Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 15/12: Thiên Chúa-Đấng không nói xấu sau lưng. – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:30 14/12/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi những người do ông Gio-an sai đến đã ra về, Đức Giê-su bắt đầu nói với đám đông về ông Gio-an rằng: “Anh em đi xem gì trong hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió chăng? Hẳn là không! Thế thì anh em đi xem gì? Một người mặc gấm vóc lụa là chăng? Nhưng kẻ áo quần lộng lẫy, đời sống xa hoa thì ở trong cung trong điện. Thế thì anh em đi xem gì? Một vị ngôn sứ chăng? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết : đây còn hơn cả ngôn sứ nữa! Chính ông là người Thiên Chúa đã nói tới trong Kinh Thánh rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến!
“Tôi nói cho anh em biết : trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, không có ai cao trọng hơn ông Gio-an; tuy nhiên kẻ nhỏ nhất trong Nước Thiên Chúa còn cao trọng hơn ông. Nghe ông giảng, toàn dân, kể cả những người thu thuế, đều nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Công Chính, và đã chịu phép rửa của ông. Còn những người Pha-ri-sêu và các nhà thông luật thì khước từ ý định của Thiên Chúa về họ, và không chịu phép rửa của ông.”
Đó là lời Chúa
Suy niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng - A
Linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ
11:04 14/12/2022
Suy niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng - A
(Mt 1, 18 - 24 )
Emmanuel -Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta!
Là lời của ngôn sứ Isaia nói với Akhát vua người Do Thái lúc bấy giờ đang đang lo sợ một quốc gia hùng mạnh khác đe dọa chiếm lấy vương quốc của mình. Ngôn sứ Isaia thông báo rằng, vợ của vua Akhát sẽ sinh một con trai, và người con này sẽ trở nên một vị vua nổi trội hơn cả cha mình.
Với cái nhìn của chúng ta hôm nay òn nhìn thấy một ý nghĩa sâu xa hơn, đó chính là Thiên Chúa đến với con người qua việc hạ sinh Chúa Giêsu bởi Đức Maria Đồng Trinh. Tin Mừng Thánh Mátthêu, việc nhắc đến Đức Giêsu, được nhấn mạnh bằng sự giải thích “Emmanuel” nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta.”
Emmanuel - Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta!
Đó là kế hoạch của Thiên Chúa, huyền nhiệm của sự dữ, sự chiến thắng của ân sủng Chúa trên sự dữ... Có một Đấng Quyền Năng hơn chúng ta đang đến,đã đến, mở đường giải thoát chúng ta khỏi sự chết, dẫn đưa chúng ta đến bến bờ mới và đổ tràn Thần Khí của Ngài trên loài thụ tạo. Sự tốt lành và thánh thiện của Thiên Chúa mạnh hơn mọi sự dữ trên thế gian này.
"Này đây, Chúa toàn năng đến: Người sẽ được gọi là Emmanuel, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta!" (Is 7,14). Những lời trên đây của ngôn sứ Isaia được lặp lại trong các ngày này, đặc biệt Chúa nhật thứ IV, để khẳng định rằng Trái đất vẫn rất đáng yêu và con người vẫn còn đáng mến. Thiên Chúa đến vì mến địa cầu, Thiên Chúa thương vì tình thương vấn vương khi tạo dựng. Chúa đã đến. Emmanuel - Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta!Thiên Chúa đã đến thế gian và cho dù thế nào đi nữa, Thiên Chúa vẫn ở cùng thế gian.
Đó là lý do vì sao Lễ Giáng Sinh là “niềm vui”. Hài Nhi được sinh ra ở Bêlem là Emmanuel, là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta!
Toàn bộ phụng vụ xoay quanh lời ngôn sứ : "Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta". (Is 7,14; Mt 1,23). Nếu bài đọc I, ngôn sứ tuyên sấm lời Thiên Chúa hứa : "Sẽ cho các ngươi một dấu: này đây một trinh nữ sẽ thụ thai…" ((Is 7,14), thì lời hứa ấy được thực hiện trong Bài Tin Mừng : Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng Tiên tri phán xưa rằng: "Này đây một trinh nữ sẽ mang thai …" Mt 1,23). Câu này tiếp tục lặp lại trong phần alleluia và cả phần Ca hiệp lễ nữa.
Thiên Chúa đến ở cùng chúng ta, vì Ngài vẫn còn tin tưởng chúng ta!... Ngài đến để sống với con người, Ngài chọn cư ngụ trên trái đất để ở lại với con người, để sống tại nơi con người vẫn sống trong niềm vui hay nỗi buồn. Vì thế, Trái đất không còn là ‘thung lũng đầy nước mắt’ nữa mà là nơi Thiên Chúa đến cắm lều, gặp gỡ con người, là nơi Thiên Chúa liên đới với con người.
Thiên Chúa xuống thế làm người vì chúng ta, tất cả chúng ta đều cảm thấy mình được yêu thương và được đón nhận; chúng ta khám phá mình có phẩm vị quý giá và duy nhất trước nhan Ðấng Tạo Hoá.
Ðấng Emmanuel, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta! Khi sinh ra trong cảnh khó nghèo tại Bêlem, Chúa Giêsu đã muốn trở thành bạn đồng hành với mỗi người chúng ta. Trên mặt đất này, kể từ khi Người muốn "dựng lều" để cư ngụ, thì không còn ai là kẻ xa lạ nữa. Thật vậy, tất cả chúng ta là những khách lữ hành sống tạm qua trên trần gian này, chính Chúa Giêsu là Ðấng làm cho chúng ta có cảm nghiệm dường như mình đang sống tại nhà mình, trên mặt đất này, nơi được thánh hoá do bởi sự hiện diện của Chúa. Và Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy biến trái đất này trở thành căn nhà đón tiếp tất cả mọi người.
" Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta". (Is 7,14; Mt 1,23). Các Giáo Phụ đã giải thích. Con Thiên Chúa đã trở nên nhỏ bé, đến độ vào được trong máng cỏ. Ngài trở nên trẻ thơ để dạy chúng ta yêu thương những trẻ thơ và những kẻ yếu đuối. Bằng cách thế như vậy, Ngài dạy chúng ta tôn trọng trẻ thơ, những em đang đau khổ và bị lạm dụng trên thế giới, những em đã được sinh ra cũng như những trẻ không được sinh ra. Ngài dạy chúng ta nhìn đến những trẻ bị đưa vào trong thế giới của bạo lực, như làm lính, phải đi ăn xin, phải khổ vì nghèo vì đói, những trẻ em không được hưởng chút tình thương. Chính Thiên Chúa, Ðấng đã trở nên trẻ thơ, mời gọi chúng ta dấn thân, ngõ hầu sức mạnh của tình yêu Chúa chăm sóc cho tất cả các trẻ em này; để phẩm giá của các em được tôn trọng.
Nhưng khi Thiên Chúa chia sẻ thân phận con người của chúng ta, Ngài không hiện diện giữa nhân loại ở một nơi an nhàn lý tưởng, nhưng ở trong thế giới thực này, với bao điều tốt đẹp và xấu xa, với những chia rẽ, sự dữ, nghèo đói, lạm dụng quyền lực và chiến tranh. Ngài chọn tham gia vào lịch sử của chúng ta như lịch sử ấy vốn thế, với tất cả gánh nặng của những giới hạn và bi kịch của nó.... Ngài là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta... trong mọi nỗi khổ đau của lịch sử. Chúa Giêsu được sinh ra là minh chứng cho thấy Thiên Chúa đứng về phía con người, một lần và mãi mãi, để cứu chúng ta và nâng chúng ta lên khỏi bụi bặm của khổ đau, của khó khăn và tội lỗi chúng ta”.
Còn hạnh phúc nào hơn khi có Thiên Chúa ở cùng, ấy là sức mạnh thiêng liêng giúp chúng ta không bị gục ngã dưới sức nặng của khổ nhọc, của tuyệt vọng và buồn phiền... Chúa Giêsu được sinh ra mang đến cho chúng ta tin vui rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng và yêu thương mọi người và từng người trong chúng ta. Amen.
Linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 1, 18 - 24 )
Emmanuel -Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta!
Là lời của ngôn sứ Isaia nói với Akhát vua người Do Thái lúc bấy giờ đang đang lo sợ một quốc gia hùng mạnh khác đe dọa chiếm lấy vương quốc của mình. Ngôn sứ Isaia thông báo rằng, vợ của vua Akhát sẽ sinh một con trai, và người con này sẽ trở nên một vị vua nổi trội hơn cả cha mình.
Với cái nhìn của chúng ta hôm nay òn nhìn thấy một ý nghĩa sâu xa hơn, đó chính là Thiên Chúa đến với con người qua việc hạ sinh Chúa Giêsu bởi Đức Maria Đồng Trinh. Tin Mừng Thánh Mátthêu, việc nhắc đến Đức Giêsu, được nhấn mạnh bằng sự giải thích “Emmanuel” nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta.”
Emmanuel - Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta!
Đó là kế hoạch của Thiên Chúa, huyền nhiệm của sự dữ, sự chiến thắng của ân sủng Chúa trên sự dữ... Có một Đấng Quyền Năng hơn chúng ta đang đến,đã đến, mở đường giải thoát chúng ta khỏi sự chết, dẫn đưa chúng ta đến bến bờ mới và đổ tràn Thần Khí của Ngài trên loài thụ tạo. Sự tốt lành và thánh thiện của Thiên Chúa mạnh hơn mọi sự dữ trên thế gian này.
"Này đây, Chúa toàn năng đến: Người sẽ được gọi là Emmanuel, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta!" (Is 7,14). Những lời trên đây của ngôn sứ Isaia được lặp lại trong các ngày này, đặc biệt Chúa nhật thứ IV, để khẳng định rằng Trái đất vẫn rất đáng yêu và con người vẫn còn đáng mến. Thiên Chúa đến vì mến địa cầu, Thiên Chúa thương vì tình thương vấn vương khi tạo dựng. Chúa đã đến. Emmanuel - Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta!Thiên Chúa đã đến thế gian và cho dù thế nào đi nữa, Thiên Chúa vẫn ở cùng thế gian.
Đó là lý do vì sao Lễ Giáng Sinh là “niềm vui”. Hài Nhi được sinh ra ở Bêlem là Emmanuel, là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta!
Toàn bộ phụng vụ xoay quanh lời ngôn sứ : "Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta". (Is 7,14; Mt 1,23). Nếu bài đọc I, ngôn sứ tuyên sấm lời Thiên Chúa hứa : "Sẽ cho các ngươi một dấu: này đây một trinh nữ sẽ thụ thai…" ((Is 7,14), thì lời hứa ấy được thực hiện trong Bài Tin Mừng : Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng Tiên tri phán xưa rằng: "Này đây một trinh nữ sẽ mang thai …" Mt 1,23). Câu này tiếp tục lặp lại trong phần alleluia và cả phần Ca hiệp lễ nữa.
Thiên Chúa đến ở cùng chúng ta, vì Ngài vẫn còn tin tưởng chúng ta!... Ngài đến để sống với con người, Ngài chọn cư ngụ trên trái đất để ở lại với con người, để sống tại nơi con người vẫn sống trong niềm vui hay nỗi buồn. Vì thế, Trái đất không còn là ‘thung lũng đầy nước mắt’ nữa mà là nơi Thiên Chúa đến cắm lều, gặp gỡ con người, là nơi Thiên Chúa liên đới với con người.
Thiên Chúa xuống thế làm người vì chúng ta, tất cả chúng ta đều cảm thấy mình được yêu thương và được đón nhận; chúng ta khám phá mình có phẩm vị quý giá và duy nhất trước nhan Ðấng Tạo Hoá.
Ðấng Emmanuel, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta! Khi sinh ra trong cảnh khó nghèo tại Bêlem, Chúa Giêsu đã muốn trở thành bạn đồng hành với mỗi người chúng ta. Trên mặt đất này, kể từ khi Người muốn "dựng lều" để cư ngụ, thì không còn ai là kẻ xa lạ nữa. Thật vậy, tất cả chúng ta là những khách lữ hành sống tạm qua trên trần gian này, chính Chúa Giêsu là Ðấng làm cho chúng ta có cảm nghiệm dường như mình đang sống tại nhà mình, trên mặt đất này, nơi được thánh hoá do bởi sự hiện diện của Chúa. Và Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy biến trái đất này trở thành căn nhà đón tiếp tất cả mọi người.
" Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta". (Is 7,14; Mt 1,23). Các Giáo Phụ đã giải thích. Con Thiên Chúa đã trở nên nhỏ bé, đến độ vào được trong máng cỏ. Ngài trở nên trẻ thơ để dạy chúng ta yêu thương những trẻ thơ và những kẻ yếu đuối. Bằng cách thế như vậy, Ngài dạy chúng ta tôn trọng trẻ thơ, những em đang đau khổ và bị lạm dụng trên thế giới, những em đã được sinh ra cũng như những trẻ không được sinh ra. Ngài dạy chúng ta nhìn đến những trẻ bị đưa vào trong thế giới của bạo lực, như làm lính, phải đi ăn xin, phải khổ vì nghèo vì đói, những trẻ em không được hưởng chút tình thương. Chính Thiên Chúa, Ðấng đã trở nên trẻ thơ, mời gọi chúng ta dấn thân, ngõ hầu sức mạnh của tình yêu Chúa chăm sóc cho tất cả các trẻ em này; để phẩm giá của các em được tôn trọng.
Nhưng khi Thiên Chúa chia sẻ thân phận con người của chúng ta, Ngài không hiện diện giữa nhân loại ở một nơi an nhàn lý tưởng, nhưng ở trong thế giới thực này, với bao điều tốt đẹp và xấu xa, với những chia rẽ, sự dữ, nghèo đói, lạm dụng quyền lực và chiến tranh. Ngài chọn tham gia vào lịch sử của chúng ta như lịch sử ấy vốn thế, với tất cả gánh nặng của những giới hạn và bi kịch của nó.... Ngài là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta... trong mọi nỗi khổ đau của lịch sử. Chúa Giêsu được sinh ra là minh chứng cho thấy Thiên Chúa đứng về phía con người, một lần và mãi mãi, để cứu chúng ta và nâng chúng ta lên khỏi bụi bặm của khổ đau, của khó khăn và tội lỗi chúng ta”.
Còn hạnh phúc nào hơn khi có Thiên Chúa ở cùng, ấy là sức mạnh thiêng liêng giúp chúng ta không bị gục ngã dưới sức nặng của khổ nhọc, của tuyệt vọng và buồn phiền... Chúa Giêsu được sinh ra mang đến cho chúng ta tin vui rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng và yêu thương mọi người và từng người trong chúng ta. Amen.
Linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ
Tự Quyết
Lm Vũđình Tường
20:09 14/12/2022
'Trước khi ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi, trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi' Gr.1:5
'Ta đã ghi khắc ngươi trong lòng bàn tay Ta' Is. 49:16.
Cả hai đại tiên tri đều xác định mầu nhiệm cuộc sống của mỗi cá nhân bắt nguồn từ Thiên Chúa, chính Ngài tác tạo nên ta. Các tiên tri cũng cho biết mỗi người được sinh ra với mục đích rõ rệt, là ngôn sứ của Thiên Chúa. Là ngôn sứ, Thiên Chúa kì vọng nơi chúng ta sống trung thành với ơn gọi làm ngôn sứ, đồng thời làm cho Danh Chúa cả sáng giữa muôn dân.
Rất ít cá nhân biết rõ ràng sứ mạng ngôn sứ của mình. Có những vị đặc biệt biết rõ sứ mạng ngôn sứ như thánh Gioan Tiền Hô, Đức Trinh Nữ Maria và thánh cả Giuse, bởi những vị này có một sứ mạng đặc biệt trực tiếp liên quan đến chương trình cứu độ của Đấng Cứu Thế. Đại đa số chúng ta hàng ngày, cố gắng phấn đấu hiểu rõ hơn ơn gọi làm ngôn sứ của chính mình. Ngoài mặc khải chung cho toàn thể nhân loại, đó là cầu cho Nước Cha trị đến trong tâm hồn mỗi người, và sống làm vinh Danh Chúa trước muôn dân; mỗi cá nhân trông cậy vào ơn Chúa soi sáng, hướng dẫn trong việc chọn lựa đúng, làm tròn sứ mạng ngôn sứ của mình.
Thiên Chúa có toàn quyền áp đặt í Chúa trong cuộc đời ta, nhưng Chúa không làm thế, mà tôn trọng quyền tự quyết của mỗi cá nhân. Để làm sáng tỏ sứ mạng ngôn sứ nơi những người được chọn. Thiên Chúa đã âm thầm, kín đáo, chuẩn bị nhiều năm trước cuộc sống của thánh Gioan Tiền Hô, Đức Trinh Nữ và thánh Giuse trước khi các ngài được tạo thành. Chúng ta tự hỏi làm sao có thể chuẩn bị cuộc đời cho người khác trước khi người đó được sinh ra? Tiên tri cho biết Thiên Chúa có khả năng làm những việc kì diệu ngoài sức tưởng, dự trù, tính toán của nhân loại.
'Trước khi ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi, trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi' Gr.1:5
Sứ thần Thiên Chúa được sai đến với Đức Trinh Nữ và thánh Giuse để hỏi í kiến các ngài. Cả hai đều toàn quyền, tự do quyết định cho tương lai của mình. Mặc dù các ngài được sinh ra với mục đích rõ rệt, nhưng Thiên Chúa vẫn sai sứ thần đến hỏi í kiến từng vị trước khi Thiên Chúa thực hiện í định của Ngài. Đối với các ngài, việc thực hiện í Chúa trong cuộc sống của mỗi vị đã rõ ràng nhưng chi tiết liên quan đến cuộc sống từng vị thì chưa được sáng tỏ. Đức Trinh Nữ không hề biết việc chấp nhận làm mẹ Đấng Cứu Thế bao gồm cả việc trở thành dân tị nạn. Thánh Giuse không rõ chấp nhận làm cha Đấng Cứu Thế bao gồm cả việc bị thân nhân, thân hữu, kịch liệt phản đối, cộng thêm phê bình, chỉ trích. Thánh Gioan Tiền Hô không rõ chấp nhận công việc, khai phá, mở đường, cho Đấng Cứu thế dẫn đến việc bị tù trong ngục tối và bị chém đầu để trên đĩa làm lễ vật cho thần 'nhu nhược' của hoàng đế Hêrôđê và thần 'dâm dục' của nữ hoàng Hêrôđia. Cuộc sống của các ngài cho biết cuộc sống là một hành trình và trên hành trình đó chứa nhiều chông gai, cộng thêm bí ẩn về tương lai. Thánh Gioan mở đường cho Đấng Cứu Thế; trong khi đó chính Thiên Chúa, hướng dẫn, chỉ đường cho những ai sống tâm tình cầu nguyện, tin yêu phó thác đời mình trong Chúa.
Trước khi 'Xin Vâng' tin tưởng, phó thác đời mình cho Thiên Chúa, cả Đức Trinh Nữ lẫn thánh Giuse đều xin ơn soi sáng. Các ngài được chọn cách đặc biệt là cộng tác vào chương trình cứu độ của Đấng Cứu Thế. Dù được định trước nhưng các ngài vẫn không rõ. Trước khi được sứ thần loan báo, các ngài sống cuộc sống bình thường như mỗi người chúng ta, hàng ngày vẫn âm thầm, tìm hiểu về sứ mạng ngôn sứ của mình. Sứ mạng đó sáng tỏ sau khi được sứ thần loan báo và các ngài đồng í tự nguyện đáp lại lời Thiên Chúa mời gọi. Ngay cả sau khi đồng í cộng tác vào công trình cứu độ, chi tiết cuộc sống của các ngài vẫn nằm trong vòng bí mật, và chỉ được Thiên Chúa mặc khải từng bước một.
Đức Trinh Nữ lúc đầu từ chối làm mẹ Thiên Chúa, sau đó đổi í chấp nhận, 'Xin Vâng'. Thánh Giuse lúc đầu chấp nhận 'Xin Vâng' đón nhận Đức Trinh Nữ về sống chung nhưng sau đó đổi í. Đức Trinh Nữ từ chối vì hiểu lờ mờ í định của Thiên Chúa và có lẽ chính Đức Trinh Nữ cảm thấy mình không xứng đáng lãnh nhận ơn cao trọng đó. Chính ơn khiêm nhường tột đỉnh này là rường cột cho mọi Kitô hữu học từ Đức Maria. Đức Trinh Nữ thưa 'Xin Vâng' sau khi nghe sứ thần giải thích. 'Xin Vâng' biểu lộ tâm tư, cuộc sống Đức Maria, từ nay hoàn toàn thuộc về Chúa. Thánh Giuse từ chối đón nhận Đức Trinh Nữ bởi muốn cứu Đức Trinh Nữ khỏi chết thảm. Luật lệ thời đó buộc ném đá chết những phụ nữ nào có thai ngoài hôn nhân. Thánh Giuse muốn làm công việc tốt lành, cứu Đức Trinh Nữ với khả năng, cách riêng mình. Thiên Chúa đã can thiệp bởi chính Thiên Chúa có cách riêng của Ngài bởi Ngài luôn nắm quyển chủ động trong tất cả mọi hoàn cảnh. Chúng ta xin ơn cây trông nơi Thiên Chúa.
TiengChuong.org
Free Choice
'Before I formed you in the womb I knew you; before you came to birth I consecrated you; I have appointed you as prophet to the nations' Jer. 1:5.
'I have branded you on the palms of my hands'. Is 49:16
Both the prophets, Jeremiah and Isaiah, revealed the mystery of each individual which is how and where we first come from. The prophets also tell us that we are born into this world for a purpose, and that purpose is to be a prophet to the nations. As a prophet, God expects each of us to be faithful to our vocation, and to do God's will to the best of our ability. The problem is that only a few people know exactly what their vocations are, such as John the Baptist, and Mary and Joseph, because these people are chosen for a specific task. Their lives are directly involved in carrying out God's plan of salvation. The rest of us struggle hard to find out about our vocation. Apart from the general universal call to pray for God's kingdom to come, and to give glory to God in our daily lives; we, as a prophet of God, depend on God to find out about our vocation in our daily lives. God has the full right to impose His will upon us; but chooses to respect our free will. To make God's will known to Mary and Joseph, God has prepared their lives, unknown to them, long before they were born. How can you prepare for something before it comes into existence? The prophet told us, God alone can do things beyond our comprehension, 'Before I formed you in the womb I knew you; before you came to birth I consecrated you'.
God sends His messenger to Mary and Joseph for consultation. And they have the freedom to chose. The account of the birth of Jesus records clearly the process of consultation. The angel comes to Mary and Joseph to announce God's will upon them. Even though; Mary, Joseph and John the Baptist had already been chosen, and well prepared for a special role in the history of salvation, and yet God consults them before God's plan is implemented. For them, the commitment to follow God's will is clear but what that involves is slowly being revealed. Mary would not have know that she would be a refugee after she agreed to be the mother of Jesus. Joseph would not have anticipated receiving much criticism and gossip from his family members and his friends. John the Baptist would not have imagined that he would be beheaded as a prophet of God. The lives of these people tell us that life is a journey and on that journey, we all struggle hard because we are having a journey into an unknown future. We place our trust in God for guidance step by step on the way. Before making a firm commitment, both Mary and Joseph asked God's messenger for clarification. They had been chosen for a specific task and yet it was hidden from their eyes. Before the calling, both Mary and Joseph were living like the rest of us, probing to do God's will. Their vocation became clearer after they had met God's messenger, but, even so; their vocation was not revealed in detail, but slowly unwrapped event after event.
Mary first said 'No' to being the mother of Jesus and then changed her mind to say 'Yes'. Joseph agreed to take Mary home to take care of her and then changed his mind to say, 'No'. Mary said 'No' because she could not understand the message and probably she felt unworthy of it. She changed her mind when God's messenger explained to her. Her 'Yes' demonstrated her total trust in God. Joseph believed Mary could be in grave danger and tried to save her. The law of the time allowed stoning to death any woman who conceived out of wedlock. Joseph tried to do something good out of his goodwill, and also by his own power, but God intervened, telling him that it is not him, but God who is in control. Joseph trusts that God, in his time and his own way, will take care of things and everything will work out as God has planned for him. We pray to have faith and trust in the Lord.
'Ta đã ghi khắc ngươi trong lòng bàn tay Ta' Is. 49:16.
Cả hai đại tiên tri đều xác định mầu nhiệm cuộc sống của mỗi cá nhân bắt nguồn từ Thiên Chúa, chính Ngài tác tạo nên ta. Các tiên tri cũng cho biết mỗi người được sinh ra với mục đích rõ rệt, là ngôn sứ của Thiên Chúa. Là ngôn sứ, Thiên Chúa kì vọng nơi chúng ta sống trung thành với ơn gọi làm ngôn sứ, đồng thời làm cho Danh Chúa cả sáng giữa muôn dân.
Rất ít cá nhân biết rõ ràng sứ mạng ngôn sứ của mình. Có những vị đặc biệt biết rõ sứ mạng ngôn sứ như thánh Gioan Tiền Hô, Đức Trinh Nữ Maria và thánh cả Giuse, bởi những vị này có một sứ mạng đặc biệt trực tiếp liên quan đến chương trình cứu độ của Đấng Cứu Thế. Đại đa số chúng ta hàng ngày, cố gắng phấn đấu hiểu rõ hơn ơn gọi làm ngôn sứ của chính mình. Ngoài mặc khải chung cho toàn thể nhân loại, đó là cầu cho Nước Cha trị đến trong tâm hồn mỗi người, và sống làm vinh Danh Chúa trước muôn dân; mỗi cá nhân trông cậy vào ơn Chúa soi sáng, hướng dẫn trong việc chọn lựa đúng, làm tròn sứ mạng ngôn sứ của mình.
Thiên Chúa có toàn quyền áp đặt í Chúa trong cuộc đời ta, nhưng Chúa không làm thế, mà tôn trọng quyền tự quyết của mỗi cá nhân. Để làm sáng tỏ sứ mạng ngôn sứ nơi những người được chọn. Thiên Chúa đã âm thầm, kín đáo, chuẩn bị nhiều năm trước cuộc sống của thánh Gioan Tiền Hô, Đức Trinh Nữ và thánh Giuse trước khi các ngài được tạo thành. Chúng ta tự hỏi làm sao có thể chuẩn bị cuộc đời cho người khác trước khi người đó được sinh ra? Tiên tri cho biết Thiên Chúa có khả năng làm những việc kì diệu ngoài sức tưởng, dự trù, tính toán của nhân loại.
'Trước khi ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi, trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi' Gr.1:5
Sứ thần Thiên Chúa được sai đến với Đức Trinh Nữ và thánh Giuse để hỏi í kiến các ngài. Cả hai đều toàn quyền, tự do quyết định cho tương lai của mình. Mặc dù các ngài được sinh ra với mục đích rõ rệt, nhưng Thiên Chúa vẫn sai sứ thần đến hỏi í kiến từng vị trước khi Thiên Chúa thực hiện í định của Ngài. Đối với các ngài, việc thực hiện í Chúa trong cuộc sống của mỗi vị đã rõ ràng nhưng chi tiết liên quan đến cuộc sống từng vị thì chưa được sáng tỏ. Đức Trinh Nữ không hề biết việc chấp nhận làm mẹ Đấng Cứu Thế bao gồm cả việc trở thành dân tị nạn. Thánh Giuse không rõ chấp nhận làm cha Đấng Cứu Thế bao gồm cả việc bị thân nhân, thân hữu, kịch liệt phản đối, cộng thêm phê bình, chỉ trích. Thánh Gioan Tiền Hô không rõ chấp nhận công việc, khai phá, mở đường, cho Đấng Cứu thế dẫn đến việc bị tù trong ngục tối và bị chém đầu để trên đĩa làm lễ vật cho thần 'nhu nhược' của hoàng đế Hêrôđê và thần 'dâm dục' của nữ hoàng Hêrôđia. Cuộc sống của các ngài cho biết cuộc sống là một hành trình và trên hành trình đó chứa nhiều chông gai, cộng thêm bí ẩn về tương lai. Thánh Gioan mở đường cho Đấng Cứu Thế; trong khi đó chính Thiên Chúa, hướng dẫn, chỉ đường cho những ai sống tâm tình cầu nguyện, tin yêu phó thác đời mình trong Chúa.
Trước khi 'Xin Vâng' tin tưởng, phó thác đời mình cho Thiên Chúa, cả Đức Trinh Nữ lẫn thánh Giuse đều xin ơn soi sáng. Các ngài được chọn cách đặc biệt là cộng tác vào chương trình cứu độ của Đấng Cứu Thế. Dù được định trước nhưng các ngài vẫn không rõ. Trước khi được sứ thần loan báo, các ngài sống cuộc sống bình thường như mỗi người chúng ta, hàng ngày vẫn âm thầm, tìm hiểu về sứ mạng ngôn sứ của mình. Sứ mạng đó sáng tỏ sau khi được sứ thần loan báo và các ngài đồng í tự nguyện đáp lại lời Thiên Chúa mời gọi. Ngay cả sau khi đồng í cộng tác vào công trình cứu độ, chi tiết cuộc sống của các ngài vẫn nằm trong vòng bí mật, và chỉ được Thiên Chúa mặc khải từng bước một.
Đức Trinh Nữ lúc đầu từ chối làm mẹ Thiên Chúa, sau đó đổi í chấp nhận, 'Xin Vâng'. Thánh Giuse lúc đầu chấp nhận 'Xin Vâng' đón nhận Đức Trinh Nữ về sống chung nhưng sau đó đổi í. Đức Trinh Nữ từ chối vì hiểu lờ mờ í định của Thiên Chúa và có lẽ chính Đức Trinh Nữ cảm thấy mình không xứng đáng lãnh nhận ơn cao trọng đó. Chính ơn khiêm nhường tột đỉnh này là rường cột cho mọi Kitô hữu học từ Đức Maria. Đức Trinh Nữ thưa 'Xin Vâng' sau khi nghe sứ thần giải thích. 'Xin Vâng' biểu lộ tâm tư, cuộc sống Đức Maria, từ nay hoàn toàn thuộc về Chúa. Thánh Giuse từ chối đón nhận Đức Trinh Nữ bởi muốn cứu Đức Trinh Nữ khỏi chết thảm. Luật lệ thời đó buộc ném đá chết những phụ nữ nào có thai ngoài hôn nhân. Thánh Giuse muốn làm công việc tốt lành, cứu Đức Trinh Nữ với khả năng, cách riêng mình. Thiên Chúa đã can thiệp bởi chính Thiên Chúa có cách riêng của Ngài bởi Ngài luôn nắm quyển chủ động trong tất cả mọi hoàn cảnh. Chúng ta xin ơn cây trông nơi Thiên Chúa.
TiengChuong.org
Free Choice
'Before I formed you in the womb I knew you; before you came to birth I consecrated you; I have appointed you as prophet to the nations' Jer. 1:5.
'I have branded you on the palms of my hands'. Is 49:16
Both the prophets, Jeremiah and Isaiah, revealed the mystery of each individual which is how and where we first come from. The prophets also tell us that we are born into this world for a purpose, and that purpose is to be a prophet to the nations. As a prophet, God expects each of us to be faithful to our vocation, and to do God's will to the best of our ability. The problem is that only a few people know exactly what their vocations are, such as John the Baptist, and Mary and Joseph, because these people are chosen for a specific task. Their lives are directly involved in carrying out God's plan of salvation. The rest of us struggle hard to find out about our vocation. Apart from the general universal call to pray for God's kingdom to come, and to give glory to God in our daily lives; we, as a prophet of God, depend on God to find out about our vocation in our daily lives. God has the full right to impose His will upon us; but chooses to respect our free will. To make God's will known to Mary and Joseph, God has prepared their lives, unknown to them, long before they were born. How can you prepare for something before it comes into existence? The prophet told us, God alone can do things beyond our comprehension, 'Before I formed you in the womb I knew you; before you came to birth I consecrated you'.
God sends His messenger to Mary and Joseph for consultation. And they have the freedom to chose. The account of the birth of Jesus records clearly the process of consultation. The angel comes to Mary and Joseph to announce God's will upon them. Even though; Mary, Joseph and John the Baptist had already been chosen, and well prepared for a special role in the history of salvation, and yet God consults them before God's plan is implemented. For them, the commitment to follow God's will is clear but what that involves is slowly being revealed. Mary would not have know that she would be a refugee after she agreed to be the mother of Jesus. Joseph would not have anticipated receiving much criticism and gossip from his family members and his friends. John the Baptist would not have imagined that he would be beheaded as a prophet of God. The lives of these people tell us that life is a journey and on that journey, we all struggle hard because we are having a journey into an unknown future. We place our trust in God for guidance step by step on the way. Before making a firm commitment, both Mary and Joseph asked God's messenger for clarification. They had been chosen for a specific task and yet it was hidden from their eyes. Before the calling, both Mary and Joseph were living like the rest of us, probing to do God's will. Their vocation became clearer after they had met God's messenger, but, even so; their vocation was not revealed in detail, but slowly unwrapped event after event.
Mary first said 'No' to being the mother of Jesus and then changed her mind to say 'Yes'. Joseph agreed to take Mary home to take care of her and then changed his mind to say, 'No'. Mary said 'No' because she could not understand the message and probably she felt unworthy of it. She changed her mind when God's messenger explained to her. Her 'Yes' demonstrated her total trust in God. Joseph believed Mary could be in grave danger and tried to save her. The law of the time allowed stoning to death any woman who conceived out of wedlock. Joseph tried to do something good out of his goodwill, and also by his own power, but God intervened, telling him that it is not him, but God who is in control. Joseph trusts that God, in his time and his own way, will take care of things and everything will work out as God has planned for him. We pray to have faith and trust in the Lord.
Ý nghĩa của gia phả Chúa Giêsu
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:18 14/12/2022
NGÀY 17/12
St 49,2.8-10; Mt 1,1-17
Ý NGHĨA CỦA GIA PHẢ CHÚA GIÊSU
Đọc bản gia phả của Chúa Giêsu được thánh Mátthêu tường thuật làm chúng ta có cảm giác khô khan vì một chuỗi dài chỉ liệt kê các tên gọi và con số mà không có gì hơn. Nhưng nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ chút thì ẩn bên trong những loạt tên và con số đó chứa đựng những sứ điệp rất ý nghĩa:
Bản gia phả này là gia phả của Chúa Giêsu, gia phả của Con Thiên Chúa và của Đấng Cứu Độ. Trong gia phả này, thật bất ngờ khi chúng ta thấy dòng tộc của Chúa có những nhân vật mà lai lịch chẳng mấy trong sáng gì. Trong số đó, có bốn nhân vật phụ nữ hiện diện trong gia phả Chúa là những hạng người tội lỗi và bất quy tắc. Tama là người nhờ mưu mẹo mà có con nối dõi tông đường từ chính cha của chồng mình (x. St 38,1-30). Rakháp là một cô gái điếm lấy Xanmôn (x. Gs 2,6-8). Còn bà Rút là một người dân ngoại đến từ miền đất lạ lấy ông Bôát làm chồng (x. Rt 4,12). Cuối cùng bà Bethsabê là người phụ nữ mà vua Đavít đã phạm tội ngoại tình với bà, sau đó trở thành vợ của vua và sinh ra Salômôn (x. 2 Sm 11). Đây là bóng tối của lịch sử nhưng Chúa Giêsu đến đón nhận và cứu chuộc.
Ngày xưa trong cung đình, người ta rất để ý và chăm sóc sự tinh tuyền của nòi giống nhà vua. Chính vì thế, những người đàn ông vào phục vụ ở trong triều đình phải là hoạn quan, nhằm bảo vệ sự an toàn và tinh ròng của giòng tộc vua Chúa.
Nhưng ở đây, gia phả về nguồn gốc nhân loại của Con Thiên Chúa không được trong sáng, không mấy thánh thiện. Các tiền nhân tổ tiên của Chúa cũng là những con người đầy tội lỗi. Tuy nhiên, thánh Mátthêu khi trình bày gia phả này muốn gửi gắm những ý nghĩa thần học về việc Con Thiên Chúa làm người. Chúng ta có thể tóm tắt những ý nghĩa thần học qua bản gia phả này:
Trước hết, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nhập thể làm người. Chúa thực sự đã đi vào lịch sử, hội nhập, đảm nhận và nhận tất cả những thực tại của con người, kể cả tội lỗi và bất toàn của con người ngõ hầu Chúa có thể cứu độ hết mọi người. Sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu là sứ mạng phổ quát. Người không loại trừ ai, kể cả người tội lỗi và dân ngoại.
Thứ đến, gia phả của Chúa gợi lên cho chúng ta bài học khi sống với tha nhân: Chúa Giêsu chấp nhận hết mọi hạn chế của con người. Chúng ta cũng được mời gọi để sống tinh thần đó khi sống với nhau. Nghĩa là chúng ta được mời gọi biết chấp nhận và đón nhận những thiếu sót và giới hạn của người khác với một thái độ bao dung, cảm thông và tha thứ. Chúng ta hãy nghĩ tích cực về người khác, chứ không chỉ dừng lại ở việc bắt bẻ, chỉ trích những khuyết điểm của họ.
Với tư cách là một nhà đào tạo ở Đại Chủng viện, có một lần tôi nhận được lá thư của một người đề nghị chúng tôi phải chọn những ứng sinh vào chủng viện phải là những người hoàn hảo, không có giới hạn, khuyết điểm nào. Tôi trả lời: “Chúng tôi chọn các ứng sinh làm linh mục chứ đâu phải chọn họ để phong thánh đâu. Dĩ nhiên, cũng phải có tiêu chuẩn xứng đáng theo Giáo Hội đòi hỏi, nhưng chúng ta không nên đòi hỏi thái quá.”
Đôi khi chúng ta đòi hỏi và đánh giá theo tiêu chuẩn của con người. Nhưng chúng ta còn phải nhìn theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa để chúng ta biết đón nhận người khác dễ dàng hơn, nhất là biết cảm thông và đón nhận những khuyết điểm của họ.
Như thế, qua bản gia phả này, linh đạo nhập thể của Chúa phải là linh đạo cho đời sống chúng ta. Nghĩa là chúng ta được mời gọi hãy nhập thể và nhập thế như Chúa để phục vụ và truyền giáo với một thái độ mở rộng, đón nhận và đón tiếp mọi người, nhất là những người tội lỗi, người xa lạ, để làm sao có thể giúp họ đón nhận được ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
St 49,2.8-10; Mt 1,1-17
Ý NGHĨA CỦA GIA PHẢ CHÚA GIÊSU
Đọc bản gia phả của Chúa Giêsu được thánh Mátthêu tường thuật làm chúng ta có cảm giác khô khan vì một chuỗi dài chỉ liệt kê các tên gọi và con số mà không có gì hơn. Nhưng nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ chút thì ẩn bên trong những loạt tên và con số đó chứa đựng những sứ điệp rất ý nghĩa:
Bản gia phả này là gia phả của Chúa Giêsu, gia phả của Con Thiên Chúa và của Đấng Cứu Độ. Trong gia phả này, thật bất ngờ khi chúng ta thấy dòng tộc của Chúa có những nhân vật mà lai lịch chẳng mấy trong sáng gì. Trong số đó, có bốn nhân vật phụ nữ hiện diện trong gia phả Chúa là những hạng người tội lỗi và bất quy tắc. Tama là người nhờ mưu mẹo mà có con nối dõi tông đường từ chính cha của chồng mình (x. St 38,1-30). Rakháp là một cô gái điếm lấy Xanmôn (x. Gs 2,6-8). Còn bà Rút là một người dân ngoại đến từ miền đất lạ lấy ông Bôát làm chồng (x. Rt 4,12). Cuối cùng bà Bethsabê là người phụ nữ mà vua Đavít đã phạm tội ngoại tình với bà, sau đó trở thành vợ của vua và sinh ra Salômôn (x. 2 Sm 11). Đây là bóng tối của lịch sử nhưng Chúa Giêsu đến đón nhận và cứu chuộc.
Ngày xưa trong cung đình, người ta rất để ý và chăm sóc sự tinh tuyền của nòi giống nhà vua. Chính vì thế, những người đàn ông vào phục vụ ở trong triều đình phải là hoạn quan, nhằm bảo vệ sự an toàn và tinh ròng của giòng tộc vua Chúa.
Nhưng ở đây, gia phả về nguồn gốc nhân loại của Con Thiên Chúa không được trong sáng, không mấy thánh thiện. Các tiền nhân tổ tiên của Chúa cũng là những con người đầy tội lỗi. Tuy nhiên, thánh Mátthêu khi trình bày gia phả này muốn gửi gắm những ý nghĩa thần học về việc Con Thiên Chúa làm người. Chúng ta có thể tóm tắt những ý nghĩa thần học qua bản gia phả này:
Trước hết, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nhập thể làm người. Chúa thực sự đã đi vào lịch sử, hội nhập, đảm nhận và nhận tất cả những thực tại của con người, kể cả tội lỗi và bất toàn của con người ngõ hầu Chúa có thể cứu độ hết mọi người. Sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu là sứ mạng phổ quát. Người không loại trừ ai, kể cả người tội lỗi và dân ngoại.
Thứ đến, gia phả của Chúa gợi lên cho chúng ta bài học khi sống với tha nhân: Chúa Giêsu chấp nhận hết mọi hạn chế của con người. Chúng ta cũng được mời gọi để sống tinh thần đó khi sống với nhau. Nghĩa là chúng ta được mời gọi biết chấp nhận và đón nhận những thiếu sót và giới hạn của người khác với một thái độ bao dung, cảm thông và tha thứ. Chúng ta hãy nghĩ tích cực về người khác, chứ không chỉ dừng lại ở việc bắt bẻ, chỉ trích những khuyết điểm của họ.
Với tư cách là một nhà đào tạo ở Đại Chủng viện, có một lần tôi nhận được lá thư của một người đề nghị chúng tôi phải chọn những ứng sinh vào chủng viện phải là những người hoàn hảo, không có giới hạn, khuyết điểm nào. Tôi trả lời: “Chúng tôi chọn các ứng sinh làm linh mục chứ đâu phải chọn họ để phong thánh đâu. Dĩ nhiên, cũng phải có tiêu chuẩn xứng đáng theo Giáo Hội đòi hỏi, nhưng chúng ta không nên đòi hỏi thái quá.”
Đôi khi chúng ta đòi hỏi và đánh giá theo tiêu chuẩn của con người. Nhưng chúng ta còn phải nhìn theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa để chúng ta biết đón nhận người khác dễ dàng hơn, nhất là biết cảm thông và đón nhận những khuyết điểm của họ.
Như thế, qua bản gia phả này, linh đạo nhập thể của Chúa phải là linh đạo cho đời sống chúng ta. Nghĩa là chúng ta được mời gọi hãy nhập thể và nhập thế như Chúa để phục vụ và truyền giáo với một thái độ mở rộng, đón nhận và đón tiếp mọi người, nhất là những người tội lỗi, người xa lạ, để làm sao có thể giúp họ đón nhận được ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Hành xử theo lòng tốt hơn là kết án
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:25 14/12/2022
NGÀY 18/12
Gr 23,5-8; Mt 1,18-24
HÀNH XỬ THEO LÒNG TỐT HƠN LÀ KẾT ÁN
1. Bộ phim Agnus Dei
Gần đây, người ta công chiếu một bộ phim Agnus Dei, Những Nữ Tu Trong Trắng. Bộ phim do nữ đạo diễn người Pháp Anne Fontaine dàn dựng dựa trên câu chuyện có thật về một nữ tu dòng Biển Đức bị quân đội Xô Viết hiếp. Trong một hoàn cảnh thật tế nhị mà sự thiện và sự dữ chồng chéo nhau, các bác sĩ Hội Chữ Thập Đỏ đề nghị các nữ tu rằng: “Trong trường hợp này có thể bỏ Thiên Chúa ở trong ngoặc được không?” Thay vì kết án và phá thai, mẹ Bề Trên và các nữ tu đã lựa chọn hành xử theo lòng thương xót, là đón nhận thực tế này bằng việc chăm sóc, nâng đỡ người chị em của mình cùng với đứa con ngoài ý muốn.
Bộ phim này đã làm xúc động người xem bởi vì cuối cùng lòng tốt lên ngôi và tình yêu đã chiến thắng sự ác. Đó là chọn lựa hành xử theo lòng thương xót theo lối của Thiên Chúa.
2. Thánh Giuse hành xử với Đức Maria
Tin Mừng Mátthêu (Mt 1,16-24) cho biết thánh Giuse đã có một lối hành xử tương tự như thế: Ông đã thành hôn với Đức Maria, nhưng trước khi hai người chung sống với nhau, Giuse phát hiện Maria đã “ăn cơm trước kẻng” mà không do mình.
Theo phong tục Do Thái, khi hai người nam nữ đính hôn thì đã thành vợ chồng, dù chưa chung sống với nhau. Muốn bỏ nhau phải ra toà xin ly dị. Nếu vợ ngoại tình, sẽ bị ném đá theo luật. Đối diện với hoàn cảnh khó khăn này, Giuse cân nhắc và chọn lựa giải pháp: thay vì đưa ra ánh sáng, ném đá, ngài lựa chọn hành xử thương xót, là “đào vi thượng sách,” trong âm thầm là cách tốt nhất. Không làm rùm beng để cả làng đều biết.
Giuse còn đi xa hơn. Khi được thiên thần giải thích, thánh nhân đã mau mắn đón nhận Đức Maria, Chúa Giêsu về nhà mình để chăm sóc và nuôi nấng. Giuse là kiểu mẫu của Mùa Vọng, một người đã khôn ngoan và hành xử theo tiêu chuẩn lòng thương xót, nhờ đó có thể giải quyết một vấn đề hết sức phức tạp trở nên tốt đẹp. Đó là chọn lựa theo lòng tốt, thương xót hơn là kết án, là lối hành xử của Thiên Chúa.
3. Giáo Hội chọn lựa thương xót hơn là kết án
Từ Công Đồng Vaticanô II, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã chọn “lòng thương xót hơn là kết án” làm định hướng mục vụ cho Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Trước đó, để “chống lại những sai lầm, Giáo Hội thường kết án với một thái độ nghiêm khắc. Giờ đây Hiền Thê của Chúa Kitô ưa thích sử dụng liều thuốc của lòng thương xót hơn là sự nghiêm khắc.” Từ đó đến nay, các Đức Giáo Hoàng, nhất là Đức Phanxicô đang cố gắng thực hiện đường lối này, để Giáo Hội không còn là một cơ chế pháp đình, nhưng là một bệnh viện truyền giáo.
Tuy nhiên, đó đây hay xung quanh chúng ta, vẫn còn đó thái độ và lối hành xử mục vụ theo kiểu cơ chế “xin – cho,” cưỡng chế, áp đặt và phạt vạ, cấm đến nhà thờ, cắt phép thông công. Thử hỏi, phải chọn lối hành xử nào? Theo cách của Thiên Chúa, của Hội Thánh hay theo cách của Cộng Sản?
Nếu nói “sống trên đời cần một tấm lòng,” thì đó chính là lòng thương xót. Giữa cuộc đời chứng kiến muôn vàn cảnh ngộ khác nhau, đối diện với một con người, một vấn đề khó khăn để giải quyết, chúng ta có thể lựa chọn theo nhiều cách hành xử khác nhau. Nhưng chỉ có một cách hành xử làm cho chúng ta nên giống Thiên Chúa, đó là chọn lựa hành xử theo lòng thương xót mà thánh Giuse hôm nay đã thực hiện. Đó là cách thức có thể băng bó và chữa lành mọi viết thương, mang lại sự sống, hy vọng và ơn cứu độ cho mọi người.
Ước mong tất cả chúng ta hãy đến với thánh Giuse để học hỏi lối hành xử mục vụ theo lòng tốt hơn là kết án này. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Gr 23,5-8; Mt 1,18-24
HÀNH XỬ THEO LÒNG TỐT HƠN LÀ KẾT ÁN
1. Bộ phim Agnus Dei
Gần đây, người ta công chiếu một bộ phim Agnus Dei, Những Nữ Tu Trong Trắng. Bộ phim do nữ đạo diễn người Pháp Anne Fontaine dàn dựng dựa trên câu chuyện có thật về một nữ tu dòng Biển Đức bị quân đội Xô Viết hiếp. Trong một hoàn cảnh thật tế nhị mà sự thiện và sự dữ chồng chéo nhau, các bác sĩ Hội Chữ Thập Đỏ đề nghị các nữ tu rằng: “Trong trường hợp này có thể bỏ Thiên Chúa ở trong ngoặc được không?” Thay vì kết án và phá thai, mẹ Bề Trên và các nữ tu đã lựa chọn hành xử theo lòng thương xót, là đón nhận thực tế này bằng việc chăm sóc, nâng đỡ người chị em của mình cùng với đứa con ngoài ý muốn.
Bộ phim này đã làm xúc động người xem bởi vì cuối cùng lòng tốt lên ngôi và tình yêu đã chiến thắng sự ác. Đó là chọn lựa hành xử theo lòng thương xót theo lối của Thiên Chúa.
2. Thánh Giuse hành xử với Đức Maria
Tin Mừng Mátthêu (Mt 1,16-24) cho biết thánh Giuse đã có một lối hành xử tương tự như thế: Ông đã thành hôn với Đức Maria, nhưng trước khi hai người chung sống với nhau, Giuse phát hiện Maria đã “ăn cơm trước kẻng” mà không do mình.
Theo phong tục Do Thái, khi hai người nam nữ đính hôn thì đã thành vợ chồng, dù chưa chung sống với nhau. Muốn bỏ nhau phải ra toà xin ly dị. Nếu vợ ngoại tình, sẽ bị ném đá theo luật. Đối diện với hoàn cảnh khó khăn này, Giuse cân nhắc và chọn lựa giải pháp: thay vì đưa ra ánh sáng, ném đá, ngài lựa chọn hành xử thương xót, là “đào vi thượng sách,” trong âm thầm là cách tốt nhất. Không làm rùm beng để cả làng đều biết.
Giuse còn đi xa hơn. Khi được thiên thần giải thích, thánh nhân đã mau mắn đón nhận Đức Maria, Chúa Giêsu về nhà mình để chăm sóc và nuôi nấng. Giuse là kiểu mẫu của Mùa Vọng, một người đã khôn ngoan và hành xử theo tiêu chuẩn lòng thương xót, nhờ đó có thể giải quyết một vấn đề hết sức phức tạp trở nên tốt đẹp. Đó là chọn lựa theo lòng tốt, thương xót hơn là kết án, là lối hành xử của Thiên Chúa.
3. Giáo Hội chọn lựa thương xót hơn là kết án
Từ Công Đồng Vaticanô II, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã chọn “lòng thương xót hơn là kết án” làm định hướng mục vụ cho Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Trước đó, để “chống lại những sai lầm, Giáo Hội thường kết án với một thái độ nghiêm khắc. Giờ đây Hiền Thê của Chúa Kitô ưa thích sử dụng liều thuốc của lòng thương xót hơn là sự nghiêm khắc.” Từ đó đến nay, các Đức Giáo Hoàng, nhất là Đức Phanxicô đang cố gắng thực hiện đường lối này, để Giáo Hội không còn là một cơ chế pháp đình, nhưng là một bệnh viện truyền giáo.
Tuy nhiên, đó đây hay xung quanh chúng ta, vẫn còn đó thái độ và lối hành xử mục vụ theo kiểu cơ chế “xin – cho,” cưỡng chế, áp đặt và phạt vạ, cấm đến nhà thờ, cắt phép thông công. Thử hỏi, phải chọn lối hành xử nào? Theo cách của Thiên Chúa, của Hội Thánh hay theo cách của Cộng Sản?
Nếu nói “sống trên đời cần một tấm lòng,” thì đó chính là lòng thương xót. Giữa cuộc đời chứng kiến muôn vàn cảnh ngộ khác nhau, đối diện với một con người, một vấn đề khó khăn để giải quyết, chúng ta có thể lựa chọn theo nhiều cách hành xử khác nhau. Nhưng chỉ có một cách hành xử làm cho chúng ta nên giống Thiên Chúa, đó là chọn lựa hành xử theo lòng thương xót mà thánh Giuse hôm nay đã thực hiện. Đó là cách thức có thể băng bó và chữa lành mọi viết thương, mang lại sự sống, hy vọng và ơn cứu độ cho mọi người.
Ước mong tất cả chúng ta hãy đến với thánh Giuse để học hỏi lối hành xử mục vụ theo lòng tốt hơn là kết án này. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Thiên Chúa ở cùng chúng ta
Lm. Thái Nguyên
23:57 14/12/2022
THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA
Chúa Nhật 4 Mùa Vọng năm A : Mt 1, 18-24
Suy niệm
Bài đọc 1 cho chúng ta biết, vua Akhát bị đe dọa bởi ngoại bang, nên nghĩ đến việc cầu cứu quân Assyri. Ngôn sứ Isaia đã ngăn cản và khuyên ông đừng sợ, hãy trông cậy vào sự trợ giúp của Thiên Chúa hơn là cậy dựa vào liên minh quân sự. Để khuyến khích nhà vua thêm tin tưởng, Isaia cho nhà vua một dấu chỉ: “Này đây một phụ nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuen, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. Lời tiên tri này ứng nghiệm ngay cho Akhát, là vợ vua thụ thai và sinh hạ một thái tử. Câu Kinh Thánh này về sau được hiểu là lời tiên tri về Đấng Mêsia sẽ được sinh ra bởi một trinh nữ. Vì thế, bản dịch 70 bằng tiếng Hy Lạp đã dùng chữ "trinh nữ" thay vì chữ "phụ nữ", nói lên ý nghĩa nhiệm mầu trong chương trình của Thiên Chúa.
Thánh Mátthêu trích dẫn lại lời Kinh Thánh trên để xác định người trinh nữ ấy chính là Đức Maria, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần và sinh hạ Đức Giêsu cứu thế. Sự việc này diễn ra một tình tiết rất gay go, là khi Giuse biết Maria đã có thai trước khi về chung sống với mình. Để giải quyết vấn đề, ông dự tính là “đào vi thượng sách” để vẹn toàn cả đôi bên. Không những thế mà còn bảo toàn mạng sống của hai mẹ con và bảo đảm phẩm giá của Maria. Giuse được gọi “là người công chính” trước tiên ở chỗ không nhận là của mình cái gì không thuộc về mình, đồng thời tôn trọng điều mình không hiểu hết. Còn nếu như Giuse đã biết được sự thật một cách nào đó, thì việc bỏ đi cách kín đáo cũng là thái độ tôn kính mầu nhiệm Thiên Chúa đã thực hiện nơi Maria.
Theo luật người Do Thái thì Giuse phải tố cáo Maria. Đó mới là người công chính. Nhưng công chính còn có nghĩa sâu hơn khi hành động với lòng nhân từ. Giuse không coi thường lề luật của cha ông, nhưng luật cao hơn hết là luật yêu thương. Ông muốn gìn giữ danh thơm tiếng tốt cho người mình yêu dấu. Giuse có ý định bỏ đi không phải là toan tính làm theo ý mình, nhưng vì thấy điều đó phù hợp với ý Thiên Chúa. Chính vì vậy mà sau khi sứ thần truyền tin về ý định của Thiên Chúa thì ông sẵn sàng thi hành ngay, không chút lưỡng lự. Cũng như Maria biết có thể gặp nguy nan khi chấp nhận cưu mang Con Thiên Chúa, thì Giuse cũng không kể gì đến bản thân mình khi tiếp nhận Maria về nhà làm vợ.
Để Con Thiên Chúa làm người, cần tiếng Xin Vâng của Maria, nhưng không thể thiếu tiếng Xin Vâng của Giuse. Đón nhận Maria đang mang thai và đặt tên cho Hài Nhi trong tư cách một người cha, đã khiến cho Giuse có một chỗ đứng đặc biệt trong lịch sử cứu độ. Thiên Chúa toàn năng, nếu Ngài đã tạo dựng thế giới chỉ bằng một lời phán, thì Ngài cũng có thể cứu chuộc loài người bằng một lời tha thứ. Nhưng Ngài đã không làm như thế, nhưng muốn hy sinh xuống thế làm người để cứu chuộc, và muốn con người cộng tác vào công trình cứu chuộc của Ngài.
Chúng ta thường tranh thủ để làm mọi thứ theo ý mình mà ít khi xét đến ý Chúa. Thuận theo ý Chúa, trước mắt có thể bất lợi cho mình, nhưng đó mới thật sự là điều có lợi sâu xa và cao cả. Tầm nhìn của chúng ta bao giờ cũng hạn hẹp, nhằm vào cái lợi cá nhân trước mắt. Chỉ có Chúa mới thấy điều có lợi nhất cho ta khi mời gọi ta hành động theo ý Ngài. Ngài muốn nâng cao chúng ta trong phẩm cách làm người và làm con Thiên Chúa, nhưng chúng ta lại muốn bảo toàn mình trong lối sống tầm thường.
Ngay trong những trường hợp cam go hay khốn khó nhất, thì cũng hãy tin rằng, Chúa vẫn ở cùng chúng ta, vì danh Ngài là Emmanuen. Có “Thiên Chúa ở cùng” hay “ở với” là điều làm cho con người trở nên phi thường. Trong Kinh Thánh, khi Thiên Chúa chọn ai hay sai ai đi thi hành sứ mạng, thì luôn có lời hứa bảo đảm là “Ta ở với ngươi”. Lời chúc phúc lớn lao nhất cũng là “Có Chúa ở cùng”. “Có Chúa ở cùng tôi, tôi chẳng sợ gì, hỏi người đời làm chi tôi được? (Tv 118,6). Đức Maria diễm phúc vì có Thiên Chúa ở cùng. Trước khi về trời, Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28, 20). Xác tín sâu xa điều này, ta không còn phải lo sợ gì nữa, để có thể thoát ra khỏi mọi ràng buộc và bứt phá mọi giới hạn để sống theo ý Chúa.
Hướng về lễ Giáng Sinh, Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế để cứu chuộc. Tất cả mầu nhiệm đều gói gọn trong câu: “Lạy Thiên chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10, 7). Giữa một thế giới đầy những ồn ào và xáo trộn, ta chỉ có thể nghe được tiếng Chúa trong thinh lặng nội tâm. Hôm nay có thể Chúa không nói với ta qua giấc mơ, nhưng qua nhiều cách khác, rất riêng tư, chỉ mình ta cảm nhận. Nếu ta dám bất chấp sự an toàn của bản thân mình để mau mắn nói tiếng Xin Vâng như Đức Maria và như thánh Giuse, ta sẽ góp phần với Chúa vào việc cứu độ cả thế giới.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Lời hứa năm xưa nay đà ứng nghiệm,
khi Chúa sinh ra bởi Đức Nữ Trinh,
nhờ quyền phép của chính Chúa Thánh Linh,
Ngài nhập thể để cứu nhân độ thế.
Thánh Giuse ngay từ đầu không biết,
nên âm thầm đã dự định bỏ đi,
nhưng khi ngài biết được là thánh ý,
liền sẵn sàng vui đón nhận thực thi.
Để Ngôi Lời xuống làm người thật,
cần có tiếng Xin Vâng của hai đấng,
và các ngài không xá kể bản thân,
từ bỏ hết để góp phần với Chúa.
Con tin rằng trong cuộc sống hôm nay,
Chúa vẫn luôn mời gọi con mỗi ngày,
qua Lời Chúa qua biến cố đổi thay,
qua rủi may hay buồn vui sướng khổ.
Chúa vẫn luôn hiện diện trong mọi chỗ,
vẫn đồng hành và nâng đỡ hộ phù,
nhất là cho những ai đang khốn khổ,
vì danh Ngài là Em-ma-nu-en.
Xin Chúa thương ở cùng con trọn vẹn,
dẫu đời con vẫn có những hư hèn,
để từ đây con dứt bỏ mọi bon chen,
sống cho Chúa như lời xưa ước hẹn.
Cũng như thánh Giu-se và Đức Mẹ,
cho chúng con biết tập chú lắng nghe,
nghe tiếng Chúa trong mọi nơi mọi lúc,
và sẵn sàng đáp trả tiếng “xin vâng”,
để hôm nay Chúa đến với cuộc trần,
đem an bình cho tất cả thế nhân. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô về biện phân: Cảnh giác
Vu Van An
14:24 14/12/2022
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung, thứ tư ngày 14 tháng 12, 2022, tại Hội trường Phaolô VI, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục nói về biện phân, nhấn mạnh đến việc phải cảnh giác. Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Nay chúng ta đang bước vào giai đoạn cuối cùng của hành trình giáo lý về biện phân. Chúng ta bắt đầu từ gương sáng của Thánh Inhã thành Loyola; sau đó chúng ta xem xét các yếu tố của sự biện phân, tức cầu nguyện, biết mình, ước muốn và “cuốn sách đời sống”; chúng ta tập trung vào sự phiền muộn và an ủi, những thứ tạo thành “chất thể” của nó; và sau đó chúng ta vươn tới việc xác nhận sự lựa chọn được đưa ra.
Tôi cho rằng đến lúc này, ta cần nhắc đến một một thái độ cần thiết nếu chúng ta không muốn đánh mất mọi công việc đã thực hiện để biện phân điều tốt nhất và đưa ra quyết định đúng đắn, và đó là thái độ cảnh giác. Chúng ta đã nói tới việc biện phân, an ủi và phiền muộn; chúng ta đã chọn một điều gì đó… mọi điều đang diễn ra tốt đẹp, nhưng bây giờ, phải cảnh giác: phải có thái độ cảnh giác. Bởi vì trên thực tế, có một mối nguy, đó là “trò không chịu chơi”, tức là Ma quỷ, nó có thể phá hỏng mọi sự, khiến chúng ta quay lại từ đầu, trong một tình trạng thậm chí còn tệ hơn trước, thực như vậy. Và điều này có thể xẩy ra, vì vậy chúng ta phải chú ý và cảnh giác. Đây là lý do tại sao cảnh giác là điều không thể thiếu được. Vì vậy, hôm nay có vẻ thích hợp để nhấn mạnh thái độ này, điều mà tất cả chúng ta đều cần để diễn trình biện phân được thành công và duy trì như vậy.
Thật thế, trong lời rao giảng của mình, Chúa Giêsu nhấn mạnh rất nhiều đến việc người môn đệ tốt phải tỉnh thức, không ngủ gật, không để mình trở nên quá tự tin khi mọi việc diễn ra tốt đẹp, nhưng luôn cảnh giác và sẵn sàng thi hành bổn phận của mình.
Chẳng hạn, trong Tin Mừng theo thánh Luca, Chúa Giêsu nói: “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. 37Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ” (12:35-37).
Hãy tỉnh thức để bảo vệ trái tim của chúng ta và để hiểu những gì đang xảy ra bên trong nó.
Đây là tâm trạng của các Kitô hữu đang chờ đợi sự tái lâm cuối cùng của Chúa; nhưng nó cũng có thể được hiểu là thái độ bình thường cần có trong cách cư xử trong cuộc sống, để những lựa chọn tốt của chúng ta, đôi khi được thực hiện sau cuộc biện phân đầy thách thức, có thể tiến hành một cách kiên trì và nhất quán, và đơm hoa kết trái.
Như chúng ta đã nói, nếu thiếu cảnh giác, có nguy cơ rất cao chúng ta sẽ đánh mất tất cả. Đó không phải là mối nguy thuộc trật tự tâm lý, không, mà là thuộc trật tự thiêng liêng, một cạm bẫy thực sự của thần ác. Thật vậy, hắn đang chờ đợi chính thời điểm trong đó chúng ta quá chắc chắn về bản thân, và đây là mối nguy hiểm: “Nhưng tôi chắc chắn về chính tôi, tôi đã thắng, bây giờ tôi rất ổn…” – đây là thời điểm hắn đang chờ đợi, khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, khi mọi thứ “đang bơi xuông xẻ” và chúng ta “có gió trong cánh buồm”. Thật vậy, trong dụ ngôn ngắn của Tin Mừng mà chúng ta đã nghe, có thuật lại rằng thần ô uế khi trở về nhà từ nơi nó đã rời đi, “thấy nhà trống không, thì quét dọn và sắp xếp ngăn nắp” (Mt 12:44), nó thấy nhà được chuẩn bị tốt, phải không? Mọi thứ đều ở đúng vị trí của nó, mọi thứ đều theo thứ tự, nhưng chủ nhân của ngôi nhà ở đâu? Ông không ở đấy. Không có ai canh chừng và bảo vệ nó. Đây là vấn đề. Chủ nhà không có ở nhà, ông đã bỏ đi, ông đang phân tâm, tôi không biết; hoặc ông đang ở nhà nhưng đang ngủ gật, và do đó, như thể ông không ở đó. Ông không cảnh giác, ông không cảnh giác, bởi vì ông quá tự tin và đã mất đi sự khiêm tốn để bảo vệ trái tim của chính mình. Chúng ta phải luôn bảo vệ ngôi nhà của mình, trái tim của chúng ta và không được phân tâm và đi xa… bởi vì vấn đề là ở đây, như Dụ ngôn đã nói.
Vì vậy, thần ác có thể lợi dụng điều này và quay trở lại ngôi nhà đó. Tuy nhiên, Tin Mừng nói rằng hắn không trở về một mình, mà cùng với “bảy ác thần khác xấu xa hơn hắn” (câu 45). Một đại đội những kẻ làm điều ác, một nhóm tội phạm. Nhưng, chúng ta tự hỏi, làm sao có thể để chúng vào không bị quấy rầy? Sao ông chủ không để ý? Há ông không rất giỏi trong việc phân biệt và xua đuổi chúng đó sao? Há ông đã không nhận được những lời khen ngợi từ bạn bè và hàng xóm về ngôi nhà đó, thật đẹp và trang nhã, thật ngăn nắp và sạch sẽ đó sao? Ngôi nhà của trái tim, phải không? Đúng, nhưng có lẽ chính vì điều này mà ông đã quá yêu ngôi nhà, nghĩa là yêu chính mình, và không còn chờ đợi Chúa nữa, chờ đợi Chàng Rể đến nữa; có lẽ vì sợ phá hỏng trật tự đó mà ông không tiếp đón ai nữa, ông không mời những người nghèo, những người vô gia cư, những kẻ quậy phá... Có một điều chắc chắn: ở đây có cả tính kiêu căng xấu xa, tự cho mình là đúng, là tốt, rất ngăn nắp. Rất thường nghe có người nói: “Dạ, trước đây tôi hư, nhưng tôi đã hoán cải rồi, bây giờ nhà cửa khang trang nhờ ơn Chúa, bạn cứ yên tâm…”. Khi chúng ta tin tưởng quá nhiều vào chính mình mà không tin tưởng vào ân sủng của Thiên Chúa, thì Kẻ Ác sẽ tìm được cánh cửa mở. Vì vậy, nó tổ chức cuộc thám hiểm và chiếm hữu căn nhà. Và Chúa Giêsu kết luận: “Tình trạng cuối cùng của người ấy trở nên tồi tệ hơn lúc đầu” (câu 45).
Nhưng há chủ nhân không lưu ý sao? Không, bởi vì đây là những con quỷ lịch sự: chúng vào mà bạn không để ý, chúng gõ cửa, chúng lịch sự. “Không sao đâu, đi, đi, vào đi…” và rồi cuối cùng chúng nắm quyền kiểm soát linh hồn anh chị em. Anh chị em hãy coi chừng lũ quỷ nhỏ này, lũ quỷ này... ma quỷ lịch sự, khi nó giả vờ là một người phong nhã vĩ đại, phải không? Vì hắn vào với việc chúng ta đi ra. Anh chị em hãy bảo vệ ngôi nhà khỏi sự lừa dối này, của những con quỷ lịch sự. Và tinh thần trần tục luôn đi theo con đường này.
Anh chị em thân mến, điều đó dường như là bất khả nhưng thực tế là như vậy. Nhiều lần chúng ta thua, nhiều lần chúng ta bị đánh bại trong các trận chiến, vì sự thiếu sự cảnh giác này. Có lẽ Chúa thường ban cho biết bao ân sủng, rất nhiều ân sủng, nhưng cuối cùng, chúng ta không kiên trì trong ân sủng này và chúng ta đánh mất tất cả, vì chúng ta thiếu cảnh giác: chúng ta không canh giữ cửa ra vào. Và rồi chúng ta đã bị lừa bởi một ai đó đi cùng, lịch sự, hắn bước vào và, xin chào… Ma quỷ có những thứ này. Bất cứ ai cũng có thể xác minh điều này bằng cách nghĩ lại lịch sử bản thân của mình. Thực hiện việc biện phân tốt và đưa ra một sự lựa chọn tốt là chưa đủ. Không, như thế vẫn chưa đủ: chúng ta phải cảnh giác, bảo vệ ân sủng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, nhưng hãy tỉnh thức, bởi vì anh chị em có thể nói với tôi: “Nhưng khi con thấy một sự lộn xộn nào đó, con nhận ra ngay đó là ma quỷ, đó là cơn cám dỗ…”. Phải, nhưng lần này hắn cải trang thành thiên thần: ma quỷ biết cách hóa trang thành thiên thần, hắn bước vào với những lời lẽ nhã nhặn, và hắn thuyết phục anh chị em, và cuối cùng, mọi chuyện còn tồi tệ hơn lúc đầu… Chúng ta cần phải cảnh giác, canh giữ trái tim. Nếu hôm nay tôi hỏi từng người trong anh chị em, và cả tôi nữa, “Điều gì đang xảy ra trong lòng anh chị em?”, có lẽ chúng ta sẽ không biết nói sao cho hết; chúng ta sẽ nói một hoặc hai điều, nhưng không phải tất cả. Anh chị em hãy canh thức con tim, vì tỉnh thức là dấu hiệu của sự khôn ngoan, trước hết là dấu hiệu của sự khiêm tốn, vì chúng ta sợ sa ngã, và khiêm nhường là xa lộ của đời sống Kitô hữu. Cảm ơn anh chị em.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Thái Bình: Ngày Hội Ngộ Bệnh Nhân Phong 2022
Văn phòng Caritas Thái Bình
10:52 14/12/2022
Giáo Phận Thái Bình: Ngày Hội Ngộ Bệnh Nhân Phong 2022
Thứ Ba, ngày 13.12.2022, tại Trung Tâm Lòng Chúa Thương Xót An Lạc - Thái Bình, đã diễn ra “Ngày Hội Ngộ Yêu Thương” dành cho gần 500 bệnh nhân phong, thuộc 10 đơn vị khác nhau đến từ các tỉnh thành Miền Bắc, Việt Nam.
Chương trình chào đón các đơn vị và khai mạc “Ngày Hội Ngộ Các Bệnh Nhân Phong Toàn Miền Bắc” được Đức cha Phê-rô chủ trì vào lúc 09g00 tại quảng trường của trung tâm với sự hiện diện của quý cha, quý vị đại diện nhóm “Bạn Của Những Người Cùi” đến từ Hoa Kỳ, quý khách và đông đủ các vị lãnh đạo, phục vụ tại các bệnh viện phong da liễu cùng tất cả các bệnh nhân phong.
Đức cha đã bày tỏ tâm tình vui mừng được đón tiếp các bệnh nhân phong – những người không may mắn bị mắc căn bệnh hiểm nghèo và bị tổn thương nhiều về tinh thần - nơi gia đình Giáo phận Thái Bình sau 02 năm dịch bệnh Covid 19. Ngài cũng chào thăm và cảm ơn sự hiện diện của quý vị đặc trách và phục vụ các bệnh nhân trong ngày hội ngộ đầy yêu thương tại Trung Tâm Lòng Chúa Thương Xót An Lạc Giáo Phận Thái Bình.
Tiếp theo, Bác sĩ Mai Khanh đến từ Hoa Kỳ, cùng với Bác sĩ Mạc Văn Hòa – một người con của bệnh nhân phong, đã có bài thuyết trình, làm cho các bệnh nhân phong được chan chứa niềm hy vọng và bớt đi những tự ti, mặc cảm với đề tài “Tâm lý bệnh phong”. Theo Bác sĩ Mai Khanh – một người đã có kinh nghiệp phục vụ và đồng hành với các bệnh nhân phong tại Việt Nam gần 30 năm: “Đau khổ lớn nhất của người phong cùi là mặc cảm về bệnh của mình”. Nhờ sự kết hợp hài hòa và sống động, hai Bác sĩ đã cho các tham dự viên thấy rõ: Những thương tổn tâm lý và tinh thần của những người mắc bệnh phong, đồng thời khích lệ và hướng dẫn các bệnh nhân phong tìm ra ý nghĩa, động lực sống và bớt đi những mặc cảm tự ti, cố gắng vượt qua những mặc cảm tâm lý để nỗ lực học tập, vươn lên và thành đạt, có địa vị trong xã hội. Nhờ đó, các bệnh nhân phong và con của họ sẽ sống có ý nghĩa cùng giúp ích cho nhiều người khác.
Sau đó là bài thuyết trình của cha Giu-se Trịnh Tiến Thành với đề tài: “Tình yêu, hôn nhân và cạm bẫy Bảo Vệ Sự Sống”. Với lối trình bày ngắn gọn, dí dỏm, cha đã cho mọi người xác định lại mục đích sống ở trên đời của con người là để yêu: “Còn gì đẹp trên đời hơn thế, người với người sống để yêu nhau”. Và một giám mục Công Giáo đã nói: Cả cuộc đời con người là bài học yêu thương và yêu thương là bài học không có ngày ra trường. Cha đã nhắn nhủ các tham dự viên, đặc biệt là những bệnh nhân phong: Hãy sống để yêu thương người khác và để người khác yêu thương mình. Các bệnh nhân phong đang được đón nhận rất nhiều sự đồng cảm và yêu thương của mọi người nhất là những người đang trực tiếp phục vụ tại các đơn vị trại phong, hội “Bạn Của Những Người Cùi” và những nhà hảo tâm.
Cao điểm của ngày hội ngộ là Thánh lễ tạ ơn do Đức cha Phê-rô – Giám quản Giáo Phận Thái Bình - chủ tế. Hiệp dâng thánh lễ, có cha Giu-se Đào Văn Chính – Linh hướng hội "Bạn Những Người Cùi", đông đảo linh mục đồng tế, các thầy phó tế, quý tu sĩ, quý y bác sĩ, quý ân nhân và toàn thể các tham dự viên.
Ở lời ngỏ mở đầu và bài giảng trong thánh lễ, Đức cha đã nhắn nhủ cộng đoàn rằng: Tổ tiên đầu tiên của loài người là Chúa Trời – là Tạo Hóa. Ngài chính là đại ân nhân đã xuống thế làm người để yêu thương, đồng cảm với con người cho dù con người có xấu xí, tầm thường như thế nào. Khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa đã mạc khải và phú bẩm cho con người sự thánh thiện, yêu thương của Tạo Hóa. Dó đó, mọi người đều được tôn trọng, kính trọng và yêu thương, vì tất cả mọi người đều là con một Cha trên trời.
Sau thánh lễ, Đức cha, quý cha và mọi thành phần tham dự cùng chia sẻ bữa cơm thân mật, ấm cúng tình gia đình tại nhà vòm của Trung tâm.
Vào buổi chiều, các hoạt động hội chợ, giao lưu văn nghệ, khám bệnh phát thuốc, bốc số trúng thưởng… tiếp tục diễn ra nhộn nhịp, sôi động trong tình hiệp thông.
Ngày Hội ngộ khép lại lúc 18g00, sau bữa ăn tối thắm đượm tình người tại Trung tâm trong tinh thần hứng khởi vui mừng của những người tham dự. Nhiều phần quà hấp dẫn đã được phân phát và đón nhận ở phần bốc thăm trúng thưởng; tiền lì xì, tiền xe cùng nhiều phần quà khác nhau cũng được Ban Tổ chức trao cho các tham dự viên trong lúc dùng bữa cũng như trong suốt ngày nay.
Sự gặp gỡ, hàn huyên, cầu nguyện, chăm sóc, chia sẻ, vui vẻ và sẵng sàng cống hiến cho những bệnh nhân phong – những người mắc bệnh hiểm nghèo - của các nhà hảo tâm và thiện nguyện viên là cần thiết và quý giá. Theo Đức cha Phê-rô: sự hiện diện của những anh chị em mắc bệnh phong cùi từ khắp nơi nỗ lực về với Giáo phận Thái Bình trong ngày hội ngộ chính là nguyên nhân, là đầu mối cho những cố gắng của Giáo Phận, các nhà hảo tâm, các bạn trong nhóm “Đời Có Mấy Ngày Vui” và những thiện nguyện viên đã tổ chức và tận tâm, hy sinh phục vụ cho chương trình này.
Văn phòng Caritas Thái Bình
Thứ Ba, ngày 13.12.2022, tại Trung Tâm Lòng Chúa Thương Xót An Lạc - Thái Bình, đã diễn ra “Ngày Hội Ngộ Yêu Thương” dành cho gần 500 bệnh nhân phong, thuộc 10 đơn vị khác nhau đến từ các tỉnh thành Miền Bắc, Việt Nam.
Các đoàn về với trung tâm được ban tổ chức hân hoan chào đón và tận tình phục vụ từ sáng sớm. Các bác sĩ, y tá bắt đầu khám bệnh, tư vấn sức khỏe và phát thuốc cho các bệnh nhân từ lúc 07g30.
Chương trình chào đón các đơn vị và khai mạc “Ngày Hội Ngộ Các Bệnh Nhân Phong Toàn Miền Bắc” được Đức cha Phê-rô chủ trì vào lúc 09g00 tại quảng trường của trung tâm với sự hiện diện của quý cha, quý vị đại diện nhóm “Bạn Của Những Người Cùi” đến từ Hoa Kỳ, quý khách và đông đủ các vị lãnh đạo, phục vụ tại các bệnh viện phong da liễu cùng tất cả các bệnh nhân phong.
Đức cha đã bày tỏ tâm tình vui mừng được đón tiếp các bệnh nhân phong – những người không may mắn bị mắc căn bệnh hiểm nghèo và bị tổn thương nhiều về tinh thần - nơi gia đình Giáo phận Thái Bình sau 02 năm dịch bệnh Covid 19. Ngài cũng chào thăm và cảm ơn sự hiện diện của quý vị đặc trách và phục vụ các bệnh nhân trong ngày hội ngộ đầy yêu thương tại Trung Tâm Lòng Chúa Thương Xót An Lạc Giáo Phận Thái Bình.
Tiếp theo, Bác sĩ Mai Khanh đến từ Hoa Kỳ, cùng với Bác sĩ Mạc Văn Hòa – một người con của bệnh nhân phong, đã có bài thuyết trình, làm cho các bệnh nhân phong được chan chứa niềm hy vọng và bớt đi những tự ti, mặc cảm với đề tài “Tâm lý bệnh phong”. Theo Bác sĩ Mai Khanh – một người đã có kinh nghiệp phục vụ và đồng hành với các bệnh nhân phong tại Việt Nam gần 30 năm: “Đau khổ lớn nhất của người phong cùi là mặc cảm về bệnh của mình”. Nhờ sự kết hợp hài hòa và sống động, hai Bác sĩ đã cho các tham dự viên thấy rõ: Những thương tổn tâm lý và tinh thần của những người mắc bệnh phong, đồng thời khích lệ và hướng dẫn các bệnh nhân phong tìm ra ý nghĩa, động lực sống và bớt đi những mặc cảm tự ti, cố gắng vượt qua những mặc cảm tâm lý để nỗ lực học tập, vươn lên và thành đạt, có địa vị trong xã hội. Nhờ đó, các bệnh nhân phong và con của họ sẽ sống có ý nghĩa cùng giúp ích cho nhiều người khác.
Sau đó là bài thuyết trình của cha Giu-se Trịnh Tiến Thành với đề tài: “Tình yêu, hôn nhân và cạm bẫy Bảo Vệ Sự Sống”. Với lối trình bày ngắn gọn, dí dỏm, cha đã cho mọi người xác định lại mục đích sống ở trên đời của con người là để yêu: “Còn gì đẹp trên đời hơn thế, người với người sống để yêu nhau”. Và một giám mục Công Giáo đã nói: Cả cuộc đời con người là bài học yêu thương và yêu thương là bài học không có ngày ra trường. Cha đã nhắn nhủ các tham dự viên, đặc biệt là những bệnh nhân phong: Hãy sống để yêu thương người khác và để người khác yêu thương mình. Các bệnh nhân phong đang được đón nhận rất nhiều sự đồng cảm và yêu thương của mọi người nhất là những người đang trực tiếp phục vụ tại các đơn vị trại phong, hội “Bạn Của Những Người Cùi” và những nhà hảo tâm.
Cao điểm của ngày hội ngộ là Thánh lễ tạ ơn do Đức cha Phê-rô – Giám quản Giáo Phận Thái Bình - chủ tế. Hiệp dâng thánh lễ, có cha Giu-se Đào Văn Chính – Linh hướng hội "Bạn Những Người Cùi", đông đảo linh mục đồng tế, các thầy phó tế, quý tu sĩ, quý y bác sĩ, quý ân nhân và toàn thể các tham dự viên.
Ở lời ngỏ mở đầu và bài giảng trong thánh lễ, Đức cha đã nhắn nhủ cộng đoàn rằng: Tổ tiên đầu tiên của loài người là Chúa Trời – là Tạo Hóa. Ngài chính là đại ân nhân đã xuống thế làm người để yêu thương, đồng cảm với con người cho dù con người có xấu xí, tầm thường như thế nào. Khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa đã mạc khải và phú bẩm cho con người sự thánh thiện, yêu thương của Tạo Hóa. Dó đó, mọi người đều được tôn trọng, kính trọng và yêu thương, vì tất cả mọi người đều là con một Cha trên trời.
Sau thánh lễ, Đức cha, quý cha và mọi thành phần tham dự cùng chia sẻ bữa cơm thân mật, ấm cúng tình gia đình tại nhà vòm của Trung tâm.
Vào buổi chiều, các hoạt động hội chợ, giao lưu văn nghệ, khám bệnh phát thuốc, bốc số trúng thưởng… tiếp tục diễn ra nhộn nhịp, sôi động trong tình hiệp thông.
Ngày Hội ngộ khép lại lúc 18g00, sau bữa ăn tối thắm đượm tình người tại Trung tâm trong tinh thần hứng khởi vui mừng của những người tham dự. Nhiều phần quà hấp dẫn đã được phân phát và đón nhận ở phần bốc thăm trúng thưởng; tiền lì xì, tiền xe cùng nhiều phần quà khác nhau cũng được Ban Tổ chức trao cho các tham dự viên trong lúc dùng bữa cũng như trong suốt ngày nay.
Sự gặp gỡ, hàn huyên, cầu nguyện, chăm sóc, chia sẻ, vui vẻ và sẵng sàng cống hiến cho những bệnh nhân phong – những người mắc bệnh hiểm nghèo - của các nhà hảo tâm và thiện nguyện viên là cần thiết và quý giá. Theo Đức cha Phê-rô: sự hiện diện của những anh chị em mắc bệnh phong cùi từ khắp nơi nỗ lực về với Giáo phận Thái Bình trong ngày hội ngộ chính là nguyên nhân, là đầu mối cho những cố gắng của Giáo Phận, các nhà hảo tâm, các bạn trong nhóm “Đời Có Mấy Ngày Vui” và những thiện nguyện viên đã tổ chức và tận tâm, hy sinh phục vụ cho chương trình này.
Văn phòng Caritas Thái Bình
VietCatholic TV
Hoảng quá tháo chạy: Cả ngàn quân Nga tử trận. Chấn động Moscow: Mỹ quyết giao Patriots cho Ukraine
VietCatholic Media
03:03 14/12/2022
1. Cuộc tháo chạy tán loạn khiến cả ngàn quân Nga bị loại khỏi vòng chiến. Lực lượng tiếp cứu của Nga cũng tử trận.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 14 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết Bakhmut vẫn là khu vực nóng nhất của mặt trận. Tuy nhiên, quân Ukraine đã phản công và đẩy quân Nga ra cách thành phố ít nhất 12 dặm hay hơn 19 km.
Nhiệt độ xuống thấp đến âm 6 độ C, và mưa lớn làm ngập lụt các chiến hào đã làm nhiều binh sĩ Nga chết cóng.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết trong 24 giờ qua, quân Nga thiệt mất hơn 500 quân. Đồng thời không quân Ukraine đã tung ra các đợt tấn công trong các vùng ngoại ô của thành phố Bakhmut và thị trấn Soledar phá hủy 7 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 2 khẩu pháo 152 ly. Đoàn xe Nga gồm 5 chiếc xe Kamaz chuyển quân, do hai xe thiết giáp hộ tống di chuyển từ thị trấn Soledar sang tiếp cứu cho quân Nga tại thành phố Bakhmut đã bị Lữ Đoàn Dù số 71 của quân Ukraine chặn đánh. Tất cả các phương tiện chiến tranh của quân xâm lược đều bị phá hủy.
Tưởng cũng nên nhắc lại, vụ tấn công bằng HIMARS vào Tổng Hành Dinh Wagner tại thành phố Kadiivka ở vùng Luhansk, hôm thứ Bẩy 10 tháng 12, đã có một tác động sâu sắc trên chiến trường. Không nhận được lệnh từ các chỉ huy Wagner vì họ đã chết trong trận pháo kích, nhóm Wagner hoang mang và cuối cùng quyết định bỏ chạy khỏi phía bắc đường Fyodor Maksimenko mà họ đã cam go lắm mới chiếm được. Tình hình tương tự cũng diễn ra tại các vùng ngoại ô Andriivka, Ozarianivka, và Zelenopillia. Đây là những vị trí chiến thuật đe dọa thành phố Bakhmut. Trung Đoàn 1 Khan của cái gọi là quân đội Cộng hòa Nhân Dân Donetsk đang trú đóng tại các khu vực này thấy quân Wagner bỏ chạy cũng đã lũ lượt bỏ chạy theo.
Ít nhất cả ngàn quân Nga đã thiệt mạng vì cuộc bỏ chạy bất ngờ này. Quân tiếp viện có lẽ cũng cùng chung số phận.
Serhii Cherevaty, Phát ngôn nhân của lực lượng phía Đông của quân Ukraine cho biết, dù vậy, Bakhmut vẫn hiện là khu vực nóng nhất của mặt trận, vì quân Nga đang pháo kích tới tấp vào thành phố Bakhmut.
Ông nói: “Bakhmut hiện là khu vực nóng nhất của mặt trận phía đông, và là khu vực nóng nhất của cuộc chiến. Tại đây địch tung nhiều pháo và các đòn tấn công hỏa tiễn khác, sau khi thất bại trong việc chọc thủng tuyến phòng thủ của ta.”
Theo Cherevaty, sau khi lực lượng xung kích chính của quân Nga là nhóm Wagner đã bị đánh bật ra khỏi thành phố Bakhmut, pháo binh là yếu tố chính của kẻ thù trong cuộc chiến hiện nay mà họ vẫn có thể sử dụng một cách rất đáng gờm. Người Nga sử dụng cả pháo ống và hỏa tiễn.
Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lạc quan rằng “Dù cho kẻ thù có một kho dự trữ khổng lồ đạn 122 ly, và 152 ly của Liên Xô cho tất cả các hệ thống hỏa tiễn, nhưng chiến tranh khốc liệt trong chín tháng đã làm cạn kiệt mọi nguồn dự trữ, và chắc chắn kẻ thù phải giải quyết các vấn đề hậu cần này. Đặc biệt, chúng tôi biết rằng họ phải vận chuyển đạn dược từ những vùng xa xôi. Kẻ thù đang cố gắng tăng tốc độ sản xuất, nhưng họ có những khó khăn nhất định do các lệnh cấm vận. Ngoài ra, chúng tôi làm việc hàng ngày để phá hủy các kho đạn dã chiến và những kho lớn hơn của họ”
“Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để giảm số lượng của những đơn vị pháo binh Nga và phá hủy cả kho vũ khí lẫn kho hỏa tiễn của họ. Đặc biệt, sáu hệ thống Grad đã bị phá hủy ở Luhansk trong 24 giờ qua”, phát ngôn nhân nói.
Cherevaty nói thêm rằng lợi thế về đạn dược của kẻ thù đã giảm đáng kể và với độ chính xác của các cuộc tấn công của Ukraine, khả năng pháo binh của cả hai bên gần như ngang nhau.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết tính chung từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 13 tháng 12, 95,260 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 2,966 xe tăng, 5,930 xe thiết giáp, 1,931 hệ thống pháo, 404 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 211 hệ thống tác chiến phòng không, 281 máy bay, 264 trực thăng, 1,617 máy bay không người lái, 592 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,549 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 170 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Mỹ sẽ gửi hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot tới Ukraine
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang hoàn thiện kế hoạch gửi hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot tới Ukraine, CNN đưa tin.
“Kế hoạch của Ngũ Giác Đài vẫn cần được Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin phê duyệt trước khi gửi cho Tổng thống Joe Biden ký ban hành,” báo cáo của CNN viết.
Cần lưu ý rằng một khi các kế hoạch được hoàn thiện, các hệ thống Patriot dự kiến sẽ được vận chuyển nhanh chóng trong những ngày tới. Tuy nhiên, không rõ có bao nhiêu bệ phóng hỏa tiễn sẽ được gửi tới.
Một khẩu đội Patriot điển hình bao gồm một bộ radar phát hiện và theo dõi mục tiêu, máy tính, thiết bị phát điện, trạm điều khiển giao chiến và tối đa tám bệ phóng, mỗi bệ chứa bốn hỏa tiễn sẵn sàng bắn ra.
Không giống như các hệ thống phòng không nhỏ hơn, các khẩu đội hỏa tiễn Patriot cần kíp điều khiển lớn hơn nhiều, đòi hỏi hàng chục binh sĩ để vận hành chúng đúng cách. Quá trình huấn luyện cho các khẩu đội hỏa tiễn Patriot cũng thường kéo dài vài tháng.
Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov cho biết các hệ thống Patriot có thể xuất hiện ở Ukraine ở “giai đoạn tiếp theo” của cuộc chiến.
“Đó là một cuộc thảo luận dài với các đối tác của chúng tôi vì đây là một hệ thống rất phức tạp và đắt tiền nên tôi nghĩ Patriots cũng sẽ có mặt trên chiến trường của chúng tôi nhưng ở giai đoạn tiếp theo,” Reznikov nói với phóng viên CNN.
Bộ trưởng Quốc phòng nói thêm rằng quân đội Ukraine làm việc hàng ngày để tìm ra giải pháp tốt hơn để chiến đấu với máy bay không người lái kamikaze do Iran sản xuất do Nga phóng.
Đồng thời, Reznikov nhấn mạnh rằng Ukraine cũng cần các máy bay không người lái trinh sát và tấn công.
“ Chúng tôi cần các hệ thống chống máy bay không người lái. Chiến tranh điện tử là một vấn đề rất quan trọng đối với chúng tôi”, Bộ trưởng nói thêm.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Oleksii Reznikov đã tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Odesa rằng người Nga tiếp tục tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, vì họ đang nỗ lực thúc đẩy Ukraine tiến tới các cuộc đàm phán có lợi cho họ.
Vấn đề đặt ra là nếu Ukraine không có các hệ thống phòng không tiên tiến để bảo vệ bầu trời của mình chống lại các cuộc không kích vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của họ, thì họ không có cách nào khác hơn là tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga, cụ thể là vào các sân bay nơi xuất phát các cuộc không kích của người Nga, như họ đã làm trong tuần qua khi tấn công 3 sân bay của Nga. Các cuộc tấn công này gây quan ngại cho các đồng minh của Ukraine vì có nhiều khả năng khiến cuộc chiến leo thang nhanh chóng. Đó có lẽ là lý do chính khiến Hoa Kỳ quyết định gởi các hệ thống Patriots cho Ukraine. Tuy nhiên, vấn đề gay go là quá trình huấn luyện cho các khẩu đội hỏa tiễn Patriot thường kéo dài vài tháng.
Tổng Thư Ký Stoltenberg cho biết trước đây, với hệ thống phòng không tiên tiến NASAMS, các nhân viên NATO đã tiến hành huấn luyện ở các nước đồng minh NATO, và trong thực tế là đích thân các nhân viên NATO điều khiển các hệ thống này cho đến khi quân đội nước chủ nhà thành thạo. Tuy nhiên, không có nhân viên NATO nào có thể tiến hành công việc bên trong Ukraine, vì điều này có nghĩa là NATO là một bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Dù vậy, ông nói: “Có nhiều cách để chúng tôi bảo đảm rằng Ukraine có thể vận hành các hệ thống tiên tiến hiện đại mà không cần triển khai nhân viên NATO bên trong Ukraine.”
3. Truyền thông nhà nước Nga đưa tin về vụ đặt bom một kẻ phản bội
Vitaly Bulyuk, phó chủ tịch thứ nhất do Nga bổ nhiệm của vùng Kherson, đã liên quan đến một vụ tai nạn xe hơi, hãng truyền thông nhà nước Nga TASS và kênh Telegram chính thức của Nga trong khu vực này đồng loạt đưa tin.
Tuy nhiên, hai báo cáo của hai phương tiện truyền thông này hoàn toàn mâu thuẫn với nhau về tình trạng của Bulyuk.
TASS, trích dẫn người đứng đầu Sở Y tế khu vực Vadim Ilmiev, tường trình Bulyuk đã bị thương trong một “vụ nổ xe hơi”.
Ilmiev được trích dẫn nói, “anh ấy bị thương, tình trạng ổn định, mức độ nghiêm trọng vừa phải. Anh ấy đang ở một trong những cơ sở y tế của khu vực.”
Tuy nhiên, kênh Telegram của Nga trong khu vực phía Đông Kherson còn bị chiếm đóng báo cáo rằng Bulyuk “không bị thương” và “thật kỳ diệu là Vitaly Viktorivich không bị thương. Tính mạng của anh ấy hiện không gặp nguy hiểm”.
Kênh Telegram đã báo cáo thêm một số chi tiết về vụ việc, nói rằng vụ nổ diễn ra ở thành phố Skadovsk và “một thường dân đã thiệt mạng”.
Hiện chưa rõ ai là người tử vong.
Trước đó, hôm 15 tháng 11, Ekaterina Gubareva, phó chủ tịch thứ hai của cái gọi là chính quyền dân sự- quân sự khu vực Kherson do Nga cài đặt đã bị bắt cóc ngay giữa ban ngày.
Ekaterina Gubareva, sinh năm 1983, là một phụ nữ rất đẹp, từng là hoa hậu của Ukraine. Sau năm 2014, cô ta theo bọn ly khai trong cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Donetsk tự xưng và được phong làm Bộ Trưởng Ngoại Giao sau khi kết hôn với thủ lĩnh của nhóm này là Pavel Gubarev. Trong cuộc xâm lược Ukraine năm nay, Ekaterina Gubareva được Nga cử làm phó chủ tịch thứ hai của cái gọi là chính quyền dân sự- quân sự khu vực Kherson.
Theo các phương tiện truyền thông Ukraine, cô đã bị hai nữ biệt kích Ukraine tiếp cận khi mới rời khỏi trụ sở ở Henichesk, sau khi quân Nga tháo chạy khỏi phía Tây Kherson. Tuy nhiên, theo thông tấn xã TASS của Nga, cô ta bị cơ quan đặc vụ Nga, gọi tắt là FSB bắt cóc vì có liên quan đến một vụ tham ô rất lớn.
4. Các nhà lãnh đạo G7 cam kết “hỗ trợ vững chắc” cho Ukraine, bao gồm tăng cường hệ thống phòng không
Các nhà lãnh đạo Nhóm Bảy nước, gọi tắt là G7, đã cam kết hôm thứ Hai sẽ dành “sự ủng hộ vững chắc” và tình đoàn kết cho Ukraine bằng cách hứa sẽ tăng cường sức mạnh cho nước này bằng các hệ thống quân sự và phòng không, đồng thời lên án “cuộc chiến tranh xâm lược” đang diễn ra của Nga.
“Chúng tôi lên án các cuộc tấn công tàn bạo và vô nhân đạo liên tục của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng, đặc biệt là các cơ sở năng lượng và nước, cũng như các thành phố trên khắp Ukraine, đồng thời nhắc lại rằng các cuộc tấn công bừa bãi vào dân thường hoặc các đối tượng dân sự, cấu thành tội ác chiến tranh,” một tuyên bố từ Các nhà lãnh đạo G7 cho biết. “Chúng tôi quyết tâm giúp Ukraine sửa chữa, khôi phục và bảo vệ cơ sở hạ tầng năng lượng và nước quan trọng của mình.”
Tuyên bố cũng cho biết các nhà lãnh đạo quyết tâm rằng Nga cuối cùng sẽ phải trả tiền cho việc khôi phục cơ sở hạ tầng quan trọng “bị hư hại hoặc phá hủy” do cuộc xâm lược.
“Chúng tôi sẽ buộc Tổng thống Putin và những người có liên quan đến phải chịu trách nhiệm theo luật pháp quốc tế,” tuyên bố cho biết. “Chúng tôi nhắc lại rằng luận điệu hạt nhân vô trách nhiệm của Nga là không thể chấp nhận được và bất kỳ việc sử dụng vũ khí hóa học, sinh học hoặc hạt nhân nào cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng”.
Các nhà lãnh đạo G7 cũng lên án việc Nga “tiếp tục chiếm giữ” Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine, đồng thời cho biết thêm rằng họ ủng hộ các nỗ lực của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, nhằm thiết lập một khu vực an toàn và an ninh.
“Nga có thể kết thúc cuộc chiến này ngay lập tức bằng cách ngừng các cuộc tấn công chống lại Ukraine và rút hoàn toàn và vô điều kiện các lực lượng của mình khỏi lãnh thổ Ukraine”, tuyên bố cho biết.
CNN đã đưa tin trước đó vào thứ Hai rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nằm trong số các nhà lãnh đạo G7 sẽ tham gia cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho cuộc họp ảo vào thứ Hai, một quan chức chính quyền cấp cao nói với CNN. Năng lượng - cả hỗ trợ ngay lập tức cho Ukraine, cũng như các vấn đề năng lượng của Liên minh Âu Châu - được coi là chủ đề chính.
5. Chính quyền Slovakia thảo luận về khả năng chuyển giao máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine với các đối tác NATO.
“Chúng tôi vẫn chưa cung cấp cho các bạn MiG-29. Nhưng chúng tôi đã sẵn sàng để làm điều đó. Chúng tôi đang nói chuyện với các đối tác NATO của chúng tôi về cách thực hiện điều đó. Và hôm nay, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện rất ý nghĩa với Tổng thống của các bạn. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của chúng tôi đã giải thích với Tổng thống của các bạn về cách chúng tôi có thể làm điều này. Và tôi nghĩ rằng một phái đoàn Ukraine sẽ đến Slovakia trong vài tuần tới và chúng tôi sẽ làm việc cùng với những người bạn Mỹ của chúng tôi để biến điều này thành hiện thực,” Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Âu Châu của Cộng hòa Slovakia Rastislav Káčer nói với Interfax-Ukraine trong một cuộc phỏng vấn.
Bộ trưởng lưu ý rằng Slovakia đã phê duyệt “vài nghìn hỏa tiễn dùng cho MiG-29” vào ngày 7 tháng 12. Ông cũng cho biết đã thảo luận vấn đề cung cấp máy bay với Tổng thống Ukraine trong cuộc gặp.
“Tôi và Tổng thống Zelenskiy cũng đã thảo luận khá chi tiết về vấn đề này. Và tôi nghĩ mình phải giữ bí mật về việc sẽ thực hiện như thế nào để không gây nguy hiểm cho nó. Nhưng tôi sẽ nói rằng hôm nay chúng tôi đã có một cuộc trao đổi quan điểm rất, rất tốt với Tổng thống Zelenskiy về cách chúng tôi sẽ thực hiện điều đó. Vì vậy, tôi rất lạc quan, tôi nghĩ rằng nó cũng sẽ sớm được thực hiện, máy bay sẽ đến Ukraine,” Káčer nói thêm.
Hồi tháng 7, Thủ tướng Slovakia Eduard Heger cho biết Slovakia đã lên kế hoạch chuyển giao máy bay chiến đấu MiG-29 và xe tăng cho Ukraine. Các xe tăng của Slovakia đã lăn bánh trên chiến trường Ukraine. Không quân Ukraine được tin là sẽ sớm sang Slovakia để lái tất cả các chiến đấu cơ Mig-29 về Ukraine. Bù lại, Hoa Kỳ sẽ chuyển giao các chiến đấu cơ F-15 và F-16 cho Slovakia.
6. Thủ tướng Shmyhal cho biết OECD mở văn phòng khu vực tại Ukraine
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, gọi tắt là OECD, đã khởi động quá trình mở văn phòng khu vực tại Ukraine.
“Một thỏa thuận vừa được ký kết tại Paris chính thức củng cố việc ra mắt Văn phòng Liên lạc OECD Kyiv. Vì Ukraine được công nhận là thành viên tiềm năng của OECD, văn phòng ban đầu sẽ hoạt động cho đến năm 2026 để hỗ trợ nhà nước của chúng tôi trong quá trình phục hồi”, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết như trên.
Đáng chú ý là OECD từng là đồng thực hiện Kế hoạch Marshall và hiện đang giúp xây dựng kế hoạch phục hồi cho Ukraine, Thủ tướng cho biết thêm và cảm ơn sự hỗ trợ của OECD.
Ngoài ra, như Shmyhal đã lưu ý, trong tháng này, Chính phủ đã nhận được bản mô tả về các điều khoản chương trình của OECD sẽ giúp thực hiện các tiêu chuẩn của Tổ chức trong các lĩnh vực khác nhau.
“Chúng tôi sẵn sàng cùng bắt đầu chuẩn bị để gia nhập câu lạc bộ các quốc gia thành công càng sớm càng tốt. Điều này sẽ đánh dấu sự sẵn sàng của Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và sẽ góp phần củng cố đất nước chúng tôi với tư cách là một nhà lãnh đạo khu vực”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Như tin đã đưa, Thủ tướng, Đệ nhất Phu nhân và các quan chức Chính phủ có chuyến thăm và làm việc tại Pháp.
7. Bộ Trưởng Ngoại Giao Kuleba vạch ra cách để Liên Hiệp Âu Châu tăng cường hỗ trợ
Ukraine cần nhiều vũ khí và đạn dược hơn để giành chiến thắng và kết thúc chiến tranh bằng một nền hòa bình công chính. Ông phát biểu như trên, đồng thời đưa ra ba cách để tăng cường hỗ trợ từ phía Liên Hiệp Âu Châu và các quốc gia thành viên.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã đưa ra lập trường trên trong bài phát biểu trực tuyến của ông tại cuộc họp của Hội đồng Ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu hôm thứ Hai.
“ Ukraine có thể kết thúc cuộc chiến này bằng một chiến thắng và hòa bình càng sớm càng tốt, và sẽ làm như vậy trong trường hợp sự hỗ trợ từ Liên Hiệp Âu Châu được tăng lên đáng kể. Do đó, tôi kêu gọi các bạn tăng đáng kể viện trợ quân sự cho Ukraine”, ông Kuleba nói.
Theo lời ông, có ba cách để tăng cường hỗ trợ: cung cấp thêm vũ khí và đạn dược; mở rộng Định Chế Hòa bình Âu Châu, gọi tắt là EPF, để tài trợ cho việc mua vũ khí; triển khai nhanh các dây chuyền sản xuất đạn dược, cụ thể là có sự tham gia của các doanh nghiệp Ukraine.
Kuleba nhấn mạnh: “Nhu cầu ưu tiên hàng đầu là hệ thống phòng không và phòng thủ hỏa tiễn, xe bọc thép, cụ thể là xe bánh xích, pháo 155 ly và các loại đạn dược liên quan, và tất nhiên là cả xe tăng tiêu chuẩn NATO”.
Theo ông Kuleba, thành công gần đây của Ukraine trong việc giải phóng các vùng lãnh thổ phía đông và phía nam không nên 'xoa dịu' các đối tác, khi Nga tiếp tục gửi các binh sĩ được điều động ra mặt trận, còn Ukraine đang thành lập các đơn vị mới cần được trang bị.
Kuleba cảm ơn những đối tác đã thông qua các quyết định quan trọng về đóng góp tài chính mới, gói viện trợ quân sự, thành lập trung tâm bảo trì và các bước khác. Ông bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đối với việc thành lập Phái bộ hỗ trợ quân sự của Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine.
Kuleba nhấn mạnh sự cần thiết phải đối mặt với các tường thuật của Nga cho rằng Nga sẵn sàng đàm phán mà Ukraine thì không. Về vấn đề này, Kuleba đã đề cập đến Công thức Hòa bình 10 điểm đã được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy công bố.
Kuleba nhắc lại lời mời các đối tác Âu Châu lựa chọn các yếu tố của Công thức Hòa bình mà họ sẵn sàng thực hiện cùng với Ukraine. Theo cách nói của ông, cơ chế này sẽ có ý nghĩa toàn cầu và không chỉ liên quan đến các nước Âu Châu mà cả Nam bán cầu.
8. Kherson bị Nga tấn công ồ ạt: 2 người chết, và 5 bị thương
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 13 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Nội Vụ Ukraine cho biết quân đội Nga đang pháo kích Kherson, người ta đã biết khoảng hai người thiệt mạng và năm người bị thương.
“Kherson đang bị Nga tấn công ồ ạt. Tại thời điểm này, chúng tôi biết có 7 nạn nhân, 2 trong số họ đã chết”, phát ngôn nhân nói.
Ông lưu ý rằng các đội hỗ trợ y tế khẩn cấp cùng với Hội Hồng Thập Tự đang hướng đến huyện Ostriv. Con số thương vong hiện chưa rõ.
Ông kêu gọi cư dân Kherson lập tức đến nơi trú ẩn khi nghe thấy tiếng nổ.
Trong 24 giờ qua, quân đội Nga đã tấn công một khu dân cư ở Kherson, làm hư hại một ngôi nhà và đường dây điện.
Lương hàng năm của Đức Giáo Hoàng là bao nhiêu? Sứ thần Tòa Thánh nói về quan hệ Vatican – Belarus
VietCatholic Media
05:18 14/12/2022
1. Đức Tổng Giám Mục Sứ thần Tòa Thánh Ante Jozic nói: Quan hệ Belarus-Vatican tiếp tục phát triển bất chấp khó khăn
Bất chấp mọi khó khăn, quan hệ giữa Belarus và Vatican vẫn tiếp tục phát triển, Đức Tổng Giám Mục Ante Jozic, Sứ thần Tòa thánh tại Belarus, đã nói với giới truyền thông trước lễ cải táng thánh tích của tu sĩ Fabian Maliszewski ở Stolbtsy vào ngày 9 tháng 12.
“Cuộc gặp hôm nay với Thống đốc tỉnh Minsk Aleksandr Turchin và sự kiện diễn ra trong nhà thờ là rất quan trọng. Đức Tổng Giám Mục Ante Jozic cho biết hài cốt của Fabian Maliszewski đã được tìm thấy, mặc dù đó không phải là một công việc dễ dàng, và hiện đã được trả lại cho nhà thờ.
Ngài lưu ý rằng một số vấn đề quan trọng đã được thảo luận tại cuộc gặp với Aleksandr Turchin. Đặc biệt, họ nói về sự phát triển của giáo phận Công Giáo. Sứ thần Tòa thánh đã nói về mối quan hệ tốt đẹp với cả chính quyền địa phương của Tỉnh Minsk và với nhà nước Belarus.
“Năm nay chúng ta đánh dấu 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Belarus. Bất chấp mọi khó khăn, quan hệ của chúng ta đang phát triển và sẽ tiếp tục phát triển. Về phần mình, Vatican sẽ cố gắng hết sức không chỉ vì sự phát triển của giáo hội chúng ta mà còn vì toàn xã hội,” Đức Cha Ante Jozic nói.
Buổi lễ cải táng thánh tích của Fabian Maliszewski đã diễn ra tại Nhà thờ Thánh Casimir ở Stolbtsy. Tham dự buổi lễ có Aleksandr Turchin và Sứ thần Tòa Thánh. Một thánh lễ được tổ chức tại nhà thờ Công Giáo Stolbtsy, sau đó hài cốt của Fabian Maliszewski được đặt trong quan tài và chuyển đến một ngách trước lối ra vào của nhà thờ.
2. Lương hàng năm của Đức Thánh Cha Phanxicô là bao nhiêu?
Với tư cách là nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới, người ta sẽ cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô nhận được một mức lương hậu hĩnh để bù đắp cho nhiều nhiệm vụ của ngài. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn ngược lại.
Vào năm 2001, có tin đồn rằng Thánh Gioan Phaolô II đã kiếm được một mức lương kha khá, nhưng tờ New York Times đưa tin, “Phát ngôn nhân của Vatican, Joaquín Navarro-Valls, đã chấm dứt suy đoán về mức lương của Đức Giáo Hoàng, nói rằng, Đức Giáo Hoàng không và chưa bao giờ nhận được một mức lương nào cả”
Lời khấn khó nghèo
Điều này thậm chí còn đúng hơn đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, người, với tư cách là thành viên của Dòng Tên, đã tuyên khấn khó nghèo khi lần đầu tiên gia nhập cộng đoàn tu trì của mình.
Tuy nhiên, trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô không nhận được bất kỳ khoản tiền nào dưới hình thức tiền lương hàng tháng, thì ngài được Vatican chi trả mọi chi phí đi lại và sắp xếp cuộc sống. Ngài không bao giờ phải lo lắng về thức ăn hay chỗ ở, nhưng ngài không có bất kỳ khoản thu nhập nào để chi tiêu cho các đơn đặt hàng trên Amazon.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha có quyền truy cập vào một quỹ bác ái lớn mà ngài có thể tự do phân phối cho những người gặp khó khăn theo ý muốn của mình. Ví dụ, theo Crux, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao 500,000 đô la từ quỹ “Đồng Tiền Thánh Phêrô” để hỗ trợ gần 75,000 người ở Mễ Tây Cơ. Đây chỉ là một trong nhiều khoản quyên góp mà ngài thường xuyên thực hiện, thường là sau các thảm họa thiên nhiên hoặc cho các khu vực đặc biệt cần thiết do chiến tranh, hạn hán hoặc các thiên tai khác.
Đức Giáo Hoàng được tường trình sống theo gương của Chúa Giêsu, người cũng không có lương và phụ thuộc vào lòng hảo tâm của người khác để cung cấp cho nhu cầu của Ngài trong suốt ba năm thi hành chức vụ, như được đề cập trong Kinh thánh.
Source:Aleteia
3. Đa số dư luận hoàn cầu không ủng hộ phần lớn các mục tiêu của Tiến Trình Công Nghị Đức
Theo tạp chí The Pillar ngày 7 tháng 12, 2022, một cuộc nghiên cứu do Hội đồng Giám mục Đức đồng tài trợ đã cho thấy sự khác biệt lớn về quan điểm của những người Công Giáo trên toàn thế giới đối với các mục tiêu của Tiến Trình Công Nghị Đức.
Thực vậy, hôm thứ Tư vừa qua, Hội đồng Giám mục Đức đã công bố kết quả ban đầu của một nghiên cứu nhằm đo lường sự hỗ trợ hoàn cầu đối với các mục tiêu của “Tiến Trình Công Nghị” vốn gây tranh cãi của đất nước.
Cuộc nghiên cứu, do Hội đồng Giám mục đồng tài trợ, nhằm đánh giá thái độ của người Công Giáo trên khắp thế giới đối với bốn chủ đề chính trong sáng kiến của Đức: quyền lực, chức tư tế, phụ nữ trong Giáo hội và tình dục.
599 người tham gia từ 67 quốc gia, được khảo sát trực tuyến vào tháng 4, là những người hiện tại hoặc trước đây đã từng nhận học bổng ở Đức, nhưng các nhà nghiên cứu kết luận rằng điều này “không có nghĩa là họ tự động tiếp nhận quan điểm của Đức, biểu lộ qua sự khác biệt đáng kể… trong các câu trả lời, đặc biệt là theo khu vực”.
Gần hai phần ba số người được hỏi — hơn 90% trong số họ là người Công Giáo — đồng ý mạnh mẽ với tuyên bố cho rằng “sự tham gia chung của giáo dân và giáo sĩ trong sứ mệnh của Giáo hội quả hữu ích đối với việc công bố sứ điệp”.
Nhưng chỉ có 44% ủng hộ mạnh mẽ việc bãi bỏ luật bắt buộc linh mục độc thân và 42% kiên quyết ủng hộ việc nhận phụ nữ vào chức phó tế và linh mục. Chưa đến 38% đồng ý mạnh mẽ rằng “Giáo Hội Công Giáo nên đánh giá lại quan điểm của mình về đồng tính luyến ái”.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt rõ rệt về quan điểm giữa những người được hỏi ở Phi Châu và Mỹ Châu Latinh, trong đó người Phi Châu có nhiều xác suất đồng ý rằng “tình dục chỉ có thể có chỗ đứng trong hôn nhân Công Giáo” và không đồng ý với lời kêu gọi đánh giá lại đồng tính luyến ái.
Kết quả của cuộc nghiên cứu được đưa ra vào thời điểm nhạy cảm đối với những người ủng hộ Tiến Trình Công Nghị, một dự án được khởi động vào năm 2019 nhằm tập hợp các giám mục Đức và một số giáo dân để thảo luận về các chủ đề nóng bỏng như nữ phó tế, linh mục đã kết hôn và đồng tính luyến ái.
Các viên chức Vatican đã chỉ trích mạnh mẽ sáng kiến này trong chuyến viếng thăm ad limina vào tháng 11 của các giám mục Đức tới Rôma. Họ đã kêu gọi một lệnh cấm, nhưng đa số các giám mục Đức bác bỏ đề nghị này.
Với việc Vatican bày tỏ sự dè dặt sâu xa, các nhà tổ chức Tiến Trình Công Nghị đã bắt đầu nhấn mạnh rằng những mối quan tâm của họ được chia sẻ rộng rãi ở bên ngoài nước Đức và nên được đưa lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng hội đồng năm tới về tính đồng nghị ở Rome.
Phát biểu trước các Hồng Y của Vatican vào ngày 18 tháng 11, Chủ tịch hội đồng giám mục, Đức Cha Georg Bätzing, nhấn mạnh rằng “các vấn đề chúng ta đang giải quyết trong bốn diễn đàn và tại các phiên nhóm đồng nghị cũng đang được thảo luận ở các thành phần khác trong Giáo hội”.
Irme Stetter-Karp, đồng chủ tịch của Tiến Trình Công Nghị cùng với Giám mục Bätzing, cho biết vào ngày 19 tháng 11 rằng lời kêu gọi tạm hoãn “cho tôi thấy điều quan trọng là chúng ta phải rõ ràng đưa chương trình nghị sự của mình đến thượng hội đồng hoàn cầu”.
Tiến Trình Công Nghị đã công bố một tạp chí dài 68 trang bằng tiếng Anh vào tháng 8, nhằm mục đích xây dựng sự ủng hộ cho sáng kiến ở bên ngoài nước Đức.
Viết trong phần giới thiệu, Giám mục Bätzing và Stetter-Karp nói rằng tạp chí nhằm mục đích cho thấy rằng các chủ đề của đường lối đồng nghị đang được “giải quyết – có lẽ theo những cách khác nhau, nhưng không kém phần rõ ràng – ở nhiều nơi khác nhau trong toàn thể Giáo hội Hoàn vũ”.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 2 tháng 12, một trong những kiến trúc sư của Tiến Trình Công Nghị nói rằng sáng kiến này đã “mở ra” các vấn đề như giáo sĩ đã kết hôn, nữ linh mục và đồng tính luyến ái, và chúng hiện đang được “thảo luận trên phạm vi quốc tế, không chỉ ở Đức”.
Thomas Sternberg, cựu chủ tịch Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK) nhiều quyền lực, gợi ý rằng Tiến Trình Công Nghị đang gây ảnh hưởng hoàn cầu bởi vì nó không phải là một Thượng Hội Đồng về mặt Giáo luật và do đó “ngay cả những luận bác phê phán tiền chế ở Rome cũng không đi đến đâu cả”.
Ông nói thêm rằng các nhà tổ chức đã sử dụng các chiến thuật rút ra từ thế giới chính trị, chẳng hạn như sử dụng “các diễn trình và sự phát triển để biến các chủ đề thành đáng được thảo luận ngay từ đầu” nhằm tạo áp lực thay đổi trong Giáo hội.
Cuộc nghiên cứu về thái độ hoàn cầu đối với Tiến Trình Công Nghị, được thực hiện bởi Cơ quan Trao đổi Học thuật Công Giáo (KAAD) và Viện Giáo hội và Truyền giáo Hoàn cầu (IWM), là một phần của dự án mang tên “Tiến Trình Công Nghị - Quan điểm của Giáo hội Thế giới”.
Nghiên cứu được chia thành hai phần: “giai đoạn định lượng” trước nhất, tiếp theo là “giai đoạn định phẩm”. Giờ đây, các nhà nghiên cứu sẽ hướng dẫn các nhóm tập chú theo khu vực để hiểu rõ hơn về các ý kiến khác nhau.
Suy nghĩ về kết quả của giai đoạn định lượng, họ nói: “Tóm lại, có thể nói rằng những người tham gia có xu hướng tích cực củng cố vai trò và ảnh hưởng của giáo dân trong Giáo hội nhằm đạt được sự phân bổ quyền lực tốt hơn, điều này có thể cũng giúp trong việc công bố thông điệp. Cả hai khía cạnh đều nhận được sự chấp thuận rõ ràng, cho thấy các giá trị cao nhất trong cuộc khảo sát và sự đồng thuận rõ ràng trong mẫu thăm dò”.
“Ngược lại, có những ý kiến mâu thuẫn về giá trị của đời sống độc thân và cách sống của các linh mục ngày nay. Tuy nhiên, những người tham gia cũng không đồng ý rõ ràng với việc để họ quyết định lối sống của họ trong tương lai”.
“Ngoài ra, vai trò của phụ nữ trong các giáo xứ đã được đánh giá rõ ràng; tuy nhiên những người được hỏi bày tỏ ý kiến lưỡng diện về ảnh hưởng của phụ nữ trong giáo xứ và cộng đồng của họ. Ý tưởng cho phép họ được nhận vào các chức vụ được tấn phong có vẻ vẫn còn gây tranh cãi”. Các nhà nghiên cứu kết luận: “Cuối cùng, hầu hết những người được hỏi đều đồng ý rằng Giáo hội nên quan tâm sâu xa đến vấn đề tình dục, tuy nhiên, ý kiến của họ về giáo huấn hiện tại của Giáo hội về tình dục, hôn nhân và đồng tính luyến ái còn nhiều tính lưỡng diện hơn”.
“Các phân tích về sai biệt giữa các nhóm theo biến số bối cảnh cho thấy rằng vùng xuất xứ rất khác nhau trong mọi trường hợp. Ngược lại, các biến số khác như giới tính, lối sống hoặc giáo phái chỉ quan trọng ở một số khía cạnh chuyên biệt”.
Thảm bại dồn dập: 740 lính Putin tử trận cùng 11 chiến xa. Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nga bị cách chức?
VietCatholic Media
16:36 14/12/2022
1. Hàng ngũ quân Nga rối loạn, 740 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng với 11 chiến xa chỉ trong 24 giờ qua
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 14 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tá Oleksandr Motuzianyk cho biết trong 24 giờ qua quân Nga đã mất đến 740 binh sĩ, cùng với 4 xe tăng và 7 xe thiết giáp, chủ yếu tại các khu vực ngoại ô thành phố Bakhmut.
Quân Nga tử trận nhiều như vậy là hậu quả trực tiếp của cuộc tấn công bằng HIMARS vào Tổng Hành Dinh Wagner tại thành phố Kadiivka ở vùng Luhansk, hôm thứ Bẩy 10 tháng 12.
Quân Wagner là lực lượng chủ yếu trong trận chiến tại thành phố Bakhmut. Họ đã bỏ chạy sau khi không liên lạc được với cấp trên, là những người đã chết rồi vì trúng HIMARS. Theo các bloggers quân sự Nga, lực lượng này bỏ chạy tạo thành một hiệu ứng domino, khiến các đơn vị khác cũng lũ lượt bỏ chạy theo.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine, gọi tắt là SBU, căn cứ vào các cuộc đánh chặn những liên lạc của quân Nga, cũng xác nhận các thông tin của các bloggers quân sự Nga về hiện tượng lũ lượt bỏ chạy của quân Putin. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng cũng có các sĩ quan Nga cứng rắn đã ra lệnh bắn chết các binh sĩ Nga bỏ chạy. Chính vì thế, trận chiến xung quanh thành phố Bakhmut vẫn còn rất căng thẳng. Dù vậy, việc quân Nga bỏ chạy đã tạo ra các lỗ hổng chiến lược chết người cho quân Putin. Tình hình trong vài ngày tới con số thương vong của quân Nga sẽ còn tiếp tục dâng cao.
Các nguồn tin từ Mạc Tư Khoa cho biết Tổng Tham Trưởng quân Nga là Tướng Valery Vasilyevich Gerasimov đã bị cách chức. Tuy nhiên, bản tin của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh, ghi nhận tin đồn này đang lan rộng nhưng chưa thể xác minh.
Tưởng cũng nên nhắc lại là cho đến khi xảy ra cuộc tổng phản công của quân Ukraine vào Kharkiv, thương vong của quân Nga thường nằm trong khoảng dưới 200 binh sĩ mỗi ngày. Trong thời gian xảy ra cuộc tổng phản công Kharkiv, cụ thể là từ 6 tháng 9, đến 17 tháng 10, bình quân mỗi ngày có khoảng 600 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến. Nói như vậy để thấy rằng con số 740 tử sĩ trong 24 giờ là rất cao.
Tính chung, từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 14 tháng 12, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 96,000 quân xâm lược Nga. Ngoài ra, quân đội Ukraine cũng đã phá hủy hay tịch thu của quân Nga 2,970 xe tăng, 5,937 xe bọc thép, 1,931 hệ thống pháo, 404 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 211 hệ thống phòng không, 281 máy bay, 264 trực thăng, 1,617 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 592 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,562 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 171 đơn vị thiết bị đặc biệt.
Trong bài nói chuyện trước quốc dân đồng bào tối thứ Tư, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào sáng ngày thứ Tư, vào giờ cao điểm khi người dân đang trên đường đến nơi làm việc, quân xâm lược Nga đã phóng 13 máy bay không người lái kamikaze Shahed do Iran sản xuất vào thủ đô Kyiv. May mắn là tất cả đều bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ.
Ông Zelenskiy nói:
“Những kẻ khủng bố bắt đầu sáng nay với 13 máy bay không người lái Shahed. Theo thông tin sơ bộ, tất cả 13 máy bay không người lái đã bị lực lượng phòng không Ukraine của chúng ta bắn hạ! Làm tốt lắm! Tôi tự hào về các bạn!”
Tổng thống cũng kêu gọi người dân cảm ơn lực lượng phòng không nhưng đừng phớt lờ tín hiệu không kích.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 14 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Nội Vụ Ukraine cho biết không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận trong cuộc tấn công của quân Nga.
Tuy nhiên, mảnh vỡ của một máy bay không người lái của quân xâm lược đã làm hỏng chiếc xe của một người dân địa phương.
“Cảnh sát tuần tra của Kyiv đã nhận được báo cáo từ một cư dân của quận Shevchenkivskyi, là người có xe hơi bị hư hại do mảnh vỡ của một chiếc máy bay không người lái bị bắn rơi,” phát ngôn nhân nói.
Ngoài ra, hai tòa nhà hành chính và một tư gia đã bị hư hại trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái này.
2. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Sáng ngày thứ Tư 14 tháng 12, tại Mạc Tư Khoa đã nổi lên nhiều tin đồn cho rằng Tư Lệnh Quân Đội Nga Valery Gerasimov đã bị cách chức.
Valery Vasilyevich Gerasimov, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1955, là một tướng quân đội Nga, giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga và Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng.
Ông được tổng thống Vladimir Putin bổ nhiệm vào ngày 9 tháng 11 năm 2012 thay thế Nikolay Makarov.
Gerasimov bị cho là đã nghĩ ra “học thuyết Gerasimov” – kết hợp các chiến thuật quân sự, công nghệ, thông tin, ngoại giao, kinh tế, văn hóa và các chiến thuật khác nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược.
Gerasimov đã tham gia vào việc lập kế hoạch cho cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga. Các nguồn tin cho biết quyết định xâm lược Ukraine được đưa ra bởi Vladimir Putin và một nhóm nhỏ những người hiếu chiến xung quanh ông ta, bao gồm Gerasimov, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và cố vấn an ninh quốc gia của Putin là Nikolai Patrushev.
Vào ngày 27 tháng 4 năm 2022, ấn phẩm Defense Express của Ukraine tuyên bố rằng Gerasimov đã đến Izium để đích thân chỉ huy cuộc tấn công của Nga trong khu vực. Theo Cơ quan Thông tin Độc lập Ukraine, Gerasimov bị thương vào ngày 1 tháng 5 năm 2022 gần Izium. Hai quan chức Mỹ xác nhận Gerasimov đã ở trong khu vực nhưng một quan chức Ukraine cho biết khi sở chỉ huy bị tấn công, Gerasimov đã lên đường trở về Nga.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ bản tin của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh qua phần trình bày của Thảo Ly.
Vào ngày 06 tháng 12 năm 2022, Igor Girkin, một người Nga theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan rất nổi tiếng và là cựu sĩ quan tình báo quân đội, tuyên bố rằng ông ta đã dành hai tháng gắn bó với một tiểu đoàn của Cộng hòa Nhân dân Donetsk ở tiền tuyến. Ông cho biết những kinh nghiệm gần đây của ông đã tiết lộ một “cuộc khủng hoảng về hoạch định chiến lược” trong hoạt động của Nga ở Ukraine.
Kể từ khi được triển khai, Girkin cũng đã chế giễu việc quân đội Nga hiện đang quá chú trọng vào việc xây dựng các công trình phòng thủ hoành tráng đặt câu hỏi về tính hữu dụng của chúng trong chiến tranh hiện đại. Các bình luận của ông nêu bật cuộc tranh luận gay gắt về việc tiến hành chiến tranh vẫn tiếp diễn trong cộng đồng an ninh của Nga.
Những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội trong vòng 48 giờ qua cho rằng Tổng tham mưu trưởng Nga, Tướng Valery Gerasimov có thể đã bị sa thải chưa thể được xác minh. Tuy nhiên, căng thẳng phe phái có khả năng kéo dài đến cấp cao nhất trong hệ thống quân giai của Nga.
3. Tấn công cầu Melitopol gợi ý nơi Ukraine muốn tiến hành cuộc phản công mùa đông
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Melitopol Bridge Strike Hints Where Ukraine Wants to Bring Winter Offensive”, nghĩa là “Tấn công cầu Melitopol gợi ý nơi Ukraine muốn tiến hành cuộc phản công mùa đông.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo các chuyên gia, vụ nổ hôm thứ Hai tại một cây cầu quan trọng ở khu vực Zaporizhzhia của Ukraine hiện vẫn còn trong tay quân xâm lược Nga có thể ám chỉ nơi Ukraine có thể tập trung tấn công lực lượng Nga trong những tháng mùa đông.
Cây cầu được đề cập là cây cầu bắc qua sông Molochna giữa thành phố Melitopol và làng Kostyantynivka.
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti, dẫn lời chính quyền khu vực, hôm thứ Hai đưa tin rằng chất nổ đã được gài ở “mấu cầu”, cây cầu vẫn sống sót sau vụ nổ nhưng bị hư hại một phần. Theo RIA Novosti, giao thông qua đó đã bị đình chỉ.
Theo hãng tin nhà nước Nga TASS, lãnh đạo của một tổ chức thân Nga có trụ sở tại Zaporizhzhia đã đổ lỗi vụ nổ cho “những kẻ phá hoại” người Ukraine, viết trên Telegram rằng họ tấn công vào cây cầu để làm gián đoạn các tuyến tiếp tế cho các vùng Zaporizhzhia và Kherson.
Thị trưởng Melitopol Ivan Fedorov đã đề cập đến vụ tấn công trong một bài đăng trên Telegram vào hôm thứ Hai.
Ông viết: “Ở Melitopol, cây cầu nối thành phố với làng Kostyantynivka đã 'mệt mỏi'. “Đây là một trong những đối tượng quan trọng về mặt chiến lược sau sự 'mệt mỏi' của cây cầu Crimea. Chính nhờ cây cầu này mà quân xâm lược Nga đã vận chuyển thiết bị quân sự từ hướng đông.”
Newsweek không thể xác minh độc lập các chi tiết của các báo cáo của phương tiện truyền thông nhà nước Nga và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để có thêm thông tin và bình luận. Bộ Quốc phòng Ukraine cũng đã được liên lạc để xác nhận về khả năng có liên quan đến vụ nổ.
Sean Spoonts, một cựu chiến binh Hải quân Hoa Kỳ và là tổng biên tập của Báo cáo Lực lượng Hoạt động Đặc biệt, gọi tắt là SOFREP, nói với Newsweek rằng việc cắt đứt cây cầu đó khiến người Nga “khó khăn hơn nhiều” trong việc duy trì việc vận chuyển hàng tiếp tế trong khu vực. Nguồn cung cấp quân sự của Nga, chẳng hạn như thực phẩm, đồng phục và vũ khí, đã được báo cáo là thiếu. Spoonts cho biết việc để binh lính Nga ở lại khu vực mà không có đủ nguồn cung cấp, đặc biệt là trong những tháng mùa đông lạnh giá, có thể làm suy giảm mạnh mẽ khả năng sẵn sàng chiến đấu và giữ vững phòng tuyến của binh lính Nga.
Ông lưu ý rằng vụ nổ cầu có thể tiên báo một cuộc tấn công khác của quân đội Ukraine trong khu vực.
“Nhưng tôi đã nói trước rằng nếu bạn có thể giữ cho người Nga lạnh cóng và ngăn họ phục vụ đồ ăn nóng cho người của mình, thì thời tiết lạnh giá sẽ làm hầu hết công việc cho bạn,” Spoonts nói thêm.
Dan Soller, cựu đại tá tình báo Quân đội Hoa Kỳ, cũng nói với Newsweek rằng ông đang nhìn thấy “các dấu hiệu về khả năng tấn công vào mùa đông này” từ Zaporizhzhia về phía nam tới Melitopol. Trung tâm hành chính của vùng Zaporizhzhia là thành phố cùng tên. Thành phố Zaporizhzhia nằm ở phía bắc Melitopol.
Soller nói thêm rằng câu hỏi quan trọng là liệu Ukraine có khả năng tiến hành cuộc tấn công này hay không. Thời gian cũng sẽ là chìa khóa.
“Thời gian tốt nhất của Ukraine có thể là từ đầu tháng Giêng đến cuối tháng Hai,” Soller nói. “Điều đó thực sự chỉ phụ thuộc vào thời tiết và liệu các con sông và mọi thứ có bị đóng băng hay không. Điều đó sẽ giúp họ tiến hành các cuộc diễn tập tấn công dễ dàng hơn”.
4. Đoàn xe quân sự Belarus đi từ Brest tới biên giới Ukraine
Lữ Đoàn Dù số 38 đang di chuyển căn cứ của họ ở Brest theo hướng đông nam, về phía biên giới với vùng Volyn của Ukraine.
Các không ảnh cho thấy đoàn xe đang đi dọc theo đường cao tốc R17 về phía thị trấn Malorita, cách biên giới 13 km, và thị trấn nông nghiệp Mokrany, cách biên giới 3 km.
Ít nhất 25 chiếc xe thiết giáp BTR-80 đã được phát hiện cùng với gần 30 xe tải MAZ chở binh sĩ và thiết bị, ba khẩu súng cối 120 ly 2B23 Nona-M1 được kéo bởi máy kéo MZKT Volat, hai xe chở nhiên liệu và một chiếc R-145BM, xe chỉ huy và tham mưu, hai xe liên lạc, ít nhất năm xe của lực lượng biên phòng Bêlarut, xe cứu thương và hai bếp dã chiến.
Chủ tịch Ủy ban điều hành thành phố Brest đã xác nhận việc di dời Lữ Đoàn Dù số 38.
Một số bối cảnh: Diễn biến này xảy ra sau khi nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko có cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, ngay sau cái chết bí ẩn của Bộ Trưởng Ngoại Giao Belarus Makei.
Khi bắt đầu chiến tranh vào cuối tháng 2, các lực lượng Belarus và Nga đã tổ chức các cuộc tập trận chung, trong đó nhiều lực lượng Nga đã vượt qua biên giới Ukraine trong cuộc hành quân bất hạnh của họ tới thủ đô.
Vào tháng 10, Belarus tuyên bố sẽ thành lập một lực lượng khu vực chung với Nga và tiến hành các cuộc tập trận, gióng lên hồi chuông cảnh báo ở Kyiv. Tuy nhiên, các nhà phân tích đã nghi ngờ khả năng Belarus sẽ tham chiến vì những do rủi ro mà một sự tham gia tích cực như thế có thể gây ra cho sự tồn tại của chế độ Lukashenko. Khác với Nga, dân chúng Belarus phản đối chiến tranh một cách áp đảo. Chính Lukashenko và Makei cũng đã bác bỏ khả năng quân Belarus tấn công Ukraine theo yêu cầu của Putin.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, gọi tắt là CSTO, do Nga cầm đầu, Lukashenko đã dập tắt những tin đồn về việc can dự chặt chẽ hơn vào cuộc xâm lược của Nga.
Mô tả viễn cảnh quân đội Belarus tiến vào Ukraine là “hoàn toàn vô nghĩa”, Lukashenko nói, “nếu chúng tôi sử dụng binh sĩ của Lực lượng vũ trang để tham gia vào cuộc xung đột này, chúng tôi sẽ không thêm gì vào đó” khi ông đề cập đến lực lượng 40,000 quân của mình.
Hãng thông tấn nhà nước Belta của Belarus đưa tin ông nói với các phóng viên ở thủ đô Yerevan của Armenia rằng “Ngược lại, chúng tôi sẽ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Belarus không có vai trò trong cuộc xung đột này”.
Ông nói rằng Belarus đang đóng góp vào nỗ lực chiến tranh của Nga theo những cách khác nhưng nói rằng “chúng tôi không tham gia, chúng tôi không giết bất kỳ ai, chúng tôi không gửi binh sĩ đến đó vì không cần thiết.” Ông lặp lại một tuyên bố trước đó của Ngoại trưởng Makei rằng các cuộc đàm phán là cần thiết để kết thúc chiến tranh.
Các nhà lãnh đạo đối lập với Lukashenko cho rằng chính Nga đã giết chết Makei để dằn mặt Lukashenko, và nếu Lukashenko duy trì quan điểm hiện nay, kịch bản nhiều người thấy nhất là sau cái chết của Makei sẽ là cái chết của Lukashenko.
5. Thượng viện Ý đã thông qua quyết định của chính phủ gia hạn viện trợ quân sự cho Ukraine trong suốt năm 2023.
Theo Reuters, Thượng viện đã thông qua, với tỷ lệ phiếu 143-29, một nghị quyết tán thành việc vận chuyển vũ khí cho Ukraine theo thỏa thuận với các đồng minh NATO và Liên minh Âu Châu. Cần lưu ý rằng 29 nhà lập pháp đã bỏ phiếu chống.
Nghị quyết - được soạn thảo bởi liên minh cầm quyền, bao gồm đảng Huynh Đệ Ý của Meloni, Liên Minh của Matteo Salvini và Forza Italia của Silvio Berlusconi - cũng kêu gọi chính phủ tăng cường các nỗ lực ngoại giao vì hòa bình.
Để thuyết phục Thượng Viện Ý thông qua dự luật, Bộ trưởng Quốc phòng Guido Crosetto đã phải tuyên bố rằng việc cung cấp vũ khí từ Ý cho Ukraine sẽ dừng ngay khi các cuộc đàm phán hòa bình về chấm dứt cuộc xâm lược của Nga bắt đầu.
6. Ngoại trưởng Dmytro Kuleba nhận định: Nga có thể phát động một 'cuộc tấn công lớn' khác vào đầu năm 2023
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Could Launch Another 'Major Offensive' in Early 2023: Dmytro Kuleba”, nghĩa là “Ngoại trưởng Dmytro Kuleba nhận định: Nga có thể phát động một 'cuộc tấn công lớn' khác vào đầu năm 2023.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một quan chức hàng đầu của chính phủ Ukraine hôm thứ Ba cảnh báo rằng Nga có thể thực hiện một cuộc tấn công lớn khác vào đầu năm tới.
Dmytro Kuleba, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine, đã đưa ra một video tóm tắt trên kênh YouTube chính thức của bộ. Ông đã thảo luận về các kế hoạch tiềm năng của Nga, cho thấy quốc gia xâm lược có thể đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công xâm lược lần thứ hai trong vài tháng đầu năm 2023.
Kuleba nói: “Tôi nghĩ rằng khả năng phát động một cuộc tấn công lớn của Nga có thể sẽ được tái tục vào khoảng cuối tháng Giêng hoặc tháng 2. Đó là những gì họ đang cố gắng làm và những gì chúng tôi đang cố gắng ngăn chặn.”
“Tôi không có ý nói rằng điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng trong trường hợp tốt nhất, có tính đến việc động viên, nghĩa vụ quân sự mà họ đã thông báo, việc huấn luyện lính nghĩa vụ mới và việc di chuyển vũ khí hạng nặng của họ trên khắp đất nước—rõ ràng là họ vẫn nuôi hy vọng rằng họ sẽ có thể chọc thủng lưới của chúng ta và tiến sâu hơn vào Ukraine”.
Bất chấp dự đoán đáng ngại này, Kuleba nhấn mạnh rằng ông cũng tin rằng một nỗ lực tấn công mới của Nga sẽ thất bại và cam kết rằng Ukraine đang làm mọi thứ có thể để chuẩn bị cho điều đó.
Kuleba cũng cho biết Ukraine đang nỗ lực để chấm dứt cuộc chiến với Nga càng sớm càng tốt. Mặc dù không thể đưa ra mốc thời gian chính xác, nhưng ông nói thêm rằng việc kết thúc cuộc xâm lược vào mùa hè sẽ là một kịch bản lý tưởng.
Nếu Nga phát động một cuộc tấn công mới trong vài tháng đầu năm 2023, thì nó sẽ diễn ra vào khoảng thời gian kỷ niệm một năm cuộc chiến diễn ra. Nga lần đầu tiên tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào cuối tháng 2, tuyên bố với bằng chứng đáng ngờ rằng người dân tộc Nga đang bị bức hại ở một số khu vực ly khai nhất định và cam kết “triệt hạ” giới lãnh đạo Ukraine.
Cuộc xâm lược đã không diễn ra tốt đẹp cho Nga. Các chiến binh Ukraine, được hỗ trợ bởi viện trợ nước ngoài đáng kể, đã ngăn chặn quân Nga chiếm thủ đô Kyiv, buộc quân địch phải tập trung vào một số khu vực trọng yếu ở phía đông và nam, nơi các trận chiến vẫn đang diễn ra ác liệt.
Bất chấp những thất bại đáng kể về quân sự vào đầu mùa thu, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố sáp nhập 4 khu vực của Ukraine, bao gồm cả khu vực ly khai Donbas, vốn là cái cớ để Điện Cẩm Linh xâm lược. Các vụ sáp nhập nói chung vẫn chưa được thế giới công nhận và các lực lượng Ukraine kể từ đó đã tìm cách chiếm lại các khu vực quan trọng bên trong những miền này.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine để bình luận.
7. Mỹ cho biết cuộc gặp “thẳng thắn và thực chất” với các quan chức Trung Quốc đề cập đến chiến tranh Ukraine và các mối đe dọa từ Triều Tiên
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết các cuộc gặp gỡ giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc trong những ngày gần đây là “thẳng thắn và thực chất”, đồng thời cho biết thêm rằng hai bên đã trao đổi quan điểm về các vấn đề bao gồm hành động gây hấn của Nga ở Ukraine và các mối đe dọa của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên đối với an ninh khu vực trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Ned Price giải thích: “Các cuộc gặp diễn ra ở Lang Phường, Trung Quốc và chúng là cuộc gặp gỡ mới nhất trong một loạt các cam kết và là một phần trong hoạt động ngoại giao đang diễn ra của chúng tôi với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Cuộc đối thoại diễn ra sau cuộc gặp của Tổng thống Biden với Chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 14 tháng 11 bên lề G20 ở Bali.”
Các quan chức Hoa Kỳ đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong (Xie Feng, 谢峰) vào ngày 11 và 12 tháng 12. Phái đoàn Hoa Kỳ bao gồm Trợ lý Bộ trưởng Dan Kritenbrink, Giám đốc cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia về Trung Quốc và Đài Loan Laura Rosenberger, và Phó Trợ lý Ngoại trưởng về Trung Quốc và Đài Loan Điều phối viên Trung Quốc Rick Waters.
Một trong những vấn đề mà phía Mỹ nhấn mạnh là việc “đưa về nước những công dân Mỹ bị giam giữ oan sai hoặc bị cấm xuất cảnh ở Trung Quốc là ưu tiên cá nhân của Tổng thống”, quan chức này cho biết.
Phái đoàn Hoa Kỳ cũng đề cập đến các chủ đề và chủ đề vẫn đang tiếp diễn trong đường lối chính sách của chính quyền Biden đối với Trung Quốc.
“Là một phần của việc quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm, Trợ lý Bộ trưởng Kritenbrink và Giám đốc cấp cao Rosenberger nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập nền tảng cho mối quan hệ song phương, để bảo đảm rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc duy trì các kênh liên lạc cởi mở và quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm. Họ nhấn mạnh rằng cạnh tranh không được biến thành xung đột.”
“Trợ lý Bộ trưởng Kritenbrink và Giám đốc cấp cao Rosenberger đã nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cạnh tranh mạnh mẽ, bảo vệ lợi ích và giá trị của Hoa Kỳ, bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác”.
Sau các cuộc gặp, Trợ lý Bộ trưởng Kritenbrink và Giám đốc cấp cao Rosenberger đã tới Hán Thành và Tokyo để tham vấn về một loạt vấn đề khu vực và song phương từ ngày 12 đến 14 tháng 12
8. Biden: Mỹ sẽ tiếp tục gửi các trợ giúp vật chất tới Ukraine, nhưng không gửi quân đội
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết hôm thứ Hai rằng ông không có kế hoạch gửi quân đội Hoa Kỳ đến chiến đấu tại Ukraine.
“Có phải chúng ta đang gửi quân đến Ukraine hay không? Không, chúng ta đang gửi các khí tài chiến trang, như chúng ta đã từng làm, và hàng triệu đô la,” Biden nói với các phóng viên đi cùng ông ở Virginia sau câu hỏi về việc liệu chính quyền của ông có kế hoạch gửi quân đến Ukraine hay không.
Vào tháng 11, chính quyền Biden đã kêu gọi Quốc hội cấp thêm kinh phí để tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách Shalanda Young đã gửi thư tới Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi để yêu cầu nêu chi tiết về gói viện trợ cho Ukraine trị giá 37.7 tỷ Mỹ Kim.
Theo một tờ thông tin được chia sẻ với CNN, yêu cầu của Ukraine được lan truyền khắp bốn cơ quan chính phủ Hoa Kỳ. Young đã viết cho Pelosi rằng yêu cầu này sẽ “bảo đảm Ukraine có tài trợ, vũ khí và sự hỗ trợ cần thiết để tự vệ và những người dễ bị tổn thương tiếp tục nhận được viện trợ cứu sinh. Yêu cầu này cũng giải quyết tình trạng thiếu lương thực và năng lượng toàn cầu nghiêm trọng do cuộc xâm lược của Nga gây ra.”
Nó bao gồm 21.7 đô la cho Bộ Quốc phòng sẽ được chi cho các “thiết bị cho Ukraine, bổ sung kho dự trữ của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, và để tiếp tục hỗ trợ quân sự, tình báo và các hỗ trợ quốc phòng khác,” 14.5 tỷ đô la cho Bộ Ngoại giao để “hỗ trợ ngân sách trực tiếp cho Ukraine, đầu tư quan trọng trong thời kỳ chiến tranh, hỗ trợ an ninh, tăng cường an ninh lương thực toàn cầu và hỗ trợ nhân đạo,” 626 triệu đô la cho Bộ Năng lượng “để hỗ trợ an ninh hạt nhân cho Ukraine và hiện đại hóa Khu dự trữ Dầu mỏ Chiến lược,” và 900 triệu đô la cho Bộ Dịch vụ Y tế và Nhân sinh “để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe hỗ trợ tiêu chuẩn cho người Ukraine”
Kết quả cuộc điều tra tại tu viện Kyiv. Thảm cảnh Triều Tiên: Coi phim cũng bị hành quyết
VietCatholic Media
17:21 14/12/2022
1. Kết quả cuộc điều tra tại tu viện Kyiv-Pechersk Lavra có từ thế kỷ 11
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 10 tháng 12, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine đã trình bày một số kết quả điều tra liên quan đến những hành vi cộng tác của hàng giáo sĩ Giáo Hội Chính Thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC, trong cuộc xâm lược vẫn còn đang diễn ra của Nga.
Trong số các tổ chức bị cơ quan an ninh Ukraine nhắm đến có tu viện Kyiv-Pechersk Lavra có từ thế kỷ 11, còn được gọi là Tu viện Hang động, một trung tâm quan trọng của Chính Thống Giáo Ukraine. Ở miền tây Ukraine, các đặc vụ đã đột kích vào Tu viện Koretsky và Tu viện Volyn.
Trong một tuyên bố, cơ quan an ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết họ cần tiến hành kiểm tra để bảo đảm những kẻ phá hoại hoặc cộng tác viên bị cảnh sát truy nã không được trú ẩn trong các tòa nhà của UOC. “Các hoạt động này đang được thực hiện để ngăn chặn việc sử dụng các cộng đồng tôn giáo như cơ sở nằm vùng của 'thế giới Nga' và để bảo vệ người dân khỏi các hành động khiêu khích và khủng bố, trong số những thứ khác”. Các quan chức Ukraine cho biết tài liệu đã được tìm thấy trong các cuộc đột kích cho thấy UOC đã duy trì liên kết với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa trong suốt cuộc chiến. Cụm từ “thế giới Nga,” hay Russkiy mir, là một khái niệm mà Putin đã gợi lên để biện minh cho việc sáp nhập Crimea của mình và được coi là lý do để ông ta xâm lược Ukraine.
Phát biểu với tờ POLITICO của Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Klyment, phát ngôn viên của UOC, ban đầu coi thường các cuộc đột kích, nói rằng “cơ quan an ninh đang xem xét nhiều hơn các biện pháp y tế liên quan đến COVID.”
Nhưng vài ngày sau đó ngài lại nói: “Đó là sự thao túng chính trị - họ muốn buộc tội Lavra đã làm sai, nhưng cuối cùng, họ không tìm thấy bất cứ điều gì buộc tội, vũ khí hay kẻ phá hoại hay bất cứ thứ gì tương tự.”
Có thể không có vũ khí, nhưng SBU đã buộc tội một số giáo sĩ từ Lavra vì tội “tôn vinh nước Nga” trong các buổi lễ nhà thờ, dẫn dắt các bài thánh ca và bài hát về sự thức tỉnh của người Nga và đưa ra lời biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine. Người đứng đầu SBU Vasily Malyuk cho biết: “Những người chờ đợi 'sự thức tỉnh của Mẹ Nga' trong cuộc chiến toàn diện mà Nga đang tiến hành chống lại Ukraine cần hiểu rằng điều này gây tổn hại đến lợi ích và an ninh của Ukraine cũng như công dân của họ. “Chúng tôi sẽ không cho phép những biểu hiện như vậy.”
Các quan chức SBU cho biết các cuốn sách nhỏ ủng hộ Điện Cẩm Linh, sách và báo như “Người đưa tin Nga” đã được tìm thấy trong các cuộc đột kích.
Kể từ cuộc nổi dậy Maidan năm 2014, đã có nhiều lời kêu gọi cấm UOC vì liên kết với Nga. Nhiều người lo ngại rằng UOC là Con ngựa thành Troy. Khoảng 600 giáo xứ đã chuyển sang Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine tân lập, gọi tắt là OCU từ năm 2014 đến đầu năm 2022. Sau cuộc xâm lược, điều đó đã trở thành một dòng thác với hàng nghìn giáo xứ khác chuyển đổi sang OCU.
Với sự gia tăng chỉ trích - và trong một nỗ lực rõ ràng là cố gắng ngăn chặn sự chuyển đổi sang OCU - Giáo Hội Chính Thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã thông báo vào tháng 5 rằng họ đã viết lại điều lệ của mình, chấm dứt sự phụ thuộc vào Giáo Hội Chính thống Nga và Thượng Phụ Kirill. Nhưng UOC đã không công bố hiến pháp mới của mình và tiếp tục tổ chức các buổi lễ nơi các linh mục cầu nguyện cho nước Nga và ca ngợi thế giới Nga.
Trong một diễn biến đáng chú ý, các giáo sĩ tại tu viện Kyiv-Pechersk Lavra đã quyết định gia nhập OCU.
2. Ủy ban Âu châu bổ nhiệm tường trình viên về tự do tôn giáo
Hôm 07 tháng Mười Hai vừa qua, Ủy ban hành pháp của Liên hiệp Âu châu đã bổ nhiệm một nhà ngoại giao lão thành làm Tường trình viên đặc biệt về tự do tôn giáo ngoài lãnh thổ của Liên hiệp.
Đó là nam tước Frans van Daele, 75 tuổi, làm việc cạnh Phó chủ tịch Ủy ban hành pháp của liên hiệp Âu châu, là ông Margaritis Schinas. Ông Daele có nhiệm vụ đối thoại với các Giáo hội và các các cộng đoàn tôn giáo, cũng như tác tổ chức triết lý và không tôn giáo trong Liên hiệp, đồng thời cũng đặc trách về vấn đề cực đoan hóa.
Trong thông báo về việc bổ nhiệm, Ủy ban hành pháp của Liên hiệp Âu châu khẳng định rằng: “Tự do hoặc xác tín tôn giáo bị tấn công trong nhiều miền trên thế giới... Phái viên đặc biệt về tôn giáo có nhiệm vụ thiết lập một cuộc đối thoại với các chính quyền quốc gia và các thành phần liên hệ tại những nước đang chịu nạn kỳ thị về tôn giáo hoặc các xác tín. Ông phải hỗ trợ các tiến trình đối thoại liên văn hóa và liên tôn, nhất là cổ võ đối thoại giữa các đại diện các tôn giáo khác nhau và đề ra các sáng kiến chung, đưa ra những sáng kiến nhắm loại trừ và phòng ngừa sự cực đoan hóa về tôn giáo hoặc xác tín tại các nước thứ ba. Qua sự cộng tác với chính quyền các nước thứ ba, ông sẽ thăng tiến sự khác biệt tôn giáo và tinh thần bao dung trong khuôn khổ các chương trình giáo dục”.
Nam tước van Daele nguyên là Chánh văn phòng của Vua Philippe nước Bỉ (2013-2017), sau khi làm Chánh văn phòng của Chủ tịch Hội đồng Âu châu, ông Herman van Rompuy (2009-2012). Trước đó, ông đã làm đại diện thường trực của Bỉ cạnh tổ chức NATO, rồi đại sứ Bỉ tại Mỹ, đại sứ của Bỉ cạnh Liên hiệp Âu châu.
Đức Hồng Y Jean Claude Hollerich, Chủ tịch Ủy ban Giám mục Âu châu, gọi tắt là COMECE, đã chào mừng việc bổ nhiệm ông van Daele làm tường trình viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tuyên bố sẵn sàng cộng tác với ông, đồng thời kêu gọi Ủy ban hành pháp Âu châu cung cấp tài nguyên thích hợp cho công việc của ông, đồng thời xác định rõ ràng sứ mệnh ông được trao phó.
Cho đến nay, Văn phòng vị tường trình viên đặc biệt về tự do tôn giáo thường thiếu phương tiện tài chánh và nhân sự, và trách vụ này cũng không được xác định rõ ràng.
3. Triều Tiên xử tử thanh thiếu niên phát tán phim nước ngoài
Các quan chức đã làm cho cư dân của thành phố Hải Sâm (Hyesen, 海森) gần biên giới với Trung Quốc vô cùng sửng sốt vì đã xử tử công khai ba thanh thiếu niên vì bị cáo buộc đã xem và phát tán phim nước ngoài.
Theo UCANews ‘Những người xem hoặc phát tán phim truyền hình và phim Hàn Quốc, và những kẻ gây rối trật tự xã hội như giết người, sẽ bị kết án bằng một hình phạt cao nhất là tử hình!”
Các vụ hành quyết công khai tàn bạo không phải là hiếm có ở Bắc Triều Tiên, chính quyền thường xử dụng hình phạt để khủng bố người dân nhằm cấm cản họ!
Các vụ hành quyết diễn ra khoảng một tuần sau khi bọn cầm quyền tuyên bố sẽ đưa ra những hình phạt nghiêm khắc đối với những tội phạm liên quan đến truyền thông nước ngoài, đặc biệt những gì đến từ Hàn Quốc.
Các nhà quan sát cho biết chính quyền Bắc Triều Tiên lo lắng về làn sóng phim Hàn Quốc và phương Tây cũng như các chương trình ca nhạc và truyền hình trong những năm gần đây.
Các báo cáo cho biết phương tiện truyền thông này được nhập lậu vào nước này từ Trung Quốc và được phân phối khắp Triều Tiên trên các ổ đĩa USB và thẻ SD. Điều này khiến Triều Tiên lo lắng về sự xâm nhập văn hóa từ Hàn Quốc dân chủ và thịnh vượng, nơi mà họ nói có những phần tử “suy đồi và phản cách mạng” có khả năng làm chao đảo giới trẻ.
RFA trước đó đưa tin chính quyền đã tịch thu điện thoại thông minh của người dân và đưa ra các bản án nghiêm khắc cho những kẻ phạm tội.
Một nguồn tin nói với RFA rằng bất kỳ ai bị bắt xem phim nước ngoài trước tiên đều bị đưa đến trại lao động. Đối với tội tái phạm, người vi phạm cùng với cha mẹ sẽ bị buộc vào trại lao động cải tạo 5 năm. Cha mẹ bị trừng phạt vì đã không giáo dục con cái. Đến lần thứ ba dù người phạm tội còn vị thành niên vẫn bị tử hình
Hai thiếu niên bị hành quyết vì bán USB có nội dung bị cấm, được cho là đã bị gài bẫy bởi các gián điệp do chính quyền dàn dựng.
Một cư dân của tỉnh Bắc Hàm Cảnh Đầu (Hamgyong, 咸镜头) cho biết các vụ hành quyết dã man đã gieo rắc nỗi sợ hãi trong dân chúng. Người ấy nói: “Mặc dù có sự kiểm soát và đàn áp gắt gao nhằm xóa bỏ tư tưởng và văn hóa phản động, giới trẻ vẫn lén lút xem phim Hàn Quốc. … Vì vậy, bây giờ các nhà chức trách đang bắt tay vào một chiến dịch khủng bố thông qua các vụ hành quyết công khai.”