Phụng Vụ - Mục Vụ
Giáng Sinh lung linh Tình Chúa
Lm Nguyễn Xuân Trường
01:07 24/12/2019
Lời chào chúc “Mừng Chúa Giáng Sinh - Merry Christmas” đang tràn ngập khắp trái đất. Ngày nay, niềm vui mừng Chúa Giáng Sinh không chỉ là niềm vui riêng của người Công Giáo, mà là niềm vui chung của hàng tỷ người trên toàn thế giới. Niềm vui này đã bắt nguồn từ niềm vui vĩ đại mà sứ thần loan báo trong đêm năm xưa Chúa giáng sinh: “Này tôi loan báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng sẽ là Niềm Vui cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em.” Toàn thể nhân loại vui vì 3 lý do sau:
1.Ở CÙNG. Nhân loại vui vì Thiên Chúa đến ở cùng chúng ta. Nếu được Tổng thống hay Đức Giáo Hoàng tới thăm nhà mình chúng ta vui không? Vui ơi là vui. Thế thì khi được chính Chúa trời đất không chỉ tới thăm, mà tới ở cùng với chúng ta thì vui vô cùng. Chúa đến ở cùng chúng ta đã bày tỏ định luật của tình yêu: yêu nhau thì muốn ở gần với nhau.
2.CỨU ĐỘ. Nhân loại vui vì được Chúa đến cứu độ con người. Cứu độ không chỉ là Chúa đem con người lên thiên đàng sau khi chết, nhưng còn là Chúa nâng cao phẩm giá con người ngay khi sống. Thiên Chúa làm người để tái khẳng định: con người có phẩm giá cao cả giống hình ảnh Thiên Chúa. Thân phận loài người là con Thiên Chúa tối cao chứ không chỉ là một con vật tiến hóa. Quả thật, Thiên Chúa xuống với gia đình loài người để đem con người lên với gia đình Thiên Chúa.
3.QUÀ TẶNG. Nhân loại vui vì nhận được quà tặng vô giá là chính Chúa Giêsu. Thiên Chúa yêu nhân loại đến nỗi ban tặng chính Con Một Ngài. Một món quà vĩ đại nhất, quý giá nhất, yêu thương nhất.
Chúa Giáng Sinh nối lại liên hệ yêu thương giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau đã bị cắt đứt vì tội lỗi. Nơi hài nhi Giêsu, Thiên Chúa và con người đã nối kết thành một. Ngày xưa nguyên tổ phạm tội thì cửa địa đàng đã đóng lại. Còn nay Chúa giáng trần thì cửa trời mở ra, các thiên thần hát khúc ca nối kết tình Trời với đất, Thiên Chúa với con người:
Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người Chúa thương. -Amen.
------ Trân trọng giới thiệu 3 phút Video lễ Chúa giáng sinh: https://www.youtube.com/watch?v=bRdk_6nXDL0&t=316s
Lễ Vọng Giáng Sinh dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:30 24/12/2019
Bài Ðọc I: Is 62, 1-5
"Ngươi đẹp lòng Chúa".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Vì Sion, tôi sẽ không im tiếng, và vì Giêrusalem, tôi sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi Ðấng công chính xuất hiện như ánh sáng, Ðấng Cứu độ Sion đến như ngọn đuốc sáng ngời.
Mọi dân tộc sẽ thấy Người là Ðấng công chính của ngươi, và mọi đế vương sẽ thấy vinh hiển Người. Chính Chúa sẽ đặt cho ngươi một tên mới. Ngươi sẽ là triều thiên vinh hiển trong tay Chúa, và vương miện quyền bính trong tay Thiên Chúa ngươi. ngươi sẽ không còn gọi là kẻ bị ruồng bỏ, và đất ngươi sẽ không còn gọi là chốn hoang vu. Ngươi sẽ được gọi là "kẻ Ta ưa thích", và đất ngươi sẽ được gọi là đất có dân cư, vì ngươi đẹp lòng Thiên Chúa và đất ngươi sẽ có dân cư.
(Như) thanh niên sẽ ở cùng trinh nữ, con cái ngươi sẽ ở trong ngươi; (như) người chồng sẽ vui mừng vì vợ, Thiên Chúa ngươi cũng sẽ vui mừng vì ngươi.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 88, 4-5. 16-17. 27 và 29
Ðáp: Lạy Chúa, con sẽ ca ngợi tình thương của Chúa tới muôn đời
Xướng: Ta đã ký minh ước cùng người Ta tuyển lựa, Ta đã thề cùng Ðavít là tôi tớ của Ta rằng: "Cho tới muôn đời Ta bảo tồn miêu duệ của ngươi, và Ta thiết lập ngai báu ngươi qua muôn thế hệ".
Xướng: Phúc thay dân tộc biết hân hoan, lạy Chúa, họ tiến thân trong ánh sáng nhan Ngài. Họ luôn luôn mừng rỡ vì danh Chúa, và tự hào vì đức công minh Ngài.
Xướng: Chính người sẽ thưa cùng Ta: "Chúa là Cha con, là Thiên Chúa và Ðá Tảng cứu độ của con". Ðời đời Ta sẽ dành cho người lòng sủng ái, và lời ước Ta ký với người sẽ được mãi mãi duy trì.
Bài Ðọc II: Cv 13, 16-17. 22-25
"Thánh Phaolô làm chứng về Chúa Kitô, con vua Ðavít".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Phaolô đến Antiôkia thuộc Pisiđia, vào hội đường, đứng lên, giơ tay ra hiệu cho mọi người yên lặng rồi nói: "Hỡi người Israel và những kẻ kính sợ Thiên Chúa, hãy nghe đây. Thiên Chúa Israel đã chọn Tổ phụ chúng ta, Người đã thăng tiến dân Người khi họ còn cư ngụ trong nước Ai-cập, và Người ra tay mạnh mẽ đưa cha ông chúng ta ra khỏi nước ấy.
"Sau khi loại bỏ Saolê, Chúa đã đặt Ðavít lên làm vua dân Người, để chứng nhận điều đó, chính Người đã phán: "Ta đã gặp được Ðavít, con của Giêsê, người vừa ý Ta, người sẽ thi hành mọi ý muốn của Ta".
"Bởi dòng dõi Ðavít, theo lời hứa, Thiên Chúa ban cho Israel Ðức Giêsu làm Ðấng Cứu Ðộ, Ðấng mà Gioan đã báo trước, khi ông đến rao giảng phép rửa thống hối cho toàn dân Israel. Khi Gioan hoàn tất hành trình, ông tuyên bố: "Tôi không phải là người mà anh em lầm tưởng; nhưng đây, Người sẽ đến sau tôi mà tôi không đáng cởi dây giày dưới chân Người".
Ðó là lời Chúa.
Alleluia
Alleluia, alleluia! - Ngày mai tội lỗi trần gian sẽ được xoá bỏ, và Ðấng Cứu Thế sẽ ngự trị trên chúng ta. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 1, 1-25 (bài dài)
"Dòng dõi Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Sách gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít, con của Abraham. Abraham sinh Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa; Phares sinh (bởi bà Thamar) và các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Ðavít.
Ðavít sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Robo-am; Roboam sinh Abia; Abia sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manas-se; Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời lưu đày ở Babylon.
Sau thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Salathiel sinh Zorababel; Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc; Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan; Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô.
Vậy, từ Abraham đến Ðavít có tất cả mười bốn đời, từ Ðavít đến cuộc lưu đày ở Babylon có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười bốn đời.
Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, bà đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse, bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo:
"Hỡi Giuse con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội". Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng: "Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta".
Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời thiên thần Chúa truyền. Ông tiếp nhận bạn mình, nhưng không ăn ở với nhau, cho đến khi Maria sinh con trai đầu lòng, thì Giuse đặt tên con trẻ là Giêsu.
Ðó là lời Chúa.
"Ngươi đẹp lòng Chúa".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Vì Sion, tôi sẽ không im tiếng, và vì Giêrusalem, tôi sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi Ðấng công chính xuất hiện như ánh sáng, Ðấng Cứu độ Sion đến như ngọn đuốc sáng ngời.
Mọi dân tộc sẽ thấy Người là Ðấng công chính của ngươi, và mọi đế vương sẽ thấy vinh hiển Người. Chính Chúa sẽ đặt cho ngươi một tên mới. Ngươi sẽ là triều thiên vinh hiển trong tay Chúa, và vương miện quyền bính trong tay Thiên Chúa ngươi. ngươi sẽ không còn gọi là kẻ bị ruồng bỏ, và đất ngươi sẽ không còn gọi là chốn hoang vu. Ngươi sẽ được gọi là "kẻ Ta ưa thích", và đất ngươi sẽ được gọi là đất có dân cư, vì ngươi đẹp lòng Thiên Chúa và đất ngươi sẽ có dân cư.
(Như) thanh niên sẽ ở cùng trinh nữ, con cái ngươi sẽ ở trong ngươi; (như) người chồng sẽ vui mừng vì vợ, Thiên Chúa ngươi cũng sẽ vui mừng vì ngươi.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 88, 4-5. 16-17. 27 và 29
Ðáp: Lạy Chúa, con sẽ ca ngợi tình thương của Chúa tới muôn đời
Xướng: Ta đã ký minh ước cùng người Ta tuyển lựa, Ta đã thề cùng Ðavít là tôi tớ của Ta rằng: "Cho tới muôn đời Ta bảo tồn miêu duệ của ngươi, và Ta thiết lập ngai báu ngươi qua muôn thế hệ".
Xướng: Phúc thay dân tộc biết hân hoan, lạy Chúa, họ tiến thân trong ánh sáng nhan Ngài. Họ luôn luôn mừng rỡ vì danh Chúa, và tự hào vì đức công minh Ngài.
Xướng: Chính người sẽ thưa cùng Ta: "Chúa là Cha con, là Thiên Chúa và Ðá Tảng cứu độ của con". Ðời đời Ta sẽ dành cho người lòng sủng ái, và lời ước Ta ký với người sẽ được mãi mãi duy trì.
Bài Ðọc II: Cv 13, 16-17. 22-25
"Thánh Phaolô làm chứng về Chúa Kitô, con vua Ðavít".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Phaolô đến Antiôkia thuộc Pisiđia, vào hội đường, đứng lên, giơ tay ra hiệu cho mọi người yên lặng rồi nói: "Hỡi người Israel và những kẻ kính sợ Thiên Chúa, hãy nghe đây. Thiên Chúa Israel đã chọn Tổ phụ chúng ta, Người đã thăng tiến dân Người khi họ còn cư ngụ trong nước Ai-cập, và Người ra tay mạnh mẽ đưa cha ông chúng ta ra khỏi nước ấy.
"Sau khi loại bỏ Saolê, Chúa đã đặt Ðavít lên làm vua dân Người, để chứng nhận điều đó, chính Người đã phán: "Ta đã gặp được Ðavít, con của Giêsê, người vừa ý Ta, người sẽ thi hành mọi ý muốn của Ta".
"Bởi dòng dõi Ðavít, theo lời hứa, Thiên Chúa ban cho Israel Ðức Giêsu làm Ðấng Cứu Ðộ, Ðấng mà Gioan đã báo trước, khi ông đến rao giảng phép rửa thống hối cho toàn dân Israel. Khi Gioan hoàn tất hành trình, ông tuyên bố: "Tôi không phải là người mà anh em lầm tưởng; nhưng đây, Người sẽ đến sau tôi mà tôi không đáng cởi dây giày dưới chân Người".
Ðó là lời Chúa.
Alleluia
Alleluia, alleluia! - Ngày mai tội lỗi trần gian sẽ được xoá bỏ, và Ðấng Cứu Thế sẽ ngự trị trên chúng ta. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 1, 1-25 (bài dài)
"Dòng dõi Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Sách gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít, con của Abraham. Abraham sinh Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa; Phares sinh (bởi bà Thamar) và các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Ðavít.
Ðavít sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Robo-am; Roboam sinh Abia; Abia sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manas-se; Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời lưu đày ở Babylon.
Sau thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Salathiel sinh Zorababel; Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc; Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan; Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô.
Vậy, từ Abraham đến Ðavít có tất cả mười bốn đời, từ Ðavít đến cuộc lưu đày ở Babylon có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười bốn đời.
Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, bà đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse, bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo:
"Hỡi Giuse con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội". Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng: "Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta".
Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời thiên thần Chúa truyền. Ông tiếp nhận bạn mình, nhưng không ăn ở với nhau, cho đến khi Maria sinh con trai đầu lòng, thì Giuse đặt tên con trẻ là Giêsu.
Ðó là lời Chúa.
Để gia đình được hạnh phúc
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:30 24/12/2019
Lễ Thánh Gia Thất
Hc 3,3-7.14-17; Cl 3,12-21; Mt 2,13-15.19-23
Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ Thánh Gia Thất, là gia đình của Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse. Dựa vào Lời Chúa trong thánh lễ này, chúng ta chiêm ngắm gia đình Thánh Gia như mẫu gương tuyệt hảo cho mỗi gia đình học hỏi khi đối diện với những khó khăn thử thách. Chúng ta suy tư về những đức tính cần thiết của một gia đình phải có cho sự phát triển nhân bản và nên thánh của mỗi người trong gia đình.
1- Những phẩm chất cần thiết
Ở bài đọc I trích sách Huấn Ca (Hc 3,2-6.12-14), chúng ta thấy rằng nếu mỗi người trong gia đình biết yêu thương và tôn trọng lẫn nhau sẽ làm cho gia đình thực sự trở thành mảnh đất tốt cho sự phát triển nhân đức và thánh thiện: Đó là lúc con cái sống hiếu thảo với cha mẹ và cha mẹ luôn yêu thương và chăm lo cho con cái. Điều này sẽ mang lại cho gia đình biết bao niềm thương mến và hạnh phúc từ mỗi thành viên. Đặc biệt, con cái biết thảo hiếu và chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ già yếu và bệnh tật. Đó là yếu tố quan trọng của một gia đình muốn thực sự trở thành gia đình thánh thiện. Như thế, thảo hiếu cha mẹ hay cha mẹ yêu thương con cái không chỉ là hiện diện với nhau khi cuộc sống gia đình bình an và yên ổn, hay chỉ khi cơm lành canh ngọt, nhưng cả khi gia đình gặp khó khăn, thử thách, khi đau yếu, già nua, bệnh tật… đó là lúc chữ hiếu thảo phải được chứng tỏ một cách rõ ràng nhất.
Trong bài đọc II, trích từ thư gửi tín hữu Côlôxê, chúng ta tìm thấy tình yêu hay lòng bác ái là yếu tố, là mối giây giữ cho gia đình được bình an và hạnh phúc. Tuy nhiên, tình yêu mà thánh Phaolô nói ở đây bằng những hạn từ rất cụ thể. Ngài nói với mọi thành viên trong gia đình rằng: “Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, thánh hiến và yêu thương. Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nãi. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau… Anh em hãy tha thứ cho nhau” (Cl 3,12-13).
Ngài nhắn nhủ những ai làm vợ: “Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa” (Cl 3,18).
Ngài nhắc bảo những ai làm chồng: “Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ” (Cl 3,19).
Cuối cùng, ngài cũng không quên khuyên bảo những ai làm cha mẹ và làm con: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng” (Cl 3,12-21).
Đây là những giáo huấn quan trọng giúp gia đình trở thành tổ ấm bình an và hạnh phúc, trở thành môi trường cho mỗi thành viên phát triển nhân cách và nên thánh. Nhất là trong những lúc khó khăn thử thách, tình yêu thương là sức mạnh giúp gia đình đứng vững và vượt qua những khó khăn thử thách đó.
2- Khi gia đình gặp thử thách
Trong bài Tin Mừng, chúng ta tìm thấy một khía cạnh khác của một gia đình tốt lành và thánh thiện, đó là sự gắn bó, sự tuân phục và thực hành thánh ý Thiên Chúa. Đây là bí quyết của Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse. Nếu quan sát, chúng ta sẽ thấy rằng Ba Đấng trong Thánh Gia là những con người luôn tuân phục Thiên Chúa, các Ngài rất nhạy bén trong việc phân định thái độ phù hợp theo thánh ý Thiên Chúa. Khi thánh ý đó trở nên rõ ràng, cả Ba Đấng đều thực hiện thánh ý và làm theo lời Chúa.
Trích đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe tường thuật về một thời điểm rất khó khăn trong cuộc sống của Thánh Gia. Trẻ Giêsu chào đời bị bạo chúa Hêrôđê coi là mối đe dọa cho vương quyền của ông, nên ông đã tìm cách giết hại Hài Nhi và các con trẻ khác từ hai tuổi trở xuống. Ông chủ trương giết nhầm hơn bỏ sót. Chúng ta hãy tưởng tượng xem, gia đình Thánh Gia phải đối diện với nỗi sợ hãi và khó khăn như thế nào trước sự độc ác và nguy hiểm này!
Có lẽ, chúng ta cũng đã có những kinh nghiệm về những khó khăn tương tự của gia đình mình, và hãy hình dung: khi một thành viên trong gia đình chúng ta đang bị săn lùng để kết án vì một tội mà người đó không vi phạm. Trước một hoàn cảnh nguy hiểm như thế, chúng ta sẽ làm gì? Có phải gia đình chúng ta sẽ gắn kết với nhau trong những giây phút khó khăn này hay gia đình chúng ta sẽ chia rẽ nhau và mỗi người một hướng không?
Chúng ta hãy học từ gương thánh Giuse, ngài thật là một người nhạy bén với ý muốn của Thiên Chúa. Chỉ qua giấc mơ, Thiên Chúa mạc khải cho ngài biết mối nguy hiểm này và truyền cho ngài phải đưa Con Trẻ và Mẹ Người trốn sang Ai Cập. Thánh Giuse đã mau mắn thực hiện theo sự linh hướng này. Và sau khi vua Hêrôđê băng hà, ngài lại đưa cả hai về Nadarét để sinh sống.
3- Bài học từ Thánh Gia
Quả là một mẫu gương tuyệt hảo cho mỗi người chúng ta về sự nhạy bén trước thánh ý Thiên Chúa. Đức Maria cũng là người đã hoàn toàn vâng theo thánh ý Thiên Chúa khi thiên thần truyền tin. Mẹ đã hoàn toàn phó thác và hiến mình cho thánh ý Thiên Chúa. Cả hai là mẫu gương cho những ai làm cha, làm mẹ về sự nhạy bén và sẵn sàng trước thánh ý Thiên Chúa. Cả hai chỉ tìm thánh ý đó để thực hiện. Đặc biệt, cả hai đã áp dụng thánh ý Thiên Chúa cho sự tốt lành của người con. Vâng, nhiều lúc, các bậc làm cha mẹ bị cám dỗ là lấy ý mình thay cho ý Chúa để áp dụng cho con cái. Nhưng điều chúng ta muốn nhiều lúc không phải là điều Chúa muốn cho con cái; điều chúng ta cho là tốt lại không phải là điều tốt cho con cái. Vì thế, chúng ta cần học nơi thánh Giuse và Đức Maria về điểm này, là kiên vững theo thánh ý Chúa để tìm kiếm sự tốt lành cho con cái. Khi chúng ta sẵn sàng để lắng nghe thánh ý Thiên Chúa, gia đình không chỉ có tình yêu thương, mà còn có sự bảo vệ, sự chăm sóc mà Thiên Chúa ban cho gia đình bạn. Khi chúng ta vâng phục theo thánh ý Thiên Chúa, chúng ta sẽ bảo vệ nhau tốt hơn. Khi chúng ta vâng theo thánh ý Thiên Chúa, chúng ta có thể tìm kiếm những gì thực sự là tốt cho nhau.
Vì thế, tôi mời gọi các thành viên trong gia đình hãy mở lòng, mở mắt và mở tai ra để nhìn vào gia đình của mình, tôi dám chắc rằng bạn sẽ cảm nghiệm về sự chăm sóc của cha mẹ đối với con cái. Hãy nhìn xung quanh chúng ta, có nhiều người trẻ chăm sóc những cha mẹ già; có nhiều người sống trong cảnh thiên tai, động đất, bão lụt, chiến tranh, nên gia đình họ tan nát, nhưng nhiều cha mẹ vẫn cố gắng để bảo vệ và chăm sóc con cái, dẫu nhiều lúc họ phải thí mạng sống mình vì con cái.
Chúng ta hãy cố gắng làm một điều gì đó để giúp đỡ những gia đình như thế, chứ không chỉ khép kín trong gia đình mình. Ước mong rằng điều xưa đã xảy ra cho Đức Maria, thánh Giuse và Chúa Giêsu thì nay tiếp tục được thực hiện trong mỗi gia đình. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì gia đình chính là hồng ân Chúa ban. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ Vọng Giáng Sinh 24/12/2019
J.B. Đặng Minh An dịch
17:28 24/12/2019
Lúc 9h30 tối thứ Ba 24 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Vọng Giáng Sinh. Đây là năm thứ bẩy ngài cử hành thánh lễ này trong cương vị Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh.
Đồng tế với Đức Thánh Cha có 30 Hồng Y, 40 Tổng Giám Mục và Giám Mục, 250 linh mục, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.
Đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính.
Khi bài ca Vinh Danh được xướng lên, tất cả các chuông của Đại Vương cung Thánh đường được đánh lên cùng với đàn phong cầm.
Cạnh máng cỏ ở trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có một ngai nhỏ trên đó có đặt một sách Tin Mừng, để nói lên rằng trong biến cố vĩ đại của đêm Giáng Sinh: Lời của Thiên Chúa đã làm người.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
“Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng” ( Is 9: 1 ). Lời tiên tri được nêu trong Bài đọc thứ nhất đã được hiện thực hóa trong bài Phúc Âm: thực thế, trong khi những người chăn cừu đang trông coi vùng đất của họ vào ban đêm, “vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh” ( Lc 2:9). Trong đêm tăm tối của trái đất, một ánh sáng đã xuất hiện từ trời cao. Ánh sáng này xuất hiện trong tăm tối có nghĩa là gì? Tông đồ Phaolô gợi ý với chúng ta rằng: “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ”. Ân sủng của Thiên Chúa, “đem ơn cứu độ đến cho mọi người” ( Tt 2:11), đã bao trùm thế giới tối nay.
Nhưng ân sủng này là gì? Thưa đó là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu làm thay đổi cuộc sống, canh tân lịch sử, giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, đem lại hòa bình và niềm vui. Đêm nay tình yêu của Thiên Chúa đã được chỉ ra cho chúng ta: tình yêu ấy là Chúa Giêsu. Nơi Chúa Giêsu, Đấng Tối Cao đã tự làm cho mình nhỏ lại, để được chúng ta yêu mến. Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở thành một Hài Nhi, để được chúng ta ôm ấp. Nhưng, chúng ta vẫn có thể tự hỏi, tại sao Thánh Phaolô gọi việc Thiên Chúa đến với thế giới của chúng ta là một “ân sủng”? Thưa để nói với chúng ta rằng đó là một món quà nhưng không. Trong khi ở đây, trên trái đất này, mọi thứ dường như phải tương ứng với luận lý trao ra để nhận lại, thì Chúa lại đến với chúng ta như một ân sủng nhưng không. Tình yêu của Người không thể đổi chác: chúng ta chưa làm gì để xứng đáng với điều đó và chúng ta sẽ không bao giờ có thể hậu tạ lại cho Ngài.
Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ. Tối nay, chúng ta nhận ra rằng dù chúng ta không đáng với điều đó, Ngài đã tự làm mình trở nên nhỏ bé vì chúng ta; và trong khi chúng ta tiếp tục bận rộn với công việc của mình, Ngài đã đến giữa chúng ta. Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta rằng Chúa tiếp tục yêu mến mọi người, ngay cả những kẻ rốt cùng nhất. Với tôi, với anh chị em, với mỗi người trong chúng ta hôm nay, Chúa nói: “Ta yêu mến con và sẽ luôn luôn yêu mến con, con thật quý giá trong mắt Ta”. Chúa không yêu mến anh chị em vì anh chị em nghĩ đúng và cư xử chừng mực; Ngài đơn giản là yêu mến anh chị em. Tình yêu của Ngài là vô điều kiện, nó không phụ thuộc vào anh chị em. Anh chị em có thể có những quan niệm sai lầm, anh chị em có thể đã kết hợp lẫn lộn những quan niệm của mình trong tất cả các sắc màu, nhưng Chúa không ngừng yêu thương anh chị em. Đã bao lần chúng ta nghĩ rằng Chúa nhân từ nếu chúng ta tốt và Ngài trừng phạt chúng ta nếu chúng ta xấu. Không phải như thế. Dù chúng ta sống trong tội lỗi, Chúa vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta. Tình yêu của Người không thay đổi, không dao động; Người chung thủy, và kiên nhẫn. Đây là ân sủng chúng ta tìm thấy trong biến cố Giáng Sinh: chúng ta khám phá với sự kinh ngạc rằng Chúa là tất cả những nhưng không/ có thể có, và tất cả sự dịu dàng/ có thể được. Vinh quang của Ngài không làm chúng ta choáng váng, sự hiện diện của Ngài không làm chúng ta sợ hãi. Ngài sinh ra nghèo khó về mọi thứ, để chinh phục chúng ta bằng sự phong phú trong tình yêu của Người.
Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ. Ân sủng đồng nghĩa với vẻ đẹp. Tối nay, trong vẻ đẹp của tình yêu Chúa, chúng ta cũng tái khám phá vẻ đẹp của mình, bởi vì chúng ta là những người thân yêu của Chúa. Dù tốt dù xấu, dù khỏe mạnh hay đau yếu, dù vui hay buồn, trong mắt Chúa, chúng ta đều trông rất đẹp: không phải vì chúng ta làm gì, nhưng vì chúng ta là ai. Trong mỗi người chúng ta, có một vẻ đẹp không thể xóa nhòa, một vẻ đẹp không thể thay thế, đó là cốt lõi của bản thể chúng ta. Hôm nay, Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta về điều đó, khi Ngài từ ái mặc lấy nhân tính của chúng ta và biến nó thành của riêng mình, “kết hôn” với nó mãi mãi.
Thật vậy, “niềm vui trọng đại” được loan báo cho các mục đồng tối nay là niềm vui “của tất cả mọi người”. Trong những người chăn cừu, những người chắc chắn không phải là các vị thánh, chúng ta thấy mình ở đó, với những mỏng dòn và yếu đuối của chúng ta. Khi gọi các mục đồng này, Chúa cũng gọi chúng ta, vì Ngài yêu mến chúng ta. Và, trong những đêm đen của cuộc đời, Ngài nói với chúng ta “Đừng sợ” ( Lc 2,10). Hãy can đảm, đừng mất niềm tin, đừng mất hy vọng, đừng nghĩ rằng yêu thương là mất thời gian! Đêm nay tình yêu đã vượt qua nỗi sợ hãi, một hy vọng mới xuất hiện, ánh sáng dịu dàng của Thiên Chúa đã chinh phục bóng tối kiêu ngạo của con người. Hỡi nhân loại, Thiên Chúa yêu mến ngươi và trở thành con người vì ngươi, ngươi không còn cô đơn!
Anh chị em thân mến, chúng ta phải làm gì khi đối diện với ân sủng này? Một điều thôi: đó là chào đón ân sủng ấy. Trước khi đi tìm Chúa, chúng ta hãy để cho mình được Người tìm kiếm, Người luôn tìm kiếm chúng ta trước. Chúng ta không bắt đầu từ khả năng của mình, nhưng từ ân sủng của Người, bởi vì Người là Chúa Giêsu, là Đấng Cứu Rỗi. Chúng ta hãy dán mắt nhìn vào Hài Nhi và để bản thân mình được bao bọc bởi sự dịu dàng của Người. Chúng ta sẽ không còn lý do để từ khước tình yêu của Người: những gì là sai lầm trong cuộc sống, những gì vẫn còn là bất toàn trong Giáo Hội, những gì vẫn còn là vấn đề của thế giới sẽ không còn là một lời biện minh. Nó sẽ lui vào hậu trường, vì khi đối mặt với tình yêu điên rồ của Chúa Giêsu, một tình yêu quá sức hiền lành và gần gũi, không còn có lý do nào để thoái thác. Câu hỏi được đưa ra trong ngày lễ Giáng Sinh này là: “Tôi có để mình được Chúa yêu không? Tôi có phó thác chính mình trong tình yêu cứu độ của Ngài hay không?”
Một hồng ân tuyệt vời như thế xứng đáng với lòng biết ơn. Chấp nhận ân sủng là biết làm sao cảm ơn. Nhưng cuộc sống của chúng ta thường xa cách lòng biết ơn này. Hôm nay là ngày thích hợp để chúng ta đến gần nhà tạm, máng cỏ và nôi Chúa Hài Đồng, để nói lên lời cảm ơn. Chúng ta chào đón ân sủng là Chúa Giêsu, để sau đó trở thành một ân sủng cho người khác như Chúa Giêsu. Trở thành một ân sủng là mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Và đó là cách tốt nhất để thay đổi thế giới: chúng ta thay đổi, Giáo Hội thay đổi, lịch sử thay đổi khi chúng ta bắt đầu biết thay đổi chính chúng ta để biến chúng ta thành một hồng ân, chứ không phải bắt đầu bằng mong muốn thay đổi người khác.
Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy điều đó tối nay: Ngài không thay đổi lịch sử bằng cách ép buộc ai đó hoặc thúc bách bằng hàng loạt những lời nói, nhưng bằng ân sủng là chính cuộc sống Ngài. Ngài không chờ đợi chúng ta trở nên tốt để yêu mến chúng ta, nhưng Ngài đã trao ban chính Ngài cho chúng ta một cách nhưng không. Chúng ta cũng vậy, đừng chờ đợi người khác trở nên tốt mới cư xử tốt với họ, cũng đừng chờ đợi Giáo Hội hoàn thiện mới yêu mến Giáo Hội, đừng chờ đợi người khác đánh giá cao chúng ta rồi mới phục vụ họ. Hãy bắt đầu. Đây là cách để chào đón ân sủng này. Và sự thánh thiện không gì khác hơn là bảo vệ sự nhưng không này.
Một truyền thuyết đáng yêu kể rằng, khi Chúa Giêsu ra đời, những người chăn cừu đã đổ xô đến hang đá với nhiều món quà khác nhau. Mỗi người mang đến những gì người ấy có, là thành quả của công việc họ, hay là những thứ quý giá đối với họ. Nhưng trong khi mọi người lên đường với những món quà hào phóng của họ, có một người chăn cừu không có gì. Anh ta rất nghèo, anh ấy không có gì để trao tặng Chúa Hài Đồng. Trong khi mọi người tranh nhau tặng quà, anh ta đứng cách xa, lòng đầy hổ thẹn. Một lúc nào đó, Thánh Giuse và Đức Mẹ, đặc biệt là Đức Mẹ, gặp khó khăn trong việc nhận tất cả những món quà này, vì quá nhiều người muốn giúp đỡ Hài Nhi. Sau đó, khi nhìn thấy người chăn cừu với hai bàn tay trắng, Đức Mẹ bảo anh ta đến gần. Và Mẹ đặt Chúa Giêsu vào tay anh. Người chăn cừu đó, khi chào đón Chúa Hài Đồng, nhận ra rằng anh ta đã nhận được những gì mình không xứng đáng, và rằng anh ta đang nhận được một hồng ân lớn nhất trong lịch sử trong tay mình. Anh nhìn đôi tay mình, đôi bàn tay luôn có vẻ là hai bàn tay trắng đối với anh: nhưng giờ đây hai bàn tay ấy đã trở thành chiếc nôi của Chúa. Anh cảm thấy mình được yêu thương và vượt qua được sự xấu hổ, anh bắt đầu chỉ cho người khác thấy Chúa Giêsu, vì anh không thể giữ hồng ân lớn lao ấy cho riêng mình mà thôi.
Anh chị em thân mến,
Nếu bàn tay của anh chị em dường như là hai bàn tay trắng đối với anh chị em, nếu anh chị em thấy trái tim mình nghèo nàn trong tình yêu, thì đêm này là đêm dành cho anh chị em. Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện để tỏa sáng trong cuộc sống của anh chị em. Hãy chấp nhận ân sủng ấy và ánh sáng Giáng Sinh sẽ tỏa sáng trong anh chị em.
Source:Libreria Editrice VaticanaSOLENNITÀ DEL NATALE DEL SIGNORE CAPPELLA PAPALE OMELIA DEL SANTO PADRE FRANCESCO Basilica Vaticana Martedì, 24 dicembre 2019
Đồng tế với Đức Thánh Cha có 30 Hồng Y, 40 Tổng Giám Mục và Giám Mục, 250 linh mục, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.
Đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính.
Khi bài ca Vinh Danh được xướng lên, tất cả các chuông của Đại Vương cung Thánh đường được đánh lên cùng với đàn phong cầm.
Cạnh máng cỏ ở trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có một ngai nhỏ trên đó có đặt một sách Tin Mừng, để nói lên rằng trong biến cố vĩ đại của đêm Giáng Sinh: Lời của Thiên Chúa đã làm người.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
“Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng” ( Is 9: 1 ). Lời tiên tri được nêu trong Bài đọc thứ nhất đã được hiện thực hóa trong bài Phúc Âm: thực thế, trong khi những người chăn cừu đang trông coi vùng đất của họ vào ban đêm, “vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh” ( Lc 2:9). Trong đêm tăm tối của trái đất, một ánh sáng đã xuất hiện từ trời cao. Ánh sáng này xuất hiện trong tăm tối có nghĩa là gì? Tông đồ Phaolô gợi ý với chúng ta rằng: “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ”. Ân sủng của Thiên Chúa, “đem ơn cứu độ đến cho mọi người” ( Tt 2:11), đã bao trùm thế giới tối nay.
Nhưng ân sủng này là gì? Thưa đó là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu làm thay đổi cuộc sống, canh tân lịch sử, giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, đem lại hòa bình và niềm vui. Đêm nay tình yêu của Thiên Chúa đã được chỉ ra cho chúng ta: tình yêu ấy là Chúa Giêsu. Nơi Chúa Giêsu, Đấng Tối Cao đã tự làm cho mình nhỏ lại, để được chúng ta yêu mến. Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở thành một Hài Nhi, để được chúng ta ôm ấp. Nhưng, chúng ta vẫn có thể tự hỏi, tại sao Thánh Phaolô gọi việc Thiên Chúa đến với thế giới của chúng ta là một “ân sủng”? Thưa để nói với chúng ta rằng đó là một món quà nhưng không. Trong khi ở đây, trên trái đất này, mọi thứ dường như phải tương ứng với luận lý trao ra để nhận lại, thì Chúa lại đến với chúng ta như một ân sủng nhưng không. Tình yêu của Người không thể đổi chác: chúng ta chưa làm gì để xứng đáng với điều đó và chúng ta sẽ không bao giờ có thể hậu tạ lại cho Ngài.
Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ. Tối nay, chúng ta nhận ra rằng dù chúng ta không đáng với điều đó, Ngài đã tự làm mình trở nên nhỏ bé vì chúng ta; và trong khi chúng ta tiếp tục bận rộn với công việc của mình, Ngài đã đến giữa chúng ta. Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta rằng Chúa tiếp tục yêu mến mọi người, ngay cả những kẻ rốt cùng nhất. Với tôi, với anh chị em, với mỗi người trong chúng ta hôm nay, Chúa nói: “Ta yêu mến con và sẽ luôn luôn yêu mến con, con thật quý giá trong mắt Ta”. Chúa không yêu mến anh chị em vì anh chị em nghĩ đúng và cư xử chừng mực; Ngài đơn giản là yêu mến anh chị em. Tình yêu của Ngài là vô điều kiện, nó không phụ thuộc vào anh chị em. Anh chị em có thể có những quan niệm sai lầm, anh chị em có thể đã kết hợp lẫn lộn những quan niệm của mình trong tất cả các sắc màu, nhưng Chúa không ngừng yêu thương anh chị em. Đã bao lần chúng ta nghĩ rằng Chúa nhân từ nếu chúng ta tốt và Ngài trừng phạt chúng ta nếu chúng ta xấu. Không phải như thế. Dù chúng ta sống trong tội lỗi, Chúa vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta. Tình yêu của Người không thay đổi, không dao động; Người chung thủy, và kiên nhẫn. Đây là ân sủng chúng ta tìm thấy trong biến cố Giáng Sinh: chúng ta khám phá với sự kinh ngạc rằng Chúa là tất cả những nhưng không/ có thể có, và tất cả sự dịu dàng/ có thể được. Vinh quang của Ngài không làm chúng ta choáng váng, sự hiện diện của Ngài không làm chúng ta sợ hãi. Ngài sinh ra nghèo khó về mọi thứ, để chinh phục chúng ta bằng sự phong phú trong tình yêu của Người.
Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ. Ân sủng đồng nghĩa với vẻ đẹp. Tối nay, trong vẻ đẹp của tình yêu Chúa, chúng ta cũng tái khám phá vẻ đẹp của mình, bởi vì chúng ta là những người thân yêu của Chúa. Dù tốt dù xấu, dù khỏe mạnh hay đau yếu, dù vui hay buồn, trong mắt Chúa, chúng ta đều trông rất đẹp: không phải vì chúng ta làm gì, nhưng vì chúng ta là ai. Trong mỗi người chúng ta, có một vẻ đẹp không thể xóa nhòa, một vẻ đẹp không thể thay thế, đó là cốt lõi của bản thể chúng ta. Hôm nay, Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta về điều đó, khi Ngài từ ái mặc lấy nhân tính của chúng ta và biến nó thành của riêng mình, “kết hôn” với nó mãi mãi.
Thật vậy, “niềm vui trọng đại” được loan báo cho các mục đồng tối nay là niềm vui “của tất cả mọi người”. Trong những người chăn cừu, những người chắc chắn không phải là các vị thánh, chúng ta thấy mình ở đó, với những mỏng dòn và yếu đuối của chúng ta. Khi gọi các mục đồng này, Chúa cũng gọi chúng ta, vì Ngài yêu mến chúng ta. Và, trong những đêm đen của cuộc đời, Ngài nói với chúng ta “Đừng sợ” ( Lc 2,10). Hãy can đảm, đừng mất niềm tin, đừng mất hy vọng, đừng nghĩ rằng yêu thương là mất thời gian! Đêm nay tình yêu đã vượt qua nỗi sợ hãi, một hy vọng mới xuất hiện, ánh sáng dịu dàng của Thiên Chúa đã chinh phục bóng tối kiêu ngạo của con người. Hỡi nhân loại, Thiên Chúa yêu mến ngươi và trở thành con người vì ngươi, ngươi không còn cô đơn!
Anh chị em thân mến, chúng ta phải làm gì khi đối diện với ân sủng này? Một điều thôi: đó là chào đón ân sủng ấy. Trước khi đi tìm Chúa, chúng ta hãy để cho mình được Người tìm kiếm, Người luôn tìm kiếm chúng ta trước. Chúng ta không bắt đầu từ khả năng của mình, nhưng từ ân sủng của Người, bởi vì Người là Chúa Giêsu, là Đấng Cứu Rỗi. Chúng ta hãy dán mắt nhìn vào Hài Nhi và để bản thân mình được bao bọc bởi sự dịu dàng của Người. Chúng ta sẽ không còn lý do để từ khước tình yêu của Người: những gì là sai lầm trong cuộc sống, những gì vẫn còn là bất toàn trong Giáo Hội, những gì vẫn còn là vấn đề của thế giới sẽ không còn là một lời biện minh. Nó sẽ lui vào hậu trường, vì khi đối mặt với tình yêu điên rồ của Chúa Giêsu, một tình yêu quá sức hiền lành và gần gũi, không còn có lý do nào để thoái thác. Câu hỏi được đưa ra trong ngày lễ Giáng Sinh này là: “Tôi có để mình được Chúa yêu không? Tôi có phó thác chính mình trong tình yêu cứu độ của Ngài hay không?”
Một hồng ân tuyệt vời như thế xứng đáng với lòng biết ơn. Chấp nhận ân sủng là biết làm sao cảm ơn. Nhưng cuộc sống của chúng ta thường xa cách lòng biết ơn này. Hôm nay là ngày thích hợp để chúng ta đến gần nhà tạm, máng cỏ và nôi Chúa Hài Đồng, để nói lên lời cảm ơn. Chúng ta chào đón ân sủng là Chúa Giêsu, để sau đó trở thành một ân sủng cho người khác như Chúa Giêsu. Trở thành một ân sủng là mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Và đó là cách tốt nhất để thay đổi thế giới: chúng ta thay đổi, Giáo Hội thay đổi, lịch sử thay đổi khi chúng ta bắt đầu biết thay đổi chính chúng ta để biến chúng ta thành một hồng ân, chứ không phải bắt đầu bằng mong muốn thay đổi người khác.
Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy điều đó tối nay: Ngài không thay đổi lịch sử bằng cách ép buộc ai đó hoặc thúc bách bằng hàng loạt những lời nói, nhưng bằng ân sủng là chính cuộc sống Ngài. Ngài không chờ đợi chúng ta trở nên tốt để yêu mến chúng ta, nhưng Ngài đã trao ban chính Ngài cho chúng ta một cách nhưng không. Chúng ta cũng vậy, đừng chờ đợi người khác trở nên tốt mới cư xử tốt với họ, cũng đừng chờ đợi Giáo Hội hoàn thiện mới yêu mến Giáo Hội, đừng chờ đợi người khác đánh giá cao chúng ta rồi mới phục vụ họ. Hãy bắt đầu. Đây là cách để chào đón ân sủng này. Và sự thánh thiện không gì khác hơn là bảo vệ sự nhưng không này.
Một truyền thuyết đáng yêu kể rằng, khi Chúa Giêsu ra đời, những người chăn cừu đã đổ xô đến hang đá với nhiều món quà khác nhau. Mỗi người mang đến những gì người ấy có, là thành quả của công việc họ, hay là những thứ quý giá đối với họ. Nhưng trong khi mọi người lên đường với những món quà hào phóng của họ, có một người chăn cừu không có gì. Anh ta rất nghèo, anh ấy không có gì để trao tặng Chúa Hài Đồng. Trong khi mọi người tranh nhau tặng quà, anh ta đứng cách xa, lòng đầy hổ thẹn. Một lúc nào đó, Thánh Giuse và Đức Mẹ, đặc biệt là Đức Mẹ, gặp khó khăn trong việc nhận tất cả những món quà này, vì quá nhiều người muốn giúp đỡ Hài Nhi. Sau đó, khi nhìn thấy người chăn cừu với hai bàn tay trắng, Đức Mẹ bảo anh ta đến gần. Và Mẹ đặt Chúa Giêsu vào tay anh. Người chăn cừu đó, khi chào đón Chúa Hài Đồng, nhận ra rằng anh ta đã nhận được những gì mình không xứng đáng, và rằng anh ta đang nhận được một hồng ân lớn nhất trong lịch sử trong tay mình. Anh nhìn đôi tay mình, đôi bàn tay luôn có vẻ là hai bàn tay trắng đối với anh: nhưng giờ đây hai bàn tay ấy đã trở thành chiếc nôi của Chúa. Anh cảm thấy mình được yêu thương và vượt qua được sự xấu hổ, anh bắt đầu chỉ cho người khác thấy Chúa Giêsu, vì anh không thể giữ hồng ân lớn lao ấy cho riêng mình mà thôi.
Anh chị em thân mến,
Nếu bàn tay của anh chị em dường như là hai bàn tay trắng đối với anh chị em, nếu anh chị em thấy trái tim mình nghèo nàn trong tình yêu, thì đêm này là đêm dành cho anh chị em. Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện để tỏa sáng trong cuộc sống của anh chị em. Hãy chấp nhận ân sủng ấy và ánh sáng Giáng Sinh sẽ tỏa sáng trong anh chị em.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Lễ Nửa Đêm Giáng Sinh tại nơi cực thánh: Hang Bê Lem nơi Chúa xuống thế làm người
Đặng Tự Do
19:14 24/12/2019
Tại Bethlehem, đúng nửa đêm, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Giám Quản Tông Tòa của Tòa Thượng Phụ Jerusalem, cùng với các Giám Mục Phụ Tá của ngài đã cử hành thánh lễ tại đền thờ Giáng Sinh trên quảng trường Máng Cỏ.
Trước đó, hôm thứ Bẩy 30 tháng 11, thành phố Giêrusalem đã chào đón một thánh tích nhỏ bằng gỗ từ chiếc nôi nơi Chúa Giêsu được đặt sau khi sinh ra. Đó là một món quà từ Đức Thánh Cha Phanxicô đánh dấu sự khởi đầu của mùa Giáng Sinh.
Thánh tích đã quay lại với thành phố này khoảng 1,400 năm sau khi giã từ Thánh địa để được đưa sang Italia. Cha Francesco Patton, bề trên dòng Phanxicô quản thủ Thánh địa nói với những người tham dự cuộc rước là máng cỏ Giáng Sinh cùng với chiếc nôi, nơi Chúa Giêsu được Đức Mẹ đặt vào, đã được Thánh Sophronius, lúc ấy là Thượng Phụ Nghi Lễ Latinh của Giêrusalem, tặng cho Đức Giáo Hoàng Theodore vào thế kỷ thứ bảy.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô cho mượn toàn bộ máng cỏ, nhưng Đức Thánh Cha đã quyết định gửi tặng một phần nhỏ của chiếc nôi để ở lại vĩnh viễn tại Bethlehem. Cha Francesco Patton, nói với Associated Press.
Toàn bộ máng cỏ vẫn được lưu giữ tại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma.
Thánh tích này chỉ bằng cỡ ngón tay cái đã được trưng bày tại nhà thờ Đức Bà ở Giêrusalem và đang được lưu giữ tại Nhà thờ Thánh Catherine, của các tu sĩ dòng Phanxicô, bên cạnh Nhà thờ Giáng Sinh nổi tiếng, theo truyền thống được tin là nơi Chúa Giêsu sinh ra. Đây là nơi các tín hữu Kitô trên thế giới đều ước ao được một lần trong đời đón mừng Chúa Giáng Sinh tại chính nơi thánh thiêng này. Tuy nhiên, đến được nơi đây không phải là dễ vì phải vượt qua vô số các trạm kiểm soát của quân đội Do Thái. Đó là chưa kể bạo lực có thể bùng lên bất cứ lúc nào và trong những ngày đầy biến động này, nhiều người sợ mình bị kẹt giữa hai lằn đạn.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, một người Hồi giáo, cũng tham dự thánh lễ.
Trong bài giảng, sau khi giải thích ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh khi Ngôi Hai Thiên Chúa vốn dĩ là Thiên Chúa đã không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa nói:
“Chúa Giêsu đến sống ở thành phố của chúng ta “
Thưa Tổng thống,
Quý vị đại diện chính quyền,
Anh em đáng kính trong hàng Giám Mục và Linh Mục,
Anh chị em thân mến, các tín hữu yêu dấu của giáo phận Giêrusalem, những người hành hương thân yêu đến từ khắp nơi trên thế giới và tất cả những người, trong đêm thánh này, đang kết nối với chúng ta thông qua nhiều phương tiện truyền thông: mỗi người chúng ta, tập trung tại nơi này, cảm thấy được mời gọi đến Bêlem, thành phố nơi Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, là Chúa Kitô của chúng ta, đã được sinh ra!
“Chúa Giêsu được sinh ra tại Bethlehem” (Mt 2: 1): Đây không chỉ là một dấu chỉ của lịch sử hay địa lý nhưng là một sự lựa chọn của Thiên Chúa. Chào đời ở đây, ở một nơi đặc thù này, trong một thành phố của miền đất này là điều mà Chúa luôn mong muốn, vì Ngài yêu mến thành phố của chúng ta. Kinh thánh đã bắt đầu từ một Khu vườn, và đã kết thúc ở một thành phố, là thành thánh Giêrusalem. Và chính cuộc đời của Chúa Kitô, bắt đầu từ đây, từ khi chào đời cho đến chết, là một cuộc hành trình liên tục qua các thành phố và làng mạc. Sa mạc, đối với Ngài, là một sự tạm dừng cần thiết, nhưng không phải là điểm chung cuộc.
Bethlehem, Nazareth, Cana, Capernaum, Giêrusalem là những cái tên thân yêu đối với trái tim chúng ta, bởi vì chúng là tên của những thành phố mà Chúa Giêsu yêu thích. Và sau Ngài, các Tông đồ tiếp tục đi qua nhiều nơi khác: Côrinhtô, Êphêsô, Têsalônica, Antiôkia, và Rôma. Đó là một cuộc hành trình vẫn tiếp tục diễn ra ở các thành phố của chúng ta ngày hôm nay, được bảo vệ và linh hứng bởi sự hiện diện của Ngài: “Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28:20).
Thiên Chúa của chúng ta là một vị thần của các thành phố, của những người sống trong các thành phố bởi vì Ngài là Thiên Chúa ở cùng con người, Emmanuel; Lời của Ngài không giới hạn trong một đề nghị tôn giáo riêng tư hoặc cá vị. Ngài muốn tìm kiếm, chiếm giữ và hoán cải các con đường, các ngôi nhà, và thành phố. Bất cứ ai muốn giới hạn Tin Mừng hoặc sự hiện diện của các Kitô hữu trong chiều kích riêng tư hoặc cá nhân, đều không hiểu được mong muốn của Thiên Chúa. Con Thiên Chúa xuống thế làm người để trở thành một loại men, một loại men được tiền định để phát triển và pha trộn tất cả các thành phần, nghĩa là toàn bộ thực tại của con người, vũ trụ và lịch sử, cuộc sống và thành phố.
Do đó, sự ra đời của Chúa Kitô tại Bêlem là một bước của Thiên Chúa hướng đến vùng đất và thành phố của chúng ta; và lời mời gọi đến Bêlem, đã được gửi đến các mục đồng và các nhà đạo sĩ, cũng được lặp lại cho chúng ta ngày hôm nay, và cho tất cả những ai trên khắp cùng bờ cõi trái đất này. Chúa ra đời trong thành phố của chúng ta như muốn đốt cháy trong chúng ta một loại “đam mê chính trị”, đánh thức trách nhiệm chăm sóc cho thành phố và vùng đất nơi chúng ta đang sống. Không phải để sở hữu hoặc chiếm giữ nó, nhưng là chuyển hóa nó từ một khu vực đô thị đơn giản gồm các dịch vụ tư nhân và các lợi ích cá nhân, thành một khu vực và một nơi có thể đưa ra những trải nghiệm về tình hiệp thông, hòa bình, những mối quan hệ huynh đệ và chia sẻ.
Tối nay, xin cho phép tôi, có một cái nhìn tích cực và tập trung vào các thành phố của chúng ta và cách chúng ta sinh sống trong những thành phố này. Trong ánh sáng của Ngôi Lời Hằng Sống, là Đấng đã đến và cư ngụ giữa chúng ta, tôi muốn dừng lại với bạn trong những suy tư về việc “cư ngụ của Thiên Chúa,” để chào đón, để chuyển đổi và nâng đỡ việc “cư ngụ của con người”.
Chúa Kitô cư ngụ giữa chúng ta, trên hết, là một hành động của tình yêu. Ngài đã chia sẻ cuộc sống của chúng ta trong tất cả mọi thứ ngoại trừ tội lỗi (xem Dt 4:15). Ngài “đi khắp nơi thi ân giáng phúc và chữa lành” (Cv 10:38): Ngài bước vào nhà của chúng ta, đồng bàn cùng chúng ta, rảo bước qua các đường phố của chúng ta, chơi đùa với con em chúng ta, vui mừng trước niềm vui và nhỏ lệ trước tang tóc của chúng ta. Ngài không chọn sự tách biệt và xa cách, Ngài cũng không thích sự cô lập và cô đơn. Ngài có một phong cách chia sẻ và hiệp thông, tham gia và hiện diện. Chúng ta, là các Kitô hữu, là các môn đệ của Ngài, không thể không đi theo bước chân của Ngài. Đúng là trên đời này, chúng ta không có thành trì bền vững, nhưng đang tìm kiếm thành trì tương lai (x Dt 13:14), nhưng cũng có một sự thật là chúng ta được yêu cầu hãy ở lại trong thành (Lc 24: 49) để mở ra từ đây các nẻo đường dẫn đến Nước Trời.
Trong đêm nay, khi kỷ niệm Chúa Kitô chào đời tại Bêlem, chúng ta tuyên bố, cùng với các thiên thần, tình yêu dành cho vùng đất này, dành cho các thành phố của nó; chúng ta muốn đáp lại ơn gọi đã nhận được là có mặt ở đây với tư cách là các kiến trúc sư của hòa bình, các nhà tiên tri của hy vọng, các nhân chứng đáng tin và đầy thuyết phục về sự chia sẻ và đối thoại.
Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta muốn sống trên vùng đất này, chứ không muốn từ bỏ nó để ra đi. Chúng ta muốn chia sẻ những nỗi đau và nỗi thống khổ, niềm vui và hy vọng; và tất cả cùng nhau bước đi trên con đường cứu rỗi. Chúng ta tuyên bố mình đã chuẩn bị cho mọi nỗ lực, mọi cam kết và bất kỳ sáng kiến nào để làm cho các thành phố của chúng ta cởi mở và hiếu khách, nơi mọi người có thể tìm thấy một ngôi nhà, một công việc, một cuộc sống xứng đáng và tốt đẹp. Chúng ta cầu xin Hài Nhi Bêlem và song thân Ngài là những người đến đây để tìm một nhà trọ, giúp chúng ta ở lại được trong thành phố này. Chúng ta cầu xin Thánh Gia để chúng ta có thể tiếp tục, giống như các Ngài, là sự hiện diện của hòa bình ở vùng đất này. Bởi vì các thành phố của chúng ta sẽ càng nghèo nàn hơn nữa nếu không còn sự hiện diện của các Kitô hữu; và các Kitô hữu của chúng ta một khi đánh mất đi các thành phố này có nguy cơ lầm đường lạc lối.
Chúng ta nhận ra rằng trong cùng thành phố này, Thánh Gia đã trải qua sự từ chối, những cánh cửa đóng kín và bạo lực mù quáng của Hêrôdê. Luôn luôn có thể xảy ra là dân Chúa không nhận ra Chúa Giêsu và không tiếp nhận Ngài (x. Ga 1, 11). Khi đến để cư ngụ giữa chúng ta, Chúa cũng mạc khải cho chúng ta thấy sự mâu thuẫn (x. Lc 2:34) trong thái độ thờ ơ và thường xuyên hống hách của chúng ta. Thành phố yêu dấu này cũng là thành phố khiến Ngài rơi lệ (x. Lc 19:41) và là nơi những con đường Chúa khải hoàn vào thành nhanh chóng biến thành những con đường Ngài vác thập giá, những con đường thương khó. Các thành phố con người sinh sống chung với nhau có thể bị biến thành những bãi chiến trường, thành những nơi đối đầu và áp bức, bất công và bạo lực. Tiếng nói của Ngài và, thậm chí còn hơn thế, Cuộc sống của Ngài, ngày nay, yêu cầu và đưa ra một khả năng thay đổi không phải là thông qua những con đường phản kháng vô ích hay những chống đối bạo lực, nhưng đề xuất và làm chứng cho chúng ta những phương thế phục vụ khiêm nhường và cụ thể. Chúng ta muốn thấy điều đó trong các quảng trường, thị trấn và gia cư của chúng ta, qua các bài phát biểu và chứng tá của chúng ta, để Tin Mừng có thể tiếp tục chuyển hóa cuộc sống chung của chúng ta, mối quan hệ của chúng ta, những lựa chọn của chúng ta, và cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cầu mong Lời Chúa và lời cầu nguyện của chúng ta được lắng nghe trong trái tim của những người nắm giữ quyền lực chính trị và xã hội. Chúng ta không muốn phải khóc vì bị từ chối, nghèo đói cùng cực và những đau khổ ảnh hưởng đến người dân chúng ta. Chúng ta muốn qua ý chí tốt đẹp của tất cả mọi người, Thiên Chúa có thể tiếp tục sống trong các thành phố của chúng ta.
Và do đó, chúng ta hy vọng rằng các thành phố của chúng ta thực sự là thánh thiện, sự thánh thiện ấy không chỉ giới hạn và tập trung trong các viên đá ghi khắc các ký ức thân yêu nhất trong các thành phố của chúng ta, nhưng chính là nơi những cuộc sống trong các thành phố đó. Chúa, được sinh ra giữa chúng ta, đã đặt sự khởi đầu của Vương quốc Người trên trái đất và sẽ hoàn thành lời hứa của Ngài một cách viên mãn trên Giêrusalem Thiên quốc. Lễ Giáng sinh của chúng ta không phải đơn thuần là một kỷ niệm, nhưng là lời thông báo rằng những gì bắt đầu từ đây trong ngày sinh của Chúa Kitô sẽ tìm thấy sự viên mãn khi Ngài trở lại.
Trong sự mong đợi Ngài sẽ đến, chúng ta hãy xây dựng các thành phố của chúng ta. Sẽ thật là tốt nếu các thành phố của chúng ta không phải là những biểu hiện của quyền lực hay yêu sách như Babel, nhưng là một ngôi nhà cầu nguyện và gặp gỡ cho tất cả các dân tộc, ngay từ bây giờ (x Is 56: 7). Chúng ta muốn canh thức cùng với các mục đồng, để chúng ta có thể đạt được lời hứa ơn Cứu rỗi và tiến bước trên con đường công chính. Như các nhà đạo sĩ, chúng ta muốn nhìn vào những ngôi sao của Bêlem và được chào đón ân sủng và tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa của chúng ta và trở về thành phố của chúng ta qua “các con đường khác” (Mt 2:12), là những con đường mới nhằm canh tân cuộc sống của chúng ta. Tối nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa Kitô Chúa chúng ta, sinh ra tại Bêlem, ban cho chúng ta ân sủng và sức mạnh để biến các thành phố của chúng ta thành Vương quốc của Ngài, và xin cho chúng ta đi cùng với Ngài trên con đường cổ kính nhưng luôn mới mẻ của đức tin, tình yêu và hy vọng cho đến khi từ thiên đàng, thành phố mới sẽ hiện xuống, nơi Thiên Chúa sẽ ở với chúng ta và chúng ta ở cùng Người mãi mãi. Amen!
Trước đó, hôm thứ Bẩy 30 tháng 11, thành phố Giêrusalem đã chào đón một thánh tích nhỏ bằng gỗ từ chiếc nôi nơi Chúa Giêsu được đặt sau khi sinh ra. Đó là một món quà từ Đức Thánh Cha Phanxicô đánh dấu sự khởi đầu của mùa Giáng Sinh.
Thánh tích đã quay lại với thành phố này khoảng 1,400 năm sau khi giã từ Thánh địa để được đưa sang Italia. Cha Francesco Patton, bề trên dòng Phanxicô quản thủ Thánh địa nói với những người tham dự cuộc rước là máng cỏ Giáng Sinh cùng với chiếc nôi, nơi Chúa Giêsu được Đức Mẹ đặt vào, đã được Thánh Sophronius, lúc ấy là Thượng Phụ Nghi Lễ Latinh của Giêrusalem, tặng cho Đức Giáo Hoàng Theodore vào thế kỷ thứ bảy.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô cho mượn toàn bộ máng cỏ, nhưng Đức Thánh Cha đã quyết định gửi tặng một phần nhỏ của chiếc nôi để ở lại vĩnh viễn tại Bethlehem. Cha Francesco Patton, nói với Associated Press.
Toàn bộ máng cỏ vẫn được lưu giữ tại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma.
Thánh tích này chỉ bằng cỡ ngón tay cái đã được trưng bày tại nhà thờ Đức Bà ở Giêrusalem và đang được lưu giữ tại Nhà thờ Thánh Catherine, của các tu sĩ dòng Phanxicô, bên cạnh Nhà thờ Giáng Sinh nổi tiếng, theo truyền thống được tin là nơi Chúa Giêsu sinh ra. Đây là nơi các tín hữu Kitô trên thế giới đều ước ao được một lần trong đời đón mừng Chúa Giáng Sinh tại chính nơi thánh thiêng này. Tuy nhiên, đến được nơi đây không phải là dễ vì phải vượt qua vô số các trạm kiểm soát của quân đội Do Thái. Đó là chưa kể bạo lực có thể bùng lên bất cứ lúc nào và trong những ngày đầy biến động này, nhiều người sợ mình bị kẹt giữa hai lằn đạn.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, một người Hồi giáo, cũng tham dự thánh lễ.
Trong bài giảng, sau khi giải thích ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh khi Ngôi Hai Thiên Chúa vốn dĩ là Thiên Chúa đã không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa nói:
“Chúa Giêsu đến sống ở thành phố của chúng ta “
Thưa Tổng thống,
Quý vị đại diện chính quyền,
Anh em đáng kính trong hàng Giám Mục và Linh Mục,
Anh chị em thân mến, các tín hữu yêu dấu của giáo phận Giêrusalem, những người hành hương thân yêu đến từ khắp nơi trên thế giới và tất cả những người, trong đêm thánh này, đang kết nối với chúng ta thông qua nhiều phương tiện truyền thông: mỗi người chúng ta, tập trung tại nơi này, cảm thấy được mời gọi đến Bêlem, thành phố nơi Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, là Chúa Kitô của chúng ta, đã được sinh ra!
“Chúa Giêsu được sinh ra tại Bethlehem” (Mt 2: 1): Đây không chỉ là một dấu chỉ của lịch sử hay địa lý nhưng là một sự lựa chọn của Thiên Chúa. Chào đời ở đây, ở một nơi đặc thù này, trong một thành phố của miền đất này là điều mà Chúa luôn mong muốn, vì Ngài yêu mến thành phố của chúng ta. Kinh thánh đã bắt đầu từ một Khu vườn, và đã kết thúc ở một thành phố, là thành thánh Giêrusalem. Và chính cuộc đời của Chúa Kitô, bắt đầu từ đây, từ khi chào đời cho đến chết, là một cuộc hành trình liên tục qua các thành phố và làng mạc. Sa mạc, đối với Ngài, là một sự tạm dừng cần thiết, nhưng không phải là điểm chung cuộc.
Bethlehem, Nazareth, Cana, Capernaum, Giêrusalem là những cái tên thân yêu đối với trái tim chúng ta, bởi vì chúng là tên của những thành phố mà Chúa Giêsu yêu thích. Và sau Ngài, các Tông đồ tiếp tục đi qua nhiều nơi khác: Côrinhtô, Êphêsô, Têsalônica, Antiôkia, và Rôma. Đó là một cuộc hành trình vẫn tiếp tục diễn ra ở các thành phố của chúng ta ngày hôm nay, được bảo vệ và linh hứng bởi sự hiện diện của Ngài: “Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28:20).
Thiên Chúa của chúng ta là một vị thần của các thành phố, của những người sống trong các thành phố bởi vì Ngài là Thiên Chúa ở cùng con người, Emmanuel; Lời của Ngài không giới hạn trong một đề nghị tôn giáo riêng tư hoặc cá vị. Ngài muốn tìm kiếm, chiếm giữ và hoán cải các con đường, các ngôi nhà, và thành phố. Bất cứ ai muốn giới hạn Tin Mừng hoặc sự hiện diện của các Kitô hữu trong chiều kích riêng tư hoặc cá nhân, đều không hiểu được mong muốn của Thiên Chúa. Con Thiên Chúa xuống thế làm người để trở thành một loại men, một loại men được tiền định để phát triển và pha trộn tất cả các thành phần, nghĩa là toàn bộ thực tại của con người, vũ trụ và lịch sử, cuộc sống và thành phố.
Do đó, sự ra đời của Chúa Kitô tại Bêlem là một bước của Thiên Chúa hướng đến vùng đất và thành phố của chúng ta; và lời mời gọi đến Bêlem, đã được gửi đến các mục đồng và các nhà đạo sĩ, cũng được lặp lại cho chúng ta ngày hôm nay, và cho tất cả những ai trên khắp cùng bờ cõi trái đất này. Chúa ra đời trong thành phố của chúng ta như muốn đốt cháy trong chúng ta một loại “đam mê chính trị”, đánh thức trách nhiệm chăm sóc cho thành phố và vùng đất nơi chúng ta đang sống. Không phải để sở hữu hoặc chiếm giữ nó, nhưng là chuyển hóa nó từ một khu vực đô thị đơn giản gồm các dịch vụ tư nhân và các lợi ích cá nhân, thành một khu vực và một nơi có thể đưa ra những trải nghiệm về tình hiệp thông, hòa bình, những mối quan hệ huynh đệ và chia sẻ.
Tối nay, xin cho phép tôi, có một cái nhìn tích cực và tập trung vào các thành phố của chúng ta và cách chúng ta sinh sống trong những thành phố này. Trong ánh sáng của Ngôi Lời Hằng Sống, là Đấng đã đến và cư ngụ giữa chúng ta, tôi muốn dừng lại với bạn trong những suy tư về việc “cư ngụ của Thiên Chúa,” để chào đón, để chuyển đổi và nâng đỡ việc “cư ngụ của con người”.
Chúa Kitô cư ngụ giữa chúng ta, trên hết, là một hành động của tình yêu. Ngài đã chia sẻ cuộc sống của chúng ta trong tất cả mọi thứ ngoại trừ tội lỗi (xem Dt 4:15). Ngài “đi khắp nơi thi ân giáng phúc và chữa lành” (Cv 10:38): Ngài bước vào nhà của chúng ta, đồng bàn cùng chúng ta, rảo bước qua các đường phố của chúng ta, chơi đùa với con em chúng ta, vui mừng trước niềm vui và nhỏ lệ trước tang tóc của chúng ta. Ngài không chọn sự tách biệt và xa cách, Ngài cũng không thích sự cô lập và cô đơn. Ngài có một phong cách chia sẻ và hiệp thông, tham gia và hiện diện. Chúng ta, là các Kitô hữu, là các môn đệ của Ngài, không thể không đi theo bước chân của Ngài. Đúng là trên đời này, chúng ta không có thành trì bền vững, nhưng đang tìm kiếm thành trì tương lai (x Dt 13:14), nhưng cũng có một sự thật là chúng ta được yêu cầu hãy ở lại trong thành (Lc 24: 49) để mở ra từ đây các nẻo đường dẫn đến Nước Trời.
Trong đêm nay, khi kỷ niệm Chúa Kitô chào đời tại Bêlem, chúng ta tuyên bố, cùng với các thiên thần, tình yêu dành cho vùng đất này, dành cho các thành phố của nó; chúng ta muốn đáp lại ơn gọi đã nhận được là có mặt ở đây với tư cách là các kiến trúc sư của hòa bình, các nhà tiên tri của hy vọng, các nhân chứng đáng tin và đầy thuyết phục về sự chia sẻ và đối thoại.
Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta muốn sống trên vùng đất này, chứ không muốn từ bỏ nó để ra đi. Chúng ta muốn chia sẻ những nỗi đau và nỗi thống khổ, niềm vui và hy vọng; và tất cả cùng nhau bước đi trên con đường cứu rỗi. Chúng ta tuyên bố mình đã chuẩn bị cho mọi nỗ lực, mọi cam kết và bất kỳ sáng kiến nào để làm cho các thành phố của chúng ta cởi mở và hiếu khách, nơi mọi người có thể tìm thấy một ngôi nhà, một công việc, một cuộc sống xứng đáng và tốt đẹp. Chúng ta cầu xin Hài Nhi Bêlem và song thân Ngài là những người đến đây để tìm một nhà trọ, giúp chúng ta ở lại được trong thành phố này. Chúng ta cầu xin Thánh Gia để chúng ta có thể tiếp tục, giống như các Ngài, là sự hiện diện của hòa bình ở vùng đất này. Bởi vì các thành phố của chúng ta sẽ càng nghèo nàn hơn nữa nếu không còn sự hiện diện của các Kitô hữu; và các Kitô hữu của chúng ta một khi đánh mất đi các thành phố này có nguy cơ lầm đường lạc lối.
Chúng ta nhận ra rằng trong cùng thành phố này, Thánh Gia đã trải qua sự từ chối, những cánh cửa đóng kín và bạo lực mù quáng của Hêrôdê. Luôn luôn có thể xảy ra là dân Chúa không nhận ra Chúa Giêsu và không tiếp nhận Ngài (x. Ga 1, 11). Khi đến để cư ngụ giữa chúng ta, Chúa cũng mạc khải cho chúng ta thấy sự mâu thuẫn (x. Lc 2:34) trong thái độ thờ ơ và thường xuyên hống hách của chúng ta. Thành phố yêu dấu này cũng là thành phố khiến Ngài rơi lệ (x. Lc 19:41) và là nơi những con đường Chúa khải hoàn vào thành nhanh chóng biến thành những con đường Ngài vác thập giá, những con đường thương khó. Các thành phố con người sinh sống chung với nhau có thể bị biến thành những bãi chiến trường, thành những nơi đối đầu và áp bức, bất công và bạo lực. Tiếng nói của Ngài và, thậm chí còn hơn thế, Cuộc sống của Ngài, ngày nay, yêu cầu và đưa ra một khả năng thay đổi không phải là thông qua những con đường phản kháng vô ích hay những chống đối bạo lực, nhưng đề xuất và làm chứng cho chúng ta những phương thế phục vụ khiêm nhường và cụ thể. Chúng ta muốn thấy điều đó trong các quảng trường, thị trấn và gia cư của chúng ta, qua các bài phát biểu và chứng tá của chúng ta, để Tin Mừng có thể tiếp tục chuyển hóa cuộc sống chung của chúng ta, mối quan hệ của chúng ta, những lựa chọn của chúng ta, và cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cầu mong Lời Chúa và lời cầu nguyện của chúng ta được lắng nghe trong trái tim của những người nắm giữ quyền lực chính trị và xã hội. Chúng ta không muốn phải khóc vì bị từ chối, nghèo đói cùng cực và những đau khổ ảnh hưởng đến người dân chúng ta. Chúng ta muốn qua ý chí tốt đẹp của tất cả mọi người, Thiên Chúa có thể tiếp tục sống trong các thành phố của chúng ta.
Và do đó, chúng ta hy vọng rằng các thành phố của chúng ta thực sự là thánh thiện, sự thánh thiện ấy không chỉ giới hạn và tập trung trong các viên đá ghi khắc các ký ức thân yêu nhất trong các thành phố của chúng ta, nhưng chính là nơi những cuộc sống trong các thành phố đó. Chúa, được sinh ra giữa chúng ta, đã đặt sự khởi đầu của Vương quốc Người trên trái đất và sẽ hoàn thành lời hứa của Ngài một cách viên mãn trên Giêrusalem Thiên quốc. Lễ Giáng sinh của chúng ta không phải đơn thuần là một kỷ niệm, nhưng là lời thông báo rằng những gì bắt đầu từ đây trong ngày sinh của Chúa Kitô sẽ tìm thấy sự viên mãn khi Ngài trở lại.
Trong sự mong đợi Ngài sẽ đến, chúng ta hãy xây dựng các thành phố của chúng ta. Sẽ thật là tốt nếu các thành phố của chúng ta không phải là những biểu hiện của quyền lực hay yêu sách như Babel, nhưng là một ngôi nhà cầu nguyện và gặp gỡ cho tất cả các dân tộc, ngay từ bây giờ (x Is 56: 7). Chúng ta muốn canh thức cùng với các mục đồng, để chúng ta có thể đạt được lời hứa ơn Cứu rỗi và tiến bước trên con đường công chính. Như các nhà đạo sĩ, chúng ta muốn nhìn vào những ngôi sao của Bêlem và được chào đón ân sủng và tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa của chúng ta và trở về thành phố của chúng ta qua “các con đường khác” (Mt 2:12), là những con đường mới nhằm canh tân cuộc sống của chúng ta. Tối nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa Kitô Chúa chúng ta, sinh ra tại Bêlem, ban cho chúng ta ân sủng và sức mạnh để biến các thành phố của chúng ta thành Vương quốc của Ngài, và xin cho chúng ta đi cùng với Ngài trên con đường cổ kính nhưng luôn mới mẻ của đức tin, tình yêu và hy vọng cho đến khi từ thiên đàng, thành phố mới sẽ hiện xuống, nơi Thiên Chúa sẽ ở với chúng ta và chúng ta ở cùng Người mãi mãi. Amen!
Chuyện lạ Giáng Sinh: Rải ‘nước phép’ xuống như mưa trên một thị xã từ Trời Cao
Trần Mạnh Trác
20:46 24/12/2019
Tục lệ rảy nước thánh này đã là sáng kiến cuả một người con cuả Cow Island là Cha Selryn Detraz, ngài hiện phục vụ tại Ohio.
Tục lệ diễn ra sau lễ sáng Thứ Bảy trước Giáng Sinh hằng năm, năm nay rơi vào ngày 21 tháng 12, trước sân nhà thờ St. Anne cuả Cow Island.
Cha Barzare nói rằng "Đây là một tục lệ Công Giáo, các cánh đồng và cả cộng đồng sẽ được các linh mục ban phước lành vào một khoảng thời gian nhất định trong năm, đặc biệt là thời gian cấy gặt. Chúng tôi gọi thời gian này là Ember days."
“Hầu hết các giáo xứ khác thì rất tập trung, nhưng khu vực mà tôi đảm nhiệm có đường bán kính dài tới 30 phút chung quanh nhà thờ, cho nên chúng tôi nhận thấy rằng thay vì tôi phải lái xe đến nhiều địa điểm khác nhau, thì dùng máy bay có thể là cách dễ nhất để rẩy nước phép lên các cánh đồng của mọi người.”
Những ngày Ember days theo truyền thống là những ngày ăn chay, thực hiện 4 lần theo muà trong năm, được tổ chức vào Thứ Tư, Thứ Sáu và Thứ Bảy trong những tuần sau đây: tuần thứ ba tháng Chín, tuần thứ ba của Mùa Vọng, tuần đầu tiên Mùa Chay và tuần tám ngày trước Lễ Ngũ Tuần (Chuá Thánh Thần hiện xuống).
Video: xem Youtube của đài KATC:
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Giám Mục Xuân Lộc mừng lễ Giáng Sinh với anh chị em di dân
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
10:47 24/12/2019
Chiều Chúa Nhật, 22/12/2019, theo lời mời của Ban Mục Vụ Di Dân Giáo Phận, đã có hơn4000 anh chị em di dân - Công Giáo và lương dân- đã về Giáo xứ Thanh Hóa, Hạt Hòa Thanh để cùng chung mừng niềm vui Giáng Sinh, cũng như được Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo Phận dâng Thánh Lễ cầu nguyện, hiện diện để chia sẻ, và loan truyền niềm vui trọng đại Con Chúa Giáng Trần.
Ngoài Thánh Lễ do Đức Cha Giáo phận cùng với quý Cha dâng để cầu nguyện cho anh chị em di dân, cùng vui với phần hoan ca Giáng Sinh cùng với những phần quà, anh chị em di dân còn được khám bệnh và phát thuốc miễn phí. Điều này thể hiện sự quan tâm, yêu thương và chăm lo cho đời sống anh chị em di dân của Đức Cha Giáo Phận, dưới sự điều hành của Cha Giuse Phạm Đình Hiền- Đặc trách Ban Di Dân, Cha Đa Minh Trần Công Hiển- Đặc Trách Ban Y Tế của Giáo Phận,cùng với đội ngũ bác sĩ, y tá, dược sĩ, quý dì phòng khám đông y - Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh mục, các kỹ thuật viên châm cứu, bấm huyệt…luôn sẵn sàng phục vụ. Vì thế, ngay từ đầu giờ chiều, rất nhiều anh chị em di dân từ nhiều nơi đã đến sớm xếp hàng chờ đến lượt để khám tổng quát, khám mắt, siêu âm, hay bấm huyệt, và lãnh thuốc.
Xem Hình
Cũng trong ngày này, Đức Cha Giáo Phận cũng đã đến thăm một số anh chị em di dân tại các khu nhà trọ trong khu công nghiệp Sông Mây. Sự hiện diện, lời thăm hỏi của Đức Cha Giáo phận đến với anh chị em di dân tựa như một thông điệp Giáng Sinh tình yêu mà chính Thiên Chúa trao vào tận trong tâm hồn họ.
Trở về từ các khu nhà trọ, Đức Cha Giuse đã cùng với Cha Quản Hạt Hòa Thanh, và quý Cha cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật IV Mùa Vọng để với ơn thánh Chúa qua Thánh Lễ, anh chị em di dân, dù là Công Giáo hay lương dân, sẽ cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ, khiến họ luôn cảm thấy cần chạy đến với Người trong những khi gặp thử thách, khó khăn. Đó cũng là ý lễ mà Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng hiệp ý dâng lễ.
Cùng tham dự Thánh Lễ, không chỉ có cộng đoàn giáo xứ Thanh Hóa, những anh chị em di dân Công Giáo, nhưng còn có rât nhiều anh chị em di dân lương dân đã hiện diện trong nhà Chúa trong trang nghiêm để tham dự trong sự hiệp thông.
Chia sẻ trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã mời gọi cộng đoàn chiêm ngắm quà tặng tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa dành cho nhân loại qua biến cố Chúa Giáng Sinh. Tình yêu mà Thiên Chúa dành cho con người lầm than, khổ đau, tội lỗi quả thật lạ lùng. Bởi Thiên Chúa không chỉ ban cho con người những ơn, nhu cầu họ xin, nhưng tình yêu bao la, tuyệt vời của Thiên Chúa còn được diễn tả qua việc Con Thiên Chúa xuống thế, đón lấy thân phận dơ bẩn, hôi hám, giòn mỏng của con người để trở nên “người phàm” giữa nhân loại. Như để cộng đoàn, và nhất là anh chị em di dân lương dân hiểu được tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa dành cho con người, Đức Cha đã mượn hình ảnh “tình yêu của hoàng tử dành cho cô bé lọ lem”trong câu chuyện cổ tích để diễn đạt tình yêu tuyệt diệu, cao vời của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Để rồi, trong sự háo hức, nôn nao đón chờ tình yêu Giáng Sinh mà Thiên Chúa dành cho con người, Đức Cha đề nghị cộng đoàn, từng người hãy sống tâm tình đón Chúa đến một cách cụ thể, khi noi theo Thánh Giuse (x. Mt 1,18-24), sống sự tha thứ với người khác. Khi đứng trước tình cảnh khó hiểu nơi Maria- mang thai trước khi cùng về chung sống- Thánh Giuse đã chọn lựa “bỏ đi cách kín đáo”, thay vì tố giác, vì ngài “là người công chính”. Liên hệ đến thực tế cuộc sống, trong đời sống gia đình, giữa vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ và con cái hay con cái với cha mẹ, và cả trong tương quan, làm việc với người khác,
Đức Cha nói rằng, học sống tha thứ cho tha nhân là điều cần thiết, và trở thành như một cách thức để dọn đường Chúa đến. Đức Cha giải thích rằng, vì phàm là con người, nên ai nấy đều mang lấy những bất toàn, giới hạn và dễ sai lỗi. Do đó, cần lắm một sự tha thứ lẫn nhau để đỡ nâng, giúp nhau sửa sai và để cùng nhau sống an bình và hạnh phúc. Và bởi khi tha thứ cho người khác, tâm hồn con người sẽ nhẹ nhàng, bình an, là nơi xứng đáng để Chúa đến và ở lại trong mùa Giáng Sinh và suốt cả cuộc đời.
Sau Thánh Lễ, chương trình Thánh Ca mừng Giáng Sinh của Giáo Hạt Hòa Thanh phục vụ anh chị em di dân đã được Đức Cha khai mạc. Ngoài ban kèn hạt Hòa Thanh, ca đoàn của các giáo xứ Thanh Hóa, Ngọc Đồng, Ngô Xá, Sài Quất, Tiên Chu, Thái Hòa, Bùi Chu và Đại An, còn cóphần tham gia trình diễn của các anh chị em, thiếu nhi di dân đồng bào Chăm quê Ninh Thuận và Bình Thuận.
Chương trình mừng Giáng Sinh cho anh chị em di dân còn được tổ chức với phần rút thăm trúng thưởng thật hồi hộp hào hứng. Bốn số trúng thưởng đầu tiên được Đức Cha rút chọn lấy ngẫu hững trong thùng phiếu, mở màn cho những lần rút số khác tiếp theo của chương trình.
Trước khi ra về, Đức Cha Giáo phận đã ban phép lành bình an và chúc mừng Giáng Sinh đến cộng đoàn, đặc biệt là các anh chị em di dân đang hiện diện hoặc không thể tham dự. Đồng thời, những phần quà Giáng Sinh yêu thương đã được trao tận tay đến anh chị em di dân, như chính thông điệp của niềm vui Giáng Sinh, Chúa đến đem bình an và niềm vui đến cho con người.
Một Giáng Sinh yêu thương sớm dành cho anh chị em di dân quả thật là niềm vui, hạnh phúc, để ngay trong cuộc sống xa quê, họ vẫn cảm thấy một sự ấm áp của tình yêu Thiên Chúa dành cho họ qua Đức Cha Giáo phận, qua quý Cha và mọi người trong Giáo phận Xuân Lộc này.
Tin, ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Ngoài Thánh Lễ do Đức Cha Giáo phận cùng với quý Cha dâng để cầu nguyện cho anh chị em di dân, cùng vui với phần hoan ca Giáng Sinh cùng với những phần quà, anh chị em di dân còn được khám bệnh và phát thuốc miễn phí. Điều này thể hiện sự quan tâm, yêu thương và chăm lo cho đời sống anh chị em di dân của Đức Cha Giáo Phận, dưới sự điều hành của Cha Giuse Phạm Đình Hiền- Đặc trách Ban Di Dân, Cha Đa Minh Trần Công Hiển- Đặc Trách Ban Y Tế của Giáo Phận,cùng với đội ngũ bác sĩ, y tá, dược sĩ, quý dì phòng khám đông y - Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh mục, các kỹ thuật viên châm cứu, bấm huyệt…luôn sẵn sàng phục vụ. Vì thế, ngay từ đầu giờ chiều, rất nhiều anh chị em di dân từ nhiều nơi đã đến sớm xếp hàng chờ đến lượt để khám tổng quát, khám mắt, siêu âm, hay bấm huyệt, và lãnh thuốc.
Xem Hình
Cũng trong ngày này, Đức Cha Giáo Phận cũng đã đến thăm một số anh chị em di dân tại các khu nhà trọ trong khu công nghiệp Sông Mây. Sự hiện diện, lời thăm hỏi của Đức Cha Giáo phận đến với anh chị em di dân tựa như một thông điệp Giáng Sinh tình yêu mà chính Thiên Chúa trao vào tận trong tâm hồn họ.
Trở về từ các khu nhà trọ, Đức Cha Giuse đã cùng với Cha Quản Hạt Hòa Thanh, và quý Cha cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật IV Mùa Vọng để với ơn thánh Chúa qua Thánh Lễ, anh chị em di dân, dù là Công Giáo hay lương dân, sẽ cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ, khiến họ luôn cảm thấy cần chạy đến với Người trong những khi gặp thử thách, khó khăn. Đó cũng là ý lễ mà Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng hiệp ý dâng lễ.
Chia sẻ trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã mời gọi cộng đoàn chiêm ngắm quà tặng tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa dành cho nhân loại qua biến cố Chúa Giáng Sinh. Tình yêu mà Thiên Chúa dành cho con người lầm than, khổ đau, tội lỗi quả thật lạ lùng. Bởi Thiên Chúa không chỉ ban cho con người những ơn, nhu cầu họ xin, nhưng tình yêu bao la, tuyệt vời của Thiên Chúa còn được diễn tả qua việc Con Thiên Chúa xuống thế, đón lấy thân phận dơ bẩn, hôi hám, giòn mỏng của con người để trở nên “người phàm” giữa nhân loại. Như để cộng đoàn, và nhất là anh chị em di dân lương dân hiểu được tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa dành cho con người, Đức Cha đã mượn hình ảnh “tình yêu của hoàng tử dành cho cô bé lọ lem”trong câu chuyện cổ tích để diễn đạt tình yêu tuyệt diệu, cao vời của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Để rồi, trong sự háo hức, nôn nao đón chờ tình yêu Giáng Sinh mà Thiên Chúa dành cho con người, Đức Cha đề nghị cộng đoàn, từng người hãy sống tâm tình đón Chúa đến một cách cụ thể, khi noi theo Thánh Giuse (x. Mt 1,18-24), sống sự tha thứ với người khác. Khi đứng trước tình cảnh khó hiểu nơi Maria- mang thai trước khi cùng về chung sống- Thánh Giuse đã chọn lựa “bỏ đi cách kín đáo”, thay vì tố giác, vì ngài “là người công chính”. Liên hệ đến thực tế cuộc sống, trong đời sống gia đình, giữa vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ và con cái hay con cái với cha mẹ, và cả trong tương quan, làm việc với người khác,
Sau Thánh Lễ, chương trình Thánh Ca mừng Giáng Sinh của Giáo Hạt Hòa Thanh phục vụ anh chị em di dân đã được Đức Cha khai mạc. Ngoài ban kèn hạt Hòa Thanh, ca đoàn của các giáo xứ Thanh Hóa, Ngọc Đồng, Ngô Xá, Sài Quất, Tiên Chu, Thái Hòa, Bùi Chu và Đại An, còn cóphần tham gia trình diễn của các anh chị em, thiếu nhi di dân đồng bào Chăm quê Ninh Thuận và Bình Thuận.
Chương trình mừng Giáng Sinh cho anh chị em di dân còn được tổ chức với phần rút thăm trúng thưởng thật hồi hộp hào hứng. Bốn số trúng thưởng đầu tiên được Đức Cha rút chọn lấy ngẫu hững trong thùng phiếu, mở màn cho những lần rút số khác tiếp theo của chương trình.
Trước khi ra về, Đức Cha Giáo phận đã ban phép lành bình an và chúc mừng Giáng Sinh đến cộng đoàn, đặc biệt là các anh chị em di dân đang hiện diện hoặc không thể tham dự. Đồng thời, những phần quà Giáng Sinh yêu thương đã được trao tận tay đến anh chị em di dân, như chính thông điệp của niềm vui Giáng Sinh, Chúa đến đem bình an và niềm vui đến cho con người.
Tin, ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Phụ Tỉnh DCCT Hải Ngoại tổ chức đêm Thánh Nhạc Giáng Sinh Emmanuel 3 tại Houston Texas
Quynh Kim
11:18 24/12/2019
Trong tâm tình đón chờ Ngôi Lời Nhập Thể, tối ngày 15/12/2019, các tu sĩ Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại tại Houston Texas tổ chức đêm Thánh Nhạc Giáng Sinh, với chủ đề: “Emmanuel” – “Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta”. Năm nay là năm thứ 3 cha Bề Trên Đặng Phước Hoà, CSsR cùng các tu sĩ Phụ Tỉnh DCCT, cũng như phần lớn các ca đoàn vùng Houston thực hiện chương trình, nhằm giúp cho cộng đoàn dân Chúa lắng đọng tâm hồn qua những bài hát cất lên ca mừng Chúa giáng trần, hầu mọi người cảm nghiệm được tình yêu sâu sa của Ngôi Hai Thiên Chúa, Đấng đã đến mang lại bình an và ơn cứu độ cho nhân loại.
Xem Video đêm Thánh Ca
Tuy bận rộn với việc học tại các Đại Chủng Viện, quý thầy DCCT, với mỗi năm 1 sáng kiến mới, làm một hang đá Chúa Hài Đồng thoáng nhìn thì đơn giản, mộc mạc, nhưng theo sự nhận sét từ những người đến tham dự chương trình thì hang đá đẹp và công phu. Song song đó, những anh chị thiện nguyện viên cũng sát cánh với nhà dòng, để góp công trong phần trang trí, và dàn dựng lên một quang cảnh cho đêm thánh nhạc thêm phần ấm cúng và trang trọng hơn.
Xem Hình
Vì chủ đề là “Emmanuel” – “Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta”, nên Cha Bề Trên và các ca đoàn chọn những bài hát từ phận “Vọng” cho đến những thời điểm Chúa Hài Đồng trào đời, qua phần dẫn chương trình do thầy Sáu Nguyễn Duy Lộc, CSsR phụ trách. Thầy Sáu Lộc đã giúp cho người nghe ôn lại “Câu Chuyện Máng Cỏ” để làm nóng lại nỗi mong chờ, không chỉ đối với người Do Thái khi xưa, nhưng ngay cả những quý vị đang hiện diện trong đêm thánh nhạc tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp này.
Như thể ngày xưa có 3 Vua và các mục đồng đến viếng Chúa Hài Đồng, ngoài quý cha quý thầy DCCT cùng các ca đoàn, chúng con thấy có sự hiện diện của nhiều Cha khách, quý Sơ dòng nữ Đaminh Houston, quý Sơ dòng Đaminh Gò Vấp Lạng Sơn, quý Sơ dòng Đaminh Bà Rịa, quý Sơ dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, và khá đông cộng đoàn dân Chúa đến từ Houston và những vùng phụ cận. Hơn nữa, một số quý vị, với tâm tình quý mến nhà dòng, lái xe 4 tiếng từ Dallas tới Houston để tham dự chương trình thánh nhạc “Emmanuel #3”.
Tạ ơn Chúa, chương trình diễn ra tạm ổn, với sự tham gia của các Linh Mục, quý Sơ, quý thầy DCCT, và nhiều ca đoàn đến từ các Giáo Xứ và Cộng Đoàn Việt Nam trong vùng Houston Texas. Các ca đoàn, chắc là phải tập luyện kỹ lắm, vì quý vị khán thính giả lắng nghe, gật gù và khen hay. Đặc biệt là có phần song ca do Cha Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, Chánh Xứ GX Đức Mẹ LaVang và cha Francis Đặng Phước Hoà, CSsR, bề trên Tu Viện Thánh Clêmentê Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại trình bày.
Chương trình “Emmanuel 3” năm nay còn có những em bé tí hon mặc áo dài cổ truyền, hát Thánh Ca Giáng Sinh bằng tiếng Việt. Giọng các em trong trẻo cất lên những tiếng hát tựa như các thiên thần hát ca tụng Thiên Chúa, làm cho không ít quý khán giả tán thưởng bằng những tràng pháo tay, như để khích lệ tinh thần thế hệ trẻ nối tiếp cha anh, giữ gìn văn hoá tiếng việt nơi xứ người.
Xin cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Thầy, quý ca đoàn, quý thiện nguyện viên và cộng đoàn dân Chúa. Chính vì những khoảnh khắc đơn sơ qua những lời ca tiếng hát của chương trình Thánh Nhạc này, chúng con được cảm thấy gần Chúa hơn. Xin Chúa Hài Đồng ban bình an và chúc lành cho mọi người chúng ta trong mùa Giáng Sinh 2019 này.
Quỳnh Kim
Xem Video đêm Thánh Ca
Tuy bận rộn với việc học tại các Đại Chủng Viện, quý thầy DCCT, với mỗi năm 1 sáng kiến mới, làm một hang đá Chúa Hài Đồng thoáng nhìn thì đơn giản, mộc mạc, nhưng theo sự nhận sét từ những người đến tham dự chương trình thì hang đá đẹp và công phu. Song song đó, những anh chị thiện nguyện viên cũng sát cánh với nhà dòng, để góp công trong phần trang trí, và dàn dựng lên một quang cảnh cho đêm thánh nhạc thêm phần ấm cúng và trang trọng hơn.
Xem Hình
Vì chủ đề là “Emmanuel” – “Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta”, nên Cha Bề Trên và các ca đoàn chọn những bài hát từ phận “Vọng” cho đến những thời điểm Chúa Hài Đồng trào đời, qua phần dẫn chương trình do thầy Sáu Nguyễn Duy Lộc, CSsR phụ trách. Thầy Sáu Lộc đã giúp cho người nghe ôn lại “Câu Chuyện Máng Cỏ” để làm nóng lại nỗi mong chờ, không chỉ đối với người Do Thái khi xưa, nhưng ngay cả những quý vị đang hiện diện trong đêm thánh nhạc tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp này.
Như thể ngày xưa có 3 Vua và các mục đồng đến viếng Chúa Hài Đồng, ngoài quý cha quý thầy DCCT cùng các ca đoàn, chúng con thấy có sự hiện diện của nhiều Cha khách, quý Sơ dòng nữ Đaminh Houston, quý Sơ dòng Đaminh Gò Vấp Lạng Sơn, quý Sơ dòng Đaminh Bà Rịa, quý Sơ dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, và khá đông cộng đoàn dân Chúa đến từ Houston và những vùng phụ cận. Hơn nữa, một số quý vị, với tâm tình quý mến nhà dòng, lái xe 4 tiếng từ Dallas tới Houston để tham dự chương trình thánh nhạc “Emmanuel #3”.
Tạ ơn Chúa, chương trình diễn ra tạm ổn, với sự tham gia của các Linh Mục, quý Sơ, quý thầy DCCT, và nhiều ca đoàn đến từ các Giáo Xứ và Cộng Đoàn Việt Nam trong vùng Houston Texas. Các ca đoàn, chắc là phải tập luyện kỹ lắm, vì quý vị khán thính giả lắng nghe, gật gù và khen hay. Đặc biệt là có phần song ca do Cha Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, Chánh Xứ GX Đức Mẹ LaVang và cha Francis Đặng Phước Hoà, CSsR, bề trên Tu Viện Thánh Clêmentê Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại trình bày.
Chương trình “Emmanuel 3” năm nay còn có những em bé tí hon mặc áo dài cổ truyền, hát Thánh Ca Giáng Sinh bằng tiếng Việt. Giọng các em trong trẻo cất lên những tiếng hát tựa như các thiên thần hát ca tụng Thiên Chúa, làm cho không ít quý khán giả tán thưởng bằng những tràng pháo tay, như để khích lệ tinh thần thế hệ trẻ nối tiếp cha anh, giữ gìn văn hoá tiếng việt nơi xứ người.
Xin cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Thầy, quý ca đoàn, quý thiện nguyện viên và cộng đoàn dân Chúa. Chính vì những khoảnh khắc đơn sơ qua những lời ca tiếng hát của chương trình Thánh Nhạc này, chúng con được cảm thấy gần Chúa hơn. Xin Chúa Hài Đồng ban bình an và chúc lành cho mọi người chúng ta trong mùa Giáng Sinh 2019 này.
Quỳnh Kim
Giáo xứ Thánh Tâm, Hố Nai: Thánh Ca Giáng Sinh Cùng Mẹ lên đường đem Chúa đến vùng ngoại biên
Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
12:06 24/12/2019
Như chủ đề của đêm Thánh Ca mừng Chúa Giáng Sinh “Cùng Mẹ lên đường đem Chúa đến vùng ngoại biên”, có thể nói rằng, Giáo xứ Thánh Tâm- Giáo Hạt Hố Nai đã có một đêm thánh ca ý nghĩa, thúc đẩy tâm tình sống Giáng Sinh như Mẹ Maria, ra đi đem Chúa đến với mọi người, như lời Cha Giuse Hà Đăng Định đã nói đến trong phần khai mạc “Niềm vui Giáng Sinh là niềm vui cho toàn thể nhân loại. Niềm vui ấy cần được trao ban cho hết mọi nơi, mọi thời và cho mọi người.”
Xem Hình
Vì thế, trong đêm thánh ca này, ngoài sự hiện diện của Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Xuân Lộc, Cha Giuse Phạm Sơn Lâm- Quản Hạt Hố Nai, Cha Đa Minh Trần Công Hiển, Đặc Trách Thánh Nhạc Giáo Phận, Cha Giuse Vũ Anh Dũng, Thư ký Ban Thánh Nhạc, quý cha, tu sĩ nam nữ, cộng đoàn dân Chúa, còn có đó một thành phần đặc biệt khoảng hơn 200 anh chị em lương dân và di dân trên địa bàn Giáo xứ được mời đến tham dự.
Với sự đầu tư kỹ lưỡng, và nhất là trong tâm tình loan báo Tin Vui, đêm thánh ca đã làm nổi bật lên nhiều ý nghĩa, cùng với những vẻ đẹp nghệ thuật đưa tới sự tôn vinh và tạ ơn tình yêu Giáng Sinh mà Chúa Cha đã ban cho nhân loại, khiến mọi người như thấy mình cũng được cất tiếng hát tạ ơn reo vui mừng Chúa Giáng Trần.
Để làm nên vẻ đẹp thánh hay sự thành công của đêm thánh ca, phải kể đến sự đóng góp rất lớn của ca đoàn Giáo xứ Thánh Tâm, cùng với các ca đoàn Trùng Dương- Sài Gòn, ca đoàn Mân Côi- Ninh Phát- Gia Kiệm, ca đoàn Sao Mai và Pio X- Xuân Lộc; ca đoàn Quê Hương; ca sĩ Diệu Hiền, quý dì và thỉnh sinh Dòng Đa Minh Thánh Tâm, quý dì và thỉnh sinh Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục, cùng ban kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, trang trí…Đồng thời, những lời dẫn chương trình mà các MC đảm nhậnkhá sắc bén về nội dung, toát lên được chủ đề của đêm thánh ca. Bởi những lời dẫn này không chỉ để giới thiệu bài hát, tác giả ca đoàn trình bày, nhưng xuyên suốt chương trình, các lời dẫn đã đưa dẫn người nghe, người xem đi vào cách chiêm ngắm tình yêu, lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho nhân loại, được tỏ bày cụ thể qua việc nhập thể của Ngôi Hai Thiên Chúa.
Tham dự đêm thánh ca, mọi người được mời gọi đi vào bên trong mầu nhiệm Nhập Thể trong chương trình của Thiên Chúa, từ biến cố Truyền Tin đến Giáng Sinh – qua nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau, có khi rộn ràng, nhưng có những lúc sâu lắng, tâm tình, đem đến nhiều sắc thái cảm xúc, góp phần làm nên tâm tình cầu nguyện với một không gian hoàn toàn khác.
Hiện diện trong đêm thánh ca này, khi ngỏ lời với cộng đoàn- thay mặt Đức Cha Giáo phận và Đức Cha Đa Minh, Đức Cha Phụ Tá đã chia sẻtâm tình với cộng đoàn tham dự vềniềm vui đón Chúa,những cách thức và mục đích Chúa đến trong cuộc đời của mỗi người. Đức Cha nói rằng, Chúa đến với chúng ta, trong tâm hồn qua Bí tích Thánh Tẩy, Bí tích Thánh Thể…mà mỗi người đã, đang lãnh nhận. Chúa đến với con người là để thông chia sự sống, để đổi mới vận mạng con người. Hành trình sứ mạng yêu thương dành cho con người mà Chúa trao ban được khởi đầu bằng mầu nhiệm Giáng Sinh cho đến Thập Giá, chết trên đồi Calve, và phục sinh vinh hiển. Vì thế, Đức Cha mời gọi cộng đoàn khi mừng mầu nhiệm Giáng Sinh, thì cũng đồng thời, chiêm ngắm toàn diện cuộc đời của Chúa Giêsu, để thấy tình yêu của Chúa vĩ đại biết bao trên cuộc đời chúng ta: Ngài đến để diệt trừ tội lỗi của con người và để con người được sống. Bên cạnh đó, nhân dịp mừng Giáng Sinh, Đức Cha Gioan đã gửi đến cộng đoàn giáo xứ, các hội dòng lời chúc mừng Giáng Sinh an bình và thánh thiện.
Trước khi kết thúc đêm thánh ca, Cha Chánh Xứ Giuse đã dâng lời cám ơn đến Đức Cha Phụ Tá, quý Cha, quý hội dòng, ca đoàn và các ban kỹ thuật, cùng toàn thể cộng đoàn vì đã làm cho đêm thánh ca được trọn vẹn trong tình yêu Thiên Chúa và sự hiệp nhất của mọi người.
Đêm thánh ca kết thúc với phép lành của Đức Cha Phụ tá, và tâm tình của cả cộng đoàn với bài thánh ca bất hủ trong lòng người Công Giáo Việt Nam của Cố Nhạc sĩ Hải Linh- “ Hang Belem”.
Tin, ảnh: Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
Xem Hình
Vì thế, trong đêm thánh ca này, ngoài sự hiện diện của Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Xuân Lộc, Cha Giuse Phạm Sơn Lâm- Quản Hạt Hố Nai, Cha Đa Minh Trần Công Hiển, Đặc Trách Thánh Nhạc Giáo Phận, Cha Giuse Vũ Anh Dũng, Thư ký Ban Thánh Nhạc, quý cha, tu sĩ nam nữ, cộng đoàn dân Chúa, còn có đó một thành phần đặc biệt khoảng hơn 200 anh chị em lương dân và di dân trên địa bàn Giáo xứ được mời đến tham dự.
Với sự đầu tư kỹ lưỡng, và nhất là trong tâm tình loan báo Tin Vui, đêm thánh ca đã làm nổi bật lên nhiều ý nghĩa, cùng với những vẻ đẹp nghệ thuật đưa tới sự tôn vinh và tạ ơn tình yêu Giáng Sinh mà Chúa Cha đã ban cho nhân loại, khiến mọi người như thấy mình cũng được cất tiếng hát tạ ơn reo vui mừng Chúa Giáng Trần.
Để làm nên vẻ đẹp thánh hay sự thành công của đêm thánh ca, phải kể đến sự đóng góp rất lớn của ca đoàn Giáo xứ Thánh Tâm, cùng với các ca đoàn Trùng Dương- Sài Gòn, ca đoàn Mân Côi- Ninh Phát- Gia Kiệm, ca đoàn Sao Mai và Pio X- Xuân Lộc; ca đoàn Quê Hương; ca sĩ Diệu Hiền, quý dì và thỉnh sinh Dòng Đa Minh Thánh Tâm, quý dì và thỉnh sinh Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục, cùng ban kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, trang trí…Đồng thời, những lời dẫn chương trình mà các MC đảm nhậnkhá sắc bén về nội dung, toát lên được chủ đề của đêm thánh ca. Bởi những lời dẫn này không chỉ để giới thiệu bài hát, tác giả ca đoàn trình bày, nhưng xuyên suốt chương trình, các lời dẫn đã đưa dẫn người nghe, người xem đi vào cách chiêm ngắm tình yêu, lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho nhân loại, được tỏ bày cụ thể qua việc nhập thể của Ngôi Hai Thiên Chúa.
Tham dự đêm thánh ca, mọi người được mời gọi đi vào bên trong mầu nhiệm Nhập Thể trong chương trình của Thiên Chúa, từ biến cố Truyền Tin đến Giáng Sinh – qua nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau, có khi rộn ràng, nhưng có những lúc sâu lắng, tâm tình, đem đến nhiều sắc thái cảm xúc, góp phần làm nên tâm tình cầu nguyện với một không gian hoàn toàn khác.
Hiện diện trong đêm thánh ca này, khi ngỏ lời với cộng đoàn- thay mặt Đức Cha Giáo phận và Đức Cha Đa Minh, Đức Cha Phụ Tá đã chia sẻtâm tình với cộng đoàn tham dự vềniềm vui đón Chúa,những cách thức và mục đích Chúa đến trong cuộc đời của mỗi người. Đức Cha nói rằng, Chúa đến với chúng ta, trong tâm hồn qua Bí tích Thánh Tẩy, Bí tích Thánh Thể…mà mỗi người đã, đang lãnh nhận. Chúa đến với con người là để thông chia sự sống, để đổi mới vận mạng con người. Hành trình sứ mạng yêu thương dành cho con người mà Chúa trao ban được khởi đầu bằng mầu nhiệm Giáng Sinh cho đến Thập Giá, chết trên đồi Calve, và phục sinh vinh hiển. Vì thế, Đức Cha mời gọi cộng đoàn khi mừng mầu nhiệm Giáng Sinh, thì cũng đồng thời, chiêm ngắm toàn diện cuộc đời của Chúa Giêsu, để thấy tình yêu của Chúa vĩ đại biết bao trên cuộc đời chúng ta: Ngài đến để diệt trừ tội lỗi của con người và để con người được sống. Bên cạnh đó, nhân dịp mừng Giáng Sinh, Đức Cha Gioan đã gửi đến cộng đoàn giáo xứ, các hội dòng lời chúc mừng Giáng Sinh an bình và thánh thiện.
Trước khi kết thúc đêm thánh ca, Cha Chánh Xứ Giuse đã dâng lời cám ơn đến Đức Cha Phụ Tá, quý Cha, quý hội dòng, ca đoàn và các ban kỹ thuật, cùng toàn thể cộng đoàn vì đã làm cho đêm thánh ca được trọn vẹn trong tình yêu Thiên Chúa và sự hiệp nhất của mọi người.
Đêm thánh ca kết thúc với phép lành của Đức Cha Phụ tá, và tâm tình của cả cộng đoàn với bài thánh ca bất hủ trong lòng người Công Giáo Việt Nam của Cố Nhạc sĩ Hải Linh- “ Hang Belem”.
Tin, ảnh: Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
Đại Lễ Giáng Sinh Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Melbourne Năm 2019
Trần Văn Minh
14:54 24/12/2019
Melbourne, từ lúc 7 giờ tối Thứ Ba 24/12/2019. Hợp cùng Giáo Hội Hoàn Vũ, Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, thuộc Tổng Giáo phận Melbourne đã cử hành đại lễ Giáng Sinh 2019 thật trọng thể.
Xem hình
Trong một ngày trời đẹp dù đang mùa Hè Nam Bán Cầu, không khí và thời tiết rất lý tưởng cho các sinh hoạt ngoài trời. Mọi người từ khắp nơi đã tề tựu đông đủ để cùng nhau dâng lễ mừng Chúa Giáng Sinh 2019 trong niềm hân hoan mừng Đấng Cứu Thế nhập thể. Những tà áo dài đủ mầu sắc, và với đủ mọi thành phần dân Chúa từ quý cụ ông, cụ bà đi phải chống gậy, đi phải bám vào xe. Cho đến nam thanh, nữ tú, và các cháu thiếu nhi, với nét mặt tươi vui cùng về dâng lễ mừng Chúa Sinh ra đời, và Ngài là vị cứu tinh cho nhân loại. Ai cũng đến sớm để chào hỏi nhau và cũng để chụp hình trước giờ lễ.
Đại lễ có hai phần chính: phần diễn nguyện Giáng Sinh và phần Đại Lễ Giáng Sinh. Phần diễn nguyện do các đoàn thể trong cộng đoàn, từ các em thiếu nhi, các thiếu niên giới trẻ và các ca đoàn trình diễn thật xuất sắc diễn lại hoạt cảnh từ thời cựu ước. Bắt đầu là cảnh Ông Áp – ra - ham hết lòng kính sợ Chúa, dù hiếm muộn cũng vâng lời Chúa, để hiến tế chính người con trai duy nhất của mình dâng lên Chúa. Cảnh của thời Tiên tri Isaia cứu dân Ngài thoát vòng nô lệ, Cảnh Đức Mẹ đi thăm người chị họ Bà Isave, cảnh Chúa Cứu Thế Giáng Trần. Và cảnh dân muôn nước đến thờ lậy Chúa. Kết thúc là các cháu thiếu nhi, thiếu niên trong bài ca Giáng Sinh trong niềm vui hân hoan. Phần soạn các hoạt cảnh do anh chị Khôi Hoa, và phần phối âm làm nhạc nền do nhạc sỹ của cộng đoàn đã làm cho đêm diễn nguyện rất thành công, giúp mọi người có dịp ôn lại kinh thánh.
Các diễn viên diễn rất hay, lại được sự phụ giúp của phần kỹ thuật âm thanh, ánh sáng nổi tiếng của Bằng Uyên và gia đình, đã giúp cho buổi diễn nguyện thành công rất tốt đẹp.
Đúng 9 giờ tối, Đại lễ Giáng Sinh do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với Linh mục Trần Minh Hiếu và Đinh Văn Bổn đồng tế. Sau khi đoàn đồng tế rước tượng Chúa Hài Đồng đặt nằm trong máng cỏ hang lừa. Ca đoàn Vô Nhiễm trong đồng phục đẹp đã xuất sắc trong các bản thánh ca của đêm Giáng Sinh cực Thánh.
Cuối lễ, Ông Cao Minh Đức, trưởng Ban mục vụ của cộng đoàn lên chúc mừng Giáng Sinh đến quý cha, quý tu sỹ nam, nữ, và toàn thể cộng đoàn. Trong cương vị trưởng ban mục vụ, ông cũng cám ơn đến tất cả các đoàn thể đóng góp cho phần diễn nguyện bằng cách hy sinh thời giờ để tập luyện. Quý vị trong các đoàn thể và cá nhân đã giúp trang trí lễ đài, cây thông, hang đá cùng với cha quản nhiệm để không khí ngày đại lễ thêm long trọng và xinh tươi chào đón Chúa Giáng Sinh giúp tăng thêm niềm vui cho cả cộng đoàn.
Kết thúc đại lễ là phần phát quà của Ông già Noel, do ba linh mục phụ trách, mọi người trước khi chia tay đã chụp hình lưu niệm và hân hoan chúc mừng Giáng Sinh an bình cho nhau. Trời về khuya, gió mát khiến lòng người cũng vui hơn. Lời chúc mừng Giáng Sinh vui vẻ và những cái bắt tay mừng nhau. Ai cũng tươi cười rạng rỡ từ các em bé cho đến các cụ già trong niềm vui Mừng Chúa Giáng Sinh 2019.
Cảnh Thánh Giuse và Đức Maria trong đêm diễn nguyện |
Xem hình
Trong một ngày trời đẹp dù đang mùa Hè Nam Bán Cầu, không khí và thời tiết rất lý tưởng cho các sinh hoạt ngoài trời. Mọi người từ khắp nơi đã tề tựu đông đủ để cùng nhau dâng lễ mừng Chúa Giáng Sinh 2019 trong niềm hân hoan mừng Đấng Cứu Thế nhập thể. Những tà áo dài đủ mầu sắc, và với đủ mọi thành phần dân Chúa từ quý cụ ông, cụ bà đi phải chống gậy, đi phải bám vào xe. Cho đến nam thanh, nữ tú, và các cháu thiếu nhi, với nét mặt tươi vui cùng về dâng lễ mừng Chúa Sinh ra đời, và Ngài là vị cứu tinh cho nhân loại. Ai cũng đến sớm để chào hỏi nhau và cũng để chụp hình trước giờ lễ.
Đại lễ có hai phần chính: phần diễn nguyện Giáng Sinh và phần Đại Lễ Giáng Sinh. Phần diễn nguyện do các đoàn thể trong cộng đoàn, từ các em thiếu nhi, các thiếu niên giới trẻ và các ca đoàn trình diễn thật xuất sắc diễn lại hoạt cảnh từ thời cựu ước. Bắt đầu là cảnh Ông Áp – ra - ham hết lòng kính sợ Chúa, dù hiếm muộn cũng vâng lời Chúa, để hiến tế chính người con trai duy nhất của mình dâng lên Chúa. Cảnh của thời Tiên tri Isaia cứu dân Ngài thoát vòng nô lệ, Cảnh Đức Mẹ đi thăm người chị họ Bà Isave, cảnh Chúa Cứu Thế Giáng Trần. Và cảnh dân muôn nước đến thờ lậy Chúa. Kết thúc là các cháu thiếu nhi, thiếu niên trong bài ca Giáng Sinh trong niềm vui hân hoan. Phần soạn các hoạt cảnh do anh chị Khôi Hoa, và phần phối âm làm nhạc nền do nhạc sỹ của cộng đoàn đã làm cho đêm diễn nguyện rất thành công, giúp mọi người có dịp ôn lại kinh thánh.
Các diễn viên diễn rất hay, lại được sự phụ giúp của phần kỹ thuật âm thanh, ánh sáng nổi tiếng của Bằng Uyên và gia đình, đã giúp cho buổi diễn nguyện thành công rất tốt đẹp.
Đúng 9 giờ tối, Đại lễ Giáng Sinh do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với Linh mục Trần Minh Hiếu và Đinh Văn Bổn đồng tế. Sau khi đoàn đồng tế rước tượng Chúa Hài Đồng đặt nằm trong máng cỏ hang lừa. Ca đoàn Vô Nhiễm trong đồng phục đẹp đã xuất sắc trong các bản thánh ca của đêm Giáng Sinh cực Thánh.
Cuối lễ, Ông Cao Minh Đức, trưởng Ban mục vụ của cộng đoàn lên chúc mừng Giáng Sinh đến quý cha, quý tu sỹ nam, nữ, và toàn thể cộng đoàn. Trong cương vị trưởng ban mục vụ, ông cũng cám ơn đến tất cả các đoàn thể đóng góp cho phần diễn nguyện bằng cách hy sinh thời giờ để tập luyện. Quý vị trong các đoàn thể và cá nhân đã giúp trang trí lễ đài, cây thông, hang đá cùng với cha quản nhiệm để không khí ngày đại lễ thêm long trọng và xinh tươi chào đón Chúa Giáng Sinh giúp tăng thêm niềm vui cho cả cộng đoàn.
Kết thúc đại lễ là phần phát quà của Ông già Noel, do ba linh mục phụ trách, mọi người trước khi chia tay đã chụp hình lưu niệm và hân hoan chúc mừng Giáng Sinh an bình cho nhau. Trời về khuya, gió mát khiến lòng người cũng vui hơn. Lời chúc mừng Giáng Sinh vui vẻ và những cái bắt tay mừng nhau. Ai cũng tươi cười rạng rỡ từ các em bé cho đến các cụ già trong niềm vui Mừng Chúa Giáng Sinh 2019.
Cộng Đồng Công Giáo TGP Sydney Mừng Đại Lễ Giáng Sinh
Diệp Hải Dung
19:39 24/12/2019
Tối thứ Ba 24/12/2019 thời tiết Sydney bổng dưng thay đổi, trời kéo mây đen và mưa lác đác. Nhưng tại công viên Paul Keating Park Bankstown có khoảng 6000 người kể cả những người không Công Giáo cùng che Dù đến tham dự Đại Lễ Vọng Giáng Sinh do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức.
7 giờ Thánh Ca Mừng Giáng Sinh Christmas Carol do Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trình diễn với những nhạc phẩm Thánh ca và những nhạc phẩm Noel rất đặc sắc.
Xem Hình
Sau khi chấm dứt chương trình Hát Mừng Giáng Sinh, mọi người cùng hướng về cuối công viên tham dự với nghi thức Vọng Giáng Sinh rất trang nghiêm. Ca đoàn KiTô Vua Giáo Đoàn Lakemba đồng hát bài Trời Cao Hãy Đổ Sương Xuống và hang Bêlem để chúc tụng mừng kính Thiên Chúa giáng trần. Ban Tây Nhạc Cecillia hòa tấu bài Đêm Thánh Thánh Vô Cùng, và Tiếng Hát Thiên Thần rất long trọng khai mạc cuộc rước Chúa Hài Đồng tiến lên Lễ đài.
Thánh Lễ khai mào bằng cuộc cung nghinh Chúa Hài Đồng rất trang nghiêm do Cha Paul Văn Chi điều hợp với Thánh Giá Nến Cao, Đoàn Phụng Vụ, Ban Tây Nhạc Cecillia, Các Thiên Thần, Đức Mẹ Thánh Giuse cùng quý Cha. Khi đoàn Phụng Vụ lên đến Lễ đài, Cha Tuyên Uý Trưởng Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến mọi người và Cha giới thiệu quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Trần Văn Trợ, Cha Lê Hồng Mạnh, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Trần Bạch Hổ, Cha Nguyễn Hoàng Việt và Cha Trần Quang Thiện cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Trần Văn Trợ nói về ngôn ngữ của Thiên Chúa chính là ngôn ngữ Tình Yêu. Ngài đã từ trời xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại khỏi vòng nô lệ tội lỗi của sự dữ. Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta, một Người Con đã được ban tặng cho chúng ta, Người gánh nhận vương quyền trên vai và thiên hạ sẽ gọi tên Người là cố vấn kỳ diệu, Thiên Chúa huy hoàng, Người Cha muôn thuở, ông Vua thái bình và Người sẽ mở rộng vương quyền và cảnh thái bình của nước Người sẽ vô tận…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người, đồng thời anh cũng thông báo một tin vui: Dự án xây dựng Khu Vườn Tưởng Niệm trên Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney đã được Hội Đồng Thành Phố Liverpool chấp thuận.
Thánh lễ kết thúc, quý Cha phát kẹo mừng Giáng Sinh cho các em nhỏ.
Diệp Hải Dung
7 giờ Thánh Ca Mừng Giáng Sinh Christmas Carol do Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trình diễn với những nhạc phẩm Thánh ca và những nhạc phẩm Noel rất đặc sắc.
Xem Hình
Sau khi chấm dứt chương trình Hát Mừng Giáng Sinh, mọi người cùng hướng về cuối công viên tham dự với nghi thức Vọng Giáng Sinh rất trang nghiêm. Ca đoàn KiTô Vua Giáo Đoàn Lakemba đồng hát bài Trời Cao Hãy Đổ Sương Xuống và hang Bêlem để chúc tụng mừng kính Thiên Chúa giáng trần. Ban Tây Nhạc Cecillia hòa tấu bài Đêm Thánh Thánh Vô Cùng, và Tiếng Hát Thiên Thần rất long trọng khai mạc cuộc rước Chúa Hài Đồng tiến lên Lễ đài.
Thánh Lễ khai mào bằng cuộc cung nghinh Chúa Hài Đồng rất trang nghiêm do Cha Paul Văn Chi điều hợp với Thánh Giá Nến Cao, Đoàn Phụng Vụ, Ban Tây Nhạc Cecillia, Các Thiên Thần, Đức Mẹ Thánh Giuse cùng quý Cha. Khi đoàn Phụng Vụ lên đến Lễ đài, Cha Tuyên Uý Trưởng Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến mọi người và Cha giới thiệu quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Trần Văn Trợ, Cha Lê Hồng Mạnh, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Trần Bạch Hổ, Cha Nguyễn Hoàng Việt và Cha Trần Quang Thiện cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Trần Văn Trợ nói về ngôn ngữ của Thiên Chúa chính là ngôn ngữ Tình Yêu. Ngài đã từ trời xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại khỏi vòng nô lệ tội lỗi của sự dữ. Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta, một Người Con đã được ban tặng cho chúng ta, Người gánh nhận vương quyền trên vai và thiên hạ sẽ gọi tên Người là cố vấn kỳ diệu, Thiên Chúa huy hoàng, Người Cha muôn thuở, ông Vua thái bình và Người sẽ mở rộng vương quyền và cảnh thái bình của nước Người sẽ vô tận…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người, đồng thời anh cũng thông báo một tin vui: Dự án xây dựng Khu Vườn Tưởng Niệm trên Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney đã được Hội Đồng Thành Phố Liverpool chấp thuận.
Thánh lễ kết thúc, quý Cha phát kẹo mừng Giáng Sinh cho các em nhỏ.
Diệp Hải Dung
Thánh lễ đêm Giáng Sinh 2019 tại Nhà thờ Chính Tòa Ban Mê Thuột
Vũ Đình Bình
19:43 24/12/2019
“Thiên Chúa và con người gặp gỡ”
Lễ Giáng Sinh, cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và loài người xẩy ra nơi Chúa Hài Đồng, Ðấng đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta (x Ga 1, 1-18).
Lễ Giáng Sinh, là ngày lễ kỷ niệm Con Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại. Người Con mà Thiên Chúa đã tặng ban cho nhân loại như lời tiên tri Isaia: “một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta.” (Is 9, 5).
Xem Hình Ảnh
Lễ Giáng Sinh ngày nay đã trở thành ngày hội toàn cầu, mang một thông điệp hòa bình: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2, 14).
Từ chiều ngày 24.12.2018, đã có hàng vạn người, không phân biệt màu da, tôn giáo, tập trung về khuôn viên Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột, hòa chung niềm vui với các tín hữu Công Giáo nơi đây mừng Chúa Giáng Sinh.
21 giờ 30, Cộng đoàn hiệp ý với Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - Giám mục Giáo phận; Cha Giuse Trịnh Văn Hân - Cha sở Nhà thờ Chính tòa; Cha Vinh Sơn Phạm Hữu Mạnh – Cha phó, dâng Thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, cầu nguyện cho thế giới an bình.
Khởi đầu Thánh lễ, Đức Giám Mục mời gọi Cộng đoàn cùng hiệp lòng với tất cả mọi anh chị em Kitô hữu trên toàn thế giới, hướng lòng về hang đá thờ lạy Ngôi Hai, Con Thiên Chúa Làm Người, đem bình an đến cho nhân loại.
Cầu xin Chúa ban cho tất cả những người có trách nhiệm trên toàn đất nước, cũng như trong tỉnh nhà, được mọi ơn lành phần hồn phần xác, và được ơn khôn ngoan, có được trái tim đầy lòng thương xót, hầu có thể yêu thương và chu toàn trách nhiệm phục vụ nhân dân một cách tốt đẹp nhất. Cầu nguyện cho những anh chị em đang đau bệnh, hoặc mắc ngăn trở không thể tham dự lễ Giáng Sinh. Cách riêng, chúng ta cầu nguyện cho những gia đình đang gặp khó khăn thử thách. Xin Chúa ban cho tất cả mọi người hưởng được niềm vui an bình của đêm Ngôi Hai xuống thế làm người.
Sau bài Tin Mừng (Lc 2, 1-14), Đức Cha Vinh Sơn chia sẻ về ý nghĩa các Bài đọc loan báo về Đấng Cứu Thế được sinh ra trong thân phận của một hài nhi. Không những chỉ là một đứa bé, điểm khởi đầu của kiếp người, nhưng hài nhi này còn sinh ra trong cảnh nghèo khó, đến nỗi mà theo cái nhìn bình thường người ta không thể nhận biết Ngài là ai. Phải nhờ đến lời loan báo của các thiên thần, các mục đồng ngày xưa mới biết được Ngài là Đức Giê-su, Đấng Cứu Thế. Hài nhi đó được sinh xuống trần để cứu nhân loại.
Đức Cha diễn giải việc Chúa Giê-su có thể cứu chúng ta về việc gì, và cứu chúng ta như thế nào? Con người ngày hôm nay, đối diện với những âu lo của kiếp người, trước những mưu toan tính toán để có được một đời sống tiện nghi giàu có hơn, đang tìm cách để thỏa mãn những đam mê của mình, có còn cần đến ơn cứu độ của Chúa Giê-su đem lại không? Để có thể trả lời cho những vấn nạn này, chúng ta cần phải xem lại Chúa Giê-su đã làm gì và những điều Ngài đã làm có còn ý nghĩa gì với con người ngày hôm nay không.
Đức Cha khẳng định: Nhờ sự nhập thể và nhờ gương mẫu của Ngài mà trong bản thân mỗi người Công Giáo chúng ta đang có sự thay đổi rất lớn: con người xác thịt bị ảnh hưởng do tội lỗi đang dần dần bị lột xác nhờ nỗ lực của niềm tin vào Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Mà nếu trong đời sống thường ngày, có những lúc chúng ta yếu đuối, muốn quy hàng những đam mê ích kỷ lại trỗi dậy trong chúng ta, hãy nhớ rằng Chúa Giê-su đang hiện diện bên cạnh mỗi người, và Ngài đang mời gọi mỗi người chúng ta tiếp túc chiến đấu: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33).
(Mời nghe Bài Giảng)
Trước khi ban phép lành trọng thể cuối lễ, Đức Giám Mục bày tỏ niềm vui vì năm nay, tất cả mọi tín hữu trong Giáo phận Ban Mê Thuột đều được tham dự Thánh lễ Giáng Sinh, kể cả những vùng trắng, vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên như Giáo họ Phaolô, Kim Sơn, Lạc Thiện, Krông Nô, Ea Lê, Chư Phả, Ma D’răk, Cư Prao, Thuận Khánh,… Ngài chúc tất cả mọi người mùa Giáng Sinh an lành, được tràn đầy sự bình an của Chúa Hài Đồng. Ngài cũng gởi lời chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả những người già, những người đang đau yếu, bệnh tật.
"Hôm nay Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta".
Xin cho chúng con biết đặt Chúa Hài Nhi trong tâm hồn để chiêm ngắm, biến tâm hồn chúng con thành nệm ấm chăn êm cho Chúa ngự trị. Xin cho chúng con biết sống phó thác cho tình yêu Thiên Chúa, biết đem cả cuộc đời hiện tại để làm chứng cho Chúa, xin ban cho chúng con sự bình an đích thực qua Đức Kitô - Ánh Sáng Cứu Độ trần gian, để thông điệp hòa bình luôn hiện hữu trên chúng con. Xin cho chúng con biết chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với mọi người chung quanh, trong tinh thần yêu thương, tôn trọng và khiêm tốn.
Lễ Giáng Sinh, cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và loài người xẩy ra nơi Chúa Hài Đồng, Ðấng đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta (x Ga 1, 1-18).
Lễ Giáng Sinh, là ngày lễ kỷ niệm Con Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại. Người Con mà Thiên Chúa đã tặng ban cho nhân loại như lời tiên tri Isaia: “một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta.” (Is 9, 5).
Xem Hình Ảnh
Lễ Giáng Sinh ngày nay đã trở thành ngày hội toàn cầu, mang một thông điệp hòa bình: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2, 14).
Từ chiều ngày 24.12.2018, đã có hàng vạn người, không phân biệt màu da, tôn giáo, tập trung về khuôn viên Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột, hòa chung niềm vui với các tín hữu Công Giáo nơi đây mừng Chúa Giáng Sinh.
21 giờ 30, Cộng đoàn hiệp ý với Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - Giám mục Giáo phận; Cha Giuse Trịnh Văn Hân - Cha sở Nhà thờ Chính tòa; Cha Vinh Sơn Phạm Hữu Mạnh – Cha phó, dâng Thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, cầu nguyện cho thế giới an bình.
Cầu xin Chúa ban cho tất cả những người có trách nhiệm trên toàn đất nước, cũng như trong tỉnh nhà, được mọi ơn lành phần hồn phần xác, và được ơn khôn ngoan, có được trái tim đầy lòng thương xót, hầu có thể yêu thương và chu toàn trách nhiệm phục vụ nhân dân một cách tốt đẹp nhất. Cầu nguyện cho những anh chị em đang đau bệnh, hoặc mắc ngăn trở không thể tham dự lễ Giáng Sinh. Cách riêng, chúng ta cầu nguyện cho những gia đình đang gặp khó khăn thử thách. Xin Chúa ban cho tất cả mọi người hưởng được niềm vui an bình của đêm Ngôi Hai xuống thế làm người.
Sau bài Tin Mừng (Lc 2, 1-14), Đức Cha Vinh Sơn chia sẻ về ý nghĩa các Bài đọc loan báo về Đấng Cứu Thế được sinh ra trong thân phận của một hài nhi. Không những chỉ là một đứa bé, điểm khởi đầu của kiếp người, nhưng hài nhi này còn sinh ra trong cảnh nghèo khó, đến nỗi mà theo cái nhìn bình thường người ta không thể nhận biết Ngài là ai. Phải nhờ đến lời loan báo của các thiên thần, các mục đồng ngày xưa mới biết được Ngài là Đức Giê-su, Đấng Cứu Thế. Hài nhi đó được sinh xuống trần để cứu nhân loại.
Đức Cha diễn giải việc Chúa Giê-su có thể cứu chúng ta về việc gì, và cứu chúng ta như thế nào? Con người ngày hôm nay, đối diện với những âu lo của kiếp người, trước những mưu toan tính toán để có được một đời sống tiện nghi giàu có hơn, đang tìm cách để thỏa mãn những đam mê của mình, có còn cần đến ơn cứu độ của Chúa Giê-su đem lại không? Để có thể trả lời cho những vấn nạn này, chúng ta cần phải xem lại Chúa Giê-su đã làm gì và những điều Ngài đã làm có còn ý nghĩa gì với con người ngày hôm nay không.
Đức Cha khẳng định: Nhờ sự nhập thể và nhờ gương mẫu của Ngài mà trong bản thân mỗi người Công Giáo chúng ta đang có sự thay đổi rất lớn: con người xác thịt bị ảnh hưởng do tội lỗi đang dần dần bị lột xác nhờ nỗ lực của niềm tin vào Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Mà nếu trong đời sống thường ngày, có những lúc chúng ta yếu đuối, muốn quy hàng những đam mê ích kỷ lại trỗi dậy trong chúng ta, hãy nhớ rằng Chúa Giê-su đang hiện diện bên cạnh mỗi người, và Ngài đang mời gọi mỗi người chúng ta tiếp túc chiến đấu: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33).
(Mời nghe Bài Giảng)
Trước khi ban phép lành trọng thể cuối lễ, Đức Giám Mục bày tỏ niềm vui vì năm nay, tất cả mọi tín hữu trong Giáo phận Ban Mê Thuột đều được tham dự Thánh lễ Giáng Sinh, kể cả những vùng trắng, vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên như Giáo họ Phaolô, Kim Sơn, Lạc Thiện, Krông Nô, Ea Lê, Chư Phả, Ma D’răk, Cư Prao, Thuận Khánh,… Ngài chúc tất cả mọi người mùa Giáng Sinh an lành, được tràn đầy sự bình an của Chúa Hài Đồng. Ngài cũng gởi lời chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả những người già, những người đang đau yếu, bệnh tật.
"Hôm nay Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta".
Xin cho chúng con biết đặt Chúa Hài Nhi trong tâm hồn để chiêm ngắm, biến tâm hồn chúng con thành nệm ấm chăn êm cho Chúa ngự trị. Xin cho chúng con biết sống phó thác cho tình yêu Thiên Chúa, biết đem cả cuộc đời hiện tại để làm chứng cho Chúa, xin ban cho chúng con sự bình an đích thực qua Đức Kitô - Ánh Sáng Cứu Độ trần gian, để thông điệp hòa bình luôn hiện hữu trên chúng con. Xin cho chúng con biết chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với mọi người chung quanh, trong tinh thần yêu thương, tôn trọng và khiêm tốn.
Dân Việt Nam đón Giáng Sinh: Nhà thờ, đường phố đông nghẹt người
Người Việt
20:06 24/12/2019
Không còn là ngày lễ riêng của người theo đạo Công Giáo, Giáng Sinh đã và đang trở thành ngày hội được mong chờ của cả những người ngoài đạo, đặc biệt giới trẻ ở Việt Nam.
Đêm 24 Tháng Mười Hai, 2019, trong tiết trời se lạnh ở Hà Nội, hàng vạn người dân, du khách trẻ đã đổ xuống đường tìm về khu vực trung tâm thành phố.
Theo báo Người Lao Động, vào khoảng 7 giờ tối, dòng người đổ về Nhà Thờ Lớn bắt đầu đông đúc. Khuôn viên nhà thờ được trang hoàng lộng lẫy thu hút khách, ghi lại những hình ảnh đẹp đẽ trong ngày lễ Giáng Sinh.
“Mùa Giáng Sinh năm nay, tôi cùng những người bạn lên kế hoạch sẽ đi phát quà là bánh, kẹo do chúng tôi tự vận động kinh phí để mua cho các em nhỏ để mang đến cho các em một niềm vui nho nhỏ. Chúng tôi không chỉ phát quà ở khu vực Nhà Thờ Lớn mà còn phát ở một số khu vực khác như: phố đi bộ Hồ Gươm và một số điểm vui chơi,” anh Nguyễn Anh, sinh viên trường Đại Học Kinh Tế, cho biết.
Gần 10 giờ tối, một số tuyến đường ở khu phố cổ Hà Nội như: Lương Văn Can, Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Bồ đều ùn tắc, khiến nhiều người mắc kẹt giữa dòng người và xe cộ. “Chỗ này chỉ cách nhà thờ gần một cây số nhưng 30 phút rồi tôi mới đi được 200 mét. Không biết có đến được nhà thờ trước lễ Giáng Sinh không,” anh Quang Hưng đang đưa gia đình đến Nhà Thờ Lớn nói.
Từ khoảng 7 giờ tối trong tiết trời se lạnh, người dân Sài Gòn đổ ra khu trung tâm vui chơi. Dọc nhiều tuyến phố và xung quanh các trung tâm thương mại đều được trang trí lung linh, rực rỡ sắc màu với các tiểu cảnh cây thông, ngôi nhà tuyết hay những dải đèn xanh đỏ.
Các con đường ở trung tâm như Đồng Khởi, Phạm Ngọc Thạch, Lê Thánh Tôn, Lê Lợi (quận 1)… lượng xe đổ về rất đông, ùn tắc khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn. Nhiều bạn trẻ buộc phải tìm cách gửi xe máy đi bộ mới có thể vui chơi, chụp hình.
Khác với mọi năm, năm nay người dân đi chơi Giáng Sinh đổ về trung tâm càng về khuya lượng người càng đông.
Biển người tập trung trước sân chính của Nhà Thờ Chánh Tòa Đà Nẵng để theo dõi các chương trình ca nhạc và các lễ Thánh. (Hình: Tiền Phong)
“Mấy năm trước tôi cùng gia đình hay đi du lịch đón Giáng sinh ở nước ngoài. Năm nay cả gia đình quyết định đón Giáng Sinh ở Sài Gòn. Không khí vui, náo nhiệt nhưng giao thông không thuận tiện lắm. Những năm trước thấy người ta đổ ra đường cũng khuya, cứ tưởng ra đường sớm sẽ tránh được kẹt xe, ai ngờ năm nay mọi người đi chơi sớm quá,” anh Nguyễn Vũ Phú Thọ (ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn) cho biết.
Tại Đà Nẵng, theo báo Tiền Phong, từ 8 giờ tối 24 Tháng Mười Hai, hàng ngàn người đổ về Nhà Thờ Chính Tòa Đà Nẵng để cùng chờ đợi thời khắc Thiên Chúa giáng sinh, Do dòng người đổ về các con đường quanh nhà thờ quá đông đã khiến giao thông ở đây tắc nghẽn. Phía trong nhà thờ, hàng ngàn giáo dân đã ‘xí’ chỗ đẹp xem các chương trình Thánh Lễ.
Cùng lúc, tại các trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí về đêm ở Đà Nẵng như: Vincom, Chợ Đêm Helio, Công Viên Châu Á…., hàng ngàn bạn trẻ háo hức xuống đường đón Giáng Sinh và chụp hình trong những khung cảnh được trang trí lung linh trong đêm Noel.
Thời tiết mùa Noel năm nay ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) ít lạnh hơn so với những năm trước nên đi dạo ban đêm rất thú vị. Do vậy dòng người đi chơi lễ đông đúc khiến không khí Giáng Sinh ở “xứ sở mộng mơ” dường như ấm áp hơn.
Đêm 24 Tháng Mười Hai, nhiều nhà thờ ở Đà Lạt như: Nhà Thờ Con Gà (Chánh Tòa Đà Lạt), Don Bosco Đà Lạt, Domaine de Marie, Thánh Tâm, Tùng Lâm, Thánh Mẫu… được trang hoàng lộng lẫy, lung linh ánh đèn. Các mô hình cây thông Noel, hang đá, cầu vàng, ông già Noel cũng được tạo dựng rất công phu thu hút nhiều người dân và du khách đến vãng cảnh, làm lễ, cầu nguyện.
Theo báo Zing, dịp Giáng Sinh 2019 này, Nhà Thờ Rạch Giá (thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) lớn nhất của Kiên Giang trở thành điểm đến của đông đảo tính đồ đạo Công Giáo và người dân. Mới khoảng 8 giờ tối, nơi này đã chính thức tổ chức lễ cầu nguyện mùa Giáng Sinh. (Tr.N)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Trong giờ Kinh Chiều, không bài nào thay được Magnificat.
Nguyễn Trọng Đa
10:55 24/12/2019
Giải đáp phụng vụ: Trong giờ Kinh Chiều, không bài nào thay được Magnificat. Nói thêm về một mình đặt Mình Thánh chầu.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con có thể thay thế thánh ca Magnificat (linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) trong Giờ Kinh Chiều bằng một bài thánh ca về Đức Mẹ, chẳng hạn bài “Kính lạy Bà, Vị Nữ Hoàng Thiên Quốc”, được không? - E. A., Palo, Leyte, Philippines.
Đáp: Một câu trả lời rất đơn giản là không, và trong mọi trường hợp.
Ba thánh ca Tin Mừng trong Các Giờ Kinh Phụng vụ (Benedictus, Magnificat và Nunc Dimittis) là một phần không thể thiếu của Thần vụ, và không thể được thay thế bằng bất kỳ thánh ca nào khác. Thật vậy, chúng là các bản văn duy nhất lấy từ Tin mừng, được sử dụng thường xuyên trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và do đó không thể được thay thế bằng bất cứ thánh vịnh và thánh ca nào khác.
Trong lịch sử, sự hiện diện của ba thánh ca này trong Thần vụ đã bắt nguồn từ thời kỳ đầu, mặc dù chỉ sau thế kỷ IX, các thánh ca nảy mới trở thành, có thể nói như vậy, thời điểm nghi thức trung tâm của Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều. Do đó, chúng đã nhận được các vinh dự phụng vụ đặc biệt, chẳng hạn được hát khi mọi người đứng, và từ thế kỷ XII, bàn thờ, các kinh sĩ và tín hữu được xông hương trong khi hát bài Benedictus (Chúc tụng Đức Chúa) và bài Magnificat (linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa). Các thực hành này vẫn tiếp tục ngày nay.
‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ nói như sau:
“50. Sau đó, long trọng đọc thánh ca Tin mừng với câu điệp ca: buổi sáng đọc thánh ca Benedictus (chúc tụng Đức Chúa) của ông Dacaria; buổi chiều, đọc thánh ca Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) của Đức Trinh Nữ Maria. Những bài thánh ca này, từ ngàn xưa vẫn được Hội Thánh Rôma sử dụng và ưa thích, vì diễn tả niềm tri ân và ca ngợi công trình cứu chuộc. Điệp ca của hai thánh ca này đã được chọn tùy ngày, tùy mùa, tùy lễ.
“119. Các điệp ca của hai thánh ca “Chúc tụng Đức Chúa” và “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” trong các mùa phụng vụ, thì lấy ở phần riêng mỗi mủa, nếu có. Bằng không, lấy ở phần Thánh vịnh Thường Niên. Lễ trọng và lễ kính các thánh, thì lấy ờ phần riêng, nếu có. Bằng không, thì lấy ở phần chung. Lễ nhớ, không có điệp ca riêng, thì có thể tùy nghi lấy ở phần chung hay ngày trong tuần.
“138. Các thánh ca Tin mừng Benedictus (Chúc tụng Đức Chúa), Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) và Nunc dimittis (Muôn lạy Chúa) cũng phải được đọc một cách long trọng và xứng đáng như bài Tin Mừng.” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Từ các quy định này, rõ ràng là tại sao không bài nào khác có thể thay thế các bản văn Tin Mừng ấy trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Tuy nhiên, về các thánh thi trong Giờ Kinh, Văn kiện nói như sau:
“X. Các thánh thi và những bài ca không xuất phát từ Kinh Thánh.
"173. Từ rất xa xưa và bây giờ cũng thế, Thánh thi vẫn được dùng trong kinh nhật tụng. Quả vậy, không những nhờ bản chất dạt dào tình cảm, rất thích hợp để ca tụng Thiên Chúa, mà còn vì được dân chúng ưa chuộng, lại biểu lộ được đặc tính của mỗi giờ kinh và mỗi ngày lễ hơn những phần khác trong kinh nhật tụng, nên Thánh thi có sức lôi kéo và thúc đẩy ta cử hành sốt sắng các giờ kinh. Nét văn vẻ của Thánh thi cũng thường giúp phần tăng thêm công hiệu này. Hơn nữa, đó còn là yếu tố thơ quan trọng nhất trong kinh nhật tụng do Hội Thánh sáng tác.
“174. Theo luật cổ truyền, bao giờ Thánh thi cũng kết thúc bằng một câu vinh tụng ca. Câu này thường dâng lên cùng một Ngôi vị Thiên Chúa được nói tới trong chính bài Thánh thi.
“175. Mùa Thường niên, giờ kinh nào cũng có hai chu kỳ Thánh thi để thay đổi, tuần này đọc một chu kỳ, tuần sau đọc chu kỳ khác.
“176. Giờ Kinh Sách Mùa Thường niên cũng có hai chu kỳ, tùy đọc vào ban đêm hay ban ngày.
“177. Thánh thi mới có thể hát theo cung điệu cũ, miễn là cùng số câu, số chữ và số vận.
"178. Khi đọc bằng tiếng bản quốc, các Hội Đồng Giám Mục có quyền thích nghi các thánh thi Latinh cho hợp với đặc tính riêng của tiếng nước mình, cũng như cho phép đọc những bài mới sáng tác, miễn là phù hợp với tinh thần giờ kinh, mùa phụng vụ và ngày lễ. Hơn nữa, phải cẩn thận canh chừng không được cho hát những bài thánh ca bình dân, chẳng có chút giá trị nghệ thuật nảo, và không xứng hợp với vẻ trang trọng của phụng vụ.” (Bản dịch, như trên).
Sau khi tôi trả lời ngày 12-11-2019 về việc linh mục tự một mình đặt Mình Thánh chầu, một bạn đọc đã chỉ ra một lỗi có thể xảy ra về phía tôi. Xin mời đọc:
“Trong bài viết của cha, cha đã nói: ‘Trước khi có cải cách của Công đồng Vatican II, các linh mục có thể mở của Nhà tạm để chầu đơn giản với Bình thánh có nắp, như là một phương tiện cho lòng đạo đức cá nhân. Mặc dù khả năng này chưa được chính thức bãi bỏ, nhưng nó là khá hiếm trong thực tế hiện nay.’ Tuy nhiên, con đã tìm thấy câu trả lời từ Thánh bộ Nghi Lễ trong thế kỷ XIX, vốn cho thấy một linh mục không thể mở nhà tạm vì lòng đạo đức riêng của mình. Dưới đây là tài liệu tham khảo cho câu trả lời từ Thánh Bộ Nghi Lễ (SRC): Decreta authentica SRC, số 3832, trong tập 3 xuất bản năm 1900, trang 372. Con tự hỏi liệu có một dấu hiệu thay thế nào từ Tòa Thánh về vấn đề này không?”
Điều này đã thôi thúc tôi xem lại các nguồn tài liệu của mình và, quả thực, tôi đã đọc sai một quy định liên quan đến việc đặt Mình thánh riêng tư với hộp đựng Mình Thánh (pyx), mà không cần sự cho phép đặc biệt, với chủ đề về việc linh mục một mình chầu Thánh Thể, mà như bạn đọc này nêu ra là rõ ràng bị cấm.
Sắc lệnh chính thức từ Thánh Bộ Nghi Lễ nói: “Dublium II. An liceat Sacerdoti pro sua privata devotione sacrum Tabernaculum aperire pro adorando Sacramento, precibus ad libitum fundensis ac postea illud claudere? […] Ad.II. ‘Negative.’’’ Hiện tại trong các nguồn tải liệu của tôi từ đầu thập niên 1960, quy định này vẫn được xem là có hiệu lực.
Tôi cảm ơn bạn đọc đã chú ý đến chi tiết về vấn đề này, vốn được sửa lại trong bài trả lời hôm nay của tôi. (Zenit.org 24-12-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/only-the-magnificat-at-vespers/
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con có thể thay thế thánh ca Magnificat (linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) trong Giờ Kinh Chiều bằng một bài thánh ca về Đức Mẹ, chẳng hạn bài “Kính lạy Bà, Vị Nữ Hoàng Thiên Quốc”, được không? - E. A., Palo, Leyte, Philippines.
Đáp: Một câu trả lời rất đơn giản là không, và trong mọi trường hợp.
Ba thánh ca Tin Mừng trong Các Giờ Kinh Phụng vụ (Benedictus, Magnificat và Nunc Dimittis) là một phần không thể thiếu của Thần vụ, và không thể được thay thế bằng bất kỳ thánh ca nào khác. Thật vậy, chúng là các bản văn duy nhất lấy từ Tin mừng, được sử dụng thường xuyên trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và do đó không thể được thay thế bằng bất cứ thánh vịnh và thánh ca nào khác.
Trong lịch sử, sự hiện diện của ba thánh ca này trong Thần vụ đã bắt nguồn từ thời kỳ đầu, mặc dù chỉ sau thế kỷ IX, các thánh ca nảy mới trở thành, có thể nói như vậy, thời điểm nghi thức trung tâm của Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều. Do đó, chúng đã nhận được các vinh dự phụng vụ đặc biệt, chẳng hạn được hát khi mọi người đứng, và từ thế kỷ XII, bàn thờ, các kinh sĩ và tín hữu được xông hương trong khi hát bài Benedictus (Chúc tụng Đức Chúa) và bài Magnificat (linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa). Các thực hành này vẫn tiếp tục ngày nay.
‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ nói như sau:
“50. Sau đó, long trọng đọc thánh ca Tin mừng với câu điệp ca: buổi sáng đọc thánh ca Benedictus (chúc tụng Đức Chúa) của ông Dacaria; buổi chiều, đọc thánh ca Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) của Đức Trinh Nữ Maria. Những bài thánh ca này, từ ngàn xưa vẫn được Hội Thánh Rôma sử dụng và ưa thích, vì diễn tả niềm tri ân và ca ngợi công trình cứu chuộc. Điệp ca của hai thánh ca này đã được chọn tùy ngày, tùy mùa, tùy lễ.
“119. Các điệp ca của hai thánh ca “Chúc tụng Đức Chúa” và “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” trong các mùa phụng vụ, thì lấy ở phần riêng mỗi mủa, nếu có. Bằng không, lấy ở phần Thánh vịnh Thường Niên. Lễ trọng và lễ kính các thánh, thì lấy ờ phần riêng, nếu có. Bằng không, thì lấy ở phần chung. Lễ nhớ, không có điệp ca riêng, thì có thể tùy nghi lấy ở phần chung hay ngày trong tuần.
“138. Các thánh ca Tin mừng Benedictus (Chúc tụng Đức Chúa), Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) và Nunc dimittis (Muôn lạy Chúa) cũng phải được đọc một cách long trọng và xứng đáng như bài Tin Mừng.” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Từ các quy định này, rõ ràng là tại sao không bài nào khác có thể thay thế các bản văn Tin Mừng ấy trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Tuy nhiên, về các thánh thi trong Giờ Kinh, Văn kiện nói như sau:
“X. Các thánh thi và những bài ca không xuất phát từ Kinh Thánh.
"173. Từ rất xa xưa và bây giờ cũng thế, Thánh thi vẫn được dùng trong kinh nhật tụng. Quả vậy, không những nhờ bản chất dạt dào tình cảm, rất thích hợp để ca tụng Thiên Chúa, mà còn vì được dân chúng ưa chuộng, lại biểu lộ được đặc tính của mỗi giờ kinh và mỗi ngày lễ hơn những phần khác trong kinh nhật tụng, nên Thánh thi có sức lôi kéo và thúc đẩy ta cử hành sốt sắng các giờ kinh. Nét văn vẻ của Thánh thi cũng thường giúp phần tăng thêm công hiệu này. Hơn nữa, đó còn là yếu tố thơ quan trọng nhất trong kinh nhật tụng do Hội Thánh sáng tác.
“174. Theo luật cổ truyền, bao giờ Thánh thi cũng kết thúc bằng một câu vinh tụng ca. Câu này thường dâng lên cùng một Ngôi vị Thiên Chúa được nói tới trong chính bài Thánh thi.
“175. Mùa Thường niên, giờ kinh nào cũng có hai chu kỳ Thánh thi để thay đổi, tuần này đọc một chu kỳ, tuần sau đọc chu kỳ khác.
“176. Giờ Kinh Sách Mùa Thường niên cũng có hai chu kỳ, tùy đọc vào ban đêm hay ban ngày.
“177. Thánh thi mới có thể hát theo cung điệu cũ, miễn là cùng số câu, số chữ và số vận.
"178. Khi đọc bằng tiếng bản quốc, các Hội Đồng Giám Mục có quyền thích nghi các thánh thi Latinh cho hợp với đặc tính riêng của tiếng nước mình, cũng như cho phép đọc những bài mới sáng tác, miễn là phù hợp với tinh thần giờ kinh, mùa phụng vụ và ngày lễ. Hơn nữa, phải cẩn thận canh chừng không được cho hát những bài thánh ca bình dân, chẳng có chút giá trị nghệ thuật nảo, và không xứng hợp với vẻ trang trọng của phụng vụ.” (Bản dịch, như trên).
Sau khi tôi trả lời ngày 12-11-2019 về việc linh mục tự một mình đặt Mình Thánh chầu, một bạn đọc đã chỉ ra một lỗi có thể xảy ra về phía tôi. Xin mời đọc:
“Trong bài viết của cha, cha đã nói: ‘Trước khi có cải cách của Công đồng Vatican II, các linh mục có thể mở của Nhà tạm để chầu đơn giản với Bình thánh có nắp, như là một phương tiện cho lòng đạo đức cá nhân. Mặc dù khả năng này chưa được chính thức bãi bỏ, nhưng nó là khá hiếm trong thực tế hiện nay.’ Tuy nhiên, con đã tìm thấy câu trả lời từ Thánh bộ Nghi Lễ trong thế kỷ XIX, vốn cho thấy một linh mục không thể mở nhà tạm vì lòng đạo đức riêng của mình. Dưới đây là tài liệu tham khảo cho câu trả lời từ Thánh Bộ Nghi Lễ (SRC): Decreta authentica SRC, số 3832, trong tập 3 xuất bản năm 1900, trang 372. Con tự hỏi liệu có một dấu hiệu thay thế nào từ Tòa Thánh về vấn đề này không?”
Điều này đã thôi thúc tôi xem lại các nguồn tài liệu của mình và, quả thực, tôi đã đọc sai một quy định liên quan đến việc đặt Mình thánh riêng tư với hộp đựng Mình Thánh (pyx), mà không cần sự cho phép đặc biệt, với chủ đề về việc linh mục một mình chầu Thánh Thể, mà như bạn đọc này nêu ra là rõ ràng bị cấm.
Sắc lệnh chính thức từ Thánh Bộ Nghi Lễ nói: “Dublium II. An liceat Sacerdoti pro sua privata devotione sacrum Tabernaculum aperire pro adorando Sacramento, precibus ad libitum fundensis ac postea illud claudere? […] Ad.II. ‘Negative.’’’ Hiện tại trong các nguồn tải liệu của tôi từ đầu thập niên 1960, quy định này vẫn được xem là có hiệu lực.
Tôi cảm ơn bạn đọc đã chú ý đến chi tiết về vấn đề này, vốn được sửa lại trong bài trả lời hôm nay của tôi. (Zenit.org 24-12-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/only-the-magnificat-at-vespers/
Hài nhi Giêsu mỉm cười
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:57 24/12/2019
Hài nhi Giêsu mỉm cười
Khi em bé thơ mở mắt chào đời, cha mẹ em có niềm vui thần thánh cuộn trào từ trong tâm hồn dâng trào ra trên khuôn mặt với nụ cười cùng dòng nước lóng lánh trên khoé mắt chẩy xuống hai bên gò má nơi gương mặt…
Hình ảnh này đẹp tuyệt vời cùng rất cảm động. Đó là niềm hạnh phúc cảm động nhất đời cha mẹ, Thiên Chúa ban cho họ qua sự sinh ra của em bé, mà họ trông mong chờ đợi từ bao nhiêu ngày năm tháng qua.
Và niềm vui hạnh phúc thần thánh không chỉ cho cha mẹ em bé mà còn cho tất cả mọi người đến thăm em bé, ngắm nhìn em bé, khi em nhoẻn miệng tươi cười với, như câu nói trả lời: con cám ơn!
Phúc âm thuật lại lời Thiên Thần nói với các người mục đồng về hài nhi Giêsu: „Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.“ ( Lc 2, 12).
Căn cứ theo trình thuật đó, xưa nay , có thể nói được từ lễ mừng Chúa giáng sinh ngày 25.12.1223 Thánh Phanxico đã làm hang đá Chúa giáng sinh đầu tiên với bộ tượng gia đình Chúa Giêsu và các con thú vật trong hang chuồng nuôi chúng xưa kia ở Bethlehem, trong dòng lịch sử thời gian cùng tùy theo văn hóa từng quốc gia dân tộc, người ta đã vẽ tạc tượng hài nhi Giêsu theo nhiều cách thế kiểu khác nhau. Phần nhiều tượng hài nhi Giêsu là một em bé thơ xinh xắn hiền dịu ngây thơ, tóc quăn nằm trong nôi mạng cỏ…
Nhưng các Sơ Dòng Tiểu Muội bên Bethlehem đã làm tượng hài nhi Giesu với cung cách khác: Hài nhi Giêsu đang nhoẻn miệng cười, hai tay dương đưa ra phía trước, như lời mời gọi của một em bé: Mẹ ơi, bế con đi! Hay cũng có thể như lời tâm tình: Con cám ơn đã đến đây với con. Nào xin ẵm con vòng tay tâm hồn của mẹ, của cha, của anh của chị..!
Ôi hình ảnh thật thân thương cảm động biết bao!
Và hình ảnh hài nhi nhoẻn miệng tươi cười giơ hai tay ra như lời mời chào cũng nói lên tâm tình sứ điệp lễ giáng sinh, như suy tư của đức cha Gioan Baotixita Bùi Tuần: „ Chúa Giêsu đến, không phải để được ở trong hang đá, nhưng là để được ở trong tâm hồn từng người. Ngài muốn vào lòng từng người để cứu họ. Chúa cứu họ theo cách của Ngài. Nghĩa là bằng sự khiêm hạ của Ngài, sự khó nghèo của Ngài, những đớn đau của Ngài, những tiếng khóc và nước mắt của Ngài, tình yêu của Ngài.
Ngài muốn những kẻ đón Ngài cũng hãy chia sẻ sự khiêm hạ, sự khó nghèo và những đớn đau của Ngài, nhất là tình thương của Ngài. „( Gm.Bùi Tuần).
Sau này khi rao giảng nước tình yêu Thiên Chúa, Chúa Giêsu cũng kêu mời mọi người:
„ "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.30 Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.“ ( Mt 11,28-29).
Mừng lễ Chúa giáng sinh 2019
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Khi em bé thơ mở mắt chào đời, cha mẹ em có niềm vui thần thánh cuộn trào từ trong tâm hồn dâng trào ra trên khuôn mặt với nụ cười cùng dòng nước lóng lánh trên khoé mắt chẩy xuống hai bên gò má nơi gương mặt…
Hình ảnh này đẹp tuyệt vời cùng rất cảm động. Đó là niềm hạnh phúc cảm động nhất đời cha mẹ, Thiên Chúa ban cho họ qua sự sinh ra của em bé, mà họ trông mong chờ đợi từ bao nhiêu ngày năm tháng qua.
Và niềm vui hạnh phúc thần thánh không chỉ cho cha mẹ em bé mà còn cho tất cả mọi người đến thăm em bé, ngắm nhìn em bé, khi em nhoẻn miệng tươi cười với, như câu nói trả lời: con cám ơn!
Phúc âm thuật lại lời Thiên Thần nói với các người mục đồng về hài nhi Giêsu: „Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.“ ( Lc 2, 12).
Căn cứ theo trình thuật đó, xưa nay , có thể nói được từ lễ mừng Chúa giáng sinh ngày 25.12.1223 Thánh Phanxico đã làm hang đá Chúa giáng sinh đầu tiên với bộ tượng gia đình Chúa Giêsu và các con thú vật trong hang chuồng nuôi chúng xưa kia ở Bethlehem, trong dòng lịch sử thời gian cùng tùy theo văn hóa từng quốc gia dân tộc, người ta đã vẽ tạc tượng hài nhi Giêsu theo nhiều cách thế kiểu khác nhau. Phần nhiều tượng hài nhi Giêsu là một em bé thơ xinh xắn hiền dịu ngây thơ, tóc quăn nằm trong nôi mạng cỏ…
Nhưng các Sơ Dòng Tiểu Muội bên Bethlehem đã làm tượng hài nhi Giesu với cung cách khác: Hài nhi Giêsu đang nhoẻn miệng cười, hai tay dương đưa ra phía trước, như lời mời gọi của một em bé: Mẹ ơi, bế con đi! Hay cũng có thể như lời tâm tình: Con cám ơn đã đến đây với con. Nào xin ẵm con vòng tay tâm hồn của mẹ, của cha, của anh của chị..!
Ôi hình ảnh thật thân thương cảm động biết bao!
Và hình ảnh hài nhi nhoẻn miệng tươi cười giơ hai tay ra như lời mời chào cũng nói lên tâm tình sứ điệp lễ giáng sinh, như suy tư của đức cha Gioan Baotixita Bùi Tuần: „ Chúa Giêsu đến, không phải để được ở trong hang đá, nhưng là để được ở trong tâm hồn từng người. Ngài muốn vào lòng từng người để cứu họ. Chúa cứu họ theo cách của Ngài. Nghĩa là bằng sự khiêm hạ của Ngài, sự khó nghèo của Ngài, những đớn đau của Ngài, những tiếng khóc và nước mắt của Ngài, tình yêu của Ngài.
Ngài muốn những kẻ đón Ngài cũng hãy chia sẻ sự khiêm hạ, sự khó nghèo và những đớn đau của Ngài, nhất là tình thương của Ngài. „( Gm.Bùi Tuần).
Sau này khi rao giảng nước tình yêu Thiên Chúa, Chúa Giêsu cũng kêu mời mọi người:
„ "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.30 Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.“ ( Mt 11,28-29).
Mừng lễ Chúa giáng sinh 2019
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Văn Hóa
Lời kinh đêm Giáng Sinh
Nguyễn Kim Ngân
12:34 24/12/2019
Lời Kinh Đêm Giáng Sinh
Lậy Chúa Giêsu, đêm nay Chúa giáng sinh làm người. Biến cố Nhập Thể là một mầu nhiệm vô tiền khoáng hậu, vượt quá trí tưởng tượng của loài người chúng con. Nhưng thật đáng tiếc, con bị chia trí quá nhiều vì những món quà vật chất gói trong những tờ giấy hoa rực rỡ mỹ miều để rồi quên đi mất Chúa vừa hạ sinh mớí chính là món quà đích thật, món quà qúy giá nhất mà Chúa Cha dã ban tặng cho con người. Chính món quà vô giá này đã gợi ý cho người ta sáng chế ra việc tặng quà cho nhau mỗi khi Giáng Sinh về. Con quá chú tâm đến Ông Già Noel mà quên bẵng đi Đấng Emmanuel (Chúa-Ở-Cùng-Chúng-Ta). Con cũng bị choáng ngợp bởi những mầu sắc và ánh sáng quyến rũ của những khu mua sắm huy hoàng tráng lệ khiến mắt con không nhìn vào hình ảnh hang đá Bê Lem tối tăm u ám và máng cỏ đơn sơ nghèo hèn năm xưa. Con chợt nhận ra lý do ĐTC Phanxicô đã viết tông thư “Admirabile Signum” (Dấu Chỉ Tuyệt Vời): ngài muốn nhắc nhở con về ý nghĩa và giá trị chân thực của máng cỏ là vành nôi cho Chúa ngả lưng khi vừa sinh xuống thế. Máng cỏ ấy soi cho con thấy ý nghĩa của kiếp nhân sinh, với thân phận mỏng dòn, tội lụy, ngập đầy khổ đau và rốt cục là phải chết. Máng cỏ ấy kêu gọi con chia sẻ và thông cảm với những mảnh đời bất hạnh, cô đơn, yếu đuối và nghèo khổ, luôn bị khinh khi, ruồng rẫy và gạt ra bên lề xã hội. Con chợt hiểu rằng không thể tìm thấy câu trả lời cho các vấn nạn của con người ở bất kỳ nơi nào ngoài chính cuộc đời làm người của Chúa ở trần gian. Vâng, Chúa không chỉ là Tạo Hoá mà còn là Đấng Cứu Chuộc con. Thay vì những bài thánh ca truyền thống, không hiểu sao bờ môi con đêm nay lại rung lên khe khẽ câu hát tình tứ đang rất thịnh hành ngoài kia, mà riêng con chỉ muốn dành cho Chúa: “All I want for Christmas is You, my Lord Jesus.”
Lậy Chúa Giêsu, khi Chúa giáng trần, các thiên thần ca hát trên không trung bao la: “Sáng Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.” Trước đó, ngôn sứ Isaia đã loan báo cảnh bình an mà khi giáng sinh Chúa sẽ đem đến cho nhân loại. Cảnh bình an đó sao mà hoang tưởng thế nào ấy, cứ như chỉ có trong giấc mơ: “Sói ở với chiên con; beo nằm bên dê nhỏ; bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau; bò cái kết thân cùng gấu cái; bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục; trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang (Isaia 11:6-8). Vâng, lậy Chúa, Chúa đã đến, nhưng bình an ấy vẫn chưa hề thấy. Ở khắp mọi nơi, ngay ngày hôm nay, chinh chiến và căng thẳng vẫn tiếp diễn, từ ngay trong gia đình ra đến ngoài xã hội, từ người này sang đến kẻ khác, từ nước này tràn sang nước kia, hết mọi nơi trên toàn thế giới. Người ta cứ giết hại thai nhi, lạm dụng trẻ em, buôn bán phụ nữ, chà đạp kẻ cô thế cô thân, áp bức người yếu đuối. Thì ra nhân loại chúng con chưa phải là những kẻ thiện tâm. Con chưa biết ăn năn sám hối và trở về với Chúa, như lời rao giảng của Gioan khi chuẩn bị nhân loại đón chờ Chúa đến. Đó cũng là sứ điệp nồng cốt mà Chúa loan báo khi bắt đầu cuộc đời rao giảng Tin Mừng. Chẳng hiểu từ lúc nào, con chỉ thích “selfie” để xem dung nhan mình có rạng rỡ tươi trẻ hay không (nếu không thì sẽ tăng cường son phấn để đối phó). Con hoàn toàn lơ là việc “selfie” chính tâm hồn mình, nghĩa là soi thấu tâm can, tự vấn lương tâm để tìm ra những lệch hướng cần điều chỉnh. Con chỉ thấy bất an trường kỳ, vì lòng mình quá ngổn ngang tà ý, chỉ tìm kiếm và yêu chuộng lạc thú của vật chất và xác thịt. Bình an mà Chúa đã hứa gặp phải quá nhiều vật cản như thế nên chưa chạm đến con được. Chúa ơi, con thực lòng ăn năn thống hối và muốn trở về với Chúa. Xin Chúa thương tẩy trừ hết mọi chướng ngại ấy để bình an của Chúa được tràn trề trong con. Từ đó, con mới có thể trở thành khí cụ bình an của Chúa.
Lậy Mẹ Maria, đêm nay Con của Mẹ giáng sinh, một đêm trầm lắng, đêm thánh vô cùn. Con không nghe Mẹ nói năng gì cả, chỉ thấy Phúc m ghi lại rằng Mẹ “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Luca 2: 19). Thì ra cách thức để con đón mừng Thiên Chúa giáng sinh chính là noi theo Mẹ, ghi nhớ và suy đi nghĩ lại những kỷ niệm ấy. Và thinh lặng chính là cái khung cảnh duy nhất có thể cưu mang và nuôi dưỡng sự nghĩ suy ấy. Nhưng Mẹ ơi, làm sao được, vì thế giới con đang sống hôm nay nó ồn ào, náo động và ầm ĩ quá. Con không chỉ bị tra tấn bởi muôn vàn thứ tiếng động tạp nham bên ngoài, từ tiếng còi xe, tiếng động cơ, tiếng nhạc được khuyếch đại tối đa đến đinh tai nhức óc, cho đến những âm thanh rất vô nghĩa lải nhải cùng khắp từ sáng sớm đến chiều hôm, thậm chí còn thấu tận đêm khuya. Đó là chưa kể những tiếng rên rỉ vọng lên tù đáy lòng con, của muôn vàn dục vọng, của đam mê ích kỷ và bất nhân, tuy có vẻ âm thầm hơn, nhưng không kém phần tàn nhẫn. Tóm lại, tiếng động đang cai trị thế giới này bằng cái uy thế bạo tàn nhất của nó. Hậu quả là con bỗng thấy sợ thinh lặng và bầu khí lắng đọng, một nỗi sợ trống vắng. Trong bối cảnh này, xin Mẹ dây con biết trầm lắng tâm hồn, tìm về cô tịch. Xin cho con biết dành ra một cõi không gian và một khoảng thời gian lắng đọng, để cùng Mẹ tìm về với Chúa và sống kết hợp với Con yêu dấu của Mẹ, là Chúa Giêsu Đấng đã sinh xuống làm người để cứu chuộc con. AMEN.
Noel 2019
Nguyễn Kim Ngân
Lậy Chúa Giêsu, khi Chúa giáng trần, các thiên thần ca hát trên không trung bao la: “Sáng Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.” Trước đó, ngôn sứ Isaia đã loan báo cảnh bình an mà khi giáng sinh Chúa sẽ đem đến cho nhân loại. Cảnh bình an đó sao mà hoang tưởng thế nào ấy, cứ như chỉ có trong giấc mơ: “Sói ở với chiên con; beo nằm bên dê nhỏ; bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau; bò cái kết thân cùng gấu cái; bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục; trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang (Isaia 11:6-8). Vâng, lậy Chúa, Chúa đã đến, nhưng bình an ấy vẫn chưa hề thấy. Ở khắp mọi nơi, ngay ngày hôm nay, chinh chiến và căng thẳng vẫn tiếp diễn, từ ngay trong gia đình ra đến ngoài xã hội, từ người này sang đến kẻ khác, từ nước này tràn sang nước kia, hết mọi nơi trên toàn thế giới. Người ta cứ giết hại thai nhi, lạm dụng trẻ em, buôn bán phụ nữ, chà đạp kẻ cô thế cô thân, áp bức người yếu đuối. Thì ra nhân loại chúng con chưa phải là những kẻ thiện tâm. Con chưa biết ăn năn sám hối và trở về với Chúa, như lời rao giảng của Gioan khi chuẩn bị nhân loại đón chờ Chúa đến. Đó cũng là sứ điệp nồng cốt mà Chúa loan báo khi bắt đầu cuộc đời rao giảng Tin Mừng. Chẳng hiểu từ lúc nào, con chỉ thích “selfie” để xem dung nhan mình có rạng rỡ tươi trẻ hay không (nếu không thì sẽ tăng cường son phấn để đối phó). Con hoàn toàn lơ là việc “selfie” chính tâm hồn mình, nghĩa là soi thấu tâm can, tự vấn lương tâm để tìm ra những lệch hướng cần điều chỉnh. Con chỉ thấy bất an trường kỳ, vì lòng mình quá ngổn ngang tà ý, chỉ tìm kiếm và yêu chuộng lạc thú của vật chất và xác thịt. Bình an mà Chúa đã hứa gặp phải quá nhiều vật cản như thế nên chưa chạm đến con được. Chúa ơi, con thực lòng ăn năn thống hối và muốn trở về với Chúa. Xin Chúa thương tẩy trừ hết mọi chướng ngại ấy để bình an của Chúa được tràn trề trong con. Từ đó, con mới có thể trở thành khí cụ bình an của Chúa.
Lậy Mẹ Maria, đêm nay Con của Mẹ giáng sinh, một đêm trầm lắng, đêm thánh vô cùn. Con không nghe Mẹ nói năng gì cả, chỉ thấy Phúc m ghi lại rằng Mẹ “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Luca 2: 19). Thì ra cách thức để con đón mừng Thiên Chúa giáng sinh chính là noi theo Mẹ, ghi nhớ và suy đi nghĩ lại những kỷ niệm ấy. Và thinh lặng chính là cái khung cảnh duy nhất có thể cưu mang và nuôi dưỡng sự nghĩ suy ấy. Nhưng Mẹ ơi, làm sao được, vì thế giới con đang sống hôm nay nó ồn ào, náo động và ầm ĩ quá. Con không chỉ bị tra tấn bởi muôn vàn thứ tiếng động tạp nham bên ngoài, từ tiếng còi xe, tiếng động cơ, tiếng nhạc được khuyếch đại tối đa đến đinh tai nhức óc, cho đến những âm thanh rất vô nghĩa lải nhải cùng khắp từ sáng sớm đến chiều hôm, thậm chí còn thấu tận đêm khuya. Đó là chưa kể những tiếng rên rỉ vọng lên tù đáy lòng con, của muôn vàn dục vọng, của đam mê ích kỷ và bất nhân, tuy có vẻ âm thầm hơn, nhưng không kém phần tàn nhẫn. Tóm lại, tiếng động đang cai trị thế giới này bằng cái uy thế bạo tàn nhất của nó. Hậu quả là con bỗng thấy sợ thinh lặng và bầu khí lắng đọng, một nỗi sợ trống vắng. Trong bối cảnh này, xin Mẹ dây con biết trầm lắng tâm hồn, tìm về cô tịch. Xin cho con biết dành ra một cõi không gian và một khoảng thời gian lắng đọng, để cùng Mẹ tìm về với Chúa và sống kết hợp với Con yêu dấu của Mẹ, là Chúa Giêsu Đấng đã sinh xuống làm người để cứu chuộc con. AMEN.
Noel 2019
Nguyễn Kim Ngân
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chúc Mừng Giáng Sinh
Nguyễn Đức Cung
11:23 24/12/2019
CHÚC MỪNG GIÁNG SINH
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hiệp thông cùng mọi người khắp nới
tưng bừng đón ngày Chúa Giáng Sinh
và chào mừng năm mới
Gia đình Trang ảnh Chiêm/Niệm/Thiền
Kính chuc quí độc giả và quí quyến:
đón nhận muôn vàn hồng ân
của Chúa Hài Đồng
Năm mới 2020
Bình an, Hạnh phúc
Trân trọng
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hiệp thông cùng mọi người khắp nới
tưng bừng đón ngày Chúa Giáng Sinh
và chào mừng năm mới
Gia đình Trang ảnh Chiêm/Niệm/Thiền
Kính chuc quí độc giả và quí quyến:
đón nhận muôn vàn hồng ân
của Chúa Hài Đồng
Năm mới 2020
Bình an, Hạnh phúc
Trân trọng
VietCatholic TV
Đức Bênêđíctô còn sống người ta đã vội làm phim bôi bác triều Giáo Hoàng của ngài đầy bất công và vu cáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:16 24/12/2019
Cuốn phim “The Two Popes” đề cao Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhưng đưa ra các nhận xét bất công và sai sự thật về triều Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16
Nhiều người Công Giáo cảm thấy không hài lòng vì ngay khi Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 vẫn còn sống, đã có những cố gắng nhằm phỉ báng triều Giáo Hoàng của ngài với những vu cáo quá sai sự thật và những nhận xét bất công.
Điều đó có thể thấy rõ trong một bộ phim mới của Netflix, có tựa đề “The Two Popes” (Hai Giáo Hoàng). Bộ phim đã tưởng tượng ra những cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và Đức Hồng Y Jorge Bergoglio trong giai đoạn 8 năm, giữa hai mật nghị bầu Giáo Hoàng, năm 2005 bầu Đức Bênêđíctô 16 và năm 2013 bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Nhân vật Đức Bênêđíctô XVI do Anthony Hopkins thủ vai, và nhân vật Hồng Y Bergoglio, vị Giáo hoàng tương lai, được Jonathan Pryce đóng.
Mặc dù hãng phim nói rằng bộ phim là một tác phẩm hư cấu, nhưng vị đạo diễn lại cho rằng nó thể hiện nhiều giá trị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, theo như sự hiểu biết của ông. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình đã nhấn mạnh rằng bộ phim không mô tả chính xác hai vị Giáo hoàng và thêm vào đó lại phản ánh một cách thiển cận quan điểm của cả hai vị.
“Những nét hời hợt mô tả Đức Giáo Hoàng Benedict XVI như là một người chỉ biết phản ứng cứng nhắc và về Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một nhà cách mạng cải cách, thì không mấy liên quan đến thực tế của hai vị đó.” Đó là nhận xét của Phó Tế Steven Greydanus, một nhà phê bình phim ảnh và là người sáng lập ra trang webfilms.com.
Bộ phim “The Two Popes” cho rằng “Đức Bênêđíctô 16 đại diện cho tất cả những gì sai trái của Giáo hội trong quá khứ, còn Đức Phanxicô là tất cả những gì chúng ta cần cho một Giáo hội tương lai. Đức Bênêđíctô 16 là vị giáo hoàng vô vọng, đầy tham vọng bị Thiên Chúa bỏ rơi, trong khi Đức Phanxicô là một mục tử có căn cơ, trổi vượt, đã được Chúa chọn để dẫn dắt chúng ta đến tương lai.”
Thày Greydanus lưu ý rằng “Đặt hai vị Giáo Hoàng như là biểu tượng của hai phe đối lập, mỗi phe chống lại mọi thứ của phe khác, thì không chỉ là bất công cho cả hai vị giáo hoàng, mà còn duy trì một mô hình phân cực, giáng cấp các hoạt động của Giáo hội vào những cuộc xung đột, và cuối cùng giảm giá trị của chính Giáo hội,”.
Chính vị đạo diễn của bộ phim, ông Fernando Meirelles cũng nói rằng ông cố ý tạo ra một sự phân cực giữa Đức Giáo Hoàng Benedict và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
“Ngay từ lần đầu tôi đọc kịch bản, thì đối với tôi, điều đó là rất rõ ràng: tôi có một vị giáo hoàng tốt và một vị giáo hoàng tồi tệ,” ông đạo diễn nói.
Nhưng ông thừa nhận rằng: “Tôi rất tương ý với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng đặc biệt tôi không biết gì nhiều về Đức Bênêđíctô.”
Nhưng nhiều nhà phê bình và học giả cho rằng bộ phim, qua cái nhìn của người đạo diễn, đã quá bất công và không thực tế trên các nghị trình của Đức Bênêđíctô 16.
Giáo sư Jorge Milan, dạy môn thông tin thính thị tại Đại học Giáo hoàng ở Rome, nói rằng bộ phim cho thấy Đức Hồng Y Ratzinger là bảo thủ: đôi khi trông rất nhàm chán, luôn luôn rất nghiêm túc thậm chí có vẻ tức giận, trong khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được đánh bóng là một nhân vật tiến bộ và thông cảm.
Cũng thế, Giáo sư Enrique Fuster, giảng dạy về truyền thông tại Đại học Giáo hoàng, nói rằng rõ ràng Đức Phanxicô được cho là vị giáo hoàng tốt bụng, trong khi Đức Bênêđíctô là một người không tốt.
Giáo sư Fuster nói: “Vẽ vời ra như vậy là bất công đối với Đức Bênêđíctô”.
Bộ phim đã đưa ra một nhận xét quá xa sự thật về Đức Bênêđíctô, GS Fuster nói, nhất là cho rằng đường lối của Đức Bênêđíctô trong cuộc chiến chống lạm dụng tình dục trong Giáo hội là quá yếu ớt và hời hợt.
Một cảnh ngắn ngủi trong phim đã cho thấy như vậy, đó là cảnh Đức Bênêđíctô XVI có vẻ như thú nhận với Đức Hồng Y Bergoglio là ngài đã biết chuyện vị linh mục sáng lập ra Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, là Marcial Maciel Degollado, đã lạm dụng tình dục, nhưng lại không hành động ngay hoặc chờ đợi quá lâu.
“Đây vừa là sai lầm mà vừa là bất công,” Giáo sư Fuster nói.
Trên thực tế, với tư cách là Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã khởi xướng cuộc điều tra theo giáo luật về linh mục Maciel, và với tư cách là Giáo hoàng, ngài đã loại bỏ Maciel khỏi hàng giáo sĩ vào năm 2006. Ngoài ra, còn có nhiều hành động chống lạm dụng nữa của Đức Bênêđíctô trước và trong thời gian làm giáo hoàng.
Thày Greydanus nhận xét rằng bộ phim này tuy dựa trên những người có thật, đã rất coi thường sự thật.
Toà Thánh Vatican vẫn chưa công khai bình luận về nó.
“The Two Popes” đã phát hình trên Netflix từ ngày 20/12.
Nhiều người Công Giáo cảm thấy không hài lòng vì ngay khi Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 vẫn còn sống, đã có những cố gắng nhằm phỉ báng triều Giáo Hoàng của ngài với những vu cáo quá sai sự thật và những nhận xét bất công.
Điều đó có thể thấy rõ trong một bộ phim mới của Netflix, có tựa đề “The Two Popes” (Hai Giáo Hoàng). Bộ phim đã tưởng tượng ra những cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và Đức Hồng Y Jorge Bergoglio trong giai đoạn 8 năm, giữa hai mật nghị bầu Giáo Hoàng, năm 2005 bầu Đức Bênêđíctô 16 và năm 2013 bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Nhân vật Đức Bênêđíctô XVI do Anthony Hopkins thủ vai, và nhân vật Hồng Y Bergoglio, vị Giáo hoàng tương lai, được Jonathan Pryce đóng.
Mặc dù hãng phim nói rằng bộ phim là một tác phẩm hư cấu, nhưng vị đạo diễn lại cho rằng nó thể hiện nhiều giá trị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, theo như sự hiểu biết của ông. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình đã nhấn mạnh rằng bộ phim không mô tả chính xác hai vị Giáo hoàng và thêm vào đó lại phản ánh một cách thiển cận quan điểm của cả hai vị.
“Những nét hời hợt mô tả Đức Giáo Hoàng Benedict XVI như là một người chỉ biết phản ứng cứng nhắc và về Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một nhà cách mạng cải cách, thì không mấy liên quan đến thực tế của hai vị đó.” Đó là nhận xét của Phó Tế Steven Greydanus, một nhà phê bình phim ảnh và là người sáng lập ra trang webfilms.com.
Bộ phim “The Two Popes” cho rằng “Đức Bênêđíctô 16 đại diện cho tất cả những gì sai trái của Giáo hội trong quá khứ, còn Đức Phanxicô là tất cả những gì chúng ta cần cho một Giáo hội tương lai. Đức Bênêđíctô 16 là vị giáo hoàng vô vọng, đầy tham vọng bị Thiên Chúa bỏ rơi, trong khi Đức Phanxicô là một mục tử có căn cơ, trổi vượt, đã được Chúa chọn để dẫn dắt chúng ta đến tương lai.”
Thày Greydanus lưu ý rằng “Đặt hai vị Giáo Hoàng như là biểu tượng của hai phe đối lập, mỗi phe chống lại mọi thứ của phe khác, thì không chỉ là bất công cho cả hai vị giáo hoàng, mà còn duy trì một mô hình phân cực, giáng cấp các hoạt động của Giáo hội vào những cuộc xung đột, và cuối cùng giảm giá trị của chính Giáo hội,”.
Chính vị đạo diễn của bộ phim, ông Fernando Meirelles cũng nói rằng ông cố ý tạo ra một sự phân cực giữa Đức Giáo Hoàng Benedict và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
“Ngay từ lần đầu tôi đọc kịch bản, thì đối với tôi, điều đó là rất rõ ràng: tôi có một vị giáo hoàng tốt và một vị giáo hoàng tồi tệ,” ông đạo diễn nói.
Nhưng ông thừa nhận rằng: “Tôi rất tương ý với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng đặc biệt tôi không biết gì nhiều về Đức Bênêđíctô.”
Nhưng nhiều nhà phê bình và học giả cho rằng bộ phim, qua cái nhìn của người đạo diễn, đã quá bất công và không thực tế trên các nghị trình của Đức Bênêđíctô 16.
Giáo sư Jorge Milan, dạy môn thông tin thính thị tại Đại học Giáo hoàng ở Rome, nói rằng bộ phim cho thấy Đức Hồng Y Ratzinger là bảo thủ: đôi khi trông rất nhàm chán, luôn luôn rất nghiêm túc thậm chí có vẻ tức giận, trong khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được đánh bóng là một nhân vật tiến bộ và thông cảm.
Cũng thế, Giáo sư Enrique Fuster, giảng dạy về truyền thông tại Đại học Giáo hoàng, nói rằng rõ ràng Đức Phanxicô được cho là vị giáo hoàng tốt bụng, trong khi Đức Bênêđíctô là một người không tốt.
Giáo sư Fuster nói: “Vẽ vời ra như vậy là bất công đối với Đức Bênêđíctô”.
Bộ phim đã đưa ra một nhận xét quá xa sự thật về Đức Bênêđíctô, GS Fuster nói, nhất là cho rằng đường lối của Đức Bênêđíctô trong cuộc chiến chống lạm dụng tình dục trong Giáo hội là quá yếu ớt và hời hợt.
Một cảnh ngắn ngủi trong phim đã cho thấy như vậy, đó là cảnh Đức Bênêđíctô XVI có vẻ như thú nhận với Đức Hồng Y Bergoglio là ngài đã biết chuyện vị linh mục sáng lập ra Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, là Marcial Maciel Degollado, đã lạm dụng tình dục, nhưng lại không hành động ngay hoặc chờ đợi quá lâu.
“Đây vừa là sai lầm mà vừa là bất công,” Giáo sư Fuster nói.
Trên thực tế, với tư cách là Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã khởi xướng cuộc điều tra theo giáo luật về linh mục Maciel, và với tư cách là Giáo hoàng, ngài đã loại bỏ Maciel khỏi hàng giáo sĩ vào năm 2006. Ngoài ra, còn có nhiều hành động chống lạm dụng nữa của Đức Bênêđíctô trước và trong thời gian làm giáo hoàng.
Thày Greydanus nhận xét rằng bộ phim này tuy dựa trên những người có thật, đã rất coi thường sự thật.
Toà Thánh Vatican vẫn chưa công khai bình luận về nó.
“The Two Popes” đã phát hình trên Netflix từ ngày 20/12.
Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh tại Vatican 24/12/2019
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:32 24/12/2019
Lúc 9h30 tối thứ Ba 24 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Vọng Giáng Sinh. Đây là năm thứ bẩy ngài cử hành thánh lễ này trong cương vị Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh.
Đồng tế với Đức Thánh Cha có 30 Hồng Y, 40 Tổng Giám Mục và Giám Mục, 250 linh mục, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.
Trong khi Đức Thánh Cha và đoàn đồng tế đang tiến lên bàn thờ, ca đoàn cùng cộng đoàn hát bài “The First Noel - Noel đầu tiên” bằng tiếng Ý là “Nella notte”
Mùa Giáng Sinh đầu tiên, các thiên thần kể lại rằng
Là khi có một nhóm người chăn cừu nghèo trên cánh đồng
Nơi mà họ thường chăn dắt những chú cừu
Vào một đêm mùa đông lạnh giá
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Họ đã nhìn và thấy một ngôi sao
Rực chói cả bầu trời phương Đông xa kia
Và khi đó mặt đất bừng toả sáng
Thế là liên tục như vậy cả ngày và đêm
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Nhờ ánh sáng của ngôi sao ấy
Từ đất nước phương xa có ba người đàn ông đã đến
Vì mục đích tìm kiếm một vì vua
Thế là họ dõi theo ngôi sao ấy
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Ngôi sao kia di chuyển mãi gần đến hướngTây Bắc
đến vùng Bethlehem, nó dừng lại
Dừng và nghỉ hẳn tại nơi
Chính nơi đây, nơi Chúa Giêsu đã ra đời
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Và ba người đàn ông ấy bước đến
Họ cung kính quỳ xuống
Dâng lên vì vua của mình
Nào là vàng bạc, nhũ hương và mộc dược qúy giá
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Nào thì chúng ta cùng hợp tiếng
Ngợi ca Thiên Chúa
Đã làm cho Trời và Đất giao hoà
Với tất cả tình thương nhân loại
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Một ca trưởng đang hát bài công bố Tin Mừng Giáng Sinh, thường được gọi là Kalenda
Ngày thứ bảy trong tháng âm lịch. Nhiều thời đại đã qua kể từ khi Chúa tạo thành Trời Đất và hình thành nên con người theo hình ảnh của Người; nhiều thế kỷ đã trôi qua sau trận Đại Hồng Thủy, khi Đấng Chí Thánh đặt một cầu vồng trên trời như một dấu hiệu của giao ước và hòa bình;
Bao năm đã trôi qua sau cuộc di cư của Ápraham, là tổ phụ trong đức tin của chúng ta, từ miền Ur của người Chanđê, và hai mươi mốt thế kỷ sau đó là cuộc di cư của dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, dưới sự hướng dẫn của Môise, mười ba thế kỷ sau khi Ða-vít được xức dầu phong vương, một ngàn năm sau đó; trong tuần lễ thứ sáu mươi lăm theo lời tiên tri Ða-ni-ên; vào năm thứ một trăm chín mươi bốn triều Olympiad; sau khi thành Rôma được thành lập năm bảy trăm năm mươi hai, vào năm thứ 40 dưới thời cai trị của Caesar Octavian Augustus, khi toàn thế giới đang sống trong hòa bình: Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Ðức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế.
Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người.
Đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính.
Khi bài ca Vinh Danh được xướng lên, tất cả các chuông của Đại Vương cung Thánh đường được đánh lên cùng với đàn phong cầm.
Cạnh máng cỏ ở trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có một ngai nhỏ trên đó có đặt một sách Tin Mừng, để nói lên rằng trong biến cố vĩ đại của đêm Giáng Sinh: Lời của Thiên Chúa đã làm người.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
“Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng” ( Is 9: 1 ). Lời tiên tri được nêu trong Bài đọc thứ nhất đã được hiện thực hóa trong bài Phúc Âm: thực thế, trong khi những người chăn cừu đang trông coi vùng đất của họ vào ban đêm, “vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh” ( Lc 2:9). Trong đêm tăm tối của trái đất, một ánh sáng đã xuất hiện từ trời cao. Ánh sáng này xuất hiện trong tăm tối có nghĩa là gì? Tông đồ Phaolô gợi ý với chúng ta rằng: “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ”. Ân sủng của Thiên Chúa, “đem ơn cứu độ đến cho mọi người” ( Tt 2:11), đã bao trùm thế giới tối nay.
Nhưng ân sủng này là gì? Thưa đó là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu làm thay đổi cuộc sống, canh tân lịch sử, giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, đem lại hòa bình và niềm vui. Đêm nay tình yêu của Thiên Chúa đã được chỉ ra cho chúng ta: tình yêu ấy là Chúa Giêsu. Nơi Chúa Giêsu, Đấng Tối Cao đã tự làm cho mình nhỏ lại, để được chúng ta yêu mến. Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở thành một Hài Nhi, để được chúng ta ôm ấp. Nhưng, chúng ta vẫn có thể tự hỏi, tại sao Thánh Phaolô gọi việc Thiên Chúa đến với thế giới của chúng ta là một “ân sủng”? Thưa để nói với chúng ta rằng đó là một món quà nhưng không. Trong khi ở đây, trên trái đất này, mọi thứ dường như phải tương ứng với luận lý trao ra để nhận lại, thì Chúa lại đến với chúng ta như một ân sủng nhưng không. Tình yêu của Người không thể đổi chác: chúng ta chưa làm gì để xứng đáng với điều đó và chúng ta sẽ không bao giờ có thể hậu tạ lại cho Ngài.
Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ. Tối nay, chúng ta nhận ra rằng dù chúng ta không đáng với điều đó, Ngài đã tự làm mình trở nên nhỏ bé vì chúng ta; và trong khi chúng ta tiếp tục bận rộn với công việc của mình, Ngài đã đến giữa chúng ta. Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta rằng Chúa tiếp tục yêu mến mọi người, ngay cả những kẻ rốt cùng nhất. Với tôi, với anh chị em, với mỗi người trong chúng ta hôm nay, Chúa nói: “Ta yêu mến con và sẽ luôn luôn yêu mến con, con thật quý giá trong mắt Ta”. Chúa không yêu mến anh chị em vì anh chị em nghĩ đúng và cư xử chừng mực; Ngài đơn giản là yêu mến anh chị em. Tình yêu của Ngài là vô điều kiện, nó không phụ thuộc vào anh chị em. Anh chị em có thể có những quan niệm sai lầm, anh chị em có thể đã kết hợp lẫn lộn những quan niệm của mình trong tất cả các sắc màu, nhưng Chúa không ngừng yêu thương anh chị em. Đã bao lần chúng ta nghĩ rằng Chúa nhân từ nếu chúng ta tốt và Ngài trừng phạt chúng ta nếu chúng ta xấu. Không phải như thế. Dù chúng ta sống trong tội lỗi, Chúa vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta. Tình yêu của Người không thay đổi, không dao động; Người chung thủy, và kiên nhẫn. Đây là ân sủng chúng ta tìm thấy trong biến cố Giáng Sinh: chúng ta khám phá với sự kinh ngạc rằng Chúa là tất cả những nhưng không/ có thể có, và tất cả sự dịu dàng/ có thể được. Vinh quang của Ngài không làm chúng ta choáng váng, sự hiện diện của Ngài không làm chúng ta sợ hãi. Ngài sinh ra nghèo khó về mọi thứ, để chinh phục chúng ta bằng sự phong phú trong tình yêu của Người.
Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ. Ân sủng đồng nghĩa với vẻ đẹp. Tối nay, trong vẻ đẹp của tình yêu Chúa, chúng ta cũng tái khám phá vẻ đẹp của mình, bởi vì chúng ta là những người thân yêu của Chúa. Dù tốt dù xấu, dù khỏe mạnh hay đau yếu, dù vui hay buồn, trong mắt Chúa, chúng ta đều trông rất đẹp: không phải vì chúng ta làm gì, nhưng vì chúng ta là ai. Trong mỗi người chúng ta, có một vẻ đẹp không thể xóa nhòa, một vẻ đẹp không thể thay thế, đó là cốt lõi của bản thể chúng ta. Hôm nay, Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta về điều đó, khi Ngài từ ái mặc lấy nhân tính của chúng ta và biến nó thành của riêng mình, “kết hôn” với nó mãi mãi.
Thật vậy, “niềm vui trọng đại” được loan báo cho các mục đồng tối nay là niềm vui “của tất cả mọi người”. Trong những người chăn cừu, những người chắc chắn không phải là các vị thánh, chúng ta thấy mình ở đó, với những mỏng dòn và yếu đuối của chúng ta. Khi gọi các mục đồng này, Chúa cũng gọi chúng ta, vì Ngài yêu mến chúng ta. Và, trong những đêm đen của cuộc đời, Ngài nói với chúng ta “Đừng sợ” ( Lc 2,10). Hãy can đảm, đừng mất niềm tin, đừng mất hy vọng, đừng nghĩ rằng yêu thương là mất thời gian! Đêm nay tình yêu đã vượt qua nỗi sợ hãi, một hy vọng mới xuất hiện, ánh sáng dịu dàng của Thiên Chúa đã chinh phục bóng tối kiêu ngạo của con người. Hỡi nhân loại, Thiên Chúa yêu mến ngươi và trở thành con người vì ngươi, ngươi không còn cô đơn!
Anh chị em thân mến, chúng ta phải làm gì khi đối diện với ân sủng này? Một điều thôi: đó là chào đón ân sủng ấy. Trước khi đi tìm Chúa, chúng ta hãy để cho mình được Người tìm kiếm, Người luôn tìm kiếm chúng ta trước. Chúng ta không bắt đầu từ khả năng của mình, nhưng từ ân sủng của Người, bởi vì Người là Chúa Giêsu, là Đấng Cứu Rỗi. Chúng ta hãy dán mắt nhìn vào Hài Nhi và để bản thân mình được bao bọc bởi sự dịu dàng của Người. Chúng ta sẽ không còn lý do để từ khước tình yêu của Người: những gì là sai lầm trong cuộc sống, những gì vẫn còn là bất toàn trong Giáo Hội, những gì vẫn còn là vấn đề của thế giới sẽ không còn là một lời biện minh. Nó sẽ lui vào hậu trường, vì khi đối mặt với tình yêu điên rồ của Chúa Giêsu, một tình yêu quá sức hiền lành và gần gũi, không còn có lý do nào để thoái thác. Câu hỏi được đưa ra trong ngày lễ Giáng Sinh này là: “Tôi có để mình được Chúa yêu không? Tôi có phó thác chính mình trong tình yêu cứu độ của Ngài hay không?”
Một hồng ân tuyệt vời như thế xứng đáng với lòng biết ơn. Chấp nhận ân sủng là biết làm sao cảm ơn. Nhưng cuộc sống của chúng ta thường xa cách lòng biết ơn này. Hôm nay là ngày thích hợp để chúng ta đến gần nhà tạm, máng cỏ và nôi Chúa Hài Đồng, để nói lên lời cảm ơn. Chúng ta chào đón ân sủng là Chúa Giêsu, để sau đó trở thành một ân sủng cho người khác như Chúa Giêsu. Trở thành một ân sủng là mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Và đó là cách tốt nhất để thay đổi thế giới: chúng ta thay đổi, Giáo Hội thay đổi, lịch sử thay đổi khi chúng ta bắt đầu biết thay đổi chính chúng ta để biến chúng ta thành một hồng ân, chứ không phải bắt đầu bằng mong muốn thay đổi người khác.
Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy điều đó tối nay: Ngài không thay đổi lịch sử bằng cách ép buộc ai đó hoặc thúc bách bằng hàng loạt những lời nói, nhưng bằng ân sủng là chính cuộc sống Ngài. Ngài không chờ đợi chúng ta trở nên tốt để yêu mến chúng ta, nhưng Ngài đã trao ban chính Ngài cho chúng ta một cách nhưng không. Chúng ta cũng vậy, đừng chờ đợi người khác trở nên tốt mới cư xử tốt với họ, cũng đừng chờ đợi Giáo Hội hoàn thiện mới yêu mến Giáo Hội, đừng chờ đợi người khác đánh giá cao chúng ta rồi mới phục vụ họ. Hãy bắt đầu. Đây là cách để chào đón ân sủng này. Và sự thánh thiện không gì khác hơn là bảo vệ sự nhưng không này.
Một truyền thuyết đáng yêu kể rằng, khi Chúa Giêsu ra đời, những người chăn cừu đã đổ xô đến hang đá với nhiều món quà khác nhau. Mỗi người mang đến những gì người ấy có, là thành quả của công việc họ, hay là những thứ quý giá đối với họ. Nhưng trong khi mọi người lên đường với những món quà hào phóng của họ, có một người chăn cừu không có gì. Anh ta rất nghèo, anh ấy không có gì để trao tặng Chúa Hài Đồng. Trong khi mọi người tranh nhau tặng quà, anh ta đứng cách xa, lòng đầy hổ thẹn. Một lúc nào đó, Thánh Giuse và Đức Mẹ, đặc biệt là Đức Mẹ, gặp khó khăn trong việc nhận tất cả những món quà này, vì quá nhiều người muốn giúp đỡ Hài Nhi. Sau đó, khi nhìn thấy người chăn cừu với hai bàn tay trắng, Đức Mẹ bảo anh ta đến gần. Và Mẹ đặt Chúa Giêsu vào tay anh. Người chăn cừu đó, khi chào đón Chúa Hài Đồng, nhận ra rằng anh ta đã nhận được những gì mình không xứng đáng, và rằng anh ta đang nhận được một hồng ân lớn nhất trong lịch sử trong tay mình. Anh nhìn đôi tay mình, đôi bàn tay luôn có vẻ là hai bàn tay trắng đối với anh: nhưng giờ đây hai bàn tay ấy đã trở thành chiếc nôi của Chúa. Anh cảm thấy mình được yêu thương và vượt qua được sự xấu hổ, anh bắt đầu chỉ cho người khác thấy Chúa Giêsu, vì anh không thể giữ hồng ân lớn lao ấy cho riêng mình mà thôi.
Anh chị em thân mến,
Nếu bàn tay của anh chị em dường như là hai bàn tay trắng đối với anh chị em, nếu anh chị em thấy trái tim mình nghèo nàn trong tình yêu, thì đêm này là đêm dành cho anh chị em. Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện để tỏa sáng trong cuộc sống của anh chị em. Hãy chấp nhận ân sủng ấy và ánh sáng Giáng Sinh sẽ tỏa sáng trong anh chị em.
Lời Nguyện Giáo Dân
Đức Thánh Cha: Anh chị em thân mến, lòng đầy kinh ngạc trước những điều vĩ đại mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, giờ đây chúng ta hãy vững dạ cất lên những lời cầu nguyện sau.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo hội Chúa.
Lạy Cha nhân hậu và giàu Lòng Thương Xót, xin củng cố Giáo hội Cha trong đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thực sự và con người thật, là Đấng cứu độ duy nhất của thế giới.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nhà lập pháp và các nhà lãnh đạo các dân nước
Lạy Cha là chủ tể của công lý và là nguồn mạch của tất cả sự khôn ngoan, xin hướng dẫn các nhà lập pháp và các nhà lãnh đạo các dân nước để họ biết tìm kiếm lợi ích thực sự của mỗi cá nhân và mọi dân tộc.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các gia đình
Lạy Cha là nguồn mạch của mọi điều thiện hảo, xin quan phòng gìn giữ các gia đình để họ biết trung tín trong tình yêu thương lẫn nhau, quảng đại trong việc sinh nhiều con cái, và kiên nhẫn nuôi dạy chúng.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho ơn gọi đến với chức tư tế.
Lạy Cha cực thánh, và giàu ân sủng, xin kêu gọi nhiều người trai trẻ đến với chức tư tế thừa tác và làm cho họ nên giống Chúa Giêsu, Đấng là Mục tử nhân lành và là Chiên Con bị sát tế.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho người nghèo và cho những người cô đơn.
Lạy Cha là Đấng trung tín trong mọi lời hứa, là nguồn hy vọng của chúng ta, xin củng cố và nâng đỡ tất cả những người đau khổ; xin xua tan bóng tối của sự cô đơn và lo lắng.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Đức Thánh Cha: Lạy Cha trong mầu nhiệm Nhập thể của Con Cha, Cha đã thực thi mọi lời hứa: xin hãy canh tân trong chúng con hôm nay để chúng con biết trầm trồ trước tình yêu của Cha và ban cho cho chúng con ơn cứu rỗi. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng ta.
Source:Libreria Editrice VaticanaSOLENNITÀ DEL NATALE DEL SIGNORE CAPPELLA PAPALE OMELIA DEL SANTO PADRE FRANCESCO Basilica Vaticana Martedì, 24 dicembre 2019
Đồng tế với Đức Thánh Cha có 30 Hồng Y, 40 Tổng Giám Mục và Giám Mục, 250 linh mục, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.
Trong khi Đức Thánh Cha và đoàn đồng tế đang tiến lên bàn thờ, ca đoàn cùng cộng đoàn hát bài “The First Noel - Noel đầu tiên” bằng tiếng Ý là “Nella notte”
Mùa Giáng Sinh đầu tiên, các thiên thần kể lại rằng
Là khi có một nhóm người chăn cừu nghèo trên cánh đồng
Nơi mà họ thường chăn dắt những chú cừu
Vào một đêm mùa đông lạnh giá
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Họ đã nhìn và thấy một ngôi sao
Rực chói cả bầu trời phương Đông xa kia
Và khi đó mặt đất bừng toả sáng
Thế là liên tục như vậy cả ngày và đêm
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Nhờ ánh sáng của ngôi sao ấy
Từ đất nước phương xa có ba người đàn ông đã đến
Vì mục đích tìm kiếm một vì vua
Thế là họ dõi theo ngôi sao ấy
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Ngôi sao kia di chuyển mãi gần đến hướngTây Bắc
đến vùng Bethlehem, nó dừng lại
Dừng và nghỉ hẳn tại nơi
Chính nơi đây, nơi Chúa Giêsu đã ra đời
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Và ba người đàn ông ấy bước đến
Họ cung kính quỳ xuống
Dâng lên vì vua của mình
Nào là vàng bạc, nhũ hương và mộc dược qúy giá
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Nào thì chúng ta cùng hợp tiếng
Ngợi ca Thiên Chúa
Đã làm cho Trời và Đất giao hoà
Với tất cả tình thương nhân loại
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Một ca trưởng đang hát bài công bố Tin Mừng Giáng Sinh, thường được gọi là Kalenda
Ngày thứ bảy trong tháng âm lịch. Nhiều thời đại đã qua kể từ khi Chúa tạo thành Trời Đất và hình thành nên con người theo hình ảnh của Người; nhiều thế kỷ đã trôi qua sau trận Đại Hồng Thủy, khi Đấng Chí Thánh đặt một cầu vồng trên trời như một dấu hiệu của giao ước và hòa bình;
Bao năm đã trôi qua sau cuộc di cư của Ápraham, là tổ phụ trong đức tin của chúng ta, từ miền Ur của người Chanđê, và hai mươi mốt thế kỷ sau đó là cuộc di cư của dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, dưới sự hướng dẫn của Môise, mười ba thế kỷ sau khi Ða-vít được xức dầu phong vương, một ngàn năm sau đó; trong tuần lễ thứ sáu mươi lăm theo lời tiên tri Ða-ni-ên; vào năm thứ một trăm chín mươi bốn triều Olympiad; sau khi thành Rôma được thành lập năm bảy trăm năm mươi hai, vào năm thứ 40 dưới thời cai trị của Caesar Octavian Augustus, khi toàn thế giới đang sống trong hòa bình: Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Ðức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế.
Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người.
Đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính.
Khi bài ca Vinh Danh được xướng lên, tất cả các chuông của Đại Vương cung Thánh đường được đánh lên cùng với đàn phong cầm.
Cạnh máng cỏ ở trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có một ngai nhỏ trên đó có đặt một sách Tin Mừng, để nói lên rằng trong biến cố vĩ đại của đêm Giáng Sinh: Lời của Thiên Chúa đã làm người.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
“Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng” ( Is 9: 1 ). Lời tiên tri được nêu trong Bài đọc thứ nhất đã được hiện thực hóa trong bài Phúc Âm: thực thế, trong khi những người chăn cừu đang trông coi vùng đất của họ vào ban đêm, “vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh” ( Lc 2:9). Trong đêm tăm tối của trái đất, một ánh sáng đã xuất hiện từ trời cao. Ánh sáng này xuất hiện trong tăm tối có nghĩa là gì? Tông đồ Phaolô gợi ý với chúng ta rằng: “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ”. Ân sủng của Thiên Chúa, “đem ơn cứu độ đến cho mọi người” ( Tt 2:11), đã bao trùm thế giới tối nay.
Nhưng ân sủng này là gì? Thưa đó là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu làm thay đổi cuộc sống, canh tân lịch sử, giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, đem lại hòa bình và niềm vui. Đêm nay tình yêu của Thiên Chúa đã được chỉ ra cho chúng ta: tình yêu ấy là Chúa Giêsu. Nơi Chúa Giêsu, Đấng Tối Cao đã tự làm cho mình nhỏ lại, để được chúng ta yêu mến. Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở thành một Hài Nhi, để được chúng ta ôm ấp. Nhưng, chúng ta vẫn có thể tự hỏi, tại sao Thánh Phaolô gọi việc Thiên Chúa đến với thế giới của chúng ta là một “ân sủng”? Thưa để nói với chúng ta rằng đó là một món quà nhưng không. Trong khi ở đây, trên trái đất này, mọi thứ dường như phải tương ứng với luận lý trao ra để nhận lại, thì Chúa lại đến với chúng ta như một ân sủng nhưng không. Tình yêu của Người không thể đổi chác: chúng ta chưa làm gì để xứng đáng với điều đó và chúng ta sẽ không bao giờ có thể hậu tạ lại cho Ngài.
Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ. Tối nay, chúng ta nhận ra rằng dù chúng ta không đáng với điều đó, Ngài đã tự làm mình trở nên nhỏ bé vì chúng ta; và trong khi chúng ta tiếp tục bận rộn với công việc của mình, Ngài đã đến giữa chúng ta. Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta rằng Chúa tiếp tục yêu mến mọi người, ngay cả những kẻ rốt cùng nhất. Với tôi, với anh chị em, với mỗi người trong chúng ta hôm nay, Chúa nói: “Ta yêu mến con và sẽ luôn luôn yêu mến con, con thật quý giá trong mắt Ta”. Chúa không yêu mến anh chị em vì anh chị em nghĩ đúng và cư xử chừng mực; Ngài đơn giản là yêu mến anh chị em. Tình yêu của Ngài là vô điều kiện, nó không phụ thuộc vào anh chị em. Anh chị em có thể có những quan niệm sai lầm, anh chị em có thể đã kết hợp lẫn lộn những quan niệm của mình trong tất cả các sắc màu, nhưng Chúa không ngừng yêu thương anh chị em. Đã bao lần chúng ta nghĩ rằng Chúa nhân từ nếu chúng ta tốt và Ngài trừng phạt chúng ta nếu chúng ta xấu. Không phải như thế. Dù chúng ta sống trong tội lỗi, Chúa vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta. Tình yêu của Người không thay đổi, không dao động; Người chung thủy, và kiên nhẫn. Đây là ân sủng chúng ta tìm thấy trong biến cố Giáng Sinh: chúng ta khám phá với sự kinh ngạc rằng Chúa là tất cả những nhưng không/ có thể có, và tất cả sự dịu dàng/ có thể được. Vinh quang của Ngài không làm chúng ta choáng váng, sự hiện diện của Ngài không làm chúng ta sợ hãi. Ngài sinh ra nghèo khó về mọi thứ, để chinh phục chúng ta bằng sự phong phú trong tình yêu của Người.
Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ. Ân sủng đồng nghĩa với vẻ đẹp. Tối nay, trong vẻ đẹp của tình yêu Chúa, chúng ta cũng tái khám phá vẻ đẹp của mình, bởi vì chúng ta là những người thân yêu của Chúa. Dù tốt dù xấu, dù khỏe mạnh hay đau yếu, dù vui hay buồn, trong mắt Chúa, chúng ta đều trông rất đẹp: không phải vì chúng ta làm gì, nhưng vì chúng ta là ai. Trong mỗi người chúng ta, có một vẻ đẹp không thể xóa nhòa, một vẻ đẹp không thể thay thế, đó là cốt lõi của bản thể chúng ta. Hôm nay, Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta về điều đó, khi Ngài từ ái mặc lấy nhân tính của chúng ta và biến nó thành của riêng mình, “kết hôn” với nó mãi mãi.
Thật vậy, “niềm vui trọng đại” được loan báo cho các mục đồng tối nay là niềm vui “của tất cả mọi người”. Trong những người chăn cừu, những người chắc chắn không phải là các vị thánh, chúng ta thấy mình ở đó, với những mỏng dòn và yếu đuối của chúng ta. Khi gọi các mục đồng này, Chúa cũng gọi chúng ta, vì Ngài yêu mến chúng ta. Và, trong những đêm đen của cuộc đời, Ngài nói với chúng ta “Đừng sợ” ( Lc 2,10). Hãy can đảm, đừng mất niềm tin, đừng mất hy vọng, đừng nghĩ rằng yêu thương là mất thời gian! Đêm nay tình yêu đã vượt qua nỗi sợ hãi, một hy vọng mới xuất hiện, ánh sáng dịu dàng của Thiên Chúa đã chinh phục bóng tối kiêu ngạo của con người. Hỡi nhân loại, Thiên Chúa yêu mến ngươi và trở thành con người vì ngươi, ngươi không còn cô đơn!
Anh chị em thân mến, chúng ta phải làm gì khi đối diện với ân sủng này? Một điều thôi: đó là chào đón ân sủng ấy. Trước khi đi tìm Chúa, chúng ta hãy để cho mình được Người tìm kiếm, Người luôn tìm kiếm chúng ta trước. Chúng ta không bắt đầu từ khả năng của mình, nhưng từ ân sủng của Người, bởi vì Người là Chúa Giêsu, là Đấng Cứu Rỗi. Chúng ta hãy dán mắt nhìn vào Hài Nhi và để bản thân mình được bao bọc bởi sự dịu dàng của Người. Chúng ta sẽ không còn lý do để từ khước tình yêu của Người: những gì là sai lầm trong cuộc sống, những gì vẫn còn là bất toàn trong Giáo Hội, những gì vẫn còn là vấn đề của thế giới sẽ không còn là một lời biện minh. Nó sẽ lui vào hậu trường, vì khi đối mặt với tình yêu điên rồ của Chúa Giêsu, một tình yêu quá sức hiền lành và gần gũi, không còn có lý do nào để thoái thác. Câu hỏi được đưa ra trong ngày lễ Giáng Sinh này là: “Tôi có để mình được Chúa yêu không? Tôi có phó thác chính mình trong tình yêu cứu độ của Ngài hay không?”
Một hồng ân tuyệt vời như thế xứng đáng với lòng biết ơn. Chấp nhận ân sủng là biết làm sao cảm ơn. Nhưng cuộc sống của chúng ta thường xa cách lòng biết ơn này. Hôm nay là ngày thích hợp để chúng ta đến gần nhà tạm, máng cỏ và nôi Chúa Hài Đồng, để nói lên lời cảm ơn. Chúng ta chào đón ân sủng là Chúa Giêsu, để sau đó trở thành một ân sủng cho người khác như Chúa Giêsu. Trở thành một ân sủng là mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Và đó là cách tốt nhất để thay đổi thế giới: chúng ta thay đổi, Giáo Hội thay đổi, lịch sử thay đổi khi chúng ta bắt đầu biết thay đổi chính chúng ta để biến chúng ta thành một hồng ân, chứ không phải bắt đầu bằng mong muốn thay đổi người khác.
Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy điều đó tối nay: Ngài không thay đổi lịch sử bằng cách ép buộc ai đó hoặc thúc bách bằng hàng loạt những lời nói, nhưng bằng ân sủng là chính cuộc sống Ngài. Ngài không chờ đợi chúng ta trở nên tốt để yêu mến chúng ta, nhưng Ngài đã trao ban chính Ngài cho chúng ta một cách nhưng không. Chúng ta cũng vậy, đừng chờ đợi người khác trở nên tốt mới cư xử tốt với họ, cũng đừng chờ đợi Giáo Hội hoàn thiện mới yêu mến Giáo Hội, đừng chờ đợi người khác đánh giá cao chúng ta rồi mới phục vụ họ. Hãy bắt đầu. Đây là cách để chào đón ân sủng này. Và sự thánh thiện không gì khác hơn là bảo vệ sự nhưng không này.
Một truyền thuyết đáng yêu kể rằng, khi Chúa Giêsu ra đời, những người chăn cừu đã đổ xô đến hang đá với nhiều món quà khác nhau. Mỗi người mang đến những gì người ấy có, là thành quả của công việc họ, hay là những thứ quý giá đối với họ. Nhưng trong khi mọi người lên đường với những món quà hào phóng của họ, có một người chăn cừu không có gì. Anh ta rất nghèo, anh ấy không có gì để trao tặng Chúa Hài Đồng. Trong khi mọi người tranh nhau tặng quà, anh ta đứng cách xa, lòng đầy hổ thẹn. Một lúc nào đó, Thánh Giuse và Đức Mẹ, đặc biệt là Đức Mẹ, gặp khó khăn trong việc nhận tất cả những món quà này, vì quá nhiều người muốn giúp đỡ Hài Nhi. Sau đó, khi nhìn thấy người chăn cừu với hai bàn tay trắng, Đức Mẹ bảo anh ta đến gần. Và Mẹ đặt Chúa Giêsu vào tay anh. Người chăn cừu đó, khi chào đón Chúa Hài Đồng, nhận ra rằng anh ta đã nhận được những gì mình không xứng đáng, và rằng anh ta đang nhận được một hồng ân lớn nhất trong lịch sử trong tay mình. Anh nhìn đôi tay mình, đôi bàn tay luôn có vẻ là hai bàn tay trắng đối với anh: nhưng giờ đây hai bàn tay ấy đã trở thành chiếc nôi của Chúa. Anh cảm thấy mình được yêu thương và vượt qua được sự xấu hổ, anh bắt đầu chỉ cho người khác thấy Chúa Giêsu, vì anh không thể giữ hồng ân lớn lao ấy cho riêng mình mà thôi.
Anh chị em thân mến,
Nếu bàn tay của anh chị em dường như là hai bàn tay trắng đối với anh chị em, nếu anh chị em thấy trái tim mình nghèo nàn trong tình yêu, thì đêm này là đêm dành cho anh chị em. Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện để tỏa sáng trong cuộc sống của anh chị em. Hãy chấp nhận ân sủng ấy và ánh sáng Giáng Sinh sẽ tỏa sáng trong anh chị em.
Lời Nguyện Giáo Dân
Đức Thánh Cha: Anh chị em thân mến, lòng đầy kinh ngạc trước những điều vĩ đại mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, giờ đây chúng ta hãy vững dạ cất lên những lời cầu nguyện sau.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo hội Chúa.
Lạy Cha nhân hậu và giàu Lòng Thương Xót, xin củng cố Giáo hội Cha trong đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thực sự và con người thật, là Đấng cứu độ duy nhất của thế giới.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nhà lập pháp và các nhà lãnh đạo các dân nước
Lạy Cha là chủ tể của công lý và là nguồn mạch của tất cả sự khôn ngoan, xin hướng dẫn các nhà lập pháp và các nhà lãnh đạo các dân nước để họ biết tìm kiếm lợi ích thực sự của mỗi cá nhân và mọi dân tộc.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các gia đình
Lạy Cha là nguồn mạch của mọi điều thiện hảo, xin quan phòng gìn giữ các gia đình để họ biết trung tín trong tình yêu thương lẫn nhau, quảng đại trong việc sinh nhiều con cái, và kiên nhẫn nuôi dạy chúng.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho ơn gọi đến với chức tư tế.
Lạy Cha cực thánh, và giàu ân sủng, xin kêu gọi nhiều người trai trẻ đến với chức tư tế thừa tác và làm cho họ nên giống Chúa Giêsu, Đấng là Mục tử nhân lành và là Chiên Con bị sát tế.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho người nghèo và cho những người cô đơn.
Lạy Cha là Đấng trung tín trong mọi lời hứa, là nguồn hy vọng của chúng ta, xin củng cố và nâng đỡ tất cả những người đau khổ; xin xua tan bóng tối của sự cô đơn và lo lắng.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Đức Thánh Cha: Lạy Cha trong mầu nhiệm Nhập thể của Con Cha, Cha đã thực thi mọi lời hứa: xin hãy canh tân trong chúng con hôm nay để chúng con biết trầm trồ trước tình yêu của Cha và ban cho cho chúng con ơn cứu rỗi. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng ta.
Source:Libreria Editrice Vaticana