĩa hiện có 12 Trợ uý, 16 Trợ tá, 130 Huynh trưởng, 180 Dự trưởng và gần 2000 Đoàn sinh, dưới sự hướng dân của Cha Tuyên uý Antôn Nguyễn Văn Đính.
Jos. Đức Tiến
Niềm vui tham quan và học hỏi của đại diện các trường mầm non Công giáo.
Ban Giáo Dục Mầm Non
18:41 04/12/2015
CHIA SẺ CẢM NHẬN NIỀM VUI THAM QUAN VÀ HỌC HỎI CỦA ĐẠI DIỆN CÁC TRƯỜNG MẦM NON Công Giáo.
Tham quan học hỏi luôn là niềm vui của tất cả nữ tu, đặc biệt là các nữ tu đang làm việc trong ngành Giáo dục Mầm non. Với bầu khí vui mừng và khấn khởi của ngày 14.11.2015 vừa qua, có 233 nữ tu đại diện cho 38 Hội Dòng háo hức đến tham dự chuyên đề tại:
- Địa điểm: Trường Mầm Non Đức Tuấn; Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm.
- Địa chỉ: Số 467 (số cũ 127 A) đường Lê Đức Thọ. Phường 16, Quận Gò Vấp.
- Thời gian: Từ 7giờ 30’ đến 15 giờ 30’, ngày Thứ Bảy 14 - 11 -2015.
Buổi sáng, các Hội Dòng được Quý Soeurs Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm đón tiếp ân cần, được tập thể Giáo viên trường Mẫu giáo Đức Tuấn hướng dẫn tham quan rất tận tình. Khi vừa bước chân vào nhà trường, mọi người nhìn quang cảnh tưng bừng màu sắc vui tươi và nhộn nhịp mà cứ tưởng mình như đi trẩy hội.
Sau khi tham quan trường lớp xong, Bác sĩ Phạm Thị Nhuận; Giảng viên trường Cao Đẳng Trung Ương III; Tp. Hồ Chí Minh. Chia sẻ với Quý Soeurs 3 đề tài: “Chế độ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non”, “xây dựng thực đơn” và “An toàn thực phẩm”. Nhằm giúp Quý Soeurs có những phương pháp để xây dựng tốt thực đơn đủ chất dinh dưỡng và an toàn cho các bé trong lứa tuổi mầm non.
Buồi chiều Quý Soeurs tiếp tục được nghe chia sẻ đề tài: “Bệnh học” để giúp Quý Soeurs cập nhật thêm những kiến thức mới, hầu giúp cho việc giáo dục và chăm sóc các cháu mỗi ngày một tốt hơn.
Buổi tham quan học hỏi đã diễn ra trong bầu khí rất vui tươi và sôi nổi. Có sự trao đổi, đối thoại giữa bác sĩ hướng dẫn và Quý Soeurs, giúp Quý Soeurs nắm vững những kiến thức về dinh dưỡng và xây dựng thực đơn an toàn thực phẩm cho trẻ. Buổi tham quan học hỏi đã đem lại nhiều điều bổ ích, giúp Quý Soeurs có thêm kiến thức và kinh nghiệm để làm việc trong ngành Giáo dục Mầm non và chăm sóc các bé đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài việc bồi dưỡng thêm kiến thức về trí thức, Quý Soeurs cũng được bồi dưỡng rất đặc biệt về thể chất qua bữa buffer Ngọt lúc 9 giờ và bữa ăn phụ lúc 15 giờ với rất nhiều món ăn nhẹ và lạ. Quý Sơ Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm còn lo cho tất cả Quý Sơ thưởng thức các món ăn đặc sản của xứ Huế tại bữa ăn trưa rất ấn tượng.
Trải qua một ngày tham quan và học tập rất tích cực, Bác sĩ Nhuận cảm phục tinh thần phục vụ của Quý Soeurs mang tính chuyên nghiệp và có trách nhiệm cao.
Cuối ngày, chị đai diện lớp thay mặt cho 38 Hội Dòng bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn đối với bác sĩ hướng dẫn đề tài, qua những lời cảm ơn rất chân tình và xúc động.
Buổi tham quan học hỏi đã kết thúc trong bầu khí rất thân thương và lưu luyến với tình thân ái giữa các Hội Dòng. Cùng nhau học hỏi, chia sẻ để giúp nhau làm tốt công việc trong ngành Giáo dục trẻ Mầm non.
Ban Giáo Dục Mầm Non thuộc Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo
Tham quan học hỏi luôn là niềm vui của tất cả nữ tu, đặc biệt là các nữ tu đang làm việc trong ngành Giáo dục Mầm non. Với bầu khí vui mừng và khấn khởi của ngày 14.11.2015 vừa qua, có 233 nữ tu đại diện cho 38 Hội Dòng háo hức đến tham dự chuyên đề tại:
- Địa điểm: Trường Mầm Non Đức Tuấn; Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm.
- Địa chỉ: Số 467 (số cũ 127 A) đường Lê Đức Thọ. Phường 16, Quận Gò Vấp.
- Thời gian: Từ 7giờ 30’ đến 15 giờ 30’, ngày Thứ Bảy 14 - 11 -2015.
Buổi sáng, các Hội Dòng được Quý Soeurs Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm đón tiếp ân cần, được tập thể Giáo viên trường Mẫu giáo Đức Tuấn hướng dẫn tham quan rất tận tình. Khi vừa bước chân vào nhà trường, mọi người nhìn quang cảnh tưng bừng màu sắc vui tươi và nhộn nhịp mà cứ tưởng mình như đi trẩy hội.
Sau khi tham quan trường lớp xong, Bác sĩ Phạm Thị Nhuận; Giảng viên trường Cao Đẳng Trung Ương III; Tp. Hồ Chí Minh. Chia sẻ với Quý Soeurs 3 đề tài: “Chế độ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non”, “xây dựng thực đơn” và “An toàn thực phẩm”. Nhằm giúp Quý Soeurs có những phương pháp để xây dựng tốt thực đơn đủ chất dinh dưỡng và an toàn cho các bé trong lứa tuổi mầm non.
Buồi chiều Quý Soeurs tiếp tục được nghe chia sẻ đề tài: “Bệnh học” để giúp Quý Soeurs cập nhật thêm những kiến thức mới, hầu giúp cho việc giáo dục và chăm sóc các cháu mỗi ngày một tốt hơn.
Buổi tham quan học hỏi đã diễn ra trong bầu khí rất vui tươi và sôi nổi. Có sự trao đổi, đối thoại giữa bác sĩ hướng dẫn và Quý Soeurs, giúp Quý Soeurs nắm vững những kiến thức về dinh dưỡng và xây dựng thực đơn an toàn thực phẩm cho trẻ. Buổi tham quan học hỏi đã đem lại nhiều điều bổ ích, giúp Quý Soeurs có thêm kiến thức và kinh nghiệm để làm việc trong ngành Giáo dục Mầm non và chăm sóc các bé đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài việc bồi dưỡng thêm kiến thức về trí thức, Quý Soeurs cũng được bồi dưỡng rất đặc biệt về thể chất qua bữa buffer Ngọt lúc 9 giờ và bữa ăn phụ lúc 15 giờ với rất nhiều món ăn nhẹ và lạ. Quý Sơ Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm còn lo cho tất cả Quý Sơ thưởng thức các món ăn đặc sản của xứ Huế tại bữa ăn trưa rất ấn tượng.
Trải qua một ngày tham quan và học tập rất tích cực, Bác sĩ Nhuận cảm phục tinh thần phục vụ của Quý Soeurs mang tính chuyên nghiệp và có trách nhiệm cao.
Cuối ngày, chị đai diện lớp thay mặt cho 38 Hội Dòng bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn đối với bác sĩ hướng dẫn đề tài, qua những lời cảm ơn rất chân tình và xúc động.
Buổi tham quan học hỏi đã kết thúc trong bầu khí rất thân thương và lưu luyến với tình thân ái giữa các Hội Dòng. Cùng nhau học hỏi, chia sẻ để giúp nhau làm tốt công việc trong ngành Giáo dục trẻ Mầm non.
Ban Giáo Dục Mầm Non thuộc Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo
Giáo xứ Phú Bình : Huynh Trường GLV -TNTT mừng bổn mạng Thánh Phanxicô Xaviê
Martino Lê Hoàng Vũ
18:47 04/12/2015
Giáo xứ Phú Bình : Huynh Trường GLV -TNTT mừng bổn mạng Thánh Phanxicô Xaviê
Lúc 18g chiều thứ năm ngày 3.12.2015, tại Giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, Sài gòn đã long trọng mừng lễ kính Thánh Phanxicô Xaviê bổn mạng Ban Huynh Trưởng- GLV TNTT.
Xem Hình
Thánh lễ do cha Giuse Vũ Văn Quyên hiện đang là cha phụ tá giáo xứ Tân Định chủ sự.Cha Giuse là người thuộc giáo xứ Phú Bình được mời về dâng thánh lễ khi cha xứ đi công tác.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng,trước hết cha Giuse cảm nhận được niềm vui khi thấy đội ngũ HT -Giáo lý viên mới đã và đang kế thừa sự nghiệp giáo dục đức tin của các bậc cha anh.Cha trước đây cũng từng là một Giáo lý viên của Giáo xứ,bây giờ nhìn lại GLV hoàn toàn là những khuôn mặt mới. Các anh chị đang học theo tinh thần truyền giáo hăng say của Thánh Phanxicô, để tham gia vào công việc dạy Giáo lý.Cha Giuse cũng điểm lại cuộc đời Thánh Phanxicô, ngài luôn khao khát đem các linh hồn về với Chúa.Cuộc đời thánh nhân đã thay đổi hoàn toàn từ khi nghe theo lời nhắc nhở của Thánh I Nhã với câu nói của Chúa Giêsu trong Tin Mừng : “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì”.Cuộc đời thánh Phanxicô là những bước đi truyền giáo không mệt mỏi, đến nhũng đất nước xa xôi và chịu biết bao nhiêu vất vả kiệt sức.
Liền sau bài giảng, cha Giuse nhận lời Tuyên xưng Đức tin của 5 em dự trưởng sau khi các em vừa học xong chương trình Giáo lý Thánh Kinh.
Sau lời nguyện hiệp lễ,anh Xứ đoàn Trưởng TNTT Giáo xứ có đôi lời cám ơn cha chánh xứ,cha chủ tế,HĐMVGX,các Phụ huynh và các ân nhân.Trong lời đáp từ,cha Giuse chúc mừng bổn mạng Ban Huynh Trưởng GLV và cha tin tưởng rằng với lòng nhiệt tình hăng say tông đồ của các anh chị mà các em thiếu nhi trong giáo xứ ngày càng nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu nhiều hơn.
Martino Lê Hoàng Vũ
Lúc 18g chiều thứ năm ngày 3.12.2015, tại Giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, Sài gòn đã long trọng mừng lễ kính Thánh Phanxicô Xaviê bổn mạng Ban Huynh Trưởng- GLV TNTT.
Xem Hình
Thánh lễ do cha Giuse Vũ Văn Quyên hiện đang là cha phụ tá giáo xứ Tân Định chủ sự.Cha Giuse là người thuộc giáo xứ Phú Bình được mời về dâng thánh lễ khi cha xứ đi công tác.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng,trước hết cha Giuse cảm nhận được niềm vui khi thấy đội ngũ HT -Giáo lý viên mới đã và đang kế thừa sự nghiệp giáo dục đức tin của các bậc cha anh.Cha trước đây cũng từng là một Giáo lý viên của Giáo xứ,bây giờ nhìn lại GLV hoàn toàn là những khuôn mặt mới. Các anh chị đang học theo tinh thần truyền giáo hăng say của Thánh Phanxicô, để tham gia vào công việc dạy Giáo lý.Cha Giuse cũng điểm lại cuộc đời Thánh Phanxicô, ngài luôn khao khát đem các linh hồn về với Chúa.Cuộc đời thánh nhân đã thay đổi hoàn toàn từ khi nghe theo lời nhắc nhở của Thánh I Nhã với câu nói của Chúa Giêsu trong Tin Mừng : “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì”.Cuộc đời thánh Phanxicô là những bước đi truyền giáo không mệt mỏi, đến nhũng đất nước xa xôi và chịu biết bao nhiêu vất vả kiệt sức.
Liền sau bài giảng, cha Giuse nhận lời Tuyên xưng Đức tin của 5 em dự trưởng sau khi các em vừa học xong chương trình Giáo lý Thánh Kinh.
Sau lời nguyện hiệp lễ,anh Xứ đoàn Trưởng TNTT Giáo xứ có đôi lời cám ơn cha chánh xứ,cha chủ tế,HĐMVGX,các Phụ huynh và các ân nhân.Trong lời đáp từ,cha Giuse chúc mừng bổn mạng Ban Huynh Trưởng GLV và cha tin tưởng rằng với lòng nhiệt tình hăng say tông đồ của các anh chị mà các em thiếu nhi trong giáo xứ ngày càng nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu nhiều hơn.
Martino Lê Hoàng Vũ
Quý cha Gp. Thái Bình thuộc Khóa V dâng thánh lễ tạ ơn nhân dịp kỷ niệm 14 năm hồng ân Linh mục
Phú Mộc
18:54 04/12/2015
Quý cha Gp. Thái Bình thuộc Khóa V (ĐCVHN) dâng thánh lễ tạ ơn nhân dịp kỷ niệm 14 năm hồng ân Linh mục
Trong bầu khí vui mừng, Giáo phận Thái bình đang hân hoan bước đi trong Năm Thánh Mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận và cùng với Giáo Hội hoàn vũ nô nức hướng tới Đại lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, Giáo xứ Thân Thượng vui mừng được đón quý cha trong Giáo phận thuộc Khóa V của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội (ĐCVHN), Niên khóa 1994 - 2001, về dâng thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 14 năm hồng ân Linh mục của các ngài (04.12.2001 – 04.12.2015).
Được biết, tại ĐCV Thánh Giuse Hà Nội, niên khóa 1994 - 2001 là khóa thứ V, với có 62 chủng sinh thuộc 8 giáo phận, gồm: Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Phát Diệm và Thái Bình.
Xem Hình
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí thật trang nghiêm, sốt sắng, với sự góp mặt đầy đủ của 8 linh mục Giáo phận Thái Bình thuộc Khóa V (ĐCVHN), gồm: cha Phêrô Đinh Văn Hùng, cha Vincente Vũ Văn Hướng, cha Giuse Nguyễn Văn Kha, Cha Đaminh Nguyễn Trung Lương, cha Đaminh Nguyễn Văn Quát, cha Giuse Phạm Văn Thiện, cha Phanxicô Xaviê Ngô Văn Toan, cha Augustinô Phạm Quang Tường. Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của cha xứ Tràng Lũ, cha xứ Lương Điền, quý tu sĩ, quý Hội đồng Giáo xứ, Giáo họ, các ban ngành đoàn hội, quý khách thân quen cùng rất đông giáo dân trong Giáo xứ.
Mặc dù bầu trời nơi Giáo xứ Thân Thượng sáng nay mưa nhẹ, nhưng đúng 9g00 mọi thành phần tề tựu tại khuôn viên nhà xứ, bước đi trong tiếng kèn, tiếng trống âm vang, đoàn rước từ tiền sảnh nhà xứ tiến ra Nhà thờ để dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa.
Bước vào thánh lễ, cùng với việc bày tỏ và nhắc nhớ tới lòng cảm tạ Thiên Chúa, tri ân quý Đấng bậc, quý thân nhân và ân nhân, cha chủ tế - Vicentê Vũ Văn Hướng - mời gọi cộng đoàn sốt sáng hiệp ý với quý cha trong lớp dâng tâm tình tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho các ngài biết chu toàn bổn phận mà Chúa đã trao phó.
Sau bài công bố Tin Mừng, cha Đaminh Nguyễn Văn Quát đã chia sẻ cùng cộng đoàn về hình ảnh hai người mù được chữa lành trong mà Thánh Matthêu đã thuật lại (x. Mt 9,27-31). Qua đó ngài hướng lòng cộng đoàn chiêm ngắm mẫu gương của người linh mục đích thực và duy nhất là Chúa Giêsu Kitô. Đồng thời, cha cũng khiêm tốn nói lên sự yếu đuối, thiếu sót và những giới hạn của 8 anh em linh mục trong mừng lễ tạ ơn hôm nay nói riêng, cũng như các linh mục nói chung. Nhân ngày này cha cũng xin cộng đoàn tiếp tục thêm lời cầu nguyện cho các ngài.
Kết thúc lời nguyện hiệp lễ, cộng đoàn giáo xứ có những bó hoa tươi cùng những lời chúc mừng, dâng lên quý cha trong ngày kỷ niệm trọng đại này.
Đáp lại thịnh tình của cộng đoàn đã dành cho quý cha, cha xứ Vinh Vũ Văn Hướng – chủ nhà, đại diện cho quý cha trong lớp bày tỏ tâm tình cám ơn đến quý cha đồng tế, quý tu sĩ, quý HĐGX/GH, và mọi người không chỉ hiện diện trong thánh lễ hôm nay, nhưng đã cầu nguyện và dành nhiều sự nâng đỡ cho các cha trong suốt hành trình đã qua. Ngài cũng xin quý cha và toàn thể cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện để các ngài luôn ý thức về sứ mạng mà Chúa trao phó, giúp các ngài luôn luôn trung thành cho đến cùng với tất cả lòng chân thành và yêu mến.
Sau thánh lễ, đại diện các gia đình trong giáo xứ, các ban ngành đoàn hội cùng quý chức ở lại chung chia niềm vui với quý cha trong bữa tiệc thấm đượm tình gia đình.
Phú Mộc
Trong bầu khí vui mừng, Giáo phận Thái bình đang hân hoan bước đi trong Năm Thánh Mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận và cùng với Giáo Hội hoàn vũ nô nức hướng tới Đại lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, Giáo xứ Thân Thượng vui mừng được đón quý cha trong Giáo phận thuộc Khóa V của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội (ĐCVHN), Niên khóa 1994 - 2001, về dâng thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 14 năm hồng ân Linh mục của các ngài (04.12.2001 – 04.12.2015).
Được biết, tại ĐCV Thánh Giuse Hà Nội, niên khóa 1994 - 2001 là khóa thứ V, với có 62 chủng sinh thuộc 8 giáo phận, gồm: Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Phát Diệm và Thái Bình.
Xem Hình
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí thật trang nghiêm, sốt sắng, với sự góp mặt đầy đủ của 8 linh mục Giáo phận Thái Bình thuộc Khóa V (ĐCVHN), gồm: cha Phêrô Đinh Văn Hùng, cha Vincente Vũ Văn Hướng, cha Giuse Nguyễn Văn Kha, Cha Đaminh Nguyễn Trung Lương, cha Đaminh Nguyễn Văn Quát, cha Giuse Phạm Văn Thiện, cha Phanxicô Xaviê Ngô Văn Toan, cha Augustinô Phạm Quang Tường. Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của cha xứ Tràng Lũ, cha xứ Lương Điền, quý tu sĩ, quý Hội đồng Giáo xứ, Giáo họ, các ban ngành đoàn hội, quý khách thân quen cùng rất đông giáo dân trong Giáo xứ.
Mặc dù bầu trời nơi Giáo xứ Thân Thượng sáng nay mưa nhẹ, nhưng đúng 9g00 mọi thành phần tề tựu tại khuôn viên nhà xứ, bước đi trong tiếng kèn, tiếng trống âm vang, đoàn rước từ tiền sảnh nhà xứ tiến ra Nhà thờ để dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa.
Bước vào thánh lễ, cùng với việc bày tỏ và nhắc nhớ tới lòng cảm tạ Thiên Chúa, tri ân quý Đấng bậc, quý thân nhân và ân nhân, cha chủ tế - Vicentê Vũ Văn Hướng - mời gọi cộng đoàn sốt sáng hiệp ý với quý cha trong lớp dâng tâm tình tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho các ngài biết chu toàn bổn phận mà Chúa đã trao phó.
Sau bài công bố Tin Mừng, cha Đaminh Nguyễn Văn Quát đã chia sẻ cùng cộng đoàn về hình ảnh hai người mù được chữa lành trong mà Thánh Matthêu đã thuật lại (x. Mt 9,27-31). Qua đó ngài hướng lòng cộng đoàn chiêm ngắm mẫu gương của người linh mục đích thực và duy nhất là Chúa Giêsu Kitô. Đồng thời, cha cũng khiêm tốn nói lên sự yếu đuối, thiếu sót và những giới hạn của 8 anh em linh mục trong mừng lễ tạ ơn hôm nay nói riêng, cũng như các linh mục nói chung. Nhân ngày này cha cũng xin cộng đoàn tiếp tục thêm lời cầu nguyện cho các ngài.
Kết thúc lời nguyện hiệp lễ, cộng đoàn giáo xứ có những bó hoa tươi cùng những lời chúc mừng, dâng lên quý cha trong ngày kỷ niệm trọng đại này.
Đáp lại thịnh tình của cộng đoàn đã dành cho quý cha, cha xứ Vinh Vũ Văn Hướng – chủ nhà, đại diện cho quý cha trong lớp bày tỏ tâm tình cám ơn đến quý cha đồng tế, quý tu sĩ, quý HĐGX/GH, và mọi người không chỉ hiện diện trong thánh lễ hôm nay, nhưng đã cầu nguyện và dành nhiều sự nâng đỡ cho các cha trong suốt hành trình đã qua. Ngài cũng xin quý cha và toàn thể cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện để các ngài luôn ý thức về sứ mạng mà Chúa trao phó, giúp các ngài luôn luôn trung thành cho đến cùng với tất cả lòng chân thành và yêu mến.
Sau thánh lễ, đại diện các gia đình trong giáo xứ, các ban ngành đoàn hội cùng quý chức ở lại chung chia niềm vui với quý cha trong bữa tiệc thấm đượm tình gia đình.
Phú Mộc
Nghi thức trao ban thừa tác viên tại giáo xứ Phúc Lâm Gp, Xuân Lộc
Hoàng Bá Quý
21:35 04/12/2015
GX Phúc Lâm:Thánh Lễ CN I Mùa Vọng và nghi thức trao ban thừa tác viên ngoại thường trao Mình Thánh Chúa
Sáng ngày 29/11/2015, lúc 04g30, cha xứ Giuse Đỗ Viết Đại và cha phó Gioan Baotixita Phạm đức Nhân đã đồng tế Thánh lễ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, với sự hiệp dâng của cộng đồng dân Chúa Giáo xứ Phúc Lâm, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc. Cũng trong dịp này, các thừa tác viên trong giáo xứ tuyên hứa trong nghi thức trao ban thừa tác viên ngoại thường trao Mình Thánh Chúa
Xem Hình
Sau phần rước quý cha và các thừa tác viên, đầu lễ, cha chủ tế đã nhắc nhở cộng đoàn:
"Chúng ta bắt đầu năm phụng vụ mới với Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng. Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy hướng về trời cao, dành thời giờ và tâm trí nghĩ đến đời sống tâm linh, chuẩn bị tâm hồn, để chào đón Chúa đến lần thứ hai khi hành trình trần thế của loài người chấm dứt.
Vẫn biết yêu mến và lo loan cho cuộc sống hiện tại là điều cần thiết và là một bổn phận; nhưng với niềm tin và niềm hy vọng Ki-tô giáo, không cho phép chúng ta dừng lại ở đó, coi trần thế là chủ đích cuối cùng của đời mình, mà hãy lo tìm sự giải thoát con người toàn diện cả hồn lẫn xác. Vì thế, trong suốt mùa vọng này, Giáo Hội mời gọi chúng ta: Hãy ngẩng đầu lên, vì giờ cứu độ đã gần đến. Ơn cứu độ đã đến, đến ngay hôm nay trong hiện tại, chứ không phải chờ đợi lâu trong tương lai.Ơn cứu độ sẽ được ban trọn vẹn viên mãn mai sau vào ngày cánh chung, nhưng đã bắt đầu được ban như “hoa quả đầu mùa” của Chúa Thánh Thần ngay từ hôm nay. Chúng ta hãy tỉnh thức, cầu nguyện và hy vọng để hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.
Sau phần giảng lễ, cha chủ tế đã cử hành nghi thức trao ban thừa tác vụ ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa cho các thừa tác viên trong giáo xứ đã được Đức Cha giáo Phận theo sự đề cử của cha xứ Giuse và cha phó Gioan B
Trong phần nghi thức, sau phần giới thiệu những người được chọn của cha phó Gioan B, các ứng viên đã công khai nói lên quyết tâm của mình khi lãnh nhận thừa tác vụ của Hội Thánh là:
- Lãnh nhận nhiệm vụ trao Mình Thánh trong tinh thần xây dựng và phục vụ;
- Là sống tha thiết với Bánh Trường Sinh và biến đổi đời mình theo khuôn mẫu Chúa Ky-Tô;
- Là hết sức cẩn thận và tôn kính khi trông coi và trao Mình Thánh Chúa.
Sau khi cam kết xong, các ứng viên đã quỳ trước mặt cha chủ sự và cha đã dâng lời nguyện chúc lành cho các thừa tác viên trong nhiệm vụ mới.
Thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa là các tín hữu được ủy nhiệm để phụ giúp linh mục chủ tế trao Mình Thánh Chúa cho anh chị em giáo dân. Họ là những người gương mẫu trong đời sống đức tin và luân lý, được tuyển chọn để phục vụ cộng đoàn. Các thừa tác viên này chia làm hai loại: loại từng lần và loại thường xuyên.
1-Thừa tác viên ngoại lệ từng lần (ad actum) là những người được ủy nhiệm trao Mình Thánh Chúa do nhu cầu của từng lần, chẳng hạn khi có quá đông giáo dân rước lễ mà một mình chủ tế trao Mình Thánh Chúa thì thánh lễ sẽ quá kéo dài, hoặc khi chủ tế đau yếu hoặc khi cần đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân mà bình thường linh mục vẫn thực hiện công việc này một mình, nhưng ngày đó linh mục bị ngăn trở thì ngài ủy nhiệm cho một thừa tác viên làm thay… Những thừa tác viên ngoại lệ từng lần sẽ hết quyền ngay sau khi thi hành xong nhiệm vụ được trao phó.
2- Thừa tác viên ngoại lệ thường xuyên (ad habitum) là những người được ủy nhiệm trao Mình Thánh Chúa cách thường xuyên trong các thánh lễ hoặc đưa Mình Thánh Chúa đều đặn cho bệnh nhân. Những người này ngoài việc cho rước lễ còn có nhiệm vụ coi sóc Mình Thánh Chúa, xướng các ý nguyện trong lời nguyện chung, chủ tọa các buổi cử hành phụng vụ Lời Chúa khi thiếu thừa tác viên có chức thánh. Thừa tác viên thường xuyên được hiểu là những người giúp linh mục chủ tế trao Mình Thánh Chúa cách đều đặn và thường xuyên, không cần phải ủy nhiệm lại từng lần, vì thế những người cho rước lễ hằng ngày hoặc hằng tuần hoặc theo phiên hoặc theo các dịp lễ trong năm… đều được gọi là thừa tác viên ngoại lệ thường xuyên. Linh mục chủ tế phải xin phép Bản Quyền giáo dân và nhận sự đồng ý của ngài về những thừa tác viên thường xuyên này.
Thánh lễ đã diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sáng.
Trong dịp trọng đại này, cha chủ tế đã cho các thừa tác viên Rước Lễ Hai Hình.
Xin Chúa, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse ban nhiều ơn lành cho các thừa tác viên và cộng đoàn giáo xứ chúng con trong dịp đầu năm phụng vụ mới này.
Sáng ngày 29/11/2015, lúc 04g30, cha xứ Giuse Đỗ Viết Đại và cha phó Gioan Baotixita Phạm đức Nhân đã đồng tế Thánh lễ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, với sự hiệp dâng của cộng đồng dân Chúa Giáo xứ Phúc Lâm, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc. Cũng trong dịp này, các thừa tác viên trong giáo xứ tuyên hứa trong nghi thức trao ban thừa tác viên ngoại thường trao Mình Thánh Chúa
Xem Hình
Sau phần rước quý cha và các thừa tác viên, đầu lễ, cha chủ tế đã nhắc nhở cộng đoàn:
"Chúng ta bắt đầu năm phụng vụ mới với Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng. Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy hướng về trời cao, dành thời giờ và tâm trí nghĩ đến đời sống tâm linh, chuẩn bị tâm hồn, để chào đón Chúa đến lần thứ hai khi hành trình trần thế của loài người chấm dứt.
Vẫn biết yêu mến và lo loan cho cuộc sống hiện tại là điều cần thiết và là một bổn phận; nhưng với niềm tin và niềm hy vọng Ki-tô giáo, không cho phép chúng ta dừng lại ở đó, coi trần thế là chủ đích cuối cùng của đời mình, mà hãy lo tìm sự giải thoát con người toàn diện cả hồn lẫn xác. Vì thế, trong suốt mùa vọng này, Giáo Hội mời gọi chúng ta: Hãy ngẩng đầu lên, vì giờ cứu độ đã gần đến. Ơn cứu độ đã đến, đến ngay hôm nay trong hiện tại, chứ không phải chờ đợi lâu trong tương lai.Ơn cứu độ sẽ được ban trọn vẹn viên mãn mai sau vào ngày cánh chung, nhưng đã bắt đầu được ban như “hoa quả đầu mùa” của Chúa Thánh Thần ngay từ hôm nay. Chúng ta hãy tỉnh thức, cầu nguyện và hy vọng để hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.
Sau phần giảng lễ, cha chủ tế đã cử hành nghi thức trao ban thừa tác vụ ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa cho các thừa tác viên trong giáo xứ đã được Đức Cha giáo Phận theo sự đề cử của cha xứ Giuse và cha phó Gioan B
Trong phần nghi thức, sau phần giới thiệu những người được chọn của cha phó Gioan B, các ứng viên đã công khai nói lên quyết tâm của mình khi lãnh nhận thừa tác vụ của Hội Thánh là:
- Lãnh nhận nhiệm vụ trao Mình Thánh trong tinh thần xây dựng và phục vụ;
- Là sống tha thiết với Bánh Trường Sinh và biến đổi đời mình theo khuôn mẫu Chúa Ky-Tô;
- Là hết sức cẩn thận và tôn kính khi trông coi và trao Mình Thánh Chúa.
Sau khi cam kết xong, các ứng viên đã quỳ trước mặt cha chủ sự và cha đã dâng lời nguyện chúc lành cho các thừa tác viên trong nhiệm vụ mới.
Thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa là các tín hữu được ủy nhiệm để phụ giúp linh mục chủ tế trao Mình Thánh Chúa cho anh chị em giáo dân. Họ là những người gương mẫu trong đời sống đức tin và luân lý, được tuyển chọn để phục vụ cộng đoàn. Các thừa tác viên này chia làm hai loại: loại từng lần và loại thường xuyên.
1-Thừa tác viên ngoại lệ từng lần (ad actum) là những người được ủy nhiệm trao Mình Thánh Chúa do nhu cầu của từng lần, chẳng hạn khi có quá đông giáo dân rước lễ mà một mình chủ tế trao Mình Thánh Chúa thì thánh lễ sẽ quá kéo dài, hoặc khi chủ tế đau yếu hoặc khi cần đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân mà bình thường linh mục vẫn thực hiện công việc này một mình, nhưng ngày đó linh mục bị ngăn trở thì ngài ủy nhiệm cho một thừa tác viên làm thay… Những thừa tác viên ngoại lệ từng lần sẽ hết quyền ngay sau khi thi hành xong nhiệm vụ được trao phó.
2- Thừa tác viên ngoại lệ thường xuyên (ad habitum) là những người được ủy nhiệm trao Mình Thánh Chúa cách thường xuyên trong các thánh lễ hoặc đưa Mình Thánh Chúa đều đặn cho bệnh nhân. Những người này ngoài việc cho rước lễ còn có nhiệm vụ coi sóc Mình Thánh Chúa, xướng các ý nguyện trong lời nguyện chung, chủ tọa các buổi cử hành phụng vụ Lời Chúa khi thiếu thừa tác viên có chức thánh. Thừa tác viên thường xuyên được hiểu là những người giúp linh mục chủ tế trao Mình Thánh Chúa cách đều đặn và thường xuyên, không cần phải ủy nhiệm lại từng lần, vì thế những người cho rước lễ hằng ngày hoặc hằng tuần hoặc theo phiên hoặc theo các dịp lễ trong năm… đều được gọi là thừa tác viên ngoại lệ thường xuyên. Linh mục chủ tế phải xin phép Bản Quyền giáo dân và nhận sự đồng ý của ngài về những thừa tác viên thường xuyên này.
Thánh lễ đã diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sáng.
Trong dịp trọng đại này, cha chủ tế đã cho các thừa tác viên Rước Lễ Hai Hình.
Xin Chúa, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse ban nhiều ơn lành cho các thừa tác viên và cộng đoàn giáo xứ chúng con trong dịp đầu năm phụng vụ mới này.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam : Môn học Lịch Sử trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Nguyễn Văn Nghệ
10:02 04/12/2015
MÔN HỌC LỊCH SỬ TRONG QUÁ KHỨ HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
Chúng ta thường nghe câu: “Dân ta phải biết sử ta / Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, nhưng xin thú thật câu ấy chẳng qua chỉ là câu khẩu hiệu mà thôi. Hiện nay nhiều người Việt Nam rành sử Tàu hơn sử Ta .Cách nay khoảng hai tháng, tôi thay mặt vợ tôi tháp tùng với Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Khánh Hòa ra thôn Phú Hòa ,xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa dự đám cưới. Chuyến xe có trên 24 người toàn là bác sĩ và cán bộ của Trung tâm, chỉ có tôi không thuộc ngành y mà thôi . Trên đường về nhiều người trên xe đề nghị đến nhà một anh cán bộ trong Trung tâm có mặt trên xe ở đường Hoàng Diệu, Nha Trang để hát karaoke. Anh ta đồng í và với điều kiện là trả lời một câu hỏi do anh ta đưa ra: Kết cục cuộc đời của Hoàng Diệu là gì? Mọi người trên xe ngơ ngác nhìn nhau và chẳng ai giải đáp được câu hỏi!
Học sinh chủ yếu được học lịch sử đảng, lịch sử cách mạng .
Chúng ta thường tự hào lịch sử đất nước chúng ta có 4.000 năm văn hiến và trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam được khai sinh vào năm 1930, nếu đem chia tỷ lệ sự hiện diện của Đảng Cộng sản Việt Nam trên đất nước này với tiến trình phát triển của dân tộc thì chưa được 1/40 nhưng khi phân bố thời lượng học các giai đoạn lịch sử của dân tộc trong các cấp học thì có sự mất cân đối quá rõ ràng. Lịch sử dân tộc từ khi lập quốc cho đến năm 1930 được dạy cho học sinh không khác nào cưỡi ngựa xem hoa. Tất cả đều ưu tiên cho lịch sử đảng, lịch sử cách mạng mà thôi.
Cách nay không lâu, tôi đến Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa và thăm ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc Trung tâm, trong lúc trò chuyện, tôi có nhắc đến một ngôi tháp mộ cổ được xem là bề thế nhất ở vùng đất Khánh Hòa. Tôi chỉ rõ địa điểm tháp mộ cổ ấy nằm ngay trước mặt đình Hồi Xuân (xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang) cho ông Phó Giám đốc biết và ông cho gọi một cô nhân viên trong Trung tâm đang quản lí địa bàn ấy lên gặp. Ông Phó Giám đốc nhờ cô ta đi khảo sát tháp mộ cổ ấy. Cô ta liền hỏi ông Phó Giám đốc: Tháp mộ cổ ấy có liên quan gì với cách mạng không?
Tại Văn miếu Diên Khánh có tấm bia di tích . Nội dung tấm bia: “ Miếu được xây dựng năm 1846 (đời vua Thiệu Trị thứ 6). Đây là di tích có giá trị nhiều mặt về kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đây là nơi cất giấu vũ khí, lương thực, luyện tập quân sự chi viện cho mặt trận Nha Trang- Khánh Hòa( 23.10.1945 - 02.02.1946)”.
Văn miếu Diên Khánh được xây dựng năm 1846 và qua nhiều lần thay đổi địa điểm, mãi đến năm 1959 mới di dời về dựng trên địa điểm hiện nay thì làm gì có dính dấp đến mặt trận Nha Trang- Khánh Hòa. Thiết nghĩ được công nhận di tích lịch sử đâu phải nhất thiết liên quan đến cách mạng hoặc chống ngoại xâm: “ Phải chăng lịch sử toàn những chuyện chống ngoại xâm còn văn hóa dân tộc không thuộc phạm trù lịch sử?”(1).
Cụ Huỳnh Thúc Kháng cũng đã từng lo ngại việc lãng quên lịch sử quá khứ của dân tộc: “Thời gian cụ Huỳnh nằm nhà sau ngày Việt Minh nổi dậy, có người hằng ngày tới thăm cụ và cho cụ hay được sự lạ lùng trong việc cải cách đầu tiên của Việt minh về sử học là xóa bỏ tất cả lịch sử dĩ vãng, không cần học tới. Cụ có lời phê bình rất chua cay: “Thế thì ông bà ta mấy mươi đời nay đã lỡ ăn cơm, nay cũng nên làm thế nào bỏ hẳn không ăn cơm nữa để thay vào thức ăn khác!”(2)
Môn Lịch sử học sinh Việt Nam đang học có phải là “tín sử” không?
Lịch sử là sự thật , nhưng môn lịch sử học sinh Việt Nam đang học có phải là tín sử không? Giảng viên Hà Văn Thịnh người đã giảng dạy môn lịch sử nhiều năm tại Trường Đại học Khoa học Huế đã trả lời với bà Mạc Việt Hồng: “ Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm với Pháp, Mỹ mà Việt Nam không thua trận nào là không thể chấp nhận được” (3).
Giáo sư Hà Văn Tấn nhận định: “ Lịch sử là khách quan, sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài í thức của chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đich khác nhau” và “ các nhà sử học chúng ta thường tự coi là mác xít nhưng bệnh thiên lệch lại hay dễ mắc. Mà thiên lệch cường điệu một cách phiến diện một mặt nào đó, lại là đặc trưng của chủ nghĩa duy tâm. Cũng chính vì vậy nhiều sự thật lịch sử đã bị bỏ qua” (4).
Nhà “làm sử” Dương Trung Quốc có cái nhìn về sử học nước ta: “ Cái thách đố thứ nhất là tính hấp dẫn của nó. Tính hấp dẫn theo tôi là phải gắn với hai thuộc tính quan trọng của lịch sử đó là tính trung thực và sự công bằng. Rõ ràng sử học Việt Nam trong thời gian rất dài nó phục vụ chính trị. Cái nhiệm vụ chính trị tôi cho là không sai, nhưng nó đã xơ cứng rồi, nó làm cho chương trình không tạo nên sự hấp dẫn cho bọn trẻ” (5)
Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định về việc học sử: “Nói trắng ra, hiện nay người ta chán ghét học văn ,học sử là vì dạy văn thì có thật sự dạy văn đâu, mà là dùng văn để dạy chính trị, chủ yếu để dạy chính trị... Sử cũng hoàn toàn như vậy, không hề khác”(6)
PGS.TS. Phạm Quốc Sử nhận xét về sử học nước ta: “Lịch sử thì khách quan, nhưng sử học và dạy học lịch sử thì không phải như vậy. Trong sử học nguyên tắc tối thượng là tôn trọng sự thật, nhưng điều này thường bị vi phạm. Khi sử học bị chính trị hóa thì nguyên tắc trên sẽ bị vi phạm, bởi nó buộc sử học phải quỳ gối phục vụ cho mục đích của chính trị mà có trường hợp dẫn đến xuyên tạc sự thật” ông nhận định tiếp: “Sử học vinh quang thật nhưng lại rất dễ phạm phải những căn bệnh nặng, những lỗi không nhỏ. Tiếc thay, sử học nước ta đã không tránh được. Một thứ “sử học nhà nước”, “sử học quốc doanh”(phân biệt với sử học chân chính) đang ngự trị” và ông nhận định tiếp: “Có người bảo ngành sử các ông hoàn toàn chạy theo chính trị. Chủ yếu ca ngợi và lặp đi lặp lại, nên rất nhàm. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Đúng bởi là lẽ sách vở nhiều, tiến sĩ nhiều nhưng chất lượng sử học rất thấp. Song, thử hỏi, nếu anh bị buộc phải tiêm “vắc xin” anh có chống lại được không? (trước đó PGS.TS. Phạm Quốc Sử đã nói: “Từ rất sớm, sử học và dạy học lịch sử nước ta đã được tiêm những liều “vắc xin” để ngừa những tư tưởng trái chiều. Nhưng liều tiêm khá nặng, khiến cho đối tượng bị tê cứng, hết sinh khí”). Vả lại những thành quả “nhàm chán” thì anh mới được đọc, còn những thứ “không nhàm chán’ thì không dễ xuất bản, và nếu có thì liệu anh có biết đọc không?”(7)
Ông Đinh Kim Phúc nhận định:“Người ta đã biến một bộ môn khoa học trở thành một bộ môn chính trị để tuyên truyền, để minh họa cho đường lối chính sách của nhà nước chứ không phải cho một ngành khoa học. Vấn đề dạy và học lịch sử hiện nay đã bị bóp méo. Nó được xây dựng trên một nền tảng không khoa học. Chính vì vậy nên thầy không muốn dạy mà trò thì không muốn học” (8)
Những nhận xét trên là của những nhà sử học được đào tạo từ “lò” sử học mác xít chính thống mà ra chứ không phải của các nhà sử học thuộc các thế lực thù địch!
Hậu quả của việc học “sử học nhà nước”, “sử học quốc doanh”
Đại đa số các câu hỏi thi môn Lịch sử trong các kỳ thi đều liên quan đến lịch sử đảng, lịch sử cách mạng, nhưng thực tế cho thấy không hẳn “chủng đậu đắc đậu; chủng qua đắc qua” (trồng đậu được đậu; trồng dưa được dưa). Thạc sĩ Đinh Kim Phúc công tác tại Đại học Mở TP.HCM và cũng là chuyên gia nghiên cứu về biển Đông cho biết về một số bài khi đích thân ông chấm thi môn Lịch sử với câu hỏi: Nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành:
“ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước chứ có phải đi ngao du đâu?”
“ Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước vì đã vứt bỏ tình yêu thương với một thiếu nữ cùng quê”.
“ Người không muốn đi theo vết xe đổ của đại thi hào Nguyễn Du”.
“ Nguyễn Tất Thành (tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung) thuở nhỏ tính tình rất ngỗ ngáo, người thường xuyên trốn học đi biểu tình, bị thực dân Pháp bắt được, đuổi học! Từ đó người căm thù thực dân, đế quốc mà ra đi tìm đường cứu nước”.
Báo Tuổi Trẻ ngày 26/07/2011 chạy trên trang nhất dòng tin: “ Điểm thi môn sử thấp không ngờ!”: Trường Đại Học Tôn Đức Thắng có 1/288 bài thi môn sử đạt được điểm 5, hơn 99,6% bài dưới trung bình. Trường Đại học Đà Nẵng có 477 bài thi điểm 0. Tổng số bài thi dưới điểm 5 là 2448 bài, chiếm 99,23% tổng bài thi môn sử, chỉ có một bài 7,75 điểm. Trường Đại học Quảng Nam có đến 99% bài dưới trung bình.Trường Đại học Tiền Giang hơn 98% thí sinh dưới trung bình, chỉ có 5/253 bài thi từ 5 trở lên, chiếm 1,97%. Điểm cao nhất là 5,25. Trường Đại học Đà Lạt có 34/1564 bài thi đạt điểm 5 trở lên, gần 98% thí sinh có điểm dưới trung bình. Trường Đại học Văn hóa TP.HCM có 3,6% thí sinh đạt điểm 5 trở lên. Trường Đại học Qui Nhơn có 4,1% trong tổng số 2547 thí sinh đạt điểm trung bình trở lên. Trường Đại học Sài Gòn có 116 bài thi đạt điểm 5 trở lên, chiếm 5% tổng số gần 2300 thí sinh dự thi. Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn- Đại học Quốc gia TP.HCM số bài thi đạt điểm 4,5 trở lên chiếm khoảng hơn 10%, trong đó có 18/3207 bài đạt điểm 8 – 9 (có một bài đạt điểm 9,25).
Giáo sư Văn Như Cương nhận định về kết quả trên: “Trong kỳ thi đại học vừa qua, điểm thi môn sử thấp một cách thảm hại. Nói chung chỉ độ 4% trên điểm trung bình. Nhiều trường có tới 99% điểm dưới trung bình, mà chủ yêu là điểm 0 và điểm 1. Có trường chỉ một thí sinh có điểm 5 là cao nhất. Vẫn biết chuyện dạy sử và học sử từ trước đến nay đã có nhiều vấn đề nhức nhối, nhưng một kết quả như năm nay thực sự làm cho xã hội xôn xao và lam đau đầu các nhà quản lí giáo dục, các nhà sử học, các thầy giáo, học sinh và cha mẹ học sinh”(9).
Trái lại, ông Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận vô cùng thanh thản, hết sức vui vẻ thoải mái bình tĩnh, ông ấy nói: “Điểm lịch sử thấp là vấn đề của thời đại, các bạn hãy nhìn rộng ra nhiều nước, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng ấy…Có những thứ do thời đại, do xu thế phát triển tác động. Nhìn kỹ một chút các bạn sẽ thấy môn lịch sử kém thu hút, điểm lịch sử thấp không phải chỉ ở Việt Nam, ở châu Á. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ này do cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động”.
Cách biện hộ của ông Phạm Vũ Luận làm tôi liên tưởng tới câu chuyện của một gia đình nọ có đứa con được hàng xóm đến báo cho gia đình biết là nó rất hư đốn. Thay vì dạy dỗ con để con mình tốt hơn, cha mẹ lại bênh vực cậu con trai và nói: trong làng này còn khối đứa hư đốn hơn nó!
Số liệu thống kê của hai năm gần đây nhất cho thấy, trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2014, toàn quốc có 910.831 học sinh đăng kí dự thi, có số lượng thí sinh đăng kí thấp nhất trong bốn môn thi tự chọn là môn lịch sử với 104.959 thí sinh, chiếm 11,52%
Trong kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2015 vừa qua, môn lịch sử cũng có số lượng thí sinh chọn thi thấp nhất với 153.688 thí sinh đăng kí( chiếm 15,3% trong tổng số 960.000 thí sinh đăng kí dự thi). Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) chỉ có một học sinh chọn môn lịch sử. Trường Trung học Phổ thông Việt Đức (Hà Nội) có 3% học sinh đăng kí thi môn lịch sử. Trường Phổ thông Trung học Đinh Tiên Hoàng có 6% học sinh đăng kí thi môn Lịch sử. Trong buổi sáng ngày 4/7/2015 các điểm thi ở Yên Thành và thị xã Thái Hòa (Nghệ An) do Hội đồng thi của Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An chủ trì, chỉ có duy nhất một thí sinh thi môn lịch sử (10).
Trong chương trình Chuyển động 24h (VTV) thực hiện ngày 11/07/2015 đã khảo sát kiến thức lịch sử của một số học sinh trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội) về di tích lịch sử gò Đống Đa. Câu hỏi được đặt ra: Vua Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối liên hệ gì với nhau? Nhiều em cho rằng Quang Trung – Nguyễn Huệ là hai người khác nhau, có mối quan hệ như: hai anh em, bố con, bạn cùng chiến đấu.
Có em trả lời: “Quang Trung là nhà vua còn là nhà thơ nữa. Con đang học trường của ông ấy. Con học trường Nguyễn Du, mà Nguyễn Du chính là ông Quang Trung”. Các câu trả lời của học sinh ở Hà Nội khiến nhiều người giật mình!
Ngày 9/1/2007 trên đài Truyền hình VTV3 do Lại Văn Sâm dẫn chương trình trong mục “Ai là triệu phú”, người được mời tham dự chương trình là bà Nguyễn Thị Tâm, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thái Bình. Ông Lại Văn Sâm hỏi bà giảng viên Nguyễn Thị Tâm: “Trong tứ trụ của Tự lực văn đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?”
Bà giảng viên Nguyễn Thị Tâm suy nghĩ một lát rồi trả lời: Tự lực văn đoàn…Hừ! Tự lực văn đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng…tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không?!
Học sinh miền Nam sống dưới chế độ “Ngụy” trước đây, ngoài môn học lịch sử bắt buộc còn có môn Văn học Sử
Nếu ở một môn học nào đó như Lịch sử chẳng hạn có một vài học sinh dốt thì lỗi có thể là do các em nhưng nếu cả một hay thậm chí nhiều thế hệ dốt và thờ ơ với môn Lịch sử thì nhất quyết: lỗi không phải ở các em.
Hãy “ dạy cho con tiếng nói thật thà,… mong con chớ quên màu da”
Sáng ngày 15/11/2015 Hội thảo về môn Lịch sử tại bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội được diễn ra. Qua tranh luận thẳng thắn và gay gắt trên cơ sở khoa học, tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử đều khẳng định sự cần thiết tất yếu để môn Lịch sử phải là môn học độc lập, bắt buộc trong giáo dục phổ thông, trước khi trở thành một nội dung trong môn học tích hợp Công dân và Tổ quốc( nếu cần phải có môn học tích hợp này).
Chiều ngày 16/11/2015 Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận đã trả lời chất vấn trước Quốc hội về việc môn Lịch sử trở thành một nội dung trong môn học tích hợp Công dân và Tổ quốc. Sau một hồi trả lời quanh co, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời thẳng là môn Lịch sử còn được đặt là môn độc lập trong sách giáo khoa không? Bộ trưởng đáp: “Vấn đề này Bộ Giáo dục đang nghe góp í và sẽ báo cáo Chính phủ khi nghe í kiến của các cơ quan liên quan như Hội đồng lí luận giáo dục Trung ương, các chuyên gia lịch sử, giáo dục…để có quyết định cuối cùng vì đây là vấn đề rất lớn”.
Chiều ngày 27/11/2015 tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, Quốc hội đã thông qua nghị quyết trong đó yêu cầu “tiếp tục giữ môn học lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới” (Tham gia biểu quyết có 456 đại biểu: Tán thành 448 đại biểu; không tán thành 6 đại biểu; Không biểu quyết 2 đại biểu).
Tiếp tục giữ môn Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới là một yêu cầu hoàn toàn hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số những người dân Việt yêu nước, nhưng nếu không thay đổi nội dung thì kết quả của việc học môn sử cũng lại tiếp tục đi vào vết xe đổ cũ. Phải nhanh chóng trả môn Lịch sử về đúng vị trí của nó, có nghĩa là không bắt môn Lịch sử “trở thành một bộ môn chính trị để tuyên truyền, để minh họa cho đường lối chính sách của nhà nước”.
Chiều ngày 19/02/2014 trong hội nghị giữa Chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hi sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến xâm lược ngày 17/2/1979”. Song ông biện luận cho sự kiện Nhà nước không tổ chức tưởng niệm bằng câu nói: “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước”(11). Không riêng gì bài học lịch sử trên mà còn nhiều bài học lịch sử khác không được giảng dạy một cách trung thực và đầy đủ ở Việt Nam. Nếu không vì những quyền lợi chính trị chi phối, lịch sử luôn là môn học được coi là ưa thích với học sinh, nếu viết đúng chính sử.
Sử có hai loại: tín sử và ngụy sử. Chữ “ngụy” trong chữ Hán có nghĩa là giả dối. Chữ “ngụy” thuộc bộ “nhân”, bên trái là chữ “nhân” (con người), bên phải là chữ “vi”(có nghĩa là làm, như: hành vi). Bản thân lịch sử là sự thật , là tín sử. Nếu lịch sử mà bị thêm bớt sẽ trở thành “ngụy sử”. Trong Kinh Thánh có nói: Có thì nói có, không thì nói không, đặt điều thêm bớt là bởi ma quỷ mà ra. Như vậy “ngụy sử” là do thế lực xấu (= ma quỷ) tạo ra. Một khi phát hiện có một điều gian dối trong lịch sử thì “một sự thất tín ,vạn sự không tin”.Dạy “tín sử” tức là dạy cho học sinh lòng yêu nước, tính trung thực, không gian dối.
Để cho học sinh yêu thích môn Lịch sử thì phải dạy “tín sử”. PGS.TS Phạm Quốc Sử nói: Cụ Hồ nói “dân ta phải biết sử ta” là để “ cho tường gốc tích nước nhà”, chứ không phải để càng học càng tối, càng biết càng hoài nghi…Sử học “quốc doanh” không thể làm “cho tường gốc tích”, không làm rạng danh nước nhà được (12).
Nguyễn Văn Nghệ
Tổ dân phố Phú Lộc Tây I, Thị trấn Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
1- Lê Quí Hiền, Lỗ hỏng trong chương trình lịch sử phổ thông, Báo Sức Khỏe& Đời Sống ra Chúa Nhật 6/4/2008 số 56(2212), trg 2.
2- Anh Minh Ngô Thành Nhân, Ngũ Hành sơn chí sĩ hay là Những anh hùng liệt sĩ tỉnh Quảng Nam, Huế- Anh Minh xuất bản, 1961, trg 105 – 106
3-Nhà sử học Hà Văn Thịnh nói về Hồ Chí Minh www.danchimviet.info/archives/8990/nha-su-hoc-ha-van-thinh-noi-ve-hcm/2010/05
4- GS.Hà Văn Tấn, Lịch sử, sự thật và sử học, đăng trên Tạp chí Tổ quốc tháng giêng năm 1988, In lại trong: Một số vấn đề lí luận sử học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2007.
5- Học sinh Việt Nam quá kém môn sử. Vì đâu? Tác giả Mặc Lâm www.rfa.org/vietnamese/in_depth/75-percent-history-test-scores-below-2-tenths-why-08032011132201.htlm
6- Điểm sử thấp có phải là thảm họa? Tác giả Hà Hiển đăng BBC Tiếng Việt 9:43GMT thứ hai 8/8/2011 www.bbc.com/vietnamese/forum/2011/08/110808_history_students_comment.shtml
7,12- xuandienhannom.blogspots.com/2015/11/mot-tieng-noi-trung-thuc-chinh-xac-manh.htlm
8 - https://luongtamconggiao.wordpress.com/2011/08/25/ho-chi-minh-khoc-vi-mon-su-hien-nay/
9 - https://quechoablog.wordpress.com/2011/08/01/de-nhan-ra-cai-bien-chung-la-lung-va-tat-yeu-cua-lich-su/
10 - QuangTrung Nguyễn Huệ là anh em: Lỗi của ai? vietnamnet.vn/vn/giao-duc/250067/quang-trung---nguyen-hue-la-anh-em—loi-cua-ai-.htlm
11- Vì sao “dân ta không được học sử ta”?Tác giả Hồng Trung
www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/02/140225_khongquen_lichsu_vietnam
Chúng ta thường nghe câu: “Dân ta phải biết sử ta / Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, nhưng xin thú thật câu ấy chẳng qua chỉ là câu khẩu hiệu mà thôi. Hiện nay nhiều người Việt Nam rành sử Tàu hơn sử Ta .Cách nay khoảng hai tháng, tôi thay mặt vợ tôi tháp tùng với Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Khánh Hòa ra thôn Phú Hòa ,xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa dự đám cưới. Chuyến xe có trên 24 người toàn là bác sĩ và cán bộ của Trung tâm, chỉ có tôi không thuộc ngành y mà thôi . Trên đường về nhiều người trên xe đề nghị đến nhà một anh cán bộ trong Trung tâm có mặt trên xe ở đường Hoàng Diệu, Nha Trang để hát karaoke. Anh ta đồng í và với điều kiện là trả lời một câu hỏi do anh ta đưa ra: Kết cục cuộc đời của Hoàng Diệu là gì? Mọi người trên xe ngơ ngác nhìn nhau và chẳng ai giải đáp được câu hỏi!
Học sinh chủ yếu được học lịch sử đảng, lịch sử cách mạng .
Chúng ta thường tự hào lịch sử đất nước chúng ta có 4.000 năm văn hiến và trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam được khai sinh vào năm 1930, nếu đem chia tỷ lệ sự hiện diện của Đảng Cộng sản Việt Nam trên đất nước này với tiến trình phát triển của dân tộc thì chưa được 1/40 nhưng khi phân bố thời lượng học các giai đoạn lịch sử của dân tộc trong các cấp học thì có sự mất cân đối quá rõ ràng. Lịch sử dân tộc từ khi lập quốc cho đến năm 1930 được dạy cho học sinh không khác nào cưỡi ngựa xem hoa. Tất cả đều ưu tiên cho lịch sử đảng, lịch sử cách mạng mà thôi.
Cách nay không lâu, tôi đến Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa và thăm ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc Trung tâm, trong lúc trò chuyện, tôi có nhắc đến một ngôi tháp mộ cổ được xem là bề thế nhất ở vùng đất Khánh Hòa. Tôi chỉ rõ địa điểm tháp mộ cổ ấy nằm ngay trước mặt đình Hồi Xuân (xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang) cho ông Phó Giám đốc biết và ông cho gọi một cô nhân viên trong Trung tâm đang quản lí địa bàn ấy lên gặp. Ông Phó Giám đốc nhờ cô ta đi khảo sát tháp mộ cổ ấy. Cô ta liền hỏi ông Phó Giám đốc: Tháp mộ cổ ấy có liên quan gì với cách mạng không?
Tại Văn miếu Diên Khánh có tấm bia di tích . Nội dung tấm bia: “ Miếu được xây dựng năm 1846 (đời vua Thiệu Trị thứ 6). Đây là di tích có giá trị nhiều mặt về kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đây là nơi cất giấu vũ khí, lương thực, luyện tập quân sự chi viện cho mặt trận Nha Trang- Khánh Hòa( 23.10.1945 - 02.02.1946)”.
Văn miếu Diên Khánh được xây dựng năm 1846 và qua nhiều lần thay đổi địa điểm, mãi đến năm 1959 mới di dời về dựng trên địa điểm hiện nay thì làm gì có dính dấp đến mặt trận Nha Trang- Khánh Hòa. Thiết nghĩ được công nhận di tích lịch sử đâu phải nhất thiết liên quan đến cách mạng hoặc chống ngoại xâm: “ Phải chăng lịch sử toàn những chuyện chống ngoại xâm còn văn hóa dân tộc không thuộc phạm trù lịch sử?”(1).
Cụ Huỳnh Thúc Kháng cũng đã từng lo ngại việc lãng quên lịch sử quá khứ của dân tộc: “Thời gian cụ Huỳnh nằm nhà sau ngày Việt Minh nổi dậy, có người hằng ngày tới thăm cụ và cho cụ hay được sự lạ lùng trong việc cải cách đầu tiên của Việt minh về sử học là xóa bỏ tất cả lịch sử dĩ vãng, không cần học tới. Cụ có lời phê bình rất chua cay: “Thế thì ông bà ta mấy mươi đời nay đã lỡ ăn cơm, nay cũng nên làm thế nào bỏ hẳn không ăn cơm nữa để thay vào thức ăn khác!”(2)
Môn Lịch sử học sinh Việt Nam đang học có phải là “tín sử” không?
Lịch sử là sự thật , nhưng môn lịch sử học sinh Việt Nam đang học có phải là tín sử không? Giảng viên Hà Văn Thịnh người đã giảng dạy môn lịch sử nhiều năm tại Trường Đại học Khoa học Huế đã trả lời với bà Mạc Việt Hồng: “ Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm với Pháp, Mỹ mà Việt Nam không thua trận nào là không thể chấp nhận được” (3).
Giáo sư Hà Văn Tấn nhận định: “ Lịch sử là khách quan, sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài í thức của chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đich khác nhau” và “ các nhà sử học chúng ta thường tự coi là mác xít nhưng bệnh thiên lệch lại hay dễ mắc. Mà thiên lệch cường điệu một cách phiến diện một mặt nào đó, lại là đặc trưng của chủ nghĩa duy tâm. Cũng chính vì vậy nhiều sự thật lịch sử đã bị bỏ qua” (4).
Nhà “làm sử” Dương Trung Quốc có cái nhìn về sử học nước ta: “ Cái thách đố thứ nhất là tính hấp dẫn của nó. Tính hấp dẫn theo tôi là phải gắn với hai thuộc tính quan trọng của lịch sử đó là tính trung thực và sự công bằng. Rõ ràng sử học Việt Nam trong thời gian rất dài nó phục vụ chính trị. Cái nhiệm vụ chính trị tôi cho là không sai, nhưng nó đã xơ cứng rồi, nó làm cho chương trình không tạo nên sự hấp dẫn cho bọn trẻ” (5)
Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định về việc học sử: “Nói trắng ra, hiện nay người ta chán ghét học văn ,học sử là vì dạy văn thì có thật sự dạy văn đâu, mà là dùng văn để dạy chính trị, chủ yếu để dạy chính trị... Sử cũng hoàn toàn như vậy, không hề khác”(6)
PGS.TS. Phạm Quốc Sử nhận xét về sử học nước ta: “Lịch sử thì khách quan, nhưng sử học và dạy học lịch sử thì không phải như vậy. Trong sử học nguyên tắc tối thượng là tôn trọng sự thật, nhưng điều này thường bị vi phạm. Khi sử học bị chính trị hóa thì nguyên tắc trên sẽ bị vi phạm, bởi nó buộc sử học phải quỳ gối phục vụ cho mục đích của chính trị mà có trường hợp dẫn đến xuyên tạc sự thật” ông nhận định tiếp: “Sử học vinh quang thật nhưng lại rất dễ phạm phải những căn bệnh nặng, những lỗi không nhỏ. Tiếc thay, sử học nước ta đã không tránh được. Một thứ “sử học nhà nước”, “sử học quốc doanh”(phân biệt với sử học chân chính) đang ngự trị” và ông nhận định tiếp: “Có người bảo ngành sử các ông hoàn toàn chạy theo chính trị. Chủ yếu ca ngợi và lặp đi lặp lại, nên rất nhàm. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Đúng bởi là lẽ sách vở nhiều, tiến sĩ nhiều nhưng chất lượng sử học rất thấp. Song, thử hỏi, nếu anh bị buộc phải tiêm “vắc xin” anh có chống lại được không? (trước đó PGS.TS. Phạm Quốc Sử đã nói: “Từ rất sớm, sử học và dạy học lịch sử nước ta đã được tiêm những liều “vắc xin” để ngừa những tư tưởng trái chiều. Nhưng liều tiêm khá nặng, khiến cho đối tượng bị tê cứng, hết sinh khí”). Vả lại những thành quả “nhàm chán” thì anh mới được đọc, còn những thứ “không nhàm chán’ thì không dễ xuất bản, và nếu có thì liệu anh có biết đọc không?”(7)
Ông Đinh Kim Phúc nhận định:“Người ta đã biến một bộ môn khoa học trở thành một bộ môn chính trị để tuyên truyền, để minh họa cho đường lối chính sách của nhà nước chứ không phải cho một ngành khoa học. Vấn đề dạy và học lịch sử hiện nay đã bị bóp méo. Nó được xây dựng trên một nền tảng không khoa học. Chính vì vậy nên thầy không muốn dạy mà trò thì không muốn học” (8)
Những nhận xét trên là của những nhà sử học được đào tạo từ “lò” sử học mác xít chính thống mà ra chứ không phải của các nhà sử học thuộc các thế lực thù địch!
Hậu quả của việc học “sử học nhà nước”, “sử học quốc doanh”
Đại đa số các câu hỏi thi môn Lịch sử trong các kỳ thi đều liên quan đến lịch sử đảng, lịch sử cách mạng, nhưng thực tế cho thấy không hẳn “chủng đậu đắc đậu; chủng qua đắc qua” (trồng đậu được đậu; trồng dưa được dưa). Thạc sĩ Đinh Kim Phúc công tác tại Đại học Mở TP.HCM và cũng là chuyên gia nghiên cứu về biển Đông cho biết về một số bài khi đích thân ông chấm thi môn Lịch sử với câu hỏi: Nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành:
“ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước chứ có phải đi ngao du đâu?”
“ Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước vì đã vứt bỏ tình yêu thương với một thiếu nữ cùng quê”.
“ Người không muốn đi theo vết xe đổ của đại thi hào Nguyễn Du”.
“ Nguyễn Tất Thành (tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung) thuở nhỏ tính tình rất ngỗ ngáo, người thường xuyên trốn học đi biểu tình, bị thực dân Pháp bắt được, đuổi học! Từ đó người căm thù thực dân, đế quốc mà ra đi tìm đường cứu nước”.
Báo Tuổi Trẻ ngày 26/07/2011 chạy trên trang nhất dòng tin: “ Điểm thi môn sử thấp không ngờ!”: Trường Đại Học Tôn Đức Thắng có 1/288 bài thi môn sử đạt được điểm 5, hơn 99,6% bài dưới trung bình. Trường Đại học Đà Nẵng có 477 bài thi điểm 0. Tổng số bài thi dưới điểm 5 là 2448 bài, chiếm 99,23% tổng bài thi môn sử, chỉ có một bài 7,75 điểm. Trường Đại học Quảng Nam có đến 99% bài dưới trung bình.Trường Đại học Tiền Giang hơn 98% thí sinh dưới trung bình, chỉ có 5/253 bài thi từ 5 trở lên, chiếm 1,97%. Điểm cao nhất là 5,25. Trường Đại học Đà Lạt có 34/1564 bài thi đạt điểm 5 trở lên, gần 98% thí sinh có điểm dưới trung bình. Trường Đại học Văn hóa TP.HCM có 3,6% thí sinh đạt điểm 5 trở lên. Trường Đại học Qui Nhơn có 4,1% trong tổng số 2547 thí sinh đạt điểm trung bình trở lên. Trường Đại học Sài Gòn có 116 bài thi đạt điểm 5 trở lên, chiếm 5% tổng số gần 2300 thí sinh dự thi. Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn- Đại học Quốc gia TP.HCM số bài thi đạt điểm 4,5 trở lên chiếm khoảng hơn 10%, trong đó có 18/3207 bài đạt điểm 8 – 9 (có một bài đạt điểm 9,25).
Giáo sư Văn Như Cương nhận định về kết quả trên: “Trong kỳ thi đại học vừa qua, điểm thi môn sử thấp một cách thảm hại. Nói chung chỉ độ 4% trên điểm trung bình. Nhiều trường có tới 99% điểm dưới trung bình, mà chủ yêu là điểm 0 và điểm 1. Có trường chỉ một thí sinh có điểm 5 là cao nhất. Vẫn biết chuyện dạy sử và học sử từ trước đến nay đã có nhiều vấn đề nhức nhối, nhưng một kết quả như năm nay thực sự làm cho xã hội xôn xao và lam đau đầu các nhà quản lí giáo dục, các nhà sử học, các thầy giáo, học sinh và cha mẹ học sinh”(9).
Trái lại, ông Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận vô cùng thanh thản, hết sức vui vẻ thoải mái bình tĩnh, ông ấy nói: “Điểm lịch sử thấp là vấn đề của thời đại, các bạn hãy nhìn rộng ra nhiều nước, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng ấy…Có những thứ do thời đại, do xu thế phát triển tác động. Nhìn kỹ một chút các bạn sẽ thấy môn lịch sử kém thu hút, điểm lịch sử thấp không phải chỉ ở Việt Nam, ở châu Á. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ này do cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động”.
Cách biện hộ của ông Phạm Vũ Luận làm tôi liên tưởng tới câu chuyện của một gia đình nọ có đứa con được hàng xóm đến báo cho gia đình biết là nó rất hư đốn. Thay vì dạy dỗ con để con mình tốt hơn, cha mẹ lại bênh vực cậu con trai và nói: trong làng này còn khối đứa hư đốn hơn nó!
Số liệu thống kê của hai năm gần đây nhất cho thấy, trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2014, toàn quốc có 910.831 học sinh đăng kí dự thi, có số lượng thí sinh đăng kí thấp nhất trong bốn môn thi tự chọn là môn lịch sử với 104.959 thí sinh, chiếm 11,52%
Trong kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2015 vừa qua, môn lịch sử cũng có số lượng thí sinh chọn thi thấp nhất với 153.688 thí sinh đăng kí( chiếm 15,3% trong tổng số 960.000 thí sinh đăng kí dự thi). Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) chỉ có một học sinh chọn môn lịch sử. Trường Trung học Phổ thông Việt Đức (Hà Nội) có 3% học sinh đăng kí thi môn lịch sử. Trường Phổ thông Trung học Đinh Tiên Hoàng có 6% học sinh đăng kí thi môn Lịch sử. Trong buổi sáng ngày 4/7/2015 các điểm thi ở Yên Thành và thị xã Thái Hòa (Nghệ An) do Hội đồng thi của Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An chủ trì, chỉ có duy nhất một thí sinh thi môn lịch sử (10).
Trong chương trình Chuyển động 24h (VTV) thực hiện ngày 11/07/2015 đã khảo sát kiến thức lịch sử của một số học sinh trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội) về di tích lịch sử gò Đống Đa. Câu hỏi được đặt ra: Vua Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối liên hệ gì với nhau? Nhiều em cho rằng Quang Trung – Nguyễn Huệ là hai người khác nhau, có mối quan hệ như: hai anh em, bố con, bạn cùng chiến đấu.
Có em trả lời: “Quang Trung là nhà vua còn là nhà thơ nữa. Con đang học trường của ông ấy. Con học trường Nguyễn Du, mà Nguyễn Du chính là ông Quang Trung”. Các câu trả lời của học sinh ở Hà Nội khiến nhiều người giật mình!
Ngày 9/1/2007 trên đài Truyền hình VTV3 do Lại Văn Sâm dẫn chương trình trong mục “Ai là triệu phú”, người được mời tham dự chương trình là bà Nguyễn Thị Tâm, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thái Bình. Ông Lại Văn Sâm hỏi bà giảng viên Nguyễn Thị Tâm: “Trong tứ trụ của Tự lực văn đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?”
Bà giảng viên Nguyễn Thị Tâm suy nghĩ một lát rồi trả lời: Tự lực văn đoàn…Hừ! Tự lực văn đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng…tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không?!
Học sinh miền Nam sống dưới chế độ “Ngụy” trước đây, ngoài môn học lịch sử bắt buộc còn có môn Văn học Sử
Nếu ở một môn học nào đó như Lịch sử chẳng hạn có một vài học sinh dốt thì lỗi có thể là do các em nhưng nếu cả một hay thậm chí nhiều thế hệ dốt và thờ ơ với môn Lịch sử thì nhất quyết: lỗi không phải ở các em.
Hãy “ dạy cho con tiếng nói thật thà,… mong con chớ quên màu da”
Sáng ngày 15/11/2015 Hội thảo về môn Lịch sử tại bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội được diễn ra. Qua tranh luận thẳng thắn và gay gắt trên cơ sở khoa học, tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử đều khẳng định sự cần thiết tất yếu để môn Lịch sử phải là môn học độc lập, bắt buộc trong giáo dục phổ thông, trước khi trở thành một nội dung trong môn học tích hợp Công dân và Tổ quốc( nếu cần phải có môn học tích hợp này).
Chiều ngày 16/11/2015 Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận đã trả lời chất vấn trước Quốc hội về việc môn Lịch sử trở thành một nội dung trong môn học tích hợp Công dân và Tổ quốc. Sau một hồi trả lời quanh co, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời thẳng là môn Lịch sử còn được đặt là môn độc lập trong sách giáo khoa không? Bộ trưởng đáp: “Vấn đề này Bộ Giáo dục đang nghe góp í và sẽ báo cáo Chính phủ khi nghe í kiến của các cơ quan liên quan như Hội đồng lí luận giáo dục Trung ương, các chuyên gia lịch sử, giáo dục…để có quyết định cuối cùng vì đây là vấn đề rất lớn”.
Chiều ngày 27/11/2015 tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, Quốc hội đã thông qua nghị quyết trong đó yêu cầu “tiếp tục giữ môn học lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới” (Tham gia biểu quyết có 456 đại biểu: Tán thành 448 đại biểu; không tán thành 6 đại biểu; Không biểu quyết 2 đại biểu).
Tiếp tục giữ môn Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới là một yêu cầu hoàn toàn hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số những người dân Việt yêu nước, nhưng nếu không thay đổi nội dung thì kết quả của việc học môn sử cũng lại tiếp tục đi vào vết xe đổ cũ. Phải nhanh chóng trả môn Lịch sử về đúng vị trí của nó, có nghĩa là không bắt môn Lịch sử “trở thành một bộ môn chính trị để tuyên truyền, để minh họa cho đường lối chính sách của nhà nước”.
Chiều ngày 19/02/2014 trong hội nghị giữa Chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hi sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến xâm lược ngày 17/2/1979”. Song ông biện luận cho sự kiện Nhà nước không tổ chức tưởng niệm bằng câu nói: “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước”(11). Không riêng gì bài học lịch sử trên mà còn nhiều bài học lịch sử khác không được giảng dạy một cách trung thực và đầy đủ ở Việt Nam. Nếu không vì những quyền lợi chính trị chi phối, lịch sử luôn là môn học được coi là ưa thích với học sinh, nếu viết đúng chính sử.
Sử có hai loại: tín sử và ngụy sử. Chữ “ngụy” trong chữ Hán có nghĩa là giả dối. Chữ “ngụy” thuộc bộ “nhân”, bên trái là chữ “nhân” (con người), bên phải là chữ “vi”(có nghĩa là làm, như: hành vi). Bản thân lịch sử là sự thật , là tín sử. Nếu lịch sử mà bị thêm bớt sẽ trở thành “ngụy sử”. Trong Kinh Thánh có nói: Có thì nói có, không thì nói không, đặt điều thêm bớt là bởi ma quỷ mà ra. Như vậy “ngụy sử” là do thế lực xấu (= ma quỷ) tạo ra. Một khi phát hiện có một điều gian dối trong lịch sử thì “một sự thất tín ,vạn sự không tin”.Dạy “tín sử” tức là dạy cho học sinh lòng yêu nước, tính trung thực, không gian dối.
Để cho học sinh yêu thích môn Lịch sử thì phải dạy “tín sử”. PGS.TS Phạm Quốc Sử nói: Cụ Hồ nói “dân ta phải biết sử ta” là để “ cho tường gốc tích nước nhà”, chứ không phải để càng học càng tối, càng biết càng hoài nghi…Sử học “quốc doanh” không thể làm “cho tường gốc tích”, không làm rạng danh nước nhà được (12).
Nguyễn Văn Nghệ
Tổ dân phố Phú Lộc Tây I, Thị trấn Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
1- Lê Quí Hiền, Lỗ hỏng trong chương trình lịch sử phổ thông, Báo Sức Khỏe& Đời Sống ra Chúa Nhật 6/4/2008 số 56(2212), trg 2.
2- Anh Minh Ngô Thành Nhân, Ngũ Hành sơn chí sĩ hay là Những anh hùng liệt sĩ tỉnh Quảng Nam, Huế- Anh Minh xuất bản, 1961, trg 105 – 106
3-Nhà sử học Hà Văn Thịnh nói về Hồ Chí Minh www.danchimviet.info/archives/8990/nha-su-hoc-ha-van-thinh-noi-ve-hcm/2010/05
4- GS.Hà Văn Tấn, Lịch sử, sự thật và sử học, đăng trên Tạp chí Tổ quốc tháng giêng năm 1988, In lại trong: Một số vấn đề lí luận sử học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2007.
5- Học sinh Việt Nam quá kém môn sử. Vì đâu? Tác giả Mặc Lâm www.rfa.org/vietnamese/in_depth/75-percent-history-test-scores-below-2-tenths-why-08032011132201.htlm
6- Điểm sử thấp có phải là thảm họa? Tác giả Hà Hiển đăng BBC Tiếng Việt 9:43GMT thứ hai 8/8/2011 www.bbc.com/vietnamese/forum/2011/08/110808_history_students_comment.shtml
7,12- xuandienhannom.blogspots.com/2015/11/mot-tieng-noi-trung-thuc-chinh-xac-manh.htlm
8 - https://luongtamconggiao.wordpress.com/2011/08/25/ho-chi-minh-khoc-vi-mon-su-hien-nay/
9 - https://quechoablog.wordpress.com/2011/08/01/de-nhan-ra-cai-bien-chung-la-lung-va-tat-yeu-cua-lich-su/
10 - QuangTrung Nguyễn Huệ là anh em: Lỗi của ai? vietnamnet.vn/vn/giao-duc/250067/quang-trung---nguyen-hue-la-anh-em—loi-cua-ai-.htlm
11- Vì sao “dân ta không được học sử ta”?Tác giả Hồng Trung
www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/02/140225_khongquen_lichsu_vietnam
Lịch Sử và Dân Tộc.
Bảo Giang
19:07 04/12/2015
Lịch Sử và Dân Tộc.
Lịch Sử là một môn học chuyên về qúa trình xây dựng và bảo vệ lãnh thổ, cũng như sức sống riêng của một dân tộc trong cộng đồng thế giới. Chủ đích quan trọng nhất của môn học này là nuôi dưỡng, rèn luyện và phát triển lòng yêu nước, lòng tự hào, tính cộng đồng của mọi người dân trong một quốc gia qua mọi thời đại. Nhờ sự tích cực bảo vệ yếu tính lịch sử của riêng mình mà mỗi tộc dân còn giữ được nguồn gốc, rồi tạo thành cuộc sống với bản sắc cho riêng mình. Nói cách khác, một sắc dân không bị đồng hóa, không bị diệt vong là nhờ được truyền dạy và thực hành lịch sử của dân tộc mình một cách hữu hiệu, đúng đắn và trung thực.
Với một định nghĩa như thế, mọi người đều có thể hiểu được gía trị của Lịch Sử, và cũng không lạ gì khi hầu hết các quốc gia trên thế giới, d ù nhỏ hay lớn, dẫu cường hay nhược, luôn xem Lịch Sử là tấm gương, là bài học vĩ đại cần bảo vệ cho mọi thế hệ. Từ đó, Lịch Sử là môn học cơ bản và bắt buộc phải có trong nền giáo dục của mỗi quốc gia. Bài học này được áp dụng cho mọi công dân, không có ngoại lệ. Để từ đây, mọi công dân tự biết yêu thương, bảo vệ Tổ Quốc và đồng bào của mình. Không thể yêu thương và bảo vệ kẻ lân bang trước cội nguồn! Đó cũng là lý do mà trong hầu hết các bản Hiến Pháp của các nước trên thế giới đều có một điều khoản ghi với tội danh phản quốc, hay là gián điệp cho ngoại quốc để làm hại cho đồng bào và tổ quốc của mình. Ở Việt Nam thế nào?
A. Những dấu chân xưa.
Từ khi lập quốc, chúng ta không có những bản văn như Hiến Pháp được ghi cặn kẽ như hôm nay. Tuy thế, một truyền thống như luật bất thành văn đã hiện diện ở đây ngay từ khi có quốc gia. Câu chuyện về Trọng Thủy, Mỵ Nương có lẽ đã là bản án đầu tiên cho kẻ phản bội chống lại dân tộc của mình.
Kế đến là Trần ích Tắc, (1254-1329) con vua Trần Thái Tông, đem cả gia đình sang hàng giặc, được vua nhà Nguyên phong làm An Nam Quốc vương, những tưởng là Vương! Kết quả, Hưng Đạo Vương đã dùng sóng Bạch Đằng (1288) chôn vùi giấc mộng nam hạ của quân Nguyên, triệt hạ mưu toan bán nước cầu vinh của Trần ích Tắc. Cái họa vua quan bán nước xưa chưa dừng lại ở đó, Lê chiêu Thống ( 1765 – 1793), uốn mình cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh nước Nam! Được lời, Tôn sỹ Nghị mang hơn 20 vạn binh từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Qúy Châu sang Việt Nam đổi lấy dã tràng. Bởi lẽ, sau trận Đống Đa, Sầm nghi Đống thắt cổ, Tôn Sỹ Nghị bỏ chạy, Càn Long vỡ mật, mà Quang Trung vua nước Nam còn mãi mãi với dân tộc Việt.
Nay nhìn lại một đoạn đường lịch sử hơn 4000 năm. Dẫu có những lúc cường, nhược khác nhau, nhưng ta vẫn còn một dòng lịch sử riêng, một dân tộc, một tiếng nói và một đất nước riêng. Điều đó cho thấy, ta không phải là một Tần, Tấn, Triệu, Ngụy, Hàn, Ngô, Sở… cùng dương cờ đánh trống tranh hùng, rồi mất dấu. Nhưng Ta, một dòng dõi Việt tộc riêng biệt ở cõi trời đông. Ta vẫn đứng vững dù có trải qua cuộc chiến của ngàn năm. Ta vẫn đứng vững với những cường, nhược của riêng minh. Nói cách khác, cuộc thế ấy vẫn không nhòa. Hơn thế, còn đời đời yên định.
B. Theo dòng máu chuột.
Chuyện nước Nam là thế, nhưng xem ra lúc gần đây có dấu vết khác. Ở ngoài bắc, vào năm đói (1945), chuột đồng về phố, nước ta bắt đầu có nhiều dấu bùn tang thương. Trước tiên, Hồ Quang còn gọi là Hồ chí Minh, một viên chức Trung cộng, hàm Thiếu Tá trong lộ quân của Chu Đức bên Tàu và tập đoàn cộng sản đã xâm phạm Việt Nam, rồi mở ra một trang sử lạ, đen tối, đưa toàn thể đất nước và dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ cho tập đoàn CS Trung cộng.
Khởi đầu cơ nghiệp của Hồ chí Minh (Hồ Quang) là thư xin giết người Việt Nam để rửa hận cho Tàu. Vào ngày 31-10-1952 . Minh viết: “Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam ( tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi (Lưu thiếu Kỳ?) và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”. Đây là trang đầu của thời gọi là Cộng sản mà Hồ Quang, cũng gọi là Hồ chí Minh mở ra để đưa Việt Nam đi vào con đường cùng khốn. Trước tiên, nó tiêu diệt Văn Hóa và sức sống của người Việt Nam. Sau là tìm cách đưa Việt Nam vào vòng nô lệ cho tập đoàn Trung cộng theo chủ nghĩa bành trướng của Tống, Hán xưa kia.
Mở đầu trang biến loạn này (1943-1946), Hồ chí Minh đã công khai triệt, giết hơn 170000 người dân thuộc giai cấp đầu mục của Việt Nam để rửa hận cho Tàu sau cuộc chiến Đống Đa. Bài bản giết người này được khai dẫn từ bài “Địa chủ ác ghê” của Y, trong đó có đoạn: “Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã: Giết chết 14 nông dân. Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật. Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người. Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang. Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng. Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!”. Sự thật, khó có thể tìm được một kẻ nào trên thế giới này lại có một cái lòng độc ác, bất lương, bất giáo như Hồ chí Minh.
Thực lòng, cho đến hôm nay, tôi chưa từng thấy hay từng đọc qua một bài viết nào gian ác, tàn độc, vu khống tán tận lương tâm đến như thế. Có lẽ, mãi mãi không có một kẻ nào trên thế giới này lại có khả năng viết láo lếu, tàn độc nhằm giết người một cách phi nhân, vô đạo, bất nghĩa như Hồ chí Minh đã làm, đã viết. Nhưng lý do nào, Hồ chí Minh lại cay độc và tàn ác với người Việt Nam đến như thế? Chỉ có một câu trả lời đúng nghĩa nhất. Y là người Tàu đã mang sẵn lòng thù hận với ngưòi Việt Nam từ trước. Nay gặp thời, nhân chuyện “ cải cách ruộng đất” tiếng là xây dựng xã hội theo kiểu mới, nhưng thực tế là để chém giết ngưòi Việt Nam mà trả mối thù cho hơn 100000 quân Tàu đã chết trong trận Đống Đa, Ngọc Hồi xưa kia. Ngoài ra, không có một lý do nào khác. Tuy thế, ta khó trách cái tàn độc, thô bạo của Y, một tên cướp nước. Có trách là trách những kẻ đã phản bội quê hương Việt Nam đi làm đầy tớ cho Y. Đi giết dân Việt mà lại bô bô, ưỡn ngực tự hào là làm cách mạng mà nên nỗi!
Khi nhìn lại bản án này, mọi ngưòi đều thấy. Tất cả những trụ cột chống trời, bảo vệ đất nước của người dân Việt Nam qua nhiều đời đã phải chết thảm vì cuộc trả thù, rửa hận, trả lễ cho Trung cộng do Hồ Quang mạo danh người VN mà thực hiện. Đây có thể nói là một cuộc tàn sát tủi nhục, đau thương nhất cho người Việt Nam, nhưng cho đến hôm nay, xem ra không ai dám kêu nài trả lại công lý cho người chết oan. Bởi vì, cộng sản còn đây và mối thù của Trung cộng từ cuộc chiến Hàm Tử, Đống Đa, Ngọc Hồi (1789) còn đó. Hơn thế, lại do Hồ chí Minh, nhân danh chủ tịch nhà nước của VN làm báo oán. Nhưng còn đau hơn thế, người Việt Nam đã không nhìn ra đó là cuộc trả hận người Việt Nam do Hồ chí Minh, người Tàu mạo danh Nguyễn sinh Cung thực hiện, mà đặt vấn đề. Trái lại, còn bám vào đó mà chém giết, thâm thù nhau theo những âm mưu gian ác của chúng. Thế mới là một trường đau xót lớn!
Khi nỗi đau còn câm lặng, tê tái, trĩu nặng trong lòng mọi người, Hồ Quang nhếch miệng cười, rồi đùa cợt bằng miếng dẻ rách lau nước mắt thì đây cũng chính là lúc người Việt Nam ở miền bắc bị trói buộc vào cuộc chém giết người Việt theo một kiểu khác. Chiếc áo “ Giải phóng miền nam” mở ra, tự biến thành phù phép siêu việt, đẩy người dân đất bắc ra khỏi cuộc óan hận Hồ chí Minh sau mùa đấu tố. Tệ hơn, biến miền nam thân yêu thành kẻ thù, thành biển máu để giết chết ước mơ Hòa Bình, Hạnh Phúc, Đoàn Viên của cả dân tộc, mà quên đi công đoạn gian ác do Hồ chí Minh đã thực hiện tại Việt Nam! Ai biết, ai tính, ai tin, cuộc chiến vào Nam do Hồ chí Minh chủ trương chỉ là một cuộc đánh bùn sang ao? Y đem oán hận của đất Bắc đổ lên miền Nam thay vì chính Y phải là kẻ chịu nhận lấy cuộc trả thù vì có hơn 170000 người trưởng gia đình ở ngoài bắc đã bị chính Y hạ sát. Xem ra, ta đã nông nổi để thua và hoàn toàn thua trong cuộc đánh bùn này. Ta đã giết Ta để cho Y, một tên lang sói gốc Tàu được sống! Tệ hơn, được lẫm liệt vinh danh trên phần đất của Ta thay vì bị treo cổ vì đã phạm tội giết người đồng loạt.
Thật vậy. Ta đã giết Ta bằng chính những xảo từ gian trá mà Hồ Quang đã dùng, sau đó đẩy người Việt giết người Việt bằng bom đạn hôi tanh, tàn độc của Tàu. Tệ hơn thế, nó còn tiếp tục tàn sát dân Ta sau ngày chấm dứt chiến tranh bằng thủ đoạn diệt trừ Văn Hóa Dân Tộc qua hội chứng Đặng xuân Khu, Phạm văn Đồng và nay là Phạm vũ Luận. Phần đất ngoài (Trường Xa, Hoàng Xa) ta đã mất từ 1958. Vườn trong có lẽ nào không đổi tên theo hội nghị mưa gío Thành Đô? Như thế, có lẽ nào tiếng Việt, chữ Việt sẽ đứng vững theo dấu dép râu của Hồ Quang?
Khởi đầu cho cuộc “ tru di” văn hóa và nền tảng Việt để xin làm nô lệ cho Trung cộng, Đặng xuân Khu trong vai tuồng Tổng bí thư của đảng CSVN, năm 1951 đã viết: “Việt Minh Vận Động cho Việt Nam làm Chư Hầu Trung Quốc: Hỡi đồng bào thân mến! ( có ai là đồng bào thân mến của tên phản bội giết ngưòi này không?)
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào…. Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối âu tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc. Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa…” Hỡi ơi, loài ễnh ương. Giá trị văn hóa của chúng là như thế đó!
Chuyện cũ tưởng chỉ là câu chuyện “ngáo đá” của kẻ phản bội dân tộc Đặng xuân Khu. Có ai ngờ đây còn là một định mệnh cho dân ta qua hội cẩu chứng Phạm vũ Luận. “Theo dự thảo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếng Hoa sẽ được dạy từ bậc Tiểu học, Trung học cơ sở. Ngay từ lớp 1, học sinh đã tiếp cận với môn học này.” (Bộ GD& ĐT Việt cộng)
Ai cũng biết, ngôn ngữ là tiếng nói, là hơi thở của con người đồng thể để giao tiếp, để thông hiểu nhau. Từ đó, việc khai tâm và trau dồi ngôn ngữ Việt cho trẻ từ bậc tiều học không chỉ trọng về trí, nhưng còn nặng về đức, về nguồn. Nó chính là cánh cửa khai mở ra một hướng đi hoàn chỉnh cho trẻ, cho tương lai. Và khi cánh cửa mở ra cho trẻ chào đón quê hương thì chỉ cần có ngôn ngữ Việt, cần gì đến ngoại ngữ. Từ cơ bản này, ngoại ngữ chỉ là một ngôn sinh trong nghề nghiệp, lúc nào cần đến, chúng ta có thể tự cập nhật, tuyệt đối không thể áp đặt với học sinh từ A, B, C… Bởi vì, đây là nơi ương trồng, trẻ cần học và hiểu biết về ngôn ngữ, nguồn gốc và lịch sử của chính mình. Trẻ chưa cần học và nhớ về bất cứ một thứ ngôn ngữ, lịch sử nào khác để sống. Theo đó, việc đưa tiếng Hoa vào bậc tiểu học có khác gì tạo cho trẻ hơi thở và tiếng nói bản ngữ Tàu để chúng không còn biết mình là nguồn Việt, nếu như không muốn nói là dạy chúng phản nguồn? Chuyện là thế, chỉ có những cẩu trệ mới không hiểu lý lẽ này.
Cũng thế, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga đều là phần phụ, là ngoại ngữ, không thuộc về chủng tộc của chúng ta. Theo đó, chỉ có thể khuyến khích học sinh tự chọn sau khi đã rành rẽ tiếng mẹ đẻ. Bởi lẽ, nếu không phải là thuộc địa, bản địa của Tàu, của ngoại quốc, trẻ không bao giờ phải học ngoại ngữ trong những ngày đầu đến trường. Nếu ta sống và học làm người thì không bao giờ dạy cho con cháu chúng ta làm nô lệ. (ngoại trừ những kẻ có máu nô lệ truyền đời). Hãy xem gương của người Nhật. Kimiko Date, một vận động viên Tennis nổi danh trên trường quốc tế (hạng Tư thế giới) là một điển hình. Trong giải Úc mở rộng 1995, khi được phỏng vấn, cô vẫn dùng ngôn ngữ của mẹ đẻ để trả lời. Nhiều người không vui, (vì cô đã bước lên trường quốc tế). Tuy thế, tất cả đều phải nể phục cái cái gương dũng cảm trong ngôn ngữ mà cô đã xử dụng! Nay, trẻ tiểu học Việt Nam tại sao lại phải học tiếng Tàu? Có lẽ nào nhà nước ấy hay Phạm vũ Luận muốn truy diệt tận căn hồn thiêng, nòi giống Việt ngay từ khi trẻ vừa bước chân đến trường? Nếu thế, chả mấy chốc, nhà nhà nói tiếng Tàu, người người nói tiếng “lạ”! Việt Nam còn học về Quang Trung đại phá quân Thanh nữa không?
Câu chuyện buộc trẻ phải học tiếng Tàu theo sách Hán hóa dân tộc Việt do Phạm vũ Luận đưa ra chưa yên, nay lại đến chuyện bỏ học về khoa Lịch Sử dân tộc. Cộng sản qua Phạm vũ Luận muốn gì trong chủ đích này? Muốn xóa bỏ Lịch Sử của dân tộc trong nền giáo dục công dân chăng? Hoặc giả, Việt cộng qua Phạm vũ Luận muốn đốt gốc cội nguồn Việt Nam để rồi đồng hóa Việt tộc như là một chi tộc trong cái gốc Tàu như Tần, Tấn, Ngụy, Sở… để nhận bằng công khanh?
Nếu đó là ước nguyện của tập đoàn cộng sản Hồ Quang thì Ta, người Việt Nam nên nhớ và bảo nhau rằng: Việt Nam còn đứng vững đến hôm nay là vì Việt Nam là một dân tộc thuần hậu, có nguồn gốc và cốt cách riêng biệt dù chung trong cõi trời Đông. Nguồn gốc ấy đã đứng vững từ ngàn năm trước thì ngàn năm sau vẫn còn. Và dẫu trong ngàn năm bị đô hộ, văn hóa, cư xử tuy rất gần nhau. Nhưng cái chí, cái mệnh Việt là khác biệt. Kẻ gian ác dẫu ngàn đời không thể đồng hóa được. Đấy là chí của Ta, Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng ta đang ở thế chìm. Và nếu tập đoàn Việt cộng đã có chủ đích như thế, tôi cho rằng, người Việt Nam lúc này chỉ nên soạn một bài sử ngắn gọn, rồi truyền cho con cái mai sau nhớ rằng: Bên kia biên giới là Tàu, bên đây bờ cõi là dòng Việt Nam. Và cũng nên cho con cháu biết thêm rằng: Đường ranh biên giới này đã kẻ ra và mãi mãi còn ghi lại những nhát chém tạo nên lịch sử cho chúng ta. Kế đến, cuộc sống, lý trí, văn hóa của đôi bên là ngàn đời không cùng nét vẽ. Trái lại, vĩnh viễn sử nhà Nam còn ghi lại những dòng chống xâm lăng từ Á sang Âu cho con cháu cùng học. Hơn thế, cho trẻ biết rằng:
1. Cộng sản giết người Việt, tiêu sử Việt.
Không phải đến hôm nay tập đoàn CS Hồ chí Minh mới chủ trương đem giang sơn này nhập vào cõi Tàu. Trái lại, ngay từ khi Hồ Quang sang Việt Nam vào 1939, Y đã mở ra những trang đẫm máu giữa người dân Việt để thực hiện ý đồ của chúng. Khởi đầu là cái chết oan nghẹn của hơn 170000 ngàn người Việt Nam trong bản án “ Trí Phú Địa Hào” trong mùa đấu tố. Người Việt Nam đã bị Hồ chí Minh giết chết mà không có được một tiếng kêu oan. Đã thế, thân nhân của họ còn bị vùi dập vào con đường cũng quẫn, tự tận.
Kế đến, có ai dám tin, việc Hồ chí Minh mở chiến tranh vào nam lúc đầu chỉ nhằm giải toả cái áp lực, cũng như nỗi căm phẫn, uất nghẹn của người dân miền bắc trút lên đầu CS sau mùa đấu tố? Kết qủa, mấy triệu nhân mạng của Việt Nam đã phải nằm xuống để cho tập đoàn CS Hồ chí Minh vang lừng trong khúc hát: “Ta đánh và diệt miền nam là đánh cho Trung Quốc, Liên Sô” (Lê Duẫn). Ai dám tin rằng nhờ bài ca này, súng đạn Nga, Tàu tuôn trào vào Việt Nam cho Việt cộng thoả chí bắn giết đồng bào miền Nam, mà không một ai dám lên tiếng phản đối?
Kết qủa, sau cuộc say máu người ở miền bắc, miền nam gặp tai họa cộng sản. Phần Việt cộng không chỉ công nhận Trường Sa, Hoàng Sa là đất của Trung cộng, mà ngay cả phần nội địa trong cái bản đồ Việt Nam của chúng ta, rồi ra cũng bị Trung cộng thu tóm về. Đó chính là những lý lẽ của tập đoàn Minh, Duẫn, Chinh, Đồng, Giáp… đã được CS thể hiện trong Hiệp Ứơc Thành Đô 3-4/9/1990 với bộ tam vô văn hóa, Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Phạm văn Đồng thực hiện. Nay, hạn kỳ đã đến. Phạm vũ Luận chẳng qua chỉ là một trong những kẻ hài, rỗng óc, bán tự cầu vinh mà tình nguyện trong việc giàn trải ra bài học, sửa soạn cho lớp trẻ ngày mai mất gốc, rời khỏi cội nguồn Việt Nam mà thôi. Ngoài ra không một lý lẽ gì!
2. Cộng sản giết sử Việt, nhập sử Tàu:
Con đường mất gốc, rời bỏ cội nguồn Việt nam do Phạm vũ Luận thực hiện theo lệnh Tàu xem ra là không xa lắm. Năm năm trước khi dự án Thành Đô thành án, việc Việt cộng buộc học sinh từ tiểu học, trung học, học tiếng Tàu là điều xem ra khó tránh. Bởi lẽ, trong toan tính của nó, 5 năm sau từ năm 2020, lớp học sinh ấy đã có thể viết các văn tự, làm văn kiện bằng tiếng Hoa cho người Việt! Như thế, chuyện học này ngoài việc phá nát cơ đồ Văn Hóa Việt Nam, CS còn giúp cho hàng hàng lớp lớp dân Tàu vượt biên sang chiếm giữ lấy những phần đất màu mỡ, trọng địa trên non sông Việt như là của chính mình. Cứ thế, 20 năm sau của 2020, chuyện nước ta ra sao?
Tôi cho rằng, câu trả lời mọi người đều nhìn thấy là: Những kẻ nô lệ cộng sản tự biết không thể đứng vững. Nó cần một chỗ tựa, một vòng tay của Tàu cộng. Muốn được như thế, nó buộc phải chà đạp, phá nát dòng Lịch Sử của Việt Nam mà theo Tàu. Trong khi đó, ý dân Việt Nam là khác biệt. Khởi đi từ những trẻ thơ tiểu học đã luôn đứng thẳng. Trẻ Việt Nam không học sử Tàu, không là Tàu. Trẻ Việt Nam là những Trưng Triệu, Quang Trung, Trần hưng Đạo, Ngô Quyền, Lê Lợi… Trẻ Việt Nam có lời ca truyền đời cho riêng mình, cho muôn thế hệ: “ Thà làm qủy nước Nam, hơn làm Vương đất bắc” ( Trần bình Trọng). Bởi lẽ:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Đó chính là khác biệt của chúng ta và Tàu.
C. Bước hoang ngày mai?
Trường Sa, Hoàng Sa đã là câu chuyện trong uất nghẹn. Hỏi xem giang sơn ấy còn nơi nào của riêng dân ta tạo hưởng? Xem ra, không còn miền đất nào! Từ Nam Quan cho đến Cà Mâu, thành phố cho đến đồng hoang, rừng thẳm, không một nơi nào không bị cài cắm bởi hàng hàng lờp lớp người Tàu kéo sang chiếm cứ. Con cháu của những Ngô Quyền, Quang Trung, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trưng Vương… dần dần bị Việt cộng chuyển đổi thành những kẻ không nhà, không nơi nương tựa. Người co cụm phòng thân, kẻ ra hải ngoại vinh thân, lũ thành những con chó săn cho mộng thôn tính Việt Nam của Trung cộng.
Với bưóc tiến này, người Việt Nam sẽ phải tự chết dần chết tàn trên phần đất của cha ông, hoặc trở thành những lao công nhặt rác cho Tàu ngay trên đất nước mình. Từ đó, những kẻ thờ Mao thờ Hồ từ từ biến tính, biến thể, yêu thương bảo vệ người Tàu và tàn sát, giết người dân Việt bằng trăm phương ngàn cách khác nhau. Mà một trong những nét độc ác, tồi tệ nhất mà vài năm trước đây Phạm Vũ Luận đã vươn lên như ngọn giáo nhọn với kế sách, đưa tiếng Tàu vào cho các học sinh tiểu học, trung học. Đây chính là sách “1ấy nước Tàu luộc thịt Việt” của cộng sản. Và nay là bài bỏ chương Lịch Sử Việt trong học đường nữa là trọn chí. Như thế, khi con đường Văn Hóa, Lịch Sử của dân tộc Việt Nam không còn được phát triển nguyên vẹn cho người, cho trẻ từ bậc tiểu học. Nó sẽ từ từ tàn hơi ở những lớp lớn hơn, để rồi, chúng ta sẽ bị luộc trong cái chảo “ bỏ Sử Việt, học sử Tàu” của tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh! Đây có là đoạn kết cho người Việt Nam chúng ta không?
D. Văn hóa còn, lịch sử còn, nước Việt còn. Văn hóa mất, lịch sử mất, nước Việt tan!
Liệu kết qủa có khác với cái tựa đề này không? Bạn trả lời đi. Phần tôi, tôi viết thế này: Nếu hôm nay chúng ta tránh một cuộc tranh đấu vì dân tộc là chính ta tìm đến cuộc sống làm nô lệ.
Bảo Giang.
12.2015
Lịch Sử là một môn học chuyên về qúa trình xây dựng và bảo vệ lãnh thổ, cũng như sức sống riêng của một dân tộc trong cộng đồng thế giới. Chủ đích quan trọng nhất của môn học này là nuôi dưỡng, rèn luyện và phát triển lòng yêu nước, lòng tự hào, tính cộng đồng của mọi người dân trong một quốc gia qua mọi thời đại. Nhờ sự tích cực bảo vệ yếu tính lịch sử của riêng mình mà mỗi tộc dân còn giữ được nguồn gốc, rồi tạo thành cuộc sống với bản sắc cho riêng mình. Nói cách khác, một sắc dân không bị đồng hóa, không bị diệt vong là nhờ được truyền dạy và thực hành lịch sử của dân tộc mình một cách hữu hiệu, đúng đắn và trung thực.
Với một định nghĩa như thế, mọi người đều có thể hiểu được gía trị của Lịch Sử, và cũng không lạ gì khi hầu hết các quốc gia trên thế giới, d ù nhỏ hay lớn, dẫu cường hay nhược, luôn xem Lịch Sử là tấm gương, là bài học vĩ đại cần bảo vệ cho mọi thế hệ. Từ đó, Lịch Sử là môn học cơ bản và bắt buộc phải có trong nền giáo dục của mỗi quốc gia. Bài học này được áp dụng cho mọi công dân, không có ngoại lệ. Để từ đây, mọi công dân tự biết yêu thương, bảo vệ Tổ Quốc và đồng bào của mình. Không thể yêu thương và bảo vệ kẻ lân bang trước cội nguồn! Đó cũng là lý do mà trong hầu hết các bản Hiến Pháp của các nước trên thế giới đều có một điều khoản ghi với tội danh phản quốc, hay là gián điệp cho ngoại quốc để làm hại cho đồng bào và tổ quốc của mình. Ở Việt Nam thế nào?
A. Những dấu chân xưa.
Từ khi lập quốc, chúng ta không có những bản văn như Hiến Pháp được ghi cặn kẽ như hôm nay. Tuy thế, một truyền thống như luật bất thành văn đã hiện diện ở đây ngay từ khi có quốc gia. Câu chuyện về Trọng Thủy, Mỵ Nương có lẽ đã là bản án đầu tiên cho kẻ phản bội chống lại dân tộc của mình.
Kế đến là Trần ích Tắc, (1254-1329) con vua Trần Thái Tông, đem cả gia đình sang hàng giặc, được vua nhà Nguyên phong làm An Nam Quốc vương, những tưởng là Vương! Kết quả, Hưng Đạo Vương đã dùng sóng Bạch Đằng (1288) chôn vùi giấc mộng nam hạ của quân Nguyên, triệt hạ mưu toan bán nước cầu vinh của Trần ích Tắc. Cái họa vua quan bán nước xưa chưa dừng lại ở đó, Lê chiêu Thống ( 1765 – 1793), uốn mình cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh nước Nam! Được lời, Tôn sỹ Nghị mang hơn 20 vạn binh từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Qúy Châu sang Việt Nam đổi lấy dã tràng. Bởi lẽ, sau trận Đống Đa, Sầm nghi Đống thắt cổ, Tôn Sỹ Nghị bỏ chạy, Càn Long vỡ mật, mà Quang Trung vua nước Nam còn mãi mãi với dân tộc Việt.
Nay nhìn lại một đoạn đường lịch sử hơn 4000 năm. Dẫu có những lúc cường, nhược khác nhau, nhưng ta vẫn còn một dòng lịch sử riêng, một dân tộc, một tiếng nói và một đất nước riêng. Điều đó cho thấy, ta không phải là một Tần, Tấn, Triệu, Ngụy, Hàn, Ngô, Sở… cùng dương cờ đánh trống tranh hùng, rồi mất dấu. Nhưng Ta, một dòng dõi Việt tộc riêng biệt ở cõi trời đông. Ta vẫn đứng vững dù có trải qua cuộc chiến của ngàn năm. Ta vẫn đứng vững với những cường, nhược của riêng minh. Nói cách khác, cuộc thế ấy vẫn không nhòa. Hơn thế, còn đời đời yên định.
B. Theo dòng máu chuột.
Chuyện nước Nam là thế, nhưng xem ra lúc gần đây có dấu vết khác. Ở ngoài bắc, vào năm đói (1945), chuột đồng về phố, nước ta bắt đầu có nhiều dấu bùn tang thương. Trước tiên, Hồ Quang còn gọi là Hồ chí Minh, một viên chức Trung cộng, hàm Thiếu Tá trong lộ quân của Chu Đức bên Tàu và tập đoàn cộng sản đã xâm phạm Việt Nam, rồi mở ra một trang sử lạ, đen tối, đưa toàn thể đất nước và dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ cho tập đoàn CS Trung cộng.
Khởi đầu cơ nghiệp của Hồ chí Minh (Hồ Quang) là thư xin giết người Việt Nam để rửa hận cho Tàu. Vào ngày 31-10-1952 . Minh viết: “Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam ( tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi (Lưu thiếu Kỳ?) và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”. Đây là trang đầu của thời gọi là Cộng sản mà Hồ Quang, cũng gọi là Hồ chí Minh mở ra để đưa Việt Nam đi vào con đường cùng khốn. Trước tiên, nó tiêu diệt Văn Hóa và sức sống của người Việt Nam. Sau là tìm cách đưa Việt Nam vào vòng nô lệ cho tập đoàn Trung cộng theo chủ nghĩa bành trướng của Tống, Hán xưa kia.
Mở đầu trang biến loạn này (1943-1946), Hồ chí Minh đã công khai triệt, giết hơn 170000 người dân thuộc giai cấp đầu mục của Việt Nam để rửa hận cho Tàu sau cuộc chiến Đống Đa. Bài bản giết người này được khai dẫn từ bài “Địa chủ ác ghê” của Y, trong đó có đoạn: “Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã: Giết chết 14 nông dân. Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật. Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người. Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang. Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng. Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!”. Sự thật, khó có thể tìm được một kẻ nào trên thế giới này lại có một cái lòng độc ác, bất lương, bất giáo như Hồ chí Minh.
Thực lòng, cho đến hôm nay, tôi chưa từng thấy hay từng đọc qua một bài viết nào gian ác, tàn độc, vu khống tán tận lương tâm đến như thế. Có lẽ, mãi mãi không có một kẻ nào trên thế giới này lại có khả năng viết láo lếu, tàn độc nhằm giết người một cách phi nhân, vô đạo, bất nghĩa như Hồ chí Minh đã làm, đã viết. Nhưng lý do nào, Hồ chí Minh lại cay độc và tàn ác với người Việt Nam đến như thế? Chỉ có một câu trả lời đúng nghĩa nhất. Y là người Tàu đã mang sẵn lòng thù hận với ngưòi Việt Nam từ trước. Nay gặp thời, nhân chuyện “ cải cách ruộng đất” tiếng là xây dựng xã hội theo kiểu mới, nhưng thực tế là để chém giết ngưòi Việt Nam mà trả mối thù cho hơn 100000 quân Tàu đã chết trong trận Đống Đa, Ngọc Hồi xưa kia. Ngoài ra, không có một lý do nào khác. Tuy thế, ta khó trách cái tàn độc, thô bạo của Y, một tên cướp nước. Có trách là trách những kẻ đã phản bội quê hương Việt Nam đi làm đầy tớ cho Y. Đi giết dân Việt mà lại bô bô, ưỡn ngực tự hào là làm cách mạng mà nên nỗi!
Khi nhìn lại bản án này, mọi ngưòi đều thấy. Tất cả những trụ cột chống trời, bảo vệ đất nước của người dân Việt Nam qua nhiều đời đã phải chết thảm vì cuộc trả thù, rửa hận, trả lễ cho Trung cộng do Hồ Quang mạo danh người VN mà thực hiện. Đây có thể nói là một cuộc tàn sát tủi nhục, đau thương nhất cho người Việt Nam, nhưng cho đến hôm nay, xem ra không ai dám kêu nài trả lại công lý cho người chết oan. Bởi vì, cộng sản còn đây và mối thù của Trung cộng từ cuộc chiến Hàm Tử, Đống Đa, Ngọc Hồi (1789) còn đó. Hơn thế, lại do Hồ chí Minh, nhân danh chủ tịch nhà nước của VN làm báo oán. Nhưng còn đau hơn thế, người Việt Nam đã không nhìn ra đó là cuộc trả hận người Việt Nam do Hồ chí Minh, người Tàu mạo danh Nguyễn sinh Cung thực hiện, mà đặt vấn đề. Trái lại, còn bám vào đó mà chém giết, thâm thù nhau theo những âm mưu gian ác của chúng. Thế mới là một trường đau xót lớn!
Khi nỗi đau còn câm lặng, tê tái, trĩu nặng trong lòng mọi người, Hồ Quang nhếch miệng cười, rồi đùa cợt bằng miếng dẻ rách lau nước mắt thì đây cũng chính là lúc người Việt Nam ở miền bắc bị trói buộc vào cuộc chém giết người Việt theo một kiểu khác. Chiếc áo “ Giải phóng miền nam” mở ra, tự biến thành phù phép siêu việt, đẩy người dân đất bắc ra khỏi cuộc óan hận Hồ chí Minh sau mùa đấu tố. Tệ hơn, biến miền nam thân yêu thành kẻ thù, thành biển máu để giết chết ước mơ Hòa Bình, Hạnh Phúc, Đoàn Viên của cả dân tộc, mà quên đi công đoạn gian ác do Hồ chí Minh đã thực hiện tại Việt Nam! Ai biết, ai tính, ai tin, cuộc chiến vào Nam do Hồ chí Minh chủ trương chỉ là một cuộc đánh bùn sang ao? Y đem oán hận của đất Bắc đổ lên miền Nam thay vì chính Y phải là kẻ chịu nhận lấy cuộc trả thù vì có hơn 170000 người trưởng gia đình ở ngoài bắc đã bị chính Y hạ sát. Xem ra, ta đã nông nổi để thua và hoàn toàn thua trong cuộc đánh bùn này. Ta đã giết Ta để cho Y, một tên lang sói gốc Tàu được sống! Tệ hơn, được lẫm liệt vinh danh trên phần đất của Ta thay vì bị treo cổ vì đã phạm tội giết người đồng loạt.
Thật vậy. Ta đã giết Ta bằng chính những xảo từ gian trá mà Hồ Quang đã dùng, sau đó đẩy người Việt giết người Việt bằng bom đạn hôi tanh, tàn độc của Tàu. Tệ hơn thế, nó còn tiếp tục tàn sát dân Ta sau ngày chấm dứt chiến tranh bằng thủ đoạn diệt trừ Văn Hóa Dân Tộc qua hội chứng Đặng xuân Khu, Phạm văn Đồng và nay là Phạm vũ Luận. Phần đất ngoài (Trường Xa, Hoàng Xa) ta đã mất từ 1958. Vườn trong có lẽ nào không đổi tên theo hội nghị mưa gío Thành Đô? Như thế, có lẽ nào tiếng Việt, chữ Việt sẽ đứng vững theo dấu dép râu của Hồ Quang?
Khởi đầu cho cuộc “ tru di” văn hóa và nền tảng Việt để xin làm nô lệ cho Trung cộng, Đặng xuân Khu trong vai tuồng Tổng bí thư của đảng CSVN, năm 1951 đã viết: “Việt Minh Vận Động cho Việt Nam làm Chư Hầu Trung Quốc: Hỡi đồng bào thân mến! ( có ai là đồng bào thân mến của tên phản bội giết ngưòi này không?)
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào…. Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối âu tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc. Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa…” Hỡi ơi, loài ễnh ương. Giá trị văn hóa của chúng là như thế đó!
Chuyện cũ tưởng chỉ là câu chuyện “ngáo đá” của kẻ phản bội dân tộc Đặng xuân Khu. Có ai ngờ đây còn là một định mệnh cho dân ta qua hội cẩu chứng Phạm vũ Luận. “Theo dự thảo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếng Hoa sẽ được dạy từ bậc Tiểu học, Trung học cơ sở. Ngay từ lớp 1, học sinh đã tiếp cận với môn học này.” (Bộ GD& ĐT Việt cộng)
Ai cũng biết, ngôn ngữ là tiếng nói, là hơi thở của con người đồng thể để giao tiếp, để thông hiểu nhau. Từ đó, việc khai tâm và trau dồi ngôn ngữ Việt cho trẻ từ bậc tiều học không chỉ trọng về trí, nhưng còn nặng về đức, về nguồn. Nó chính là cánh cửa khai mở ra một hướng đi hoàn chỉnh cho trẻ, cho tương lai. Và khi cánh cửa mở ra cho trẻ chào đón quê hương thì chỉ cần có ngôn ngữ Việt, cần gì đến ngoại ngữ. Từ cơ bản này, ngoại ngữ chỉ là một ngôn sinh trong nghề nghiệp, lúc nào cần đến, chúng ta có thể tự cập nhật, tuyệt đối không thể áp đặt với học sinh từ A, B, C… Bởi vì, đây là nơi ương trồng, trẻ cần học và hiểu biết về ngôn ngữ, nguồn gốc và lịch sử của chính mình. Trẻ chưa cần học và nhớ về bất cứ một thứ ngôn ngữ, lịch sử nào khác để sống. Theo đó, việc đưa tiếng Hoa vào bậc tiểu học có khác gì tạo cho trẻ hơi thở và tiếng nói bản ngữ Tàu để chúng không còn biết mình là nguồn Việt, nếu như không muốn nói là dạy chúng phản nguồn? Chuyện là thế, chỉ có những cẩu trệ mới không hiểu lý lẽ này.
Cũng thế, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga đều là phần phụ, là ngoại ngữ, không thuộc về chủng tộc của chúng ta. Theo đó, chỉ có thể khuyến khích học sinh tự chọn sau khi đã rành rẽ tiếng mẹ đẻ. Bởi lẽ, nếu không phải là thuộc địa, bản địa của Tàu, của ngoại quốc, trẻ không bao giờ phải học ngoại ngữ trong những ngày đầu đến trường. Nếu ta sống và học làm người thì không bao giờ dạy cho con cháu chúng ta làm nô lệ. (ngoại trừ những kẻ có máu nô lệ truyền đời). Hãy xem gương của người Nhật. Kimiko Date, một vận động viên Tennis nổi danh trên trường quốc tế (hạng Tư thế giới) là một điển hình. Trong giải Úc mở rộng 1995, khi được phỏng vấn, cô vẫn dùng ngôn ngữ của mẹ đẻ để trả lời. Nhiều người không vui, (vì cô đã bước lên trường quốc tế). Tuy thế, tất cả đều phải nể phục cái cái gương dũng cảm trong ngôn ngữ mà cô đã xử dụng! Nay, trẻ tiểu học Việt Nam tại sao lại phải học tiếng Tàu? Có lẽ nào nhà nước ấy hay Phạm vũ Luận muốn truy diệt tận căn hồn thiêng, nòi giống Việt ngay từ khi trẻ vừa bước chân đến trường? Nếu thế, chả mấy chốc, nhà nhà nói tiếng Tàu, người người nói tiếng “lạ”! Việt Nam còn học về Quang Trung đại phá quân Thanh nữa không?
Câu chuyện buộc trẻ phải học tiếng Tàu theo sách Hán hóa dân tộc Việt do Phạm vũ Luận đưa ra chưa yên, nay lại đến chuyện bỏ học về khoa Lịch Sử dân tộc. Cộng sản qua Phạm vũ Luận muốn gì trong chủ đích này? Muốn xóa bỏ Lịch Sử của dân tộc trong nền giáo dục công dân chăng? Hoặc giả, Việt cộng qua Phạm vũ Luận muốn đốt gốc cội nguồn Việt Nam để rồi đồng hóa Việt tộc như là một chi tộc trong cái gốc Tàu như Tần, Tấn, Ngụy, Sở… để nhận bằng công khanh?
Nếu đó là ước nguyện của tập đoàn cộng sản Hồ Quang thì Ta, người Việt Nam nên nhớ và bảo nhau rằng: Việt Nam còn đứng vững đến hôm nay là vì Việt Nam là một dân tộc thuần hậu, có nguồn gốc và cốt cách riêng biệt dù chung trong cõi trời Đông. Nguồn gốc ấy đã đứng vững từ ngàn năm trước thì ngàn năm sau vẫn còn. Và dẫu trong ngàn năm bị đô hộ, văn hóa, cư xử tuy rất gần nhau. Nhưng cái chí, cái mệnh Việt là khác biệt. Kẻ gian ác dẫu ngàn đời không thể đồng hóa được. Đấy là chí của Ta, Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng ta đang ở thế chìm. Và nếu tập đoàn Việt cộng đã có chủ đích như thế, tôi cho rằng, người Việt Nam lúc này chỉ nên soạn một bài sử ngắn gọn, rồi truyền cho con cái mai sau nhớ rằng: Bên kia biên giới là Tàu, bên đây bờ cõi là dòng Việt Nam. Và cũng nên cho con cháu biết thêm rằng: Đường ranh biên giới này đã kẻ ra và mãi mãi còn ghi lại những nhát chém tạo nên lịch sử cho chúng ta. Kế đến, cuộc sống, lý trí, văn hóa của đôi bên là ngàn đời không cùng nét vẽ. Trái lại, vĩnh viễn sử nhà Nam còn ghi lại những dòng chống xâm lăng từ Á sang Âu cho con cháu cùng học. Hơn thế, cho trẻ biết rằng:
1. Cộng sản giết người Việt, tiêu sử Việt.
Không phải đến hôm nay tập đoàn CS Hồ chí Minh mới chủ trương đem giang sơn này nhập vào cõi Tàu. Trái lại, ngay từ khi Hồ Quang sang Việt Nam vào 1939, Y đã mở ra những trang đẫm máu giữa người dân Việt để thực hiện ý đồ của chúng. Khởi đầu là cái chết oan nghẹn của hơn 170000 ngàn người Việt Nam trong bản án “ Trí Phú Địa Hào” trong mùa đấu tố. Người Việt Nam đã bị Hồ chí Minh giết chết mà không có được một tiếng kêu oan. Đã thế, thân nhân của họ còn bị vùi dập vào con đường cũng quẫn, tự tận.
Kế đến, có ai dám tin, việc Hồ chí Minh mở chiến tranh vào nam lúc đầu chỉ nhằm giải toả cái áp lực, cũng như nỗi căm phẫn, uất nghẹn của người dân miền bắc trút lên đầu CS sau mùa đấu tố? Kết qủa, mấy triệu nhân mạng của Việt Nam đã phải nằm xuống để cho tập đoàn CS Hồ chí Minh vang lừng trong khúc hát: “Ta đánh và diệt miền nam là đánh cho Trung Quốc, Liên Sô” (Lê Duẫn). Ai dám tin rằng nhờ bài ca này, súng đạn Nga, Tàu tuôn trào vào Việt Nam cho Việt cộng thoả chí bắn giết đồng bào miền Nam, mà không một ai dám lên tiếng phản đối?
Kết qủa, sau cuộc say máu người ở miền bắc, miền nam gặp tai họa cộng sản. Phần Việt cộng không chỉ công nhận Trường Sa, Hoàng Sa là đất của Trung cộng, mà ngay cả phần nội địa trong cái bản đồ Việt Nam của chúng ta, rồi ra cũng bị Trung cộng thu tóm về. Đó chính là những lý lẽ của tập đoàn Minh, Duẫn, Chinh, Đồng, Giáp… đã được CS thể hiện trong Hiệp Ứơc Thành Đô 3-4/9/1990 với bộ tam vô văn hóa, Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Phạm văn Đồng thực hiện. Nay, hạn kỳ đã đến. Phạm vũ Luận chẳng qua chỉ là một trong những kẻ hài, rỗng óc, bán tự cầu vinh mà tình nguyện trong việc giàn trải ra bài học, sửa soạn cho lớp trẻ ngày mai mất gốc, rời khỏi cội nguồn Việt Nam mà thôi. Ngoài ra không một lý lẽ gì!
2. Cộng sản giết sử Việt, nhập sử Tàu:
Con đường mất gốc, rời bỏ cội nguồn Việt nam do Phạm vũ Luận thực hiện theo lệnh Tàu xem ra là không xa lắm. Năm năm trước khi dự án Thành Đô thành án, việc Việt cộng buộc học sinh từ tiểu học, trung học, học tiếng Tàu là điều xem ra khó tránh. Bởi lẽ, trong toan tính của nó, 5 năm sau từ năm 2020, lớp học sinh ấy đã có thể viết các văn tự, làm văn kiện bằng tiếng Hoa cho người Việt! Như thế, chuyện học này ngoài việc phá nát cơ đồ Văn Hóa Việt Nam, CS còn giúp cho hàng hàng lớp lớp dân Tàu vượt biên sang chiếm giữ lấy những phần đất màu mỡ, trọng địa trên non sông Việt như là của chính mình. Cứ thế, 20 năm sau của 2020, chuyện nước ta ra sao?
Tôi cho rằng, câu trả lời mọi người đều nhìn thấy là: Những kẻ nô lệ cộng sản tự biết không thể đứng vững. Nó cần một chỗ tựa, một vòng tay của Tàu cộng. Muốn được như thế, nó buộc phải chà đạp, phá nát dòng Lịch Sử của Việt Nam mà theo Tàu. Trong khi đó, ý dân Việt Nam là khác biệt. Khởi đi từ những trẻ thơ tiểu học đã luôn đứng thẳng. Trẻ Việt Nam không học sử Tàu, không là Tàu. Trẻ Việt Nam là những Trưng Triệu, Quang Trung, Trần hưng Đạo, Ngô Quyền, Lê Lợi… Trẻ Việt Nam có lời ca truyền đời cho riêng mình, cho muôn thế hệ: “ Thà làm qủy nước Nam, hơn làm Vương đất bắc” ( Trần bình Trọng). Bởi lẽ:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Đó chính là khác biệt của chúng ta và Tàu.
C. Bước hoang ngày mai?
Trường Sa, Hoàng Sa đã là câu chuyện trong uất nghẹn. Hỏi xem giang sơn ấy còn nơi nào của riêng dân ta tạo hưởng? Xem ra, không còn miền đất nào! Từ Nam Quan cho đến Cà Mâu, thành phố cho đến đồng hoang, rừng thẳm, không một nơi nào không bị cài cắm bởi hàng hàng lờp lớp người Tàu kéo sang chiếm cứ. Con cháu của những Ngô Quyền, Quang Trung, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trưng Vương… dần dần bị Việt cộng chuyển đổi thành những kẻ không nhà, không nơi nương tựa. Người co cụm phòng thân, kẻ ra hải ngoại vinh thân, lũ thành những con chó săn cho mộng thôn tính Việt Nam của Trung cộng.
Với bưóc tiến này, người Việt Nam sẽ phải tự chết dần chết tàn trên phần đất của cha ông, hoặc trở thành những lao công nhặt rác cho Tàu ngay trên đất nước mình. Từ đó, những kẻ thờ Mao thờ Hồ từ từ biến tính, biến thể, yêu thương bảo vệ người Tàu và tàn sát, giết người dân Việt bằng trăm phương ngàn cách khác nhau. Mà một trong những nét độc ác, tồi tệ nhất mà vài năm trước đây Phạm Vũ Luận đã vươn lên như ngọn giáo nhọn với kế sách, đưa tiếng Tàu vào cho các học sinh tiểu học, trung học. Đây chính là sách “1ấy nước Tàu luộc thịt Việt” của cộng sản. Và nay là bài bỏ chương Lịch Sử Việt trong học đường nữa là trọn chí. Như thế, khi con đường Văn Hóa, Lịch Sử của dân tộc Việt Nam không còn được phát triển nguyên vẹn cho người, cho trẻ từ bậc tiểu học. Nó sẽ từ từ tàn hơi ở những lớp lớn hơn, để rồi, chúng ta sẽ bị luộc trong cái chảo “ bỏ Sử Việt, học sử Tàu” của tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh! Đây có là đoạn kết cho người Việt Nam chúng ta không?
D. Văn hóa còn, lịch sử còn, nước Việt còn. Văn hóa mất, lịch sử mất, nước Việt tan!
Liệu kết qủa có khác với cái tựa đề này không? Bạn trả lời đi. Phần tôi, tôi viết thế này: Nếu hôm nay chúng ta tránh một cuộc tranh đấu vì dân tộc là chính ta tìm đến cuộc sống làm nô lệ.
Bảo Giang.
12.2015
Tài Liệu - Sưu Khảo
Việc thống nhất cách đặt dấu giọng trên vài vần cho phù hợp với khoa ngôn ngữ học hiện đại
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
10:07 04/12/2015
Việc thống nhất cách đặt dấu giọng trên vài vần cho phù hợp với khoa ngôn ngữ học hiện đại
Sáng thứ Ba, ngày 11/11/2015, chúng tôi có làm việc với ông Đồng Đức Vinh, Giám đốc Cty TNHH Sách Điện tử Trẻ, tại 161B Lý Chính Thắng, P.7, Q.3, TP.HCM. Chúng tôi bàn về cách đặt dấu giọng trên một vài từ tiếng Việt có vần như oa, oe, ue, uơ, uy. Ông cho chúng tôi biết rằng 80-90% các sách Việt ngữ xuất bản hiện nay đánh dấu giọng trên các từ như sau: hòa, hòe, huệ, thuở và thủy.
Chúng tôi thấy cách đặt dấu giọng trên đây không giống với cách đặt dấu được trình bày trong các sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng như trong các từ điển Việt ngữ như: Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2005, NXB Đà Nẵng; và nhất là cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam do Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển, xuất bản tại Hà Nội, năm 2005.
Tính cho đến ngày hôm nay, 29/11/2015, chúng tôi vẫn thấy tình trạng đặt dấu giọng như trên trong hai tờ báo có số lượng người đọc lớn nhất là nhật báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên, trên các thông báo, quảng cáo của Đài Truyền Hình Việt Nam cũng như trên nhiều bảng hiệu của các cơ quan công quyền và dân chúng.
Vì thế, chúng tôi muốn trình bày bài nghiên cứu này về việc thống nhất cách đặt dấu giọng trên vài vần cho phù hợp với khoa ngôn ngữ học hiện đại. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không đi sâu vào nghiên cứu chuyên môn, nhưng chỉ trình bày sơ lược vấn đề cho quần chúng để mong có sự thống nhất về dấu giọng trên cả nước theo đúng tiến bộ của khoa ngôn ngữ học. Đây cũng là vấn đề danh dự và niềm tự hào của người Việt chúng ta đối với những ai đang giảng dạy tiếng Việt cho con cháu và cho cả người nước ngoài.
1. Tìm hiểu cách đánh dấu của các nhà ngôn ngữ
Chúng tôi tạm chia việc đặt dấu giọng thành vài giai đoạn kể từ lúc hình thành chữ Quốc ngữ (1620-1659) cho đến ngày nay (2015) để tìm hiểu sơ qua về sự hình thành và phát triển cách đánh các dấu giọng trong dòng lịch sử dân tộc. Tài liệu là các sách báo còn để lại nhất là các từ điển như một thứ tiêu chuẩn quy định cách đặt dấu cho các sách báo đó.
1.1. Thời kỳ hình thành (1620-1659)
Chữ Quốc ngữ hiện nay là chữ ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh. Đây là loại chữ được các linh mục dòng Tên, gốc Bồ Đào Nha, như Francisco de Pina, João Roiz, Gaspar Luis, Cristoforo Borri, Alexandre de Rhodes, Gaspar d’Amaral với sự cộng tác âm thầm của nhiều người Việt như Igesico Văn Tín, Bento Thiện sáng tạo ra trong khoảng 1620-1659 (x. Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659, NXB Ra Khơi, Sài Gòn, 1972).
Điều đáng ghi nhận ở đây là dù khoa ngôn ngữ học vào thời đó chưa được hình thành, nhưng trong các tác phẩm của cha Đắc Lộ như “Phép giảng tám ngày”, “Văn phạm Annam”, nhất là cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La” xuất bản tại Roma vào năm 1651, ngài đã đặt dấu giọng rất chính xác trên các từ như hoá, hoà, hoả (tr. 329-330) phân biệt với hào, háo (tr. 315, 316); thuế (tr. 782), lào (tr. 402), léo (tr. 411) và loã lồ (tr. 417). Các dấu giọng được đặt giống với cách đặt trong Từ điển Bách khoa Việt Nam 2005, trừ vần uy như từ hủy (tr. 341), thủy (tr.783).
1.2. Thời kỳ phát triển (1659-1865)
Chúng tôi lấy mốc năm 1865 vì đây là năm phát hành tờ Gia Định Báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên của người Việt bằng chữ Quốc ngữ. Trong khoảng hơn 200 năm, chữ Quốc ngữ chuyển từ tình trạng sử dụng hạn chế trong cộng đồng người theo đạo Công Giáo thành chữ được cả dân tộc Việt Nam chấp nhận, dù vẫn có những chống đối quyết liệt từ những nhà Nho tôn sùng chữ Hán với phong trào Văn Thân cho đến năm 1886 trên một vài miền của đất nước. Dân chúng chọn chữ quốc ngữ và bỏ chữ Nho vì đây là chữ dễ học, dễ viết: cả bộ chữ chỉ có 24 chữ cái viết từ 1 nét (như chữ i, l, c) tới 3 nét (như chữ m, N,M) trong khi chữ Nho có tới 214 bộ thủ (chữ cái) viết từ 1 đến 17 nét.
Trong thời kỳ này, nhiều giám mục của Hội Thừa Sai Paris đã biên soạn các cuốn từ điển giá trị đóng góp cho sự phát triển nhanh chóng của chữ Quốc ngữ.
Chúng tôi đặc biệt chú ý đến cuốn Từ điển Việt-La (Dictionarium Anamitico-Latinum) của Giám mục J.L. Taberd xuất bản năm 1838. Đây là công trình của Giám mục (Gm.) Adran biên soạn năm 1772-1773, được Gm. Taberd biên soạn lại với một ít thay đổi. Từ điển này ghi lại tiếng Việt, chữ Nôm vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 nên nhiều từ còn khá cổ như khuia, khuiếch, huiên… nhưng các dấu giọng đã đặt khá chuẩn, khá giống các từ điển tiếng Việt hiện nay. Thí dụ: áo, ào (tr. 6); công chúa (tr. 8); khóe, khỏe (tr. 232); khóat (tr. 231), khóai, khóan, khỏa (tr. 231); hào (tr. 192); hóa, hòa (tr. 201), hoại (tr. 202), hòe (tr. 205), hùa, huề, huệ (tr. 211), hủy (212); thào, thảo (tr. 484), thỏa (tr. 500), thuế (tr. 510), thùy, thủy (tr.510). Như thế, cách đặt dấu trên các vần oa, oe, ue, ươ và uy trong từ điển này đã trở thành tiêu chuẩn cho các từ điển về sau, thí dụ hòa, hòe, huệ, thuở và thủy và còn tồn tại cho đến ngày nay. Vài dấu còn đặt sai trên các vần như oai, oan, oat, sẽ được sửa lại trong các từ điển sau này.
1.3. Thời kỳ hoàn thành (1865-nay)
Khi được cộng đồng xã hội đón nhận và sử dụng, chữ quốc ngữ trở thành một sinh ngữ sống động, loại bỏ dần những từ cổ hủ và đón nhận những từ mới, gần gũi với đời sống của quần chúng. Nhiều sách vở được biên soạn và in ấn bằng chữ Quốc ngữ, dù chữ Nho (Hán) vẫn được chế độ quân chủ Triều Nguyễn dùng làm chữ chính thức cho đến năm 1945. Chúng tôi tạm chia các loại ấn phẩm thành 2 loại: không theo và theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ
Trong thời kỳ hoàn thành của chữ quốc ngữ cho tiếng Việt, chúng ta ghi nhận cách đặt dấu giọng dần dần được khoa ngôn ngữ học tác động để đạt đến mức hoàn chỉnh của tiếng Việt ngày nay.
Đối với thế giới Âu Mỹ, khoa ngôn ngữ học hiện đại chỉ mới bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, dù trong thế kỷ XIX đã có những nhà ngôn ngữ học so sánh như F. Bopp (1781-1867), người Đức; RK.Rask (1787-1832) người Đan Mạch; J. Grimm người Đức (1785-1863); JK. Zeuss (Đức); F. Diez (Đức); J. Dobrovsky (Czech); A.N. Vostokov (1781-1864), (Nga); J. Baudouin de Courtenay (Pháp). Chính F. de Saussure người Thuỵ Sĩ, với cuốn Giáo trình Ngôn ngữ học Đại cương ra mắt năm 1916, đã xác định được bản chất của ngôn ngữ và phương pháp luận nghiên cứu ngôn ngữ (x. Lê Đình Tư, Nhập môn Ngôn ngữ học, Hà Nội, 2009). Sau đó các nhà ngôn ngữ nghiên cứu sâu về ngữ âm học, âm vị học, phân loại các nguyên âm và phụ âm, vần, âm tố, âm vị cũng như từ vựng học, ngữ pháp học, phong cách học để ứng dụng vào tiếng Việt. Nhờ căn cứ vào khoa học này chúng ta mới có thể đặt đúng dấu giọng cho tiếng Việt.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước bị người Pháp đô hộ, từ năm 1867-1945, rồi chiến tranh liên miên xảy ra, khoa ngôn ngữ học hiện đại chỉ được người Việt Nam biết đến từ sau năm 1954 khi cả hai miền Nam Bắc cùng quyết tâm thúc đẩy nền giáo dục đại học và xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Khá nhiều cuốn từ điển xuất hiện trong giai đoạn 1954-2015 nhưng nhiều nhà biên soạn chưa ứng dụng được những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học vào trong tác phẩm của mình. Hầu như cách đặt dấu vẫn giữ nguyên như đã có trong từ điển của Taberd và Huỳnh Tịnh Của từ gần 200 năm trước.
1.3.1. Các từ điển không theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ
Trong giai đoạn này có nhiều người đóng góp cho việc hoàn thành chữ Quốc ngữ như Giám mục L.M. Antoine Caspar Lộc với cuốn Từ điển Việt-Pháp xuất bản năm 1877 và tái bản tại Sài Gòn năm 1884 với cách đặt dấu trên các vần oa, oe uê, uy khá chuẩn và được Huỳnh Tịnh Của lấy lại sau này; J.F.M. Génibrel với cuốn từ điển Việt Pháp (Dictionnaire Annamite-Français) xuất bản năm 1898 và đặc biệt là Paulus Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) với cuốn Đại Nam Quốc Âm Tự Vị xuất bản năm 1895-1896. Đây là cuốn tự vị tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam, do người Việt biên soạn. Sách được tái bản nhiều lần. Ấn bản mới nhất do Nhà Xuất bản Trẻ in vào năm 1998 gồm 2 tập, dày 1.210 trang. Ngữ vựng trong đó rất phong phú. Thí dụ: từ “ăn” có đến 125 từ ghép khác nhau, được giải nghĩa rõ ràng.
Riêng về việc đặt dấu giọng, Huỳnh Tịnh Của đã đánh dấu trên các vần chuẩn xác gần giống các từ điển hiện nay. Ông theo cách đặt dấu giọng như trong từ điển của Taberd và sửa lại các vần không chuẩn trước đây như oai, oan, oat. Cách đặt dấu giọng của ông hầu như giống hệt với các từ điển hiện nay. Thí dụ: huệ, huề, húy, hủy, hủi (tr. 451), hóa, hòa, hỏa, họa (tr. 428-429) so với hào, háo, hảo (tr. 409); hòe, họe, hóe (tr. 437) so với héo, hèo, hẻo (tr. 416); thuở (tr. 1.040) thúy, thụy, thùy, thủy (tr, 1.038) so với thúi, thụi, thủi (tr. 1.038), khoái (tr. 495).
- Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt Nam Tự điển, Mặc Lâm xuất bản, Hà Nội, Nhà in Trung Bắc Tân Văn, 1931, 663 trang, khổ 19x25cm. Cách đánh dấu như Đại Nam Quốc âm Tự Vị: vần oa hóa, hòa, hỏa, họa (tr. 239-240); oe hòe (tr. 243); uê Huế, huề, huệ (tr. 251); uy húy, hủy (tr. 253).
- Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành: Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2013. Khổ 19x27cm, 1.872 trang chữ và 64 trang hình. Cuốn từ điển này được in lần đầu vào năm 1990 và đến nay đã tái bản 13 lần với nhiều sửa chữa, bổ sung từ mới. Cách đánh dấu giống với từ điển của Huỳnh Tịnh Của trên vần oe, uê, uơ và uy như hòe (tr. 728) húy, hủy (tr. 753), thúy, thủy, thụy (tr. 1547)các từ huệ, huề (tr. 749), thuở (tr. 1544); nhưng có thay đổi trên vần oa, như hoà, hoá, hoả (tr. 716). Chúng tôi rất tiếc khi thấy từ điển này không theo sát được tiến bộ của khoa ngôn ngữ học trong cách đặt dấu giọng trên các vần oe và uy dù rằng sách mới được in trong một vài năm gần đây.
- Viện Ngôn ngữ (Khoa học Xã hội Nhân văn), Từ điển Tiếng Việt (tái bản lần thứ 3), NXB Từ điển Bách Khoa (Ban Biên tập Từ điển Bách Khoa, chủ biên: Hoàng Long, Gia Huy, Quý An), in tại Công ty In Văn hoá Sài Gòn, 2007,. Khổ 14,5x20,5cm, 1.248 trang. Cách đánh dấu giống như trong Đại Nam Quốc âm Tự Vị trên các vần oa, oe, uy như hòa, hóa, hỏa, (tr. 377); húy, hủy (tr. 398), thòa, thóa, thỏa, (tr. 999); thõa, thọa (tr. 1000); thùy, thúy, thủy (tr. 1028), nhưng lại đặt dấu trên vần uê, uơ như thuế (tr. 1027), thuể (tr. 1027), thuở (tr. 1036). Cách sắp xếp từ không rõ ràng, khoa học. Thí dụ: từ thui, thủy đi trước từ thum rồi đến từ thụt, thuốc, thư. Dù xuất bản dưới danh nghĩa Viện Ngôn ngữ nhưng cuốn từ điển này lại không theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ trong cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe và uy.
- Viện Ngôn ngữ (Khoa học Xã hội Nhân văn), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa (nhóm biên soạn: Quang Hùng, Minh Nguyệt). Chịu trách nhiệm xuất bản: Trịnh Tất Đạt. In tại Công ty In Văn hoá Sài Gòn, 2007. Khổ 16x24cm, 1488 trang. Cách đánh dấu các vần: oa hòa, hóa, hỏa, họa (tr. 496-497); oe hòe (tr. 505); uy húy, hủy (tr. 552); uơ thuở (tr. 1283). Cách sắp xếp giống như cuốn từ điển của nhóm Hoàng Long, Gia Huy. Nhiều từ lấy nguyên văn của nhóm trên và có thêm một số từ mới. Dù danh xưng là do Viện Ngôn ngữ xuất bản nhưng cuốn từ điển này cũng không theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ trong cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe và uy.
- Các từ điển song ngữ Pháp-Việt, Việt-Pháp; Anh-Việt, Việt-Anh; Trung-Việt, Việt-Trung hoặc các loại từ điển khác như: Việt Nam Danh nhân Từ điển của Nguyễn Việt Anh, do Nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1972, ở Sài Gòn. Từ điển Bách khoa Anh-Việt dành cho Thanh Thiếu niên, do một nhóm biên dịch gồm Nguyễn Thái Ân, Trần Quốc Việt…, NXB Thanh Niên, 1.506 trang, khổ 20x29cm, TP.HCM, 2001. Từ điển Công Giáo Anh-Việt của Nguyễn Đình Diễn, NXB Đồng Nai, 2.406 trang, khổ 20x29cm, TP.HCM, 2014.
Tất cả các từ điển này đều đặt dấu giọng theo thói quen có từ thời Taberd, Huỳnh Tịnh Của và không chú ý đến khía cạnh thống nhất dấu giọng theo ngôn ngữ học trên các vần oa, oe, uê, uơ, uy: hòa, hòe, huệ, thuở, thủy. Cùng vần uê, uơ, uy nhưng các từ điển lại đặt dấu giọng ở âm cuối trên chữ huệ, thuở trong khi lại đặt dấu giọng ở âm đầu trên chữ thuỷ.
1.3.2. Các từ điển theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ
Trong số các từ điển tiếng Việt xuất bản, từ giai đoạn khởi đầu hình thành cho đến nay, chúng tôi rất chú ý đến Gustave Hue, Từ điển Việt-Hoa-Pháp (Dictionnaire Annamite- Chinois-Français), Nhà in Trung Hoà (Huế), 1937. Cách đánh dấu trên các vần oa, oe, uê, uơ và uy theo đúng với những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học sau này. Tác giả đã nói ngay trong Lời mở đầu là mình “đặt dấu giọng trên các từ hoá, loè, tuỳ, nhưng riêng dấu nặng trên vần uy, đáng lẽ phải đặt trên nguyên âm y, nhưng vì nhà in thời đó không có các con chữ ỵ nên đành phải đặt ở bán nguyên âm u, thành ra phải in thành tụy (x. tr. 2). Thí dụ: Tuỳ, tuỷ, tuý, tụy (tr. 939); thoà, thoả, thoã, thoá thoạ (tr. 1.007); thuế (tr. 1026).
- Chúng tôi trân trọng công trình của giáo sư Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ trong cuốn Việt Nam Tự điển vì đã ứng dụng những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học vào việc biên soạn cuốn từ điển này. Từ điển này gồm 2 cuốn: Quyển Thượng, từ vần A-L, Quyển Hạ, từ vần M-X. Khổ 16x24cm, gồm 1.866 trang và phần phụ lục I về Tục ngữ, Thành ngữ, điển tích 376 trang; phần phụ lục II về Nhân danh, Địa danh 273 trang. Sách do Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn phát hành năm 1970.
Riêng về cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe, uê, uơ, uy chúng tôi đã thấy có một sự thống nhất rõ ràng: đặt dấu trên đúng nguyên âm, nghĩa là phân biệt các chữ o, u trong các vần trên là các bán phụ âm hay bán nguyên âm, vì thế dấu giọng đặt ở nguyên âm đứng sau. Thí dụ: hoà, hoá, hoả, hoạ (tr. 615-619); hoè (tr. 628); huề, Huế, huệ (tr. 647); thuở (tr. 1619); huý, huỷ (tr. 648).
- Cuốn Từ điển Tiếng Việt giá trị và phổ thông nhất cho đại chúng, theo đúng khoa ngôn ngữ học như đã được Bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam quy định, là do Viện Ngôn ngữ học thực hiện, với giáo sư Hoàng Phê chủ biên, Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành và nhóm thân hữu biên soạn, xuất bản lần đầu vào năm 1988, đến năm 2005 đã tái bản 11 lần gồm 39.924 mục từ. Năm 2013, cuốn này đã được sửa chữa và bổ sung bởi các nhà ngôn ngữ học: Vũ Xuân Lượng, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thuỷ, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hoà, vẫn được giáo sư Hoàng Phê giữ vai trò chủ biên. In tại Hà Nội với 41.420 mục từ. Khổ 14,5x20,5cm, 1.565 trang. Các dấu giọng trên các vần theo đúng với Từ điển Bách khoa Việt Nam. Thí dụ: hoà, hoả, hoá, hoạ (tr. 577-580); hoè (tr. 588); huề, huệ (605); thuở (tr. 1244); huý, huỷ (tr. 608).
- Bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam được coi là tiêu chuẩn và quy phạm cho các từ điển khác về mặt ngôn ngữ học, do Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam thực hiện. Bộ này gồm 4 cuốn, phát hành cuốn I năm 1995 và tái bản lần I năm 2007, gồm 1204 trang; cuốn II in năm 2002, gồm 1035 trang; cuốn III năm 2003, gồm 878 trang; cuốn IV năm 2005, gồm 1167 trang và nhiều hình ảnh minh hoạ. Tổng cộng 4.233 trang chữ và hơn 100 trang minh hoạ in 4 màu trên khổ 19x27cm. Các dấu giọng trên các vần oa, oe, ue, uơ, uy đặt rất chuẩn. Thí dụ: hoà, hoả, hoá, hoạ (cuốn II, tr. 318-327); huế, huệ, huỷ (cuốn II, tr. 409-414).
1.3.3. Quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà biên soạn sách giáo khoa đã chú ý rất nhiều đến khoa ngôn ngữ học và dạy các em đặt đúng dấu giọng ngay từ lớp 1 trong các bài đọc đầu tiên của cuộc đời.
Trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, gồm 2 tập, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Đặng Thị Lanh chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, chúng ta thấy các học sinh được học về cách đặt đúng dấu giọng trên các vần theo đúng những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học hiện đại. Riêng trên các vần oa, oe, ue, uo và uy, mà công đồng xã hội đang đặt dấu không đúng, ở bài 91 trang 18, Tập 2, dạy cách đặt dấu trên vần oa, oe; bài 98 ở trang 32 dạy cách đặt dấu trên vần ue, uy và bài 99 ở trang 34 dạy cách đặt dấu trên vần uơ, uya và các em học sinh đã biết đánh dấu trên các từ hoạ, xoè, huệ, thuỷ, thuở. Nếu đọc kỹ bộ sách tiếng Việt, từ lớp 1 đến lớp 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do NXB Giáo dục Việt Nam in năm 2014, chúng ta thấy các tác giả biên soạn đã giữ rất đúng cách đặt dấu giọng của khoa ngôn ngữ học hiện đại.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền thông xã hội, đặc biệt trong báo chí, truyền hình, trên các bảng hiệu, thông báo của cơ quan Nhà nước cũng như dân sự, nhiều người, nhiều tổ chức đã không đặt dấu đúng với ngôn ngữ học, đặc biệt trên các vần oa, oe, ue, uơ, uy. Vì thế, dù các em học sinh tiểu học có đặt đúng dấu lúc còn nhỏ, nhưng khi nhìn mãi những dòng chữ trên sách báo, phim ảnh đặt dấu giọng khác với cách mình đã học, các em không biết phải chọn lựa cách nào cho đúng và dần dần đặt sai dấu.
2. Đi tìm nguyên nhân việc không thống nhất dấu giọng
Chúng ta không thể nói đến việc đặt dấu giọng sai hay đúng đối với các bậc tiền nhân thuở trước, vì tiếng Việt là một sinh ngữ luôn luôn phát triển và khoa ngôn ngữ học hiện đại mới chỉ có mặt trên thế giới cách đây 100 năm, và trong nước ta khoảng 50 năm mà thôi. Việc không thống nhất dấu giọng trong các từ điển, sách báo từ thời Alexandre de Rhodes cho đến nay là chuyện bình thường trong việc hình thành và phát triển tiếng Việt.
Tuy nhiên, một khi chúng ta đã có những nguyên tắc rõ ràng của khoa ngôn ngữ học để có cách đánh dấu chuẩn mực, được thể hiện qua các sách giáo khoa và từ điển như bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam, thì chúng ta cần tiến tới sự thống nhất cách đặt dấu giọng trên toàn quốc và phổ biến cả ra nước ngoài để những ai học tiếng Việt tìm được sự trong sáng và hợp lý.
Việc thiếu thống nhất trong cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe, ue, uơ, uy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như do thói quen đánh dấu từ nhỏ, do việc tra cứu các từ điển không đánh dấu đúng theo ngôn ngữ hiện đại. Lý do quan trọng nhất là sự lầm lẫn giữa âm và chữ trong tiếng Việt.
Trong mỗi ngôn ngữ, người ta phân biệt phụ âm và nguyên âm. Tiếng Việt hiện nay có 33 chữ cái: A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z với 5 thanh điệu: không dấu, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng (x. Quyết định số 240/QĐ, ngày 5/3/1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về Quy định về Chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt). Tiếng Việt có khoảng 55 âm vị.
Khi ngôn ngữ học hiện đại chưa phát triển, rất nhiều người Việt cho rằng các chữ a e i o u y đều là những nguyên âm, nên việc phát âm và đặt dấu giọng trên các từ giống như nhau. Thí dụ: từ hào và từ hoà gồm hai “nguyên âm” a và o, vì thế đặt dấu giọng vào giữa là giống nhau và hợp lý nên viết “hào” và “hòa”. Tương tự, các vần eo và oe với từ héo và hoè với hai “nguyên âm” e và o nên viết “héo” và “hòe”; vần iu và ui, uy với từ thiu, thúi, thúy vì cho rằng đó là các “nguyên âm” i, u và y. Khi đặt dấu giọng như thế, người ta thấy cân đối và đẹp nữa. Nhưng khi gặp vần êu và uê với từ tếu và tuế, người ta lại đặt dấu giọng khác nhau dù vẫn là “nguyên âm” ê và u. Các từ điển đều đặt dấu giọng ở âm sau trên các từ huệ, huề, Huế, cũng như khi gặp vần uơ trong từ thuở. Người ta không còn đưa ra lý do cân đối mà giải thích theo thói quen, như ta thấy đa số trong các từ điển, sách báo và trên các phương tiện truyền thông hiện nay.
Với ngôn ngữ học hiện đại, người ta phân biệt các chữ a e i o u y có thể là nguyên âm nhưng cũng có thể là bán nguyên âm (hay bán phụ âm) tuỳ theo cách đọc từ của mỗi dân tộc. Mỗi từ trong tiếng Việt được gọi là âm tiết. Đây là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói. Âm tiết trong tiếng Việt gồm âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu được biểu lộ thành không dấu hay dấu giọng. Theo truyền thống, âm tiết tiếng Việt được chia thành 2 phần: âm đầu và vần. Căn cứ vào phương thức kết thúc, âm tiết tiếng Việt được phân thành bốn loại: âm tiết mở, âm tiết nửa mở, âm tiết nửa khép và âm tiết khép. Trong tiếng Việt có 2 bán nguyên âm: /w/ và /j/ có đặc tính giống như nguyên âm /u/ và /i/ nhưng được phát âm lướt, không mở đầy đủ như /u/ và /i/. (x. Từ diển Bách khoa Việt Nam, mục từ Âm tiết, Q. 1, tr.118). Dấu giọng chỉ được đặt trên nguyên âm của một từ, vì khi "nguyên âm kết hợp với các âm tố khác, nó luôn tạo thành đỉnh của vần" (x. L.R. Zinder, Giản yếu lý thuyết đại cương về chữ Việt, Moekva, 1987; Bùi Khánh Thế, Nhập môn Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, 1995, tr.53).
Trong các vần oa oe, uê, uơ, uy người ta không phân biệt được các âm đầu (chữ o và u) chỉ là bán nguyên âm /w/, còn các âm sau mới là nguyên âm và là âm chính, nên dấu giọng phải đặt trên nguyên âm này. Trong từ hoà /hwà/: chữ o là bán nguyên âm nên dấu giọng phải đặt trên nguyên âm a, còn trong từ hào /hàw/: chữ o là bán nguyên âm.
Tương tự, trong từ héo /héw/: chữ o là bán nguyên âm, còn trong từ hoè /hwè/: chữ o cũng là bán nguyên âm. Trong các từ tếu /tếw/, tuế /twế/ chữ u là bán nguyên âm, nên dấu giọng được đánh trên nguyên âm ê. Trong các từ thìu /θìw/, thúi /θúj/ hai chữ i ở đây rất khác nhau: chữ đầu là nguyên âm, chữ sau là bán nguyên âm /j/, nên dấu giọng được đánh trên nguyên âm i ở từ đầu và nguyên âm u ở từ sau. Nếu so sánh hai từ thúi /θúj/ và thuý /θwí/ ta sẽ thấy hai chữ u rất khác nhau: chữ u trong từ đầu là nguyên âm, chữ u ở từ sau là bán nguyên âm, nên vị trí đặt dấu khác nhau. Trong tiếng Việt, nhiều khi có 3 chữ được coi là nguyên âm viết liền nhau, nhưng phân tích về mặt ngôn ngữ học, ta chỉ thấy có 1 nguyên âm hay nguyên âm đôi. Thí dụ: ngoài /ηwàj/, tiêu /tiêw/, điều /điềw/.
Chính vì dựa trên cách phiên âm theo ngôn ngữ học hiện đại mà Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ và bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng như các sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt dấu giọng trên các nguyên âm trong các vần oa, oe, uê, uơ, uy như trong các từ hoà, hoả, hoá, hoạ, hoè, huệ, thuỷ, thuở. Khi đặt đúng dấu giọng như thế chúng ta mới giải thích cho những ai học các ngoại ngữ thấy sự hợp lý của các dấu giọng trong tiếng Việt.
Các âm trong từ còn được đo lường bằng dụng cụ để xác định đó là âm tiết chính hay âm đệm, mở hay khép, nửa mở hay nửa khép. Phụ âm còn được chia theo vị trí cấu âm thành âm môi-môi, môi-răng… hay theo phương thức cấu âm thành âm tắc, âm xát, âm tắc xát, âm rung, âm bật hơi…vì ngôn ngữ học hiện đại là một khoa học chính xác, căn cứ trên dữ liệu thực tế chứ không phải do thói quen hay do kiểu viết cân đối cho đẹp mắt. Ta có thể cảm nghiệm và phân biệt giữa nguyên âm và bán nguyên âm bằng cách khi đọc các vần oa, oe, uê, uơ, uy, môi và miệng chúng ta bó buộc phải chụm lại giống như nhau và đọc lướt nên đó là bán nguyên âm /w/.
Nếu so sánh với tiếng Anh ta cũng thấy có sự tương tự. Nhiều người Việt Nam cảm thấy khó phân biệt các âm với chữ viết, nhất là đối với bán nguyên âm /w/ và /ju/ trong các từ bắt đầu bằng chữ o hay u. Thí dụ: chữ o trong các từ onus, onyx, opinion… là nguyên âm, trong khi chữ o trong các từ one, once,.. là bán nguyên âm /w/. Hoặc chữ u trong các từ ulcer, umbrella, unbelief, unguis … là nguyên âm /ᴧ/ trong khi chữ u trong các từ unit, uiniform, unicycle…là là bán nguyên âm /ju/. Điểm phân biệt này khá quan trọng để ta có thể dùng đúng các mạo từ a, an hoặc đọc đúng mạo từ the /ðe/ hay /ði/ trước các từ đó.
3. Tiến tới sự thống nhất dấu giọng
Nhiều người cho rằng khó có thể tiến đến sự thống nhất dấu giọng trong tiếng Việt, vì từ hơn 30 năm qua, kể từ quyết định số 240/QĐ, ngày 5/3/1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho đến năm 2015 này, tình trạng phân hoá càng tồi tệ hơn, số sách báo đánh dấu trên các vần oa oe uy không đúng với ngôn ngữ học càng nhiều hơn.
Nhiều nhà ngôn ngữ học không quan tâm đến vấn đề. Một số nhà ngôn ngữ học còn có thái độ tự mâu thuẫn với chính mình khi nhân danh Viện Ngôn ngữ xuất bản 2 cuốn Từ điển Tiếng Việt vào năm 2007 của NXB Từ điển Bách Khoa với các đặt dấu trên các vần oa oe uy ngược với Từ điển Bách khoa Việt Nam và các sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Chúng tôi thiết nghĩ: để thống nhất, các nhà ngôn ngữ học có thể đưa ra nguyên tắc thống nhất dấu giọng sau đây: "Dấu giọng luôn được đặt trên nguyên âm được dùng làm âm chính trong vần, chứ không đặt trên bán nguyên âm hay phụ âm. Thí dụ: hài /hàj/, hoà /hwà/. Trường hợp gặp nguyên âm đôi /ie/ /uô/ /ươ/ dấu giọng đặt vào nguyên âm đầu, nếu không có âm nào khác ở cuối vần. Thí dụ: chia lìa, lúa úa, chữa lửa. Nếu có âm cuối, dấu giọng được đặt vào nguyên âm sau. Thí dụ: tiêu tiền, uống thuốc, hướng dương”.
Thật ra, trong các sách báo hiện nay người ta chỉ không thống nhất trong việc đặt dấu giọng ở các vần oa oe uy, còn dấu giọng vẫn được đặt ở cuối vần uê và uơ. Nhà nước, qua Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ Văn hoá-Thông tin, chỉ cần soạn một thông cáo ngắn, rồi nhờ các cơ quan truyền thông như báo chí, đài phát thanh, truyền hình nhắc nhở liên tục trong một vài tháng hay cùng lắm một vài năm là người dân ý thức được vấn đề. Chúng tôi cũng đề nghị gửi thông cáo này đến các trường học, cơ sở văn hoá, các toà soạn báo chí, các nhà xuất bản… để phổ biến cách đặt dấu giọng đúng theo ngôn ngữ học là có thể thay đổi nhanh chóng thói quen đặt sai dấu giọng này. Nhờ đó các sách báo in ra từ nay sẽ đạt được sự thống nhất về dấu giọng.
Thông báo có thể đại ý như sau:
"Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ Văn hoá -Thông tin Việt Nam xin thông báo:
Để giữ gìn bản sắc tiếng Việt theo đúng ngôn ngữ học hiện đại, nhiều người Việt đặt chưa đúng dấu giọng trên các vần oa, oe, uy - nên viết là "hòa, lóe, thủy". Lý do là người ta chưa phân biệt được chữ o u có thể là nguyên âm /o/, /u/ và cũng có thể là bán nguyên âm /w/. Vì dấu giọng chỉ được đặt trên nguyên âm nên đề nghị chúng ta nên sửa lại cách viết như sau: "hoà, loé, thuỷ". Xin chân thành cảm ơn đồng bào.
Bộ Giáo dục - Bộ Văn hoá và Thông tin Việt Nam”
Việc thống nhất dấu giọng này theo đúng tiến bộ của khoa ngôn ngữ học sẽ đem lại danh dự cho dân tộc Việt Nam, cho Tiếng Việt chúng ta xứng đáng đứng vào hàng ngũ các dân tộc có ngôn ngữ phát triển đúng đắn trên thế giới. Đồng thời, cũng giúp cho những người học tiếng Việt hay giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài có thể hoàn chỉnh cách đánh dấu giọng theo đúng khoa ngôn ngữ học hiện đại.
Lời kết
Chúng tôi viết những dòng tâm huyết này để mời gọi các nhà ngôn ngữ học và mọi người quan tâm đến bản sắc văn hoá của người Việt chú ý đến vấn đề. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn các vị tiền nhân đã đổ biết bao công sức và cả máu đào để sáng tạo, phát triển và bảo vệ tiếng Việt trong dòng lịch sử Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 400 năm Đoàn Thừa sai Dòng Tên đến Việt Nam (1615-2015)
Lm. Nguyễn Ngọc Sơn
Sáng thứ Ba, ngày 11/11/2015, chúng tôi có làm việc với ông Đồng Đức Vinh, Giám đốc Cty TNHH Sách Điện tử Trẻ, tại 161B Lý Chính Thắng, P.7, Q.3, TP.HCM. Chúng tôi bàn về cách đặt dấu giọng trên một vài từ tiếng Việt có vần như oa, oe, ue, uơ, uy. Ông cho chúng tôi biết rằng 80-90% các sách Việt ngữ xuất bản hiện nay đánh dấu giọng trên các từ như sau: hòa, hòe, huệ, thuở và thủy.
Chúng tôi thấy cách đặt dấu giọng trên đây không giống với cách đặt dấu được trình bày trong các sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng như trong các từ điển Việt ngữ như: Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2005, NXB Đà Nẵng; và nhất là cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam do Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển, xuất bản tại Hà Nội, năm 2005.
Tính cho đến ngày hôm nay, 29/11/2015, chúng tôi vẫn thấy tình trạng đặt dấu giọng như trên trong hai tờ báo có số lượng người đọc lớn nhất là nhật báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên, trên các thông báo, quảng cáo của Đài Truyền Hình Việt Nam cũng như trên nhiều bảng hiệu của các cơ quan công quyền và dân chúng.
Vì thế, chúng tôi muốn trình bày bài nghiên cứu này về việc thống nhất cách đặt dấu giọng trên vài vần cho phù hợp với khoa ngôn ngữ học hiện đại. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không đi sâu vào nghiên cứu chuyên môn, nhưng chỉ trình bày sơ lược vấn đề cho quần chúng để mong có sự thống nhất về dấu giọng trên cả nước theo đúng tiến bộ của khoa ngôn ngữ học. Đây cũng là vấn đề danh dự và niềm tự hào của người Việt chúng ta đối với những ai đang giảng dạy tiếng Việt cho con cháu và cho cả người nước ngoài.
1. Tìm hiểu cách đánh dấu của các nhà ngôn ngữ
Chúng tôi tạm chia việc đặt dấu giọng thành vài giai đoạn kể từ lúc hình thành chữ Quốc ngữ (1620-1659) cho đến ngày nay (2015) để tìm hiểu sơ qua về sự hình thành và phát triển cách đánh các dấu giọng trong dòng lịch sử dân tộc. Tài liệu là các sách báo còn để lại nhất là các từ điển như một thứ tiêu chuẩn quy định cách đặt dấu cho các sách báo đó.
1.1. Thời kỳ hình thành (1620-1659)
Chữ Quốc ngữ hiện nay là chữ ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh. Đây là loại chữ được các linh mục dòng Tên, gốc Bồ Đào Nha, như Francisco de Pina, João Roiz, Gaspar Luis, Cristoforo Borri, Alexandre de Rhodes, Gaspar d’Amaral với sự cộng tác âm thầm của nhiều người Việt như Igesico Văn Tín, Bento Thiện sáng tạo ra trong khoảng 1620-1659 (x. Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659, NXB Ra Khơi, Sài Gòn, 1972).
Điều đáng ghi nhận ở đây là dù khoa ngôn ngữ học vào thời đó chưa được hình thành, nhưng trong các tác phẩm của cha Đắc Lộ như “Phép giảng tám ngày”, “Văn phạm Annam”, nhất là cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La” xuất bản tại Roma vào năm 1651, ngài đã đặt dấu giọng rất chính xác trên các từ như hoá, hoà, hoả (tr. 329-330) phân biệt với hào, háo (tr. 315, 316); thuế (tr. 782), lào (tr. 402), léo (tr. 411) và loã lồ (tr. 417). Các dấu giọng được đặt giống với cách đặt trong Từ điển Bách khoa Việt Nam 2005, trừ vần uy như từ hủy (tr. 341), thủy (tr.783).
1.2. Thời kỳ phát triển (1659-1865)
Chúng tôi lấy mốc năm 1865 vì đây là năm phát hành tờ Gia Định Báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên của người Việt bằng chữ Quốc ngữ. Trong khoảng hơn 200 năm, chữ Quốc ngữ chuyển từ tình trạng sử dụng hạn chế trong cộng đồng người theo đạo Công Giáo thành chữ được cả dân tộc Việt Nam chấp nhận, dù vẫn có những chống đối quyết liệt từ những nhà Nho tôn sùng chữ Hán với phong trào Văn Thân cho đến năm 1886 trên một vài miền của đất nước. Dân chúng chọn chữ quốc ngữ và bỏ chữ Nho vì đây là chữ dễ học, dễ viết: cả bộ chữ chỉ có 24 chữ cái viết từ 1 nét (như chữ i, l, c) tới 3 nét (như chữ m, N,M) trong khi chữ Nho có tới 214 bộ thủ (chữ cái) viết từ 1 đến 17 nét.
Trong thời kỳ này, nhiều giám mục của Hội Thừa Sai Paris đã biên soạn các cuốn từ điển giá trị đóng góp cho sự phát triển nhanh chóng của chữ Quốc ngữ.
Chúng tôi đặc biệt chú ý đến cuốn Từ điển Việt-La (Dictionarium Anamitico-Latinum) của Giám mục J.L. Taberd xuất bản năm 1838. Đây là công trình của Giám mục (Gm.) Adran biên soạn năm 1772-1773, được Gm. Taberd biên soạn lại với một ít thay đổi. Từ điển này ghi lại tiếng Việt, chữ Nôm vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 nên nhiều từ còn khá cổ như khuia, khuiếch, huiên… nhưng các dấu giọng đã đặt khá chuẩn, khá giống các từ điển tiếng Việt hiện nay. Thí dụ: áo, ào (tr. 6); công chúa (tr. 8); khóe, khỏe (tr. 232); khóat (tr. 231), khóai, khóan, khỏa (tr. 231); hào (tr. 192); hóa, hòa (tr. 201), hoại (tr. 202), hòe (tr. 205), hùa, huề, huệ (tr. 211), hủy (212); thào, thảo (tr. 484), thỏa (tr. 500), thuế (tr. 510), thùy, thủy (tr.510). Như thế, cách đặt dấu trên các vần oa, oe, ue, ươ và uy trong từ điển này đã trở thành tiêu chuẩn cho các từ điển về sau, thí dụ hòa, hòe, huệ, thuở và thủy và còn tồn tại cho đến ngày nay. Vài dấu còn đặt sai trên các vần như oai, oan, oat, sẽ được sửa lại trong các từ điển sau này.
1.3. Thời kỳ hoàn thành (1865-nay)
Khi được cộng đồng xã hội đón nhận và sử dụng, chữ quốc ngữ trở thành một sinh ngữ sống động, loại bỏ dần những từ cổ hủ và đón nhận những từ mới, gần gũi với đời sống của quần chúng. Nhiều sách vở được biên soạn và in ấn bằng chữ Quốc ngữ, dù chữ Nho (Hán) vẫn được chế độ quân chủ Triều Nguyễn dùng làm chữ chính thức cho đến năm 1945. Chúng tôi tạm chia các loại ấn phẩm thành 2 loại: không theo và theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ
Trong thời kỳ hoàn thành của chữ quốc ngữ cho tiếng Việt, chúng ta ghi nhận cách đặt dấu giọng dần dần được khoa ngôn ngữ học tác động để đạt đến mức hoàn chỉnh của tiếng Việt ngày nay.
Đối với thế giới Âu Mỹ, khoa ngôn ngữ học hiện đại chỉ mới bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, dù trong thế kỷ XIX đã có những nhà ngôn ngữ học so sánh như F. Bopp (1781-1867), người Đức; RK.Rask (1787-1832) người Đan Mạch; J. Grimm người Đức (1785-1863); JK. Zeuss (Đức); F. Diez (Đức); J. Dobrovsky (Czech); A.N. Vostokov (1781-1864), (Nga); J. Baudouin de Courtenay (Pháp). Chính F. de Saussure người Thuỵ Sĩ, với cuốn Giáo trình Ngôn ngữ học Đại cương ra mắt năm 1916, đã xác định được bản chất của ngôn ngữ và phương pháp luận nghiên cứu ngôn ngữ (x. Lê Đình Tư, Nhập môn Ngôn ngữ học, Hà Nội, 2009). Sau đó các nhà ngôn ngữ nghiên cứu sâu về ngữ âm học, âm vị học, phân loại các nguyên âm và phụ âm, vần, âm tố, âm vị cũng như từ vựng học, ngữ pháp học, phong cách học để ứng dụng vào tiếng Việt. Nhờ căn cứ vào khoa học này chúng ta mới có thể đặt đúng dấu giọng cho tiếng Việt.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước bị người Pháp đô hộ, từ năm 1867-1945, rồi chiến tranh liên miên xảy ra, khoa ngôn ngữ học hiện đại chỉ được người Việt Nam biết đến từ sau năm 1954 khi cả hai miền Nam Bắc cùng quyết tâm thúc đẩy nền giáo dục đại học và xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Khá nhiều cuốn từ điển xuất hiện trong giai đoạn 1954-2015 nhưng nhiều nhà biên soạn chưa ứng dụng được những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học vào trong tác phẩm của mình. Hầu như cách đặt dấu vẫn giữ nguyên như đã có trong từ điển của Taberd và Huỳnh Tịnh Của từ gần 200 năm trước.
1.3.1. Các từ điển không theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ
Trong giai đoạn này có nhiều người đóng góp cho việc hoàn thành chữ Quốc ngữ như Giám mục L.M. Antoine Caspar Lộc với cuốn Từ điển Việt-Pháp xuất bản năm 1877 và tái bản tại Sài Gòn năm 1884 với cách đặt dấu trên các vần oa, oe uê, uy khá chuẩn và được Huỳnh Tịnh Của lấy lại sau này; J.F.M. Génibrel với cuốn từ điển Việt Pháp (Dictionnaire Annamite-Français) xuất bản năm 1898 và đặc biệt là Paulus Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) với cuốn Đại Nam Quốc Âm Tự Vị xuất bản năm 1895-1896. Đây là cuốn tự vị tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam, do người Việt biên soạn. Sách được tái bản nhiều lần. Ấn bản mới nhất do Nhà Xuất bản Trẻ in vào năm 1998 gồm 2 tập, dày 1.210 trang. Ngữ vựng trong đó rất phong phú. Thí dụ: từ “ăn” có đến 125 từ ghép khác nhau, được giải nghĩa rõ ràng.
Riêng về việc đặt dấu giọng, Huỳnh Tịnh Của đã đánh dấu trên các vần chuẩn xác gần giống các từ điển hiện nay. Ông theo cách đặt dấu giọng như trong từ điển của Taberd và sửa lại các vần không chuẩn trước đây như oai, oan, oat. Cách đặt dấu giọng của ông hầu như giống hệt với các từ điển hiện nay. Thí dụ: huệ, huề, húy, hủy, hủi (tr. 451), hóa, hòa, hỏa, họa (tr. 428-429) so với hào, háo, hảo (tr. 409); hòe, họe, hóe (tr. 437) so với héo, hèo, hẻo (tr. 416); thuở (tr. 1.040) thúy, thụy, thùy, thủy (tr, 1.038) so với thúi, thụi, thủi (tr. 1.038), khoái (tr. 495).
- Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt Nam Tự điển, Mặc Lâm xuất bản, Hà Nội, Nhà in Trung Bắc Tân Văn, 1931, 663 trang, khổ 19x25cm. Cách đánh dấu như Đại Nam Quốc âm Tự Vị: vần oa hóa, hòa, hỏa, họa (tr. 239-240); oe hòe (tr. 243); uê Huế, huề, huệ (tr. 251); uy húy, hủy (tr. 253).
- Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành: Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2013. Khổ 19x27cm, 1.872 trang chữ và 64 trang hình. Cuốn từ điển này được in lần đầu vào năm 1990 và đến nay đã tái bản 13 lần với nhiều sửa chữa, bổ sung từ mới. Cách đánh dấu giống với từ điển của Huỳnh Tịnh Của trên vần oe, uê, uơ và uy như hòe (tr. 728) húy, hủy (tr. 753), thúy, thủy, thụy (tr. 1547)các từ huệ, huề (tr. 749), thuở (tr. 1544); nhưng có thay đổi trên vần oa, như hoà, hoá, hoả (tr. 716). Chúng tôi rất tiếc khi thấy từ điển này không theo sát được tiến bộ của khoa ngôn ngữ học trong cách đặt dấu giọng trên các vần oe và uy dù rằng sách mới được in trong một vài năm gần đây.
- Viện Ngôn ngữ (Khoa học Xã hội Nhân văn), Từ điển Tiếng Việt (tái bản lần thứ 3), NXB Từ điển Bách Khoa (Ban Biên tập Từ điển Bách Khoa, chủ biên: Hoàng Long, Gia Huy, Quý An), in tại Công ty In Văn hoá Sài Gòn, 2007,. Khổ 14,5x20,5cm, 1.248 trang. Cách đánh dấu giống như trong Đại Nam Quốc âm Tự Vị trên các vần oa, oe, uy như hòa, hóa, hỏa, (tr. 377); húy, hủy (tr. 398), thòa, thóa, thỏa, (tr. 999); thõa, thọa (tr. 1000); thùy, thúy, thủy (tr. 1028), nhưng lại đặt dấu trên vần uê, uơ như thuế (tr. 1027), thuể (tr. 1027), thuở (tr. 1036). Cách sắp xếp từ không rõ ràng, khoa học. Thí dụ: từ thui, thủy đi trước từ thum rồi đến từ thụt, thuốc, thư. Dù xuất bản dưới danh nghĩa Viện Ngôn ngữ nhưng cuốn từ điển này lại không theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ trong cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe và uy.
- Viện Ngôn ngữ (Khoa học Xã hội Nhân văn), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa (nhóm biên soạn: Quang Hùng, Minh Nguyệt). Chịu trách nhiệm xuất bản: Trịnh Tất Đạt. In tại Công ty In Văn hoá Sài Gòn, 2007. Khổ 16x24cm, 1488 trang. Cách đánh dấu các vần: oa hòa, hóa, hỏa, họa (tr. 496-497); oe hòe (tr. 505); uy húy, hủy (tr. 552); uơ thuở (tr. 1283). Cách sắp xếp giống như cuốn từ điển của nhóm Hoàng Long, Gia Huy. Nhiều từ lấy nguyên văn của nhóm trên và có thêm một số từ mới. Dù danh xưng là do Viện Ngôn ngữ xuất bản nhưng cuốn từ điển này cũng không theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ trong cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe và uy.
- Các từ điển song ngữ Pháp-Việt, Việt-Pháp; Anh-Việt, Việt-Anh; Trung-Việt, Việt-Trung hoặc các loại từ điển khác như: Việt Nam Danh nhân Từ điển của Nguyễn Việt Anh, do Nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1972, ở Sài Gòn. Từ điển Bách khoa Anh-Việt dành cho Thanh Thiếu niên, do một nhóm biên dịch gồm Nguyễn Thái Ân, Trần Quốc Việt…, NXB Thanh Niên, 1.506 trang, khổ 20x29cm, TP.HCM, 2001. Từ điển Công Giáo Anh-Việt của Nguyễn Đình Diễn, NXB Đồng Nai, 2.406 trang, khổ 20x29cm, TP.HCM, 2014.
Tất cả các từ điển này đều đặt dấu giọng theo thói quen có từ thời Taberd, Huỳnh Tịnh Của và không chú ý đến khía cạnh thống nhất dấu giọng theo ngôn ngữ học trên các vần oa, oe, uê, uơ, uy: hòa, hòe, huệ, thuở, thủy. Cùng vần uê, uơ, uy nhưng các từ điển lại đặt dấu giọng ở âm cuối trên chữ huệ, thuở trong khi lại đặt dấu giọng ở âm đầu trên chữ thuỷ.
1.3.2. Các từ điển theo sát tiến bộ của khoa ngôn ngữ
Trong số các từ điển tiếng Việt xuất bản, từ giai đoạn khởi đầu hình thành cho đến nay, chúng tôi rất chú ý đến Gustave Hue, Từ điển Việt-Hoa-Pháp (Dictionnaire Annamite- Chinois-Français), Nhà in Trung Hoà (Huế), 1937. Cách đánh dấu trên các vần oa, oe, uê, uơ và uy theo đúng với những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học sau này. Tác giả đã nói ngay trong Lời mở đầu là mình “đặt dấu giọng trên các từ hoá, loè, tuỳ, nhưng riêng dấu nặng trên vần uy, đáng lẽ phải đặt trên nguyên âm y, nhưng vì nhà in thời đó không có các con chữ ỵ nên đành phải đặt ở bán nguyên âm u, thành ra phải in thành tụy (x. tr. 2). Thí dụ: Tuỳ, tuỷ, tuý, tụy (tr. 939); thoà, thoả, thoã, thoá thoạ (tr. 1.007); thuế (tr. 1026).
- Chúng tôi trân trọng công trình của giáo sư Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ trong cuốn Việt Nam Tự điển vì đã ứng dụng những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học vào việc biên soạn cuốn từ điển này. Từ điển này gồm 2 cuốn: Quyển Thượng, từ vần A-L, Quyển Hạ, từ vần M-X. Khổ 16x24cm, gồm 1.866 trang và phần phụ lục I về Tục ngữ, Thành ngữ, điển tích 376 trang; phần phụ lục II về Nhân danh, Địa danh 273 trang. Sách do Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn phát hành năm 1970.
Riêng về cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe, uê, uơ, uy chúng tôi đã thấy có một sự thống nhất rõ ràng: đặt dấu trên đúng nguyên âm, nghĩa là phân biệt các chữ o, u trong các vần trên là các bán phụ âm hay bán nguyên âm, vì thế dấu giọng đặt ở nguyên âm đứng sau. Thí dụ: hoà, hoá, hoả, hoạ (tr. 615-619); hoè (tr. 628); huề, Huế, huệ (tr. 647); thuở (tr. 1619); huý, huỷ (tr. 648).
- Cuốn Từ điển Tiếng Việt giá trị và phổ thông nhất cho đại chúng, theo đúng khoa ngôn ngữ học như đã được Bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam quy định, là do Viện Ngôn ngữ học thực hiện, với giáo sư Hoàng Phê chủ biên, Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành và nhóm thân hữu biên soạn, xuất bản lần đầu vào năm 1988, đến năm 2005 đã tái bản 11 lần gồm 39.924 mục từ. Năm 2013, cuốn này đã được sửa chữa và bổ sung bởi các nhà ngôn ngữ học: Vũ Xuân Lượng, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thuỷ, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hoà, vẫn được giáo sư Hoàng Phê giữ vai trò chủ biên. In tại Hà Nội với 41.420 mục từ. Khổ 14,5x20,5cm, 1.565 trang. Các dấu giọng trên các vần theo đúng với Từ điển Bách khoa Việt Nam. Thí dụ: hoà, hoả, hoá, hoạ (tr. 577-580); hoè (tr. 588); huề, huệ (605); thuở (tr. 1244); huý, huỷ (tr. 608).
- Bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam được coi là tiêu chuẩn và quy phạm cho các từ điển khác về mặt ngôn ngữ học, do Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam thực hiện. Bộ này gồm 4 cuốn, phát hành cuốn I năm 1995 và tái bản lần I năm 2007, gồm 1204 trang; cuốn II in năm 2002, gồm 1035 trang; cuốn III năm 2003, gồm 878 trang; cuốn IV năm 2005, gồm 1167 trang và nhiều hình ảnh minh hoạ. Tổng cộng 4.233 trang chữ và hơn 100 trang minh hoạ in 4 màu trên khổ 19x27cm. Các dấu giọng trên các vần oa, oe, ue, uơ, uy đặt rất chuẩn. Thí dụ: hoà, hoả, hoá, hoạ (cuốn II, tr. 318-327); huế, huệ, huỷ (cuốn II, tr. 409-414).
1.3.3. Quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà biên soạn sách giáo khoa đã chú ý rất nhiều đến khoa ngôn ngữ học và dạy các em đặt đúng dấu giọng ngay từ lớp 1 trong các bài đọc đầu tiên của cuộc đời.
Trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, gồm 2 tập, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Đặng Thị Lanh chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, chúng ta thấy các học sinh được học về cách đặt đúng dấu giọng trên các vần theo đúng những tiến bộ của khoa ngôn ngữ học hiện đại. Riêng trên các vần oa, oe, ue, uo và uy, mà công đồng xã hội đang đặt dấu không đúng, ở bài 91 trang 18, Tập 2, dạy cách đặt dấu trên vần oa, oe; bài 98 ở trang 32 dạy cách đặt dấu trên vần ue, uy và bài 99 ở trang 34 dạy cách đặt dấu trên vần uơ, uya và các em học sinh đã biết đánh dấu trên các từ hoạ, xoè, huệ, thuỷ, thuở. Nếu đọc kỹ bộ sách tiếng Việt, từ lớp 1 đến lớp 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do NXB Giáo dục Việt Nam in năm 2014, chúng ta thấy các tác giả biên soạn đã giữ rất đúng cách đặt dấu giọng của khoa ngôn ngữ học hiện đại.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền thông xã hội, đặc biệt trong báo chí, truyền hình, trên các bảng hiệu, thông báo của cơ quan Nhà nước cũng như dân sự, nhiều người, nhiều tổ chức đã không đặt dấu đúng với ngôn ngữ học, đặc biệt trên các vần oa, oe, ue, uơ, uy. Vì thế, dù các em học sinh tiểu học có đặt đúng dấu lúc còn nhỏ, nhưng khi nhìn mãi những dòng chữ trên sách báo, phim ảnh đặt dấu giọng khác với cách mình đã học, các em không biết phải chọn lựa cách nào cho đúng và dần dần đặt sai dấu.
2. Đi tìm nguyên nhân việc không thống nhất dấu giọng
Chúng ta không thể nói đến việc đặt dấu giọng sai hay đúng đối với các bậc tiền nhân thuở trước, vì tiếng Việt là một sinh ngữ luôn luôn phát triển và khoa ngôn ngữ học hiện đại mới chỉ có mặt trên thế giới cách đây 100 năm, và trong nước ta khoảng 50 năm mà thôi. Việc không thống nhất dấu giọng trong các từ điển, sách báo từ thời Alexandre de Rhodes cho đến nay là chuyện bình thường trong việc hình thành và phát triển tiếng Việt.
Tuy nhiên, một khi chúng ta đã có những nguyên tắc rõ ràng của khoa ngôn ngữ học để có cách đánh dấu chuẩn mực, được thể hiện qua các sách giáo khoa và từ điển như bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam, thì chúng ta cần tiến tới sự thống nhất cách đặt dấu giọng trên toàn quốc và phổ biến cả ra nước ngoài để những ai học tiếng Việt tìm được sự trong sáng và hợp lý.
Việc thiếu thống nhất trong cách đặt dấu giọng trên các vần oa, oe, ue, uơ, uy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như do thói quen đánh dấu từ nhỏ, do việc tra cứu các từ điển không đánh dấu đúng theo ngôn ngữ hiện đại. Lý do quan trọng nhất là sự lầm lẫn giữa âm và chữ trong tiếng Việt.
Trong mỗi ngôn ngữ, người ta phân biệt phụ âm và nguyên âm. Tiếng Việt hiện nay có 33 chữ cái: A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z với 5 thanh điệu: không dấu, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng (x. Quyết định số 240/QĐ, ngày 5/3/1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về Quy định về Chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt). Tiếng Việt có khoảng 55 âm vị.
Khi ngôn ngữ học hiện đại chưa phát triển, rất nhiều người Việt cho rằng các chữ a e i o u y đều là những nguyên âm, nên việc phát âm và đặt dấu giọng trên các từ giống như nhau. Thí dụ: từ hào và từ hoà gồm hai “nguyên âm” a và o, vì thế đặt dấu giọng vào giữa là giống nhau và hợp lý nên viết “hào” và “hòa”. Tương tự, các vần eo và oe với từ héo và hoè với hai “nguyên âm” e và o nên viết “héo” và “hòe”; vần iu và ui, uy với từ thiu, thúi, thúy vì cho rằng đó là các “nguyên âm” i, u và y. Khi đặt dấu giọng như thế, người ta thấy cân đối và đẹp nữa. Nhưng khi gặp vần êu và uê với từ tếu và tuế, người ta lại đặt dấu giọng khác nhau dù vẫn là “nguyên âm” ê và u. Các từ điển đều đặt dấu giọng ở âm sau trên các từ huệ, huề, Huế, cũng như khi gặp vần uơ trong từ thuở. Người ta không còn đưa ra lý do cân đối mà giải thích theo thói quen, như ta thấy đa số trong các từ điển, sách báo và trên các phương tiện truyền thông hiện nay.
Với ngôn ngữ học hiện đại, người ta phân biệt các chữ a e i o u y có thể là nguyên âm nhưng cũng có thể là bán nguyên âm (hay bán phụ âm) tuỳ theo cách đọc từ của mỗi dân tộc. Mỗi từ trong tiếng Việt được gọi là âm tiết. Đây là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói. Âm tiết trong tiếng Việt gồm âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu được biểu lộ thành không dấu hay dấu giọng. Theo truyền thống, âm tiết tiếng Việt được chia thành 2 phần: âm đầu và vần. Căn cứ vào phương thức kết thúc, âm tiết tiếng Việt được phân thành bốn loại: âm tiết mở, âm tiết nửa mở, âm tiết nửa khép và âm tiết khép. Trong tiếng Việt có 2 bán nguyên âm: /w/ và /j/ có đặc tính giống như nguyên âm /u/ và /i/ nhưng được phát âm lướt, không mở đầy đủ như /u/ và /i/. (x. Từ diển Bách khoa Việt Nam, mục từ Âm tiết, Q. 1, tr.118). Dấu giọng chỉ được đặt trên nguyên âm của một từ, vì khi "nguyên âm kết hợp với các âm tố khác, nó luôn tạo thành đỉnh của vần" (x. L.R. Zinder, Giản yếu lý thuyết đại cương về chữ Việt, Moekva, 1987; Bùi Khánh Thế, Nhập môn Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, 1995, tr.53).
Trong các vần oa oe, uê, uơ, uy người ta không phân biệt được các âm đầu (chữ o và u) chỉ là bán nguyên âm /w/, còn các âm sau mới là nguyên âm và là âm chính, nên dấu giọng phải đặt trên nguyên âm này. Trong từ hoà /hwà/: chữ o là bán nguyên âm nên dấu giọng phải đặt trên nguyên âm a, còn trong từ hào /hàw/: chữ o là bán nguyên âm.
Tương tự, trong từ héo /héw/: chữ o là bán nguyên âm, còn trong từ hoè /hwè/: chữ o cũng là bán nguyên âm. Trong các từ tếu /tếw/, tuế /twế/ chữ u là bán nguyên âm, nên dấu giọng được đánh trên nguyên âm ê. Trong các từ thìu /θìw/, thúi /θúj/ hai chữ i ở đây rất khác nhau: chữ đầu là nguyên âm, chữ sau là bán nguyên âm /j/, nên dấu giọng được đánh trên nguyên âm i ở từ đầu và nguyên âm u ở từ sau. Nếu so sánh hai từ thúi /θúj/ và thuý /θwí/ ta sẽ thấy hai chữ u rất khác nhau: chữ u trong từ đầu là nguyên âm, chữ u ở từ sau là bán nguyên âm, nên vị trí đặt dấu khác nhau. Trong tiếng Việt, nhiều khi có 3 chữ được coi là nguyên âm viết liền nhau, nhưng phân tích về mặt ngôn ngữ học, ta chỉ thấy có 1 nguyên âm hay nguyên âm đôi. Thí dụ: ngoài /ηwàj/, tiêu /tiêw/, điều /điềw/.
Chính vì dựa trên cách phiên âm theo ngôn ngữ học hiện đại mà Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ và bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng như các sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt dấu giọng trên các nguyên âm trong các vần oa, oe, uê, uơ, uy như trong các từ hoà, hoả, hoá, hoạ, hoè, huệ, thuỷ, thuở. Khi đặt đúng dấu giọng như thế chúng ta mới giải thích cho những ai học các ngoại ngữ thấy sự hợp lý của các dấu giọng trong tiếng Việt.
Các âm trong từ còn được đo lường bằng dụng cụ để xác định đó là âm tiết chính hay âm đệm, mở hay khép, nửa mở hay nửa khép. Phụ âm còn được chia theo vị trí cấu âm thành âm môi-môi, môi-răng… hay theo phương thức cấu âm thành âm tắc, âm xát, âm tắc xát, âm rung, âm bật hơi…vì ngôn ngữ học hiện đại là một khoa học chính xác, căn cứ trên dữ liệu thực tế chứ không phải do thói quen hay do kiểu viết cân đối cho đẹp mắt. Ta có thể cảm nghiệm và phân biệt giữa nguyên âm và bán nguyên âm bằng cách khi đọc các vần oa, oe, uê, uơ, uy, môi và miệng chúng ta bó buộc phải chụm lại giống như nhau và đọc lướt nên đó là bán nguyên âm /w/.
Nếu so sánh với tiếng Anh ta cũng thấy có sự tương tự. Nhiều người Việt Nam cảm thấy khó phân biệt các âm với chữ viết, nhất là đối với bán nguyên âm /w/ và /ju/ trong các từ bắt đầu bằng chữ o hay u. Thí dụ: chữ o trong các từ onus, onyx, opinion… là nguyên âm, trong khi chữ o trong các từ one, once,.. là bán nguyên âm /w/. Hoặc chữ u trong các từ ulcer, umbrella, unbelief, unguis … là nguyên âm /ᴧ/ trong khi chữ u trong các từ unit, uiniform, unicycle…là là bán nguyên âm /ju/. Điểm phân biệt này khá quan trọng để ta có thể dùng đúng các mạo từ a, an hoặc đọc đúng mạo từ the /ðe/ hay /ði/ trước các từ đó.
3. Tiến tới sự thống nhất dấu giọng
Nhiều người cho rằng khó có thể tiến đến sự thống nhất dấu giọng trong tiếng Việt, vì từ hơn 30 năm qua, kể từ quyết định số 240/QĐ, ngày 5/3/1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho đến năm 2015 này, tình trạng phân hoá càng tồi tệ hơn, số sách báo đánh dấu trên các vần oa oe uy không đúng với ngôn ngữ học càng nhiều hơn.
Nhiều nhà ngôn ngữ học không quan tâm đến vấn đề. Một số nhà ngôn ngữ học còn có thái độ tự mâu thuẫn với chính mình khi nhân danh Viện Ngôn ngữ xuất bản 2 cuốn Từ điển Tiếng Việt vào năm 2007 của NXB Từ điển Bách Khoa với các đặt dấu trên các vần oa oe uy ngược với Từ điển Bách khoa Việt Nam và các sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Chúng tôi thiết nghĩ: để thống nhất, các nhà ngôn ngữ học có thể đưa ra nguyên tắc thống nhất dấu giọng sau đây: "Dấu giọng luôn được đặt trên nguyên âm được dùng làm âm chính trong vần, chứ không đặt trên bán nguyên âm hay phụ âm. Thí dụ: hài /hàj/, hoà /hwà/. Trường hợp gặp nguyên âm đôi /ie/ /uô/ /ươ/ dấu giọng đặt vào nguyên âm đầu, nếu không có âm nào khác ở cuối vần. Thí dụ: chia lìa, lúa úa, chữa lửa. Nếu có âm cuối, dấu giọng được đặt vào nguyên âm sau. Thí dụ: tiêu tiền, uống thuốc, hướng dương”.
Thật ra, trong các sách báo hiện nay người ta chỉ không thống nhất trong việc đặt dấu giọng ở các vần oa oe uy, còn dấu giọng vẫn được đặt ở cuối vần uê và uơ. Nhà nước, qua Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ Văn hoá-Thông tin, chỉ cần soạn một thông cáo ngắn, rồi nhờ các cơ quan truyền thông như báo chí, đài phát thanh, truyền hình nhắc nhở liên tục trong một vài tháng hay cùng lắm một vài năm là người dân ý thức được vấn đề. Chúng tôi cũng đề nghị gửi thông cáo này đến các trường học, cơ sở văn hoá, các toà soạn báo chí, các nhà xuất bản… để phổ biến cách đặt dấu giọng đúng theo ngôn ngữ học là có thể thay đổi nhanh chóng thói quen đặt sai dấu giọng này. Nhờ đó các sách báo in ra từ nay sẽ đạt được sự thống nhất về dấu giọng.
Thông báo có thể đại ý như sau:
"Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ Văn hoá -Thông tin Việt Nam xin thông báo:
Để giữ gìn bản sắc tiếng Việt theo đúng ngôn ngữ học hiện đại, nhiều người Việt đặt chưa đúng dấu giọng trên các vần oa, oe, uy - nên viết là "hòa, lóe, thủy". Lý do là người ta chưa phân biệt được chữ o u có thể là nguyên âm /o/, /u/ và cũng có thể là bán nguyên âm /w/. Vì dấu giọng chỉ được đặt trên nguyên âm nên đề nghị chúng ta nên sửa lại cách viết như sau: "hoà, loé, thuỷ". Xin chân thành cảm ơn đồng bào.
Bộ Giáo dục - Bộ Văn hoá và Thông tin Việt Nam”
Việc thống nhất dấu giọng này theo đúng tiến bộ của khoa ngôn ngữ học sẽ đem lại danh dự cho dân tộc Việt Nam, cho Tiếng Việt chúng ta xứng đáng đứng vào hàng ngũ các dân tộc có ngôn ngữ phát triển đúng đắn trên thế giới. Đồng thời, cũng giúp cho những người học tiếng Việt hay giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài có thể hoàn chỉnh cách đánh dấu giọng theo đúng khoa ngôn ngữ học hiện đại.
Lời kết
Chúng tôi viết những dòng tâm huyết này để mời gọi các nhà ngôn ngữ học và mọi người quan tâm đến bản sắc văn hoá của người Việt chú ý đến vấn đề. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn các vị tiền nhân đã đổ biết bao công sức và cả máu đào để sáng tạo, phát triển và bảo vệ tiếng Việt trong dòng lịch sử Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 400 năm Đoàn Thừa sai Dòng Tên đến Việt Nam (1615-2015)
Lm. Nguyễn Ngọc Sơn
Năm Thánh Lòng Thương Xót
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
14:03 04/12/2015
NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
Khi cử hành phụng vụ thánh lễ, khởi đầu nghi thức sám hối, chúng ta thường đọc Kinh Cáo Mình và hát: Xin Chúa thương xót chúng con. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con. Năm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mở Năm Thánh Lòng Thương Xót (The Jubilee of Mercy).
Lòng Thương Xót Chúa trải qua đời nọ tới đời kia dành cho những ai trông cậy nơi Chúa. Tác giả thánh vịnh đã bày tỏ lòng thành tín: “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm” (Tv 51,3) Tiên tri Đanien cũng đã thốt lên trong lúc gặp gian truân khốn khó: “Lạy Thiên Chúa của con, xin lắng tai nghe, xin ghé mắt nhìn cảnh hoang tàn của chúng con và thành đô đã được thánh hiến cho Ngài. Chúng con không dựa vào những hành động chính trực của chúng con, nhưng dựa vào lượng hải hà của Ngài mà dâng lời khẩn nguyện lên trước Tôn Nhan” (Dn 9,18). Thánh Luca, với tâm tư của một lương y đã cảm nhận: “Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta” (Lk 1,78). Và thánh Phaolô tông đồ đã khuyên nhủ các Kitô hữu: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người “(Rm 12,1) và Chúa Cha giàu lòng thương xót (Eph 2: 4).
Năm Thánh là thời gian rất quan trọng trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội cảm hứng truyền thống tốt đẹp của Đạo Do Thái về việc cử hành Năm Thánh. Đức Giáo Hoàng Boniface VIII, vào năm 1300 đã khởi sự các Năm Thánh trong Giáo Hội. Năm Thánh là một hồng ân tha thứ chung và mở cửa cho mọi tín hữu có cơ hội tiến gần tới tha nhân và kết hợp mật thiết với Thiên Chúa hơn.
Trong Giáo Hội, chúng ta có Năm Thánh bình thường và ngoại thường. Từ năm 1475, Năm Thánh bình thường được cử hành 25 năm một lần. Vào những dịp đặc biệt, Giáo Hội mở những Năm Thánh ngoại thường. Cho tới nay, đã có 24 Năm Thánh bình thường và 4 Năm Thánh Ngoại Thường. Lần cuối, Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã mở Năm Thánh ngoại thường vào năm 1983 và Năm Thánh 2000 (Bình thường). Năm Thánh Lòng Thương Xót ngoại thường sẽ là lần thứ 5, do bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô mở ra năm nay.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố sắc lệnh về Năm Thánh Lòng Thương Xót “Misericordiae vultus” vào ngày 11 tháng 4, 2015. Ngài giải thích: Tại sao bây giờ có Năm Thánh Lòng Thương Xót? Đơn giản, bởi vì trong lúc lịch sử đang thay đổi, Giáo Hội được kêu mời cống hiến một cách nỗ lực hơn về dấu chỉ và sự hiện diện gần gũi của Thiên Chúa. Đây không phải là thời gian của sự xao lãng.
Năm Thánh Lòng Thương Xót sẽ được khai mạc vào ngày 08 Tháng 12 năm 2015, Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Ngày Đại Lễ này nhắc nhớ tác động của Thiên Chúa ngay từ đầu của lịch sử nhân loại. Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đã trở nên sống động và hiện hữu nơi Đức Giêsu Kitô, là nguồn gốc ơn Cứu độ.
Cửa Thánh là gì? Nghi thức đầu tiên của Năm Thánh Lòng Thương Xót là mở Cửa Thánh (Holy Door). Trong chuyến viếng thăm Phi Châu vào cuối tháng 11, 2015 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mở Cửa Thánh tại Nhà thờ Chính Tòa ở Bangui, tại Nước Cộng Hòa Trung Phi. Đây là một nghĩa cử có ảnh hưởng lớn bày tỏ Năm Thánh Lòng Thương Xót được mở ra cho mọi vùng trên thế giới. Cửa Thánh biểu tượng cách khác thường mà các tín hữu Công Giáo có thể khơi dậy niềm tin. Đặc biệt, dành cho các khách hành hương có cơ hội bước qua Cửa Thánh.
Đức Giáo Hoàng sẽ mở Cửa Thánh của Đền Thờ Thánh Phêrô. Lẽ thường, Cửa Thánh chỉ 25 năm mới mở một lần, trừ trường hợp đặc biệt. Nên biết, khi kết thúc một Năm Thánh, người ta sẽ xây một bức tường gạch bên ngoài Cửa Thánh và chờ tới Năm Thánh kế tiếp sẽ được đập ra.
Cửa Thánh của Đền Thờ Thánh Phêrô sẽ được mở trước, tiếp theo là các Cửa Thánh của các đền thờ Giáo Hoàng khác sẽ lần lượt được mở ra. Và tại Giáo Hội địa phương, tất cả các Nhà thờ Chính Tòa, các Cửa Lòng Thương Xót cũng sẽ được mở ra trong suốt thời gian của Năm Thánh.
Năm Thánh Lòng Thương Xót sẽ được bế mạc vào Lễ Trọng Kính Chúa Kitô Vua, vào ngày 20 tháng 11 năm 2016. Giáo Hội sẽ lại niêm phong Cửa Thánh. Chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa ban cho tất cả các Kitô hữu trên thế giới một thời gian ngoại thường của ân sủng.
Mỗi người chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn để đón nhận ân sủng của Lòng Thương Xót Chúa. Qua sự hòa giải với Chúa và với tha nhân, đặc biệt qua Bí Tích Hòa Giải. Khi đọc Kinh Lạy Cha, chúng ta đọc: Xin Cha tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con… Ước chi lời cầu xin trên môi miệng được thấm nhập vào tim và thực hành trong đời sống hằng ngày. Chúng ta sẽ tìm được sự bình an đích thực trong tâm hồn và lãnh nhận dồi dào ân sủng. Trong Năm Thánh, chúng ta sẽ lãnh nhận được nhiều ân xá do lòng nhân hậu của Chúa.
Ân xá (indulgence) là gì? Là sự tha thứ ta nhận được từ kho tàng các công ơn của Chúa Giêsu và các thánh, do Hội Thánh ban phát, để xóa bỏ những hình phạt mà chúng ta còn phải chịu sau khi tội đã được tha.
Ân xá là sự xá giải các hình phạt tạm (vạ) vì các tội lỗi đã được tha thứ qua Bí tích Giải Tội. Chúng ta phân biệt tha tội và tha vạ. Khi thật lòng xưng tội, chúng ta đựợc ơn tha thứ tội lỗi, nhưng ‘vạ’ hình phạt vẫn còn. Ân xá là việc tha hình phạt tạm, chứ không phải là việc tha tội. Người tín hữu dọn mình xứng đáng và thi hành những điều kiện đã chỉ định, thì được hưởng ơn tha thứ ấy nhờ sự trung gian của Giáo Hội. Muốn lãnh nhận Ân Xá một cách có hiệu quả, thì chúng ta phải sạch tội trọng và thi hành một số việc tốt lành như: Xưng tội, dự lễ, rước Mình Thánh Chúa, viếng nhà thờ và đọc các Kinh Lạy Cha, Kinh Mừng, Kinh Sáng Danh, Kinh Tin Kính và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Có hai thứ ân xá: Ơn đại xá hay toàn xá và ơn tiểu xá.
Ơn đại xá (Plenary indulgence): Tha toàn phần các hình phạt.
Ơn tiểu xá (Partial indulgence): Tha một phần hình phạt mà thôi.
Ơn Đại Xá là ơn tha tất cả mọi hình phạt do tội lỗi cần phải đền. Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá toàn phần hay từng phần hoặc cho chính mình hay để chuyển cầu cho những người đã qua đời.
Lạy Chúa, chúng con bước vào Năm Thánh Lòng Thương Xót, xin mở rộng tâm hồn chúng con để cảm nghiệm tình yêu thương vô bờ bến của Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con. Chúa đang mời gọi chúng con: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11,28).
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York
Khi cử hành phụng vụ thánh lễ, khởi đầu nghi thức sám hối, chúng ta thường đọc Kinh Cáo Mình và hát: Xin Chúa thương xót chúng con. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con. Năm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mở Năm Thánh Lòng Thương Xót (The Jubilee of Mercy).
Lòng Thương Xót Chúa trải qua đời nọ tới đời kia dành cho những ai trông cậy nơi Chúa. Tác giả thánh vịnh đã bày tỏ lòng thành tín: “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm” (Tv 51,3) Tiên tri Đanien cũng đã thốt lên trong lúc gặp gian truân khốn khó: “Lạy Thiên Chúa của con, xin lắng tai nghe, xin ghé mắt nhìn cảnh hoang tàn của chúng con và thành đô đã được thánh hiến cho Ngài. Chúng con không dựa vào những hành động chính trực của chúng con, nhưng dựa vào lượng hải hà của Ngài mà dâng lời khẩn nguyện lên trước Tôn Nhan” (Dn 9,18). Thánh Luca, với tâm tư của một lương y đã cảm nhận: “Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta” (Lk 1,78). Và thánh Phaolô tông đồ đã khuyên nhủ các Kitô hữu: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người “(Rm 12,1) và Chúa Cha giàu lòng thương xót (Eph 2: 4).
Năm Thánh là thời gian rất quan trọng trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội cảm hứng truyền thống tốt đẹp của Đạo Do Thái về việc cử hành Năm Thánh. Đức Giáo Hoàng Boniface VIII, vào năm 1300 đã khởi sự các Năm Thánh trong Giáo Hội. Năm Thánh là một hồng ân tha thứ chung và mở cửa cho mọi tín hữu có cơ hội tiến gần tới tha nhân và kết hợp mật thiết với Thiên Chúa hơn.
Trong Giáo Hội, chúng ta có Năm Thánh bình thường và ngoại thường. Từ năm 1475, Năm Thánh bình thường được cử hành 25 năm một lần. Vào những dịp đặc biệt, Giáo Hội mở những Năm Thánh ngoại thường. Cho tới nay, đã có 24 Năm Thánh bình thường và 4 Năm Thánh Ngoại Thường. Lần cuối, Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã mở Năm Thánh ngoại thường vào năm 1983 và Năm Thánh 2000 (Bình thường). Năm Thánh Lòng Thương Xót ngoại thường sẽ là lần thứ 5, do bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô mở ra năm nay.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố sắc lệnh về Năm Thánh Lòng Thương Xót “Misericordiae vultus” vào ngày 11 tháng 4, 2015. Ngài giải thích: Tại sao bây giờ có Năm Thánh Lòng Thương Xót? Đơn giản, bởi vì trong lúc lịch sử đang thay đổi, Giáo Hội được kêu mời cống hiến một cách nỗ lực hơn về dấu chỉ và sự hiện diện gần gũi của Thiên Chúa. Đây không phải là thời gian của sự xao lãng.
Năm Thánh Lòng Thương Xót sẽ được khai mạc vào ngày 08 Tháng 12 năm 2015, Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Ngày Đại Lễ này nhắc nhớ tác động của Thiên Chúa ngay từ đầu của lịch sử nhân loại. Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đã trở nên sống động và hiện hữu nơi Đức Giêsu Kitô, là nguồn gốc ơn Cứu độ.
Cửa Thánh là gì? Nghi thức đầu tiên của Năm Thánh Lòng Thương Xót là mở Cửa Thánh (Holy Door). Trong chuyến viếng thăm Phi Châu vào cuối tháng 11, 2015 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mở Cửa Thánh tại Nhà thờ Chính Tòa ở Bangui, tại Nước Cộng Hòa Trung Phi. Đây là một nghĩa cử có ảnh hưởng lớn bày tỏ Năm Thánh Lòng Thương Xót được mở ra cho mọi vùng trên thế giới. Cửa Thánh biểu tượng cách khác thường mà các tín hữu Công Giáo có thể khơi dậy niềm tin. Đặc biệt, dành cho các khách hành hương có cơ hội bước qua Cửa Thánh.
Đức Giáo Hoàng sẽ mở Cửa Thánh của Đền Thờ Thánh Phêrô. Lẽ thường, Cửa Thánh chỉ 25 năm mới mở một lần, trừ trường hợp đặc biệt. Nên biết, khi kết thúc một Năm Thánh, người ta sẽ xây một bức tường gạch bên ngoài Cửa Thánh và chờ tới Năm Thánh kế tiếp sẽ được đập ra.
Cửa Thánh của Đền Thờ Thánh Phêrô sẽ được mở trước, tiếp theo là các Cửa Thánh của các đền thờ Giáo Hoàng khác sẽ lần lượt được mở ra. Và tại Giáo Hội địa phương, tất cả các Nhà thờ Chính Tòa, các Cửa Lòng Thương Xót cũng sẽ được mở ra trong suốt thời gian của Năm Thánh.
Năm Thánh Lòng Thương Xót sẽ được bế mạc vào Lễ Trọng Kính Chúa Kitô Vua, vào ngày 20 tháng 11 năm 2016. Giáo Hội sẽ lại niêm phong Cửa Thánh. Chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa ban cho tất cả các Kitô hữu trên thế giới một thời gian ngoại thường của ân sủng.
Mỗi người chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn để đón nhận ân sủng của Lòng Thương Xót Chúa. Qua sự hòa giải với Chúa và với tha nhân, đặc biệt qua Bí Tích Hòa Giải. Khi đọc Kinh Lạy Cha, chúng ta đọc: Xin Cha tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con… Ước chi lời cầu xin trên môi miệng được thấm nhập vào tim và thực hành trong đời sống hằng ngày. Chúng ta sẽ tìm được sự bình an đích thực trong tâm hồn và lãnh nhận dồi dào ân sủng. Trong Năm Thánh, chúng ta sẽ lãnh nhận được nhiều ân xá do lòng nhân hậu của Chúa.
Ân xá (indulgence) là gì? Là sự tha thứ ta nhận được từ kho tàng các công ơn của Chúa Giêsu và các thánh, do Hội Thánh ban phát, để xóa bỏ những hình phạt mà chúng ta còn phải chịu sau khi tội đã được tha.
Ân xá là sự xá giải các hình phạt tạm (vạ) vì các tội lỗi đã được tha thứ qua Bí tích Giải Tội. Chúng ta phân biệt tha tội và tha vạ. Khi thật lòng xưng tội, chúng ta đựợc ơn tha thứ tội lỗi, nhưng ‘vạ’ hình phạt vẫn còn. Ân xá là việc tha hình phạt tạm, chứ không phải là việc tha tội. Người tín hữu dọn mình xứng đáng và thi hành những điều kiện đã chỉ định, thì được hưởng ơn tha thứ ấy nhờ sự trung gian của Giáo Hội. Muốn lãnh nhận Ân Xá một cách có hiệu quả, thì chúng ta phải sạch tội trọng và thi hành một số việc tốt lành như: Xưng tội, dự lễ, rước Mình Thánh Chúa, viếng nhà thờ và đọc các Kinh Lạy Cha, Kinh Mừng, Kinh Sáng Danh, Kinh Tin Kính và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Có hai thứ ân xá: Ơn đại xá hay toàn xá và ơn tiểu xá.
Ơn đại xá (Plenary indulgence): Tha toàn phần các hình phạt.
Ơn tiểu xá (Partial indulgence): Tha một phần hình phạt mà thôi.
Ơn Đại Xá là ơn tha tất cả mọi hình phạt do tội lỗi cần phải đền. Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá toàn phần hay từng phần hoặc cho chính mình hay để chuyển cầu cho những người đã qua đời.
Lạy Chúa, chúng con bước vào Năm Thánh Lòng Thương Xót, xin mở rộng tâm hồn chúng con để cảm nghiệm tình yêu thương vô bờ bến của Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con. Chúa đang mời gọi chúng con: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11,28).
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York
Cử tri Pháp bầu hội đồng vùng 2015
Hà Minh Thảo
18:28 04/12/2015
CỬ TRI PHÁP BẦU HỘI ĐỒNG VÙNG 2015
44,6 triệu cử tri người Pháp được mời gọi tham gia các cuộc bầu cử Hội đồng Vùng (Conseil régional) cùng diễn ra vào ngày 06.12.2015 và, nếu không liên danh nào đạt đa số tuyệt đối ở vòng 1 này, vòng 2 sẽ được tổ chức vào ngày 13.12.2015.
Từ ngày 01.01. 2016, theo Luật 2015-29 ngày 16.01.2015, lãnh thổ Pháp sẽ được chia lại còn 13 Vùng thay vì 22 như cho đến bây giờ. Việc cải cách lãnh thổ nhằm gia tăng hiệu năng công quyền hơn bằng tăng cường năng lực quản lý chiến lược ở một vùng rộng lớn. Tiến trình được kèm theo một sự hiện đại hóa các dịch vụ công cộng, với mục tiêu là nâng cao chất lượng công vụ này, khả năng tiếp cận đến tất cả các Vùng và tăng cường sự kết hợp xã hội lãnh thổ.
Do có sự cải cách lãnh thổ này, đặc biệt cuộc tuyển cử phải tổ chức vào ngày 6 và 13 tháng 12 (thường tháng Chạp là thời gian để mua sắm Lễ Chúa Giáng sinh và Tết Dương lịch) để phải hình thành các Hội đồng Vùng trước ngày 01.01.2016 là ngày Luật 2015-29 ngày 16.01.2015 có hiệu lực.
Cuộc tuyển cử chỉ được tổ chức bầu tại 22 Vùng nội địa (régions métropolitaines) và 4 Vùng hải ngoại (régions d’outre-mer, Guadeloupe, Guyane, Martinique, Réunion). Như vậy, không có bầu cử tại các đơn vị hành hải ngoại như Saint-Pierre-et-Miquelon, Mayotte… và Nouvelle-Calédonie.
I.- TỔ CHỨC TUYỂN CỬ.
A./ Những tác nhân tham gia xây dựng dân chủ :
1./ Cử tri phải là công dân Pháp đủ 18 tuổi và có ghi tên vào danh sách cử tri.
2./ Ứng cử viên phải hôải đủ những điều kiện và còn phải thêm :
- Hưởng quyền dân sự và chính trị ;
- Cư ngụ trong Vùng đó hay có vai trò trực tiếp thực thi tại địa phương trước ngày 01.01.2015 hay đã ghi danh vào thời gian đó.
B./ Cử tri trao quyền mình cho những ai ?
Nghị viên Vùng (conseiller régional -> conseillers régionaux, số nhiều) được bầu từ những liên danh ứng cử từng Tỉnh (Département, được gọi là section départementale. Để đơn giản hóa, chúng ta tạm dùng Tỉnh để phân biệt với Vùng). Trong mỗi liên danh, bắt buộc phải xen kẻ một Nam và một Nữ ứng cử viên.
Trong kỳ bầu cử này, cử tri tuyển :
• 1671 Nghị viên Vùng của 12 Vùng mới (không kể Corse) ;
• 51 thành viên Nghị hội Corse (Assemblée de Corse), được bầu theo một thể thức bầu cử đặc biệt ;
• 41 Nghị viên Vùng Guadeloupe và 45 Nghị viên Vùng Reunion ;
• Các Nghị viên Vùng và Nghị viên Tỉnh Martinique và Guyane sẽ được thay thế vào tuyển cử Vùng 2015 bởi một Hội đồng lãnh thổ duy nhất cho một trong những trong những lãnh thổ này.
II.- TUYỂN CỬ HAI VÒNG.
Cử tri bầu các Nghị viên Vùng có nhiệm kỳ 6 năm từ những liên danh theo một hệ thống bầu cử kết hợp tuyển cử đa số và đại diện tỉ lệ, bằng một hay hai vòng đầu phiếu phổ thông và kín.
A./ Vòng Một (Chúa Nhật ngày 06.11.2015).
Kết quả : Nếu có liên danh đạt được đa số tuyệt đối (ít nhất 50% số phiếu hợp lệ) ở vòng một nầy. Cuộc bầu cử ngưng tại đây và bắt đầu tính số ghế chia cho mỗi liên danh. Liên danh có đa số tuyệt đối được thưởng ngay 25% số ghế, được làm tròn lên (Luật 338), trong Hội đồng Vùng. Số ghế còn lại sẽ được chia theo tỉ lệ cho các liên danh đạt được ít nhất là 5% số phiếu hợp lệ.
Thí dụ đơn giản: Hội đồng Vùng R có 101 nghị viên (luôn là số lẻ). Có 4 liên danh ra ứng cử và đạt được những tỉ lệ như sau: liên danh A 50%; liên danh B 24%; liên danh C: 23,50% và liên danh D được 2,50% tổng số phiếu hợp lệ. Kết quả: liên danh D bị loại lập tức. Liên danh A được chia 63 ghế nghị viên; liên danh B được 19; và liên danh C được 19.
Số nghị viên được chia theo cấp Vùng nầy sẽ được phân chia lại theo cấp Tỉnh. Thí dụ, một liên danh được chia 10 ghế ở cấp Vùng sẽ được phân phát như sau: liên danh đó đạt được 50% số phiếu trong Tỉnh A, 30% trong Tỉnh B và 30% trong Tỉnh C. Như thế, số nghị viên sẽ được chia ra như sau: 5 trong tỉnh A; 3 trong tỉnh B và 2 cho tỉnh C.
Nếu không có liên danh nào đạt được đa số tuyệt đối, thì phải tiến hành vòng hai.
Thêm ý nghĩa. Cử tri đặt lá phiếu vào thùng, trong vòng một, đáp ứng theo tiếng gọi của con tim, tức chọn liên danh nào mình thích nhất. Nhưng, khi đầu phiếu, ở vòng hai, cử tri đầu phiếu theo lý trí, tức chọn liên danh nào có thể đem Công ích cho toàn dân hơn.
B./ Vòng Hai (Chúa Nhật ngày 13.12.2015)
1.- Các liên danh nào được phép tham dự vòng 2 ?
Đó là các liên danh đạt được ít nhất là 10% số phiếu hợp lệ ở vòng một. Các liên danh đạt được ít nhất là 5% số phiếu hợp lệ được phép xóa bỏ liên danh củ để, chung nhau, thành lập một liên danh mới.
2.- Việc phân chia các ghế nghị viên ?
Liên danh về nhất sẽ được thưởng ngay 25% số ghế trong Hội đồng Vùng. Số ghế còn lại sẽ được chia theo tỉ lệ cho các liên danh đạt được ít nhất là 5% số phiếu hợp lệ.
Các Tỉnh có dân số ít hơn 100.000 cư dân phải có ít nhất 2 nghị viên Hội đồng Tỉnh, trái lại, 4 vị cho các Tĩnh mà dân số bằng hay lớn hơn 100 000 người.
III.- VẤN ĐỀ TÀI CHÁNH CÁC ĐẢNG CHÁNH TRỊ.
A./ Những chi tiêu thường nhật.
Cũng như các Hiệp hội, thành lập theo luật ngày 01.07.1901, các chánh đảng phải đối đầu với những chi tiêu đủ loại như thuê trụ sở và các văn phòng trực, những chi phí về văn phòng, trả lương nhân viên… Tại quốc gia dân chủ như Pháp, đảng cầm quyền không thể lấy ngân sách quốc gia chi xài cho đảng. Vì là quốc gia đa đảng, các đảng đối lập, qua các Viện lập pháp, kiểm soát chi tiêu từ ngân sách.
B./ Những nguồn thu của các chánh đảng.
Để cân bằng ngân quỹ, các chánh đảng có hai nguồn thu chính:
1. Nguồn thu tư nhân.
a. Như các Hiêp hội, các chánh đảng được quyền nhận niên liễm của các đảng viên. Tuy nhiên số tiền thu nầy không đáng kể nên các chánh đảng yên cầu những đảng viên giữ một (hay nhiều) chức vụ dân cử đóng một số tiền đáng kể hơn.
b. Các chánh đảng chỉ được phép nhận tiền biếu từ các thể nhân, nhưng cấm từ những pháp nhân trong giới hạn 7.500 euro/năm/người (điều 16 luật ngày 19.01.1995). Các số tiền biếu cũng như niên liễm có thể được trừ thuế 66% những số tiền này trong giới hạn 20% lợi tức tính thuế với điều kiện số tiền phải trả qua trương mục ngân hàng, tức bằng chi phiếu, chuyển trương,…
2. Nguồn thu từ ngân sách.
Việc làm chánh trị là một quyền của người dân làm chủ đất nước mình, không bị đe dọa, bắt bớ. Những vĩ nhân biết làm chánh trị nhằm phục vụ cho Công Ích cho toàn xã hội luôn được lịch sử ghi danh. Do đó, Nhà nước dùng ngân sách quốc gia để giúp, một cách công bình, các chánh đảng hầu đạo tạo thêm các chánh trị gia mới.
Những dự trù trong các luật năm 1988 và sau đó về việc tài trợ các chánh đảng theo hai tiêu chuẩn:
a. Kết quả bầu cử Quốc hội cho những đảng có ứng cử viên tranh cử tại ít nhất 50 đơn vị bầu cử (circonscriptions) trong 577 đơn vị và phải đạt 1% số phiếu hợp lệ, chiếu theo luật ngày 20.02.1993.
b. Tỉ lệ theo số dân biểu và nghị sĩ thuộc từng chính đảng theo luật ngày 19.01.1995. Số tiền trợ giúp công sẽ bị trừ bớt nếu đảng không tuân theo luật ngày 06.06.2002 về số ứng cử viên nam nữ phải bằng nhau. Năm 2008, ngân sách quốc gia đã chi giúp về khoản nầy là 71.777.018 euro.
3. Bồi hoàn chi phí vận động tranh cử.
a. Mức trần được phép chi tiêu.
Chiếu điều 216 Luật bầu cử, các liên danh đạt ít nhất 5% số phiệu hợp lệ ở một trong hai vòng đầu phiếu được bồi hoàn 47,50% mức trần được phép chi tiêu (montant plafond des dépenses). Mức trần này được ấn định tùy thuộc dân số trong Tổng và cho mỗi cư dân:
- dân số đến 100 000 cư dân : 0,53 euro
- từ 100 001 đến 150 000 : 0,38
- từ 150 001 đến 250 000 : 0,30
- từ 250 00 trở lên : 0,23 euro.
b. Mức bồi hoàn.
Những liên danh được cử tri tín nhiệm ít nhất 5% số phiếu hợp lệ và tôn trọng các qui định về kế toán cùng mức chi tiêu tối đa ấn định được bồi hoàn chi phí vận động bầu cử. Mục đích giảm bớt các liên danh không có tính cách đại diện.
KẾT LUẬN.
Cuộc tuyển cử Hội đồng Vùng lần này diễn tiến trong một nước Pháp thật đặc biệt. Tình trạng khẩn trương được tuyên bố sau những cuộc khủng bố tại Paris ngày 13.11.2015 đã được các viện Lập pháp triển hạn hiệu lực thêm ba tháng. Do đó, việc tranh cử không hấp dẫn do đồng bào muốn tiếp tục tưởng niệm 130 người tử nạn trong đêm này hay vì công dân không còn tin cậy các đảng đã nhau cầm quyền. Hậu quả, cử tri người Pháp đang tìm một đảng cầm quyền mới, bách phân số phiếu tín nhiệm đảng này nhận gia tăng sau mỗi kỳ bầu cử trung gian, trước khi bầu Tổng thống năm 2017. Tuy nhiên, nhờ thể thức bầu cử hai vòng chỉ với 2 ứng cử viên, đảng này khó thành công.
Trong 22 Hội đồng Vùng xuất nhiệm đang có, đảng Xã hội (tả phái) đang có đa số tại 21 và 1 thuộc đảng Cộng hòa (les Républicains, hữu phái). Theo dự đoán của các viện Thống kê, sau cuộc tuyển cử này, đảng Cộng hòa có thể nắm chức Chủ tịch Hội đồng tại 8 Vùng, đảng Xã hội 3 Vùng và đảng Mặt trận Quốc gia (Font national), lần đầu tiên, có thể giữ chức Chủ tịch tại 2 Hội đồng Vùng (trong đó, tại Vùng ‘Provence-Alpes-Côte d'Azur, nếu đắc cử, nữ Dân biểu Marion Maréchal-Le Pen, 26 tuổi, sẽ là người trẻ nhất ở chức vụ này).
Mặt trận Cộng hòa (Font république) không phải là tên một đảng chính trị, nhưng là chiến thuật tranh cử tại Pháp. Từ trước 1981, chính trị nước Pháp chia hai : tả phái (Xã hội PS, Cộng sản PCF, … ) và hữu phái (RPR, UDF,… ). Từ giữa thập niên 1980, Mặt trận Quốc gia (FN) lớn dần trong khi cộng sản ngày càng teo. Do đó, chính trường nước Pháp được xem như có ba ‘phái’ : Cộng hòa (LR) Xã hội (PS) và FN. Vì LR và PS cho rằng FN không có những đạc tính của nền Cộng hòa (độc lập, tự do, tình huynh đệ…), nên gần đây, Thủ tướng Pháp (người chịu trách nhiệm thắng thua của đảng PS cầm quyền đề nghị LR : khi vào vòng nhì (cả 3 liên danh đều có mặt), liên danh PS hay LR ít phiếu phải rút để cử tri họ bầu cho liên danh đảng kia. Như vậy, FN sẽ không thắng cử ở mọi Vùng. Ngày 02.12.2015, ông Nicolas Sarkozy từ chối ‘trò chơi này’.
Một trong những lý do người Pháp cho rằng những kẻ khủng bố tấn công Pháp quốc vì nước này có một nền Dân chủ gương mẫu. Thật vậy, các cuộc Tuyển cử tại đây tổ chức thật dân chủ, tự do (đi bầu hay không) và công bình. Nhưng sau khi đắc cử, rất nhiều chính quyền các cấp, từ Quốc gia đến Thành phố, luôn tiếp tay, viện trợ nuôi nhà cầm quyền các quốc gia độc tài, tham nhủng hay khủng bố đồng bào, tổ chức bầu cử gian lận để… ‘muôn năm’ tại vị.
Hà Minh Thảo
44,6 triệu cử tri người Pháp được mời gọi tham gia các cuộc bầu cử Hội đồng Vùng (Conseil régional) cùng diễn ra vào ngày 06.12.2015 và, nếu không liên danh nào đạt đa số tuyệt đối ở vòng 1 này, vòng 2 sẽ được tổ chức vào ngày 13.12.2015.
Từ ngày 01.01. 2016, theo Luật 2015-29 ngày 16.01.2015, lãnh thổ Pháp sẽ được chia lại còn 13 Vùng thay vì 22 như cho đến bây giờ. Việc cải cách lãnh thổ nhằm gia tăng hiệu năng công quyền hơn bằng tăng cường năng lực quản lý chiến lược ở một vùng rộng lớn. Tiến trình được kèm theo một sự hiện đại hóa các dịch vụ công cộng, với mục tiêu là nâng cao chất lượng công vụ này, khả năng tiếp cận đến tất cả các Vùng và tăng cường sự kết hợp xã hội lãnh thổ.
Do có sự cải cách lãnh thổ này, đặc biệt cuộc tuyển cử phải tổ chức vào ngày 6 và 13 tháng 12 (thường tháng Chạp là thời gian để mua sắm Lễ Chúa Giáng sinh và Tết Dương lịch) để phải hình thành các Hội đồng Vùng trước ngày 01.01.2016 là ngày Luật 2015-29 ngày 16.01.2015 có hiệu lực.
Cuộc tuyển cử chỉ được tổ chức bầu tại 22 Vùng nội địa (régions métropolitaines) và 4 Vùng hải ngoại (régions d’outre-mer, Guadeloupe, Guyane, Martinique, Réunion). Như vậy, không có bầu cử tại các đơn vị hành hải ngoại như Saint-Pierre-et-Miquelon, Mayotte… và Nouvelle-Calédonie.
I.- TỔ CHỨC TUYỂN CỬ.
A./ Những tác nhân tham gia xây dựng dân chủ :
1./ Cử tri phải là công dân Pháp đủ 18 tuổi và có ghi tên vào danh sách cử tri.
2./ Ứng cử viên phải hôải đủ những điều kiện và còn phải thêm :
- Hưởng quyền dân sự và chính trị ;
- Cư ngụ trong Vùng đó hay có vai trò trực tiếp thực thi tại địa phương trước ngày 01.01.2015 hay đã ghi danh vào thời gian đó.
B./ Cử tri trao quyền mình cho những ai ?
Nghị viên Vùng (conseiller régional -> conseillers régionaux, số nhiều) được bầu từ những liên danh ứng cử từng Tỉnh (Département, được gọi là section départementale. Để đơn giản hóa, chúng ta tạm dùng Tỉnh để phân biệt với Vùng). Trong mỗi liên danh, bắt buộc phải xen kẻ một Nam và một Nữ ứng cử viên.
Trong kỳ bầu cử này, cử tri tuyển :
• 1671 Nghị viên Vùng của 12 Vùng mới (không kể Corse) ;
• 51 thành viên Nghị hội Corse (Assemblée de Corse), được bầu theo một thể thức bầu cử đặc biệt ;
• 41 Nghị viên Vùng Guadeloupe và 45 Nghị viên Vùng Reunion ;
• Các Nghị viên Vùng và Nghị viên Tỉnh Martinique và Guyane sẽ được thay thế vào tuyển cử Vùng 2015 bởi một Hội đồng lãnh thổ duy nhất cho một trong những trong những lãnh thổ này.
II.- TUYỂN CỬ HAI VÒNG.
Cử tri bầu các Nghị viên Vùng có nhiệm kỳ 6 năm từ những liên danh theo một hệ thống bầu cử kết hợp tuyển cử đa số và đại diện tỉ lệ, bằng một hay hai vòng đầu phiếu phổ thông và kín.
A./ Vòng Một (Chúa Nhật ngày 06.11.2015).
Kết quả : Nếu có liên danh đạt được đa số tuyệt đối (ít nhất 50% số phiếu hợp lệ) ở vòng một nầy. Cuộc bầu cử ngưng tại đây và bắt đầu tính số ghế chia cho mỗi liên danh. Liên danh có đa số tuyệt đối được thưởng ngay 25% số ghế, được làm tròn lên (Luật 338), trong Hội đồng Vùng. Số ghế còn lại sẽ được chia theo tỉ lệ cho các liên danh đạt được ít nhất là 5% số phiếu hợp lệ.
Thí dụ đơn giản: Hội đồng Vùng R có 101 nghị viên (luôn là số lẻ). Có 4 liên danh ra ứng cử và đạt được những tỉ lệ như sau: liên danh A 50%; liên danh B 24%; liên danh C: 23,50% và liên danh D được 2,50% tổng số phiếu hợp lệ. Kết quả: liên danh D bị loại lập tức. Liên danh A được chia 63 ghế nghị viên; liên danh B được 19; và liên danh C được 19.
Số nghị viên được chia theo cấp Vùng nầy sẽ được phân chia lại theo cấp Tỉnh. Thí dụ, một liên danh được chia 10 ghế ở cấp Vùng sẽ được phân phát như sau: liên danh đó đạt được 50% số phiếu trong Tỉnh A, 30% trong Tỉnh B và 30% trong Tỉnh C. Như thế, số nghị viên sẽ được chia ra như sau: 5 trong tỉnh A; 3 trong tỉnh B và 2 cho tỉnh C.
Nếu không có liên danh nào đạt được đa số tuyệt đối, thì phải tiến hành vòng hai.
Thêm ý nghĩa. Cử tri đặt lá phiếu vào thùng, trong vòng một, đáp ứng theo tiếng gọi của con tim, tức chọn liên danh nào mình thích nhất. Nhưng, khi đầu phiếu, ở vòng hai, cử tri đầu phiếu theo lý trí, tức chọn liên danh nào có thể đem Công ích cho toàn dân hơn.
B./ Vòng Hai (Chúa Nhật ngày 13.12.2015)
1.- Các liên danh nào được phép tham dự vòng 2 ?
Đó là các liên danh đạt được ít nhất là 10% số phiếu hợp lệ ở vòng một. Các liên danh đạt được ít nhất là 5% số phiếu hợp lệ được phép xóa bỏ liên danh củ để, chung nhau, thành lập một liên danh mới.
2.- Việc phân chia các ghế nghị viên ?
Liên danh về nhất sẽ được thưởng ngay 25% số ghế trong Hội đồng Vùng. Số ghế còn lại sẽ được chia theo tỉ lệ cho các liên danh đạt được ít nhất là 5% số phiếu hợp lệ.
Các Tỉnh có dân số ít hơn 100.000 cư dân phải có ít nhất 2 nghị viên Hội đồng Tỉnh, trái lại, 4 vị cho các Tĩnh mà dân số bằng hay lớn hơn 100 000 người.
III.- VẤN ĐỀ TÀI CHÁNH CÁC ĐẢNG CHÁNH TRỊ.
A./ Những chi tiêu thường nhật.
Cũng như các Hiệp hội, thành lập theo luật ngày 01.07.1901, các chánh đảng phải đối đầu với những chi tiêu đủ loại như thuê trụ sở và các văn phòng trực, những chi phí về văn phòng, trả lương nhân viên… Tại quốc gia dân chủ như Pháp, đảng cầm quyền không thể lấy ngân sách quốc gia chi xài cho đảng. Vì là quốc gia đa đảng, các đảng đối lập, qua các Viện lập pháp, kiểm soát chi tiêu từ ngân sách.
B./ Những nguồn thu của các chánh đảng.
Để cân bằng ngân quỹ, các chánh đảng có hai nguồn thu chính:
1. Nguồn thu tư nhân.
a. Như các Hiêp hội, các chánh đảng được quyền nhận niên liễm của các đảng viên. Tuy nhiên số tiền thu nầy không đáng kể nên các chánh đảng yên cầu những đảng viên giữ một (hay nhiều) chức vụ dân cử đóng một số tiền đáng kể hơn.
b. Các chánh đảng chỉ được phép nhận tiền biếu từ các thể nhân, nhưng cấm từ những pháp nhân trong giới hạn 7.500 euro/năm/người (điều 16 luật ngày 19.01.1995). Các số tiền biếu cũng như niên liễm có thể được trừ thuế 66% những số tiền này trong giới hạn 20% lợi tức tính thuế với điều kiện số tiền phải trả qua trương mục ngân hàng, tức bằng chi phiếu, chuyển trương,…
2. Nguồn thu từ ngân sách.
Việc làm chánh trị là một quyền của người dân làm chủ đất nước mình, không bị đe dọa, bắt bớ. Những vĩ nhân biết làm chánh trị nhằm phục vụ cho Công Ích cho toàn xã hội luôn được lịch sử ghi danh. Do đó, Nhà nước dùng ngân sách quốc gia để giúp, một cách công bình, các chánh đảng hầu đạo tạo thêm các chánh trị gia mới.
Những dự trù trong các luật năm 1988 và sau đó về việc tài trợ các chánh đảng theo hai tiêu chuẩn:
a. Kết quả bầu cử Quốc hội cho những đảng có ứng cử viên tranh cử tại ít nhất 50 đơn vị bầu cử (circonscriptions) trong 577 đơn vị và phải đạt 1% số phiếu hợp lệ, chiếu theo luật ngày 20.02.1993.
b. Tỉ lệ theo số dân biểu và nghị sĩ thuộc từng chính đảng theo luật ngày 19.01.1995. Số tiền trợ giúp công sẽ bị trừ bớt nếu đảng không tuân theo luật ngày 06.06.2002 về số ứng cử viên nam nữ phải bằng nhau. Năm 2008, ngân sách quốc gia đã chi giúp về khoản nầy là 71.777.018 euro.
3. Bồi hoàn chi phí vận động tranh cử.
a. Mức trần được phép chi tiêu.
Chiếu điều 216 Luật bầu cử, các liên danh đạt ít nhất 5% số phiệu hợp lệ ở một trong hai vòng đầu phiếu được bồi hoàn 47,50% mức trần được phép chi tiêu (montant plafond des dépenses). Mức trần này được ấn định tùy thuộc dân số trong Tổng và cho mỗi cư dân:
- dân số đến 100 000 cư dân : 0,53 euro
- từ 100 001 đến 150 000 : 0,38
- từ 150 001 đến 250 000 : 0,30
- từ 250 00 trở lên : 0,23 euro.
b. Mức bồi hoàn.
Những liên danh được cử tri tín nhiệm ít nhất 5% số phiếu hợp lệ và tôn trọng các qui định về kế toán cùng mức chi tiêu tối đa ấn định được bồi hoàn chi phí vận động bầu cử. Mục đích giảm bớt các liên danh không có tính cách đại diện.
KẾT LUẬN.
Cuộc tuyển cử Hội đồng Vùng lần này diễn tiến trong một nước Pháp thật đặc biệt. Tình trạng khẩn trương được tuyên bố sau những cuộc khủng bố tại Paris ngày 13.11.2015 đã được các viện Lập pháp triển hạn hiệu lực thêm ba tháng. Do đó, việc tranh cử không hấp dẫn do đồng bào muốn tiếp tục tưởng niệm 130 người tử nạn trong đêm này hay vì công dân không còn tin cậy các đảng đã nhau cầm quyền. Hậu quả, cử tri người Pháp đang tìm một đảng cầm quyền mới, bách phân số phiếu tín nhiệm đảng này nhận gia tăng sau mỗi kỳ bầu cử trung gian, trước khi bầu Tổng thống năm 2017. Tuy nhiên, nhờ thể thức bầu cử hai vòng chỉ với 2 ứng cử viên, đảng này khó thành công.
Trong 22 Hội đồng Vùng xuất nhiệm đang có, đảng Xã hội (tả phái) đang có đa số tại 21 và 1 thuộc đảng Cộng hòa (les Républicains, hữu phái). Theo dự đoán của các viện Thống kê, sau cuộc tuyển cử này, đảng Cộng hòa có thể nắm chức Chủ tịch Hội đồng tại 8 Vùng, đảng Xã hội 3 Vùng và đảng Mặt trận Quốc gia (Font national), lần đầu tiên, có thể giữ chức Chủ tịch tại 2 Hội đồng Vùng (trong đó, tại Vùng ‘Provence-Alpes-Côte d'Azur, nếu đắc cử, nữ Dân biểu Marion Maréchal-Le Pen, 26 tuổi, sẽ là người trẻ nhất ở chức vụ này).
Mặt trận Cộng hòa (Font république) không phải là tên một đảng chính trị, nhưng là chiến thuật tranh cử tại Pháp. Từ trước 1981, chính trị nước Pháp chia hai : tả phái (Xã hội PS, Cộng sản PCF, … ) và hữu phái (RPR, UDF,… ). Từ giữa thập niên 1980, Mặt trận Quốc gia (FN) lớn dần trong khi cộng sản ngày càng teo. Do đó, chính trường nước Pháp được xem như có ba ‘phái’ : Cộng hòa (LR) Xã hội (PS) và FN. Vì LR và PS cho rằng FN không có những đạc tính của nền Cộng hòa (độc lập, tự do, tình huynh đệ…), nên gần đây, Thủ tướng Pháp (người chịu trách nhiệm thắng thua của đảng PS cầm quyền đề nghị LR : khi vào vòng nhì (cả 3 liên danh đều có mặt), liên danh PS hay LR ít phiếu phải rút để cử tri họ bầu cho liên danh đảng kia. Như vậy, FN sẽ không thắng cử ở mọi Vùng. Ngày 02.12.2015, ông Nicolas Sarkozy từ chối ‘trò chơi này’.
Một trong những lý do người Pháp cho rằng những kẻ khủng bố tấn công Pháp quốc vì nước này có một nền Dân chủ gương mẫu. Thật vậy, các cuộc Tuyển cử tại đây tổ chức thật dân chủ, tự do (đi bầu hay không) và công bình. Nhưng sau khi đắc cử, rất nhiều chính quyền các cấp, từ Quốc gia đến Thành phố, luôn tiếp tay, viện trợ nuôi nhà cầm quyền các quốc gia độc tài, tham nhủng hay khủng bố đồng bào, tổ chức bầu cử gian lận để… ‘muôn năm’ tại vị.
Hà Minh Thảo
Giải đáp phụng vụ: Cử chỉ cúi đầu trước Thánh Danh Chúa được qui định thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
21:48 04/12/2015
Giải đáp phụng vụ: Cử chỉ cúi đầu trước Thánh Danh Chúa được qui định thế nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, liệu Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) hoặc Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích có cấm các linh mục đồng tế, các phó tế phụ lễ, các tu sĩ hoặc giáo dân hiện diện trong Thánh lễ, cúi đầu khi nghe Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria (và thêm nữa, tên của vị thánh được mừng trong ngày ấy…) không? – N. D., Antwerp, Bỉ.
Đáp: Bản văn của Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói về cử chỉ cúi đầu trong số 275:
"275. Cúi biểu lộ lòng tôn kính đối với những đấng, những người hoặc các dấu hiệu của họ. Có hai loại cúi: cúi đầu và cúi mình:
“a. Cúi đầu khi đọc danh Ba Ngôi, và tên thánh Giê-su, Ðức Trinh Nữ Maria và vị thánh trong Thánh Lễ kính vị này.
“b. Cúi mình hay cúi sâu khi chào kính bàn thờ, khi đọc các kinh Munda cor meum "Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy" và In Spiritu humilitatis "Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin thương nhận", khi đọc câu trong kinh Tin Kính: Et incarnatus est "Bởi phép Chúa Thánh Thần", khi đọc câu trong Lễ Quy Rôma: Supplices te rogamus "Chúng con nài xin Cha". Thầy phó tế cũng cúi mình khi xin phép lành trước lúc công bố Tin Mừng. Ngoài ra vị tư tế cũng nghiêng mình một chút khi đọc các lời của Chúa lúc truyền phép”. (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Độc giả trên đây chúng tôi đang chủ yếu đề cập đến cử chỉ cúi đầu của vị chủ lễ. Qui định trên không nói bất cứ điều gì về ai phải làm cử chỉ cúi đẩu. Ngày nay, qui định này thường được giải nghĩa theo ý rằng người nào hoặc những người nào công bố bản văn sẽ là người làm cử chỉ cúi đầu.
Hầu hết việc cúi đầu đã được, và vẫn được, thực hiện trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma, và trong một số trường hợp, chỉ có linh mục sẽ biết thời điểm chính xác để làm cử chỉ này, như một phần của các lời nguyện được đọc thầm mà cộng đoàn không được nghe. Còn khi nghe được, các tín hữu nên làm cử chỉ, trong khi các thừa tác viên khác sẽ hướng về bàn thờ và cúi đầu, lấy mũ ra khi làm như thế.
Việc cúi đầu cũng sẽ được thực hiện khi vị giảng thuyết nhắc tới Thánh Danh Chúa Giêsu. Một số chuyên viên phụng vụ, như Fortescue, sử dụng một “quy tắc ba hoặc năm”, mà theo đó, sau lần thứ ba hoặc thứ năm, vị giảng thuyết nhắc đến Thánh Danh, các giáo sĩ có thể thực hiện cử chỉ cúi đầu nhẹ, và ngưng lấy mũ ra hoặc hướng đầu về nhà tạm nữa.
Trong hình thức thông thường, trong Kinh Vinh Danh và Kinh Tin Kính, toàn thể cộng đoàn và mọi thừa tác viên cúi đầu khi nghe Thanh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, cũng như khi đọc chung với nhau.
Vào các dịp khác, thường chỉ có vị chủ tế làm cho cử chỉ này, khi cử chỉ cúi đầu được dành cho vị chủ tê trong các lời nguyện của chủ tế. Tuy nhiên, một vị đồng tế sẽ cúi đầu, nếu ngài nhắc đến Thánh Danh khi đọc một phần của Kinh Nguyện Thánh Thể.
Ở một số nước, mà trong đó Công Giáo có gốc rễ mạnh, tục lệ vẫn còn cho người Công Giáo là cúi đầu bất cứ khi nào nghe hoặc đọc Thánh Danh Chúa Giêsu.
Truyền thống này được dựa vào thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Philiphê 2, 9-10: "Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Các Giờ Kinh phụng Vụ).
Cử chỉ cúi đầu cũng bắt nguồn từ Hiến chế 25 của Công đồng chung Lyons II, được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô X triệu tập năm 1274:
"Những người tụ tập trong nhà thờ cần ca tụng với một sự tôn kính đặc biệt Thánh Danh trên mọi tên gọi, hơn bất cứ tên nào khác khác dưới thế này được ban cho ai, để nhờ tên này mọi tín hữu được cứu độ, đó là Thánh Danh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu mọi người khỏi tội lỗi. Mỗi người cần thực hiện cho mình điều đã được ghi cho mọi người rằng, khi nghe hoặc đọc Thánh Danh Chúa Giêsu, hãy cúi đầu; bất cứ khi nào Thánh Danh được nhắc đến, đặc biệt là trong các mầu nhiệm thánh của Thánh Lễ, mọi người cần cúi đầu gối của trái tim mình, mà mọi người có thể thực hiện bằng việc cúi đầu”.
Chính Đức Giáo Hoàng này sau đó khuyến khích Dòng Đa Minh rao giảng và cổ vũ việc sùng kính Thánh Danh. Năm 1721, Đức Giáo Hoàng Innocent XIII thiết lập lễ kính Thánh Danh Chúa Giêsu. Lễ này được gỡ bỏ vào năm 1969, và đã được phục hồi bởi thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, và nay được mừng vào ngày 3-1 mỗi năm.
Tục lệ này, một khi được lan rộng, thực sự gần như phổ quát, đã không may trở thành ít phổ biến ngày nay.
Về tục lệ cúi đầu, các qui định của Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) không nói gì hoặc ủng hộ hoặc chống lại cả. Vì vậy, bất cứ nơi nào các tục lệ địa phương qui định rằng phải cúi đầu bất cứ khi nào Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria được nhắc đến, không có gì trong bản văn của GIRM cấm đoán nó.
Ở nơi nào không có tục lệ này, bất kỳ thành viên nào của các tín hữu có thể tiếp tục làm như vậy, như lòng sùng kính riêng tư và cử chỉ của sự tôn kính, và ở nhiều nơi, một số đông người Công Giáo duy trì việc thực hành ấy.
Nếu ai đang phục vụ trong năng lực thừa tác viên, như phó tế hay linh mục đồng tế, một lần nữa tôi không tin rằng bản văn của GIRM cấu thành một lệnh cấm. Tuy nhiên, nếu bạn là người duy nhất, ngoài vị chủ tế, làm cử chỉ cúi đầu, tốt nhất bạn không nên cúi đầu, vì như thế xem ra người ta hướng sự chú ý đến bạn nhiều hơn. Như GIRM nói trong số 42:
"42. Cử chỉ và điệu bộ thân thể của vị tư tế, phó tế, các thừa tác viên, cũng như của giáo dân nhằm làm cho toàn bộ cuộc cử hành toát ra vẻ đẹp, sự thanh cao và đơn sơ, làm cho ý nghĩa thật sự và đầy đủ của các phần khác nhau được nhận thức và làm cho sự tham dự của mọi người được khuyến khích. Do đó, phải chú ý đến những gì được qui định bởi luật phụng vụ và thực hành truyền thống của Nghi Lễ Rôma, và những gì mang lại lợi ích thiêng liêng chung cho Dân Chúa hơn là ý thích riêng hay tùy tiện.
“Ðiệu bộ chung của thân thể mà mọi người tham dự phải giữ là dấu chỉ tính tập thể và hiệp nhất của các phần tử cộng đoàn Kitô giáo tập họp cử hành Phụng Vụ thánh: nó biểu lộ và khích lệ tâm hồn cũng như tình cảm của các người tham dự" (Bản dịch Qui chế Tổng quát, như trên). Zenit.org 1-12-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, liệu Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) hoặc Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích có cấm các linh mục đồng tế, các phó tế phụ lễ, các tu sĩ hoặc giáo dân hiện diện trong Thánh lễ, cúi đầu khi nghe Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria (và thêm nữa, tên của vị thánh được mừng trong ngày ấy…) không? – N. D., Antwerp, Bỉ.
Đáp: Bản văn của Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói về cử chỉ cúi đầu trong số 275:
"275. Cúi biểu lộ lòng tôn kính đối với những đấng, những người hoặc các dấu hiệu của họ. Có hai loại cúi: cúi đầu và cúi mình:
“a. Cúi đầu khi đọc danh Ba Ngôi, và tên thánh Giê-su, Ðức Trinh Nữ Maria và vị thánh trong Thánh Lễ kính vị này.
“b. Cúi mình hay cúi sâu khi chào kính bàn thờ, khi đọc các kinh Munda cor meum "Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy" và In Spiritu humilitatis "Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin thương nhận", khi đọc câu trong kinh Tin Kính: Et incarnatus est "Bởi phép Chúa Thánh Thần", khi đọc câu trong Lễ Quy Rôma: Supplices te rogamus "Chúng con nài xin Cha". Thầy phó tế cũng cúi mình khi xin phép lành trước lúc công bố Tin Mừng. Ngoài ra vị tư tế cũng nghiêng mình một chút khi đọc các lời của Chúa lúc truyền phép”. (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Độc giả trên đây chúng tôi đang chủ yếu đề cập đến cử chỉ cúi đầu của vị chủ lễ. Qui định trên không nói bất cứ điều gì về ai phải làm cử chỉ cúi đẩu. Ngày nay, qui định này thường được giải nghĩa theo ý rằng người nào hoặc những người nào công bố bản văn sẽ là người làm cử chỉ cúi đầu.
Hầu hết việc cúi đầu đã được, và vẫn được, thực hiện trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma, và trong một số trường hợp, chỉ có linh mục sẽ biết thời điểm chính xác để làm cử chỉ này, như một phần của các lời nguyện được đọc thầm mà cộng đoàn không được nghe. Còn khi nghe được, các tín hữu nên làm cử chỉ, trong khi các thừa tác viên khác sẽ hướng về bàn thờ và cúi đầu, lấy mũ ra khi làm như thế.
Việc cúi đầu cũng sẽ được thực hiện khi vị giảng thuyết nhắc tới Thánh Danh Chúa Giêsu. Một số chuyên viên phụng vụ, như Fortescue, sử dụng một “quy tắc ba hoặc năm”, mà theo đó, sau lần thứ ba hoặc thứ năm, vị giảng thuyết nhắc đến Thánh Danh, các giáo sĩ có thể thực hiện cử chỉ cúi đầu nhẹ, và ngưng lấy mũ ra hoặc hướng đầu về nhà tạm nữa.
Trong hình thức thông thường, trong Kinh Vinh Danh và Kinh Tin Kính, toàn thể cộng đoàn và mọi thừa tác viên cúi đầu khi nghe Thanh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, cũng như khi đọc chung với nhau.
Vào các dịp khác, thường chỉ có vị chủ tế làm cho cử chỉ này, khi cử chỉ cúi đầu được dành cho vị chủ tê trong các lời nguyện của chủ tế. Tuy nhiên, một vị đồng tế sẽ cúi đầu, nếu ngài nhắc đến Thánh Danh khi đọc một phần của Kinh Nguyện Thánh Thể.
Ở một số nước, mà trong đó Công Giáo có gốc rễ mạnh, tục lệ vẫn còn cho người Công Giáo là cúi đầu bất cứ khi nào nghe hoặc đọc Thánh Danh Chúa Giêsu.
Truyền thống này được dựa vào thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Philiphê 2, 9-10: "Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Các Giờ Kinh phụng Vụ).
Cử chỉ cúi đầu cũng bắt nguồn từ Hiến chế 25 của Công đồng chung Lyons II, được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô X triệu tập năm 1274:
"Những người tụ tập trong nhà thờ cần ca tụng với một sự tôn kính đặc biệt Thánh Danh trên mọi tên gọi, hơn bất cứ tên nào khác khác dưới thế này được ban cho ai, để nhờ tên này mọi tín hữu được cứu độ, đó là Thánh Danh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu mọi người khỏi tội lỗi. Mỗi người cần thực hiện cho mình điều đã được ghi cho mọi người rằng, khi nghe hoặc đọc Thánh Danh Chúa Giêsu, hãy cúi đầu; bất cứ khi nào Thánh Danh được nhắc đến, đặc biệt là trong các mầu nhiệm thánh của Thánh Lễ, mọi người cần cúi đầu gối của trái tim mình, mà mọi người có thể thực hiện bằng việc cúi đầu”.
Chính Đức Giáo Hoàng này sau đó khuyến khích Dòng Đa Minh rao giảng và cổ vũ việc sùng kính Thánh Danh. Năm 1721, Đức Giáo Hoàng Innocent XIII thiết lập lễ kính Thánh Danh Chúa Giêsu. Lễ này được gỡ bỏ vào năm 1969, và đã được phục hồi bởi thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, và nay được mừng vào ngày 3-1 mỗi năm.
Tục lệ này, một khi được lan rộng, thực sự gần như phổ quát, đã không may trở thành ít phổ biến ngày nay.
Về tục lệ cúi đầu, các qui định của Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) không nói gì hoặc ủng hộ hoặc chống lại cả. Vì vậy, bất cứ nơi nào các tục lệ địa phương qui định rằng phải cúi đầu bất cứ khi nào Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria được nhắc đến, không có gì trong bản văn của GIRM cấm đoán nó.
Ở nơi nào không có tục lệ này, bất kỳ thành viên nào của các tín hữu có thể tiếp tục làm như vậy, như lòng sùng kính riêng tư và cử chỉ của sự tôn kính, và ở nhiều nơi, một số đông người Công Giáo duy trì việc thực hành ấy.
Nếu ai đang phục vụ trong năng lực thừa tác viên, như phó tế hay linh mục đồng tế, một lần nữa tôi không tin rằng bản văn của GIRM cấu thành một lệnh cấm. Tuy nhiên, nếu bạn là người duy nhất, ngoài vị chủ tế, làm cử chỉ cúi đầu, tốt nhất bạn không nên cúi đầu, vì như thế xem ra người ta hướng sự chú ý đến bạn nhiều hơn. Như GIRM nói trong số 42:
"42. Cử chỉ và điệu bộ thân thể của vị tư tế, phó tế, các thừa tác viên, cũng như của giáo dân nhằm làm cho toàn bộ cuộc cử hành toát ra vẻ đẹp, sự thanh cao và đơn sơ, làm cho ý nghĩa thật sự và đầy đủ của các phần khác nhau được nhận thức và làm cho sự tham dự của mọi người được khuyến khích. Do đó, phải chú ý đến những gì được qui định bởi luật phụng vụ và thực hành truyền thống của Nghi Lễ Rôma, và những gì mang lại lợi ích thiêng liêng chung cho Dân Chúa hơn là ý thích riêng hay tùy tiện.
“Ðiệu bộ chung của thân thể mà mọi người tham dự phải giữ là dấu chỉ tính tập thể và hiệp nhất của các phần tử cộng đoàn Kitô giáo tập họp cử hành Phụng Vụ thánh: nó biểu lộ và khích lệ tâm hồn cũng như tình cảm của các người tham dự" (Bản dịch Qui chế Tổng quát, như trên). Zenit.org 1-12-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Thông Báo
Cáo phó: Nữ Tu Maria Trần Thị Bích Duyên qua đời
Nữ Tu Thérèse Hoàng Thị Ngọc
09:46 04/12/2015
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháp Chuông Chiều Thu
Nguyễn Đức Cung
21:41 04/12/2015
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Nắng thu vương gác chuông chiều
Tạ ơn Thiên Chúa mọi điều bình an.
(nđc)