Phụng Vụ - Mục Vụ
Cộng Đồng Gia Đình Thánh
LM. Phêrô Hồng Phúc
06:40 28/12/2009
CỘNG ĐỒNG GIA ĐÌNH THÁNH
Chúa Giêsu mười hai tuổi. Mười hai tuổi, đối với người Do Thái, được coi là mức độ tuổi trưởng thành, có thể đi tự lập với bạn bè hay đi theo cha hoặc đi theo mẹ. Đó là lý do để thánh Giuse lúc trở về tưởng rằng Chúa Giêsu đi với Đức Mẹ, còn Đức Mẹ thì nghĩ rằng Chúa Giêsu đi với thánh Giuse cho đến khi hai đoàn gặp nhau mới biết rằng vắng thiếu con mình.
Ba ngày vất vả đi tìm con, Đức Mẹ gặp thấy Chúa Giêsu trong Đền thờ và lẽ dĩ nhiên thánh Giuse cũng như Đức Mẹ có quyền để trách Chúa Giêsu: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” (Lc 2,48). Nhưng Chúa Giêsu lại trả lời một cách rất lạ lùng: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2,49). Đó sẽ là một sự không thể hiểu nổi khi có một người ngoài nghe thấy, cha đây mẹ đây còn cha nào khác nữa? Nhưng Đức Maria đã ghi nhớ tất cả những sự kiện đó và suy niệm trong lòng. Còn Chúa Giêsu, Ngài đã tuyên bố không chỉ cho thánh Giuse và Đức Mẹ mà là cho tất cả Hội Thánh Công Giáo trong mọi thời đại, rằng: “Ngài lo công việc của Cha Ngài ngay từ khi bắt đầu lên Giêrusalem trong tư cách của một người trưởng thành” (x.Lc 2, 49).
Thực sự, Chúa Giêsu đã cho chúng ta – tất cả mọi người một mẫu gương tuyệt hảo về việc luôn luôn cầu nguyện với Cha, không phải mình Ngài, mà Ngài dạy cho tất cả chúng ta mô hình đó: “Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện danh cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Lc 11, 1-4). Và như vậy, chúng ta nhìn vào gia đình Thánh Gia, chúng ta thấy một cộng đồng những con người thánh. Đó là một trật tự được đảo ngược. Xét theo phương diện bề ngoài: Thánh Giuse là gia trưởng, là quan trọng, là lớn nhất, rồi đến Đức Maria là hiền mẫu, Chúa Giêsu là người con. Thế như trong gia đình Thánh Gia, Đức Giêsu là Thiên Chúa, Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, còn thánh Giuse là dưỡng phụ. Trật tự đảo ngược không quan trọng ở vị thế ai cao nhất, ai nhỏ nhất nhưng quan trọng là một cộng đồng của những con người thánh luôn luôn làm việc theo ý của Thiên Chúa Cha. Từ Đức Giêsu đến Đức Mẹ xưng mình là tôi tớ: “Tôi xin vâng như lời Sứ thần truyền” (Lc 1,38), rồi đến thánh Giuse – người đã âm thầm đón nhận Đức Maria theo lời của Sứ thần báo mộng (Mt 1,24). Những người thánh luôn luôn biết chăm lo, làm việc theo ý của Thiên Chúa Cha. Chính trong cộng đồng yêu thương và thánh thiện ấy chúng ta nhận ra một mái ấm gia đình không chỉ có cha, có mẹ, có con mà trong gia đình luôn luôn cần có sự hiện diện yêu thương và vĩnh cửu của Thiên Chúa.
Gia đình Thánh Gia đã đi hàng mấy ngày trời để lên Giêrusalem, một cuộc hành trình như vậy là vất vả nhưng biểu lộ tấm lòng đạo đức của những người Do Thái, dù xa mấy họ cũng về, vì Giêrusalem là thủ đô, là trung tâm về tôn giáo tín ngưỡng, về văn hóa xã hội, thậm chí cả về chính trị nữa. Vì vậy, về Giêrusalem là niềm tự hào, là hạnh phúc, là trung tâm phát xuất mọi sự thờ phượng. Gia đình Thánh Gia không quản ngại đi mấy ngày đường để có thể tới thờ phượng và dâng của lễ. Chúng ta đã từng gặp thấy khi cha mẹ Chúa Giêsu dâng Con trong Đền thờ đặt tên cho Chúa Giêsu và hàng năm cũng vẫn lên Đền thờ Giêrusalem để dự những lễ lớn. Những việc làm thờ phượng của gia đình Thánh Gia cho chúng ta thấy sự chu toàn về lề luật nhưng nhất là một lòng yêu mến của cộng đồng gia đình thánh luôn luôn về với Thiên Chúa là Cha.
Hôm nay, các gia đình Công giáo nhìn vào Thánh Gia Thất để chúng ta rút được bài học cho mỗi người.
Những người chồng, nhìn vào gương thánh Giuse, gương mẫu cho các gia trưởng, tận tâm tận tụy, hết lòng yêu thương và bảo vệ cho hạnh phúc của gia đình, bảo vệ Đức Mẹ, bảo vệ Hài Nhi Giêsu. Thánh Giuse thực sự là gương mẫu cho các gia trưởng noi theo, sống một cuộc sống phục vụ tận tâm, không ích kỉ, không hưởng thụ, không làm khổ những người trong gia đình nhưng bảo vệ tận tình. Có biết bao nhiêu những bà vợ khổ sở vì chồng quá chén, rượu chè say sưa về đánh đập vợ con. Có bao nhiêu những ông chồng chơi bài chơi bạc hoặc là chơi đề, hoặc là cá cược để đến mất cả gia sản. Một lần, người ta phỏng vấn một người phụ nữ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong dịp World Cup rằng: “Chị có ước mong gì lớn nhất không?” Người phụ nữ nói: “Tôi chỉ mong gia đình tôi được bình an, bởi vì mỗi kỳ World Cup về, có năm nhà tôi mất hết cả tủ, mất hết cả bàn ghế không có gì mà ngồi vì chồng tôi cá cược bị thua”. Đó là những gì nhỏ bé thôi, nhưng các ông chồng cũng cần phải suy nghĩ nhiều. Một vị quan khách đã đưa cả gia đình về tham quan Nhà thờ Phát Diệm, ông chỉ vào người vợ rồi giới thiệu với tôi: “Đây là một nửa cuộc đời của tôi”. Sau đó ông khách suy nghĩ một lát rồi tiếp: “Không, là ba phần tư cuộc đời tôi mới đúng!”. Đầu tiên tôi chưa hiểu, sau suy nghĩ mới thấy ông khách nói thật đúng. Bởi vì hai người nên một, mỗi một người là một nửa của người kia, nhưng rồi người vợ phải đảm đang cả các con các cháu trong gia đình, sự gì cũng đến tay: “Phúc đức tại mẫu”, “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” cho nên gọi người vợ là “ba phần tư ” mới đúng! Các ông chỉ có một phần tư để lo việc xã hội, lo việc bảo vệ gia đình đừng lạm dụng và làm cho gia đình mình khổ thêm !.
-Những người vợ, nhìn vào gương của Đức Trinh Nữ Maria dịu dàng và yêu thương, thương chồng, thương con và sống đạo đức, đó là tư cách của một hiền mẫu. Có biết bao nhiêu gia đình tan nát bởi vì người vợ “vung tay quá trán”, “ném tiền qua cửa sổ”... Một gia đình như vậy, người chồng có làm giầu đến mấy thì cũng khánh kiệt và gia đình trở nên đói khổ. Đấy là chưa kể chúng ta bảo vệ hạnh phúc gia đình: “Mẹ con nhà lửa đóng cửa bảo nhau”. Bây giờ đóng cửa rồi người ta vẫn có thể dùng điện thoại để mà thổ lộ, để mà tâm tư những câu chuyện trong gia đình mà người chồng không muốn nói ra. Đó cũng là vấn đề tế nhị để những người vợ hiền biết cách cảm thông, thông cảm với chồng và gìn giữ hạnh phúc trong gia đình.
-Những người con, nhìn vào gương Chúa Giêsu để sống đời hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Giới trẻ ngày nay đang gây nên nỗi lo âu không chỉ cho gia đình mà làm bức xúc cho cả xã hội. Bởi vì giới trẻ ngày nay sống tự do buông thả, tự mình muốn định liệu lấy tương lai bấp bênh của mình.
Chúng ta nhớ đến sách Huấn ca đã ghi:
“Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái,
cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con.” (Hc 3,2)
Vì vậy, sách khuyên rằng:
“Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già;
bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi.” (Hc 3,12)
Những người con, hãy nhìn vào Chúa Giêsu khi trở về Nadareth vâng phục cha mẹ và lớn lên trong ân nghĩa Thiên Chúa và trước mặt mọi người.
Lạy Thánh Gia Thất,
Xin cho giới trẻ ngày nay biết chăm lo đời sống
Xin cho các gia đình có người chồng yêu thương vợ
như Chúa Kitô yêu thương Hội Thánh
và như thánh Phaolô khuyên:
Người vợ hãy phục tùng chồng mình vì chồng là đầu của vợ. (Cl 3,18)
Những lời chúng con nghe trong sách Huấn ca,
trong thư của thánh Phaolô
là những lời khuyên nhủ chí tình
giúp cho gia đình của chúng con giữ gìn mái ấm tình yêu.
Xin đừng để cho những cơn nóng giận dội lên
dập tắt lửa tình yêu trong gia đình.
Xin đừng để cho những ích kỷ đè bẹp
làm cho mái ấm gia đình bị vỡ toang
và gia đình bị lung lay.
Xin đừng để cho những tự do quá chớn bị mở toang cửa,
gió lùa và người lạnh không còn giữ được hòa khí,
không còn giữ được ấm sốt nhà lửa.
Xin cho mỗi người chúng con hôm nay
biết sống trong tinh thần yêu thương
để gia đình chúng con hạnh phúc
và mưu cầu ơn cứu độ cho nhau
và cho chính mỗi người chúng con. Amen.
Chúa Giêsu mười hai tuổi. Mười hai tuổi, đối với người Do Thái, được coi là mức độ tuổi trưởng thành, có thể đi tự lập với bạn bè hay đi theo cha hoặc đi theo mẹ. Đó là lý do để thánh Giuse lúc trở về tưởng rằng Chúa Giêsu đi với Đức Mẹ, còn Đức Mẹ thì nghĩ rằng Chúa Giêsu đi với thánh Giuse cho đến khi hai đoàn gặp nhau mới biết rằng vắng thiếu con mình.
Ba ngày vất vả đi tìm con, Đức Mẹ gặp thấy Chúa Giêsu trong Đền thờ và lẽ dĩ nhiên thánh Giuse cũng như Đức Mẹ có quyền để trách Chúa Giêsu: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” (Lc 2,48). Nhưng Chúa Giêsu lại trả lời một cách rất lạ lùng: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2,49). Đó sẽ là một sự không thể hiểu nổi khi có một người ngoài nghe thấy, cha đây mẹ đây còn cha nào khác nữa? Nhưng Đức Maria đã ghi nhớ tất cả những sự kiện đó và suy niệm trong lòng. Còn Chúa Giêsu, Ngài đã tuyên bố không chỉ cho thánh Giuse và Đức Mẹ mà là cho tất cả Hội Thánh Công Giáo trong mọi thời đại, rằng: “Ngài lo công việc của Cha Ngài ngay từ khi bắt đầu lên Giêrusalem trong tư cách của một người trưởng thành” (x.Lc 2, 49).
Thực sự, Chúa Giêsu đã cho chúng ta – tất cả mọi người một mẫu gương tuyệt hảo về việc luôn luôn cầu nguyện với Cha, không phải mình Ngài, mà Ngài dạy cho tất cả chúng ta mô hình đó: “Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện danh cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Lc 11, 1-4). Và như vậy, chúng ta nhìn vào gia đình Thánh Gia, chúng ta thấy một cộng đồng những con người thánh. Đó là một trật tự được đảo ngược. Xét theo phương diện bề ngoài: Thánh Giuse là gia trưởng, là quan trọng, là lớn nhất, rồi đến Đức Maria là hiền mẫu, Chúa Giêsu là người con. Thế như trong gia đình Thánh Gia, Đức Giêsu là Thiên Chúa, Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, còn thánh Giuse là dưỡng phụ. Trật tự đảo ngược không quan trọng ở vị thế ai cao nhất, ai nhỏ nhất nhưng quan trọng là một cộng đồng của những con người thánh luôn luôn làm việc theo ý của Thiên Chúa Cha. Từ Đức Giêsu đến Đức Mẹ xưng mình là tôi tớ: “Tôi xin vâng như lời Sứ thần truyền” (Lc 1,38), rồi đến thánh Giuse – người đã âm thầm đón nhận Đức Maria theo lời của Sứ thần báo mộng (Mt 1,24). Những người thánh luôn luôn biết chăm lo, làm việc theo ý của Thiên Chúa Cha. Chính trong cộng đồng yêu thương và thánh thiện ấy chúng ta nhận ra một mái ấm gia đình không chỉ có cha, có mẹ, có con mà trong gia đình luôn luôn cần có sự hiện diện yêu thương và vĩnh cửu của Thiên Chúa.
Gia đình Thánh Gia đã đi hàng mấy ngày trời để lên Giêrusalem, một cuộc hành trình như vậy là vất vả nhưng biểu lộ tấm lòng đạo đức của những người Do Thái, dù xa mấy họ cũng về, vì Giêrusalem là thủ đô, là trung tâm về tôn giáo tín ngưỡng, về văn hóa xã hội, thậm chí cả về chính trị nữa. Vì vậy, về Giêrusalem là niềm tự hào, là hạnh phúc, là trung tâm phát xuất mọi sự thờ phượng. Gia đình Thánh Gia không quản ngại đi mấy ngày đường để có thể tới thờ phượng và dâng của lễ. Chúng ta đã từng gặp thấy khi cha mẹ Chúa Giêsu dâng Con trong Đền thờ đặt tên cho Chúa Giêsu và hàng năm cũng vẫn lên Đền thờ Giêrusalem để dự những lễ lớn. Những việc làm thờ phượng của gia đình Thánh Gia cho chúng ta thấy sự chu toàn về lề luật nhưng nhất là một lòng yêu mến của cộng đồng gia đình thánh luôn luôn về với Thiên Chúa là Cha.
Hôm nay, các gia đình Công giáo nhìn vào Thánh Gia Thất để chúng ta rút được bài học cho mỗi người.
Những người chồng, nhìn vào gương thánh Giuse, gương mẫu cho các gia trưởng, tận tâm tận tụy, hết lòng yêu thương và bảo vệ cho hạnh phúc của gia đình, bảo vệ Đức Mẹ, bảo vệ Hài Nhi Giêsu. Thánh Giuse thực sự là gương mẫu cho các gia trưởng noi theo, sống một cuộc sống phục vụ tận tâm, không ích kỉ, không hưởng thụ, không làm khổ những người trong gia đình nhưng bảo vệ tận tình. Có biết bao nhiêu những bà vợ khổ sở vì chồng quá chén, rượu chè say sưa về đánh đập vợ con. Có bao nhiêu những ông chồng chơi bài chơi bạc hoặc là chơi đề, hoặc là cá cược để đến mất cả gia sản. Một lần, người ta phỏng vấn một người phụ nữ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong dịp World Cup rằng: “Chị có ước mong gì lớn nhất không?” Người phụ nữ nói: “Tôi chỉ mong gia đình tôi được bình an, bởi vì mỗi kỳ World Cup về, có năm nhà tôi mất hết cả tủ, mất hết cả bàn ghế không có gì mà ngồi vì chồng tôi cá cược bị thua”. Đó là những gì nhỏ bé thôi, nhưng các ông chồng cũng cần phải suy nghĩ nhiều. Một vị quan khách đã đưa cả gia đình về tham quan Nhà thờ Phát Diệm, ông chỉ vào người vợ rồi giới thiệu với tôi: “Đây là một nửa cuộc đời của tôi”. Sau đó ông khách suy nghĩ một lát rồi tiếp: “Không, là ba phần tư cuộc đời tôi mới đúng!”. Đầu tiên tôi chưa hiểu, sau suy nghĩ mới thấy ông khách nói thật đúng. Bởi vì hai người nên một, mỗi một người là một nửa của người kia, nhưng rồi người vợ phải đảm đang cả các con các cháu trong gia đình, sự gì cũng đến tay: “Phúc đức tại mẫu”, “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” cho nên gọi người vợ là “ba phần tư ” mới đúng! Các ông chỉ có một phần tư để lo việc xã hội, lo việc bảo vệ gia đình đừng lạm dụng và làm cho gia đình mình khổ thêm !.
-Những người vợ, nhìn vào gương của Đức Trinh Nữ Maria dịu dàng và yêu thương, thương chồng, thương con và sống đạo đức, đó là tư cách của một hiền mẫu. Có biết bao nhiêu gia đình tan nát bởi vì người vợ “vung tay quá trán”, “ném tiền qua cửa sổ”... Một gia đình như vậy, người chồng có làm giầu đến mấy thì cũng khánh kiệt và gia đình trở nên đói khổ. Đấy là chưa kể chúng ta bảo vệ hạnh phúc gia đình: “Mẹ con nhà lửa đóng cửa bảo nhau”. Bây giờ đóng cửa rồi người ta vẫn có thể dùng điện thoại để mà thổ lộ, để mà tâm tư những câu chuyện trong gia đình mà người chồng không muốn nói ra. Đó cũng là vấn đề tế nhị để những người vợ hiền biết cách cảm thông, thông cảm với chồng và gìn giữ hạnh phúc trong gia đình.
-Những người con, nhìn vào gương Chúa Giêsu để sống đời hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Giới trẻ ngày nay đang gây nên nỗi lo âu không chỉ cho gia đình mà làm bức xúc cho cả xã hội. Bởi vì giới trẻ ngày nay sống tự do buông thả, tự mình muốn định liệu lấy tương lai bấp bênh của mình.
Chúng ta nhớ đến sách Huấn ca đã ghi:
“Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái,
cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con.” (Hc 3,2)
Vì vậy, sách khuyên rằng:
“Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già;
bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi.” (Hc 3,12)
Những người con, hãy nhìn vào Chúa Giêsu khi trở về Nadareth vâng phục cha mẹ và lớn lên trong ân nghĩa Thiên Chúa và trước mặt mọi người.
Lạy Thánh Gia Thất,
Xin cho giới trẻ ngày nay biết chăm lo đời sống
Xin cho các gia đình có người chồng yêu thương vợ
như Chúa Kitô yêu thương Hội Thánh
và như thánh Phaolô khuyên:
Người vợ hãy phục tùng chồng mình vì chồng là đầu của vợ. (Cl 3,18)
Những lời chúng con nghe trong sách Huấn ca,
trong thư của thánh Phaolô
là những lời khuyên nhủ chí tình
giúp cho gia đình của chúng con giữ gìn mái ấm tình yêu.
Xin đừng để cho những cơn nóng giận dội lên
dập tắt lửa tình yêu trong gia đình.
Xin đừng để cho những ích kỷ đè bẹp
làm cho mái ấm gia đình bị vỡ toang
và gia đình bị lung lay.
Xin đừng để cho những tự do quá chớn bị mở toang cửa,
gió lùa và người lạnh không còn giữ được hòa khí,
không còn giữ được ấm sốt nhà lửa.
Xin cho mỗi người chúng con hôm nay
biết sống trong tinh thần yêu thương
để gia đình chúng con hạnh phúc
và mưu cầu ơn cứu độ cho nhau
và cho chính mỗi người chúng con. Amen.
Thánh Thần và Lửa
LM. Anphong Trần Đức Phương
06:44 28/12/2009
THÁNH THẦN VÀ LỬA
(CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, NĂM C)
Chúng ta đã bắt đầu chu kỳ Phụng Vụ Năm C với Chúa Nhật I Mùa Vọng để chuẩn bị mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh. Sau Lễ Chúa Giáng sinh là Chúa Nhật Lễ Thánh Gia, tiếp sau là Chúa Nhật Lễ Hiển Linh (Lễ Ba Vua); sau đó chấm dứt Mùa Giáng Sinh. Hôm nay, chúng ta mừng Chúa Nhật I Mùa Thường Niên với Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa. Năm nay, “Mùa Thường Niên, Phần I” sẽ kéo dài đến Chúa Nhật VI Thường Niên, sau đó sẽ bước vào Mùa Chay Thánh với Thứ Tư Lễ Tro, để chuẩn bị mừng Đại Lễ Phục Sinh. Sau Lễ Phục Sinh, chúng ta sẽ mừng Chúa Nhật II Mùa Phục Sinh (Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa), rồi Chúa Nhật III, IV, V, VI và VII Mùa Phục Sinh (ở nhiều nơi, Lễ Chúa Giêsu Lên Trời được mừng vào Chúa Nhật VII Mùa Phục Sinh); tiếp theo là Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và chấm dứt Mùa Phục Sinh để bước sang “Mùa Thường Niên, Phần II” với Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, Chúa Nhật Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, và sau đó là Chúa Nhật Thường Niên XI trở đi. “Mùa Thường Niên Phần II” sẽ chấm dứt với Lễ Chúa Nhật Chúa Giêsu Vua Vũ Trụ, và là Chúa Nhật cuối cùng của Niên Lịch Phụng Vụ của Giáo Hội, để rồi lại bước vào một Niên Lịch Phụng Vụ mới, Năm A.
Như vậy, qua chu kỳ niên lịch Phụng Vụ, chúng ta được sống lại cuộc đời của Chúa Giêsu nơi trần gian với nhiều biến cố khác nhau từ khi Ngài sinh ra, lớn lên, ra đi rao giảng Tin Mừng tình thương, bị khổ nạn, chịu chết trên Thánh Giá, an táng trong mồ, sống lại và lên Trời vinh hiển để mở đường cứu rỗi cho chúng ta.
Để chúng ta có thể đọc và sống lại lịch sử ơn cứu độ từ Cựu Ước đến Tân Ước, Giáo Hội đã chia lịch Phụng Vụ thành những chu kỳ Năm A, Năm B và Năm C, với Bài Đọc I thường trích trong Thánh Kinh Cựu Ước, Bài Đọc II trích từ Thánh kinh Tân Ước (Sách Công Vụ Tông Đồ, các Thánh Thư của Thánh Phaolô (14 thư), Thánh Phêrô (2 thư), Thánh Gioan (3 thư), Thánh Giacôbê (1 thư), Thánh Tađêô (1 thư), và Sách Khải Huyền. Bài Phúc Âm trích từ Phúc Âm theo Thánh Matthêu, hoặc Matcô, Luca hay Gioan.
Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa là Chúa Nhật I Mùa Thường Niên. Mùa Thường Niên là mùa để chúng ta sống lại những ngày trong đời sống Công Khai của Chúa Giêsu cùng với những công việc Chúa Giêsu đã làm để rao giảng Phúc Âm tình thương của Ngài như: đến dự tiệc cưới Cana và làm phép lạ hóa nước thành rượu (Gioan 2: 1-11), đi rao giảng các nơi, làm các phép lạ, thăm viếng các gia đình, đến với mọi người, nhất là những người nghèo khó, bệnh tật để an ủi và nâng đỡ họ. Ngài cũng đến với những người tội lỗi, những người thu thuế, những người Biệt Phái để cảnh giác và kêu gọi họ trở về đường ngay nẻo chính; đặc biệt, Ngài gọi một số người để huấn luyện trở thành các Tông Đồ, và chuẩn bị lập Giáo Hội Chúa ở trần gian để tiếp tục công cuộc rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho mọi người ở mọi thời đại và mọi nơi.
Chúa Giêsu đã bắt đầu công cuộc rao giảng của Ngài bằng việc đến dòng sông Giordan để chịu Phép Rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả. Đây chỉ là Phép Rửa để dọn lòng thống hối. Thánh Gioan đã ban phép rửa thống hối cho dân chúng trên dòng sông Giordan để dọn lòng dân chúng đón chờ Đấng Cứu Thế. Sông Giordan là con sông chính của nước Do Thái, chảy dọc từ miến Bắc xuống Biển Hồ Tibêriat, rồi tiếp tục chảy xuống Biển Chết. Chỗ Thánh Gioan ban Phép Rửa Thống Hối là “Bêtania bên kia sông Giordan” (Gioan 1: 28) (Bêtania ở đây khác với Bêtania quê hương của chị em bà Matta, Maria và Lagiarô). Phép rửa của Thánh Gioan không phải là Bí Tích Rửa Tội mà Chúa Giêsu đã lập. Phép rửa của Thánh Gioan chỉ là phép rửa thống hối, dọn lòng dân chúng đón chờ Đấng Cứu Thế. Còn Bí Tích Rửa Tội thanh tẩy chúng ta khỏi tội Nguyên Tổ và tội riêng chúng ta phạm (nếu là người lớn). Đây là sự thanh tẩy nội tại của Bí Tích Thanh Tẩy do ơn Chúa Thánh Thần. Lửa nói lên sức thanh tẩy của Chúa Thánh Thần, như trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Công Vụ Tông Đồ 2: 1-4), khi các Tông Đồ đang cầu nguyện thì Chúa Thánh Thần lấy hình lưỡi lửa đậu trên đầu các Ngài, và biến đổi các Ngài trở nên những con người mới, những Tông Đồ nhiệt thành, thông hiểu Lời Chúa để các Ngài rao giảng cho dân chúng. Các em nhỏ mới sinh đều có thể được chịu Bí Tích Rửa Tội để được thanh tẩy khỏi tội Nguyên Tổ. Còn những người lớn thì phải học để hiểu biết đầy đủ về Giáo lý, và phải có lòng thống hối từ bỏ tội lỗi.
Bài Phúc Âm hôm nay (Luca 3: 15-16, 21-22) cho chúng ta thấy dân chúng đến chịu Phép rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả đông đảo và hỏi nhau xem Gioan có phải là Đấng Kitô không. Chính Thánh Gioan đã xác nhận ông không phải là Đấng Kitô. Ông cũng nói cho dân chúng biết ông chỉ rửa trong nước, nhưng Đấng Kitô đến sau ông “sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và lửa.” Chúa Giêsu cũng đến chịu phép rửa của Thánh Gioan để cùng hòa mình với dân chúng và bắt đầu cuộc sống công khai. Chính trong dịp này, “Thánh Thần Chúa đã ngự xuống trên Ngài theo hình chim bồ câu và có tiếng của Chúa Cha xác nhận: Con là con Cha yêu dấu, con đẹp lòng Cha mọi đàng.”
Bài Đọc I (Isaia 42: 1-4, 6-7) ghi lại những lời Tiên Tri Isaia đã tiên báo về Đấng Kitô được Thiên Chúa chọn, và Thánh Thần thánh hiến, sai đi để đem ánh sáng chân lý đến cho mọi dân tộc. Bài Đọc II (Công Vụ Tông Đồ 10: 34-38) ghi lại lời giảng của Thánh Phêrô xác định rõ ràng Chúa Giêsu thành Nagiaret, chính là Ngôi Lời mà Thiên Chúa sai đến để loan báo Tin Mừng cứu rỗi.
Thánh Lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người chúng ta nhớ đến và cảm tạ Chúa về ân huệ chúng ta được lãnh nhận qua Bí Tích Rửa Tội để trở nên con cái Chúa, và chính thức gia nhập gia đình Giáo Hội Chúa. Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta có bổn phận phải sống trung thành với lời hứa khi chịu phép Rửa Tội là từ bỏ tội lỗi, giữ vững Đức Tin và luôn sống xứng đáng là những người con của Chúa. Vì thế, vào cuối lễ nghi Rửa Tội, chúng ta đã nhận lãnh tấm áo trắng và lời nhắn nhủ: “Con đã trở nên một con người mới và đã mặc lấy Chúa Kitô, chiếc áo trắng này là dấu chỉ tước vị của con… Con hãy giữ nó tinh tuyền mãi đến cõi trường sinh.” Sau đó, chúng ta cũng được trao cây nến cháy sáng đốt từ ngọn lửa cây nến Phục Sinh với lời nhắn nhủ: “Con đã trở nên ánh sáng Chúa Kitô, con hãy sống như con cái sự sáng để được bền vững trong Đức Tin. Khi Chúa đến, con mới xứng đáng ra đón Người với toàn thể các Thánh trên trời.” Nếu là người lớn, ngay sau khi nghi lễ Rửa Tội, chúng ta lại được chịu Bí Tích Thêm Sức để lãnh nhận đặc biệt ơn Chúa Thánh Thần và có bổn phận “làm chứng về cuộc khổ nạn và Phục sinh của Chúa,” lo chu toàn bổn phận Tông Đồ Giáo Dân: đem Chúa đến cho mọi người chúng ta gặp gỡ hàng ngày bằng chính đời sống tốt lành của chúng ta.
Chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau và nâng đỡ nhau trong cuộc sống để mọi nơi, mọi lúc, chúng ta luôn sống xứng đáng là con cái Chúa, và đem Chúa đến cho mọi người mà chúng ta gặp gỡ hàng ngày. Cũng nhớ tiếp tục cầu nguyện xin ơn thánh hóa cho các vị Chủ Chăn, các Linh Mục trong “Năm Linh Mục” này. Xin Mẹ Maria và các Thánh chuyển cầu cho chúng ta.
(CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, NĂM C)
Chúng ta đã bắt đầu chu kỳ Phụng Vụ Năm C với Chúa Nhật I Mùa Vọng để chuẩn bị mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh. Sau Lễ Chúa Giáng sinh là Chúa Nhật Lễ Thánh Gia, tiếp sau là Chúa Nhật Lễ Hiển Linh (Lễ Ba Vua); sau đó chấm dứt Mùa Giáng Sinh. Hôm nay, chúng ta mừng Chúa Nhật I Mùa Thường Niên với Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa. Năm nay, “Mùa Thường Niên, Phần I” sẽ kéo dài đến Chúa Nhật VI Thường Niên, sau đó sẽ bước vào Mùa Chay Thánh với Thứ Tư Lễ Tro, để chuẩn bị mừng Đại Lễ Phục Sinh. Sau Lễ Phục Sinh, chúng ta sẽ mừng Chúa Nhật II Mùa Phục Sinh (Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa), rồi Chúa Nhật III, IV, V, VI và VII Mùa Phục Sinh (ở nhiều nơi, Lễ Chúa Giêsu Lên Trời được mừng vào Chúa Nhật VII Mùa Phục Sinh); tiếp theo là Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và chấm dứt Mùa Phục Sinh để bước sang “Mùa Thường Niên, Phần II” với Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, Chúa Nhật Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, và sau đó là Chúa Nhật Thường Niên XI trở đi. “Mùa Thường Niên Phần II” sẽ chấm dứt với Lễ Chúa Nhật Chúa Giêsu Vua Vũ Trụ, và là Chúa Nhật cuối cùng của Niên Lịch Phụng Vụ của Giáo Hội, để rồi lại bước vào một Niên Lịch Phụng Vụ mới, Năm A.
Như vậy, qua chu kỳ niên lịch Phụng Vụ, chúng ta được sống lại cuộc đời của Chúa Giêsu nơi trần gian với nhiều biến cố khác nhau từ khi Ngài sinh ra, lớn lên, ra đi rao giảng Tin Mừng tình thương, bị khổ nạn, chịu chết trên Thánh Giá, an táng trong mồ, sống lại và lên Trời vinh hiển để mở đường cứu rỗi cho chúng ta.
Để chúng ta có thể đọc và sống lại lịch sử ơn cứu độ từ Cựu Ước đến Tân Ước, Giáo Hội đã chia lịch Phụng Vụ thành những chu kỳ Năm A, Năm B và Năm C, với Bài Đọc I thường trích trong Thánh Kinh Cựu Ước, Bài Đọc II trích từ Thánh kinh Tân Ước (Sách Công Vụ Tông Đồ, các Thánh Thư của Thánh Phaolô (14 thư), Thánh Phêrô (2 thư), Thánh Gioan (3 thư), Thánh Giacôbê (1 thư), Thánh Tađêô (1 thư), và Sách Khải Huyền. Bài Phúc Âm trích từ Phúc Âm theo Thánh Matthêu, hoặc Matcô, Luca hay Gioan.
Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa là Chúa Nhật I Mùa Thường Niên. Mùa Thường Niên là mùa để chúng ta sống lại những ngày trong đời sống Công Khai của Chúa Giêsu cùng với những công việc Chúa Giêsu đã làm để rao giảng Phúc Âm tình thương của Ngài như: đến dự tiệc cưới Cana và làm phép lạ hóa nước thành rượu (Gioan 2: 1-11), đi rao giảng các nơi, làm các phép lạ, thăm viếng các gia đình, đến với mọi người, nhất là những người nghèo khó, bệnh tật để an ủi và nâng đỡ họ. Ngài cũng đến với những người tội lỗi, những người thu thuế, những người Biệt Phái để cảnh giác và kêu gọi họ trở về đường ngay nẻo chính; đặc biệt, Ngài gọi một số người để huấn luyện trở thành các Tông Đồ, và chuẩn bị lập Giáo Hội Chúa ở trần gian để tiếp tục công cuộc rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho mọi người ở mọi thời đại và mọi nơi.
Chúa Giêsu đã bắt đầu công cuộc rao giảng của Ngài bằng việc đến dòng sông Giordan để chịu Phép Rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả. Đây chỉ là Phép Rửa để dọn lòng thống hối. Thánh Gioan đã ban phép rửa thống hối cho dân chúng trên dòng sông Giordan để dọn lòng dân chúng đón chờ Đấng Cứu Thế. Sông Giordan là con sông chính của nước Do Thái, chảy dọc từ miến Bắc xuống Biển Hồ Tibêriat, rồi tiếp tục chảy xuống Biển Chết. Chỗ Thánh Gioan ban Phép Rửa Thống Hối là “Bêtania bên kia sông Giordan” (Gioan 1: 28) (Bêtania ở đây khác với Bêtania quê hương của chị em bà Matta, Maria và Lagiarô). Phép rửa của Thánh Gioan không phải là Bí Tích Rửa Tội mà Chúa Giêsu đã lập. Phép rửa của Thánh Gioan chỉ là phép rửa thống hối, dọn lòng dân chúng đón chờ Đấng Cứu Thế. Còn Bí Tích Rửa Tội thanh tẩy chúng ta khỏi tội Nguyên Tổ và tội riêng chúng ta phạm (nếu là người lớn). Đây là sự thanh tẩy nội tại của Bí Tích Thanh Tẩy do ơn Chúa Thánh Thần. Lửa nói lên sức thanh tẩy của Chúa Thánh Thần, như trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Công Vụ Tông Đồ 2: 1-4), khi các Tông Đồ đang cầu nguyện thì Chúa Thánh Thần lấy hình lưỡi lửa đậu trên đầu các Ngài, và biến đổi các Ngài trở nên những con người mới, những Tông Đồ nhiệt thành, thông hiểu Lời Chúa để các Ngài rao giảng cho dân chúng. Các em nhỏ mới sinh đều có thể được chịu Bí Tích Rửa Tội để được thanh tẩy khỏi tội Nguyên Tổ. Còn những người lớn thì phải học để hiểu biết đầy đủ về Giáo lý, và phải có lòng thống hối từ bỏ tội lỗi.
Bài Phúc Âm hôm nay (Luca 3: 15-16, 21-22) cho chúng ta thấy dân chúng đến chịu Phép rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả đông đảo và hỏi nhau xem Gioan có phải là Đấng Kitô không. Chính Thánh Gioan đã xác nhận ông không phải là Đấng Kitô. Ông cũng nói cho dân chúng biết ông chỉ rửa trong nước, nhưng Đấng Kitô đến sau ông “sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và lửa.” Chúa Giêsu cũng đến chịu phép rửa của Thánh Gioan để cùng hòa mình với dân chúng và bắt đầu cuộc sống công khai. Chính trong dịp này, “Thánh Thần Chúa đã ngự xuống trên Ngài theo hình chim bồ câu và có tiếng của Chúa Cha xác nhận: Con là con Cha yêu dấu, con đẹp lòng Cha mọi đàng.”
Bài Đọc I (Isaia 42: 1-4, 6-7) ghi lại những lời Tiên Tri Isaia đã tiên báo về Đấng Kitô được Thiên Chúa chọn, và Thánh Thần thánh hiến, sai đi để đem ánh sáng chân lý đến cho mọi dân tộc. Bài Đọc II (Công Vụ Tông Đồ 10: 34-38) ghi lại lời giảng của Thánh Phêrô xác định rõ ràng Chúa Giêsu thành Nagiaret, chính là Ngôi Lời mà Thiên Chúa sai đến để loan báo Tin Mừng cứu rỗi.
Thánh Lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người chúng ta nhớ đến và cảm tạ Chúa về ân huệ chúng ta được lãnh nhận qua Bí Tích Rửa Tội để trở nên con cái Chúa, và chính thức gia nhập gia đình Giáo Hội Chúa. Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta có bổn phận phải sống trung thành với lời hứa khi chịu phép Rửa Tội là từ bỏ tội lỗi, giữ vững Đức Tin và luôn sống xứng đáng là những người con của Chúa. Vì thế, vào cuối lễ nghi Rửa Tội, chúng ta đã nhận lãnh tấm áo trắng và lời nhắn nhủ: “Con đã trở nên một con người mới và đã mặc lấy Chúa Kitô, chiếc áo trắng này là dấu chỉ tước vị của con… Con hãy giữ nó tinh tuyền mãi đến cõi trường sinh.” Sau đó, chúng ta cũng được trao cây nến cháy sáng đốt từ ngọn lửa cây nến Phục Sinh với lời nhắn nhủ: “Con đã trở nên ánh sáng Chúa Kitô, con hãy sống như con cái sự sáng để được bền vững trong Đức Tin. Khi Chúa đến, con mới xứng đáng ra đón Người với toàn thể các Thánh trên trời.” Nếu là người lớn, ngay sau khi nghi lễ Rửa Tội, chúng ta lại được chịu Bí Tích Thêm Sức để lãnh nhận đặc biệt ơn Chúa Thánh Thần và có bổn phận “làm chứng về cuộc khổ nạn và Phục sinh của Chúa,” lo chu toàn bổn phận Tông Đồ Giáo Dân: đem Chúa đến cho mọi người chúng ta gặp gỡ hàng ngày bằng chính đời sống tốt lành của chúng ta.
Chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau và nâng đỡ nhau trong cuộc sống để mọi nơi, mọi lúc, chúng ta luôn sống xứng đáng là con cái Chúa, và đem Chúa đến cho mọi người mà chúng ta gặp gỡ hàng ngày. Cũng nhớ tiếp tục cầu nguyện xin ơn thánh hóa cho các vị Chủ Chăn, các Linh Mục trong “Năm Linh Mục” này. Xin Mẹ Maria và các Thánh chuyển cầu cho chúng ta.
Gioan, Tông đồ của Tình yêu và Công lý
Gioan Lê Quang Vinh
09:55 28/12/2009
Năm 1965, Tiểu Chủng Viện Đà Nẵng được Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi thành lập và đặt tên Thánh Gioan Tông đồ để kính nhớ Đức Thánh Cha Gioan XXIII. Thế là nhiều người gọi là Chủng Viện Gioan XXIII! Nhiều người khác khi nghe tên thánh Gioan thì lại nghĩ là thánh Gioan Tẩy Giả. Dường như vị thánh Tông đồ Thánh sử thứ tư này có vẻ kín đáo hay khiêm tốn quá trong hàng các Tông đồ nên dễ được… quên. Và ai cũng nhớ chân lý “Thiên Chúa là Tình Yêu”, nhưng không chắc nhiều người nhớ câu ấy trích ở đâu.
Gioan, vị Thánh sử của mầu nhiệm Kytô
Thánh Gioan là vị Tông đồ trẻ trung, hiền lành và ít nói, nổi bật về lòng yêu thương. Ngài là tác giả Tin Mừng thứ tư, ba lá thư và cũng được coi là tác giả sách Khải Huyền. Cũng như ba Tin Mừng Nhất Lãm, Tin Mừng Gioan thuật lại lời giảng dạy và công việc Đức Giêsu đã làm trong cuộc đời tại thế của Người, nhưng Gioan chú trọng đến khía cạnh thần học Kytô, khẳng định rằng Đức Giê-su Ki-tô là Đấng mạc khải độc nhất vô nhị về Thiên Chúa hằng sống. Đọc Tin Mừng Gioan, chúng ta khám phá ra chiều kích huyền nhiệm và đồng thời chiều kích phổ quát của mầu nhiệm Đức Kytô, Ngôi Lời nhập thể, Ngôi Lời được Gioan trình bày ngay từ đầu là Đấng ở nơi Thiên Chúa, phát xuất từ Thiên Chúa và chính là Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng Gioan, chúng ta khám phá Lời hứa Cứu độ của Cựu Ước được thành toàn rõ nét trong Tân Ước. “Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.” Lời được Chúa Cha phán ra trong công cuộc tạo thành. Trong mầu nhiệm tạo thành ấy, Thiên Chúa phán hãy có mọi sự và mọi sự đã có, và Ngài thấy mọi sự ấy tốt đẹp. Lời ấy đã thành nhân thân, mặc lấy thân xác con người, đi vào thế gian này, đi vào lịch sử nhân loại này để trả lại cho thế gian và nhân loại ân sủng và ơn cứu độ của thuở ban đầu.
Thánh Gioan ghi lại lời Chúa Giêsu: “Tôi là bánh trường sinh”, “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống”, “Tôi là ánh sáng thế gian”. Những lời ấy nhắc cho chúng ta Lời Thiên Chúa mạc khải cho Môsê trong sa mạc. Khi Môsê hỏi Chúa về Danh Thánh của Ngài, Ngài trả lời “Ta là Ta”, “Ta là Đấng có, là sự hiện hữu”. Chúa Giêsu chính là sự hiện thân của Đấng đã mạc khải mình qua dòng lịch sử, và chính là Thiên Chúa đang ở giữa dân Ngài.
Gioan, vị Tông đồ của Tình Yêu
Thiên Chúa, qua mạc khải bằng công cuộc Tạo thành, bằng lời tiên báo do miệng các ngôn sứ, và bằng công cuộc Cứu chuộc nhiệm mầu, được Thánh Gioan Tông đồ “định danh” cực kỳ cô đọng và cực kỳ chính xác trong thư thứ nhất của ngài: “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
Chính vì cảm nhận được mầu nhiệm tuyệt vời ấy, mà trong cách sách ngài viết và qua cuộc đời của ngài, Thánh Gioan nhấn mạnh một điều là yêu thương. Điều này cũng dễ hiểu. Thiên Chúa là Tình Yêu. Sống là sống cho Chúa. Vậy sống là yêu thương. Phép tam đoạn luận sắc bén này chắc chắn phải đến từ một cảm nghiệm từ mạc khải nhiệm mầu và từ kinh nghiệm sống thân tình với Đức Giêsu. Và có thể trong bữa Tiệc Ly, khi được dựa đầu vào ngực Thầy chí thánh, Gioan hiểu rằng “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta,và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.”
Và thánh Gioan liên kết lòng yêu mến Chúa với tình yêu dành cho anh em đồng loại của mình. Thứ nhất là vì anh em mình là hình ảnh Thiên Chúa. Thứ hai, anh em mình cùng được cứu độ bằng giá Máu châu báu Đức Kytô. Và thứ ba, phải yêu mến anh em vì chính Chúa Kytô đã nhấn mạnh nhiều lần, và Người nói yêu thương là giới răn mới của Người.
Gioan, vị Tông đồ của Công Lý
Tình yêu là giá trị cao cả nhất trong các giá trị, và là một trong bốn giá trị căn bản của đời sống xã hội. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhấn mạnh “Chính từ nguồn cội yêu thương sâu xa ấy mà các giá trị như sự thật, tự do và công lý đã khai sinh và phát triển”. Điều này có thể hiểu như thế này: định chế xã hội nào coi thường sự thật, tự do và công lý thì đã không khởi đầu và xây dựng bằng tình yêu. Và tình yêu đích thực phải hướng đến công lý, không chấp nhận bất cứ gian dối và giả trá nào.
Ngay trong chương đầu tiên của Tin Mừng, Thánh Gioan đã viết: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.” Chúa là Chân lý, ánh sáng của Ngài chiếu giãi vào thế gian này là ánh sáng của chân lý và công lý, thiêu cháy những gì gian trá và giả dối. Kết thúc Tin Mừng, Thánh Gioan viết “Lời chứng của người ấy là xác thực”. Trong Tin Mừng, Thánh Gioan nhắc lại nhiều lần mạc khải “Thiên Chúa là Đấng chân thật”.
Lời rao giảng của Đức Kytô chính là Lời rao giảng về Thiên Chúa chân thật, về chân lý và công lý, do đó thế gian được ướp bằng muối bằng men của Người thì cũng phải sống cho công lý. Ở các nước văn minh, công lý được đề cao, cả trong luật pháp và đời sống hàng ngày, thì việc Giáo Hội rao giảng về công lý không gặp phải sự cách biệt lớn lao với đời sống con người. Nhưng ở Việt nam thì khác. Mỗi lần Giáo Hội Việt nam mừng Lễ Thánh Gioan Tông đồ là một lần nhấn mạnh lại chiều kích yêu thương và nhấn mạnh lại chiều kích công lý trong sứ vụ rao giảng của mình. Điều này không dễ dàng khi sự gian dối đã tràn lan và có khi len lỏi cả vào những cộng đoàn ưu tuyển.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Công Lý là việc thực thi lề luật Thiên Chúa, công lý và phán quyết đúng đắn theo luật, và luật ấy là luật chung của lương tri nhân loại, và công lý còn là công bằng trong các vấn đề tài sản. Những điều này được Chúa Giêsu dạy rõ ràng trong Tin Mừng, đặc biệt là Tin Mừng Gioan.
Lời Kết
Xin được kết thúc bài viết này bằng lời Đức Thánh Cha Gioan XXIII nhắn nhủ Giáo Hội Việt Nam: “Ta mượn lời Thánh PhaoLô để nhắn nhủ chúng con rằng: "Chúng con hãy thức tỉnh, vững vàng trong đức tin, hãy can trường, mạnh mẽ " (ICor16,13). Và để biểu dương hơn nữa lòng Ta thương yêu, săn sóc và cảm phục, Ta nhắc lại đây lời Thánh Tông đồ: "Hằng ngày, Cha phải cám ơn Thiên Chúa vì chúng con. Thực thế, đức tin chúng con mãnh liệt thêm mãi, tình thân ái của chúng con với tha nhân mỗi ngày một dồi dào, khiến Cha được hãnh diện vì chúng con trước mặt Giáo Hội của Chúa, hãnh diện vì chúng con bền chí, vững lòng tin trong mọi cơn bách hại, trong những giờ gian lao khốn khó: như thế mới xứng đáng vào nước Thiên Chúa, chính vì Ngài mà chúng con đã chịu đau khổ" (IIThess.1,3-5).
Tham khảo:
- Tin Mừng theo Thánh Gio-an
- Các thư Thánh Gio-an
- Thông Điệp Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII gửi hàng giáo phẩm Việt nam ngày 14 tháng 1 năm 1961.
- Học thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo.
Gioan, vị Thánh sử của mầu nhiệm Kytô
Thánh Gioan là vị Tông đồ trẻ trung, hiền lành và ít nói, nổi bật về lòng yêu thương. Ngài là tác giả Tin Mừng thứ tư, ba lá thư và cũng được coi là tác giả sách Khải Huyền. Cũng như ba Tin Mừng Nhất Lãm, Tin Mừng Gioan thuật lại lời giảng dạy và công việc Đức Giêsu đã làm trong cuộc đời tại thế của Người, nhưng Gioan chú trọng đến khía cạnh thần học Kytô, khẳng định rằng Đức Giê-su Ki-tô là Đấng mạc khải độc nhất vô nhị về Thiên Chúa hằng sống. Đọc Tin Mừng Gioan, chúng ta khám phá ra chiều kích huyền nhiệm và đồng thời chiều kích phổ quát của mầu nhiệm Đức Kytô, Ngôi Lời nhập thể, Ngôi Lời được Gioan trình bày ngay từ đầu là Đấng ở nơi Thiên Chúa, phát xuất từ Thiên Chúa và chính là Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng Gioan, chúng ta khám phá Lời hứa Cứu độ của Cựu Ước được thành toàn rõ nét trong Tân Ước. “Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.” Lời được Chúa Cha phán ra trong công cuộc tạo thành. Trong mầu nhiệm tạo thành ấy, Thiên Chúa phán hãy có mọi sự và mọi sự đã có, và Ngài thấy mọi sự ấy tốt đẹp. Lời ấy đã thành nhân thân, mặc lấy thân xác con người, đi vào thế gian này, đi vào lịch sử nhân loại này để trả lại cho thế gian và nhân loại ân sủng và ơn cứu độ của thuở ban đầu.
Thánh Gioan ghi lại lời Chúa Giêsu: “Tôi là bánh trường sinh”, “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống”, “Tôi là ánh sáng thế gian”. Những lời ấy nhắc cho chúng ta Lời Thiên Chúa mạc khải cho Môsê trong sa mạc. Khi Môsê hỏi Chúa về Danh Thánh của Ngài, Ngài trả lời “Ta là Ta”, “Ta là Đấng có, là sự hiện hữu”. Chúa Giêsu chính là sự hiện thân của Đấng đã mạc khải mình qua dòng lịch sử, và chính là Thiên Chúa đang ở giữa dân Ngài.
Gioan, vị Tông đồ của Tình Yêu
Thiên Chúa, qua mạc khải bằng công cuộc Tạo thành, bằng lời tiên báo do miệng các ngôn sứ, và bằng công cuộc Cứu chuộc nhiệm mầu, được Thánh Gioan Tông đồ “định danh” cực kỳ cô đọng và cực kỳ chính xác trong thư thứ nhất của ngài: “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
Chính vì cảm nhận được mầu nhiệm tuyệt vời ấy, mà trong cách sách ngài viết và qua cuộc đời của ngài, Thánh Gioan nhấn mạnh một điều là yêu thương. Điều này cũng dễ hiểu. Thiên Chúa là Tình Yêu. Sống là sống cho Chúa. Vậy sống là yêu thương. Phép tam đoạn luận sắc bén này chắc chắn phải đến từ một cảm nghiệm từ mạc khải nhiệm mầu và từ kinh nghiệm sống thân tình với Đức Giêsu. Và có thể trong bữa Tiệc Ly, khi được dựa đầu vào ngực Thầy chí thánh, Gioan hiểu rằng “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta,và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.”
Và thánh Gioan liên kết lòng yêu mến Chúa với tình yêu dành cho anh em đồng loại của mình. Thứ nhất là vì anh em mình là hình ảnh Thiên Chúa. Thứ hai, anh em mình cùng được cứu độ bằng giá Máu châu báu Đức Kytô. Và thứ ba, phải yêu mến anh em vì chính Chúa Kytô đã nhấn mạnh nhiều lần, và Người nói yêu thương là giới răn mới của Người.
Gioan, vị Tông đồ của Công Lý
Tình yêu là giá trị cao cả nhất trong các giá trị, và là một trong bốn giá trị căn bản của đời sống xã hội. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhấn mạnh “Chính từ nguồn cội yêu thương sâu xa ấy mà các giá trị như sự thật, tự do và công lý đã khai sinh và phát triển”. Điều này có thể hiểu như thế này: định chế xã hội nào coi thường sự thật, tự do và công lý thì đã không khởi đầu và xây dựng bằng tình yêu. Và tình yêu đích thực phải hướng đến công lý, không chấp nhận bất cứ gian dối và giả trá nào.
Ngay trong chương đầu tiên của Tin Mừng, Thánh Gioan đã viết: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.” Chúa là Chân lý, ánh sáng của Ngài chiếu giãi vào thế gian này là ánh sáng của chân lý và công lý, thiêu cháy những gì gian trá và giả dối. Kết thúc Tin Mừng, Thánh Gioan viết “Lời chứng của người ấy là xác thực”. Trong Tin Mừng, Thánh Gioan nhắc lại nhiều lần mạc khải “Thiên Chúa là Đấng chân thật”.
Lời rao giảng của Đức Kytô chính là Lời rao giảng về Thiên Chúa chân thật, về chân lý và công lý, do đó thế gian được ướp bằng muối bằng men của Người thì cũng phải sống cho công lý. Ở các nước văn minh, công lý được đề cao, cả trong luật pháp và đời sống hàng ngày, thì việc Giáo Hội rao giảng về công lý không gặp phải sự cách biệt lớn lao với đời sống con người. Nhưng ở Việt nam thì khác. Mỗi lần Giáo Hội Việt nam mừng Lễ Thánh Gioan Tông đồ là một lần nhấn mạnh lại chiều kích yêu thương và nhấn mạnh lại chiều kích công lý trong sứ vụ rao giảng của mình. Điều này không dễ dàng khi sự gian dối đã tràn lan và có khi len lỏi cả vào những cộng đoàn ưu tuyển.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Công Lý là việc thực thi lề luật Thiên Chúa, công lý và phán quyết đúng đắn theo luật, và luật ấy là luật chung của lương tri nhân loại, và công lý còn là công bằng trong các vấn đề tài sản. Những điều này được Chúa Giêsu dạy rõ ràng trong Tin Mừng, đặc biệt là Tin Mừng Gioan.
Lời Kết
Xin được kết thúc bài viết này bằng lời Đức Thánh Cha Gioan XXIII nhắn nhủ Giáo Hội Việt Nam: “Ta mượn lời Thánh PhaoLô để nhắn nhủ chúng con rằng: "Chúng con hãy thức tỉnh, vững vàng trong đức tin, hãy can trường, mạnh mẽ " (ICor16,13). Và để biểu dương hơn nữa lòng Ta thương yêu, săn sóc và cảm phục, Ta nhắc lại đây lời Thánh Tông đồ: "Hằng ngày, Cha phải cám ơn Thiên Chúa vì chúng con. Thực thế, đức tin chúng con mãnh liệt thêm mãi, tình thân ái của chúng con với tha nhân mỗi ngày một dồi dào, khiến Cha được hãnh diện vì chúng con trước mặt Giáo Hội của Chúa, hãnh diện vì chúng con bền chí, vững lòng tin trong mọi cơn bách hại, trong những giờ gian lao khốn khó: như thế mới xứng đáng vào nước Thiên Chúa, chính vì Ngài mà chúng con đã chịu đau khổ" (IIThess.1,3-5).
Tham khảo:
- Tin Mừng theo Thánh Gio-an
- Các thư Thánh Gio-an
- Thông Điệp Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII gửi hàng giáo phẩm Việt nam ngày 14 tháng 1 năm 1961.
- Học thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:19 28/12/2009
LỖ TAI CỦA NGƯỜI SAY RƯỢU
Một người nghiện rượu đang đi trên phố, hai lỗ tai sưng tấy lên như bọc nước, bạn bè hỏi sao lại như thế, anh ta trả lời là vợ quên rút ổ cắm điện cái bàn ủi, khi chuông điện thoại reo thì anh ta chụp lấy cái bàn ủi thay cho điện thoại nên mới ra nông nổi này.
- “À ra thế, vậy lỗ tai bên kia thì thế nào ?”
- “Cái thằng ngốc ấy lại gọi điện thoại đến thêm lần nữa.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Khi say rượu thì con người ta ăn nói như người ngu, vì lý trí không còn nữa.
Khi say rượu thì con người ta ăn nói hành động như người điên, vì lý trí đã chạy ra khỏi đầu óc.
Khi say rượu thì con người ta đối xử như động vật, vì quả tim yêu thương bị ngập sâu dưới những két bia và rượu đầy những chất cồn độc hại...
Khi say rượu thì lỗ tai của họ bị bịt kín không nghe lời khuyên bảo của người khác.
Khi say rượu thì cái miệng và hơi thở của họ hôi hám mùi rượu, và lời nói của họ cũng hôi hám làm ô uế tâm hồn người khác, nhất là trẻ em.
Khi say rượu thì đôi tay của họ không còn là vòng tay nhân ái hữu nghị nữa, nhưng là đôi tay cầm dao cầm súng chém giết tha nhân.
Khi say rượu thì đôi chân của họ không còn đứng vững trên đất nữa, để trở nên rường cột cho gia đình và xã hội, nhưng là đôi chân được sai khiến bởi rượu đi tìm lạc thú nơi các động gái dâm ô.
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một người nghiện rượu đang đi trên phố, hai lỗ tai sưng tấy lên như bọc nước, bạn bè hỏi sao lại như thế, anh ta trả lời là vợ quên rút ổ cắm điện cái bàn ủi, khi chuông điện thoại reo thì anh ta chụp lấy cái bàn ủi thay cho điện thoại nên mới ra nông nổi này.
- “À ra thế, vậy lỗ tai bên kia thì thế nào ?”
- “Cái thằng ngốc ấy lại gọi điện thoại đến thêm lần nữa.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Khi say rượu thì con người ta ăn nói như người ngu, vì lý trí không còn nữa.
Khi say rượu thì con người ta ăn nói hành động như người điên, vì lý trí đã chạy ra khỏi đầu óc.
Khi say rượu thì con người ta đối xử như động vật, vì quả tim yêu thương bị ngập sâu dưới những két bia và rượu đầy những chất cồn độc hại...
Khi say rượu thì lỗ tai của họ bị bịt kín không nghe lời khuyên bảo của người khác.
Khi say rượu thì cái miệng và hơi thở của họ hôi hám mùi rượu, và lời nói của họ cũng hôi hám làm ô uế tâm hồn người khác, nhất là trẻ em.
Khi say rượu thì đôi tay của họ không còn là vòng tay nhân ái hữu nghị nữa, nhưng là đôi tay cầm dao cầm súng chém giết tha nhân.
Khi say rượu thì đôi chân của họ không còn đứng vững trên đất nữa, để trở nên rường cột cho gia đình và xã hội, nhưng là đôi chân được sai khiến bởi rượu đi tìm lạc thú nơi các động gái dâm ô.
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:20 28/12/2009
N2T |
12. Nếu bề trên muốn người dưới nghe lời mình, phương pháp hay nhất là hiền lành khi ra mệnh lệnh.
(Vincent de Paul)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:21 28/12/2009
N2T |
328. Một câu nói có thể thay đổi cuộc sống của con người.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Stêphanô nhắc chúng ta nhớ đến những tín hữu chịu đau đớn vì đức tin
Nguyễn Hoàng Thương
06:46 28/12/2009
Thánh Stêphanô nhắc chúng ta nhớ đến những tín hữu chịu đau đớn vì đức tin
Vatican (AsiaNews) – Lễ Thánh Stêphanô, vị thánh tử vì đạo tiên khởi của Giáo Hội, được cử hành ngay sau Lễ Giáng Sinh. "Điều đó nhắc nhở chúng ta… rằng nhiều tín hữu nơi các vùng khác nhau của thế giới đang đau khổ vì đức tin của mình". Đây là huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm 26/12 tại Quảng trường Thánh Phêrô, nơi được trang hoàng cho Lễ Giáng Sinh với một máng cỏ lớn và một cây Giáng sinh khổng lồ.
Đức Thánh Cha đã không đề cập cụ thể bất kỳ nước nào, nhưng trong Thông Điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi hôm 25/12/2009, ngài đã đề cập đến những khó khăn mà các Kitô hữu phải đối mặt ở Thánh Địa, Iraq, Sri Lanka, bán đảo Triều Tiên, Côngô và Mỹ Châu Latin.
Tại Á châu, trong số 52 quốc gia, có ít nhất là 32 quốc gia giới hạn sứ mạng của Kitô hữu bằng cách này hay cách khác. Các quốc gia Hồi giáo (từ Trung Đông đến Pakistan, Indônêsia và Malaysia) gây khó khăn cho việc trở lại Kitô giáo, Ấn Độ và Sri Lanka đang gia tăng việc đưa ra Luật chống cải đạo; tại các quốc gia Trung Á (trừ Kazakhstan) thì giới hạn quyền tự do tôn giáo; các nước Cộng sản (Trung Quốc, Lào Việt Nam và Bắc Triều Tiên) thì kiềm kẹp, hoặc thậm chí cả bách hại Giáo Hội.
Trong huấn từ của Đức Thánh Cha, ngài kêu gọi mỗi Kitô hữu hãy phó thác những anh em bị bách hại của mình vào sự che chở của Thánh Stêphanô. "Hãy hãy dấn thân mình vào việc hỗ trợ họ bằng lời cầu nguyện của chúng ta và đừng lơ là trong ơn gọi Kitô hữu của chúng ta, luôn đặt Chúa Giêsu Kitô ở trung tâm của đời sống chúng ta, đời sống mà chúng ta suy niệm về tính đơn sơ và khiêm nhường của máng cỏ trong những ngày này".
Tuy nhiên, việc cử hành Lễ Thánh Stêphanô tử vì đạo không chỉ nhắc nhở chúng ta về bạo lực, vì đối với ngài "giống như Thầy mình, chết trong tha thứ cho những kẻ bách hại ngài. Điều này làm cho chúng ta hiểu rằng việc xuống thế làm người của Con Thiên Chúa làm trỗi dậy một nền văn minh mới, nền văn minh tình thương vốn không đầu hàng trước sự ác và bạo lực, nhưng làm phá vỡ rào cản giữa con người với nhau, làm cho họ trở thành huynh đệ trong đại gia đình những người con Thiên Chúa".
Đức Thánh Cha cũng cho hay, Thánh Stêphanô cũng là một trong những vị phó tế đầu tiên đã ra tay giúp đỡ người nghèo ở Giêrusalem, đã trở thành vị "tôi tớ của người nghèo".
Để kết luận, Đức Giáo Hoàng lưu ý: "việc làm chứng của Stêphanô, cũng như của các Kitô hữu tử vì đạo khác, tỏ lộ cho những người đương thời chúng ta, những người thường bị quẫn trí và mất phương hướng, rằng chúng ta nên để đức tin của mình mang đến ý nghĩa cho cuộc sống. Thực vậy, vị tử vì đạo là người đã hy sinh với niềm xác tín rằng ngài được Thiên Chúa yêu thương, và là người không đặt bất cứ điều gì trên tình yêu của Chúa Kitô, khi ngài biết rằng mình đã chọn khía cạnh tốt hơn. Cậy dựa hoàn toàn vào cái chết của Chúa Kitô, ngài đã nhận thức được rằng ngài là hạt giống sinh hoa quả của sự sống vốn có thể mở đường cho hòa bình và hy vọng trên thế giới. Ngày nay, bằng cách trình bày cho chúng ta về Thánh Phó tế Stêphanô như là mẫu gương cần được noi theo, Giáo Hội cũng chỉ cho chúng ta, trong việc chào đón và yêu thương người nghèo, một trong những cách thế được đặc ân để sống Tin Mừng và trở thành chứng nhân đáng tin cậy của Nước Chúa đang đến cho tất cả mọi người".
Vatican (AsiaNews) – Lễ Thánh Stêphanô, vị thánh tử vì đạo tiên khởi của Giáo Hội, được cử hành ngay sau Lễ Giáng Sinh. "Điều đó nhắc nhở chúng ta… rằng nhiều tín hữu nơi các vùng khác nhau của thế giới đang đau khổ vì đức tin của mình". Đây là huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm 26/12 tại Quảng trường Thánh Phêrô, nơi được trang hoàng cho Lễ Giáng Sinh với một máng cỏ lớn và một cây Giáng sinh khổng lồ.
Đức Thánh Cha đã không đề cập cụ thể bất kỳ nước nào, nhưng trong Thông Điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi hôm 25/12/2009, ngài đã đề cập đến những khó khăn mà các Kitô hữu phải đối mặt ở Thánh Địa, Iraq, Sri Lanka, bán đảo Triều Tiên, Côngô và Mỹ Châu Latin.
Tại Á châu, trong số 52 quốc gia, có ít nhất là 32 quốc gia giới hạn sứ mạng của Kitô hữu bằng cách này hay cách khác. Các quốc gia Hồi giáo (từ Trung Đông đến Pakistan, Indônêsia và Malaysia) gây khó khăn cho việc trở lại Kitô giáo, Ấn Độ và Sri Lanka đang gia tăng việc đưa ra Luật chống cải đạo; tại các quốc gia Trung Á (trừ Kazakhstan) thì giới hạn quyền tự do tôn giáo; các nước Cộng sản (Trung Quốc, Lào Việt Nam và Bắc Triều Tiên) thì kiềm kẹp, hoặc thậm chí cả bách hại Giáo Hội.
Trong huấn từ của Đức Thánh Cha, ngài kêu gọi mỗi Kitô hữu hãy phó thác những anh em bị bách hại của mình vào sự che chở của Thánh Stêphanô. "Hãy hãy dấn thân mình vào việc hỗ trợ họ bằng lời cầu nguyện của chúng ta và đừng lơ là trong ơn gọi Kitô hữu của chúng ta, luôn đặt Chúa Giêsu Kitô ở trung tâm của đời sống chúng ta, đời sống mà chúng ta suy niệm về tính đơn sơ và khiêm nhường của máng cỏ trong những ngày này".
Tuy nhiên, việc cử hành Lễ Thánh Stêphanô tử vì đạo không chỉ nhắc nhở chúng ta về bạo lực, vì đối với ngài "giống như Thầy mình, chết trong tha thứ cho những kẻ bách hại ngài. Điều này làm cho chúng ta hiểu rằng việc xuống thế làm người của Con Thiên Chúa làm trỗi dậy một nền văn minh mới, nền văn minh tình thương vốn không đầu hàng trước sự ác và bạo lực, nhưng làm phá vỡ rào cản giữa con người với nhau, làm cho họ trở thành huynh đệ trong đại gia đình những người con Thiên Chúa".
Đức Thánh Cha cũng cho hay, Thánh Stêphanô cũng là một trong những vị phó tế đầu tiên đã ra tay giúp đỡ người nghèo ở Giêrusalem, đã trở thành vị "tôi tớ của người nghèo".
Để kết luận, Đức Giáo Hoàng lưu ý: "việc làm chứng của Stêphanô, cũng như của các Kitô hữu tử vì đạo khác, tỏ lộ cho những người đương thời chúng ta, những người thường bị quẫn trí và mất phương hướng, rằng chúng ta nên để đức tin của mình mang đến ý nghĩa cho cuộc sống. Thực vậy, vị tử vì đạo là người đã hy sinh với niềm xác tín rằng ngài được Thiên Chúa yêu thương, và là người không đặt bất cứ điều gì trên tình yêu của Chúa Kitô, khi ngài biết rằng mình đã chọn khía cạnh tốt hơn. Cậy dựa hoàn toàn vào cái chết của Chúa Kitô, ngài đã nhận thức được rằng ngài là hạt giống sinh hoa quả của sự sống vốn có thể mở đường cho hòa bình và hy vọng trên thế giới. Ngày nay, bằng cách trình bày cho chúng ta về Thánh Phó tế Stêphanô như là mẫu gương cần được noi theo, Giáo Hội cũng chỉ cho chúng ta, trong việc chào đón và yêu thương người nghèo, một trong những cách thế được đặc ân để sống Tin Mừng và trở thành chứng nhân đáng tin cậy của Nước Chúa đang đến cho tất cả mọi người".
ĐTC Benêđictô XVI ra phố thăm dân và dùng bữa ăn với người vô gia cư
Đồng Nhân
07:13 28/12/2009
Xem video ĐTC ra phố và dùng bữa cơn từ thiện với người nghèo
Đây là chuyến đầu tiên xuất hiện trước công chúng bên ngoài Vatican kể từ khi một phụ nữ xô ngài té ngã hôm trước Lễ Giáng Sinh. Phụ nữ được nhận ra là Susanna Maiolo đã nhảy qua rào cản và kéo Đức Thánh Cha té ngã khi tiến lên bàn thờ dâng thánh lễ ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, và kế đó xô Đức Hồng Y Etchegaray ngã tới gãy xương, nhập viện.
Đức Thánh Cha xuất hiện trước công chúng hôm chủ nhật 27-12 cũng là cách khéo léo trấn an cho giáo dân.
Sứ điệp của ĐTC Benedictô XVI nhân Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 43
+ĐGH Benedictô XVI
10:07 28/12/2009
Sứ điệp của ĐTC Benedictô XVI nhân Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 43: ngày 1-1-2010
"Nếu bạn muốn xây dựng hòa bình, hãy bảo tồn thiên nhiên”
1. Nhân dịp đầu năm mới, tôi muốn gửi những lời cầu chúc an bình nồng nhiệt nhất đến tất cả các cộng đoàn Kitô, các vị lãnh đạo quốc gia, những người nam nữ thiện chí trên toàn thế giới. Tôi đã chọn đề tài cho Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 43 này là: ”Nếu bạn muốn xây dựng hòa bình, hãy bảo tồn thiên nhiên”. Sự tôn trọng thiên nhiên rất quan trọng vì ”sự sáng tạo là khởi đầu và là nền tảng của mọi hoạt động của Thiên Chúa” (1) và việc bảo tồn công trình này ngày nay trở thành điều thiết yếu đối với sự sống chung hòa bình của nhân loại. Thực vậy, nếu vì sự tàn ác của con người đối với con người, có nhiều đe dọa đang đè nặng trên hòa bình và sự phát triển nhân bản toàn diện chân thực - như chiến tranh, các cuộc xung đột quốc tế và miền, những vụ khủng bố và vi phạm các quyền con người -, thì những đe dọa do sự lơ là, - nếu không muốn nói là sự lạm dụng - đối với trái đất và các tài nguyên thiên nhiên do Thiên Chúa ban, cũng không kém phần đáng lo âu. Vì lý do đó, điều rất quan trọng là nhân loại canh tân và củng cố ”giao ước giữa con người và môi sinh, giao ước này phải phản ánh tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc và là mục đích của chúng ta” (2).
2. Trong Thông điệp ”Bác ái trong chân lý” tôi đã nhấn mạnh rằng sự phát triển con người toàn diện có liên hệ chặt chẽ với các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ của con người với môi trường thiên nhiên, vốn được coi như một món quà của Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người và việc sử dụng món quà này bao gồm một trách nhiệm chung đối với toàn thể nhân loại, đặc biệt là đối với những người nghèo và các thế hệ mai sau. Ngoài ra tôi đã ghi nhận rằng một khi người ta coi thiên nhiên, và nhất là con người, chỉ là kết quả của tình cờ và của định mệnh thuyết tiến hóa, thì sẽ có nguy cơ làm suy giảm ý thức trách nhiệm (3). Trái lại, nhìn nhận thiên nhiên như một món quà của Thiên Chúa ban cho nhân loại sẽ giúp chúng ta hiểu ơn gọi và giá trị của con người. Cùng với tác giả Thánh Vịnh, chúng ta có thể ngưỡng mộ tuyên xưng rằng: ”Khi ngắm nhìn trời, công trình của tay Chúa, mặt trăng và các vì sao mà Chúa đã tạo dựng, con người có là chi để Chúa nhớ đến, phàm nhân có là gì mà Chúa phải bận tâm?” (Tv 8,4-5). Ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên giúp chúng ta nhìn nhận tình yêu của Đấng Tạo Hóa, Tình Yêu đã ”chuyển động mặt trời và các vì sao khác”, như thi hào Dante Alighieri đã mô tả (4).
3. Cách đây 20 năm, khi chọn đề tài cho Ngày Hòa Bình thế giới là ”Hòa bình với Thiên Chúa, hòa bình với toàn thể công trình tạo dựng”, ĐGH Gioan Phaolô 2 đã lưu ý về quan hệ giữa chúng ta, trong tư cách là thụ tạo của Thiên Chúa, với vũ trụ bao quanh chúng ta. Người viết: ”Ngày nay, càng ngày người ta càng ý thức rằng hòa bình thế giới cũng đang bị đe dọa vì sự thiếu tôn trọng thiên nhiên”. Và Người viết thêm rằng không được bóp nghẹt ”lương tâm môi sinh”, trái lại cần phải tạo điều kiện để nó phát triển và trưởng thành, bằng cách tìm được kiểu diễn tả thích hợp trong các chương trình và các sáng kiến cụ thể” (5). Các vị Tiền Nhiệm khác của tôi cũng đã nói về quan hệ giữa con người và môi sinh. Ví dụ, hồi năm 1971, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Thông điệp Rerum novarum (Tân Sự), của Đức Lêô 13, Đức Phaolô 6 đã nhấn mạnh rằng: ”Sự khai thác thiên nhiên bừa bãi có nguy cơ phá hủy thiên nhiên và con người trở thành nạn nhân của sự suy thoái thiên nhiên như thế”. Và Người thêm rằng như thế, “không những môi sinh vật chất trở thành một đe dọa trường kỳ với sự ô nhiễm và rác rưởi, các thứ bệnh mới, khả năng hủy hoại hoàn toàn, nhưng cả khung cảnh con người, mà con người không còn làm chủ được cũng bị thương tổn, và như thế nó tạo ra cho tương lai một môi trường mà con người không thể chấp nhận được: đây là vấn đề xã hội có chiều kích to lớn liên hệ tới toàn thể gia đình nhân loại” (6).
4. Tuy tránh không đi vào các giải pháp kỹ thuật chuyên biệt, Giáo Hội, trong tư cách là ”chuyên gia về nhân đạo”, mạnh mẽ lưu ý về tương quan giữa Đấng Tạo Hóa, con người và thiên nhiên. Năm 1990, Đức Gioan Phaolô 2 đã nói về ”cuộc khủng hoảng môi sinh” và nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng này chủ yếu có tính chất luân lý đạo đức, Người chỉ rõ ”sự cấp thiết về luân lý cần phải có một tình liên đới mới” (7). Lời kêu gọi này ngày nay càng khẩn cấp hơn, đứng trước những triệu chứng ngày càng gia tăng về một cuộc khủng hoảng mà nếu không nghiêm túc cứu xét thì thật là vô trách nhiệm. Làm sao chúng ta có thể tỏ ra dửng dưng trước những vấn đề xuất phát từ các hiện tượng như sự thay đổi khí hậu, nạn sa mạc hóa, sự suy thoái và mất khả năng sản xuất của những vùng nông nghiệp rộng lớn, sự ô nhiễm sông ngòi và các mạch nước, sự nghèo nàn hóa đặc tính sinh vật khác biệt (biodiversità), sự gia tăng thiên tai, nạn tàn lụi rừng cây tại những vùng xích đới và nhiệt đới? Làm sao không để ý tới một hiện tượng đang lan rộng, đó là ”những người tị nạn về môi sinh”: tức là những người vì môi trường sinh sống bị xuống cấp, nên họ buộc lòng rời bỏ môi trường ấy, kể cả của cải, để ra đi, đương đầu với những nguy hiểm và bao nhiêu điều bất trắc của tình trạng bị bó buộc tản cư? Làm sao không phản ứng trước những xung đột hiện nay và những cuộc xung đột có thể bùng nổ vì sự tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên? Tất cả những vấn đề ấy có ảnh hưởng sâu đậm tới việc thực thi các quyền con người, tới lương thực, sức khỏe và sự phát triển”.
5. Tuy nhiên, cần phải xét rằng cuộc khủng hoảng môi sinh không thể được thẩm định tách biệt khỏi những vấn đề gắn liền với nó, vì nó liên hệ sâu đậm với chính ý niệm về sự phát triển và nhân sinh quan, cũng như những quan hệ của con người với đồng loại và thiên nhiên. Vì thế, điều khôn ngoan là duyệt lại một cách sâu rộng và sáng suốt kiểu mẫu phát triển, cũng như suy tư về ý nghĩa nền kinh tế và các mục tiêu của nó, để sửa sai những gì trục trặc và thiếu quân bình. Tình trạng sức khỏe môi sinh của trái đất đang đòi hỏi điều đó; và nhất là cuộc khủng hoảng về văn hóa và luân lý của con người cũng đòi phải xét lại như vậy, vì từ lâu đã có những triệu chứng hiển nhiên ở các nơi trên thế giới về cuộc khủng hoảng ấy (8). Nhân loại đang cần được canh tân sâu đậm về văn hóa, cần tái khám phá những giá trị họp thành nền tảng vững chắc cho một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Những tình trạng khủng hoảng mà nhân loại đang trải qua, dù thuộc lãnh vực kinh tế, lương thực, môi sinh hay xã hội, xét cho cùng, đều là một cuộc khủng hoảng luân lý có liên hệ với nhau. Những tình trạng ấy bó buộc phải suy nghĩ lại con đường chung của con người. Đặc biệt chúng bó buộc phải chấp nhận một lối sống điều độ và liên đới, với những qui luật và hình thức dấn thân mới mẻ, tin tưởng và can đảm dựa trên những kinh nghiệm tích cực đã thực hiện và quyết liệt loại bỏ những kinh nghiệm tiêu cực. Chỉ như thế cuộc khủng hoảng hiện nay mới trở thành cơ hội để phân định và đưa ra những kế hoạch mới.
6. Nơi nguồn gốc của điều mà chúng ta gọi là ”thiên nhiên”, theo nghĩa vũ trụ, chẳng có một ”chủ ý yêu thương và sự thật” hay sao? Thế giới này ”không phải là sản phẩm của một sự tất định, một định mệnh mù quáng hay tình cờ nào đó... Thế giới có nguồn gốc từ ý chí tự do của Thiên Chúa, Đấng muốn cho các loài thụ tạo được tham phần vào sự hiện hữu, sự khôn ngoan và tốt lành của Ngài” (9). Sách Sáng thế, trong những trang đầu tiên, dẫn chúng ta tới dự phóng khôn ngoan về vũ trụ, là kết quả tư tưởng của Thiên Chúa, và nơi tột đỉnh của công trình sáng tạo ấy có người nam và người nữ, họ được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, để ”làm đầy trái đất” và ”cai quản nó” như ”người quản lý” của chính Thiên Chúa (Cf St 1,28). Sự hòa hợp giữa Đấng Tạo Hóa, nhân loại và thiên nhiên, mà Kinh Thánh mô tả, đã bị phá hủy vì tội của Adam và Eva, của người nam và người nữ, họ ham muốn chiếm đoạt địa vị của Thiên Chúa, từ chối không coi mình là thụ tạo của Ngài. Hậu quả là cả nghĩa vụ ”cai quản”, vun trồng và gìn giữ trái đất” của con người cũng bị biến thái và nảy sinh cuộc xung đột giữa con người và phần còn lại của thiên nhiên (Cf St 3,17-19). Con người để cho mình bị lòng ích kỷ thống trị, mất ý thức về mệnh lệnh của Thiên Chúa, và trong tương quan với thiên nhiên, con người xử sự như kẻ khai thác bóc lột, muốn thi hành một sự thống trị tuyệt đối trên thiên nhiên. Nhưng ý nghĩa đích thực của mệnh lệnh đầu tiên của Thiên Chúa, được sách Sáng thế nêu bật, không phải chỉ là một sự trao ban quyền bính, nhưng đúng hơn là một lời kêu gọi lãnh nhận trách nhiệm. Vả lại, triết lý khôn ngoan của những người xưa nhìn nhận rằng thiên nhiên mà chúng ta được sử dụng không phải ”như một đống đồ phế thải tung tóe đây đó” (10), còn Mạc Khải Kinh Thánh cho chúng ta hiểu rằng thiên nhiên là món quà của Đấng Tạo Hóa, Ngài đã thiết lập những trật tự nội tại cho nó, để con người có thể rút ra từ đó những đường hướng cần thiết hầu ”bảo tồn và vun trồng thiên nhiên” (Cf St 2,15) (11). Tất cả những gì hiện hữu đều thuộc về Thiên Chúa, Ngài ủy thác chúng cho con người, nhưng không phải để con người sử dụng chúng một cách độc đoán. Và khi con người, thay vì chu toàn vai trò cộng tác viên của Thiên Chúa, lại thay thế Thiên Chúa, thì rốt cục con người sẽ tạo nên sự nổi loạn của thiên nhiên, ”thiên nhiên bị con người thống trị độc đoán thay vì được cai quản” (12). Vì vậy, con người có nghĩa vụ cai quản thiên nhiên trong tinh thần trách nhiệm, bảo tồn và vun trồng nó (13).
7. Rất tiếc là chúng ta phải nhìn nhận rằng một số đông người tại các quốc gia và miền khác nhau trên trái đất ngày càng cảm thấy khó khăn lớn vì sự cẩu thả hoặc từ khước của nhiều người không chăm sóc môi sinh trong tinh thần trách nhiệm. Công đồng chung Vatican 2 đã nhắc nhở rằng ”Thiên Chúa đã dành trái đất và tất cả những gì chứa đựng trong đó cho tất cả mọi người và mọi dân tộc được sử dụng” (14). Vì thế, gia sản thiên nhiên thuộc về toàn thể nhân loại. Nhưng nhịp độ khai thác hiện nay đang làm một số nguồn tài nguyên bị lâm nguy không những cho thế hệ hiện tại, nhưng nhất là cho các thế hệ tương lai (15). Vì thế, ta dễ nhận thấy sự suy thoái môi sinh thường là do sự thiếu những chính sách sáng suốt hoặc do sự theo đuổi những lợi lộc kinh tế một cách thiển cận, và đáng tiếc thay, những chính sách này thường trở thành một đe dọa nghiêm trọng đối với thiên nhiên. Để chống lại hiện tượng ấy, dựa trên sự kiện ”mỗi quyết định kinh tế đều có một hậu quả luân lý” (16), cần làm sao để hoạt động kinh tế tôn trọng môi sinh nhiều hơn. Khi ta sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cần quan tâm bảo tồn chúng, và dự trù cả những tổn phí - về mặt môi sinh và xã hội - những tổn phí này cần được coi như một mục quan trọng trong các tổn phí của hoạt động kinh tế. Cộng đồng quốc tế và các chính quyền quốc gia có nhiệm vụ đưa ra những chỉ dẫn đúng đắn để chống lại một cách hữu hiệu những cách thức khai thác môi sinh có hại cho nó. Để bảo vệ môi sinh, để bảo tồn các nguồn tài nguyên và khí hậu, một đàng cần phải hành động trong sự tôn trọng các qui luật được xác định rõ ràng về mặt pháp lý và kinh tế, và đàng khác cần để ý đến tình liên đới phải có đối với những người cư ngụ tại các vùng nghèo hơn trên trái đất và các thế hệ tương lai.
8. Thực vậy, dường như cần cấp thiết đạt tới một tình liên đới chân thành giữa các thế hệ. Không thể dồn cho các thế hệ tương lai những tổn phí do việc sử dụng các tài nguyên môi sinh chung: ”Trong tư cách là những người thừa kế của các thế hệ trước đây và được hưởng công trình của những người đồng thời, chúng ta có nghĩa vụ đối với tất cả mọi người và không thể không quan tâm tới những người sẽ đến sau chúng ta để nới rộng gia đình nhân loại. Tình liên đới đại đồng, vốn là một sự kiện và là một điều ích lợi cho chúng ta, cũng là một nghĩa vụ. Đây là một trách nhiệm của các thế hệ hiện tại đối với các thế hệ tương lai, và cũng là trách nhiệm của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế” (17). Việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải làm sao để những lợi ích hiện thời không kéo theo những hậu quả tiêu cực cho các sinh vật, con người và những vật khác, hiện tại và tương lai; việc bảo tồn tài sản riêng không ngăn cản tiêu đích chung của các tài nguyên cho tất cả mọi người (18); sự can thiệp của con người không được làm thương tổn sự phong phú của trái đất, để mưu ích ngày nay và trong tương lai. Ngoài sự liên đơn chân thành giữa các thế hệ, cũng cần tái khẳng định nghĩa vụ luân lý cấp thiết phải canh tân tình liên đới trong cùng thế hệ với nhau, đặc biệt là trong các quan hệ giữa những quốc gia đang trên đường phát triển và những nước công nghệ cao: ”Cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ không thể tránh né cần tìm ra những con đường chính thức để qui định sự khai thác các tài nguyên không thể hồi hại, với sự tham gia của các nước nghèo, để cùng nhau lập kế hoạch cho tương lai” (19). Cuộc khủng hoảng môi sinh chứng tỏ cần cấp thiết có một tình liên đới được thể hiện trong không gian và thời gian. Thực vậy, điều quan trọng là nhìn nhận trách nhiệm lịch sử của các nước công nghệ trong số các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng môi sinh hiện nay. Các nước kém phát triển hơn, và đặc biệt là các nước đang trổi lên, cũng không được miễn chuẩn trách nhiệm đối với thiên nhiên, vì tất cả đều có nghĩa vụ dần dần chấp nhận các biện pháp và chính sách môi sinh hữu hiệu. Điều này có thể thực hiện dễ dàng hơn nếu người ta bớt những tính toán vụ lợi trong việc viện trợ và thông truyền kiến thức cũng như sử dụng các kỹ thuật tôn trọng môi sinh hơn.
9. Chắc chắn một trong những vấn đề chính mà cộng đồng quốc tế cần giải quyết là vấn đề các nguồn năng lượng, bằng cách xác định những kế hoạch chung và dài hạn để thỏa mãn các nhu cầu năng lượng của thế hệ hiện tại và tương lai. Với mục đích ấy, các xã hội kỹ thuật tân tiến cần tỏ ra sẵn sàng cổ võ lối sống điều độ, giảm bớt nhu cầu năng lượng và cải tiến các điều kiện sử dụng chúng. Đồng thời, cần cổ võ việc nghiên cứu và ứng dụng các năng lượng ít ảnh hưởng hơn tới môi sinh hơn, và cần ”tái phân phối các nguồn năng lượng trên trái đất, làm sao để các nước không có cũng có thể được hưởng” (20). Vì vậy, cuộc khủng hoảng môi sinh là cơ hội lịch sử để đề ra một câu trả lời tập thể nhắm biến cải kiểu mẫu phát triển hoàn vũ theo chiều hướng tôn trọng hơn đối với thiên nhiên và phát triển con người toàn diện, theo giá trị của đức bác ái trong chân lý. Vì thế, tôi cầu mong có sự chấp nhận một kiểu mẫu phát triển dựa trên đặc tính trung tâm của con người, sự thăng tiến và chia sẻ công ích, trách nhiệm, ý thức về sự cần thiết phải thay đổi lối sống và sự khôn ngoan thận trọng, là nhân đức chỉ dẫn những hành vi cần thực hiện ngày nay, tiên liệu những gì có thể xảy ra ngày mai (21).
10. Để hướng dẫn nhân loại tiến về sự quản trị môi sinh và các tài nguyên của trái đất một cách lâu bền, con người được mời gọi sử dụng trí thông minh của mình trong lãnh vực nghiên cứu khoa học và kỹ thuật và trong việc ứng dụng những khám phá từ đó mà ra. ”Tình liên đới mới” mà Đức Gioan Phaolô 2 đã đề nghị trong Sứ điệp nhân ngày Hòa Bình Thế giới năm 1990 (22), và ”tình liên đới hoàn vũ” mà chính tôi đã nhắc đến trong Sứ điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế giới năm 2009 (23), là những thái độ thiết yếu để hướng dẫn những nỗ lực bảo vệ thiên nhiên, qua một hệ thống quản lý các tài nguyên trái đất có phối hợp hơn trên bình diện quốc tế, nhất là trong lúc người ta thấy ngày càng hiển nhiên sự liên hệ chặt chẽ giữa cuộc chiến đấu chống suy thoái môi sinh và sự thăng tiến phát triển con người toàn diện. Đây là một động thái (dinamica) không thể bỏ qua, xét vì ”sự phát triển nhân bản toàn diện không thể xảy ra nếu không có sự phát triển tình liên đới của nhân loại” (24). Ngày nay có bao nhiêu khả năng khoa học và những phương thức có tiềm năng đổi mới, nhờ đó có thể mang lại những giải pháp thỏa đáng và hài hòa cho quan hệ giữa con người và môi sinh. Ví dụ, cần khuyến khích các nghiên cứu nhắm tìm ra những phương thức hữu hiệu nhất để khai thác tiềm năng lớn lao của năng lượng mặt trời. Cũng cần chú ý như thế đối với vấn đề nước trên thế giới và hệ thống thủy địa (idrogeologico) trên hoàn cầu, chu kỳ của hệ thống này có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự sống trên trái đất và sự ổn định của nó đang có nguy cơ bị đe dọa trầm trọng vì những thay đổi khí hậu. Cũng cần tìm kiếm những kế hoạch thích hợp để phát triển nông thôn, qui trọng tâm vào các tiểu nông dân và gia đình họ, cũng như cần đề ra những chính sách thích hợp để quản lý rừng cây, loại bỏ các đồ phế thải, đề cao giá trị của sự hợp lực hiện hữu giữa việc chống lại thay đổi khí hậu và chiến đấu chống nghèo đói. Cần có những chính sách quốc gia có tầm mức rộng lớn, được bổ túc bằng sự dấn thân của quốc tế, nhắm mang lại những lợi ích quan trọng, nhất là về trung hạn và dài hạn. Tóm lại, cần ra khỏi tiêu chuẩn thuần túy thị trường để cổ võ những hình thức sản xuất nông nghiệp và công nghệ tôn trọng trật tự thiên nhiên và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mọi người. Cần đương đầu với vấn đề môi sinh không phải chỉ nghĩ đến viễn tượng kinh hoàng mà sự suy thoái môi sinh có thể gây ra; động lực thúc đẩy giải quyết vấn đề này phải dựa trên sự tìm kiếm một tình liên đới đích thực theo chiều kích hoàn cầu, dựa theo các giá trị bác ái, công lý và công ích. Đàng khác, như tôi đã có dịp nhắc nhở, ”kỹ thuật không bao giờ chỉ là kỹ thuật thuần túy. Nó biểu lộ con người và khát vọng phát triển của con người; nó diễn tả lòng mong ước của tâm trí con người muốn dần dần vượt thắng một số sự lệ thuộc vật chất. Vì thế, kỹ thuật cũng thuộc về mệnh lệnh ”hãy vun trồng và bảo tồn trái đất” (Cf St 2,15) mà Thiên Chúa ủy thác cho con người, và nó phải nhắm củng cố giao ước giữa con người và môi sinh được kêu gọi phản ánh tình thương sáng tạo của Thiên Chúa” (25).
11. Một điều ngày càng rõ ràng là đề tài suy thoái môi sinh đặt vấn đề về thái độ của mỗi người chúng ta, lối sống và những kiểu mẫu tiêu thụ và sản xuất đang thịnh hành, thường không thể chấp nhận được về phương diện xã hội, môi sinh và cả về kinh tế nữa. Ngày nay người ta thấy cần phải có một sự thay đổi não trạng thực sự, thúc đẩy mọi người chấp nhận một lối sống mới ”theo đó sự tìm kiếm chân, thiện, mỹ và sự hiệp thông với tha nhân để cùng nhau tăng trường trở thành những yếu tố xác định sự chọn lựa tiêu thụ, tiết kiệm và đầu tư” (26). Càng ngày cần phải giáo dục về việc xây dựng hòa bình đi từ những chọn lựa có chiều kích rộng lớn, trên bình diện bản thân, gia đình, cộng đoàn và chính trị. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ và săn sóc thiên nhiên. Trách nhiệm này không có biên giới. Theo nguyên tắc phụ đới, điều quan trọng là mỗi người dấn thân theo bình diện tương ứng với mình, hoạt động để vượt thắng sự ưu tiên dành cho tư lợi. Các chủ thể khác nhau trong xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ có vai trò gây ý thức và huấn luyện. Các tổ chức này đang quyết liệt và quảng đại dấn thân phổ biến trách nhiệm môi sinh, trách nhiệm này ngày càng phải đi kèm sự tôn trọng ”môi sinh nhân sự” (ecologia umana). Ngoài ra, cần nhắc nhở trách nhiệm của các cơ quan truyền thông trong lãnh vực này, bằng cách đề nghị những kiểu mẫu tích cực cần noi theo. Quan tâm chăm sóc môi sinh đòi phải có một cái nhìn xa và bao quát về thế giới; một nỗ lực chung và trách nhiệm để đi từ thái độ chỉ chú tâm đến những lợi lộc ích kỷ của đất nước tiến tới một cái nhìn ngày càng bao gồm những nhu cầu của mọi dân tộc. Ta không thể dửng dưng đối với những gì xảy ra quanh chúng ta, vì sự suy thoái của bất kỳ miền nào trên trái đất cũng ảnh hưởng tới tất cả mọi người. Những quan hệ giữa các cá nhân, các nhóm xã hội và quốc gia, cũng như những quan hệ giữa con người và môi sinh, được kêu gọi đón nhận đặc tính tôn trọng và ”bác ái trong chân lý”. Trong bối cảnh rộng rãi ấy, điều đáng mong ước hơn bao giờ hết là người ta cụ thể hóa và đạt được sự đồng thuận trong những cố gắng của cộng đồng quốc tế nhắm dần dần giải trừ võ trang hạt nhân và tiến tới một thế giới không còn loại võ khí này, nguyên sự hiện diện của các võ khí hạt nhân cũng đe dọa sự sống của trái đất và tiến trình phát triển toàn diện của nhân loại hiện tại và tương lai.
12. Giáo Hội có một trách nhiệm đối với thiên nhiên và cảm thấy phải thi hành trách nhiệm ấy, cả trong lãnh vực công cộng, để bảo vệ đất đai, nước và không khí là những món quà Thiên Chúa Tạo Hóa dành cho tất cả mọi người, và nhất là để bảo vệ con người chống lại nguy cơ hủy diệt chính mình. Thực vậy, sự suy thoái thiên nhiên có liên hệ chặt chẽ với nền văn hóa hình thành sự sống chung của con người, vì thế, ”khi môi sinh nhân sự” được tôn trọng trong xã hội, thì cả môi sinh thiên nhiên cũng được lợi ích theo” (27). Ta không thể đòi người trẻ tôn trọng môi sinh, nếu họ không được giúp đỡ, trong gia đình và xã hội, để tôn trọng chính bản thân họ: cuốn sách thiên nhiên thực là duy nhất, về phương diện môi sinh cũng như về phương diện luân lý đạo đức bản thân, gia đình và xã hội (28). Các nghĩa vụ đối với môi sinh xuất phát từ những nghĩa vụ đối với con người xét nơi chính bản thân và trong quan hệ với tha nhân. Vì thế, tôi vui lòng khuyến khích việc giáo dục về trách nhiệm môi sinh, - như tôi đã nói đến trong Thông điệp ”Bác ái trong chân lý”, - để bảo tồn một ”môi sinh đích thực về nhân sự” và tiếp đến tái quyết liệt củng cố tính chất bất khả xâm phạm của của sự sống con người trong mọi giai đoạn và trong mọi hoàn cảnh, củng cố phẩm giá của con người và sứ mạng không thể thay thế được của gia đình, trong đó người ta giáo dục về tình yêu đối với tha nhân và tôn trọng thiên nhiên (29). Cần bảo tồn gia sản nhân sự của xã hội. Gia sản các giá trị này có nguồn gốc và được ghi trong luật luân lý tự nhiên, vốn là nền tảng sự tôn trọng con người và thiên nhiên.
13. Sau cùng không nên quên sự kiện rất quan trọng là bao nhiêu người tìm được yên hàn và an bình, cảm thấy được đổi mới và nâng đỡ khi họ tiếp xúc trực tiếp với vẻ đẹp và sự hài hòa của thiên nhiên. Vì thế, có một thứ hỗ tương: khi ta chăm sóc thiên nhiên, thì chúng ta nhận thấy rằng qua thiên nhiên, Thiên Chúa cũng chăm sóc chúng ta. Đàng khác, một quan niệm đúng đắn về quan hệ của con người với môi sinh không đưa tới sự tuyệt đối hóa thiên nhiên và cũng không coi nó quan trọng hơn chính con người. Sở dĩ Huấn Quyền của Hội Thánh tỏ ra dè dặt đối với một quan niệm về môi sinh theo xu hướng coi môi sinh và sinh vật là trung tâm, là vì quan niệm ấy loại bỏ sự khác biệt về thực thể và cứu cánh giữa con người và các sinh vật khác. Như thế, trong thực tế người ta loại bỏ căn tính và vai trò cao trọng hơn của con người, và cổ võ một quan niệm ”cá đối bằng đầu” về phẩm giá của mọi sinh vật. Và thế là người ta chiều theo một thứ chủ thuyết phiếm thần mới, với những sắc thái tân ngoại giáo, coi ơn cứu độ con người xuất phát từ thiên nhiên mà thôi, thứ thiên nhiên được hiểu theo nghĩa hoàn toàn duy tự nhiên. Trái lại, Giáo Hội mời gọi đặt vấn đề một cách quân bình, trong niềm tôn trọng qui luật mà Đấng Tạo Hóa đã ghi khắc nơi công trình của ngài, khi ủy thác cho con người vai trò gìn giữ và quản trị thiên nhiên trong tinh thần trách nhiệm, vai trò mà con người không được lạm dụng, và cũng không thể từ khước. Thực vậy, cả lập trường chống lại sự tuyệt đối hóa kỹ thuật và quyền năng của con người, cũng có thể trở thành là một sự xâm phạm không những chống lại thiên nhiên, nhưng còn làm thương tổn chính phẩm giá con người.
14. ”Nếu bạn muốn hòa bình, hãy bảo tồn thiên nhiên”. Sự tìm kiếm hòa bình từ phía mọi người thiện chí chắc chắn sẽ dễ dàng hơn nhờ cùng nhìn nhận quan hệ không thể tách rời giữa Thiên Chúa, con người và toàn thể thiên nhiên. Được Mạc Khải của Chúa soi sáng và noi theo Truyền Thống của Giáo Hội, các tín hữu Kitô đóng góp phần của mình. Họ nhìn vũ trụ với các kỳ công dưới ánh sáng hoạt động sáng tạo của Chúa Cha và công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, Đấng đã dùng cái chết và sự sống lại của Ngài mà hòa giải cùng Thiên Chúa, ”mọi sự trên trái đất cũng như trên trời” (Cl 1,20). Chúa Kitô chịu đóng đanh và sống lại, đã ban cho nhân loại Thần Trí Thánh Hóa của ngài, hướng dẫn con đường lịch sử, trong khi chờ đợi ngày quang lâm của Chúa, khai mạc ”trời mới đất mới” (2 Pr 3,13), trong đó công lý và hòa bình sẽ hiển trị vĩnh cửu. Vì thế, bảo vệ môi sinh thiên nhiên để kiến tạo một thế giới hòa bình, đó là một nghĩa vụ của mỗi người. Đó là một thách đố cấp thiếp cần phải đương đầu với một quyết tâm chung và được đổi mới; đó là một cơ hội Chúa quan phòng ban để trao cho các thế hệ trẻ viễn tượng một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người. Ước gì các vị lãnh đạo các quốc gia và những người ở mọi cấp độ quan tâm đến số phận của nhân loại hãy ý thức điều này: việc bảo tồn thiên nhiên và thực hiện hòa bình là những thực tại có liên hệ mật thiết với nhau! Vì thế, tôi mời gọi tất cả các tín hữu hãy dâng lời khẩn nguyện nồng nhiệt lên Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa toàn năng và là Cha từ bi, xin Chúa làm cho tâm hồn mỗi người nam nữ đón nhận và sống lời kêu gọi khẩn thiết: Nếu bạn muốn xây dựng hòa bình hãy bảo tồn thiên nhiên.
Vatican ngày 8 tháng 12 năm 2009
Biển Đức 16, Giáo Hoàng
(LM Giuse Trần Đức Anh OP chuyển ý)
Chú Thích:
1. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, n.198
2. Biển Đức 16, Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới, 2008, n.7.
3. Cf. n.48
4. Divina Comedia, Paradiso, XXXIII, 145
5. Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế giới, 1-1-1990, n.1
6. Tông Thư Octogesima adveniens, n.21
7. Sứ Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới, n.10
8. Cf. Biển Đức 16, Thông Điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.32
9. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, n.295
10. Eraclito di Efeso (khoảng 535 a.C đến 475 trước a.C), Mảnh 22B124, trong H. Hiel-W, Kranz, Die Fragmente der Vorsokratiker, Weidmann, Berlin 1952.6)
11. Cf Biển Đức 16, Thông Điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.48
12. Gioan Phaolô 2, Thông Điệp ”Năm Thứ 100”, n.37 13. Biển Đức 16, Thông điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.50
14. Vui mừng và Hy vọng, n.69
15. Cf Gioan Phaolô 2, Thông điệp ”Mối quan tâm về các vấn đề xã hội”, n. 34
16. Biển Đức 16, Thông Điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.37
17. Hội đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa bình, Toát yếu đạo lý xã hội của Giáo Hội, n.467, cf. Phaolô 6, Thông điệp ”Phát triển các dân tộc”, n.17
18. Cf. Gioan Phaolô 2, Thông điệp ”Năm thứ 100”, nn. 30-31,43
19. Biển Đức 16, Thông Điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.49
20. Ibid.
21. Cf. Thánh Tômaso Aquino, S. Th, II-II, p.49,5
22. Cf. n.9
23. Cf n.8
24. Phaolô 6, Thông điệp ”Phát triển các dân tộc”, n,43
25. Biển Đức 16, Thông Điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.69
26. Gioan Phaolô 2, Thông điệp ”Năm thứ 100”, n.36
27. Biển Đức 16, Thông Điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.51
28. Cf. Ibid., nn.15.51
29. Cf. Ibid. nn.28,51.61; Gioan Phaolô 2, Thông điệp ”Năm thứ 100”, nn.38,39
30. Biển Đức 16, Thông Điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.70
"Nếu bạn muốn xây dựng hòa bình, hãy bảo tồn thiên nhiên”
1. Nhân dịp đầu năm mới, tôi muốn gửi những lời cầu chúc an bình nồng nhiệt nhất đến tất cả các cộng đoàn Kitô, các vị lãnh đạo quốc gia, những người nam nữ thiện chí trên toàn thế giới. Tôi đã chọn đề tài cho Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 43 này là: ”Nếu bạn muốn xây dựng hòa bình, hãy bảo tồn thiên nhiên”. Sự tôn trọng thiên nhiên rất quan trọng vì ”sự sáng tạo là khởi đầu và là nền tảng của mọi hoạt động của Thiên Chúa” (1) và việc bảo tồn công trình này ngày nay trở thành điều thiết yếu đối với sự sống chung hòa bình của nhân loại. Thực vậy, nếu vì sự tàn ác của con người đối với con người, có nhiều đe dọa đang đè nặng trên hòa bình và sự phát triển nhân bản toàn diện chân thực - như chiến tranh, các cuộc xung đột quốc tế và miền, những vụ khủng bố và vi phạm các quyền con người -, thì những đe dọa do sự lơ là, - nếu không muốn nói là sự lạm dụng - đối với trái đất và các tài nguyên thiên nhiên do Thiên Chúa ban, cũng không kém phần đáng lo âu. Vì lý do đó, điều rất quan trọng là nhân loại canh tân và củng cố ”giao ước giữa con người và môi sinh, giao ước này phải phản ánh tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc và là mục đích của chúng ta” (2).
2. Trong Thông điệp ”Bác ái trong chân lý” tôi đã nhấn mạnh rằng sự phát triển con người toàn diện có liên hệ chặt chẽ với các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ của con người với môi trường thiên nhiên, vốn được coi như một món quà của Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người và việc sử dụng món quà này bao gồm một trách nhiệm chung đối với toàn thể nhân loại, đặc biệt là đối với những người nghèo và các thế hệ mai sau. Ngoài ra tôi đã ghi nhận rằng một khi người ta coi thiên nhiên, và nhất là con người, chỉ là kết quả của tình cờ và của định mệnh thuyết tiến hóa, thì sẽ có nguy cơ làm suy giảm ý thức trách nhiệm (3). Trái lại, nhìn nhận thiên nhiên như một món quà của Thiên Chúa ban cho nhân loại sẽ giúp chúng ta hiểu ơn gọi và giá trị của con người. Cùng với tác giả Thánh Vịnh, chúng ta có thể ngưỡng mộ tuyên xưng rằng: ”Khi ngắm nhìn trời, công trình của tay Chúa, mặt trăng và các vì sao mà Chúa đã tạo dựng, con người có là chi để Chúa nhớ đến, phàm nhân có là gì mà Chúa phải bận tâm?” (Tv 8,4-5). Ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên giúp chúng ta nhìn nhận tình yêu của Đấng Tạo Hóa, Tình Yêu đã ”chuyển động mặt trời và các vì sao khác”, như thi hào Dante Alighieri đã mô tả (4).
3. Cách đây 20 năm, khi chọn đề tài cho Ngày Hòa Bình thế giới là ”Hòa bình với Thiên Chúa, hòa bình với toàn thể công trình tạo dựng”, ĐGH Gioan Phaolô 2 đã lưu ý về quan hệ giữa chúng ta, trong tư cách là thụ tạo của Thiên Chúa, với vũ trụ bao quanh chúng ta. Người viết: ”Ngày nay, càng ngày người ta càng ý thức rằng hòa bình thế giới cũng đang bị đe dọa vì sự thiếu tôn trọng thiên nhiên”. Và Người viết thêm rằng không được bóp nghẹt ”lương tâm môi sinh”, trái lại cần phải tạo điều kiện để nó phát triển và trưởng thành, bằng cách tìm được kiểu diễn tả thích hợp trong các chương trình và các sáng kiến cụ thể” (5). Các vị Tiền Nhiệm khác của tôi cũng đã nói về quan hệ giữa con người và môi sinh. Ví dụ, hồi năm 1971, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Thông điệp Rerum novarum (Tân Sự), của Đức Lêô 13, Đức Phaolô 6 đã nhấn mạnh rằng: ”Sự khai thác thiên nhiên bừa bãi có nguy cơ phá hủy thiên nhiên và con người trở thành nạn nhân của sự suy thoái thiên nhiên như thế”. Và Người thêm rằng như thế, “không những môi sinh vật chất trở thành một đe dọa trường kỳ với sự ô nhiễm và rác rưởi, các thứ bệnh mới, khả năng hủy hoại hoàn toàn, nhưng cả khung cảnh con người, mà con người không còn làm chủ được cũng bị thương tổn, và như thế nó tạo ra cho tương lai một môi trường mà con người không thể chấp nhận được: đây là vấn đề xã hội có chiều kích to lớn liên hệ tới toàn thể gia đình nhân loại” (6).
4. Tuy tránh không đi vào các giải pháp kỹ thuật chuyên biệt, Giáo Hội, trong tư cách là ”chuyên gia về nhân đạo”, mạnh mẽ lưu ý về tương quan giữa Đấng Tạo Hóa, con người và thiên nhiên. Năm 1990, Đức Gioan Phaolô 2 đã nói về ”cuộc khủng hoảng môi sinh” và nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng này chủ yếu có tính chất luân lý đạo đức, Người chỉ rõ ”sự cấp thiết về luân lý cần phải có một tình liên đới mới” (7). Lời kêu gọi này ngày nay càng khẩn cấp hơn, đứng trước những triệu chứng ngày càng gia tăng về một cuộc khủng hoảng mà nếu không nghiêm túc cứu xét thì thật là vô trách nhiệm. Làm sao chúng ta có thể tỏ ra dửng dưng trước những vấn đề xuất phát từ các hiện tượng như sự thay đổi khí hậu, nạn sa mạc hóa, sự suy thoái và mất khả năng sản xuất của những vùng nông nghiệp rộng lớn, sự ô nhiễm sông ngòi và các mạch nước, sự nghèo nàn hóa đặc tính sinh vật khác biệt (biodiversità), sự gia tăng thiên tai, nạn tàn lụi rừng cây tại những vùng xích đới và nhiệt đới? Làm sao không để ý tới một hiện tượng đang lan rộng, đó là ”những người tị nạn về môi sinh”: tức là những người vì môi trường sinh sống bị xuống cấp, nên họ buộc lòng rời bỏ môi trường ấy, kể cả của cải, để ra đi, đương đầu với những nguy hiểm và bao nhiêu điều bất trắc của tình trạng bị bó buộc tản cư? Làm sao không phản ứng trước những xung đột hiện nay và những cuộc xung đột có thể bùng nổ vì sự tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên? Tất cả những vấn đề ấy có ảnh hưởng sâu đậm tới việc thực thi các quyền con người, tới lương thực, sức khỏe và sự phát triển”.
5. Tuy nhiên, cần phải xét rằng cuộc khủng hoảng môi sinh không thể được thẩm định tách biệt khỏi những vấn đề gắn liền với nó, vì nó liên hệ sâu đậm với chính ý niệm về sự phát triển và nhân sinh quan, cũng như những quan hệ của con người với đồng loại và thiên nhiên. Vì thế, điều khôn ngoan là duyệt lại một cách sâu rộng và sáng suốt kiểu mẫu phát triển, cũng như suy tư về ý nghĩa nền kinh tế và các mục tiêu của nó, để sửa sai những gì trục trặc và thiếu quân bình. Tình trạng sức khỏe môi sinh của trái đất đang đòi hỏi điều đó; và nhất là cuộc khủng hoảng về văn hóa và luân lý của con người cũng đòi phải xét lại như vậy, vì từ lâu đã có những triệu chứng hiển nhiên ở các nơi trên thế giới về cuộc khủng hoảng ấy (8). Nhân loại đang cần được canh tân sâu đậm về văn hóa, cần tái khám phá những giá trị họp thành nền tảng vững chắc cho một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Những tình trạng khủng hoảng mà nhân loại đang trải qua, dù thuộc lãnh vực kinh tế, lương thực, môi sinh hay xã hội, xét cho cùng, đều là một cuộc khủng hoảng luân lý có liên hệ với nhau. Những tình trạng ấy bó buộc phải suy nghĩ lại con đường chung của con người. Đặc biệt chúng bó buộc phải chấp nhận một lối sống điều độ và liên đới, với những qui luật và hình thức dấn thân mới mẻ, tin tưởng và can đảm dựa trên những kinh nghiệm tích cực đã thực hiện và quyết liệt loại bỏ những kinh nghiệm tiêu cực. Chỉ như thế cuộc khủng hoảng hiện nay mới trở thành cơ hội để phân định và đưa ra những kế hoạch mới.
6. Nơi nguồn gốc của điều mà chúng ta gọi là ”thiên nhiên”, theo nghĩa vũ trụ, chẳng có một ”chủ ý yêu thương và sự thật” hay sao? Thế giới này ”không phải là sản phẩm của một sự tất định, một định mệnh mù quáng hay tình cờ nào đó... Thế giới có nguồn gốc từ ý chí tự do của Thiên Chúa, Đấng muốn cho các loài thụ tạo được tham phần vào sự hiện hữu, sự khôn ngoan và tốt lành của Ngài” (9). Sách Sáng thế, trong những trang đầu tiên, dẫn chúng ta tới dự phóng khôn ngoan về vũ trụ, là kết quả tư tưởng của Thiên Chúa, và nơi tột đỉnh của công trình sáng tạo ấy có người nam và người nữ, họ được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, để ”làm đầy trái đất” và ”cai quản nó” như ”người quản lý” của chính Thiên Chúa (Cf St 1,28). Sự hòa hợp giữa Đấng Tạo Hóa, nhân loại và thiên nhiên, mà Kinh Thánh mô tả, đã bị phá hủy vì tội của Adam và Eva, của người nam và người nữ, họ ham muốn chiếm đoạt địa vị của Thiên Chúa, từ chối không coi mình là thụ tạo của Ngài. Hậu quả là cả nghĩa vụ ”cai quản”, vun trồng và gìn giữ trái đất” của con người cũng bị biến thái và nảy sinh cuộc xung đột giữa con người và phần còn lại của thiên nhiên (Cf St 3,17-19). Con người để cho mình bị lòng ích kỷ thống trị, mất ý thức về mệnh lệnh của Thiên Chúa, và trong tương quan với thiên nhiên, con người xử sự như kẻ khai thác bóc lột, muốn thi hành một sự thống trị tuyệt đối trên thiên nhiên. Nhưng ý nghĩa đích thực của mệnh lệnh đầu tiên của Thiên Chúa, được sách Sáng thế nêu bật, không phải chỉ là một sự trao ban quyền bính, nhưng đúng hơn là một lời kêu gọi lãnh nhận trách nhiệm. Vả lại, triết lý khôn ngoan của những người xưa nhìn nhận rằng thiên nhiên mà chúng ta được sử dụng không phải ”như một đống đồ phế thải tung tóe đây đó” (10), còn Mạc Khải Kinh Thánh cho chúng ta hiểu rằng thiên nhiên là món quà của Đấng Tạo Hóa, Ngài đã thiết lập những trật tự nội tại cho nó, để con người có thể rút ra từ đó những đường hướng cần thiết hầu ”bảo tồn và vun trồng thiên nhiên” (Cf St 2,15) (11). Tất cả những gì hiện hữu đều thuộc về Thiên Chúa, Ngài ủy thác chúng cho con người, nhưng không phải để con người sử dụng chúng một cách độc đoán. Và khi con người, thay vì chu toàn vai trò cộng tác viên của Thiên Chúa, lại thay thế Thiên Chúa, thì rốt cục con người sẽ tạo nên sự nổi loạn của thiên nhiên, ”thiên nhiên bị con người thống trị độc đoán thay vì được cai quản” (12). Vì vậy, con người có nghĩa vụ cai quản thiên nhiên trong tinh thần trách nhiệm, bảo tồn và vun trồng nó (13).
7. Rất tiếc là chúng ta phải nhìn nhận rằng một số đông người tại các quốc gia và miền khác nhau trên trái đất ngày càng cảm thấy khó khăn lớn vì sự cẩu thả hoặc từ khước của nhiều người không chăm sóc môi sinh trong tinh thần trách nhiệm. Công đồng chung Vatican 2 đã nhắc nhở rằng ”Thiên Chúa đã dành trái đất và tất cả những gì chứa đựng trong đó cho tất cả mọi người và mọi dân tộc được sử dụng” (14). Vì thế, gia sản thiên nhiên thuộc về toàn thể nhân loại. Nhưng nhịp độ khai thác hiện nay đang làm một số nguồn tài nguyên bị lâm nguy không những cho thế hệ hiện tại, nhưng nhất là cho các thế hệ tương lai (15). Vì thế, ta dễ nhận thấy sự suy thoái môi sinh thường là do sự thiếu những chính sách sáng suốt hoặc do sự theo đuổi những lợi lộc kinh tế một cách thiển cận, và đáng tiếc thay, những chính sách này thường trở thành một đe dọa nghiêm trọng đối với thiên nhiên. Để chống lại hiện tượng ấy, dựa trên sự kiện ”mỗi quyết định kinh tế đều có một hậu quả luân lý” (16), cần làm sao để hoạt động kinh tế tôn trọng môi sinh nhiều hơn. Khi ta sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cần quan tâm bảo tồn chúng, và dự trù cả những tổn phí - về mặt môi sinh và xã hội - những tổn phí này cần được coi như một mục quan trọng trong các tổn phí của hoạt động kinh tế. Cộng đồng quốc tế và các chính quyền quốc gia có nhiệm vụ đưa ra những chỉ dẫn đúng đắn để chống lại một cách hữu hiệu những cách thức khai thác môi sinh có hại cho nó. Để bảo vệ môi sinh, để bảo tồn các nguồn tài nguyên và khí hậu, một đàng cần phải hành động trong sự tôn trọng các qui luật được xác định rõ ràng về mặt pháp lý và kinh tế, và đàng khác cần để ý đến tình liên đới phải có đối với những người cư ngụ tại các vùng nghèo hơn trên trái đất và các thế hệ tương lai.
8. Thực vậy, dường như cần cấp thiết đạt tới một tình liên đới chân thành giữa các thế hệ. Không thể dồn cho các thế hệ tương lai những tổn phí do việc sử dụng các tài nguyên môi sinh chung: ”Trong tư cách là những người thừa kế của các thế hệ trước đây và được hưởng công trình của những người đồng thời, chúng ta có nghĩa vụ đối với tất cả mọi người và không thể không quan tâm tới những người sẽ đến sau chúng ta để nới rộng gia đình nhân loại. Tình liên đới đại đồng, vốn là một sự kiện và là một điều ích lợi cho chúng ta, cũng là một nghĩa vụ. Đây là một trách nhiệm của các thế hệ hiện tại đối với các thế hệ tương lai, và cũng là trách nhiệm của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế” (17). Việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải làm sao để những lợi ích hiện thời không kéo theo những hậu quả tiêu cực cho các sinh vật, con người và những vật khác, hiện tại và tương lai; việc bảo tồn tài sản riêng không ngăn cản tiêu đích chung của các tài nguyên cho tất cả mọi người (18); sự can thiệp của con người không được làm thương tổn sự phong phú của trái đất, để mưu ích ngày nay và trong tương lai. Ngoài sự liên đơn chân thành giữa các thế hệ, cũng cần tái khẳng định nghĩa vụ luân lý cấp thiết phải canh tân tình liên đới trong cùng thế hệ với nhau, đặc biệt là trong các quan hệ giữa những quốc gia đang trên đường phát triển và những nước công nghệ cao: ”Cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ không thể tránh né cần tìm ra những con đường chính thức để qui định sự khai thác các tài nguyên không thể hồi hại, với sự tham gia của các nước nghèo, để cùng nhau lập kế hoạch cho tương lai” (19). Cuộc khủng hoảng môi sinh chứng tỏ cần cấp thiết có một tình liên đới được thể hiện trong không gian và thời gian. Thực vậy, điều quan trọng là nhìn nhận trách nhiệm lịch sử của các nước công nghệ trong số các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng môi sinh hiện nay. Các nước kém phát triển hơn, và đặc biệt là các nước đang trổi lên, cũng không được miễn chuẩn trách nhiệm đối với thiên nhiên, vì tất cả đều có nghĩa vụ dần dần chấp nhận các biện pháp và chính sách môi sinh hữu hiệu. Điều này có thể thực hiện dễ dàng hơn nếu người ta bớt những tính toán vụ lợi trong việc viện trợ và thông truyền kiến thức cũng như sử dụng các kỹ thuật tôn trọng môi sinh hơn.
9. Chắc chắn một trong những vấn đề chính mà cộng đồng quốc tế cần giải quyết là vấn đề các nguồn năng lượng, bằng cách xác định những kế hoạch chung và dài hạn để thỏa mãn các nhu cầu năng lượng của thế hệ hiện tại và tương lai. Với mục đích ấy, các xã hội kỹ thuật tân tiến cần tỏ ra sẵn sàng cổ võ lối sống điều độ, giảm bớt nhu cầu năng lượng và cải tiến các điều kiện sử dụng chúng. Đồng thời, cần cổ võ việc nghiên cứu và ứng dụng các năng lượng ít ảnh hưởng hơn tới môi sinh hơn, và cần ”tái phân phối các nguồn năng lượng trên trái đất, làm sao để các nước không có cũng có thể được hưởng” (20). Vì vậy, cuộc khủng hoảng môi sinh là cơ hội lịch sử để đề ra một câu trả lời tập thể nhắm biến cải kiểu mẫu phát triển hoàn vũ theo chiều hướng tôn trọng hơn đối với thiên nhiên và phát triển con người toàn diện, theo giá trị của đức bác ái trong chân lý. Vì thế, tôi cầu mong có sự chấp nhận một kiểu mẫu phát triển dựa trên đặc tính trung tâm của con người, sự thăng tiến và chia sẻ công ích, trách nhiệm, ý thức về sự cần thiết phải thay đổi lối sống và sự khôn ngoan thận trọng, là nhân đức chỉ dẫn những hành vi cần thực hiện ngày nay, tiên liệu những gì có thể xảy ra ngày mai (21).
10. Để hướng dẫn nhân loại tiến về sự quản trị môi sinh và các tài nguyên của trái đất một cách lâu bền, con người được mời gọi sử dụng trí thông minh của mình trong lãnh vực nghiên cứu khoa học và kỹ thuật và trong việc ứng dụng những khám phá từ đó mà ra. ”Tình liên đới mới” mà Đức Gioan Phaolô 2 đã đề nghị trong Sứ điệp nhân ngày Hòa Bình Thế giới năm 1990 (22), và ”tình liên đới hoàn vũ” mà chính tôi đã nhắc đến trong Sứ điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế giới năm 2009 (23), là những thái độ thiết yếu để hướng dẫn những nỗ lực bảo vệ thiên nhiên, qua một hệ thống quản lý các tài nguyên trái đất có phối hợp hơn trên bình diện quốc tế, nhất là trong lúc người ta thấy ngày càng hiển nhiên sự liên hệ chặt chẽ giữa cuộc chiến đấu chống suy thoái môi sinh và sự thăng tiến phát triển con người toàn diện. Đây là một động thái (dinamica) không thể bỏ qua, xét vì ”sự phát triển nhân bản toàn diện không thể xảy ra nếu không có sự phát triển tình liên đới của nhân loại” (24). Ngày nay có bao nhiêu khả năng khoa học và những phương thức có tiềm năng đổi mới, nhờ đó có thể mang lại những giải pháp thỏa đáng và hài hòa cho quan hệ giữa con người và môi sinh. Ví dụ, cần khuyến khích các nghiên cứu nhắm tìm ra những phương thức hữu hiệu nhất để khai thác tiềm năng lớn lao của năng lượng mặt trời. Cũng cần chú ý như thế đối với vấn đề nước trên thế giới và hệ thống thủy địa (idrogeologico) trên hoàn cầu, chu kỳ của hệ thống này có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự sống trên trái đất và sự ổn định của nó đang có nguy cơ bị đe dọa trầm trọng vì những thay đổi khí hậu. Cũng cần tìm kiếm những kế hoạch thích hợp để phát triển nông thôn, qui trọng tâm vào các tiểu nông dân và gia đình họ, cũng như cần đề ra những chính sách thích hợp để quản lý rừng cây, loại bỏ các đồ phế thải, đề cao giá trị của sự hợp lực hiện hữu giữa việc chống lại thay đổi khí hậu và chiến đấu chống nghèo đói. Cần có những chính sách quốc gia có tầm mức rộng lớn, được bổ túc bằng sự dấn thân của quốc tế, nhắm mang lại những lợi ích quan trọng, nhất là về trung hạn và dài hạn. Tóm lại, cần ra khỏi tiêu chuẩn thuần túy thị trường để cổ võ những hình thức sản xuất nông nghiệp và công nghệ tôn trọng trật tự thiên nhiên và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mọi người. Cần đương đầu với vấn đề môi sinh không phải chỉ nghĩ đến viễn tượng kinh hoàng mà sự suy thoái môi sinh có thể gây ra; động lực thúc đẩy giải quyết vấn đề này phải dựa trên sự tìm kiếm một tình liên đới đích thực theo chiều kích hoàn cầu, dựa theo các giá trị bác ái, công lý và công ích. Đàng khác, như tôi đã có dịp nhắc nhở, ”kỹ thuật không bao giờ chỉ là kỹ thuật thuần túy. Nó biểu lộ con người và khát vọng phát triển của con người; nó diễn tả lòng mong ước của tâm trí con người muốn dần dần vượt thắng một số sự lệ thuộc vật chất. Vì thế, kỹ thuật cũng thuộc về mệnh lệnh ”hãy vun trồng và bảo tồn trái đất” (Cf St 2,15) mà Thiên Chúa ủy thác cho con người, và nó phải nhắm củng cố giao ước giữa con người và môi sinh được kêu gọi phản ánh tình thương sáng tạo của Thiên Chúa” (25).
11. Một điều ngày càng rõ ràng là đề tài suy thoái môi sinh đặt vấn đề về thái độ của mỗi người chúng ta, lối sống và những kiểu mẫu tiêu thụ và sản xuất đang thịnh hành, thường không thể chấp nhận được về phương diện xã hội, môi sinh và cả về kinh tế nữa. Ngày nay người ta thấy cần phải có một sự thay đổi não trạng thực sự, thúc đẩy mọi người chấp nhận một lối sống mới ”theo đó sự tìm kiếm chân, thiện, mỹ và sự hiệp thông với tha nhân để cùng nhau tăng trường trở thành những yếu tố xác định sự chọn lựa tiêu thụ, tiết kiệm và đầu tư” (26). Càng ngày cần phải giáo dục về việc xây dựng hòa bình đi từ những chọn lựa có chiều kích rộng lớn, trên bình diện bản thân, gia đình, cộng đoàn và chính trị. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ và săn sóc thiên nhiên. Trách nhiệm này không có biên giới. Theo nguyên tắc phụ đới, điều quan trọng là mỗi người dấn thân theo bình diện tương ứng với mình, hoạt động để vượt thắng sự ưu tiên dành cho tư lợi. Các chủ thể khác nhau trong xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ có vai trò gây ý thức và huấn luyện. Các tổ chức này đang quyết liệt và quảng đại dấn thân phổ biến trách nhiệm môi sinh, trách nhiệm này ngày càng phải đi kèm sự tôn trọng ”môi sinh nhân sự” (ecologia umana). Ngoài ra, cần nhắc nhở trách nhiệm của các cơ quan truyền thông trong lãnh vực này, bằng cách đề nghị những kiểu mẫu tích cực cần noi theo. Quan tâm chăm sóc môi sinh đòi phải có một cái nhìn xa và bao quát về thế giới; một nỗ lực chung và trách nhiệm để đi từ thái độ chỉ chú tâm đến những lợi lộc ích kỷ của đất nước tiến tới một cái nhìn ngày càng bao gồm những nhu cầu của mọi dân tộc. Ta không thể dửng dưng đối với những gì xảy ra quanh chúng ta, vì sự suy thoái của bất kỳ miền nào trên trái đất cũng ảnh hưởng tới tất cả mọi người. Những quan hệ giữa các cá nhân, các nhóm xã hội và quốc gia, cũng như những quan hệ giữa con người và môi sinh, được kêu gọi đón nhận đặc tính tôn trọng và ”bác ái trong chân lý”. Trong bối cảnh rộng rãi ấy, điều đáng mong ước hơn bao giờ hết là người ta cụ thể hóa và đạt được sự đồng thuận trong những cố gắng của cộng đồng quốc tế nhắm dần dần giải trừ võ trang hạt nhân và tiến tới một thế giới không còn loại võ khí này, nguyên sự hiện diện của các võ khí hạt nhân cũng đe dọa sự sống của trái đất và tiến trình phát triển toàn diện của nhân loại hiện tại và tương lai.
12. Giáo Hội có một trách nhiệm đối với thiên nhiên và cảm thấy phải thi hành trách nhiệm ấy, cả trong lãnh vực công cộng, để bảo vệ đất đai, nước và không khí là những món quà Thiên Chúa Tạo Hóa dành cho tất cả mọi người, và nhất là để bảo vệ con người chống lại nguy cơ hủy diệt chính mình. Thực vậy, sự suy thoái thiên nhiên có liên hệ chặt chẽ với nền văn hóa hình thành sự sống chung của con người, vì thế, ”khi môi sinh nhân sự” được tôn trọng trong xã hội, thì cả môi sinh thiên nhiên cũng được lợi ích theo” (27). Ta không thể đòi người trẻ tôn trọng môi sinh, nếu họ không được giúp đỡ, trong gia đình và xã hội, để tôn trọng chính bản thân họ: cuốn sách thiên nhiên thực là duy nhất, về phương diện môi sinh cũng như về phương diện luân lý đạo đức bản thân, gia đình và xã hội (28). Các nghĩa vụ đối với môi sinh xuất phát từ những nghĩa vụ đối với con người xét nơi chính bản thân và trong quan hệ với tha nhân. Vì thế, tôi vui lòng khuyến khích việc giáo dục về trách nhiệm môi sinh, - như tôi đã nói đến trong Thông điệp ”Bác ái trong chân lý”, - để bảo tồn một ”môi sinh đích thực về nhân sự” và tiếp đến tái quyết liệt củng cố tính chất bất khả xâm phạm của của sự sống con người trong mọi giai đoạn và trong mọi hoàn cảnh, củng cố phẩm giá của con người và sứ mạng không thể thay thế được của gia đình, trong đó người ta giáo dục về tình yêu đối với tha nhân và tôn trọng thiên nhiên (29). Cần bảo tồn gia sản nhân sự của xã hội. Gia sản các giá trị này có nguồn gốc và được ghi trong luật luân lý tự nhiên, vốn là nền tảng sự tôn trọng con người và thiên nhiên.
13. Sau cùng không nên quên sự kiện rất quan trọng là bao nhiêu người tìm được yên hàn và an bình, cảm thấy được đổi mới và nâng đỡ khi họ tiếp xúc trực tiếp với vẻ đẹp và sự hài hòa của thiên nhiên. Vì thế, có một thứ hỗ tương: khi ta chăm sóc thiên nhiên, thì chúng ta nhận thấy rằng qua thiên nhiên, Thiên Chúa cũng chăm sóc chúng ta. Đàng khác, một quan niệm đúng đắn về quan hệ của con người với môi sinh không đưa tới sự tuyệt đối hóa thiên nhiên và cũng không coi nó quan trọng hơn chính con người. Sở dĩ Huấn Quyền của Hội Thánh tỏ ra dè dặt đối với một quan niệm về môi sinh theo xu hướng coi môi sinh và sinh vật là trung tâm, là vì quan niệm ấy loại bỏ sự khác biệt về thực thể và cứu cánh giữa con người và các sinh vật khác. Như thế, trong thực tế người ta loại bỏ căn tính và vai trò cao trọng hơn của con người, và cổ võ một quan niệm ”cá đối bằng đầu” về phẩm giá của mọi sinh vật. Và thế là người ta chiều theo một thứ chủ thuyết phiếm thần mới, với những sắc thái tân ngoại giáo, coi ơn cứu độ con người xuất phát từ thiên nhiên mà thôi, thứ thiên nhiên được hiểu theo nghĩa hoàn toàn duy tự nhiên. Trái lại, Giáo Hội mời gọi đặt vấn đề một cách quân bình, trong niềm tôn trọng qui luật mà Đấng Tạo Hóa đã ghi khắc nơi công trình của ngài, khi ủy thác cho con người vai trò gìn giữ và quản trị thiên nhiên trong tinh thần trách nhiệm, vai trò mà con người không được lạm dụng, và cũng không thể từ khước. Thực vậy, cả lập trường chống lại sự tuyệt đối hóa kỹ thuật và quyền năng của con người, cũng có thể trở thành là một sự xâm phạm không những chống lại thiên nhiên, nhưng còn làm thương tổn chính phẩm giá con người.
14. ”Nếu bạn muốn hòa bình, hãy bảo tồn thiên nhiên”. Sự tìm kiếm hòa bình từ phía mọi người thiện chí chắc chắn sẽ dễ dàng hơn nhờ cùng nhìn nhận quan hệ không thể tách rời giữa Thiên Chúa, con người và toàn thể thiên nhiên. Được Mạc Khải của Chúa soi sáng và noi theo Truyền Thống của Giáo Hội, các tín hữu Kitô đóng góp phần của mình. Họ nhìn vũ trụ với các kỳ công dưới ánh sáng hoạt động sáng tạo của Chúa Cha và công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, Đấng đã dùng cái chết và sự sống lại của Ngài mà hòa giải cùng Thiên Chúa, ”mọi sự trên trái đất cũng như trên trời” (Cl 1,20). Chúa Kitô chịu đóng đanh và sống lại, đã ban cho nhân loại Thần Trí Thánh Hóa của ngài, hướng dẫn con đường lịch sử, trong khi chờ đợi ngày quang lâm của Chúa, khai mạc ”trời mới đất mới” (2 Pr 3,13), trong đó công lý và hòa bình sẽ hiển trị vĩnh cửu. Vì thế, bảo vệ môi sinh thiên nhiên để kiến tạo một thế giới hòa bình, đó là một nghĩa vụ của mỗi người. Đó là một thách đố cấp thiếp cần phải đương đầu với một quyết tâm chung và được đổi mới; đó là một cơ hội Chúa quan phòng ban để trao cho các thế hệ trẻ viễn tượng một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người. Ước gì các vị lãnh đạo các quốc gia và những người ở mọi cấp độ quan tâm đến số phận của nhân loại hãy ý thức điều này: việc bảo tồn thiên nhiên và thực hiện hòa bình là những thực tại có liên hệ mật thiết với nhau! Vì thế, tôi mời gọi tất cả các tín hữu hãy dâng lời khẩn nguyện nồng nhiệt lên Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa toàn năng và là Cha từ bi, xin Chúa làm cho tâm hồn mỗi người nam nữ đón nhận và sống lời kêu gọi khẩn thiết: Nếu bạn muốn xây dựng hòa bình hãy bảo tồn thiên nhiên.
Vatican ngày 8 tháng 12 năm 2009
Biển Đức 16, Giáo Hoàng
(LM Giuse Trần Đức Anh OP chuyển ý)
Chú Thích:
1. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, n.198
2. Biển Đức 16, Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới, 2008, n.7.
3. Cf. n.48
4. Divina Comedia, Paradiso, XXXIII, 145
5. Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế giới, 1-1-1990, n.1
6. Tông Thư Octogesima adveniens, n.21
7. Sứ Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới, n.10
8. Cf. Biển Đức 16, Thông Điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.32
9. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, n.295
10. Eraclito di Efeso (khoảng 535 a.C đến 475 trước a.C), Mảnh 22B124, trong H. Hiel-W, Kranz, Die Fragmente der Vorsokratiker, Weidmann, Berlin 1952.6)
11. Cf Biển Đức 16, Thông Điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.48
12. Gioan Phaolô 2, Thông Điệp ”Năm Thứ 100”, n.37 13. Biển Đức 16, Thông điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.50
14. Vui mừng và Hy vọng, n.69
15. Cf Gioan Phaolô 2, Thông điệp ”Mối quan tâm về các vấn đề xã hội”, n. 34
16. Biển Đức 16, Thông Điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.37
17. Hội đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa bình, Toát yếu đạo lý xã hội của Giáo Hội, n.467, cf. Phaolô 6, Thông điệp ”Phát triển các dân tộc”, n.17
18. Cf. Gioan Phaolô 2, Thông điệp ”Năm thứ 100”, nn. 30-31,43
19. Biển Đức 16, Thông Điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.49
20. Ibid.
21. Cf. Thánh Tômaso Aquino, S. Th, II-II, p.49,5
22. Cf. n.9
23. Cf n.8
24. Phaolô 6, Thông điệp ”Phát triển các dân tộc”, n,43
25. Biển Đức 16, Thông Điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.69
26. Gioan Phaolô 2, Thông điệp ”Năm thứ 100”, n.36
27. Biển Đức 16, Thông Điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.51
28. Cf. Ibid., nn.15.51
29. Cf. Ibid. nn.28,51.61; Gioan Phaolô 2, Thông điệp ”Năm thứ 100”, nn.38,39
30. Biển Đức 16, Thông Điệp ”Bác ái trong chân lý”, n.70
Đón Giáng Sinh trong lo sợ
Xuân Lộc
11:54 28/12/2009
Trong khi khắp nơi tín hữa (chrétiens – những người theo Kitô giáo) vui vẻ, hớn hở cử hành đại lễ Giáng Sinh thì đâu đó trên thế giới cũng có những người anh em đồng đạo của họ phải đón Giáng Sinh dưới sự giám sát, theo dõi hay trong sự sợ hãi.
Một bài viết có tựa đề “Noël: cent millions de chrétiens sous surveillance”, đăng trên trang web của Le Figaro – một trong những tờ nhật báo quan trọng của Pháp tối 25 tháng 12, đã nhận định như vậy.
‘Bị bách hại vì niềm tin’
Theo tác giả của bài viết, Jean-Marie Guénois, vì lý do chính trị hay tôn giáo, trong số hai tỷ người theo Kitô giáo có khoảng hơn 100 triệu người (khoảng 5%) sống tại một số nước phải đón Giáng Sinh trong sự gò bó, căng thẳng hay lo sợ vì bị giám sát, theo dõi hoặc tấn công.
Con số 100 triệu này ‘không tính đến các quốc gia như Saudi Arabia (Ả rập xê út) nơi tất cả các nghi lễ Kitô giáo đều hoàn toàn bị cấm, và ở đó những người ngoại kiều, đặc biệt những người Philippines, phải bí mật đón Giáng Sinh.
Con số đó chỉ bao gồm những nước không có thay thiếu tự do tôn giáo, nơi mà những người theo Kitô giáo tùy vào những mức độ khác nhau bị theo dõi, quấy rối, bị ức hiếp một cách công khai, hay bị phạt tù hoặc phải đối diện với bạo lực vì niềm tin của họ. Trong số các nước được bài viết đề cập đến có Iraq, Pakistan Ấn Độ, Trung Quốc và cả Việt Nam.
Bài viết nêu lên tình trạng đáng lo ngại của các tín hữu tại một số quốc gia như Pakistan, Iraq, và Ấn Độ, vì tại những nước đó các Kitô hữu không chỉ bị hăm dọa mà còn phải đối diện với các vụ mưu sát.
Theo tác giả bài viết, tại Iraq tuy năm 2009 tình hình có vẻ ôn hòa đối với các tín hữu nhưng trong một tháng có đến năm vụ tấn công vào các nơi thờ phượng của họ tại thành phố Mossoul. Điều đó chứng tỏ sự yên lặng, ôn hòa đó chỉ là giả tạo. Vụ mưu sát mới nhất nhắm vào các tín hữu ngày 23 tháng 12 vừa qua đã làm một người thiệt mạng và sáu người bị thương. Hơn nữa, hàng ngàn người tị nạn theo Kittô giáo tại nước này cũng rơi vào hoàn cảnh bi thảm tương tự.
Tại Pakistan và Ấn Độ hoàn cảnh của các tín hữu cũng không khá gì hơn. Chẳng hạn vào ngày 30 tháng Bảy vừa qua, những người Hồi giáo đã tiêu hủy khoảng 100 ngôi nhà và đốt sống 29 Kitô hữu, trong đó có ba phụ nữ và ba đứa trẻ tại Koriam, Pakistan.
Liên quan đến tình hình của Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc, Jean-Marie Guénois chỉ ra rằng mọi chuyện cũng không đơn giản tại đây. Trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh vào tháng Chín vừa qua, Đức Cha (ĐC) John Tong Hon, Giám mục phụ tá Hồng Kông, đã lặp lại lời kêu gọi thả những giám mục, linh mục bị tù.
Trong số đó có ĐC Su Zhimin, Giám mục Baoding, bị tù từ năm 1996 và đến giờ không có tin tức gì về ngài, ĐC Cosme Shi Enxiang, Giám mục Yixian, bị bắt vào tháng Tư năm 2001, hay ĐC Jia Zhiguo, người bị chất vấn hôm 30 tháng Ba vừa qua.
Cũng theo bài viết, mặc dù Vatican đã kêu gọi tiến tới hiệp nhất giữa Giáo hội yêu nước và Giáo hội hầm trú, vẫn còn có sự lộn xộn lớn vì sự không có sự tin tưởng giữa hai Giáo hội.
Còn đối với Việt Nam, theo bài viết trong khi người Kitô hữu tại một số nước như Iraq hay Pakistan phải đối diện hoàn cảnh bi thương đáng lo ngại, hoặc tình trạng phức tạp tại Trung Quốc, thì tại Việt Nam đã có những dấu hiệu cải thiện.
Theo tác giả giữa Việt Nam và Vatican đã có những tiếp xúc nhằm nối lại quan hệ ngoại giao song phương. Chẳng hạn như vào ngày 11 tháng 12 vừa qua chủ tịch Việt Nam, Nguyễn Minh Triết đã gặp Đức Giáo Hoàng (ĐGH) Bênêdictô XVI và người ta còn đề cập đến chuyện ĐGH sẽ sang thăm Việt Nam.
Tuy vậy, theo bài viết, vì những tranh chấp về các tài sản, vì sự năng động của Giáo hội Công giáo, và đặc biệt vì Giáo hội Công giáo đã trở thành lực lượng phản kháng duy nhất đối với chính quyền, nên Giáo hội Công giáo bị nghi kị và sự phát triển của Giáo hội luôn bị theo dõi. Bài viết trích dẫn lời của một linh mục nói rằng: “Tại Việt Nam, các tôn giáo và người Công giáo nói riêng chưa hoàn toàn có tự do thực sự. Nhà nước vẫn nhìn chúng tôi với sự ngờ vực”.
‘Nhớ đến các tín hữu đang đau khổ vì đức tin’
Trong thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi, Đức Thánh Cha (ĐTC) Bênêdictô cũng đề cập đến tình cảnh tàn bạo, bất công, tang thương của Iraq và đặc biệt đoàn chiên Kitô hữu nhỏ bé tại đó phải hứng chịu.
ĐTC cũng nêu lên tình trạng áp bức, bất công mà nhiều người tại nhiều nước trên thế giới trong đó có các Kitô hữu phải đối diện và mời gọi Giáo hội và thế giới hãy tôn trọng quyền lợi của mỗi người, biết tìm kiếm đối thoại để kiến tạo một thế giới công bình, huynh đệ và bác ái hơn.
Trong huấn từ của ĐTC tại giờ đọc Kinh Truyền tin hôm 26 tháng 12 – ngày lễ Thánh Stêphanô, vị thánh tử đạo đầu tiên của Giáo hội, ĐTC đã nhắc nhở rằng nhiều Kitô hữu tại nhiều nước trên thế giới vẫn còn chịu cảnh bắt bớ và mời gọi con cái mình nhớ cầu nguyện cho những anh chị em này.
ĐTC nhắn nhủ ngày lễ này ‘nhắc nhở chúng ta rằng tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới các tín hữu vẫn còn phải đau khổ vì đức tin của mình’, và mời gọi mỗi tín hữu hãy phó thác những anh em bị bách hại của mình vào sự che chở của Thánh Stêphanô.
‘Hãy hãy dấn thân vào việc hỗ trợ những anh chị em đó bằng lời cầu nguyện của chúng ta và đừng lơ là trong ơn gọi Kitô hữu của chúng ta, luôn đặt Chúa Giêsu Kitô ở trung tâm của đời sống chúng ta, đời sống mà chúng ta suy niệm về tính đơn sơ và khiêm nhường của máng cỏ trong những ngày này’.
(Bài viết đăng trên trang web của nhật báo Le Figaro: "Noël: cent millions de chrétiens sous surveillance", source: http://www.lefigaro.fr/international/2009/12/23/01003-20091223ARTFIG00626-noel-cent-millions-de-chretiens-sous-surveillance-.php)
Một bài viết có tựa đề “Noël: cent millions de chrétiens sous surveillance”, đăng trên trang web của Le Figaro – một trong những tờ nhật báo quan trọng của Pháp tối 25 tháng 12, đã nhận định như vậy.
‘Bị bách hại vì niềm tin’
Theo tác giả của bài viết, Jean-Marie Guénois, vì lý do chính trị hay tôn giáo, trong số hai tỷ người theo Kitô giáo có khoảng hơn 100 triệu người (khoảng 5%) sống tại một số nước phải đón Giáng Sinh trong sự gò bó, căng thẳng hay lo sợ vì bị giám sát, theo dõi hoặc tấn công.
Con số 100 triệu này ‘không tính đến các quốc gia như Saudi Arabia (Ả rập xê út) nơi tất cả các nghi lễ Kitô giáo đều hoàn toàn bị cấm, và ở đó những người ngoại kiều, đặc biệt những người Philippines, phải bí mật đón Giáng Sinh.
Con số đó chỉ bao gồm những nước không có thay thiếu tự do tôn giáo, nơi mà những người theo Kitô giáo tùy vào những mức độ khác nhau bị theo dõi, quấy rối, bị ức hiếp một cách công khai, hay bị phạt tù hoặc phải đối diện với bạo lực vì niềm tin của họ. Trong số các nước được bài viết đề cập đến có Iraq, Pakistan Ấn Độ, Trung Quốc và cả Việt Nam.
Bài viết nêu lên tình trạng đáng lo ngại của các tín hữu tại một số quốc gia như Pakistan, Iraq, và Ấn Độ, vì tại những nước đó các Kitô hữu không chỉ bị hăm dọa mà còn phải đối diện với các vụ mưu sát.
Theo tác giả bài viết, tại Iraq tuy năm 2009 tình hình có vẻ ôn hòa đối với các tín hữu nhưng trong một tháng có đến năm vụ tấn công vào các nơi thờ phượng của họ tại thành phố Mossoul. Điều đó chứng tỏ sự yên lặng, ôn hòa đó chỉ là giả tạo. Vụ mưu sát mới nhất nhắm vào các tín hữu ngày 23 tháng 12 vừa qua đã làm một người thiệt mạng và sáu người bị thương. Hơn nữa, hàng ngàn người tị nạn theo Kittô giáo tại nước này cũng rơi vào hoàn cảnh bi thảm tương tự.
Tại Pakistan và Ấn Độ hoàn cảnh của các tín hữu cũng không khá gì hơn. Chẳng hạn vào ngày 30 tháng Bảy vừa qua, những người Hồi giáo đã tiêu hủy khoảng 100 ngôi nhà và đốt sống 29 Kitô hữu, trong đó có ba phụ nữ và ba đứa trẻ tại Koriam, Pakistan.
Liên quan đến tình hình của Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc, Jean-Marie Guénois chỉ ra rằng mọi chuyện cũng không đơn giản tại đây. Trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh vào tháng Chín vừa qua, Đức Cha (ĐC) John Tong Hon, Giám mục phụ tá Hồng Kông, đã lặp lại lời kêu gọi thả những giám mục, linh mục bị tù.
Trong số đó có ĐC Su Zhimin, Giám mục Baoding, bị tù từ năm 1996 và đến giờ không có tin tức gì về ngài, ĐC Cosme Shi Enxiang, Giám mục Yixian, bị bắt vào tháng Tư năm 2001, hay ĐC Jia Zhiguo, người bị chất vấn hôm 30 tháng Ba vừa qua.
Cũng theo bài viết, mặc dù Vatican đã kêu gọi tiến tới hiệp nhất giữa Giáo hội yêu nước và Giáo hội hầm trú, vẫn còn có sự lộn xộn lớn vì sự không có sự tin tưởng giữa hai Giáo hội.
Còn đối với Việt Nam, theo bài viết trong khi người Kitô hữu tại một số nước như Iraq hay Pakistan phải đối diện hoàn cảnh bi thương đáng lo ngại, hoặc tình trạng phức tạp tại Trung Quốc, thì tại Việt Nam đã có những dấu hiệu cải thiện.
Theo tác giả giữa Việt Nam và Vatican đã có những tiếp xúc nhằm nối lại quan hệ ngoại giao song phương. Chẳng hạn như vào ngày 11 tháng 12 vừa qua chủ tịch Việt Nam, Nguyễn Minh Triết đã gặp Đức Giáo Hoàng (ĐGH) Bênêdictô XVI và người ta còn đề cập đến chuyện ĐGH sẽ sang thăm Việt Nam.
Tuy vậy, theo bài viết, vì những tranh chấp về các tài sản, vì sự năng động của Giáo hội Công giáo, và đặc biệt vì Giáo hội Công giáo đã trở thành lực lượng phản kháng duy nhất đối với chính quyền, nên Giáo hội Công giáo bị nghi kị và sự phát triển của Giáo hội luôn bị theo dõi. Bài viết trích dẫn lời của một linh mục nói rằng: “Tại Việt Nam, các tôn giáo và người Công giáo nói riêng chưa hoàn toàn có tự do thực sự. Nhà nước vẫn nhìn chúng tôi với sự ngờ vực”.
‘Nhớ đến các tín hữu đang đau khổ vì đức tin’
Trong thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi, Đức Thánh Cha (ĐTC) Bênêdictô cũng đề cập đến tình cảnh tàn bạo, bất công, tang thương của Iraq và đặc biệt đoàn chiên Kitô hữu nhỏ bé tại đó phải hứng chịu.
ĐTC cũng nêu lên tình trạng áp bức, bất công mà nhiều người tại nhiều nước trên thế giới trong đó có các Kitô hữu phải đối diện và mời gọi Giáo hội và thế giới hãy tôn trọng quyền lợi của mỗi người, biết tìm kiếm đối thoại để kiến tạo một thế giới công bình, huynh đệ và bác ái hơn.
Trong huấn từ của ĐTC tại giờ đọc Kinh Truyền tin hôm 26 tháng 12 – ngày lễ Thánh Stêphanô, vị thánh tử đạo đầu tiên của Giáo hội, ĐTC đã nhắc nhở rằng nhiều Kitô hữu tại nhiều nước trên thế giới vẫn còn chịu cảnh bắt bớ và mời gọi con cái mình nhớ cầu nguyện cho những anh chị em này.
ĐTC nhắn nhủ ngày lễ này ‘nhắc nhở chúng ta rằng tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới các tín hữu vẫn còn phải đau khổ vì đức tin của mình’, và mời gọi mỗi tín hữu hãy phó thác những anh em bị bách hại của mình vào sự che chở của Thánh Stêphanô.
‘Hãy hãy dấn thân vào việc hỗ trợ những anh chị em đó bằng lời cầu nguyện của chúng ta và đừng lơ là trong ơn gọi Kitô hữu của chúng ta, luôn đặt Chúa Giêsu Kitô ở trung tâm của đời sống chúng ta, đời sống mà chúng ta suy niệm về tính đơn sơ và khiêm nhường của máng cỏ trong những ngày này’.
(Bài viết đăng trên trang web của nhật báo Le Figaro: "Noël: cent millions de chrétiens sous surveillance", source: http://www.lefigaro.fr/international/2009/12/23/01003-20091223ARTFIG00626-noel-cent-millions-de-chretiens-sous-surveillance-.php)
‘Không có bất đồng ý kiến về cải tổ y tế giữa Hiệp Hội Y Tế Công Giáo (CHA) và các Giám Mục.
Bùi Hữu Thư
21:25 28/12/2009
Hoa Thịnh Đốn ngày 28 tháng 12, 2009 (CNS) – Mặc dầu có một thông tin trái nghịch của tờ New York Times, Hiệp Hội Y Tế Công Giáo (CHA) và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đang hợp tác để có được đạo luật cải tổ Y Tế không gia tăng ngân khoản tài trợ của Chính Phủ Liên Bang cho việc phá thai, theo vị chủ tịch và giám đốc điều hành của CHA.
Nữ tu Carol Keehan, một sơ Nữ Tử Bác Ái, cho Hãng Thông Tấn Công Giáo (Catholic News Service) trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại ngày 28 tháng 12, là tổ chức của sơ chưa hề lay chuyển trong sự cam kết cho việc săn sóc sức khỏe để bảo vệ đời sống “từ lúc thụ thai cho đến khi qua đời cách tự nhiên,” như được trình bầy trong tài liệu của CHA: “Viễn tượng của chúng tôi về Chăm Sóc Sức Khỏe tại Hoa Kỳ.”
Sơ phản đối bản tin của báo New York Times ngày 26 tháng 12 nói là một tuyên cáo mới đây của CHA về những thương lượng tại Thượng Viện về việc tài trợ trong đạo luật cải tổ Y Tế cho thấy có một sự tách biệt với các giám mục.”
Sơ Carol nói: “Không có một mẩy may khác biệt nào giữa CHA và các giám mục. Chúng tôi tin rằng có sự hết sức khả dĩ là trong các ủy ban của Hội Đồng Giám Mục chúng tôi có thể cùng làm việc để đạt tới một giải pháp ngăn cản được việc tài trợ ngân khoản Liên Bang cho việc phá thai.”
Sơ nói, CHA đại diện cho trên 600 bệnh viện Công Giáo tại Hoa Kỳ, và “đã có rất nhiều kỷ năng trong các cấu trúc về tài trợ trong thị trưòng” có thể đóng góp cho việc thảo luận và hy vọng “sẽ giúp” cho công trình của các Uỷ Ban của Hội Đồng Giám Mục.
Ngay trước khi Thượng Viện thông qua bản dự thảo của họ về đaọ luật cải tổ Y Tế ngày 24 tháng 12, các chủ tịch của ba ủy ban của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã nói, dự luật này không nên được chấp thuận “nếu không bao gồm các thay đổi cần thiết để đảm bảo rằng,” Dự luật thực sự bảo vệ đời sống, phẩm giá và sức khỏe của tất cả mọi người.”
Nữ tu Carol Keehan, một sơ Nữ Tử Bác Ái, cho Hãng Thông Tấn Công Giáo (Catholic News Service) trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại ngày 28 tháng 12, là tổ chức của sơ chưa hề lay chuyển trong sự cam kết cho việc săn sóc sức khỏe để bảo vệ đời sống “từ lúc thụ thai cho đến khi qua đời cách tự nhiên,” như được trình bầy trong tài liệu của CHA: “Viễn tượng của chúng tôi về Chăm Sóc Sức Khỏe tại Hoa Kỳ.”
Sơ phản đối bản tin của báo New York Times ngày 26 tháng 12 nói là một tuyên cáo mới đây của CHA về những thương lượng tại Thượng Viện về việc tài trợ trong đạo luật cải tổ Y Tế cho thấy có một sự tách biệt với các giám mục.”
Sơ Carol nói: “Không có một mẩy may khác biệt nào giữa CHA và các giám mục. Chúng tôi tin rằng có sự hết sức khả dĩ là trong các ủy ban của Hội Đồng Giám Mục chúng tôi có thể cùng làm việc để đạt tới một giải pháp ngăn cản được việc tài trợ ngân khoản Liên Bang cho việc phá thai.”
Sơ nói, CHA đại diện cho trên 600 bệnh viện Công Giáo tại Hoa Kỳ, và “đã có rất nhiều kỷ năng trong các cấu trúc về tài trợ trong thị trưòng” có thể đóng góp cho việc thảo luận và hy vọng “sẽ giúp” cho công trình của các Uỷ Ban của Hội Đồng Giám Mục.
Ngay trước khi Thượng Viện thông qua bản dự thảo của họ về đaọ luật cải tổ Y Tế ngày 24 tháng 12, các chủ tịch của ba ủy ban của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã nói, dự luật này không nên được chấp thuận “nếu không bao gồm các thay đổi cần thiết để đảm bảo rằng,” Dự luật thực sự bảo vệ đời sống, phẩm giá và sức khỏe của tất cả mọi người.”
Top Stories
Vietnam Sentences Dissident to Prison
Seth Mydans & Mark McDonald
09:53 28/12/2009
BANGKOK (Dec 28) — In the first of a series of trials of dissidents in Vietnam, a court on Monday convicted a former army officer of subversion for pro-democracy activities and sentenced him to five and a half years in prison.
The conviction of the former officer, Tran Anh Kim, 60, comes as the government is tightening controls on dissent in advance of a Communist Party congress in early 2011.
He is one of five activists who were arrested in July and charged this month with the capital crime of subversion. Prosecutors asked for a lighter sentence in view of the military background of Mr. Kim, a wounded veteran.
Sentences in political cases are generally determined in advance, and the trial, held in Thai Binh Province in northeastern Vietnam, took just four hours.
The other four campaigners are to go to trial next month. The most prominent among them is Le Cong Dinh, 41, an American-educated lawyer who has defended human rights campaigners and has called for multi-party democracy.
The others are Nguyen Tien Trung, who recently studied engineering in Paris; Tran Huynh Duy Thuc; and Le Thang Long.
They are among dozens of dissidents and Internet bloggers who have been arrested in recent months as the government attempts to set the boundaries of public speech before the party congress which is held every five years, diplomats and political analysts said.
In court, the defiant Mr. Kim acknowledged his membership in the Democratic Party of Vietnam, an outlawed group of small affiliated parties and opposition factions. In June, Mr. Kim attempted to hang a sign at his house saying, “Office of the Democratic Party of Vietnam.”
He also said he had joined Bloc 8406, a group of petitioners calling for democratic elections and a multiparty state. The petition was originated on April 8, 2006 — hence its name — but Mr. Kim was not one of the original 118 signatories.
A principal architect of Bloc 8406, a Catholic priest, Nguyen Van Ly, was convicted and sentenced along with four other dissidents in March 2007. He received an eight-year prison term for “overtly revolutionary activities” and “conspiring with reactionary forces,” according to the official Vietnam News Agency.
Journalists who watched the proceedings on closed-circuit television quoted Mr. Kim as saying he had been fighting for “democratic freedom and human rights through peaceful dialogue and nonviolent means.”
“I am a person of merit,” he was quoted as saying. “I did not commit crimes.”
Judge Tran Van Loan said Mr. Kim had participated in what he called an organized crime against the state, cooperating with “reactionary Vietnamese and hostile forces in exile.”
“This was a serious violation of national security,” the judge said.
The site of Mr. Kim’s trial, Thai Binh, was likely to resonate with government loyalists and dissidents alike. The coastal province is the birthplace of some of the country’s legendary military heroes and political leaders, including Politburo members, senior generals and Vietnam’s first cosmonaut, Pham Tuan.
But Thai Binh also has been home to some of the most ardent critics of the government, notably the writer Duong Thu Huong, whose banned novel, Paradise of the Blind, was a searing description of life in postwar Vietnam, and Thich Quang Do, a Buddhist monk who has been a critic of the Communist regime for decades.
In 1997, farmers and workers in Thai Binh staged a violent rebellion against local party leaders over tax increases, land seizures and the misuse of public funds. The violence unnerved the central government, which dismissed a number of party bosses in Thai Binh but also instituted a harsh crackdown there on public gatherings and political dissent.
(Seth Mydans reported from Bangkok, and Mark McDonald from Hong Kong, Source: http://www.nytimes.com/2009/12/29/world/asia/29viet.html)
The conviction of the former officer, Tran Anh Kim, 60, comes as the government is tightening controls on dissent in advance of a Communist Party congress in early 2011.
He is one of five activists who were arrested in July and charged this month with the capital crime of subversion. Prosecutors asked for a lighter sentence in view of the military background of Mr. Kim, a wounded veteran.
Sentences in political cases are generally determined in advance, and the trial, held in Thai Binh Province in northeastern Vietnam, took just four hours.
The other four campaigners are to go to trial next month. The most prominent among them is Le Cong Dinh, 41, an American-educated lawyer who has defended human rights campaigners and has called for multi-party democracy.
The others are Nguyen Tien Trung, who recently studied engineering in Paris; Tran Huynh Duy Thuc; and Le Thang Long.
They are among dozens of dissidents and Internet bloggers who have been arrested in recent months as the government attempts to set the boundaries of public speech before the party congress which is held every five years, diplomats and political analysts said.
In court, the defiant Mr. Kim acknowledged his membership in the Democratic Party of Vietnam, an outlawed group of small affiliated parties and opposition factions. In June, Mr. Kim attempted to hang a sign at his house saying, “Office of the Democratic Party of Vietnam.”
He also said he had joined Bloc 8406, a group of petitioners calling for democratic elections and a multiparty state. The petition was originated on April 8, 2006 — hence its name — but Mr. Kim was not one of the original 118 signatories.
A principal architect of Bloc 8406, a Catholic priest, Nguyen Van Ly, was convicted and sentenced along with four other dissidents in March 2007. He received an eight-year prison term for “overtly revolutionary activities” and “conspiring with reactionary forces,” according to the official Vietnam News Agency.
Journalists who watched the proceedings on closed-circuit television quoted Mr. Kim as saying he had been fighting for “democratic freedom and human rights through peaceful dialogue and nonviolent means.”
“I am a person of merit,” he was quoted as saying. “I did not commit crimes.”
Judge Tran Van Loan said Mr. Kim had participated in what he called an organized crime against the state, cooperating with “reactionary Vietnamese and hostile forces in exile.”
“This was a serious violation of national security,” the judge said.
The site of Mr. Kim’s trial, Thai Binh, was likely to resonate with government loyalists and dissidents alike. The coastal province is the birthplace of some of the country’s legendary military heroes and political leaders, including Politburo members, senior generals and Vietnam’s first cosmonaut, Pham Tuan.
But Thai Binh also has been home to some of the most ardent critics of the government, notably the writer Duong Thu Huong, whose banned novel, Paradise of the Blind, was a searing description of life in postwar Vietnam, and Thich Quang Do, a Buddhist monk who has been a critic of the Communist regime for decades.
In 1997, farmers and workers in Thai Binh staged a violent rebellion against local party leaders over tax increases, land seizures and the misuse of public funds. The violence unnerved the central government, which dismissed a number of party bosses in Thai Binh but also instituted a harsh crackdown there on public gatherings and political dissent.
(Seth Mydans reported from Bangkok, and Mark McDonald from Hong Kong, Source: http://www.nytimes.com/2009/12/29/world/asia/29viet.html)
Christmas is back in Vietnam but for many it is all about buying
Asia-News
17:28 28/12/2009
When Vietnam adopted open market policies, Christmas made a comeback. For non-Christians, it is just a day to exchange gifts; for everyone, it is a working day as well. Gift bearers line up in front of the homes of “much loved and admired” bosses. Dioceses and parishes organise special celebrations and offer gifts to the needy. In some areas, local authorities are still boycotting Christmas, by holding exams on that day for example.
Hanoi (AsiaNews) – Once relegated to the privacy of the home by Vietnam’s Communist rulers, first in the North in 1954, and then in the south after 1975, Christmas is now making a comeback after the government introduced open market policies in the 1990s. However, the way the festivity is celebrated these days is quite different from the way Vietnamese Catholics (the second largest Catholic community in Asia) celebrate it. For most (non-Catholic) Vietnamese, it is a time to buy and sell, to get gifts especially for their bosses’ children.
In Vietnam, everyone works on Christmas, and students go to school. Employees in state enterprises and government offices are encouraged to be especially productive on this day to mark the founding of the People’s Army of Vietnam (22 December).
Since the country’s economy opened up, Western influence has grown. This has allowed Christmas to make a comeback as a time for giving and receiving gifts.
In the days before the 25 December, people throng the streets—Lương Văn Can, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Mã in Hanoi, and Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu in Ho Chi Minh City—and visit big department stores or small craft shops to buy gifts for their children, or those of their bosses.
An army of tens of thousands of young people dressed up like Santa Claus deliver gifts between 7 and 12 pm. In order to get their cargo before midnight, these Ông Già Noel (Old Man Christmas in Vietnamese) have to plan carefully how to negotiate big city traffic.
It is not rare to see tens of such gift bearers standing in line in front of the homes of officials, “much loved and admired” by their subordinates.
These attempts to curry favour with bosses (or even bribe them) can cost employees at least US$ 50, the equivalent of an average monthly wage. In some cases, the gift might even include family tickets for Christmas Eve dinners at international hotels, with a price tag of US$ 80 per adult and US$ 65 per children.
For Christians, Christmas celebrations are instead low key and more meaningful.
In the days before Christmas, choirs sing in churches.
Midnight Mass is typically celebrated no later than 9 pm for security reasons but also because people have to work the next day.
After Mass, the faithful go home to share a Christmas dinner. In rural areas, where many people are poor, Christmas dinner is organised by local parishes.
Across the country, dioceses help the disadvantaged. In Ho Chi Minh City, the diocese holds a special Christmas Mass for people with physical disabilities. This Christmas, Card Jean-Baptiste Pham Minh Man handed out gifts. A similar initiative for disabled children was held on 19 December.
In Ho Chi Minh City, Fr Joseph Le Quang Uy set up a group of young volunteers called the Disciples of Jesus to roam the streets of the city in search of the homeless to give them small gifts like rice, biscuits, detergent, and small amounts of cash. . . and thus show them the true meaning of Christmas.
In Hue, central Vietnam, starting the first Sunday of Advent the sisters of the Lovers of the Holy Cross, opened the doors of their convent to the poor, the elderly and the disabled to offer them a meal and a chance to see their crèche.
In the north, Mgr Joseph Nguyen Chi Linh, bishop of Thanh Hoa, led a group of about a hundred priests, religious and faithful to the Cam Thuy Leprosarium as a show of solidarity with the patients and bring them help and gifts. The next day, the prelate brought Christmas gifts to Hmong children.
In the north and the central plateaus, celebrating Christmas is still an uphill struggle in many villages. With local authorities refusing to admit that their communities have Christian members, the latter have to meet secretly. Schools officials are especially keen on making sure that students are not absent on Christmas Day.
However, there are some positive signs as well. After showing hostility towards the archdiocese of Hue, provincial authorities have made some token gesture. The deputy chairman of Thua Thyen province (which includes Hue), Ngo Hoa, signed a decree ordering school principals not to hold exams on Christmas. Unfortunately, this applies only to his province. Elsewhere, it is still customary to hold important exams on Christmas.
Hanoi (AsiaNews) – Once relegated to the privacy of the home by Vietnam’s Communist rulers, first in the North in 1954, and then in the south after 1975, Christmas is now making a comeback after the government introduced open market policies in the 1990s. However, the way the festivity is celebrated these days is quite different from the way Vietnamese Catholics (the second largest Catholic community in Asia) celebrate it. For most (non-Catholic) Vietnamese, it is a time to buy and sell, to get gifts especially for their bosses’ children.
In Vietnam, everyone works on Christmas, and students go to school. Employees in state enterprises and government offices are encouraged to be especially productive on this day to mark the founding of the People’s Army of Vietnam (22 December).
Since the country’s economy opened up, Western influence has grown. This has allowed Christmas to make a comeback as a time for giving and receiving gifts.
In the days before the 25 December, people throng the streets—Lương Văn Can, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Mã in Hanoi, and Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu in Ho Chi Minh City—and visit big department stores or small craft shops to buy gifts for their children, or those of their bosses.
An army of tens of thousands of young people dressed up like Santa Claus deliver gifts between 7 and 12 pm. In order to get their cargo before midnight, these Ông Già Noel (Old Man Christmas in Vietnamese) have to plan carefully how to negotiate big city traffic.
It is not rare to see tens of such gift bearers standing in line in front of the homes of officials, “much loved and admired” by their subordinates.
These attempts to curry favour with bosses (or even bribe them) can cost employees at least US$ 50, the equivalent of an average monthly wage. In some cases, the gift might even include family tickets for Christmas Eve dinners at international hotels, with a price tag of US$ 80 per adult and US$ 65 per children.
For Christians, Christmas celebrations are instead low key and more meaningful.
In the days before Christmas, choirs sing in churches.
Midnight Mass is typically celebrated no later than 9 pm for security reasons but also because people have to work the next day.
After Mass, the faithful go home to share a Christmas dinner. In rural areas, where many people are poor, Christmas dinner is organised by local parishes.
Across the country, dioceses help the disadvantaged. In Ho Chi Minh City, the diocese holds a special Christmas Mass for people with physical disabilities. This Christmas, Card Jean-Baptiste Pham Minh Man handed out gifts. A similar initiative for disabled children was held on 19 December.
In Ho Chi Minh City, Fr Joseph Le Quang Uy set up a group of young volunteers called the Disciples of Jesus to roam the streets of the city in search of the homeless to give them small gifts like rice, biscuits, detergent, and small amounts of cash. . . and thus show them the true meaning of Christmas.
In Hue, central Vietnam, starting the first Sunday of Advent the sisters of the Lovers of the Holy Cross, opened the doors of their convent to the poor, the elderly and the disabled to offer them a meal and a chance to see their crèche.
In the north, Mgr Joseph Nguyen Chi Linh, bishop of Thanh Hoa, led a group of about a hundred priests, religious and faithful to the Cam Thuy Leprosarium as a show of solidarity with the patients and bring them help and gifts. The next day, the prelate brought Christmas gifts to Hmong children.
In the north and the central plateaus, celebrating Christmas is still an uphill struggle in many villages. With local authorities refusing to admit that their communities have Christian members, the latter have to meet secretly. Schools officials are especially keen on making sure that students are not absent on Christmas Day.
However, there are some positive signs as well. After showing hostility towards the archdiocese of Hue, provincial authorities have made some token gesture. The deputy chairman of Thua Thyen province (which includes Hue), Ngo Hoa, signed a decree ordering school principals not to hold exams on Christmas. Unfortunately, this applies only to his province. Elsewhere, it is still customary to hold important exams on Christmas.
Il Natale torna in Vietnam, ma per molti è solo una festa del consumismo
Asia-News
17:28 28/12/2009
L’apertura all’economia di mercato ha “resuscitato” la celebrazione, ma per i non cristiani è solo un giorno, peraltro non festivo, per scambiarsi regali. File di donatori alla porta di funzionari “molto amati e ammirati”. Diocesi e parrocchie organizzano celebrazioni speciali e offrono doni ai bisognosi. Ma ci sono ancora autorità locali che tentano di boicottare la Natività, ad esempio fissando per quel giorno gli esami scolastici.
Hanoi (AsiaNews) – Relegato a livello di “festa privata” con la presa di potere del governo comunista nel Vietnam del nord, dopo il 1954, e nel sud, dopo il 1975, il Natale, sta tornando a essere celebrato nel Paese dopo l’apertura all’economia di mercato, decisa negli anni ’90.
Ma è una celebrazione ben diversa per i cattolici – il Vietnam è il Paese asiatico con la maggior numero di cattolici, dopo le Filippine – e per i non cristiani, per i quali è solo un’occasione per promuovere – e fare – acquisti, magari destinati ai figli dei superiori. Per tutti, comunque, è un giorno lavorativo e i ragazzi vanno a scuola. Per i dipendenti statali è un giorno di “emulazione nel lavoro produttivo” per celebrare il giorno dell’Esercito popolare, fissato al 22 dicembre.
L’influenza dei costumi occidentali, seguita all’apertura all’economia di mercato ha comunque visto il ritorno del Natale, ma soprattutto come occasione per lo scambio di doni. Nei giorni precedenti la Natività, la gente affolla strade come Lương Văn Can, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Mã di Hanoi o Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu a Ho Chi Minh city, per ordinare nei grandi magazzini o nei piccoli negozi artigianali regali per i propri figli o, più importante, per i figli dei propri capi.
In entrambi i casi, i doni vengono consegnati dalle 19 alla mezzanotte da decine di migliaia di giovani vestiti da Babbo Natale. Per riuscire a consegnare i loro pacchi prima della mezzanotte, questi “Ông Già Noel” (la versione vietnamita di Babbo Natale) sono costretti a pianificare vere e proprie strategie di spostamento nel convulso traffico cittadino.
Non è raro, poi, vedere decine di portatori di doni fare la coda davanti ai portoni di casa di funzionari “molto amati e ammirati” dai loro subordinati. Sono tentativi di ingraziarsi il capo, se non di corruzione, che costano almeno 50 dollari – lo stipendio mensile di un lavoratore medio – e che possono arrivare al “buono” per la partecipazione di tutta la famiglia alle cene natalizie dei grandi alberghi internazionali, che costano in media 80 dollari per ogni adulto e 65 per un bambino.
Per i cristiani, il Natale è più sobrio e più significativo. Nei giorni che lo precedono, esibizioni di cori si tengono nelle chiese. La messa di mezzanotte viene celebrata non più tardi delle 21, sia per ragioni di sicurezza, sia perché all’indomani la gente deve andare al lavoro. Dopo la messa, i fedeli tornano a casa per la cena natalizia. Nelle zone rurali, dove le persone sono davvero povere, spesso sono le parrocchie ad organizzare pranzi dopo il rito. Programmi di aiuto alle persone svantaggiate sono preparati in questi giorni dalle diocesi di tutto il Paese.
A Ho Chi Minh City, la diocesi ha organizzato una messa speciale per il Natale delle persone con problemi fisici, nel corso della quale il cardinale Jean Baptiste Pham Minh Man ha anche distribuito loro dei doni. Un’analoga iniziativa, dedicata ai bambini con problemi fisici, si è svolta il 19 dicembre. Nella stessa città, padre Joseph Le Quang Uy ha organizzato dei gruppi di giovani volontari, chiamati Discepoli di Gesù, che cercano per le strade i barboni e offrono piccoli doni, come riso, biscotti, detersivi, un po’ di denaro…. Cosa che mostra il vero significato del Natale.
A Hue, nella parte centrale del Paese, le suore della comunità delle Amanti della Santa Croce, fin dalla prima domenica di Avvento hanno invitato I poveri, gli anziani e disabili a recarsi al loro convento per avere un pasto e visitare il presepe.
Nel nord, il vescovo di Thanh Hoa, Joseph Nguyen Chi Linh, ha portato un gruppo di un centinaio di sacerdoti, religiosi e fedeli a visitare il lebbrosario di Cam Thuy, per portare ai pazienti solidarietà, aiuto e doni.
Il giorno dopo il prelato ha portato regali di Natale ai bambini degli Hmong.
Qualche difficoltà a celebrare il Natale, e anche la Pasqua, resta in numerosi villaggi degli Altipiani centrali e nel Nord. Autorità locali costringono i cristiani – dei quali negano l’esistenza - a incontrarsi di nascosto e impongono particolari controlli sugli studenti, per evitare le assenze nel giorno di Natale.
Un segno positivo, dopo una serie di contrasti con l’arcidiocesi di Hue è venuto quest’anno dalla provincia di Thua Thyen, che comprende Hue. Il vicepresidente Ngo Hoa ha firmato un decreto col quale proibisce ai responsabili delle scuole pubbliche di programmare esami nel giorno di Natale. Purtroppo, la decisione è valida solo per quella provincia, mentre in altre resiste l’uso di fissare scadenze importati proprio per Natale.
Hanoi (AsiaNews) – Relegato a livello di “festa privata” con la presa di potere del governo comunista nel Vietnam del nord, dopo il 1954, e nel sud, dopo il 1975, il Natale, sta tornando a essere celebrato nel Paese dopo l’apertura all’economia di mercato, decisa negli anni ’90.
Ma è una celebrazione ben diversa per i cattolici – il Vietnam è il Paese asiatico con la maggior numero di cattolici, dopo le Filippine – e per i non cristiani, per i quali è solo un’occasione per promuovere – e fare – acquisti, magari destinati ai figli dei superiori. Per tutti, comunque, è un giorno lavorativo e i ragazzi vanno a scuola. Per i dipendenti statali è un giorno di “emulazione nel lavoro produttivo” per celebrare il giorno dell’Esercito popolare, fissato al 22 dicembre.
L’influenza dei costumi occidentali, seguita all’apertura all’economia di mercato ha comunque visto il ritorno del Natale, ma soprattutto come occasione per lo scambio di doni. Nei giorni precedenti la Natività, la gente affolla strade come Lương Văn Can, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Mã di Hanoi o Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu a Ho Chi Minh city, per ordinare nei grandi magazzini o nei piccoli negozi artigianali regali per i propri figli o, più importante, per i figli dei propri capi.
In entrambi i casi, i doni vengono consegnati dalle 19 alla mezzanotte da decine di migliaia di giovani vestiti da Babbo Natale. Per riuscire a consegnare i loro pacchi prima della mezzanotte, questi “Ông Già Noel” (la versione vietnamita di Babbo Natale) sono costretti a pianificare vere e proprie strategie di spostamento nel convulso traffico cittadino.
Non è raro, poi, vedere decine di portatori di doni fare la coda davanti ai portoni di casa di funzionari “molto amati e ammirati” dai loro subordinati. Sono tentativi di ingraziarsi il capo, se non di corruzione, che costano almeno 50 dollari – lo stipendio mensile di un lavoratore medio – e che possono arrivare al “buono” per la partecipazione di tutta la famiglia alle cene natalizie dei grandi alberghi internazionali, che costano in media 80 dollari per ogni adulto e 65 per un bambino.
Per i cristiani, il Natale è più sobrio e più significativo. Nei giorni che lo precedono, esibizioni di cori si tengono nelle chiese. La messa di mezzanotte viene celebrata non più tardi delle 21, sia per ragioni di sicurezza, sia perché all’indomani la gente deve andare al lavoro. Dopo la messa, i fedeli tornano a casa per la cena natalizia. Nelle zone rurali, dove le persone sono davvero povere, spesso sono le parrocchie ad organizzare pranzi dopo il rito. Programmi di aiuto alle persone svantaggiate sono preparati in questi giorni dalle diocesi di tutto il Paese.
A Ho Chi Minh City, la diocesi ha organizzato una messa speciale per il Natale delle persone con problemi fisici, nel corso della quale il cardinale Jean Baptiste Pham Minh Man ha anche distribuito loro dei doni. Un’analoga iniziativa, dedicata ai bambini con problemi fisici, si è svolta il 19 dicembre. Nella stessa città, padre Joseph Le Quang Uy ha organizzato dei gruppi di giovani volontari, chiamati Discepoli di Gesù, che cercano per le strade i barboni e offrono piccoli doni, come riso, biscotti, detersivi, un po’ di denaro…. Cosa che mostra il vero significato del Natale.
A Hue, nella parte centrale del Paese, le suore della comunità delle Amanti della Santa Croce, fin dalla prima domenica di Avvento hanno invitato I poveri, gli anziani e disabili a recarsi al loro convento per avere un pasto e visitare il presepe.
Nel nord, il vescovo di Thanh Hoa, Joseph Nguyen Chi Linh, ha portato un gruppo di un centinaio di sacerdoti, religiosi e fedeli a visitare il lebbrosario di Cam Thuy, per portare ai pazienti solidarietà, aiuto e doni.
Il giorno dopo il prelato ha portato regali di Natale ai bambini degli Hmong.
Qualche difficoltà a celebrare il Natale, e anche la Pasqua, resta in numerosi villaggi degli Altipiani centrali e nel Nord. Autorità locali costringono i cristiani – dei quali negano l’esistenza - a incontrarsi di nascosto e impongono particolari controlli sugli studenti, per evitare le assenze nel giorno di Natale.
Un segno positivo, dopo una serie di contrasti con l’arcidiocesi di Hue è venuto quest’anno dalla provincia di Thua Thyen, che comprende Hue. Il vicepresidente Ngo Hoa ha firmato un decreto col quale proibisce ai responsabili delle scuole pubbliche di programmare esami nel giorno di Natale. Purtroppo, la decisione è valida solo per quella provincia, mentre in altre resiste l’uso di fissare scadenze importati proprio per Natale.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đêm “Hoan Ca Tình Thương Giáng Sinh” tại giáo xứ Nghi Lộc
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
04:25 28/12/2009
VINH - “Hoan Ca Tình Thương Giáng Sinh” – Đó là chủ đề của đêm canh thức mừng Chúa giáng sinh 2009 tại Giáo xứ Nghi Lộc. Ban Tổ Chức muốn qua chủ đề này, chuyển tới mọi người về tham dự phần nào sứ điệp của Đấng đã vì yêu thương mà sinh xuống làm người trong đêm đông giá lạnh.
Hình ảnh Đêm Hoan Ca
Chương trình đêm giao lưu canh thức Giáng Sinh lần này đã được Hội Đồng Mục Vụ, Ca nhạc đoàn Cécilia, anh chị em giới trẻ G.x Nghi Lộc chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng từ đầu Mùa Vọng. Người ta có thể nhận thấy sự sáng tạo, lòng nhiệt tâm của cộng đoàn Nghi Lộc qua thiết kế, bài trí không gian đêm lễ thật lung linh, tràn ngập sắc màu Noel; qua đó, họ cũng cảm nhận được tầm quan trọng và ảnh hưởng của sự kiện Giáng Sinh không những đối với người Kitô hữu mà với toàn nhân loại. Đó không chỉ là một sự kiện có tính văn hoá, mà đặc biệt hơn, nó mang ý nghĩa tâm linh cao cả đối với con người trên tiến trình tìm về hạnh phúc.
Với đêm “Hoan Ca Tình Thương Giáng Sinh”, Ca đoàn Cécilia và các bạn trẻ Nghi Lộc đã đem đến cho cộng đoàn và quý khách món quà đầy hấp dẫn và ý nghĩa trong đêm Giáng Sinh. Món quà ấy không chỉ là niềm vui, chia sẻ mang tính hình thức bên ngoài; mà hơn thế nữa, nó hàm chứa lời nhắn gửi đến những người không cùng niềm tin Kitô giáo về Đấng Emmanuel đã đến, và đang mời gọi họ nhận lãnh hồng ân cứu độ. So với những Giáng Sinh trước, chương trình canh thức Noel lần này của Giáo xứ Nghi Lộc nhắm vào vào chiều sâu hơn, các tiết mục trầm lắng, đánh động hơn đối với khán giả. Lời “Hoan ca tình thương Giáng Sinh” do các em nhỏ trong nhóm Ước Mơ Xanh Nghi Lộc thể hiện như lời ngợi ca công trình cứu độ đã có từ muôn thuở của Thiên Chúa, được thực hiện đầy đủ nơi Ngôi Hai Thánh Tử. Đêm “Hoan ca tình thương Giáng Sinh” cũng mời gọi mọi người ý thức hơn thái độ đáp trả, “tri ân tình Chúa” (tiết mục Giáo họ Nghi Tây) trong cuộc sống hôm nay.
Cao điểm của đêm “Hoan Ca Tình Thương Giáng Sinh” 2009 tại Giáo xứ Nghi Lộc là thánh lễ mừng kỷ niệm thời khắc trọng đại Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh làm người. Chia sẻ trong thánh lễ, Cha Phaolô Bùi Đình Cao (Giáo sư ĐCV Vinh Thanh), đã mời gọi mọi người hãy noi gương Ngôi Hai Thiên Chúa, có “một lối sống làm sao để lan toả niềm vui đến anh em, chị em chúng ta, không phân biệt lương giáo, chủng tộc…”. Cha cũng bày tỏ trăn trở trước vấn đề “sự thật, công lý và hoà bình luôn bị đe doạ” trong cuộc sống hôm nay; và theo Cha, nguyên do của tệ trạng ấy “không có gì khác ngoài con người chúng ta…, có thể chúng ta còn chưa muốn cho người khác được bằng yên, muốn rút đi sự bằng yên của kẻ khác, trong khi chính Chúa dạy chúng ta hãy trao ban sự bằng yên cho kẻ khác”. Theo Cha, để “thay đổi cách thức, tư tưởng, suy nghĩ và hành động cho phù hợp với đêm Giáng Sinh này…, chúng ta phải sẵn sàng loại bỏ những tư tưởng, những thái độ, những hành động, chẳng hạn như đối xử với nhau không xứng với nhân phẩm của con người…Hơn bao giờ hết, chúng ta phải có nỗ lực xây dựng bằng yên, xây dựng cho công lý, xây dựng cho sự thật…Những người Kitô hữu phải biết quý chuộng hoà bình, phải biết nỗ lực xây dựng hoà bình này…Chúa ban bình an, hoà bình cho nhân loại, nhưng không phải chúng ta khoanh tay ngồi nhìn là có bình an…Thông điệp bình an mà Chúa Giêsu đem đến trong đêm Giáng Sinh này phải được loan báo cho mọi người, và mọi người phải tin vào Chúa Kitô để biết chia sẻ bình an của Chúa Kitô cho những người khác trong cuộc sống”.
Trong tâm tình hiệp thông hướng về các sự kiện đang diễn ra trong Giáo hội nói chung và thực trạng của xã hội hôm nay, cộng đoàn Nghi Lộc đã cùng dâng lên Chúa Hài Đồng lời nguyện cầu tha thiết cho một thế giới hoà bình, yêu thương, biết luôn bước đi trong ánh sáng của Tình Thương Giáng Sinh.
Đêm “Hoan Ca Tình Thương Giáng Sinh” của Giáo xứ Nghi Lộc kết thúc trong tiếng ca trầm hùng, trang trọng do ca đoàn Cécilia hợp xướng: “Đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, đất với trời xe chữ đồng,…”. Lời ca ấy còn dư âm mãi trong tâm hồn những người tham dự đêm canh thức, và ước nguyện cho nhau một Mùa Giáng Sinh an bình, hạnh phúc trong tình thương của Vua Hoà Bình Giêsu.
Hình ảnh Đêm Hoan Ca
Chương trình đêm giao lưu canh thức Giáng Sinh lần này đã được Hội Đồng Mục Vụ, Ca nhạc đoàn Cécilia, anh chị em giới trẻ G.x Nghi Lộc chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng từ đầu Mùa Vọng. Người ta có thể nhận thấy sự sáng tạo, lòng nhiệt tâm của cộng đoàn Nghi Lộc qua thiết kế, bài trí không gian đêm lễ thật lung linh, tràn ngập sắc màu Noel; qua đó, họ cũng cảm nhận được tầm quan trọng và ảnh hưởng của sự kiện Giáng Sinh không những đối với người Kitô hữu mà với toàn nhân loại. Đó không chỉ là một sự kiện có tính văn hoá, mà đặc biệt hơn, nó mang ý nghĩa tâm linh cao cả đối với con người trên tiến trình tìm về hạnh phúc.
Với đêm “Hoan Ca Tình Thương Giáng Sinh”, Ca đoàn Cécilia và các bạn trẻ Nghi Lộc đã đem đến cho cộng đoàn và quý khách món quà đầy hấp dẫn và ý nghĩa trong đêm Giáng Sinh. Món quà ấy không chỉ là niềm vui, chia sẻ mang tính hình thức bên ngoài; mà hơn thế nữa, nó hàm chứa lời nhắn gửi đến những người không cùng niềm tin Kitô giáo về Đấng Emmanuel đã đến, và đang mời gọi họ nhận lãnh hồng ân cứu độ. So với những Giáng Sinh trước, chương trình canh thức Noel lần này của Giáo xứ Nghi Lộc nhắm vào vào chiều sâu hơn, các tiết mục trầm lắng, đánh động hơn đối với khán giả. Lời “Hoan ca tình thương Giáng Sinh” do các em nhỏ trong nhóm Ước Mơ Xanh Nghi Lộc thể hiện như lời ngợi ca công trình cứu độ đã có từ muôn thuở của Thiên Chúa, được thực hiện đầy đủ nơi Ngôi Hai Thánh Tử. Đêm “Hoan ca tình thương Giáng Sinh” cũng mời gọi mọi người ý thức hơn thái độ đáp trả, “tri ân tình Chúa” (tiết mục Giáo họ Nghi Tây) trong cuộc sống hôm nay.
Cao điểm của đêm “Hoan Ca Tình Thương Giáng Sinh” 2009 tại Giáo xứ Nghi Lộc là thánh lễ mừng kỷ niệm thời khắc trọng đại Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh làm người. Chia sẻ trong thánh lễ, Cha Phaolô Bùi Đình Cao (Giáo sư ĐCV Vinh Thanh), đã mời gọi mọi người hãy noi gương Ngôi Hai Thiên Chúa, có “một lối sống làm sao để lan toả niềm vui đến anh em, chị em chúng ta, không phân biệt lương giáo, chủng tộc…”. Cha cũng bày tỏ trăn trở trước vấn đề “sự thật, công lý và hoà bình luôn bị đe doạ” trong cuộc sống hôm nay; và theo Cha, nguyên do của tệ trạng ấy “không có gì khác ngoài con người chúng ta…, có thể chúng ta còn chưa muốn cho người khác được bằng yên, muốn rút đi sự bằng yên của kẻ khác, trong khi chính Chúa dạy chúng ta hãy trao ban sự bằng yên cho kẻ khác”. Theo Cha, để “thay đổi cách thức, tư tưởng, suy nghĩ và hành động cho phù hợp với đêm Giáng Sinh này…, chúng ta phải sẵn sàng loại bỏ những tư tưởng, những thái độ, những hành động, chẳng hạn như đối xử với nhau không xứng với nhân phẩm của con người…Hơn bao giờ hết, chúng ta phải có nỗ lực xây dựng bằng yên, xây dựng cho công lý, xây dựng cho sự thật…Những người Kitô hữu phải biết quý chuộng hoà bình, phải biết nỗ lực xây dựng hoà bình này…Chúa ban bình an, hoà bình cho nhân loại, nhưng không phải chúng ta khoanh tay ngồi nhìn là có bình an…Thông điệp bình an mà Chúa Giêsu đem đến trong đêm Giáng Sinh này phải được loan báo cho mọi người, và mọi người phải tin vào Chúa Kitô để biết chia sẻ bình an của Chúa Kitô cho những người khác trong cuộc sống”.
Trong tâm tình hiệp thông hướng về các sự kiện đang diễn ra trong Giáo hội nói chung và thực trạng của xã hội hôm nay, cộng đoàn Nghi Lộc đã cùng dâng lên Chúa Hài Đồng lời nguyện cầu tha thiết cho một thế giới hoà bình, yêu thương, biết luôn bước đi trong ánh sáng của Tình Thương Giáng Sinh.
Đêm “Hoan Ca Tình Thương Giáng Sinh” của Giáo xứ Nghi Lộc kết thúc trong tiếng ca trầm hùng, trang trọng do ca đoàn Cécilia hợp xướng: “Đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, đất với trời xe chữ đồng,…”. Lời ca ấy còn dư âm mãi trong tâm hồn những người tham dự đêm canh thức, và ước nguyện cho nhau một Mùa Giáng Sinh an bình, hạnh phúc trong tình thương của Vua Hoà Bình Giêsu.
Bữa cơm huynh đệ cho 300 người khuyết tật tại Mái Ấm Tình Thương - Đồng Tiến Lagi
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
04:34 28/12/2009
BÌNH THUẬN - Từ 6 năm nay, vào dịp lễ Giáng Sinh, các Nữ Tu MTG Nha Trang thuộc Mái Ấm Tình Thương (Lagi – Bình Thuận) tổ chức bữa cơm huynh đệ cho những người khuyết tật và những người già neo đơn cùng khổ.
Bữa Cơm Huynh Đệ Mừng Chúa Giáng Sinh với khách mời là 300 người khuyết tật từ các thôn làng của vùng Hàm Tân - Lagi. Nắng chiều còn khá gay gắt, nhưng khuôn viên của Mái Ấm đã kín người. Toàn là những người tật nguyền bất hạnh. Một số nằm trên cáng, một số ngồi xe lăn, trẻ em được bế trong tay với những thân hình đầu to, mình tong teo dị dạng, những ông bà cụ già lụm khụm, nhăn nheo. Đủ mọi hạng tật nguyền khốn khổ của kiếp người.
Hình ảnh Mái Ấm Tình Thương
Một bữa tiệc Noel thịnh soạn. Mọi người còn được nhận quà Giáng Sinh từ các ân nhân xa gần trao gởi. Niềm vui sáng lên trên từng khuôn mặt. Họ ăn uống nói cười trong tình huynh đệ của những con người cùng cảnh ngộ. Một chương trình văn nghệ đặc sắc mừng Chúa Giáng Sinh, đem nhiều niềm vui ấm áp cho những người bất hạnh.
Từ nơi Máng Cỏ, tiếng Chúa Hài Nhi mời gọi: hãy chia sẻ. Chia sẻ không phải là bố thí, cũng không phải là ban ơn. Bố thí và ban ơn là đứng từ trên cao ban xuống và chỉ cho những gì dư thừa. Chia sẻ là đứng ngang hàng và cho đi bằng cả trái tim yêu thương. Nằm trong hang đá nghèo hèn, với bầy chiên bò, giữa đêm đông giá rét, Chúa Hài Nhi trở nên một lời mời gọi chia sẻ. Bước vào Mùa Vọng, các xứ đạo, các cộng đoàn, các gia đình được mời gọi tiết kiệm để giúp đỡ người nghèo. Và mỗi dịp Giáng Sinh về, khắp mọi nơi trên quê hương, những quà tặng Giáng Sinh được gởi trao đến những người nghèo, những người khuyết tật như tấm lòng san sẻ yêu thương.
Cha FX Đinh Tiến Đường, chánh xứ Đồng Tiến, đến thăm và trao quà. Ngài nói với những người khuyết tật rằng: Chúa Giêsu xuống trần, đem niềm vui, niềm hạnh phúc và sự bình an cho tất cả mọi người không phân biệt lương giáo, giàu nghèo. Đặc biệt, Chúa yêu thương những người bất hạnh, người đau khổ. Qua bàn tay và tấm lòng của những vị ân nhân, các Nữ Tu, Chúa đem niềm vui ấp áp đến cho quý bà con. Hãy cùng nhau tạ ơn Chúa và sống niềm vui chia sẻ yêu thương để cuộc đời ấm lên tình người.
Nữ Tu Thanh Mai bày tỏ lòng biết ơn qua những tâm tình.
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui.
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi.
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời.
- Chỉ vì tình thương mà quý cha, quý chị em, quý ân nhân đã đồng cảm yêu thương song hành trong lời hiệp thông cầu nguyện, khích lệ tinh thần, động viên trong công tác xã hội cách này hoặc cách khác.
- Với chia sẻ tình thương mà 300 ông bà anh chị em khuyết tật từ những vùng sâu vùng xa, hôm nay đã đến chung vui trong bữa cơm Huynh Đệ lần thứ 6 này.
- Trong tình thương, chúng ta xích lại gần nhau không phân biệt tôn giáo, gặp gỡ trong tương quan anh em một nhà, con một cha trên trời.
Tất cả là niềm vui, sự khích lệ lớn cho chúng con trong hành trình truyền giáo và phục vụ.
Nguyện xin tình yêu của Chúa Giêsu tỏa lan khắp mọi nơi và trong mọi người. Ước mong trong cuộc sống, chúng ta luôn cảm thông, yêu thương và gắn bó với nhau ngày một thân thiện hơn.
Kính chúc mọi người vui hưởng Mùa Giáng Sinh và Năm Mới, trong Tình Yêu - Niềm Vui và Bình An của Chúa Hài Nhi.
Bữa Cơm Huynh Đệ Mừng Chúa Giáng Sinh với khách mời là 300 người khuyết tật từ các thôn làng của vùng Hàm Tân - Lagi. Nắng chiều còn khá gay gắt, nhưng khuôn viên của Mái Ấm đã kín người. Toàn là những người tật nguyền bất hạnh. Một số nằm trên cáng, một số ngồi xe lăn, trẻ em được bế trong tay với những thân hình đầu to, mình tong teo dị dạng, những ông bà cụ già lụm khụm, nhăn nheo. Đủ mọi hạng tật nguyền khốn khổ của kiếp người.
Hình ảnh Mái Ấm Tình Thương
Một bữa tiệc Noel thịnh soạn. Mọi người còn được nhận quà Giáng Sinh từ các ân nhân xa gần trao gởi. Niềm vui sáng lên trên từng khuôn mặt. Họ ăn uống nói cười trong tình huynh đệ của những con người cùng cảnh ngộ. Một chương trình văn nghệ đặc sắc mừng Chúa Giáng Sinh, đem nhiều niềm vui ấm áp cho những người bất hạnh.
Từ nơi Máng Cỏ, tiếng Chúa Hài Nhi mời gọi: hãy chia sẻ. Chia sẻ không phải là bố thí, cũng không phải là ban ơn. Bố thí và ban ơn là đứng từ trên cao ban xuống và chỉ cho những gì dư thừa. Chia sẻ là đứng ngang hàng và cho đi bằng cả trái tim yêu thương. Nằm trong hang đá nghèo hèn, với bầy chiên bò, giữa đêm đông giá rét, Chúa Hài Nhi trở nên một lời mời gọi chia sẻ. Bước vào Mùa Vọng, các xứ đạo, các cộng đoàn, các gia đình được mời gọi tiết kiệm để giúp đỡ người nghèo. Và mỗi dịp Giáng Sinh về, khắp mọi nơi trên quê hương, những quà tặng Giáng Sinh được gởi trao đến những người nghèo, những người khuyết tật như tấm lòng san sẻ yêu thương.
Cha FX Đinh Tiến Đường, chánh xứ Đồng Tiến, đến thăm và trao quà. Ngài nói với những người khuyết tật rằng: Chúa Giêsu xuống trần, đem niềm vui, niềm hạnh phúc và sự bình an cho tất cả mọi người không phân biệt lương giáo, giàu nghèo. Đặc biệt, Chúa yêu thương những người bất hạnh, người đau khổ. Qua bàn tay và tấm lòng của những vị ân nhân, các Nữ Tu, Chúa đem niềm vui ấp áp đến cho quý bà con. Hãy cùng nhau tạ ơn Chúa và sống niềm vui chia sẻ yêu thương để cuộc đời ấm lên tình người.
Nữ Tu Thanh Mai bày tỏ lòng biết ơn qua những tâm tình.
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui.
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi.
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời.
- Chỉ vì tình thương mà quý cha, quý chị em, quý ân nhân đã đồng cảm yêu thương song hành trong lời hiệp thông cầu nguyện, khích lệ tinh thần, động viên trong công tác xã hội cách này hoặc cách khác.
- Với chia sẻ tình thương mà 300 ông bà anh chị em khuyết tật từ những vùng sâu vùng xa, hôm nay đã đến chung vui trong bữa cơm Huynh Đệ lần thứ 6 này.
- Trong tình thương, chúng ta xích lại gần nhau không phân biệt tôn giáo, gặp gỡ trong tương quan anh em một nhà, con một cha trên trời.
Tất cả là niềm vui, sự khích lệ lớn cho chúng con trong hành trình truyền giáo và phục vụ.
Nguyện xin tình yêu của Chúa Giêsu tỏa lan khắp mọi nơi và trong mọi người. Ước mong trong cuộc sống, chúng ta luôn cảm thông, yêu thương và gắn bó với nhau ngày một thân thiện hơn.
Kính chúc mọi người vui hưởng Mùa Giáng Sinh và Năm Mới, trong Tình Yêu - Niềm Vui và Bình An của Chúa Hài Nhi.
Đêm Ca Mừng Giáng Sinh tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm
LM. Phêrô Hồng Phúc
10:43 28/12/2009
Đêm Ca Mừng Giáng Sinh tại Phát Diệm
PHÁT DIỆM 25/12/09. - " CA MỪNG GIÁNG SINH đêm 24/12 đã thành truyền thống của giáo phận Phát Diệm. Năm nay - Năm thánh của Giáo Hội Việt Nam kỷ niệm 50 thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, kỷ niệm 350 năm thành lập hai Giáo phận Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài. Đêm CA MỪNG GIÁNG SINH tại Phát Diệm đã gắn kết thêm về ý nghĩa Năm thánh. Ngoài những hoạt cảnh, vũ khúc, hợp xướng truyền thống, còn có thêm mục SÁM HỐI theo kịch bản của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục giáo phận Thanh Hoá, Phó chủ tịch HĐGMVN. Đêm CA MỪNG GIÁNG SINH được trình diễn trong 90 phút, trước khi vào thánh lễ đêm được cử hành vào 22h cùng ngày.
Xem hình Ca Mừng Giáng Sinh
Đây là thánh lễ Đêm Giáng Sinh đầu tiên cử hành ngoài trời tại Phát Diệm, do Đức cha Giuse Nguyễn Năng chủ sự, có khoảng 15 ngàn người tham dự. Trong bài giảng, Đức Cha đã đề cập tới Tin Mừng về Đức Giêsu Kitô - một Hài Nhi bé thơ mà bề ngoài xem ra yếu kém mọi mặt về quyền lực, địa vị, giầu sang, danh giá... Nhưng chính Ngài đã đem đến một thay đổi lớn lao cho nhân loại mọi thời đại về giá trị nhân phẩm, về đạo đức và ý nghĩa cuộc sống. Người kitô hữu được mời gọi sống tốt, sống thánh ngay trong môi trường xã hội mình đang sống. Ở đâu có kitô hữu, ở đấy phải không còn Ma tuý, không còn băng ổ...và đó chính là Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô thấm sâu vào mọi thời đại.
Sau thánh lễ, đoàn rước do Đức cha chủ sự tiếp tục rước tượng Chúa Hài Đồng vòng quanh Ao hồ lớn. Khoảng vài ngàn cây nến đã được thắp lên thành hàng rước rất trang trọng, tại hang Giáng Sinh, Đức cha và Linh mục đoàn Phát Diệm cùng cộng đồng Dân Chúa Giáo xứ Chính toà Phát Diệm đã cùng đọc kinh Viếng Hang đá và kết thúc bằng bài thánh ca Giáng Sinh ấm nóng tình Chúa, tình người."
PHÁT DIỆM 25/12/09. - " CA MỪNG GIÁNG SINH đêm 24/12 đã thành truyền thống của giáo phận Phát Diệm. Năm nay - Năm thánh của Giáo Hội Việt Nam kỷ niệm 50 thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, kỷ niệm 350 năm thành lập hai Giáo phận Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài. Đêm CA MỪNG GIÁNG SINH tại Phát Diệm đã gắn kết thêm về ý nghĩa Năm thánh. Ngoài những hoạt cảnh, vũ khúc, hợp xướng truyền thống, còn có thêm mục SÁM HỐI theo kịch bản của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục giáo phận Thanh Hoá, Phó chủ tịch HĐGMVN. Đêm CA MỪNG GIÁNG SINH được trình diễn trong 90 phút, trước khi vào thánh lễ đêm được cử hành vào 22h cùng ngày.
Xem hình Ca Mừng Giáng Sinh
Đây là thánh lễ Đêm Giáng Sinh đầu tiên cử hành ngoài trời tại Phát Diệm, do Đức cha Giuse Nguyễn Năng chủ sự, có khoảng 15 ngàn người tham dự. Trong bài giảng, Đức Cha đã đề cập tới Tin Mừng về Đức Giêsu Kitô - một Hài Nhi bé thơ mà bề ngoài xem ra yếu kém mọi mặt về quyền lực, địa vị, giầu sang, danh giá... Nhưng chính Ngài đã đem đến một thay đổi lớn lao cho nhân loại mọi thời đại về giá trị nhân phẩm, về đạo đức và ý nghĩa cuộc sống. Người kitô hữu được mời gọi sống tốt, sống thánh ngay trong môi trường xã hội mình đang sống. Ở đâu có kitô hữu, ở đấy phải không còn Ma tuý, không còn băng ổ...và đó chính là Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô thấm sâu vào mọi thời đại.
Sau thánh lễ, đoàn rước do Đức cha chủ sự tiếp tục rước tượng Chúa Hài Đồng vòng quanh Ao hồ lớn. Khoảng vài ngàn cây nến đã được thắp lên thành hàng rước rất trang trọng, tại hang Giáng Sinh, Đức cha và Linh mục đoàn Phát Diệm cùng cộng đồng Dân Chúa Giáo xứ Chính toà Phát Diệm đã cùng đọc kinh Viếng Hang đá và kết thúc bằng bài thánh ca Giáng Sinh ấm nóng tình Chúa, tình người."
Lễ Giáng Sinh 2009 tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu
VP/TGM Hưng Hoá
11:59 28/12/2009
SƠN LA - Giáo phận Hưng Hoá nằm trong địa bàn 9 tỉnh Tây Bắc và thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ), trong đó có 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Từ thập niên 60, một số đồng bào công giáo đã di dân lên các tỉnh này làm kinh tế, dù hiện nay chưa có nhà thờ và linh mục thường trục, nhưng từ năm 2006 đến nay, sinh hoạt c?ng dồn cơng giáo tại các tụ điểm mỗi ngày một ổn định hơn. Ðặc biệt Lễ Giáng Sinh năm nay, các cộng đoàn đã mừng lễ cách long trọng và phấn khởi hơn hai năm trước.
Hình ảnh giáo dân miền Thượng đón Giáng Sinh
Tại tỉnh SƠN LA, linh mục Giuse Nguyễn Trung Thoại từ tòa giám mục Hưng Hóa (thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội) đã đến 3 địa điểm tại huyện Mộc Châu, huyện Mai Sơn và thành phố Sơn La cử hành thánh lễ đêm 24.12 và ngày 25.12 cho khoảng 1500 giáo dân trong bầu khí chan hoà ánh sáng và niềm vui.
Tại tỉnh LAI CHÂU, linh mục Phêrô Phạm Thanh Bình từ Sapa đã đến thị xã San Thàng cử hành thánh lễ Giáng Sinh sáng 25.12 cho trên 500 giáo dân trong bầu khí ấm áp khác thường của mùa đông.
Tại tỉnh ĐIỆN BIÊN, đức giám mục Antôn Vũ Huy Chương đã đến thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Tủa Chùa cử hành thánh lễ đêm 24 và ngày 25 cho trên 500 giáo dân trong tâm tình của Năm Thánh 2010.
Trên đây là một vài thông tin TRUNG THỰC về Lễ Giáng Sinh 2009 tại 3 tỉnh cực bắc của Tổ quốc.
Hình ảnh giáo dân miền Thượng đón Giáng Sinh
Tại tỉnh SƠN LA, linh mục Giuse Nguyễn Trung Thoại từ tòa giám mục Hưng Hóa (thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội) đã đến 3 địa điểm tại huyện Mộc Châu, huyện Mai Sơn và thành phố Sơn La cử hành thánh lễ đêm 24.12 và ngày 25.12 cho khoảng 1500 giáo dân trong bầu khí chan hoà ánh sáng và niềm vui.
Tại tỉnh LAI CHÂU, linh mục Phêrô Phạm Thanh Bình từ Sapa đã đến thị xã San Thàng cử hành thánh lễ Giáng Sinh sáng 25.12 cho trên 500 giáo dân trong bầu khí ấm áp khác thường của mùa đông.
Tại tỉnh ĐIỆN BIÊN, đức giám mục Antôn Vũ Huy Chương đã đến thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Tủa Chùa cử hành thánh lễ đêm 24 và ngày 25 cho trên 500 giáo dân trong tâm tình của Năm Thánh 2010.
Trên đây là một vài thông tin TRUNG THỰC về Lễ Giáng Sinh 2009 tại 3 tỉnh cực bắc của Tổ quốc.
Lễ Thánh Gia, GXVN Paris mừng 15 năm hoạt động của Ban Mục Vụ Gia Đình
Trần Văn Cảnh
19:32 28/12/2009
Lễ Thánh Gia, GXVN Paris mừng 15 năm hoạt động của Ban Mục Vụ Gia Đình
Mừng khánh nhật hôn nhân và lễ thượng thọ của nhiều vị trong cộng đoàn
Paris. Lễ Thánh Gia 27/12/2009, Giáo xứ việt nam, hướng về gia đình, mừng 15 năm sinh hoạt của Nhóm Mục Vụ Gia Đình, kết thúc khóa Chuẩn bị Hôn Nhân thứ XXIX, mừng lễ Khánh nhật hôn nhân của những gia đình đã thành hôn 10, 20, 25,50… năm và mừng kính thượng thọ các bậc cao niên.
1. Mừng 15 năm hoạt động của Ban Mục Vụ Gia Đình
Mở đầu thánh lễ, Đức Ông chủ tế nhắc đến lễ mừng 15 năm hoạt động của Ban Mục Vụ Gia Đình và nhường lời cho luật sư Lê Đình Thông, đại diện cho Ban Mục Vụ Gia Đình, giới thiệu đôi lời. Ông nói: Hôm nay là chủ nhật 27-12-2009. Cách đây đúng 14 năm, cũng vào ngày 27-12-1995, ban Mục vụ Gia đình họp phiên đầu tiên tại Giáo Xứ cũ ở 15 đường Boisssonade. ‘‘Kỷ yếu 50 Năm Thành lập Giáo xứ Việt Nam tại Paris (1947-1997)’’ chép lại trong phiên họp đầu tiên, ‘‘Cha Mai Đức Vinh điều hành tổng quát. bác sĩ Nguyễn Văn Ái phụ trách khóa học, giáo sư Trần Văn Cảnh, thư ký ban Mục vụ Gia đình. Ban giảng huấn gồm cha Mai Đức Vinh, cha Đinh Đồng Thượng Sách, bà giáo sư Tạ Thanh Minh, ba bác sĩ Nguyễn Văn Ái, Tạ Thanh Minh và Nguyễn Ngọc Đĩnh, luật sư Lê Đình Thông, ba giáo sư Nguyễn Văn Thạch, Trần Văn Cảnh và Phạm Bá Nha.’’ Trong 15 năm qua, một vài thay đổi đã được ghi nhận về các giảng viên: bác sĩ Nguyễn Văn Ái nguyên là Viện trưởng các Viện Pasteur Việt Nam và chủ tịch Pax Romana đã nghỉ hưu; hai giáo sư Nguyễn Văn Thạch và Phạm Bá Nha chuyển sang công tác mục vụ của phó tế vĩnh viễn; Bốn giảng viên mới đã được thâu nạp tiếp nối các công trình, đó là ba giáo sư Nguyễn An Nhơn, Vũ Đình Khiêm, Ngô Thị Kim Đào và bác sĩ Bích Hiền
Ngoài các khóa chuẩn bị hôn nhân, ban Mục vụ Gia đình còn tổ chức bốn công việc khác: Ngày Gia đình hàng năm cho các gia đình trẻ; vào chủ nhật lễ Thánh gia, khi thì tổ chức Ngày Khánh nhật Hôn nhân mừng kính, đánh dấu các chặng đường hôn nhân từ 10 năm đến 50 năm, khi lại tổ chức Lễ Mứng Thượng Thọ cho các bậc cao niên của cộng đoàn. Công việc sau cùng là tham gia thành lập và phát triển Nhóm Tu Thư của giáo xứ.
Trong Thánh lễ sáng nay, nguyện đường Giáo Xứ qua ba cánh cửa mở sang hội trường trưng bày 17 hang đá dự thi. Ba cửa ngõ chính là cổng tam quan ‘‘Tin, Cậy, Mến’’, ‘‘hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.’’ (1 Cr 13,13). Cổng chính giữa dẫn lên cung thánh là cổng đức mến, đưa lứa đôi tiến lên cung thánh lãnh nhận bí tich hôn phối, sau thánh lễ còn nhận gởi gấm từng đôi lứa ‘‘đức mến’’ phúc âm của ban Mục vụ Gia đình:
Mục vụ Gia đình tháng với năm,
Ba mươi khóa học có bao lăm.
Thành viên khóa một con khôn lớn,
Tới khóa Noël hết một năm.
Chuẩn bị hôn nhân theo giáo luật,
Gia đình sống đạo đúng lương tâm.
Mừng lễ Thánh gia cùng họp mặt,
Nguyện xin Thiên Chúa đến ban ân.
Thánh lễ sáng nay có sự hiện diện của các bô lão cao niên, các gia đình mừng khánh nhật hôn nhân và các bạn trẻ vừa tốt nghiệp khóa 29 vào ngày 18 tháng 12 vừa qua. Đây chính là khởi điểm và những chặng đường tiếp nối của đời sống hôn nhân mà toàn thể cộng đoàn hiệp ý cùng Đức Öng chủ lễ và các linh mục dâng lên Chúa Hài đồng.
2. Chia sẻ của hai vị cao niên và một vị mừng khánh nhật hôn nhân 10 năm
Theo thuyền thống hiếu thảo Việt Nam, con cháu thường tổ chức lễ mừng thọ cho các bậc cha mẹ ông bà, thường là vào tuổi 60 trở lên. Ở Việt Nam ta, người cao tuổi rất được kính trọng, nhất là ở thôn quê. « Triều đình trọng tước, hương đẳng trọng xỉ » (Ơ triều đình quí trọng chức tước, ở nhà quê trọng người rụng răng cao tuổi). Giáo Xứ Việt Nam Paris tiếp tục truyền thống hiếu thảo và tôn kính các bậc cao tuổi. Thánh lễ mừng thượng thọ các bậc cao niên đã thành thói quen. Trước đây 10 năm, ngày 31.12.1999 hơn 150 vị cao niên đã đến tham dự thánh lễ tạ ơn mừng thượng thọ. Cách đây 3 năm, ngày 31.12.2006, khoảng 200 vị cao niên đã đến dự lễ mừng thượng thọ. Năm nay, 27/12/2009, trên dưới 100 vị cao niên, từ 70 tuổi trở lên, đã đáp lời mời của Ban Giám Ðốc Giáo Xứ, đến dự lễ mừng kính thượng thọ.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Ðức Ông Giám Ðốc đã nhường lời cho hai vị cao niên và một vị mừng khánh nhật hôn nhân chia sẻ kinh nghiệm và tâm tình cùng Cộng Ðoàn.
Cụ Michel ĐOÀN, 84 tuổi, gốc Long Xuyên, chia sẻ với những lời rất chí tình về lòng cám tạ ơn Chúa. Cụ nói: « Chúng ta, những người cao tuổi, hãy cùng nhau cám ơn Chúa Quan Phòng đã ban cho chúng ta ơn trải qua đời mình bình an, thanh thản và đã gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa của Ngài. Chúng ta cũng cám ơn Chúa vì Chúa đã trao ban tình yêu cao cả cho loài người chúng ta, và đã không ngừng tha thứ những xúc phạm của chúng ta. Chúng ta hãy cám tạ Chúa và tung hô lên: Vinh danh Thiên Chúa trên các từng trời, muôn thủa, muôn thủa.
Hôm nay là ngày vui trong đời tôi, vì được cùng quý cụ mừng lễ cuối năm này. Tôi xin quý LÃO chúng ta cùng vui mừng vì bao nhiêu sự việc luôn có Chúa Quan Phòng ban cho chúng ta thoát khỏi mọi sự dữ, tai biến, mà gìn giữ được sức khỏe, tâm thần mạnh mẽ, lại được mẹ Maria ban Ân Hiệu « Nguồn An vui » trong giữa giáo xứ chúng ta. Chúng ta lúc nào cũng muốn trẻ trung luôn để tiếp tục sứ mệnh dạy bảo con cháu, để không bao giờ chúng dám quên ơn Thiên Chúa và luôn mãi trung thành với Ngài.
Tôi xin chào mừng sụ cố gắng thành công của các địa điểm và hội đoàn mục vụ của giáo xứ, đặc biệt là phong trào Cursillo, hội Lêgiô và hội Các Bà Mẹ Công Giáo, và nhất là công trạng không ngừng của Đức Ông cùng quý cha đã dìu dắt các tổ chức của giáo xứ để rạng ngời danh Ngài.
Kính xin Đức Ông và quý cha, nhân danh Thiên Chúa Toàn Năng, ban phúc lành cho chúng con ».
Cụ NGUYỄN VĂN ÂN, 74 tuổi, là con thứ thứ 7 trong một gia đình nho giáo 8 anh em, gốc Hà Tĩnh. Cụ chia sẻ về cuộc sống an vui, đầm ấm gia đình. Cụ nói: « Vợ chồng chúng con có ba người con, 2 trai, 1 gái; 6 cháu: 4 nội, 2 ngoại. Chúng con hiện cư ngụ tại Gonesse (Pháp). Trước kia, chúng con ở Lào. Chúng con gặp nhau và kết hôn ngày 31/12/1965 tại nhà thờ Thánh Tâm Vientiane, do cha xứ Giuse Võ Quang Linh cử hành lễ hôn phối và cha Hồng Phúc dạy giáo lý hôn nhân. Chúng con sống trung thành với nhau đến nay được 44 năm, vui sướng buồn khổ có nhau, giữ tròn bổn phận, xây đắp gia đình trong ơn nghĩa Thánh Gia Thất. Hồi trẻ, chúng con đã tích cực tham gia sinh hoạt tông đồ, ca đoàn thánh ca, trong cộng đoàn giáo xứ Thánh Tâm Vientiane.
Chúng con qua Pháp năm 1975. Bà xã con từ ngày qua Pháp, ở nhà lo việc nội trợ đảm đương gia đình, chỉ một mình con đi làm. Các con của chúng con được học hành thành đạt, có địa vị khá tốt ngoài xã hội. Con trai đầu nay 43 tuổi; con trai giữa 42 tuổi; con gái út 40 tuổi. Nỗi ưu tư là các con còn hờ hững, trễ nải về việc đạo, từ khi ra riêng có gia đình. Chúng con hằng lưu tâm nhắc nhở con cái về đức tin, phần hồn; hằng ngày cầu nguyện cho con cháu biết giữ đạo cho nên. Mỗi cuối tuần, con cháu về thăm ông bà, nhìn thấy chúng nó khôn lớn, dễ thương, cũng là một niềm vui an ủi tuổi già.
Từ khi qua Pháp tới nay, dưới sự hướng dẫn của cha tuyên úy Mai Đức Vinh, chúng con vẫn tích cực hoạt động tông đồ, tham gia các sinh hoạt mục vụ cộng đoàn Villier-le-Bel, Giáo Xứ Việt Nam Paris, và tham gia sinh hoạt với cộng đoàn giáo xứ địa phương Pháp.
Tất cả là hồng ân của Chúa thương ban gìn giữ. Chúng con xin đội ơn Chúa và Đức Mẹ muôn vàn lần. Xin kính chúc Đức Ông, quý cha và toàn thể cộng đoàn Năm Mới 2010 được tràn đầy Hồng Ân, Phúc Lộc Thọ ».
Ông VÕ TRÍ VĂN, sinh năm 1969, năm nay 40 tuổi, lập gia đình được 10 năm nay, có 2 con. Vâng lời Đức Ông, ông Văn xin chia sẻ đôi điều về gia đình, đặc biệt là vai trò quan trọng của bà mẹ trong việc giáo dục con cái, và của người vợ trong cuộc sống hòa thuận vợ chồng. Ông nói: « Con sinh ra trong một gia đình công giáo, thuộc giáo xứ Chợ Quán. Trong cuộc sống đức tin của con, mẹ con đóng vai trò rất quan trọng. Nếu cha con đã cho con hơi thở làm người, thì mẹ con đã cho con hơi thở đức tin.
Trước năm 1975, cha mẹ con đi làm xa, nhưng điện thoại hằng ngày dậy bảo con cái và về nhà cuối tuần. Nhờ ơn Chúa, gia đình con vẫn giữ vững được niềm tin nơi Ngài. Đó là nhờ đi học giáo lý và nhận lãnh các bí tích. Từ năm 1975, bước vào tuổi thiếu nhi, cuộc sống ở Việt Nam lúc đó thật là khó khăn trăm bề, cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng cũng chính nhờ lãnh nhận các bí tích mà con đã được Chúa gìn giữ. Từ năm 1983, con gia nhập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể của cha Thành Tâm và đã được cha cho gia nhập ca đoàn và ban nhạc. Nhờ đó, thay vì đi chơi đường phố, con đã sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể nơi họ đạo Chơ Quán, học Pháp Văn và Anh văn nơi nhà Dòng Mến Thánh Giá, học nhạc và đàn nơi Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng.
Sinh hoạt với các cha dòng Chúa Cứu Thế, con thấy các cha ăn mặc oai quá. Thỉnh thoảng thấy các Đức Cha đến làm lễ, thấy các ngài đeo nhẫn sang quá. Con muốn đi tu, làm linh mục, làm giám mục. Mẹ con nghe con nói vậy, la con: « Mày ham chơi, làm thầy sáu còn chưa được, nói gì đến chuyện làm linh muục, giám mục » !
Vì lý do đoàn tụ gia đình, con được qua Pháp. Năm 1989, 20 tuổi, con thấy không còn đủ can đảm để đi tu nữa, nhưng Chúa đã dẫn con đến giáo xứ và vào ca đoàn giáo xứ. Năm 1995, anh Võ Thành Nhân mời con tham gia phong trào TNTT. Lúc đầu do dự, nhưng rồi do Chúa dẫn dắt, con đã nhập phong trào. Sinh hoạt trong Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, con đã gặp nhà con và chúng con đã lập gia đình với nhau năm 1999. Hôm nay, chúng con đã có 2 cháu gái. Nhờ ơn Chúa, con đã hoạt động trong các hội đoàn TNTT và Giới Trẻ (từ 2004). Con hoạt động hội đoàn được là nhờ vợ con. Người mà con nhớ ơn nhiều nhất là vợ con. Dẫu nàng không trực tiếp hoạt động tông đồ, nhưng nếu không có nàng, con cũng chẳng làm được việc gì.
Tất cả những cái đó, tất cả cuộc sống của con đều là do ơn Chúa. Xin tạ ơn Chúa. Xin cám ơn Đức Ông, vì ngài đã tạo cho con điều kiện để đi học Thánh Kinh và Thần Học. Đức Ông muốn gì, con xin vâng ».
Sau lời chia sẻ của ba vị trên đây, Thánh lễ đã tiếp tục với kinh tin kính và lời nguyện, cầu cho giáo hội, cầu cho các linh mục và đặc biệt cầu cho các bạn trẻ đang đi vào cuộc sống hôn nhân gia đình, cầu cho các phụ huynh đã lập gia đình được niềm vui hôn nhân, mà nhẫn nại giữ gìn hạnh phúc gia đình và giáo dục con cái, cầu cho các bậc cao niên được hưởng phúc tuổi già.
Cuối lễ, Đức Ông giám đốc, cùng với ban giám đốc và các giảng viên Ban Mục Vụ Gia Đình tặng mỗi vị cao niên, mỗi vị phụ huynh gia đình và mỗi bạn trẻ vừa mãn khóa chuẩn bị hôn nhân thứ 29 một bộ sách 3 cuốn « Suy niệm Tin Mừng Chủ nhật và Lễ trọng ».
Paris, ngày 29/12/2009
Mừng khánh nhật hôn nhân và lễ thượng thọ của nhiều vị trong cộng đoàn
Paris. Lễ Thánh Gia 27/12/2009, Giáo xứ việt nam, hướng về gia đình, mừng 15 năm sinh hoạt của Nhóm Mục Vụ Gia Đình, kết thúc khóa Chuẩn bị Hôn Nhân thứ XXIX, mừng lễ Khánh nhật hôn nhân của những gia đình đã thành hôn 10, 20, 25,50… năm và mừng kính thượng thọ các bậc cao niên.
1. Mừng 15 năm hoạt động của Ban Mục Vụ Gia Đình
Ngoài các khóa chuẩn bị hôn nhân, ban Mục vụ Gia đình còn tổ chức bốn công việc khác: Ngày Gia đình hàng năm cho các gia đình trẻ; vào chủ nhật lễ Thánh gia, khi thì tổ chức Ngày Khánh nhật Hôn nhân mừng kính, đánh dấu các chặng đường hôn nhân từ 10 năm đến 50 năm, khi lại tổ chức Lễ Mứng Thượng Thọ cho các bậc cao niên của cộng đoàn. Công việc sau cùng là tham gia thành lập và phát triển Nhóm Tu Thư của giáo xứ.
Trong Thánh lễ sáng nay, nguyện đường Giáo Xứ qua ba cánh cửa mở sang hội trường trưng bày 17 hang đá dự thi. Ba cửa ngõ chính là cổng tam quan ‘‘Tin, Cậy, Mến’’, ‘‘hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.’’ (1 Cr 13,13). Cổng chính giữa dẫn lên cung thánh là cổng đức mến, đưa lứa đôi tiến lên cung thánh lãnh nhận bí tich hôn phối, sau thánh lễ còn nhận gởi gấm từng đôi lứa ‘‘đức mến’’ phúc âm của ban Mục vụ Gia đình:
Mục vụ Gia đình tháng với năm,
Ba mươi khóa học có bao lăm.
Thành viên khóa một con khôn lớn,
Tới khóa Noël hết một năm.
Chuẩn bị hôn nhân theo giáo luật,
Gia đình sống đạo đúng lương tâm.
Mừng lễ Thánh gia cùng họp mặt,
Nguyện xin Thiên Chúa đến ban ân.
Thánh lễ sáng nay có sự hiện diện của các bô lão cao niên, các gia đình mừng khánh nhật hôn nhân và các bạn trẻ vừa tốt nghiệp khóa 29 vào ngày 18 tháng 12 vừa qua. Đây chính là khởi điểm và những chặng đường tiếp nối của đời sống hôn nhân mà toàn thể cộng đoàn hiệp ý cùng Đức Öng chủ lễ và các linh mục dâng lên Chúa Hài đồng.
2. Chia sẻ của hai vị cao niên và một vị mừng khánh nhật hôn nhân 10 năm
Theo thuyền thống hiếu thảo Việt Nam, con cháu thường tổ chức lễ mừng thọ cho các bậc cha mẹ ông bà, thường là vào tuổi 60 trở lên. Ở Việt Nam ta, người cao tuổi rất được kính trọng, nhất là ở thôn quê. « Triều đình trọng tước, hương đẳng trọng xỉ » (Ơ triều đình quí trọng chức tước, ở nhà quê trọng người rụng răng cao tuổi). Giáo Xứ Việt Nam Paris tiếp tục truyền thống hiếu thảo và tôn kính các bậc cao tuổi. Thánh lễ mừng thượng thọ các bậc cao niên đã thành thói quen. Trước đây 10 năm, ngày 31.12.1999 hơn 150 vị cao niên đã đến tham dự thánh lễ tạ ơn mừng thượng thọ. Cách đây 3 năm, ngày 31.12.2006, khoảng 200 vị cao niên đã đến dự lễ mừng thượng thọ. Năm nay, 27/12/2009, trên dưới 100 vị cao niên, từ 70 tuổi trở lên, đã đáp lời mời của Ban Giám Ðốc Giáo Xứ, đến dự lễ mừng kính thượng thọ.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Ðức Ông Giám Ðốc đã nhường lời cho hai vị cao niên và một vị mừng khánh nhật hôn nhân chia sẻ kinh nghiệm và tâm tình cùng Cộng Ðoàn.
Cụ Michel Đoàn |
Hôm nay là ngày vui trong đời tôi, vì được cùng quý cụ mừng lễ cuối năm này. Tôi xin quý LÃO chúng ta cùng vui mừng vì bao nhiêu sự việc luôn có Chúa Quan Phòng ban cho chúng ta thoát khỏi mọi sự dữ, tai biến, mà gìn giữ được sức khỏe, tâm thần mạnh mẽ, lại được mẹ Maria ban Ân Hiệu « Nguồn An vui » trong giữa giáo xứ chúng ta. Chúng ta lúc nào cũng muốn trẻ trung luôn để tiếp tục sứ mệnh dạy bảo con cháu, để không bao giờ chúng dám quên ơn Thiên Chúa và luôn mãi trung thành với Ngài.
Tôi xin chào mừng sụ cố gắng thành công của các địa điểm và hội đoàn mục vụ của giáo xứ, đặc biệt là phong trào Cursillo, hội Lêgiô và hội Các Bà Mẹ Công Giáo, và nhất là công trạng không ngừng của Đức Ông cùng quý cha đã dìu dắt các tổ chức của giáo xứ để rạng ngời danh Ngài.
Kính xin Đức Ông và quý cha, nhân danh Thiên Chúa Toàn Năng, ban phúc lành cho chúng con ».
Cụ Nguyễn Văn Ân |
Chúng con qua Pháp năm 1975. Bà xã con từ ngày qua Pháp, ở nhà lo việc nội trợ đảm đương gia đình, chỉ một mình con đi làm. Các con của chúng con được học hành thành đạt, có địa vị khá tốt ngoài xã hội. Con trai đầu nay 43 tuổi; con trai giữa 42 tuổi; con gái út 40 tuổi. Nỗi ưu tư là các con còn hờ hững, trễ nải về việc đạo, từ khi ra riêng có gia đình. Chúng con hằng lưu tâm nhắc nhở con cái về đức tin, phần hồn; hằng ngày cầu nguyện cho con cháu biết giữ đạo cho nên. Mỗi cuối tuần, con cháu về thăm ông bà, nhìn thấy chúng nó khôn lớn, dễ thương, cũng là một niềm vui an ủi tuổi già.
Từ khi qua Pháp tới nay, dưới sự hướng dẫn của cha tuyên úy Mai Đức Vinh, chúng con vẫn tích cực hoạt động tông đồ, tham gia các sinh hoạt mục vụ cộng đoàn Villier-le-Bel, Giáo Xứ Việt Nam Paris, và tham gia sinh hoạt với cộng đoàn giáo xứ địa phương Pháp.
Tất cả là hồng ân của Chúa thương ban gìn giữ. Chúng con xin đội ơn Chúa và Đức Mẹ muôn vàn lần. Xin kính chúc Đức Ông, quý cha và toàn thể cộng đoàn Năm Mới 2010 được tràn đầy Hồng Ân, Phúc Lộc Thọ ».
Ông Võ Trí Văn |
Trước năm 1975, cha mẹ con đi làm xa, nhưng điện thoại hằng ngày dậy bảo con cái và về nhà cuối tuần. Nhờ ơn Chúa, gia đình con vẫn giữ vững được niềm tin nơi Ngài. Đó là nhờ đi học giáo lý và nhận lãnh các bí tích. Từ năm 1975, bước vào tuổi thiếu nhi, cuộc sống ở Việt Nam lúc đó thật là khó khăn trăm bề, cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng cũng chính nhờ lãnh nhận các bí tích mà con đã được Chúa gìn giữ. Từ năm 1983, con gia nhập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể của cha Thành Tâm và đã được cha cho gia nhập ca đoàn và ban nhạc. Nhờ đó, thay vì đi chơi đường phố, con đã sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể nơi họ đạo Chơ Quán, học Pháp Văn và Anh văn nơi nhà Dòng Mến Thánh Giá, học nhạc và đàn nơi Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng.
Sinh hoạt với các cha dòng Chúa Cứu Thế, con thấy các cha ăn mặc oai quá. Thỉnh thoảng thấy các Đức Cha đến làm lễ, thấy các ngài đeo nhẫn sang quá. Con muốn đi tu, làm linh mục, làm giám mục. Mẹ con nghe con nói vậy, la con: « Mày ham chơi, làm thầy sáu còn chưa được, nói gì đến chuyện làm linh muục, giám mục » !
Vì lý do đoàn tụ gia đình, con được qua Pháp. Năm 1989, 20 tuổi, con thấy không còn đủ can đảm để đi tu nữa, nhưng Chúa đã dẫn con đến giáo xứ và vào ca đoàn giáo xứ. Năm 1995, anh Võ Thành Nhân mời con tham gia phong trào TNTT. Lúc đầu do dự, nhưng rồi do Chúa dẫn dắt, con đã nhập phong trào. Sinh hoạt trong Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, con đã gặp nhà con và chúng con đã lập gia đình với nhau năm 1999. Hôm nay, chúng con đã có 2 cháu gái. Nhờ ơn Chúa, con đã hoạt động trong các hội đoàn TNTT và Giới Trẻ (từ 2004). Con hoạt động hội đoàn được là nhờ vợ con. Người mà con nhớ ơn nhiều nhất là vợ con. Dẫu nàng không trực tiếp hoạt động tông đồ, nhưng nếu không có nàng, con cũng chẳng làm được việc gì.
Tất cả những cái đó, tất cả cuộc sống của con đều là do ơn Chúa. Xin tạ ơn Chúa. Xin cám ơn Đức Ông, vì ngài đã tạo cho con điều kiện để đi học Thánh Kinh và Thần Học. Đức Ông muốn gì, con xin vâng ».
Cuối lễ, Đức Ông giám đốc, cùng với ban giám đốc và các giảng viên Ban Mục Vụ Gia Đình tặng mỗi vị cao niên, mỗi vị phụ huynh gia đình và mỗi bạn trẻ vừa mãn khóa chuẩn bị hôn nhân thứ 29 một bộ sách 3 cuốn « Suy niệm Tin Mừng Chủ nhật và Lễ trọng ».
Paris, ngày 29/12/2009
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồi ký: Những câu chuyện về một thời: Hàng Giáo sĩ đi Nam có lợi hay có hại?
+GM. Phaolô Lê Đắc Trọng
12:01 28/12/2009
Hàng Giáo sĩ đi Nam có lợi hay có hại?
Điều gì đã thúc đẩy các Giám Mục, linh mục miền Bắc, cả các tu sĩ nam nữ đi Nam?
Nói chung, đó là sợ hãi Cộng sản đến! Cộng sản đối với tôn giáo đồng nghĩa tiêu diệt tôn giáo.
Giáo dân còn ùn ùn kéo đi. Phương chi hàng giáo sĩ, tu sĩ vừa hiểu rõ hơn, vì thấy mình bị nhắm trước hết. Và việc xảy ra ở Tây Ban Nha vào năm 1936, khi Cộng sản lên nắm quyền đã tàn sát không biết bao nhiêu linh mục, tu sĩ nam nữ. Ông Francô mà sau này người ta coi là phát xít, là độc tài, ông đã đứng lên chống Cộng. Tây Ban Nha đã trở nên nồi da nấu thịt: nội chiến giữa hai phe Quốc Cộng và Quốc Gia. Quốc Gia nhờ sức mạnh nước Đức mà Hitler lúc này đã lên nắm quyền; ở ý Mussolini mạnh sức với đảng phát xít, nên đã thắng phe Cộng sản. Phe này có Liên Xô giúp và được Quốc tế Cộng sản hỗ trợ. Nhờ tuyên truyền khéo, một mặt họ lật ngược ván cờ về mặt chính nghĩa. Francô và phe ông bị coi là độc tài phát xít, với tất cả những cái xấu xa tàn bạo mà Cộng sản chụp lên họ. Phe Cộng sản được cái danh hiệu mĩ miều là dân chủ. Dân chủ của họ còn tàn bạo hơn là phát xít. Vì thế, những cảnh tàn sát, nhất là đối với Công giáo, làm khắp nơi sợ hãi.
Đó là cái lý do chính mà các giáo phẩm thuộc dòng Đôminicô và Đôminicô Tây Ban Nha đứng lên chống Cộng. Những cuộc hành quân đánh Việt Minh được coi như thánh chiến. Và rồi khi hiệp định Geneve được ký kết, tất cả các giáo phẩm thuộc Đôminicô cũng như Hội Truyền Giáo Paris trước đây, nay đã thuộc hàng giáo sĩ Việt Nam, đều có nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ “bỏ chạy”.
Cái lý do thúc đẩy người Công giáo và các linh mục đứng lên lập bốt, rào làng là để chống lại Cộng sản. Nay những căn cứ, đồn bốt bị sụp đổ hết, vì bị Việt Minh đã phá hoặc nay không còn lý do tồn tại vì hiệp định Geneve. Trong hiệp định Geneve đặt ra vĩ tuyến 16 phân đôi Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc. Bắc - Cộng sản, Nam - Quốc gia và ai nấy được tự do lựa chọn mỗi miền - và người dân ở mỗi miền được đảm bảo là không bị phân biệt đã tham gia phe nọ phe kia, để khỏi bị trả thù. Song những người ý thức thời cuộc, chẳng mấy ai tin vào điều khoản bảo đảm đó, nhất là đối với Cộng sản đầy thủ đoạn mưu lược, ai mà tin được. Nên phương thế hay nhất đối với những người này là cao chạy xa bay. Một số đi Nam, đi Nam để gây thế lực, để có cơ hội “Bắc Tiến”, cũng như miền Bắc khéo léo quỉ quyệt hơn, tìm cách “thống nhất” hai miền, và theo hiệp định Geneve, sẽ có cuộc Tổng tuyển cử hai năm sau đó để thống nhất hai miền, người đi Nam lại trở về Bắc. Các linh mục đi Nam ít nhiều bị thúc đẩy bởi những lý do đã nói.
Giáo phận Hải Phòng đứng đầu trong việc di cư. Đức Cha Trương Cao Đại đi đầu tiên, kéo các linh mục, nam nữ tu sĩ. Chỉ còn một vài linh mục già và một linh mục trung tuổi, thuộc dòng Đôminicô, linh mục Phước. Vị này sẽ là một trong các nòng cốt của Hội Liên Lạc Công Giáo.
Địa phận Bùi Chu, Đức Cha Phạm Ngọc Chi cũng rút, trao lại địa phận cho cha thư ký của ngài là linh mục Giuse Phạm Năng Tĩnh làm cha chính, sau này sẽ lên làm Giám Mục, có cha Phạm Thu, trẻ tuổi làm thư ký. Một số cha can đảm ở lại: cha già Huy làm cha chính và nhất là Lương Huy Hân, sau này nổi tiếng chống Cộng và bị họ bắt rồi chết rũ tù. Còn lại mấy cha già, trong đó cha Đường, cha Bảo sẽ tham gia hội đoàn nhà nước, nhất là cha già Học gần 90 tuổi, vẫn hãnh diện là bạn của Bác Hồ. Nguyện theo Bác đến cùng, để chết sẽ được nhà nước chôn cất. Cha được đặt ở Khoái Đồng - Nam Định, đứng đầu nhóm “Công giáo yêu nước” ở đó, chết và được mai táng ở cạnh nhà thờ Khoái Đồng.
Địa phận Phát Diệm - khu tự trị, dĩ nhiên là phải lên đường trước tiên. Đức Cha Lê Hữu Từ, cha Hoàng Quỳnh tổng bộ tự vệ, rồi các cha lần lượt đi hết. Còn một cha trẻ, cha Hậu, em cha Tùng, quê họ Cổ Liêu xứ Hoàng Nguyên, Hà Nội. Cha này cứng cát, luôn “chống đối” chính quyền. Cha bị bắt và chết rũ tù từ năm 1955. Địa phận được trao cho cha Liêm, làm cha chính, có cha Bùi Chu Tạo làm chính xứ Phát Diệm. Cha Bùi Chu Tạo sẽ làm Giám Mục và sống đến năm 2001. Tuy nhiên, Phát Diệm có một số cha đứng tuổi có năng lực ở lại. Hai cha, Trinh và Khuyến sẽ làm Giám Mục phó, và đã qua đời trước Đức Cha chính (người ta bảo Đức Cha chính “sát phó”. Cha Trinh làm Giám đốc Chủng Viện lúc đó, cha này tham gia mặt trận mạnh mẽ lắm, tuy vẫn ở bên Đức Cha Tạo. Cha Quản Hạt đứng đầu nhóm “yêu nước”. Cha Chu Trinh bị bắt vì chống Cộng, sau này lại đứng đầu nhóm “yêu nước” của địa phận. Đặc biệt nhất là cha Nguyễn Thế Vịnh, một trong những “cột trụ” của Liên Lạc Công Giáo. Trước đây, cha có làm thư ký Toà Giám Mục. Ngài là người hung hăng nhất trong các linh mục tham gia Liên Lạc Công Giáo, đến nỗi Cha Nguyễn Tất Tiên, đồng nghiệp, thuộc địa phận Hà Nội, phải tuyên bố: “Ông này phải sa địa ngục” vì những luận điệu hung hăng chống Hội Thánh. Cha này và các cha loại đó, tự phân ly khỏi Giám Mục Địa phận, tuy có giữ một xứ, song không còn sinh hoạt thông công cấm phòng chung địa phận. Cha Nguyễn Thế Vịnh sau chiếm cứ Ninh Bình, đến khi nhà thờ Ninh Bình bị bom tàn phá, cha lên Hà Nội, chết trên đó, nhưng được về mai táng ở Phát Diệm, và Đức Cha Tạo, một vị rất kỷ luật, không hiểu sao lại làm lễ an táng cho cha như các cha khác trong địa phận, mặc dù cha này không trở về địa phận khi còn sống. Chắc là Đức Cha bị ép. Rồi đến các ngày giỗ sau đó, Đức Cha cũng phải để cho tổ chức một vài nghi lễ tôn giáo nào đó.
Địa phận Bắc Ninh, các cha đi gần hết, còn mình Đức Cha Hoàng Văn Đoàn. Khi Liên Lạc Công Giáo được thành lập năm 1956, Đức Cha không tỏ ra dứt khoát, nên bị dư luận cho rằng Đức Cha ủng hộ phong trào đó, Đức Cha đã phải thanh minh, cả bằng truyền đơn. Rồi cuối cùng, ngài xuất ngoại bằng cách đi chữa bệnh ở Hồng Kông. Có thể có sự chấp thuận của Đức Khâm Sứ Dooley. Rồi qua Hồng Kông, ngài vào miền Nam Việt Nam. Thêm một địa phận trống toà, các xứ trống cha xứ.
Địa phận Lạng Sơn, Đức Cha Hedde và các cha Đôminicô Pháp (Lyon), không hoảng hốt như các cha Đôminicô Tây Ban Nha. Các ngài và các linh mục Việt Nam còn ở lại. Sau đó, các cha Pháp cũng như Đức Cha bị trục xuất. Rồi một số linh mục Việt Nam vào Nam, trong đó có cha Ngữ, sau này làm Giám Mục Long Xuyên. Còn lại cha Phạm Văn Dụ và vài cha khác. Cha Dụ được Toà Thánh gọi làm Giám Mục, song không thể nào tấn phong cho ngài.
Địa phận Hà Nội. Thái độ khác các nơi khác. Đặt vấn đề di cư miền Nam rất hạn chế. Đức Khâm Sứ Dooley ở Hà Nội. Các cha thừa sai Pháp ở lại. Các cha Đôminicô Pháp cũng ở lại. Dòng Chúa Cứu Thế vẫn hoạt động. Các sơ Thánh Phaolô có kế hoạch di tản, Dòng Mến Thánh Giá thì tán loạn.
Riêng Tiểu Chủng Viện Piô XII, Đức Cha Khuê cho toàn bộ di cư, Cha Bề Trên Nguyễn Huy Mai, các Giáo sư và toàn thể Chủng sinh. Phần các cha trong Địa phận, chỉ những cha nào có lý do không thể ở lại được, ví dụ đã làm xếp bốt, thì được phép đi. Còn cha nào không được phép mà cứ đi, sẽ không được làm lễ. Và một số khá đông đã liều mình đi. Vì có kỷ luật như thế, nên cha nào không tuân, tạm gọi là “bất hợp pháp”. Trong toàn bộ các linh mục Địa phận lúc đó là hơn 160, thì độ 100 đã đi. Còn lại độ 60, phần đông là có tuổi. Các cha trẻ còn lại là những cha ở Hà Nội, Phủ Lý, Nam Định: nơi đây các cha này không bị dính líu vào việc đóng “đồn bốt”, nên cảm thấy mình không có lý do gì mà đi.
Địa phận Thanh Hoá, nơi vào năm 1953-1954 đã có cuộc cải cách long trời lở đất. Khiến nói đến Khu Tư là ai cũng rùng mình. Đức Giám Mục De Cooman thì đã qua đời, cha Phạm Tần làm nhiếp chính. Các linh mục đi nhiều, cũng may còn lại một số bảy, tám linh mục trẻ.
Địa phận Vinh, các linh mục rút lui theo đường bộ qua sông Bến Hải. Không có bao nhiêu! Song hàng linh mục ở Vinh còn đông đủ và vững chắc hơn cả trong các Địa phận miền Bắc.
Địa phận Thái Bình còn đang do hàng giáo sĩ Đôminicô Tây Ban Nha quản trị, nên Đức Cha và các cha Tây Ban Nha đi hết. Các xứ hầu hết thành lập đội dân quân, các cha Việt Nam lãnh đạo “thánh chiến” chống Cộng, nên đều phải bốc đi hết, còn lại cha Đôminicô Đinh Đức Trụ, cha Hiếu và vài cha già. Cha Đinh Đức Trụ làm nhiếp chính, sau làm Giám Mục Thái Bình.
Như vậy chỉ trong mấy tháng mà các Toà Giám Mục địa phận miền Bắc, các xứ vắng bóng cha xứ, các cơ sở tôn giáo không có người lãnh đạo.
Lợi hay hại? Hiển nhiên là bất lợi! Là tai họa! Không một cơn bách hại nào trong lịch sử Giáo Hội mà trong một thời gian, một miền rộng lớn như miền Bắc Việt Nam lại bị quét sạch, bị trống trơn như thế. Mà đây không phải là cấm cách mà là trốn chạy, là “tự sát”. “Quo vadis - Thầy đi đâu thế?”. Phêrô hỏi Chúa Giêsu một cách ngỡ ngàng khi thấy Chúa vác thập giá vào Rôma, chạm trán với Phêrô lúc ông này toan trốn khỏi Rôma để tránh cơn bách hại, và theo lời khuyên nhủ của giáo dân, để bảo vệ cho người đầu của Giáo Hội, kẻo người chăn bị đánh gục, đoàn chiên tan tác.
Nhưng đây có phải là trốn cuộc bách hại không? để có lý do mà chạy trốn, như là Chúa Giêsu đánh ở thành này thì chạy sang thành khác. Có thể có vị chạy trốn vì lý do đó, nhất là những vị đã bằng cách nào đó chứng kiến các tàn bạo ở Tây Ban Nha, nhất là ở nước Liên Xô. Bởi đó không ai lên án các Đức Giám Mục, các linh mục đã bỏ nhiệm sở. Cũng có vị cho là rời nhiệm sở, vì cả đoàn chiên, cả địa phận cũng đi, nên các vị đi theo. Thực tế, không phải là ngụy biện, như Địa phận Hải Phòng, thì hầu như cả bầu đoàn kéo nhau đi hết, có còn lại chỉ là những người quen thờ ơ, đi cũng thế mà ở cũng chẳng sao. Đàng khác, có lẽ không có một lời khuyên rõ rệt là nên ở lại. Chỉ có hành động thay lời nói. Đức Khâm Sứ vẫn ở cho tới cùng và số đông các Đức Giám Mục cũng ở lại.
Rồi những vị vào Nam, một số vị được cắt đặt trọng dụng ngay như Đức Cha Chi làm Giám Mục Đà Nẵng, Đức Cha Đoàn, Giám Mục Quy Nhơn. Trừ có Đức Cha Từ rút lui về với giáo dân Phát Diệm di cư và qua đời tại đó. Mộ ngài ở nhà hưu Phát Diệm, Thủ Đức. Như vậy là các vị đi Nam không bị Toà Thánh lên án. Thế thì sao Đức Cha Khuê, đối với những cha nào vào Nam mà không có phép của ngài, ngài rút quyền làm lễ? Đây là một biện pháp kỷ luật để duy trì tinh thần linh mục và tránh những tai hại khác.
Tinh thần chung của Giáo Hội: Chúa chiên phải ở với con chiên, gắn bó với con chiên, và nếu cần chết với con chiên. Đó là lối sống của người mục tử. Và Đức Cha muốn các cha Địa phận phải có tinh thần đó. Giáo dân Địa phận Hà Nội, ngoài các thành phố, ít người di cư hơn các địa phận khác, thường mỗi xứ chỉ lẻ tẻ ít người ra đi. Giáo dân còn lại cả, sao chủ chăn lại chạy đi? Như vậy là thiếu tinh thần. Dĩ nhiên có những trường hợp chủ chăn ở lại sẽ gặp những khó khăn khó lòng kham nổi. Bề Trên xét tuỳ trường hợp và cho phép đi. Chỉ những linh mục nào đi bừa bãi, muốn trốn tránh nghĩa vụ, có thể đi vì mục đích thế gian, thoả chí tang bồng, mở mang kinh tế: những linh mục như thế mới bị kỷ luật. Song việc ở lại cũng không phải là tuyệt đối ích lợi trong mọi trường hợp. Trái lại việc họ ở lại là một tai hại cho họ và cho Hội Thánh. Đó là vấn đề bí nhiệm cũng như Ông Giuđa là một bí nhiệm trong Nhóm Mười Hai.
Hiệp định Geneve loại trừ việc phân biệt trả thù vì đã tham chiến ở bên này hay bên kia. Người ta chỉ tôn trọng trong những ngày đầu. Sau này trong cuộc đối đầu với Mỹ, những người bị coi là ngụy quân ngụy quyền, nếu đã không quy phục làm tay sai cho Cộng sản đều bị bắt. Còn các linh mục, thì từ đầu người ta mời tham gia vào các cơ quan: Mặt Trận Tổ Quốc, nhất là Ban Liên Lạc mệnh danh là những người Công giáo yêu tổ quốc yêu hoà bình. Họ là một tổ chức nhằm tách rời Công giáo với Đức Giáo Hoàng, và ý đồ sâu hơn là phá đạo, làm cho đạo chỉ còn là hình thức. Các linh mục nào đã tham gia việc chống đối, chỉ còn cách gia nhập tổ chức này để chứng minh là người Công giáo đoàn kết, đi với nhà nước chống lại Mỹ. Những linh mục này không được đứng đầu tổ chức đó, nhưng chỉ phải gia nhập một cách thụ động, làm cho con số những thành viên tăng thêm, và do đó tổ chức tăng thêm thanh thế. Giả như những linh mục này đi Nam thì đỡ gây tai hại cho Giáo Hội hơn.
Cha Giám, thuộc Địa phận Phát Diệm, đã vào Nam. Cha lại xin Đức Cha Từ để trở về. Đức Cha hỏi vì lý do nào mà cha xin trở về. Cha thưa: “Con thấy mình tội lỗi, con muốn về miền Bắc để đền tội”. Đức Cha Từ nói với chính quyền miền Nam để cha Giám trở về. Cha Giám thuật lại việc đó trong một cuộc hội họp của các linh mục Liên Khu Ba do Mặt Trận tổ chức hồi tháng 6 -1956. Cha còn khoe: “Cán bộ biếu cha một cái cặp da”. Tính dễ hội nhập, không bao lâu sau, cha trở nên thành viên chính thức của Tổ Chức Liên Lạc, một nhân vật có vai vế. Ngài được cung cấp một xe máy (rất quí hiếm trong thời buổi đó). Một hôm cha phấn khởi cưỡi xe máy, phóng thế nào đâm vào gốc cây, và cha đã qua đời khi đưa vào bệnh viện (1965).
Có thể kết luận:
1. ở lại miền Bắc theo tinh thần gắn bó với đoàn chiên là tinh thần của Chúa Giêsu mục tử.
2. Người nào vì khó khăn không thể ở lại được hoặc theo lương tâm, xét mình khó đững vững trong môi trường nghịch với đạo, người đó có thể rút đi. Nên trình bầy với Bề Trên trước khi quyết định.
3. Ra đi một cách vô trật tự, theo lợi riêng cho mình: như thế làm thiệt hại giáo xứ được trao phó cho mình, thiệt hại các linh hồn và phải chịu trách nhiệm về các việc đó.
Bởi thấy một số cha ở lại, không giúp cho đạo, trái lại gia nhập hàng ngũ những việc ảnh hưởng xấu đến Hội Thánh. Tình trạng các linh mục thuộc Địa phận Hà Nội đã đi Nam, được xem xét lại. Và rồi tất cả đã được hợp thức hoá, gia nhập các địa phận miền Nam. Các linh mục này tận tụy với các giáo phận mình gia nhập, được các nơi đó quí mến. Hà Nội được các Bề Trên giáo phận miền Nam tin tưởng và khen ngợi. Đó cũng là một cách tạ lỗi với Chúa, với Hội Thánh bởi đã ra đi.
Điều gì đã thúc đẩy các Giám Mục, linh mục miền Bắc, cả các tu sĩ nam nữ đi Nam?
Nói chung, đó là sợ hãi Cộng sản đến! Cộng sản đối với tôn giáo đồng nghĩa tiêu diệt tôn giáo.
Giáo dân còn ùn ùn kéo đi. Phương chi hàng giáo sĩ, tu sĩ vừa hiểu rõ hơn, vì thấy mình bị nhắm trước hết. Và việc xảy ra ở Tây Ban Nha vào năm 1936, khi Cộng sản lên nắm quyền đã tàn sát không biết bao nhiêu linh mục, tu sĩ nam nữ. Ông Francô mà sau này người ta coi là phát xít, là độc tài, ông đã đứng lên chống Cộng. Tây Ban Nha đã trở nên nồi da nấu thịt: nội chiến giữa hai phe Quốc Cộng và Quốc Gia. Quốc Gia nhờ sức mạnh nước Đức mà Hitler lúc này đã lên nắm quyền; ở ý Mussolini mạnh sức với đảng phát xít, nên đã thắng phe Cộng sản. Phe này có Liên Xô giúp và được Quốc tế Cộng sản hỗ trợ. Nhờ tuyên truyền khéo, một mặt họ lật ngược ván cờ về mặt chính nghĩa. Francô và phe ông bị coi là độc tài phát xít, với tất cả những cái xấu xa tàn bạo mà Cộng sản chụp lên họ. Phe Cộng sản được cái danh hiệu mĩ miều là dân chủ. Dân chủ của họ còn tàn bạo hơn là phát xít. Vì thế, những cảnh tàn sát, nhất là đối với Công giáo, làm khắp nơi sợ hãi.
Đó là cái lý do chính mà các giáo phẩm thuộc dòng Đôminicô và Đôminicô Tây Ban Nha đứng lên chống Cộng. Những cuộc hành quân đánh Việt Minh được coi như thánh chiến. Và rồi khi hiệp định Geneve được ký kết, tất cả các giáo phẩm thuộc Đôminicô cũng như Hội Truyền Giáo Paris trước đây, nay đã thuộc hàng giáo sĩ Việt Nam, đều có nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ “bỏ chạy”.
Cái lý do thúc đẩy người Công giáo và các linh mục đứng lên lập bốt, rào làng là để chống lại Cộng sản. Nay những căn cứ, đồn bốt bị sụp đổ hết, vì bị Việt Minh đã phá hoặc nay không còn lý do tồn tại vì hiệp định Geneve. Trong hiệp định Geneve đặt ra vĩ tuyến 16 phân đôi Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc. Bắc - Cộng sản, Nam - Quốc gia và ai nấy được tự do lựa chọn mỗi miền - và người dân ở mỗi miền được đảm bảo là không bị phân biệt đã tham gia phe nọ phe kia, để khỏi bị trả thù. Song những người ý thức thời cuộc, chẳng mấy ai tin vào điều khoản bảo đảm đó, nhất là đối với Cộng sản đầy thủ đoạn mưu lược, ai mà tin được. Nên phương thế hay nhất đối với những người này là cao chạy xa bay. Một số đi Nam, đi Nam để gây thế lực, để có cơ hội “Bắc Tiến”, cũng như miền Bắc khéo léo quỉ quyệt hơn, tìm cách “thống nhất” hai miền, và theo hiệp định Geneve, sẽ có cuộc Tổng tuyển cử hai năm sau đó để thống nhất hai miền, người đi Nam lại trở về Bắc. Các linh mục đi Nam ít nhiều bị thúc đẩy bởi những lý do đã nói.
Giáo phận Hải Phòng đứng đầu trong việc di cư. Đức Cha Trương Cao Đại đi đầu tiên, kéo các linh mục, nam nữ tu sĩ. Chỉ còn một vài linh mục già và một linh mục trung tuổi, thuộc dòng Đôminicô, linh mục Phước. Vị này sẽ là một trong các nòng cốt của Hội Liên Lạc Công Giáo.
Địa phận Bùi Chu, Đức Cha Phạm Ngọc Chi cũng rút, trao lại địa phận cho cha thư ký của ngài là linh mục Giuse Phạm Năng Tĩnh làm cha chính, sau này sẽ lên làm Giám Mục, có cha Phạm Thu, trẻ tuổi làm thư ký. Một số cha can đảm ở lại: cha già Huy làm cha chính và nhất là Lương Huy Hân, sau này nổi tiếng chống Cộng và bị họ bắt rồi chết rũ tù. Còn lại mấy cha già, trong đó cha Đường, cha Bảo sẽ tham gia hội đoàn nhà nước, nhất là cha già Học gần 90 tuổi, vẫn hãnh diện là bạn của Bác Hồ. Nguyện theo Bác đến cùng, để chết sẽ được nhà nước chôn cất. Cha được đặt ở Khoái Đồng - Nam Định, đứng đầu nhóm “Công giáo yêu nước” ở đó, chết và được mai táng ở cạnh nhà thờ Khoái Đồng.
Địa phận Phát Diệm - khu tự trị, dĩ nhiên là phải lên đường trước tiên. Đức Cha Lê Hữu Từ, cha Hoàng Quỳnh tổng bộ tự vệ, rồi các cha lần lượt đi hết. Còn một cha trẻ, cha Hậu, em cha Tùng, quê họ Cổ Liêu xứ Hoàng Nguyên, Hà Nội. Cha này cứng cát, luôn “chống đối” chính quyền. Cha bị bắt và chết rũ tù từ năm 1955. Địa phận được trao cho cha Liêm, làm cha chính, có cha Bùi Chu Tạo làm chính xứ Phát Diệm. Cha Bùi Chu Tạo sẽ làm Giám Mục và sống đến năm 2001. Tuy nhiên, Phát Diệm có một số cha đứng tuổi có năng lực ở lại. Hai cha, Trinh và Khuyến sẽ làm Giám Mục phó, và đã qua đời trước Đức Cha chính (người ta bảo Đức Cha chính “sát phó”. Cha Trinh làm Giám đốc Chủng Viện lúc đó, cha này tham gia mặt trận mạnh mẽ lắm, tuy vẫn ở bên Đức Cha Tạo. Cha Quản Hạt đứng đầu nhóm “yêu nước”. Cha Chu Trinh bị bắt vì chống Cộng, sau này lại đứng đầu nhóm “yêu nước” của địa phận. Đặc biệt nhất là cha Nguyễn Thế Vịnh, một trong những “cột trụ” của Liên Lạc Công Giáo. Trước đây, cha có làm thư ký Toà Giám Mục. Ngài là người hung hăng nhất trong các linh mục tham gia Liên Lạc Công Giáo, đến nỗi Cha Nguyễn Tất Tiên, đồng nghiệp, thuộc địa phận Hà Nội, phải tuyên bố: “Ông này phải sa địa ngục” vì những luận điệu hung hăng chống Hội Thánh. Cha này và các cha loại đó, tự phân ly khỏi Giám Mục Địa phận, tuy có giữ một xứ, song không còn sinh hoạt thông công cấm phòng chung địa phận. Cha Nguyễn Thế Vịnh sau chiếm cứ Ninh Bình, đến khi nhà thờ Ninh Bình bị bom tàn phá, cha lên Hà Nội, chết trên đó, nhưng được về mai táng ở Phát Diệm, và Đức Cha Tạo, một vị rất kỷ luật, không hiểu sao lại làm lễ an táng cho cha như các cha khác trong địa phận, mặc dù cha này không trở về địa phận khi còn sống. Chắc là Đức Cha bị ép. Rồi đến các ngày giỗ sau đó, Đức Cha cũng phải để cho tổ chức một vài nghi lễ tôn giáo nào đó.
Địa phận Bắc Ninh, các cha đi gần hết, còn mình Đức Cha Hoàng Văn Đoàn. Khi Liên Lạc Công Giáo được thành lập năm 1956, Đức Cha không tỏ ra dứt khoát, nên bị dư luận cho rằng Đức Cha ủng hộ phong trào đó, Đức Cha đã phải thanh minh, cả bằng truyền đơn. Rồi cuối cùng, ngài xuất ngoại bằng cách đi chữa bệnh ở Hồng Kông. Có thể có sự chấp thuận của Đức Khâm Sứ Dooley. Rồi qua Hồng Kông, ngài vào miền Nam Việt Nam. Thêm một địa phận trống toà, các xứ trống cha xứ.
Địa phận Lạng Sơn, Đức Cha Hedde và các cha Đôminicô Pháp (Lyon), không hoảng hốt như các cha Đôminicô Tây Ban Nha. Các ngài và các linh mục Việt Nam còn ở lại. Sau đó, các cha Pháp cũng như Đức Cha bị trục xuất. Rồi một số linh mục Việt Nam vào Nam, trong đó có cha Ngữ, sau này làm Giám Mục Long Xuyên. Còn lại cha Phạm Văn Dụ và vài cha khác. Cha Dụ được Toà Thánh gọi làm Giám Mục, song không thể nào tấn phong cho ngài.
Địa phận Hà Nội. Thái độ khác các nơi khác. Đặt vấn đề di cư miền Nam rất hạn chế. Đức Khâm Sứ Dooley ở Hà Nội. Các cha thừa sai Pháp ở lại. Các cha Đôminicô Pháp cũng ở lại. Dòng Chúa Cứu Thế vẫn hoạt động. Các sơ Thánh Phaolô có kế hoạch di tản, Dòng Mến Thánh Giá thì tán loạn.
Riêng Tiểu Chủng Viện Piô XII, Đức Cha Khuê cho toàn bộ di cư, Cha Bề Trên Nguyễn Huy Mai, các Giáo sư và toàn thể Chủng sinh. Phần các cha trong Địa phận, chỉ những cha nào có lý do không thể ở lại được, ví dụ đã làm xếp bốt, thì được phép đi. Còn cha nào không được phép mà cứ đi, sẽ không được làm lễ. Và một số khá đông đã liều mình đi. Vì có kỷ luật như thế, nên cha nào không tuân, tạm gọi là “bất hợp pháp”. Trong toàn bộ các linh mục Địa phận lúc đó là hơn 160, thì độ 100 đã đi. Còn lại độ 60, phần đông là có tuổi. Các cha trẻ còn lại là những cha ở Hà Nội, Phủ Lý, Nam Định: nơi đây các cha này không bị dính líu vào việc đóng “đồn bốt”, nên cảm thấy mình không có lý do gì mà đi.
Địa phận Thanh Hoá, nơi vào năm 1953-1954 đã có cuộc cải cách long trời lở đất. Khiến nói đến Khu Tư là ai cũng rùng mình. Đức Giám Mục De Cooman thì đã qua đời, cha Phạm Tần làm nhiếp chính. Các linh mục đi nhiều, cũng may còn lại một số bảy, tám linh mục trẻ.
Địa phận Vinh, các linh mục rút lui theo đường bộ qua sông Bến Hải. Không có bao nhiêu! Song hàng linh mục ở Vinh còn đông đủ và vững chắc hơn cả trong các Địa phận miền Bắc.
Địa phận Thái Bình còn đang do hàng giáo sĩ Đôminicô Tây Ban Nha quản trị, nên Đức Cha và các cha Tây Ban Nha đi hết. Các xứ hầu hết thành lập đội dân quân, các cha Việt Nam lãnh đạo “thánh chiến” chống Cộng, nên đều phải bốc đi hết, còn lại cha Đôminicô Đinh Đức Trụ, cha Hiếu và vài cha già. Cha Đinh Đức Trụ làm nhiếp chính, sau làm Giám Mục Thái Bình.
Như vậy chỉ trong mấy tháng mà các Toà Giám Mục địa phận miền Bắc, các xứ vắng bóng cha xứ, các cơ sở tôn giáo không có người lãnh đạo.
Lợi hay hại? Hiển nhiên là bất lợi! Là tai họa! Không một cơn bách hại nào trong lịch sử Giáo Hội mà trong một thời gian, một miền rộng lớn như miền Bắc Việt Nam lại bị quét sạch, bị trống trơn như thế. Mà đây không phải là cấm cách mà là trốn chạy, là “tự sát”. “Quo vadis - Thầy đi đâu thế?”. Phêrô hỏi Chúa Giêsu một cách ngỡ ngàng khi thấy Chúa vác thập giá vào Rôma, chạm trán với Phêrô lúc ông này toan trốn khỏi Rôma để tránh cơn bách hại, và theo lời khuyên nhủ của giáo dân, để bảo vệ cho người đầu của Giáo Hội, kẻo người chăn bị đánh gục, đoàn chiên tan tác.
Nhưng đây có phải là trốn cuộc bách hại không? để có lý do mà chạy trốn, như là Chúa Giêsu đánh ở thành này thì chạy sang thành khác. Có thể có vị chạy trốn vì lý do đó, nhất là những vị đã bằng cách nào đó chứng kiến các tàn bạo ở Tây Ban Nha, nhất là ở nước Liên Xô. Bởi đó không ai lên án các Đức Giám Mục, các linh mục đã bỏ nhiệm sở. Cũng có vị cho là rời nhiệm sở, vì cả đoàn chiên, cả địa phận cũng đi, nên các vị đi theo. Thực tế, không phải là ngụy biện, như Địa phận Hải Phòng, thì hầu như cả bầu đoàn kéo nhau đi hết, có còn lại chỉ là những người quen thờ ơ, đi cũng thế mà ở cũng chẳng sao. Đàng khác, có lẽ không có một lời khuyên rõ rệt là nên ở lại. Chỉ có hành động thay lời nói. Đức Khâm Sứ vẫn ở cho tới cùng và số đông các Đức Giám Mục cũng ở lại.
Rồi những vị vào Nam, một số vị được cắt đặt trọng dụng ngay như Đức Cha Chi làm Giám Mục Đà Nẵng, Đức Cha Đoàn, Giám Mục Quy Nhơn. Trừ có Đức Cha Từ rút lui về với giáo dân Phát Diệm di cư và qua đời tại đó. Mộ ngài ở nhà hưu Phát Diệm, Thủ Đức. Như vậy là các vị đi Nam không bị Toà Thánh lên án. Thế thì sao Đức Cha Khuê, đối với những cha nào vào Nam mà không có phép của ngài, ngài rút quyền làm lễ? Đây là một biện pháp kỷ luật để duy trì tinh thần linh mục và tránh những tai hại khác.
Tinh thần chung của Giáo Hội: Chúa chiên phải ở với con chiên, gắn bó với con chiên, và nếu cần chết với con chiên. Đó là lối sống của người mục tử. Và Đức Cha muốn các cha Địa phận phải có tinh thần đó. Giáo dân Địa phận Hà Nội, ngoài các thành phố, ít người di cư hơn các địa phận khác, thường mỗi xứ chỉ lẻ tẻ ít người ra đi. Giáo dân còn lại cả, sao chủ chăn lại chạy đi? Như vậy là thiếu tinh thần. Dĩ nhiên có những trường hợp chủ chăn ở lại sẽ gặp những khó khăn khó lòng kham nổi. Bề Trên xét tuỳ trường hợp và cho phép đi. Chỉ những linh mục nào đi bừa bãi, muốn trốn tránh nghĩa vụ, có thể đi vì mục đích thế gian, thoả chí tang bồng, mở mang kinh tế: những linh mục như thế mới bị kỷ luật. Song việc ở lại cũng không phải là tuyệt đối ích lợi trong mọi trường hợp. Trái lại việc họ ở lại là một tai hại cho họ và cho Hội Thánh. Đó là vấn đề bí nhiệm cũng như Ông Giuđa là một bí nhiệm trong Nhóm Mười Hai.
Hiệp định Geneve loại trừ việc phân biệt trả thù vì đã tham chiến ở bên này hay bên kia. Người ta chỉ tôn trọng trong những ngày đầu. Sau này trong cuộc đối đầu với Mỹ, những người bị coi là ngụy quân ngụy quyền, nếu đã không quy phục làm tay sai cho Cộng sản đều bị bắt. Còn các linh mục, thì từ đầu người ta mời tham gia vào các cơ quan: Mặt Trận Tổ Quốc, nhất là Ban Liên Lạc mệnh danh là những người Công giáo yêu tổ quốc yêu hoà bình. Họ là một tổ chức nhằm tách rời Công giáo với Đức Giáo Hoàng, và ý đồ sâu hơn là phá đạo, làm cho đạo chỉ còn là hình thức. Các linh mục nào đã tham gia việc chống đối, chỉ còn cách gia nhập tổ chức này để chứng minh là người Công giáo đoàn kết, đi với nhà nước chống lại Mỹ. Những linh mục này không được đứng đầu tổ chức đó, nhưng chỉ phải gia nhập một cách thụ động, làm cho con số những thành viên tăng thêm, và do đó tổ chức tăng thêm thanh thế. Giả như những linh mục này đi Nam thì đỡ gây tai hại cho Giáo Hội hơn.
Cha Giám, thuộc Địa phận Phát Diệm, đã vào Nam. Cha lại xin Đức Cha Từ để trở về. Đức Cha hỏi vì lý do nào mà cha xin trở về. Cha thưa: “Con thấy mình tội lỗi, con muốn về miền Bắc để đền tội”. Đức Cha Từ nói với chính quyền miền Nam để cha Giám trở về. Cha Giám thuật lại việc đó trong một cuộc hội họp của các linh mục Liên Khu Ba do Mặt Trận tổ chức hồi tháng 6 -1956. Cha còn khoe: “Cán bộ biếu cha một cái cặp da”. Tính dễ hội nhập, không bao lâu sau, cha trở nên thành viên chính thức của Tổ Chức Liên Lạc, một nhân vật có vai vế. Ngài được cung cấp một xe máy (rất quí hiếm trong thời buổi đó). Một hôm cha phấn khởi cưỡi xe máy, phóng thế nào đâm vào gốc cây, và cha đã qua đời khi đưa vào bệnh viện (1965).
Có thể kết luận:
1. ở lại miền Bắc theo tinh thần gắn bó với đoàn chiên là tinh thần của Chúa Giêsu mục tử.
2. Người nào vì khó khăn không thể ở lại được hoặc theo lương tâm, xét mình khó đững vững trong môi trường nghịch với đạo, người đó có thể rút đi. Nên trình bầy với Bề Trên trước khi quyết định.
3. Ra đi một cách vô trật tự, theo lợi riêng cho mình: như thế làm thiệt hại giáo xứ được trao phó cho mình, thiệt hại các linh hồn và phải chịu trách nhiệm về các việc đó.
Bởi thấy một số cha ở lại, không giúp cho đạo, trái lại gia nhập hàng ngũ những việc ảnh hưởng xấu đến Hội Thánh. Tình trạng các linh mục thuộc Địa phận Hà Nội đã đi Nam, được xem xét lại. Và rồi tất cả đã được hợp thức hoá, gia nhập các địa phận miền Nam. Các linh mục này tận tụy với các giáo phận mình gia nhập, được các nơi đó quí mến. Hà Nội được các Bề Trên giáo phận miền Nam tin tưởng và khen ngợi. Đó cũng là một cách tạ lỗi với Chúa, với Hội Thánh bởi đã ra đi.
Quan hệ giữa nhà nước với giáo hội sắp… ‘sang trang’?
Alf. Hoàng Gia Bảo
12:36 28/12/2009
Hôm 23/12 vừa qua trên trang www.asianews.it có đăng bản tin đáng chú ý liên quan đến giáo phận Hà Nội, mối quan hệ giữa Đức TGM Guise Ngô Quang Kiệt và UBND Tp.Hà Nội có tựa đề “In Hanoi 14 new priests are ordained, government sends mixed signals and churches are broken into” mặc dù bản tin này cũng thấy có trên trang VietCatholic nhưng cả hai nơi đều bằng bằng Anh ngữ nên không chắc đã được nhiều người chú ý. Nhận thấy trong bài này có mấy lời ‘bảo ban’ chân tình của Đ/c Kiệt với đoàn khách UBND Tp.Hà Nội khá thú vị, nên xin ghi lại chủ yếu là vì mấy lời lành thánh này của Ngài.
Tại Hà Nội, 14 tân linh mục được thụ phong, chính phủ gửi đi những tín hiệu ‘lẫn lộn’ và việc nhiều nhà thờ bị xâm phạm
Buổi lễ tấn phong là nguồn vui xoa dịu bớt những nỗi buồn gây ra bởi việc chín nhà thờ bị đánh cắp, các hòm thánh bị phá hoại, mình thánh Chúa bị ném xuống đất và nhiều bức bức tượng bị đánh cắp. Thành phố Hà Nội gửi một phái đoàn đến thăm tòa Tổng Giám Mục và chúc mừng lễ Giáng sinh. Chỉ mới vài tuần trước, nhà cầm quyền còn gắn nhãn cho Ngài là “kẻ gây rối”.
Hà Nội (AsiaNews) – Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục của Hà Nội vừa mới phong chức cho 14 tân linh mục trong một buổi lễ được tổ chức ở một Đại Chủng viện thủ đô của Việt Nam. Đ/c Chu Văn Minh, giám mục phụ tá và Đ/c Giuse Nguyễn Văn Yên, giám mục nghỉ hưu đã cùng tham gia vào buổi lễ với 140 linh mục và 5.000 giáo dân. Tổng số linh mục trong giáo phận nay đã lên đến 106 vị cai quản 141 giáo xứ với trên 350.000 giáo dân, còn khoảng 40 giáo xứ hiện vẫn chưa có cha xứ.
Hôm nay, các tân linh mục đã mừng thánh lễ đầu tay ngay tại giáo phận của họ cùng người thân và bè bạn. Tuy nhiên, hôm qua một sự kiện quan trọng đã diễn ra là vào lúc 3 giờ chiều (22/12) bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội, đi kèm với một phái đoàn đã đến viếng thăm Tổng Giám Mục và có cuộc trao đổi, chúc mừng Giáng sinh với các Ngài.
Đối với người Công giáo, cử chỉ này là biểu tượng tượng trưng cho sự hoà giải.
Hai năm trước, vào tháng 1/2008, cũng chính bà đã đưa ra tối hậu thư phản đối (Đ/c Ngô Quang Kiệt) và đe dọa chính quyền sẽ có hành động quyết liệt nếu không chấm dứt những cuộc tụ tập phản đối tại tòa khâm sứ Hà Nội.
Kể từ đó, Uỷ ban Tp thường mô tả vị giám mục này là “kẻ gây rối” (troublemakers), là “người kích động gây ra những vụ gây náo loạn, cáo buộc sai trái chính phủ, không tôn trọng thể diện quốc gia ‘nhạo báng’ pháp luật và xúi giục những người khác cùng vi phạm theo". Một chiến dịch tương tự đã được thực hiện ngay trước khi ông chủ tịch nước viếng thăm Đức Giáo Hoàng tại Vatican.
Tuy nhiên, không còn giống như trước đây, trong chuyến thăm hôm qua, các thành viên trong đoàn đã biểu dương Đức cha cùng cộng đoàn của Ngài vì những sự ủng hộ của họ đối với các nỗ lực giải quyết các khó khăn của chính phủ.
Đ/c Ngô Quang Kiệt nói rằng ông hy vọng chuyến thăm không chỉ đơn thuần là ngoại giao, nhưng thay vào đó là dấu hiệu của "sự phát triển của văn minh và công bằng" là điều "rất cần thiết cho một thành phố lớn như Hà Nội"
"Là Kitô hữu, đời sống tâm linh chấp nhận con người ràng buộc với nhau không chỉ bằng bề ngoài, mà còn phải từ đáy lòng họ”
"Chúng tôi làm như vậy bởi vì chúng tôi tin rằng vào cuối đời mình, mỗi người chúng tôi sẽ phải đối mặt với Thiên Chúa để được Ngài phán xét tất cả những gì đã làm trên cõi đời này.
Kết thúc đời mình, chúng tôi sẽ được tốt hơn nếu ăn ở ngay thẳng như đường tên bắn, còn không sẽ bị trừng phạt vì những sự gian dối!
Khi bạn quan sát những gì được biểu hiện ra bề ngoài của một người Công giáo, nó thưc sự phản ánh đúng những gì người đó đang giữ bên trong con người họ. Bạn có thể yên tâm về những gì bạn thấy cũng chính là những gì bạn nhận được nơi họ. Chúng tôi không có gì để che giấu” (những câu nói quá hay của Đức Cha - ND)
Có một điều đáng lưu ý khác, một vài ngày trước chuyến thăm, nhà thờ ở Từ Châu, Cao Mật Bến, Mai Lĩnh, Đồng Du, Mỹ Thượng, Sơn Miêng, Đông Lao (Giáo phận Hà Nội) cũng như Phượng Bãi và Tình Lâm (giáo phận Hưng Hòa) đã bị xúc phạm và nhiều đồ vật đã bị đánh cắp, bao gồm bình đựng nước thánh, ly chén thánh và các thiết bị âm thanh.
Nhiều giáo dân đến nhà thờ chủ nhật vừa qua để dự Thánh lễ Chúa Nhật đã khóc khi thấy chén thánh bị vỡ tung tóe, còn bánh thánh thì bị vung vãi khắp nơi trên đất.
Đã có ít nhất hai nhà thờ đã bị kẻ trộm lấy mất đi một số bức tượng quí.
Bài báo trên trang asianews đến đây là hết. Nhân đọc bài này người viết xin có thêm vài nhận xét liên quan đến việc nhà nước VN chúc mừng đồng bào công giáo nhân lễ Giáng Sinh vừa qua.
Qua theo dõi tin tức chắc mọi người cũng đều ‘băn khoăn’ không hiểu vi sao Noel năm nay các quan lớn VN ta bỗng dưng ‘thay đổi tính nết’! người thì ‘chịu khó’ lặn lội đi xa hơn mọi khi, người khác lại tỏ ra ‘khiêm nhường’ khi chọn mấy nơi nho nhỏ vắng vẻ nhường lại mấy nơi có các đấng cao trọng, như Tòa TGM Hà Nội với Đ/c Kiệt lại cho các quan be bé hơn?
Này nhé, trước hết theo nguyên văn lời TTXVN thì hôm 24/12 “tại Tòa Tổng Giám mục TP Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã thay mặt Đảng, Nhà nước và Chính phủ chúc Hồng y Tổng Giám mục, các giám mục, linh mục, tu sĩ và toàn thể bà con giáo dân trong giáo phận một mùa Giáng sinh an lành, tươi vui và thăng tiến.”…. kế đến là việc Ban Tôn giáo Chính phủ qua ông Nguyễn Thanh Xuân qua cũng tạm lánh thủ đô vào Tp.HCM tổ chức gặp mặt, chúc mừng Lễ Thiên chúa Giáng sinh 2009 với 8 hệ phái Tin Lành và đến thăm chúc mừng Giáng Sinh HY Phạm Minh Mẫn v.v… Ơ hay! nghe mà cứ như Tp.HCM sắp trở thành thủ đô của người công giáo? Hay không chừng sau khi VN lập bang giao với Tòa Thánh Vatican thì Tòa Khâm Sứ sẽ đặt ở Sàigòn thay cho ngoài Hà Nội cũng nên?
Ngoài ra còn là chuyện ‘đồng chí’ Hà Văn Núi, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã tới thăm Toà giám mục Thanh Hoá, chúc mừng các vị chức sắc tôn giáo và bà con giáo dân giáo phận Thanh Hoá (thay vì HĐGMVN hay Tòa TGM Hà Nội)
Ngay tại thủ đô tình hình cũng có vẻ ‘biến động’ hơn mọi năm khi hai ‘sếp’ lớn nhất là các ông bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và chủ tịch Nguyễn Thế Thảo người lặn lội xuống tận một phường ngoại ô kẻ lên non thăm viếng Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận Hưng Hoá nhường ‘nhiệm vụ cao cả’ chúc Giáng Sinh TGM Ngô Quang Kiệt và bà con giáo dân thủ đô lại cho bà phó CT Thanh Hằng.
Nhưng có điều hơi lạ là chuyến thăm viếng của bà Hằng đã chẳng được tờ báo ‘lề phải’ thủ đô nào đưa tin, nhất là tờ báo Hà-Nội Mới vốn rất ‘quan tâm’ đến mọi hoạt động của giáo hội. May nhờ có trang của TGP Hà Nội người viết mới có dịp thấy được mấy tấm hình hết sức ‘dễ thương’ đính kèm kế bên.
Người có đạo chúng ta cảm thấy tiếc và ‘bất công’ khi thấy thiện chí của bà phó chủ tịch (và nhất là sự ‘can đảm’ của bà đã tỏ ra hơn hẳn ông chủ tịch) đã chẳng được truyền thông nhà nước ghi nhận.
Nhưng không sao! Nhờ còn có báo ‘lề trái’ bà con giáo dân thủ đô chắc chắn sẽ biết đến ‘biểu tượng của sự hòa giải’ của bà như asianews diễn giải ở trên mà bà đã thể hiện.
Dẫu sao buổi gặp này cũng đã cho thấy lời đồn đãi cách nay chưa lâu, rằng chính quyền Tp. Hà Nội từ lâu đã tẩy chay không còn làm việc, gặp gỡ trao đổi gì với Đ/c Ngô Quang Kiệt chỉ là những tin đồn nhảm vô căn cứ.
Liệu chuyến đi Rome của ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hội kiến với ĐGH kéo dài gấp đôi hơn bình thường vừa qua có liên quan gì đến việc các quan cấp cao nhà nước bỗng dưng thay đổi thói quen chúc mừng Giáng Sinh năm nay? Việc thăm viếng và chúc mừng Giáng Sinh của bà PCT Ngô Thị Thanh Hằng có phải là dấu hiệu của sự bình thường trở lại trong quan hệ giữa Đ/c Kiệt và chính quyền Hà Nội sau vụ căng thẳng Tòa Khâm Sứ chính quyền Hà Nội từng muốn ‘bứng’ Ngài đi, nhưng nay thì họ đã thấy ‘cây đại thụ’ này của giáo hội sẽ bất di bất dịch, nên nay đành quay sang chung sống hòa bình lại vậy, và việc này lại phải bắt đầu leo dần lên từ cấp thấp nhất là bà PCT lên? Phải chăng đang có sự chia rẽ giữa chính quyền trung ương và điạ phương Hà Nội trong cách giải quyết những mâu thuẫn với giáo hội, cũng như trong việc bình thường hoá quan hệ với tòa thánh Vatican? V.v…
Phải chăng chính vì những sự đan xen khó lý giải này mà Asianews đã gọi là ‘mixed signals’: những tín hiệu ‘trộn lẫn’. Có nghĩa có thể có cả tốt lẫn xấu, cả hay lẫn dở chưa thể xác định.
Chúng ta chỉ mong sao đó sẽ không phải là loại ‘noise signals’, tức những sóng hài, loại tín hiệu nhiễu thường xảy ra trong các mạch điện tử.khi pha trộn nhiều loại sóng có tần số, biên độ khác hòa chung lại với nhau.
Tại Hà Nội, 14 tân linh mục được thụ phong, chính phủ gửi đi những tín hiệu ‘lẫn lộn’ và việc nhiều nhà thờ bị xâm phạm
Buổi lễ tấn phong là nguồn vui xoa dịu bớt những nỗi buồn gây ra bởi việc chín nhà thờ bị đánh cắp, các hòm thánh bị phá hoại, mình thánh Chúa bị ném xuống đất và nhiều bức bức tượng bị đánh cắp. Thành phố Hà Nội gửi một phái đoàn đến thăm tòa Tổng Giám Mục và chúc mừng lễ Giáng sinh. Chỉ mới vài tuần trước, nhà cầm quyền còn gắn nhãn cho Ngài là “kẻ gây rối”.
Hà Nội (AsiaNews) – Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục của Hà Nội vừa mới phong chức cho 14 tân linh mục trong một buổi lễ được tổ chức ở một Đại Chủng viện thủ đô của Việt Nam. Đ/c Chu Văn Minh, giám mục phụ tá và Đ/c Giuse Nguyễn Văn Yên, giám mục nghỉ hưu đã cùng tham gia vào buổi lễ với 140 linh mục và 5.000 giáo dân. Tổng số linh mục trong giáo phận nay đã lên đến 106 vị cai quản 141 giáo xứ với trên 350.000 giáo dân, còn khoảng 40 giáo xứ hiện vẫn chưa có cha xứ.
Đối với người Công giáo, cử chỉ này là biểu tượng tượng trưng cho sự hoà giải.
Hai năm trước, vào tháng 1/2008, cũng chính bà đã đưa ra tối hậu thư phản đối (Đ/c Ngô Quang Kiệt) và đe dọa chính quyền sẽ có hành động quyết liệt nếu không chấm dứt những cuộc tụ tập phản đối tại tòa khâm sứ Hà Nội.
Kể từ đó, Uỷ ban Tp thường mô tả vị giám mục này là “kẻ gây rối” (troublemakers), là “người kích động gây ra những vụ gây náo loạn, cáo buộc sai trái chính phủ, không tôn trọng thể diện quốc gia ‘nhạo báng’ pháp luật và xúi giục những người khác cùng vi phạm theo". Một chiến dịch tương tự đã được thực hiện ngay trước khi ông chủ tịch nước viếng thăm Đức Giáo Hoàng tại Vatican.
Tuy nhiên, không còn giống như trước đây, trong chuyến thăm hôm qua, các thành viên trong đoàn đã biểu dương Đức cha cùng cộng đoàn của Ngài vì những sự ủng hộ của họ đối với các nỗ lực giải quyết các khó khăn của chính phủ.
Đ/c Ngô Quang Kiệt nói rằng ông hy vọng chuyến thăm không chỉ đơn thuần là ngoại giao, nhưng thay vào đó là dấu hiệu của "sự phát triển của văn minh và công bằng" là điều "rất cần thiết cho một thành phố lớn như Hà Nội"
"Là Kitô hữu, đời sống tâm linh chấp nhận con người ràng buộc với nhau không chỉ bằng bề ngoài, mà còn phải từ đáy lòng họ”
"Chúng tôi làm như vậy bởi vì chúng tôi tin rằng vào cuối đời mình, mỗi người chúng tôi sẽ phải đối mặt với Thiên Chúa để được Ngài phán xét tất cả những gì đã làm trên cõi đời này.
Kết thúc đời mình, chúng tôi sẽ được tốt hơn nếu ăn ở ngay thẳng như đường tên bắn, còn không sẽ bị trừng phạt vì những sự gian dối!
Khi bạn quan sát những gì được biểu hiện ra bề ngoài của một người Công giáo, nó thưc sự phản ánh đúng những gì người đó đang giữ bên trong con người họ. Bạn có thể yên tâm về những gì bạn thấy cũng chính là những gì bạn nhận được nơi họ. Chúng tôi không có gì để che giấu” (những câu nói quá hay của Đức Cha - ND)
Có một điều đáng lưu ý khác, một vài ngày trước chuyến thăm, nhà thờ ở Từ Châu, Cao Mật Bến, Mai Lĩnh, Đồng Du, Mỹ Thượng, Sơn Miêng, Đông Lao (Giáo phận Hà Nội) cũng như Phượng Bãi và Tình Lâm (giáo phận Hưng Hòa) đã bị xúc phạm và nhiều đồ vật đã bị đánh cắp, bao gồm bình đựng nước thánh, ly chén thánh và các thiết bị âm thanh.
Nhiều giáo dân đến nhà thờ chủ nhật vừa qua để dự Thánh lễ Chúa Nhật đã khóc khi thấy chén thánh bị vỡ tung tóe, còn bánh thánh thì bị vung vãi khắp nơi trên đất.
Đã có ít nhất hai nhà thờ đã bị kẻ trộm lấy mất đi một số bức tượng quí.
Bài báo trên trang asianews đến đây là hết. Nhân đọc bài này người viết xin có thêm vài nhận xét liên quan đến việc nhà nước VN chúc mừng đồng bào công giáo nhân lễ Giáng Sinh vừa qua.
Qua theo dõi tin tức chắc mọi người cũng đều ‘băn khoăn’ không hiểu vi sao Noel năm nay các quan lớn VN ta bỗng dưng ‘thay đổi tính nết’! người thì ‘chịu khó’ lặn lội đi xa hơn mọi khi, người khác lại tỏ ra ‘khiêm nhường’ khi chọn mấy nơi nho nhỏ vắng vẻ nhường lại mấy nơi có các đấng cao trọng, như Tòa TGM Hà Nội với Đ/c Kiệt lại cho các quan be bé hơn?
Ngoài ra còn là chuyện ‘đồng chí’ Hà Văn Núi, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã tới thăm Toà giám mục Thanh Hoá, chúc mừng các vị chức sắc tôn giáo và bà con giáo dân giáo phận Thanh Hoá (thay vì HĐGMVN hay Tòa TGM Hà Nội)
Ngay tại thủ đô tình hình cũng có vẻ ‘biến động’ hơn mọi năm khi hai ‘sếp’ lớn nhất là các ông bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và chủ tịch Nguyễn Thế Thảo người lặn lội xuống tận một phường ngoại ô kẻ lên non thăm viếng Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận Hưng Hoá nhường ‘nhiệm vụ cao cả’ chúc Giáng Sinh TGM Ngô Quang Kiệt và bà con giáo dân thủ đô lại cho bà phó CT Thanh Hằng.
Người có đạo chúng ta cảm thấy tiếc và ‘bất công’ khi thấy thiện chí của bà phó chủ tịch (và nhất là sự ‘can đảm’ của bà đã tỏ ra hơn hẳn ông chủ tịch) đã chẳng được truyền thông nhà nước ghi nhận.
Nhưng không sao! Nhờ còn có báo ‘lề trái’ bà con giáo dân thủ đô chắc chắn sẽ biết đến ‘biểu tượng của sự hòa giải’ của bà như asianews diễn giải ở trên mà bà đã thể hiện.
Dẫu sao buổi gặp này cũng đã cho thấy lời đồn đãi cách nay chưa lâu, rằng chính quyền Tp. Hà Nội từ lâu đã tẩy chay không còn làm việc, gặp gỡ trao đổi gì với Đ/c Ngô Quang Kiệt chỉ là những tin đồn nhảm vô căn cứ.
Liệu chuyến đi Rome của ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hội kiến với ĐGH kéo dài gấp đôi hơn bình thường vừa qua có liên quan gì đến việc các quan cấp cao nhà nước bỗng dưng thay đổi thói quen chúc mừng Giáng Sinh năm nay? Việc thăm viếng và chúc mừng Giáng Sinh của bà PCT Ngô Thị Thanh Hằng có phải là dấu hiệu của sự bình thường trở lại trong quan hệ giữa Đ/c Kiệt và chính quyền Hà Nội sau vụ căng thẳng Tòa Khâm Sứ chính quyền Hà Nội từng muốn ‘bứng’ Ngài đi, nhưng nay thì họ đã thấy ‘cây đại thụ’ này của giáo hội sẽ bất di bất dịch, nên nay đành quay sang chung sống hòa bình lại vậy, và việc này lại phải bắt đầu leo dần lên từ cấp thấp nhất là bà PCT lên? Phải chăng đang có sự chia rẽ giữa chính quyền trung ương và điạ phương Hà Nội trong cách giải quyết những mâu thuẫn với giáo hội, cũng như trong việc bình thường hoá quan hệ với tòa thánh Vatican? V.v…
Phải chăng chính vì những sự đan xen khó lý giải này mà Asianews đã gọi là ‘mixed signals’: những tín hiệu ‘trộn lẫn’. Có nghĩa có thể có cả tốt lẫn xấu, cả hay lẫn dở chưa thể xác định.
Chúng ta chỉ mong sao đó sẽ không phải là loại ‘noise signals’, tức những sóng hài, loại tín hiệu nhiễu thường xảy ra trong các mạch điện tử.khi pha trộn nhiều loại sóng có tần số, biên độ khác hòa chung lại với nhau.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Lá Cuối Thu
Thérésa Nguyễn
23:09 28/12/2009
LÁ CUỐI THU
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Thu xa bằng gió, bằng mây,
Không gian thở nhẹ, buồn vây chìm chìm...
Lòng không ai cấm mà im....
(Trích thơ của Hồ Dzếnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền