Phụng Vụ - Mục Vụ
Chờ đợi Chúa trong vui tươi
Lm Giuse Đinh lập Liễm
05:16 10/12/2010
CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG A
A. DẪN NHẬP
Chúa nhật III Mùa Vọng được gọi là Chúa nhật mầu hồng nhắc nhở chúng ta hướng về ngày Chúa Quang lâm: ”Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa Quang lâm đã gần tới”(Gc 5,8). Chúa đã đến và Ngài sẽ lại đến. Việc Ngài đến làm cho chúng ta phải ngóng đợi. Chúng ta không biết khi nào Ngài đến, nên chúng ta phải kiên tâm chờ đợi. Giáo hội là Mẹ chúng ta, muốn dùng Phụng vụ Chúa nhật III Mùa Vọng để giúp chúng ta nghe lại sứ điệp hy vọng.
Đời là một cuộc chiến đấu không ngừng. Con người phải gặp biết bao gian lao thử thách trên đường đời, những đau khổ hằng ngày có thể làm cho chúng ta nản lòng bỏ cuộc. Vì thế, thánh Giacôbê, trong bài đọc 2, đã khuyên các tín hữu hãy kiên tâm bền chí chờ ngày Chúa Quang lâm giải thóat. Hãy học đòi những người nhà nông chờ đợi cho đất trổ sinh hoa mầu, nghĩa là phải kiên tâm chịu đựng mọi gian khổ, đừng nóng lòng vội vã mà nản lòng vì “dục tốc bất đạt”.
Vậy chúng ta hãy hướng tâm hồn tới niềm vui, và niềm vui này sẽ biến đổi những thực tại trần gian. Cuộc đời còn lắm chông gai nhưng chúng không biến thành trở ngại khiến chúng ta chùn bước khi đã có một niềm tin vững mạnh và niềm vui tràn đầy. Chúng ta hãy tiến bước trong hân hoan với tư cách là con cái Chúa, Đấng là nguồn vui và hy vọng của chúng ta. Tuy vậy, niềm vui đó hiện nay vẫn còn là niềm vui chờ đợi.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
Bài đọc 1: Is 35,1-10
Dân Do thái sống trong đau khổ, bị áp bức đủ bề. Dân mong đợi được giải thóat, nhưng hy vọng bị coi như ảo tưởng vì tương lai mù mịt, không có một chút ánh sáng nào cuối đường hầm. Dân chúng chán nản thất vọng. Lúc đó, tiên tri Isaia xuất hiện, khuyên dân chúng hãy vui lên, hãy can đảm lên vì “Thiên Chúa anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em”
Tiên tri cho biết: ”Những người được Đức Chúa giải thóat sẽ trở về, tiến đến Sion giữa tiếng hò reo, mặt rạng rỡ niềm vui vĩnh cửu. Họ sẽ được hớn hở tươi cười, đau khổ và khóc than sẽ biến mất”. Lời loan báo này giúp cho dân chúng lấy lại được hy vọng, hãy kiên nhẫn chờ đợi và hãy vui lên.
2. Bài đọc 2: Gc 5,7-10
Trong bài đọc 1, tiên tri Isaia nói lên những điều hứng khởi và thi vị, còn trong bài 2, thánh Giacôbê xem ra nói những lời bình dân hơn. Ngài khuyên tín hữu hãy noi gương các người nhà nông cứ giao việc lo toan mùa lúa chín vàng cho thời gian, để khuyên chúng ta sống kiên nhẫn chờ đợi.
Thánh nhân nói với những người dân thường, với những người đang bị cuộc đời thử thách, Ngài khích lệ họ kiên nhẫn chịu đựng những âu lo và khó nhọc hiện tại. Kiên nhẫn theo Tin mừng không phải là nhẫn nhục cằn cỗi, nhưng nó là hy vọng tích cực và sinh động, luôn tìm cách làm cho ngày của Chúa chóng đến. Trong khi chờ đợi Chúa đến, anh em cố sống thuận hòa với nhau.
3. Bài Tin mừng : Mt 11,2-11
Bẵng đi một thời gian khá dài, khỏang 800 năm, bỗng một tiên tri siêu đẳng xuất hiện, ăn châu chấu, uống mật ong rừng, mình mặc áo da thú, rao giảng đanh thép, thúc giục mọi người hóan cải tâm hồn. Thiên hạ nô nức tuốn đến nghe Gioan giảng, chịu phép rửa và có nhiều người coi ông là Đấng Cứu Thế.
Gioan đã biết ai là Đấng Cứu Thế rồi, nhưng môn đệ ông cứ tin tưởng ông là Đấng Cứu Thế. Nên ông kín đáo sai họ đến với Đức Giêsu để cho họ mở mắt ra và tin theo Chúa Cứu Thế. Ông sai họ đến và hỏi Đức Giêsu:”Thầy có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác”? Đức Giêsu không trả lời trực tiếp Ngài là ai mà chỉ bảo họ về thuật lại cho Gioan những điều mắt thấy tai nghe, những phép lạ Chúa làm như người mù xem thấy, kẻ què bước đi, người cùi được sạch, kẻ chết chỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin mừng, đúng như lời tiên tri Isaia đã báo trước về Đấng Cúu Thế.
Ông Gioan đã khôn khéo giới thiệu Đức Giêsu cho môn đệ ông biết Ngài là Đấng Cứu Thế muôn dân trông đợi và đã chuyển tòan bộ môn đệ mình sang cho Đức Giêsu. Ông sai họ đến với Ngài, giới thiệu Ngài cho họ, trước khi đầu ông bị bỏ vào đĩa.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA: Chờ đợi trong kiên nhẫn và vui tươi
I. NHỮNG THẮC MẮC VÀ GIẢI ĐÁP
1. Gioan, vị Tiền hô xuất hiện
Gioan là con thượng tế Zacharias thời ấy đứng vào hàng quí phái, là con một được sinh ra trong tuổi già của cha mẹ, nên được cưng chiều hết cỡ. Nhưng khi đến tuổi trưởng thành. Gioan đã tự ý từ giã cha mẹ đi vào sa mạc dọn lòng thi hành sứ mạng Tiền hô. Phần lớn đời sống Ngài ẩn dật trong sa mạc. Sống trong sa mạc đồng nghĩa với khổ hạnh. Ngòai sự khắc nghiệt của thời tiết, sự hoang vu cô tịch, sự đe dọa của thú dữ, Gioan còn tự nguyện sống khó nghèo, đơn sơ, đạm bạc. Y phục của Ngài chỉ là mảnh da thú quấn quanh thân thể. Thức ăn của Ngài là châu chấu và mật ong rừng, và bạn hữu của Ngài chỉ là muông chim cầm thú. Thiên hạ tìm đến cùng Ngài, kẻ xin làm môn đệ, người xin làm phép rửa để tỏ lòng ăn năn thống hối (Lc 3,7-8).
Trên dòng sông Giorđan có một khúc cạn nước, cách Biển Chết không xa. Như người ta còn ghi nhớ, đây là chỗ băng qua sông thuận tiện cho các đòan tuần hành có xe ngựa kéo, các thương buôn và các du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đây cũng là chỗ đại chúng thường gặp gỡ nhau để trao đổi đủ thứ tin tức từ khắp mọi nơi. Chính tại chỗ này, Gioan Tẩy giả đã rao giảng và rửa tội cho dân chúng. Ông cũng bận áo da thú như các tiên tri thuở xưa. Và đám dân bắt đầu thắc mắc: ”Ông này là ai vậy ? Ông ta có phải là Đấng Messia được Thiên Chúa hứa không ? Hay ông là vị sứ giả dọn đường cho Đấng Messia” ?
Đang lúc Gioan được danh giá và hoan nghênh tột bậc thì Đức Giêsu xuất hiện. Và bài Tin mừng hôm nay sẽ soi sáng cho chúng ta để hiểu được những thắc mắc ấy.
2. Gioan thắc mắc
Như chúng ta thấy trong Chúa nhật vừa qua, Gioan Tiền hô không ngừng loan báo Đấng Cứu Thế sẽ đến, “sức mạnh của Ngài giáng xuống” như sấm sét. Nhưng thái độ của Đức Giêsu rất không phù hợp với những lời khuyên bảo nghiêm khắc của ông. Không hề có ý định tiêu diệt những người tội lỗi, Ngài đi từ làng này sang làng khác, mở rộng đôi tay đón nhận tất cả những cảnh khốn khổ cùng quẫn của con người, chữa lành bệnh nhân, tha thứ tội lỗi, kêu gọi một người thu thuế bước theo Ngài, đồng bàn với những người tội lỗi. Khác xa với vị quan tòa đáng sợ mà Gioan đã loan báo, Đức Giêsu xuất hiện như người tôi tớ kín đáo, người ta không nghe tiếng Ngài trong quảng trường, Ngài không bẻ gẫy cây sậy bị giập nát và không làm tắt tim đèn còn bốc khói.
Ở đây Gioan đối đầu với cớ vấp phạm nghĩa là đối đầu với một chướng ngại có nguy cơ làm ông sụp ngã. Một Đấng Cứu Thế Tôi Tớ, khiêm nhường và đau khổ, khác xa với Đấng mà ông đã loan báo. Đó là thử thách đức tin của ông, đang chờ đợi một sự biểu lộ công bình, thì ông lại gặp lòng thương xót của Thiên Chúa.
Vì thế, từ trong tù ngục Machéronte, từ đáy suy tư mà hòan cảnh đã nhận chìm ông vào, Gioan, vị tiên tri bị hoang mang, đã sai các môn đệ đến đặt cho Đức Giêsu câu hỏi từ lâu thiêu đốt tâm hồn và môi miệng ông: ”Thầy có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi con phải chờ đợi Đáng nào khác”.
Tuy nhiên, một số người cho rằng câu hỏi đó không phải cho Gioan mà cho các môn đệ của ông. Có thể Gioan đàm đạo với các môn đệ của ông ở trong tù, họ hỏi ông là Đức Giêsu có thật là Đấng phải đến không ? Gioan bảo họ: Nếu các ngươi nghi ngờ Đức Giêsu là ai thì hãy đi xem Ngài đang làm gì, và có thể làm được những gì, lúc đó các ngươi sẽ hết nghi ngờ ngay. Ý kiến này được xác nhận khi Gioan chỉ vào Đức Giêsu mà nói với các môn đệ của ông: ”Chính Ngài là Đấng ta đã nói: Đấng đến sau tôi đã vượt trước tôi, vì Ngài đã có trước tôi (Ga 1,15). Tôi chưa hề biết Ngài, nhưng Đấng đã sai tôi đến thanh tẩy bằng nước, chính Ngài đã nói với tôi: ngươi thấy Thánh Thần đáp xuống và lưu lại trên ai thì chính Ngài là Đấng thanh tẩy trong Thánh Thần. Và tôi đã được xem thấy, và xin đoan chứng: chính Ngài là Đấng Thiên Chúa chọn”(Ga 133-34).
3. Đức Giêsu giải đáp
Đức Giêsu không trực tiếp trả lời cho phái đòan Gioan về thắc mắc trên nghĩa là Ngài không khẳng định cũng không phủ định Ngài là Đấng Cứu Thế muôn dân trông đợi mà cứ xem việc Ngài làm mà kết luận: ”Các ngươi cứ về thuật lại cho Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù xem thấy, kẻ què đi được, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin mừng”(Mt 11,4-5).
Đến đây, chúng ta nhớ lại lời loan báo của tiên tri Isaia khi ông loan báo về ngày của Thiên Chúa trong bài đọc 1 hôm nay. Trong ngày Thiên Chúa đến ban ơn cứu độ thì “Bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra, và tai người điếc sẽ được nghe. Bấy giờ người què sẽ nhảy lên như nai, và lưỡi người câm sẽ reo lên vui mừng ! bởi vì, nước sẽ chảy vọt ra trong hoang địa và thác sẽ trào dâng trong thảo nguyên”(Is 35,5-6). Và giờ đây, những điều đó đang được ứng nghiệm nơi Đức Giêsu, thì điều đó là một minh chứng tỏ tường: Đức Giêsu chính là Đức Messia mà Thiên Chúa đã hứa. Ngài chính là vị Thiên Chúa ở giữa nhân lọai, ở giữa chúng ta.
Và sau cùng là lời cảnh cáo: ”Phúc cho kẻ nào không vấp phạm vì Ta”(Mt 11,6). Phải chăng Đức Giêsu nói điều này với Gioan vì Gioan chỉ nắm có phân nửa chân lý. Gioan rao giảng Tin mừng về sự thánh thiện với sự hủy diệt từ trời, còn Đức Giêsu rao giảng Tin mừng về sự thánh thiện với sự yêu thương từ trời. Vì vậy Đức Giêsu nói với Gioan rằng “có thể Ta không làm điều ngươi trông đợi nơi Ta, nhưng những quyền năng đang bị đánh bại không phải bởi sức mạnh vô địch mà bởi tình yêu vô hạn”.
“Phúc cho kẻ nào không vấp ngã vì Ta” hay “Phúc cho những kẻ nào không đánh mất niềm tin vào Ta”, qua câu này Đức Giêsu có ý khuyên những người nghe Ngài giảng đừng bất bình với lối cư xử của Ngài. Ở đây Ngài có ý nhắc đến sự chậm tin của các môn đệ Gioan và của mọi người khác. Ngài thật là Đấng Thiên Sai, vậy đừng vì những vẻ bề ngòai: con bác thợ mộc, sống nghèo khó, đón tiếp kẻ tội lỗi, chết đau thương trên thập giá… mà vấp phạm, không tin vào vai trò cứu thế của Ngài.
II. CHỜ ĐỢI TRONG KIÊN NHẪN
Các bài đọc trong thánh lễ hôm nay đều có những lời đầy an ủi.
Trong bài đọc 1, tiên tri Isaia nói “Hãy can đảm lên, đừng sợ”. Trong bài đọc 2, thánh Giacôbê nói “Hãy kiên nhẫn, đừng nản lòng”. Trong bài Tin mừng Đức Giêsu nói với Gioan Tẩy giả “Phúc cho những người nào không đánh mất niềm tin vào Ta”.
Dân Do thái bị lưu đầy bên Babylon suốt 70 năm, thời gian trở nên dài lê thê đối với họ vì “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngọai”, dân chúng đã thấy chán nản và tuyệt vọng vì không còn lối thóat, chân trời tương lai còn mịt mờ. Nhưng tiên tri Isaia xuất hiện đem chút ánh sáng đến cho đêm tối. Dân Chúa được ví như hoang địa cằn cỗi, sẽ bừng lên niềm hy vọng tựa hồ dân trước viễn ảnh một cuộc xuất hành mới. Isaia thấy được sự huy hòang ấy và lên tiếng kêu gọi dân Chúa.
Chính chúng sẽ nhìn thấy vinh quang của Chúa và huy hòang của Thiên Chúa chúng ta. Chúa đến giữa dân Ngài, dẫn đầu một cuộc xuất hành và những bàn tay rời rã nên mạnh mẽ, đầu gối mỏi mòn được tăng sức, người sợ hãi thêm can đảm. Sự thay đổi lớn lao này có thể hiểu được khi Thiên Chúa ra tay cứu độ.
Việc dân Do thái được giải phóng khỏi ách nô lệ bên Babylon là hình ảnh Chúa sẽ đến giải thóat dân Ngài lần cuối cùng để đem lại niềm hoan lạc tuyệt đối cho con người. Nhưng thời đó chưa đến và cũng không biết bao giờ mới đến. Trong khi chờ đợi, chúng ta phải trải qua biết bao đau khổ, thử thách gian nan khốn khổ. Phật giáo gọi “đời là bể khổ”, theo kinh Lạy Nữ Vương thì chúng ta gọi “đời là thung lũng nước mắt”. Nhưng thánh Giacôbê khuyên: ”Hãy kiên nhẫn, đừng nản lòng.
Thánh Gioan Tẩy giả là con người thánh thiện, kính sợ Thiên Chúa, tuy nhiên cuối cùng, ngài cũng bị cầm tù với bản án tử hình. Chúng ta có thể làm hết sức mình, nhưng những sự việc vẫn có thể diễn tiến không tốt. Chúng ta cảm thấy bị Thiên Chúa bỏ rơi. Chúng ta nghi ngờ tình yêu của Ngài đối với chúng ta, và có lẽ nghi ngờ cả sự hiện diện của Ngài nữa. Trong những lúc như vậy, chúng ta hãy lắng nghe những lời của Đức Giêsu: ”Phúc cho những ai không đánh mất niềm tin vào Ta”.
Cái chết tạo ra một thử thách nghiêm khắc nhất đối với lòng tin của chúng ta. Chúng ta sống cuộc sống của mình dưới bóng tối của sự chết. Tất cả chúng ta, đặc biệt là đối với những người mới mất người thân yêu, và những người đang ở trong cảnh tối tăm, và sống trong bóng tối của sự chết, hãy nhớ lại tiên tri Isaia nói với dân Do thái: ”Hãy can đảm lên, đừng sợ”.
Trong bài đọc 2, thánh Giacôbê khuyên tín hữu hãy kiên tâm chờ đợi ngày Chúa Quang lâm. Trong khi chờ đợi chúng ta phải kiên nhẫn và chịu đựng trong gian khổ. Trước mọi vấn đề quan trọng cần giải quyết, người ta chia thành hai hạng người khác nhau:
- Những người nóng vội: muốn giải quyết ngay tức khắc, bằng cách nào cũng được, kết quả thế nào cũng không quan trọng.
- Những người kiên nhẫn: tìm hiểu kỹ vấn đề, suy nghĩ cách giải quyết thỏa đáng nhất, chờ có đủ điều kiện thuận lợi nhất.
Phần Thiên Chúa, Ngài không nóng vội nhưng rất kiên nhẫn, bởi vì Ngài muốn cứu chữa tận căn, muốn cải tạo con người, muốn canh tân thế giới.
Truyện: Thần Shiva của Ấn độ
Chuyện thần thọai Ấn độ kể rằng: Shiva là vị thần tạo dựng muôn lòai. Ngài sung sướng trong công việc tạo dựng với đôi bàn tay của Ngài, nhưng dẫu là thần Ngài không tránh khỏi sự nhàm chán. Shiva chán ngán những gì Ngài tạo dựng. Phải làm gì ? Dễ dàng, Shiva phá hủy những gì đã tạo dựng và làm nên cái mới. Cái mới cũng lại dần trở nên quen thuộc và Ngài lại phá hủy rồi bắt đầu lại. Tiến trình tạo dựng, tiêu hủy, tạo dựng, tiêu hủy vẫn tiếp diễn liên tục. Shiva là vị thần không kiên nhẫn.
So sánh thần Shiva với Thiên Chúa, chúng ta thấy có sự tương phản rõ rệt. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa kiên nhẫn. Dù con người sa ngã phạm tội, Ngài không bất nhẫn hủy diệt. Ngài không chỉ tạo dựng nhưng còn hứa cứu chuộc. Thánh Phêrô đã nói trong thư của Ngài:”Chúa không chậm trễ thực hiện Lời hứa, như có kẻ cho là Ngài chậm trễ. Kỳ thực, Ngài kiên nhẫn đối với anh em, vì Ngài không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi đến chỗ ăn năn hối cải”(2Pr 3,8b-9).
Chúng ta sống trong một xã hội đòi hỏi giải pháp nhanh chóng ngay lập tức cho mọi vấn đề. Nhanh hơn thì tốt hơn, người ta bảo chúng ta vậy. Và điều đòi hỏi nhanh chóng ngay lập tức còn đi sâu vào cả lãnh vực tâm linh nữa. Chúng ta muốn Đức Giêsu đến và đến nhanh. Chúng ta muốn được ơn cứu độ ngay mà không muốn đón nhận đau khổ do sự từ bỏ mình hay phải chờ đợi. Nếu Thiên Chúa không hòa hợp với chương trình thời gian tính của chúng ta, chúng ta cảm thấy mình bị lường gạt hay tệ hơn nữa, Thiên Chúa đã quên chúng ta rồi (Cf Minh Nhiên).
III. CHỜ ĐỢI TRONG VUI TƯƠI
1. Niềm vui thời Thiên Sai
Ngay những lời đầu tiên trong sách Isaia có đầy những từ ngữ: hoan lạc, hân hoan, trổ hoa, nhiệt liệt, reo hò. Diễn tả hết ý của tiên tri thật là khó. Niềm vui trong lòng ông rất to lớn, nhưng đó chỉ là niềm vui trong tương lai mà khi trình bầy, tác giả chưa được nếm. Ông nói về niềm vui sau lưu đầy khi dân Chúa hồi hương. Đất nước tuy tan hoang nhưng hứa hẹn sẽ nở hoa. Isaia muốn diễn tả niềm vui đó, niềm vui được nhìn thấy quê hương sau những năm đô hộ, nô lệ và lưu đầy.
Giáo hội mượn lại lời ông để nói lên niềm vui khi Chúa đến. Và thật ra những lời tiên tri kia cũng chỉ thực hiện đầy đủ khi Chúa đến và cứu chuộc chúng ta. Thế nên, đó là niềm vui của thời Thiên Sai, của ngày Chúa trở lại. Tất cả mọi khổ sở, đau phiền, bệnh tật, chết chóc bấy giờ mới chấm dứt; và người ta mới có thể nói như Isaia: vĩnh biệt phiền sầu than vãn.
Nhưng mọi sự xẩy ra trong ngày Chúa đến đều đã khởi sự từ ngày Chúa Giáng sinh. Những điều đó Chúa đã làm từ ngày Ngài xuất hiện. Đó là dấu chỉ thời Thiên Sai đã tới. Phải vui mừng ! Nhưng chưa phải là ngày Chúa đến lần sau hết. Niềm vui hiện nay còn là niềm vui đợi chờ.
2. Niềm vui của ngày hôm nay
a) Cuộc đời vui hay buồn ?
Tùy theo quan niệm của từng người, tùy theo tâm trạng của từng người mà cuộc đời trở nên vui hay buồn. Đời chỉ là một nhưng được nhìn dưới những khía cạnh khác nhau, có khi trái ngược nhau.
. Phải nhận định rằng, đời có rất nhiều lúc buồn với sinh, lão, bệnh, tử, không mấy khi được vừa ý.
. Nhưng cũng phải công nhận rằng: đời cũng có nhiều lúc vui. Phải chăng cái cười của chúng ta chẳng là biểu hiệu của niềm vui ?
. Cho nên phải kết luận rằng: vui buồn ở tại lòng ta. Ta vui thì đời là vui mà ta buồn là đời buồn. Chính mình phóng chiếu tâm hồn mình trên cảnh vật, tâm hồn mình vui hay buồn thì cũng theo đó cảnh vật trở nên vui hay buồn. Thi sĩ Nguyễn Du đã mô tả tình trạng tâm lý ấy rất đúng:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Truyện : Dễ tính và khó tính
Buổi sáng tại trạm xăng ở San Francisco, một người ngồi xe hơi đến:
- Xin cho hỏi thăm ông chủ một chuyện. Hai tuần lễ vừa qua, tôi nghỉ mát ở Santa Cruz. Thật hứng thú. Phong cảnh ở đó đẹp. Dân ở đó dễ thương. Còn về Redwood-Highway, ông chủ có ý kiến gì không ?
Ông chủ cây xăng hớn hở trả lời:
- Ở Redwood-Highway dân cũng dễ mến lắm.
Chưa đầy một tiếng đồng hồ, một người khác cũng muốn biết nơi nghỉ mát này, chàng ta nhăn nhó:
- Vừa rồi, tôi đã uổng mất hai tuần lễ nghỉ mát. Chỉ thấy bực mình. Phòng ngủ thì thiếu tiện nghi. Dân ở đó dễ ghét. Còn về chỗ nghỉ mát ở Redwood-Highway, ông chủ nghĩ thế nào ?
Ông chủ rầu rầu đáp:
- Miền Redwood-Highway cũng chẳng hơn gì.
Khách đi rồi, người ta mới hỏi ông:
- Tại sao thay đổi ý kiến chóng vậy ?
Ông nói:
- Đâu có. Tôi chỉ nhận xét rằng hai ông khách kia mỗi người theo đuổi một cảm nghĩ, không ai muốn thay đổi.Ông thứ nhất yêu người đã gặp, và thích phong cảnh đã được xem. Vậy chắc là đi tới nơi nào ông cũng thích, cũng yêu nơi đó. Còn người thứ nhì thì khó tính, hay càu nhàu. Vậy tôi nghĩ rằng đi tới đâu ông ta cũng bất mãn với nơi đó (Vũ minh Nghiễm, Sống sống, 1971, tr 210-212).
b) Đời phải là vui tươi
* Chúa là nguồn vui tươi
Thiên Chúa là sự thánh thiện, sáng láng, đẹp đẽ vô cùng, nơi Ngài không có gì đen tối, buồn thảm. Nơi Ngài chỉ thấy có sự vui tươi và yên ủi. Chúa như thế chẳng lẽ dựng nên toàn tiếng khóc, toàn đau khổ mà không dựng nên được những tiếng cười, những niềm vui tươi phấn khởi sao ? Chẳng thế mà thánh vịnh 42 đã quả quyết: ”Introibo ad altare Dei, ad Deum qui laetificat juventutem meam”. Chúa là nguồn sự hoan lạc, những ai đến cùng suối hoan lạc ấy cũng sẽ được vui tươi.
* Mọi sự đều vui tươi
Nhìn vào cảnh vật, có người cho là vui, có người cho là buồn. Nhưng thực sự, mọi cảnh vật đều là vui tươi phấn khởi vì nó là công trình sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng là chính nguồn vui của muôn vật, và Ngài thông ban nguồn vui ấy ra nơi vạn vật. Ai chỉ coi khía cạnh tiêu cực của vạn vật, công trình sáng tạo của Chúa thì kẻ ấy chỉ làm nhục cho Chúa, là kẻ vô ơn thôi.
* Thế nào là vui ?
Vui không phải là cái gì vật chất, không có hình dáng, không có trọng lượng hay mầu sắc vì niềm vui chỉ là trạng thái trong tâm hồn. Chúng ta chưa tìm được một câu định nghĩa đầy đủ khả dĩ thoả mãn được sự hiểu biết của chúng ta. Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng đã có lần cảm thấy vui mà không tả ra được. Chúng ta chỉ cảm thấy niềm vui đang man mác trong lòng. Chỉ có thể cảm nghiệm được niềm vui chứ không thể định nghĩa hay mô tả đầy đủ được. Chúng ta sẽ cảm thấy có niềm vui khi lương tâm chúng ta không hối hận về một việc gì mình đã làm, song còn được vui sướng hoặc hãnh diện về công việc đó.
* Vui khi có tâm hồn trong sạch
Những người tội lỗi không bao giờ được vui vẻ như:
. Cain sau khi giết em đâu tìm được giây phút bình yên vui vẻ vì con mắt lương tâm tức con mắt Chúa luôn theo dõi ông khắp nơi, khiến tinh thần ông bị rối loạn.
. Philatô sau khi đã tuyên án bất công cho Chúa, cũng cảm thấy lương tâm cắt rứt và muốn đi tự tử cho xong đời.
Truyện : Núi Philatô
Theo truyền khẩu, sau khi Chúa Giêsu chết, Philatô không được bình yên nữa. Ban đêm hắn bỗng giật mình dậy. Chúa Cứu thế đẫm máu hiện ra trước mặt hắn và bảo: ”Philatô, tại sao ngươi để ta bị xử oan vô tội” ? Thế rồi không thể chịu nổi sự hiển hiện khủng khiếp, cái con người có trái tim hèn nhát kia bèn trốn nhà đi. Hắn đi ra ngoại quốc, nhưng khắp nơi hắn đến, nơi nào Chúa Cứu thế đẫm máu cũng đứng trước mặt hắn.
Sau cùng, muốn trút hết những điều hối hận, bứt rứt, hắn nhảy xuống hồ BỐN TỔNG. Nhưng cái hồ cũng không nhận hắn bình yên. Một ngọn núi bỗng nổi lên trên xác hắn, thành một cái mồ khủng khiếp.
3. Niềm vui trong hy sinh và chấp nhận
Bao lâu người ta chưa biết hy sinh, chưa biết chấp nhận cuộc sống hiện tại, bấy lâu chưa có niềm vui trong lòng. Trái lại, chính sự hy sinh xả kỷ đã đem lại cho con người một niềm vui tươi man mác mà không một ai, hay của cải vật chất có thể đem lại được. Ông Nguyễn đình Tân đã nhận thấy như vậy và ông đã diễn tả tư tưởng ấy trong cuốn Thời bút như sau:
Xuân chỉ đến với những tâm hồn chu toàn bổn phận, với những tâm hồn biết chia vui sẻ buồn với tất cả mọi người.
Ai biết được cái vui xuân của người lính gác trong đêm giao thừa ở nơi biên giới vắng vẻ ? Chỉ họ mới biết. Vì họ biết họ thức cho bao nhiêu người ngủ, họ canh gác cho bao nhiêu đồng bào bình yên, họ lẻ loi để bao nhiêu người xum họp.
Ai biết được cái vui xuân của một bà Phước trong ngày mồng một Tết vẫn cắm cúi lau chùi những vết thương đau của người khốn khổ ? Ít ai biết được. Chỉ có bà ta biết được lòng mình, vì bà biết sự hy sinh của bà đã yên ủi đôi ba tâm hồn chơ vơ trong cảnh vui chung.
Ai biết được cái vui xuân của một tu sĩ một mình lặng lẽ cầu nguyện trong bóng tối của tu viện. Ít người biết được. Chỉ có người đó biết lòng mình thôi, vì họ biết họ cầu nguyện cho người giầu sang thiếu sự an ủi, cho người cao qúi thiếu sự bình an, cho người nghèo khó no đầy ơn phúc.
(Phạm đình Tân, Thời bút 1967, tr 157)
Ta mỉm cười trong đau khổ không phải luôn là hình phạt, nhưng có khi là nguyên do của một vui mừng. Chúa Giêsu đã phán: ”Hạt giống gieo xuống đất phải mục nát ra, mới sinh ra trăm ngàn hạt khác’. Người mẹ lúc sinh con phải buồn phiền, nhưng sẽ khoan khoái khi biết mình đã thêm cho đời một mụn con.
Ta sẽ mỉm cười trong khi làm ăn thất bại hay phải thất nghiệp, vì có khi ta thất bại vì ta chán nản. Ta sẽ tìm giải quyết mọi sự trong vui tươi như thi sĩ Alfred de Musset đã để lại cho chúng ta mấy vần thơ sau đây:
Tôi đi qua cánh đồng vắng,
Một con chim hát trên tổ
Dưới chân nó, bầy chim con chết lăn lóc,
Thế mà chim mẹ vẫn hát trước cảnh bình minh.
Hỡi hồn ta, mày đừng khóc nữa,
Vì cho đi mày mất hết mọi sự
Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời thanh thẳm
Vẫn là nguồn hy vọng ở trần gian cho mày.
(Alfred de Musset)
Trong khi chờ đợi Chúa Quang lâm, chúng ta vẫn còn phải ở trong thế gian này, phải vật lộn với bao sóng gió cuộc đời, chúng ta hãy an tâm, đừng sợ, kiên nhẫn chờ đợi trong vui tươi, Chúa sẽ đến giải thóat chúng ta và lúc đó niềm hoan lạc chúng ta sẽ được tràn đầy. Hãy tin tưởng, hãy cầu nguyện vì biết rằng “bên trên thế giới của trăng sao, có một người Cha yêu thương đang âu yếm nhìn ta”(Trích Bài ngợi ca Niềm vui trong Bản giao hưởng số 9 của Beethoven).
Giáo xứ Kim Phát - Đà Lạt
A. DẪN NHẬP
Chúa nhật III Mùa Vọng được gọi là Chúa nhật mầu hồng nhắc nhở chúng ta hướng về ngày Chúa Quang lâm: ”Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa Quang lâm đã gần tới”(Gc 5,8). Chúa đã đến và Ngài sẽ lại đến. Việc Ngài đến làm cho chúng ta phải ngóng đợi. Chúng ta không biết khi nào Ngài đến, nên chúng ta phải kiên tâm chờ đợi. Giáo hội là Mẹ chúng ta, muốn dùng Phụng vụ Chúa nhật III Mùa Vọng để giúp chúng ta nghe lại sứ điệp hy vọng.
Đời là một cuộc chiến đấu không ngừng. Con người phải gặp biết bao gian lao thử thách trên đường đời, những đau khổ hằng ngày có thể làm cho chúng ta nản lòng bỏ cuộc. Vì thế, thánh Giacôbê, trong bài đọc 2, đã khuyên các tín hữu hãy kiên tâm bền chí chờ ngày Chúa Quang lâm giải thóat. Hãy học đòi những người nhà nông chờ đợi cho đất trổ sinh hoa mầu, nghĩa là phải kiên tâm chịu đựng mọi gian khổ, đừng nóng lòng vội vã mà nản lòng vì “dục tốc bất đạt”.
Vậy chúng ta hãy hướng tâm hồn tới niềm vui, và niềm vui này sẽ biến đổi những thực tại trần gian. Cuộc đời còn lắm chông gai nhưng chúng không biến thành trở ngại khiến chúng ta chùn bước khi đã có một niềm tin vững mạnh và niềm vui tràn đầy. Chúng ta hãy tiến bước trong hân hoan với tư cách là con cái Chúa, Đấng là nguồn vui và hy vọng của chúng ta. Tuy vậy, niềm vui đó hiện nay vẫn còn là niềm vui chờ đợi.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
Bài đọc 1: Is 35,1-10
Dân Do thái sống trong đau khổ, bị áp bức đủ bề. Dân mong đợi được giải thóat, nhưng hy vọng bị coi như ảo tưởng vì tương lai mù mịt, không có một chút ánh sáng nào cuối đường hầm. Dân chúng chán nản thất vọng. Lúc đó, tiên tri Isaia xuất hiện, khuyên dân chúng hãy vui lên, hãy can đảm lên vì “Thiên Chúa anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em”
Tiên tri cho biết: ”Những người được Đức Chúa giải thóat sẽ trở về, tiến đến Sion giữa tiếng hò reo, mặt rạng rỡ niềm vui vĩnh cửu. Họ sẽ được hớn hở tươi cười, đau khổ và khóc than sẽ biến mất”. Lời loan báo này giúp cho dân chúng lấy lại được hy vọng, hãy kiên nhẫn chờ đợi và hãy vui lên.
2. Bài đọc 2: Gc 5,7-10
Trong bài đọc 1, tiên tri Isaia nói lên những điều hứng khởi và thi vị, còn trong bài 2, thánh Giacôbê xem ra nói những lời bình dân hơn. Ngài khuyên tín hữu hãy noi gương các người nhà nông cứ giao việc lo toan mùa lúa chín vàng cho thời gian, để khuyên chúng ta sống kiên nhẫn chờ đợi.
Thánh nhân nói với những người dân thường, với những người đang bị cuộc đời thử thách, Ngài khích lệ họ kiên nhẫn chịu đựng những âu lo và khó nhọc hiện tại. Kiên nhẫn theo Tin mừng không phải là nhẫn nhục cằn cỗi, nhưng nó là hy vọng tích cực và sinh động, luôn tìm cách làm cho ngày của Chúa chóng đến. Trong khi chờ đợi Chúa đến, anh em cố sống thuận hòa với nhau.
3. Bài Tin mừng : Mt 11,2-11
Bẵng đi một thời gian khá dài, khỏang 800 năm, bỗng một tiên tri siêu đẳng xuất hiện, ăn châu chấu, uống mật ong rừng, mình mặc áo da thú, rao giảng đanh thép, thúc giục mọi người hóan cải tâm hồn. Thiên hạ nô nức tuốn đến nghe Gioan giảng, chịu phép rửa và có nhiều người coi ông là Đấng Cứu Thế.
Gioan đã biết ai là Đấng Cứu Thế rồi, nhưng môn đệ ông cứ tin tưởng ông là Đấng Cứu Thế. Nên ông kín đáo sai họ đến với Đức Giêsu để cho họ mở mắt ra và tin theo Chúa Cứu Thế. Ông sai họ đến và hỏi Đức Giêsu:”Thầy có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác”? Đức Giêsu không trả lời trực tiếp Ngài là ai mà chỉ bảo họ về thuật lại cho Gioan những điều mắt thấy tai nghe, những phép lạ Chúa làm như người mù xem thấy, kẻ què bước đi, người cùi được sạch, kẻ chết chỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin mừng, đúng như lời tiên tri Isaia đã báo trước về Đấng Cúu Thế.
Ông Gioan đã khôn khéo giới thiệu Đức Giêsu cho môn đệ ông biết Ngài là Đấng Cứu Thế muôn dân trông đợi và đã chuyển tòan bộ môn đệ mình sang cho Đức Giêsu. Ông sai họ đến với Ngài, giới thiệu Ngài cho họ, trước khi đầu ông bị bỏ vào đĩa.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA: Chờ đợi trong kiên nhẫn và vui tươi
I. NHỮNG THẮC MẮC VÀ GIẢI ĐÁP
1. Gioan, vị Tiền hô xuất hiện
Gioan là con thượng tế Zacharias thời ấy đứng vào hàng quí phái, là con một được sinh ra trong tuổi già của cha mẹ, nên được cưng chiều hết cỡ. Nhưng khi đến tuổi trưởng thành. Gioan đã tự ý từ giã cha mẹ đi vào sa mạc dọn lòng thi hành sứ mạng Tiền hô. Phần lớn đời sống Ngài ẩn dật trong sa mạc. Sống trong sa mạc đồng nghĩa với khổ hạnh. Ngòai sự khắc nghiệt của thời tiết, sự hoang vu cô tịch, sự đe dọa của thú dữ, Gioan còn tự nguyện sống khó nghèo, đơn sơ, đạm bạc. Y phục của Ngài chỉ là mảnh da thú quấn quanh thân thể. Thức ăn của Ngài là châu chấu và mật ong rừng, và bạn hữu của Ngài chỉ là muông chim cầm thú. Thiên hạ tìm đến cùng Ngài, kẻ xin làm môn đệ, người xin làm phép rửa để tỏ lòng ăn năn thống hối (Lc 3,7-8).
Trên dòng sông Giorđan có một khúc cạn nước, cách Biển Chết không xa. Như người ta còn ghi nhớ, đây là chỗ băng qua sông thuận tiện cho các đòan tuần hành có xe ngựa kéo, các thương buôn và các du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đây cũng là chỗ đại chúng thường gặp gỡ nhau để trao đổi đủ thứ tin tức từ khắp mọi nơi. Chính tại chỗ này, Gioan Tẩy giả đã rao giảng và rửa tội cho dân chúng. Ông cũng bận áo da thú như các tiên tri thuở xưa. Và đám dân bắt đầu thắc mắc: ”Ông này là ai vậy ? Ông ta có phải là Đấng Messia được Thiên Chúa hứa không ? Hay ông là vị sứ giả dọn đường cho Đấng Messia” ?
Đang lúc Gioan được danh giá và hoan nghênh tột bậc thì Đức Giêsu xuất hiện. Và bài Tin mừng hôm nay sẽ soi sáng cho chúng ta để hiểu được những thắc mắc ấy.
2. Gioan thắc mắc
Như chúng ta thấy trong Chúa nhật vừa qua, Gioan Tiền hô không ngừng loan báo Đấng Cứu Thế sẽ đến, “sức mạnh của Ngài giáng xuống” như sấm sét. Nhưng thái độ của Đức Giêsu rất không phù hợp với những lời khuyên bảo nghiêm khắc của ông. Không hề có ý định tiêu diệt những người tội lỗi, Ngài đi từ làng này sang làng khác, mở rộng đôi tay đón nhận tất cả những cảnh khốn khổ cùng quẫn của con người, chữa lành bệnh nhân, tha thứ tội lỗi, kêu gọi một người thu thuế bước theo Ngài, đồng bàn với những người tội lỗi. Khác xa với vị quan tòa đáng sợ mà Gioan đã loan báo, Đức Giêsu xuất hiện như người tôi tớ kín đáo, người ta không nghe tiếng Ngài trong quảng trường, Ngài không bẻ gẫy cây sậy bị giập nát và không làm tắt tim đèn còn bốc khói.
Ở đây Gioan đối đầu với cớ vấp phạm nghĩa là đối đầu với một chướng ngại có nguy cơ làm ông sụp ngã. Một Đấng Cứu Thế Tôi Tớ, khiêm nhường và đau khổ, khác xa với Đấng mà ông đã loan báo. Đó là thử thách đức tin của ông, đang chờ đợi một sự biểu lộ công bình, thì ông lại gặp lòng thương xót của Thiên Chúa.
Vì thế, từ trong tù ngục Machéronte, từ đáy suy tư mà hòan cảnh đã nhận chìm ông vào, Gioan, vị tiên tri bị hoang mang, đã sai các môn đệ đến đặt cho Đức Giêsu câu hỏi từ lâu thiêu đốt tâm hồn và môi miệng ông: ”Thầy có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi con phải chờ đợi Đáng nào khác”.
Tuy nhiên, một số người cho rằng câu hỏi đó không phải cho Gioan mà cho các môn đệ của ông. Có thể Gioan đàm đạo với các môn đệ của ông ở trong tù, họ hỏi ông là Đức Giêsu có thật là Đấng phải đến không ? Gioan bảo họ: Nếu các ngươi nghi ngờ Đức Giêsu là ai thì hãy đi xem Ngài đang làm gì, và có thể làm được những gì, lúc đó các ngươi sẽ hết nghi ngờ ngay. Ý kiến này được xác nhận khi Gioan chỉ vào Đức Giêsu mà nói với các môn đệ của ông: ”Chính Ngài là Đấng ta đã nói: Đấng đến sau tôi đã vượt trước tôi, vì Ngài đã có trước tôi (Ga 1,15). Tôi chưa hề biết Ngài, nhưng Đấng đã sai tôi đến thanh tẩy bằng nước, chính Ngài đã nói với tôi: ngươi thấy Thánh Thần đáp xuống và lưu lại trên ai thì chính Ngài là Đấng thanh tẩy trong Thánh Thần. Và tôi đã được xem thấy, và xin đoan chứng: chính Ngài là Đấng Thiên Chúa chọn”(Ga 133-34).
3. Đức Giêsu giải đáp
Đức Giêsu không trực tiếp trả lời cho phái đòan Gioan về thắc mắc trên nghĩa là Ngài không khẳng định cũng không phủ định Ngài là Đấng Cứu Thế muôn dân trông đợi mà cứ xem việc Ngài làm mà kết luận: ”Các ngươi cứ về thuật lại cho Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù xem thấy, kẻ què đi được, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin mừng”(Mt 11,4-5).
Đến đây, chúng ta nhớ lại lời loan báo của tiên tri Isaia khi ông loan báo về ngày của Thiên Chúa trong bài đọc 1 hôm nay. Trong ngày Thiên Chúa đến ban ơn cứu độ thì “Bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra, và tai người điếc sẽ được nghe. Bấy giờ người què sẽ nhảy lên như nai, và lưỡi người câm sẽ reo lên vui mừng ! bởi vì, nước sẽ chảy vọt ra trong hoang địa và thác sẽ trào dâng trong thảo nguyên”(Is 35,5-6). Và giờ đây, những điều đó đang được ứng nghiệm nơi Đức Giêsu, thì điều đó là một minh chứng tỏ tường: Đức Giêsu chính là Đức Messia mà Thiên Chúa đã hứa. Ngài chính là vị Thiên Chúa ở giữa nhân lọai, ở giữa chúng ta.
Và sau cùng là lời cảnh cáo: ”Phúc cho kẻ nào không vấp phạm vì Ta”(Mt 11,6). Phải chăng Đức Giêsu nói điều này với Gioan vì Gioan chỉ nắm có phân nửa chân lý. Gioan rao giảng Tin mừng về sự thánh thiện với sự hủy diệt từ trời, còn Đức Giêsu rao giảng Tin mừng về sự thánh thiện với sự yêu thương từ trời. Vì vậy Đức Giêsu nói với Gioan rằng “có thể Ta không làm điều ngươi trông đợi nơi Ta, nhưng những quyền năng đang bị đánh bại không phải bởi sức mạnh vô địch mà bởi tình yêu vô hạn”.
“Phúc cho kẻ nào không vấp ngã vì Ta” hay “Phúc cho những kẻ nào không đánh mất niềm tin vào Ta”, qua câu này Đức Giêsu có ý khuyên những người nghe Ngài giảng đừng bất bình với lối cư xử của Ngài. Ở đây Ngài có ý nhắc đến sự chậm tin của các môn đệ Gioan và của mọi người khác. Ngài thật là Đấng Thiên Sai, vậy đừng vì những vẻ bề ngòai: con bác thợ mộc, sống nghèo khó, đón tiếp kẻ tội lỗi, chết đau thương trên thập giá… mà vấp phạm, không tin vào vai trò cứu thế của Ngài.
II. CHỜ ĐỢI TRONG KIÊN NHẪN
Các bài đọc trong thánh lễ hôm nay đều có những lời đầy an ủi.
Trong bài đọc 1, tiên tri Isaia nói “Hãy can đảm lên, đừng sợ”. Trong bài đọc 2, thánh Giacôbê nói “Hãy kiên nhẫn, đừng nản lòng”. Trong bài Tin mừng Đức Giêsu nói với Gioan Tẩy giả “Phúc cho những người nào không đánh mất niềm tin vào Ta”.
Dân Do thái bị lưu đầy bên Babylon suốt 70 năm, thời gian trở nên dài lê thê đối với họ vì “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngọai”, dân chúng đã thấy chán nản và tuyệt vọng vì không còn lối thóat, chân trời tương lai còn mịt mờ. Nhưng tiên tri Isaia xuất hiện đem chút ánh sáng đến cho đêm tối. Dân Chúa được ví như hoang địa cằn cỗi, sẽ bừng lên niềm hy vọng tựa hồ dân trước viễn ảnh một cuộc xuất hành mới. Isaia thấy được sự huy hòang ấy và lên tiếng kêu gọi dân Chúa.
Chính chúng sẽ nhìn thấy vinh quang của Chúa và huy hòang của Thiên Chúa chúng ta. Chúa đến giữa dân Ngài, dẫn đầu một cuộc xuất hành và những bàn tay rời rã nên mạnh mẽ, đầu gối mỏi mòn được tăng sức, người sợ hãi thêm can đảm. Sự thay đổi lớn lao này có thể hiểu được khi Thiên Chúa ra tay cứu độ.
Việc dân Do thái được giải phóng khỏi ách nô lệ bên Babylon là hình ảnh Chúa sẽ đến giải thóat dân Ngài lần cuối cùng để đem lại niềm hoan lạc tuyệt đối cho con người. Nhưng thời đó chưa đến và cũng không biết bao giờ mới đến. Trong khi chờ đợi, chúng ta phải trải qua biết bao đau khổ, thử thách gian nan khốn khổ. Phật giáo gọi “đời là bể khổ”, theo kinh Lạy Nữ Vương thì chúng ta gọi “đời là thung lũng nước mắt”. Nhưng thánh Giacôbê khuyên: ”Hãy kiên nhẫn, đừng nản lòng.
Thánh Gioan Tẩy giả là con người thánh thiện, kính sợ Thiên Chúa, tuy nhiên cuối cùng, ngài cũng bị cầm tù với bản án tử hình. Chúng ta có thể làm hết sức mình, nhưng những sự việc vẫn có thể diễn tiến không tốt. Chúng ta cảm thấy bị Thiên Chúa bỏ rơi. Chúng ta nghi ngờ tình yêu của Ngài đối với chúng ta, và có lẽ nghi ngờ cả sự hiện diện của Ngài nữa. Trong những lúc như vậy, chúng ta hãy lắng nghe những lời của Đức Giêsu: ”Phúc cho những ai không đánh mất niềm tin vào Ta”.
Cái chết tạo ra một thử thách nghiêm khắc nhất đối với lòng tin của chúng ta. Chúng ta sống cuộc sống của mình dưới bóng tối của sự chết. Tất cả chúng ta, đặc biệt là đối với những người mới mất người thân yêu, và những người đang ở trong cảnh tối tăm, và sống trong bóng tối của sự chết, hãy nhớ lại tiên tri Isaia nói với dân Do thái: ”Hãy can đảm lên, đừng sợ”.
Trong bài đọc 2, thánh Giacôbê khuyên tín hữu hãy kiên tâm chờ đợi ngày Chúa Quang lâm. Trong khi chờ đợi chúng ta phải kiên nhẫn và chịu đựng trong gian khổ. Trước mọi vấn đề quan trọng cần giải quyết, người ta chia thành hai hạng người khác nhau:
- Những người nóng vội: muốn giải quyết ngay tức khắc, bằng cách nào cũng được, kết quả thế nào cũng không quan trọng.
- Những người kiên nhẫn: tìm hiểu kỹ vấn đề, suy nghĩ cách giải quyết thỏa đáng nhất, chờ có đủ điều kiện thuận lợi nhất.
Phần Thiên Chúa, Ngài không nóng vội nhưng rất kiên nhẫn, bởi vì Ngài muốn cứu chữa tận căn, muốn cải tạo con người, muốn canh tân thế giới.
Truyện: Thần Shiva của Ấn độ
Chuyện thần thọai Ấn độ kể rằng: Shiva là vị thần tạo dựng muôn lòai. Ngài sung sướng trong công việc tạo dựng với đôi bàn tay của Ngài, nhưng dẫu là thần Ngài không tránh khỏi sự nhàm chán. Shiva chán ngán những gì Ngài tạo dựng. Phải làm gì ? Dễ dàng, Shiva phá hủy những gì đã tạo dựng và làm nên cái mới. Cái mới cũng lại dần trở nên quen thuộc và Ngài lại phá hủy rồi bắt đầu lại. Tiến trình tạo dựng, tiêu hủy, tạo dựng, tiêu hủy vẫn tiếp diễn liên tục. Shiva là vị thần không kiên nhẫn.
So sánh thần Shiva với Thiên Chúa, chúng ta thấy có sự tương phản rõ rệt. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa kiên nhẫn. Dù con người sa ngã phạm tội, Ngài không bất nhẫn hủy diệt. Ngài không chỉ tạo dựng nhưng còn hứa cứu chuộc. Thánh Phêrô đã nói trong thư của Ngài:”Chúa không chậm trễ thực hiện Lời hứa, như có kẻ cho là Ngài chậm trễ. Kỳ thực, Ngài kiên nhẫn đối với anh em, vì Ngài không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi đến chỗ ăn năn hối cải”(2Pr 3,8b-9).
Chúng ta sống trong một xã hội đòi hỏi giải pháp nhanh chóng ngay lập tức cho mọi vấn đề. Nhanh hơn thì tốt hơn, người ta bảo chúng ta vậy. Và điều đòi hỏi nhanh chóng ngay lập tức còn đi sâu vào cả lãnh vực tâm linh nữa. Chúng ta muốn Đức Giêsu đến và đến nhanh. Chúng ta muốn được ơn cứu độ ngay mà không muốn đón nhận đau khổ do sự từ bỏ mình hay phải chờ đợi. Nếu Thiên Chúa không hòa hợp với chương trình thời gian tính của chúng ta, chúng ta cảm thấy mình bị lường gạt hay tệ hơn nữa, Thiên Chúa đã quên chúng ta rồi (Cf Minh Nhiên).
III. CHỜ ĐỢI TRONG VUI TƯƠI
1. Niềm vui thời Thiên Sai
Ngay những lời đầu tiên trong sách Isaia có đầy những từ ngữ: hoan lạc, hân hoan, trổ hoa, nhiệt liệt, reo hò. Diễn tả hết ý của tiên tri thật là khó. Niềm vui trong lòng ông rất to lớn, nhưng đó chỉ là niềm vui trong tương lai mà khi trình bầy, tác giả chưa được nếm. Ông nói về niềm vui sau lưu đầy khi dân Chúa hồi hương. Đất nước tuy tan hoang nhưng hứa hẹn sẽ nở hoa. Isaia muốn diễn tả niềm vui đó, niềm vui được nhìn thấy quê hương sau những năm đô hộ, nô lệ và lưu đầy.
Giáo hội mượn lại lời ông để nói lên niềm vui khi Chúa đến. Và thật ra những lời tiên tri kia cũng chỉ thực hiện đầy đủ khi Chúa đến và cứu chuộc chúng ta. Thế nên, đó là niềm vui của thời Thiên Sai, của ngày Chúa trở lại. Tất cả mọi khổ sở, đau phiền, bệnh tật, chết chóc bấy giờ mới chấm dứt; và người ta mới có thể nói như Isaia: vĩnh biệt phiền sầu than vãn.
Nhưng mọi sự xẩy ra trong ngày Chúa đến đều đã khởi sự từ ngày Chúa Giáng sinh. Những điều đó Chúa đã làm từ ngày Ngài xuất hiện. Đó là dấu chỉ thời Thiên Sai đã tới. Phải vui mừng ! Nhưng chưa phải là ngày Chúa đến lần sau hết. Niềm vui hiện nay còn là niềm vui đợi chờ.
2. Niềm vui của ngày hôm nay
a) Cuộc đời vui hay buồn ?
Tùy theo quan niệm của từng người, tùy theo tâm trạng của từng người mà cuộc đời trở nên vui hay buồn. Đời chỉ là một nhưng được nhìn dưới những khía cạnh khác nhau, có khi trái ngược nhau.
. Phải nhận định rằng, đời có rất nhiều lúc buồn với sinh, lão, bệnh, tử, không mấy khi được vừa ý.
. Nhưng cũng phải công nhận rằng: đời cũng có nhiều lúc vui. Phải chăng cái cười của chúng ta chẳng là biểu hiệu của niềm vui ?
. Cho nên phải kết luận rằng: vui buồn ở tại lòng ta. Ta vui thì đời là vui mà ta buồn là đời buồn. Chính mình phóng chiếu tâm hồn mình trên cảnh vật, tâm hồn mình vui hay buồn thì cũng theo đó cảnh vật trở nên vui hay buồn. Thi sĩ Nguyễn Du đã mô tả tình trạng tâm lý ấy rất đúng:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Truyện : Dễ tính và khó tính
Buổi sáng tại trạm xăng ở San Francisco, một người ngồi xe hơi đến:
- Xin cho hỏi thăm ông chủ một chuyện. Hai tuần lễ vừa qua, tôi nghỉ mát ở Santa Cruz. Thật hứng thú. Phong cảnh ở đó đẹp. Dân ở đó dễ thương. Còn về Redwood-Highway, ông chủ có ý kiến gì không ?
Ông chủ cây xăng hớn hở trả lời:
- Ở Redwood-Highway dân cũng dễ mến lắm.
Chưa đầy một tiếng đồng hồ, một người khác cũng muốn biết nơi nghỉ mát này, chàng ta nhăn nhó:
- Vừa rồi, tôi đã uổng mất hai tuần lễ nghỉ mát. Chỉ thấy bực mình. Phòng ngủ thì thiếu tiện nghi. Dân ở đó dễ ghét. Còn về chỗ nghỉ mát ở Redwood-Highway, ông chủ nghĩ thế nào ?
Ông chủ rầu rầu đáp:
- Miền Redwood-Highway cũng chẳng hơn gì.
Khách đi rồi, người ta mới hỏi ông:
- Tại sao thay đổi ý kiến chóng vậy ?
Ông nói:
- Đâu có. Tôi chỉ nhận xét rằng hai ông khách kia mỗi người theo đuổi một cảm nghĩ, không ai muốn thay đổi.Ông thứ nhất yêu người đã gặp, và thích phong cảnh đã được xem. Vậy chắc là đi tới nơi nào ông cũng thích, cũng yêu nơi đó. Còn người thứ nhì thì khó tính, hay càu nhàu. Vậy tôi nghĩ rằng đi tới đâu ông ta cũng bất mãn với nơi đó (Vũ minh Nghiễm, Sống sống, 1971, tr 210-212).
b) Đời phải là vui tươi
* Chúa là nguồn vui tươi
Thiên Chúa là sự thánh thiện, sáng láng, đẹp đẽ vô cùng, nơi Ngài không có gì đen tối, buồn thảm. Nơi Ngài chỉ thấy có sự vui tươi và yên ủi. Chúa như thế chẳng lẽ dựng nên toàn tiếng khóc, toàn đau khổ mà không dựng nên được những tiếng cười, những niềm vui tươi phấn khởi sao ? Chẳng thế mà thánh vịnh 42 đã quả quyết: ”Introibo ad altare Dei, ad Deum qui laetificat juventutem meam”. Chúa là nguồn sự hoan lạc, những ai đến cùng suối hoan lạc ấy cũng sẽ được vui tươi.
* Mọi sự đều vui tươi
Nhìn vào cảnh vật, có người cho là vui, có người cho là buồn. Nhưng thực sự, mọi cảnh vật đều là vui tươi phấn khởi vì nó là công trình sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng là chính nguồn vui của muôn vật, và Ngài thông ban nguồn vui ấy ra nơi vạn vật. Ai chỉ coi khía cạnh tiêu cực của vạn vật, công trình sáng tạo của Chúa thì kẻ ấy chỉ làm nhục cho Chúa, là kẻ vô ơn thôi.
* Thế nào là vui ?
Vui không phải là cái gì vật chất, không có hình dáng, không có trọng lượng hay mầu sắc vì niềm vui chỉ là trạng thái trong tâm hồn. Chúng ta chưa tìm được một câu định nghĩa đầy đủ khả dĩ thoả mãn được sự hiểu biết của chúng ta. Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng đã có lần cảm thấy vui mà không tả ra được. Chúng ta chỉ cảm thấy niềm vui đang man mác trong lòng. Chỉ có thể cảm nghiệm được niềm vui chứ không thể định nghĩa hay mô tả đầy đủ được. Chúng ta sẽ cảm thấy có niềm vui khi lương tâm chúng ta không hối hận về một việc gì mình đã làm, song còn được vui sướng hoặc hãnh diện về công việc đó.
* Vui khi có tâm hồn trong sạch
Những người tội lỗi không bao giờ được vui vẻ như:
. Cain sau khi giết em đâu tìm được giây phút bình yên vui vẻ vì con mắt lương tâm tức con mắt Chúa luôn theo dõi ông khắp nơi, khiến tinh thần ông bị rối loạn.
. Philatô sau khi đã tuyên án bất công cho Chúa, cũng cảm thấy lương tâm cắt rứt và muốn đi tự tử cho xong đời.
Truyện : Núi Philatô
Theo truyền khẩu, sau khi Chúa Giêsu chết, Philatô không được bình yên nữa. Ban đêm hắn bỗng giật mình dậy. Chúa Cứu thế đẫm máu hiện ra trước mặt hắn và bảo: ”Philatô, tại sao ngươi để ta bị xử oan vô tội” ? Thế rồi không thể chịu nổi sự hiển hiện khủng khiếp, cái con người có trái tim hèn nhát kia bèn trốn nhà đi. Hắn đi ra ngoại quốc, nhưng khắp nơi hắn đến, nơi nào Chúa Cứu thế đẫm máu cũng đứng trước mặt hắn.
Sau cùng, muốn trút hết những điều hối hận, bứt rứt, hắn nhảy xuống hồ BỐN TỔNG. Nhưng cái hồ cũng không nhận hắn bình yên. Một ngọn núi bỗng nổi lên trên xác hắn, thành một cái mồ khủng khiếp.
3. Niềm vui trong hy sinh và chấp nhận
Bao lâu người ta chưa biết hy sinh, chưa biết chấp nhận cuộc sống hiện tại, bấy lâu chưa có niềm vui trong lòng. Trái lại, chính sự hy sinh xả kỷ đã đem lại cho con người một niềm vui tươi man mác mà không một ai, hay của cải vật chất có thể đem lại được. Ông Nguyễn đình Tân đã nhận thấy như vậy và ông đã diễn tả tư tưởng ấy trong cuốn Thời bút như sau:
Xuân chỉ đến với những tâm hồn chu toàn bổn phận, với những tâm hồn biết chia vui sẻ buồn với tất cả mọi người.
Ai biết được cái vui xuân của người lính gác trong đêm giao thừa ở nơi biên giới vắng vẻ ? Chỉ họ mới biết. Vì họ biết họ thức cho bao nhiêu người ngủ, họ canh gác cho bao nhiêu đồng bào bình yên, họ lẻ loi để bao nhiêu người xum họp.
Ai biết được cái vui xuân của một bà Phước trong ngày mồng một Tết vẫn cắm cúi lau chùi những vết thương đau của người khốn khổ ? Ít ai biết được. Chỉ có bà ta biết được lòng mình, vì bà biết sự hy sinh của bà đã yên ủi đôi ba tâm hồn chơ vơ trong cảnh vui chung.
Ai biết được cái vui xuân của một tu sĩ một mình lặng lẽ cầu nguyện trong bóng tối của tu viện. Ít người biết được. Chỉ có người đó biết lòng mình thôi, vì họ biết họ cầu nguyện cho người giầu sang thiếu sự an ủi, cho người cao qúi thiếu sự bình an, cho người nghèo khó no đầy ơn phúc.
(Phạm đình Tân, Thời bút 1967, tr 157)
Ta mỉm cười trong đau khổ không phải luôn là hình phạt, nhưng có khi là nguyên do của một vui mừng. Chúa Giêsu đã phán: ”Hạt giống gieo xuống đất phải mục nát ra, mới sinh ra trăm ngàn hạt khác’. Người mẹ lúc sinh con phải buồn phiền, nhưng sẽ khoan khoái khi biết mình đã thêm cho đời một mụn con.
Ta sẽ mỉm cười trong khi làm ăn thất bại hay phải thất nghiệp, vì có khi ta thất bại vì ta chán nản. Ta sẽ tìm giải quyết mọi sự trong vui tươi như thi sĩ Alfred de Musset đã để lại cho chúng ta mấy vần thơ sau đây:
Tôi đi qua cánh đồng vắng,
Một con chim hát trên tổ
Dưới chân nó, bầy chim con chết lăn lóc,
Thế mà chim mẹ vẫn hát trước cảnh bình minh.
Hỡi hồn ta, mày đừng khóc nữa,
Vì cho đi mày mất hết mọi sự
Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời thanh thẳm
Vẫn là nguồn hy vọng ở trần gian cho mày.
(Alfred de Musset)
Trong khi chờ đợi Chúa Quang lâm, chúng ta vẫn còn phải ở trong thế gian này, phải vật lộn với bao sóng gió cuộc đời, chúng ta hãy an tâm, đừng sợ, kiên nhẫn chờ đợi trong vui tươi, Chúa sẽ đến giải thóat chúng ta và lúc đó niềm hoan lạc chúng ta sẽ được tràn đầy. Hãy tin tưởng, hãy cầu nguyện vì biết rằng “bên trên thế giới của trăng sao, có một người Cha yêu thương đang âu yếm nhìn ta”(Trích Bài ngợi ca Niềm vui trong Bản giao hưởng số 9 của Beethoven).
Giáo xứ Kim Phát - Đà Lạt
Thầy có phải là Đấng phải đến?
Anmai CsSr.
09:08 10/12/2010
Chúa Nhật Thứ3 Mùa Vọng, Năm A - Is 35, 1-6.10; Gc 5, 7-10; Mt 11, 2-11
Tuần trước, chúng ta còn nhớ, chúng ta thấy một hình ảnh của Gioan thật tuyệt vời nơi dòng sông Gioan. Gioan mạnh mẽ loan báo Đấng Thiên Sai và là một người tự do hoàn toàn. Thế nhưng hôm nay Gioan lại ở trong tù. Vì sao vậy ? Vì Gioan đã dám tố cáo Vua Hêrôđê. Đang là một ngôn sứ và là một ngôn sứ lớn nhưng giờ đây lại hỏi rằng Đức Giêsu có phải là Đấng Thiên Sai, Đấng phải đến hay không ? Đang khi làm chủ bản thân mình, muốn làm gì thì cũng làm được và còn làm phép rửa cho Chúa Giêsu nhưng nay lại phải nhờ các môn đệ đi hỏi Chúa Giêsu. Mạnh dạn làm chứng cho Chúa Giêsu, về Chúa Giêsu nhưng lại chất vấn: Thầy là ai ? Thầy có phải là Đấng phải đến hay chúng tôi còn phải đợi người nào khác ?
Hoàn cảnh mà chúng ta thấy về Gioan hôm nay phải chăng là dấu chỉ kết thúc cuộc đời của vị ngôn sứ này. Cuộc đời của Gioan nay sang một trang sử mới. Những gì mà Gioan tuyên bố nay thành hiện thực: Đức Giêsu phải lớn lên, còn ông phải nhỏ đi. Đức Giêsu phải nổi bật lên, còn ông phải lu mờ đi, phải lui vào trong hậu trường (Ga 3, 30). Khi Gioan loan báo Chúa Giêsu xuất hiện nghĩa là cùng lúc ấy người mang tên Tiền Hô phải rút êm.
Ở trong hoàn cảnh bi đát, kề cận với cái chết, Gioan đã một lần nữa xác định cho các môn đệ, cho mọi người về “Đấng phải đến”. Trong hoàn cảnh không còn gì để mất, trong hoàn cảnh kề cận với cái chết, hoàn cảnh bị thế gian loại trừ ông muốn loan báo về niềm tin của ông, về tương lai, về sự sống vĩnh cửu của ông.
Muốn tận tai nghe Chúa Giêsu tuyên bố về mình nên Gioan đã sai các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu (Ga 1, 37-40).
Các môn đệ đã từng được nghe Gioan tuyên bố về Đấng Thiên Sai, Đấng Thẩm Phán sẽ đén sau ông. Đấng ấy sẽ lấy lửa không hề tắt mà thiêu huỷ những người tội lỗi mà không biết hoán cải. Các môn đệ đã tin tưởng rằng Đấng ấy là Đấng mà nhân loại đợi trông, Đấng mang lại và hoàn tất niềm hy vọng của các môn đệ.
Đáng tiếc thay trong thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Đấng Thiên Sai ấy lại đến trong thế gian này một cách âm thầm, xử sự một cách tế nhị và hết sức khiêm tốn. Cung cách của Đấng Thiên Sai hoàn toàn ngược lại với những gì mà Gioan đã loan báo. Câu hỏi của Gioan cũng đúng thôi vì sao Đấng ấy lại loan bao cho những ai đi theo Ngài phải đón nhận thập giá, đón nhận khổ đau, đón nhận cái chết. Tại sao Ngài là Vua trên các vua, là vị Thẩm phán chí công mà phải chấp nhận nhượng bộ cho mọi thù địch thế gian. Đấng mà muôn dân mong đợi lại đến trong thân phận khiêm hạ như vậy thì có phải thật là Đấng muôn dân mong đợi hay cũng chỉ là một Đấng trung gian như Gioan mà thôi.
Đáp lại những vấn nạn của các môn đệ Gioan đặt ra, Chúa Giêsu không diễn giải, không giải thích theo những vấn nạn nhưng câu trả lời ấy làm cho người ta phải suy nghĩ. Chúa Giêsu đưa con người ta đến sự sống, ơn cứu độ.
Chúa Giêsu là như vậy, Chúa Giêsu không được hiểu dưới cái nhìn, dưới sự giải thích của người đời. Chúa Giêsu được nói trước qua dòng lịch sử, đặc biệt nơi các ngôn sứ, qua các hành động, sự hiện diện của Ngài.
Câu trả lời của Chúa Giêsu một cách nào đó đã minh nhiên công nhận Ngài chính là Đấng Thiên Sai, Đấng phải đến. Ngài đến để hoàn thành ơn cứu độ như lời đã hứa, hoàn tất những gì mà các ngôn sứ đã loan báo chứ không còn phải đợi ai khác nữa. Qua Chúa Giêsu, trong Chúa Giêsu nhưng người mù được thấy, què được đi, phong hủi được chữa lành, điếc được nghe, chết sống lại và đặc biệt hơn nữa là người nghèo được loan báo Tin Mừng,
Với cách nói như vậy, với những hành động hết sức thực tế như vậy Chúa Giêsu chính là người hoàn tất công trình cứu độ. Ngài sẽ khải hoàn trong vương quốc của Ngài. Ngài không chỉ là người mở đường, dẫn đường nhưng chính là con đường dẫn người ta vào vương quốc của Ngài.
Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Hãy đến mà xem”. Không phải là lời khích bác, lời phô trương nhưng muốn mời gọi, muốn chứng minh về tính hiện thực của mình cùng với tất cả nhũng việc Ngài làm cho con người. Đây là một lời mời gọi hết sức chân thành để rồi những người nghe có thể nghe theo hay không nghe tuỳ vào thái độ của họ.
Từ thời nguyên tổ, từ thời cha ông, người ta vẫn mong và vẫn chờ một Đấng Cứu Độ trần gian đến giải thoát con người khỏi những cơ cực của cuộc sống. Và từ đó, họ quan niệm hết sức lệch lạc về Đấng Cứu Độ. Họ tự vẽ ra cho họ một Đấng Cứu Độ trần gian như thế này như thế kia. Họ vẽ ra Đấng Cứu Độ theo thiên kiến của họ. Họ tìm đủ mọi cách để phản kháng Chúa Giêsu. Họ làm nũng làm nịu như trẻ con. Được mời dự tiệc cưới họ làm bộ sầu não, được mời dự tang lễ thì họ không mặc lễ phục tang. Họ như những trẻ em hết sức ngoan cố trước lời mời gọi của Chúa Giêsu. Gioan đến không ăn không uống như người bình thường thì họ chê Gioan là nghiêm khắc, kham khổ. Chúa Giêsu đến đồng bàn với những con người tội lỗi thì họ khinh chê bảo là ông này ham ăn ham uống … Chúa Giêsu sống bình ân thì họ chê trách. Có những lần những lúc môn đệ tức muốn thiêu đốt quân thù bằng lửa từ trời xuống nhưng Chúa Giêsu lại cư xử hết sức nhân hậu.
Rõ ràng, với cách cư xử như thế, Chúa Giêsu bỗng nhiên trở thành cớ vấp phạm như lời Chúa Giêsu nói: “Phúc thay người nào không mất niềm tin vào tôi”. Câu nói hết sức tuyệt vời.
Nhìn lại cuộc đời, cách sống lối nghĩ của Gioan. Khi nhìn lại Gioan, chúng ta cũng sẽ tự vấn như Gioan với Chúa Giêsu vậy.
Gioan đi mở đường cho Đấng Cứu Độ trần gian, loan Tin Mừng Cứu Độ nhưng lại bị cầm tù. Gioan sống công chính thì bị những người bất chính chà đạp và tống ngục, cuối cùng bị giết.
Tưởng chừng Chúa Giêsu đến sẽ làm cho cuộc đời mình khá hơn nhưng hình như thực tế nó còn tệ hơn thì phải. Bằng chứng sống động là Gioan ở trong tù và đủ mọi chất vấn.
Tâm tư, tình cảm, niềm tin của Gioan phải chăng cũng là tâm tư, tình cảm, niềm tin của mỗi người chúng ta. Chúng ta, nhiều lần nhiều lúc cũng sống công chính, cũng nói lên sự thật, nói lên công lý giữa trần gian này nhưng rồi khi nói lên chúng ta bị thiệt thòi. Khi ấy chúng ta cũng xôn xao, chúng ta cũng dao động như Gioan vậy.
Đứng trước cảnh bi thương của Gioan, Gioan cũng như chúng ta được mời gọi lựa chọn. Hoặc là can đảm minh chứng về một Thiên Chúa giữa trần gian này hoặc là thoả hiệp với thế gian. Gioan ở trong tù chắc chắn còn thời gian để “ăn năn sám hối”. Nếu như Gioan rút lại lời tố cáo, nếu như Gioan “ăn năn sám hối” thì chắc chắn cái chết sẽ chậm đến với Gioan hơn. Gioan sẽ không phải chết và thậm chí còn được đặt lên làm ông này bà nọ trong triều của vua nữa. Cuối cùng, Gioan đã chấp nhận cái chết và cái chết nhục nhã, cái chết bi thương. Thậm chỉ các môn đệ chỉ được đến để lấy xác ông chứ không biết cái đầu đem đi đâu vì cái đầu ấy đã đáp ứng đòi hỏi của kẻ ác.
Chúng ta thấy có những lúc xôn xao, có những lúc dao động ấy nhưng khi nghe Chúa Giêsu đáp trả qua các môn đệ Gioan lại tiếp tục sống niềm tin của mình. Chấp nhận cái chết rũ tù và cái chết nhục bị chém đầu để tuyên xưng những gì mà mình loan báo.
Để có niềm tin như ấy, Gioan đã gắn kết cuộc đời của ông vào Chúa. Ông cũng chẳng hay ho gì nhưng có lẽ ông đã sống niềm tin nhờ vào niềm tin của cha ông là Zacaria và mẹ ông là Êlizabeth cũng như các ngôn sứ để lại.
Hôm nay, Chúa nhật III của mùa Vọng, Chúa nhật Hồng, Chúa nhật của niềm vui. Chúa đã gần đến. Thật sự Chúa đã đến rồi qua lời của các ngôn sứ, đặc biệt qua lời của Isaia vừa loan báo:
Những gì Isaia loan báo cũng chỉ là hình ảnh của cuộc giải thoát đích thực mà Chúa Giêsu ban cho con người. Khi ấy “mắt người mù xem thấy, tai người điếc nghe được. Khi ấy kẻ què nhảy nhót như nai, người câm sẽ reo hò”.
Niềm vui mà Isaia loan báo nay đã đến rồi. Đó chính là Đấng Cứu Độ trần gian mang tên đã đến, đã mang ơn cứu độ đến rồi. Phần còn lại là của con người, con người có vui mừng để đón nhận hay khước từ đó là chuyện của con người.
Ngày hôm nay, chúng ta thấy quá nhiều điều bi đát đang xảy đến cho gia đình, cho cộng đoàn. Đấng Cứu Độ trần gian đã đến và ở lại trong các gia đình, các cộng đoàn nhưng rồi nhiều người vẫn chạy quanh quanh đi tìm những cái gì khác không phải là tìm Đấng Cứu Độ để rồi vẫn hỏi, vẫn thắc mắc như Gioan: Thầy có phải là Đấng phải đến hay không ?
Xin Chúa ban thêm niềm tin cho chúng ta để chúng ta xác tín rằng Chúa đã đến và rồi chúng ta bắt chước như Gioan, can đảm làm chứng cho Chúa giữa cuộc đời này dẫu rằng bao nhiêu khó khăn còn vây bủa cuộc đời chúng ta.
Tuần trước, chúng ta còn nhớ, chúng ta thấy một hình ảnh của Gioan thật tuyệt vời nơi dòng sông Gioan. Gioan mạnh mẽ loan báo Đấng Thiên Sai và là một người tự do hoàn toàn. Thế nhưng hôm nay Gioan lại ở trong tù. Vì sao vậy ? Vì Gioan đã dám tố cáo Vua Hêrôđê. Đang là một ngôn sứ và là một ngôn sứ lớn nhưng giờ đây lại hỏi rằng Đức Giêsu có phải là Đấng Thiên Sai, Đấng phải đến hay không ? Đang khi làm chủ bản thân mình, muốn làm gì thì cũng làm được và còn làm phép rửa cho Chúa Giêsu nhưng nay lại phải nhờ các môn đệ đi hỏi Chúa Giêsu. Mạnh dạn làm chứng cho Chúa Giêsu, về Chúa Giêsu nhưng lại chất vấn: Thầy là ai ? Thầy có phải là Đấng phải đến hay chúng tôi còn phải đợi người nào khác ?
Hoàn cảnh mà chúng ta thấy về Gioan hôm nay phải chăng là dấu chỉ kết thúc cuộc đời của vị ngôn sứ này. Cuộc đời của Gioan nay sang một trang sử mới. Những gì mà Gioan tuyên bố nay thành hiện thực: Đức Giêsu phải lớn lên, còn ông phải nhỏ đi. Đức Giêsu phải nổi bật lên, còn ông phải lu mờ đi, phải lui vào trong hậu trường (Ga 3, 30). Khi Gioan loan báo Chúa Giêsu xuất hiện nghĩa là cùng lúc ấy người mang tên Tiền Hô phải rút êm.
Ở trong hoàn cảnh bi đát, kề cận với cái chết, Gioan đã một lần nữa xác định cho các môn đệ, cho mọi người về “Đấng phải đến”. Trong hoàn cảnh không còn gì để mất, trong hoàn cảnh kề cận với cái chết, hoàn cảnh bị thế gian loại trừ ông muốn loan báo về niềm tin của ông, về tương lai, về sự sống vĩnh cửu của ông.
Muốn tận tai nghe Chúa Giêsu tuyên bố về mình nên Gioan đã sai các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu (Ga 1, 37-40).
Các môn đệ đã từng được nghe Gioan tuyên bố về Đấng Thiên Sai, Đấng Thẩm Phán sẽ đén sau ông. Đấng ấy sẽ lấy lửa không hề tắt mà thiêu huỷ những người tội lỗi mà không biết hoán cải. Các môn đệ đã tin tưởng rằng Đấng ấy là Đấng mà nhân loại đợi trông, Đấng mang lại và hoàn tất niềm hy vọng của các môn đệ.
Đáng tiếc thay trong thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Đấng Thiên Sai ấy lại đến trong thế gian này một cách âm thầm, xử sự một cách tế nhị và hết sức khiêm tốn. Cung cách của Đấng Thiên Sai hoàn toàn ngược lại với những gì mà Gioan đã loan báo. Câu hỏi của Gioan cũng đúng thôi vì sao Đấng ấy lại loan bao cho những ai đi theo Ngài phải đón nhận thập giá, đón nhận khổ đau, đón nhận cái chết. Tại sao Ngài là Vua trên các vua, là vị Thẩm phán chí công mà phải chấp nhận nhượng bộ cho mọi thù địch thế gian. Đấng mà muôn dân mong đợi lại đến trong thân phận khiêm hạ như vậy thì có phải thật là Đấng muôn dân mong đợi hay cũng chỉ là một Đấng trung gian như Gioan mà thôi.
Đáp lại những vấn nạn của các môn đệ Gioan đặt ra, Chúa Giêsu không diễn giải, không giải thích theo những vấn nạn nhưng câu trả lời ấy làm cho người ta phải suy nghĩ. Chúa Giêsu đưa con người ta đến sự sống, ơn cứu độ.
Chúa Giêsu là như vậy, Chúa Giêsu không được hiểu dưới cái nhìn, dưới sự giải thích của người đời. Chúa Giêsu được nói trước qua dòng lịch sử, đặc biệt nơi các ngôn sứ, qua các hành động, sự hiện diện của Ngài.
Câu trả lời của Chúa Giêsu một cách nào đó đã minh nhiên công nhận Ngài chính là Đấng Thiên Sai, Đấng phải đến. Ngài đến để hoàn thành ơn cứu độ như lời đã hứa, hoàn tất những gì mà các ngôn sứ đã loan báo chứ không còn phải đợi ai khác nữa. Qua Chúa Giêsu, trong Chúa Giêsu nhưng người mù được thấy, què được đi, phong hủi được chữa lành, điếc được nghe, chết sống lại và đặc biệt hơn nữa là người nghèo được loan báo Tin Mừng,
Với cách nói như vậy, với những hành động hết sức thực tế như vậy Chúa Giêsu chính là người hoàn tất công trình cứu độ. Ngài sẽ khải hoàn trong vương quốc của Ngài. Ngài không chỉ là người mở đường, dẫn đường nhưng chính là con đường dẫn người ta vào vương quốc của Ngài.
Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Hãy đến mà xem”. Không phải là lời khích bác, lời phô trương nhưng muốn mời gọi, muốn chứng minh về tính hiện thực của mình cùng với tất cả nhũng việc Ngài làm cho con người. Đây là một lời mời gọi hết sức chân thành để rồi những người nghe có thể nghe theo hay không nghe tuỳ vào thái độ của họ.
Từ thời nguyên tổ, từ thời cha ông, người ta vẫn mong và vẫn chờ một Đấng Cứu Độ trần gian đến giải thoát con người khỏi những cơ cực của cuộc sống. Và từ đó, họ quan niệm hết sức lệch lạc về Đấng Cứu Độ. Họ tự vẽ ra cho họ một Đấng Cứu Độ trần gian như thế này như thế kia. Họ vẽ ra Đấng Cứu Độ theo thiên kiến của họ. Họ tìm đủ mọi cách để phản kháng Chúa Giêsu. Họ làm nũng làm nịu như trẻ con. Được mời dự tiệc cưới họ làm bộ sầu não, được mời dự tang lễ thì họ không mặc lễ phục tang. Họ như những trẻ em hết sức ngoan cố trước lời mời gọi của Chúa Giêsu. Gioan đến không ăn không uống như người bình thường thì họ chê Gioan là nghiêm khắc, kham khổ. Chúa Giêsu đến đồng bàn với những con người tội lỗi thì họ khinh chê bảo là ông này ham ăn ham uống … Chúa Giêsu sống bình ân thì họ chê trách. Có những lần những lúc môn đệ tức muốn thiêu đốt quân thù bằng lửa từ trời xuống nhưng Chúa Giêsu lại cư xử hết sức nhân hậu.
Rõ ràng, với cách cư xử như thế, Chúa Giêsu bỗng nhiên trở thành cớ vấp phạm như lời Chúa Giêsu nói: “Phúc thay người nào không mất niềm tin vào tôi”. Câu nói hết sức tuyệt vời.
Nhìn lại cuộc đời, cách sống lối nghĩ của Gioan. Khi nhìn lại Gioan, chúng ta cũng sẽ tự vấn như Gioan với Chúa Giêsu vậy.
Gioan đi mở đường cho Đấng Cứu Độ trần gian, loan Tin Mừng Cứu Độ nhưng lại bị cầm tù. Gioan sống công chính thì bị những người bất chính chà đạp và tống ngục, cuối cùng bị giết.
Tưởng chừng Chúa Giêsu đến sẽ làm cho cuộc đời mình khá hơn nhưng hình như thực tế nó còn tệ hơn thì phải. Bằng chứng sống động là Gioan ở trong tù và đủ mọi chất vấn.
Tâm tư, tình cảm, niềm tin của Gioan phải chăng cũng là tâm tư, tình cảm, niềm tin của mỗi người chúng ta. Chúng ta, nhiều lần nhiều lúc cũng sống công chính, cũng nói lên sự thật, nói lên công lý giữa trần gian này nhưng rồi khi nói lên chúng ta bị thiệt thòi. Khi ấy chúng ta cũng xôn xao, chúng ta cũng dao động như Gioan vậy.
Đứng trước cảnh bi thương của Gioan, Gioan cũng như chúng ta được mời gọi lựa chọn. Hoặc là can đảm minh chứng về một Thiên Chúa giữa trần gian này hoặc là thoả hiệp với thế gian. Gioan ở trong tù chắc chắn còn thời gian để “ăn năn sám hối”. Nếu như Gioan rút lại lời tố cáo, nếu như Gioan “ăn năn sám hối” thì chắc chắn cái chết sẽ chậm đến với Gioan hơn. Gioan sẽ không phải chết và thậm chí còn được đặt lên làm ông này bà nọ trong triều của vua nữa. Cuối cùng, Gioan đã chấp nhận cái chết và cái chết nhục nhã, cái chết bi thương. Thậm chỉ các môn đệ chỉ được đến để lấy xác ông chứ không biết cái đầu đem đi đâu vì cái đầu ấy đã đáp ứng đòi hỏi của kẻ ác.
Chúng ta thấy có những lúc xôn xao, có những lúc dao động ấy nhưng khi nghe Chúa Giêsu đáp trả qua các môn đệ Gioan lại tiếp tục sống niềm tin của mình. Chấp nhận cái chết rũ tù và cái chết nhục bị chém đầu để tuyên xưng những gì mà mình loan báo.
Để có niềm tin như ấy, Gioan đã gắn kết cuộc đời của ông vào Chúa. Ông cũng chẳng hay ho gì nhưng có lẽ ông đã sống niềm tin nhờ vào niềm tin của cha ông là Zacaria và mẹ ông là Êlizabeth cũng như các ngôn sứ để lại.
Hôm nay, Chúa nhật III của mùa Vọng, Chúa nhật Hồng, Chúa nhật của niềm vui. Chúa đã gần đến. Thật sự Chúa đã đến rồi qua lời của các ngôn sứ, đặc biệt qua lời của Isaia vừa loan báo:
Những gì Isaia loan báo cũng chỉ là hình ảnh của cuộc giải thoát đích thực mà Chúa Giêsu ban cho con người. Khi ấy “mắt người mù xem thấy, tai người điếc nghe được. Khi ấy kẻ què nhảy nhót như nai, người câm sẽ reo hò”.
Niềm vui mà Isaia loan báo nay đã đến rồi. Đó chính là Đấng Cứu Độ trần gian mang tên đã đến, đã mang ơn cứu độ đến rồi. Phần còn lại là của con người, con người có vui mừng để đón nhận hay khước từ đó là chuyện của con người.
Ngày hôm nay, chúng ta thấy quá nhiều điều bi đát đang xảy đến cho gia đình, cho cộng đoàn. Đấng Cứu Độ trần gian đã đến và ở lại trong các gia đình, các cộng đoàn nhưng rồi nhiều người vẫn chạy quanh quanh đi tìm những cái gì khác không phải là tìm Đấng Cứu Độ để rồi vẫn hỏi, vẫn thắc mắc như Gioan: Thầy có phải là Đấng phải đến hay không ?
Xin Chúa ban thêm niềm tin cho chúng ta để chúng ta xác tín rằng Chúa đã đến và rồi chúng ta bắt chước như Gioan, can đảm làm chứng cho Chúa giữa cuộc đời này dẫu rằng bao nhiêu khó khăn còn vây bủa cuộc đời chúng ta.
Thuyên chuyển
Lm Vũđình Tường
14:40 10/12/2010
Hàng năm, bất kể là tu sĩ dòng hay linh mục giáo phận, khi hết nhiệm kì đều có thuyên chuyển. Kẻ đến nơi này, người dời đi nơi nọ. Linh mục này đến xứ này, tu sĩ kia dời chỗ khác. Ban có trách nhiệm thay đổi, bổ nhiệm nhân sự thường làm việc trên nguyên tắc. Một là xét theo khả năng; hai là đặt căn bản trên nhu cầu; ba là căn cứ vào hoàn cảnh nơi đến, nơi đi; bốn là tình trạng sức khoẻ, tuổi tác. Việc thuyên chuyển tu sĩ, linh mục thường theo nguyên tắc căn bản chung trên.
Bình thường cha xứ sẽ thuyên chuyển sau một nhiệm kì là 6 năm; cha phó thay đổi nhiệm sở mới sau 3 năm. Tất nhiên cũng có những trường hợp bù trừ. Có cha xứ ở liên tục hai hoặc ba nhiệm kì; cha xứ khác lại thuyên chuyển khi chưa hết nhiệm kì- đứt gánh giữa đường- hay gia hạn thêm một thời gian vắn dài tùy trường hợp.
Đổi thay luôn kèm theo thay đổi. Chính thay đổi này mang lại sắc thái mới, làm giầu cho xứ đạo. Thiên Chúa ban cho con người khả năng khác nhau nên thay đổi làm giầu cho đời sống tâm linh tín hữu và đồng thời cũng làm giầu cho cộng đoàn. Lí do đơn giản là người mới mang theo tư tưởng mới, lề lối sinh hoạt mới, sắc thái mới và ngay cả linh đạo mới do người mới đến đem lại.
Theo tinh thần của thánh Gioan Tiền Hô thì việc rao giảng có thể tưực hiện được mọi nơi, mọi chốn. Nơi nào rao giảng được thì rao giảng; nơi nào không rao giảng được thì sống đời sống chứng nhân.
Thánh Gioan Tiền Hô rao giảng bắt đầu từ hoang địa tiến về miền quê và ra đến tỉnh thành. Hoang địa nơi xem ra vắng bóng người thế mà Gioan vẫn trung thành với sứ mạng rao giảng, chuẩn bị con đường nội tâm của người nghe sẵn sàng đón Chúa Cứu Thế. Hoàn cảnh rao giảng trở nên khó khăn hơn, trớ trêu hơn Gioan không thể rao giảng vì nhà cầm quyền bắt cầm tù ông. Gioan vẫn trung thành với sứ mạng tông đồ Chúa. Cấm không cho rao giảng, ông trở thành nhân chứng cho lời ông rao giảng. Tại nhà tù Gioan trở thành chứng nhân cho Chúa Cứu Thế.
Thời đại chúng ta cũng có những chứng nhân hành xử như trường hợp thánh Gioan Tiền Hô. Tôi muốn nói tới gương sáng cố Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận. Khi còn tại chức ngài đã sống đời sống rao giảng Tin Mừng. Hoàn cảnh xảy ra khiến ngài không thể rao giảng cách thảnh thơi như lòng mong muốn. Trong tù Đức Hồng Y vẫn trung thành làm tròn sứ mạng của người rao giảng. Chính nơi tù đầy này đời sống người tù nhân bình dị trong quần áo rách nát vẫn toát ra lời nhẹ nhàng, thanh thoát; đức tin người tù nhân trong sáng, lời rao giảng đơn thuần, từ dùng rất bình dân đã làm cho người gác tù chú ý, lắng nghe, nhận định và cuối cùng từ bỏ vô thần thành người Kitô, gốc vô thần.
Cố Đức Hồng Y Thuận trở thành mẫu mực, gương sáng cho những người rao giảng. Ngài vừa là người rao giảng vừa là nhân chứng Tin Mừng cho những kẻ sống kề cận Ngài. Những người bị đẩy vào cảnh coi tù, sống chung với tù trở thành người may mắn khi cảnh tù có nhân chứng Tin Mừng sống nơi đó. Vì nhân chứng Tin Mừng nhờ Lời Chúa hướng dẫn, thánh hoá biến cảnh tù thành cảnh ‘tu’. Tu ở đây được hiểu là có thần thánh cùng đồng hành, cùng chịu đói, cùng chịu khát, cùng chịu hành hạ, cùng chịu xỉ vả. Tu ở điểm người tù không còn cô đơn, bơ vơ, lạc lõng giữa giòng đời nhưng có nơi nương tựa, có chốn gởi thân và có niềm hy vọng mà đức cố Hồng Y gọi cuốn sách của ngài là Đường Hy Vọng vì con đường đó dẫn đến Chúa Cha.
Bình thường cha xứ sẽ thuyên chuyển sau một nhiệm kì là 6 năm; cha phó thay đổi nhiệm sở mới sau 3 năm. Tất nhiên cũng có những trường hợp bù trừ. Có cha xứ ở liên tục hai hoặc ba nhiệm kì; cha xứ khác lại thuyên chuyển khi chưa hết nhiệm kì- đứt gánh giữa đường- hay gia hạn thêm một thời gian vắn dài tùy trường hợp.
Đổi thay luôn kèm theo thay đổi. Chính thay đổi này mang lại sắc thái mới, làm giầu cho xứ đạo. Thiên Chúa ban cho con người khả năng khác nhau nên thay đổi làm giầu cho đời sống tâm linh tín hữu và đồng thời cũng làm giầu cho cộng đoàn. Lí do đơn giản là người mới mang theo tư tưởng mới, lề lối sinh hoạt mới, sắc thái mới và ngay cả linh đạo mới do người mới đến đem lại.
Theo tinh thần của thánh Gioan Tiền Hô thì việc rao giảng có thể tưực hiện được mọi nơi, mọi chốn. Nơi nào rao giảng được thì rao giảng; nơi nào không rao giảng được thì sống đời sống chứng nhân.
Thánh Gioan Tiền Hô rao giảng bắt đầu từ hoang địa tiến về miền quê và ra đến tỉnh thành. Hoang địa nơi xem ra vắng bóng người thế mà Gioan vẫn trung thành với sứ mạng rao giảng, chuẩn bị con đường nội tâm của người nghe sẵn sàng đón Chúa Cứu Thế. Hoàn cảnh rao giảng trở nên khó khăn hơn, trớ trêu hơn Gioan không thể rao giảng vì nhà cầm quyền bắt cầm tù ông. Gioan vẫn trung thành với sứ mạng tông đồ Chúa. Cấm không cho rao giảng, ông trở thành nhân chứng cho lời ông rao giảng. Tại nhà tù Gioan trở thành chứng nhân cho Chúa Cứu Thế.
Thời đại chúng ta cũng có những chứng nhân hành xử như trường hợp thánh Gioan Tiền Hô. Tôi muốn nói tới gương sáng cố Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận. Khi còn tại chức ngài đã sống đời sống rao giảng Tin Mừng. Hoàn cảnh xảy ra khiến ngài không thể rao giảng cách thảnh thơi như lòng mong muốn. Trong tù Đức Hồng Y vẫn trung thành làm tròn sứ mạng của người rao giảng. Chính nơi tù đầy này đời sống người tù nhân bình dị trong quần áo rách nát vẫn toát ra lời nhẹ nhàng, thanh thoát; đức tin người tù nhân trong sáng, lời rao giảng đơn thuần, từ dùng rất bình dân đã làm cho người gác tù chú ý, lắng nghe, nhận định và cuối cùng từ bỏ vô thần thành người Kitô, gốc vô thần.
Cố Đức Hồng Y Thuận trở thành mẫu mực, gương sáng cho những người rao giảng. Ngài vừa là người rao giảng vừa là nhân chứng Tin Mừng cho những kẻ sống kề cận Ngài. Những người bị đẩy vào cảnh coi tù, sống chung với tù trở thành người may mắn khi cảnh tù có nhân chứng Tin Mừng sống nơi đó. Vì nhân chứng Tin Mừng nhờ Lời Chúa hướng dẫn, thánh hoá biến cảnh tù thành cảnh ‘tu’. Tu ở đây được hiểu là có thần thánh cùng đồng hành, cùng chịu đói, cùng chịu khát, cùng chịu hành hạ, cùng chịu xỉ vả. Tu ở điểm người tù không còn cô đơn, bơ vơ, lạc lõng giữa giòng đời nhưng có nơi nương tựa, có chốn gởi thân và có niềm hy vọng mà đức cố Hồng Y gọi cuốn sách của ngài là Đường Hy Vọng vì con đường đó dẫn đến Chúa Cha.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:39 10/12/2010
(QUÂN) PHỤ HỌA
Ngày xưa, ở Hoài Tây có một thư sinh tên là Dương Miễn, một hôm anh ta phát hiện chỉ cần mở miệng nói thì trong bụng liền có âm thanh hòa nhịp theo, anh ta rất buồn rầu, tìm nhiều thầy thuốc để chữa bệnh, nhưng tất cả đều không tìm thấy bệnh tình gì. Về sau có một đạo sĩ nói với anh ta: “Tác oai tác quái trong bụng anh là cái thứ quân phụ họa, chỉ cần anh lấy ra quyển sách thảo cương mục, lớn tiếng đọc tên những vị thuốc ghi trong sách, khi đọc đến loại thuốc mà thứ quân phụ họa không hòa nhịp đáp lại thì đi mua về mà uống, bảo đảm có thể trị hết cái bệnh quái dị này”.
Dương Miễn liền làm theo lời của đạo sĩ, khi anh ta đọc tới “lôi hoàn” thì âm thanh trong bụng không còn nữa, anh ta bèn đi bốc phương thuốc lôi hoàn, quả thật trị được bệnh quái dị ấy.
(Triều dã thiêm tải)
Suy tư:
Có những bài hát khi ca sĩ hát lên thì có tốp múa phụ họa vừa hay vừa đẹp; có những màn cải lương khi đào kép lên giọng hát tân cổ giao duyên thì có những lời phụ họa đặc sắc làm cho màn cải lương thêm phong phú ý nghĩa; có những người khi người khác nói chuyện mà cứ chõ miệng vào “phụ họa” rất là bất lịch sự…
Trong việc dạy dỗ con cái thì chồng xướng vợ phụ họa, chắc chắn con cái sẽ trở thành người tốt cho xã hội và cho Giáo Hội; trong việc mục vụ và quản lý nhà xứ, nếu cha sở xướng và giáo dân đồng tâm phụ họa, thì chắc chắn nhà xứ sẽ ngày càng phát triển về tâm linh và đời sống văn hóa xã hội.
Phụ họa điều hay thì nên làm, vì đó là một cách khuyến khích, cổ võ người ta làm việc tốt. Nhưng nếu phụ họa những điều xấu, thì chẳng khác gì vu oan giá họa cho người khác vậy.
Thuốc để trị chứng phụ họa không đúng nơi đúng lúc chính là cầu nguyện và khiêm tốn vậy.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ngày xưa, ở Hoài Tây có một thư sinh tên là Dương Miễn, một hôm anh ta phát hiện chỉ cần mở miệng nói thì trong bụng liền có âm thanh hòa nhịp theo, anh ta rất buồn rầu, tìm nhiều thầy thuốc để chữa bệnh, nhưng tất cả đều không tìm thấy bệnh tình gì. Về sau có một đạo sĩ nói với anh ta: “Tác oai tác quái trong bụng anh là cái thứ quân phụ họa, chỉ cần anh lấy ra quyển sách thảo cương mục, lớn tiếng đọc tên những vị thuốc ghi trong sách, khi đọc đến loại thuốc mà thứ quân phụ họa không hòa nhịp đáp lại thì đi mua về mà uống, bảo đảm có thể trị hết cái bệnh quái dị này”.
Dương Miễn liền làm theo lời của đạo sĩ, khi anh ta đọc tới “lôi hoàn” thì âm thanh trong bụng không còn nữa, anh ta bèn đi bốc phương thuốc lôi hoàn, quả thật trị được bệnh quái dị ấy.
(Triều dã thiêm tải)
Suy tư:
Có những bài hát khi ca sĩ hát lên thì có tốp múa phụ họa vừa hay vừa đẹp; có những màn cải lương khi đào kép lên giọng hát tân cổ giao duyên thì có những lời phụ họa đặc sắc làm cho màn cải lương thêm phong phú ý nghĩa; có những người khi người khác nói chuyện mà cứ chõ miệng vào “phụ họa” rất là bất lịch sự…
Trong việc dạy dỗ con cái thì chồng xướng vợ phụ họa, chắc chắn con cái sẽ trở thành người tốt cho xã hội và cho Giáo Hội; trong việc mục vụ và quản lý nhà xứ, nếu cha sở xướng và giáo dân đồng tâm phụ họa, thì chắc chắn nhà xứ sẽ ngày càng phát triển về tâm linh và đời sống văn hóa xã hội.
Phụ họa điều hay thì nên làm, vì đó là một cách khuyến khích, cổ võ người ta làm việc tốt. Nhưng nếu phụ họa những điều xấu, thì chẳng khác gì vu oan giá họa cho người khác vậy.
Thuốc để trị chứng phụ họa không đúng nơi đúng lúc chính là cầu nguyện và khiêm tốn vậy.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 3 MV A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:41 10/12/2010
CHỦ NHẬT 3 MÙA VỌNG
Tin mừng : Mt 11, 2-11.
“Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ?”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chủ nhật thứ ba mùa vọng, cũng được gọi là chủ nhật vui mừng. Vui mừng vì ngày cứu độ sắp đến, vui mừng vì nhân loại đang đi trong bóng đêm sắp được nhìn thấy ánh sáng của Đấng Cứu Độ, đó chính là Chúa Giê-su. Chúng ta càng vui mừng hơn vì chúng ta tin rằng Đấng Cứu Độ đã đến trần gian và đang hiện diện với Giáo Hội mọi ngày trong bí tích Thánh Thể.
1. Thầy có thật là Đấng phải đến không ?
Thánh Gioan Tiền Hô -một tù nhân của bạo chúa Hê-rô-đe- đang ngồi trong tù bị bốn bức tường sắt che mất với thế giới bên ngoài, nhưng vẫn cứ trông đợi Đấng mà thiên hạ đợi chờ như lời loan báo của các tiên tri, Đấng mà chính ngài đã làm phép rửa nơi song Gio-đan: Chúa Giê-su Ki-tô.
Thầy có thật là Đấng phải đến không ? – Vâng Ngài đã đến rồi, đến cách đây hơn hai ngàn năm trong hang lừa máng cỏ nơi thành Bê-lem: nghèo nàn, bé nhỏ và tội nghiệp. Ngài đã đến nhưng người ta đã xua đuổi Ngài, không cho Ngài trú ngụ, và ba mươi năm sau họ lại đóng đinh Ngài vào thập giá, và coi Ngài như tên trộm cướp...
Thầy có thật là Đấng phải đến không ? – Vâng Ngài đã đến và đang ở giữa chúng ta, nơi những người nghèo như Ngài năm xưa, không phải nơi hang đá Bê-lem nhưng là nơi các viện mồ côi, nơi những trại phong cùi, những trại điều trị bệnh si da. Ngài đang cần đến những tâm hồn quảng đại của các mục-đồng-thời-đại chia sẻ với Ngài những lời nói động viên an ủi, những bó củi sưởi ấm những tâm hồn đang lạnh vì thiếu tình yêu đồng loại, tình yêu gia đình, bè bạn...
Thánh Gioan Tiền Hô ở trong ngục nhưng vẫn đợi chờ Đấng sẽ phải đến để ban ơn cứu độ cho nhân loại; chúng ta không ở trong ngục như thánh Gioan Tiền Hô, nhưng những vật chất danh vọng và xác thịt của thế gian là ngục tù nhốt chúng ta trong bể khổ của cuộc đời.
2. Anh em xem gì trong hoang địa ?
Trong hoang địa thì có gì mà xem chứ, chỉ có thánh Gioan Tiền Hô mà thôi, nhưng ngài đang bị cầm tù và sắp bị chém đầu.
Anh em xem gì trong hoang địa ? – Có người vào hoang địa để cảm nghiệm cái tịch mịch của nó, có người vào hoang địa để tìm gặp Thiên Chúa, lại có người vào hoang địa để ngắm cảnh. Thời nay hoang địa đã có người ở, rừng sâu cũng có người ở, nhưng hoang địa mà người Ki-tô hữu biết chính là những nơi vắng bóng tình yêu Thiên Chúa. Đến mà xem cho biết để gieo tình yêu Phúc Âm cho họ.
Anh em xem gì trong hoang địa ? – Thời nay hoang địa thì không có nhiều, nhưng hoang địa nơi mỗi tâm hồn thì có nhiều, đó là những tâm hồn thiếu bóng dáng tình yêu của Thiên Chúa, đó là những tâm hồn thiếu tình người khi họ đang sống giữa xã hội chỉ có hưởng thụ và bất công.
Anh chị em thân mến,
Đừng để tâm hồn mình biến thành hoang địa thiếu vắng tình yêu đích thực của Thiên Chúa, đừng để tâm hồn mình trở nên khô cằn như hoang địa vì thiếu tình người, nhưng hãy làm cho tâm hồn mình ấm áp hơn bằng những phục vụ hy sinh cho người bất hạnh và khốn khó, đó là hoa đẹp trổ bông trong sa mạc của thời hiện nay...
Chủ nhật màu hồng là chủ nhật của vui mừng, màu hồng của tình yêu thương đang tô đẹp tâm hồn của người tín hữu, màu hồng là niềm vui chờ đợi ngày viên mãn của Con Thiên Chúa giáng trần với mỗi người trong chúng ta. Hãy dọn lòng cho trong trắng để chờ đón Ngài. Alleluia.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Mt 11, 2-11.
“Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ?”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chủ nhật thứ ba mùa vọng, cũng được gọi là chủ nhật vui mừng. Vui mừng vì ngày cứu độ sắp đến, vui mừng vì nhân loại đang đi trong bóng đêm sắp được nhìn thấy ánh sáng của Đấng Cứu Độ, đó chính là Chúa Giê-su. Chúng ta càng vui mừng hơn vì chúng ta tin rằng Đấng Cứu Độ đã đến trần gian và đang hiện diện với Giáo Hội mọi ngày trong bí tích Thánh Thể.
1. Thầy có thật là Đấng phải đến không ?
Thánh Gioan Tiền Hô -một tù nhân của bạo chúa Hê-rô-đe- đang ngồi trong tù bị bốn bức tường sắt che mất với thế giới bên ngoài, nhưng vẫn cứ trông đợi Đấng mà thiên hạ đợi chờ như lời loan báo của các tiên tri, Đấng mà chính ngài đã làm phép rửa nơi song Gio-đan: Chúa Giê-su Ki-tô.
Thầy có thật là Đấng phải đến không ? – Vâng Ngài đã đến rồi, đến cách đây hơn hai ngàn năm trong hang lừa máng cỏ nơi thành Bê-lem: nghèo nàn, bé nhỏ và tội nghiệp. Ngài đã đến nhưng người ta đã xua đuổi Ngài, không cho Ngài trú ngụ, và ba mươi năm sau họ lại đóng đinh Ngài vào thập giá, và coi Ngài như tên trộm cướp...
Thầy có thật là Đấng phải đến không ? – Vâng Ngài đã đến và đang ở giữa chúng ta, nơi những người nghèo như Ngài năm xưa, không phải nơi hang đá Bê-lem nhưng là nơi các viện mồ côi, nơi những trại phong cùi, những trại điều trị bệnh si da. Ngài đang cần đến những tâm hồn quảng đại của các mục-đồng-thời-đại chia sẻ với Ngài những lời nói động viên an ủi, những bó củi sưởi ấm những tâm hồn đang lạnh vì thiếu tình yêu đồng loại, tình yêu gia đình, bè bạn...
Thánh Gioan Tiền Hô ở trong ngục nhưng vẫn đợi chờ Đấng sẽ phải đến để ban ơn cứu độ cho nhân loại; chúng ta không ở trong ngục như thánh Gioan Tiền Hô, nhưng những vật chất danh vọng và xác thịt của thế gian là ngục tù nhốt chúng ta trong bể khổ của cuộc đời.
2. Anh em xem gì trong hoang địa ?
Trong hoang địa thì có gì mà xem chứ, chỉ có thánh Gioan Tiền Hô mà thôi, nhưng ngài đang bị cầm tù và sắp bị chém đầu.
Anh em xem gì trong hoang địa ? – Có người vào hoang địa để cảm nghiệm cái tịch mịch của nó, có người vào hoang địa để tìm gặp Thiên Chúa, lại có người vào hoang địa để ngắm cảnh. Thời nay hoang địa đã có người ở, rừng sâu cũng có người ở, nhưng hoang địa mà người Ki-tô hữu biết chính là những nơi vắng bóng tình yêu Thiên Chúa. Đến mà xem cho biết để gieo tình yêu Phúc Âm cho họ.
Anh em xem gì trong hoang địa ? – Thời nay hoang địa thì không có nhiều, nhưng hoang địa nơi mỗi tâm hồn thì có nhiều, đó là những tâm hồn thiếu bóng dáng tình yêu của Thiên Chúa, đó là những tâm hồn thiếu tình người khi họ đang sống giữa xã hội chỉ có hưởng thụ và bất công.
Anh chị em thân mến,
Đừng để tâm hồn mình biến thành hoang địa thiếu vắng tình yêu đích thực của Thiên Chúa, đừng để tâm hồn mình trở nên khô cằn như hoang địa vì thiếu tình người, nhưng hãy làm cho tâm hồn mình ấm áp hơn bằng những phục vụ hy sinh cho người bất hạnh và khốn khó, đó là hoa đẹp trổ bông trong sa mạc của thời hiện nay...
Chủ nhật màu hồng là chủ nhật của vui mừng, màu hồng của tình yêu thương đang tô đẹp tâm hồn của người tín hữu, màu hồng là niềm vui chờ đợi ngày viên mãn của Con Thiên Chúa giáng trần với mỗi người trong chúng ta. Hãy dọn lòng cho trong trắng để chờ đón Ngài. Alleluia.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:45 10/12/2010
N2T |
16. Con người ta nếu sửa chữa được bước không tham vinh quang của thế gian, thì mới có thể hoàn toàn nếm được vui vẻ thần thiêng của Thiên Chúa, sau đó có thể sao cũng được.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:46 10/12/2010
NHÀ ÔNG BÀ CỐ
Ông bà cố mất, ngài hai lần về Việt Nam chịu tang và chủ lễ an táng cho ông bà cố, giáo dân và bà con thân thuộc đến nhà đọc kinh dự lễ rất đông, nhưng phải ngồi ngoài đường và trước hiên nhà hàng xóm đối diện, vì trong nhà vừa đủ chỗ cho cái quan tài và hai hàng nến hai bên. Ngài phải làm lễ bên một góc cửa nhà không dám dang tay rộng.
Sáng sớm nghi thức động quan đến nhà thờ, trời mưa lớn, mọi người phải mặc áo mưa đứng ngoài đường, cha hạt trưởng đang làm nghi thức động quan, thì có một nữ tu nói nhỏ với nữ tu đứng bên cạnh:
- “Không ngờ nhà ông bà cố nghèo quá”.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Ông bà cố mất, ngài hai lần về Việt Nam chịu tang và chủ lễ an táng cho ông bà cố, giáo dân và bà con thân thuộc đến nhà đọc kinh dự lễ rất đông, nhưng phải ngồi ngoài đường và trước hiên nhà hàng xóm đối diện, vì trong nhà vừa đủ chỗ cho cái quan tài và hai hàng nến hai bên. Ngài phải làm lễ bên một góc cửa nhà không dám dang tay rộng.
Sáng sớm nghi thức động quan đến nhà thờ, trời mưa lớn, mọi người phải mặc áo mưa đứng ngoài đường, cha hạt trưởng đang làm nghi thức động quan, thì có một nữ tu nói nhỏ với nữ tu đứng bên cạnh:
- “Không ngờ nhà ông bà cố nghèo quá”.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Sống Và Chia Sẻ Lời Chúa - Vui Mừng Va Hy Vọng
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
23:23 10/12/2010
Chúa Nhật 3 MV/A:12-12-10 / 3rd Sunday of Advent - A
Cùng chuyển các Gia đình-Qúy chức-Nhóm-Hội đoàn-Phong trào
VUI MỪNG VÀ HY VỌNG – JOYFUL IN HOPE
“TRỞ VỀ VỚI CHÚA ĐI !- NƯỚC CHÚA ĐANG GẦN KỀ!”
* Vui mừng trong Chúa luôn, tôi nói lại, anh em hãy vui mừng! Vì Chúa đã đến gần. (Phil 4, 4-5) Tôi nhớ bài hát TGT Samạc: Dọn đường cho Chúa đi - Trở về với Chúa đi - Nước Chúa đang gần kề.
• BÀI ĐỌC 1: Isaia 35, 1-6.10= Hãy nói với những kẻ nhát gan: “Can đảm lên đừng sợ ! Thiên Chúa của anh em đây rồi…/ Say to those whose hearts are fightened. Be strong, fear not! Here your God…
• BÀI ĐỌC 2: Giacôbê 5, 7-10= Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí vì ngày Chúa quang lâm đã gần kề rồi. / You too, must be patient. Steady your hearts, because the coming of the Lord is at hand.
• TIN MỪNG(Gospel): Mat 11, 2-11= Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: ngươì mù xem thấy, kẻ què bước đi…/ Go back and report to John what you hear and see: the blind recover their sight…
A- Bạn và tôi cùng Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc trên: (Some points of Reflection, live out and share)
1/ Đức Giêsu là ai? Lúc này ông Gioan đã vào tù, ông sai các môn đệ đến hỏi Đức Giêsu xem có đúng Ngài phải đến không? Ngài đáp: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Nguời mù xem thấy, kẻ què đi được…”(Mat 11,4-5) Các môn đệ của Gioan có vẻ chán nản và ghen tương, ông cũng thắc mắc; nhưng họ đã thấy rõ việc Chúa làm nên tin tưởng hơn. Khi bị thất bại và gặp hoạn nạn trong cuộc sống tôi cũng bị khủng khoảng như vậy, cần cầu nguyện để gặp Chúa. Cho một chứng từ tôi đã nhận ra Chúa trong đời sống?
2- Chúa khen ngợi ông Gioan: Trước mặt công chúng ông là người dũng cảm, kiên trung, và cao trọng, là một Ngôn sứ của Chúa, và là Tiền hô của Đấng Mê-si-a mà ngôn sứ Ma-la-khi đã nói: “Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng: Này ta sai sứ gỉa của ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến.” (Mat 11, 10) Sứ mệnh hôm nay của bạn đang trọng trách trong Gia đình, Giáo xứ và xã hội, bạn đã tỏ ra kiên cường hay nhát nhúa, thẳng thắn hay tâng bốc. Chia sẻ một việc làm can đảm của bạn theo Lời Chúa dạy?
3- Đừng sợ sệt, nhát gan: Bài đọc 1 hôm nay tiên tri Isaia kêu gọi tôi: “Hãy nói với những kẻ nhát gan: Can đảm lên, đừng sợ ! Thiên Chúa của anh em đây rồi, sắp tới ngày báo phục.” (Isaia 35, 4) Tôi muốn vào Nứơc Trời cần dũng cảm chiến đấu với bản thân. Đức Giêsu phê phán những kinh sư và nhóm Pharisêu vì họ cứng cổ và tự đắc cho mình là khôn. Ông Gioan sống khắc khổ thì họ nói là điên, Đức Giêsu sống hoà đồng, bình dị thì họ cho là bê tha. Hôm nay tôi sống theo Chúa cũng bị như vậy. Nói một vài đau khổ tôi phải khắc phục để theo Chúa?
4- Theo Chúa phải bền tâm: Thánh Phaolô khuyên tôi trong bài đọc 2 cần kiên nhẫn như người nhà nông chờ đợi hoa màu: “Anh hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa quang lâm đã gần tới.” (Gc 5,8) Vì thế, tôi đừng vội phàn nàn chê trách nhau từ trong gia đình, vì tôi là gì mà khinh chê, cãi vã, xung khắc với nhau? Ngươì thân giúp tôi thực tập kiên nhẫn ! Vì nhẫn nhục rất quan trọng để vào Nước Trời, nên tôi cần nhẫn nhục và tha thứ để khỏi bị xét xử. Chúa đang đứng sẵn bên cửa rồi. Tôi đã tập sự kiên nhẫn và bền chí như thế nào?
B- Câu Kinh Thánh Nhóm và tôi chọn làm Châm ngôn, để Sống hy vọng tuần này: ( The Best God’s Word)
ANH EM HÃY KIÊN NHẪN VÀ BỀN TÂM VỮNG CHÍ, VÌ NGÀY CHÚA QUANG LÂM ĐÃ ĐẾN GẦN
You too, must be patient. Make your hearts firm, because the coming of the Lord is at hand. (Gc 5, 8)
C- Nhóm và tôi cần thực hành những gì để Sống dọn đường cho Chúa đi: (So what am I doing / For Action)
1/ Nói năng, cầu nguyện, suy nghĩ, phản ứng giống Chúa. 2/ Chịu chê bai, hiểu lầm vì Tin Mừng. 3/ Vui vẻ luớt thắng khó khăn trong cuộc sống. 4/ Kiên trì, khiêm tốn, lắng nghe tiếng Chúa nói trong mọi hoàn cảnh.
D- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống Cầu nguyện: (We pray and practice / Pray in Action)
Lạy Cha, tiên tri Isaia đã loan báo cho con: Hãy nói với những kẻ nhát gan, đừng sợ ! Thiên Chúa cuả anh em đây rồi. Con quyết kiên tâm, can đảm, và bền chí trong mọi hòan cảnh khó khăn để xứng đáng gặp Chúa.
Hoa thơm cỏ lạ: KHI CÓ AI HỎI, BẠN HÃY SẴN SÀNG ĐỂ LÀM CHỨNG
When questions come, let’s be ready to give a witness
* Phó tế: JB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Cùng chuyển các Gia đình-Qúy chức-Nhóm-Hội đoàn-Phong trào
VUI MỪNG VÀ HY VỌNG – JOYFUL IN HOPE
“TRỞ VỀ VỚI CHÚA ĐI !- NƯỚC CHÚA ĐANG GẦN KỀ!”
* Vui mừng trong Chúa luôn, tôi nói lại, anh em hãy vui mừng! Vì Chúa đã đến gần. (Phil 4, 4-5) Tôi nhớ bài hát TGT Samạc: Dọn đường cho Chúa đi - Trở về với Chúa đi - Nước Chúa đang gần kề.
• BÀI ĐỌC 1: Isaia 35, 1-6.10= Hãy nói với những kẻ nhát gan: “Can đảm lên đừng sợ ! Thiên Chúa của anh em đây rồi…/ Say to those whose hearts are fightened. Be strong, fear not! Here your God…
• BÀI ĐỌC 2: Giacôbê 5, 7-10= Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí vì ngày Chúa quang lâm đã gần kề rồi. / You too, must be patient. Steady your hearts, because the coming of the Lord is at hand.
• TIN MỪNG(Gospel): Mat 11, 2-11= Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: ngươì mù xem thấy, kẻ què bước đi…/ Go back and report to John what you hear and see: the blind recover their sight…
A- Bạn và tôi cùng Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc trên: (Some points of Reflection, live out and share)
1/ Đức Giêsu là ai? Lúc này ông Gioan đã vào tù, ông sai các môn đệ đến hỏi Đức Giêsu xem có đúng Ngài phải đến không? Ngài đáp: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Nguời mù xem thấy, kẻ què đi được…”(Mat 11,4-5) Các môn đệ của Gioan có vẻ chán nản và ghen tương, ông cũng thắc mắc; nhưng họ đã thấy rõ việc Chúa làm nên tin tưởng hơn. Khi bị thất bại và gặp hoạn nạn trong cuộc sống tôi cũng bị khủng khoảng như vậy, cần cầu nguyện để gặp Chúa. Cho một chứng từ tôi đã nhận ra Chúa trong đời sống?
2- Chúa khen ngợi ông Gioan: Trước mặt công chúng ông là người dũng cảm, kiên trung, và cao trọng, là một Ngôn sứ của Chúa, và là Tiền hô của Đấng Mê-si-a mà ngôn sứ Ma-la-khi đã nói: “Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng: Này ta sai sứ gỉa của ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến.” (Mat 11, 10) Sứ mệnh hôm nay của bạn đang trọng trách trong Gia đình, Giáo xứ và xã hội, bạn đã tỏ ra kiên cường hay nhát nhúa, thẳng thắn hay tâng bốc. Chia sẻ một việc làm can đảm của bạn theo Lời Chúa dạy?
3- Đừng sợ sệt, nhát gan: Bài đọc 1 hôm nay tiên tri Isaia kêu gọi tôi: “Hãy nói với những kẻ nhát gan: Can đảm lên, đừng sợ ! Thiên Chúa của anh em đây rồi, sắp tới ngày báo phục.” (Isaia 35, 4) Tôi muốn vào Nứơc Trời cần dũng cảm chiến đấu với bản thân. Đức Giêsu phê phán những kinh sư và nhóm Pharisêu vì họ cứng cổ và tự đắc cho mình là khôn. Ông Gioan sống khắc khổ thì họ nói là điên, Đức Giêsu sống hoà đồng, bình dị thì họ cho là bê tha. Hôm nay tôi sống theo Chúa cũng bị như vậy. Nói một vài đau khổ tôi phải khắc phục để theo Chúa?
4- Theo Chúa phải bền tâm: Thánh Phaolô khuyên tôi trong bài đọc 2 cần kiên nhẫn như người nhà nông chờ đợi hoa màu: “Anh hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa quang lâm đã gần tới.” (Gc 5,8) Vì thế, tôi đừng vội phàn nàn chê trách nhau từ trong gia đình, vì tôi là gì mà khinh chê, cãi vã, xung khắc với nhau? Ngươì thân giúp tôi thực tập kiên nhẫn ! Vì nhẫn nhục rất quan trọng để vào Nước Trời, nên tôi cần nhẫn nhục và tha thứ để khỏi bị xét xử. Chúa đang đứng sẵn bên cửa rồi. Tôi đã tập sự kiên nhẫn và bền chí như thế nào?
B- Câu Kinh Thánh Nhóm và tôi chọn làm Châm ngôn, để Sống hy vọng tuần này: ( The Best God’s Word)
ANH EM HÃY KIÊN NHẪN VÀ BỀN TÂM VỮNG CHÍ, VÌ NGÀY CHÚA QUANG LÂM ĐÃ ĐẾN GẦN
You too, must be patient. Make your hearts firm, because the coming of the Lord is at hand. (Gc 5, 8)
C- Nhóm và tôi cần thực hành những gì để Sống dọn đường cho Chúa đi: (So what am I doing / For Action)
1/ Nói năng, cầu nguyện, suy nghĩ, phản ứng giống Chúa. 2/ Chịu chê bai, hiểu lầm vì Tin Mừng. 3/ Vui vẻ luớt thắng khó khăn trong cuộc sống. 4/ Kiên trì, khiêm tốn, lắng nghe tiếng Chúa nói trong mọi hoàn cảnh.
D- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống Cầu nguyện: (We pray and practice / Pray in Action)
Lạy Cha, tiên tri Isaia đã loan báo cho con: Hãy nói với những kẻ nhát gan, đừng sợ ! Thiên Chúa cuả anh em đây rồi. Con quyết kiên tâm, can đảm, và bền chí trong mọi hòan cảnh khó khăn để xứng đáng gặp Chúa.
Hoa thơm cỏ lạ: KHI CÓ AI HỎI, BẠN HÃY SẴN SÀNG ĐỂ LÀM CHỨNG
When questions come, let’s be ready to give a witness
* Phó tế: JB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khánh thành Bảo tàng viện Truyền Giáo
LM Trần Đức Anh OP
11:12 10/12/2010
ROMA. Hôm 9-12-2010, Bảo tàng viện của Bộ truyền giáo ở quảng trường Tây Ban Nha, Roma, đã được khánh thành sau nhiều năm trời tu bổ.
Cha Massimo Cenci, thuộc Hội thừa sai Pime, Phó Tổng thư ký Bộ truyền giáo, cùng với giáo sư Buranelli và đại sứ Ludovico Ortona, đã mở cuộc họp báo để giới thiệu tiến trình thành lập Bảo tàng viện này. Cha cho biết phí tổn thiết lập bảo tàng viện này là 1 triệu 750 ngàn mỹ kim, ngân khoản này nằm trong số tiền 20 triệu rưỡi mỹ kim dành cho việc tu bổ toàn thể tòa nhà. Những chi phí này không phải chỉ nhắm mục tiêu mỹ thuật, nhưng còn để cứu tòa nhà này đang bị lún. Chính phủ Italia và tổ chức cổ võ bảo tồn gia sản nghệ thuật và kiến trúc của Italia, gọi tắt là Arcus, cũng đóng góp vào chi phí nói trên.
Khách viếng thăm Bảo tàng viện có thể xem những gian phòng nổi tiếng nhất của tòa nhà thuộc Bộ truyền giáo được kiến thiết hồi thế kỷ 17 do các kiến trúc sư nổi tiếng nhất thời đó, như Nhà nguyện Ba Vua và Thư Viện, do kiến trúc sư Francesco Borromini (1599-1667) thực hiện, cũng như một gian nhà trưng bày các bức tranh và hình ảnh thuộc Bộ truyền giáo.
Tại bảo tàng viện, khách viếng thăm cũng có thể thấy nhiều đồ kỷ niệm và thư từ các nhà thừa sai gửi về nhà. Cũng có những tài liệu lịch sử như một thư của vua Leopold bên Đức viết hồi giữa thế kỷ 17 gửi Vua nước Ba Tư, kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo của các tín hữu Kitô tại nước này. (CNS 9-12-2010)
Cha Massimo Cenci, thuộc Hội thừa sai Pime, Phó Tổng thư ký Bộ truyền giáo, cùng với giáo sư Buranelli và đại sứ Ludovico Ortona, đã mở cuộc họp báo để giới thiệu tiến trình thành lập Bảo tàng viện này. Cha cho biết phí tổn thiết lập bảo tàng viện này là 1 triệu 750 ngàn mỹ kim, ngân khoản này nằm trong số tiền 20 triệu rưỡi mỹ kim dành cho việc tu bổ toàn thể tòa nhà. Những chi phí này không phải chỉ nhắm mục tiêu mỹ thuật, nhưng còn để cứu tòa nhà này đang bị lún. Chính phủ Italia và tổ chức cổ võ bảo tồn gia sản nghệ thuật và kiến trúc của Italia, gọi tắt là Arcus, cũng đóng góp vào chi phí nói trên.
Khách viếng thăm Bảo tàng viện có thể xem những gian phòng nổi tiếng nhất của tòa nhà thuộc Bộ truyền giáo được kiến thiết hồi thế kỷ 17 do các kiến trúc sư nổi tiếng nhất thời đó, như Nhà nguyện Ba Vua và Thư Viện, do kiến trúc sư Francesco Borromini (1599-1667) thực hiện, cũng như một gian nhà trưng bày các bức tranh và hình ảnh thuộc Bộ truyền giáo.
Tại bảo tàng viện, khách viếng thăm cũng có thể thấy nhiều đồ kỷ niệm và thư từ các nhà thừa sai gửi về nhà. Cũng có những tài liệu lịch sử như một thư của vua Leopold bên Đức viết hồi giữa thế kỷ 17 gửi Vua nước Ba Tư, kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo của các tín hữu Kitô tại nước này. (CNS 9-12-2010)
Tòa Thánh và Israel vẫn chưa đạt được hiệp định
LM Trần Đức Anh OP
11:13 10/12/2010
VATICAN. Sau 17 năm thương thảo, Tòa Thánh và Israel vẫn chưa đạt tới hiệp định về vấn đề quy chế pháp lý các tài sản và vấn đề thuế khóa đối với các cơ sở Công Giáo tại Israel.
Hôm 9-12-2010, Ủy ban làm việc song phương giữa Tòa Thánh và Israel lại nhóm khóa họp toàn thể tại Bộ ngoại giao Israel ”trong bầu không khí cởi mở và tốt đẹp”.
Thông cáo chung công bố hôm 10-12-2010 tại Vatican cho biết: Phái đoàn Tòa Thánh gồm 12 người do Đức Ông thứ trưởng ngoại giao Ettore Balestrero hướng dẫn, trong khi phái đoàn Israel gồm 11 người do Ông Danny Ayalon Thứ trưởng ngoại giao làm trưởng đoàn. Đầu khóa họp, các vị có nhắc đến điện văn của ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, gửi thủ tướng Benyamin Netanyahu của Israel, trong đó ĐHY chuyển lời cam kết cầu nguyện và tình liên đới của ĐTC Biển Đức 16 với gia đình những người bị thiệt mạng, người bị thương và tất cả những người bị thương tổn vì vụ cháy rừng mới đây ở miền Bắc Israel, cũng như sự đánh giá cao của ĐTC về những nỗ lực trong việc cứu giúp các nạn nhân.
Sau đó, các tham dự viên đã thảo luận về những bước tiến sắp tới để đạt tới hiệp định. Khóa họp toàn thể tới đây sẽ diễn ra vào ngày 16-6 năm 2011 tại Vatican, trong khi nhóm làm việc sẽ gặp nhau lần tới đây vào ngày 3-2 năm 2011.
Các khóa họp trên đây nhắm đạt tới một hiệp định về vấn đề thuế khóa và tài chánh của Giáo hội Công Giáo tại Israel, chiếu theo hiệp định cơ bản đã ký kết giữa Israel và Tòa Thánh hồi cuối năm 1993. (SD 10-12-2010)
Hôm 9-12-2010, Ủy ban làm việc song phương giữa Tòa Thánh và Israel lại nhóm khóa họp toàn thể tại Bộ ngoại giao Israel ”trong bầu không khí cởi mở và tốt đẹp”.
Thông cáo chung công bố hôm 10-12-2010 tại Vatican cho biết: Phái đoàn Tòa Thánh gồm 12 người do Đức Ông thứ trưởng ngoại giao Ettore Balestrero hướng dẫn, trong khi phái đoàn Israel gồm 11 người do Ông Danny Ayalon Thứ trưởng ngoại giao làm trưởng đoàn. Đầu khóa họp, các vị có nhắc đến điện văn của ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, gửi thủ tướng Benyamin Netanyahu của Israel, trong đó ĐHY chuyển lời cam kết cầu nguyện và tình liên đới của ĐTC Biển Đức 16 với gia đình những người bị thiệt mạng, người bị thương và tất cả những người bị thương tổn vì vụ cháy rừng mới đây ở miền Bắc Israel, cũng như sự đánh giá cao của ĐTC về những nỗ lực trong việc cứu giúp các nạn nhân.
Sau đó, các tham dự viên đã thảo luận về những bước tiến sắp tới để đạt tới hiệp định. Khóa họp toàn thể tới đây sẽ diễn ra vào ngày 16-6 năm 2011 tại Vatican, trong khi nhóm làm việc sẽ gặp nhau lần tới đây vào ngày 3-2 năm 2011.
Các khóa họp trên đây nhắm đạt tới một hiệp định về vấn đề thuế khóa và tài chánh của Giáo hội Công Giáo tại Israel, chiếu theo hiệp định cơ bản đã ký kết giữa Israel và Tòa Thánh hồi cuối năm 1993. (SD 10-12-2010)
Chiếc ghế trống ở thủ đô Oslo trị giá 1,4 triệu Đôla Mỹ
Hà Long
16:11 10/12/2010
Trưa ngày 10/12/2010 lúc 13g10 tại đại sảnh của Tòa Đô Chính thủ đô Oslo Na Uy, ông Thorbjorn Jagland, chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Nobel chính thức khai mạc nghi thức trao giải thưởng Nobel Hòa Bình 2010 cho người đoạt giải vắng mặt Lưu Hiểu Ba. Đây là lần thứ hai sau năm 1936 người nhận giải Nobel khiếm diện và cũng chẳng có người thân đại diện cho chính mình. Ông Lưu Hiểu Ba đã bị cộng sản Tàu kết án tù 11 năm vì đòi quyền tự do ngôn luận, nhưng được gán cho tội đồ diễn biến chống phá nhà nước.
Theo luận điệu tuyên truyền xảo trá và gian dối của lãnh đạo cs Tàu từ cửa miệng bà Khương Du, nữ phát ngôn Bộ Ngọai Giao cho biết hơn 100 quốc gia đồng thuận với cộng sản Tàu tẩy chay cuộc trao giải Nobel Hòa Bình tại Oslo, trong khi đó Ủy ban Giải thưởng Nobel chỉ mời đúng 65 quốc gia đến tham dự mà thôi. Cuối cùng phải lòi cái đuôi dối trá cho thế giới nhận ra có 18 quốc gia không đến tham dự, nếu điểm tên các nuớc này ra thì thấy tại quốc gia họ đều có vấn đề nghiêm trọng nhất trên thế giới về tự do nhân quyền như Iran, Cuba, Việt Nam…
Một điểm đáng chú ý về Serbia, lúc đầu chính phủ Serbia (nằm ở đông nam Âu Châu) tùng phục cs Tàu đã từ chối tham dự, nhưng họ phải khuất phục đầu hàng trước sự liên đới hiệp nhất tuyệt đối của Liên Hiệp Âu Châu nên đã cử đại diện quốc gia đến tham dự trước giờ khai mạc. Serbia đang chuẩn bị xin gia nhập khối Liên Hiệp Âu Châu mà theo vén váy cho Tàu thì chỉ rước họa vào thân. Ukraina ban đầu từ chối sau đó lại nhận lời đến tham dự.
Trong 1.000 khách mời đến Oslo có đại diện cao nhất của nước Na Uy đăng cai trao giải Nobel là vợ chồng vua Harald V. và hoàng hậu Sonja ngồi chủ tọa giữa đại sảnh. Từ Hoa Kỳ người có quyền lực đứng thứ ba của Mỹ, Chủ tịch Hạ viện Mỹ bà Nancy Pelosi được tháp tùng bởi Đại sứ Mỹ Barry White. Hầu như toàn khối Liên Hiệp Âu Châu bao gồm đại diện và đại sứ có mặt trong buổi trao giải thưởng. Báo chí có nhắc đến những nghệ sĩ điển ảnh danh tiếng như tài tử đoạt giải Oscar Denzel Washington và nữ minh tinh Anne Hathaway ngồi trong hàng ghế quan khách.
Tại quốc nội, cs Tàu kiểm soát gắt gao những nhà dân chủ trong ngày thứ sáu và cắt đứt hệ thống truyền hình trực tiếp của Mỹ CNN, của Anh BBC và của Pháp TV5, trên màn hình của 3 kênh này chỉ hiện lên toàn màu đen. Ngoài ra trang website của Ủy ban Nobel đã bị ngăn chặn kỹ càng, cùng lúc các phương tiện internet bị kiểm soát gắt gao.
Bài diễn văn của chủ tịch Ủy ban giải Nobel Na Uy Thorbjorn Jagland mang tính chất ngoại giao khéo léo, một mặt ca ngợi những thành quả về kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Tàu và họ đang vươn lên trở thành một cường quốc. Nhưng đã là một cường quốc thì cũng biết lắng nghe những phê bình như điều xây dựng. Nước Mỹ giàu mạnh có những đồng minh nhưng khi cần họ cũng biết lắng nghe những phê bình của các nước bạn.
Ông Jagland so sánh giải Nobel hòa Bình 2010 với việc trao giải Nobel cho mục sư Martin Luther King. Cũng vào thời gian đó không thể làm hài lòng với nhiều người Mỹ - nhưng điều đó đã làm cho đất nước họ mạnh tiến triển hơn. Cũng vậy, nước Tàu cũng có thể mạnh hơn bởi giải thưởng Nobel Hoà Bình.
„Ông Lưu Hiểu Ba không làm những gi khác hơn là quyền người dân được hiến pháp công nhận“, ông Jagland tuyên bố. "Ông Lưu đã không làm điều gì sai trái. Ông phải được trả lại tự do!“ Với những nhận định đanh thép này đã động chạm vào thẳng những con tim đang hiện diện trong đại sảnh vì thế mọi người đứng lên cổ vũ và vỗ tay dài hàng phút.
Hình dáng chiếc ghế màu xanh để trống ở Oslo nhìn rất bình thường như những chiếc ghế khác vẫn có 4 chân, 2 chỗ dựa tay và một chỗ dựa lưng, nhưng hôm nay chiếc ghế này mang tải cho thế giới một sức nặng vô biên về quyền tự do con người, quyền đấu tranh ngôn luận cho dân tộc thăng tiến. Tuy rằng, chiếc ghế này ông Lưu chưa được vinh dự ngồi trên đó, nhưng nó đã hoàn toàn thuộc về ông và không một ai, một chế độ nào có thể cướp đi của ông được. Cả ngàn người trang trọng đứng lên vinh danh chiếc ghế màu xanh là hiện thân của ông Lưu Hiểu Ba ở thủ đô Oslo. Người đoạt giải Nobel Hòa Bình trong tinh thần rất gần gũi với mọi người trên thế giới, như lời nhận định của ông Jagland. Đó là sức mạnh mà nhà nước cộng sản độc tài đảng trị Tàu đang lo sợ về sự ảnh hưởng tinh thần vượt biên giới của tù nhân Lưu Hiểu Ba.
Nơi đây, tiện nói về cs Tàu người viết xin nhắc thêm về một sự kiện quan trọng, nói đúng hơn là một biến cố lịch sử cách đây vừa tròn 3 năm mà Blogger Mẹ Nấm nhắc nhở trong Blog: Nhanh thật, chớp mắt mà đã được 3 năm. Ngày 09/12/2007. Khó có thể quên ngày này, nếu bạn là người Việt Nam quan tâm đến tình hình đất nước. Ba năm trước, ở Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội, người Việt Nam đã dõng dạc cất tiếng: "Trả lại Trường Sa - Trả lại Hoàng Sa - Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam".
Chỉ trong 3 năm trôi qua với bao cuộc ruồng bắt, kết án bỏ tù những người yêu nước muốn bảo vệ giang sơn gấm vóc tổ quốc Việt Nam và cũng từ lúc đó chính quyền cộng sản Việt Nam hèn mạt cúi đầu nhục nhã nhỏ nhẹ gọi tên kẻ thù là „kẻ lạ“ kẻo phạm húy với ông bạn có 16 chữ vàng, thì bây giờ làn sóng can đảm và chính nghĩa vươn lên trong các thế hệ đã dám gọi đích danh kẻ thù là „Tàu chứ còn đứa chó nào nữa!“ (Phạm Toàn).
Từ 18 chữ vàng phải ghi khắc trong tim của tầng lớp lãnh đạo cs Việt Nam tại Hà Nội: “Láng giềng hữu nghị, ổn định lâu dài, hợp tác toàn diện, hướng tới tương lai” thì trong giới bình luận Blogger lề trái đã cho ra những câu đối thật hoàn chỉnh và rất đúng sự thật về „kẻ lạ“: „Láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, lấn biển dài lâu, thôn tính tương lai.“
Một điều nhắc nhở quan trọng của vị Chủ tịch Ủy ban Nobel Thorbjorn Jagland trong lúc trao giải Nobel Hòa Bình 2010: „Ngăn cấm sự tự do ngôn luận là đồng nghĩa cho việc tham nhũng hoành hành.“
Ôi chao! Câu nói này thật đúng cho các vị lãnh đạo cộng sản Việt Nam (Sa thải vì tham nhũng thì… lấy ai làm việc!).
Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà cầm quyền Bắc Kinh trả tự do cho văn hữu Lưu Hiểu Ba
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
16:19 10/12/2010
Chiều ngày 9 tháng 12 năm 2010, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù đã cho phổ biến một Thông Cáo Báo chí của Văn Bút Quốc Tế liên quan đến Buổi Lễ Trao Giải Nobel Hòa Bình 2010 cho văn hữu Lưu Hiểu Ba. Trong Thông Cáo này, Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Kinh trả lại tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà văn tù nhân Lưu Hiểu Ba, cựu Chủ tịch và thành viên đồng sáng lập Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập. Một phái đoàn Văn Bút Quốc Tế do văn hữu John Ralston Saul, Chủ Tịch Văn Bút Quốc Tế, hướng dẫn sẽ tham dự Buổi Lễ Trao Giải Nobel Hòa Bình 2010 vào ngày mai 10 tháng 12 năm 2010 tại Oslo, thủ đô Na Uy. Có mặt nữ văn hữu Marian Bothsford Fraser, Chủ tịch Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù, nữ văn hữu Sara Whyatt, quyền Giám đốc Điều Hành, nữ văn hữu Tienchi Martin-Liao và văn hữu Zhang Yu, Chủ tịch và Tổng thư ký Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập cùng nhiều văn hữu Trung Tâm Văn Bút Na Uy và Hoa Kỳ. Tại Buổi Lễ Trao Giải Nobel Hòa Bình 2010, nữ văn hữu Tienchi Martin-Liao sẽ đại diện cho văn hữu tù nhân Lưu Hiểu Ba.
Còn nhớ lại, trong kỳ Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế Tokyo hồi tháng 9 năm nay, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù đã dành một Chiếc Ghế Trống cho nữ văn hữu tù nhân Trần Khải Thanh Thủy ngay tại Phòng Họp của Ủy Ban. Thông Cáo báo chí cũng cho biết một Chiếc Ghế Trống dành cho văn hữu tù nhân Lưu Hiểu Ba được Trung Tâm Văn Bút Tô Cách Lan chở tới Oslo, coi như trọng tâm trong cuộc vận động của Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do cho văn hữu tân khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình 2010. Cả nữ văn hữu Lưu Hà, vợ ông, cũng không đến được Oslo vì đang bị quản thúc tại gia.
Cũng trong ngày mai, Văn Bút Quốc Tế và Ân Xá Quốc Tế đồng tổ chức một cuộc hội thảo tại văn phòng Ân Xá Quốc Tế ở thủ đô Na Uy. Trong số người tham dự hội thảo có các văn hữu Chủ Tịch Văn Bút Quốc Tế, Chủ tịch và Tổng thư ký Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập.
Được biết, Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong phối hợp với Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại đã cho phổ biến ngay chiều hôm nay bản Thông Cáo của Văn Bút Quốc Tế đến các cơ sở truyền thông đại chúng ở Thụy Sĩ.
Dưới đây và ở phần đính kèm nguyên văn bản Thông Cáo Báo Chí của Văn Bút Quốc Tế bằng tiếng Pháp và tiếng Anh.
Genève ngày 9 tháng 12 năm 2010
Còn nhớ lại, trong kỳ Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế Tokyo hồi tháng 9 năm nay, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù đã dành một Chiếc Ghế Trống cho nữ văn hữu tù nhân Trần Khải Thanh Thủy ngay tại Phòng Họp của Ủy Ban. Thông Cáo báo chí cũng cho biết một Chiếc Ghế Trống dành cho văn hữu tù nhân Lưu Hiểu Ba được Trung Tâm Văn Bút Tô Cách Lan chở tới Oslo, coi như trọng tâm trong cuộc vận động của Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do cho văn hữu tân khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình 2010. Cả nữ văn hữu Lưu Hà, vợ ông, cũng không đến được Oslo vì đang bị quản thúc tại gia.
Cũng trong ngày mai, Văn Bút Quốc Tế và Ân Xá Quốc Tế đồng tổ chức một cuộc hội thảo tại văn phòng Ân Xá Quốc Tế ở thủ đô Na Uy. Trong số người tham dự hội thảo có các văn hữu Chủ Tịch Văn Bút Quốc Tế, Chủ tịch và Tổng thư ký Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập.
Được biết, Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong phối hợp với Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại đã cho phổ biến ngay chiều hôm nay bản Thông Cáo của Văn Bút Quốc Tế đến các cơ sở truyền thông đại chúng ở Thụy Sĩ.
Dưới đây và ở phần đính kèm nguyên văn bản Thông Cáo Báo Chí của Văn Bút Quốc Tế bằng tiếng Pháp và tiếng Anh.
Genève ngày 9 tháng 12 năm 2010
Đức Giám Mục Green Bay là người đầu tiên tại Hoa Kỳ công nhận những lần Đức Mẹ hiện ra
Bùi Hữu Thư
16:20 10/12/2010
Đức Giám Mục Ricken tuyên bố tại Champion trong thánh lễ tại Thánh Đường Đức Mẹ Cứu Giúp (Our Lady of Good Help) ngày 8 tháng 12, nhằm ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Trên 250 vị khách đã ngồi chật nhà nguyện để nghe Đức Giám Mục Ricken đọc sắc lệnh chính thức công nhận tính xác thực của các lần hiện ra.
Ngài cũng công bố một sắc lệnh thứ hai, chính thức công nhận nhà nguyện là một nhà nguyện của giáo phận. Khi ngài tuyên bố: “Tôi chính thức tuyên bố là các vụ Đức Mẹ hiện ra rất đáng tin,” toàn thể cộng đồng vỗ tay hoan hỉ, với nhiều người trong cử tọa cảm động bật khóc. “Bây giờ, đây là một lời tuyên bố chính thức và một sự công nhận rõ ràng về những gì đã phát triển và về sự biểu hiệu của đức tin của dân Chúa vào Chúa Giêsu.”
Đức Giám Mục Ricken nói trong bài giảng: “Mẹ Maria luôn luôn hướng dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu. Chúng ta hết lòng tôn kính Mẹ vì Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế. Do đó có lẽ Mẹ là nhà truyền giáo và thầy giảng giáo lý cao cả nhất chưa từng có cho tới nay trong lịch sử…Mẹ đã được sai đi trong bao nhiêu năm qua kể từ ngày Chúa Kitô tử nạn, và phục sinh để công bố tin mừng này.”
Đức Giám Mục Ricken nói: sự công bố này là ước nguyện của rất nhiều người. “Có biết bao nhiêu người trong quý vị đã xin cho có được điều này bằng cách này hay cách khác. Tôi coi đây cũng chỉ là một lời tuyên bố giản dị về những gì đã được nói về những chuyện đã xẩy ra.”
Top Stories
Inde: Le gouvernement est accusé de paralyser le procès des agresseurs de la religieuse violée lors des attaques antichrétiennes de 2008 en Orissa
Eglises d'Asie
10:42 10/12/2010
Le procès, très médiatisé, des agresseurs présumés de Sr Meena Barwa, violée lors des attaques antichrétiennes de 2008 en Orissa (1), vient de connaître un nouveau rebondissement qui risque de prolonger encore la durée d’une procédure déjà jalonnée d’incidents.
Les trois procureurs chargés de l’accusation pénale ont menacé lundi 6 décembre de boycotter le procès qui se tient actuellement à Cuttack, en Orissa, en raison du non-paiement de leurs honoraires depuis plusieurs mois. « Le montant de nos émoluments fixés par le gouvernement est tout à fait insuffisant et de plus, réglé avec un retard inacceptable », a déclaré l’un de ces avocats du ministère public sur la chaîne indienne NDTV.
Laxmidhar Mishra, avocat réputé de la ville, reçoit du ministère public en tant que procureur général des honoraires journaliers de 3 500 roupies (50 euros) par plaidoirie, tandis que Sangam Sahu et Akhaya Naik, ses assistants, touchent 1 400 roupies (23 euros). « Le gouvernement a honteusement manqué à son engagement de nous payer dans des délais décents », a déclaré l’un des procureurs, ajoutant qu’après de nombreuses réclamations, une partie de leurs honoraires de juillet et août avaient finalement été réglés tout récemment.
Les trois procureurs ont averti le juge B. K. Mishra, lundi 6 décembre dernier, qu’ils n’assureraient pas la suite du procès si leurs honoraires en retard ne leur étaient pas réglés immédiatement. Le 8 décembre, Sangam Sahu, l’un des assistants, expliquait à l’agence Ucanews qu’il avait accepté de traiter ce « cas exceptionnel » malgré le fait que le gouvernement ne lui avait accordé que la moitié du montant qu’il demandait. « Mais lorsque nous avons fait part à la Cour de nos griefs, le juge nous a demandé de lui adresser une réclamation écrite qu’il transmettrait au gouvernement », s’est indigné l’avocat.
Pour Robin Sahu, assistant d’un des avocats de l’accusation, cette attitude « d’indifférence et de mépris » du gouvernement est la marque d’une claire « volonté de nuire » s’agissant des victimes des violences antichrétiennes de 2008. « Ce comportement est une véritable injustice faite aux victimes », a-t-il expliqué.
La réaction de l’Eglise catholique ne s’est pas fait attendre: Mgr Raphael Cheenath, archevêque de Cuttack-Bhubaneswar, qui suit de très près le procès de Sr Meena, a fait part de son intention de s’adresser à la Cour suprême au nom de l’Eglise si le gouvernement ne mettait pas un terme rapide à ce « blocage de la procédure judiciaire ». « Si un cas aussi médiatique est traité de cette manière, qu’en sera-t-il des milliers de cas de victimes désespérées ? », interroge le prélat.
Des militants pour les droits de l’homme, comme Lalita Missal, à la tête de la National Alliance for Women - Orissa (NAWO) ou encore Sr Justine Senapati, de la congrégation des Sœurs de Saint Joseph d’Annecy (2), ont dénoncé, quant à elles, un « total déni de justice » pour les victimes du Kandhamal et une partialité « honteuse » de la part des autorités.
En novembre dernier, ces mêmes militants accusaient déjà le gouvernement et le système judiciaire de l’Orissa de « fausser le jeu », avec l’aide des médias qui organisaient un véritable « lynchage médiatique », selon les termes du magazine indien Tehelka (3).
Dernière illustration de cette campagne de dénigrement, ce lundi 6 décembre, avant que les avocats du ministère public ne décident de suspendre leur travail, le médecin qui avait examiné la religieuse après sa déclaration de viol a été rappelé à la barre par les avocats de la défense pour un contre-interrogatoire. Dès le lendemain, 7 décembre, The Hindu rapportait que le Dr Sangeeta Mishra avait reconnu « qu’il n’y avait ni sang ni sperme décelés lors de l’examen de la religieuse ». L’information était aussitôt reprise par la plupart des médias indiens comme une preuve supplémentaire des « fausses assertions » de l’accusation, soulignant l’à-propos de la suspension des audiences, au moment où s’écroulait l’argumentation principale des avocats de Sr Meena.
Ce rapport médical détaillait pourtant les blessures de la religieuse et affirmait que « les recherches démontraient des signes et symptômes récents d’une tentative de rapports sexuels forcés ». Mais surtout, ce rapport avait été ordonné deux mois après les faits, lorsque la conférence de presse de Sr Meena avait révélé au public le viol dont elle avait été victime et que les autorités du Kandhamal avaient enfin demandé une expertise (4).
(1) Sr Meena, qui fut l’une des premières victimes des violences antichrétiennes en Orissa, avait rendu public les actes de viol et de torture dont elle avait été victime par les hindouistes lors d’une conférence de presse à New Delhi plus de deux mois après les faits. Elle avait dénoncé l’inaction de la police du Kandhamal qui avait refusé de lui porter secours et le gel de l’enquête. Suite à ses révélations et au soutien de l’Eglise, en particulier de Mgr Cheenath, la religieuse, qui avait reconnu ses principaux agresseurs au cours de l’enquête préliminaire, avait obtenu que son procès se tienne à Cuttack et non pas dans le district du Kandhamal où se vie était menacée par les hindouistes. Voir EDA 494, 540
(2) La congrégation des Sœurs de Saint Joseph (SSJ) d’Annecy a été fondée en 1650 par le P. Medaille. Ces religieuses apostoliques sont aujourd’hui 1 400 réparties sur les cinq continents. En Inde, elles sont surtout présentes en Orissa et en Andhra Pradesh.
(3) Le 9 octobre 2010, Tehelka, magazine indépendant et réputé, rapporte la désinformation orchestrée par la presse à propos du contenu des audiences: « Lorsque le P. Chellan [le prêtre agressé le même soir que Sr Meena] témoigne en tant que témoin-clé, l’avocat de la défense l’interrompt pour dire qu’il n’a pas mentionné le mot ‘viol’ dans sa déposition. (...). Celui-ci répond que c’est exact parce que « cette seconde déposition concernait ma propre agression et n’avait pas trait au viol ». Les médias locaux et nationaux retranscriront l’échange en une seule ligne: « Le P. Chellan déclare que la religieuse n’a pas été violée ». »
(4) NDTV, 7 décembre 2010; The Hindu, 30 juillet, 7 décembre 2010; Ucanews, 9 décembre 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 10 décembre 2010)
Les trois procureurs chargés de l’accusation pénale ont menacé lundi 6 décembre de boycotter le procès qui se tient actuellement à Cuttack, en Orissa, en raison du non-paiement de leurs honoraires depuis plusieurs mois. « Le montant de nos émoluments fixés par le gouvernement est tout à fait insuffisant et de plus, réglé avec un retard inacceptable », a déclaré l’un de ces avocats du ministère public sur la chaîne indienne NDTV.
Laxmidhar Mishra, avocat réputé de la ville, reçoit du ministère public en tant que procureur général des honoraires journaliers de 3 500 roupies (50 euros) par plaidoirie, tandis que Sangam Sahu et Akhaya Naik, ses assistants, touchent 1 400 roupies (23 euros). « Le gouvernement a honteusement manqué à son engagement de nous payer dans des délais décents », a déclaré l’un des procureurs, ajoutant qu’après de nombreuses réclamations, une partie de leurs honoraires de juillet et août avaient finalement été réglés tout récemment.
Les trois procureurs ont averti le juge B. K. Mishra, lundi 6 décembre dernier, qu’ils n’assureraient pas la suite du procès si leurs honoraires en retard ne leur étaient pas réglés immédiatement. Le 8 décembre, Sangam Sahu, l’un des assistants, expliquait à l’agence Ucanews qu’il avait accepté de traiter ce « cas exceptionnel » malgré le fait que le gouvernement ne lui avait accordé que la moitié du montant qu’il demandait. « Mais lorsque nous avons fait part à la Cour de nos griefs, le juge nous a demandé de lui adresser une réclamation écrite qu’il transmettrait au gouvernement », s’est indigné l’avocat.
Pour Robin Sahu, assistant d’un des avocats de l’accusation, cette attitude « d’indifférence et de mépris » du gouvernement est la marque d’une claire « volonté de nuire » s’agissant des victimes des violences antichrétiennes de 2008. « Ce comportement est une véritable injustice faite aux victimes », a-t-il expliqué.
La réaction de l’Eglise catholique ne s’est pas fait attendre: Mgr Raphael Cheenath, archevêque de Cuttack-Bhubaneswar, qui suit de très près le procès de Sr Meena, a fait part de son intention de s’adresser à la Cour suprême au nom de l’Eglise si le gouvernement ne mettait pas un terme rapide à ce « blocage de la procédure judiciaire ». « Si un cas aussi médiatique est traité de cette manière, qu’en sera-t-il des milliers de cas de victimes désespérées ? », interroge le prélat.
Des militants pour les droits de l’homme, comme Lalita Missal, à la tête de la National Alliance for Women - Orissa (NAWO) ou encore Sr Justine Senapati, de la congrégation des Sœurs de Saint Joseph d’Annecy (2), ont dénoncé, quant à elles, un « total déni de justice » pour les victimes du Kandhamal et une partialité « honteuse » de la part des autorités.
En novembre dernier, ces mêmes militants accusaient déjà le gouvernement et le système judiciaire de l’Orissa de « fausser le jeu », avec l’aide des médias qui organisaient un véritable « lynchage médiatique », selon les termes du magazine indien Tehelka (3).
Dernière illustration de cette campagne de dénigrement, ce lundi 6 décembre, avant que les avocats du ministère public ne décident de suspendre leur travail, le médecin qui avait examiné la religieuse après sa déclaration de viol a été rappelé à la barre par les avocats de la défense pour un contre-interrogatoire. Dès le lendemain, 7 décembre, The Hindu rapportait que le Dr Sangeeta Mishra avait reconnu « qu’il n’y avait ni sang ni sperme décelés lors de l’examen de la religieuse ». L’information était aussitôt reprise par la plupart des médias indiens comme une preuve supplémentaire des « fausses assertions » de l’accusation, soulignant l’à-propos de la suspension des audiences, au moment où s’écroulait l’argumentation principale des avocats de Sr Meena.
Ce rapport médical détaillait pourtant les blessures de la religieuse et affirmait que « les recherches démontraient des signes et symptômes récents d’une tentative de rapports sexuels forcés ». Mais surtout, ce rapport avait été ordonné deux mois après les faits, lorsque la conférence de presse de Sr Meena avait révélé au public le viol dont elle avait été victime et que les autorités du Kandhamal avaient enfin demandé une expertise (4).
(1) Sr Meena, qui fut l’une des premières victimes des violences antichrétiennes en Orissa, avait rendu public les actes de viol et de torture dont elle avait été victime par les hindouistes lors d’une conférence de presse à New Delhi plus de deux mois après les faits. Elle avait dénoncé l’inaction de la police du Kandhamal qui avait refusé de lui porter secours et le gel de l’enquête. Suite à ses révélations et au soutien de l’Eglise, en particulier de Mgr Cheenath, la religieuse, qui avait reconnu ses principaux agresseurs au cours de l’enquête préliminaire, avait obtenu que son procès se tienne à Cuttack et non pas dans le district du Kandhamal où se vie était menacée par les hindouistes. Voir EDA 494, 540
(2) La congrégation des Sœurs de Saint Joseph (SSJ) d’Annecy a été fondée en 1650 par le P. Medaille. Ces religieuses apostoliques sont aujourd’hui 1 400 réparties sur les cinq continents. En Inde, elles sont surtout présentes en Orissa et en Andhra Pradesh.
(3) Le 9 octobre 2010, Tehelka, magazine indépendant et réputé, rapporte la désinformation orchestrée par la presse à propos du contenu des audiences: « Lorsque le P. Chellan [le prêtre agressé le même soir que Sr Meena] témoigne en tant que témoin-clé, l’avocat de la défense l’interrompt pour dire qu’il n’a pas mentionné le mot ‘viol’ dans sa déposition. (...). Celui-ci répond que c’est exact parce que « cette seconde déposition concernait ma propre agression et n’avait pas trait au viol ». Les médias locaux et nationaux retranscriront l’échange en une seule ligne: « Le P. Chellan déclare que la religieuse n’a pas été violée ». »
(4) NDTV, 7 décembre 2010; The Hindu, 30 juillet, 7 décembre 2010; Ucanews, 9 décembre 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 10 décembre 2010)
Chine: Pékin a fait « élire » des évêques illégitimes à la tête de la Conférence des évêques « officiels » de Chine
Eglises d'Asie
10:44 10/12/2010
Réunie à l’Hôtel de l’Amitié à Pékin durant trois jours, les 7, 8 et 9 décembre derniers, l’Assemblée nationale des représentants catholiques a procédé à l’élection des nouveaux responsables des deux instances qui organisent la partie « officielle » de l’Eglise catholique en Chine. Lors de scrutins qui n’avaient rien de secret – le vote est à main levée – ni d’ouvert – les élus étaient les seuls candidats en lice –,. ..
... les 313 délégués ont porté à la présidence de la Conférence des évêques « officiels » un évêque illégitime – ordonné à l’épiscopat sans mandat pontifical – et à celle de l’Association patriotique des catholiques chinois, un évêque légitime mais assisté par deux évêques illégitimes. La lettre de 2007 du pape Benoît XVI aux catholiques chinois avait indiqué que la participation de catholiques à l’Association patriotique était incompatible avec la doctrine de l’Eglise.
Retardée à plusieurs reprises, la tenue de la 8ème Assemblée nationale des représentants catholiques n’a fait qu’entériner des choix décidés ailleurs, au sein de l’exécutif chinois. C’est sans doute ainsi qu’il faut comprendre les propos de Liu Bainian, qui était jusqu’alors vice-président de l’Association patriotique mais qui détenait le pouvoir effectif sur les structures centrales « officielles » de l’Eglise. A l’agence Associated Press, Liu Bainian a simplement déclaré: « Ce n’est que l’élection d’une nouvelle génération de responsables, similaire à l’élection par l’Assemblée nationale populaire des dirigeants du pays. » Les scores obtenus par les nouveaux dirigeants catholiques ne laissent pas non plus de doute sur le fait que le résultat de l’élection a été entièrement préparée en amont: Mgr Joseph Ma Yinglin, 45 ans, évêque illégitime du diocèse de Kunming (province du Yunnan), a été élu président de la Conférence épiscopale par 312 voix et une abstention; Mgr Johan Fang Xingyao, 57 ans, évêque du diocèse de Linyi (province du Shandong), a été élu président de l’Association patriotique par 310 voix et trois abstentions. Les 313 représentants étaient constitués de 45 évêques, 158 prêtres, 23 religieuses et 87 laïcs.
L’ensemble des observateurs de l’Eglise catholique en Chine souligne combien les choix opérés par Pékin augurent de profondes difficultés à venir. S’agissant de l’Association patriotique, instance dénuée de toute légitimité au sein de l’Eglise de Chine mais courroie de transmission de la politique de Pékin sur les communautés « officielles », l’élection de Mgr Fang Xingyao n’est pas une complète surprise: ordonné évêque de Linyi en 1997, il était devenu l’un des vice-présidents de la Conférence épiscopale en 2004, lors de la 7ème Assemblée nationale des représentants catholiques, et son nom circulait depuis quelques temps pour la présidence de l’Association patriotique (1); il est par ailleurs membre de la Conférence consultative politique du peuple chinois. Considéré comme un proche de Liu Bainian, qui, comme lui, est originaire du Shandong, susceptible de céder aux pressions, il avait accepté, ces dernières années, de prendre part à plusieurs ordinations épiscopales illicites. Aux côtés de Mgr Fang, parmi les vice-présidents de l’Association patriotique, on trouve deux autres évêques illégitimes: Mgr Ma Yinglin mais également Mgr Guo Jincai, dont l’ordination, précipitée le 20 novembre dernier en vue de l’assemblée de Pékin, avait été fermement dénoncée par le Saint-Siège (2).
S’agissant de la Conférence épiscopale, la position de Mgr Ma Yinglin sort renforcée: il était le secrétaire général de la Conférence, il en devient le président. Pour le remplacer au poste de secrétaire général, Pékin a choisi un autre évêque illégitime: Mgr Guo Jincai, l’évêque illégitime nouvellement ordonné du diocèse de Chengde. Avec un troisième évêque illégitime au sein de la Conférence épiscopale (3), il deviendra extrêmement difficile pour les évêques légitimes d’éviter de concélébrer des offices aux côtés des prélats non reconnus par le pape. Pour l’ensemble des évêques « officiels » légitimes – qui constituent la très grande majorité du corps épiscopal « officiel » –, le malaise devient un peu plus grand, maintenant que ceux qui sont censés les représenter sont des évêques non reconnus par Rome.
Enfin, Anthony Liu Bainian, qui était vice-président de l’Association patriotique depuis 1992, ne quitte pas la scène: à l’âge de 78 ans, consécration d’un parcours au service du pouvoir politique, il devient président honoraire tant de l’Association patriotique que de la Conférence des évêques. Mgr Aloysius Jin Luxian, 94 ans, évêque « officiel » de Shanghai et figure tutélaire de l’Eglise de Chine, le rejoint à la même double fonction de président honoraire des organes officiels de l’Eglise de Chine.
Dans son discours de clôture de la 8ème Assemblée nationale des représentants catholiques, Mgr Ma Yinglin a déclaré que les nouvelles équipes dirigeantes de la Conférence épiscopale et de l’Association patriotique travailleraient à unir les catholiques de Chine derrière « le principe des trois autonomies », en avançant ensemble avec l’Eglise universelle pour être des témoins de Dieu. « Les catholiques peuvent écrire un nouveau chapitre du travail patriotique à l’œuvre dans l’Eglise de Chine », a-t-il conclu. Dans l’après-midi du 9 décembre, les 313 délégués ont rencontré les plus hauts dirigeants du pays dans le Grand Hall du peuple, qui borde la place Tiananmen.
A un journaliste du Washington Post qui l’interrogeait à propos de l’assemblée de Pékin, un prêtre catholique du Hebei a répondu: « C’est le Parti communiste qui organise tout cela, de A à Z, et ils veulent que tous les évêques y participent pour qu’à la fin, ils puissent prendre une photo et l’utiliser dans leur propagande pour dire que nous jouissons de la liberté religieuse. »
Les pressions ont été intenses, nombreuses et particulièrement fortes sur les évêques afin de s’assurer de leur collaboration. Dans le Hebei, les prêtres, les religieuses et les fidèles du diocèse de Hengshui ont tenté de faire barrage à la police pour empêcher que celle-ci n’emmène manu militari leur évêque, Mgr Feng Xinmao, à Pékin. Des échauffourées ont eu lieu, mais la police a remporté la partie. Dans le diocèse de Cangzhou (Xianxian), la police a effectué une descente en force à l’évêché pour mettre la main sur l’évêque du lieu, Mgr Joseph Li Liangui, mais celui-ci avait, semble-t-il, pris les devants et restait introuvable. Depuis, les autorités ont diffusé des appels pour qu’il se rende, sauf à ce que soit émis à son encontre un mandat d’amener pour « activités criminelles ». Le seul évêque à avoir réussi à ne pas aller siéger à Pékin serait Mgr Francis Lu Shouwang, évêque de Yichang (province du Hubei). Récemment tombé gravement malade au point de passer un mois en réanimation à l’hôpital, le jeune évêque – il est âgé de 44 ans – était dans l’incapacité physique absolue de faire le déplacement.
Au final, les évêques chinois se retrouvent dans une situation très délicate. Un temps, ils avaient espéré que Pékin choisirait Mgr Ma Yinglin pour présider l’Association patriotique et ils auraient sans doute été prêts à accepter un évêque illégitime pour assumer la direction d’une association qui elle-même est tenue par eux comme illégitime. Par le passé, Pékin avait d’ailleurs placé un évêque illégitime – Mgr Michael Fu Tieshan, évêque de Pékin – à la tête de l’Association patriotique. Mais, pour la présidence de la Conférence épiscopale « officielle », les évêques chinois espéraient que Pékin respecteraient les formes en choisissant un évêque reconnu par le pape (4). Force est de constater que le pouvoir chinois a choisi d’imposer ses vues. Pour l’heure, le Saint-Siège n’a pas commenté ou réagi à l’ensemble de ces nouvelles. Toutefois, quatre jours après l’ordination illicite de Mgr Guo Jincai, la salle de presse du Saint-Siège avait publié un communiqué disant la vive réaction du pape à un acte « dommageable à la communion ecclésiale ». Selon nos informations, le cardinal Zen Ze-kiun, évêque émérite de Hongkong, s’est rendu à Rome et l’on peut s’attendre, d’ici à quelques jours, à une réaction pareillement forte du Saint-Siège, qui, jusqu’ici, espérait en la sincérité du gouvernement chinois dans sa volonté affichée d’améliorer ses relations avec Rome.
(1) Voir EDA 476
(2) Voir EDA 540
L’Association patriotique est donc désormais présidée par Mgr Fang Xingyao. Les vice-présidents de l’Association sont, outre Mgr Joseph Ma Yinglin et Mgr Joseph Guo Jincai, Mgr Joseph Shen Bin, évêque de Haimen, Mgr Paul Meng Qinglu, évêque de Hohhot, ainsi que les PP. Paul Lei Shiyin (diocèse de Leshan), Joseph Huang Bingzhang (Shantou), Joseph Yue Fusheng (Harbin), la Sœur Wu Lin (province du Hubei) et les laïcs Shu Nanwu (diocèse de Nanchang) et Liu Yuanlong (ce dernier assumant le secrétariat général de l’Association).
(3) Pour la Conférence des évêques « officiels », aux côtés de Mgr Ma Yinglin, président, on trouve les vice-présidents suivants: Mgr Peter Fang Jianping (diocèse de Tangshan), Mgr Johan Fang Xingyao (diocèse de Linyi), Mgr Joseph Li Shan (diocèse de Pékin), Mgr Paul Pei Junmin (diocèse de Liaoning), Mgr John Baptist Yang Xiaoting (diocèse de Yan’an), et Mgr Vincent Zhan Silu, évêque illégitime du diocèse de Mindong, ordonné en 2000.
(4) Le Saint-Siège ne reconnaît pas l’existence de la Conférence épiscopale « officielle ». En effet, cette conférence épiscopale ne réunit pas tous les évêques de Chine continentale (aucun évêque « clandestin » n’y siège) et elle compte en son sein des évêques illégitimes. De plus, la Conférence n’a qu’une existence assez artificielle, ses membres n’étant maîtres ni de leur organisation, ni de leur ordre du jour, ni de leurs débats.
(Source: Eglises d'Asie, 10 décembre 2010)
... les 313 délégués ont porté à la présidence de la Conférence des évêques « officiels » un évêque illégitime – ordonné à l’épiscopat sans mandat pontifical – et à celle de l’Association patriotique des catholiques chinois, un évêque légitime mais assisté par deux évêques illégitimes. La lettre de 2007 du pape Benoît XVI aux catholiques chinois avait indiqué que la participation de catholiques à l’Association patriotique était incompatible avec la doctrine de l’Eglise.
Retardée à plusieurs reprises, la tenue de la 8ème Assemblée nationale des représentants catholiques n’a fait qu’entériner des choix décidés ailleurs, au sein de l’exécutif chinois. C’est sans doute ainsi qu’il faut comprendre les propos de Liu Bainian, qui était jusqu’alors vice-président de l’Association patriotique mais qui détenait le pouvoir effectif sur les structures centrales « officielles » de l’Eglise. A l’agence Associated Press, Liu Bainian a simplement déclaré: « Ce n’est que l’élection d’une nouvelle génération de responsables, similaire à l’élection par l’Assemblée nationale populaire des dirigeants du pays. » Les scores obtenus par les nouveaux dirigeants catholiques ne laissent pas non plus de doute sur le fait que le résultat de l’élection a été entièrement préparée en amont: Mgr Joseph Ma Yinglin, 45 ans, évêque illégitime du diocèse de Kunming (province du Yunnan), a été élu président de la Conférence épiscopale par 312 voix et une abstention; Mgr Johan Fang Xingyao, 57 ans, évêque du diocèse de Linyi (province du Shandong), a été élu président de l’Association patriotique par 310 voix et trois abstentions. Les 313 représentants étaient constitués de 45 évêques, 158 prêtres, 23 religieuses et 87 laïcs.
L’ensemble des observateurs de l’Eglise catholique en Chine souligne combien les choix opérés par Pékin augurent de profondes difficultés à venir. S’agissant de l’Association patriotique, instance dénuée de toute légitimité au sein de l’Eglise de Chine mais courroie de transmission de la politique de Pékin sur les communautés « officielles », l’élection de Mgr Fang Xingyao n’est pas une complète surprise: ordonné évêque de Linyi en 1997, il était devenu l’un des vice-présidents de la Conférence épiscopale en 2004, lors de la 7ème Assemblée nationale des représentants catholiques, et son nom circulait depuis quelques temps pour la présidence de l’Association patriotique (1); il est par ailleurs membre de la Conférence consultative politique du peuple chinois. Considéré comme un proche de Liu Bainian, qui, comme lui, est originaire du Shandong, susceptible de céder aux pressions, il avait accepté, ces dernières années, de prendre part à plusieurs ordinations épiscopales illicites. Aux côtés de Mgr Fang, parmi les vice-présidents de l’Association patriotique, on trouve deux autres évêques illégitimes: Mgr Ma Yinglin mais également Mgr Guo Jincai, dont l’ordination, précipitée le 20 novembre dernier en vue de l’assemblée de Pékin, avait été fermement dénoncée par le Saint-Siège (2).
S’agissant de la Conférence épiscopale, la position de Mgr Ma Yinglin sort renforcée: il était le secrétaire général de la Conférence, il en devient le président. Pour le remplacer au poste de secrétaire général, Pékin a choisi un autre évêque illégitime: Mgr Guo Jincai, l’évêque illégitime nouvellement ordonné du diocèse de Chengde. Avec un troisième évêque illégitime au sein de la Conférence épiscopale (3), il deviendra extrêmement difficile pour les évêques légitimes d’éviter de concélébrer des offices aux côtés des prélats non reconnus par le pape. Pour l’ensemble des évêques « officiels » légitimes – qui constituent la très grande majorité du corps épiscopal « officiel » –, le malaise devient un peu plus grand, maintenant que ceux qui sont censés les représenter sont des évêques non reconnus par Rome.
Enfin, Anthony Liu Bainian, qui était vice-président de l’Association patriotique depuis 1992, ne quitte pas la scène: à l’âge de 78 ans, consécration d’un parcours au service du pouvoir politique, il devient président honoraire tant de l’Association patriotique que de la Conférence des évêques. Mgr Aloysius Jin Luxian, 94 ans, évêque « officiel » de Shanghai et figure tutélaire de l’Eglise de Chine, le rejoint à la même double fonction de président honoraire des organes officiels de l’Eglise de Chine.
Dans son discours de clôture de la 8ème Assemblée nationale des représentants catholiques, Mgr Ma Yinglin a déclaré que les nouvelles équipes dirigeantes de la Conférence épiscopale et de l’Association patriotique travailleraient à unir les catholiques de Chine derrière « le principe des trois autonomies », en avançant ensemble avec l’Eglise universelle pour être des témoins de Dieu. « Les catholiques peuvent écrire un nouveau chapitre du travail patriotique à l’œuvre dans l’Eglise de Chine », a-t-il conclu. Dans l’après-midi du 9 décembre, les 313 délégués ont rencontré les plus hauts dirigeants du pays dans le Grand Hall du peuple, qui borde la place Tiananmen.
A un journaliste du Washington Post qui l’interrogeait à propos de l’assemblée de Pékin, un prêtre catholique du Hebei a répondu: « C’est le Parti communiste qui organise tout cela, de A à Z, et ils veulent que tous les évêques y participent pour qu’à la fin, ils puissent prendre une photo et l’utiliser dans leur propagande pour dire que nous jouissons de la liberté religieuse. »
Les pressions ont été intenses, nombreuses et particulièrement fortes sur les évêques afin de s’assurer de leur collaboration. Dans le Hebei, les prêtres, les religieuses et les fidèles du diocèse de Hengshui ont tenté de faire barrage à la police pour empêcher que celle-ci n’emmène manu militari leur évêque, Mgr Feng Xinmao, à Pékin. Des échauffourées ont eu lieu, mais la police a remporté la partie. Dans le diocèse de Cangzhou (Xianxian), la police a effectué une descente en force à l’évêché pour mettre la main sur l’évêque du lieu, Mgr Joseph Li Liangui, mais celui-ci avait, semble-t-il, pris les devants et restait introuvable. Depuis, les autorités ont diffusé des appels pour qu’il se rende, sauf à ce que soit émis à son encontre un mandat d’amener pour « activités criminelles ». Le seul évêque à avoir réussi à ne pas aller siéger à Pékin serait Mgr Francis Lu Shouwang, évêque de Yichang (province du Hubei). Récemment tombé gravement malade au point de passer un mois en réanimation à l’hôpital, le jeune évêque – il est âgé de 44 ans – était dans l’incapacité physique absolue de faire le déplacement.
Au final, les évêques chinois se retrouvent dans une situation très délicate. Un temps, ils avaient espéré que Pékin choisirait Mgr Ma Yinglin pour présider l’Association patriotique et ils auraient sans doute été prêts à accepter un évêque illégitime pour assumer la direction d’une association qui elle-même est tenue par eux comme illégitime. Par le passé, Pékin avait d’ailleurs placé un évêque illégitime – Mgr Michael Fu Tieshan, évêque de Pékin – à la tête de l’Association patriotique. Mais, pour la présidence de la Conférence épiscopale « officielle », les évêques chinois espéraient que Pékin respecteraient les formes en choisissant un évêque reconnu par le pape (4). Force est de constater que le pouvoir chinois a choisi d’imposer ses vues. Pour l’heure, le Saint-Siège n’a pas commenté ou réagi à l’ensemble de ces nouvelles. Toutefois, quatre jours après l’ordination illicite de Mgr Guo Jincai, la salle de presse du Saint-Siège avait publié un communiqué disant la vive réaction du pape à un acte « dommageable à la communion ecclésiale ». Selon nos informations, le cardinal Zen Ze-kiun, évêque émérite de Hongkong, s’est rendu à Rome et l’on peut s’attendre, d’ici à quelques jours, à une réaction pareillement forte du Saint-Siège, qui, jusqu’ici, espérait en la sincérité du gouvernement chinois dans sa volonté affichée d’améliorer ses relations avec Rome.
(1) Voir EDA 476
(2) Voir EDA 540
L’Association patriotique est donc désormais présidée par Mgr Fang Xingyao. Les vice-présidents de l’Association sont, outre Mgr Joseph Ma Yinglin et Mgr Joseph Guo Jincai, Mgr Joseph Shen Bin, évêque de Haimen, Mgr Paul Meng Qinglu, évêque de Hohhot, ainsi que les PP. Paul Lei Shiyin (diocèse de Leshan), Joseph Huang Bingzhang (Shantou), Joseph Yue Fusheng (Harbin), la Sœur Wu Lin (province du Hubei) et les laïcs Shu Nanwu (diocèse de Nanchang) et Liu Yuanlong (ce dernier assumant le secrétariat général de l’Association).
(3) Pour la Conférence des évêques « officiels », aux côtés de Mgr Ma Yinglin, président, on trouve les vice-présidents suivants: Mgr Peter Fang Jianping (diocèse de Tangshan), Mgr Johan Fang Xingyao (diocèse de Linyi), Mgr Joseph Li Shan (diocèse de Pékin), Mgr Paul Pei Junmin (diocèse de Liaoning), Mgr John Baptist Yang Xiaoting (diocèse de Yan’an), et Mgr Vincent Zhan Silu, évêque illégitime du diocèse de Mindong, ordonné en 2000.
(4) Le Saint-Siège ne reconnaît pas l’existence de la Conférence épiscopale « officielle ». En effet, cette conférence épiscopale ne réunit pas tous les évêques de Chine continentale (aucun évêque « clandestin » n’y siège) et elle compte en son sein des évêques illégitimes. De plus, la Conférence n’a qu’une existence assez artificielle, ses membres n’étant maîtres ni de leur organisation, ni de leur ordre du jour, ni de leurs débats.
(Source: Eglises d'Asie, 10 décembre 2010)
Côn Dâu, Vietnam: la police cherche à connaître le principal instigateur d’une lettre ouverte de protestation, envoyée aux autorités centrales
Eglises d'Asie
10:51 10/12/2010
Onze mois se sont écoulés depuis les premières pressions policières exercées sur les paroissiens de Côn Dâu pour qu’ils se soumettent au projet municipal les obligeant à quitter leur village et leurs rizières pour aller refaire leur vie ailleurs. Cette période fut, en fait, une succession d’événements tragiques: perquisitions policières, très violente échauffourée...
... avec des agents de la Sécurité publique lors d’un enterrement, exil d’une partie de la population en Thaïlande, décès d’un paroissien à la suite d’interrogatoires et de mauvais traitements… Le dernier événement en date, à la fin du mois d’octobre, fut la condamnation de six paroissiens accusés de troubles de l’ordre public et d’opposition à des fonctionnaires d’Etat (1).
Cependant, la résistance de la paroisse ne s’est pas encore émoussée puisque, ces jours derniers, la Sécurité publique tentait encore d’en venir à bout en multipliant pressions et interrogatoires (2). Elle cherche en particulier à savoir dans quelles circonstances et à l’initiative de quelles personnes précises, a été rédigée une lettre ouverte destinée aux plus hautes autorités du pays.
En effet, à peine un mois après le procès, le 26 novembre dernier, cent paroissiens signaient une lettre adressée aux instances centrales du Parti et de l’Etat, ainsi qu’à celles de la ville de Da Nang. La lettre demandait la révision de l’ensemble du programme de création d’une zone urbaine « écologique ». Comme l’avait déjà demandé, avant le procès, Mgr Hop, au nom de la Commission ‘Justice et Paix’, la lettre suggérait que soient réexaminés les fondements légaux du projet. Elle exigeait aussi que soit respecté le droit d’utilisation de terrains acquis grâce aux efforts et à la sueur des nombreuses générations de paroissiens. Le désir profond de la population, faisait encore remarquer la lettre, est de vivre et de mourir sur la terre de ses ancêtres. En cas d’impossibilité majeure venant contrecarrer ce souhait, les paroissiens de Côn Dâu souhaitaient que toute la population soit regroupée autour d’une église afin de pouvoir perpétuer son style de vie traditionnel.
Malheureusement, non seulement la lettre n’a pas été examinée, mais elle a été à l’origine d’une nouvelle campagne policière. Une enquête a été ouverte cherchant à connaître l’instigateur et le rédacteur de la lettre, ainsi que ceux qui ont recueilli les signatures et ont diffusé un document qui, par ce biais, a été connu du monde entier. Après une enquête menée dans toutes les maisons du village, un des membres du conseil paroissial a été choisi en guise de bouc émissaire. Il a été convoqué par la police deux jours de suite. Le premier interrogatoire duré quatre heures et le second toute la journée. Devant ses accusateurs, le paroissien soupçonné a défendu fermement les positions exposées dans la lettre aux autorités. Au sortir de ces deux interrogatoires, il a décidé de ne plus se rendre aux convocations de la police. On apprend par ailleurs que la police continue ses visites domiciliaires, en particulier chez les signataires de la lettre aux autorités centrales.
(1) EDA a rendu compte de tous les événements cités. Voir EDA 523 et n° suivants.
(2) L’information a été publiée sur le site des rédemptoristes vietnamiens à l’adresse: http://www.chuacuuthe.com/?p=10904
(Source: Eglises d'Asie, 10 décembre 2010)
... avec des agents de la Sécurité publique lors d’un enterrement, exil d’une partie de la population en Thaïlande, décès d’un paroissien à la suite d’interrogatoires et de mauvais traitements… Le dernier événement en date, à la fin du mois d’octobre, fut la condamnation de six paroissiens accusés de troubles de l’ordre public et d’opposition à des fonctionnaires d’Etat (1).
Cependant, la résistance de la paroisse ne s’est pas encore émoussée puisque, ces jours derniers, la Sécurité publique tentait encore d’en venir à bout en multipliant pressions et interrogatoires (2). Elle cherche en particulier à savoir dans quelles circonstances et à l’initiative de quelles personnes précises, a été rédigée une lettre ouverte destinée aux plus hautes autorités du pays.
En effet, à peine un mois après le procès, le 26 novembre dernier, cent paroissiens signaient une lettre adressée aux instances centrales du Parti et de l’Etat, ainsi qu’à celles de la ville de Da Nang. La lettre demandait la révision de l’ensemble du programme de création d’une zone urbaine « écologique ». Comme l’avait déjà demandé, avant le procès, Mgr Hop, au nom de la Commission ‘Justice et Paix’, la lettre suggérait que soient réexaminés les fondements légaux du projet. Elle exigeait aussi que soit respecté le droit d’utilisation de terrains acquis grâce aux efforts et à la sueur des nombreuses générations de paroissiens. Le désir profond de la population, faisait encore remarquer la lettre, est de vivre et de mourir sur la terre de ses ancêtres. En cas d’impossibilité majeure venant contrecarrer ce souhait, les paroissiens de Côn Dâu souhaitaient que toute la population soit regroupée autour d’une église afin de pouvoir perpétuer son style de vie traditionnel.
Malheureusement, non seulement la lettre n’a pas été examinée, mais elle a été à l’origine d’une nouvelle campagne policière. Une enquête a été ouverte cherchant à connaître l’instigateur et le rédacteur de la lettre, ainsi que ceux qui ont recueilli les signatures et ont diffusé un document qui, par ce biais, a été connu du monde entier. Après une enquête menée dans toutes les maisons du village, un des membres du conseil paroissial a été choisi en guise de bouc émissaire. Il a été convoqué par la police deux jours de suite. Le premier interrogatoire duré quatre heures et le second toute la journée. Devant ses accusateurs, le paroissien soupçonné a défendu fermement les positions exposées dans la lettre aux autorités. Au sortir de ces deux interrogatoires, il a décidé de ne plus se rendre aux convocations de la police. On apprend par ailleurs que la police continue ses visites domiciliaires, en particulier chez les signataires de la lettre aux autorités centrales.
(1) EDA a rendu compte de tous les événements cités. Voir EDA 523 et n° suivants.
(2) L’information a été publiée sur le site des rédemptoristes vietnamiens à l’adresse: http://www.chuacuuthe.com/?p=10904
(Source: Eglises d'Asie, 10 décembre 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây thánh đường Tam Tòa Đà Nẵng
Duy Trà
09:28 10/12/2010
ĐÀ NẴNG - Lúc 5h sáng 8-12-2010, ĐGM. GP Đà Nẵng, cùng Linh mục Tổng Đại Diện đã về dâng Thánh Lễ mừng Quan thầy GX Tam Tòa Đà Nẵng – “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”; đồng thời cầu xin Mẹ quan phòng giúp đỡ để GX khởi công xây dựng ngôi Thánh đường mới được tốt đẹp.
Xem hình ảnh
Hiện diện trong Thánh Lễ đồng tế, còn có các Linh Mục nguyên là quản xứ, phó xứ Tam Tòa – các Linh Mục là con em của Giáo Xứ - cùng đông đảo bà con Tam Tòa ở khắp nơi về dự lễ.
Sau Thánh lễ, ĐGM cùng toàn thể cộng đoàn đã tiến ra hiện trường ( phía trước tiền đường nhà thờ ) để cử hành nghi thức làm phép và đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ GX Tam Tòa Đà Nẵng.
Trong lời chào mừng ĐGM, Cha Tổng Đại Diện, quý Cha và toàn thể khách mời, ông Chủ tịch HĐGX Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh: Nhà thờ Tam Tòa Đà Nẵng được xây dựng gần 60 năm qua, hiện nay không thể đáp ứng sự tăng trưởng của GX với trên 3000 giáo dân, vì thế theo ước nguyện của LM quản xứ Giuse Cao Văn Cường cũng như quý vị trong HDGX và toàn thể bà con Tam Tòa, ĐGM GP Đà Nẵng đã cho phép GX Tam Tòa xây dựng một ngôi Thánh đường mới có sức chứa khoảng 1200 chỗ ngồi chính thức, với diện tích xây dựng gần 3000m2. Và hôm nay ĐGM đã về đây để làm phép và đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh Đường Tam Tòa của chúng ta.
Ông Chủ tịch HĐGX cũng đã đọc quyết định “ Thành lập ban chỉ đạo và ban quản lý công trình” gồm có 10 người, do LM quản xứ ấn ký.
Tiếp đó LM Giuse Cao Văn Cường, quản xứ Tam Tòa, đã nói lên ý nghĩa quan trọng của việc đặt viên đá đầu tiên hôm nay.Cha quản xứ cũng đã nhắc đến công lao của các LM nguyên quản xứ Tam Tòa, cũng như các thế hệ đi trước, đã khổ công xây dựng nên ngôi Thánh đường này, đặc biệt là Cha nguyên quản xứ, Martino Trần Văn Đoàn. Nhưng đến nay ngôi Thánh đường đã quá chật hẹp, không đủ sức chứa, nên theo ý nguyện của bà con GX Tam Tòa Đà Nẵng, kể cả bà con ở hải ngoại và các vùng miền khác, rất ước mong có được một ngôi Thánh Đường mới khang trang, rộng rãi hơn, để việc thờ phụng Chúa được tốt đẹp. Cha cũng kêu gọi tất cả anh chị em Giáo dân Tam Tòa, dù ở trong nước hay ở hải ngoại, hãy cùng hướng lòng về “ Ngôi nhà chung”của chúng ta, bằng cách cầu nguyện, giúp đỡ tinh thần cũng như vật chất, để ngôi Thánh đường “ước mơ” của chúng ta sớm thành hiện thực.
Sau lời phát biểu của LM Quản xứ, ĐGM GP Châu Ngọc Tri đã ban huấn từ và làm phép viên đá đầu tiên rồi đặt vào vị trí xây dựng. Kết thúc nghi thức là phép lành của ĐGM GP.
Sau đó GX đã mời ĐGM, Cha Tổng Đại Diện, quý linh mục, bà con Tam Tòa ở các nơi, cùng khách mời vào nhà xứ dùng bữa điểm tâm sáng.
Xem hình ảnh
Hiện diện trong Thánh Lễ đồng tế, còn có các Linh Mục nguyên là quản xứ, phó xứ Tam Tòa – các Linh Mục là con em của Giáo Xứ - cùng đông đảo bà con Tam Tòa ở khắp nơi về dự lễ.
Sau Thánh lễ, ĐGM cùng toàn thể cộng đoàn đã tiến ra hiện trường ( phía trước tiền đường nhà thờ ) để cử hành nghi thức làm phép và đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ GX Tam Tòa Đà Nẵng.
Trong lời chào mừng ĐGM, Cha Tổng Đại Diện, quý Cha và toàn thể khách mời, ông Chủ tịch HĐGX Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh: Nhà thờ Tam Tòa Đà Nẵng được xây dựng gần 60 năm qua, hiện nay không thể đáp ứng sự tăng trưởng của GX với trên 3000 giáo dân, vì thế theo ước nguyện của LM quản xứ Giuse Cao Văn Cường cũng như quý vị trong HDGX và toàn thể bà con Tam Tòa, ĐGM GP Đà Nẵng đã cho phép GX Tam Tòa xây dựng một ngôi Thánh đường mới có sức chứa khoảng 1200 chỗ ngồi chính thức, với diện tích xây dựng gần 3000m2. Và hôm nay ĐGM đã về đây để làm phép và đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh Đường Tam Tòa của chúng ta.
Ông Chủ tịch HĐGX cũng đã đọc quyết định “ Thành lập ban chỉ đạo và ban quản lý công trình” gồm có 10 người, do LM quản xứ ấn ký.
Tiếp đó LM Giuse Cao Văn Cường, quản xứ Tam Tòa, đã nói lên ý nghĩa quan trọng của việc đặt viên đá đầu tiên hôm nay.Cha quản xứ cũng đã nhắc đến công lao của các LM nguyên quản xứ Tam Tòa, cũng như các thế hệ đi trước, đã khổ công xây dựng nên ngôi Thánh đường này, đặc biệt là Cha nguyên quản xứ, Martino Trần Văn Đoàn. Nhưng đến nay ngôi Thánh đường đã quá chật hẹp, không đủ sức chứa, nên theo ý nguyện của bà con GX Tam Tòa Đà Nẵng, kể cả bà con ở hải ngoại và các vùng miền khác, rất ước mong có được một ngôi Thánh Đường mới khang trang, rộng rãi hơn, để việc thờ phụng Chúa được tốt đẹp. Cha cũng kêu gọi tất cả anh chị em Giáo dân Tam Tòa, dù ở trong nước hay ở hải ngoại, hãy cùng hướng lòng về “ Ngôi nhà chung”của chúng ta, bằng cách cầu nguyện, giúp đỡ tinh thần cũng như vật chất, để ngôi Thánh đường “ước mơ” của chúng ta sớm thành hiện thực.
Sau lời phát biểu của LM Quản xứ, ĐGM GP Châu Ngọc Tri đã ban huấn từ và làm phép viên đá đầu tiên rồi đặt vào vị trí xây dựng. Kết thúc nghi thức là phép lành của ĐGM GP.
Sau đó GX đã mời ĐGM, Cha Tổng Đại Diện, quý linh mục, bà con Tam Tòa ở các nơi, cùng khách mời vào nhà xứ dùng bữa điểm tâm sáng.
Game Online: Cần cứu giới trẻ khỏi cơn nghiện thời đại số.
Nguyễn Hoàng Thương
09:29 10/12/2010
Game Online: Cần cứu giới trẻ khỏi cơn nghiện thời đại số.
Hai mặt của một vấn đề luôn là mối ưu tư của các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ và toàn xã hội khi phải đối mặt với những phương tiện truyền thông hiện đại mới nổi lên trong vài thập kỷ qua. Internet, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động… nếu biết sử dụng đúng cách sẽ giúp ích con người rất nhiều trong việc học tập, nghiên cứu và loan truyền thông tin, ngược lại, nó sẽ sẽ là công cụ phá hoại môi trường xã hội bằng tính cách nặc danh và nhanh chóng khó có thể kiểm soát. Với internet, một trong những ứng dụng được các nhà kinh doanh khai thác để kiếm những khoản lợi nhuận kếch sù chính là game online. Thoạt nhìn, người ta cứ tưởng đó chỉ là những trò chơi trực tuyến giải trí cho khuây khỏa sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi, một công cụ để xả stress có ích cho cuộc sống bon chen. Nhưng sự thật không đơn giản như thế, với công nghệ tân tiến, bằng những giao diện hấp dẫn, các nhà làm game đã đánh vào thị hiếu người chơi bằng những trò chơi nhập vai với cảnh vật như thật, những hoạt động bạo lực, tự do, phóng khoáng làm cho người chơi được thỏa mãn tính tò mò, cũng như được tự do muốn làm gì thì làm nhằm khẳng định địa vị, đẳng cấp trong không gian ảo. Từ đó, các “game thủ” bị cuốn hút vào vòng xoáy của những ảo ảnh mà không màng đến thực tại, một thứ nghiện ngập làm thay đổi nhân cách, đời sống con người gây tác hạn đến gia đình, xã hội.
Làm sao để có thể “cắt cơn” và giúp các bạn trẻ đang nghiện game online thoát khỏi thế giới ảo, trở về với cuộc sống hiện thực? Làm thế nào để hướng con em sử dụng Internet vào mục đích hiệu quả hơn trong học tập, công việc cũng như cho cuộc sống? Làm gì có thể giúp họ tìm lại giá trị bản thân, xác định mục đích và niềm vui lớn hơn game online? Hôm thứ Bảy 04/12/2010, Chương Trình Chuyên Đề Ban Mục Vụ Gia Đình TGP Sài Gòn đã giải đáp những câu hỏi trên qua thuyết trình của cha FX. Nguyễn Minh Thiệu, Dòng Don Bosco với đề tài: “CAI NGHIỆN GAME ONLINE”. Cha là người đã được đào tạo tại Rôma về đạo đức truyền thông và đã dấn thân đồng hành cùng giới trẻ trong các khóa đào tạo huấn nghệ của Dòng Don Bosco. Bằng nhiệt tình của mình, qua những buổi thuyết trình về các đề tài truyền thông nơi các giáo xứ, các tổ chức của Giáo Hội, ngài muốn cùng Giáo Hội đóng góp những giải pháp hữu hiệu, thiết thực, hợp với Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội trước những vấn đề nảy sinh từ thời đại kỹ thuật số.
Xem hình
Nghiện game online là một vấn đề đang được xã hội Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây khi những hậu quả của nó nảy sinh như trốn học, trộm cắp, cướp của, giết người… Người nghiện game thay đổi nhân cách, đời sống và có những nguy hiểm cho gia đình, cho cộng đồng xã hội. Trong thực tế, báo chí viết nhiều về game online như là một hiện tượng xã hội, cả trên diễn đàn Quốc Hội cũng đặt vấn đề rất mạnh mẽ nhưng hoàn toàn chưa có nghiên cứu nghiêm chỉnh về mức độ tác hại của nó. Hiện nay, người ta chỉ phản ánh hiện tượng, còn ảnh hưởng, tác động đến người nghiện game chưa được phân tích và đưa ra giải pháp hữu hiệu, triệt để. Vào tháng Mười vừa qua, cuộc khảo sát xã hội về dịch vụ trò chơi trực tuyến (game online) của Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam lại do một doanh nghiệp về Game Online tài trợ nên kết quả nghiên cứu đưa ra không thuyết phục, bị công chúng và các nhà giáo dục phản đối. Theo kết quả, 90.4% thanh thiếu niên chơi game online (10-15 tuổi chiếm 26,3%; 16-20 tuổi chiếm 42,1%; 21-25 tuổi chiếm 22%) trong số 27,3 triệu người đang sử dụng Internet tại Việt Nam (số liệu cuối tháng 11/2010).
Nếu chỉ tính 5,2% có từ 3 biểu hiện nghiện trở lên trong số những người chơi game online, thì đây cũng là con số kinh khủng. Để cai nghiện game online, hiện nay chưa có bất kỳ định hướng rõ ràng, cả trên thế giới chuyện cai nghiện cũng còn hiếm, thông tin về cai nghiện chỉ có ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh. Hồi tháng 11 vừa qua, Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam đã phải mở lại lớp cai nghiện game online sau hai năm tạm ngưng do lượng phụ huynh gọi điện thoại đến yêu cầu trung tâm mở lại lớp quá nhiều. Nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế, cắt cơn nghiện về thể lý, tâm lý chứ chưa triệt để trong vấn đề nhận thức.
Trong vô vàn sách của nhiều lĩnh vực, hiếm hoi chỉ mới có hai cuốn sách nói về nghiện Internet do các bác sĩ viết đã lâu, còn những người khác trong lĩnh vực giáo dục sao vẫn chưa nói gì về vấn đề nghiện game? Giáo Hội có đề cập đến điều này không? Sứ điệp Đại Hội Dân Chúa vừa qua không đề cập về vấn đề truyền thông, xem ra truyền thông không ảnh hưởng đến Giáo Hội? Trong chương trình dạy giáo lý hiện nay, vấn đề nhân bản đã được đề cập và nhấn mạnh rất nhiều, thì việc giáo dục sử dụng các phương tiện truyền thông có cần thiết để bảo vệ nhân bản của các em thiếu nhi hay không? Khi đặt ra những câu hỏi như thế là để biết nghiện game đang ở mức độ nào của tầm nhìn giáo dục, vì khi nói đến cai nghiện game nghĩa là cần cai nghiện từ trong nhận thức chứ không chỉ là cắt cơn, theo nghĩa nhân bản người nghiện đã thay đổi nhận thức hoàn toàn về đời sống xung quanh.
Căn nguyên sâu xa của nghiện game online có thể kể đến bối cảnh của thời đại @, nơi đó phương tiện truyền thông đang ảnh hưởng mạnh mẽ trên đời sống con người thời đại. Ngày nay, truyền thông xã hội là rất cần thiết của cuộc sống, nó không chỉ giản lược vào việc dùng các phương tiện, thực vậy, nó đã trở thành một tác nhân rất mạnh mẽ cổ xuý và truyền bá những lối sống và thái độ cá nhân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, cần biết rằng phương tiện truyền thông không chỉ là những sản phẩm của do trí tuệ con người nhưng còn là những hồng ân lớn lao của Thiên Chúa ban cho con người. Vì vậy, cần trang bị cho mình những tiêu chuẩn để sử dụng đúng và chọn lựa đúng các phương tiện truyền thông để nó được sử dụng phục vụ con người và thăng tiến phẩm giá con người.
Một trong những phương tiện truyền thông đại chúng và hiện đại là Internet. Internet là một thứ truyền thông đa phương tiện kết hợp cả ba ngành truyền thông đã có: báo chí, tivi, radio và hơn thế nữa, nó không bị giới hạn bởi địa lý, hoàn cảnh phát triển, chiến tranh, chính trị, xã hội. Internet đã hình thành một thực tại ảo của mối tương quan con người hay còn gọi là một xã hội ảo.
Những phương tiện truyền thông xã hội tạo nên một nền văn hóa kỹ thuật số, được diễn tả qua những giá trị, những lối suy nghĩ, những phong cách sống riêng biệt. Đó là nền văn hóa cao tốc với phương pháp giao diện là phương thế hành động giữa con người và chiếc máy, nó đang tạo nên những thái độ và não trạng mới. Nền văn hóa mới trình bày một nhãn quan rộng mở về thực tại, nó là văn hóa của giác quan chứ không phải là tư duy và nhận thức. Người ta bị ngập chìm trong đại dương của mọi thứ chân lý được tuyên bố là tuyệt đối mà hậu quả là dễ dàng dẫn tới chủ nghĩa tương đối, thậm chí những giá trị về phẩm giá con người, của tình yêu bị chà đạp, xem rẻ. Nó là một văn hóa giả định mọi người đều trưởng thành, nó không kính trọng sự phát triển tiến hóa của nhân vị, và để cho cá nhân trách nhiệm đối với những chọn lựa của họ.
Trong thời đại @, có nhiều hấp lực về vật chất, quyền lực và cả cám dỗ muốn loại trừ Thiên Chúa, trong đời sống con người. Về vật chất, lợi nhuận là tiêu chuẩn hàng đầu của các nhà kinh doanh truyền thông xã hội. Tại Việt Nam, hiện đang có 40 triệu người trẻ là đối tượng khai thác kinh tế của ngành công nghệ thông tin. Cám dỗ kinh tế ấy đã khiến cho các nhà đầu tư lao vào làm ăn mà bất chấp thủ đoạn, gây tác hại trên đời sống đạo đức của con người. Người trẻ cùng bị lôi cuốn vào thế giới đề cao vật chất hay thoả mãn những nhu cầu xác thịt. Với 76 game online đang lưu hành, 18 công ty kinh doanh game online, doanh thu của các công ty sẽ lớn cỡ nào?
Một trong những hấp lực trong game online là được khẳng định chính mình qua những thành tích, thăng cấp, chiến lợi phẩm từ những cuộc chém giết đối thủ, nơi mà người ta không còn phân biệt tội lỗi của chuyện giết người. Người chơi hóa thân hay nhập vai trong hình ảnh của “một siêu nhân” trong cuộc chơi. Chính nhờ tính cách và khả năng mà người chơi tự tạo ảo ảnh của mình trong trò chơi đã khiến “người chơi thành đồ chơi”, biến “cuộc chơi thành cuộc sống”. Vì thế, người nghiện game online hầu như bị lôi cuốn bởi giác quan, không còn thời gian để suy nghĩ điều tốt, điều xấu, điều hay, điều dở. Các game online luôn tạo ra sự hấp dẫn, kích thích sự tò mò, để thỏa mãn nhu cầu cá nhân là sự tự do, khẳng định bản thân của người chơi. Do sự hấp dẫn mà người chơi quên cả ăn, quên cả ngủ, quên hết tất cả mọi sự, mọi nhu cầu của bản thân nên chuyện học, chuyện làm bị bỏ bê, mọi tương quan với con người bị lãng quên. Nói về truyền thông xã hội, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã cảnh báo: “Thật đáng buồn biết bao nếu ước muốn nâng đỡ và phát triển tình bạn on-line (qua internet) MÀ ĐÁNH MẤT TÌNH YÊU GIA ĐÌNH”, và người nghiện game đã đánh mất tất cả quanh mình.
Trong không gian ảo mọi sự đều được san bằng, không phân biệt tuổi tác, không gian, thời gian, bằng cấp... Các giá trị của đời sống con người được đặt ngang nhau nên người ta không còn nhận thức phẩm giá thiêng liêng của con người. Mọi cái đều tương đối, kể cả Lời Chúa hay Thiên Chúa. Họ cũng có thể tuyệt đối hóa chính mình và thần tượng hóa những hình ảnh mà mình tạo ra, chẳng hạn họ có thể cưới nhau trên mạng, họ có thể cùng sống chung trên mạng...
Đi tìm nguyên do nghiện game online có thể kể đến là sự thiếu giáo dục từ gia đình, từ đó bậc thang giá trị đạo đức không có, người chơi game không phân biệt được phải trái, tốt xấu, hay dở. Khả năng tự giáo dục, tự quản, tự chế của họ không được huấn luyện khi không có mặt cha mẹ. Kiến thức cơ bản trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, khả năng đánh giá, phê bình và chọn lựa thông tin của họ cũng khiếm khuyết.
Người nghiện game có nhiều thời gian rảnh, nhưng không biết cách sử dụng thời gian cho đúng với những đòi hỏi khác nhau của những bổn phận làm người và vì thế khi vào mạng thật khó định mức cho thời gian.
Thiếu không gian lành mạnh cũng là một nguyên nhân làm người trẻ nghiện game, cha mẹ bận bịu với công ăn việc làm, không quan tâm đến nhà cửa làm cho gia đình trống vắng, ở nhà không có người lớn tạo thuận lợi cho người trẻ tìm đến game. Giới trẻ thiếu sân chơi, thiếu nơi giải trí lành mạnh, thiếu người đồng hành và tổ chức giải trí cũng đẩy họ vào con đường nghiện game.
Áp lực học hành, gặp thất bại mà không biết giải quyết hoặc không có người để chia sẻ, muốn tìm nơi an toàn, muốn giải quyết nỗi cô đơn, muốn có một mối tương quan, muốn khẳng định mình là ai cũng là những con đường để người trẻ tìm đến game. Bên cạnh đó, hấp lực của đồng tiền do chơi game thắng bằng tiền đã kích thích người chơi muốn làm giàu mà không cần vốn, làm giàu mà không cần bằng cấp, làm giàu trong tích tắc, tìm kiếm được nhiều thứ, nhanh, rẻ.
Người chơi cũng bị thu hút vào game khi họ muốn tìm kiếm cái mới về tài liệu, kỹ thuật hay hấp lực của hình ảnh, nhất là hình ảnh và các dịch vụ khiêu dâm để thoả mãn tính tò mò mà không bị dòm ngó hay phát hiện. Người nghiện game còn bị cảm giác tự do ảo, muốn tìm cái gì cũng có và tìm thật dễ mà không bị ai giám sát, muốn nói gì, cho gì mà không sợ trách nhiệm, muốn mình thế nào cũng được. Với tương quan bình đẳng rộng mở dường như vô tận được tìm kiếm dễ dàng và lựa chọn tùy ý, người chơi game đã hóa thân và nhập vai vào các nhân vật trong game để ban phát tình cảm một cách vô trách nhiệm theo kiểu tình cho không biếu không.
Với những nguyên nhân như nêu trên, tác hại của game online trong đời sống con người đã ảnh hưởng đến tâm lý, thể lý, đến nhận thức các giá trị đạo đức, nhân cách con người làm cho tương quan con người và tâm linh hoàn toàn mất đi, làm xáo trộn sâu xa về bản chất con người. Các bạn trẻ, nhất là trẻ em một khi vô tình đã nghiện game online, khí chất các em sẽ dễ trở nên hung hăng hơn, thường tỏ ra dễ dàng xung đột với người lớn và học hành giảm sút. Họ luôn bị ám ảnh bởi game, mất khả năng thực hiện những nhiệm vụ bình thường hằng ngày, mất khả năng tự kiểm soát, mọi sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn, cảm thấy bồn chồn sốt ruột khi không được lên mạng, chơi game…
Theo các bác sĩ và các nhà tâm lý, người nghiện game còn bị lệch lạc trong nhận thức về sinh lý, nhận thức lệch lạc về không gian tính dục và có thể dẫn đến sai lệch về hành vi tính dục. Về thể lý, có thể rối loạn thị giác vì chơi game, có thể tử vong do suy tim mạch hoặc vỡ mạch máu não. Về tâm lý, càng nghiện game càng stress do quá tập trung vào trò chơi. Do cuộc sống bị xáo trộn, họ càng ít giao tiếp với bên ngoài sẽ càng trở nên cô độc, và vì vậy dẫn đến trầm cảm, có thể hủy hoại bản thân, thậm chí tự tử. Khi nghiện game, họ có thể bị dẫn đến kiểu hành xử nhầm lẫn giữa đời sống thực tại và những tình huống ảo, xa rời thực tế khiến họ bỏ nhà đi bụi, kết thân với những "anh hùng hảo hán" như trong game.
Suy đồi đạo đức là hậu quả tất yếu của nghiện game khi tần suất phạm tội giống như trong các games bạo lực ngày càng gia tăng trong xã hội hôm nay, đó là những hành vi giết người chỉ vì kiếm tiền chơi game hay phản ứng thái quá khi bị người thân ngăn cản không cho tiếp xúc với game.
Trước thực trạng nhức nhối nơi mặt trái của thời đại kỹ thuật số, cần có những giải pháp mang tính toàn diện để đáp lại lời kêu gọi “Hãy cứu lấy hàng triệu người trẻ trước khi quá muộn” tại Việt Nam. Trước tiên, các bậc cha mẹ, các nhà giáo cần chung tay góp sức để đề phòng, phòng tránh những môi trường dễ đưa đến việc nghiện game. Cần tạo môi trường an toàn cho người trẻ, đó là gia đình, bạn bè, nhà trường, môi trường giải trí, trong đó bầu khí gia đình rất quan trọng. Trong gia đình, nên lưu ý vị trí đặt máy tính nối mạng, sao cho có thể thường xuyên giám sát việc sử dụng internet của con trẻ. Cha mẹ phải trang bị thông tin và kiến thức về việc sử dụng các phương tiện truyềng thông xã hội để có thể cài đặt các chương trình ngăn chặn web xấu và kiểm tra những địa chỉ con em truy cập.
Quan tâm đến con cái là điều hết sức cần thiết qua việc kiểm tra Thời khóa biểu và hiện diện thân tình, liên tục với con cái. Xác định rõ ràng về lý tưởng sống, trang bị cho con em những kiến thức đạo đức hầu phân biệt đâu là tốt lành ngay chính, đâu là xấu xa để chúng có chọn lựa đúng đắn. Cũng chính vì sự quan tâm mà cha mẹ có thể phát hiện kịp thời những biểu hiện khác lạ nơi con em trong việc sử dụng tiền bạc, thời gian, tính khí thay đổi, kết quả học tập sút kém.
Với những người đã sa vào nghiện ngập game online, cần nhận thức rõ đó là căn bệnh thời đại, để cảm thông với họ và có phương pháp chữa lành mang tính toàn diện, chứ không phải đe nẹt, quát mắng hay buông xuôi. Để tránh được cơn nghiện game, cần cách ly khỏi môi trường nguy hiểm nhưng không phải là môi trường đóng kín và lạnh lùng như nhà tù. Đừng gây cho chúng tâm lý như là tội phạm vì thực sự chúng chỉ bị trục trặc về nhận thức. Ngược lại, môi trường đó phải mang tính gia đình, chẳng hạn như môi trường nội trú để học văn hóa, nghề nghiệp là tốt nhất.
Cần có một chương trình sống hài hoà giữa học hành, làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ và giải trí đối với trẻ, nơi đó có sự đồng hành liên tục và thân tình của các nhà giáo dục như cha mẹ, thầy cô và các chuyên viên tâm lý, hướng nghiệp, bạn tốt là điều hết sức quan trọng. Vì đây là sự chữa trị về mặt nhận thức của người nghiện game nên chìa khóa của sự biến đổi tâm hồn con người chính là: tình thương mến, kiên nhẫn, tín nhiệm, biết lắng nghe con trẻ. Đối với người Công Giáo, đừng quên các phương thế chữa lành nội tâm là hướng dẫn thiêng liêng, cầu nguyện, các Bí Tích, nhất là Bí Tích Hoà Giải và Thánh Thể.
Để tránh sốc cho người nghiện, nên giảm dần thời gian tiếp xúc với game với sự trao đổi và phân tích cái tốt, cái xấu của game bằng sự nhẫn nại của người đồng hành. Bên cạnh đó, cần gia tăng các hình thức giải trí có tính cộng đồng, chơi trò chơi tập thể để giáo dục tương tác. Cuối cùng, cần hướng trẻ đến một lý tưởng cao đẹp, chính điều này mới cứu giữ được lâu bền tránh việc tái nghiện.
Trung tâm cai nghiện cũng cần thiết nhưng không phải tất cả mọi người nghiện đều chấp nhận đến đó và nếu không thay đổi trong gia đình nơi cách sống, cách nhận thức, cách giáo dục con cái, tình yêu đối với con cái thì vẫn không cai được. Quan trọng nhất vẫn là môi trường gia đình, và đây là một tiến trình dài để giúp trẻ trở lại với môi trường sống bình thường trong bầu khí yêu thương, tôn trọng.
Qua vấn nạn nghiện game online, một câu hỏi được đặt ra như là lời nhắc nhở đối với các bậc cha mẹ: “Nếu bạn không muốn cho con bạn đến trường một mình thì tại sao bạn lại liều lĩnh để con một mình đi vào thế giới ảo của Internet?”.
Sài gòn, ngày 09 tháng 12 năm 2010,
Nguyễn Hoàng Thương
Hai mặt của một vấn đề luôn là mối ưu tư của các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ và toàn xã hội khi phải đối mặt với những phương tiện truyền thông hiện đại mới nổi lên trong vài thập kỷ qua. Internet, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động… nếu biết sử dụng đúng cách sẽ giúp ích con người rất nhiều trong việc học tập, nghiên cứu và loan truyền thông tin, ngược lại, nó sẽ sẽ là công cụ phá hoại môi trường xã hội bằng tính cách nặc danh và nhanh chóng khó có thể kiểm soát. Với internet, một trong những ứng dụng được các nhà kinh doanh khai thác để kiếm những khoản lợi nhuận kếch sù chính là game online. Thoạt nhìn, người ta cứ tưởng đó chỉ là những trò chơi trực tuyến giải trí cho khuây khỏa sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi, một công cụ để xả stress có ích cho cuộc sống bon chen. Nhưng sự thật không đơn giản như thế, với công nghệ tân tiến, bằng những giao diện hấp dẫn, các nhà làm game đã đánh vào thị hiếu người chơi bằng những trò chơi nhập vai với cảnh vật như thật, những hoạt động bạo lực, tự do, phóng khoáng làm cho người chơi được thỏa mãn tính tò mò, cũng như được tự do muốn làm gì thì làm nhằm khẳng định địa vị, đẳng cấp trong không gian ảo. Từ đó, các “game thủ” bị cuốn hút vào vòng xoáy của những ảo ảnh mà không màng đến thực tại, một thứ nghiện ngập làm thay đổi nhân cách, đời sống con người gây tác hạn đến gia đình, xã hội.
Làm sao để có thể “cắt cơn” và giúp các bạn trẻ đang nghiện game online thoát khỏi thế giới ảo, trở về với cuộc sống hiện thực? Làm thế nào để hướng con em sử dụng Internet vào mục đích hiệu quả hơn trong học tập, công việc cũng như cho cuộc sống? Làm gì có thể giúp họ tìm lại giá trị bản thân, xác định mục đích và niềm vui lớn hơn game online? Hôm thứ Bảy 04/12/2010, Chương Trình Chuyên Đề Ban Mục Vụ Gia Đình TGP Sài Gòn đã giải đáp những câu hỏi trên qua thuyết trình của cha FX. Nguyễn Minh Thiệu, Dòng Don Bosco với đề tài: “CAI NGHIỆN GAME ONLINE”. Cha là người đã được đào tạo tại Rôma về đạo đức truyền thông và đã dấn thân đồng hành cùng giới trẻ trong các khóa đào tạo huấn nghệ của Dòng Don Bosco. Bằng nhiệt tình của mình, qua những buổi thuyết trình về các đề tài truyền thông nơi các giáo xứ, các tổ chức của Giáo Hội, ngài muốn cùng Giáo Hội đóng góp những giải pháp hữu hiệu, thiết thực, hợp với Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội trước những vấn đề nảy sinh từ thời đại kỹ thuật số.
Xem hình
Nghiện game online là một vấn đề đang được xã hội Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây khi những hậu quả của nó nảy sinh như trốn học, trộm cắp, cướp của, giết người… Người nghiện game thay đổi nhân cách, đời sống và có những nguy hiểm cho gia đình, cho cộng đồng xã hội. Trong thực tế, báo chí viết nhiều về game online như là một hiện tượng xã hội, cả trên diễn đàn Quốc Hội cũng đặt vấn đề rất mạnh mẽ nhưng hoàn toàn chưa có nghiên cứu nghiêm chỉnh về mức độ tác hại của nó. Hiện nay, người ta chỉ phản ánh hiện tượng, còn ảnh hưởng, tác động đến người nghiện game chưa được phân tích và đưa ra giải pháp hữu hiệu, triệt để. Vào tháng Mười vừa qua, cuộc khảo sát xã hội về dịch vụ trò chơi trực tuyến (game online) của Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam lại do một doanh nghiệp về Game Online tài trợ nên kết quả nghiên cứu đưa ra không thuyết phục, bị công chúng và các nhà giáo dục phản đối. Theo kết quả, 90.4% thanh thiếu niên chơi game online (10-15 tuổi chiếm 26,3%; 16-20 tuổi chiếm 42,1%; 21-25 tuổi chiếm 22%) trong số 27,3 triệu người đang sử dụng Internet tại Việt Nam (số liệu cuối tháng 11/2010).
Nếu chỉ tính 5,2% có từ 3 biểu hiện nghiện trở lên trong số những người chơi game online, thì đây cũng là con số kinh khủng. Để cai nghiện game online, hiện nay chưa có bất kỳ định hướng rõ ràng, cả trên thế giới chuyện cai nghiện cũng còn hiếm, thông tin về cai nghiện chỉ có ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh. Hồi tháng 11 vừa qua, Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam đã phải mở lại lớp cai nghiện game online sau hai năm tạm ngưng do lượng phụ huynh gọi điện thoại đến yêu cầu trung tâm mở lại lớp quá nhiều. Nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế, cắt cơn nghiện về thể lý, tâm lý chứ chưa triệt để trong vấn đề nhận thức.
Trong vô vàn sách của nhiều lĩnh vực, hiếm hoi chỉ mới có hai cuốn sách nói về nghiện Internet do các bác sĩ viết đã lâu, còn những người khác trong lĩnh vực giáo dục sao vẫn chưa nói gì về vấn đề nghiện game? Giáo Hội có đề cập đến điều này không? Sứ điệp Đại Hội Dân Chúa vừa qua không đề cập về vấn đề truyền thông, xem ra truyền thông không ảnh hưởng đến Giáo Hội? Trong chương trình dạy giáo lý hiện nay, vấn đề nhân bản đã được đề cập và nhấn mạnh rất nhiều, thì việc giáo dục sử dụng các phương tiện truyền thông có cần thiết để bảo vệ nhân bản của các em thiếu nhi hay không? Khi đặt ra những câu hỏi như thế là để biết nghiện game đang ở mức độ nào của tầm nhìn giáo dục, vì khi nói đến cai nghiện game nghĩa là cần cai nghiện từ trong nhận thức chứ không chỉ là cắt cơn, theo nghĩa nhân bản người nghiện đã thay đổi nhận thức hoàn toàn về đời sống xung quanh.
Căn nguyên sâu xa của nghiện game online có thể kể đến bối cảnh của thời đại @, nơi đó phương tiện truyền thông đang ảnh hưởng mạnh mẽ trên đời sống con người thời đại. Ngày nay, truyền thông xã hội là rất cần thiết của cuộc sống, nó không chỉ giản lược vào việc dùng các phương tiện, thực vậy, nó đã trở thành một tác nhân rất mạnh mẽ cổ xuý và truyền bá những lối sống và thái độ cá nhân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, cần biết rằng phương tiện truyền thông không chỉ là những sản phẩm của do trí tuệ con người nhưng còn là những hồng ân lớn lao của Thiên Chúa ban cho con người. Vì vậy, cần trang bị cho mình những tiêu chuẩn để sử dụng đúng và chọn lựa đúng các phương tiện truyền thông để nó được sử dụng phục vụ con người và thăng tiến phẩm giá con người.
Một trong những phương tiện truyền thông đại chúng và hiện đại là Internet. Internet là một thứ truyền thông đa phương tiện kết hợp cả ba ngành truyền thông đã có: báo chí, tivi, radio và hơn thế nữa, nó không bị giới hạn bởi địa lý, hoàn cảnh phát triển, chiến tranh, chính trị, xã hội. Internet đã hình thành một thực tại ảo của mối tương quan con người hay còn gọi là một xã hội ảo.
Những phương tiện truyền thông xã hội tạo nên một nền văn hóa kỹ thuật số, được diễn tả qua những giá trị, những lối suy nghĩ, những phong cách sống riêng biệt. Đó là nền văn hóa cao tốc với phương pháp giao diện là phương thế hành động giữa con người và chiếc máy, nó đang tạo nên những thái độ và não trạng mới. Nền văn hóa mới trình bày một nhãn quan rộng mở về thực tại, nó là văn hóa của giác quan chứ không phải là tư duy và nhận thức. Người ta bị ngập chìm trong đại dương của mọi thứ chân lý được tuyên bố là tuyệt đối mà hậu quả là dễ dàng dẫn tới chủ nghĩa tương đối, thậm chí những giá trị về phẩm giá con người, của tình yêu bị chà đạp, xem rẻ. Nó là một văn hóa giả định mọi người đều trưởng thành, nó không kính trọng sự phát triển tiến hóa của nhân vị, và để cho cá nhân trách nhiệm đối với những chọn lựa của họ.
Trong thời đại @, có nhiều hấp lực về vật chất, quyền lực và cả cám dỗ muốn loại trừ Thiên Chúa, trong đời sống con người. Về vật chất, lợi nhuận là tiêu chuẩn hàng đầu của các nhà kinh doanh truyền thông xã hội. Tại Việt Nam, hiện đang có 40 triệu người trẻ là đối tượng khai thác kinh tế của ngành công nghệ thông tin. Cám dỗ kinh tế ấy đã khiến cho các nhà đầu tư lao vào làm ăn mà bất chấp thủ đoạn, gây tác hại trên đời sống đạo đức của con người. Người trẻ cùng bị lôi cuốn vào thế giới đề cao vật chất hay thoả mãn những nhu cầu xác thịt. Với 76 game online đang lưu hành, 18 công ty kinh doanh game online, doanh thu của các công ty sẽ lớn cỡ nào?
Một trong những hấp lực trong game online là được khẳng định chính mình qua những thành tích, thăng cấp, chiến lợi phẩm từ những cuộc chém giết đối thủ, nơi mà người ta không còn phân biệt tội lỗi của chuyện giết người. Người chơi hóa thân hay nhập vai trong hình ảnh của “một siêu nhân” trong cuộc chơi. Chính nhờ tính cách và khả năng mà người chơi tự tạo ảo ảnh của mình trong trò chơi đã khiến “người chơi thành đồ chơi”, biến “cuộc chơi thành cuộc sống”. Vì thế, người nghiện game online hầu như bị lôi cuốn bởi giác quan, không còn thời gian để suy nghĩ điều tốt, điều xấu, điều hay, điều dở. Các game online luôn tạo ra sự hấp dẫn, kích thích sự tò mò, để thỏa mãn nhu cầu cá nhân là sự tự do, khẳng định bản thân của người chơi. Do sự hấp dẫn mà người chơi quên cả ăn, quên cả ngủ, quên hết tất cả mọi sự, mọi nhu cầu của bản thân nên chuyện học, chuyện làm bị bỏ bê, mọi tương quan với con người bị lãng quên. Nói về truyền thông xã hội, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã cảnh báo: “Thật đáng buồn biết bao nếu ước muốn nâng đỡ và phát triển tình bạn on-line (qua internet) MÀ ĐÁNH MẤT TÌNH YÊU GIA ĐÌNH”, và người nghiện game đã đánh mất tất cả quanh mình.
Trong không gian ảo mọi sự đều được san bằng, không phân biệt tuổi tác, không gian, thời gian, bằng cấp... Các giá trị của đời sống con người được đặt ngang nhau nên người ta không còn nhận thức phẩm giá thiêng liêng của con người. Mọi cái đều tương đối, kể cả Lời Chúa hay Thiên Chúa. Họ cũng có thể tuyệt đối hóa chính mình và thần tượng hóa những hình ảnh mà mình tạo ra, chẳng hạn họ có thể cưới nhau trên mạng, họ có thể cùng sống chung trên mạng...
Đi tìm nguyên do nghiện game online có thể kể đến là sự thiếu giáo dục từ gia đình, từ đó bậc thang giá trị đạo đức không có, người chơi game không phân biệt được phải trái, tốt xấu, hay dở. Khả năng tự giáo dục, tự quản, tự chế của họ không được huấn luyện khi không có mặt cha mẹ. Kiến thức cơ bản trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, khả năng đánh giá, phê bình và chọn lựa thông tin của họ cũng khiếm khuyết.
Người nghiện game có nhiều thời gian rảnh, nhưng không biết cách sử dụng thời gian cho đúng với những đòi hỏi khác nhau của những bổn phận làm người và vì thế khi vào mạng thật khó định mức cho thời gian.
Thiếu không gian lành mạnh cũng là một nguyên nhân làm người trẻ nghiện game, cha mẹ bận bịu với công ăn việc làm, không quan tâm đến nhà cửa làm cho gia đình trống vắng, ở nhà không có người lớn tạo thuận lợi cho người trẻ tìm đến game. Giới trẻ thiếu sân chơi, thiếu nơi giải trí lành mạnh, thiếu người đồng hành và tổ chức giải trí cũng đẩy họ vào con đường nghiện game.
Áp lực học hành, gặp thất bại mà không biết giải quyết hoặc không có người để chia sẻ, muốn tìm nơi an toàn, muốn giải quyết nỗi cô đơn, muốn có một mối tương quan, muốn khẳng định mình là ai cũng là những con đường để người trẻ tìm đến game. Bên cạnh đó, hấp lực của đồng tiền do chơi game thắng bằng tiền đã kích thích người chơi muốn làm giàu mà không cần vốn, làm giàu mà không cần bằng cấp, làm giàu trong tích tắc, tìm kiếm được nhiều thứ, nhanh, rẻ.
Người chơi cũng bị thu hút vào game khi họ muốn tìm kiếm cái mới về tài liệu, kỹ thuật hay hấp lực của hình ảnh, nhất là hình ảnh và các dịch vụ khiêu dâm để thoả mãn tính tò mò mà không bị dòm ngó hay phát hiện. Người nghiện game còn bị cảm giác tự do ảo, muốn tìm cái gì cũng có và tìm thật dễ mà không bị ai giám sát, muốn nói gì, cho gì mà không sợ trách nhiệm, muốn mình thế nào cũng được. Với tương quan bình đẳng rộng mở dường như vô tận được tìm kiếm dễ dàng và lựa chọn tùy ý, người chơi game đã hóa thân và nhập vai vào các nhân vật trong game để ban phát tình cảm một cách vô trách nhiệm theo kiểu tình cho không biếu không.
Với những nguyên nhân như nêu trên, tác hại của game online trong đời sống con người đã ảnh hưởng đến tâm lý, thể lý, đến nhận thức các giá trị đạo đức, nhân cách con người làm cho tương quan con người và tâm linh hoàn toàn mất đi, làm xáo trộn sâu xa về bản chất con người. Các bạn trẻ, nhất là trẻ em một khi vô tình đã nghiện game online, khí chất các em sẽ dễ trở nên hung hăng hơn, thường tỏ ra dễ dàng xung đột với người lớn và học hành giảm sút. Họ luôn bị ám ảnh bởi game, mất khả năng thực hiện những nhiệm vụ bình thường hằng ngày, mất khả năng tự kiểm soát, mọi sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn, cảm thấy bồn chồn sốt ruột khi không được lên mạng, chơi game…
Theo các bác sĩ và các nhà tâm lý, người nghiện game còn bị lệch lạc trong nhận thức về sinh lý, nhận thức lệch lạc về không gian tính dục và có thể dẫn đến sai lệch về hành vi tính dục. Về thể lý, có thể rối loạn thị giác vì chơi game, có thể tử vong do suy tim mạch hoặc vỡ mạch máu não. Về tâm lý, càng nghiện game càng stress do quá tập trung vào trò chơi. Do cuộc sống bị xáo trộn, họ càng ít giao tiếp với bên ngoài sẽ càng trở nên cô độc, và vì vậy dẫn đến trầm cảm, có thể hủy hoại bản thân, thậm chí tự tử. Khi nghiện game, họ có thể bị dẫn đến kiểu hành xử nhầm lẫn giữa đời sống thực tại và những tình huống ảo, xa rời thực tế khiến họ bỏ nhà đi bụi, kết thân với những "anh hùng hảo hán" như trong game.
Suy đồi đạo đức là hậu quả tất yếu của nghiện game khi tần suất phạm tội giống như trong các games bạo lực ngày càng gia tăng trong xã hội hôm nay, đó là những hành vi giết người chỉ vì kiếm tiền chơi game hay phản ứng thái quá khi bị người thân ngăn cản không cho tiếp xúc với game.
Trước thực trạng nhức nhối nơi mặt trái của thời đại kỹ thuật số, cần có những giải pháp mang tính toàn diện để đáp lại lời kêu gọi “Hãy cứu lấy hàng triệu người trẻ trước khi quá muộn” tại Việt Nam. Trước tiên, các bậc cha mẹ, các nhà giáo cần chung tay góp sức để đề phòng, phòng tránh những môi trường dễ đưa đến việc nghiện game. Cần tạo môi trường an toàn cho người trẻ, đó là gia đình, bạn bè, nhà trường, môi trường giải trí, trong đó bầu khí gia đình rất quan trọng. Trong gia đình, nên lưu ý vị trí đặt máy tính nối mạng, sao cho có thể thường xuyên giám sát việc sử dụng internet của con trẻ. Cha mẹ phải trang bị thông tin và kiến thức về việc sử dụng các phương tiện truyềng thông xã hội để có thể cài đặt các chương trình ngăn chặn web xấu và kiểm tra những địa chỉ con em truy cập.
Quan tâm đến con cái là điều hết sức cần thiết qua việc kiểm tra Thời khóa biểu và hiện diện thân tình, liên tục với con cái. Xác định rõ ràng về lý tưởng sống, trang bị cho con em những kiến thức đạo đức hầu phân biệt đâu là tốt lành ngay chính, đâu là xấu xa để chúng có chọn lựa đúng đắn. Cũng chính vì sự quan tâm mà cha mẹ có thể phát hiện kịp thời những biểu hiện khác lạ nơi con em trong việc sử dụng tiền bạc, thời gian, tính khí thay đổi, kết quả học tập sút kém.
Với những người đã sa vào nghiện ngập game online, cần nhận thức rõ đó là căn bệnh thời đại, để cảm thông với họ và có phương pháp chữa lành mang tính toàn diện, chứ không phải đe nẹt, quát mắng hay buông xuôi. Để tránh được cơn nghiện game, cần cách ly khỏi môi trường nguy hiểm nhưng không phải là môi trường đóng kín và lạnh lùng như nhà tù. Đừng gây cho chúng tâm lý như là tội phạm vì thực sự chúng chỉ bị trục trặc về nhận thức. Ngược lại, môi trường đó phải mang tính gia đình, chẳng hạn như môi trường nội trú để học văn hóa, nghề nghiệp là tốt nhất.
Cần có một chương trình sống hài hoà giữa học hành, làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ và giải trí đối với trẻ, nơi đó có sự đồng hành liên tục và thân tình của các nhà giáo dục như cha mẹ, thầy cô và các chuyên viên tâm lý, hướng nghiệp, bạn tốt là điều hết sức quan trọng. Vì đây là sự chữa trị về mặt nhận thức của người nghiện game nên chìa khóa của sự biến đổi tâm hồn con người chính là: tình thương mến, kiên nhẫn, tín nhiệm, biết lắng nghe con trẻ. Đối với người Công Giáo, đừng quên các phương thế chữa lành nội tâm là hướng dẫn thiêng liêng, cầu nguyện, các Bí Tích, nhất là Bí Tích Hoà Giải và Thánh Thể.
Để tránh sốc cho người nghiện, nên giảm dần thời gian tiếp xúc với game với sự trao đổi và phân tích cái tốt, cái xấu của game bằng sự nhẫn nại của người đồng hành. Bên cạnh đó, cần gia tăng các hình thức giải trí có tính cộng đồng, chơi trò chơi tập thể để giáo dục tương tác. Cuối cùng, cần hướng trẻ đến một lý tưởng cao đẹp, chính điều này mới cứu giữ được lâu bền tránh việc tái nghiện.
Trung tâm cai nghiện cũng cần thiết nhưng không phải tất cả mọi người nghiện đều chấp nhận đến đó và nếu không thay đổi trong gia đình nơi cách sống, cách nhận thức, cách giáo dục con cái, tình yêu đối với con cái thì vẫn không cai được. Quan trọng nhất vẫn là môi trường gia đình, và đây là một tiến trình dài để giúp trẻ trở lại với môi trường sống bình thường trong bầu khí yêu thương, tôn trọng.
Qua vấn nạn nghiện game online, một câu hỏi được đặt ra như là lời nhắc nhở đối với các bậc cha mẹ: “Nếu bạn không muốn cho con bạn đến trường một mình thì tại sao bạn lại liều lĩnh để con một mình đi vào thế giới ảo của Internet?”.
Sài gòn, ngày 09 tháng 12 năm 2010,
Nguyễn Hoàng Thương
Game Online: Cần cứu giới trẻ khỏi cơn nghiện thời đại số.
Nguyễn Hoàng Thương
09:36 10/12/2010
Game Online: Cần cứu giới trẻ khỏi cơn nghiện thời đại số.
Hai mặt của một vấn đề luôn là mối ưu tư của các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ và toàn xã hội khi phải đối mặt với những phương tiện truyền thông hiện đại mới nổi lên trong vài thập kỷ qua. Internet, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động… nếu biết sử dụng đúng cách sẽ giúp ích con người rất nhiều trong việc học tập, nghiên cứu và loan truyền thông tin, ngược lại, nó sẽ sẽ là công cụ phá hoại môi trường xã hội bằng tính cách nặc danh và nhanh chóng khó có thể kiểm soát. Với internet, một trong những ứng dụng được các nhà kinh doanh khai thác để kiếm những khoản lợi nhuận kếch sù chính là game online. Thoạt nhìn, người ta cứ tưởng đó chỉ là những trò chơi trực tuyến giải trí cho khuây khỏa sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi, một công cụ để xả stress có ích cho cuộc sống bon chen. Nhưng sự thật không đơn giản như thế, với công nghệ tân tiến, bằng những giao diện hấp dẫn, các nhà làm game đã đánh vào thị hiếu người chơi bằng những trò chơi nhập vai với cảnh vật như thật, những hoạt động bạo lực, tự do, phóng khoáng làm cho người chơi được thỏa mãn tính tò mò, cũng như được tự do muốn làm gì thì làm nhằm khẳng định địa vị, đẳng cấp trong không gian ảo. Từ đó, các “game thủ” bị cuốn hút vào vòng xoáy của những ảo ảnh mà không màng đến thực tại, một thứ nghiện ngập làm thay đổi nhân cách, đời sống con người gây tác hạn đến gia đình, xã hội.
Làm sao để có thể “cắt cơn” và giúp các bạn trẻ đang nghiện game online thoát khỏi thế giới ảo, trở về với cuộc sống hiện thực? Làm thế nào để hướng con em sử dụng Internet vào mục đích hiệu quả hơn trong học tập, công việc cũng như cho cuộc sống? Làm gì có thể giúp họ tìm lại giá trị bản thân, xác định mục đích và niềm vui lớn hơn game online? Hôm thứ Bảy 04/12/2010, Chương Trình Chuyên Đề Ban Mục Vụ Gia Đình TGP Sài Gòn đã giải đáp những câu hỏi trên qua thuyết trình của cha FX. Nguyễn Minh Thiệu, Dòng Don Bosco với đề tài: “CAI NGHIỆN GAME ONLINE”. Cha là người đã được đào tạo tại Rôma về đạo đức truyền thông và đã dấn thân đồng hành cùng giới trẻ trong các khóa đào tạo huấn nghệ của Dòng Don Bosco. Bằng nhiệt tình của mình, qua những buổi thuyết trình về các đề tài truyền thông nơi các giáo xứ, các tổ chức của Giáo Hội, ngài muốn cùng Giáo Hội đóng góp những giải pháp hữu hiệu, thiết thực, hợp với Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội trước những vấn đề nảy sinh từ thời đại kỹ thuật số.
Xem hình
Nghiện game online là một vấn đề đang được xã hội Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây khi những hậu quả của nó nảy sinh như trốn học, trộm cắp, cướp của, giết người… Người nghiện game thay đổi nhân cách, đời sống và có những nguy hiểm cho gia đình, cho cộng đồng xã hội. Trong thực tế, báo chí viết nhiều về game online như là một hiện tượng xã hội, cả trên diễn đàn Quốc Hội cũng đặt vấn đề rất mạnh mẽ nhưng hoàn toàn chưa có nghiên cứu nghiêm chỉnh về mức độ tác hại của nó. Hiện nay, người ta chỉ phản ánh hiện tượng, còn ảnh hưởng, tác động đến người nghiện game chưa được phân tích và đưa ra giải pháp hữu hiệu, triệt để. Vào tháng Mười vừa qua, cuộc khảo sát xã hội về dịch vụ trò chơi trực tuyến (game online) của Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam lại do một doanh nghiệp về Game Online tài trợ nên kết quả nghiên cứu đưa ra không thuyết phục, bị công chúng và các nhà giáo dục phản đối. Theo kết quả, 90.4% thanh thiếu niên chơi game online (10-15 tuổi chiếm 26,3%; 16-20 tuổi chiếm 42,1%; 21-25 tuổi chiếm 22%) trong số 27,3 triệu người đang sử dụng Internet tại Việt Nam (số liệu cuối tháng 11/2010).
Nếu chỉ tính 5,2% có từ 3 biểu hiện nghiện trở lên trong số những người chơi game online, thì đây cũng là con số kinh khủng. Để cai nghiện game online, hiện nay chưa có bất kỳ định hướng rõ ràng, cả trên thế giới chuyện cai nghiện cũng còn hiếm, thông tin về cai nghiện chỉ có ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh. Hồi tháng 11 vừa qua, Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam đã phải mở lại lớp cai nghiện game online sau hai năm tạm ngưng do lượng phụ huynh gọi điện thoại đến yêu cầu trung tâm mở lại lớp quá nhiều. Nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế, cắt cơn nghiện về thể lý, tâm lý chứ chưa triệt để trong vấn đề nhận thức.
Trong vô vàn sách của nhiều lĩnh vực, hiếm hoi chỉ mới có hai cuốn sách nói về nghiện Internet do các bác sĩ viết đã lâu, còn những người khác trong lĩnh vực giáo dục sao vẫn chưa nói gì về vấn đề nghiện game? Giáo Hội có đề cập đến điều này không? Sứ điệp Đại Hội Dân Chúa vừa qua không đề cập về vấn đề truyền thông, xem ra truyền thông không ảnh hưởng đến Giáo Hội? Trong chương trình dạy giáo lý hiện nay, vấn đề nhân bản đã được đề cập và nhấn mạnh rất nhiều, thì việc giáo dục sử dụng các phương tiện truyền thông có cần thiết để bảo vệ nhân bản của các em thiếu nhi hay không? Khi đặt ra những câu hỏi như thế là để biết nghiện game đang ở mức độ nào của tầm nhìn giáo dục, vì khi nói đến cai nghiện game nghĩa là cần cai nghiện từ trong nhận thức chứ không chỉ là cắt cơn, theo nghĩa nhân bản người nghiện đã thay đổi nhận thức hoàn toàn về đời sống xung quanh.
Căn nguyên sâu xa của nghiện game online có thể kể đến bối cảnh của thời đại @, nơi đó phương tiện truyền thông đang ảnh hưởng mạnh mẽ trên đời sống con người thời đại. Ngày nay, truyền thông xã hội là rất cần thiết của cuộc sống, nó không chỉ giản lược vào việc dùng các phương tiện, thực vậy, nó đã trở thành một tác nhân rất mạnh mẽ cổ xuý và truyền bá những lối sống và thái độ cá nhân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, cần biết rằng phương tiện truyền thông không chỉ là những sản phẩm của do trí tuệ con người nhưng còn là những hồng ân lớn lao của Thiên Chúa ban cho con người. Vì vậy, cần trang bị cho mình những tiêu chuẩn để sử dụng đúng và chọn lựa đúng các phương tiện truyền thông để nó được sử dụng phục vụ con người và thăng tiến phẩm giá con người.
Một trong những phương tiện truyền thông đại chúng và hiện đại là Internet. Internet là một thứ truyền thông đa phương tiện kết hợp cả ba ngành truyền thông đã có: báo chí, tivi, radio và hơn thế nữa, nó không bị giới hạn bởi địa lý, hoàn cảnh phát triển, chiến tranh, chính trị, xã hội. Internet đã hình thành một thực tại ảo của mối tương quan con người hay còn gọi là một xã hội ảo.
Những phương tiện truyền thông xã hội tạo nên một nền văn hóa kỹ thuật số, được diễn tả qua những giá trị, những lối suy nghĩ, những phong cách sống riêng biệt. Đó là nền văn hóa cao tốc với phương pháp giao diện là phương thế hành động giữa con người và chiếc máy, nó đang tạo nên những thái độ và não trạng mới. Nền văn hóa mới trình bày một nhãn quan rộng mở về thực tại, nó là văn hóa của giác quan chứ không phải là tư duy và nhận thức. Người ta bị ngập chìm trong đại dương của mọi thứ chân lý được tuyên bố là tuyệt đối mà hậu quả là dễ dàng dẫn tới chủ nghĩa tương đối, thậm chí những giá trị về phẩm giá con người, của tình yêu bị chà đạp, xem rẻ. Nó là một văn hóa giả định mọi người đều trưởng thành, nó không kính trọng sự phát triển tiến hóa của nhân vị, và để cho cá nhân trách nhiệm đối với những chọn lựa của họ.
Trong thời đại @, có nhiều hấp lực về vật chất, quyền lực và cả cám dỗ muốn loại trừ Thiên Chúa, trong đời sống con người. Về vật chất, lợi nhuận là tiêu chuẩn hàng đầu của các nhà kinh doanh truyền thông xã hội. Tại Việt Nam, hiện đang có 40 triệu người trẻ là đối tượng khai thác kinh tế của ngành công nghệ thông tin. Cám dỗ kinh tế ấy đã khiến cho các nhà đầu tư lao vào làm ăn mà bất chấp thủ đoạn, gây tác hại trên đời sống đạo đức của con người. Người trẻ cùng bị lôi cuốn vào thế giới đề cao vật chất hay thoả mãn những nhu cầu xác thịt. Với 76 game online đang lưu hành, 18 công ty kinh doanh game online, doanh thu của các công ty sẽ lớn cỡ nào?
Một trong những hấp lực trong game online là được khẳng định chính mình qua những thành tích, thăng cấp, chiến lợi phẩm từ những cuộc chém giết đối thủ, nơi mà người ta không còn phân biệt tội lỗi của chuyện giết người. Người chơi hóa thân hay nhập vai trong hình ảnh của “một siêu nhân” trong cuộc chơi. Chính nhờ tính cách và khả năng mà người chơi tự tạo ảo ảnh của mình trong trò chơi đã khiến “người chơi thành đồ chơi”, biến “cuộc chơi thành cuộc sống”. Vì thế, người nghiện game online hầu như bị lôi cuốn bởi giác quan, không còn thời gian để suy nghĩ điều tốt, điều xấu, điều hay, điều dở. Các game online luôn tạo ra sự hấp dẫn, kích thích sự tò mò, để thỏa mãn nhu cầu cá nhân là sự tự do, khẳng định bản thân của người chơi. Do sự hấp dẫn mà người chơi quên cả ăn, quên cả ngủ, quên hết tất cả mọi sự, mọi nhu cầu của bản thân nên chuyện học, chuyện làm bị bỏ bê, mọi tương quan với con người bị lãng quên. Nói về truyền thông xã hội, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã cảnh báo: “Thật đáng buồn biết bao nếu ước muốn nâng đỡ và phát triển tình bạn on-line (qua internet) MÀ ĐÁNH MẤT TÌNH YÊU GIA ĐÌNH”, và người nghiện game đã đánh mất tất cả quanh mình.
Trong không gian ảo mọi sự đều được san bằng, không phân biệt tuổi tác, không gian, thời gian, bằng cấp... Các giá trị của đời sống con người được đặt ngang nhau nên người ta không còn nhận thức phẩm giá thiêng liêng của con người. Mọi cái đều tương đối, kể cả Lời Chúa hay Thiên Chúa. Họ cũng có thể tuyệt đối hóa chính mình và thần tượng hóa những hình ảnh mà mình tạo ra, chẳng hạn họ có thể cưới nhau trên mạng, họ có thể cùng sống chung trên mạng...
Đi tìm nguyên do nghiện game online có thể kể đến là sự thiếu giáo dục từ gia đình, từ đó bậc thang giá trị đạo đức không có, người chơi game không phân biệt được phải trái, tốt xấu, hay dở. Khả năng tự giáo dục, tự quản, tự chế của họ không được huấn luyện khi không có mặt cha mẹ. Kiến thức cơ bản trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, khả năng đánh giá, phê bình và chọn lựa thông tin của họ cũng khiếm khuyết.
Người nghiện game có nhiều thời gian rảnh, nhưng không biết cách sử dụng thời gian cho đúng với những đòi hỏi khác nhau của những bổn phận làm người và vì thế khi vào mạng thật khó định mức cho thời gian.
Thiếu không gian lành mạnh cũng là một nguyên nhân làm người trẻ nghiện game, cha mẹ bận bịu với công ăn việc làm, không quan tâm đến nhà cửa làm cho gia đình trống vắng, ở nhà không có người lớn tạo thuận lợi cho người trẻ tìm đến game. Giới trẻ thiếu sân chơi, thiếu nơi giải trí lành mạnh, thiếu người đồng hành và tổ chức giải trí cũng đẩy họ vào con đường nghiện game.
Áp lực học hành, gặp thất bại mà không biết giải quyết hoặc không có người để chia sẻ, muốn tìm nơi an toàn, muốn giải quyết nỗi cô đơn, muốn có một mối tương quan, muốn khẳng định mình là ai cũng là những con đường để người trẻ tìm đến game. Bên cạnh đó, hấp lực của đồng tiền do chơi game thắng bằng tiền đã kích thích người chơi muốn làm giàu mà không cần vốn, làm giàu mà không cần bằng cấp, làm giàu trong tích tắc, tìm kiếm được nhiều thứ, nhanh, rẻ.
Người chơi cũng bị thu hút vào game khi họ muốn tìm kiếm cái mới về tài liệu, kỹ thuật hay hấp lực của hình ảnh, nhất là hình ảnh và các dịch vụ khiêu dâm để thoả mãn tính tò mò mà không bị dòm ngó hay phát hiện. Người nghiện game còn bị cảm giác tự do ảo, muốn tìm cái gì cũng có và tìm thật dễ mà không bị ai giám sát, muốn nói gì, cho gì mà không sợ trách nhiệm, muốn mình thế nào cũng được. Với tương quan bình đẳng rộng mở dường như vô tận được tìm kiếm dễ dàng và lựa chọn tùy ý, người chơi game đã hóa thân và nhập vai vào các nhân vật trong game để ban phát tình cảm một cách vô trách nhiệm theo kiểu tình cho không biếu không.
Với những nguyên nhân như nêu trên, tác hại của game online trong đời sống con người đã ảnh hưởng đến tâm lý, thể lý, đến nhận thức các giá trị đạo đức, nhân cách con người làm cho tương quan con người và tâm linh hoàn toàn mất đi, làm xáo trộn sâu xa về bản chất con người. Các bạn trẻ, nhất là trẻ em một khi vô tình đã nghiện game online, khí chất các em sẽ dễ trở nên hung hăng hơn, thường tỏ ra dễ dàng xung đột với người lớn và học hành giảm sút. Họ luôn bị ám ảnh bởi game, mất khả năng thực hiện những nhiệm vụ bình thường hằng ngày, mất khả năng tự kiểm soát, mọi sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn, cảm thấy bồn chồn sốt ruột khi không được lên mạng, chơi game…
Theo các bác sĩ và các nhà tâm lý, người nghiện game còn bị lệch lạc trong nhận thức về sinh lý, nhận thức lệch lạc về không gian tính dục và có thể dẫn đến sai lệch về hành vi tính dục. Về thể lý, có thể rối loạn thị giác vì chơi game, có thể tử vong do suy tim mạch hoặc vỡ mạch máu não. Về tâm lý, càng nghiện game càng stress do quá tập trung vào trò chơi. Do cuộc sống bị xáo trộn, họ càng ít giao tiếp với bên ngoài sẽ càng trở nên cô độc, và vì vậy dẫn đến trầm cảm, có thể hủy hoại bản thân, thậm chí tự tử. Khi nghiện game, họ có thể bị dẫn đến kiểu hành xử nhầm lẫn giữa đời sống thực tại và những tình huống ảo, xa rời thực tế khiến họ bỏ nhà đi bụi, kết thân với những "anh hùng hảo hán" như trong game.
Suy đồi đạo đức là hậu quả tất yếu của nghiện game khi tần suất phạm tội giống như trong các games bạo lực ngày càng gia tăng trong xã hội hôm nay, đó là những hành vi giết người chỉ vì kiếm tiền chơi game hay phản ứng thái quá khi bị người thân ngăn cản không cho tiếp xúc với game.
Trước thực trạng nhức nhối nơi mặt trái của thời đại kỹ thuật số, cần có những giải pháp mang tính toàn diện để đáp lại lời kêu gọi “Hãy cứu lấy hàng triệu người trẻ trước khi quá muộn” tại Việt Nam. Trước tiên, các bậc cha mẹ, các nhà giáo cần chung tay góp sức để đề phòng, phòng tránh những môi trường dễ đưa đến việc nghiện game. Cần tạo môi trường an toàn cho người trẻ, đó là gia đình, bạn bè, nhà trường, môi trường giải trí, trong đó bầu khí gia đình rất quan trọng. Trong gia đình, nên lưu ý vị trí đặt máy tính nối mạng, sao cho có thể thường xuyên giám sát việc sử dụng internet của con trẻ. Cha mẹ phải trang bị thông tin và kiến thức về việc sử dụng các phương tiện truyềng thông xã hội để có thể cài đặt các chương trình ngăn chặn web xấu và kiểm tra những địa chỉ con em truy cập.
Quan tâm đến con cái là điều hết sức cần thiết qua việc kiểm tra Thời khóa biểu và hiện diện thân tình, liên tục với con cái. Xác định rõ ràng về lý tưởng sống, trang bị cho con em những kiến thức đạo đức hầu phân biệt đâu là tốt lành ngay chính, đâu là xấu xa để chúng có chọn lựa đúng đắn. Cũng chính vì sự quan tâm mà cha mẹ có thể phát hiện kịp thời những biểu hiện khác lạ nơi con em trong việc sử dụng tiền bạc, thời gian, tính khí thay đổi, kết quả học tập sút kém.
Với những người đã sa vào nghiện ngập game online, cần nhận thức rõ đó là căn bệnh thời đại, để cảm thông với họ và có phương pháp chữa lành mang tính toàn diện, chứ không phải đe nẹt, quát mắng hay buông xuôi. Để tránh được cơn nghiện game, cần cách ly khỏi môi trường nguy hiểm nhưng không phải là môi trường đóng kín và lạnh lùng như nhà tù. Đừng gây cho chúng tâm lý như là tội phạm vì thực sự chúng chỉ bị trục trặc về nhận thức. Ngược lại, môi trường đó phải mang tính gia đình, chẳng hạn như môi trường nội trú để học văn hóa, nghề nghiệp là tốt nhất.
Cần có một chương trình sống hài hoà giữa học hành, làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ và giải trí đối với trẻ, nơi đó có sự đồng hành liên tục và thân tình của các nhà giáo dục như cha mẹ, thầy cô và các chuyên viên tâm lý, hướng nghiệp, bạn tốt là điều hết sức quan trọng. Vì đây là sự chữa trị về mặt nhận thức của người nghiện game nên chìa khóa của sự biến đổi tâm hồn con người chính là: tình thương mến, kiên nhẫn, tín nhiệm, biết lắng nghe con trẻ. Đối với người Công Giáo, đừng quên các phương thế chữa lành nội tâm là hướng dẫn thiêng liêng, cầu nguyện, các Bí Tích, nhất là Bí Tích Hoà Giải và Thánh Thể.
Để tránh sốc cho người nghiện, nên giảm dần thời gian tiếp xúc với game với sự trao đổi và phân tích cái tốt, cái xấu của game bằng sự nhẫn nại của người đồng hành. Bên cạnh đó, cần gia tăng các hình thức giải trí có tính cộng đồng, chơi trò chơi tập thể để giáo dục tương tác. Cuối cùng, cần hướng trẻ đến một lý tưởng cao đẹp, chính điều này mới cứu giữ được lâu bền tránh việc tái nghiện.
Trung tâm cai nghiện cũng cần thiết nhưng không phải tất cả mọi người nghiện đều chấp nhận đến đó và nếu không thay đổi trong gia đình nơi cách sống, cách nhận thức, cách giáo dục con cái, tình yêu đối với con cái thì vẫn không cai được. Quan trọng nhất vẫn là môi trường gia đình, và đây là một tiến trình dài để giúp trẻ trở lại với môi trường sống bình thường trong bầu khí yêu thương, tôn trọng.
Qua vấn nạn nghiện game online, một câu hỏi được đặt ra như là lời nhắc nhở đối với các bậc cha mẹ: “Nếu bạn không muốn cho con bạn đến trường một mình thì tại sao bạn lại liều lĩnh để con một mình đi vào thế giới ảo của Internet?”.
Sài gòn, ngày 09 tháng 12 năm 2010,
Làm sao để có thể “cắt cơn” và giúp các bạn trẻ đang nghiện game online thoát khỏi thế giới ảo, trở về với cuộc sống hiện thực? Làm thế nào để hướng con em sử dụng Internet vào mục đích hiệu quả hơn trong học tập, công việc cũng như cho cuộc sống? Làm gì có thể giúp họ tìm lại giá trị bản thân, xác định mục đích và niềm vui lớn hơn game online? Hôm thứ Bảy 04/12/2010, Chương Trình Chuyên Đề Ban Mục Vụ Gia Đình TGP Sài Gòn đã giải đáp những câu hỏi trên qua thuyết trình của cha FX. Nguyễn Minh Thiệu, Dòng Don Bosco với đề tài: “CAI NGHIỆN GAME ONLINE”. Cha là người đã được đào tạo tại Rôma về đạo đức truyền thông và đã dấn thân đồng hành cùng giới trẻ trong các khóa đào tạo huấn nghệ của Dòng Don Bosco. Bằng nhiệt tình của mình, qua những buổi thuyết trình về các đề tài truyền thông nơi các giáo xứ, các tổ chức của Giáo Hội, ngài muốn cùng Giáo Hội đóng góp những giải pháp hữu hiệu, thiết thực, hợp với Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội trước những vấn đề nảy sinh từ thời đại kỹ thuật số.
Xem hình
Nghiện game online là một vấn đề đang được xã hội Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây khi những hậu quả của nó nảy sinh như trốn học, trộm cắp, cướp của, giết người… Người nghiện game thay đổi nhân cách, đời sống và có những nguy hiểm cho gia đình, cho cộng đồng xã hội. Trong thực tế, báo chí viết nhiều về game online như là một hiện tượng xã hội, cả trên diễn đàn Quốc Hội cũng đặt vấn đề rất mạnh mẽ nhưng hoàn toàn chưa có nghiên cứu nghiêm chỉnh về mức độ tác hại của nó. Hiện nay, người ta chỉ phản ánh hiện tượng, còn ảnh hưởng, tác động đến người nghiện game chưa được phân tích và đưa ra giải pháp hữu hiệu, triệt để. Vào tháng Mười vừa qua, cuộc khảo sát xã hội về dịch vụ trò chơi trực tuyến (game online) của Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam lại do một doanh nghiệp về Game Online tài trợ nên kết quả nghiên cứu đưa ra không thuyết phục, bị công chúng và các nhà giáo dục phản đối. Theo kết quả, 90.4% thanh thiếu niên chơi game online (10-15 tuổi chiếm 26,3%; 16-20 tuổi chiếm 42,1%; 21-25 tuổi chiếm 22%) trong số 27,3 triệu người đang sử dụng Internet tại Việt Nam (số liệu cuối tháng 11/2010).
Nếu chỉ tính 5,2% có từ 3 biểu hiện nghiện trở lên trong số những người chơi game online, thì đây cũng là con số kinh khủng. Để cai nghiện game online, hiện nay chưa có bất kỳ định hướng rõ ràng, cả trên thế giới chuyện cai nghiện cũng còn hiếm, thông tin về cai nghiện chỉ có ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh. Hồi tháng 11 vừa qua, Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam đã phải mở lại lớp cai nghiện game online sau hai năm tạm ngưng do lượng phụ huynh gọi điện thoại đến yêu cầu trung tâm mở lại lớp quá nhiều. Nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế, cắt cơn nghiện về thể lý, tâm lý chứ chưa triệt để trong vấn đề nhận thức.
Trong vô vàn sách của nhiều lĩnh vực, hiếm hoi chỉ mới có hai cuốn sách nói về nghiện Internet do các bác sĩ viết đã lâu, còn những người khác trong lĩnh vực giáo dục sao vẫn chưa nói gì về vấn đề nghiện game? Giáo Hội có đề cập đến điều này không? Sứ điệp Đại Hội Dân Chúa vừa qua không đề cập về vấn đề truyền thông, xem ra truyền thông không ảnh hưởng đến Giáo Hội? Trong chương trình dạy giáo lý hiện nay, vấn đề nhân bản đã được đề cập và nhấn mạnh rất nhiều, thì việc giáo dục sử dụng các phương tiện truyền thông có cần thiết để bảo vệ nhân bản của các em thiếu nhi hay không? Khi đặt ra những câu hỏi như thế là để biết nghiện game đang ở mức độ nào của tầm nhìn giáo dục, vì khi nói đến cai nghiện game nghĩa là cần cai nghiện từ trong nhận thức chứ không chỉ là cắt cơn, theo nghĩa nhân bản người nghiện đã thay đổi nhận thức hoàn toàn về đời sống xung quanh.
Căn nguyên sâu xa của nghiện game online có thể kể đến bối cảnh của thời đại @, nơi đó phương tiện truyền thông đang ảnh hưởng mạnh mẽ trên đời sống con người thời đại. Ngày nay, truyền thông xã hội là rất cần thiết của cuộc sống, nó không chỉ giản lược vào việc dùng các phương tiện, thực vậy, nó đã trở thành một tác nhân rất mạnh mẽ cổ xuý và truyền bá những lối sống và thái độ cá nhân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, cần biết rằng phương tiện truyền thông không chỉ là những sản phẩm của do trí tuệ con người nhưng còn là những hồng ân lớn lao của Thiên Chúa ban cho con người. Vì vậy, cần trang bị cho mình những tiêu chuẩn để sử dụng đúng và chọn lựa đúng các phương tiện truyền thông để nó được sử dụng phục vụ con người và thăng tiến phẩm giá con người.
Một trong những phương tiện truyền thông đại chúng và hiện đại là Internet. Internet là một thứ truyền thông đa phương tiện kết hợp cả ba ngành truyền thông đã có: báo chí, tivi, radio và hơn thế nữa, nó không bị giới hạn bởi địa lý, hoàn cảnh phát triển, chiến tranh, chính trị, xã hội. Internet đã hình thành một thực tại ảo của mối tương quan con người hay còn gọi là một xã hội ảo.
Những phương tiện truyền thông xã hội tạo nên một nền văn hóa kỹ thuật số, được diễn tả qua những giá trị, những lối suy nghĩ, những phong cách sống riêng biệt. Đó là nền văn hóa cao tốc với phương pháp giao diện là phương thế hành động giữa con người và chiếc máy, nó đang tạo nên những thái độ và não trạng mới. Nền văn hóa mới trình bày một nhãn quan rộng mở về thực tại, nó là văn hóa của giác quan chứ không phải là tư duy và nhận thức. Người ta bị ngập chìm trong đại dương của mọi thứ chân lý được tuyên bố là tuyệt đối mà hậu quả là dễ dàng dẫn tới chủ nghĩa tương đối, thậm chí những giá trị về phẩm giá con người, của tình yêu bị chà đạp, xem rẻ. Nó là một văn hóa giả định mọi người đều trưởng thành, nó không kính trọng sự phát triển tiến hóa của nhân vị, và để cho cá nhân trách nhiệm đối với những chọn lựa của họ.
Trong thời đại @, có nhiều hấp lực về vật chất, quyền lực và cả cám dỗ muốn loại trừ Thiên Chúa, trong đời sống con người. Về vật chất, lợi nhuận là tiêu chuẩn hàng đầu của các nhà kinh doanh truyền thông xã hội. Tại Việt Nam, hiện đang có 40 triệu người trẻ là đối tượng khai thác kinh tế của ngành công nghệ thông tin. Cám dỗ kinh tế ấy đã khiến cho các nhà đầu tư lao vào làm ăn mà bất chấp thủ đoạn, gây tác hại trên đời sống đạo đức của con người. Người trẻ cùng bị lôi cuốn vào thế giới đề cao vật chất hay thoả mãn những nhu cầu xác thịt. Với 76 game online đang lưu hành, 18 công ty kinh doanh game online, doanh thu của các công ty sẽ lớn cỡ nào?
Một trong những hấp lực trong game online là được khẳng định chính mình qua những thành tích, thăng cấp, chiến lợi phẩm từ những cuộc chém giết đối thủ, nơi mà người ta không còn phân biệt tội lỗi của chuyện giết người. Người chơi hóa thân hay nhập vai trong hình ảnh của “một siêu nhân” trong cuộc chơi. Chính nhờ tính cách và khả năng mà người chơi tự tạo ảo ảnh của mình trong trò chơi đã khiến “người chơi thành đồ chơi”, biến “cuộc chơi thành cuộc sống”. Vì thế, người nghiện game online hầu như bị lôi cuốn bởi giác quan, không còn thời gian để suy nghĩ điều tốt, điều xấu, điều hay, điều dở. Các game online luôn tạo ra sự hấp dẫn, kích thích sự tò mò, để thỏa mãn nhu cầu cá nhân là sự tự do, khẳng định bản thân của người chơi. Do sự hấp dẫn mà người chơi quên cả ăn, quên cả ngủ, quên hết tất cả mọi sự, mọi nhu cầu của bản thân nên chuyện học, chuyện làm bị bỏ bê, mọi tương quan với con người bị lãng quên. Nói về truyền thông xã hội, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã cảnh báo: “Thật đáng buồn biết bao nếu ước muốn nâng đỡ và phát triển tình bạn on-line (qua internet) MÀ ĐÁNH MẤT TÌNH YÊU GIA ĐÌNH”, và người nghiện game đã đánh mất tất cả quanh mình.
Trong không gian ảo mọi sự đều được san bằng, không phân biệt tuổi tác, không gian, thời gian, bằng cấp... Các giá trị của đời sống con người được đặt ngang nhau nên người ta không còn nhận thức phẩm giá thiêng liêng của con người. Mọi cái đều tương đối, kể cả Lời Chúa hay Thiên Chúa. Họ cũng có thể tuyệt đối hóa chính mình và thần tượng hóa những hình ảnh mà mình tạo ra, chẳng hạn họ có thể cưới nhau trên mạng, họ có thể cùng sống chung trên mạng...
Đi tìm nguyên do nghiện game online có thể kể đến là sự thiếu giáo dục từ gia đình, từ đó bậc thang giá trị đạo đức không có, người chơi game không phân biệt được phải trái, tốt xấu, hay dở. Khả năng tự giáo dục, tự quản, tự chế của họ không được huấn luyện khi không có mặt cha mẹ. Kiến thức cơ bản trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, khả năng đánh giá, phê bình và chọn lựa thông tin của họ cũng khiếm khuyết.
Người nghiện game có nhiều thời gian rảnh, nhưng không biết cách sử dụng thời gian cho đúng với những đòi hỏi khác nhau của những bổn phận làm người và vì thế khi vào mạng thật khó định mức cho thời gian.
Thiếu không gian lành mạnh cũng là một nguyên nhân làm người trẻ nghiện game, cha mẹ bận bịu với công ăn việc làm, không quan tâm đến nhà cửa làm cho gia đình trống vắng, ở nhà không có người lớn tạo thuận lợi cho người trẻ tìm đến game. Giới trẻ thiếu sân chơi, thiếu nơi giải trí lành mạnh, thiếu người đồng hành và tổ chức giải trí cũng đẩy họ vào con đường nghiện game.
Áp lực học hành, gặp thất bại mà không biết giải quyết hoặc không có người để chia sẻ, muốn tìm nơi an toàn, muốn giải quyết nỗi cô đơn, muốn có một mối tương quan, muốn khẳng định mình là ai cũng là những con đường để người trẻ tìm đến game. Bên cạnh đó, hấp lực của đồng tiền do chơi game thắng bằng tiền đã kích thích người chơi muốn làm giàu mà không cần vốn, làm giàu mà không cần bằng cấp, làm giàu trong tích tắc, tìm kiếm được nhiều thứ, nhanh, rẻ.
Người chơi cũng bị thu hút vào game khi họ muốn tìm kiếm cái mới về tài liệu, kỹ thuật hay hấp lực của hình ảnh, nhất là hình ảnh và các dịch vụ khiêu dâm để thoả mãn tính tò mò mà không bị dòm ngó hay phát hiện. Người nghiện game còn bị cảm giác tự do ảo, muốn tìm cái gì cũng có và tìm thật dễ mà không bị ai giám sát, muốn nói gì, cho gì mà không sợ trách nhiệm, muốn mình thế nào cũng được. Với tương quan bình đẳng rộng mở dường như vô tận được tìm kiếm dễ dàng và lựa chọn tùy ý, người chơi game đã hóa thân và nhập vai vào các nhân vật trong game để ban phát tình cảm một cách vô trách nhiệm theo kiểu tình cho không biếu không.
Với những nguyên nhân như nêu trên, tác hại của game online trong đời sống con người đã ảnh hưởng đến tâm lý, thể lý, đến nhận thức các giá trị đạo đức, nhân cách con người làm cho tương quan con người và tâm linh hoàn toàn mất đi, làm xáo trộn sâu xa về bản chất con người. Các bạn trẻ, nhất là trẻ em một khi vô tình đã nghiện game online, khí chất các em sẽ dễ trở nên hung hăng hơn, thường tỏ ra dễ dàng xung đột với người lớn và học hành giảm sút. Họ luôn bị ám ảnh bởi game, mất khả năng thực hiện những nhiệm vụ bình thường hằng ngày, mất khả năng tự kiểm soát, mọi sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn, cảm thấy bồn chồn sốt ruột khi không được lên mạng, chơi game…
Theo các bác sĩ và các nhà tâm lý, người nghiện game còn bị lệch lạc trong nhận thức về sinh lý, nhận thức lệch lạc về không gian tính dục và có thể dẫn đến sai lệch về hành vi tính dục. Về thể lý, có thể rối loạn thị giác vì chơi game, có thể tử vong do suy tim mạch hoặc vỡ mạch máu não. Về tâm lý, càng nghiện game càng stress do quá tập trung vào trò chơi. Do cuộc sống bị xáo trộn, họ càng ít giao tiếp với bên ngoài sẽ càng trở nên cô độc, và vì vậy dẫn đến trầm cảm, có thể hủy hoại bản thân, thậm chí tự tử. Khi nghiện game, họ có thể bị dẫn đến kiểu hành xử nhầm lẫn giữa đời sống thực tại và những tình huống ảo, xa rời thực tế khiến họ bỏ nhà đi bụi, kết thân với những "anh hùng hảo hán" như trong game.
Suy đồi đạo đức là hậu quả tất yếu của nghiện game khi tần suất phạm tội giống như trong các games bạo lực ngày càng gia tăng trong xã hội hôm nay, đó là những hành vi giết người chỉ vì kiếm tiền chơi game hay phản ứng thái quá khi bị người thân ngăn cản không cho tiếp xúc với game.
Trước thực trạng nhức nhối nơi mặt trái của thời đại kỹ thuật số, cần có những giải pháp mang tính toàn diện để đáp lại lời kêu gọi “Hãy cứu lấy hàng triệu người trẻ trước khi quá muộn” tại Việt Nam. Trước tiên, các bậc cha mẹ, các nhà giáo cần chung tay góp sức để đề phòng, phòng tránh những môi trường dễ đưa đến việc nghiện game. Cần tạo môi trường an toàn cho người trẻ, đó là gia đình, bạn bè, nhà trường, môi trường giải trí, trong đó bầu khí gia đình rất quan trọng. Trong gia đình, nên lưu ý vị trí đặt máy tính nối mạng, sao cho có thể thường xuyên giám sát việc sử dụng internet của con trẻ. Cha mẹ phải trang bị thông tin và kiến thức về việc sử dụng các phương tiện truyềng thông xã hội để có thể cài đặt các chương trình ngăn chặn web xấu và kiểm tra những địa chỉ con em truy cập.
Quan tâm đến con cái là điều hết sức cần thiết qua việc kiểm tra Thời khóa biểu và hiện diện thân tình, liên tục với con cái. Xác định rõ ràng về lý tưởng sống, trang bị cho con em những kiến thức đạo đức hầu phân biệt đâu là tốt lành ngay chính, đâu là xấu xa để chúng có chọn lựa đúng đắn. Cũng chính vì sự quan tâm mà cha mẹ có thể phát hiện kịp thời những biểu hiện khác lạ nơi con em trong việc sử dụng tiền bạc, thời gian, tính khí thay đổi, kết quả học tập sút kém.
Với những người đã sa vào nghiện ngập game online, cần nhận thức rõ đó là căn bệnh thời đại, để cảm thông với họ và có phương pháp chữa lành mang tính toàn diện, chứ không phải đe nẹt, quát mắng hay buông xuôi. Để tránh được cơn nghiện game, cần cách ly khỏi môi trường nguy hiểm nhưng không phải là môi trường đóng kín và lạnh lùng như nhà tù. Đừng gây cho chúng tâm lý như là tội phạm vì thực sự chúng chỉ bị trục trặc về nhận thức. Ngược lại, môi trường đó phải mang tính gia đình, chẳng hạn như môi trường nội trú để học văn hóa, nghề nghiệp là tốt nhất.
Cần có một chương trình sống hài hoà giữa học hành, làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ và giải trí đối với trẻ, nơi đó có sự đồng hành liên tục và thân tình của các nhà giáo dục như cha mẹ, thầy cô và các chuyên viên tâm lý, hướng nghiệp, bạn tốt là điều hết sức quan trọng. Vì đây là sự chữa trị về mặt nhận thức của người nghiện game nên chìa khóa của sự biến đổi tâm hồn con người chính là: tình thương mến, kiên nhẫn, tín nhiệm, biết lắng nghe con trẻ. Đối với người Công Giáo, đừng quên các phương thế chữa lành nội tâm là hướng dẫn thiêng liêng, cầu nguyện, các Bí Tích, nhất là Bí Tích Hoà Giải và Thánh Thể.
Để tránh sốc cho người nghiện, nên giảm dần thời gian tiếp xúc với game với sự trao đổi và phân tích cái tốt, cái xấu của game bằng sự nhẫn nại của người đồng hành. Bên cạnh đó, cần gia tăng các hình thức giải trí có tính cộng đồng, chơi trò chơi tập thể để giáo dục tương tác. Cuối cùng, cần hướng trẻ đến một lý tưởng cao đẹp, chính điều này mới cứu giữ được lâu bền tránh việc tái nghiện.
Trung tâm cai nghiện cũng cần thiết nhưng không phải tất cả mọi người nghiện đều chấp nhận đến đó và nếu không thay đổi trong gia đình nơi cách sống, cách nhận thức, cách giáo dục con cái, tình yêu đối với con cái thì vẫn không cai được. Quan trọng nhất vẫn là môi trường gia đình, và đây là một tiến trình dài để giúp trẻ trở lại với môi trường sống bình thường trong bầu khí yêu thương, tôn trọng.
Qua vấn nạn nghiện game online, một câu hỏi được đặt ra như là lời nhắc nhở đối với các bậc cha mẹ: “Nếu bạn không muốn cho con bạn đến trường một mình thì tại sao bạn lại liều lĩnh để con một mình đi vào thế giới ảo của Internet?”.
Sài gòn, ngày 09 tháng 12 năm 2010,
Lễ phong chức Linh Mục tại giáo phận Quy Nhơn
GX Tuy Hòa
09:44 10/12/2010
Xem hình ảnh
1. Simon Trần văn Đức
2. G.B Nguyễn Kim Ngân
3. Phêrô Bùi Huy Ngọc
4. Phêrô Nguyễn Ngọc Thắng
5. Luy Huỳnh Anh Trung
6. GioaKim Nguyễn Đức Vinh
7. Giuse Phan Thế Vinh
8. Luy Nguyễn Xuân Vũ
Từ đêm hôm trước, khu vực nhà thờ Chính Toà, chủng viện và Toà Giám Mục Qui Nhơn đã rộn rã những bước chân của anh chị em tín hữu khắp nơi, chen lẫn với các linh mục, tu sĩ, tựu hội về để chuẩn bị tham dự thánh lễ phong chức của ngày mai, 10.12.2010.
Từ bên trong nhà thờ Chính Toà, tiếng thánh ca của các ca đoàn đang tập dợt vang lên “Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, cha gọi con giữa muôn người…” càng gợi lên tâm tình sâu lắng và nhiệm mầu của huyền nhiệm Bí Tích Truyền Chức thánh.
Và hừng đông đã lên. Dân Chúa đã tề tựu đông nghẹt bên trong thánh đường. Ban tổ chức lễ đã chuẩn bị chỗ ngồi bên ngoài hai bên hông nhà thờ với hai màn hình lớn để anh chị em có thể theo dõi và tham dự tích cực diễn tiến thánh lễ.
Theo dự kiến ban đầu, chính Đức Cha chính giáo phận Phêrô Nguyễn Soạn sẽ chủ tế thánh lễ và đặt tay ban bí tích Truyền chức linh mục cho quý thầy. Tuy nhiên, từ trước đó một ngày, Đức cha bổng yếu mệt nên ngài đã chỉ định Đức Cha phó Mathêu Nguyễn Văn Khôi thay ngài đặt tay phong chức linh mục.
Sự thay đổi nầy lại là một sự kiện đầy ý nghĩa. Vì đây là lần đầu tiên, Đức Cha Matthêô chủ sự thánh lễ Truyền Chức linh mục và đặt tay ban bí tích Truyền Chức Thánh cho cho các thầy phó tế thuộc giáo phận Qui Nhơn kể từ ngày được tấn phong Giám Mục và lãnh nhận trách vụ mục vụ giám mục phó giáo phận Qui Nhơn.
Thánh lễ diễn trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng và đầy ắp tình hiệp thông gia đình trong giáo phận. Mọi ý nghĩa của Lời Chúa và diễn tiến nghi thức, cùng với ca kinh sốt sắng của cộng đoàn hiệp dâng, đã làm cho thánh lễ phong chức linh mục sáng nay ghi đậm dấu ấn linh thánh trong lòng mỗi người, nhất là của các tân chức và thân nhân.
Cuối thánh lễ, Đức Cha chủ tế Mathhêô đã thay mặt Đức Cha Chính, thay mặt Giáo phận cám ơn các gia đình đã quảng đại dâng con cho Giáo Hội, Giáo Phận, chúc mừng các tân chức và cũng không quên nhắc nhở các tân chức: “Thánh lễ phong chức nằm trong bối cảnh Năm thánh Giáo Hội Việt Nam với cao điểm là Đại Hội Dân Chúa, và tại Đại Hội này đã có ý kiến đóng góp là muốn canh tân, muốn đổi mới Giáo Hội trước hết phải đổi mới hàng ngũ linh mục, mà muốn đổi mới hàng ngũ linh mục thì phải bắt đầu ngay từ hôm nay, ngày bắt đầu sứ vụ linh mục”.
Hy vọng, với 8 tân linh mục vừa được phong chức giữa Mùa Vọng hôm nay sẽ mang đến cho cánh đồng truyền giáo của Giáo Phận Qui Nhơn một luồng gió mới để cuộc hành trình hướng về biến cố 400 năm Tin Mừng đến với Qui Nhơn sẽ đơm hoa kết trái phong phú.
Thánh lễ Thêm Sức cho 200 em tại giáo xứ Trung Nghĩa
Antôn Trần Đức Hà
09:55 10/12/2010
NGHỆ AN - Trên con đường lênh đênh truyền giáo, điểm đầu tiên các thừa sai nước ngoài đặt chân đến giảng đạo là các cửa biển. Cũng như cửa Cờn, cửa Quèn, cửa Lò, cửa Hội ở Nghệ An và cửa Gianh Quảng Bình; cửa Sót – Hà Tĩnh là nơi vinh dự đón nhận Phúc âm sớm. Hạt giống Đức tin bên bờ biển Đông ngày nào đã vươn lên trở thành một giáo xứ lớn mạnh và trổ sinh nhiều hoa trái ngọt ngào.
Xem hình ảnh
135 năm xây dựng và trưởng thành
Thành lập năm 1875 nhưng trước đó, Trung Nghĩa đã là một giáo điểm truyền giáo phồn thịnh tại miệt ven biển Hà Tĩnh. Sử liệu chép lại trên chuyến hải hành rời Đàng Ngoài, thừa sai Đắc Lộ và đoàn có ghé thăm gia đình hai giáo dân tên là Phêrô và Anrê tại Cửa Sót trước khi lên đường vào Nam. Tại đây, Ngài đã rửa tội thêm được rất nhiều người tạo nên một cộng đoàn tiền thân giáo xứ Trung Nghĩa vững mạnh.
Đến giai đoạn Cần Vương khởi nghĩa, Trung Nghĩa lúc này đã thành lập và trở thành mục tiêu của Văn Thân nơi đây. Sau khi nhận được lệnh tiêu diệt công giáo ngày 20.10.1886 từ phía triều đình Hàm Nghi, Văn Thân đã mang một lực lượng gồm 6000 dân quân tiến đánh làng Trung Nghĩa. Bằng một cuộc kháng cự oanh liệt chỉ với 200 nam giáo dân đã đẩy lui khiến địch quân phải thua chạy. Sự kiện đó đã trở thành điểm son chói lọi bồi đắp thêm lòng cậy mến vào tình yêu Chúa.
Truyền thống lịch sử đã xây dựng một Trung Nghĩa mạnh về Đức tin, mạnh về tổ chức và các đoàn thể. Tính đến cuối năm 2008, với con số giáo dân lên tới 7809 người; Trung Nghĩa là giáo xứ lớn nhất tại Hà Tĩnh. So với toàn Giáo phận, giáo xứ đứng ở vị trí thứ tư sau Thanh Dã (11.142), Thuận Nghĩa (10.876) và Xã Đoài (8.308).
Đại đa số dân cư xứ đạo vẫn sống bằng nghề truyền thống là đánh bắt cá ven bờ. Một số hộ đã mở rộng việc nuôi trồng thủy sản, đóng tàu lớn và kinh doanh dịch vụ thu lại nguồn lợi lớn. Dân cư Công giáo sống tập trung tại các họ Trị sở, Kim Đôi, Trung Cự và Xuân Hải thuộc địa bàn hai xã Thạch Bằng và Thạch Kim, trung tâm của huyện mới Lộc Hà.
200 em học sinh lãnh nhận bí tích Thêm sức
Sinh sống trên một mảnh đất giàu truyền thống đạo hạnh đó, giới trẻ trong xứ đã được nuôi dưỡng trong Đức Tin và lòng yêu giáo hội. Dù lập nghiệp ở nhà hay mưu sinh trên mọi nẻo đường, người Trung Nghĩa vẫn giữ được nét quê. Cộng đoàn đồng hương Trung Nghĩa tại miền Nam đang lớn mạnh và có nhiều sinh hoạt mang nhiều lợi ích thiết thực.
Quê hương cũng đã sản sinh nhiều người con ưu tú đang nắm giữ nhiều trọng trách trong xã hội và xã hội. Nơi đây có trên dưới 20 linh mục, gần 15 chủng sinh và nam nữ tu sỹ; nhiều người con Trung Nghĩa khá thành đạt ngoài xã hội, có nhiều đóng góp cho giáo hội như bác sỹ Dâng (Giám đốc Bệnh viện Đông Y Hà Tĩnh), bác sỹ Hanh (Bệnh viện Đông Y Nghệ An), doanh nhân Lê Dinh...
Giới trẻ Trung Nghĩa dưới sự điều hành của linh mục tiền nhiệm và hiện tại là cha xứ Phaolô Nguyễn Đức Vĩnh tiếp tục phát huy được những mặt tốt đẹp của cha anh đi trước và giữ cho mình trước những cám dỗ của lối sống hưởng thụ. Phong trào học tập văn hóa và giáo lý được thúc đẩy, con số sinh viên các trường chiếm tỷ lệ lớn.
Trong thánh lễ ban Thêm sức cho gần 200 em trong xứ diễn ra buổi sáng ngày 9.12.2010, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã biểu dương truyền thống lịch sử của giáo xứ. Đức Cha Phaolô cảm thấy rất vui khi các câu hỏi về các vấn đề giáo lý, xã hội mà Ngài đưa ra đều được các em học sinh trả lời mạch lạc, đúng trọng tâm và nhất là thể hiện được niềm tin vào Giáo hội cũng như đời sống tu trì.
Trước lúc cử hành thánh lễ, cộng đoàn đã dành thời gian tưởng niệm linh mục Gioan Trần Thanh Lan vừa được Chúa gọi về lúc 5h45’ cùng ngày. Cha Gioan là người con ưu tú của giáo họ Kim Đôi, hiện quản xứ Lộc Mỹ. Trên đường Ngài về quê tham dự thánh lễ đã bị tai nạn giao thông trên tuyến đường 22.12 thuộc địa bàn xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, cách đều hai giáo xứ Gia Hòa và Cam Lâm chừng 5km.
Xem hình ảnh
135 năm xây dựng và trưởng thành
Thành lập năm 1875 nhưng trước đó, Trung Nghĩa đã là một giáo điểm truyền giáo phồn thịnh tại miệt ven biển Hà Tĩnh. Sử liệu chép lại trên chuyến hải hành rời Đàng Ngoài, thừa sai Đắc Lộ và đoàn có ghé thăm gia đình hai giáo dân tên là Phêrô và Anrê tại Cửa Sót trước khi lên đường vào Nam. Tại đây, Ngài đã rửa tội thêm được rất nhiều người tạo nên một cộng đoàn tiền thân giáo xứ Trung Nghĩa vững mạnh.
Đến giai đoạn Cần Vương khởi nghĩa, Trung Nghĩa lúc này đã thành lập và trở thành mục tiêu của Văn Thân nơi đây. Sau khi nhận được lệnh tiêu diệt công giáo ngày 20.10.1886 từ phía triều đình Hàm Nghi, Văn Thân đã mang một lực lượng gồm 6000 dân quân tiến đánh làng Trung Nghĩa. Bằng một cuộc kháng cự oanh liệt chỉ với 200 nam giáo dân đã đẩy lui khiến địch quân phải thua chạy. Sự kiện đó đã trở thành điểm son chói lọi bồi đắp thêm lòng cậy mến vào tình yêu Chúa.
Truyền thống lịch sử đã xây dựng một Trung Nghĩa mạnh về Đức tin, mạnh về tổ chức và các đoàn thể. Tính đến cuối năm 2008, với con số giáo dân lên tới 7809 người; Trung Nghĩa là giáo xứ lớn nhất tại Hà Tĩnh. So với toàn Giáo phận, giáo xứ đứng ở vị trí thứ tư sau Thanh Dã (11.142), Thuận Nghĩa (10.876) và Xã Đoài (8.308).
Đại đa số dân cư xứ đạo vẫn sống bằng nghề truyền thống là đánh bắt cá ven bờ. Một số hộ đã mở rộng việc nuôi trồng thủy sản, đóng tàu lớn và kinh doanh dịch vụ thu lại nguồn lợi lớn. Dân cư Công giáo sống tập trung tại các họ Trị sở, Kim Đôi, Trung Cự và Xuân Hải thuộc địa bàn hai xã Thạch Bằng và Thạch Kim, trung tâm của huyện mới Lộc Hà.
200 em học sinh lãnh nhận bí tích Thêm sức
Sinh sống trên một mảnh đất giàu truyền thống đạo hạnh đó, giới trẻ trong xứ đã được nuôi dưỡng trong Đức Tin và lòng yêu giáo hội. Dù lập nghiệp ở nhà hay mưu sinh trên mọi nẻo đường, người Trung Nghĩa vẫn giữ được nét quê. Cộng đoàn đồng hương Trung Nghĩa tại miền Nam đang lớn mạnh và có nhiều sinh hoạt mang nhiều lợi ích thiết thực.
Quê hương cũng đã sản sinh nhiều người con ưu tú đang nắm giữ nhiều trọng trách trong xã hội và xã hội. Nơi đây có trên dưới 20 linh mục, gần 15 chủng sinh và nam nữ tu sỹ; nhiều người con Trung Nghĩa khá thành đạt ngoài xã hội, có nhiều đóng góp cho giáo hội như bác sỹ Dâng (Giám đốc Bệnh viện Đông Y Hà Tĩnh), bác sỹ Hanh (Bệnh viện Đông Y Nghệ An), doanh nhân Lê Dinh...
Giới trẻ Trung Nghĩa dưới sự điều hành của linh mục tiền nhiệm và hiện tại là cha xứ Phaolô Nguyễn Đức Vĩnh tiếp tục phát huy được những mặt tốt đẹp của cha anh đi trước và giữ cho mình trước những cám dỗ của lối sống hưởng thụ. Phong trào học tập văn hóa và giáo lý được thúc đẩy, con số sinh viên các trường chiếm tỷ lệ lớn.
Trong thánh lễ ban Thêm sức cho gần 200 em trong xứ diễn ra buổi sáng ngày 9.12.2010, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã biểu dương truyền thống lịch sử của giáo xứ. Đức Cha Phaolô cảm thấy rất vui khi các câu hỏi về các vấn đề giáo lý, xã hội mà Ngài đưa ra đều được các em học sinh trả lời mạch lạc, đúng trọng tâm và nhất là thể hiện được niềm tin vào Giáo hội cũng như đời sống tu trì.
Trước lúc cử hành thánh lễ, cộng đoàn đã dành thời gian tưởng niệm linh mục Gioan Trần Thanh Lan vừa được Chúa gọi về lúc 5h45’ cùng ngày. Cha Gioan là người con ưu tú của giáo họ Kim Đôi, hiện quản xứ Lộc Mỹ. Trên đường Ngài về quê tham dự thánh lễ đã bị tai nạn giao thông trên tuyến đường 22.12 thuộc địa bàn xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, cách đều hai giáo xứ Gia Hòa và Cam Lâm chừng 5km.
Lễ truyền chức phó tế cho hai anh em ruột gốc Việt Nam tại giáo phận Helsinki, Phần Lan
Nguyễn Duy Kiên
13:25 10/12/2010
PHẦN LAN - Đức Cha Teemu Sippo SCJ. Giám Mục Giáo Phận Helsinki nước Phần Lan đã đặt tay phong chức phó tế vào lúc 12 giờ ngày Thứ Bẩy 04.12.2010 tại thánh đường mang tên Thánh Birgitta và chân phước Hemming cho hai anh em ruột. Thầy Giuse Đặng Tiến Dũng và em là Phêrô Đặng Huy Cường đã tu học tại Roma trước khi được lãnh nhận chức phó tế, hai thầy là con của ông bà Phêrô Đặng Kim Hùng cư ngụ tại thành phố Turku, Phần Lan. Khoảng 200 người đã tham dự Thánh Lễ.
Xem hình ảnh
Sau Thánh Lễ giáo xứ và cộng đoàn đã có tiệc mừng chung vui thật vui vẻ.
Vị linh mục chánh xứ đã cho biết, đây là một biến cố thật đặc biệt. Lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Bắc Âu ( Châu Âu ?) có hai anh em người Việt cùng nhận lãnh chức phó tế trong một ngày.
Xem hình ảnh
Sau Thánh Lễ giáo xứ và cộng đoàn đã có tiệc mừng chung vui thật vui vẻ.
Vị linh mục chánh xứ đã cho biết, đây là một biến cố thật đặc biệt. Lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Bắc Âu ( Châu Âu ?) có hai anh em người Việt cùng nhận lãnh chức phó tế trong một ngày.
Tin Đáng Chú Ý
Đại sứ Mỹ 'cảm thấy tiếc' về nhân quyền VN
BBC
10:02 10/12/2010
Đại sứ Mỹ 'cảm thấy tiếc' về nhân quyền VN
Nhân ngày Nhân quyền Quốc tế, Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Michael Michalak nói nước ông vẫn lo ngại về thực trạng nhân quyền của Việt Nam.
Trong bài phát biểu được đăng ở trang web sứ quán Mỹ, ông Michalak, người sắp kết thúc nhiệm kỳ, nói chính phủ Việt Nam "tiếp tục trừng phạt tự do ngôn luận và phản kháng, và gắn nhãn 'khủng bố' cho những đảng chính trị khác Đảng Cộng sản".
Đại sứ Mỹ ghi nhận trong năm 2010, "hơn 24 người bị bắt, và 14 người khác bị kết án vì biểu lộ quan điểm theo phương cách hòa bình".
"Không ai lại phải bị vào tù chỉ vì bất đồng với chính sách chính phủ, hay bị gán nhãn khủng bố vì muốn đóng góp thêm vào việc hoạch định chính sách," đại sứ Mỹ viết trong bài.
Ông Michalak gọi năm 2010 là năm chứng kiến "sa sút lớn về tự do internet". Ông trích dẫn việc chặn Facebook, tin tặc đánh phá các trang web, hạn chế gia tăng đối với các quán cà phê internet và blog, dùng phần mềm để theo dõi đối kháng.
Đại sứ Mỹ khen ngợi rằng trong ba năm vừa qua, ông "chứng kiến cải thiện lớn về tự do tôn giáo".
Nhưng ông nói việc nhà chức trách dùng vũ lực trong những vụ như ở Đồng Chiêm và Cồn Dầu "gây nghi ngờ về quyết tâm cai trị bằng pháp luật của Việt Nam và gây tổn hại cho một Việt Nam mà lẽ ra có hình ảnh tích cực về tự do tôn giáo".
Đại sứ Mỹ cho biết trong tuần sau sẽ lại có cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ và nhấn mạnh quan hệ hai nước ngày nay có hiệu quả hơn bao giờ hết.
Trước lúc kết thúc nhiệm kỳ, đại sứ Michalak nhận xét trong ba năm qua, quan hệ kinh tế - thương mại song phương đã nở rộ, hợp tác quân sự và an ninh sâu sắc và rộng rãi, và rằng trao đổi văn hóa - giáo dục giúp xây dựng niềm tin giữa hai dân tộc.
Ông nói "mặc dù đã có thành công to lớn trong những lĩnh vực này, thật đáng tiếc là tiến bộ về nhân quyền trong ba năm tôi ở đây đã không đồng đều".
Trong bài phát biểu được đăng ở trang web sứ quán Mỹ, ông Michalak, người sắp kết thúc nhiệm kỳ, nói chính phủ Việt Nam "tiếp tục trừng phạt tự do ngôn luận và phản kháng, và gắn nhãn 'khủng bố' cho những đảng chính trị khác Đảng Cộng sản".
Đại sứ Mỹ ghi nhận trong năm 2010, "hơn 24 người bị bắt, và 14 người khác bị kết án vì biểu lộ quan điểm theo phương cách hòa bình".
"Không ai lại phải bị vào tù chỉ vì bất đồng với chính sách chính phủ, hay bị gán nhãn khủng bố vì muốn đóng góp thêm vào việc hoạch định chính sách," đại sứ Mỹ viết trong bài.
Ông Michalak gọi năm 2010 là năm chứng kiến "sa sút lớn về tự do internet". Ông trích dẫn việc chặn Facebook, tin tặc đánh phá các trang web, hạn chế gia tăng đối với các quán cà phê internet và blog, dùng phần mềm để theo dõi đối kháng.
Đại sứ Mỹ khen ngợi rằng trong ba năm vừa qua, ông "chứng kiến cải thiện lớn về tự do tôn giáo".
Nhưng ông nói việc nhà chức trách dùng vũ lực trong những vụ như ở Đồng Chiêm và Cồn Dầu "gây nghi ngờ về quyết tâm cai trị bằng pháp luật của Việt Nam và gây tổn hại cho một Việt Nam mà lẽ ra có hình ảnh tích cực về tự do tôn giáo".
Đại sứ Mỹ cho biết trong tuần sau sẽ lại có cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ và nhấn mạnh quan hệ hai nước ngày nay có hiệu quả hơn bao giờ hết.
Trước lúc kết thúc nhiệm kỳ, đại sứ Michalak nhận xét trong ba năm qua, quan hệ kinh tế - thương mại song phương đã nở rộ, hợp tác quân sự và an ninh sâu sắc và rộng rãi, và rằng trao đổi văn hóa - giáo dục giúp xây dựng niềm tin giữa hai dân tộc.
Ông nói "mặc dù đã có thành công to lớn trong những lĩnh vực này, thật đáng tiếc là tiến bộ về nhân quyền trong ba năm tôi ở đây đã không đồng đều".
Tiền đồng 'đang có vấn đề rất nghiêm trọng'
BBC
10:03 10/12/2010
Tiền đồng 'đang có vấn đề rất nghiêm trọng'
Ngân hàng đầu tư Mỹ Morgan Stanley nói đồng tiền Việt Nam ‘có vấn đề rất nghiêm trọng’ trong bối cảnh kinh tế yếu và mậu dịch bị thâm hụt, báo tài chính Mỹ Bloomberg đưa tin ngày 9/12.
Thực trạng cán cân thanh toán xấu đi, nền kinh tế yếu và thâm hụt mậu dịch đang tạo "sức ép lớn đáng kể " đối với tiền đồng, Stewart Newnham, chuyên viên nghiên cứu chiến lược tiền tệ tại Morgan Stanley nói tại một hội nghị ở Tp HCM.
Kể từ hồi tháng Năm 2008, thời điểm ông Newnham nói đồng tiền Việt Nam theo gót chân “khủng hoảng tiền tệ” như Thái Lan (1997), tiền đồng đã mất giá 17% so với đôla Mỹ.
Nếu nguồn tài chính không đủ để trang trải cho nhập khẩu thì ai sẽ bù đắp vào chỗ thiếu hụt này?
Stewart Newnham, Morgan Stanley
Tiền đồng bị mất giá 5.2% vào năm nay theo số liệu của Bloomberg.
Tỷ giá tiền đồng so với đôla Mỹ “quá nhiều khả năng” tiến tới 23.000 đồng/đô la trong năm 2011, ông Newnham nói.
"Kể từ năm 2008, tiền đồng đã bị rơi vào vùng nguy hiểm vì kinh tế tăng trưởng kém và vẫn bị thâm hụt mậu dịch", ông Newnham nói thêm.
Thâm hụt mậu dịch
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tiền đồng 2% (18.932 VND /USD) vào ngày 18 tháng Tám là lần phá giá thứ ba kể từ tháng 11 năm ngoái.
Đây là động thái trong lúc có quan ngại việc gia tăng nhập khẩu sẽ tạo nguy cơ rằng Việt Nam sẽ thiếu tiền để bù đắp thâm hụt mậu dịch.
Vào tháng 11 mức thâm hụt mậu dịch tăng 16% (ở mức 1.25 tỷ đôla) so với mức 1.08 tỷ đôla hồi tháng Mười, theo số liệu sơ bộ Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra vào ngày 25 tháng 11.
Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player
Tức là mức thâm hụt mậu dịch tổng cộng trong 11 tháng (tính tới tháng 11) là 10.66 tỷ đôla.
"Nếu nguồn tài chính không đủ để trang trải cho nhập khẩu thì ai sẽ bù đắp vào chỗ thiếu hụt này?" ông Newnham hỏi.
"Câu trả lời là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam." ông tự trả lời.
Trong tuần này Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam ở mức "thấp".
IMF cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào cuối tháng Chín ở mức chỉ đủ trang trải cho 1,8 tháng nhập khẩu.
Kinh tế Lê Đăng Doanh nói rằng "số ngoại tệ Việt Nam có trong dân thì không phải là ít, nhưng ngoại tệ có trong thanh khoản của các ngân hàng thì rất hạn chế".
"Đó là lý do khiến khó có thể can thiệp đối với những khó khăn về tỷ giá vào lúc này".
Chính phủ có hứa là sẽ không điều chỉnh tỷ giá cho tới sau Đại Hội Đảng, nhưng sau đó sẽ điều chỉnh hay không và nếu điều chỉnh thì sẽ điều chỉnh như thế nào",
"Điều quan trọng là phải có định hướng rõ rệt để các nhà đầu tư và người dân có thể lường trước được. Bởi nếu chính sách không rõ ràng thì người dân do dự và họ sẽ có cách tự bảo vệ bằng việc mua vàng hay đôla", ông Doanh nói.
Ngân hàng đầu tư Mỹ Morgan Stanley nói đồng tiền Việt Nam ‘có vấn đề rất nghiêm trọng’ trong bối cảnh kinh tế yếu và mậu dịch bị thâm hụt, báo tài chính Mỹ Bloomberg đưa tin ngày 9/12.
Thực trạng cán cân thanh toán xấu đi, nền kinh tế yếu và thâm hụt mậu dịch đang tạo "sức ép lớn đáng kể " đối với tiền đồng, Stewart Newnham, chuyên viên nghiên cứu chiến lược tiền tệ tại Morgan Stanley nói tại một hội nghị ở Tp HCM.
Kể từ hồi tháng Năm 2008, thời điểm ông Newnham nói đồng tiền Việt Nam theo gót chân “khủng hoảng tiền tệ” như Thái Lan (1997), tiền đồng đã mất giá 17% so với đôla Mỹ.
Nếu nguồn tài chính không đủ để trang trải cho nhập khẩu thì ai sẽ bù đắp vào chỗ thiếu hụt này?
Stewart Newnham, Morgan Stanley
Tiền đồng bị mất giá 5.2% vào năm nay theo số liệu của Bloomberg.
Tỷ giá tiền đồng so với đôla Mỹ “quá nhiều khả năng” tiến tới 23.000 đồng/đô la trong năm 2011, ông Newnham nói.
"Kể từ năm 2008, tiền đồng đã bị rơi vào vùng nguy hiểm vì kinh tế tăng trưởng kém và vẫn bị thâm hụt mậu dịch", ông Newnham nói thêm.
Thâm hụt mậu dịch
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tiền đồng 2% (18.932 VND /USD) vào ngày 18 tháng Tám là lần phá giá thứ ba kể từ tháng 11 năm ngoái.
Đây là động thái trong lúc có quan ngại việc gia tăng nhập khẩu sẽ tạo nguy cơ rằng Việt Nam sẽ thiếu tiền để bù đắp thâm hụt mậu dịch.
Vào tháng 11 mức thâm hụt mậu dịch tăng 16% (ở mức 1.25 tỷ đôla) so với mức 1.08 tỷ đôla hồi tháng Mười, theo số liệu sơ bộ Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra vào ngày 25 tháng 11.
Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player
Tức là mức thâm hụt mậu dịch tổng cộng trong 11 tháng (tính tới tháng 11) là 10.66 tỷ đôla.
"Nếu nguồn tài chính không đủ để trang trải cho nhập khẩu thì ai sẽ bù đắp vào chỗ thiếu hụt này?" ông Newnham hỏi.
"Câu trả lời là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam." ông tự trả lời.
Trong tuần này Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam ở mức "thấp".
IMF cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào cuối tháng Chín ở mức chỉ đủ trang trải cho 1,8 tháng nhập khẩu.
Kinh tế Lê Đăng Doanh nói rằng "số ngoại tệ Việt Nam có trong dân thì không phải là ít, nhưng ngoại tệ có trong thanh khoản của các ngân hàng thì rất hạn chế".
"Đó là lý do khiến khó có thể can thiệp đối với những khó khăn về tỷ giá vào lúc này".
Chính phủ có hứa là sẽ không điều chỉnh tỷ giá cho tới sau Đại Hội Đảng, nhưng sau đó sẽ điều chỉnh hay không và nếu điều chỉnh thì sẽ điều chỉnh như thế nào",
"Điều quan trọng là phải có định hướng rõ rệt để các nhà đầu tư và người dân có thể lường trước được. Bởi nếu chính sách không rõ ràng thì người dân do dự và họ sẽ có cách tự bảo vệ bằng việc mua vàng hay đôla", ông Doanh nói.
Văn Hóa
Hồng Ân Cứu Độ
Hai Tê Miệt Vườn
09:33 10/12/2010
Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Vọng, Năm A
.
Hãy về nói với Gioan,
Biết bao việc Tốt xảy ra hằng ngày.
Giúp cho xã hội đổi thay,
Cuộc đời nhân thế đẹp thay mọi đàng.
Vũ hoàn hưởng được bình an,
Cõi lòng người thế đầy tràn niềm vui.
Người mù thoát cảnh tối thui,
Ốm đau bệnh tật đẩy lùi thật xa.
Chẳng ai còn bị quỷ ma,
Dẫn đường đưa lối đi xa Nước Trời.
Mọi người được hưởng cuộc đời,
An bình thư thái của thời hồng ân.
Cùng nhau tích cực dấn thân,
Giảng rao chân lý, thực hành chữ “Thương”.
Dắt nhau vào cõi thiên đường,
Muôn đời vui sống luôn thường bên Cha.
.
Hãy về nói với Gioan,
Biết bao việc Tốt xảy ra hằng ngày.
Giúp cho xã hội đổi thay,
Cuộc đời nhân thế đẹp thay mọi đàng.
Vũ hoàn hưởng được bình an,
Cõi lòng người thế đầy tràn niềm vui.
Người mù thoát cảnh tối thui,
Ốm đau bệnh tật đẩy lùi thật xa.
Chẳng ai còn bị quỷ ma,
Dẫn đường đưa lối đi xa Nước Trời.
Mọi người được hưởng cuộc đời,
An bình thư thái của thời hồng ân.
Cùng nhau tích cực dấn thân,
Giảng rao chân lý, thực hành chữ “Thương”.
Dắt nhau vào cõi thiên đường,
Muôn đời vui sống luôn thường bên Cha.
Hưởng được niềm vui
Hai Tê Miệt Vườn
09:38 10/12/2010
Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Vọng, Năm A
.
Niềm vui tràn ngập tâm hồn,
Khi anh được Đấng Càn Khôn ở cùng.
Tình Ngài mạch suối đổ tuôn,
Thánh ân cứu độ, cùng muôn phúc lành.
Giúp anh biết sống cận thân,
Với bao kẻ khác chung quanh hằng ngày.
Thế trần lại được đổi thay,
Mọi người đi đúng đường ngay nẻo lành.
Chẳng ai thích chí tranh giành,
Quyền uy thế lực làm phần tư riêng.
Nghĩa tình động lực làm nên,
Bao điều thiện hảo ở trên đường đời.
Giúp nhau thẳng tiến về trời,
Đây là đích điểm mọi người chờ mong.
“ Họ sẽ được hớn hở tươi cười, đau khổ và than khóc sẽ biến mất” ( Is 35,10)
.
Niềm vui tràn ngập tâm hồn,
Khi anh được Đấng Càn Khôn ở cùng.
Tình Ngài mạch suối đổ tuôn,
Thánh ân cứu độ, cùng muôn phúc lành.
Giúp anh biết sống cận thân,
Với bao kẻ khác chung quanh hằng ngày.
Thế trần lại được đổi thay,
Mọi người đi đúng đường ngay nẻo lành.
Chẳng ai thích chí tranh giành,
Quyền uy thế lực làm phần tư riêng.
Nghĩa tình động lực làm nên,
Bao điều thiện hảo ở trên đường đời.
Giúp nhau thẳng tiến về trời,
Đây là đích điểm mọi người chờ mong.
“ Họ sẽ được hớn hở tươi cười, đau khổ và than khóc sẽ biến mất” ( Is 35,10)
Cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời: Bản tin sơ khảo thơ số 2
PM. Cao Huy Hoàng
09:54 10/12/2010
CUỘC THI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI
BẢN TIN SƠ KHẢO THƠ SỐ 2
Kính quí vị, quí ban Giám khảo, quí bạn đọc, cùng quí tác giả
Ban Tổ chức “CUỘC THI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI” xin chân thành tri ân:
- Quí websites Công Giáo đã đăng bản tin sơ khảo số 1
- Quí ban giám khảo vòng Sơ Khảo đã tận tình xem, xét và cho điểm từng bài thơ dự thi
- Quí bạn đọc đã quan tâm theo dõi cuộc thi
- Quí tác giả đã tham gia cuộc thi
Kính xin quí websites tiếp tục hỗ trợ giới thiệu bản tin nầy.
Kính quí vị,
Cuộc thi đã rộ lên. Cụ thể là Ban Tổ chức đã nhận hơn 250 bài thơ sự thi. Tuy nhiên, theo kết quả chấm điểm của các Giám Khảo, thì số lượng đạt yêu cầu chưa đủ cao và vẫn còn rất mong chờ những tác phẩm đặc sắc của quí tác giả.
Trong bản tin nầy, BTC xin giới thiệu một số bài thơ từ mã số 51 đến 150 tương đối đã đạt theo nhận xét của BGK.
Những bài không được chọn hầu hết rơi vào các lỗi; Thất niêm, thất luật, khắc lục, thất đối, lạc đề....
Kính mong quí tác giả tiếp tục sáng tác và gửi bài dự thi.
Kính chúc Quí Vị một Mùa Giáng Sinh An Lành.
Kính
TM. BTC
Phụ trách tổ Thơ
PM. Cao Huy Hoàng
T-057. VƯỢT CƠN CÁM DỖ.
Đêm thanh lặng, gió nhẹ lay rèm cửa,
Ngọn đèn khuya leo lét mái tranh đơn.
Thao thức sao giấc ngủ cứ chập chờn,
Giu-se dậy bước sang buồng con trẻ.
Chân rón rén mắt ngắm nhìn lặng lẽ!
Mẹ và con đang giấc ngủ nồng say.
Một dung nhan toàn bích tuyệt vời thay!
Lòng chao động bừng lên cơn khao khát...
Tim rộn rã nhưng bờ môi mím chặt,
Bởi lương tâm giục giã bước quay lưng.
Ngoài sân khuya còn phảng phất mùi hương,
Của đóa huệ trong ngần đêm trăng sáng.
Lạy Thiên Chúa! Tâm hồn con mê đắm,
Xin chở che gìn giữ khối băng tâm.
Chớ để con sa cám dỗ mê man,
Theo sắc dục lỗi nguyền câu minh thệ.
Đây giáo huấn lưu truyền bao thế hệ!
Hỡi tiền nhân bốn mươi bậc nối dòng!
Xin gia phù con giữ vẹn trinh trong,
Hầu xứng đáng hoàn thành câu thiên mệnh.
Sương thấm ướt bờ vai run lành lạnh,
Mà làn hương huệ tỏa ngát thanh cao...
T-058. THÁNH CẢ GIU-SE
Giờ đã đến! Trời khai ân cứu độ,
Giữa muôn người tuyển dưỡng phụ hài nhi.
Ai xứng danh làm bạn đức Ma-ri?
Nên gương mẫu vẹn toàn trong gia thất!
Chư thần thánh bừng lên reo ngây ngất!
Khi Chúa Trời chọn danh tánh Giuse,
Đóa huệ thơm mộc mạc chốn chân quê,
Là hậu duệ vương triều ngai Đa- vít.
Và Thiên sứ xuống trần trao thánh điệp:
Chớ ngại ngần khi nhận ý trung nhân.
Ma-ri-a thuần khiết đã cưu mang,
Chính Thánh Tử Ngôi Hai rầy giáng hạ!…
Ơi kiếp sống đời thường bao vất vả,
Nhưng trong ngần như huệ trắng khiết trinh.
Đôi bàn tay luôn ấp ủ gia đình,
Tâm công chính nên mẫu gương gia trưởng.
Từ đồng vắng Be-lem đầy gió chướng,
Đến lưu vong Ai- Cập đất cằn khô.
Về Na-gia quê cũ rất đơn sơ,
Luôn tín thác trung thành theo thánh ý.
Nay trần thế lòng vui mừng hoan hỷ,
Nhận Giuse: đấng bảo trợ linh hồn.
Công chính – trung thành – nhẩn nhịn – sạch trong,
Trời chiếu rạng ánh hồng quang muôn thuở.
T-059. HUỆ TRẮNG.
Đóa huệ mong manh giữa cánh đồng,
Đẹp hơn áo gấm Sa-lô-mông.
Đêm sương thắm đượm hương ngan ngát,
Mưa gió thêm nồng ngây ngất thơm.
Vũ lai hương hay dạ lai hương!
Từ trong mạch sống rất phi thường,
Càng trong nguy biến càng lan tỏa,
Ngào ngạt mùi hương trong gió sương.
Như thánh Giuse cha đáng kính,
Trinh trong trọn vẹn kiếp trần ai.
Bão đời xô lấp luôn công chính,
Cứ vững vàng tin tưởng Thiên sai.
Diệu kỳ thay mái ấm gia đình,
Phu thê trần thế vẫn đồng trinh.
Thần khí ngập tràn nên vẹn sạch,
Tôn trọng nhau luôn phỉ nghĩa tình.
Gẫm trong hoàn vũ nào ai sánh?
Chỉ một không hai kiếp lứa đôi!
Vẹn tuyền cao quý nên đại thánh,
Gương sáng soi chung mãi rạng ngời.
T-060. NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Giu-se sống thánh tuyệt vời,
Cảnh nghèo ở thế không lời than van.
Ngày đời thợ mộc bình an,
Đêm về thầm lặng kính dâng lời cầu.
Tình thương Thiên Chúa nhiệm mầu,
Giu-se yêu mến thấm sâu Lời Ngài.
Cả đời chỉ biết van nài,
Sống đời khiết tịnh hòa hài yêu thương.
Ước mơ, mơ ước vấn vương,
Sống đời công chính là hương Nước Trời.
Cha nuôi Con Chúa Ngôi Lời,
Làm người gia trưởng một đời hy sinh.
Ngày đời bên vợ huyền linh,
Song hành dâng hiến trung trinh lòng thành.
Ẳm bồng Con Chúa chân thành,
Tay cầm huệ trắng liền cành Cây yêu.(Giêsu)
Ẩn trong tình Chúa mĩ miều,
Hiền lành khiêm nhượng Chúa yêu bảo tồn.
Quyết tâm dâng Chúa bông hồng,
Gai châm không sợ, quỷ trông đợi chờ.
Bao nhiêu cạm bẩy hững hờ,
Nắm bàn tay Chúa không mơ thú đời
Nhìn lên Thánh Cả dâng lời,
Xin Ngài chuyển tiếp cho đời con thơ.
T-061. THÁNH GIU SE GIA TRƯỞNG.
Thánh Kinh chép: Giu Se Người Công Chính.
Chân dung Ngài huệ trắng giữ trong tay.
Đoàn chúng con cầu khấn Cha hàng ngày
Đức khiết tịnh cần được Cha cổ vũ
ooo
Xưa Cha Thánh đem hết lòng phụng tự
Chúa Hài Nhi ngay từ thuở xuống thai
Cha hy sinh phục vụ Mẹ Chúa Trời
Bằng tất cả cuộc đời hằng khiết tịnh.
Đức nhẫn nại của Cha thật đáng kính,
Là quản gia hoạt động như gia nhân
Đức kính tin, thương mến, đức thanh bần
Đức can đảm hành động khi cần thiết
Tại Ai Cập, Be Lem, Na Gia Rét
Cha bình tâm trong lao động cần cù
Ba mươi năm trải biết bao công phu
Cha bảo vệ Chúa Con và Mẹ Thánh
ooo
Đoàn gia trưởng cúi đầu trước Cha Thánh
Dâng kinh cầu Hội Thánh đã ban ra
Chúng con tin rằng công đức của Cha
Đáng Thiên Chúa ban mọi điều Cha muốn.
Cha chỉ dẫn chúng con đi đúng hướng
Lái con thuyền nhỏ bé vượt gian nan
Đem gia đình vào Bến Cửa Bình An
Theo Cha Thánh định cư trong Nước Chúa.
T-065. THÁNH ÂN DẠT DÀO
Ngỡ ngàng quá, Ma Ri A... Tội nghiệp!(1)
Thôi cũng đành - Vĩnh biệt cách âm thầm.
Trong giấc mơ, lời báo mộng Thiên Thần
Lòng thanh thản, đầy Thánh Ân dào dạt.
Ngày qua ngày như huệ trời thơm ngát
Sống hiền phu, mặn nhạt vẫn khiêm, trung.
Sinh GiêSu nơi hang đá lạnh lùng
Cha hạnh phúc, thủy chung bên Mẹ Thánh.
Hung tin đến, mang hài nhi trốn tránh (2)
Đêm mịt mùng lần theo ánh sao khuya...
Giông tố, hiểm nguy, gìn giữ không lìa
Nơi đất khách sẻ chia bao khốn khó.
Đền Thánh năm nào, bặt tin trẻ nhỏ (3)
Mẹ cùng Cha sóng gió dậy tâm hồn;
Lật đật, long đong, mắt lệ trào tuôn
Cha nhân ái là mạch nguồn che chở.
Lạy Thánh GiuSe, trái tim rộng mở
Xin ban ơn nâng đỡ, dắt dìu con.
Suốt cuộc đời tỏ rạng tấm lòng son
Tin - Cậy - Mến sống cho tròn Thánh Ý.
Chú thích:
(1)khi biết tin Đức Mẹ có thai, Thánh GiuSe có ý bỏ trốn âm thầm.
(2)Khi nghe tin vua Hêrôđê tìm giết con trẻ, Thánh GiuSe cùng gia đình trốn sang Ai Cập
(3)Chúa GiêSu bị lạc nơi Đền Thánh
T-069. HUỆ TRẮNG
Như bông Huệ trắng, mẫu gương cha
Trinh khiết nêu cao dựng nếp nhà
Thân tịnh, hồn trong băng thử thách
Lời vâng, tâm phục vượt bôn ba
Trung trinh, mạnh mẽ an thê – tử
Cần mẫn, hiền hòa xứng trưởng – gia
Theo bước gương Cha xin nguyện hứa
Xác hồn tinh sạch hợp lời ca.
T-070. NHƠN ĐỨC THÁNH GIUSE
Lạy Thánh Giuse! Nhơn đức Cha,
Sáng gương muôn thuở khắp muôn nhà.
Thánh thần nhường kính người muôn một,
Nhân thế tôn sùng thánh tháng ba
Công chính khó nghèo người dưỡng phụ
Thanh bần khiết tịnh bậc vương gia
Ngắm nhìn Cha Thánh càng say đắm
Nhơn đức rạng ngời, cất tiếng ca.
T-089. THÁNH GIU SE
Hương thiêng từ Huệ Trắng tay Cha:
Ngào ngạt hồng ân toả mọi nhà.
Khiết tịnh tin yêu Trinh Thánh Mẫu,
Khiêm nhu thờ kính Chúa Ngôi Ba.
Khôn ngoan bảo vệ Con Thiên Chúa,
Dũng cảm điều hành Trưởng Thánh Gia.
Giới trẻ cầu xin Cha bảo trợ
Gia đình kính tiến khúc đồng ca…
T-090. NHỮNG ĐÔI LỨA ĐẸP.
Tương lai anh sẽ được làm cha
Nội tướng riêng em đảm việc nhà
Chung thủy anh thề dầu sóng gió
Trắng trong em hứa dẫu phong ba
Dõi chân Thánh Cả men trong xóm
Nối gót Nữ Vương muối tại gia
Là Huệ(*), là Hồng(**) vinh Hội Thánh
Con hiền cháu thảo mãi vang ca.
(*)(**): Là những Giu-se, Ma-ri-a của thời đại mới.
T-091. RẠNG DANH CHA
Vâng lời, khiết tịnh rạng danh Cha
Gương sáng Giuse chiếu mọi nhà
Chăm sóc Ngôi Hai nhiều biến cố
Dưỡng nuôi Âú Chúa lắm bôn ba
Hương thơm Huệ Trắng bay muôn nẻo
Sắc thắm Sen Hồng tỏa mọi gia
Tiết hạnh, đoan trang luôn qúy trọng
Mọi người cất tiếng chúc hoan ca
T-095. THỆ ƯỚC.
Tiền hôn anh quyết chẳng làm cha
Theo bước Giu-se giữ nếp nhà
Công chính, khiết trinh dầu sóng gió
Thẳng ngay, trong trắng dẫu phong ba
Anh gìn trắng Huệ, vui toàn tộc
Em giữ trinh Hồng, thoả trọn gia
Vườn Huệ, vườn Hồng thơm ngát mãi
Lương dân kính ngưỡng vịnh thi ca.
T-098. DÒNG TỘC HUỆ THÁNH.
Vui buồn sướng khổ phận làm cha
Theo Thánh Giu-se giữ nếp nhà
Sương gió gian nan đành phận bố
Nắng mưa vất vả chịu thân ba
Con dòng cháu giống trong tông tộc
Hiền phụ hiền phu giữa tiểu gia
Công chính khiết trinh giờ học tập
Mai ngày vĩnh phúc khải hoàn ca.
T-102. NHÁNH HUỆ ĐẸP Ý CHA
Nhánh huệ Giuse đẹp ý cha
Mẩu gương khiết tịnh rọi muôn nhà
Tinh thần khiêm nhượng tày hai tám
Nhân đức hiền lành trọn bảy ba
Cùng mẹ đồng cam nơi đất khách
Với con cộng khổ chốn lân gia
Quyết tâm phò Chúa không chùn bước
Đời đẹp như là một khúc ca.
T-105. HUỆ TRẮNG
Dâng mình chẳng biết chuyện chồng, cha
Nhưng Chúa truyền sai lập nếp nhà
Dạ cậy, hồn trong dằn tục lụy
Lòng tin, tâm phục đón bôn ba
Thanh cao mẫu mực vai thân - phụ
Lao nhọc chuyên cần bậc quản – gia
Tinh bạch hương thơm ngàn Huệ trắng
Giu- se gương Thánh, Thánh khen ca.
T-109. TIẾNG LÒNG ÔNG THỢ MỘC.
Ông Thợ Mộc cắm cúi bào chăm chỉ
Mà con tim rộn rã khúc tri ân
Chúa đã ban ngàn phúc cả tự Trời
Từ sâu thẳm, tiếng lòng ông thổn thức.
Ông hít thở: Khí trời không ngừng nghỉ
Ông lắng nghe: Bao chim hót líu lo
Ông ngắm xem: Hoa muôn sắc muôn màu
Và trăng gió, của Trời kho vô tận.
Mỗi tiếng búa là tiếng Trời đáp trả
Ban của ăn nuôi sống xuống Thánh Gia
Từng đường cưa, đường công chính rạch ròi
Đường khiết tịnh, tin yêu và phó thác.
Ông suy ngẫm bao phen đời khốn đốn
Bóng với hình, Chúa ở cạnh bên ông
Những Bê-Lem, những Ai-Cập lạc loài …
Qua sóng gió, phong ba, trời lại sáng.
Mắt ngấn lệ, Chúa thương ông quá đỗi
Tự khởi nguyên cho đến tận cánh chung
Sao chọn ông giữa muôn thuở, muôn người
Làm hiền phụ, hiền phu Gia Thất Thánh !
Nói gì đây khi tiếng lòng nức nở
Khi bên ông “Lời Chúa” vẫn ngây thơ
Khi “Nữ Vương các Thánh” vẫn phục tùng !
Trong thinh lặng tiếng lòng dường bất tận.
T-117. NGUYỆN ƯỚC
Thái sơn khôn ví nổi công Cha,
Nguồn suối tràn lan ân phúc nhà.
Trọng trách, Cha-Nuôi-Con-Độc-Nhất,
Trung thành, Bạn-Thiết-Chúa-Ngôi-Ba.
Một đời khiết tịnh, gương trăm họ,
Trọn kiếp khó nghèo, hạnh bách gia.
Chiêm ngắm đời Cha, con nguyện ước,
Hồn như huệ trắng đẹp bài ca.
T-119. ABBA
Chiều xuống ngân nga tiếng gọi Cha,
Thênh thang nhẹ bước trở về nhà.
Tim reo rộn rã lời Fiat,
Miệng hát thì thầm tiếng Abba.
Gốc Jesse, đâm chồi vọng tộc,
Nhà Đavít, trổ nhánh vương gia.
Đóa hoa huệ trắng hương thơm ngát,
Dòng dõi tinh tuyền nức tiếng ca
T-120. BÀI CA HUỆ TRẮNG
Giuse, Con Chúa gọi là Cha,
Gương sáng rạng soi mọi nếp nhà.
Khiết tịnh, tôi rèn trang tuấn mã.
Trinh trong, gọt giũa nét thu ba.
Thanh bần đâu bỏ tình thân tộc,
Nghèo khó chẳng lìa nghĩa thế gia?
Huệ trắng, thơm nồng hương huệ trắng,
Bài ca, đẹp nhất vạn bài ca.
T-125. HUỆ TRẮNG
Mẫu mực Giu-se, sáng bậc Cha,
Danh thơm Huệ Trắng, tỏa muôn nhà.
Tròn đầy khiết đạm, nơi trần thế,
Trọn vẹn trinh trong, ở chốn ba*.
Dưỡng dục Con Ngoan, vui ý Chúa,
Yêu thương Thục Nữ, rạng danh gia.
Trung trinh quyết giữ, con ghi khắc,
Kính khấn dâng Cha, khúc hỷ ca.
Chú thích: Chốn ba*: Chốn ba đào.
T-126. GƯƠNG THÁNH GIUSE
Giuse gương mẫu bậc làm cha
Chúa đặt trông nom, quản việc nhà.
Che chở Hiền Thê, đâu ngại khó
Dưỡng nuôi Con Chúa, dẫu phong ba.
Hiền hoà, chính trực, gương thôn xóm
Khiết tịnh, thanh bần, sáng đạo gia.
Bàu chữa, ủi an, ơn Thánh Cả
Đoàn con xin tiến vạn lời ca.
T-133. CÀNH HUỆ GIỮA ĐỜI
Lần này xướng họa lấy vầng cha
Thánh đức Giuse biểu tượng nhà
Vững chí kiên trung dù nghịch cảnh
Bình tâm khiết tịnh mặc phong ba
Chở che con Chúa tròn thiên chức
Bao bọc vợ hiền rạng thất gia
Cành Huệ giữa đời khoe sắc thắm
Hát mừng Cha Thánh một bài ca.
T-147. BẠCH HUỆ.
Thánh cả nêu gương xứng phận cha
Thiên hương Bạch Huệ toả thơm nhà
Bạn hiền bảo bọc qua cuồng hải
Con Chúa chở che vượt ác ba
Công chính trinh trong nên Thánh Thất
Thanh cao nghèo khó tựa thôn gia
Gương Ngài thệ hứa con theo bước
Kính tiến Giu-se khúc hỷ ca.
T-148. BẠCH HUỆ
Vâng phục chu toàn ý Chúa Cha
Khiêm nhường Thánh Cả ngụ quê nhà.
Phận gia trưởng, một sương hai nắng
Thân Bạch Huệ, chìm bảy nổi ba.
Nhỏ bé, thanh tao, thơm nội cỏ
Đơn sơ, khiết tịnh, rạng danh gia.
Ngàn đời tán tụng Hoa Vinh Phúc
Vạn thế dâng Người khúc diệu ca.
T-149. NHÁNH HUỆ TINH KHÔI.
Nhánh huệ tinh khôi tự Chúa Cha
Hồng hoang tạo tác khắp muôn nhà
Gương trinh vẫn trắng, lời FIAT
Đức mến còn xanh, tiếng ABBA
Đạo Chúa, vẹn tròn ơn dưỡng dục
Tình thân, giữ trọn đức tề gia
Khiêm nhu giữ lấy lời công chính
Trần thế ngàn năm vẫn tụng ca.
BẢN TIN SƠ KHẢO THƠ SỐ 2
Kính quí vị, quí ban Giám khảo, quí bạn đọc, cùng quí tác giả
Ban Tổ chức “CUỘC THI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI” xin chân thành tri ân:
- Quí websites Công Giáo đã đăng bản tin sơ khảo số 1
- Quí ban giám khảo vòng Sơ Khảo đã tận tình xem, xét và cho điểm từng bài thơ dự thi
- Quí bạn đọc đã quan tâm theo dõi cuộc thi
- Quí tác giả đã tham gia cuộc thi
Kính xin quí websites tiếp tục hỗ trợ giới thiệu bản tin nầy.
Kính quí vị,
Cuộc thi đã rộ lên. Cụ thể là Ban Tổ chức đã nhận hơn 250 bài thơ sự thi. Tuy nhiên, theo kết quả chấm điểm của các Giám Khảo, thì số lượng đạt yêu cầu chưa đủ cao và vẫn còn rất mong chờ những tác phẩm đặc sắc của quí tác giả.
Trong bản tin nầy, BTC xin giới thiệu một số bài thơ từ mã số 51 đến 150 tương đối đã đạt theo nhận xét của BGK.
Những bài không được chọn hầu hết rơi vào các lỗi; Thất niêm, thất luật, khắc lục, thất đối, lạc đề....
Kính mong quí tác giả tiếp tục sáng tác và gửi bài dự thi.
Kính chúc Quí Vị một Mùa Giáng Sinh An Lành.
Kính
TM. BTC
Phụ trách tổ Thơ
PM. Cao Huy Hoàng
T-057. VƯỢT CƠN CÁM DỖ.
Đêm thanh lặng, gió nhẹ lay rèm cửa,
Ngọn đèn khuya leo lét mái tranh đơn.
Thao thức sao giấc ngủ cứ chập chờn,
Giu-se dậy bước sang buồng con trẻ.
Chân rón rén mắt ngắm nhìn lặng lẽ!
Mẹ và con đang giấc ngủ nồng say.
Một dung nhan toàn bích tuyệt vời thay!
Lòng chao động bừng lên cơn khao khát...
Tim rộn rã nhưng bờ môi mím chặt,
Bởi lương tâm giục giã bước quay lưng.
Ngoài sân khuya còn phảng phất mùi hương,
Của đóa huệ trong ngần đêm trăng sáng.
Lạy Thiên Chúa! Tâm hồn con mê đắm,
Xin chở che gìn giữ khối băng tâm.
Chớ để con sa cám dỗ mê man,
Theo sắc dục lỗi nguyền câu minh thệ.
Đây giáo huấn lưu truyền bao thế hệ!
Hỡi tiền nhân bốn mươi bậc nối dòng!
Xin gia phù con giữ vẹn trinh trong,
Hầu xứng đáng hoàn thành câu thiên mệnh.
Sương thấm ướt bờ vai run lành lạnh,
Mà làn hương huệ tỏa ngát thanh cao...
T-058. THÁNH CẢ GIU-SE
Giờ đã đến! Trời khai ân cứu độ,
Giữa muôn người tuyển dưỡng phụ hài nhi.
Ai xứng danh làm bạn đức Ma-ri?
Nên gương mẫu vẹn toàn trong gia thất!
Chư thần thánh bừng lên reo ngây ngất!
Khi Chúa Trời chọn danh tánh Giuse,
Đóa huệ thơm mộc mạc chốn chân quê,
Là hậu duệ vương triều ngai Đa- vít.
Và Thiên sứ xuống trần trao thánh điệp:
Chớ ngại ngần khi nhận ý trung nhân.
Ma-ri-a thuần khiết đã cưu mang,
Chính Thánh Tử Ngôi Hai rầy giáng hạ!…
Ơi kiếp sống đời thường bao vất vả,
Nhưng trong ngần như huệ trắng khiết trinh.
Đôi bàn tay luôn ấp ủ gia đình,
Tâm công chính nên mẫu gương gia trưởng.
Từ đồng vắng Be-lem đầy gió chướng,
Đến lưu vong Ai- Cập đất cằn khô.
Về Na-gia quê cũ rất đơn sơ,
Luôn tín thác trung thành theo thánh ý.
Nay trần thế lòng vui mừng hoan hỷ,
Nhận Giuse: đấng bảo trợ linh hồn.
Công chính – trung thành – nhẩn nhịn – sạch trong,
Trời chiếu rạng ánh hồng quang muôn thuở.
T-059. HUỆ TRẮNG.
Đóa huệ mong manh giữa cánh đồng,
Đẹp hơn áo gấm Sa-lô-mông.
Đêm sương thắm đượm hương ngan ngát,
Mưa gió thêm nồng ngây ngất thơm.
Vũ lai hương hay dạ lai hương!
Từ trong mạch sống rất phi thường,
Càng trong nguy biến càng lan tỏa,
Ngào ngạt mùi hương trong gió sương.
Như thánh Giuse cha đáng kính,
Trinh trong trọn vẹn kiếp trần ai.
Bão đời xô lấp luôn công chính,
Cứ vững vàng tin tưởng Thiên sai.
Diệu kỳ thay mái ấm gia đình,
Phu thê trần thế vẫn đồng trinh.
Thần khí ngập tràn nên vẹn sạch,
Tôn trọng nhau luôn phỉ nghĩa tình.
Gẫm trong hoàn vũ nào ai sánh?
Chỉ một không hai kiếp lứa đôi!
Vẹn tuyền cao quý nên đại thánh,
Gương sáng soi chung mãi rạng ngời.
T-060. NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Giu-se sống thánh tuyệt vời,
Cảnh nghèo ở thế không lời than van.
Ngày đời thợ mộc bình an,
Đêm về thầm lặng kính dâng lời cầu.
Tình thương Thiên Chúa nhiệm mầu,
Giu-se yêu mến thấm sâu Lời Ngài.
Cả đời chỉ biết van nài,
Sống đời khiết tịnh hòa hài yêu thương.
Ước mơ, mơ ước vấn vương,
Sống đời công chính là hương Nước Trời.
Cha nuôi Con Chúa Ngôi Lời,
Làm người gia trưởng một đời hy sinh.
Ngày đời bên vợ huyền linh,
Song hành dâng hiến trung trinh lòng thành.
Ẳm bồng Con Chúa chân thành,
Tay cầm huệ trắng liền cành Cây yêu.(Giêsu)
Ẩn trong tình Chúa mĩ miều,
Hiền lành khiêm nhượng Chúa yêu bảo tồn.
Quyết tâm dâng Chúa bông hồng,
Gai châm không sợ, quỷ trông đợi chờ.
Bao nhiêu cạm bẩy hững hờ,
Nắm bàn tay Chúa không mơ thú đời
Nhìn lên Thánh Cả dâng lời,
Xin Ngài chuyển tiếp cho đời con thơ.
T-061. THÁNH GIU SE GIA TRƯỞNG.
Thánh Kinh chép: Giu Se Người Công Chính.
Chân dung Ngài huệ trắng giữ trong tay.
Đoàn chúng con cầu khấn Cha hàng ngày
Đức khiết tịnh cần được Cha cổ vũ
ooo
Xưa Cha Thánh đem hết lòng phụng tự
Chúa Hài Nhi ngay từ thuở xuống thai
Cha hy sinh phục vụ Mẹ Chúa Trời
Bằng tất cả cuộc đời hằng khiết tịnh.
Đức nhẫn nại của Cha thật đáng kính,
Là quản gia hoạt động như gia nhân
Đức kính tin, thương mến, đức thanh bần
Đức can đảm hành động khi cần thiết
Tại Ai Cập, Be Lem, Na Gia Rét
Cha bình tâm trong lao động cần cù
Ba mươi năm trải biết bao công phu
Cha bảo vệ Chúa Con và Mẹ Thánh
ooo
Đoàn gia trưởng cúi đầu trước Cha Thánh
Dâng kinh cầu Hội Thánh đã ban ra
Chúng con tin rằng công đức của Cha
Đáng Thiên Chúa ban mọi điều Cha muốn.
Cha chỉ dẫn chúng con đi đúng hướng
Lái con thuyền nhỏ bé vượt gian nan
Đem gia đình vào Bến Cửa Bình An
Theo Cha Thánh định cư trong Nước Chúa.
T-065. THÁNH ÂN DẠT DÀO
Ngỡ ngàng quá, Ma Ri A... Tội nghiệp!(1)
Thôi cũng đành - Vĩnh biệt cách âm thầm.
Trong giấc mơ, lời báo mộng Thiên Thần
Lòng thanh thản, đầy Thánh Ân dào dạt.
Ngày qua ngày như huệ trời thơm ngát
Sống hiền phu, mặn nhạt vẫn khiêm, trung.
Sinh GiêSu nơi hang đá lạnh lùng
Cha hạnh phúc, thủy chung bên Mẹ Thánh.
Hung tin đến, mang hài nhi trốn tránh (2)
Đêm mịt mùng lần theo ánh sao khuya...
Giông tố, hiểm nguy, gìn giữ không lìa
Nơi đất khách sẻ chia bao khốn khó.
Đền Thánh năm nào, bặt tin trẻ nhỏ (3)
Mẹ cùng Cha sóng gió dậy tâm hồn;
Lật đật, long đong, mắt lệ trào tuôn
Cha nhân ái là mạch nguồn che chở.
Lạy Thánh GiuSe, trái tim rộng mở
Xin ban ơn nâng đỡ, dắt dìu con.
Suốt cuộc đời tỏ rạng tấm lòng son
Tin - Cậy - Mến sống cho tròn Thánh Ý.
Chú thích:
(1)khi biết tin Đức Mẹ có thai, Thánh GiuSe có ý bỏ trốn âm thầm.
(2)Khi nghe tin vua Hêrôđê tìm giết con trẻ, Thánh GiuSe cùng gia đình trốn sang Ai Cập
(3)Chúa GiêSu bị lạc nơi Đền Thánh
T-069. HUỆ TRẮNG
Như bông Huệ trắng, mẫu gương cha
Trinh khiết nêu cao dựng nếp nhà
Thân tịnh, hồn trong băng thử thách
Lời vâng, tâm phục vượt bôn ba
Trung trinh, mạnh mẽ an thê – tử
Cần mẫn, hiền hòa xứng trưởng – gia
Theo bước gương Cha xin nguyện hứa
Xác hồn tinh sạch hợp lời ca.
T-070. NHƠN ĐỨC THÁNH GIUSE
Lạy Thánh Giuse! Nhơn đức Cha,
Sáng gương muôn thuở khắp muôn nhà.
Thánh thần nhường kính người muôn một,
Nhân thế tôn sùng thánh tháng ba
Công chính khó nghèo người dưỡng phụ
Thanh bần khiết tịnh bậc vương gia
Ngắm nhìn Cha Thánh càng say đắm
Nhơn đức rạng ngời, cất tiếng ca.
T-089. THÁNH GIU SE
Hương thiêng từ Huệ Trắng tay Cha:
Ngào ngạt hồng ân toả mọi nhà.
Khiết tịnh tin yêu Trinh Thánh Mẫu,
Khiêm nhu thờ kính Chúa Ngôi Ba.
Khôn ngoan bảo vệ Con Thiên Chúa,
Dũng cảm điều hành Trưởng Thánh Gia.
Giới trẻ cầu xin Cha bảo trợ
Gia đình kính tiến khúc đồng ca…
T-090. NHỮNG ĐÔI LỨA ĐẸP.
Tương lai anh sẽ được làm cha
Nội tướng riêng em đảm việc nhà
Chung thủy anh thề dầu sóng gió
Trắng trong em hứa dẫu phong ba
Dõi chân Thánh Cả men trong xóm
Nối gót Nữ Vương muối tại gia
Là Huệ(*), là Hồng(**) vinh Hội Thánh
Con hiền cháu thảo mãi vang ca.
(*)(**): Là những Giu-se, Ma-ri-a của thời đại mới.
T-091. RẠNG DANH CHA
Vâng lời, khiết tịnh rạng danh Cha
Gương sáng Giuse chiếu mọi nhà
Chăm sóc Ngôi Hai nhiều biến cố
Dưỡng nuôi Âú Chúa lắm bôn ba
Hương thơm Huệ Trắng bay muôn nẻo
Sắc thắm Sen Hồng tỏa mọi gia
Tiết hạnh, đoan trang luôn qúy trọng
Mọi người cất tiếng chúc hoan ca
T-095. THỆ ƯỚC.
Tiền hôn anh quyết chẳng làm cha
Theo bước Giu-se giữ nếp nhà
Công chính, khiết trinh dầu sóng gió
Thẳng ngay, trong trắng dẫu phong ba
Anh gìn trắng Huệ, vui toàn tộc
Em giữ trinh Hồng, thoả trọn gia
Vườn Huệ, vườn Hồng thơm ngát mãi
Lương dân kính ngưỡng vịnh thi ca.
T-098. DÒNG TỘC HUỆ THÁNH.
Vui buồn sướng khổ phận làm cha
Theo Thánh Giu-se giữ nếp nhà
Sương gió gian nan đành phận bố
Nắng mưa vất vả chịu thân ba
Con dòng cháu giống trong tông tộc
Hiền phụ hiền phu giữa tiểu gia
Công chính khiết trinh giờ học tập
Mai ngày vĩnh phúc khải hoàn ca.
T-102. NHÁNH HUỆ ĐẸP Ý CHA
Nhánh huệ Giuse đẹp ý cha
Mẩu gương khiết tịnh rọi muôn nhà
Tinh thần khiêm nhượng tày hai tám
Nhân đức hiền lành trọn bảy ba
Cùng mẹ đồng cam nơi đất khách
Với con cộng khổ chốn lân gia
Quyết tâm phò Chúa không chùn bước
Đời đẹp như là một khúc ca.
T-105. HUỆ TRẮNG
Dâng mình chẳng biết chuyện chồng, cha
Nhưng Chúa truyền sai lập nếp nhà
Dạ cậy, hồn trong dằn tục lụy
Lòng tin, tâm phục đón bôn ba
Thanh cao mẫu mực vai thân - phụ
Lao nhọc chuyên cần bậc quản – gia
Tinh bạch hương thơm ngàn Huệ trắng
Giu- se gương Thánh, Thánh khen ca.
T-109. TIẾNG LÒNG ÔNG THỢ MỘC.
Ông Thợ Mộc cắm cúi bào chăm chỉ
Mà con tim rộn rã khúc tri ân
Chúa đã ban ngàn phúc cả tự Trời
Từ sâu thẳm, tiếng lòng ông thổn thức.
Ông hít thở: Khí trời không ngừng nghỉ
Ông lắng nghe: Bao chim hót líu lo
Ông ngắm xem: Hoa muôn sắc muôn màu
Và trăng gió, của Trời kho vô tận.
Mỗi tiếng búa là tiếng Trời đáp trả
Ban của ăn nuôi sống xuống Thánh Gia
Từng đường cưa, đường công chính rạch ròi
Đường khiết tịnh, tin yêu và phó thác.
Ông suy ngẫm bao phen đời khốn đốn
Bóng với hình, Chúa ở cạnh bên ông
Những Bê-Lem, những Ai-Cập lạc loài …
Qua sóng gió, phong ba, trời lại sáng.
Mắt ngấn lệ, Chúa thương ông quá đỗi
Tự khởi nguyên cho đến tận cánh chung
Sao chọn ông giữa muôn thuở, muôn người
Làm hiền phụ, hiền phu Gia Thất Thánh !
Nói gì đây khi tiếng lòng nức nở
Khi bên ông “Lời Chúa” vẫn ngây thơ
Khi “Nữ Vương các Thánh” vẫn phục tùng !
Trong thinh lặng tiếng lòng dường bất tận.
T-117. NGUYỆN ƯỚC
Thái sơn khôn ví nổi công Cha,
Nguồn suối tràn lan ân phúc nhà.
Trọng trách, Cha-Nuôi-Con-Độc-Nhất,
Trung thành, Bạn-Thiết-Chúa-Ngôi-Ba.
Một đời khiết tịnh, gương trăm họ,
Trọn kiếp khó nghèo, hạnh bách gia.
Chiêm ngắm đời Cha, con nguyện ước,
Hồn như huệ trắng đẹp bài ca.
T-119. ABBA
Chiều xuống ngân nga tiếng gọi Cha,
Thênh thang nhẹ bước trở về nhà.
Tim reo rộn rã lời Fiat,
Miệng hát thì thầm tiếng Abba.
Gốc Jesse, đâm chồi vọng tộc,
Nhà Đavít, trổ nhánh vương gia.
Đóa hoa huệ trắng hương thơm ngát,
Dòng dõi tinh tuyền nức tiếng ca
T-120. BÀI CA HUỆ TRẮNG
Giuse, Con Chúa gọi là Cha,
Gương sáng rạng soi mọi nếp nhà.
Khiết tịnh, tôi rèn trang tuấn mã.
Trinh trong, gọt giũa nét thu ba.
Thanh bần đâu bỏ tình thân tộc,
Nghèo khó chẳng lìa nghĩa thế gia?
Huệ trắng, thơm nồng hương huệ trắng,
Bài ca, đẹp nhất vạn bài ca.
T-125. HUỆ TRẮNG
Mẫu mực Giu-se, sáng bậc Cha,
Danh thơm Huệ Trắng, tỏa muôn nhà.
Tròn đầy khiết đạm, nơi trần thế,
Trọn vẹn trinh trong, ở chốn ba*.
Dưỡng dục Con Ngoan, vui ý Chúa,
Yêu thương Thục Nữ, rạng danh gia.
Trung trinh quyết giữ, con ghi khắc,
Kính khấn dâng Cha, khúc hỷ ca.
Chú thích: Chốn ba*: Chốn ba đào.
T-126. GƯƠNG THÁNH GIUSE
Giuse gương mẫu bậc làm cha
Chúa đặt trông nom, quản việc nhà.
Che chở Hiền Thê, đâu ngại khó
Dưỡng nuôi Con Chúa, dẫu phong ba.
Hiền hoà, chính trực, gương thôn xóm
Khiết tịnh, thanh bần, sáng đạo gia.
Bàu chữa, ủi an, ơn Thánh Cả
Đoàn con xin tiến vạn lời ca.
T-133. CÀNH HUỆ GIỮA ĐỜI
Lần này xướng họa lấy vầng cha
Thánh đức Giuse biểu tượng nhà
Vững chí kiên trung dù nghịch cảnh
Bình tâm khiết tịnh mặc phong ba
Chở che con Chúa tròn thiên chức
Bao bọc vợ hiền rạng thất gia
Cành Huệ giữa đời khoe sắc thắm
Hát mừng Cha Thánh một bài ca.
T-147. BẠCH HUỆ.
Thánh cả nêu gương xứng phận cha
Thiên hương Bạch Huệ toả thơm nhà
Bạn hiền bảo bọc qua cuồng hải
Con Chúa chở che vượt ác ba
Công chính trinh trong nên Thánh Thất
Thanh cao nghèo khó tựa thôn gia
Gương Ngài thệ hứa con theo bước
Kính tiến Giu-se khúc hỷ ca.
T-148. BẠCH HUỆ
Vâng phục chu toàn ý Chúa Cha
Khiêm nhường Thánh Cả ngụ quê nhà.
Phận gia trưởng, một sương hai nắng
Thân Bạch Huệ, chìm bảy nổi ba.
Nhỏ bé, thanh tao, thơm nội cỏ
Đơn sơ, khiết tịnh, rạng danh gia.
Ngàn đời tán tụng Hoa Vinh Phúc
Vạn thế dâng Người khúc diệu ca.
T-149. NHÁNH HUỆ TINH KHÔI.
Nhánh huệ tinh khôi tự Chúa Cha
Hồng hoang tạo tác khắp muôn nhà
Gương trinh vẫn trắng, lời FIAT
Đức mến còn xanh, tiếng ABBA
Đạo Chúa, vẹn tròn ơn dưỡng dục
Tình thân, giữ trọn đức tề gia
Khiêm nhu giữ lấy lời công chính
Trần thế ngàn năm vẫn tụng ca.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trà – Tea Time!
Nguyễn Đức Cung
22:05 10/12/2010
TRÀ – Tea Time
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Thu về mỗ nhấp trà sen
Nở ra thành Bụt phận hèn trầm luân.
(Trích thơ của Bụt Sĩ. Lưu Văn Vịnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Thu về mỗ nhấp trà sen
Nở ra thành Bụt phận hèn trầm luân.
(Trích thơ của Bụt Sĩ. Lưu Văn Vịnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền