Ngày 10-12-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:03 10/12/2018
19. NĂM TUỔI RA ĐỀ
Con trai của hàn lâm Thôi Tái Phong rất sáng dạ, mặc dù mới có năm tuổi nhưng đã có thể làm thơ đối.
Một ngày nọ, có người đem tới biếu trái táo và quả đào, trẻ con rất thèm, muốn lấy ăn ngay, phụ thân nói:
- “Nếu con có thể lấy hai quả này ra đề, thì ta để con ăn.”
Đứa con trả lời:
- “Một quả thì ăn bên trong và vứt bỏ vỏ ngoài của nó, một quả thì ăn bên ngoài và vứt bên trong của nó”.
Thôi Tái Phong rất phấn khởi, bèn để cho con ăn thật no.
(Giới am lão nhân mạn bút)

Suy tư 19:
Trái táo và trái đào thì không giống nhau về hình dáng, về mùi vị và về cách ăn, nhưng một em bé biết cách trả lời thì đúng là sáng dạ, bởi vì có những em bé –và cả người lớn- chỉ biết ăn mà không biết cách trả lời cho hợp lý.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu cũng giống như trái táo và qủa đào, có cái thì “ăn bên ngoài” và bỏ bên trong, có cái thì “ăn bên trong” và bỏ bên ngoài.
“Ăn bên ngoài” là làm việc bác ái đích thực, bởi vì khi người ta thấy việc làm tốt đẹp của mình thì họ nhận ra có Thiên Chúa ở trong chúng ta; “ăn bên trong” tức là âm thầm làm những việc hy sinh nho nhỏ, sống khiêm tốn và luôn cầu nguyện cho mọi người, đó chính là cách giải thích hay nhất của hai câu đề trong đời sống tín ngưỡng của chúng ta vậy.
Trái táo và quả đào đều là thức ăn ngon bổ cho phần xác; cầu nguyện, hy sinh và làm việc lành là lương thực bồi bổ linh hồn cho chúng ta.
Vậy chúng ta còn chần chờ gì nữa chứ !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 2 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:06 10/12/2018
Chúa Nhật 2 MÙA VỌNG

Tin mừng : Lc 3, 1-6
“Hết mọi người phàm sẽ được thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”.


Bạn thân mến,
Ơn cứu độ của Đức Chúa Giê-su không chỉ dành cho bạn và tôi hay một người nào, một dân tộc nào, hay một quốc gia nào cả, nhưng nếu ai thành tâm đón nhận Ngài thì sẽ được ơn cứu độ...
Thời của thánh Gioan Tẩy Giả mọi người Do Thái đều trông đợi vị cứu tinh đến như lời tiên tri I-sai-a loan báo: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi...” (Lc 3, 5b), cho nên ơn cứu độ đã đến với nhân loại, mà trước hết là với người Do Thái nhưng họ đã từ chối đón nhận Đấng cứu độ, và kế đến là tất cả chúng ta, những người đã tin vào Đức Chúa Giê-su nhưng vẫn cứ từ chối Ngài trong cuộc sống của mình...
Dọn tâm hồn cho ngay thẳng đối với người Ki-tô hữu là đi xưng tội, làm việc đến tội, hi sinh hãm mình.v.v... đương nhiên đó là những việc phải làm mà tất cả những ai là con cái Thiên Chúa đều phải có, nhưng trưởng thành hơn, rốt ráo hơn đó chính là đổi mới cách sống của mình sao cho phù hợp với Tin Mừng của Đấng đã đến, đang đến và sẽ đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Đổi mới cách sống cũng có nghĩa là từ trong nấm mồ tối tăm bừng dậy phục sinh với Chúa Ki-tô : hoàn hảo hơn, đẹp hơn và vinh dự hơn.
Hoàn hảo hơn trong cách sống làm người Ki-tô hữu với tấm hồn khiêm cung và phục vụ; đẹp hơn trong cách nhìn tha nhân với tâm hồn của tình huynh đệ chân thành trong Chúa Ki-tô; vinh dự hơn khi hiểu được mình mang tên Ki-tô hữu để xây dựng một xã hội bác ái hơn. Đó chính là cách thế để dọn tâm hồn cho ngay thẳng đợi Chúa đến trong thời đại ngày nay của chúng ta.
Hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ, nhưng không phải tất cả mọi người phàm được cứu độ, bởi vì ơn cứu độ chỉ cứu những ai tin và và đón nhận Tin Mừng của Chúa Ki-tô mới đáng được lãnh nhận mà thôi. Là những người Ki-tô hữu, bạn và tôi hãnh diện vì đã tin và sống đức tin ngay tại trần gian này, trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, và nhờ đời sống tin yêu và hi vọng của chúng ta vào Thiên Chúa mà mọi người biết đến ơn cứu độ của Ngài.
Bạn thân mến,
Thiên Chúa đã làm người nên Ngài cũng rất thích đi trên những con đường bằng phẳng và thẳng tắp để đến với bạn và tôi, nhưng đồng thời Ngài cũng không ngần ngại cúi xuống nhặt những hòn sỏi làm vấp chân người khác, để thánh hoá và chúc lành cho nó trở nên dụng cụ hữu ích cho tha nhân.
Dọn đường cho ngay thẳng là việc mà bạn và tôi cần phải làm, để đường đi từ trái tim của chúng ta đến tâm hồn của tha nhân gần hơn, dễ hơn và thân tình hơn; lấp đầy những hố sâu là việc mà chúng ta phải làm từng giây phút trong cuộc sống, để tha nhân đến với chúng ta cách dễ dàng hơn, mà không bị ngăn cách bởi tính kiêu ngạo và khoe khoang của chúng ta, đó chính là chuẩn bị cho mọi người nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:07 10/12/2018

67. Chúng ta vì Thiên Chúa mà có thể làm mọi chuyện, nhược nếu so đo với máu Chúa đã chảy ra thì đều là không đủ đạo lý.

(Thánh Terese of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
 
Chia sẻ Niềm Vui của Chúa cho tha nhân
Lm Đan Vinh
22:50 10/12/2018
CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG C
Xp 3,14-18a ; Pl 4,4-7 ; Lc 3,10-18

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 3,10-18

(10) Đám đông hỏi ông rằng: “Chúng tôi phải làm gì đây?” (11) Ông trả lời: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có. Ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy”. (12) Cũng có những người thu thuế đến chịu phép Rửa. Họ hỏi ông: “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?” (13) Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình”. (14) Binh lính cũng hỏi ông: “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì? Ông bảo họ: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta. Hãy an phận với số lương của mình”.(15) Hồi đó, dân đang trông ngóng và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi về ông Gio-an: Biết đâu ông chẳng là Đấng Mê-si-a! (16) Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước. Nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến. Tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và Lửa. (17) Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: Thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào Lửa không hề tắt mà đốt đi”. (18) Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin mừng cho họ.

2. Ý CHÍNH: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?

Bài Tin mừng hôm nay gồm có 3 câu trả lời cho ba hạng người về những việc họ phải làm để sám hối: dân chúng phải chia sẻ cơm áo cho người nghèo, người thu thuế phải ăn ở công bình và binh lính phải biết tôn trọng tha nhân. Gio-an cho biết phép rửa bằng nước của ông chỉ là một phương thế chuẩn bị lòng trí dân chúng để họ được lãnh phép rửa mới trong Thánh Thần và Lửa, do Đấng Thiên Sai sắp đến thực hiện, mà ông không đáng làm nô lệ cho Người. Người sẽ xét xử để thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ vào ngày tận thế.

3. CHÚ THÍCH:

- C 10-11: + “Ai có hai áo thì chia cho người không có”...: Chia sẻ cơm áo vật chất cụ thể là một yêu cầu tối thiểu mà dân chúng phải làm để biểu lộ lòng sám hối.
- C 12-14: + Những người thu thế: Bọn người này thường bị dân chúng khinh thường thù ghét, vì họ đã cộng tác thu thuế cho người Rôma. Rồi khi làm việc này, họ còn sách nhiễu dân chúng. Họ bị dân chúng liệt vào loại người tội lỗi công khai (x. Lc 5,30). Gio-an khuyên họ phải tránh bóc lột kẻ khác bất công và không được tham lam thu quá mức thuế quy định. + Binh lính: Đây chắc không phải là binh lính Rôma vốn chỉ ở trong đồn binh, chứ không đi trà trộn với đám đông dân chúng. Đây cũng không phải lính Do thái, vì ngừơi Rôma cấm nước bị chiếm đóng tổ chức quân đội. Có lẽ đây là dân quân tự vệ thường đi theo bảo vệ người thu thuế. Họ là những người vừa có sức mạnh lại vừa có khí giới, nên thường hiếp đáp kẻ yếu, nên bị dân chúng căm ghét giống như bọn thu thuế tội lỗi. Khi gọi bọn người này là binh lính, có lẽ Luca muốn nói lên tính phổ quát của lời rao giảng của Gio-an Tiền Sứ. Tuy không buộc họ phải đổi nghề, nhưng ông khuyên họ phải giữ công bình, tránh cáo gian bách hại người vô tội và hãy bằng lòng với đồng lương của mình.
- C 15-16: + Đấng Mê-si-a: Chữ Hy lạp Chris-tos có nghĩa là “Người được xức dầu”, tương đương với chữ Mê-si-a trong tiếng Do thái (nghĩa là Đấng Thiên Sai). Ở đây tác giả Tin mừng dùng từ Mê-si-a vì ông viết Tin Mừng cho người Do thái theo đạo Công Giáo. Tuy nhiên dân Do thái khi ấy lại hiểu từ Mê-si-a theo nghĩa ái quốc cực đoan. Họ mong chờ Đấng Thiên Sai đến lãnh đạo dân chống lại ách thống trị của ngoại bang (x Lc 23,2). + Cởi quai dép: Đây là hành vi phục vụ dành cho nô lệ ngoại quốc. Người Do thái không có quyền đòi người giúp việc Do thái làm điều này, vì họ là“dòng dõi tổ phụ Áp-ra-ham”, và thuộc dân được Chúa chọn (x. Ga 8,33).
- C 17-18: + Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: Gio-an mô tả Đấng Mê-si-a như một vị Thẩm Phán của ngày tận thế: Đấng Thẩm Phán sẽ đến tách biệt người lành ra khỏi kẻ dữ, giống như chủ ruộng tách lúa thóc khỏi rơm rạ. + Thóc mẩy thì thu vào kho lẫm...: Sau khi đập lúa trước gió, hạt thóc nặng hơn sẽ rơi xuống thúng và được cất vào kho, còn rơm rạ nhẹ hơn sẽ bay ra ngòai thúng và sẽ bị thu gom thiêu đốt trong lửa (x Gr 15,7). Cũng vậy, trong ngày thẩm phán, kẻ lành sẽ được hưởng hạnh phúc trong Nước Thiên Chúa, còn kẻ ác làm tay sai cho ma quỷ sẽ bị phạt trong lửa không hề tắt là hỏa ngục muôn đời (x. Is 66,24; Mc 9,43.48).

4. CÂU HỎI:

1) Tại sao người thu thuế và binh lính lại bị dân chúng khinh khi thù ghét?
2) Dân Do thái thời Đức Giêsu trông mong Đấng Mê-si-a đến để làm gì?
3) Gio-an đã khuyên đám đông dân chúng, những người thu thuế và binh lính phải sám hối cụ thể thế nào để chuẩn bị đón Đấng Mê-si-a sắp đến?
4) Gio-an cho biết sứ mệnh của Đấng Mê-si-a ra sao?

II SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có. Ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy” (Lc 3,11).

2. CÂU CHUYỆN:

1) ĐƯỢC ĐỔI ĐỜI NHỜ TIN VÀO ĐỨC GIÊ-SU:

- Anh đã theo đạo Công Giáo rồi sao ?
- Vâng, nói đúng hơn là tôi đã đi theo làm môn đệ Ðức Ki-tô.
- Vậy xin hỏi anh, ông Giê-su sinh ra ở đâu ?
- Rất tiếc là tôi đã quên mất điều đó.
- Thế ông ta sống ở trần gian được bao nhiêu năm ?
- Tôi cũng không nhớ rõ nên không dám trả lời.
- Vậy ông ta đã thuyết giảng bao nhiêu bài ?
- Thú thật với anh là tôi cũng không biết !
- Quả thật, anh đã quá hồ đồ khi vội quyết định theo làm môn đệ ông Giê-su!
- Anh nói đúng một phần. Tôi rất hỗ thẹn vì mình đã hiểu biết quá ít về Ðức Ki-tô. Thế nhưng, điều mà tôi biết rất rõ là thế này: Ba năm trước, tôi là một người nghiện rượu, sáng say chiều xỉn, nợ nần chồng chất khiến gia đình có nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc. Mỗi tối, khi trở về nhà, vợ con tôi đều tức giận buồn tủi khi không mang tiền về nuôi gia đình. Nhưng từ ngày tôi gặp được một linh mục tốt bụng. Ngài đã hướng dẫn tôi theo học khóa giáo lý kinh thánh và không ngừng động viên tôi phải quyết tâm chừa bỏ các thói hư, như điều kiện để tôi được chịu phép rửa tội ytowr thành môn đệ Đức Giê-su. Từ đó đến nay tôi đã được ơn Chúa để hồi tâm sám hối: Đã bỏ được rượu chè và trả hết nợ, gia đình tôi đã tìm lại được hạnh phúc như xưa. Các con tôi đều vui vẻ chờ tôi sau khi tan sở… Những điều này không ai khác hơn, chính là Đức Ki-tô đã làm cho tôi và gia đình. Và đó là tất. cả những gì tôi biết về Người.

Trong Tin Mừng hôm nay, dân chúng đã hỏi Gio-an: "Chúng tôi phải làm gì?" (Lc3,10). Mỗi người chúng ta cũng hãy năng thưa với Chúa: "Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?" và tuân theo thánh ý Chúa như Mẹ Maria đã thưa với sứ thần truyền tin: "Này tôi là nữ tì của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi đúng như lời sứ thần nói" (Lc 1,38).

2) ÔNG GIÀ NO-EN CÓ THẬT KHÔNG ?

Tháng 9 năm 1987, một bé gái tên là VIRGINIA đã viết cho một tờ báo Công Giáo Hoa Kỳ để hỏi về ông già No-en như sau: Ông già No-en có thật không?

Vài ngày sau, trên mục quan điểm của tờ báo, người ta đọc được câu trả lời của ông chủ nhiệm kiêm chủ bút như sau: “Virginia yêu dấu của bác. Điều trước tiên bác muốn nói với cháu là: các bạn của cháu thật là sai lầm khi bảo rằng không có ông già No-en. Các bạn của cháu đã bị tiêm nhiễm bởi trào lưu hoài nghi. Họ nghĩ rằng chỉ có thể tin được những gì họ thấy tận mắt. Họ nghĩ rằng không gì có thể có được nếu trí khôn nhỏ bé của họ không hiểu được.

Virginia ạ! Ông già No-en có thực. Ông có thực cũng như tình yêu và lòng quảng đại, nhờ đó cuộc sống của cháu sẽ trở thành vui tươi và xinh đẹp. Bé ơi, nếu không có ông già No-en thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào?...”.

Được biết ông già No-en là một nhân vật lịch sử có thật. Người Anh gọi ngài là Thánh Ni-co-la (Santa Claus). Thánh Giám mục Ni-co-la nầy được mừng lễ ngày 6/12 hằng năm trước lễ Giáng Sinh. Còn người Pháp lại gọi ngài cách thân mật là Cha No-en, vì ngài có liên hệ nhiều với lễ No-en, nhất là với trẻ em. Các em được kể rằng nếu chúng ngoan, ông già No-en sẽ đến thăm chui vào nhà qua lò sưởi, vào phòng ngủ của chúng, bỏ bánh kẹo vào những chiếc giày của chúng để bên lò sưởi hay bỏ vào những chiếc vớ các em treo ở chân giường…

Ông già No-en sẽ tiếp tục công việc làm cho tâm hồn trẻ thơ được tràn đầy hoan lạc trong Mùa Giáng Sinh.

Lời Chúa Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng hôm nay cũng mời gọi chúng ta “Hãy vui lên”. Không phải vui vì quà tặng, vì những thiệp chúc mừng, vì ánh đèn ngôi sao lấp lánh, vì những máng cỏ với Chúa Hài đồng xinh xinh… Những niềm vui vẻ bên ngoài ấy sẽ qua mau sau ngày lễ, còn niềm vui đích thực trong tâm hồn chúng ta sẽ còn mãi, ngay cả những lúc ta cảm thấy lo âu chán chường hay những khi gặp thất bại rủi ro. Niềm vui Giáng Sinh sẽ bén rễ sâu trong lòng chúng ta nhờ trung thành đọc Lời Chúa và cầu nguyện với Lời Chúa trong giờ kinh tối mỗi ngày.

3) MÁC-TANH ĐÃ CHIA SẺ CHO CHÚA HIỆN THÂN NƠI NGƯỜI NGHÈO :

MÁC-TANH thành Tua (Martin de Tours) là một viên sĩ quan trong quân đội nước Pháp. Một hôm, sau chuyến đi thị sát trở về doanh trại, ông gặp một người ăn xin ở cổng thành. Hôm đó trời lạnh giá, nhìn thấy một người ăn xin đang bị run rẩy vì lạnh và chìa tay ra xin bố thí, Mác-tanh không có sẵn tiền trong túi, ông liền nhảy xuống khỏi lưng ngựa, lấy kiếm đeo bên hông cắt áo choàng đang mặc làm đôi và trao cho người ăn mày một nửa. Đêm hôm đó, trong giấc ngủ, Mác-tanh mơ thấy Chúa Giê-su mặc nửa chiếc áo choàng mà ông đã cho người ăn mày tối hôm trước. Một thiên thần hỏi Người tại sao lại mặc nửa chiếc áo choàng như vậy. Chúa Giê-su đã trả lời cho biết là tối qua Người đã thử lòng Mác-tanh, nên cải trang thành người ăn xin ngồi bên vệ đường và Người đã được Mác-tanh quảng đại chia cho phân nửa chiếc áo choàng đang mặc cho đỡ lạnh. Người xác nhận Mác-tanh chính là tôi tớ trung thành, đã sống đúng tinh thần bác ái cụ thể là nhường cơm xẻ áo cho những người nghèo khó giữa đời thường.

4) QUAN TÂM GIÚP ĐỠ NHỮNG NGƯỜI BẤT HẠNH Ở GẦN NGAY BÊN:

Một hôm có một thương gia vào một quán ăn bên đường để dùng bữa trưa. Khi ngồi xuống chiếc bàn còn trống thì phát hiện một bé gái độ 12 tuổi, áo quần cũ rách đang đứng ngoài cửa sổ nhìn vào bàn ăn và ngửa tay ra xin bố thí. Thấy mặt cô bé tái xanh và tay chân run rẩy vì đói, ông thương gia động lòng thương. Ông tiến lại gần bên cầm lấy tay cô bé, rồi mời cô cùng vào ngồi ăn chung bàn với mình. Nhưng thật bất ngờ: cô bé cương quyết từ chối. Gặng hỏi mãi em mới nói lí nhí như sau: “Thưa ông, cháu cám ơn ông đã tôn trọng cho cháu được ngồi ăn chung bàn với ông. Nhưng làm sao cháu có thể ăn được đang khi thằng em của cháu cũng đang đói và đang đứng kia!” Nhìn theo tay em chỉ, ông thương gia thấy một bé trai thân hình gầy gò ốm yếu, quần áo lôi thôi nhơ bẩn, đang đứng bên cửa sổ đối diện và cặp mắt đang nhìn cách thèm thuồng vào bàn đầy thức ăn ngon lành trong quán. Chung quanh bàn ăn là năm thanh niên nam nữ đang ngồi ăn uống thoải mái nói cười vui vẻ, không ai thèm để ý đến cậu bé đói khát đang đứng ngay bên.

Câu nói của cô bé nghèo trong câu chuyện trên : “Làm sao cháu có thể ngồi ăn chung với ông được, đang khi còn thằng em của cháu cũng đang bị đói và đang đứng đàng kia!”, là lời nhắc nhở mỗi tín hữu chúng ta hãy suy nghĩ và thành tâm sám hối bằng cách quảng đại chia sẻ cụ thể cho người nghèo trong những ngày mừng lễ Giáng Sinh sắp tới.

3. THẢO LUẬN:

1) Hãy cho biết trong hai nhân đức công bình và bác ái thì nhân đức nào quan trọng hơn và phải được ưu tiên thực hiện?
2) Để chuẩn bị đón mừng đại lễ Giáng Sinh sắp đến, trong những ngày mùa Vọng này, mỗi người chúng ta sẽ thể hiện lòng thương xót thế nào đối với cha mẹ, thày dạy, anh chị em, bạn bè hay người nghèo khó chung quanh?

4. SUY NIỆM:

Tin mừng CN III Mùa Vọng hôm nay ghi lại việc Gio-an Tẩy Giả loan báo tin vui về Đấng Cứu thế sắp xuất hiện, Đấng mà ông không đáng cởi quai dép cho Người (x. Lc 3, 15-18). Trong những ngày Mùa Vọng này, noi gương ngôn sứ Gio-an, chúng ta sẽ làm gì cụ thể để chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh sắp đến ?

1) SỨ VỤ DỌN ĐƯỜNG CHO ĐẤNG THIÊN SAI CỦA GIO-AN TẨY GIẢ:

- Dân chúng nghĩ Gio-an là Đấng Thiên Sai Mê-si-a, nhưng chính ông lại phủ nhận và khẳng định mình không phải Đấng Mê-si-a nhưng chỉ là kẻ đi trước dọn đường cho Người. Ông tiên báo về Người đến sau nhưng lại có trước ông, cao cả hơn ông và ông không đáng hầu hạ Người. Đấng ấy sẽ làm phép rửa bằng Thánh Thần và bằng lửa. Người sẽ xét xử mọi người, giống như người nông dân sàng sảy sân lúa sau mùa gặt: Lúa tốt thì chất vào kho, còn trấu rơm thì thiêu cháy trong lò lửa không hề tắt (x Mt 3,11-12).
- Khi Đức Giê-su xuất hiện, Gio-an đã làm phép rửa cho Người và nhận biết Người chính là Đấng Thiên Sai. Sau đó ông đã giới thiệu Người cho các đồ đệ: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian… Tôi đã thấy, nên xin chứng nhận rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1,29.34). Ông cũng thể hiện đức khiêm hạ khi đề cao Đức Giê-su với các môn đệ: “Người cần phải lớn lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Ga 3,30).

2) HÃY VUI LUÔN TRONG CHÚA VÀ CHIA SẺ NIỀM VUI CHO THA NHÂN (x. Pl 4,4):

- Chúa Nhật hôm nay được gọi là Chúa Nhật Gau-de-te “Hãy vui lên”. Đạo Công Giáo là đạo của niềm vui và thể hiện qua phẩm phục chủ tế mặc trong thánh lễ hôm nay là mầu hồng thay vì mầu tím. Hai ngàn năm trước, Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người để công bố cho nhân loại một tin mừng, đó là “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Tin mừng này khởi đầu từ máng cỏ Be-lem qua lời thiên thần báo tin cho các mục đồng: “Đây ta báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là Tin Mừng cho toàn dân: Hôm nay Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít. Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa” (Lc 2,10-11). Tin mừng ấy sẽ đạt đến đỉnh điểm khi Đức Giê-su chịu chết trên thập giá và được Thiên Chúa siêu tôn bằng việc cho Người sống lại và đặt Người làm Chúa Tể muôn loài (x.Pl 2,8-11).
- Niềm vui này phải được chứa đầy trong tâm hồn mỗi người chúng ta và được biểu lộ không những bằng các việc đạo đức ở nhà thờ mà còn qua thái độ ứng xử vui tươi khoan dung và sẵn sàng chia sẻ niềm vui cho mọi người.

3) CHÚNG TÔi PHẢI LÀM GÌ?:

- Hãy làm những việc công bình bác ái cụ thể :

Bác ái là chia sẻ: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có, ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy". Cơm ăn áo mặc là những điều thiết thực mà ai cũng làm được nếu muốn.
Công bình cũng không phải là điều gì quá phức tạp. Chỉ đơn sơ là giữ đúng luật pháp: nhân viên thu thuế "Đừng đòi hỏi quá mức ấn định". Và khi thi hành luật pháp binh lính phải có lòng nhân ái chứ đừng cậy quyền thế để áp bức bóc lột người khác: "Chớ dùng vũ lực, cũng đừng vu khống mà tống tiền người ta". Những điều đó rất quan trọng để nhận được ơn cứu độ.

- Cần thực thi bác ái giữa đời thường :

Thực thi bác ái không phải với ai xa lạ mà trước tiên với chính những người thân trong gia đình đình và với bà con chòm xóm bên cạnh. Người thu thuế cứ tiếp tục thu thuế. Binh lính cứ chu toàn nhiệm vụ, nhưng với một tinh thần mới. Điều quan trọng không phải là đổi mới chỗ ở, nhưng là đổi mới chính mình, đổi mới cách suy nghĩ, nói năng và hành động.
Sẵn sàng quảng đại cho đi. Không phải chỉ cho đi những đồ dư thừa mà cả những gì cần cho bản thân, như Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã dạy: «Sự cho đi đến độ cảm thấy đau đớn xót xa, thì mới có giá trị và mới giúp chúng ta gặp được Chúa».

4) THỰC HÀNH BÁC ÁI CỤ THỂ THEO LỜI GIO-AN TẨY GIẢ :

Trong những ngày Mùa Vọng này Hội Thánh cũng mời gọi mỗi người chúng ta hãy hồi tâm sám hối. Sám hối không những bằng việc tham dự các buổi tĩnh tâm và dọn mình xưng tội, mà quan trọng hơn là quyết tâm thay đổi cuộc sống bằng việc thực thi bác ái như lời Gio-an đã dạy:

+ “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy”: Áo mặc và của ăn ở đây có thể là tiền ủng hộ cho việc “Làm cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến”, là thăm viếng chia sẻ cơm bánh cho những người nghèo khó, săn sóc những ai đau liệt, lắng nghe đồng cảm và ủi an những người gặp thất bại trong cuộc sống.
+ “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình”: Đức bác ái cần phải đi đôi với đức công bình như: Không dối trá lường gạt người khác, không làm hàng gian hàng giả, nhưng phải buôn ngay bán thật. Tránh nói thêm nói bớt nhưng luôn trung thực trong quan hệ giao tiếp hằng ngày và trong việc buôn bán làm ăn với tha nhân.
+ “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta. Hãy an phận với số lương của mình”: Cần tránh thái độ “lấy thịt đè người” hay “Cả vú lấp miệng em”, thể hiện qua thái độ quan liêu hách dịch, hà hiếp bóc lột những người “thân yếu thế cô”. Cần sử dụng chức vụ quyền bính để phục vụ thay vì trục lợi cho bản thân. Người có quyền cần tránh hẹn hết lần này đến lần khác hoặc bắt người xin chờ đợi hàng giờ, đang khi công việc thực sự chỉ cần năm mười phút để giải quyết.

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh bằng việc quảng đại chia sẻ cơm áo vật chất, cảm thông với những người đau khổ bất hạnh như lời Gio-an hôm nay: “Ai có hai áo, hãy nhường cho người không có. Ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”.

Xin cho chúng con luôn giữ đức công bình khi giao tiếp, như Gio-an đã khuyên những người thu thuế: “Các người đừng đòi gì quá mức đã ấn định”.

Cho chúng con biết tôn trọng tha nhân qua cách ứng xử vui vẻ lễ độ, để thực hành lời Gio-an khuyên các binh lính: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai và hãy bằng lòng với số lương của mình”. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ nhận được ơn cứu độ của Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thực hư chuyện “Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2022 sẽ được tổ chức ở Bồ Đào Nha”?
Chân Phương
09:24 10/12/2018
Thực hư chuyện “Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2022 sẽ được tổ chức ở Bồ Đào Nha”?

Thông tin này đáng ra sẽ do chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố vào năm tới, tức là ngay lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2019 tại Panama. Tuy nhiên gần đây, nó đã bị tiết lộ ra công chúng Bồ Đào Nha. Người ta nghi ngờ rằng nguồn tin ấy rò rỉ từ Dinh Tổng Thống nước Bồ, điều ấy khiến cho phía Giáo Hội và chính quyền nước này chia rẽ.

Theo tờ báo Jornal de Notícias, thông tin về chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Lisboa để chủ sự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2022 (World Youth Day – WYD)bị ‘rò rỉ’, khiếncho Hội Đồng Giám Mục BồĐào Nha không hài lòng. Các vị giám mục hoài nghi rằng tin tuyệt mật thế này mà lạibị Dinh Belém ở thủ đô Lisboa, tức là văn phòng Tổng Thống Bồ Đào Nha tuồn ra bên ngoài.

Tuy nhiên, Dinh Belém đã đưa ra thông cáo chính thức nói: ngay cả Tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa cũng bị bất ngờ bởi tin này. Dinh Belém cho rằng, đây là chuyện nội bộ của Giáo Hội Công Giáo.

Còn phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha, Cha Manuel Barbosa thì cho biết, chính Đức Giáo Hoàng mới là người tuyên bố quốc gia nào sẽ đăng cai WYD. Cha nói, “Tất nhiên chúng tôi mong muốn ngài đến viếng thăm. Nhưng chúng ta phải chờ đợi”.

Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là một sự kiện dành cho các Kitô hữu trẻ được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khởi xướng vào năm 1985. Ngày nay, nó được cử hành tại các giáo phận trên khắp thế giới cứ mỗi 2 hoặc 3 năm một lần. Kỳ Đại hội 2019 sẽ được tổ chức tại Panama, từ ngày 22 đến 27 tháng 1.

Cũng theo thông tin bị rò rỉ đó, Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa sẽ tham dự WYD ở Panama vào tháng 1 năm tới để củng cố cơ hội đăng cai (host) sự kiện này, sau khi đã nộp hồ sơ ứng cử (Bidding process) hồi năm 2017. Dinh Belém giải thích rằng chuyến đi đó trước tiên sẽ phải liên lạc với Quốc Hội Bồ Đào Nha vì vấn đề quốc thể.

Thêm nữa, Đức Hồng Y Manuel Clemente của Lisboavà các giám mục Bồ Đào Nha khác cũng sẽ tham dự, có lẽ là để tiếp nhận quyền đăng cai WYD từ Tổng Giám Mục Panama.

Thực tế, từ năm 2012, Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân của Tòa Thánh đã thảo luận khả năng để cho Bồ Đào Nha đăng cai WYD. Vài quốc gia khác trên thế giới cũng đã đánh tiếng muốn tổ chức WYD 2022 là Cộng hòa Czech và Thụy Điển.

Một quy luật bất thành văn là WYD sẽ được luân phiên tổ chức xen kẽ giữa Âu Châu và các châu lục khác trên thế giới. (theo theportugalnews.com)

Chân Phương
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney
Diệp Hải Dung
10:24 10/12/2018
Đại Hội Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney

Sáng Chúa Nhật 09/12/2018 Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney đã tổ chức ngày Đại Hội Giáo Lý tại Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney.

Đúng 9 giờ tất cả 8 Xứ đoàn Cabramatta, Georges Hall, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard và Plumpton tập trung tại khuôn viên trung tâm chào cờ Liên Đoàn để chuẩn bị Đại Hội Giáo Lý. Sau khi các em đọc kinh dâng ngày cho Chúa, Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney ngỏ lời chào mừng tất cả các em và quý phụ huynh đã đưa con em đến tham dự Đại hội. Cha chúc các em hôm nay sẽ gặt hái nhiều thành qủa của Đại Hội Giáo Lý

Xem Hình

Chương trình thi Giáo Lý dành cho các ngành Tuổi Thơ, Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa Sĩ của từng Xứ đoàn. Cuộc thi rất là hào hứng và vui tươi, với những câu hỏi về Kinh Thánh, Giáo Hội và Phụng Vụ. Các em tỏ ra rất xuất sắc trả lời rất chính xác qua những câu hỏi do Ban Giám Khảo nêu ra. Có những em rất nhạy bén thông minh, đã bấm chuông trước khi câu hỏi nêu ra chưa hết và trả lời rất đúng. Các bậc phụ huynh tán thưởng nồng nhiệt và ngạc nhiên về sự học hiểu của các con em mình. Có một vài phụ huynh cho biết cảm tưởng là rất vui mừng khi con em của mình còn nói tiếng Việt đuợc và biết về Tin Mừng của Chúa Giêsu là tốt lắm rồi.

Đặc biệt các vị Phụ Huynh và các Huynh trưởng cũng lên dự thi để giúp vui và khuyến khích tinh thần các em.

Sau giờ cơm trưa, các em lai tiếp tục cuộc thi và phát Bằng Khen cho các em dự thi và qùa cho các Ngành trong Liên Đoàn và tham dự Thánh lễ do Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Chủ tế. Trong bài giảng Thánh lễ. Cha nói về Mùa Vọng chúng ta mong đợi hy vọng gặp Chúa Giêsu đến với chúng ta để yêu thương chúng ta và cũng để tha thứ cho chúng ta. Cha cũng khuyến nhủ các em Thiếu Nhi trong Mùa Vọng sống tốt hơn để Chúa Giêsu ban ơn cho các em và gia đình các em….

Kế tiếp Trưởng Hoàng Thảo Nguyên thay mặt Ban Chấp Hành Liên Đoàn đã thỉnh đạt thăng cấp cho 5 Dự Trưởng và 8 Huynh Trưởng cấp 1. Các Dự Trưởng và Huynh Trưởng lên quỳ tuyên thệ trước bàn thờ và lãnh nhận Khăn Quàng và Còi lãnh đạo.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, là phần trao giải Cup Danh Dự Liên Đoàn cho Xứ đoàn KiTô Vua Lakemba đã đoạt giải xuất sắc của Liên Đoàn. Đây là giải danh dự nhất mà Liên đoàn hàng năm trao cho một Xứ đoàn có số điểm trung bình cao nhất về Phong trào, Giáo lý và Chuyên môn. Xứ đoàn Hiển Linh Marrickville đoạt giải Giáo Lý và Xứ đoàn Fatima Miller đoạt giải Phong Trào.

Trưởng Phùng Hải Sơn Liên Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn Cha Tuyên úy Đặc trách Liên Đoàn, quý Sơ Trợ úy, quý Giảng Viên Giáo Lý, quý ân nhân, quý Phụ Huynh và quý Huynh Trưởng đã dành nhiều thời gian quý báu đến tham dự ngày Đại Hội Giáo Lý do Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney tổ chức đúc kết cuối năm, anh cũng cám ơn quý vị ân nhân đã trợ giúp cho các em phương tiện di chuyển và giúp nấu ẩm thực.

Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết cũng ngỏ lời chúc mừng các em Thiếu Nhi và cám ơn quý Phụ Huynh và quý Huynh Trưởng. Sau đó kết thúc Thánh lễ Cha Đặc trách, quý Sơ và các em Thiếu Nhi Thánh Thể cùng chụp hình lưu niệm bế mạc Đại Hội Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney 2018.

Diệp Hải Dung
 
Giáo xứ Tân Việt Gia đình Con Đức Mẹ mừng 60 năm thành lập.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
10:37 10/12/2018
Giáo xứ Tân việt Gia đình Con Đức Mẹ mừng 60 năm thành lập.

“ Vô nhiễm nguyên tội là một đặc ân mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ. Thông qua Mẹ ,Thien Chúa muốn cho con người biết không có gì mà Thiên Chúa không làm được… Đó là lời nhắn nhủ của Cha phó Giuse Đỗ đức Hạnh khi Ngài chủ tế thánh lễ trọng thể kính Đức Maria Vô nhiễm bổn mạng, kỷ niệm 60 năm thành lập Gia đình Con Đức Mẹ giáo xứ Tân việt ,đồng tế với ngài là Cha Giuse Phạm hoàng Lương. Thánh lễ diễn ra lúc 17g30 thứ bảy 8/12/2018 tại giáo xứ tân việt hạt Tân sơn nhì.

Xem Hình

“ Vô nhiễm nguyên tội là một đặc ân mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ. Thông qua Mẹ ,Thien Chúa muốn cho con người biết không có gì mà Thiên Chúa không làm được… Đó là lời nhắn nhủ của Cha phó Giuse Đỗ đức Hạnh khi Ngài chủ tế thánh lễ trọng thể kính Đức Maria Vô nhiễm bổn mạng, kỷ niệm 60 năm thành lập Gia đình Con Đức Mẹ giáo xứ Tân việt ,đồng tế với ngài là Cha Giuse Phạm hoàng Lương. Thánh lễ diễn ra lúc 17g30 thứ bảy 8/12/2018 tại giáo xứ tân việt hạt Tân sơn nhì.
Lúc 17g cộng đoàn cùng với Gia đình Con Đức Mẹ tham dự cuộc cung nghinh tượng Đức Mẹ chung quanh nhà thờ cách sốt sáng.
Đầu lễ cha chủ tế nhắn nhủ : Cùng với toàn thể giáo hội hôm nay chúng ta họp nhau đây củ hành thánh lễ kính Đức Maria Vô Nhiệm nguyên tội bổn mạng, kỷ niệm 60 năm thành lập Gia đình Con Đức Mẹ giáo xứ Tân việt, chúng ta cùng tạ hân hoan chúc mừng.
Chia sẻ Tin Mừng cha chủ tế nói : Vô nhiễm Nguyên Tội là một đặc ân mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ. Thông qua Mẹ, Thiên Chúa muốn cho con người biết không có gì mà Thiên Chúa không làm được và Ngài luôn muốn cứu rỗi con Nguoi mang con người trở về trong ân nghĩa của Chúa. Hình ảnh của Đức Mẹ chính là gương mẫu cho chúng ta noi theo . Thánh lễ hôm nay cũng là kỷ niệm 60 năm thành lập Gia đình Con Đức Mẹ, một chặng đường hình thành và phát triển với biết bao khó khăn thử thách nhưng nhờ lời bầu cử của Mẹ Maria thì Chúa là Đấng quan phòng đã đồng hành, nâng đỡ để Gia đình Con Đức Mẹ vượt qua những khó khăn.
Ngài diễn giải thêm : Bài Tin Mừng hôm nay kê gọi chúng ta hãy ăn năn sám hối để đón chờ Chúa đến . Mùa vọng mời gọi chúng ta theo lời Thánh Gioan Tiền hô nhắc nhở hãy dọn đường cho Chúa bằng việc sám hổi cụ thể đó là canh tân sửa đổi để dọn đường cho Chúa đến, hãy từ bỏ tội lỗi mà quay về nẻo chính đường ngay để nhận đươc ơn cứu độ mà Chúa đã dành sẵn cho chúng ta.
Sau bài giảng là nghi thức tuyên hứa gia nhập Gia đình Con Đức Mẹ của 10 anh và trao ủy nhiệm thư cho Tân ban chấp hành. Sau một thời gian tin hiểu và cầu nguyện hôm nay anh chị em đã chính thức trở thành các thành viên trong Gia đình Con Đức Mẹ giáo xứ tân việt.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.
Trước khi ban phép lành cuối lễ cha chủ tế gởi lời chúc mừng những ai nhận Đức Maria Vô Nhiễm làm bổn mạng và đặc biệt Gia đình Con Đức Mẹ nhân dịp mừng 60 năm thành lập.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30 trong niềm vui chung của toàn thể giáo xứ đặc biệt là Gia đình Con Đức Mẹ.

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Gia đình Con Đức Mẹ giáo xứ Tân việt.
Năm 1958 đức sự chấp thuẩn của Cha Chánh xứ Đa minh Vũ đức Triêm . Hội Con Đức Mẹ được hình thành. Hội quy tụ những thiếu nữ Công Giáo tuổi từ 11 đến 17 . các em được huấn luyện trở thành những thiếu nữ nết na , đạo hạnh , lấy gương Đức Maria làm chuẩn mực, để sống trong sạch, khiêm nhường , bac ái và vâng lời. Ngoài việc được rèn luyện về tâm linh để tận hiến cho Mẹ, các em còn được học cắm hoa, học nhạc, học đàn để đảm trách việc phục vụ bàn thờ , phụ trách các lễ chiều thứ bảy ngoài ra còn nhận các công tác của giáo xứ giao.
Lúc khởi đầu , hội Con Đức Mẹ chia làm 2 nhóm để dễ sinh hoạt.
Sau năm 1975 cha Linh hương Đa minh Vũ đức Triêm đã sáp laị làm một và đổi thành Gia đình Con Đức Mẹ.
Năm 2007 Gia đình Con Đức Mẹ đã tuyển thêm thành viên nam nhằm theo su thế phát triển của Gia đình Con Đức Mẹ TP cũng như tạo nét mới làm tiền đề cho sự phát triển tương lai.
Vinh sơn Trần văn Đẩu

Lúc 17g cộng đoàn cùng với Gia đình Con Đức Mẹ tham dự cuộc cung nghinh tượng Đức Mẹ chung quanh nhà thờ cách sốt sáng.

Đầu lễ cha chủ tế nhắn nhủ : Cùng với toàn thể giáo hội hôm nay chúng ta họp nhau đây củ hành thánh lễ kính Đức Maria Vô Nhiệm nguyên tội bổn mạng, kỷ niệm 60 năm thành lập Gia đình Con Đức Mẹ giáo xứ Tân việt, chúng ta cùng tạ hân hoan chúc mừng.

Chia sẻ Tin Mừng cha chủ tế nói : Vô nhiễm Nguyên Tội là một đặc ân mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ. Thông qua Mẹ, Thiên Chúa muốn cho con người biết không có gì mà Thiên Chúa không làm được và Ngài luôn muốn cứu rỗi con Nguoi mang con người trở về trong ân nghĩa của Chúa. Hình ảnh của Đức Mẹ chính là gương mẫu cho chúng ta noi theo . Thánh lễ hôm nay cũng là kỷ niệm 60 năm thành lập Gia đình Con Đức Mẹ, một chặng đường hình thành và phát triển với biết bao khó khăn thử thách nhưng nhờ lời bầu cử của Mẹ Maria thì Chúa là Đấng quan phòng đã đồng hành, nâng đỡ để Gia đình Con Đức Mẹ vượt qua những khó khăn.

Ngài diễn giải thêm : Bài Tin Mừng hôm nay kê gọi chúng ta hãy ăn năn sám hối để đón chờ Chúa đến . Mùa vọng mời gọi chúng ta theo lời Thánh Gioan Tiền hô nhắc nhở hãy dọn đường cho Chúa bằng việc sám hổi cụ thể đó là canh tân sửa đổi để dọn đường cho Chúa đến, hãy từ bỏ tội lỗi mà quay về nẻo chính đường ngay để nhận đươc ơn cứu độ mà Chúa đã dành sẵn cho chúng ta.

Sau bài giảng là nghi thức tuyên hứa gia nhập Gia đình Con Đức Mẹ của 10 anh và trao ủy nhiệm thư cho Tân ban chấp hành. Sau một thời gian tin hiểu và cầu nguyện hôm nay anh chị em đã chính thức trở thành các thành viên trong Gia đình Con Đức Mẹ giáo xứ tân việt.

Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.

Trước khi ban phép lành cuối lễ cha chủ tế gởi lời chúc mừng những ai nhận Đức Maria Vô Nhiễm làm bổn mạng và đặc biệt Gia đình Con Đức Mẹ nhân dịp mừng 60 năm thành lập.

Thánh lễ khép lại lúc 18g30 trong niềm vui chung của toàn thể giáo xứ đặc biệt là Gia đình Con Đức Mẹ.

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Gia đình Con Đức Mẹ giáo xứ Tân việt.

Năm 1958 đức sự chấp thuẩn của Cha Chánh xứ Đa minh Vũ đức Triêm . Hội Con Đức Mẹ được hình thành. Hội quy tụ những thiếu nữ Công Giáo tuổi từ 11 đến 17 . các em được huấn luyện trở thành những thiếu nữ nết na , đạo hạnh , lấy gương Đức Maria làm chuẩn mực, để sống trong sạch, khiêm nhường , bac ái và vâng lời. Ngoài việc được rèn luyện về tâm linh để tận hiến cho Mẹ, các em còn được học cắm hoa, học nhạc, học đàn để đảm trách việc phục vụ bàn thờ , phụ trách các lễ chiều thứ bảy ngoài ra còn nhận các công tác của giáo xứ giao.

Lúc khởi đầu , hội Con Đức Mẹ chia làm 2 nhóm để dễ sinh hoạt.

Sau năm 1975 cha Linh hương Đa minh Vũ đức Triêm đã sáp laị làm một và đổi thành Gia đình Con Đức Mẹ.

Năm 2007 Gia đình Con Đức Mẹ đã tuyển thêm thành viên nam nhằm theo su thế phát triển của Gia đình Con Đức Mẹ TP cũng như tạo nét mới làm tiền đề cho sự phát triển tương lai.

Vinh sơn Trần văn Đẩu
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mùa Giáng Sinh/Holiday Season
Robert Helfman
09:33 10/12/2018
MÙA GIÁNG SINH/HOLIDAY SEASON

Ảnh của Robert Helfman

Mười Hai, tháng Chúa giáng trần

Năm Châu bốn bể ân cần mừng vui.

(bt)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 10/12/2018: Các Giám Mục Hoa Kỳ trước cái chết của cựu tổng thống George H.W. Bush
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:00 10/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Phản ứng của các Giám Mục Hoa Kỳ trước cái chết của cựu tổng thống George H.W. Bush

Cựu tổng thống George H.W. Bush đã qua đời vào hôm thứ Sáu 30 tháng 11. Ông từng là một phi công chiến đấu trong Thế chiến II, giám đốc cơ quan tình báo Mỹ CIA, phó tổng thống cho ông Ronald Reagan, và là tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ. Nhưng trong những năm cuối cùng của đời người, đối với ông, trọng trách quan trọng nhất là làm cha của sáu người con, trong đó có cựu tổng thống George W. Bush, vị tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ.

Tổng thống Bush đã gặp Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Rôma hai lần trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và là Tổng Giám mục Galveston-Houston, dâng lời cầu nguyện cho cựu tổng thống và gia đình ông, và ca ngợi tổng thống Bush là “một người dũng cảm, một nhà lãnh đạo tận tâm và một công chức vị tha.”

Gia đình ông Bush nằm trong tổng giáo phận do Đức Hồng Y DiNardo cai quản.

“Sự nghiệp của Tổng thống Bush trong mắt công chúng - từ tiểu bang Lone Star [tức tiểu bang Texas] đến sân khấu toàn cầu - được đánh dấu bởi sự tận tâm chức thủ và danh dự phi thường”, Đức Hồng Y DiNardo viết trong một tuyên bố được đưa ra bởi tổng giáo phận.

Ngài viết tiếp “Đức tin mạnh mẽ của ông dành cho Thiên Chúa, tình yêu chung thủy dành cho Đệ Nhất Phu Nhân Barbara Bush, và tình yêu vô biên của ông đối với giao ước gia đình là một mô hình để mọi người noi theo. Thành phố Houston rất tự hào gọi đó là một trong những điểm sáng nhất của chúng ta. Chúng tôi mãi mãi biết ơn sự hiện diện và dấn thân của tổng thống với cộng đồng chúng tôi và người dân Houston.”

Cuộc hôn nhân của Bush với Barbara, người đã qua đời hồi đầu năm nay, là cuộc hôn nhân dài nhất trong lịch sử các tổng thống Mỹ.

Các giám mục khác cũng đã ra những tuyên bố ca ngợi vị tổng thống thứ 41.

“Một người đàn ông tử tế và khiêm nhường chăm lo phục vụ người khác, Tổng thống George H.W. Bush sẽ được nhớ đến như một người đàn ông đầy tính cách nổi bật, một người chồng và người cha đã làm hết sức mình để làm cho quốc gia này tử tế và hiền lành hơn. Ông đã hướng dẫn đất nước chúng ta trải qua những thời điểm khó khăn với ân sủng, phẩm giá và lòng can đảm,” Đức Cha Nelson Perez, Giám Mục Cleveland viết trong tuyên bố ngày 1 tháng Mười Hai.

Đức Giám Mục Robert Deeley của Portland, Maine, thì viết:

“Tổng thống sẽ được nhớ đến vì sự liêm chính của mình. Một con người đầy đức tin và sự khiêm nhường. Xin cho tổng thống an nghỉ trong Chúa, là Đấng mà ông đã phục vụ trong cuộc đời mình”

Tổng thống Bush đã lãnh đạo Hoa Kỳ từ năm 1988 đến năm 1992. Chứng kiến sự sụp đổ của cộng sản tại Đông Âu và Liên Sô, ông nói, “Nhờ ơn sủng của Thiên Chúa, nước Mỹ đã chiến thắng trong cuộc Chiến Tranh Lạnh.”

Cuối năm 1992, tổng thống Bush đã giải thích thêm luận điểm của mình như sau: “Thánh Y Nhã nói: ‘Hãy làm việc như thể tất cả mọi việc đều phụ thuộc vào chính bạn, và hãy cầu nguyện như thể tất cả đều phụ thuộc vào Thiên Chúa.’ Việc thực hành phương châm đó đã đánh bại chủ nghĩa cộng sản. Cầu nguyện không ngừng và làm việc không mệt mỏi đã chặn đứng cuộc Chiến Tranh Lạnh và làm cho đất nước chúng ta thoát khỏi thảm họa của một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Các tín hữu tin tưởng nơi Thiên Chúa đằng sau Bức màn sắt đã vượt thắng được sự bách hại; và các tín hữu ở phương Tây đã vượt thắng sự thờ ơ. Đó là bí quyết chiến thắng của chúng ta.”

2. Lãnh tụ Hồi Giáo cực đoan ở Pakistan bị bắt vì tội khủng bố

Khadim Hussain Rizvi, Lãnh tụ Hồi giáo cực đoan của đảng phái chính thống Tehreek-e-Labaik Pakistan gọi tắt là TlP, đã bị bắt, bị cáo buộc tội khủng bố và bạo loạn.

Bộ trưởng Thông Tin Pakistan là Fawad Chaudhry, cho biết như trên vào ngày 1 tháng 12.

Cảnh sát Pakistan đã bắt lãnh tụ Khadim Hussain Rizvi vào ngày 23 tháng 11 về tôi đã cùng với các thành viên khác của đảng gây thù hận khắp nước theo sau vụ Toà Án Tối cao của Pakistan tha bổng cô Asia Bibi, một người Thiên Chúa Giáo, về tội mà Hồi Giáo quá khích gọi là phạm thánh (Blasphemy).

Bộ trưởng Chaudhry giải thích rằng việc bắt giữ và truy tố Khadim Hussain Rizvi vì đảng này đã tổ chức các cuộc biểu tình bạo loạn.

Được biết sau khi bản án tha bổng Asia Bibi được công bố, đảng trường Rizvi và các lãnh tụ Hồi giáo quá khích khác đã kêu gọi dân chúng nổi dậy,chống lại quân đội, ám sát các thẩm phán Tòa án Tối cao và gán cho Thủ tướng Imran Khan là “con trai của người Do Thái”.

Tất cả những hành động này, Bộ trưởng cho biết, có thể dẫn đến án chung thân”.

Trong nhiều ngày, những người quá khích đã chặn các con đường trong thành phố chính Pakistan, tạo ra các cuộc biểu tình ngồi lì và diễu hành, ngăn cản việc lưu thông xe cộ và phương tiện vận tải, đốt lốp xe và xe máy. Theo ước tính của chính phủ, các nghi phạm đã “trực tiếp tham gia vào việc phá hủy tài sản của Nhà nước, ước lượng 50 triệu rupee khoảng hơn 320,000 Mỹ Kim

Bộ Trưởng Chaudhry cho biết tổng cộng có trên 3000 người biểu tình bị giam giữ. Trong số những người bị bắt, ông nói thêm “nếu bị tòa án tìm thấy có tội, họ sẽ phải ở tù”.

Để tránh những cuộc biểu tình lan ra khắp nước, chính quyền Pakistan đã đạt được thoả thuận tạm thời với đảng TIP bằng cách chính quyền cho sửa lại bản án dành cho Asia Bibi là không cho Asia Bibi được quyền rời khỏi đất nước Pakistan. Hiện nay Asia Bibi đang sống tại một nơi bí mật.

Cuối cùng, Bộ trưởng Chaudhry tuyên bố rằng “chính phủ không phản đối các cuộc biểu tình để bảo vệ quyền lợi của người dân, nhưng nhà nước chống lại các cuộc biểu tình vượt quá giới hạn của Hiến pháp và pháp luật”.

3. Ðức Thánh Cha tiếp kiến Học Viện Quốc tế Dòng Tên.

Sáng ngày 3 tháng 12 năm 2018, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các bề trên và các tu sinh dòng Tên thuộc Học Viện quốc tế của dòng ở Roma, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Học Viện do Cha Pedro Arruppe, Bề trên Tổng quyền.

Học viện tòa lạc cạnh nhà thờ Chúa Giêsu ở trung tâm Roma và trong số 60 người hiện diện cũng có một số thầy Việt Nam.

Trong bài huấn dụ, Ðức Thánh Cha nhắc lại lời thánh Phanxicô Xavie: “Tôi xin anh em, trong mọi sự hãy hoàn toàn tín thác nơi Thiên Chúa” (Lettera 90 từ Kagoshima). Như thế không có nghịch cảnh nào mà chúng ta không thể được chuẩn bị.”

Ðức Thánh Cha cũng nói rằng: “Các thầy sống trong nhà nơi thánh Ignatio đã sống, đã viết Hiến Pháp dòng và gửi các bạn đồng hành đầu tiên đi truyền giáo trên thế giới. Các thày được xây dựng trên nguồn cội của dòng. Ðó là ơn trong những năm ở Roma này, ơn được ở nguồn cội của dòng. Các thầy là một vườn ươm mang thế giới đến Roma và mang Roma cho thế giới, mang Dòng vào trong con tim của Giáo Hội và mang Giáo Hội vào con tim của Dòng”.

Ðức Thánh Cha cũng nhắn nhủ các tu sinh dòng Tên hãy tăng trưởng, ăn rễ sâu hơn. Ngài cảnh giác rằng “trong tiến trình tăng trưởng này thường có khủng hoảng, nhưng các thầy đừng sợ. Cũng như không có hoa trái nếu không cắt tỉa, không có chiến thắng nếu không có chiến đấu. Cần chiến đấu không ngừng chống lại tinh thần thế tục. Ðối với tôi tinh thần này là nguy hiểm lớn nhất trong thời nay, tinh thần thế tục mang lại thái độ giáo sĩ trị.. Tăng trưởng là hành động chống lại cái tôi của mình, và nhờ đó có thể mang lại nhiều hoa trái”.

Sau cùng, Ðức Thánh Cha nhắc nhở các tu sinh cần trưởng thành, và sinh nhiều hoa trái, làm cho đất được thêm nhiều hạt giống mới. Ðây là điều có liên hệ tới sứ vụ, chăm sóc thế giới mà Thiên Chúa yêu thương.

Về điểm này, Ðức Thánh Cha nhắc lại lời thánh Phaolô 6 đã nói về dòng Tên nhân dịp Tổng hội thứ 32 của dòng hồi năm 1974: “Bất cứ nơi nào trong Giáo Hội, kể cả trong các lãnh vực khó khăn và cam go nhất, nơi các ngã tư của các ý thức hệ, trong các chiến hào xã hội, nơi đã và đang có sự đối chiếu giữa những đòi hỏi cấp thiết của con người và sứ điệp ngàn đời của Tin Mừng, thì nơi đó đã và đang có các tu sĩ dòng Tên”. Ðức Thánh Cha bình luận rằng: “Tôi nghĩ những lời này trong sứ điệp là điều sâu xa nhất của một vị Giáo Hoàng nói với Dòng Tên”.

4. Diễn từ của Ðức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh tại Hội nghị Cop-24.

Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, bày tỏ xác tín thế giới có thể giải quyết vấn đề hâm nóng trái đất và ngài kêu gọi quan tâm hơn tới chiều kích luân lý đạo đức trong các nỗ lực này.

Ðức Hồng Y Parolin bày tỏ lập trường trên đây trong bài tham luận hôm 3 tháng 12 năm 2018 tại khóa họp thứ 24 của Hội Nghị do Liên Hiệp Quốc triệu tập trong khuôn khổ hiệp ước về sự thay đổi khí hậu, đang tiến hành tại thành phố Katowice, Ba Lan, từ ngày 3 đến 14 tháng 12 năm 2018. Khóa họp này được gọi tắt là Cop-24 và có mục đích khai triển chương trình hành động, đề ra các chỉ dẫn, qui luật, cơ cấu hành động để áp dụng Hiệp định đã ký kết tại Paris.

Ðức Hồng Y Quốc vụ khanh khẳng định rằng: “Ðối với Tòa Thánh, điều quan trọng là chương trình hành động này phải được xây trên 3 cột trụ: thứ I là có nền tảng luân lý đạo đức rõ ràng; thứ II là quyết tâm đạt tới 3 mục tiêu có liên hệ mật thiết với nhau, đó là: thăng tiến phẩm giá con người, thoa dịu nghèo đói và cổ võ sự phát triển toàn diện con người, giảm bớt ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu bằng những biện pháp làm dịu bớt và thích ứng. Cột trụ thứ III quan tâm đáp ứng các nhu cầu trong hiện tại và tương lai.

Ðức Hồng Y Parolin nói rằng “trong việc áp dụng 3 cột trụ vừa nói, Tòa Thánh muốn đề nghị một số điểm: trước tiên là khuyến khích các nước đang trên đường phát triển nắm vai trò hàng đầu; thăng tiến việc tiêu thụ và những kiểu mẫu sảm xuất bền vững (sustainable), đẩy mạnh giáo dục trong sự bền vững, tăng cường các nguồn tài chánh..”

Ðức Hồng Y Quốc vụ khanh cũng xác tín rằng “Một sự áp dụng đúng đắn Hiệp định Paris về sự thay đổi khí hậu sẽ hữu hiệu hơn nhiều, nếu tạo được nhiều công ăn việc làm. Một sự chuyển tiếp đúng đắn của các công nhân và kiến tạo công việc làm xứng đáng thật là điều quan trọng và phải được phối hợp với sự quan tâm cần có đối với những khía cạnh như tôn trọng các quyền căn bản của con người, bảo vệ về mặt xã hội và loại trừ nghèo đói, đặc biệt chú ý đến những người dễ bị tổn thương nhất vì những tình trạng khí hậu thái quá”.

Sau cùng, Ðức Hồng Y Parolin nhắc lại đường hướng chung để giải quyết vấn đề như Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong Thông điệp Laudato sì hồi năm 2015 về việc bảo vệ căn nhà chung của chúng ta, đó là: “Những chiến lược để giải quyết đòi một lối tiếp cận bao gồm nhiều khía cạnh để bài trừ nghèo đói, tái lập phẩm giá cho những người bị loại trừ, và đồng thời bảo vệ thiên nhiên”. Cần có một sự thay đổi não trạng, qui trọng tâm vào một số giá trị nòng cốt có khả năng nêu cao chiều kích luân lý đạo đức và nhân bản của sự thay đổi khí hậu”.

Tham dự khóa họp Cop-24 hiện nay tại Katowice có khoảng 20 ngàn người trong đó có phái đoàn Tòa Thánh do Ðức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York.

Trong diễn văn khai mạc, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, người Bồ đào nha, báo động rằng các nước vẫn còn làm quá ít để giảm bớt tình trạng hâm nóng trái đất, theo đường hướng đã được đề ra trong Hiệp định ở Paris.

5. Giáo hội Pakistan cầu mong “Năm 2019 sẽ là năm hòa bình”.

Ngày 01 tháng 12 năm 2018 trong lễ khai mạc chủ đề mục vụ của năm 2019 tại nhà thờ Chính tòa thánh Giuse ở Rawalpindi; Ðức cha Joseph Arshad, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pakistan và Giám mục Islamabad-Rawalpindi loan báo năm 2019 sẽ là “Năm Hòa bình và Hy vọng”.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pakistan nhắc lại năm 2018 đã được dành riêng cho Thánh Thể và kết thúc bằng một buổi cử hành ở Lahore vào ngày 25 tháng 11 năm 2018. Theo những con số được Giáo Hội công bố, năm nay có ít nhất 50 nghìn người đã được Rước Lễ lần đầu. Trong buổi lễ khai mạc cho chủ đề của năm 2019, Ðức cha Arshad nói: “Tất cả chúng ta tiếp tục cùng nhau tạo nên một con đường hòa bình mới, chúng ta hãy thắp sáng những ngọn nến của hòa bình và hy vọng giữa bóng tối của hận thù và nỗi thống khổ trong cuộc sống của chúng ta. Cầu xin Chúa toàn năng ban cho tất cả mọi người sức mạnh để phá vỡ các bức tường chia rẽ nhân loại và giúp chúng ta củng cố mối tương quan tình yêu hổ tương và sự hiểu biết lẫn nhau”.

Cha Bonnie Mendes, cựu điều phối viên khu vực của Caritas châu Á khẳng định: “Năm 2018 là một năm tốt hơn đối với những người thuộc về tôn giáo thiểu số thường bị thử thách nghiêm trọng bởi luật phân biệt đối xử và loại trừ xã hội. Sau nhiều năm chờ đợi chúng tôi đã được chúc lành với hai món quà: sự tha bổng cho Asia Bibi và một Hồng Y mới. Tuy nhiên, thật không may, cộng đoàn Kitô giáo vẫn chưa có thể trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ “.

Cha đề cập đến việc giải thoát cho người mẹ Kitô giáo, người đã trải qua chín năm tù vì một tội mà bà chưa bao giờ phạm đó là tội phỉ báng chống lại tôn giáo Hồi giáo. Cha Mendes cũng nhắc lại việc Ðức cha Joseph Coutts, Tổng giám mục Karachi được thăng Hồng Y vào tháng sáu năm ngoái. Cha nhấn mạnh Ðức Hồng Y là một trong những người đã cầu nguyện và nỗ lực nhiều nhất cho việc tha bổng cho người phụ nữ.

Một tín hữu Công Giáo, ông Khalid Shahzad ca ngợi sáng kiến mới nhất của chính phủ, đó là việc mở một hành lang ở biên giới với Ấn Ðộ để cho phép những người hành hương Sikh đến Gurdwara của Kartapur. Khalid Shahzad nói “Ðiều tương tự cũng nên làm với các Kitô hữu, trái lại họ không công nhận nhà nước Israel và hộ chiếu của chúng tôi là hợp lệ đối với tất cả các nước, ngoại trừ Israel”. Cuối cùng, Khalid Shahzad kết luận: “Bảo vệ dân tộc thiểu số là thách thức lớn nhất của thủ tướng Imran Khan. Trong 100 ngày đầu tiên nắm quyền, ông đã không thể hiện nhiều quyết tâm trong việc chấp nhận các câu hỏi của chúng tôi, chẳng hạn như tỷ lệ 5% trong các trường học và cải thiện điều kiện xã hội của chúng tôi”.

6. Hội Nghị về chuyển nhượng các nơi thờ phượng và quản lý tài sản văn hóa

Ngày nay chúng ta đang phải đối diện với một hiện trạng đáng buồn là nhiều nơi thờ tự và nhiều tài sản của Giáo Hội đành phải bán đi vì sự sút giảm các tín hữu ở nhiều nơi.

Chính vì thế Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa đã tổ chức tại Đại Học Gregoriô ở Rôma một hội nghị quốc tế với tên khá dài “Thiên Chúa Không Còn Cư Ngụ Tại Đây? Sự Chuyển Nhượng Các Nơi Thờ Phượng và Việc Quản Lý Tổng Thể Tài Sản Văn Hóa Của Giáo Hội” trong 2 ngày 29 và 30 tháng 11 năm 2018.

Ngày đầu tiên được dành cho các vấn đề nghiêm trọng và cấp bách của việc chuyển nhượng các nhà thờ và sử dụng mới về chúng.

Vào ngày thứ hai, Hội Nghị lưu tâm đến việc quản lý và cổ vũ di sản văn hóa của giáo hội như một hoạt động mục vụ giáo phận.

Trong khi các buổi sáng của hội nghị được dành cho mọi người, thì các buổi chiều đã được dành riêng để trao đổi giữa các đại biểu của các Hội Hội Đồng Giám Mục Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương về các vấn đề quan tâm chung. Các nước này đang phải đối đầu với các điều kiện xã hội tương tự và chia sẻ các vấn đề tương tự như nhau trong việc quản lý di sản văn hóa.

7. Sứ Điệp Đức Thánh Cha gửi Hội Nghị về chuyển nhượng các nơi thờ phượng và quản lý tài sản văn hóa

Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã gửi tới Hội Nghị một thông điệp như sau:

Gửi Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.

Tôi thân ái chào mừng các tham dự viên hội nghị, do Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa tổ chức với sự phối hợp cjủa Hội Đồng Giám Mục Ý và Đại học Giáo hoàng Gregorian, về việc chuyển nhượng các nhà thờ và việc giáo hội tái sử dụng chúng và về việc quản lý các tài sản văn hóa có tính tổng thể trong mục vụ thông thường, và tôi bày tỏ lòng biết ơn của tôi với các diễn giả và người tổ chức danh tiếng của sáng kiến này.

Thánh Phaolô VI, vị mục tử rất mẫn cảm với các giá trị văn hóa, khi nói chuyện với các tham dự viên một hội nghị của các nhà văn khố giáo hội, đã nói rằng chăm sóc các tài liệu cũng tương đương với việc thờ phượng Chúa Kitô, làm cho Giáo Hội có ý nghĩa, bằng các trình thuật về chính mình và cho những người sắp tìm hiểu câu chuyện “Chúa sống” trong thế giới (xem Bài diễn văn với các nhà văn khố Giáo hội, ngày 26 tháng 9 năm 1963: Giáo Huấn, I [1963], 615). Ngôn từ chính xác này có thể mở rộng một cách tự nhiên ra tất cả các tài sản văn hóa của Giáo Hội.

Ngoài ra, thánh Gioan Phaolô II, vị đã đặc biệt chú ý đến sự liên quan mục vụ của nghệ thuật và văn hóa, từng nói: “Trong việc đưa ra các dự án mục vụ của họ, các Giáo hội đặc thù phải sử dụng đúng đắn các tài sản văn hóa của họ. Thực vậy, họ có khả năng độc đáo giúp người ta nhận thức rõ hơn các giá trị tinh thần và, nhờ chứng kiến, theo các cách khác nhau, sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử của con người và trong đời sống của Giáo Hội, có thể chuẩn bị trái tim để đón nhận sự mới lạ của Tin Mừng» (Diễn Văn cho Hội Nghị Toàn thể của Ủy ban Giáo hoàng về Di sản Văn hóa của Giáo hội, ngày 31 tháng 3 năm 2000: Giáo Huấn XXIII [2000], 505).

Bản thân tôi đã cố gắng dành một biểu thức xã hội rõ rệt hơn cho khoa thẩm mỹ thần học, chẳng hạn bằng cách khẳng định, trong thông điệp Laudato si', rằng «chú ý đến vẻ đẹp và yêu mến vẻ đẹp này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi chủ nghĩa thực dụng» (số 215 ); cũng như bắng cách nhắc nhớ, trong bài phát biểu trước các Viện Giáo Hoàng hàn lâm, tầm quan trọng trong công trình của các kiến trúc sư và nghệ sĩ trong việc tái tạo phẩm chất và tái sinh các vùng ngoại vi đô thị và nói chung, trong việc tạo ra các bối cảnh đô thị nhằm bảo vệ phẩm giá của con người (Xem Thông Điệp gửi các tham dự viên trong phiên công khai XXI của các Giáo hoàng hàn lâm viện, ngày 6 tháng 12 năm 2016).

Do đó, theo tư tưởng của Huấn Quyền Giáo hội, chúng ta gần như có thể khai triển chi tiết một ngôn từ thần học về các của cải văn hóa, bằng cách coi chúng chiếm giữ một vị trí trong phụng vụ thánh, trong việc truyền bá tin mừng và trong việc thực hành bác ái. Thực thế, trước nhất, chúng là một phần trong số những “đồ vật” (res) hiện là (hoặc đã từng là) các dụng cụ thờ phượng, “những dấu chỉ thánh thiêng” theo cách nói của nhà thần học Romano Guardini (Tinh thần Phụng vụ, I Santi Segni, Brescia 1930, 113-204), “res ad sacrum cultum pertinent”, theo định nghĩa của Hiến Chế Sacrosanctum Concilium (số 122). Trong môi trường xung quanh và các đối tượng dành cho việc thờ phượng, cảm thức chung của các tín hữu nhận ra sự vĩnh cửu của một dấu chân định mệnh không biến mất ngay cả sau khi định mệnh của họ đã không còn.

Ngoài ra, các của cải văn hóa của giáo hội là nhân chứng đức tin của cộng đồng từng tạo ra chúng trong suốt nhiều thế kỷ, và vì lý do này, tự chúng là các công cụ truyền giảng tin mừng cộng với các công cụ thông thường của việc công bố, rao giảng và giáo lý. Nhưng sự hùng hồn độc đáo này của ngài có thể được duy trì ngay cả khi chúng không còn được sử dụng trong sinh hoạt bình thường của dân Thiên Chúa, đặc biệt là thông qua một cuộc triển lãm bảo tàng đầy đủ mà không coi chúng chỉ là tài liệu về lịch sử nghệ thuật, nhưng trả lại cho chúng một cuộc sống gần như mới để chúng có thể tiếp tục thực thi một sứ mệnh giáo hội.

Cuối cùng, các tài sản văn hóa được sử dụng cho các hoạt động bác ái của cộng đồng giáo hội. Điều này thấy rõ, chẳng hạn, trong trình thuật cuộc Khổ Nạn của vị tử đạo Rôma là Thánh Lôrensô, trong đó, người ta kể lại rằng “khi nhận được lệnh trao nộp các kho tàng của Giáo Hội, ngài đã đùa cợt trình bầy với bạo chúa các người nghèo, những người đã được ăn và mặc bằng các của cải đã được hiến tặng dưới hình thức bố thí» (Martyrologium Romanum, editio altera, Typis Vaticanis 2004, 444) Và ngành ảnh tượng thánh thường giải thích truyền thống này bằng cách trình bầy Thánh Lôrensô trong các hành vi bán các đồ vật thờ phượng quý giá và phân phối tiền bán được cho người nghèo. Điều này cấu thành một giáo huấn liên tục của giáo hội, một giáo huấn, dù khắc ghi nhiệm vụ bảo vệ và bảo tồn các của cải của Giáo hội, và đặc biệt là các của cải văn hóa, tuyên bố rằng chúng không có giá trị tuyệt đối, nhưng trong trường hợp cần thiết, chúng phải phục vụ sự thiện tốt hơn của con người và đặc biệt là phục vụ người nghèo.

Như thế, Hội nghị của ngài được cử hành rất thích hợp trong những ngày này. Việc hiểu ra rằng nhiều nhà thờ, cần thiết cho đến vài năm trước đây, bây giờ không còn cần thiết nữa, do thiếu tín hữu và giáo sĩ, hay do sự phân bố dân số khác đi nơi các thành phố và vùng nông thôn, nên được Giáo Hội nhìn một cách không lo ngại, nhưng như một dấu chỉ thời đại mời gọi chúng ta suy nghĩ và buộc chúng ta phải thích nghi. Đây là điều mà Tông Huấn Evangelii Gaudium phần nào đã quả quyết khi, tuy vẫn coi thời gian ưu việt hơn không gian, đã tuyên bố rằng “thời gian cai trị không gian, chiếu sáng nó và biến nó thành các mắt xích trong một chuỗi dây chuyền không ngừng phát triển, không có đường trở lui» 223).

Sự suy tư trên, được khởi xướng từ lâu ở bình diện kỹ thuật trong lĩnh vực học thuật và chuyên nghiệp, đã được một số hội đồng giám mục đề cập đến. Sự đóng góp của hội nghị này chắc chắn làm cho mọi người ý thức được phạm vi của vấn đề, mà cả chia sẻ kinh nghiệm hợp nhân đức, nhờ sự hiện diện của các đại biểu của các Hội Đồng Giám Mục Châu Âu và một số nước Bắc Mỹ và Châu Đại Dương.

Hội Nghị chắc chắn sẽ đưa ra các đề nghị và chỉ ra các đường hướng hành động, nhưng các quyết định cụ thể và cuối cùng sẽ là của các giám mục. Tôi mạnh mẽ đề nghị rằng mỗi quyết định phải là kết quả của một sự suy nghĩ có tính hợp xướng được thực thi trong cộng đồng Kitô hữu và trong đối thoại với cộng đồng dân sự. Việc chuyển nhượng không phải là giải pháp đầu tiên và duy nhất ta nghĩ đến, và cũng không bao giờ nên được thi hành khiến gây tai tiếng nơi các tín hữu. Nếu cần, nên bao gồm nó một cách kịp thời trong việc lập chương trình mục vụ thông thường, được chuẩn bị bằng các buổi thông tin đầy đủ và được sự chia sẻ của càng nhiều người càng tốt.

Trong sách Maccabees 1, chúng ta đọc rằng, một khi Giê-ru-sa-lem đã được giải phóng và đền thờ từng bị các dân ngoại giáo phạm thánh đã được tái thiết, những nhà giải phóng, có nhiệm vụ quyết định số phận các viên đá của bàn thờ cũ đã bị phá hủy, thích đặt chúng ở một nơi “cho đến khi một vị tiên tri cho họ biết phải hành động ra sao” (4: 46). Ngoài ra, việc xây dựng một nhà thờ hoặc điểm đến mới của nó không phải là những hoạt động có thể được hành xử chỉ bằng quan điểm kinh tế hay kỹ thuật, nhưng phải được đánh giá phù hợp với tinh thần tiên tri: thực thế, chứng từ đức tin của Giáo Hội được chuyển tải qua chúng; vì Giáo Hội là người tiếp nhận và đánh giá sự hiện diện của Chúa trong lịch sử.

Thưa hiền huynh, trong khi chúc Hội Nghị đạt được các thành quả tốt nhất, tôi xin thân ái ban phép lành Tòa Thánh của tôi trên ngài, trên các cộng tác viên, trên các diễn giả và mọi người tham dự.

Từ Điện Vatican, ngày 29 tháng 11 năm 2018.

8. Câu chuyện về một chủng sinh thuộc Giáo Hội hầm trú Trung Quốc

Wang Jie, là tên hư cấu của một thầy trợ tế thuộc Giáo hội hầm trú Trung Quốc. Thầy đã trải qua nhiều năm học tập ở châu Âu, và vì lý do an ninh không thể sử dụng tên thật của thầy, vì chính quyền Trung Quốc có thể không cho phép thầy trở lại Trung Quốc nếu họ biết thầy đang chuẩn bị trở thành một linh mục.Thầy đã chia sẻ câu chuyện của thầy với cơ quan truyền thông Catholic News Agency gọi tắt la CNA.

Thầy Wang sinh ra ở Trung Quốc “trong một khu vực mà hầu hết mọi người là ngoại giáo.” Không ai trong số các thành viên trong gia đình thầy là Công Giáo, và trên thực tế chính cha mẹ thầy cũng chưa bao giờ nghe đến từ 'Cơ đốc giáo.'

Nhưng một ngày nọ, mẹ thầy bị ốm. Gia đình tìm đến một trung tâm y tế mà trên nóc nhà có một cây thánh giá. Đó là một nhà thờ và một vị nữ tu đã tiếp nhận chúng tôi.

Sau khi mẹ thầy bình phục, cha mẹ thầy trở lại cảm ơn vị nữ tu đã chăm sóc cho mẹ thầy.

“Vị nữ tu nói với gia đình chúng tôi về đức tin, về Chúa Giêsu. Cha mẹ tôi rất chú ý đến câu chuyện và sau một thời gian cha mẹ tôi đã theo đạo. Thầy kể lại. “Chúng tôi xem đó như là một phép lạ và Chúa đã dẫn chúng tôi đến nhà thờ. “

Theo một nghĩa nào đó, việc theo đạo chỉ là tự nhiên vì cha mẹ thầy đã thực thi công việc từ bi bác ái từ lâu, cố gắng giúp đỡ người khác bằng mọi cách có thể.

Toàn bộ gia đình Thầy Wang đã chịu phép rửa tội khi thầy mới lên tám tuổi. Gia đình thầy gia nhập Giáo Hội Công Giáo hầm trú. Họ không thể thực hành đức tin của họ các công khai, vì chính phủ chỉ công nhận “Giáo hội yêu nước” tức giáo hội quốc doanh do Đảng Cộng sản kiểm soát.

Khi mẹ của thầy Wang mang thai lần nữa, họ phải đối mặt với một thử thách lớn. Chính sách một con, có hiệu lực vào thời điểm đó, cấm các gia đình không có con thứ hai. Nhưng là người Công Giáo, cha mẹ thầy từ chối phá thai. Họ tìm cách tránh hình phạt nặng nề mà chính quyền Cộng sản áp đặt đối với các gia đình có nhiều hơn một đứa trẻ. Thầy kể:

“Khi em gái tôi sinh ra, chúng tôi biết một gia đình mới sinh con, và chúng tôi xin gia đình đó cho đăng ký em chúng tôi như thể họ sinh đôi. Thực tế, chị tôi không có cùng họ với tôi mà mang tên họ của gia đình khác.

Cuối cùng, cha mẹ tôi quen biết một linh mục bề trên của một chủng viện. Cha bề trên cho biết cứ mỗi ba bốn tháng, các chủng sinh phải di chuyển chỗ ở để tránh bị chính quyền phát hiện. Thầy kể:

“Cha mẹ tôi cho cha bề trên mượn nhà của chúng tôi làm chủng viện, các thầy sống ở tầng trệt, gia đình tôi sống ở tầng trên,

Trong 10 năm, các chủng sinh không thể sống liên tục ở đây mà nay đây mai đó.Vì xúc động bởi tấm gương của các chủng sinh, Wang cảm thấy ơn gọi vào chủng viện. Sau cùng thầy Wang đã quyết định nhập chủng viện sau khi cùng với một chủng sinh đi dậy giáo lý

Thầy kể tiếp: “Khi trở về nhà, tôi cảm thấy như có một cái gì thiêu đốt trong trái tim tôi. Tôi nói với cha mẹ tôi: “Con muốn trở thành một linh mục.Con đã có hạt giống ơn gọi trong trái tim con”

Thầy kể tiếp “Bây giờ tôi là một thầy trợ tế và không lời nào có thể diễn tả niềm vui sâu sắc trong trái tim tôi.”

Thầy Wang nói dù đang học ở châu Âu, nhưng mong muốn của thầy là quay trở lại Trung Quốc càng sớm càng tốt để rao giảng Tin Mừng.

Cuộc sống của một người Công Giáo Trung Quốc rất khó khăn. Thánh lễ được cử hành trong gia đình, và mọi người phải cẩn thận không nói về đức tin của họ một cách công khai, bởi vì chính quyền có thể lắng nghe. Tuy nhiên, sống với nguy cơ bị bắt giữ bất cứ lúc nào cũng không quan ngại. Thầy Wang nói, “ Muốn có Chân lý, phải làm bất cứ cái gì dù phải trả giá đắt”.

Một trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất mà thầy phải đối mặt, đó là là khi thầy về lại Trung Quốc mà chính quyền biết thầy là một chủng sinh. Thầy kể:

“Khi xuống phi trường, tay cầm hộ chiếu xếp hàng đi vào, tôi bắt đầu cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria: 'Mẹ ơi, Mẹ giúp con. Mẹ ơi, Mẹ giúp con”. Tất cả mọi sự đều diễn ra êm xuôi mặc dù nguy hiểm là có thật. Chúa luôn giúp tôi, “.

Về thoả hiệp gần đây giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc khởi xướng việc hội nhập giữa Giáo Hội hầm trú với Giáo Hội Yêu Nước, các chủng sinh nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất. Có người nói điều này là tốt, những cũng có người không tin như vậy”
 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 11/12/2018: Câu chuyện Phép lạ mùa Giáng Sinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:41 10/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Mùa Vọng là thời gian làm hòa trong linh hồn, gia đình, và lối xóm

Anh chị em hãy xây dựng hòa bình trong tâm hồn, trong gia đình và trên thế giới thông qua sự khiêm nhường, đó là cách thế tốt nhất để chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh trong Mùa Vọng. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba mùng 4 tháng 12 tại nhà nguyện Santa Marta.

Ngài nhấn mạnh rằng kiến tạo hòa bình bao gồm đừng nói xấu, gây hại cho những người khác, và khiêm nhường hạ mình như chính Chúa Giêsu đã hạ mình xuống trên chúng ta.

Giải thích về bài đọc một trích từ sách tiên tri Isaia “Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng,” Đức Thánh Cha nói rằng vị tiên tri đã tiên báo với chúng ta rằng bình an của Chúa Giêsu làm thay đổi cuộc sống và lịch sử, là đó là lý do tại sao Ngài được gọi là “Hoàng Tử Bình An”.

Mùa vọng, do đó, là thời gian để chuẩn bị bản thân chúng ta làm hòa với chính mình vì tâm hồn của chúng ta quá thường khi chồng chất biết bao những lo lắng, đau khổ và mất hy vọng. Vì thế, cần phải bắt đầu với chính mình.

Hôm nay Chúa đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: liệu tâm hồn của chúng ta có bình an hay không? Nếu không, chúng ta hãy kêu cầu Hoàng Tử Bình An ban hòa bình cho tâm hồn chúng ta, để chúng ta có thể gặp Ngài. Đức Thánh Cha cũng lưu ý rằng quá thường khi chúng ta để ý đến linh hồn của người khác hơn là của chính chúng ta.

Sau khi tìm được bình an trong tâm hồn, chúng ta hãy kiến tạo hòa bình trong nhà, trong gia đình, Đức Thánh Cha nói. Ngài ghi nhận rằng nhiều nỗi buồn trong các gia đình xuất phát từ những tranh chấp, những “cuộc chiến tranh nhỏ” và đôi khi sự thiếu hiệp nhất.

Ngài mời gọi các Kitô hữu tự vấn lòng mình xem liệu họ đang sống trong hòa bình hay trong chiến tranh với những người khác trong gia đình; đang xây đắp những nhịp cầu hay đang xây những bức tường ngăn cách.

Đức Thánh Cha sau đó đã nói về việc kiến tạo hòa bình trên thế giới nơi đang có rất nhiều chiến tranh, chia rẽ, hận thù và bóc lột. Các Kitô hữu nên tự hỏi họ đang làm gì để kiến tạo hòa bình trên thế giới bằng cách làm việc cho hòa bình trong khu phố, trong trường học và tại nơi làm việc.

Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu tự vấn xem liệu họ có đang tìm cách bào chữa cho việc gây chiến, thù ghét, nói xấu những người khác và lên án họ; hay họ đang hiền lành, khiêm nhường trong lòng, và cố gắng xây những nhịp cầu.

Cả trẻ em cũng phải tự hỏi xem có ăn hiếp chúng bạn nơi trường học, bắt nạt những trẻ yếu đuối hơn mình; hay đang xây dựng hòa bình và tha thứ cho mọi thứ.

Đức Thánh Cha nhắc nhở cộng đoàn rằng hòa bình không đứng yên một chỗ, nhưng luôn luôn tiến về phía trước. Hòa bình bắt đầu với tâm hồn, và sau cuộc hành trình hòa bình lại trở về với tâm hồn. Để kiến tạo hòa bình, chúng ta cần bắt chước Thiên Chúa. Khi Ngài muốn giao hòa với chúng ta, Ngài tha thứ cho chúng ta, Ngài đã sai Con Ngài đến để làm hòa cùng chúng ta.

Để trở thành một người kiến tạo hòa bình, theo Đức Thánh Cha, người ta không cần phải là khôn ngoan, thông thái hay thâm cứu về hòa bình. Hòa bình là điều được Chúa nói đến trong Phúc Âm. Chúa Giêsu đã từng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.”

Vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các Kitô hữu hãy làm cho mình ra nhỏ bé, khiêm nhường và là đầy tớ của người khác. “Chúa sẽ cho anh chị em khả năng hiểu làm thế nào để xây dựng hòa bình và sẽ ban cho anh chị em sức mạnh để thực thi điều đó”

Để kết luận, Đức Thánh Cha khuyên cộng đoàn rằng nếu có một “cuộc chiến nhỏ” ở nhà, trong trái tim, ở trường hoặc tại nơi làm việc, chúng ta nên dừng ngay cuộc chiến đó lại và cố gắng xây dựng hòa bình. “Không bao giờ, không bao giờ làm tổn thương người khác. Không bao giờ.” Ngài đặc biệt khuyến khích các Kitô hữu bắt đầu bằng cách đừng nói xấu người khác. Như thế, chúng ta trở thành những người nam nữ hòa bình, những người mang đến hòa bình.

2. Câu chuyện Phép lạ mùa Giáng Sinh.

Gracie West chào đời vào một ngày hè tháng 6 năm 2003 ở New Jersey trong một gia đình Công Giáo ngoan đạo. Thoạt đầu, tất cả mọi chuyện diễn ra êm đẹp, cô đã bước vào thế giới này như một cô gái bình thường, khoẻ mạnh. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi. Khi mới lên 10, Gracie được chẩn đoán là mắc phải chứng neuroblastoma ở giai đoạn 4. Đó một dạng ung thư tại các tế bào thần kinh bắt đầu rất sớm và thường xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh và các trẻ nhỏ.

Từ đó, bắt đầu những năm tháng khó khăn và hỗn loạn mà Gracie sẽ không bao giờ quên. Cô phải trải qua cơ man những lần khám bác sĩ, các bệnh viện nối đuôi nhau dài bất tận, và những lần hoá trị.

Những thử thách và nỗi đau khổ hàng ngày mà Gracie phải chịu đựng trong khi điều trị được CBS ghi lại trong đoạn video quý vị và anh chị em đang theo dõi.

Tuy nhiên, bất kể những đau khổ này, điều quan trọng nhất là Gracie không bỏ cuộc. Một trong những ước vọng của cô là được gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Với sự hỗ trợ tuyệt vời của tổ chức Make-A-Wish, cô được đưa sang Rôma để gặp Đức Giáo Hoàng trong một buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần.

Kể lại diễn biến này, cô cho biết, khi đi từ khách sạn ra quảng trường Thánh Phêrô, “Tôi rất hào hứng và hơi lo lắng vì gặp được Đức Giáo Hoàng, tôi thấy rất được gần gũi với Chúa. Vì thế, tôi rất phấn khởi.”

Gracie và anh cô là Joe được xếp chỗ gần khán đài nơi chắc chắn sẽ được diện kiến Đức Giáo Hoàng. Nhưng khi khoảnh khắc đến, một người lớn thiếu suy nghĩ chen lấn, xô cô qua một bên để tặng một món quà cho Đức Thánh Cha.

Joe nhanh trí giữ chặt em gái mình.

“Tôi đẩy em tôi về phía trước để chắc chắn được Đức Thánh Cha ban phép lành,” cậu bé nói.

Đức Thánh Cha nhìn thấy những gì diễn ra. Ngài tiến đến và âu yếm ban phép lành cho cả hai anh em.

Mấy tháng sau đó, ngày 11 tháng 12, 2015, các bác sĩ tuyên bố Gracie West đã thoát khỏi bệnh ung thư.

Gia đình em, và các xướng ngôn viên đài truyền hình CBS, xem đây là một phép lạ mùa Giáng Sinh.

3. Thánh lễ tại Santa Marta 3/12/2018: Mùa Vọng là thời gian thanh luyện đức tin

Mùa Vọng như là cơ hội để hiểu biết trọn vẹn hơn biến cố Giáng Sinh của Chúa Giêsu tại Bethlehem và để vun trồng tương quan cá vị với Con Thiên Chúa. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai mùng 3 tháng 12 tại nhà nguyện Santa Marta.

Mùa Vọng có ba chiều kích: quá khứ, tương lai và hiện tại. Trong bài giảng của ngài, Đức Thánh Cha lưu ý rằng, Mùa Vọng đã bắt đầu từ Chúa Nhật 2 tháng 12, là thời gian thích hợp “để thanh luyện tinh thần, và để tăng trưởng đức tin nhờ việc thanh luyện tinh thần này”. Lấy ý từ bài Tin Mừng trong ngày theo Thánh Mátthêu (Mt 8,5-11) trong đó đề cập đến cuộc gặp gỡ tại Capernaum giữa Chúa Giêsu và viên đội trưởng là người đã xin Chúa Giêsu chữa lành cho người hầu đang nằm liệt giường của mình; Đức Thánh Cha nói rằng cả ngày nay, một điều có thể xảy ra là đức tin trở thành một thói quen và chúng ta quá quen đến mức quên đi “sức sống” của đức tin. Khi đức tin trở thành thói quen, chúng ta đánh mất sức mạnh của đức tin ấy, vì thế, sự mới mẻ của đức tin cần luôn phải được canh tân.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chiều kích đầu tiên của Mùa Vọng là quá khứ, là “sự thanh luyện ký ức”. Chúng ta phải nhớ rằng Giáng Sinh không phải là sự chào đời của cây thông Noel nhưng là ngày sinh của Chúa Giêsu Kitô.

Chúa đã xuống thế làm người vì chúng ta, Đấng cứu chuộc đã đến để cứu chuộc chúng ta. Đúng là một ngày đại lễ nhưng chúng ta luôn phải đối mặt với nguy cơ trần tục hoá lễ Giáng Sinh. Khi ngày lễ này không còn là sự chiêm ngắm, khi ngày lễ gia đình tuyệt vời này không đặt Chúa Giêsu ở trung tâm, thì nó bắt đầu trở thành một lễ hội trần thế: mua sắm, tặng quà, thứ này, thứ khác. Và Con Thiên Chúa dù vẫn luôn ở đó, bị lãng quên đi. Ngay cả trong cuộc đời của chúng ta cũng vậy: đúng là Người đã được sinh ra ở Bethlehem, nhưng mà vân vân và vân vân. Mùa Vọng vì thế là mùa thanh luyện ký ức quá khứ, mùa của chiều kích này.

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng Mùa Vọng cũng là mùa để “thanh luyện hy vọng”, để chuẩn bị chúng ta cho “cuộc gặp gỡ đời đời với Thiên Chúa”.

Bởi vì Chúa đã đến và Ngài sẽ trở lại. Ngài sẽ trở lại để hỏi chúng ta: “Cuộc sống của con thế nào?”. Đó sẽ là một cuộc gặp gỡ cá vị. Chúng ta có cuộc gặp gỡ cá vị ấy trong ngày hôm nay nơi Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta tưởng nhớ biến cố Giáng Sinh diễn ra hơn 2000 năm trước mà chúng ta không thể gặp gỡ cá vị với Ngài trong biến cố ấy. Nhưng khi Ngài trở lại, chúng ta sẽ có cuộc gặp gỡ cá vị ấy. Đó là sự thanh luyện hy vọng của chúng ta.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta hãy vun trồng chiều kích mỗi ngày của đức tin, bất kể cơ man những lo toan và âu lo, bằng việc “chăm sóc” cho “ngôi nhà nội tâm” của chính chúng ta. Thực vậy, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của “những ngạc nhiên”, và các tín hữu Kitô cần phải thường xuyên nhận ra những dấu chỉ mà Cha trên trời đang nói với chúng ta mỗi ngày:

Chiều kích thức ba mang tính hàng ngày nhiều hơn: đó là thanh tẩy sự tỉnh thức của chúng ta. Tỉnh thức và cầu nguyện là hai từ của Mùa Vọng; bởi Thiên Chúa về mặt lịch sử Chúa đã giáng trần tại Bethlehem; Người sẽ lại đến vào thời thế mạt cũng như vào cuối cuộc đời của mỗi người chúng ta. Nhưng mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc, Người cũng ngự đến trong tâm hồn chúng ta, qua sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 12/12/2018: Bầu khí đón Giáng Sinh trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:04 10/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Không khí đón mừng Chúa Giáng Sinh trên thế giới diễn ra như thế nào. Đó là nội dung chính trong chương trình hôm nay của chúng tôi.

Chúng tôi sẽ đưa quý vị và anh chị em đi thăm Bethlehem, nơi Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người, Ba Tư, Ba Tây, Nhật Bản, Indonesia, Mễ Tây Cơ, Lithuania, Ethiopia, và Nga.

1. Bầu khí Giáng Sinh tại Rôma

Những hình ảnh quý vị và anh chị em vừa xem thấy là nghi thức khánh thành hang đá và thắp sáng cây thông giáng sinh tại quảng trường Thánh Phêrô diễn ra vào lúc 4 giờ rưỡi chiều thứ Sáu 7 tháng 12. Công trình thực hiện hang đá Giáng Sinh khổng lồ bằng cát tại Quảng trường thánh Phêrô đã bắt đầu từ ngày 17 tháng 11 và đã hoàn thành mỹ mãn vào ngày 6 tháng 12.

Sand Nativity, hay cảnh Giáng Sinh bằng cát, được thực hiện bằng 1,300 mét khối cát Jesolo, nặng 700 tấn, lấy từ miền Dolomiti bắc Italia, và do 4 nhà điêu khắc người Mỹ, Nga, Hòa Lan và Tiệp đảm trách.

Giai đoạn đầu tiên là chuẩn bị một khối cát hình kim tự tháp đã được bắt đầu vào thứ Bẩy 17 tháng 11 tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Tiếp đến, trong hai ngày 19 và 20 tháng 11 các công nhân đã dựng lều bảo vệ. Giai đoạn khắc đẽo đã được bắt đầu từ ngày 21 tháng 11 và đến nay đã hoàn tất.

Trong hai ngày mùng 5 và 6 tháng 12 các công nhân hoàn tất công trình này bằng việc tô điểm cho các bức tượng. Điều thú vị là những bức tượng này cũng được làm bằng cát.

Sáng sớm ngày thứ Năm 22 tháng 11, cây thông đỏ khổng lồ lấy từ Rừng Cansiglio, tỉnh Pordenone, đông bắc Italia, đã được đưa đến Quảng trường thánh Phêrô. Tiếp theo đó là công trình trang trí do sở kỹ thuật Phủ thống đốc Vatican thực hiện với hệ thống đèn điện tiêu thụ ít năng lượng do công ty Osram hiến tặng.

Theo chương trình, trưa ngày 7 tháng 12, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến hai phái đoàn chính thức của các cộng đoàn trao tặng thông và hang đá cát: đó là giáo phận Concordia-Pordenone và miền Friuli Venezia Giulia, cùng với những người thực hiện hang đá, từ tòa Thượng Phụ Venice ở thị trấn Jesolo.

Chiều ngày 31 tháng 12, sau khi hát kinh Tạ Ơn Tadeum tại Đền thờ Thánh Phêrô, kết thúc năm dương lịch, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm hang đá.

Chúa Nhật 13 tháng Giêng, Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, hang đá và cây thông Giáng Sinh sẽ được tháo gỡ. Thông sẽ được trao cho một hãng chuyên sử dụng gỗ để dùng vào các hoạt động bác ái.

Một hoạt động quan trọng khác cũng vừa diễn ra là nghi thức phó dâng thành phố và Giáo Hội Rôma cho trái tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Ngày thứ Bẩy 8 tháng 12, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Thánh Cha đã kính viếng Đức Mẹ tại Đền Thờ Đức Bà Cả, và vào lúc 4 giờ chiều, ngài phó dâng thành phố và Giáo Hội Rôma cho Đức Trinh Nữ Maria tại quảng trường Tây Ban Nha.

Trong lời nguyện dâng lên Đức Mẹ tại quảng trường Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha nói:

Lạy Mẹ vô nhiễm,

vào ngày lễ của Mẹ, một ngày lễ rất thân thiết với tất cả các Kitô hữu,

Con đến để tỏ lòng tôn kính Mẹ tại trung tâm của thành Rôma này.

Con mang trong tâm hồn mình các tín hữu của Giáo hội này,

và tất cả những ai sống trong thành phố này, đặc biệt là những người đau yếu,

và tất cả những người, vì những hoàn cảnh khác nhau, cảm thấy khó khăn để tiến bước.

Trước hết và trên hết, chúng con muốn cảm ơn Mẹ

vì sự chăm sóc hiền mẫu Mẹ dành cho chúng con khi đồng hành cùng chúng con trên đường đời.

quá thường biết ngần nào chúng ta được nghe, với đôi mắt ngấn lệ,

từ những người đã cảm nghiệm được sự cầu bầu của Mẹ,

về những ân sủng mà Mẹ cầu cùng Chúa Giêsu Con Mẹ cho chúng con!

Con cũng nghĩ đến ơn sủng Mẹ dành cho người dân đang sống tại Rôma này:

đó là ơn đối diện với những thách thức của cuộc sống hàng ngày với sự kiên nhẫn.

Và vì lý do đó, chúng con cầu xin Mẹ ban cho chúng con sức mạnh không thối lui, nhưng mỗi ngày, mỗi người có thể nỗ lực để cải thiện mọi thứ, sao cho sự chăm sóc của mỗi người có thể biến Rôma thành một thành phố xinh đẹp và dễ sống cho tất cả mọi người; sao cho nghĩa vụ được mỗi người thực thi, có thể bảo đảm quyền lợi của tất cả mọi người.

Và khi nghĩ về thiện ích chung của thành phố này,

chúng con cầu nguyện cho những người giữ vị trí trách nhiệm cao hơn:

nhận được ơn khôn ngoan, viễn kiến, một tinh thần phục vụ và hợp tác.

Lạy Đức Trinh Nữ

Con muốn phó dâng cho Mẹ cách riêng các linh mục của giáo phận này:

Các cha sở, các cha phụ tá, các linh mục cao niên, những vị có trái tim của người mục tử,

đang tiếp tục làm việc để phụng sự dân Chúa,

và đông đảo các linh mục sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đang cộng tác trong các giáo xứ.

Con cầu xin Mẹ ban cho tất cả những vị ấy niềm vui dịu dàng của lòng hăng say truyền giáo,

và ân sủng là những người cha, gần gũi và nhân hậu với mọi người.

Trước nhan Mẹ, là người phụ nữ hoàn toàn tận hiến cho Chúa, con xin phó dâng các phụ nữ giáo dân tận hiến và các nữ tu.

Tạ ơn Chúa vì có rất đông những phụ nữ như thế đang sống ở Rôma, hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới,

và họ tạo thành một bức tranh tuyệt vời của nhiều quốc tịch và nhiều nền văn hóa.

Con cầu xin Mẹ ban cho tất cả những vị ấy niềm vui dịu dàng được là hiền thê và mẹ hiền, như Mẹ, đơm hoa kết trái trong lời cầu nguyện, bác ái và lòng từ tâm.

Lạy Mẹ Chúa Giêsu,

Con khẩn cầu cùng Mẹ một điều cuối cùng tại thời điểm Mùa Vọng này,

khi nghĩ về những ngày mà Mẹ và Thánh Giuse lo lắng cho sự chào đời đã gần kề của con Mẹ, âu lo vì một cuộc điều tra dân số đang diễn ra và Mẹ phải rời bỏ quê hương Nagiarét để đến Bêlem.

Mẹ biết ý nghĩa của việc mang theo sự sống trong bụng mẹ

và cảm nhận được sự thờ ơ, khước từ , thậm chí khinh miệt, xung quanh Mẹ.

Đó là lý do tại sao con cầu xin Mẹ gần gũi với những gia đình ngày nay

ở Rôma, ở Ý và trên toàn thế giới

xin cho họ đừng bị bỏ rơi, nhưng quyền lợi của họ được bảo vệ,

và nhân quyền được ưu tiên hơn bất kỳ sự cần thiết nào, dù là hợp pháp.

Lạy Đức Mẹ Vô Nhiễm,

bình minh của niềm hy vọng trên đường chân trời của nhân loại,

xin Mẹ giữ gìn thành phố này:

nhà cửa, trường học, văn phòng, cửa hàng,

các nhà máy, bệnh viện và nhà tù của nó.

Xin cho Rôma giữ được điều quý giá nhất, mà thành phố này bảo tồn cho cả thế giới,

không bao giờ thiếu vắng ở bất cứ đâu: đó là lời di ngôn cuối cùng của Chúa Giêsu:

“Hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu các con” (Ga 13,34).

2. Bầu khí chào đón Giáng Sinh tại Bethlehem

Bầu khí Giáng Sinh tại Bethlehem năm nay được ghi nhận là khả quan hơn năm ngoái khi tổng thống Donald Trump tuyên bố quyết định dời tòa đại sứ Hoa Kỳ từ Tel Aviv về Giêrusalem như một cử chỉ chính thức công nhận chủ quyền của Israel đối với thành thánh Giêrusalem.

Bethlehem là nơi Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Đây là nơi các tín hữu Kitô trên thế giới đều ước ao được một lần trong đời đón mừng Chúa Giáng Sinh tại chính nơi thánh thiêng này. Tuy nhiên, đến được nơi đây không phải là dễ vì phải vượt qua vô số các trạm kiểm soát của quân đội Do Thái.

Những lo ngại bạo lực có thể bùng lên bất cứ lúc nào và trong những ngày đầy biến động năm ngoái đã khiến nhiều du khách hủy bỏ cuộc hành hương đến Bethlehem vì sợ mình bị kẹt giữa hai lằn đạn.

Hôm 2 tháng 12 vừa qua, hàng ngàn người đã tụ tập tại quảng trường Máng Cỏ để theo dõi buổi lễ thắp sáng cây thông Giáng Sinh khổng lồ. Đó là sự kiện đầu tiên trong mùa lễ Giáng Sinh năm nay.

Người dân địa phương và người nước ngoài chùm kín trong những chiếc áo khoác và mũ len đã lắng nghe các bài phát biểu của thị trưởng Bethlehem, Anton Salman, thủ tướng Palestine, Rami Hamdallah, và nhiều nhà lãnh đạo của các Giáo hội Kitô, trong đó có Cha Francesco Patton, bề trên tỉnh dòng Phanxicô tại Thánh Địa.

Trước nghi thức thắp sáng quảng trường và cây thông, cũng có các chương trình biểu diễn âm nhạc và hoạt cảnh Giáng Sinh diễn lại biến cố Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người ngay tại địa điểm này cách đây 2018 năm.

Sau đó đèn đuốc trên quảng trường được tắt hết, diễn tả nhân loại đang chìm trong bóng tối của tội lỗi, đồng hồ đếm ngược bắt đầu và sau đó cây thông đã được thắp sáng cùng với một màn pháo hoa lấp lánh.

Sự kiện này là cơ hội để đưa du khách đến thành phố và theo lời ông Rami Hamdallah cũng là một thông điệp theo đó bất chấp “những nỗ lực của Do Thái muốn nhổ tận gốc chúng ta và tước bỏ nền văn minh và lịch sử của chúng ta”, Palestine tiếp tục tỏa sáng.

Đúng nửa đêm ngày 24/12, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Giám Quản Tông Tòa của Tòa Thượng Phụ Jerusalem, cùng với các Giám Mục Phụ Tá của ngài sẽ cử hành thánh lễ tại đền thờ Giáng Sinh tại quảng trường Máng Cỏ.

3. Khánh thành cây thông Giáng Sinh trôi nổi trên mặt nước

Nhắc đến cây thông Giáng Sinh, chúng tôi không thể không nhắc đến một kỳ quan tại Brazil.

Trong hơn 20 năm qua, cây thông Giáng Sinh trôi nổi trên mặt nước của Brazil đã là một kỳ quan thu hút đông đảo dân chúng và khách du lịch.

Hôm 1 tháng 12 vừa qua, cây thông Giáng Sinh trôi nổi trên vịnh Rodrigo de Freitas, tại Rio De Janeiro đã được khánh thành. Cây thông năm nay cao 71m được trang điểm với hơn 2 triệu ánh đèn, thay đổi màu theo định kỳ.

Cây thông Giáng Sinh trôi nổi trên mặt nước của Brazil đã vắng mặt trong hai năm 2016 và 2017. Năm 2015, cây bị hư hại nặng do vì gió mạnh do ảnh hưởng của một trận bão.

Cây thông Giáng Sinh trôi nổi trên mặt nước của Brazil sẽ được thắp sáng mỗi tối cho đến hết ngày 6 tháng Giêng, Lễ Chúa Hiển Linh.

4. Bầu khí Giáng Sinh tại Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước đã có đến 434 vị tử đạo đã được tuyên phong, và hàng trăm ngàn các vị tử đạo chưa được biết đến; nhưng giờ đây 99% dân số là vô thần. Sau thế chiến thứ hai, đứng trước những tàn phá kinh hoàng của chiến tranh, chủ nghĩa hiện sinh phát triển rất mạnh.

Theo Niên Giám của Tòa Thánh năm 2011, Nhật Bản có khoảng 509,000 người Công Giáo tức là chưa tới 0.5% tổng dân số. Tuy thế, Nhật vẫn có đến 16 giáo phận, trong đó có ba tổng giáo phận với 1589 linh mục và 848 giáo xứ trong cả nước.

Giáng Sinh là một cơ hội truyền giáo quan trọng. Chẳng hạn như tại thành phố Kobe, nơi hành năm người ta tổ chức một chương trình ánh sáng ngoạn mục để cầu nguyện cho 6,400 nạn nhân bị thiệt mạng trong trận động đất lớn Hanshin vào năm 1995, tấn công vào khu trung tâm Kobe. Mỗi năm có đến hơn 3 triệu người đến thăm những cây thông và ngôi sao Giáng Sinh chan hòa ánh sáng.

Một chương trình ánh sáng lộng lẫy khác ở Nhật Bản diễn ra tại Tokyo với 15 địa điểm ở thủ đô của Nhật Bản được trang trí với những cảnh Giáng Sinh sáng rực bầu trời. Đường Dokutsu ở quận Shibuya, còn được gọi là hang động màu xanh, được chiếu sáng bằng ánh sáng xanh trải dài trên con đường dài 250m dành cho người đi bộ. Hơn 2,6 triệu lượt người viếng thăm khu vực này hồi năm ngoái 2017.

5. Bầu khí Giáng sinh tại Âu Châu

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong những ngày này, nhìn bề ngoài bầu khí Giáng Sinh đang diễn ra tưng bừng với các khu chợ Giáng sinh truyền thống.

Chợ Giáng sinh (tiếng Đức: Weihnachtsmarkt; tiếng Pháp: Marché de Noël) là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ 14), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Các chợ Giáng sinh bắt đầu xuất hiện ở vùng đất nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp từ cuối thời kỳ Trung Cổ, các chợ thời kỳ đầu có thể kể tới chợ Giáng sinh Dresden (tổ chức lần đầu năm 1434) hay chợ Giáng sinh Bautzen (tổ chức lần đầu năm 1384).

Ngày nay các chợ Giáng sinh thường là dịp thu hút khách du lịch lớn trong mùa Giáng sinh, ví dụ chợ Giáng sinh Dresden thu hút từ 1.5 đến 2 triệu lượt khách mỗi năm, các thành phố khác của Đức có chợ Giáng sinh lớn là Nürnberg, Stuttgart và Augsburg. Tại Pháp, ba chợ Giáng sinh lớn nhất được tổ chức tại các thành phố vùng Đông Bắc là Strasbourg (nơi có chợ Giáng sinh lớn nhất nước Pháp), Colmar và Reims, trong đó chợ Giáng sinh Strasbourg được tổ chức ở xung quanh Nhà thờ lớn Strasbourg từ năm 1570.

Mô hình chợ Giáng sinh hiện nay cũng được phổ biến đến các quốc gia bên ngoài lục địa châu Âu như ở Anh (tại Leeds, Birmingham) hay Hoa Kỳ (do những người Mỹ gốc Đức tổ chức).

6. Bầu khí Giáng Sinh trên miền đất của Ba Vua

Theo truyền thống quê hương của ba nhà đạo sĩ hay còn gọi là Ba Vua, những người đã theo ánh sao dẫn đường đến Bê Lem để thờ lạy Hài Nhi giáng trần, là Ba Tư. Thật vậy, năm 619, thành phố Bêlem bị quân Hồi Giáo Ba Tư chiếm đóng nhưng may mắn là những người này không phá hủy đền thờ. Những người Ba Tư thấy trên các bức ảnh trong nhà thờ có hình Ba Vua là những hình thường thấy trên trang phục vua chúa Ba Tư nên đã không dám phá hủy nhà thờ.

Tuy nhiên, quý vị và anh chị em có thể thấy trong video này tại Ba Tư ngày nay không khí Giáng Sinh gần như không có gì. Giáng Sinh cũng chỉ là một ngày như mọi ngày.

Cũng như tại các nước khác trong vùng Trung Đông, các cộng đoàn Kitô Giáo kỳ cựu tại đây đang đứng trước những chính sách kỳ thị và bách hại gần như công khai của người Hồi Giáo chiếm đến 99.4% trong tổng số 81,824,270. Cám dỗ được thoát ra nước ngoài luôn ám ảnh họ trước trào lưu phát triển mạnh của Hồi Giáo cuồng tín.

Anh chị em Kitô hữu chính gốc Iran là những hậu duệ của các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi. Họ là những người Công Giáo hay Chính Thống Giáo, với nghi lễ Armênia hay Assyria- Chanđê. Không chỉ là trong nghi thức Phụng Vụ mà thôi, các gia đình này vẫn còn nói được tiếng Armênia và cả tiếng Aramaic – ngôn ngữ của chính Chúa Giêsu.

7. Bầu khí Giáng Sinh tại Lithuania

Trong chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia, từ ngày 22 đến 25 tháng 9 vừa qua, Đức Thánh Cha đã ba nước vùng Baltic, cụ thể ngài đã thăm các thành phố Vilnius và Kaunas ở Lithuania; Riga và Aglona ở Latvia và Tallinn ở Estonia.

Trong số các thành phố này Vilnius nổi bật trong mùa Giáng Sinh với các cây thông Giáng Sinh nổi tiếng là đẹp nhất Âu Châu được trưng bày tại quảng trường nhà thờ chánh tòa.

Dân chúng các nước vùng Baltic nổi tiếng là những người thích ca hát và cuộc cách mạng ca hát được tổ chức hàng đêm ở 3 quốc gia Baltic từ năm 1987 đến 1991 đã giúp họ giành được độc lập khỏi tay người Nga.

Vì thế không lạ gì khi chúng ta biết rằng quảng trường nhà thờ chánh tòa Vilnius cũng là nơi diễn ra một chương trình hát mừng Giáng Sinh kéo dài suốt từ trưa ngày 24 tháng 12 cho đến thánh lễ nửa đêm.

8. Bầu khí Giáng sinh tại Indonesia

Indonesia là một quốc gia rất năng động. Quốc gia này bao gồm hơn 17,000 hòn đảo, trải dài trên hơn 5,000 km và có dân số khoảng 250 triệu người. Những hòn đảo hoặc nhóm đảo chính là Sumatra, Java, Kalimantan, Sulawesi và Moluccas. Khoảng 300 nhóm dân tộc khác nhau sinh sống ở đó, chủ yếu là người Mã Lai.

Indonesia là quốc gia có đông người Hồi Giáo nhất trên thế giới. 87.2 phần trăm người Indonesia tự nhận là theo đạo Hồi, 9.9% theo Kitô Giáo trong đó Công Giáo chiếm 2.9%, 1.7 theo Ấn Độ giáo và 0.7 theo Phật giáo.

Bất chấp những trào lưu Hồi Giáo cực đoan, chính phủ Indonesia theo đuổi một chính sách khoan dung về tôn giáo. Từ năm 2015, Đài Phát Thanh Quốc gia Inđônêsia đã bắt đầu phát chương trình đặc biệt trực tiếp truyền thanh thánh lễ Giáng Sinh được Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại Vatican.

Trước đó, Radio Vatican đã ký kết một thỏa thuận hợp tác với Đài Phát Thanh Quốc gia Inđônêsia nhằm thúc đẩy “một sự hợp tác chặt chẽ giữa hai đài trong những sự kiện tôn giáo đặc biệt quan trong đối với đời sống Giáo Hội hoàn vũ”.

9. Bầu khí Giáng sinh tại Ethiopia

Trong tổng số 99,465,800 dân, 43.5% người Ethiopia theo Chính Thống Giáo; 33.9% theo Hồi Giáo; chỉ có 0.7% theo Công Giáo

Giáo Hội Chính thống Ethiopia và cả Giáo Hội Công Giáo nước này vẫn sử dụng lịch Julian cũ, vì vậy họ ăn mừng Giáng sinh vào ngày 07 tháng Giêng, không phải 25 tháng 12!

Các tín hữu giữ chay vào đêm Giáng sinh. Lúc bình minh vào sáng ngày lễ Giáng Sinh, hầu hết mọi người mặc một bộ quần áo truyền thống được gọi là một shamma. Đó là một mảnh vải trắng mỏng với những sọc màu sắc rực rỡ trên đầu. Các thánh lễ Giáng Sinh bắt đầu lúc 04 giờ sáng và thường kéo dài đến 3 giờ.

Thủ đô của Ethiopia là Addis Ababa. Đó là một thành phố hiện đại. Nhưng hầu hết những người sống bên ngoài các thành phố lớn vẫn còn phải sống trong những ngôi nhà tròn làm bằng bùn.

10. Bầu khí Giáng Sinh tại Mễ Tây Cơ

Công viên Fundidora thuộc thành phố Monterrey là nơi tổ chức lễ hội ánh sáng Luztopía hàng năm, bao gồm một cảnh Giáng Sinh rất ngoạn mục với 250 pho tượng được chiếu sáng bằng hơn 15,000 ngọn đèn .

Giữa cảnh Giáng Sinh hùng vĩ này là là cây Giáng Sinh cao 20m.

Công viên Fundidora, cũng là địa điểm của các kỳ quan khác như một lâu đài cao 16m và một ngôi làng mùa đông, nơi ông già Noel đang chờ nghe lời chúc Giáng sinh của trẻ con.

11. Bầu khí Giáng sinh tại Jordan

Jordan có một cộng đoàn Kitô Giáo bản địa. Theo số liệu thống kê chính thức, trong tổng số 8,117,500 dân, 92% theo Hồi giáo và phần còn lại 8% theo Kitô giáo. Có một số thị trấn ở phía bắc Jordan, nơi đa số dân theo Kitô giáo và cũng có các thị trấn và làng mạc nơi người Kitô Giáo có thể nngang ngửa với người Hồi Giáo.

Hiến pháp công nhận Hồi giáo là quốc giáo, nhưng Hiến pháp cũng quy định quyền tự do thực hành niềm tin tôn giáo. Khoan dung tôn giáo được khích lệ và ít có trường hợp người ta bị phân biệt đối xử vì niềm tin tôn giáo của mình.

Tại Jordan Giáng sinh là một ngày quốc lễ chính thức. Dân chúng trang trí Giáng sinh và cây Giáng sinh có thể được nhìn thấy trong các cửa hàng và trung tâm mua bán.

Ngày Giáng sinh đối với người Jordan, bất kể niềm tin tôn giáo của họ, mang ý nghĩa hòa bình, yêu thương và hiểu biết lẫn nhau.

12. Bầu khí Giáng sinh tại Phi Luật Tân

Người dân Phi Luật Tân muốn ăn mừng Giáng sinh càng lâu càng tốt! Bắt đầu vào tháng Chín các bài hát mừng Giáng sinh đã vang lên trong các cửa hàng!

Các tín hữu Công Giáo chính thức chuẩn bị cho lễ Giáng sinh vào ngày 16 tháng 12 khi đông đảo anh chị em tham dự các thánh lễ trước bình minh. Cao điểm của việc mừng lễ là Thánh Lễ Giáng Sinh và tiếp tục kéo dài sang tháng Giêng, kết thúc với Chúa Nhật Lễ Hiển Linh.

Tháng mười hai thực sự là một trong những tháng ‘mát’ nhất trong năm tại Phi Luật Tân. Phi Luật Tân chỉ có hai mùa là mùa mưa (từ tháng Sáu đến tháng Mười) và mùa nắng. Tháng mười hai là một trong những tháng giữa mùa mưa và mùa khô.

Trong những năm qua, Phi Luật Tân đã gánh chiụ nhiều trận bão tai hai và hàng chục ngàn người bị mất nhà cửa, vì vậy rất nhiều người không thể ăn mừng Giáng sinh như trước đây.

13. Ngâm mình trong dòng nước băng giá để thanh tẩy đón mừng Chúa Giáng Sinh tại Nga

Tại Nga có một phong tục đặc biệt không nơi nào có. Mỗi năm, người ta ước tính có khoảng hai triệu người Nga đã ngâm mình trong làn nước giá lạnh trong dịp lễ Giáng Sinh, kéo dài cho đến lễ Hiển Linh, một ngày lễ lớn trong Chính thống giáo bao gồm cả lễ ba Vua và lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa.

Tại Mạc Tư Khoa, chính quyền thiết lập 60 hồ tắm chính thức cho các tín hữu. Nhiệt độ ở tại thủ đô Cộng Hoà Liên Bang Nga xuống đến -10 độ C. Nhưng như trong đoạn video này quý vị và anh chị em có thể thấy đông đảo các tín hữu Chính Thống đang chờ đợi để đến phiên mình nhảy xuống hồ đóng băng.

Một linh mục Chính Thống Giáo sau khi làm phép đã nhảy xuống hồ lạnh giá để làm gương cho những người khác.

Các tín hữu sẽ lặn xuống tất cả ba lần. Mỗi lần lặn xuống họ sẽ lần lượt nói nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Ý nghĩa của cử chỉ này là để kính nhớ Chúa Giêsu chịu phép rửa và để thanh tẩy mình khỏi mọi tội lỗi.

Người phụ nữ này vừa nổi lên từ hồ nước đóng băng tại Quảng trường Cách mạng, chỉ cách Điện Cẩm Linh có mấy bước. Chị nói: “Tôi cảm thấy thật kỳ diệu, phấn khởi trong lòng và thể xác trở nên mạnh mẽ.”

Việc nhảy xuống hồ là một nghi thức được cử hành rộng rãi trong thế giới Chính Thống Giáo. Tuy nhiên, điều này được kể là một thử thách rất lớn tại Nga và Ukraine vì nhiệt độ thường xuống dưới không độ trong mùa này.