Phụng Vụ - Mục Vụ
Cửa Thánh mở - Niềm vui Chúa ra đời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
00:21 23/12/2024
SUY NIỆM ĐÊM GIÁNG SINH
(Lc 2, 1-14)
Cửa Thánh mở - Niềm vui Chúa ra đời
Đêm nay là đêm vui nhất không chỉ riêng Giáo Hội Công Giáo mà còn cho toàn thể : nhân loại. Đêm nay thật linh thiêng, vì có tin từ Trời xuống lúc nửa đêm cho các mục đồng : “Đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân : Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi” (Lc 2,12). Đêm nay Giáo hội lặp lại lời Sứ Thần loan toàn cho thể nhân loại, cho mọi người và từng người ở thời đại chúng ta.
Tin mừng Chúa Cứu Thế giáng sinh
Lời của Sứ Thần báo cho các mục đồng tuy xa xưa những vẫn luôn mới mẻ trong đêm nay, làm chúng ta sống lại bầu khí linh thiêng của Ðêm Thánh, Ðêm mà cách đây 2024 năm tại Bêlem, Con Thiên Chúa vì yêu thương nhân loại đã thân hành xuống thế, giáng sinh làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, và cư ngụ giữa chúng ta. Đây là cuộc hòa mình của Thiên Chúa vào trong lịch sử nhân loại : “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên” (Tv 84, 11).
“Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. Đại tin vui được loan báo vang vọng trong đêm đen. Làm sao không mừng được, bởi vì Hài Nhì giáng sinh làm người là một Quà Tặng được Thiên Chúa Cha gửi trực tiếp đến cho các mục đồng trong cánh đồng Belem, cho dân vùng Giuđa lẫn vua Hêrôđê, cho các nhà đạo sĩ từ phương xa vất vả tìm đến, cho Mẹ Maria, Thánh Giuse và cho thế giới. Thiên Chúa đang trực tiếp chỉ tay vào mỗi người chúng ta và nói với chúng ta : Hài Nhi Giêsu là Quà Tặng cho con đó.
Tin mừng Chúa sinh ra đời là tin vui trọng đại cho toàn thế giới, niềm vui ấy là chính Chúa Giêsu, “Một Hài Nhi đã sinh ra cho chung ta” (). Nhân loại đón nhận niềm vui Giêsu mà Chúa Cha ban tặng: “Nào chúng ta hãy đến Belem” để đón lấy Hài Nhi Giêsu, Đấng Cứu Thế. Người là Qùa Tặng của Cha trên trời gửi tặng mỗi chúng ta trong hoàn cảnh của mình.
Mừng vì Cửa Năm Thánh mở ra
Việc mở Cửa Năm Thánh vào ngày trước Lễ Đêm Giáng sinh cho thấy Năm Thánh là một trong những khoảnh khắc quan trọng, tượng trưng cho một con đường, một sự canh tâm thiêng liêng, và lời mời gọi đón nhận cuộc sống mới được ban cho chúng ta qua chiếm ngắm Hài Nhi, Con Thiên Chúa xuống thế làm người.
Quả thật, Chúa Giêsu sinh xuống làm người để đưa con người ra khỏi bóng đêm tội lỗi. Giải thoát con người khỏi mọi hình thức nô lệ, mở mắt cho người mù, giải phóng những người bị áp bức (x. Lc 4,18-19). Sứ vụ Cứu Thế của Người đã mở rộng ý nghĩa Năm Toàn xá giải quyết mọi hình thức áp bức con người, trở thành một dịp ân sủng để giải thoát những ai đang bị giam cầm của tội lỗi, cam chịu và tuyệt vọng. Năm Thánh là lời mời gọi chữa lành khỏi cái mù nội tâm ngăn cản chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa và người khác, giúp chúng ta những Người Hành Hương Hy Vọng, gặp gỡ Chúa, trong hy vọng chứa chan.
Đối diện với những điều không chắc chắn của cuộc sống, con người khao khát vượt qua sự ngờ vực, hoài nghi và tuyệt vọng. Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta, đáp lại nỗi khao khát nội tâm này, mời gọi chúng ta tái khám phá niềm vui có Chúa ở cùng. Cuộc gặp gỡ này đổi mới chính cuộc sống. “Có thể thấy rõ rằng đời sống Kitô hữu là một con đường cần những khoảnh khắc mạnh mẽ để nuôi dưỡng và củng cố niềm hy vọng như người bạn đồng hành không thể thay thế, cho ta thoáng thấy mục tiêu là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu” (Hy vọng không làm thất vọng, n. 5).
Bước vào Năm Thánh với niềm hy vọng
Cửa Năm Thánh lệ thường đã mở với chủ đề : “Những Người Hành Hương Hy Vọng”. Chúa Cha đã yêu thương nhân loại đến nỗi trao tặng Người Con Một, Người Con ấy là Ân Sủng của Thiên Chúa, là Tình Yêu đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người (x. Tt 2, 11 ), là Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta. Cuộc giáng sinh diệu kỳ của Con Một Chúa đã đánh dấu bước điểm khởi đầu mới của lịch sử.
Trong đêm cực thánh này, Chúa Kitô đã từ trời cao sinh xuống giữa chúng ta. Ngôi Lời nằm khóc trong máng cỏ, được gọi là Giêsu, nghĩa là Thiên Chúa cứu độ “bởi vì Người sẽ cứu dân Người khỏi mọi tội lỗi” (Mt 1,21). Quả thật, khi chiêm ngắm liên lỉ dung mạo của Chúa Giêsu, chúng ta khám phá được rằng, tình yêu của Thiên Chúa là chung kết và tối thượng, nghĩa là ở ngay từ một Hài Nhi bé bỏng đã mang đến cho chúng ta một tình yêu không bao giờ vơi cạn, khi chấp nhận bước vào cuộc đời này trong một thân phận không thể thấp hèn hơn được nữa, để những ai trong Đêm Giang Sinh dù không có một mái nhà, dù đang đau khổ vì tình yêu bị phản bội, khổ đau vì bị con cái hắt hủi thì nhìn vào mái ấm gia đình ở nơi hang đá vẫn cảm thấy trong cuộc đời này có ai đó đồng cảm và thông cảm được với mình.
Lạy Chúa Hài Nhi, Tình Yêu của Chúa Cha, Hoàng tử của Hòa Bình, Ðấng Cứu Chuộc, đã giáng sinh vì chúng con. Trong giai đoạn đầu của Năm Thánh chúng con vừa bước vào, xin Chúa hãy đổ trên chúng con Thánh Thần của Chúa, ngõ hầu ân sủng của Mầu Nhiệm Nhập Thể khơi dậy nơi mỗi tín hữu niềm hy vọng, tích cực dấn thân sống quảng đại hơn, phù hợp với sự sống mới do bí tích Rửa tội trao ban. Xin hãy đồng hành với Giáo hội Chúa trên con đường đang mở ra dẫn đưa Giáo hội bước đi trong Năm Thánh! Amen.
(Lc 2, 1-14)
Cửa Thánh mở - Niềm vui Chúa ra đời
Đêm nay là đêm vui nhất không chỉ riêng Giáo Hội Công Giáo mà còn cho toàn thể : nhân loại. Đêm nay thật linh thiêng, vì có tin từ Trời xuống lúc nửa đêm cho các mục đồng : “Đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân : Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi” (Lc 2,12). Đêm nay Giáo hội lặp lại lời Sứ Thần loan toàn cho thể nhân loại, cho mọi người và từng người ở thời đại chúng ta.
Tin mừng Chúa Cứu Thế giáng sinh
Lời của Sứ Thần báo cho các mục đồng tuy xa xưa những vẫn luôn mới mẻ trong đêm nay, làm chúng ta sống lại bầu khí linh thiêng của Ðêm Thánh, Ðêm mà cách đây 2024 năm tại Bêlem, Con Thiên Chúa vì yêu thương nhân loại đã thân hành xuống thế, giáng sinh làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, và cư ngụ giữa chúng ta. Đây là cuộc hòa mình của Thiên Chúa vào trong lịch sử nhân loại : “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên” (Tv 84, 11).
“Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. Đại tin vui được loan báo vang vọng trong đêm đen. Làm sao không mừng được, bởi vì Hài Nhì giáng sinh làm người là một Quà Tặng được Thiên Chúa Cha gửi trực tiếp đến cho các mục đồng trong cánh đồng Belem, cho dân vùng Giuđa lẫn vua Hêrôđê, cho các nhà đạo sĩ từ phương xa vất vả tìm đến, cho Mẹ Maria, Thánh Giuse và cho thế giới. Thiên Chúa đang trực tiếp chỉ tay vào mỗi người chúng ta và nói với chúng ta : Hài Nhi Giêsu là Quà Tặng cho con đó.
Tin mừng Chúa sinh ra đời là tin vui trọng đại cho toàn thế giới, niềm vui ấy là chính Chúa Giêsu, “Một Hài Nhi đã sinh ra cho chung ta” (). Nhân loại đón nhận niềm vui Giêsu mà Chúa Cha ban tặng: “Nào chúng ta hãy đến Belem” để đón lấy Hài Nhi Giêsu, Đấng Cứu Thế. Người là Qùa Tặng của Cha trên trời gửi tặng mỗi chúng ta trong hoàn cảnh của mình.
Mừng vì Cửa Năm Thánh mở ra
Việc mở Cửa Năm Thánh vào ngày trước Lễ Đêm Giáng sinh cho thấy Năm Thánh là một trong những khoảnh khắc quan trọng, tượng trưng cho một con đường, một sự canh tâm thiêng liêng, và lời mời gọi đón nhận cuộc sống mới được ban cho chúng ta qua chiếm ngắm Hài Nhi, Con Thiên Chúa xuống thế làm người.
Quả thật, Chúa Giêsu sinh xuống làm người để đưa con người ra khỏi bóng đêm tội lỗi. Giải thoát con người khỏi mọi hình thức nô lệ, mở mắt cho người mù, giải phóng những người bị áp bức (x. Lc 4,18-19). Sứ vụ Cứu Thế của Người đã mở rộng ý nghĩa Năm Toàn xá giải quyết mọi hình thức áp bức con người, trở thành một dịp ân sủng để giải thoát những ai đang bị giam cầm của tội lỗi, cam chịu và tuyệt vọng. Năm Thánh là lời mời gọi chữa lành khỏi cái mù nội tâm ngăn cản chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa và người khác, giúp chúng ta những Người Hành Hương Hy Vọng, gặp gỡ Chúa, trong hy vọng chứa chan.
Đối diện với những điều không chắc chắn của cuộc sống, con người khao khát vượt qua sự ngờ vực, hoài nghi và tuyệt vọng. Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta, đáp lại nỗi khao khát nội tâm này, mời gọi chúng ta tái khám phá niềm vui có Chúa ở cùng. Cuộc gặp gỡ này đổi mới chính cuộc sống. “Có thể thấy rõ rằng đời sống Kitô hữu là một con đường cần những khoảnh khắc mạnh mẽ để nuôi dưỡng và củng cố niềm hy vọng như người bạn đồng hành không thể thay thế, cho ta thoáng thấy mục tiêu là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu” (Hy vọng không làm thất vọng, n. 5).
Bước vào Năm Thánh với niềm hy vọng
Cửa Năm Thánh lệ thường đã mở với chủ đề : “Những Người Hành Hương Hy Vọng”. Chúa Cha đã yêu thương nhân loại đến nỗi trao tặng Người Con Một, Người Con ấy là Ân Sủng của Thiên Chúa, là Tình Yêu đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người (x. Tt 2, 11 ), là Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta. Cuộc giáng sinh diệu kỳ của Con Một Chúa đã đánh dấu bước điểm khởi đầu mới của lịch sử.
Trong đêm cực thánh này, Chúa Kitô đã từ trời cao sinh xuống giữa chúng ta. Ngôi Lời nằm khóc trong máng cỏ, được gọi là Giêsu, nghĩa là Thiên Chúa cứu độ “bởi vì Người sẽ cứu dân Người khỏi mọi tội lỗi” (Mt 1,21). Quả thật, khi chiêm ngắm liên lỉ dung mạo của Chúa Giêsu, chúng ta khám phá được rằng, tình yêu của Thiên Chúa là chung kết và tối thượng, nghĩa là ở ngay từ một Hài Nhi bé bỏng đã mang đến cho chúng ta một tình yêu không bao giờ vơi cạn, khi chấp nhận bước vào cuộc đời này trong một thân phận không thể thấp hèn hơn được nữa, để những ai trong Đêm Giang Sinh dù không có một mái nhà, dù đang đau khổ vì tình yêu bị phản bội, khổ đau vì bị con cái hắt hủi thì nhìn vào mái ấm gia đình ở nơi hang đá vẫn cảm thấy trong cuộc đời này có ai đó đồng cảm và thông cảm được với mình.
Lạy Chúa Hài Nhi, Tình Yêu của Chúa Cha, Hoàng tử của Hòa Bình, Ðấng Cứu Chuộc, đã giáng sinh vì chúng con. Trong giai đoạn đầu của Năm Thánh chúng con vừa bước vào, xin Chúa hãy đổ trên chúng con Thánh Thần của Chúa, ngõ hầu ân sủng của Mầu Nhiệm Nhập Thể khơi dậy nơi mỗi tín hữu niềm hy vọng, tích cực dấn thân sống quảng đại hơn, phù hợp với sự sống mới do bí tích Rửa tội trao ban. Xin hãy đồng hành với Giáo hội Chúa trên con đường đang mở ra dẫn đưa Giáo hội bước đi trong Năm Thánh! Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:32 23/12/2024
5. Lúc nào con nói đủ rồi thì lúc đó con sẽ bị thương vong.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:36 23/12/2024
21. NÓI ĐÙA QUÁ NHẠT
Có một quan chức văn võ trong mạc phủ tên là Vương Tượng ở Toàn Châu tỉnh Quảng Tây, sở trường là nói chuyện tiếu lâm.
Một hôm, các quan võ tập họp lại, xúi Vương Tượng nói chuyện tiếu, lại cố ý hạ thấp ông ta, vì xúi không được nên bình phẩm giá trị của ông ta:
- “Lời nói đùa này quá nhạt”, (ý nói là không có hứng thú.)
Vương Tượng liền nói:
“Sáng nay tôi nhìn thấy nơi cổng thành có một người gánh phân, vì không cẩn thận nên sẩy chân, một gánh phân rơi trên đất”.
Các võ quan nói:
- “Cũng là nhạt”.
Vương Tượng nói tiếp:
- “Các ông đều chưa nếm qua, sao lại biết là nhạt chứ?”
Mọi người cười hô hô.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 21:
Phê bình chỉ trích người khác là bệnh bất trị của con người, nhất là phê bình chỉ trích những người tài giỏi, nếu những người tài giỏi này là những người mà họ có thành kiến thì họ lại phê bình chỉ trích cách bạo hơn, nguyên nhân đơn giản là vì họ không có sự khiêm tốn mà lại có tình ghen ghét.
Bệnh chỉ trích bất trị này không chừa một ai, bởi vì ai cũng là con người nên ai cũng cảm thấy mình bị “xúc phạm” khi cái thằng cha nghèo kiết xác ấy bây giờ có con làm linh mục; càng cảm thấy mình bị “xúc phạm” hơn khi cái gia đình của con mẹ ấy không ra gì mà con cái đều học hành đến nơi đến chốn !? Thiên Chúa là tình yêu, mọi người Ki-tô hữu đều biết điều ấy, nhưng vì không đào sâu tình yêu của Thiên Chúa thể hiện trên mỗi tạo vật, nhất là trên mỗi một con người là hình ảnh của Ngài, nên có những người Ki-tô hữu cảm thấy bị “sốc” khi nghe tin người anh em này thành đạt, người chị em kia trở thành nổi tiếng...
Không ai đi nếm phân để coi nó mặn hay nhạt, thì cũng đừng ai phê bình chỉ trích đánh giá bề ngoài của một con người, vì như thế là bày tỏ chúng ta có một tâm hồn ích kỷ ghét ghen và kiêu ngạo, vì như thế chẳng khác chi là chưa nếm phân sao lại biết phân nhạt !?
Ai có tâm hồn biết phản tỉnh thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một quan chức văn võ trong mạc phủ tên là Vương Tượng ở Toàn Châu tỉnh Quảng Tây, sở trường là nói chuyện tiếu lâm.
Một hôm, các quan võ tập họp lại, xúi Vương Tượng nói chuyện tiếu, lại cố ý hạ thấp ông ta, vì xúi không được nên bình phẩm giá trị của ông ta:
- “Lời nói đùa này quá nhạt”, (ý nói là không có hứng thú.)
Vương Tượng liền nói:
“Sáng nay tôi nhìn thấy nơi cổng thành có một người gánh phân, vì không cẩn thận nên sẩy chân, một gánh phân rơi trên đất”.
Các võ quan nói:
- “Cũng là nhạt”.
Vương Tượng nói tiếp:
- “Các ông đều chưa nếm qua, sao lại biết là nhạt chứ?”
Mọi người cười hô hô.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 21:
Phê bình chỉ trích người khác là bệnh bất trị của con người, nhất là phê bình chỉ trích những người tài giỏi, nếu những người tài giỏi này là những người mà họ có thành kiến thì họ lại phê bình chỉ trích cách bạo hơn, nguyên nhân đơn giản là vì họ không có sự khiêm tốn mà lại có tình ghen ghét.
Bệnh chỉ trích bất trị này không chừa một ai, bởi vì ai cũng là con người nên ai cũng cảm thấy mình bị “xúc phạm” khi cái thằng cha nghèo kiết xác ấy bây giờ có con làm linh mục; càng cảm thấy mình bị “xúc phạm” hơn khi cái gia đình của con mẹ ấy không ra gì mà con cái đều học hành đến nơi đến chốn !? Thiên Chúa là tình yêu, mọi người Ki-tô hữu đều biết điều ấy, nhưng vì không đào sâu tình yêu của Thiên Chúa thể hiện trên mỗi tạo vật, nhất là trên mỗi một con người là hình ảnh của Ngài, nên có những người Ki-tô hữu cảm thấy bị “sốc” khi nghe tin người anh em này thành đạt, người chị em kia trở thành nổi tiếng...
Không ai đi nếm phân để coi nó mặn hay nhạt, thì cũng đừng ai phê bình chỉ trích đánh giá bề ngoài của một con người, vì như thế là bày tỏ chúng ta có một tâm hồn ích kỷ ghét ghen và kiêu ngạo, vì như thế chẳng khác chi là chưa nếm phân sao lại biết phân nhạt !?
Ai có tâm hồn biết phản tỉnh thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khuôn mặt Hài Nhi Giesu trong hang chuồng xúc vật.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
00:37 23/12/2024
Khuôn mặt Hài Nhi Giesu trong hang chuồng xúc vật.
Từ hơn 20 thế kỷ nay, hằng năm người Công giáo, và những tôn giáo tin vào Chúa Giêsu Kitô vào ngày 25.12. mừng sinh nhật Ngài là Đấng cứu thế, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người.
Theo phúc âm Thánh Luca thuật lại ( Lc 2,1/214) Chúa Giêsu Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh khó nghèo giữa cánh đồng ở Bethlehem. Và chỉ có các mục đồng là những người đầu tiên biết đến biến cố lịch sử thánh đức giữa hào quang ánh sáng của các Thiên Thần Chúa hiện đến báo tin cho: “ Các Bạn đừng sợ, đây ta mang đến cho các Bạn một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ.”
Trong đời sống đức tin xưa nay không biết bao nhiêu lần chúng ta đã mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh và đã nghe đọc đi đọc lại. Nhưng đã đón nhận tin mừng này như thế nào?
Tin mừng độc nhất này chúng ta đã nghe, đã đọc. Dẫu vậy nó không mấy lưu lại ở trong tai nghe, cùng cả trong trí óc. Vì tin mừng này là một tin mừng cho tâm hồn trái tim tình yêu mến. Tin mừng mang đến âm vang chạm vào trái tim tâm hồn sâu thẳm con người. Và từ bình điện đó cũng lan toả vào tâm trí suy nghĩ và liên kết với lòng tin. Tin mừng Chúa giáng sinh sâu xa hơn là tin mừng tình yêu, mà Thiên Chúa nới tỏ với con người trần gian.
Hiện tại những gì đang xảy diễn ra trên trái đất nơi chúng ta đang sinh sống là những chao đảo lộn xộn mất trất tự, tàn phá đe dọa sự sống: chiến tranh bên Ukraina, bên vùng Gaza, bên nước Libano, bên nước Syria, đoàn l;ũ những người di cư tìm đường đi tỵ nạn qua đường đi bộ, qua đường vượt biển cả nguy hiểm, cảnh khủng hoảng khí hậu tàn phá thiên nhiên, khủng hoảng về năng lượng, cảnh nghèo đó bệnh tật lan rộng nơi các đất nước trên thế giới, và cả trong đời sống tinh thần của Giáo hội Công Giáo gặp khủng hoảng nơi nhiều đất nước nhất là bên Âu châu đang vướng mắc vào cơn chao đảo đảo khủng hoảng như mất định hướng. Đó là thực tế đời sống ngày hôm nay ngay giữa ngày mừng lễ Hài nhi Giêsu giáng sinh, Con Thiên Chúa, được xưng tụng là Đấng Cứu Thế cho trần gian.
Và cảnh chao đảo khủng hoảng, mất trật tự, đe dọa cũng đã diễn xảy ra trong xã hội thời xưa lúc Chúa Giêsu sinh ra, cách đây hơn hai ngàn năm: chiến tranh, sự thống trị chèn ép, đời sống xã hội không có công bình, bị áp bức bóc lột. Vì lúc đó đế quốc Roma thống trị từ vùng Âu châu lan sang cả các đất nước bên vùng Trung Đông, trong đó cả nước Do Thái, nơi là quê hương sinh ra, lớn lên của Chúa Giêsu Kitô. Theo sử sách ghi lại một phần tư dân chúng trong đế quốc Roma lúc thời đó sống trong hoàn cảnh đời làm nô lệ cho những lớp quyền qúi quyền lực.
Sách các Tiên tri và những nhà viết lịch sử viết để lại diễn tả chính trong hoàn cảnh đó con người rất mong đợi sự cứu chuộc, sự giải phóng, sự an ủi chữa lành.
Chính sự trông mong chờ đợi như thế, thời sự ngày hôm nay con người chúng ta đang có trong trái tim tâm hồn. Một sự trông mong chờ đợi cho toàn thế giới, cho khung cảnh thế giới nhỏ bé riêng tư của mình được chữa lành, có bình an, có công bằng chính trực.
Lễ mừng Hài nhi Giêsu giáng sinh trên trần gian là câu trả lời cho sự trông mong chờ đợi của con người, cho nhu cầu đời sống cần có bằng an trong tâm hồn và bên ngoài xã hội. Đó là điều diễn tả gía trị cao cả của Kitô giáo chúng ta. Như ca đoàn các Thiên Thần Chúa trên cánh đồng Bethlehem, nơi hài nhi Giêu sinh ra trong chuồng xúc vật, xướng hát lời ca tụng mừng kính: Vinh danh Thiên Chúa trên trời cao thẳm và bình an dưới trần gian cho con người.” ( Lc 2,14).
Những người mục đồng hôm đó là những người đầu tiên đã nghe lời các Thiên Thần loan báo ca hát về biến cố lịch sử thánh sự sinh ra của Hài Nhi Giêsu trong hang chuồng xúc vật. Họ đã hiểu và tin tưởng vào tin mừng đó. Và với tình yêu họ đã rủ nhau: ” nào ta cùng đến Bethlem, xem sự thể tận mắt, rồi tường thuật loan báo rộng rãi cho mọi người cùng biết đến mầu nhiệm lạ lùng trong đêm thánh vô cùng: Thiên Chúa giáng sinh làm người là một hài nhi.
Những người mục đồng, có thể nói được, họ là những Kitô hữu đầu tiên. Vì họ đã nhận ra ngay nơi ngày Chúa giáng sinh Hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa, và họ đã cảm nhận nơi hài nhi Giêsu tình yêu của Thiên Chúa.
Những người mục đồng này là những người thuộc về lễ giáng sinh. Vì họ không chỉ giữ lại cho riêng mình biến cố mầu nhiệm giáng sinh lạ lùng mà họ đã nghe, đã thấy, nhưng đã tường thuật kể tiếp loan truyền cho mọi người cùng biết đến.
Những người mục đồng này là những con người có đời sống đơn giản. Phải, khó nghèo nàn thuộc vào lớp bần cùng như sống bên lề ngoài xã hội xa hoa quyền lực. Nhưng họ đã có can đảm, loan truyền tình yêu Thiên Chúa trong một xã hội phức tạp đầy nguy hiểm, cùng trong toàn thế giới đế quốc Roma tôn thờ nhiều thần thánh khác nhau.
Những người mục đồng này đã có đủ năng lượng sức mạnh cảm nhận ra được tin mừng Chúa Giêsu giáng sinh, và qua đó tìm thấy nơi đó bản chất con người của chính mình. Họ đã hiểu ra, hài nhi sinh ra trong hang chuồng xúc vật đó là câu trả lời cho những thắc mắc về đời sống.
Câu trả lời đó xảy ra năm xưa ngày hôm qua, và cũng vẫn có gía trị cho ngày hôm nay. Vì câu trả lời đó có năng lượng sức mạnh làm thay đổi lòng con người, và biến đổi từ hận thù áp bức sang thành tình yêu lòng quảng đại nhân ái.
Mừng lễ Chúa giáng sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Từ hơn 20 thế kỷ nay, hằng năm người Công giáo, và những tôn giáo tin vào Chúa Giêsu Kitô vào ngày 25.12. mừng sinh nhật Ngài là Đấng cứu thế, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người.
Theo phúc âm Thánh Luca thuật lại ( Lc 2,1/214) Chúa Giêsu Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh khó nghèo giữa cánh đồng ở Bethlehem. Và chỉ có các mục đồng là những người đầu tiên biết đến biến cố lịch sử thánh đức giữa hào quang ánh sáng của các Thiên Thần Chúa hiện đến báo tin cho: “ Các Bạn đừng sợ, đây ta mang đến cho các Bạn một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ.”
Trong đời sống đức tin xưa nay không biết bao nhiêu lần chúng ta đã mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh và đã nghe đọc đi đọc lại. Nhưng đã đón nhận tin mừng này như thế nào?
Tin mừng độc nhất này chúng ta đã nghe, đã đọc. Dẫu vậy nó không mấy lưu lại ở trong tai nghe, cùng cả trong trí óc. Vì tin mừng này là một tin mừng cho tâm hồn trái tim tình yêu mến. Tin mừng mang đến âm vang chạm vào trái tim tâm hồn sâu thẳm con người. Và từ bình điện đó cũng lan toả vào tâm trí suy nghĩ và liên kết với lòng tin. Tin mừng Chúa giáng sinh sâu xa hơn là tin mừng tình yêu, mà Thiên Chúa nới tỏ với con người trần gian.
Hiện tại những gì đang xảy diễn ra trên trái đất nơi chúng ta đang sinh sống là những chao đảo lộn xộn mất trất tự, tàn phá đe dọa sự sống: chiến tranh bên Ukraina, bên vùng Gaza, bên nước Libano, bên nước Syria, đoàn l;ũ những người di cư tìm đường đi tỵ nạn qua đường đi bộ, qua đường vượt biển cả nguy hiểm, cảnh khủng hoảng khí hậu tàn phá thiên nhiên, khủng hoảng về năng lượng, cảnh nghèo đó bệnh tật lan rộng nơi các đất nước trên thế giới, và cả trong đời sống tinh thần của Giáo hội Công Giáo gặp khủng hoảng nơi nhiều đất nước nhất là bên Âu châu đang vướng mắc vào cơn chao đảo đảo khủng hoảng như mất định hướng. Đó là thực tế đời sống ngày hôm nay ngay giữa ngày mừng lễ Hài nhi Giêsu giáng sinh, Con Thiên Chúa, được xưng tụng là Đấng Cứu Thế cho trần gian.
Và cảnh chao đảo khủng hoảng, mất trật tự, đe dọa cũng đã diễn xảy ra trong xã hội thời xưa lúc Chúa Giêsu sinh ra, cách đây hơn hai ngàn năm: chiến tranh, sự thống trị chèn ép, đời sống xã hội không có công bình, bị áp bức bóc lột. Vì lúc đó đế quốc Roma thống trị từ vùng Âu châu lan sang cả các đất nước bên vùng Trung Đông, trong đó cả nước Do Thái, nơi là quê hương sinh ra, lớn lên của Chúa Giêsu Kitô. Theo sử sách ghi lại một phần tư dân chúng trong đế quốc Roma lúc thời đó sống trong hoàn cảnh đời làm nô lệ cho những lớp quyền qúi quyền lực.
Sách các Tiên tri và những nhà viết lịch sử viết để lại diễn tả chính trong hoàn cảnh đó con người rất mong đợi sự cứu chuộc, sự giải phóng, sự an ủi chữa lành.
Chính sự trông mong chờ đợi như thế, thời sự ngày hôm nay con người chúng ta đang có trong trái tim tâm hồn. Một sự trông mong chờ đợi cho toàn thế giới, cho khung cảnh thế giới nhỏ bé riêng tư của mình được chữa lành, có bình an, có công bằng chính trực.
Lễ mừng Hài nhi Giêsu giáng sinh trên trần gian là câu trả lời cho sự trông mong chờ đợi của con người, cho nhu cầu đời sống cần có bằng an trong tâm hồn và bên ngoài xã hội. Đó là điều diễn tả gía trị cao cả của Kitô giáo chúng ta. Như ca đoàn các Thiên Thần Chúa trên cánh đồng Bethlehem, nơi hài nhi Giêu sinh ra trong chuồng xúc vật, xướng hát lời ca tụng mừng kính: Vinh danh Thiên Chúa trên trời cao thẳm và bình an dưới trần gian cho con người.” ( Lc 2,14).
Những người mục đồng hôm đó là những người đầu tiên đã nghe lời các Thiên Thần loan báo ca hát về biến cố lịch sử thánh sự sinh ra của Hài Nhi Giêsu trong hang chuồng xúc vật. Họ đã hiểu và tin tưởng vào tin mừng đó. Và với tình yêu họ đã rủ nhau: ” nào ta cùng đến Bethlem, xem sự thể tận mắt, rồi tường thuật loan báo rộng rãi cho mọi người cùng biết đến mầu nhiệm lạ lùng trong đêm thánh vô cùng: Thiên Chúa giáng sinh làm người là một hài nhi.
Những người mục đồng, có thể nói được, họ là những Kitô hữu đầu tiên. Vì họ đã nhận ra ngay nơi ngày Chúa giáng sinh Hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa, và họ đã cảm nhận nơi hài nhi Giêsu tình yêu của Thiên Chúa.
Những người mục đồng này là những người thuộc về lễ giáng sinh. Vì họ không chỉ giữ lại cho riêng mình biến cố mầu nhiệm giáng sinh lạ lùng mà họ đã nghe, đã thấy, nhưng đã tường thuật kể tiếp loan truyền cho mọi người cùng biết đến.
Những người mục đồng này là những con người có đời sống đơn giản. Phải, khó nghèo nàn thuộc vào lớp bần cùng như sống bên lề ngoài xã hội xa hoa quyền lực. Nhưng họ đã có can đảm, loan truyền tình yêu Thiên Chúa trong một xã hội phức tạp đầy nguy hiểm, cùng trong toàn thế giới đế quốc Roma tôn thờ nhiều thần thánh khác nhau.
Những người mục đồng này đã có đủ năng lượng sức mạnh cảm nhận ra được tin mừng Chúa Giêsu giáng sinh, và qua đó tìm thấy nơi đó bản chất con người của chính mình. Họ đã hiểu ra, hài nhi sinh ra trong hang chuồng xúc vật đó là câu trả lời cho những thắc mắc về đời sống.
Câu trả lời đó xảy ra năm xưa ngày hôm qua, và cũng vẫn có gía trị cho ngày hôm nay. Vì câu trả lời đó có năng lượng sức mạnh làm thay đổi lòng con người, và biến đổi từ hận thù áp bức sang thành tình yêu lòng quảng đại nhân ái.
Mừng lễ Chúa giáng sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Khuôn mặt địa lý nơi Chúa giáng sinh: Bethlehem
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
00:38 23/12/2024
Khuôn mặt địa lý nơi Chúa giáng sinh: Bethlehem
Phúc âm Thánh sử Luca (2,15/20) tường thuật chi tiết quang cảnh thi vị, hoàn cảnh nghèo khó thương tâm hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa sinh ra làm người. Ngoài cha mẹ hài nhi Giêsu. Mẹ Maria và thánh Giuse, còn có các mục đồng canh giữ đàn xúc vật nơi đó đã chứng kiến quang cảnh hài nhi Giêsu sinh ra làm người.
Khi nghe tin Thiên Thần Chúa báo tin Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng cứu thế sinh ra nơi hang chuồng xúc vật, họ liền bảo nhau: Nào chúnng ta cùng đi đến Bethlehem!( Lc 2,15)
Câu nói của họ bây trở thành thời danh, thành lời rủ nhau đến kính viếng thờ lạy hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa nơi hang đá giáng sinh, nơi Thánh đường, cùng trẩy đi hành hương đến Bethlehem, nơi ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm Chúa Giêsu đã sinh ra trên trần gian.
Câu nói này của họ đã trở thành nguồn cảm hứng đề tài cho bản nhạc thánh ca thời danh mừng Chúa giáng sinh: Transeamus usque Bethlehem! Bằng tiếng Latinh ở vùng miền Schlesien bên nước Balan.
Bethlehem ở phía nam nước Do Thái, cách thủ đô Jerusalem nước Do Thái hơn kém 9 cây số. Địa danh Bethlehem được nói đến trong Kinh Thánh từ thời cựu ước có hơn 5000 năm lịch sử. Nơi đây là quê hương của Vua David, tổ tiên của Chúa Giêsu Kitô. Cũng tại nơi đây David được Tiên tri Samuel xức dầu phong làm vua dân Do Thái.Ông đã trở thành niềm hy vọng lớn cho dân Do Thái.
Địa danh này trong qúa khứ đã trải qua nhiều lần bị những sức mạnh quyền thế chính trị quân sự ngoại bang khác nhau thay đổi nhau thống trị. Nguyên thủy Bethlehem là một địa điểm nhỏ với nhiều làng chung quanh liền sát nhau.
Và Bethlehem dần trở thành nổi tiếng, cùng dần to lớn rộng thêm ra về diện tích củng như về dân số cư ngụ cùng kinh tế chính trị nữa, vì là nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã sinh ra trước đây hơn hai ngàn năm.
Nhưng làm sao Chúa Giêsu lại mở mắt chào đời ở Bethlehem, đang khi cha mẹ, mẹ Maria và thánh Giuse, sinh sống ở Nazareth miền Galilea phía Bắc nước Do Thái, và chính Ngài được gọi là người Nazareth, vì đã sinh sống lớn lên ờ Nazareth?
Người đã thúc đẩy, hay nói khác đi, làm nẩy sinh biến cố Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem là hoàng đế Augusto của đế quốc Roma thời lúc đó (*23.09.63 trước Chúa giáng sinh, và † 19.08. sau Chúa giáng sinh ở Nola vùng Neapel). Ông ra chiếu chỉ làm cuộc điều tra dân số bắt dân chúng trong toàn đế quốc phải về quê quán cũ nơi sinh ra khai tên vào sổ bộ khai thuế. Thánh Giuse, trưởng gia đình Chúa Giêsu, thuộc dòng tộc David, quê quán ở Bethlehem. Nên ông phải đưa Maria, người vợ đang mang thai hài nhi Giêsu trong cung lòng đi xuống miền nam đến Bethlehem khai tên mình.
Không ngờ biến cố quyền hành chính trị của hoàng đế Augusto lại xảy diễn ra trùng hợp với biến cố thần thánh tôn giáo. Vào đúng thời điểm Giuse và Maria đến Bethlehem cũng là lúc hài nhi Giêsu trong cung lòng mẹ Maria, theo chu kỳ thiên nhiên do Thiên Chúa ấn định sắp đặt, đến ngày tháng mở mắt chào đời trên trần gian.
Và càng không ngờ hơn nữa, hoàng đế Augusto qua chiếu chỉ làm cuộc điều tra dân số lại trở thành, mà không ai biết, dụng cụ cách thế Thiên Chúa quan phòng dùng đến cho việc giáng sinh của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, ngay đúng tại quê hương lịch sử của tổ tiên dòng dõi vua David, thành Bethlehem.
“Cuộc điều tra dân số trong khắp cả thiên hạ thể hiện một sợi chỉ xuyên suốt lịch sử quá dựa vào sức người: đó là cuộc tìm kiếm quyền lực và sức mạnh thế gian, danh tiếng và vinh quang, đo lường mọi thứ bằng thành công, kết quả, con số và số liệu, một thế giới bị ám ảnh bởi thành tích. Tuy nhiên, cuộc điều tra dân số cũng thể hiện con đường của Chúa Giêsu, Đấng đến tìm kiếm chúng ta qua xác thịt. Ngài không phải là vị thần thành tựu mà là vị thần Nhập thể. Ngài không xóa bỏ sự bất công từ trên cao bằng sự phô trương quyền lực, mà từ bên dưới bằng sự thể hiện tình yêu thương. Ngài không xuất hiện với sức mạnh vô hạn, mà hạ cố giáng trần nơi những giới hạn chật hẹp của cuộc đời chúng ta. Ngài không xa lánh những yếu đuối của chúng ta mà biến chúng thành của riêng Ngài.” ( Đức Thánh Cha Phanxicô).
Chúa Giesu sinh ra mở mắt chào đời ngay tại quê hương lịch sử của tổ tiên David mình. Nhưng gia đình hài nhi Giêsu lại thành người lang thang vô gia cư. Ở Bethlehem, thành nhỏ thời lúc kkiểm tra dân số, có đông người kéo về khai tên, nên các quán trọ đều qúa tải đầy chật chỗ người vào trọ. Không có quán nhà trọ, thế là ông bà phải kéo nhau ra một hang chuồng xúc vật ở ngài cánh đồng trú trọ nhờ giữa đàn xúc vật. Ngay tại nơi nghèo hèn nhất hài nhi Giesu, Đấng cứu thế, Con Thiên Chúa, đã chào đời. Hang chuồng xúc vật trên cánh đồng Bethlehem thế là trở thành địa điểm của biến cố thần thánh linh thiêng diễn xảy ra.
Cho dẫu cảnh sinh ra qúa thấp hèn, nhưng các Thiên Thần Chúa từ trời cao hiện xuống ca hát loan báo sứ điệp tin mừng mầu nhiệm thần thánh cao cả: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an cho trần gian! Cho các người mục đồng là những con người đơn giản chăm sóc đàn thú vật của họ ngoài cánh đồng.
Các người mục đồng được Thiên Thần loan tin đã rủ nhau: Transeamus usque Bethlehem - Nào cùng ta cùng đi tới Bethlehem!
Họ nghe lời Thiên Thần chỉ bảo, rồi theo sự hướng dẫn của tiếng nói trừ trong trái tim tâm hồn lần tìm đến hang chuồng nơi gia đình hài nhi Giesu trú ngụ. Và họ đã nhìn thấy đúng như lời Thiên Thần chỉ dẫn: mẹ Maria, Thánh Giuse và hài nhi Giesu. Họ vui mừng ca tụng Thiên Chúa, vì đã được là những nhân chứng tiên khởi cho biến cố mầu nhiệm thần thánh trên trần gian.
Sau đó họ trở về đời sống chăn nuôi đàn thú vật ngày thường nay đây mai đó trong âm thầm lặng lẽ.
Bethlehem thời xa xưa là một địa danh nhỏ không mấy được biết tới. Nhưng lại là địa điểm của lịch sử thánh. Vì Chúa Giêsu sinh ra nơi đây. Bethlehem vì thế trở thành địa điểm được biết đến nhiều. Phải, nó trở thành nổi tiếng, trở thành địa điểm hành hương thiêng liêng có đền thờ hang chuồng Chúa Giesu sinh ra.
Hài nhi Giesu, Đấng cứu thế là Con Thiên Chúa, đã chọn khung cảnh đời sống nghèo hèn ở Bethlehem mở mắt chào đời trong hang chuồng xúc vật, giữa đàn xúc vật với các người mục đồng nghèo khó.
Và những nhà thông thái ngành thiên văn, quen gọi là Ba Vua, là những người trí thức có địa vị sang trọng được kính trọng nể vì trong xã hội, cũng đã lặn lội từ phương trời xa xôi Đông Phương, tìm đến Bethlehem, bái chào hài nhi Giesu trong hang chuồng xúc vật nghèn hèn.
Bethlehem theo nguyên ngữ ẩn chứa ý nghĩa: Nhà làm bánh mì! Nơi Bethlehem Chúa Giêsu đã sinh ra, và sau này đi rao giảng nước Thiên Chúa, Ngài đã nói về mình: Thầy là bánh sự sống( Phúc âm Thánh Gioan 6,35,48), và “ Ta là Manna từ trời xuống.(Gioan 6,51).
Bethlehem hình thể địa lý nơi chốn Chúa Giêsu sinh ra. Bethlehem tâm linh thiêng liêng: Bánh sự sống thần linh Chúa Giêsu.
Mừng lễ Chúa giáng sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Phúc âm Thánh sử Luca (2,15/20) tường thuật chi tiết quang cảnh thi vị, hoàn cảnh nghèo khó thương tâm hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa sinh ra làm người. Ngoài cha mẹ hài nhi Giêsu. Mẹ Maria và thánh Giuse, còn có các mục đồng canh giữ đàn xúc vật nơi đó đã chứng kiến quang cảnh hài nhi Giêsu sinh ra làm người.
Khi nghe tin Thiên Thần Chúa báo tin Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng cứu thế sinh ra nơi hang chuồng xúc vật, họ liền bảo nhau: Nào chúnng ta cùng đi đến Bethlehem!( Lc 2,15)
Câu nói của họ bây trở thành thời danh, thành lời rủ nhau đến kính viếng thờ lạy hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa nơi hang đá giáng sinh, nơi Thánh đường, cùng trẩy đi hành hương đến Bethlehem, nơi ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm Chúa Giêsu đã sinh ra trên trần gian.
Câu nói này của họ đã trở thành nguồn cảm hứng đề tài cho bản nhạc thánh ca thời danh mừng Chúa giáng sinh: Transeamus usque Bethlehem! Bằng tiếng Latinh ở vùng miền Schlesien bên nước Balan.
Bethlehem ở phía nam nước Do Thái, cách thủ đô Jerusalem nước Do Thái hơn kém 9 cây số. Địa danh Bethlehem được nói đến trong Kinh Thánh từ thời cựu ước có hơn 5000 năm lịch sử. Nơi đây là quê hương của Vua David, tổ tiên của Chúa Giêsu Kitô. Cũng tại nơi đây David được Tiên tri Samuel xức dầu phong làm vua dân Do Thái.Ông đã trở thành niềm hy vọng lớn cho dân Do Thái.
Địa danh này trong qúa khứ đã trải qua nhiều lần bị những sức mạnh quyền thế chính trị quân sự ngoại bang khác nhau thay đổi nhau thống trị. Nguyên thủy Bethlehem là một địa điểm nhỏ với nhiều làng chung quanh liền sát nhau.
Và Bethlehem dần trở thành nổi tiếng, cùng dần to lớn rộng thêm ra về diện tích củng như về dân số cư ngụ cùng kinh tế chính trị nữa, vì là nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã sinh ra trước đây hơn hai ngàn năm.
Nhưng làm sao Chúa Giêsu lại mở mắt chào đời ở Bethlehem, đang khi cha mẹ, mẹ Maria và thánh Giuse, sinh sống ở Nazareth miền Galilea phía Bắc nước Do Thái, và chính Ngài được gọi là người Nazareth, vì đã sinh sống lớn lên ờ Nazareth?
Người đã thúc đẩy, hay nói khác đi, làm nẩy sinh biến cố Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem là hoàng đế Augusto của đế quốc Roma thời lúc đó (*23.09.63 trước Chúa giáng sinh, và † 19.08. sau Chúa giáng sinh ở Nola vùng Neapel). Ông ra chiếu chỉ làm cuộc điều tra dân số bắt dân chúng trong toàn đế quốc phải về quê quán cũ nơi sinh ra khai tên vào sổ bộ khai thuế. Thánh Giuse, trưởng gia đình Chúa Giêsu, thuộc dòng tộc David, quê quán ở Bethlehem. Nên ông phải đưa Maria, người vợ đang mang thai hài nhi Giêsu trong cung lòng đi xuống miền nam đến Bethlehem khai tên mình.
Không ngờ biến cố quyền hành chính trị của hoàng đế Augusto lại xảy diễn ra trùng hợp với biến cố thần thánh tôn giáo. Vào đúng thời điểm Giuse và Maria đến Bethlehem cũng là lúc hài nhi Giêsu trong cung lòng mẹ Maria, theo chu kỳ thiên nhiên do Thiên Chúa ấn định sắp đặt, đến ngày tháng mở mắt chào đời trên trần gian.
Và càng không ngờ hơn nữa, hoàng đế Augusto qua chiếu chỉ làm cuộc điều tra dân số lại trở thành, mà không ai biết, dụng cụ cách thế Thiên Chúa quan phòng dùng đến cho việc giáng sinh của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, ngay đúng tại quê hương lịch sử của tổ tiên dòng dõi vua David, thành Bethlehem.
“Cuộc điều tra dân số trong khắp cả thiên hạ thể hiện một sợi chỉ xuyên suốt lịch sử quá dựa vào sức người: đó là cuộc tìm kiếm quyền lực và sức mạnh thế gian, danh tiếng và vinh quang, đo lường mọi thứ bằng thành công, kết quả, con số và số liệu, một thế giới bị ám ảnh bởi thành tích. Tuy nhiên, cuộc điều tra dân số cũng thể hiện con đường của Chúa Giêsu, Đấng đến tìm kiếm chúng ta qua xác thịt. Ngài không phải là vị thần thành tựu mà là vị thần Nhập thể. Ngài không xóa bỏ sự bất công từ trên cao bằng sự phô trương quyền lực, mà từ bên dưới bằng sự thể hiện tình yêu thương. Ngài không xuất hiện với sức mạnh vô hạn, mà hạ cố giáng trần nơi những giới hạn chật hẹp của cuộc đời chúng ta. Ngài không xa lánh những yếu đuối của chúng ta mà biến chúng thành của riêng Ngài.” ( Đức Thánh Cha Phanxicô).
Chúa Giesu sinh ra mở mắt chào đời ngay tại quê hương lịch sử của tổ tiên David mình. Nhưng gia đình hài nhi Giêsu lại thành người lang thang vô gia cư. Ở Bethlehem, thành nhỏ thời lúc kkiểm tra dân số, có đông người kéo về khai tên, nên các quán trọ đều qúa tải đầy chật chỗ người vào trọ. Không có quán nhà trọ, thế là ông bà phải kéo nhau ra một hang chuồng xúc vật ở ngài cánh đồng trú trọ nhờ giữa đàn xúc vật. Ngay tại nơi nghèo hèn nhất hài nhi Giesu, Đấng cứu thế, Con Thiên Chúa, đã chào đời. Hang chuồng xúc vật trên cánh đồng Bethlehem thế là trở thành địa điểm của biến cố thần thánh linh thiêng diễn xảy ra.
Cho dẫu cảnh sinh ra qúa thấp hèn, nhưng các Thiên Thần Chúa từ trời cao hiện xuống ca hát loan báo sứ điệp tin mừng mầu nhiệm thần thánh cao cả: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an cho trần gian! Cho các người mục đồng là những con người đơn giản chăm sóc đàn thú vật của họ ngoài cánh đồng.
Các người mục đồng được Thiên Thần loan tin đã rủ nhau: Transeamus usque Bethlehem - Nào cùng ta cùng đi tới Bethlehem!
Họ nghe lời Thiên Thần chỉ bảo, rồi theo sự hướng dẫn của tiếng nói trừ trong trái tim tâm hồn lần tìm đến hang chuồng nơi gia đình hài nhi Giesu trú ngụ. Và họ đã nhìn thấy đúng như lời Thiên Thần chỉ dẫn: mẹ Maria, Thánh Giuse và hài nhi Giesu. Họ vui mừng ca tụng Thiên Chúa, vì đã được là những nhân chứng tiên khởi cho biến cố mầu nhiệm thần thánh trên trần gian.
Sau đó họ trở về đời sống chăn nuôi đàn thú vật ngày thường nay đây mai đó trong âm thầm lặng lẽ.
Bethlehem thời xa xưa là một địa danh nhỏ không mấy được biết tới. Nhưng lại là địa điểm của lịch sử thánh. Vì Chúa Giêsu sinh ra nơi đây. Bethlehem vì thế trở thành địa điểm được biết đến nhiều. Phải, nó trở thành nổi tiếng, trở thành địa điểm hành hương thiêng liêng có đền thờ hang chuồng Chúa Giesu sinh ra.
Hài nhi Giesu, Đấng cứu thế là Con Thiên Chúa, đã chọn khung cảnh đời sống nghèo hèn ở Bethlehem mở mắt chào đời trong hang chuồng xúc vật, giữa đàn xúc vật với các người mục đồng nghèo khó.
Và những nhà thông thái ngành thiên văn, quen gọi là Ba Vua, là những người trí thức có địa vị sang trọng được kính trọng nể vì trong xã hội, cũng đã lặn lội từ phương trời xa xôi Đông Phương, tìm đến Bethlehem, bái chào hài nhi Giesu trong hang chuồng xúc vật nghèn hèn.
Bethlehem theo nguyên ngữ ẩn chứa ý nghĩa: Nhà làm bánh mì! Nơi Bethlehem Chúa Giêsu đã sinh ra, và sau này đi rao giảng nước Thiên Chúa, Ngài đã nói về mình: Thầy là bánh sự sống( Phúc âm Thánh Gioan 6,35,48), và “ Ta là Manna từ trời xuống.(Gioan 6,51).
Bethlehem hình thể địa lý nơi chốn Chúa Giêsu sinh ra. Bethlehem tâm linh thiêng liêng: Bánh sự sống thần linh Chúa Giêsu.
Mừng lễ Chúa giáng sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long