Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa tỏ mình
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT
02:04 30/12/2010
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA HIỂN LINH, năm A
Mt 2, 1-12
Lễ Hiển Linh là lễ Chúa to mình ra cho thế giới, cho con người, cho mọi người mà đai diện là ba nhà đạo sĩ, trong đó có tất cả chúng ta. “ Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện “ ( Mt 2, 2 ). Ba nhà đạo sĩ cứ dõi theo ngôi sao lạ mà đi tìm gặp Hài Đồng Giêsu tại Hang đá Bêlem.
Con Thiên Chúa giáng sinh làm người đã tỏ mình ra cho ba nhà đạo sĩ đến từ phương Đông. Đây là những người ngoại giáo, những người được coi là ở ngoài, những người không hề biết gì về đạo. Do đó, lễ Hiển Linh được coi là lễ Sinh Nhật của người ngoại đạo. Tuy nhiên, thánh Gioan trong đoạn khởi đầu Tin Mừng đã viết: ” Ngài đã đến nơi nhà của Ngài mà người nhà đã không tiếp nhận Ngài “. Đây là cái bi đát của chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Lời ngôn sứ Isaia từ 600 năm trước đã được thực hiện: “ Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước…Lạc đà từng đàn cho rợp đất lạc đà của người Mađian và Êpha, hết thảy từ Saba kéo đến, mang theo vàng với trầm hương, và loan truyền lời ca tụng Chúa “ ( Is 60, 1-6 ). Ba nhà đạo sĩ đã trung thành đi theo ngôi sao lạ và họ đã gặp được Hài Nhi Giêsu.
Đêm hôm ấy, có lẽ cũng có vô số người nhìn lên bầu trời và đã thấy vô số các vì tinh tú, những ngôi sao lấp lánh trên trời, nhưng họ đã không thấy và nhận ra ngôi sao lạ để có thể đi tìm gặp Đấng Cứu Thế mới sinh ra tại Bêlem. Ba nhà đạo sĩ đã không chỉ bằng lòng khi nhận ra ngôi sao lạ mà còn chuẩn bị lễ vật: vàng, hương và mộc dược là ba vật quí của miền phương Đông để triều bái, cung tiến Vua Giêsu. Và trên đường đi đã có lúc ba nhà đạo sĩ đã không nhìn thấy ánh sao dẫn đường, họ đã hết lòng hỏi thăm người này người kia để tiếp tục tìm kiếm. Họ cũng đã gặp nhiều cạm bẫy của những con người lòng nham hiểm, xấu xa, một Hêrôđê giả bộ ân cần nhưng thâm sâu thì đầy ghen tỵ, ác hiểm. Ba nhà đạo sĩ đã một lòng, can đảm và hăng say vượt biết bao dặm trường, cuối cùng họ đã tới nơi gặp được Hài Nhi Giêsu đang nằm trong Hang đá Bêlem khó nghèo. Nhưng các Ông đã sấp mình, cung kính dâng lễ vật cho Hài Đồng Giêsu với tấm lòng thành, dạ hân hoan, toại nguyện.
Thái độ của các nhà đạo sĩ là thái độ của lòng tin đích thực. Trong khi ấy những Kinh sư, Thượng tế là những người thông hiểu Kinh Thánh, Lề Luật nhưng họ lại đóng lòng lại, không chịu mở mắt ra để nhìn, để thấy, họ cứ ngồi lì tại chỗ. Họ tự coi như những người có đạo nhưng thực tế họ lại đang ở ngoài. Còn những người bị coi là vô đạo, ở ngoài lại là những người đã tìm gặp được Chúa.
Đối với chúng ta, ngôi sao lạ là ý muốn của Thiên Chúa, là đức tin vào Chúa Kitô, là ánh sáng của Chúa Kitô soi chiếu vào cuộc đời chúng ta và dẫn đường cho chúng ta đi về Nước Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhiều khi mắt chúng ta bị che khuất không nhìn ra ánh sáng của Chúa Kitô soi sáng, bởi những đà cản của ích kỷ, của tâm địa hẹp hòi, ích kỷ của chúng ta. Để có thể tìm gặp được Chúa Kitô, chúng ta phải liều mạng như các nhà đạo sĩ, ra khỏi con người của chúng ta là thích hưởng thụ, thích dễ dãi, sợ gian khổ vv…
Các nhà đạo sĩ đã gặp được Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Họ đã bái chào và cung tiến cho Hài Đồng Giêsu lễ vật quí giá của địa phương họ. Họ đã thực sự gặp được Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse. Bởi vì, Chúa đến trần gian có cha có mẹ, Chúa đến gian trần trong một gia đình. Chúng ta không thể gặp Chúa Kitô khi tách rời Mẹ Maria và thánh cả Giuse. Các nhà đạo sĩ dâng Chúa Giêsu: vàng, nhũ hương và mộc dược. Chúng ta cũng dâng Chúa Kitô tấm lòng vàng, hương thơm của lời cầu nguyện, mộc dược hy sinh để mưu ích cho các linh hồn.
Lễ Hiển Linh là lễ Giáng Sinh của người ngoại, nhưng cũng là lễ mà mọi người chúng ta phải ý thức vai trò, trách nhiệm của chúng ta là truyền giáo. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những nhà truyền giáo vì nhờ họ mà nhiều người và chính chúng ta mới nhận biết được Chúa, nhờ họ mà chúng ta mới có niềm vui hiển linh. Đó là Chúa đã tỏ mình cho chúng ta hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho lục địa Á Châu của chúng ta bởi vì Chúa đã tỏ mình ra cho mọi người từ 2010 năm rồi nhưng dân tộc Á Châu vẫn còn rất ít người nhận ra Chúa như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết trong Tông Huấn: ” Giáo Hội tại Á Châu: ” Tham vọng duy nhất của Giáo Hội là tiếp tục sứ mạng phục vụ và yêu thương của mình, để tất cả dân Á Châu “ có sự sống và sống dồi dào”( Ga 10, 10 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin biến chúng con mỗi Kitô hữu trở nên một ngôi sao lạ dẫn đường cho nhiều người tìm và gặp Chúa Cứu Thế. Amen.
Mt 2, 1-12
Lễ Hiển Linh là lễ Chúa to mình ra cho thế giới, cho con người, cho mọi người mà đai diện là ba nhà đạo sĩ, trong đó có tất cả chúng ta. “ Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện “ ( Mt 2, 2 ). Ba nhà đạo sĩ cứ dõi theo ngôi sao lạ mà đi tìm gặp Hài Đồng Giêsu tại Hang đá Bêlem.
Con Thiên Chúa giáng sinh làm người đã tỏ mình ra cho ba nhà đạo sĩ đến từ phương Đông. Đây là những người ngoại giáo, những người được coi là ở ngoài, những người không hề biết gì về đạo. Do đó, lễ Hiển Linh được coi là lễ Sinh Nhật của người ngoại đạo. Tuy nhiên, thánh Gioan trong đoạn khởi đầu Tin Mừng đã viết: ” Ngài đã đến nơi nhà của Ngài mà người nhà đã không tiếp nhận Ngài “. Đây là cái bi đát của chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Lời ngôn sứ Isaia từ 600 năm trước đã được thực hiện: “ Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước…Lạc đà từng đàn cho rợp đất lạc đà của người Mađian và Êpha, hết thảy từ Saba kéo đến, mang theo vàng với trầm hương, và loan truyền lời ca tụng Chúa “ ( Is 60, 1-6 ). Ba nhà đạo sĩ đã trung thành đi theo ngôi sao lạ và họ đã gặp được Hài Nhi Giêsu.
Đêm hôm ấy, có lẽ cũng có vô số người nhìn lên bầu trời và đã thấy vô số các vì tinh tú, những ngôi sao lấp lánh trên trời, nhưng họ đã không thấy và nhận ra ngôi sao lạ để có thể đi tìm gặp Đấng Cứu Thế mới sinh ra tại Bêlem. Ba nhà đạo sĩ đã không chỉ bằng lòng khi nhận ra ngôi sao lạ mà còn chuẩn bị lễ vật: vàng, hương và mộc dược là ba vật quí của miền phương Đông để triều bái, cung tiến Vua Giêsu. Và trên đường đi đã có lúc ba nhà đạo sĩ đã không nhìn thấy ánh sao dẫn đường, họ đã hết lòng hỏi thăm người này người kia để tiếp tục tìm kiếm. Họ cũng đã gặp nhiều cạm bẫy của những con người lòng nham hiểm, xấu xa, một Hêrôđê giả bộ ân cần nhưng thâm sâu thì đầy ghen tỵ, ác hiểm. Ba nhà đạo sĩ đã một lòng, can đảm và hăng say vượt biết bao dặm trường, cuối cùng họ đã tới nơi gặp được Hài Nhi Giêsu đang nằm trong Hang đá Bêlem khó nghèo. Nhưng các Ông đã sấp mình, cung kính dâng lễ vật cho Hài Đồng Giêsu với tấm lòng thành, dạ hân hoan, toại nguyện.
Thái độ của các nhà đạo sĩ là thái độ của lòng tin đích thực. Trong khi ấy những Kinh sư, Thượng tế là những người thông hiểu Kinh Thánh, Lề Luật nhưng họ lại đóng lòng lại, không chịu mở mắt ra để nhìn, để thấy, họ cứ ngồi lì tại chỗ. Họ tự coi như những người có đạo nhưng thực tế họ lại đang ở ngoài. Còn những người bị coi là vô đạo, ở ngoài lại là những người đã tìm gặp được Chúa.
Đối với chúng ta, ngôi sao lạ là ý muốn của Thiên Chúa, là đức tin vào Chúa Kitô, là ánh sáng của Chúa Kitô soi chiếu vào cuộc đời chúng ta và dẫn đường cho chúng ta đi về Nước Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhiều khi mắt chúng ta bị che khuất không nhìn ra ánh sáng của Chúa Kitô soi sáng, bởi những đà cản của ích kỷ, của tâm địa hẹp hòi, ích kỷ của chúng ta. Để có thể tìm gặp được Chúa Kitô, chúng ta phải liều mạng như các nhà đạo sĩ, ra khỏi con người của chúng ta là thích hưởng thụ, thích dễ dãi, sợ gian khổ vv…
Các nhà đạo sĩ đã gặp được Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Họ đã bái chào và cung tiến cho Hài Đồng Giêsu lễ vật quí giá của địa phương họ. Họ đã thực sự gặp được Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse. Bởi vì, Chúa đến trần gian có cha có mẹ, Chúa đến gian trần trong một gia đình. Chúng ta không thể gặp Chúa Kitô khi tách rời Mẹ Maria và thánh cả Giuse. Các nhà đạo sĩ dâng Chúa Giêsu: vàng, nhũ hương và mộc dược. Chúng ta cũng dâng Chúa Kitô tấm lòng vàng, hương thơm của lời cầu nguyện, mộc dược hy sinh để mưu ích cho các linh hồn.
Lễ Hiển Linh là lễ Giáng Sinh của người ngoại, nhưng cũng là lễ mà mọi người chúng ta phải ý thức vai trò, trách nhiệm của chúng ta là truyền giáo. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những nhà truyền giáo vì nhờ họ mà nhiều người và chính chúng ta mới nhận biết được Chúa, nhờ họ mà chúng ta mới có niềm vui hiển linh. Đó là Chúa đã tỏ mình cho chúng ta hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho lục địa Á Châu của chúng ta bởi vì Chúa đã tỏ mình ra cho mọi người từ 2010 năm rồi nhưng dân tộc Á Châu vẫn còn rất ít người nhận ra Chúa như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết trong Tông Huấn: ” Giáo Hội tại Á Châu: ” Tham vọng duy nhất của Giáo Hội là tiếp tục sứ mạng phục vụ và yêu thương của mình, để tất cả dân Á Châu “ có sự sống và sống dồi dào”( Ga 10, 10 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin biến chúng con mỗi Kitô hữu trở nên một ngôi sao lạ dẫn đường cho nhiều người tìm và gặp Chúa Cứu Thế. Amen.
Trở nên ánh sáng soi đường cho Anh Em
Lm Jude Siciliano OP
02:33 30/12/2010
CHÚA NHẬT LỄ BA VUA
Isaia 60: 1-6; Ephêsô 3: 2-3a, 5-6; Matthêu 2: 1-12
Chúng ta vừa mừng lễ Giáng sinh, là lễ của vua bình an.
Nhiều người trong chúng ta đã quỳ cầu nguyện trước hang đá, xin cho được bình an trong tâm hồn, trong gia đình và trên toàn thế giới. Nhưng khi chúng ta đứng lên rời khỏi hang đá, chúng ta có để ý thấy ba nhà đạo sỉ đang từ xa đi lại không? Họ sẽ đến sau chúng ta vì quảng đường họ đi rất xa và họ sẽ được nghỉ ngơi trên đường trở về. Họ không được bình an trong tâm hồn vì trước đó họ đang di chuyển trong tăm tối; vì nếu không họ cần gì phải đi tìm một điềm lạ mà làm gì. Khi họ đi đường khác trở về, những người gặp họ có thấy gì khác nơi họ không? Có ai thấy được việc họ đã tìm được đã làm cho họ trở nên khác thường không?
Bài đọc 1 trích sách Isaia hôm nay giúp chúng ta gặp ba nhà đạo sỉ đó và hãy thử nghe họ nói gì với chúng ta: Bài trích sách Isaia này diển tả việc sau khi dân Israel sống một quảng thời gian dài trong tăm tối ở Babylon, khi từ nơi lưu đày trở về. Họ nghe loan báo một tin mừng là ánh sáng Đức Chúa vô cùng sáng lạng sẽ chiếu soi trên họ, và họ sẽ phản chiếu ánh sáng ấy cho các dân tộc khác được nhìn thấy và các dân tộc mau chóng mang quà tìm đến. Các Vua chúa cũng sẽ nhìn thấy và tìm đến ánh sáng đó. Trong bài đó, chúng ta cũng thấy thấp thoáng bóng các nhà đạo sỉ. Ba Đạo Sỉ đến được là nhờ họ chiêm ngắm các tinh tú. Đức Chúa đã rọi chiếu ánh sáng xuyên qua trời đêm để dẫn đường đưa họ đi tìm gặp hài nhi và đức Maria.
Thư thánh Phaolô gởi tín hữu Êphêsô diễn tả ảnh hưởng của ánh sáng đó trên thế giới. Trong kế hoạch ơn cứu độ của Thiên Chúa, Ngài đã mạc khải cho các giáo đoàn đầu tiên và trải dài cho tới nay đến với chúng ta. Ân sũng đó là: ”Trong đức Giêsu Kitô… Các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, để cùng trở nên một thân thể và sẽ được chia sẻ điều Đức Chúa đã hứa” Ngài không thuộc về dân tộc nào, không thiên vị và ruồng rẫy ai.
Thiên Chúa đã chọn một dân riêng, không phải là vì họ tốt hơn kẻ khác; nhưng vì lợi ích của dân khác. Chúng ta phải trở nên ánh sáng dẫn đường mới chiếu soi những đạo sĩ thời nay tìm đến Chúa Kitô. Trong khi Thiên Chúa xử dụng những người trong các tôn giáo khác nhau kể cả những người không tôn giáo để nói về Trời. Trong lúc chúng ta biết được sự thật về Thiên Chúa qua đức Kitô và chúng ta sẵn sàng chia sẻ những sự thật đó cho những người chung quanh nếu họ muốn.
Trong lễ Ba Vua hôm nay, chúng ta thử tự hỏi bản thân: Đời sống của chúng ta có chiếu rọi được chút ánh sáng nào nơi đức Kitô chưa? Thử hỏi xem người bên lương có nhìn thấy chúng ta là những người biết tha thứ không? Biết đem bình an đến cho người còn ngồi trong tăm tối của sự phân biệt chủng tộc hay của tình trạng khó khổ đơn nghèo? Biết nói lên tiếng nói của những người thất học hay ít học không? Biết chăm sóc người bệnh? Biết thăm viếng những kẻ bị giam cầm? Tóm lại, trong thế giới u tối này, chúng ta có là ánh sáng dẫn đưa kẻ khác đến Chúa Kitô không? Chúa Giêsu đã trở về trời. Chúng ta không còn nhìn thấy Ngài nữa, các môn đệ của Ngài, là những người tỏa chiếu ánh sáng về sự hiện diện của Ngài giữa chúng ta
Sách Thánh hôm nay chỉ ra rằng: Ân sũng của Thiên Chúa không phải là của riêng ai. Các đạo sỉ biết trước là khi Chúa Giêsu lớn lên, Ngài sẽ chịu chết cho những người tội lổi như: Thu thuế, gái mãi dâm, kẻ nghèo hèn, người ngoại giáo là những người theo Ngài và cùng ngồi bàn với Ngài.
Hôm nay, chúng ta thử đưa ra một lời chào nhau thích hợp cho buổi lễ bằng câu chúc: “Rất mong những người đi tìm kiếm Chúa sẽ cùng đi với bạn.” Nhiều người trong chúng ta mong muốn được bằng an và cầu xin được ơn ấy trong thánh lễ hôm nay; nhưng vẫn có người nghĩ mình đã dư thừa và đầy đủ bình an rồi thế nên có lẻ những “bất ổn” của Chúa sẽ phù hợp với họ hơn.
Hôm nay Phúc âm bắt đầu với một số nhân vật chính trong cảnh Chúa giáng sinh là các Đạo sỉ. Họ nhìn lên bầu trời tối tăm tìm những dấu hiệu và họ đã tìm được một ngôi sao nhưng chưa hài lòng nên họ mới nhờ ánh sao đó dẫn đường? Vì họ còn mong đợi nhiều hơn, mặc dù họ không biết họ sẽ tìm được gì. Với những mong ước đó họ đã rời quê hương và lên đường đi tìm.
Anh chị em đã bao giờ nghĩ chúng ta giống ba nhà Đạo Sỉ không? Có bao giờ chúng ta bỏ đi những thói quen êm ả thường nhật của cuộc sống củ để đi tìm một điều gì mới tốt hơn mà chúng ta chưa biết không? Và chúng ta cảm thấy rằng những gì chúng ta đang có là chưa đủ mặc dù được nhiều người nói là dư thừa rồi nhưng vì nó không tồn tại với thời gian nên chúng ta ao ước sẽ tìm được một điều gì mới và tốt đẹp hơn. Vậy là chúng ta đã trở thành ba nhà đạo sỉ thời mới rồi. Vì chỉ nhìn thấy một ánh sáng trong bóng tối và tự hỏi không biết nó có thể dẫn đưa chúng ta về đâu.
Hoặc, có thể trong đời sống thường nhật, chúng ta sống rất có căn cơ. Điều gì đã khiến chúng ta tiến bước tới tương lai, có chăng là nổi thất vọng. Kế hoạch đã tan vỡ, cuộc sống đầy mất mát thiếu an toàn, dể tan biến. Do vậy, chúng ta thấy cần lên đường đi tìm lời giải đáp; nhưng ở đâu? Tìm biết những gì? Chắc chắn chúng ta sẽ không tìm thấy được những gì chúng ta cần. Tất cả điều là tăm tối và tương lai không chắc chắn.
Liệu có gì bảo đảm cho chuyến hành trình của các Đạo Sỉ? Họ chỉ hy vọng. Một "ánh sáng ở cuối đường hầm." xuất hiện trong đêm tối. Hướng dẫn họ đến nơi. Đối với chúng ta, ánh sáng đêm tối là gì? Hôm nay chúng ta đến tại nhà thờ này để cầu nguyện, điều này nói lên việc chúng ta đã thấy một ánh sáng làm cho chúng ta hy vọng, mặc dù thế gian còn trong bóng tối. Chúng ta đặt hy vọng vào ánh sáng đã dẫn đưa chúng ta đến ngày hôm nay và sẽ dẫn chúng ta đến một nơi nghỉ ngơi mới đang chờ chúng ta.
Ba nhà Đạo Sỉ có vẻ khôn ngoan, mặc dù đối với gia đình và bạn bè thời đó của họ có có vẻ như họ chẳng có gì khôn ngoan cả. Hãy tưởng tượng xem người ta sẽ hỏi họ: "Các ông đi đâu?" "Các ông điên rồi sao!" "Các ông sẽ lạc đường đấy!" Họ ra đi mà không có bản đồ. Mặc dù họ có thể hỏi, thăm đường, nhận sự giúp đỡ cần thiết và hướng dẫn của hầu hết mọi người cả vua Hêrôđê và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Chính Hêrôđê và các kinh sư của ông đã giúp đỡ cho họ. Nhưng đã không giử họ lại. Ngoại trừ Hêrôđê đã nhanh chóng thai nghén một âm mưu độc ác.
Vậy, trong cuộc lữ hành trên đường đời, chúng ta cần hỏi thăm những người có kinh nghiệm, và xét thấy là khôn ngoan. Chúng ta cần phải đáp ứng một cách khôn ngoan đối với những gì chúng ta học hỏi được. Cũng như các Đạo sỉ đã được "báo mộng" để đi về đường khác. Đức Chúa đã giúp Họ và đã đứng về phía họ; Ngài không bao giờ bỏ kẻ thành tâm tìm kiếm.
Đối với Ba nhà Đạo Sỉ đây là một chuyến đi kỳ lạ - Khi trở về đến nhà, họ đã thấy người khác hẳn ra, không còn giống như lúc còn ở quê nhà. Và mọi người nhận ra họ rất khác xưa, vậy họ trông khác như thế nào?
Trong Thánh lể hôm nay, chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã cho ngôi sao đức tin hướng dẫn chúng ta – vượt qua những đêm đen tối tăm của cuộc đời đầy khó khăn xáo trộn. Qua đức tin chúng ta đã được dưởng nuôi bởi Bí Tích Thánh Thể giúp định hướng cho hành trình dương thế của chúng ta. Chúng ta rất biết ơn nhờ sự khôn ngoan trong đức tin đã giúp chúng ta nhìn thấy ánh sang trong đêm tối.
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho chính mình, vì nhờ có: Thiếu nhi, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã tin tưởng vào chúng ta. Chúng ta cầu xin cho chúng ta trở nên ánh sáng soi đường cho những người khác cần đến sự giúp đở của chúng ta để dẫn dắt họ đi trên đường đời
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
Isaia 60: 1-6; Ephêsô 3: 2-3a, 5-6; Matthêu 2: 1-12
Chúng ta vừa mừng lễ Giáng sinh, là lễ của vua bình an.
Nhiều người trong chúng ta đã quỳ cầu nguyện trước hang đá, xin cho được bình an trong tâm hồn, trong gia đình và trên toàn thế giới. Nhưng khi chúng ta đứng lên rời khỏi hang đá, chúng ta có để ý thấy ba nhà đạo sỉ đang từ xa đi lại không? Họ sẽ đến sau chúng ta vì quảng đường họ đi rất xa và họ sẽ được nghỉ ngơi trên đường trở về. Họ không được bình an trong tâm hồn vì trước đó họ đang di chuyển trong tăm tối; vì nếu không họ cần gì phải đi tìm một điềm lạ mà làm gì. Khi họ đi đường khác trở về, những người gặp họ có thấy gì khác nơi họ không? Có ai thấy được việc họ đã tìm được đã làm cho họ trở nên khác thường không?
Bài đọc 1 trích sách Isaia hôm nay giúp chúng ta gặp ba nhà đạo sỉ đó và hãy thử nghe họ nói gì với chúng ta: Bài trích sách Isaia này diển tả việc sau khi dân Israel sống một quảng thời gian dài trong tăm tối ở Babylon, khi từ nơi lưu đày trở về. Họ nghe loan báo một tin mừng là ánh sáng Đức Chúa vô cùng sáng lạng sẽ chiếu soi trên họ, và họ sẽ phản chiếu ánh sáng ấy cho các dân tộc khác được nhìn thấy và các dân tộc mau chóng mang quà tìm đến. Các Vua chúa cũng sẽ nhìn thấy và tìm đến ánh sáng đó. Trong bài đó, chúng ta cũng thấy thấp thoáng bóng các nhà đạo sỉ. Ba Đạo Sỉ đến được là nhờ họ chiêm ngắm các tinh tú. Đức Chúa đã rọi chiếu ánh sáng xuyên qua trời đêm để dẫn đường đưa họ đi tìm gặp hài nhi và đức Maria.
Thư thánh Phaolô gởi tín hữu Êphêsô diễn tả ảnh hưởng của ánh sáng đó trên thế giới. Trong kế hoạch ơn cứu độ của Thiên Chúa, Ngài đã mạc khải cho các giáo đoàn đầu tiên và trải dài cho tới nay đến với chúng ta. Ân sũng đó là: ”Trong đức Giêsu Kitô… Các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, để cùng trở nên một thân thể và sẽ được chia sẻ điều Đức Chúa đã hứa” Ngài không thuộc về dân tộc nào, không thiên vị và ruồng rẫy ai.
Thiên Chúa đã chọn một dân riêng, không phải là vì họ tốt hơn kẻ khác; nhưng vì lợi ích của dân khác. Chúng ta phải trở nên ánh sáng dẫn đường mới chiếu soi những đạo sĩ thời nay tìm đến Chúa Kitô. Trong khi Thiên Chúa xử dụng những người trong các tôn giáo khác nhau kể cả những người không tôn giáo để nói về Trời. Trong lúc chúng ta biết được sự thật về Thiên Chúa qua đức Kitô và chúng ta sẵn sàng chia sẻ những sự thật đó cho những người chung quanh nếu họ muốn.
Trong lễ Ba Vua hôm nay, chúng ta thử tự hỏi bản thân: Đời sống của chúng ta có chiếu rọi được chút ánh sáng nào nơi đức Kitô chưa? Thử hỏi xem người bên lương có nhìn thấy chúng ta là những người biết tha thứ không? Biết đem bình an đến cho người còn ngồi trong tăm tối của sự phân biệt chủng tộc hay của tình trạng khó khổ đơn nghèo? Biết nói lên tiếng nói của những người thất học hay ít học không? Biết chăm sóc người bệnh? Biết thăm viếng những kẻ bị giam cầm? Tóm lại, trong thế giới u tối này, chúng ta có là ánh sáng dẫn đưa kẻ khác đến Chúa Kitô không? Chúa Giêsu đã trở về trời. Chúng ta không còn nhìn thấy Ngài nữa, các môn đệ của Ngài, là những người tỏa chiếu ánh sáng về sự hiện diện của Ngài giữa chúng ta
Sách Thánh hôm nay chỉ ra rằng: Ân sũng của Thiên Chúa không phải là của riêng ai. Các đạo sỉ biết trước là khi Chúa Giêsu lớn lên, Ngài sẽ chịu chết cho những người tội lổi như: Thu thuế, gái mãi dâm, kẻ nghèo hèn, người ngoại giáo là những người theo Ngài và cùng ngồi bàn với Ngài.
Hôm nay, chúng ta thử đưa ra một lời chào nhau thích hợp cho buổi lễ bằng câu chúc: “Rất mong những người đi tìm kiếm Chúa sẽ cùng đi với bạn.” Nhiều người trong chúng ta mong muốn được bằng an và cầu xin được ơn ấy trong thánh lễ hôm nay; nhưng vẫn có người nghĩ mình đã dư thừa và đầy đủ bình an rồi thế nên có lẻ những “bất ổn” của Chúa sẽ phù hợp với họ hơn.
Hôm nay Phúc âm bắt đầu với một số nhân vật chính trong cảnh Chúa giáng sinh là các Đạo sỉ. Họ nhìn lên bầu trời tối tăm tìm những dấu hiệu và họ đã tìm được một ngôi sao nhưng chưa hài lòng nên họ mới nhờ ánh sao đó dẫn đường? Vì họ còn mong đợi nhiều hơn, mặc dù họ không biết họ sẽ tìm được gì. Với những mong ước đó họ đã rời quê hương và lên đường đi tìm.
Anh chị em đã bao giờ nghĩ chúng ta giống ba nhà Đạo Sỉ không? Có bao giờ chúng ta bỏ đi những thói quen êm ả thường nhật của cuộc sống củ để đi tìm một điều gì mới tốt hơn mà chúng ta chưa biết không? Và chúng ta cảm thấy rằng những gì chúng ta đang có là chưa đủ mặc dù được nhiều người nói là dư thừa rồi nhưng vì nó không tồn tại với thời gian nên chúng ta ao ước sẽ tìm được một điều gì mới và tốt đẹp hơn. Vậy là chúng ta đã trở thành ba nhà đạo sỉ thời mới rồi. Vì chỉ nhìn thấy một ánh sáng trong bóng tối và tự hỏi không biết nó có thể dẫn đưa chúng ta về đâu.
Hoặc, có thể trong đời sống thường nhật, chúng ta sống rất có căn cơ. Điều gì đã khiến chúng ta tiến bước tới tương lai, có chăng là nổi thất vọng. Kế hoạch đã tan vỡ, cuộc sống đầy mất mát thiếu an toàn, dể tan biến. Do vậy, chúng ta thấy cần lên đường đi tìm lời giải đáp; nhưng ở đâu? Tìm biết những gì? Chắc chắn chúng ta sẽ không tìm thấy được những gì chúng ta cần. Tất cả điều là tăm tối và tương lai không chắc chắn.
Liệu có gì bảo đảm cho chuyến hành trình của các Đạo Sỉ? Họ chỉ hy vọng. Một "ánh sáng ở cuối đường hầm." xuất hiện trong đêm tối. Hướng dẫn họ đến nơi. Đối với chúng ta, ánh sáng đêm tối là gì? Hôm nay chúng ta đến tại nhà thờ này để cầu nguyện, điều này nói lên việc chúng ta đã thấy một ánh sáng làm cho chúng ta hy vọng, mặc dù thế gian còn trong bóng tối. Chúng ta đặt hy vọng vào ánh sáng đã dẫn đưa chúng ta đến ngày hôm nay và sẽ dẫn chúng ta đến một nơi nghỉ ngơi mới đang chờ chúng ta.
Ba nhà Đạo Sỉ có vẻ khôn ngoan, mặc dù đối với gia đình và bạn bè thời đó của họ có có vẻ như họ chẳng có gì khôn ngoan cả. Hãy tưởng tượng xem người ta sẽ hỏi họ: "Các ông đi đâu?" "Các ông điên rồi sao!" "Các ông sẽ lạc đường đấy!" Họ ra đi mà không có bản đồ. Mặc dù họ có thể hỏi, thăm đường, nhận sự giúp đỡ cần thiết và hướng dẫn của hầu hết mọi người cả vua Hêrôđê và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Chính Hêrôđê và các kinh sư của ông đã giúp đỡ cho họ. Nhưng đã không giử họ lại. Ngoại trừ Hêrôđê đã nhanh chóng thai nghén một âm mưu độc ác.
Vậy, trong cuộc lữ hành trên đường đời, chúng ta cần hỏi thăm những người có kinh nghiệm, và xét thấy là khôn ngoan. Chúng ta cần phải đáp ứng một cách khôn ngoan đối với những gì chúng ta học hỏi được. Cũng như các Đạo sỉ đã được "báo mộng" để đi về đường khác. Đức Chúa đã giúp Họ và đã đứng về phía họ; Ngài không bao giờ bỏ kẻ thành tâm tìm kiếm.
Đối với Ba nhà Đạo Sỉ đây là một chuyến đi kỳ lạ - Khi trở về đến nhà, họ đã thấy người khác hẳn ra, không còn giống như lúc còn ở quê nhà. Và mọi người nhận ra họ rất khác xưa, vậy họ trông khác như thế nào?
Trong Thánh lể hôm nay, chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã cho ngôi sao đức tin hướng dẫn chúng ta – vượt qua những đêm đen tối tăm của cuộc đời đầy khó khăn xáo trộn. Qua đức tin chúng ta đã được dưởng nuôi bởi Bí Tích Thánh Thể giúp định hướng cho hành trình dương thế của chúng ta. Chúng ta rất biết ơn nhờ sự khôn ngoan trong đức tin đã giúp chúng ta nhìn thấy ánh sang trong đêm tối.
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho chính mình, vì nhờ có: Thiếu nhi, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã tin tưởng vào chúng ta. Chúng ta cầu xin cho chúng ta trở nên ánh sáng soi đường cho những người khác cần đến sự giúp đở của chúng ta để dẫn dắt họ đi trên đường đời
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Từ 1 đến 15-1-2011
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
07:54 30/12/2010
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Từ 01 đến 15 tháng 01-2011
Ngày 01-01-11: Thiên Chúa sai Con Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian; nhưng là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. (Ga 3, 17) * Tôi đã thấy tình yêu cụ thể của Chúa qua hang đá Belem và chịu chết trên thập giá cho nhân loại. Tôi quyết sống khiêm nhường, và khó nghèo để làm chứng cho Tin Mừng của Ngài.
Ngày 02-01-11: Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án; nhưng kẻ không thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. (Ga 3, 18) * Câu này nói rõ có hai nhóm người tin và không tin vào Con Chúa, khước từ hay đón nhận Đức Giêsu Con Cha. Nhờ ơn Chúa tôi tin Đức Giêsu, Người đã đến trong thế gian.
Ngày 03-01-11: Và đây là bản án: Ánh sáng đã đến thế gian; nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn Ánh sáng, vì các việc làm của họ đều xấu xa. (Ga 3, 19) * Ánh sáng là những gương lành Chúa làm, còn bóng tối nhừng việc ác do con người tạo ra. Tôi luôn sống theo lẽ thật, là đến cùng ánh sáng, còn ai làm xấu thì tìm cách trốn ánh sáng.
Ngày 04-01-11: Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. (Cv 2, 46) * Thánh thần đã tác động tín hữu khi cầu nguyện, tham dự tiệc Thánh Thể sáng tối và xum họp nhớ ơn Tổ tiên ông bà.
Ngày 05-01-11: Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ. (Cv 3, 47) * Chính Đức Kitô đã dẫn dắt Tín hữu tuân theo giáo huấn của các Tông Đồ, nên họ trở về càng đông hơn, và Hội Thánh hôm nay được hiệp nhất vững mạnh trong Chúa Thánh Thần.
Ngày 06-01-11: Khi ấy, người ta khiêng đến một người què từ khi lọt lòng mẹ. Ngày ngày người ta đặt anh ta bên cửa đền thờ gọi là Cửa Đẹp, để xin kẻ ra vào đền thờ bố thí. (Cv 3, 2) * Các Tông Đồ loan báo Tin Mừng và sẽ chữa lành người què này để làm chứng cho Chúa. Hôm nay tôi hãy giúp tha nhân tin vào quyền năng của Chúa.
Ngày 07-01-11: Thật vậy, chúng tôi nghĩ rằng: người ta được nên công chính vì tin,, chứ không phải vì làm những gì luật dạy. (Rm 3, 28) * Người ta được kể là công bình bởi đức tin, không phải việc làm của Luật pháp. Tôi được nên công chính cũng vậy: bởi đức tin.
Ngày 08-01-11: Hay là Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa của người Do thái thôi? Thiên Chúa không là Thiên Chúa của các dân ngoại nữa sao? Có chứ ! Người cũng là Thiên Chúa của các dân ngoại nữa.(Rom 3, 29) * Qua đức tin, người cắt bì và người không cắt bì đều trở nên một trong Chúa. Tôi tôn trọng mọi người là con Chúa cả.
Ngày 09-01-11: Vì chỉ có một Thiên Chúa, Đấng làm cho mọi người được cắt bì nên công chính vì họ tin, và làm cho người không được cắt bì nên công chính cũng bởi họ tin. (Rom 3, 30) * Người cắt bì và người không cắt bì được trở nên một với tư cách là con cháu Ap-ra-ham theo đức tin. Tôi ca ngợi lòng Chúa thương xót nhân loại.
Ngày 10-01-11: Vậy có phải là chúng ta đựa vào đức tin mà hủy bỏ lề luật chăng? Không phải thế ! Trái lại, chúng ta củng cố Lề Luật. (Rom 3, 31) * Khi có đức tin tôi làm việc vì lòng mến là chu toàn Luật, sẽ làm cho con người nên công chính và thánh hoá chính tôi.
Ngày 11-01-11: Thật vậy, chúng tôi là những cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên. (1Cor 3, 9) * Tôi không nên phân biệt người này kẻ nọ như tín hữu của tôi, giáo dân của anh; nhưng tất cả chúng ta đều là những người cùng làm việc cho Chúa và vì Ngài cho toà nhà của Giáo hội.
Ngày 12-01-11: Theo ơn Thiên Chúa ban cho tôi, tôi đặt nền móng như một kiến trúc sư lành nghề, còn người khác thì xây dựng trên nền móng đó. (1Cor 3, 10) * Bởi ơn Chúa ban mà Phaolô trở thành vị Tông Đồ nổi danh thành lập Hội Thánh. Tôi làm mọi việc cần đặt nền móng theo Phaolô như một nhà lập pháp và hành pháp một nước.
Ngày 13-01-11: Vì không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô. (1 Cor 3, 11) * Nền móng là Lời Chân lý, là Tin Mừng của Đức Kitô, Con Thiên Chúa, là Ánh sáng của trần gian. Vì ai theo Người thì đến cùng Ánh sáng.
Ngày 14-01-11: Quả thật, chúng ta biết rằng: nếu ngôi nhà của chúng ta ở đưới đất, là chiếc lều này bị phá huỷ đi, thì chúng ta có một nơi do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người phàm làm ra. (2 Cor 5, 1) * Phaolô cho tôi biết thân xác tôi như một “cái lều” là sự suy tàn mỏng dòn của con người, nhưng có sự tăng trưởng về tâm linh do Chúa ban cho. Vì thế tôi sẵn sàng từ bỏ thân xác này để được trở về ở cùng Chúa trong Nước Hằng Sống.
Ngày 15-01-11: Do đó, chúng ta rên xiết là vì những ước mong được thấy ngôi nhà Thiên Quốc của chúng ta phủ trên chiếc lều kia. (2 Cor 5, 2) * Tôi hằng ước mong mái nhà chóng tàn là thân xác này sẽ được phủ lên một ngôi nhà Vĩnh Cửu do Chúa thiết lập sẵn cho tôi.
Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
Từ 01 đến 15 tháng 01-2011
Ngày 01-01-11: Thiên Chúa sai Con Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian; nhưng là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. (Ga 3, 17) * Tôi đã thấy tình yêu cụ thể của Chúa qua hang đá Belem và chịu chết trên thập giá cho nhân loại. Tôi quyết sống khiêm nhường, và khó nghèo để làm chứng cho Tin Mừng của Ngài.
Ngày 02-01-11: Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án; nhưng kẻ không thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. (Ga 3, 18) * Câu này nói rõ có hai nhóm người tin và không tin vào Con Chúa, khước từ hay đón nhận Đức Giêsu Con Cha. Nhờ ơn Chúa tôi tin Đức Giêsu, Người đã đến trong thế gian.
Ngày 03-01-11: Và đây là bản án: Ánh sáng đã đến thế gian; nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn Ánh sáng, vì các việc làm của họ đều xấu xa. (Ga 3, 19) * Ánh sáng là những gương lành Chúa làm, còn bóng tối nhừng việc ác do con người tạo ra. Tôi luôn sống theo lẽ thật, là đến cùng ánh sáng, còn ai làm xấu thì tìm cách trốn ánh sáng.
Ngày 04-01-11: Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. (Cv 2, 46) * Thánh thần đã tác động tín hữu khi cầu nguyện, tham dự tiệc Thánh Thể sáng tối và xum họp nhớ ơn Tổ tiên ông bà.
Ngày 05-01-11: Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ. (Cv 3, 47) * Chính Đức Kitô đã dẫn dắt Tín hữu tuân theo giáo huấn của các Tông Đồ, nên họ trở về càng đông hơn, và Hội Thánh hôm nay được hiệp nhất vững mạnh trong Chúa Thánh Thần.
Ngày 06-01-11: Khi ấy, người ta khiêng đến một người què từ khi lọt lòng mẹ. Ngày ngày người ta đặt anh ta bên cửa đền thờ gọi là Cửa Đẹp, để xin kẻ ra vào đền thờ bố thí. (Cv 3, 2) * Các Tông Đồ loan báo Tin Mừng và sẽ chữa lành người què này để làm chứng cho Chúa. Hôm nay tôi hãy giúp tha nhân tin vào quyền năng của Chúa.
Ngày 07-01-11: Thật vậy, chúng tôi nghĩ rằng: người ta được nên công chính vì tin,, chứ không phải vì làm những gì luật dạy. (Rm 3, 28) * Người ta được kể là công bình bởi đức tin, không phải việc làm của Luật pháp. Tôi được nên công chính cũng vậy: bởi đức tin.
Ngày 08-01-11: Hay là Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa của người Do thái thôi? Thiên Chúa không là Thiên Chúa của các dân ngoại nữa sao? Có chứ ! Người cũng là Thiên Chúa của các dân ngoại nữa.(Rom 3, 29) * Qua đức tin, người cắt bì và người không cắt bì đều trở nên một trong Chúa. Tôi tôn trọng mọi người là con Chúa cả.
Ngày 09-01-11: Vì chỉ có một Thiên Chúa, Đấng làm cho mọi người được cắt bì nên công chính vì họ tin, và làm cho người không được cắt bì nên công chính cũng bởi họ tin. (Rom 3, 30) * Người cắt bì và người không cắt bì được trở nên một với tư cách là con cháu Ap-ra-ham theo đức tin. Tôi ca ngợi lòng Chúa thương xót nhân loại.
Ngày 10-01-11: Vậy có phải là chúng ta đựa vào đức tin mà hủy bỏ lề luật chăng? Không phải thế ! Trái lại, chúng ta củng cố Lề Luật. (Rom 3, 31) * Khi có đức tin tôi làm việc vì lòng mến là chu toàn Luật, sẽ làm cho con người nên công chính và thánh hoá chính tôi.
Ngày 11-01-11: Thật vậy, chúng tôi là những cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên. (1Cor 3, 9) * Tôi không nên phân biệt người này kẻ nọ như tín hữu của tôi, giáo dân của anh; nhưng tất cả chúng ta đều là những người cùng làm việc cho Chúa và vì Ngài cho toà nhà của Giáo hội.
Ngày 12-01-11: Theo ơn Thiên Chúa ban cho tôi, tôi đặt nền móng như một kiến trúc sư lành nghề, còn người khác thì xây dựng trên nền móng đó. (1Cor 3, 10) * Bởi ơn Chúa ban mà Phaolô trở thành vị Tông Đồ nổi danh thành lập Hội Thánh. Tôi làm mọi việc cần đặt nền móng theo Phaolô như một nhà lập pháp và hành pháp một nước.
Ngày 13-01-11: Vì không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô. (1 Cor 3, 11) * Nền móng là Lời Chân lý, là Tin Mừng của Đức Kitô, Con Thiên Chúa, là Ánh sáng của trần gian. Vì ai theo Người thì đến cùng Ánh sáng.
Ngày 14-01-11: Quả thật, chúng ta biết rằng: nếu ngôi nhà của chúng ta ở đưới đất, là chiếc lều này bị phá huỷ đi, thì chúng ta có một nơi do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người phàm làm ra. (2 Cor 5, 1) * Phaolô cho tôi biết thân xác tôi như một “cái lều” là sự suy tàn mỏng dòn của con người, nhưng có sự tăng trưởng về tâm linh do Chúa ban cho. Vì thế tôi sẵn sàng từ bỏ thân xác này để được trở về ở cùng Chúa trong Nước Hằng Sống.
Ngày 15-01-11: Do đó, chúng ta rên xiết là vì những ước mong được thấy ngôi nhà Thiên Quốc của chúng ta phủ trên chiếc lều kia. (2 Cor 5, 2) * Tôi hằng ước mong mái nhà chóng tàn là thân xác này sẽ được phủ lên một ngôi nhà Vĩnh Cửu do Chúa thiết lập sẵn cho tôi.
Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
Sức mạnh ơn trên
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:41 30/12/2010
Sức mạnh ơn trên
Vào những ngày cuối năm cũ chúng ta thường có thói quen nhìn lại thời gian đã qua với tâm tình tạ ơn cùng chút nuối tiếc hối hận, vui buồn lẫn lộn, và đồng thời cũng hướng về tương lai năm mới đang dần tới.
Năm 2010 sắp trôi qua đi vào dĩ vãng với 365 ngày, 52 tuần lễ, 8760 giờ, 525600 phút. Dù theo cách tích phân chia, cùng đặt tên thế nào đi chăng nữa, đây là khoảng thời gian đã được sắp đặt ban cho đời sống con người. Trong đó mỗi người có cơ hội sống đời sống cùng chức năng của mình trọn vẹn đạt đích hay còn dang dở giữa đường trong tương quan liên hệ ràng buộc với gia đình và xã hội.
Đức tin người tín hữu Chúa Kitô không chỉ nhìn thời gian mỗi năm tháng là “ chronos” (tiếng Hylạp) như thời gian đã qua có thể đo lường thống kê tính toán được, nhưng còn luôn luôn trong ý nghĩa “ kairos”, như thời gian công chính, thời gian của Chúa, mà mình đã sống, đã làm, đã có những quyết định.
Những suy tư, những thành qủa đã đạt đựợc, những cách sống xử thế, những bài toán, và cả những hối tiếc đã bỏ lỡ, đã làm sai lệch, những thất bại hoài nghi…được bày ra trong tâm trí như cuốn phim đời sống năm đã qua đang chiếu diễn lại.
Những thắc mắc nhìn lại qúa khứ của năm cũ đã qua không là bước thụt lùi lại vào dĩ vãng làm nản chí, nhưng có ý nghĩa rất nhiều cho tâm trí tinh thần hướng về tương lai đang tới.
Đôi chân chúng ta đang tiến tới đọan cuối bước ra khỏi ngưỡng cửa năm cũ 2010, và sửa soạn tiến bước sang thềm ngưỡng cửa năm mới 2011 bắt đầu một khởi đầu mới.
Từ ngưỡng cửa năm mới 2011 tầm nhìn của con mắt thể lý lẫn tâm trí tinh thần hướng về phía trước không vượt xa hơn khỏi khả năng hạn hẹp của con người. Thời gian mới, nhưng tất cả như đều mờ tối vô định.
Với khả năng suy nghĩ tìm tòi nghiên cứu khám phá về mặt khoa học, con người mong muốn phát triển khắc phục sự mờ tối vô định đó từ xưa nay. Và họ đã đạt được những bước đáng kể góp phần phục vụ đời sống con người, tuy còn nhỏ ngắn cùng hạn chế rất nhiều. Nhưng sự mờ tối vô định vẫn luôn đè nặng đời sống con người. Cũng tựa như thuốc chữa được bệnh này, nhưng lại nảy sinh ra gây nên hậu qủa phụ (bệnh) khác!
Vì thế, sức mạnh ơn Trên vẫn luôn là điểm tựa cần thiết cho con người đặt lòng tin vào Thiên Chúa, Đấng là hôm qua, hôm nay và ngày mai.
“ Người dẫn tôi ra khỏi chốn vô định. Người giải thoát tôi và yêu thương tôi. “ ( Tv 18, 20)
Với trẻ thơ, bạn trẻ thời gian năm mới cũng đồng nghĩa là tương lai cho thân xác cùng tâm trí họ phát triển lớn lên. Vui mừng hy vọng tràn đầy, nhưng yếu tố vô định mờ ảo luôn ẩn hiện trong cuộc sống!
Với các bậc cha mẹ, thời gian năm mới có nhiều niềm vui mừng. Vì con cháu phát triển lớn dần. Nhưng cũng có thêm nỗi lo âu cho sức khoẻ của chính họ, cho việc gíao dục đào tạo con cái về mặt tinh thần, ngoài ra còn về công ăn việc làm, còn dự định mong muốn đạt tới nữa... Tương lai mở rộng ra về phía trước, nhưng bấp bênh vô định cũng không nhỏ kém đi chút nào!
Với người hành nghề trong hãng xưởng, hay mở cửa hàng tiệm buôn bán, thời gian năm mới là cơ hội mới kiếm gặt thu đạt thêm thành công thắng lợi. Nhưng dẫu vậy, yếu tố may rủi vẫn giữ vai trò không nhỏ trong đời sống.
Năm mới mở ra cánh cửa khởi đầu quãng đường mới. Ai cũng mong muốn con đường tương lai sẽ có nhiều niềm vui thành công. Đó là điều chính đáng phù hợp với đời sống con người.
Nhưng thời gian năm mới không nằm trong bàn tay do con người phác họa định đoạt nên được.
Với người đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa luôn cầu xin mong muốn thời gian năm mới được chúc lành ban ơn trợ giúp từ Trời cao cho mọi ngày.
Martin Luther, cha đẻ của đạo Tin Lành, khi suy nghĩ về ngày cuối năm cũ bước sang thềm ngưỡng cửa năm mới, đã thốt lên tâm tình chan chứa lòng đạo đức cậy trọng vào Thiên Chúa: “ Wir sind Bettler – Chúng ta là người hành khất!”
31.12.2010
Vào những ngày cuối năm cũ chúng ta thường có thói quen nhìn lại thời gian đã qua với tâm tình tạ ơn cùng chút nuối tiếc hối hận, vui buồn lẫn lộn, và đồng thời cũng hướng về tương lai năm mới đang dần tới.
Năm 2010 sắp trôi qua đi vào dĩ vãng với 365 ngày, 52 tuần lễ, 8760 giờ, 525600 phút. Dù theo cách tích phân chia, cùng đặt tên thế nào đi chăng nữa, đây là khoảng thời gian đã được sắp đặt ban cho đời sống con người. Trong đó mỗi người có cơ hội sống đời sống cùng chức năng của mình trọn vẹn đạt đích hay còn dang dở giữa đường trong tương quan liên hệ ràng buộc với gia đình và xã hội.
Đức tin người tín hữu Chúa Kitô không chỉ nhìn thời gian mỗi năm tháng là “ chronos” (tiếng Hylạp) như thời gian đã qua có thể đo lường thống kê tính toán được, nhưng còn luôn luôn trong ý nghĩa “ kairos”, như thời gian công chính, thời gian của Chúa, mà mình đã sống, đã làm, đã có những quyết định.
Những suy tư, những thành qủa đã đạt đựợc, những cách sống xử thế, những bài toán, và cả những hối tiếc đã bỏ lỡ, đã làm sai lệch, những thất bại hoài nghi…được bày ra trong tâm trí như cuốn phim đời sống năm đã qua đang chiếu diễn lại.
Những thắc mắc nhìn lại qúa khứ của năm cũ đã qua không là bước thụt lùi lại vào dĩ vãng làm nản chí, nhưng có ý nghĩa rất nhiều cho tâm trí tinh thần hướng về tương lai đang tới.
Đôi chân chúng ta đang tiến tới đọan cuối bước ra khỏi ngưỡng cửa năm cũ 2010, và sửa soạn tiến bước sang thềm ngưỡng cửa năm mới 2011 bắt đầu một khởi đầu mới.
Từ ngưỡng cửa năm mới 2011 tầm nhìn của con mắt thể lý lẫn tâm trí tinh thần hướng về phía trước không vượt xa hơn khỏi khả năng hạn hẹp của con người. Thời gian mới, nhưng tất cả như đều mờ tối vô định.
Với khả năng suy nghĩ tìm tòi nghiên cứu khám phá về mặt khoa học, con người mong muốn phát triển khắc phục sự mờ tối vô định đó từ xưa nay. Và họ đã đạt được những bước đáng kể góp phần phục vụ đời sống con người, tuy còn nhỏ ngắn cùng hạn chế rất nhiều. Nhưng sự mờ tối vô định vẫn luôn đè nặng đời sống con người. Cũng tựa như thuốc chữa được bệnh này, nhưng lại nảy sinh ra gây nên hậu qủa phụ (bệnh) khác!
Vì thế, sức mạnh ơn Trên vẫn luôn là điểm tựa cần thiết cho con người đặt lòng tin vào Thiên Chúa, Đấng là hôm qua, hôm nay và ngày mai.
“ Người dẫn tôi ra khỏi chốn vô định. Người giải thoát tôi và yêu thương tôi. “ ( Tv 18, 20)
Với trẻ thơ, bạn trẻ thời gian năm mới cũng đồng nghĩa là tương lai cho thân xác cùng tâm trí họ phát triển lớn lên. Vui mừng hy vọng tràn đầy, nhưng yếu tố vô định mờ ảo luôn ẩn hiện trong cuộc sống!
Với các bậc cha mẹ, thời gian năm mới có nhiều niềm vui mừng. Vì con cháu phát triển lớn dần. Nhưng cũng có thêm nỗi lo âu cho sức khoẻ của chính họ, cho việc gíao dục đào tạo con cái về mặt tinh thần, ngoài ra còn về công ăn việc làm, còn dự định mong muốn đạt tới nữa... Tương lai mở rộng ra về phía trước, nhưng bấp bênh vô định cũng không nhỏ kém đi chút nào!
Với người hành nghề trong hãng xưởng, hay mở cửa hàng tiệm buôn bán, thời gian năm mới là cơ hội mới kiếm gặt thu đạt thêm thành công thắng lợi. Nhưng dẫu vậy, yếu tố may rủi vẫn giữ vai trò không nhỏ trong đời sống.
Năm mới mở ra cánh cửa khởi đầu quãng đường mới. Ai cũng mong muốn con đường tương lai sẽ có nhiều niềm vui thành công. Đó là điều chính đáng phù hợp với đời sống con người.
Nhưng thời gian năm mới không nằm trong bàn tay do con người phác họa định đoạt nên được.
Với người đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa luôn cầu xin mong muốn thời gian năm mới được chúc lành ban ơn trợ giúp từ Trời cao cho mọi ngày.
Martin Luther, cha đẻ của đạo Tin Lành, khi suy nghĩ về ngày cuối năm cũ bước sang thềm ngưỡng cửa năm mới, đã thốt lên tâm tình chan chứa lòng đạo đức cậy trọng vào Thiên Chúa: “ Wir sind Bettler – Chúng ta là người hành khất!”
31.12.2010
Chậm một bước
Lm Vũđình Tường
15:44 30/12/2010
Đi chậm một bước luôn kèm theo tâm trạng đưa đến hậu quả khó lường. Hậu quả nhẹ nhất là người đó hối tiếc, than van như trâu chậm uống nước đục. Người ăn ốc, kẻ đổ vỏ. Nặng hơn có thể là nóng giận, nặng lời phê bình, chạy tội, đổ thừa nên có câu than: mèo già ăn vụng, mèo ốm phải đòn, mèo con phải vạ. Nguy hiểm nhất là thái độ tư thù. Tư thù trong tay kẻ có quyền hành là đại nạn cho đại chúng hoặc toàn dân.
Cùng đồng hành
Khi chiều theo ý riêng làm việc xấu, hại đến bác ái, yêu thương, ơn Chúa đồng hành theo cách riêng. Thông thường nhất Chúa dùng tiếng nói lương tâm, ngăn cản, nhắc bảo, kêu gọi ngừng, đừng cộng tác, xúc tiến. Bởi việc trái luân thường, đạo lí, phản yêu thương xung khắc với bản tính tốt lành, trọn hảo, giầu yêu thương, trọng công bằng và hay tha thứ của Thiên Chúa. Ơn chúa không hỗ trợ ý tưởng trọng ý riêng mình, coi thường ý Chúa và ơn thánh.
Với những người con trung tín trong việc lớn nhỏ, Chúa luôn cùng đồng hành với họ trong mọi nẻo đường, mọi bước. Điều chắc chắn là khi làm điều tốt lành, ơn Chúa trợ lực mãnh liệt. Chính ơn Chúa cùng đồng hành, cộng tác làm cho việc tốt, việc lành phúc đức, làm chứng nhân cho Chúa giữa đời trở nên tốt, trong sáng hơn.
Khi ta chối bỏ tình yêu Chúa, Ngài không cùng đồng hành với ta mà có lẽ đứng trông chờ ta nhận ra giữa ta và Ngài có một khoảng cách. Khoảng cách càng xa khi ta càng cố tình chiều theo ý riêng. Khoảng cách rút ngắn khi chúng ta quay về. Khoảng cách biến mất khi chúng ta thành tâm thống hối, hối lỗi, ăn năn, xin ơn tha thứ. Dù làm việc tốt hay xấu ơn Chúa luôn ở cùng. Ơn Chúa tác động khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích tốt xấu định làm. Việc tốt lành, trọn hảo ơn Chúa xuống giúp ta sốt sắng và làm tốt hơn. Việc gian trá, thiếu thành tín, yêu thương ơn Chúa ngăn cản, khuyên bảo, hướng dẫn ta thống hối, ăn năn quay về đàng công chính.
Chậm hai bước
Đi sai một bước xa Chúa đã thấy tai hại, vua Hêrôđê đi sai tới hai bước nên cả nước có đại nạn. Bước đầu Hêrôđê không biết Đấng Cứu Thế sanh ra nơi hang đá Belam, lãnh địa do ông coi sóc. Hêrôđê nghe tin giật gân từ ba vua phương Đông đến hỏi thăm đường đi, nước bước.
Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, cả thành Giêrusalem cũng xôn xao
Khôn lanh sự đời, quỉ quyệt khi hành động, gian xảo trong lời nói, sống gian tà luôn ghét đường lối công chính. Cả thành xôn xao vì Hêrôđê lãnh đạo tối tăm, mù quáng, từ chối ánh sáng chân lí. Lối lãnh đạo của Hêrôđê trái đường lối Chúa. Đức Kitô tuyên bố Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Hêrôđê tuyên bố sống công chính nhưng hành động gian tà. Hêrôđê chủ trương tiêu diệt. Nói một đàng làm một nẻo. Ông nói với ba vua:
xin quí ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người.
Thực tế ông hành động hoàn toàn trái ngược. Chỉ thị cấp giới gieo tang thương cho nhiều gia đình. Ngày nay vẫn còn những nhà lãnh đạo tôn thờ chính sách cai trị của Hêrôđê. Kẻ coi thường tôn giáo. Kẻ ước ao tiêu diệt tôn giáo. Kẻ trông mong chỉ đạo tôn giáo.
Tin mừng cho toàn dân mà Hêrôđê lại bối rối, xôn xao. Tin mừng cho người đón nhận ánh sáng; tin buồn cho người thích sự tối. Kẻ sống trong bóng tối vừa sợ vừa ghét ánh sáng. Sợ hãi dẫn đến thù hằn, Hêrôđê tìm cách tiêu diệt Hài Nhi vì sợ sự thật, ánh sáng. Việc làm trong bí mật đi chung với tồi tệ. Nếu là việc công chính, trong sáng cần gì phải làm trong bí mật, họp mật, họp trong đêm tối. Một em bé sinh ra nơi đồng vắng, không nhà, không cửa, không binh, không lính, không ngựa, không quyền, cần gì phải dùng đến cả đạo quân để tiêu diệt. Không gọi là lạm quyền thì gọi là gì?
Hêrôđê bối rối, lo âu, sợ sệt cho biết trong ông không có thiện tâm. Nếu có thiện tâm đã có bình an nội tâm, đã sốt sắng làm Vinh Danh Chúa như ba vua phương đông. Hêrôđê bối rối, sợ sệt, bí mật mời chiêm tinh tới hỏi cặn kẽ về nơi chốn Chúa sinh ra. Nhận biết sự thật từ ba vua Phương Đông, Hêrôđê lại thiếu thành thật, chủ trương dối trá, lừa gạt. Vì gian tà nên lời ca chúc bình an của thiên thần làm ông lo. Dối trá xuất phát từ tâm, trong lòng, không phải do hoàn cảnh.
Chậm bước thứ hai
Sau khi dâng tiến vàng, nhũ hương và mộc dược ba vua Phương Đông được báo mộng
Đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nên đã tìm lối khác mà về xứ mình.
Hêrôđê không hành xử theo phong cách một minh quân mà xử dụng đường lối của tướng cướp. Tự thâm tâm biết mình dối trá khi nói với ba vua về Hài Nhi. Minh quân Hêrôđê phải thấy xấu hổ vì lối sống gian trá của mình. Ông chọn cách giải quyết sự việc của một kẻ tiểu nhân. Làm sai không nhận tội còn đổ cơn giận trên đầu cổ trẻ em.
Nhận biết ba vua đi đường khác về nhà, như thêm dầu vào lửa, lần chậm chân này Hêrôđê đổ cơn giận trên toàn dân. Đòn thù bao giờ cũng tàn khốc, ác liệt, gây kinh hoàng, chết chóc cho đại chúng. Hêrôđê ra lệnh giết hết các trẻ em trai trong lãnh địa, từ hơn hai tuổi trở xuống tính từ ngày Đức Kitô sanh ra. Làm thế ông tin chắc tiêu diệt được Hài Nhi. Nhổ cỏ nhổ tận gốc. Chúa đi trước ông một bước. Việc Chúa làm ai suy cho thấu. Vì bất an nên dân tị nạn tìm nơi có bình an. Hài Nhi Giêsu vừa lánh nạn vừa mang đến bình an. Kẻ lánh nạn lại là Đấng đến ban phát bình an. Chúng ta xin ơn sống công chính.
Cùng đồng hành
Khi chiều theo ý riêng làm việc xấu, hại đến bác ái, yêu thương, ơn Chúa đồng hành theo cách riêng. Thông thường nhất Chúa dùng tiếng nói lương tâm, ngăn cản, nhắc bảo, kêu gọi ngừng, đừng cộng tác, xúc tiến. Bởi việc trái luân thường, đạo lí, phản yêu thương xung khắc với bản tính tốt lành, trọn hảo, giầu yêu thương, trọng công bằng và hay tha thứ của Thiên Chúa. Ơn chúa không hỗ trợ ý tưởng trọng ý riêng mình, coi thường ý Chúa và ơn thánh.
Với những người con trung tín trong việc lớn nhỏ, Chúa luôn cùng đồng hành với họ trong mọi nẻo đường, mọi bước. Điều chắc chắn là khi làm điều tốt lành, ơn Chúa trợ lực mãnh liệt. Chính ơn Chúa cùng đồng hành, cộng tác làm cho việc tốt, việc lành phúc đức, làm chứng nhân cho Chúa giữa đời trở nên tốt, trong sáng hơn.
Khi ta chối bỏ tình yêu Chúa, Ngài không cùng đồng hành với ta mà có lẽ đứng trông chờ ta nhận ra giữa ta và Ngài có một khoảng cách. Khoảng cách càng xa khi ta càng cố tình chiều theo ý riêng. Khoảng cách rút ngắn khi chúng ta quay về. Khoảng cách biến mất khi chúng ta thành tâm thống hối, hối lỗi, ăn năn, xin ơn tha thứ. Dù làm việc tốt hay xấu ơn Chúa luôn ở cùng. Ơn Chúa tác động khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích tốt xấu định làm. Việc tốt lành, trọn hảo ơn Chúa xuống giúp ta sốt sắng và làm tốt hơn. Việc gian trá, thiếu thành tín, yêu thương ơn Chúa ngăn cản, khuyên bảo, hướng dẫn ta thống hối, ăn năn quay về đàng công chính.
Chậm hai bước
Đi sai một bước xa Chúa đã thấy tai hại, vua Hêrôđê đi sai tới hai bước nên cả nước có đại nạn. Bước đầu Hêrôđê không biết Đấng Cứu Thế sanh ra nơi hang đá Belam, lãnh địa do ông coi sóc. Hêrôđê nghe tin giật gân từ ba vua phương Đông đến hỏi thăm đường đi, nước bước.
Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, cả thành Giêrusalem cũng xôn xao
Khôn lanh sự đời, quỉ quyệt khi hành động, gian xảo trong lời nói, sống gian tà luôn ghét đường lối công chính. Cả thành xôn xao vì Hêrôđê lãnh đạo tối tăm, mù quáng, từ chối ánh sáng chân lí. Lối lãnh đạo của Hêrôđê trái đường lối Chúa. Đức Kitô tuyên bố Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Hêrôđê tuyên bố sống công chính nhưng hành động gian tà. Hêrôđê chủ trương tiêu diệt. Nói một đàng làm một nẻo. Ông nói với ba vua:
xin quí ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người.
Thực tế ông hành động hoàn toàn trái ngược. Chỉ thị cấp giới gieo tang thương cho nhiều gia đình. Ngày nay vẫn còn những nhà lãnh đạo tôn thờ chính sách cai trị của Hêrôđê. Kẻ coi thường tôn giáo. Kẻ ước ao tiêu diệt tôn giáo. Kẻ trông mong chỉ đạo tôn giáo.
Tin mừng cho toàn dân mà Hêrôđê lại bối rối, xôn xao. Tin mừng cho người đón nhận ánh sáng; tin buồn cho người thích sự tối. Kẻ sống trong bóng tối vừa sợ vừa ghét ánh sáng. Sợ hãi dẫn đến thù hằn, Hêrôđê tìm cách tiêu diệt Hài Nhi vì sợ sự thật, ánh sáng. Việc làm trong bí mật đi chung với tồi tệ. Nếu là việc công chính, trong sáng cần gì phải làm trong bí mật, họp mật, họp trong đêm tối. Một em bé sinh ra nơi đồng vắng, không nhà, không cửa, không binh, không lính, không ngựa, không quyền, cần gì phải dùng đến cả đạo quân để tiêu diệt. Không gọi là lạm quyền thì gọi là gì?
Hêrôđê bối rối, lo âu, sợ sệt cho biết trong ông không có thiện tâm. Nếu có thiện tâm đã có bình an nội tâm, đã sốt sắng làm Vinh Danh Chúa như ba vua phương đông. Hêrôđê bối rối, sợ sệt, bí mật mời chiêm tinh tới hỏi cặn kẽ về nơi chốn Chúa sinh ra. Nhận biết sự thật từ ba vua Phương Đông, Hêrôđê lại thiếu thành thật, chủ trương dối trá, lừa gạt. Vì gian tà nên lời ca chúc bình an của thiên thần làm ông lo. Dối trá xuất phát từ tâm, trong lòng, không phải do hoàn cảnh.
Chậm bước thứ hai
Sau khi dâng tiến vàng, nhũ hương và mộc dược ba vua Phương Đông được báo mộng
Đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nên đã tìm lối khác mà về xứ mình.
Hêrôđê không hành xử theo phong cách một minh quân mà xử dụng đường lối của tướng cướp. Tự thâm tâm biết mình dối trá khi nói với ba vua về Hài Nhi. Minh quân Hêrôđê phải thấy xấu hổ vì lối sống gian trá của mình. Ông chọn cách giải quyết sự việc của một kẻ tiểu nhân. Làm sai không nhận tội còn đổ cơn giận trên đầu cổ trẻ em.
Nhận biết ba vua đi đường khác về nhà, như thêm dầu vào lửa, lần chậm chân này Hêrôđê đổ cơn giận trên toàn dân. Đòn thù bao giờ cũng tàn khốc, ác liệt, gây kinh hoàng, chết chóc cho đại chúng. Hêrôđê ra lệnh giết hết các trẻ em trai trong lãnh địa, từ hơn hai tuổi trở xuống tính từ ngày Đức Kitô sanh ra. Làm thế ông tin chắc tiêu diệt được Hài Nhi. Nhổ cỏ nhổ tận gốc. Chúa đi trước ông một bước. Việc Chúa làm ai suy cho thấu. Vì bất an nên dân tị nạn tìm nơi có bình an. Hài Nhi Giêsu vừa lánh nạn vừa mang đến bình an. Kẻ lánh nạn lại là Đấng đến ban phát bình an. Chúng ta xin ơn sống công chính.
Ánh sáng lạ
Lm. Phêrô Hồng Phúc
20:24 30/12/2010
ÁNH SÁNG LẠ
Từ những thập niên cuối của thế kỷ trước, người ta nói rất nhiều về đĩa bay. Đó là những hiện tượng mà người ta nghi rằng từ những hành tinh khác có sự sống văn minh đến thăm trái đất. Có cả một ủy ban làm việc suốt bốn mươi năm nghiên cứu về các dạng đĩa bay. Thế nhưng có một ánh sáng khác còn quan trọng hơn cũng đến từ những hành tinh xa xôi, ban sự sống trực tiếp cho trái đất này, người ta lại ít chú ý, đó là mặt trời. Ánh sáng của vật thể lạ đĩa bay kia, người ta còn chưa kết luận liệu có thật là đến từ một xứ sở có sự sống hay không? Nhưng mặt trời đem ánh sáng, đem sự sống đến cho trái đất này thì là có thật. Việc nghiên cứu đĩa bay để tạo nên một sức hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn gốc của sự sống con người đến từ đâu vẫn là một đề tài luôn luôn được chú ý, theo dõi, nghiên cứu. Vào thời đại của chúng ta thì người ta lại không nghiên cứu sự sống nhiều bằng nghiên cứu văn hóa sự chết, và đó là sự xuống dốc, vì khi người ta không còn để ý đến cuộc sống văn minh của sự sống thì người ta lại bắt đầu rơi vào văn hóa của sự chết, tức là ích kỷ, đam mê hận thù. Vì thế bóng tối nhiều hơn ánh sáng.
Giáo Hội Công Giáo chúng ta mừng lễ Chúa Giáng Sinh theo Tin Mừng của thánh Gioan đã khẳng định: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến trong thế gian và chiếu soi cho mọi người” (Ga 1,9). Ngài đến không phải như đĩa bay đi vào trong quĩ đạo của trái đất. Ngài đến không chỉ là ánh sáng mặt trời trao ban sự sống thể xác cho thế giới. Nhưng Ngài đến trong ánh sáng cứu độ để trao ban sự sống đời đời cho con người. Với một ý nghĩa lớn lao như thế thì việc Ngôi Lời làm người ở giữa chúng ta là một quà tặng vô giá Thiên Chúa trao ban cho con người. Là ánh sáng đi vào trong vùng tối của tâm linh mà không một thứ ánh sáng nào trong vũ trụ này chiếu soi tới, những ngóc ngách của những tâm hồn u tối, những ẩn khuất của những cõi lòng u uất, những nỗi buồn day dứt, những nỗi cô đơn, những thân phận của những con người bị bỏ rơi, bị khinh bỉ trên trái đất này, những người đau khổ vì bệnh tật, vì những thất bại. Họ đã bao trùm cho mình một bóng tối thì ánh sáng của Ngôi Lời hôm nay chiếu soi tận bóng tối đó. Cho nên, ánh sáng mà Thiên Chúa Ngôi Hai nhập thể làm người đem đến cho trần gian hôm nay là một thứ ánh sáng lạ. Thứ ánh sáng này không phải ai cũng thấy. Người ta nhọc công để đi tìm xem có phải là sao chổi hiện ra trên bầu trời vào thời mà ba vị vua kia đi tìm Chúa Hài Đồng không? Người ta cũng nhọc công để xem xem có hiện tượng nào trong vũ trụ này có nhật thực, nguyệt thực của các ngôi sao, các thiên thạch đã từng rơi vào trái đất vào thời ba vua đi tìm Chúa Cứu Thế không? Nhưng người ta quên mất rằng ánh sáng lạ có thể bừng lên từ trong trái tim chứ không phải từ quĩ đạo của trái đất. Và ánh sáng lạ đó đã thôi thúc, đã khiến cho ba vua thao thức đi tìm Chúa Giáng Sinh. Như vậy, có một thứ ánh sáng đi vào trong vùng tối của tâm linh, đi vào trong ngóc ngách của tâm hồn, đi từ trong trái tim của con người bừng tỏa biến họ trở thành những người thiện tâm, thiện chí để đi theo sự thúc đẩy của ánh sáng ấy. Các mục đồng cũng thế, họ là những người được thúc đẩy, ánh sáng ấy đến từ Thiên Chúa, người ta gọi là Thiên Thần đã hiện ra với mục đồng. Họ cũng nhìn thấy ánh sáng lạ đó, có thể bằng mắt thường, có thể không phải mà là bằng con mắt của tâm linh. Thứ ánh sáng đã làm cho con mắt của họ nhận ra dấu chỉ của một Hài Nhi mới sinh bọc trong khăn, đặt nằm trong máng cỏ là Thiên Chúa. Chúng ta đừng vội buồn khi nghĩ rằng thời đại của chúng ta ánh sáng ấy không còn chiếu giãi. Người Kitô hữu hôm nay được ánh sáng ấy chiếu soi trong tâm hồn để nhận ra dưới một hình bánh mỏng mảnh đơn sơ kia lại chính là Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Đó cũng chính là ánh sáng đã chiếu soi để đức tin dạy cho chúng ta nhận ra dưới hình bánh mỏng mảnh ấy là chính Thiên Chúa Ngôi Hai nhập thể làm người và ở cùng chúng ta. Ánh sáng khiến những người Kitô hữu đi vào trong tòa giải tội. Một lời của linh mục đọc lời tha tội mà người hối nhân nhận ra đó là lòng thương xót của Chúa, cánh tay quyền năng của Chúa thực hiện qua tay linh mục tha tội cho họ từ trong lương tâm đang bị đè nặng vì tội lỗi, đang đau khổ vì áp lực của sự dữ bỗng nhiên được giải thoát. Đấy không phải là ánh sáng thiên linh của Chúa chiếu dọi vào trong tâm hồn của họ đó sao?
Người Ki tô hữu hôm nay được mời gọi đi vào xã hội, dẫu có rất nhiều những sự dữ, có rất nhiều những thách đố, nhưng họ được mời gọi sống một đời chân thật, làm chứng cho sự thật như lời Chúa Giêsu tuyên bố trước tòa Philatô: “Ai thuộc về sự thật thì nghe tiếng tôi”(Ga 18,37). Bởi vậy, giữa những sự gian giảo người Kitô hữu phải sống chân thật; giữa những sự hưởng thụ gấp gáp người Kitô hữu đòi hỏi phải sống công chính, quảng đại; giữa những sự mà người ta chỉ biết sống gấp thì người Kitô hữu được mời gọi sống tốt hơn nữa trong cuộc đời này; giữa những điều làm người ta dễ đi đến tuyệt vọng vì đau khổ, vì sự chết, vì thất bại thì người Kitô hữu được mời gọi thánh hóa và tín thác vào Chúa để nhận ra Thập Giá của Chúa ban ơn cứu độ cho mỗi người. Đấy không phải là ánh sáng thiên linh đã đi vào trong vùng tối của con người để biến tâm hồn của họ trở nên hy vọng, trở nên đầy lạc quan sao? Vì vậy, trong bối cảnh của văn hóa của sự chết đang tràn lan khắp nơi khiến cho người ta có thể giết các thai nhi một cách vô tội vạ; khiến cho người ta có thể lao vào nghiện hút coi đó như là một sự say đắm; khiến cho người ta có thể hưởng thụ trên nước mắt của người khác mà vẫn cứ điềm nhiên; khiến cho người ta có thể tìm đủ mọi cách dù là gian giảo, dù là mưu mô, dù là làm khổ người khác khi người ta sản xuất thuốc giả, sản xuất xi măng giả để khiến cho cả công trình hàng tỉ đồng bị sập đổ. Người ta rút ruột công trình để công trình thế kỷ chỉ còn lại trong một vài chục năm rồi hỏng. Người ta sẵn sàng làm tất cả để đạt được cái hưởng thụ. Người Kitô hữu được mời gọi chống lại những điều đó để làm chứng về sự thật. Chúa Giêsu đến trong trần gian là để chặn đứng mọi sự dữ, để xua đi những tội lỗi, để nối lại con đường công chính. Người Kitô hữu dám can đảm chấp nhận tất cả để chống lại những dòng chảy của văn hóa sự chết. Đó không phải là ánh sáng bởi trời mời gọi trỗi dậy như là lời bài hát “Thôi đứng lên nào, theo ánh sáng sao”. Đã có ba vua đi theo. Đã có những mục đồng đi theo và đã có hàng triệu triệu những tâm hồn đi theo. Trong đó có những vị thánh tử đạo đã đi theo bằng cả mạng sống của mình. Đấy không phải là ánh sáng sự sống để làm cho người ta thức dậy và đi theo ánh sáng thiên linh đó sao?
Ngày hôm nay, Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta. Ánh sáng đã che phủ trong thân xác của Hài Nhi Giêsu nhưng không phải là để khuất lấp, mà là để đi sâu hơn nữa vào tâm hồn mỗi người chúng ta. Vì vậy chúng ta vui mừng vì có Thiên Chúa ở cùng chúng ta; chúng ta vui mừng vì thế giới của chúng ta có quá nhiều điều để nói nhưng Thiên Chúa đã đem lại cho chúng ta sự thật. Thiên Chúa đã đem lại cho chúng ta ánh sáng. Thiên Chúa đã đem lại cho chúng ta mẫu mực để căn cứ vào đó, chúng ta xây dựng một thế giới hòa bình, công chính yêu thương và hạnh phúc. Nếu không có Chúa Giêsu Kitô đi vào trong thế giới này, người ta biết lấy ai làm chuẩn để xây dựng một con người công chính? Người ta biết lấy gì để chứng minh cho một định nghĩa thế nào là sự thánh thiện? Người ta biết lấy tiêu chuẩn nào để xác định rằng đây là một ánh sáng của chân lý với ánh sáng của con người tự đặt ra trong các triết thuyết của mình? Như vậy, ánh sáng đã đến trong trần gian này không chỉ ở cùng chúng ta mà còn là để cho chúng ta một mẫu mực, để cho chúng ta được sống lại bằng một cuộc sống mới. Xây dựng một xã hội văn minh, cũng như văn hóa của sự sống, tình thương và trách nhiệm, lương tâm và tâm linh được khơi lên từ chính trong hang đá máng cỏ năm xưa. Từ nay, người Kitô hữu không chỉ dừng bước trước hang đá để nhìn tiêu cực vào đó với bóng tối thâm u của sự chết mà là nhìn thấy đề tài suy niệm rằng từ đây ánh sáng tâm linh xuyên qua sự nghèo khó, xuyên qua sự tối tăm, xuyên qua thần lực của sự dữ để đi vào trong tâm hồn của những người nghèo, của những người thiện chí. Xây dựng từ trong đống đổ nát đó một thế giới của văn minh, của văn hóa sự sống. Hạnh phúc của người Kitô hữu hôm nay là như thế. Là có Chúa ở cùng, là có Chúa đồng hành, là một thế giới được xây dựng nên từ trong đống đổ nát của sự dữ và cho chúng ta một hạnh phúc không chỉ hứa hẹn trong tương lai mà đã bắt đầu ngay từ trong trần gian này.
Hôm nay, người Kitô hữu được mời gọi tiến đến ánh sáng của Ngôi Lời Nhập Thể. Ngôi Lời mà chúng ta được chiêm ngắm qua Hài Nhi Giêsu.
Chúa là ánh sáng rạng ngời
Hôm nay sinh xuống làm người dương gian.
Be-lem ơn phúc ngập tràn
Nguồn ơn cứu độ trao ban loài người.
Xin cho con được Nước Trời.
Xin Cho con sống với Ngôi Lời Giáng Sinh. Amen.
Từ những thập niên cuối của thế kỷ trước, người ta nói rất nhiều về đĩa bay. Đó là những hiện tượng mà người ta nghi rằng từ những hành tinh khác có sự sống văn minh đến thăm trái đất. Có cả một ủy ban làm việc suốt bốn mươi năm nghiên cứu về các dạng đĩa bay. Thế nhưng có một ánh sáng khác còn quan trọng hơn cũng đến từ những hành tinh xa xôi, ban sự sống trực tiếp cho trái đất này, người ta lại ít chú ý, đó là mặt trời. Ánh sáng của vật thể lạ đĩa bay kia, người ta còn chưa kết luận liệu có thật là đến từ một xứ sở có sự sống hay không? Nhưng mặt trời đem ánh sáng, đem sự sống đến cho trái đất này thì là có thật. Việc nghiên cứu đĩa bay để tạo nên một sức hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn gốc của sự sống con người đến từ đâu vẫn là một đề tài luôn luôn được chú ý, theo dõi, nghiên cứu. Vào thời đại của chúng ta thì người ta lại không nghiên cứu sự sống nhiều bằng nghiên cứu văn hóa sự chết, và đó là sự xuống dốc, vì khi người ta không còn để ý đến cuộc sống văn minh của sự sống thì người ta lại bắt đầu rơi vào văn hóa của sự chết, tức là ích kỷ, đam mê hận thù. Vì thế bóng tối nhiều hơn ánh sáng.
Giáo Hội Công Giáo chúng ta mừng lễ Chúa Giáng Sinh theo Tin Mừng của thánh Gioan đã khẳng định: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến trong thế gian và chiếu soi cho mọi người” (Ga 1,9). Ngài đến không phải như đĩa bay đi vào trong quĩ đạo của trái đất. Ngài đến không chỉ là ánh sáng mặt trời trao ban sự sống thể xác cho thế giới. Nhưng Ngài đến trong ánh sáng cứu độ để trao ban sự sống đời đời cho con người. Với một ý nghĩa lớn lao như thế thì việc Ngôi Lời làm người ở giữa chúng ta là một quà tặng vô giá Thiên Chúa trao ban cho con người. Là ánh sáng đi vào trong vùng tối của tâm linh mà không một thứ ánh sáng nào trong vũ trụ này chiếu soi tới, những ngóc ngách của những tâm hồn u tối, những ẩn khuất của những cõi lòng u uất, những nỗi buồn day dứt, những nỗi cô đơn, những thân phận của những con người bị bỏ rơi, bị khinh bỉ trên trái đất này, những người đau khổ vì bệnh tật, vì những thất bại. Họ đã bao trùm cho mình một bóng tối thì ánh sáng của Ngôi Lời hôm nay chiếu soi tận bóng tối đó. Cho nên, ánh sáng mà Thiên Chúa Ngôi Hai nhập thể làm người đem đến cho trần gian hôm nay là một thứ ánh sáng lạ. Thứ ánh sáng này không phải ai cũng thấy. Người ta nhọc công để đi tìm xem có phải là sao chổi hiện ra trên bầu trời vào thời mà ba vị vua kia đi tìm Chúa Hài Đồng không? Người ta cũng nhọc công để xem xem có hiện tượng nào trong vũ trụ này có nhật thực, nguyệt thực của các ngôi sao, các thiên thạch đã từng rơi vào trái đất vào thời ba vua đi tìm Chúa Cứu Thế không? Nhưng người ta quên mất rằng ánh sáng lạ có thể bừng lên từ trong trái tim chứ không phải từ quĩ đạo của trái đất. Và ánh sáng lạ đó đã thôi thúc, đã khiến cho ba vua thao thức đi tìm Chúa Giáng Sinh. Như vậy, có một thứ ánh sáng đi vào trong vùng tối của tâm linh, đi vào trong ngóc ngách của tâm hồn, đi từ trong trái tim của con người bừng tỏa biến họ trở thành những người thiện tâm, thiện chí để đi theo sự thúc đẩy của ánh sáng ấy. Các mục đồng cũng thế, họ là những người được thúc đẩy, ánh sáng ấy đến từ Thiên Chúa, người ta gọi là Thiên Thần đã hiện ra với mục đồng. Họ cũng nhìn thấy ánh sáng lạ đó, có thể bằng mắt thường, có thể không phải mà là bằng con mắt của tâm linh. Thứ ánh sáng đã làm cho con mắt của họ nhận ra dấu chỉ của một Hài Nhi mới sinh bọc trong khăn, đặt nằm trong máng cỏ là Thiên Chúa. Chúng ta đừng vội buồn khi nghĩ rằng thời đại của chúng ta ánh sáng ấy không còn chiếu giãi. Người Kitô hữu hôm nay được ánh sáng ấy chiếu soi trong tâm hồn để nhận ra dưới một hình bánh mỏng mảnh đơn sơ kia lại chính là Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Đó cũng chính là ánh sáng đã chiếu soi để đức tin dạy cho chúng ta nhận ra dưới hình bánh mỏng mảnh ấy là chính Thiên Chúa Ngôi Hai nhập thể làm người và ở cùng chúng ta. Ánh sáng khiến những người Kitô hữu đi vào trong tòa giải tội. Một lời của linh mục đọc lời tha tội mà người hối nhân nhận ra đó là lòng thương xót của Chúa, cánh tay quyền năng của Chúa thực hiện qua tay linh mục tha tội cho họ từ trong lương tâm đang bị đè nặng vì tội lỗi, đang đau khổ vì áp lực của sự dữ bỗng nhiên được giải thoát. Đấy không phải là ánh sáng thiên linh của Chúa chiếu dọi vào trong tâm hồn của họ đó sao?
Người Ki tô hữu hôm nay được mời gọi đi vào xã hội, dẫu có rất nhiều những sự dữ, có rất nhiều những thách đố, nhưng họ được mời gọi sống một đời chân thật, làm chứng cho sự thật như lời Chúa Giêsu tuyên bố trước tòa Philatô: “Ai thuộc về sự thật thì nghe tiếng tôi”(Ga 18,37). Bởi vậy, giữa những sự gian giảo người Kitô hữu phải sống chân thật; giữa những sự hưởng thụ gấp gáp người Kitô hữu đòi hỏi phải sống công chính, quảng đại; giữa những sự mà người ta chỉ biết sống gấp thì người Kitô hữu được mời gọi sống tốt hơn nữa trong cuộc đời này; giữa những điều làm người ta dễ đi đến tuyệt vọng vì đau khổ, vì sự chết, vì thất bại thì người Kitô hữu được mời gọi thánh hóa và tín thác vào Chúa để nhận ra Thập Giá của Chúa ban ơn cứu độ cho mỗi người. Đấy không phải là ánh sáng thiên linh đã đi vào trong vùng tối của con người để biến tâm hồn của họ trở nên hy vọng, trở nên đầy lạc quan sao? Vì vậy, trong bối cảnh của văn hóa của sự chết đang tràn lan khắp nơi khiến cho người ta có thể giết các thai nhi một cách vô tội vạ; khiến cho người ta có thể lao vào nghiện hút coi đó như là một sự say đắm; khiến cho người ta có thể hưởng thụ trên nước mắt của người khác mà vẫn cứ điềm nhiên; khiến cho người ta có thể tìm đủ mọi cách dù là gian giảo, dù là mưu mô, dù là làm khổ người khác khi người ta sản xuất thuốc giả, sản xuất xi măng giả để khiến cho cả công trình hàng tỉ đồng bị sập đổ. Người ta rút ruột công trình để công trình thế kỷ chỉ còn lại trong một vài chục năm rồi hỏng. Người ta sẵn sàng làm tất cả để đạt được cái hưởng thụ. Người Kitô hữu được mời gọi chống lại những điều đó để làm chứng về sự thật. Chúa Giêsu đến trong trần gian là để chặn đứng mọi sự dữ, để xua đi những tội lỗi, để nối lại con đường công chính. Người Kitô hữu dám can đảm chấp nhận tất cả để chống lại những dòng chảy của văn hóa sự chết. Đó không phải là ánh sáng bởi trời mời gọi trỗi dậy như là lời bài hát “Thôi đứng lên nào, theo ánh sáng sao”. Đã có ba vua đi theo. Đã có những mục đồng đi theo và đã có hàng triệu triệu những tâm hồn đi theo. Trong đó có những vị thánh tử đạo đã đi theo bằng cả mạng sống của mình. Đấy không phải là ánh sáng sự sống để làm cho người ta thức dậy và đi theo ánh sáng thiên linh đó sao?
Ngày hôm nay, Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta. Ánh sáng đã che phủ trong thân xác của Hài Nhi Giêsu nhưng không phải là để khuất lấp, mà là để đi sâu hơn nữa vào tâm hồn mỗi người chúng ta. Vì vậy chúng ta vui mừng vì có Thiên Chúa ở cùng chúng ta; chúng ta vui mừng vì thế giới của chúng ta có quá nhiều điều để nói nhưng Thiên Chúa đã đem lại cho chúng ta sự thật. Thiên Chúa đã đem lại cho chúng ta ánh sáng. Thiên Chúa đã đem lại cho chúng ta mẫu mực để căn cứ vào đó, chúng ta xây dựng một thế giới hòa bình, công chính yêu thương và hạnh phúc. Nếu không có Chúa Giêsu Kitô đi vào trong thế giới này, người ta biết lấy ai làm chuẩn để xây dựng một con người công chính? Người ta biết lấy gì để chứng minh cho một định nghĩa thế nào là sự thánh thiện? Người ta biết lấy tiêu chuẩn nào để xác định rằng đây là một ánh sáng của chân lý với ánh sáng của con người tự đặt ra trong các triết thuyết của mình? Như vậy, ánh sáng đã đến trong trần gian này không chỉ ở cùng chúng ta mà còn là để cho chúng ta một mẫu mực, để cho chúng ta được sống lại bằng một cuộc sống mới. Xây dựng một xã hội văn minh, cũng như văn hóa của sự sống, tình thương và trách nhiệm, lương tâm và tâm linh được khơi lên từ chính trong hang đá máng cỏ năm xưa. Từ nay, người Kitô hữu không chỉ dừng bước trước hang đá để nhìn tiêu cực vào đó với bóng tối thâm u của sự chết mà là nhìn thấy đề tài suy niệm rằng từ đây ánh sáng tâm linh xuyên qua sự nghèo khó, xuyên qua sự tối tăm, xuyên qua thần lực của sự dữ để đi vào trong tâm hồn của những người nghèo, của những người thiện chí. Xây dựng từ trong đống đổ nát đó một thế giới của văn minh, của văn hóa sự sống. Hạnh phúc của người Kitô hữu hôm nay là như thế. Là có Chúa ở cùng, là có Chúa đồng hành, là một thế giới được xây dựng nên từ trong đống đổ nát của sự dữ và cho chúng ta một hạnh phúc không chỉ hứa hẹn trong tương lai mà đã bắt đầu ngay từ trong trần gian này.
Hôm nay, người Kitô hữu được mời gọi tiến đến ánh sáng của Ngôi Lời Nhập Thể. Ngôi Lời mà chúng ta được chiêm ngắm qua Hài Nhi Giêsu.
Chúa là ánh sáng rạng ngời
Hôm nay sinh xuống làm người dương gian.
Be-lem ơn phúc ngập tràn
Nguồn ơn cứu độ trao ban loài người.
Xin cho con được Nước Trời.
Xin Cho con sống với Ngôi Lời Giáng Sinh. Amen.
Thánh Thomas Aquinas – Vị Tiến sĩ khiêm nhường
Trầm Thiên Thu
20:43 30/12/2010
Là con vị lãnh chúa vùng Aquinas thuộc hoàng tộc Hohenstanfen nhưng Thomas không thích thế quyền. Lúc 5 tuổi, ngài được đưa vào dòng Benedict ở Monte Cassino vì cha mẹ ngài hy vọng ngài chọn cách sống đó và sau sẽ làm Tu viện trưởng để làm vẻ vang dòng dõi quí tộc. Năm 1239, ngài tới Naples để hoàn tất việc học. Tại đó ngài rất say mê triết học của Aristote.
Năm 1243, Thomas bỏ kế hoạch của gia đình và gia nhập dòng Đa-minh, mẹ ngài rất thất vọng. Mẹ ngài cho người bắt ngài về và giam biệt lập ở nhà hơn 1 năm. Gia đình còn thuê gái điếm vào quyến rũ Thomas nhưng ngài đã lấy cây củi đang cháy trong lò sưởi mà đuổi đi. Ngài vẽ hình Thánh giá trên tường và qùy xuống cầu nguyện. Thiên thần hiện ra thắt dây đồng trinh cho ngài. Ngài còn được gọi là Tiến sĩ thiên thần. Sau 1 tháng, ả gái điếm đành chịu thua. Người chị thương em nên giúp Thomas trốn khỏi nhà.
Khi được tự do, ngài đi Paris rồi tới Cologne và hoàn tất việc học với thánh Albert Cả. Ngài tốt nghiệp và làm giáo sư tại Paris khi mới ngoài 20 tuổi. Ngài sống trong dinh của Giáo hoàng Urban IV, hướng dẫn các trường dòng Đa-minh ở Rome và Viterbo, tranh luận với các tu sĩ khất thực, tranh luận với một số tu sĩ dòng Phanxicô về thuyết của Aristote, và chống lại giáo thuyết Manich, kể cả phái Averroist. Ngài thường suy tư đến ngây người nên bị gán cho biệt danh “con bò câm”. Giáo sư Albert biết lực học của Thomas nên nói trước lớp: “Hãy học theo Thomas trong cách suy nghĩ. Đó là một con bò, nhưng tiếng rống của nó sẽ vang dội khắp thế giới”. Quả thật, lời tiên báo đó của thánh Albert Cả đã hiện thực.
Danh tiếng ngài vang dội, nhiều người đổ xô đến xin ý kiến. Người ta hỏi:
- Theo giáo sư, nhàn rỗi là gì?
- Là cái búa mà kẻ thù bổ xuống đầu bạn.
- Cái gì tạo ra sức mạnh của giáo sư: Kinh nguyện, việc làm hay ý chí?
- Kinh nguyện. Ai không cầu nguyện thì như người lính ra trận không có vũ khí.
- Làm thế nào để được cứu độ?
- Phải khiêm nhường.
Khi ở Ý, ĐGH Urban IV giao cho ngài nhiều trọng trách – như giảng thuyết cho người Do thái, và muốn trao mũ gậy giám mục cho ngài nhưng ngài từ chối để được dạy học và lo việc cho nhà dòng. Tương truyền Thomas đã đàm đạo với Đức Mẹ, các thánh và cả với Chúa Giêsu nữa. Có lần Chúa Giêsu hỏi: “Sách con viết, Ta rất hài lòng. Con muốn được thưởng gì?”. Thomas đáp: “Con chỉ muốn được yêu mến Chúa mà thôi”.
Công đóng góp to lớn của ngài cho Giáo hội Công giáo là những sách ngài viết, đặc biệt là bộ Tổng luận Thần học (Summa Theologiae) được viết từ năm 1266–1273. Sự hiệp nhất, sự hài hòa và sự liên tục của đức tin và lý lẽ, của kiến thức con người tự nhiên và được mạc khải, thấm sâu vào những gì ngài viết. Có lẽ người ta hy vọng Thomas, với tư cách là người-của-phúc-âm, trở thành người bảo vệ hăng hái của chân lý mạc khải. Ngài hiểu biết sâu rộng đủ để thấy trật tự tự nhiên đến từ Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo, và thấy lý lẽ là tặng phẩm từ trời rất được yêu mến.
Nhưng tác phẩm cuối cùng của ngài bộ Tổng luận Thần học, giải quyết toàn bộ Thần học Công giáo, lại chưa hoàn tất. Ngài ngừng viết tác phẩm này sau khi cử hành thánh lễ ngày 6/12/1273. Khi được hỏi tại sao ngài ngừng viết thì ngài nói: “Tôi không thể tiếp tục… Những gì tôi đã viết có vẻ như rơm rác so với những gì tôi nhìn thấy và những gì tôi được mạc khải”.
Ngài được ĐGH Gregorio mời đến dự công đồng Lyon. Ngài bị bệnh và qua đời trên đường đi ngày 7/3/1274, thọ 49 tuổi. Ngài được phong thánh năm 1323 và được phong Tiến sĩ Hội thánh năm 1567. ĐGH Leo XIII đã đặt ngài là bổn mạng các nhà thần học và các trường học Công giáo. Giáo hội cử hành lễ nhớ Thánh Thomas Tiến sĩ ngày 28/1 hằng năm.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp Hòa Bình và giải Nobel Hòa Bình
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:34 30/12/2010
SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH VÀ GIẢI NOBEL HÒA BÌNH.
Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng lễ Mẹ Thiên Chúa cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Mẹ Maria là Nữ Vương Hòa Bình. Mẹ đã cưu mang và sinh hạ Chúa Giêsu vị Vua Thái Bình, Hoàng Tử Bình An.
Ngôn sứ Isaia loan báo “Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta. Một người Con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai. Danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hòa bình. Người sẽ mở rộng quyền bính, và lập nên hòa bình vô tận…”(Is 9,5-6). Chúa Giêsu, vị thủ lãnh có đầy “dũng mãnh” và “quyền bính trên vai”. Vị thủ đó “đã chào đời để cứu ta”, đã đối xử với dân chúng như “người Cha muôn thuở”. Đó là vị “thủ lãnh hòa bình”, “là bình an của chúng ta” và “đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét. Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hòa giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét. Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần” (Ep 2,14-16). Chính vị thủ lãnh hòa bình đó đã giao hòa loài người với Thiên Chúa “vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người mà làm cho muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,19-20).
Tiếp nối sứ vụ hòa bình của Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội Công Giáo miệt mài tìm kiếm nền hòa bình đích thực cho nhân loại. Năm 1920, Đức Bênêđitô XV ban hành thông điệp “Hòa Bình của Thiên Chúa”. Từ năm 1939 đến 1957, qua các sứ điệp giáng sinh, Đức Piô XII luôn kêu mời các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới hãy kiến tạo một nền hòa bình đích thực trên hành tinh này và cùng nhau xây dựng một thế giới liên đới công bằng. Năm 1963, Đức Gioan XXIII ra thông điệp “Hòa bình trên thế giới” gửi đến tất cả những người thành tâm thiện chí trên thế giới để kêu gọi các quốc gia xây dựng một nền hòa bình chống lại chiến tranh. Năm 1967, Đức Phaolô VI thiết lập Hội đồng Giáo Hoàng “Công lý và Hòa bình”, và từ năm 1968, lập ra ngày “Hòa bình thế giới” cử hành vào ngày 1/1 hằng năm. Đức Gioan Phaolô II đã tổ chức những buổi “Cầu nguyện liên tôn” cho hòa bình tại Assisi và đưa ra sáng kiến “Ăn chay vì hòa bình”. Năm 1986, ăn chay để kêu gọi giải trừ vũ khí nguyên tử. Năm 1993 và 1994, ăn chay cho hòa bình tại Bosnia. Năm 2001, ăn chay để cầu nguyện cho hòa bình thế giới sau biến cố 11/09 tại Hoa Kỳ.
Muốn có được một nền hòa bình đích thực, con người không chỉ dừng lại ở việc chấm dứt chiến tranh, giải trừ quân bị, thực thi công lý, nhưng còn phải đi xa hơn, vươn tới tận nguồn của bình an là tình yêu thương. Hòa bình đích thực là kết quả của tiến trình thanh tẩy và nâng cao về văn hóa, đạo đức, tinh thần, một tiến trình trong đó phẩm giá con người được tôn trọng trọn vẹn.
Sứ Điệp Hòa Bình Năm 2011
Sứ Điệp Hòa Bình năm 2011 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề cập đến đề tài quan trọng: Tự do tôn giáo, đường dẫn đến hòa bình. ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã giải thích sứ điệp trong bài viết “Nét chính yếu của Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 44”.
Đã hẳn, đây là một sứ điệp sâu sắc và súc tích nhưng khá dài. Chỉ sợ rằng vì khá dài nên nhiều người bỏ lỡ. Bài viết này mong ghi lại những nét chính yếu để người đọc có thể dễ tiếp cận hơn với sứ điệp quan trọng của Đức Thánh Cha.
Khởi đi từ nhận định khá bi quan nhưng rất sát thực tế, Đức Thánh Cha cho thấy, bước sang thế kỷ 21, tự do tôn giáo vẫn bị vi phạm trầm trọng tại nhiều nơi trên thế giới. Một nhận định có thể gây ngỡ ngàng: chính các Kitô hữu là nhóm tín hữu phải chịu bách hại nhiều nhất vì niềm tin tôn giáo của mình (số 1). Tình trạng bách hại tôn giáo có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Có thể là bạo lực đổ máu như ở Iraq vào tháng 10 năm 2010, nhưng cũng có thể dưới những hình thức tinh tế và tinh vi hơn ngay tại các quốc gia tự hào là tự do và tiến bộ. Cùng với những bách hại là sự xáo trộn trong đời sống xã hội. Chính thực tế đó thúc đẩy vị cha chung của Hội Thánh Công giáo lên tiếng kêu gọi.
Có thể tập trung vào hai câu hỏi: (1) Tại sao tự do tôn giáo lại là đường dẫn đến hòa bình? và (2) Đâu là lộ trình thực hiện lý tưởng trên?
1. Tại sao tự do tôn giáo lại là đường dẫn đến hòa bình?
Trước hết, tự do tôn giáo là đòi hỏi gắn liền với phẩm giá con người. Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, linh ư vạn vật, con người ở tự bản tính mở ra với chân trời siêu việt và tìm được ở đó ý nghĩa và mục đích đời sống của mình (số 2). Tôn trọng tự do tôn giáo là tôn trọng quyền căn bản của con người và phẩm giá đích thực của họ. Chối từ quyền tự do này sẽ dẫn đến sự vi phạm công lý và tạo nên bất ổn xã hội thay vì củng cố hòa bình.
Đồng thời, tôn giáo giúp con người vượt lên trên thế giới vật chất để kiếm tìm chân lý và sự thiện phổ quát vốn là nền tảng cho đạo đức xã hội (số 3). Niềm tin tôn giáo vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội vì con người tôn giáo cũng là con người sống trong xã hội, và niềm tin tôn giáo định hình những tương quan của họ trong đời sống xã hội (số 6). Cách cụ thể, trong lịch sử nhân loại và cả ngày nay, các tôn giáo đóng góp rất nhiều vào đời sống xã hội không những qua các việc bác ái, từ thiện, nhưng còn trong việc giáo dục đạo đức làm người, góp phần tích cực vào công trình xây nền văn minh tình thương, liên đới, phát triển con người toàn diện. Vì thế, tôn trọng tự do tôn giáo là củng cố nền móng đạo đức của xã hội và phục vụ công lý hòa bình.
Tự do đích thực luôn hàm nghĩa tôn trọng. Không thể nói tự do mà lại đàn áp, không tôn trọng niềm tin của người khác. Cũng không thể nhân danh chủ nghĩa tương đối về đạo đức mà loại trừ niềm tin tôn giáo của tha nhân vì tự do tôn giáo là quyền căn bản trong các quyền con người (số 5).
2. Lộ trình thực hiện
Để thực hiện lý tưởng trên, cần có những nỗ lực từ nhiều phía. Trước hết là sự đối thoại lành mạnh giữa tôn giáo và chính quyền dân sự. Sự thật hiển nhiên là Nhà nước không tạo nên tôn giáo (số 8). Tôn giáo đã có mặt từ rất lâu trước khi các hình thái tổ chức nhà nước xuất hiện. Đã thế, Nhà nước không có quyền và cũng không thể biến tôn giáo thành công cụ của mình, nhưng phải nhìn nhận và tôn trọng các tôn giáo với những nét đặc thù của họ. Chỉ có cuộc đối thoại lành mạnh giữa tôn giáo và chính quyền mới là điều kiện cho sự phát triển tòan diện. Chính quyền nên trân trọng gia sản đạo đức và tinh thần nơi các tôn giáo để nhận ra những sự thật, nguyên lý và giá trị phổ quát gắn liền với phẩm giá con người (số 12). Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 đã theo hướng đi này để nêu ra những giá trị phổ quát và nguyên tắc đạo đức làm điểm quy chiếu cho các thể chế và luật pháp quốc tế nhằm bảo đảm đời sống chung hòa bình.
Đồng thời, cần có cuộc đối thoại giữa các tín hữu thuộc các tôn giáo khác nhau (số 11). Trong thế giới toàn cầu hóa với đặc tính đa văn hóa và đa tôn giáo, đối thoại là phương thế quan trọng để hướng đến ích chung. Hơn ai hết, các tôn giáo ý thức rằng tự do tôn giáo là điều kiện để theo đuổi chân lý, mà “chân lý không thể đạt đến bằng bạo lực nhưng bằng sức mạnh của chính chân lý”. Cần nêu cao những yếu tố thúc đẩy đời sống chung và loại trừ tất cả những gì đi ngược với phẩm giá đích thực của con người.
Ngoài ra, các tôn giáo phải quan tâm đến giáo dục tôn giáo cho các tín hữu của mình để họ biết tôn trọng nhau và hòa hợp với nhau trong đời sống chung (số 10). Ở đây, vai trò của các gia đình được đề cao cách đặc biệt (số 4). Gia đình chính là ngôi trường đầu tiên và là nền móng cho những tương quan sống của con người sau này ở mọi bình diện. Cha mẹ phải có quyền tự do thông truyền cho con cái di sản văn hóa và tôn giáo của họ. Các tôn giáo cũng cần cảnh giác để tôn giáo không bị biến thành công cụ cho những mục đích khác về chính trị hay kinh tế của các phe nhóm (số 7).
Với các Kitô hữu, dù phải đối diện với những khó khăn, người môn đệ Chúa Kitô không nản lòng vì biết rằng làm chứng cho Tin Mừng luôn luôn là trở thành dấu chỉ chống đối. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, phải ý thức rằng bạo lực không thể vượt qua bằng bạo lực, nhưng chỉ có thể vượt qua bằng tình yêu và tha thứ (số 14). Vì thế, ngay trong tiếng kêu than vì khổ đau và bắt bớ, vẫn ánh lên niềm tin và hi vọng, vẫn vững tâm trong chứng tá tình yêu của Tin Mừng.
Kết luận
Hòa bình vừa là hồng ân của Thiên Chúa vừa là trách nhiệm của con người. Hòa bình đích thực không chỉ đơn thuần là vắng bóng chiến tranh nhưng là kết quả của tiến trình thanh tẩy và nâng cao về văn hóa, đạo đức, tinh thần, một tiến trình trong đó phẩm giá con người được tôn trọng trọn vẹn. Nói theo ngôn ngữ của Đức Phaolô VI, vị giáo hoàng có sáng kiến thiết lập Ngày Hòa Bình thế giới: “Điều tiên quyết là phải xây dựng hòa bình bằng những thứ vũ khí khác – không phải thứ vũ khí giết chết và hủy diệt nhân loại. Vũ khí cần thiết cho hòa bình là vũ khí đạo đức…” Tự do tôn giáo chính là vũ khí đích thực của hòa bình. (nguồn:WHD).
Giải Noel Hòa Bình 2010
Hai mươi thế kỷ qua, chiến tranh luôn diễn ra khắp nơi. Chưa một ngày nào thế giới hoàn toàn im tiếng súng. Trong thế kỷ XX, hai cuộc thế chiến đã hủy diệt hơn 50 triệu sinh mạng. Sau thế chiến II, hơn 20 triệu người đã bị chết thảm khóc trong 150 cuộc chiến. Những cuộc chiến ngày càng bùng nổ với mức độ tàn phá ghê gớm và thảm khóc hơn bởi những vũ khí tinh vi hủy diệt hàng loạt do chính con người chế tạo ra để hủy diệt con người.
Tổ chức Liên Hiệp Quốc ra đời với nổ lực xây dựng nền hòa bình trên hành tinh này với lời cam kết: “Chúng tôi, các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc kiên quyết tránh cho các dân tộc thảm họa chiến tranh”. Thế nhưng từ đó đến nay, súng vẫn nổ, đạn vẫn rơi, và máu vẫn chảy. Thế giới đang lo sợ cuộc chiến tranh nguyên tử giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên mà hậu quả thật khôn lường. Hiểm họa chiến tranh hạt nhân luôn ám ảnh và đe dọa sự sống còn của nhân loại. Hòa bình vẫn là mơ ước ngoài tầm tay với, vì nổ lực của các quốc gia giải quyết những tranh chấp và xung đột bằng đối thoại và bất bạo động dường như phải lùi bước trước bạo lực và lý lẻ của kể mạnh. Hòa Bình ơi! (x. Hòa bình và lòng thương xót, Lm.Giuse Trần Đình Long, Dòng Thánh Thể, Bài giảng Chúa nhật Tổng Giáo phận TPHCM, số 01.2011).
Giải Noel hòa bình được thiết lập theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel, giải Nobel hoà bình nên được trao “cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hoà bình”. Tuy nhiên quan niệm “hoà bình” được hiểu khá rộng. Các giải Nobel hòa bình trong 5 năm gần đây phản ánh các khía cạnh khác nhau của định nghĩa “hòa bình”.
Năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama, được trao giải, chỉ 9 tháng sau khi nhậm chức. Điều này làm dấy lên những cuộc tranh luận gay gắt. Phe ủng hộ cho rằng giải thưởng cho Obama là xứng đáng và sẽ cổ vũ ông trên con đường hành động vì một thế giới phi hạt nhân. Phe phản đối lập luận rằng giải Nobel là để dành cho những người đạt được thành tựu cụ thể sau một quá trình. Ngoài ra, việc ông là tổng thống của một quốc gia đang tiến hành hai cuộc chiến tranh cũng khiến những người hoài nghi đánh giá là giải chưa xứng đáng.
Năm 2008, Martti Ahtisaari, cựu tổng thống Phần Lan, đặc sứ của Liên Hợp Quốc được nhận giải vì vai trò làm trung gian hòa giải cho các cuộc xung đột Namibia, Aceh, Kosovo và Iraq.
Năm 2007, cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore được vinh danh cho các thành tích trong việc chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
Năm 2006, Muhammad Yunus, người Bangladesh nhận giải Nobel Hòa bình vì “những nổ lực phát triển kinh tế xã hội cho người nghèo”. Ông đã lập ngân hàng Grameen giúp người nghèo các khoản vay 50-100 USD mà không cần thế chấp. Ông cũng nổi tiếng với câu nói “sẽ đem đói nghèo vào viện bảo tàng”.
Năm 2005, giải thường này được trao cho Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế IAEA và người đứng đầu cơ quan này, Giám đốc Mohamed El Baradei vì đã góp phần “ngăn chặn việc đưa các năng lượng nguyên tử hạt nhân vào sử dụng trong mục đích chiến tranh, đảm bảo các năng lượng nguyên tử chỉ được sử dụng với sứ mạng hòa bình và có độ an toàn cao”.
Chính cách hiểu thế nào là “hoà bình” đã là một trong những nguyên nhân làm Trung Quốc cay cú và phản ứng quyết liệt, dẫn đến bất đồng, chia rẽ và thậm chí “chiến tranh” giữa Trung Quốc và cộng đồng quốc tế. Trung Quốc cứ bám sát nghĩa đen theo tờ di chúc của Alfred Nobel, do đó cho rằng trao giải cho ông Lưu “là một sự sỉ nhục đối với chính giải thưởng” và “đang dàn dựng một màn rối ren chống lại Trung Quốc”.
Ngày 8/10/2010, ngay sau khi Uỷ ban Hoà bình công bố tên người sẽ được trao giải năm nay, thì chiến tranh đã nổ ra. Trung Quốc vô cùng tức giận và thẳng thừng công kích quyết định của Uỷ ban này. Thật ra thì cuộc chiến đã bắt đầu từ nhiều tháng trước đó. Từ tháng hai, một phát ngôn viên của Bộ ngoại Trung Quốc, bà Khương Du, đã nói rằng, sẽ “hoàn toàn sai lầm” nếu “một người như thế” được giải Nobel hoà bình. Trung Quốc dùng mọi cách, từ thuyết phục đến đe doạ, nhắm đến không những Uỷ ban Hoà bình mà cả đến các quốc gia nhằm tẩy chay giải Nobel hoà bình năm nay. Như thế giải Nobel hoà bình năm nay đã là nguyên nhân và khởi đầu cho một cuộc chiến trên nhiều mặt trận.
Phản ứng của Trung Quốc
Trước hết, Trung Quốc triệu tập đại sứ Nauy tại Bắc Kinh đến để phản đối, và tuyên bố việc trao giải đã vi phạm các ý nghĩa của giải thưởng và có thể tổn hại đến quan hệ song phương giữa Na Uy và Trung Quốc. Không chỉ đe doạ, từ ngày 8/10, Trung Quốc đã huỷ bỏ nhiều cuộc gặp gỡ cấp bộ trưởng, những hoạt động văn hoá và những thoả ước mậu dịch với Nauy để phản đối việc trao giải này.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giải Nobel hoà bình, một quốc gia, Trung Quốc, can thiệp trực tiếp với các quốc gia khác để thuyết phục họ không đến tham dự buổi lễ trao giải. Đại sứ quán Trung Quốc tại Oslo, Nauy đã gởi công văn đến tất cả đại diện ngoại giao có mặt tại Nauy, để lưu ý đến những “hậu quả” nếu tham dự buổi lễ trao giải này.
Bà Khương Du, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc cay cú nói rằng “Những người ở Ủy ban Nobel đang dàn dựng một màn rối ren chống lại Trung Quốc” và “hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế đã bày tỏ sự ủng hộ công khai đối với lập trường của Trung Quốc chống lại giải Nobel hòa bình năm nay”
Với tầm ảnh hưởng hiện tại của Trung Quốc, đặc biệt về mặt kinh tế, sự đe doạ của Trung Quốc không phải là không có tác dụng. Ba ngày trước lễ trao giải, có 19 trên 65 đại sứ quán được mời nói sẽ không đến buổi lễ trọng đại này.
Trong ngày lễ trao giải, tại Trung Quốc, (10/12) hệ thống truyền hình trực tiếp của Mỹ CNN, của Anh BBC và của Pháp TV5, chỉ hiện lên duy một màu đen chết chóc!
Trong một động thái khác, ngày 9/12, một ngày trước ngày trao giải Nobel hoà bình tại Oslo, Trung Quốc đã trao giải hoà bình Khổng Tử (theo Reuters dẫn thông cáo của ban tổ chức nói giải hoà bình đầu tiên của Trung Quốc, vốn lập ra nhằm “đáp trả Nobel hoà bình 2010”), trị giá 100 nghìn nhân dân tệ (tương đương 15 nghìn đô la mỹ), cho ông Liên Chiến, cựu phó tổng thống Đài loan, “vì đóng góp của ông cho hoà bình giữa hai bờ eo biển Đài loan”. Tuy nhiên theo hãng tin AP, chính văn phòng của ông Liên Chiến tại Đài Bắc nói ông không hề biết về giải thưởng này và cũng không muốn tới Bắc Kinh để nhận. Cuối cùng giải Khổng Tử đã được trao tượng trưng cho một bé gái!
Lý do phản ứng của Trung Quốc
Ông Lưu Hiểu Ba, 54 tuổi, đang ngồi tù ở Trung Quốc, bị Trung quốc kết án 11 năm tù vì tội “kích động lật đổ chính phủ”. Ông Lưu chịu án 11 năm tù vì đã soạn thảo Hiến chương 08, (công bố vào dịp kỉ niệm 60 năm Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc), kêu gọi dân chủ đa đảng và tôn trọng nhân quyền ở Trung Quốc. Ông đã tham gia các cuộc biểu tình bị đàn áp đẫm máu tại Thiên An Môn năm 1989.
Trung quốc luôn coi ông Lưu Hiểu Ba là “tên tội phạm” và do đó xem việc trao giải Nobel hoà bình cho ông Lưu là “can thiệp vào hệ thống luật pháp của Trung Quốc”, và khẳng định “Trung Quốc sẽ không thay đổi vì sự can thiệp của một số thằng hề”.
Một khi đã coi mình là nắm trọn chân lí, cho mình là đúng, cho mình quyền quyết định đâu là sự thật, thì tất cả tiếng nói đối lập đều bị quy kết là “chống đối”, là “âm mưu lật đổ” là điều tất yếu. Ông Lưu dám đụng đến quyền độc tôn lãnh của Đảng, đụng đến quyền lợi của tổ chức này, khi kêu gọi đa đảng, dám nói khác những “chân lí” đã được Đảng tuyên truyền, thì việc ông bị bắt, bị kết án cũng là điều tất yếu. Và như thế, việc Trung Quốc phản đối Uỷ ban hoà bình trao giải cho ông Lưu, tuy trơ trẽn, nhưng là điều thật dễ hiểu.
Phản ứng của thế giới
Trước thái độ phản ứng gay gắt của Trung Quốc, thế giới đã bày tỏ quan điểm của mình. Ngoài một số quốc gia có liên hệ “đặc biệt” hoặc e ngại Trung Quốc đã hưởng ứng lời kêu gọi không đến lễ trao giải, còn hầu hết đều ủng hộ quyết định của Uỷ ban hoà bình và đã đến dự lễ trao giải này vào ngày 10/12 tại Oslo, Nauy. Đáng chú ý nhất là trường hợp cộng hoà Séc và Uraina, trước đó đã tuyên bố không đến dự, nhưng cuối cùng đã thay đổi thái độ và đến dự vào giờ chót.
Trong 1.000 khách mời đến Oslo có đại diện cao nhất của nước Na Uy đăng cai trao giải Nobel là vợ chồng vua Harald V. và hoàng hậu Sonja ngồi chủ tọa giữa đại sảnh. Từ Hoa Kỳ người có quyền lực đứng thứ ba của Mỹ, Chủ tịch Hạ viện Mỹ bà Nancy Pelosi được tháp tùng bởi Đại sứ Mỹ Barry White. Hầu như toàn khối Liên Hiệp Âu Châu bao gồm đại diện và đại sứ có mặt trong buổi trao giải thưởng.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi Trung Quốc thả ông Lưu Hiểu Ba ngay lập tức và nói thêm rằng: “Trong 30 năm qua, Trung Quốc đã có những phát triển mạnh mẽ trong cải cách kinh tế, kéo hàng trăm triệu người ra khỏi nghèo đói. Tuy nhiên, giải thưởng này nhắc nhở chúng ta rằng cải cách chính trị vẫn chưa theo kịp và rằng quyền con người cơ bản của mỗi người đều phải được tôn trọng”.
Thông cáo của Quỹ Nobel ghi rõ Lưu Hiểu Ba được trao Nobel hòa bình vì “cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động vì quyền con người”.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon cho rằng giải thưởng dành cho Lưu Hiểu Ba là “sự công nhận rằng thế giới ngày càng đồng thuận trong việc cải thiện quyền con người”.
Phát ngôn viên của chính phủ Đức, Steffen Seibert tuyên bố Trung Quốc nên thả Lưu Hiểu Ba để ông ta có thể tham gia lễ nhận giải. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Bernard Kouchner cũng hoan nghênh giải thưởng và cũng kêu gọi Trung Quốc thả ông Lưu.
Trong khi Thông cáo của Quỹ Nobel ghi rõ rằng, Lưu Hiểu Ba được trao Nobel hòa bình vì “cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động vì quyền con người ở Trung Quốc”. Trong buổi lễ, diễn viên điện ảnh Liv Ullmann đọc lại tuyên bố mà ông Lưu đã đọc trước toà tháng 12/2009: “Không ai có thể dập tắt ngọn lửa tranh đấu cho tự do. Với nỗ lực của mọi người, hy vọng cuối cùng Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia pháp trị, nơi nhân quyền được tôn trọng”. Ông Jagland, chủ tịch Uỷ ban hoà bình khẳng định rằng: “Đây không phải là hành động phản đối, đây là tín hiệu cho Trung Quốc thấy rằng trong tương lai, phát triển kinh tế phải đi đôi với cải cách chính trị, hậu thuẫn những người tranh đấu cho nhân quyền. […] Giải Nobel hoà bình thuộc về giá trị nhân quyền phổ quát, không phải là tiêu chuẩn của Tây Phương”.
Như vậy hoà bình không phải là một khái niệm hay một thực tại sẵn có. Nó phải được xây dựng, được thanh luyện và thử thách. Nhiều khi phải chấp nhận chia rẽ, đấu tranh, kể cả chiến tranh để có hoà bình. Hình dáng chiếc ghế màu xanh để trống ở Oslo nhìn rất bình thường như những chiếc ghế khác vẫn có 4 chân, 2 chỗ dựa tay và một chỗ dựa lưng, nhưng hôm nay chiếc ghế này chuyển tải cho thế giới một sức nặng vô biên về quyền tự do con người, quyền đấu tranh ngôn luận cho dân tộc được thăng tiến.(x.Nobel Hoà Bình 2010, hoà bình và chiến tranh, Manga, Dựng lều 32, Nội san Kinh viện Thánh Gia).
Hòa bình đích thực
Muốn có được một nền hòa bình đích thực, nhân loại còn phải đi xa hơn, vươn tới tận nguồn của bình an là tình yêu công lý và sự thật.
Muốn có được một nền hòa bình đích thực thì lời “Kinh Hòa Bình” của Thánh Phanxicô Assisi, giáo huấn của Đức Kitô, nhất là “Bài Giảng Trên Núi” phải trở thành kim chỉ nam, thành hiến chương cho cuộc sống của những người đi xây dựng hoà bình theo chân vị “Thủ lãnh hòa bình” là Đức Kitô.
Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Xin hiệp ý với Nữ Vương Hoà Bình cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Cầu nguyện cho mọi người biết sống yêu thương tha thứ, hài hoà với nhau trong vâng phục Thiên Chúa, trong quên mình vì người khác để có một nền hoà bình thực sự trường cửu.
Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng lễ Mẹ Thiên Chúa cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Mẹ Maria là Nữ Vương Hòa Bình. Mẹ đã cưu mang và sinh hạ Chúa Giêsu vị Vua Thái Bình, Hoàng Tử Bình An.
Ngôn sứ Isaia loan báo “Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta. Một người Con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai. Danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hòa bình. Người sẽ mở rộng quyền bính, và lập nên hòa bình vô tận…”(Is 9,5-6). Chúa Giêsu, vị thủ lãnh có đầy “dũng mãnh” và “quyền bính trên vai”. Vị thủ đó “đã chào đời để cứu ta”, đã đối xử với dân chúng như “người Cha muôn thuở”. Đó là vị “thủ lãnh hòa bình”, “là bình an của chúng ta” và “đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét. Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hòa giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét. Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần” (Ep 2,14-16). Chính vị thủ lãnh hòa bình đó đã giao hòa loài người với Thiên Chúa “vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người mà làm cho muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,19-20).
Tiếp nối sứ vụ hòa bình của Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội Công Giáo miệt mài tìm kiếm nền hòa bình đích thực cho nhân loại. Năm 1920, Đức Bênêđitô XV ban hành thông điệp “Hòa Bình của Thiên Chúa”. Từ năm 1939 đến 1957, qua các sứ điệp giáng sinh, Đức Piô XII luôn kêu mời các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới hãy kiến tạo một nền hòa bình đích thực trên hành tinh này và cùng nhau xây dựng một thế giới liên đới công bằng. Năm 1963, Đức Gioan XXIII ra thông điệp “Hòa bình trên thế giới” gửi đến tất cả những người thành tâm thiện chí trên thế giới để kêu gọi các quốc gia xây dựng một nền hòa bình chống lại chiến tranh. Năm 1967, Đức Phaolô VI thiết lập Hội đồng Giáo Hoàng “Công lý và Hòa bình”, và từ năm 1968, lập ra ngày “Hòa bình thế giới” cử hành vào ngày 1/1 hằng năm. Đức Gioan Phaolô II đã tổ chức những buổi “Cầu nguyện liên tôn” cho hòa bình tại Assisi và đưa ra sáng kiến “Ăn chay vì hòa bình”. Năm 1986, ăn chay để kêu gọi giải trừ vũ khí nguyên tử. Năm 1993 và 1994, ăn chay cho hòa bình tại Bosnia. Năm 2001, ăn chay để cầu nguyện cho hòa bình thế giới sau biến cố 11/09 tại Hoa Kỳ.
Muốn có được một nền hòa bình đích thực, con người không chỉ dừng lại ở việc chấm dứt chiến tranh, giải trừ quân bị, thực thi công lý, nhưng còn phải đi xa hơn, vươn tới tận nguồn của bình an là tình yêu thương. Hòa bình đích thực là kết quả của tiến trình thanh tẩy và nâng cao về văn hóa, đạo đức, tinh thần, một tiến trình trong đó phẩm giá con người được tôn trọng trọn vẹn.
Sứ Điệp Hòa Bình Năm 2011
Sứ Điệp Hòa Bình năm 2011 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề cập đến đề tài quan trọng: Tự do tôn giáo, đường dẫn đến hòa bình. ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã giải thích sứ điệp trong bài viết “Nét chính yếu của Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 44”.
Đã hẳn, đây là một sứ điệp sâu sắc và súc tích nhưng khá dài. Chỉ sợ rằng vì khá dài nên nhiều người bỏ lỡ. Bài viết này mong ghi lại những nét chính yếu để người đọc có thể dễ tiếp cận hơn với sứ điệp quan trọng của Đức Thánh Cha.
Khởi đi từ nhận định khá bi quan nhưng rất sát thực tế, Đức Thánh Cha cho thấy, bước sang thế kỷ 21, tự do tôn giáo vẫn bị vi phạm trầm trọng tại nhiều nơi trên thế giới. Một nhận định có thể gây ngỡ ngàng: chính các Kitô hữu là nhóm tín hữu phải chịu bách hại nhiều nhất vì niềm tin tôn giáo của mình (số 1). Tình trạng bách hại tôn giáo có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Có thể là bạo lực đổ máu như ở Iraq vào tháng 10 năm 2010, nhưng cũng có thể dưới những hình thức tinh tế và tinh vi hơn ngay tại các quốc gia tự hào là tự do và tiến bộ. Cùng với những bách hại là sự xáo trộn trong đời sống xã hội. Chính thực tế đó thúc đẩy vị cha chung của Hội Thánh Công giáo lên tiếng kêu gọi.
Có thể tập trung vào hai câu hỏi: (1) Tại sao tự do tôn giáo lại là đường dẫn đến hòa bình? và (2) Đâu là lộ trình thực hiện lý tưởng trên?
1. Tại sao tự do tôn giáo lại là đường dẫn đến hòa bình?
Trước hết, tự do tôn giáo là đòi hỏi gắn liền với phẩm giá con người. Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, linh ư vạn vật, con người ở tự bản tính mở ra với chân trời siêu việt và tìm được ở đó ý nghĩa và mục đích đời sống của mình (số 2). Tôn trọng tự do tôn giáo là tôn trọng quyền căn bản của con người và phẩm giá đích thực của họ. Chối từ quyền tự do này sẽ dẫn đến sự vi phạm công lý và tạo nên bất ổn xã hội thay vì củng cố hòa bình.
Đồng thời, tôn giáo giúp con người vượt lên trên thế giới vật chất để kiếm tìm chân lý và sự thiện phổ quát vốn là nền tảng cho đạo đức xã hội (số 3). Niềm tin tôn giáo vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội vì con người tôn giáo cũng là con người sống trong xã hội, và niềm tin tôn giáo định hình những tương quan của họ trong đời sống xã hội (số 6). Cách cụ thể, trong lịch sử nhân loại và cả ngày nay, các tôn giáo đóng góp rất nhiều vào đời sống xã hội không những qua các việc bác ái, từ thiện, nhưng còn trong việc giáo dục đạo đức làm người, góp phần tích cực vào công trình xây nền văn minh tình thương, liên đới, phát triển con người toàn diện. Vì thế, tôn trọng tự do tôn giáo là củng cố nền móng đạo đức của xã hội và phục vụ công lý hòa bình.
Tự do đích thực luôn hàm nghĩa tôn trọng. Không thể nói tự do mà lại đàn áp, không tôn trọng niềm tin của người khác. Cũng không thể nhân danh chủ nghĩa tương đối về đạo đức mà loại trừ niềm tin tôn giáo của tha nhân vì tự do tôn giáo là quyền căn bản trong các quyền con người (số 5).
2. Lộ trình thực hiện
Để thực hiện lý tưởng trên, cần có những nỗ lực từ nhiều phía. Trước hết là sự đối thoại lành mạnh giữa tôn giáo và chính quyền dân sự. Sự thật hiển nhiên là Nhà nước không tạo nên tôn giáo (số 8). Tôn giáo đã có mặt từ rất lâu trước khi các hình thái tổ chức nhà nước xuất hiện. Đã thế, Nhà nước không có quyền và cũng không thể biến tôn giáo thành công cụ của mình, nhưng phải nhìn nhận và tôn trọng các tôn giáo với những nét đặc thù của họ. Chỉ có cuộc đối thoại lành mạnh giữa tôn giáo và chính quyền mới là điều kiện cho sự phát triển tòan diện. Chính quyền nên trân trọng gia sản đạo đức và tinh thần nơi các tôn giáo để nhận ra những sự thật, nguyên lý và giá trị phổ quát gắn liền với phẩm giá con người (số 12). Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 đã theo hướng đi này để nêu ra những giá trị phổ quát và nguyên tắc đạo đức làm điểm quy chiếu cho các thể chế và luật pháp quốc tế nhằm bảo đảm đời sống chung hòa bình.
Đồng thời, cần có cuộc đối thoại giữa các tín hữu thuộc các tôn giáo khác nhau (số 11). Trong thế giới toàn cầu hóa với đặc tính đa văn hóa và đa tôn giáo, đối thoại là phương thế quan trọng để hướng đến ích chung. Hơn ai hết, các tôn giáo ý thức rằng tự do tôn giáo là điều kiện để theo đuổi chân lý, mà “chân lý không thể đạt đến bằng bạo lực nhưng bằng sức mạnh của chính chân lý”. Cần nêu cao những yếu tố thúc đẩy đời sống chung và loại trừ tất cả những gì đi ngược với phẩm giá đích thực của con người.
Ngoài ra, các tôn giáo phải quan tâm đến giáo dục tôn giáo cho các tín hữu của mình để họ biết tôn trọng nhau và hòa hợp với nhau trong đời sống chung (số 10). Ở đây, vai trò của các gia đình được đề cao cách đặc biệt (số 4). Gia đình chính là ngôi trường đầu tiên và là nền móng cho những tương quan sống của con người sau này ở mọi bình diện. Cha mẹ phải có quyền tự do thông truyền cho con cái di sản văn hóa và tôn giáo của họ. Các tôn giáo cũng cần cảnh giác để tôn giáo không bị biến thành công cụ cho những mục đích khác về chính trị hay kinh tế của các phe nhóm (số 7).
Với các Kitô hữu, dù phải đối diện với những khó khăn, người môn đệ Chúa Kitô không nản lòng vì biết rằng làm chứng cho Tin Mừng luôn luôn là trở thành dấu chỉ chống đối. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, phải ý thức rằng bạo lực không thể vượt qua bằng bạo lực, nhưng chỉ có thể vượt qua bằng tình yêu và tha thứ (số 14). Vì thế, ngay trong tiếng kêu than vì khổ đau và bắt bớ, vẫn ánh lên niềm tin và hi vọng, vẫn vững tâm trong chứng tá tình yêu của Tin Mừng.
Kết luận
Hòa bình vừa là hồng ân của Thiên Chúa vừa là trách nhiệm của con người. Hòa bình đích thực không chỉ đơn thuần là vắng bóng chiến tranh nhưng là kết quả của tiến trình thanh tẩy và nâng cao về văn hóa, đạo đức, tinh thần, một tiến trình trong đó phẩm giá con người được tôn trọng trọn vẹn. Nói theo ngôn ngữ của Đức Phaolô VI, vị giáo hoàng có sáng kiến thiết lập Ngày Hòa Bình thế giới: “Điều tiên quyết là phải xây dựng hòa bình bằng những thứ vũ khí khác – không phải thứ vũ khí giết chết và hủy diệt nhân loại. Vũ khí cần thiết cho hòa bình là vũ khí đạo đức…” Tự do tôn giáo chính là vũ khí đích thực của hòa bình. (nguồn:WHD).
Giải Noel Hòa Bình 2010
Hai mươi thế kỷ qua, chiến tranh luôn diễn ra khắp nơi. Chưa một ngày nào thế giới hoàn toàn im tiếng súng. Trong thế kỷ XX, hai cuộc thế chiến đã hủy diệt hơn 50 triệu sinh mạng. Sau thế chiến II, hơn 20 triệu người đã bị chết thảm khóc trong 150 cuộc chiến. Những cuộc chiến ngày càng bùng nổ với mức độ tàn phá ghê gớm và thảm khóc hơn bởi những vũ khí tinh vi hủy diệt hàng loạt do chính con người chế tạo ra để hủy diệt con người.
Tổ chức Liên Hiệp Quốc ra đời với nổ lực xây dựng nền hòa bình trên hành tinh này với lời cam kết: “Chúng tôi, các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc kiên quyết tránh cho các dân tộc thảm họa chiến tranh”. Thế nhưng từ đó đến nay, súng vẫn nổ, đạn vẫn rơi, và máu vẫn chảy. Thế giới đang lo sợ cuộc chiến tranh nguyên tử giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên mà hậu quả thật khôn lường. Hiểm họa chiến tranh hạt nhân luôn ám ảnh và đe dọa sự sống còn của nhân loại. Hòa bình vẫn là mơ ước ngoài tầm tay với, vì nổ lực của các quốc gia giải quyết những tranh chấp và xung đột bằng đối thoại và bất bạo động dường như phải lùi bước trước bạo lực và lý lẻ của kể mạnh. Hòa Bình ơi! (x. Hòa bình và lòng thương xót, Lm.Giuse Trần Đình Long, Dòng Thánh Thể, Bài giảng Chúa nhật Tổng Giáo phận TPHCM, số 01.2011).
Giải Noel hòa bình được thiết lập theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel, giải Nobel hoà bình nên được trao “cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hoà bình”. Tuy nhiên quan niệm “hoà bình” được hiểu khá rộng. Các giải Nobel hòa bình trong 5 năm gần đây phản ánh các khía cạnh khác nhau của định nghĩa “hòa bình”.
Năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama, được trao giải, chỉ 9 tháng sau khi nhậm chức. Điều này làm dấy lên những cuộc tranh luận gay gắt. Phe ủng hộ cho rằng giải thưởng cho Obama là xứng đáng và sẽ cổ vũ ông trên con đường hành động vì một thế giới phi hạt nhân. Phe phản đối lập luận rằng giải Nobel là để dành cho những người đạt được thành tựu cụ thể sau một quá trình. Ngoài ra, việc ông là tổng thống của một quốc gia đang tiến hành hai cuộc chiến tranh cũng khiến những người hoài nghi đánh giá là giải chưa xứng đáng.
Năm 2008, Martti Ahtisaari, cựu tổng thống Phần Lan, đặc sứ của Liên Hợp Quốc được nhận giải vì vai trò làm trung gian hòa giải cho các cuộc xung đột Namibia, Aceh, Kosovo và Iraq.
Năm 2007, cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore được vinh danh cho các thành tích trong việc chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
Năm 2006, Muhammad Yunus, người Bangladesh nhận giải Nobel Hòa bình vì “những nổ lực phát triển kinh tế xã hội cho người nghèo”. Ông đã lập ngân hàng Grameen giúp người nghèo các khoản vay 50-100 USD mà không cần thế chấp. Ông cũng nổi tiếng với câu nói “sẽ đem đói nghèo vào viện bảo tàng”.
Năm 2005, giải thường này được trao cho Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế IAEA và người đứng đầu cơ quan này, Giám đốc Mohamed El Baradei vì đã góp phần “ngăn chặn việc đưa các năng lượng nguyên tử hạt nhân vào sử dụng trong mục đích chiến tranh, đảm bảo các năng lượng nguyên tử chỉ được sử dụng với sứ mạng hòa bình và có độ an toàn cao”.
Chính cách hiểu thế nào là “hoà bình” đã là một trong những nguyên nhân làm Trung Quốc cay cú và phản ứng quyết liệt, dẫn đến bất đồng, chia rẽ và thậm chí “chiến tranh” giữa Trung Quốc và cộng đồng quốc tế. Trung Quốc cứ bám sát nghĩa đen theo tờ di chúc của Alfred Nobel, do đó cho rằng trao giải cho ông Lưu “là một sự sỉ nhục đối với chính giải thưởng” và “đang dàn dựng một màn rối ren chống lại Trung Quốc”.
Ngày 8/10/2010, ngay sau khi Uỷ ban Hoà bình công bố tên người sẽ được trao giải năm nay, thì chiến tranh đã nổ ra. Trung Quốc vô cùng tức giận và thẳng thừng công kích quyết định của Uỷ ban này. Thật ra thì cuộc chiến đã bắt đầu từ nhiều tháng trước đó. Từ tháng hai, một phát ngôn viên của Bộ ngoại Trung Quốc, bà Khương Du, đã nói rằng, sẽ “hoàn toàn sai lầm” nếu “một người như thế” được giải Nobel hoà bình. Trung Quốc dùng mọi cách, từ thuyết phục đến đe doạ, nhắm đến không những Uỷ ban Hoà bình mà cả đến các quốc gia nhằm tẩy chay giải Nobel hoà bình năm nay. Như thế giải Nobel hoà bình năm nay đã là nguyên nhân và khởi đầu cho một cuộc chiến trên nhiều mặt trận.
Phản ứng của Trung Quốc
Trước hết, Trung Quốc triệu tập đại sứ Nauy tại Bắc Kinh đến để phản đối, và tuyên bố việc trao giải đã vi phạm các ý nghĩa của giải thưởng và có thể tổn hại đến quan hệ song phương giữa Na Uy và Trung Quốc. Không chỉ đe doạ, từ ngày 8/10, Trung Quốc đã huỷ bỏ nhiều cuộc gặp gỡ cấp bộ trưởng, những hoạt động văn hoá và những thoả ước mậu dịch với Nauy để phản đối việc trao giải này.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giải Nobel hoà bình, một quốc gia, Trung Quốc, can thiệp trực tiếp với các quốc gia khác để thuyết phục họ không đến tham dự buổi lễ trao giải. Đại sứ quán Trung Quốc tại Oslo, Nauy đã gởi công văn đến tất cả đại diện ngoại giao có mặt tại Nauy, để lưu ý đến những “hậu quả” nếu tham dự buổi lễ trao giải này.
Bà Khương Du, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc cay cú nói rằng “Những người ở Ủy ban Nobel đang dàn dựng một màn rối ren chống lại Trung Quốc” và “hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế đã bày tỏ sự ủng hộ công khai đối với lập trường của Trung Quốc chống lại giải Nobel hòa bình năm nay”
Với tầm ảnh hưởng hiện tại của Trung Quốc, đặc biệt về mặt kinh tế, sự đe doạ của Trung Quốc không phải là không có tác dụng. Ba ngày trước lễ trao giải, có 19 trên 65 đại sứ quán được mời nói sẽ không đến buổi lễ trọng đại này.
Trong ngày lễ trao giải, tại Trung Quốc, (10/12) hệ thống truyền hình trực tiếp của Mỹ CNN, của Anh BBC và của Pháp TV5, chỉ hiện lên duy một màu đen chết chóc!
Trong một động thái khác, ngày 9/12, một ngày trước ngày trao giải Nobel hoà bình tại Oslo, Trung Quốc đã trao giải hoà bình Khổng Tử (theo Reuters dẫn thông cáo của ban tổ chức nói giải hoà bình đầu tiên của Trung Quốc, vốn lập ra nhằm “đáp trả Nobel hoà bình 2010”), trị giá 100 nghìn nhân dân tệ (tương đương 15 nghìn đô la mỹ), cho ông Liên Chiến, cựu phó tổng thống Đài loan, “vì đóng góp của ông cho hoà bình giữa hai bờ eo biển Đài loan”. Tuy nhiên theo hãng tin AP, chính văn phòng của ông Liên Chiến tại Đài Bắc nói ông không hề biết về giải thưởng này và cũng không muốn tới Bắc Kinh để nhận. Cuối cùng giải Khổng Tử đã được trao tượng trưng cho một bé gái!
Lý do phản ứng của Trung Quốc
Ông Lưu Hiểu Ba, 54 tuổi, đang ngồi tù ở Trung Quốc, bị Trung quốc kết án 11 năm tù vì tội “kích động lật đổ chính phủ”. Ông Lưu chịu án 11 năm tù vì đã soạn thảo Hiến chương 08, (công bố vào dịp kỉ niệm 60 năm Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc), kêu gọi dân chủ đa đảng và tôn trọng nhân quyền ở Trung Quốc. Ông đã tham gia các cuộc biểu tình bị đàn áp đẫm máu tại Thiên An Môn năm 1989.
Trung quốc luôn coi ông Lưu Hiểu Ba là “tên tội phạm” và do đó xem việc trao giải Nobel hoà bình cho ông Lưu là “can thiệp vào hệ thống luật pháp của Trung Quốc”, và khẳng định “Trung Quốc sẽ không thay đổi vì sự can thiệp của một số thằng hề”.
Một khi đã coi mình là nắm trọn chân lí, cho mình là đúng, cho mình quyền quyết định đâu là sự thật, thì tất cả tiếng nói đối lập đều bị quy kết là “chống đối”, là “âm mưu lật đổ” là điều tất yếu. Ông Lưu dám đụng đến quyền độc tôn lãnh của Đảng, đụng đến quyền lợi của tổ chức này, khi kêu gọi đa đảng, dám nói khác những “chân lí” đã được Đảng tuyên truyền, thì việc ông bị bắt, bị kết án cũng là điều tất yếu. Và như thế, việc Trung Quốc phản đối Uỷ ban hoà bình trao giải cho ông Lưu, tuy trơ trẽn, nhưng là điều thật dễ hiểu.
Phản ứng của thế giới
Trước thái độ phản ứng gay gắt của Trung Quốc, thế giới đã bày tỏ quan điểm của mình. Ngoài một số quốc gia có liên hệ “đặc biệt” hoặc e ngại Trung Quốc đã hưởng ứng lời kêu gọi không đến lễ trao giải, còn hầu hết đều ủng hộ quyết định của Uỷ ban hoà bình và đã đến dự lễ trao giải này vào ngày 10/12 tại Oslo, Nauy. Đáng chú ý nhất là trường hợp cộng hoà Séc và Uraina, trước đó đã tuyên bố không đến dự, nhưng cuối cùng đã thay đổi thái độ và đến dự vào giờ chót.
Trong 1.000 khách mời đến Oslo có đại diện cao nhất của nước Na Uy đăng cai trao giải Nobel là vợ chồng vua Harald V. và hoàng hậu Sonja ngồi chủ tọa giữa đại sảnh. Từ Hoa Kỳ người có quyền lực đứng thứ ba của Mỹ, Chủ tịch Hạ viện Mỹ bà Nancy Pelosi được tháp tùng bởi Đại sứ Mỹ Barry White. Hầu như toàn khối Liên Hiệp Âu Châu bao gồm đại diện và đại sứ có mặt trong buổi trao giải thưởng.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi Trung Quốc thả ông Lưu Hiểu Ba ngay lập tức và nói thêm rằng: “Trong 30 năm qua, Trung Quốc đã có những phát triển mạnh mẽ trong cải cách kinh tế, kéo hàng trăm triệu người ra khỏi nghèo đói. Tuy nhiên, giải thưởng này nhắc nhở chúng ta rằng cải cách chính trị vẫn chưa theo kịp và rằng quyền con người cơ bản của mỗi người đều phải được tôn trọng”.
Thông cáo của Quỹ Nobel ghi rõ Lưu Hiểu Ba được trao Nobel hòa bình vì “cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động vì quyền con người”.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon cho rằng giải thưởng dành cho Lưu Hiểu Ba là “sự công nhận rằng thế giới ngày càng đồng thuận trong việc cải thiện quyền con người”.
Phát ngôn viên của chính phủ Đức, Steffen Seibert tuyên bố Trung Quốc nên thả Lưu Hiểu Ba để ông ta có thể tham gia lễ nhận giải. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Bernard Kouchner cũng hoan nghênh giải thưởng và cũng kêu gọi Trung Quốc thả ông Lưu.
Trong khi Thông cáo của Quỹ Nobel ghi rõ rằng, Lưu Hiểu Ba được trao Nobel hòa bình vì “cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động vì quyền con người ở Trung Quốc”. Trong buổi lễ, diễn viên điện ảnh Liv Ullmann đọc lại tuyên bố mà ông Lưu đã đọc trước toà tháng 12/2009: “Không ai có thể dập tắt ngọn lửa tranh đấu cho tự do. Với nỗ lực của mọi người, hy vọng cuối cùng Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia pháp trị, nơi nhân quyền được tôn trọng”. Ông Jagland, chủ tịch Uỷ ban hoà bình khẳng định rằng: “Đây không phải là hành động phản đối, đây là tín hiệu cho Trung Quốc thấy rằng trong tương lai, phát triển kinh tế phải đi đôi với cải cách chính trị, hậu thuẫn những người tranh đấu cho nhân quyền. […] Giải Nobel hoà bình thuộc về giá trị nhân quyền phổ quát, không phải là tiêu chuẩn của Tây Phương”.
Như vậy hoà bình không phải là một khái niệm hay một thực tại sẵn có. Nó phải được xây dựng, được thanh luyện và thử thách. Nhiều khi phải chấp nhận chia rẽ, đấu tranh, kể cả chiến tranh để có hoà bình. Hình dáng chiếc ghế màu xanh để trống ở Oslo nhìn rất bình thường như những chiếc ghế khác vẫn có 4 chân, 2 chỗ dựa tay và một chỗ dựa lưng, nhưng hôm nay chiếc ghế này chuyển tải cho thế giới một sức nặng vô biên về quyền tự do con người, quyền đấu tranh ngôn luận cho dân tộc được thăng tiến.(x.Nobel Hoà Bình 2010, hoà bình và chiến tranh, Manga, Dựng lều 32, Nội san Kinh viện Thánh Gia).
Hòa bình đích thực
Muốn có được một nền hòa bình đích thực, nhân loại còn phải đi xa hơn, vươn tới tận nguồn của bình an là tình yêu công lý và sự thật.
Muốn có được một nền hòa bình đích thực thì lời “Kinh Hòa Bình” của Thánh Phanxicô Assisi, giáo huấn của Đức Kitô, nhất là “Bài Giảng Trên Núi” phải trở thành kim chỉ nam, thành hiến chương cho cuộc sống của những người đi xây dựng hoà bình theo chân vị “Thủ lãnh hòa bình” là Đức Kitô.
Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Xin hiệp ý với Nữ Vương Hoà Bình cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Cầu nguyện cho mọi người biết sống yêu thương tha thứ, hài hoà với nhau trong vâng phục Thiên Chúa, trong quên mình vì người khác để có một nền hoà bình thực sự trường cửu.
Đức Thánh Cha tiếp kiến 4.500 ca viên thiếu nhi
LM Trần Đức Anh OP
13:56 30/12/2010
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng hôm 30-12-2010 dành cho 4.500 ca viên thiếu nhi, ĐTC Biển Đức 16 nhắc nhở các em về công tác phục vụ cao quí các em đang thực hiện.
Các em thuộc 94 ca đoàn thiếu nhi, Pueri Cantores, đến từ 15 quốc gia, đang tham dự đại hội thường niên lần thứ 36 của Liên hiệp quốc tế các ca đoàn thiếu nhi từ ngày 28-12 đến 1-1 tới đây.
Lên tiếng tại Đại thính đường Phaolô 6 ở Nội thành Vatican, ĐTC nói: ”Các con hãy luôn nhớ rằng việc ca hát của các con trong ca đoàn là một việc phục vụ. Trước tiên đó là phụng sự Thiên Chúa, một phương thế chúc tụng Chúa theo bổn phận của chúng ta. Đó cũng là một việc phục vụ các tín hữu khác, giúp họ nâng tâm trí lên cùng Chúa trong khi cầu nguyện. Và đó cũng là một việc phục vụ toàn thể Giáo Hội, giúp nếm hưởng phụng vụ thiên quốc, vốn là mục đích của tất cả mọi việc phụng tự chân chính, khi ca đoàn các thiên thần và các thánh chung tiếng với nhau trong bài ca vô tận nói lên lòng yêu mến và chúc tụng”.
ĐTC lần lượt chào thăm các ca viên thiếu nhi bằng nhiều thứ tiếng và nhắc nhở các em về sứ mạng cao quí của các em. Ngài cũng nói rằng: ”Qua những bài thánh ca hay đẹp, các con biểu lộ với Thiên Chúa niềm vui và lòng yêu mến của các con đồng thời giúp dân Chúa đi sâu vào mầu nhiệm được cử hành trong phụng vụ”. (SD 30-12-2010)
Các em thuộc 94 ca đoàn thiếu nhi, Pueri Cantores, đến từ 15 quốc gia, đang tham dự đại hội thường niên lần thứ 36 của Liên hiệp quốc tế các ca đoàn thiếu nhi từ ngày 28-12 đến 1-1 tới đây.
Lên tiếng tại Đại thính đường Phaolô 6 ở Nội thành Vatican, ĐTC nói: ”Các con hãy luôn nhớ rằng việc ca hát của các con trong ca đoàn là một việc phục vụ. Trước tiên đó là phụng sự Thiên Chúa, một phương thế chúc tụng Chúa theo bổn phận của chúng ta. Đó cũng là một việc phục vụ các tín hữu khác, giúp họ nâng tâm trí lên cùng Chúa trong khi cầu nguyện. Và đó cũng là một việc phục vụ toàn thể Giáo Hội, giúp nếm hưởng phụng vụ thiên quốc, vốn là mục đích của tất cả mọi việc phụng tự chân chính, khi ca đoàn các thiên thần và các thánh chung tiếng với nhau trong bài ca vô tận nói lên lòng yêu mến và chúc tụng”.
ĐTC lần lượt chào thăm các ca viên thiếu nhi bằng nhiều thứ tiếng và nhắc nhở các em về sứ mạng cao quí của các em. Ngài cũng nói rằng: ”Qua những bài thánh ca hay đẹp, các con biểu lộ với Thiên Chúa niềm vui và lòng yêu mến của các con đồng thời giúp dân Chúa đi sâu vào mầu nhiệm được cử hành trong phụng vụ”. (SD 30-12-2010)
Đức Thánh Cha ban hành các biện pháp chống rửa tiền
LM Trần Đức Anh OP
13:57 30/12/2010
VATICAN. Hôm 30-12-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã ban hành Tự Sắc về những biện pháp phòng chống rửa tiền đến từ các hoạt động phạm pháp và chống tài trợ khủng bố, đồng thời thành lập cơ quan đặc trách vấn đề này.
Quyết định của ĐTC được trình bày trong Tông Thư Tự Sắc trong đó ngài nêu lý do của quyết định:
”Tòa Thánh vẫn luôn lên tiếng nhắn nhủ mọi người thiện chí, nhất là các vị lãnh đạo quốc gia, dấn thân xây dựng thành thị phổ quát của Thiên Chúa mà lịch sử cộng đồng các dân nước đang tiến tới, qua một nền hòa bình công chính và lâu bền ở mọi nơi trên thế giới (..). Đáng tiếc là, ngày nay trong một xã hội ngày càng hoàn cầu hóa, hòa bình bị đe dọa vì nhiều lý do, trong đó có sự lạm dụng thị trường và kinh tế, nhất là bạo lực kinh khủng và tàn hại mà nạn khủng bố gây ra, gieo chết chóc, đau thương, oán thù và xáo trộn xã hội.
”Điều rất thích hợp là cộng đồng quốc tế ngày càng trang bị những nguyên tắc và phương tiện pháp lý giúp phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng tẩy tiền và tài trợ khủng bố. Tòa Thánh ủng hộ quyết tâm đó và muốn chấp nhận các quy luật ấy trong việc sử dụng tài nguyên vật chất nhắm chu toàn sứ mạng và các công tác của Quốc gia thành Vatican”.
”Trong khuôn khổ đó, và thi hành Hiệp Ước tiền tệ giữa Quốc gia Thành Vatican và Liên hiệp Âu Châu ngày 17-12-2009, tôi cũng phê chuẩn cho Quốc gia này việc ban hành các luật về việc phòng ngừa và chống rửa tiền từ các hoạt động phạm pháp và việc tài trợ khủng bố, được ban hành ngày 30-12-2010 này.”
ĐTC cho biết qua Tự Sắc này, ngài qui định các luật vừa nói cho Quốc gia Thành Vatican cũng có hiệu lực đối với các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh và các cơ quan phụ thuộc khác của Tòa Thánh, nghĩa là trong đó có cả ”Viện Giáo Vụ” (IOR), quen gọi là ”Ngân hàng Vatican”.
Đồng thời ngài thiết lập Cơ quan Thông Tin Tài Chánh (Autorità di Informazione Finanziaria) gọi tắt là AIF như một Cơ quan phụ thuộc của Tòa Thánh và phê chuẩn qui chế của cơ quan này.
ĐTC cũng ủy cho các cơ quan thẩm quyền của Quốc gia thành Vatican quyền được thi hành quyền tài phán về hình luật đối với các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh và các cơ quan phụ thuộc.
Ngoài ra, theo qui chế của cơ quan AIF được ĐTC phê chuẩn, cơ quan này có một vị Chủ tịch do ĐTC bổ nhiệm, với nhiệm kỳ 5 năm có thể được tái bổ nhiệm. Vị chủ tịch chủ tọa Hội đồng chỉ đạo gồm 4 thành viên do ĐTC bổ nhiệm. Cơ quan AIF có một vị Giám đốc và các nhân viên.
Luật chi tiết chống rửa tiền
Cùng với các văn kiện trên đây, Hội đồng Tòa Thánh đặc trách quốc gia thành Vatican, đã ban hành bộ luật chi tiết gồm 43 điều khoản liên quan đến các loại tội và hình phạt tương ứng về việc tẩy tiền và tài trợ khủng bố, việc kiểm soát, thông báo, đăng ký, v.v.. Chẳng hạn người nào phạm tội rửa tiền sẽ bị phạt từ 4 đến 12 năm tù và phạt tiền tới 15 ngàn Euro.
Cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh cho biết từ lâu các hoạt động bất hợp phép đã chứng tỏ khả năng len lỏi và làm ô nhiễm thế giới kinh tế và tài chánh; sự phát triển của chúng trên bình diện quốc tế và việc sử dụng tác kỹ thuật mới càng gia tăng khả năng xâm nhập và ẩn nấp của chúng, vì thế để tự vệ, cần phải cấp thiết thành lập một mạng kiểm soát và thông tin với nhau giữa các giới hữu trách chống lại các tệ nạn đó.
Trong bối cảnh ấy, các qui luật mới được ban hành tại Tòa Thánh nhắm đáp ứng toàn thể những đòi hỏi: một đàng bảo tồn hoạt động hữu hiệu của các cơ quan trong lãnh vực kinh tế và tài chánh để phục vụ Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, và đàng khác đáp ứng đòi hỏi luân lý về sự ”minh bạch, lương thiện và trách nhiệm” trong lãnh vực xã hội và kinh tế.
Với các qui luật trên đây, người ta sẽ tránh được những lầm lẫn, dễ trở thành gương xấu đối với dư luận quần chúng và các tin hữu. Nói khác đi, với các biện pháp này, Giáo Hội sẽ được uy tín hơn trước mặt cộng đồng quốc tế và các phần tử của mình. (SD 30-12-2010)
Quyết định của ĐTC được trình bày trong Tông Thư Tự Sắc trong đó ngài nêu lý do của quyết định:
”Tòa Thánh vẫn luôn lên tiếng nhắn nhủ mọi người thiện chí, nhất là các vị lãnh đạo quốc gia, dấn thân xây dựng thành thị phổ quát của Thiên Chúa mà lịch sử cộng đồng các dân nước đang tiến tới, qua một nền hòa bình công chính và lâu bền ở mọi nơi trên thế giới (..). Đáng tiếc là, ngày nay trong một xã hội ngày càng hoàn cầu hóa, hòa bình bị đe dọa vì nhiều lý do, trong đó có sự lạm dụng thị trường và kinh tế, nhất là bạo lực kinh khủng và tàn hại mà nạn khủng bố gây ra, gieo chết chóc, đau thương, oán thù và xáo trộn xã hội.
”Điều rất thích hợp là cộng đồng quốc tế ngày càng trang bị những nguyên tắc và phương tiện pháp lý giúp phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng tẩy tiền và tài trợ khủng bố. Tòa Thánh ủng hộ quyết tâm đó và muốn chấp nhận các quy luật ấy trong việc sử dụng tài nguyên vật chất nhắm chu toàn sứ mạng và các công tác của Quốc gia thành Vatican”.
”Trong khuôn khổ đó, và thi hành Hiệp Ước tiền tệ giữa Quốc gia Thành Vatican và Liên hiệp Âu Châu ngày 17-12-2009, tôi cũng phê chuẩn cho Quốc gia này việc ban hành các luật về việc phòng ngừa và chống rửa tiền từ các hoạt động phạm pháp và việc tài trợ khủng bố, được ban hành ngày 30-12-2010 này.”
ĐTC cho biết qua Tự Sắc này, ngài qui định các luật vừa nói cho Quốc gia Thành Vatican cũng có hiệu lực đối với các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh và các cơ quan phụ thuộc khác của Tòa Thánh, nghĩa là trong đó có cả ”Viện Giáo Vụ” (IOR), quen gọi là ”Ngân hàng Vatican”.
Đồng thời ngài thiết lập Cơ quan Thông Tin Tài Chánh (Autorità di Informazione Finanziaria) gọi tắt là AIF như một Cơ quan phụ thuộc của Tòa Thánh và phê chuẩn qui chế của cơ quan này.
ĐTC cũng ủy cho các cơ quan thẩm quyền của Quốc gia thành Vatican quyền được thi hành quyền tài phán về hình luật đối với các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh và các cơ quan phụ thuộc.
Ngoài ra, theo qui chế của cơ quan AIF được ĐTC phê chuẩn, cơ quan này có một vị Chủ tịch do ĐTC bổ nhiệm, với nhiệm kỳ 5 năm có thể được tái bổ nhiệm. Vị chủ tịch chủ tọa Hội đồng chỉ đạo gồm 4 thành viên do ĐTC bổ nhiệm. Cơ quan AIF có một vị Giám đốc và các nhân viên.
Luật chi tiết chống rửa tiền
Cùng với các văn kiện trên đây, Hội đồng Tòa Thánh đặc trách quốc gia thành Vatican, đã ban hành bộ luật chi tiết gồm 43 điều khoản liên quan đến các loại tội và hình phạt tương ứng về việc tẩy tiền và tài trợ khủng bố, việc kiểm soát, thông báo, đăng ký, v.v.. Chẳng hạn người nào phạm tội rửa tiền sẽ bị phạt từ 4 đến 12 năm tù và phạt tiền tới 15 ngàn Euro.
Cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh cho biết từ lâu các hoạt động bất hợp phép đã chứng tỏ khả năng len lỏi và làm ô nhiễm thế giới kinh tế và tài chánh; sự phát triển của chúng trên bình diện quốc tế và việc sử dụng tác kỹ thuật mới càng gia tăng khả năng xâm nhập và ẩn nấp của chúng, vì thế để tự vệ, cần phải cấp thiết thành lập một mạng kiểm soát và thông tin với nhau giữa các giới hữu trách chống lại các tệ nạn đó.
Trong bối cảnh ấy, các qui luật mới được ban hành tại Tòa Thánh nhắm đáp ứng toàn thể những đòi hỏi: một đàng bảo tồn hoạt động hữu hiệu của các cơ quan trong lãnh vực kinh tế và tài chánh để phục vụ Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, và đàng khác đáp ứng đòi hỏi luân lý về sự ”minh bạch, lương thiện và trách nhiệm” trong lãnh vực xã hội và kinh tế.
Với các qui luật trên đây, người ta sẽ tránh được những lầm lẫn, dễ trở thành gương xấu đối với dư luận quần chúng và các tin hữu. Nói khác đi, với các biện pháp này, Giáo Hội sẽ được uy tín hơn trước mặt cộng đồng quốc tế và các phần tử của mình. (SD 30-12-2010)
Đồng Euro Vatican được bảo vệ nhiều hơn để chống vụ gian lận và làm bạc giả
Bùi Hữu Thư
16:01 30/12/2010
Các tiêu chuẩn mới được Tòa Thánh áp dụng
ROME, Ngày Thứ Năm 30 tháng 12, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican đã áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ đồng Euro Vatican chống các vụ gian lận và làm bạc giả.
Một bản tin của Tổng Trưởng Ngoại Giao giải thích là đạo luật về gian lận và làm bạc giả đáp ứng “những đòi hỏi phải áp dụng – phù hợp với những gì là tiêu chuẩn cao cấp nhất của Thị Trường Chung Ậu Châu – một hệ thống bảo vệ vững mạnh các tiền giấy và tiền đồng Euro cho khỏi bị làm giả.”
Điều này bao gồm các phương thức để “thâu hồi việc lưu hành các giấy bạc và đồng tiền giả,” việc tăng cường “các hình phạt”, và các “hình thức hợp tác” trên bình diện Âu Châu hoàn vũ.
Các tiền giấy và tiền đồng Âu Châu
Các đạo luật liên quan đến các tiền giấy và tiền đồng đã trù liệu các thể thức tương đối “để bảo vệ bản quyền của tác giả các hình vẽ,” các quy luật liên hệ đến các kỹ thuật in ấn đặc biệt, việc lưu hành và thay thế, và “việc trù liệu để áp dụng các hình phạt hành chánh về tiền tệ khi có sự vi phạm các điều luật dự trù.”
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002, một thỏa hiệp về tiền tệ năm 2001 giữa Ý (đại diện cho Cộng Đồng Âu Châu) và Vatican, cho phép Thị Quốc Vatican phát hành các đồng tiền được dùng để lưu hành như tiền Euro.
Nước Ý ấn hành tiền cho Vatican
Thị Quốc Vatican đã đặc biệt kêu gọi Viện TiềnTệ Quốc Gia Ý (Istituto Poligrafico e Zecca dello Stato, IPZS) ấn hành các đồng tiền mang nhãn hiệu IPZS.
Các đồng tiến mới được phát hành với trị giá cao hơn giá trên mặt, vì không được lưu hành trong hệ thống tiền tệ bên ngoài, trái ngược với đồng Lire của Vatican mà người ta thỉnh thoảng có thể mua được tại Bưu Điện Vatican chẳng hạn. Các đồng tiền này được dùng để sưu tập, và chỉ được phát hành có giới hạn và có thể thúc đẩy trị giá của nó trên thị trường sưu tập tiền cổ.
ROME, Ngày Thứ Năm 30 tháng 12, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican đã áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ đồng Euro Vatican chống các vụ gian lận và làm bạc giả.
Một bản tin của Tổng Trưởng Ngoại Giao giải thích là đạo luật về gian lận và làm bạc giả đáp ứng “những đòi hỏi phải áp dụng – phù hợp với những gì là tiêu chuẩn cao cấp nhất của Thị Trường Chung Ậu Châu – một hệ thống bảo vệ vững mạnh các tiền giấy và tiền đồng Euro cho khỏi bị làm giả.”
Điều này bao gồm các phương thức để “thâu hồi việc lưu hành các giấy bạc và đồng tiền giả,” việc tăng cường “các hình phạt”, và các “hình thức hợp tác” trên bình diện Âu Châu hoàn vũ.
Các tiền giấy và tiền đồng Âu Châu
Các đạo luật liên quan đến các tiền giấy và tiền đồng đã trù liệu các thể thức tương đối “để bảo vệ bản quyền của tác giả các hình vẽ,” các quy luật liên hệ đến các kỹ thuật in ấn đặc biệt, việc lưu hành và thay thế, và “việc trù liệu để áp dụng các hình phạt hành chánh về tiền tệ khi có sự vi phạm các điều luật dự trù.”
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002, một thỏa hiệp về tiền tệ năm 2001 giữa Ý (đại diện cho Cộng Đồng Âu Châu) và Vatican, cho phép Thị Quốc Vatican phát hành các đồng tiền được dùng để lưu hành như tiền Euro.
Nước Ý ấn hành tiền cho Vatican
Thị Quốc Vatican đã đặc biệt kêu gọi Viện TiềnTệ Quốc Gia Ý (Istituto Poligrafico e Zecca dello Stato, IPZS) ấn hành các đồng tiền mang nhãn hiệu IPZS.
Các đồng tiến mới được phát hành với trị giá cao hơn giá trên mặt, vì không được lưu hành trong hệ thống tiền tệ bên ngoài, trái ngược với đồng Lire của Vatican mà người ta thỉnh thoảng có thể mua được tại Bưu Điện Vatican chẳng hạn. Các đồng tiền này được dùng để sưu tập, và chỉ được phát hành có giới hạn và có thể thúc đẩy trị giá của nó trên thị trường sưu tập tiền cổ.
Top Stories
Violence against Con Dau Catholics escalates
Emily Nguyen
01:44 30/12/2010
Violence against Con Dau Catholics have soared up with dozens of parishioners have suffered hours-long interrogations. State media fabricates that local bishops has given full support for the government to seize parishioners’ properties.
On Christmas Day, Da Nang Newspaper, the mouthpiece of Danang Municipal Communist Party Committee, reported that on the previous day, Nguyen Ba Thanh, the municipal Party Committee’s secretary paid a visit to Bishop Chau Ngoc Tri of Danang.
Thanh, reportedly, “briefed on socio-economic development of the city and informed the prelate planning orientations, especially at Con Dau parish”. The newspaper went on reporting that “Bishop Chau Ngoc Tri thanked the city’s authorities for the visit expressing his full support for the city’s policies and his regret on what had happened at Con Dau”.
The report seems to be a preface for immediate crackdowns against the parishioners.
Speaking to Asia-News, the prelate rebuffed the fabricated story. “As a shepherd, I have the duty to protect my flock. I have and will never agree with anything against the legitimate rights of my people,” he said.
The reign of terror on this 85 year-old Catholic community keeps escalating despite international’s condemnations.
On Dec. 15, in congressional hearing, Rep. Chris Smith (R-N.J.) urged President Obama for a resolution designating Vietnam as a Country of Particular Concern (CPC).
He said that Vietnamese Police broke up a Catholics’ funeral procession on May 4 to prevent parishioners from burying an 82-year-old woman in the parish’s cemetery, which had been seized by the local government to build a tourist resort.
“They beat over 100 mourners, arresting dozens and deliberately beat two pregnant women so as to kill their unborn babies.”
“A pall bearer at the funeral by the name of Nam Nguyen was later kicked and bludgeoned to death by police in July while his wife knelt in front of them, begging them to stop,” he added.
On Christmas Day, Da Nang Newspaper, the mouthpiece of Danang Municipal Communist Party Committee, reported that on the previous day, Nguyen Ba Thanh, the municipal Party Committee’s secretary paid a visit to Bishop Chau Ngoc Tri of Danang.
Thanh, reportedly, “briefed on socio-economic development of the city and informed the prelate planning orientations, especially at Con Dau parish”. The newspaper went on reporting that “Bishop Chau Ngoc Tri thanked the city’s authorities for the visit expressing his full support for the city’s policies and his regret on what had happened at Con Dau”.
The report seems to be a preface for immediate crackdowns against the parishioners.
Speaking to Asia-News, the prelate rebuffed the fabricated story. “As a shepherd, I have the duty to protect my flock. I have and will never agree with anything against the legitimate rights of my people,” he said.
The reign of terror on this 85 year-old Catholic community keeps escalating despite international’s condemnations.
On Dec. 15, in congressional hearing, Rep. Chris Smith (R-N.J.) urged President Obama for a resolution designating Vietnam as a Country of Particular Concern (CPC).
He said that Vietnamese Police broke up a Catholics’ funeral procession on May 4 to prevent parishioners from burying an 82-year-old woman in the parish’s cemetery, which had been seized by the local government to build a tourist resort.
“They beat over 100 mourners, arresting dozens and deliberately beat two pregnant women so as to kill their unborn babies.”
“A pall bearer at the funeral by the name of Nam Nguyen was later kicked and bludgeoned to death by police in July while his wife knelt in front of them, begging them to stop,” he added.
Da Nang bishop says no to violence and lies about Con Dau Catholics
Asia-News
16:11 30/12/2010
According to a party newspaper, the bishop backs the crackdown against Catholics. Concerns are mounting that another wave of repression against the population is going to take place after local residents lost their homes and the church cemetery to a government land grab.
Da Nang (AsiaNews) – The Vietnamese government is cracking down again against Con Dau Catholics after fraudulently taking away their cemetery to build a tourist resort. Media have claimed that the local bishop agrees with the government but Mgr Chau slammed the false information, telling AsiaNews that as a pastor I “shall never agree to something that runs against the legitimate interests of my people.”
Last Saturday, the newspaper representing the provincial committee of the Communist Party in Da Nang wrote that a day earlier, Christmas Eve, the committee’s secretary Nguyen Ba Thanh met with Mgr Chau Ngoc Tri, bishop of Da Nang.
According to the newspaper, Tranh “showed the bishop the city’s socio-economic development plans and informed him of its urban planning orientation, especially in relation to Con Dau parish.” The paper claimed that “Mgr Chau Ngoc Tri thanked city authorities for the visit and expressed his full support for the city’s policy as well as his regrets for what happened in Con Dau.”
Speaking to AsiaNews, the prelate criticised the lies contained in the article. “As a pastor, I have the right to protect my flock. I have never been and shall never agree to something that runs against the legitimate interests of my people.”
Since the start of the year, Con Dau Catholics have resisted a government order to seize all the houses in the area as well as the local cemetery in order to build a luxury tourist resort. The order itself falls far short of providing adequate compensation for the seized property.
In May, 500 police beat parishioners who tried to bury a woman in the cemetery, arresting some of those present. A few days before their trial, their lawyers were banned from representing them in court. They were sentenced to 12 months in prison (see Emily Nguyen, “Harsh sentences for six Con Dau parishioners,” in AsiaNews, 28 October 2010).
According to some Catholics, Tranh’s visit and the newspaper article are a prelude to fresh violence.
Da Nang (AsiaNews) – The Vietnamese government is cracking down again against Con Dau Catholics after fraudulently taking away their cemetery to build a tourist resort. Media have claimed that the local bishop agrees with the government but Mgr Chau slammed the false information, telling AsiaNews that as a pastor I “shall never agree to something that runs against the legitimate interests of my people.”
Last Saturday, the newspaper representing the provincial committee of the Communist Party in Da Nang wrote that a day earlier, Christmas Eve, the committee’s secretary Nguyen Ba Thanh met with Mgr Chau Ngoc Tri, bishop of Da Nang.
According to the newspaper, Tranh “showed the bishop the city’s socio-economic development plans and informed him of its urban planning orientation, especially in relation to Con Dau parish.” The paper claimed that “Mgr Chau Ngoc Tri thanked city authorities for the visit and expressed his full support for the city’s policy as well as his regrets for what happened in Con Dau.”
Speaking to AsiaNews, the prelate criticised the lies contained in the article. “As a pastor, I have the right to protect my flock. I have never been and shall never agree to something that runs against the legitimate interests of my people.”
Since the start of the year, Con Dau Catholics have resisted a government order to seize all the houses in the area as well as the local cemetery in order to build a luxury tourist resort. The order itself falls far short of providing adequate compensation for the seized property.
In May, 500 police beat parishioners who tried to bury a woman in the cemetery, arresting some of those present. A few days before their trial, their lawyers were banned from representing them in court. They were sentenced to 12 months in prison (see Emily Nguyen, “Harsh sentences for six Con Dau parishioners,” in AsiaNews, 28 October 2010).
According to some Catholics, Tranh’s visit and the newspaper article are a prelude to fresh violence.
Vescovo di Da Nang: No a violenze e bugie contro i cattolici di Con Dau
Asia-News
16:13 30/12/2010
Secondo un giornale del partito il vescovo sarebbe d’accordo con la repressione contro i fedeli. Si teme un nuovo giro di vite contro la popolazione a cui è stata requisita la casa, il cimitero e i terreni della parrocchia.
Da Nang (AsiaNews) – Il governo vietnamita prepara un nuovo giro di vite contro i cattolici di Con Dau, dopo averli defraudati del cimitero locale per costruire un impianto turistico. I media affermano che il vescovo è d’accordo con il governo. Ma mons. Chau denuncia l’informazione manipolata e afferma ad AsiaNews che come pastore “non sarò mai contro i legittimi diritti del mio popolo”.
Lo scorso 25 dicembre, il quotidiano di Da Nang, portavoce del Comitato municipale del partito comunista, ha riportato la notizia che il giorno prima, vigilia di Natale, Nguyen Ba Thanh, segretario del Comitato, ha fatto visita al vescovo di Da Nang, mons. Chau Ngoc Tri.
Secondo il giornale, Tranh “ha illustrato al vescovo lo sviluppo socio-economico della città e lo ha informato degli orientamenti del piano urbanistico, in particolare quello legato alla parrocchia di Con Dau”. Il giornale afferma anche che “mons. Chau Ngoc Tri ha ringraziato le autorità cittadine per la visita e ha espresso pieno appoggio alla politica della città e il suo dispiacere per quanto accaduto a Con Dau”.
Ad AsiaNews il prelato ha criticato le bugie dell’articolo e ha detto: “Come pastore, ho il diritto di proteggere il mio gregge. Non sono mai stato e non lo sarò mai d’accordo con qualunque cosa che vada contro i legittimi diritti del mio popolo”.
Dall’inizio dell’anno, i cattolici di Con Dau resistono a una direttiva del governo, che ha requisito tutte le case e il cimitero della parrocchia per farne un centro turistico di lusso. In più non ha dato ai parrocchiani un adeguato compenso per l’esproprio. In maggio 500 fedeli che volevano seppellire una donna, sono stati picchiati dalla polizia e alcuni fedeli sono stati arrestati. Pochi giorni prima del loro processo, agli avvocati è stato tolto il permesso di difenderli. Sono stati condannati fino a 12 mesi di prigione (cfr. 28/10/2010 Dure condanne per i sei parrocchiani di Con Dau ).
Secondo alcuni cattolici, la visita di Tranh e l’articolo del giornale sono il preludio a nuove violenze.
Da Nang (AsiaNews) – Il governo vietnamita prepara un nuovo giro di vite contro i cattolici di Con Dau, dopo averli defraudati del cimitero locale per costruire un impianto turistico. I media affermano che il vescovo è d’accordo con il governo. Ma mons. Chau denuncia l’informazione manipolata e afferma ad AsiaNews che come pastore “non sarò mai contro i legittimi diritti del mio popolo”.
Lo scorso 25 dicembre, il quotidiano di Da Nang, portavoce del Comitato municipale del partito comunista, ha riportato la notizia che il giorno prima, vigilia di Natale, Nguyen Ba Thanh, segretario del Comitato, ha fatto visita al vescovo di Da Nang, mons. Chau Ngoc Tri.
Secondo il giornale, Tranh “ha illustrato al vescovo lo sviluppo socio-economico della città e lo ha informato degli orientamenti del piano urbanistico, in particolare quello legato alla parrocchia di Con Dau”. Il giornale afferma anche che “mons. Chau Ngoc Tri ha ringraziato le autorità cittadine per la visita e ha espresso pieno appoggio alla politica della città e il suo dispiacere per quanto accaduto a Con Dau”.
Ad AsiaNews il prelato ha criticato le bugie dell’articolo e ha detto: “Come pastore, ho il diritto di proteggere il mio gregge. Non sono mai stato e non lo sarò mai d’accordo con qualunque cosa che vada contro i legittimi diritti del mio popolo”.
Dall’inizio dell’anno, i cattolici di Con Dau resistono a una direttiva del governo, che ha requisito tutte le case e il cimitero della parrocchia per farne un centro turistico di lusso. In più non ha dato ai parrocchiani un adeguato compenso per l’esproprio. In maggio 500 fedeli che volevano seppellire una donna, sono stati picchiati dalla polizia e alcuni fedeli sono stati arrestati. Pochi giorni prima del loro processo, agli avvocati è stato tolto il permesso di difenderli. Sono stati condannati fino a 12 mesi di prigione (cfr. 28/10/2010 Dure condanne per i sei parrocchiani di Con Dau ).
Secondo alcuni cattolici, la visita di Tranh e l’articolo del giornale sono il preludio a nuove violenze.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khánh thành nhà thờ giáo xứ Vinh Quang - Ban Mê Thuột
Trương Trí
09:35 30/12/2010
BAN MÊ THUỘT - Giáo xứ Vinh Quang, dân địa phương thường gọi là Hà Lan B. Nằm trên đường quốc lộ 14, cách thị xã Buôn Hồ 9km, cách thành phố Ban Mê Thuột 32km. Tính từ khi thành lập giáo xứ đến nay chỉ mới gần 55 năm. Nếu so rất nhiều giáo xứ thì 55 năm vẫn còn son trẻ. Nhưng so với đời người thì đã là một cuộc đời, đã trãi qua bao thế hệ cha ông gầy dựng nên mãnh đất màu mở cho thế hệ con cháu bây giờ.
Xem hình ảnh
Hành trình 55 năm thành lập Giáo xứ:
Sau cuộc đình chiến 1954, nhiều gia đình công giáo thuộc huyện Quảng Trạch và huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình di cư vào Nam lập nghiệp.
Sau khi vào đến Đà Nẵng, cha Nguyễn Viết Khai dẫn đường di tìm vùng đất mới. Trãi qua nhiều vùng đất, vẫn không bằng lòng vì không đủ điều kiện cho một số đông người làm ăn sinh sống. Khi đến thung lũng này, nhận thấy nơi đây có giòng suối H’Lang tươi mát, đất đai phì nhiêu. Lại gần đồn điền Roussi, người dân có thể tạm thời làm công nhân, vừa canh tác trồng trọt để sinh sống.
Thế là trên 150 gia đình với chừng 600 nhân khẩu đã tiến vào nơi đây lập nghiệp.
Cha già Phêrô Phạm Hữu Nghi lập nên họ đạo Vinh Quảng ( với ý nghĩa là dân Quảng Bình thuộc địa phận Vinh). Năm 1956, Đức cha Seitz Kim, Giám mục giáo phận Kontum thiết lập giáo xứ Vinh Quang, và chọn Đức Mẹ hồn xác lên trời làm bổn mạng, với ý nghĩa “ Được cưu mangbởi Mẹ Maria Vinh Quang hồn xác lên trời”.
Năm 1973, toàn bộ các gia đình trong giáo xứ ngập chìm trong bom đạn. Chỉ sau gần 1 tháng, tất cả nhà cửa và nhà thờ đều bị san thành bình địa, khắp nơi đều ngổn ngang gạch ngói và tro tàn. Mọi người trở về sau cơn lánh nạn đều đã ngã lòng chán nản. Cha quản xứ lúc bấy giờ là cha Phaolô Võ Quốc Ngữ đã phải vất vả ngược xuôi lo từ cái ăn đến cái mặc cho cả cộng đoàn. Lại còn phải lo dựng lại nhà thờ. Bà con dần dần ổn định lại cuộc sống.
Sau năm 1975, với bản tính thật thà chất phác của người dân, lại nhờ vào đất đai màu mở. Tiếng lành đồn xa, đất lành chim đậu, nhiều người bà con từ các thành phố tuôn đổ về đây lập nghiệp, số giáo dân ngày càng tăng.
Cha Giuse Trịnh Văn Hân quản xứ lo lắng việc xây dựng một ngôi nhà thờ khang trang, đủ chỗ cho gần 7 ngàn giáo dân tham dự phụng vụ hằng ngày. Ngài cũng mở mang và phát triển các hội đoàn. Kể từ năm 1994, với số giáo dân đã đông, lại còn phụ trách thêm 2 giáo họ vùng kinh tế mới cũng trên vài ngàn người. Giáo phận tăng cường thêm cha phó G.B. Nguyễn Minh Tâm. Như hổ thêm vây, như rồng thêm cánh. Từ đó giáo xứ không ngừng phát triển vững mạnh.
Năm 1999, cha phó xứ Gioan Baotixita Nguyễn Minh Tâm được cử làm quản xứ. Ngài tiếp tục công cuộc tái thiết và xây dựng mà Ngài và cha cựu đã vạch ra từ trước.
Ngài mở đầu bằng việc tái thiết lại nghĩa trang của giáo xứ thành một “ HOA VIÊN ĐẤT THÁNH ”. Trước hết, đó là việc tỏ lòng kính nhớ và tri ân các bậc tiền nhân, những con người đã khai phá nên vùng đất màu mở cho con cháu mai sau. Ngài cho cải táng hài cốt cha già Phêrô Phạm Hữu Nghi về chôn cất trang trọng một bên hông Bàn thờ, nơi đây thường diễn ra những thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn.
Đúng với danh xưng là Hoa Viên, khắp nơi trong nghĩa trang luôn tỏa ngát hương sắc của các loài hoa muôn màu rực rở. Nơi đây còn là nơi sinh hoạt và cắm trại sinh hoạt của các hội đoàn không những của giáo xứ mà còn của cả giáo phận.
Lễ Khánh thành nhà thờ:
Sau khi nhận nhiệm vụ quản xứ, cha G.B. Nguyễn Minh Tâm bắt tay vào việc xây dựng ngôi nhà thờ mới.
Sau 5 năm nổ lực vận động đóng góp của bà con giáo dân. Ngày 25.10.2005, lễ đặt viên đá đầu tiên do Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức chủ sự, và công trình được khởi công ngày 1.11.2005.
Trải qua 5 năm vừa xây dựng vừa vận động sự trợ giúp của bà con giáo dân trong và ngoài nước, các vị ân nhân. Nhất là sức người và sức của mà cộng đoàn giáo xứ đã nổ lực trong suốt 5 năm. Giờ đây không những ngôi nhà thờ nguy nga, đồ sộ nhất giáo phận Ban Mê Thuột đã hoàn thành, với diện tích 1600m2. Mà một nhà hội trường làm nơi sinh hoạt rộng rãi, một ngôi nhà giáo lý với 20 phòng cũng đã được hoàn thành.
Sáng ngày 29.12.2010, trong niềm hân hoan tạ ơn Thiên Chúa, cũng là tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân. Toàn thể cộng đoàn giáo xứ trên 7 ngàn người đều hân hoan rạng rở. Khuôn viên nhà thờ đã được dọn dẹp sạch sẽ. Đài Đức Mẹ Vinh Quang lên trời sáng rực sắc hoa.
Đúng 8 giờ, giáo xứ tưng bừng đón tiếp Đức Giám mục gióa phận Ban Mê Thuột Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Đức cha Phao lô Nguyễn Văn Hòa, nguyên chủ tịch HĐGM Việt Nam, nguyên Giám quản giáo phận, cha Tổng Đại diện Đa Minh Hà Duy Khâm, trên 70 linh mục, các tu sĩ nam nữ và các giáo xứ bạn về dự lễ khánh thành nhà thờ. Ngoài ra còn có sự hiện diện của chính quyền các cấp tỉnh Đăclăc và thị xã Buôn hồ, chính quyền các địa phương, các tôn giáo bạn cũng đến dự và tặng lẵng hoa chúc mừng.
Trước khi mở đầu thánh lễ, các hội đoàn giáo xứ với đồng phục đẹp đẻ rước đoàn đồng tế từ Đài Đức Mẹ Vinh Quang tiến vào nhà thờ.
Tại tiền đường, hai Đức Giám mục, cha Tổng Đại diện và cha quản xứ long trọng cắt băng khánh thành. Sau đó, Đức Giám mục giáo phận đã trao chìa khóa nhà thờ cho cha quản xứ, với ý nghĩa trao phó đàn chiên và xây dựng một cộng đoàn đức tin vững mạnh.
Đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ. Đức Giám mục giáo phận đã làm phép nước và rảy trên bàn thờ cũngnhư toàn bộ tường nhà thờ.
Riêng bàn thờ, là trung tâm của các nghi thức phụng vụ, trung tâm của mọi lời ngợi ca chúc tụng Thiên Chúa, nên Ngài xức dầu và xông hương trên bàn thờ, để tất cả mọi lời ngợi ca tôn vinh như hương trầm thơm bay lên trước tôn nhan Thiên Chúa.
Trong bài chia sẽ, Đức Giám mục giáo phận đã nhắc nhở cộng đoàn dân Chúa: ngôi nhà thờ tượng trưng cho bên ngoài đã xây dựng xong. Là ngôi nhà thờ lớn nhất trong giáo phận. Cộng đoàn cần phải xây dựng tâm hồn, xây dựng nền tảng đức tin vững mạnh và bèn vững như chính ngôi nhà thờ này.
Sau thánh lễ, Đức Giám mục chủ tế đã ban phép lành cho toàn thể cộng đoàn, Ngài và các linh mục đồng tế đã vui vẻ chụp hình lưu niệm trước bàn thờ.
Xem hình ảnh
Hành trình 55 năm thành lập Giáo xứ:
Sau cuộc đình chiến 1954, nhiều gia đình công giáo thuộc huyện Quảng Trạch và huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình di cư vào Nam lập nghiệp.
Sau khi vào đến Đà Nẵng, cha Nguyễn Viết Khai dẫn đường di tìm vùng đất mới. Trãi qua nhiều vùng đất, vẫn không bằng lòng vì không đủ điều kiện cho một số đông người làm ăn sinh sống. Khi đến thung lũng này, nhận thấy nơi đây có giòng suối H’Lang tươi mát, đất đai phì nhiêu. Lại gần đồn điền Roussi, người dân có thể tạm thời làm công nhân, vừa canh tác trồng trọt để sinh sống.
Thế là trên 150 gia đình với chừng 600 nhân khẩu đã tiến vào nơi đây lập nghiệp.
Cha già Phêrô Phạm Hữu Nghi lập nên họ đạo Vinh Quảng ( với ý nghĩa là dân Quảng Bình thuộc địa phận Vinh). Năm 1956, Đức cha Seitz Kim, Giám mục giáo phận Kontum thiết lập giáo xứ Vinh Quang, và chọn Đức Mẹ hồn xác lên trời làm bổn mạng, với ý nghĩa “ Được cưu mangbởi Mẹ Maria Vinh Quang hồn xác lên trời”.
Năm 1973, toàn bộ các gia đình trong giáo xứ ngập chìm trong bom đạn. Chỉ sau gần 1 tháng, tất cả nhà cửa và nhà thờ đều bị san thành bình địa, khắp nơi đều ngổn ngang gạch ngói và tro tàn. Mọi người trở về sau cơn lánh nạn đều đã ngã lòng chán nản. Cha quản xứ lúc bấy giờ là cha Phaolô Võ Quốc Ngữ đã phải vất vả ngược xuôi lo từ cái ăn đến cái mặc cho cả cộng đoàn. Lại còn phải lo dựng lại nhà thờ. Bà con dần dần ổn định lại cuộc sống.
Sau năm 1975, với bản tính thật thà chất phác của người dân, lại nhờ vào đất đai màu mở. Tiếng lành đồn xa, đất lành chim đậu, nhiều người bà con từ các thành phố tuôn đổ về đây lập nghiệp, số giáo dân ngày càng tăng.
Cha Giuse Trịnh Văn Hân quản xứ lo lắng việc xây dựng một ngôi nhà thờ khang trang, đủ chỗ cho gần 7 ngàn giáo dân tham dự phụng vụ hằng ngày. Ngài cũng mở mang và phát triển các hội đoàn. Kể từ năm 1994, với số giáo dân đã đông, lại còn phụ trách thêm 2 giáo họ vùng kinh tế mới cũng trên vài ngàn người. Giáo phận tăng cường thêm cha phó G.B. Nguyễn Minh Tâm. Như hổ thêm vây, như rồng thêm cánh. Từ đó giáo xứ không ngừng phát triển vững mạnh.
Năm 1999, cha phó xứ Gioan Baotixita Nguyễn Minh Tâm được cử làm quản xứ. Ngài tiếp tục công cuộc tái thiết và xây dựng mà Ngài và cha cựu đã vạch ra từ trước.
Ngài mở đầu bằng việc tái thiết lại nghĩa trang của giáo xứ thành một “ HOA VIÊN ĐẤT THÁNH ”. Trước hết, đó là việc tỏ lòng kính nhớ và tri ân các bậc tiền nhân, những con người đã khai phá nên vùng đất màu mở cho con cháu mai sau. Ngài cho cải táng hài cốt cha già Phêrô Phạm Hữu Nghi về chôn cất trang trọng một bên hông Bàn thờ, nơi đây thường diễn ra những thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn.
Đúng với danh xưng là Hoa Viên, khắp nơi trong nghĩa trang luôn tỏa ngát hương sắc của các loài hoa muôn màu rực rở. Nơi đây còn là nơi sinh hoạt và cắm trại sinh hoạt của các hội đoàn không những của giáo xứ mà còn của cả giáo phận.
Lễ Khánh thành nhà thờ:
Sau khi nhận nhiệm vụ quản xứ, cha G.B. Nguyễn Minh Tâm bắt tay vào việc xây dựng ngôi nhà thờ mới.
Sau 5 năm nổ lực vận động đóng góp của bà con giáo dân. Ngày 25.10.2005, lễ đặt viên đá đầu tiên do Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức chủ sự, và công trình được khởi công ngày 1.11.2005.
Trải qua 5 năm vừa xây dựng vừa vận động sự trợ giúp của bà con giáo dân trong và ngoài nước, các vị ân nhân. Nhất là sức người và sức của mà cộng đoàn giáo xứ đã nổ lực trong suốt 5 năm. Giờ đây không những ngôi nhà thờ nguy nga, đồ sộ nhất giáo phận Ban Mê Thuột đã hoàn thành, với diện tích 1600m2. Mà một nhà hội trường làm nơi sinh hoạt rộng rãi, một ngôi nhà giáo lý với 20 phòng cũng đã được hoàn thành.
Sáng ngày 29.12.2010, trong niềm hân hoan tạ ơn Thiên Chúa, cũng là tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân. Toàn thể cộng đoàn giáo xứ trên 7 ngàn người đều hân hoan rạng rở. Khuôn viên nhà thờ đã được dọn dẹp sạch sẽ. Đài Đức Mẹ Vinh Quang lên trời sáng rực sắc hoa.
Đúng 8 giờ, giáo xứ tưng bừng đón tiếp Đức Giám mục gióa phận Ban Mê Thuột Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Đức cha Phao lô Nguyễn Văn Hòa, nguyên chủ tịch HĐGM Việt Nam, nguyên Giám quản giáo phận, cha Tổng Đại diện Đa Minh Hà Duy Khâm, trên 70 linh mục, các tu sĩ nam nữ và các giáo xứ bạn về dự lễ khánh thành nhà thờ. Ngoài ra còn có sự hiện diện của chính quyền các cấp tỉnh Đăclăc và thị xã Buôn hồ, chính quyền các địa phương, các tôn giáo bạn cũng đến dự và tặng lẵng hoa chúc mừng.
Trước khi mở đầu thánh lễ, các hội đoàn giáo xứ với đồng phục đẹp đẻ rước đoàn đồng tế từ Đài Đức Mẹ Vinh Quang tiến vào nhà thờ.
Tại tiền đường, hai Đức Giám mục, cha Tổng Đại diện và cha quản xứ long trọng cắt băng khánh thành. Sau đó, Đức Giám mục giáo phận đã trao chìa khóa nhà thờ cho cha quản xứ, với ý nghĩa trao phó đàn chiên và xây dựng một cộng đoàn đức tin vững mạnh.
Đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ. Đức Giám mục giáo phận đã làm phép nước và rảy trên bàn thờ cũngnhư toàn bộ tường nhà thờ.
Riêng bàn thờ, là trung tâm của các nghi thức phụng vụ, trung tâm của mọi lời ngợi ca chúc tụng Thiên Chúa, nên Ngài xức dầu và xông hương trên bàn thờ, để tất cả mọi lời ngợi ca tôn vinh như hương trầm thơm bay lên trước tôn nhan Thiên Chúa.
Trong bài chia sẽ, Đức Giám mục giáo phận đã nhắc nhở cộng đoàn dân Chúa: ngôi nhà thờ tượng trưng cho bên ngoài đã xây dựng xong. Là ngôi nhà thờ lớn nhất trong giáo phận. Cộng đoàn cần phải xây dựng tâm hồn, xây dựng nền tảng đức tin vững mạnh và bèn vững như chính ngôi nhà thờ này.
Sau thánh lễ, Đức Giám mục chủ tế đã ban phép lành cho toàn thể cộng đoàn, Ngài và các linh mục đồng tế đã vui vẻ chụp hình lưu niệm trước bàn thờ.
Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh 2010 cho thiếu nhi tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Arlington, Virginia
Phạm Dương Hãn
09:37 30/12/2010
Arlington, Virginia: Để chuẩn bị cho Đại Lễ Giáng Sinh năm 2010, tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo,về việc chuẩn bị bề ngoài, vì thời tiết lạnh lẽo nên bắt đầu vào tháng 11 các thiện nguyện viên lớn bé già trẻ đã chăng đèn, kéo điện từ những chặng Đàng Thánh Giá đến những cây cối chung quanh khu vực Thánh đường và khuôn viên Đài Đức Mẹ La Vang. Anh Em trong Đội Bóng Đá Giáo xứ, có cả những Anh Em lương dân đã đến trang hoàng và tạo lập một Hang đá với nhiều đèn điện treo lơ lửng nhưng không kém cứng cáp cho dù nhiều cơn gió lạnh và mạnh xô đến thay vì tạo rung chuyển hay hư hại thì là làm tăng thêm vẻ huy hoàng của Hang đá này vì vậy mà hàng tối có nhiều nhóm nhiều người trong giá lạnh đã đến để chụp hình.
Anh Em Liên Minh Thánh Tâm nhận trách nhiệm trang trí mặt tiền Nhà thờ, vì đây là lần đầu tiên trang trí cho 2 mặt tiền mà nhà thờ lại mới khánh thành nên không dễ để có thể leo cao giăng mắc ánh điện và những hàng chữ Mừng Chúa Giáng Sinh được nổi bật nhờ một cây thông dầy đặc ánh điện đã làm nổi nét chữ hơn. Bên trong hành lang nhà thờ, Anh Em Hiệp Sĩ Đoàn cùng phụ cho một thiện nguyện viên hình thành một hang đá ngay cuối nhà thờ để giúp cho mọi người vừa vào tiền sảnh là nhìn được bối cảnh Giáng Sinh ngay, hơn nữa bộ tượng cao lớn được đem về từ Ý cùng với những cây thông điện làm cho hang đá mọi người được gây ấn tượng nên khách đến chụp hình thật nhiều. Bên trong Thánh đường một hang đá chính thức nằm phía phải của gian cung thánh với chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần đang đổ ơn trên cung lòng Đức Trinh nữ Maria, kèm theo câu vinh danh Thiên Chúa trên Trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm được tỏa sang bằng đèn điện và hoa lá đã trang trọng lại tăng thêm vẻ linh thiêng hơn. Những ngàn phần quả chuẩn bị cho các thiếu nhi đã được các Huynh Trưởng chuẩn bị gói ghém chu đáo và đẹp để trước gian cung thánh, để sau mỗi lễ được quý Cha, các thành viên Hội Đồng Mục vụ phát cho các cháu, có lúc vì thương dân quá nhất là đối với những cụ già phải lệnh khệnh đến với thánh đường vượt qua trong những làn gió lạnh buốt thấu xươn. Cha xứ nói những phần quà này các em duới 18 tuổi lên nhận và khi về dọc đường ngồi trên xe mở ra chia cho ba má và anh chị em ăn trong tình huynh đệ và cho đỡ đói cho đến khi về nhà ăn bữa tiệc đêm, thì những cụ già từ 81 tuổi cũng mời lên lãnh những phần quà của trẻ Hài Nhi Giê-su kính biếu về để có thêm niềm an ủi trong cảnh già cả thiếu người chăm sóc. Cộng với sự trang trí trong nhà thờ của Gia Đình Thăng Tiến Hôn Nhân làm cho một bầu khí Giáng Sinh trật trang trong. Ngoài những hội đoàn lo trang trí thì cũng còn các hội đoàn khác lo việc đọc sách, trật tự bãi đậu xe, xin tiền trong nhà thờ thì còn phải chuẩn bị cho bữa cơm Giáng sinh cho cả giáo xứ đó là Huynh Đoàn Đa Minh, Phong trào Fatima, Hồn nhỏ, Cursillô, Thanh Sinh Công, …
Các Ca đoàn đã được dành 30 phút trước tất cả các Thánh lễ để có những bài hát diễn nguyện, nên hàng tối trước Đại lễ Giáng sinh, những Ca Viên tập nập đến nhà thờ để tập luyện. Có những tối họ phải tập cho đến nửa đêm mới về để nghỉ ngơi mà sáng mai đến sở làm. Ngoài những chuẩn bị bên ngoài thì năm nay Cha xứ đã mời Cha Giuse Nguyễn Thiết Thắng, một linh mục trẻ thuộc dòng Biển Đức tại Oregon đã từng làm linh huớng chủng viện Mount Angels, đang viết luận án về phục vụ đã đến giảng phòng về chủ đề “Thánh lễ hàng ngày và thánh lễ đời người” cho mọi giới, ai nấy đều say mê với tài giảng thuyết hùng hồn, những câu trả lời rõ ràng mạch lạc và đầy sức sống của Chúa Thánh Thần nên vào chiều thứ 7 ngày 18/12 với hơn 1 tiếng đồng hồ giúp giảng tĩnh tâm cho chương trình giáo lý vừa trẻ em từ 6 đến 17 tuổi khoảng 650 em, và những người lớn cùng với phụ huynh ngồi kín hành lang nhà thờ với tổng số khoảng 1,450 người, mà có người nói các em lớn nhỏ mê Cha Thắng nói đến độ không em nào đi ra ngoài mà chỉ ngồi nghe cha giảng. Có 5 cha giải tội thường xuyên đã có mặt bất cứ lúc nào nên một bầu khí thánh thiện dâng tràn đối với mọi người và mọi thành phần. Đến Ngày Đại Lễ từ chiều 24/12/2010 được bắt đầu bằng Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh 2010 cho thiếu nhi tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Arlington, Virginia
Thánh lễ Vọng Giáng Sinh với phần canh thức dành cho lứa tuổi thiếu nhi và thiếu niên đã được cử hành tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Arlington – Virignia vào ngày 12/24/2010 vừa qua. Phần canh thức là 5 giờ chiều mới bắt đầu, nhưng từ 2 giờ trưa, các em thuộc các ngành trong Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đã có mặt để ôn lại những lời đối thoại, những vũ khúc trong hoạt cảnh Giáng Sinh. Đây là thánh lễ Giáng Sinh đầu tiên sau khi giáo xứ hoàn thành công trình trùng tu vào tháng 6/2010.
45 phút trước khi vào phần canh thức, các thành viên trong dàn nhạc trẻ của giáo xứ đã đứng trước máng cỏ để đàn Christmas Carols. Các bài thánh nổi tiếng và quen thuộc đã được các em trình tấu bằng violin rất hay trong phong cách nhẹ nhàng, êm dịu. Đúng 5 giờ chiều, hoạt cảnh Giáng Sinh do đoàn TNTT Thánh Tâm với sự hướng dẫn giúp đỡ của quý Cha, quý Sơ nhất là Sơ Nguyệt Cầu, Cô Như La, Anh Ngô Phát, Chị Thụy Mai, Anh Huỳnh Nguyễn cùng các bậc phụ huynh bắt đầu. Sau lời dẫn nhập và bài hát Để Chúa Đến sáng tác của LM Nguyễn Duy, tất cả mọi người góp mặt trong hoạt cảnh đã tiến lên cung thánh. Cha xứ truyên bố hoạt cảnh Giáng sinh được bắt đầu trong những tràng pháo tay rộn rã để nói lên lời tạ ơn Chúa, khuyến khích mọi người hướng về đêm hồng phúc. Từ đó mỗi người mỗi nhóm một việc Các em đưa mọi người trở lại khung cảnh vườn địa đàng và sự phạm tội của Adam Eva. Chuyển sang cảnh hai, các em ngành Thiếu đã diễn tả cảnh nô lệ đau khổ cùng cực với bài hát Bên Sông Babylon. Sau đó vẫn nằm trong bầu không khí trầm lắng, các em Hiệp Sĩ đã diễn cảnh Sứ Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ Maria. Không khí ngày càng khởi sắc hơn với các điệu múa của các thiếu nữ Sion, các thiên thần, hay sự xuất hiện của các mục đồng, ba vua, ông già Noel và đặc biệt là dàn trống của ngành Ấu trong nhạc phẩm Chú Bé Đánh Trống. Ai cũng biết câu chuyện Thánh Giuse, Đức Mẹ Maria và hài nhi Giêsu nhưng không ai cảm thấy nhàm chán khi nghe đọc hay xem hoạt cảnh về biến cố lịch sử này. Trong gần 1 tiếng, các em TNTT đã xuất sắc hoàn thành sứ mạng làm hoạt cảnh của mình. Có lẽ chưa có kịch bản nào mà có thể trải dài từ vườn địa đàng cho đến năm …. 2010. Một lần nữa, giáo xứ đã kiếm được một em bé để đóng vai Chúa Hài Đồng. Cậu bé vừa tròn 1 tháng 11 ngày tuổi đã đóng trọn vẹn vai quan trọng của mình bằng cách ngủ ngon lành từ đầu đến cuối trong suốt vở kịch. Hai em đóng vai Đức Mẹ và Sứ Thần Gabriel thì đã đóng vai này trong nhiều năm qua. Tuy nhiên năm nay đặc biệt hơn là vì chính hai em đã xin được đóng vai này. Với suy nghĩ sắp sửa xa gia đình và giáo xứ để đi học đại học, hai em cảm thấy có lẽ đây là lần cuối cùng các em được diễm phúc diễn trong hoạt cảnh trước khi các em chia tay với mọi người. Chắc chắn vẫn còn một vài thiếu xót trong hoạt cảnh nhưng chỉ với việc tập luyện và kêu gọi hơn 70 em thiếu nhi tham gia hoạt cảnh, đoàn TNTT Thánh Tâm rất xứng đáng nhận những lời khen ngợi về thành quả này.
Sau khi cha xứ cám ơn sự đóng góp của mọi người trong công cuộc chuẩn bị cho hoạt cảng Giáng Sinh nói riêng và ngày đại lễ Giáng Sinh nói chung, thánh lễ Vọng Giáng Sinh đã bắt đầu. Giáo dân xem lễ ước lượng lên tới 1,600 người ngồi chật bên trong nhà thờ, ngoài hành lang và basement của giáo xứ. Thánh đường mới với nhiều tiện nghi đã giúp mọi người cho dù ngồi đâu cũng có thể xem lễ một cách trọn vẹn. Các em TNTT vừa hoàn thành trách nhiệm đóng hoạt cảnh của mình trước đó, giờ đây lại tham gia vào đàn và hát lễ. Vẫn là lực lượng hùng hậu hằng tuần của Ca đoàn TNTT Thánh Tâm và Dàn nhạc thiếu niên của giáo xứ với 40 ca viên và 40 nhạc công violin, cello, clarinet, flute, cymbale, drum, keyboard, guitar, bass, mọi người đã hoàn thành trách nhiệm hát lễ của mình với các bài hát được chọn lọc và tập dợt trong nhiều tuần qua. Thánh lễ chấm dứt vào lúc 7:15 tối với phần phát quà Giáng Sinh cho các em. Ngành Hiệp Sĩ TNTT trong khuôn khổ gây quĩ cho chuyến đi tham dự The World Youth Day vào tháng 8/2011 tại Madrid, Spain còn tổ chức cho người đi lễ được chụp hình lưu niệm với ông già Noel bên máng cỏ. Các em được một mạnh thường quân giúp đỡ với dàn máy chụp và in hình lấy liền rất tối tân đã thu hút nhiều quan khách. Thánh lễ 8 giờ tối đã phải trễ lại vài phút vì số lượng người đi lễ 6 giờ chiều quá đông cho nên đã làm tắc nghẽn lưu thông trong bãi đậu xe cũng như các nẻo đường dẫn đến nhà thờ. Mặc dù thế, các thánh lễ 8 giờ, 10 giờ tối ngày 24/12 cùng với các Thánh lễ 8 giờ sáng, 10 giờ, 12 giờ, 2 giờ tại Cộng Đoàn LaVang, 5 giờ chiều và 9 giờ tối ngày 25/12 cũng đã được đông đảo mọi nguời công giáo cũng như lương dân, trong xứ cũng như ngoài xứ kể cả nhiều người từ các nước, các tiểu bang khác nhau đến cùng ngợi khen Chúa “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương”
Xem Hình Ảnh
http://picasaweb.google.com/114174733428447810717/20101224XmasEveMass?authkey=Gv1sRgCOnw44zTpv2ubQ#5554651511164096834
Christmas Carol
Jolly Old St. Nicholas http://www.youtube.com/watch?v=gdqCssrNsCU
We Wish You A Merry Christmas http://www.youtube.com/watch?v=MhWEG4ODuLg
Hoạt Cảnh Giáng Sinh
Để Chúa Đến http://www.youtube.com/watch?v=fJm5XKqHqoY
1.) Hoat Canh Giang Sinh-Mo dau TNTT GXCTTDVN 2010: http://www.youtube.com/watch?v=Y0EchsVWpeQ
2.) Hoat Canh Giang Sinh-Ben Song Babylon TNTT GXCTTDV: http://www.youtube.com/watch?v=CAM7innueso
3.) Hoat Canh Giang Sinh-Truyen Tin TNTT GXCTTDVN ARL: http://www.youtube.com/watch?v=FAmXDcpUMfI
4.) Hoat Canh Giang Sinh-Giuse duoc bao mong TNTT GXCTT: http://www.youtube.com/watch?v=CAKGSzqX16g
5.) Hoat Canh Giang Sinh-Khai So Nhan Danh TNTT GXCTTD: http://www.youtube.com/watch?v=fND6XqT5_VI
6.) Hoat Canh Giang Sinh-Muc Dong Danh Trong TNTT GXC: http://www.youtube.com/watch?v=SE2QQIGopiw
Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh
NL: Ngày Mừng Vui http://www.youtube.com/watch?v=wLPtYeIGQ2E
DC: Hôm Nay Chúa Sinh Ra http://www.youtube.com/watch?v=5dnZ0M1wDs4
Allleluia: http://www.youtube.com/watch?v=qFkHLw8YzC4
DL: Dâng Chúa Hài Đồng http://www.youtube.com/watch?v=b08kk_JiYXc
HL: O Holy Night http://www.youtube.com/watch?v=hnSYeK7Q6hs
TL: Hang Bê Lem http://www.youtube.com/watch?v=8MQisEjxxGA
Anh Em Liên Minh Thánh Tâm nhận trách nhiệm trang trí mặt tiền Nhà thờ, vì đây là lần đầu tiên trang trí cho 2 mặt tiền mà nhà thờ lại mới khánh thành nên không dễ để có thể leo cao giăng mắc ánh điện và những hàng chữ Mừng Chúa Giáng Sinh được nổi bật nhờ một cây thông dầy đặc ánh điện đã làm nổi nét chữ hơn. Bên trong hành lang nhà thờ, Anh Em Hiệp Sĩ Đoàn cùng phụ cho một thiện nguyện viên hình thành một hang đá ngay cuối nhà thờ để giúp cho mọi người vừa vào tiền sảnh là nhìn được bối cảnh Giáng Sinh ngay, hơn nữa bộ tượng cao lớn được đem về từ Ý cùng với những cây thông điện làm cho hang đá mọi người được gây ấn tượng nên khách đến chụp hình thật nhiều. Bên trong Thánh đường một hang đá chính thức nằm phía phải của gian cung thánh với chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần đang đổ ơn trên cung lòng Đức Trinh nữ Maria, kèm theo câu vinh danh Thiên Chúa trên Trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm được tỏa sang bằng đèn điện và hoa lá đã trang trọng lại tăng thêm vẻ linh thiêng hơn. Những ngàn phần quả chuẩn bị cho các thiếu nhi đã được các Huynh Trưởng chuẩn bị gói ghém chu đáo và đẹp để trước gian cung thánh, để sau mỗi lễ được quý Cha, các thành viên Hội Đồng Mục vụ phát cho các cháu, có lúc vì thương dân quá nhất là đối với những cụ già phải lệnh khệnh đến với thánh đường vượt qua trong những làn gió lạnh buốt thấu xươn. Cha xứ nói những phần quà này các em duới 18 tuổi lên nhận và khi về dọc đường ngồi trên xe mở ra chia cho ba má và anh chị em ăn trong tình huynh đệ và cho đỡ đói cho đến khi về nhà ăn bữa tiệc đêm, thì những cụ già từ 81 tuổi cũng mời lên lãnh những phần quà của trẻ Hài Nhi Giê-su kính biếu về để có thêm niềm an ủi trong cảnh già cả thiếu người chăm sóc. Cộng với sự trang trí trong nhà thờ của Gia Đình Thăng Tiến Hôn Nhân làm cho một bầu khí Giáng Sinh trật trang trong. Ngoài những hội đoàn lo trang trí thì cũng còn các hội đoàn khác lo việc đọc sách, trật tự bãi đậu xe, xin tiền trong nhà thờ thì còn phải chuẩn bị cho bữa cơm Giáng sinh cho cả giáo xứ đó là Huynh Đoàn Đa Minh, Phong trào Fatima, Hồn nhỏ, Cursillô, Thanh Sinh Công, …
Các Ca đoàn đã được dành 30 phút trước tất cả các Thánh lễ để có những bài hát diễn nguyện, nên hàng tối trước Đại lễ Giáng sinh, những Ca Viên tập nập đến nhà thờ để tập luyện. Có những tối họ phải tập cho đến nửa đêm mới về để nghỉ ngơi mà sáng mai đến sở làm. Ngoài những chuẩn bị bên ngoài thì năm nay Cha xứ đã mời Cha Giuse Nguyễn Thiết Thắng, một linh mục trẻ thuộc dòng Biển Đức tại Oregon đã từng làm linh huớng chủng viện Mount Angels, đang viết luận án về phục vụ đã đến giảng phòng về chủ đề “Thánh lễ hàng ngày và thánh lễ đời người” cho mọi giới, ai nấy đều say mê với tài giảng thuyết hùng hồn, những câu trả lời rõ ràng mạch lạc và đầy sức sống của Chúa Thánh Thần nên vào chiều thứ 7 ngày 18/12 với hơn 1 tiếng đồng hồ giúp giảng tĩnh tâm cho chương trình giáo lý vừa trẻ em từ 6 đến 17 tuổi khoảng 650 em, và những người lớn cùng với phụ huynh ngồi kín hành lang nhà thờ với tổng số khoảng 1,450 người, mà có người nói các em lớn nhỏ mê Cha Thắng nói đến độ không em nào đi ra ngoài mà chỉ ngồi nghe cha giảng. Có 5 cha giải tội thường xuyên đã có mặt bất cứ lúc nào nên một bầu khí thánh thiện dâng tràn đối với mọi người và mọi thành phần. Đến Ngày Đại Lễ từ chiều 24/12/2010 được bắt đầu bằng Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh 2010 cho thiếu nhi tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Arlington, Virginia
Thánh lễ Vọng Giáng Sinh với phần canh thức dành cho lứa tuổi thiếu nhi và thiếu niên đã được cử hành tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Arlington – Virignia vào ngày 12/24/2010 vừa qua. Phần canh thức là 5 giờ chiều mới bắt đầu, nhưng từ 2 giờ trưa, các em thuộc các ngành trong Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đã có mặt để ôn lại những lời đối thoại, những vũ khúc trong hoạt cảnh Giáng Sinh. Đây là thánh lễ Giáng Sinh đầu tiên sau khi giáo xứ hoàn thành công trình trùng tu vào tháng 6/2010.
45 phút trước khi vào phần canh thức, các thành viên trong dàn nhạc trẻ của giáo xứ đã đứng trước máng cỏ để đàn Christmas Carols. Các bài thánh nổi tiếng và quen thuộc đã được các em trình tấu bằng violin rất hay trong phong cách nhẹ nhàng, êm dịu. Đúng 5 giờ chiều, hoạt cảnh Giáng Sinh do đoàn TNTT Thánh Tâm với sự hướng dẫn giúp đỡ của quý Cha, quý Sơ nhất là Sơ Nguyệt Cầu, Cô Như La, Anh Ngô Phát, Chị Thụy Mai, Anh Huỳnh Nguyễn cùng các bậc phụ huynh bắt đầu. Sau lời dẫn nhập và bài hát Để Chúa Đến sáng tác của LM Nguyễn Duy, tất cả mọi người góp mặt trong hoạt cảnh đã tiến lên cung thánh. Cha xứ truyên bố hoạt cảnh Giáng sinh được bắt đầu trong những tràng pháo tay rộn rã để nói lên lời tạ ơn Chúa, khuyến khích mọi người hướng về đêm hồng phúc. Từ đó mỗi người mỗi nhóm một việc Các em đưa mọi người trở lại khung cảnh vườn địa đàng và sự phạm tội của Adam Eva. Chuyển sang cảnh hai, các em ngành Thiếu đã diễn tả cảnh nô lệ đau khổ cùng cực với bài hát Bên Sông Babylon. Sau đó vẫn nằm trong bầu không khí trầm lắng, các em Hiệp Sĩ đã diễn cảnh Sứ Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ Maria. Không khí ngày càng khởi sắc hơn với các điệu múa của các thiếu nữ Sion, các thiên thần, hay sự xuất hiện của các mục đồng, ba vua, ông già Noel và đặc biệt là dàn trống của ngành Ấu trong nhạc phẩm Chú Bé Đánh Trống. Ai cũng biết câu chuyện Thánh Giuse, Đức Mẹ Maria và hài nhi Giêsu nhưng không ai cảm thấy nhàm chán khi nghe đọc hay xem hoạt cảnh về biến cố lịch sử này. Trong gần 1 tiếng, các em TNTT đã xuất sắc hoàn thành sứ mạng làm hoạt cảnh của mình. Có lẽ chưa có kịch bản nào mà có thể trải dài từ vườn địa đàng cho đến năm …. 2010. Một lần nữa, giáo xứ đã kiếm được một em bé để đóng vai Chúa Hài Đồng. Cậu bé vừa tròn 1 tháng 11 ngày tuổi đã đóng trọn vẹn vai quan trọng của mình bằng cách ngủ ngon lành từ đầu đến cuối trong suốt vở kịch. Hai em đóng vai Đức Mẹ và Sứ Thần Gabriel thì đã đóng vai này trong nhiều năm qua. Tuy nhiên năm nay đặc biệt hơn là vì chính hai em đã xin được đóng vai này. Với suy nghĩ sắp sửa xa gia đình và giáo xứ để đi học đại học, hai em cảm thấy có lẽ đây là lần cuối cùng các em được diễm phúc diễn trong hoạt cảnh trước khi các em chia tay với mọi người. Chắc chắn vẫn còn một vài thiếu xót trong hoạt cảnh nhưng chỉ với việc tập luyện và kêu gọi hơn 70 em thiếu nhi tham gia hoạt cảnh, đoàn TNTT Thánh Tâm rất xứng đáng nhận những lời khen ngợi về thành quả này.
Sau khi cha xứ cám ơn sự đóng góp của mọi người trong công cuộc chuẩn bị cho hoạt cảng Giáng Sinh nói riêng và ngày đại lễ Giáng Sinh nói chung, thánh lễ Vọng Giáng Sinh đã bắt đầu. Giáo dân xem lễ ước lượng lên tới 1,600 người ngồi chật bên trong nhà thờ, ngoài hành lang và basement của giáo xứ. Thánh đường mới với nhiều tiện nghi đã giúp mọi người cho dù ngồi đâu cũng có thể xem lễ một cách trọn vẹn. Các em TNTT vừa hoàn thành trách nhiệm đóng hoạt cảnh của mình trước đó, giờ đây lại tham gia vào đàn và hát lễ. Vẫn là lực lượng hùng hậu hằng tuần của Ca đoàn TNTT Thánh Tâm và Dàn nhạc thiếu niên của giáo xứ với 40 ca viên và 40 nhạc công violin, cello, clarinet, flute, cymbale, drum, keyboard, guitar, bass, mọi người đã hoàn thành trách nhiệm hát lễ của mình với các bài hát được chọn lọc và tập dợt trong nhiều tuần qua. Thánh lễ chấm dứt vào lúc 7:15 tối với phần phát quà Giáng Sinh cho các em. Ngành Hiệp Sĩ TNTT trong khuôn khổ gây quĩ cho chuyến đi tham dự The World Youth Day vào tháng 8/2011 tại Madrid, Spain còn tổ chức cho người đi lễ được chụp hình lưu niệm với ông già Noel bên máng cỏ. Các em được một mạnh thường quân giúp đỡ với dàn máy chụp và in hình lấy liền rất tối tân đã thu hút nhiều quan khách. Thánh lễ 8 giờ tối đã phải trễ lại vài phút vì số lượng người đi lễ 6 giờ chiều quá đông cho nên đã làm tắc nghẽn lưu thông trong bãi đậu xe cũng như các nẻo đường dẫn đến nhà thờ. Mặc dù thế, các thánh lễ 8 giờ, 10 giờ tối ngày 24/12 cùng với các Thánh lễ 8 giờ sáng, 10 giờ, 12 giờ, 2 giờ tại Cộng Đoàn LaVang, 5 giờ chiều và 9 giờ tối ngày 25/12 cũng đã được đông đảo mọi nguời công giáo cũng như lương dân, trong xứ cũng như ngoài xứ kể cả nhiều người từ các nước, các tiểu bang khác nhau đến cùng ngợi khen Chúa “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương”
Xem Hình Ảnh
http://picasaweb.google.com/114174733428447810717/20101224XmasEveMass?authkey=Gv1sRgCOnw44zTpv2ubQ#5554651511164096834
Christmas Carol
Jolly Old St. Nicholas http://www.youtube.com/watch?v=gdqCssrNsCU
We Wish You A Merry Christmas http://www.youtube.com/watch?v=MhWEG4ODuLg
Hoạt Cảnh Giáng Sinh
Để Chúa Đến http://www.youtube.com/watch?v=fJm5XKqHqoY
1.) Hoat Canh Giang Sinh-Mo dau TNTT GXCTTDVN 2010: http://www.youtube.com/watch?v=Y0EchsVWpeQ
2.) Hoat Canh Giang Sinh-Ben Song Babylon TNTT GXCTTDV: http://www.youtube.com/watch?v=CAM7innueso
3.) Hoat Canh Giang Sinh-Truyen Tin TNTT GXCTTDVN ARL: http://www.youtube.com/watch?v=FAmXDcpUMfI
4.) Hoat Canh Giang Sinh-Giuse duoc bao mong TNTT GXCTT: http://www.youtube.com/watch?v=CAKGSzqX16g
5.) Hoat Canh Giang Sinh-Khai So Nhan Danh TNTT GXCTTD: http://www.youtube.com/watch?v=fND6XqT5_VI
6.) Hoat Canh Giang Sinh-Muc Dong Danh Trong TNTT GXC: http://www.youtube.com/watch?v=SE2QQIGopiw
Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh
NL: Ngày Mừng Vui http://www.youtube.com/watch?v=wLPtYeIGQ2E
DC: Hôm Nay Chúa Sinh Ra http://www.youtube.com/watch?v=5dnZ0M1wDs4
Allleluia: http://www.youtube.com/watch?v=qFkHLw8YzC4
DL: Dâng Chúa Hài Đồng http://www.youtube.com/watch?v=b08kk_JiYXc
HL: O Holy Night http://www.youtube.com/watch?v=hnSYeK7Q6hs
TL: Hang Bê Lem http://www.youtube.com/watch?v=8MQisEjxxGA
LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn làm Tổng Thư Ký Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình.
Nguyễn Long Thao
10:24 30/12/2010
LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn làm Tổng Thư Ký Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình.
Theo thông cáo của văn phòng Trung ương Caritas Việt Nam, kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2011, LM. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, hiện đang giữ chức Tổng Thư Ký Ủy Ban Bác Ái Xã Hội và Giám Đốc Caritas Việt Nam, sẽ được chuyển sang làm Tổng Thư Ký Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp phụ trách.
Theo văn thư của ĐGM Nguyễn Thái Hợp gửi ĐGM Nguyễn Chu Trinh, lý do LM. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn được yêu cầu giữ chức Tổng Thư Ký Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình là vì “ Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình mới được thành lập, chưa có văn phòng, cũng như nhân sự, nhưng lập tức phải đối diện với những vấn đề chính trị - xã hội rất nhạy cảm. Chính vì vậy để có thể chu toàn sứ vụ của mình trong giai đoạn khó khăn này, Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình cần một Tổng Thư Ký có kinh nghiệm và bản lãnh.”
Cũng theo thông cáo nói trên, LM. Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng S.D.B., sau khi được Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cho phép, đã được Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh chỉ định làm Tổng Thư ký Ủy Ban Bác Ái Xã Hội và Giám Đốc Caritas Việt Nam thay LM. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn.
Theo thông cáo của văn phòng Trung ương Caritas Việt Nam, kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2011, LM. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, hiện đang giữ chức Tổng Thư Ký Ủy Ban Bác Ái Xã Hội và Giám Đốc Caritas Việt Nam, sẽ được chuyển sang làm Tổng Thư Ký Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp phụ trách.
Theo văn thư của ĐGM Nguyễn Thái Hợp gửi ĐGM Nguyễn Chu Trinh, lý do LM. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn được yêu cầu giữ chức Tổng Thư Ký Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình là vì “ Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình mới được thành lập, chưa có văn phòng, cũng như nhân sự, nhưng lập tức phải đối diện với những vấn đề chính trị - xã hội rất nhạy cảm. Chính vì vậy để có thể chu toàn sứ vụ của mình trong giai đoạn khó khăn này, Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình cần một Tổng Thư Ký có kinh nghiệm và bản lãnh.”
Cũng theo thông cáo nói trên, LM. Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng S.D.B., sau khi được Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cho phép, đã được Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh chỉ định làm Tổng Thư ký Ủy Ban Bác Ái Xã Hội và Giám Đốc Caritas Việt Nam thay LM. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn.
Hành trình Đông Du của các Đạo sĩ
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:40 30/12/2010
Khi đọc tác phẩm Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân, nhiều người tỏ ra cảm phục trước ý chí vượt khó diệu kỳ của thầy trò Đường Tăng. Quả vậy, để đến được núi Tây Thi thỉnh Kinh Phật, họ đã phải trãi qua một cuộc hành trình dài với bao nhiêu chông gai thử thách. Đường xa vạn dặm, lại thêm vô vàn cạm bẫy của đủ thứ yêu ma quỉ quái khiến cho cả 4 thầy trò nhiều phen muốn bỏ cuộc. Hành trình “Tây du” đó thực sự là một cuộc thử thách của cả lý trí (biểu tượng qua nhân vật Tôn Ngộ Không) lẫn con tim (biểu tượng qua nhân vật Tam Tạng).
Đọc lại trình thuật Tin mừng Mathêu, chúng ta thấy hành trình “Đông du” của ba nhà đạo sĩ cũng không kém phần gian truân. Nhưng đó cũng là một hành trình rất đẹp. Để có thể triều yết Đấng mà họ gọi là Đại Vương, Vua Dân Dothái, họ đã phải vượt qua một chặng đường dài thăm thẳm. Dĩ nhiên đây là một cuộc hành trình có thật, chứ không phải do tác giả hư cấu như hành trình của thầy trò Đường Tăng. Ở đây chúng ta thấy hành trình của các đạo sĩ quả là một hành trình của lý trí, của con tim và của đức tin.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của lý trí khám phá.
Là những nhà Thiên văn, các nhà đạo sĩ đã biết dùng những kiến thức của mình để khám phá những dấu chỉ của điềm trời, đặt biệt là ánh sao chiếu mệnh. Họ đã biết sử dụng chất xám để nghiên cứu các hiện tượng lạ trong thiên nhiên, trong vũ trụ. Và chỉ có họ mới phát hiện ra ánh sao lạ, bởi lý trí của họ đã được dùng đúng nơi đúng chổ, nhằm phục vụ cho chân lý, chứ không phải để phục vụ cho danh lợi thú đời này như Hêrôđê, như các Luật sĩ và Biệt phái. Đặc biệt là trong thời đại ngày hôm nay, rất nhiều người sử dụng lý trí của mình không đúng mục đích. Thậm chí còn sử dụng để phục vụ cho những ý đồ đen tối, thay vì để phục cho công lý, cho sự thật và đem lại lợi ích cho đồng loại. Các đạo tặc tìm kiếm những chiêu thức nhằm lường gạt và hãm hại người khác. Các gian thương tìm cách làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng; các tin tặc tạo ra các loại vi rút máy tính phá hoại các chương trình, các dữ liệu; các nhà khoa học vô lương tâm sáng chế ra các thứ vũ khí huỷ diệt hàng loạt….
Trong bối cảnh xã hội như thế, các nhà đạo sĩ là điểm son cho chúng ta noi theo trong việc sử dụng đúng đắn lý trí của mình.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của con tim khao khát.
Con tim khao khát tìm kiếm Chân Lý. Con tim thao thức dấn thân lên đường tìm gặp Sự Thật. Điều này không có nơi Hêrôđê và có rất ít nơi dân thành Giêrusalem và những người Luật sĩ, Biệt phái.
Vì khao khát tìm kiếm chân lý nên họ sẵn sàng bỏ lại tất cả: gia đình vợ con, quê hương xứ sở, nhà cửa sự nghiệp,… để lên đường theo ánh sao lạ. Vì khao khát kiếm tìm sự thật, nên họ bất chấp tất cả: đường xá hiểm nguy, núi rừng cách trở, thử thách đợi chờ. Thật đáng khâm phục. Họ ra đi mà không biết sẽ đi đến đâu. Họ ra đi mà không biết ngày nào trở lại, tựa như Abraham ngày xưa vậy. Chính tình yêu đối với vị “Chánh Vương” là động cơ thôi thúc họ thượng lộ khẩn trương. Đúng như lời quả quyết của thánh Phaolô sau này: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi”.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của đức tin soi dẫn.
Khi thấy sao lạ xuất hiện, đức tin đã mách bảo cho các ông biết có Đại Vương, có Đấng Cứu Tinh xuất hiện. Khi ánh sao biến mất, đức tin đã chỉ lối cho các ông tìm đến với Giêrusalem – Kinh đô của Kinh Thánh để được tham vấn. Khi đối diện với một hài nhi nghèo hèn nằm trong máng cỏ, theo lý trí tự nhiên không ai dám mạnh dạn tuyên xưng đó là Con Thiên Chúa, nhưng đức tin đã soi sáng cho các ông nhận ra đó chính là Đấng Cứu Thế muôn dân đang trông đợi. Và cũng chính đức tin đã biến đổi cuộc đời họ. Họ đã trở thành những vị tông đồ đích thực của Đấng Thiên Sai Giêsu. Theo khẩu truyền, ba nhà đạo sĩ đã đi giảng đạo tới tận trời Tây, và hiện nay một ngôi mộ được coi là của ba nhà đạo sĩ ấy, vốn rất được nhiều người kính viếng ở thành Phố Cologne, bên bờ sông Rhin, nước Đức.
Như vậy, rõ ràng hành trình của các đạo sĩ không chỉ là hành trình của lý trí khám phá, của con tim khao khát, mà còn là hành trình của đức tin soi dẫn. Vì nếu không có đức tin soi dẫn thì có lẽ họ đã lạc lối, và bỏ cuộc khi gặp thử thách. Nếu không có đức tin mách bảo thì có lẽ họ đã không nhận ra một trẻ thơ nghèo hèn là một bậc Đế Vương, là một vị Cứu Chúa. Và nếu không có đức tin soi sáng, chắc chắn họ không dại gì phải sụp lạy trước một hài nhi bé bỏng yếu ớt, càng không dại gì phải uổng phí những lễ vật quí báu của mình, nếu họ không tin nhận đó là Vị Cứu Tinh của họ. Theo ngôn ngữ Thánh Kinh, từ ngữ “sụp lạy” ám chỉ một sự qui phục chỉ dành cho Thiên Chúa.
Phần tôi thì sao ? Tôi đang sử dụng lý trí của mình, kiến thức của mình thế nào ? Con tim của tôi đã đặt đúng chổ chưa ? Tôi thường yêu mến, thường khao khát những gì ? Có phải là “sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần”; hay chỉ là tiền tài, danh vọng, sắc dục và những thú vui hưởng thụ đời này? Trong hành trình dương thế của tôi, đức tin đóng vai trò nào ? Tôi có coi trọng và biết cầu xin ơn đức tin mỗi ngày, nhất là trong những lúc gặp thử thách, gặp bế tắc trong cuộc sống hay không ?
Ước gì gương của ba nhà đạo sĩ luôn được chúng ta soi nhìn. Để trong cuộc lữ hành trần thế, chúng ta luôn đi đúng đường, đúng hướng và đạt tới cùng đích mà chúng ta mong ước. Đó là Nước Chúa, nơi Đức Kitô đang đợi chờ chúng ta. Amen.
Đọc lại trình thuật Tin mừng Mathêu, chúng ta thấy hành trình “Đông du” của ba nhà đạo sĩ cũng không kém phần gian truân. Nhưng đó cũng là một hành trình rất đẹp. Để có thể triều yết Đấng mà họ gọi là Đại Vương, Vua Dân Dothái, họ đã phải vượt qua một chặng đường dài thăm thẳm. Dĩ nhiên đây là một cuộc hành trình có thật, chứ không phải do tác giả hư cấu như hành trình của thầy trò Đường Tăng. Ở đây chúng ta thấy hành trình của các đạo sĩ quả là một hành trình của lý trí, của con tim và của đức tin.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của lý trí khám phá.
Là những nhà Thiên văn, các nhà đạo sĩ đã biết dùng những kiến thức của mình để khám phá những dấu chỉ của điềm trời, đặt biệt là ánh sao chiếu mệnh. Họ đã biết sử dụng chất xám để nghiên cứu các hiện tượng lạ trong thiên nhiên, trong vũ trụ. Và chỉ có họ mới phát hiện ra ánh sao lạ, bởi lý trí của họ đã được dùng đúng nơi đúng chổ, nhằm phục vụ cho chân lý, chứ không phải để phục vụ cho danh lợi thú đời này như Hêrôđê, như các Luật sĩ và Biệt phái. Đặc biệt là trong thời đại ngày hôm nay, rất nhiều người sử dụng lý trí của mình không đúng mục đích. Thậm chí còn sử dụng để phục vụ cho những ý đồ đen tối, thay vì để phục cho công lý, cho sự thật và đem lại lợi ích cho đồng loại. Các đạo tặc tìm kiếm những chiêu thức nhằm lường gạt và hãm hại người khác. Các gian thương tìm cách làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng; các tin tặc tạo ra các loại vi rút máy tính phá hoại các chương trình, các dữ liệu; các nhà khoa học vô lương tâm sáng chế ra các thứ vũ khí huỷ diệt hàng loạt….
Trong bối cảnh xã hội như thế, các nhà đạo sĩ là điểm son cho chúng ta noi theo trong việc sử dụng đúng đắn lý trí của mình.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của con tim khao khát.
Con tim khao khát tìm kiếm Chân Lý. Con tim thao thức dấn thân lên đường tìm gặp Sự Thật. Điều này không có nơi Hêrôđê và có rất ít nơi dân thành Giêrusalem và những người Luật sĩ, Biệt phái.
Vì khao khát tìm kiếm chân lý nên họ sẵn sàng bỏ lại tất cả: gia đình vợ con, quê hương xứ sở, nhà cửa sự nghiệp,… để lên đường theo ánh sao lạ. Vì khao khát kiếm tìm sự thật, nên họ bất chấp tất cả: đường xá hiểm nguy, núi rừng cách trở, thử thách đợi chờ. Thật đáng khâm phục. Họ ra đi mà không biết sẽ đi đến đâu. Họ ra đi mà không biết ngày nào trở lại, tựa như Abraham ngày xưa vậy. Chính tình yêu đối với vị “Chánh Vương” là động cơ thôi thúc họ thượng lộ khẩn trương. Đúng như lời quả quyết của thánh Phaolô sau này: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi”.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của đức tin soi dẫn.
Khi thấy sao lạ xuất hiện, đức tin đã mách bảo cho các ông biết có Đại Vương, có Đấng Cứu Tinh xuất hiện. Khi ánh sao biến mất, đức tin đã chỉ lối cho các ông tìm đến với Giêrusalem – Kinh đô của Kinh Thánh để được tham vấn. Khi đối diện với một hài nhi nghèo hèn nằm trong máng cỏ, theo lý trí tự nhiên không ai dám mạnh dạn tuyên xưng đó là Con Thiên Chúa, nhưng đức tin đã soi sáng cho các ông nhận ra đó chính là Đấng Cứu Thế muôn dân đang trông đợi. Và cũng chính đức tin đã biến đổi cuộc đời họ. Họ đã trở thành những vị tông đồ đích thực của Đấng Thiên Sai Giêsu. Theo khẩu truyền, ba nhà đạo sĩ đã đi giảng đạo tới tận trời Tây, và hiện nay một ngôi mộ được coi là của ba nhà đạo sĩ ấy, vốn rất được nhiều người kính viếng ở thành Phố Cologne, bên bờ sông Rhin, nước Đức.
Như vậy, rõ ràng hành trình của các đạo sĩ không chỉ là hành trình của lý trí khám phá, của con tim khao khát, mà còn là hành trình của đức tin soi dẫn. Vì nếu không có đức tin soi dẫn thì có lẽ họ đã lạc lối, và bỏ cuộc khi gặp thử thách. Nếu không có đức tin mách bảo thì có lẽ họ đã không nhận ra một trẻ thơ nghèo hèn là một bậc Đế Vương, là một vị Cứu Chúa. Và nếu không có đức tin soi sáng, chắc chắn họ không dại gì phải sụp lạy trước một hài nhi bé bỏng yếu ớt, càng không dại gì phải uổng phí những lễ vật quí báu của mình, nếu họ không tin nhận đó là Vị Cứu Tinh của họ. Theo ngôn ngữ Thánh Kinh, từ ngữ “sụp lạy” ám chỉ một sự qui phục chỉ dành cho Thiên Chúa.
Phần tôi thì sao ? Tôi đang sử dụng lý trí của mình, kiến thức của mình thế nào ? Con tim của tôi đã đặt đúng chổ chưa ? Tôi thường yêu mến, thường khao khát những gì ? Có phải là “sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần”; hay chỉ là tiền tài, danh vọng, sắc dục và những thú vui hưởng thụ đời này? Trong hành trình dương thế của tôi, đức tin đóng vai trò nào ? Tôi có coi trọng và biết cầu xin ơn đức tin mỗi ngày, nhất là trong những lúc gặp thử thách, gặp bế tắc trong cuộc sống hay không ?
Ước gì gương của ba nhà đạo sĩ luôn được chúng ta soi nhìn. Để trong cuộc lữ hành trần thế, chúng ta luôn đi đúng đường, đúng hướng và đạt tới cùng đích mà chúng ta mong ước. Đó là Nước Chúa, nơi Đức Kitô đang đợi chờ chúng ta. Amen.
La Vang chuẩn bị Đại lễ - Những tấm lòng thơm thảo đến với Mẹ
Ban Thông Tin Đại lễ
12:45 30/12/2010
Thế nhưng, nhìn khuôn mặt và nụ cười vui, tự tin của Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Phước, quản xứ Mỹ Lộc, một giáo xứ cách La Vang chừng 15km, "tăng viện" cho Linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản nhiệm TTHH La Vang trong những này, khi Ngài nói chuyện, tôi hiểu "Mọi sự đâu đã vào đấy, năm ngày còn lại chỉ để hoàn thiện thôi".
Nhiều nhóm thanh thiếu niên, sinh viên vui mừng về với Mẹ. Ở Linh đài, nơi đây vào năm 1789 thời Cảnh Thịnh, Mẹ đã hiện ra nhiều lần để an ủi, chở che đoàn con cái Mẹ đang trong cơn bách hại, nhiều gia đình, nhiều đoàn tín hữu đến từ nhiều nơi, Thanh Hóa, Quảng Bình, Xuân Lộc, Quy Nhơn...riêng lẻ là từng cá nhân đang tâm tình sẻ chia với Mẹ những đau khổ, hạnh phúc của họ như Của Lễ tạ ơn Năm Thánh dâng lên Chúa nhờ Mẹ.
Anh Phaolô Phạm Tấn Lập, 24 tuổi, ở Giáo xứ Hà Úc, Giáo phận Huế nói với chúng tôi, "Lần này Đại hội và bế mạc Năm Thánh nữa, sẽ có rất nhiều người về với Mẹ, để cùng vói Mẹ dâng lên Chúa lời cảm tạ, tri ân. Tôi tật nguyền từ bé, đi lại khó khăn nên nhân có người thân từ Xuân Lộc ra viếng Mẹ, tôi xin đi cùng". Chúng tôi cảm động vì sự chân thành của anh, không ai nói thêm lời nào, thinh lặng đồng cảm với anh, rồi chạnh lòng khi nghe anh nói, "Đến với Mẹ, tôi chỉ xin Mẹ cho tôi học đòi Mẹ luôn biết vâng lời, tín thác cuộc đời mình nơi Chúa".
Bà Maria Võ Thị Tỏ, 70 tuổi, ở giáo xứ Quảng Thuận sau lúc đọc kinh cách sốt sắng, vui vẻ chuyện trò với chúng tôi, bà kể, "Ngoài anh chị em địa phương, Giáo xứ của tôi có 4 họ nhánh là Hạnh Trí, Thạch Hà, Thạch Hãn, Triệu Phong gồm những anh chị em quê cùng với Mẹ đây, cha Đỗ Bá Ái đưa họ vào định cư tại giáo xứ Quảng Thuận từ năm 1972, họ nhiệt tình với Mẹ lắm!". Chúng tôi cười vui nhắc, "Bà nói đúng, anh chị em tín hữu mình ai cũng nhiệt tình với Mẹ cả, nhưng anh chị em ở 4 họ nhánh của giáo xứ Quảng Thuận có quê Quảng Trị, Mẹ La Vang không phải quê ở Quảng Trị". Bà hiểu ý chúng tôi và nói "... nói zậy mà không phải zậy".
Chúng tôi ra phía Lễ đài, nơi diễn ra lễ bế mạc Năm Thánh vào lúc 8 giờ sáng ngày 06-01-2011, để đến đó chúng tôi đi qua khu đất diện tích 5 ha, Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang sẽ được xây dựng trên một phần của khu đất này. Thấy nhiều anh chị em đang tham gia lao động, hỏi mới biết đó là anh chị em thuộc giáo xứ La Vang.
Anh Đôminicô Lê Lộc cho chúng tôi biết, "...thứ 7 hàng tuần, mỗi gia đình một người đến làm công tác. Thứ bảy vừa qua vì trời mưa, hôm nay Cha sở kêu gọi làm bù. Nhiều người ở nhiều nơi góp của, chúng tôi ở đây góp công, muôn người góp lại làm cho La Vang to đẹp hơn để ngợi khen Mẹ".
Trên lễ đài, nói chuyện với hai chị em ruột là Maria Nguyễn Thị Hương, và Maria Nguyễn Thị Thơm, ở giáo xứ Yên Huy (Đại Từ, Thái Nguyên), giáo phận Bắc Ninh, chúng tôi biết Đoàn hành hương của giáo xứ Yên Huy gồm 40-50 người sẽ lên đường vào sáng ngày 03-01-2011, do công việc hai chị vào viếng Mẹ trước, rồi ra trông coi nhà cửa để người thân đi theo đoàn của giáo xứ.
Ngay giữa lễ đài, đặt tượng Mẹ, chị Anna Trần Thị Thảo, giáo xứ Lại Uyên (Bến Cát, Bình Dương) thuộc giáo phận Phú Cường về với Mẹ từ chiều hôm qua, 28-12, đang nhỏ to điều chi với Mẹ ?
Đến đây, điều mà chúng tôi nhận ra là, ở bất kỳ nơi nào trên Linh địa La Vang với người tín hữu cũng là Thánh thiêng, ở đó chúng ta có thể gặp gỡ thân thưa với Mẹ, và dù có thế nào đi chăng nữa thì Mẹ với người tín hữu luôn là nguồn an ủi, cậy trông.
Lạy Mẹ La Vang, xin Mẹ nâng đỡ, chở che mỗi chúng con, xin Mẹ cầu cùng Chúa tiếp tục tuôn đổ Hồng Ân cho mỗi chúng con và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng con.
(Nguồn: http://tonggiaophanhue.net)
Vũ phụng vụ sau dâng của lễ tại Gx Thánh Marcô Inala Úc Châu
Hoàng Tâm
20:19 30/12/2010
Vũ Phụng Vụ sau dâng của lễ trong Thánh Lễ Hòa Giải tại Giáo Xứ St Mark 2010 do đoàn thanh niên trình diễn vào ngày 21 tháng 12 năm 2010.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo dân không muốn thấy Triết hiện diện tại Lễ Bế Mạc Năm Thánh
Asia-News
04:21 30/12/2010
Bản tiếng Ý: VIETNAM - VATICANO: Cattolici critici per la presenza del presidente vietnamita alle conclusioni del Giubileo
Nguyễn Minh Triết với lập trường phò phá thai và là người phải chịu trách nhiệm về những vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng tại Việt Nam lại có mặt và đọc diễn văn tại Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh, một điều các vị lãnh đạo chính quyền dân sự Nam Việt Nam, dù là người Công Giáo, chưa từng được vinh dự đó. Tại sao một kẻ vô thần lại được “giảng” trong thánh lễ? Liệu những lời của Đức Thánh Cha có bị bóp méo hầu buộc người Công Giáo tuân phục vô điều kiện?
HUẾ (AsiaNews)- Tổng giáo phận Huế vừa thông báo là Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, sẽ tham dự nghi lễ Bế Mạc Năm Thánh tại Việt Nam (Ghi chú của VietCatholic: khi nhận được tin này chúng tôi đã trực tiếp kiểm chứng với một linh mục trong Ban Tổ Chức thuộc Tòa TGP Huế và được biết: người đại diện ông chính quyền là bà Nguyễn Thị Doan, Phó CT Nhà Nước, chứ không phải ông Nguyễn Minh Triết). Theo nguồn tin của các phương tiện truyền thông nhà nước, Triết sẽ đọc diễn văn cùng với các Giám Mục và đặc sứ của Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Ivan Dias, tổng trưởng Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Mới hôm qua, phòng báo chí Tòa Thánh vừa công bố một lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trong đó ngài cử Đức Hồng Y Dias làm đặc sứ của ngài tại buổi lễ. Năm Thánh tại Việt Nam, bắt đầu từ hôm 24/11/2009 nhân lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, sẽ kết thúc bằng đại lễ bế mạc kéo dài từ 4 đến 6/1/2011 tại Đền Thánh Đức Mẹ Toàn Quốc La Vang (xem ảnh). Năm Thánh này nhằm nhắc nhở 350 năm thành lập Miền Tông Tòa đầu tiên tại Việt Nam và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm địa phương.
Người Việt Công Giáo trong cũng như ngoài nước đã bày tỏ sự sửng sốt và đau buồn của họ trước vinh dự mà tổng giáo phận Huế dành cho một kẻ luôn hành động ngược với luân lý nền tảng của Giáo Hội (như phá thai). Hơn thế nữa, con người này với tư cách nhà lãnh đạo của đất nước phải chịu trách nhiệm về cơ man những vi phạm trầm trọng về tự do tín ngưỡng tại Việt Nam như: chiếm đoạt đất đai của dân chúng, của các giáo xứ và dòng tu, đánh đập người Kitô hữu, lèo lái các bổ nhiệm Giám Mục tại đất nước này. Chính trong Năm Thánh, hồi tháng Giêng năm nay, Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng của hàng tỷ Kitô hữu trên thế giới đã bị xúc phạm trầm trọng.
Nhiều trang mạng Công Giáo nhắc nhớ rằng các lãnh tụ dân sự của miền Nam Việt Nam (như cố tổng thống Ngô Đình Diệm và người kế vị là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) chưa bao giờ đòi phải được cái vinh dự như thế trong các nghi lễ chính thức của Giáo Hội Công Giáo, dù cả hai vị ấy đều là người Công Giáo. Một mạng lưới Công Giáo nêu ra câu hỏi: “Tại sao một kẻ vô thần như Triết lại được có vinh dự ‘giảng’ trong thánh lễ như thế?”
Nhiều người e ngại việc mời Triết là do áp lực của nhóm Công Giáo Đoàn Kết, là một nhóm Công Giáo “yêu nước” đã được nhà nước dựng lên từ hồi 75 nhằm thiết lập một Giáo Hội tự trị kiểu Trung quốc.
Cho tới giờ phút này, không ai biết Triết sẽ nói cái gì. Nhưng nhiều người Công Giáo e ngại rằng Triết sẽ thừa dịp này mà tha hồ bóp méo những lời của Đức Thánh Cha nói với các Giám Mục Việt Nam trong chuyến hành hương kính viếng Mộ Các Thánh Tông Đồ hôm 27/6/2009. Đức Thánh Cha nói trong bài diễn văn dài của ngài là “Một người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Bị cắt cúp khỏi mạch văn, câu ấy đã thường bị các phương tiện truyền thông ở Việt Nam xuyên tạc để đòi các Giám Mục và anh chị em giáo dân phải tuân phục hoàn toàn và vô điều kiện chính quyền dân sự.
Trong thư gởi Đức Hồng Y Dias, Đức Thánh Cha đã lên tiếng ca ngợi các nỗ lực truyền giáo của hàng giáo phẩm Việt Nam.
Nguyễn Minh Triết với lập trường phò phá thai và là người phải chịu trách nhiệm về những vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng tại Việt Nam lại có mặt và đọc diễn văn tại Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh, một điều các vị lãnh đạo chính quyền dân sự Nam Việt Nam, dù là người Công Giáo, chưa từng được vinh dự đó. Tại sao một kẻ vô thần lại được “giảng” trong thánh lễ? Liệu những lời của Đức Thánh Cha có bị bóp méo hầu buộc người Công Giáo tuân phục vô điều kiện?
HUẾ (AsiaNews)- Tổng giáo phận Huế vừa thông báo là Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, sẽ tham dự nghi lễ Bế Mạc Năm Thánh tại Việt Nam (Ghi chú của VietCatholic: khi nhận được tin này chúng tôi đã trực tiếp kiểm chứng với một linh mục trong Ban Tổ Chức thuộc Tòa TGP Huế và được biết: người đại diện ông chính quyền là bà Nguyễn Thị Doan, Phó CT Nhà Nước, chứ không phải ông Nguyễn Minh Triết). Theo nguồn tin của các phương tiện truyền thông nhà nước, Triết sẽ đọc diễn văn cùng với các Giám Mục và đặc sứ của Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Ivan Dias, tổng trưởng Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Người Việt Công Giáo trong cũng như ngoài nước đã bày tỏ sự sửng sốt và đau buồn của họ trước vinh dự mà tổng giáo phận Huế dành cho một kẻ luôn hành động ngược với luân lý nền tảng của Giáo Hội (như phá thai). Hơn thế nữa, con người này với tư cách nhà lãnh đạo của đất nước phải chịu trách nhiệm về cơ man những vi phạm trầm trọng về tự do tín ngưỡng tại Việt Nam như: chiếm đoạt đất đai của dân chúng, của các giáo xứ và dòng tu, đánh đập người Kitô hữu, lèo lái các bổ nhiệm Giám Mục tại đất nước này. Chính trong Năm Thánh, hồi tháng Giêng năm nay, Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng của hàng tỷ Kitô hữu trên thế giới đã bị xúc phạm trầm trọng.
Nhiều trang mạng Công Giáo nhắc nhớ rằng các lãnh tụ dân sự của miền Nam Việt Nam (như cố tổng thống Ngô Đình Diệm và người kế vị là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) chưa bao giờ đòi phải được cái vinh dự như thế trong các nghi lễ chính thức của Giáo Hội Công Giáo, dù cả hai vị ấy đều là người Công Giáo. Một mạng lưới Công Giáo nêu ra câu hỏi: “Tại sao một kẻ vô thần như Triết lại được có vinh dự ‘giảng’ trong thánh lễ như thế?”
Nhiều người e ngại việc mời Triết là do áp lực của nhóm Công Giáo Đoàn Kết, là một nhóm Công Giáo “yêu nước” đã được nhà nước dựng lên từ hồi 75 nhằm thiết lập một Giáo Hội tự trị kiểu Trung quốc.
Cho tới giờ phút này, không ai biết Triết sẽ nói cái gì. Nhưng nhiều người Công Giáo e ngại rằng Triết sẽ thừa dịp này mà tha hồ bóp méo những lời của Đức Thánh Cha nói với các Giám Mục Việt Nam trong chuyến hành hương kính viếng Mộ Các Thánh Tông Đồ hôm 27/6/2009. Đức Thánh Cha nói trong bài diễn văn dài của ngài là “Một người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Bị cắt cúp khỏi mạch văn, câu ấy đã thường bị các phương tiện truyền thông ở Việt Nam xuyên tạc để đòi các Giám Mục và anh chị em giáo dân phải tuân phục hoàn toàn và vô điều kiện chính quyền dân sự.
Trong thư gởi Đức Hồng Y Dias, Đức Thánh Cha đã lên tiếng ca ngợi các nỗ lực truyền giáo của hàng giáo phẩm Việt Nam.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Làm sao để không tức giận con cái?
Trầm Thiên Thu
20:33 30/12/2010
Đối với các bà mẹ đều nói: “Không sao, không có vấn đề gì” nhưng thực ra có hằng ngàn vấn đề. Họ đã từng cằn nhằn: “Không thể như vậy được!”. Trong mỗi chúng ta có rất nhiều cơn nóng giận. Dưới đây là “tâm sự” của chị Nguyệt, một người mẹ 35 tuổi.
Tôi không nghĩ mình là người nóng giận vì tôi không hề la hét chồng tôi, và tôi cũng không muốn nói khó nghe với người bán hàng khó tính. Thật vậy, nhưng trên đời này chỉ có 3 người tôi hay nổi nóng là chính các con tôi – đứa 7 tuổi, 5 tuổi và 2 tuổi.
Tôi không hãnh diện là tôi không thể nghĩ ra cách cư xử với người lạ theo cách của tôi. Nhưng những người lạ không có ý làm tôi điên tiết như các con tôi. Điều tôi nói khi tôi la chúng nghe không lọt tai chút nào. Tôi muốn ngưng mà không hiểu sao máu cứ dồn lên. Hai năm trước tôi đã từng “bó tay” đến nỗi tôi không còn la hét nổi. Nếu không có những ngày tôi kiềm chế vì tôi đã hứa với chồng thì tôi không được như ngày nay.
Mới đây, tôi cảm thấy những lần la hét và những cơn giận dữ của tôi không hề hiệu quả, hoàn toàn vô tác dụng. Khi tôi la các con tôi tranh giành nhau, tôi nhìn từng đứa với ánh mắt giận dữ. Hôm đó, tôi muốn thử thách chính mình: Không la mắng các con một tuần. Chỉ bảy ngày thôi. Hồi nhỏ, khi tôi 9 tuổi, tôi không ăn diện một tuần. Cuối cùng tôi cũng quen với tính sống giản dị, không đỏm dáng. Đến nay tôi vẫn giản dị. Có phải không tức giận cũng giống như tự do? Tôi quyết định tìm hiểu.
THỬ THÁCH
Tôi bảo hai đứa con trai 6 tuổi và 7 tuổi đánh răng sau mỗi bữa ăn, tôi biết chúng không thoải mái cùng làm ngay trong vòng 30 giây. Tôi nghe chúng vừa đi vừa nói cười, tôi an tâm. Nhưng rồi có tiếng “rầm” như tiếng giậm chân. Tiếp theo là tiếng hét giận dữ… Tôi vẫn cố kiềm chế.
Những ngày khác, tôi luôn phải vừa lên xuống cầu thang 3 lần vừa la hét các con. Nhưng hôm nay tôi đứng im, hít thở sâu, và cố gắng im lặng vài phút. Tôi ngạc nhiên thấy chúng hết đánh nhau mà không cần tôi can thiệp. Tôi thở phào và thấy thật nhẹ mình!
Bằng cách không nói gì, tôi tránh la rầy các con suốt ngày hôm đó. Nhưng chiến lược này không tác dụng cả tuần. Có cách nào áp dụng “kỷ luật thép” mà vẫn ôn hòa và hiệu quả? Hãy cương quyết. Cương quyết khác với nóng giận và la hét.
ĐIỀM TĨNH và DỊU DÀNG
Dự định của tôi là tôi sẽ không xen vào khi các con tranh chấp với nhau, mỗi lần tôi muốn la hét thì tôi sẽ cố gắng im lặng. Đứa con lớn nhất nói lớn khi ngồi ăn sáng: “Câm miệng!”. Thằng em “gầm” lên: “Anh câm miệng thì có”. Những từ này bị cấm trong gia đình, nhưng tôi vẫn thấy “nóng”. Rồi tôi cố kiềm chế và nhủ thầm rằng chúng phải có tự do phát triển cá tính. Tôi nói: “Không được nói nhau như vậy. Lần sau ai nói từ ‘câm miệng’ thì phải phạt hít đất 10 lần”. Chúng đồng ý, có lẽ do tôi không la hét để bắt buộc chúng.
Chỉ có quân đội mới ra lệnh buộc phải thi hành. Đứa con gái 2 tuổi của tôi nói: “Ai nói vậy phải hít đất 10 lần hả mẹ?”. Mấy mẹ con lần lượt nhìn nhau. Buổi trưa, cu Bi nói “câm miệng” với cu Bo, tôi bắt nó hít đất như quy ước nhưng nó không nghe. Và tôi đã la rầy nó!
Tối hôm đó, chồng tôi về hỏi: “Kinh nghiệm của em thế nào?”. Tôi nói: “Trưa nay em có la cu Bi nhưng nó không nghe em”. Anh nhẹ nhàng nói: “Được rồi, nó không hít đất 10 lần, nhưng em làm vậy là ngớ ngẩn. Anh muốn nói là nó chưa làm gì quá đáng”.
Chồng tôi nói đúng. Muốn không la hét tôi cần học cách từ bỏ, điềm tĩnh và dịu dàng.
ĐỪNG CĂNG THẲNG
Tôi đưa các con đi ăn tối với chị bạn và các con của chị. Tất cả là 9 người. Mấy đứa trẻ nói chuyện to tiếng, rất ồn ào, người phụ nữ ở bàn bên liếc mắt nhìn tỏ vẻ khó chịu. Tôi muốn nói rằng nếu muốn yên tĩnh thì đừng có con, và đừng đi ăn vào giờ chiều tối như vậy. Nhưng tôi thông cảm với phụ nữ kia, có lẽ chị ấy không có con nên khó thông cảm. Tôi nói lũ trẻ bớt cao độ để không gây ồn ào nơi công cộng.
Nhngư chỉ được một lúc, chúng lại nhao nhao lên. Trẻ con luôn hiếu động, chúng chịu ngồi im thì cha mẹ nên lo thì đúng hơn. Tôi lại nói chúng cố gắng nói đủ nghe, đừng nói to quá.
Tôi giải thích với chúng: “Cô kia nhìn các con đó”. Cu Bi hỏi: “Thật không mẹ? Con không để ý”. Tôi nói: “Các con vừa ăn vừa nói chuyện, nhưng nói đủ nghe thôi nha”. Cu Bo hỏi: “Sao vậy mẹ?”. Chị bạn nói: “Chúng không có gì ghê gớm đâu. Chúng còn con nít mà. Con nít thì phải vậy thôi”.
Chị bạn có quan điểm của chị. Tôi muốn dạy các con tôi tôn trọng ý người lạ. Nếu cách cư xử của chúng làm phiền bất kỳ ai trong nhà hàng này thì người phụ nữ kia mới thực sự là vấn đề.
Quả thật, không nên quá quan trọng hóa vấn đề và đừng quá căng thẳng! Nhờ đó bạn dễ thông cảm với trẻ và không tức giận với chúng.
Tôi không hãnh diện là tôi không thể nghĩ ra cách cư xử với người lạ theo cách của tôi. Nhưng những người lạ không có ý làm tôi điên tiết như các con tôi. Điều tôi nói khi tôi la chúng nghe không lọt tai chút nào. Tôi muốn ngưng mà không hiểu sao máu cứ dồn lên. Hai năm trước tôi đã từng “bó tay” đến nỗi tôi không còn la hét nổi. Nếu không có những ngày tôi kiềm chế vì tôi đã hứa với chồng thì tôi không được như ngày nay.
Mới đây, tôi cảm thấy những lần la hét và những cơn giận dữ của tôi không hề hiệu quả, hoàn toàn vô tác dụng. Khi tôi la các con tôi tranh giành nhau, tôi nhìn từng đứa với ánh mắt giận dữ. Hôm đó, tôi muốn thử thách chính mình: Không la mắng các con một tuần. Chỉ bảy ngày thôi. Hồi nhỏ, khi tôi 9 tuổi, tôi không ăn diện một tuần. Cuối cùng tôi cũng quen với tính sống giản dị, không đỏm dáng. Đến nay tôi vẫn giản dị. Có phải không tức giận cũng giống như tự do? Tôi quyết định tìm hiểu.
THỬ THÁCH
Tôi bảo hai đứa con trai 6 tuổi và 7 tuổi đánh răng sau mỗi bữa ăn, tôi biết chúng không thoải mái cùng làm ngay trong vòng 30 giây. Tôi nghe chúng vừa đi vừa nói cười, tôi an tâm. Nhưng rồi có tiếng “rầm” như tiếng giậm chân. Tiếp theo là tiếng hét giận dữ… Tôi vẫn cố kiềm chế.
Những ngày khác, tôi luôn phải vừa lên xuống cầu thang 3 lần vừa la hét các con. Nhưng hôm nay tôi đứng im, hít thở sâu, và cố gắng im lặng vài phút. Tôi ngạc nhiên thấy chúng hết đánh nhau mà không cần tôi can thiệp. Tôi thở phào và thấy thật nhẹ mình!
Bằng cách không nói gì, tôi tránh la rầy các con suốt ngày hôm đó. Nhưng chiến lược này không tác dụng cả tuần. Có cách nào áp dụng “kỷ luật thép” mà vẫn ôn hòa và hiệu quả? Hãy cương quyết. Cương quyết khác với nóng giận và la hét.
ĐIỀM TĨNH và DỊU DÀNG
Dự định của tôi là tôi sẽ không xen vào khi các con tranh chấp với nhau, mỗi lần tôi muốn la hét thì tôi sẽ cố gắng im lặng. Đứa con lớn nhất nói lớn khi ngồi ăn sáng: “Câm miệng!”. Thằng em “gầm” lên: “Anh câm miệng thì có”. Những từ này bị cấm trong gia đình, nhưng tôi vẫn thấy “nóng”. Rồi tôi cố kiềm chế và nhủ thầm rằng chúng phải có tự do phát triển cá tính. Tôi nói: “Không được nói nhau như vậy. Lần sau ai nói từ ‘câm miệng’ thì phải phạt hít đất 10 lần”. Chúng đồng ý, có lẽ do tôi không la hét để bắt buộc chúng.
Chỉ có quân đội mới ra lệnh buộc phải thi hành. Đứa con gái 2 tuổi của tôi nói: “Ai nói vậy phải hít đất 10 lần hả mẹ?”. Mấy mẹ con lần lượt nhìn nhau. Buổi trưa, cu Bi nói “câm miệng” với cu Bo, tôi bắt nó hít đất như quy ước nhưng nó không nghe. Và tôi đã la rầy nó!
Tối hôm đó, chồng tôi về hỏi: “Kinh nghiệm của em thế nào?”. Tôi nói: “Trưa nay em có la cu Bi nhưng nó không nghe em”. Anh nhẹ nhàng nói: “Được rồi, nó không hít đất 10 lần, nhưng em làm vậy là ngớ ngẩn. Anh muốn nói là nó chưa làm gì quá đáng”.
Chồng tôi nói đúng. Muốn không la hét tôi cần học cách từ bỏ, điềm tĩnh và dịu dàng.
ĐỪNG CĂNG THẲNG
Tôi đưa các con đi ăn tối với chị bạn và các con của chị. Tất cả là 9 người. Mấy đứa trẻ nói chuyện to tiếng, rất ồn ào, người phụ nữ ở bàn bên liếc mắt nhìn tỏ vẻ khó chịu. Tôi muốn nói rằng nếu muốn yên tĩnh thì đừng có con, và đừng đi ăn vào giờ chiều tối như vậy. Nhưng tôi thông cảm với phụ nữ kia, có lẽ chị ấy không có con nên khó thông cảm. Tôi nói lũ trẻ bớt cao độ để không gây ồn ào nơi công cộng.
Nhngư chỉ được một lúc, chúng lại nhao nhao lên. Trẻ con luôn hiếu động, chúng chịu ngồi im thì cha mẹ nên lo thì đúng hơn. Tôi lại nói chúng cố gắng nói đủ nghe, đừng nói to quá.
Tôi giải thích với chúng: “Cô kia nhìn các con đó”. Cu Bi hỏi: “Thật không mẹ? Con không để ý”. Tôi nói: “Các con vừa ăn vừa nói chuyện, nhưng nói đủ nghe thôi nha”. Cu Bo hỏi: “Sao vậy mẹ?”. Chị bạn nói: “Chúng không có gì ghê gớm đâu. Chúng còn con nít mà. Con nít thì phải vậy thôi”.
Chị bạn có quan điểm của chị. Tôi muốn dạy các con tôi tôn trọng ý người lạ. Nếu cách cư xử của chúng làm phiền bất kỳ ai trong nhà hàng này thì người phụ nữ kia mới thực sự là vấn đề.
Quả thật, không nên quá quan trọng hóa vấn đề và đừng quá căng thẳng! Nhờ đó bạn dễ thông cảm với trẻ và không tức giận với chúng.
Văn Hóa
Mừng Năm Mới
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
09:55 30/12/2010
Năm cũ qua trong tình thương Chúa cả
Mới hồn ta trước ngưỡng cửa thời gian
Mừng Tân Mão ngày hồng phúc sang trang
Giáo đường vui ngân hồi chuông chan chứa
Hội tưng bừng hòa ca bên ánh lửa
Mừng trao nhau khúc hát ngày thanh xuân
Quê Mẹ đó dù chưa hết lầm than
Hương hy vọng đã tỏa lan khắp cõi
Việt siêu lắm dòng máu hồng vô tội
Nam Bắc hòa chung mong đợi khang ninh
Nở thắm tươi trên nẻo tối trường chinh
Hoa Công Lý in dấu hình Thánh giá
Sự đời dù đã bao phen giả trá
Thật sáng trong không mờ khuất Tâm Nhân !
Công Bình sẽ ngự trị giữa muôn dân
Lý tà gian sẽ quỵ hàng chính nghĩa
Hòa nhịp chân trên hành trình dâu bể
Bình Yên Vĩnh Hằng bến đợi đời ta
Yêu xả kỷ, yêu độ lượng, thứ tha
Thương trao nhau như báu quà Năm Mới !!!
Mới hồn ta trước ngưỡng cửa thời gian
Mừng Tân Mão ngày hồng phúc sang trang
Giáo đường vui ngân hồi chuông chan chứa
Hội tưng bừng hòa ca bên ánh lửa
Mừng trao nhau khúc hát ngày thanh xuân
Quê Mẹ đó dù chưa hết lầm than
Hương hy vọng đã tỏa lan khắp cõi
Việt siêu lắm dòng máu hồng vô tội
Nam Bắc hòa chung mong đợi khang ninh
Nở thắm tươi trên nẻo tối trường chinh
Hoa Công Lý in dấu hình Thánh giá
Sự đời dù đã bao phen giả trá
Thật sáng trong không mờ khuất Tâm Nhân !
Công Bình sẽ ngự trị giữa muôn dân
Lý tà gian sẽ quỵ hàng chính nghĩa
Hòa nhịp chân trên hành trình dâu bể
Bình Yên Vĩnh Hằng bến đợi đời ta
Yêu xả kỷ, yêu độ lượng, thứ tha
Thương trao nhau như báu quà Năm Mới !!!
Tôma Aquinô, tiến sĩ
Trầm Thiên Thu
10:36 30/12/2010
Tôma Aquinô
Xuất thân từ quý tộc
Nhưng quyết tâm từ khước
Mọi phú quý, vinh hoa
Tôma Aquinô
Một lòng đi theo Chúa
Dù mưu mô kỹ nữ
Ngài vẫn không xiêu lòng
Ngài thông minh khác thuờng
Chống giáo thuyết Manich
Cả Averroist
Vì yêu Chúa thiết tha
Tôma Aquinô
Luôn suy tư, trầm mặc
Người đời không thể biết
Gọi ngài là “bò câm”
Nhưng theo dòng thời gian
“Con bò câm” ấy rống
Cả thế giới biết tiếng
Thần học gia Tôma
Công ngài thật lớn to
Bộ Tổng luận Thần học
Mà chính ngài đã viết
Thật kỳ diệu vô song
Giáo hội đã vinh tôn
Tôma là Tiến sĩ
Đức tin và Chân lý
Ngài bảo vệ không ngừng
Là Tiến sĩ Thiên thần
Vì Tôma khiết tịnh
Mọi người đều tôn kính
Con người của Phúc âm
Xin Tôma bổn mạng
Giúp con sống tin yêu
Quyết một lòng vì Chúa
Dù nguy khó không nao.
Xuất thân từ quý tộc
Nhưng quyết tâm từ khước
Mọi phú quý, vinh hoa
Tôma Aquinô
Một lòng đi theo Chúa
Dù mưu mô kỹ nữ
Ngài vẫn không xiêu lòng
Ngài thông minh khác thuờng
Chống giáo thuyết Manich
Cả Averroist
Vì yêu Chúa thiết tha
Tôma Aquinô
Luôn suy tư, trầm mặc
Người đời không thể biết
Gọi ngài là “bò câm”
Nhưng theo dòng thời gian
“Con bò câm” ấy rống
Cả thế giới biết tiếng
Thần học gia Tôma
Công ngài thật lớn to
Bộ Tổng luận Thần học
Mà chính ngài đã viết
Thật kỳ diệu vô song
Giáo hội đã vinh tôn
Tôma là Tiến sĩ
Đức tin và Chân lý
Ngài bảo vệ không ngừng
Là Tiến sĩ Thiên thần
Vì Tôma khiết tịnh
Mọi người đều tôn kính
Con người của Phúc âm
Xin Tôma bổn mạng
Giúp con sống tin yêu
Quyết một lòng vì Chúa
Dù nguy khó không nao.
Bước theo Ba Vua
Trầm Thiên Thu
10:37 30/12/2010
Ba Vua tìm Chúa giáng trần
Đường xa cách trở không ngần ngại chi
Dù mưu ác Hê-rô-đê
Cũng không cản bước Ba Vua lên đường
Có ngôi sao sáng vô thường
Đưa lối dẫn đường chẳng sợ lạc đâu
Đến nơi hang đá thẳm sâu
Lòng đầy thành tín mến yêu bước vào
Ô kìa Con Chúa chí cao
Nằm bên Cha Mẹ đáng yêu quá chừng
Đây vàng, mộc dược, nhũ hương
Ba Vua dâng tiến, cõi lòng hân hoan
Riêng con chẳng có chi hơn
Niềm tin-cậy-mến dẫu còn mong manh
Nhưng con tha thiết chân thành
Dâng lên Chúa cả tâm tình con đây
Nguyện xin Thiên Chúa Ngôi Hai
Ra tay tế độ chuỗi ngày-tháng-con
Vì đường đời lắm gian truân
Làm sao sống nếu thiếu Ơn Chúa Trời
Như Ba Vua vẫn tìm hoài
Mong được gặp Ngài, hạnh phúc đời con
Đường xa cách trở không ngần ngại chi
Dù mưu ác Hê-rô-đê
Cũng không cản bước Ba Vua lên đường
Có ngôi sao sáng vô thường
Đưa lối dẫn đường chẳng sợ lạc đâu
Đến nơi hang đá thẳm sâu
Lòng đầy thành tín mến yêu bước vào
Ô kìa Con Chúa chí cao
Nằm bên Cha Mẹ đáng yêu quá chừng
Đây vàng, mộc dược, nhũ hương
Ba Vua dâng tiến, cõi lòng hân hoan
Riêng con chẳng có chi hơn
Niềm tin-cậy-mến dẫu còn mong manh
Nhưng con tha thiết chân thành
Dâng lên Chúa cả tâm tình con đây
Nguyện xin Thiên Chúa Ngôi Hai
Ra tay tế độ chuỗi ngày-tháng-con
Vì đường đời lắm gian truân
Làm sao sống nếu thiếu Ơn Chúa Trời
Như Ba Vua vẫn tìm hoài
Mong được gặp Ngài, hạnh phúc đời con
Hướng về La Vang
Trầm Thiên Thu
10:37 30/12/2010
Linh thiêng Thánh địa La Vang
Mà con chưa được một lần đến nơi
Ngắm nhìn trùng điệp núi đồi
Cảm nhận đất trời Thánh địa La Vang
Ngắm nhìn Nhan Mẹ tỏ tường
Lâm râm cầu nguyện và dâng nỗi niềm
Nay con chỉ biết thành tâm
Chung lời hợp ý ngày đêm hướng về
Con là kẻ ở miền xa
Luân lạc bước về Thánh địa linh thiêng
Cúi xin Thánh Mẫu La Vang
Cầu thay nguyện giúp con hoang nơi này.
Mà con chưa được một lần đến nơi
Ngắm nhìn trùng điệp núi đồi
Cảm nhận đất trời Thánh địa La Vang
Ngắm nhìn Nhan Mẹ tỏ tường
Lâm râm cầu nguyện và dâng nỗi niềm
Nay con chỉ biết thành tâm
Chung lời hợp ý ngày đêm hướng về
Con là kẻ ở miền xa
Luân lạc bước về Thánh địa linh thiêng
Cúi xin Thánh Mẫu La Vang
Cầu thay nguyện giúp con hoang nơi này.
Nhạc Phẩm Mẹ La Vang - Mẹ Bình An của Phạm Trung
Trung Phạm
11:58 30/12/2010
Xin bấm vào đây để nghe Nhạc Phẩm Mẹ La Vang - Mẹ Bình An của Phạm Trung
Cung Chúc Tân Xuân
Trâm Thiên Thu
20:12 30/12/2010
Chào mùa Xuân tươi thắm
Như những cánh mai vàng
Cõi lòng thêm say đắm
Bao nhiêu ước mơ hồng
Chúc mọi người thêm tuổi
Thêm thánh thiện, khôn ngoan
Chúc Năm Mới thêm… MỚI
Tin yêu Chúa thành tâm
Mừng mùa Xuân tuyệt mỹ
Là Mùa Xuân Thánh Ân
Chúc mọi người vững chí
Theo Chúa trọn đường trần
Vui đón mùa Xuân mới
Đừng quên những người nghèo
Mở rộng lòng nhân ái
Cũng rộng tay thương yêu
Trái tim Xuân rạo rực
Nhịp thánh thiện rung lên
Như vần thơ, điệu nhạc
Cùng cung chúc tân Xuân
Giao thừa 2011
Như những cánh mai vàng
Cõi lòng thêm say đắm
Bao nhiêu ước mơ hồng
Chúc mọi người thêm tuổi
Thêm thánh thiện, khôn ngoan
Chúc Năm Mới thêm… MỚI
Tin yêu Chúa thành tâm
Mừng mùa Xuân tuyệt mỹ
Là Mùa Xuân Thánh Ân
Chúc mọi người vững chí
Theo Chúa trọn đường trần
Vui đón mùa Xuân mới
Đừng quên những người nghèo
Mở rộng lòng nhân ái
Cũng rộng tay thương yêu
Trái tim Xuân rạo rực
Nhịp thánh thiện rung lên
Như vần thơ, điệu nhạc
Cùng cung chúc tân Xuân
Giao thừa 2011
Khắc Khoải
Hiền Lâm
20:24 30/12/2010
(xem phim Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung)
Chàng Hư Trúc trẩy hội về Tây Hạ.
Dự tiệc vua: tìm phò mã nối ngôi.
Chàng cứ ngỡ cùng Tam Đệ vui chơi.
Có ngờ đâu gặp “Mộng Cô” ngày ấy.
Cuộc thi không như mọi người thường thấy.
Không cầm, kỳ, thi, họa … nghiệp văn chương.
Không so kè tỉ thí … tài võ công.
Mà chỉ thấy có 3 câu chất vấn:
.
Câu hỏi 1: ở chốn nào vui nhất.
Câu hỏi 2: tên gọi của người yêu.
Câu hỏi 3 như tóm cả 3 điều
Là phẩm hạnh người yêu: hay hay dở ?
Hư Trúc từng một mình ôm nhưng nhớ.
Một “bông hồng” trong hang động tối u.
Không biết tên, chỉ tạm gọi “mộng cô”.
Mà nhọc công kiếm tìm không biết mỏi.
Bạn cũng thế cất bước theo tiếng gọi.
Yêu một người trong sâu thẳm con tim.
Một người… bạn vẫn cứ mãi đi tìm.
Dù chưa thấy cách nhãn tiền dung mạo.
Chữ yêu đương sao nhiệm mầu khó thấu ?
Si vì tình, ngọt ngào cả nỗi đau.
Đến quên đi bao mộng đẹp tươi màu.
Mặc trần gian chê cười… không nao núng.
Ba vấn nạn vang mãi trong cuộc sống.
Xin trả lời bằng thực nghiệm bản thân.
Chuyện tình yêu nên xe duyên sắt cầm.
Yêu… nên một… trao ban tình bất tuyệt.
Chọn niềm vui ẩn mình trong cầu nguyện
Chọn người tình có tên gọi: Giêsu.
Một người tình: nguyên thuỷ đến thiên thu.
Phẩm hạnh Ngài, ôi vô song tuyệt mỹ.
Như Hư Trúc dốc toàn tâm toàn ý.
Giã từ cả quyền Động Chủ Tiên Sơn.
Để đi tìm nửa kia của tâm hồn.
Đành bỏ lại cả “đoàn binh nữ hiệp”
Bạn cũng thế với con tim nhiệt huyết.
Yêu Giê su, xin gửi lại tình xưa.
Ba lời khấn ràng buộc đến thiên thu.
Cùng Giêsu, một mối tình son sắt.
Thân tặng những ai sống đời thánh hiến !
Chàng Hư Trúc trẩy hội về Tây Hạ.
Dự tiệc vua: tìm phò mã nối ngôi.
Chàng cứ ngỡ cùng Tam Đệ vui chơi.
Có ngờ đâu gặp “Mộng Cô” ngày ấy.
Cuộc thi không như mọi người thường thấy.
Không cầm, kỳ, thi, họa … nghiệp văn chương.
Không so kè tỉ thí … tài võ công.
Mà chỉ thấy có 3 câu chất vấn:
.
Câu hỏi 1: ở chốn nào vui nhất.
Câu hỏi 2: tên gọi của người yêu.
Câu hỏi 3 như tóm cả 3 điều
Là phẩm hạnh người yêu: hay hay dở ?
Hư Trúc từng một mình ôm nhưng nhớ.
Một “bông hồng” trong hang động tối u.
Không biết tên, chỉ tạm gọi “mộng cô”.
Mà nhọc công kiếm tìm không biết mỏi.
Bạn cũng thế cất bước theo tiếng gọi.
Yêu một người trong sâu thẳm con tim.
Một người… bạn vẫn cứ mãi đi tìm.
Dù chưa thấy cách nhãn tiền dung mạo.
Chữ yêu đương sao nhiệm mầu khó thấu ?
Si vì tình, ngọt ngào cả nỗi đau.
Đến quên đi bao mộng đẹp tươi màu.
Mặc trần gian chê cười… không nao núng.
Ba vấn nạn vang mãi trong cuộc sống.
Xin trả lời bằng thực nghiệm bản thân.
Chuyện tình yêu nên xe duyên sắt cầm.
Yêu… nên một… trao ban tình bất tuyệt.
Chọn niềm vui ẩn mình trong cầu nguyện
Chọn người tình có tên gọi: Giêsu.
Một người tình: nguyên thuỷ đến thiên thu.
Phẩm hạnh Ngài, ôi vô song tuyệt mỹ.
Như Hư Trúc dốc toàn tâm toàn ý.
Giã từ cả quyền Động Chủ Tiên Sơn.
Để đi tìm nửa kia của tâm hồn.
Đành bỏ lại cả “đoàn binh nữ hiệp”
Bạn cũng thế với con tim nhiệt huyết.
Yêu Giê su, xin gửi lại tình xưa.
Ba lời khấn ràng buộc đến thiên thu.
Cùng Giêsu, một mối tình son sắt.
Thân tặng những ai sống đời thánh hiến !
Hãy đứng yên!
Trầm Thiên Thu
20:36 30/12/2010
Bạn đã có những ngày mà con cái làm cho bạn mệt mỏi? Là mẹ của bốn đứa con, có nhiều ngày tôi nghĩ tôi không thể xử lý được gì. Trong vòng một tháng, tôi phải đưa hai đứa con tới bác sĩ – một đứa bị vật vô tai và một đứa bị viêm tai. Tuần trước đó, tôi có một đứa con bị nhiễm trùng bàng quang và phải hẹn bác sĩ lần thứ tư mới khám được. Không có thần dược cho người mẹ kiệt sức. Tôi thèm có những giây phút yên tĩnh.
Một buổi tối sau khi chồng tôi đi làm về, tôi nói với anh rằng tôi rất cần đi ra xa một chút. Thấy có trăng, anh cùng tôi đi và để tôi một mình trên bãi biển.
Biển Florida thật đẹp. Tôi bước đi trên cát và cảm thấy như một kỳ nghỉ đột xuất. Tôi lên một ngọn đồi, đủ để nhìn ngắm những con sóng nhưng cũng đủ xa để không bị ướt. Rồi tôi để Thiên Chúa hành động. Tôi tâm sự với Ngài về ngày tháng khủng khiếp của tôi. Tôi nói với Ngài rằng như vậy là bất công. Rồi đột nhiên một câu Kinh thánh nảy ra trong đầu tôi: “Hãy đứng yên, và hãy biết Ta đây là Thiên Chúa…” (Tv 46:11). Tôi nói: “Vâng, con đang đứng yên và biết Ngài là Thiên Chúa”.
Tôi ngồi vòng tay ôm hai chân và nhìn những con sóng. Tôi cảm thấy thoải mái khi nhìn những con sóng lên xuống. Tôi từ từ nới lỏng cơ bắp và đầu óc. Tôi nhắm mắt và thư giãn. Lúc đó tôi nghe sóng vỗ như thể sắp làm tôi ướt. Tôi mở mắt nhìn chân. Ngay lúc đó Thiên Chúa nói với tôi: “Michelle, con không tin Ta”. Tôi nghĩ: “Sao vậy nhỉ?”. Tôi lại nhắm mắt và cố gắng không nghĩ vớ vẩn. Tôi nghe tiếng sóng khác và lại mở mắt ra, vì sợ mình bị ướt. Thiên Chúa nói với tôi lần thứ hai: “Này, con không tin Ta”.
Đúng như tính bướng bỉnh của tôi, tôi nói với Chúa rằng đó chỉ là con sóng ngu xuẩn. Ngài cho tôi biết rằng không phải vậy.
Tôi nhắm mắt lại. Thiên Chúa bảo tôi lắng nghe những tiếng sóng. Khi tôi nghe được những tiếng bong bóng của sóng ở gần tôi thì tôi cứ nhắm mắt, cố gắng không lén hé mở mắt. Con sóng khác dâng lên, và tôi thư giãn. Mỗi con sóng đến và đi mà không chạm vào tôi, Thiên Chúa bắt đầu nói trong tâm hồn tôi.
Thường thường, cuộc sống có thể quá bận rộn đến nỗi chúng ta quên dành cho mình những giây phút tĩnh lặng. Công việc bù đầu khiến chúng ta cảm thấy thất vọng và lo lắng. Hôm đó, tôi đi dạo trên bãi biển và nhận biết rằng Thiên Chúa sẽ trợ giúp người mẹ lo âu và mệt mỏi như tôi. Không thể tránh những con sóng đời, nhưng nếu tôi vẫn đứng im trước Ngài, Ngài sẽ không cho chúng làm hại tôi.
(Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul: Devotional Stories for Mothers)
Một buổi tối sau khi chồng tôi đi làm về, tôi nói với anh rằng tôi rất cần đi ra xa một chút. Thấy có trăng, anh cùng tôi đi và để tôi một mình trên bãi biển.
Biển Florida thật đẹp. Tôi bước đi trên cát và cảm thấy như một kỳ nghỉ đột xuất. Tôi lên một ngọn đồi, đủ để nhìn ngắm những con sóng nhưng cũng đủ xa để không bị ướt. Rồi tôi để Thiên Chúa hành động. Tôi tâm sự với Ngài về ngày tháng khủng khiếp của tôi. Tôi nói với Ngài rằng như vậy là bất công. Rồi đột nhiên một câu Kinh thánh nảy ra trong đầu tôi: “Hãy đứng yên, và hãy biết Ta đây là Thiên Chúa…” (Tv 46:11). Tôi nói: “Vâng, con đang đứng yên và biết Ngài là Thiên Chúa”.
Tôi ngồi vòng tay ôm hai chân và nhìn những con sóng. Tôi cảm thấy thoải mái khi nhìn những con sóng lên xuống. Tôi từ từ nới lỏng cơ bắp và đầu óc. Tôi nhắm mắt và thư giãn. Lúc đó tôi nghe sóng vỗ như thể sắp làm tôi ướt. Tôi mở mắt nhìn chân. Ngay lúc đó Thiên Chúa nói với tôi: “Michelle, con không tin Ta”. Tôi nghĩ: “Sao vậy nhỉ?”. Tôi lại nhắm mắt và cố gắng không nghĩ vớ vẩn. Tôi nghe tiếng sóng khác và lại mở mắt ra, vì sợ mình bị ướt. Thiên Chúa nói với tôi lần thứ hai: “Này, con không tin Ta”.
Đúng như tính bướng bỉnh của tôi, tôi nói với Chúa rằng đó chỉ là con sóng ngu xuẩn. Ngài cho tôi biết rằng không phải vậy.
Tôi nhắm mắt lại. Thiên Chúa bảo tôi lắng nghe những tiếng sóng. Khi tôi nghe được những tiếng bong bóng của sóng ở gần tôi thì tôi cứ nhắm mắt, cố gắng không lén hé mở mắt. Con sóng khác dâng lên, và tôi thư giãn. Mỗi con sóng đến và đi mà không chạm vào tôi, Thiên Chúa bắt đầu nói trong tâm hồn tôi.
Thường thường, cuộc sống có thể quá bận rộn đến nỗi chúng ta quên dành cho mình những giây phút tĩnh lặng. Công việc bù đầu khiến chúng ta cảm thấy thất vọng và lo lắng. Hôm đó, tôi đi dạo trên bãi biển và nhận biết rằng Thiên Chúa sẽ trợ giúp người mẹ lo âu và mệt mỏi như tôi. Không thể tránh những con sóng đời, nhưng nếu tôi vẫn đứng im trước Ngài, Ngài sẽ không cho chúng làm hại tôi.
(Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul: Devotional Stories for Mothers)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Đông - Early Winter.
Richard Drysdale
22:07 30/12/2010
CHỚM ĐÔNG – Early Winter.
Ảnh của Richard Drysdale
Bụi tuyết còn bay trắng cánh đồng
Nhẹ nhàng rơi rớt tựa ngàn bông
Ra sân cạo tuyết hồn mơ mãi
Tuyết đậu trên đầu những sáng đông.
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)
Snow is falling
Go look outside
Snow is falling
The old landscape it hide
Snow is falling
What a beautiful sight
Snow is falling
It sparkles in the light…
(Micron )
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Richard Drysdale
Bụi tuyết còn bay trắng cánh đồng
Nhẹ nhàng rơi rớt tựa ngàn bông
Ra sân cạo tuyết hồn mơ mãi
Tuyết đậu trên đầu những sáng đông.
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)
Snow is falling
Go look outside
Snow is falling
The old landscape it hide
Snow is falling
What a beautiful sight
Snow is falling
It sparkles in the light…
(Micron )
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền