Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Mẹ Vô Nhiễm: Mẹ của Lòng Thương Xót
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
12:09 07/12/2015
Mẹ của Lòng Thương Xót
Lễ Mẹ Vô Nhiễm
Năm Thánh Lòng Thương Xót của Giáo Hội Công Giáo được khai mạc vào ngày 8-12-2015, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Hôm nay toàn thể Giáo Hội tôn vinh Mẹ Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ. Đặc Ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là bằng chứng về sức mạnh của Ân Sủng trên tội lỗi và sự chết. Phụng vụ đang ở giữa chặng đường Mùa Vọng. Thời gian chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến trần gian. Giữa “màu tím đợi chờ và hy vọng” chợt bừng lên “màu trắng tinh tuyền” của ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Ý nghĩa phụng vụ gắn liền với thời điểm quan trọng của lịch sử cứu rỗi. Cánh cửa thiêng liêng mở ra cho Dân Chúa bước tới cử hành mầu nhiệm Nhập Thể.
Trong hai thế kỷ sau cùng của thiên niên kỷ thứ hai, liên tiếp có hai chân lý về Đức Maria đã được Giáo Hội định tín. Đó là: tín điều “Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội” (8.12.1854) và tín điều “Đức Maria Hồn Xác Lên Trời” (1.11.1950). Qua hai tín điều này, Giáo Hội tuyên tín và khái quát về toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa ở hai tận cùng của lịch sử. Một khởi đầu sáng tạo với vẽ đẹp “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, và cuối cùng, với công trình Nhập Thể - Cứu Chuộc của Chúa Con, toàn thể nhân loại lại được nâng lên trong ánh quang phục sinh như “Đức Maria hồn xác lên trời”.
Lòng sùng kính Đức Maria là cả một cảm nghiệm sâu xa của niềm tin Dân Chúa qua dọc dài lịch sử với nền tảng Thánh Kinh và Thánh Truyền.
Sách Sáng thế kể rằng: con người được tạo dựng trong yêu thương và được ân ban cuộc sống hạnh phúc ngay từ thuở ban đầu. Tuy nhiên, địa đàng hạnh phúc ấy không may đã khép lại với nguyên tổ. Đánh mất địa đàng, con người cũng mất luôn hạnh phúc được chia sẻ sự sống thân mật và vĩnh hằng với Thiên Chúa. Cái chết đã trở thành một bản án chí tử. Thiên Chúa tình yêu đã hé mở chân trời hy vọng : “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó. Người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi”. Đó chính là “Tin Mừng đầu tiên”, Tin Mừng nguyên thủy. Niềm hy vọng trải dài xuyên suốt lịch sử con người từ buổi hồng hoang cho đến ngày Lời hứa được thực hiện.
Từ cuộc “đỗ vỡ ban đầu” của Nguyên tổ, Thiên Chúa đã quyết định thực hiện một chương trình cứu rỗi diệu kỳ. Đức Maria đã được chọn từ muôn thưở: “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ”. Thánh Phaolô đã khẳng quyết: “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Người, sinh bởi người nữ, sinh dưới quyền lề luật, để cứu chuộc những kẻ dưới quyền lề luật, ngõ hầu ta được chịu lấy quyền nghĩa tử” (Gl 4,4). Chính người Con đó, Đức Giêsu Kitô, sẽ thực hiện lời hứa “đạp dập đầu con rắn” mà Thiên Chúa đã công bố thuở xưa. Người nữ đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Đức Trinh Nữ ấy đã được Đức Piô IX long trọng công bố trong tín điều Vô Nhiễm : “Ta tuyên bố rằng Đức Trinh Nữ rất thánh đã được gìn giữ khỏi mọi tì ố tội tổ tông… ngay từ buổi đầu tượng thai”.
Như thế, rõ ràng mầu nhiệm “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một lộ trình đức tin của Dân Chúa. Đặc Ân này, huyền nhiệm này nắm giữ một vai trò, một ý nghĩa, một điều kiện có tính quyết định trong con đường dẫn tới hạnh phúc vĩnh hằng của nhân loại. Nói cách khác, Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” của Đức Trinh Nữ Maria chính là “Tin mừng về cuộc chiến thắng của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa”.
Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội bắt nguồn từ trong Thánh Kinh và lớn lên trong đức tin đơn thành và bình dân của tín hữu thời Giáo Hội Sơ Khai. Ngay từ thế kỷ thứ II, các Thánh Giáo Phụ Justinô và Irénée de Lyon đã ngợi khen sự thánh thiện của Đức Maria. Giáo Hội Đông Phương đã mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm từ thế kỷ thứ VII. Vào năm 1432, công đồng Bâle đã coi mầu nhiệm này như một tâm điểm của lòng tin. Vào thế kỷ XIX, sau khi Đức Mẹ hiện ra với Thánh Catherine Labouré tại nguyện đường nhà Dòng Nữ Tử Bác Ai năm 1830, sau đó Đức Thánh Cha Piô IX đã long trọng ban bố tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8.12.1854. Bốn năm sau đó, vào ngày 25.3.1858, Đức Mẹ hiện ra tại hang đá Massabielle Lộ Đức, với thánh nữ Bernadette Soubirous. Đức Mẹ đã xác nhận tín điều trên đây khi tự xưng mình là “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”.
Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” tô thắm vẽ đẹp tuyệt mỹ của Đức Mẹ. Mẹ đầy ơn Chúa. Sứ Thần cung kính thưa với Mẹ rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (x.Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 12).
Tước hiệu “Bà đầy ơn phước” xác nhận lòng Đức Mẹ không có chổ dành cho tội lỗi vì luôn được đầy tràn ơn phước của Thiên Chúa.
“Thiên Chúa ở cùng Bà”: Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó bóng tối của tội lỗi không thể có mặt. Mẹ luôn sống trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa.
“Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ” vì Mẹ là người duy nhất không vướng mắc tội tổ tông. Mẹ đẹp thánh thiện. Mẹ đẹp cao quý. Mẹ tuyệt mỹ vì niềm tin đơn sơ và cuộc sống khiêm nhường. Nét đẹp ấy thoang thoảng như như một hương thơm hảo hạng toả ra lôi cuốn. Nét đẹp ấy mặn mà như thứ muối thiêng liêng. Nét đẹp ấy lung linh như ánh sáng dịu mát. Nét đẹp ấy huyền diệu như âm nhạc dịu êm mời gọi con người nâng tâm hồn lên tới Chúa.
Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một biểu hiện cụ thể và tròn đầy kết quả viên mãn của ơn cứu độ do Đức Kitô mang lại cho phần tử ưu tú nhất của nhân loại. Đức Maria gắn bó mật thiết với mầu nhiệm “Con Chúa xuống thế làm người” như sách Giáo Lý đã viết : “Để làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria “đã được Chúa ban cho nhiều ơn xứng với nhiệm vụ cao cả ấy”. Những đặc ân của Đức Maria có được là kết quả đi trước nhờ cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, như sách Giáo Lý xác tín : “Mẹ có được sự thánh thiện tuyệt vời, có một không hai “ngay từ lúc tượng thai” hoàn toàn là do Đức Kitô : Mẹ được cứu chuộc cách kỳ diệu nhờ công nghiệp Con của Mẹ” (GLCG # 56). Ngoài ra, Đặc ân Vô Nhiễm cũng còn tiên báo hình ảnh đích thực của Hội Thánh vào ngày cánh chung, ngày mà Dân Chúa sẽ được tác thành như “một trinh nữ vẹn toàn”. Tất cả những nội dung đó đã được tóm kết trong Kinh Tiền Tụng ngày lễ hôm nay :“Chúa đã gìn giữ Đức Trinh Nữ Maria rất thánh khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, để chọn Người đầy ơn phúc xứng đáng làm Mẹ Con Chúa, và chỉ cho chúng ta thấy nơi Người là khởi điểm Hội Thánh xinh đẹp, không vết nhăn, là bạn Con Chúa”.
Mẹ Maria chính là thụ tạo đầu tiên hưởng được lời hứa cứu độ mà Thiên Chúa công bố ngay buổi đầu với Nguyên tổ. Với Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria trở thành một chứng nhân cụ thể cho tình yêu bao la của Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại. Chính vì thế, trong ngày lễ hôm nay, Giáo Hội đã mượn lời Thánh Vịnh 97 để cùng hát lên trong hân hoan cảm tạ : “Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới.Vì Người đã thực hiện những việc lạ lùng…Chúa đã công bố ơn cứu độ, đã tỏ sự công chính Người trước mặt chư dân…mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta…”
Với Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria được quyền năng và tình yêu Thiên Chúa đổ tràn.Mẹ được khỏi tội tổ tông và được đầy ơn ơn sủng ngay từ trong lòng Mẹ. Quyền năng và tình yêu Chúa bao phủ suốt cả đời Mẹ trên từng ý nghĩ, từng tình cảm, từng mỗi hành động, từng mỗi bước đi... khiến cho tâm hồn Mẹ luôn hướng về Chúa mà tạ ơn và ngợi khen liên lỉ. Đặc ân cao trọng này chính là sự thánh thiện tinh tuyền của Mẹ, vốn đã được “Thánh Thần ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà” (Lc 1,35).
Giáo Hội cùng hiệp ý chung lời với Mẹ ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”. Những lời ngợi ca đó nói lên tất cả tâm hồn của Mẹ. Đó là toát lược cả cuộc đời Mẹ, cả chương trình sống của Mẹ, là con đường tu đức của Mẹ: mãi mãi là người nữ tỳ khiêm tốn, luôn phó thác hoàn toàn trong tay Chúa toàn năng và nhân hậu, hằng dâng lời ngợi khen tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Mẹ Vô Nhiễm là một dấu chỉ niềm hy vọng cho tất cả nhân loại, những người đã chiến thắng Satan nhờ máu của Con Chiên (x. Kh 12 , 11).
Năm 1492, hơn 500 năm trước đây Colombô đã khám phá ra Châu Mỹ. Ông đã dùng con tàu mang tên: Maria Vô Nhiễm. Colombô đặt tên cho hòn đảo đầu tiên ông đặt bước chân là San Salvador để tôn kính Đấng Cứu Thế. Hòn đảo thứ nhì mang tên Conception, Mẹ Vô Nhiễm để tôn kính Mẹ Chúa Kitô.
Vào năm 1673, hơn 300 năm trước, cha Monquette, một linh mục thám hiểm gan dạ, người đầu tiên tới sông Mississipi, một thác nước khổng lồ chạy dài 3.000 km xuyên qua 10 tiểu bang Hoa Kỳ. Ngài đặt tên cho con sông miền Tây này là “Maria Vô Nhiễm”.
Balboa và Cortez, hai nhà thám hiểm nổi tiếng cũng có lòng tôn sùng Maria Vô Nhiễm.
Giáo dân Việt Nam rất sùng kính Đức Maria Vô Nhiễm. Năm 1960 khi thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, các Giám mục đã dâng đất nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Cử hành lễ Mẹ Vô Nhiễm giữa Mùa Vọng, cộng đoàn chúng ta được nhắc nhở thêm nữa về thái độ sửa dọn tâm hồn xứng đáng để đón mừng mầu nhiệm Giáng Sinh, nhất là để từng ngày cộng tác với Ân Sủng hầu biến cuộc sống trở thành một mãnh đất tốt để Lời Chúa kết trái đơm hoa, như mãnh đất tâm hồn trong trắng của Đức Maria, tinh hoa của bao ngàn năm mong đợi. Đức Mẹ đã chuẩn bị một lễ Giáng sinh đẹp nhất, công phu nhất, dài nhất bằng chín tháng cưu mang trong tình yêu.
Đặc biệt “Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót” được khai mạc vào ngày lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thật là ý nghĩa, Mẹ được Thiên Chúa yêu thương và tuyển chọn làm Mẹ Chúa Giêsu - hiện thân của Lòng Chúa Thương Xót trong công trình cứu chuộc loài người. Như thế, Mẹ Maria là Mẹ của Lòng Thương Xót. Mẹ là hy vọng của những ai sống bé mọn và tín thác nơi trái tim vô nhiễm đầy tình mẫu tử dịu dàng xót thương của Mẹ.
Lạy Chúa Giêsu, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót, xin ban cho chúng con những ơn chúng con đang cầu xin Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen. (Kinh Năm Thánh Lòng Thương Xót).
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Lễ Mẹ Vô Nhiễm
Năm Thánh Lòng Thương Xót của Giáo Hội Công Giáo được khai mạc vào ngày 8-12-2015, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Hôm nay toàn thể Giáo Hội tôn vinh Mẹ Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ. Đặc Ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là bằng chứng về sức mạnh của Ân Sủng trên tội lỗi và sự chết. Phụng vụ đang ở giữa chặng đường Mùa Vọng. Thời gian chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến trần gian. Giữa “màu tím đợi chờ và hy vọng” chợt bừng lên “màu trắng tinh tuyền” của ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Ý nghĩa phụng vụ gắn liền với thời điểm quan trọng của lịch sử cứu rỗi. Cánh cửa thiêng liêng mở ra cho Dân Chúa bước tới cử hành mầu nhiệm Nhập Thể.
Trong hai thế kỷ sau cùng của thiên niên kỷ thứ hai, liên tiếp có hai chân lý về Đức Maria đã được Giáo Hội định tín. Đó là: tín điều “Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội” (8.12.1854) và tín điều “Đức Maria Hồn Xác Lên Trời” (1.11.1950). Qua hai tín điều này, Giáo Hội tuyên tín và khái quát về toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa ở hai tận cùng của lịch sử. Một khởi đầu sáng tạo với vẽ đẹp “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, và cuối cùng, với công trình Nhập Thể - Cứu Chuộc của Chúa Con, toàn thể nhân loại lại được nâng lên trong ánh quang phục sinh như “Đức Maria hồn xác lên trời”.
Lòng sùng kính Đức Maria là cả một cảm nghiệm sâu xa của niềm tin Dân Chúa qua dọc dài lịch sử với nền tảng Thánh Kinh và Thánh Truyền.
Sách Sáng thế kể rằng: con người được tạo dựng trong yêu thương và được ân ban cuộc sống hạnh phúc ngay từ thuở ban đầu. Tuy nhiên, địa đàng hạnh phúc ấy không may đã khép lại với nguyên tổ. Đánh mất địa đàng, con người cũng mất luôn hạnh phúc được chia sẻ sự sống thân mật và vĩnh hằng với Thiên Chúa. Cái chết đã trở thành một bản án chí tử. Thiên Chúa tình yêu đã hé mở chân trời hy vọng : “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó. Người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi”. Đó chính là “Tin Mừng đầu tiên”, Tin Mừng nguyên thủy. Niềm hy vọng trải dài xuyên suốt lịch sử con người từ buổi hồng hoang cho đến ngày Lời hứa được thực hiện.
Từ cuộc “đỗ vỡ ban đầu” của Nguyên tổ, Thiên Chúa đã quyết định thực hiện một chương trình cứu rỗi diệu kỳ. Đức Maria đã được chọn từ muôn thưở: “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ”. Thánh Phaolô đã khẳng quyết: “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Người, sinh bởi người nữ, sinh dưới quyền lề luật, để cứu chuộc những kẻ dưới quyền lề luật, ngõ hầu ta được chịu lấy quyền nghĩa tử” (Gl 4,4). Chính người Con đó, Đức Giêsu Kitô, sẽ thực hiện lời hứa “đạp dập đầu con rắn” mà Thiên Chúa đã công bố thuở xưa. Người nữ đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Đức Trinh Nữ ấy đã được Đức Piô IX long trọng công bố trong tín điều Vô Nhiễm : “Ta tuyên bố rằng Đức Trinh Nữ rất thánh đã được gìn giữ khỏi mọi tì ố tội tổ tông… ngay từ buổi đầu tượng thai”.
Như thế, rõ ràng mầu nhiệm “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một lộ trình đức tin của Dân Chúa. Đặc Ân này, huyền nhiệm này nắm giữ một vai trò, một ý nghĩa, một điều kiện có tính quyết định trong con đường dẫn tới hạnh phúc vĩnh hằng của nhân loại. Nói cách khác, Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” của Đức Trinh Nữ Maria chính là “Tin mừng về cuộc chiến thắng của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa”.
Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội bắt nguồn từ trong Thánh Kinh và lớn lên trong đức tin đơn thành và bình dân của tín hữu thời Giáo Hội Sơ Khai. Ngay từ thế kỷ thứ II, các Thánh Giáo Phụ Justinô và Irénée de Lyon đã ngợi khen sự thánh thiện của Đức Maria. Giáo Hội Đông Phương đã mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm từ thế kỷ thứ VII. Vào năm 1432, công đồng Bâle đã coi mầu nhiệm này như một tâm điểm của lòng tin. Vào thế kỷ XIX, sau khi Đức Mẹ hiện ra với Thánh Catherine Labouré tại nguyện đường nhà Dòng Nữ Tử Bác Ai năm 1830, sau đó Đức Thánh Cha Piô IX đã long trọng ban bố tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8.12.1854. Bốn năm sau đó, vào ngày 25.3.1858, Đức Mẹ hiện ra tại hang đá Massabielle Lộ Đức, với thánh nữ Bernadette Soubirous. Đức Mẹ đã xác nhận tín điều trên đây khi tự xưng mình là “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”.
Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” tô thắm vẽ đẹp tuyệt mỹ của Đức Mẹ. Mẹ đầy ơn Chúa. Sứ Thần cung kính thưa với Mẹ rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (x.Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 12).
Tước hiệu “Bà đầy ơn phước” xác nhận lòng Đức Mẹ không có chổ dành cho tội lỗi vì luôn được đầy tràn ơn phước của Thiên Chúa.
“Thiên Chúa ở cùng Bà”: Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó bóng tối của tội lỗi không thể có mặt. Mẹ luôn sống trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa.
“Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ” vì Mẹ là người duy nhất không vướng mắc tội tổ tông. Mẹ đẹp thánh thiện. Mẹ đẹp cao quý. Mẹ tuyệt mỹ vì niềm tin đơn sơ và cuộc sống khiêm nhường. Nét đẹp ấy thoang thoảng như như một hương thơm hảo hạng toả ra lôi cuốn. Nét đẹp ấy mặn mà như thứ muối thiêng liêng. Nét đẹp ấy lung linh như ánh sáng dịu mát. Nét đẹp ấy huyền diệu như âm nhạc dịu êm mời gọi con người nâng tâm hồn lên tới Chúa.
Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một biểu hiện cụ thể và tròn đầy kết quả viên mãn của ơn cứu độ do Đức Kitô mang lại cho phần tử ưu tú nhất của nhân loại. Đức Maria gắn bó mật thiết với mầu nhiệm “Con Chúa xuống thế làm người” như sách Giáo Lý đã viết : “Để làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria “đã được Chúa ban cho nhiều ơn xứng với nhiệm vụ cao cả ấy”. Những đặc ân của Đức Maria có được là kết quả đi trước nhờ cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, như sách Giáo Lý xác tín : “Mẹ có được sự thánh thiện tuyệt vời, có một không hai “ngay từ lúc tượng thai” hoàn toàn là do Đức Kitô : Mẹ được cứu chuộc cách kỳ diệu nhờ công nghiệp Con của Mẹ” (GLCG # 56). Ngoài ra, Đặc ân Vô Nhiễm cũng còn tiên báo hình ảnh đích thực của Hội Thánh vào ngày cánh chung, ngày mà Dân Chúa sẽ được tác thành như “một trinh nữ vẹn toàn”. Tất cả những nội dung đó đã được tóm kết trong Kinh Tiền Tụng ngày lễ hôm nay :“Chúa đã gìn giữ Đức Trinh Nữ Maria rất thánh khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, để chọn Người đầy ơn phúc xứng đáng làm Mẹ Con Chúa, và chỉ cho chúng ta thấy nơi Người là khởi điểm Hội Thánh xinh đẹp, không vết nhăn, là bạn Con Chúa”.
Mẹ Maria chính là thụ tạo đầu tiên hưởng được lời hứa cứu độ mà Thiên Chúa công bố ngay buổi đầu với Nguyên tổ. Với Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria trở thành một chứng nhân cụ thể cho tình yêu bao la của Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại. Chính vì thế, trong ngày lễ hôm nay, Giáo Hội đã mượn lời Thánh Vịnh 97 để cùng hát lên trong hân hoan cảm tạ : “Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới.Vì Người đã thực hiện những việc lạ lùng…Chúa đã công bố ơn cứu độ, đã tỏ sự công chính Người trước mặt chư dân…mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta…”
Với Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria được quyền năng và tình yêu Thiên Chúa đổ tràn.Mẹ được khỏi tội tổ tông và được đầy ơn ơn sủng ngay từ trong lòng Mẹ. Quyền năng và tình yêu Chúa bao phủ suốt cả đời Mẹ trên từng ý nghĩ, từng tình cảm, từng mỗi hành động, từng mỗi bước đi... khiến cho tâm hồn Mẹ luôn hướng về Chúa mà tạ ơn và ngợi khen liên lỉ. Đặc ân cao trọng này chính là sự thánh thiện tinh tuyền của Mẹ, vốn đã được “Thánh Thần ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà” (Lc 1,35).
Giáo Hội cùng hiệp ý chung lời với Mẹ ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”. Những lời ngợi ca đó nói lên tất cả tâm hồn của Mẹ. Đó là toát lược cả cuộc đời Mẹ, cả chương trình sống của Mẹ, là con đường tu đức của Mẹ: mãi mãi là người nữ tỳ khiêm tốn, luôn phó thác hoàn toàn trong tay Chúa toàn năng và nhân hậu, hằng dâng lời ngợi khen tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Mẹ Vô Nhiễm là một dấu chỉ niềm hy vọng cho tất cả nhân loại, những người đã chiến thắng Satan nhờ máu của Con Chiên (x. Kh 12 , 11).
Năm 1492, hơn 500 năm trước đây Colombô đã khám phá ra Châu Mỹ. Ông đã dùng con tàu mang tên: Maria Vô Nhiễm. Colombô đặt tên cho hòn đảo đầu tiên ông đặt bước chân là San Salvador để tôn kính Đấng Cứu Thế. Hòn đảo thứ nhì mang tên Conception, Mẹ Vô Nhiễm để tôn kính Mẹ Chúa Kitô.
Vào năm 1673, hơn 300 năm trước, cha Monquette, một linh mục thám hiểm gan dạ, người đầu tiên tới sông Mississipi, một thác nước khổng lồ chạy dài 3.000 km xuyên qua 10 tiểu bang Hoa Kỳ. Ngài đặt tên cho con sông miền Tây này là “Maria Vô Nhiễm”.
Balboa và Cortez, hai nhà thám hiểm nổi tiếng cũng có lòng tôn sùng Maria Vô Nhiễm.
Giáo dân Việt Nam rất sùng kính Đức Maria Vô Nhiễm. Năm 1960 khi thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, các Giám mục đã dâng đất nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Cử hành lễ Mẹ Vô Nhiễm giữa Mùa Vọng, cộng đoàn chúng ta được nhắc nhở thêm nữa về thái độ sửa dọn tâm hồn xứng đáng để đón mừng mầu nhiệm Giáng Sinh, nhất là để từng ngày cộng tác với Ân Sủng hầu biến cuộc sống trở thành một mãnh đất tốt để Lời Chúa kết trái đơm hoa, như mãnh đất tâm hồn trong trắng của Đức Maria, tinh hoa của bao ngàn năm mong đợi. Đức Mẹ đã chuẩn bị một lễ Giáng sinh đẹp nhất, công phu nhất, dài nhất bằng chín tháng cưu mang trong tình yêu.
Đặc biệt “Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót” được khai mạc vào ngày lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thật là ý nghĩa, Mẹ được Thiên Chúa yêu thương và tuyển chọn làm Mẹ Chúa Giêsu - hiện thân của Lòng Chúa Thương Xót trong công trình cứu chuộc loài người. Như thế, Mẹ Maria là Mẹ của Lòng Thương Xót. Mẹ là hy vọng của những ai sống bé mọn và tín thác nơi trái tim vô nhiễm đầy tình mẫu tử dịu dàng xót thương của Mẹ.
Lạy Chúa Giêsu, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót, xin ban cho chúng con những ơn chúng con đang cầu xin Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen. (Kinh Năm Thánh Lòng Thương Xót).
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày cầu cho Ơn Gọi
Lm. Trần Đức Anh O.P
09:32 07/12/2015
VATICAN. ĐTC mời gọi cộng đoàn Giáo Hội quan tâm chăm sóc và nuôi dưỡng ơn gọi linh mục và tu sĩ.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố sáng 7-12-2015 nhân ngày thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 53 sẽ được cử hành vào Chúa Nhật thứ tư Phục Sinh, 17-4-2016, với chủ đề ”Giáo Hội là mẹ các ơn gọi”.
ĐTC nhận xét rằng ”mỗi ơn gọi trong Giáo Hội có nguồn gốc trong cái nhìn cảm thương của Chúa Giêsu. Sự hoán cải và ơn gọi là hai mặt của cùng một mềđai và liên tục nhắc nhớ nhau trong trọn cuộc sống của môn đệ thừa sai”.
Ngài cũng nhắc nhớ rằng ”Tiếng gọi của Chúa luôn diễn ra qua trung gian của cộng đoàn. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở nên thành phần của Giáo Hội, và sau khi đạt tới một sự trưởng thành nào đó trong Giáo Hội, Chúa ban cho chúng ta một ơn gọi đặc thù. Hành trình ơn gọi được thực hiện cùng với anh chị em mà Chúa ban cho chúng ta.. Năng động ơn gọi trong Giáo Hội là một liều thuốc chống lại sự dửng dưng và cá nhân chủ nghĩa”.
Từ những nhận xét tổng quát trên đây, ĐTC nhấn mạnh các đặc tính của ơn gọi trong tương quan với Giáo Hội, đó là: ơn gọi nảy sinh trong Giáo Hội, ơn gọi tăng trưởng trong Giáo Hội, và ơn gọi được Giáo Hội nâng đỡ”. Và ngài kết luận rằng:
”Tất cả mọi tín hữu được kêu gọi ý thức về năng động ơn gọi trong khuôn khổ Giáo Hội, để cộng đoàn các tín hữu, theo gương Đức Trinh Nữ Maria, có thể trở thành một cung lòng người mẹ đón nhận hồng ân của Chúa Thánh Linh (Xc Lc 1,35-38). Tình mẫu tử của Giáo Hội được diễn ta qua việc kiên trì cầu nguyện cho ơn gọi và qua hoạt động giáo dục, tháp tùng những người nhận thấy tiếng gọi của Thiên Chúa. Giáo Hội thi hành đièu đó qua sự tuyển chọn kỹ lưỡng các ứng viên lên lên thừa tác vụ có thánh chức và đời sống thánh hiến. Sau cùng, Giáo Hội là mẹ các ơngọi trong sự liên tục nâng đỡ những người đã hiến dâng cuộc sống để phục vụ tha nhân”.
Sứ điệp của ĐTC kết thúc với lời mọi gọi các tín hữu hãy cầu xin Chúa ban cho tất cả những người đang thực thi hành trình ơn gọi được lòng gắn bó sâu xa đối với Giáo Hội, và xin Chúa Thánh Linh củng cố nơi các vị mục tử và toàn thể các tín hữu tình hiệp thông, sự phân định và tình phụ tử, mẫu tử thiêng liêng. (SD 7-12-2015)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố sáng 7-12-2015 nhân ngày thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 53 sẽ được cử hành vào Chúa Nhật thứ tư Phục Sinh, 17-4-2016, với chủ đề ”Giáo Hội là mẹ các ơn gọi”.
ĐTC nhận xét rằng ”mỗi ơn gọi trong Giáo Hội có nguồn gốc trong cái nhìn cảm thương của Chúa Giêsu. Sự hoán cải và ơn gọi là hai mặt của cùng một mềđai và liên tục nhắc nhớ nhau trong trọn cuộc sống của môn đệ thừa sai”.
Ngài cũng nhắc nhớ rằng ”Tiếng gọi của Chúa luôn diễn ra qua trung gian của cộng đoàn. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở nên thành phần của Giáo Hội, và sau khi đạt tới một sự trưởng thành nào đó trong Giáo Hội, Chúa ban cho chúng ta một ơn gọi đặc thù. Hành trình ơn gọi được thực hiện cùng với anh chị em mà Chúa ban cho chúng ta.. Năng động ơn gọi trong Giáo Hội là một liều thuốc chống lại sự dửng dưng và cá nhân chủ nghĩa”.
Từ những nhận xét tổng quát trên đây, ĐTC nhấn mạnh các đặc tính của ơn gọi trong tương quan với Giáo Hội, đó là: ơn gọi nảy sinh trong Giáo Hội, ơn gọi tăng trưởng trong Giáo Hội, và ơn gọi được Giáo Hội nâng đỡ”. Và ngài kết luận rằng:
”Tất cả mọi tín hữu được kêu gọi ý thức về năng động ơn gọi trong khuôn khổ Giáo Hội, để cộng đoàn các tín hữu, theo gương Đức Trinh Nữ Maria, có thể trở thành một cung lòng người mẹ đón nhận hồng ân của Chúa Thánh Linh (Xc Lc 1,35-38). Tình mẫu tử của Giáo Hội được diễn ta qua việc kiên trì cầu nguyện cho ơn gọi và qua hoạt động giáo dục, tháp tùng những người nhận thấy tiếng gọi của Thiên Chúa. Giáo Hội thi hành đièu đó qua sự tuyển chọn kỹ lưỡng các ứng viên lên lên thừa tác vụ có thánh chức và đời sống thánh hiến. Sau cùng, Giáo Hội là mẹ các ơngọi trong sự liên tục nâng đỡ những người đã hiến dâng cuộc sống để phục vụ tha nhân”.
Sứ điệp của ĐTC kết thúc với lời mọi gọi các tín hữu hãy cầu xin Chúa ban cho tất cả những người đang thực thi hành trình ơn gọi được lòng gắn bó sâu xa đối với Giáo Hội, và xin Chúa Thánh Linh củng cố nơi các vị mục tử và toàn thể các tín hữu tình hiệp thông, sự phân định và tình phụ tử, mẫu tử thiêng liêng. (SD 7-12-2015)
Máng cỏ được dựng trên một chiếc tầu đã đưa được các di dân người Tunisia đến bến Lampedusa, Ý, bình an
Bùi Hữu Thư
18:58 07/12/2015
Rome, 7 tháng 12, 2015 (Zenit.org)
Cuối tuần lễ thứ hai Mùa Vọng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thắp đèn Cây Giáng Sinh và Máng Cỏ bằng nút bấm điều khiển từ xa tại Ý.
Theo một thông cáo của Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh: Buổi chiều thứ bẩy vừa qua, với một điện văn được phổ biến bằng Video, Đức Thánh Cha đã thắp đèn Cây Giáng Sinh và Máng Có cách tượng trưng, được dựng lên tại quảng trường trước mặt Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô Assissi.
Năm nay, Máng Có được dựng trên một chiếc tầu đã đưa được một số di dân người Tunisia đến hòn đảo Lampedusa, phía nam nước Ý bình an.
Nghi thức thắp đèn được thực hiện sau Thánh Lễ, do Tổng Giám Mục Georg Ganswein chủ tế tại nhà thờ Thánh Assissi. Hiện diện trong nghi thức này có 31 người tị nạn đang được Cơ Quan Bác Ái giáo phận Assissi tiếp đón.
Trong điện văn Video, Đức Thánh Cha nhắc rằng Chúa Giêsu luôn luôn ở với chúng ta, ngay trong những giờ phút khó khăn nhất, và ngài nhắc nhở tất cả các dân tị nạn là Chúa Giêsu ở rất gần họ, do đó hãy ngẩng đầu lên cao trong niềm hy vọng. Sau đây là lời ngài nói:
* * *
Hãy nhìn con tầu này…[Máng Cỏ được dựng trên đó], Chúa Giêsu luôn luôn ở với chúng ta, ngay cả trong những lúc khó khăn. Có biết bao nhiêu anh chị em đã bị chết đuối trên biển!, Giờ đây họ đang ở bên Chúa. Nhưng Chúa đến để ban cho chúng ta niềm hy vọng, và chúng ta phải tin tưởng vào niềm hy vọng này. Chúa đến để bảo chúng ta rằng Người mạnh mẽ hơn thần chết, Người lớn lao hơn bất cứ sự dữ nào. Chúa đến để bảo chúng ta là Người đầy lòng thương xót, và trong mùa Giáng Sinh này, trong khi tôi mời gọi các bạn hãy mở lòng cho sự thương xót, cho sự tha thứ. Nhưng, không thể dễ dàng tha thứ các vụ thảm sát. Không dễ dàng đâu.
Tôi muốn cám ơn các nhân viên của Lực lượng Tuần Duyên: họ là những người nam và nữ tốt lành. Tôi muốn cám ơn các bạn từ đáy lòng, vì các bạn đã là công cụ của niềm hy vọng đã mang Chúa Giêsu đến với chúng ta. Trong chúng ta, các bạn đã là người gieo hạt giống hy vọng, niềm hy vọng của Chúa Giêsu. Cám ơn anh Antôniô, và tất cả các đồng nghiệp, và tất cả những ai miền đất Ý này đã tiếp nhận cách quảng đại: Miền Nam nước Ý đã là tấm gương về tình liên đới cho toàn thế giới! Tôi hy vong rằng khi ngắm nhìn Máng Cỏ này, tất cả mọi người đều có thể nói với Chúa Giêsu: “Con cũng đã tiếp tay để cho Chúa là một dấu chỉ của hy vọng!”
Và với tất cả các người tị nạn, tôi muốn nói một lời, lời của một tiên tri: Hãy ngẩng mặt lên, Chúa đã đến gần - và cùng với Người là sức mạnh, sự cứu rỗi và niềm hy vọng. Tim chúng ta có thể buồn rầu, nhưng đầu chúng ta vẫng ngẩng cao trong niềm hy vọng nơi Chúa.
Các bạn tị nạn thân mến, và tất cả các bạn thuộc Lực Lượng Tuần Duyên: tôi ôm hôn các bạn, và chúc các bạn một Giáng Sinh lành thánh, đầy hy vong, và được nhiều sự ản ủi trìu mến của Chúa Giêsu.
Cuối tuần lễ thứ hai Mùa Vọng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thắp đèn Cây Giáng Sinh và Máng Cỏ bằng nút bấm điều khiển từ xa tại Ý.
Theo một thông cáo của Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh: Buổi chiều thứ bẩy vừa qua, với một điện văn được phổ biến bằng Video, Đức Thánh Cha đã thắp đèn Cây Giáng Sinh và Máng Có cách tượng trưng, được dựng lên tại quảng trường trước mặt Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô Assissi.
Năm nay, Máng Có được dựng trên một chiếc tầu đã đưa được một số di dân người Tunisia đến hòn đảo Lampedusa, phía nam nước Ý bình an.
Nghi thức thắp đèn được thực hiện sau Thánh Lễ, do Tổng Giám Mục Georg Ganswein chủ tế tại nhà thờ Thánh Assissi. Hiện diện trong nghi thức này có 31 người tị nạn đang được Cơ Quan Bác Ái giáo phận Assissi tiếp đón.
Trong điện văn Video, Đức Thánh Cha nhắc rằng Chúa Giêsu luôn luôn ở với chúng ta, ngay trong những giờ phút khó khăn nhất, và ngài nhắc nhở tất cả các dân tị nạn là Chúa Giêsu ở rất gần họ, do đó hãy ngẩng đầu lên cao trong niềm hy vọng. Sau đây là lời ngài nói:
* * *
Hãy nhìn con tầu này…[Máng Cỏ được dựng trên đó], Chúa Giêsu luôn luôn ở với chúng ta, ngay cả trong những lúc khó khăn. Có biết bao nhiêu anh chị em đã bị chết đuối trên biển!, Giờ đây họ đang ở bên Chúa. Nhưng Chúa đến để ban cho chúng ta niềm hy vọng, và chúng ta phải tin tưởng vào niềm hy vọng này. Chúa đến để bảo chúng ta rằng Người mạnh mẽ hơn thần chết, Người lớn lao hơn bất cứ sự dữ nào. Chúa đến để bảo chúng ta là Người đầy lòng thương xót, và trong mùa Giáng Sinh này, trong khi tôi mời gọi các bạn hãy mở lòng cho sự thương xót, cho sự tha thứ. Nhưng, không thể dễ dàng tha thứ các vụ thảm sát. Không dễ dàng đâu.
Tôi muốn cám ơn các nhân viên của Lực lượng Tuần Duyên: họ là những người nam và nữ tốt lành. Tôi muốn cám ơn các bạn từ đáy lòng, vì các bạn đã là công cụ của niềm hy vọng đã mang Chúa Giêsu đến với chúng ta. Trong chúng ta, các bạn đã là người gieo hạt giống hy vọng, niềm hy vọng của Chúa Giêsu. Cám ơn anh Antôniô, và tất cả các đồng nghiệp, và tất cả những ai miền đất Ý này đã tiếp nhận cách quảng đại: Miền Nam nước Ý đã là tấm gương về tình liên đới cho toàn thế giới! Tôi hy vong rằng khi ngắm nhìn Máng Cỏ này, tất cả mọi người đều có thể nói với Chúa Giêsu: “Con cũng đã tiếp tay để cho Chúa là một dấu chỉ của hy vọng!”
Và với tất cả các người tị nạn, tôi muốn nói một lời, lời của một tiên tri: Hãy ngẩng mặt lên, Chúa đã đến gần - và cùng với Người là sức mạnh, sự cứu rỗi và niềm hy vọng. Tim chúng ta có thể buồn rầu, nhưng đầu chúng ta vẫng ngẩng cao trong niềm hy vọng nơi Chúa.
Các bạn tị nạn thân mến, và tất cả các bạn thuộc Lực Lượng Tuần Duyên: tôi ôm hôn các bạn, và chúc các bạn một Giáng Sinh lành thánh, đầy hy vong, và được nhiều sự ản ủi trìu mến của Chúa Giêsu.
Đức Giáo Hoàng kêu gọi giới trẻ đọc Kinh Thánh dù cuộc đời có qua những thăng trầm
Giuse Thẩm Nguyễn
21:36 07/12/2015
Đức Giáo Hoàng kêu gọi giới trẻ đọc Kinh Thánh dù cuộc đời có qua những thăng trầm.
VATICAN CITY (CNS) Đức Giáo Hoàng Phanxico nói rằng cuốn Kinh Thánh của Ngài đã quá cũ, sờn gáy bạc màu nhưng lại có giá trị hơn bất cứ thứ gì mua được bằng tiền.
"Nếu con nhìn thấy cuốn Kinh Thánh của cha, thì chắc là con không có cảm tình rồi," Ngài đã viết cho giới trẻ như vậy. "Con sẽ nói, Cái gì vậy? Đây là cuốn Kinh Thánh của Đức Giáo Hoàng sao? Một cuốn sách quá cũ, sờn gáy bạc màu. Con cũng có thể có ý nghĩ là sẽ biếu cha một món quà là cuốn Kinh Thánh mới, rất có thể phải mua với giá 1000 Euro. Nhưng cha không muốn cuốn mới đó đâu"
Đức Giáo Hoàng đã viết về cuốn Kinh Thánh và thói quen đọc Kinh Thánh của Ngài trong lời mở đầu cuốn sách hướng dẫn viết bằng tiếng Đức có tựa đề "Kinh Thánh cho giới trẻ trong Giáo Hội Công Giáo." được xuất bản vào cuối tháng Mười tại Đức. Dự trù những bản dịch ra nhiều thứ tiếng khác sẽ được xuất bản vào năm 2016.
Tờ tạp chí thuộc dòng tên, La Civilta Cattolica, đã dịch lời mở đầu ra tiếng Ý vào đầu tháng Mười Hai.
Cuốn Kinh Thánh quá cũ đã luôn bên Đức Thánh Cha suốt gần nửa cuộc đời, một cuộc đời sẽ là 79 năm vào ngày 17 tháng 12 năm nay.
Cuốn Kinh Thánh này đã chứng kiến niềm vui của tôi và cũng đã từng bị thấm ướt những giọt nước mắt của tôi. Đó là báu vật vô giá của tôi. Ngài viết "Không gì trên thế gian này có thể đánh đổi được."
Giới trẻ và thanh niên ở Đức và Áo đã làm việc với ba học giả Kinh Thánh Công Giáo để thực hiện phần hướng dẫn đọc và hiểu Kinh Thánh. Phần hướng dẫn minh hoạ, dành cho thiếu niên và thanh niên, gồm những chương được chọn từ bốn cuốn Kinh Thánh với phần chú giải mở đầu cũng như phần chia sẻ theo từng đoạn được chọn, phản ánh cách nhìn của những người trẻ và phần trích gợi ý của các thánh và của các Đức Giáo Hoàng.
Trong lời mở đầu, Đức Giáo Hoàng Phanxico thúc dục giới trẻ hãy dùng sách hướng dẫn này và đọc Kinh Thánh mỗi ngày. Ngài khuyên họ không nên cất Kinh Thánh trong kệ sách rồi để bụi bám” cho đến một ngày nào đó thế hệ con cháu các con lại đem đi bán sách này tại các quầy sách cũ! Không, Đừng để chuyện đáng buồn như thế xảy ra.”
Kinh Thánh không chỉ là một tác phẩm văn chương, Ngài nói. Có nhiều Kito hữu trên thế giới ngày nay đang bị bách hại chỉ vì sở hữu chủ một cuốn Kinh Thánh; “hiển nhiên, Kinh Thánh là một cuốn sách vô cùng nguy hiểm.”
Đức Giáo Hoàng trích lời của Mahatma Gandhi, người Hindu đã viết về Kinh Thánh rằng, “ Các bạn Kito hữu sở hữu một tác phẩm có sức mạnh làm nổ tung mọi nền văn minh ra từng mảnh vụn, làm đảo lộn cả thế giới và mang lại hòa bình đến một hành tinh bị xé nát vì chiến tranh. Nhưng các bạn đã coi Kinh Thánh không hơn gì một tác phẩm văn chương.”
Thiên Chúa nói qua Kinh Thánh, Ngài viết. Kinh Thánh không viết ra để cất trong tủ sách, nhưng để cầm trên tay.
Đức Giáo Hoàng Phanxico khuyên giới trẻ hãy đọc Kinh Thánh mỗi ngày và đọc với sự chú tâm.” Ngài gợi ý: “ Hãy tự hỏi, câu này nói gì với con tim của tôi? Thiên Chúa nhắn nhủ tôi điều gì qua những dòng chữ này?
“Cha muốn chỉ cho các con biết cách đọc Kinh Thánh. Thường thì cha mở Kinh Thánh, đọc một đoạn ngắn và ngồi xuống và đặt mình trước sự hiện diện của Chúa. Cha không phải là người nhìn vào Chúa, nhưng Chúa đang nhìn cha. Thiên Chúa thực sự ở đó, hiện hữu.”
Đức Giáo Hoàng Phanxico tái khẳng định với giới trẻ rằng việc chúng ta không cảm thấy Chúa nói gì là chuyện không có gì là không bình thường cả. “ Nhưng, hãy kiên nhẫn, tiếp tục ngồi đó và chờ đợi, tiếp tục đọc và cầu nguyện.”
Ngài nói “ Cha ngồi để cầu nguyện vì quỳ thì đau đầu gối lắm. Có nhiều khi đang cầu nguyện cha đã ngủ gật, nhưng không sao bởi vì cha thấy mình như người con nhỏ gần cha của mình và điều ấy mới là đang kể, mới quan trọng.”
Đức Giáo Hoàng hỏi giới trẻ: “Các con có muốn làm cha vui lòng không?”, “Vậy thì hãy đọc Kinh Thánh.”
VATICAN CITY (CNS) Đức Giáo Hoàng Phanxico nói rằng cuốn Kinh Thánh của Ngài đã quá cũ, sờn gáy bạc màu nhưng lại có giá trị hơn bất cứ thứ gì mua được bằng tiền.
"Nếu con nhìn thấy cuốn Kinh Thánh của cha, thì chắc là con không có cảm tình rồi," Ngài đã viết cho giới trẻ như vậy. "Con sẽ nói, Cái gì vậy? Đây là cuốn Kinh Thánh của Đức Giáo Hoàng sao? Một cuốn sách quá cũ, sờn gáy bạc màu. Con cũng có thể có ý nghĩ là sẽ biếu cha một món quà là cuốn Kinh Thánh mới, rất có thể phải mua với giá 1000 Euro. Nhưng cha không muốn cuốn mới đó đâu"
Đức Giáo Hoàng đã viết về cuốn Kinh Thánh và thói quen đọc Kinh Thánh của Ngài trong lời mở đầu cuốn sách hướng dẫn viết bằng tiếng Đức có tựa đề "Kinh Thánh cho giới trẻ trong Giáo Hội Công Giáo." được xuất bản vào cuối tháng Mười tại Đức. Dự trù những bản dịch ra nhiều thứ tiếng khác sẽ được xuất bản vào năm 2016.
Tờ tạp chí thuộc dòng tên, La Civilta Cattolica, đã dịch lời mở đầu ra tiếng Ý vào đầu tháng Mười Hai.
Cuốn Kinh Thánh quá cũ đã luôn bên Đức Thánh Cha suốt gần nửa cuộc đời, một cuộc đời sẽ là 79 năm vào ngày 17 tháng 12 năm nay.
Cuốn Kinh Thánh này đã chứng kiến niềm vui của tôi và cũng đã từng bị thấm ướt những giọt nước mắt của tôi. Đó là báu vật vô giá của tôi. Ngài viết "Không gì trên thế gian này có thể đánh đổi được."
Giới trẻ và thanh niên ở Đức và Áo đã làm việc với ba học giả Kinh Thánh Công Giáo để thực hiện phần hướng dẫn đọc và hiểu Kinh Thánh. Phần hướng dẫn minh hoạ, dành cho thiếu niên và thanh niên, gồm những chương được chọn từ bốn cuốn Kinh Thánh với phần chú giải mở đầu cũng như phần chia sẻ theo từng đoạn được chọn, phản ánh cách nhìn của những người trẻ và phần trích gợi ý của các thánh và của các Đức Giáo Hoàng.
Trong lời mở đầu, Đức Giáo Hoàng Phanxico thúc dục giới trẻ hãy dùng sách hướng dẫn này và đọc Kinh Thánh mỗi ngày. Ngài khuyên họ không nên cất Kinh Thánh trong kệ sách rồi để bụi bám” cho đến một ngày nào đó thế hệ con cháu các con lại đem đi bán sách này tại các quầy sách cũ! Không, Đừng để chuyện đáng buồn như thế xảy ra.”
Kinh Thánh không chỉ là một tác phẩm văn chương, Ngài nói. Có nhiều Kito hữu trên thế giới ngày nay đang bị bách hại chỉ vì sở hữu chủ một cuốn Kinh Thánh; “hiển nhiên, Kinh Thánh là một cuốn sách vô cùng nguy hiểm.”
Đức Giáo Hoàng trích lời của Mahatma Gandhi, người Hindu đã viết về Kinh Thánh rằng, “ Các bạn Kito hữu sở hữu một tác phẩm có sức mạnh làm nổ tung mọi nền văn minh ra từng mảnh vụn, làm đảo lộn cả thế giới và mang lại hòa bình đến một hành tinh bị xé nát vì chiến tranh. Nhưng các bạn đã coi Kinh Thánh không hơn gì một tác phẩm văn chương.”
Thiên Chúa nói qua Kinh Thánh, Ngài viết. Kinh Thánh không viết ra để cất trong tủ sách, nhưng để cầm trên tay.
Đức Giáo Hoàng Phanxico khuyên giới trẻ hãy đọc Kinh Thánh mỗi ngày và đọc với sự chú tâm.” Ngài gợi ý: “ Hãy tự hỏi, câu này nói gì với con tim của tôi? Thiên Chúa nhắn nhủ tôi điều gì qua những dòng chữ này?
“Cha muốn chỉ cho các con biết cách đọc Kinh Thánh. Thường thì cha mở Kinh Thánh, đọc một đoạn ngắn và ngồi xuống và đặt mình trước sự hiện diện của Chúa. Cha không phải là người nhìn vào Chúa, nhưng Chúa đang nhìn cha. Thiên Chúa thực sự ở đó, hiện hữu.”
Đức Giáo Hoàng Phanxico tái khẳng định với giới trẻ rằng việc chúng ta không cảm thấy Chúa nói gì là chuyện không có gì là không bình thường cả. “ Nhưng, hãy kiên nhẫn, tiếp tục ngồi đó và chờ đợi, tiếp tục đọc và cầu nguyện.”
Ngài nói “ Cha ngồi để cầu nguyện vì quỳ thì đau đầu gối lắm. Có nhiều khi đang cầu nguyện cha đã ngủ gật, nhưng không sao bởi vì cha thấy mình như người con nhỏ gần cha của mình và điều ấy mới là đang kể, mới quan trọng.”
Đức Giáo Hoàng hỏi giới trẻ: “Các con có muốn làm cha vui lòng không?”, “Vậy thì hãy đọc Kinh Thánh.”
Top Stories
Giáo Hội Năm Châu 1-7/12/2015:: Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Cộng hòa Trung Phi
VietCatholic Network
08:00 07/12/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Cộng hòa Trung Phi
Trong chuyến tông du Phi Châu đầu tiên của Đức Thánh Cha từ 25 đến 30 tháng 11 vừa qua, viếng thăm Cộng hòa Trung Phi được xem là cuộc viếng thăm nguy hiểm nhất trong suốt 11 chuyến tông du đã được Đức Thánh Cha thực hiện cho đến nay. Hoàn cảnh của Giáo Hội tại quốc gia này và những biến cố chính đối với Giáo Hội địa phương đã diễn ra trong chuyến tông du vừa qua là những nội dung chính chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em trong chương trình Giáo Hội Năm Châu tuần này.
Sáng Chúa Nhật 29/11 Đức Thánh Cha đã từ giã Uganda để sang Cộng hòa Trung Phi là chặng thứ ba trong chuyến tông du Phi châu lần đầu tiên của ngài.
Lúc 8 giờ sáng Đức Thánh Cha đã từ giã các nhân viên Tòa Sứ Thần để ra phi trường cách đó 45 cây số đáp máy bay đi Trung Phi. Lễ nghi từ biệt đã diễn ra tại phi trường quốc tế Entebbe. Đức Thánh Cha đã được tổng thống tiếp đón tại lối vào dành cho các nhân vật quan trọng. Hai vị đã đàm đạo riêng với nhau trước khi lễ nghi tiễn biệt bắt đầu. Ban quân nhạc đã cử quốc thiều Vatican và quốc thiều Uganda. Đức Thánh Cha đã bắt tay từ biệt tổng thống Yoweri Kaguta Museveni và các vị lãnh đạo chính trị dân sự cũng như các Giám Mục Uganda.
Lúc 9 giờ 15 chiếc máy bay A330 của hãng hàng không Alitalia chở Đức Thánh Cha và đoàn tuỳ tùng đã cất cánh rời phi trường Entebbe để trực chỉ phi trường quốc tế M’poko của thủ đô Bangui cách đó 1,618 cây số.
Cộng hòa Trung Phi có 5,390,000 dân trong đó 25% là người Công Giáo sinh hoạt trong một tổng giáo phận là tổng giáo phận thủ đô Bangui và 8 giáo phận. Tình hình an ninh tại Cộng hòa Trung Phi là rất đáng lo ngại.
Thật vậy, ngày 24 tháng Ba năm 2013 quân Hồi Giáo Seleka chiếm được thủ đô Bangui. Lãnh đạo phiến quân là Michel Djotodia được đưa lên làm tổng thống. Quân Hồi Giáo Séléka bắt tay ngay vào việc cướp bóc, hãm hiếp, và thủ tiêu các tín hữu Kitô. Nhóm Hồi Giáo cực đoan này thực hiện âm mưu Hồi Giáo hóa đất nước bằng một cuộc diệt chủng người Kitô Giáo trên một quy mô lớn đến mức chính Michel Djotodia đã bất ngờ tuyên bố từ chức và đào vong ở nước ngoài hôm 10 tháng Giêng năm 2014 để tránh bị bắt đưa ra trước tòa án quốc tế về tội ác chống nhân loại.
Ngay chính tại ngôi nhà thờ mà quý vị và anh chị em thấy đây lúc 3h chiều ngày 7 tháng 7 năm 2014, tức là chỉ mới hơn một năm, 4 tháng trước đây, quân khủng bố Hồi Giáo Seneka đã tấn công vào ngôi nhà thờ này nơi đang có 6000 dân thường tạm trú. Chúng tàn sát hàng trăm người trong khuôn viên nhà thờ, và cả những người đã chạy vào trú ẩn bên trong ngôi thánh đường này.
Nhiều người trông đợi rằng cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên được mở là cửa Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, tại Thánh Đô Rôma, trung tâm của Giáo Hội Hoàn Vũ, vào ngày 08 tháng 12 tới đây. Tuy nhiên, cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên, do chính Đức Thánh Cha mở, lại là cửa thánh tại nhà thờ chính toà Thánh Giuse ở thủ đô Bangui của một nước cộng hòa mà nhiều người có lẽ cũng chẳng biết cái quốc gia ấy nằm ở đâu trên bản đồ thế giới; và biến cố này đã xảy ra hôm Chúa Nhật 29 tháng 11, trước cả ngày chính thức khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Giải thích với các ký giả về điều này, cha Lombardi cho biết lòng thương xót Chúa và mối quan hệ gần gũi giữa con người và Thiên Chúa là những khía cạnh trung tâm trong sứ vụ tông đồ của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đây là lý do tại sao cử chỉ quan trọng của Đức Thánh Cha tại nhà thờ Bangui có ý nghĩa đặc biệt. “Đức Thánh Cha muốn bắt đầu Năm Thánh Lòng Thương Xót ở một vùng đất nghèo, cần lòng thương xót, tha thứ, hòa giải, tình yêu. Đó là một thông điệp mạnh mẽ đối với châu Phi và trên thế giới”.
Dịp này, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cũng nhận xét rằng trong thời gian qua, câu hỏi thường được nhiều người đặt ra cho ngài là liệu Đức Thánh Cha có tông du Cộng hòa Trung Phi hay không. Cha Lombardi cho biết ngài “không bao giờ nghi ngờ việc Đức Giáo Hoàng sẽ tới thăm Cộng hòa Trung Phi”.
Cha Lombardi cũng nhắc lại lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Hôm nay Bangui là thủ đô tinh thần của thế giới ... Năm Thánh Lòng Thương Xót bắt đầu sớm hơn ở vùng đất đã phải chịu đựng trong nhiều năm những hậu quả của chiến tranh, hận thù, sự hiểu lầm và tình trạng thiếu vắng hòa bình.”
Cao điểm trong chuyến tông du Cộng hòa Trung Phi của Đức Thánh Cha Phanxicô là thánh lễ bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi sáng tại trung tâm thể thao Barthélémy Boganda ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi. Boganda là tên linh mục Công Giáo bản xứ đầu tiên tại Trung Phi, thụ phong hồi năm 1938. Sau này đã cha hồi tục hồi năm 1950 và trở thành tổng thống trong một thời gian ngắn khi Trung Phi được độc lập hồi năm 1960. Boganda được coi là vị lập quốc, và ngày qua đời 29-3 của vị này cũng là Lễ Quốc Khánh của Cộng hòa Trung Phi.
Trung tâm thể thao chỉ có 30 ngàn chỗ nên nhiều tín hữu tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha từ bên ngoài qua những màn hình khổng lồ.
Thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi và mừng kính thánh Anrê Tông Đồ. Đồng tế với Đức Thánh Cha có 30 Giám Mục và hàng trăm linh mục. Trong số những người hiện diện cũng có bà Tổng thống lâm thời Catherine Samba-Panza.
Đức Thánh Cha đã đi xe vòng quanh thao trường để chào thăm mọi người, trong bầu không khí rất nồng nhiệt. Trong thánh lễ những những đoàn vũ theo nhịp điệu và tiếng trống cổ truyền, nhất là lúc rước sách Phúc Âm, khi dâng lễ và sau khi rước lễ.
Trong bài giảng thánh lễ bằng tiếng Ý và được dịch từng đoạn ra tiếng địa phương, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy thực hành lời dạy của Chúa Giêsu với các môn đệ “Hãy sang bờ bên kia”, vượt thắng những khó khăn và đau khổ trong niềm tín thác. Ngài nói:
“Thật là tốt đẹp, nhất là trong thời kỳ khó khăn, khi những thử thách và đau khổ không thiếu, khi tương lai bất định và ta cảm thấy mệt mỏi, không chịu nổi, thật là tốt đẹp quây quần quanh Chúa, như chúng ta đang làm hôm nay, để vui hưởng sự hiện diện của Chúa, đời sống mới và ơn cứu độ Chúa đề nghị cho chúng ta, như bờ bên kia mà chúng ta phải hướng tới.
“Bờ bên kia, chắc chắn là đời sống vĩnh cửu, là Trời nơi chúng ta đang mong đợi. Cái nhìn này hướng về thế giới tương lai luôn nâng đỡ lòng can đảm của các tín hữu Kitô, những người nghèo khổ, bé nhỏ nhất, trong cuộc lữ hành trần thế của họ. Cuộc sống vĩnh cửu ấy không phải là một ảo tưởng, không phải là một sự trốn chạy trần thế; đó là một thực tại quyền năng kêu gọi chúng ta và đòi chúng ta dấn thân trong sự kiên trì tin tưởng và yêu thương.
“Nhưng bờ bên kia gần kề hơn, mà chúng ta tìm cách đạt tới là một thực tại đã biến đổi cuộc sống của chúng ta ngay từ bây giờ và thế giới chúng ta đang sống: “Người tin tưởng từ thâm tâm đã trở nên công chính” (Xc Rm 10,10). Họ đón nhận chính sự sống của Chúa Kitô, đấng làm cho họ có khả năng yêu mến Thiên Chúa và anh chị em một cách mới mẻ, đến độ làm nảy sinh một thế giới được tình yêu canh tân.
Đức Thánh Cha cũng nói với các tín hữu Công Giáo Trung Phi rằng: “Tôi muốn cùng với anh chị em cảm tạ Thiên Chúa Nhân Từ, vì tất cả những gì Chúa ban cho anh chị em, những gì là đẹp đẽ, quảng đại, can đảm, trong các gia đình và cộng đoàn của anh chị em, trong những biến cố xảy ra tại đất nước Anh chị em từ nhiều năm nay. Nhưng thực sự là chúng ta chưa đi tới đích, chúng ta còn như ở giữa dòng sông, chúng ta phải can đảm quyết định, với một quyết tâm truyền giáo được đổi mới, đi sang bờ bên kia. Mỗi Kitô hữu phải liên tục đoạn giao với những gì là con người cũ còn ở trong mình, con người tội lỗi, và luôn sẵn sàng thức tỉnh đối với tiếng gọi của ma quỉ, và những gì nó hành động trong thế giới chúng ta, và trong những thời kỳ xung đột, oán thù và chiến tranh, nó muốn đưa chúng ta tới ích kỷ, co cụm vào mình và nghi kỵ, bạo lực và bản năng tàn phá, báo thủ, bỏ rơi và bóc lột những người yếu thế nhất...
Tiếp tục bài giảng thánh lễ cuối cùng tại Phi châu sáng hôm (30-11), Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta cũng biết rằng các cộng đoàn Kitô của chúng ta được kêu gọi nên thánh, nhưng còn bao nhiêu đường dài phải đi. Chắc chắn tất cả chúng ta phải xin lỗi Chúa vì quá nhiều kháng cự và chậm chạp của chúng ta trong việc làm chứng cho Tin Mừng. Ước gì Năm Thánh Lòng Thương Xót vừa mới bắt đầu tại đất nước Anh chị em, là cơ hội để thực thi lòng thương xót. Hỡi anh chị em Trung Phi thân mến, nhất là anh chị em cần hướng nhìn về tương lai, và dựa vào kinh nghiệm con đường đã đi qua, hãy quyết định thực hiện một giai đoạn mới trong lịch sử Kitô tại đất nước Anh chị em, mạnh mẽ tiến về chân trời mới, ra khơi..
Đức Thánh Cha mời gọi mỗi tín hữu hãy tự hỏi trong thâm tâm về quan hệ bản thân của mìh với Chúa Giêsu, xem xét xem điều gì mình đã chấp nhận - hoặc từ khước, để đáp lại tiếng Chúa gọi theo sát ngài. Tiếng kêu của các sứ giả vang dội hơn bao giờ hết nơi tai chúng ta, chính trong thời kỳ cam go..Tiếng kêu ấy hôm nay cũng vang dội tại đất nước Trung Phi này.. Cả chúng ta, như thánh Phaolô Tông Đồ, cũng phải tràn đầy hy vọng và hăng hái đối với tương lai.. Bờ bên kia ở trong tầm tay, và Chúa Giêsu vượt qua sông với chúng ta..
Đức Thánh Cha nói: “Hỡi các tín hữu Kitô Trung Phi, mỗi người trong anh chị em được kêu gọi trở thành người thực hiện sự canh tân nhân bản và tinh thần cho đất nước Anh chị em, với lòng kiên trì trong đức tin và dấn thân truyền giáo. Tôi nhấn mạnh rằng: trở thành người thực hiện sự canh tân về mặt nhân bản và tinh thần.”
Cuối thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Dieudonné Nzapalainga, của giáo phận thủ đô Bangui cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Trung Phi đã đại diện mọi người cám ơn Đức Thánh Cha. Ngài gọi cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha là “Những ngày chắc chắn được ghi vào tâm hồn chúng con cũng như vào lịch sử đất nước chúng con.. Cuộc tông du của Đức Thánh Cha chắc chắn đánh dấu khởi đầu một giai đoạn mới cho toàn dân Trung Phi. Mặc dù có những cuộc khủng hoảng quân sự và chính trị, với những hậu quả kèm theo là các vụ ám sát, tàn hại và phá hủy, nhưng mỗi quan tâm mục vụ của Đức Thánh Cha đối với chúng con là một dấu chỉ hy vọng”.
Đức Tổng Giám Mục đã giới thiệu 3 bức tranh mà cộng đoàn Công Giáo Trung Phi tặng Đức Thánh Cha được làm bằng gỗ và những cánh bướm, 2 bức tượng bằng gỗ mun. Và Đức Thánh Cha tặng mỗi giáo phận Trung Phi một Mặt Nhật Mình Thánh Chúa để dùng trong việc chầu Thánh Thể liên lỷ.
Trước khi ban phép lành kết thúc, Đức Thánh Cha nhắc đến lễ thánh Anrê Tông Đồ, bổn mạng Giáo Hội Chính Thống Constantinople ở Thổ nhĩ kỳ và nói: “Trong ngày lễ kính thánh Anrê, từ đây, nơi con tim của Phi châu, tôi muốn ngỏ lời với người anh em rất yêu quí của tôi, Bartolomaios, Thượng Phụ chung. Tôi cầu chúc ngài hạnh phúc và tình huynh đẹ, tôi cầu xin Chúa chúc lành cho các Giáo Hội anh em của chúng ta”.
Thánh lễ kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ. Sau đó Đức Thánh Cha ra phi trường cách đó 5 cây số để đáp máy bay trở về Roma. Và sau hơn 6 tiếng đồng hồ, ngài đã trở về tới Phi trường Ciampino ở Roma lúc gần 7 giờ tối 30-11 cùng ngày.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ mừng thượng thọ Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên
Giáo xứ Tân Lộc
10:51 07/12/2015
Thánh lễ mừng thượng thọ Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên
Giáo xứ Tân Lộc, giáo phận Vinh, vinh dự tổ chức thánh lễ mừng thượng thọ Đức Cha già Phaolô Maria. Được sự nhất trí của Đức Cha Phaolô Maria nghĩa phụ của cha quản xứ, quản hạt Giuse Phan Sỹ Phương người anh cả trong chức linh mục cùng Quý cha nghĩa tử, những người con thiêng liêng của ngài. Sau bao ngày chuẩn bị, hôm nay sáng thứ hai, ngày 07 tháng 12 thánh lễ tạ ơn mừng Đức Cha trong một khung cảnh: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Xem Hình
Đức Cha Phaolô chủ chăn giáo phận cùng với gần 200 linh mục đoàn trong và ngoài giáo phận với đông đảo Quý tu sĩ nam nữ, Quý thầy chủng sinh trường Đại Chủng Viện Vinh Thanh và đại diện của 190 giáo xứ trên toàn giáo phận cùng quý vị quan khách, ân thân nhân linh tông, huyết tộc tề tịu về hiệp dâng thánh lễ tạ ơn, chúc mừng và cầu nguyện cho ngài. Cùng với tiết trời được Chúa ban tặng hôm nay hơi se lạnh và dâm mát của mùa đông, sự an bình, vui mừng rạng rỡ trên nét mặt của mỗi người được hòa quyện nên một trong tâm tình tạ ơn.
Theo bài viết tại Blog của Ant Paul Đình Khôi thì:
Ðức Cha Phaolô Maria Cao Ðình Thuyên sinh ngày 07-01-1927 tại giáo họ Tràng Lưu, giáo xứ Tràng Lưu, hạt Ngàn Sâu - xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh - thân sinh Ngài là cụ J.B. Cao Ðình Tùng (mất 1967) và bà cụ Anna Nguyễn Thị Ðích (mất 1968). Gia đình gồm có 5 con trai, 2 con gái mà Ngài là con đầu lòng.
Cậu Phaolô đã sớm dâng mình cho Chúa, lên 11 tuổi cha Phaolô KIM quản xứ Thượng Nậm nhận đỡ đầu và gửi đi Trường Tập Xuân Phong.
* 13 - 08 - 1938: nhập học Trường Tập Xuân Phong.
* 13 - 08 - 1942: vào học Tiểu chủng viện Xã Ðoài.
* Năm 1950, mãn trường Tiểu chủng viện, thầy Phaolô về giúp Sở Quản lý Nhà Chung Xã Ðoài, giúp cha Phêrô Cát, quản lý.
* Ðầu năm 1955, được gọi vào trường Ðại chủng viện Xã Ðoài và tuần tự tiến chức:
* 1-5-1957: gia nhập hàng giáo sĩ.
* 21-12-1957: chịu các chức nhỏ.
* 31-1-1959: chịu chức Phụ phó tế.
* 1-2-1960: chịu chức Phó tế
* 14-5-1960: chịu chức Linh mục do bàn tay Ðức giám mục J.B. Trần Hữu Ðức.
Từ đây, trên bước đường tông đồ, cha Phaolô Maria Cao Ðình Thuyên hoạt động hết mình, không quản mệt nhọc gian lao.
* 12-7-1960: quản xứ Quy Hậu. 11 năm phục vụ giáo xứ miền núi.
* 13-8-1971: Ngài được về đảm nhiệm chức quản lý Tòa giám mục.
* 1977: khởi công xây dựng lại nhà thờ Chính toà.
* 1980: được bầu làm Tổng đại diện. Kiêm 2 hạt Nhân Hoà và Xã Ðoài.
* Ngày 1-11-1992 nhận Tông Sắc Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục phó. Ngày 19-11-1992 Lễ Tấn phong Giám Mục tại Xã Đoài.
Khẩu hiệu: "CÙNG CHỊU ÐÓNG ÐINH VÀO THẬP GIÁ CHÚA KITÔ".
Ngày 11-12-2000 Tòa thánh bổ nhiệm ngài làm Giám mục Chính Tòa thay thế Ðức Giám mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp 81 tuổi nghỉ hưu.
Ngày 13-5-2010, sau 10 năm làm chủ chăn coi sóc giáo phận, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chấp nhận đơn xin từ nhiệm của ngài, đồng thời đặt Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp làm Giám mục chính tòa kế nhiệm.
Thời Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên: Một mùa xuân tươi sắc
Ngày 13 tháng 5 năm 2010, Toà Thánh công bố quyết định của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đặt Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP., làm Giám mục Giáo phận Vinh. Và như thế Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cũng được Đức Thánh Cha chấp nhận cho nghỉ hưu khi đã ở tuổi 84, sau mấy ngày giáo phận Vinh mừng lễ Vàng linh mục của ngài.
Giáo phận Vinh mừng lễ tấn phong Đức tân Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp vào ngày 23/7/2010, nhiều người đang muốn nhìn lại những gì người Cha Già đáng kính Cao Đình Thuyên đã làm trong thời Ngài.
Nhìn lại chặng đường 19 năm Giám mục, trong đó có gần 10 năm làm Giám mục chính toà Giáo phận Vinh, những người Công Giáo Nghệ-Tĩnh-Bình khó có thể có một cái nhìn thật đầy đủ và toàn diện về những gì Người Cha Già khả kính của họ đã cống hiến cho Chúa và Giáo Hội tại Giáo phận Vinh này. Bài viết này xin được gợi lại những nét chính trong sứ vụ Giám mục của Đức Cha Cao Đình Thuyên và những thành quả thấy được, có thể tóm tắt như sau:
Một Giám mục đầy kinh nghiệm
Có thể nói, trong số 10 Giám mục đã từng coi sóc giáo phận Vinh thì Đức Cha Thuyên là người có thời gian làm việc tại Toà Giám mục Xã Đoài lâu nhất. Không kể thời gian thực tập lúc còn Thầy giảng thì tính đến nay, Đức Cha Cao Đình Thuyên đã sống tại Toà Giám mục Xã Đoài ngót 40 năm. Từ quản lý TGM, quản xứ, quản hạt Chính Toà Xã Đoài, Tổng đại diện, Giám mục phó, Giám mục chính toà, Đức Cha Cao Đình Thuyên vừa thi hành sứ vụ đồng thời được chứng kiến và trải nghiệm những khó khăn, thăng trầm của thời cuộc, để từ đó ngài cho vào kho kinh nghiệm biến thành kho tàng khôn ngoan cho cuộc đời mục tử. Chính kho tàng kinh nghiệm này đã giúp Đức Cha Cao Đình Thuyên nhìn thời thế với con mắt bình thản để đưa ra những quyết định đầy sáng suốt, tự tin và mang lại những hiệu quả cao nhất.
Một Giám mục với những chuyến đi
Nếu nói về sự vô địch thì Đức Cha Cao Đình Thuyên là người vô địch bằng những chuyến đi. Dường như ngài không biết mệt mỏi qua những chuyến đi viếng thăm mục vụ trong toàn giáo phận. Có những tuần lễ không có một ngày Đức Cha ở trọn tại Toà Giám mục. Dường như Chúa an bài cho Ngài được sinh ra để gắn liền với các cuộc lên đường. Một giáo phận rộng lớn gồm 3 tỉnh Nghệ-Tĩnh-Bình, gần 500 ngàn giáo dân với hơn 800 nhà thờ lớn nhỏ, không chỉ có giáo xứ mà ngài còn đến từng giáo họ để thăm con cái nhất là dịp lễ trọng, từ quan thầy giáo họ, khánh thành nhà thờ, cung hiến bàn thờ, chầu lượt, v.v.. hễ có dịp là ngài đến. Một đàng ngài muốn được gần để hiểu biết cảm thông, khích lệ hay chia sẻ với con cái mình, đàng khác con cái cũng rất muốn được ngài đến thăm.
Một Giám mục với những công trình xây dựng
Người ta dễ nhận thấy, trong thời Đức Cha Thuyên, Giáo phận Vinh có nhiều nhà thờ mới được xây dựng ngày một khang trang hơn. Xét thấy nhu cầu cần thiết, nhà thờ không chỉ là nơi cử hành phụng vụ, mà trong hoàn cảnh khó khăn lúc này, không có nhà thờ thì không thể quy tụ được dân Chúa, nên mối quan tâm hàng đầu của Đức Cha là làm cho con cái có nơi để gặp nhau thờ phượng Chúa, học hỏi lời Chúa với những hoạt động khác, để từ đó Tin Mừng của Chúa thấm vào lòng người và có thể loan truyền cho anh chị em chung quanh. Trung bình mỗi năm, Đức Cha đi khánh thành không dưới 30 nhà thờ lớn nhỏ. Như vậy chỉ 10 năm trong chức vụ chính toà, trên 300 nhà thờ đã được xây mới. Ngoài ra người ta có thể thấy một số công trình khác được xây mới khang trang to lớn hơn: Đại Chủng Viện với 3 dãy nhà lớn, Sở Mẹ Dòng Mến Thánh Giá, Trung Tâm Y tế TGM, các nhà nuôi dạy trẻ mồ côi khuyết tật, trường giáo lý, nhiều nhà tình thương. Và xa Giáo phận, Trụ sở 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Sài Gòn đã được xây mới với nguồn vốn tự ngài chắt chiu. Theo Đức Cha, muốn có những con người tốt thì phải có nơi đào tạo con người tốt, mà nhà thờ là nơi cần thiết để từ đó có những người ra đi loan Tin Mừng của Chúa.
Song song với việc xây dựng cơ sở vật chất, Đức Cha lưu tâm nhiều đến nhân sự tương lai cho giáo phận. Nhiều linh mục, tu sỹ, chủng sinh được gửi du học nước ngoài. Một số đã tu học trở về phục vụ giáo phận.
Điều đáng ghi nhận nữa là, sau gần 60 năm, con số giáo xứ giáo họ trong Giáo phận Vinh cầm chừng, gần như không thay đổi, thì trong thời Đức Cha Thuyên, giáo phận Vinh đã thành lập thêm 3 giáo hạt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, 27 giáo xứ, gần 60 giáo họ. Phần đất Nam Sông Son, nguyên là thuộc Giáo phận Huế được chuyển giao về Vinh. Giáo xứ Tam Toà được hồi sinh là một thành quả phải chịu đầy gian nan vất vả.
Tất cả để xây dựng và củng cố đức tin cho con cái
Kinh nghiệm từng trải với đầy dẫy khó khăn thử thách, Đức Cha Thuyên đã từng tâm sự khi nghĩ lại những năm gian khổ: “Theo cách nghĩ của loài người thì có những thời gian, chúng tôi nhìn về tương lai trong mịt mù, và có lúc đã nghĩ rằng sự đạo nơi vùng đất này sẽ có ngày chấm tận. Bắt bớ, giam cầm, chiến tranh, ly loạn, nhất là ý thức hệ phá tôn giáo cứ hoành hành ráo riết. Câu hỏi của các chủ chăn là làm sao cho con cái mình đứng vững, biết bám trụ với thời cuộc chứ đừng nói gì là phát triển”. Trên kinh nghiệm đó, khi có thuận tiện, Đức Cha Cao Đình Thuyên đã làm mọi cách có thể, nhất là đẩy mạnh việc dạy và học giáo lý, từ cấp giáo phận, giáo hạt, giáo xứ, giáo họ. Điều đặc biệt là chương trình giáo lý được thực hiện đồng loạt và đồng bộ trong giáo phận. Năm nào cũng có các khoá tập huấn giáo lý viên cấp giáo hạt và Đức Cha luôn có mặt tới từng giáo hạt để gặp gỡ giáo lý viên trong dịp đó. Để động viên và cổ võ phong trào, việc thi giáo lý cũng được tổ chức đều đặn từ giáo họ lên giáo xứ tới giáo hạt và cuối cùng là cấp giáo phận. Chính nhờ những cố gắng này mà đức tin nơi người trẻ ít bị lung lay trước thách đố của thời đại.
Thành quả - mùa ơn gọi
Giáo phận Vinh nổi tiếng về số ơn gọi trẻ. Trong thời Đức Cha Cao Đình Thuyên, số ơn gọi không những không giảm mà lại còn gia tăng nhiều. Điều đáng nói là sau nhiều năm trời do khó khăn, nghi kỵ, khép kín, thế hệ trẻ Vinh được ra đi học hành nhiều hơn. Từ năm 2000 đến năm 2010, số sinh viên Công Giáo các trường Đại học Cao đẳng tăng lên gần 10 lần. Chính nhờ nhiều người trẻ được học hành mà ơn gọi linh mục tu sỹ ngày một gia tăng. Mỗi kỳ tuyển sinh Đại Chủng viện có không dưới 150 ứng sinh dự thi. Theo quy định hiện nay, tất cả đều có bằng đại học.
Có nhiều ý kiến khác nhau khi thấy Giáo phận Vinh có nhiều người trẻ tìm đường trong ơn gọi tu trì, nhưng suy cho cùng ý hướng này phải được khởi đi từ tinh thần đạo đức của mỗi người và được nuôi dưỡng từ trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, giáo họ.
Cũng vì tại giáo phận Vinh chỉ có một hội Dòng lâu đời là Dòng Mến Thánh Giá và nay có thêm Dòng Thừa Sai Bác Ái, nên nhiều người trẻ phải vào các Dòng Tu phía Nam.
Các hội đoàn Công Giáo Tiến hành
Trên nền tảng của lòng đạo đức, Giáo phận Vinh là mảnh đất tốt cho nhiều Hội Đoàn Công Giáo Tiến Hành phát triển. Số thành viên Gia Đình Thánh Tâm nay đã xấp xỉ 20.000. Hội Têrêxa Hài Đồng Giêsu hơn 3.000. Gia đình Khôi Bình tuy mới thành lập, nhưng nay cũng đã tới con số 2.000. Thêm vào đó còn có Gia Đình Phan Sinh Tại Thế, Tông Đồ Giáo Dân, Legio Marie, Giới Trẻ Phan Sinh, Thiếu Nhi Thánh Thể, v.v.. tất cả như tô thêm vẻ đẹp cho vườn hoa muôn sắc của giáo phận. Ai có dịp tham dự Tuần Chầu Lượt tại Giáo phận Vinh sẽ thấy được vẻ đẹp của các Hội Đoàn này. Chính nhờ họ mà nhiều sinh hoạt trong các giáo họ giáo xứ thêm thuận lợi, và nhiều lúc chính họ là nòng cốt tháo gỡ những khó khăn.
Hiệp thông - Vẻ đẹp và sức mạnh của người tin
Có thể nói, di sản quý báu nhất đã được bao thế hệ xây đắp là sự hiệp thông giữa những người tin Chúa trên mảnh đất Nghệ-Tĩnh-Bình này. Nhiều người sẽ khó quên câu nói của Đức Cha Cao Đình Thuyên tại Thái Hà: “Việc của Thái Hà cũng là việc của Giáo phận Vinh”. Một câu nói đã để lại một sứ điệp cho nhiều người. Nó phát xuất từ con tim của một con người luôn sống mầu nhiệm hiệp thông của Hội Thánh. Trong sự hiệp thông sâu sắc này, đến lượt Giáo phận Vinh gặp thử thách, người ta đang tự hỏi Đức Cha Thuyên sẽ làm gì. Một lần nữa ngài đã cho con cái biết sống hiệp thông. Tất cả là một, đến nỗi “Giáo phận Vinh không phải chỉ có 1 Cao Đình Thuyên mà có 500.000 Cao Đình Thuyên”. Bởi vì cảm nghiệm và thấy được sự hiệp thông mạnh mẽ nơi con cái trong toàn giáo phận mà Đức Cha dám nói lên câu nói mà nhiều người phải khâm phục. Đó là gia sản quý báu nhất giáo phận Vinh có được dưới thời Cao Đình Thuyên. Và đó cũng là cốt tuỷ của đời sống Giáo Hội ”
- Sau thánh lễ đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ Tân Lộc lên có lời chúc mừng Đức Cha.
- Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp thay mặt cho giáo phận chúc mừng và cảm ơn Đức Cha đã dốc hết sức lực phục vụ giáo phận đến hôm nay và mai sau.
- Những tràng pháo tay vang dội, những cái ôm ân tình, bao lời chúc tốt đẹp được hòa nguyện lại và chan hòa trong bữa cơm ân tình sau đó.
- Cám tạ Chúa Tình Yêu. Kính chúc Đức Cha luôn an bình và mạnh khỏe, vui vẻ trong tuổi già, là Ông Tiên tóc bạc trắng như mây nơi giấc ngủ của tuổi thơ. Là cây cổ thụ luôn rợp bóng che mát cho mọi người dừng nghỉ lúc nắng trời oi bức. Và xin Đức Cha luôn cầu nguyện cho chúng con sống xứng đáng là con Chúa con Giáo Hội trong thời đại hôm nay.
Giáo xứ Tân Lộc.
Giáo xứ Tân Lộc, giáo phận Vinh, vinh dự tổ chức thánh lễ mừng thượng thọ Đức Cha già Phaolô Maria. Được sự nhất trí của Đức Cha Phaolô Maria nghĩa phụ của cha quản xứ, quản hạt Giuse Phan Sỹ Phương người anh cả trong chức linh mục cùng Quý cha nghĩa tử, những người con thiêng liêng của ngài. Sau bao ngày chuẩn bị, hôm nay sáng thứ hai, ngày 07 tháng 12 thánh lễ tạ ơn mừng Đức Cha trong một khung cảnh: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Xem Hình
Đức Cha Phaolô chủ chăn giáo phận cùng với gần 200 linh mục đoàn trong và ngoài giáo phận với đông đảo Quý tu sĩ nam nữ, Quý thầy chủng sinh trường Đại Chủng Viện Vinh Thanh và đại diện của 190 giáo xứ trên toàn giáo phận cùng quý vị quan khách, ân thân nhân linh tông, huyết tộc tề tịu về hiệp dâng thánh lễ tạ ơn, chúc mừng và cầu nguyện cho ngài. Cùng với tiết trời được Chúa ban tặng hôm nay hơi se lạnh và dâm mát của mùa đông, sự an bình, vui mừng rạng rỡ trên nét mặt của mỗi người được hòa quyện nên một trong tâm tình tạ ơn.
Theo bài viết tại Blog của Ant Paul Đình Khôi thì:
Ðức Cha Phaolô Maria Cao Ðình Thuyên sinh ngày 07-01-1927 tại giáo họ Tràng Lưu, giáo xứ Tràng Lưu, hạt Ngàn Sâu - xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh - thân sinh Ngài là cụ J.B. Cao Ðình Tùng (mất 1967) và bà cụ Anna Nguyễn Thị Ðích (mất 1968). Gia đình gồm có 5 con trai, 2 con gái mà Ngài là con đầu lòng.
Cậu Phaolô đã sớm dâng mình cho Chúa, lên 11 tuổi cha Phaolô KIM quản xứ Thượng Nậm nhận đỡ đầu và gửi đi Trường Tập Xuân Phong.
* 13 - 08 - 1938: nhập học Trường Tập Xuân Phong.
* 13 - 08 - 1942: vào học Tiểu chủng viện Xã Ðoài.
* Năm 1950, mãn trường Tiểu chủng viện, thầy Phaolô về giúp Sở Quản lý Nhà Chung Xã Ðoài, giúp cha Phêrô Cát, quản lý.
* Ðầu năm 1955, được gọi vào trường Ðại chủng viện Xã Ðoài và tuần tự tiến chức:
* 1-5-1957: gia nhập hàng giáo sĩ.
* 21-12-1957: chịu các chức nhỏ.
* 31-1-1959: chịu chức Phụ phó tế.
* 1-2-1960: chịu chức Phó tế
* 14-5-1960: chịu chức Linh mục do bàn tay Ðức giám mục J.B. Trần Hữu Ðức.
Từ đây, trên bước đường tông đồ, cha Phaolô Maria Cao Ðình Thuyên hoạt động hết mình, không quản mệt nhọc gian lao.
* 12-7-1960: quản xứ Quy Hậu. 11 năm phục vụ giáo xứ miền núi.
* 13-8-1971: Ngài được về đảm nhiệm chức quản lý Tòa giám mục.
* 1977: khởi công xây dựng lại nhà thờ Chính toà.
* 1980: được bầu làm Tổng đại diện. Kiêm 2 hạt Nhân Hoà và Xã Ðoài.
* Ngày 1-11-1992 nhận Tông Sắc Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục phó. Ngày 19-11-1992 Lễ Tấn phong Giám Mục tại Xã Đoài.
Khẩu hiệu: "CÙNG CHỊU ÐÓNG ÐINH VÀO THẬP GIÁ CHÚA KITÔ".
Ngày 11-12-2000 Tòa thánh bổ nhiệm ngài làm Giám mục Chính Tòa thay thế Ðức Giám mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp 81 tuổi nghỉ hưu.
Ngày 13-5-2010, sau 10 năm làm chủ chăn coi sóc giáo phận, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chấp nhận đơn xin từ nhiệm của ngài, đồng thời đặt Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp làm Giám mục chính tòa kế nhiệm.
Thời Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên: Một mùa xuân tươi sắc
Ngày 13 tháng 5 năm 2010, Toà Thánh công bố quyết định của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đặt Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP., làm Giám mục Giáo phận Vinh. Và như thế Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cũng được Đức Thánh Cha chấp nhận cho nghỉ hưu khi đã ở tuổi 84, sau mấy ngày giáo phận Vinh mừng lễ Vàng linh mục của ngài.
Giáo phận Vinh mừng lễ tấn phong Đức tân Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp vào ngày 23/7/2010, nhiều người đang muốn nhìn lại những gì người Cha Già đáng kính Cao Đình Thuyên đã làm trong thời Ngài.
Nhìn lại chặng đường 19 năm Giám mục, trong đó có gần 10 năm làm Giám mục chính toà Giáo phận Vinh, những người Công Giáo Nghệ-Tĩnh-Bình khó có thể có một cái nhìn thật đầy đủ và toàn diện về những gì Người Cha Già khả kính của họ đã cống hiến cho Chúa và Giáo Hội tại Giáo phận Vinh này. Bài viết này xin được gợi lại những nét chính trong sứ vụ Giám mục của Đức Cha Cao Đình Thuyên và những thành quả thấy được, có thể tóm tắt như sau:
Một Giám mục đầy kinh nghiệm
Có thể nói, trong số 10 Giám mục đã từng coi sóc giáo phận Vinh thì Đức Cha Thuyên là người có thời gian làm việc tại Toà Giám mục Xã Đoài lâu nhất. Không kể thời gian thực tập lúc còn Thầy giảng thì tính đến nay, Đức Cha Cao Đình Thuyên đã sống tại Toà Giám mục Xã Đoài ngót 40 năm. Từ quản lý TGM, quản xứ, quản hạt Chính Toà Xã Đoài, Tổng đại diện, Giám mục phó, Giám mục chính toà, Đức Cha Cao Đình Thuyên vừa thi hành sứ vụ đồng thời được chứng kiến và trải nghiệm những khó khăn, thăng trầm của thời cuộc, để từ đó ngài cho vào kho kinh nghiệm biến thành kho tàng khôn ngoan cho cuộc đời mục tử. Chính kho tàng kinh nghiệm này đã giúp Đức Cha Cao Đình Thuyên nhìn thời thế với con mắt bình thản để đưa ra những quyết định đầy sáng suốt, tự tin và mang lại những hiệu quả cao nhất.
Một Giám mục với những chuyến đi
Nếu nói về sự vô địch thì Đức Cha Cao Đình Thuyên là người vô địch bằng những chuyến đi. Dường như ngài không biết mệt mỏi qua những chuyến đi viếng thăm mục vụ trong toàn giáo phận. Có những tuần lễ không có một ngày Đức Cha ở trọn tại Toà Giám mục. Dường như Chúa an bài cho Ngài được sinh ra để gắn liền với các cuộc lên đường. Một giáo phận rộng lớn gồm 3 tỉnh Nghệ-Tĩnh-Bình, gần 500 ngàn giáo dân với hơn 800 nhà thờ lớn nhỏ, không chỉ có giáo xứ mà ngài còn đến từng giáo họ để thăm con cái nhất là dịp lễ trọng, từ quan thầy giáo họ, khánh thành nhà thờ, cung hiến bàn thờ, chầu lượt, v.v.. hễ có dịp là ngài đến. Một đàng ngài muốn được gần để hiểu biết cảm thông, khích lệ hay chia sẻ với con cái mình, đàng khác con cái cũng rất muốn được ngài đến thăm.
Một Giám mục với những công trình xây dựng
Người ta dễ nhận thấy, trong thời Đức Cha Thuyên, Giáo phận Vinh có nhiều nhà thờ mới được xây dựng ngày một khang trang hơn. Xét thấy nhu cầu cần thiết, nhà thờ không chỉ là nơi cử hành phụng vụ, mà trong hoàn cảnh khó khăn lúc này, không có nhà thờ thì không thể quy tụ được dân Chúa, nên mối quan tâm hàng đầu của Đức Cha là làm cho con cái có nơi để gặp nhau thờ phượng Chúa, học hỏi lời Chúa với những hoạt động khác, để từ đó Tin Mừng của Chúa thấm vào lòng người và có thể loan truyền cho anh chị em chung quanh. Trung bình mỗi năm, Đức Cha đi khánh thành không dưới 30 nhà thờ lớn nhỏ. Như vậy chỉ 10 năm trong chức vụ chính toà, trên 300 nhà thờ đã được xây mới. Ngoài ra người ta có thể thấy một số công trình khác được xây mới khang trang to lớn hơn: Đại Chủng Viện với 3 dãy nhà lớn, Sở Mẹ Dòng Mến Thánh Giá, Trung Tâm Y tế TGM, các nhà nuôi dạy trẻ mồ côi khuyết tật, trường giáo lý, nhiều nhà tình thương. Và xa Giáo phận, Trụ sở 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Sài Gòn đã được xây mới với nguồn vốn tự ngài chắt chiu. Theo Đức Cha, muốn có những con người tốt thì phải có nơi đào tạo con người tốt, mà nhà thờ là nơi cần thiết để từ đó có những người ra đi loan Tin Mừng của Chúa.
Song song với việc xây dựng cơ sở vật chất, Đức Cha lưu tâm nhiều đến nhân sự tương lai cho giáo phận. Nhiều linh mục, tu sỹ, chủng sinh được gửi du học nước ngoài. Một số đã tu học trở về phục vụ giáo phận.
Điều đáng ghi nhận nữa là, sau gần 60 năm, con số giáo xứ giáo họ trong Giáo phận Vinh cầm chừng, gần như không thay đổi, thì trong thời Đức Cha Thuyên, giáo phận Vinh đã thành lập thêm 3 giáo hạt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, 27 giáo xứ, gần 60 giáo họ. Phần đất Nam Sông Son, nguyên là thuộc Giáo phận Huế được chuyển giao về Vinh. Giáo xứ Tam Toà được hồi sinh là một thành quả phải chịu đầy gian nan vất vả.
Tất cả để xây dựng và củng cố đức tin cho con cái
Kinh nghiệm từng trải với đầy dẫy khó khăn thử thách, Đức Cha Thuyên đã từng tâm sự khi nghĩ lại những năm gian khổ: “Theo cách nghĩ của loài người thì có những thời gian, chúng tôi nhìn về tương lai trong mịt mù, và có lúc đã nghĩ rằng sự đạo nơi vùng đất này sẽ có ngày chấm tận. Bắt bớ, giam cầm, chiến tranh, ly loạn, nhất là ý thức hệ phá tôn giáo cứ hoành hành ráo riết. Câu hỏi của các chủ chăn là làm sao cho con cái mình đứng vững, biết bám trụ với thời cuộc chứ đừng nói gì là phát triển”. Trên kinh nghiệm đó, khi có thuận tiện, Đức Cha Cao Đình Thuyên đã làm mọi cách có thể, nhất là đẩy mạnh việc dạy và học giáo lý, từ cấp giáo phận, giáo hạt, giáo xứ, giáo họ. Điều đặc biệt là chương trình giáo lý được thực hiện đồng loạt và đồng bộ trong giáo phận. Năm nào cũng có các khoá tập huấn giáo lý viên cấp giáo hạt và Đức Cha luôn có mặt tới từng giáo hạt để gặp gỡ giáo lý viên trong dịp đó. Để động viên và cổ võ phong trào, việc thi giáo lý cũng được tổ chức đều đặn từ giáo họ lên giáo xứ tới giáo hạt và cuối cùng là cấp giáo phận. Chính nhờ những cố gắng này mà đức tin nơi người trẻ ít bị lung lay trước thách đố của thời đại.
Thành quả - mùa ơn gọi
Giáo phận Vinh nổi tiếng về số ơn gọi trẻ. Trong thời Đức Cha Cao Đình Thuyên, số ơn gọi không những không giảm mà lại còn gia tăng nhiều. Điều đáng nói là sau nhiều năm trời do khó khăn, nghi kỵ, khép kín, thế hệ trẻ Vinh được ra đi học hành nhiều hơn. Từ năm 2000 đến năm 2010, số sinh viên Công Giáo các trường Đại học Cao đẳng tăng lên gần 10 lần. Chính nhờ nhiều người trẻ được học hành mà ơn gọi linh mục tu sỹ ngày một gia tăng. Mỗi kỳ tuyển sinh Đại Chủng viện có không dưới 150 ứng sinh dự thi. Theo quy định hiện nay, tất cả đều có bằng đại học.
Có nhiều ý kiến khác nhau khi thấy Giáo phận Vinh có nhiều người trẻ tìm đường trong ơn gọi tu trì, nhưng suy cho cùng ý hướng này phải được khởi đi từ tinh thần đạo đức của mỗi người và được nuôi dưỡng từ trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, giáo họ.
Cũng vì tại giáo phận Vinh chỉ có một hội Dòng lâu đời là Dòng Mến Thánh Giá và nay có thêm Dòng Thừa Sai Bác Ái, nên nhiều người trẻ phải vào các Dòng Tu phía Nam.
Các hội đoàn Công Giáo Tiến hành
Trên nền tảng của lòng đạo đức, Giáo phận Vinh là mảnh đất tốt cho nhiều Hội Đoàn Công Giáo Tiến Hành phát triển. Số thành viên Gia Đình Thánh Tâm nay đã xấp xỉ 20.000. Hội Têrêxa Hài Đồng Giêsu hơn 3.000. Gia đình Khôi Bình tuy mới thành lập, nhưng nay cũng đã tới con số 2.000. Thêm vào đó còn có Gia Đình Phan Sinh Tại Thế, Tông Đồ Giáo Dân, Legio Marie, Giới Trẻ Phan Sinh, Thiếu Nhi Thánh Thể, v.v.. tất cả như tô thêm vẻ đẹp cho vườn hoa muôn sắc của giáo phận. Ai có dịp tham dự Tuần Chầu Lượt tại Giáo phận Vinh sẽ thấy được vẻ đẹp của các Hội Đoàn này. Chính nhờ họ mà nhiều sinh hoạt trong các giáo họ giáo xứ thêm thuận lợi, và nhiều lúc chính họ là nòng cốt tháo gỡ những khó khăn.
Hiệp thông - Vẻ đẹp và sức mạnh của người tin
Có thể nói, di sản quý báu nhất đã được bao thế hệ xây đắp là sự hiệp thông giữa những người tin Chúa trên mảnh đất Nghệ-Tĩnh-Bình này. Nhiều người sẽ khó quên câu nói của Đức Cha Cao Đình Thuyên tại Thái Hà: “Việc của Thái Hà cũng là việc của Giáo phận Vinh”. Một câu nói đã để lại một sứ điệp cho nhiều người. Nó phát xuất từ con tim của một con người luôn sống mầu nhiệm hiệp thông của Hội Thánh. Trong sự hiệp thông sâu sắc này, đến lượt Giáo phận Vinh gặp thử thách, người ta đang tự hỏi Đức Cha Thuyên sẽ làm gì. Một lần nữa ngài đã cho con cái biết sống hiệp thông. Tất cả là một, đến nỗi “Giáo phận Vinh không phải chỉ có 1 Cao Đình Thuyên mà có 500.000 Cao Đình Thuyên”. Bởi vì cảm nghiệm và thấy được sự hiệp thông mạnh mẽ nơi con cái trong toàn giáo phận mà Đức Cha dám nói lên câu nói mà nhiều người phải khâm phục. Đó là gia sản quý báu nhất giáo phận Vinh có được dưới thời Cao Đình Thuyên. Và đó cũng là cốt tuỷ của đời sống Giáo Hội ”
- Sau thánh lễ đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ Tân Lộc lên có lời chúc mừng Đức Cha.
- Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp thay mặt cho giáo phận chúc mừng và cảm ơn Đức Cha đã dốc hết sức lực phục vụ giáo phận đến hôm nay và mai sau.
- Những tràng pháo tay vang dội, những cái ôm ân tình, bao lời chúc tốt đẹp được hòa nguyện lại và chan hòa trong bữa cơm ân tình sau đó.
- Cám tạ Chúa Tình Yêu. Kính chúc Đức Cha luôn an bình và mạnh khỏe, vui vẻ trong tuổi già, là Ông Tiên tóc bạc trắng như mây nơi giấc ngủ của tuổi thơ. Là cây cổ thụ luôn rợp bóng che mát cho mọi người dừng nghỉ lúc nắng trời oi bức. Và xin Đức Cha luôn cầu nguyện cho chúng con sống xứng đáng là con Chúa con Giáo Hội trong thời đại hôm nay.
Giáo xứ Tân Lộc.
Đại Hội Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney
Diệp Hải Dung
12:04 07/12/2015
Đại Hội Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney
Sáng Chúa Nhật 06/12/2015 Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney đã tổ chức ngày Đại Hội Giáo Lý tại trường La Selle Revesby Heights, Sydney.
Đúng 9 giờ tất cả 8 Xứ đoàn Cabramatta, Georges Hall, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard và Plumpton tập trung tại sân trường để chuẩn bị Đại Hội Giáo Lý. Sau khi các em đọc kinh dâng ngày, Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney ngỏ lời chào mừng tất cả các em và quý phụ huynh đã đưa con em đến tham dự Đại hội.
Xem Hình
Chương trình thi Giáo Lý dành cho các ngành Tuổi Thơ, Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa Sĩ của từng Xứ đoàn. Cuộc thi rất là hào hứng và vui tươi, với những câu hỏi về Kinh Thánh, Giáo Hội và Phụng Vụ. Các em tỏ ra rất xuất sắc trả lời rất chính xác qua những câu hỏi do Ban Giám Khảo nêu ra. Có những em rất nhạy bén thông minh, đã bấm chuông trước khi câu hỏi nêu ra chưa hết và trả lời rất đúng. Các bậc phụ huynh tán thưởng nồng nhiệt và ngạc nhiên về sự học hiểu của các con em mình. Có một vài phụ huynh cho biết cảm tưởng là rất vui mừng khi con em của mình còn nói tiếng Việt đuợc và biết về Tin Mừng của Chúa Giêsu là tốt lắm rồi.
Đặc biệt các Huynh trưởng cũng lên dự thi để giúp vui và khuyến khích tinh thần các em.
Sau giờ cơm trưa, các em lai tiếp tục cuộc thi và phát Bằng Khen cho các em dự thi và qùa cho các Xứ đoàn. Xứ Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta đoạt giải nhất về Phong Trào. Xứ Đoàn Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ Mt. Pritchard đoạt giải nhất về Giáo Lý
Sau đó các em di chuyển vào nhà thờ St. Patrick kế bên để tham dự Thánh lễ do Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Chủ tế và sau bài giảng, Trưởng Hà Kim Ly Nghiêm huấn đã thỉnh đạt thăng cấp cho 25 Dự Trưởng và Huynh Trưởng cấp 1. Các Dự Trưởng và Huynh Trưởng lên quỳ tuyên thệ trước bàn thờ và lãnh nhận Khăn Quàng và Còi lãnh đạo.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Đại Hội Giáo Lý của Phong Trào , anh khen ngợi Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể TGP Sydney rất vững mạnh và giúp ích rất nhiều cho Cộng Đồng đồng thời anh cũng thay mặt Hội Đồng Mục Vụ trao tặng món quà cho Liên Đoàn để sinh hoạt. Anh cũng chúc mừng Tân Ban Chấp Hành mới của Liên Đoàn nhiệm kỳ 2016 – 2018. Kế tiếp chị Anna Ngô Thụy Thúy Hằng Liên Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn Cha Tuyên úy Đặc trách Liên Đoàn, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng, quý Sơ Trợ úy, quý Giảng Viên Giáo Lý, quý ân nhân, quý Phụ Huynh và quý Huynh Trưởng đã dành nhiều thời gian quý báu đến tham dự ngày Đại Hội Giáo Lý do Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney tổ chức đúc kết cuối năm, chị cũng cám ơn quý vị ân nhân đã trợ giúp cho các em phương tiện di chuyển và giúp nấu ẩm thực.
Sau cùng là phần trao giải Cup Danh Dự Liên Đoàn cho Xứ đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta đã đoạt giải xuất sắc của Liên Đoàn. Đây là giải danh dự nhất mà Liên đoàn hàng năm trao cho một Xứ đoàn có số điểm trung bình cao nhất về Phong trào, Giáo lý và Chuyên môn.
Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết cũng trao bổ nhiệm thư cho các Sơ Trợ Uý Liên Đoàn và các Xứ đoàn Sau đó kết thúc Thánh lễ Cha Đặc trách, quý Sơ và các em Thiếu Nhi Thánh Thể cùng chụp hình lưu niệm bế mạc năm sinh hoạt.
Diệp Hải Dung
Sáng Chúa Nhật 06/12/2015 Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney đã tổ chức ngày Đại Hội Giáo Lý tại trường La Selle Revesby Heights, Sydney.
Đúng 9 giờ tất cả 8 Xứ đoàn Cabramatta, Georges Hall, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard và Plumpton tập trung tại sân trường để chuẩn bị Đại Hội Giáo Lý. Sau khi các em đọc kinh dâng ngày, Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney ngỏ lời chào mừng tất cả các em và quý phụ huynh đã đưa con em đến tham dự Đại hội.
Xem Hình
Chương trình thi Giáo Lý dành cho các ngành Tuổi Thơ, Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa Sĩ của từng Xứ đoàn. Cuộc thi rất là hào hứng và vui tươi, với những câu hỏi về Kinh Thánh, Giáo Hội và Phụng Vụ. Các em tỏ ra rất xuất sắc trả lời rất chính xác qua những câu hỏi do Ban Giám Khảo nêu ra. Có những em rất nhạy bén thông minh, đã bấm chuông trước khi câu hỏi nêu ra chưa hết và trả lời rất đúng. Các bậc phụ huynh tán thưởng nồng nhiệt và ngạc nhiên về sự học hiểu của các con em mình. Có một vài phụ huynh cho biết cảm tưởng là rất vui mừng khi con em của mình còn nói tiếng Việt đuợc và biết về Tin Mừng của Chúa Giêsu là tốt lắm rồi.
Đặc biệt các Huynh trưởng cũng lên dự thi để giúp vui và khuyến khích tinh thần các em.
Sau giờ cơm trưa, các em lai tiếp tục cuộc thi và phát Bằng Khen cho các em dự thi và qùa cho các Xứ đoàn. Xứ Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta đoạt giải nhất về Phong Trào. Xứ Đoàn Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ Mt. Pritchard đoạt giải nhất về Giáo Lý
Sau đó các em di chuyển vào nhà thờ St. Patrick kế bên để tham dự Thánh lễ do Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Chủ tế và sau bài giảng, Trưởng Hà Kim Ly Nghiêm huấn đã thỉnh đạt thăng cấp cho 25 Dự Trưởng và Huynh Trưởng cấp 1. Các Dự Trưởng và Huynh Trưởng lên quỳ tuyên thệ trước bàn thờ và lãnh nhận Khăn Quàng và Còi lãnh đạo.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Đại Hội Giáo Lý của Phong Trào , anh khen ngợi Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể TGP Sydney rất vững mạnh và giúp ích rất nhiều cho Cộng Đồng đồng thời anh cũng thay mặt Hội Đồng Mục Vụ trao tặng món quà cho Liên Đoàn để sinh hoạt. Anh cũng chúc mừng Tân Ban Chấp Hành mới của Liên Đoàn nhiệm kỳ 2016 – 2018. Kế tiếp chị Anna Ngô Thụy Thúy Hằng Liên Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn Cha Tuyên úy Đặc trách Liên Đoàn, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng, quý Sơ Trợ úy, quý Giảng Viên Giáo Lý, quý ân nhân, quý Phụ Huynh và quý Huynh Trưởng đã dành nhiều thời gian quý báu đến tham dự ngày Đại Hội Giáo Lý do Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney tổ chức đúc kết cuối năm, chị cũng cám ơn quý vị ân nhân đã trợ giúp cho các em phương tiện di chuyển và giúp nấu ẩm thực.
Sau cùng là phần trao giải Cup Danh Dự Liên Đoàn cho Xứ đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta đã đoạt giải xuất sắc của Liên Đoàn. Đây là giải danh dự nhất mà Liên đoàn hàng năm trao cho một Xứ đoàn có số điểm trung bình cao nhất về Phong trào, Giáo lý và Chuyên môn.
Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết cũng trao bổ nhiệm thư cho các Sơ Trợ Uý Liên Đoàn và các Xứ đoàn Sau đó kết thúc Thánh lễ Cha Đặc trách, quý Sơ và các em Thiếu Nhi Thánh Thể cùng chụp hình lưu niệm bế mạc năm sinh hoạt.
Diệp Hải Dung
Giáo xứ Gia An, Phan Thiết chầu lượt
Phaolô Hữu Tạo
12:17 07/12/2015
Giáo xứ Gia An, Phan Thiết chầu lượt
Hòa cùng với niềm vui của Giáo Hội trong ngày Chúa Nhật thứ II mùa vọng. Sáng nay, 6/ 12/ 2015 Cha quản xứ Gia An long trọng dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Giáo xứ và khai mạc ngày chầu. Đây là niềm vinh dự chung của 3 Giáo xứ: Gia An, Lương Sơn, Hồng Liêm được thay mặt Giáo phận Chầu Thánh Thể Chúa. Chia sẻ trong bài Phúc Âm (Lc 3, 1-6) Cha quản xứ giúp cộng đoàn hiểu rõ hơn việc dọn đường chuẩn bị đón Chúa. Gioan tẩy giả, một ngôn sứ vĩ đại thời Cựu ước đã loan báo: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. Như vậy, ý Gioan muốn loan báo chúng ta phải xóa bỏ mọi bất công xã hội, thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về người chung quanh, để sẳn sàng đón tiếp Đấng “Sinh ra trên đồng, Sống trên đường và Chết trên đồi” vì chúng ta. Tinh thần này đang được Đức Giáo Hoàng Phanxicô cổ vũ.
Lúc 7h30, các em Thiếu nhi Thánh Thể đã cùng anh chị Giáo lý viên chầu phiên đầu tiên, tiếp đến là phiên chầu của các Giáo họ, các ban ngành trong Giáo xứ, các Giáo xứ Võ Xu, Vũ Hòa cũng về chầu hiệp thông.10g30 Cha GB hạt trưởng Đức Tánh Cung Nghinh Thánh Thể, chủ sự giờ Chầu bế mạc. Tột đỉnh của Mầu Nhiệm Thánh Thể hôm nay chính là giờ Chầu chung bế mạc. Mọi người cảm nghiệm được tất cả là hồng ân, dịp này chính là để mọi thành phần dân Chúa nhìn lại để tri ân Thiên Chúa, nhìn lại để cùng sám hối ăn năn và canh tân biến đổi mình.
Tuy vậy, tôi vẫn có cảm nhận so với những ngày Chầu của những năm sau 1975, lúc này Giáo Hội ít nhiều bị cấm cách, cả huyện Đức Linh (bao gầm cả Tánh Linh bây giờ) chỉ có 2 nhà thờ được phép hoạt động và có Cha quản xứ (Võ Đắt & Gia An), ngày Chầu đúng là dịp hoan hỷ của cả vùng: Giáo xứ chuẩn bị tinh thần trước cả tháng, nào tĩnh tâm, xưng tội, quét dọn, trang trí dù rất đơn giản là chỉ cắt giấy màu, dán băngrôn, treo cờ... Đêm thứ 7 trước ngày Chầu, giáo dân các vùng lân cận: Lạc Tánh, Huy Khiêm, Nghị Đức, Đức Tân, Mépu, Võ Đắt… lũ lượt kéo về, họ di chuyển bằng mọi phương tiện có thể: đi bộ, xe đạp, ghe, thuyền, cả rơ-móc máy cày…(Có khi còn bị Công an chặn đường, xét hỏi…), thế mà mọi người vẫn nô nức tuôn về. Theo gợi ý của Cha xứ, các gia đình trong xứ phải đón tiếp và lo nơi ăn chốn nghỉ cho 1 gia đình từ xa đến chầu, nhờ vậy bầu khí thật vui tươi phấn khởi, ai nấy dù xa lạ nhưng vẫn xem nhau như anh em con cùng một Cha trên trời. Ngày Chầu bắt đầu từ sau Thánh Lễ lúc 4 giờ 30 sáng đến 17 giờ chiều, bầu khí thật linh thiêng, giáo xứ thật rộn ràng đúng tinh thần của NGÀY CHẦU LƯỢT, ngày hiệp thông. Nói đến đây, không thể không nhớ đến hình ảnh Đức Cha Nicôla đáng kính.
Hiện nay, Giáo hạt có nhiều Giáo xứ, nhiều Nhà thờ, nhiều Cha xứ…, tôn giáo phần nào được thoải mái hơn, ngày Chầu trở nên rất đổi bình thường, giáo dân ít tham dự hơn xưa, giờ chầu ngắn hơn xưa, tinh thần ít vui tươi hơn xưa…
Bởi vậy: Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con biết nhận ra những vui buồn trong cuộc đời và biết nhận ra đâu là Thánh ý Chúa. Xin cho mọi thành phần dân Chúa trên trái đất này, biết vâng theo ý Chúa nhất là trong Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa sắp mở ra.
Phaolô Hữu Tạo
Lúc 7h30, các em Thiếu nhi Thánh Thể đã cùng anh chị Giáo lý viên chầu phiên đầu tiên, tiếp đến là phiên chầu của các Giáo họ, các ban ngành trong Giáo xứ, các Giáo xứ Võ Xu, Vũ Hòa cũng về chầu hiệp thông.10g30 Cha GB hạt trưởng Đức Tánh Cung Nghinh Thánh Thể, chủ sự giờ Chầu bế mạc. Tột đỉnh của Mầu Nhiệm Thánh Thể hôm nay chính là giờ Chầu chung bế mạc. Mọi người cảm nghiệm được tất cả là hồng ân, dịp này chính là để mọi thành phần dân Chúa nhìn lại để tri ân Thiên Chúa, nhìn lại để cùng sám hối ăn năn và canh tân biến đổi mình.
Hiện nay, Giáo hạt có nhiều Giáo xứ, nhiều Nhà thờ, nhiều Cha xứ…, tôn giáo phần nào được thoải mái hơn, ngày Chầu trở nên rất đổi bình thường, giáo dân ít tham dự hơn xưa, giờ chầu ngắn hơn xưa, tinh thần ít vui tươi hơn xưa…
Bởi vậy: Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con biết nhận ra những vui buồn trong cuộc đời và biết nhận ra đâu là Thánh ý Chúa. Xin cho mọi thành phần dân Chúa trên trái đất này, biết vâng theo ý Chúa nhất là trong Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa sắp mở ra.
Phaolô Hữu Tạo
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh mục - Thừa tác viên của lòng Chúa Thương Xót
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
21:23 07/12/2015
LINH MỤC –THỪA TÁC VIÊN CỦA LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Bước vào Mùa Vọng, các Giáo xứ nhộn nhịp bầu khí đạo đức: tĩnh tâm, giải tội. Các Linh mục bề bộn nhiều công việc như ngồi tòa, giảng phòng… không những giáo xứ mình phụ trách mà còn giúp nhiều xứ khác. Các Linh mục trong Giáo hạt theo truyền thống luân phiên đến từng giáo xứ ban Bí tích Hòa giải, tạo nên tình hiệp nhất huynh đệ và chia sẻ sứ vụ. Thiên Chúa dùng trung gian các Linh mục để thực thi Lòng Nhân Từ đối với những tội nhân.
Trong Năm Thánh đặc biệt về Lòng Chúa Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên các tín hữu như sau: “Chúng ta hãy đặt Bí Tích Hòa Giải ở trung tâm một lần nữa sao cho Bí Tích này giúp mọi người chạm vào sự hùng vĩ của Lòng Thương Xót Chúa...Với mỗi hối nhân, Bí Tích này sẽ là nguồn mạch của bình an nội tâm thật sự” (MV số 17). Ngài còn nhắc nhở các Linh mục: “Mỗi cha giải tội phải đón nhận các tín hữu tương tự như người cha trong dụ ngôn người con hoang đàng…Các cha giải tội được mời gọi ôm người con trai ăn năn đang trở về nhà và diễn tả niềm vui được có lại người con ấy…Cầu xin cho những cha giải tội đừng đặt ra những câu hỏi vô ích…Cầu xin cho các cha giải tội học được cách chấp nhận những lời kêu gọi giúp đỡ và lòng thương xót tuôn chảy từ trái tim của mỗi hối nhân” (MV số 17).
Vậy khi đến với Bí Tích Giao Hòa, tâm hồn ta sẽ chạm vào Lòng Nhân Từ của Thiên Chúa. Chúa Giêsu sẽ tha thứ cho ta. Người ban cho ta sự bình an trong tâm hồn. Chính Chúa Giêsu sẽ quét dọn căn nhà nội tâm của ta và biến đổi ta trở thành một con người mới. Chính lòng thống hối của con người mở cửa dẫn vào lòng thương xót, tha thứ và khoan nhân của Thiên Chúa. Thống hối không có nghĩa chỉ hối hận về tội mình đã phạm mà điều quan trọng hơn là cần phải hoán cải. Đây là điều đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh hôm Chúa Nhật vừa qua khi đọc kinh Truyền Tin với 30.000 tín hữu tại công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, như một lời giáo đầu mời gọi mọi người bước vào Năm Thánh Thương Xót.
Đọc lại “Tông Sắc Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót của Đức Thánh Cha Phanxicô mang tựa đề “Misericordiae vulltus” và cuốn sách “Chân dung Linh mục” của ĐGM. Giuse Vũ Duy Thống, tôi thấy nét đẹp của đời Linh mục qua hình ảnh: cha giải tội – thừa tác viên lòng Chúa thương xót.
Giải tội là một tác vụ khó khăn nhất nhưng là một tác vụ cao đẹp nhất.
1. Giải tội là một tác vụ khó khăn nhất và đòi hỏi nhất của Linh mục trong đời mục vụ.
a. Là tác vụ khó khăn nhất bởi lẽ:
Ngồi tòa giải tội giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Với một tư thế không đổi là lắng nghe, phân định, khuyên nhủ, ban phép giải tội. Nghe đi nghe lại đủ thứ tội luỵ trần gian. Linh mục Nguyễn Tầm Thường đã dùng hình ảnh “cái bô rác” để nói về lỗ tai các Linh mục, chứa đựng mọi rác rưới tội lỗi hồng trần, nhưng Linh mục không để mình bị lây nhiễm rác rưới.
Trí óc luôn làm việc căng thẳng. Một tư thế ngồi, tay cầm tràng hạt, tay chống trán, đầu tựa vào tòa nghe chăm chú. Có khi cơ thể mệt mỏi ê ẩm mà không được nghĩ ngơi. Lm Antôn Trần Xuân Sang, SVD, đang truyền giáo tận bên Paraguay, chia sẽ về khó khăn trong tác vụ giải tội nhân kỷ niệm ngày chịu chức linh mục: “Trong những tháng cuối năm phụng vụ, các giáo xứ và giáo điểm truyền giáo ở đây đều chuẩn bị cho các lễ thêm sức, rước lễ lần đầu nên các cha xứ thường mời các cha ngồi tòa. Có lẽ vì thấy tôi còn trẻ trung và dễ chịu nên các cha thường mời tôi ngồi tòa. Tôi còn nhớ lúc còn ở Việt Nam tôi cũng thường được ngồi tòa cùng với rất nhiều cha khác vào các dịp Mùa Chay hay Mùa Vọng ở các giáo xứ tại Sài Gòn. Sau khi ngồi tòa thì các cha được bồi dưỡng tô cháo gà cho ấm bụng, và… dĩ nhiên có một phong bì nữa. Còn những ngày ngồi tòa ở đây, chỉ có 3 linh mục mà con số xưng tội lại quá đông, nhiều người lại chẳng biết xưng tội như thế nào vì có khi cả hơn 30 năm rồi chưa bước đến nhà thờ. Lại thêm một số bà với mùi nước hoa vô cùng khó chịu cứ thao thao bất tuyệt kể những chuyện và những tội của người khác đôi lúc cũng làm tôi bực mình. Ngồi tòa cả mấy tiếng đồng hồ mà chẳng có được một ly nước lã, thậm chí muốn đi vô nhà vệ sinh mà cũng ráng nín cho xong việc, rồi khi xong việc thì nhìn đồng hồ đã gần 11 giờ đêm mà ông cha nhờ mình chẳng hề mời ăn tối, chẳng hề có một lời cảm ơn nên mình lẳng lặng về nhà kiếm chút gì bỏ vào bụng trước khi đi ngủ. Nhiều khi thấy cuộc đời sao nó bạc quá, bạc hơi vôi nữa và chẳng biết có mấy ai hiểu cho cuộc sống ở đất lạ quê người này. Đôi lúc cũng muốn buông xuôi và xin đến một nơi khác để có một cuộc sống thoải mái hơn và cũng để kiếm chút gì gởi cho cha mẹ già đang bệnh nhưng hình như trong thâm tâm vẫn còn những cuộc đấu tranh tư tưởng và những suy nghĩ trái chiều nhau nên đôi lúc cũng gây ra mất ngủ. (Đôi điều suy nghĩ dịp kỷ niệm chịu chức linh mục). Nhìn đoàn người xếp hàng dài chờ đợi, Linh mục giải tội đôi khi cảm thấy âu lo, nhưng nhờ ơn Chúa, ngài lại thêm phấn chấn nhiệt thành với bổn phận.
b. Là tác vụ đòi hỏi nhất bởi lẽ:
Trước khi ngồi tòa, Linh mục đã phải chuẩn bị bằng cách trang bị kiến thức tương hợp; khi giải tội, linh mục phải vận dụng khôn ngoan để phân định, cương nghị để khuyên can, nhân từ để xá giải.
Sau khi đã ra khỏi tòa hòa giải, Linh mục phải trung tín với ấn tòa giải tội. Nếu điều Linh mục phải nhớ trong ngày là sách nguyện, thì điều Linh mục phải quên chính là tội người ta xưng.
2. Giải tội là một tác vụ cao đẹp nhất và an ủi nhất.
Qua trung gian Linh mục, hối nhân gặp được trái tim đầy thương xót của Thiên Chúa. Và đó là hạnh phúc. Người ta bảo trên đời có ba bóng dáng hạnh phúc tinh ròng: mẹ đem con đi rửa tội về, người lành tạ thế và hối nhân từ tòa giải tội bước ra.
Nếu như hạnh phúc của người truyền giáo là có một người được rửa tội thì hạnh phúc của Linh mục giải tội là có một tội nhân được giao hòa với Chúa, được tìm lại ơn thứ tha và nguồn bình an, niềm vui tâm hồn. Hối nhân càng nhiều tội lỗi, càng lâu năm xa cách nguội lạnh mà được ơn trở lại thì Linh mục càng dâng đầy hạnh phúc. Có những hối nhân đã khóc nức nở khi sám hối về tội lỗi của mình và nhận ra lòng thương xót của Chúa. Họ quỳ đó, khóc chân thành với những dòng lệ ăn năn. Nước mắt hạnh phúc của người con trở về với Cha nhân từ. Những nổi đau thể xác, tâm hồn được bộc bạch. Có những người mẹ, người vợ thổ lộ tâm sự của gia đình, tâm tư không thể nói cùng ai chỉ trừ Cha giải tội. Thanh niên nam nữ với những thao thức tuổi trẻ xin linh hướng. Thiếu nhi đón nhận lời thăm hỏi khuyên bảo.
Có nhiều tâm hồn trong sáng, thánh thiện đến tòa giải tội đã làm gia tăng lòng đạo đức của linh mục. Thi hành tác vụ cao đẹp ấy, Linh mục là người diễn dịch lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa (Thư TNTT 2002 số 3).
Để có thể thi hành tác vụ của lòng thương một cách hữu hiệu, Thánh Gioan Phaolô II khuyên Linh mục phải sống khả tín và khả ái.
- Khả tín: “Thật vậy, dù ơn Chúa ban có thể hoàn tất công trình cứu rỗi qua những thừa tác viên bất xứng, nhưng thường tình Thiên Chúa muốn tỏ ra những việc lạ lùng của Ngài qua những vị sẵn sàng đi theo sự thúc giục và hướng dẫn của Thánh Thần hơn, bằng kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và bằng một đời sống thánh thiện” (PO, 12)
- Khả ái: “Người ta thường muốn được nhận biết và chăm sóc, vì chính trong tư thế gần gũi này mà họ có thể cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa một cách mạnh mẽ hơn” (Thư TNTT số 9). Linh mục phải làm hết cách để lòng thương xót của Thiên Chúa được sáng lên giữa những cử hành“Nghiêm nhặt qúa làm cho dân chúng bị dằn vặt tháo lui. Dễ dãi qúa gây hiểu lầm và ngộ nhận. Đấng giải tội rập theo gương Chúa Chiên lành mà tha tội phải diễn đạt đúng mực thước lòng đã sẵn có và sự tha thứ hầu mang lại an bình và chữa lành” (Thư TNTT số 8).
3. Linh mục cũng là hối nhân
Dù nhiệm vụ của linh mục “là trở thành những chứng nhân cho Thiên Chúa, là những phát ngôn viên của lòng nhân từ có sức cứu rỗi” (Số 10), “là Thừa tác viên của bí tích hòa giải”, nhưng linh mục cũng còn là hối nhân như bất cứ ai, vốn cần đón nhận những ơn phúc phát sinh từ bí tích hòa giải. Đó là điều kiện cần thiết cho đời sống linh mục “Đời sống linh mục có thể bị suy thoái nếu chính họ thờ ơ, hoặc vì một lý do nào khác, không đến với bí tích hòa giải một cách đều đặn với đức tin và lòng sốt sắng đích thực. Nếu một linh mục không còn đi xưng tội nữa hoặc xưng tội không nên thì sứ vụ linh mục của Ngài sẽ sớm bị ảnh hưởng, và chính cộng đoàn do linh mục dẫn dắt sẽ nhận ra điều đó’ (Tông huấn sám hối và hòa giải số 31).
Trước khi là Thừa tác viên lòng thương xót, mỗi linh mục cũng là người biết đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa. Không ai có thể cho đi một cách nhiệt tình mà mình chỉ kinh nghiệm mong manh. Chính vì thế, Tông huấn sám hối và hòa giải số 31 viết tiếp: “Chúng ta, các linh mục khởi đi từ kinh nghiệm cá nhân mình, có thể nói cách chắc chắn rằng, càng tìm đến bí tích hòa giải thường xuyên với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng ta càng đảm nhiệm tốt hơn tác vụ giải tội và bảo đảm rằng, các hối nhân sẽ hưởng được ân phúc nhiều hơn. Trái lại, tác vụ này sẽ mất nhiều hiệu năng nếu một cách nào đó, chúng ta không còn là những hối nhân thực thụ nữa”. Trong ý tưởng này ta có thể nói: càng là hối nhân thực thụ bao nhiêu, càng là thừa tác viên chân chính bấy nhiêu.
Mùa Vọng, nhìn chân dung Linh mục qua “Thừa Tác Viên của Lòng Thương Xót” để thấy được rằng, ngay tự nguồn gốc đã là khởi đi từ lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Chúa chọn các linh mục cách nhưng không:”Không phải các con chọn Thầy, nhưng chính Thầy chọn các con” (Ga 15, 16). Chúa sai đi làm đại diện cho Chúa dù linh mục bé nhỏ thấp hèn. Chúa ký thác trái tim đầy thương xót của Ngài vào trái tim nhân loại của linh mục để ban ơn tha thứ cho hối nhân. Muốn chu toàn trách vụ, linh mục cần ký thác trái tim nhỏ bé của mình vào trái tim xót thương của Thiên Chúa (số 4). Linh mục phải luôn ghi nhớ nằm lòng những lời Kinh Thánh: “Tội lỗi của chúng ta, chính Chúa Giêsu đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (1Pr 2,24); “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10); “Những người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, nhưng những người bệnh mới cần; Tôi đến không để gọi người công chính, mà kêu gọi người tội lỗi” (Mc 2,17). Và “Nếu các ông yêu người yêu các ông, thì nào có công chi? Vì ngay kẻ tội lỗi cũng yêu những ai yêu họ” (Lc 6,32); “Tôi bảo thật các ông, tội lỗi của cô ấy, tuy rất nhiều, nhưng đều đã được tha, vì cô ấy đã yêu nhiều; còn ai được tha ít, là vì yêu ít” (Lc 7,47). Khi những người đau khổ tín thác nơi Chúa Giêsu để được chữa lành, Chúa thường nói: “hãy an tâm, tội lỗi của con đã được tha” (Mt 9,2). Câu Chúa Giêsu phán với người đàn bà tội lỗi “chị hãy đi, và đừng phạm tội nữa” nhấn mạnh tới thống hối ăn năn. Lòng thương xót bao giờ cũng đi trước lòng thống hối: câu “chị hãy đi và đừng phạm tội nữa” đã được nói sau câu: “tôi cũng không kết án chị” (Ga 8,11)...
Mỗi lần ban ơn xá giải chia sẻ lòng Chúa xót thương là linh mục thấy mình được cộng hưởng trên đường nên thánh.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Bước vào Mùa Vọng, các Giáo xứ nhộn nhịp bầu khí đạo đức: tĩnh tâm, giải tội. Các Linh mục bề bộn nhiều công việc như ngồi tòa, giảng phòng… không những giáo xứ mình phụ trách mà còn giúp nhiều xứ khác. Các Linh mục trong Giáo hạt theo truyền thống luân phiên đến từng giáo xứ ban Bí tích Hòa giải, tạo nên tình hiệp nhất huynh đệ và chia sẻ sứ vụ. Thiên Chúa dùng trung gian các Linh mục để thực thi Lòng Nhân Từ đối với những tội nhân.
Trong Năm Thánh đặc biệt về Lòng Chúa Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên các tín hữu như sau: “Chúng ta hãy đặt Bí Tích Hòa Giải ở trung tâm một lần nữa sao cho Bí Tích này giúp mọi người chạm vào sự hùng vĩ của Lòng Thương Xót Chúa...Với mỗi hối nhân, Bí Tích này sẽ là nguồn mạch của bình an nội tâm thật sự” (MV số 17). Ngài còn nhắc nhở các Linh mục: “Mỗi cha giải tội phải đón nhận các tín hữu tương tự như người cha trong dụ ngôn người con hoang đàng…Các cha giải tội được mời gọi ôm người con trai ăn năn đang trở về nhà và diễn tả niềm vui được có lại người con ấy…Cầu xin cho những cha giải tội đừng đặt ra những câu hỏi vô ích…Cầu xin cho các cha giải tội học được cách chấp nhận những lời kêu gọi giúp đỡ và lòng thương xót tuôn chảy từ trái tim của mỗi hối nhân” (MV số 17).
Vậy khi đến với Bí Tích Giao Hòa, tâm hồn ta sẽ chạm vào Lòng Nhân Từ của Thiên Chúa. Chúa Giêsu sẽ tha thứ cho ta. Người ban cho ta sự bình an trong tâm hồn. Chính Chúa Giêsu sẽ quét dọn căn nhà nội tâm của ta và biến đổi ta trở thành một con người mới. Chính lòng thống hối của con người mở cửa dẫn vào lòng thương xót, tha thứ và khoan nhân của Thiên Chúa. Thống hối không có nghĩa chỉ hối hận về tội mình đã phạm mà điều quan trọng hơn là cần phải hoán cải. Đây là điều đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh hôm Chúa Nhật vừa qua khi đọc kinh Truyền Tin với 30.000 tín hữu tại công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, như một lời giáo đầu mời gọi mọi người bước vào Năm Thánh Thương Xót.
Đọc lại “Tông Sắc Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót của Đức Thánh Cha Phanxicô mang tựa đề “Misericordiae vulltus” và cuốn sách “Chân dung Linh mục” của ĐGM. Giuse Vũ Duy Thống, tôi thấy nét đẹp của đời Linh mục qua hình ảnh: cha giải tội – thừa tác viên lòng Chúa thương xót.
Giải tội là một tác vụ khó khăn nhất nhưng là một tác vụ cao đẹp nhất.
1. Giải tội là một tác vụ khó khăn nhất và đòi hỏi nhất của Linh mục trong đời mục vụ.
a. Là tác vụ khó khăn nhất bởi lẽ:
Ngồi tòa giải tội giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Với một tư thế không đổi là lắng nghe, phân định, khuyên nhủ, ban phép giải tội. Nghe đi nghe lại đủ thứ tội luỵ trần gian. Linh mục Nguyễn Tầm Thường đã dùng hình ảnh “cái bô rác” để nói về lỗ tai các Linh mục, chứa đựng mọi rác rưới tội lỗi hồng trần, nhưng Linh mục không để mình bị lây nhiễm rác rưới.
Trí óc luôn làm việc căng thẳng. Một tư thế ngồi, tay cầm tràng hạt, tay chống trán, đầu tựa vào tòa nghe chăm chú. Có khi cơ thể mệt mỏi ê ẩm mà không được nghĩ ngơi. Lm Antôn Trần Xuân Sang, SVD, đang truyền giáo tận bên Paraguay, chia sẽ về khó khăn trong tác vụ giải tội nhân kỷ niệm ngày chịu chức linh mục: “Trong những tháng cuối năm phụng vụ, các giáo xứ và giáo điểm truyền giáo ở đây đều chuẩn bị cho các lễ thêm sức, rước lễ lần đầu nên các cha xứ thường mời các cha ngồi tòa. Có lẽ vì thấy tôi còn trẻ trung và dễ chịu nên các cha thường mời tôi ngồi tòa. Tôi còn nhớ lúc còn ở Việt Nam tôi cũng thường được ngồi tòa cùng với rất nhiều cha khác vào các dịp Mùa Chay hay Mùa Vọng ở các giáo xứ tại Sài Gòn. Sau khi ngồi tòa thì các cha được bồi dưỡng tô cháo gà cho ấm bụng, và… dĩ nhiên có một phong bì nữa. Còn những ngày ngồi tòa ở đây, chỉ có 3 linh mục mà con số xưng tội lại quá đông, nhiều người lại chẳng biết xưng tội như thế nào vì có khi cả hơn 30 năm rồi chưa bước đến nhà thờ. Lại thêm một số bà với mùi nước hoa vô cùng khó chịu cứ thao thao bất tuyệt kể những chuyện và những tội của người khác đôi lúc cũng làm tôi bực mình. Ngồi tòa cả mấy tiếng đồng hồ mà chẳng có được một ly nước lã, thậm chí muốn đi vô nhà vệ sinh mà cũng ráng nín cho xong việc, rồi khi xong việc thì nhìn đồng hồ đã gần 11 giờ đêm mà ông cha nhờ mình chẳng hề mời ăn tối, chẳng hề có một lời cảm ơn nên mình lẳng lặng về nhà kiếm chút gì bỏ vào bụng trước khi đi ngủ. Nhiều khi thấy cuộc đời sao nó bạc quá, bạc hơi vôi nữa và chẳng biết có mấy ai hiểu cho cuộc sống ở đất lạ quê người này. Đôi lúc cũng muốn buông xuôi và xin đến một nơi khác để có một cuộc sống thoải mái hơn và cũng để kiếm chút gì gởi cho cha mẹ già đang bệnh nhưng hình như trong thâm tâm vẫn còn những cuộc đấu tranh tư tưởng và những suy nghĩ trái chiều nhau nên đôi lúc cũng gây ra mất ngủ. (Đôi điều suy nghĩ dịp kỷ niệm chịu chức linh mục). Nhìn đoàn người xếp hàng dài chờ đợi, Linh mục giải tội đôi khi cảm thấy âu lo, nhưng nhờ ơn Chúa, ngài lại thêm phấn chấn nhiệt thành với bổn phận.
b. Là tác vụ đòi hỏi nhất bởi lẽ:
Trước khi ngồi tòa, Linh mục đã phải chuẩn bị bằng cách trang bị kiến thức tương hợp; khi giải tội, linh mục phải vận dụng khôn ngoan để phân định, cương nghị để khuyên can, nhân từ để xá giải.
Sau khi đã ra khỏi tòa hòa giải, Linh mục phải trung tín với ấn tòa giải tội. Nếu điều Linh mục phải nhớ trong ngày là sách nguyện, thì điều Linh mục phải quên chính là tội người ta xưng.
2. Giải tội là một tác vụ cao đẹp nhất và an ủi nhất.
Qua trung gian Linh mục, hối nhân gặp được trái tim đầy thương xót của Thiên Chúa. Và đó là hạnh phúc. Người ta bảo trên đời có ba bóng dáng hạnh phúc tinh ròng: mẹ đem con đi rửa tội về, người lành tạ thế và hối nhân từ tòa giải tội bước ra.
Nếu như hạnh phúc của người truyền giáo là có một người được rửa tội thì hạnh phúc của Linh mục giải tội là có một tội nhân được giao hòa với Chúa, được tìm lại ơn thứ tha và nguồn bình an, niềm vui tâm hồn. Hối nhân càng nhiều tội lỗi, càng lâu năm xa cách nguội lạnh mà được ơn trở lại thì Linh mục càng dâng đầy hạnh phúc. Có những hối nhân đã khóc nức nở khi sám hối về tội lỗi của mình và nhận ra lòng thương xót của Chúa. Họ quỳ đó, khóc chân thành với những dòng lệ ăn năn. Nước mắt hạnh phúc của người con trở về với Cha nhân từ. Những nổi đau thể xác, tâm hồn được bộc bạch. Có những người mẹ, người vợ thổ lộ tâm sự của gia đình, tâm tư không thể nói cùng ai chỉ trừ Cha giải tội. Thanh niên nam nữ với những thao thức tuổi trẻ xin linh hướng. Thiếu nhi đón nhận lời thăm hỏi khuyên bảo.
Có nhiều tâm hồn trong sáng, thánh thiện đến tòa giải tội đã làm gia tăng lòng đạo đức của linh mục. Thi hành tác vụ cao đẹp ấy, Linh mục là người diễn dịch lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa (Thư TNTT 2002 số 3).
Để có thể thi hành tác vụ của lòng thương một cách hữu hiệu, Thánh Gioan Phaolô II khuyên Linh mục phải sống khả tín và khả ái.
- Khả tín: “Thật vậy, dù ơn Chúa ban có thể hoàn tất công trình cứu rỗi qua những thừa tác viên bất xứng, nhưng thường tình Thiên Chúa muốn tỏ ra những việc lạ lùng của Ngài qua những vị sẵn sàng đi theo sự thúc giục và hướng dẫn của Thánh Thần hơn, bằng kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và bằng một đời sống thánh thiện” (PO, 12)
- Khả ái: “Người ta thường muốn được nhận biết và chăm sóc, vì chính trong tư thế gần gũi này mà họ có thể cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa một cách mạnh mẽ hơn” (Thư TNTT số 9). Linh mục phải làm hết cách để lòng thương xót của Thiên Chúa được sáng lên giữa những cử hành“Nghiêm nhặt qúa làm cho dân chúng bị dằn vặt tháo lui. Dễ dãi qúa gây hiểu lầm và ngộ nhận. Đấng giải tội rập theo gương Chúa Chiên lành mà tha tội phải diễn đạt đúng mực thước lòng đã sẵn có và sự tha thứ hầu mang lại an bình và chữa lành” (Thư TNTT số 8).
3. Linh mục cũng là hối nhân
Dù nhiệm vụ của linh mục “là trở thành những chứng nhân cho Thiên Chúa, là những phát ngôn viên của lòng nhân từ có sức cứu rỗi” (Số 10), “là Thừa tác viên của bí tích hòa giải”, nhưng linh mục cũng còn là hối nhân như bất cứ ai, vốn cần đón nhận những ơn phúc phát sinh từ bí tích hòa giải. Đó là điều kiện cần thiết cho đời sống linh mục “Đời sống linh mục có thể bị suy thoái nếu chính họ thờ ơ, hoặc vì một lý do nào khác, không đến với bí tích hòa giải một cách đều đặn với đức tin và lòng sốt sắng đích thực. Nếu một linh mục không còn đi xưng tội nữa hoặc xưng tội không nên thì sứ vụ linh mục của Ngài sẽ sớm bị ảnh hưởng, và chính cộng đoàn do linh mục dẫn dắt sẽ nhận ra điều đó’ (Tông huấn sám hối và hòa giải số 31).
Trước khi là Thừa tác viên lòng thương xót, mỗi linh mục cũng là người biết đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa. Không ai có thể cho đi một cách nhiệt tình mà mình chỉ kinh nghiệm mong manh. Chính vì thế, Tông huấn sám hối và hòa giải số 31 viết tiếp: “Chúng ta, các linh mục khởi đi từ kinh nghiệm cá nhân mình, có thể nói cách chắc chắn rằng, càng tìm đến bí tích hòa giải thường xuyên với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng ta càng đảm nhiệm tốt hơn tác vụ giải tội và bảo đảm rằng, các hối nhân sẽ hưởng được ân phúc nhiều hơn. Trái lại, tác vụ này sẽ mất nhiều hiệu năng nếu một cách nào đó, chúng ta không còn là những hối nhân thực thụ nữa”. Trong ý tưởng này ta có thể nói: càng là hối nhân thực thụ bao nhiêu, càng là thừa tác viên chân chính bấy nhiêu.
Mùa Vọng, nhìn chân dung Linh mục qua “Thừa Tác Viên của Lòng Thương Xót” để thấy được rằng, ngay tự nguồn gốc đã là khởi đi từ lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Chúa chọn các linh mục cách nhưng không:”Không phải các con chọn Thầy, nhưng chính Thầy chọn các con” (Ga 15, 16). Chúa sai đi làm đại diện cho Chúa dù linh mục bé nhỏ thấp hèn. Chúa ký thác trái tim đầy thương xót của Ngài vào trái tim nhân loại của linh mục để ban ơn tha thứ cho hối nhân. Muốn chu toàn trách vụ, linh mục cần ký thác trái tim nhỏ bé của mình vào trái tim xót thương của Thiên Chúa (số 4). Linh mục phải luôn ghi nhớ nằm lòng những lời Kinh Thánh: “Tội lỗi của chúng ta, chính Chúa Giêsu đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (1Pr 2,24); “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10); “Những người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, nhưng những người bệnh mới cần; Tôi đến không để gọi người công chính, mà kêu gọi người tội lỗi” (Mc 2,17). Và “Nếu các ông yêu người yêu các ông, thì nào có công chi? Vì ngay kẻ tội lỗi cũng yêu những ai yêu họ” (Lc 6,32); “Tôi bảo thật các ông, tội lỗi của cô ấy, tuy rất nhiều, nhưng đều đã được tha, vì cô ấy đã yêu nhiều; còn ai được tha ít, là vì yêu ít” (Lc 7,47). Khi những người đau khổ tín thác nơi Chúa Giêsu để được chữa lành, Chúa thường nói: “hãy an tâm, tội lỗi của con đã được tha” (Mt 9,2). Câu Chúa Giêsu phán với người đàn bà tội lỗi “chị hãy đi, và đừng phạm tội nữa” nhấn mạnh tới thống hối ăn năn. Lòng thương xót bao giờ cũng đi trước lòng thống hối: câu “chị hãy đi và đừng phạm tội nữa” đã được nói sau câu: “tôi cũng không kết án chị” (Ga 8,11)...
Mỗi lần ban ơn xá giải chia sẻ lòng Chúa xót thương là linh mục thấy mình được cộng hưởng trên đường nên thánh.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tiếng Hô Trong Sa Mạc
Nguyễn Trung Tây, Lm
21:38 07/12/2015
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
"Hãy dọn đường Chúa,
hãy bạt lối người đi,
mọi núi đồi sẽ được hạ thấp,
nơi cong queo,
đường thành thẳng tắp,
chỗ gồ ghề,
đường đi thẳng băng”
(Luca 3:4-6).
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 1-7/12/2015:: Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Cộng hòa Trung Phi
VietCatholic Network
08:27 07/12/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Cộng hòa Trung Phi
Trong chuyến tông du Phi Châu đầu tiên của Đức Thánh Cha từ 25 đến 30 tháng 11 vừa qua, viếng thăm Cộng hòa Trung Phi được xem là cuộc viếng thăm nguy hiểm nhất trong suốt 11 chuyến tông du đã được Đức Thánh Cha thực hiện cho đến nay. Hoàn cảnh của Giáo Hội tại quốc gia này và những biến cố chính đối với Giáo Hội địa phương đã diễn ra trong chuyến tông du vừa qua là những nội dung chính chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em trong chương trình Giáo Hội Năm Châu tuần này.
Sáng Chúa Nhật 29/11 Đức Thánh Cha đã từ giã Uganda để sang Cộng hòa Trung Phi là chặng thứ ba trong chuyến tông du Phi châu lần đầu tiên của ngài.
Lúc 8 giờ sáng Đức Thánh Cha đã từ giã các nhân viên Tòa Sứ Thần để ra phi trường cách đó 45 cây số đáp máy bay đi Trung Phi. Lễ nghi từ biệt đã diễn ra tại phi trường quốc tế Entebbe. Đức Thánh Cha đã được tổng thống tiếp đón tại lối vào dành cho các nhân vật quan trọng. Hai vị đã đàm đạo riêng với nhau trước khi lễ nghi tiễn biệt bắt đầu. Ban quân nhạc đã cử quốc thiều Vatican và quốc thiều Uganda. Đức Thánh Cha đã bắt tay từ biệt tổng thống Yoweri Kaguta Museveni và các vị lãnh đạo chính trị dân sự cũng như các Giám Mục Uganda.
Lúc 9 giờ 15 chiếc máy bay A330 của hãng hàng không Alitalia chở Đức Thánh Cha và đoàn tuỳ tùng đã cất cánh rời phi trường Entebbe để trực chỉ phi trường quốc tế M’poko của thủ đô Bangui cách đó 1,618 cây số.
Cộng hòa Trung Phi có 5,390,000 dân trong đó 25% là người Công Giáo sinh hoạt trong một tổng giáo phận là tổng giáo phận thủ đô Bangui và 8 giáo phận. Tình hình an ninh tại Cộng hòa Trung Phi là rất đáng lo ngại.
Thật vậy, ngày 24 tháng Ba năm 2013 quân Hồi Giáo Seleka chiếm được thủ đô Bangui. Lãnh đạo phiến quân là Michel Djotodia được đưa lên làm tổng thống. Quân Hồi Giáo Séléka bắt tay ngay vào việc cướp bóc, hãm hiếp, và thủ tiêu các tín hữu Kitô. Nhóm Hồi Giáo cực đoan này thực hiện âm mưu Hồi Giáo hóa đất nước bằng một cuộc diệt chủng người Kitô Giáo trên một quy mô lớn đến mức chính Michel Djotodia đã bất ngờ tuyên bố từ chức và đào vong ở nước ngoài hôm 10 tháng Giêng năm 2014 để tránh bị bắt đưa ra trước tòa án quốc tế về tội ác chống nhân loại.
Ngay chính tại ngôi nhà thờ mà quý vị và anh chị em thấy đây lúc 3h chiều ngày 7 tháng 7 năm 2014, tức là chỉ mới hơn một năm, 4 tháng trước đây, quân khủng bố Hồi Giáo Seneka đã tấn công vào ngôi nhà thờ này nơi đang có 6000 dân thường tạm trú. Chúng tàn sát hàng trăm người trong khuôn viên nhà thờ, và cả những người đã chạy vào trú ẩn bên trong ngôi thánh đường này.
Nhiều người trông đợi rằng cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên được mở là cửa Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, tại Thánh Đô Rôma, trung tâm của Giáo Hội Hoàn Vũ, vào ngày 08 tháng 12 tới đây. Tuy nhiên, cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên, do chính Đức Thánh Cha mở, lại là cửa thánh tại nhà thờ chính toà Thánh Giuse ở thủ đô Bangui của một nước cộng hòa mà nhiều người có lẽ cũng chẳng biết cái quốc gia ấy nằm ở đâu trên bản đồ thế giới; và biến cố này đã xảy ra hôm Chúa Nhật 29 tháng 11, trước cả ngày chính thức khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Giải thích với các ký giả về điều này, cha Lombardi cho biết lòng thương xót Chúa và mối quan hệ gần gũi giữa con người và Thiên Chúa là những khía cạnh trung tâm trong sứ vụ tông đồ của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đây là lý do tại sao cử chỉ quan trọng của Đức Thánh Cha tại nhà thờ Bangui có ý nghĩa đặc biệt. “Đức Thánh Cha muốn bắt đầu Năm Thánh Lòng Thương Xót ở một vùng đất nghèo, cần lòng thương xót, tha thứ, hòa giải, tình yêu. Đó là một thông điệp mạnh mẽ đối với châu Phi và trên thế giới”.
Dịp này, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cũng nhận xét rằng trong thời gian qua, câu hỏi thường được nhiều người đặt ra cho ngài là liệu Đức Thánh Cha có tông du Cộng hòa Trung Phi hay không. Cha Lombardi cho biết ngài “không bao giờ nghi ngờ việc Đức Giáo Hoàng sẽ tới thăm Cộng hòa Trung Phi”.
Cha Lombardi cũng nhắc lại lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Hôm nay Bangui là thủ đô tinh thần của thế giới ... Năm Thánh Lòng Thương Xót bắt đầu sớm hơn ở vùng đất đã phải chịu đựng trong nhiều năm những hậu quả của chiến tranh, hận thù, sự hiểu lầm và tình trạng thiếu vắng hòa bình.”
Cao điểm trong chuyến tông du Cộng hòa Trung Phi của Đức Thánh Cha Phanxicô là thánh lễ bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi sáng tại trung tâm thể thao Barthélémy Boganda ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi. Boganda là tên linh mục Công Giáo bản xứ đầu tiên tại Trung Phi, thụ phong hồi năm 1938. Sau này đã cha hồi tục hồi năm 1950 và trở thành tổng thống trong một thời gian ngắn khi Trung Phi được độc lập hồi năm 1960. Boganda được coi là vị lập quốc, và ngày qua đời 29-3 của vị này cũng là Lễ Quốc Khánh của Cộng hòa Trung Phi.
Trung tâm thể thao chỉ có 30 ngàn chỗ nên nhiều tín hữu tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha từ bên ngoài qua những màn hình khổng lồ.
Thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi và mừng kính thánh Anrê Tông Đồ. Đồng tế với Đức Thánh Cha có 30 Giám Mục và hàng trăm linh mục. Trong số những người hiện diện cũng có bà Tổng thống lâm thời Catherine Samba-Panza.
Đức Thánh Cha đã đi xe vòng quanh thao trường để chào thăm mọi người, trong bầu không khí rất nồng nhiệt. Trong thánh lễ những những đoàn vũ theo nhịp điệu và tiếng trống cổ truyền, nhất là lúc rước sách Phúc Âm, khi dâng lễ và sau khi rước lễ.
Trong bài giảng thánh lễ bằng tiếng Ý và được dịch từng đoạn ra tiếng địa phương, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy thực hành lời dạy của Chúa Giêsu với các môn đệ “Hãy sang bờ bên kia”, vượt thắng những khó khăn và đau khổ trong niềm tín thác. Ngài nói:
“Thật là tốt đẹp, nhất là trong thời kỳ khó khăn, khi những thử thách và đau khổ không thiếu, khi tương lai bất định và ta cảm thấy mệt mỏi, không chịu nổi, thật là tốt đẹp quây quần quanh Chúa, như chúng ta đang làm hôm nay, để vui hưởng sự hiện diện của Chúa, đời sống mới và ơn cứu độ Chúa đề nghị cho chúng ta, như bờ bên kia mà chúng ta phải hướng tới.
“Bờ bên kia, chắc chắn là đời sống vĩnh cửu, là Trời nơi chúng ta đang mong đợi. Cái nhìn này hướng về thế giới tương lai luôn nâng đỡ lòng can đảm của các tín hữu Kitô, những người nghèo khổ, bé nhỏ nhất, trong cuộc lữ hành trần thế của họ. Cuộc sống vĩnh cửu ấy không phải là một ảo tưởng, không phải là một sự trốn chạy trần thế; đó là một thực tại quyền năng kêu gọi chúng ta và đòi chúng ta dấn thân trong sự kiên trì tin tưởng và yêu thương.
“Nhưng bờ bên kia gần kề hơn, mà chúng ta tìm cách đạt tới là một thực tại đã biến đổi cuộc sống của chúng ta ngay từ bây giờ và thế giới chúng ta đang sống: “Người tin tưởng từ thâm tâm đã trở nên công chính” (Xc Rm 10,10). Họ đón nhận chính sự sống của Chúa Kitô, đấng làm cho họ có khả năng yêu mến Thiên Chúa và anh chị em một cách mới mẻ, đến độ làm nảy sinh một thế giới được tình yêu canh tân.
Đức Thánh Cha cũng nói với các tín hữu Công Giáo Trung Phi rằng: “Tôi muốn cùng với anh chị em cảm tạ Thiên Chúa Nhân Từ, vì tất cả những gì Chúa ban cho anh chị em, những gì là đẹp đẽ, quảng đại, can đảm, trong các gia đình và cộng đoàn của anh chị em, trong những biến cố xảy ra tại đất nước Anh chị em từ nhiều năm nay. Nhưng thực sự là chúng ta chưa đi tới đích, chúng ta còn như ở giữa dòng sông, chúng ta phải can đảm quyết định, với một quyết tâm truyền giáo được đổi mới, đi sang bờ bên kia. Mỗi Kitô hữu phải liên tục đoạn giao với những gì là con người cũ còn ở trong mình, con người tội lỗi, và luôn sẵn sàng thức tỉnh đối với tiếng gọi của ma quỉ, và những gì nó hành động trong thế giới chúng ta, và trong những thời kỳ xung đột, oán thù và chiến tranh, nó muốn đưa chúng ta tới ích kỷ, co cụm vào mình và nghi kỵ, bạo lực và bản năng tàn phá, báo thủ, bỏ rơi và bóc lột những người yếu thế nhất...
Tiếp tục bài giảng thánh lễ cuối cùng tại Phi châu sáng hôm (30-11), Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta cũng biết rằng các cộng đoàn Kitô của chúng ta được kêu gọi nên thánh, nhưng còn bao nhiêu đường dài phải đi. Chắc chắn tất cả chúng ta phải xin lỗi Chúa vì quá nhiều kháng cự và chậm chạp của chúng ta trong việc làm chứng cho Tin Mừng. Ước gì Năm Thánh Lòng Thương Xót vừa mới bắt đầu tại đất nước Anh chị em, là cơ hội để thực thi lòng thương xót. Hỡi anh chị em Trung Phi thân mến, nhất là anh chị em cần hướng nhìn về tương lai, và dựa vào kinh nghiệm con đường đã đi qua, hãy quyết định thực hiện một giai đoạn mới trong lịch sử Kitô tại đất nước Anh chị em, mạnh mẽ tiến về chân trời mới, ra khơi..
Đức Thánh Cha mời gọi mỗi tín hữu hãy tự hỏi trong thâm tâm về quan hệ bản thân của mìh với Chúa Giêsu, xem xét xem điều gì mình đã chấp nhận - hoặc từ khước, để đáp lại tiếng Chúa gọi theo sát ngài. Tiếng kêu của các sứ giả vang dội hơn bao giờ hết nơi tai chúng ta, chính trong thời kỳ cam go..Tiếng kêu ấy hôm nay cũng vang dội tại đất nước Trung Phi này.. Cả chúng ta, như thánh Phaolô Tông Đồ, cũng phải tràn đầy hy vọng và hăng hái đối với tương lai.. Bờ bên kia ở trong tầm tay, và Chúa Giêsu vượt qua sông với chúng ta..
Đức Thánh Cha nói: “Hỡi các tín hữu Kitô Trung Phi, mỗi người trong anh chị em được kêu gọi trở thành người thực hiện sự canh tân nhân bản và tinh thần cho đất nước Anh chị em, với lòng kiên trì trong đức tin và dấn thân truyền giáo. Tôi nhấn mạnh rằng: trở thành người thực hiện sự canh tân về mặt nhân bản và tinh thần.”
Cuối thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Dieudonné Nzapalainga, của giáo phận thủ đô Bangui cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Trung Phi đã đại diện mọi người cám ơn Đức Thánh Cha. Ngài gọi cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha là “Những ngày chắc chắn được ghi vào tâm hồn chúng con cũng như vào lịch sử đất nước chúng con.. Cuộc tông du của Đức Thánh Cha chắc chắn đánh dấu khởi đầu một giai đoạn mới cho toàn dân Trung Phi. Mặc dù có những cuộc khủng hoảng quân sự và chính trị, với những hậu quả kèm theo là các vụ ám sát, tàn hại và phá hủy, nhưng mỗi quan tâm mục vụ của Đức Thánh Cha đối với chúng con là một dấu chỉ hy vọng”.
Đức Tổng Giám Mục đã giới thiệu 3 bức tranh mà cộng đoàn Công Giáo Trung Phi tặng Đức Thánh Cha được làm bằng gỗ và những cánh bướm, 2 bức tượng bằng gỗ mun. Và Đức Thánh Cha tặng mỗi giáo phận Trung Phi một Mặt Nhật Mình Thánh Chúa để dùng trong việc chầu Thánh Thể liên lỷ.
Trước khi ban phép lành kết thúc, Đức Thánh Cha nhắc đến lễ thánh Anrê Tông Đồ, bổn mạng Giáo Hội Chính Thống Constantinople ở Thổ nhĩ kỳ và nói: “Trong ngày lễ kính thánh Anrê, từ đây, nơi con tim của Phi châu, tôi muốn ngỏ lời với người anh em rất yêu quí của tôi, Bartolomaios, Thượng Phụ chung. Tôi cầu chúc ngài hạnh phúc và tình huynh đẹ, tôi cầu xin Chúa chúc lành cho các Giáo Hội anh em của chúng ta”.
Thánh lễ kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ. Sau đó Đức Thánh Cha ra phi trường cách đó 5 cây số để đáp máy bay trở về Roma. Và sau hơn 6 tiếng đồng hồ, ngài đã trở về tới Phi trường Ciampino ở Roma lúc gần 7 giờ tối 30-11 cùng ngày.